Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Người Bình Xuyên - Nguyên Hùng. Phần 5

CHƯƠNG 60

Tình hình đang căng tới mức người dân ngoài phố thấy khó thở. Giá sinh hoạt tăng vọt vì nhà nào cũng mua trữ gạo mắm, than củi, phòng khi hai bên choảng nhau. Tại các quán cà phê mỗi sáng thiên hạ nghe đài phát thanh hai bên chửi nhau rồi “đánh cá” ai thắng ai bại. Hầu hết đều đoán tướng Hinh sẽ đánh trước và chiếm phần thắng. Hinh có trong tay khoảng hai trăm ngàn quân trong khi đó Diệm chỉ có một tiểu đoàn Nùng và vài ngàn lính Cao Đài của Trịnh Minh Thế vừa trở kèo theo Diệm.
Hai bên dàn quân trong sát khí đằng đằng khiến dân chúng Sài Gòn vốn sợ chiến họa thì nhau đào hầm trong nhà hoặc ngoài sân để tránh cảnh “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Ai nấy đều sống trong cơn sốt nội chiến. Thế nhưng chiến trường không phải Sài Gòn mà là thủ đô Paris. Chính phủ Pháp sợ Mỹ cúp viện trợ nên làm áp lực buộc Bảo Đại phải rút tướng Hinh qua Pháp. Hinh là sĩ quan được Pháp huấn luyện, có tinh thần kỷ luật, không cso tham vọng chính trị nên tuận lệnh Quốc trưởng, bỏ cuộc nửa chừng.
Thái độ “sọc dưa” của Pháp và Bảo Đại khiến Bình Xuyên và các giáo phái vô cùng thất vọng. Tướng Hinh và quân đội Việt Nam là đồng minh hùng hậu của giáo phái, nay mất đi thì thế ba chân vạc của Hồ Hữu Tường bị phá vỡ. Giáo phái yếu kém sẽ là mục tiêu đầu tiên của nhà Ngô. Lập tức Hồ Hữu Tường bàn riêng với Bảy Viễn:
- Tình thế này rất nguy cho chúng ta. Thiếu tướng phải cấp tốc liên lạc với Việt Minh. Thằng Diệm sẽ đánh chúng ta, chậm lắm là trong vài tháng tới đây. Chuyện này thiếu tướng phải giữ kín, tuyệt đối không cho hai anh em Tài, Sang biết. Chúng nó là Phòng Nhì…
Bảy Viễn bối rối:
- Việt Minh giết hụt tôi mấy lần rồi. Làm sao tôi dám hợp tác với họ?
Tường cười:
- Đó là một kinh nghiêm khi ta liên minh với thế lực khác chứ không riêng gì Cộng sản. Truyện Tam Quốc cho ta thấy rõ là ba nước Ngụy, Thục và Ngô tùy từng lúc mà liên minh với nhau và khi liên minh thì tìm cách “thúc cùi chỏ” nhau. Thế mới biết đời là đểu, từ xua chí nay…
Bảy Viễn thở dài:
- Có cần thiết phải bắt tay với Việt Minh không?
Tường nghiêm nghị:
- Cần lắm! Đây là vấn đề sống chết. Nhật định là Diệm sẽ diệt giáo phái để sau đó rảnh tay tiêu diệt Việt Minh mà nó gọi là Việt Cộng. Thằng này tham lắm. Nó tính “gồm thu lục quốc”…
Ngay đêm ấy, Bảy Viễn gọi Năm Chảng đến nhà riêng:
- Anh Năm, lâu nay tôi muốn giao cho anh một tiểu đoàn hay ít ra cũng một đại đội, nhưng tụi Thái Hoàng Minh, nhất là Ba Quảng quả quyết anh là người của thằng già râu kẽm đưa ra đây để phá hoại bộ đội Bình Xuyên…
Năm Chảng giật mình:
- Anh Bảy mà không tin tôi sao!
Bảy Viễn cười:
- Không tin thì anh đâu còn sống đến ngày này… Nhưng dù cho anh là người của người trong đó thì giờ đây anh có thể giúp tôi rất nhiều. Thằng Diệm sẽ tấn công Bình Xuyên. Mỹ đã kéo được đám Trịnh Minh Thế. Mỹ tung tiền ra mua chuộc các tướng lĩnh lừng chừng. Còn mình thì chỉ có ba tiểu đoàn bạn tăng cường, nhưng ngoài tiểu đoàn dù của thiếu ta Phước, tiểu đoàn Cao Đài của thiếu tá Bay và tiểu đoàn Hào Hảo của thiếu tá Quăn chưa đụng trận nào. Bởi vậy ta yếu thế thấy rõ. Phải nhờ sự yểm trợ của Việt Minh. Anh hãy giúp chúng tôi tìm cho ra một cán bộ cấp cao để chính thức bàn chuyện liên minh.
Năm Chảng nhìn Bảy Viễn không chớp. Anh không biết Bảy Viễn đóng kịch để thử anh hay nói thật. Bảy Viễn biết ý nhấn mạnh:
- Kể từ giờ phút này anh không phải phụ trách an ninh Đại Thế Giơi nữa. Anh lo việc tôi nói đó. Cố liên lạc càng sớm càng tốt.
Năm Chảng mừng rơn. Từ lâu anh mong có dịp bắt liên lạc với đồng chí cũ. Nay thời cuộc thúc đẩy Bảy Viễn nhờ anh làm công việc mà trước kia Đảng giao cho anh.
Nhưng Năm Chảng chưa liên lạc được với Chín Đạo và Bảy Khánh thì Ngô Đình Diệm đánh trước. Diệm không đánh bằng quân sự mà đánh bằng kinh tế. Theo sáng kiến của Nhu, Diệm ra lệnh đóng cửa các sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới vào đầu tháng giêng năm 55. Ai cũng biết đây là vú sữa nuôi sống Bình Xuyên và cả Bảo Đại nữa vì mỗi tháng Bảy Viễn trích tiền thu tại các sòng bạc này gửi qua Pháp cho Bảo Đại ăn chơi như các ông hoàng sống lưu vong trên đất Pháp. Đây là một đòn chí tử đánh vào bao tử Bình Xuyên. Các tướng tá Bình Xuyên căm giận đòi đánh, chỉ một mình Thái Hoàng Minh là “thủ khẩu như bình”. Hắn đã gặp linh mục Hoàng Quỳnh và đã đớp bạc của Cục Trung ương Tình báo (CIA) nên đánh chữ làm thinh. Khi Bảy Viễn hỏi, hắn vờ thận trọng đáp: “Nền chờ ý kiến tướng Ê-ly”.
Lúc bấy giờ Ê-ly đang ở thế kẹt. Pháp không có tiền để chi viện cho các giáo phái và rất đau lòng thấy tay chân bộ hạ của mình lần lần ngã theo Diệm, không phải vì mê đường lối chính trị chống cộng mà vì mê “bạc cắc”. Pháp buông Cao Đài và Hòa Hảo nhưng cố nắm Bình Xuyên. Khi sòng bạc đóng cửa, Pháp lập tức tiếp tế Bảy Viễn, không những tiền mà còn vũ khí nữa. Tuy nhiên Pháp vẫn không “bật đèn xanh” cho Bình Xuyên đánh Diệm vì biết chưa phải lúc. Thực ra thì lúc đó Pháp đang chuẩn bị đánh Diệm bằng chính trị và ngoại giao: Biết giữa Diệm và tướng Mỹ Cô-lin (Collins) có mối bất hòa sâu đậm nên tướng Ê-ly ra súc thuyết phục Collins vận động thay Diệm.

CHƯƠNG 61

Đang chuẩn bị đánh Bình Xuyên một trận quyết định, Diệm nhận được điện của Bảo Đại gọi trình diện tại Cannes ngày 9-5. Đồng thời tính báo của nhà Ngô cũng báo cho Diệm biết là Bảo Đại còn gửi một bức điện chỉ định tướng Nguyễn Văn Sỹ giữ chức Tổng tư lệnh quân đội.
Tin này làm Diệm hoang mang. Vì miền Nam chưa có quốc hội, người cầm quyền cao nhất không ai khác hơn là Bảo Đại. Nếu chống Bảo Đại thì vô tình chống lại chính mình vì chính Bảo Đại phong chức thủ tướng cho Diệm, Diệm bàn với Nhu và tướng Lăn-xđên. Cả ba đồng ý là Diệm không thể bay qua Pháp trình diện Bảo Đại, vì ý đồ của Bảo Đại là đưa Diệm đi để tướng Vỹ lên thay. Đây là một cuộc đảo chính không hơn không kém. Cả ba đồng ý là phải ra tay trước, phải đảo chính, phải hạ bệ Bảo Đại và công việc khẩn cấp là ngăn chặn không có tướng Vỹ nắm quyền Tổng tư lệnh. Lập tức các tổ chức chính trị thân Pháp bị khủng bố, hàng ngàn chính khách thân Pháp bị bố ráp bắt giam và thủ tiêu, không một ai được đem ra xét xử. Hầu hết nạn nhân đầu tiên của nhà Ngô là những phần tử chống cộng.
Trước cơn sốt khủng bố trắng đó, tướng Vỹ hoảng sợ ở miết trên Đà Lạt. Vỹ rút lên thành phố sương mù này sau khi tướng Hinh thất bại trong cuộc đảo chính Diệm và phải bỏ xứ sang Pháp. Khi nhận được điện của Bảo Đại phong chức Tổng tư lệnh, tướng Vỹ bậm gan đáp phi cơ về Sài Gòn vào chiều 29-4. Lúc nhà Ngô hay tin tướng Vỹ sắp đáp xuống Tân Sơn Nhất thì cũng được tin tướng Hinh từ Pháp bay về Sài Gòn thi hành một sứ mạng của Bảo Đại. Thế là quá rõ: Bảo Đại quyết tâm dùng quân đội đảo chính nhà Ngô. Diệm càng hoang mang mặc dù các tướng Mỹ luôn luôn sát cánh.
Tướng Vỹ đến vi-la của tướng Hinh ở ngoại ô Sài Gòn. Đúng lúc đó tướng Trịnh Minh Thế được lệnh của Diệm đưa 2.500 lính Cao Đài bố trí chống đối tướng Vỹ. Hồi tháng hai vừa qua, tướng Thế đã “đớp” hai triệu đô la để về với nhà Ngô. Và đây là sứ mạng đầu tiên tướng Thế nhận sau khi phản bội Cao Đài Tây Ninh.
Tình hình đảo chính và phản đảo chính lan rộng khắp nơi. Mọi người đều không tin là nhà Ngô có thể tồn tại. Ngay cả đại sứ Trần Văn Chương, cha vợ Ngô Đình Nhu, cũng không tin anh em Diệm Nhu đứng vững. Thế nên ông ta không thèm trả lời các công điện hay điện thoại của Diệm đánh sang thủ đô Washington (Oa-sinh-tơn).
Tướng Vỹ làm một hành động táo bạo: vô dinh Độc Lập cùng với tướng Lê Văn Tỵ vừa được Vỹ phong chức tham nưu trường. Lê Văn Tỵ xuất thân thiếu sinh quân Vũng Tàu. Ngày ta cướp chính quyền năm 45, Tỵ mới làm quan hai. Hắn ngả theo cách mạng và được phân công phá cầu trong Mặt trân số 4 của đồng chí Bảy Trân. Nhưng không bao lâu sau, Tỵ xin được trở về quê. Nhận thấy Tỵ không có tinh thần chiến đấu, đồng chí Bảy Trân đồng ý và cho tiền lộ phí để hắn về quê Bến Tre. Hai tướng Vỹ, Tỵ ngồi xe jeep đến sào huyệt nhà Ngô vào sáng thứ bảy, mở đường là một đoàn mô-tô Hác-lây nhấn còi inh ỏi trước sự ngẩn ngơ của dân chúng Sài Gòn. Cũng trong ngày này, có thêm 2.500 người Bắc di cư vừa được tàu Danial Webster đưa tới bến cảng Sài Gòn.
Tới dinh Độc Lạp, hai tướng lên các bậc tam cấp lát đá hoa tiến về văn phòng thủ tướng Diệm. Nhưng chưa kip mở miệng thì tướng Thế và đàn em đã chỉa súng bao vây. Tương Tỵ bị giật văng một cầu vai và suýt bị hành hung nếu Diệm không xuất hiện kịp lúc bao tin “Hai ông bị bắt giữ. Muốn được an toàn, phải ký vào văn kiện tuyên bố trung thành với thủ tướng Ngô Đình Diệm và truất phế Bảo Đại”.
Trong khi ấy thì tại Tòa đô chanh, Ủy ban Cách mạng Quốc gia cấp tốc nhóm họp đại hội lấy tên là Đại hội Phong trào Cách mạng Quốc gia, một tổ chức do Nhu nặn ra để làm tuyên truyền cổ động cho nhà Ngô. Chiều thứ bảy ây, 33 nhân vật ký tên vào một bản tuyên ngôn, tự xưng đại diện 16 đảng phái ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm và truất phê Bảo Đại. Khoảng 200 người dự cuộc họp này. Một số người trong bọ họ leo lên hạ bức chân dung Bảo Đại treo trước cửa Tòa đô chánh, xé toang và chà đạp lên. Đại hội giao cho “Ngô chí sĩ” nhiệm vụ thành lập một chính phủ lâm thời Cộng Hòa Việt Nam.
Cũng trong lúc đó, tay chân của Nhu chia nhau đi khắp nơi hô hào sinh viên học sinh xé ảnh Bảo Đại, hoan hô Ngô chí sĩ…
Nguyễn Bảo Toàn, người đã đọc diễn văn hô hào vứt hình Bảo Đại, được bầu Chủ tịch phong trào. Nhị Lang, người đã chỉa súng vào mặt tướng Vỹ hồi sáng, được bầu nhân vật số 3, còn nhân vật số 2 thì dành cho Hồ Hán Sơn…
Tư lệnh binh chủng dù, Đỗ Cao Trí, vừa được Diệm đặc cách phong đại tá, chờ hoài không thấy hai tướng Vỹ và Tỵ trở về, vội vàng điện vào dinh Độc Lập. Được tin hai thượng cấp mình bị bắt giữ trong ấy, Trí liền cảnh cáo: “Hai tướng Vỹ và Tỵ vô dinh với thiện chí, nếu hai tướng không được thả trở về thì Trí sẽ đưa quân đội tới giải vây”. Trước đe dọa của Tư lệnh Dù, Diệm phải trả tự do cho Vỹ và Tỵ.
Trở về bộ Tổng tham mưu sáng chủ nhật hôm sau, tướng Vỹ được 90 phần trăm tướng lãnh bỏ thăm tín nhiệm và tuyên thệ trung thành với vị tân Tổng tư lênh. Tướng Lê Văn Tỵ đòi được giao nhiệm vụ trở vô dinh Độc Lập báo tin này cho Ủy ban Cách mạng của Diệm biết để Diệm có thái độ thích nghi. Vỹ cho hai sĩ quan cấp tá cùng đi với Tỵ; đó là trung ta Dương Văn Minh và trung tá Trần Văn Đôn.
Vào ba giờ chiều, một mình trung tá Đôn trở về báo tin cực kỳ khủng khiếp là tướng Lê Văn Tỵ, ba tiếng đồng hồ trước đó đã từng tuyên thệ triệt để trung thành với tướng Vỹ, nay đã trở cờ theo nhà Ngô và trung tá Minh cũng một ý với Tỵ.
Thế là sau hai tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương, tướng Lê Văn Tỵ và trung tá Lê Văn Minh trơ trẽn bán mình cho đồng đô la! Báo chí Mỹ gọi giờ phút này là “giờ phút huy hoàng nhất trong đời Diệm”.
Liền sau khi bỏ Vỹ theo Diệm – hay nói cách khác là bỏ Pháp theo Mỹ - trung tá Minh được giao trọng trách tổng chỉ huy lực lượng chinh phạt Bình Xuyên, lấy tên là chiến dịch Hoàng Diệu. Sứ mạng của trung tá Minh không nặng nhọc lắm bởi trước đó khá lâu, trùm CIA Lăn-xđên đã thả củ cải ra dụ được tên tham mưu trường Bình Xuyên là Thái Hoàng Minh qua trung gian của linh mục Hoàng Quỳnh.

CHƯƠNG 62

Sáu Hoàng, bí danh của đồng chí Cao Đăng Chiếm – theo sát các mâu thuẫn và xung đột giữa bọn Mỹ-Diệm và các giáo phái. Một trong những cán bộ đắc lực của ông là Năm Yên. Tháng 7-54, Năm Yên từ Ủy ban Liên hiệp Đình chiến miền Tây nb được phân công về lực lượng an ninh Sài Gòn-Chợ Lớn, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Sáu Hoàng. Phụ trách ban địch tình, Năm Yên xuất hiện trên đường phố với nhiều bộ mặt: hớt tóc, thợ sơn, gác dan, dân áp-phe, xí thẩu, má chính (mại bản) lái xe Huê Kỳ…
Sau khi phân tích tình hình Năm Yên bàn với Sáu Hoàng phải nắm Bình Xuyên để phá rối Ngô Đình Diệm, phá rối ngay từ đầu. Nhân vật Bình Xuyên Năm Yên nắm là Bảy Môn. Chọn Bảy Môn vì nhiều lý do: thứ nhất, Bảy Môn là tay đánh giặc giỏi, không phải là “lính kiểng” như Thái Hoàng Minh. Thứ hai, Bảy Môn trước đây từng ở Khu, theo Bảy Viễn về thành vì sợ chính ủy Nguyễn Đức Huy nghi là người của Bảy Viễn cài lại sau khi về thành.
Để bắt liên lạc với trung tá Bảy Môn, Năm Yên phải nhờ trung gian của thầu khoán Nhuận ở gần chợ Bà Chiểu. Trong một lần gặp nhau với Bảy Môn tại nhà ông Nhuận, Năm Yên bị cảnh sát Gia Định bao vây nhưng nhờ vỏ bọc bên ngoài cứng – anh đóng vai xì thẩu lái xe Nash bóng lộn – nên đường hoàng ra khỏi vòng vây. Qua Bảy Môn, Năm Yên nắm được nội bộ Bình Xuyên, cấp tốc phân công đồng chí Ba Chậm đưa một đại đội của ta gia nhập Bình Xuyên làm nóng cốt để “trường kỳ mai phục” đợi thời cơ. Đại đội của Ba Chậm nằm trong tiểu đoàn 3của Bảy Môn sẽ là ngòi pháo nổ đầu tiên khoét sâu mẫu thuẫn nhà Ngô và các giáo phái mà Bình Xuyên lúc đó là mũi nhọn.
Nước cờ đã bố trí, Sáu Hoàng, Năm Yên, Ba Chậm và đại đội nòng cốt tỉnh táo chờ giờ G…

*****

Diệm và Collins (Cô-lin) tâm tính giống nhau ở quan liêu mệnh lệnh nên hai người không ưa nhau. Cũng thời là tướng Mỹ, nhưng Lăn-xđên được Diệm xem như bạn, còn Cô-lin thì Diệm không muốn thấy mặt. Cô-lin có thói quen “lên lớp” và ra lệnh. Mà người khoái lên lớp và ra lệnh nhất trần gian lại là Diệm. Cho nên Diệm thường chế nhạo Cô-lin với đám thân tín, diễn lại màn Cô-lin quơ tay múa chân điểm mặt. Máu quan lại thích chỉ huy chứ không chịu ai sai khiến mình. Diệm có máu quan lại từ nhỏ. Diệm không ngán Cô-lin chút nào vì tin tưởng nơi các quan thầy đỡ đầu cho hắn ở Mỹ. Đó là hai anh em Dulles (Đa-lét anh (Foster) là ngoại trưởng. Đa-lét em (Allen) là giám đốc cơ quan tình báo, là Rô-bét-sơn (Walter Robertson), thứ trưởng ngoại giao phụ trách khối Viễn Đông và Young (Kenneth Young), giám đốc khối Đông Nam Á của Bộ ngoại giao kiêm chỉ huy trưởng lực lượng xung kích tại Việt Nam. Dựa hơi đám thế lực ở chính quốc, Diệm coi thường sứ giả của tổng thống Ai-xen-hao (Eisenhower), bác bỏ mọi mệnh lệnh của Cô-lin và làm theo ý mình.
Vào tuần thứ ba tháng ba năm 1955, các giáo phái đòi Diệm cải tổ chính phủ, mở rộng dân chủ. Cô-lin nghe theo tướng Ê-ly khuyên Diệm nên nhân nhượng. Nhưng Diệm nghe theo Nhu và tướng Lăn-xđên bác bỏ yêu sách này. Lập tức các bộ trưởng Cao Đài và Hòa Hảo từ chức. Hai giáo phái này cùng với Bình Xuyên xuyên lập lực lượng võ trang Mặt trận Quốc gia Toàn lực, ra tuyên ngôn chống chính phủ Ngô Đình Diệm.
Lúc này đài phát thanh của Trịnh Khánh Vàng gia tăng chửi Diệm hết cỡ. Dòng họ Ngô Đình được moi ra từ đời cao tằng cố tổ, riêng Diệm thì bị vạch mặt là tên vô liêm sỉ, hết làm bồi Tây đến ôm chân Nhật, nay lại làm chó săn cho Mỹ…
Cuộc xung đột lên đến cao điểm. Không chửi nhau trên làn sóng điện mà choảng nhau thật sự. Đêm 29/3 Bình Xuyên bất ngờ tấn công trước. Moọc chê nã vào dinh Gia Long là nơi anh em nhà Ngo đang chiếm ngự.
Cuộc pháo chiến đang diễn ra ác liệt thì tướng Ê-ly và Bộ tư lệnh Pháp đứng ra hòa giải. Chủ trương của Pháp là muốn dằn mặt Diệm chứ chưa muốn một trận sống chết. Vài ngày sau Oa-sinh-tơn gọi tướng Cô-lin về để báo cáo tình hình. Cô-lin quyết tâm nhân dịp này về Mỹ đòi thay Diệm.
Nhưng thời cuộc đi trước các toan tính của Cô-lin; Chưa đầy bốn tuần sau, trong khi ở Mỹ Cô-lin đang vận động thay thế con bài Ngô Đình Diệm, thì tại Sài Gòn, chiều 28/4, cuộc giao tranh lại bùng nổ. Lần thứ hai, Bình Xuyên và quân của Diệm choảng nhau trên đường phố. Và là giải pháp thỏa hiệm của tướng Cô-lin bất thành.

*****


Cuối cùng pháp bật đèn xanh cho Bình Xuyên đánh lớn. Bình Xuyên cấp tốc họp toàn bộ ban tham mưu lại bàn kế hoạch tấn công. Tất cả điều nhất trí “cho Diệm một bài học”. Duy có Thái Hoàng Minh có vẻ thận trọng quá đáng. Hồ Hữu Tường tin tưởng Bình Xuyên sẽ thắng vì trong trận “nắn gân” tối 23/9, binh sĩ Diệm phản ứng yếu ớt và có một số đào ngũ. Tinh thần anh em Bình Xuyên đang hăng. Trịnh Khánh Vàng cấp tốc dời đài phát thanh xuống một xà lan đưa ra Rừng Sác hoạt động, để đề phòng trường hợp địch lấn qua vùng Chánh Hưng.
Riêng Bảy Môn thì hănh hái hơn hết. Đây là lúc anh thi thố tài năng chỉ huy tác chiến mà lâu nay anh bị bọn Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu chèn ép. Còn Năm Chảng thì ấm ức chưa liên lạc được với đại diện Việt Minh.
Thực sự chiến đấu chỉ có các tay từng cầm quân đánh Pháp trước đây, nên ngay từ đầu, Bảy Viễn giao cho Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chảng; còn Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu thì bị xem như là lính kiểng. Trên danh nghĩa, Bảy Môn chỉ là tiểu trưởng một trong sáu tiểu đòan của Bình Xuyên, anh nắm tiểu đoàn 3, nhưng trên thực tế chính anh là tổng chỉ huy. Bọn Thái Hoàng Minh nắm bốn tiểu đoàn án binh bất động. Bảy Môn chỉ huy luôn cả ba tiểu đoàn bạn – Dù, Cao Đài, Hòa Hảo – anh bố trí lực lượng từ cầu Nhị Thiên Đường đến cầu Chữ Y và cầu Tân Thuận. Con đường Phạm Thế Hiển dọc kinh Tẻ biến thành tuyến phòng thủ đầy lính tráng và súng đạn đằng đằng sát khí. Các cầu nối liền nội thành ra vùng Chánh Hưng như cầu Nhị Thiên Đường, Cầu Chà Và, cầu Chữ Y, cầu Tân Thuận đều được Bảy Môn cho đặt mìn, chỉ chờ lệnh tràn qua là châm điện cho nổ.
Bố trí xong xuôi, Bảy Môn yên trí lớn, cho súng cối nả vào dinh Độc Lập và các bót công an cảnh sát của Mai Hữu Xuân là cảnh sát trưởng đã bị Lăn-xđên mua. Bỗng điện thoại dã chiến réo vang. Thái Hoàng Minh hét lớn:
- Ai ra lệnh bắn moọc-chê vô thành phố? Phải Bảy Môn không?
Bảy Môn nhấn mạnh:
- Phải, chính Bảy Môn ra lệnh.
- Sao ẩu vậy? Tôi là trung đoàn trưởng, tôi chưa ra lệnh…
- Anh Bảy đã ra lệnh đánh thì tôi thi hành, còn chờ gì nữa? – Bảy Môn cúp điện thoại luôn.
Vài phút sau, quân đội Diệm phản pháo. Đạn nã qua tổng hành dinh Chánh Hưng như mưa. Các đầu cầu đều có quân Nùng tấn công. Chiến tranh bùng nổ thật sự, ác liệt nhất là các đầu cầu. Lập tức Bảy Môn ra lệnh châm điện phá cầu. Nhưng cầu Nhị Thiên Đường vẫn còn nguyên. Bảy Môn gọi điện hỏi Thái Hoàng Minh:
- Anh chịu trách nhiệm “sốt-tê” (phá nổ) cầu, sao không thi hành?
Tiếng nói từ bên kia đầu dây khiến Bảy Môn giận điên lên:
- Kể từ giờ phút này Thái Hoàng Minh ly khai Bình Xuyên. Thái Hoàng Minh đứng về phía quốc gia.
Bảy Môn ném điện thoại xuống, không nén được tiếng chửi thề:
- Đ.m thằng phản bội! Rồi sau này mày biết tao!
Tình hình thật nguy kịch. Lính Nùng tràn qua cầu theo sau là một số lính Diệm mua từ quân đội của tướng Hinh. Chỉ huy trưởng chiến dịch Hoàng Diệu – chiến dịch có nhiệm vụ đập tan Bình Xuyên – là trung tá Dương Văn Minh vừa được đặc cách phong đại tá.
Dương Văn Minh quên ở Mỹ Tho, lên Sài Gòn học cùng với cô em bạn dì, hai người yêu nhau nhưng gia đình không chấp nhận mối tình tội lỗi ấy. Cả hai đưa nhau lên Bình Dương tá túc với Năm Tiểng, một người bà con có lòng tốt đối với những kẻ gặp nghịch cảnh. Dương Văn Minh thích thể thao, nhất là bóng đá, gia nhập “Ngôi sao Gia Định” là hội banh kỳ cựu nhất miền Nam, thành lập từ 1906. Vai thủ môn được giao cho Minh một thời gian. Đến khi Pháp mở trường đào tạo sĩ quan để thành lập quân đội Liên hiệp Pháp, Minh tình nguyện đi học sinh sĩ quan. Leo lên đến trung tá thì gặp đình chiến, Minh tưởng con đường binh nghiệp của mình đến đó là tột đỉnh, không ngờ dịp may lại đến. Lăn-xđên đề nghị Minh nhảy sang quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang được gấp rút thành lập. Sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn chưa có, nếu Minh nhận đề nghị thì sẽ được đặc cách “vinh thăng” đại tá. Không bỏ lỡ dịp may, Minh nhận ngay. Vừa gắn lon đại tá lên bâu áo, Minh đã phải cầm quân đánh Bình Xuyên. Cánh quân của Minh thọc thẳng vào tổng hành dinh Chánh Hưng bằng ngã cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y bị mìn phá gãy một nhịp. Minh dự tính Bảy Viễn sẽ giật sập cầu, nhưng Lăn-xđên lạc quan báo tin:
- Yên chí. Địch gài mìn các cầu quan trọng nhưng đã có người của ta bí mật cắt dây điện rồi.
Phải mất bốn ngày giao tranh, chủ yếu bằng súng cối, cánh quân chủ lực của đại tá Minh mới vượt qua các cầu. Lúc tràn qua bên kia cầu thì quân Bình Xuyên đã rút về phía Tân Thuận.
Không bao giờ cánh quân của đại tá Minh quên được giờ phút huy hoàng khi đột nhập vào tổng hành dinh của Bình Xuyên. Trung đội của trung úy Nguyễn Văn Tâm (trùng tên với thủ tướng bù nhìn của Việt Nam năm 52) tiến chiếm vị trí này. Địch rút chạy, trung đội hoàn toàn làm chủ tình hình. Lâu nay nghe đồn Bảy Viễn nuôi cọp, gấu và sấu, binh sĩ đổ nhau đi xem. Một con báo sút chuồng bị trúng đạn pháo nằm giữa sân cờ. Còn một số lính canh giữ văn phòng. Đa số chú ý ngay cặp ngà voi cao khỏi đầu. Trung úy Tâm “xí phần” cặp ngà voi này để tặng thủ tướng Diệm. Một binh sĩ tò mò nhìn lên vách phòng xép. Vách làm bằng ván ép chứ không xây bằng gạch. Tò mò, hắn dùng bán súng đập mạnh. Tấm ván ép vỡ toang, tức thì từ lỗ hổng, những gói giấy cứng như những viên gạch tuông ra như thác. Mắt tên lính sáng rực lên: Bác giấy ghim từng ngàn, bó gọn như những viên gạch. Hắn đã lọt vào kho bạc của Bảy Viễn mà không biết. Đây là nơi các thư ký – toàn là phụ nữ trẻ đẹp của Bảy Viễn đếm tiền thu thuế các sòng bạc và Đại Thế Giới trước khi gởi ngân hàng. Từ khi xung đột với Diệm, Bảy Viễn giữ lại một ít tiền để phát lương cho lính. Bảy Viễn không ngờ tình thế xoay chiều bất lợi và khi rút lui vội vã không kịp chuyển kho bạc theo. Trung đội của trung úy Tâm nhảy múa như Ali Baba lạc vào hang bọn cướp. Mạnh ai nấy hốt, áo va-rơ nhét đầy bạc khiến chúng biến thành những hình thù kỳ dị: người lùn xuống và bụng phình ra, như những thùng tôn-nô dưới hầm rượu. (Về sau trung úy Tâm được vinh thăng đại úy quân trưởng Hóc Môn, và liền sau đó, sắm ngay một xe Huê Kỳ hiệu Cadillac kiểu mới nhất mà Tâm hãnh diện khoe với mọi người: “Le seul et unique Cadillac au Việt Nam” (chiếc Cadillac duy nhất ở Việt Nam).
Tại cầu Tân Thuận, cánh quân của tướng Trịnh Minh Thế có nhiệm vụ vượt cầu đánh qua Nhà Bè. Bốn ngày đầu, mũi nhọn này còn rảnh rỗi vì trung tâm giao tranh là cầu Chữ Y và vùng Chánh Hưng. Đến ngày thứ ta, tất cả tiểu đoàn Bình Xuyên đều kéo về Tân Thuận. Đây là đầu cầu để xuống xà-làn rút ra Rừng Sác. Cầu Tân Thuận trở nên vô cùng quan trọng. Mới về với Diệm, đại tá Trần Minh Thế được vinh thăng thiếu tướng – quyết lập chiến công để xứng với chức tướng. Thế toan liều lĩnh vượt qua cầu Tân Thuận mà không pháo yểm trợ. Mấy lần lên cầu đều bị súng lớn bên kia cầu bắn cản đầu.
Lại thêm các giang đỉnh trên Kinh Tẻ bắn xuyên hông. Mấy ngàn quân kẹt lại bên này cầu.
Lăn-xđên lái chiếc trắc-xông đến quan sát mặt trận. Hắn nhận thấy các viên chức nước Mỹ tòa đại sứ đều dửng dưng trước số phận của Diệm và chế độ Cộng Hòa mới phôi thai. Lăn-xđên động viên họ ra phố quan sát cuộc giao tranh. Nhưng chỉ có mình tướng Ô-Đa-nhen chịu nghe. Ô-Đa-nhen đi xe Pho (Ford) cắm cờ Mỹ đến các đơn vị tác chiến Việt Nam. Lúc đầu hắn còn giữ vẻ khách quan, về sau ló đầu ra cửa xe đưa hai ngón tay cái hét to: “Đánh cho chúng nó chết!” (Give them hell, boys!).

CHƯƠNG 63

Trịnh Minh Thế ngồi xe Jeep đậu dưới dốc cầu Tân Thuận chỉ huy quân đội Cao Đài Liên Minh vượt cầu đánh quân Bình Xuyên đang xuống xà-lan rút ra Rừng Sác. Lễ xuất quân tảo thanh Bình Xuyên của tướng Thế diễn ra trên bãi đất trống ở rìa Đồng ông Cộ, không xa mấy chợ Bà Chiểu. Không có xe G.M.C. Thế đã phải xung công xe chở heo để chở binh sĩ. Tại cầu Tân Thuận, lính Cao Đài mấy lần vượt cầu đều bị đánh bật lại. Chỉ huy quân Bình Xuyên ở bên kia cầu là Bảy Môn. Sau khi rút từ cầu Nhị Thương Đường, cầu Chữ Y, cầu Rạch Ong, Bảy Môn tập trung quân số cố thủ cầu Tân Thuận chặn quân Cao Đài tràn qua. Ông kết hợp súng cối của bộ binh và đại liên các giang đỉnh trên Kinh Tẻ bắn xối xả vào hai chục xe heo chở đầy lính Cao Đài ở bên kia cầu. Đạn bay như mưa. Đám Cao Đài chưa quen trận mạc, chạy như vịt. Tướng Thế la hét vang dội nhưng không sao giữ vững tinh thần chiến sĩ.
Đang đứng trên xe Jeep chỉ huy, bỗng Thế gục đầu quỵ xuống. Một phát đạn từ sau bắn trúng ngay đầu. Trong mình còn ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Một cái chết đầy nghi vấn. Ai giết Trịnh Minh Thế? Diệm lúng túng vì kẻ quay về đầu tiên với Ngô “chí sĩ” đã hứng lấy cái chết bí hiểm như thế thì ai dám noi gương nối gót. Nhưng Nhu không giấu được sự thích thú: Tiền mua tướng Thế do Mỹ xuất đã chạy vô túi nhà Ngô.
Thế chết. Bình Xuyên làm chủ tình hình và trong năm ngày năm đêm, cảnh xuống tàu xà-la diễn ra vô cùng khẩn trương. Lính tráng, gia đình binh sĩ và cả lương thực, thực phẩm ồ ạt chiếm cả trăm ghe tàu.
Trong khi cố thủ cầu Tân thuận, Bảy Môn bị trúng đạn moóc-chê, thương tích khá nặng. Pháp bí mật đưa Bảy Môn vô bệnh viện Gralll(1) điều trị. Vụ này Pháp giữ bí mật triệt để vì sợ mang tiếng xen vào nội bộ cuộc xung đột Bình Xuyên – Mỹ Diệm. Bác sĩ và y tá điều trị cho Bảy Môn được lệnh phải kín miệng. Nằm viện mới hai ngày, Bảy Môn thấy tạm ổn bèn xin bác sĩ ra viện. Bác sĩ lắc đầu, ông vừa quay lưng thì Bảy Môn đã trốn về để kịp rút lui Rừng Sác. Dù giữ bí mật đến thế, các tay phóng viên đã đánh hơi được, loan tin rùm beng trên báo. Rất may là Bảy Môn đã xuất viện sớm, nếu không thì nguy to.
Bình Xuyên rút về Rừng Sác, đóng rãi rác từ Bàu Bông Vũng Gấm tới Tắt Chàng Hảng, Tam Thôn Hiệp. Cuộc sống trong vòng vây bắt đầu tác động đến tinh thần binh sĩ, nhất là những người có vợ con nheo nhóc. Bảy Viễn lo ngại, bảo Năm Chảng, Bảy Môn và Mười Lực tìm cách móc với anh em kháng chiến. Bảy Môn đã được Năm Chảng hội ý, đứng ra chịu trách nhiệm về công tác cấp bách này. Công việc đầu tiên của Bảy Môn là dùng tam bản thọc sâu vô xóm, hỏi thăm dân địa phương mà trong thời gian chín năm anh đã đóng quân. Đồng bào gặp lại Bảy Môn mừng rỡ giới thiệu hai người kháng chiến vừa về thăm lại chiến khu cũ. Hai anh này là Ba Thu và Lâm Quốc Đăng, cũng được bố trí ở lại liên lạc với giáo phái. Ba Thu trước kia tên là Ba Thuận, bí thư tỉnh Biên Hòa, Lâm Quốc Đăng là chỉ huy phó Chi đội 12, hoạt động ở huyện Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa (chỉ huy trưởng là Tô Ký). Lâm Quốc Đăng là tên do Bác Hồ đặt khi anh ra Bắc trong phái đoàn miền Nam năm 52. Anh rất hãnh diện về cái tên này, vì Bác ngụ ý khen anh rất “sáng rừng”. Tên thật của anh là Nguyễn Tấn Hưng thường gọi là Tư Thược, quê Phú Thọ Hòa. Với truyền thống cách mạng – cha anh là ông Bảy Kỉnh, nhà cách mạng bị thực dân giết những năm 30 – Tư Thược theo các bác các chú làm quốc sự lúc mười sáu tuổi. Tây bắt anh giam Khám Lớn hai năm, chờ anh đủ mười tám tuổi mới kêu án đày đi Bà Rá. Tù chính trị ở trong căn giữa rừng. Tại đây anh quen với Tô Ký và khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-45, hai anh tước súng bọn lính gác khám thành lập bộ đội đưa hết về Phú Thọ Hòa làm một tiệc liên hoan rồi tiễn đưa các đồng chí về nguyên quán tổ chức bộ đội địa phương. Riêng hai anh Tư Thược và Tô Ký lập giải phóng quân liên huyện Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa, sau này trở thành Chi đội 12. Sau Genève 54, Quốc Đăng tập kết tại thị trấn Cao Lãnh. Anh chủ trương chôn giấu võ khi phòng khi địch phản bội hiệp định đình chiến và tình nguyện ở lại miền Nam trong khi vợ con anh đều xuống tàu tập kết ra Bắc. Sau một trăm ngày tiếp quản, Cao Lãnh rơi vào tay địch. Quốc Đăng xuống thị trấn Cà Mau là vị trí tập kết hai trăm ngày. Đến khi chiến sĩ và gia đình tập kết tại Chắc Băng để xuống tàu ra Bắc, anh mới cắt đường rừng lộn về chiến trường miền Đông. Anh thọc sâu vào Rừng Sác đúng vào lúc Bảy Viễn thất trận vào đầu tháng 5-55, và khi cũng đường mới nghĩ tới những người bạn kháng chiến cũ. Bảy Viễn đã mất sáu năm để đi cái vòng lẩn quẩn từ Rừng Sác trở về Rừng Sác.
Gặp lại nhau, hai bên tay bắt mặt mừng. Bảy Môn trình bày tình thế nguy ngập của Bình Xuyên và đề nghị liện lạc với Việt Minh để thống nhất chống Mỹ-Diệm. Bảy Viễn muốn gặp một đại diện có thẩm quyền để bàn kế hoạch liên minh tác chiến. Hai anh Quốc Đăng và Ba Thu hẹn ngày giờ và địa điểm cho cuộc gặp gỡ lần sau.
Trên đường về, Ba Thu nêu lên trở ngại vấn đề liên minh chống Mỹ-Diệm. Một số đồng chí trong khu ủy có xu hướng hữu khuynh, không dám công khai đánh Mỹ-Diệm vì sợ vi phạm hiệp định Genève. Nhưng Quốc Đăng gạt ngang:
- Mỹ-Diệm có tôn trọng hiệp định đâu mà bắt ta phải tôn trọng? Chúng coi văn kiện Genève như tờ giấy lộn thì mình có quyền đánh bọn trâu bò đó phun máu đầu!
Ba Thu chỉ mỉm cười. Anh biết tính nóng như lửa của Quốc Đăng. Nóng nhưng rất tốt. Và hết sức kiên trung. Ai mới gặp lần đầu sẽ khó chịu về tính ngang bướng của Quốc Đăng. Nghe nói hồi xưa, Quốc Đăng nằm trong bụng mẹ đến mười tháng mà không chịu ra đời. Báo hại bà mẹ phải xin gạo giáp vòng cả xóm. Những tay kỳ khôi đã trổ tài trong bụng mẹ.

CHƯƠNG 64

Bảy Khánh và Chín Đạo từ Sài Gòn lên Long Thành, mỗi người đi một ngả. Bảy Khánh đi lộ 15 còn Chín Đạo theo ngả Nhơn Trạch. Điểm hẹn là Phước Thọ. Tại đây đồng chí Phô, nguyên bí thư Long Thành, đã bố trí xuồng ghe đưa hai anh đến nơi hẹn với Bảy Viễn cùng bộ tham mưu.
Bảy Môn đã đón ngoài Vàm để đưa hai anh gặp Bảy Viễn.
Điều bất ngờ trước tiên là địa điểm hội nghị: đó là một chiếc xà-lan mới toanh Pháp viện trợ cho Bảy Viễn tiếp thượng khách. Trên tàu có Bảy Viễn và Trịnh Khánh Vàng . Không có mặt hai tên Phòng Nhì, Tài, Sang và hai tên cơ hội Tường, Ân.
Bảy Môn giới thiệu Bảy Khánh và Chín Đạo với Bảy Viễn. Bảy Viễn niềm nở bắt tay hai người, quay lại chỉ Trình Khánh Vàng:
- Chúng tôi có một người không xa lạ với các anh lắm.
Trịnh Khánh Vàng bước tới bắt tay Bảy Khánh, Chín Đạo:
- Quen quá!
Hai bên đi thẳng vào vấn đề. Bảy Viễn rất cởi mở:
- Tôi có mộ tin vui. Vợ con tôi lâu nay tá túc với gia đình Mười Trí ở Long Châu Hậu nay đã về với tôi. Má thằng Hoảnh (Vincent) đó, chắc các anh biết mà. Sau tảo thanh, tôi về thành nhắn bả với bốn đứa con (một trai ba gái) ra ở với tôi nhưng bả cương quyết theo kháng chiến. Vưa rồi bả tính ra Bắc với cả gia đình Mười Trí nhưng hai anh Lê Duẩn và Ung Văn Khiêm khuyên mẹ con nó về với tôi. Mẹ con nó về đúng lúc tôi rút ra đây. Tôi rất cám ơn sự giúp đỡ sum họp gia đình.
Bảy Khánh với tư cách là đại diện Liên Minh Nam Bộ đi thẳng vào việc.
- Theo hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai dùng quân sự giải quyết mọi xung đột, cho nên chúng tôi không thể ký tên vào bảng tuyên ngôn với các giáo phái, nhưng chúng tôi có thể đóng góp thiết thực vào cuộc chiến đấu chung. Cụ thể là chúng tôi sẽ biệt phái hai anh Ba Thu và Quốc Đăng ở hẳn bên các anh. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên cho tiểu đoàn 3 của anh Bảy Môn, còn anh Quốc Đăng sẽ là liên lạc giữa các anh và chúng tôi. Khi cần, Quốc Đăng sẽ giúp các anh mở đường rừng lên chiến khu chúng tôi. Hai anh Ba Thu và Quốc Đăng đều là cán bộ quân sự cấp sư đoàn. Đặc biết anh Quốc Đăng là một tay “sáng rừng”, bịt mắt bỏ giữa rừng gia anh cũng tìm đường về “cứ” được.
Sau mấy tiếng đồng hồ bàn bạc, hội nghị soạn thảo một bản tuyên bố chung đại ý quân đội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm. Trong quân đội Bình Xuyên có đủ thành phần các giới, các giáo phái, chủ yếu là Cao, Thiên, Hòa, Bình (Cao Đài, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Bình Xuyên). Bình Xuyên kêu gọi đồng bào hãy cùng Bình Xuyên chiến đấu cho đến ngày độc lập thống nhất.
Cuộc họp kết thúc bấu không khí phấn khởi. Bảy Viễn hoàn toàn đồng ý với nội dung cuộc họp. Một tiệc rượu đơn sơ nhưng hào hứng tiễn đưa hai anh Bảy Khánh và Chín Đạo r khỏi Rừng Sác an toàn.
*****

Ba Thu và Lâm Quốc Đăng vừa chân ướt chân ráo xuống Rừng Sác thì địch mở chiến dịch Hoàng Diệu tập trung tàu bè đủ loại phong tỏa Rừng Sác. Các tiểu đoàn Bình Xuyên bị dồn vào giữa, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài. Gạo mắm còn nhiều nhưng nước ngọt ngày càng hao hụt. Mối kinh hoàng cho binh sĩ và nhất là đám gia bình là các cuộc pháo kích ồ ạt. Quốc Đăng tuy không chính thức giữ chức vụ chỉ huy nào nhưng đã thấy cần phải đưa đám gia bình ra khỏi vòng vây để binh sĩ rảnh tay chiến đấu. Đưa được đám vợ con binh sĩ ồn ào này ra khỏi vòng vây, Quốc Đăng và Ba Thu phải nhờ đến đồng bào địa phương mở đường rừng về vùng Phước Thọ, Phước An.
Sau thời gian phong tỏa, vòng vây siết lại và các trận đánh bắt đầu. Ngay trận chạm súng đầu tiên, tiểu đoàn Cao Đài chết hai, thiếu ta Bay bỏ đơn vị chạy. Binh sĩ lập tức tìm Bảy Môn yêu cầu một ban chỉ huy dám sống dám chết với anh em. Qua đợt tấn công, Bảy Môn đưa thiếu ta bay ra hội đồng quân sự xét xử. Anh đề nghị xử tử vì tội bỏ đơn vị khi lâm trận để nêu cao kỷ luật tác chiến. Thiếu ta Bay mặt xanh như tàu lá.
Quốc Đăng nói:
- Tôi là người mới tới, chưa được phân công một chức vụ nào. Nhưng cho phép tôi đứng ra xin cho thiếu ta Bay. Quân đội Cao Đài tuy thành lập từ lâu nhưng chưa được rèn luyện trong súng đạn. Mà trận vừa rồi cũng khá ác liệt. Cho nên ta nên thông cảm với thiếu tá Bay. Tôi xin cho thiếu tá Bay lập công chuộc tội.
Anh em binh sĩ đều hưởng ứng, thiếu ta Bay được Bảy Môn tha chết ấp úng hứa sẽ chiến đấu dũng cảm hơn.
Ba Thu và Quốc Đăng giúp Bảy Môn chấn chỉnh các tiểu đoàn, nâng cao hiệu lực tác chiến. Vòng vây tàu bè của đại tá Dương Văn Minh vẫn xình xịch ngoài sông cái, cố tình phong tỏa lâu dài để Bình Xuyên hết lương thực và nước ngọt. Bảy Môn đề nghị với Bảy Viễn cho tách tiểu đoàn 3 của anh ra, mở đường máu lên Phú Mỹ làm bàn đạp để chuẩn bị đưa hết lực lượng lên chiến khu, phá thế bị bao vây. Bảy Viễn do dự không biết tính sao thì Tài, Sang không đồng ý. Chúng đã nghe phong phanh về việc liên minh với Việt Minh nên sợ Bảy Môn theo Việt Minh. Bảy Môn cự Tài, Sang.
- Các anh lấy tư cách gì mà chống việc tôi đưa tiểu đoàn lên rừng? Chẳng lẽ tiểu đoàn 3 của tôi cũng đành khoanh tay ở đây chờ chết như các anh? Dù hai anh không đồng ý, tôi cũng phải mở đường máu về Phú Mỹ. Bởi tôi có nhiệm vụ đưa hết tất cả lực lương Bình Xuyên ra khỏi vòng vây.
Bình Xuyên gật gù:
- Anh cứ đi. Và cố gắng tạo cơ sở để rước chúng tôi.
Bảy Môn đưa tiểu đoàn len lỏi qua các kinh rạch mở đường rừng về Bàu Bông đóng quân. Địch đóng chung quanh bốn phía. Khi biết Bảy Môn thoát khỏi vòng vây, Dương Văn Minh viết thư sai trung tá Chiêu, chỉ huy trưởng khu vực Biên Hòa, đưa cho Bảy Môn. Nội dung thư tranh thủ Bảy Môn về hợp tác với thủ tướng Ngô Đình Diệm, tất cả tài sản sẽ được hoàn lại đầy đủ đồng thời được vinh thăng thiếu tướng ngang với Trịnh Minh Thế.
Bảy Môn trả lời miệng với sứ giả:
- Tôi chiến đấu có lý tường. Nếu Ngô Đình Diệm muốn tôi về thì ông ta phải tuyên bố thành lập chính phủ nhân dân chớ không phải là chính phủ gia đình nhà Ngô. Khi đó tôi sẽ trở về ngồi vào bàn hội nghị.
Liền sau đó, trong một đêm, Bảy Môn đánh đồng loạt sáu bót ở Phước Thọ, Ông Kèo, Phước An v.v… Đại tá Minh lại sai trung tá Chiêu xuống gặp Bảy Môn lần nữa, đề nghị hai bên không đánh nhau.
Bảy Môn cười đáp:
- Tôi chỉ là một con cờ, tướng ra lệnh đánh thì tôi đánh. Các ông đừng lui tới đề nghị chi cho mất công.
Đại tá Minh dụ hàng hoài không được, nổi giận xua hết lực lượng gồm tiểu đoàn chủ lực Nùng, các tiều đoàn Trịnh Minh Thế, thêm lực lượng tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương vừa về với chế độ Cộng Hòa. Chúng đánh vùi hai ngày ròng rã trên khắp các xã Phước Thọ, Phước An. Tiểu đoàn 3 yếu thế phải rút xuống Rừng Sác chỉnh đốn lại.
Vòng vây của hảiquân vẫn siết chặt. Tình cảnh thiếu nước ngọt ngày càng nguy ngập. Pháo trên các chiến hạm ngày càng chính xác. Tinh thần binh sĩ Bình Xuyên xuống tận mắt cá, nạn đào ngũ không thể ngăn chặn được.

CHƯƠNG 65

Sau khi đập tan Bình Xuyên, đại tá Dương Văn Minh được vinh thăng thiếu tướng. Lễ tấn phong tổ chức trọng thể tại bến Bạch Đằng có diễu binh rầm rộ.
Đẩy lùi được Bình Xuyên ra Rừng Sác, bờ cõi phía Đông tạm yên, lại được các cố vấn Hoa Kỳ hết sức cổ vũ, anh em Diệm-Nhu chuẩn bị đại binh quyết đập tan Hòa Hảo, thu tóm giang sơn vào một mối. Ngày 25-5 làm lễ xuất quân. Tướng Dương Văn Minh vẫn được tín nhiệm giữ chức tư lệnh chiến dịch dẹp Hòa Hảo lấy tên là “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu”. Lúc này quân đội Diệm vọt lên đến 50 tiểu đoàn. Lực lượng Hòa Hảo của hai tướng Ba Cụt, Năm Lửa chỉ có 20 tiểu đoàn. Chiến địch kéo dài trong hai tháng không đem lại kết quả mong muốn. Đánh Hòa Hảo không dễ dàng nhanh chóng như đánh Bình Xuyên vì miền Tây bao la bát ngát, bộ đội Hòa Hảo rút đên đâu cũng được tín đồ Hòa Hảo tiếp tế và bảo vệ. Trong lúc Diệm xua toàn lực lượng xuống miền Tây tiêu diệt Hòa Hảo thì Bình Xuyên phá được vòng vây, thọc sâu vô ngoại ô Nhà Bè khiến Diệm lo sợ rút quân từ miền Tây về để mở đợt tấn công Bình Xuyên. Theo tin tình báo, thì Pháp đã bí mật tiếp tế cho Bảy Viễn súng ống, đạn được và lương thực, gạo, cá, khô, và nhất là nước ngọt. Tuy nhiên binh sĩ Bình Xuyên không còn hăng như trước. Các tiểu đoàn giáo phái của thiếu ta Bay, thiếu tá Quăn lần lượt bỏ ngũ trốn về quê…
Đã đến lúc áp dụng độc kế của cố vấn Lăn-xđên, Diệm lập tức gọi điện cho Nguyễn Ngọc Thơ về nước. Thơ đang làm đại sứ tại Đông Kinh – một chức vụ mà nhiều người dành nhau vì có nhiều đặc quyền đặc lợi, chưa kể các cô gái “geisha” tại các trà thất… Trần Lệ Xuân đã sang Nhật, ghé tòa đại sư làm thượng khách của lão Thơ. Trong một vụ thảo luận, Lệ Xuân đã lớn tiếng khiển trách lão Thơ trước mặt nhân viên sứ quán. Lão Thơ cuối đầu nhịn nhục. Và trong các bữa tiệc đãi Lệ Xuân, lão phải bấm bụng cho cô thứ ký trẻ đẹp xuống ngồi vào bàn bồi bếp. Bị Lệ Xuân làm nhục nhưng lão Thơ cố sức chịu đựng vì nghĩ rằng ngay trong dinh Độc Lập, tổng thống “anh minh” của mình còn phải “xếp vó” trước cô em dâu dữ như sư tử nữa là! Thơ về nước thi hành độc kế vừa dụ hàng vừa vây bắt Ba Cụt. Tại sao chọn Nguyễn Ngọc Thơ? Là vì khi “ngồi ghế” tỉnh trưởng Long Xuyên, Thơ đã từng chủ tọa lễ quy thuận của Tư lệnh nghĩa quân Ba Cụt tại sân banh thị xã Long Xuyên. Vốn là người Thốt Nốt, Nguyễn Ngọc Thơ tiếp xúc ngay với cậu Ba Cụt là Huỳnh Văn Hoành. Nhưng Hoành thỉ giúp Thơ làm trung gian để Thơ gặp Cao Thị Nguyệt. Nguyệt vừa là vợ ba vừa là bí thư kiêm ủy viên ngoại vụ của Ba Cụt. Vẫn theo tình báo chính Cao Thị Nguyệt đại diện cho Ba Cụt nhận những chuyến tiếp tế võ khí của Pháp qua trung gian của Bảy Viễn. Nguyệt thực sự là linh hồn của Ba Cụt. Trong thư dụ hàng Thơ nói rõ nếu Ba Cụt chịu về với thủ tướng Ngô Đình Diệm thì Ba Cụt sẽ được phong thiếu tướng và được hưởng những đặc quyền đặc lợi dành cho người hợp tác với Cộng hòa Việt Nam. Đồng thời cũng cho Huỳnh Văn Hoành biết là Diệm đã mua Trịnh Minh Thế hai triệu đô la, mua Nguyễn Thành Phương ba triệu rưỡi đô la để Hoành rỉ tai Cao Thị Nguyệt…
Thư của Nguyễn Ngọc Thơ đến thật đúng lúc. Ba Cụt đang gặp khó khăn vì sau mấy tháng đánh nhau, binh sĩ Hòa Hảo mệt mỏi, quỹ lương của Ba Cụt vơi cạn. Ba Cụt bảo Cao Thị Nguyệt tìm cách liên lạc với Bảy Viễn đã bị đánh bật ra Rừng Sác,công việc liên lạc vô cùng khó khăn. Làm sao vượt qua được vòng vây tàu bè của quân đội Diệm để lọt vô Rừng Sác? Điều kiện trong thư của Nguyễn Ngọc Thơ khiến Cao Thị Nguyệt suy nghĩ đắn đo cả tuần. Đánh không chắc thắng, chi bằng thủ hòa rồi tính sau. Trong thời kháng Pháp, Ba Cụt chẳng đã bốn lần ra hàng rồi lại phản đó sao? Thừa một đêm vắng, Nguyệt trao thư của Thơ cho Ba Cụt rồi nhỏ to khuyên dụ:
- Binh sĩ coi chừng đã mệt mỏi nhiều rồi. Tiếp tục đánh sẽ không chắc thắng. Trong bốn chi phái chỉ có mình với Năm Lửa đánh Diệm còn Hai Ngoán và Ba Ngộ thì án binh bất động. Cánh quân của Năm Lửa bị kẹt ở An Phong, bên kia sông Tiền, không sao tiếp cứu chúng ta được. Chi bằng nhân lúc Nguyễn Ngọc Thơ cầu hòa, ta…
Ba Cụt khoát tay:
- Không!
Nguyệt tranh thủ:
- Trước đấy, ông Thơ đã có lần giúp anh quy thuận nhà binh Pháp, khi ông ta còn làm tỉnh trưởng Long Xuyên.
Ba Cụt lắc đầu:
- Trước khác, nay khác. Nguyễn Ngọc Thơ có thể có thật tâm thương thuyết nhưng anh em Nhu Diệm thì tráo trở, không thể tin được.
Nguyệt thở ra:
- Anh không đồng ý thì thôi, để tôi viết thư trả lời người ta.
Ba Cụt cương quyết:
- Không thư từ gì hết. Cứ lờ đi, coi như bức thư dụ hàng này không tới tay tôi.
Nhưng rồi Ba Cụt cũng chịu thương thuyết với Nguyễn Ngọc Thơ trên một ca-nô ở giữa sông Tiền, gần xã Thường Phước. Cuộc thương thuyết không có kết quả.
Trong khi Thơ thương thuyết với Ba Cụt, Dương Văn Minh cho các tiểu đoàn xiết vòng vây. Ba Cụt biết mình bị quỷ kế của nhà Ngô, mở đường máu phá vây. Khi vượt qua khúc lộ xóm Chắc Cà Đao, Ba Cụt bị phục kích bắt sống. Cao Thị Nguyệt trình là thư của Nguyễn Ngọc Thơ kèm theo giấy bảo đảm an toàn cho Ba Cụt tới địa điểm thương thuyết. Nhưng tướng Minh cho rằng thời hạn dành cho cuộc thương thuyết đã qua rồi. Thế là Ba Cụt bị đưa ra tòa án mặt trận xét xử tại Cần Thơ.
Trước ngày xử, một cuộc tranh luận nẩy lửa diễn ra trong dinh Độc Lập. Diệm nghe cố vấn Lăn-xđên muốn dùng Ba Cụt nắm lực lượng võ trang Hòa Hảo cùng hai triệu tín đồ Hòa Hảo ở miền Tây. Nhưng hai vợ chồng Nhu cương quyết xử tử Ba Cụt để trừ hậu họa. Bởi Ba Cụt đã từng bốn lần hàng Tây rồi phản.
Ngày tòa án xử Ba Cụt, cả miền Tây đều quy tụ về tỉnh lỵ Cần Thơ. Tòa án tỉnh bị dân chúng bao đen nghẹt, lính cảnh sát và quân đội phải làm việc cật lực để giữ trật tự và an ninh. Có người lo sợ một vụ cướp tù xa có thể diễn ra. Bản tử hình đã được nhà Ngô tính trước rồi. Đem ra xử chỉ là hình thức mà thôi. Mục đích của nhà Ngô là lấy cái chết của Ba Cụt để khủng bố tinh thần tín đồ Hòa Hảo. Thế nên chánh án là người nhà Ngô, chú của Trần Lệ Xuân. Còn ủy viên chính phủ là tướng cảnh sát Mai Hữu Xuân, người được tín nhiệm giữ chức tư lệnh chiến dịch Trương Tấn Bửu phát động cùng loạt với chiến địch Thoại Ngọc Hầu. Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu nhằm khủng bố tinh thần Hòa Hảo thì chiến địch Trương Tấn Bửu nhằm đe dọa tín đồ Cao Đài ở miền Đông và nhất là Tòa thánh Tây Ninh. Không một luật sư nào dám nói sự thật khi đứng ra biện hộ. Chỉ một người liều chết bênh vực Ba Cụt. Đó là Huỳnh Văn Hoành, cậu của Ba Cụt mà cũng là người làm trung gian giữa Nguyễn Ngọc Thơ và Ba Cụt. Trong lúc sôi nổi, nhân chứng biến thành kẻ tố cáo nhà Ngô phản bội lời hứa danh dự, thay vì tướng lại đưa Ba Cụt ra pháp trường. Chánh án phải rung chuông ngắt lời Huỳnh Văn Hoành mấy lượt. Nhân viên an ninh chìm phải đưa nhân chứng nguy hiểm này đi. Sau đó không ai gặp lại Huỳnh Văn Hoành.Sau mười lăm phút nghỉ, Mai Hữu Xuân dọc bản tuyên án. Khi nghe hai tiếng tử hình, Ba Cụt ngất xỉu.
Ngày giờ và địa điểm hành quyết không được công bố vì sợ phản ứng của hàng triệu tín đồ Hòa Hảo. Chỉ có vài tờ bào Sài Gòn loan tin đội Phước – tên đao phủ ghê rợn từ thời Pháp để lại – lui chùi máy chèm rỉ sét trong Khám Chí Hòa đem xuống Cần Thơ thi hành bản án cho Ba Cụt.
Trừ được Ba Cụt xong, chiến dịch Thoại Ngọc Hầu vẫn chưa kết thúc. Cái chết của Ba Cụt như quạt lên lòng căm thù trong giáo phái Hòa Hảo. Một triệu rưỡi người thề sẽ trả thù. Tướng cướp lừng danh Bảy Đởm, người đã được Ba Cụt thu phục trấn giữ vùng Thất Sơn, lập tức nổi lên bắt giết những người theo chính quyền nhà Ngô. Ngay tại tỉn lỵ, Long Xuyên, các viên chức chính phủ Cộng hòa không dám ra ngoại ô. Tình hình an ninh càng xấu hơn trước nhiều. Dù vậy, để thưởng công cho Nguyễn Ngọc Thơ, Diệm phong cho lão Thơ chức phó tổng thống. Không cần phải bầu cử lôi thôi và tốn kém. Diệm chỉ bảo Thơ: “Ông là phó tổng thống” và Nguyễn Ngọc Thơ nghiễm nhiên là nhật vật số hai ở miền Nam Việt Nam.

CHƯƠNG 66

Tháng 9/55 nhân lúc Diệm tập trung lực lượng đánh Hòa Hảo ở miền Tây, vòng vây Rừng Sác có phần lỏng lẽo. Bảy Môn đề nghị với Bảy Viễn:
- Nhơn dịp này ta nên rút về Phú Mỹ, chớ ở đây hoài thế nào cũng bị tiêu diệt. Anh Bảy cho tôi mở đường đi trước, khi nào liên lạc được rồi, tôi sẽ trở lại đây rước anh Bảy cùng tòan bộ.
Bảy Viễn thở dài:
- Đành vậy thôi! Anh cứ đi, nhưng chớ có cho hai anh em Sang, Tài biết. Hình như chúng biết mình bắt liên lạc với anh em trong đó nên canh chừng ráo riết Mười Lực và anh.
Bảy Môn mang toàn bộ tiểu đoàn 3 cùng với Ba Thu xé rừng về Phú Mỹ. Quốc Đăng cắt đường rừng không thua dân địa phương, đưa tiểu đoàn tới Phý Mỹ an toàn. Đi ngang xã Phước Khánh vì súng đạn được Pháp tiếp tế quá nhiều không thể đưa hàng trăm xuồng ghe vượt vòng vây, Bảy Môn “chia” bớt cho lực lượng du kích địa phương. Chủ tịch xã vốn là tay hữu khuynh thấy súng đạn quá nhiều sợ địch tố cáo với Ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến là ta vi phạm hiệp định Genève, tỏ ra lúng túng. Tuy nhiên, ông ta phải nhận và tổ chức chôn dấu tại chỗ…
Ngay sau khi tới Phú Mỹ, Bảy Môn cho liên lạc trở về rước đại đội. Mười Lực đã chuẩn bị sẵn sàng để chờ liên lạc. Tiểu đoàn 2 của anh với hàng trăm ghe xuống súng đạn tập trung chờ mãi nhưng không thấy liên lạc tới. Đùng một cái, địch pháo kích dồn dập, đại bác và súng cối rơi rất chính xác tiểu đoàn 2 của Mười Lực. Thì ra liên lạc đã rơi vào tay địch.
Ghe xuồng phải tản lạc đi để giảm bớt thiệt hại, các đơn vị phân tản mỏng để tìm nơi ẩn núp. Cuộc tấn công kéo dài càng làm cho đời sống binh sĩ Bình Xuyên càng hêm điêu đứng. Đói khát quá, từng nhóm nhỏ bỏ trốn ra đầu hàng.
Nhóm Trịnh Khánh Vàng, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân họp với Bảy Viễn bàn kế giải vây. Hai anh em Tài, Sang không được mời vì không ai muốn cho chúng biết con đường sống duy nhất là bắt tay với Việt Minh. Năm Tài bực mình chửi đổng:
- Đ.m dốt mà cứ họp hoài!
Có người mách, Bảy Viễn hầm hầm ra lệnh bắt trói Năm Tài lại trị tội. Không ngờ bị họa khẩu thiệt, Năm Tài quỳ gối ôm chân Bảy Viễn xin tha tội. Ngày thường hắn xấc láo bao nhiêu, lúc đó hắn hèn hạ bấy nhiêu. Bởi hắn quá biết tánh nóng của Bảy Viễn. Tư Sang hay tin em bị bắt trói, hồn vía lên mây, vội vàng chạy tới cúi mọp trước mặt Bảy Viễn xin tội cho em. Tỉnh cảnh hai anh em họ Lai lúc đó vô cùng khốn quẩn.
Trước đó không mấy tháng cả hai còn dựa hai Bảy Viễn thét ra lửa, mửa ra khói. Chính hai tên này đã bắt giết Lưu Đình Nghĩa chỉ huy trưởng Công anh Xung phong khi tên này muốn theo đầu nhà Ngô. Chúng nghi Năm Chảng bắt liên lạc với Việt Minh, cách chức tiểu đoàn phó và giao tiểu đoàn 4 của Năm Chảng cho Bảy Môn trông coi. Theo ý chúng, Bảy Viễn giao chức thủ kho gạo tại Bắt Cá Đôi (xã Tam Thôn Hiệp) và trông coi đám thương bệnh binh. Cũng anh em Tài, Sang ra lệnh xử tội Thái Hoàng Minh trong những ngày Bình Xuyên bị bao vây ở Rừng Sác. Thái Hoàng Minh đã phản Bảy Viễn, theo Diệm trong trận đánh khuya 29-4 bằng cách bí mật cắt dây điện, phá kế hoạch nổ mìn các cầu Nhị Thiên Đường, Chữ Y… để quân của tướng Minh tràn qua Chánh Hưng. Nay, không được nhà Ngô trọng dụng, Thái Hoàng Minh lại chạy ra Rừng Sác. Có thể Minh ỷ mình là cháu vợ Bảy Viễn mà thiên hạ không dám đụng tới. Nhưng hắn đã không tính tới hai tay tả hữu thừa tướng họ Lai. Tài, Sang khích tên Cung là tay chân thân tín của Bảy Viễn hạ sát Minh khi tên này đi chuyển trên khúc sông vắng.
Thấy Tư Sang khúm núm xin tha tội cho Năm Tài, Bảy Viễn thương tình cho mở trói. Được thoát chết. Năm Tài quỳ lạy Bảy Viễn như tế sao. Biết được vụ này, nhiều người thầm trách Bảy Viễn đã nhân đạo không phải chỗ; ai nấy đều mong Bảy Viễn đem bắn hết hai con rắn độc nguy hiểm này. Thực ra Bảy Viễn còn cần hai tên này liên lạc với Pháp xin trực thăng đưa ra khỏi vòng vây.
Từ đó trở đi, pháo của Mỹ Diệm bắn vô Rừng Sác càng thêm chính xác. Vòng vây càng xiết chặc. Thế cùng, Bảy Viễn và hai tên Tài, Sang trốn về Phú Mỹ, chui vào lô cốt của Pháp xây dựng dưới thời tướng Đờ-la-Tua. Sang dùng vô tuyến liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, Pháp đem xe bít bùng tới rước thầy trò Bảy Viễn về Bà Rịa, và từ Bà Rịa đáp trực thăng ra Vũng Tàu. Máy bay nhà binh Pháp đưa bộ ba sang Lào, và từ đó bằng đường không Pháp, sang Paris. Bảy Viễn tới thủ đô Pháp ngày 7-11-1955.
Về vợ con của Bảy Viễn, có nguồn tin cho biết bà Hà Thị Tám luôn luôn sát cánh với Bảy Viễn suốt thời kỳ chạy ra Rừng Sác cũng như qua Pháp cùng một lúc với Bảy Viễn và hai tên Tài, Sang. Còn bà Lúa và bà Hoa tức má thằng Hoảnh và ba con gái – Bé Ba, Bé Tư, Bé Năm – được Pháp đưa qua Paris sau.
Bảy Viễn ra đi để con là thiếu tá Lê Paul ở lạ nắm bộ đội để tránh nạ “rắn mất đầu” mạnh ai nấy chạy. Nhưng Lê Paul không sao lật ngước thế cờ được. Cậu ta chỉ trông cậy nơi Mười Lực kể như “khai quốc công thần”. Tiểu đoàn 2 của Mười Lực trước đây trấn thủ từ cầu Tân Thuận đến cầu hàn, đánh nhau với hai ngàn quân Cao Đài của tướng Trịnh Minh Thế. Tướng Thế chết trận. Đỗ Cao Trí đưa quân Dù tới thay thế. Trận đánh trở nên ác liệt. Pháo từ bên cầu Khánh Hội bắn qua như mưa. Mười Lực và Bảy Môn đều bị trúng miếng moóc-chê. Cả hai được Pháp bí mật đưa vô bệnh viện Đồn Đất điều trị. Bảy Môn bị nhẹ nên sau khi băng bó nhảy về tiếp tục chiến đấu. Còn Mười Lực thương tích nặng hơn, máu ra nhiều, phải nằm lại. Kẹt lại trong nhà thương, Mười Lực bức rứt vô cùng.: Binh sĩ Bình Xuyên đang hối hả rút ra Rừng Sác trước sự uy hiếp dữ dội của pháo binh và binh chủng Dù. Nằm viện hai ngày, Mười Lực nghe tin Pháp đưa tàu đầu bằng giúp Bình Xuyên rút quân. Nóng ruột, Mười Lực xin xuất viện nhưng bác sĩ lắc đầu, đồng thời ra lệnh cho phòng quản trị: “Ai đưa Mười Lực đi đâu phải báo cho tôi biết”. Ngày thứ ba, báo chí Sài Gòn lan tin: “Mười Lực bị thương trong trận cầu Tân Thuận”. Rất may mắn là tình báo Diệm chưa biết nơi điều trị của Mười Lực. Nhận thấy nằm thêm không lợi, Mười Lực mặc áo “xá xẩu” giả khách trú lén trốn ra khỏi bệnh viện. Anh tìm cô Bảy cứu thương nhờ đưa xuống Rừng Sác. Tới nơi Bảy Viễn đã đi rồi, Bảy Môn đã rút về Phú Mỹ, Mười Lực một mình phải đảm đương tất cả. Anh luôn luôn đi tới các đơn vị để động viên tinh thần binh sĩ. Nạn thiếu nước uống phải được giải quyết cấp tốc. Phải bẻ các cọng đước để hứng sương đêm chia nhau uống cầm hơi. Cách này không đủ, phải mạo hiểm chống xuồng đi lấy nước mội ở Bến Đá, Bà Trao, Vũng Gấm, Ông Trúc (Bàu Bông).
Cầm cự đến tháng 10-55 thì kiệt sức, lực lượng Bình Xuyên tan rã, binh sĩ bỏ ngũ đầu hàng. Còn lại bộ chỉ huy. Tất cả đều bị bắt giải về Sài Gòn. Thiếu tá Lê Paul được đưa đi trước. Ngoài dân Bình Xuyên chính cống như Mười Lực, Năm Chảng, còn các chính khách như Trịnh Khánh Vàng, Hồ Hữu Tường Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Thuần, Lê Văn Ngọ, Jean Baptiste Đồng. Tất cả đều bị đày đi Côn Đảo.
Hai anh em Diệm Nhu bắt sống được thiếu ta Lê Paul mừng như bắt được vàng. Chúng biết Bảy Viễn chưa kịp đem hết kho tiền ra nước ngoài. Ngòai số tiền gởi trong ngân hàng, Bảy Viễn còn có những nơi cất giấu tiền bí mật khác.
Chuyện tìm được bạc trong tổng hành dinh Bình Xuyên ở Chánh Hưng đựoc binh sĩ đại úy Nguyễn Văn Tâm kể lại – cố nhiên là thêm thắt – khiến Diệm Nhu càng háo hức khai thác Paul.
Ngay khi hay tin Lê Paul bị bắt, Bảy Viễn từ Paris đánh điện về đề nghị Diệm Nhu phóng thích Lê Paul, đánh đổi sáu triệu bạc Bảy Viễn đổi trong Đông Dương ngân hàng. Nhưng Diệm, Nhu không bằng lòng đề nghị đó. Số bạc sáu triệu kẹt trong nhà băng Đông Dương kể như bị nhà Ngô tịch thu rồi. Diệm Nhu buốn biết Bảy Viễn chỉ cho chúng kho tiền bí mật nghe nói còn nhiều gấp bội số tiền trên. Công cuộc mặc cả có lẽ không đi tới đâu nên ngày 14-56, Lê Paul được đưa từ bót Phú Lâm lên xe chạy về phía Rạch Cát. Dọc đường Lê Pau bị đạp xuống xe và bắn chết. Chính phủ Sài Gòn loan tin Lê Paul bị bắn chết khi toan chạy thoát thân. Cái chết của Lê Paul khiến nhiều người căm phẫn. Vì Diệm Nhu không hề đem con trai của Bảy Viễn ra xét xử như những nhân vật Bình Xuyên mà lại giải quyết theo luật giang hồ.

CHƯƠNG 67

Trên chuyến xe đò Rách Giá-Sài Gòn có một hành khách mặc bộ đồ bà ba trắng, vải Xiêm mới cắt chỉ, còn những đường vạch phấn xanh của thợ may, cổ quấn khăn rằn, vẻ nông dân; nhưng nếu tinh ý bọn an ninh thường trực ở bến xe có thể nhận ra chân tướng của hành khách này. Đó là Bảy Rô dân Bình Xuyên chính cống. Cuộc phiêu lưu của Bảy Rô như sau: Sau tảo thanh Rừng Sác Bảy Rô được “lão già râu kẽm” phân công về công tác trong nội bộ Bình Xuyên. Nhưng trước kia Bảy Rô đã đụng Năm Tài một trận tại tổng hành dinh Bảy Viễn ở Tắt Cây Mắm nên Năm Tài nói vô nói ra, toan mượn tay Bảy Viễn trả mối thù xưa. Hay tin dữ, Bảy Rô phóng xuống Rạch Giá đầu quân nơi Mười Trí. Đang xuôi chèo mát mái thì “đụng” hiệp định Genève 54. Như tất cả cán bộ, Bảy Rô được học cấp tốc nội dung hiệp định đình chiến, xác định tầm quan trọng của vấn đề đi và ở. Bảy Rô chưa có dịp ra miền Bắc nên có ý muốn tập kết ra Bắc “cho biết thủ đô Hà Nội với người ta”. Một chuyến đi nhiều hứa hẹn, thời gian du hành cũng thật lý tưởng: chỉ hai năm thôi. Nhưng sau khi học hiệp định, Bảy Rô đổi ý. Ưu tiên ra đi dành cho các cán bộ trẻ, các cháu thiếu niên để học tập văn hóa và khoa học kỹ thuật sau này về kiến thiết xứ sở. Kế đến các nhân sĩ tên tuổi, không thể để lại miền Nam dưới quyền quản lý của thực dân. Với bản chất tráo trở của thực dân, thời gian tạm thời chia đôi đất nước không phải là hai năm như hiệp định đã nêu rõ, mà có thể kéo dài. Cán bộ dân vận và binh vận như anh rất cần ở lại miền Nam, phòng khi địch phản bội hiệp định. Thể là Bảy Rô tạm xếp mộng hải hồ để trở về địa bàn hoạt động quen thuộc của mình: vùng Chánh Hưng. Theo nguyên tác hoạt động bí mật, anh cho tổ chức biết anh sẽ về Chánh Hưng, địa chỉ của anh là đình Phong Phú, Xóm Củi để cán bộ tổ chức tìm đến mà móc nối sau này. Tổ chức cho anh một ít tiền vừa đủ sắm một bộ đồ để về thành cho sách sẽ. Đa số anh em may đồ Tây, áo sơ mi và quần Tây dài, thêm một đôi xăn-đan. Riêng Bảy Rô thì không quen mặc đồ Tây. Anh sắm một bộ đồ bà ba vải trắng, mang đôi guốc sơn đen thấy dễ chịu hơn. Còn tiền, anh mua thêm chiếc khăn rằn quấn cổ, đóng vai một bác nhà quê lên tỉnh.
Bảy Rô hồi hộp mỗi khi xe ghé bến các tỉnh dọc đường…
Bọn chó săn lúc nhúc như giòi. Cho nên anh lép nhép trong họng điều 14 của Hiệp định bảo đảm tự do cho những người đổi vùng trong thời gian tập kết chuyển quân. Võ trang “bùa chú” sẵn sàng nhưng rất may là anh không phải đấu lý với ai. Xe về tới An Đông bình an vô sự.
Bảy Rô về Sài Gòn đúng vào lúc Bảy Viễn bị đánh bật ra Rừng Sác, và nhà Ngô đang chuẩn bị màn “tráo bài ba lá”, truất phế Bảo Đại để lên ngai vàng tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Bảy Rô chờ hoài không thấy ai tới móc nối, sốt ruột anh tự động bắt tay vào việc. Gặp một cán bộ tỉnh đội Long Châu Hà tên Khương, Bảy Rô móc nối, tiến hành công tác BV (binh vận). Anh nắm trước tiên một cảnh sát chìm đội lốt tài xế ta-xi ở kế bên đình.Tên cúng cơm anh này là Võ Văn Được, trong trong xóm quen gọi là Năm ta-xi. Qua thời gian ăn nhậu chơi bời với nhau, biết Năm ta-xi là người tốt, chỉ vì hoàn cảnh sinh sống khó khăn mà lỡ bước, Bảy Rô giác ngộ và phân công: phân phát truyền đơn vạch mặt Ngô Đình Diệm, kêu đồng bào tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại. Công việc “làm ăn” đang trôi chảy thì gặp trục trặc: Theo thường lệ thì đúng 13 giờ 30, Năm ta-xi lái xe tới đình để Bảy Rô giao truyền đơn đem đi phân phát cho 14 tổ. Trưa ấy, Bảy Rô vừa ôm bó truyền đơn bày trước bàn thờ ông thần đình, thì tên thượng sĩ Mười phóng mô-tô BMW trong đình để ăn giỗ ở nhà cạnh bên, không ngờ tới đúng “giờ thiêng”. Bảy Rô lật đật hốt đống truyền đơn đem giấu trong bàn thờ ông thần nhưng không kịp. Tên thượng sĩ đã trông thấy. Năm ta-xi xanh như tàu lá. Làm sao bây giờ? Vốn quen đương đầu với những trường hợp đột biến như thế, Bảy Rô hành động ngay. Anh bình tĩnh chào hỏi:
- Chào thượng sĩ... thượng sĩ đã lỡ trông thấy rồi, tụi tui không dấu làm chi nữa. Lấy cái này về xem, nếu mày thương tụi tao! – Vừa nói, Bảy Rô nhét vào tay thượng sĩ Mười mấy lá truyền đơn.
Thượng sĩ Mười hoàn toàn bất ngờ trước tình huống đó. Hắn ngơ mấy giây, hết nhìn mấy tờ truyền đơn rồi lại nhìn Bảy Rô và Năm ta-xi:
- Tôi lấy mấy cái này làm gì?
Bảy Rô vỗ nhẹ vô cánh tay hắn:
- Đây là truyền đơn của đằng mình! Viết hay lắm! Lấy về coi đi. Anh em tiếp tục tranh đấu giải phóng dân tộc trong đó có gia đình mày nữa. Hễ coi được thì cho người khác coi, còn coi không được thì vứt đi, có hại gì đâu?
Thượng sĩ Mười đánh bỏ túi xấp truyền đơn của Bảy Rô. Hắn vừa quay lưng đi thì Bảy Rô “thu dọn chiến trường”, bảo Năm ta-xi:
- Không biết thằng này sẽ về tính sao vụ này, chi bằng tụi mình “lặn” một thời gian xem sao?
Bảy Rô lặn hai tuần, đồng thời cho người bí mật theo dõi thượng sĩ Mười. Không thấy tên này có hành động gì khả nghi, Bảy Rô mạnh dạn đón đường hắn mời nhậu để kết bạn tri âm. Qua chầu nhậu, Bảy Rô biết thượng sĩ Mười thuộc loại “hồn ai nấy giữ” nên yên tâm trở về “chủ trị” tại đình Phong Phú như xưa.
Cuộc sống của người cán bộ binh vận trong lòng địch lúc nào cũng đầy bất trắc. Hết vụ này đến vụ khác xảy ra như những đợt sóng trường giang. Bình Xuyên rút hết ra Rừng Sác, bọn mật vụ nhà Ngô càng mở rộng mạng lưới chỉ điểm. Bảy Rô đụng đầu một tay chỉ điểm cỡ bự, biệt hiệu là Tư Mạnh Rồng. Tên này là chỉ điểm viên của tiểu đoàn 63 đóng ở dốc cầu Chữ Y. Khúc phim đụng độ đẫm máu như sau:
Bảy Rô được mờ ăn đám giỗ tại dốc cầu Chữ Y. Trước khi đi linh tính báo trước sẽ có chuyện rắc rối, nhưng Bảy Rô vẫn đi vì binh bận là phải tiếp xúc với lính địch càng nhiều càng hay. Nhậu lai rai vài tuần, Tư Mạnh Rồng vỗ vai Bảy Rô lên giọng:
- Mày biết tao không?
Bảy Rô cười xã giao:
- Biết quá đi chứ..
Tư Mạnh Rồng hét lớn:
- Láo! Mày chưa coi giấy tờ của tao mà biết cái gì? Đây, giấy đây – hắn móc bóp lấy một chứng nhận có nền vàng ba sọc đỏ chìa trước mắt Bảy Rô. Nhưng Bảy Rô cười:
- Tao không coi giấy của mày .Tao không ưa cái thói ném đá giấu tay.
Mặt đang đỏ rần, Tư Mạnh Rồng tái xanh. Nó tính “giựt le” với Bảy Rô trước đám đông, không ngờ bị “phản phé” đau điếng.
- Mày nói ai ném đá giấu tay? Mày dám hạ nhục tao giữa đám tiệc? Tao không thèm nói tay đôi với mày. Tao cho em út tao trị mày – Quay lại bàn gần đó, hắn ra lệnh – Tư Sanh, mày trị nó cho tao coi?
Tư Sanh là vệ sĩ của sĩ quan cấp tá, nghề võ cao cường. Hắn tới trước mặt Bảy Rô kênh người:
- Tại sao chú dám hiếp anh Tư Mạnh Rồng?
Bảy Rô vẫn bình tĩnh:
- Có gì đâu mà hiếp? Tánh tao thích nói thẳng. Mấy cha chỉ điểm chẳng phải làm cái nghề ném đá giấu tay hay sao?
Tư Sanh chưa biết đối đáp thế nào thì Tư Mạnh Rồng hét lên:
- Không nói “dang ca” với nó! Tao biểu mày bửa đầu nó cho tao!
Tư Sanh chạy xuống bếp tìm con dao nhưng Bảy Rô đã nhanh tay hơn. Khi bước qua sân nhà, anh đã thấy con dao bửa củi, và chỉ ba bước là anh đã có võ khí trong tay. Không thèm chú ý tới Tư Sanh là tay em út, Bảy Rô nhắm ngay tên Tư Mạnh Rồng:
- Tao với mày chơi nhau xứng đôi hơn. Nè đỡ! – Bảy Rô chém vô trán Tư Mạnh Rồng ba dao liên tiếp. Chừng Tư Mạnh Rồng ngã gục xuống vũng máu, Bảy Rô mới ném dao chạy. Anh chạy dọc theo bờ kinh thì có tiếng gọi “Bảy Rô!” Quay lại thì thấy tên Bí, tự Ba tôm-xông, một người bạn thân. Ba tôm-xông mượn xuồng đưa Bảy Rô qua xóm Đầm kế bên chuồng bò của công-xi-heo Chánh Hưng lánh nạn.
Bảy Rô nhào vô nhà Già Tư, là bác vợ, tắm rửa, nhờ bác vợ chống gậy qua thăm dò xem thương tích Tư Mạnh Rồng như thế nào, gia đình có thưa kiện gì không. Trong khi bác vợ lụm cụm thăm dò tin tức, Bảy Rô đứng ngồi không yên. Anh bứt rứt quá nóng trong việc trừng trị công khai tên chỉ điểm lợi hại Tư Mạnh Rồng.
Cũng may là Bảy Rô vớ nhằm con dao bửa củi lụt nhách, nếu cầm nhầm dao bảy thì đã mang bản án ngộ sát thứ hai. Gia đình Tư Mạnh Rồng một hai đòi đi thưa nhưng Tư Mạnh Rồng nghĩ thế nào lại nhất định bỏ qua.
Hay tin này Bảy Rô mừng rỡ. Anh lật đật nhờ bác vợ mang toa thuốc gia truyền qua nhà Tư Mạnh Rồng để vợ con hắn theo đó mà săn sóc vết thương. Đây là toa thuốc của ông tổ ăn trộm truyền lại, các điều trị thật đơn giản nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Chỉ ba ngày là vết thương kéo da non. Bảy Rô chờ đúng ba ngày cho vết thương lành và cũng chờ cho Tư Mạnh Rồng nguôi giận, mua rượu thịt tới nhà Tư Mạnh Rồng.
- Hôm nay tao tới đây mời mày uống rượu để xin lỗi. Mấy ngày nay mày nhức nhối vì vết thương hành bao nhiêu thì tao cũng ray rứt vì tính nóng của tao bấy nhiêu. Bây giờ vết thương của mày đã kéo da non, tao muốn tao với mày làm lành với nhau. Nếu mày đồng ý thì xin nhận ly rượu này – Bảy Rô rót rượu trao tận tay Tư Mạnh Rồng.
Tư Mạnh Rồng nhìn sững Bảy Rô chưa biết tính sao. Vợ hắn đứng gần đó hét lên:
- Không! Đâu phải muốn chém thì chém, rồi làm lành dễ dàng như vậy? Phải bồi thường tiền cơm thuốc…
Tư Mạnh Rồng khoát tay đuổi vợ:
- Đi chỗ khác! Chuyện đàn ông, đàn bà đừng có xía vô!
Bảy Rô mừng rỡ:
- Vậy là mày thông cảm với tao rồi! – Anh gắp thịt đưa tận miệng Tư Mạnh Rồng – Đây bổi đây, mày uống ly rượu này để tao trình bày mọi việc.
Tư Mạnh Rồng uống cạn ly rượu. Bảy Rô nói:
- Ly thứ nhất, xin mày thứ tha cho tao chuyện vừa qua. Còn đây là ly thứ hai, mỗi đứa uống một nửa để kết bạn với nhau.
Bảy Rô chia đều hai ly trao cho Tư Mạnh Rồng. Cả hai cụng ly uống cạn.
- Còn ly thứ ba này, tao đề nghị mày không nên ở công-xi-heo nữa. Mày nên trở về Kinh Cây Khô mần ăn. Nếu không có đất ruộng, tao sẽ xin cho mày. Mày phải dứt bỏ cái nghề chỉ điểm đi. Cái nghề đó không thọ đâu!
Tư Mạnh Rồng hoàn toàn bất ngờ. Hắn chới với, mắt trợn trừng, mồm há hốc, nhìn Bảy Rô không chớp:
- Nhà của tôi ở đây, công việc làm ăn của tôi ở đây… dọn đi làm sao được anh Bảy?
Bảy Rô lắc đầu, vẻ cương quyết:
- Mày phải dọn đi ngay. Tao giao hẹn trong vòng mười lăm ngày. Tao thương mày nên vẻ đường cho mày đi. Chớ tao không nỡ để mày đi sâu vào con đường hiện nay. Hễ vay gì thì trả nấy. Mày không nên đi sâu vào con đường vay nợ máu…
Tư Mạnh Rồng đắn đo suy nghĩ. Hồi lâu hắn nói:
- Anh Bảy nói cũng phải. Tôi phải nghe theo. Nhưng hai tuần ngắn quá. Xin anh cho một tháng để thu xếp bán nhà…
Bảy Rô gật:
- Được. Tao rất vui mừng thấy mày sớm hồi tâm – Anh rót rượu trao cho Tư Mạnh Rồng – Đây là ly rượu tao mừng mày chọn con đường mới, con đường trở về với dân tộc.
Tiệc rượu kết thúc tốt đẹp. Tư Mạnh Rồng đã giữ lời hứa. Hắn bán nhà dọn đi nơi khác. Và bỏ nghề chó săn. Không phải trong một tháng, mà chỉ giải quyết trong hai mươi ngày.
Công tác binh vận đang thuận buồm xuôi gió thì giông bão nổi lên bất ngờ. Tên Khương – mà Bảy Rô móc nối vô nguyên tắc vì sốt ruột không thấy người của tổ chức đưa tới – không may sa lưới mật vụ Diệm Nhu. Không đủ khí tiết. Khương đã khai. Địch bắt trọn tổ binh vận gồm ba người: Khương, Bảy Rô và Minh Tây lai. Địch đưa cả ba đi khắp các nhà giam Chí Hòa, Thủ Đức, Phú Lợi và sau cùng đày ra Côn Đảo. Thế là không hẹn mà đám Bình Xuyên kỳ cựu lại gặp nhau nơi cùng trời cuối đất. Mười Lực, Năm Chảng, Bảy Rô bước vào một cuộc phiêu lưu mói đầy ly kỳ hơi hải đảo mà Nguyễn Ánh đã nhượng cho Pháp khi ký hiệp ước liên minh chống Tây Sơn năm 1787.

CHƯƠNG 68

Thi hành hiệp định Genève, ngày 22 tháng 9, cán bộ và bộ đội miền Đông rút về Xuyên Mộc để ra Vũng Tàu tập kết ra Bắc trên các tàu của Pháp. Tổng số lên đến 16.000 người. Trong số này, có hầu hết anh em Bình Xuyên công tác rải rác ở Chiến Khu Đ. Gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hàn huyên tâm sự. Gia đình ông Tám Mạnh kéo rốc ra Bắc, vừa con vừa dâu vừa rể, lại thêm bầy cháu nội cháu ngoại, tất cả một trung đội. Kiểm điểm chỉ thấy thiếu nhóm Mười Trí còn ở miền Tây vì khu Cà mau được tiếp thu hai trăm ngày.
Bảy Trân tập kết tại Cao Lãnh đúng một trăm ngày mới xuống tàu ra Bắc. Cũng đi tàu Pháp. Vừa ra khơi thì bị bão. Cả tàu say sóng ỏi mửa linh láng. Bảy Rô do cơ thể thích ứng với sóng gió, ngày đêm bận rộn tiếp tay với bác sĩ, ý tá săn sóc các bạn đồng hành, nấu cháo, pha sữa đổ tận miệng những người bị sóng vật nằm liệt. Sóng mỗi ngày một to, tàu phải trở lại Nha Trang vừa tránh bão vừa lấy thêm thức ăn. Toàn đồ hộp, không quen với kẻ gốc nhà nôngnên càng dùng càng khó chịu. Phải mất mười lăm ngày mới tới Sầm Sơn. Một tuần sau, chờ anh chị em hồi sức, ban đón tiếp mới rước về Hà Nội. Tại đây, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đích thân chỉ huy tẩm bổ anh chị em miền Nam. Gặp lại đồng chí liên lạc của văn phòng Xứ ủy Nam Kỳ những ngày trước Cách mạng tháng Tám, bác sĩ Thạch vui mừng bắt tay và ôm chầm Bảy Trân. Bộ trưởng Nguyễn Văn Tạo quen thân với Bảy Trân từ ngày hai người còn là sinh viên ở Pháp, rước Bảy Trân về nhà để tâm tình sau nhiều năm xa cách.
Vừa yên nơi ăn nơi ở, Bảy Trân đi tìm gia đình ông Tám Mạnh. Đồng chí Tạo cho biết gia đình ông Tám Mạnh được Bác Hồ tiếp ngay khi tới Hà Nội như là một nhân sĩ miền Nam. Gia đình ông Tám Mạnh được cấp một biệt thự sang trọng dọc đường xe lửa, giữa hai Hàng Cỏ và Gia Lâm.
Bảy Rô vừa xuống xe đạp, ông Tám Mạnh chạy ra ôm, hai tay đập đập lên lưng:
- Thầy Bảy! – Rồi ông kêu to lên – Bà nó đâu? Có thầy Bảy tới chơi… Biểu mấy đứa nhỏ bắt gà…
Bà Tám lật đật chạy ra chào Bảy Trân:
- Ra đây cả nhà nhắc thầy hoài, không biết thầy Bảy được tập kết ra đây hay là bố trí ở lại để đề phòng tụi nó không chịu thi hành hiệp định đình chiến…
Hai vợ chồng gọi các con cháu có mặt trong nhà ra “trình diện” khách quý. Ông Tám vui vẻ nói:
- Ân nhân của gia đình mình đó! Không có thầy Bảy là giờ này mình không có ở đây…
Bà Tám chân tình:
- Thầy Bảy ở lại đây chơi vài ngày nghe, ở vài ba ngày mới nói hết. Đủ thứ chuyện…
Bầy cháu tản ra, mỗi đứa một việc, bà Tám xuống bếp làm gà, ở nhà trên chỉ còn hai người với ấm trà quạu.
Sau khi kể cho Bảy Trân biết gia đình mình được ổn định, con cháu được học văn hóa bổ túc và bồi dưỡng nghiệp vụ, ông Tám nhắc tới mấy anh em Bình Xuyên còn ở miền Nam:
- Mình khỏe rồi, nhưng còn máy chú chạy theo Bảy Viễn như Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chảng… tôi biết họ là người tốt. Sau khi tảo thanh, ngày nào Nguyễn Đức Huy cũng gọi Mười Lực với Bảy Môn lên văn phòng khủng bố tinh thần, làm cho họ hoang mang, không còn lòng dạ nào ở lại chiến khu. Họ trốn về thành chính là do Nguyễn Đức Huy đẩy họ vào chân tường. Còn Năm Chảng, Bảy Rô thì trường hợp về thành có khác. Cả hai là đảng viên, về thành là do Nguyễn Đức Huy phân công làm công tác nội ứng cho lực lượng Bình Xuyên cảu Bảy Viễn… À, mà lâu nay sao không nghe ai nhắc tới Nguyễn Đức Huy, thầy Bảy có biết tay này bây giờ ở đâu, làm gì không?
Bảy Trân:
- Về Nguyễn Đức Huy, tức ông già râu kẽm, ra đây tôi mới nghe nói. Hắn là một tay nguy hiểm, gián điệp của Phòng Nhì chui vào nội bộ của ta đó!
- Ghê vậy! – Ông Tám kêu lên.
- Lý lịch hắn như sau: Hắn là nhân viên hãng ô-tô bưýt ở Sài Gòn, gia nhập Đảng một thời gian thì bị Tây bắt. Hắn đầu hàng và được Tây giao nhiệm vụ phản gián trong hàng ngũ Đảng. Thành ủy không biết, giao hắn làm liên lạc. Vì vậy mà sau các cuộc họp, nhiều đồng chí bị Tây bắt…
- Thảo nào!... Hồi đó tôi cũng sinh nghi, nhưng chỉ thắc mắc trong bụng chớ không dám nói ra. Như vụ Tư Huỳnh về thành. Tư Huỳnh là em út của Bảy Viễn thì làm sao lôi kéo được Bảy Viễn? Rốt cuộc đi địch vận mà bị địch vận động lại mới là đau chớ! Rồi còn vụ tảo thanh. Giết trúng một mà giết oan tới mười. Bây giờ nghe thầy Bảy mình mới thấy rõ Nguyễn Đức Huy đúng là một tay phá hoại ghê ghớm.Bây giờ hắn ở đâu?
- Trong hỏa lò…
Ông Tám Mạnh trầm ngâm bên tách trà nóng một lúc:
- Thiện ác đáo đầu chung hữu báo… ông bà mình nói không sai: Làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác…
Câu chuyện tâm tình đến đây tạm ngưng vì bà Tám đã bưng ra mâm gỏi gà trộn bắp chuối. Ông Tám mở tủ lấy chai rượu nếp than đưa lên trước mắt Bảy Trân:
- Tôi biết thầy Bảy chỉ uống được thứ này…

******


Màu xuân đầu tiên sau chiến thắng giặc Pháp ở thủ đô Hà Nội thật huy hoàng rực rỡ. Đám tàn quan Pháp rút về Hải Phòng để lên tàu vô Nam trên đường vè nước. Rút lui không kèn, không trống, cờ tam sắc ủ rủ bèo nhèo cũng như tâm hôn uể oải chán chường của đoàn quân chiến bại. Cùng lúc ấy, thủ đô dang hai tay tiếp đón những người con ưu tú từ chiến trường miền Nam tập kết. Trong không khí tưng bừng đó, gia đình Mười Trí vừa ra chuyến chót. Anh Mười đến thăm các bậc đàn anh là ông Tám Mạnh và ông Năm Hà đã yên nơi yên chỗ từ nửa năm rồi.
Sau tiệc đoàn tu, ba anh em rủ nhau đi dạo phố cho biết “thủ đô ngàn năm văn vật”. Hồ Gươm đúng là một trong các thắng cảnh của Hà Nội. Ba anh em ngồi trên các băng đá tắm nắng xuân. Không hẹn mà ai cũng ăn mặc thật đẹp. Cà vạt, áo u-ve đàng hoàng. Người nào trông cũng trẻ lại và đẹp ra. Trông thấy các phó nhòm, Mười Trí gọi lại chụp vài tấm làm kỷ niệm ngày lịch sử dân Bình Xuyên có mặt tại thủ đô Hà Nội. Anh nói:
- Cuối tháng tư vừa qua, Ngô Đình Diệm đã đánh Bảy Viễn. Hai bên kịch hiến dữ dội. Nghe đấu bất phân thắng bại. Cũng may mà má thằng Hoảnh với bốn đứa con về thành với Bảy Viễn trước ngày nổ súng. Tội nghiêp chị Bảy một hai đòi tập kết với gia đình tôi. Mấy đứa nhỏ ở chung lâu ngày mến tay mến chân. Thằng Hoảnh bằng tuổi thằng Thanh, Bé Hai bằng tuổi con Trong của tôi… Thấy chỉ cương quyết quá, mình không dám bàn ra bàn vô. Nhưng anh Ba Duẩn và anh Ba Khiêm khuyên chị về với anh Bảy cho mấy đứa nhỏ đoàn tụ với cha. Mấy mẹ con theo cách mạng ra Bắc sẽ không có lợi vì địch sẽ xuyên tạc là Việt Minh cưỡng bức vợ con Bảy Viễn tập kết…
Năm Hà đăm chiêu:
- Trong lúc mình làm du khách ở đây thì mấy thằng Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chảng đánh giặc mệt đừ. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Cái điệu này chắc thằng Mỹ tính chia cắt lâu dài…
Tám Mạnh gật gù:
- Thằng Hai Vĩnh đã đoán trước là tụi Mỹ Diệm có ý đồ xâm chiếm miền Nam vĩnh viễn cho nên nó đem hết vợ con ra đây. Tôi cũng nghe theo nó…
Mười Trí trở lại chuyện chụp ảnh kỷ niệm:
- Nếu tụi Mỹ Diệm phá hoại hiệp định đình chiến thì tụi tôi phải trở về Nam. Bởi vậy tôi mới chụp máy pô làm kỷ niệm…
Tám Mạnh thở dài:
- Tụi hiếu chiến làm hỏng cuộc đi chơi xuân sáng nay… Thôi mình đi về…

CHƯƠNG 69

Bảy Môn, Ba Thu, Quốc Đăng vượt vòng vây đưa tiểu đoàn 3 về tới Phú Mỹ, vừa ổn định đội ngũ là cho liên trở về Rừng Sác đưa tiểu đoàn 2 của Mười Lực và Năm Chảng ra khu. Chờ vài ngày thì được tin liên lạc rơi vào ổ phục kích và quân đội Diệm đã đập tan lực lượng Bình Xuyên bắt hết toàn bộ tham mưu đưa về Sài Gòn.
Từ Phú Mỹ, Bảy Môn cắt đường rừng lên miệt sở cao su Cuốc-tơ-nay (Courteney) móc đồng bào tốt trong cơ sở ra yêu cầu tiếp tế gạo mắm đủ cho cả tiểu đoàn. Tại đây, đời sống khá vất vả nên có hai binh sĩ đào ngũ, tiểu đoàn lập tức dời về Bàu Lâm chấn chỉnh lực lượng.Quân số được 250 tay súng, rất tiếc là dàn pháo bị kẹt lại Rừng Sác. Tại Bàu Lâm các anh Bảy Trân, Quốc Đăng liên lạc được các đồng chí Bảy Khánh, Tám Lê Thanh. Kế hoạch đưa hết tiểu đoàn về chiến khu Đ được để ra. Miệt Hàn Dài, Cây Chanh dọc con sông Bé, trước đây là nông trường của tỉnh Thủ Biên còn nhiều rẫy mì bạt ngàn. Đất ở đây phù sa rất màu mỡ, trồng bất cứ lúa, khoai, bắp, đậu đều tốt. Cả tiểu đòan hăm hở lên miền đất đầy hứa hẹn đó. Địch đánh hơi, huy động toàn lực mở cuộc hành quân gọi là chiến địch Trương Tấn Bửu do tướng cảnh sát Mai Hữu Xuân chỉ huy. Bảy Môn đề nghị đón địch đánh lớn một trận ra mắt đồng bào trong vùng giải phóng nhưng các đồng chí lãnh đạo chủ trương chưa phải lúc bộ đội Bảy Môn xuất đầu lộ diện. Cần củng cố lực lượng trước đã. Mà muốn củng cố lực lượng thì trước nhất phải xây dựng căn cứ địa, tăng gia, sau đó thu nhận tân binh, mở trường quân chính… Tết năm đó, năm Bính Thân 1956, bộ đội Bảy Môn ăn tết đầu tiên ở chiến khu Đ lừng danh trong thời kháng chiến chống Pháp. Năm ấy Bảy Môn được giao nhiệm vụ chỉ huy nông trường chuyên trồng bắp, tạo dự trữ lương thực. Ba năm sau, anh kiêm luôn chức chỉ huy trưởng quân sự, đào tạo từ tân binh lên đến cấp đại đội. Bấy giờ anh được bổ nhiệm chính thức giám đốc Trường 29 gồm đến bốn trăm cán bộ.
Năm 60 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Sau sáu năm dài bị nhà Ngô tàn sát dã man, đồng bào miền Nam vùng lên dùng bạo lực chống bạo lực. Mở màn là trận Quản Cung ở Hồng Ngự vào cuối năm 59. Bấy giờ là mùa nước, Đồng Tháp Mười chìm sâu trong biển nước từ Biển Hồ Tonlê Sáp đổ xuống. Mọi sinh vật đều dồn lên gò cao. Một tiểu đoàn địch thuộc sư đoàn 21 gồm ba trăm binh sĩ mở cuộc hành quân bằng ca nô và ghe xuồng. Tiểu đoàn này mới thành lập, toàn tân binh, định lấy cuộc hành quân này để thực tập. Chúng được trang bị súng trường Ga-răng, Các-bin và trung liên Mỹ. Gò Quản Cung nổi lên giữa biển nước mênh mông như một cù lao, dài ba cây số và rộng một cây số rưỡi. Bộ đội địa phương Hồng Ngự cùng đồng bào tá túc trên gò này. Khi trinh sát phát hiện địch chống xuồng tiền tới, ta lập tức bố trí lực lượng khóa đầu khóa đuôi chờ chúng tới sát mí gò mới nổ súng. Địch nhảy xuống nước lặn hụp tránh đạn, ta xung phong bắt sống, đợt đầu tóm được 85 tên. Chiều đó, cánh thứ hai tiến về gò quyết ăn thua đủ. Ta lai bắt thêm 20 tên nữa, tổng cộng là 105 tên, trong đó có một đại úy tiểu đoàn trưởng. Sau khi giáo giục chính trị tại chỗ, ta thả hết. Sau trận này tỉnh đội Đồng Tháp chia súng cho các tỉnh bạn làm vốn. Thắng lợi này thôi thúc phong trào nhân dân tự võ trang để tự vệ, không để địch tha hồ sinh sát. Chiến thằng Gò Quản Cung giúp tỉnh ủy Bến Tre chuẩn bị và tiến hành cuộc Đồng Khởi năm 60 thành công rực rỡ. Từ tay không, nhân dân biết lấy binh vận làm võ khí đấu tranh, kết hợp với đấu tranh chính trị dựa vào sức mạnh của nhân dân để cướp súng diệt đồn, tiêu diệt tề điệp ác ôn…
Trước khí thế đó, miền Đông gấp rút thành lập lực lượng võ trang chủ lực, lấy bộ đội Bảy Môn làm nòng cốt. Nấm đấm của Miền đánh một loạt lập nhiều chiến công vang dội như trận Tua Hai ở Tây Ninh, trận Phước Vĩnh (tỉnh lỵ Phước Thành) diệt thiếu tá Mẫn khát máu. Tuy đã có lực lượng võ trang hùng mạnh nhưng ta vẫn áp dụng binh vận là chính. Cả hai trận Tua Hai và Phước Vĩnh nhân tố nội ứng rất quan trọng.
Kỷ niệm Bảy Môn nhớ mãi là gặp bà má Hai, mẹ anh Tám Nghệ trong khám Phước Vĩnh. Tám Nghệ tập kệt ra Bắc, chuyển ngành, không còn ở trong quân đội nữa, nhưng tên tuổi của anh vẫn còn là nỗi kinh sợ của binh sĩ ngụy các tỉnh miền Đông.
Khi được nhà Ngô phong chức tỉnh trưởng Phước Thành – một tỉnh mới lập, cắt đất từ các tình Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, lấy thị trấn Phước Vĩnh làm tỉnh lỵ - thiếu tá Mẫn ra sức khuyến mã ngày đêm ruồng bố đánh phá cách mạng, thực hiện kế hoạch thọc sâu quấy rối chiến khu Đ. Tình báo của Mẫn báo cáo “ẩu” là Tám Nghệ đã về Nam sau mấy năm tập kết ra Bắc và đang chỉ huy quân chủ lực miền cùng với các tay chỉ huy khét tiếng như Lương Văn Nho, Nguyễn Văn Bứa, Bùi Cát Vũ, Tạ Minh Khâm, Lâm Quốc Đăng, Tám Lê Thanh… Nghe tin này thiếu tá Mẫn vừa sợ vừa mừng. Tám Nghệ được đồng bào Tân Uyên xem như “tướng trời”, đánh trận nào cũng thắng. Hào quang của các trận Là Ngà, Bàu Cá, Trảng Bom còn sáng chói trong ký ức nhiều người… Mẫn chủ trưởng nhử cọp về đông mà đánh. Gia đình Tám Nghệ ở Tân Tịch còn bà già là má Hai. Bà ở một mình trong chiếc chòi lá cất ngay trên nền nhà cũ, sát bờ sông Đồng Nai xanh biếc, bờ sông đã gợi ý cho Tám Nghệ làm một bài thơ để đời:

Bờ sông xanh chiều hôm nay buộc ngựa
Kiếm gối đầu theo gió thả hồn cao…
Tám Nghệ còn người em gái thứ chị, chị Chín Lưỡng, có gia đình ở xã Uyên Hưng, sát thị trấn Tân Uyên. Có tin Chín Lưỡng tiếp tế thuốc men cho kháng chiến qua “trạm” má Hai. Tin này có thể chính xác vì Chín Lưỡng là cô đỡ và chồng cô là y tá kiêm trữ dược viên tên Nguyễn Văn Nghĩa, nguyên chủ tịch xã Tân Tịch thời chín năm.
Để nhử Tám Nghệ, không cách nào hay hơn là bắt mấy mẹ con Chín Lưỡng và bà má Hai và giam tại khám tỉnh Phước Thành. Thiếu tá Mẫn cho người thi hành ngay tuy có người lo ngại “họa hổ bất thành”… Má Hai từ lâu đinh ninh Tám Nghệ đã về Nam như một số các bộ quân sự khác từng lén về Tân Tịch thăm bà, nhưng bà thắc mắc không hiểu bận rộn việc gì mà đứa con bà yêu thương nhất vẫn chưa chịu về thăm bà. Chừng bị bắt về Phước Thành, nghe thiếu tá tỉnh trưởng yêu cầu bà viết thư kêu gọi Tám Nghệ về với chính nghĩa quốc gia, má Hai càng tin chắc con mình đã về nam. Nhưng bà nhất quyết không chịu viết thư kêu gọi con bà về đầu thú. Không dụ được “bà già gân”, thiếu tá Mẫn loan tin khắp nơi “nếu Tám Nghệ là con hiếu thảo và tướng lãnh có tài thì nên kéo quân về đánh một trận sống chết với thiếu tá Mẫn để giải thoát cho bà mẹ…”
Mưu mô của thiếu tá Mẫn được bộ tư lệnh Miền nghiên cứu cẩn thận. Hắn muốn nhử chủ lực ta về Phước Thành, ta sẽ về, nhưng về đúng thời cơ. Bộ phận binh vận họat động ngày đêm và sau cùng nắm được thượng sĩ già giúp việc văn phòng thiếu tá Mẫn. Mẫn là tay quân phiệt, đã xác láo đập “can thiếu tá” lên đầu người thượng sĩ già đáng tuổi cha chú. Lòng bất mãn đưa thượng sĩ đó về với ta. Thế là thời cơ đã đến. Qua thượng sĩ già, ta nắm được cách bố trí phòng trong tỉnh lỵ và cả đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của thiếu tá tỉnh trưởng. Đêm ấy quân ta ồ ạt tấn công tỉnh lỵ Phước Thành, đột nhập dinh tỉnh tưởng bắn chết tại chỗ thiếu tá Mẫn. Lập tức ta phá khám giải thoát tù nhân. Ma Hai hai tay bị còng, miệng luôn niệm Phật. Phải tìm cưa sắt cưa còng giải thoát hai cườm tay cho má. Trên đường rút về rừng, anh em chiến sĩ thay nhau cõng má Hai. Bà cứ hỏi “Tám Ngãi của tao đâu?”. Với mọi người, nguyên khu bộ trưởng khu 7 là Tám Nghệ, nhưng với má Hai, anh vẫn là Tám Ngãi… Bấy giờ Bùi Cát Vũ mới nói thật cho bà rõ:
- Anh Tám còn ở miền Bắc chưa về. Nhưng tất cả tụi con đây cũng đều là con của má…

*****


Trong chiến đấu, Bảy Môn dần dần hiểu được tình cảm của bộ đội giải phóng. Bộ đội cách mạng khác xa bộ đội Bình Xuyên của anh trước đây. Thấm thía nhất là những năm gian khổ lúc mới rút về chiến khu Đ. Phải cắt đường rừng, lẩn tránh các cuộc càn quét của địch. Gạo, khoai không có, phải đào cũ mài ngâm cho hết chất độc mới nấu. Tuy gian lao mà anh dũng. Có lần bộ đội đi săn trong rừng sâu, bắn được một con tê giác. Đây là giống hiếm có, gần như bị diệt vong. Cái sừng tê giác rất quý, có người kể nhiều chuyện huỳên thoại về nó, chẳng hạn như cầm nó trong tay thì có thể đi dưới nước như đi trên đất v.v… Quốc Đăng cho binh sĩ phơi khô, cất trong ruột tượng – báo đựng gạo cột ở thắt lưng – để chờ có phái đoàn ra Bắc gởi tặng Bác.
Nhờ Quốc Đăng và Ba Thu ở kề cận, uốn nắng từng chút, Bảy Môn dần dần bỏ lột xác giang hồ trở thành một con người mới. Sau các chiến thắng Tua Hai, Phước Vĩnh, hai anh Ba Thu và Quốc Đăng giới thiệu Bảy Môn vào Đảng vào ngày 20-12-60, và đến ngày Quốc tế lao động năm sau 1-5-61 Bảy Môn là Đảng viên chính thức. Lúc đó Bảy Môn là giám đốc Trường đào tạo cán bộ đại đội của Miền.

CHƯƠNG 70

Ngày bộ tham mưu Bình Xuyên của Bảy Viễn ra đảo là một ngày lịch sử đối với vùng đất lạc lõng giữa biển khơi. Lâu lắm mới có một đoàn tù đông đảo và quan trọng như vậy. Thầy chú và tù nhân đều xôn xao muốn biệt mặt những tay “chọc trời khuấy nước” dám chống với chính quyền nhà Ngô. Hai người nổi bật nhất trong đoàn tù là học giả Hồ Hữu Tường và “cánh tay mặt của Bảy Viễn” là Mười Lực. Vì bị thổi phòng như vậy mà Mười Lực bị giam riêng trong dãy phòng cầm cố.
Anh em Bình Xuyên được giam chung với các chính khách sa-lon và hưởng chế độ tương đối dễ thở dành cho trí thức.
Năm Bé ra đảo như cá kình về biển sâu, anh là dân Côn Đảo nhiều lần kết bè vượt ngục. Thầy chú còn nhớ mặt anh nên có phần kiêng nể ông “đại úy” Bình Xuyên. Tuy vậy lần trở ra đảo này, Năm Bé rất cay cú các tay “thầy rùa” Hồ Hữu Tường,Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng. Những chiều đi tắm biển tập thể dưới sự canh gác của thầy chú, Năm Bé thường đến gần Hồ Hữu Tường xỏ ngọt:
- Ông là học giả lào thông kinh sách Đông Tây kim cổ, chúng tôi dốt nát nên giao hết cả hồn lẫn xác cho ông. Nào ngờ ông không đưa chúng tôi vào con đường sáng mà lại đưa chúng tôi vô chỗ tối om…
Hồ Hữu Tường cười chữa thẹn:
- Thì tụi tui cũng ra đây với các anh…
Năm Bé đi chỗ khác không thèm nói chuyện với đám trí thức ấy. Ông xem họ là những cái chong chóng xoay tít theo chiều gió. Thái độ của Năm Bé cũng khiến Hồ Hữu Tường suy nghĩ nhiều. Người ta bắt gặp nhà học giả hay ngắm trời biển bao là mà suy ngâm việc đời, tính sổ những thành công và thất bại trong cuộc đời làm chính khách của mình.
Trong khi đó Mười Lực nưh con cọp bị nhốt trong chuồng, ngó quanh tìm bạn tù tâm sự cũng chẳng có. Nhưng không bao lâu nhờ tên tuổi mà Mười Lực được thầy chú “nới tay” một chút. Nhờ vậy mà anh liên lạc được với hai “tay tổ” ở dãy cầm cố là Tư Bà Đào và Tám Nghĩa. Cả hai đã ở Côn Đảo mười lăm năm và trở nên “lão làng”. Có người để tâm sự là hạnh phúc lớn nhất của những người bị cầm cố ngoài đảo.
Một hôm Mười Lực nhận được một bức thư bí mật viết trên bao thuốc lá. Nội dung khiến anh giật mình: Một nhóm tù có ý định cướp đảo. Họ tôn Mười Lực làm chỉ huy trưởng. Tin này làm Mười Lực suy nghĩ lung lắm. Óc giang hồ được đánh thức dậy, thôi thúc anh chụp lấy thời cơ phá cũi xổ lòng. Sau mấy ngày tìm hiểu những người viết thư, biết họ không phải là chó săn cò mồi, Mười Lực trả lời:
- Cho biết chi tiết mới tính được.
Chi tiết lần lượt đến với Mười Lực cũng bằng cách viết chữ nhỏ rí như con kiến trên các mảnh bao thuốc lá. Mười Lực tổng kết như sau: Nhóm cướp đảo sẽ nhân dịp quét dọn tàu tiếp tế, bắt sống tài công, tước súng lính và cướp tàu để về đất liền. Trước khi rời đảo, phá hủy đài truyền tin không cho thầy chú liên lạc với đất liền. Mỗi làm làm vệ sinh tàu tiếp tế, thầy chú huy động 200 tù thường phạm. Đây là một lực lượng đáng kể vì làm vệ sinh nhà thầy chú chỉ có hai thường phạm mỗi nhà.
Sau khi nghiên cứu cẩn thận, Mười Lực thấy kế hoạch có thể hy vọng thành công đến bảy mươi phần trăm nếu đưa được người trong tổ chức trà trộn trong đám hai trăm thường phạm. Bên ngoài rất hăng, thúc hối Mười Lực quyết định. Phải làm nhanh vì vài ngày nữa là tàu nhổ neo về đất liền. Mười Lực đồng ý, ngày N giờ G là chín giờ đêm hôm ấy.
Sau khi quyết định rồi, Mười Lực nôn nóng đứng ngồi không yên.Trời chạng vạng anh đã hồi hộp chờ đợi nhưng suốt đêm lịch sử đó chẳng thấy động tĩnh gì. Cả đêm không chợp mắt. Đến sáng thì được lệnh lên trình diện chúa đảo là thiếu tá Bạch Văn Bốn. Mười Lực tái sắc: đại cuộc đã hỏng.
Bạch Văn Bốn nổ ngay:
- Anh Mười, tôi đối xử với anh rất đẹp, thầy chú được lịnh nới tay với anh, vậy mà anh trả ơn chúng tôi vậy sao?
Mười Lực vờ ngơ ngẩn:
- Chuyện gì vậy thiếu ta? Thật tình tôi chẳng biết gì hết!
Bach Văn Bốn cười lạt:
- Anh là chỉ huy trưởng nhóm cướp đảo mà còn vờ…
- Trời đất! Làm gì có chuyện đó, thưa thiếu tá? Tôi chân ướt chân ráo mới ra đảo, muốn cướp đảo phải là những người kỳ cựu biết rõ đường đi nước bước. Tôi lại bị nhốt riêng trong dãy cầm cố.
Bạch Văn Bốn ném một xấp giấy trước mặt Mười Lực:
- Đây, bản thành khẩn của một tay chỉ huy cướp tàu tiếp tế. Nó đã khai tất cả. Nếu như anh Mười nhất định không biết thì tôi tóm tắt kế hoạch cướp đảo như sau: bước thứ nhất, cướp tàu tiếp tế; bước thứ hai, bắt hết các ghe Sở Lưới chở đầy lương thực dòng theo sau tàu tiếp tế; bước thứ ba, phá đài truyền tin; bước thứ tứ, phá khám thả tù. Từ đảo về mũi Cà Mau phải mất một ngày một đêm. Đi được hai phần ba thì bỏ tàu xuống ghe để phòng máy bay lên bỏ bom đánh đắm tàu… Có đúng là kế hoạch của chỉ huy trường bọn cướp đảo đề ra không?
Mười Lực nuốt nước miếng, đúng là đã có kẻ phản bội khai báo. Bạch Văn Bốn đã nắm được kế hoạc năm bước của anh. Tuy vậy phải nói sao cho xuôi mới yên thân:
- Thật tình tôi không biết chuyện tày trời này. Thiếu ta nghi cho tôi thì kẹt cho tôi lắm. Đây tôi xin trình bày cho thiếu ta nghe. Nếu như tổ chức chụp đảo có mời tôi tham gia ở cương vị chỉ huy trưởng, làm sao tôi dám nhận, bởi tôi không biết nhóm đó gồm những ai? Trên đảo có rất nhiều phe phái, Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo. Tôi thì may mắn lắm chỉ nắm được nhóm Bình Xuyên. Còn mấy ông Cao Đài, Hòa Hảo, làm sao tôi nói mà họ chịu nghe? Chỉ huy mà người ta không nghe thì làm sao? Thiếu tá đã từng chỉ huy, chắc thiếu tá biết nhiều hơn tôi mà…
Bạch Văn Bốn gật gù đẩy bao thuốc lá mời Mười Lực. Hắn vẫn còn nghi ngờ, nhưng tạm thời chấp nhận lập luận của người tù cầm cố mà hắn đã thấy được bản lĩnh.
Thế là thoát nạn. Nếu là kẻ thiếu mưu trí thì anh đã bị chúa đảo đập chết tươi về tội cướp đảo, một chuyện làm táo tợn hiếm có trong lịch sử đảo ngục tù nổi tiếng khắp bán đảo Đông Dương này.

*****


Năm Chảng cũng tham gia môt vụ cướp đảo nhưng không may mắn thoát nạn như Mười Lực. Được mời tham gia cướp đảo, anh hưởng ứng ngay. Anh nhớ rõ bản án như nhớ rõ ngày sinh tháng đẻ: Mười năm khổ sai, năm năm biệt xứ. Mới ra đảo anh bị nhốt ở Trại ba, sau đưa về Trại một. Tù cầm cố bị còng cả hai tay lẫn chân. Sáng sớm, thầy chú mở cửa, mở còng cho ăn cháo trắng, ăn xong lại cùm chân. Ngồi cả ngày trong phòng giam, thấy ánh mặt trời mà thèm. Nước uống quý như vàng. Lâu lâu mới được tắm. Tắm là cả một nghệ thuật.Chỉ có một lon – hộp trái vải – phải tích trữ lâu ngày mới đủ lon nước để tắm. Vậy làm lâu lâu bị thầy chú xét khám tịch thu.
Đời sống cơ cực quá nên nghe tin cướp đảo là đồng ý hai tay. Năm Chảng nhớ rõ ngày lịch sử đó. Nhân dịp tàu từ Sài Gòn chở gạo, mắm ra tiếp tế đảo, thầy chú làm heo nấu cháo lòng tổ chức ăn nhậu linh đình. Năm đó là năm 58, anh em Bình Xuyên ra đảo thấm thoát được ba năm. Kế hoạch này có khác với kế hoạch Mười Lực. Thay vì cướp tàu, anh em nhóm Năm Chảng cướp súng thầy chú trong lúc quây quần bên mâm rượu thịt. Giờ N là chín giờ sáng. Nhưng đúng vào giờ lịch sử ấy thì còi báo động rú lên inh ỏi. Thầy chú tạm ngưng ăn nhậu để tập trung tóm cổ những người tù to gan dám làm chuyện động trời. Cả trăm mạng bị dồn lại, cởi hết quần áo trần truồng như nhộng nằm sắp như cá mòi hộp cho thầy chú thẳng tay quất roi lên khắp mình mẩy. Nhưng thua keo này ta bày keo khác. Năm Chảng nằm trong khám biệt giam chỉ có một người bạn duy nhất. Đó là con nhện. Anh ngắm con vật bé nhỏ này giải khuây. Bỗng nhiên một ngày nọ anh học được đức tính cao quý của con nhện mà trước đây anh không có sự kiên nhẫn, sự quyết tâm. Nhiều lần anh cố tình chọ ghẹo người bạn tù nhỏ nhoi bằng cách phá vỡ màng lưới mà hắn đã dệt thật công phu. Nhưng con nhện vẫn âm thầm lặng lẽ tiếp tục công trình bị phá hoại… Tấm gương đó giúp Năm Chảng nuôi dưỡng chí lớn. Với sự kiên trì của con nhện, anh cạy song sắt, quyết tâm bắt sống thầy chú cướp đảo, nhưng song sắt chưa nhổ thì cơ mưu bị lộ. Lại bị đánh đập tàn nhẫn và suýt chết vì thầy chú kề sát súng vào lưng, chỉ một cử động nhỏ là rồi đời.

CHƯƠNG 71

Bảy Rô bị bắt trong nhóm binh vận gồm có ba người vào năm 58. Địch đưa nhóm anh đi khắp nơi, Chí Hòa, Gia Định, Thủ Đức, Phú Lợi trước khi đưa ra Côn Đảo. Vốn tính lạc quan, Bảy Rô coi thường chuyện ngồi khám và nói cà rỡn với hai bạn:
- Tụi nó phong ba đứa mình tổng thanh tra các khám đường.
Với thầy chú, Bảy Rô có cách tranh thủ tình cảm, ít khi xin xỏ bị từ chối. Những lúc gặp chủ ngục khó khăn không cho nước uống, bộ ba phải uống nước đái của nhau. Lúc thầy chú mở ngục, Bảy Rô đưa hai tay bị còng lên:
- Tui tui không xin thầy mở còng, chỉ xin thầy cho nước uống. Thầy cho một lon cũng bằng cất kiểng chùa, để đức cho con…
Thầy chú im lặng đi ra nhưng sau một lúc có người mang tới cho lon nước.
Nhưng không phải lúc nào Bảy Rô cũng xin xỏ thầy chú. Có lúc anh thật cương quyết, như năm 1960, anh vận động tẩy chay bữa tiệc bánh hỏi thịt quay để phản đối cánh đối xử vô nhân đạo của nhà tù. Kỳ đó anh bị bỏ đói một tuần. Lại phải trổ tài ngoại giao với thầy chú xin nước uống “cầm thực”. Đang đói rã ruột, xin được nước, Bảy Rô không dám cho bạn uống tự do mà nhúng khăn mùi-soa cho bạn mút. Uống theo cách đó, Bảy Rô khám phá được một điều vô cùng lý thú: nước ngọt và béo lạ lùng.
Cuối năm 60, nhóm binh vận của Bảy Rô được đưa ra Côn Đảo. Đối với người chưa quen ngồi tù, nghe tin đi đảo ai cũng toát mồ hôi lạnh. Nhưng Bảy Rô lại càng thích chí. Anh đã vào “lít-xê Khám Lớn” (1) trước Cách mạng tháng Tám. Bây giờ được vào “Đại học Côn Đảo” thì con đường học vấn của anh kể như đẩy lên một cấp nữa. Ra đảo, Bảy Rô không lẻ loi. “Mình sẽ đựoc gặp các bạn Bình Xuyên như Năm Chảng, Mười Lực…” Như vậy trên đất lạ anh có người quen. Nhận định của Bảy Rô rất chính xác. Vừa đặt chân lên đảo, anh đã gặp Năm Chảng và ngay hôm sau được Năm Chảng tặng một món quà quý giá: Một rê thuốc Gò Vấp và một cuộn giấy quyến. Ở tù mà có chút khói là tuyệt rồi!
Người bạn nằm bên Bảy Rô là Ba Khá thường hay than thở ăn uống cực khổ, ăn ròng mắm ruốt, nưốt không vô. Ba Khá thèm một bữa ăn bình thường như lúc chưa sa lưới địch. Bảy Rô nghe bạn than hoài cũng khổ dùm bạn. Và anh nghĩ ra một cách giúp bạn qua cơn thèm khát:
- Anh Ba muốn ăn món gì? Tôi làm cho anh Ba ăn ngay. Mình ăn cá biển hoài ngán lắm.Bây giờ tui làm món cá bống mú chưng tương ăn nghe anh Ba? Cá bống lựa con lớn bằng cườm tay, mập núc, tròn quay, bắt lên còn giãy đành đạch; mài con dao cho thật béng để đánh vẩy cho ngọt. Tương phải qua tận vựa, bên hông Lăng Ông Bà Chiểu mà mua. Đó là tương y, đem về bầm nhuyễn, rồi còn cả chục thứ gia vị như kim châm, nấm mèo, bún tàu, gừng, ớt, tiêu, ngò. Nhớ phải có gừng, thiếu không được. Gừng là vị thuốc, ăn vô ấm bụng. Để lửa liu riu cho cá chín đều, đừng có nóng này chụm lửa cháy phừng lên là tiêu hết cá. Vừa sôi là bỏ hành ngò rồi bắc xuống dọn ra ăn liền cho nóng sốt. Sao, có vừa miệng không anh Ba?
Bảy Rô liếc thấy Ba Khá nuốt nướng miếng đánh ực, bật cười nói tiếp:
- Ấy, ăn từ từ! Anh ăn mặn quá, mới đó mà hết con cá bóng mú rồi. Bây giờ phải làm món khác cho anh ăn, kẻo chua miệng. Món thứ hai tôi đãi anh món đặc biệt: đầu trâu khìa ăn với bánh trán mè đen. Món này nhậu với nếp than thì quên thôi. Bậy quá! Mình phải làm món này trước, nhậu lai rai trước khi ăn cơm với cá bống mú chưng tương thì đúng điệu hơn. Đầu trâu mua về, đốt lửa làm lông, luộc sơ qua rồi ướp ngũ vị hương. Bắc chảo lên bếp, cũng để lửa riu riu, chà, thơm quá! Anh Ba có nghe mùi thịt ướp ngũ vị hương chín vàng bốc lên đó không?
Ba Khá hít mạnh, tưởng như có mùi thịt trâu ướp ngũ vị hương thơm phức đâu đó, làm Bảy Rô cố nhịn cười cũng không nín được…
Trò chơi trẻ con đó cũng giúp cho các bạn trong dãy cầm cố vượt qua những thử thách triền miên trong nhà tù Mỹ-ngụy. Đối với anh, Côn Đảo còn dễ thở hơn Phú Lợi. Lúc chúng đưa anh vô Phú Lợi là luc Diệm điên cuồng đầy chiến dịch tố Cộng lên cao đột thành chiến dịch diệt Cộng. Giết tù Cộng sản là chuyện đáng khuyến khích, đáng khen thường. Cho nên trên 500 tù được dồn vô môt phòng chỉ sức chứa chừng hai trăm. Một thứ kỷ luật vô cùng khắc nghiệt: không ai được quyền nhìn nhau. Chúng sợ ánh mắt người tù nói lên nhiều điều không hay cho chúng. 500 người mà chỉ có dãy cầu bốn xí. Nhiều người không chờ được, ỉa ngay trong quần. Bảy Rô đến đúng lúc anh em mở chiến dịch chống chào cờ. Địch khủng bố dữ dội, nhưng trong số năm trăm người chì có 34 người nhát đòn chịu chào cờ ba que. Kế đến là chiến dịch không học bài hát suy tôn Ngô Tổng thống. Tên hồi chánh Hải tới dụ Bảy Rô học hát. Bảy Rô chỉ trán vồ của mình lắc đầu:
- Hát rồi thả tôi ra tôi cũng không hát được. Ở mấy khám khác tôi bị đòn loạn óc rồi. Làm sao học thuộc bài hát được?
Lúc địch buộc hô to khẩu hiêu “Ngô Tổng thống muôn năm”, Bảy Rô hô “hai năm”. Thầy chú bắt lên văn phòng hạch hỏi:
- Tại sao hô “hai năm”?
Bảy Rô nói thật tình:
- Mấy thằng hô “muôn năm” là mấy thằng xạo! Làm sao biết ổng đứng vững muôn năm? Còn tôi, tôi ủng hộ hai năm. Hết nhiệm kỳ hai năm mà ổng còn thì tôi ủng hộ thêm hai năm nữa. Mấy thầy thấy ai đúng ai sai?
Thầy chú bật cười đuổi Bảy Rô về khám. Nhờ tánh kỳ khôi đi đôi với mồm mép mà Bảy Rô tranh thủ được cảm tình của mọi người, kể cả thầy chú. Một điều làm Bảy Rô phần khởi nữa là trong tình trạng nghiệt ngã đó, mỗi sáng thức dậy, anh thấy nơi đầu giường có vài điếu thuốc. Một đôi khi anh lại được tiếp tế hai mẫu giấy vệ sinh. Và một ngày kia lại được một món quà có phần xa xỉ: một đôi guốc vuông. Anh cố tìm hiểu xem ai là “Mạnh thường quân”, nhưng không tìm ra. Người có lòng tốt có lẽ là một thầy chú nào đó còn “một chút lương tâm trong gió lốc” – nói theo tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương.
Trở lại những ngày du học tại Đại học Côn Đảo, Bảy Rô thích nằm “quay phim” cuộc đời giang hồ của anh từ đầu chí cuối, từ lúc đánh xe thổ mộ, say mê cờ bạc, bị đánh lận, nổi cơn đâm chết tên Tần, trốn theo Mười Nhỏ đánh cướp các ghe thương hồ trên sông rạch ngoại ô Sài Gòn rồi chuyện phải đến đã đến: ngồi tù Khám Lớn. May mắn gặp hai anh em Thắng và Châu dắt đi vào con đường cách mạng…
Anh thấy mình đã chọn đúng con đường và quyết tâm đi suốt. Nó chông gai thật nhưng cũng vô cùng hào hứng, hơn gấp trăm lần con đường đánh xe thổ mộ lộ trình từ chợ Long Kiểng đến bên đò…
Đang nằm lơ mơ với những kỷ niệm thân thương ấy thì hai con chim sẻ bay sà vào phòng giam. Chúng đang hăng tiêt cắn lộn nhau, một chuyện hiếm có xảy ra trước mắt và trong tầm tay Bảy Rô: hai con rớt ngay trên mình anh! Lập tức Bảy Rô chụp dính trong hai tay. Cả hai con đều bị thương, máu thấm đỏ ngoài lông. Nếu săn sóc chu đáo thì chúng sẽ lành mạnh trở lại cuộc đời gió lá cành chim. Nhưng không may cho chúng lại rơi nhằm những kẻ đang thiếu chất đạm để kéo dài cuộc sống. Bảy Rô quyết định dùng hai con chim sẻ này để bồi dưỡng cơ thể suy nhược. Anh bẻ cổ chúng và bắt đầu nhổ lông. Nhìn cái ức tròn lẳn và cặp đùi hồng hào của chim, anh nuốt nước miếng, chờ đợi giây phút khoái lạc thưởng thức mùi vị của chất tươi sốt. Nhưng một tiếng rên từ chiếu bên cạnh chợt lướt qua, nhỏ nhẹ như một hơi thở. Bảy Rô nhìn người bạn tù nằm bên. Cuộc sống của y gần như đã được tính từng ngày, người gầy chỉ còn da bọc xương. Bảy Rô chồm qua, trao con chim vừa nhổ lông sạch sẽ.
- Anh cố ăn con chim này lấy sức sống cho tới ngày về đất liền.
Bảy Rô tiếp tục nhổ lông con chim thứ hai. Anh nghe bạn tù bên cạnh nhai rau ráu con chim, chắp mút một cách thòm thèm mà chảy nước miếng, nghĩ thầm: “Bạn mình ăn thì cũng như mình ăn”…
Nhổ xong con chim thứ hai, sắp sửa ăn, anh lại nhìn thấy anh bạn tù bên kia. Anh này không được gia đình tiếp tế và cũng cần chất tươi để sống lây lắt qua ngày. Không chần chờ - vì sợ một phút mình sẽ đổi ý – Bảy Rô cho nốt con chim thứ hai. Đấy là kỷ niệm nhỏ nhoi nhưng khó thể nào quên trong những ngày ở “Đại học Côn Đảo”.

Chú thích:
(1) Lycée: Trường trung học

CHƯƠNG 72

Nghe miền Nam đồng khởi năm 60 ở Đồng Tháp, Bến Tre, Tây Ninh, Biên Hòa, Hai Vĩnh nôn nóng xin về Nam chiến đấu nhưng mãi đến đầu năm 63 anh mới được chính thức đi B cùng với phái đoàn quân sự. Trong đoàn có các đồng chí Đồng Văn Cống, Nguyên Văn Ngà, Ba Thắng, Nam Hòa… Nhiệm vụ của Hai Vĩnh một khi về tới miền Đông là chuẩn bị bến bãi tiếp nhận hàng viện trợ võ khí của Trung ương bằng đường biển. Địa điểm được chọn là Lộc An, gần Phước Hải, cách Vũng Tàu không bao xa.
Về tới Bà Đả, gặp đồng chí Đào Sơn Tây trao điện của Trung ương Cục chỉ thị Hai Vĩnh đi thẳng về Bà Rịa gặp đồng chí Hai Già nhận nhiệm vụ cụ thể. Đồng chí Hai Già – bấy giờ là ủy viên Trung ương Cục, bí thư Quân khu 7 – giao nhiệm vụ Đoàn trưởng “Đoàn 1.500 xây dựng bến bãi tiếp nhận hàng Trung ương” cho Hai Vĩnh. Lực lượng Đoàn gồm một đại đội võ trang và trên một trăm dân công bộc dỡ. Đoàn có điện đài, mật mã để liên lạc với Trung ương. Bí thư Đoàn ủy là đồng chí Sáu Chí. Phụ trách chuyên môn có đồng chí Năm Dung.
Công việc đầu tiên của Hai Vĩnh là nắm tình hình chung quanh Lộc An. Địch lập ấp chiến lược dày đặc, phong tỏa vùng giải phóng. Đời sống khó khăn, thiếu thốn. Một số binh sĩ và dân cộng ngại gian khổ bỏ trốn. Hai Vĩnh được đồng chí Lê Duẩn dặn dò trước ngày lên đường: “Phá được ấp chiến lược là ta thắng Mỹ”. Cho nên mối quan tâm số một của Hai Vĩnh là đánh bung các ấp chiến lược xung quanh Lộc An.Để giữ bí mật, anh đổi tên, lấy biệt hiệu mới là Tư Phúc. Nhưng khi đi trinh sát Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc), Tư Phúc bị xã đội trường Năm Thạch nhận ra “Hùm xám Bình Xuyên” ngày xưa. Hai bên tay bắt mặt mừng. Sau khi nghe Hai Vĩnh trình bày các khó khăn của Đoàn 1.500, Năm Thạch kêu lên:
- Anh Hai khỏi lo! Tôi bảo đảm vấn đề bao tử. Năm gia đình trong xã đủ sức nuôi một trung đội.
Năm Thạch vận động đồng bào mỗi sáng mang gạo, cơm ra ấp tiếp tế anh em ngòai rừng. Địch xét thì bảo “Không quen ăn sớm”.
Giải quyết được vấn đề bao tử. Hai Vĩnh ra sức rèn cán chỉnh quân bung ra, nhổ các ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng. Mục tiêu đầu tiên là ấp chiến lươc Xóm Rẫy, nằm trong xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc. Chọn mục tiêu này, trước tiên vì nó yếu hơn hết trong hệ thống ấp chiến lược trong vùng. Nhổ được ấp này là nhờ đồng bào bên trong làm nội ứng. Ta cần một chiến thắng để gây thanh thế, đưa tinh thần binh sĩ và dân công lên. Chỉ không đầy sáu tháng từ khi về Lộc an, Hai Vĩnh đã tạo thế đi lên cho vùng Lộc An. Cần nêu rõ vị trí vùng này: Lộc An nằm cách Phước Hải ba ki-lô-mét, bến nằm trong eo, lòng lạch thay đổi theo ngọn gió. Đây là một trở ngại lớn về mặt kỹ thuật tiếp nhận hàng từ ghe biển. Về mặt quân sự thì Lộc An nằm trong khu tam giác cảu ấp chiến lược Bưng Riềng (Xuyên Mộc) và xã Phước Hải (Long Đất).
Cuối năm 63, chuyến tàu đầu tiên được Trung ương điện vô cho Hai Vĩnh chuẩn bị đón tiếp. Trở ngại to lớn đã xảy ra: tàu mắc cạn cách bờ ba trăm thước. Từ khuya đến sáng không có cách gì giải quyết. Trời càng tối, số phận của thủy thủ và mười tám tấn hàng như chỉ mành treo chuông. Bãi Lộc An trống, một tấm ván cũng không thể giấu. Trực thăng, đầm già địch bay trinh sát liên tục từ sáng đến chiều. Tình thế bắt Hai Vĩnh phải hành động khẩn cấp. Lập tức anh mượn thuyền đánh cá của các đồng bào tốt ở xã Phước Hải để đi trinh sát, đồng thời đưa hết thủy thủ dưới tàu lên, chỉ để lại một người. Đồng chí bí thư thủy thủ đoàn tình nguyện ở lại với tàu. Trong đêm ấy, Hai Vĩnh vận động dân công từ các tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh đến Lộc An tải hàng. Số dân công tham gia bốc dỡ hàng là 1.500 người. Trong khi chờ đợi tàu cắm cờ ba que ngụy trang tàu đánh cá. Đồng chí bí thư mặc quần đùi, ở trần, vờ phơi lưới. Trực thăng Mỹ lượn trên đầu rồi bay luôn. Tất cả dân công đều mặc quần đùi và ở trần đứng sát vào nhau chuyển hàng từ ghe vào bờ.Ta mượn được hai ghe của đồng bào trong công tác bốc hàng, làm khẩn trương từ khuya đến chín giờ sáng, chuyển hết mười tám tấn hàng. Đang chuyển hàng thì trực thăng Mỹ-ngụy lên. Tất cả dân công đồng loạt ngồi xuống phủ cát lên người. Máy bay quần năm lần rồi bay đi.
Chiếc tàu cũng được đưa vào cửa Lộc An, ngụy trang cành lá an toàn. Tàu hư không thể quay về Bắc được. Phải nằm lại Lộc An mười sáu ngày chờ một chuyến tàu khác dòng về. Mười sáu ngày này, lực lượng võ trang Lộc An phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu vì địch có thể tấn công chiến khu bất cứ lúc nào do một sự cố đang tiếc: trong khi mắc cạn, để nhẹ mình, tàu phải thả mười tám thùng phuy dầu có ký hiệu Liên Xô. Anh em thủy thủ đã cẩn thận cột mười tám phuy này lại, nhưng vài phuy đứt dây trôi gần Phước Hải. Du kích địch lội theo vớt về, cột gần cửa Lộc An. Trong khi du kích về ăn tối để lấy sức đưa các phuy lên bờ thì vài phuy lại bị đứt dây lần nữa. Ngụy vớt được các phuy này, báo động “tàu lặn Liên Xô tới sát vùng biển Vũng Tàu”.
Để bảo vệ bí mật bến bãi, đồng chí Hai Già đề nghị phá hủy chiếc tàu. Bộ tổng tham mưu cũng ra lệnh phá hủy tàu khi có tin địch tấn công ba mũi vô Lộc An. Nhưng Hai Vĩnh tiếc công trình thiết kế chiếc tàu của anh em miền Nam tập kết ở Bắc nên hứa sẽ cố gắng bảo vệ chiếc tàu.
Năm 64, phấn khởi trước thắng lợi đó, ta chuẩn bị chiến địch Bình Giã phá tan hệ thống ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng. Hai Vĩnh được lệnh đón tiếp chuyến hàng thứ hai trên bãi Lộc An. Lần này phải lấy dân công nhiều hơn vì tàu sắt chở tới bốn mươi tám tấn hàng. Tình thế khó khăn hơn trước bội phần. Đích thân tên Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên ngồi trực thăng chỉ huy tái chiếm ấp chiến lược Bình Châu vừa bị ta phá. Địch cũng đánh mạnh vào cánh đồng Cu Nhí nhằm cướp lúa đang chín vàng đồng. Ta bám trụ đánh bật ra, tranh thủ gặt thêm 22 ngàn giạ lúa giao Cục Hậu Cần để chuẩn bị cho chiến địch Bình Giã. Dẹp xong khó khăn trên bộ, ta gặp khó khăn trên biển. Sau vụ Rũng Rô – một tàu vũ khí bị địch phát hiện ta phải đánh đắm – địch tăng cường kiểm soát bờ biển. Ngoài 30 km, địch có tàu chiến thuộc hạm đội mẹ, ngoài 10 km có khu trục và ngoài 6 km địch có giang đỉnh và hải thuyền…
Dù vậy, Hai Vĩnh được lệnh phài hoàn thành công tác tiếp nhận bốn mươi tám tấn võ khí để trang bị cho sư đoàn 5, sư đoàn 9 có nhiệm vụ đánh Đồng Xoài đồng thời cung cấp đầy đủ súng đạn cho chủ lực và ba trung đoàn bộ binh với một trung đoàn pháo trong chiến dịch Bình Giã…
Chuyến hàng thứ ba đến bến Lộc An vào ba mươi Tết Ấ Tỵ (1965). Thời điểm này cũng thuận lợi vì địch lo vui xuân chểnh mảng việc canh tuần. Theo tin điện thì tàu sắt chở tám mươi lăm tấn võ khí sẽ đến Lộc An vào nửa đêm ba mươi Tết. Hai Vĩnh cho đốt lửa trong rừng làm hiệu cho tàu biết mà đâm thẳng vào. Mọi người hồi hộp chờ đợi, bỗng súng đủ loại nổ vang rền, Hai Vĩnh tái sắc. “Địch bắt được tin mật của ta rồi chăng?”. Nhưng một giây sau anh mỉm cười vì phản ứng sai lầm của mình. Thì ra địch nổ súng mừng giao thừa thay pháo. Quận đội ngụy là vậy: không có kỷ luật gì ráo. Thầy của chúng cũng vậy. Có đơn vị Mỹ đi hành quân mang theo cả radio Transitor loại bỏ túi. Buồn mở nhạc ra nghe! Chỉ có quân đội Úc của Tân Tây Lan là già dặn chiến trường. Chúng đánh du kích, đội nón vải, không dùng bất cứ những gì có thể gây tiếng động hoặc phản chiếu ánh mặt trời. Cố nhiên là bọn Úc ở Núi Đất, Bà Rịa không chịu hành quân chung với quân đội Mỹ. Đối với một địch thủ biết áp dụng chiến thuật chống du kích, Hai Vĩnh phải hết sức cẩn thận. Trong các chuyến tải hàng, anh đã cẩn thận dặn ba ngàn dân công triệt để giữ bí mật: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Anh có sáng kiến xẻ ván dày ba phân, dài năm mét bắt cầu qua các lộ để dân công đi không để lại dấu vết, vô hiệu hóa bọn thám báo Mỹ và Úc trong vùng.
Rút kinh nghiệm chuyến hàng đầu và thứ hai, Hai Vĩnh tập trung nhân công giải quyết nhanh chóng chuyến hàng thứ ba. Trận Bình Giã sau đó gây tiếng vang đến tận Washington. Hỏa lực của quân giải phóng khiến chiến đoàn thiết giáp ngụy cán bừa lên bộ binh tìm đường chạy chết. Tin thần quân ngụy tuột xuống tận mắt cá. Mỹ phải đổ quân ồ ạt mở chiến địch “Bắc tiến” để giúp quân đội Sài Gòn lấy lại tinh thần.
Chỉ tiếp nhận ba chuyến hàng từ Trung ương chi viện mà tương quan lực lượng giữa ta và địch tại miền Đông thay đổi dữ dội. Hai Vĩnh được đồng chí Ba Trà khen ngợi và giao công tác mới: Đưa lực lượng về Phước Long xây dựng Đoàn Hậu Cần 86 nhận hàng từ cảng Sihanouk-ville (Si-ha-núc).
Bấy giờ ta nắm được Sihanúc, tranh thủ mở bến tiếp nhận võ khí tại cảng mang tên ông ta. Đây là công cuộc làm ăn lớn. Mỗi đêm có từ 50 đến 100 “xe nhà lầu” (loại xe mười tấn) chở võ khí từ cảng về căn cứ bí mật của ta. Nhà quan quyền Cam-pu-chia yêu cầu ta giải quyết nhanh gọn, không để hàng ở bến lâu vì sợ Mỹ biết thì rắc rối. Đoàn 86 do đồng chí Lâm Quốc Đăng chỉ huy. Hai Vĩnh được lệnh qua nước bạn tiếp tay đồng chí Lâm Quốc Đăng trong công tác trọng đại này.

CHƯƠNG 73

Các hoạt động của quân giải phóng áp sát Sài Gòn khiến Diệm, Nhu lo lắng. Còn Mỹ thì thấy đã đến lúc phải thay ngựa giữa dòng. Ngày1-11-63, chế độ Diệm Nhu đổ. Quyền hành về tay nhóm quân nhân đảo chánh. Tướng Dương Văn Minh được bầu Chủ tịch Hội đồng quân nhân, tương đương với Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa.
Nhưng không bao lâu sau, các quan thầy Mỹ lại nhận định: “Tình hình Việt Nam giống như Ai Cập, tướng Minh có uy tín như tướng Naguib, nhưng phải có tướng Nasser đứng bên cạnh”. Tướng Nasser của Sài Gòn, theo ý Mỹ là tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng 1 chiến thuật.
Khánh sinh tại Trà Vinh năm 1927, lúc 18 tuổi đã cùng hai mươi học sinh trung học trốn vào khu giải phóng theo kháng chiến. Một thời gian sau, Khánh nhảy về Sài Gòn học khóa sinh viênn sĩ quan đầu tiên do Pháp mở. Tốt nghiệp, Khánh lại đi vô khu năm 47, cùng với 14 bạn đồng khóa. Một thời gian sau, Khánh chạy về thành. Trong cuộc đảo chính của nhóm Thi, Đông, Khánh đứng về phe Diệm-Nhu. Nhưng trong cuộc đảo chánh của hai tướng Minh, Đôn, Khánh phản lại Diệm-Nhu.
Nguyễn Khánh được Mỹ ủng hộ hạ bệ Dương Văn Minh, tự xưng Quốc trưởng và Chủ tịch Hội quân nhân Cách mạng, kiêm luôn chức thủ tướng. Để cho bớt vẻ độc tài, Khánh cho một số nhân sĩ Cao Đài, Hòa Hảo tham gia Hội đồng Nhân sĩ có tính cách tư vấn.
Bình Xuyên cũng được Nguyễn Khánh nghĩ tới. Hắn bay ra Côn Đảo rước nhóm trí thức Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân và các anh trong bộ tham mưu Bình Xuyên vể đất liền tham gia Nội các. Đây là giờ phút huy hoàng của nhóm đầu cơ chính trị. Trần Văn Ân ru Mười Lực và Năm Chảng về lập lại bộ đội Bình Xuyên và đánh điện sang Paris mời Bảy Viễn hồi hương.
Mười Lực và Năm Chảng được tàu hải quân rước đưa về sân vận động Cộng hò (nay là sân Thống Nhất) làm lễ trả tự do. Tất cả được mời ăn bánh bao, uống cà phê trong khi chờ thủ tục giấy tờ. Trần Văn Ân thò bản kiến nghị xin rước Bảy Viễn về nước, mời anh em ký vô.
Mười Lực lắc đầu:
- Trong mười năm nằm ngoài đảo, tôi đã suy ngẫm chuyện đời và tôi nghĩ rằng con người sinh ra là để sống hòa bình. Tôi cũng đã cầm súng hơn nửa đời người rồi. Bây giờ đã đến lúc nghỉ ngơi.
Năm Chảng cũng từ chối:
- Lập lại bộ đội Bình Xuyên là để đánh giặc. Ông nên tìm những người còn trẻ, còn tôi thì già rồi, chỉ mong trở về với vợ con thôi.
Trần Văn Ân thở dài, không giấu nổi thất vọng. Hắn tính núp sau lưng Bình Xuyên để tiếp tục cuộc đời chín khác xa-lông… Mười Lực và Năm Chảng mà thiêu thì Bảy Viễn sẽ mất nhuệ khí. Dù vậy hắn vẫn không bỏ cuộc. Đầu năm 65, Phạm Khắc Sửu lại vận động đưa Bảy Viễn về nhưng thủ tướng Phan Huy Quát chống lại.
Giữa lúc tên tuổi mình được các chính khách Sài Gòn nhắc nhở thì Bảy Viễn sông lưu vong tại ngoại ô Paris. Hai phụ tá Tài, Sang đã tách ra làm ăn riêng khi biết Pháp bỏ rơi Bảy Viễn. Lai Hữu Tài còn giả chữ ký của Bảy Viễn để rút hết tiền gởi trong ngân hàng kẻ đã làm sếp hắn trong mười năm.
Bị quan thầy bỏ rơi, lại bị tớ phản chủ, chợt nghe thiên hạ bàn chuyện rước mình về, Bảy Viễn như kẻ buồn ngủ gặp chiếu manh. Y nghe ngóng, chờ đợi. Năm 60 Viễn đã viết thư cho tổng thống Aixenhao (Eisenhowr) nhưng không được trả lời. Bảy Viễn biết chưa phải lúc. Đến nay khi Sài Gòn bàn bạc rầm rộ, Bảy Viễn nghĩ rằng đã đến lúc “tái xuất giang hồ”, lật đật viết một thư vào naỳg 23-04-65 cho Tổng thống Giônxơn (Johnson) hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn – Chợ Lớn và con đường 15 Sài Gòn – Vũng Tàu, nếu được đưa về nước phục hồi nhóm Bình Xuyên. Bảy Viễn hy vọng được sự hỗ trợ của hai cánh tay đắc lực là Mười Trí và Bảy Môn mà y không hề có tin tức gì và cũng không thể ngờ tói thay đổi. Nhưng cũng như lá thứ ngày 9-6-60, lá thư thứ hai không được hồi âm, Bảy Viễn buồn bực ra mặt. Má thằng Hoảnh an ủi chồng:
- Tới giờ mà ông còn nghĩ chuyện làm lãnh chúa nữa sao? Bọn Dương Văn Minh,Nguyễn Ngọc Thơ chiếm được địa vị cao sang ngày nay là nhờ đánh tan Bình Xuyên lập công với nhà Ngô. Dễ gì chúng để cho ông về…
Bảy Viễn như sáng mắt ra, gật lia:
- Bà nói đúng. Chính bọn đã đánh giáo phái không muốn cho tôi về…
Má thằng Hoảnh nói tiếp:
- Mà có về, ông cũng không làm gì được đâu! Hai người mà ông đặt nhiều hy vọng chưa chắc đã giúp ông. Trong thời gian ở nhà gia đình anh Mười Trí, tôi thấy Mười Trí khác xa ông. Ông thì chạy theo tiền tài, địa vị, còn Mười Trí thì chiến đấu có lý tưởng. Ông thử đọc bài thơ Mười Trí gởi ông năm ông về thành thì biết. Bài thơ đó tôi cất trong hộp nữ trang.
Bảy Viễn vội vã đi lục trong hộp biscuit, tìm được một mảnh giấy đã ngả màu thời gian, chăm chú đọc. Bài thơ như sau:

Thế là hết, tôi với anh đành đoạn tuyệt!
Vì anh ơi, đời hồ hải hết tung hoành
Anh giam mình vào lưới sắt, bả hư danh
Thân lồng chậu, anh mong nằm trên nệm ấm.
Anh có biết tay quân thù còn đỏ thắm
Máu hồng đào ngùn ngụt lửa căm thù?
Kiếp tôi đời anh nhớ lại mùa thu
Mùa lịch sử đã mở tù cho dân tộc?


Bảy Viễn không đọc hết bài thơ. Nước mắt làm nhòe cả tròng kính lão.
Qua mấy vầng thơ của người bạn cũ, cả một kiếp giang hồ như hiện ra trước mắt. Trên biển cả bao la, một chiếc xuồng ba lá với bốn tên tù vượt ngục. Sóng thần không giết nổi những tay chọc trời khuấy nước. Bảy Viễn, Mười Trí, hai anh chàng từ Từ Hải đã gặp nhau và kết nghĩ đào viên như thế đó. Cả hai đều mang mộng Lương Sơn, học đòi làm Tống Giang, Triệu Cái. Những mỗi người một ngả. Mười Trí nhờ gặp bạn tốt mà chọn đúng đường. Còn Bảy Viễn thì bị bọn Tài, Sang đưa vào đường tội lỗi… Khi tỉnh mộng thì đã muộn rồi.
Bảy Viễn ngồi thừ người ra hàng giờ, ray vẫn nắm bài thơ của Mười Trí. Khi tỉnh lại, Bảy Viễn có cảm tưởng, mình như Ngũ Tử Tư, chỉ một đêm mà tóc bạc trắng.
Trong đời, mình đã phạm nhiều sai lầm, nhưng sai lầm tai hại nhất có lẽ là ngày mình không chịu quay về với chính nghĩa khi Mười Trí tiễn mình đến sát ngoại ô Sài Gòn… Mình đã hết sức ngu muội khi bỏ người bạn sống chết có nhau để theo hai thằng lừa thầy phản bạn…

CHƯƠNG 74

Vấn đề giáo phái không đơn giản như Mỹ nghĩ. Bình Xuyên “bạo phát bạo tàn” còn Cao Đài và Hòa Hảo đến nay vẫn còn là hai điểm nóng của thời sự miền Nam.
Mỹ-Diệm giết Ba Cụt càng làm cho tín đồ Hòa Hảo căm thù chống đối. Đến trào Thiệu, Kỳ, Mỹ thấy rõ sai lầm trước kia, tung tiền mua chuộc các tay buôn thần bán thánh tụ tâp quanh Thánh địa Hòa Hảo.
Trước tình hình đó, vai trò của Sư thúc Hòa Hảo rất quan trọng. Một chuyến về thăm đồng bào miền Tây của Mười Trí vào thời điểm này là cần thiết.
Mười Trí vừa thi xong tốt nghiệp cấp hai văn hóa bổ túc thì được điện bí mật đi B thăm bà con Hòa Hảo ở miền Tây.
Trên đường về Nam, Mười Trí bùi ngùi xúc động. Nhớ ngày nào đọc chữ không chạy phải đánh vần từng chữ, chỉ biết ký tên mà bây giờ leo lên đến lớp bảy, thật là quá sức tưởng tượng. Nhưng điều làm Mười Trí vui mừng hơn hết là đám con của ông không còn dốt nát như cha nó ngày xưa. Thằng Ri đi học ngành y, là học trò cưng của giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ông cũng khuyên con Trong cố gắng học để sau này trở nên bác sĩ sản khoa vì lúc mẹ sanh nó là do bà mụ vườn đỡ đẻ…
Đặt chân lên mảnh đất miền Tây, gặp lại đồng chí Mười Tôn là người thay ông phất cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước của những người Hòa Hảo chân chính, Mười Trí ôm hôn mà nước mắt chực trào ra.
“Chuyện đời thật oái oăm: mình là Sư thúc Hòa Hảo bất đắc dĩ. Nhưng càng đi sâu vào nhiệm vụ được giao phó, đặt hết tinh thần vào công tác vận động đồng bào Hòa Hảo tham gia kháng chiến chống quân xâm lăng, giành độc lập, mình đã tìm ra chân lý. Pháp trước rồi Nhựt sau nhận định “dân Nam Kỳ dám chết vì đạo dễ dàng hơn là dám chết vì nước”. Đó là chuyện ngày xưa, khi dân mình còn chìm đắm trong mê muội vì chính sách ngu dân của Tây. Nhưng kể từ ngày có Bác Hồ chỉ đường dẫn lối, dân trí được mở mang, nhất là sau ngày độc lập, rồi chín năm kháng Pháp, kế đến thời đánh Mỹ, ngày nay có thể nói ngược lại “dân Nam Kỳ dám chết vì nước dễ dàng hơn dám chết vì đạo”…
Mười Trí thẳng thắn nói rõ cảm nghĩ của mình sau thời gian về thăm đạo hữu với ông Mười Tôn. Cả hai đều nhất trí một khi dân trí được mở mang thì người dân biết phân biệt chính nghĩa với tà mị…
Bà con miền Tây nghe tin Sư thúc Hòa Hảo về thăm bổn đạo kéo nhau vô căn cứ thăm gần như công khai. Họ sống lại những ngày xa xưa, nhắc cho nhau nghe những kỷ niệm khó phai về các đại hội liên tôn tại Long Châu Hà những năm 50, 51.
Mười Trí tính ở lại tiếp tay với Mười Tôn trong công tác vận động Hòa Hảo chống Mỹ, nhưng cơn sốt ác tính buộc ông phải gấp rút ra Bắc điều trị.

*****


Trên đường sang Campuchia, Hai Vĩnh dừng chân nghỉ đêm tại một trạm bên dòng sông Đông Nai. Tình cờ anh gặp lại Bảy Môn cũng ghé lại trạm trên đường công tác. Hai Vĩnh kêu to lên:
- Anh Bảy. Đi đâu đó?
Bảy Môn nhận ra Hai Vĩnh:
- Anh Hai!
Cả hai ôm nhau mừng rỡ.
- Tôi lên Campuchia làm việc với Lâm Quốc Đăng đây. Anh có nhắn gì không?
Mắt Bảy Môn sáng rực lên:
Nhờ anh Hai nói với Tư Thược (Lâm Quốc Đăng) là Bảy Môn lúc nào cũng xứng đáng là đồng chí của anh Tư và anh Ba Thuận (Ba Thu)…
Một vài giây sau, Bảy Môn tâm tình:
- Nhờ hai anh này dẫn dắt mà bây giờ tôi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Không có các anh thì bọn mình chỉ là những tên đánh thuê chém mướn như Bảy Viễn… Phải vậy không? Nhớ lại chuyện mình chém lộn ở Chợ Cũ mà buồn cười. Chẳng ra làm sao hết!
Hai Vĩnh gật gù:
- Xin mừng cho anh, mà cũng mừng cho tôi, mừng cho tất cả những tay giang hồ đã tìm được con đường tươi sáng, con đường vinh quang, con đường chiến đấu giải phóng quê hương…
Ngoài sân bỗng sáng hẳn lên. Mảnh trăng rừng thoát khỏi áng mây, tỏa ánh sáng vàng phơn phớt xanh xuống khu rừng già…
- Trông kìa! – Bảy Môn chỉ dòng sông lấp lánh ánh trăng như mời mộc, như quyến rũ.
Cả hai bước ra khỏi trạm di dọc theo bờ sông, thả hồn theo dòng suy nghĩ “Con sông này đổ ra biển, chắc chắn phải chảy ngang Rừng Sác. Chốn ấy có một thời chúng mình đã theo các bậc đàn anh cát cứ một vùng “dọc ngang nào anh biết trên đầu có ai”…
Những hình bóng cũ thoáng qua, kẻ mắt người còn: Ba Dương, Năm Hà, Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười Trí… Điểm lại, ngoài Ba Dương hy sinh quá sớm, trừ Bảy Viễn lưu vong trên đất khách, các bạc đàn anh Tám Mạnh, Năm Hà, Mười Trí đã giã biết kiếp giang hồ để xuôi theo dòng sông về với biển cả, biển cả dân tộc Việt Nam anh hùng.


NGUYÊN HÙNG

Khởi thảo 1980-1983
Hoàn chỉnh 1985

LỜI KẾT

Kết thúc tiểu thuyết lịch sử hiện đại Người Bình Xuyên theo kiểu “cuộc chiến đấu còn đang tiếp diễn” chắc chắn làm nhiều bạn đọc không hài lòng: người đọc muốn biết số phận của các nhân vật trong truyện ra sao. Vậy xin viết thêm vài trang để “bổ túc hồ sơ lý lịch” một số nhân vật.
*****

Sáu năm sau ngày giải phóng, anh Hai Vĩnh – Đại tá Cục phó Cục Xây Dựng Kinh tế Quân khu 7 – đưa tác giả đi thăm phần mộ ông và bà Tám Mạnh nằm trên miếng vườn nhà ở cuối đường Chánh Hưng, phường 7, quận 8.
Dưới bóng dừa mát rượi, hai ông bà nằm song song bên nhau, như lúc sống đã cùng ra Rừng Sác, lên núi Nứa, tập kết ra Bắc rồi trở về Nam đáo lại quê nhà. Trên phần mộ ông Tám bia có đề:
Ông Nguyễn Văn Mạnh
(Nhân sĩ miền Nam)
Sinh năm 1888 tại xã Chánh Hưng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.
Đảng viên Cộng sản năm 1944.
Từ trần ngày 22-12-1976
Hưởng thọ 88 tuổi.
Bia bà Tám như sau:
Bà Hùynh Thị Đào.
(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Trung ương)
Sinh năm 1894 tại xã Phước Long, huyện Nhà Bè, tỉnh Gia Định.
Từ trần ngày 17-10-1981
Hưởng thọ 88 tuổi.
Như vậy, ông và bà Tám đã chứng kiến ngày huy hoàng của đất nước sau bốn mươi năm tranh đấu của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đứng nhìn khá lâu chân dung hai ông bà, tôi có cảm tưởng như thấy phản phất một nụ cười mãn nguyện, cái mãn nguyện của những người tìm được con đường đi đến nơi về đến chốn, tuy lắm chông gai nhưng cũng đầy hương sắc.
Anh Hai Vĩnh đưa tôi về xã Long Kiểng, nơi chôn nhau cắt rún của anh. Chúng tôi đã dừng lại ngã ba Nhơn Đức, nơi anh lập thành tích đánh tan ba tên du đãng để nhảy lên chức anh chị trong vùng. Nhắc lại chuyện xưa, anh đăm chiêu và tôi hiểu anh nghĩ gì: “Nếu không có Đảng…” Cố nhiên là chúng tôi dừng lâu tại cầu Rạch Đỉa là nơi diễn ra mối tình đầu của thầy Hai Vĩnh và cô Tư Xóm Cỏ.
Bà con trong vùng tranh nhau mời “chú Hai” vô nhà uống nước. Nhiều người ngỏ ý “thành tích chiến đấu suốt hai mùa kháng chiến, Hai Vĩnh phải lên tướng mới đúng”. Trước tình cảm đặc biệt của bà con, anh chỉ mỉm cười khiêm tốn. Trên đường về, anh nói nhỏ với tôi:
- Lên tới tá là đụng trần nhà rồi. Bởi vì văn hóa mình kém, lại kẹt lý lịch Bình Xuyên…
Tôi nghĩ thầm:
“Phải cố hoàn chỉnh Người Bình Xuyên để giúp mọi người hiểu rõ tập thể những kẻ giang hồ yêu nước mà Hai Vĩnh là một trong những người tiêu biểu nhất.
*****

Về nhà, anh giới thiệu tôi với cô Tư Xóm Cỏ - nay đã có cháu nội. Hai anh chị mỉm cười khi tôi gợi lại mối tình đầu ở nhà máy xay Sáu An. Cô Tư Xóm Cỏ tiết lộ một bí mật lý thú:
- Hồi đó ông yếu nhớt vì mang chứng hút. Nhờ cú đá của tôi mà ổng bỏ hút đi học võ.
Thì ra nạn nhân của cô Tư Xóm Cỏ tại nhà mày ngày ấy không phải là anh thợ máy mà chính là chàng Hai Vĩnh. Lai càng độc đáo: một ngọn cuớc mà nên vợ nên chồng, lại nên nghiệp lớn. Người Bình Xuyên có khác!
*****

Anh Bảy Rô đã thành “viên ngoại”, đúng như điều anh mơ ước thuở thiếu thời. Sau giải phóng, anh làm cán bộ công đoàn huyện Nhà Bè, ngụ tại ấp 3, xã Tận Thuận. Cơ ngơi của anh theo đúng công thức VAC (vườn, ao, chuồng) lại thêm ruộng rẫy nứa. Anh sống thoải mái “giàu sang thì không bằng ai, nhưng lai rai thì không ai bằng mình”. Xin giới thiêu sơ lý lịch của anh, như được ghi trong sổ hưu trí do Liên hiệp Công đoàn thành cấp: 33 năm 9 tháng công tác liên tục, thương tật 4/8 (theo sở trợ cấp thương binh). Đặc biệt có 13 năm 9 ngày ở các khám Chí Hòa, Phú Lợi và Côn Đảo từ 10-8-58 đến 9-10-71. (Ra đảo từ 65 đến 70). Trong đợt phát thẻ Đảng, anh Bảy được cấp thẻ đỏ với sự nhất trí cao của chi bộ.
Một trong những “công tác nổi” của anh Bảy là hằng năm đều đăng cai tổ chức liện hoan tất niên tại nhà, quy tụ đôi ba trăm bạn chiến đấu cũ, trong đó có hầu hết anh em Bình Xuyên còn sống sót đến ngày nay.
Trong năm năm liền, tác giả được mời đến chung vui tay bắt mặt mừng với anh Hai Vĩnh, Bảy Môn, Mười Lực, Năm Chảng, Năm Hồi, Ba Xuân, Sáu Tuấn, chị Mười Trí, Ba Rùm, Hai Bạc, Ba Chiêu, Sáu Nhuốc, Tám Tâm…
Có năm ban tổ chức mời được khách quý như thượng tướng Trần Văn Trà, thiếu tướng Lương Văn Nho, các đại tá Lâm Quốc Đăng, Lâm Văn Hậu, anh Cao Văn Bổ và các anh chị em thuộc Quân nhu Khu 7. Các cán bộ lão thành như các ông Bảy Trân, Bảy Khánh, Hồ Văn Lái cùng vui vẻ tới dự.
Anh Bảy Rô đã đưa tác giả đến nền nhà cũ của anh ở sát nền nhà ông Ba Dương, gần cầu Rạch Đỉa, nơi nhiều kỷ niệm vui buồn trong đời anh: đâm chết Ba Tần ở đó, làm bảo vệ cho anh Ba Dương cũng ở đó, dùng ong vò vẽ đánh tan bọn Chà chóp cũng ở đó. Trên con đường đá đỏ từ bến đò Long Kiểng chạy dài tới chợ Long Kiểng thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài chiếc thổ mộ cổ xưa lộc cộc suốt quãng đường làng. Tôi hình dung một Bảy Rô mặc pyjama lãnh đen, đầu đội nón nỉ cũng màu đen, cặp nách con roi ngữa, nhanh nhẹn nhảy xuống đường, chân đi chữ bát, tay nằm gọng xe ra sức đẩy tiếp xe lên dốc cầu sắt. Anh đánh xe thổ mộ có máu cờ bạc và thích sanh sự này nếu không gặp sinh viên Thắng (bí danh Ba Trà) trong Khám Lớn năm 44 thì cuộc đời của anh sẽ ra sao?
Có lẽ vì mang ơn người thầy đầu tiên trong lýt-xê Khám Lớn mà cuộc liên hoan cuối năm (hay đầu năm) nào, anh Bảy cũng mang thiệp đến tận nhà anh Ba “mời cho được mới nghe”.
Tin mới nhất là năm rồi anh Bảy được bầu làm chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống huyện Nhà Bè.
*****

Về anh Mười Trí, nhiều bạn yêu cầu viết thêm, vì đây là nhân vật “có một không hai” trong giới giang hồ và giáo phái. Tác giả đã viết riêng về nhân vật “độc nhất vô nhị” này trong một tiểu thuyết lấy tên là Sư thúc Hòa Hảo.
Trong phần cuối này, xin bổ túc vài chi tiết về anh Mười:
Sau Đại thắng mùa Xuân, anh Mười đắc cử đại biểu Quốc hội cùng với anh Mười Tôn, đơn vị An Giang. Hai ông Mười là niềm hãnh diện chính đáng của đồng bào Hòa Hảo yêu nước không riêng gì trong tỉnh mà cả miền Tây.
Thiếu tướng Tô Ký nêu ba đặc điểm của anh Mười như sau: “Chơi với Bình Xuyên mà không nhiễm Bảy Viễn, đi với Hòa Hảo mà không theo Huỳnh Phú Sổ, chơi với Cao Đài mà không theo Phạm Công Tắc”. Đó là bản lĩnh của anh Mười. Niềm vui của nhân sĩ Huỳnh Văn Trí là các con em đều học đến nơi đến chốn, đại học và trên đại học.
Khi gặp nữ bác sĩ Huỳnh Trong, chủ nhiệm khoa sản tại bệnh viện Từ Dũ, tác giả chợt nhớ tới Giấc ngủ mười năm của Trần Lực (tức Bác Hồ) đã đọc hồi chín năm. Một người tù vượt ngục có bao giờ dám mơ ước con mình trở thành bác sĩ? Vậy mà anh Mười có đến hai người con bác sĩ (thêm Huỳnh Ri, anh hùng Cồn Cỏ) và còn nhiều được sĩ, kỹ sư…
Còn chứng mình nào hùng biện hơn quyết định theo cách mạng của gia đình anh Mười? Chẳng những “không sợ mất gì cả, chỉ mất đi xiềng xích” (như Mác nói) mà còn bảo đảm tương lai cho con cái mình.
Cái mất và cái được của giới giang hồ khi đi kháng chiến đã hiện ra, rõ như bang ngày.
*****

Về nhóm nhân vật “đảo tuyến – nói theo giới sân khấu – xin phớt qua các anh Bảy Môn, Mười Lực,Năm Chảng.
Cái “số” của anh Bảy Môn nằm gọn trong chữ “nhàn”. Anh tiếp tôi trong biệt thự chánh phủ cấp, tươm tất trong bộ pyjam ủi thẳng nếp, tóc chải láng bóng. Đem so với anh công nhân – thư ký hãng Caric Võ Văn Môn 40 năm về trước thì trung tá Bảy Môn, thành viên Măt trận Tổ quốc Việt Nam hiện anh không khác mấy.
Nhắc lại chuyện xưa – đánh nhau với Hai Vĩnh theo yêu cầu của người khác – anh Bảy cười, lắc đầu: “hồi đó mình có biết gì đâu!...”
Nói chuyện bây giờ, anh Bảy được anh em “chịu” về tám lòng bè bạn của anh đối với Mười Lực. Sau giải phóng, Mười Lực bị “thưa gởi” liên quan tới Cảng cá Chánh Hưng. Hay tin này, Bảy Môn chạy qua can thiệp với chánh quyền, anh đem sinh mạng chính trị của mình bảo lãnh cho người bạn năm xưa…
*****

Sau ngày từ Côn Đảo về, Mười Lực “trụ bộ” tại Chánh Hưng. Hiện nay anh sống qua ngày với thùng thuốc lá bán lẻ. Niềm vui của anh là những năm tháng nắm Chi đội 3 ở Rừng Sác.
Chuyến nhảy về thành theo Bảy Viễn đến này vẫn còn là mặc cảm tội lỗi ray rứt triền miên.
Anh ngại tham gia các liên hoan tổ chức tại nhà Bảy Rô. Mà anh cũng có lý của anh: tôi đã không bắt tay anh khi Hai Vĩnh đèo anh tới. Tôi cũng buồn tiếc với anh cho tình đời: “đánh kẻ chạy đi” sao lại làm mặt là với người quay về?”
*****

Anh Năm Chảng là một đảng viên được đưa về thành công tác. Anh không may mắn như Bảy Môn, không bắt được liên lạc với kháng chiến. Từ ngày được phóng thích khỏi Côn Đảo, anh sống ẩn dật như một “phó thường dân Nam Bộ”. Phương tiện sinh sống là quán cà phê nghèo chiếm một nửa gian nàh anh, kế bên mấy chòm mả đá, phía sau hãng cưa dưới dốc cầu Rạch Ong (xưa là hãng đóng tàu Nichina).
Đôi mắt mờ vì chứng huyết áp, hai chân chậm, một hình anh trái ngược với anh chỉ huy trường Chi đội 2 nửa thế kỷ trước đây. Chuyện đánh Tây đã lùi về dĩ vãng, dù vậy nhắc lại chuyện xưa, trên đôi mắt tái thoáng nở nụ cười tươi. Đúng như nhà thơ Kiêng Giang nghĩ:
Dĩ vãng là một nấm mồ
Ở đây kỷ niệm đợi chờ hồi sinh…
*****

Để chấm dứt, cũng nên nói “đá qua” nhân vật phản điện chính Bảy Viễn – mà nhiều anh em gọi là “Chàng Grigôri của vùng Bình Xuyên”. Vì nghĩ vậy nên số anh em này đề nghị không nên dùng từ “hắn” để gọi Bảy Viễn mà nên xài chữ “y”. Nhưng cũng có một số người trách tác giả viết nhiều về tên phản động, thậm chí còn tố tác giả “đề cao” no nữa!
Vài anh em nhà văn đọc xong bảo “đọc xong, không ghét được Bảy Viễn, anh nên coi chừng…”
Trăm người trăm ý, biết làm sao vừa lòng được hết! Ý đồ của tác giả là chọn trong giới giang hồ, nêu lên “cặp bài trùng” Mười Trí – Bảy Viễn; một người đi tới nơi còn một người gãy gánh giữa đường. Tại sao? Đó là chủ đề tư tưởng của người Bình Xuyên.
Những năm tháng về chiều, Bảy Viễn sống lưu vong ở ngoại ô Paris, không ai đoái hoài, bi quan, thấy bỏ rơi, lại bị hai thằng điếm thúi Tài, Sang giả mạo chữ ký sang đoạt hết tài sản gởi trong nhà băng, kéo đài chuỗi ngày tàn trong ray rứt, sầu thảm; còn hình phạt nào cay độc hơn?
Ngày Bảy Viễn nhắm mắt, chỉ một tờ lá cải nhét một cái “phi lê”, nhỏ xíu, cái mà nhà báo thường dành cho cho loại tin “xe cán chó”. Năm ấy là năm 1970…


Người Bình Xuyên - Nguyên Hùng. Phần 1
Người Bình Xuyên - Nguyên Hùng. Phần 2
Người Bình Xuyên - Nguyên Hùng. Phần 3
Người Bình Xuyên - Nguyên Hùng. Phần 4

Không có nhận xét nào: