Truyền thuyết về Thánh Dóng được kể hằng năm ở Hội Dô, Hội Dóng. Tên chữ
của làng Dóng là Phù Ðổng, nay là huyện Tiên Du, Bắc Ninh, theo sắc vua
ban thì đây là nơi sinh của Dóng. Thời đản sinh và dưới triều vua Hùng
thứ Sáu, nhà Hồng Bàng, tức là vào đầu khoảng thời huyền thoại dân tộc.
Cả một vùng châu-thổ từ Bắc-Ninh, Vĩnh-Phú, Vũ-Ninh, đến núi Tam-Ðảo,
Sơn-Tây đều có những tục truyền là những biến thái của huyền thoại. Ðến
đời Nhà Lê thì chuyện Thánh Dóng được chính-thức chép, thứ nhất là bởi
Ngô Sĩ Liên (tiến sĩ năm Ðại-Bảo thứ ba, đời Lê Thái Tông, Hàn-Lâm
Viện-sĩ, sử quan Quốc-Sử quán) trong bộ Ðại Việt Sử Kí Toàn Thư, sau là
bởi Trần Thế Pháp với sự hiệu chính của Vũ Quỳnh (1453-? Tiến Sĩ 1479,
Lễ Bộ Thượng-thư) và Kiều Phú (1450-? Tiến Sĩ 1476) trong cuốn Linh Nam
Chính Quái. Tập lịch sử diễn ca Thiên Nam Ngữ-lục (Tác giả khuyết danh
cuối thế kỉ XVII) kể lại chuyện Thánh Dóng như một truyền kí, rồi tập
Ðại Nam Quốc sử Diễn-ca (1870-1873) của Lê Ngũ Cát/Hàm Biên-tu, Án sát
Cao Bằng và Phạm Ðình Toái (Cử nhân, Án sát Sơn Tây) nói đến Dóng một
cách sơ lược. Hai sách diễn-ca sau đều theo thể lục-bát, tuy cũng đều có
ý muốn cho thành văn thơ "tao nhã", "lịch sự", nhưng nhiều đoạn chưa
đạt được và vẫn còn giọng bình dân giản dị, lại còn muốn giảng đạo đức
theo kiểu Tống-Nhọ Tôi sao chép và trích lục hai sách ấy để các độc giả
thấy rõ rằng các vị văn thân đời trước không những không hiểu nổi sự
hùng-tráng ngang-tàng huyền-diệu của người anh-hùng huyền-thoại, lại còn
muốn rồn ép người anh-hùng khai sơn phá thạch, tạo dựng văn-hóa trong
thời bình-minh của dân tộc vào trong cái khuôn gỗ vuông-vắn thô-sơ của
một đạo Khổng-Mạnh đã bị gọt rũa để thành một công cụ chính-quyền.
Bài của Lê Ngô Cát - Phạm Ðình Toái gồm có đúng 18 câu lục bát:
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ-ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù-đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ-trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích-ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh-san,
Thoắt đà thoát nợ trần-hoàn lên tiên.
Miếu-đình còn dấu cố-viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
(Ðại-Nam Quốc-sữ diễn ca) Bản Hoàng Xuân Hãn, 1949
Thiên Nam Ngữ Lục kể dài hơn, và cũng như truyền thuyết ở một vài nơi, đã biến Dóng thành một anh-hùng huyền-thoại (heros), lẫn lộn với một số nét còn lưu lại của huyền-thoại nguyên thủy.
Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp (Vũ Quỳnh, Kiều Phú) cũng ở trong tình trạng ấy. Tôi nhận xét rằng các thoại kể được ghi lại những năm 1968 và 1972 đều ít nhiều có pha những chi tiết hay tỉ-dụ có tính cách duy-vật thô-sơ không mác-xít, như Maxim Gorki giảng thần thoại cổ helen. Về phương diện này, các học-giả mác-xít cũng phạm lỗi-lầm của các học-giả nho gia: cả hai thuyết đều cố phá huyền và tẩy uế các huyền-thoại để thu nhận huyền-thoại vào vòng ý-hệ chính thống. Ngoài ra, các huyền thoại Việt-Nam cũng như các huyền thoại của thần-đạo Nhật-Bản, đều còn bị sửa đổi theo những tin-tưởng dính đến Phật-giáo Trung-Hoa. Vì hầu hết các người Việt-Nam cũng còn nhớ những nét chính của huyền thoại Thánh Dóng, nên tôi kể lại một thoại-thuyết tổng-hợp chỉ có những sự kiện cốt lõi, pha lẫn những nghi-thức liên hệ còn tồn tại ở địa phương, nhưng để bớt khô-khan, tôi mượn một vài câu văn vần trích lời hát xẩm trong Hội Dóng (Tháng Ba) và vài đoạn của Thiên Nam Ngữ Lục. Những phần trích lục đều in chữ ngả và ghi rõ xuất xứ.
Khi Lạc Long Quân (Lang Ða Cần, theo truyền thuyết Mường) làm xong công-việc lập ra non nước và đánh đuổi các loài quỉ dữ quấy nhiều phá phách, ăn thịt người trên đất liền và dọc bờ biển thì Ngài mất đi ("bay về trời" theo cách nói của hán văn). Trước khi đi, Ngài có dặn rằng nếu có sự nguy-nan đe dọa con cháu dòng-dõi thì có thể kêu gọi và Ngài sẽ về cứu nguy.
Từ đó ở đất Lạc, dưới sự lãnh đạo của vua (bua/bố/, tên truyền từ đời Lang-Quân) một nền văn-hiến mới được xây dựng, dân chúng sống an lạc với công việc cấy cầy.
Người người giữ pháp, nhà nhà ở yên
(TNNL)
Bỗng nhiên vào khoảng đời Hùng thứ Sáu, khắp một vùng bao gồm Kẻ Trâu, Kẻ Cáo, Kẻ Ngựa, Kẻ Sóc, từ Tiên Du, Bắc Ninh đến Tam Ðảo, Sơn Tây, giặc cướp nổi lên như rươi như bọ, cướp phá, giết hại dân lành, sự sợ hãi và bất yên lan tràn từ làng này sang làng khác không ngớt không ngơi. Thiên Nam Ngữ Lục kể cuộc loạn này như được tổ chức bởi một bọn giặc tự xưng là nhà Ân, với một tên đầu đảng tự nhận là vua:
Ân-vương sai tướng phá thành,
Binh dòng muôn đội, tướng tinh một nghìn,
Ðạp bằng Ðất Việt sơn xuyên,
Cỏ chẳng cho mọc, đường nên tuyệt người
(TNNL)
Nhưng thực sự, đây chỉ là những đám giặc cỏ nếu có, vì ngoài nhà Thương-Ân ở Trung Hoa ra, chưa có một nước nào trong cõi Ịông Á có thể đã có một quân đội đông đảo, có tổ cức (binh, tướng), có huấn-luyện (dòng, tinh) như được kệ Cái tên Nhà Ân cũng là các nhà nho đời sau đặt ra, vì nhà Ân thực còn ở tít mù trong cái khúc uốn của Hoàng-Hà, với không biết bao nhiêu bộ lạc không-tên, không-sử, chưa biết cấy lúa, ngăn cách ở khoảng giữa, rồi mới tới lãnh thổ của dân Lạc-Việt. Vua Hùng cũng chưa chắc gì đã có "thành", và huyền thoại cũng không nói gì đến binh-đội của "Nước Lạc" (?)
Lĩnh Nam Chích Quái kể rằng dân khổ quá, đêm đêm ngửa mặt lên trới mà kêu rằng: "Bố ơi! Bố ở đâu mà không về cứu các con!"
Ở Làng Sóc, có hai vợ chồng ở với nhau đã lâu mà không có con. Nhà nghèo, chỉ trồng rau trồng cà để sống. Một truyền thuyết ở vùng Nòn, nay là làng Phù Dực (Cánh Nổi), kể rằng một bữa, người vợ thấy trên đất sau vuờn rau có một vết lõm giống như dấu chân người mà to lắm. Bà ươm thử chân mình vào vết lõm. Từ đó thấy khác trong người, bụng và ngực mỗi ngày một lớn. Mười tháng sau thì sinh ra một đứa bé con trai, nhỏ hơn các trẻ sơ sinh khác nhiều.
Tuy vậy, hai vợ chồng vẫn mừng lắm. Người mẹ hàng ngày cho con bú và mớm cơm cho con, nhưng chẳng những nó không chịu ăn và không lớn lên, mà đã ba năm nó cũng vẫn "chẳng nói, chẳng cười, trơ trơ (ÐN.QSDC). T.N.N.L cũng kể như thế: đứa bé sinh ra
"Chẳng ngồi chẳng nói chẳng ăn hoài nằm"
Một bữa kia, đang ngồi chơi bên cạnh giường con trong nhà thì thấy ngoài ngõ có tiếng mõ kêu, rồi tiếng loa gọi tất cả bà con lối xóm nghe lời truyền của Vua, có giặc đang phá đất phá nước, cướp của giết người, đe dọa sự yên ổn của xóm làng, xâm phạm vào miếu thờ các Ðấng, các Ngài và cả mồ mã cha mẹ của dân; vậy khắp mọi nhà, không kể đàn ông, đàn bà, ai là người còn khỏe mạnh cũng phải đóng góp, sửa soạn, mài dao cho sắc, đẽo lao cho nhọn, để ra đánh giặc khi chúng đến gần làng.
Hai vợ chồng già nhìn nhau. Người vợ ứa nước mắt nói:
"Ông với tôi đều có tuổi cả rồi, sức đã đuối, đi lại còn phải chống gậy, làm sao đánh giặc được bây giờ?"
Người chồng thở dài nói:
"Phải chi con mình nó lớn hơn một chút, biết đi biết đứng..."
Bỗng ở trên giường tre, đứa bé đang nằm đột-nhiên ngồi dậy; từ lúc lọt lòng, chẳng biết khóc biết cười, nay cất tiếng nói:
"Bố mẹ khỏi lo buồn, ra gọi ông mõ vào đây cho con."
Ông già bà già giật mình, nửa mừng nửa sợ, cứ thế lập cập chạy ra, quên cả gậy, bỏ cả guốc, rối rít gọi người mõ đang rao ngoài ngõ vào nhà. Người làng đang xúm quanh để hỏi tin tức về thế giặc cũng kéo nhau theo vào. Chỉ thấy đứa bé, nhỉnh hơn cái nắm tay, đứng trên giường tre, rõng rạc phán:
"Này ông Mõ, ông về ngay bảo Vua:
Ðúc một ngựa sắt ngàn cân
Luyện một việt sắt người phần cả cao
(T.N.N.L)
sớm đưa lên đây, tôi kịp đi đánh giặc."
Người mõ trố mắt ra nhìn, chưa động đậy, thì người làng đứng chật trong nhà ngoài ngõ đã nhất tề reo hò vang động, dục:
"Ði đi, mau lên, còn đợi gì nữa."
Người mõ quay mình ra cửa, ba chân bốn cẳng chạy một mạch về kinh, bỏ quên cả loa, cả mỏ. Về tới nơi, xông vào cung, tâu vua tất cả sự kiện xẩy ra chỉ có một câu, và nói thêm: "Ghê quá! Mừng quá! Ngài về!" rồi gục xuống chết. Lính chạy ra khiêng người tử sĩ vào, và Vua không mất thì giờ, ra lệnh:
Truyền cho dã tượng các nơi
Bễ than lò đắp ngất trời lửa nung
Ba trăm cục chính dã công
Một tuần luyện đúc ngựa cùng việt nay
(TNNL)
và cho lính đem ngay đến làng Dóng cho Thiên-tướng.
Trong khi ấy thì ở làng, dân làng ùn ùn đến nhà Dóng. Chỉ thấy đứa bé đứng thẳng vươn vai một cái, lớn lên ngang đầu mọi người, vươn lên một cái nữa, đầu đụng vào mái nhà nhẩy xuống đất, ra ngoài sân, vươn lên một cái nữa, cao bằng ngọn tre; cất tiếng lớn như tiếng sấm giữa trời, bảo mọi người về đem cơm với cà ở các nhà đến.
Cơm thời (hãy) thổi cho đầy bảy nong,
Cà thời muối lấy ba gồng...
(Bài hát Thánh Dóng, theo Cao Huy Ðỉnh)
Cơm được khiêng, cà được gánh tới, Dóng đứng ăn.
Bảy nong cơm, ba (gánh) cà,
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông
(theo Cao Huy Ðỉnh)
Khi ngựa và gươm (có nơi nói là rìu, có nơi kể là lao hay gậy) của Vua được lính khiêng đến, cùng với nón sắt, giầy sắt và quần áo sắt, to lớn khác thường, Dóng đón nhận và mặc vào vừa khít như đúc; thét lên một tiếng, nhảy vọt lên mình ngựa, tức thì ngựa sắt chồm lên:
Lạ thay ngựa sắt tự nhiên
Giậm lên động đất thét lên dậy trời
(TNNL)
Còn Dóng thì
Con mắt sáng như vẻ sao
Lưu linh chấp chới tót vào đẩu tinh
Ầm ầm dường tiếng lôi minh
Hổ bộ long hành nhật giác thiên tư ....
Cầm con thiết bổng múa chơi
Cán dời Ðẩu bính đuôi dời Nam minh
Tiếng ran quỉ khốc thần kinh
Thu vàng lá rụng xuân xanh hoa tàn
(TNNL)
Thế rồi người ngựa thẳng phóng vào đám giặc, chân ngựa dẫm xuống đất thành những lỗ chum sâu hoắm đến nay còn thấy, miệng ngựa phun ra lửa, cây cối hai bên đường bị cháy còn để lại vết xém đen. Dóng đứng trên mình ngựa vung gươm phạt ngang phạt dọc, giặc chết như rạ, thấy xác đầy đường. Ịến chiều thì gươm sắt gẫy, Dóng vươn tay nhổ tre rừng vung lên, quật xuống, uy thần sáng chói đầy trời:
Một mình tả đột hữu xung
Muôn quân chẳng sợ ngàn vòng chẳng lo
Ngày bằng trường dạ mịt mù
Tung hoành ngựa sắt thế như trường xà
(TNNL)
Quân giặc "nát ra như nước, tan ra như bèo". Ðến chiều thì giặc hết, nước yên, suốt một giải đất từ Tiên Du đến Tam Ðảo, không còn bóng một tên bất lương phá rối, dân chúng các làng đi theo vết chân ngựa dọn dẹp đường xá đồng ruộng sạch quang, cảnh vật lại yên tĩnh, trong sáng. Dóng cưỡi ngựa lên đến đỉnh núi Con Sóc thì cởi áo treo lên cái cây trên đỉnh núi rồi cả người lẫn ngựa bay vào đám mây ở chân trời mà biến mất.
Chuyện của Dóng được kể như vĩ tích của một vị anh-hùng cứu thế, một David Việt-Nam bé nhỏ, đã một mình đánh ngã và chặt đầu tên tướng khổng lồ Goliath, cứu dân mình khỏi cái họa diệt vong.
Trong thời trẻ tuổi, còn sống với những giấc mơ có mầu sắc anh-hùng chủ-nghĩa, chính tôi cũng nghĩ rằng Dóng là hình ảnh và biểu tượng của dân tộc, chịu đựng, nhẫn nhục (không cười, không nói), nhưng khi cần đến, có thể vươn lên, trong phút chốc thành một người khổng lồ sắt thép, với một uy-lực phi-phàm và một lòng tin vô-biên ở sức mạnh của văn-hóa (cây tre) và chính-nghĩa (dẹp giặc vì hòa bình); nhưng khi xong việc, lại bỏ hết danh-vọng, phú-quí, trở về với hư-vô.
Cái mộng tưởng lãng-mạn tiêu tan dần trong những đụng chạm và đấu tranh với những sức mạnh ngàn vạn lần lớn hơn những Goliath của Thánh-Kinh Cựu Ước hay đám giặc cỏ đời Hùng-vương; tôi mới hiểu được rằng cái nhãn-quan của huyền thoại Thánh Dóng hùng-vĩ và lớn rộng đến độ vô cùng vô tận, cao hơn mọi tưởng tượng của người thường chúng ta.
Thánh Dóng là Mặt Trời.
Trong thời tiền sử mà ta gọi theo truyền thuyết là đời Hồng Bàng hay đời Hùng-vương. Mặt Trời là Ðấng Ðại-Hùng Ðại-Ðảm, Ðại-Lực Ðại-Úy, Chí Công Chí Chính, Ðấng Sáng Tổ đầy tình thương với con cháu, một lời đã hứa ngàn đời không quên, luôn luôn, mãi mãi, đều đều trở lại, không nói, không cười, không lộ hình tích cho đến lúc cuối cùng, lúc quyết liệt, mới vùng lên một ý chí và một sức mạnh cao đến trời xanh, sáng lòa con mắt, đốt cháy và xua đuổi hết những tàn-bạo, bất-lương, quỉ-ma, mê-muội và tối-tăm ngu-dốt đã u ám con người trong dầy-đặc của đêm.
Ðó chính là con người huyền thoại của Thánh Dóng. Và là hình ảnh của Mặt Trời trong tưởng-tượng của người sơ thủy ở Việt-Nam.
Không ai đã biết mặt trời là gì cả? Người ta có thể nghĩ, như người Helen cổ rằng đó là thần Phoebut Appolo, ngồi trên một cái xe có lửa, bốn ngựa với một người đánh xe. Hoặc nghĩ rằng đó là một con quạ lửa, con cuối cùng còn sống sót sau khi chín con cùng đàn đã bị một người cung-thủ bắn rơi. Trong một đoạn trên, ta đã thấy rằng người Nhật tin là có thần nữ, hiện ra từ mắt phải của Người Nữ Nguyên-Thủy, thành Mặt Trời, và từ mắt trái đã sinh ra một Thần Nam là Mặt Trăng. Ở Việt Nam ngày nay ta gọi Mặt Trời và Mặt Trăng đều là "Ông" cả, và có nhiều lí do để nghĩ rằng ngày xưa, người Việt nguyên-sơ cũng tin như người Nhật và nhiều dân Nam Ðảo, rằng khởi thủy có hai con mắt từ trên nhìn xuống. Nhưng cũng có nơi nghĩ rằng Mặt Trời và Mặt Trăng là hai anh em, hay là hai cha con. Tạm thời, ta có thể quên những biến-thể huyền-thoại không liên hệ đến nguồn-gốc của lửa để trở về với huyền thoại Thánh Dóng. Có một thời, trong một khu vực của đất Việt Nam mà chân trời phương đông là mặt biển và phương tây là núi, người ta thấy rằng Mặt Trời đã hiện thân thành người với tên là Dóng để đem sáng và trao lửa cho người. Thời của người là thời thực, thời sống, còn thời của Dóng là thời huyền thoại.
Thời huyền thoại là không thời. Nói rằng chuyện Dóng xẩy ra vào thời Hùng vương thứ Sáu chỉ là để đặt cốt truyện vào một thời theo qui ước là thời huyền thoại không thể-huyền thoại-hơn. Bánh chưng, bánh dầy ở thời vua Hùng thứ Sáu. Trầu cau cũng ở thời vua Hùng thứ Sáu. Sơn Tinh Thủy Tinh cũng vào thời vua Hùng thứ Sáu. Thời huyền thoại là thời có thực không thể thực hơn, vì dấu tích còn đó cho đến ngày nay: vết chân ngựa sắt của Ngài cũng như miếng trầu miếng cau, như cái bánh chưng bánh dầy. Thời huyền thoại là thời tổ, lập ra tất cả. Thời huyền thoại là thời trở đi trở lại, vĩnh-cữu phục hồi. Thời huyền thoại là thời linh thiêng, thời ở ngoài thời gian uế tạp của cuộc sống.
Vì vậy nên huyền thoại Thánh Dóng có một tiền khúc là chuyện Lạc Long quân.
Lạc Long-quân lúc chết dặn dò con cháu rằng sẽ trở về để cứu con dân nếu có những tai họa lớn phải cầu Ngài.* (*) Abbé Banier-La Mythologie Expliqueé par l'Hustoni-Paris 1738,QII, trang 218. Theo Andrew Lang-Myth, Rilmel and Religin, Longman, Green....(?), London 1913, trang 18). Lạc Long-quân không phải tên thực của Ngài. Ðời khởi-thủy, không có người nào ở miền nam sông Xanh (Dương Tử) dùng hán tự làm tên cả. Ðó là các cụ nhà Nho Việt-Nam đặt ra như thế vì các cụ viết chữ Hán và không ai biết tiếng việt cổ (đã thành tử-ngữ sau thời bà Trưng). Truyền thuyết Mường còn kể đến chuyện người Bố nguyên-thủy tên là Lang Ða Cần./Lang/ có lẽ là cái chức tương-đương với/vua/, hoặc là/Ðức Thủy-tổ/. Nhưng rồi các cụ cho /cần/ là /quân/"vua", còn /lang/ phải đọc trẹo đi thành/long/ "rồng". Chỉ phiền cái là con rồng là một con vật huyền thoại, xuất xứ từ Sumer ở Lưỡng-Hà-địa (Mesopotamia). Ở Trung Hoa, nhà Thương-Ân cũng còn chưa biết đến con rồng. Sau khi diệt nhà Thương rồi thì nhà Chu mới lập con rồng làm biểu tượng huyền-thoại của quyền vua, có lẽ là do ảnh hưởng của Sumer-Babylonia truyền qua Trung-Asia, đến rợ Chu ở miền Tây-Bắc mà chưa vào đến Nhà Thương. Sau con rồng/long là con li tức kì lân, một con vật huyền-thoại cũng không có thực (mà người châu Europa gọi la ụ/Unicorne/, con Ðộc giác). Cả đến hai con cuối cùng của tứ linh là con qui, con phượng cũng không phải là sinh vật thực, mà là vật thần, không phải là con rùa thường (mà người hoa coi là một con vật xấu xa, hạ tiện) và con công, con trĩ (mà họ ăn thịt).
Lạc Long Quân, theo truyền thuyết là thủy tổ của người Việt Nam. Sách xưa chép lại như vậy; sách cổ nhất là một tập Ngoại sử, trong bộ Ðại Việt Sử Kí Toàn Thư của sử thần Ngô Sĩ Liên đời Lê Thái Tông.
Ngô Sĩ Liên là một đại nho sĩ của nước ta, nước Ðại Việt theo quốc hiệu thời đó, từ đời Lý. Ông theo gương Tư Mã Quang, một nho sĩ và một đại trí thức đời nhà Hán ở Trung Quốc, đã viết bộ Sử Kí đầu tiên của Trung Hoa, để viết bộ Sử Kí đầu tiên của Ðại Việt. Khi chép chuyện Lạc Long Quân và Ngoại-Sử của Ðại Việt, ông đã lập định hai điều mà thời nay, với sự hiểu biết mới, ta phải coi là sai lầm.
Sự sai lầm thứ nhất là để huyền thoại vào trong lịch sử, cho huyền thoại là sử kí. Ngày xưa, ở cổ Helen Euhemerus (316 T-Kt) đã thuyết rằng huyền-thoại và các thần là những chuyện thật phóng đại. Thuyết này bị bài bác trong trong thời Trung-Cổ vì các nhà tôn-giáo học bảo rằng có thần có thánh thực, thần thánh không phải là người, và Euhemerus là khôi hài. Ngô Sĩ Liên không những cho Lạc Long Quân là có thực, mà còn nhận rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ là quốc tổ thì cũng quá dễ tính.
Sự sai lầm thứ hai là đã viết tên của một người huyền-thoại Việt Nam bằng Hán tự là /Lạc Long Quân/ như thể là đúng và đích tên của người ấy, trong khi đây chỉ là phiên âm. Do đó mà phát sinh ra cả một sâu chuỗi sai lầm, nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa dân tộc ấu trĩ quái nhìn về một quá khứ ảo huyễn, không những là lạc hậu mà còn tệ hại. Tôi từng đọc các bậc đại anh-hùng như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, các nhà cách mệnh như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, chẳng khi nào thấy có một lời bấu víu vào huyền-thoại để khêu ngọn lửa yêu nước trong quốc dân.
Tên thực, tên tiếng Việt cổ, của người anh-hùng huyền-thoại mà từ Ngô Sĩ Liên ta gọi là Lạc Long Quân, là gì, không ai biết.
Ðể vấn đề ấy và những vấn đề phức-tạp có thể gây sóng gió vô ích sang một bên, tôi xin các quí độc-giả của sách này tạm thời hãy chỉ nhận huyền thoại là huyền thoại và nhìn vào huyền thoại với nhãn quan và sự hiều biết của đời nay.
Tơi nhìn nhận huyền-thoại Lạc Long Quân trong cốt-tủy cũng là một huyền thoại mặt trời. Từ cõi hư vô lên núi (gặp cô gái dòng Âu trên núi), rồi bỏ núi để xuống biển, là đường đi của Mặt Trời. Trên đường, đánh các con tinh ở dưới đất, trong nước, trong rừng, là xua đuổi đêm tối và các lực lượng âm u ở khắp bốn phương; nhưng có một phương, sự thắng trận của Lạc Long Quân không hoàn toàn, con tinh cuối cùng chỉ bị thương mà tẩu thoát được, tôi nghĩ là vì buổi chiều tà, Mặt Trời không còn đủ sức mạnh của buổi trưa. Cuối cùng, Vịnh Hạ Long được cho là nơi Lạc Long Quân chết. Mặt trời lặn, Mặt Trời thứ nhất.
Thánh Dóng là Mặt Trời sau. Người tiền sử và thái cổ không biết rằng chỉ có một Mặt Trời; và nếu Lạc Long Quân là Mặt Trời thì Trời Thánh Dóng cũng vẫn là Mặt Trời Lạc Long Quân. Nhưng nếu đã thấy rõ Mặt Trời trước lặn ở đằng tây rồi, làm sao biết được và dám nói rằng qua đêm, vẫn Mặt Trời ấy mọc lên ở đằng đông? Tuy vậy mà trong dòng huyền-thoại Việt-Nam, Thánh Dóng được coi là hóa thân của Lạc Long Quân. Nếu ý kiến này không phải do ảnh hưởng của Phật Giáo và được ghép vào huyền-thoại nguyên-thủy của Thánh Dóng, thì quả là một trực giác lạ lùng vì sáng suốt.
Tôi không dám dựa vào cái tên của Dóng để làm cho giả thuyết mặt trời về Dóng thêm vững. Tôi biết những suy-luận về philologie (cổ-văn-khảo) của đại học giả Max Mueller (1823-1900) người đã lập ra ngữ-lí-học lịch sử với ngữ tộc ấn âu: quá say mê với những khám phá vĩ đại của mình Mueller đã thuyết rằng thần cổ-helen và các thần trong kinh Veda của dân Aryan cổ- India có chung nguồn gốc. Và ông thêm rằng tất cả là huyền thoại Mặt Trời. Ông bị một học giả khác, Andrew Lang (1844-1912) một trong những nhà dân-tộc học đầu tiên của THẾ GIỚI, một sáng lập viên của khoa-học dân gian phong tục (science of folklore), phê bình, chế riễu nặng nề, về sự dùng cổ văn khảo mà phân tích và nghiên cứu huyền thoại. A. Lang lập ra một thuyết khác, nối liền huyền thoại (myth) vào những nghi thức (ritual) để đi tới tôn giáo. Nay thì cả hai thuyết, thuyết mặt trời của Mueller và thuyết nghi thức của A. Lang, đều bị bỏ, ít nhất là trong hình thức nguyên-khởi của hai vị trưởng-tràng đối nghịch. Những điều tôi viết ở đây về hai huyền thoại Việt Nam đi cập kè với cả hai thuyết, nhưng tôi không dùng phương pháp cổ-văn hay cổ-ngữ khảo, cũng không dùng nghi-thức làm cốt-lõi của vấn đề.
Tuy nhiên tên của Dóng (hay Róng?) không khỏi nhắc nhở đến/rạng/đông (trời rạng sáng), cái ráng trời, và động từ rạng chân, rang tay, với kết quả là rộng hơn. Tiếng Việt miền Bắc không phân biệt ba phụ âm(d), (gi) và (r), đều phát âm là (z). Tiếng Việt miền Nam có phân biệt ba âm ấy, nhưng tỉ số người Việt miền Nam biết đến Thánh Dóng (Róng) có lẽ không đến một phần trăm. /Róng còn tồn tại trong hai cách nói đời nay:
róng trống (róng trống mở cờ)
róng lên một tiếng chuông
Ðộng từ /róng/ này có chung một nghĩa vị (semanteme) với động từ /rống/hét, thét, gào, kêu hoang dã, và hai từ có thể là cùng gốc (cognate). Tôi đưa ra những nhận-xét trên để bỏ ngỏ vấn-đề. Dầu là có cả một chùm bảy tiếng tương tự về cả hình thức ngữ âm và nội dung ngữ-nghĩa, tôi cũng không đưa thêm một ý nghĩ gì về ngữ-lí-học khi chưa có một nghiên-cứu nghiêm-túc về nguồn-gốc và về dạng học (morphology *, từ pháp học) việt ngữ. Hơn nữa tôi cũng không cần viện đến ngữ-lí-học.
Tôi không được biết một huyền thoại nào trong thế giới loài người tả mặt trời từ lúc rạng đông mọc lên cho đến lúc lặn đi trong ánh chiều tà mà rõ và đẹp như huyền thoại Thánh Dóng.
Chuyện Thánh Dóng được dựng lên, cô đặc như một bi-kịch cổ-helen với ba cái một = một cốt, một chỗ, một thời, nhưng là một bi-kịch biểu-tượng trong đó người anh hùng là Mặt Trời, vĩ-tích đánh giặc là nắng ngày đuổi đêm tối, chiến trường là Cõi Sống của người. Thời gian của chuyện, theo chu-trình ngắn thì là đêm-ngày, theo chu-trình dài thì là đông-xuân. Ðêm-tối là lúc mặt trời vắng mặt, tất cả tạo-vật lạnh một mầu đen. Nằm trên một trạc cây hay trong một hốc đá, nghe tiếng hổ gầm với rú lúc gần lúc xa, thỉnh thoảng sột soạt bên mình có một con chồn hay con chuột lách bụi ăn đêm. hoặc suốt đêm yên lặng chết chóc, mở mắt nhìn tròng-trọc trong tối, lâu lâu thấy giữa những chùm lá đen xì, hai con mắt lân-tinh của một con cú vọ lượn không tiếng động, hay những bóng xà xuống ngoắt lên của những con giơi lớn vừa bay vừa hú những tiếng siêu âm mà tai không nghe thấy nhưng vẫn làm váng óc. Và không biết lúc nào, một con hổ-mang hổ-lửa, một con rết độc, một con bọ cạp, một con trăn lớn, hay một vô-danh ẩn trong vô-minh, có thể đến sát mình và trong kinh hoàng thầm lặng, đưa mình từ một giấc ngủ ngon lành sang một sự chết vô nghĩa. Ngôn-ngữ và hiểu-biết, với sự tưởng-tượng sơ-thủy, làm cho con người, rất lâu về sau, ngay cả khi đã biết cấy cây lúa, trồng cây rau, dựng cái lều để nương tựa vào nhau mà sống với chút yên ổn, khi nghĩ đến những cái sợ tiền kiếp, cũng chỉ biết nói là trong bóng tối có những đe dọa đời sống không hận-thù, không duyên-cớ, tối-tăm, không đường tránh đỡ, như quỉ như ma.
Nhưng huyền thoại Thánh Dóng của Việt Nam đưa sự bi hùng lên một độ ngất trời, vì xẩy ra không phải bất cứ ở đâu, mà trong một vực nhỏ bao vây bởi núi với bể ở chân trời, của nước Việt-Nam, đứng mũi để cản cơn gió mùa của đại dương vào lục địa. Trước khi Dóng xuất hiện, là giặc cướp ở đâu tràn về, reo rắc kinh-hoàng chết-chóc khắp nơi, mà người ta bất lực, không làm gì được. Ðó là cảnh đêm tối âm-u trong những làng xóm tiền-sử, lập ra giữa những đất hoang ở bìa rừng rậm. Người ta còn thưa-thớt, đường sá không có, ngoài một hai đường mòn ngoắt nghéo giữa những tảng đá, bụi cây và những vũng nước lầy rộng hẹp, nông sâu tùy thời tiết. Trong những tháng gió mùa, giông tố đến không biết lúc nào, có khi mưa rầm rề mươi ngày, cả tháng, nước trời trút xuống như thác đổ, ngày cũng như đêm một mầu rầu rĩ xám xịt. Bão thì kinh hồn, gió rít như một ngàn con ngựa vừa bay vừa hí, gió luồng táp vào những khe nhà rung lên như muốn thốc lên trời. Ðó là không kể nước rừng tràn ra, nước sông dâng lên, và con nước tự nhiên xoắn tới, cuốn cả chum vại, nhà cửa, người, trâu bốc lên cao rồi ném đi đâu không biết. Gọi là giặc Ân, nói là cướp bóc, nhưng không phải chỉ là những kẻ bất lương, cũng không phải là hùm beo voi dữ, mà là trời long đất lở, các sức mạnh có tên và không tên của nước, của đất, của gió, của cây, của đá cùng nổi lên để phá, để đạp, để hất, để tung, để cướp, để giết cái bé bỏng yếu ớt của con người.
Dóng sinh ra một cách huyền diệu: huyền-sử thường dùng cách ấy để nói rằng người anh-hùng huyền-thoại không phải giống người. Cha mẹ Dóng đều đã quá già rồi để mẹ Dóng còn có thể thụ thai được; ngay cả sự nhận tinh của chồng cũng không còn nữa. Mẹ Dóng thụ thai sau khi ướm chân mình vào vết châm lõm trên đất: đó là sự thụ thai không-nhiễm: người đàn bà được chọn chỉ là một cái bình để vị thần-linh tối-cao tự gửi mình vào hay gửi cái "tinh" của mình vào mà thôi. Sự thụ thai linh-thiêng này là một tín-ngưỡng bình dân của Á Ðông: trong huyền-sử Việt-Nam, mẹ Ðinh Bộ Lĩnh cũng sẽ thụ thai theo lối này. Tín ngưỡng cổ Do Thái thì cho người mẹ đi quanh núi ba vòng. Tín ngưỡng cổ India thì cho con voi trắng đem hóa-thân bất-phàm đặt trong người bà mẹ. Vết chân trên mặt đất ở vườn phải được hiểu là vết giáng-lâm của Mặt Trời. Dóng sinh ra nhỏ xíu và suốt ba năm đầu không nói không cười. Ðây là lúc rạng-đông, còn nói là tinh sương, khi ở phía đông thấy đỏ ửng lên như một cái tán lọng hay một cái nia hồng từ mặt biển nơi chân trời từ từ dựng lên. Một lúc thì thấy những tia sáng như một bàn tay khổng lồ rồi một cái quạt giấy xòe ra nan quạt chọc thủng những đám mây trắng còn lơ lửng án ngữ chưa chịu tan đi theo sương muối của đêm. Rồi Mặt Trời nổi lên dần, sáng chói và trong như pha-lê, nhưng người ta còn nhìn được vì cái dĩa vàng còn bị lấp sau những chùm lá cây xanh. Và tuy sương bắt đầu tan, nhưng khí trời vẫn còn lạnh và những hạt móc đọng trên lá vẫn còn vồng lên để cố thu lấy những hình ảnh trong-trẻo tươi mát cuối cùng của đất trời.
Bỗng vụt một cái, cái đĩa tròn vành vạnh của Mặt Trời lên hẳn trên đường viền của rặng cây và mái nhà, lớn hơn thường vì so đọ với những vật dưới đất cũng có, và còn vì Mặt Trời còn thấp, tia nắng bị hkúc xạ và khuếch tán nhiều, thêm vào nữa- Dóng đã đứng dậy vươn vai, cao vọt lên và cứng mạnh trông thấy; chỉ trong phút chốc, lên trên ngọn tre, hùng dũng, chói lọi, người ta không dám nhìn nữa sợ lóe rồi đui con mắt trần tục.
Tới đây có một điểm về nghi-lễ, còn được truyền lại cho đến nay mặc dầu thời thế đổi thay, lòng người đã khác.
Sự liên hệ giữa huyền-thoại (myth) với nghi lễ (rite) hay nghi thức (ritual) là một nhận xét của nhiều nhà dân tộc-học cuối thế-kỉ trước và được đưa lên hàng lí-thuyết bởi Andrew Lang, rồi Lord Raglan. Mặc dầu những thuyết này đã bớt mạnh-mẽ đi nhiều lắm, nhưng tôi vẫn nêu lên ở đây, không phải như một ý-hệ cho khả năng chứng minh hay giảng giải, nhưng chỉ như một sự-kiện nhân học để nhấn rõ tầm quan-trọng của huyền-thoại Thánh Dóng trong tín-ngưỡng dân-gian và thiên nhiên. Nghi thức dĩ nhiên hơn nhiều khi mới được lập thành; ngày nay nó chỉ còn là một điêu-tàn, di-tích mảnh-vụn của tin-tưởng ngày xưa. Tính chất linh-thiêng và năng-lực cầu đảo của nghi thức mất dần trong thời gian và không còn nữa. Sự tồn-tại của nghi-thức chỉ là cái xác không hồn, một là vì ý-nghĩa thực của huyền-thoại đã mất và nghĩa đen của huyền-thoại không thể hợp được với nghi-thức, hai là vì chính nghi-thức cũng đã thành đồi trụy khi sự cầu đảo không hiệu nghiệm một cách liên tục. Clande Lévi-Strauss, nhà nhân học trưởng môn cơ cấu chủ-nghĩa pháp thuyết rằng khi nào huyền-thoại và nghi-thức đi song đôi với nhau, thì hai cái vận hành như một cặp đối nghịch biện-chứng. Ở khởi thủy, pháp thuật gồm một câu niệm chú và một cử chỉ gọi là sự bắt quyết; trong lễ cầu-đảo huyền-thoại là câu chú, nghi-thức là cái thủ quyết. Nay câu chú tiếng phạn bị niệm sai và cũng chẳng ai biết nghĩa nữa. Còn cái quyết của bàn tay chẳng những không đúng, mà hai bàn tay run lập-cập chỉ thấy sự sợ hãi chứ làm gì có sự quyết, sự tin. Rút cuộc thành trò úm-ba-la.
Tuy nhiên với nhà khảo-cứu nhân-học, nghi-thức trong ngày hội Thánh Dóng vẫn còn giá-trị của một chứng-tích. Nghi-thức rước lễ là hình-tích của một huyền-thoại đã được sự tin tưởng và thờ phụng trong quá khứ.
Có ba lễ nghi còn được truyền cho tới ngày nay về huyền thoại Thánh Dóng ở vùng Bắc Ninh, Sơn Tây.
Nghi lễ thứ nhất là kể lại sự-tích Thánh Dóng đồng thời với sự tham quan chiêm-ngưỡng các hình tích của cuộc hành-quân dẹp giặc thần-thánh ngày xưa. Dĩ nhiên rằng ai muốn tin thì tin, nhưng ngày nay chẳng còn mấy ai tin nữa. Giáo sư Nguyễn Thiện Lâu, dạy sử địa Ðại Học Văn Khoa Saigon, nói với tôi rằng ông đã được dân làng dắt đi xem những vết cháy đen vì lửa phun ra từ mõm và mũi con ngựa sắt của Ngài, và cả những vết chân ngựa trên đất. Ông bảo rằng làm gì có ngựa sắt biết phi, lại còn phun ra lửa. Còn những lỗ chân ngựa thì to lắm, và ông nghĩ là xưa dân làng đã đào đất sét để làm chum làm vại, rồi không lấp đi nên còn những hố rộng. Giáo sư Lâu tốt nghiệp cử nhân sử-địa ở Pháp, là một người tin ở khoa-học cổ-điển tiền-chiến, lại có tiêm nhiễm một chút chủ-nghĩa duy-vật hơi đơn sơ Ông bất đắc chí, sống nghèo nhưng không thiếu rượu, và tôi kính trọng các ý nghĩ của ông. Ông không muốn biết gì về các khoa-học nhân-văn. Ông mất hồi 1956-57. Tôi kể lại chuyện này để xác nhận rằng có những lỗ trên mặt đất, được dẫn là vết chân ngựa của Thánh Dóng. Thánh Dóng không phải là người như giáo sư Lâu. Con ngựa của Dóng cũng không phải là con ngựa thồ của ta cưỡi. Tôi hoàn toàn đồng ý.
Nghi lễ thứ hai là lễ cúng cha Thánh Dóng ngày mồng chín tháng Tư âm lịch. Ðồ cúng chỉ có bát cơm và dĩa cà muối. Trước ngày ấy, thường có giông, sấm chớp đùng đùng và mưa lớn. Dân làng tin rằng sau ngày ấy thì hết mùa mưa, hết sợ bão. Tên làng xưa là Kẻ Ðổng, sau đổi là Làng Dóng. Các người già cả trong làng truyền lại rằng Ðổng là tên cha, Dóng là tên con. Trong làng có nhiều ruộng cà. Các ruộng cà đều có cắm những tua xòe ra, gọi là "que bông"; người ta nói rằng que bông bên mỗi cây cà thì có mưa bão mà cà ít rụng. Bao giờ trong làng cũng để một sào ruộng trồng cà mà không cắm que bông. Người làng giảng rằng trước ngày lễ cơm cà thì ông Ðổng về hái cà cho con, nên làm ra giông tố do sự đi lại của ông. Ruộng nào có cắm que bông thì ông tưởng là cà mới lên bông chưa có quả, nên ông không vào. Ông chỉ hái cà ở ruộng không cắm que bông. Phải có cà đem về muối trước cho Dóng ăn thì Dóng mới lớn lên được. Dóng lớn lên thì thiên hạ thái bình và được mùa, dân gian no đủ.
Nghi-thức và huyền-thoại chưa rời xa nhau quá ở đây. Dĩ nhiên rằng hết mùa mưa thì sang mùa nắng chứ có phải là có bát cơm và dĩa cà cúng vào ngày đó thì gió mùa nghỉ thổi để mặt trời lại trở về đều đều hàng ngày, và ngọn lửa rơm ở các bếp lại tí tách nhẩy dưới đáy các nồi đầy gạo đâu?
Một nghi lễ thứ ba là Hội Dóng. Hội Dóng thường to lắm. Mấy ngày liền, với sự tham dự của dân mấy làng thuộc hai tỉnh ngày nay. Sự phân cách hành chính đương thời không chia rẽ được sự đồng lòng tiền-sử. Người ta nô nức từ mấy tháng trước; hết hội rồi người ta còn bàn cãi, chê khen, và dự định sang năm. Có một sự đua chen xây dựng giữa các làng. Già, trẻ, trai, gái cùng sống trong vui mừng và mong ước.
Nghi-thức ở bên lề của huyền thoại có hai công-việc. Một là để xây dựng huyền thoại, tạo lại phần nào tính cách siêu-nhiên nguyên-thủy của huyền-thoại. Hai là để tái lập huyền thoại. Huyền thoại không phải là một vĩ tích đơn-độc, hay một đặc-sự: dó là khác biệt căn-bản giữa huyền thoại (mythos) và truyền-kì (légende). Huyền thoại đánh dấu sự khởi thủy và kể cái nguyên-nhân của một sự trở-đi-trở lại mãi-mãi trong một nhân-gian. Huyền thoại là sự vĩnh-cữu hay phục-hồi vĩnh-cữu. Nhưng phải có một nghi-thức để nhắc nhở, để khêu gợi, để dọn đường cho sự trở-về như-xưa, như-thực của huyền-thoại. Ðó là cốt-tủy của pháp thuật: người pháp sư niệm chú và bắt quyết để làm phép, hóa phép. Khoa học và kĩ-thuật ngày nay cũng làm phép, hóa phép như thế. Nói chung, khoa-học thay thế huyền thoại và lập ra những câu chú, là những định-luật khoa-học. Kĩ thuật dựa vào khoa-học để bắt quyết và tạo ra những biến-hóa. Trong phòng thí-nghiệm, trong một cơ xưởng hay trên không-trung, cũng thế mà thôi. Trong tương lai ta sẽ xử dụng cái computer (ordinatem, điện toán cơ) như nay ta dùng cái máy đánh chữ, cái máy xay trái cây, và như ở nhà quê, người nông dân dùng cái gầu sòng, cái gầu giai để tát nước. Muốn vào một mạng lưới computer, phải biết cái mã số (là câu thần chú "Vừng vừng a! Mở cửa ra" của Ali Baba) và phải biết dùng cái máy computer cho đúng phép từ số 1 đến số n để khỏi loạn (đó là nghi thức hay nghi lễ). Sự khác biệt từ huyền thoại Thánh Dóng và Hội Dóng đến Internet và cái computer (hay khoa-học và kĩ-thuật, cặp nhau) là ở trong tâm-trí của con người. Người ngày xưa ở thời huyền-thoại không biết rằng có nhữngh định-luật tự-nhiên và tưởng rằng bất cứ một cái gì xẩy ra cũng là do "Trời" làm: "Trời mưa, trời nắng, Trời sinh ra thế". Còn người đời nay, từ Laplace đến Hwkins nói rằng "không cần đến giả thuyết Ông Trời, cũng giảng hết được các sự vật trong vũ-trụ". Các nghi-thức liên hệ với huyền-thoại Thánh Dóng, theo tôi, là những mảnh vỡ của pháp-thuật để cầu Trời, qua Thánh Dóng và vị pháp-sư đầu tiên, để được mưa thuận gió hòa sau những ngày tháng khổ sở bất an của thời giao mùa với giông-tố, gió bão và lũ lụt. Thực tế tất-nhiên phức tạp hơn; tôi chỉ đặt ra một sơ đồ đơn-giản cho dễ hiểu. Sự tưởng-tượng có thể tiểu thuyết hóa những chuyện đưa đến sự thiết-lập huyền-thoại và tạo dựng một dòng thờ tự (culte). Pháp-sư của dòng thờ này đã nhận thấy một sự đều-đặn trong thời-gian chuyền biến từ mùa mưa (thời gió mùa, từ Ấn-độ-dương và Bể Nam thổi ngược lên đến sa-mạc Gobi ở Trung-Bắc Asia qua lãnh thổ Việt-Nam) sang mùa nắng, với sự xuất hiện của mặt trời. Tuyên bố rằng hễ có rạng đằng đông thì hết mưa gió, hết giông bão, là một cách nói thông thường, dễ hiểu. Liên hệ rạng đông với mặt trời mọc và thấy rằng đến chiều thì mặt trời lặn trên đỉnh núi Con Sóc. Thấy rằng mặt trời càng lên cao thì càng sáng, càng ấm và càng hết những đe-dọa của cái thời vừa qua, không có mặt trời, ngày cũng như đêm, mây đen u-ám, gió rít không ngơi, cơn giông trận bão lúc nào cũng chực ập xuống. Cuối cùng nhận định rằng tuy mặt trời đã bay ra đằng sau núi và biến mất, đêm tối lan dần, nhưng ngày hôm sau và sau nữa, trời quang mây tạnh, không còn những ghê rợn của những ngày không có rạng đông.
Ta đừng quên rằng lúc này còn là tiền-sử, có lẽ là vào lúc đời sống chuyền từ sự nhặt-vặt săn-bắt sang sự trồng-trọt. Nói là "lúc", tưởng là ngắn, nhưng cũng phải là vài trăm năm hay trên dưới nghìn năm. Người ta chưa có lịch. Nhưng một ngày nào đó, người ta thấy rằng cứ khi nào mùa mưa sang mùa nắng thì cà có trái. Các cây cà dai mọc ở ngoài bãi, trẻ con đã biết hái ăn sống; về sau người ta mới biết trồng cà, muối cà, ăn cà với cơm khi đã có cơm ăn. Ðến khi có vườn cà rồi, người ta mới biết được cái đẹp của hoa cà, do đó có từ-ngữ hoa cà hoa cải; cải thì được chuộng hơn cà, nhưng cả cà và cải đều là thức ăn hàng ngày của người nhà nông; phơi nắng rồi muối, để lâu được mà không ủng, không thối. Vì sự quan trọng của cà trong đời sống, sự cà lên trái đã được móc vào lúc chuyển trời từ mùa mưa sang mùa nắng, tức là vào lúc xuất hiện của Thánh Dóng Mặt Trời. Nghi-thức trồng cà với que bông, phép lễ cơm với cà muối, và chuyện Dóng ăn một lúc hết
Bảy nong cơm, ba gánh cà
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông
đều là do điển tích ấy. Ba gánh cà có lẽ là số lượng cà thu hoạch được trong một ngày hái cà trên sào ruộng thợ Ruộng này là ruộng công của làng Dóng.
Nghi-thức gắn liền với huyền thoại ở gốc nguồn một cách mật thiết như thế. Về sau, nghi-thức là một phần của pháp-thuật hay thuật phù-thủy: nghi thức được tin là có tác dụng xúc tác (catalyser) hay dị hóa (làm cho dễ) faciliter sự thực hiện của một việc hay một hiện-tượng mà người ta cầu đảo, ở đây là sự tái sinh của Mặt Trời để chấm dứt mùa mưa bão. Tôi dùng hai động-từ khoa-học hiện-đại để nói về một phép cầu đảo thái-cổ đó là một dụng-ý cố-tình, để trình bày một ý-kiến riêng có phần mới-mẽ. Tôi không đồng ý gọi những nghi-thức này như nhiều nhà dân tộc-học, là "lễ ngày mùa", "lễ nông nghiệp", v.v... Và có một phần nào tôi nghĩ rằng trước sau, ta vẫn còn là phù-thủy.
Còn vấn đề lửa. Trong huyền thoại, lửa phát ra từ mồm ngựa khi Dóng phóng ngựa vào đám quân giặc, tức là vào đêm tối lạnh lẽo. Lúc Dóng còn là đứa bé nằm ngửa trên giường, "ba năm chẳng nói chẳng cười trơ trơ" là lúc rạng đông, có ánh sáng chiếu lên mà không có hơi ấm. Chỉ khi đã vươn mình lớn lên, rồi nhảy lên mình ngựa để đi trên bầu trời thì mới có lửa, do ngựa phun ra. Ngựa là ngựa sắt, có người giảng là ngựa ô, mình đen: vẫn là cái lầm cứ muốn bình thường, vật chất hóa huyền thoại. Không có gì làm cho linh-thiêng thành uế tạp hơn là giảng hay sửa huyền-thoại cho thành những chuyện phàm-tục ở cỡ cậu ấm cô chiêu. Ngựa sắt là ngựa sắt, không phải ngựa thường, chỉ có thế thôi. Nó không phải là con ngựa nhong-nhong của mẹ thằng Cuội, cũng không phải là cái xe đạp (xe máy) mà ta cỡi đến sợ Huyền thoại gọi nó là con ngựa sắt, và nó là con ngựa của Mặt Trời Thánh Dóng mà vua Hùng thứ Sáu đã truyền bễ than lò đắp ngất trời lửa nung
Ba trăm cục chính dã công đúc ra. Ðời nay, ta gọi nó là hấp lực Newton, vô hình, bất diệt, làm cho tất cả các thiên thể xoay vần trong vũ-trụ và bẻ cong ánh sáng đi trong hấp-trường của nó.
Lửa của ngựa phun ra làm cháy cây, xém tường và đốt giặc. Lửa của Mặt Trời nhiệt-đới nóng lắm và có thể làm cho lá khô trong rừng bốc cháy. Không phải như Thái Dương Thần Nữ ở Nhật Bản, hiền lành, e lệ, lẫn trốn vào hang sâu và đóng cửa gài then. Mặt Trời Thánh Dóng cho ngựa tung vó, miệng khạc lửa, đốt hết trên đường, như gươm phạt, như gậy đập, hùng dũng, siêu phàm.
Nhưng lửa ấy đã thành lửa trần, vì Thánh Dóng đã xuống trần, vì lửa có để lại vết tích thấy được trong cảnh-vật của cõi người ta. Ðó là ngọn lửa trong bếp của mỗi nhà, đốt lên khi mùa mưa đã hết và sự thắp lửa không còn quá khó khăn nữa. Ở Việt Nam xưa không có tục thờ lửa như ở India, Trung Quốc hay Nhật Bản.
Những phần sau của huyền thoại rất dễ hiểu và rõ như bàn tay, một khi ta đã hiểu Thánh Dóng là hiện thân của Mặt Trời. Bắt đầu là Rạng Ðông trong chu trình ngắn; là cuối mùa mưa sang đầu mùa nắng vào lúc cà lên trái trong chu trình dài, Mặt Trời là thần-nhân anh-hùng đã mỗi năm, mỗi ngày trở lại cõi người ta, quét sạch đêm tối cùng với giặc cướp tà ma của vô-định, vô-minh; xua đuổi gió mưa giông bão đem trở lại ngọn lửa trời làm nắng ráo và cho mỗi nhà một đốm lửa bình-an trong bếp, lại còn đền lại cho dân được một mùa cà có lời.
Tôi nghĩ rằng đấy là ý-nghĩa nguyên-thủy và thâm-sâu của huyền thoại Thánh Dóng, mà lẽ ra ta phải gọi là huyền thoại Mặt Trời Dóng. Chữ /Thánh/. dùng ở đây tôi không ưa lắm. /Thánh/ là chữ dùng trong Ðạo Nho của Khổng-Tử, và rõ ràng rằng là đã được các nhà nho của ta phong cho Dóng trước khi vua ban cho bốn chữ Phù Ðổng Thiên Vương. Gọi là /Thần? (*Thần Mặt Trời) theo hán-văn cũng không ổn, mặc dầu xưa ta cũng nói Thần Lửa, Thần Núi, Thần Sông, Thần Cây Ða, Thần Hoàng Làng. Nhiều khi tôi nói và viết trống không là Dóng, cũng như đã bỏ, nếu không cần, những cách gọi là hủ-lậu phong-kiến Ông Mặt Trời, Ông Trăng, Ông Thổ-công v.v...
Mặt Trời vẫn tự-nhiên trở về hằng ngày và vẫn xuất hiện khi tắt gió mùa; lửa mặt trời thì nay ta cũng đã biết nhóm lên một cách dễ-dàng bằng que diêm hay cái bật lửa. Ngay từ lúc ban đầu, khi huyền-thoại được đặt ra, tính cách "phù thủy" cũng đã lộ, như ta thấy bởi sự nhân-hình-hóa mặt trời và bởi những nghi-thức đi kèm. Do những chứng tích ấy ta có thể kết luận rằng không có sự thờ lửa như đã nói ở trên và không có cả sự thờ Mặt Trời như ở Cổ-Egypt (Ai Cập) hay vài thổ dân ở America (Mĩ Châu, trước Columbut, Kha Luân Bố).
Huyền-thoại Dóng Mặt Trời, theo sự suy-luận riêng, có lẽ xuất hiện vào lúc sự nhặt-vặt chuyển sang sự trồng-trọt. Lí trí nhận xét, liên hợp, suy tư bắt đầu le lói và báo hiệu rằng, nếu những điều kiện địa-kí và lịch sử cho phép, thì khoa-học sẽ chớm nở. Thuật phù phép mở đường cho ý muốn chỉ huy Tự-nhiên bằng cách bắt chước Tự-nhiên, theo nguyên tắc "phục tòng để làm chủ" mà kĩ thuật khoa-học sẽ lấy làm của mình sau khi đã dần dần loại được sự sợ hãi, sự cam chịu, sự thần phục ra ngoài đời sống tâm thần, vật chất và xã hội.
Vì những lí do ấy, tôi chọn huyền-thoại Dóng Mặt Trời để dẫn nhập vào sách.
Mặt Trời nay không chỉ là cái khối khí hidrogen-helium ở giữa thái-dương-hệ, mà sức hấp thụ làm cho trái đất của ta vừa xoay vừa quay quanh thành đêm ngày và bốn mùa, mà sức nóng tỏa ra không những là nắng sáng và ấm, mà cả cái năng-lượng làm cho có sự sống trên mặt đất với những chất vô-cơ và hữu-cơ để giúp cho ta đỡ khó nhọc khổ sở về vật chất.
Mặt Trời nay sẽ là cái khối tư-tưởng-khoa-học-kĩ thuật của ta, giữa loài người và chỉ loài người mà thôi; lúc rạng đông, nó èo ọt, sài đẹn, không nói không cười, tưởng là chết yểu hay chỉ sống được với tật nguyền, nhưng đáp ứng các đòi-hỏi, các đe-dọa, các khó-khăn, các nguy-cơ, nó cầm cự và phấn đấu; nó đã vươn lên ba cái và lớn lên đến ngọn tre; cao hơn, mạnh hơn, làng xóm vui mừng hi vọng. Nhưng phải nuôi nó bằng những gì nó cần. Và phải hiểu rằng không phải chỉ có sung sướng, mà cũng có đau khộ Ịược ánh sáng, được ấm áp, được no đủ, được bình yên, nhưng cũng có cháy rụi, đổ vỡ, có tàn-phá, có thương-đau.
Chúng ta cũng có thể gọi Mặt Trời mới này là Dóng. Mặt Trời Dóng nay là Mặt Trời Khoa-Học, Kĩ-Thuật và Tư-Tưởng. Nó đến sau và đi theo Mặt Trời Dóng thời Hùng-Vương thứ Sáu.
Cũng như Mặt Trời Dóng trước, Mặt Trời Dóng này cũng sẽ đem lại một đời sống mới trong ánh sáng, trong ấm áp, trong no đủ và bình yên ở một độ cao hơn. Nhưng cẩn thận! Nó chói hơn, nó nóng hơn. Và nó có sức tàn phá dữ hơn gấp bội, vì nó ở ngay trên trái đất.
Bài của Lê Ngô Cát - Phạm Ðình Toái gồm có đúng 18 câu lục bát:
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ-ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù-đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ-trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích-ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh-san,
Thoắt đà thoát nợ trần-hoàn lên tiên.
Miếu-đình còn dấu cố-viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
(Ðại-Nam Quốc-sữ diễn ca) Bản Hoàng Xuân Hãn, 1949
Thiên Nam Ngữ Lục kể dài hơn, và cũng như truyền thuyết ở một vài nơi, đã biến Dóng thành một anh-hùng huyền-thoại (heros), lẫn lộn với một số nét còn lưu lại của huyền-thoại nguyên thủy.
Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp (Vũ Quỳnh, Kiều Phú) cũng ở trong tình trạng ấy. Tôi nhận xét rằng các thoại kể được ghi lại những năm 1968 và 1972 đều ít nhiều có pha những chi tiết hay tỉ-dụ có tính cách duy-vật thô-sơ không mác-xít, như Maxim Gorki giảng thần thoại cổ helen. Về phương diện này, các học-giả mác-xít cũng phạm lỗi-lầm của các học-giả nho gia: cả hai thuyết đều cố phá huyền và tẩy uế các huyền-thoại để thu nhận huyền-thoại vào vòng ý-hệ chính thống. Ngoài ra, các huyền thoại Việt-Nam cũng như các huyền thoại của thần-đạo Nhật-Bản, đều còn bị sửa đổi theo những tin-tưởng dính đến Phật-giáo Trung-Hoa. Vì hầu hết các người Việt-Nam cũng còn nhớ những nét chính của huyền thoại Thánh Dóng, nên tôi kể lại một thoại-thuyết tổng-hợp chỉ có những sự kiện cốt lõi, pha lẫn những nghi-thức liên hệ còn tồn tại ở địa phương, nhưng để bớt khô-khan, tôi mượn một vài câu văn vần trích lời hát xẩm trong Hội Dóng (Tháng Ba) và vài đoạn của Thiên Nam Ngữ Lục. Những phần trích lục đều in chữ ngả và ghi rõ xuất xứ.
Khi Lạc Long Quân (Lang Ða Cần, theo truyền thuyết Mường) làm xong công-việc lập ra non nước và đánh đuổi các loài quỉ dữ quấy nhiều phá phách, ăn thịt người trên đất liền và dọc bờ biển thì Ngài mất đi ("bay về trời" theo cách nói của hán văn). Trước khi đi, Ngài có dặn rằng nếu có sự nguy-nan đe dọa con cháu dòng-dõi thì có thể kêu gọi và Ngài sẽ về cứu nguy.
Từ đó ở đất Lạc, dưới sự lãnh đạo của vua (bua/bố/, tên truyền từ đời Lang-Quân) một nền văn-hiến mới được xây dựng, dân chúng sống an lạc với công việc cấy cầy.
Người người giữ pháp, nhà nhà ở yên
(TNNL)
Bỗng nhiên vào khoảng đời Hùng thứ Sáu, khắp một vùng bao gồm Kẻ Trâu, Kẻ Cáo, Kẻ Ngựa, Kẻ Sóc, từ Tiên Du, Bắc Ninh đến Tam Ðảo, Sơn Tây, giặc cướp nổi lên như rươi như bọ, cướp phá, giết hại dân lành, sự sợ hãi và bất yên lan tràn từ làng này sang làng khác không ngớt không ngơi. Thiên Nam Ngữ Lục kể cuộc loạn này như được tổ chức bởi một bọn giặc tự xưng là nhà Ân, với một tên đầu đảng tự nhận là vua:
Ân-vương sai tướng phá thành,
Binh dòng muôn đội, tướng tinh một nghìn,
Ðạp bằng Ðất Việt sơn xuyên,
Cỏ chẳng cho mọc, đường nên tuyệt người
(TNNL)
Nhưng thực sự, đây chỉ là những đám giặc cỏ nếu có, vì ngoài nhà Thương-Ân ở Trung Hoa ra, chưa có một nước nào trong cõi Ịông Á có thể đã có một quân đội đông đảo, có tổ cức (binh, tướng), có huấn-luyện (dòng, tinh) như được kệ Cái tên Nhà Ân cũng là các nhà nho đời sau đặt ra, vì nhà Ân thực còn ở tít mù trong cái khúc uốn của Hoàng-Hà, với không biết bao nhiêu bộ lạc không-tên, không-sử, chưa biết cấy lúa, ngăn cách ở khoảng giữa, rồi mới tới lãnh thổ của dân Lạc-Việt. Vua Hùng cũng chưa chắc gì đã có "thành", và huyền thoại cũng không nói gì đến binh-đội của "Nước Lạc" (?)
Lĩnh Nam Chích Quái kể rằng dân khổ quá, đêm đêm ngửa mặt lên trới mà kêu rằng: "Bố ơi! Bố ở đâu mà không về cứu các con!"
Ở Làng Sóc, có hai vợ chồng ở với nhau đã lâu mà không có con. Nhà nghèo, chỉ trồng rau trồng cà để sống. Một truyền thuyết ở vùng Nòn, nay là làng Phù Dực (Cánh Nổi), kể rằng một bữa, người vợ thấy trên đất sau vuờn rau có một vết lõm giống như dấu chân người mà to lắm. Bà ươm thử chân mình vào vết lõm. Từ đó thấy khác trong người, bụng và ngực mỗi ngày một lớn. Mười tháng sau thì sinh ra một đứa bé con trai, nhỏ hơn các trẻ sơ sinh khác nhiều.
Tuy vậy, hai vợ chồng vẫn mừng lắm. Người mẹ hàng ngày cho con bú và mớm cơm cho con, nhưng chẳng những nó không chịu ăn và không lớn lên, mà đã ba năm nó cũng vẫn "chẳng nói, chẳng cười, trơ trơ (ÐN.QSDC). T.N.N.L cũng kể như thế: đứa bé sinh ra
"Chẳng ngồi chẳng nói chẳng ăn hoài nằm"
Một bữa kia, đang ngồi chơi bên cạnh giường con trong nhà thì thấy ngoài ngõ có tiếng mõ kêu, rồi tiếng loa gọi tất cả bà con lối xóm nghe lời truyền của Vua, có giặc đang phá đất phá nước, cướp của giết người, đe dọa sự yên ổn của xóm làng, xâm phạm vào miếu thờ các Ðấng, các Ngài và cả mồ mã cha mẹ của dân; vậy khắp mọi nhà, không kể đàn ông, đàn bà, ai là người còn khỏe mạnh cũng phải đóng góp, sửa soạn, mài dao cho sắc, đẽo lao cho nhọn, để ra đánh giặc khi chúng đến gần làng.
Hai vợ chồng già nhìn nhau. Người vợ ứa nước mắt nói:
"Ông với tôi đều có tuổi cả rồi, sức đã đuối, đi lại còn phải chống gậy, làm sao đánh giặc được bây giờ?"
Người chồng thở dài nói:
"Phải chi con mình nó lớn hơn một chút, biết đi biết đứng..."
Bỗng ở trên giường tre, đứa bé đang nằm đột-nhiên ngồi dậy; từ lúc lọt lòng, chẳng biết khóc biết cười, nay cất tiếng nói:
"Bố mẹ khỏi lo buồn, ra gọi ông mõ vào đây cho con."
Ông già bà già giật mình, nửa mừng nửa sợ, cứ thế lập cập chạy ra, quên cả gậy, bỏ cả guốc, rối rít gọi người mõ đang rao ngoài ngõ vào nhà. Người làng đang xúm quanh để hỏi tin tức về thế giặc cũng kéo nhau theo vào. Chỉ thấy đứa bé, nhỉnh hơn cái nắm tay, đứng trên giường tre, rõng rạc phán:
"Này ông Mõ, ông về ngay bảo Vua:
Ðúc một ngựa sắt ngàn cân
Luyện một việt sắt người phần cả cao
(T.N.N.L)
sớm đưa lên đây, tôi kịp đi đánh giặc."
Người mõ trố mắt ra nhìn, chưa động đậy, thì người làng đứng chật trong nhà ngoài ngõ đã nhất tề reo hò vang động, dục:
"Ði đi, mau lên, còn đợi gì nữa."
Người mõ quay mình ra cửa, ba chân bốn cẳng chạy một mạch về kinh, bỏ quên cả loa, cả mỏ. Về tới nơi, xông vào cung, tâu vua tất cả sự kiện xẩy ra chỉ có một câu, và nói thêm: "Ghê quá! Mừng quá! Ngài về!" rồi gục xuống chết. Lính chạy ra khiêng người tử sĩ vào, và Vua không mất thì giờ, ra lệnh:
Truyền cho dã tượng các nơi
Bễ than lò đắp ngất trời lửa nung
Ba trăm cục chính dã công
Một tuần luyện đúc ngựa cùng việt nay
(TNNL)
và cho lính đem ngay đến làng Dóng cho Thiên-tướng.
Trong khi ấy thì ở làng, dân làng ùn ùn đến nhà Dóng. Chỉ thấy đứa bé đứng thẳng vươn vai một cái, lớn lên ngang đầu mọi người, vươn lên một cái nữa, đầu đụng vào mái nhà nhẩy xuống đất, ra ngoài sân, vươn lên một cái nữa, cao bằng ngọn tre; cất tiếng lớn như tiếng sấm giữa trời, bảo mọi người về đem cơm với cà ở các nhà đến.
Cơm thời (hãy) thổi cho đầy bảy nong,
Cà thời muối lấy ba gồng...
(Bài hát Thánh Dóng, theo Cao Huy Ðỉnh)
Cơm được khiêng, cà được gánh tới, Dóng đứng ăn.
Bảy nong cơm, ba (gánh) cà,
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông
(theo Cao Huy Ðỉnh)
Khi ngựa và gươm (có nơi nói là rìu, có nơi kể là lao hay gậy) của Vua được lính khiêng đến, cùng với nón sắt, giầy sắt và quần áo sắt, to lớn khác thường, Dóng đón nhận và mặc vào vừa khít như đúc; thét lên một tiếng, nhảy vọt lên mình ngựa, tức thì ngựa sắt chồm lên:
Lạ thay ngựa sắt tự nhiên
Giậm lên động đất thét lên dậy trời
(TNNL)
Còn Dóng thì
Con mắt sáng như vẻ sao
Lưu linh chấp chới tót vào đẩu tinh
Ầm ầm dường tiếng lôi minh
Hổ bộ long hành nhật giác thiên tư ....
Cầm con thiết bổng múa chơi
Cán dời Ðẩu bính đuôi dời Nam minh
Tiếng ran quỉ khốc thần kinh
Thu vàng lá rụng xuân xanh hoa tàn
(TNNL)
Thế rồi người ngựa thẳng phóng vào đám giặc, chân ngựa dẫm xuống đất thành những lỗ chum sâu hoắm đến nay còn thấy, miệng ngựa phun ra lửa, cây cối hai bên đường bị cháy còn để lại vết xém đen. Dóng đứng trên mình ngựa vung gươm phạt ngang phạt dọc, giặc chết như rạ, thấy xác đầy đường. Ịến chiều thì gươm sắt gẫy, Dóng vươn tay nhổ tre rừng vung lên, quật xuống, uy thần sáng chói đầy trời:
Một mình tả đột hữu xung
Muôn quân chẳng sợ ngàn vòng chẳng lo
Ngày bằng trường dạ mịt mù
Tung hoành ngựa sắt thế như trường xà
(TNNL)
Quân giặc "nát ra như nước, tan ra như bèo". Ðến chiều thì giặc hết, nước yên, suốt một giải đất từ Tiên Du đến Tam Ðảo, không còn bóng một tên bất lương phá rối, dân chúng các làng đi theo vết chân ngựa dọn dẹp đường xá đồng ruộng sạch quang, cảnh vật lại yên tĩnh, trong sáng. Dóng cưỡi ngựa lên đến đỉnh núi Con Sóc thì cởi áo treo lên cái cây trên đỉnh núi rồi cả người lẫn ngựa bay vào đám mây ở chân trời mà biến mất.
Chuyện của Dóng được kể như vĩ tích của một vị anh-hùng cứu thế, một David Việt-Nam bé nhỏ, đã một mình đánh ngã và chặt đầu tên tướng khổng lồ Goliath, cứu dân mình khỏi cái họa diệt vong.
Trong thời trẻ tuổi, còn sống với những giấc mơ có mầu sắc anh-hùng chủ-nghĩa, chính tôi cũng nghĩ rằng Dóng là hình ảnh và biểu tượng của dân tộc, chịu đựng, nhẫn nhục (không cười, không nói), nhưng khi cần đến, có thể vươn lên, trong phút chốc thành một người khổng lồ sắt thép, với một uy-lực phi-phàm và một lòng tin vô-biên ở sức mạnh của văn-hóa (cây tre) và chính-nghĩa (dẹp giặc vì hòa bình); nhưng khi xong việc, lại bỏ hết danh-vọng, phú-quí, trở về với hư-vô.
Cái mộng tưởng lãng-mạn tiêu tan dần trong những đụng chạm và đấu tranh với những sức mạnh ngàn vạn lần lớn hơn những Goliath của Thánh-Kinh Cựu Ước hay đám giặc cỏ đời Hùng-vương; tôi mới hiểu được rằng cái nhãn-quan của huyền thoại Thánh Dóng hùng-vĩ và lớn rộng đến độ vô cùng vô tận, cao hơn mọi tưởng tượng của người thường chúng ta.
Thánh Dóng là Mặt Trời.
Trong thời tiền sử mà ta gọi theo truyền thuyết là đời Hồng Bàng hay đời Hùng-vương. Mặt Trời là Ðấng Ðại-Hùng Ðại-Ðảm, Ðại-Lực Ðại-Úy, Chí Công Chí Chính, Ðấng Sáng Tổ đầy tình thương với con cháu, một lời đã hứa ngàn đời không quên, luôn luôn, mãi mãi, đều đều trở lại, không nói, không cười, không lộ hình tích cho đến lúc cuối cùng, lúc quyết liệt, mới vùng lên một ý chí và một sức mạnh cao đến trời xanh, sáng lòa con mắt, đốt cháy và xua đuổi hết những tàn-bạo, bất-lương, quỉ-ma, mê-muội và tối-tăm ngu-dốt đã u ám con người trong dầy-đặc của đêm.
Ðó chính là con người huyền thoại của Thánh Dóng. Và là hình ảnh của Mặt Trời trong tưởng-tượng của người sơ thủy ở Việt-Nam.
Không ai đã biết mặt trời là gì cả? Người ta có thể nghĩ, như người Helen cổ rằng đó là thần Phoebut Appolo, ngồi trên một cái xe có lửa, bốn ngựa với một người đánh xe. Hoặc nghĩ rằng đó là một con quạ lửa, con cuối cùng còn sống sót sau khi chín con cùng đàn đã bị một người cung-thủ bắn rơi. Trong một đoạn trên, ta đã thấy rằng người Nhật tin là có thần nữ, hiện ra từ mắt phải của Người Nữ Nguyên-Thủy, thành Mặt Trời, và từ mắt trái đã sinh ra một Thần Nam là Mặt Trăng. Ở Việt Nam ngày nay ta gọi Mặt Trời và Mặt Trăng đều là "Ông" cả, và có nhiều lí do để nghĩ rằng ngày xưa, người Việt nguyên-sơ cũng tin như người Nhật và nhiều dân Nam Ðảo, rằng khởi thủy có hai con mắt từ trên nhìn xuống. Nhưng cũng có nơi nghĩ rằng Mặt Trời và Mặt Trăng là hai anh em, hay là hai cha con. Tạm thời, ta có thể quên những biến-thể huyền-thoại không liên hệ đến nguồn-gốc của lửa để trở về với huyền thoại Thánh Dóng. Có một thời, trong một khu vực của đất Việt Nam mà chân trời phương đông là mặt biển và phương tây là núi, người ta thấy rằng Mặt Trời đã hiện thân thành người với tên là Dóng để đem sáng và trao lửa cho người. Thời của người là thời thực, thời sống, còn thời của Dóng là thời huyền thoại.
Thời huyền thoại là không thời. Nói rằng chuyện Dóng xẩy ra vào thời Hùng vương thứ Sáu chỉ là để đặt cốt truyện vào một thời theo qui ước là thời huyền thoại không thể-huyền thoại-hơn. Bánh chưng, bánh dầy ở thời vua Hùng thứ Sáu. Trầu cau cũng ở thời vua Hùng thứ Sáu. Sơn Tinh Thủy Tinh cũng vào thời vua Hùng thứ Sáu. Thời huyền thoại là thời có thực không thể thực hơn, vì dấu tích còn đó cho đến ngày nay: vết chân ngựa sắt của Ngài cũng như miếng trầu miếng cau, như cái bánh chưng bánh dầy. Thời huyền thoại là thời tổ, lập ra tất cả. Thời huyền thoại là thời trở đi trở lại, vĩnh-cữu phục hồi. Thời huyền thoại là thời linh thiêng, thời ở ngoài thời gian uế tạp của cuộc sống.
Vì vậy nên huyền thoại Thánh Dóng có một tiền khúc là chuyện Lạc Long quân.
Lạc Long-quân lúc chết dặn dò con cháu rằng sẽ trở về để cứu con dân nếu có những tai họa lớn phải cầu Ngài.* (*) Abbé Banier-La Mythologie Expliqueé par l'Hustoni-Paris 1738,QII, trang 218. Theo Andrew Lang-Myth, Rilmel and Religin, Longman, Green....(?), London 1913, trang 18). Lạc Long-quân không phải tên thực của Ngài. Ðời khởi-thủy, không có người nào ở miền nam sông Xanh (Dương Tử) dùng hán tự làm tên cả. Ðó là các cụ nhà Nho Việt-Nam đặt ra như thế vì các cụ viết chữ Hán và không ai biết tiếng việt cổ (đã thành tử-ngữ sau thời bà Trưng). Truyền thuyết Mường còn kể đến chuyện người Bố nguyên-thủy tên là Lang Ða Cần./Lang/ có lẽ là cái chức tương-đương với/vua/, hoặc là/Ðức Thủy-tổ/. Nhưng rồi các cụ cho /cần/ là /quân/"vua", còn /lang/ phải đọc trẹo đi thành/long/ "rồng". Chỉ phiền cái là con rồng là một con vật huyền thoại, xuất xứ từ Sumer ở Lưỡng-Hà-địa (Mesopotamia). Ở Trung Hoa, nhà Thương-Ân cũng còn chưa biết đến con rồng. Sau khi diệt nhà Thương rồi thì nhà Chu mới lập con rồng làm biểu tượng huyền-thoại của quyền vua, có lẽ là do ảnh hưởng của Sumer-Babylonia truyền qua Trung-Asia, đến rợ Chu ở miền Tây-Bắc mà chưa vào đến Nhà Thương. Sau con rồng/long là con li tức kì lân, một con vật huyền-thoại cũng không có thực (mà người châu Europa gọi la ụ/Unicorne/, con Ðộc giác). Cả đến hai con cuối cùng của tứ linh là con qui, con phượng cũng không phải là sinh vật thực, mà là vật thần, không phải là con rùa thường (mà người hoa coi là một con vật xấu xa, hạ tiện) và con công, con trĩ (mà họ ăn thịt).
Lạc Long Quân, theo truyền thuyết là thủy tổ của người Việt Nam. Sách xưa chép lại như vậy; sách cổ nhất là một tập Ngoại sử, trong bộ Ðại Việt Sử Kí Toàn Thư của sử thần Ngô Sĩ Liên đời Lê Thái Tông.
Ngô Sĩ Liên là một đại nho sĩ của nước ta, nước Ðại Việt theo quốc hiệu thời đó, từ đời Lý. Ông theo gương Tư Mã Quang, một nho sĩ và một đại trí thức đời nhà Hán ở Trung Quốc, đã viết bộ Sử Kí đầu tiên của Trung Hoa, để viết bộ Sử Kí đầu tiên của Ðại Việt. Khi chép chuyện Lạc Long Quân và Ngoại-Sử của Ðại Việt, ông đã lập định hai điều mà thời nay, với sự hiểu biết mới, ta phải coi là sai lầm.
Sự sai lầm thứ nhất là để huyền thoại vào trong lịch sử, cho huyền thoại là sử kí. Ngày xưa, ở cổ Helen Euhemerus (316 T-Kt) đã thuyết rằng huyền-thoại và các thần là những chuyện thật phóng đại. Thuyết này bị bài bác trong trong thời Trung-Cổ vì các nhà tôn-giáo học bảo rằng có thần có thánh thực, thần thánh không phải là người, và Euhemerus là khôi hài. Ngô Sĩ Liên không những cho Lạc Long Quân là có thực, mà còn nhận rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ là quốc tổ thì cũng quá dễ tính.
Sự sai lầm thứ hai là đã viết tên của một người huyền-thoại Việt Nam bằng Hán tự là /Lạc Long Quân/ như thể là đúng và đích tên của người ấy, trong khi đây chỉ là phiên âm. Do đó mà phát sinh ra cả một sâu chuỗi sai lầm, nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa dân tộc ấu trĩ quái nhìn về một quá khứ ảo huyễn, không những là lạc hậu mà còn tệ hại. Tôi từng đọc các bậc đại anh-hùng như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, các nhà cách mệnh như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, chẳng khi nào thấy có một lời bấu víu vào huyền-thoại để khêu ngọn lửa yêu nước trong quốc dân.
Tên thực, tên tiếng Việt cổ, của người anh-hùng huyền-thoại mà từ Ngô Sĩ Liên ta gọi là Lạc Long Quân, là gì, không ai biết.
Ðể vấn đề ấy và những vấn đề phức-tạp có thể gây sóng gió vô ích sang một bên, tôi xin các quí độc-giả của sách này tạm thời hãy chỉ nhận huyền thoại là huyền thoại và nhìn vào huyền thoại với nhãn quan và sự hiều biết của đời nay.
Tơi nhìn nhận huyền-thoại Lạc Long Quân trong cốt-tủy cũng là một huyền thoại mặt trời. Từ cõi hư vô lên núi (gặp cô gái dòng Âu trên núi), rồi bỏ núi để xuống biển, là đường đi của Mặt Trời. Trên đường, đánh các con tinh ở dưới đất, trong nước, trong rừng, là xua đuổi đêm tối và các lực lượng âm u ở khắp bốn phương; nhưng có một phương, sự thắng trận của Lạc Long Quân không hoàn toàn, con tinh cuối cùng chỉ bị thương mà tẩu thoát được, tôi nghĩ là vì buổi chiều tà, Mặt Trời không còn đủ sức mạnh của buổi trưa. Cuối cùng, Vịnh Hạ Long được cho là nơi Lạc Long Quân chết. Mặt trời lặn, Mặt Trời thứ nhất.
Thánh Dóng là Mặt Trời sau. Người tiền sử và thái cổ không biết rằng chỉ có một Mặt Trời; và nếu Lạc Long Quân là Mặt Trời thì Trời Thánh Dóng cũng vẫn là Mặt Trời Lạc Long Quân. Nhưng nếu đã thấy rõ Mặt Trời trước lặn ở đằng tây rồi, làm sao biết được và dám nói rằng qua đêm, vẫn Mặt Trời ấy mọc lên ở đằng đông? Tuy vậy mà trong dòng huyền-thoại Việt-Nam, Thánh Dóng được coi là hóa thân của Lạc Long Quân. Nếu ý kiến này không phải do ảnh hưởng của Phật Giáo và được ghép vào huyền-thoại nguyên-thủy của Thánh Dóng, thì quả là một trực giác lạ lùng vì sáng suốt.
Tôi không dám dựa vào cái tên của Dóng để làm cho giả thuyết mặt trời về Dóng thêm vững. Tôi biết những suy-luận về philologie (cổ-văn-khảo) của đại học giả Max Mueller (1823-1900) người đã lập ra ngữ-lí-học lịch sử với ngữ tộc ấn âu: quá say mê với những khám phá vĩ đại của mình Mueller đã thuyết rằng thần cổ-helen và các thần trong kinh Veda của dân Aryan cổ- India có chung nguồn gốc. Và ông thêm rằng tất cả là huyền thoại Mặt Trời. Ông bị một học giả khác, Andrew Lang (1844-1912) một trong những nhà dân-tộc học đầu tiên của THẾ GIỚI, một sáng lập viên của khoa-học dân gian phong tục (science of folklore), phê bình, chế riễu nặng nề, về sự dùng cổ văn khảo mà phân tích và nghiên cứu huyền thoại. A. Lang lập ra một thuyết khác, nối liền huyền thoại (myth) vào những nghi thức (ritual) để đi tới tôn giáo. Nay thì cả hai thuyết, thuyết mặt trời của Mueller và thuyết nghi thức của A. Lang, đều bị bỏ, ít nhất là trong hình thức nguyên-khởi của hai vị trưởng-tràng đối nghịch. Những điều tôi viết ở đây về hai huyền thoại Việt Nam đi cập kè với cả hai thuyết, nhưng tôi không dùng phương pháp cổ-văn hay cổ-ngữ khảo, cũng không dùng nghi-thức làm cốt-lõi của vấn đề.
Tuy nhiên tên của Dóng (hay Róng?) không khỏi nhắc nhở đến/rạng/đông (trời rạng sáng), cái ráng trời, và động từ rạng chân, rang tay, với kết quả là rộng hơn. Tiếng Việt miền Bắc không phân biệt ba phụ âm(d), (gi) và (r), đều phát âm là (z). Tiếng Việt miền Nam có phân biệt ba âm ấy, nhưng tỉ số người Việt miền Nam biết đến Thánh Dóng (Róng) có lẽ không đến một phần trăm. /Róng còn tồn tại trong hai cách nói đời nay:
róng trống (róng trống mở cờ)
róng lên một tiếng chuông
Ðộng từ /róng/ này có chung một nghĩa vị (semanteme) với động từ /rống/hét, thét, gào, kêu hoang dã, và hai từ có thể là cùng gốc (cognate). Tôi đưa ra những nhận-xét trên để bỏ ngỏ vấn-đề. Dầu là có cả một chùm bảy tiếng tương tự về cả hình thức ngữ âm và nội dung ngữ-nghĩa, tôi cũng không đưa thêm một ý nghĩ gì về ngữ-lí-học khi chưa có một nghiên-cứu nghiêm-túc về nguồn-gốc và về dạng học (morphology *, từ pháp học) việt ngữ. Hơn nữa tôi cũng không cần viện đến ngữ-lí-học.
Tôi không được biết một huyền thoại nào trong thế giới loài người tả mặt trời từ lúc rạng đông mọc lên cho đến lúc lặn đi trong ánh chiều tà mà rõ và đẹp như huyền thoại Thánh Dóng.
Chuyện Thánh Dóng được dựng lên, cô đặc như một bi-kịch cổ-helen với ba cái một = một cốt, một chỗ, một thời, nhưng là một bi-kịch biểu-tượng trong đó người anh hùng là Mặt Trời, vĩ-tích đánh giặc là nắng ngày đuổi đêm tối, chiến trường là Cõi Sống của người. Thời gian của chuyện, theo chu-trình ngắn thì là đêm-ngày, theo chu-trình dài thì là đông-xuân. Ðêm-tối là lúc mặt trời vắng mặt, tất cả tạo-vật lạnh một mầu đen. Nằm trên một trạc cây hay trong một hốc đá, nghe tiếng hổ gầm với rú lúc gần lúc xa, thỉnh thoảng sột soạt bên mình có một con chồn hay con chuột lách bụi ăn đêm. hoặc suốt đêm yên lặng chết chóc, mở mắt nhìn tròng-trọc trong tối, lâu lâu thấy giữa những chùm lá đen xì, hai con mắt lân-tinh của một con cú vọ lượn không tiếng động, hay những bóng xà xuống ngoắt lên của những con giơi lớn vừa bay vừa hú những tiếng siêu âm mà tai không nghe thấy nhưng vẫn làm váng óc. Và không biết lúc nào, một con hổ-mang hổ-lửa, một con rết độc, một con bọ cạp, một con trăn lớn, hay một vô-danh ẩn trong vô-minh, có thể đến sát mình và trong kinh hoàng thầm lặng, đưa mình từ một giấc ngủ ngon lành sang một sự chết vô nghĩa. Ngôn-ngữ và hiểu-biết, với sự tưởng-tượng sơ-thủy, làm cho con người, rất lâu về sau, ngay cả khi đã biết cấy cây lúa, trồng cây rau, dựng cái lều để nương tựa vào nhau mà sống với chút yên ổn, khi nghĩ đến những cái sợ tiền kiếp, cũng chỉ biết nói là trong bóng tối có những đe dọa đời sống không hận-thù, không duyên-cớ, tối-tăm, không đường tránh đỡ, như quỉ như ma.
Nhưng huyền thoại Thánh Dóng của Việt Nam đưa sự bi hùng lên một độ ngất trời, vì xẩy ra không phải bất cứ ở đâu, mà trong một vực nhỏ bao vây bởi núi với bể ở chân trời, của nước Việt-Nam, đứng mũi để cản cơn gió mùa của đại dương vào lục địa. Trước khi Dóng xuất hiện, là giặc cướp ở đâu tràn về, reo rắc kinh-hoàng chết-chóc khắp nơi, mà người ta bất lực, không làm gì được. Ðó là cảnh đêm tối âm-u trong những làng xóm tiền-sử, lập ra giữa những đất hoang ở bìa rừng rậm. Người ta còn thưa-thớt, đường sá không có, ngoài một hai đường mòn ngoắt nghéo giữa những tảng đá, bụi cây và những vũng nước lầy rộng hẹp, nông sâu tùy thời tiết. Trong những tháng gió mùa, giông tố đến không biết lúc nào, có khi mưa rầm rề mươi ngày, cả tháng, nước trời trút xuống như thác đổ, ngày cũng như đêm một mầu rầu rĩ xám xịt. Bão thì kinh hồn, gió rít như một ngàn con ngựa vừa bay vừa hí, gió luồng táp vào những khe nhà rung lên như muốn thốc lên trời. Ðó là không kể nước rừng tràn ra, nước sông dâng lên, và con nước tự nhiên xoắn tới, cuốn cả chum vại, nhà cửa, người, trâu bốc lên cao rồi ném đi đâu không biết. Gọi là giặc Ân, nói là cướp bóc, nhưng không phải chỉ là những kẻ bất lương, cũng không phải là hùm beo voi dữ, mà là trời long đất lở, các sức mạnh có tên và không tên của nước, của đất, của gió, của cây, của đá cùng nổi lên để phá, để đạp, để hất, để tung, để cướp, để giết cái bé bỏng yếu ớt của con người.
Dóng sinh ra một cách huyền diệu: huyền-sử thường dùng cách ấy để nói rằng người anh-hùng huyền-thoại không phải giống người. Cha mẹ Dóng đều đã quá già rồi để mẹ Dóng còn có thể thụ thai được; ngay cả sự nhận tinh của chồng cũng không còn nữa. Mẹ Dóng thụ thai sau khi ướm chân mình vào vết châm lõm trên đất: đó là sự thụ thai không-nhiễm: người đàn bà được chọn chỉ là một cái bình để vị thần-linh tối-cao tự gửi mình vào hay gửi cái "tinh" của mình vào mà thôi. Sự thụ thai linh-thiêng này là một tín-ngưỡng bình dân của Á Ðông: trong huyền-sử Việt-Nam, mẹ Ðinh Bộ Lĩnh cũng sẽ thụ thai theo lối này. Tín ngưỡng cổ Do Thái thì cho người mẹ đi quanh núi ba vòng. Tín ngưỡng cổ India thì cho con voi trắng đem hóa-thân bất-phàm đặt trong người bà mẹ. Vết chân trên mặt đất ở vườn phải được hiểu là vết giáng-lâm của Mặt Trời. Dóng sinh ra nhỏ xíu và suốt ba năm đầu không nói không cười. Ðây là lúc rạng-đông, còn nói là tinh sương, khi ở phía đông thấy đỏ ửng lên như một cái tán lọng hay một cái nia hồng từ mặt biển nơi chân trời từ từ dựng lên. Một lúc thì thấy những tia sáng như một bàn tay khổng lồ rồi một cái quạt giấy xòe ra nan quạt chọc thủng những đám mây trắng còn lơ lửng án ngữ chưa chịu tan đi theo sương muối của đêm. Rồi Mặt Trời nổi lên dần, sáng chói và trong như pha-lê, nhưng người ta còn nhìn được vì cái dĩa vàng còn bị lấp sau những chùm lá cây xanh. Và tuy sương bắt đầu tan, nhưng khí trời vẫn còn lạnh và những hạt móc đọng trên lá vẫn còn vồng lên để cố thu lấy những hình ảnh trong-trẻo tươi mát cuối cùng của đất trời.
Bỗng vụt một cái, cái đĩa tròn vành vạnh của Mặt Trời lên hẳn trên đường viền của rặng cây và mái nhà, lớn hơn thường vì so đọ với những vật dưới đất cũng có, và còn vì Mặt Trời còn thấp, tia nắng bị hkúc xạ và khuếch tán nhiều, thêm vào nữa- Dóng đã đứng dậy vươn vai, cao vọt lên và cứng mạnh trông thấy; chỉ trong phút chốc, lên trên ngọn tre, hùng dũng, chói lọi, người ta không dám nhìn nữa sợ lóe rồi đui con mắt trần tục.
Tới đây có một điểm về nghi-lễ, còn được truyền lại cho đến nay mặc dầu thời thế đổi thay, lòng người đã khác.
Sự liên hệ giữa huyền-thoại (myth) với nghi lễ (rite) hay nghi thức (ritual) là một nhận xét của nhiều nhà dân tộc-học cuối thế-kỉ trước và được đưa lên hàng lí-thuyết bởi Andrew Lang, rồi Lord Raglan. Mặc dầu những thuyết này đã bớt mạnh-mẽ đi nhiều lắm, nhưng tôi vẫn nêu lên ở đây, không phải như một ý-hệ cho khả năng chứng minh hay giảng giải, nhưng chỉ như một sự-kiện nhân học để nhấn rõ tầm quan-trọng của huyền-thoại Thánh Dóng trong tín-ngưỡng dân-gian và thiên nhiên. Nghi thức dĩ nhiên hơn nhiều khi mới được lập thành; ngày nay nó chỉ còn là một điêu-tàn, di-tích mảnh-vụn của tin-tưởng ngày xưa. Tính chất linh-thiêng và năng-lực cầu đảo của nghi thức mất dần trong thời gian và không còn nữa. Sự tồn-tại của nghi-thức chỉ là cái xác không hồn, một là vì ý-nghĩa thực của huyền-thoại đã mất và nghĩa đen của huyền-thoại không thể hợp được với nghi-thức, hai là vì chính nghi-thức cũng đã thành đồi trụy khi sự cầu đảo không hiệu nghiệm một cách liên tục. Clande Lévi-Strauss, nhà nhân học trưởng môn cơ cấu chủ-nghĩa pháp thuyết rằng khi nào huyền-thoại và nghi-thức đi song đôi với nhau, thì hai cái vận hành như một cặp đối nghịch biện-chứng. Ở khởi thủy, pháp thuật gồm một câu niệm chú và một cử chỉ gọi là sự bắt quyết; trong lễ cầu-đảo huyền-thoại là câu chú, nghi-thức là cái thủ quyết. Nay câu chú tiếng phạn bị niệm sai và cũng chẳng ai biết nghĩa nữa. Còn cái quyết của bàn tay chẳng những không đúng, mà hai bàn tay run lập-cập chỉ thấy sự sợ hãi chứ làm gì có sự quyết, sự tin. Rút cuộc thành trò úm-ba-la.
Tuy nhiên với nhà khảo-cứu nhân-học, nghi-thức trong ngày hội Thánh Dóng vẫn còn giá-trị của một chứng-tích. Nghi-thức rước lễ là hình-tích của một huyền-thoại đã được sự tin tưởng và thờ phụng trong quá khứ.
Có ba lễ nghi còn được truyền cho tới ngày nay về huyền thoại Thánh Dóng ở vùng Bắc Ninh, Sơn Tây.
Nghi lễ thứ nhất là kể lại sự-tích Thánh Dóng đồng thời với sự tham quan chiêm-ngưỡng các hình tích của cuộc hành-quân dẹp giặc thần-thánh ngày xưa. Dĩ nhiên rằng ai muốn tin thì tin, nhưng ngày nay chẳng còn mấy ai tin nữa. Giáo sư Nguyễn Thiện Lâu, dạy sử địa Ðại Học Văn Khoa Saigon, nói với tôi rằng ông đã được dân làng dắt đi xem những vết cháy đen vì lửa phun ra từ mõm và mũi con ngựa sắt của Ngài, và cả những vết chân ngựa trên đất. Ông bảo rằng làm gì có ngựa sắt biết phi, lại còn phun ra lửa. Còn những lỗ chân ngựa thì to lắm, và ông nghĩ là xưa dân làng đã đào đất sét để làm chum làm vại, rồi không lấp đi nên còn những hố rộng. Giáo sư Lâu tốt nghiệp cử nhân sử-địa ở Pháp, là một người tin ở khoa-học cổ-điển tiền-chiến, lại có tiêm nhiễm một chút chủ-nghĩa duy-vật hơi đơn sơ Ông bất đắc chí, sống nghèo nhưng không thiếu rượu, và tôi kính trọng các ý nghĩ của ông. Ông không muốn biết gì về các khoa-học nhân-văn. Ông mất hồi 1956-57. Tôi kể lại chuyện này để xác nhận rằng có những lỗ trên mặt đất, được dẫn là vết chân ngựa của Thánh Dóng. Thánh Dóng không phải là người như giáo sư Lâu. Con ngựa của Dóng cũng không phải là con ngựa thồ của ta cưỡi. Tôi hoàn toàn đồng ý.
Nghi lễ thứ hai là lễ cúng cha Thánh Dóng ngày mồng chín tháng Tư âm lịch. Ðồ cúng chỉ có bát cơm và dĩa cà muối. Trước ngày ấy, thường có giông, sấm chớp đùng đùng và mưa lớn. Dân làng tin rằng sau ngày ấy thì hết mùa mưa, hết sợ bão. Tên làng xưa là Kẻ Ðổng, sau đổi là Làng Dóng. Các người già cả trong làng truyền lại rằng Ðổng là tên cha, Dóng là tên con. Trong làng có nhiều ruộng cà. Các ruộng cà đều có cắm những tua xòe ra, gọi là "que bông"; người ta nói rằng que bông bên mỗi cây cà thì có mưa bão mà cà ít rụng. Bao giờ trong làng cũng để một sào ruộng trồng cà mà không cắm que bông. Người làng giảng rằng trước ngày lễ cơm cà thì ông Ðổng về hái cà cho con, nên làm ra giông tố do sự đi lại của ông. Ruộng nào có cắm que bông thì ông tưởng là cà mới lên bông chưa có quả, nên ông không vào. Ông chỉ hái cà ở ruộng không cắm que bông. Phải có cà đem về muối trước cho Dóng ăn thì Dóng mới lớn lên được. Dóng lớn lên thì thiên hạ thái bình và được mùa, dân gian no đủ.
Nghi-thức và huyền-thoại chưa rời xa nhau quá ở đây. Dĩ nhiên rằng hết mùa mưa thì sang mùa nắng chứ có phải là có bát cơm và dĩa cà cúng vào ngày đó thì gió mùa nghỉ thổi để mặt trời lại trở về đều đều hàng ngày, và ngọn lửa rơm ở các bếp lại tí tách nhẩy dưới đáy các nồi đầy gạo đâu?
Một nghi lễ thứ ba là Hội Dóng. Hội Dóng thường to lắm. Mấy ngày liền, với sự tham dự của dân mấy làng thuộc hai tỉnh ngày nay. Sự phân cách hành chính đương thời không chia rẽ được sự đồng lòng tiền-sử. Người ta nô nức từ mấy tháng trước; hết hội rồi người ta còn bàn cãi, chê khen, và dự định sang năm. Có một sự đua chen xây dựng giữa các làng. Già, trẻ, trai, gái cùng sống trong vui mừng và mong ước.
Nghi-thức ở bên lề của huyền thoại có hai công-việc. Một là để xây dựng huyền thoại, tạo lại phần nào tính cách siêu-nhiên nguyên-thủy của huyền-thoại. Hai là để tái lập huyền thoại. Huyền thoại không phải là một vĩ tích đơn-độc, hay một đặc-sự: dó là khác biệt căn-bản giữa huyền thoại (mythos) và truyền-kì (légende). Huyền thoại đánh dấu sự khởi thủy và kể cái nguyên-nhân của một sự trở-đi-trở lại mãi-mãi trong một nhân-gian. Huyền thoại là sự vĩnh-cữu hay phục-hồi vĩnh-cữu. Nhưng phải có một nghi-thức để nhắc nhở, để khêu gợi, để dọn đường cho sự trở-về như-xưa, như-thực của huyền-thoại. Ðó là cốt-tủy của pháp thuật: người pháp sư niệm chú và bắt quyết để làm phép, hóa phép. Khoa học và kĩ-thuật ngày nay cũng làm phép, hóa phép như thế. Nói chung, khoa-học thay thế huyền thoại và lập ra những câu chú, là những định-luật khoa-học. Kĩ thuật dựa vào khoa-học để bắt quyết và tạo ra những biến-hóa. Trong phòng thí-nghiệm, trong một cơ xưởng hay trên không-trung, cũng thế mà thôi. Trong tương lai ta sẽ xử dụng cái computer (ordinatem, điện toán cơ) như nay ta dùng cái máy đánh chữ, cái máy xay trái cây, và như ở nhà quê, người nông dân dùng cái gầu sòng, cái gầu giai để tát nước. Muốn vào một mạng lưới computer, phải biết cái mã số (là câu thần chú "Vừng vừng a! Mở cửa ra" của Ali Baba) và phải biết dùng cái máy computer cho đúng phép từ số 1 đến số n để khỏi loạn (đó là nghi thức hay nghi lễ). Sự khác biệt từ huyền thoại Thánh Dóng và Hội Dóng đến Internet và cái computer (hay khoa-học và kĩ-thuật, cặp nhau) là ở trong tâm-trí của con người. Người ngày xưa ở thời huyền-thoại không biết rằng có nhữngh định-luật tự-nhiên và tưởng rằng bất cứ một cái gì xẩy ra cũng là do "Trời" làm: "Trời mưa, trời nắng, Trời sinh ra thế". Còn người đời nay, từ Laplace đến Hwkins nói rằng "không cần đến giả thuyết Ông Trời, cũng giảng hết được các sự vật trong vũ-trụ". Các nghi-thức liên hệ với huyền-thoại Thánh Dóng, theo tôi, là những mảnh vỡ của pháp-thuật để cầu Trời, qua Thánh Dóng và vị pháp-sư đầu tiên, để được mưa thuận gió hòa sau những ngày tháng khổ sở bất an của thời giao mùa với giông-tố, gió bão và lũ lụt. Thực tế tất-nhiên phức tạp hơn; tôi chỉ đặt ra một sơ đồ đơn-giản cho dễ hiểu. Sự tưởng-tượng có thể tiểu thuyết hóa những chuyện đưa đến sự thiết-lập huyền-thoại và tạo dựng một dòng thờ tự (culte). Pháp-sư của dòng thờ này đã nhận thấy một sự đều-đặn trong thời-gian chuyền biến từ mùa mưa (thời gió mùa, từ Ấn-độ-dương và Bể Nam thổi ngược lên đến sa-mạc Gobi ở Trung-Bắc Asia qua lãnh thổ Việt-Nam) sang mùa nắng, với sự xuất hiện của mặt trời. Tuyên bố rằng hễ có rạng đằng đông thì hết mưa gió, hết giông bão, là một cách nói thông thường, dễ hiểu. Liên hệ rạng đông với mặt trời mọc và thấy rằng đến chiều thì mặt trời lặn trên đỉnh núi Con Sóc. Thấy rằng mặt trời càng lên cao thì càng sáng, càng ấm và càng hết những đe-dọa của cái thời vừa qua, không có mặt trời, ngày cũng như đêm, mây đen u-ám, gió rít không ngơi, cơn giông trận bão lúc nào cũng chực ập xuống. Cuối cùng nhận định rằng tuy mặt trời đã bay ra đằng sau núi và biến mất, đêm tối lan dần, nhưng ngày hôm sau và sau nữa, trời quang mây tạnh, không còn những ghê rợn của những ngày không có rạng đông.
Ta đừng quên rằng lúc này còn là tiền-sử, có lẽ là vào lúc đời sống chuyền từ sự nhặt-vặt săn-bắt sang sự trồng-trọt. Nói là "lúc", tưởng là ngắn, nhưng cũng phải là vài trăm năm hay trên dưới nghìn năm. Người ta chưa có lịch. Nhưng một ngày nào đó, người ta thấy rằng cứ khi nào mùa mưa sang mùa nắng thì cà có trái. Các cây cà dai mọc ở ngoài bãi, trẻ con đã biết hái ăn sống; về sau người ta mới biết trồng cà, muối cà, ăn cà với cơm khi đã có cơm ăn. Ðến khi có vườn cà rồi, người ta mới biết được cái đẹp của hoa cà, do đó có từ-ngữ hoa cà hoa cải; cải thì được chuộng hơn cà, nhưng cả cà và cải đều là thức ăn hàng ngày của người nhà nông; phơi nắng rồi muối, để lâu được mà không ủng, không thối. Vì sự quan trọng của cà trong đời sống, sự cà lên trái đã được móc vào lúc chuyển trời từ mùa mưa sang mùa nắng, tức là vào lúc xuất hiện của Thánh Dóng Mặt Trời. Nghi-thức trồng cà với que bông, phép lễ cơm với cà muối, và chuyện Dóng ăn một lúc hết
Bảy nong cơm, ba gánh cà
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông
đều là do điển tích ấy. Ba gánh cà có lẽ là số lượng cà thu hoạch được trong một ngày hái cà trên sào ruộng thợ Ruộng này là ruộng công của làng Dóng.
Nghi-thức gắn liền với huyền thoại ở gốc nguồn một cách mật thiết như thế. Về sau, nghi-thức là một phần của pháp-thuật hay thuật phù-thủy: nghi thức được tin là có tác dụng xúc tác (catalyser) hay dị hóa (làm cho dễ) faciliter sự thực hiện của một việc hay một hiện-tượng mà người ta cầu đảo, ở đây là sự tái sinh của Mặt Trời để chấm dứt mùa mưa bão. Tôi dùng hai động-từ khoa-học hiện-đại để nói về một phép cầu đảo thái-cổ đó là một dụng-ý cố-tình, để trình bày một ý-kiến riêng có phần mới-mẽ. Tôi không đồng ý gọi những nghi-thức này như nhiều nhà dân tộc-học, là "lễ ngày mùa", "lễ nông nghiệp", v.v... Và có một phần nào tôi nghĩ rằng trước sau, ta vẫn còn là phù-thủy.
Còn vấn đề lửa. Trong huyền thoại, lửa phát ra từ mồm ngựa khi Dóng phóng ngựa vào đám quân giặc, tức là vào đêm tối lạnh lẽo. Lúc Dóng còn là đứa bé nằm ngửa trên giường, "ba năm chẳng nói chẳng cười trơ trơ" là lúc rạng đông, có ánh sáng chiếu lên mà không có hơi ấm. Chỉ khi đã vươn mình lớn lên, rồi nhảy lên mình ngựa để đi trên bầu trời thì mới có lửa, do ngựa phun ra. Ngựa là ngựa sắt, có người giảng là ngựa ô, mình đen: vẫn là cái lầm cứ muốn bình thường, vật chất hóa huyền thoại. Không có gì làm cho linh-thiêng thành uế tạp hơn là giảng hay sửa huyền-thoại cho thành những chuyện phàm-tục ở cỡ cậu ấm cô chiêu. Ngựa sắt là ngựa sắt, không phải ngựa thường, chỉ có thế thôi. Nó không phải là con ngựa nhong-nhong của mẹ thằng Cuội, cũng không phải là cái xe đạp (xe máy) mà ta cỡi đến sợ Huyền thoại gọi nó là con ngựa sắt, và nó là con ngựa của Mặt Trời Thánh Dóng mà vua Hùng thứ Sáu đã truyền bễ than lò đắp ngất trời lửa nung
Ba trăm cục chính dã công đúc ra. Ðời nay, ta gọi nó là hấp lực Newton, vô hình, bất diệt, làm cho tất cả các thiên thể xoay vần trong vũ-trụ và bẻ cong ánh sáng đi trong hấp-trường của nó.
Lửa của ngựa phun ra làm cháy cây, xém tường và đốt giặc. Lửa của Mặt Trời nhiệt-đới nóng lắm và có thể làm cho lá khô trong rừng bốc cháy. Không phải như Thái Dương Thần Nữ ở Nhật Bản, hiền lành, e lệ, lẫn trốn vào hang sâu và đóng cửa gài then. Mặt Trời Thánh Dóng cho ngựa tung vó, miệng khạc lửa, đốt hết trên đường, như gươm phạt, như gậy đập, hùng dũng, siêu phàm.
Nhưng lửa ấy đã thành lửa trần, vì Thánh Dóng đã xuống trần, vì lửa có để lại vết tích thấy được trong cảnh-vật của cõi người ta. Ðó là ngọn lửa trong bếp của mỗi nhà, đốt lên khi mùa mưa đã hết và sự thắp lửa không còn quá khó khăn nữa. Ở Việt Nam xưa không có tục thờ lửa như ở India, Trung Quốc hay Nhật Bản.
Những phần sau của huyền thoại rất dễ hiểu và rõ như bàn tay, một khi ta đã hiểu Thánh Dóng là hiện thân của Mặt Trời. Bắt đầu là Rạng Ðông trong chu trình ngắn; là cuối mùa mưa sang đầu mùa nắng vào lúc cà lên trái trong chu trình dài, Mặt Trời là thần-nhân anh-hùng đã mỗi năm, mỗi ngày trở lại cõi người ta, quét sạch đêm tối cùng với giặc cướp tà ma của vô-định, vô-minh; xua đuổi gió mưa giông bão đem trở lại ngọn lửa trời làm nắng ráo và cho mỗi nhà một đốm lửa bình-an trong bếp, lại còn đền lại cho dân được một mùa cà có lời.
Tôi nghĩ rằng đấy là ý-nghĩa nguyên-thủy và thâm-sâu của huyền thoại Thánh Dóng, mà lẽ ra ta phải gọi là huyền thoại Mặt Trời Dóng. Chữ /Thánh/. dùng ở đây tôi không ưa lắm. /Thánh/ là chữ dùng trong Ðạo Nho của Khổng-Tử, và rõ ràng rằng là đã được các nhà nho của ta phong cho Dóng trước khi vua ban cho bốn chữ Phù Ðổng Thiên Vương. Gọi là /Thần? (*Thần Mặt Trời) theo hán-văn cũng không ổn, mặc dầu xưa ta cũng nói Thần Lửa, Thần Núi, Thần Sông, Thần Cây Ða, Thần Hoàng Làng. Nhiều khi tôi nói và viết trống không là Dóng, cũng như đã bỏ, nếu không cần, những cách gọi là hủ-lậu phong-kiến Ông Mặt Trời, Ông Trăng, Ông Thổ-công v.v...
Mặt Trời vẫn tự-nhiên trở về hằng ngày và vẫn xuất hiện khi tắt gió mùa; lửa mặt trời thì nay ta cũng đã biết nhóm lên một cách dễ-dàng bằng que diêm hay cái bật lửa. Ngay từ lúc ban đầu, khi huyền-thoại được đặt ra, tính cách "phù thủy" cũng đã lộ, như ta thấy bởi sự nhân-hình-hóa mặt trời và bởi những nghi-thức đi kèm. Do những chứng tích ấy ta có thể kết luận rằng không có sự thờ lửa như đã nói ở trên và không có cả sự thờ Mặt Trời như ở Cổ-Egypt (Ai Cập) hay vài thổ dân ở America (Mĩ Châu, trước Columbut, Kha Luân Bố).
Huyền-thoại Dóng Mặt Trời, theo sự suy-luận riêng, có lẽ xuất hiện vào lúc sự nhặt-vặt chuyển sang sự trồng-trọt. Lí trí nhận xét, liên hợp, suy tư bắt đầu le lói và báo hiệu rằng, nếu những điều kiện địa-kí và lịch sử cho phép, thì khoa-học sẽ chớm nở. Thuật phù phép mở đường cho ý muốn chỉ huy Tự-nhiên bằng cách bắt chước Tự-nhiên, theo nguyên tắc "phục tòng để làm chủ" mà kĩ thuật khoa-học sẽ lấy làm của mình sau khi đã dần dần loại được sự sợ hãi, sự cam chịu, sự thần phục ra ngoài đời sống tâm thần, vật chất và xã hội.
Vì những lí do ấy, tôi chọn huyền-thoại Dóng Mặt Trời để dẫn nhập vào sách.
Mặt Trời nay không chỉ là cái khối khí hidrogen-helium ở giữa thái-dương-hệ, mà sức hấp thụ làm cho trái đất của ta vừa xoay vừa quay quanh thành đêm ngày và bốn mùa, mà sức nóng tỏa ra không những là nắng sáng và ấm, mà cả cái năng-lượng làm cho có sự sống trên mặt đất với những chất vô-cơ và hữu-cơ để giúp cho ta đỡ khó nhọc khổ sở về vật chất.
Mặt Trời nay sẽ là cái khối tư-tưởng-khoa-học-kĩ thuật của ta, giữa loài người và chỉ loài người mà thôi; lúc rạng đông, nó èo ọt, sài đẹn, không nói không cười, tưởng là chết yểu hay chỉ sống được với tật nguyền, nhưng đáp ứng các đòi-hỏi, các đe-dọa, các khó-khăn, các nguy-cơ, nó cầm cự và phấn đấu; nó đã vươn lên ba cái và lớn lên đến ngọn tre; cao hơn, mạnh hơn, làng xóm vui mừng hi vọng. Nhưng phải nuôi nó bằng những gì nó cần. Và phải hiểu rằng không phải chỉ có sung sướng, mà cũng có đau khộ Ịược ánh sáng, được ấm áp, được no đủ, được bình yên, nhưng cũng có cháy rụi, đổ vỡ, có tàn-phá, có thương-đau.
Chúng ta cũng có thể gọi Mặt Trời mới này là Dóng. Mặt Trời Dóng nay là Mặt Trời Khoa-Học, Kĩ-Thuật và Tư-Tưởng. Nó đến sau và đi theo Mặt Trời Dóng thời Hùng-Vương thứ Sáu.
Cũng như Mặt Trời Dóng trước, Mặt Trời Dóng này cũng sẽ đem lại một đời sống mới trong ánh sáng, trong ấm áp, trong no đủ và bình yên ở một độ cao hơn. Nhưng cẩn thận! Nó chói hơn, nó nóng hơn. Và nó có sức tàn phá dữ hơn gấp bội, vì nó ở ngay trên trái đất.
Sưu tầm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét