LỜI GIỚI THIỆU
Trong lịch sử kháng Pháp của nhân dân ta, tên tuổi Nguyễn Trung Trực sáng chói với chiến công đốt tàu L’ESPERENCE (10-12-1861) trên vàm sông Nhật Tảo và trận đánh chiếm đồn Kiên Giang (16-6-1868).
Suốt những năm tháng lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Nguyễn Trung Trực đã tỏ rõ những tính cách ưu việt của mình. Đó là một con người tài trí mưu lược; một khí phách can đảm, anh hùng, một đức tính trung hiếu vẹn toàn. Cuộc đời sinh động và hào hùng của ông được nhân dân ca ngợi và tôn kính với biết bao câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Mỗi câu chuyện có nội dung khác nhau và hàm chứa một ý nghĩa, một bài học đạo lý khác nhau, nhưng tựu trung nhằm khắc họa hình ảnh cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vì dân, vì nước...
Tác giả Vĩnh Xuyên (Lê Quang Khai) với nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực và được sự giúp đỡ của Hội Văn học Nghệ thuật cùng Sở Văn hóa Thông tin Kiên Giang, đã hoàn thành bản thảo sách viết về Nguyễn Trung Trực.
Với ý nghĩa "uống nước nhớ nguồn" và thắp sáng truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 3 tập sách: "Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp”, "Nguyễn Trung Trực - chuyện kể dân gian" và "Nguyễn Trung Trục - diễn ca”.
Chúng tôi mong được sự góp ý chân thành của bạn đọc gần xa để chất lượng sách ngày càng tốt hơn.
Lời ngỏ
Có một số bạn đọc đã gởi thư hoặc tiếp xúc hỏi tôi về thân thế của Cụ Nguyễn Trung Trực, chẳng hạn như: tên họ ông bà, cha mẹ, anh chị em và vợ con tên gì? Mồ mả hiện chôn cất ở đâu? Tuổi thật của Cụ Nguyễn dện ngày hy sinh là bao nhiêu tuổi? Còn và còn nhiều câu hỏi khác nữa...
Hỏi như vậy cũng đúng. Vì đứng về quan điểm lịch sử khi nói dện một danh nhân nào, ở mọi lĩnh vực - nhất là lĩnh vực anh hùng dân tộc, có dày công dực chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước - Ai ai cũng muốn hiểu rõ về thân thế và sự nghiệp của vị đó hầu sau này kể lại cho con cháu nghe để hiểu biết mà nối lưu truyền thống cao đẹp của tiền nhân.
Đối với Nguyễn Trung Trực cũng thế, Người đã có một thời làm rạng danh nòi giống. Tám năm trời kiên cường bết khuất chống bọn xâm lược Pháp với bao kj công hiển hách và đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Rõ nét nhất với hai chiến tích lẫy lừng đã ghi điểm son trong trang sử nước nhà. Đó là đốt tàu Espérance (Hy vọng) của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (1861) và đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (1868). Nên nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt đã đánh giá những chiến công ấy bảng hai câu thơ bất hủ:
"Hoa hồng Nhật
Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”
Tạm dịch:
"Lửa cháy Nhật
Tảo bừng trời đất.
Kiếm phạt Kiên Giang khóc quỷ thần"
Kiếm phạt Kiên Giang khóc quỷ thần"
Sự nghiệp của cụ là thế, còn thân thế của cụ lại quá ư phức tạp, bởi trong cuộc đời của cụ có nhiều chỗ hãy còn khép kín, chưa có mấy ai giải mở hết được bằng những chứng lý rõ ràng, chính xác. Có lẽ đây là nỗi băn khoăn, trăn trở không ít đối với các nhà nghiên cứu lịch sử ở nước
Từ trước đến nay, khi muốn viết về Nguyên Trung Trực, đa số đều dựa theo tài liệu của các tác giả người Pháp như: Paul Vial, Jean Bouchet, Alfred Sebreiner, George Taboulet... Nhưng nhiều nhất là của Paul Vial, nguyên là Giám đốc Sở Nội vụ của Thống đốc Nam kỳ, người có điều kiện nắm bắt mọi sự kiện lịch sử xảy ra ở Nam kỳ vào thời đó ông đã viết nhiều tập với nhan đế: "Những năm đầu Đông Dương, thuộc địa của Pháp" (Les premières années de la Cochinchine, colonie Francaise).
Ngoài ra còn dựa vào cuốn Đại Nam Thực Lục chính Biên Đệ Tứ kỷ của Viện Quốc Sử Quán triều Nguyễn hoặc của các cụ cùng thời như Nguyễn Thông, Trương Gia Mô, Huỳnh Mẫn Đạt v.v... Mặt khác cũng căn cứ theo những lời truyền khẩu của các bậc lão thành. Nhưng truyền khẩu đôi khi có hư cấu nên không tránh khỏi sự sai lệch hay hạn chế phần nào tính lịch sử của nhân vật và sự kiện.
Tuy thế, chúng ta cũng phải dựa vào lối truyền khẩu trùng lặp có cơ sở minh chứng để lấy đó làm nguồn sử liệu.
Việc làm này chắc chắn không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quí độc giả niệm tình thông cảm và đóng góp ý kiến xây dựng.
Xin chân thành đa tạ.
VĨNH XUYÊN
VĨNH XUYÊN
I. THÂN THẾ CỦA NGUYỄN TRUNG
TRỰC
1 . Tổ tiên:
Ông bà, cha mẹ của Nguyễn Trung Trực vốn người miền Trung. Quê ở Xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Về sau, cha mẹ ông di chuyển vào Nam lập nghiệp, sinh sống tại làng Bình Nhựt, tổng Bình Cách (Chú thích: Năm Minh Mạng thứ 16 (1836), tổng Bình Cách gồm có 3 tổng: Bình Cách, Bình Cách Trung và Bình Cách Thượng. Thôn Bình Nhựt nằm trong tổng Bình Cách Thượng), huyện Thuận An, phủ Tân An, thành Gia Định. Nay là ấp I, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
+ CHA (Họ và tên):
Theo tông chi Bình Nhựt (Long An) tên cha là Nguyễn Văn Phụng.
Theo tông chi Tân Thuận (Cà Mau) tên cha là Nguyễn Trung Thăng (Chú thích: Trong tông chi của ông Lê Văn Dễ ở xã Tân Tiên, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (ông là cháu, gọi em gái thứ bảy của Nguyễn Trung Trực bằng bà cố) thì ghi tên cha là Nguyễn Cao Thăng)
+ Mẹ : cả hai tông chi này không ghi rõ họ và tên của mẹ .
2. Bản thân:
Cha mẹ sanh ông ra tại Tân An (Long An).
2.1. Họ và tên:
Lúc mới sanh, ông được đặt tên là Nguyễn Văn Nhơn, sau đó đổi thành Lịch. Đúng vậy, vì sau khi chiến thắng trận Nhật Tảo, vua Tự Đức sắc phong cho ông chức Quản Cơ Bình Thuận nên người ta thường gọi ông là Quản Nhơn hay Quản Lịch. Vả lại trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng có ghi: "... Vua phong thưởng cho Lịch làm chức Quản Cơ Bình Thuận. Nguyễn Văn Quang và Hoàng Khắc Nhượng (Chú thích: Có tài liệu ghi là Nguyễn Văn Sang và Huỳnh Khí Nhượng) cùng 20 người nữa làm cai đội đều được cho ngân tiền. Binh lính tham gia được thưởng chung 1.000 quan tiền. Bốn người bị chết đều được cấp tiền tuất gấp hai..."
Đến năm 1867 vua Tự Đức lại sắc phong cho ông chức Thành Thủ úy Hà Tiên. Ông đến nơi nhậm chức thì quân Pháp đã chiếm mất Hà Tiên trước đó mấy ngày rồi, ông rút lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên 20km) lập căn cứ chống Pháp. Lúc bấy giờ ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực cho đến ngày hy sinh.
2.2. Tuổi tác:
Có rất nhiều tư liệu nói về tuổi tác của Nguyễn Trung Trực rất khác biệt nhau. Có chỗ nói ông trên 40 tuổi trên 50 tuổi .v.v... Nhưng cũng có nhiều cứ liệu xác định tuổi thật của ông một cách khoa học và có cơ sở hơn như:
* Ông Nguyễn Văn Đồ là cháu cố của em ruột Nguyễn Trung Trực cho biết: "Năm cố cả tôi (Trực) qua đời đã ngoài 30 tuổi”
* Theo tờ hôn thú của Nguyễn Thành Truyện lập năm 1909. Người đứng chủ hôn là ông Nguyễn Văn Thơ 59 tuổi. Nguvễn Văn Thơ là em út của Nguyễn. Trung Trực - theo tông chi Tân Thuận, huyên Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Như vậy Nguyễn Văn Thơ sanh năm 1850. Trong 8 anh em của Nguvễn Trung Trực, nếu lấy trung bình khoảng cách 15 năm, nghĩa là tuổi con cả hơn người em út 5 tuổi, thì Trung Trực sanh khoảnh năm 1835 (?). Do đó chính tôi khẳng định rằng lúc Nguyễn Trung Trực hy sinh năm 1868 đã ngoài 30 tuổi (theo cuốn Nguvễn Trung Trực - Thân thế sự nghiệp - Bảo tàng Kiên Giang xuất bản năm 1989 - trang 202).
1 . Tổ tiên:
Ông bà, cha mẹ của Nguyễn Trung Trực vốn người miền Trung. Quê ở Xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Về sau, cha mẹ ông di chuyển vào Nam lập nghiệp, sinh sống tại làng Bình Nhựt, tổng Bình Cách (Chú thích: Năm Minh Mạng thứ 16 (1836), tổng Bình Cách gồm có 3 tổng: Bình Cách, Bình Cách Trung và Bình Cách Thượng. Thôn Bình Nhựt nằm trong tổng Bình Cách Thượng), huyện Thuận An, phủ Tân An, thành Gia Định. Nay là ấp I, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
+ CHA (Họ và tên):
Theo tông chi Bình Nhựt (Long An) tên cha là Nguyễn Văn Phụng.
Theo tông chi Tân Thuận (Cà Mau) tên cha là Nguyễn Trung Thăng (Chú thích: Trong tông chi của ông Lê Văn Dễ ở xã Tân Tiên, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (ông là cháu, gọi em gái thứ bảy của Nguyễn Trung Trực bằng bà cố) thì ghi tên cha là Nguyễn Cao Thăng)
+ Mẹ : cả hai tông chi này không ghi rõ họ và tên của mẹ .
2. Bản thân:
Cha mẹ sanh ông ra tại Tân An (Long An).
2.1. Họ và tên:
Lúc mới sanh, ông được đặt tên là Nguyễn Văn Nhơn, sau đó đổi thành Lịch. Đúng vậy, vì sau khi chiến thắng trận Nhật Tảo, vua Tự Đức sắc phong cho ông chức Quản Cơ Bình Thuận nên người ta thường gọi ông là Quản Nhơn hay Quản Lịch. Vả lại trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng có ghi: "... Vua phong thưởng cho Lịch làm chức Quản Cơ Bình Thuận. Nguyễn Văn Quang và Hoàng Khắc Nhượng (Chú thích: Có tài liệu ghi là Nguyễn Văn Sang và Huỳnh Khí Nhượng) cùng 20 người nữa làm cai đội đều được cho ngân tiền. Binh lính tham gia được thưởng chung 1.000 quan tiền. Bốn người bị chết đều được cấp tiền tuất gấp hai..."
Đến năm 1867 vua Tự Đức lại sắc phong cho ông chức Thành Thủ úy Hà Tiên. Ông đến nơi nhậm chức thì quân Pháp đã chiếm mất Hà Tiên trước đó mấy ngày rồi, ông rút lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên 20km) lập căn cứ chống Pháp. Lúc bấy giờ ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực cho đến ngày hy sinh.
2.2. Tuổi tác:
Có rất nhiều tư liệu nói về tuổi tác của Nguyễn Trung Trực rất khác biệt nhau. Có chỗ nói ông trên 40 tuổi trên 50 tuổi .v.v... Nhưng cũng có nhiều cứ liệu xác định tuổi thật của ông một cách khoa học và có cơ sở hơn như:
* Ông Nguyễn Văn Đồ là cháu cố của em ruột Nguyễn Trung Trực cho biết: "Năm cố cả tôi (Trực) qua đời đã ngoài 30 tuổi”
* Theo tờ hôn thú của Nguyễn Thành Truyện lập năm 1909. Người đứng chủ hôn là ông Nguyễn Văn Thơ 59 tuổi. Nguvễn Văn Thơ là em út của Nguyễn. Trung Trực - theo tông chi Tân Thuận, huyên Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Như vậy Nguyễn Văn Thơ sanh năm 1850. Trong 8 anh em của Nguvễn Trung Trực, nếu lấy trung bình khoảng cách 15 năm, nghĩa là tuổi con cả hơn người em út 5 tuổi, thì Trung Trực sanh khoảnh năm 1835 (?). Do đó chính tôi khẳng định rằng lúc Nguyễn Trung Trực hy sinh năm 1868 đã ngoài 30 tuổi (theo cuốn Nguvễn Trung Trực - Thân thế sự nghiệp - Bảo tàng Kiên Giang xuất bản năm 1989 - trang 202).
2.3. Nghề nghiệp:
Không có tài liệu nào xác định rõ nghề nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Nhưng lại nói rằng ông rất giỏi võ, dùng võ bắt cướp Ba Cụm, dùng võ dạy cho nghĩa quân, dùng võ đánh Pháp... Đó chính là vốn "di truyền" của ông cha gốc người Bình Định, nơi "sáng tạo" ra võ nghệ cao cường nhất nước. Vì thế nên có hai câu thơ:
Không có tài liệu nào xác định rõ nghề nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Nhưng lại nói rằng ông rất giỏi võ, dùng võ bắt cướp Ba Cụm, dùng võ dạy cho nghĩa quân, dùng võ đánh Pháp... Đó chính là vốn "di truyền" của ông cha gốc người Bình Định, nơi "sáng tạo" ra võ nghệ cao cường nhất nước. Vì thế nên có hai câu thơ:
"Ai về Bình
Định mà coi,
Con gái cưỡi ngựa, múa roi, đánh quyền"
Con gái cưỡi ngựa, múa roi, đánh quyền"
Còn nói ông thành thạo về nghề chài lưới cũng đúng. Vì ông sanh ra ở vùng sông rạch Bến Lức (Long An). Nơi mà đời sống kinh tế của người dân đều phụ thuộc vào nghề chài lưới và nghề nông. Ông lớn lên từ nơi đó, dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng vào những nghề nghiệp này, nhất là nghề chài lưới. Nên sau này người ta cũng thường gọi ông là: "Anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực".
2.4. Trình độ học vấn:
Tra cứu hầu hết các tài liệu thì không thấy nơi nào nói dòng họ của ông có người đỗ đạt từ chương, khoa bảng hay làm một chức quan nhỏ nào trong chính quyền nhà Nguyễn (ngoại trừ ông). Cũng không nghe thấy ông học văn chương với ai. Và đã từng ngâm thơ vịnh phú với bất kỳ nhân sĩ nào. Thế mà trước khi bị hành quyết, ông ứng khẩu làm một bài thư thất ngôn tứ cú tuyệt tác như sau:
Thư kiếm tùng nhung
thuở thiếu niên,
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền.
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa,
Bão hận thâm cừu bất đái thiền.
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền.
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa,
Bão hận thâm cừu bất đái thiền.
DỊCH
Theo việc binh nhung
thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
(Đông Hồ dịch)
Về điểm này đa số trong chúng ta đều phân vân, nghi ngờ... Nhưng mãi đến bây giờ chưa thấy ai phủ nhận hay tìm ra được nguồn gốc khác.
3. Vợ và con:
Cả hai tông chi Bình Nhựt và Tân Thuận đều ghi Nguyễn Trung Trực không có vợ con gì cả. Nhưng căn cứ nhiều tài liệu chính xác đã khẳng định ông có vợ và có một đứa con trai. Trước khi ông hy sinh thì vợ và con ông đều chết hết.
3.1. Họ và tên vợ:
Về họ và tên vợ có hai ý kiến khác biệt nhau.
a. Vợ tên là ĐIỀU:
Căn cứ theo một số truyền khẩu nói rằng vợ của Nguyễn Trung Trực tên là Điều. Bà đã từng tham gia trong đội nghĩa quân và cũng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà Điều vâng lệnh Nguyễn Trung Trực đi do thám đồn Săn Đá Kiên Giang bị chúng phát hiện rồi bắt bà. Tên Chủ tỉnh định giở trò cưỡng hiếp. Nguyễn Trung Trực kịp đến giải vây cứu được bà. Và một lần sau, bà bị bắt cùng một lượt với Quản Câu, xã Lý. Chúng đem nhốt tất cả vào khám lớn. Mãi cho đến khi ông đánh chiếm được đồn và giải thoát cho họ.
Nếu vợ ông quả là bà Điều này thì tên họ thật của bà là THI-BA-ĐO (theo dân tộc Khơ-me, người nữ thường lấy chữ THI làm họ). Người ta thường gọi tắt là Ba Đô hay Bà Đỏ. Về sau Bà Đỏ có vai trò quan trọng trong đội nghĩa quân và cũng là người thân tình của Nguyễn Trung Trực. Do sợ kỵ húy nên người ta gọi Bà Điều là Bà Đỏ (Chú thích: Màu điều cũng là màu đỏ, nhưng xem hơn (có pha chút màu đen)). Như vậy Bà Đỏ hay Bà Điều cũng chỉ là một người mà thôi (Chú thích: có tài liệu nói rằng Bà Điều và Bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải là một người).
b. Vợ tên là ĐỊNH:
Trọng suốt quá trình chống Pháp ở đất liền, chưa có tài liệu nào khẳng định Nguyễn Trung Trực có vợ và có con. Nhưng khi ra Phú Quốc lập căn cứ chống Pháp cho đến ngày hy sinh, người ta mới biết ông có một người vợ và một đứa con trai. Cả hai đều chết ở Phú Quốc. Hiện nay vẫn còn di tích.
Theo tài liệu của ông Lê Hoàng Nam (Phú Quốc) đã viết: "Một điều đáng chú ý là: Qua xác minh thì ở Cửa Cạn có mộ của vợ con cụ. Hàng năm nhân dân tổ chức cúng vào ngày 19/8 âm lịch rất lớn... Họ gọi bà là "Bà QUAN LỚN TƯỚNG. Hiện nay trên mộ bia có ghi rõ họ tên là LÊ KIM ĐỊNH".
Đây là di chứng có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn.
3.2. Tên con:
Về phần tên con của ông cũng có nhiều ý kiến khác biệt như sau:
a. Có ý kiến nói rằng "công tử" sanh ra được ba, bốn ngày thì chết nên không kịp đặt tên.
b. Có ý liến nói rằng "Công tử" sanh ra được hơn một tháng mới chết. Cũng chưa có tên (Theo tài liệu Lê Hoàng Nam - Phú Quốc).
Qua hai ý kiến trên, tôi có phần nhận xét như sau:
- Việc sanh con được ba, bốn ngày chưa đặt tên mà chết - Đó là việc thông thường.
- Việc sanh con được hơn một tháng chết, chưa có đặt tên - Đó là sự cá biệt, rất hiếm có (?)
Theo thường tình, đôi vợ chồng lần đầu vợ mới mang thai thì chắc chắn hai vợ chồng sẽ trao đổi việc đặt tên con. Nếu con trai thì phải đặt tên gì cho hay, cho hùng... Nếu là gái thì phải đặt tên gì cho đẹp, cho duyên dáng. . . Đó là tâm lý chung, kể cả những người lao động, ít học. Đằng này Nguyễn Trung Trực là một người có chức tước ngang hàng Chánh Tứ phẩm của triều đình, chẳng lẽ ông không biết đến sự quan trọng của việc đặt tên cho con để sau này nối dõi tông đường hay sao?
Có một điều mà chúng ta cũng nên lưu ý là trong hai lần trao con: Lần đầu trao con cho người cận vệ nhờ len lỏi đem "công tử" xuống xóm tìm người cho bú hộ và lần sau ông tự bồng con đi vào rừng sâu tìm bọng cây to đặt con vào đó, rồi đi ngay xuống triền đồi để tiếp tục chỉ huy cuộc chiến.
Trong hai lần như vậy chắc hẳn ông cũng phải có chút hy vọng con mình sẽ sống sót để khi khôn lớn nó biết rõ tông tích hay người nhặt được nhìn bút tích biết đó là con của ông mà sẵn lòng đem về nuôi nấng hộ.
Vì những suy nghĩ trên mà tôi khẳng định việc sanh trẻ hơn một tháng chưa đặt tên là một điều không thể có.
Về họ và tên vợ có hai ý kiến khác biệt nhau.
a. Vợ tên là ĐIỀU:
Căn cứ theo một số truyền khẩu nói rằng vợ của Nguyễn Trung Trực tên là Điều. Bà đã từng tham gia trong đội nghĩa quân và cũng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà Điều vâng lệnh Nguyễn Trung Trực đi do thám đồn Săn Đá Kiên Giang bị chúng phát hiện rồi bắt bà. Tên Chủ tỉnh định giở trò cưỡng hiếp. Nguyễn Trung Trực kịp đến giải vây cứu được bà. Và một lần sau, bà bị bắt cùng một lượt với Quản Câu, xã Lý. Chúng đem nhốt tất cả vào khám lớn. Mãi cho đến khi ông đánh chiếm được đồn và giải thoát cho họ.
Nếu vợ ông quả là bà Điều này thì tên họ thật của bà là THI-BA-ĐO (theo dân tộc Khơ-me, người nữ thường lấy chữ THI làm họ). Người ta thường gọi tắt là Ba Đô hay Bà Đỏ. Về sau Bà Đỏ có vai trò quan trọng trong đội nghĩa quân và cũng là người thân tình của Nguyễn Trung Trực. Do sợ kỵ húy nên người ta gọi Bà Điều là Bà Đỏ (Chú thích: Màu điều cũng là màu đỏ, nhưng xem hơn (có pha chút màu đen)). Như vậy Bà Đỏ hay Bà Điều cũng chỉ là một người mà thôi (Chú thích: có tài liệu nói rằng Bà Điều và Bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải là một người).
b. Vợ tên là ĐỊNH:
Trọng suốt quá trình chống Pháp ở đất liền, chưa có tài liệu nào khẳng định Nguyễn Trung Trực có vợ và có con. Nhưng khi ra Phú Quốc lập căn cứ chống Pháp cho đến ngày hy sinh, người ta mới biết ông có một người vợ và một đứa con trai. Cả hai đều chết ở Phú Quốc. Hiện nay vẫn còn di tích.
Theo tài liệu của ông Lê Hoàng Nam (Phú Quốc) đã viết: "Một điều đáng chú ý là: Qua xác minh thì ở Cửa Cạn có mộ của vợ con cụ. Hàng năm nhân dân tổ chức cúng vào ngày 19/8 âm lịch rất lớn... Họ gọi bà là "Bà QUAN LỚN TƯỚNG. Hiện nay trên mộ bia có ghi rõ họ tên là LÊ KIM ĐỊNH".
Đây là di chứng có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn.
3.2. Tên con:
Về phần tên con của ông cũng có nhiều ý kiến khác biệt như sau:
a. Có ý kiến nói rằng "công tử" sanh ra được ba, bốn ngày thì chết nên không kịp đặt tên.
b. Có ý liến nói rằng "Công tử" sanh ra được hơn một tháng mới chết. Cũng chưa có tên (Theo tài liệu Lê Hoàng Nam - Phú Quốc).
Qua hai ý kiến trên, tôi có phần nhận xét như sau:
- Việc sanh con được ba, bốn ngày chưa đặt tên mà chết - Đó là việc thông thường.
- Việc sanh con được hơn một tháng chết, chưa có đặt tên - Đó là sự cá biệt, rất hiếm có (?)
Theo thường tình, đôi vợ chồng lần đầu vợ mới mang thai thì chắc chắn hai vợ chồng sẽ trao đổi việc đặt tên con. Nếu con trai thì phải đặt tên gì cho hay, cho hùng... Nếu là gái thì phải đặt tên gì cho đẹp, cho duyên dáng. . . Đó là tâm lý chung, kể cả những người lao động, ít học. Đằng này Nguyễn Trung Trực là một người có chức tước ngang hàng Chánh Tứ phẩm của triều đình, chẳng lẽ ông không biết đến sự quan trọng của việc đặt tên cho con để sau này nối dõi tông đường hay sao?
Có một điều mà chúng ta cũng nên lưu ý là trong hai lần trao con: Lần đầu trao con cho người cận vệ nhờ len lỏi đem "công tử" xuống xóm tìm người cho bú hộ và lần sau ông tự bồng con đi vào rừng sâu tìm bọng cây to đặt con vào đó, rồi đi ngay xuống triền đồi để tiếp tục chỉ huy cuộc chiến.
Trong hai lần như vậy chắc hẳn ông cũng phải có chút hy vọng con mình sẽ sống sót để khi khôn lớn nó biết rõ tông tích hay người nhặt được nhìn bút tích biết đó là con của ông mà sẵn lòng đem về nuôi nấng hộ.
Vì những suy nghĩ trên mà tôi khẳng định việc sanh trẻ hơn một tháng chưa đặt tên là một điều không thể có.
4. Anh em:
Về phần anh em của Nguyễn Trung Trực có 3 tông chi ghi khác biệt nhau:
- Tông chi số 1 tại chùa Sùng Đức (chợ Lớn - TP. Hồ Chí Minh) có 3 anh em: 2 nam, 1 nữ. Nhưng không ghi rõ tên.
- Tông chi số 2 tại Bình Nhựt (Long An), do ông Trần Văn Mới giữ, ghi có 2 anh em: 1 nam, 1 nữ.
1. Nguyễn Văn Nhơn (Lịch).
2. Nguyễn Thị Đạt.
- Tông chi số 3 tại Tân Thuận (Cà Mau), do ông Nguyễn Văn Đồ giữ, ghi có 8 anh em: 4 trai, 4 gái:
1 Nguyễn Trung Trực.
2. Nguyễn Thị Khuê.
3. Nguyễn Thị Thiểu.
4. Nguyễn Công Khanh.
5. Nguyễn Thành Luông.
6. Nguyễn Thị Đạt.
7 . Nguyễn Thị Đào.
8. Nguyễn Văn Thơ.
5. Mồ mả :
Nhìn qua các bảng tông chi kể trên, đặt cho chúng ta nhiều nghi vấn về sự quan hệ giữa hai dòng họ Tân Thuận và Bình Nhựt (?). Nhưng khi kiểm nghiệm và so sánh lại phần mồ mả ông bà, cha mẹ, anh em, chúng ta mới có được vài tia sáng để lý giải và khẳng định hai dòng họ này có cùng chung một huyết thống, cùng chung một tổ tiên.
BẢNG SO SÁNH VỀ PHẦN MỒ MẢ:
1. Tại nghĩa trang Bình Nhựt (Long An):
Có: mộ ông bà nội và mộ em gái thứ sáu.
Không: có mộ cha mẹ và mộ Nguyễn Trung Trực.
Hiện nay do ông Trần Văn ới chăm nom, săn sóc.
2. Tại nghĩa trang Tân Thuận (Cà Mau):
Có: mộ cha mẹ và 6 anh chị em.
Không: có mộ ông bà nội, mộ em gái thứ sáu và mộ Nguyễn Trung Trực.
Hiện nay mồ mả này do ông Nguyễn Văn Đô và Nguyễn Văn Phát trông nom, săn sóc.
Về phần anh em của Nguyễn Trung Trực có 3 tông chi ghi khác biệt nhau:
- Tông chi số 1 tại chùa Sùng Đức (chợ Lớn - TP. Hồ Chí Minh) có 3 anh em: 2 nam, 1 nữ. Nhưng không ghi rõ tên.
- Tông chi số 2 tại Bình Nhựt (Long An), do ông Trần Văn Mới giữ, ghi có 2 anh em: 1 nam, 1 nữ.
1. Nguyễn Văn Nhơn (Lịch).
2. Nguyễn Thị Đạt.
- Tông chi số 3 tại Tân Thuận (Cà Mau), do ông Nguyễn Văn Đồ giữ, ghi có 8 anh em: 4 trai, 4 gái:
1 Nguyễn Trung Trực.
2. Nguyễn Thị Khuê.
3. Nguyễn Thị Thiểu.
4. Nguyễn Công Khanh.
5. Nguyễn Thành Luông.
6. Nguyễn Thị Đạt.
7 . Nguyễn Thị Đào.
8. Nguyễn Văn Thơ.
5. Mồ mả :
Nhìn qua các bảng tông chi kể trên, đặt cho chúng ta nhiều nghi vấn về sự quan hệ giữa hai dòng họ Tân Thuận và Bình Nhựt (?). Nhưng khi kiểm nghiệm và so sánh lại phần mồ mả ông bà, cha mẹ, anh em, chúng ta mới có được vài tia sáng để lý giải và khẳng định hai dòng họ này có cùng chung một huyết thống, cùng chung một tổ tiên.
BẢNG SO SÁNH VỀ PHẦN MỒ MẢ:
1. Tại nghĩa trang Bình Nhựt (Long An):
Có: mộ ông bà nội và mộ em gái thứ sáu.
Không: có mộ cha mẹ và mộ Nguyễn Trung Trực.
Hiện nay do ông Trần Văn ới chăm nom, săn sóc.
2. Tại nghĩa trang Tân Thuận (Cà Mau):
Có: mộ cha mẹ và 6 anh chị em.
Không: có mộ ông bà nội, mộ em gái thứ sáu và mộ Nguyễn Trung Trực.
Hiện nay mồ mả này do ông Nguyễn Văn Đô và Nguyễn Văn Phát trông nom, săn sóc.
II. SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN
TRUNG TRỰC
Sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực đã được khẳng định qua hai chiến công tiêu biểu nhất, đó là: đốt tàu Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (1861) và đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (1868) mà nhân dân luôn tỏ lòng kính trọng đối với ông, một người suốt cuộc đời dâng hiến cho đất nước và dân tộc.
1. Đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo (Hỏa hồng Nhựt Tảo):
Quân Pháp xua quân đánh chiếm Gia Định (18-2-1859). Hai năm sau chúng lại đánh đại đồn Chí Hòa (25-2-1861) và thừa thắng chúng đánh lấy Định Tường (Mỹ Tho) (12-4-1861). Quân triều đình phải rút lui về Vĩnh Long.
Lúc bấy giờ, quân Pháp có lợi thế nhiều về chiến cụ như tàu sắt và súng tầm xa hiện đại, cùng với ý chí xâm lược cao độ quyết chiếm lấy nốt miền Tây Nam Bộ. Trên bộ, nơi nào chiếm được thì lập ngay xã tề và xây dựng đồn bót. Dưới sông, chúng cho tàu thủy lớn nhỏ tuần tra thuyền ghe qua lại. Chúng lấy cớ là ngăn chặn nghĩa quân làm loạn. Nhưng đó là cái cớ để thu gom tiền bạc, lúa thóc của nhân dân.
Tại ngã ba, đầu sông Nhật Tảo và sông Vàm Cỏ Đông, chúng đặt một chiếc tiểu hạm tên là Espérance (Hy vọng) nằm án ngữ nơi đó để đón ghe thuyền qua lại tra xét. Chỉ huy trưởng tàu này là trung úy Hải quân tên PARFAIT, còn chỉ huy phó là một thiếu úy (không rõ tên). Dưới tàu có trang bị một khẩu đại bác với 25 quân lính Pháp và Lê Dương đầy đủ súng ống, đạn dược. Trên bờ sông có đóng một cái đồn với 20 lính Mã Tà canh gác bảo vệ tàu.
Đây là một bước cản rất lớn cho sự hoạt động của nghĩa quân. Quản binh Lịch (Chú thích: Lúc bấy giờ ông chưa đổi tên thành Nguyễn Trung Trực. Còn đang giữ chức Quyền Sung Quản Binh Đạo, nên gọi tắt là Quản binh.) biết rõ thế, nên bằng mọi cách ông quyết tiêu diệt con tàu này. Qua nhiều ngày điều nghiên tình hình địch khá chính xác, ông liền chuẩn bị kế hoạch thực hiện, ông chia nghĩa quân ra làm 2 toán:
- Toán thứ nhất: 30 người nằm phục kích bao vây đồn Mã Tà trên bờ. Nếu nghe hiệu lệnh thì tấn công ngay không để chúng ra tiếp viện.
- Toán thứ hai: 59 người bố trí cho 5 ghe và nằm chờ sẵn trong khoang ghe có đầy đủ cúi rơm. Khi nghe tiếng lệnh thì phi nhanh qua tàu, phóng hỏa và tìm địch diệt.
Ngoài ra ông còn vận động một số dân chúng quanh vùng tham gia cuộc chiến, ông trang bị cho họ một số chiêng, mõ, tù-và để làm thành tiếng động, chọc tức quân Pháp, bắt buộc chúng phải chia lực lượng dưới tàu ra để nghĩa quân hành động dễ bề thắng lợi.
Đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày 10-12-1861, Quản binh Lịch cho toán dân chúng đánh chiêng, mõ, thổi tù và làm vang động một góc trời. Tên trung úy dưới tàu nghe tiếng động, tức tối liền xua nửa toán lính dưới tàu xuống canô tiến thẳng vào bờ, vừa đi vừa bắn loạn xạ để thị uy. Tuy vậy, đoàn người vẫn tiếp tục gây tiếng động, làm Parfait càng thêm tức giận xua lính truy đuổi theo mãi, càng lúc càng xa tàu.
Lúc này ngoài sông Vàm Cỏ xuất hiện 5 chiếc ghe buôn bập bềnh chèo trên mặt nước. Lính canh trên tàu thấy liền gọi lại để trình giấy. Năm chiếc ghe cặp sát hông tàu. Chiếc ghe đầu trình giấy. Tên thiếu úy với tay xuống lấy, bất thình lình bị Quản Lịch đâm chết. Sau đó ông phát lệnh tấn công: Sát! ... Sát!. Tất cả nghĩa quân nằm trong mui ghe đều bật dậy, phóng nhanh qua tàu tìm địch diệt, đồng thời mang cúi rơm phóng hỏa đốt tàu. Bọn lính thấy tàu phát hỏa thì hoảng kinh hồn vía. Một số bị nghĩa quân giết tại chỗ, một số nhảy xuống sông lội vào bờ chạy thoát thân nhưng cũng bị dân chúng đón bắt giết. Còn tên trung uý Parfait thấy tàu bị đốt cũng kinh hoàng tìm đường trốn thoát. (Chú thích: Có truyền thuyết khác nói rằng Nguyễn Trung Trực dùng kế làm đám cưới giả để đánh và đốt tàu Et-pê-răng-sơ (?) - Truyền thuyết này không được đại đa số kỳ lão và các nhà nghiên cứu sử học chấp nhận. Vì cho rằng dùng đám cưới giả không có tính thuyết phục, không mang tính chủ động bằng giả làm thương thuyền mới đáp ứng ý đồ của giặc là tìm và tịch thu lúa gạo. Từ đó, nghĩ quân mới đạt thắng lợi dễ dàng.)
Trận này nghĩa quân toàn thắng, dìm được tiểu hạm Espérance chìm sâu dưới lòng sông Vàm Cỏ, mang theo 17 tên giặc xâm lăng. Sau trận này quân Pháp lập tức mở cuộc càn quét để báo thù. Chúng cho đốt hết nhà cửa và giết sạch trẻ già, trai gái vùng này (hơn 600 người). Thật là ác độc dã man!...
Tuy vậy, nghĩa quân vẫn không nao núng, thừa thắng xông lên đánh chiếm đồn Cần Giuộc, Sông Tra, Cái Bè , Rạch Gầm... Về phía sông Bến Lức (Long An) và Tây Ninh, nghĩa quân của Quản binh Lịch chặn đánh các tuần tiểu hạm Lorcha, đốt cháy được tiểu hạm số 3 (16-12-1862) và sau đó phá hủy thêm một chiếc nữa.
Ngọn lửa Nhật Tảo nâng cao thanh danh của Quản binh Lịch trong cả nước, làm bừng sáng lòng yêu nước của nhân dân cũng như của những lãnh tụ cách mạng địa phương. Đồng thời cũng là động cơ thúc đẩy sức tiến công chống xâm lăng ở khắp mọi nơi ở miền Tây Nam Bộ .
Sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực đã được khẳng định qua hai chiến công tiêu biểu nhất, đó là: đốt tàu Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (1861) và đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (1868) mà nhân dân luôn tỏ lòng kính trọng đối với ông, một người suốt cuộc đời dâng hiến cho đất nước và dân tộc.
1. Đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo (Hỏa hồng Nhựt Tảo):
Quân Pháp xua quân đánh chiếm Gia Định (18-2-1859). Hai năm sau chúng lại đánh đại đồn Chí Hòa (25-2-1861) và thừa thắng chúng đánh lấy Định Tường (Mỹ Tho) (12-4-1861). Quân triều đình phải rút lui về Vĩnh Long.
Lúc bấy giờ, quân Pháp có lợi thế nhiều về chiến cụ như tàu sắt và súng tầm xa hiện đại, cùng với ý chí xâm lược cao độ quyết chiếm lấy nốt miền Tây Nam Bộ. Trên bộ, nơi nào chiếm được thì lập ngay xã tề và xây dựng đồn bót. Dưới sông, chúng cho tàu thủy lớn nhỏ tuần tra thuyền ghe qua lại. Chúng lấy cớ là ngăn chặn nghĩa quân làm loạn. Nhưng đó là cái cớ để thu gom tiền bạc, lúa thóc của nhân dân.
Tại ngã ba, đầu sông Nhật Tảo và sông Vàm Cỏ Đông, chúng đặt một chiếc tiểu hạm tên là Espérance (Hy vọng) nằm án ngữ nơi đó để đón ghe thuyền qua lại tra xét. Chỉ huy trưởng tàu này là trung úy Hải quân tên PARFAIT, còn chỉ huy phó là một thiếu úy (không rõ tên). Dưới tàu có trang bị một khẩu đại bác với 25 quân lính Pháp và Lê Dương đầy đủ súng ống, đạn dược. Trên bờ sông có đóng một cái đồn với 20 lính Mã Tà canh gác bảo vệ tàu.
Đây là một bước cản rất lớn cho sự hoạt động của nghĩa quân. Quản binh Lịch (Chú thích: Lúc bấy giờ ông chưa đổi tên thành Nguyễn Trung Trực. Còn đang giữ chức Quyền Sung Quản Binh Đạo, nên gọi tắt là Quản binh.) biết rõ thế, nên bằng mọi cách ông quyết tiêu diệt con tàu này. Qua nhiều ngày điều nghiên tình hình địch khá chính xác, ông liền chuẩn bị kế hoạch thực hiện, ông chia nghĩa quân ra làm 2 toán:
- Toán thứ nhất: 30 người nằm phục kích bao vây đồn Mã Tà trên bờ. Nếu nghe hiệu lệnh thì tấn công ngay không để chúng ra tiếp viện.
- Toán thứ hai: 59 người bố trí cho 5 ghe và nằm chờ sẵn trong khoang ghe có đầy đủ cúi rơm. Khi nghe tiếng lệnh thì phi nhanh qua tàu, phóng hỏa và tìm địch diệt.
Ngoài ra ông còn vận động một số dân chúng quanh vùng tham gia cuộc chiến, ông trang bị cho họ một số chiêng, mõ, tù-và để làm thành tiếng động, chọc tức quân Pháp, bắt buộc chúng phải chia lực lượng dưới tàu ra để nghĩa quân hành động dễ bề thắng lợi.
Đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày 10-12-1861, Quản binh Lịch cho toán dân chúng đánh chiêng, mõ, thổi tù và làm vang động một góc trời. Tên trung úy dưới tàu nghe tiếng động, tức tối liền xua nửa toán lính dưới tàu xuống canô tiến thẳng vào bờ, vừa đi vừa bắn loạn xạ để thị uy. Tuy vậy, đoàn người vẫn tiếp tục gây tiếng động, làm Parfait càng thêm tức giận xua lính truy đuổi theo mãi, càng lúc càng xa tàu.
Lúc này ngoài sông Vàm Cỏ xuất hiện 5 chiếc ghe buôn bập bềnh chèo trên mặt nước. Lính canh trên tàu thấy liền gọi lại để trình giấy. Năm chiếc ghe cặp sát hông tàu. Chiếc ghe đầu trình giấy. Tên thiếu úy với tay xuống lấy, bất thình lình bị Quản Lịch đâm chết. Sau đó ông phát lệnh tấn công: Sát! ... Sát!. Tất cả nghĩa quân nằm trong mui ghe đều bật dậy, phóng nhanh qua tàu tìm địch diệt, đồng thời mang cúi rơm phóng hỏa đốt tàu. Bọn lính thấy tàu phát hỏa thì hoảng kinh hồn vía. Một số bị nghĩa quân giết tại chỗ, một số nhảy xuống sông lội vào bờ chạy thoát thân nhưng cũng bị dân chúng đón bắt giết. Còn tên trung uý Parfait thấy tàu bị đốt cũng kinh hoàng tìm đường trốn thoát. (Chú thích: Có truyền thuyết khác nói rằng Nguyễn Trung Trực dùng kế làm đám cưới giả để đánh và đốt tàu Et-pê-răng-sơ (?) - Truyền thuyết này không được đại đa số kỳ lão và các nhà nghiên cứu sử học chấp nhận. Vì cho rằng dùng đám cưới giả không có tính thuyết phục, không mang tính chủ động bằng giả làm thương thuyền mới đáp ứng ý đồ của giặc là tìm và tịch thu lúa gạo. Từ đó, nghĩ quân mới đạt thắng lợi dễ dàng.)
Trận này nghĩa quân toàn thắng, dìm được tiểu hạm Espérance chìm sâu dưới lòng sông Vàm Cỏ, mang theo 17 tên giặc xâm lăng. Sau trận này quân Pháp lập tức mở cuộc càn quét để báo thù. Chúng cho đốt hết nhà cửa và giết sạch trẻ già, trai gái vùng này (hơn 600 người). Thật là ác độc dã man!...
Tuy vậy, nghĩa quân vẫn không nao núng, thừa thắng xông lên đánh chiếm đồn Cần Giuộc, Sông Tra, Cái Bè , Rạch Gầm... Về phía sông Bến Lức (Long An) và Tây Ninh, nghĩa quân của Quản binh Lịch chặn đánh các tuần tiểu hạm Lorcha, đốt cháy được tiểu hạm số 3 (16-12-1862) và sau đó phá hủy thêm một chiếc nữa.
Ngọn lửa Nhật Tảo nâng cao thanh danh của Quản binh Lịch trong cả nước, làm bừng sáng lòng yêu nước của nhân dân cũng như của những lãnh tụ cách mạng địa phương. Đồng thời cũng là động cơ thúc đẩy sức tiến công chống xâm lăng ở khắp mọi nơi ở miền Tây Nam Bộ .
2. Đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (Kiếm bạt Kiên
Giang):
Sau khi được sắc chỉ vua Tự Đức phong chức Thành Thủ úy trấn nhậm Hà Tiên, ông đến Hà Tiên nhậm chức thì quân Pháp đã chiếm mất rồi (24-6-1867). Ông liền lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên độ 20km) lập căn cứ chống Pháp. Ông liên hệ với các lãnh tụ nghĩa quân địa phương thành lập lực lượng kháng chiến lâu dài. Ở Rạch Giá ...có Lâm Quang Ky (Chú thích: Lâm Quang Ky, có tài liệu nói là Lâm Văn Ky), ở Minh Lương có Xã Lý, ở Phú Quốc có Quản Thứ, Tổng Điền, Xã Ngợi... Ngoài ra ông còn vận động một số người Hoa, người Khơ Me như cô Ba Đỏ cùng tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp.
Lúc bấy giờ ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực. Ông làm Chủ tướng, còn Lâm Quang Ky làm Phó tướng. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân do ông lãnh đạo cũng rất rộng lớn từ Cà Mau đến Hà Tiên, Phú Quốc và vùng Núi Sập (An Giang). Ông có 3 trường luyện võ cho nghĩa quân: Tà Niên (Rạch Giá), Hòn Chông (Hà Tiên) và Sân Chim (Cà Mau). Ông cũng thường đi khắp nơi như Cái Nước, Chắc Băng, Thầy Ngươn, Tân Hội, Vĩnh Trạch v.v... để thuyết giải bối cảnh lịch sử cho đồng bào nghe, đồng thời vận động những người có cùng chí hướng tham gia đánh đuổi xâm lăng, giành lại quê hương đất nước. Đâu đâu ông cũng rất được nhân dân mến yêu và kính phục.
Còn đối với bọn Pháp, sau khi đã chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây rồi, chúng mở rộng vòng tay đàn áp, truy lùng bắt bớ nghĩa quân hòng tiêu diệt lực lượng yêu nước của Nguyễn Trung Trực. Chúng thiết lập cơ sở chánh quyền xã tề và xây dựng đồn bót khắp nơi. Mặt biển ở Rạch Giá chúng thiết lập Ty Thương Chánh để thu gom tiền bạc của các thương thuyền ngoại quốc vào đây buôn bán. Trong sông rạch chúng cho canh suốt ngày chạy khắp nơi đón ghe thuyền xét tra thu thuế.
Nhân dân Kiên Giang bấy giờ đang gánh chịu nhiều điều khốn khổ. Một số lãnh tụ như Quản Thứ, Xã Lý, Cô Ba Đỏ yêu cầu ông sớm điều quân để tiêu diệt bọn chúng. Đây là cơ hội thuận lợi nhất vì đã có Quản Cầu, chỉ huy đồn Mã Tà Kiên Giang chịu làm nội ứng. Nguyễn Trung Trực từ chối vì chưa có thời cơ thuận lợi và cũng chưa có điều nghiên kỹ tình hình địch nên không thể động binh được. Cô Ba Đỏ nghe ông nói vậy cho rằng ông sợ địch nên viện lý này lẽ nọ?. Cô nóng nảy lớn tiếng nói khích ông rằng: “Không ngờ ông là đàn ông không có d.....". Một câu với dụng ý ngầm chê ông là đàn bà. Tuy thế ông không buồn giận mà còn ôn tồn dẫn giải nữa. Ông nói: "Trong binh thư có dạy, phàm làm tướng cầm quân ra trận mà tính khí nóng vội chưa rõ được ta và địch mà xuất kích thì chắc chắn sẽ quân hao, tướng bại, chẳng lợi ích gì mà còn làm nản chí quân binh". Tất cả nghe qua đều hết lòng khâm phục.
Sau đó ít lâu, Nguyễn Trung Trực triệu tập các vị chỉ huy lại để bàn kế hoạch đánh đồn Kiên Giang. Nhưng thật đáng tiếc, trong cơ quân có những kẻ phản bội như Đội Lượm (Chú thích: Đội Lượm: có tài liệu nói là tên Lượng), Xã Ngươn ở Tân Hội ra đầu Pháp, báo cáo cho tên Chủ tỉnh biết. Tên Chủ tỉnh liền ra lịnh bắt ngay Quản Cầu, Xã Lý và cô Ba Đỏ nhốt vào khám lớn. Làm như vậy, chúng tin rằng Nguyễn Trung Trực không còn có cơ hội đánh đồn được. Nhưng tương kế tựu kế, Nguyễn Trung Trực vẫn thực hiện. Trước khi tiến công 2 ngày, ông cho lực lượng nghĩa quân ở Hòn Chông kéo về Tà Niên để cùng phối hợp hành động.
Sau khi được sắc chỉ vua Tự Đức phong chức Thành Thủ úy trấn nhậm Hà Tiên, ông đến Hà Tiên nhậm chức thì quân Pháp đã chiếm mất rồi (24-6-1867). Ông liền lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên độ 20km) lập căn cứ chống Pháp. Ông liên hệ với các lãnh tụ nghĩa quân địa phương thành lập lực lượng kháng chiến lâu dài. Ở Rạch Giá ...có Lâm Quang Ky (Chú thích: Lâm Quang Ky, có tài liệu nói là Lâm Văn Ky), ở Minh Lương có Xã Lý, ở Phú Quốc có Quản Thứ, Tổng Điền, Xã Ngợi... Ngoài ra ông còn vận động một số người Hoa, người Khơ Me như cô Ba Đỏ cùng tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp.
Lúc bấy giờ ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực. Ông làm Chủ tướng, còn Lâm Quang Ky làm Phó tướng. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân do ông lãnh đạo cũng rất rộng lớn từ Cà Mau đến Hà Tiên, Phú Quốc và vùng Núi Sập (An Giang). Ông có 3 trường luyện võ cho nghĩa quân: Tà Niên (Rạch Giá), Hòn Chông (Hà Tiên) và Sân Chim (Cà Mau). Ông cũng thường đi khắp nơi như Cái Nước, Chắc Băng, Thầy Ngươn, Tân Hội, Vĩnh Trạch v.v... để thuyết giải bối cảnh lịch sử cho đồng bào nghe, đồng thời vận động những người có cùng chí hướng tham gia đánh đuổi xâm lăng, giành lại quê hương đất nước. Đâu đâu ông cũng rất được nhân dân mến yêu và kính phục.
Còn đối với bọn Pháp, sau khi đã chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây rồi, chúng mở rộng vòng tay đàn áp, truy lùng bắt bớ nghĩa quân hòng tiêu diệt lực lượng yêu nước của Nguyễn Trung Trực. Chúng thiết lập cơ sở chánh quyền xã tề và xây dựng đồn bót khắp nơi. Mặt biển ở Rạch Giá chúng thiết lập Ty Thương Chánh để thu gom tiền bạc của các thương thuyền ngoại quốc vào đây buôn bán. Trong sông rạch chúng cho canh suốt ngày chạy khắp nơi đón ghe thuyền xét tra thu thuế.
Nhân dân Kiên Giang bấy giờ đang gánh chịu nhiều điều khốn khổ. Một số lãnh tụ như Quản Thứ, Xã Lý, Cô Ba Đỏ yêu cầu ông sớm điều quân để tiêu diệt bọn chúng. Đây là cơ hội thuận lợi nhất vì đã có Quản Cầu, chỉ huy đồn Mã Tà Kiên Giang chịu làm nội ứng. Nguyễn Trung Trực từ chối vì chưa có thời cơ thuận lợi và cũng chưa có điều nghiên kỹ tình hình địch nên không thể động binh được. Cô Ba Đỏ nghe ông nói vậy cho rằng ông sợ địch nên viện lý này lẽ nọ?. Cô nóng nảy lớn tiếng nói khích ông rằng: “Không ngờ ông là đàn ông không có d.....". Một câu với dụng ý ngầm chê ông là đàn bà. Tuy thế ông không buồn giận mà còn ôn tồn dẫn giải nữa. Ông nói: "Trong binh thư có dạy, phàm làm tướng cầm quân ra trận mà tính khí nóng vội chưa rõ được ta và địch mà xuất kích thì chắc chắn sẽ quân hao, tướng bại, chẳng lợi ích gì mà còn làm nản chí quân binh". Tất cả nghe qua đều hết lòng khâm phục.
Sau đó ít lâu, Nguyễn Trung Trực triệu tập các vị chỉ huy lại để bàn kế hoạch đánh đồn Kiên Giang. Nhưng thật đáng tiếc, trong cơ quân có những kẻ phản bội như Đội Lượm (Chú thích: Đội Lượm: có tài liệu nói là tên Lượng), Xã Ngươn ở Tân Hội ra đầu Pháp, báo cáo cho tên Chủ tỉnh biết. Tên Chủ tỉnh liền ra lịnh bắt ngay Quản Cầu, Xã Lý và cô Ba Đỏ nhốt vào khám lớn. Làm như vậy, chúng tin rằng Nguyễn Trung Trực không còn có cơ hội đánh đồn được. Nhưng tương kế tựu kế, Nguyễn Trung Trực vẫn thực hiện. Trước khi tiến công 2 ngày, ông cho lực lượng nghĩa quân ở Hòn Chông kéo về Tà Niên để cùng phối hợp hành động.
Đến 12 giờ đêm ngày 16-6-1868,
toán nghĩa quân âm thầm lội qua sông bò lên bờ, tiến
sát vào thành đồn không gây tiếng động, nằm im lặng
chờ đợi giờ xuất kích. Lúc này trời cũng đổ cơn
mưa rút rắc làm ướt cả quần áo và gió biển từng
cơn thổi vào làm buốt lạnh đến run người nhưng họ
không hề nản chí. Toán lính đồn đi tuần tiễu qua, ném
mẩu thuốc tàn lên người làm rát bỏng da thịt nhưng họ
ráng sức chịu đựng để không gây tiếng động. Lòng
căm thù tột độ trong lòng họ như đã hóa giải hết
cái đau đớn ngoài da thịt.
Nghĩa quân phục kích ngoài vách đồn đến 4 giờ sáng. Chờ giặc uể oải ngủ yên, Nguyễn Trung Trực men đến cổng gác chính, thấy hai tên lính gác đang ngủ gà ngủ gật, ông dùng kiếm đâm chết rồi phát lệnh tấn công. Nghĩa quân nghe tiếng lệnh, đồng bật dậy phi thân qua vách đồn vào trong tìm địch diệt. Một số lính Mã Tà trong đồn vì có vận động trước nên cũng tham gia ứng chiến. Tên Chủ tỉnh Chánh Phèn đêm khuya đang ngon giấc, nghe tiếng động giựt mình thức dậy vừa chạy ra khỏi cửa cũng bị mũi kiếm của Nguyễn Trung Trực đâm vào tim làm hắn ngã gục, giẫy giụa rồi chết. Ngọn lửa của nghĩa quân đốt doanh trại giặc bừng cháy làm sáng rực cả một góc trời. Nguyễn Trung Trực chạy đến khám giải thoát Quản Cầu, Xã Lý và cô Ba
Tiếng reo hò chiến thắng làm vang động khu phố chợ Rạch Giá về đêm. Nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi. Trận này nghĩa quân giết được một số sĩ quan Pháp, trong đó có tên Chủ tỉnh Chánh Phèn, Trung úy Sô-tẹt (Sauterne), Thiếu úy Ga-ma (Gamard) và hơn 60 tên lính khác. Ngoài ra còn bắt sống thêm 15 tên lính nữa, trong đó có tên Thánh thông ngôn của Pháp. Số tù binh này sau được Nguyễn Trung Trực tha chết.
Sau đó hai ngày quân Pháp mới hay tin đồn Kiên Giang đã mất về tay Nguyễn Trung Trực. Chúng hoảng kinh, tức giận liền kéo viện quân từ Mỹ Tho, Vĩnh Long đi tiếp viện. Trong đoàn quân này ngoài trung tá Hải quân Lê-ô-na An-sa (Léonard Ansart) ra còn có hai tên phản quốc Trần Bá Lộc và Đỗ Hữu Phương. Chúng dùng tất cả vũ lực ồ ạt tấn công phục thù. Vì yếu thế, Nguyễn Trung Trực đành phải rút lui về Hòn Chông rồi ra Phú Quốc tiếp tục chống kẻ thù đến ngày hy sinh. Khi Nguyễn Trung Trực rút lui để thành (đồn) lại cho Phó tướng Lâm Quang Ky giữ. Ông quyết liệt chống cự với Pháp được ít lâu rồi cũng bị chúng bắt chặt đầu đem bêu giữa chợ để răn đe dân chúng (chỗ bêu đầu Lâm Quang Ky là nơi đặt tượng đài của Nguyễn Trung Trực hiện nay ).
Nhìn qua hai cuộc chiến thắng đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo và đánh đồn Tây Kiên Giang, chúng ta đã thấy rõ tài năng, mưu lược của Nguyễn Trung Trực. Ông đúng là vị anh hùng đầy can đảm, táo bạo, ông áp dụng chiến thuật thần tốc trong mọi thế trận với quyết tâm diệt địch tại trung tâm đầu não của chúng. Tuy ông sử dụng số quân ít ỏi với phương tiện chiến đấu thô sơ bằng giáo, mác nhưng đã thắng được kẻ địch có lực lượng hùng hậu, với phương tiện chiến tranh hiện đại như tàu sắt và súng đạn tầm xa...
Nghĩa quân phục kích ngoài vách đồn đến 4 giờ sáng. Chờ giặc uể oải ngủ yên, Nguyễn Trung Trực men đến cổng gác chính, thấy hai tên lính gác đang ngủ gà ngủ gật, ông dùng kiếm đâm chết rồi phát lệnh tấn công. Nghĩa quân nghe tiếng lệnh, đồng bật dậy phi thân qua vách đồn vào trong tìm địch diệt. Một số lính Mã Tà trong đồn vì có vận động trước nên cũng tham gia ứng chiến. Tên Chủ tỉnh Chánh Phèn đêm khuya đang ngon giấc, nghe tiếng động giựt mình thức dậy vừa chạy ra khỏi cửa cũng bị mũi kiếm của Nguyễn Trung Trực đâm vào tim làm hắn ngã gục, giẫy giụa rồi chết. Ngọn lửa của nghĩa quân đốt doanh trại giặc bừng cháy làm sáng rực cả một góc trời. Nguyễn Trung Trực chạy đến khám giải thoát Quản Cầu, Xã Lý và cô Ba
Tiếng reo hò chiến thắng làm vang động khu phố chợ Rạch Giá về đêm. Nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi. Trận này nghĩa quân giết được một số sĩ quan Pháp, trong đó có tên Chủ tỉnh Chánh Phèn, Trung úy Sô-tẹt (Sauterne), Thiếu úy Ga-ma (Gamard) và hơn 60 tên lính khác. Ngoài ra còn bắt sống thêm 15 tên lính nữa, trong đó có tên Thánh thông ngôn của Pháp. Số tù binh này sau được Nguyễn Trung Trực tha chết.
Sau đó hai ngày quân Pháp mới hay tin đồn Kiên Giang đã mất về tay Nguyễn Trung Trực. Chúng hoảng kinh, tức giận liền kéo viện quân từ Mỹ Tho, Vĩnh Long đi tiếp viện. Trong đoàn quân này ngoài trung tá Hải quân Lê-ô-na An-sa (Léonard Ansart) ra còn có hai tên phản quốc Trần Bá Lộc và Đỗ Hữu Phương. Chúng dùng tất cả vũ lực ồ ạt tấn công phục thù. Vì yếu thế, Nguyễn Trung Trực đành phải rút lui về Hòn Chông rồi ra Phú Quốc tiếp tục chống kẻ thù đến ngày hy sinh. Khi Nguyễn Trung Trực rút lui để thành (đồn) lại cho Phó tướng Lâm Quang Ky giữ. Ông quyết liệt chống cự với Pháp được ít lâu rồi cũng bị chúng bắt chặt đầu đem bêu giữa chợ để răn đe dân chúng (chỗ bêu đầu Lâm Quang Ky là nơi đặt tượng đài của Nguyễn Trung Trực hiện nay ).
Nhìn qua hai cuộc chiến thắng đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo và đánh đồn Tây Kiên Giang, chúng ta đã thấy rõ tài năng, mưu lược của Nguyễn Trung Trực. Ông đúng là vị anh hùng đầy can đảm, táo bạo, ông áp dụng chiến thuật thần tốc trong mọi thế trận với quyết tâm diệt địch tại trung tâm đầu não của chúng. Tuy ông sử dụng số quân ít ỏi với phương tiện chiến đấu thô sơ bằng giáo, mác nhưng đã thắng được kẻ địch có lực lượng hùng hậu, với phương tiện chiến tranh hiện đại như tàu sắt và súng đạn tầm xa...
III. TÍNH CÁCH ƯU VIỆT CỦA
NGUYỄN TRUNG TRỰC
Có thể nói, Nguyễn Trung Trực là con người của thời đại mang màu sắc lịch sử đậm nét nhất trong thế kỷ thứ 19 của dân tộc. Ông mạnh mẽ mở màn cho công cuộc chống Pháp đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ. Thực lực của ông không nhiều, không mạnh mà chiến thắng kẻ thù có đầy đủ vũ lực hùng cường ngay trong cơ phận đầu não. Đó là tính cách đặc biệt của vị anh hùng trẻ tuổi này.
Không phải đợi đến lúc có đầy đủ điều kiện ông mới thực hiện được tính cách đó. Có nhiều tài liệu nói ông đã thể hiện tính cách ưu việt ấy như sau:
1. Về sức lực và tài nghệ:
Nguyễn Trung Trực có thân hình vạm vỡ, sức lực cường tráng và khỏe mạnh. Tài nghệ của ông biểu hiện hơn người. Lúc còn nhỏ, ông giỏi lặn hụp, bơi lội dưới sông nước. Ông thường đi vào mương đìa, kinh rạch lặn bắt cá. Lúc nào ông bắt cá cũng hơn mọi người, có khi dư ăn còn bán để mua gạo. Về võ nghệ, ông tinh thông tất cả
- Ông dạy võ cho nghĩa quân để đánh giặc thù, ở các trường võ như Tà Niên, Hòn Chông, Sân Chim... Có một hôm ông đang dạy võ cho nghĩa quân ở Tà Niên, ông thấy đàn quạ đậu bên kia bờ rạch (rạch Tà Niên rộng hơn 10 thước), ông liền biểu diễn cho nghĩa quân xem bằng cách ông dùng roi chống bật người từ bờ rạch bên này, sang bờ rạch bên kia, khi rơi xuống đất vẫn đứng vững, hai tay nắm hai con quạ, gương mặt không lộ vẻ gì mệt mỏi cả.
- Đêm đánh đồn Kiên Giang, nghĩa quân nằm phục kích bên vách đồn chờ giờ hành động, thì có một con rắn mái gầm to từ xa bò đến, nó ngóc đầu toan mổ nghĩa quân. Từ xa nhìn thấy, ông liền phóng mình tới, một tay nắm đầu, một tay nắm mình, ông bứt ra làm đôi rồi quăng đi. Trong lúc đang tấn công đồn Tây Kiên Giang, có hai tên lính Pháp chĩa súng vào ông định bắn. Nhưng chưa kịp bóp cò thì ông phi thân đến, nắm đầu hai thằng đánh "cốp" vào nhau một cái, sọ chúng vỡ ra, giẫy giụa chết luôn.
- Có một truyền thuyết khác nói: Khi ở Phú Quốc, nghĩa quân bị Pháp bao vây toàn đảo, cấm không cho ai giúp đỡ nghĩa quân. Nếu ai giúp đỡ hay liên hệ gì với nghĩa quân sẽ bị tù đày hoặc tử hình, bêu đầu giữa chợ... Lúc bấy giờ nghĩa quân lâm vào cảnh đói khát. Ông liền tổ chức nghĩa quân cùng ông đi ra biển bắt cá về ăn. Trong lúc thuyền đang rẽ sóng trên mặt biển, ông thấy bầy cá mập đang lội, ông liền cầm đao nhảy xuống biển rượt giết được cá quăng lên thuyền. Lại còn một chuyện nữa cũng không kém phần sinh động, khi nghĩa quân cũng đang lâm vào tình trạng đói khát. Ông lo lắng và tìm cách giải quyết thì có một nghĩa quân chạy đến báo với ông rằng hiện giờ có một bầy trâu rừng (Chú thích: Bà Nam Giao là người ở đất liền ra đảo Phú Quốc sinh sống, cô đem trâu theo nuôi, chúng sinh sản rất nhiều. Trước khi bà chết, bà bảo người nhà thả hết trâu lên rừng. Vì thế mà trở thành bầy trâu rừng) đang ăn cỏ ở sườn đồi. Ông liền cho nghĩa quân tổ chức vây bắt. Đàn trâu bị động chạy tuốt lên rừng chỉ còn hai con lọt xuống đìa, có một con cố vượt lên bờ, ông vội đuổi theo nắm được đuôi nó, nó lôi ông theo. Khi đến gần một cây to, ông liền ngoay đuôi nó vào thân cây và hai chân ông dang ra ngáng vào gốc cây chịu lại. Con trâu đang chạy ngon trớn bỗng bị khựng lại, nó quay đầu húc ông. Thừa cơ hội đó, ông nắm hai sừng lôi nó xuống đìa nhận nước. Lúc đó nghĩa quân tràn đến giết được cả hai con trâu.
Có thể nói, Nguyễn Trung Trực là con người của thời đại mang màu sắc lịch sử đậm nét nhất trong thế kỷ thứ 19 của dân tộc. Ông mạnh mẽ mở màn cho công cuộc chống Pháp đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ. Thực lực của ông không nhiều, không mạnh mà chiến thắng kẻ thù có đầy đủ vũ lực hùng cường ngay trong cơ phận đầu não. Đó là tính cách đặc biệt của vị anh hùng trẻ tuổi này.
Không phải đợi đến lúc có đầy đủ điều kiện ông mới thực hiện được tính cách đó. Có nhiều tài liệu nói ông đã thể hiện tính cách ưu việt ấy như sau:
1. Về sức lực và tài nghệ:
Nguyễn Trung Trực có thân hình vạm vỡ, sức lực cường tráng và khỏe mạnh. Tài nghệ của ông biểu hiện hơn người. Lúc còn nhỏ, ông giỏi lặn hụp, bơi lội dưới sông nước. Ông thường đi vào mương đìa, kinh rạch lặn bắt cá. Lúc nào ông bắt cá cũng hơn mọi người, có khi dư ăn còn bán để mua gạo. Về võ nghệ, ông tinh thông tất cả
- Ông dạy võ cho nghĩa quân để đánh giặc thù, ở các trường võ như Tà Niên, Hòn Chông, Sân Chim... Có một hôm ông đang dạy võ cho nghĩa quân ở Tà Niên, ông thấy đàn quạ đậu bên kia bờ rạch (rạch Tà Niên rộng hơn 10 thước), ông liền biểu diễn cho nghĩa quân xem bằng cách ông dùng roi chống bật người từ bờ rạch bên này, sang bờ rạch bên kia, khi rơi xuống đất vẫn đứng vững, hai tay nắm hai con quạ, gương mặt không lộ vẻ gì mệt mỏi cả.
- Đêm đánh đồn Kiên Giang, nghĩa quân nằm phục kích bên vách đồn chờ giờ hành động, thì có một con rắn mái gầm to từ xa bò đến, nó ngóc đầu toan mổ nghĩa quân. Từ xa nhìn thấy, ông liền phóng mình tới, một tay nắm đầu, một tay nắm mình, ông bứt ra làm đôi rồi quăng đi. Trong lúc đang tấn công đồn Tây Kiên Giang, có hai tên lính Pháp chĩa súng vào ông định bắn. Nhưng chưa kịp bóp cò thì ông phi thân đến, nắm đầu hai thằng đánh "cốp" vào nhau một cái, sọ chúng vỡ ra, giẫy giụa chết luôn.
- Có một truyền thuyết khác nói: Khi ở Phú Quốc, nghĩa quân bị Pháp bao vây toàn đảo, cấm không cho ai giúp đỡ nghĩa quân. Nếu ai giúp đỡ hay liên hệ gì với nghĩa quân sẽ bị tù đày hoặc tử hình, bêu đầu giữa chợ... Lúc bấy giờ nghĩa quân lâm vào cảnh đói khát. Ông liền tổ chức nghĩa quân cùng ông đi ra biển bắt cá về ăn. Trong lúc thuyền đang rẽ sóng trên mặt biển, ông thấy bầy cá mập đang lội, ông liền cầm đao nhảy xuống biển rượt giết được cá quăng lên thuyền. Lại còn một chuyện nữa cũng không kém phần sinh động, khi nghĩa quân cũng đang lâm vào tình trạng đói khát. Ông lo lắng và tìm cách giải quyết thì có một nghĩa quân chạy đến báo với ông rằng hiện giờ có một bầy trâu rừng (Chú thích: Bà Nam Giao là người ở đất liền ra đảo Phú Quốc sinh sống, cô đem trâu theo nuôi, chúng sinh sản rất nhiều. Trước khi bà chết, bà bảo người nhà thả hết trâu lên rừng. Vì thế mà trở thành bầy trâu rừng) đang ăn cỏ ở sườn đồi. Ông liền cho nghĩa quân tổ chức vây bắt. Đàn trâu bị động chạy tuốt lên rừng chỉ còn hai con lọt xuống đìa, có một con cố vượt lên bờ, ông vội đuổi theo nắm được đuôi nó, nó lôi ông theo. Khi đến gần một cây to, ông liền ngoay đuôi nó vào thân cây và hai chân ông dang ra ngáng vào gốc cây chịu lại. Con trâu đang chạy ngon trớn bỗng bị khựng lại, nó quay đầu húc ông. Thừa cơ hội đó, ông nắm hai sừng lôi nó xuống đìa nhận nước. Lúc đó nghĩa quân tràn đến giết được cả hai con trâu.
2. Về trí thông minh và mưu
lược:
Nghiên cứu qua nhiều tài liệu, chúng ta không tìm thấy Nguyễn Trung Trực gia nhập vào đội ngũ quân Dinh Điền của Khâm sai Tổng thống Quân vụ Nguyễn Tri Phương vào năm nào? Nhưng lại biết chắc rằng khi quân Pháp chiếm lấy Gia Định (18/2/1958) thì Nguyễn Trung Trực đã có mặt trong quân ngũ (dưới quyền chỉ huy của Quản Cơ Trương Định) và đã giữ chức Quyền Sung Quản binh đạo (lúc này ông mới 21 tuổi). Sau đó 2 năm, ông đã tham gia trận đánh đại đồn Kỳ Hòa (25-2- 1861). Quản cơ Trương Định cho ông cai quản một đội nghĩa quân trấn giữ vùng Long An, kiểm soát khu rộng lớn vùng ba biên (Tây Ninh, Bến Lức, Gò Công). Cũng trong năm này ông mở một chiến công oanh liệt là đốt cháy tàu Ét-pê-răng-sờ (Espérance) của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo. Qua năm sau (1862), ông được vua Tự Đức sắc phong chức Quản cơ tỉnh Bình Thuận (Chú thích: Có tài liệu nói vua sắc phong ông chức Quản cơ Bình Thuận năm 1863 hoặc 1864).
Nhìn ngược lại thời gian để ước định nghiệp vụ quân sự của Nguyễn Trung Trực thì ta có thể cho rằng: ông đầu quân sớm nhất cũng là vào lúc 17 hay 18 tuổi. Với số tuổi đó và chỉ có năm, sáu năm binh nghiệp mà thăng tiến rất nhanh, giữ nhiều chức vụ quan trọng để rồi sau này trở thành lãnh tụ kiêu hùng chống Pháp ở miền Nam và đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ. Vậy hẳn ông là người tài ba thao lược lắm thì mới đạt được những thành tích lớn lao ấy. Và rồi điều này còn được minh chứng thêm, khi bảy năm sau ông lại tạo nên một thành tích vẻ vang nữa là đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (16-6-1868), đột kích ngay cơ phận đầu não của chúng, giết chết tên Chủ tỉnh Chánh Phèn (Chú thích: Chánh Phèn là tên Chủ tỉnh của Pháp đầu tiên ở Kiên Giang. Vì không biết rõ tên thật và thấy hắn có râu giống lông chó phèn nên dân gọi hắn là Chánh Phèn)) Và một số sĩ quan khác nữa.
Hai chiến tích "Nhật Tảo" và "Kiên Giang" đã làm tên tuổi Nguyễn Trung Trực vang lừng cả nước. Chứng tỏ ông là người tuổi trẻ tài cao, am tường chiến thuật, chiến lược để đi đến thành công như:
a. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng:
Ở mỗi thế trận, ông điều nghiên thật kỹ, nắm tình hình địch thật rõ ràng, chính xác từ sự sinh hoạt thường nhật đến sự bố phòng, bố trí trong doanh trại như thế nào mới điều quân xuất kích. Ngoài ra còn tiên đoán được sự tấn thối của địch như thế nào để xử lý cho được an toàn. Có như vậy mới dễ dàng thành công.
b. Áp dụng chiến thuật nghi binh:
(Tức là quân ít mà làm cho địch ngờ có nhiều):
Ở mặt trận Phú Quốc, quân Pháp bao vây định mở trận tiến công lên đồi nhưng chưa biết rõ tình hình nghĩa quân như thế nào nên chưa dám tấn công. Hiểu được ý đồ của giặc, Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân lúc ẩn, lúc hiện đi lượn theo triền đồi nhiều lượt. Quân Pháp bỏ ống dòm nhìn thấy ngỡ là nghĩa quân đông nên không dám tấn công. Nhờ thế, ông có thời gian chỉnh đốn hàng ngũ, tìm biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt địch.
c. Áp dụng chiến thuật "Điệu hổ ly sơn":
(Tức là phân chia lực lượng địch để giảm bớt sức chiến đấu của chúng):
Ở trận Nhật Tảo, ông bố trí một số dân chúng nấp trên bờ sông đối diện với tàu Ét-pê-răng-sờ (Espérance). Chờ đúng 12 giờ trưa (giờ Ngọ) ngày 10- 12-1861, ông ra lệnh đánh chiêng, mõ, thổi tù-và và làm vang rền trên bờ sông để chọc tức địch. Tên trung úy Bạt-phe (Parfait), chỉ huy trưởng tàu nghe thấy, tức tối liền xua phân nửa số quân dưới tàu xuống ca-nô tiến thẳng vào bờ đuổi bắn. Đoàn người chiêng, mõ, tù và cứ tiếp tục gây tiếng động càng âm vang hơn và lùi dần sâu vào các kinh rạch. Bạt-phe (Parfait) lại càng thêm nổi giận, cho lính rượt sâu vào nữa.
Chờ có vậy, để ở ngoài sông Vàm Cỏ, Nguyễn Trung Trực triển khai cuộc chiến đấu đốt tàu thành công (xem lại phần sự nghiệp).
Nghiên cứu qua nhiều tài liệu, chúng ta không tìm thấy Nguyễn Trung Trực gia nhập vào đội ngũ quân Dinh Điền của Khâm sai Tổng thống Quân vụ Nguyễn Tri Phương vào năm nào? Nhưng lại biết chắc rằng khi quân Pháp chiếm lấy Gia Định (18/2/1958) thì Nguyễn Trung Trực đã có mặt trong quân ngũ (dưới quyền chỉ huy của Quản Cơ Trương Định) và đã giữ chức Quyền Sung Quản binh đạo (lúc này ông mới 21 tuổi). Sau đó 2 năm, ông đã tham gia trận đánh đại đồn Kỳ Hòa (25-2- 1861). Quản cơ Trương Định cho ông cai quản một đội nghĩa quân trấn giữ vùng Long An, kiểm soát khu rộng lớn vùng ba biên (Tây Ninh, Bến Lức, Gò Công). Cũng trong năm này ông mở một chiến công oanh liệt là đốt cháy tàu Ét-pê-răng-sờ (Espérance) của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo. Qua năm sau (1862), ông được vua Tự Đức sắc phong chức Quản cơ tỉnh Bình Thuận (Chú thích: Có tài liệu nói vua sắc phong ông chức Quản cơ Bình Thuận năm 1863 hoặc 1864).
Nhìn ngược lại thời gian để ước định nghiệp vụ quân sự của Nguyễn Trung Trực thì ta có thể cho rằng: ông đầu quân sớm nhất cũng là vào lúc 17 hay 18 tuổi. Với số tuổi đó và chỉ có năm, sáu năm binh nghiệp mà thăng tiến rất nhanh, giữ nhiều chức vụ quan trọng để rồi sau này trở thành lãnh tụ kiêu hùng chống Pháp ở miền Nam và đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ. Vậy hẳn ông là người tài ba thao lược lắm thì mới đạt được những thành tích lớn lao ấy. Và rồi điều này còn được minh chứng thêm, khi bảy năm sau ông lại tạo nên một thành tích vẻ vang nữa là đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (16-6-1868), đột kích ngay cơ phận đầu não của chúng, giết chết tên Chủ tỉnh Chánh Phèn (Chú thích: Chánh Phèn là tên Chủ tỉnh của Pháp đầu tiên ở Kiên Giang. Vì không biết rõ tên thật và thấy hắn có râu giống lông chó phèn nên dân gọi hắn là Chánh Phèn)) Và một số sĩ quan khác nữa.
Hai chiến tích "Nhật Tảo" và "Kiên Giang" đã làm tên tuổi Nguyễn Trung Trực vang lừng cả nước. Chứng tỏ ông là người tuổi trẻ tài cao, am tường chiến thuật, chiến lược để đi đến thành công như:
a. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng:
Ở mỗi thế trận, ông điều nghiên thật kỹ, nắm tình hình địch thật rõ ràng, chính xác từ sự sinh hoạt thường nhật đến sự bố phòng, bố trí trong doanh trại như thế nào mới điều quân xuất kích. Ngoài ra còn tiên đoán được sự tấn thối của địch như thế nào để xử lý cho được an toàn. Có như vậy mới dễ dàng thành công.
b. Áp dụng chiến thuật nghi binh:
(Tức là quân ít mà làm cho địch ngờ có nhiều):
Ở mặt trận Phú Quốc, quân Pháp bao vây định mở trận tiến công lên đồi nhưng chưa biết rõ tình hình nghĩa quân như thế nào nên chưa dám tấn công. Hiểu được ý đồ của giặc, Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân lúc ẩn, lúc hiện đi lượn theo triền đồi nhiều lượt. Quân Pháp bỏ ống dòm nhìn thấy ngỡ là nghĩa quân đông nên không dám tấn công. Nhờ thế, ông có thời gian chỉnh đốn hàng ngũ, tìm biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt địch.
c. Áp dụng chiến thuật "Điệu hổ ly sơn":
(Tức là phân chia lực lượng địch để giảm bớt sức chiến đấu của chúng):
Ở trận Nhật Tảo, ông bố trí một số dân chúng nấp trên bờ sông đối diện với tàu Ét-pê-răng-sờ (Espérance). Chờ đúng 12 giờ trưa (giờ Ngọ) ngày 10- 12-1861, ông ra lệnh đánh chiêng, mõ, thổi tù-và và làm vang rền trên bờ sông để chọc tức địch. Tên trung úy Bạt-phe (Parfait), chỉ huy trưởng tàu nghe thấy, tức tối liền xua phân nửa số quân dưới tàu xuống ca-nô tiến thẳng vào bờ đuổi bắn. Đoàn người chiêng, mõ, tù và cứ tiếp tục gây tiếng động càng âm vang hơn và lùi dần sâu vào các kinh rạch. Bạt-phe (Parfait) lại càng thêm nổi giận, cho lính rượt sâu vào nữa.
Chờ có vậy, để ở ngoài sông Vàm Cỏ, Nguyễn Trung Trực triển khai cuộc chiến đấu đốt tàu thành công (xem lại phần sự nghiệp).
d. Vận dụng 3 yếu tố trong
binh pháp là:
* Thiên thời:
Trận đánh tàu trên sông Nhựt Tảo: ông đánh tàu Ét-pê-răng-sờ vào lúc 12 giờ trưa. Lúc mà địch uể oải lơ đãng nhất.
Trận đánh đồn Kiên Giang: ông chọn giờ quá khuya (4 giờ đêm). Lúc mà chúng quá tự mãn về khâu an toàn, mất cảnh giác, thiếu canh phòng nghiêm mật.
* Địa lợi:
Trận đánh tàu trên sông Nhựt Tảo: Tàu đậu giữa vời bốn bề là sông nước. Vì thế ông dùng lối đánh bất ngờ, thần tốc làm cho địch trở tay không kịp, muốn thoát cũng không còn con đường nào thoát được.
Trận đánh đồn Kiên Giang: Đồn này có ba mặt là biển cả và rừng rậm, chỉ còn mặt trước là con kinh Lạc Giục ăn thông ra biển. Nếu thình lình bị tấn công, muốn chạy thoát cũng rất khó khăn.
* Nhân hòa:
Đây là cốt lõi của yếu tố thành công. Nguyễn Trung Trực rất được lòng thương yêu kính trọng của mọi người. Họ đồng tâm hợp lực giúp đỡ hoặc trực tiếp tham gia vào lực lượng nghĩa quân chống Pháp. Ngoài ra ông còn vận động được người Khơ-me, người Hoa vào hàng ngũ nghĩa quân. Song song đó ông còn chiêu dụ được quan chức của địch để làm nội ứng như Quản Cầu (chỉ huy đội Mã Tà của đồn Tây Kiên Giang), Xã Lý ở Minh Lương, Tổng Kiên, Xã Ngợi ở Phú Quốc...
Nhờ thông hiểu binh pháp nên ông thắng địch nhiều trận rất hào hùng, oanh liệt, chứng tỏ ông là người có thực tài điều quân.
3. Khí phách can đảm, anh hùng:
Chúng ta hãy nghe sau đây một số người Pháp nhận định về Nguyễn Trung Trực như sau:
- PIQUET: Trong biên bản hỏi cung Nguyễn Trung Trực, phần nhận xét có ghi: "một con người đã sa vào tay chúng ta rồi mà vẫn tỏ ra nhiều phẩm chất và đầy nghị lực". Trong một phấn khác Piquet viết: "Ông này (Trực) tỏ ra đầy khí phách và cương nghị".
- PAUL VIAL đã viết: "Nguyễn Trung Trực là người tự trọng có tư cách đáng quý và đầy nghị lực." Trong phần nhận xét khác: "Nguyễn Trung Trực là người chỉ huy trẻ tuổi đầy gan dạ đã tỏ ra có tinh thần dũng cảm chỉ huy linh hoạt, sáng tạo và mưu trí hơn người. Chống nhau với ta ngót mười năm trời trước khi bị ta bắt”.
Những lời nhận xét trên đây đã khắc họa rõ nét khí phách anh hùng của Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra còn một số truyền thuyết nói về lòng can đảm của ông như khi đánh trận, ông luôn đi trước hàng quân và xông xáo lướt dưới làn mưa đạn không bao giờ sợ hy sinh. Chẳng những ông thể hiện bàng hành động thôi mà còn thể hiện cả trong ngôn từ dù ở hoàn cảnh ngặt nghèo như:
- Trong lúc bị hỏi cung, ông nói với viên Thanh tra Piquet rằng: "Số mạng tôi đến đây đã đủ rồi, tôi muốn cứu nước tôi mà không thành công, tôi xin truất sự sống của tôi càng sớm càng tốt".
- Lần khác ông nói với tên Chonh (Chú thích: chính là viên thông ngôn của Pháp, bị Nguyễn Trung Trực bắt trong trận đánh đồn và sau đó được ông thả ra) là thông ngôn của Pháp rằng: "Anh hãy nói rằng chính tôi đã cứu anh. Anh là người có ảnh hưởng với Lang Sa. Tôi chỉ cần anh dùng ảnh hưởng ấy xin cho tôi được xử tử mau lẹ chừng nào hay chừng ấy."
Nói chung những hành động và ngôn từ của ông đã nâng cao vị thế anh hùng của ông (nhất ngôn phát xuất, vạn kỷ lưu danh) (Chú thích: Nhất ngôn phát xuất, vạn kỷ lưu danh: một lời nói ra, ngàn năm lưu danh mãi). Đó cũng là ngọn đuốc sáng soi tính ưu việt của dân tộc có truyền thống đấu tranh chống xâm lăng hàng bao thế hệ.
Sau đây chúng ta hãy nghe thêm một số người Pháp đánh giá về hai cuộc chiến thắng vừa kể của Nguyễn Trung Trực như sau:
- ALBERD SCKREINER: nhận định về trận Nhật Tảo: "là khúc nhạc mở đầu cho cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ vào người Pháp" (theo Albéré de L'histoire d’Annam).
- GEORD DUWEN thì bình luận: "ấy là một biến cố bi thảm mà hậu quả làm tổn thương đến uy tín của Pháp ở miền Nam" (theo Bunetin de la Société des études Indochinoise de Sài gòn, année 1900).
- PAUL VIAL thì nói: "Đây là một sự kiện đau đớn làm cho người Annam phấn đấu và gây xúc động trong lòng người Pháp" (theo cuốn Les premiêre années de la Cochinchine, colonie Francaise. Tom I.P.124).
Đúng thế, đó là những vết hằn sâu làm tổn thương và đau đớn cho bọn xâm lược Pháp và đó cũng chính là khúc nhạc mở đầu cho "Bản thiên hùng ca" mà Nguyễn Trung Trực là người khởi xướng ở miền Nam nước Việt để rồi hơn một thế kỷ sau "Bản thiên hùng ca" này làm vang dội khắp năm châu.
* Thiên thời:
Trận đánh tàu trên sông Nhựt Tảo: ông đánh tàu Ét-pê-răng-sờ vào lúc 12 giờ trưa. Lúc mà địch uể oải lơ đãng nhất.
Trận đánh đồn Kiên Giang: ông chọn giờ quá khuya (4 giờ đêm). Lúc mà chúng quá tự mãn về khâu an toàn, mất cảnh giác, thiếu canh phòng nghiêm mật.
* Địa lợi:
Trận đánh tàu trên sông Nhựt Tảo: Tàu đậu giữa vời bốn bề là sông nước. Vì thế ông dùng lối đánh bất ngờ, thần tốc làm cho địch trở tay không kịp, muốn thoát cũng không còn con đường nào thoát được.
Trận đánh đồn Kiên Giang: Đồn này có ba mặt là biển cả và rừng rậm, chỉ còn mặt trước là con kinh Lạc Giục ăn thông ra biển. Nếu thình lình bị tấn công, muốn chạy thoát cũng rất khó khăn.
* Nhân hòa:
Đây là cốt lõi của yếu tố thành công. Nguyễn Trung Trực rất được lòng thương yêu kính trọng của mọi người. Họ đồng tâm hợp lực giúp đỡ hoặc trực tiếp tham gia vào lực lượng nghĩa quân chống Pháp. Ngoài ra ông còn vận động được người Khơ-me, người Hoa vào hàng ngũ nghĩa quân. Song song đó ông còn chiêu dụ được quan chức của địch để làm nội ứng như Quản Cầu (chỉ huy đội Mã Tà của đồn Tây Kiên Giang), Xã Lý ở Minh Lương, Tổng Kiên, Xã Ngợi ở Phú Quốc...
Nhờ thông hiểu binh pháp nên ông thắng địch nhiều trận rất hào hùng, oanh liệt, chứng tỏ ông là người có thực tài điều quân.
3. Khí phách can đảm, anh hùng:
Chúng ta hãy nghe sau đây một số người Pháp nhận định về Nguyễn Trung Trực như sau:
- PIQUET: Trong biên bản hỏi cung Nguyễn Trung Trực, phần nhận xét có ghi: "một con người đã sa vào tay chúng ta rồi mà vẫn tỏ ra nhiều phẩm chất và đầy nghị lực". Trong một phấn khác Piquet viết: "Ông này (Trực) tỏ ra đầy khí phách và cương nghị".
- PAUL VIAL đã viết: "Nguyễn Trung Trực là người tự trọng có tư cách đáng quý và đầy nghị lực." Trong phần nhận xét khác: "Nguyễn Trung Trực là người chỉ huy trẻ tuổi đầy gan dạ đã tỏ ra có tinh thần dũng cảm chỉ huy linh hoạt, sáng tạo và mưu trí hơn người. Chống nhau với ta ngót mười năm trời trước khi bị ta bắt”.
Những lời nhận xét trên đây đã khắc họa rõ nét khí phách anh hùng của Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra còn một số truyền thuyết nói về lòng can đảm của ông như khi đánh trận, ông luôn đi trước hàng quân và xông xáo lướt dưới làn mưa đạn không bao giờ sợ hy sinh. Chẳng những ông thể hiện bàng hành động thôi mà còn thể hiện cả trong ngôn từ dù ở hoàn cảnh ngặt nghèo như:
- Trong lúc bị hỏi cung, ông nói với viên Thanh tra Piquet rằng: "Số mạng tôi đến đây đã đủ rồi, tôi muốn cứu nước tôi mà không thành công, tôi xin truất sự sống của tôi càng sớm càng tốt".
- Lần khác ông nói với tên Chonh (Chú thích: chính là viên thông ngôn của Pháp, bị Nguyễn Trung Trực bắt trong trận đánh đồn và sau đó được ông thả ra) là thông ngôn của Pháp rằng: "Anh hãy nói rằng chính tôi đã cứu anh. Anh là người có ảnh hưởng với Lang Sa. Tôi chỉ cần anh dùng ảnh hưởng ấy xin cho tôi được xử tử mau lẹ chừng nào hay chừng ấy."
Nói chung những hành động và ngôn từ của ông đã nâng cao vị thế anh hùng của ông (nhất ngôn phát xuất, vạn kỷ lưu danh) (Chú thích: Nhất ngôn phát xuất, vạn kỷ lưu danh: một lời nói ra, ngàn năm lưu danh mãi). Đó cũng là ngọn đuốc sáng soi tính ưu việt của dân tộc có truyền thống đấu tranh chống xâm lăng hàng bao thế hệ.
Sau đây chúng ta hãy nghe thêm một số người Pháp đánh giá về hai cuộc chiến thắng vừa kể của Nguyễn Trung Trực như sau:
- ALBERD SCKREINER: nhận định về trận Nhật Tảo: "là khúc nhạc mở đầu cho cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ vào người Pháp" (theo Albéré de L'histoire d’Annam).
- GEORD DUWEN thì bình luận: "ấy là một biến cố bi thảm mà hậu quả làm tổn thương đến uy tín của Pháp ở miền Nam" (theo Bunetin de la Société des études Indochinoise de Sài gòn, année 1900).
- PAUL VIAL thì nói: "Đây là một sự kiện đau đớn làm cho người Annam phấn đấu và gây xúc động trong lòng người Pháp" (theo cuốn Les premiêre années de la Cochinchine, colonie Francaise. Tom I.P.124).
Đúng thế, đó là những vết hằn sâu làm tổn thương và đau đớn cho bọn xâm lược Pháp và đó cũng chính là khúc nhạc mở đầu cho "Bản thiên hùng ca" mà Nguyễn Trung Trực là người khởi xướng ở miền Nam nước Việt để rồi hơn một thế kỷ sau "Bản thiên hùng ca" này làm vang dội khắp năm châu.
4. Đức tính trung hiếu vẹn
toàn:
Về chữ TRUNG, chữ HIẾU của Nguyễn Trung Trực có rất nhiều tài liệu đã khẳng định ông là một con người thể hiện trung hiếu vẹn toàn:
a. Về lòng trung dũng:
Xét qua bối cảnh lịch sử thời Tự Đức, tình hình trong nước cực kỳ rối rắm bởi làn sóng xâm lược từ phương Tây ồ ạt tràn vào phương Đông chinh phục để tìm thuộc địa, nên nước ta bị ảnh hưởng nặng nề sự cai trị của thực dân Pháp.
Nguyễn Trung Trực sanh vào thời đại này. Lớn lên ông đã nhìn thấy cái nhục vong quốc trước mắt, ông không thể ngồi yên, đứng nhìn. Nên dù còn rất trẻ, ông xin mẹ đi đầu quân để góp phần cứu nước. Nhưng chí nguyện không thành bởi thế lực quân thù quá mạnh, phương tiện chiến tranh quá hiện đại nên áp đảo được các lực lượng chống Pháp ở địa phương, bên cạnh đó còn do triều đình nhà Nguyễn quá nhu nhược sớm đầu hàng bọn Lang Sa (Chú thích: Lang Sa hay Tây Di cũng đều chỉ chung bọn thực dân Pháp), ký nhượng đất đai miền Nam để cho chúng có cơ hội thôn tính luôn toàn cõi đất nước.
Không thành công thì thành nhân dù Nguyễn Trung Trực bị chúng bức tử khi còn quá trẻ (30 tuổi). Ông chết nhưng gương trung dũng của ông sáng chói như sao Bắc Đẩu để cho hậu thế soi chung.
Hãy nghe những lời ông nói sau đây với bọn Pháp, đầy trung cang nghĩa khí:
* Nói với PIQUET: "Số mạng tôi đến đây đã đủ rồi, tôi muốn cứu nước tôi mà không thành công, tôi xin truất sự sống của tôi càng sớm càng tốt”.
* Quân Pháp biết ông có tài, có uy tín với nhân dân, chúng muốn lấy chức tước, tiền bạc để khuyến dụ. Nếu ông chịu làm việc cho Pháp thì chúng sẽ phong cho chức Phó soái. Nguyễn Trung Trực cười và khẳng khái nói: "Tụi bây kiếm cho tao chức nào mà chức đó tao chặt hết được đầu mấy thằng Tây thì tao mới làm, chứ chức Phó soái tao không màng đâu "
* Khi Pháp bắt được ông đem nhốt vào khám lớn Sài Gòn, tên Chánh soái Tây muốn biết tường tận ông là người như thế nào nên vào khám gặp ông. Trước tiên hắn dùng lời lẽ ngọt ngào khuyến dụ nhưng không được hắn mới xẵng giọng nói: "ông Trực nè! Dù ông có sống hay chết thì binh lực của Pháp cũng đã tận diệt hết quân phiến loạn của xứ sở này rồi..."
Nguyễn Trung Trực mỉm cười, liền đưa tay chỉ ra ngoài sân cỏ và ôn tồn nói với viên Chánh soái rằng: "Thưa Pháp soái: Chúng tôi tin chắc rằng, chừng nào ngài trừ hết cỏ trên mặt đất này thì chừng đó ngài mới mong trừ hết những người ái quốc của xứ sở này mà ngài giận dữ gọi họ là quân phiến loạn." (Với ý này có câu ngắn gọn hơn: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây".
* Tại pháp trường, chỉ còn vài giây phút nữa là tới giờ hành quyết, viên thanh tra Piquet hỏi:
- Ông Trực! Vào giờ phút cuối cùng, ông có muốn nói lời gì nữa không
- Tôi muốn các ông xử tử tôi càng sớm càng tốt - Nguyễn Trung Trực khẳng khái trả lời.
* Lúc ở Phú Quốc, khi trận chiến đấu đến hồi cực kỳ sôi động thì vợ Nguyễn Trung Trực đến ngày sanh nở. Lúc bà sanh không có ai săn sóc thuốc thang, vì cả trai lẫn gái đều phải ra sức chiến đấu với kẻ thù, nên sau khi sanh được bốn ngày bà kiệt sức rồi chết. Ông hay tin về lo chôn cất bà xong, liền mang con lên rừng tìm bọng cây to đặt con vào đó. Xong xuôi, ông trở ra để lo chỉ huy cuộc chiến. Đội cận vệ thấy ông vội hỏi:
- Thưa Chủ soái! "Công tử" ra sao rồi ạ?
- Mọi việc đã xong rồi. Các người có thương ta và con ta thì hãy đánh giặc cho thật giỏi, giết giặc cho thật nhiều đi... - ông vội trả lời.
* Lúc tình hình hết sức nguy ngập, quân Pháp càng lúc càng xiết chặt vòng vây, chúng mong giết hay bắt sống được Nguyễn Trung Trực, ông liền họp nghĩa quân lại mà nói với họ rằng: "Gặp lúc gian nan này ta khó lòng địch nổi với quân xâm lược. Ta tổ chức mọi người đi đánh giặc. Bây giờ ta cho phép mọi người được tự do ra về với gia đình. Còn ta một mình quyết sống chết với quân thù một trận cuối cùng. Ta không thể vì lý do gì mà đầu hàng quân giặc. Ai cùng lòng với ta hãy xách gươm đứng dậy mà đi...”
Sau đó ông gom hết lương thực còn lại liệng xuống sông và rút gươm chỉ thẳng lên trời nói lớn: "Ta thề cùng trời đất nếu không thắng trận này xin chết tại trận này. Trời đất hãy chứng giám cho (theo tham luận của ông Bùi Văn Thạnh, Giám đốc Sở VHTT Kiên Giang, đăng trong TTSN/NTT, trang 157).
Đọc qua những lời trích lược trên đây chúng ta đã thấy rõ lý tưởng cao cả của Nguyễn Trung Trực là suốt đời chỉ mong dâng hiến cho Tổ quốc. Xả thân vì nước mà không thành công thì lấy cái chết đền bù để thành nhân. Ôi cao quí làm sao!
Về chữ TRUNG, chữ HIẾU của Nguyễn Trung Trực có rất nhiều tài liệu đã khẳng định ông là một con người thể hiện trung hiếu vẹn toàn:
a. Về lòng trung dũng:
Xét qua bối cảnh lịch sử thời Tự Đức, tình hình trong nước cực kỳ rối rắm bởi làn sóng xâm lược từ phương Tây ồ ạt tràn vào phương Đông chinh phục để tìm thuộc địa, nên nước ta bị ảnh hưởng nặng nề sự cai trị của thực dân Pháp.
Nguyễn Trung Trực sanh vào thời đại này. Lớn lên ông đã nhìn thấy cái nhục vong quốc trước mắt, ông không thể ngồi yên, đứng nhìn. Nên dù còn rất trẻ, ông xin mẹ đi đầu quân để góp phần cứu nước. Nhưng chí nguyện không thành bởi thế lực quân thù quá mạnh, phương tiện chiến tranh quá hiện đại nên áp đảo được các lực lượng chống Pháp ở địa phương, bên cạnh đó còn do triều đình nhà Nguyễn quá nhu nhược sớm đầu hàng bọn Lang Sa (Chú thích: Lang Sa hay Tây Di cũng đều chỉ chung bọn thực dân Pháp), ký nhượng đất đai miền Nam để cho chúng có cơ hội thôn tính luôn toàn cõi đất nước.
Không thành công thì thành nhân dù Nguyễn Trung Trực bị chúng bức tử khi còn quá trẻ (30 tuổi). Ông chết nhưng gương trung dũng của ông sáng chói như sao Bắc Đẩu để cho hậu thế soi chung.
Hãy nghe những lời ông nói sau đây với bọn Pháp, đầy trung cang nghĩa khí:
* Nói với PIQUET: "Số mạng tôi đến đây đã đủ rồi, tôi muốn cứu nước tôi mà không thành công, tôi xin truất sự sống của tôi càng sớm càng tốt”.
* Quân Pháp biết ông có tài, có uy tín với nhân dân, chúng muốn lấy chức tước, tiền bạc để khuyến dụ. Nếu ông chịu làm việc cho Pháp thì chúng sẽ phong cho chức Phó soái. Nguyễn Trung Trực cười và khẳng khái nói: "Tụi bây kiếm cho tao chức nào mà chức đó tao chặt hết được đầu mấy thằng Tây thì tao mới làm, chứ chức Phó soái tao không màng đâu "
* Khi Pháp bắt được ông đem nhốt vào khám lớn Sài Gòn, tên Chánh soái Tây muốn biết tường tận ông là người như thế nào nên vào khám gặp ông. Trước tiên hắn dùng lời lẽ ngọt ngào khuyến dụ nhưng không được hắn mới xẵng giọng nói: "ông Trực nè! Dù ông có sống hay chết thì binh lực của Pháp cũng đã tận diệt hết quân phiến loạn của xứ sở này rồi..."
Nguyễn Trung Trực mỉm cười, liền đưa tay chỉ ra ngoài sân cỏ và ôn tồn nói với viên Chánh soái rằng: "Thưa Pháp soái: Chúng tôi tin chắc rằng, chừng nào ngài trừ hết cỏ trên mặt đất này thì chừng đó ngài mới mong trừ hết những người ái quốc của xứ sở này mà ngài giận dữ gọi họ là quân phiến loạn." (Với ý này có câu ngắn gọn hơn: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây".
* Tại pháp trường, chỉ còn vài giây phút nữa là tới giờ hành quyết, viên thanh tra Piquet hỏi:
- Ông Trực! Vào giờ phút cuối cùng, ông có muốn nói lời gì nữa không
- Tôi muốn các ông xử tử tôi càng sớm càng tốt - Nguyễn Trung Trực khẳng khái trả lời.
* Lúc ở Phú Quốc, khi trận chiến đấu đến hồi cực kỳ sôi động thì vợ Nguyễn Trung Trực đến ngày sanh nở. Lúc bà sanh không có ai săn sóc thuốc thang, vì cả trai lẫn gái đều phải ra sức chiến đấu với kẻ thù, nên sau khi sanh được bốn ngày bà kiệt sức rồi chết. Ông hay tin về lo chôn cất bà xong, liền mang con lên rừng tìm bọng cây to đặt con vào đó. Xong xuôi, ông trở ra để lo chỉ huy cuộc chiến. Đội cận vệ thấy ông vội hỏi:
- Thưa Chủ soái! "Công tử" ra sao rồi ạ?
- Mọi việc đã xong rồi. Các người có thương ta và con ta thì hãy đánh giặc cho thật giỏi, giết giặc cho thật nhiều đi... - ông vội trả lời.
* Lúc tình hình hết sức nguy ngập, quân Pháp càng lúc càng xiết chặt vòng vây, chúng mong giết hay bắt sống được Nguyễn Trung Trực, ông liền họp nghĩa quân lại mà nói với họ rằng: "Gặp lúc gian nan này ta khó lòng địch nổi với quân xâm lược. Ta tổ chức mọi người đi đánh giặc. Bây giờ ta cho phép mọi người được tự do ra về với gia đình. Còn ta một mình quyết sống chết với quân thù một trận cuối cùng. Ta không thể vì lý do gì mà đầu hàng quân giặc. Ai cùng lòng với ta hãy xách gươm đứng dậy mà đi...”
Sau đó ông gom hết lương thực còn lại liệng xuống sông và rút gươm chỉ thẳng lên trời nói lớn: "Ta thề cùng trời đất nếu không thắng trận này xin chết tại trận này. Trời đất hãy chứng giám cho (theo tham luận của ông Bùi Văn Thạnh, Giám đốc Sở VHTT Kiên Giang, đăng trong TTSN/NTT, trang 157).
Đọc qua những lời trích lược trên đây chúng ta đã thấy rõ lý tưởng cao cả của Nguyễn Trung Trực là suốt đời chỉ mong dâng hiến cho Tổ quốc. Xả thân vì nước mà không thành công thì lấy cái chết đền bù để thành nhân. Ôi cao quí làm sao!
b. Về lòng hiếu thảo:
Có nhiều truyền thuyết nói ông là người con rất chí hiếu. Ông rất thương.yêu và kính sợ mẹ. Chúng ta hãy nghe các bậc kỳ lão nói về những đức tính hiếu đạo của ông như sau:
* Sau khi cha mất, để lại một đàn con thơ dại, bà mẹ phải tảo tần hôm sớm để lo cuộc sống thật là vất vả Nguyễn Trung Trực thấy mẹ cực nhọc quá mà thương xót, nên mọi việc nặng nhọc ông đều giành làm và tiếp tay với mẹ lo nuôi nấng đàn em. ở vùng sông rạch Long An, đa số dân chúng sống với nghề nông và nghề chài lưới. Gia đình quá nghèo không thể sắm được phương tiện để bắt cá như chài, nôm, lưới... Ông chỉ dùng tay bắt. Ông bắt cá hàng ngày, còn thừa đem bán để mua gạo ăn. Chỉ mới mười mấy tuổi đầu mà ông biết giúp đỡ mẹ, bảo bọc đàn em đến ngày khôn lớn.
* Lúc ở quân ngũ, khi hay tin mẹ bịnh, bằng mọi cách ông phải về nhà để săn sóc thuốc thang cho mẹ. Khi nào bà hết bệnh hẳn ông mới ra đi.
* Lúc ở Hòn Chông mẹ bịnh, ông đang săn sóc thuốc men thì có một số lãnh tụ nghĩa quân đến bàn với ông về việc đánh đồn Tây Kiên Giang. Ông một tay vịn đốc kiếm, một tay quạt nồi thuốc, còn miệng luôn bàn việc nước non... Các lãnh tụ nài nỉ ông lên đường về Kiên Giang chỉ huy việc đánh chiếm đồn vì thời cơ rất thuận lợi bởi có Quản Cầu chỉ huy đội Mã Tà đồn Kiên Giang chịu làm nội ứng, chắc chắn sẽ thành công. Thấy mẹ còn bịnh ông không đành ra đi, nên ông viện lẽ chưa thuận lợi, chưa điều nghiên rõ tình hình địch mà thoái thác. Bà mẹ nằm trên giường nghe được tất cả sự việc bà cũng đã hiểu ý ông, nên bà khẳng khái bắt buộc ông phải đi ngay, nếu không bà sẽ tự tử ngay. Ông sợ quá đành phải sửa soạn hành lý ra đi.
* Ở trong quân ngũ ông cũng thường nói với nghĩa quân về chữ hiếu như sau: "Thân ta mà có là do cha mẹ tạo ra. Cha mẹ là trời đất. Nếu làm con mà quên công ơn cha mẹ, bất hiếu với cha mẹ là lỗi đạo, không xứng đáng làm con người nữa". Bởi thế nên nghĩa quân nào đến xin phép về thăm cha bệnh, mẹ đau đều được ông cho về ngay.
* Lúc ở Phú Quốc, quân Pháp dùng mọi cách cũng không thể nào bắt hay giết được ông. Cuối cùng chúng dùng kế thâm độc bắt mẹ ông để buộc ông phải ra hàng (giống như trường hợp Đổng Kim Lân trong San Hậu). Tên Huỳnh Công Tấn (Chú thích: Huỳnh Công Tấn, trước kia nằm trong quân cơ Trương Định cùng với Nguyễn Trung Trực. Sau này Tấn ra đầu Pháp dẫn lính vào khu rừng Lá (Gò Công) bắt Trương Định) lấy chỗ bạn bè xưa kia, viết thư báo tin cho ông biết là mẹ của ông đã bị Pháp bắt rồi. Nếu ông chịu ra hàng thì Pháp chẳng những tha mẹ ông ra mà còn ban chức tước cho ông nữa. Nhận được thư này ông quá đỗi đau lòng, tư tưởng có phần chao đảo. . . Bây giờ tình hình nghĩa quân rất bi đát: lương thực dần dần cạn, súng đạn dần dần tiêu hao. Dân chúng toàn đảo cũng bị ảnh hưởng vì chúng bao vây không cho đất liền cung cấp lương thực. Dân chúng phải chịu cảnh đói khát, nghèo khổ cùng cực. Giờ đây mẹ cũng bị chúng bắt giam cầm chốn lao tù?... Tình hình như vầy không thể kéo dài cuộc chiến. Qua nhiều đêm suy nghĩ, đắn đo, ray rứt... Cuối cùng ông quyết định ra "HÀNG" để giải quyết mọi vấn đề cấp thiết. Trước khi ra hàng, ông viết thư cho Huỳnh Công Tấn biết, nếu muốn ông ra hàng phải chấp thuận 3 điều kiện:
- Một là bãi bỏ lệnh bao vây kinh tế toàn đảo.
- Hai là phải thả hết nghĩa quân đã bị bắt, cho họ được trở về nguyên quán yên ổn, và tự do làm ăn sinh sống.
- Ba là phải thả ngay mẹ ông ra và đưa đến căn cứ để gặp ông.
Dĩ nhiên được tin ông chịu ra hàng. Pháp chấp thuận ngay nhưng chúng chỉ thực hiện hai điều kiện trên. Còn điều thứ ba, chúng nói dối rằng bà đang bị bệnh nặng không thể đưa đến gặp ông được, khi nào ông ra hàng chúng sẽ cho gặp mặt (Chú thích: Có truyền thuyết nói rằng mẹ ông không có bị Pháp bắt. Việc Pháp nói bắt bà là do bịa chuyện để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng chúng. Sự thật khi chúng tấn công vào Hòn Chông tìm bắt Nguyễn Trung Trực thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ (?). Nhưng sau đó bà về Tân Thuận (Cà Mau) rồi chết ở đó).
Có nhiều truyền thuyết nói ông là người con rất chí hiếu. Ông rất thương.yêu và kính sợ mẹ. Chúng ta hãy nghe các bậc kỳ lão nói về những đức tính hiếu đạo của ông như sau:
* Sau khi cha mất, để lại một đàn con thơ dại, bà mẹ phải tảo tần hôm sớm để lo cuộc sống thật là vất vả Nguyễn Trung Trực thấy mẹ cực nhọc quá mà thương xót, nên mọi việc nặng nhọc ông đều giành làm và tiếp tay với mẹ lo nuôi nấng đàn em. ở vùng sông rạch Long An, đa số dân chúng sống với nghề nông và nghề chài lưới. Gia đình quá nghèo không thể sắm được phương tiện để bắt cá như chài, nôm, lưới... Ông chỉ dùng tay bắt. Ông bắt cá hàng ngày, còn thừa đem bán để mua gạo ăn. Chỉ mới mười mấy tuổi đầu mà ông biết giúp đỡ mẹ, bảo bọc đàn em đến ngày khôn lớn.
* Lúc ở quân ngũ, khi hay tin mẹ bịnh, bằng mọi cách ông phải về nhà để săn sóc thuốc thang cho mẹ. Khi nào bà hết bệnh hẳn ông mới ra đi.
* Lúc ở Hòn Chông mẹ bịnh, ông đang săn sóc thuốc men thì có một số lãnh tụ nghĩa quân đến bàn với ông về việc đánh đồn Tây Kiên Giang. Ông một tay vịn đốc kiếm, một tay quạt nồi thuốc, còn miệng luôn bàn việc nước non... Các lãnh tụ nài nỉ ông lên đường về Kiên Giang chỉ huy việc đánh chiếm đồn vì thời cơ rất thuận lợi bởi có Quản Cầu chỉ huy đội Mã Tà đồn Kiên Giang chịu làm nội ứng, chắc chắn sẽ thành công. Thấy mẹ còn bịnh ông không đành ra đi, nên ông viện lẽ chưa thuận lợi, chưa điều nghiên rõ tình hình địch mà thoái thác. Bà mẹ nằm trên giường nghe được tất cả sự việc bà cũng đã hiểu ý ông, nên bà khẳng khái bắt buộc ông phải đi ngay, nếu không bà sẽ tự tử ngay. Ông sợ quá đành phải sửa soạn hành lý ra đi.
* Ở trong quân ngũ ông cũng thường nói với nghĩa quân về chữ hiếu như sau: "Thân ta mà có là do cha mẹ tạo ra. Cha mẹ là trời đất. Nếu làm con mà quên công ơn cha mẹ, bất hiếu với cha mẹ là lỗi đạo, không xứng đáng làm con người nữa". Bởi thế nên nghĩa quân nào đến xin phép về thăm cha bệnh, mẹ đau đều được ông cho về ngay.
* Lúc ở Phú Quốc, quân Pháp dùng mọi cách cũng không thể nào bắt hay giết được ông. Cuối cùng chúng dùng kế thâm độc bắt mẹ ông để buộc ông phải ra hàng (giống như trường hợp Đổng Kim Lân trong San Hậu). Tên Huỳnh Công Tấn (Chú thích: Huỳnh Công Tấn, trước kia nằm trong quân cơ Trương Định cùng với Nguyễn Trung Trực. Sau này Tấn ra đầu Pháp dẫn lính vào khu rừng Lá (Gò Công) bắt Trương Định) lấy chỗ bạn bè xưa kia, viết thư báo tin cho ông biết là mẹ của ông đã bị Pháp bắt rồi. Nếu ông chịu ra hàng thì Pháp chẳng những tha mẹ ông ra mà còn ban chức tước cho ông nữa. Nhận được thư này ông quá đỗi đau lòng, tư tưởng có phần chao đảo. . . Bây giờ tình hình nghĩa quân rất bi đát: lương thực dần dần cạn, súng đạn dần dần tiêu hao. Dân chúng toàn đảo cũng bị ảnh hưởng vì chúng bao vây không cho đất liền cung cấp lương thực. Dân chúng phải chịu cảnh đói khát, nghèo khổ cùng cực. Giờ đây mẹ cũng bị chúng bắt giam cầm chốn lao tù?... Tình hình như vầy không thể kéo dài cuộc chiến. Qua nhiều đêm suy nghĩ, đắn đo, ray rứt... Cuối cùng ông quyết định ra "HÀNG" để giải quyết mọi vấn đề cấp thiết. Trước khi ra hàng, ông viết thư cho Huỳnh Công Tấn biết, nếu muốn ông ra hàng phải chấp thuận 3 điều kiện:
- Một là bãi bỏ lệnh bao vây kinh tế toàn đảo.
- Hai là phải thả hết nghĩa quân đã bị bắt, cho họ được trở về nguyên quán yên ổn, và tự do làm ăn sinh sống.
- Ba là phải thả ngay mẹ ông ra và đưa đến căn cứ để gặp ông.
Dĩ nhiên được tin ông chịu ra hàng. Pháp chấp thuận ngay nhưng chúng chỉ thực hiện hai điều kiện trên. Còn điều thứ ba, chúng nói dối rằng bà đang bị bệnh nặng không thể đưa đến gặp ông được, khi nào ông ra hàng chúng sẽ cho gặp mặt (Chú thích: Có truyền thuyết nói rằng mẹ ông không có bị Pháp bắt. Việc Pháp nói bắt bà là do bịa chuyện để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng chúng. Sự thật khi chúng tấn công vào Hòn Chông tìm bắt Nguyễn Trung Trực thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ (?). Nhưng sau đó bà về Tân Thuận (Cà Mau) rồi chết ở đó).
Đến ngày hẹn, Nguyễn Trung Trực
ăn mặc đàng hoàng như một vị tướng ngoài trận địa:
áo thắt lưng, quần chẽn ống, đầu chít khăn đen với
dáng dấp hiên ngang, một mình đi ra gặp bọn Pháp (Chú
thích: Có tài liệu nói rằng khi ra hàng, ông mượn một
người nông dân lấy cọng rau muống biển trói tay dùm,
rồi hiên ngang đi ra gặp Pháp). Chúng đón tiếp ông một
cách rất kính trọng, rồi vội vàng đưa ông về Kiên
Giang. Ở dưới tàu ông nóng lòng muốn gặp mẹ. Bọn
Pháp viện lý này lẽ nọ không cho gặp. Ông nằng nặc
đòi chúng phải đưa mẹ đến cho ông gặp. Cuối cùng
chúng đành thú nhận là không có bắt bà và cũng không
biết bà ở đâu nữa. Vỡ lẽ, ông biết mình đã lầm
quỷ kế, âu cũng là số mạng?
Đến đây chúng ta gặp một vấn đề nan giải về tính chất lịch sử của một sự việc. Đó là Nguyễn Trung Trực ĐẦU HÀNG, BỊ BẮT hay NỘP MÌNH?...
Về việc này trong cuộc hội thảo có 3 ý kiến trái ngược nhau:
- Có ý kiến nói rằng ông đi ra ĐẦU HÀNG Pháp.
- Có ý kiến nói rằng ông tự đi ra NỘP MÌNH.
- Có ý kiến phản bác hẳn hai ý kiến trên. Cho rằng người anh hùng không bao giờ đầu hàng hay nộp mình mà là ông đánh một trận cuối cùng rồi BỊ BẮT.
Qua tranh cãi rất sôi nổi, ai cũng bảo lưu ý kiến của mình là đúng. Không có kết luận rõ ràng cho sự kiện lịch sử này. Đến đây tôi cũng xin góp một phần ý kiến nhỏ để tiện bề nhận xét:
Việc này chúng ta cùng không nên câu nệ quá về từ ngữ ĐẦU HÀNG, NỘP MÌNH hay BỊ BẮT mà hãy nhìn thẳng vào thực chất của sự việc trong bối cảnh lịch sử hiện tại. chúng ta cũng đừng nên lý tưởng hóa một màu hồng xuyên suốt cho một vị anh hùng nào cả. Cái bản chất anh hùng của một vị anh hùng thật sự đã được thể hiện qua hành động và ngôn từ trong quá trình đấu tranh. Đối với Nguyễn Trung Trực đã có thừa điều kiện để trở thành vị anh hùng nên chúng ta cũng không cần tô vẽ gì thêm, e rằng sẽ làm sai lệch sự thật của lịch sử.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có những người bị bắt thật, nhưng sau đó không chịu được đòn tra tấn mà chao đảo hay do bởi nghe theo những lời dụ dỗ đường mật mà cam chịu làm tay sai cho giặc, dẫn giặc đi tìm bắt bớ, giết hại những người từng là đồng chí mình thì việc bị bắt này có khác chi là đầu hàng (hãy xem cuốn "Nhà lao Cây dừa" của Chu Lai).
Thiết nghĩ sự đầu hàng có hai mặt:
- Đầu hàng thật: phản bội tổ chức, phản bội đất nước.
- Đầu hàng giả tạo để thực hiện một ý đồ cao dẹp thì đó là kế sách, là mưu lược. Giống như trường hợp của Lê Thái Tổ (Lê Lợi), trong lúc bị quân Minh vây khốn ở Chí Linh, nhà vua liền cởi áo long bào giả dạng quân binh lẻn ra hậu thành tìm đường "đào tẩu" thoát nạn, giữ được mạng sống để sau này có cơ hội phục hận. Nếu chúng ta nghĩ rằng Lê Lợi là một ông vua, một tướng lãnh ở ngoài trận địa mà "đào tẩu”, bỏ mặc ba quân tướng sĩ sống chết với kẻ thù thì đó là một hành động ươn hèn, ô nhục! Nhưng không, lịch sử coi sự "đào tẩu" này là sự thông minh, mưu lược mà người đời hết lời khen ngợi.
Vậy nên Nguyễn Trung Trực có "đầu hàng" cũng vì cái chung cao cả hơn. Cái chung ở đây là dân chúng Phú Quốc và lực lượng nghĩa quân đang dần dần suy yếu, hay có thể hiểu là đời sống và điều kiện chiến đấu đang lùi dần vào ngõ cụt. Thử nghĩ cố kéo dài cuộc chiến thì toàn bộ sẽ đi về đâu? Chắc chắn kết quả sẽ thê thảm hơn nhiều... Như vậy, hành động của Nguyễn Trung Trực ra ĐẦU HÀNG cũng chỉ là một mưu lược thông minh để giải quyết những vấn đề trọng đại cấp thiết. Sau khi giải quyết xong rồi. Ông trở lai bản chất của một vị anh hùng thà chết chứ không đầu hàng giặc, không làm tay sai cho giặc để bảo tồn khí tiết, bảo tồn truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc..
Đến đây chúng ta gặp một vấn đề nan giải về tính chất lịch sử của một sự việc. Đó là Nguyễn Trung Trực ĐẦU HÀNG, BỊ BẮT hay NỘP MÌNH?...
Về việc này trong cuộc hội thảo có 3 ý kiến trái ngược nhau:
- Có ý kiến nói rằng ông đi ra ĐẦU HÀNG Pháp.
- Có ý kiến nói rằng ông tự đi ra NỘP MÌNH.
- Có ý kiến phản bác hẳn hai ý kiến trên. Cho rằng người anh hùng không bao giờ đầu hàng hay nộp mình mà là ông đánh một trận cuối cùng rồi BỊ BẮT.
Qua tranh cãi rất sôi nổi, ai cũng bảo lưu ý kiến của mình là đúng. Không có kết luận rõ ràng cho sự kiện lịch sử này. Đến đây tôi cũng xin góp một phần ý kiến nhỏ để tiện bề nhận xét:
Việc này chúng ta cùng không nên câu nệ quá về từ ngữ ĐẦU HÀNG, NỘP MÌNH hay BỊ BẮT mà hãy nhìn thẳng vào thực chất của sự việc trong bối cảnh lịch sử hiện tại. chúng ta cũng đừng nên lý tưởng hóa một màu hồng xuyên suốt cho một vị anh hùng nào cả. Cái bản chất anh hùng của một vị anh hùng thật sự đã được thể hiện qua hành động và ngôn từ trong quá trình đấu tranh. Đối với Nguyễn Trung Trực đã có thừa điều kiện để trở thành vị anh hùng nên chúng ta cũng không cần tô vẽ gì thêm, e rằng sẽ làm sai lệch sự thật của lịch sử.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có những người bị bắt thật, nhưng sau đó không chịu được đòn tra tấn mà chao đảo hay do bởi nghe theo những lời dụ dỗ đường mật mà cam chịu làm tay sai cho giặc, dẫn giặc đi tìm bắt bớ, giết hại những người từng là đồng chí mình thì việc bị bắt này có khác chi là đầu hàng (hãy xem cuốn "Nhà lao Cây dừa" của Chu Lai).
Thiết nghĩ sự đầu hàng có hai mặt:
- Đầu hàng thật: phản bội tổ chức, phản bội đất nước.
- Đầu hàng giả tạo để thực hiện một ý đồ cao dẹp thì đó là kế sách, là mưu lược. Giống như trường hợp của Lê Thái Tổ (Lê Lợi), trong lúc bị quân Minh vây khốn ở Chí Linh, nhà vua liền cởi áo long bào giả dạng quân binh lẻn ra hậu thành tìm đường "đào tẩu" thoát nạn, giữ được mạng sống để sau này có cơ hội phục hận. Nếu chúng ta nghĩ rằng Lê Lợi là một ông vua, một tướng lãnh ở ngoài trận địa mà "đào tẩu”, bỏ mặc ba quân tướng sĩ sống chết với kẻ thù thì đó là một hành động ươn hèn, ô nhục! Nhưng không, lịch sử coi sự "đào tẩu" này là sự thông minh, mưu lược mà người đời hết lời khen ngợi.
Vậy nên Nguyễn Trung Trực có "đầu hàng" cũng vì cái chung cao cả hơn. Cái chung ở đây là dân chúng Phú Quốc và lực lượng nghĩa quân đang dần dần suy yếu, hay có thể hiểu là đời sống và điều kiện chiến đấu đang lùi dần vào ngõ cụt. Thử nghĩ cố kéo dài cuộc chiến thì toàn bộ sẽ đi về đâu? Chắc chắn kết quả sẽ thê thảm hơn nhiều... Như vậy, hành động của Nguyễn Trung Trực ra ĐẦU HÀNG cũng chỉ là một mưu lược thông minh để giải quyết những vấn đề trọng đại cấp thiết. Sau khi giải quyết xong rồi. Ông trở lai bản chất của một vị anh hùng thà chết chứ không đầu hàng giặc, không làm tay sai cho giặc để bảo tồn khí tiết, bảo tồn truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc..
*
* *
* *
Để kết luận phần này, tôi
xin mượn lời của ông Ngô Phấn Khởi, nguyên cố Trưởng
ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đã phát biểu trong Hội
thảo khoa học về Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang năm
1988. Ông nói: "Dù nộp mình hay bị bắt... cái gặp
nhau chung là hành động của Nguyễn Trung Trực, là hành
động anh hùng hợp lý trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy
giờ để cái chết hóa thành bất tử, sống mãi trong
lòng chúng ta".
Nói tóm lại, đứng về mặt lịch sử, chúng ta càng bảo vệ và tôn trọng sự thật bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Đó cũng là nhằm góp phần xây dựng một phẩm chất cao đẹp cho tâm hồn con cháu chúng ta mai sau.
Nói tóm lại, đứng về mặt lịch sử, chúng ta càng bảo vệ và tôn trọng sự thật bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Đó cũng là nhằm góp phần xây dựng một phẩm chất cao đẹp cho tâm hồn con cháu chúng ta mai sau.
IV. GIA PHẢ
Tài liệu này tác giả trích trong phần tham luận của bà Nguyễn Thị Mỹ Thu, nguyên Giám đốc Bảo tàng Kiên Giang đã đăng trong cuốn "NGUYỄN TRUNG TRỰC - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP do Bảo tàng Kiên Giang xuất bản năm 1989 (trang 202-206).
So sánh lại 3 bảng tông chi thì bảng số 1 và số 2 (ở Sùng Đức, TP. Hồ Chí Minh và Bình Nhựt Long An) gần giống nhau, vì nhà sư chùa Sùng Đức là cháu chắt thuộc hệ ở Long An. Do đó tôi chỉ trích ra đây hai tông chi số 2 và số 3 mà thôi.
Tài liệu này tác giả trích trong phần tham luận của bà Nguyễn Thị Mỹ Thu, nguyên Giám đốc Bảo tàng Kiên Giang đã đăng trong cuốn "NGUYỄN TRUNG TRỰC - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP do Bảo tàng Kiên Giang xuất bản năm 1989 (trang 202-206).
So sánh lại 3 bảng tông chi thì bảng số 1 và số 2 (ở Sùng Đức, TP. Hồ Chí Minh và Bình Nhựt Long An) gần giống nhau, vì nhà sư chùa Sùng Đức là cháu chắt thuộc hệ ở Long An. Do đó tôi chỉ trích ra đây hai tông chi số 2 và số 3 mà thôi.
ĐỜI THỨ I
Sống ở Xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định:
Anh: Nguyễn Văn Đạo
Em: Nguyễn Văn Trung
ĐỜI THỨ II
Chỉ có cha mẹ Nguyễn Trung Trực di chuyển vào Nam sinh sống tại làng Bình Nhựt, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Gồm:
* THEO TÔNG CHI BÌNH NHỰT (LONG AN)
1. Nguyễn Văn Đạo: vợ không rõ họ tên. Sanh 5 người con: 4 trai, 1 gái
- Nguyễn Văn Ngợi
- Nguyễn Văn Tường
- Nguyễn Văn Phụng
- Nguyễn Văn Quới
- Nguyễn Thị Chính
2. Nguyễn Văn Trung
không rõ gia cảnh
THEO TÔNG CHI TÂN THUẬN (CÀ MAU)
1. Nguyễn Văn Đạo: vợ không rõ họ tên. Sanh 3 người con trai.
- Nguyễn Văn Trường
- Nguyễn Trung Thăng
- Người trai thứ út (không rõ họ tên)
2. Nguyễn Văn Trung
không rõ gia cảnh
GHI CHÚ:
Hai bảng tông chi này có chỗ trùng lập như: ông Nguyễn Văn Phụng (Bình Nhựt) và ông Nguyễn Trung Thăng (Tân Thuận) chỉ là một người. Còn chỗ khác nhau là về số lượng con cái.
ĐỜI THỨ III
* THEO TÔNG CHI BÌNH NHỰT (LONG AN)
1. Nguyễn Văn Ngợi: Vợ là Lương Thị Bảy Hạ sanh 7 người con: 4 gái (đều không rõ họ tên và gia cảnh), 3 trai
- Bà Hai
- Bà Ba
- Bà Tư
- Bà Năm
- Nguyễn Văn Thi
- Nguyễn Văn Sơn (chết yểu)
- Nguyễn Văn Đeo
2. Nguyễn Văn Tường
không rõ gia cảnh
3. Nguyễn Văn Phụng
Vợ không rõ họ và tên Hạ sanh 2 người con: 1 trai 1 gái.
- Nguyễn Văn Nhơn
- Nguyễn Thị Đạt
4. Nguyễn Văn Quới
không rõ gia cảnh
5. Nguyễn Thi Chính:
không rõ gia cảnh
THEO TÔNG CHI TÂN THUẬN (CÀ MAU)
1. Nguyễn Văn Trường: Vợ không rõ họ và tên. Hạ sanh 4 người con trai:
- Nguyễn Văn Hòa
- Nguyễn Văn Thi
- Nguyền Văn Lễ
- Nguyễn Văn Táng
2. Nguyễn Trung Thăng
Vợ không rõ họ và tên Hạ sanh 8 người con: 4 trai 4 gái:
- Nguyễn Trung Trực (Lịch)
- Nguyễn Thị Khuê
- Nguyễn Thị Thiểu
- Nguyễn Công Khanh
- Nguyễn Thành Luông
- Nguyễn Thị Đạt (Long An)
- Nguyễn Thị Đào
- Nguyễn Văn Thơ
3. Người trai thứ út: Vợ không rõ họ và tên. Hạ 1 sanh 2 người con gái:
- Nguyễn Thị Vú
- Nguyễn Thị Lành
GHI CHÚ:
Nhìn qua 2 bảng tông chi của đời thứ III, chúng ta nhận thấy có những chỗ trùng lập như sau:
- Nguyễn Văn Thi con của ông Ngợi (Bình Nhựt) và Nguyễn Văn Thi con của ông Trường (Tân Thuận) chỉ là một người mà thôi.
- Nguyễn Văn Nhơn con của ông Nguyễn Văn Phụng (Bình Nhựt) và Nguyễn Trung Trực con của ông Nguyễn Trung Thăng (Tân Thuận) cũng chỉ là một người.
Đến đời thứ III, tông chi Tân Thuận cho chúng ta thêm phần thắc mắc là ông Nguyễn Trung Thăng (hay Nguyễn Cao Thăng) có người con trai cả là Nguyễn Trung Trực, ngoài ra không còn tên nào khác nữa. . Nhưng theo truyền khẩu của các kỳ lão ở Long An đềo .. xác nhận Nguyễn Trung Trực lúc mới sanh, cha mẹ đặt .. tên là Nhơn, lớn lên đổi tên là Lịch... Vả lại trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn có ghi sắc phong Quản Lịch chức Thành Thủ úy... Về mặt này chúng ta cũng cần nên nghiên cứu và xác minh lại.
ĐỜI THỨ IV
* THEO TÔNG CHI BÌNH NHỰT (LONG AN)
CHI CỦA ÔNG NGỢI
1. Bà Hai. Bà Ba. Bà Tư. Bà Năm: không rõ gia cảnh.
2. Nguyễn Văn Thi : Vợ là Nguyễn Thị Vây. Sanh 2 người con trai:
- Nguyễn Văn Trí
- Nguyễn Văn Đậu
3. Nguyễn Văn Sơn (chết yểu)
4. Nguyễn Văn Đeo: không rõ gia cảnh
CHI CỦA ÔNG TƯỜNG
không rõ gia cảnh.
CHI CỦA ÔNG PHỤNG
1. Nguyễn Văn Chơn: (Lịch): Vợ không rõ họ tên (theo tông chi). Nhưng truyền khẩu thì vợ tên Lê Kim Định. Con không có tên. Cả hai đều chết ở Phú Quốc
2. Nguyễn Thị Đạt: Chồng không rõ tên. Sanh 2 người con: 1 gái, 1 trai.
- Đào Thị Xuân
- Đào Văn Tế
CHI CỦA ÔNG QUỚI: Không rõ gia cảnh.
CHI CỦA BÀ CHÍNH: Không rõ gia cảnh.
THEO TÔNG CHI TÂN THUẬN (CÀ MAU)
CHI CỦA ÔNG TRƯỜNG
1. Nguyễn Văn Hòa: Vợ không rõ họ và tên. Sanh 1 người con trai:
- Nguyễn Văn Quân.
2. Nguyễn Văn Thi: vợ không rõ họ tên và gia cảnh.
3. Nguyễn Văn Lễ: Vợ không rõ họ tên. Sanh 3 người con: 1 gái, 2 trai.
- Nguyễn Thị Tới
- Nguyễn Văn Tiến
- Nguyễn Thị Có
4. Nguyễn Văn Táng: Vợ không rõ họ tên. Sanh 3 người con trai.
- Nguyễn Văn Ngọc
- Nguyễn Văn Trớt
- Nguyễn Văn Lướt
CHI CỦA ÔNG THĂNG
1. Nguyễn Trung Trực: Vợ không rõ họ tên (theo tông chi). Nhưng truyền khẩu thì vợ tên Lê Kim Định. Con không có tên. Cả hai đều chết ở Phú Quốc.
2. Nguyễn Thị Khuê: Không rõ gia cảnh.
3. Nguyễn Thị Thiểu: Không rõ gia cảnh.
4. Nguyễn Công Khanh
Có 3 đời vợ:
+ Vợ cả: không rõ họ tên. Sanh 2 người con: 1 gái, 1 trai
- Nguyễn Thị Thơm
- Nguyễn Văn Quản
+ Vợ hai: không rõ họ tên. Sanh 1 người con trai:
- Nguyễn Văn Diệp
+ Vợ ba: không rõ họ tên và gia cảnh.
5. Nguyễn Thành Luông: có 3 vợ
+ Vợ cả: Lê Thị Giàu. Sanh 2 người con trai:
- Nguyễn Thành Nguyên
- Nguyễn Thành Truyện
+ Vợ hai: Nguyễn Thị Gương. Sanh 11 người: 10 trai, 1 gái.
- Nguyễn Văn Nhật
- Nguyễn Văn Nhiểu
- Nguyễn Vãn Thanh.
- Nguyễn Văn Nhàn
- Nguyễn Văn Danh
- Nguyễn Thị Vang
- Nguyễn Văn Nhân
- Nguyễn Văn Ngởi
- Nguyễn Văn Hường
- Nguyễn Văn Minh
- Nguyễn Văn Tiên
+ Vợ ba: không rõ họ tên và gia cảnh.
6. Nguyễn Thị Đạt: không rõ và gia cảnh.
7. Nguyễn Thị Đào: chồng Trương Văn Nhạn. Số con không rõ, chỉ biết có 3 người: 1 trai, 2 gái.
- Trương Văn Ưng (thứ 2)
- Trương Thị Phòng (thứ 3)
- Trương Thị Điều (thứ 7)
8. Nguyễn Văn Thơ: Vợ không rõ họ tên. Sanh 5 người con: 4 gái, 1 trai
- Nguyễn Thị Lừa
- Nguyễn Thị Lộc
- Nguyễn Thị Đằng
- Nguyễn Thị Đổ
- Nguyễn Văn Phước
CHI CỦA NGƯỜI TRAI THỨ ÚT
1. Nguyễn Thị Vú: Chồng là Trần Văn Tiên. Sanh 1 người con trai:
- Trần Văn Ty
2. Nguyễn Thị Lành: Chồng là Phan Văn Sĩ. Sanh 2 người con trai:
- Phan Tấn Lung
- Phan Tấn Cang
GHI CHÚ:
Đời thứ IV không có sự trùng lập họ tên ở hai tông chi nữa. Nhưng có điều khác biệt về số lượng con và cháu.
ĐỜI THỨ V
CHI CON CỦA ÔNG THI
1. Nguyễn Văn Tri
(1872-1944): Vợ là La Thị Hiển. Sanh 8 người con: 5 trai, 3 gái
- Nguyễn Thị Hóa
- Nguyễn Văn Tài (Đợi)
- Nguyễn Thị Tất
- Nguyễn Thị Năm
- Nguyễn Văn Thình (chết yểu)
- Nguyễn Văn Trương (chết yểu)
- Nguyễn Văn Hưng
- Nguyễn Văn Chức
2. Nguyễn Văn Đậu: Vợ không rõ. họ tên. Sanh 3 người con:. 2 trai, 1 gái
- Nguyễn Văn Lang
- Nguyễn Thị Tây
- Nguyễn Văn Khái (Cứng)
CHI CON CỦA BÀ ĐẠT
1. Đào Thị Xuân: không rõ gia cảnh
2. Đào Thị Tế: Vợ không rõ họ tên. Sanh 2 người con trai
- Đào Văn Hiệu
- Đào Văn Kiểm
CHI CON CỦA ÔNG HÒA
1. Nguyễn Văn Quân
Vợ không rõ họ tên. Sanh 4 người con trai:
- Nguyễn Văn Quý
- Nguyễn Văn Hợi
- Nguyễn Văn Kế
- Nguyễn Văn Chỉnh
CHI CON CỦA ÔNG KHANH (Đời vợ thứ 2)
1. Nguyễn Văn Diệp: Vợ không rõ họ tên. Sanh 1 người con trai:
- Nguyễn Văn Tú
CHI CON CỦA ÔNG LUÔNG (Đời vợ cả)
2. Nguyễn Thành Truyện: Vợ không rõ họ tên. Sanh 1 người con gái:
- Nguyễn Thị Sử (hiện bà đang sống tại 1 phường 6 Thị xã Cà Mau)
CHI CON CỦA BÀ ĐÀO
1. Trương Văn Ứng: Vợ là Phạm Thị Lụa, không rõ số con
2. Trương Thị Phòng: Chồng là Lê Văn Cận. Có vợ thứ là Chung Thị Điều. Số con không rõ. Chỉ biết có con thứ ba là:
- Lê Tứ Biểu
3. Trương Thị Điếu: Chồng Trần Văn Vàng. Số con không rõ.
GHI CHÚ
Đời thứ V cũng chỉ khác biệt về số lượng con cháu mà thôi.
*
* *
* *
Nhìn chung qua hai tông chi Bình
Nhựt và Tân Thuận còn thiếu sót quá nhiều về mặt hộ
tịch. Đa số biết tên cha mà không biết tên mẹ, biết
tên chồng mà không biết tên vợ (hoặc ngược lại),
nhưng lại biết tên con... Điều này rất khó cho những
nhà ghi sử và tìm hiểu sử. Nhưng chúng ta cũng nên thông
cảm, sở dĩ có như vậy một là do trình độ dân trí và
quan điểm sống, hai là do hoàn cảnh lịch sử nước ta
lúc bấy giờ. Đó là hai yếu tố chính làm cho các gia
phả đều có mặt thiếu sót. Riêng gia phả Nguyễn Trung
Trực có phần khép kín nhiều hơn. Bởi:
1. Về lý lịch: Lúc bấy giờ việc thiết lập hộ tịch trong nhân dân hãy còn lơ là, lỏng lẻo. Nếu có quan tâm cũng chỉ có ở kinh đô, thành thị, quận huyện đối với những thành phần quan chức, phú nông, phú hộ... Còn đối với nhân dân lao động ở những vùng làng mạc hẻo lánh, họ không quan tâm lắm, mà chỉ chú trọng về đời sống kinh tế thiết thực. Suốt ngày họ chỉ cặm cụi với ruộng đồng, ao vườn mà thôi.
2. Bối cảnh lịch sử: nước ta rơi vào cảnh chiến tranh xâm lược của bọn Pháp. Chúng quyết chiếm nước ta làm thuộc địa. Nên chúng tìm cách diệt những lãnh tụ yêu nước. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là một trong những lãnh tụ mà Pháp run sợ nhất, cần phải diệt trừ. Sau khi bức tử được Nguyễn Trung Trực rồi, chúng dùng thủ đoạn "diệt cỏ tận gốc". Chúng cho bọn tay sai ác ôn tìm bắt thân nhân của ông đánh đập, và đưa đi tù đày... Do đó, sau trận Nhật Tảo, anh em dòng họ Nguyễn Trung Trực đổi tên, đổi họ di tản lẩn trốn khắp nơi. Nhưng phần đông là di tản về vùng rừng rậm Cà Mau ẩn náu cho được an toàn hơn. Có khi giấu cả vợ (chồng) không cho biết tông tích mình nữa.
Sau gần 100 năm, trong khoảng thời gian dài che dấu tông tích thì không sao tránh khỏi sự thất lạc. Mãi đến năm 1987-1988, Bảo tàng Kiên Giang cùng với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực sống ở hai nơi Long An và Cà Mau. .
1. Về lý lịch: Lúc bấy giờ việc thiết lập hộ tịch trong nhân dân hãy còn lơ là, lỏng lẻo. Nếu có quan tâm cũng chỉ có ở kinh đô, thành thị, quận huyện đối với những thành phần quan chức, phú nông, phú hộ... Còn đối với nhân dân lao động ở những vùng làng mạc hẻo lánh, họ không quan tâm lắm, mà chỉ chú trọng về đời sống kinh tế thiết thực. Suốt ngày họ chỉ cặm cụi với ruộng đồng, ao vườn mà thôi.
2. Bối cảnh lịch sử: nước ta rơi vào cảnh chiến tranh xâm lược của bọn Pháp. Chúng quyết chiếm nước ta làm thuộc địa. Nên chúng tìm cách diệt những lãnh tụ yêu nước. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là một trong những lãnh tụ mà Pháp run sợ nhất, cần phải diệt trừ. Sau khi bức tử được Nguyễn Trung Trực rồi, chúng dùng thủ đoạn "diệt cỏ tận gốc". Chúng cho bọn tay sai ác ôn tìm bắt thân nhân của ông đánh đập, và đưa đi tù đày... Do đó, sau trận Nhật Tảo, anh em dòng họ Nguyễn Trung Trực đổi tên, đổi họ di tản lẩn trốn khắp nơi. Nhưng phần đông là di tản về vùng rừng rậm Cà Mau ẩn náu cho được an toàn hơn. Có khi giấu cả vợ (chồng) không cho biết tông tích mình nữa.
Sau gần 100 năm, trong khoảng thời gian dài che dấu tông tích thì không sao tránh khỏi sự thất lạc. Mãi đến năm 1987-1988, Bảo tàng Kiên Giang cùng với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực sống ở hai nơi Long An và Cà Mau. .
PHỤ LỤC I
NHỮNG NIÊN ĐẠI CÓ LIÊN QUAN TRONG CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC
NHỮNG NIÊN ĐẠI CÓ LIÊN QUAN TRONG CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC
1838 (?): - Năm sinh của Nguyễn Trung Trực (Xem phần thân thế) .
18-2-1858: - Quân Pháp tiến đánh Sài Gòn - Gia Định và mở nhiều cuộc tấn công vào quân triều đình.
4-9-1859: - Quân Pháp tấn công vào chùa Chợ Rẫy. Hai bên đánh nhau dữ dội. Quân ta giết được tên Đại úy Bắc-bê và nhiều tên khác. Sau vì yếu thế ta phải rút lui.
25-2-1861: - Đồn Chí Hòa thất thủ. Nguyễn Trung Trực được giữ chức Quyền Sung Quản Binh Đạo, coi giữ vùng Long An.
12-4-1861: - Quân Pháp đánh chiếm Mỹ Tho và Gò Công, thiết lập đồn bót. Quân triều đình rút về Vĩnh Long.
14,15-4-1861: - Nghĩa quân tấn công vào các đồn bót quân Pháp ở Gò Công.
22-6-1861: - Đỗ Đình Thoại khởi nghĩa ở Gò Công. Nguyễn Trung Trực được phân công kiểm soát vùng ba biên: Tây Ninh-Bến Lức-Gò Công.
22-8-1861: - Đô đốc Charner ký lệnh giải tán quân đồn điền của Nguyễn Tri Phương.
30-11-1861: - Tướng Bonard sang thay thế Charner liền ra lệnh tấn công Biên Hòa, mở rộng vùng kiểm soát khu tứ giác: Tiền Giang - Gò Công - biển Nam hải và biên giới Việt- Miên, đồng thời ra lịnh cho tàu tuần tra suốt ngày đê trong sông rạch.
10-12-1861:- Nguyễn Trnng Trực tổ chức tấn cộng đốt cháy tàu Ét-pê-răng-sờ (Espérance) tại vàm sông Nhật Tảo, giết được 17 tên giặc Pháp và sau đó liên tục đánh phá đồn bót giặc ở Tân An, Gò Công, Cần Giuộc, Cái Bè, Rạch Gầm...
1-3-1862: - Nguyễn Trung Trực phản công, đánh phá nhiều nơi làm cho quân Pháp phải rút bỏ các đồn như: Gò Công, Chợ Gạo, Gia Thạch, Tân An, Cái Bè, Cần Giuộc, Phước Lộc.v.v...
25-3-1862 : - Bonard ra lịnh cho quân Pháp chiếm lấy Vĩnh Long.
5-5-1862: - Bonard đưa quân tái chiếm các vùng đã bị mất. Bonard sai Le Monde đi thuyền máy đến Thuận An để nghị hòa với Trương Đăng Quế thuộc Cơ mật viện của triều đình (phái thủ hòa). Pháp đòi triều đình phải bồi thường 10 vạn quan tiền chiến phí để làm tin.
5-6-1862 : Lập hòa ước Nhâm tuất. Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đại diện triều đình ký với Pháp trên chiến hạm Dupéré đậu trên sông Sài Gòn. Pháp đòi triều đình thực hiện 3 điều kiện:
1. Nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp.
2. Nạp 20 vạn quan tiền chiến phí.
3. Mở cửa Đà Nẵng, Quảng Yên cho tàu Pháp ra vô buôn bán tự do. Nếu buôn bán với các nước khác phải thông qua ý kiến của Pháp.
16, 17-12-1862: - Nghĩa quân tổ chức tấn công các tiểu hạm Lorcha, đốt cháy chiếc số 3 và tiến công đánh chiếm đồn Rạch Tra. Trận này phía Pháp có Đại úy Thouronde tử trận. Sau đó quân ta tiến đánh sông Tra, Rạch Gầm.
18-12-1862: - Đại úy Taboule chỉ huy tấn công Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho).
1863: - Trong năm này Nguyễn Trung Trực nhận được sắc chỉ của vua Tự Đức phong chức Quản cơ trấn thủ Bình Thuận.
2-1863: - Viện binh Pháp trở lại đánh chiếm Gò Công Nguyễn Trung Trực chuyển quân về Long Thành, Phước Lý và Tân Uyên.
1864: - Tên phản bội Huỳnh Công Tấn dẫn Pháp tấn công vào Phước Kiến. Trận này Trương Định tử thương. Thủ Khoa Huân bị bắt, Pháp đày ông ra đảo Réunion.
20-61867: Quân Pháp chiếm Vĩnh Long.
22-6-1867: Quân Pháp chiếm Châu Đốc
24-6-1867: Quân Pháp chiếng Hà Tiên (trong tháng 6-1867 Nguyễn Trung Trực được vua Tự Đức sắc phong chức Thành Thủ úy trấn nhậm Hà Tiên. Nhưng khi đến nơi quân Pháp đã chiếm mất rồi. Ông lui về Hòn Chông lập căn cứ chống Pháp).
16-6-1868: - Đúng 4 giờ khuya, Nguyễn Trung Trực tấn công đồn Kiên Giang giết được tên Chủ tỉnh Chánh Phèn, trung úy Sauterne, thiếu úy Gamard và một số binh lính khác. Riêng cai ngục Duplessix ngủ ngoài đồn nên thoát chết. Tên Chomb, thông ngôn của Pháp bị bắt, sau được ông Nguyễn tha.
18-6-1868: - Trung tá Hải quân Ansart kéo quân từ Vĩnh Long về tiếp cứu đồn Kiên Giang. Trong đoàn này có hai tên bán nước Trần Bá Lộc và Nguyễn Hữu Phương.
21-6-1868: - Quân Pháp chiếm lại đồn Kiên Giang
19-9-1868: - Nguyễn Trung Trực ra Phú Quốc lập căn cứ chống Pháp.
9-1868: - Thông báo hạm Geoland ghé vào Hà Tiên rước Huỳnh Công Tấn với 125 lính Mã Tà đi ra Phú Quốc tấn công Nguyễn Trung Trực.
10-1868: - Nguyễn Trung Trực bị bắt, Pháp đem về giam ông tại khám lớn Sài Gòn. Chúng dụ dỗ không được liền tuyên án tử hình.
21-10-1868: - Pháp xử chém Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang (pháp trường trước kia là chỗ Công ty Điện báo ở Thị xã Rạch Giá ngày nay).
PHỤ LỤC II
NHỮNG SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT XẢY RA TRƯỚC VÀ SAU CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC
NHỮNG SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT XẢY RA TRƯỚC VÀ SAU CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC
Như chúng ta đã hiểu, Nguyễn Trung Trực là lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp rất quyết liệt. Những thắng lợi của ông làm cho Pháp phải kinh hoàng, vị nể. Chúng rất lo sợ nếu không khuất phục được ông thì công cuộc xâm lăng đất nước này sẽ có nhiều trở ngại. Vì thế đối với ông, chúng áp dụng hai biện pháp. Một là dùng chức quyền, tiền bạc mua chuộc và khuyến dụ để ông chịu hợp tác với Pháp như bọn Huỳnh Công Tấn, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương... Hai là nếu dùng biện pháp trên không được thì khẩn cấp loại trừ ông.
Ý đồ của chúng đã thành công. Nguyễn Trung Trực bị bắt và không chịu làm tay sai cho kẻ thù. Ông bị kết án tử hình tại tòa án Sài Gòn, rồi đưa ông về Kiên Giang để thi hành án. Ông hiên ngang chết dưới lưỡi dao bén ngọt của tên đao phủ Bòn Tưa (Chú thích: Bòn Tưa là tên đao phủ người dân tộc Khơmer được Pháp mướn. Cứ chặt một cái đầu tử tội thì hắn được hưởng 5 quan tiền). Cái chết của ông trở thành bất tử. Ông sẽ sống mãi mãi trong lòng dân tộc.
Nhưng ở đây, chúng tôi muốn nói đến những điều đặc biệt đã xảy ra trước và sau cái chết của ông. Cái chết này không đơn giản, bình thường như những cái chết của bao tử tội khác. Dân gian thường nói: "thắng là vua, thua là giặc". Ở đây Nguyễn Trưng Trực là kẻ thua thì có thể bị kẻ thắng xử lý bằng mọi hình thức, kể cả việc băm vằm thân thể ra trăm mảnh cho hả cơn tức giận cuồng điên... Nhưng không, kẻ thù (Pháp) đối với ông rất kính trọng và vị nể. Trước giờ hành quyết ông, dân chúng Kiên Giang ùn ùn kéo đến dinh Chủ tỉnh xin cho làm lễ tế sống Nguyễn Trung Trực. Chúng liền chấp thuận ngay. Hành vi này cũng có hai mặt: một là do lòng kính trọng đối với ông, con người có nhiều phẩm chất anh hùng cao cả, hai là mong làm giảm bớt lòng căm phẫn của nhân dân. Nếu không đáp ứng, e xảy ra cuộc bạo loạn. Đó cũng là thủ đoạn chính trị của bọn thực dân.
Sau đó, dân chúng liền lập bàn hương án, có đầy đủ hương đăng, hoa quả. Chiếu bông được trải dài từ bục chém cho đến bàn hương án (Chú thích: Có tài liệu nói là trải chiếu dài từ khám lớn cho đến pháp trường). Loại chiếu này ở giữa có in chữ THỌ (chữ Hán), màu sắc đỏ tươi, rực rỡ. Do dân Tà Niên gấp rút dệt tặng ông. Chữ THỌ này nói lên ý nghĩa rất thâm sâu là dù ông có chết nhưng tên tuổi ông sẽ trường tồn trong lòng mọi người. Kế đến người ta dâng lên ông mâm áo vạt hò (Loại áo mà ông thích mặc khi xung trận). Tiếp đến là mâm cơm, bầu rượu, trái dừa tươi... Dân chúng thành khẩn mời ông mặc, ông ăn, ông uống cho được no lòng trước khi đi về cõi thiên thu. Ông vui vẻ mỉm cười hưởng trọn vẹn niềm yêu thương của dân tộc.
Trong những giây phút cuối cùng, ông cũng còn biểu hiện tính khí anh hùng để cho kẻ thù phải khiếp sợ. Đó là khi tên chỉ huy cuộc hành quyết xuống lệnh "Chém" mà tên đao phủ vẫn chưa chém. Nó đứng chết trân, tay chân run cầm cập. Nó quỳ xuống lạy ông và nói: "Xin ông hãy thông cảm, vì Pháp nó mướn con". Ông nói: "Pháp mướn mày chém tao thì mày cứ chém, nhưng chém phải cho ngọt, nếu không tao sẽ vặn cổ mày". Vì vậy, tên đao phủ mới dám khai đao. Khi lưỡi dao lướt qua làm đầu ông lìa khỏi cổ sắp rơi xuống đất, hai tay ông vội kềm lại, mắt trợn tròng nhìn thẳng xuống hàng ghế của bọn chỉ huy Pháp làm chúng hết hồn ù bỏ chạy tán loạn. Ông nhìn qua tên đao phủ với cặp mắt trừng trừng làmn hắn kinh hoàng hét lên một tiếng "á" thật to... Máu từ trong miệng nó vọt ra và ngã xuống giãy giụa một lúc rồi chết.
Lúc bấy giờ pháp trường vang lên những tiếng thút thít, đó là tiếng khóc của đồng bào đang chứng kiến cảnh xử tử anh hùng Nguyễn Trung Trực. Một cảnh tượng rất đau thương đối với một con người đã hết lòng vì dân vì nước, mà đến khi chết thân thể không còn nguyên vẹn. Người ta nói thêm rằng, sau đó trời đổ cơn mưa dữ dội, sấm sét nổ rền trời, chứng tỏ trời cũng động lòng thương tiếc!... Sau đó chúng vội đem chôn ông sau đồn để tiện bề canh giữ, vì chúng sợ nhân dân sẽ cướp xác ông đi.
Bẵng đi một thời gian, trong một đêm trời khuya thanh tịnh, bỗng dưng nổi lên tiếng binh khí chạm nhau chan chát, tiếng chân chạy tới chạy lui nghe huỳnh huỵch, tiếng la hét râm ran giống như tiếng xung trận của nghĩa quân đánh đồn Kiên Giang lúc trước, làm cho bọn lính trong đồn kinh hồn bạt vía. Nhiều lần như vậy làm cho bọn Pháp mất ngủ, chúng liền lấy dây lòi tói xiềng quanh ngôi mộ và rải vàng râm ở bốn góc đồn, gọi là trừ ma ếm quỷ. Nhưng lạ thay? Sáng hôm sau chúng xem lại thì thấy dây lòi tói đều đứt cả. Chúng cho đội lính kèn đứng quanh mộ thổi, vì chúng cho rằng hồn ma rất sợ tiếng kèn. Nhưng không, toán lính kèn thổi vừa xong đều ngã lăn quay xuống đất hộc máu chết. Sau đó chúng trồng một cây đa và lập miếu nhỏ để thờ. Với lòng thành khẩn vái van xin đừng phá phách nữa.
Tuy thế, thỉnh thoảng vẫn xảy ra như Nguyễn Trung Trực và nghĩa quần hiện hồn về phá đồn giặc ở dinh Vĩnh Hòa (chỗ Sở Điện lực hiện nay) hay một mình ông cỡi ngựa phi trên nóc đồn Kiên Giang và phi ngựa trên biển chạy ra Hòn Tre, giết chết hằng chục tên lính Pháp (xem “Nguyễn Trung Trực - chuyện kể dân gian", cùng tác giả).
Những sự việc trên đọc qua cảm thấy rất hoang đường, phi lý, dễ bị kích động là dị đoan, mê tín. Nhưng không, đây là truyền thuyết dân gian đậm đà nét dân tộc. Nâng cao sự tôn sùng, kính trọng tuyệt đối của nhân dân đối với nhân vật lịch sử đã làm được những điều kỳ vĩ giúp dân, giúp nước như Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, roi tre, v.v...
Trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có viết: "Sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc. Hồn linh theo giúp cơ binh, nguyện trả được thù kia”.
PHỤ LỤC III
LÒNG KÍNH TRỌNG CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC
LÒNG KÍNH TRỌNG CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC
Đối với Nguyễn Trung Trực, trong 8 năm chiến đấu chống xâm lược Pháp - Một thời gian không dài nhưng ông đã tạo được đỉnh cao uy tín và lòng thương mến của nhân dân hơn các quan chức, vua chúa đương thời. Lúc còn sống vua chúa không ban cho ông làm tướng, làm soái. Nhưng nhân dân và nghĩa quân phong cho ông làm tướng, làm soái. Nên người ta thường gọi ông là "ông Tướng”, "ông Soái", còn nghĩa quân thì gọi là Chủ Tướng hay Chủ Xoái hoặc là Bình Tây Đại Nguyên Soái. Sau khi ông chết, nhân dân phong tặng ông chức Thượng đẳng Đại thần. Thật là xứng đáng!
Trong hầu hết 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà tác giả có dịp đi qua để tìm hiểu về đình chùa thì chưa thấy có vua chúa, quan chức hay lãnh tụ nào có công với đất nước mà sau khi chết được xây dựng đền thờ nhiều như Nguyễn Trung Trực. Có hằng chục ngôi đền thờ ghi rõ chính danh: "Đình thần Nguyễn Trung Trực". Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép (tức là đình làng nào đó thờ phúc thần hay nhân thần rồi thờ thêm hình Nguyễn Trung Trực, như đền thờ thần ở Bình Thủy, (Cần Thơ) v.v... Còn một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ Cữu huyền thất tổ của họ vậy Nhứt là các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp...
Hàng năm đến ngày 27, 28 và 29 âm lịch, bà con ở các tỉnh đi về Kiên Giang dự lễ giỗ của ông rất đông. Người khá giả, giàu có thì hỉ cúng tiền bạc hoặc vật dụng dùng trong ngày lễ như gạo, muối, nước tương, bầu bí v.v... Người nghèo thì đến làm công quả hằng mươi bữa, nửa tháng, khi nào xong việc mới về. Họ đến với thiện tâm tự nguyện chứ không đòi hỏi quyền lợi gì cả. Vùng miền Tây có câu thơ nhắc nhở là:
Dù ai buôn bán gần
xa
Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về.
Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về.
Sau đây tôi xin ghi một số đình chính (ĐÌNH THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC) ở trong và ngoài tỉnh Kiên Giang mà tôi có dịp thấy như sau:
* Tỉnh Kiên Giang:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thị xã Rạch Giá.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Mong Thọ (Tân Hiệp).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Tân Điền.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Mỹ Lâm.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Sóc Soài.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại huyện Hòn Đất.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Gò Quao.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Tà Niên (thờ chung với Lâm Quang Ky).
* Tỉnh An Giang:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Long Giang (huyện Chợ Mới).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Vĩnh Trạch (thị xã Long Xuyên) .
* Tỉnh Cần Thơ:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại huyện Long Mỹ.
* Tỉnh Sóc Trăng:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Long Phú (huyện Kế Sách).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại An Lạc Thôn (huyện Kế Sách).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Phú Lộc (huyện Thạnh Trị).
* Tỉnh Bạc Liêu:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại An Hòa (huyện Giá Rai).
(Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm vào lần tái bản tới)
NHỮNG TÀI LIỆU
THAM KHẢO
- Đại Nam thực lục - Đệ tứ kỷ (1862).
- Đại Nam nhứt thống chí (Lục tỉnh Việt Nam), tập hạ của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo (1959).
- Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam: Phan Huy Lê (1962).
- Việt Nam dưới thời đô hộ - Nguyễn Thế Anh (1974).
- Việt Sử tân biên - Phạm Văn Sơn (1959-1968).
- Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim (Nhà xuất bản Tân Việt - 1964).
- Nguyễn Trung Trực - Sơn Nam - Lê Đình Ky (1987).
- Nguyễn Trung Trực - Thân thế Sự nghiệp - Hội thảo khoa học do Bảo tàng Kiên Giang tổ chức (1989).
- Tập san Sử địa số 12 "Kỷ niệm 100 năm Nguyễn Trung Trực" (NXB Khai Trí - 1968).
- Địa phương chí Kiên Giang (1965).
- Gia Định thành thông chí - Trịnh Hoài Đức (1972).
- Abrégé de l’histoire d'annam của Alfred Shreiner (Sài Gòn 1906).
- Les première de la Cochinchine Colon Francaise của Paul Vial. Quyển 1, Paris (1874).
- Contribution à L'histoire de la Nation Vietnamienne - J.Chesneaux (1955).
HẾT
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét