Chương 7.
Trống đồng-Những kinh
văn Dịch
trác tuyệt.
Hậu Thiên.
1.
Các đốm
xoáy kỳ lạ.
Hình Thái cực đồ trên do chúng
tôi cắt ra từ trang “Đàn Lợn” của làng
tranh Đông Hồ[28]:
Chúng tôi
đưa những đốm xoáy này vào phần Hậu Thiên vì rõ ràng nó liên quan đến Hà đồ và
thời Hậu Thiên. Và các đốm xoáy trên mình mấy con heo con đã làm rõ một nghi án
quan trọng của Dịch. Nó giải quyết vấn đề tại sao người ta đã vẽ những đốm xoáy
lên da một con vật dưới nước. Các đốm xoáy làm nên Hà Đồ trên bức tranh Long Mã
quán chiếu lại với các đốm xoáy trên mình các con heo con cho ta thấy
ý nghĩa thật sự của Hà Đồ.
Đó là đồ hình chỉ thời Hậu Thiên và một đồ hình tối quan trọng của thuyết Âm
Dương-Ngũ Hành.
Con Long
Mã là con gì thì chưa ai thấy phải không quý vị? Kể cả ngài Phục Hy. Nhưng đốm
xoáy lại có thật. Trên đầu mỗi người đầu có không 1 thì 2. Trên lưng các con thú
cũng có. Nhưng đốm xoáy gợi cho ta là cái vòng xoắn do một đám lông làm nên trên
một mặt da của con vật nào đó. Chưa ai thấy đốm xoáy nào trên các con vật dưới
nước cả (có thể có con vật nào đó sống dưới nước có lông, như con Gấu trắng Bắc
Cực chẳng hạn, tuy nhiên đốm xoáy của con vật dưới nước cũng rất hạn hữu). Ta
thấy các con vật sau: cóc, rùa, cá sấu…đều được người xưa (người xưa ở đây là
người Viêt cổ) cho là linh vật. Theo nhiều nhà khảo cổ và học giả, con rồng được
tưởng tượng ra từ cá sấu (người ta đã thi vị hóa, mỹ hóa con cá sấu lên để nó
thành con Rồng. Người phương Tây cũng hay gọi một giống tắc kè lớn là dragon.
Tắc kè cũng cùng bộ bò sát và có hình vóc giống cá sấu. Người phương Đông thì
cho rằng Rồng ở dưới nước vì thế chúng ta có thể suy ra người Á Châu xưa tưởng
tượng ra Rồng từ con cá sấu). Trong các động vật này, ta thấy chúng có điểm
chung là da vằn vện, các hình trên da của chúng có thể gợi cho người xưa thấy
những chòm sao, những vì tinh tú. Nhưng chúng không có lông!!!
Vậy, khi giải mã
câu chuyện Phục Hy-Long Mã chính là chuyện có người tặng cho vua chúa Trung Hoa
bức đồ hình được vẽ trên da cá sấu, chúng ta còn thiếu một mắc xích- đó là xoáy.
Vì sao vẽ xoáy trên da cá sấu? Người Trung Hoa hoàn toàn không thể lý giải được
điều này và thậm chí họ không thấy mặt mũi những cái xoáy đó hình thù thế nào.
Họ chỉ biết “xoáy” là “xoáy” qua chuyện kể chứ chưa hề mục kích nó.
Quý vị độc giả
nhìn hình trên có thấy điều gì lạ lùng chăng? Có liên tưởng đến cái gì chăng?
Thứ nhất,
chúng ta liên tưởng ngay đến cái câu của Kinh Dịch: ngài Phục Hy nhìn những
đốm xoáy
trên mình con Long Mã được xếp như Hà Đồ mà vạch nên hai vạch Âm Dương. Trên
mình các con heo con đều có như thế. Lạ lùng nhất đây cũng xoáy, kia cũng xoáy.
Lại lấy so sánh một cách khập khiễng con heo đời thường đối với con Long mã linh
thiêng thì chúng ta sẽ nhận được suy luận logic nào? Tư tưởng Dịch đã ăn sâu và
đi vào tận hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống dân Việt (về sau vì thời gian lệ
thuộc lâu dài, nên người ta hầu hết quên cái triết lý chứa đựng trong nó. Nhưng
cách vẽ thì vì cha truyền con nối nên người sau vẫn tiếp bước người trước vẽ như
thế) và Dịch học không có gì huyền bí cả. Còn liên quan đến Dịch trong sách
Trung Hoa từ cổ chí kim cũng chỉ có mấy cái xoáy trên lưng con Long mã mà thôi.
Vậy nếu như có một logic luận thông suốt từ đầu đến cuối để chứng minh được
người Việt đã làm ra Kinh Dịch qua hai lưỡng thể Nòng Nọc thì mấy
đốm xoáy
trên lưng
mấy con heo nhỏ nhoi này cũng là bằng chứng lớn lao cho việc người Trung Hoa
không làm ra Dịch từ nguyên thuỷ. Chúng ta có thể
hình
dung theo mô hình logic sau:
Thứ hai,
tất nhiên chúng tôi không cho rằng người ta không vẽ được các đốm xoáy trên lưng
con Long Mã, hay đúng hơn là trên tấm da cá sấu. Họ vẽ được và hệ quả là có một
tấm như thế được tặng cho ông Phục Hy. Thế nhưng, vẽ trái khoáy các đốm xoáy
trên lưng một con ở dưới nước thì phải có lý do của nó. Mà
lý do đó nằm trong
chính nội dung của đốm xoáy
(có nghĩa đốm xoáy phải chứa thông điệp dịch, hay ít ra có dính dáng đến dịch).
Theo như trên đã viết thì người Trung Hoa chỉ viết lại
đốm xoáy đó như là một
chi tiết của câu chuyện hơn là hiểu chúng có liên quan thật sự đến Dịch.
Còn nhìn hình đàn heo trên quý vị có thể nhận ra (tuy không chi tiết về số như
Hà Đồ) rõ ràng các đốm xoáy có dính dáng đến Dịch. Và không phải dính dáng bình
thường mà nó còn cụ thể chỉ rõ mắc xích độc đáo (mắc xích này trong câu chuyện
Long Mã cũng mơ hồ đề cập đến. Tuy nhiên, người Trung Hoa lại hiểu sai đồ hình
Hà Đồ dính dáng đến Tiên Thiên-khi vũ trụ chưa thành. Chúng tôi trong các phần
tiếp theo sẽ chứng minh Hà đồ dính dáng đến Hậu Thiên-vũ trụ đã thành hình. Và
điều này hoàn toàn hợp với thông điệp mà bức tranh Đàn Lợn nói chung hay những
đốm xoáy nói riêng muốn chuyển tải.). Đó là mắc xích: Tiên Thiên sinh ra Hậu
Thiên với Ngũ hành và biểu diễn (hay mã hóa) bằng Hà Đồ. Từ hình trên, quý vị có
thể dễ dàng nhận được một suy luận như sau: người xưa làm ra Tiên Thiên Bát Quái
ngộ ra chữ S-đường chia Thái Cực ra hai nghi nằm giống như hai con Nòng Nọc xoắn
vào nhau. Hai nghi này tuy đối kháng nhau nhưng là hai phần xây dựng nên một thể
thống nhất-Thái cực. Và ở đây người ta đã vẽ Thái cực một cách rõ ràng trên hình
heo mẹ. Tức Thái cực mà hiện thân bằng đồ hình số của nó là Tiên Thiên Bát Quái
là Mẹ của vũ trụ. Có năm heo con-chúng ta thấy ngay là có năm loại hình thể của
thời Hậu Thiên-đó là tư tưởng ngũ hành. Ở trong mình mỗi con heo con đều có hai
xoáy, vâng chính ở đây ta nhận được giải thích vì sao xoáy có liên quan đến dịch.
Mà có cần uyên thâm gì đâu (không cần uyên thâm, nhưng người làm Dịch từ đầu đến
cuối mới thấy không uyên thâm thật sự), người xưa đã nghĩ ra một triết lý giản
đơn: các hành thể của Thái Cực được sinh ra từ Thái cực nó phải mang hình dáng
giống Thái Cực đồng thời cũng có những điểm đặc biệt chỉ thế hệ Hậu Thiên. Và
người ta nhận thấy trên lưng heo, đầu người hay nhiều chỗ có lông khác của thú
vật có những đốm xoáy na ná giống Thái Cực (khác nhau là không chia nghi rõ ràng),
nên họ nghĩ chính xác
xoáy tức là hình đại diện của Thái Cực của thời Hậu Thiên, quan sát thấy nó được
ghi dấu trên nhiều cơ thể thú vật; đặc biệt đối với người(loài vật linh
thiêng-có tư duy duy nhất) thì xoáy nằm trên đầu (chỗ thiêng liêng nhất) và hầu
như chỉ có 1 cho tất cả mọi người.
Chính vì thế mà hình đàn lợn trên đã cho chúng ta thấy vì sao xoáy có dính dáng
đến Dịch.
Tuy nhiên, quý vị cần
phải phân biệt rõ ràng để thấy thêm tranh đàn lợn này cũng chỉ ra nguồn gốc kinh
Dịch là của người Việt.
Vấn đề ở chỗ có thể có người nói từ những lý luận trên đây thì nếu người Trung
Hoa cũng lý luận như vậy và họ cũng nhận được mối liên quan giữa xoáy và Dịch!!!
Xin thưa, không thể nào. Không, không và không thể. Cũng đơn giản thôi, vì các
xoáy đó chỉ giống cái Thái Cực của người Việt Nam chứ không hề giống Thái cực có
chua hai vòng tròn của người Trung Hoa. Dù có tưởng tượng phong phú đến đâu. Vậy
họ có giải thích bằng cách nào cũng không được. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ
hai, câu chuyện Long Mã chưa hề cho thấy tương quan khăng khít bằng hình tượng
giữa xoáy và Thái Cực. Trong hình đàn lợn nhận ra rõ ràng tương quan giữa chúng
vời nhau: nếu heo mẹ có hai hình Thái Cực thì mỗi heo con cũng có hai hình xoáy.
Đấy là chúng tôi chưa kể đến việc quan niệm vô cùng sai lầm của người Trung Hoa
về vai trò của Hà Đồ.
Thứ ba,
chúng tôi có cảm giác các đốm xoáy của các con heo con không vẽ để cho có vẽ. Họ
hoàn toàn không vẽ chỉ vì thuần túy cho nó giống Thái Cực. Tuy các xoáy được vẽ
không thể hiện rõ ràng về số như Hà Đồ, nhưng các triết lý Dịch thì lại cao hơn.
Mỗi con heo được vẽ (bên một phía của thân-vì là tranh để nhìn nên chúng tôi
nghĩ tất cả các chi tiết cần vẽ phải được vẽ trên phía có thể nhìn thấy được)
hai xoáy. Hai xoáy có chiều đi ngược nhau. Như vậy, có thể đây chỉ thị một xoáy
mang tính Nọc một xoáy mang tính Nòng. Xoáy ở gần ngực (tức phía đầu) có chiều
như của Thái Cực, còn xoáy gần đuôi có chiều ngược lại.Rõ ràng đây không phải
ngẫu nhiên. Xoáy có chiều như Thái Cực là Nọc được đặt về phía thiêng liêng của
con vật, đó là đầu. Còn xoáy Nòng-ngược chiều Thái Cực đặt về phía ngược lại.
Lại thấy heo mẹ mang hai hình Thái Cực rõ ràng còn các con của nó các hình vòng
tròn gần giống Thái Cực, nhưng không phải Thái Cực. Điều này, rõ ràng cho thấy
sự liên hệ mẫu tử giữa Thái Cực và vũ trụ đã hình thành. Vũ trụ có những vận
hành giống Thái Cực nhưng cũng có những đặc điểm riêng của nó. Một trong những
đặc điểm đó chính là trong thời Hậu Thiên sẽ có
quá trình phân cực và
quá trình phân hành.
Con heo mẹ cả hai hình giống nhau chỉ ra chỉ có một loại Thái Cực và hai nghi
của nó không riêng rẽ tách rời mà tạo thành thể thống nhất. Còn các con con đều
có hai vòng xoáy ngược chiều nhau chỉ rõ triết lý: người xưa cho rằng đến thời
vũ trụ thành hình thì sự phân nghi đã đến mức sâu xa hơn. Hay nói cách khác, họ
muốn chỉ rõ trong thời Tiên Thiên tức lúc vũ trụ chỉ là một Thái Cực duy nhất,
hai nghi Nòng và Nọc chuyển động trong một động cơ thống nhất. Đến thời Hậu
Thiên các sản phẩm của hai nghi này đã được phân ra riêng rẽ với vận động có
chiều nhất định; nếu giống chiều của Thái Cực thì vật đó có tính Nọc còn ngược
lại là tính Nòng. Các con heo được vẽ (hay pha màu) không giống nhau cho ta thấy
ý tưởng: Các vật được sinh ra đời Hậu Thiên từ
hai khí nguyên
là Nòng và Nọc nhưng chung quy nằm vào
năm thể chất
mà ngày nay người ta gọi là Ngũ Hành. Như vậy, đây là triết lý phân cực và phân
hành khá rõ ràng. Và hình đàn lợn có xoáy ứng với những xoáy của câu chuyện Phục
Hy cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã được dựng nên đã
lâu. Ý của tôi muốn nói: tranh đàn heo có các đốm xoáy và câu chuyện Phục Hy đã
tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về lịch sử của Âm Dương Ngũ Hành. Lịch sử đó nói
lên một điều:
Thuyết Âm Dương Ngũ
Hành được dựng nên ngay đúng thời người ta làm nên Hà Đồ.
Hay nói cách khác,
phát hiện ra Hà Đồ ứng
với Hậu Thiên người ta cũng phát hiện ra tính Ngũ Hành tương tác của thời vũ trụ
đã thành hình. Đây là bằng chứng khoa học (tuy chỉ dựa trên mỗi các di sản phi
vật thể) quan trọng để đập đổ những lý luận cho rằng chỉ có thuyết Âm Dương
riêng hay Ngũ Hành riêng.
Chúng tôi cho rằng tất cả những vấn đề của Dịch liên quan đến Ngũ Hành có thể
được phát hiện ra sau Âm Dương, Bát Quái và Trùng Quái nhưng tiên đề đầu tiên:
vũ trụ có 5 thể chất đã được phát hiện ngay từ thời người ta phát minh ra Hậu
Thiên Bát Quái. Người ta đã nhầm lẫn khi cho rằng các chi tiết của các môn dính
dáng đến Ngũ Hành được đưa vào sau nên Thuyết Ngũ hành có sau và riêng rẽ với
thuyết Âm Dương. Thực ra triết lý
hai nguyên khí
và
năm
chất thể
đã có ngay
trong những ngày đầu tiên làm ra Dịch-bằng chứng sâu sắc nhất là các xoáy và Hà
Đồ (5 cặp số). Quan trọng hơn triết lý này không hề xa vời, không hề khó hiểu,
nó đã dính chặt vào con người mỗi chúng ta. Đó cũng chính là khẳng định mà chúng
tôi đã có lần đề cập đến trong chương 4. Nếu như xem mắt là cửa sổ của tư duy
thì bộ phận nào được mắt quan sát rõ ràng nhất, kỹ lưởng nhất? Đó là đôi bàn tay
của con người. Của người Việt cổ, của tôi và của quý
vị. Hai bàn tay tuy giống nhau về hình nhưng lại trái ngược nhau. Chúng không
đồng nhất được. Và mỗi bàn tay lại có 5 ngón. Đánh số 1-5 từ ngón út đến ngón
cái một bàn tay, và 6-10 cũng từ ngón út đến ngón cái của bàn tay còn lại. Chắp
hai tay vào nhau ta nhận được 5 cặp số chẵn-lẻ như Hà Đồ. Vậy triết lý
hai nguyên khí
và
năm
chất thể
hoàn toàn hợp với quan sát-theo cách nói của Ngài Khổng là “gần thì lấy thân
mình”. Chân lý bao giờ cũng đơn giản.
Thứ tư, thật ra phân tích ba điểm trên của bức tranh chúng ta cũng rút ra nhiều điều quan trọng rồi. Thế nhưng, chúng tôi vẫn lưu ý quý vị độc giả, chúng ta không cần phải tưởng tượng thâm sâu nào(chỉ cần tưởng tượng trong các đốm xoáy có chứa các vòng tròn như hình dưới) cũng thấy hình Đàn Lợn đã chỉ rõ mối quan hệ giữa Hà Đồ với Hậu Thiên và Hà Đồ với Ngũ Hành. Tất cả đều liên quan đến thời vũ trụ đã hình thành. Có 5 con như thế và nếu dùng số 1 đến 10 để biểu diễn 10 xoáy này thì chắc chúng ta không nhận gì khác ngoài Hà Đồ. Mà cũng dùng đúng luật chẵn-Nòng và lẻ Nọc. Mỗi con heo con đều chứa một cặp xoáy Nòng-Nọc. Chúng tôi sẽ có những phân tích sâu hơn về màu của các con heo này trong các bài khác. Ở đây chỉ lưu ý quý vị một điểm rất nhỏ (tuy nhỏ nhưng cũng rất quan trọng) là trong bốn heo con chỉ có một con duy nhất mang hai xoáy màu đỏ. Một con duy nhất quý vị ạ. Chúng tôi cho điều đó quan trọng bởi vì điều này hợp với logic trống đồng. Nếu ta coi màu đỏ tượng trưng cho tính động, tính nóng của khí Nọc thì ta thấy lúc Thái Cực sinh ra Vũ trụ: phía ngoài của vũ trụ đã mang nhiều tính Hậu Thiên (tức là tính Nòng càng ra xa tâm thì phần Đất hay Nòng nhiều hơn Trời-Nọc) nhưng bên trong tâm Vũ trụ vẫn chứa nguyên lõi Nọc đại diện cho Thái Cực. Cái lõi đó trong trống đồng được vẽ hình mặt trời (tôi đã phân tích vẽ mặt trời là đúng lý vì logic Trời=Càn =7 (số chủ đạo vì tổng các số của hai quái đối diện bằng 7) hay có thể là 15 vì 15 mod 8=7=Càn=Trời), còn trong tranh đàn heo thì được vẽ hai xoáy màu đỏ trên lưng một con heo duy nhất. Và cả logic trong trống đồng lẫn logic trong tranh dân gian “Đàn lợn” đều hợp tư tưởng Hà Đồ-số vòng tròn ở trong là 15. Đây là bằng chứng cho mối liên hệ giữa các di sản văn hóa Việt Nam cả vật thể lẫn phi vật thể với Kinh Dịch. Và mối quan hệ này càng sáng tỏ hơn ở các phần sau.
2.
Khảm bắt đầu.
Trong Kinh Dịch Trung Hoa có giải thích đầu tiên có Thủy, sau đó phải có Hỏa để cân
bằng. Đọc xong, chúng ta cảm thấy ngơ ngẩn ngẩn ngơ. Sao lại thế? Sao
lại độp ngay một câu ỡm ờ như vậy?. Không đến từ đâu cả. Vậy ít ra
dân tộc Hoa yêu Nước lắm chăng? Nếu yêu Nước thì phải có những họa
đồ, tranh vẽ (dĩ nhiên cổ xưa) cho thấy người Hoa tôn vinh Nước.
Chúng tôi không phải là nhà sử học, không phải là
nhà khảo cổ, cũng không có điều kiện nghiên cứu DNA nên không dám bàn
luận về việc dân tộc ta đã từng
sống trong những vùng
lãnh thổ nào. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy, Đất Nước ta từ xưa đến
nay đều nằm trong những vùng châu thổ của hệ thống sông ngòi chằng
chịt. Chính trong truyền thuyết đã nói chúng ta là con Rồng cháu Tiên
mà. Bố chúng ta là thủy thần sống dưới Nước. Trong trống đồng và
các cổ vật, người Việt cổ đã không ít lần khắc họa linh vật của
mình. Con giao long được khắc họa khắp nơi trên nhiều dụng cụ.
Trong quyển
“Hành
Trình Về Thời Ðại Hùng Vương dựng nước”
của học giả Lê Văn Hảo có rất nhiều hình
ảnh về trống đồng và các cổ vật nói lên tinh thần trọng nước, trong đó có nhiều
đồ hình khắc học con giao long.
Trên thạp Đào Thịnh:
Ở Ninh Bình:
Trên giáo Đông Sơn:
Trên rìu núi Voi:
Trên trống đồng Hòa Bình:
Trên trống đồng Phú Xuyên:
Có hai truyền thuyết có vẻ nghịch nhau: đó là
chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh
[29]
và chuyện Cóc kiện Trời. Nhưng nghĩ ra, cư dân
vùng lúa nước đúng là vừa sợ nước và vừa cần nước. Nước như một
thần linh vừa cần thiết, đáng yêu; vừa có tính đỏng đảnh, giận dữ
bất thường làm con người hoảng sợ. Vì thế nên họ coi trọng Nước cũng
không khác như coi trọng Trời vậy.
Chúng ta hay gọi Tổ Quốc là Đất Nước. Xem ra Đất
quan trọng hơn Nước. Nhưng mà không, chúng ta còn gọi Tổ Quốc mà không
cần Đất. Từ cổ đến kim đã không ít trang anh hùng hào kiệt ngẩng cao
đầu nói: Nước Nam ta. Rồi như câu cửa miệng :
“truyền thống đấu tranh dựng nước
giữ nước”. Hóa ra, nước
có một ý nghĩa sinh tồn đối với dân tộc ta. Hay nói cách khác, dựng
được nước(thủy lợi) thì Nước phát triển và giữ được nước(bảo vệ
các công trình thủy lợi. Bị chiếm nguồn nước thì coi như đất nước bị
tuyệt diệt. Khác với truyền thống quan niệm Trung Hoa, cứ đốt Thái
Miếu là coi như Nước (quỏ jia) mất.) chính là giữ cho Nước được
trường tồn vậy. Điều này cho thấy, người Việt ta đã xem nước như một
“bản thể” thiêng liêng nhất của vũ trụ (hồi sau, hồi khi đã hình
thành vũ trụ, hành tinh, tinh tú), bản thể số một.
Nhưng điều đó cũng chưa chắc làm cho người xưa đặt
Khảm lên đầu. Vì có bao nhiêu linh vật, người Việt yêu thương và kính
bái mà họ không đặt lên làm ngôi chủ trong Hậu Thiên của Kinh Dịch?
Khảm trong Kinh Dịch phải được đặt vào ngôi chủ tọa vì Khảm chính là
cái nôi đã nuôi nấng nòng và nọc-con của Thái Cực (cũng bằng sự quan
sát tự nhiên chứ không phải suy đoán hồ đồ). Chính vì thế, ngôi vị
chủ tọa của Bát Quái Hậu Thiên (mô tả việc sinh thành hủy của vạn
vật khi vũ trụ đã hoàn thành) phải là Khảm. Đối xứng với Khảm tự
nhiên chính là Ly do hệ quả F1,8-hệ quả sự vận động vũ trụ
phải giống sự vận hành Thái Cực Đồ. Bởi thế, Khảm-Ly được đặt ở
trục Bắc-Nam là do triết lý trọng nước của dân tộc Việt.
Ở bất cứ tang trống nào, cư dân Việt cổ cũng có
khắc hình thuyền chứng minh cho cuộc sống sông nước:
Trống đồng Ngọc Lũ:
Trống đồng Hoàng Hà:
Hay như trong trống đồng Sông Đà, nghệ nhân xưa đã
tôn vinh Nước-Khảm một cách đặc biệt.
Ông đã đưa nó và trung tâm vũ trụ (trung tâm trống song song với Mặt
Trời).
Số 26 tượng trưng cho Nòng, ở giữa bao giờ cũng là
Mặt Trời (vòng tròn có cánh) là Nọc lớn nhất. Dưới là 18 tượng
trưng cho Nòng. Vậy quái nhận được là nòng-nọc-nòng==Khảm. Ở đây rõ
ràng đã lồng tư tưởng triết học thật sâu xa. Tượng Mặt Trời ở giữa
làm chủ tế điều hòa cho vận động, mà vận động của muôn vật phải
tuân theo vận động của Thái Cực. Nói đúng hơn Tượng Mặt Trời(Càn) là
chủ tế của Tiên Thiên. Còn Khảm là chủ tế của Hậu Thiên, nó lan tỏa,
bao trùm toàn bộ vũ trụ đã thành hình. (Phần dưới chúng tôi sẽ
chứng minh trống sông Đà là đồ hình của Hậu Thiên). Quả là một ngẫu
nhiên lý thú khi khoa học bây giờ đã đưa ra kết luận
Nước chính là nguyên nhân của sự sống.
3.
Số 18 kỳ lạ.
Ngoài 18 ngàn năm Bàn Cổ, 18 đời Hùng Vương, 18
thước cao của ngựa ông Gióng, chúng ta còn có thể thấy sự sùng bái
số 18 của ông cha ta qua đoạn trích dưới đây trong sách
đã
dẫn của nhà nghiên cứu Lê
Văn Hảo:
Truyền thuyết "Trăm Trứng" của người Mường
(kể lại trong sử thi "Đẻ Đất Đẻ Nước" ) nói: 50 người con về miền đồng bằng trở
thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân
tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần,
và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên
ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái.
Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường.
Qua hai truyền thuyết trên, chúng ta lưu ý
đến con số 18. Các sách sử cổ của ta như Việt Nam thế chí, Đại Việt Sử lược, Đại
Việt Sử ký Toàn thư...và ngọc phả Hùng Vương hiện lưu trử tại đền Hùng đều nói
đến con số 18 đời vua Hùng. Truyền thuyết và phong tục cổ truyền của dân gian ta
nhiều lần nhắc tới con số 18: Truyện Bánh chưng bánh giầy kể rằng vào cuối đời
vua Hùng thứ 6, vua đã truyền ngôi, khônng phải cho con cả mà là cho con trai
thứ 18, tên là Lang Chiêu, người đã làm được và đem dâng vua hai thứ bánh ngon
lành và ngụ nhiều ý nghĩa.
Truyện Ông Dóng ghi lại chi tiết: người anh
hùng làng Dóng bảo sứ giả của vua Hùng đúc cho ngựa sắt cao 18 thước, với ngựa
này Dóng sẽ đi dẹp giặc.
Truyền thuyết về vua Thục An Dương và thành
Cổ Loa cho biết vòng trong cùng của thành có 18 u hoả hồi.
Trong tục rước nõn nường phổ biến ở khá nhiều
địa phương vùng trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian xưa mang đi trong
đám rước 18 cái nõn và 18 nường (là những vật tượng trưng có ý nghĩa phồn thực).
Con số 18 được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
trong nhiều trường hợp khác nhau chắc có một vị trí quan trọng trong thế giới
quan của người Việt cổ.
Tìm hiểu các trống đồng Đông Sơn, lại thấy
thêm một điểm đặc sắc. Đếm kỹ số lượng chim trong các vành chim bay - loại chim
được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - thì mỗi vành có đúng
18 chim! Một điều rất lý thú nữa là: ở vành chim trên mặt trống sông Đà tìm được
trong một bản Mường thuộc tỉnh Hoà Bình, lúc đầu nghệ nhân sơ ý nên chỉ chia
vành ra 17 cung bằng nhau, khi khắc trên khuôn đúc đến hình chim thứ 16 thì chỉ
còn lại có một đoạn, vì vậy bắt buộc nghệ nhân phải khắc hai hình chim vào đoạn
cuối cùng này cho đủ số 18 chim (nếu không làm như vậy thì vành chỉ đủ chỗ cho
17 chim thôi).
Thật ra, không có gì kỳ dị cả!
Số 18 được sinh ra là do triết lý trọng Nước, triết lý hài hòa, giao
hưởng giữa Đất và Nước của dân tộc ta. Không phải vô cớ các cư dân
chuyên trồng trọt lại hay nhắc nhở nhau câu
Nhất nước, nhì phân
(hay nói cách khác là làm cho Đất màu mỡ hoặc Đất tốt), tam cần, tứ
giống. Một lần nữa chúng tôi xin nhắc quý vị, ông cha ta đã
hiểu tường tận nhị phân. Các con số được vẽ lại qua nhị nguyên Nòng
Nọc có thể cho ta sáng tỏ vấn đề này. Dưới đây là hai con số 16 và
18 qua hệ nhị phân.
Trong rất nhiều trống đồng ví dụ như Ngọc Lũ và Sông Đà
(những trống đồng mà trình độ mã hoá đã đạt được đến độ tuyệt mỹ) có khắc họa
hai số 18-16 với nhau. Nhìn cách phân tích nhị phân của hai số này ta cũng có
thể thấy người xưa yêu Nước đến thế nào. Và hai số 18, 16 đó một lần nữa chứng
minh cho logic luận số chúng tôi đã đưa ra. Tức là người xưa đã biết trùng quái
Thuần Khảm có số 18 (logic luận b). Và cũng như đối với số 16, dân tộc ta gọi
nơi mình sinh sống là đất nước cũng hữu lý vì chính Đất và Nước mà quan trọng là
Nước (vì nếu viết lại nó theo các vạch Âm Dương bây giờ Nước nằm ở dưới và khi
đọc thì lại đọc từ trên xuống : Đất Nước) chính là đại diện cho Hậu Thiên của
hai nghi Trời và Đất. Phần dưới sẽ dẫn chứng minh điều này từ Hà Đồ. Như vậy, sự
kiện người Việt cổ nói Đất Nước là một bằng chứng xác minh họ biết Kinh Dịch. Và
sự kiện họ tạo ra vòng 18-16 là bằng chứng xác đáng thứ hai chứng tỏ họ am hiểu
kinh Dịch.
Trở lại Trống Đồng Sông Đà, chúng tôi không cho rằng,
những cư dân đã khắc họa rất tinh xảo và rất đối xứng lại có thể
làm một sai lầm đến như ông Lê Văn Hảo nhận xét. Trong khi sự đúc trống
là cả một vấn đề khó khăn (trong bài viết của tác giả Lê Văn Hảo
cũng nói lên điều này), và có lẽ sự đúc trống là một sự kiện
trọng đại lúc bấy giờ. Nó cần có sự hiện diện của lãnh chúa và
các thầy cúng. Bởi vậy người nghệ nhân không thể khinh suất như vậy.
Toàn bộ sự bất cân xứng của đồ họa trên trống Sông Đà là để mã hóa
cho sự việc khác. Không ngoại lệ với cả hai con chim trên. Số 18 tràn
đầy cả vòng trống, còn số 16 được chứa trong nó. Vòng tròn uyên
nguyên 18-16 đã hiện diện trên nhiều trống đồng Việt Nam; chúng tôi sẽ
chứng minh ở các phần sau. Đó là một sự nhấn mạnh thêm triết lý:
Nước là chủ tế của Hậu Thiên và sự vận động của vũ trụ là bản
giao hưởng hài hòa (chữ S) giữa hai chiều vận động Đất và Nước.
Vì lẽ này mà người xưa gọi lãnh thổ nơi mình sống là Đất Nước và
cũng có thể gọi đơn giản là Nước. Việc vẽ bất cân xứng trên nhằm ám
chỉ cho người chiêm ngưỡng nó một điều:
Trống này được khắc họa đồ hình Hậu Thiên-diễn
tả sự thành hủy của vũ trụ.
Tuy nhiên, có nhiều họa đồ trên trống đồng lại vẽ
cả 18 con chim. Cũng hoàn toàn không sai logic Nước chủ tế và Đất Nước
chỉ thị vận hành. Số 18 nhiều nơi trên trống đồng được viết như sau
để đối với số 15=Càn:
Trống đồng Hữu Chung 3:
Càn được viết thành 3 lớp mỗi lớp có 5 là Nọc.
Còn Khôn được viết thành 3 lớp, mỗi lớp có 6 là Nòng. Như vậy ẩn
chứa trong số 18 là Khôn-Đất, nhưng phải qua suy luận cấp 2. Nên sự hài
hòa Đất và Nước vẫn được tôn trọng.
4.
Trùng Quái.
Phần 4, chương 6 và
phần 2
ở trên, chúng tôi đã chứng minh cho quí vị độc giả rằng, người Việt
cổ chúng ta đã biết lấy các tổ hợp hai, ba và sáu lớp những con
nòng nọc. Thật ra khó có thể nói và cũng chưa có những chứng cứ cụ
thể cho việc lấy tổ hợp 4, 5 hay lớn hơn 6 lớp của hai Nghi. Cũng như
không có chứng minh ngược lại. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, người xưa
đã biết lấy tổ hợp bao nhiêu lớp cũng được. Quan trọng khi khắc lên
các cổ vật tối cần thiết nhất là họ cần những tổ hợp nào. Nói
đến Kinh Dịch (hay Diệc) thì nhu cầu cần thiết chỉ là 2, 3 và 6 lớp
mà thôi.
Tại sao không đặt các quái là do trùng tượng? Nếu
trùng tượng thì ta được 16 quái. Nhưng có lẽ người xưa có một quan
niệm bất di bất dịch về bốn phương tám hướng. Như vậy, mỗi phương mỗi
hướng phải có một ký hiệu riêng biệt. Từ quan niệm về vũ trụ đã
thành như vậy thì họ cũng nghĩ Mẹ của vũ trụ cũng có những tính
chất đó. Và họ đã dựng nên Tiên Thiên Bát Quái có tám quái riêng
biệt ở tám hướng. Hay nói cách khác Tiên Thiên đã được hình thần từ
8 phần tử có khả năng họat động riêng biệt.
Từ cơ sở lý luận đó, người ta cho rằng vũ trụ
được hình thành do sự cọ sát của các quái này. Hay nói cách khác
Hậu Thiên hình thành và mang tính chất của hai lớp quái chồng lên
nhau. Tuy nhiên, vì Mẹ vũ trụ là Bát Quái nên con của nó cũng là bát
quái nhưng phải có ẩn chứa tư tưởng trùng quái trong đó. Đây có lẽ
là lời giải thích hợp lý vì sao Hậu Thiên Bát Quái có liên hệ mật
thiết đến Trùng Quái.
Có một trống đồng ám chỉ đến việc trùng quái.
Và nguyên tắc xây dựng Hậu Thiên là trùng hai quái điên đảo tạo thành quái bất
dịch. Đó là trống
đồng Phú Xuyên:
Nhìn tranh vẽ này thật ra chúng tôi thấy sự bất cân xứng
một cách quá đáng. Nhưng vẫn với câu hỏi: “những nghệ nhân làm nên những trống
đồng đẹp lại có thể vẽ sai đến thô thiển vậy chăng?”. Ngoài ra, cũng nên nhớ
việc đúc trống đồng rất khó nên việc lên khuôn cần phải có sự cẩn trọng cần
thiết. Họ không thể sai lầm thô thiển đến vậy được: Hai chiều chim đã bay ngược
nhau, còn một chiều lại có hai chim đối đầu nhau. Vậy
thì tất cả những chi tiết này được diễn tả cho ý đồ nào đó. Trước tiên, một vòng
có ba chim bay cùng hướng và một chiều có hai chim bay cùng hướng gần nhau. Điều
này người ta muốn diễn tả chữ S. Ba chim+ba chim=6 tượng trưng cho 6 trùng quái
thời Hậu Thiên. Ngoài ra, ý người nghệ nhân còn muốn cho chúng ta thấy việc
thành lập Hậu Thiên Bát Quái nhờ có sự chồng lên nhau của hai quái điên đảo dịch
với quái trước (theo chiều chuẩn bay đến chồng lên quái sau). Như vậy hai con
chim quay vào nhau chỉ đúng ví trí các quái chồng lên nhau. Phần sau, chúng tôi
sẽ trình bày điều này. Các quái điên đảo dịch đều nằm một đầu cạnh chỗ cắt chữ
S. Tuy nhiên, để biểu diễn trùng quái của cặp quái điên đảo có thể vẽ con chim
giữa vòng bên trái xoay về hướng ngược lại. Điều này cũng không thể được, lúc đó
con chim giữa đã cắt luôn mạch bay của ba con, khác với trường hợp của trống
đồng, con chim xoay lại không cắt mạch bay của nhóm chim bởi vì có 2 chim/3chim
cạnh nhau bay cùng hướng. Đó là phương pháp khá thông minh của nghệ nhân để diễn
tả tư tưởng Hậu Thiên Bát Quái.
5.
Lý luận sự phân bố của
Hà Đồ.
Đồ
hình Hà Đồ có dạng sau:
Vậy làm
sao từ nó có thể sắp xếp thành hình
dẫn dưới. Nếu Hà Đồ phân bố được như hình dưới,
thì chúng ta lại có thêm bằng chứng xác đáng khẳng định Hà Đồ là mã số của Hậu
Thiên Bát Quái. Liệu có bằng chứng phi vật thể hay vật thể nào để lý
giải cách phân bố như thế chăng? Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu
ý
quý
vị độc giả rằng, không phải vì không có bằng chứng cụ thể nào về cách phân bố
của Hà Đồ trong ma trận 3x3 mà chúng ta có thể khẳng định Hậu Thiên Bát Quái
không phải người Âu Lạc làm ra. Vì rằng, để đến Hậu Thiên Bát Quái người Việt cổ
đã tiếp cận bằng lối khác. Hà đồ có thể là mã số của Hậu Thiên Bát Quái hay
không không quan trọng. Chúng ta còn thấy ngay cả chuyện Hà Đồ nếu được sắp xếp
lại theo nguyên tắc Nọc ở lại Nòng ra đi cùng hướng với chiều chuẩn hoàn toàn
ứng với Hậu Thiên Bát Quái (Âu Lạc hay là bát quái được suy luận từ Toán học
thuần túy như các phần dưới chúng tôi sẽ trình bày cụ thể) cũng là thành công
lớn rồi.
Thực
ra, bằng logic chúng ta có thể lý luận vấn đề này được qua chiều chuẩn của vận
động. Vận động vũ trụ được chi phối bởi Thái Cực (số 1 lớn nhất) thuộc Nọc, và
đại diện của nó là Trời-Càn cũng thuộc Nọc, nên trong chiều vận động thành tố
Nọc đóng vai trò chỉ đạo. Như vậy, ở tại chính cung nào đó của Hà Đồ số Lẻ là số
chỉ đạo nên nó đứng yên và số chẵn là số phụ nên phải ra đi theo hướng của chiều
chuẩn.
Vậy
có bằng chứng vật thể hoặc phi vật thể nào nói lên điều này. Xin mời quý vị cùng
chúng tôi đọc lại đoạn trích dưới đây trong bài
Y phục thời Hùng Vương của tác
giả Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
Hình
ảnh mà người viết trình bày với quí vị ở dưới đây được chép lại từ tạp chí
Heritage số tháng 9/ 10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam . Hoàn toàn không
có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Quí vị có thể kiểm chứng
điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh.
Chắc chắn quí vị nhận ra ngay: đây chính là hình nhân vật trong các trò múa rối nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của người Lạc Việt. Quí vị cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên “tả”(trái). Đến đây, vấn đề được đặt ra tiếp tục là:
Căn
cứ vào đâu để những nghệ nhân rối nước truyền thống tạc hình nhân vật có vạt áo
bên “tả” này? Hiện tượng các con rối nước có vạt áo bên trái là một sự ngẫu
nhiên hay xuất phát từ một thực tế đă tồn tại từ cội nguồn văn hóa đă sản sinh
ra nó?
Khi
đă hàng ngàn năm trôi qua, chúng ta quen nhìn vạt áo cài bên “hữu”, thì vạt áo
bên “tả” của hình rối nước liên hệ gì với câu của Khổng tử trong sách Luận ngữ:
“Nếu
không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man
di”.
Những
nhân vật rối nước lưu truyền trong dân gian, phải chăng đă phản ánh thực tế y
phục sinh hoạt của thời kỳ Hùng Vương. Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo
bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đă hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó
một cái vạt áo bên phải. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy
nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương. Xin quí vị tiếp tục xem hình dưới đây:
Y
phục dân tộc Dao ở Phú Thọ:
Trích từ bài “Cạy cửa tìm nhau” - Ngọc Vinh & Lương Ngọc An
(Báo
Tuổi Trẻ ra thứ 7 ngày 08/06/2002 ).
Tất
nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và
giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền
văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Bởi vậy; y phục
dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa:
Trên
y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, quí vị cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt
đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải.
Dân
tộc Dao sống trong vùng rừng núi hẻo lánh; cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá
Hán. Do đó; hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông thuộc dân tộc này
còn lại đến nay; ….
Tóm
tắt đoạn trích có thể thấy một tư tưởng triết lý đã đi sâu vào trong văn hoá dân
tộc. Tư tưởng này đã phổ biến ăn sâu vào nếp suy nghĩ của nhân dân. Đó là câu
Nam tả Nữ
hữu.
Phải
có một tác động, một nền móng triết lý sâu sắc thì trong dân gian mới hình thành
một khẩu ngữ đặc biệt vậy. Chúng ta xét Hà Đồ dựa trên ba luận đoán sau: 1. Hà
Đồ do người Việt làm ra. 2. Hà Đồ dùng để số hoá Hậu Thiên. 3. Trống đồng là
những kinh văn Dịch. Lúc này chúng chỉ mới là luận đoán (luận đoán thứ ba chỉ
được chứng minh đến thời Tiên Thiên), ở các phần sau cả ba luận đoán này được
chứng minh hoàn toàn. Vậy, ta cứ tạm thời cho các luận đoán này đúng. Nếu vậy,
chúng ta hằng thấy trên trống đồng ở giữa bao giờ cũng có vẽ mặt trời-đại diện
của Thái Cực ở thời vũ trụ thành hình. Như thế Hà Đồ cũng vậy. Bên trong Hà Đồ
cũng ngầm chứa Trời (tuy không vẽ ra nhưng có ngầm chứa). Ngoài ra bên trong Hà
Đồ có vật thể có Nòng có Nọc và tổng số bằng 15. 15=3x5 hay=Càn. 15=1(mod 14) là
Nọc lớn nhất (chú ý 14 là số chỉ Hậu Thiên Bát Quái, sẽ dẫn sau) và cuối cùng
15=7 (mod 8)=Càn. Dẫn giải thế nào thì trung ương Hà Đồ vẫn là Nọc lớn nhất. Vậy,
hoàn toàn logic khi cho rằng tất cả các vật tồn tại trong vũ trụ đều có khuynh
hướng quay về Trời, vế Thái Cực (Đây cũng chính là triết lý phản phục của Kinh
Dịch). Như thế quý vị xem tiếp hình vẽ dưới đây:
Xét chuyện tả hữu cũng phụ thuộc
vào chiều quán chiếu. Người đứng từ trong ra thì thấy trong một cụm số (ví dụ
cụm 1-6) thì Nọc đứng bên phải và Nòng bên trái. Nhưng người đứng ngoài lại thấy
Nọc đứng bên trái, Nòng đứng bên phải. Thật ra đây chính là cách quán chiếu chủ
quan tương đối. Có cách quán chiếu khác khách quan và tuyệt đối, không phụ thuộc
vào chủ quan của người quán chiếu đó là cách quán chiếu ngay trong hệ quy chiếu
của đối tượng được xét. Tức là quán theo cách phân bố của hai người này trong hệ
quán chiếu qua lại nhau của họ. Như trên ta thấy, vạn vật đều quay mặt về trời.
Vậy Nọc đứng bên trái của
Nòng và Nòng đứng bên phải của Nọc.
Như thế quan điểm Nòng
phải Nọc trái đã được luận dẫn từ cách phân bố Hà Đồ (Các phần dưới chúng tôi
cũng chứng minh được muốn biểu diễn Hậu Thiên chỉ có thể có một đồ hình như Hà
Đồ mà thôi). Và bằng chứng văn hoá “Nam tả nữ hữu” này ngược lại đóng vai trò
chứng lý cho suy luận “Nọc chủ đạo, đứng lại và Nòng phải di chuyển theo chiều
chuẩn”. Chúng ta hãy xem xét tính chuẩn xác của lý luận trên qua sơ đồ mô tả sau:
Từ
trên lại xuất hiện thêm một nghi án Kinh Dịch vô cùng quan trọng:
-Theo
logic của chúng tôi, thì người xưa làm ra Hậu Thiên Bát Quái sau đó nghĩ cách
làm sao đó để mã hoá Hậu Thiên. Họ sẽ tìm một đồ hình thứ nhất mang ý nghĩa
trùng quái, thứ hai có thể từ đó bằng logic số học đơn giản để suy ra Hậu Thiên,
thứ ba có mang hình chữ S thiêng liêng. Với ba điều kiện này thì
bắt buộc họ
phải tìm ra đồ hình duy nhất (chúng tôi sẽ chứng minh ở phần sau).
Bởi vì các cụm số trừ 1-6 bất di bất dịch vì lý do sùng bái Nước, còn ba cụm số
còn lại có thể hoán chuyển. Ví dụ theo logic số học thì bốn cụm số sau cũng suy
luận ra Hậu Thiên: Bắc: 1-6, Tây: 2-7, Nam: 4-9 và Đông: 3-8. Thế nhưng, vẫn tìm
ra đồ hình mã hoá duy nhất. Ngoài ra nếu nói Nam tả Nữ hữu ta phải liên tưởng
đến ngay một cặp quyến luyến không tách rời nhau. Và cũng ngụ ý sự sắp xếp tương
xứng giữa hai vật thể trong cặp đó. Chính vì thế ngay câu Nam tả Nữ Hữu chỉ có
thể ngụ ý Hà Đồ, tức là ngụ ý có sự sắp xếp tương xứng giữa hai số ngay trong
cặp số đó. Nếu các số đã được đi như Lạc Thư thì câu Nam Tả Nữ Hữu hiển nhiên
không có mang một ý nghĩa nào. Vì các con số chẵn và lẻ của Lạc Thư được xếp xen
kẻ nhau thì chuyện tả hữu làm sao có thể suy xét được.
-Theo
logic của Kinh Dịch Trung Hoa thì từ Lạc Thư mà dẫn ra Hậu Thiên.
Tại sao
có cách phân bố như vậy? Và sao nó lại được phân bố đúng theo cách của Hà Đồ khi
cần phải phân ra để suy luận Hậu Thiên. Quý vị có thể nói thì chỉ có một đồ hình
như vậy thôi. Xin thưa rằng, trong các sách Dịch của Trung Hoa, hay chính xác
hơn trong các cổ vật Trung Hoa chưa hề có nói đến chiều chuẩn. Vậy, chiều chuẩn
không đặt ra và với điều kiện cố định 1 vào phương Bắc cộng thêm tổng các số của
các hàng phải bằng 15 thì có đến hai đồ hình. Ngoài đồ hình trên còn có đồ hình
nữa:
Vậy, khi chọn lấy một đồ hình để tìm ra
Hậu Thiên Bát Quái (mà Hậu Thiên Bát Quái lại là trọng tâm của Kinh Dịch) thì
cũng phải có cách giải thích hữu lý nào đó. Nếu không có cách giải thích đó mà
Lạc Thư lại hao hao giống Hà Đồ (cả về hình dáng lẫn cái nguyên lý hình thành là
Nam tả Nữ Hữu; nguyên lý mà người Trung Hoa, trong Luận ngữ
[30] có viết,
không hề thích thú) thì ta có thể suy ra điều gì? Vâng, chỉ có thể suy ra vật
cống Hà Đồ đã được giải nghĩa cho người Trung Hoa rõ và họ thấy Lạc Thư (cái mà
ai ai cũng có thể làm ra được) hao hao giống Hà Đồ nên họ nghĩ rằng Lạc Thư cũng
có chứa tư tưởng Dịch. Và vì thế nhằm nhu cầu hạ thấp giá trị Hà Đồ họ đã dùng
Lạc Thư để làm một tiên đề tối quan trọng trong Kinh Dịch-tiên đề chỉ vũ trụ đã
hình thành (vũ trụ mà bây giờ chúng ta đang sống trong nó và là một thành phần
của nó). Tuy nhiên, vì không hiểu mức tương xứng về Toán học tuyệt đối của Hà Đồ
với Hậu Thiên nên người Trung Hoa đương nhiên mắc phải những sai lầm trầm trọng.
Dĩ
nhiên, tất cả lý luận có giá trị khi và chỉ khi chúng ta chứng minh được Hà Đồ
đã được người Việt cổ xây dựng nên. Phần sau quý vị sẽ có chứng minh này.
6.
Xây dựng
lại Hậu Thiên
Bát Quái.
Trong chương 3 và
chương 4, chúng tôi giới hạn trong
các điều kiện: nhóm F1,8, Khảm-Bắc và logic số học đơn giản
Hà Đồ, và tìm ra được hai đồ hình trong 40320 bát quái thỏa mãn.
Đó là:
Và:
Nhưng đây là hai đồ hình ta suy luận khi đã biết
các dữ kiện. Điều quan trọng là chúng ta thử đặt mình vào điều kiện
của tiền nhân chúng ta thời xa xưa và thử xem các cụ đã đặt điều kiện
gì để tìm ra Hậu Thiên. Là những người nghiên cứu khoa học, chúng ta
không thể nào cho rằng các cụ có thể làm ra được ngay một đồ hình
có thể thỏa các điều kiện cơ bản. Có thể có những chắt lọc và
loại bỏ nào đó. Và qua thời gian thử nghiệm người xưa đã tìm ra đồ
hình thỏa mãn tất cả các điều kiện. Chúng ta không nên tính từ Hà
Đồ vì giả sử Hà Đồ là đồ hình mã hóa Hậu Thiên (logic d) thì nó
được suy từ Hậu Thiên. Vậy ta thử đặt điều kiện để tìm ra Hậu Thiên Bát Quái
xem sao:
a.
Nguyên tắc F1,8-nguyên tắc tổng các lượng
số của các quái bằng 7 (số của Càn-tượng trưng cho Thái Cực). Dù là
đồ hình gì đi chăng nữa nhưng các nguyên tắc vận hành của nó phải
giống Tiên Thiên. Điều này thực tế đã ghi trong rất nhiều hệ thống
triết học và tôn giáo cổ xưa. Trong
Sáng Thế Ký
[31] có viết:
“Và Chúa nói: ta sáng tạo con
người theo dạng của ta và hình của ta”.
Phật Như Lai
[32] cũng
thường nói: “Ta với
chúng sanh không gì khác biệt. Ta là Phật đã thành còn các ngươi là
Phật sẽ thành.”. Lão
Tử trong Đạo Đức Kinh
[33]
có
viết: “Vạn vật có nguồn
gốc; nguồn gốc đó là mẹ của vạn vật (Đạo)”
(chương 52),
“Người bắt chước đất, đất bắt
chước trời, trời bắt chước Đạo, đạo bắt chước tự nhiên.”
(chương 25). Vì thế hai cực đối đầu nhau qua tâm, mà
tâm chính là Thái Cực, là Trời, của đồ hình phải có tính phủ định
nhau triệt để giống như con của Thái Cực là Hai nghi Nòng Nọc mâu
thuẫn nhau vậy. Ta có 384 đồ hình. Chắc với người rành nhị phân và
số học đơn giản cũng tính được điều này.
b.
Thêm Khảm-Ly là Bắc-Nam: Triết học trọng Nước của
người Việt xưa. Điều kiện (a) và (b) có 48 đồ hình thỏa mãn.
c.
Nguyên tắc S: tức là nguyên tắc S giống Tiên Thiên hay
giống Thái Cực đồ. Cũng
giải thích như trên
d. Trùng
quái: Như trên chúng tôi đã phân tích, tuy lưỡng nghi là những nguyên tử
đầu tiên xây nên Tiên Thiên Bát
Quái, đến lượt Hậu Thiên
thì các quái của Tiên Thiên là nguyên tử để hình thành vũ trụ Hậu
Thiên. Nhưng về nguyên
tắc bát quái (quan niệm
người xưa về tám hướng) nên Hậu Thiên cũng phải có dạng Bát Quái.
Nếu ta cứ trùng quái
Tiên Thiên và sắp xếp chúng
theo nguyên lý lượng giảm dần thì ta nhận được đồ hình 64 quái. Nhưng
đồ hình này
chẳng qua là Tiên Thiên Bát
Quái với quy mô lớn hơn mà thôi. Vậy, làm thế nào để được bát quái
Hậu Thiên mang ý
nghĩa trùng quái? Vẫn có cách, nếu như chúng ta chú ý điều sau: 64
trùng quái chỉ có 8 trùng quái bất dịch
[34].
Ta thấy có
bốn trùng quái Thuần Càn, Thuần Khôn, Thuần Khảm và Thuần Ly là gồm
hai quái giống nhau chồng lên.
Còn các quái khác được chồng lên nhau qua hai cặp: Đoài
Tốn, Chấn-Cấn[35]. Trùng quái thứ 2 do Tốn chồng lên Đoài, thứ tư do Cấn
chồng lên Chấn, thứ 5 do Đoài chồng lên Tốn và thứ 7 do Chấn chồng lên
Cấn. Vậy để có chữ S đi từ Nọc nhất đến Nòng nhất, chúng ta đặt ra
phương pháp dựng Trùng Quái từ Bát đơn quái:
1-Nếu trong bát quái, đường S đi đến
gặp quái bất dịch thì chồng thêm một quái giống nó lên trên, 2-Nếu đi
đến gặp quái không đối xứng thì chồng nó với quái tiếp theo vào
nhau, từ 2- ta phải có thêm nguyên tắc 3 nữa hai quái không đối xứng
gần nhau phải có thể đổi cho nhau qua phép đối xứng tâm.
Phương pháp này tuyệt đối đúng theo luận giải Toán Học bởi
vì nếu từ Bát đơn quái mà để biểu thị Trùng quái thì chỉ có cách đó mà thôi. Lý
luận này đúng đắn còn được chứng minh bởi việc các Dịch gia ngày nay hay gọi
Thuần Khảm (trùng quái) bằng Khảm (đơn quái). Cách gọi này có từ xa xưa và rõ
ràng người ta ngụ ý gọi Khảm thời Hậu Thiên tức đã có nghĩa Thuần Khảm. Và Khảm
ở trong Hậu Thiên Bát Quái có dáng dấp của Thuần Khảm trùng quái. Ngược lại nếu
từ phương pháp này, ta có thể suy ra được một bát quái duy nhất (trong 40320 bát
quái) thì điều này lại là bằng chứng cho tính đúng đắn của các phương pháp đặt
ra (Các nhà khoa học thực nghiệm cũng hay thực hiện theo cách này).
Từ bốn nguyên tắc này, để dựng bát quái thỏa mãn
nguyên tắc trùng quái và chữ S, ta nhận được bốn bát quái sau:
Chữ S Trùng quái đi từ Thuần Càn-Trung Phu-Thuần
Ly---Thuần Khảm-Tiểu Quá-Thuần Khôn[36].
Chữ S Trùng quái đi từ Thuần Càn-Thuần Ly-Di---Đại
Quá-Thuần Khảm Thuần Khôn:
Hai đồ hình sau bị loại ngay lập tức cũng theo
nguyên tắc số học. Ta thấy Thuần Càn=63 qua Thuần Ly=45 lệch đến 18, thế nhưng
từ Thuần Ly=45 qua Di=33 chỉ lệch 12. Đặt Di theo Đông Nam hay Chính Đông đều
không thể được.
Như vậy còn hai hình trước. Cả hai hình dạng chữ S
Thuần Càn-Trung Phu-Thuần Ly----Thuần Khảm-Tiểu Quá-Thuần Khôn đều có
thể giải thích theo những nguyên tắc khá hợp lý. Trong trường hợp 1,
ta giải thích vì trùng quái nằm giữa hai quái nên quái đến trước nằm
dưới quái đến sau nằm trên theo chiều chuẩn của vận động. Trong trường
hợp 2, vì quái đã thành hình nên kết hợp chỉ có thể lấy quái trước
chồng lên quái sau mới đúng quy luật đi của chiều chuẩn. Quái trước bay
đến quái sau, chứ không hề ngược lại. Quý vị nên nhớ, khác với Tiên
Thiên dẫn từ Tứ Tượng bằng cách hợp từ Nghi và Tượng nên ta mới có những
luật lệ khác nhau. Còn vì đây đã là quái rồi thì cách giải thích
nào cũng có vẻ hợp lý.
Thế nhưng, thật ra cả khi phân tích Tiên
Thiên qua Tứ Tượng lẫn khi phân tích Trùng Quái (như khi phân tích để loại
hai hình trên), nguyên tắc quán triệt nhất vẫn là nguyên tắc lượng số.
Hai cách giải thích trên chỉ là cảm tính và cách
giải thích bằng lượng số là chính xác nhất. Và cha ông ta ngay từ
đầu cũng quán triệt nguyên tắc lượng số (ví dụ ký hiệu Tiên Thiên
bắt buộc phải 3-3---4-4). Ta phân tích đồ hình trùng quái từ hai bát
quái trên, Trùng quái chính xác về lượng phải đi như thế này:
Có nghĩa: 63-51=12=2x(51-45)
và 18-12=6=1/2(12-0). Như
vậy để làm đúng việc dựng chữ S trùng quái thì trùng quái Trung Phu
và Tiểu quá phải có nền móng ở quái sau. Vậy quái sau trong bát
quái Hậu Thiên sẽ là Đoài và Cấn, chứ không phải ngược lại:
Vậy đi từ 4 nguyên tắc trên, chúng ta có thể đi
ngược thời gian, đặt mình vào vị trí người xưa và chúng ta rút ra,
dù cho là ta hay ngày xưa, cũng dễ dàng qua lý luận số học đơn giản
tìm ra một đồ hình thỏa mãn duy nhất.
hay chính xác hơn là đồ hình này với ngụ ý trùng quái sau:
Đồ hình này đã cho ta thấy ngay hệ quả của nó là Trời Đất
tách đôi. Câu Trời Đất tách đôi được quán triệt cả về triết lý, hình dáng lẫn số
lượng. Triết lý: Các quái làm nên các Trùng quái ở dưới đối đầu trực tiếp với
các quái làm nên trùng quái bên trên. Hình dáng: nhìn hình trên ta thấy quá rõ
ràng. Còn lượng số: Mỗi bên đều có tổng số của các quái bằng 14.
Nhưng dù đồ hình nào đi chăng nữa, thì việc quan
trọng khi chúng ta muốn nói nó do người Việt làm ra,
chúng ta phải chứng minh được chính
người Việt đã để lại đâu đó đồ hình này.
Trong phần xây dựng Hậu Thiên từ logic này, chúng ta
thấy có vài vấn đề cần chứng minh là:
a.
Chứng minh Trọng Nước: Tôi đã nói ở các phần trên.
Nhưng có đồ hình trên trống đồng còn chỉ rõ hẳn trục Khảm-Ly. Chúng
tôi dẫn ra sau.
b.
Chứng minh người xưa có chia trục Trời-Đất.
c.
Chứng minh có Trùng Quái. Cái này tôi đã chứng
minh ở chương trên.
d.
Chứng minh từ bát quái (8 quái) mà trên đồ hình
Hậu Thiên phải có ám chỉ 6 Trùng Quái.
e.
Và chung quy phải chứng minh được đồ hình
(Hậu Thiên Bát Quái đúng đắn)
chúng ta vừa suy luận ra là của người Việt Nam xưa.
f.
Một chứng minh nhỏ nữa là chứng minh việc
hai quái trong Hậu Thiên được chồng lên nhau.
7.
Hà Đồ và Lạc Thư. Mã
hóa Hậu Thiên.
Theo chúng tôi, có thể có quá trình song song: ông cha ta
đã làm ra Hậu Thiên, sau đó mã hóa nó bằng Hà Đồ; hoặc đã nghĩ ra Hà Đồ trước
sau đó đặt các quái vào cho đúng với Hà Đồ bằng logic nào đó và đúng với các
điều kiện khác; hoặc họ vừa nghĩ đồ hình Hậu Thiên vừa nghĩ ra Hà Đồ và sau bao
nhiêu lần thử đi thử lại họ đã nhận kết quả là Hậu Thiên+Hà Đồ liên hệ hỗ tương
với nhau và thỏa các điều kiện khác. Dù là đi từ hướng nào, nếu ta tìm ra được
các chứng cứ thì ta có thể kết luận Hạ Đồ và Hậu Thiên là công trình sáng tạo
của cư dân Việt cổ. Nhưng dù thế nào chăng
thì người xưa thấy được Hà Đồ thoả mãn mọi điều kiện để mã hoá Hậu Thiên Bát
Quái. Nên họ dùng
Hà đồ để số hoá Hậu Thiên.
Chúng ta biết rằng, dân Việt ta đếm theo hệ thập phân, số
10 không ít lần được thể hiện trên trống đồng Việt Nam:
10 con nai trong trống đồng Ngọc Lũ:
Ông sao 10 cánh trong trống đồng Đặc Giáo:
Trong trống đồng Đông Sơn 3:
10 chim bay xung quanh trong trống đồng Hữu Chung:
Vậy số 10 có ý nghĩa to lớn đối với người Việt cổ. Và hiển
nhiên 10 số đầu tiên được coi như là những linh số. Đến đây, ta đặt điều kiện và
giải từng phần:
a.
Bát quái có 8 cạnh. Vậy làm sao biễu
diễn nó bằng 10 số. Hai số 5 và 10 cũng tương đối dễ giải quyết vì chúng tượng
trưng cho Trời hay Thái cực. Vì hai lẽ: 15 là số dương, 15 mod 8=7 là Càn, 15 có
thể biểu diễn thành quái 3 lớp mỗi lớp có 5 cũng cho ra Càn. Vậy số 5 và số 10
nằm trong để biễu diễn cho mặt trời. Còn lại 8 số.
b.
Biểu diễn trùng quái. Cách tốt nhất là
biễu diễn thành 4 cụm, mỗi cụm có hai số.
c.
Theo nguyên tắc trong Nòng có Nọc,
trong Nọc có Nòng. Đồng thời phải giống Thái Cực: 10-5=5. Vậy các cặp số sẽ là:
1-6, 2-7, 3-8, 4-9. Ngoài ra, bốn
cụm số đầu được biểu diễn để giải Bát Quái, mà bát quái lại có cân bằng Nòng Nọc
nên các cụm ngoài phải có 4 Nòng v 4 Nọc. Đồng thời tổng các Nòng và Nọc phải
bằng nhau. Và các cụm số 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 thoả mãn: 1+3+7+9=20=2+4+6+8.
d.
Khảm đầu tiên và ở phía Bắc: Như vậy
cụm 1-6 nằm ở phía Bắc.
e.
Điều kiện chữ S (giống Tiên Thiên nhưng
lại là S của Trùng Quái)
Đến đây sẽ có hai cách giải quyết:
Hướng 1:
Cho là người ta chưa phát hiện ra Hậu Thiên. Thuần túy
toán học và đúng chữ S linh thiêng: Theo lượng số thì rõ ràng trong Tiên Thiên
chữ S đi từ lớn đến nhỏ. Nhưng trên ngôn ngữ Nòng nọc thì nó đi từ Nọc lớn nhất
(Càn) sang Nọc nhỏ nhất (Chấn), chuyển tiếp qua Nòng nhỏ nhất (Tốn) và đi về
Nòng lớn nhất (Khôn). Vậy để chữ S có tính đối xứng tuyệt đối thì Nòng nhỏ nhất
phải đối xứng với Nọc nhỏ nhất. Từ đó có thể thấy chỉ có thể vẽ như sau:
Như vậy, ta chỉ có thể vẽ bốn cụm số đó theo đồ hình Hà Đồ
truyền thống. Tiếp đó, theo nguyên tắc Nọc ở lại Nòng đi theo chiều chuẩn (chú ý
chiều chuẩn người Việt cổ đã biết rồi qua những chiêm nghiện thiên văn). Vậy
được đồ hình sau:
Sau đó (tức
là khi người ta phát hiện ra Hậu Thiên rồi. Ở đây, ý của tôi là có thể người ta
phát hiện ra Hà Đồ trước Hậu Thiên), người ta thử lại Cụm 1-6: pv1=Khảm suy ra
lượng của pv 6 sẽ là: 2+5=7=Càn. Cụm 3-8: pv3=Chấn, vậy lượng ở pv 8 là=4+5=9
mod 8=1=Cấn. Cụm 9-4: pv9=Tốn=3=11 mod 8, suy ra pv 4=11-5=6=Đoài. Cụm 7-2: pv
7=Ly=5, suy ra pv 2=5-5=0=Khôn. Như vậy, Hà Đồ vẽ trên thỏa mãn chính xác các
điều kiện.
Hướng 2: Đã phát hiện ra
Hậu Thiên. Đất Nước chủ tế vận động. Vậy thì 1 là phương vị của Khảm và 2 la
phương vị của Khôn. Nên nhớ trong Hà Đồ chưa biến thể thì 2 vẫn nằm đối với 1.
Như vậy, ta có cụm 7-2 ở Nam. Tiếp tục ta xét như trên thấy Cấn-Chấn có tương
quan 8-3. Vậy phía Đông sẽ là cụm 8-3. Phía Tây hiển nhiên cụm còn lại đồng thời
thỏa mãn tính lượng.
Cho phép
chúng tôi không khẳng định là người Việt cổ phát hiện ra cái gì trước. Điều quan
trọng là chúng ta phải chứng minh, người Việt cổ sáng tạo ra cả Hà Đồ lẫn Hậu
Thiên. Và dù đồ hình nào có trước đi chăng nữa, hai đồ hình này hợp với nhau
hoàn toàn.
Chứng
minh tính tương đương giữa Hà Đồ và Hậu Thiên cũng với các điều kiện trên:
Từ Hà Đồ suy ra Hậu Thiên:
Với nguyên tắc Khảm đầu tiên và F1,8
thì từ Hà Đồ ta có thể có hai Bát Quái: LyKhônChấnCấnKhảmCànTốnĐoài và
LyKhônĐoàiTốnKhảmCànCấnChấn. Tuy nhiên, vì đồ hình sau không thoả mãn chữ S
thiêng liêng nên chỉ còn một Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc.
Từ Hậu Thiên suy ra Hà Đồ:
Khảm chủ tế, ký hiệu 1 vậy Càn phía bên
hữu của 1 bằng 7, như vậy Càn được ký hiệu bằng 6. Vậy bên Chấn Cấn chỉ còn cách
ký hiệu là 3 và 8. Như vậy, có hai nghiệm theo ngược chiều kim đồng hồ sau:
(1-6)(9-4)(7-2)(3-8) (Hà Đồ) và (1-6)(7-2)(9-4)(3-8) (Lạc Thư). Tuy nhiên nếu
xét chiều đi của Nòng Nọc thì Lạc Thư không có hình chữ S thiêng liêng. Suy ra
chỉ có Hà Đồ thoả mãn điều kiện.
Như trên, chúng tôi đã khẳng định để mã hóa bằng
logic số học thì Lạc Thư đóng vai trò tương đương với Hà Đồ. Thế
nhưng, cần phải nhận rõ thấy ưu điểm của Hà Đồ đối với Lạc Thư:
a.
Hà đồ chứa 4 cặp số Nòng-Nọc chỉ rõ triết lý
trong Nòng có Nọc trong Nọc có Nòng.
b.
Hà đồ chứa 4 cặp số có Nòng và Nọc chồng lên
nhau chỉ rõ sự liên quan đến trùng quái.
c.
Hà đồ có chiều đi trùng khớp với chữ S thiêng liêng. (Khi
vẽ đường S của Hà Đồ, chúng tôi chợt nghĩ: có lẽ các cặp số này đã gợi ý cho
người xưa vẽ nên Thái Cực Đồ một cách tuyệt vời thế.).
Cũng có thể, người xưa biểu thị Hậu Thiên bằng Lạc Thư
theo ý nghĩa lượng số mà thôi. Đồng thời họ nghĩ tính chất ma phương của Lạc Thư
mang một màu sắc thần linh. Vậy, gắn Lạc Thư vào Hậu Thiên chỉ có ý nghĩa thần
thánh hóa Hậu Thiên chứ không có nghĩa logic toán học. Vì thế mà khi người Trung
Hoa nghĩ nát óc không ra đồ hình chuẩn, họ đành phải gượng ép giải mã bằng cách
Lão Âm với Lão Dương.
Tuy nhiên, muốn gì thì muốn, anh phải chìa con át chủ bài
ra. Phải chứng minh các điều sau:
a.
Trong các cổ vật của Việt
Nam có ghi Hà Đồ.
b.
Có cho ta thấy Hà Đồ liên hệ đến Hậu
Thiên.
c.
Có câu mẹ tròn con vuông (dĩ nhiên là
của người Việt
Nam ta, không hiểu vì sao người Trung Hoa lại lấy đó để
gọi Hà Đồ là tròn mà Lạc Thư là vuông rồi họ lý luận loanh quanh để ra cái đồ
hình quái dị). Tôi cho rằng Hà đồ có 4 cặp số, có ý sắp xếp lại theo hình vuông
8 ô. Và mẹ là ai? Chúng tôi luôn luôn dẫn chứng từ logic đến các triết lý tôn
giáo chứng tỏ Mẹ là Thái Cực. Dạng của nó là Thái Cực đồ hình tròn, nên nói Hà
Đồ có dạng hình vuông cũng vô cùng hợp lý. Từ đây, hãy chứng minh có tròn có
vuông trong các cổ vật của Việt Nam ta.
d.
Có chứng cứ của số to ôm lấy số nhỏ.
Vâng, chúng tôi sẽ chứng minh tất cả các điều kiện trên
một cách trọn vẹn. Xin cho phép chúng tôi đề cập đến Hà Đồ trước.
8.
Hà Đồ-Mã hóa Hậu Thiên.
Chứng cứ vật thể.
Hà đồ có rất nhiều trong các cổ vật Việt
Nam!!! Nhưng trước
khi nhận ra Hà Đồ thì chúng ta đặt các giả sử như sau: Chúng tôi và các quý vị
độc giả đều biết Kinh Diệc không giỏi thì cũng thuộc lòng những tiên đề (hay
định lý của nó) của nó. Vậy, khi một ai trong chúng ta muốn vẽ cái tiên đề nào
đó cho Hậu Thế thì chúng ta vẽ như thế nào? Ví dụ, có Hà Đồ gồm 4 cặp số 1-6,
2-7, 3-8, 4-9 thì ta sẽ vẽ ra sao? Chúng tôi cho rằng thật logic khi nói, các
phương pháp vẽ Hà Đồ nằm trong các cách sau:
a.
Vẽ sao đó cho toát lên 4 số 1, 2,
3, 4 nằm đúng phương vị tương đối của nó là được.
b.
Vẽ sao đó cho toát lên 4 số 1, 2,
8, 9 là được
c.
Vẽ sao đó cho toát lên 4 số 6, 7,
3, 4 là được.
d.
Vẽ sao cho toát lên 4 số 6, ,7, 8,
9 là được.
e.
Nói tóm tắt là vẽ làm sao đó cho
toát lên mỗi cặp một hoặc cả hai số là được. Với điều kiện trong trường hợp hai
số thì phải chứng minh rõ ràng số nhỏ nằm trong số lớn.
f.
Cuối cùng tinh xảo nhất là làm toát
lên cả 8 số.
g.
Hoặc có hướng giải quyết số, làm
thế nào đó cho toát lên sự phân biệt hai cặp Nọc lớn hơn Nòng với hai cặp Nòng
lớn hơn Nọc.
Ta lại thử đặt các giả thuyết hoàn
cảnh để xem lại lịch sử xem sao. Tức phải đặt mình vào vị trí của người xưa để
xem cái logic nào họ khắc hoạ một bức tranh trên trống đồng:
a.
Nếu người xưa chả hiểu gì về Dịch
thì họ khắc lên trống đồng những hoa văn họ cho là đẹp hay những hoa văn có ý
nghĩa khác nào đó mà ta chưa biết (khác với Dịch). Như vậy, những phát hiện về
mã 3-3---4-4, mã Hà Đồ, hay Hậu Thiên Bát Quái chúng tôi dẫn dưới đây chỉ là
những ngẫu nhiên. Nhưng những ngẫu nhiên này
quá lớn-lớn
quá đến nỗi khó tin ví dụ như việc vẽ em bé trong trống đồng Ngọc Lũ, việc vẽ
hai nhóm người đi ngược chiều nhau như trong trống đồng Đông Sơn, hay việc vẽ
bất cân xứng đến vô lý như một anh chàng đứng lên đánh trống trong trống đồng
Ngọc Lũ (chúng tôi sẽ dẫn sau);
quá nhiều-ở
một trống như trống đồng Ngọc Lũ có chứa tất cả các yếu tố của Dịch, Trống Đông
Sơn, Đặc Giáo, Sông Đà cũng vậy;
quá trùng lặp-có
rất nhiều trống đồng cùng một ý thức mã hoá như nhau và theo phân tích lại hợp
với cách giải thích Dịch bằng số học. Đến đây, các vị sẽ thấy cái ngẫu nhiên này
khó có cơ sở để tồn tại. Hơn nữa, như sách Trung Hoa có viết người Việt Thường
Thị biết đoán tương lai qua mu rùa chứng tỏ một sự chiêm nghiệm Thiên Văn từ xa
xưa. Và chúng ta hoàn toàn khẳng định điều ngược lại với giả sử trên.
b.
Người Diệc làm ra kinh Dịch, nhưng
họ chưa tường tận lắm nên vẽ qua loa theo mức độ hiểu biết của họ mà thôi. Hiển
nhiên như thế, làm sao người ta có thể phát minh ngay ra triết thuyết vĩ đại
được một thời gian ngắn được.
Nhìn các trống đồng theo niên đại ta cũng có thể thấy mức độ ám chỉ Dịch khác
nhau. Ngoài ra, còn dễ dàng thấy sự phát triển của Dịch từng vùng địa lý, từng
vùng văn hoá nữa. Nhưng đến thời người ta đã biết rõ quá Dịch, tường tận Hậu
Thiên và cụm bốn số thì họ phải mã hoá thế nào chứ. Những bức tranh như của Đặc
Giáo, Sông Đà, Đông Sơn, Ngọc Lũ đã chứng tỏ đến lúc đó, người Diệc đã quá tường
tận Dịch.
c.
Người Diệc tường tận Dịch, họ sẽ mã
hoá theo cách của từng nghệ nhân có thể nghĩ ra. Vì biết nguyên tắc số của Hà Đồ
là con số ngoài=con số trong + 5 nên sẽ có rất nhiều người theo con đường hiển
thị một số của cặp số đó mà thôi. Có nghĩa khi hiển thị 1 thì số ngoài phải là
6, còn nếu hiển thị 7 vì lý do 7+5=12 lớn hơn linh số 10 nên 7 là số ngoài và số
trong phải là 2. Phương pháp lý luận này hoàn toàn có cơ sở vững chắc. Bởi vì
việc đặt nền móng của Dịch trên cơ sở nhị nguyên và hiểu hoàn toàn về Dịch sẽ dễ
hơn rất nhiều khi phải hiển thị chúng trên một mặt phẳng chật hẹp với những đòi
hỏi tâm linh, sinh hoạt xã hội khác nhau (như chúng tôi đã viết, đúc trống đồng
là việc làm khó khăn và nó phải dính dáng đến một sự kiện xã hội nào đó. Nên các
quy chế của xã hội lúc bấy giờ yêu cầu người nghệ nhân khắc hoạ với những điều
kiện khắt khe. Bởi thế, mặc dù Dịch là phát minh vĩ đại nhưng khi khắc trống
đồng không thể tự ý khắc mỗi tư tưởng Dịch mà lồng vào những điều kiện sinh hoạt
xã hội lúc bấy giờ). Những đòi hỏi khắt khe đặt ra cho người nghệ nhân một bài
toán hóc búa. Mà con người là con người. Không thể có chuyện hầu hết các Dịch
gia lúc bấy giờ đều biết cách giải bài toán khắc tranh này. Bởi thế, sẽ có rất
nhiều người chọn lựa các phương pháp a-e và g. Ngược lại, nếu ta chứng minh được
các cách hiển thị a-e và g được dùng nhiều đến thì ta cũng chứng minh là người
xưa đã biết tường tận Dịch.
d.
Người Diệc biết tường tận Dịch và
họ phải khắc lên trống đồng đầy đủ các yếu tố của nó. Khi phân tích đến đây thì
quý vị đã thấy ngay điều này không ổn. Tại vì sự bắt buộc là không cần thiết.
Nếu lúc đó, từ ông trưởng bản, ông tế sự, ông nghệ nhân đến người Dịch gia bình
thường đều biết tường tận Dịch thì hà tất gì phải ép buộc một công việc khó khăn
như vậy. Hơn nữa, việc đúc trống cũng phải có thời gian giới hạn để nghiệm thu
nên nếu bắt buộc người nghệ nhân những điều kiện khó quá thì có lẽ không ai
trong những nghệ nhân của địa phương đó, trong thời điểm nào đó có thể hoàn
thành. Trong khi ai ai cũng biết cách số học đơn giản để từ một suy thành hai
thì việc gì ép buộc quá đáng thế. Trống đồng có thể để dùng ngay lúc đó (nhu cầu
tất yếu là dùng ngay sau khi trống hoàn thành), nếu nghĩ xa hơn là để lại cho
Hậu Thế thì chúng ta (theo chủ quan của mình) cũng đâu có ngờ bây giờ ta biết
2+2=4 mà con chúng ta lại không biết, đúng không? Chính vì thế, họ cho rằng lớp
sau cũng như lớp trước cũng hiểu rất rõ ràng nên cần gì khắc hoạ kinh khủng đâu.
Chúng tôi cảm tưởng trống đồng không phải là bản mã hoá Dịch cho Hậu thế mà là
những phóng tác của từng nghệ nhân về tư tưởng Dịch đồng thời lồng các yếu tố
sinh hoạt tâm linh, xã hội của cư dân (lúc đúc trống) vào đó (chẳng qua bây giờ
chúng ta chả hiểu gì về nó nên chúng ta gọi đó là mã hoá). Sự phong phú về cách
vẽ, khắc đã chứng minh cho luận điểm này. (Có ai ngờ rằng, sự tàn bạo của kẻ xâm
lược đã làm tiêu hao đi bao nhiêu tài năng xuất chúng sau đó. Để rồi, người hiểu
được trống đồng còn lại như sao buổi sớm và thậm chí mất đi trên cõi thế này.).
Như vậy, khó có thể khi làm trống người nghệ nhân hoặc theo chủ quan, hoặc theo
điều kiện khách quan
bị bắt buộc phải vẽ hết các tư tưởng Dịch. Đúng hơn, họ vẽ theo khả năng của mình với những điều kiện tri thức và xã hội
lúc bấy giờ. Còn cách phóng tác cho đúng hầu hết tư tưởng dịch chỉ là phương
pháp làm khá thông minh rất hạn hữu của một nghệ nhân thiên tài nào đó. Trống
đồng Ngọc Lũ là một bằng chứng hiếm hoi cho cách thể hiện Dịch trên trống đồng
này.
Từ các phân tích trên, ta thấy cách
hiển thị Dịch a-e và g
phải
(tôi xin nhắc lại “phải” vì như thế mới hợp logic) là phổ biến nhất (thật ra chỉ
e và g thôi). Và các phát hiện dưới đây đã chứng minh cho điều đó.
Nói chung, có nhiều phương pháp ký
hiệu Hà đồ. Và phải công nhận sự phóng tác trong việc ký hiệu Hà Đồ của người
Việt khá đa dạng, phong phú. Sự phong phú này ngược lại chứng minh cho sự rành
rẽ Kinh Dịch (Diệc) của người Việt cổ xưa.
Phương pháp dùng 4x11 + 1:
Có hai trống đồng có khắc kiểu này:
Trống đồng Đặc Giáo:
Trống đồng Thôn Mộng:
Hai đồ hình này có thể vẽ thành số như sau:
Chúng ta hãy nhìn nhận số 11 trừ đi 1 trung tâm theo
nguyên tắc đồng dạng phải triều về tâm và theo nguyên tắc chỉ có một cặp số
chồng lên nhau thôi, sẽ cho ra số 10;
vì ai cũng biết phía bên trong phải có Nọc
5 mà nó chỉ có một Nọc vậy ở đây phải tính đến bốn Nọc nữa giống nó.
Người xưa lại có ký hiệu thêm vào bốn cụm 11 này những số
3 và 4 tượng trưng cho cụm lẻ, cụm chẵn. Mà 10 là số chẵn sao lại có cụm chẵn,
cụm lẻ? Logic nhất giải vấn đề này chính là cách sắp xếp cụm. Cụm có hai lớp,
vậy số 10 chỉ thị cho lẻ chính là tổng hai số lẻ. Cụm có chỉ thị chẵn là tổng
hai số chẵn. Số 10 chỉ có thể=1+9=3+7=2+8=4+6=5+5. Kết quả sau không thể chấp
nhận được vì như thế sẽ cho ra hai số giống nhau ở hai vị trí.
Kết hợp với chiều chụẩn(chiều chim bay) của lượng số từ to
đến nhỏ và luận từ Thái Cực Đồ, ta có thể lý luận số 10 bên trái được chia thành
9+1, số 9 ở lại, số 10 bên dưới là 7+3 số 7 ở lại, số 10 bên phải thuộc Nòng và
bằng 8+2, số 8 ở lại số 2 ra đi, số 10 bên trên thuộc Nòng bằng 6+4, số 6 ở lại.
Cuối cùng theo tính đối xứng vá quán chiếu theo số trung tâm, ta được Hà Đồ như
sau:
Hai trống đồng này chứng minh được:
a.
Nếu trừ một vòng tròn triều về tâm thì
ta sẽ có mỗi cụm 10 gồm hai lớp chứng tỏ biểu thị hai số. Cạnh mỗi cụm có chim
bay ra chỉ thị cho một số của cụm phải đi ra để được 8 số ở 8 cạnh.
b.
Trống đồng thôn Mộng có hai hình vẽ
vòng tròn ngoài, hình vuông giữa chứng minh cho điều
“c” của Hà đồ. Quan niệm Mẹ tròn con vuông
được khắc trên trống đồng Thôn Mộng.
c.
Cũng trong trống đồng thôn Mộng có
đường chia nằm trên hai hình Mẹ tròn con vuông chỉ thị cho Trời đất tách đôi.
Chứng minh cho điều “b” của Hậu
Thiên.
Phương pháp dùng 26+18+1:
Có 1 trống đồng khắc theo phương pháp này:
trống đồng Sông Đà. Trống đồng Lũng Cú cũng có thể dùng
phương pháp này, thế nhưng hình vẽ của nó quá mờ.
Trống đồng Sông Đà:
Có thể nói đồ hình này đã mang cho chúng tôi hết từ ngạc
nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chiêm ngưỡng nó, chúng tôi không thể nào giấu
được thán phục sự thông minh của nghệ nhân sáng tạo nó. Đồ hình này đã số hóa
triệt để Kinh Dịch. Tuy nó kém hơn Ngọc Lũ về cách hiển thị nhưng bằng phương
pháp số học nó đã đơn giản hóa triệt để cách biểu thị Kinh Dịch. Ờ đây chỉ nói
về Hà đồ nên chúng tôi chỉ giới hạn phân tích vấn đề này.
Đầu tiên
chúng tôi xin lưu ý các bạn có hai cái nhà đối xứng và hai nhóm người đánh trống
đối xứng qua tâm khác với các nhóm đối xứng khác, chúng giống nhau ít nhất về số
sinh vật và cả về cách vẽ. Vậy ta có thể lấy trục đối xứng là trục nằm trên hai
điểm giữa hai nhóm đánh trống và nhà.
(Lưu ý vì vẽ cho đẹp nên người xưa không thể
nào vẽ đường cắt qua tâm thô thiển như chúng tôi dùng để phân tích đươc. Họ ngụ
ý có đường chia bằng cách vẽ hai hình giống nhau đối xứng. Có rất nhiều trống
đồng chứng tỏ khẳng định này):
Hai hình dưới chúng ta có thể vẽ lại như sau:
Theo hình vẽ trên đây chúng ta cũng không phải cố gắng gì
cho lắm để nhận thấy tư tưởng Hà Đồ: 1 đối với 2, 3 đối với 4 và 6 đối với 7.
Thế nhưng đã hết chưa? Ta lại thấy hình bên trái có 3 số 6 nối với nhau và dễ
dàng nhận ra chúng thuộc Nòng. Còn 26 vòng tròn bên trái rời rạc thuộc Nọc. Theo
nguyên tắc triều tâm (phải có 4 Nọc triều về tâm), lần này là đồng Nọc tương ứng,
có bốn hàng ngang mỗi hàng triều một vòng tròn cũng lập nên trung tâm có 4+1=5.
Số còn lại bằng 22. Quý độc giả chắc đã nhận thấy điều gì rồi. Theo Hà Đồ thì số
của hai cụm Nọc trội sẽ là 9+4+7+2=22, còn số của hai cụm Nòng trội là
8+3+6+1=18. Vì đường chia bắt đầu từ hai nhà, theo chiều bay của các chim và
quán triệt số 5 trung tâm ta có sự phân bố Hà Đồ như sau:
Vậy ta thấy chỉ cần hai bảng số trên hai cái đình mà nghệ
nhân đã diễn tả hầu hết ý tưởng Hà Đồ. Tư tưởng số hóa cũng còn được nhận thấy
khi phân tích chứng tích Hậu Thiên. Chúng tôi sẽ viết sau. Với đồ hình này, tôi
cho rằng người Việt cổ đã khắc họa Hà Đồ đồng thời chỉ ra nơi Trời đất tách đôi
(điểm
“c”
cần chứng minh của phần Hậu Thiên).
Nếu chỉ xét
hai cái đình thiêng liêng thì chúng ta cũng thể dễ dàng nhận ra tư tưởng Hà Đồ
và vòng uyên nguyên Khảm Khôn: đình trên : 6-7-6-(7)(viết từ trong ra)=Khảm còn
đình dưới: 6-6-6=Khôn. Điều này chứng tỏ chuyển tải tư tưởng Khảm nằm phương vị
1 và Khôn nằm phương vị 2 Hà Đồ. Đồng thời, nó cũng chứng minh cho vòng uyên
nguyên Đất Nước-triết lý
chủ đạo trong đời sống dân Việt cho đến tận bây giờ.
Phương pháp 6, 7, 3, 4:
Hai phương pháp trên nằm trong nhóm hiển thị Hà Đồ “g”, để
giải nó chúng ta cần phải có những suy luận logic tinh tế. Phương pháp
6, 7, 3, 4 rõ
ràng có mức hiển thị cao hơn và nó nằm trong nhóm "e". Có một đồ hình dùng
phương pháp này:
Trống Đồng Đông Sơn 1:
Hãy chú ý vào đồ hình: phần trên có ba người dắt nhau đi
qua bên trái và phần dưới cũng có ba người dắt nhau qua trái. Trước đây, tôi đã
chứng minh đó là hiển thị chiều quay của chữ S thiêng liêng. Và phần 1 chương
này, tôi đã chứng minh có cách thiết lập từ 8 bát quái để thành đồ hình tạo nên
chữ S theo trùng quái-mỗi bên chỉ dựa trên ba trùng quái. Và chính xác chữ S đó
đổi chiều xung quanh trục 4-3. Phía trên, mỗi người đều có mang một số hình dáng
dạng lông chim. Nếu độc giả cho rằng những người đã chạm khắc những đồ hình vô
cùng đẹp với tính đối xứng cao có thể mắc phải sai lầm thì chúng tôi xin miễn
bàn. Còn nếu quý vị cho rằng : “Không thể họ sai lầm ngờ nghệch vậy. Vì chuyện
đúc trống là chuyện trọng đại nên có thể khi chạm người ta nghĩ ra những đồ hình
bất cân xứng để biểu thị cái gì đó.”. Thì chúng tôi xin được đồng ý với quý vị
và thêm rằng:
Người
nghệ nhân tồi có thể làm sai một lần chứ khó làm sai hai lần. Dưới đây là một
lần sai: Các hình lông chim đối diện phía trên là 6 mà phía dưới lại là 7. Sai
lầm thứ hai khó thể tha thứ được đó là cái đế của đỉnh bên phải người ta chia
làm 3 còn bên trái lại chia làm 4. Mà mỗi bên các phần được chia lại bằng nhau
mới thấy ông nghệ nhân này ngờ nghệch thật.
Quỷ quái thật, đã thế ông ta lại cho chúng bằng nhau nữa
chứ!
Quý vị dễ đồng ý với chúng tôi rằng, đó không phải là sai
lầm mà là cố ý. Còn cố ý làm việc gì thì ai trong chúng ta cũng rõ rồi. Khi xét
bức họa văn trên trống đồng Đông Sơn chúng ta có thể nhận thấy nó được chia ra
thành hai cặp với chi tiết giống nhau và đối xứng nhau trong từng cặp. Chúng ta
dễ đồng ý là mỗi phần của từng cặp biểu diễn một ý nghĩa nào đó (với điều kiện
hai thành phần trong cặp phải khác nhau. Và đều này được nhận thấy ở trống đồng
Đông Sơn. Đó là 6 đối 7, và 3 đối 4. Đồ hình 6, 7, 3, 4 do sự tương xứng (nghiệm
duy nhất) nên chỉ có thể là một cách diễn tả Hà Đồ: 1-6,
2-7,
3-8
và 4-9 theo đúng thứ tự
của nó.
Như vậy, ta có thể kết luận đó chính là Hà Đồ. Bây giờ ta
lại chứng minh tiếp nó có liên quan đến Hậu Thiên Bát Quái. Rất tiếc, chúng tôi
chịu không thể luận ra nỗi Hậu thiên bát quái nằm ở đâu trong đồ hình này. Thế
nhưng những biểu hiện của nó theo các nguyên tắc khung thì có:
a.
Có 6 con chim: Trong trống đồng vòng
chim hầu hết chỉ việc Hậu Thiên. Tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau. Người xưa cho là
mình có nguồn gốc chim và dĩ nhiên chỉ có thời Hậu Thiên mới sinh ra vạn vật. Để
rồi con người giống như chim bay đi khắp bốn phương trời. Nhiều hình trên trống
đồng có khắc mỗi 6 con chim mới lạ. Khi nghiên cứu trống đồng và cho nó là biểu
tượng của Dịch văn, tôi thấy không giải thích nỗi: Tại sao là 6? Thế nhưng, đến
lúc phát hiện ra Hậu Thiên phải do trùng quái sinh ra tôi mới hiểu. Đồ hình Hậu
Thiên được xây dựng từ trùng quái và vì tính chất của các quái nên Bát Quái chỉ
sinh ra 6 (mỗi bên 3) trùng quái đối xứng tâm. Có thể tổ hợp nên 8, nhưng đã
dùng tổ hợp một cái này thì phải mất cái kia. Do đó chỉ có 6. Rất nhiều đồ hình
trên trống đồng vẽ 6 chim lại có sao 8 cạnh hoặc cái gì đó có 8 cái. Vậy nếu
diễn tả chuyện Bát quái đã có 8 cái này rồi thì cần gì đến 6 chim. 6 chim vừa
diễn tả chiều chuẩn vừa để diễn tả việc Hậu Thiên-Hậu Thiên Bát Quái được xây từ
6 trùng quái (điểm
“d”
cần chứng minh của phần Hậu Thiên).
b.
Đường chữ S được biểu thị bởi ba người
mỗi bên đi về bên trái. Ba người biểu tượng cho 3 trùng quái.
c.
Giữa 6 con chim mỗi đầu có chừa chỗ
rộng hơn một chút chỉ thị cho đường chữ S sẽ đi qua đó. Rất nhiều trống đồng vẽ
6 chim có chừa hai chỗ trống lớn hơn các chỗ trống khác.
d.
Phần trên ta thấy đáng lý theo hình chữ
S thì người đầu tiên cũng phải quay đầu theo chiều chuẩn. Thế nhưng, anh ta lại
quay ngược lại. Điều này chứng tỏ có một quái theo cách phân Hậu Thiên bị tách
rời ra và nằm ở phần khác. Chúng tôi sẽ viết thêm về vấn đề này ở chương 10. Ở
đây chỉ nói ngắn gọn, Đường chữ S của Hậu Thiên vẫn giống Tiên Thiên. Tức là quy
luật vận hành thuộc (mang tính) Trời của Hậu Thiên vẫn giống như Tiên Thiên.
Nhưng vì là Hậu Thiên, nên nó còn có một quy luật
vận hành thuộc tính Đất nữa song song với quy luật có tính Trời. Đó là quy luật
vận hành của Đất và Nước-một triết lý độc đáo của người Việt cổ. Và có hai quái
nằm giữa hai quy luật này đó là Càn và Khôn. Nhưng tại sao, ông người phía bên
này không quay lại? Tôi cho rằng vì vẽ sao cho toát lên nhiều yếu tố Dịch vì thế
muốn tỏ rõ chữ S thì khó mà làm sáng tỏ đường phân Trời Đất (điểm
“b”
cần chứng minh của phần Hậu Thiên). Nên người ta chọn cách
biểu hiện tốt nhất mà thôi.
e.
Đếm từ đường chia đôi trời và đất, ta
có: 4người+7hình lông chim+3(cái đỉnh)=4người+6hình lông chim+4(cái đỉnh)=14 (một
yếu tố quan trọng để chứng minh điểm
“b”
cần chứng minh của phần Hậu Thiên và khẳng định có liên
quan đến Hậu Thiên- điểm
“b”
cần chứng minh của phần Hà Đồ).
Trên đây, chúng tôi đã chứng minh Trống Đông Sơn 1 có chứa
Hà Đồ (điểm
“a”
cần chứng minh của phần Hà Đồ) và có ám chỉ sự liên hệ
giữa Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái (điểm
“b”
cần chứng minh của phần Hà Đồ). Cuối cùng chúng tôi sẽ cho
quý vị thấy một đồ hình mà Hà Đồ đồng thới Hậu Thiên Bát Quái được ẩn chứa trong
nó một cách tài tình. Đó là trống đồng Ngọc Lũ.
Phương pháp hiển thị hết 4 cụm số:
Trống đồng Ngọc Lũ:
Mặt trống:
Mặt trống được vẽ lại chi tiết tìm được trong sách
“Hành
Trình Về Thời Ðại Hùng Vương dựng nước”của
nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo:
Trước khi bắt đầu vào phân tích trống, chúng tôi xin lưu ý
quý vị vì người nghệ nhận trên một mặt trống muốn ghi lại nhiều tiền đề chính
của Kinh Dịch(Diệc) nên họ phải dùng nhiều phương pháp: phương pháp đếm, phương
pháp khác biệt, phương pháp hình tượng có ý nghĩa rõ ràng, phương pháp số học
đơn giản (tính mod)…Quan trọng là chúng ta tìm ra một quy luật, một nguyên tắc
nhất quán.
Ta bắt đầu xét lại người xưa giấu gì trong đồ hình này.
Chúng ta hãy chú ý
vào vòng trong cụng gần mặt trời nhất. Đó là vòng diễn ra sinh hoạt của người
Việt cổ.
Bước 1: Hãy nhận thấy rõ ràng có 10 nhóm hình.
Bước 2: Nhóm hai cái đình có người ở trong đình, nhưng
không có người động đậy ngoài đình. Nếu chỉ tính các cụm hình có người động đậy
ở ngoài thì ta thấy rõ ràng có 4 nhóm người gần như tương đương về chiều dài.
Một phân bố rất hợp mỹ quan cho những đồ hình mang tính logic số. Đó là 2 nhóm
người cầm vũ khí và 2 nhóm mà mỗi nhóm gồm các cụm người sau: giã gạo, nhà và
đánh trống. Như vậy, hoàn toàn logic khi cho 4 nhóm người này tượng trưng cho 4
cặp số ngoài. Để xem lý
luận này có đúng không mời quý
vị xét bước tiếp theo.
Bước 3: Có hai cụm người giống nhau gồm có số người cần vũ
khí tương ứng trên là 6 dưới là 7. Như vậy, ta hoàn toàn có thể cho chúng là hai
trong bốn cặp số. Vậy hai cặp số còn lại phải là hai cụm người vật còn lại trừ
đình vì không có người động ở ngoài.
Bước 4: Vì các cụm này trải dài cả mặt trống nên ta có thể
cho nếu nó biểu hiện Hà Đồ thì chúng chính là những số to. Nguyên tắc tính số
rất đơn giản: Đếm tất cả các sinh vật sống động của từng vùng (tức là những sinh
vật không bị nhốt trong nhà). Đúng hơn, phải gọi là cụm sinh vật vì nếu như có
cụm sinh vật nhưng nó nằm trên một đường thẳng chiếu vào tâm mặt trời thì cũng
được tính là 1. Ví dụ cụm chim người ở cạnh hai cái đình tuy hai sinh vật nhưng
chỉ được đếm là 1. Như vậy từ hình vẽ lại trên ta có 4 số vòng ngoài: Bắc: 6,
Nam: 7, Tây: 9, Đông: 8. Hoàn toàn trùng khớp với Hà Đồ.
Bước 5: Vì các số nhỏ của Hà Đồ nằm trong nên cách tính
của nó cũng mang tính nằm trong. Vậy, số nằm trong của hình vẽ trên thuộc nhóm
6, 7 (vì không thể đếm người được nữa) phải là
những người nào đó có tính chất đặc biệt-những
người không có vòng tròn trên người.
Và số nằm trong của nhóm Tây, Đông rất hữu lý nếu được tính
ở trong hai
cái nhà. Bởi vì hai cái nhà đều được nhóm đánh trống và nhóm giã
gạo ở hai bên. Vậy số người của
các nhóm đối diện là 1, 3 và 5, 3. Có dính gì đến Hà Đồ nhỉ? Chúng ta lại xét
tiếp.
Bước 6: Khi nhìn vào các hình vẽ của trống đồng Ngọc lũ,
phải nói chúng tôi
“ngán ngẩm” thay cho
người nghệ nhân. Ông ta vẽ làm sao quá đỗi lạ lùng. Đập vào mắt chúng ta là sự
bất tương xứng ngay trong một nhóm. Trong nhóm bảy người cầm vũ khí, có người
đầu tiên nhỏ quá so với các người khác (cả hai nhóm 6 và 7.) Người này lại không
được trang trí trên đầu:
Vậy người này được vẽ khác với những người kia để làm gì?
Sau đó, ta xét hai cái nhà xem sao:
Ba hình trên đây làm tôi nhớ đến những câu hỏi IQ thông
dụng: Các người của hai hình trên có ai khác biệt? Các người ngồi trong nhà có
ai khác biệt? Câu trả lời đơn giản: Trường hợp hai hình trên,
người khác biệt nhất là người đầu tiên
trong nhóm bảy người,
Trường hợp hai cái nhà, mỗi nhà luôn có hai người quay mặt vào nhau, nên 4 người
này không khác biệt.
Còn nhà bên trái có em bé ngồi tách ra, xoay hướng khác với hai người kia, vậy
em bé là hình người khác biệt.
Nhưng như thế đã độc đáo chưa?
Thứ nhất,
cả hai cụm người, ta đều thấy tính trùng nhau của người vô
cùng đặc biệt-đó là
người trẻ em. Chính vì
thế, đây là một trùng hợp bất thường cần phải chú ý. Chú ý để loại bỏ ra.
Thứ hai,
khi vẽ hình trẻ em lại không có vòng tròn người ta muốn
khẳng định thêm chính người khác cả hai nội dung lẫn hình dáng phải là
người khác biệt
(là trẻ em) trong
nhóm đặc biệt
(là nhóm người không có vòng tròn) cần tính, ta không tính
vào. Đồng thời, khi lý luận như vậy ta lại có kết quả là người trẻ em phải bỏ đi.
Điều này, một lần nữa khẳng định chéo qua hình hai nhà: đích thị trẻ em không
tính. Như vậy điều thứ hai và thứ nhất là hai chứng lý khẳng định điểm khác biệt
chéo nhau làm cho khẳng định đó càng chính xác hơn.
Thứ ba,
ta biết rằng số ngoài phải ôm số trong, nên khi vẽ trẻ em
không có vòng tròn ở ngoài làm cho chúng ta có thêm một bằng chứng loại trừ trẻ
em ra không tính-vì
rằng số trong phải nằm trọn vẹn trong số ngoài, trường hợp 6 người cũng vậy và
trường hợp 7 người tất yếu cũng vậy.
Thứ tư,
người nghệ nhân vẽ trẻ em của nhà bên trái lại gần trẻ em
của cụm bảy người càng làm đập vào mắt người khác ngay điểm khác biệt để dễ bề
suy luận (Tuy nhiên, dành cho những người ít ra cũng biết đồ hình này có liên
quan đến Dịch).
Từ đây, ta có thể tìm ra các số nhỏ:
Trường hợp hai nhà: Tìm các sinh vật động trong nhà và
trên nóc trừ sinh vật khác biệt. Nhà bên trái: hai chim, hai người=4. Nhà bên
phải: một chim, hai người=3.
Trường hợp hai cụm người: Tìm những người không có vòng
tròn trừ người khác biệt. Cụm người trên: 1. Cụm người dưới: 2.
Như vậy, đã rõ: ta có bốn cụm số sau đây: Bắc-Trên: 6-1,
Nam-Dưới: 7-2, Tây-Trái: 9-4. Đông-Phải: 8-3. Đây chính là Hà Đồ.
Lưu ý, phần chứng minh Hậu Thiên, chúng tôi có bằng chứng
xác đáng cho việc người nghệ nhân phải khắc ở trong nhà bên trái chính xác 3
người. Ông ta có thể khắc 1 người hay 5 người, nhưng như thế trường hợp đầu sẽ
được tổng là ba, còn trường hợp sau tổng là 7. Không thỏa đáng. Nên ông ta phải
khắc 3 và muốn bỏ một đành phải vẽ trẻ em. Đó là phương pháp vô cùng thông minh
của người nghệ nhân.
Như vậy ở đây chúng ta đã chứng minh xong một lúc các điểm
“a”,
“b” và “d” của phần Hà Đồ.
Về phần chứng minh Hà Đồ liên quan đến Hậu Thiên
(“b”)
trong trống đồng Ngọc Lũ, chúng
tôi sẽ đề cập sau.
Đến đây, chúng tôi xin kết thúc phần chứng minh Hà Đồ
trong các cổ vật của Việt Nam ta. Người Việt cổ đã bằng cách này hay cách khác
để mã hóa Hà Đồ. Sự phong phú của các phương pháp làm chúng ta liên tưởng, người
xưa đã thi nhau sáng tác ra những đồ hình khác nhau để mã hóa toàn bộ những tiền
đề Kinh Dịch (Diệc).
9.
Hậu Thiên Bát Quái-một
sản phẩm trí tuệ của người Việt.
Có một số trống đồng theo chúng tôi có mã hóa Hậu Thiên:
Lũng Cú, Đông Sơn, Sông Đà, Ngọc Lũ và Hoàng Hạ. Tuy nhiên vì trống đồng Đông
Sơn chúng tôi không thể nào giải mã được, trống
Hoàng Hạ thì nhiều chi tiết không rõ ràng
nên chỉ phân tích ba trống đồng Sông Đà, Lũng Cú (mờ nhưng có thể nhận biết một
số khác biệt cơ bản) và Ngọc Lũ mà thôi.
Phương pháp số hóa vài (ít nhất là 4)
quái liền nhau+dùng đối xứng tâm:
Phương
pháp này được dùng trong hai trống Lũng Cú và Sông Đà. Có nhiều chỗ khác nhau
nhưng chung quy, thông điệp truyền đạt lại được chuyển tải bằng những nhóm hoa
văn giống nhau.
Trống đồng Sông Đà:
Chúng ta nhận thấy, khác với những trống
đồng khác, ở trống đồngSông Đà các cấu trúc kiến trúc gồm hai nhà mái cong và
hai cái đình lại nằm gần như chính giữa các hướng. Mỗi bên đường đối xứng màu
xanh đều bắt đầu từ nhà (kiến trúc) đến nhóm người đến đình (kiến trúc) lại đến
nhóm người khác. Vậy rất hữu lý
khi nhận định 4 cấu trúc kiến trúc và 4 nhóm người hiển thị cho bát quái.
Xin quý vị chú ý, hình chứa 26 vòng tròn nếu đọc từ tâm ra
(luôn luôn có nguyên tắc viết từ gần Mặt trời ra ngoài. Vậy, hình 26 vòng tròn
viết qua ngôn ngữ bát quái (chỉ lấy 3 lớp gần tâm) là 6-7-6, hay là nòngnọcnòng=Khảm.
Phía bên trái có 3 người đi và 4 người đánh trống=7=Càn.
Hình nhà bên trái có 3 vật động là chim và hai người=Tốn.
Tiếp đến cụm 6 người. Có nhiều trống đồng khắc nhóm người
giã gạo nhưng thường có hai nhóm người đối xứng nhau và mỗi nhóm 3 người như:
trống đồng Ngọc Lũ:
, trống đồng Hoàng Hạ:
, Cổ Loa:
Thế nhưng ở đây lại khắc nhóm chỉ hai người giã gạo chỉ
một bên. Người nghệ nhân khắc họa một cách bất đối xứng như thế chắc phải có lý
do. Hiển nhiên, chúng ta cũng có thể cho đó chỉ là sai lầm của người nghệ nhân
làm trống Sông Đà. Có thể như vậy chăng? Liệu có thể vậy khi hầu hết tất cả
những hoa văn của trống đồng Sông Đà mang tư tưởng Dịch(Diệc thư): nhóm 18-16,
nhóm 3-3---4-4, mặt trời 14 cánh, mã số học của Hà Đồ qua công thức 26+18+1…Tính
bất xứng phải được lý
giải bằng cách khác. Ngoài ra, tính bất xứng này có một chi tiết đáng chú
ý
: đó là nhóm chỉ có 2 người thay vì 3 như các trống khác. Điều này chứng tỏ cách
giải thích logic nhất là nghệ nhân muốn thêm vào để tính số người. Quý vị có thể
hỏi: Thế tại sao không thêm vào 2 người giống như cụm 4 người? Tại sao phải là
nhóm giã gạo? Rất đơn giản, nếu như thế thì không toát lên được ý đồ Tứ Tượng và
Tiên Thiên qua công thức 3-3----4-4. Người nghệ nhân muốn ghi trên trống đồng
hết những tinh hoa của Kinh Dịch (Diệc). Thứ hai, chúng ta thường thấy có những
nhóm hay được vẽ như sau: nhóm trang phục lông chim (có lúc 2, có lúc 4 nhóm),
nhóm đánh trống (2 nhóm đối xứng nhau), nhóm nhà (2 nhà đối xứng nhau có vật
trong đó), nhóm đình loại 1(có người ở trong), nhóm đình loại 2 (không có người
chỉ có hoa văn) và cuối cùng là nhóm giã gạo. Vậy muốn thêm hai người nào nữa
vào nghệ nhân phải thêm hai người nào.
Chỉ có thêm hai người giã gạo vào mới đẹp
đồng thời không phá vỡ sự bức tranh cân đối hài hòa vừa diễn tả sinh hoạt người
Việt cổ vừa diễn tả tư tưởng dịch.
Vậy, cụm tiếp theo cần tính là 6=Đoài.
Vẫn còn vài khúc mắc cần giải quyết. Tại sao lại tính từ
cái đình có hoa văn như hình bên trái mà không tính từ bên phải? Mà tại sao cứ
phải lấy cái đình để tính trước?
?
Tại vì người nghệ nhân cho rằng đình là nơi thiêng liêng nhất nên nó dễ làm cho
người xem nhận ra ngay mật mã nào chứa đựng trong chúng và vì thế thứ tự khắc
chạm để hiển thị Dịch ông phải lấy mốc ngay từ hai cái đình. Vì thế, ngược lại,
rất hợp lý là trước hết chúng ta phải lấy đình để suy luận ra những điều gì
người nghệ nhân nhắn nhủ vào đó.
Nếu lấy cái đình bên phải thì ta được quái Khôn. Điều này không hợp với tư tưởng
Hà Đồ hay tư tưởng vòng uyên nguyên Đất Nước với Nước số 1 Hà Đồ quan trọng nhất.
Vả lại, nếu tính từ cái đình đó thì chúng ta nhận được nhóm bên phải ngay sau nó
cũng Khôn, tức đập vào mắt ngay lập tức chỗ bất đồng. Hơn nữa, chúng tôi cho
rằng với điều kiện tư tưởng triết học lúc bấy giờ thì việc trọng Nước là đương
nhiên nên nghệ nhân lúc khắc chắc cũng nghĩ đến người khác nhìn trống đồng cũng
tìm ngay ra hoa văn biểu diễn Khảm.
Lại hỏi: Vì sao không tính từ Khảm về phía bên phải: Thứ
nhất, tính về phía bên trái ta nhận được hoàn toàn 4 quái khác nhau còn về bên
phải thì cụm ba người với cụm 3 sinh vật động sẽ dẫn đến hai quái giống nhau.
Hay ít ra muốn tìm quái khác nhau phải giải thích rườm rà. Thứ hai, tính từ Khảm
về bên trái phù hợp với chiều chim bay. Chắc đây cũng chính là ý đồ của nghệ
nhân. Bởi vì thời Hậu Thiên có Khảm chủ tế, nên Khảm được vẽ lại đúng đắn chính
xác theo các lớp (từ gần trời nhất ra), sau đó cứ theo chiều chim bay mà vẽ ám
chỉ các quái khác (trong trường hợp này là dùng số của quái). Làm như thế người
nhìn vào cũng có thể theo lý luận Khảm chủ tế, chiều bay chuẩn mà suy lại các
quái dễ dàng.
Như vậy ta có bốn quái liền nhau: Khảm-Càn-Tốn-Đoài. Lấy
nguyên tắc tổng bằng 7 hay nguyên tắc cặp ngược nhau phải đối xứng qua tâm ta dễ
dàng xây dựng nên bát quái sau. Nguyên tắc 7 cũng đã thể hiện ngay trên chính
trống đồng Sông Đà, đó là công thức 3-3---4-4. Và chính công thức này ngược lại
cho người xem thấy ẩn
ý mã hóa của người nghệ
nhân: nhận biết ra bốn quái còn bốn quái khác được suy ra từ nguyên tắc tổng
bằng 7. Quý
vị cho phép tôi không viết qua ngôn ngữ nòng nọc vì như thế nhiều độc giả sẽ
không quen nhìn:
Đồ hình này cũng chỉ rõ đường phân Đất và Nước (điều
“b”
Hậu Thiên)là đường đi qua hai hình đối xứng nhất-đó là hai cái nhà. Ý tưởng Khảm
chủ tế và quy luật vận hành Hậu Thiên Đất-Nước (chú ý có hai quy luật của Hậu
Thiên: một thuộc Trời và một thuộc Đất) của Sông Đà chúng tôi đã có viết đến ở
các chương trên. Vậy trống đồng Sông Đà miêu tả Hậu Thiên Bát Quái Âu-Lạc(điều
“e”
Hậu Thiên) . Chúng ta cần phải để ý
đến một khó khăn trong phương pháp số hóa này: rất khó số hóa hết tất cả các
quái Hậu Thiên được vì như thế nghệ nhân không thể nào diễn tả hết các yếu tố
khác của Dịch học. Vì thế, ông chỉ chọn ra những quái mà theo ông ẩn
ý của Hậu Thiên Bát Quái có
thể được nhận thấy dễ dàng và logic nhất. Đồng thời, các trí thức xưa đều giỏi
Kinh Dịch nên nghệ nhân chỉ cần như vậy là người khác có thể hiểu được (có ai
ngờ chỉ ngàn năm với sự nô dịch văn hóa của người phương Bắc đã làm bao nhiêu
tri thức của dân tộc ta rơi rớt hêt. Và trơ lại những trống đồng mãi đến bây giờ
ít người hiểu ra và nghiên cứu nó. Thật đáng tiếc.). Ngoài ra, ta thấy cụm người
đối xứng với Càn bằng 8=0(mod 8)=Khôn-làm hiển hiện lên trục thiêng liêng nhất
vũ trụ, đó là trục Càn Khôn. Hay nói cách khác, những thứ cần hiển thị người
nghệ nhận đã làm được hết. Theo chúng tôi,
cách vẽ Khảm đầu tiên và các quái tiếp
theo (3 quái) theo chiều chim bay là hợp lý
nhất.
Chúng
ta thử tổng kết các yếu tố Dịch được hiển thị trên chỉ mặt trống đồng Sông Đà:
-Tư tưởng trọng nước qua quái xuyên suốt: 26---1---18=Nòng
Nọc Nòng=Khảm. (“a”
Hậu Thiên)
-Tư tưởng trọng nước qua vẽ một cái đình từ trong ra ngoài
6-7-6 (7)=Khảm. (Đình là nơi chốn thiêng liêng). (“a”
Hậu Thiên)
-Tư tưởng trọng nước qua vòng chim tròn trịa 18 con vòng
ngoài: 18=Thuần Khảm. (“a”
Hậu Thiên)
-Tư tưởng vận động uyên nguyên Đất Nước qua vòng chim tuy
18 nhưng lại là công thức 18-16. (“b”
Hậu Thiên)
-Tư tưởng vận động uyên nguyên Đất Nước qua hai đình
thiêng liêng một vẽ Khảm một vẽ Khôn. (“b”
Hậu Thiên)
-Hà Đồ qua phương pháp mã 26+1+18. Nếu xét số 5 là số phải
ở trong thì phải chuyển dịch phần rời rạc 26; 4 đường 4 vòng tròn vào trong thì
dễ dàng đổi lại thành 22+5+18 và suy ra Hà Đồ truyền thống. (mơ hồ chứng minh
“a”
và
“b”
Hà Đồ.)
-Số của Hậu Thiên: Mặt trời 14 cánh. (“e”
Hậu Thiên)
-Hậu Thiên Bát Quái qua cách mã hóa số 2-7-3-6 như đã dẫn
trên. (“e”
Hậu Thiên)
-Đường phân chia Trời-Đất qua hai điểm giữa của hai cặp
nhóm đối xứng nhau: cặp nhà và cặp đánh trống. Đúng đường đấy đã chia đôi Vũ trụ
la làm hai và theo số là mỗi bên 14. Như đã phân tích ở chương này phần 6. (“b”
Hậu Thiên)
-Đường chữ S vận động Nòng Nọc là đường
thiêng liêng nhất, một tính chất kế thừa từ Thái Cực nên ở đây người ta cũng
dùng hai cái đình để biểu thị. Đình trên theo hướng chim bay gặp ngay Càn, đình
dưới gặp ngay Khôn. Vậy chúng ta thấy thật logic đường linh thiêng cũng được xây
dựng qua giữa hai đường Càn Khôn và hai cái đình.
-Ngoài
ra khi giải mã bằng logic, chúng ta đã nhận được bát quái Hậu Thiên giống như là
bát quái đã được tính toán từ Toán học; và điều này ngược lại minh chứng cho một
số nghi án Kinh Dịch trong đó có nghi án viết quái từ trong ra-cách thức viết
quái này là của người Việt.
Qua đây quý vị đã thấy trống đồng Sông Đà là một bản văn
ngắn gọn hàm chứa hầu hết các tiền đề khởi thuỷ của Dịch học. Phương pháp hiển
thị bằng số hoá tuy chưa biểu diễn hết các yếu tố của Dịch cụ thể (tức cần suy
luận mới ra) nhưng chúng tôi cho rằng đây là phương pháp khá thành công và chắc
nó được ứng dụng khá nhiều vì về mức độ hiển thị số học thì nó gần hơn các trống
đồng khác (ví dụ Hà Đồ thì mượn 22=9+4+7+2, 18=8+3+6+1, các quái thì đánh số
Khảm=2, Càn=7, Tốn=3, Đoài=6, Khôn=8=0(mod 8). Số học thuần túy và đơn giản. Còn
trong Ngọc Lũ thì khác phải suy diễn qua chẵn lẻ. Tuy cũng vẫn là số nhưng cung
độ phức tạp đã cao hơn.). Và chúng tôi đã có bằng chứng cho tính phổ thông của
phương pháp này. Xin mời quý vị xem trống đồng Lũng Cú:
Quý vị sẽ
thấy hai khu nhà khá mờ (dĩ nhiên nếu chúng tôi có trống đồng Lũng Cú trong tay
thì có thể kết luận chính xác ngay). Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy ngay điểm khác
biệt đoạn bắt đầu sau người đánh trống
cuối cùng đến cụm người giống nhau phía bên trái
dài hơn phía bên phải.
Và cái dài
hơn đó được giải thích là bên trái ngoài nhà ra
còn có vẻ thêm hai người giã gạo. Quý vị so sánh hai hình dưới đây thì thấy
trống đồng Lũng Cú và trống đồng Sông Đà cùng có một ý tưởng khắc hoạ. Đó là
cùng ý tưởng khắc hoạ để biểu diễn Dịch (hay Diệc thư). Nhưng phong cách khắc
hoạ hoàn toàn khác nhau. Khác nhau người, khác nhau về chim. Vòng ngoài chỉ vẽ
có 16 con chim, tức biểu thị Khảm Khôn. Như vậy, dĩ nhiên đây là hai nghệ nhân
vẽ khác nhau. Có thể khác thời đại với nhau. Từ đây, ta rút ra được nhận định gì?
Có một thời, phương pháp số học biểu diễn Dịch này rất phổ biến. Nó như một quy
định, một khuôn mẫu mà mỗi người nghệ nhân cần phải biết. Như vậy, giống như
cách đây mấy trăm năm học trò phải biết đến tam tự kinh hay học trò bây giờ phải
biết đến định lý Pitagor thì thời xa xưa ấy, các nghệ nhân phải biết đến phương
pháp này. Điều này dẫn đến một suy luận logic sau:
triết lý Dịch đã vô cùng phổ biến và đã
trở thành trào lưu trong xã hội Việt cổ bấy giờ.
Ngoài ra
giá trị bằng chứng Dịch của trống đồng Lũng Cú và qua đó là giá trị bằng chứng
cho phương pháp hiển thị Dịch này còn được tăng thêm khi chính ngay trên trống
đồng Lũng Cú (có thể là ở tang trống) [ ] có khắc hàng chữ sau:
Hàng chữ
này đã được chúng tôi giải mã thành công và nó chính là câu khẩu quyết bình
thường mà vô cùng ý
nghĩa của dịch học.
Nhưng, nghệ nhân làm trống đồng Ngọc Lũ đã bước một bước
tiến dài. Quý
vị đã chứng kiến sự hiển thị thành công Hà Đồ cả về nội dung lẫn hình thức (hình
thức đúng hình thức nguyên thủy là 4 cặp số) của trống đồng Ngọc Lũ. Dưới đây,
quý vị sẽ thấy thêm một thành công tuyệt đỉnh khác của người nghệ nhân làm
trống đồng Ngọc Lũ khi ông muốn biểu diễn hết nội dung của Hậu Thiên Bát Quái Âu
Lạc.
Phương pháp viết quái theo ba lớp qua suy
luận chẵn lẻ:
Để giải quyết việc lồng hai đồ hình Tiên Thiên và Hậu
Thiên, người nghệ nhân đã tìm ra phương pháp: làm thêm vòng tròn khác chứa tư
tưởng Tiên Thiên, chứa tư tưởng Khảm chủ tế và quy luật vận hành Đất-Nước:
Đó là vòng tròn chứa 10 nai-8 chim-10 nai-6 chim. Ý tứ
thêm 10 nai vào đây khá rõ: nghệ nhân muốn phân biệt hai nhóm đối xứng là
Nai-Chimó
Nai-Chim hay là 18-16
Nếu tính Nai-chim thì ta có hai nhóm 18 động vật và 16 động vật. Lại lần nữa
thấy cặp số 18 và 16 chỉ việc Khảm chủ tế và vận đông uyên nguyên Đất-Nước. Còn
đường đối xứng qua vòng tròn này chính là đường chia 6 chim và 8 chim ra làm đôi.
Ta nhận được công thức mã hóa quen thuộc
3-3---4-4. Người xưa không thể vẽ khác được vì chỉ như vậy mới hiển
lộ các nhóm 18-16 và 3-3---4-4.
Khi tính số Hà Đồ ta phải phân tích theo 4 cụm nên chúng
ta phải phân trống ra bốn cụm với hai cặp có tính tương đương nhau để giải mã.
Còn bây giờ ta lại tính bát quái, mà ở đây có 10 cụm theo từng cặp sau:
Mà chúng ta chỉ có 8 quái thôi, phải loại cặp nào không
tính? Lại một câu hỏi IQ quen thuộc:
trong 5 cặp trên, cặp nào khác nhất?
Quý vị dễ dàng nhận thấy đó là cặp cụm ba người giã gạo.
Vì bốn cặp có những khác nhau rất rõ giữa hai đơn vị trong cặp, còn cặp người
giã gạo thì không có. Vậy ta đã có 4 cặp của 8 đồ hình đối xứng nhau. Ta xét
từng cặp một:
Cặp thứ nhất: Hai cái Đình.
Tôi cho rằng đó là hai cái đình. Và bất kỳ một làng xã nào
của Việt Nam xưa đều có hai cái Đình: một để cúng Trời, hai để cầu mùa màng, hội
hè. Cũng giống như trường hợp trống đồng Sông Đà, chúng ta có thể tiên đoán hai
cái đình này biểu thị trục thiêng liêng nào đó. Có hai trục thiêng liêng: trục
Càn Khôn-Trời Đất và trục Đất Nước. Ta thử xem có đúng vậy
không?
Hình bên phải có số 15. Ta đã quên chuyện người nghệ nhân
làm sai rồi, vậy 15 chính là Trời vì các lý do chúng tôi cũng đã nói đến chương
trước: thứ nhất-15 có thể chia thành 3 lớp mỗi lớp 5 thành Càn, thứ hai- 15 mod
(8)=7=Càn. Thứ ba- chúng ta thấy số cánh sao là 14-số Hậu Thiên, 15=1(mod 14).
Đây là số 1 lớn nhất của trời đất chỉ Trời. Tức là số hiện hữu, tồn tại. Chỉ có
Thái Cực là tồn tại vĩnh viễn. Còn một điều nữa khẳng định đấy là Trời: ta thấy
người trong đình giơ hai tay lên Trời. Vậy đồ hình bên phải chính là Càn.
Đồ hình bên Trái có số 14. Số 14 biểu thị cho Hậu Thiên (trời
đất phân đôi và tổng các lượng số hai phần bằng 28/2=14), đối xứng với Tiên
Thiên. Tiên Thiên chỉ Trời vậy Hậu Thiên chỉ việc Đất. Chính thế 14 chỉ thị Khôn.
Thứ hai 14=0(mod 14). Số không lớn nhất đối với số hiện hữu, tồn tại nghịch với
Thái Cực. Vậy 14 cũng chỉ thị Khôn theo lẽ này. Thứ ba, hình người ở trong đánh
trống cho việc hội hè (phần thuộc Hậu Thiên) nên cũng chỉ thị Khôn (chú ý có thể
đánh trống ở các chỗ khác thì không suy ra Khôn, nhưng đây là đánh trống trong
Đình). Thứ tư, ở bên phải của khung Đình (hữu Nòng) có một vòng tròn biểu thị
đây chính là phần Nòng lớn nhất. Có nghĩa là Khôn.
Ta có cặp Càn-Khôn.
Cặp thứ hai: Hai cái nhà. Mã hóa quái bằng 3 lớp: nóc nhà,
trong nhà và đế nhà.
Nguyên tắc viết cũng theo từ gần tâm ra: gần tâm viết
trước, xa tâm viết sau. Như vậy, ta có hai quái sau: 2-3-3, 1-2-4 hay chuyển qua
ngôn ngữ Nòng Nọc ta được NòngNọcNọc,
NọcNòngNòng
hay là Tốn và Chấn.
Như thấy, nghệ nhân không thể nào vẽ hình trái-trong nhà
số khác ngoài 3 được. Ngoài ra, để khẳng định lớp 3 của hình bên phải phải là
Nòng còn một lý nữa: đó là có người bên hữu. Nên lớp dưới là Nòng vậy lớp dưới
của hình đối nó là Nọc. Như vậy ta nhận được cặp Tốn-Chấn.
Đến đây, quý vị có
thể thấy vì sao nghệ nhân bắt buộc phải vẽ trẻ em. Vì ông không thể vẽ cái nhà
thứ nhất, lớp 2 bằng số chẵn được hay chính xác hơn là số 2. Chính vì thế, ông
phải nhờ đến trẻ em và nhờ cụm 7 người cũng vẽ trẻ em để tạo ra một quy luât.
Thật vô cùng thông minh.
Cặp thứ ba: Hai cụm 4 người đánh trống.
Ta lại ra một quy luật tính cho hai đồ hình này: Trước
theo chiều chuẩn, sau theo tính gần xa tâm. Có một câu hỏi: Sao lạ? Tại sao lúc
xét đồ hình hai nhà cũng chia làm ba lớp như vậy, tác giả không đặt ra vấn đề
chiều chuẩn mà đến đây lại đặt ra quy luật đó? Không có gì vô lý cả. Nếu quý vị
cũng đặt ra tiêu chuẩn đó cũng không thể lật ngược lại kết quả bởi vì người nghệ
nhân đã tính toán một cách tài tình. Nếu ta vẽ một đường từ tâm ra như dưới đây
ta sẽ thấy sự khác biệt chỉ có trong hai đồ hình sau còn hai hình nhà thì các
vật để tính số thì hầu như đến cùng một lúc:
Vì thế, khi xét hai nhà vấn đề chiều chuẩn không cần đặt
ra. Hơn nữa, mỗi cặp đối xứng khác nhau ta có thể đưa ra những quy luật khác
nhau để tính làm sao cho hợp logic. Thật ra, việc đặt ra chiều chuẩn là do vật
lạ cách chiều chuẩn khá xa và tại sao không đặt bên trái mà đặt bên phải nếu cho
là từ tâm ra thì 1 nào không 1, việc gì phải để bên phải xa thế. Hoàn toàn hợp
lý khi cho người xưa đã lồng tư tưởng chiều chuẩn vào.
Vậy ta có sắp xếp sau: hình nhóm người đánh trống bên trái
sẽ được phân lớp như sau: 1 người đứng lên, 3 người ngồi và 4 trống, còn nhóm
người đánh trống bên phải được sắp xếp như sau: 4 người ngồi, 4 trống và 1 vật
lạ. Như vậy ta có cặp quái sau: 1-3-4, 4-4-1. Theo ngôn ngữ Nòng Nọc sẽ là
NọcNọcNòng và
NòngNòngNọc hay Đoài-Cấn.
Chúng tôi cho rằng chính xác cặp này người nghệ nhân muốn
mã hóa. Bởi vì, tại sao không để vật lạ ở dưới cùng? Để đâu nữa, không còn chỗ
để đặt nó vào. Nếu để vào phần trống ở dưới thì ta lại nhận một Nọc thay vì Nòng.
Nếu muốn diễn tả quái 1-4-4 thì sao ông không đơn giản vẽ hình tượng lạ ở phía
bên trái cho khỏi có những hiểu lầm không đáng có. Vậy ông vẽ bên phải chính
nhằm mục đích khác, mục đích làm cho người xem thấy quy chiếu của chiều chuẩn.
Ngoài ra, ông để bên
phải vì có tác dụng đập vào mắt người khác tính khác biệt rất xa của một người
đứng lên và một vật lạ treo lửng lơ.
Rồi tại sao không vẽ người bên phải cũng đứng lên? Cũng
không được bởi vì lúc đó lớp giữa của cụm bên phải sẽ là Nọc thay vì Nòng. Như
vậy, khi vẽ một cách ngược đời:
một người đứng lên bên trái của hình trái và vật lạ treo lơ lửng bên phải
của hình phải nghệ nhân đã có ý mã hóa Đoài-Cấn.
Sự
lệch lạc bất tương xứng của hai cụm người đánh trống thì ai ai cũng dễ chấp nhận
với chúng tôi là dùng để mã hoá cái gì đó. Còn mã hoá gì thì chúng tôi đã luận
ra như trên.
Cặp thứ tư: Hai cụm người 6, 7.
Thật ra cần gì phải tính với toán. Bởi vì, ta đã vẽ xong 6
quái, còn hai quái Khảm-Ly dựa trên Hà Đồ thì suy ra Khảm phải nằm ở khu vực 6,
Ly khu vực 7 người. Nhưng, tôi cho rằng người xưa với tinh thần trách nhiệm phải
hiển thị đầy đủ Bát quái. Và sự hiển thị này ngược lại cung cấp cho chúng ta một
bằng chứng khẳng định lần thứ hai. Và chúng ta có đến hai lần khẳng định chứ
không phải một. Tức là, khi đã ta có một chút gì đó nghi ngờ cách biểu diễn quái
nào đó, thì sự tin chắc vào các cách biểu diễn các quái còn lại làm chúng ta
khẳng định ngược lại, quái vừa nhận chính xác được biểu diễn như vậy.
Vậy còn lại hai cụm người. Hai cụm này làm sao chia làm ba
lớp. Dĩ nhiên là phải chia theo phép đối xứng, phép bình quân và quán chiếu theo
chiều chuẩn. Ta thấy chỉ có một cách chia hợp lý nhất như sau:
Đặt một quy tắc: người cuối cùng của từng nhóm mang tính
Nòng Nọc của lớp đó. Theo quy tắc chiều chuẩn ta nhận được hai quái tương ứng:
NòngNọcNòng và
NọcNòngNọc hay là Khảm và Ly. Chúng
tôi cho rằng, người nghệ nhân đã dùng chính quy tắc này để mã hóa. Bởi vì, với
triết lý trọng nước lúc bấy giờ, ông phải chú trọng vào việc mã hóa Khảm hơn Ly
(cũng vì Ly tự động được suy ra từ Khảm). Và thực tế đã chứng minh điều này. Ta
thấy với nguyên tắc trên thì nếu tính từ trái qua phải hay từ phải qua trái, ta
đều nhận được Khảm. Chứng tỏ một điều người nghệ nhân muốn nhấn mạnh đây là một
quái không có các lớp giống nhau nhưng quay ngược xuôi đều được. Việc nhấn mạnh
cho quái Khảm này không thể lặp lại cho Ly được vì rằng cụm bảy người dưới cũng
phải dùng để luận cho Hà Đồ. Nghệ nhận bắt buộc phải làm người đầu tiên bằng
không (tức không có vòng tròn nào) vì muốn nhấn mạnh trẻ em cùng một nội dung
phải bị loại ra trong phần luận Hà Đồ. Với điều kiện này, nghệ nhân không thể
làm toát lên tính xoay ngược xuôi của Ly, ông chuyển sang mã hóa một cách tuyệt
đẹp cho Khảm. Phải nói ông tính rất cẩn thận: ông sợ có người nghĩ ra cần tính
số của Hà Đồ là phải theo nguyên tắc
trẻ em không tính vào, cũng
nghĩ trong trường hợp giải mã Hậu Thiên cũng bỏ trẻ em đi. Vì thế, nên trong cụm
7 người ông phải làm cho người đầu tiên của nhóm 2 là Nọc. Bằng cách này, nếu có
ai bỏ trẻ em đi và phân theo từng nhóm 2-2-2 vẫn nhận được quái 1-0-1=Ly.
Chúng ta dễ thấy là
người nghệ nhân tài hoa đã làm hết tất cả các quái theo ba lớp. Và rất khó, vô
cùng khó khi chúng ta có thể hiểu lầm, giải lầm một quái nào đó. Bởi vì, khi mã
hoá tất cả các quái thì sự đúng đắn của quái này ràng buộc vào với quái kia. Rồi
vì sao phải viết các lớp từ trong ra thật đơn giản và nếu nhìn vào trống đồng ta
mới thấy đơn giản. Đó là vì giữa trống đồng bao giờ cũng có mặt trời chủ đao.
Nên việc viết các lớp phải từ mặt trời ra, tức lớp càng gần trời thì càng đóng
vai trò chủ đạo để tạo nên số của quái. Còn nếu vẽ như người Trung Hoa không có
mặt trời chủ đạo thì khó giải thích. Vậy rõ ràng, nguyên tắc viết từ trong ra đã
được người nghệ nhân trống Ngọc Lũ đã làm ra. Hay chính đó là quy tắc viết chung
khi diễn tả Dịch(diệc) văn của người Việt cổ lúc bấy giờ.
Như vậy, chúng ta đã kết thúc xong phần giải mã các quái
của Hậu Thiên. Một lần nữa ta lại nhận được Bát quái giống như trường hợp Sông
Đà:
Phải nói trống đồng Ngọc Lũ là một kiệt tác về Kinh Dịch.
Chúng tôi chưa thấy một kinh văn ngắn gọn nào giới thiệu Kinh Dịch tổng quát như
thế:
a.
Phần thân trống như trong chương 6,
chúng tôi đã phân tích có thể khắc Tứ Tượng và cũng có thể có cả Tiên Thiên Bát
Quái. Tuy nhiên, chúng tôi không có các hình vẽ của tang trống nên không dám
chắc. Ta chú ý tỷ lệ giữa chiều cao tang trống và đường kính mặt trống 86/63=
1,365≈18/15. Tỷ lệ này của trống Hoàng Hạ khá chính xác: 1,265≈18/15=1,2.
b.
Phần mặt trống vòng ngoài có 18 con
chim phượng hoàng (hay trĩ, hay Diệc?) bay ngược chiều kim đồng hồ chỉ thị cho
Thuần Khảm-Tính trọng Nước của dân tộc ta. Ngoài ra, còn có 18 con chim khác nhỏ
hơn bay theo từng cặp với chim phượng hoàng. 18+18=36 là gì? Là Thuần Chấn, tư
tưởng trọng phương Đông, phía biển với nhiều Nước. Hay là tư tưởng Đế xuất hồ
Chấn cũng vậy.
c.
Vòng tiếp theo là 10 nai - 6 chim – 10
nai – 8 chim. Vừa chỉ thị cặp số 16-18 nói lên nguyên tắc Khảm chủ tế, còn quy
luật vận hành là vòng giao hưởng hài hòa giữa Đất và Nước. 10-tư tưởng hệ thập
phân. 6-8 qua đường đối xứng được chia thành công thức 3-3---4-4 để chỉ thị Tứ
Tượng và Tiên Thiên Bát Quái. Ở đây, nếu chỉ thuần tuý biểu diễn công thức
3-3---4-4 thì người nghệ nhân chỉ cần vẽ 6-8 chim là đủ. Thế nhưng ông đã vẽ
thêm mỗi bên 10 con nai (vật khác với con chim) nhằm khẳng định quy luật 18-16
của thời Hậu Thiên.
d.
Vòng có vẽ người trong cùng là một mật
mã phức tạp vừa chứa Hà Đồ vừa chứa Hậu Thiên, chúng tôi đã kể ở trên. Ngoài ra
tôi xin kể thêm vài chi tiết thú vị nữa. Thứ nhất, hai chốn linh thiêng nhất
chính là hai cái đình. Nói về người thì chúng chỉ khác tư thế của hai tay-điều
này để luận chuyện khác, nhưng so với các nhóm khác không thấy sự khác nhau về
số người và tư thế thân người (cả hai người đều đứng. Chứ nếu một người ngồi một
người đứng thì chúng tôi cũng khó khẳng định). Như vậy cũng có thể cho đây là
chỉ thị cho đường nào đó. Mà đường đó phải linh thiêng? Đường nào linh thiêng
ngoài đường chữ S. Theo phân tích của bát quái Hậu Thiên Âu-Lạc thì chính nơi
đây đường S đi qua. Thứ hai, 3 người giã gạo cũng có đối xứng tuyệt đối. Và
chuyện giã gạo là chuyện của trần gian nên đây lại chỉ thị cho Trời-Đất tách đôi.
Lại một lần nữa đúng đến chính xác. Đường cắt Trời-Đất cắt chính giữa Càn và Tốn.
Thứ ba, nếu ra quy tắc tính tất cả số người và vật động ở ngoài không kể cả đình
lẫn nhà (hai kiến trúc có vòm) và trừ người có tư thế khác nhất, ta được gì?
Người có tư thế khác nhất là ai? Là anh chàng đứng mà đánh trống, còn người trẻ
em tuy trẻ em nhưng cũng có tư thế đứng đàng hoàng. Vậy ta có phần từ Càn đến
Chấn: 6+4+3+1chim=14, phần từ Khôn đến hết Tốn: 7+3+3+1chim=14. Chính vì thế mà
nghệ nhân đã vẽ thêm chim trên đầu (vẽ để mà tính vào việc khác, còn trên đầu
thì để tính Hà Đồ) một người.
e.
Trong cùng là hình sao 14 cánh.
14-tương trưng cho Hậu Thiên, tượng trưng cho vũ trụ đã thành hình. Nó chính là
lượng số của hai phần bị tách đôi.
f.
Ngoài ra khác với trống đồng Sông Đà,
trống đồng Ngọc Lũ còn chỉ rõ sự trùng nhau về hướng của cả Tiên Thiên và Hậu
Thiên. Cặp 3-3 nằm đúng vào cụm 7 người. Tuy nhiên, chúng tôi không cho đây là
quan trọng. Bởi vì khi vẽ Càn nằm phương
Nam, người xưa ngụ ý
tính dương, nóng của nó. Nhưng thời Tiên Thiên thì không thể có phương hay hướng
gì. Bởi vậy, có ngụ ý tính Nọc cao hay không ngụ ý cũng không phải là điều quan
trọng lắm.
Như vậy, trống đồng Ngọc Lũ là bằng chứng cho tất cả các
điều cần phải chứng minh của phần Hà Đồ lẫn phần Hậu Thiên chỉ trừ mỗi điều
“c” Hà Đồ (trống đồng
Thôn Mộng có khắc) và điều
“c” và “d” Hậu Thiên (Rất nhiều
trống chỉ điều này). Ngoài ra, nó cũng chứng minh hùng hồn là phương pháp viết
quái từ trong ra do người Việt dùng. Vì sao có cách viết quái này cũng giải
thích rất đơn giản: vì lớp càng gần Mặt Trời đại diện của Thái Cực thời Hậu
Thiên là mang tính chủ đạo.
10.
Chứng minh các hệ luận
còn lại.
Xin nhắc lại các hệ luận cần
chứng minh trong phần Hậu Thiên:
a.
Chứng minh Trọng Nước: Tôi đã nói ở các phần trên.
Nhưng có đồ hình trên trống đồng còn chỉ rõ hẳn trục Khảm-Ly. Chúng
tôi dẫn ra sau.
b.
Chứng minh người xưa có chia trục Trời-Đất.
c.
Chứng minh có Trùng Quái. Cái này tôi đã chứng
minh ở chương trên.
d.
Chứng minh từ bát quái (8 quái) mà trên đồ hình
Hậu Thiên phải có ám chỉ 6 Trùng Quái.
e.
Và chung quy phải chứng minh được đồ hình chúng ta
vừa suy luận ra là của người Việt Nam xưa.
f.
Một chứng minh nhỏ nữa là chứng minh việc hai quái trong
Hậu Thiên được chồng lên nhau.
Và phần Hà Đồ:
a.
Trong các cổ vật của Việt
Nam có ghi Hà Đồ.
b.
Có cho ta thấy Hà Đồ liên hệ đến Hậu
Thiên.
c.
Có câu mẹ tròn con vuông (dĩ nhiên là
của người Việt
Nam ta, không hiểu vì sao người Trung Hoa lại lấy đó để
gọi Hà Đồ là tròn mà Lạc Thư là vuông rồi họ lý luận loanh quanh để ra cái đồ
hình quái dị). Tôi cho rằng Hà đồ có 4 cặp số, có ý sắp xếp lại theo hình vuông
8 ô. Và mẹ là ai? Chúng tôi luôn luôn dẫn chứng từ logic đến các triết lý tôn
giáo chứng tỏ Mẹ là Thái Cực. Dạng của nó là Thái Cực đồ hình tròn, nên nói Hà
Đồ có dạng hình vuông cũng vô cùng hợp lý. Từ đây, hãy chứng minh có tròn có
vuông trong các cổ vật của Việt Nam ta. Điều này cũng được minh chứng bằng
bức tranh Đông Hồ nổi tiếng “Đàn Lợn”.
d.
Có chứng cứ của số to ôm lấy số nhỏ.
Tất cả các hệ luận này đều đã được chứng minh rải rác ở
các phần trên, chỉ còn phần HậuThiên f.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm về hệ luận d. Hệ luận d được
chứng minh hoàn hảo bởi trống đồng Đông Sơn đã dẫn
trên. Trống đồng Đông Sơn có sao 8 cạnh mà lại chỉ có 6 chim. Mà 6 chim lại có
hai khoảng trống to hơn các khoảng trống khác chứng tỏ đó là điểm chia chữ S.
Trong kho tàng trống đồng Việt Nam còn có nhiều trống đồng hiển thị điều này như:
trống đồng Đội Rỗ, Hà Nội, Hòa Bình, Nông Cống (rất rõ ràng), Thiết Cường, Vĩnh
Ninh, Yên Tập, Đa Bút, Định Công 1, Phú Xuyên….Trống Đồng Phú Xuyên có nhiều
điểm khá lý thú:
a.
Có ngôi sao 14 cánh: Tượng trưng Hậu
Thiên.
b.
Có 6 chim cũng ám chỉ 8 chuyển qua 6.
c.
Có 4 con long mã gần Trời tượng trưng
Tứ Tượng.
d.
Có đường chia rõ ràng giữa hai nhóm 3
chim.
e.
Có hai chim đối đầu nhau: chim đối đầu
lại là chim sau theo chiều chuẩn ám chỉ việc chồng lên nhau của hai quái để
thành trùng quái. Chứng minh cho hệ luận f.
f.
Hai nhóm chim ngược chiều nhau tượng
trưng cho chữ S thiêng liêng.
Trống đồng Đặc Giáo cũng là
một trong những trống đồng số hoá toàn diện và rất khôn khéo. Có lẽ đây là trống
đồng duy nhất số hoá toàn bộ Kinh Dịch. Hiển nhiên, muốn dịch được nó phải hiểu
những nguyên tắc đơn giản: F1,8, Hậu Thiên tính từ Hà Đồ theo phương
pháp số học đơn giản nhất. Cặp 5-10 cũng thể hiện ngay trong tâm. Nếu theo
nguyên tắc tâm triều tâm và nghĩ Mặt Trời 10 cạnh thật ra là một vòng tròn + 10
cạnh hình tam giác. Cùng với 4 vòng tròn triều tâm chúng ta được cặp 5-10. Người
nghệ nhân còn chu đáo nghĩ cách mã hoá ngôi chủ toạ Hậu Thiên là Khảm-Ly. Thật
ra việc dùng các con sồ để diễn tả hết tất cả các đồ hình Dịch rất khó khăn. Anh
có thể mã hoá tốt công thức 3-3---4-4, công thức Hà Đồ thì cũng khó làm thêm
được Hậu Thiên. Nên mỗi nghệ nhân tìm cho mình một phương án tốt ưu để chuyển
tải nhiều nhất nội dung Dịch. Trong trường hợp trống
Đặc Giáo người nghệ nhân muốn thêm vào ngôi chủ toạ của trục Khảm-Ly. Lúc
chúng tôi giải mã đồ hình này, chúng tôi ngạc nhiên nhất là 4 vòng tròn trước mỏ
chim. Hầu hết, các vòng tròn đều được dùng để làm gì đó. Ví dụ các cụm 3, 3, 4,
4 chỉ Tiên Thiên. Còn các cụm 11 thì ghi thông điệp Hà Đồ, nhờ lý luận cụm lẻ,
cụm chẵn thông qua số 3 và số 4 ngồi trên nó. Thế nhưng bốn vòng tròn trước mỏ
các con chim để làm gì? Nó quá đối xứng làm chúng ta khó nghĩ ra mỗi vòng tròn
biểu thị cho cái gì. Thế nhưng, nghệ nhân vẫn vẽ nó. Chỉ còn với một ý đồ là
người ta đếm nó. Vậy các số ở ngoài bằng bao nhiêu: 3+3+4+4+4=18. Còn các số Nọc
là các số 11 và 1 vòng tròn Mặt Trời. Vậy phần Nọc là 4x11+1=45. Viết bằng ngôn
ngữ nhị phân ta được: 18=Thuần Khảm và 45=Thuần Ly. Như vậy, trống đồng Đặc Giáo
đã mô tả ngôi chủ toạ của trục Khảm-Ly. Không những Khảm-Ly bình thường mà là
Thuần Khảm-Thuần Ly. Có nghĩa lý Hậu Thiên có dính dáng đến trùng quái. Và Hậu
Thiên Bát Quái được xây dựng nên từ việc trùng quái.
BẢNG TỔNG KẾT CÁC
BẰNG CHỨNG VẬT THỂ
|
||||
Hà đồ
|
Hậu thiên
|
|||
Điều cần
chứng minh
|
Bằng chứng
|
Điều cần
chứng minh
|
Bằng chứng
|
|
a
|
Trong
các
cổ
vật
của
Việt
Nam
có
ghi
Hà
Đồ.
|
Đặc Giáo,
Thôn Mộng (số học 4*11+1), Sông Đà (số học 26+1+18), Đông Sơn (6,7,3,4),
Ngọc Lũ: 1-6, 9-4, 7-2, 3-8. Và tranh Đông Hồ "Đàn lợn" nếu lý giải các đốm
xoáy.
|
Trọng Nước
|
Hầu hết các
trống đồng nếu xét tang trống. Trên mặt trống có Sông Đà qua quái xuyên
trống là Khảm (26,1,18). Trống Đặc Giáo thì chỉ thị rõ trục Khảm-Ly qua số
45 và 18.
|
b
|
Có
cho
ta
thấy
Hà
Đồ
liên
hệ
đến
Hậu
Thiên.
|
Sông Đà, Ngọc
Lũ và bức tranh Đàn lợn.
|
có chia trục
Trời-Đất
|
Sông Đà, Lũng Cú, Đông Sơn, Ngọc Lũ
|
c
|
Có
câu
mẹ
tròn
con
vuông
|
Thôn Mộng
|
Chứng minh có
Trùng Quái
|
Ngọc Lũ, Sông Đà với số 18, 16. Đặc giáo với số 45, 18.
Miếu Môn
|
d
|
Có
chứng
cứ
của
số
to
ôm
lấy
số
nhỏ.
|
Ngọc Lũ
|
Chứng minh từ
bát quái (8 quái) mà trên đồ hình Hậu Thiên phải có ám chỉ 6
Trùng Quái.
|
Đông
Sơn,
Đội
Rỗ,
Hà
Nội,
Hòa
Bình,
Nông
Cống
(rất
rõ
ràng),
Thiết
Cường,
Vĩnh
Ninh,
Yên
Tập,
Đa
Bút,
Định
Công
1, Phú
Xuyên…
|
e
|
chứng minh được
đồ hình (Hậu Thiên Bát Quái đúng đắn) chúng ta vừa suy luận ra là của
người Việt Nam xưa.
|
Sông Đà, Lũng
Cú, Ngọc Lũ
|
||
f
|
chứng minh việc hai
quái trong Hậu Thiên được chồng lên nhau
|
Phú Xuyên
|
Như
vậy, chúng
tôi đã kết thúc
việc chứng minh: “Các tiền
đề của Kinh Dịch là của người
Việt Nam.
Mà là các tiền đề đúng. Hoàn toàn không cần phủ lên đó
bức màn huyền bí hay thần thoại.”.
Chương 8.
So sánh hai Kinh Dịch.
Đến đây, chúng ta hoàn toàn tìm
thấy hầu hết các lời giải logic cho những nghi án Kinh Dịch. Kinh Dịch là của
người Việt Nam và người Trung Hoa biết điều đó. Với âm mưu đồng hóa và triệt
diệt văn hoá Việt, người Trung Hoa đã bắt, giết hầu hết các trí sỹ Việt. Và cuối
cùng, dân tộc làm ra Kinh Dịch không còn người hiểu được những nguyên lý Dịch
truyền thống. Nhưng ánh sáng chân lý
vẫn soi thấu qua màn đêm lịch sử. Với các huyền thoại họ thêu dệt vào Kinh Dịch
của họ cộng thêm cái Hậu Thiên Bát Quái luộm thuộm, họ đã tự làm lộ tẩy mình. Vì
họ không có cội rễ nên họ không hiểu các đồ hình đó nói cái gì, làm từ đâu, tính
toán thế nào nên họ bịa ra những nguyên tắc lố bịch, lủng củng, không nhất quán.
Để cuối cùng luận ra một cái Hậu Thiên sai bét!!! Chúng ta hãy cùng nhau so sánh
logic của hai Kinh Dịch.
1.
Khởi thuỷ của Dịch:
Dịch Trung Hoa: Long mã chứa Hà Đồ.
Không có con Long Mã như thế. Sự quyết đoán của người Trung Hoa về con Long Mã
tưởng tượng này theo logic có thể suy ra, người Trung Hoa bằng cách nào đó đã có
một tấm đồ hình được vẽ trên da một con gì dưới nước có những vảy đặc biệt. Hay
nói cách khác, họ đã có được một tấm đồ hình Hà Đồ được vẽ trên da cá sấu. Còn
cách nào họ có ta phải xét xem hệ quả nào người Trung Hoa rút ra từ đó. Có hai
suy luận logic sau:
a.
Chính người Trung Hoa vẽ ra nó. Vậy
người Trung Hoa phải vẽ ra đầu tiên và họ phải tường tận hiểu nó dùng để làm gì.
b.
Người khác vẽ ra nó và người Trung
Hoa chiếm đoạt được. Nếu như vậy, đó là sắc dân nào, bằng chứng nào chỉ ra dân
tộc này có trong tay Hà Đồ. Và bằng chứng nào chỉ ra họ hiểu nó tường tận?
Dịch Việt (Diệc): Con cóc. Qua các
quan sát tự nhiên lúc trời mưa. Hay tưởng tượng bằng trí tuệ thấy mình cóc có
chứa sao Bắc Đẩu-7 sao. Không cần huyền bí hoá, bởi vì đây chỉ là bước khởi đầu.
Quan trọng các bước sau phải hợp logic với bước đầu.
Vậy, về khởi thuỷ của Dịch của
người Trung Hoa và người Việt Nam đã có nhiều khác biệt. Nhu cầu huyền bí hoá
Kinh Dịch của người Trung Hoa đã vô tình cho chúng ta thấy có gì đó không ổn. Và
nếu ta chứng minh, cái Hà đồ chẳng ăn nhập gì với hệ quả người Trung Hoa rút ra
thì rõ ràng câu chuyện long mã là chuyện bịa để che giấu việc đạo tư tưởng của
người khác.
2.
Đốm xoáy trên lưng Long Mã:
Dịch Trung Hoa: có nói đến xoáy
nhưng chỉ coi như một thành phần của con Long Mã tưởng tượng. Hoàn toàn không
thể giải thích nỗi vì sao lại có đốm xoáy trên lưng con vật dưới nước. Hoàn toàn
không đề cập đến nội dung của đốm xoáy có dính dáng đến Dịch.
Dịch Việt Nam: Đốm xoáy trên lưng
năm con heo con trong bức tranh Đông Hồ nổi tiếng “Đàn lợn” cùng với hình Thái
Cực trên lưng heo mẹ đã cho chúng ta thấy sự liên hệ mật thiết giữa đốm xoáy với
Dịch. Thời hậu thiên đã hình thành sự phân cực và phân hành sâu sắc và dấu ấn
của Thái Cực lên muôn loài là các đốm xoáy: các đốm xoáy có tính Nòng Nọc khác
nhau có chiều vận động ngược nhau và đã tách ra riêng rẽ. Đối lại với Thái cực
hai nghi Nòng Nọc tuy đối nghịch nhau có chiều vận động ngược nhau nhưng lại
cùng vận động trong một thể thống nhất, hài hòa. Các đốm xoáy trên lưng các con
heo con đó đã giải quyết hoàn toàn nghi án truyền thuyết Phục Hy thấy con Long
mã: Bằng cách nào đó người Trung Hoa(có thể do họ được tặng) có được bức đồ hình
sau này được đặt tên là Hà Đồ được vẽ trên da cá sấu. Đồ hình đó gồm các đốm
xoáy có chứa các khuyên tròn tạo thành từng cặp 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, 5-10. Và
thông điệp Hà đồ với đốm xoáy là thông điệp Hậu Thiên Bát quái mô tả thời vũ trụ
đã hình thành với quá trình phân cực thành những vật thể mang tính Nòng và những
vật thể mang tính Nọc đồng thời với quá trình phân hành thành những vật mang
hành khác nhau trong ngũ hành. Nói cách khác Hà đồ và đốm xoáy chuyển tải triết
lý
vạn vật được tạo thành từ hai
nguyên khí và phân loại thành năm hành thể.
3.
Hai nghi hay hai bản thể của mẹ vũ trụ:
Dịch Trung Hoa: Ông Phục Hy, khi
nhìn thấy Hà đồ, đã sáng tác ra hai nghi: Âm Dương. Và chính ông vạch ra hai
biểu tượng của chúng. Vô lý! Về logic Hà đồ phức tạp hơn hai nghi. Có hai chiều
ngược nhau: Từ Hà Đồ xây dựng nên hai nghi và từ hai nghi dẫn dắt đến Hà Đồ bằng
suy luận logic. Chứng minh sự
vô lý của cách suy luận từ Hà Đồ sang hai nghi không có gì bằng cách chứng minh
cả một con đường logic đi từ hai nghi đến Hà Đồ. Hơn nữa, hành trình logic từ Hà
Đồ sang Âm, Dương bị khuyết một mắc xích:
ít ra trong Dịch Trung Hoa, người ta
đã có lúc nào đó dùng một vòng tròn chỉ nghi Dương và hai vòng tròn chỉ nghi Âm.
Sau đó, họ giản lược lại thành các vạch như bây giờ. Ngoài ra, khi đặt Âm Dương
làm hai nghi của Thái Cực, họ không hề đặt vấn đề lượng số ra. Họ chỉ cho ra ý
nghĩa triết học của nó là hai thể thể đối kháng nhau trong một tổng thể thống
nhất. Điều này dẫn đến họ không tính toán theo logic số học nhị phân. Không hiểu
nguyên tắc nhị phân số học này của hai bản thể nên họ vô cùng lúng túng không
hiểu giải thích vì sao chẵn lại thuộc Âm mà lẻ lại thuộc Dương. Và cũng chính vì
thế, khi luận Hậu Thiên Bát Quái họ đã làm hết sai lầm này đến sai lầm khác.
Dịch Việt: Hai con nòng nọc là con
của cóc mà cóc là bản thể của mẹ vũ trụ ở trái đất nên nòng và nọc là hai nghi
của mẹ vũ trụ. Hình thành hệ nhị nguyên và tính bằng số học thuần tuý. Với Nòng=0
và Nọc=1. Số tồn tại đầu tiên và số trống rỗng đầu tiên.
4.
Chẵn-Âm, Lẻ-Dương:
Người Trung Hoa rất mập mờ khi nói
về vấn đề này. Trong khi bằng số học thuần tuý, với nguyên tắc “chia số theo hai
vòng tròn một, cái cuối cùng là nọc thì số đó là nọc và nếu không còn gì để chia
(hay cái cuối cùng còn lại là nòng) thì số đó là nòng”, người Việt rút ra số
lẻ-nọc, chẵn nòng. Dĩ nhiên, lúc chứng minh điều này thì cần phải có cả hệ thống
bằng chứng. Ví dụ, như các đồ hình 3-3---4-4 và các Hà Đồ, các Hậu Thiên Bát
Quái trên trống đồng nhận được đúng với logic chặt chẽ của ta đặt ra.
5.
Số không:
Không thấy bóng dáng số không trong
nền tảng Kinh Dịch Trung Hoa. Chính vì thế họ không thấy rõ logic số học thuần
tuý của hệ nhị phân. Trong Kinh Diệc Việt Nam, số không quan trọng vì nó là số
của Khôn qua hệ nhị phân. Trong nhiều trường hợp, người ta hay dùng số không để
biểu thị tính nòng. Đó là cách dùng khôn khéo để cho mọi người biết có số không
tồn tại và số 8 cũng chính là 0 qua mod 8.
6.
Mod:
Trong kinh Dịch Trung Hoa có một ít
ám chỉ đến mod 9. Tuy nhiên, ở đây cũng chỉ dừng lại ở ám chỉ. Không có cách
giải thích nào rõ ràng cả. Dịch VN hầu hết đề cập đến mod 8. Điều đó khá dễ hiểu
vì chỉ có 8 bát quái còn các số thì nhiều. Lượng số của các quái chỉ từ 0..7,
chính vì thế nhiều khi họ phải biểu thị 0=Khôn=8 mod 8. Bởi vì nếu không biểu
thị gì cả thì không ai hiểu đó là số không hay đơn giản người ta tính tiếp các
chi tiết khác. Nhiều khi, có tính mod 14, với ý nghĩa ký hiệu tổng quát cho Hậu
Thiên và Tiên Thiên. Hậu Thiên lấy số 14 làm trọng vì nó có tổng các số của mỗi
phần Trời Đất là 14. Mà Hậu Thiên thuộc chuyện vũ trụ sau khi hình thành nên nó
có tính Âm, còn Tiên Thiên có tính Dương. Ở đây, cần thấy rõ tư tưởng của các
triết gia Việt Nam xưa. Tiên Thiên chỉ giới hạn ở bát quái có hình Thái Cực
Đồ-đó là 1 số lẻ chưa tách rời. Còn Hậu Thiên là vũ trụ đã thành hình nên các
quái của nó đã phân và chung cuộc chúng có đến 64 trùng quái thuộc Nòng. Vì thế,
khi lấy số 14 ký hiệu Hậu Thiên thuộc Nòng lớn nhất, mà Nòng lớn nhất giống như
trường hợp bát quái bằng 0. Vậy Hậu Thiên =14=0(mod 14). Còn Tiên Thiên là Nọc
lớn nhất, chỉ có hai Bát quái nên Tiên Thiên=15=1(mod 14). Và người Việt cổ cũng
có dùng mod 4, nhưng cũng như trên chỉ dùng cho Tứ Tượng, bằng chứng là đồ hình
3-3---4-4. Như vậy, ta thấy khi dùng mod, người Việt cổ đã tính toán cẩn thận:
mod nào dùng ở đâu mới hữu lý. Và luôn luôn chiếu theo logic toán học thống nhất.
7.
Chiều chuẩn:
Kinh Dịch Trung Hoa không chỉ ra
tại sao có chiều ngược kim đồng hồ. Trong khi, nếu dựa trên trống đồng Việt Nam
thì ta thấy tất cả các hướng bay của chim Diệc (chim phượng hoàng) đều chỉ hướng
ngược kim đồng hồ. Có các ám chỉ cóc mang tượng sao Bắc Đẩu=7 sao=Càn. Và nếu ta
tưởng tượng một người đứng nhìn lên trời về hướng Bắc (hướng sao Bắc Đẩu) và
thấy mặt trời chuyển từ Đông sang Tây thì cũng dễ hiểu vì sao có chiều vận động
như vậy. Điều này, chứng tỏ người Việt cổ có những chiêm nghiệm thiên văn khá
thành thục.
8.
Tứ tượng:
Thật là logic khi nói, nếu đã biết
được hai bản thể của vũ trụ (gồm cả định nghĩa và ký hiệu) thì người xưa, dù
người Hoa Hạ hay người Diệc, đều có ý muốn sắp xếp chúng thành hai hay ba lớp.
Người Trung Hoa có sắp xếp nó nhưng lại ít hiểu đến lượng số của nó, còn người
Diệc có sắp xếp nó nhưng với một logic số học chặt chẽ. Điều đó được chứng minh
bởi mã 3-3---4-4. Bởi rằng 3 là số của hai Nọc còn 4=0(mod 4) là số của hai Nòng.
Đến đây, chúng ta có thể thấy họ không dùng mod tuỳ tiện mà dùng cơ số của mod
có tính toán theo lớp (ví dụ Tứ Tượng chỉ có 4 nên dùng mod 4, còn nói đến bát
quái có 8 quái thì dùng mod 8, còn nói đến Hậu Thiên có linh số là 14 thì dùng
mod 14.). Ngoài ra, có rất nhiều trống đồng Việt Nam ám chỉ Tứ Tượng bằng hình
thể (4 cóc) và cả bằng hình thể lẫn số ẩn, lẫn tượng ẩn. Ví dụ như trống Ngọc Lũ
có hai số mã của Tứ Tượng là 6-8, tang trống có tượng là các hình người chẵn lẻ
mang tính Nòng Nọc.
9.
Tiên Thiên Bát Quái:
Cũng như Tứ Tượng khi sắp xếp được
Tứ Tượng thì người xưa lại tìm cách sắp xếp bát quái-kết quả sự chồng lên nhau
của ba lớp nhị thể (23=8). Tuy nhiên, tính số học của Tiên Thiên
không bao giờ được nhắc đến ở trong Kinh Dịch Trung Hoa. Đầu tiên chúng ta hãy
sắp xếp theo thứ tự từ Càn cho đến Chấn. Còn vòng bên kia thì sao? Vì chúng ta
có thể sắp xếp theo số từ 7-0 theo chiều chuẩn hay sắp xếp như Tiên Thiên bây
giờ. Quan trọng nếu đã xếp theo cách bây giờ thì phải có cách giải thích vì sao.
Sách Trung Hoa chỉ nêu lên là tổng các độ số của hai quái đối diện phải bằng
9?!! Cứ như trên trời rơi xuống số 9 này. Nếu Tiên Thiên bắt nguồn từ Hà Đồ vậy
số 9 ở cụm 9-4 tại sao không biểu thị cho Càn? Đó là bằng chứng xác đáng nhất
chứng minh họ chẳng hiểu từ cội rễ. Còn nguyên tắc lập nên Tiên Thiên của
Dịch Việt Nam hoàn toàn theo quy
trình logic chặt chẽ. Với Tiên Thiên là biểu tượng Thái Cực Đồ; mà Càn=7 mang
tính Nọc nhất, trùng với sao Bắc Đẩu, tượng trưng cho Trời, còn Trời thì ám chỉ
Thái Cực vì thế tống các số đối xứng qua tâm phải bằng 7.
Chính vì thế, trong bất cứ trống đồng nào cũng đều chứa Mặt trời ở giữa. Từ đó
khi lập được chiều Nọc là Càn-Đoài-Ly-Chấn thì người ta cũng lập ra được hình
bát quái sau: Càn-Đoài-Ly-Chấn-Khôn-Cấn-Khảm-Tốn. Ta thấy sự khác hẳn nhau của
phương pháp lập Tiên Thiên của người Trung Hoa. Từ Hà Đồ làm ra Tiên Thiên,
nhưng chả thấy một logic nào chỉ ra cái quan hệ giữa chúng với nhau. Cách sắp
xếp cũng không giải thích từ đâu. Sau đó đặt độ số cho các quái (tức độ số được
làm sau Tiên Thiên). Cuối cùng lấy chính cái độ số làm sau này lại giải nghĩa
ngược lại cho Tiên Thiên (là cái làm ra trước). Vậy có người làm ra bát quái
CànLy ChấnTốnĐoàiKhảmCấnKhôn, sau đó đánh số Càn-1, Ly-2, Chấn-3, Tốn-4, Đoài-5,
Khảm-6, Cấn-7, Khôn-8. Rồi anh ta cũng bảo đó tổng các độ số đều bằng 9 thì ngài
Phục Hy làm sao cãi nhau với anh ta.
Cái thứ tự của Tiên Thiên phải có bản chất
từ các quái. Mà đóng vai trò tính chất của các quái không có gì tốt hơn bản chất
số của nó (tính qua nhị phân. Vẽ NòngNọcNòng thì chắc chắn quái đó bằng 2.).
Số 9
từ trên trời rơi xuống
của Dịch Trung Hoa chỉ chứng minh là họ đã nhìn đâu đó đồ hình Tiên Thiên và
Nòng Nọc, họ chữa đổi thành Âm Dương sau đó cải biên và cố giải thích cho nó
đúng theo một logic nào đó. Tuy nhiên, logic 9 không có một ý nghĩa gì cả; còn
logic 7 lại hợp hoàn toàn với quan niệm thờ Mặt Trời của các cư dân cổ đại. Đây
cũng cho thấy câu chuyện Long Mã-Hà-Đồ-Âm Dương-Tiên Thiên của người Trung Hoa
chả ăn nhập gì với nhau và là sản phẩm của Thấy-Cải biên-Bịa truyền thuyết-Và
Past nguyên bản chính có chút xíu cải biên.
10.
Số và độ số:
Người Trung Hoa khi nhận được Tiên
Thiên họ đã đánh số nó như thế này: Càn-1, Đoài-2, Ly-3, Chấn-4, Tốn-5, Khảm-6,
Cấn-7, Khôn-8. Không có gì sai trái trong việc đánh dấu này cả. Đánh dấu kiểu gì
cũng được, điều quan trọng là dùng nó trong mục đích nào. Vì không hề đặt ra vấn
đề số của Âm Dương nên họ không có một logic chung cho cả Tiên Thiên và Hậu
Thiên. Logic này bắt buộc phải có bởi vì không thể nào mẹ lại khác xa con. Hay
con hơi giống mẹ có những đặc tố của mẹ nhưng lại phải có các nét của con riêng.
Còn người Diệc, trong các trống đồng Ngọc Lũ và Sông Đà đã cho ta thấy rõ tính
số của các quái. Đó là Càn=7 (Trời, sao Bắc Đẩu), Đoài=6, Ly=5, Chấn=4, Tốn=3,
Khảm=2, Cấn=1, Khôn=0=8(mod 8). Các cách tính số này xuyên suốt trong các trống
đồng: ví dụ trường hợp Tứ Tượng, trường hợp cặp số 18-16 chỉ Khảm chủ tế và vòng
vận động uyên nguyên Đất-Nước của Hậu Thiên. Khi không có gốc từ Nòng Nọc (gốc
số 0,1) thì người Trung Hoa bắt đầu vào vòng lẩn quẩn. Muốn hiển thị sao cho Hậu
Thiên có đặc tố của Tiên Thiên thì cứ phang bừa các độ số. Sau đó, từ các độ số
này để tìm ra Hậu Thiên với những điều kiện lủng ca lủng củng. Bởi vì đi từ độ
số sai thì có gò ép cũng không gò ép nỗi. Có giỏi như ngài Văn Vương cũng phải
bó tay đành viện Lão Âm với Lão Dương. Còn như chúng tôi đã phân tích ở chương
trên, nếu dùng số của quái thì không có gì vô lý khi vẽ ra Hậu Thiên đúng đắn,
hợp logic. Đến đây, chúng tôi
có cảm giác người Trung Hoa đã thấy trong vài đồ hình nào đó(của người khác) có
ký hiệu của Khôn là 8. Thực ra, người này muốn biểu thị số 0 nhưng qua 8=0(mod
8)(ví dụ trong trống đồng Sông Đà), nhưng vì họ không thể vẽ số 0, bởi vì hiển
thị số “không” nhiều khi là không vẽ nhóm nào đó. Nhưng nếu không vẽ nhóm đó thì
bị khập khiễng bởi vì lúc đó bát quái chỉ có 7 quái hay 9 quái (+2 cụm đối xứng
nữa).
Rồi lại nghĩ Càn gần với Thái Cực nhất nên
người Trung Hoa nghĩ bắt đầu phải từ Càn đến Khôn là từ 1 cho đến 8 và đã làm
nên bảng độ số buồn cười trên.
11.
Chữ S và chiều của hai Nghi:
Dịch Trung Hoa chưa hề đặt vấn đề
chữ S và chiều của hai nghi. Trong khi chữ S được hiển thị ít ra trên hai trống
đồng: trống đồng Đông Sơn và Phú Xuyên. Chữ S cũng rất quan trọng cho việc chứng
minh nền tảng Âm Dương và nền tảng Nọc Nòng khác hẳn nhau. Nền tảng Nọc Nòng thì
khi vẽ một đường nối các số (tức quái) với nhau từ 7 đến 0 thì ta được chữ S. Và
các số cách nhau là 1. Còn nền tảng Âm Dương không thể như vậy, vì dụ lý luận
dương lớn nhất = 4 thì âm lớn nhất bằng -4. Vậy bên phần Dương lẫn phần Âm các
quái có số lệch bằng 1 nhưng từ Dương qua Âm lại lệch 2!!! Mất tương xứng và cân
đối.
12.
Thái Cực đồ:
Thái cực đồ Trung Hoa không diễn tả
được hết tính lượng số hay % Âm Dương của các quái trong Thái Cực. Chúng được vẽ
ra để có vẽ không mang hình dáng của hai thể của nó. Lại chua thêm hai vòng tròn
ở giữa không để làm gì cả càng làm cho ta cảm thấy nghi ngờ. Nghi ngờ nó đẹp quá
so với cái bản thật ban đầu. Sự trau chuốt trong Thái Cực đồ bỏ qua tính lượng
số của nó chỉ có thể do người sau làm ra và người này cũng không hiểu tính chất
số của Thái Cực Đồ. Nếu nói trong Âm có Dương cần phải chua thêm hai vòng tròn
chúng tôi cho rằng khá khiên cưỡng. Bởi vì khi nhận thấy Thái Cực Đồ là tổng thể
của hai bản thể đối kháng nhau, thì hai bản thể này là hai nguyên tử xây nên
Thái Cực. Nó phải rạch ròi, thuần chủng mới toát lên triết lý tuy hai mà một tuy
một mà hai. Còn vì sao trong Âm có Dương thì lại khác. Hai lưỡng nghi là hai bản
thể của Thái Cực, chúng xoắn lấy nhau trong một vòng ôm uyển chuyển không tách
rời. Nhưng các sản phẩm của chúng như Tứ Tượng, Bát Quái lại mang tính trong Âm
có Dương, trong Dương có Âm. Không có Tứ Tượng và Bát Quái nào tuyệt đối Âm hay
tuyệt đối Dương. Thái cực đồ Việt Nam trong tranh Đông Hồ đã thể hiện tính số
rất tuyệt vời đồng thời cũng mang hình dáng của các con của nó. Đúng như logic
khởi thuỷ là Cóc-Nòng Nọc. Vừa mang tính thuần nghi, lại có tính không có gì
tuyệt đối của các sản phẩm.
13.
Trùng quái:
Việc trùng quái rất có thể xảy ra
ngay từ lúc có Tiên Thiên Bát Quái. Vì việc chồng các lớp lên nhau là việc làm
khá dễ hiểu và rất tự nhiên. Thậm chí, rất tự nhiên đối với việc sắp xếp số bởi
4 hay 5 lớp nhị thể. Người Trung Hoa có thể nghĩ như vậy, người Việt Nam cũng có
thể làm như vậy. Hoàn toàn không có gì phức tạp và uyên bác ở đây cả. Nhưng
chính ở đây cho thấy người Trung Hoa không có ý tưởng số học của quái. Trong khi
người Diệc đã không ít lần ghi số 18, 16, 45, 36. Có những số mang 4 lớp, 5 lớp
nhưng vẫn ngụ ý thành 6 lớp để cho ra Thuần Khảm, KhảmKhôn, Thuần Chấn….Người
Trung Hoa không biết điều đó chỉ biết chồng đè chúng lên nhau. Trùng quái nếu
được xây dựng từ Tiên Thiên sẽ ra cái gì? Không ra cái gì cả ngoài cái Tiên
Thiên Bát Quái có quy mô to hơn. Vậy ý nghĩa trùng quái có được khi diễn tả các
vấn đề Hậu Thiên. Ý nghĩa vật lý ở đây khá rõ: nguyên tử xây dựng nên Tiên Thiên
hay Thái Cực Đồ là hai Nghi. Chúng hình thành nên các quái là các phân tử gắn
liền nhau không tách rời của Thái Cực Đồ. Tuy nhiên đến khi vũ trụ hình thành
thì các phần tử này chính là những nguyên tử tạo nên vũ trụ. Hay nói cách khác
các quái chính là nguyên tử tạo nên mọi vật của vũ trụ đã thành hình. Dịch Trung
Hoa rất mơ hồ khi giải thích sự liên quan mật thiết giữa trùng quái và Hậu Thiên.
Còn nếu giải thích bằng nguyên tắc số học thêm các điều kiện nhất định thì chúng
ta nhận được một Bát Quái duy nhất. Như trong trường hợp Dịch Việt Nam. Hậu
Thiên có được do các quái của Tiên Thiên chồng lên nhau (hay tương tác nhau) nên
nó mang ý nghĩa của trùng quái. Nhưng vì đồ hình chỉ có 8 quái nên người xưa làm
nên đồ hình Hậu Thiên sao cho mang ý nghĩa trùng quái theo trật tự Tiên Thiên
cao nhất. Giống như chúng tôi đã phân tích ở chương trên.
14.
Khảm bắt đầu:
Kinh Dịch Trung Hoa chỉ đưa ra câu:
đầu tiên có nước. Lại như trên trời rơi xuống. Đành rằng có thể đó là triết lý
của họ. Nhưng ít ra trong rất nhiều cổ vật họ hay trong nhiều truyền thuyết của
họ cho thấy người Trung Hoa cổ yêu nước. Còn như trong hệ thống truyền thuyết
lẫn các cổ vật của các cư dân Việt cổ đều chỉ ra cho ta thấy việc sùng bái nước
của người Việt Nam. Đặc biệt nhất là số 18 chỉ cho thấy tính sùng Nước lẫn tính
trùng quái trong vấn đề Hậu Thiên.
15.
Hà Đồ và Lạc Thư:
Câu chuyện về Hà Đồ và Lạc Thư quả
là bi kịch cho Kinh Dịch Trung Hoa. Về mặt toán học thuần tuý, hai đồ hình này
đều có thể dùng để luận Hậu Thiên. Thế nhưng, người Trung Hoa hoàn toàn sai lầm
khi họ cho rằng từ Hà Đồ có thể suy ra Tiên Thiên. Họ không hề chỉ ra logic nào
để từ Hà Đồ mà suy luận ra Tiên Thiên. Còn câu chuyện Lạc Thư với tổng các giá
trị hàng ngang, hàng dọc, hàng chéo đều bằng 15 cùng với độ số nhầm lẫn đã làm
người Trung Hoa đưa ra logic lủng củng để dựng nên Hậu Thiên với những lý giải
luộm thuộm như ở chương “Nghi án Kinh Dịch” mà chúng tôi đã phân tích. Còn nếu
theo Dịch Việt Nam thì thật rõ ràng.
Tiên Thiên được xây dựng không phải từ Hà Đồ.
Nó được xây dựng nên bởi lý luận logic đơn giản: một nghi Nọc được vẽ theo chiều
chuẩn Càn-Đoài-Ly-Chấn, còn nghi còn lại được xây dựng sao cho tổng các số đều
bằng 7-tượng trưng cho Bắc Đẩu, cho Càn, cho Trời.
Còn Hậu Thiên cũng không cần xây dựng từ
Hà Đồ. Nó được xây
dựng trên cơ sở Trùng Quái với sự vận hành giống Tiên Thiên của các trùng quái
đối xứng. Dĩ nhiên với các điều kiện nhất định, các điều kiện này cũng được thể
hiện qua triết lý sống của người Việt như Khảm bắt đầu. Thật ra, với nguyên tắc
trùng quái-tức nguyên tắc Hậu Thiên hình thành phải từ sự giao lưu giữa các
quái-các phân tử của Tiên Thiên là trọng tâm để xây nên Hậu Thiên. Vì rằng, như
đã chứng minh trên, nếu không kể Khảm bắt đầu thì ta có thể xây dựng được một
Bát Quái giống hệt Hậu Thiên Lạc Việt. Còn Khảm bắt đầu chỉ cho ta định vị địa
điểm của Khảm ở cung Bắc mà thôi. Người Trung Hoa hay làm rất lạ là cứ lấy cái
phức tạp để suy ra cái đơn giản. Muốn biết 23 bằng bao nhiêu đầu tiên
phải biết định nghĩa của luỹ thừa đã chứ. Mà muốn có định nghĩa luỹ thừa thì
phải biết phép nhân đã chứ. Rồi muốn biết phép nhân phải biết phép cộng đã chứ…Hà
Đồ được xây dựng bằng các số thập phân để số hoá Hậu Thiên. Những ưu điểm của nó
đối với Lạc Thư chúng tôi đã phân tích ở trên. Ngoài ra, chúng tôi đã phân tích
có thể từ Hậu Thiên mà suy ra Hà Đồ cũng có thể từ Hà Đồ suy ra Hậu Thiên. Bởi
vì Hà Đồ nó hợp với Hậu Thiên quá, hay chúng hợp với nhau như hai vế khẳng định
tương đương vậy. Việc số hoá cũng được chứng minh qua sở thích suy luận logic
bằng số học của cư dân Việt cổ. Như việc lấy số của các quái làm chuẩn, việc mã
hoá Tứ Tượng-Tiên Thiên bằng cặp 3-3---4-4. Đó đã chứng minh một quy trình số
luận xuyên suốt từ đầu chí cuối của Kinh Dịch Việt. Những suy luận sai lầm của
người Trung Hoa đã vô hình chung chỉ ra việc họ đã thấy đâu đấy các đồ hình,
không hiểu chúng từ cội rễ họ bịa ra những truyền thuyết và nguyên lý tính toán
lủng củng và cuối cùng là past lại. Trường hợp Hậu Thiên quả là bi kịch cho họ,
vì rằng khi có (bằng cách nào đó) đồ hình mã hoá Hậu Thiên-Hà Đồ và khi được
giải thích qua loa các nguyên tắc tính toán (của một trí sỹ bị bắt nào đó hay
của một ông sứ nào đó. Mà vì là sứ và trí sỹ của nước khác nên các vị này đã
giải thích qua loa, không cặn kẽ. Họ không dại gì giải thích cặn kẽ bởi vì Hậu
Thiên Bát Quái là cái tiền đề quan trọng để chiêm nghiệm thiên văn và vũ trụ.),
người Trung Hoa đã cố công xây dựng lại Hậu Thiên Bát Quái. Nhưng họ đã không
thành công vì đã không chú ý đến ý tưởng trùng quái trong đồ hình Hà Đồ.
16.
Nam tả nữ hữu:
Với trống đồng có vẽ Mặt Trời ở
trong thì Hà Đồ tuy mang sắc thái từng cặp số nhưng có ngụ ý phân bố vị trí
tương đối của hai số Chẵn và Lẻ. Từ đó cho ra đồ hình Hà Đồ vuông có thể luận ra
Hậu Thiên. Chính vì thế mà triết lý Nam tả Nữ hữu đã in sâu đậm vào văn hoá Việt.
Còn đối với dân tộc Trung hoa rất ghét “lề thói Man Di” thì thật tình không hiểu
nỗi vì sao Lạc Thư lại có phong cách giống Hà Đồ vuông? Mặc dù, nếu chọn trục
1-7 là trục Bắc Nam thì có hai đồ hình mang tính chất của Lạc Thư.
17.
Hậu Thiên Bát Quái:
Dịch Trung Hoa cho rằng Hậu Thiên Bát Quái
được xây dựng từ Lạc Thư. Còn Dịch Việt: Hậu Thiên Bát Quái được mã hoá bằng Hà
Đồ. Tất cả ưu khuyết
điểm của hai cách luận này chúng tôi đã viết trên. Logic lý luận tổng các độ số=6
qua mod 9 và chỉ chừa mỗi trục Khảm-Ly=9 không thoả đáng. Lủng củng, luộm thuộm,
không nhất quán. Trong khi logic làm sao bằng 8 quái có thể ghi lại sự vận động
như Tiên Thiên Trùng Quái (giống Tiên Thiên vì nó cũng đi từ Trùng quái to nhất
đến trùng quái nhỏ nhất theo chữ S thiêng liêng. Và tổng số (không phải độ số)
của hai quái đối diện cũng phải bằng 7 (nguyên tắc con giống mẹ. Ở trên tôi đã
chứng minh bằng đối xứng chỉ có các bát quái thuộc nhóm F1,8 là có
tính đối xứng cao và giống nhau các loại đối xứng lẫn các chi tiết đối xứng).)
đã chứng minh ưu điểm tuyệt đối của nó trong lý luận logic. Khi đặt ra bài toán
trên, ngài Văn Vương đã chọn bừa một bát quái (chắc ông ta thích nó lắm). Trong
khi đáp án có đến 24 bát quái như thế. Còn trong Dịch Việt với lý luận logic
toán học chặt chẽ-chứ không phải những giải thích rắm rối-không hiểu từ đâu ra,
ta có thể tìm ngay ra một bát quái thoả mãn theo quy luật số. Trong cả một quy
trình xây dựng lý thuyết nào đó, điều quan trọng người ta phải bám theo các tiên
đề khởi thuỷ của nó. Dịch Trung Hoa đùng một cái từ cái phức tạp như Hà Đồ họ
suy ra cái quá đơn giản như Tiên Thiên. Sau đó, không cần đếm xỉa gì đến những
phát minh trước, hay tiên đề ban đầu, họ đùng một cái bê ngay Lạc Thư vào để
tính Hậu Thiên. Thế có một ngài khác cũng lấy một đồ hình số quan trọng khác rồi
cũng đưa tư tưởng quái với các độ số quái dị vào để tính Bát Quái Hậu Thiên thì
ngài Văn Vương sẽ tranh luận ra sao với ông ta. Chả nhẽ cứ cãi xoay cuồng là đồ
hình của tôi đẹp hơn của ông. Để hiểu tính khập khiễng không nhất quán của lý
thuyết xây dựng Hậu Thiên Văn Vương chúng ta xem lại bảng so sánh sau:
Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương sau
bao hồi trầm luân, qua bao nhiêu chông gai hiểm trở nhờ vào tài các thánh nhân
Trung Hoa cuối cùng vẫn thành hình-dĩ nhiên không hiểu là hình gì. Kể cả thêm
luôn điều kiện trời đất chia đôi vào cũng vô cùng khó mà suy ra một nghiệm duy
nhất. Trong khi điều kiện đó phải là một hệ quả của sự hình thành Bát Quái Hậu
Thiên. Còn Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc được hình thành qua một chuỗi suy luận
logic toán học, đặt nền móng trên hệ nhị phân.
18.
Viết quái từ trong ra:
Nếu vẽ như trống đồng, có đại diện
của Thái Cực là Mặt trời ở giữa trống thì ta hoàn toàn hiểu được vì sao có cách
viết từ trong ra. Vì rằng, lớp gần mặt trời phải là lớp chỉ đạo, có ý nghĩa tạo
nên số của quái. Người Trung Hoa cũng có thể bảo, trong đồ hình Bát Quái của họ
có ngụ ý Thái Cực ở trong. Nhưng nếu như thế thì có vẻ cái Bát Quái với mấy vạch
cùng Thái Cực đồ trông giản đơn và đẹp quá. Giống như là sản phẩm của người sau.
Nó hoàn toàn không phù hợp với trình độ nghệ thuật của người tiền cổ.
Ít ra, nếu người Trung Hoa bảo họ vẽ
đơn giản Bát Quái trên một vòng tròn có ngụ ý chứa trời bên trong thì họ cần
phải trưng ra bằng chứng là trước đó (phù hợp với trình độ khắc hoạ của người
xưa) họ đã có những đồ hình vừa mang tính cách khắc hoạ văn hoá vừa mang ý nghĩa
Dịch như các trống đồng Việt Nam.
Điều chúng tôi muốn nói đó là từ
triết lý Dịch xa xưa đến Kinh Dịch hiện nay, người Trung Hoa đã thiếu một mắc
xích quan trọng.
19.
Trời Đất tách đôi và Mẹ tròn con vuông:
Trong Kinh Dịch Trung Hoa, “Trời
đất tách đôi” đóng vai trò như một điều kiện để làm ra Hậu Thiên. Điều này thật
vô lý, bởi vì khi ta vẽ được đồ hình vận động khi vũ trụ thành hình rồi thì
chuyện Trời Đất tách đôi phải được suy ra từ đồ hình này. Trong khi Kinh Diệc
Việt Nam, bằng số học thuần tuý để suy ra Hậu Thiên cũng chỉ ra ngay nơi nào
Trời Đất tách đôi. Nhìn hình dưới, ta thấy ngay đồ hình Bát quái nếu muốn chuyển
qua Đồ hình của Trùng quái ta thấy chỉ có thể có 6 trùng quái có thể thành hình.
Và 2 trùng quái ở Đông và Tây không có tạo cho ta cảm tưởng các trùng quái đã di
chuyển về hai phần khác nhau của vũ trụ. Phần phía Bắc ứng sao Bắc Đẩu, tượng
Trời và phần ngược lại hiển nhiên mang tượng Đất. Trong nhiều trống đồng Việt
Nam có vẽ 6 con chim chia thành hai cụm giống như hình dưới đây. Và cũng không
cần phải đếm có bao nhiêu Nòng bao nhiêu Nọc trong từng phần Trời Đất, người ta
có thể thấy ngay trong Bát Quái bộ Trùng Quái thuộc Trời gồm 4 quái hợp thành là:
Càn-Khảm-Cấn-Chấn; còn bộ Trùng Quái thuộc Đất gồm 4 quái Khôn-Ly-Đoài-Tốn hợp
thành. Lấy tổng của các số hai bộ Tứ Quái ta có mỗi tổng bằng 14.
Trong Kinh Dịch Trung Hoa viện dẫn
Hà Đồ có hình tròn còn Lạc Thư có hình vuông nên chính vì thế Hà Đồ sinh ra Tiên
Thiên còn Lạc Thư sinh ra Hậu Thiên. Quả là may mắn cho cư dân Trung Hoa xưa vì
hồi đó họ chỉ có biết đến một đồ hình như Lạc Thư!!! Nếu có thêm vài đồ hình
kiểu khác nữa thì họ chắc phải đau đầu mới tìm ra Hậu Thiên. May lắm thay!!! Thế
nhưng, chỉ với đồ hình Lạc Thư mà họ đã lẩn quẩn mãi giữa 24 nghiệm khác nhau,
cuối cùng phải chọn bừa cái Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương. Hiển nhiên, nhờ có
ngài Văn Vương dũng cảm đối đầu với thực tế và chịu trách nhiệm trước lịch sử:
“Vậy đó, ta thích chọn đồ hình bởi vì ta là Thiên Tử. Thế thôi. Chấm hết. Cấm
bàn.”. Giá như họ chịu khó suy nghĩ kỹ thì với 8 số Hà đồ với nguyên tắc Dương ở
lại còn Âm qua hữu (dĩ nhiên theo chiều ngược kim đồng hồ) thì cũng có một cái
đồ hình vuông như Lạc Thư. Vấn đề Mẹ tròn Con vuông nằm ở chỗ khác sâu sắc hơn.
Đó là Thái Cực mà đại diện của nó là Tiên Thiên và con của Thái Cực là Vũ trụ
với đại diện là Hậu Thiên. Trong Kinh Diệc Việt Nam ta thấy Tiên Thiên Bát Quái
tạo thành bởi 8 quái nằm trên mỗi đỉnh bát giác đều. Điều này tạo cho ta cảm
giác đó là hình tròn và chính vì thế người ta đã vẽ Thái Cực Đồ là hình tròn.
Còn Hậu Thiên có 6 Trùng Quái tách rời ra bởi trục Đông Tây khó có thể vẽ nên
hình tròn mà cách vẽ đúng hơn cả là hình vuông (hay hình chữ nhật hoặc hình
ellips). Chúng tôi cho rằng, suy luận Tiên Thiên tròn-Hậu Thiên vuông có cơ sở
đứng vững hơn Hà Đồ tròn-Lạc Thư vuông.
20.
18-16 hay Khảm chủ tế, vòng vận động uyên
nguyên Đất Nước:
Kinh Dịch Trung Hoa không hề chỉ ra
nguyên do nào họ chọn Khảm làm phương vị chủ tế. Trong khi như đã phân tích trên
Nước là một thành phần không thể thiếu được trong đời sống của người Diệc. Sự
sùng bái số 18=Thuần Khảm của cư dân Diệc đã chứng minh điều đó. Lại có câu hỏi:
“Nếu như trong triết thuyết
Dịch, đồ hình Hậu Thiên là đồ hình trên, vậy có quốc gia nào đặt vòng vận động
uyên nguyên bằng tên của một số quái nào đó không?”.
Câu hỏi khá quan trọng, bởi vì nếu quốc gia đó không có cổ vật gì dính dáng đến
Dịch thì cũng đặt các nhà khoa học một bài toán liên tưởng về một triết thuyết
chung cho mọi dân tộc. Còn nếu như quốc gia đó có nhiều cổ vật dính dáng đến
Dịch thì phải đặt lại câu hỏi:
Có phải chăng Dịch xuất phát từ quốc gia
này? Hỏi tức là trả
lời: Có, có một dân tộc như thế. Đó là dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam gọi quốc
gia là Đất Nước, và vì cũng có thể gọi là Nước nên trong cụm từ trên Nước đóng
vai trò chính còn Đất đóng vai trò thứ. Vâng, dân tộc ta đã lấy hai quái của Hậu
Thiên để gọi vùng lãnh thổ sinh sống của mình-vùng mà mọi việc Hậu Thiên sẽ xảy
ra. Đáng lý vòng uyên nguyên đó phải bắt đầu từ Trời (Càn) và Đất (Khôn). Thế
nhưng theo chúng tôi, nếu lấy Trời làm cái bắt đầu của một Nghi Hậu Thiên sẽ dẫn
đến hiểu lầm và trái nghịch với nghĩa Hậu Thiên thuần tuý. Hơn nữa, Trời-Càn thì
ở xa khó nắm bắt, khó cảm nhận. Vì thế, người Việt cổ đã lấy Khảm-Nước làm đại
diện cho phần Trời của Hậu Thiên và Khôn-Đất làm đại diện cho phần Đất của Hậu
Thiên. Và điều này không phải lý luận suông: Khi ký hiệu Hậu Thiên bằng Hà Đồ
chúng ta thấy ở phương vị 1 là Khảm thì đối nó phương vị 7 phải là Ly, còn số 2
phải bằng 5-5=0=Khôn. Rõ ràng quan niệm Đất Nước trùng khớp hoàn toàn với Hà Đồ:
Khảm nằm ở phương vị số lẻ đầu tiên còn Khôn nằm ở phương vị số chẵn đầu tiên.
Theo chúng tôi, chính vì sự am hiểu kinh Dịch của cư dân Việt mà họ đã gọi nơi
mình sinh sống, đánh bắt, tế thần, nhảy múa, xem sao ngắm trăng là Đất Nước. Đưa
Đất Nước vào trong quá trình nghiên cứu Kinh Dịch, chúng tôi muốn khẳng định
rằng, tuy đây là bằng chứng nhỏ nhoi nhưng lại là bằng chứng vô cùng quý giá để
chứng minh Kinh Dịch là phát minh của người Việt Nam.
Chương 9.
Kinh Dịch qua ngôn ngữ
và truyền thuyết Việt Nam.
Có rất nhiều học giả rất uyên bác
khi giải thích các chữ Việt, Lạc, Hùng, Trưng Trắc Trưng Nhị… dẫn ra những chữ
tiếng Hán từ cổ chí kim để thuyết minh, trình bày. Thật ra, theo chúng tôi tất
cả các giải thích này có mục đích làm tôn sự thông thái của học giả hơn là đi
đến sự thật. Bởi vì, chúng không có logic và vô cùng gượng ép. Ví dụ như sau: Có
hai ông từ nước Ou đi đến nước Phi, vì không hiểu tiếng nhau, nên họ nói chuyện
với cư dân nước Phi vừa bằng tiếng nói, vừa bằng ánh mắt, nét mặt và lẫn bằng
các điệu vung tay vuốt tóc. Người nước Phi hỏi họ: “Các ông từ đâu đến?”. Hai
ông này hiển nhiên không hiểu câu này, nhưng cũng như việc Robinson Cruso dạy
chữ cho Thứ Sáu, nhìn cách vung tay của người đối diện, họ cũng đoán ra người
kia muốn hỏi họ từ đâu đến. Họ trả lời: “Chúng tôi từ nước Ou đến.”. Cũng như
vậy, người kia hiểu là hai ông nọ đến từ nước Ou nhưng khổ nỗi họ không hiểu từ
Ou đó là gì và họ đành bê ngay một chữ của nước họ là từ Âu để hiểu ra: “Hai ông
này đến từ nước Âu.”. Vậy, có ai trong số các học giả dám khẳng định từ Ou có
nghĩa là Âu (cái nghĩa mà cư dân nước Phi hiểu). Hẳn nhiên không! Và chính vì
thế, tất cả các chữ Âu có sẵn của nước Phi cũng không thể nào diễn tả nghĩa thật
của chữ Ou (nghĩa mà dân Ou hiểu). Vậy thì lấy gì làm bằng chứng cho tính chính
xác, đúng đắn của bộ này bộ kia??? Dĩ nhiên cũng không thiếu những trường hợp
ngẫu nhiên từ Ou (theo cách hiểu của người Ou) có ý nghĩa tương đương hoặc gần
đúng với từ Âu (theo cách hiểu của người Phi). Nhưng đó chỉ một vài chữ chứ
không có tính quy luật. Có nghĩa nguyên tắc lấy bộ này bộ khác của nước Phi ra
để giải thích từ của nước Ou là việc làm vô bổ. Muốn hiểu các từ của nước Ou
phải đi từ hướng tìm hiểu các phương ngữ và thổ ngữ của dân nước Ou. Dĩ nhiên,
về chữ thì cũng có thể người nước Ou có biểu tự riêng dành chỉ họ (trong đó có
mang những đặc tính văn hóa của dân tộc họ). Qua quá trình giao lưu thì có thể
người Phi dùng luôn cả chữ này hoặc dùng nó để làm ra chữ khác để viết “người Ou”.
Tuy nhiên, nghĩa bản thân ban đầu của nó phải do người Ou đặt ra cho mình. Người
Ou gọi họ là Ou tộc hẳn nhiên từ Ou có một
ý
nghĩa văn hóa xã hội nào đấy của dân tộc họ lúc bấy giờ. Chúng tôi không hề muốn
làm giảm xác suất có những từ Hán chỉ một số từ ngữ Việt; nhưng việc này chỉ nói
lên một điều: có thể một số từ Việt đã được người Việt dùng (trong ngữ văn của
mình và ngữ văn này hiện nay đã biến mất hoàn toàn) hay chúng đã được biết (được
diễn tả) qua những
hình tượng quá rõ ràng nào đó (được cả người Việt lẫn Hoa thời đó biết đến).
Và người Trung Hoa đã dùng những hình tượng có sẵn này để cấu tạo những từ mới
cho chính người Trung Hoa dùng khi để chỉ các danh từ của Tiếng Việt. Như vậy,
kể cả trường hợp này thì chữ Trung Hoa chỉ là hình thức còn nội dung chứa đựng
bên trong vẫn là cách hiểu của người Việt (có thể khi nhìn từ đó thì người Trung
Hoa lại hiểu nội dung hoàn toàn khác. Đó cũng là chuyện bình thường. Nhưng nghĩa
của chữ đó đúng nhất vẫn là nghĩa theo cách hiểu người Việt).
Thật ra ngôn ngữ Việt Nam khá bi
đát hơn ví dụ trên. Vì lúc người Trung Hoa hiểu một số từ tiếng Việt qua cách
của họ thì cũng là lúc họ bắt đầu bành trướng xuống phía nam. Kết quả là đất
nước ta bị xâm lược, bị lệ thuộc đến gần nghìn năm. Người Hoa bắt đầu nô dịch
văn hoá dân tộc ta, họ bắt đầu dạy cho chúng ta quên đi nghĩa một số từ chúng ta
đi mà lấy nghĩa từ hệ thống ngôn ngữ của họ. Cuối cùng các trí sỹ Việt Nam theo
mốt đó đã sử dụng hầu hết các nghĩa của Trung Quốc ban tặng mà giải thích từ
nước mình. Ví dụ như từ Việt: theo cách hiểu Trung Hoa đó là các dân tộc ở ngoài
(tức là vượt qua) những tập tục văn hoá của Trung Nguyên. Vô lý! Chẳng nhẽ khi
đặt tên cho đất nước mình, dân tộc mình, người Việt xưa lại lấy một từ đầy tự ti
như thế, đầy tính thiên kiến tôn vinh nước Trung Hoa như thế. Người Việt cổ giới
thiệu họ từ “nước Việt tới” thì từ Việt bản thân nó đối với người Việt đã có
nghĩa gì đó rồi chứ?!
Dĩ nhiên, chúng tôi tin rằng có sự
giao lưu văn hoá hai chiều. Người dân, không kể người Hoa hay người Việt, họ
dung dị hơn nhiều, không mang nặng tính dân tộc cực đoan như các nhà chính trị.
Cái gì hay thì họ dùng, không kể nó có nguồn gốc ở đâu. Chính vì thế mới có hai
chiều xâm nhập văn hoá song song nhau. Chắc chắn, có những từ tiếng Việt cổ
người Hoa đem về dùng và cũng như người Việt có dùng những từ, hay những tập tục
văn hoá của người Hoa. Điều này không có gì lạ lùng cả. Khổ nỗi, vì bị nô dịch
văn hoá nên dân ta về lâu dài lại tưởng những từ họ dùng được mượn của tiếng Hán
cả. Tuy nhiên, có những từ mang tính tự tôn, tự hào khá lớn, ví dụ như tên gọi
của dân tộc mình, tên gọi của Đất Nước mình thì hẳn trước khi được khoác lên cái
nghĩa của người khác ban tặng, chúng phải có một nghĩa gì đó chứ. Thật vô lý,
khi một người Việt giới thiệu “tôi là người Việt.” lại lấy ý nghĩa của từ Việt
của ngôn ngữ nước khác. Rồi có nhiều học giả lại cho hệ thống ngôn ngữ nước ta
có đến 60-80% tiếng Hán-Việt. Chả ai chứng minh được điều này cả. Trong giao lưu
văn hoá có sự vay mượn nhau là quá thường tình. Chả nhẽ, nếu chúng ta mượn một
mức độ từ, tiếng lớn như vậy thì trước đó dân tộc ta không biết nói à??? Tiếng
Bạch Nga và tiếng Nga rất giống nhau, nhưng chúng tôi chưa hề nghe một học giả
nào người Bạch Nga lại cho rằng ngôn ngữ của họ có đến 60-80% tiếng Nga-Bạch Nga
cả!!!
1.
Việt:
Có rất nhiều diễn giải về chữ Việt
này nhưng tỉ mỉ hơn tất cả là bài viết
“Việt”
của ông Lê Văn Ẩn. Chúng tôi xin khẳng định với quý
vị là chúng tôi ít biết tiếng Hán và tự lý
giải điều gì có liên quan đến chữ Hán là điều chúng tôi không thể làm được. Bằng
những lý
lẽ sắc bén, ông Ẩn đã chứng minh các quan điểm của các học giả khác không có cơ
sở đứng vững và đưa ra hai nghĩa theo chúng tôi đánh giá là khá phù hợp với
trình độ xã hội của các cư dân Việt cổ. Chúng tôi đánh giá như thế vì chúng còn
phù hợp với một số luận giải sẽ được dẫn sau:
Nhưng
trước khi vào luận giải thêm (chúng tôi cho rằng các luận giải về chữ của ông Ẩn
đã quá đầy đủ), chúng ta cần rốt ráo: thế chung quy từ Việt của dân Việt lại
dùng tiếng Hán để giải thích là sao? Vâng, chúng ta có thể dùng tiếng Hán để
giải thích vì rằng có thể thuở xưa người Việt đã có một số từ (hay thậm chí chỉ
là biểu tượng) để chỉ sắc dân Việt và khi người Trung Hoa được giới thiệu họ đã
dùng luôn một số gốc của biểu tượng đó và thêm thắt các bộ khác vào để thành
tiếng Hán ngày nay. Sự giao lưu văn hóa giữa người Việt với người Hoa là có và
hoàn toàn hợp lý
khi chúng ta nói có một số biểu tượng hay từ trong hệ ngôn ngữ Việt được người
Hoa dùng để chỉ (gọi tên) sự kiện, sự vật mà bản thân ngôn ngữ của họ cũng khó
có thể diễn tả. Nhất là đối với những danh từ riêng chỉ có dân tộc khác dân tộc
Hoa có, ví dụ như từ “Việt”. Điều quan trọng là chúng ta giải thích được đúng
nghĩa từ Việt do dân Việt tự đặt ra và được dân tộc Việt hiểu đúng nguyên căn
của nghĩa đó. Nếu có bằng chứng liên quan đến chữ nào, một số chi tiết nào của
từ Việt (bằng tiếng Hán) được hiển thị trên các cổ vật Việt Nam càng tốt.
Trong bài
viết của ông Ẩn có nói đến chữ Việt
gồm
hai chữ Tẩu và
chỉ
người ra đi xung trận (cầm vũ khí) để bảo vệ đất nước. Chữ sau cũng chính là chữ
Việt. Chữ Việt này liệu có nghĩa (nguyên thủy) gì?
Truyền thuyết nước ta có nói chúng
ta là con rồng cháu tiên hay chính là con của con giao long-Lạc Long Quân (cá
sấu) và chim Âu. Vậy, có thể có lý khi cho rằng từ Việt có dính dáng đến truyền
thuyết này. Chúng tôi có đọc một số bài nói về vấn đề này. Và các tác giả đều (có
anh Nguyễn Thiếu Dũng) cho rằng từ Việt chính là từ Diệc (chúng ta đọc trại ra
Việt bởi vì ảnh hưởng nghìn năm văn hoá của kẻ thống trị. Mà những thứ của kẻ
mạnh hơn ta là thứ mốt nhất). Chúng tôi cho rằng đây là lý luận rất xác đáng.
Khi nghiên cứu trống đồng, chúng ta đều thấy các cư dân cổ hay dùng những lông
chim để trang sức lên người. Có phải chăng họ muốn là một giống chim nào đó. Và
chính họ cũng nghĩ mình là chim đó. Nhìn những con chim phượng bay trên trống
đồng ta thấy chúng có cái mỏ dài, có đuôi mạnh mẽ như cá sấu, nhưng có cánh sải
rộng mềm mại như cánh chim Âu. Có lẽ khi quan sát con chim Âu bay lượn trên
những con sông thỉnh thoảng đáp nhẹ xuống nước đã làm cho người Việt xưa nhận ra
mối giao duyên của con giao long và chim Âu chăng? Vậy, có thể nói các con chim
đó là hoá thân của người Việt. Các con chim đó cũng rất quan trọng vì chúng được
vẽ vào trống đồng để diễn tả chuyện Hậu Thiên-chuyện sinh sống của chúng ta
trong vũ trụ này. Có thể ngày xưa, người ta dùng từ Diệc để gọi giống chim này.
Nhưng qua thời gian, do đánh bắt để lấy lông trang trí, do phải cống nạp, nên
giống chim này hầu như tuyệt vong. Cuối cùng họ gọi một loại cò giống nó là Diệc.
Ta lại xét xem chữ Việt
này
có thể dính dáng gì đến chim Diệc không hay nói cách khác dính dáng đến những
người tự cho và tự làm giống chim Diệc không?
Hình người cầm vũ khí trên tang trống
Ngọc Lũ:
Ở hình này, quý vị có thể thấy hằng hà
các vũ khí có dáng dấp thẳng như cái qua trong chữ viết. Còn quý
vị muốn thấy cái qua được chúc xuống đất thì cũng có nhiều. Các hình trong trống
đồng Hoàng Hà này nhìn kỹ rất giống tượng chữ Việt chúng tôi viết ở trên, tuy
nhiên vì tính phổ thông của sự đối chiếu chúng tôi chỉ lấy hình trên trống đồng
Ngọc Lũ:
Ngay trong trống đồng này, chúng ta cũng
có thể thấy là tay trái mỗi người có cầm bản văn gì đó để đọc. Có thể họ đang
đọc văn cầu trời đất hay đang xem điều lành dữ cho chuyến đi săn hay xung trận.
Hay như trong trống đồng Sông Đà thì chúng ta chứng kiến được rõ ràng hơn vũ khí
chúc xuống có hai cánh và tai trái cầm gì đấy đọc (và chúng tôi cho lúc đó dân
Việt ta đã có ngữ văn. Ngữ văn đó đi từ triết lý
Dịch. Nhưng đó là chuyện khác, chúng tôi sẽ đề cập đến bài viết khác):
Từ đây, chúng tôi cho rằng từ Việt chỉ
người Việt, dân tộc Việt là những người coi mình và cũng hóa trang mình như chim
Diệc tay phải cầm vũ khí để chiến đấu và tay trái cầm bản văn để cầu trước khi
đi săn bắn hay xung trận. Còn có chữ Tẩu hay không cũng không thay đổi nghĩa đó
lắm.
Còn chữ Việt bộ Mễ thì lại hoàn toàn hợp
với chủ đề bài viết này: chữ Việt bộ Mễ có những yếu tố của Dịch văn Việt Nam:
Ở hình trên phần nghĩa của các chữ trên
trống Lũng Cú chúng tôi sẽ trình bày ở chương 10. Như vậy theo chúng tôi chữ
Việt có nghĩa những người đã làm ra Kinh Diệc. Ở đây, chỉ là
ý
kiến chủ quan của chúng tôi chứ chúng tôi không dám phản bác bằng chứng rành
rành của ông Lê Văn Ẩn. Ông Lê Văn Ẩn giải thích nhiều điểm rất có lý,
tuy nhiên nếu chỉ cần biểu thị sự làm nông thì chỉ cần bộ Mễ thêm cái cày là đủ,
việc gì phải thêm cái khung vuông với dấu phết lên trời ấy làm gì? Cũng có thể
cả giải thích này lẫn giải thích nọ đều đúng nếu xét sự lệch nghĩa qua từng giai
đoạn lịch sử. Và cũng có thể hiểu đó theo nghĩa tổng quát hơn: đấy là những
người nghiên cứu Diệc Thư và chuyên làm nông.
2. Nọc và Nòng:[37]
Có không biết bao nhiêu dấu ấn của ngôn
ngữ Việt về Nọc và Nòng. Và tất cả đều chỉ rõ quan niệm người xưa là Nọc chỉ
Nam, Trời, chỉ cây gậy (tượng Càn), sinh thể đàn ông…và Nòng chỉ Nữ, Đất, chỉ
tròn, sinh thể đàn bà.
Tác
giả Đạo Kỳ
viết trong bài “Ngôn ngữ đời Viêm Việt cổ” có viết:
CÀN = NỌC = CỘC : -Là Trời, là Vua, là
Cha, là con Trai.
CÀN=CẦN,
CHÀN, CHANG, có nghĩa : Lửa Mặt Trời, Nóng, Nắng, Nọc, phái Nam. Thí dụ :
“-Trời nắng chàn-chang “( trời nắng nóng ) hay “ Tính nết Cộc cằn “ ( Nóng nảy mẩn cảm )
KHÔN= NÒNG = NÔNG : Là Đá + Khí Vũ Trụ, Hoàng Hậu, là Mẹ là con gái. ( Khôn = Đất, Đá rộng bao la, chứa đựng mọi vật trong cỏi tạo sinh, thời mẩu hệ xem người Mẹ là kho tri thức hiểu biết trong cách thức ăn, ở sự hoà nhập sinh hoạt vào thế giới xã hội con người. Khôn là Túi chứa đựng vật chất, hay kho tri thức cuộc sống, thế nên đến nay chúng ta vẩn còn sử dụng từ ngữ thí dụ : “ Túi Khôn Con Người “ hay từ “ Nòng cốt ” ( là cái cơ bản chủ yếu)
KHÔN= HƯ KHÔNG (mang âm tính), NÒNG, NANG, NƯỜNG, NÙNG, Có nghĩa : Khôn là Không, Khôn là Nòng, là Lạnh, là Nàng, là cô Ả, phái nử . là : “Bầu,Túi” chứa đựng sự sinh hoá.
“-Trời nắng chàn-chang “( trời nắng nóng ) hay “ Tính nết Cộc cằn “ ( Nóng nảy mẩn cảm )
KHÔN= NÒNG = NÔNG : Là Đá + Khí Vũ Trụ, Hoàng Hậu, là Mẹ là con gái. ( Khôn = Đất, Đá rộng bao la, chứa đựng mọi vật trong cỏi tạo sinh, thời mẩu hệ xem người Mẹ là kho tri thức hiểu biết trong cách thức ăn, ở sự hoà nhập sinh hoạt vào thế giới xã hội con người. Khôn là Túi chứa đựng vật chất, hay kho tri thức cuộc sống, thế nên đến nay chúng ta vẩn còn sử dụng từ ngữ thí dụ : “ Túi Khôn Con Người “ hay từ “ Nòng cốt ” ( là cái cơ bản chủ yếu)
KHÔN= HƯ KHÔNG (mang âm tính), NÒNG, NANG, NƯỜNG, NÙNG, Có nghĩa : Khôn là Không, Khôn là Nòng, là Lạnh, là Nàng, là cô Ả, phái nử . là : “Bầu,Túi” chứa đựng sự sinh hoá.
Dưới đây,
quý vị sẽ thấy tất cả những quan niệm về Âm và Dương sẽ hoàn toàn được thống
nhất nếu ta quán chiếu qua Nòng và Nọc:
Nọc:
-Trời:
Càn là thuần nọc, tính nọc cao nhất thời hậu thiên. Phần II-tính thuần Việt của
các quái chúng tôi sẽ phân tích kỹ.
-Nước:
tượng trưng cho nghi Nọc Hậu Thiên. Nọcè
Nácè
Nước.
-Tính
đực: heo nọc.
-Dáng
gậy: cái nọc (gậy), Nọcè
cọc, hay Cànè
cằnè
cộcè
cọc.
-Sinh
thực nam: Nọc
è
Nõn trong lễ rước Nõn rước Nường (hai từ có vẻ giống nhau, tuy nhiên Nường hầu
như đã giống Nương đi từ Nòng vì thế hoàn toàn hợp lý khi cho nõn đối với nường
là biến âm của Nọc), Nọc(càn:cũng tượng trưng cho nọc thời hậu thiên)è
Cọcè
C. (sinh thực đàn ông)
-Đàn ông:
nọcè
nõnè
nãnè
nam.
-Tính
lồi, cho ra: nọcè
rọc (biến âm quen thuộc n r l)
trong ròng rọc. Hay nọcè
nóc(mái nhà nhọn lên trời).
Nòng:
-Đất:
nòngè
nương (nương rẫy); nòngè
nươngè
nuộngè
ruộng(biến âm quen thuộc n r l);
nòngè
nông (nghề làm đất hay nghề làm
ruộng).
-Tính
tròn: nòngè
cái nong. Nòngè
lòngè
l. (sinh thực nữ)è
trôn(trôn ốc)è
tròn.
-Đàn bà:
nòngè
nương (trong cô nương, chỉ phụ nữ),
nàng hay nòngè
nương, nườngè
nữ.
-Tính
Hậu Thiên: nòngè
long (con rồng biểu thị cho Hậu
Thiên)
-Tính
lõm vào, thu nhận: nòngè
lòng (chỉ nơi chứa, chỗ trũng như
lòng chảo), ròng trong ròng rọc.
-Sinh
thực nữ: nòngè
nang (nang mực có dáng sinh thể đàn bà), nòngè
nường trong tục rước Nõn rước
Nường (chỉ sinh thể đàn bà), nòngè
lòngè
l. (sinh thể đàn bà).
(Ngoài ra
từ dọc ngang cũng có lẽ xuất phát từ nòng nọc: nọcè
rọc(biến âm n r l)è
dọc(biến âm r d gi); nòngè
nangè
ngang).
Những dẫn
chứng về ngôn ngữ trên đây đã thấy có rất nhiều biến âm từ nọc nòng ra những chữ
nghĩa khác nhau nhưng đều thống nhất một quan điểm:
Nọc chỉ Nam, Trời, chỉ cây gậy (tượng
Càn), sinh thể đàn ông…và Nòng chỉ Nữ, Đất, chỉ tròn, sinh thể đàn bà. Trong khi
đó, Kinh Dịch Trung Hoa cũng có những định nghĩa như trên về Âm(yin) và
Dương(yang) nhưng lại ít thấy sự biến âm hợp lý từ các chữ Âm Dương qua những
chữ liên quan đến nó (theo định nghĩa). Và những chứng cứ ngôn ngữ này cho chúng
ta thấy Kinh Dịch được xây dựng trên lưỡng thể Nòng Nọc của người Việt Nam là
đúng đắn.
3.
Lạc Long:
Huyền
sử có viết, vua đầu tiên của chúng ta là Kinh Dương Vương. Con của ông là Lạc
Long Quân. Thế nhưng trong huyền sử xem ra, dân tộc Việt lại tôn vinh Lạc Long
Quân là ông thuỷ tổ của mình. Đến bây giờ, dân Việt ta vẫn còn truyền lại cho
nhau nghe chuyện Trăm trứng trăm con.
Câu hỏi “Lạc Long” có nghĩa là gì vẫn còn mang tính thời sự. Nếu bảo Long là
Rồng thì quá ư dễ hiểu cho chúng ta bậy giờ. Bởi vì ngày nay ta thấy Rồng được
vẽ khắp nơi. Nhưng tiếc thay, con Rồng không tồn tại, chưa hề tồn tại. Ta biết
một con Rồng giả tưởng mà thôi. Vậy thật logic khi cho rằng, phải có con gì
trước đó làm người ta nghĩ đó là con Rồng. Tức là người xưa gọi con gì đó là con
Rồng, thậm chí không phải Rồng đơn giản mà là Lạc Rồng. Nhìn những con giao long
được vẽ trên trống đồng, chúng ta đặc biệt liên tưởng đến con vật mạnh mẽ của
vùng sông nước- con cá sấu. Đặc biệt, trên trống đồng Hoà Bình thì sự giống nhau
đến kỳ lạ:
Người Việt xưa sống ở vùng sông
nước, đánh cá, giăng câu chắc vô cùng sợ và kính con vật này. Vì thế, cá sấu
được họ tôn vinh lên thành vật tổ. Có thể người xưa cho rằng, cá sấu cùng với
chim Âu kẻ trên trời, người dưới nước tạo nên cái duyên trời đất mà sinh ra dân
tộc Việt. Đó chắc cũng là một quan niệm khá phổ biến và thông dụng. Chúng tôi
nghĩ có thể, khi tìm ra Kinh Dịch, người Việt cổ đã liên tưởng đến một đấng chúa
tể của muôn loài-một đại sứ của Thái cực được cử đến để cai trị muôn loài; theo
họ đó là con cá sấu-một linh vật. Linh vật-Đấng chúa tể mà người ta ngưỡng mộ đó
phải được đặt một tên hay phù hợp với triết lý của họ (tức là Diệc thư). Và vì
Thái cực có hình thể của Nòng Nọc nên đại sứ, đấng chúa tể đấy được gọi là: Nọc
Nòng Quân (xin hãy chú ý sự giống nhau giữa mõm các con cá sấu với mỏ các chim,
kể cả mắt). Quý vị chắc lại cho vô lý khi đã bảo Cóc là đại diện của Thái Cực mà
sao lại bảo cá sấu cũng là đại diện?! Không gì vô lý cả. Con cóc sinh ra Nòng và
Nọc tượng trưng cho Thái Cực và nó cũng là kẻ thù của kẻ thù người Việt-nạn hạn
hán, nên người Việt gọi nó là cậu ông trời. Và nghĩ nó là phiên bản của Thái Cực
(anh em với Thái Cực). Nhưng Cóc không phải con của Thái cực. Còn Thái cực cử
con của mình xuống làm chủ tế muôn loài dưới trần gian. Như thế, cũng hợp lý khi
nói đấng chủ tế của muôn loài ở dưới trần gian phải là vật mạnh mẽ, đẹp đẽ và họ
phải gọi nó bằng tên của cả hai nghi Thái Cực (không thể nào gọi thống nhất làm
một được. Vì thống nhất hai nghi chỉ là Thái cực. Hơn nữa thời Hậu Thiên thì
không thể có chuyện thống nhất hai nghi. Nên người ta phải dùng cả Nọc lẫn Nòng
để biểu thị vừa cho thấy Nọc Nòng Quân là con Thái cực vừa cho thấy bản chất
Hậu Thiên của Nọc Nòng.).
Vậy: Lạc Long Quân=Nọc Nòng Quân (bây
giờ có nhiều thổ âm, phương âm của Triết Giang và Mân Việt gọi Long là Nùng).
Chúng tôi tin chữ Long của Trung Quốc bây giờ chính là du nhập được chữ Rồng của
ta. Thật là vô lý khi chúng ta có thể đọc được cả ba chữ Rồng Long Nùng, còn
người Trung Quốc chỉ đọc được mỗi Lủng, Nũng mà tiếng Long chúng ta lại được du
nhập từ tiếng Hán. Có thể như sau: Nọc Nòng Quân đọc trệt thật Lạc Rồng Quân đến
khi Hán hoá tiếng Việt trở thành Lạc Long Quân (vì không đọc được chữ R). Sau đó,
người ta dùng tiếng Trung Hoa rồi nghĩ đó là Tiếng Hán Việt. Bằng chứng xác đáng
cho vụ này là mười năm, mười lăm và mười rằm.
Nọc Nòng Quân giống như Đất Nước có
Nòng làm trọng dùng để gọi linh vật cá sấu. Sau đó đọc trại đi thành Rồng
[38]
cũng chỉ con vật dưới nước có đuôi hùng dũng. Và cuối cùng khi cống qua Trung
Hoa thì người Trung Hoa gọi là Long (Lủng không đọc được R). Vì trong đồ hình
người ta cố vẽ đẹp con cá sấu lên, đến lúc qua Trung Hoa thì người Trung Hoa
cũng thần thánh hoá nó lên để vẽ đẹp như bây giờ. Và cuối cùng chúng ta gọi Lạc
Long Quân một ông tổ của chúng ta bằng từ Hán ơi là Hán! Không thể có chuyện
người Việt đi gọi ông tổ của mình bằng tiếng Hán được. Bởi vì, thật ra không
phải là Hán mà đó chính là Nọc Nòng Quân gọi theo cách của người Hán.
Cách giải thích này lại hoàn toàn
hợp lý
nếu như chúng ta xét Đất Nước là đại diện cho nơi những việc Hậu thiên xảy ra
thì Lạc Long Quân là đại diện của Thái cực để trông coi các việc Hậu Thiên thì
Lạc Long cũng chính là vua của Đất Nước. Trong bài
“Ý
Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt”,
G.S. Vũ Thế Ngọc có viết :
Một hai học giả đã thấy được sự bất ổn khi
truy nghĩa tự Lạc theo Hán văn. Người đi xa nhất là Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc
trong bài "Thử Tìm Nguồn Gốc Ngữ Nghĩa của Từ Tố "Lạc"(10).
Như đã dẫn, sách Thủy Kinh Chú dẫn lại sách Giao Châu Ngoại Vực Ký là sách cổ nhất viết về sử nước ta viết như sau:
Như đã dẫn, sách Thủy Kinh Chú dẫn lại sách Giao Châu Ngoại Vực Ký là sách cổ nhất viết về sử nước ta viết như sau:
"Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện,
thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triềụ
Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ
các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo)
giải (vải mầu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu,
thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương" (11)
Khi thấy tất cả nghĩa Hán Việt của từ Lạc
đều không thỏa mãn ý của chữ Lạc trong đoạn văn trên, thì người ta đồng ý ngay
là từ "Lạc" phải là từ tố tiếng Việt. Vậy tiếng cổ "Lạc" có nghĩa là gì?
Và ông đã chứng minh rất cặn kẽ Lạc
chính là Nước (Nọcè
Nácè
Lạcè
Nước [nước số 1 Hà Đồ đại diện cho phần Nọc của Hậu Thiên Bát Quái]). Còn Nòng
thì sao? Chúng ta dễ thấy các biến âm đơn giản sau:
Nòng=Nông (bởi thế Nông là tiếng Việt
cực cổ, chứng cớ là chữ Thần Nông. Vì Thần Nông ngay bây giờ người Trung Hoa vẫn
dùng một cách trái nghéo với ngữ pháp Hán văn. Như thế, chữ Thần Nông đã có từ
trướcvà được du nhập vào cộng đồng người Hoa. Mà ngữ pháp của chữ đó lại là ngữ
pháp người Việt. Suy ra cả chữ Thần lẫn chữ Nông đều là của người Việt. Nguyên
thủy nông có nghĩa là Đất, nghề Nông là nghề canh tác trên đất.), Nương (nương
rẫy)=(Nượng)=(Rượng[biến âm n l r phổ biến])=Ruộng=Đất(trong ruộng đất). Chúng
tôi cho rằng từ Nông xuất phát từ tiếng Việt cổ. Lý luận logic không đơn giản
chỉ là sự đồng âm với Nòng mà là: nếu người ta xây dựng triết lý Dịch (Diệc)
trên nền tảng Nòng Nọc thì bản thân Nòng có những biến âm có các nghĩa sau:
nguyên khí Nòng (trái với Nọc), Đất, hình tròn (trái với gậy), những chữ có ám
chỉ sự thu vào, nhận lấy, phụ nữ và sinh thể đàn bà. Và ở phần trên chúng ta đã
thấy một chuỗi biến âm khẳng định sự liên quan giữa Nòng và các nghĩa khác. Đối
với Âm tiếng Trung Hoa thì ngoài chữ “âm hộ” thì chả còn chữ nào khác dính đến
âm cả (và ngay chữ âm hộ này cũng chẳng phải là biến âm mà là ghép từ). Ví dụ,
go niang=cô nương không có âm, to di (thổ địa) không có âm,….Thứ hai, từ Nông (với
nghĩa Đất) còn dính dáng đến Nòng qua chuỗi biến âm gần gũi sau: Nòng Nông
Nương (rẫy) Ruộng. Thứ ba, từ Nông xuất hiện trong tiếng Trung Quốc qua chữ Thần
Nông cũng cho ta thấy nguồn gốc Việt của nó qua ngữ pháp Việt văn.
Vậy Lạc Long =Nọc Nòng=Nước Đất và Lạc
Long quân chính là vua (hay) chủ tế của Đất Nước, nơi những công việc của Hậu
Thiên xảy ra. Người ta viết thành Lạc Long vì lẽ đề cao tính Nọc, tính của Nam,
tính của Thái Cực. Quý
vị cũng nên chú ý
một điều khá hay là khi đề cập đến sự kiện, sự vật thiêng liêng mang tính Trời
thì người Việt cổ ưu tiên dùng thành tố Nọc trước như: Lạc Long hay Nước (không
có Đất), còn khi nói chuyện về những sự kiện, sự vật mang tính Đất (được sản
sinh từ Đất) thì họ lại ưu tiên dùng thành tố Nòng trước ví dụ như con nòng nọc,
đất nước. Trong Sử Thi Đẻ Đất Đẻ Nước của dân tộc Mường có điểm rất cần chú ý:
vua đầu tiên của người Mường là Gịt Giàng hay Yịt Yàng. Ông Trần Quốc Vượng cho
rằng đó là chỉ Việt Vương: Yịt Yàng=Việt Vương. Nhìn qua, chúng ta có thể thấy
ngay sự trùng âm khá chuẩn và sự giải thích của Gs Trần chắc chắn có lý. Tuy
nhiên, khác với văn hóa người Kinh bị lai căng khá nhiều do nghìn năm Bắc Thuộc
nên mới có những từ như Kinh Dương Vương với Lạc Long Quân (những từ mà ta có
thể thấy sự đối chọi lạ lùng với Thần Nông) thì văn hóa người Mường hầu như còn
nguyên vẹn. Và trong sử thi đó có viết là bua Yịt Yàng. Nếu dịch như ông Trần
thì sẽ ra là vua Việt Vương thừa một từ vua là ngữ pháp thì quá lộn xộn. Chúng
ta xét biến âm sau:
Nọc Nòng
è
Lạc Long (biến âm người Kinh)
Nọc Nòng
è
Rọc ròng
è Gịt Giàng (biến âm
người Mường)
Chúng ta có thể rút ra, từ thuở xa xưa
người Việt cổ đã có quan niệm về một vì vua-đấng chúa tể của Đất Nước qua Kinh
Dịch (là triết thuyết họ làm ra trên lưỡng thể Nọc Nòng). Họ gọi đó là vua Nọc
Nòng (nghĩa cũng là vua Nước Nương-Nước Đất). Khi bị Bắc thuộc thì những người
Việt ở phía Bắc đã bị hấp thụ văn hóa Trung Hoa nên gọi vua đó (tuy giữ lại tên
nhưng cách gọi đã bị Hán hóa) là Lạc Long Quân. Còn người Mường (ở Thanh Hóa là
các cư dân còn giữ lại nhiều nét văn hóa của người Việt cổ xưa) ở sâu trong Nam
do ít bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nên vẫn còn giữ nguyên tên gọi đúng của ông
tổ người Việt: bua(vua) Dịt Dàng.
4.
Hùng Vương:
Quả thật, khi nghiên cứu các từ Kinh
Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương…thì nhiều tên chúng tôi đã có thể giải
thích được qua ngôn ngữ Việt và đặc biệt với nghĩa chi phối bởi Dịch (Diệc) văn.
Tuy nhiên, nghĩa của chữ Hùng trong các đời Hùng Vương thì quả là nan giải. Cả
chữ Hùng lẫn chữ Vương đều là Hán tự. Hiển nhiên, ta cũng không ngạc nhiên lắm.
Vì chúng ta đã bị nô dịch văn hóa đến hơn 1000 năm. Và tên vua của chúng ta cũng
bị Hán hóa một phần. Ví dụ, chữ Vương chắc chắn là Hán tự của một chữ nào đó có
nghĩa thủ lãnh, bố Cả hay là vua. Nhưng tên Hùng chắc chắn không thể bị Hán hóa
được. Chúng ta nghĩ nó theo nghĩa Hùng của người Hán mà thôi. Nhưng âm của tên
các vị vua thái cổ chúng ta sẽ na ná giống chữ Hùng và bản thân nó đối với người
Việt phải có nghĩa khác.
Trong quyển
“Trong cõi”,
Giáo sư Trần Quốc
Vượng có viết: “Bằng con đường tiếp cận ngôn
ngữ-lịch sử dân tộc-lịch sử, chúng ta đã phục nguyên được danh hiệu vua Hùng:
Vua-Bua-Bô-Pô(Bố)
Hùng-Khun=Cun(Thủ lĩnh)
Vua Hùng=Bố của các thủ lĩnh=Thủ lĩnh
tối cao
Cái danh hiệu muộn màng Hùng Vương chỉ là
sự lắp ghép một từ Việt cổ và một từ Hán cổ có nghĩa giống nhau (hay tương tự),
y như sự lắp ghép danh hiệu Bố Cái đại vương(Bố Cái-Vua lớn=Đại vương)”.
Trong đoạn trích trên, chúng ta cũng rút
ra nhiều điều thú vị. Các dân tộc phía Bắc gọi vua ta thời thái cổ là Pó Khun,
với Pó có nghĩa là thủ lĩnh. Ở đây chúng ta có thể nhận thấy một biến âm khá đơn
giản sau: Vua(Kinh)=Bua(Mường)=Pó(Tày)=Bố(Kinh). Vậy từ Pó là thủ lĩnh, là vua
hay là Bố Cả cũng đều hợp lý và thậm chí tôi cho rằng, nghĩa cổ xưa của nó chính
là Bố. Điều này hoàn toàn hợp với những gì ghi trong truyển thuyết. Lạc Long
Quân là vua của chúng ta thế nhưng khi nào cần ông về giúp đỡ thì các cư dân
Việt cổ lại gọi “Bố ơi về cứu chúng con.”. Như vậy, đây chính là nét văn hóa
nhân chủ (triết gia Kim Định dùng từ này trong sách) đặc trưng của dân tộc Việt
chúng ta. Còn Khunè
Khônè
Đất. Hay Hùng Vương chính là Hán Tự của vua Hùng của Pó Khun=Bố Đất, hay là
người lãnh đạo mọi việc trên Đất nơi người Việt cổ sinh sống. Lại một lần nữa có
sự trùng hợp một cách kỳ dị với truyền thuyết: sau khi chia tay, Lạc Long quân
dẫn 50 con xuống biển còn mẹ Âu Cơ lại dẫn 50 lên núi suy tôn người con cả lên
làm vua-gọi là vua Hùng. Vâng, có Đất và Nước; vua Lạc Long đưa các con về Nước
còn người con cả làm chủ rừng núi-Đất; chính vì thế triều đại vua đầu tiên của
chúng ta được gọi là Vua Hùng=Pó Khun=Bố Đất. Sự trùng hợp nhau lạ lùng giữa
truyền thuyết với tên vua Hùng=Bố đất và với Kinh Diệc-sản phẩm sáng tạo của
người Việt cổ làm cho giả thuyết Vua Hùng=Pó Khun=Bố Đất càng có cơ sở đứng vững.
5.
Ông Oa, bà Oa:
Mong quý vị đừng vội ngạc nhiên khi thấy
chúng tôi dùng từ ông Oa. Làm gì có Ông Oa hay là Nam Oa? Vâng đúng thế. Không
có!!! Tuy nhiên, nếu đã có Nữ Oa thì chắc chắn phải có Oa gì đó có mang tính
Nam. Từ Nữ Oa cộng với từ Thần Nông đã cho phép chúng ta nghĩ đến một mảng từ
ngữ Việt được du nhập qua Trung Hoa. Và vì chúng là danh từ riêng nên có thể suy
ra hàng loạt các truyền thuyết còn truyền lại ở Trung Hoa là do được du nhập vào
từ dân tộc Việt. Chúng ta hay biết truyền thuyết Nữ Oa vác đá vá trời nhưng chưa
hề thấy ông Oa nào cả. Thế nhưng, trong tranh dân gian Đông Hồ có bức tranh khá
nổi tiếng “Thầy đồ Cóc”. Đây là bằng chứng người xưa có dùng đến từ Ông Oa. Vậy
Oa có ý nghĩa gì mà dùng được cho cả Nữ lẫn Nam?
Theo
Việt Nam Từ Điển
của Đào Duy Anh, Oa có nghĩa là Ốc, sò; người con gái đẹp; hang, lỗ; nước; cái
nồi; và cóc. Vậy Oa có vẻ có tính nữ nhiều hơn với các nghĩa: ốc, sò, hang, lỗ,
cái nồi và người con gái đẹp. Thế nhưng nếu lấy nghĩa là thú vật không thôi ta
sẽ có Ốc, sò và cóc. Thật lạ chỉ một chữ Oa mà có nhiều nghĩa khá đối chọi nhau.
Thế nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì nghĩa của chữ Oa không đến nỗi khó lý giải đến
thế. Và cách giải thích hoàn toàn không hề xa lạ, không hề rắc rối, bác học gì
cả. Nó liên quan đến một tín ngưỡng mà dân tộc ta khá sùng bái từ thuở xa xưa:
tín ngưỡng phồn thực.
Chúng ta có thể chia nghĩa của Oa ra
thành 3 nhóm:
a.
Ốc, sò; hang, lỗ;
người con gái đẹp, nồi
b.
Nước
c.
Cóc.
Nhóm a. tất cả đều có vẻ dính dáng đến
phái nữ và sinh thực Nữ. Nhóm c nếu hiểu qua Cóc-đại diện thái cực và sinh ra
Nòng Nọc thì Cóc tương đương Thái Cực thuộc Dương và bằng chứng tính Nam của Cóc
nằm trên bức tranh “Thầy đồ Cóc”. Như vậy Oa hoàn toàn có nghĩa là sinh thực hay
đúng hơn là tinh Trời Đất, còn vì sao có nghĩa là Nước? Chúng tôi cho rằng Nước
cái nôi nuôi nấng Nòng Nọc cũng chính là cái nôi nuôi nấng sinh thực (thực ra
Nòng nọc cũng đại diện cho sinh thực) và Nước cũng nằm ngôi số 1 của Hà Đồ.
Ngoài ra, nước cũng chính là thế chất của tinh trùng người đàn ông (người đàn bà
thì cái đó là trứng, tuy nhiên không ai nhìn thấy trứng cả và khi giao hợp cũng
chỉ thấy Nước mà thôi!).
Oa= Ốc, sò; hang, lỗ; người con gái đẹp,
nồi =sinh thực nữ hay tinh nữ (tinh trời đất dạng nữ).
Oa= Nước= số 1 Hà Đồ, chất khởi thủy.
Oa=Cóc=sinh thực nam hay tinh nam( cũng
là tinh trời đất dạng nam).
Vậy tất cả nghĩa của Oa đều tựu trung
cái khởi thủy, cái đầu tiên, cái có nó mà vạn vật được sinh ra.
Và lại lần nữa, chúng tôi cho rằng sự
liên quan giữa Cóc và Ốc, sò không có gì lạ lùng cả. Tất cả những suy diễn trên
đều bắt đầu từ những quan sát đơn giản nhất:
Cóc-sinh thực Nam: (chúng tôi phát hiện
ra điều này từ khi nghiên cứu cách vẽ uyển chuyển Hà Đồ)
Ốc, sò-sinh thực Nữ (không bình luận tự
quý vị độc giả hiểu):
Ta có mối liên quan sau:
Kinh Dịch
çè
Cócçè
Lão Oa çè
Oa çè
Nữ Oa çè
Ốc, sò çè
Kinh Dịch.
Nếu trên nền tảng Âm Dương thì không có
mối quan hệ nào giữa ông Oa bà Oa, hay chính xác hơn là Oa (tinh trời, chất căn
nguyên) với Kinh Dịch. Thế nhưng, ở dưới quý vị sẽ chứng kiến những truyền
thuyết về bà Nữ Oa có dính đến quan niệm hình thành vũ trụ của người xưa, thậm
chí dính dáng một cách số học của thời Hậu Thiên. Còn Cóc lại là mẹ của lưỡng
thể Nòng Nọc. Vậy xét cả Oa-cóc lẫn Oa-Nữ Oa thì ta thấy chữ Oa là một thành
phần quan trọng của Dịch-nó chính là những quan niệm của tín ngưỡng phồn thực
được lồng vào triết lý Dịch
[39].Sự liên quan giữa chữ Oa-di
sản văn hóa phi vật thể này với Kinh Dịch chỉ có thể thấy được, cảm nhận được
khi quán chiếu qua quan điểm Kinh Dịch (Diệc văn) được người Việt cổ làm nên
trên nền tảng lưỡng thể Nòng Nọc. Mắc xích cuối cùng chúng tôi sẽ dẫn ra ở phần
truyền thuyết.
8. Kinh Dịch:
Từ Kinh có thể là cách người Trung
Hoa gọi cái hệ thống văn thư triết học nào đó. Khi được hỏi: “đây là cái gì”,
người Việt cổ đã gọi đó bằng từ na ná như “Diệc thư”. Tức là bản văn của dân tộc
Diệc.
Để giới thiệu mình và giới thiệu
bản văn thư cống của mình, người Việt nói: “Tôi là người Diệc. Đây là Diệc thư.”.
Phía bên Trung Hoa không hiểu là cái gì cả, vì không đọc được chữ “c” cuối nên
họ nghe như “yue”-vì thế dân ta được họ phong cho chữ “yue”-Việt; rất hợp với tư
tưởng bá quyền, dân tộc cực đoan của vua chúa Trung Hoa. Còn Diệc thư càng khó,
họ đành phải yêu cầu giải thích thêm, người Việt giải thích “đây là bản văn viết
về vận động của vũ trụ.”. (Dĩ nhiên phải kèm theo các điệu tay chân, mắt nữa).
Nghe đến vận động của vũ trụ và chữ Diệc, người Trung Hoa lại liên tưởng đến từ
họ có là “yi”. Cuối cùng, họ gọi Diệc thư là “yi jing”-Kinh Dịch.
Có ý kiến cho rằng, Kinh là Kinh trong Kinh Dương Vương (châu
Kinh), Dịch là Diệc. Kinh Dịch là bản văn của người Diệc đất Kinh
[40]
II. Tính thuần Việt
của các quái.
Còn các quái trong tiếng Hán hoàn
toàn không có. Tất cả các từ dịch từ quái ra, họ đều có từ khác đọc khác nhau mà
viết cũng khác. Ví dụ như Càn-Thiên. Không ăn nhập vào đâu cả. Trừ ngẫu nhiên là
từ Chấn-cũng có nghĩa sấm động (tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng từ Chấn
trong Diệc thư có nghĩa là sấm. Đây chỉ đặt ra sự trùng nhau của nghĩa Hán mà
thôi). Từ các chương trên chúng tôi đã chứng minh Kinh Dịch là sản phẩm trí tuệ
của người Việt Nam. Vậy khi họ làm ra một sản phẩm họ phải đặt tên cho sản phẩm
chứ. Điều vô cùng chắc chắn là họ đã đặt tên cho các quái. Trong trống
đồng Lũng Cú có khắc 8 từ như sau:
Điều lý thú là người ta đã khắc
đúng 8 chữ
trên trống đồng này. Từ các phân tích trên, chúng tôi đã chứng minh trống đồng
có chứa những bản văn Kinh Dịch thì trống đồng Lũng Cú cũng không ngoại lệ. 8 từ
ở trên chính để biểu thị cho 8 quái. Và người xưa đã đặt tên gọi cho tám quái
của bát quái. Tuy nhiên, vẫn có hai chiều suy luận như sau: thứ nhất, tên gọi
Càn Khôn, Đoài Cấn, Chấn Tốn, Ly Khảm là do người Trung Hoa tự đặt ra khi họ đã
được thừa hưởng Kinh Dịch; còn các tên của người Việt đặt đã bị mất đi, thứ hai
là các tên gọi đó đã do những người Việt đặt ra khi họ sáng tác ra kinh Diệc và
người Trung Hoa thừa hưởng nó đồng thời với tư tưởng Dịch.
Để chứng minh thuyết thứ hai, chúng
ta cần lý giải ít nhất hai vấn đề: thứ nhất, tại sao khi thừa hưởng Kinh Dịch và
hiểu được ý nghĩa của nó người Trung Hoa không đổi luôn tên các quái. Ví dụ, đổi
Càn thành Thiên…; thứ hai, trong ngôn ngữ dân tộc Việt Nam có các từ đó không,
và sâu hơn nữa là các từ đó trong ngôn ngữ Việt Nam có mang ý nghĩa của số học
không? (Bởi vì, nguyên tắc làm nên các Bát Quái, người Việt đều dựa trên số học
hệ nhị phân).
Câu hỏi thứ nhất hầu như đã có câu
trả lời: Các con long mã và con rùa là linh vật của nước ta. Sử Trung Hoa đã
viết có sứ thần nước ta đem rùa thần có khắc lịch qua cống thới Đào Đường (Nghiêu).
Người Trung Hoa gọi lịch này là Quy Lịch. Còn Long Mã thì khắc nhiều trên trống
đồng. Có nghĩa, người xưa đã tặng cho các vua chúa Trung Hoa các đồ hình của
Diệc thư trên đó có hình con giao long hoặc đồ thư được khắc trên da cá sấu và
mai rùa. Người Trung Hoa cứ để nguyên vậy, không thay đổi mà chỉ huyền thoại hoá
lên mà thôi: như câu chuyện Long Mã với các đốm xoáy xuất hiện trên sông Hà, Rùa
thần xuất hiện trên sông Lạc. Nói chung, đó là tính cách bê nguyên và cải biên
một chút. Trường hợp các
quái cũng vậy, lúc ban đầu theo logic họ chỉ ghi lại những âm ngữ của các tên.
Vì chưa biết chúng nghĩa là gì, bắt buộc họ đành phải dùng tên đó đã. Sau này,
đã biết ý nghĩa của nó thì các tên kia đã có tính phổ cập trong dân chúng không
tiện sửa đổi nữa.
Ngoài ra, quà được tặng là của vua chúa. Với ý muốn tôn vinh tính siêu đẳng của
dòng giống thiên tử, các ông vua được thừa hưởng Kinh Dịch bao giờ cũng muốn
huyền bí nó. Mà huyền bí nó
không gì hơn là dùng thứ tiếng khác để đọc các thành tố của nó.
Để giải quyết câu hỏi thứ hai rốt
ráo, chúng ta cần phải lưu ý đến một vấn đề mà học giả Nguyễn Hiến Lê đã đặt ra.
Nếu nói Tiên Thiên Bát Quái là chỉ vũ trụ khi chưa thành hình (hay là Thái Cực),
còn Hậu Thiên là vũ trụ đã thành hình vậy tại sao có thể lúc vũ trụ chưa thành
hình mà đã có Đất, Núi, Trời, Gió được? Một câu hỏi vô cùng lý thú và xác đáng.
Trên tất cả những chứng minh của chúng tôi ở trên, chúng tôi cũng khẳng định (bằng
logic toán học) là Tiên Thiên chỉ vũ trụ chưa thành hình còn Hậu Thiên là vũ trụ
đã thành. Vậy, phải chăng có hai khung cấu tạo ý nghĩa của các quái. Khung thứ
nhất chỉ ý nghĩa các quái khi người Việt cổ làm ra Tiên Thiên, đến khi làm ra
Hậu Thiên (sau này) họ lại áp dụng tên các quái của Tiên Thiên vào Hậu Thiên
nhưng có những ý nghĩa khác hợp với Hậu Thiên hơn. Nhận thấy người Việt cổ làm
ra kinh Dịch lúc nào cũng chiếu theo hệ nhị phân và số học thuần tuý, vì thế
chúng tôi đã đưa ý tưởng khá táo bạo sau:
tên của các quái lúc ban đầu có thể có
những ý nghĩa số học và càng về sau, những tên đó bị biến âm và mang ý nghĩa
khác dành miêu tả những cảnh vật của vũ trụ thời Hậu Thiên.
Sau nhiều lần truy cứu chúng tôi
đã có nhiều bằng chứng để khẳng định điều tiên đoán này.
1. Khung Tiên Thiên:
Ở khung Tiên Thiên, có số nào vô
cùng đặc biệt?. Các nghệ nhân trống đồng đã chứng tỏ họ biết diễn tả số 0, có
nghĩa họ đã biết và cảm nhận được số 0. Và logic làm ra Diệc thư của họ cũng
bằng số học thuần tuý. Vì thế, một điều chắc chắn họ biết Khôn=Không. Tuy họ hay
diễn tả Khôn bằng 8 vật nào đó(ví dụ như 8 hình người trong trống đồng Sông Đà
chẳng hạn, bởi vì khi diễn
giải tới một quái nào đó, người ta không thể nào không vẽ gì cả).
Nhưng nếu tính 8=0(mod 8) thì số 8 cũng chính là số 0 mà thôi. Trống Đồng Sông
Đà đã chứng minh được logic số học của việc xây dựng Bát Quái Hậu Thiên. Vậy,
Khôn: xuất phát từ Không. Bằng
chứng là khôn lường.
Càn: xuất phát từ Cóè
Cònè
Càn.
Hai từ Càn Khôn đối nhau. Và từ
những phân tích trên, lúc nào người Việt cổ cũng dùng số của quái. Số của Khôn=0
hay =8(mod 8). Vậy Khôn xuất phát từ Không là hợp lý. Đổi lại, Càn là số hiện
hữu tượng trưng cho sự tồn tại nghịch với trống rỗng. Vậy có thể, Càn đầu tiên
mang ý nghĩa có hay còn, và dần về sau đọc trệch ra
Càn. Không ít dân tộc trên thế giới đọc chữ o thành chữ a (dân tộc Nga chẳng hạn).
Khác với Âm Dương của sách
Dịch Trung Hoa, sự tính toán số của các quái chứng tỏ dân tộc Việt hiểu hai bản
thể vũ trụ là Có và Không.
Sự đối nhau giữa sự hiện hữu và trống rỗng đã làm cho người Việt xưa gọi
tên hai quái này như vậy: Có Không, Không Có, Còn Không, Không Còn với từ Còn
Không hoàn toàn trùng âm với Càn Khôn!
Tiếp theo, ta nhận thấy hiện hữu có
rất nhiều cung độ biểu diễn, còn trống rỗng chỉ có một mà thôi. Số Không chỉ có
một, nhưng số khác không thì nhiều: 1, 2, 3,…Vậy để đối lại Không người Việt cổ
có khả năng lấy số 1. Cuối cùng, họ đánh số bát quái với mục đích giải nghĩa (hơn
là mục đích sử dụng để phát triển lý thuyết tiếp sau. Khác với độ số của Dịch
Trung Hoa, người Trung Hoa dùng độ số để phát triển tiếp lý thuyết). Bởi vì khi
giải nghĩa các quái, số Không không thể đối với một số tuỳ tiện được, mà có lý
nhất nó phải đối với số 1. Từ lý luận này người Việt cổ có thể dùng các số đánh
dấu sau: Càn=1, Khôn=0, Đoài=2, Ly=3, Chấn=4, Tốn=5, Khảm=6 và Cấn=7. Rất giống
độ số. Khác ở chỗ Khôn người ta dứt điểm hiểu là 0, vì nếu
lấy Khôn bằng 8-0=8, nhưng qua mod 8 quen thuộc ta lại nhận được 0.
Còn tổng các số đối diện không phải bằng 9 mà bằng 1. Tức 9 mod 8=1. Số một chỉ
rõ tổng của hai quái đối diện bằng với tổng của trục thiêng liêng là Càn-Khôn.
Từ quan điểm số học, có thể người xưa nhận thức như sau:
Đoài=Hai (đồng âm, số kế theo 1)
Trên thực tế liệu có thể có biến âm
đ è
h không? Chúng tôi
chợt liên tưởng đến câu: “Đêm
hôm khuya khoắt, anh đi
đâu một mình?”. Câu đó vô tình tôi nhận thấy sự đồng âm và nghĩa từ giống nhau
giữa “Đêm và Hôm”. Nên nhớ rằng “Hôm” được dùng để đối với “Mai” trong các danh
từ sau: “Sao hôm” và “sao Mai”. Vậy tiếng Việt ta có cách biến đặc biệt như vậy
chăng? Rất nhiều, thưa quý vị độc giả:
a)
Hai tĩnh từ
giống nhau tạo thành tĩnh từ cũng đồng nghĩa: đìu hiu, đỏ hỏn, đành hanh…
b)
Hai động từ
giống nhau tạo thành động từ đồng nghĩa: đòi hỏi, đằng hắng (đằng biến thành dằn.
Ta thấy dằn giọng và hắng giọng gần giống nhau.), đôi hồi, đoái hoài (với nghĩa
đoái trông và hoài trông).
c)
Hai danh từ
giống nhau tạo nên danh từ (dùng như trạng từ) có cùng nghĩa: đêm hôm, đội hội (đội
người và hội người).
Vậy chữ đ
hoàn toàn có cơ sở được biến âm thành chữ h. Như vậy, Đoài biến âm thành Hai có
cơ sở đứng vững. Chữ đ biến thành chữ h trong thời Tiên Thiên cũng được lặp lại
trong thời Hậu Thiên. Chính vì sự cùng nguyên tắc biến âm này mà lập luận của
tôi càng có cơ sở đứng vững. Thời Hậu Thiên thì Đoài biến thành Hồ, cũng cùng
nguyên tắc biến Đ thành H. Điều này không có gì khó hiểu cả. Có thể nguyên thuỷ,
người xưa gọi số hai là Đoài nhưng dần biến âm thành Hai. Họ cũng đọc trệch Đoài
thành ra Hồ chỉ một vùng nước được bao bọc xung quanh.
Trong
khung Tiên Thiên này, tôi cho rằng rất hợp lý là người ta không cần phải đặt tên
các quái theo số 1, 2, 3,…mà họ sẽ dùng các quái một cách có ý nghĩa hơn. Các số
thì đến số hai đã quá đủ bởi vì đã có 0 để chỉ hư không, trống rỗng và có 1 để
chỉ tồn tại. Số 1 chỉ 1 của Nọc (1 vòng tròn) đối với 2 của Nòng (hai vòng tròn).
Như vậy, có số 0, 1, 2 cũng đã đủ để biểu diễn cả số lẫn hình của hai lưỡng thể
đầu tiên là Nọc(số và hình đều bằng 1) và Nòng (số=0, hình=2). Đến đây, người ta
sẽ lấy các nghĩa khác mang tính số học bao trùm hơn để chỉ các quái còn lại.
Ly=Lẻ (số lẻ đầu tiên.). Ngoài đồng
âm một cách rõ ràng ra còn có sự đồng nghĩa. Ví dụ: chia ly, ly tán=xé lẻ, tan
đàn xẻ (lẻ) nghé.
Chấn=Chẵn (số chẵn đầu tiên.).
Chúng tôi cho rằng lý luận lẻ đầu
tiên=3 và chẵn đầu tiên bằng 4 là chính xác tuyệt đối. Bởi vì lấy quán chiếu qua
số của Trời, số của Thái Dương ở giữa, số của Bắc Đẩu bằng 7, thì số bảy cũng
bằng hai số đối nghịch đầu tiên: 7=3+4. Ở đây, khi đánh số từ Càn=1 với mục đích
làm cho đối với 0 nên lại có Ly, Chấn thành 3, 4. Chỉ với ý đồ đơn giản là đặt
tên cho các quái theo ý nghĩa số học.
Trong
quyển “Kinh Dịch-Cấu hình tư
tưởng Trung Quốc” của hai tác
giả Lê Anh Minh và Dương Ngọc Dũng có viết về phát hiện khảo cổ ở Mã Vương Đôi
và tìm ra bảng Trùng Quái khác. Trong bảng Trùng Quái này, Tốn có nghĩa và được
đọc là Toán (tức tính toán), Khảm được đọc là gòng (công) hay có thể biến thành
Cám, Cấn đọc thành Căn. Khi phát hiện ra điều này, trong tôi đã nảy sinh ra hai
cách giải thích khác nhau.
Cách
giải thích 1: Toán=Cộng (tức
có nghĩa cộng vào), Khảm có nghĩa là (jiãn-trừ ra) và giống nhưng jing qua tiếng
Việt thành Khảm. Cấn=Căn có nghĩa là căn nguyên của tồn tại trong sự trống rỗng
đã quá lớn. Cách này sau một thời gian đăng trên diễn đàn không thấy ai phản hồi
cả. Rất tiếc là vậy. Cách này có vài ba điểm rất không phù hợp. Thứ nhất, jiãn
của tiếng Trung Hoa khi đọc qua tiếng Việt có thể đọc là Kám chứ khó có thể là
Khảm. Thứ hai, tất cả chữ các quái mà người Trung Hoa hiểu không có bóng dáng
của số học (trừ chữ Toán), vì thế nếu đó là từ “gõng” thì bất luận thế nào cũng
khó đọc ra “jiãn”, cũng như khó hiểu ra được để sau đó biến thành chữ Khảm của
Việt Nam. Như vậy, cần một tiếp cận khác đúng đắn hơn. Thứ ba, nếu nói 0 và 1
đại diện cho trống rỗng và hiện hữu thì cũng có hàm chứa nghĩa số học. Nhưng
giải thích Cấn=Căn là căn nguyên của tồn tại thì hoàn toàn không thể có nghĩa số
học. Nó hàm chứa nghĩa triết học hơn. Nhưng khi làm ra bát quái Tiên Thiên,
người xưa chắc phải dựa trên những nguyên tắc đơn giản, tức là đặt nghĩa cho các
quái cũng rất đơn giản. Vậy cũng phải có lối tiếp cận đơn giản hơn.
Cách
giải thích 2: Khi viết bảng nghĩa của các quái
trong khung Tiên Thiên, chúng tôi đã gần như tin rằng Cấn có nghĩa là Trừ ra. Vì
sao? Vì người Việt ta hay nói từ “cấn ra” có nghĩa là trừ ra. Ví dụ, như ta nợ
người nào đó 10 đồng, nhưng trước đó anh ta lấy của ta mười cái áo là 9 đồng.
Thì ta có thể nói: “Nợ 10 đồng nhưng cấn qua số tiền áo 9 đồng. Vị chi còn 1
đồng.”. Từ này, ngày nay chúng ta còn nghe nói nhiều chứ không phải không. Có
thể những người Việt Nam ở xa Tổ quốc lâu rồi thì ít nghe, nhưng những người ở
quê nhà chắc chắn nghe nhiều từ này. Nhất là trong các trường hợp cấn nợ qua lại
nhau. Thế nhưng, Khảm thì chúng tôi không tài nào biến hoá nó ra thành Cộng được.
Bây giờ, thấy cách đọc của các quái trong bản Bạch Thư Chu Dịch Mã Vương Đôi,
tôi càng tin tưởng vào logic nghĩa số học của mình. Và từ đó, cũng tin chính xác
các quái này được người Việt đặt ra. Cũng chính trong Bạch thư chu dịch từ gõng
(công) có thể đọc thành Cám à
Khảm. Nhưng có điều trong tiếng Hán cả chữ Cám và Khảm (Hai từ này có cùng vận
bộ và là giá tả cận âm) đều có nghĩa là hố sâu, chứ không hẳn là nước. Mà nếu nó
có nghĩa chính là Nước thì phải vận dụng nghĩa của hệ ngôn ngữ khác. Người Việt
xưa đặt tên cho các quái thời Tiên Thiên bằng các từ có nghĩa số học. Sau đó
biến âm các quái này để đọc cho giống các hành thể thời Hậu Thiên-ứng với quan
niệm vũ trụ của họ. Và dần dần họ dùng song song hai chữ dùng chỉ một sự vật,
một hiện tượng. Ví dụ, khảm và nước. Quan trọng là xây được một logic hoàn chỉnh
để giải thích tất cả những vấn đề nêu ra.
Chúng ta lại xét một chút ít
về chữ Tốn mà trong Bạch Thư Kinh Dịch Mã Vương Đôi gọi là Toán với nghĩa là
tính toán. Toán là gì? Hán Việt hay Thuần Việt? Chúng tôi cho rằng từ toán là
thuần việt. Bởi vì, bên Trung Hoa không có cách biến âm từ t sang đ. Họ chỉ đọc
được mỗi phụ âm t. Thế nhưng, trong tiếng Việt lại có kiểu biến âm này. Có rất
nhiều cặp từ bắt đầu từ t và đ có những nghĩa khá tương đương nhau: Toán-Đoán,
Tổn (thọ)-Đoản (thọ)…hay các từ ghép tiêu điều, tương đương, …
Ngay trong chữ Toán cũng có
anh em song hao với nó là Đoán. Chắc quý vị cho từ Đoán khác từ Toán, phải không?
Khác có khác, nhưng không đến mức quá xa đâu. Đoán là quá trình tính Toán logic
để nhận định kết quả một sự việc, một hiện tượng sẽ xảy ra. Không Toán (tức tính
toán logic) thì làm sao mà Đoán được. Vậy cặp Toán-Đoán đã chỉ ra nguồn gốc
Thuần Việt của Toán. Khi xây dựng được thuyết số học giải nghĩa các quái hoàn
chỉnh thì điều này cũng chỉ ngược lại nguồn gốc của chữ. Và tất cả tên các quái
nguyên thuỷ mang ý nghĩa số học hoàn chỉnh. Vậy Toán cũng chính là từ của người
Việt. Chúng ta lại thấy có : tốn tiền hao của, tốn công tốn của…Từ này, chắc
chắn 100% người Việt đều hay dùng hay nghe. Xem ra chữ tốn này không dính dáng
gì đến gió cả. Chính xác là thế nhưng nó lại dính dáng đến số học và chữ Toán.
Bạn hãy phân biệt thử hai câu hoàn toàn Việt sau: Ôi dào, đám cưới tốn tiền tốn
của quá. Chỗ này tốn tiền, chỗ kia tốn tiền. Và: Ôi dào, đám cưới tốn tiền tốn
của quá. Chỗ này tính(chi ra) tiền, chỗ kia tính(chi ra) tiền. Từ tính lại là
đồng âm cũng có nghĩa tương đương với với toán (trong tính toán). Vậy chữ tốn ở
đây hoàn toàn giải thích theo ngôn ngữ Việt để thành chữ toán được. Chữ Toán
thời tiền sử đã được vận dụng vào những hoàn cảnh khác nhau vì hồi đó ngôn ngữ
chắc chắn chưa phong phú như bây giờ. Cuối cùng, qua biến Âm mà đến bây giờ
người Việt chúng ta có những từ khác hợp với triết lý mà họ đã làm ra:
Vậy, ta có nghĩa nguyên thuỷ
các quái thời Tiên Thiên là: Càn: Còn, Khôn: Không, Đoài: Hai, Ly: lẻ, Chấn:
chẵn, Tốn=Toán=Tính toán, Khảm=Cộng, Cấn=Cấn ra (Trừ ra). Từ đây, chúng ta cũng
có thể thấy nguyên lý đặt tên các quái bằng nghĩa số học rất hợp lý và có ý
nghĩa vô cùng: Có cặp (Không, Có) tượng trưng cho trống rỗng và tồn tại, có cặp
(1, 2) tượng trưng cho Nọc đầu tiên và Nòng đầu tiên, có cặp (lẻ, chẵn) tượng
trưng cho tính chất số. Khi có các cặp này rồi thì phải tính toán. Tính toán thì
dùng phương pháp phổ biến là cộng và cấn. Ngoài ra, cũng dễ thấy thành ngữ sau
đây rất đồng âm và láy nhau từng từ trong thành ngữ: “Cộng vào cấn ra”. Nếu kể
cả các cách biến âm của người Việt với d thành v, r thành dz thì dễ dàng nhận
thấy sự láy nhau thú vị sau: “Cộng dào Cấn dza”.
2. Khung Hậu Thiên:
Càn=Trời: Đến bây giờ dân Việt ta
hay nói làm càn-tức làm trời, nói càn-tức nói trời (ơi), càn quấy (trời nó quấy).
Vậy Càn chính là tiếng người Việt ám chỉ Trời. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc
cũng hay nói Giàng=Trời là phương ngữ có âm biến của Càn.
Càn: chang chang
[40],
cằn. Ví dụ: trời nắng chang
chang, khô
cằn.
Chữ Càn này chỉ nắng, nóng.
Càn: cằn
[40]
chỉ tính nết nóng nảy chỉ có đàn
ông có: cộc cằn.
Càn: chàng chỉ phái nam.
Càn: chan chứa, chan hòa. Chữ chan
chỉ sự cho ra, ban phát khác đối với chứa có nghĩa thu vào, nhận vào. Như vậy,
trong tiếng Việt có hầu hết nghĩa mang tính thuần Nọc của Càn.
Khôn=Đất: Như trên đã nói, người
Việt xưa dùng chữ Khôn để nói đến chữ Không. Nhưng lúc ký hiệu Hậu Thiên họ phải
dùng nó chỉ một hành thể (element) nào đó thuộc thời Hậu Thiên. Và đây cũng lý
giải họ không thể nào dùng Đất để thế vào chỗ Khôn được (bởi vì tên của nó đã
được đặt từ lúc có Tiên Thiên Bát Quái). Ta hay nói: “sống Khôn chết Thiêng”.
Liệu từ xa xưa nó có ý nghĩa “sống Khôn chết Thiên” (việc dùng chữ Thiên của chữ
Hán cũng không ảnh hưởng gì đến suy luận. Người ta có thể vay mượn từ ngữ để nói
cho có vần điệu và hợp với ngữ cảnh. Điều quan trọng là người Trung Hoa cũng có
những thành ngữ như thế. Nếu không có thì đây chỉ là một vay mượn mà thôi. Vả
lại, từ Thiên cũng chưa chắc là tiếng Thuần Hán.). “Sống Khôn chết Thiên” có
nghĩa là sống dưới Đất mà chết thì lên Trời, tức hợp với quy luật của vũ trụ,
hợp với mối quan hệ giữa Người và Trời Đất. Sau này, dần dần từ Khôn Thiên biến
thành Khôn Thiêng- tĩnh từ kết hợp giữa hai tĩnh từ khác. Sống Khôn-có nghĩa
sống phải hiểu quy luật giao tế (giữa người với người, người với tự nhiên…)
trong vùng mình sống (tức thuộc các vấn đề dưới trần, dưới đất), còn chết Thiên
dần dần thành chết Thiêng-tức chết lại quay về Trời, đúng quy luật là phải được
thiêng liêng như Trời. Chính vì lẽ này mà dân tộc ta mới có câu túi khôn con
người: cái túi đựng tất cả quy luật sống của con người dưới Đất.[40]
Đoài-Đầm, Đìa, Hồ: chỉ vùng trũng
chứa nước thiên nhiên. Từ Đoài hoàn toàn tương đương với Đìa và đến lượt mình
đìa kết hợp với đầm để ra tĩnh từ độc đáo sau: đầm đìa. Ngoài ra phương ngữ vùng
Nghệ An đế Thừa Thiên có câu: “Lời nói bằng đọi máu.”. Với đọi là cái bát cái tô
để chỉ vật nhân tạo có lòng trũng dùng để chứa nước. Nguồn gốc Việt Nam của Đoài
càng thấy rõ.
Cấn=Núi: Chúng ta hãy hiểu Cấn một
cách bình dị dân dã hơn (bởi vì nếu chữ Cấn có từ ngày xa xưa và là tiếng Việt,
thì nó phải ăn sâu vào tâm khảm nhân dân. Vì vậy, nó phải rất dung dị, đơn giản).
Cấn là có cái gì đó đội lên làm vướng cái gì úp xuống mặt phẳng cho trước. Giống
như khi hôn nhau thì hơi cấn hai cái mũi vậy. Quá dung dị và dân dã. Nhưng nếu
nói đến Kinh Diệc thì Càn Khôn luôn luôn thiêng liêng. Chỉ có Núi mọc trên Đất
là Cấn với sự giao duyên của Trời và Đất. Như vậy, từ Cấn diễn giải qua Hậu
Thiên bằng ngôn ngữ Việt Nam
hoàn toàn có nghĩa Núi. Ngoài ra chúng tôi dẫn lại một đoạn của
Sử Thi Đẻ Đất Đẻ Nước
của dân tộc Mường: “50
người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền
núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những
trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn
chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được
18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi
coi giữ các bản Mường.”
Cấn đồng âm với Dâng, Nâng, Nấng: dâng
cao, nâng lên, nuôi nấng (nuôi là chăm bẵm, nấng là làm lớn lên, làm trưởng
thành lên). Nói chung Cấn có nghĩa là làm cao hơn, lớn hơn.
Tốn:
Toánà Tốnà Tố
(bão tố)à Dốà Gió.
% xác thực nếu tính các mắt xích biến âm có từ bão tố (một đêm gió bão hay một
đêm bão tố, giông tố cũng đuợc mà giông gió cũng dùng được) với Tố=Gió chúng tôi
cho rằng rất cao.
Chấn: chấn động (hán việt nhưng cũng
có thể của chung), trống (đánh dùi xuống nó làm ra tiếng vang, chấn động. Tương
đương với Sấm sét từ trời đánh xuống làm mặt đất chấn động), chồn (bồn chồn),
bấn (bấn loạn), bần (bần thần)(bồn, bấn, bần lại liên quan đến bung, bùng…và
chấn trong Bạch Thư Chu Dịch viết là thần)
Khảm=Khẳm=Nước: Khi nghĩ về Khảm,
chúng tôi liên tưởng ngay đến thơ của cụ Đồ Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không Khẳm
Đâm mấy thằng gian, dạ chẳng sờn.
Thuyền không khẳm là thuyền không bị
chìm bởi Nước. Dân ta cũng hay nói câu: đầy khẳm, nhiều khẳm. Cái gì có thể đầy
đến vậy? Rõ ràng ý tứ ở đây chỉ Nước. Dùng Khảm chỉ Nước lâu quá, sau đó những
từ như đầy nước, nhiều như nước trở thành đầy khẳm, nhiều khẳm. Đến độ, giờ đây
từ khẳm lại mang ý nghĩa của tĩnh từ (trạng từ).
Tổng kết lại ta có bảng sau. Phần
trăm xác thực là cách đánh giá chủ quan của người viết:
Quái
|
Tiên Thiên
|
Hậu Thiên
|
||
Chứng cứ
|
% xác thực
|
Chứng cứ
|
% xác thực
|
|
Càn
|
Có, còn
|
90
|
Nói càn, làm càn, càn quấy. Giàng,
cằn cỗi, cộc cằn, chan chứa, chang chang
|
100
|
Đoài
|
Hai, đôi (nguyên lý biến âm đ, h như đêm hôm, đòi hỏi,
đìu hiu).
|
90
|
Đầm, đìa, đầm
đìa, hồ, (nguyên tắc biến âm đ sang h), đọi
|
100
|
Ly
|
Lẻ
|
100
|
Lửa
|
100
|
Chấn
|
Chẵn
|
100
|
Chấn (thuần Việt), chồn,
trống.
|
100
|
Tốn/Toán
|
Toán-Đoán, Tốn tiền tốn của.
|
90
|
bão tố, giông tố hay giông gió
|
90
|
Khảm/Công
|
cộng, thành ngữ cộng vào cấn ra
|
100
|
thuyền không khẳm, đầy khẳm, nhiều khẳm
|
100
|
Cấn
|
cấn ra, cộng vào cấn ra
|
100
|
Cấn (đội lên), Tà Cấn (sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước, dân tộc
Mường, nâng,
nấng.
|
100
|
Khôn
|
Không, Khôn lường
|
100
|
sống Khôn
chết Thiêng, túi
khôn con người
|
80
|
III.
Truyền
thuyết
mang
văn
hóa
Dịch.
Trong
hệ
thống
truyền
thuyết,
cổ
tích,
phương
ngữ,
thành
ngữ
của
dân
tộc
ta
có
hẳn
một
chuỗi
riêng
chứa
đựng
những
tư
tưởng
Dịch.
Lạc
Long
Quân
và
Âu
Cơ:
tổ
tiên
của
chúng
ta.
Con
giao
long
được
khắc
nhiều
trên
trống
đồng Việt
Nam
và
trên
nhiều
cổ
vật
khác.
Người
Việt
cổ
được
khắc
trên
trống
đồng
có
trang
điểm
bằng
những
lông
chim.
Điều
này
chứng
tỏ,
người
xưa
đã quan
niệm
họ
có
nguồn
gốc
từ
chim.
Hay
chính
xác
hơn
là
con
chim
Diệc
mang
cánh
mềm
mại
của
mẹ
Âu
Cơ
và
đuôi
hùng
dũng,
mỏ
dài
của
cha
Lạc
Long.
Câu
chuyện
Long
Mã
xuất
hiện
ở
sông
Hà
mang
Hà
Đồ có
thể
ghi
nhận
có
một
bản
Hà
Đồ được vẽ
trên
tấm
da
cá
sấu-giao
long
hay
có
tấm
gì
đó vừa
vẽ
Hà
Đồ và
cũng
có
trang
trí
hình
những
con
giao
long.
Mà
Giao
long
là
linh
vật
của
người
Việt.
Quý
vị
có
thể
thấy
sự
giống
nhau
giữa
mỏ
chim
và
hàm
cá
sấu
trong
trống
đồng
Hòa
Bình
chúng
tôi
vừa
dẫn
trên.
Con
cóc
cậu
ông
trời:
Cậu
tức
là
anh
trai
hay
em
trai
mẹ
Trời.
Mà
mẹ
trời
chính
là
Thái
Cực.
Cóc
chính
là
bản
thể
Thái
Cực
dưới
đất.
Có
rất
nhiều
chuyện
cổ
tích
Việt
Nam
nói
về
Cóc
Rùa
thần:
Sử
Trung
Hoa
cũng
có
thừa
nhận
sứ
Việt
Thường
Thị
cống
rùa
thần
và
quy
lịch.
Ngoài
ra,
trong
quá
trình
đấu
tranh
dựng
nước
và
giữ
nước
của
chúng
ta
đã bao
nhiêu
lần
Thần
Kim
Quy
hiện
lên
giúp
đỡ
(câu
chuyện
Rùa
thần
cho
móng
thời
An
Dương
Vương,
câu
chuyện
Hoàn
Kiếm,…).
Vậy,
không
thể
nào
chối
cãi
Kim
Quy
chính
là
thần
vật
của
nước
ta.
Câu
chuyện
Lạc
Thư
cũng
có
thể
hiểu,
có
một
đồ
hình
được
khắc
trên
mai
rùa
và
người
Việt
đã mang
cống
cho
vua
Trung
Hoa.
Sử
thi
Đẻ
Đất
Đẻ
Nước
của
người
Mường
cũng
kể
việc
làm
nhà
cho
bua
(vua)
Gịt
Giàng.
Người
thợ
săn
tìm
đến
Rùa
thần
và
xin
rùa
hiến
kế;
rùa
thần
chỉ
cho
người
thợ
cách
làm
nhà
theo
phiên
bản
của
rùa
thân:
bốn
chân
là
bốn
trụ,
mái
cong
như
mai
rùa,
mắt
là
hai
cửa
sổ…
Mẹ
tròn
con
vuông
là
thành
ngữ
khá
phổ
biến.
Quan
niệm
Trời
tròn
Đất
vuông
cũng
khẳng
định
qua
câu
chuyện
hoàng
tử
Lang
Liêu
làm
bánh
chưng
bánh
dày
tặng
vua
cha.
Trời
Đất
tách
làm
đôi
hay
bà
Nữ
Oa
vá
Trời
:
Vào
thời
Hiên
Viên;
thần
nước
Cộng
Công(gong=khảm)
đánh
nhau
với
thần
lửa
Chúc
Dong.
Cộng
Công
thua
trận;
húc
đầu
vào
núi
Bất
Chu;
khiến
cột
trời
đổ
gẫy.
Trời
nghiêng
về
phía
Tây
Bắc;
đất
lệch
về
phía
Đông
Nam.
Nước
từ
trên
trời
đổ
xuống
gây
ngập
lụt
ở
khắp
nơi.
Bà
Nữ
Oa
đốt
cỏ
Lư
thành
tro
ngăn
nước
lụt;
lấy
đá ngũ
sắc
dưới
biển
vá
trời.
Sau
đó bắt
con
rùa
lớn
đứng
đội
trời
lên.
Từ
đó; cuộc
sống
trở
lại
yên
bình.
Ta có:
a.
thần
nước
Cộng
Công
húc
đầu
vào
núi
Bất
Chu:
kết quả là
Cộng Công(gong
gong=Thuần
Khảm)
phải gần Núi=Cấn.
b.
Trời
nghiêng
về
hướng
Tây
Bắc:
Càn-Tây
Bắc.
c.
đất
lệch
về
phía
Đông
Nam:
Khôn-Đông
Nam.
d.
Nước
từ
trên
trời
đổ
xuống
gây
ngập
lụt
ở
khắp
nơi.
Vậy nước
cũng
gần Trời.
Nếu sắp xếp Trời Tây
Bắc,
Nước
Chính
Tây
và
Núi
Tây
Nam (do
a,
b,
d mang lại)
thì
ta thấy e và
f
không
thể lý
giải nổi.
Vậy Trời Tây
Bắc,
Nước
Chính
Bắc và
Núi
Đông Bắc.
Ngoài
ra chỉ cần quan sát
bình
thường
thì
thấy câu
Nước
từ trên
Trời đổ
xuống có
nghĩa
Nước
phải cao hơn
Trời vì
như
thế mới
đi qua Trời mà
đổ xuống
được.
e.
Bà
Nữ
Oa
đốt
cỏ
Lư:
Bà
Nữ Oa là
Khôn
đốt cỏ Lư=đốt
(ly)
cỏ Lư
(Ly)=Thuần
Ly ngăn
nước
lụt từ Trời đổ
xuống.
Vậy Ly bên
tay trái
của Khôn.
Suy ra Ly=chính
Nam.
f.
thành tro
ngăn nước lụt : Ly
ở chính Nam ngăn được nước lụt rồi thì nước lụt sẽ nằm ở đâu? Ở
đây vấn
đề là
ngăn
nước
lụt chứ không
phải là
tiêu
thủy.
Vâng,
rất
đơn giản Nước
lụt sẽ tụ lại thành
vũng
ở gần Ly.
Hay ở phía
Tây
Nam.
Tro ngăn
nước
lụt thì
chỉ tạo ra những
đầm lầy sềnh sệt và
có
nhiều bùn
(tro bùn).
Như
vậy,
Đoài
chính
là Đầm
nằm ở phía
Tây
Nam cạnh Ly Chính
Nam.
Cỏ Lư
chắc có
thể là
biến
âm của cỏ lau hay mọc ở gần ao,
hồ,
đầm.
g.
lấy
đá ngũ
sắc
dưới
biển
vá
trời:
Biển kể cả Trung Quốc lẫn
Việt Nam đều
là
phía
Đông.
Tức khẳng
định phía
Đông nằm bên
tay phải của bà
Nữ Oa hay Khôn.
Và
cũng
khẳng định
thêm
Ly ở bên
trái
Khôn
là
chính
xác.
Từ những lý
giải trên
ta nhận được
phương
vị của 6
quái
Hậu Thiên.
Thế nhưng
tại sao là 6
chứ không
phải là 8? Đấy
cũng
chính
là
triết lý
của Kinh Dịch Việt Nam;
bát
quái
hậu thiên
được dựng từ
8 quái
nhưng
linh hồn là 6
trùng
quái
bất dịch (bằng
chứng hiển hiện của trùng
quái
là
Cộng Công=gong
gong=Thuần
Khảm,
và đốt
cỏ (lửa=Ly)
Lư
(Lửa=Ly)=Thuần
Ly).
Ở phương
vị chính
Tây
phải là
quái
kết hợp với Đoài
để tạo ra trùng
quái
bất dịch và
tương
tự như
ở chính
Đông.
Vậy chúng
ta nhận được
Tốn chính
Tây
và
Chấn chính
Đông.
Chúng
ta đã
giải mã
ra một bát
quái
Hậu Thiên
từ truyện trên.
Nó
hoàn
toàn
trùng
với Bát
Quái
Âu Lạc trên
trống đồng
cũng
như được
xây
dựng lại từ Toán
học.
Một thuyết khoa học cần có khả năng tiên đoán.
Qua tất cả những lý luận đã được viết trong các chương trên, chúng tôi đã hoàn thành chứng minh Kinh Dịch là sản phẩm của người Việt cổ. Quá trình chứng minh của chúng tôi thực ra chỉ mới đề cập đến khía cạnh số và khía cạnh âm (tức Âm Dương của người Trung Hoa còn Nòng Nọc của người Việt). Còn khía cạnh hình của nọc và nòng thì chưa hề được nhắc đến. Vậy chúng ta có thể dùng khía cạnh hình này để tiên đoán. Nếu những điều tiên đoán này trùng với thực tế thì chúng ta nhận được bức tranh lịch sử chân thật.
Chương 11.
Hậu Thiên Bát Quái Âu-Lạc. Một di sản sáng tạo vĩ đại của người Việt.
Như vậy, ít ra có ba trống đồng Sông Đà, Lũng cú và Ngọc Lũ (chúng tôi nghĩ có thể cả trống đồng Hoàng Hạ và Đông Sơn) khắc hoạ một Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc đúng với logic toán học. Và các di sản văn hóa phi vật thể như truyền thuyết bà Nữ Oa hay trò chơi dân gian Chi chi chành chành cũng có chuyển tải thông điệp của Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc. Các phân tích từ đầu chí đuôi của Kinh Dịch Việt Nam nói trên đã cho ta thấy, không còn nghi ngờ gì về nguồn gốc Kinh Dịch. Kinh Dịch là sản phẩm trí tuệ của người Việt cổ.
Nếu công trình của chúng tôi không có bằng chứng giá trị nào mà bằng logic toán học phát hiện ra Hậu Thiên (hay là Tiên Thiên Trùng Quái) thì cũng cho tất cả thấy một đồ hình khác trên lý thuyết hợp lý hơn Hậu Thiên. Và nghi ngờ về sự đúng đắn của Văn Vương Bát Quái càng có cơ sở. Nhưng mà, cuối cùng chúng tôi đã tìm ra Hà Đồ nhan nhản trong trống đồng còn Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thì có đến ba trống đồng hiển thị rõ ràng. Vậy, làm sao còn có một mảy may nghi ngờ nào?!
Sẽ rất hợp lý khi có nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao, người Việt lại quên hết gia sản Kinh Dịch của mình mà lại sử dụng hầu hết các công trình Dịch Trung Hoa?”. Câu trả lời là một quá trình suy luận logic đầy bi thương.
-Đầu tiên, người Việt cổ đã sáng tạo ra Kinh Dịch. Họ đã bền bỉ làm ra Diệc thư trong vòng mấy nghìn năm. Cứ mỗi lần có sự kiện trọng đại họ lại đúc trống đồng. Trên các trống đồng phải khắc những thành tựu của Diệc thư.
-Họ bắt đầu đem cống sản vật của mình cho nước mạnh ở phương Bắc nhằm mục đích giao hảo. Tuy nhiên, thành tựu văn hoá của mấy nghìn năm khó có thể giải thích trong vài lần đi sứ được. Đồng thời, với ý đồ úp úp mở mở, họ cũng không muốn giải thích cặn kẽ cho ngoại bang biết được.
-Người Trung Hoa có các đồ hình được cống họ bắt đầu hiểu ra một số ý nghĩa của nó. Với ý đồ chiếm lấy hệ thống tư tưởng là của mình, họ huyền bí hoá các đồ hình lên. Tạo những câu chuyện truyền thuyết để tôn lên địa vị Thiên Tử (vì chỉ có Thiên tử mới hiểu được ý Trời thôi) của vua chúa lúc bấy giờ. Đồng thời huyễn hoặc luôn quần chúng về nguồn gốc của Kinh Dịch.
-Người Trung Hoa bắt đầu bành trướng xuống phương Nam. Tất cả những gì liên quan đến văn hoá nước Việt họ đều chiếm đoạt hết. Đồng thời bắt luôn những trí sỹ, những nhà thông thái của nước Việt. Tuy nhiên, không thể diệt hết được những nét văn hoá trong dân gian, làng xã (bằng chứng xác đáng nhất là Thái Cực Đồ trong tranh Đông Hồ). Cũng có vài thứ như trống đồng đã được một số con dân Việt đem cất giấu đi.
-Người Trung Hoa nghiên cứu Dịch trên những nền tảng của các vật - vì lý do nào đó họ có được. Nhưng không ai nói cho họ cặn kẽ vấn đề. Đồng thời họ không đi từ cội rễ vì họ tin họ đã bắt được những đồ hình quan trọng rồi. Nghiên cứu từ các đồ hình này nhanh hơn. Thế là, công cuộc nghiên cứu của người Trung Hoa về Dịch là quá trình đi từ phức tạp để suy ra cái đơn giản. Nên hiển nhiên mắc phải sai lầm. Tuy nhiên, họ cũng phát triển được một hệ thống tư tưởng từ những suy luận sai lầm.
-Người Trung Hoa nô dịch văn hoá dân tộc Việt. Dạy chữ Hán, phá trống đồng, truyền bá tư tưởng Dịch Trung Hoa. Các trí sỹ Việt Nam biết Dịch thật sự thì đã chết hoặc ly tán. Còn các trí sỹ chưa biết thì được học cái có sẵn của người Trung Hoa.
Từ suy luận sau đây, ta thấy hoàn toàn logic khi chính tổ tiên Việt phát minh ra Diệc thư đúng mà con cháu họ lại học cái Kinh Dịch sai.
Thế nhưng, những cái giá trị lâu đời, những dấu ấn của thời gian hay những tư tưởng Diệc thư vì đã được nghiên cứu kỹ càng quá nên nó đã đi vào một cách nhuần nhuyễn trong dân gian. Cuối cùng, những khảo sát các cổ vật dân gian Việt Nam đã mở ra bức màn bí mật của phát minh vĩ đại xã hội loài người. Đó là Diệc Thư đúng đắn mà linh hồn của nó là Hậu Thiên Bát Quái Âu-Lạc:
Các kết quả đối xứng:
-Đối xứng qua biến đổi:
1 4(2) T2-1TR1-1TR2 1234
2 4(2) T2-4TR2 01122334
3 4(2) T2-2TR2 1234
4 4(2) T2-2TR2 1234
5 4(2) T2-4TR2 01122334
6 4(2) T2-1TR1-1TR2 1234
7 4(2) T1-8TR2 0415263701122334
8 4(1)2(2) T2-2TR2 1537
9 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
10 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
11 4(2) T2-2TR2 0426
12 4(1)2(2) T2-2TR2 0426
13 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
14 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
15 4(2) T2-2TR2 1537
16 4(1)2(2) T2-2TR2 0123
17 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
18 4(2) T2-2TR2 0123
19 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
20 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
21 4(1)2(2) T2-2TR2 0123
22 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
23 4(2) T2-2TR2 0123
24 4(1)2(2) T2-2TR2 1234
25 4(2) T2-2TR2 1234
26 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
27 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
28 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
29 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
30 4(1)2(2) T2-2TR2 1234
31 4(2) T2-2TR2 1234
32 2(1)2(3) T2-2TR2 1537
33 1(2)1(6) T1(6)
34 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 0426
35 1(2)1(6) T1(6)
36 2(1)2(3) T2
37 2(1)2(3) T2-2TR2 0426
38 2(1)2(3) T2
39 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 3715
40 2(1)2(3) T2-2TR2 1537
41 1(2)1(6) T1(6)
42 1(2)1(6) T1(6)
43 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 0426
44 2(1)2(3) T2-2TR2 0426
45 2(1)2(3) T2
46 2(1)2(3) T2
47 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 3715
88 7 7 7 7 7 23 7 23
Truc 24: 0 0 0 0 0 12 0 12
Truc 4122: 1 1 1 1 2 2 2 2
Truc 2123: 2 2 2 2 0 0 0 0
Truc 1216: 2 2 2 2 0 0 0 0
Tất cả dạng đối xứng đều giống Tiên Thiên Bát Quái. Các thông số đối xứng trục đều trùng khớp với Tiên Thiên Bát Quái.
-Đối xứng qua biến dịch từ Tiên Thiên:
Càn của Tiên Thiên từ Nam lên chiếm chỗ của Cấn (Tiên Thiên), còn Cấn chiếm chỗ của Chấn, Chấn qua Ly và Ly thi chiếm chỗ của Càn. Phần từ Khôn cũng có suy luận tương đương. Dạng đối xứng của hình vẽ được là: T2-1TR1(4)-1TR2(4).
Chiều biến dịch từ Tiên Thiên sang Hậu Thiên ngược với từ Hậu Thiên sang Tiên Thiên. Ở đây, cần chia ra hai khái niệm rõ ràng: Trời đất chia đôi từ thuở sơ khai-tức là từ Tiên Thiên sang Hậu Thiên; và vòng chuyển động phản phục để trở về Thái Cực, trở về Tiên Thiên-tức sự vận động theo chiều chuẩn từ Hậu Thiên sang Tiên Thiên.
Điều đáng chú ý ở đây là quy luật biến đổi các quái theo công thức 2-3-2-1. Có hai số 3 và 1 là số lẻ (Nọc) còn hai số 2 là chẵn (Nòng). Ngoài ra cân bằng Nòng và Nọc 3+1=2+2=4. Nếu chúng ta cho rằng quá trình Huỷ rất nhanh và quá trình Thành thì lâu hơn, ta sẽ có chu trình sau: Từ phía Đông-Ly sang Nam-Càn là quá trình Sinh, từ Nam Càn sang Tây Bắc-Cấn là quá trình Thành, Tây Bắc-Cấn sang Đông Bắc-Chấn là quá trình Hoại, và từ Đông Bắc-Chấn sang Đông Ly là quá trình Huỷ. Như vậy, ta được khi sinh ra Chấn của Hậu Thiên thế chỗ đúng nơi bắt đầu sinh từ Tiên Thiên sang Hậu Thiên. Và quan điểm Đế xuất hồ Chấn rất hợp với vòng Sinh Thành Hoại Huỷ của quy trình 2-3-2-1. (Ở đây chúng tôi chỉ xét vòng Nọc: Càn-Ly-Cấn-Chấn vì từ thời Tiên Thiên vòng Nọc quan trọng hơn.). Còn các biến dịch khác, chúng tôi xin được trình bày ở công trình khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý có sự cân bằng Nòng Nọc trong cả vòng Nọc lẫn vòng Nòng.
-Đối xứng của vòng Nòng và Nọc:
Cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên, dạng đối xứng đều là: T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4). Thế nhưng đối lại với Tiên Thiên, các đường đi các quái có dạng 3-1-1-1 (cho cả vòng Nòng và Nọc)-Thuần Nọc thì ở Hậu Thiên có sự cân bằng Nòng Nọc với công thức 2-3-2-1. Lại một lần nữa, chúng ta chứng kiến đường đi 2-3-2-1. Lưu ý trong nhóm F1,8 không thể có đồ hình nào khác có dạng đối xứng hai vòng Nòng Nọc hơn các dạng trên.
-Đối xứng của hai phần Trời và Đất chỉ dành cho Hậu Thiên:
Còn
một câu chuyện về Nữ Oa nữa mà
nó lại dính
dáng độc đáo
đến Hậu Thiên Bát
Quái Âu Lạc.
Trong kho tàng truyện thần thoại
Việt Nam có truyện
Thần
Nam Thần Nữ như sau:
Thần
Nam
Thần
Nữ
là
hai
vị
thần đầu
tiên
sinh
ra
con
người.
Thần
Nam
tên
là ông
khổng
lồ
Tứ
Tượng
và
Thần
Nữ
là
bà
Nữ
Oa.
Theo
truyện
này
thì
bà
Nữ
Oa
có
chồng
là ông
Tứ
Tượng.
Ông
này
ngỏ ý
muốn
lấy
Nữ
Oa.
Bà
Nữ
Oa
thách
ông
Tứ
Tượng
đắp
núi
thi,
nếu ông
đắp
cao
hơn
bà
sẽ
lấy
làm
chồng.
Kết
quả ông
Tứ
Tượng
đắp
núi
thua
bà.
Nữ
Oa đắp
một
ngọn
núi
cao
ngất
trời,
đứng
trên
đó có
thể
thấy
khắp
cõi
trời đất.
Dấu
tích
còn
lại
của
ngọn
núi
cao
của
bà
Nữ
Oa đắp,
dân
gian
cho
là
núi
Nam
giới
ở
Hà
Tĩnh
ngày
nay. Ông
Tứ
Tượng
đắp
núi
thua
nhưng
kiên
gan
trì
chí đeo
đuổi
mãi,
cuối
cùng
bà
Nữ
Oa
cũng
xiêu
lòng
lấy ông
làm
chồng.
Trong
dân
gian
ngày
nay
còn
có
câu
ví:
...
bà
Nữ
Oa
bằng
ba
mẫu
ruộng,
... ông
Tứ
Tượng
mười
bốn
con
sào.
Với
bộ
phận
sinh
dục
khổng
lồ
như
vậy
nên
Thần
Nữ
Nữ
Oa
và
Thần
Nam
Tứ
Tượng
đã đẻ
ra
loài
người.
Hai
câu
thơ
trên
có
một
điểm
khá
đặc
biệt:
đó là
sự
đối
nhau
giữa
hai
số
3 và
14. Liệu
có
cách
nào
giải
thích
được
chăng?
Ở
trên
chúng
tôi
đã phân
tích
về
ông
Oa
bà
Oa:
Cóc
là
hình
ảnh
của
ông
Oa;
trên
nhiều
trống
đồng
có
vẻ
bốn
Cóc
nằm
đúng
bốn
góc
đối
xứng
nhau
qua
tâm
như
là:
trống
Chợ
Bò,
Đa
Bút,
Đồng
Hiếu,
Hữu
Chung,
Phú
phường,
Phú
phường
2, Thôn
Bùi,….
Theo
chúng
tôi
đó là
hình
ảnh
ông
Tứ
Tượng.
Trước
đây,
khi
vô
tình
vẽ
nối
các
điểm
theo
thứ
tự
từ
1 đến
5 bằng
những
đường
cong
uyển
chuyển
(đơn
giản
vì
đẹp
và
vì
muốn
tránh
đi
qua
số
5: tức
từ
1è
2 không
được
đi
qua
5) theo
chiều
chuẩn
của
vận
động,
chúng
tôi
đã nhận
được
hình
sau:
Chúng tôi cho rằng
những người đã làm ra Hà Đồ hay hiểu sâu
sắc Hà Đồ đều có ham muốn vẽ những đường nối giữa các số thứ tự và họ đều muốn
vẽ tránh số 5 khi số đó chưa đến lượt.
Đầu tiên, chỉ ngẫu nhiên vì đẹp thôi: 1 nối với 2 không qua 5 mà lại theo chiều
chuẩn phải làm sao? Vâng chỉ có cách cong về phía 4 một ít. Rồi cũng bằng một
đoạn cong có chiều dài như đoạn 1-2 ta theo nguyên tắc trên vẽ từ 2 đến 3 thì
nhận được cái gì. Sẽ không khác đường chúng tôi vẽ là mấy. Và khi nối đường cong
cuối cùng từ 5 sang 1 thì một hình thú vị hiện ra: đó là con cóc hay là sinh
thực Nam. Nhưng hình này không phải đơn giản chỉ có vậy: chúng ta cũng như người
xưa sẽ nhận ra: phía quái Càn rõ ràng bị tách ra thành 2 mảnh và trọng lượng vũ
trụ Hậu Thiên lại hướng về quái Khôn. Vậy trời đất phân đôi đúng vào đường Càn
Khôn thành hai bộ tứ quái: Càn(7)-Khảm(2)-Cấn(1)-Chấn(4) và
Khôn(0)-Ly(5)-Đoài(6)-Tốn(3). Chúng tôi không ngờ đã nhận được bằng chứng (chính
là truyền thuyết ông Tứ Tượng và bà Nữ Oa) cho khẳng định
“người xưa cũng có vẽ như trên và cũng
rút ra những kết luận cần rút”.
Và những điều đúc kết của người xưa vượt quá những gì chúng tôi mong đợi. Thiết
nghĩ, như thế mới hoàn toàn tự nhiên đối với tín ngưỡng phồn thực lúc bấy giờ:
a.
Nối 1-2-3-4-5 về bát quái chúng ta
đã đi qua cả bốn góc chính. Mỗi góc tượng trưng cho một Tượng; có lẽ vì thế hầu
hết các trống đồng có tượng cóc đều phải có 4 con cóc đồng thời cóc được dựng
thành tượng chứ không phải được khảm vào trống như những hoa văn khác. Vậy hình
vẽ nhận được chính là ông Tứ Tượng. Nhìn vào hình vẽ trên chúng ta không khó
nhận ra đó là con cóc hay sinh thể
Nam. Vậy gọi Cóc là Oa(tinh
trời-nguyên khí Nam) không
hề sai.
b.
Làm sao sinh ra muôn loài được nếu
cái đầu của ông Oa không tấn công trực tiếp vào bà Oa? Bà Oa biểu tượng Nữ tính
cao nhất chính là quái Khôn. Vậy rõ ràng quái Khôn nằm chính xác ở giữa số 2 và
3 của Hà Đồ, tức Đông
Nam.
c. Trong
truyện nói hai ông bà dựng núi thi mà kết quả chỉ có mỗi núi của bà Oa. Bà Oa
dựng được cái núi cao ngất trời:
Vậy chúng ta đã có thể dựng
được 3 quái Khôn, Càn, Cấn.
d.
Còn lại năm quái:
Khảm-Ly-Đoài-Chấn-Tốn. Ông Tứ Tượng muốn được 14 con sào thì chỉ có thể đi qua
các quái: Khảm-Ly-Chấn-Tốn. Vậy Đoài phải nằm hướng Tây Nam. Ông Tứ Tượng trong
Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc
[43]
(bát quái duy nhất đúng) đi qua các quái sau:
Khảm(2)-Ly(5)-Chấn(4)-Tốn(3)
, ta có 2+5+4+3=14. Ứng
với câu: ông Tứ Tượng
mười bốn con sào. Nếu ta mặc định
Khảm(Bắc)-Ly(Nam)-Chấn(Chính Đông) không đổi thì để nhận được 14 chỉ có quái Tốn
ở chính Tây mà thôi.[44]
e.
Bà Oa=Khôn=3 lớp Nòng=3 lớp Nông=Nương=Ruộng
và dĩ nhiên ứng với câu:
bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng.
Như vậy câu chuyện truyền thuyết
này bắt nguồn từ triết lý Kinh Dịch. Nhưng phải là Kinh Dịch dựa trên lưỡng thể
Nòng Nọc mới trọn vẹn hợp với nó. Và Hà Đồ đã mang trong mình một thông điệp Hậu
Thiên cùng với thông điệp của tín ngưỡng phồn thực-tức câu chuyện giao thoa giữa
trời và đất để hình thành vũ trụ.
Hai câu chuyện về Nữ Oa trên (câu
chuyện đầu dân tộc Trung Hoa cũng có; tuy nhiên chúng tôi cũng cho là do du nhập.
Ngay từ Nữ Oa và Bất Chu đã cho thấy dân tộc nào đã làm ra truyền thuyết thuở
ban đầu và người xưa đã ngầm báo chúng ta nguồn gốc khác Trung Hoa của nó) đã
cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa Nữ Oa và Kinh Dịch. Vậy mắc xích tương quan
trong chương 9-I-7:
Kinh Dịch
çè
Cócçè
Lão Oa
çè
Oa çè
Nữ Oa çè
Ốc, sò çè
Kinh Dịch được chứng minh hoàn toàn.
Câu chuyện truyền thuyết này
còn làm sáng tỏ giá trị lịch sử và ý nghĩa của một truyền thuyết khác. Hầu như
có sự đồng nhất một số khái niệm, một số nhân vật trong hai câu chuyện: Thần Nam
Thần Nữ và Lạc Long Quân và Âu Cơ:
Quý vị có thể tìm thấy sự
giống nhau qua bảng sau:
Thần Nam Thần Nữ | Lạc Long Quân và Âu cơ | |
Ông tổ đầu tiên | Ông Tứ Tượng | Lạc Long Quân |
Ý nghĩa danh tính ông tổ | Ông Tứ Tượng là ông được hình thành nên từ đồ hình Hậu thiên Bát Quái Âu Lạc với 4 quái liên quan cộng lại bằng 14. | Lạc Long Quân thực chất là Hán hóa (do người sau viết lại) của quan Lạc Long-quý ông Nòng Nọc. Điều này càng được nhấn mạnh, khẳng định thêm bởi sự tồn tại của ông Tứ Tượng. Ông Nòng Nọc có thể hiểu thêo kiểu ông Tứ Tượng là ông Lưỡng Nghi, đại diện cho Thái Cực thời Hậu Thiên làm chủ tế muôn loài. Vậy mắc xích Thái Cực (thể thống nhất) đến ông Tứ Tượng được kết nối bởi quan Lạc Long-ông Lưỡng Nghi. |
Ý nghĩa đen | Tứ Tượng là ông liên kết 4 quái nằm ở 4 chính vị, trong trống đồng hầu hết các tượng đó là cóc (đôi khi có nai). Nối lại theo phương vị Hà Đồ cũng cho ra Cóc hay cho ra hình dáng sinh thực Nam. | Lạc Long Quân=Ông Nọc Nòng thực chất là thể nguyên sơ của Cóc. Nọc và Nòng là con của Cóc và lớn lên cũng thành Cóc. |
Bà tổ đầu tiên | Bà Nữ Oa | Mẹ Âu Cơ |
Âm đọc | Oa~Âu. Có âm hưởng gần giống nhau. | |
Ý nghĩa danh tính bà tổ | Bà Nữ Oa có cấu trúc văn phạm tiếng Việt thực chất là bà Oa (thừa một từ Nữ hay bà) có nghĩa là tinh nguyên Trời Đất thuộc phần Đất, sinh thực nữ. | Mẹ Âu Cơ là Hán hóa của Mẹ Âu (thừa một từ Cơ) cũng như phân tích ở trên có nghĩa là mẹ Đất. Cũng có thể hiểu là bà mẹ sinh ra vạn vật trên thế gian, vũ trụ và trần thế thuộc Hậu Thiên này. |
Ý nghĩa vật dụng | Nồi | Chậu (Âu=Chậu, Thau…Nghĩa này hiện nay có nhiều vùng miền Trung hay dùng) |
Vậy ngay trong truyền thuyết,
thì nguồn gốc Việt về nội dung của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã khẳng định nguồn
gốc Việt của Thần Nam Thần Nữ và ngược lại nguồn gốc Việt của các cấu trúc Nữ Oa,
thần Nam, thần Nữ khẳng định nguồn gốc Việt của Lạc Long Quân và Âu cơ mặc dù
người sáng tác sau này khi ghi lại đã thêm cấu trúc ngữ pháp Hán vào danh tính
hai vị tổ của chúng ta. Mối quan hệ hỗ tương này cùng với câu chuyện Nữ Oa vá
trời mang mật mã Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc được vẽ trên trống đồng càng thể hiện
rõ nguồn gốc Kinh Dịch là của người Việt Nam chúng ta. Và những câu chuyện Nữ Oa
và Phục Hy của Trung quốc bản thân nó đã mang thông điệp thời gian: người Trung
quốc xưa khi giao lưu với người Việt đã dùng một số nhân vật truyền thuyết của
người Việt để làm ra một số truyền thuyết khác của họ hay là bản thân truyền
thuyết dính dáng đến Phục Hy cũng là của người Việt, Phục Hy cũng là một ông tổ
người Việt.
Số 18: Số 18 hiện diện rất nhiều
trong truyền thuyết của dân tộc ta. Thật ra, đấy chính là tư tưởng trọng Nước
của người Việt xưa. Vì rằng, 18 chính là Thuần Khảm
Sơn Tinh Thuỷ Tinh :
Tuy Nước đối với cư dân Việt rất thiêng liêng. Nhưng cũng giống như ông thần vừa
uy linh, vừa dữ tợn, Nước đã làm cho những người dân lúa nước khiếp đảm. Đất nơi
họ sống nằm về phía Đông Nam (trên thực tế là Đông Nam-đây là quan niệm rất đúng
đắn của người Việt xưa và họ phải có những chiêm nghiệm thiên văn địa lý khá
thuần thục) còn nước nằm phía Bắc. Và đã có thần núi Tản-Sơn Tinh án ngữ phía
Đông Bắc giúp cho dân chúng chống lại lũ lội, thiên tai từ Nước gây ra.
Sống Khôn chết Thiêng: đã viết trên.
Có trò chơi dân gian sau đây có thể
gọi là bản Dịch ca được. Bài này đã được anh Thiên Sứ dẫn ra. Theo tôi, những
chứng cứ nó dính dáng đến Dịch học rất lớn. Vì không hiểu nhiều về Dịch học (điều
chúng tôi biết cũng chỉ gói trọn đến Hậu Thiên Bát Quái là cùng), nên xin không
bàn luận. Có câu hát sau:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Tam vương ngũ đế,
Chấp khế đi tìm.
Con chim làm tổ
Ù à ù ập.
Lại sập xuống đây.
Thế nhưng, chúng tôi có hỏi một số
người khác từ Thái Bình, Nam Định, Quảng Nam,…thì biết được một khảo dị sau:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Ba dương Thượng
đế,
Bắt dế đi tìm.
Con chim làm tổ.
Ù à ù ập.
Lại (ngồi) sập xuống đây.
Có các liên hệ sau: chi chi chành
chành=chi chi can can. Chi chi: không những là chi mà còn là hai chữ chi. Chi là
chỉ sự chưa tỏ tường (cậu này làm việc chi chi đâu à. Hay câu hỏi chi rứa). Còn
chành chành =rành rành= việc đã tỏ tường (Rành rành đã định ở sách trời). Và chi
chi chành chành hoàn toàn có thể hiểu là chi chi can can nếu qua đối chiếu sau:
Thiên Can Địa Chi, Thiên Cơ địa ngẫu. Đanh thổi lửa=Đinh Tốn Ly. Ngựa=một con
vật trong 12 cung Tử Vi. Dế là lệch âm của Dê (nhằm mục đích hợp vần của bài
ca). Dê là vật sau Ngựa. Nếu tính về Mệnh thì Ngựa và Dê sẽ cùng mệnh. Ba dương=Càn
(có vay chữ Dương. Có thể bài ca làm sau khi những khái niệm cơ bản của Dịch học
Trung Hoa đã vào Việt Nam. Tuy nhiên, vì nội dung Dịch học đã ăn chặt vào quần
chúng nhân dân nên nội dung của Dịch có thể khác nhau. Ta không thể nói vì chữ
Dương mà Dịch Việt đang dùng chính là Dịch Trung Hoa) mà Càn chính là Trời=Thượng
Đế. Các câu thơ đều dùng nhiều tiếng thuần Việt, ngoài ra không câu nào ăn nhập
câu nào. Và ý nghĩa bài thơ tổng quát nói gì cũng không rõ. Chúng tôi thừa nhận
nếu không đưa những ý niệm Dịch vào bài thơ này thì chúng tôi hoàn toàn không
hiểu bài thơ nói gì. Thế nhưng bài ca này rất phổ biến trong dân gian, bắt buộc
nó có ý nghĩa nào đó sâu nặng đối với dân tộc ta. Và có lẽ không có cái gì sâu
nặng bằng tư tưởng Dịch. Ngược lại, chỉ có thể dùng ngôn ngữ Dịch mới hiểu được
bài ca đầy trúc trắc trục trặc này. Chúng tôi rất mong các nhà Dịch học cất công
giải mã bài ca này. Trước đây đã có ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh giải mã nó và sau bài
viết của chúng tôi công bố trên diễn đàn Vietlyso được mấy hôm thì có người có
nickname là phapvan đã giải mã lại và kết quả cũng cho ra Hậu Thiên Bát Quái Âu
Lạc. Chúng tôi sẽ dẫn cả hai lời giải mã ở
phụ lục 2.
IV. Truyền thuyết viết
lại.
Cuối cùng chúng tôi với mục đích
phục hồi lại sự thật xin giới thiệu với quý vị hai câu chuyện truyền thuyết được
cải biên:
Câu chuyện thứ nhất:
Một ngày nọ, đang chầu triều văn võ
được báo lên có sứ nước ngoài đến tặng phẩm vật, vua Nghiêu cho vời vào. Sau một
hồi thi lễ, vua hỏi ông sứ:
-Nhà ngươi từ đâu đến?
Ông nọ không hiểu, các quan bèn
dịch lời vàng của vua bằng tay múa chân quàng. Cuối cùng ông sứ hiểu ra là họ
muốn hỏi mình từ đâu đến. Ông trả lời:
-Dạ bẩm, thần đến từ nước Diệc.
Vua quan hẳn nhiên cũng chả hiểu gì
cả. Ông nọ bèn nhắc đi nhắc lại:
-Diệc, Diệc, Diệc,…
-Á à, đây là sứ nước yue (duê.
Người Trung Hoa không đọc được từ có phụ âm c sau cùng).
Ngươi mang cái gì đến làm phẩm vật
đó? Vua Nghiêu nói xong và thừa hiểu anh chàng kia chắc không hiểu mình nói gì.
Bèn chỉ ngay vào phẩm vật mà nói:
-Đây là cái gì?
Ông sứ hiểu ngay ra và bẩm:
-Đây là Diệc thư.
Bức Diệc thư được vẽ trên tấm da cá
sấu. Vua Nghiêu lẩm bẩm:
-Rắc rối quá đi mất. Lại Diệc với
Diệc. Đau đầu quá đi thôi.
Nhưng vua với bản tính rất là vua
của mình, ông hỏi lại:
-Thế chung quy cái đó nói về việc
gì?
Bá quan văn võ lại một hồi múa tay
chân. Ông kia hiểu ra và trả lời:
-Đây là kinh văn nói về sự vận động của vũ
trụ. (kèm theo hoa
tay múa chân)
-Á à. Vậy hoá ra đây là yi jing (Kinh
Dịch)
-Thế tấm da này từ đâu mà có, ta
thấy lạ lắm.
-Dạ bẩm, từ con Rồng ạ.
-Á à, Lủng, Lủng…(không đọc được
chữ R mà đọc trại ra thành L.)
Thôi ngươi lui ra.
Vua quan thương nghị, truyền viết
vào sử: Năm đó tháng đó, có sứ thần nước yuê đến cống phẩm vật. Vua cũng không
quên dặn các quan: các ngươi hãy ghi vào sử: Thời vua Phục Hy có con Long Mã
hiện lên có các đốm xoáy trằng đen và ngài đã vạch nên…(như ta đã biết).
Câu chuyện thứ hai:
Ông sứ nước Diệc được ông già xứ
mình cử qua Trung Nguyên để cống phẩm vật đồng thời điều tra xem trí giả nhà Chu
có biết được những thông điệp gì ghi trên các phẩm vật trước không. Vâng mạng,
ông lên đường.
Ngày xx tháng x năm x, vua quan nhà
Chu đang bàn chuyện quốc gia đại sự. Nghe tin có sứ nước Việt Thường sang cống
phẩm vật, vua bèn truyền sứ vào:
-Bẩm, thần là sứ nước Việt Thường ạ.(Lần
này ông biết có giới thiệu là Diệc thì họ cũng không hiểu là gì. Đành phải giới
thiệu Việt-từ của Trung Nguyên để họ dễ hiểu.)
-Ừ, ừ. Ta có nghe qua. Chu Thành
Vương lại ghé tai sử quan hỏi: “Việt Thường Thị là nước nào?”. Sử quan bẩm nhỏ
“Là cái nước suốt ngày đem chim trĩ với mấy đồ hình rắc rối khắc trên mai rùa và
da Long Mã sang cống đó.”. “Ờ ờ, ta có nghe qua”. Rồi vua đằng hắng rõ to:
-Thế cống vật đâu?
-Dạ bẩm, cống vật là hai con chim Diệc và
một mai rùa ạ.
Lần này không múa tay hoa chân nữa
vì ông sứ đã biết nói chút ít tiếng Trung Nguyên.
-Lại Diệc à? Chim trĩ chớ nhỉ! Vua
lại lẩm bẩm.
-Truyền đem hai chim vào vườn
thượng uyển. Còn mai rùa đâu cho ta xem.
Vua quan chụm đầu vào đồ hình rắc
rối. Lại thấy 4 cụm số gì đó, vua hỏi:
-Thế các cụm số này nói về việc gì?
-Dạ có thế nói chuyện quá khứ vị lai ạ. Có
thể đoán chuyện Trời chuyện Đất ạ.
Vua bèn truyền cho đem đồ hình ma
phương 3x3 với cái tên mỹ miều là Lạc Thư ra hỏi:
-Vậy đồ hình kia ý nghĩa giống đồ
hình này không?
Ông sứ nhìn đồ hình ma phương suýt
phá lên cười. Hoá ra bao nhiêu năm mà họ cũng chưa hiểu được tý gì về ý nghĩa
của các đồ hình nước mình. Nhưng ông bình tĩnh trả lời:
-Vâng giống lắm ạ(?)! Có thể từ đồ hình
của nhà vua mà suy ra nhiều điều lắm ạ. Hai đồ hình trên nguyên tắc là giống
nhau.
-Thế mấy cụm hình này ký hiệu gì?
Đến đây, ông sứ bí không biết giải
thích sao nữa. Vốn liếng tiếng Trung ông đã xài hết rồi. Ông lại hoa tay múa
chân:
-Đây là Càn, đây là Đoài….
-Nhưng chúng nói cái gì?
Lại hoa tay múa chân và vì khó quá
(tư tưởng triết học khó giải thích bằng tay chân) nên chả ai hiểu ai nữa. Vua
đành truyền viết tạm: Càn Đoài Ly Chấn…vào sổ để ghi nhớ.
Ông sứ ra, vua
quan lại thương nghị. Lại truyền viết, năm đó tháng đó có sứ nước Việt sang
cống hai chim trĩ và rùa thần. Dĩ nhiên không quên huyền bí hoá lên: Năm đó,
vua Đại Vũ bắt được con rùa có ghi Lạc Thư. Và ông tổ nhà Chu, khi bị giam ở
Diễu lý đã …(như ta đã biết).
Chương 10.Một thuyết khoa học cần có khả năng tiên đoán.
Qua tất cả những lý luận đã được viết trong các chương trên, chúng tôi đã hoàn thành chứng minh Kinh Dịch là sản phẩm của người Việt cổ. Quá trình chứng minh của chúng tôi thực ra chỉ mới đề cập đến khía cạnh số và khía cạnh âm (tức Âm Dương của người Trung Hoa còn Nòng Nọc của người Việt). Còn khía cạnh hình của nọc và nòng thì chưa hề được nhắc đến. Vậy chúng ta có thể dùng khía cạnh hình này để tiên đoán. Nếu những điều tiên đoán này trùng với thực tế thì chúng ta nhận được bức tranh lịch sử chân thật.
Ở đây, chúng
tôi hoàn toàn chưa muốn đề cập đến thuyết kinh Dịch đúng do người Việt cổ làm
với nền tảng là Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc có khả năng tiên tri không. Vấn đề này,
chúng tôi nghĩ không thuộc lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi và vượt tầm hiểu
biết của chúng tôi. Chúng tôi chỉ đề cập đến thuyết của chúng tôi để giải mã các
di sản văn hoá đặc biệt là trống đồng: Kinh
Dịch-dựa trên nền tảng lưỡng thể Nòng và Nọc với âm là nòng và noc, số 0 và 1,
hình và
.
Từ đây, chúng tôi chứng minh tính đúng đắn của vài kết luận dính dáng đến khía
cạnh hình.
Tiên đoán một:
Nếu như nói Kinh Dịch được dựng nên trên nền tảng Nòng Nọc
thì kết hợp với trình độ nhận thức của người thái cổ phần lớn qua hình tượng thì
ta có thể tiên đoán: Các nghĩa của các quái dễ dàng diễn giải qua tượng Nòng Nọc.
Vâng, rất dễ
dàng nhận ra điều đó. Chúng tôi đưa ra nghĩa phần Hậu Thiên. Vì phần Tiên Thiên
thì có gì đế nói đâu. Vì rằng, nếu nói Nọc=1 và Nòng=0 thì chồng các lớp Nòng
Nọc lên nhau có thể bằng tính toán tính ngay ra số của Quái. Quý vị cũng có thể
chú ý một điều nữa là người ta có thể vẽ vòng tròn nhỏ hơn để tượng trưng cho
Nọc và hai vòng tròn có bán kính lớn hơn cho Nòng. Vì bao giờ Nọc cũng tinh,
chuyển động nhanh hơn Nòng. Nếu vẽ như thế thì hình dung càng đúng hơn.
Càn:
Một luồng
chuyển động mạnh mẽ bay thẳng lên trời. Thuần động chỉ có thể là Trời. Vậy Càn=Trời
qua hình tượng trên rất hợp lẽ. Chính vì hình gậy này của Càn nên người xưa quan
niệm, các vật thể của vũ trụ có dạng gậy mang tính nọc (nọc (cái nọc)
è
cọcè
c.).
Đoài:
Tượng gì đây?
Hố sâu và có sự hung hiểm bên dưới và ở giữa. Và quan niệm về các hành thể vũ
trụ làm người ta có thể nghĩ ngay đến hồ nước. Chính vì người Việt nghĩ ra Kinh
Dịch qua lưỡng thể Nòng Nọc nên có những hình dung khá khác biệt đối với các
triết thuyết khác trên thế giới. Ví dụ, triết học Hy lạp có đề cập đến Tứ Thể:
Đất, Nước, Khí, Lửa rất hay, rất logic khi đề cập chúng như những elements hình
thành vũ trụ. Tức ngay trong tên của chúng đã có nội hàm triết học chứ không có
nội hàm hình tượng. Còn trong Kinh Dịch lại có nội hàm hình tượng. Mà nội hàm
hình tượng thì không gì bằng hình dung nó qua Nòng Nọc.
Ly:
Đây là hình
thoi. Một mũi của nó đứng dưới đất, mũi khác chuyển lên trời. Nếu hình dung Nọc
ở dưới bị Nòng đè lên thì do tính chuyển động lên trên nên nó gần về Nòng đó.
Còn Nọc trên không bị đè tự do chuyển động lên trên, vậy nó cách xa Nòng giữa
hơn. Vậy cạnh của Nọc dưới đến Nòng giữa nhỏ hơn cạnh của Nọc trên đến Nòng giữa.
Và điều đó làm chúng ta liên tưởng đến cái gì? Đó chính là lửa với nghĩa hình
tượng thuần tuý.
Chấn:
Nếu ta nghĩ
logic, đến thời Hậu Thiên thì Nọc-tượng trưng cho tính Trời và Nòng tượng trưng
cho Đất thì hình trên rất dễ hiểu. Đó là có cái gì đó chuyển động, hung hiểm
trong lòng đất. Vậy đây là cái gì? Đó là Chấn. Nếu vẽ vòng tròn của Nọc nhỏ hơn
thì chúng ta sẽ thấy đó là mũi nhọn muốn đâm bật ra khỏi đất.
Cấn:
Trên đây quả
là không có chi ngoài núi. Có cái gì đó mọc thẳng lên từ Đất. Và hình tượng trên
chỉ đúng cái đó chính là Núi.
Tốn:
Có cái gì đó
chuyển động cao hơn cả núi. Và quan sát thấy có cái gì đó làm lung lay các cành
cây mọc trên núi. Đó là cái gì? Vâng chỉ có thể là gió. Vậy gió trong kinh Dịch
trở thành một quái (một elements tạo nên vũ trụ hình thành) cũng mang nội hàm
hình tượng.
Khảm:
Có cái gì
chuyển động giữa hai làn đất. Giữa hai làn đất cái gì to lớn chuyển động có thể
hình dung cho một element hình thành vũ trụ nhỉ? Vâng đó là dòng sông. Hay đó
chính là Nước. Cũng có thể tưởng tưởng là có gì chuyển động trong lòng đất cũng
được. Nó chuyển động giữa hai làn đất, khác với Chấn là sự hung hiểm ở sâu trong
lòng đất. Cả hai cách giải thích đều dẫn đến đáp án Nước.
Khôn:
Hình này
chắc cũng không cần giải thích nhiều. Đây là khối đất vuông.
Từ tất cả
diễn giải trên đây, quý vị độc giả có thể thấy sự hình thành của Kinh Dịch qua
Nòng Nọc đã diễn giải được vấn đề tại sao người
ta lại lấy hai cái Chấn và Núi làm hành thể cho vũ trụ thời đã hình thành một
cách lạ lùng và khác biệt với các triết học hay được biết đến như
thế. Thực ra, tất cả các quái của Kinh Dịch mang nội hàm hình
tượng hơn nội hàm triết học. Nếu dùng tượng
Âm
và Dương
thì chúng ta không
thể nào thấy nghĩa các quái bằng hình tượng. Ngoài ra, chính vì người Trung Hoa
lấy tượng Âm Dương đưa vào thuyết Dịch đã có sẵn nên đã có những quan niệm không
nhất quán: Khảm là nước nhưng Khảm/Cám lại là hố sâu vì Khảm qua tượng Âm Dương
như sau: .
Ở hào trên có hào Âm có một lỗ, vì thế người ta cho đấy là hố sâu và một cái gì
nguy hiểm ở giữa. Ta thấy khá vô lý khi Khôn qua tượng Âm Dương lại là hố rất
sâu hay để nói hố sâu có hung hiểm ở dưới thì dùng tượng Chấn là chính xác nhất.
Nếu hình dung bằng Nòng Nọc thì Khảm hình tượng vẫn là một dòng sông cũng là
Nước và tất cả các quái đều có thể giải thích được rất chuẩn kể cả quái khó giải
thích như quái Tốn.
Như vậy,
chính bản thân nghĩa của các quái đã quay ngược lại chứng minh cho thuyết: Kinh
Dịch do người Việt cổ làm nên trên nền tảng Nòng Nọc.
Tiên đoán 2:
Theo trình độ viết của thời thái cổ (chữ hình tượng) thì sẽ có những chữ viết
hay ký hiệu của các quái theo nguyên tắc Nòng Nọc của thuyết trên.
Dưới đây là
8 chữ được khắc trên trồng đồng Lũng Cú đã được chúng tôi dẫn ra ở chương 9:
Để giải các hình vẽ này, xin quý vị để ý
đến nguyên tắc đơn giản sau: hệ thống ký tự để dùng cho việc viết phải đơn giản
và có khả năng viết liền một hơi. Nó mang yếu tố hình tượng na ná hiện tượng, sự
vật hay một quan niệm là được. Chứ không nhất thiết vẽ theo đúng hình tượng hay
sự vật đó. Tức chữ viết hình tượng khá chuẩn phải thoả mãn hai điều kiện: na ná
giống sự vật, hiện tượng và phải dễ vẽ (vẽ bằng một đường liền)
Càn:
Với hình này, chắc chúng ta thấy có liên
quan mật thiết. Và cần nhớ đến nguyên tắc Nam tả nữ hữu. Vạch thẳng bên phải
nghiêng qua phải tức chân đặt ở trái. Đó là quái Nọc. Và vạch thẳng giống hệt
hình ba vòng tròn trên. Nếu vẽ vòng tròn nhỏ như các hoa văn trên trống đồng thì
quả đó là đường thẳng. Từ đây, suy ra thêm một ngụ ý của đường thẳng là tính
thông, hay tính thuần. Hình vẽ trên chỉ quái Thuần Nọc hay Càn.
Đoài:
Quý vị, cần nhớ những hình tròn của Nọc
vì tính linh động nên đúng nguyên tắc chúng nhỏ hơn vòng tròn chỉ Nòng. Vì thế
vòng tròn dưới tan biến vào vạch vẽ. Hơn nữa người ta chỉ cần vẽ cho hợp cái
nghĩa người ta đặt ra mà thôi. Đây chính là cái lòng chảo giống Hồ, Ao hay Đầm.
Ly:
Với 4 vòng tròn như trên thì nếu vẽ một
vạch thì chúng tôi nghĩ chỉ có thể vẽ như trên. Để viết chữ Ly mang hình dáng
của quái Ly Nòng Nọc đúng ra phải vẽ như hình bên phải. Thế nhưng, người
xưa lại sáng tạo ra chữ như bên trái. Vì sao? Cũng vì Nam tả Nữ hữu. Nếu viết từ
trên xuống dưới một nét thì hình phải sẽ có gốc bên phải hay ở giữa không mang
tính Nọc. Còn vẽ như hình bên trái thì đế của nó nằm bên trái mang tính Nọc.
Ngoài ra, đường thẳng chéo giữa cũng liên tưởng đến tính Nọc của Càn.
Khảm:
Khi muốn vẽ một dòng sông hay thác nước
đổ, bạn sẽ vẽ như thế nào? Phải chăng phương pháp hai vạch là hữu hiệu nhất. Dĩ
nhiên cần phải nghiêng một góc nhất định. Khi ta nhớ đến sự linh động của vòng
tròn trong và nặng nề của hai vòng tròn ngoài, thì mỗi cặp vòng tròn sẽ trở
thành một vạch thô và vòng tròn nhỏ chìm lấp giữa hai đường thô này. Và người
xưa cũng rất chú ý đến tư thế nghiêng. Hai vạch thẳng này nghiêng một góc đối
nghịch với đường chỉ quái Càn. Điều đó, nói lên hai đường thẳng đó là hai lớp
Nòng (theo nguyên tắc Nam tả nữ hữu, chân của hai đường thẳng nằm bên phải. Vậy
chữ trên chính là Khảm.
Cấn:
Hai hình tượng trên hoàn toàn trùng khớp
nhau. Vì là quái Nòng nên kể cả đầu nhọn lẫn chân người ta cũng vẽ nghiêng về
phải. Quý vị có thể chú ý vạch đá qua phải. Điều này, chứng tỏ nguyên tắc Nam tả
Nữ Hữu ngay trong chữ viết của người xưa.
Khôn:
Như trên phần Càn, chúng tôi đã viết vì
dùng một đường thẳng chân đặt ở trái và đầu đặt ở phải để chỉ Càn. Vì thế, đường
thẳng đó còn có nghĩa Thuần hay Thông. Còn các tiết tấu (phải đơn giản để thể
hiện sự tách bạch rõ ràng) thêm vào nó cần phải dịch ra là Thuần x (x biểu thị
cho tiết tấu mới). Trong bát quái, chỉ có hai quái Thuần nên người ta chỉ dùng
đường thẳng này hai lần (trong trường hợp Ly cũng có thế nhưng đường đó không
phải là Thuần vì còn có nối với một vạch ngang ở dưới. Và giải thích chính xác
phải như chúng tôi đã viết trên. Hiển nhiên, việc sáng tạo ra chữ viết cần có
linh hoạt nhất định. Miễn mang được ý nghĩa của sự vật, sự việc qua hình tượng
là được). Một lần cho Càn và một lần cho Khôn. Bởi vì trong bát quái chỉ có hai
quái này mang tính thuần mà thôi.
Đúng ra, tới đây chúng tôi có thể kết
thúc phần giải nghĩa cho Khôn (tức đưa một thuyết ra chỉ cần giải thich các việc
liên quan đến nó hợp lý là đủ). Nhưng cũng biết có người sẽ có vài thắc mắc. Ví
dụ:
-Tại sao không vẽ (dùng chữ “viết” đúng
hơn vì đây đã là chữ viết) một vạch nghiêng qua trái
đối
với vạch chỉ thị Càn
? Không
được, vì vạch nghiêng qua trái đó chỉ chỉ thị một lớp Nòng (điều đó được thể
hiện trong trường hợp của Khảm). Chứ nó không chỉ thị cả quái Khôn. Vả lại,
đường nghiêng qua trái vô nghĩa (trong trường hợp bát quái. Có thể nó có nghĩa
khác nào đó), vì chỉ có ba Nọc (bằng ba vòng tròn nhỏ) mới có dáng dấp của đường
thẳng. Còn ba lớp Nòng không thể nào vẽ bằng một vạch được.
-Tại sao không vẽ như sau
để chỉ Khôn? Cũng không xong, vì khi sáng tạo ra chữ Càn thì đồng thời người ta
nhận được thêm nghĩa của đường thẳng nghiêng qua phải là Thuần hoặc Thông. Vậy
đường thẳng nghiêng qua trái không có nghĩa là thông. Vậy, lúc đó nghĩa của chữ
trên phải được giải nghĩa thuần tuý bằng hình tượng của nó. Hiển nhiên, chúng ta
chả thấy một liên hệ gì giữa hình này với Khôn cả (tức là đất). Thậm chí, khi
dùng ngôn ngữ Nòng Nọc để thể hiện thì hình trên sẽ mang dáng dấp sau
,
cũng hoàn toàn không tương xứng với hình tượng ba lớp Nòng.
Đến đây, chúng tôi chuyển qua phần giải
mã hai chữ ở giữa. Vì sao phải như thế? Vì rằng, hai chữ này người xưa vừa kết
hợp cả hình tượng lẫn phương pháp số (tức tỷ lệ Nọc và Nòng). Mà tại sao chính
tại hai quái Chấn và Tốn mới làm việc đưa lượng số vào? Điều đó mới hay, mới
tuyệt quý vị ạ! Bởi vì, rõ ràng người xưa đã nhận ra nơi đây là nơi chuyển đổi
từ thể Nọc qua thể Nòng. Và trong mỗi quái về hình tượng có lẽ tính này át tính
kia, nhưng về số thì ngược lại. Ngay như với hình này
, quý vị cũng nhận ra sự giống
nhau về hình tượng và nghịch nhau về phương vị của chúng. Chính vì thế, nếu liên
tưởng đến bát quái chắc chúng ta có thể đoán ra một quái là Tốn và một quái là
Chấn.
Chấn:
Trên đây rõ ràng về hình dáng vẽ qua
Nòng Nọc vô cùng giống với hình dáng của chữ viết. Tuy nhiên khi hiển thị một
vòng tròn chỉ Đất (hay thể Nòng nói chung) và một đường từ đó đến lớp Nọc dưới
người xưa chắc phát hiện ra cái mâu thuẫn giữa số và hình. Nên họ đã có tình làm
cho phần Đất (Nòng) nhỏ lại và phần chỉ Nọc dài ra. Điều này cũng ngược lại
chứng minh cho tính lượng số của Kinh Dịch Âu Lạc. Quái Chấn có hai lớp Nòng và
một lớp Nọc, thế nhưng về số thì nó lại là số 4 nên tính Nọc lớn hơn tính Nòng.
Quý vị độc giả có thể hỏi: có vô lý
chăng khi dùng một vòng tròn chỉ Nọc mà cũng dùng một vòng tròn chỉ 1, 2, hay 3
Nòng nói chung? Chả có gì vô lý cả. Vì Kinh Dịch được xây dựng nên từ Nòng Nọc
nên vòng tròn trong Kinh Dịch (phải tròn trịa) có ý nghĩa khác. Còn khi người ta
xây dựng nên chữ viết họ lại nhìn vào sự việc, sự vật một cách tổng thể. Vòng
tròn trong chữ viết chỉ sự nối lại các vòng tròn của các lớp Nòng. Nó cũng mang
tính nặng nề đối lại với đường thẳng đi đến Nọc. Hay nói cách khác khi viết thì
Nọc chỉ là một chấm để người ta vẽ đến đó, còn Nòng nặng nề hơn được diễn tả bởi
vòng tròn.
Trong trường hợp Chấn, nếu nhìn như hình
trên chữ Chấn đáng lý ra phải như sau:
Thế nhưng có ai trong chúng ta cho rằng
hình vuông đó là dễ viết. Nguyên tắc của viết phải uyển chuyển, nhanh nhẹn và
dùng ít nét. Vậy khi viết để chỉ thị hình trên, người ta dùng chữ như trong
Trống Đồng Lũng Cú là chính xác nhất. Đơn cử thêm một ví dụ nữa giống hình trên
để quý vị sáng tỏ thêm nguyên tắc hình thành chữ viết: Số 9 bây giờ là số do
người Ả Rập sáng tạo ra trên nguyên tắc số góc hình thành (số chín có chín góc).
Thế mà chữ viết số 9 bây giờ có dạng
9. Như vậy, nguyên tắc viết phải có những chữ vừa mang ý nghĩa (có thể tượng
hình hay là ý nghĩa khác) vừa thoả mãn tính đơn giản, dễ dàng để vẽ.
Và cũng trong Chấn, có thể có quý vị độc
giả lại hỏi thế tại sao không vẽ (sáng tạo ra chữ Chấn) như sau mà phải vẽ chính
xác như trên chúng tôi đã dẫn:
Vô hình chung, hình vẽ này thoả mãn tính
Nam Tả Nữ Hữu và nó mang ưu điểm vượt bậc hơn hình trên Lũng Cú. Cố nhiên điều
này chỉ giải thích được bằng phương pháp viết của người Việt cổ. Vậy người Việt
cổ sẽ viết như thế nào? Trong trường hợp Chấn để vẽ một nét thì người xưa vẽ như
thế nào? Vì phía trên tượng trưng cho Trời nên khởi điểm chắc chắn ở phía trên
là điều dễ hiểu. Và tiếp quý vị hãy nhớ đến việc người Việt cổ đã có những chiêm
nghiệm thiên văn thuần thục qua việc vẽ chiều vận động của vũ trụ trên Trống
Đồng. Nguyên tắc chuyển động ngược chiều kim đồng hồ là nguyên tắc tối thượng
của vũ trụ. Nó phải vĩ đại hơn tất cả các nguyên tắc khác, kể cả nguyên tắc Nam
Tả Nữ Hữu. Hay nói đúng hơn khi sáng tạo chữ viết, người ta đã vận dụng nhiều
quan niệm của triết lý chủ đạo lúc bấy giờ; đặt ra nhiều quy tắc. Trong đó, quy
tắc vận động chiều chuẩn phải đóng vai trò chủ đạo. Vậy, quý vị nhìn bốn
hình sau đây xem hình nào hữu lý hơn.
Như vậy, kết hợp các điều kiện khởi điểm
phía trên, vòng tròn viết phải theo chiều chuẩn của vận động và Nam Tả-Chủ đạo (trước),
Nữ Hữu-Thứ yếu (sau) thì chính hình bên trái và trên là hợp nhất và chúng ta đã
thấy nó trên trống đồng Lũng Cú.
Tốn:
Cũng giống như lý luận của trường hợp
Chấn, người xưa nhận ra về hình tượng thì tính Nọc có vẻ át tính Nòng. Nhưng về
số thì ngược lại. Nên họ đã vẽ vòng tròn (trong chữ viết chỉ thị Nòng lớn hơn
phần đường thẳng nối hai Nọc.
Cũng với lý luận chiều chuẩn và trên
trước thì chúng ta thấy chữ viết giống tượng Tốn (qua Nòng Nọc) chỉ có thể là
hình trên. Khởi điểm để vẽ chỉ có thể trên nhất là điểm đầu cùng của chữ.
Ở phần Tốn cần rốt ráo một thắc mắc nhỏ:
Thế tại sao người ta không dùng hình này chỉ tượng Cấn?
Không dùng vì hai lẽ: nhìn tượng của Cấn
và Tốn của hình vẽ trên, chúng ta có thể thấy phần Nòng của Cấn to rộng hơn của
Tốn. Hoàn toàn dễ nhận thấy Nòng trong chữ Cấn lớn hơn Nòng trong Tốn. Thứ hai,
dùng hình như số 6 chỉ Tốn trên trống đồng Lũng Cú hoàn toàn phù hợp với tính
đối đầu nhau giữa Tốn và Chấn. Đó là sự đối đầu nhau giữa hai số 3 và 4 mà chúng
ta thường thấy trên trống đồng.
Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành giải mã
8 chữ cái trên trống đồng Lũng Cú. 8 chữ cái đó là Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn
Khôn. Một hàng chữ khá quen thuộc với người biết Kinh Dịch. Đây chính là thứ tự
của Tiên Thiên Bát Quái. Điều này càng khẳng định thêm người xưa đã biết đến
Tiên Thiên Bát Quái. Đặc biệt, sự giải mã cho thấy điểm mấu chốt của quan niệm
người xưa về các vật thể thời Hậu Thiên là những thứ thuộc Nọc thường mang hình
nét cây gậy còn thuộc Nòng lại mang dấu ấn hình tròn. Điều này cũng không có gì
trái với quan niệm Trời tròn đất vuông cả. Quan niệm trời tròn đất vuông, theo
chúng tôi có thể xuất phát từ hình dung sự hình thành vũ trụ từ Tiên Thiên qua
Hậu thiên. Hơn nữa, nếu thật sự người xưa nghĩ đến bầu trời trên đầu và đất ở
dưới chân thì điều đó hoàn toàn không hẳn là người ta nghĩ đến tính nọc và tính
nòng. Quan niệm tính nọc-gậy
và tính nòng-tròn
lại diễn tả những vật nhất định của chính thời Hậu Thiên có tính Nọc hay Nòng.
Nó hoàn toàn phù hợp với tín ngưỡng phồn thực thời thái cổ mà hình tượng điển
hình là sinh thực Nam(gậy: nọcècọc(cây)è
c.) và sinh thực Nữ (nòngèlòngè
l. è
trônè
tròn). Ngoài ra, điều này cũng
không đối nghịch với hình của Nọc
và
Nòng bởi vì đây là hình của chính hai
lưỡng nghi Nòng Nọc trong một Thái cực thống nhất. Còn “tính Nọc” hay “tính Nòng”
bản thân chúng đã mang nội hàm Hậu Thiên, nên chúng mang dáng dấp của vật thể
mang “tính nọc” và “tính nòng” cao nhất. Đó là hình gậy ứng với Càn với hình
tròn ứng với Khôn(đúng ra là hình vuông nhưng hình vuông khó vẽ vì thế người ta
dùng hình tròn tiện hơn). Hơn nữa, khi lấy nòng nọc làm hình tượng cho lưỡng
nghi Nòng và Nọc thì người xưa tưởng tượng ra thân thể người đàn ông và người
đàn bà với người đàn ông có một lỗ còn người đàn bà lại là hai; đến khi cần phân
biệt tính nòng nọc của vật thể thì không cần lấy một lỗ (miệng) giống nhau cho
cả đàn ông lẫn đàn bà nữa mà họ phân biệt trực tiếp vào sinh thực-đó là gậy và
lỗ tròn.
Cả một chuỗi lý luận xuyên suốt và đan
chéo vào nhau làm chúng ta khó nghi ngờ bản chất đúng đắn của giải mã nói riêng
và Kinh Dịch là của người Lạc Việt nói chung. Nếu như hàng chữ trên trống đồng
Lũng Cú được đặt theo thứ tự khác thì không có ít nghi vấn cho việc giải mã. Thế
nhưng khi giải mã xong lại chỉ đúng thứ tự Tiên Thiên Bát Quái thì điều này (tức
Tiên Thiên Bát Quái) ngược lại là bằng chứng cho tính đúng đắn của giải mã.
Ngoài ra, hình tượng Cấn Tốn (giống nhau về tượng khác nhau phương vị) và sự
thông dụng của mã 3—3----4—4 cũng đóng vai trò lớn cho việc chứng minh giải mã
đúng và Kinh Dịch do người Lạc Việt làm ra dựa trên hai lưỡng thể Nòng Nọc.
Và từ các nguyên tắc một nét (hay ít nét),
tròn trịa, chúng ta có thể suy ra các chữ trên trống đồng Lũng Cú chính là chữ
viết chứ không phải là ký hiệu. Mức độ đơn giản của chữ viết trên trống đồng
Lũng Cú cũng cho thấy trình độ phát triển của chữ viết đã khá cao. Đó là vào
những năm 1000-500 trước Công Nguyên.
Quý vị độc giả có thể tìm thấy hình các
chữ trên trống đồng Lũng Cú này trong Google nếu đánh từ khoá là “chữ Việt cổ”,
“chữ Nòng Nọc”, “chữ khoa đẩu”. Hoặc đọc
“Sự hình thành và phát triển chữ
Việt cổ” của Lê Trọng Khánh
do Viện Văn Hoá xuất bản 1986.Chương 11.
Hậu Thiên Bát Quái Âu-Lạc. Một di sản sáng tạo vĩ đại của người Việt.
Như vậy, ít ra có ba trống đồng Sông Đà, Lũng cú và Ngọc Lũ (chúng tôi nghĩ có thể cả trống đồng Hoàng Hạ và Đông Sơn) khắc hoạ một Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc đúng với logic toán học. Và các di sản văn hóa phi vật thể như truyền thuyết bà Nữ Oa hay trò chơi dân gian Chi chi chành chành cũng có chuyển tải thông điệp của Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc. Các phân tích từ đầu chí đuôi của Kinh Dịch Việt Nam nói trên đã cho ta thấy, không còn nghi ngờ gì về nguồn gốc Kinh Dịch. Kinh Dịch là sản phẩm trí tuệ của người Việt cổ.
Nếu công trình của chúng tôi không có bằng chứng giá trị nào mà bằng logic toán học phát hiện ra Hậu Thiên (hay là Tiên Thiên Trùng Quái) thì cũng cho tất cả thấy một đồ hình khác trên lý thuyết hợp lý hơn Hậu Thiên. Và nghi ngờ về sự đúng đắn của Văn Vương Bát Quái càng có cơ sở. Nhưng mà, cuối cùng chúng tôi đã tìm ra Hà Đồ nhan nhản trong trống đồng còn Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thì có đến ba trống đồng hiển thị rõ ràng. Vậy, làm sao còn có một mảy may nghi ngờ nào?!
Sẽ rất hợp lý khi có nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao, người Việt lại quên hết gia sản Kinh Dịch của mình mà lại sử dụng hầu hết các công trình Dịch Trung Hoa?”. Câu trả lời là một quá trình suy luận logic đầy bi thương.
-Đầu tiên, người Việt cổ đã sáng tạo ra Kinh Dịch. Họ đã bền bỉ làm ra Diệc thư trong vòng mấy nghìn năm. Cứ mỗi lần có sự kiện trọng đại họ lại đúc trống đồng. Trên các trống đồng phải khắc những thành tựu của Diệc thư.
-Họ bắt đầu đem cống sản vật của mình cho nước mạnh ở phương Bắc nhằm mục đích giao hảo. Tuy nhiên, thành tựu văn hoá của mấy nghìn năm khó có thể giải thích trong vài lần đi sứ được. Đồng thời, với ý đồ úp úp mở mở, họ cũng không muốn giải thích cặn kẽ cho ngoại bang biết được.
-Người Trung Hoa có các đồ hình được cống họ bắt đầu hiểu ra một số ý nghĩa của nó. Với ý đồ chiếm lấy hệ thống tư tưởng là của mình, họ huyền bí hoá các đồ hình lên. Tạo những câu chuyện truyền thuyết để tôn lên địa vị Thiên Tử (vì chỉ có Thiên tử mới hiểu được ý Trời thôi) của vua chúa lúc bấy giờ. Đồng thời huyễn hoặc luôn quần chúng về nguồn gốc của Kinh Dịch.
-Người Trung Hoa bắt đầu bành trướng xuống phương Nam. Tất cả những gì liên quan đến văn hoá nước Việt họ đều chiếm đoạt hết. Đồng thời bắt luôn những trí sỹ, những nhà thông thái của nước Việt. Tuy nhiên, không thể diệt hết được những nét văn hoá trong dân gian, làng xã (bằng chứng xác đáng nhất là Thái Cực Đồ trong tranh Đông Hồ). Cũng có vài thứ như trống đồng đã được một số con dân Việt đem cất giấu đi.
-Người Trung Hoa nghiên cứu Dịch trên những nền tảng của các vật - vì lý do nào đó họ có được. Nhưng không ai nói cho họ cặn kẽ vấn đề. Đồng thời họ không đi từ cội rễ vì họ tin họ đã bắt được những đồ hình quan trọng rồi. Nghiên cứu từ các đồ hình này nhanh hơn. Thế là, công cuộc nghiên cứu của người Trung Hoa về Dịch là quá trình đi từ phức tạp để suy ra cái đơn giản. Nên hiển nhiên mắc phải sai lầm. Tuy nhiên, họ cũng phát triển được một hệ thống tư tưởng từ những suy luận sai lầm.
-Người Trung Hoa nô dịch văn hoá dân tộc Việt. Dạy chữ Hán, phá trống đồng, truyền bá tư tưởng Dịch Trung Hoa. Các trí sỹ Việt Nam biết Dịch thật sự thì đã chết hoặc ly tán. Còn các trí sỹ chưa biết thì được học cái có sẵn của người Trung Hoa.
Từ suy luận sau đây, ta thấy hoàn toàn logic khi chính tổ tiên Việt phát minh ra Diệc thư đúng mà con cháu họ lại học cái Kinh Dịch sai.
Thế nhưng, những cái giá trị lâu đời, những dấu ấn của thời gian hay những tư tưởng Diệc thư vì đã được nghiên cứu kỹ càng quá nên nó đã đi vào một cách nhuần nhuyễn trong dân gian. Cuối cùng, những khảo sát các cổ vật dân gian Việt Nam đã mở ra bức màn bí mật của phát minh vĩ đại xã hội loài người. Đó là Diệc Thư đúng đắn mà linh hồn của nó là Hậu Thiên Bát Quái Âu-Lạc:
Các kết quả đối xứng:
-Đối xứng qua biến đổi:
1 4(2) T2-1TR1-1TR2 1234
2 4(2) T2-4TR2 01122334
3 4(2) T2-2TR2 1234
4 4(2) T2-2TR2 1234
5 4(2) T2-4TR2 01122334
6 4(2) T2-1TR1-1TR2 1234
7 4(2) T1-8TR2 0415263701122334
8 4(1)2(2) T2-2TR2 1537
9 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
10 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
11 4(2) T2-2TR2 0426
12 4(1)2(2) T2-2TR2 0426
13 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
14 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
15 4(2) T2-2TR2 1537
16 4(1)2(2) T2-2TR2 0123
17 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
18 4(2) T2-2TR2 0123
19 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
20 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
21 4(1)2(2) T2-2TR2 0123
22 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
23 4(2) T2-2TR2 0123
24 4(1)2(2) T2-2TR2 1234
25 4(2) T2-2TR2 1234
26 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
27 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
28 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
29 2(4) T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4) 1234
30 4(1)2(2) T2-2TR2 1234
31 4(2) T2-2TR2 1234
32 2(1)2(3) T2-2TR2 1537
33 1(2)1(6) T1(6)
34 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 0426
35 1(2)1(6) T1(6)
36 2(1)2(3) T2
37 2(1)2(3) T2-2TR2 0426
38 2(1)2(3) T2
39 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 3715
40 2(1)2(3) T2-2TR2 1537
41 1(2)1(6) T1(6)
42 1(2)1(6) T1(6)
43 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 0426
44 2(1)2(3) T2-2TR2 0426
45 2(1)2(3) T2
46 2(1)2(3) T2
47 1(2)1(6) T1(6)-1TR1(6)-1TR2(6) 3715
88 7 7 7 7 7 23 7 23
47 1 2 0 8 0 0
Truc 42: 2 2 2 2
5 9 5 9 Truc 24: 0 0 0 0 0 12 0 12
Truc 4122: 1 1 1 1 2 2 2 2
Truc 2123: 2 2 2 2 0 0 0 0
Truc 1216: 2 2 2 2 0 0 0 0
Tất cả dạng đối xứng đều giống Tiên Thiên Bát Quái. Các thông số đối xứng trục đều trùng khớp với Tiên Thiên Bát Quái.
-Đối xứng qua biến dịch từ Tiên Thiên:
Càn của Tiên Thiên từ Nam lên chiếm chỗ của Cấn (Tiên Thiên), còn Cấn chiếm chỗ của Chấn, Chấn qua Ly và Ly thi chiếm chỗ của Càn. Phần từ Khôn cũng có suy luận tương đương. Dạng đối xứng của hình vẽ được là: T2-1TR1(4)-1TR2(4).
Chiều biến dịch từ Tiên Thiên sang Hậu Thiên ngược với từ Hậu Thiên sang Tiên Thiên. Ở đây, cần chia ra hai khái niệm rõ ràng: Trời đất chia đôi từ thuở sơ khai-tức là từ Tiên Thiên sang Hậu Thiên; và vòng chuyển động phản phục để trở về Thái Cực, trở về Tiên Thiên-tức sự vận động theo chiều chuẩn từ Hậu Thiên sang Tiên Thiên.
Điều đáng chú ý ở đây là quy luật biến đổi các quái theo công thức 2-3-2-1. Có hai số 3 và 1 là số lẻ (Nọc) còn hai số 2 là chẵn (Nòng). Ngoài ra cân bằng Nòng và Nọc 3+1=2+2=4. Nếu chúng ta cho rằng quá trình Huỷ rất nhanh và quá trình Thành thì lâu hơn, ta sẽ có chu trình sau: Từ phía Đông-Ly sang Nam-Càn là quá trình Sinh, từ Nam Càn sang Tây Bắc-Cấn là quá trình Thành, Tây Bắc-Cấn sang Đông Bắc-Chấn là quá trình Hoại, và từ Đông Bắc-Chấn sang Đông Ly là quá trình Huỷ. Như vậy, ta được khi sinh ra Chấn của Hậu Thiên thế chỗ đúng nơi bắt đầu sinh từ Tiên Thiên sang Hậu Thiên. Và quan điểm Đế xuất hồ Chấn rất hợp với vòng Sinh Thành Hoại Huỷ của quy trình 2-3-2-1. (Ở đây chúng tôi chỉ xét vòng Nọc: Càn-Ly-Cấn-Chấn vì từ thời Tiên Thiên vòng Nọc quan trọng hơn.). Còn các biến dịch khác, chúng tôi xin được trình bày ở công trình khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý có sự cân bằng Nòng Nọc trong cả vòng Nọc lẫn vòng Nòng.
-Đối xứng của vòng Nòng và Nọc:
Cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên, dạng đối xứng đều là: T2(4)-1TR1(4)-1TR2(4). Thế nhưng đối lại với Tiên Thiên, các đường đi các quái có dạng 3-1-1-1 (cho cả vòng Nòng và Nọc)-Thuần Nọc thì ở Hậu Thiên có sự cân bằng Nòng Nọc với công thức 2-3-2-1. Lại một lần nữa, chúng ta chứng kiến đường đi 2-3-2-1. Lưu ý trong nhóm F1,8 không thể có đồ hình nào khác có dạng đối xứng hai vòng Nòng Nọc hơn các dạng trên.
-Đối xứng của hai phần Trời và Đất chỉ dành cho Hậu Thiên:
Dạng đối xứng:
T2-1TR1(4)-1TR2(4).
Dạng đối xứng này có vẻ giống
dạng đối xứng của Bát Quái do ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa ra. Tuy nhiên, nếu tính
chiều đi của các đường thẳng như sau: vòng Nọc: Cànè
Chấnè
Khảmè
Cấn, vòng Nòng Khônè
Tốnè
Lyè
Đoài có tính đối xứng T2
tuyệt đối cho cả chiều nữa. Còn Bát Quái Thiên Sứ có vòng Nòng không có đối xứng
T2 chính xác theo chiều.
Ngoài tính đối xứng cao và hoàn
toàn đồng nhất với Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc còn có những
ưu điểm sau:
a.
Hậu Thiên Bát quái Âu Lạc nằm trong
nhóm F1,8. Và cũng cho ra đường chữ S thiêng liêng, nhưng là của
trùng quái. Điều này đúng với những triết lý kế thừa của vũ trụ quan nhân loại
kể cả thời tiền cổ lẫn thời hiện đại.
b.
Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc phù hợp
một cách tuyệt diệu với Hà Đồ bằng cách giải mã số học đơn giản nhất. Với 1=Khảm=2
thì 6=7=Càn. Đối lại với Khảm thì 7=Ly=5, vậy 2=5-5=0=Khôn. Và các cặp khác cũng
có logic tương tự. 9=Tốn=3=11 (mod 8), 4=Đoài=11-5=6. 3=Chấn=4, vậy 8=Cấn=4+5=9=1(mod
8).
c.
Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc giải
thích đúng sự hình thành vũ trụ với các quan niệm “Trời Đất tách đôi” lẫn “Mẹ
tròn Con vuông”.
d.
Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thể hiện
đúng tinh thần trọng Nước của dân Việt với Khảm làm chủ tế.
e.
Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thể hiện
đúng những gì trong các truyền thuyết: Đông Bắc-Cấn-Sơn Tinh đã ngăn cản không
cho Bắc-Khảm-Thuỷ Tinh tàn phá Khôn-Đất-hướng Đông
Nam.
f.
Hậu Thiên Bát Quái chỉ rõ có hai
quy luật vận động thời vũ trụ đã thành hình. Quy luật trời theo thể hiện qua chữ
S và F1,8, quy luật của Đất qua đường phân chia Trời Đất hay vòng
chuyển động của hai nhóm Trời Đất giao duyên nhau-đó chính là Khảm chủ tế và
vòng vẫn động uyên nguyên Đất Nước. Giữa hai quy luật đó ta nhận thấy trục linh
thiêng Càn Khôn (cả Càn và Khôn đều nằm trong vận hành của hai quy luật này). (Càn
chính là người tách ra đi về hướng khác của trống đồng Đông Sơn.).
g.
Trật tự của Hậu Thiên Bát Quái Âu
Lạc trùng khớp một cách hoàn hảo với trùng quái. Và đối xứng của nó vẫn là theo
thể thức 1-2-3-2, F2-1TR1(4)-1TR2(4). Nếu ta cho Đoài chạy theo chiều chuẩn vào
chồng lên Tốn ta có được Trùng quái với số 30; tương tự cho Cấn, ta được Trùng
Quái với số 33. Ta thấy vòng Âm Trùng Quái: 30-18=12-0 và vòng Dương Trùng Quái:
63-51=45-33:
h.
Có nhiều vấn đề quan trọng của kinh Dịch
lại hoàn toàn trùng khớp với tinh thần
Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc:
+ Trong
Kinh Dịch trọn bộ do Ngô Tất Tố dịch
và chú giải có viết:
Truyện Thuyết quái có viết:
“Trời đất
định ngôi, núi chầm(đầm) thông khí, sấm gió xát nhau, nước lửa không bắn nhau,
tám quái mài nhau. Kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch”
. Vì các quái ở đây đã là
các vật thể hậu thiên (núi, chầm (đầm) nên theo công thức này cũng thấy sự đối
đầu nhau của các quái nghịch đảo. Hơn nữa có câu Trời Đất định tức đã được phân
làm hai nên chính xác câu này nói đến Bát quái Hậu Thiên. Vì vậy, quái Ly-Khảm
đối nhau, cặp núi-chầm(đầm) đối nhau, Trời Đất đối nhau, sấm gió đối nhau.
+ Trong
Dịch học phổ thông,
tác giả TruMeTin có viết: “Vì Hậu Thiên Bát Quái chỉ về nhân sinh nên Càn tượng
cha, Khôn tượng mẹ, Khảm tượng thứ nam, Cấn tượng thiếu nam, Chấn tượng trưởng
nam, Tốn trưởng nữ, Ly thứ nữ, Đoài thiếu nữ” (đoạn này thì trong kinh Dịch đều
viết như vậy) và đã giải thích: “Theo thứ tự Hậu Thiên Bát Quái thì ta thấy
Cha(Càn) đi trước, còn trưởng nam(Chấn) đốc hậu, gái lớn(trưởng nữ) thì lấy
chồng xuất gia trước, còn gái út(thiếu nữ) thì nấp bóng mẹ và lấy chồng sau cùng,
đúng như tổ chức của xã hội loài người”. Sự giải thích rõ ràng khá kiên cưỡng và
cũng không dành cho tất cả 8 quái được. Trong khi nếu là Hậu Thiên Bát Quái Âu
Lạc thì khá đơn giản và logic vô cùng. Trời Đất phân đôi ra thành hai bộ tứ quái:
CànChấnCấnKhảm và KhônTốnĐoàiLy; nhưng trong mỗi bộ tứ lại có biến thiên theo
hình chữ S thiêng liêng. Càn, Chấn, Cấn, Khảm tính Nọc nên Càn là Nọc cao nhất
(7) được gọi là Cha, Chấn (4)-trưởng nam, Khảm(2)-thứ nam và Cấn(1)-thiếu nam là
hợp lý. Tương tự như vậy: Khôn(0) số nhỏ nhất tính không lớn nhất nên gọi là Mẹ,
còn Tốn(3)-trưởng nữ, Ly(5)-thứ nữ, Đoài(6)-thiếu nữ là đúng đắn. Cách phân bố
như trong Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc mang tình đối xứng cao: Nọc tính bộ này như
thế nào thì đối với Nòng tính của bộ kia như thế ấy: Cha-Mẹ, Trưởng Nam-Trưởng
Nữ, Thứ Nam-Thứ Nữ, Thiếu Nam-Thiếu Nữ. Chỉ quan niệm qua số thì chúng ta mới
thấy được sự lý giải hợp lý cho tính
địa vị gia đình
của 8 quái.
Nhưng quan trọng hơn hết,
trong cả hai bộ tứ quái nếu vẽ từ lớn đến nhỏ đều cho ra hình chữ S thiêng liêng
và chiều đi (theo vecto) cũng đối xứng nhau qua tâm như Tiên Thiên Bát Quái. Rõ
ràng chính vì thế mà chúng ta (hay người xưa đều thấy sự tách rời phân đôi của
Trời và Đất như cả hai phần đều chịu quy luật S chi phối của Thái Cực.
+ Đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc
còn gián tiếp cho chúng ta thấy nguyên lý trùng quái bất dịch của thời Hậu Thiên.
Chính vì thế các trùng quái trong Kinh Dịch (Chu Dịch) được xếp theo nguyên tắc:
1. Nếu đó là trùng quái bất dịch thì quái sau nó sẽ là quái bất dịch nghịch đảo;
2. Nếu đó là trùng quái thường thì trùng quái tiếp theo sẽ là quái mà khi chồng
hai quái lên nhau sẽ tạo thành trùng trùng quái (12 lớp) bất dịch. Nếu dùng Hậu
Thiên Bát Quái Văn Vương thì không thể thấy được nguyên tắc cạnh nhau để tạo
trùng trùng quái bất dịch được. Tuy nhiên, có thể trong Chu Dịch, bảng trùng
quái có thể có một số sai sót. Chúng tôi sẽ đề cập đến nó trong một vài bài viết
khác. Đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc lại hoàn toàn trùng hợp với những cổ vật
nhận được từ Mã Vương Đôi [1]. Điều này có thể giải thích: có nhiều tư liệu đúng
đắn vẫn được lưu truyền ở Trung Hoa, thế nhưng vì không làm ra Dịch từ đầu nên
người Trung Quốc không thể hiểu được vì sao phải thế này và vì sao lại thế khác.
Trong quyển “Kinh Dịch-cấu
hình tư tưởng Trung Quốc”
của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh có dẫn bảng thứ tự trùng quái được ghi trong
Bạch Thư Chu Dịch Mã Vương Đôi như sau:
Thứ tự 64 trùng
quái Bạch Thư Chu Dịch do cách xếp đặt thượng quái và hạ quái như sau đâu:
|
||||||||
Thượng quái
|
Kiện (Càn)
|
Căn (Cấn)
|
Cống (Khảm)
|
Thần (Chấn)
|
Xuyên (Khôn)
|
Đoạt (Đoài)
|
La (Ly)
|
Toán (Tốn)
|
Hạ quái
|
Kiện (Càn)
|
Xuyên (Khôn)
|
Căn (Cấn)
|
Đoạt (Đoài)
|
Cống (Khảm)
|
La (Ly)
|
Thần (Chấn)
|
Toán (Tốn)
|
Quí
vị
sẽ
thấy
Thượng
quái
đầu
tiên
đi
hết
các
quái
Nọc:
Càn
Cấn
Khảm
Chấn
(vì
sao
có
thứ
tự
sau
xin
cho
chúng
tôi
bàn
ở
công
trình
khác,
ở
đây
chỉ
giới
hạn
bàn
về
sự
đối
nhau
của
các
cặp
quái)
sau
đó qua
các
quái
Nòng:
Khôn
Đoài
Ly
Tốn.
Hạ
quái
cũng
thấy
sự
đối
nhau
của
các
cặp
quái
sau:
Càn-Khôn,
Cấn-Đoài,
Khảm-Ly,
Chấn-Tốn.
Rất
tiếc,
kiến
thức
Dịch
của
chúng
tôi
chỉ
đến
đấy
thôi,
nên
không
thể
phân
tích
những
điều
hay
điều
đẹp
thêm
của
đồ
hình
này.
Nhưng
có
một
nhà
Dịch
học
là
anh
Thiên
Sứ
Nguyễn
Vũ
Tuấn
Anh
đã có
công
trình
phân
tích
về
đồ
hình
này.
Tuy
đồ
hình
của
anh
đưa
có
khác
vị
trí
của
Tốn
Đoài,
nhưng
vì
Tốn
Đoài
cùng
một
hành
nên
chúng
tôi
nghĩ,
rất
có
thể
những
phân
tích
của
anh
cũng
có
giá
trị
thời
sự
cho
cả
đồ
hình
này.
Ngoài
ra,
còn
một
số
ưu
điểm
nữa
mà
do
việc
nghiên
cứu
tiếp
theo
của
chúng
tôi
còn
dở
dang
nên
chúng
tôi
không
dám
đưa
ra
ở
đây
để
bận
lòng
các
bậc
trí
giả.
Chúng tôi cũng lưu ý quý vị, chữ S
đi từ 7 đến 0 cũng như chữ S đi từ 0 đến 7 nên chúng tôi không vẽ chiều của nó.
Có
một
số
nghiên
cứu
tiếp
theo
nên
chúng
tôi
chưa
tiện
đưa
ra
chiều
của
chữ
S.
Chúng
tôi
sẽ
tiếp
tục
trong
một
công
trình
khác.
Bây
giờ
khi
thấy
được
trọn
vẹn
vẻ
đẹp
của
đồ
hình
mà
cha
ông
chúng
ta
làm
nên,
chúng
tôi
không
khỏi
đặt
nghi
vấn:
“Tại
sao
trong
số
24 đồ
hình
anh
em
của
Bát
Quái
Văn
Vương,
người
Trung
Hoa
lại
chọn
đúng
Bát
quái
như
bây
giờ?
Logic
nào
để
họ
chọn
lựa
như
vậy?”.
Người
Trung
Hoa
hoàn
toàn
không
đưa
ra
logic
nào
khả
dĩ
để
chứng
minh
cho
cách
chọn
lựa
của
mình.
Thế
nhưng,
trong
24 đồ
hình
đó họ
chọn
đúng
Bát
Quái
Hậu
Thiên
bây
giờ
có
đến
5 quái
trùng
nhau
với
Bát
Quái
Âu
Lạc
(chỉ
1/24 mà
thôi).
Vậy
giải
thích
vấn
đề
này
như
thế
nào?
Chỉ
còn
một
cách
duy
nhất.
Đã có
một
số
bậc
trí
giả
Trung
Hoa
thời
cổ
đại
được
xem
cái
đồ
hình
Hậu
Thiên
Bát
Quái
Âu
Lạc,
nhưng
vì
chưa
hiểu
ý nghĩa
nó
họ
đành
xếp
xó
bản
đồ
hình
này
đi
(đúng
ra
phải
trả
lại
vào
kho
cho
vua).
Đến
lúc,
có
người
hiểu
ra
được
đồ
hình
này
dùng
để
làm
gì
thì
bản
chính
đã bị
thất
lạc
hay
bị
hư
hỏng.
Cuối
cùng,
họ
mới
cố
xây
dựng
lại
đồ
hình
theo
trí
nhớ
(có
thể
được
cha
ông
mình
kể
lại,
có
thể
do
tổ
tiên
họ
đã vẽ
lại
theo
trí
nhớ
khi
trả
lại
bản
chính
cho
chủ
của
nó
(chủ
của
đồ
hình
này
là
các
ông
vua.)…Chính
vì
thế,
họ
đã chọn
đúng
đồ
hình
có
đến
5 quái
trùng
với
đồ
hình
Hậu
Thiên
thật.
Còn
các
quái
khác
được
suy
ra
từ
quan
niệm
sai
lầm
về
vai
trò
Lạc
Thư.
Cũng
có
một
câu
hỏi
rất
hay:
“Nếu
như
đồ
hình
Hậu
Thiên
của
Trung
Hoa
sai
thế
tại
sao
người
Trung
Hoa
đã có
những
tiên
đoán
chính
xác?”.
Thật
ra,
không
có
gì
vô
lý
cả
vì
họ
có
trong
tay
bảng
Trùng
Quái
đúng
hay
nói
chính
xác
hơn
họ
có
trong
tay
bảng
Trùng
Quái
gần
đúng
và
các
giải
thích
của
chúng
cũng
đôi
khi
na
ná
nhau,
nên
khi
tiên
đoán
lại
dựa
nhiều
vào
kinh
nghiệm
của
nhà
Dịch
học.
Vì
thế,
những
tiên
đoán
nhiều
khi
vượt
khỏi
giới
hạn
của
đồ
hình
mà
phụ
thuộc
phần
lớn
những
kinh
nghiệm
(có
thể
là
gia
truyền)
của
nhà
tiên
tri.
Thế
thì
chúng
ta
cần
đến
Trung
Thiên
Bát
Quái
không?
Nhu
cầu
của
Trung
Thiên
Bát
Quái
có
vẻ
có
lý
khi
lý
luận:
thứ
nhất,
có
đồ
hình
Tiên,
Hậu
thì
phải
có
Trung
chứ;
thứ
hai,
có
đồ
hình
dành
cho
Thiên
cho
Địa
thì
phải
có
đồ
hình
dành
cho
Nhân
chứ?
Thật
ra,
khi
phân
tích
ở
trên
bằng
logic
Toán
học,
chúng
tôi
đã thấy
Hậu
và
Tiên
ở
đây
chỉ
thời
vũ
trụ
đã hình
thành
và
vũ
trụ
chưa
hình
thành.
Thời
Trung
chuyển
tiếp
làm
gì
có
thể
đặt
cơ
sở
ở
đây?
Còn
Hậu
Thiên
và
Tiên
Thiên
hoàn
toàn
không
phải
là
đồ
hình
cho
Thiên
và
Địa.
Vậy
lấy
cơ
sở
nào
đặt
Nhân
ra
ở
đây?
Còn
để
biểu
diễn
các
tính
chất
của
Nhân
thì
đã có
đến
64 trùng
quái
được
thiết
lập
từ
Hậu
Thiên
Bát
Quái.
Tất
cả
những
nhu
cầu
làm
Trung
Thiên
Bát
Quái
chẳng
qua
là
người
ta
thấy
đồ
hình
Hậu
Thiên
Văn
Vương
sai
quá,
khiếm
khuyết
quá.
Nó
khó
lý
giải
thấu
đáo
tất
cả
những
vấn
đề
của
Dịch.
Dịch gia Trung Hoa thấy thế
và Dịch gia Việt Nam cũng thấy thế. Nhưng Dịch gia Trung Hoa ai lại phê bình ông
tổ của mình làm ra cái đồ hình luộm thuộm bao giờ. Nên họ đành nghĩ ra cái tên
khác đi, với ý đồ “Ừ cái Hậu Thiên của Thánh Văn Vương không sai, nhưng chúng
tôi phát triển thêm Trung Thiên nữa để bổ sung vào.”. Thật ra trong lòng họ nghĩ
là sai bét bè be ra rồi. Còn Dịch gia Việt Nam thì cứ nghĩ Kinh Dịch của người
Trung Hoa mà chả thấy người Trung Hoa đả động gì đến Hậu Thiên. Thế thì kệ thây
cái Hậu Thiên Bát Quái đi, ta thử tìm ra cái khác hay hơn chăng. Rồi thiết lập
một mảng dự đoán bằng Dịch cho hợp lý hơn. Còn tên của Bát Quái này tạm gọi là
Trung Thiên Bát Quái, Trung Thiên Đồ hay là cái chi chi hay hay nào khác. Đã đến
lúc các Dịch gia khi phân tích Dịch Học cần khẳng khái phát biểu Hậu Thiên của
Văn Vương làm ra sai rồi và đưa ra đồ hình Hậu Thiên mới của mình-với điều kiện
đúng logic. Chớ không cần lẩn tránh bằng những chữ Trung Thiên nữa.
Lại có câu hỏi: “Vậy liệu những tư
tưởng Diệc học của người Việt xưa bắt đầu từ khi nào?”. Đó cũng là câu hỏi khá
hay. Chúng ta thường biết, đồng được phát hiện sau đá khá lâu. Các cổ vật cho
thấy, người xưa đã khắc nhiều hình tượng Nòng Nọc trên rìu đá. Có phải chăng, đó
là điểm bắt đầu của Diệc thư chăng? Rồi các truyền thuyết cũng đã có từ thời xa
xưa, như chuyện chàng Lang Liêu, bà Nữ Oa, Cóc kiện trời và dĩ nhiên là con số
18 kỳ dị nữa. Tất cả điều đó cũng nói lên điều gì chứ. Còn một giải pháp nữa mà
ngày này môn Tin học và Toán có thể giúp chúng ta phục hồi lại lịch sử. Dĩ nhiên,
ở mức độ mô phỏng thôi. Chúng ta đưa hết các thông số của các phát minh xã hội
loài người vào, rồi mô phỏng con đường thời gian chúng được hoàn thiện. Ví dụ từ
Kính lúp lên đến kính hiển vi cần mất bao nhiêu năm. Đại khái thế. Sau đó đưa
thông số các trống đồng vào và truy nguyên lại triết lý Dịch có thể bắt đầu từ
lúc nào. Chương trình này khó nhưng không phải không làm được.
Thay lời kết.
Đến đây đã là lúc kết thúc công
trình này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã cung cấp
cho tôi những thông tin vô giá. Thật ra, trong các công trình của anh Nguyễn có
hai giả thuyết (mà nay đã được chứng minh) vô cùng quý báu.
Thứ nhất, Hà Đồ liên quan đến Hậu
Thiên Bát Quái. Thứ hai, dựng Hậu Thiên Bát Quái trên cơ sở kết hợp hai quái
điên đảo (hai quái khi chồng lên nhau được một trùng quái bất dịch).
Tuy những phát kiến này chỉ dựa trên kinh nghiệm phần lớn, nhưng cũng đã đem đến
cho chúng tôi những ý tưởng logic và thuần tuý số học hệ nhị phân. Cũng xin cảm
ơn người vợ hiền đã cảm thông và khích lệ chúng tôi hoàn thành công trình này.
Thưa quý vị, trước khi vào rừng
Dịch học mênh mông, chúng tôi luôn nghĩ đó là triết học vĩ đại của người Trung
Hoa. Đôi khi, nhìn thấy trống đồng trên ti vi, chúng tôi cũng nghĩ như mọi người
khác: trống đồng chỉ ghi lại những cảnh sinh hoạt của người Việt xưa mà thôi.
Của đáng tội, khi hỏi chúng tôi “Văn hoá Việt Nam có gì để anh tự tôn hay là anh
tự ti rằng các anh không có một dấu ấn văn hoá đặc biệt?”, thì xin lỗi chúng tôi
sẽ trả lời ngay “Vâng chúng tôi không có dấu ấn văn hoá gì đặc biệt. Ngoài lòng
bao dung và bản tính hiền hoà của dân tộc chúng tôi.”. Đó thật sự là nỗi niềm
của chúng tôi đối với văn hoá nước nhà trước khi biết trống đồng.
Quả là, những ý kiến của anh Nguyễn
Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thiếu Dũng đã làm chúng tôi đặt nghi vấn cho những định
kiến của mình trước đây. Và chính tấm lòng của các anh cũng như nỗi niềm sầu hận
của triết gia linh mục Kim Định “phải làm gì để dân tộc Việt Nam ngóc đầu lên
chứ.” đã thúc giục chúng tôi lao thân vào cái xay gió.
Đầu tiên chúng tôi kiểm tra lại Hà
đồ có ăn nhập gì đến Tiên Thiên không? Câu trả lời là không! Vậy nó có liên quan
đến Hậu Thiên không? Câu trả lời chúng tôi đã dẫn trên. Ngoài ra, nếu cho rằng
Hà Đồ vì tính phức tạp (đơn giản và đẹp về cách trình bày, chính thế mà phức tạp
trong giải mã) của nó là đồ hình mã hoá Hậu Thiên thì trước tiên trên cơ sở nào
mà người xưa xây dựng nên Hậu Thiên Bát Quái? Có một nghi án “Ông Chu Văn Vương
đã trùng quái tại nhà lao Diễu lý” đã làm chúng tôi đặt mối liên hệ giữa Trùng
quái với Hậu Thiên. Bây giờ nghĩ lại thấy logic hoàn toàn sáng tỏ. Bởi vì, Tiên
Thiên đã dính dáng đến các quái, vậy Hậu Thiên phải dính dáng đến trùng quái.
Chớ chã nhẽ cứ trùng quái rồi sắp xếp giống như của Tiên Thiên thì được một đồ
hình to hơn 64 cạnh mà ý nghĩa cũng không khác Tiên Thiên là bao. Điều này cũng
đưa đến một ý nghĩa vật lý lớn lao. Các nguyên tử xây dựng nên Thái Cực là lưỡng
thể Nòng Nọc. Qua ba lần động thì trong Thái Cực hình thành nên 8 quái. Tuy
nhiên 8 quái này trong Thái cực cũng chỉ nằm trong một bản thể hoàn thành thống
nhất mà thôi. Để đến khi, Thái Cực hay mẹ vũ trụ động thêm lần nữa (Big Bang
chăng?) thì các quái đó lại bung ra trở thành những nguyên tử đầu tiên để xây
dựng nên vũ trụ này. Và tất cả quy luật của vũ trụ đều trong một quy luật thống
nhất. Quy luật chữ S và F1,8 của trùng quái. Đó là quá trình nghiên
cứu về Hậu Thiên bằng logic toán học của chúng tôi. Song song đó, vì thấy tranh
luận của anh Thiên Sứ với một số học giả khác chúng tôi đã nghiên cứu tính đối
xứng các đồ hình và tiến đến nghiên cứu luôn đối xứng các nhóm Bát quái. Cuối
cùng chúng tôi phát hiện ra tính huyền ảo của nhóm F1,8.
Việc nghiên cứu trống đồng đã làm
chúng tôi vô cùng hứng thú. Chúng tôi đã ngạc nhiên đến thẫn thờ trước trí thông
minh của những nghệ nhân Việt Nam xưa. Những nghệ nhân đã mang đến cho chúng ta
những tài sản quý giá như trống đồng Đặc Giáo, Phú Xuyên, Sông Đà, Đông Sơn…Đặc
biệt người nghệ sỹ triết gia tài hoa làm nên trống đồng Ngọc Lũ. Tất cả họ đã
lồng những đồ hình cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên, cả công thức 3-3---4-4 lẫn Hà Đồ
vào một mặt trống đồng nhỏ xíu. Càng ngạc nhiên hơn khi thấy kết quả mình tìm
được chính là đồ hình đã suy ra được từ lý luận logic toán học thuần tuý. Và cả
vòng uyên nguyên 18-16 ghi ấn tên người ta gọi nơi mình sinh sống…Đất Nước. Vâng,
chính là Đất Nước.
Đúng người Việt xưa đã làm nên Diệc
thư hay Kinh Dịch. Chúng ta được quyền tự hào về những thành tựu đạt được của tổ
tiên của chúng ta. Những người thà chết không cho ngoại bang biết cội rễ của
Dịch, những người vượt bao gian hiểm để cất giấu những di sản vô cùng quý báu.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận, các thành tựu đó về chi tiết đã mất
đi rất nhiều. Cũng phải thừa nhận, người Trung Hoa đã kế thừa và phát triển nền
Dịch học khá cao và phong phú. Trong thâm tâm, chúng tôi rất tin đã có một bộ
trống đồng 64 cái khác nhau nói về trùng quái. Nhưng rất tiếc, chỉ với lòng tin
thôi chưa đủ.
Đến đây, quý vị hẳn đã đồng ý với
chúng tôi, chúng ta không thể nào vì lòng tự tôn, tự hào mà tự ru ngủ mình. Bí
mật trống đồng còn nhiều! Bí mật Dịch còn nhiều. Nó nằm trong dân gian, trong
các cổ thư của dân tộc Mường, dân tộc Tày,…Liệu đã đến lúc, các bậc trí giả nước
nhà cùng nhau nắm chặt tay, đoàn kết mà cùng nhau nghiên cứu toàn bộ lẽ huyền
diệu của Diệc thư dựa trên đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc đúng chăng?! Liệu
chúng ta có thể cùng nhau xây dựng lại, hoàn thiện thêm nền triết Việt chăng?!
Mong, mong lắm thay! Hỡi những
người con của Đất Nước.
Nguồn: Sưu tầm của dịch giả Trần Quang Bình.
Kinh dịch - Nguồn gốc của nền văn hóa Âu Lạc (Phần 1)
Kinh dịch - Nguồn gốc của nền văn hóa Âu Lạc (Phần 2)
Kinh dịch - Nguồn gốc của nền văn hóa Âu Lạc (Phần 1)
Kinh dịch - Nguồn gốc của nền văn hóa Âu Lạc (Phần 2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét