Hồ Tây là một thắng cảnh đệ nhất của Thủ đô, nhưng ít ai biết rằng,
dưới đáy Hồ Tây có rất nhiều nghĩa địa cổ. Nhưng tại sao, những ngôi mộ
lại nằm ở giữa hồ? Chẳng lẽ, phong tục người dân ven hồ đem người chết
ra giữa hồ chôn cho mát mẻ?
Tôi đã tìm gặp một người từng có cả cuộc đời lặn ngụp ở Hồ Tây để tìm lời giải đáp.
Nghĩa địa chìm dưới đáy hồ
Phải
vất vả lắm, tôi mới tìm được ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc Trung
tâm cá giống Nhật Tân, thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây. Từ ngày
về hưu, ông thay số điện thoại, cắt hết mọi liên lạc và sống như một cư
sĩ, trong một con ngõ sâu hun hút ở xã Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội).
Khi
gợi chuyện Hồ Tây, những kỷ niệm trong ông lại tràn về. Suốt 40 năm lặn
ngụp ở Hồ Tây, ông thuộc nó như thuộc những đường chỉ trên bàn tay
mình. Ông bắt đầu câu chuyện từ nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bao nhiêu năm nay,
các nhà khoa học không ngừng tranh luận và đưa ra các giả thuyết về nơi
chôn bà chúa thơ Nôm cũng như đề xuất các biện pháp truy tìm mộ bà.
Ông Nguyễn Viết Bân. |
Tuy
nhiên, theo ông Bân, việc này vô cùng khó, bởi nếu mộ nữ sĩ được đổ
bằng bêtông, thì cũng nằm dưới đáy hồ, còn nếu mộ táng bình thường, thì
xác thịt nữ sĩ đã tan vào hàng triệu mét khối nước Hồ Tây từ hàng trăm
năm nay rồi.
Theo
ông Bân, xưa kia Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng
tới 560 ha và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Bên Hồ Tây có
hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có
hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn
người chết ở các làng phía trong bãi.
Trong
sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù
binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang
vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm-pa sinh sống lâu
ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm
trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên theo ông Bân, dưới đáy Hồ
Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu,
lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu rồi.
Theo
ông Bân, cùng với nghĩa địa của người Chăm-pa, còn hàng chục nghĩa địa
khác của người Việt hình thành trên những dải đất hoang ven hồ. Chỉ cần
lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc phường
Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng
hàng chục ha. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa
địa. Những nghĩa địa hình thành từ hàng ngàn năm trước, đã bị những đợt
sóng kiên trì của Hồ Tây đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn.
Theo
khảo sát của ông Bân, thẳng khu vực làng Xuân La cũng từng có một nghĩa
địa rộng chừng 3 ha, bị sóng Hồ Tây nhấn chìm. Giờ đứng ở đoạn Xuân La
nhìn ra, chỉ thấy biển nước mênh mông, với những đợt sóng lớn đang ngoạm
dần vào đường Lạc Long Quân. Cảnh Hồ Tây ở khu vực Phủ Tây Hồ rất đẹp,
song ít ai biết rằng, dưới mặt nước xanh biêng biếc ấy, cách bờ vài trăm
mét cũng có một nghĩa địa rộng mênh mông với dày đặc các ngôi mộ nhấp
nhô. Rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lý, khai thác Hồ Tây
bị gãy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực này vì va vào mộ.
Ông
Bân từng là người trực tiếp chứng kiến nghĩa địa cuối cùng bị sóng Hồ
Tây nhấn chìm xuống đáy, đó là nghĩa địa của làng Nghi Tàm. Hồi những
năm 60-70 của thế kỷ trước, khi quân Mỹ bắn phá Hà Nội, ông Bân cùng các
chiến sĩ bộ đội đưa pháo cao xạ ra hòn đảo nằm giữa Hồ Tây, gần làng
Nghi Tàm, cách bờ chừng 200 mét để ngắm bắn máy bay địch. Hòn đảo thực
tế là một gò đất trong nghĩa địa cổ.
Khi
đó, xung quanh hòn đảo ken dày những ngôi mộ nằm xâm xấp mặt nước đang
bị sóng đánh chìm dần. Những con sóng bạc đầu của Hồ Tây trong những
ngày gió lớn cứ nối đuôi nhau xô vào đảo, đánh tan cả cái đảo ấy. Giờ
đứng bên làng Nghi Tàm nhìn ra, không còn thấy bóng dáng hòn đảo xưa đâu
nữa.
Nghĩa
địa cổ mênh mông của làng Nghi Tàm đã nằm sâu dưới đáy hồ. Mùa nước
cạn, lội xuống khu nghĩa địa này sâu đến ngực, còn mùa nước lớn, ngập
quá đầu. Những con tàu lớn kéo nhà nổi Hồ Tây vẫn chạy qua lại trên khu
nghĩa địa này mà không hề hấn gì.
Săn của ở nghĩa địa
Những nấm mộ hiếm hoi ở Hồ Tây |
Năm
1966, cơ quan của kỹ sư Nguyễn Viết Bân (Trung tâm cá giống Nhật Tân,
thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây) đóng ở làng Yên Phụ. Làm việc ở
đây, rồi lấy vợ người trong làng, nên không chuyện gì ở Hồ Tây và làng
Yên Phụ mà ông không biết.
Những
đợt sóng kiên trì của Hồ Tây kéo dài hàng trăm năm đã đánh tan hàng
chục nghĩa địa cổ, làm bật nắp quan tài, phơi xương cốt trắng hếu, lăn
lốc dưới đáy hồ. Chính vì thế, những năm 70 đến 80 của thế kỷ trước,
làng Yên Phụ nổi lên phong trào mò gỗ quý tại những nghĩa địa dưới lòng
Hồ Tây.
Hầu
hết những thanh niên trẻ khỏe, lặn giỏi ở Yên Phụ đều tham gia mò gỗ.
Ngày ngày họ lặn ngụp, mò mẫm dưới hồ, hễ phát hiện có ván thiên làm
bằng gỗ quý chìa lên khỏi mặt bùn là họ tiến hành đào bới lấy gỗ. Họ
dùng những chiếc thuốn sắt chọc sâu xuống lớp bùn đất để truy tìm gỗ và
những vật quý nằm sâu dưới bùn.
Ngày
trước, rừng còn nhiều, nên khi người giàu chết được chôn trong những
chiếc quan tài gỗ vàng tâm, đinh hương, thậm chí pơmu dày cộp, nặng
trịch. Những loại gỗ quý này nằm trong lòng đất vài trăm năm không mối
mọt, ngâm dưới bùn, nước hàng thế kỷ vẫn rắn chắc. Dân ở các làng ven hồ
phá tung những ngôi mộ, lấy những tấm áo quan bán lại cho các xưởng mộc
chế tác ra đủ các loại đồ dùng như giường, tủ, bàn ghế, cánh cửa...
Ngoài
việc người dân ven Hồ Tây lặn mò quan tài đóng bằng gỗ tốt, thu lượm
tiểu sành kè bờ chắn sóng giữ đất, thì một thời có cả đội ngũ chuyên lặn
mò đồ cổ trong những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây. Theo lời đồn, nhiều
người còn bới được cả hũ vàng trong những chiếc quan tài.
Những
chiếc vòng vàng, vòng bạc, khuyên tai vàng thì kiếm được rất nhiều. Tuy
nhiên, thứ nhiều nhất là chum, lọ, bát đĩa, bình gốm toàn là những đồ
cổ có tuổi vài trăm năm. Xưa kia, người giàu chết thường được chia của
chôn theo. Sóng Hồ Tây đánh bật mộ, những món đồ cổ này cũng lăn lóc đầy
dưới đáy hồ.
Giới
săn đồ cổ không những mò mẫm, tìm kiếm, mà họ còn bới cả những ngôi mộ
chìm dưới lòng đất lên để lấy đồ cổ. Nhiều ngôi mộ đổ kiên cố bằng hợp
chất vôi -cát-mật, bên trong có xác ướp, chôn sâu dưới đáy bùn, cũng bị
đám săn đồ cổ đào bật lên. Thậm chí, họ dùng cả mìn để đánh bật nắp.
Trong những ngôi mộ hợp chất này thường có một số đồ cổ giá trị hoặc
vàng bạc, tiền cổ.
Ông
Nguyễn Văn Tiến (hiện quản lý thuyền vịt ở hồ Trúc Bạch) kể rằng, ông
là người có thâm niên 20 năm kéo cá thuê ở Hồ Tây, từng lượm được rất
nhiều đồ cổ đem bán. Phần lớn những món đồ ông lượm được là do dính vào
lưới vét. Trong số những món đồ ông kiếm được, có một cái hũ rất đẹp.
Lòng chiếc hũ tráng men xanh, mặt ngoài có nhiều hình thù cổ quái.
Trong các khu nghĩa địa, cá trê và tôm là hai loài trú ẩn nhiều nhất |
Ông
Tiến kiếm được chiếc hũ đó trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Đợt đó,
khi kéo lưới vào sát khu vực nghĩa địa cạnh làng Võng Thị thì lưới bị
mắc vào nắp chiếc quan tài khiến mọi người không thể kéo được. Ông cùng
đám thợ đang tìm cách gỡ lưới thì chiếc quan tài bật nắp. Trong chiếc
quan tài có một số đồ cổ bằng sành, sứ, trong đó có chiếc hũ là đẹp
nhất. Vì thấy chiếc hũ đẹp quá nên ông Tiến không bán, mà đem cọ rửa
sạch sẽ rồi cất vào trong tủ.
Một
hôm, không kiếm đâu ra bình muối dưa, vợ ông Tiến đã bê chiếc hũ cổ ra
dùng tạm. Điều lạ là dưa muối cả chục ngày không thấy lên men chua, lá
dưa vẫn tươi nguyên như ngày mới đổ vào. Sợ quá, ông Tiến đổ dưa muối
đi, rửa sạch chiếc hũ rồi cất vào trong tủ. Thế nhưng, vài ngày sau, bọn
trộm phá khóa nhà và khóa tủ rồi lấy mất chiếc hũ. Cũng thật kỳ lạ, bọn
trộm không lấy gì khác ngoài chiếc hũ ông lượm được dưới đáy hồ Tây.
Đến bây giờ ông Tiến vẫn tiếc hùi hụi.
Nhà
Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là người am hiểu rất sâu sắc về Hà Nội. Năm
2008, ông viết tác phẩm Địa chí Tây Hồ. Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông
Phúc cũng thừa nhận không nắm được thông tin gì về những nghĩa địa dưới
đáy Hồ Tây. Có lẽ, những khu nghĩa địa cổ này, cùng với việc chìm nghỉm
dưới đáy Hồ Tây từ hàng trăm, hàng chục năm nay, nó cũng đã biến mất
trong tâm trí người Hà Nội. PGS Nguyễn Lân Cường:
"Trước
kia Hồ Tây rất rộng, có nhiều nhánh khác nhau, thậm chí, nó còn ăn sát
vào Hoàng thành Thăng Long. Nhiều cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long
đã tìm thấy cả bờ sông ở gần thành, có cả biểu hiện của giao thông thủy.
Hàng ngàn năm nay, Hồ Tây lúc lở, khi bồi, nên chuyện các nghĩa địa cổ
bị chìm dưới đáy Hồ Tây do hiện tượng xói lở là hoàn toàn bình thường và
có thể xảy ra, chỉ có điều, tôi cũng như các nhà khoa học, khảo cổ, đều
chưa nghiên cứu về chuyện này". Tuy nhiên, với những gì mà người thực
địa dưới lòng hồ Tây kể lại, hoàn toàn có thể khẳng định đã có một khu
nghĩa địa lớn đã từng bị nước chôn vùi.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét