Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Giai thoại bí ẩn về những cây cổ thụ nghìn tuổi ở Việt Nam - Phần 1

Huyền thoại cây đa, cây gạo miếu Nghè, Yên Lạc, Vĩnh Phúc




Nằm cách Hà Nội gần 100 km, cụm cây cổ thụ đa - gạo quý hiếm nằm trên địa phận làng Lưỡng Quán, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây cũng chính là vùng đất gắn liền với kinh đô Phong Châu cổ xưa, gắn liền với lịch sử những ngày đầu dựng nước của Vua Hùng. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một nền văn hóa Việt cổ đồ sộ tại di chỉ Đồng Đậu - Gò Mun (huyện Yên Lạc).

Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ học lớn nhất nước. Nằm ngay trên vùng đất thiêng cổ xưa nên sự hợp nhất của hai cây cổ thụ đa - gạo càng thêm nhuốm màu huyền bí. Những người khách phương xa khi đến thăm di tích đều hết sức ngạc nhiên bởi kỳ quan đa - gạo gắn kết thành một cụm cây khổng lồ. Hai gốc cây gạo tổ nằm gọn phía trong, được bao quanh bởi những gốc đa khổng lồ.

Thậm chí, một nhánh cây gạo tổ còn bám chặt vào gốc đa, tạo thành một cây thống nhất. Cây đa, cây gạo cổ thụ khổng lồ trở thành bức tượng đài thiên nhiên, cùng nhau che bóng mát cho dân làng. Nhưng ngay cả các cụ bô lão trong làng cũng không biết cây có tự bao giờ, chỉ nghe cha ông xưa bảo cây đã có từ lâu lắm rồi. Người ta cũng không lý giải được vì sao hai cây đa, cây gạo - vốn theo tục xưa cây đa được trồng ở đầu làng, cây gạo trồng ở cuối làng để phân chia ranh giới giữa hai làng - giờ lại có thể hợp nhất thành khối cổ thụ lớn như vậy.

Những lời đồn thổi về sự linh thiêng, ứng nghiệm của miếu Nghè cùng cây đa, cây gạo cổ thụ cũng vì thế mà ngày càng lan xa. Trên con đường đê ngoằn ngoèo bụi đỏ dẫn tới miếu Nghè, từng đoàn khách thập phương tấp nập đến nơi đây khấn vái, cầu xin phúc lộc và điều lành. Câu chuyện về cây cổ thụ linh thiêng ở miếu Nghè cùng con trăn khổng lồ như câu chuyện bí ẩn truyền từ đời này sang đời khác.

Chị Bùi Thị Nga (xã Trung Kiên, Yên Lạc, Vĩnh Phúc) hiện ở ngôi nhà ngay đầu lối dẫn vào miếu Nghè kể: "Nghe các cụ già kể lại thì từ xưa, ở cây trong miếu đã có những con rắn lớn. Không ai dám động vào cả. Cách đây hơn chục năm nơi đây còn là bờ mương hoang vắng, ít người qua lại. Chỉ duy nhất có vài ba gia đình mua đất xây nhà ở gần miếu. Một người hàng xóm nhà tôi, cách đây hơn chục năm trước xách xô sang xin nước bên Miếu thì nhìn thấy con trăn lớn nằm trong góc miếu".

Cụm cây Đa - cây Gạo miếu Nghè làng Lưỡng Quán có chu vi xấp xỉ 11 mét, đường kính gần 4 mét, chiều cao cây lên tới 38 mét, chu vi tán cây lên tới gần 200 mét. Gốc đa cổ thụ lớn bao quanh hai gốc cây gạo ở giữa. Tán lá rộng lớn của hai cây cổ thụ rợp bóng cả một vùng cánh đồng xanh mướt. Người dân nơi đây vẫn thường gọi cây gạo ở miếu là cây gạo tổ, nhưng qua năm tháng bây giờ chỉ có một gốc gạo vươn lên sừng sững, vượt qua cả ngọn đa tạo thành một khối hợp thể độc đáo trên bầu trời. Gốc gạo tổ khổng lồ còn lại thì chẳng hiểu vì sao chỉ cao chừng hơn chục mét rồi bám chặt vào cây đa thành một khối thống nhất. Cũng chẳng hiểu do thổ nhưỡng hay do khí trời nơi vùng đất thiêng xưa mà cây đa, cây gạo nơi đây có sức sống vô cùng mãnh liệt. 

Một loạt cây đa cổ thụ nổi tiếng ở các vùng đất khác như cây đa Đình Bảng, cây đa Thổ Hà hay cây đa ở thành Cổ Loa xưa đều đã bị bật gốc hoặc bom đạn chiến tranh tàn phá. Nhưng cây đa, cây gạo cổ thụ ở Yên lạc trải qua hàng trăm năm mưa gió bão bùng, bom đạn khói lửa của chiến tranh vẫn hiên ngang đầy sức sống.

Chị Nguyễn Thị Yến (Yên Phương, Yên Lạc) kể rằng: "Qua bao trận mưa bão lớn mà cành cây không bao giờ thấy bị quật gãy, chỉ thi thoảng có cành đa lâu ngày bị mục mới tự gãy xuống. Trong những năm chiến tranh, giặc tàn phá nhiều nơi, nhưng cây đa cây gạo cổ thụ vẫn còn nguyên vẹn. Tôi cũng chưa bao giờ thấy cây bị sâu bệnh. Vào mùa này, hoa gạo rụng đỏ rực cả sân miếu trông như một tấm thảm hoa rất đẹp, nhưng cũng chẳng ai dám ra đó nhặt, chỉ có các bà từ trông miếu ngày ngày loẹt xoẹt chổi tre vun lá rụng, hoa rơi thành những đống lớn ở góc sân".

Cụm cây cổ thụ có niên đại gần 3 thế kỷ này nằm trong quần thể cụm di tích lịch sử văn hóa đình chùa, miếu làng Lưỡng Quán trước đây đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây còn như một nhân chứng lịch sử cho những năm tháng hoạt động cách mạng hào hùng của nhân dân. Đó là những năm 40 của thế kỷ trước, khu vực quanh gốc cây cổ thụ chính là điểm hẹn của các cán bộ Việt Minh do đồng chí Đinh Đức Thiện - Xứ ủy Bắc kỳ lãnh đạo và hoạt động. Đây cũng là nơi xưa kia Chi bộ Đảng đầu tiên của xã Trung Kiên thường tổ chức họp.

Cụm cây Đa - Gạo cổ thụ ở miếu Nghè, làng Lưỡng Quán là cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Trưởng ban quản lý di tích, ông Doãn Văn Tạo cho biết: "Ban Quản lý cụm di tích lịch sử văn hóa làng Lưỡng Quán vừa tổ chức nhận bằng vinh danh Cây di sản theo nghi lễ văn hóa truyền thống địa phương. Xưa kia, khi cha ông xây miếu và trồng cây để thờ vong ngài Tiến sỹ, thì đây là lần đầu tiên làng Lưỡng Quán tổ chức ngày hội để đón tiếp đoàn cán bộ khoa học cũng do Tiến sỹ khoa học Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam dẫn đầu để vinh danh cụm cây đa- cây gạo là cây di sản Việt Nam. Điều này như một nhân duyên".

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT VN, Chủ tịch Hội đồng CDS Việt Nam: "Nếu như phong tục ngày xưa thì nơi đây là mốc giới phân chia giữa 2 làng (trồng cây đa ở đầu làng và cây gạo ở cuối làng) Nhưng vượt qua thời gian và như có phép lạ: cụm Đa - Gạo này đã quấn quýt với nhau và cùng nhau che bóng mát cho dân làng và mời gọi chim chóc, côn trùng trong vùng về tụ hội. Cụm cây này đã trở thành bức tượng đài thiên nhiên do các bậc tiền nhân đã dựng lên, trong đó chứa đựng những thông điệp rất rõ ràng cho hậu thế, về sự đoàn kết, tu dưỡng đạo đức và ý thức bảo vệ môi trường".

Cây thị ngàn tuổi ở đền Ông - Tràng An, Ninh Bình

 
Hẳn mọi người cũng giống như tôi sẽ không thể không ngưỡng phục đứng bên gốc thị ngàn năm tuổi ở Đền Ông. Truyền tích được ghi trong sử sách, được các cô lái đò thuộc nằm lòng. Chuyện kể rằng thuở xưa, thời vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn vùng Trường An-Bích Động lập lũy trấn giữ và Hoa Lư làm kinh đô, Ngài cũng chọn nơi đây làm nơi an nghỉ cuối cùng. Chuyện cũng kể rằng, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà có 7 vị quan đại thần trong triều tự tay khâm liệm đức vua, ngày di quan, quần thần thấy khênh qua cửa chính cung có đến 100 chiếc quan tài bằng đồng (trong đó một chiếc có thi thể vua, còn 99 chiếc quan tài không), rồi được chôn cất theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Sau khi an táng vua xong, 7 vị trung thần ấy tụ lại với nhau trên một phiến đá, chung nhau uống một chén rượu độc cùng tuẫn tiết vì vua. Cái chết của các vị trung thần đã mang theo cả bí mật về ngôi mộ thật!
 
 
 
 
Cảm phục nghĩa khí và lòng tận trung của 7 vị trung thần, một viên quan trấn giữ thành Nam, tước hiệu là Đinh Công Tiết Chế đã lập đền thờ và trồng một cây thị ngay bên phiến đá ấy… Cây thị bây giờ vẫn còn, cứ tính theo năm vua Đinh Tiên Hoàng mất, thì tuổi của gốc thị đoán đã ngàn năm có lẻ. Tận nhìn gốc thị, ta thấy những u, những trếu đã bám chặt xung quanh và trùm lên phiến đá “đá níu cây-cây ôm đá” mà thấy hình bóng và khí phách người xưa… Đến nay, mùa thị về cây vẫn sum suê nhiều quả và lạ kỳ thay, một nửa là quả tròn, một nửa là quả vuông. Lớp trước ngã, lớp sau trỗi dậy nối tiếp. Cây thị xưa, nay gốc vẫn còn, cây thị bây giờ là một nhánh hậu duệ nẩy lên từ gốc đó, nếu tính tuổi cũng đã trăm năm…

Tôi đã đứng lặng hồi lâu bên gốc thị ngàn năm, để cảm nhận về sức sống của một loài cây xuyên thiên niên kỷ. Dường như trước mắt tôi như thấy các vị trung quân ngồi đó, tai như nghe vang đâu đây tiếng ngựa hí ngàn năm trước, nhìn u trếu sần sùi của thị như một thông điệp: lòng trung, nghĩa khí của người quân tử sống mãi với thời gian.

Chuyện tình huyền bí về Cây đa - thị ở Lam Kinh, Thanh Hóa

 
Anh Trần Đức Duy - người có thâm niên 28 năm làm hướng dẫn viên tại Di tích Lịch sử Lam Kinh đã say sưa kể cho chúng tôi về chuyện tình cây đa-thị đầy huyền tích. Cây đa-thị có người nói tuổi đã 200 năm, người lại bảo 300 năm, thậm chí còn nhiều hơn… nhưng có một sự thật-thật đến thành huyền thoại, như là cây cũng có hồn, có tình yêu và cũng chung tình như những mối tình đẹp con người chúng ta vậy. Chuyện lưu truyền rằng: Trên 300 năm trước, cạnh môn quan vào Lam Kinh có một cây thị tươi tốt. Rồi tự nhiên có một cây đa mọc bên cây thị. Cây đa lớn rất nhanh cao hơn cây thị, rễ cây đa cứ theo chiều dài năm tháng quấn quýt xung quanh gốc thị, đa ôm thị, thị không nỡ lìa xa đa… Bởi thế, những người trông coi bảo vệ Lăng cũng như dân trong vùng coi đây là điều kỳ lạ và lưu truyền cho đến tận ngày nay về câu “chuyện tình” cây đa-thị ở Lam Kinh.

Cây đa - Thị ở Lam Kinh

Đi giữa vẻ thâm u huyền mặc của Lăng, bên tai tôi là những lời kể của người hướng dẫn viên du lịch, đầy truyền cảm, khi trầm khi bổng, cảm giác như đang lạc vào một miền cổ tích. Theo cách ví von của riêng mình, anh Duy gọi cây đa là “chàng” và cây thị là “nàng” đầy tính liêu trai.  Khi “chàng” buông rễ xuống chỉ xung quanh “nàng”, những cành tay “chàng” cũng vươn trong không trung không xa để mỗi khi bão tố, hay nắng gắt cành lá của “chàng” ôm ấp che chở cho “nàng” đã mấy trăm năm nay… Dù “nàng” đã lìa trần, nhưng “chàng” vẫn quấn quýt không lìa xa thi thể của “nàng”… Theo lời kể của Duy, khi anh vào làm việc ở Di tích Lịch sử Lam Kinh, hàng năm thị luôn trĩu quả. Năm 2005, bỗng dưng cây thị “ốm” lá ủ rũ rồi khô cành, các nhà chuyên môn đã tìm mọi cách cứu chữa nhưng bất lực. Năm 2007, cây thị như “ngọn lửa” bùng lên phút cuối, năm ấy thị đâm chồi nảy lộc và ra nhiều quả, hết mùa thị chín, cây thị khô dần đến chết. Đến tận bây giờ “hài cốt” của thị vẫn được cây đa ôm ấp…

Người hướng dẫn viên khu di tích dường như phấn chấn hơn, anh còn đưa chúng tôi thăm và kể về chuyện tình của một cây đa khác cũng trong khu rừng Lam Kinh, ấy là cây đa-hồng. Khác đa-thị, cây đa-hồng, trong thân cây đa tự nhiên một cây hồng mọc lên, cành hồng xen lẫn cành đa... Nhưng đa không ôm được hồng như đa-thị, chỉ mơn trớn thôi, bởi thế người coi lăng giải thích: hồng “không thể” cho ra quả…

Nghe chuyện ly kỳ, lại đứng dưới bóng mát của đa, ngước nhìn lên những rễ đa ôm trọn lõi thị khô, trong tôi bỗng ngân lên câu thơ của một nữ kiếm khách, trong một bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng: “Hỏi thế gian tình ái là chi/Mà đôi lứa thề nguyền sống chết…”. Thì ra cái khát khao của con người là vô tận, gửi gắm tình yêu vào đâu có thể, là ước nguyện nhân văn mãi mãi không thôi.

Cây đa đền Quýt - Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội
 
Đền cổ thờ Tản Viên Sơn Thánh tọa lạc tại xóm Quýt (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội). Bên đền cổ thờ Tản Viên Sơn Thánh, cây đa cổ thụ vẫn sừng sững tỏa bóng xanh mát suốt hơn 1000 năm qua. Cây đa xóm Quýt là một trong những cây cổ thụ hùng vĩ vào loại bậc nhất Việt Nam hiện nay. Cây đa có 2 cụm thân: chu vi cụm 1 là 43m2 và cụm 2 là 37 m2, đỉnh cao nhất khoảng 40m .

Đa cổ thụ làng Quýt
Cây đa đền Quýt


Không chỉ là một trong số ít cây cổ thụ lâu năm bậc nhất Việt Nam, dưới bóng cây đa nghìn tuổi còn là nơi diễn ra các lễ hội văn hóa đặc sắc của mảnh đất Ba Vì suốt chiều dài lịch sử. Dấu ấn thời gian đã khắc ghi lên từng nhánh thân, từng cụm rễ bám sâu bền bỉ vào lòng đất. Năm 2011, Hội đồng Cây di sản của VACNE đã công nhận cây đa xóm Quýt là Cây Di sản Việt Nam cần được bảo tồn, giữ gìn như một minh chứng cho chiều sâu văn hóa của mảnh đất Ba Vì.
 
Cây Dã Hương ở Tiên Lục, Bắc Giang 

Đây là cây lớn thứ hai trên thế giới, (sau 01 cây lớn thuộc Ấn Độ, nhưng hiện nay đã không còn). Thân cây rất to khoảng 8 người dang tay mới ôm hết. Thân cây chỗ to nhất 12,5m chỗ nhỏ nhất 8,3m; chiều cao của cây là 36m, lớp vỏ cây dày trung bình 15cm. Trên thân cây có những cành cây đã khô, trải qua sự khắc nghiệt của thời gian nhưng vẫn  vững vàng không  rời khỏi thân cây. Cây thuộc dòng họ long não, là loại cây quý, có thể sống hàng nghìn năm. Cây có hoa nhỏ màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân. Các bộ phận của thân cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ đốt thơm như hương trầm. Đặc biệt rễ cây có chứa chất Safrol, thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến dược phẩm, mỹ phẩm và trong công tác nghiên cứu khoa học.

 Ngay từ thời Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) cây Dã Hương đã xuất hiện như một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. Trong một lần đi vi hành đến xã Tiên Lục thấy một cây rất to, tán rộng phủ cả một góc trời có hương thơm rất nhẹ nhàng dễ chịu, nhà Vua không khỏi ngỡ ngàng bèn hỏi các cận thần đây là cây gì và đã được trả lời đó chính là cây Dã Hương. Nhà Vua đã sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây Dã Hương lớn nhất nước). Tuy nhiên do chiến tranh loạn lạc nên sắc phong nay không còn nữa.

Cây Dã Hương ngự trên một khu đất rộng, đứng vươn mình sau ngôi đình Viễn Sơn xã Tiên Lục. Với dáng đứng bề thế cành lá xum xuê xanh tốt, cây Dã Hương như một biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên, sự truờng tồn vĩnh cửu thách thức với thời gian, là chỗ dựa tinh thần của người dân xã Tiên Lục.


Cây dã hương ngàn năm tuổi 

Cây dã hương ngàn năm tuổi 

Cây dã hương ngàn năm tuổi
Theo nhiều người già trong làng mỗi khi có một cành lớn của cây bị gãy đều liên quan đến một sự kiện lịch sử của đất nước như: Vào năm 1945 có cành to bị gãy ở phía Đông (có hướng chỉ thiên), năm đó Đảng lãnh đạo nhân dân làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1954 có một cành to phía Tây gẫy, đúng là năm chiến dich Điện Biên Phủ giành thắng lợi. Năm 1964 một cành phía Nam bị gẫy sảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Năm 1975 khí trời bình yên, không có mưa to, gió lớn bỗng nhiên một cành phía tây gẫy xuống đó cũng là năm lá cờ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cắm trên Dinh Độc Lập, hoà bình được thiết lập, đất nước thống nhất; năm 1979 cành to phía Bắc gãy, gắn liền với sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc.

Ngay bên cây Dã Hương là đình Viễn Sơn, vào những năm kháng chiến, nơi đây đã được Bộ đội địa phương sử dụng làm kho đựng vũ khí, súng đạn. Năm 1983 các em nhỏ đốt lửa sưởi ấm ngay dưới gốc cây Dã, đã lấy những giẻ lau vũ khí của bộ đội đem ra đốt đã làm cháy ngầm trong thân cây trong suôt hai ngày liền, lúc đó tỉnh đã phải huy động 02 xe cứu hoả mới dập tắt được ngọn lửa, cứu được cây Dã Hương.


9 cây muỗm nghìn tuổi ở đền Voi Phục, Ba Đình, Hà Nội

Nhưng ít ai biết rằng, ở bên đường Thụy Khuê, thuộc quận Tây Hồ cũng có một ngôi đền mang tên Voi Phục, và cũng có 2 con voi đá phủ phục ngoài cổng. Tại ngôi đền này, vừa có một phát hiện chấn động, đó là, trong ngôi đền có một vườn cây với những cây muỗm có tuổi khoảng 700 đến 1.000 năm.

Chuyện thú vị về 9 "cụ muỗm" 1.000 tuổi ở Hà Nội
Đền Voi Phục ở Thụy Khuê

Chuyện thú vị về 9 "cụ muỗm" 1.000 tuổi ở Hà Nội
Một góc vườn muỗm ngàn tuổi.

Ngôi đền đươc lập để thờ hoàng tử Linh Lang, sinh tại làng Thụy Chương (thuộc phường Thụy Khuê hiện tại) bên hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây) đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống quân ngoại xâm (1076-1077). Ngay sau khi Hoàng tử Linh Lang hy sinh vua truyền cho 269 làng, xã, tất cả những nơi mà ông từng ở, đóng quân, đi qua… phải lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của ngài. 

Thụy Chương là nơi sinh ra đức thánh Linh Lang, nên ngay khi ông mất, nhân dân đã xây dựng đền thờ để tưởng nhớ. Sau đó một thời gian, làng Thủ Lệ, nơi Linh Lang từng ở, cũng xây dựng một ngôi đền và cũng đặt tên là Voi Phục. Theo quy ước ngày xưa, ngôi đền nào cùng tên, cùng thờ một người, thì ngôi đền xây sau sẽ phải nhỏ hơn ngôi xây trước. Chính vì vậy, quy mô ngôi đền Voi Phục ở Thủ Lệ nhỏ hơn so với đền Voi Phục Thụy Khuê.

Thông thường, sau khi xây dựng xong đền, người ta thường trồng 9 cây xung quanh để rủ bóng che đền, tạo không gian mát mẻ, trong lành. Những cây được trồng trong đền, chùa thường là đa, bồ đề, muỗm, đại, là những loài có sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cao, to lớn, tán lá rộng…

Sau khi xây dựng xong đền, dân làng đã trồng 8 cây muỗm bao quanh ngôi đền và khu vườn, một cây cạnh giếng ngọc ngay trước đền. Chuyện trồng những cây muỗm quanh ngôi đền này ra sao không được sử sách nhắc đến, vì đó là chuyện hết sức bình thường, đền chùa nào chẳng trồng cây, vừa lấy bóng mát, lại tảo vẻ thanh bình, uy nghiêm.
Những cây muỗm trong đền có tuổi ít nhất là 700 năm, nhiều có thể đến gần 1.000 năm. Để đưa ra con số chính xác, thì phần phải nghiên cứu kỹ hơn”.

Chuyện thú vị về 9 "cụ muỗm" 1.000 tuổi ở Hà Nội

Chuyện thú vị về 9 "cụ muỗm" 1.000 tuổi ở Hà Nội
Cụ "cụ" muỗm gần ngàn tuổi.
Một cây muỗm này được trồng cạnh giếng ngọc. Tuy nhiên, người dân lấn chiếm, đã lấp cả giếng ngọc làm nhà. Rồi cách đây mấy chục năm, con đường Thụy Khuê mở ra, xuyên qua mặt đền, nên cây muỗm đã bị con đường chia cắt khỏi khuôn viên đền. Cây muỗm này cũng có tuổi thọ tương đương 8 cây trong vườn đền, nhưng nó chỉ còn cái thân với vài cành loe hoe, vì bị người ta chặt cành xây nhà nhà lấn chiếm.

Cây Chò nghìn tuổi ở rừng Cúc Phương, Ninh Bình.

Nằm trên địa phận ranh giới ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng trong và ngoài nước bởi hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

Một trong những “kỳ quan tạo hóa” của khu rừng này là cây chò xanh ngàn năm. Đúng như tên gọi của mình, gốc đại thụ này làm ta choáng ngợp với vẻ gân guôc, cổ kính và kích thước to lớn với chu vi chừng hơn hai chục người ôm mới hết. 
 

Cây Chò ở rừng Cúc Phương
Vườn chè cổ thụ ở Suối Giàng, Yên Bái

Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước những thừa vườn bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Theo thống kê, có tới hàng nghìn cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi ở Suối Giàng, trong đó có những cây trên 300 năm tuổi, được xếp vào hàng những cây chè “thủy tổ” của thế giới.

Những cây chè Suối Giàng thuộc giống chè shan tuyết nổi tiếng. Loài cây này càng già thân càng trắng, tạo hình uốn lượn xù xì, lá cành xanh ngắt  mang đậm một vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng. Vào vụ hái chè, các thôn nữ lên nương khoảng từ 4 đến 5h sáng, khi sương sớm còn đọng trên những búp chè non để có được chè ngon, tinh khiết nhất.



Cây nhãn tổ ở chùa Hiến, Hưng Yên

Chùa Hiến, ngôi chùa cổ kính của Phố Hiến (nay thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) được khách thập phương biết đến không chỉ vì lịch sử hàng trăm năm mà còn vì cây nhãn tổ có tuổi đời cũng lâu như chùa vậy. Nằm ở vị trí trang trọng trước cửa chùa với, cây nhãn tổ gây ấn tượng mạnh mẽ bởi dáng vẻ gân guốc, cuồn cuộn sức sống của một chứng nhân lịch sử. Đây là thủy tổ của giống nhãn lồng có vỏ lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon được biết đến gần xa bấy lâu nay của đất Hưng Yên. Tương truyền vào thời xưa, mỗi mùa nhãn chín, người dân chọn hái những quá đẹp nhất trên cây để dâng Đức Phật, cúng Thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua.
Cây nhãn tổ Phố Hiến

Cây đa nghìn tuổi ở Xóm Trại, Ngô Quyền, Hải Phòng 

Cây đa cổ thụ có gốc vài người ôm không hết là hình ảnh thường thấy ở nhiều làng quê Việt Nam. Nhưng cây đa trổ tới 13 gốc, gốc nào cũng lớn thì có lẽ chỉ duy nhất có ở Hải Phòng. Đây là cây đa khổng lồ được cho là trổ nhiều gốc nhất VN.

Nằm ngay cạnh ao làng xưa, sau hàng trăm năm, cây đa bây giờ đã tỏa bóng lên khắp một vùng đất rộng lớn với 13 rễ được trổ lên trên nền diện tích tới vài sào ruộng. Gốc đa chính cũng là gốc lớn nhất, phải đến 4- 5 thanh niên lực lưỡng ôm mới xuể. Trong số 12 gốc còn lại, trổ ra khắp xung quanh gốc chính, có những gốc to đến 2- 3 người ôm. Những chạc đa nối liền từ rễ này sang rễ khác cũng có đường kính chừng gần 1m, đan xen vào nhau như một mạng nhện khổng lồ chắc chắn.

Xưa kia, nơi đây vốn là một làng quê nghèo sống bằng nghề làm ruộng. Cây đa khổng lồ nằm ngay ở đầu làng với tán cây xòe rộng, quanh năm mát mẻ nên đã thành chốn nghỉ chân của người dân mỗi khi đi làm đồng về. Xưa kia, dưới gốc cây đa chỉ có một ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre. Các cụ bô lão trong làng bảo đó là ngôi miếu thờ đức Thổ Vượng, người có công giúp dân làng khai hoang lập ấp xưa. Dân làng Trại còn bảo nơi đây xưa có người ăn mày xấu số đói lả mà chết dưới gốc cây. Vì thế, từ nhiều đời nay, như một lệ bất bất thành văn, vào những ngày rằm, mùng một dân làng thường ra gốc đa khấn cầu may mắn.


Cây đa khổng lồ 13 gốc được cho là trổ nhiều nhất Việt Nam

Hai cây Nghiến nghìn năm tuổi ở Lũng Túng, Kim Loan, Cao Bằng

Cây nghiến cổ thụ ở Lũng Túng, Kim Loan
Đó Cây nghiến cổ thụ được vinh danh ở xóm Lũng Túng, xã Kim Loan (Hạ Lang). Theo tỉnh lộ 207 đến huyện Hạ Lang và đường liên xã mới mở khoảng 8 km đến Lũng Tùng, xã Kim Loan có cây nghiến to vòng tay của 6 người ôm không xuể, gốc nghiến có chu vi 9,6 m, đường kính 2,5 m, thời gian tồn tại của cây ước tính trên dưới 1.000 năm tuổi, đây là một trong những cây nghiến cổ thụ đầu tiên của tỉnh được công nhận là Cây di sản Việt Nam ngày 17/5/2011. Cây nghiến làng Lũng Túng tồn tại lâu dài với thời gian là vì cây nằm trong khu vực “Đông Sấn” (người dân cho rằng đây là những khu rừng thiêng). Các cây cổ thụ ở “Đông Sấn” đều có linh hồn, ai đó chặt hạ sẽ bị thần rừng phạt nặng, Đấy chính là những ứng xử mang tính luật tục của dân tộc Tày, Nùng Cao Bằng.

Cây thứ hai, là cây nghiến ở làng Bó Bẩm, nằm trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt tại Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng). Chu vi gốc cây đo được 6,5 m, cao 40 m. Ngày 26/3/2010 (âm lịch), một cành nghiến bị gẫy sau một trận mưa bão lớn, chu vi cành gẫy đo được 1,35 m. Theo ước tính của cây nghiến làng Bó Bẩm ít nhất là 500 năm tuổi. Ngày 16/5/2011, cây nghiến này đã được công nhận cây Di sản Việt Nam.
Cây nghiến 500 tuổi ở làng Bó Bẩm, Cao Bằng
 
Cây sấu cổ thụ bản Nà Sác, xã Sóc Hà (Hà Quảng)
 

Cây sấu bản Nà Sác, xã Sóc Hà (Hà Quảng) đã tồn tại và phát triển ít nhất khoảng 8 - 9 đời người, đường kính thân cây cách mặt đất 1,3 m, là 3,13 m chiều cao 38 m; cây mọc ở trên một khu đất tốt, hứng được nhiều chất mầu do những cơn mưa nguồn đổ về; hiện cây vẫn tươi tốt, hằng năm vẫn sai quả. Cây mọc ở khoảng đất trống giáp núi đá và núi đất phía Đông bản Nà Sác, cách đường đi đến cửa khẩu Sóc Giang khoảng 100 m. 
y sấu bản Nà Sắc

Bí ẩn về cây dã hương 500 năm tuổi ở Dương Phạm, Ý Yên, Nam Định

Ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định, không ai là không biết về cây dã hương có tuổi đời hơn 500 tuổi và xung quanh đó là bao giai thoại ly kỳ, bí ẩn. Tương truyền ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định trước kia có đôi vợ chồng quanh năm làm nghề mò cua, bắt ốc. Chồng là Ngô Công Tước, vợ là Nguyễn Thị Thái. Vào một ngày nọ, người vợ bỗng thấy cơ thể có sự thay đổi bất thường. Đêm đó, hai vợ chồng đi ngủ thì thấy ánh hào quang rực rỡ phát ra trong phòng.


Bí ẩn quanh gốc dã hương hơn 500 tuổi
Cây dã hương 500 năm tuổi ở Ý Yên, Nam Định
 Kể từ đó, người vợ mang thai và sau 18 tháng đẻ ra một cô con gái chân dung khác thường, đẹp như ngọc nữ trong tranh. Họ đặt tên con là Ngô Thị Nữ Hoằng, càng lớn Nữ Hoằng càng xinh đẹp, nết na, thông thạo chữ nghĩa, đặc biệt, cô có tài thêu thùa, ca hát nức tiếng quanh vùng.

Mùa xuân năm 1468, Nữ Hoằng tròn 19 tuổi. Một lần, trong lúc cô đang cùng đám con gái trong làng đi cắt cỏ bên sông, bỗng thấy có chiếc thuyền Rồng của nhà vua đi qua. Lúc này vua Lê Thánh Tông vừa đi đánh giặc tại Chiêm Thành về, đang đi du ngoạn bên sông. Khi đi qua đám con gái, một anh lính trên thuyền cất lời trêu rằng “Hỡi cô cắt cỏ bên sông, có ngự thuyền Rồng anh đón đi chơi”. Tức thì Nữ Hoằng đối lại ngay “Tay cầm bán nguyệt xênh xang, lòng em cũng muốn mở mang cơ đồ”. Câu đối lưu loát lọt vào tai nhà Vua, người liền vén rèm ra xem dung nhan của cô gái thông minh ra sao. Vừa nhìn thấy Ngô Thị Nữ Hoằng, nhà vua đã không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp như tiên giáng trần của cô. Đặc biệt vua Lê Thánh Tông còn ngạc nhiên vì trên đầu của Nữ Hoằng luôn có đám mây đi theo để che nắng, che mưa. Biết đây chẳng phải người thường, nhà vua vô cùng sủng ái đón cô vào cung và phong làm Nhị Vị Cung phi. Tuy nhiên, sau khi vào cung, rà soát lại đời cha ông, nhà vua mới hay biết Nữ Hoằng vốn có tích chung huyết thống với mình, không được phép chung chăn gối. Bởi vậy, vua Lê Thánh Tông phong cho Nữ Hoằng làm Đức Chúa Hoàng Cô, Đô Tư Phán Xứ Hậu, chuyên dạy dỗ các công chúa. Đức Chúa Hoàng Cô lâm bệnh và qua đời. Theo di nguyện bà để lại, nhà vua mang 1 quan tài vàng, 7 quan tài bạc cùng quan tài chứa thi thể của bà về quê hương an táng. Tuy nhiên, khi lính nhà vua vừa đặt chân đến làng Dương Phạm bỗng trời nổi cơn giông bão, mây đen vần vũ, mưa như trút nước, quân lính phải dựng lều trại đợi cơn phong ba đi qua. Sớm hôm sau, nhà vua đi ra nơi đặt linh cữu bà Nữ Hoằng thì đã thấy đất đùn to như một đống mối, chen kín gần hết quan tài. Nơi đặt linh cữu của Đức Chúa Hoàng Cô, trước kia được xây bằng đá cổ, sau bị đập phá và mới được người dân tôn tạo. Biết đây là nơi thiên táng, đất địa linh, nhìn lại thế đất nơi này thì đúng hình đầu Rồng. Nhà vua quyết định cho quân lính đào mộ và an táng bà tại đây. Sau đó dựng một ngôi đền thờ bên cạnh, gọi là đền Hoàng Cô. Đằng sau ngôi đền, nhà vua cho trồng một cây mộc hương xoan dã, cây lá xanh mướt, quanh năm tỏa mùi hương, người dân trong làng thường gọi là cây Xoan Dã. Kể từ đó đến nay trải qua hơn 500 năm, mộc hương năm nào, giờ đã trở thành dã hương đại thụ, to lớn, thân mình mấy người ôm không xuể. Qua bao biến đổi thăng trầm, dã hương vẫn tồn tại như một huyền thoại sống về người con gái đẹp làng Dương Phạm và cùng với đó là những giai thoại kỳ bí.


Bí ẩn quanh gốc dã hương hơn 500 tuổi
Cây dã hương nhìn từ xa
Nhiều người dân trong vùng đã tự góp tiền để xây dựng lại ngôi mộ của bà Ngô Thị Nữ Hoằng và làm rào quanh khu vực cây dã hương để bảo vệ. Đồng thời xây công trình giao thông “cây dã hương” làm con đường bê tông chạy từ ngoài làng vào đến ngôi đền Đức Thánh Hoàng Cô nơi có dã hương đại thụ.

Hiện tại, cây dã hương có đường kính gốc 11 mét, cao khoảng 25-30 mét, cành cây to xù xì, tán lá xum xuê vươn rộng cả một vùng; đặc biệt có bộ rễ nổi kỳ dị độc đáo, trong đó có 2 rễ lùa ôm vào hậu chẩm ngôi miếu trông như hai cánh tay. Trên thân có cây sanh sống cộng sinh quấn lấy một phần thân cây. Đây là một loạt cây được ghi trong sách đỏ thế giới, ở Việt Nam hiện tại chỉ còn có hai cây có tuổi đời trên 500 năm. Ông Thâu cũng đang tiến hành ươm các cây dã hương con trồng xung quanh khu vườn trồng dã hương đại thụ nhằm duy trì nguồn giống cây quý hiếm.

Bên cạnh thần cây còn có sự tích về Đôi bạch xà. Nghe tưởng như chuyện bịa đặt, ấy vậy khi hỏi bất kỳ ai ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định họ đều biết về đôi bạch xà ngụ ở gốc cây dã hương ở đền Hoàng Cô. Nhiều người từng tận mắt trông thấy đôi rắn to màu trắng, có mào đỏ trên đầu dài khoảng hai mét rưỡi. Ông Nguyễn Công Thâu người thủ nhang luôn túc trực tại đền quả quyết “tôi đã nhiều lần trông thấy hai ông rắn, nhưng có một điều đặc biệt là đôi bạch xà rất hiền lành, ngay cả khi tôi tới gần cũng không bị tấn công hay gây nguy hiểm gì hết”. Nhiều người từng nhìn thấy đôi bạch xà sống ở gốc cây dã hương. Nhiều người ở Dương Phạm cho rằng đó là đôi rắn thần đền thờ Hoàng Cô và chúng có nguồn gốc cùng với cây dã hương. Hiện nay, trong điện thờ Hoàng Cô cũng có tượng vải đôi bạch xà ở hai bên tả hữu của bà chúa Ngô Thị Nữ Hoằng. Chính vì thấy được sự linh thiêng của cây dã hương, nhiều người dân sinh sống quanh vùng thường hay đến khấn vái coi đây như một niềm tin tinh thần quý báu. Một số người bị ốm đến xin lá cây dã hương về cho vào nước đun, rót ra cốc nêm mấy hạt muối vào uống thì bỗng thấy cơ thể khỏe mạnh lạ thường. Có người bị mắc bệnh ngoài da dùng lá dã hương pha với nước để tắm cũng lành bệnh. Người bị sốt, bị cảm thường hay đến đền thánh xin lá rồi về cho vào nước nóng xông hơi thì thấy người nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái. Đàn ông trong làng Dương Phạm hay đợi cây dã hương ra quả, ra khấn đền bà Hoàng Cô, sau đem quả về tách hạt ra bỏ vào rượu ngâm uống, quanh năm không biết đau ốm là gì. Không biết là chuyện hoang đường hay đáng tin nhưng từ bao đời nay, cây dã hương đã trở thành một cây thần trong lòng mỗi người dân làng Dương Phạm.


Bí ẩn quanh gốc dã hương hơn 500 tuổi
Nhiều người nhìn thấy đôi Bạch xà sống ở gốc cây dã hương 500 năm tuổi
Việc cây dã hương xuất hiện tại làng Dương Phạm vốn đã là một điều lạ lùng, không những thế tại đây còn lưu truyền rất nhiều những câu chuyện kỳ lạ mà đến giờ chưa ai giải thích được. Và cũng chính những điều lạ thường đã tạo nên sự linh thiêng của dã hương đại thụ ở đền Hoàng Cô. Ông Thâu, người trông coi đền thờ cho biết, nói về chuyện kì bí xảy ra xung quanh ngôi đền thì nhiều vô số, nhưng kể ra nhiều người lại nghĩ bày chuyện ma quỷ, mê tín. Chỉ xin kể những câu chuyện người thật, việc thật mà ông tận mắt chứng kiến.

"Năm 1960, một người thợ xây tên Uẩn nhà ở ngay sát đền thờ Hoàng Cô, khi làm nhà đã chiếm vào đất miếu, nhiều người khuyên can không nghe, Uẩn vẫn cứ làm. Sau đó ít lâu, từ một người khỏe mạnh, Uẩn bỗng trở nên ngớ ngẩn, chẳng còn biết gì nữa.

Đến năm 1971, ở làng có người tên Nguyễn Văn Thành, đi kéo lúa ngoài đồng, lúc về thấy có con chim sâu trên cây dã hương mới cầm hòn đất ném, hòn đất bay thẳng vào đền Hoàng Cô, tức thì cánh tay Thành đang nhiên gẫy gập, mang đi bệnh viện băng bó nhưng không khỏi mà còn sưng phù lên. Bấy giờ người nhà Thành mới đưa đến đến làm lễ, vái tạ, một thời gian sau thì cánh tay Thành trở lại lành lặn. Hiện ông Thành vẫn đang sinh sống tại làng Dương Phạm", ông Thâu liệt kê chi tiết.

Khó hiểu hơn là câu chuyện có người làng Dương Phạm to gan vác dao trèo lên cây dã hương chặt ba cành to đem đi bán. Một thời gian sau, trong một lần đi xe máy, người này đâm vào chính gốc dã hương và thiệt mạng.

Năm 1984, có ông chủ tịch xã cầm súng đứng dưới gốc cây dã hương bắn hai phát súng, hai năm sau đang ngồi làm việc bỗng ộc máu mồm mà chết.

Trẻ con quanh làng nhiều đứa ngổ ngáo đi vào đền trèo cây, bẻ cành, hái lá thì trở nên ngớ ngẩn, phải đến khi thắp hương khấn vái ở đền Hoàng Cô mới trở lại bình thường. Trâu bò không trông để vào đền phá phách thì tức khắc mấy hôm sau tự nhiên con thì ốm, con thì chết ". Chính những điều xảy ra trên đã khiến cây dã hương và đền thờ Hoàng Cô trở nên uy linh lạ thường, không ai dám xâm phạm hay có ý phá phách."

Ông Dương Xuân Đáp, phó chủ tịch UBND xã Yên Nhân cũng cho rằng, có quá nhiều điều kỳ bí ngẫu nhiên, khó có thể giải thích và đã tạo nên sự uy nghiêm của cây cổ thụ đại lão mộc tại đây. Những cái chết kỳ bí, những hiện tượng không ai giải thích nổi mỗi ngày một nhiều xung quanh gốc cây ấy. Đến tận bây giờ chưa ai có thể lý giải những sự kỳ bí ấy dưới góc độ khoa học, hay mặt tâm linh.


ng cây duối nghìn tuổi ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây có hàng cây duối tương truyền là Ngô Quyền dùng để buộc voi, tính đến nay đã hơn ngàn tuổi. Hàng duối này xứng danh là nhóm cây di sản Việt Nam. Cách Trung tâm Hà Nội hơn khoảng 70 km về hướng Tây, làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) nổi tiếng là mảnh đất hai Vua (Ngô Quyền và Phùng Hưng). Rìa làng gần lăng Ngô Quyền có hàng 18 cây duối cổ thụ. Có cây chỉ có 1 gốc (đường kính gần 2m), có cây đã chia thành 4-5 thân, mỗi thân có đường kính 0,3-0,4m, cao khoảng 10m. Duối là loài cây thường được trồng làm hàng rào, lớn rất chậm, gỗ rất quánh, ít khi gặp những cây cao to như ở Đường Lâm. Theo các cụ già trong làng, hàng ruối này trước đây Ngô Quyền (đầu thế kỷ X) dùng để buộc đàn voi chiến. Nếu khi đó đã có thể buộc được voi thì hàng ruối này cũng đã to lớn và có thể khi đó cũng đã 300-400 năm tuổi rồi. Như vậy đến nay hàng duối này đã khoảng trên 1400 năm tuổi. Hàng ruối mọc dọc theo một con đường cổ dẫn xuống bến sông. Dòng sông này ngày nay đã thành ruộng lúa nhưng con đường thì vẫn còn. Được dân làng tôn thờ và bảo vệ, hàng duối ngày nay vẫn xanh tốt.

Hàng cây duối ở Đường Lâm, Sơn Tây

Cây duối nghìn tuổi ở xã Đường Lâm, Sơn Tây
 
Cây Trôi nghìn tuổi ở Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc

Cây Trôi đại cổ thụ hàng ngàn năm tuổi ở xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vừa… trút những chiếc lá cuối cùng. Nhưng, không phải vì điều đó mà huyền thoại về cây thiêng bị “chết” theo… Những “huyền thoại” về cây thiêng từ lâu giống như một làn khói hư ảo bao phủ lên làng quê khiến không ít người thêu dệt thành những câu chuyện ly lỳ, khi là “cây thiêng”, khi là “cây giết người”… đầy bí ẩn. Theo lời những người già trong làng: cây Trôi làng Hợp Thịnh (thuộc họ xoài, muỗm) có tuổi đời khoảng 900 năm và là một cây cổ thụ bậc nhất ở Vĩnh Phúc. Cụ Phùng Đắc Tuyên, 88 tuổi, (thôn Thọ Khánh, xã Hợp Thịnh) cho biết: từ khi sinh ra cụ đã thấy cây Trôi như vậy, các cụ đời trước cũng khẳng định về tuổi đời của cây đại thụ. Ông Nguyễn Văn Tập (nhà ở gần cây Trôi) xót xa: Không bao giờ có cây như thế này nữa, tiếc quá, thật xót xa! Trong lịch sử Đảng  bộ xã Hợp Thịnh còn ghi: Năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên ngọn Cây Trôi Hợp Thịnh. Cây Trôi Hợp Thịnh nhiều năm qua luôn được coi là biểu tượng của xã. Khi nhắc đến Hợp Thịnh là nhắc đến cây Trôi cổ thụ. Nhiều người nước ngoài khi đến Hợp Thịnh đều chụp ảnh lưu niệm với cây. Cây Trôi đã gắn bó với biết bao thế hệ người Hợp Thịnh cả khi sống và khi qua đời.
Cây Trôi cổ thụ xã Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc








 

Cây Trôi khi còn sống


Những năm cây Trôi còn sum suê lá, chưa già cỗi và chưa có nguy cơ gãy cành, gốc cây là điểm dừng chân trốn nắng, che mưa cho bà con đi làm đồng; trẻ con leo trèo lên cây chơi đùa, hái quả… Khi có người qua đời, đám rước thường dừng lại ở gốc cây Trôi như là chặng nghỉ giữa đường trước khi đưa người quá cố về nơi an nghỉ. Cây Trôi Hợp Thịnh có đường kính thân 3m, đường kính tán lá khoảng 30m, cao chừng 30m. Các cành to từng bị gãy có đường kính 60cm – 80cm. Sau khi bị gãy cành lần đầu, Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc đã báo cáo UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện phương án làm rễ giả chống đỡ các cành còn lại và bắn thuốc kích thích cho bộ rễ cây phát triển. Tuy nhiên vì cây quá già cỗi nên đến nay cây không thể sống thêm nữa. Với người dân Hợp Thịnh, cây Trôi cổ thụ là hình ảnh quen thuộc đã gắn bó với bao thế hệ. Đối với người tứ xứ, nó được gọi là “cây thiêng giết người” khi có thời điểm, Hợp Thịnh có hàng chục cái chết trẻ hoặc chết đột tử… khi một cành cây cổ thụ chỉa vào làng bị gãy… Với họ, cây Trôi cổ thụ là một di sản, và dẫu cây có linh thiêng đến độ “thành thần”, thì đó cũng là cùng là vị thần mang may mắn đến cho dân làng.


Cây sấu nghìn tuổi ở Bản Nầng, Tân Đoàn, Văn Quan, Lạng Sơn 

Cây sấu nghìn tuổi ở Bản Nầng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
Bản Nầng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn có cây sấu cổ thụ tuổi thọ trên dưới nghìn năm, gốc cây to hàng chục người ôm không xuể. Cây sấu này được dân bản đặt miếu thờ và hết lòng gìn giữ, bảo vệ.Bản Nầng - “quê hương” của cây sấu cổĐể đến Bản Nầng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn phải ngược lên những cua dốc trên những đỉnh núi cheo leo. Từ trung tâm xã lên tới Bản Nầng còn độ chục cây số nhưng nếu đi “xe ô-tô gầm cao” thì cũng mất khoảng nửa tiếng. Cũng may là người dân nơi đây sớm quyết tâm mở mang con đường nên việc lên với Bản Nầng có phần dễ dàng hơn. Bản Nầng ngút ngàn cây xanh, được coi là “rốn hồi” của xã, của tỉnh Lạng Sơn. Cây hồi ở Bản Nầng nổi tiếng lắm, có năng suất cao, hoa đẹp đủ Pét coóc (từ 8 đến 10 cánh to đều nhau), có phẩm chất tinh dầu tốt nhất... Chủ tịch xã Đinh Văn Bé cho biết, Bản Nầng có 25 hộ dân với 125 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng Phàn Sình sống trên sườn núi, đồi khá cao. Hiện ở Bản Nầng có tới 87 ha rừng hồi, hầu như nhà nào cũng có, nhiều nhà có tới trên ba nghìn cây hồi. Có cây già tới mấy trăm tuổi. 

Dưới chân dốc đường dẫn lên Bản Nầng, cây sấu cổ trải qua bao đời vẫn tồn tại trên sườn núi Lùng Pá. Ông Hoàng Lê Minh, Giám đốc xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc cho biết: “Cây sấu này cao 40 m. Có thể nói cây sấu là một trong những cây già nhất Việt Nam, có thời gian trên dưới nghìn năm tuổi!”. Chúng tôi lách qua những cây leo và thớ đá để vào sát gốc cây. Là người miền rừng nhưng quả thật, tôi ít thấy có cây nào cổ thụ như vậy. Gốc cây chia thành những nhánh to nổi cao, chục người ôm không xuể, sải dài trên mặt đất tạo nên những “bạnh vè” rắn chắc chạy ra tứ phía... Anh Đinh Văn Bé ngước nhìn lên những tán lá khỏa lấp cả một vùng trời râm mát rồi tâm sự: “Cây sấu này năm nào cũng có quả. Chỉ có quả chín rụng xuống dân bản mới nhặt để ăn, chứ không ai trèo lên cây được. Một là do thân cây quá to, hai là sợ “thần cây” trừng phạt. Hằng năm cứ đến dịp mùa thu, lá sấu rụng bớt lộ ra những quả sấu lúc lỉu vàng óng nom rất đẹp mắt !”. Nói rồi anh dẫn tôi đến một cái miếu nhỏ “ngự” bên cạnh. Tiếng gió đưa rì rào bên tai như những khúc nhạc âm u... 


Vuờn Lim cổ thụ ở Đền Cao, Chí Linh, Hải Dương
 

Toàn cảnh cây lim tổ có khối u hình con cáo cuộn tròn ở rừng lim cổ thụ đền Cao
Đặc biệt nhất là cây lim tổ 800 năm tuổi có khối u hình con cáo cuộn tròn "sống" bên cạnh bàn thờ ông tổ đã khai sinh ra 12 dòng họ lớn ở Chí Linh. Nhiều người vẫn tin rằng, khối u hình con cáo này chính là "hiện thân" của ân nhân đã cứu ông tổ 12 dòng họ thoát khỏi sự truy sát của giặc Hán. Rừng lim cổ nằm rải rác phía Tây đền Cao trên núi Thiên Bồng. Để đến được nơi này người ta có thể đi bằng hai con đường nhưng cả hai con đường này đều phải bước qua hơn 30 bậc thang bằng bê tông đã nhuốm màu thời gian.

Ông Dương Đình Văn - Trưởng ban Khánh tiết di tích đền Cao cho hay, làng An Lạc chỉ rộng chừng 4km2 nhưng lại chứa đựng rất nhiều trầm tích văn hóa, lịch sử. Đặc biệt, vùng đất này được bao bọc bởi 99 ngọn núi cao thấp và dòng Nguyệt Giang quanh năm đục ngầu phù sa. Điều này tạo nên một địa thế hết sức đặc biệt cho vùng quê thuần nông này. Đây cũng chính là lý do khiến vua Lê Đại Hành chọn vùng đất này làm nơi đóng quân để tập kết người tài chống giặc Tống xâm lược vào năm 981.


Ngọc Phả kể về 12 dòng họ Đại
Còn theo sử sách thì rừng lim cổ nơi đây từng chiếm ½ diện tích toàn làng. Không ai biết rừng lim này có từ bao giờ, chúng mọc tự nhiên hay do ai đó trồng nên... Chỉ biết, qua nhiều thế hệ, rừng lim vẫn được xem là biểu tượng linh thiêng của làng nên từ già chí trẻ, ai cũng một mực bảo vệ và tôn kính. Rừng lim cổ khi xưa rộng hàng chục hecta nhưng trải qua thời gian nay chỉ còn 54 cây lim cổ thụ và 400 cây lim trưởng thành là thế hệ con cháu của các cây lim cổ thụ. Trong đó, cây lim có tuổi đời cao nhất khoảng hơn 800 năm tuổi vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2012. Người làng gọi cây lim cao tuổi nhất này là cây tổ của "Thập nhị gia tiên" vì nó gắn liền với nguồn gốc của 12 dòng họ lớn trong làng. Đặc biệt, đây là cây lim duy nhất có một khối u hình con cáo cuộn tròn mọc giữa thân cây. Nhiều người cho rằng, khối u này chính là "hiện thân" của vị ân nhân đã từng cứu giúp ông tổ 12 dòng họ thoát khỏi vòng vây của giặc. Vì lẽ đó, ngay dưới gốc cây lim này người ta đã lập một ban thờ nho nhỏ.

Theo ngọc phả đền Cao ghi lại, vào thời Đinh ở Nga Sơn (phủ Hà Trung, Thanh Hoá) có vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con nên quyết đi tìm cuộc sống mới. Khi đến vùng đất này, thấy đây là nơi bình yên, thuần hậu nên ông bà đã ở lại sinh cơ lập nghiệp. Làm ăn ngày càng khá giả nhưng ông bà vẫn không quên ngày ngày cầu trời khấn phật cho sinh quý tử rồi lời khẩn cầu thấu tới thần linh. Một đêm bà đang tắm bên bến sông bỗng gặp gió lớn sóng to, ầm ầm như "rồng hút nước", sau đó bà thụ thai, đủ 9 tháng 10 ngày thì sinh một lúc được 5 người con gồm hai gái 3 trai, đặt tên là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng. Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù (Thanh Hoá) không may gặp  bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6/3. Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Vua Lê Đại Hành truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này 5 người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà vua hành quân đi đánh giặc qua nhận thấy ở đây địa thế hiểm yếu liền cho lập đồn trại đóng quân. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng, phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ. Sau khi nhận tước phong, các ngài cùng xin phép nhà vua cho được cầm quân ra đánh giặc.  Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ, giáp chiến một trận cực kì ác liệt khiến giặc thua to bỏ cả đồn tháo chạy. Sau này bờ cõi Đại Việt được giữ vững, vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngài xin ở lại  mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết. (Tục thắp hương đen ở đền Cao xuất phát từ tích này. Hương màu đen tượng trưng cho 5 vị mặc quần áo đen để tang cha mẹ, thể hiện lòng chí hiếu của con cái). Không ngờ ý trời linh hoá, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hoá về trời (đêm 24 tháng Giêng). Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại, dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn. Người dân liền lập biểu dâng lên triều đình. Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài: Vương Thị Đào là “Đào hoa trinh thuận công chúa”. Vương Thị Liễu là “Liễu hoa linh ứng công chúa”. Vương Đức Minh là “Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”. Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”. Vương Đức Hồng là “Anh vũ dũng lược đại vương”. Năm vị được nhân dân tôn làm “Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng.


Trong ngọc phả mà Ban quản lí khu di tích đền Cao còn giữ có một truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Giao Chỉ khi giặc Hán sang xâm lược nước ta, chúng đã thực thi chính sách "Sát phu hiếp phụ" hòng tận diệt nòi giống dân Việt. Chúng lùng sục khắp nơi, giết sạch đàn ông con trai ở các vùng quê. Tuy nhiên, ở làng An Lạc có một người đàn ông đã may mắn trốn chạy được vào rừng sâu để thoát thân. Nhờ địa thế rậm rạp, nhiều cây cối nên người đàn ông đó đã tìm được cho mình nơi ẩn trốn an toàn trong một thời gian ngắn. Không may cho ông ta, sau đó quân giặc hay biết chuyện đã tìm cách truy sát đến cùng người đàn ông này. Chúng đã cho quân lùng sục khắp các bụi rậm, đi đến đâu chúng dùng dao băm nát cây cối đến đó. Một lần, đang ẩn trong một bụi cây rậm thì quân giặc đi lùng, ông không bị bọn chúng phát hiện nhưng khi chúng băm nát bụi cây ông bị chúng chặt đứt một cánh tay. Trong lúc đang hết sức đau đớn, máu me đầm đìa, lo sợ bị quân giặc phát hiện ra vết máu thì có một con cáo nhảy từ một bụi rậm bên cạnh ra hù dọa, lũ giặc mới chịu bỏ đi.

Trước đó, giặc Hán lấy cớ ép 12 cô gái trong làng làm vợ bằng cách bắt họ trồng 12 loại hoa với điều kiện, khi nào cây lên xanh tốt thì phải theo hầu. Hàng ngày, 12 cô gái này đã bí mật mang cơm nước ra tiếp tế nên người đàn ông kia đã sống sót. Chính người đàn ông này đã nghĩ ra cách bày cho 12 cô gái đun nước sôi tưới quanh gốc hoa để cây cứ khô héo rồi chết dần. Quân giặc vốn rất tin chuyện phong thủy nên khi thấy hoa chết dần thì chúng cũng nhanh chóng thu quân để chuyển sang vùng đất khác. Sau khi giặc rút, người đàn ông kia đã qua lại với tất cả 12 cô gái và các cô gái đều sinh cho ông những người con trai, con gái. Những đứa con khi ra đời đều đã mang  họ mẹ. Chính vì thế 12 dòng họ khác nhau đã ra đời và phát triển cho đến ngày nay.

Những dòng họ có thể kể tên như: Dương, Phạm, Lê, Trần, Nguyễn, Mạc, Hoàng, Bùi... cuối cùng là họ Đỗ, Lỗ, Tạ. Hàng năm, vào 15/10 âm lịch, con cháu của 12 dòng họ từ khắp mọi miền đất nước lại tụ hội về làng để tổ chức lễ giỗ tổ. Lễ giỗ diễn ra ở ban thờ tổ, ngay dưới cây lim cổ 800 tuổi phía sau đền Cao. Trong số các loại lễ vật con cháu 12 dòng dâng cúng ông tổ của mình, một loại lễ vật không bao giờ thiếu được đó là xôi hoa dành dành và thủ lợn. Tương truyền thì chính 12 cô gái tức 12 bà tổ ngày xưa đã từng dùng gạo nếp trộn với hoa dành dành (là một trong 12 loại hoa mà quân giặc bắt 12 cô gái chăm sóc) đồ lên thành xôi để cứu tế cho ông tổ. Cũng chính vì lý do này mà từ xa xưa, làng An Lạc đã có lời nguyền, trai gái trong làng không được lấy nhau vì sợ cùng chung huyết thống. Cho đến mãi sau này thì lời nguyền này mới được hóa giải.

 
Cây thị 500 năm tuổi ở Đình làng Ngô Nội, Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh


Cây thị 500 năm tuổi ở Đình Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh
 Theo ông Nguyễn Như Hải - Chủ tịch Hội người cao tuổi của thôn - Trưởng ban quản lý di tích lịch sử văn hoá đình làng Ngô Nội, không ai biết chính xác cây thị có từ bao giờ, chỉ biết rằng cây được trồng vào thời điểm xây dựng đình làng (tức khoảng thế kỷ 14 đến 15). Trong số 53 đạo sắc phong do các triều đại phong kiến ban tặng cho ngôi đình, hiện còn lưu giữ sắc phong sớm nhất vào năm 1555 thuộc triều nhà Mạc. Trải qua hàng trăm năm, lớp vỏ cây trở nên sần sùi thành những ụ, những rãnh. Như vậy, có thể cho rằng ngôi đình được xây dựng từ những năm trước đó và cây thị đã trường tồn trên 5 thế kỷ. Trải qua thăng trầm của thời gian, cây thị tuy có bị biến dạng khá nhiều như cành gãy, cụt ngọn, mục thân nhưng cho tới nay cây vẫn sừng sững, xanh tốt. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cây thị cổ thụ còn là nơi  làm chòi quan sát, chòi chỉ huy dân quân du kích đánh giặc. Những ngày đầu cách mạng Tháng Tám, nơi đây còn là trụ sở hội họp bí mật, bao bọc cán bộ cách mạng, có thời gian là nơi chứa kho thóc nuôi quân. Vào năm 1964 - 1965, do trẻ em chơi đùa đốt rơm ở trên ngọn cây, sơ ý để tàn lửa bén xuống gốc cây làm cho thân cây cháy âm ỉ suốt mấy ngày, dân làng phải gọi xe cứu hoả giúp sức mới dập tắt được. Từ đó, dân làng Ngô Nội luôn gìn giữ, bảo vệ ngôi đình và cây thị cổ thụ. Ngôi đình đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn các đồ thờ cúng, tế lễ...Trải qua mấy trăm năm mưa nắng, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với “mưa bom bão đạn”, cây thị cổ thụ vẫn đứng uy nghi. Những lớp vỏ cây đã sùi lên các ụ, các rãnh. Hàng ngày, đám trẻ trong làng vẫn rủ nhau ra gốc thị chơi. Cả chục đứa bé dang tay mới ôm hết gốc cây.

Cây thị ngàn tuổi ở thôn Nhuận Trạch, Ba Vì, Hà Nội


Cây thị ngàn năm ở Hà Nội trở thành di sản Việt Nam
Cây thị ngàn tuổi ở Nhuận Trạch, Ba Vì, Hà Nội
Trải qua nhiều biến cố, “cụ thị” ngàn năm tuổi ở đền thờ hoàng tử Lý Linh Lang (thôn Nhuận Trạch, Ba Vì, Hà Nội) đã trở thành một phần máu thịt của người dân. Gốc cây thị đồ sộ với đường kính gần 4m. Các cụ cao niên ở Nhuận Trạch kể lại rằng: Đây là vùng đất cổ của người Việt. Năm 1973, các nhà khảo cổ học đã tìm ra di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên tại Gò Hện. Làng xưa có tên là làng Mơ Chùa, phủ Quảng Oai. Các vị tiền nhân đã lập làng trên một quả đồi rộng hình bát úp. Làng có bốn cổng ra vào, con đường làng uốn lượn như mình rồng. Đầu làng có cây đa và cây thị cổ thụ nhưng giờ chỉ còn lại cây thị tỏa bóng râm mát. Nhìn từ xa, cây thị khép tán giống hình con voi soi bóng xuống mặt hồ và bao trùm ngôi đền cổ kính - đền thờ hoàng tử Lý Linh Lang, con thứ tư của vua Lý Thái Tông (1028-1054). Hoàng tử đã tham gia trận đánh quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu và hy sinh tại đó. Không biết có phải là ngẫu nhiên nhưng đền thờ hoàng tử Linh Lang ở Thủ Lệ có tên Voi Phục với hai con voi đá đắp nổi ở cổng đền, tương truyền hoàng tử đã cưỡi voi ra trận; thì ở đây cây thị khép tán giống hệt hình con voi. Ông Nguyễn Văn Dậu (79 tuổi), một lão niên ở Nhuận Trạch, cho biết: “Tôi năm nay đã ở cái tuổi cổ lai hy rồi nhưng cũng không biết cây thị có từ bao giờ. Từ lúc chúng tôi lớn lên, ngay cả đời bố tôi, ông tôi cũng bảo đã thấy cây thị to lớn như thế rồi”.


Cây thị ngàn năm ở Hà Nội trở thành di sản Việt Nam


Cây thị ngàn năm ở Hà Nội trở thành di sản Việt Nam

Trong suốt những năm chiến tranh, dưới bóng cây thị, nhiều đơn vị du kích, bộ đội đã chọn làm nơi ẩn nấp và luyện tập. Điều kỳ lạ là, tháng 6/1954, thực dân Pháp ném bom napalm phá sập ngôi đình làng nhưng cây thị và ngôi đền lại không hề dính mảnh bom nào. Những năm kháng chiến chống sự phá hoại của đế quốc Mỹ, cây thị và ngôi đền là nơi ẩn trú của những đơn vị chủ lực về đây sơ tán như sư đoàn 305, trung đoàn 1506 Bộ Tư lệnh công binh. Cây thị cho đến nay đã trở thành một cây linh thiêng, bất khả xâm phạm của làng. Điều đặc biệt nữa là dù đã nhiều năm tuổi và tỏa bóng rất lớn nhưng cây thị lại rất “bói” quả. Ông Huệ, người đã có 12 năm trông đền, chưa từng nhìn thấy quả thị ở trên cây. Có năm chỉ nhặt được hai, ba quả chín rụng xuống. Quả thị có kích thước rất nhỏ nhưng rất thơm và hầu như không có hạt. Người dân ở đây vẫn quen gọi là cây thị Men do quả thị chỉ to bằng nắm men và nhỉnh hơn quả cau đôi chút.

Bảy cây hoa Đại cổ thụ ở chùa Thiên sinh Bà Nhan và cây Thị nghìn tuổi trước miếu thờ Đức thánh Tản Viên, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.









Với hàng hoa Đại đã có 700 năm tuổi (còn lại 7 cây) được trồng xung quanh đường vào chùa "Thiên sinh bà Nhan". Quanh năm cành lá xanh tươi, hoa thơm ngào ngạt, càng tôn thêm phong cảnh linh thiêng cho ngôi chùa cổ kính. Đặc biệt, cây thị trước miếu thờ đức thánh Tản Viên (địa phương quen gọi là cây Cậy) thân cây có chu vi 7,96m (khoảng 6-7 người ôm), chiều cao đạt tới 18,5m. Theo lời kể của các bô lão trong làng cây thị đã có từ thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (970 - 979) để lập nhà nước Đại Cồ Việt. Như vậy cây Thị đã thọ trên ngàn tuổi. Hiện nay cây vẫn khỏe khoắn cành lá xanh tươi tràn đầy sức sống,  hàng năm cây vẫn ra hoa, kết trái ngọt cho đời. Rời Dị Nậu, tiếp tục ghé sang xã Tân Phương của huyện Thanh Thủy để chiêm ngưỡng 2 "cụ" thị cùng trong câu lạc bộ các cụ ngàn tuổi. 2 cây thị cổ ở gần đình làng Hữu Khánh (di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh) thờ đức thánh Tản Viên, có vóc dáng kỳ dị, đặc biệt là cây thị số 2 có thân gốc như một tảng đá xù xì, góc cạnh. Cây cao 20,5m, chu vi gốc đo được 8,7m, thật kỳ lạ tán cây vẫn xanh tươi ra hoa, kết trái thơm ngọt hàng năm. Tới thôn Sơn Vi, xã Sơn Thủy (Thanh Thủy) nằm cách đình làng khoảng 200m, trên một khu đất khá rộng nhìn ra đầm Sơn Thủy bạt ngàn hoa sen, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng khi ngước nhìn lên một cây cổ thụ to cao hùng vĩ đã hàng ngàn năm nay sừng sững giữa đất trời. Cây cao tới 35m, đường kính tán lá rộng 25m, chu vi gốc cây đo được 10,4m. Đặc biệt bộ rễ cây nổi cuộn lên mặt đất giống như đàn rồng mẹ, rồng con uốn lượn rất đẹp mắt. Dưới tán cây, ngồi trên những cuộn rễ, chúng ta mới cảm nhận rõ nhất sức sống mãnh liệt của các cây đại thụ. Theo các nhà khoa học, đây cũng là cây thị có vóc dáng và tuổi đời vào nhóm cao nhất ở Việt Nam được phát hiện tới nay. 

Quần thể cây lộc vừng ở Gò thờ, đầm Láng Chương, Chương Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ

Quần thể lộc vừng tại Gò thờ giữa đầm Láng Chương, xã Chương xá huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ có từ bao giờ? Làm sao mà biết được? chỉ biết nó có cùng với ngôi mộ của Công Chúa Ngọc Hoa con gái vua Hùng có đâu từ năm 1111 giờ vẫn còn kia, chữ nghĩa vẫn còn kia…


Theo truyền thuyết thì nằm bên cạnh bờ sông Lô thuộc cố đô Văn Lang cũ, Trang Phượng Lâu là nơi gò rậm đầm sâu, với rất nhiều đầm hồ, suối khe quanh co giữa vùng rừng núi rậm rạp. Nhà xây trên đồi, đá xếp thành bực như nhà chòi. Nhà nào cũng được thiết kế với những ống bương đựng nước mưa dựng đầu nhà. Dân trang Phượng Lâu chuyên nghề nông, bắt cá, cua, và bẫy thú. Thời Tô Định nhà Đông Hán chiếm đóng, Phượng Lâu thuộc châu Bạch Hạc. Hào trưởng của trang Phượng Lâu là Vũ Công Chất. Ông được giao quyền trông coi mười hai trang trong hạt, có người hầu, gia đình khấm khá. Vũ Công lấy Hoàng thị Mầu là người cùng làng, cùng tuổi, thương yêu nhau rất mực và sống chung hòa thuận. Vũ Công biết nghề thuốc nên thường đi xa nhà săn tìm các loại dược thảo ở các vùng, thường viếng tất cả 36 châu hái thuốc về trị bệnh cho dân làng.

Một lần đi hái thuốc ở Mãn Châu, ông tình cờ ghé ngang một ngôi cổ miếu xiêu vẹo cũ kỹ rêu đóng quanh thềm. Tần ngần với cảnh, ông hỏi thăm sự tình để biết rằng đấy chính là miếu thờ Sơn Tinh công chúa, húy Ngọc Hoa, là vợ Sơn Thánh Tản Viên. Miếu xưa nay được tiếng linh thiêng, nhưng vì đã trải qua nhiều phen biến loạn, dân chúng tản cư, nên miếu không còn người săn sóc nữa. Vũ công đến gặp người trang trưởng và các cụ trong dấn, ngỏ ý muốn trùng tu lại ngôi miếu. Ông bỏ tiền, góp sức cùng với người trưởng trang xây dựng chỉnh tu lại tòa miếu, cũng không quên cho tạc lại pho tượng của Sơn Tinh công chúa để thờ.

Mùa đông đến, Vũ công rời Mãn châu trở về lại trang Phượng Lâu. Dân làng vui mừng đón ông trở về. Vũ phu nhân, bà Hoàng Thị Mầu, cũng vui mừng nhìn thấy chồng trở về khỏe mạnh, đồng thời gặt hái được nhiều dược thảo cho bệnh nhân. Vũ công kể cho vợ nghe về việc chỉnh tu lại miếu thờ Sơn Tinh công chúa ở Mãn Châu, vợ ông rất vui và bảo rằng: "Công chúa tên húy là Ngọc Hoa, là con gái của đức Hùng Duệ Vương, lại là vợ của Tản Viên Sơn thánh là thần núi Ba Vì, tài cao, phép lạ, có công lớn xây dựng đất nước. Ta trùng tu miếu này để bầy tỏ lòng thành kính đến tổ tiên."

Trong lúc đang mải trò chuyện, bất chợt ngoài cổng có tiếng gọi cửa, người đưa tin sang sảng nói cả hai vợ chồng nên ra bến sông nhận bè gỗ, tự xưng mình là bộ hạ của Sơn Tinh công chúa, đích thân đem đến tạ ơn Vũ công bằng bè gỗ quý, và người con gái tài sắc hơn đời. Chưa hết lạ lùng, thì có tiếng người con gái thỏ thẻ rằng: "Mẹ ơi, cho con vào với", và một bóng người con gái mặc áo cánh sen nhào vào lòng bà Thị Mầu rồi biến mất. Ít' lâu sau, bà mang thai, sinh ra cô con gái trắng trẻo xinh xắn, được đặt tên là Thục.

Thục nương càng lớn càng xinh, thông minh nhanh nhẹn mười phân vẹn mười. Môi thắm, da mịn như vỏ trứng, mày cong, dáng mềm mại như cây liễu mùa xuân, năm 16 tuổi biết múa roi đi quyền, sách đọc đâu thuộc đấy, nhan sắc như hoa phù dung. Ai ai đều phải tôn sùng là "nữ tiên hạ thế". Nàng thích du thuyền dọc theo sông Lô, cũng mở lưới quăng chài, khi hát đùa với các bạn gái. Nàng thích hát đối, mỗi khi cất giọng vạn vật phải ngơ ngẩn lắng nghe. Vì nhanh trí nên các chàng vẫn phải chịu thua không tìm được lời hát lại. Nàng cũng thích đua trải trên sông. Tay chèo, mái chèo vừa đập nước nàng đã hò một câu, hòa nhịp với các bạn của mình. Tiếng hò vang vọng khắp bến sông, khiến các chàng trai phải đua nhau để bắt kịp nàng. Tuy Thục nương tài giỏi, Vũ công cũng không nuông chiều thả lỏng Thục nương. Ông đã từng nghiêm mặt răn dậy nàng không nên cao ngạo, lần nàng bất chợt nhìn thấy Nàng Nội, con gái quan trưởng châu cưỡi ngựa đi săn ngang bến sông. Khi Thục nương ngỏ ý nghi ngờ tài cán Nàng Nội, ông đã phán bảo nàng không nên kiêu ngạo, vì Nàng Nội là gái anh hùng, sức Thục nương làm sao sánh kịp. Vì biết mình lỡ lời, nàng không dám nói nữa, mà để ý khiêm tốn, thành thật hơn, và giữ gìn phẩm giá kính lão, phụ yếu nhiều hơn. Dưới sự dậy dỗ của bố mẹ, Thục nương được mọi người quý trọng cả nết lẫn tài.

Vì được tiếng đồn lành, Thục nương được Phạm Danh Hương đánh tiếng hỏi. Gia đình họ Phạm đem cơi trầu bầu rượu đến cầu hôn Thục nương. Phạm Lang là con vị hào mục cai quản 13 trạng ở Nam chân phía bên kia sông Lô, chính quê của chàng ở Liệt Trang. Tuổi ngoài hai mươi, hình dung tuấn tú, văn võ tinh thông, Phạm Lang nổi tiếng là người đức độ. Đôi bên tâm đầu ý hợp, ngỏ lời kết ước qua buổi hát đúm. Theo lệ, hai bên đính hôn phải hát với nhau, người con gái hát trước, ném chiếc khăn tay bọc trầu cau và một đồng tiền trinh cho người con trai, bên con trai mở bọc lấy miếng trầu cánh phượng ăn, hát trả lễ, rồi lấy miếng trầu mình têm bỏ vào bọc trả lại cho người con gái. Đó là lời đính ước của cả hai bên. Sau buổi hát đúm đó, cả hai chính thức đính hôn, nếu người con gái cũng ăn miếng trầu.

Từ ngày đính hôn, Thục Nương ở nhà dệt vải, chăn tằm, thêu áo, chờ mùa thu sang sông làm vợ Phạm Lang. Thế nhưng sự đời chẳng bao giờ được toại nguyện. Có một lão hào mục họ Trần, năm ấy tuổi đã bốn mươi, nhà giàu nổi tiếng ở châu Bạch Hạc, nghe tiếng Thục Nương tài giỏi, cậy mình có của đánh tiếng hỏi nàng, dẫu biết Thục nương đã đính hôn với Phạm Lang. Bị từ chối, họ Trần cho đó là điều sỉ nhục nên oán hận tìm cách trả thù. Hắn làm thân với nhà hán, tìm cách làm quen với Tô Định để hết lời tâng bốc Thục nương, khiến Tô Định sanh lòng tham chiếm đoạt. Sau khi giả làm lái buôn đến Trang Phượng Lâu gặp được Thục Nương, hắn bảo quan hầu rằng:

"Người con gái này nếu không phải Hằng Nga nơi cung Quảng thì cũng là tiên nữ chốn Bồng Lai, ta quyết đón nàng về Phủ cùng vui thú như Ngô vương với Tây Thi thì mới thỏa tấm lòng!"

Hắn ra lệnh vời Vũ công vào phủ dụ hòng dùng vật chất ép buộc Vũ công gả con gái cho hắn. Khi Vũ công từ chối, Tô Định nổi trận lôi đình đánh chết Vũ công. Hắn tiện tay vời cha con hào mục Nam Chân về hầu và cũng giết chết cả hai cha con Phạm Lang. Được tin nha tướng Phủ thái thủ đem binh về vây đóng Phượng Lâu hòng bắt cóc Thục nương đưa về thành phủ, cùng một lúc được tin bố, chồng, và cha chồng bị giết chết bởi tay Tô Định, Thục nương cùng mẹ khóc ngất. Nhưng thù cha, thù chồng phải trả, Thục nương ngậm hờn, tính kế thoát giải vòng vây bỏ trốn. Nàng thả thuyền một mình trôi sông, sau khi mở vòng vây cho mẹ và người thân trốn thoát. Từ lúc mặt trời lặn đến canh tư thuyền dạt vào bến của một ngôi làng nhỏ. Thục nương ẩn vào trong một ngôi miếu cổ chính giữa chợ làng.

Sớm mai gà gáy, người họp chợ bắt đầu đông. Người đi chợ rẽ ngang miếu cổ khám phá vết máu, và tìm ra Thục nương. Cô gái thấy có người, bèn đập kiếm tuyên bố nếu giặc Tô tìm đến, chúng nhất định phải chết. Dân làng, các cụ già trấn an với nàng họ là dân lương thiện. Sau khi hiểu rõ sự tình, thấy Thục nương xinh đẹp, lại cương nghị, dân làng căm giận giặc Tô tàn bạo, bèn đón nàng về thay nhau chăm sóc những vết thương. Ở làng được vài tháng, nàng Thục tâu với hương trưởng và các vị bô lão của làng rằng:

"Làm con không rửa được thù cha, làm vợ không trả được thù chồng, làm dân không báo được thù nước, làm sao có thể sống mà không hổ thẹn được!"

Thục nương xin cải trang, gọt tóc niệm Phật nương mình nơi cửa Thiền. Từ đó, Thục nương trở thành vị sư nữ đạo đức cao trọng, ngày một lo việc lễ bái đèn nhang. Nơi nào có người mời đi lễ dù xa gần nàng cũng vui vẻ nhận lời, hầu mong tìm gặp kẻ trí tứ phương. Nàng thường tìm đến thăm hỏi các cụ già, được tin cậy quý mến. Một hôm, nàng mời hương trưởng và các vị bô lão đến dâng hoa cho Phật buổi tối, rồi bàn chuyện cơ mật: Dựng cờ khởi nghĩa đuổi giặc nước.

"Đuổi giặc Hán ra khỏi bờ cõi, dân ta làm chủ nước ta, ai lại chả muốn." Một bô lão nói "Làng này toàn là người tốt cả, việc nhà chùa chắc được dân nghe đấy!"

"Đã đành là dân nghe," Vị hương trưởng thong thả nói "nhưng làng ta người thưa ruộng mỏng, cả làng chỉ vài chục mái nhà, làm thế nào đánh đuổi được giặc?"

"Tôi đã nghĩ đến điều này." Thục nương nói, "Có mấy việc ta phải lo trước. Phải làm sao cho có người, có của đã, rồi mới nói chuyện tụ nghĩa được."

Sau hôm ấy, làng đón các phường châu về buôn bán, đón phó bễ lò rèn về để đánh dao, đánh rựa đem bán cho các phường lân cận. Nhờ có lò rèn và chợ trâu, Tiên La ngày càng trở nên sầm uất. Tiên La tụ tập dân lang bạt về, chia đất, cấp cho mũi cầy, lấy đất bãi bồi ven sông mà chia cho làm ruộng. Từ từ, Tiên La càng trở nên thịnh vượng, sầm uất hẳn lên, thuyền bến đông đúc, đời sống nhân dân khấm khá dư dả hơn trước. Tất cả đều nhờ vào công sức của Thục nương. Họ bảo nhau: "Trời cho ta được Thục nương về đây. Không có Thục nương, làm gì có ngày nay!"

Thấm thoát mà thời gian trôi nhanh. Tiên La đìu hiu ngày xưa nay trở nên hùng mạnh. Dân giàu, đất mở, xóm làng đông vui nhộn nhịp trù phú. Thục nương lại đem việc khởi nghĩa diệt giặc trình bày với hương trưởng và bô lão trong làng. Với sự giúp đỡ từ già chí trẻ, gái và trai, người từ các trang hạt khác đổ về. Người già trong hạt vui lòng chống gậy đi khắp nơi loan báo truyền tin và thuyết phục trai gái trong các trang, các sách khác, với ngư dân quanh vùng, với nông phu đầu tắt mặt tối, với kẻ vô gia cư, với cả những kẻ lăn lóc quán chợ, đầu đình. Tiếng đồn về nữ thần con trời được phái xuống Tiên La cứu dân rả khỏi cảnh khổ cực, chống tham tàn bạo lực, cứu dân, cứu nước, lại thêm những lời thuyết dụ của các cụ với dân:

"Cứu lấy thân, cứu lấy nước".

Các cụ cũng dùng những lý luận với các hào trưởng rằng:

"Dân đây không thuộc quyền các ông, của cải ruộng nương không thuộc quyền các ông. Quan Hán khinh rẻ hiếp đáp các ông, sao không theo nữ thần Tiên La đứng dậy?"

Chẳng mấy chốc, Tiên La trở thành nơi gióng quân tụ nghĩa. Ngôi chùa cổ nơi Thục nương bấy lâu hương khói nay trở thành chỉ huy sở của nghĩa quân Thục Nương. Trai tráng tụ họp, dân làng cầy cấy tích trữ quân lương, ngựa thuyền sắm sửa, vũ khí luyện rèn, võ pháp trau dồi luyện tập, binh pháp nghiên cứu chờ ngày nổi lên dẹp giặc. Đến mùa thu năm ấy, nghĩa binh Thục nương lên đến hơn ngàn, tiếng tăm lan truyền khắp nợi Thục nương phất cờ khởi nghĩa, xưng danh Bát Nạn đại tướng quân. Hán quyền giật mình hoảng sợ bèn điều quân đến Tiên La

đánh dẹp nghĩa quân, nào ngờ quân binh Bát Nạn đại tướng lúc ẩn lúc hiện, đánh bại binh tướng Hán. Nhờ những chiến công này, và cũng vì Tô Định cai trị cõn Nam giao quá tàn ác bạo ngược, dân chúng ngày càng theo về với Thục nương ngày càng nhiều. Hào kiệt bốn phương bắt đầu hợp lực nổi lên cùng nhau đánh giặc, trai gái cùng nhau mài gươm giáo chuẩn bị, nơi nơi dân tình sủi sục như nước sôi.

Cùng một thời điểm, cháu ngoại các vị vua Hùng là Trưng Trắc và Trưng Nhị ở Mê Linh, hận nước thù nhà, cùng đứng lên dựng cờ đại nghĩa truyền hịch khắp non nước huy động sức người, giục giã nhân dân mau cùng nhau đứng lên đánh đuổi giặc Hán dựng lại non sông cơ đồ, lật đổ ách thống trị bạo tàn của ngoại bang, để mưu cầu cuộc sống an vui bình dị đến cho nước nhà. Chủ tướng Trưng Vương nghe tin Thục Nương nữ chủ phất cờ đại nghĩa ở Tiên La nhiều lần đuổi giặc Hán chạy dài, đem lòng cảm phục nên cho hịch đến vời. Bát Nạn đại chủ tướng nhận hịch, vẫn băn khoăn nên theo về với Trưng nữ chủ hay không, nên đã mở cuộc hội thảo với các vị hương trưởng, bô lão, và nam nữ đầu mục dưới trướng của mình, để hội kiến xem có nên đem binh về nhập cuộc. Bao nhiêu ý kiến được đưa ra, người thuận, kẻ chống, với ý tưởng:

"Binh ta đã mạnh, giặc Hán bao lần thối chạy, sao ta lại phải phụ vào với người? Bát Nạn đại tướng quân là bậc anh hùng ở đời, há phải chăng không làm nên nghiệp lớn?"

Kẻ bàn, người cãi xôn xao, trong lúc Thục nương phân vân chưa quyết định, thì một cụ già bên ngoài chống gậy bước vào chậm rãi phán:

"Già nay trăm tuổi, nhưng trong bao nhiêu năm, già chưa thấy anh hùng độc trụ mà thành. Một con chim én không làm nổi mùa xuân. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cạo Muốn dẹp giặc hoàn toàn, phải biết góp sức mình chụm lại cùng nhau đứng lên đuổi giặc. Nhà Hán cai trị nước ta gần hai trăm năm nay, dữ tợn, ngang ngược, quân dầy đặc trên đất Giao chỉ, lấy sức một người làm sao chống nổi giặc? Chính vì nhìn thấy điều đó mà Trưng Vương mới ra hịch chỉ chiêu dụ người tài cùng hợp lực. Bẻ một chiếc đũa thì dễ, bẻ cả bó đũa rất khó. Biết xung phong hợp lực đoàn kết thì giặc Hán ắt khó thắng nổi! Cũng vì hiểu lẽ ấy, Trưng nữ chủ mới sáng danh dòng dõi Hùng Vương tập hợp anh hùng, kêu gọi dân chúng cùng nhau nổi dậy. Chính xem điều đó, lão hiểu rằng Trưng nữ chủ trí tuệ sâu xa, hào kiệt trong thiên hạ không ai có thể bì. Nếu chỉ đơn độc mạnh ai nấy đánh như từng chiếc đũa tẻ, thì biết đến chừng nào ta mới thực sự ngóc đầu dậy được?"

Thục Nương nghe xong lời, như chợt tỉnh bèn vái lậy cụ già:

"Cảm ơn cụ truyền dậy Lời nói của cụ như vén màn mây mù giải đáp thắc mắc. Nếu không nhờ lời cụ giảng dậy chắc tiện nữ đã làm hỏng việc lớn."

Nói đoạn, nàng cho truyền tiếp đón sứ giả long trọng, rồi cùng 23 cô gái khỏe mạnh giả trai theo nàng về diện kiến Trưng Vương. Thục Nương được Trưng Vương phong chức Đại tướng quân trưởng lĩnh tiền đạo. Nàng gặp cả Nàng Nội, lúc bấy giờ cùng dự bàn việc quân cơ, và giữ ấn tín binh phù cho Trưng Vương. Sau những lời thăm hỏi nhắn nhủ, Thục nương ngẫm lại lời cha dạy ngày xưa mà phải gật đầu công nhận lời người quả đúng. Trưng nữ chủ và những binh tướng của nàng quả là tài nghệ hơn người, chính nàng vẫn chưa sánh kịp. Sau lễ tiến cờ ở Hát Môn, nghĩa binh của Thục nương gươm giáo lên đường ra tiền tuyến dẹp giặc. Đi đến đâu, công trạng của Thục Nương và nhóm nghĩa binh Tiên La vang dội đến đó.

Dẹp xong Tô Định, biên thùy yên bình, nước nhà thoát khỏi ngoại tăng, Trưng Trắc lên ngôi vua, Thục Nương được phong làm Bát Nạn đại tướng quân, Trinh Thục công chúa. Nàng tâu trình cùng Trưng Vương cho phép nàng được về quê quán tế cha, tế chồng, thăm mẹ già và gầy dựng lại quê hương bản quán. Trưng Vương cảm kích tấm lòng thành, bèn chuẩn tấu cho nàng về thăm nhà, cùng với phẩm vật vàng bạc lụa là, v..v... Trở lại trang Phượng Lâu, nàng cho đón mẹ già, cùng mời các bô lão đến thưa chuyện và góp sức đắp bồi lại Phượng Lậu Nàng không quên ghé sang Liệp Trang xây miếu cho chồng và nhạc gia, rồi thiết lập cơ sở tại Phượng Lâu trước khi xuôi thuyền về Tiên La. Tại đây nàng chùng tu lại ngôi cổ miếu, chính là trụ sở chính đầu tiên của nàng, rồi góp sức cùng dân làng khuếch trương làng chợ, trồng trọt dâu tằm, v..v... Khi chấn chỉnh lại binh ngũ, làng xã nơi nơi yên bình trù phú, Thục Nương lại quay trở về bái yết Trưng Vương. Nghĩa vua tôi, nhưng tình thật giữa Trưng Vương và Thục nương như chị em ruột thịt.

Giặc Hán lại sai người đem binh sang lấn chiếm Giao Chỉ. Quân binh Mã Viện lần này hùng mạnh gấp bội phần ngày xưa. Dưới chiếu chỉ của Trưng Vương, Thục Nương lại lên đường cầm quân ra chiến tuyến đánh đuổi giặc, nhiều trận thắng lớn. Nàng được Vua Trưng phong làm Điển trưởng nội thị phu nhân. Mỗi khi ra trận, nàng thường cải trang thành nam nhi, đầu đội mũ lông trĩ, mình áo giáp bạc mặt hổ, cưỡi ngựa ô, đeo 18 chiếc nhạc lớn bằng đồng, oai phong lẫm liệt, nên tướng Hán mới thoáng trông đã hoảng kinh. Tài ngựa, kiếm của nàng hoàn hảo, mỗi lần giáp trận múa kiếm xông vào giữa vòng, múa kiếm vang trời, chỉ mộ t thoáng tướng Hán đầu lìa xác. Vì thế, nàng thường lập nhiều công lớn.

Một lần giáp trận cùng tướng Hán Tổ Hoài Đức, trận đánh khốc liệt xảy ra, nhưng tình cờ quân Hán khám phá quân binh vua Trưng toàn là nữ binh, nên hè nhau xông vào mà vật, quân Trưng Vương lúng túng đang từ thế công thành bại, đành vừa đánh vừa lui. Thục Nương lúc bấy giờ vừa múa kiếm xông tới gặp Tổ Hoài Đức, tên tướng Hán vung mâu hất bay mũ trụ của nàng, tóc Thục Nương xổ tung. Tổ Hoài Đức trông diện mạo của nàng đẹp ngời, bèn ngẩn ngơ quên đề phòng, đường mâu lơi lỏng. Thục Nương thừa cơ đâm nhát kiếm vào sườn, rồi vội tháo lui theo Trưng Vương phò giá. Sau đó, Tổ Hoài Đức truyền lệnh bắt sống Thục Nương.

Trước sức mạnh của ngoại bang và Mã Viện, quân binh nhà Trưng yếm thế dần. Các binh tướng phải lui về trấn thủ ở địa hạt của mình. Thục Nương lui về Tiên La. Trong trận cuối cùng của Vua Trưng ở Cẩm Khê, hai chị em vua Trưng đã trầm mình tử tiết trên giòng Hát giang. Mã Viện vẫn tiếp tục đem quân vào đuổi đánh các binh tướng của Vua Trưng còn sót lại vẫn chống cự kịch liệt. Nghĩa binh Thục Nương cầm cự được hơn tăm tuần trăng, với Tiên La vững chãi hơn hàng chục dặm. Cho đến một hôm đi tuần trở về thấy Tiên La cháy đỏ rực trên bến sông, nàng vội chạy vào bờ. Thấy Tổ Hoài Đức phóng ngựa đến, hiểu mình thất thế, Thục Nương chạy đến bên gốc cây tùng rút gươm tuẫn tiết. Nơi nàng mất, mối đùn lên thành mộ. Người dân quanh vùng cảm nhớ công ơn nàng, nên đã lập miếu thờ ngay dưới gốc cây tùng nọ.

Vào đời hậu Lê, vua Lê Thánh Tôn mang quân đi đánh Chiêm Thành có ngưng lại ở Tiên La. Sau khi hỏi han sự tình, ngài bao phong Thục Nương làm "vạn cổ phúc thần", để tưởng nhớ đến công ơn của người nữ anh hùng một đời hi sinh cho đất nước.

Theo thần tích thời hậu Lê (Hàn Lâm Đông Các, Đại Học sĩ Nguyễn Bính soạn) Thục Nương được phong thần theo thứ tự sau:

1. Thời Trưng Vương, sắc phong: Bát Nạn Đại Tướng Quân, Trinh Thục công chúa
2. Thời vua Lê Thánh Tôn, sắc phong: Ý đức đoan trang Trinh Thục công chúa
3. Thời Minh Mạng nhà Nguyễn, sắc phong: Dục bảo trung hưng linh phù chí thần.
4. Thời Khải Định nhà Nguyễn, sắc phong: Dục bảo trung hưng linh phù Thượng đẳng thần.



Lộc vừng là loại cây cảnh quý được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích, nhưng có lẽ không đâu lại có cả gần trăm cây (chính xác là 84 cây) toàn là lộc vừng cổ thụ nằm gọn trên một quả gò chỉ rộng chừng 500m2 trên đầm Láng Chương mênh mông, trông xa như một chậu cây cảnh toàn lộc vừng khổng lồ. Quần thể lộc vừng đủ các hình dạng, cây thẳng đứng, cây nghiêng ngả, thân gốc già đanh, mốc xám... không biết có từ năm nào. Các cây tỏa bóng như chiếc lọng che cho ngôi miếu cổ, càng tôn thêm vẻ linh thiêng cho nơi này. Trên một diện tích 3400m2 nổi thành một cái gò thấp giữa cánh đồng chiêm (bà con gọi là gò Vình) là một vạt rừng lộc vừng chi chít đến 85 cây vạm vỡ, lực lưỡng hơn cả những cây trong khóm lộc vừng 9 (giờ còn 8 gốc) bên Hồ Gươm. Sự linh thiêng, huyền bí của gò thờ này cũng giống như những khu rừng thiêng của đồng bào miền núi được đời sống tâm linh của cộng đồng bảo vệ. Các cụ bảo, đến mùa ra hoa, các ông về đây mà ngắm, trông cứ như mâm xôi gấc khổng lồ, thật là báu vật trời ban làng Văn Khúc, Chương Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ chỉ cách Hà Nội hơn 80km . Hẳn mấy trăm năm trước vùng này còn là rừng rậm. Ngôi đền thờ xây dựng năm 1792 chỉ cách khuôn viên trường này mấy chục mét. Cây sui này là cây to nhất, và bây giờ, là cây độc nhất còn lại. Nó vốn mọc hoang dã trong những khu rừng tạp giao, nhựa cây rất độc, không một loại sâu nào dám bén mảng tới. Người ta dùng nhựa nó tẩm vào đầu mũi tên, bắn hổ, hổ chết đứ đừ. Vỏ cây rất dầy, trong chứa nhiều lớp mạng sợi.
 

5 cây bồ đề 700 tuổi ở đền thờ tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Dãy 5 cây Bồ Đề ở đền thờ tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa, Kiêu Kỵ
Đền Kiêu Kỵ thờ vị tướng Nguyễn Chế Nghĩa (1265-1341). Nguyễn Chế Nghĩa là người làng Cuối (Trường Tân, lộ Hồng Châu), sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc. Từ nhỏ ông đã học võ, có sức khỏe phi thường, có tài cưỡi ngựa và dùng giáo dài. Ông tinh thông binh pháp, thiên văn, lại làm thơ, ngâm vịnh thơ rất giỏi. Vùng đất Kiêu Kỵ có nhiều gắn bó với ông. Hồi làm quan võ, ông luyện quân ở cánh đồng làng Kiêu Kỵ. Sau mỗi trận đánh, ông lại tập hợp quân lính duyệt quân số, tuyên thêm binh lính ở cánh đồng làng. Khi quân Nguyên tiến đánh nước ta, Nguyễn Chế Nghĩa được Hưng Đạo Vương cử dẫn quân tổ chức phòng tuyến dài 100 dặm từ ải Nội Bàng đến núi Kỳ Cấp ở Lạng Sơn. Khi quân Nguyên tiến vào Thăng Long, ông tổ chức dân binh tiến đánh trại giặc hàng đêm. Trong trận phục kích giặc ở đầm lầy cạnh đồng đay làng Kiêu Kỵ, ông và quân của mình đã tiêu diệt không biết bao nhiêu quân địch. Khi quân ta tổng phản công, Nguyễn Chế Nghĩa cùng Phạm Ngũ Lão phối hợp tiến đánh quân địch trên sông Bạch Đằng, đánh tan một cánh quân, giết tướng giặc Trương Quân ngay cửa ải Nội Bàng. Do có công lao lớn trong cuộc chiến đuổi quân Nguyên, Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần phong tước Nghĩa Xuyên Công và gả công chúa Nguyệt Hoa cho ông. Nguyễn Chế Nghĩa là tướng tài, thuộc hàng quốc thích, đứng đầu ban võ, có lúc kiêm cả Lễ bộ Thượng thư. Khi tuổi cao, ông dâng sớ xin về nghỉ, rồi lập trang ấp ở Hải Dương vui vẻ làm thơ, dưỡng tuổi già. Ông vui sống cuộc đời bình dị, lập chợ Cuối để dân tiện mua bán và lập giáo trường để rèn dân binh. Bình sinh, Nguyễn Chế Nghĩa là người thẳng thắn, quyết không khoan nhượng với bọn nhũng nhiễu hại dân, nên bị kẻ xấu hãm hại. Một lần, sau khi dự triều hội dâng kế giữ nước an dân, trên đường về, qua đất Kiêu Kỵ, ông bị ám hại, mất ở đất Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm. Cảm mến đức lớn của bậc công thần, dân Kiêu Kỵ tôn ông làm thành hoàng và lập đền thờ ông ngay khi ông mất. Trong tâm thức của người dân Kiêu Kỵ và vùng lân cận, đây là một ngôi đền thiêng. Đền từng được vua ban tới 90 sắc phong. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất lại là một vườn cây bồ để cổ thụ. Vườn bồ đề mà trong tâm thức người dân, trong những câu chuyện kể, họ tin rằng, đều đã có tuổi cả ngàn.








Cụ Đinh Đăng Thịnh dẫn tôi đi loanh quanh dưới bóng bát của những tán bồ đề rộng mênh mang ở khuôn viên của ngôi đền. Cụ bảo rằng, lịch sử ngôi đền, lẫn những cây bồ đề này, đều ít được ghi trong tài liệu văn bản, chỉ là truyền miệng, nhưng cụ tin rằng, những lời truyền miệng của những thủ từ đời trước và từ các cụ già, là chính xác. Theo đó, ngay sau khi Nguyễn Chế Nghĩa mất, người dân làng Kiêu Kỵ đã dựng đền và trồng một loạt cây bồ đề và muỗm. Như vậy, cứ theo truyền miệng của dân làng và những người trông coi đền, thì những cây bồ đề, muỗm trong khuôn viên chùa được trồng từ 700 năm trước. Tuy nhiên, hiện tại, trong khuôn viên đền, chỉ còn những cây bồ đề, không còn dấu tích cây muỗm nào cả. Ông Thịnh cho biết, hồi kháng chiến chống Mỹ, Công ty Hóa chất Đức Giang sơ tán về Kiêu Kỵ, đặt kho chứa hóa chất trong khuôn viên đền. Đó là lý do khiến 8 cây muỗm khổng lồ, thân to vài người ôm bị chết. Điều lạ là những cây bồ đề không hề bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất độc hại. Ông Thịnh dẫn tôi đến những khoảng trống rộng trong khuôn viên đền, xen kẽ giữa những cây bồ đề và bảo rằng khu vực đó từng là nơi có những cây muỗm khổng lồ.

Trong số 5 “cụ cây” 700 tuổi trong khuôn viên đền Kiêu Kỵ, thì có 1 “cụ cây” có nguy cơ “hóa” trong vài năm nữa. Lý do không phải “cụ cây” này chết già, mà chết vì bị một cây sanh quấn lên, trùm kín. Theo cụ Thịnh, cách đây khoảng 20 năm, cây sanh này mọc lên từ hốc nhỏ trên thân cây bồ đề. Ngày đó, những “cụ cây” bồ đề chưa được coi trọng thực sự, nên không được chăm sóc, dọn dẹp thường xuyên, do đó, không ai nhổ cây sanh nhỏ này đi. Không ngờ, loài sanh lớn nhanh như thổi, ngoảnh đi ngoảnh lại, không ngờ, nó đã thả rễ, mọc cành, quấn quện bọc kín cây bồ đề. Nửa thân, cành cây bồ đề 700 tuổi đã bị cây sanh “ăn thịt”. Việc phá hay bỏ cây sanh cũng đã được chính quyền, nhân dân bàn thảo, nhưng chưa đi đến thống nhất. Hàng năm, dân làng Kiêu Kỵ đều mở hội rất lớn ở đền Kiêu Kỵ. Cứ mỗi dịp đến lễ hội đến, những người đức cao vọng trọng trong làng được dân làng tin tưởng giao nhiệm vụ dọn chồi trên thân cây bồ đề. Giống bồ đề mọc chồi khắp thân, từ chồi non, rễ mọc ra tua tủa bao kín thân cây, do đó, mỗi năm phải đục chồi ra, để thân cây sạch, đẹp.


Cây thị nghìn tuổi ở xã Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình


Qua thị trấn Mai Châu đến địa phận xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) ai cũng đều chú ý đến một cây thị cổ thụ bóng mát phủ kín đường. Dù đã ngàn năm tuổi nhưng cây thị vẫn đứng sừng sững giữa đất, trời và chứng kiến bao thăng trầm của mảnh đất này.

Cây thị tọa lạc bên cạnh đường cái, nằm ở cuối xóm Mỏ. Đứng từ xa nhìn lại nó giống như một người khổng lồ đứng vững chãi giữa núi rừng của xứ Mường. Ngọn cây thị cao vút ước chừng 30m, tán xòe rộng; vỏ cây xù xì, gồ ghề, với nhiều u cục nổi đầy quanh gốc; đường kính gốc cả hơn chục người nối tay nhau ôm không xuể; mặc cho gốc rễ khuyết nhiều mảnh lớn, cành cây mốc meo nhuốm sắc thời gian, cây đứng sừng sững giữa đất trời, chứng kiến bao sự thăng trầm của mảnh đất này. Ước chừng cây thị này cao khoảng 30m. Ngay cả những cành trên ngọn cũng mốc meo nhuốm màu thời gian. Ngày xưa quân giặc tràn qua đây, chúng đã đi lùng khắp nơi để bắt nghĩa quân dấy cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ tàn ác của chúng. Bắt được ai là chúng xử trảm rồi mang thủ cấp về cây thị bản Mỏ treo lên đó để thị uy. Chúng còn treo giải cao, hễ ai bắt được người nào mang đầu về đây sẽ được thưởng hàng chục đồng bạc trắng. Nghe đâu số đầu lâu treo trên cây thị này đến vài nghìn chiếc, sau đó rơi thành từng đống trên cánh đồng của xã Chiềng Châu, máu nhuộm đỏ cả một vùng. Mỗi khi người dân đi qua đây đều vô cùng căm phẫn trước tội ác dã man của lũ giặc. Oán hờn chất cao thành núi. Đến thời Pháp thuộc, giặc tiếp tục bắt bớ và chém giết người vô cớ rồi cắt đầu treo lên cây thị này. Gốc thị từng nhuốm máu đào của bao chiến sĩ yêu nước. Giờ đây đống sọ người đã được bà con chuyển đi cả. Phía dưới gốc cây thị là cánh đồng lúa đang thời kì con gái xanh mơn mởn. Sau khi đánh đuổi được lũ giặc tàn bạo, những gia đình có người thân bị chúng chém đầu đều về đây để tìm xác. Tuy nhiên, đứng trước hàng nghìn chiếc đầu lâu đó, không ai dám nhận đâu là người nhà mình bởi theo phong tục của người Thái chỉ khi nhận đúng xác người nhà mình mới được gọi hồn nhập vào bàn thờ chính. Đây là lý do giải thích vì sao, khi gọi hồn người Thái thường phải bắt nguồn từ cây thị cổ này.


Nhìn lên cây thị già, chứng tích chiến tranh năm xưa vẫn còn đó, cụ Lương Quang Nam, một cao niên xóm Mỏ nhớ lại: "Tôi sinh ra đã thấy cây thị này rồi. Những năm chiến tranh giặc Pháp ném bom dữ dội lắm, những lúc máy bay địch thả pháo sáng, thì cả làng đều chạy đến ẩn nấp dưới gốc cây này. Những khi họp hội dân quân du kích, bày binh, bố trận để chiến đấu đều tập trung hết dưới gốc cây này. Cây chính là nhân chứng lịch sử trong hai cuộc chiến tranh của dân tộc, là vị cứu tinh cho người dân ở đây. Điều kỳ lạ là bao lần giặc đốt phá, tưởng cây thị sẽ chết nhưng rồi nó vẫn sống như thế cho đến ngày hôm nay". Cây thị này có từ bao giờ, ngay cả những người già trong xóm Mỏ chẳng ai biết vì khi sinh ra đã có cây thị khổng lồ rồi. Vào mùa thị chín, hương thị thơm ngào ngạt. Chẳng thế mà người Thái nơi đây mới gọi là cây co hương - có nghĩa là cây thơm. Cây thị như là linh hồn của người Mai Châu vậy. Rừng lim, rừng nghiến, rừng pơ mu ngày trước bạt ngàn, giờ đã bị người dân nơi đây tàn phá cả, riêng cây thị khổng lồ này chưa ai dám đụng đến. Bà con bảo, đây là cây thị gọi hồn. Bất cứ một thầy cúng nào của người Thái dù ở Điện Biên, Lai Châu hay Sơn La thậm chí bên nước bạn Lào xa xôi, trước khi cúng đều phải gọi hồn từ cây thị ở xóm Mỏ. Đó là một thủ tục bắt buộc.

Tương truyền rằng hai cây cổ thụ rất linh thiêng, hễ ai có những hành động xâm phạm tới cây đều gặp chuyện không may, muốn qua khỏi phải ra cây cầu khấn. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời truyền miệng của các cụ già trong làng, không có kiểm chứng. Không những thế người dân ở đây còn cho rằng nếu ai bị bệnh, hiếm con đến kêu cầu thì sẽ được cây phù hộ. Trong câu chuyện của các cụ già trong bản Mỏ còn kể rằng, trước đây vào những đêm trăng sáng, gió mát, ngày rằm hay mùng một thường có một đôi rắn mòng xuất hiện dưới gốc cây thị. Người dân ở đây cho rằng, đó là rắn thần nên không ai dám xâm hại. Theo các bậc cao niên nơi này kể lại, xóm Mỏ khi xưa vốn là rừng rậm, sau này tổ tiên người Thái đã khai hoang lập làng, người dân mỗi lúc một sinh sôi đông đúc, những cánh rừng dần biến mất và lùi xa. Có thể cây thị này là cây duy nhất của những cánh rừng già xa xưa ấy còn sót lại đến bây giờ. Theo lời người dân, có nhiều trường hợp mạo phạm đã bị "thần cây” trừng trị.

Hầu hết người dân Mai Châu đều thuộc làu về truyền thuyết khá "đẫm máu" và rùng rợn xung quanh cây thị ngàn tuổi này. Chuyện rằng, ngày xưa, giặc cờ đen (phương Bắc) tràn qua đây, chúng đã đi lùng khắp nơi để bắt các nghĩa quân. Bắt được ai là chúng xử trảm rồi mang thủ cấp về treo lên cây thị bản Mỏ để thị uy. Chúng còn treo giải cao, hễ ai bắt được nghĩa quân, mang đầu về nộp cho chúng là có thưởng hàng nghìn đồng bạc trắng. Mỗi khi người dân đi qua đây đều vô cùng căm phẫn trước tội ác dã man của lũ giặc. Chính vì vậy, họ nung nấu ý chí đánh đuổi ngoại xâm. Cây thị đã trở thành nhân chứng của biết bao thịnh suy, thăng trầm của lịch sử trên mảnh đất này. Thực hư lời đồn về cây thị thì chưa ai kiểm chứng nhưng việc người dân dùng lá cây thị này chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Ai bị chướng bụng, chỉ cần ra xin “thần cây” cho 1 nắm lá thị. Sau đó cho lá thị vào nồi nước đun sôi rồi tắm qua là khỏi. Lá cây thị này đặc biệt tốt cho những người vừa mổ. Họ đều dùng lá thị xông và tắm, vết mổ sẽ liền nhanh hơn.
 


Cây Sanh nghìn tuổi ở Suối Cốc, xã Hợp Hòa, Lương Sơn, Hòa Bình.

Ngay khi bước vào đầu làng là một cây cổ thụ khổng lồ trải rộng trên diện tích gần 100m2 với những tán cây rậm rạp và bộ rễ vươn ra như những cánh tay uốn lượn rồi cắm sâu xuống lòng đất. Ngay cả lối đi vào làng cũng nằm gọn lỏn giữa hai thân trụ của gốc sanh, tạo ra một chiếc cổng làng hết sức độc đáo. Trên mỗi nhánh cây là những u, cục mốc thếch và những thân dây leo rậm rịt, chất chồng lên nhau. Những rễ nhỏ mọc ra từ thân cây tựa như những tấm màn mỏng manh đung đưa trước gió. Mỗi nhành cây mỗi vẻ nhưng chúng liên kết liền nhau như để hứng hết phong ba bão táp.

Cây đại thụ ở thôn Suối Cốc

Theo những người dân, đây chính là cây Sanh tồn tại hơn 800 năm , một “kiệt tác” hiếm hoi của thiên nhiên được lưu giữ cho đến tận ngày nay.Đứng dưới vòm tán cây của cây sanh, đảo mắt nhìn chỉ thấy những trụ dễ người lớn ôm không hết hướng lên trời xanh kết tụ thành thân lớn. Thêm nữa là một cảm giác sảng khoái như đang lạc vào một rừng cây rậm rạp, mát mẻ như trong phòng có điều hòa nhiệt độ bất kể dù thời tiết có đang oi bức đến cỡ nào. Mới nhìn, rất khó để biết đâu là thân chính của “cụ cây” bởi những thân rễ to mấy người ôm cắm xuống đất dễ làm người ta lầm tưởng nơi đây là một cánh rừng toàn cây sanh. Ông Đinh Văn Bình, Trưởng thôn Suối Cốc kể rằng, cây sanh này chỉ có một thân chính, những thân cổ thụ hiện tại xưa kia là những rễ buông xuống tạo nên những thân cây đại thụ khác. Cây này trước đây có đến 174 thân lớn nhưng vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, nhiều người dân trong làng đã cưa chặt nhiều thân trụ để làm củi đốt lò gạch; và rồi trào lưu chơi cây sanh cổ thụ lan rộng, người dân đã chặt trộm thân lớn để làm cây thế.Chỉ cần 2 nhánh của cây si đã tạo nên một cái cầu vững chắc, xe máy có thể đi được. Nhiều người còn cưa nhỏ các nhánh của cây sanh này về ươm cây cảnh. Nhiều gia đình làm giàu nhờ bán si. Nhiều người định ra chặt cây bán tiếp nhưng các cụ cao niên trong làng đã kịp thời ngăn lại.



 






Hòn đá tiên còn sót lại bên gốc cây sanh
 Sự kỳ vĩ của cây sanh nằm giữa đồng ở thôn Suối Cốc khiến nhiều người liên tưởng đến biết bao chuyện kỳ bí, chỉ nhìn những tán cây vươn cao thẳng lên bầu trời, bao phủ cả một vùng cũng đủ người ta cảm thấy kinh ngạc.Và quả thật trong quãng thời gian tồn tại gần 1000 năm tuổi của mình, “cụ cây” cũng gắn với rất nhiều huyền thoại mà cho đến nay người dân sinh sống ở Suối Cốc vẫn truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Bính (88 tuổi), người ở thôn Suối Cốc bảo rằng, trước đây, vào thời kỳ phong kiến Hậu Lê, có vị quan tình cờ đi vi hành qua xứ này, phát hiện ra cây lớn khi ấy vẫn còn nguyên 174 thân lớn. Ngạc nhiên trước cây đại thụ mọc giữa cánh đồng hoang vu quan đã cho thầy địa lý xem xét thế đất nơi đây thì phát hiện ra nơi đây có “long mạch” tích tụ linh khí trời đất, khiến tâm hồn con người thanh thản, yên bình, an vui, mọi vật sinh sôi, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.Cây cổ thụ mọc đúng tại đây nên đã hấp thụ linh khí trong thiên nhiên mà trở nên kỳ vĩ. Vị quan đã lập đàn tế trời ngay dưới gốc cây và phong chức “Cổ Lão Thần Mộc” cho cây Sanh, ý muốn ví cây như một vị thần canh giữ vùng, cây còn người còn, cây mất người mất. Cũng theo ông Bính, từ sau khi được “xưng thần” rất nhiều bà con đã coi cây Sanh là chốn linh thiêng, nhiều người đến thắp hương khấn vái để mong mọi sự được tốt đẹp. Có một giai thoại còn truyền lại, nhiều người đến ngày sắp sinh nở thường đến dưới gốc cây dựng lều rồi thuê bà đỡ đẻ túc trực để đẻ ngay dưới gốc cây vì nơi đây có linh khí của trời đất, lại được che chở của “thần cây” nên đứa bé sinh ra ắt sẽ được sự bình an về sau này. Cụ Bính còn bảo rằng, ngay dưới thân cây sanh giờ vẫn còn sót lại “hòn đá tiên” mà theo những câu chuyện ông cha truyền lại, đã có thời, buổi tối người dân Suối Cốc đi qua cây Sanh thường thấy có ông lão râu tóc bạc trắng ngồi trên hòn đá với dáng vẻ ung dung, tự tại.

Một điều kỳ lạ, vào những năm tháng chiến tranh ác liệt, máy bay giặc ngoại xâm đánh bom cày xới tan hoang cả núi rừng. Ấy vậy mà, cây sanh khổng lồ mọc hiên ngang giữa cánh đồng lại không bị ảnh hưởng chút nào của bom đạn. Mỗi khi nghe thấy tiếng máy bay rền rĩ trên bầu trời, gốc của “cổ lão lâm mộc” lại trở thành chốn yên bình để người dân chạy tới lánh nạn. Biết bao thế hệ dân làng Suối Cốc đã ra đời và tồn tại nhờ sự che chở của “thần cây” nghìn năm tuổi.Chính vì sự huyền bí của cây Sanh, nhiều nhà điện ảnh đã chọn nơi đây làm bối cảnh ghi những thước phim về làng quê trong bộ phim “Ma làng”. Những cảnh quay dưới gốc cây sanh đã đưa người xem trở về với làng quê thanh bình của một thời đã qua. Giờ đây, không ít người dân ở Hòa Bình gọi cây sanh đại thụ ở Suối Cốc là “cây sanh ma làng”.


Cây thị và cây me cổ thụ ở chùa Thiên Phúc, Định Hòa, Yên Định, Thanh Hóa.

"Kỳ bí" 2 cây cổ thụ tương truyền gần 800 năm tuổi
Cây thị
Cây me
Ngôi chùa Thiên Phúc, nơi có hai cây cổ thụ tọa lạc, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII thời nhà Lý. Tương truyền cây thị già đã gần 800 năm tuổi, còn cây me khoảng 750 năm tuổi. Hiện tại sự sống của hai cây này nhờ vào lớp vỏ bên ngoài, toàn bộ phần lõi bên trong đã bị rỗng hết, nhưng không vì thế mà hai cây bớt đi vẻ tươi tốt, ngược lại cành lá vẫn um tùm, xanh mướt và cho quả mỗi khi mùa đến. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, năm 1952, thực dân Pháp dội bom đánh sập hoàn toàn ngôi chùa, hai cái đình làng, hai cây này cũng bị gãy hết cành, trơ trụi thân, nhưng một thời gian sau lại thấy mọc lên từ thân cây những chồi non rồi tỏa cành xum xuê. Sau khi ngôi chùa sập đi, toàn khu đất chỉ còn là một bãi đất hoang, người dân dùng làm nơi chăn thả trâu bò, gia súc, nơi trẻ con vui chơi, đốt lửa trong gốc cây sưởi ấm. Không ai quan tâm, bảo vệ hay gìn giữ nhưng hai cây vẫn không hề chết đi. Trải qua bao cuộc càn quét của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chúng dội bom, đốt phá bao nhiêu lần, có những lúc người dân nơi đây tưởng chừng hai cây đó khó có thể sống được nhưng một điều thật kỳ diệu là hai cây vẫn cứ sừng sững trường tồn như một sự thách thức.

Nhìn lên cây thị già, những chứng tích chiến tranh năm xưa vẫn còn đó. Ông Trần Công Thuận, hộ pháp chùa Thiên Phúc, nhớ lại những ngày địch càn quét: "Tôi sinh ra đã thấy cây me và cây thị này rồi, những năm chiến tranh giặc Pháp ném bom dữ dội lắm, những lúc máy bay địch thả pháo sáng thì cả làng đều chạy đến ẩn nấp dưới gốc cây này. Rồi những khi họp hội dân du kích, bày binh bố trận để chiến đấu, đều tập trung hết dưới gốc hai cây này. Nó chính là nhân chứng lịch sử trong hai cuộc chiến tranh của dân tộc, là vị cứu tinh cho người dân ở đây. Điều kỳ lạ là bao lần giặc đốt phá, tưởng sẽ chết nhưng rồi nó vẫn sống như thế cho đến ngày hôm nay”. Tương truyền rằng hai cây cổ thụ rất linh thiêng hễ ai có những hành động xâm phạm tới cây đều gặp chuyện không may, muốn qua  khỏi phải ra cây cầu khấn. Tuy nhiên đây chỉ là những lời truyền miệng của các cụ già trong làng, không có kiểm chứng. Không những thế người dân ở đây còn cho rằng nếu ai bị bệnh, hiếm con đến kêu cầu thì sẽ được cây phù hộ. Trong câu chuyện của các cụ già trong thôn còn kể rằng, trước đây, vào những đêm trăng sáng, gió mát, ngày rằm hay mùng một thường có một đôi rắn mòng xuất hiện dưới gốc cây thị và cây me. Người dân ở đây cho rằng đó là rắn thần nên không ai dám xâm hại.

Đã gần một thiên niên kỷ trôi qua, ngần ấy thời gian đủ để chứng minh cho sự trường tồn của hai cây cổ thủ. Dù đã mục ruỗng nhiều trong thân nhưng hai cây chưa hề có dấu hiệu của sự tàn lụi mà theo người dân ở đây, từ năm 2006, ngôi chùa đươc xây dựng và được bảo vệ thì hai cây cổ thủ càng tiếp tục xanh tốt, cành tỏa thành một không gian lớn trùm lên ngôi đền; những chiếc rễ to mọc lan ra cả một khoảng đất rộng. Được biết cây thị có chiều cao gần 38m, vòng gốc 11m, đường kính giữa thân khoảng 7m; cây me cao khoảng 36m. Gần 800 năm tuổi nhưng hai cây này vẫn cho quả rất nhiều. Đặc biệt thị thơm ngon, hạt nhỏ chứ không như thị ngày nay.
 


Sưu tầm.

Không có nhận xét nào: