Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Hậu trường chính trị phía sau cuộc chiến Đông Dương

BƯỚC XÂM LẤN ĐẦU TIÊN CỦA QUÂN PHIỆT NHẬT VÀO VIỆT NAM

Do hốt hoảng, Toàn quyền Catroux tự ý nhượng bộ quá nhiều những yêu sách của Nhật nên bị Pétain cách chức và được Decoux thay thế. Decoux dùng hạm đội uy hiếp buộc Catroux phải lập tức chuyển giao quyền cho ông chứ không được tiếp tục trì hoãn

Ngày 3.9.1939, đệ nhị thế chiến bùng nổ trước tiên tại mặt trận Âu châu giữa Đức Quốc xã của Hitler một bên, và Anh - Pháp - Ba Lan bên kia.

Giữa năm 1940, Anh - Pháp thất trận đầu tiên, ngày 10.6.1940, quân Đức Quốc xã tiến vào thủ đô Paris, cùng ngày với lời tuyên chiến của nước Ý phát xít của Mussolini với Anh-Pháp để đòi chia chiến lợi phẩm với Đức.

Cùng ngày, tại Hà Nội, vị Toàn quyền Dông Dương lúc bấy giờ, đại tướng Catroux nhận được những dấu hiệu, theo đó, quân đội Nhật đang chiếm đóng tất cả những thành phố lớn Trung Quốc đang chuẩn bị mở hai cuộc tấn công vào bờ biển Bắc-Việt bằng đường biển, song song với một cuộc dàn quân từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bằng đường bộ qua biên giới Bắc - Việt trong vùng Lạng Sơn, lợi dụng sự bất lực của chính quốc Pháp trong việc tiếp cứu Đông Dương thuộc Pháp, sau ngày một phần lãnh thổ Pháp bị quân Đức chiếm đóng.

Cùng lúc, Bộ Tham mưu Nhật lập lại những lời đe dọa và lên án việc Pháp cho phép vận chuyển vũ khí Mỹ bán cho Tưởng Giới Thạch qua hải cảng Hải Phòng rồi xuyên qua lãnh thổ Bắc - Việt để đưa sang Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai, bằng con đường sắt Hà Nội - Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Nhật buộc Pháp phải đóng cửa biên giới Hoa - Việt.

Trước mối đe dọa này, Toàn quyền Catroux, ngày 16.6.1940, quyết định cấm chỉ việc vận chuyển xăng dầu qua lãnh thổ Đông Dương cho Trung Quốc và lập tức thông báo biện pháp này cho phía Nhật qua vị Đại sứ Pháp tại Tokyo.

Cũng vào thời điểm này, Anh cũng đã phải đóng cửa biên giới Miến Điện - Trung Quốc tiếp theo sau đòi hỏi cua Nhật. Nhưng đã quá trễ: tối ngày 19.6.1940, Catroux nhận được tối hậu thư của Nhật buộc Pháp đóng cửa biên giới cho những cuộc vận chuyển xăng, xe vận tải cùng vũ khí, quân trang, bằng đường bộ cũng như đường sắt, và còn đòi Pháp phải để cho quân đội Nhật đặt các trạm kiềm soát tại các khu vực biên giới để theo dõi sự tuân thủ việc cấm chi các vụ buôn lậu vũ khí qua biên giới Việt - Trung. Nhật còn nhấn mạnh là Pháp phải trả lời chấp nhận yêu sách của Nhật ngay sáng hôm sau 20.6.1940.

Lúc bấy giờ, Toàn quyền Catroux tạm bị cắt đứt liên lạc với chính quyền do sự tan rã của quân đội Pháp, và chính quyền chủ bại Pétain đang sắp thay thế nội các P.Reynaud chủ chiến, để chấm dứt chiến tranh.

Nhật yểm trợ yêu sách của họ bằng việc cho di chuyển hạm đội dọc theo bờ biển Trung Hoa hướng về phía Hai Phòng. Toàn quyền Catroux trong tình thế khó khăn này không kịp chờ đợi chỉ thị từ chính quốc, đành phải chấp nhận đòi hỏi của Nhật.

Ngày 21 và 24.6, vị tân Bộ trưởng Thuộc địa trong chính phủ Pétain vừa được thành lập, đánh công điện khiển trách Catroux đã tự ý chấp thuận yêu sách của Nhật.

Ngày 25.6, Catroux đánh điện về chính quốc khẩn thiết yêu cầu để cho ông "tự do nhận định tình thế dễ hành động kịp thời", nội các Pétain họp và quyết định triệu hồi Catroux và chỉ định Đô đốc Decoux, Tư lệnh Hải quân Pháp tại Viễn Đông lên thay thế.

Toàn quyền Catroux trì hoãn trao quyền cho Decoux, người kế nhiệm

Phái bộ Quân sự Nhật kiểm soát việc đóng của biên giới do tướng Nishihara cầm đầu gồm nhiều sĩ quan của bộ binh và hải quân Thiên Hoàng Nhật đặt chân tới Việt Nam ngày 29.6, và cùng đi với thiếu tá Thiébaut tùy viên quân sự pháp tại Tôkyo.

Từ 28 giờ qua, những tin tức đầu tiên về việc tướng Catroux bị cách chức và được đô đốc Oecoux thay thế đã truyền đến Nhật và Đông Dương, nên ngay sau khi đến Hà Nội, Phái bộ Nhật đòi tiếp xúc với Decoux, tân Toàn quyền, nhưng vì Catroux bận việc tại Sài Gòn nên chưa chuyển giao quyền cho Decoux. Phía Nhật đành phải đợi Catroux trở về Hà Nội ngày 30.6, ngày này, các cuộc thương thuyết đề cập ngay đến việc thiết lập những trạm kiểm soát Nhật tại Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai và Hải Phòng.

Để tạo ra một không khí hòa dịu, tướng Catroux tự đơn phương quyết định đóng cửa biên giới Bắc-Việt theo hướng Trung Quốc - Đông Dương và có một hành động tượng trưng, cho lệnh tháo gỡ một đoạn đường sắt tại biên giới trong tỉnh Lào Cai...

Trên nguyên tắc, Catroux không có thẩm quyền thương thuyết với Phái bộ Nhật, vì lệnh triệu hồi và trao quyền lại cho Decoux đã có từ ngày 25.6 và đến ngày 30.6, ông đã nhận được một công điện của Bộ trưởng Thuộc địa, ông Rivière, ra lệnh cho ông phải chuyển giao ngay quyền hành cho Decoux và trở về Pháp trong thời gian ngắn nhất để nhận nhiệm sở mới và luôn những lời khiển trách.

Nhưng tướng Catroux tìm mọi cách hoãn lại ngày rời bỏ chức vụ Toàn quyền và chỉ đúng 25 ngày sau ông mới chịu trao quyền lại cho Decoux dưới sự đe dọa dùng vũ lực của Decoux qua những họng súng đại bác của soái hạm Lamotte Picquet.

Đô đốc Decoux xác nhận trong quyển hồi ký của ông là cuộc chuyển giao quyền hành này diễn ra trong một không khí không có gì tốt đẹp, nếu không nói là rất căng thẳng. Vàsau đó thay vì bay trở về Pháp trình diện với chính phủ Pétain, tướng Catroux bí mật liên lạc với De Gaulle và nhà cầm quyền Anh tại Singapour.

Trong ba tuần lễ đầu đặt chân tới Bắc Việt, Phái bộ Nhật xử sự như trên một lãnh thổ mà họ đã chiếm được, nên họ lập tức bắt tay vào một chiến dịch tuyên truyền và gián điệp, chú tâm quan sát những kho chứa vũ khí và quân trang Mỹ đang chờ được chuyển sang Trung Quốc nhưng từ nay bị cấm chỉ nên bị giữ lại tại chỗ.

Ngay những ngày đầu tháng 7.1940, tướng Nishihara đòi tướng Catroux thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:

1. Nhường lại cho Nhật những quân nhu Mỹ đang chờ được chuyển sang Trung Quốc cho Tưởng GiớiThạch.

2. Việc tiếp tế lương thực và đạn dược cho đạo quân Nhật đang chiếm đóng trong tỉnh Quảng Tây, qua ngã Bắc-Việt, do quân đội Nhật thực hiện.

3. Quân đội Nhật được quyền gửi thương bệnh binh Nhật đến các bệnh viện Bắc Việt để được săn sóc.

4. Quân Nhật được quyền mượn đường trong lãnh thổ Bắc Việt để tiến sang tỉnh Vân Nam nhằm tấn công quân của Tưởng Giới Thạch.

Mặc dù chưa nhận được chỉ thị nào của chính phủ Pétain, tướng Catroux cho phía Nhật biết là ông sẵn sàng cho phép Nhật tự do tiếp tế thực phẩm cho quân Nhật trong tỉnh Quảng Tây và việc chữa trị thương bệnh binh Nhật tại các bệnh viện Bắc-Việt.

Nhưng Catroux bác bỏ điều kiện để Nhật được tự do chuyển quân trên lãnh thổ Bắc-Việt để tấn công Trung Quốc vì vậy là xâm phạm chủ quyền của Pháp, nhưng ông sẵn sàng trù liệu một sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn với Nhật. Và để cho Nhật vận chuyển đạn dược và cả việc di tản các binh sĩ Nhật tại Quảng Tây sang vùng đồng bằng Bắc-Việt nếu chính phủ Nhật cam kết tôn trọng chủ quyền của Pháp tại Đông Dương và trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngoài khơi bờ biển Việt Nam, và rút quân khỏi đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Tướng Nishihara đề nghị với Catroux một cuộc liên minh quân sự

Chính phủ Pétain ngày 12.7 ra lệnh cho Catroux đình chỉ mọi cuộc thương thuyết và chuyển giao quyền hành của Decoux.

Ngay khi Phái bộ Nhật đến Hà Nội, một khu trục hạm và một tàu gỡ mìn Nhật đến bỏ neo ngoài khơi Hải  Phòng, và một chiến hạm Nhật khác tiến vào căn cứ Bayard tại Quảng Châu Loan, một nhượng địa của Trung Quốc cho Pháp, ở biên giới Việt-Trung. Kể từ thời điểm này, các tàu chiến Nhật tự do ra vào hai cảng này mà không cần xin phép nhà cầm quyền Pháp, bất chấp sự phản đối của phía Pháp. Mặt khác, hai phi trường Hà Nội và Hải Phòng phải tiếp nhận mà không được thông báo trước, những phi cơ quân sự Nhật viện cớ thực hiện những chuyến bay để liên lạc với Phái bộ Nhật.

Trong cuộc thảo luận tay đôi duy nhất diễn ra ngày 19.7, giữa Catroux và Decoux trước khi chính thức bàn giào quyền hành, Catroux khuyên Decoux có một thái độ cương quyết hơn đối với người Nhật, vì ông nhìn nhận là đã sai lầm khi nhượng bộ quá nhiều trước người Nhật mà không được người Nhật đáp trả lại một cách tương xứng.

Ngay sau ngày nhậm chức, Decoux tỏ ra có lập trường cương quyết hơn vị tiền nhiệm của ông trong các cuộc thảo luận với phía Nhật, nên không khí trở nên căng thẳng và dẫn tới cuộc chiến ngắn ngủi Pháp-Nhật tại vùng Lạng Sơn từ 22.9 đến 25.9.1940.

Lạng Sơn bị quân Nhật đánh chiếm, với tổn thất khá nặng của cả đôi bên qua con số thương vong nhiều ngàn người. Sau biến cố này, Toàn quyền Decoux nhận thức là một cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Nhật chỉ dẫn tới sự kết thúc chủ quyền của Pháp tại Đông Dương mà thôi nên ông đành đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác trong khi vẫn hết sức cố gắng hạn chế những yêu sách của Nhật trên mọi lãnh vực.

Nhưng Decoux không mấy thành công trong các nỗ lực giảm thiểu những tham vọng về lãnh thổ của phe quân phiệt Nhật, nhất là sau ngày Hitler xua quân tấn công vào lãnh thổ Liên Xô ngày 22.6.1941 và gặt hái được những chiến thắng vang dội trong những tháng đầu của cuộc chiến Đức-Liên Xô. Điều này càng khuyến khích Nhật nhanh chóng tiến về phía Nam và buộc Pháp chấp nhận cho Nhật đưa quân xuống miền Nam Việt Nam qua tối hậu thư ngày 22.1.1941, sự việc này bị phản ứng quyết liệt của Mỹ và châm ngòi cho cuộc chiến tại Thái Bình Lương giữa Nhật và Hoa Kỳ

NHỮNG PHỨC TẠP TRONG MỐI QUAN HỆ THỜI CHIẾN GIỮA PHÁP - MỸ VÀ NHẬT TẠI VIỆT NAM
Đường lối ngoại giao của Decoux đối với sự chiếm đóng của Nhật

Tháng 6.1940, liên quân Anh-Pháp đại bại trước quân Đức Quốc xã tại mặt trận Tây Âu khiến Thống chế Pháp Pétain phải chấp nhận sự đầu hàng với Hitler. Lợi dụng sự suy yếu cua Pháp, chính phủ Nhật lập tức buộc Toàn quyền Catroux lúc bấy giờ phải chấp nhận những nhượng bộ lớn về mặt quân sự, kinh tế.

Chỉ còn liên lạc được với chính quốc bằng vô tuyến điện, tướng Catroux buộc lòng phải tự nhận lấy trách nhiệm trong các cuộc thương nghị đầy khó khăn với tướng Nishihara, Trưởng Phái bộ Quân sự Nhật tại Hà Nội.

Để ngăn chặn những nhượng bộ quá đáng của Toàn quyền Catroux, chính phủ Pétain tại Vichy lập tức gửi công điện cho Catroux ra lệnh ngưng các cuộc thương thuyết đang diễn ra tại Hà Nội. Và ngày 25.6 đã quyết định ngưng chức Catroux, triệu hồi ông về Pháp và bổ nhiệm Đô đốc Decoux, Tư lệnh Hạm đội Pháp tại Thái Bình Dương lên thay thế, vì cho rằng Catroux đã vượt quyền hạn của ông và còn để lộ ý định sẽ thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào chính phủ Pétain tại chính quốc để ngã theo De Gaulle, người đang mưu toan thành lập một chính quyền lưu vong tại Anh để tiếp tục cuộc chiến chống lại Hitler.

Quả thật, ngày 20.7.1940 Catroux sau khi cố trì hoãn ngày chuyển giao quyền hành cho Decoux, đã rời Sài Còn bay sang Singapour, và thay vì bay về Pháp để nhận những chỉ thị mới của Pétain, nhưng với sự trợ giúp của nhà cầm quyền Anh tại Singapour, ông đã chuyển sang phi cơ của Anh để bay thẳng đến thủ đô Luân Đôn gia nhập hàng ngũ của De Gaulle.

Catroux tự đặt mình dưới.sự lãnh đạo của De Gaulle, một người mới được thăng cấp thiếu tướng chỉ có một tháng, trong khi Catroux mang cấp bậc đại tướng 5 sao, nghĩa là trên biển De Caulle ba cấp bậc trong quân đội.

De Gaulle từ ngày tự mình đứng lên nhận lấy trách nhiệm trước lịch sử là duy trì cuộc chiến chống Đức, đảm nhận một vai trò chính trị nên không lệ thuộc vào cấp bậc trong quân đội, cũng như đại tá Nasser tại Ai Cập hay đại úy Koong Le tại Lào sau này.

Ngay sau ngày nhậm chức, Decoux thi hành một đường lối đối ngoại dựa vào bốn điểm chính sau đây:

a) Kiêng nể, tránh gây phật lòng Anh - Mỹ, những đối thủ của Đức - Ý - Nhật. 
b) Giữ hoàn toàn trung lập trong cuộc chiến tại Thái Bình Dương.
c) Duy trì sự bình yên tại biên giới Việt-Trung, nghĩa là cố tránh va chạm với chính quyền Tưởng Giới Thạch.
d) Bảo vệ bằng mọi phương tiện, chủ quyền hành chính tại Đông Dương trong tay người Pháp.

Trong suốt 5 năm cầm quyền tại Đông Dương, Decoux lần lượt tiếp xúc với 4 vị đại Sứ Nhật và 6 vị đại diện toàn quyền, và độ hai chục vị lãnh sự Nhật, mà nhân vật đáng ngại nhất là Đại sứ Yoshizawa, một nhà ngoại giao đầy bản lĩnh và kinh nghiệm, ông này đến Hà Nội nhậm chức tháng 10.1941, khi ông đã 75 tuổi với bề dày kinh nghiệm trên lãnh vực ngoại giao, sau khi đã từng là đại sứ tại Pháp và tại Indonesia.

Với dáng người thấp, ăn nói rất thận trọng, tướng đi rón rén, miệng luôn hút xì gà như Churchill, nhà ngoại giao từng trải này quá hiểu biết để thừa thấy trước sự thất trận của Nhật trước các cường quốc Đồng Minh, ông cũng thấy trước là quân đội Nhật rồi cũng sẽ làm cuộc đảo chính quân sự lật đổ chủ quyền của Pháp tại Đông Dương nên cuối năm 1944 ông xin từ nhiệm để khỏi phải nhúng tay vào một hành động phản bội lời cam kết của Nhật hoàng là tôn trọng chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.
Các quan hệ giữa Pháp và Nhật luôn căng thẳng trong suốt thời gian cuộc chiến Thái Bình Dương. Vị đại sứ toàn quyền Yoshizawa ngay sau ngày Nhật tuyên chiến với Anh - Mỹ ngày 8.12.1941, cho Toàn quyền Decoux biết là từ đây, tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các cuộc hành quân, bắt buộc phải thương thảo với Bộ Tư lệnh Quân đội Nhật nên nhà ngoại giao lỗi lạc phải nhường bước cho các nhóm quân phiệt Nhật.

Những vụ rắc rối giữa nhà cầm quyền Pháp và quân đội chiếm đóng Nhật thường xảy ra và là một mối đe dọa thường xuyên cho chủ quyền hành pháp của người Pháp. Vị Trưởng Phái bộ liên lạc Nhật, tướng Tyo, người lên thay thế tướng Sumita tháng 10.1941 là một con người có nhiều cá tính trái ngược, vừa hung bạo vừa có tình cảm, vừa là một vị tướng quân phiệt vừa là một thi sĩ, thích sưu tập đồ cồ, vừa đáng ghét và đáng mến.

Tướng Tyo tin chắc quân đội Nhật là thiện chiến nhất thế giới, và ông ta trả giá sự sai lầm này tại Okinawa, khi thấy sư đoàn mà ông chỉ huy trong cố gắng bảo vệ hòn đảo này, bị quân Mỹ tiêu diệt dưới những trận mưa bom, khiến ông đành phải mổ bụng tự sát theo kiểu võ sĩ đạo để khỏi bị rơi vào tay quân Mỹ.

Ngày 14.10.1942, sau một vụ va chạm mạnh giữa các quân nhân Pháp và Nhật, tướng Tyo gửi đến Toàn quyền Decoux một công hàm đầy tính đe dọa, đổ lỗi cho Pháp là đã có hành động xúc phạm đến danh sự của quân đội Thiên Hoàng, và cho biết là từ giờ phút ấy, Bộ Tư lệnh tự cho mình có quyền bắt giữ những quân nhân hay thường dân Pháp có những hành động gây hấn với người Nhật.

Nhưng thực ra, lời đe dọa này chưa bao giờ được thi hành cho tới ngày đảo chính 9.3.1945, và cho tới ngày này, bộ tư lệnh Nhật vẫn để cho các cơ quan tư pháp Pháp đem ra xét xử những công dân Nhật phạm pháp trên lãnh thổ Đông Dương, cũng như đối với tất cả những kiều dân ngoại quốc sinh sống tại phần đất thuộc địa này của Pháp.

Một sự việc đáng được ghi nhận trong các quan hệ Pháp - Nhật lúc bấy giờ là tính cách của các nghi lễ ngoại giao được áp dụng trong cuộc thăm viếng Hà Nội ngày 19.4.1943 của Bộ trưởng Aoki, đặc trách các quốc gia Đại Đông Á. Phái bộ ngoại giao Nhật viện lẽ đây là một nhân vật cao cấp nhất từ trước tới giờ đặt chân tới Hà Nội nên Toàn quyền Decoux phải đích thân đến Tòa Đại sứ Nhật tại Hà Nội gặp Bộ trưởng Aoki rồi sau đó ông này mới đáp lễ bằng một cuộc thăm viếng Phủ Toàn quyền.

Nhưng Pháp cho phía Nhật biết là vị Toàn quyền Đông Dương là người đại diện cao nhất của Pháp tại Đông Dương, lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pháp, nên ở cương vị này, ông chỉ tiếp những vị thượng khách tại Phủ Toàn quyền chứ không có bổn phận dời gót đến thăm một vị khách quí nào.

Sau những cuộc điều đình gay go, hai bên đi đến thỏa thuận là ngay khi đến Hà Nội, Bộ trưởng Aoki sẽ đến Phủ Toàn quyền gặp Decoux trong một cuộc thăm viếng nhã nhặn, rồi ngay buổi chiều hôm ấy, Decoux sẽ đến Tòa Đại sứ Nhật, với tư cách riêng để dự một tiệc trà do ông đại sứ Nhật tổ chức để có một cuộc thảo luận riêng với ông Bộ trưởng Nhật.

Cuối tháng 11.1944, Đại sứ Yoshizawa cho Decoux hay là ông sẽ trở về nước luôn và sẽ được Đại sứ Matsumoto thay thế. Ông này sẽ nhận lấy trách nhiệm thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chủ quyền của Pháp tại Đông Dương 3 tháng sau, vào lúc sự thất trận của Nhật trước các cường quốc Đồng Minh đã hiện rõ, để xóa bàn cờ Đông Dương và góp phần không nhỏ cho công cuộc tranh đấu giành lại độc lập cho các dân tộc Đông Dương.

Đệ nhị thế chiến lan tới Việt Nam như thế nào?


Ngày 10.6.1940, quân Đức tiến chiếm Paris, thủ đô của Pháp, liên quân Anh Pháp tan rã và chỉ một tuần lễ sau, quân Pháp buông súng đầu hàng. Khai thác sự thất thế của Pháp, ngày 19.6.1940, đại tướng Catroux, Toàn quyền tại Đông Dương, nhận được từ vị đại sứ Pháp tại Tokyo (Nhật) một công điện cho biết chính phủ Nhật vừa gửi tối hậu thư cho Pháp, buộc nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương phải trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đóng cửa biên giới Việt-Trung, cũng như Pháp phải chấp nhận một sự kiểm soát của Nhật nhắm vào việc đóng cửa biên giới bởi những viên chức chuyên môn của Nhật.

Dưới áp lực quá nặng của Nhật, nhà cầm quyền Pháp tại chính quốc cầu cứu với Mỹ, nhờ nước này gây áp lực ngoại giao với Nhật và cung cấp vũ khí cho người Pháp tại Đông Dương. Việc này thất bại, vì Mỹ chưa kịp chuẩn bị đầy đủ để tham chiến nên cho Pháp biết là họ sẽ không thể làm gì để giảm bớt áp lực của Nhật cả và khuyên Pháp cố giảm bớt những yêu sách của Nhật và Mỹ cũng không phiền trách Pháp về nhtĩng nhượng bộ có thể phương hại đến Mỹ lúc bấy giờ.

Toàn quyền Catroux trước đó có yêu câu Mỹ giao cho ông số máy bay mà chính phủ Pháp đã đặt mua và đã thanh toán tiền để ông tăng cường lực lượng bố phòng, trong khi chính quốc Pháp đã đầu hàng Đức nên không cần đến số phi cơ này. Nhưng chính phủ Mỹ từ khước giao số máy bay này vì biết Catroux sẽ để số chiến cụ này sẽ rơi vào tay Nhật, kẻ thù sắp tới của Mỹ.

Đầu tháng 4.1940, khi tình hình chiến sự tại Pháp trở nên nguy kịch, Thủ tướng Pháp Paul Reynaud đã đánh điện cầu cứu tới Tổng thống Mỹ Roosevelt để yêu cầu Mỹ tham chiến và can thiệp với Mussolini để ngăn chặn tuyên chiến với Pháp. Tổng thống Roosevelt trả lời Thủ tướng Pháp là Mỹ không thể tuyên chiến với Đức trong một tương lai gần được vì chưa kịp chuẩn bị về mặt quân sự cũng như dư luận, mà chỉ hứa gia tăng sự cung cấp vũ khí cho Anh-Pháp.

Trước sự từ khước trợ giúp của Mỹ, hai vị Toàn quyền Pháp Catroux rồi Decoux đành nhượng bộ những yêu sách của Nhật, chấp nhận các yêu sách quân sự của Nhật.

Mỹ phớt lờ thiện chí hòa bình của Thủ tướng Nhật Konoye

Ngày 22.6.1941, quân Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô và trong 5 tháng đầu đạt được những thắng lợi lớn vì quân Liên Xô thiếu chuẩn bị. Lợi dụng sự thắng thế của phe Đức-Nhật, Nhật đưa ra những yêu sách mới với Toàn quyền Decoux tại Đông Dương ngày 22.7.1941:

“Pháp phải chấp thuận cho Nhật đổ bộ 50.000 quân lên Vũng Tàu ngày 30.7.1941, cho không quân Nhật sử dụng phi trường Tân Sơn Nhất, Biên Hòa và Sóc Trăng, trong mục đích mở những cuộc tấn công xuống phía Nam, nhắm vào Mã Lai, Singapour của Anh”.

Toàn quyền Decoux cũng đành phải nhượng bộ để cho quân Nhật tiến xuống Nam-Việt. Nhận thấy nguy cơ của cuộc tiến quân của Nhật, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ mới có phản ứng quyết liệt trước ý đỏ xâm lăng của người Nhật.

Sự hiện diện của quân Nhật tại Sài Gòn đe dọa trực tiếp các thuộc địa Anh tại Đông Nam Á, nên Thủ tướng Anh Churchill nói với Tổng thống Mỹ Roosevelt:

"Tôi muốn Mỹ tuyên chiến lập tức với Đức và Nhật và không nhận được viện trợ vũ khí Mỹ trong 6 tháng còn hơn là nhận được gấp đôi vũ khí Mỹ mà không có sự tuyên chiến của Mỹ".

Churchill thừa biết Roosevelt gặp khó khăn với Quốc hội Mỹ trong việc thuyết phục Quốc hội Mỹ cho phép ông tuyên chiến. Nhưng để an ủi và làm cho Churchill đỡ sốt ruột, Roosevelt nói với Churchill:

“Có thể tôi phải mất một thời gian nữa mới thuyết phục Quốc hội Mỹ chấp nhận một sự tuyên chiến, nhưng tôi ngấm ngầm có những hành động chiến tranh, như cho quân chiếm đóng đảo Ái Nhĩ Lan (Island), ra lệnh cho tàu chiến Mỹ nổ súng vào các tàu ngầm Đức để tự vệ, ra lệnh cấm vận các mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, máy móc dụng cụ, sắt thép, phong tỏa các tài sản của Nhật được ký gửi tại các ngân hàng Mỹ. Mất nguồn tiếp tế xăng dầu, quân lực Nhật sẽ bị tê liệt”.

Bằng những biện pháp cứng rắn trên, cộng thêm yêu sách buộc Nhật rút quân khỏi Đông Dương và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ đẩy Nhật vào tình thế phải tuyên chiến với Mỹ chớ Mỹ khỏi cần phải tuyên chiến trước với Nhật, và Roosevelt đã thành công.

Nhận thức mối hiểm nguy khi phải gây chiến với Mỹ, một cường quốc đông dân và nhiều tài nguyên hơn mình gấp bội, các lãnh tụ Nhật e ngại tìm cách hòa hoãn với Mỹ, chấp nhận trong bước đầu, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Nhật Konoye còn đề nghị bay sang Honolulu (lãnh thổ Mỹ) gặp Tổng thống Roosevelt để cố đạt được một sự thỏa thuận nhằm cứu vãn hòa bình, nhưng Roosevelt cương quyết bác bỏ đề nghị đầy thiện chí của Hoàng thân Thủ tướng Konoye, một chính khách được xem là ôn hòa.

Roosevelt đã có chủ tâm tham chiến để chặn đứng bước xâm lăng của trục Đức-Ý-Nhật. Điều kiện nặng nề nhất mà Mỹ đưa ra cho Nhật để Mỹ bỏ cấm vận là buộc Nhật rút hết quân đang chiếm đóng tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Nam Kinh, Hán Khẩu, Quảng Châu v.v... mà quân Nhật đã phải hy sinh hàng trăm ngàn sinh mạng để đánh chiếm được từ ngày 7.7.1937, nghĩa là từ hơn bốn năm qua trong một cuộc chiến không tuyên bố với Trung Quốc. Làm theo điều kiện này quả là một sự đầu hàng rõ rệt của Nhật trước Mỹ, điều mà phe quân phiệt Nhật không thể nào chấp nhận được.

Roosevelt còn buộc Nhật giải tán chính phủ Uông Tinh Vệ bù nhìn mà Nhật cho dựng lên tại Nam Kinh để đối đầu với chính phủ kháng chiến Tưởng Giới Thạch được Mỹ thừa nhận và viện trợ để chống lại Nhật.
Qua những điều kiện quá khắt khe trên, Mỹ thừa rõ là Nhật không thể nào chấp nhận được và bắt buộc phải mở một cuộc đột kích vào các căn cứ lớn của Mỹ đề chiếm thượng phong, và như vậy là trước dư luận Mỹ và thế giới, Nhật ra tay trước và trở thành kẻ gây chiến chớ không phải Mỹ, và Mỹ phải tự vệ mà thôi.
Người Mỹ trước cuộc đột kích vào Trân Châu Cảng, đã nắm được mật mã của Bộ Ngoại giao Nhật nên dù biết trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, mà cố ý lờ đi để chịu đòn. Thâm ý của nhà cầm quyền Mỹ là đặt Quốc hội và nhân dân Mỹ trước một hành động quân sự của Nhật gây tổn thất nặng nề về sinh mạng cho người Mỹ, sự việc này khiến dân chúng và Quốc hội quyết tâm đứng lên tiêu diệt kẻ thù Nhật để trả đũa.

Từ đầu tháng 12.1941, lò thuốc súng sắp bùng nổ trên Thái Bình dương vì lập trường giữa Mỹ và Nhật xung khắc quá rõ rệt, và các cuộc chuẩn bị chiến tranh diễn ra ráo riết giữa hai bên. Các nhà ngoại giao Mỹ và Nhật bàn giao nhiệm vụ lại cho phe quân sự để ngăn ngừa một hành động chiến tranh của đối phương. Và người Nhật, được xem là yếu thế hơn, nên phải ra tay trước.

24 tiếng đồng hồ trước giờ G, giờ phát súng đầu tiên khai hỏa, sáng ngày 6.12.1941, hai đoàn tàu chiến Nhật gồm 35 chiếc tàu chở quân, 8 tuần dương hạm và 20 khu trục hạm xuất phát từ các cảng Sài Gòn, Cam Ranh, Hải Phòng kéo neo tiến về phía Nam trên đường đánh chiếm Mã Lai, Tân Gia Ba. Nhiều hạm đội khác cũng cùng lúc tiến về các mục tiêu khác như Phi Luật Tân, Indonesia, còn riêng hạm đội chủ lực đột kích Trân Châu Cảng thì đã lên đường từ ngày 26.11, mười ngày trước, vì mục tiêu ở quá xa.

Mờ sáng ngày 7.12.1941, chiến cuộc bùng nổ trên khắp các mặt trận.Dội bom Tokyo xong, phi cơ Mỹ đáp khẩn cấp xuống chiến khu của Mao Trạch Đông. Bị tổn thất nặng nề sinh mạng và chiến cụ tại Trân Châu Cảng, hải quân Mỹ dù đã mất đi toàn bộ 8 thiết giáp hạm nòng cốt, sẵn nuôi chí phục thù. Tạm gác lại những cuộc hành quân lớn để ngăn chặn các cuộc đổ bộ của quân Nhật lên Phi Luật Tân do Mỹ bảo vệ, tân Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương được lệnh chuẩn bị một hành động trả đũa nhắm thẳng vào thủ đô Tokyo cua Nhật.

Mặc dù những phương tiện còn lại rất hạn chế do tổn thất quá lớn tại Trân Châu Cảng, tướng Himitz gom góp lại được hai chiếc tàu sân bay Enterprise và Hornet thoát nạn nhờ vắng mặt tại Trân Châu Cảng, và vài chiếc tuần dương hạm và khu trục hạm hộ tống để thành lập một hạm đội đặc nhiệm lãnh nhiệm vụ bất ngờ dùng phi cơ oanh kích thủ đô Tokyo.

Cái khó là làm thế nào bí mật đưa hạm đội đến gần chính quốc Nhật mà không bị người Nhật phát hiện và còn phải cho phi cơ cất cánh từ trên hai mẫu hạm, khi còn cách Tokyo một khoảng cách khá gần để các phi cơ Mỹ sau khi dội bom, còn đủ xăng để bay thoát về căn cứ trên hai mẫu hạm; hoặc bay thẳng qua lãnh thổ Trung Quốc thuộc vùng đóng quân của Bát lộ Quân của Mao Trạch Đông, một đồng minh của Mỹ.

Việc bay trở về các tàu sân bay Mỹ không được đặt ra, vì ngay sau khi cho phóng đi các phi đội tấn công, hạm đội Mỹ phải lập tức quay đầu 180 độ và mở hết tốc độ để cốt chạy thoát sự săn đuổi của hải và không quân Nhật, vì hạm đội Mỹ đã bị phát hiện.

Bộ Tư lệnh Mỹ thấy phải sử dụng những phi cơ ném bom có tầm hoạt động xa của lục quân như loại B.25 mới có thể thực hiện những phi vụ loại này. Mỹ lập tức tuyển dụng những phi công chuyên lái oanh tạc cơ B.25 và ráo riết huấn luyện cho họ phải làm cách nào cho phi cơ cất cánh chỉ sau hơn 200 mét lấy đà, vì đường băng trên tàu sân bay chỉ hơn 200 mét, trong khi loại B.25 này phải cần đến một đường băng trên 300 mét trên mặt đất mới cất cánh được.

Việc ráo riết tập luyện cho phi công B.25 cất cánh trên đường băng ngắn đòi hỏi một thời gian nên kế hoạch đột kích Tokyo bằng phi cơ chở trên mẫu hạm phải dời lại đến trung tuần tháng 4.1942. 

Ngày 1.4.1942, mười sáu chiếc oanh tạc cơ to lớn của lục quân được đưa lên chiếc tàu sân bay Hornet, và được đặt dưới sự chỉ huy của đại tá Doolittle. Sáng hôm sau, ngày 2.4, mẫu hạm Hornet, được sự hộ tống của hai tuần dương hạm Hashville và Vincennes trang bị đại bác 203 và 150 ly và một đội khu trục hạm chống tàu ngầm ra khơi.

Cuộc hành quân này được giữ bí mật tuyệt đối, các lính thủy và phi công Mỹ không hay biết mục tiêu của cuộc hành quân này. Chỉ khi gần đến bờ biển Nhật, vị hạm trưởng chiếc Hornet mới tập trung binh sĩ trên boong tàu và dùng loa cho các binh sĩ trên tàu rõ:

"Chúng ta đang đưa các oanh tạc cơ của lục quân đến gần bờ biển Nhật để dội bom xuống thủ đô Tokyo Nhật để trả đũa cuộc đột kích Trân Châu Cảng".

Các quân nhân Mỹ trên mẫu hạm, đặc biệt là các phi công của lục quân hò reo vang dội, mừng rỡ được dịp đi trả mối hận Trân Châu Cảng mặc dù họ thừa rõ mối nguy hiểm lớn khi phải bay vào không phận thủ đô Nhật để dội bom, nhưng họ hy vọng là yếu tố bất ngờ có thể hạn chế mức nguy hiểm phần nào. Tinh thần chiến đấu của thủy thủ đoàn chiếc Hornet rất cao là do quyết tâm phục hận của họ sau vụ Trân Châu Cảng đã khiến hơn 3.000 binh sĩ Mỹ thương vong.

Ngày 8.4.1942, chiếc tàu sân bay Mỹ thứ nhì Enterprise do Đô đốc W.Halsey chỉ huy, cùng với đoàn chiến hạm hộ tống, rời Trân Châu Cảng hướng về nước Nhật để kết hợp lực lượng với chiếc Hornet lập thành Hạm đội đặc nhiệm số 16, tất cả được đặt dưới sự chỉ huy của Halsey, ông này đang có dưới tay 2 tàu sân bay, 4 tuần dương hạm, hai đội khu trục hạm và 2 tàu chở dầu tiếp tế nhiên liệu.

Tất cả những phi cơ hải quân của chiếc Hornet đều được cất giấu dưới hầm, nhường boong tàu để làm chỗ đậu cho 2 phi đội oanh tạc cơ B.25 có tầm hoạt động xa của lục quân. Còn chiếc mẫu hạm Enterprise chở theo những phi cơ trinh sát và săn giặc để do thám và bảo vệ hạm đội chống lại các phi cơ địch.

Ngày 17.4.1942, hạm đội sau khi được tiếp tế xăng dầu, tách ra khỏi các khu trục hạm và tàu chở dầu, chỉ còn được sự bảo vệ của các dàn đại bác của các tuần dương hạm và của những toán phi cơ tuần tiều bay chung quanh. Từ giờ phút này, hạm đội chiến đấu Mỹ mở hết tốc lực tiến đến gần hòn đảo Hondo của Nhật để tấn công Tokyo.

Đô đốc Halsey có ý định đưa hạm đội đến cách bờ biến Nhật dưới 100 cây số để các phi công của lục quân có đủ nhiên liệu bay đến dội bom Tokyo rồi sau đó vượt qua biển Nhật Bản để đáp xuống các phi trường của kháng chiến quân Trung Quốc ở miền Bắc nước này.

Tuy nhiên, tình thế buộc Halsey phải sửa đổi kế hoạch. Trước rạng đông ngày 18.4, các “radar" Mỹ phát hiện những mục tiêu không thể xác định, ông ta chờ mặt trời lên, rồi cho phóng lên những máy bay trinh sát, ít lúc sau đó, các máy bay này trông thấy một tàu tuần Nhật và cho là họ đã bị tàu Nhật phát hiện, nên lập tức đánh điện cho tuần dương hạm Nashville đến đánh chìm tàu địch này, trước khi nó kịp báo động về Tổng hành dinh Nhật.

Đô đốc Halsey nghĩ rằng người Nhật đã được thông báo về sự hiện diện của ông và như vậy là ông mất đi yếu tố bất ngờ, nên dù đang còn cách bờ biển khá xa, đến 150 hải lý cách nơi được dự định để cho phi cơ cất cánh, và nếu ông tiến đến đúng nơi đã được dự định, hai tàu sân bay cực kỳ quí giá của ông có thể bị các phi cơ Nhật đặt căn cứ trên bộ đuổi theo kịp để đánh chìm, như trường hợp hai thiết giáp hạm Anh Prince-of-Wales và Repulse ngày 10.12.1941 bị phi cơ Nhật cất cánh từ phi trường Sóc Trăng đánh chìm ngoài khơi bờ biển Mã Lai chỉ 3 ngày sau khi chiến tranh bùng nổ trên Thái Bình Dương qua vụ Trân Châu Cảng.

Nếu Halsey và Doolittle quyết định cho phi cơ bay đi tấn công ngay để hy vọng còn có được yếu tố bất ngờ, thì các oanh tạc cơ Mỹ sẽ bay đến Tokyo giữa trưa, và sẽ khó đến được các phi trường Trung Quốc vì không còn đủ xăng. Hai chỉ huy trưởng Mỹ cân nhắc giữa những nguy hiểm phải chấp nhận, với những lợi ích quân sự và tâm lý mà Mỹ đạt được khi trút được hàng tấn bom xuống thủ đô Nhật ngay giữa ban ngày, sự việc này nâng cao tinh thần quân dân Mỹ giữa lúc quân Nhật vừa tiến vào chiếm thủ đô Manila của Phi Luật Tân và buộc Đại tướng Mỹ Mc.Arthur phải bỏ chạy khỏi hòn đảo cuối cùng Bataan.

Halsey và Doolittle không ngần ngại chọn con đường tấn công đầy mạo hiểm: đại tá Doolittle mạnh dạn bước lên chiếc oanh tạc cơ đầu tiên, cất cánh dẫn đường cho hai phi đội B.25 lúc 8 giờ 30 sáng, cùng trực chỉ Tokyo, trong khi Halsey ra lệnh cho hạm đội quay mũi lại nhanh chạy thoát về hướng căn cứ Mỹ, với tốc độ tối đa 25 hải lý mỗi giờ.

Ba trong số các oanh tạc cơ Mỹ nhận nhiệm vụ tấn công 3 thành phố lớn Kobe, Osaka và Hagoya ở Đông-Nam Tokyo. Tất cả số còn lại, bay thật thấp để tránh bị phát hiện và bay tới thủ đô Nhật lúc giữa trưa, ngay giờ tan sở, các công nhân viên chức rời nhiệm sở đi dùng cơm trưa, thì hàng loạt bom Mỹ rơi xuống đầu họ, một hành động trả thù cho vụ Trân Châu Cảng bốn tháng trước, ngay giữa lúc quân Anh - Mỹ đang thối lui trên khắp các mặt trận.

Một số bom Mỹ rơi trúng những cơ xưởng sản xuất đạn dược, nhà máy phát điện gây ra những đám cháy lớn, lực lượng phòng không Nhật bị bất ngờ chỉ phản ứng yếu ớt, kém hiệu quả. Các phi cơ Mỹ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lập tức tháo chạy ra phía bờ biển Nhật, về hướng Tây Bắc Trung Quốc như đã được dự định, sau khi gây kinh hoàng cho người dân tại thủ đô Nhật.

Một chiếc B.25 Mỹ bắt buộc đáp xuống lãnh thổ Nga, một số khác đáp được an lành xuống vùng chiến khu thuộc Hồng Quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông, nhiều chiếc khác rơi xuống những điểm cách xa nhau. Trong số 80 phi công tham gia cuộc đột kích này, có 9 người tử trận. Một người thiệt mạng khi nhảy dù ra khỏi máy bay, bốn người chết đuối khi phi cơ rơi xuống biển, một người khác chết trong một trại tù binh Nhật, và ba người khác là các trung úy Dan Hallmark, Will Farrow và Harold Spatz bị Nhật bắt cầm tù rồi bị một tòa án Nhật kết tội “chống lại nhân loại" và bị đem ra xử bắn, vì tội ném bom giết thường dân.

Cuộc không kích lần đầu tiên xuống thủ đô Nhật của không lực Mỹ là một đòn tâm lý đánh vào Bộ Tổng Tư lệnh Nhật. Chiếc tàu tuần Nhật trước khi bị tàu Mỹ đánh chìm, đã kịp thông báo với thượng cấp sự hiện diện của hạm đội Mỹ. Nhưng, người Nhật không tin là các oanh tạc cơ hạng nặng Mỹ có thể cất cánh từ một đường băng ngắn trên tàu sân bay. Một số tướng lãnh Nhật nghĩ rằng các phi cơ Mỹ bay đến từ đảo Midway, cách Tokyo 2.300 hải lý về phía Đông Tokyo.

Đại tá Doolittle cùng với số 71 nhân viên phi hành Mỹ còn sống, được người Trung Quốc và người Nga săn sóc sức khỏe trước khi giao lại cho không lực Mỹ. Đại tá Doolittle và toàn bộ số sĩ quan thuộc cấp đều được đặc cách thăng một cấp bậc. Riêng Doolittle, sau nhiều chiến công khác đã kết thúc cuộc chiến với cấp bậc đại tướng không quân, giống như trung tá Eisenhower từ cấp bậc trung tá ngày khai chiến 7.11.1941 đã thăng cấp đại tướng năm 1945.

VIỆT NAM DƯỚI THỜI QUÂN NHẬT CHIẾM ĐÓNG ĐÔNG DƯƠNG 1940-1945

Người Nhật gieo những tư tưởng chống Pháp cho người dân Việt Nam bất chấp sự phản kháng của Toàn quyền Decoux

Ngay sau ngày cuộc chiến Thái Bình Dương giữa Anh-Mỹ-Hà Lan với Nhật, lôi cuốn luôn Đức - Ý vào vòng chiến bên cạnh Nhật. Việt Nam cũng như hai nước Miên, Lào chịu ảnh hương của cuộc chiến đang lan rộng ra khắp địa cầu.

Buổi chiều ngày 8.12.1941, cảnh sát Nhật đến từng xóm nhà tại tất cả thành phố nước ta khuyến cáo dân chúng tắt bớt đèn ban đêm để cho máy bay địch không nhìn rõ mục tiêu để dội bom, một sự thận trọng hơi quá đáng, vì Nhật ra tay trước, và Anh - Mỹ chỉ ở vào thế phòng thủ, lực lượng chính yếu của họ ở quá xa bên chính quốc nên không kịp điều động đến mặt trận Đông Nam Á.

Hoa Kỳ trực tiếp lâm chiến, và một trong những hành động đầu tiên của họ là viện trợ khẩn cấp cho Tưởng Giới Thạch, thiết lập những sân bay quân sự tại những vùng trên lãnh thổ Trung Quốc chưa bị quân Nhật chiếm đóng, đặc biệt là trong tỉnh Tứ Xuyên với thủ phủ Trùng Khánh, và trong tỉnh Vân Nam sát biên giới Tây Bắc Việt Nam.

Vũ khí Mỹ tới tấp được đưa đến Trung Quốc qua ngã Miến Điện. Đại tướng Mỹ Stitwell rồi sau đó là đại tướng Wedemeyer được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng cho Tưởng Giới Thạch, với ban cố vấn quân sự Mỹ bên cạnh bộ máy chiến tranh của họ Tưởng. Các căn cứ quân sự Nhật tại Việt Nam trở thành những mục tiêu cho không lực Mỹ tấn công trong giai đoạn đầu từ các phi trường Mỹ được thiết lập ở miền Nam Trung Quốc, và việc này đã xảy ra từ năm 1943.

Mặc dù bị ép buộc phải để cho Nhật đóng quân trên lãnh thổ Việt Nam, qua một thỏa hiệp, chính phủ Pháp trong tình thế này phải lên tiếng với thế giới để minh định Pháp không phải là đồng minh của Nhật trong các hành động quân sự chống lại Anh - Mỹ, và quân Pháp tại Đông Dương sẽ không chống lại quân Trung Quốc được Mỹ trang bị vượt biên giới tấn công quân Nhật trú đóng tại Bắc Việt.

Mặc dù đóng tại biên giới Việt - Trung, quân Pháp được lệnh rút lui không kháng cự quân Trung Quốc khi lực lượng này tràn sang biên giới để tấn công vào các vị trí quân sự Nhật tại Việt Nam. Trong trường hợp này, Việt Nam trở thành bãi chiến trường cho hai phía Nhật - Hoa choảng nhau.

Giới quân sự Nhật đồng ý để cho quân Pháp đóng tượng trưng tại biên giới Việt - Trung để tránh mở thêm một mặt trận tại khu vực này, tình trạng này giúp cho người Pháp duy trì những cuộc tiếp xúc bán chính thức với nhà cầm quyền Trung Quốc, với các đại diện ngoại giao của De Gaulle và với các mật sứ Anh - Mỹ tại Trung Quốc.

Decoux cố gắng duy trì không khí yên tĩnh tại biên giới Việt - Trung và nhờ trung gian thuyết phục Hoa Kỳ và Trung Quốc từ bo mọi ý định tấn công quân Nhật trú đóng tại Bắc Việt. Ông ta đã thành công trong cuộc vận động này, cho tới ngày 9.3.1945 khi quân Nhật thực hiện cuộc đảo chính quân sự chấm dứt nền cai trị của Pháp tại Đông Dương.

6.000 quân Pháp - Việt dưới sự chỉ huy của hai tướng Sabattier và Alexandri cầm cự trong hơn một tháng trên vùng rừng núi Bắc - Việt rồi thoát sang Trung Quốc để phải gánh chịu sự hắt hủi của các tướng lãnh và sĩ quan Mỹ tại đây thay vì được trang bị và được tiếp tế đầy đủ để được trở lại chiến đấu chống kẻ thù chung là quân Nhật.

Tướng Matsui, lãnh tụ đảng Hắc Long (Nhật) đến Sài Gòn tuyên truyền chống Pháp

Thực ra, một số không ít người Nhật kín đáo khuyến khích người dân địa phương có những tư tưởng và hành động bài Pháp, đặc biệt là trong số những tín đồ Cao Đài và trong số những phần tử ủng hộ Hoàng thân Cường Để đang sống lưu vong trên đất Nhật.

Năm 1938, Bộ trưởng Thuộc địa Pháp Mandel đã nhìn nhận là hợp pháp sự hiện hữu của đạo Cao Đài, để tỏ ra họ tôn trọng tự do tín ngưỡng của người Việt.

Nhận thức được mối nguy từ các tín đồ Cao Đài được sự ủng hộ ngầm của người Nhật, Toàn quyền Decoux lợi dụng một trong những chuyến tàu sau cùng còn được hải quân Anh cho phép lưu thông trên biển hướng về đảo Madagascar thuộc Pháp để bắt ông Hộ pháp Cao Đài Phạm Công Tắc và một số chính trị phạm khác đưa lên tàu lưu đày sang hòn đảo này để ngừa mọi hậu họa.

Người Nhật mặc dù hỗ trợ và kín đáo bênh vực những tín đồ Cao Đài nhưng không can thiệp công khai để buộc Pháp trả tự do cho ông Phạm Công Tắc. Ngược lại, người Nhật cấp những thẻ căn cước cho những thành viên của các phong trào bài Pháp và thân Nhật tại Nam Việt.

Cùng lúc, người Nhật có những cuộc tiếp xúc kín đáo với giới sư sãi tại Campuchia, và lần đầu tiên người ta chứng kiến kể từ tháng 7.1943, sự ra đời của một phong trào có tính cách chính trị và tôn giáo Miên chống lại nhà cầm quyền Pháp.

Trên lãnh vực Phật giáo thế giới, người Nhật cũng có những hoạt động tích cực. Lấy danh nghĩa giúp thống nhất các giáo phái đạo Phật, từ tháng 6.1943 Nhật gửi đến các nước Nam Á bị quân Nhật chiếm đóng một nhóm nhà sư Nhật. Nhóm này lưu lạc nhiều tháng tại Bắc Việt, tại đây họ bắt tay vào một chiến dịch tuyên truyền tích cực có khuynh hướng kỳ thị chủng tộc và thù ghét người nước ngoài.

Ngoài ra, cũng trong thời điểm này, người Nhật còn tổ chức tại Đông Dương dưới danh xưng là “Liên minh cho sự phục hưng quốc gia Việt Nam", một phong trào rộng lớn có khuynh hướng quốc gia công khai chủ trương đưa Hoàng thân Cường Để lên ngôi báu thay thế Bảo Đại. Decoux phải kín đáo ngăn chặn các phong trào để tránh va chạm với người Nhật, ra mật lệnh bắt giữ những người cầm đầu phong trào rồi cho lưu đày biệt xứ.

Những hoạt động chống Pháp này còn có liên hệ mật thiết với sự xuất hiện của vị tướng hồi hưu Matsui tháng 7.1943. Khi các cơ quan mật thám Pháp thông báo cho ông hay việc tướng Matsui sắp đến Việt Nam, người được Pháp xem như một trong những nhân vật hoạt động tích cực nhất cổ xúy cho một Đại Đông Á, vừa là một thành viên có nhiều ảnh hưởng của đảng "Hắc Long".

Decoux liền đem việc này than phiền với Đại sứ Nhật Yoshizawa, thì được ông này trấn an:

“Vị tướng già hưu trí Matsui này không còn đảm nhận một chức vụ quân sự nào, chỉ đến Việt Nam thực hiện một chuyến du hành với tư cách cá nhân để thu thập tin tức, và chỉ lưu lại một thời gian ngắn tại Việt Nam, với một lần ghé qua Đà Lạt".

Vì Matsui rất có uy tín trong quân đội Nhật, các cố vấn của Toàn quyền Decoux khuyên ông nên dành cho vị tướng Nhật hồi hưu này một cuộc tiếp kiến tại Phủ Toàn quyền. Hơn nữa Matsui không phải xa lạ gì với Decoux, vì hai người đã từng đại diện nước mình đi dự Hội nghị Quốc tế tài giảm binh bị tại Geneve năm 1932.

Vì quyền lợi quốc gia, Decoux liền mời tướng Matsui đến dự một bữa tiệc thân mật tại nhà nghỉ mát của Phủ Toàn quyền trên Đà Lạt. Hành động lịch sự này của Decoux đã bị Matsui đáp lễ một cách phũ phàng, vì chỉ vài ngày sau khi xuống Sài Gòn, vị tướng Nhật này đã không ngần ngại đưa ra những lời tuyên bố bài Pháp và người da trắng.

Nếu có đủ quyền lực trong tay, chắc chắn Decoux đã lập tức ra lệnh bắt giữ vị khách xấu không mời mà đến, nhưng vì bị đè nặng dưới áp lực quân sự của Nhật, nên Decoux đành nén cơn giận lại mà chỉ đưa ra những lời phản đối mạnh mẽ với chính phủ Nhật qua trung gian của vị Đại sứ Pháp tại Tokyo và chính phủ Nhật đã trả lời là những lời tuyên bố của Matsui chỉ có tính cách cá nhân mà thôi.

Tuy nhiên, những lời tuyên bố của tướng Matsui trước các đại diện báo chí Việt Nam có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức trẻ Việt Nam và khích động tinh thần yêu nước của các phần tử tiến bộ Việt Nam đang mong muốn được thấy nước nhà giành lại độc lập trong tay người Pháp.

Tướng Matsui, một phần tử nồng cốt trong tổ chức gián điệp "Hắc Long", bốn năm sau đó bị Tòa án Đồng minh họp tại Tokyo sau ngày Nhật đầu hàng, kết án tử hình vì bị xem là đã gây ra những tội ác chiến tranh tại những nước bị quân Nhật chiếm đóng, và Matsui đã bị treo cổ.

Tại thủ đô Tokyo, những lời tuyên bố khích động tinh thần yêu nước của tướng Matsui nhắm vào giới trí thức trẻ Việt Nam được sự đồng tình của báo chí Nhật. Tờ báo Nhật có độc giả nhiều nhất tại Nhật và được xem như là đại diện cho dư luận của đa số người Nhật, ngày 8.7.1943, có đưa ra bài bình luận như để trả đũa lại sự phản đối của nhà cầm quyền Pháp nhắm vào các hoạt động của tướng Matsui như sau:

"Thái độ thiếu nhiệt tình của nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam phải nhường chỗ cho một tinh thần hiểu biết và hợp tác tích cực đối với những nguyện vọng của người Nhật. Nếu cứ duy trì thái độ cũ, nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam có nguy cơ tự cô lập mình hoàn toàn mà thôi. Tất cả các nước láng giềng đều ủng hộ Nhật trong các cố gắng kiến thiết một vùng Đại Đông Á thịnh vượng.

Chỉ có Đông Dương tuy đã ký với chính phủ Nhật trong những năm vừa qua những thỏa hiệp phòng thủ, quân sự và kinh tế, không thay đổi chính sách, mà chỉ tùy thuộc vào đường lối của chính phủ Vichy. Ông Yoshizawa trong nhiều cuộc thảo luận với Toàn quyền Decoux đã tìm cách siết chặt những quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là tạo ra một không khí hợp tác thành thật để xây dựng một Đông Á phồn thịnh. Đông Dương phải nhận thức là phải cùng củng cố khu vực Đông Á thịnh vượng chung".

Nội dung bài bình luận này mang tính cách đe dọa nhắm vào chính sách thiếu tinh thần hợp tác của Toàn quyền Decoux.

Ngày 25.7.4, Đại sứ Yoshizawa đến gặp Decoux với những lời lẽ đe dọa để trách Decoux tỏ ra thiếu thiện chí trong vấn đề giải quyết tốt đẹp việc Pháp phải cung cấp nhân công, tiền bạc và những nhu cầu vật chất cho quân đội Nhật trú đóng tại Đông Dương, và buộc Decoux phải có những biện pháp để chấm dứt tình trạng này.

Đại sứ Yoshizawa còn đòi Decoux bãi nhiệm một số công chức cao cấp Pháp bị Nhật tố cáo là đã không tuân thủ những điều khoản đã được ghi trong những thỏa hiệp Pháp - Nhật liên quan đến việc cung cấp những dịch vụ, nhân công, tài khoản cho những nhu cầu của quân Nhật tại Việt Nam.

Nhật còn tố cáo Pháp đã áp dụng chính sách nước đôi, bằng cách lén lút bắt tay với Tưởng Giới Thạch để cung cấp tin tức về những sự điều động về quân số Nhật tại Việt Nam cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Trung Quốc đặt tại vùng biên giới Hoa Việt.

Decoux luôn bị đặt dưới nguy cơ một sự đánh úp bất thình lình của quân Nhật do không khí luôn căng thẳng trong mối quan hệ lỏng lẻo Pháp - Nhật, nên lực lượng quân sự Pháp tại Đông Dương luôn được đặt trong tình trạng báo động, sẵn sàng đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Trên lãnh vực chiến tranh tâm lý, Toàn quyền Decoux do lời thề trung thành với Quốc trưởng Pétain, đã chỉ thị cho các cơ quan tuyên truyền và Mật vụ mở những chiến dịch ca ngợi sự hy sinh của Pétain nhẫn nhục đứng ra gồng gánh đất nước dưới áp lực của kẻ thù thắng trận. Trong khi bộ máy tuyên truyền của De Gaulle, trong đó có sự giúp sức của Đài BBC, lên án Quốc trưởng Pétain hèn nhát đầu hàng kẻ thù Đức. Tòa án quân sự Pháp của chính quyền Petain kết tội De Gaulle đào ngũ và phản lại chính quyền hợp pháp tại chính quốc, và tuyên án tử hình khiếm diện tướng De Gaulle.

Tại Sài Gòn lúc bấy giờ có hai nhật báo Pháp là tờ Inpartial do Maurice Bernad, một bồi bút thân Nhật, và tờ La Dépêche do tên thực dân hạng nặng De La Chevrotièr làm tổng biên tập, tên này vài năm sau bị Việt Minh bắn chết.

Tuyệt đại đa số người Pháp tại Đông Dương vào thời điểm này đều có đầu óc chống người Nhật, vì Nhật đang dùng lực lượng quân sự đè nặng áp lực lên chính quyền thực dân Decoux. Nhà báo Pháp Maurice Bernard phải nhìn nhận là một ký giả uyên thâm và là một ký giả có tài, nhưng vì tư lợi nên dùng ngòi bút đi ngược lại quyền lợi của nước nhà bằng những bài báo gâ y ả ảnh hưởng ta i hạ i trong cá c giới Phá p qua lậ p trường thân Đức và Nhật của anh ta. Dĩ nhiên là các bài báo trên tờ Impartial phải qua sự kiếm duyệt gắt gao của cơ quan thông tin và tuyên truyền của Toàn quyền Decoux.

Trong những năm quân đội Nhật có mặt tại Việt Nam, chính quyền Decoux cấm dân chúng, công chức và quân nhân nghe lén đài phát thanh của De Gaulle thiết lập tại Calcutta (Ấn Độ) vì đài này luôn đả kích chính quyền Decoux đầu hàng người Nhật.

Một thiếu tá Pháp chỉ huy tiểu khu Ban Mê Thuộc mỗi tuần chỉ định cho những sĩ quan Pháp luân phiên bắt sóng nghe lén đài phát thanh của De Gaulle để thông báo cho các quân nhân Pháp về diễn biến của tình hình quân sự và chính trị trên toàn thế giới, nên bị cơ quan mật vụ của Decoux theo dõi và báo cáo về Hà Nội: Đại tướng Mordant, Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương đành phải phạt vị thiếu tá này 15 ngày trọng cấm để làm vừa lòng Decoux.

Sau lời kêu gọi người Pháp khắp mọi nơi theo về với ông từ ngày 18.6.1940 để tiếp tục chiến đấu chống Hitler, tướng De Gaulle đã đạt được nhiều thành công đối với một số người Pháp tại Đông Dương, đặc biệt là việc đại tướng Toàn quyền Catroux, ngay sau khi rời khỏi nhiệm sở tại Hà Nội, thay vì bay sang Pháp trình diện với chính phủ Pétain, đã từ Singapour đổi phi cơ bay sang thủ đô Anh để gia nhập phe kháng chiến De Gaulle.

Riêng bác sĩ Béchamp, đang là Trưởng Phái bộ Y tế Pháp tại thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã bỏ nhiệm sở để lên đường sang nước Anh, nhưng khi đứng chân tại Quảng Châu Loan thuộc Pháp đã bị mật thám Pháp phát hiện và bị dẫn giải về Hải Phòng rồi bị Tòa án của Decoux kết án 15 năm tù khổ sai vì tội xâm phạm an ninh quốc gia. Sau đó, Béchamp bị đưa vào Sài Gòn và bị biệt giam tại khu dành cho tội phạm ở bệnh viện Grall và từ trần tại đây tháng 7.1944.

Cũng tại nhà giam trong bệnh viện Grall - nay là bệnh viện Nhi đồng 2, nhiều sĩ quan Pháp bị phát hiện là định bỏ trốn theo De Gaulle, đã bị bắt giữ và bị biệt giam tại đây, trong số có đại úy Richard, phi công Labussièr, hai trung úy Robert và Boulle. Ngoài ra, chịu áp lực của người Đức, Toàn quyền Decoux đã cách chức những viên chức pháp gốc Do Thái phục vụ trong bộ máy cai trị của Phủ Toàn quyền, như giáo sư Roger Pinto, bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ, khiến ông phải rời trường Luật Hà Nội xuống Vĩnh Long làm luật sư.

Tối hậu thư của Nhật ngày 8.12.1941 buộc Pháp nhượng bộ, không kịp nhận lệnh từ chính quốc, Decoux nhận lãnh trách nhiệm nhượng bộ Nhật để có thể duy trì chủ quyền của Pháp thêm hơn ba năm nữa để ký Hiệp ước phòng thủ chung Pháp - Nhật

Ngay sáng ngày 8.12.1941, vài giờ sau cuộc đột kích của phi cơ xuống Trân Châu Cảng, căn cứ của hạm đội Thái Bình Dương của Hoa kỳ, Toàn quyền Decoux buộc phải ký gấp những thỏa hiệp mới với nhà cầm quyền quân sự Nhật tại Hà Nội, mà không kịp hỏi ý kiến của chính phủ Pháp tại Vichy.

Decoux nhìn nhận là các thỏa hiệp bổ túc này có một tầm quan trọng đặc biệt, và ông tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử về việc phải ký các thỏa hiệp này, dưới áp lực quân sự của người Nhật, vì ông tin chắc là nếu ông không chịu nhượng bộ thì quân đội Nhật, nhờ đã có mặt tại Đông Dương từ Nam tới Bắc, cũng đã tràn ngập các vị trí đóng quân của Pháp chỉ trong vài giờ và chấm dứt chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.

Sáng ngày 8.12.1941, Decoux đang có mặt tại Hà Nội, ông thường luân phiên lưu trú ở hai Dinh Toàn quyền tại Hà Nội và tại Sài Gòn, thì được các đại diện của Bộ Tham mưu Nhật thông báo cuộc không kích xuống Trân Châu Cảng rồi trao cho ông một tối hậu thư buộc ông phải ký ngay những tài liệu về một thỏa hiệp mới bổ túc các thỏa hiệp trước đây về nguyên tắc một sự "phòng thủ chung Pháp - Nhật" chống lại mọi cuộc xâm lược từ bên ngoài.

Muốn kéo dài thời gian để kịp nhận chỉ thị từ chính quốc, Decoux phải khó khăn lắm mới thuyết phục vị tướng Nhật Tyo để cho ông được hoãn tới buổi chiều cùng ngày, để đưa ra lời phúc đáp là có ký hay không vào thỏa hiệp đã được phía Nhật soạn sẵn.

Tướng Tyo, được tiếng là một trong những "lãnh tụ"' của nhóm tướng lãnh trẻ được tín nhiệm trong Bộ Tồng tham mưu tại Tokyo, đã nhận được quyền hành rộng rãi cho phép ông có quyền thương thuyết hoặc cắt đứt quan hệ với Decoux và sử dụng vũ lực với người Pháp tùy theo hoàn cảnh.

Chiều ngày 8.12, sau khi suy nghĩ thật kỹ trong nhiều giờ, và thu thập ý kiến của đại tướng Mordant, Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương và các cố vấn thân cận, Decoux chấp thuận trên nguyên tắc những yêu sách mới của Nhật và chịu bắt tay ngay vào các cuộc thương thuyết về mọi hình thức để thi hành các thỏa hiệp mới.

Ngay buổi tối hôm ấy đã diễn ra tại dinh Toàn quyền Hà Nội những cuộc thảo luận vô cùng gay go giữa đại diện hai bên kéo dài suốt đêm mùng 8 rạng sáng 9.12.1941, trong một không khí đặc mùi thuốc súng.

Nhiều lúc, Decoux đã nghĩ là cuộc đàm phán sẽ đi tới tan vỡ và như vậy người Nhật sẽ dùng lực lượng đã có sẵn để thực hiện một cuộc đảo chính quân sự xóa bỏ chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. Đến mờ sáng, thì hai bên mới đạt được thỏa thuận trong gang tấc. Thỏa hiệp mới này có những điểm chính sau đây:

1. Nguyên tắc của một sự "phòng thủ chung" cho Đông Dương được lập lại. Nhưng thực ra nguyên tắc này không bao giờ được đem ra áp dụng, và không có một cuộc hành quân phối hợp được hai Bộ Tư lệnh Pháp - Nhật thực hiện, ngoại trừ sự tham gia tượng trưng của vài khẩu đội cao xạ Pháp bắn chỉ thiên khi phi cơ Mỹ oanh kích.

2. Trong mọi trường hợp, Decoux nhấn mạnh với phía Nhật cái thế trung lập của Pháp và Đông Dương trong cuộc chiến tại Thái Bình Dương, và cương quyết từ khước tham dự trực tiếp hay gián tiếp vào mọi cuộc hành quân có tính cách tấn công vào những kẻ thù của Nhật. Còn các cuộc hành quân tự vệ "phòng thủ", thì phía Pháp né tránh để không phải tham gia với quân Nhật trong suốt cuộc chiến.

3. Quân đội Pháp vẫn giữ độc lập, không chấp nhận mọi sự xen lẫn của người Nhật vào tổ chức nội bộ của Pháp, và hoàn toàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Pháp.

4. Bộ Tư lệnh Pháp không bao giờ thực sự "hợp tác" với quân đội Nhật, nên thường bị phía Nhật than phiền về sự thiếu tinh thần hợp tác của người Pháp, nhất là qua sự chống đối cương quyết của Decoux, việc chính phủ Pháp phải thừa nhận chính phủ bù nhìn tay sai người Nhật do Uông Tinh Vệ cầm đầu tại Nam Kinh, Trung Quốc.

Song song với các cuộc chuẩn bị các cuộc đột kích vào các căn cứ Anh - Mỹ tại Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Nhật tại Đông Dương cũng ban hành những biện pháp nhằm đánh úp bất ngờ các vị trí đóng quân của Pháp tại Sài Gòn và Hà Nội trong trường hợp Decoux không đáp ứng những yêu sách mới của Nhật, như họ đã làm sau đó ngày 9.3.1945 khi chỉ một đêm là dẹp tan những ổ kháng cự chính yếu của Pháp trên toàn lãnh thổ Đông Dương để xóa bỏ bộ máy cai trị của người Pháp...

Sau này, Decoux đưa ra nhận xét là nếu ngay từ năm 1940, nếu Hoa Kỳ cương quyết ngăn chặn sự bành trướng của Nhật xuống vùng Đông Nam Á như họ đã làm quá trễ sau khi quân Nhật lấn chiếm xuống miền Nam Đông Dương, thì rất có thể đã ngăn chặn được chính sách bành tướng của Nhật và tránh cho chiến tranh không lan rộng sang khu vực Thái Bình Dương, và cuộc chiến chống lại Hitler tại Âu châu có thể rút ngắn được ít nhất hai năm.

Trong suốt Đệ nhị thế chiến, quân số Nhật tại Đông Dương có hai lần lên đến con số cao nhất (75.000 người trước ngày bùng nổ cuộc chiến tại Thái Bình Dương tháng 12.1941 và 60.000 quân ngày Nhật đảo chính Pháp đầu tháng 3.1945). Quân số Nhật từ 1940 đến 1945 thường ở mức trung bình từ 23.000 đến 25.000 người trên toàn lãnh thổ Dông Dương, vì Nhật còn phải gửi những số quân lớn khác đến những lãnh thổ đang xảy ra chiến sự hoặc phải giữ lại để khai thác tài nguyên dùng vào việc theo đuổi chiến tranh.

Phi trường Sóc Trăng có tầm quan trọng quyết định cho không lực Nhật
Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến tại Thái Bình Dương, quân đội Nhật gặt hái được những chiến thắng vang dội bằng những trận đánh phủ đầu tại Trân Châu Cảng, Hồng Kông, Phi Luật Tân, Singapour và Mã Lai. Những đoàn tàu hộ tống chở quân đi đánh chiếm Mã Lai phần lớn xuất phát từ Hải Phòng, Sài Gòn hoặc từ chính quốc Nhật.

Đặc biệt trong chiến công lẫy lừng của không quân Nhật đánh chìm hai thiết giáp hạm Anh Prince of Wales và Repulse ngày 10.12.1941 ở ngoài khơi bờ biển Mã Lai. Các oanh tạc cơ và phi cơ phóng ngư lôi Nhật lên đến hàng trăm chiếc đều xuất phát tử phi trường Tân Sơn Nhất và nhất là từ sân bay Sóc Trăng để rút ngắn đường bay một trăm cây số, giúp các phi cơ Nhật có đủ nhiên liệu để bay trở về căn cứ, điều này cho thấy những tai hại lớn cho Anh - Mỹ do sự chiếm đóng Nam Việt của quân Nhật.

Trong 5 tháng đầu của cuộc chiến, quân Nhật đã đánh chiếm được cảng Hồng Kông ngày 24.12, Guam ngày 13.12, Wake ngày 24.1, Manila, Singapour ngày 15.2, Batavia ngày 6.3, Java ngày 9.3.

Cuối tháng 4.1942 Nhật đã tiến sâu về hướng Australia, và giữa tháng 5, không quân Nhật tấn công cảng Darwin của Úc. Cuối tháng 5.1942, các tiềm thủy đình Nhật hoạt động ngoài khơi Sydney và Diego Suarez. Lúc bấy giờ, quân đội Nhật đã lên đến cao điểm của cả một loạt chiến thắng quân sự trước khi bị sức mạnh quân sự Mỹ lần lượt đánh bật ra khỏi những vị trí chiến lược mà họ đánh chiếm trong cuộc tổng tấn công trọng năm tháng đầu của cuộc chiến Thái Bình Dương...

Trong suốt cuộc chiến giữa Nhật và Anh - Mỹ tại mặt trận Thái Bình Dương kéo dài trong 44 tháng, toàn lãnh thổ Đông Dương trở thành một khu vực bất động, nằm ngoài cuộc chiến, nằm giữa vùng khói lửa bao trùm các nước láng giềng.

Những nhu cầu chiến lược đã thu hút quân lực hai bên đến những chiến trường khác, điều này giúp cho ba quốc gia Việt - Miên - Lào thoát khỏi thảm họa chiến tranh, ngoại trừ các cuộc oanh kích của không quân Mỹ xuống các mục tiêu tại Bắc Việt từ năm 1943, và xuống Nam Việt từ tháng 6.1944. Các cuộc không kích này gây ra những tổn thất lớn về vật chất và sinh mạng cho thường dân mà không gây khó khăn mấy cho quân Nhật trú đóng tại Đông Dương.

Tổng thống Mỹ Roosevelt ngay từ tháng 4.1941 trước khi lao vào cuộc chiến đã có ý định trung lập hóa Đông Dương, nhưng bất thành vì Nhật quyết dùng Đông Dương làm bàn đạp để tiến chiếm Mã Lai và Singapour. Còn Toàn quyền Decoux thì tìm cách khuyên Hoa Kỳ và Trung Quốc đừng tấn công quân Nhật qua ngã biên giới Bắc Việt.

Chính sách của Decoux được xác định như sau trong Đệ nhị thế chiến:

- Không làm phật lòng hai cường quốc Anh - Mỹ.
- Hoàn toàn giữ trung lập trong cuộc chiến tại Thái Bình Dương.
- Cố duy trì sự hòa hoãn với chính phủ Tưởng Giới Thạch để tránh chiến tranh bùng nổ tại biên giới Việt Trung.
- Bảo vệ bằng mọi phương tiện chủ quyền của Pháp tại Đông Dương chống lại sự lấn át của người Nhật để duy trì bộ máy cai trị của Pháp, cho tới ngày kết thúc Đệ nhị thế chiến với sự đầu hàng trông thấy của Nhật.

Decoux suýt đã thành công trong các cố gắng này nếu không xảy ra cuộc đảo chính ngày 9.3.1945 lật đổ chủ quyền của Pháp tại Đông Dương, chỉ năm tháng trước ngày Nhật buông khí giới đầu hàng.

 Nước Pháp với dân số chỉ độ 40 triệu người năm 1940, hoàn toàn không có đủ khả năng chống lại cùng lúc nước Đức với 60 triệu dân ở mặt trận Âu châu, và nước Nhật với 68 triệu dân ở Đông Nam Á nếu không được sự trợ giúp đắc lực của các cường quốc Đồng Minh.

Điều này có thể hiểu vì chính Hoa Kỳ cũng không giữ nổi Phi Luật Tân lúc bấy giờ đang đặt dưới sự bảo hộ của họ với một lực lượng quân sự hùng hậu đặt dưới quyền chỉ huy tài ba của hai nhà lãnh đạo quân sự sáng chói nhất nước Mỹ là Mac Arthur ở chức vụ tổng tư lệnh, và Eisenhower ở chức tham mưu trưởng.

Eisenhower sau này đảm nhiệm chức tổng tư lệnh lực lượng Anh - Mỹ - Pháp với hơn 5 triệu quân tại mặt trận Tây Âu. Trong khi Mac Arthur bị quân Nhật đánh đuổi và thoát chạy sang Úc mùa xuân 1942, nhưng ông này vẫn được Tổng thống Roosevelt tín nhiệm và giao cho giữ chức vụ tổng tư lệnh Mỹ ở mặt trận Thái Bình Dương để ba năm sau đó đánh bật quân Nhật ra khỏi tất cả những lãnh thổ mà Nhật đã đánh chiếm được trong 5 tháng đầu cửa cuộc chiến.

Trước khi rút chạy khỏi Phi Luật Tân bằng tàu ngầm để tránh bị quân Nhật bắt làm tù binh, Mac Arthur đưa nắm tay hướng về nước Nhật long trọng thề trước một nhóm binh sĩ của ông: "Tôi sẽ trở lại". Và sau này đúng là ông đã quay trở lại!..

Chính sách nước đôi của Decoux giữa hai kẻ thù Mỹ và Nhật. Tưởng Giới Thạch gửi tối hậu thư cho Pháp dọa cho quân tràn sang tấn công quân Nhật đang chiếm đóng Bắc Việt

Ngay sau khi cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ ngày 7.12.1941 giữa Nhật và Anh - Mỹ, Toàn quyền Đông Dương Decoux lúc bấy giờ đặt ra các nguyên tắc căn bản cho chính sách đối ngoại của Phủ Toàn quyền Pháp tại Đông Dương như sau:

1. Thi hành một đường lối trung lập càng chặt chẽ càng tốt giữa hai phe đối kháng.
2. Không vượt ra ngoài những cam kết bị ép buộc giữa Pháp và Nhật.
3. Giới hạn, bằng mọi phương tiện, những hậu quả không thể tránh được của những cam kết mà Pháp phải chấp nhận dưới áp lực của Nhật.
4. Duy trì sự yên tĩnh và kéo dài nguyên trạng tại biên giới Việt - Hoa.
5. Tránh để cho các thỏa ước phòng thủ chung Pháp Nhật phải thi hành nhằm chống lại các cuộc tấn công của quân Anh - Mỹ có thể xảy ra.
6. Tỏ ra nể nang trong mọi trường hợp đối với hai cường quốc Anh - Mỹ.

Chỉ 4 ngày sau khi cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ, Thống chế Tưởng Giới Thạch gửi cho chính phủ Pháp một tối hậu thư cho biết là khi nào quân Nhật đang đồn trú tại Đông Dương sử dụng lãnh thổ này để tấn công vào miền Nam Trung Quốc bằng đường bộ hoặc bằng không quân, thì quân đội của Tưởng sẽ tràn sang Bắc Việt và Thượng Lào để tấn công quân Nhật và như vậy là miền Bắc Đông Dương sẽ trở thành bãi chiến trường giữa quân Nhật và quân Trung Quốc, điều mà Decoux rất lo sợ, vì trong hoàn cảnh này, chủ quyền của Pháp tại Đông Dương bị tổn thương nặng.

Decoux bằng con đường ngoại giao, cố vận động để Tưởng Giới Thạch không nên có hành động gây hấn nào đối với quân Nhật tại miền Bắc Đông Dương để tình hình bớt rối ren và nguy hiểm.

Ông H.Haye, đại sứ của chính phủ Pétain tại Hoa Kỳ đã tìm cách tiếp xúc với Đại sứ Trung Quốc vào đầu tháng 11.942 khi ông này đến công cán tại Hoa Thịnh Đốn, để thuyết phục Trung Quốc đừng có những hành động chiến tranh nhắm vào quân Nhật tại Bắc Việt. Và ông Haye cũng nhờ ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Cordel Hull khuyến cáo Trung Quốc tránh mở thêm một mặt trận mới tại biên giới Việt - Trung.

Chính phủ Pétain đánh điện chỉ thị cho Toàn quyền Decoux không được dùng quân đội chống lại quân của Tưởng khi quân này tràn sang biên giới để tấn công quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương mà chỉ rút sâu vào nội địa, để cho hai kẻ thù Nhật Trung tự do thanh toán lẫn nhau trên vùng rừng núi ở biên giới, còn quân Pháp thì rút từ từ về miền đồng bằng Bắc Việt.

Rất may cho các dân tộc Đông Dương là cho tới ngày chấm dứt cuộc chiến Thái Bình Dương, quân của Tưởng không xâm nhập miền Bắc Đông Dương nên không có một cuộc đụng độ nào xảy ra giữa quân Nhật và quân của Tưởng trên vùng lãnh thổ này.

Trong thời chiến, Decoux có thái độ rất khôn khéo không làm phật lòng cả hai phe đối địch. Ngay sau cuộc tuyên chiến của hai bên, tất cả những kiều dân Anh - Mỹ, Hà Lan tại Sài Gòn và Hà Nội đều bị quân Nhật quản thúc vì lý do an ninh. Phủ Toàn quyền Pháp, thi hành các công pháp quốc tế, thúc đẩy việc gửi tới Sài Gòn và Hải Phòng những tàu các nước trung lập để trao đổi và đưa về nước số người này.

Ngược lại, một số kiều dân Nhật tại Hoa Kỳ bị xét có thể nguy hiểm cho an ninh của Hoa Kỳ cũng bị quản thúc trong thời chiến. Còn những người Mỹ gốc Nhật định cư tại Hoa Kỳ từ bao đời trước, và nằm trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự, thì được gọi nhập ngũ với tư cách là công dân Mỹ, được huấn luyện quân sự rồi được gửi sang chiến trường Âu Châu đề chiến đấu chống lại kẻ thù da trắng của Mỹ là Đức và Ý

Trong khi những người Mỹ gốc Đức và Ý phục vụ trong quân đội Mỹ thì được gửi sang chiến trường Thái Bình Dương chiến đấu chống lại kẻ thù da vàng của Mỹ là quân Nhật, như trường hợp đại tướng Wedemeyer, người Mỹ gốc Đức, được giao đảm nhận chức Tổng Tư lệnh Đồng Minh tại mặt trận Đông Á và là tổng tham mưu trưởng của Tưởng Giới Thạch trong những năm sau cùng của Đệ nhị thế chiến.

Còn đối với những kiều dân các nước khác thù nghịch với Nhật, thì phủ Toàn quyền Pháp thương thuyết gay go với Phái bộ Ngoại giao và quân sự Nhật để những người này được tập hợp dưới sự canh giữ của nhà cầm quyền Pháp trong những trại tập trung, mà địa điểm quan trọng nhất đặt tại tỉnh Mỹ Tho. Trong số người này có rất nhiều phụ nữ và trẻ em da trắng được người Pháp giữ trại đối xử rất nhân đạo và tỏ ra rất thỏa mãn về số phận của họ.

Nhà cầm quyền Pháp còn phải mở những cuộc thương thuyết với Nhật để được giao trách nhiệm tạm quản lý các tài sản và tiền gửi trong các ngân hàng của những kiều dân Anh - Mỹ và Hà Lan tạm bị giữ trong các trại tập trung cho đến ngày chấm dứt chiến tranh để rồi sẽ được giao hoàn cho những người chủ hợp pháp, trong khi Phái bộ ngoại giao Nhật đòi tịch thu những tài sản của công dân các quốc gia thù địch của họ.

Toàn quyền Decoux còn yêu cầu chính phủ Pétain thông báo của Đô đốc Leahy, đại sứ Mỹ tại Vichy tất cả những gì mà ông ta đã làm để bảo vệ những quyền lợi của người Mỹ tại Đông Dương để không quân Mỹ nhẹ tay trong các cuộc không kích xuống các thành phố tại Đông Dương, nơi có một số vị trí quân sự Nhật ở ngoại thành.

Nhưng không lực Mỹ dường như không quan tâm đến những lời thỉnh cầu này của Decoux, nên vẫn tiến hành những cuộc dội bom vô tội vạ xuống các thành phố lớn, mà nạn nhân đa số là thường dân vô tội, trong số này có cả những người da trắng thường dân.

Nhiều khu cư trú của thường dân cũng bị ném bom, ngay cả chợ Bến Thành. Nhiều tàu buôn Pháp lãnh nhiệm vụ chuyển gạo tiếp tế từ Nam ra Bắc và chở than đá từ Bắc vào Nam đều lần lượt bị phi cơ Mỹ săn đuổi dọc theo bờ biển Việt Nam đánh chìm bằng bom và ngư lôi. Nhiều tàu chiến Pháp lãnh nhiệm vụ yểm trợ các đoàn tàu buôn trên lộ trình này cũng bị phi cơ Mỹ đánh chìm kéo theo cái chết của gần toàn bộ các thủy thủ đoàn hai chiếc Tahure và Béril, mà trước đó từng bỏ neo tại bến Bạch Đằng.

Từ 1943, không lực Mỹ thường tấn công các đoàn tàu hỏa xuyên Đông Dương, gây gián đoạn hệ thống đường sắt Bắc-Nam, nhưng gây không mấy khó khăn cho con đường vận chuyển của quân đội Nhật.

Pháp cất giấu phi công Mỹ bị bắn rơi tại Việt Nam rồi lén đưa họ sang Trung Quốc

Tuy các oanh tạc cơ Mỹ gây thiệt hại về sinh mạng cho thường dân và nền kinh tế Đông Dương, Decoux vẫn thi hành chính sách trung lập nhưng thiên về Hoa Kỳ hơn. Khi các phi công Mỹ bị cao xạ Nhật bắn rơi và nhảy dù xuống đất, Bộ Tư lệnh Nhật dựa vào tình trạng chiến tranh, tự cho mình có quyền bắt giữ số phi công này, dù cho họ chỉ rơi vào tay nhà cầm quyền Pháp.

Decoux viện lẽ là Đông Dương không có tham chiến và đứng trung lập nên có quyền cho số phi công Mỹ quyền tị nạn và quản thúc họ cho tới ngày chấm dứt chiến tranh.

Thực ra, Decoux ngầm chỉ thị cho các viên chức địa phương Pháp cứu giúp, cất giấu các phi công Mỹ thoát chết sau khi nhảy dù xuống đất rồi kín đáo chuyển họ đến vùng biên giới Việt - Trung để giao cho chính quyền Tưởng Giới Thạch bên kia biên giới để họ có thể được chiến đấu trở lại chống quân Nhật, kẻ thù chung của Anh - Pháp - Mỹ.

Vấn đề các phi công Mỹ bị bắn rơi xuống lãnh thổ Đông Dương năm 1944 trở thành mối bận tâm lớn cho Phủ Toàn quyền Pháp, vì trở thành một vấn đề nhạy cảm và tế nhị trong các cuộc thương nghị gay gắt giữa Nhật và Pháp.

Người Nhật cứ nằng nặc đòi người Pháp phải giao các tù binh phi công Mỹ cho họ vì chính họ đã bắn rơi những người này, kẻ thù của họ. Có lúc, người Pháp e ngại là người Nhật không còn kìm chế được sẽ dùng vũ lực xông vào các nơi tạm che giấu phi công Mỹ để tóm bắt những người này.

Một số viên chức Pháp háo hức muốn lập công với người Mỹ, những kẻ sắp chiến thắng, và với ý định nhận được những số tiền thưởng lớn nếu giải cứu và bí mật đưa họ sang được các tỉnh miền Nam Trung Quốc trao trả an toàn cho Tổng hành dinh Mỹ đóng tại Côn Minh (Vân Nam) hoặc tại Nam Ninh (Quảng Tây). Những người Pháp năng nổ và vụ lợi này đã qua mặt Decoux để lén lút đưa những tù binh phi công Mỹ ra khỏi các nơi tạm cất giấu và bằng những đường dây bí mật mà người Nhật không thể nào phát hiện được, qua những đường mòn trong rừng để đưa họ sang bên kia biên giới Việt - Trung.

Vấn đề phi công Mỹ bị bắn rơi gây căng thẳng trầm trọng trong các quan hệ vốn đã mong manh giữa Nhật và Pháp vào đầu năm 1945 và cũng là một trong những nguyên nhân khiến quân đội Nhật phải tiến hành cuộc đảo chính quân sự ngày 9.3.1945 lật đổ chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.

Mặc dù bị bắt ép ký thỏa ước phòng thủ chung với Nhật chống lại một cuộc xâm chiếm từ bên ngoài chỉ có thể đến từ phía Anh - Mỹ, người Pháp tại Đông Dương luôn chờ đợi giờ phút liên quân Anh - Mỹ đổ bộ lên lãnh thổ Đông Dương để tấn công quân Nhật từ phía sau lưng.

Người Pháp luôn ôm mối hận người Nhật lợi dụng sự thất trận của Pháp tại chính quốc để đổ quân và buộc Pháp phải chấp nhận sự chiếm đóng của Nhật trên toàn cõi Đông Dương, kèm theo những ràng buộc về kinh tế và tài chính để nuôi dưỡng số quân Nhật trú đóng tại đây trong suốt gần 5 năm của cuộc chiến Thái Bình Dương.

Từ năm 1943, một bộ phận gián điệp của phe kháng chiến De Gaulle đã hợp tác với Phòng Nhì Pháp để chuyển những tin tức tình báo xác thực đến Bộ Tư lệnh Đồng Minh, hướng dẫn các phi cơ chiến đấu Mỹ từ bên Trung Quốc và từ các hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam bay đến tấn công và đánh trúng các vị trí của quân Nhật.

Ngoài ra, hai cơ quan gián điệp OSS của Mỹ và Intelligence-service của Anh hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới Việt Trung cũng thu thập những tin tức tình báo về các nơi đóng quân và về các cuộc chuyển quân của Nhật tại Việt Nam. Một số các hoạt động tình báo của phe kháng chiến còn vượt ra ngoài sự hay biết của Decoux mà chỉ được thông báo cho đại tướng Mordant, người được De Gaulle tin dùng và bổ nhiệm vào chức vụ Tổng đại diện cho nước Pháp tự do, sau này là Chính phủ lâm thời Pháp do De Gaulle lãnh đạo.

Số phận của Nam Việt được định đoạt tại Vichy. Mỹ chờ cho Nhật đưa 50.000 vào Sài Gòn mới ra tay xô đẩy Nhật vào Đệ nhị thế chiến mà khỏng mang tiếng là gây chiến

Mùa xuân 1941, Hitler nhận thấy không đủ khả năng đánh chiếm Anh quốc, đã phạm phải một sai lầm chiến lược lớn khi quyết định quay sang xâm lăng Liên Xô, một quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới và những tài nguyên bất tận.

Mờ sáng ngày 22.6.1941, gần 200 sư đoàn Đức và các nước đàn em như Ý, Hungary, Bulgary, Roumani v.v... với quân số tổng cộng hơn 3.000.000 người tràn qua biên giới tấn công Liên Xô trên một mặt trận dài hơn 3.000 cây số với ý định đập tan quân đội Xô Viết với quân số lên đến 4.700.000 người, trong một chiến dịch thần tốc như đã diễn ra tháng 5.1940 ở mặt trận Tây Âu.

Ngày 9.10.1941, chỉ không đầy ba tháng sau những mũi tấn công quyết liệt, theo nhà viết sử Dahms trong quyển "Đệ nhị thế chiến", hơn 4 triệu binh sĩ Liên Xô đã bị đánh tan và bắt làm tù binh, quân Đức chiếm được những phần lãnh thổ rất giàu tài nguyên của Liên Xô gồm Ukraina, nước Nga Trắng, vùng Crimée, các nước vùng Ban Tích gồm Lettonia, Estonia.

Cùng lúc, Hitler còn thúc hối Nhật nhân cơ hội Liên Xô đang bị vây hãm ở phía tây, tấn công sau lưng Liên Xô ở mặt trận phía đông Siberia để dẫn nhanh đến sự sụp đổ hoàn toàn của đại cường quốc cộng sản này. Cũng nên nhớ là Nhật - Đức - Ý nằm trong trục phát xít, cả ba đều có mục tiêu chống Cộng sản Quốc tế.

Nhóm quân phiệt Nhật đang nắm quyền trong chính phủ của Thiên Hoàng đã ngần ngại rất lâu giữa hai cám dỗ là nhảy vào vòng chiến ở Bắc Á, tấn công sau lưng Liên Xô để chia phần lãnh thổ Liên Xô với Đức, hoặc xua quân xuống phía Nam đánh chiếm các thuộc địa của Anh - Pháp, Hà Lan và Hoa Kỳ rất giàu tài nguyên. Sau cùng, Nhật chọn con đường thứ nhì xem ra có lợi và dễ ăn hơn.

Lúc bấy giờ, quân đội Nhật đã đồn trú tại Bắc Việt từ cuối tháng 9.1940 nên bước đi đầu tiên là đưa quân xuống Nam Việt để đặt căn cứ không quân tại Tân Sơn Nhất và Sóc Trăng, cùng với những đơn vị lục và hải quân. Các tướng lãnh Nhật lúc bấy giờ phạm phải sai lầm lớn là cho rằng Hoa Kỳ sẽ không ra tay can thiệp do xu hướng trung lập của một phần đáng kể trong dư luận Mỹ, và họ đã chiếm đóng dễ dàng Bắc Việt mà không gặp phải phản ứng mạnh của Tổng thống Mỹ Roosevelt lúc bấy giờ.

Ngay những tháng đầu năm 1941, cơ quan mật vụ Pháp phát hiện các dấu hiệu cho thấy Phái bộ Nhật chỉ thị cho vị lãnh sự Nhật tại Sài Còn thu nhập tất cả những gì xảy ra tại Nam Việt. Sau đó, Phái bộ Nhật than phiền với Toàn quyền Decoux về thái độ thân Anh và thân De Gaulle của một bộ phận người Pháp tại Sài Gòn.

Những lời than phiền này dần dần có tính cách đe dọa, nên Decoux ra chỉ thị cho người Pháp tại Sài Gòn phải tỏ ra dè dặt để không giúp cho người Nhật có cái cớ đòi Pháp phải để cho họ đưa quân vào miền Nam, điều này rất tai hại cho chủ quyền của Pháp tại miền Nam giàu lúa gạo và cao su này.
Đầu tháng 7.1941, tướng Nhật Sumita người thay thế tướng Nishihara sau cuộc đọ súng ngắn ngủi tháng 9.1940, có gợi ý với đại tá hải quân Jouan, chánh văn phòng của Toàn quyền Decoux, là chính phủ Nhật có thể sẽ yêu cầu chính phủ Pétain để cho quân đội Nhật sử dụng một số căn cứ ở phía Nam Đông Dương.

Decoux liền đánh điện cho chính phủ Pháp tại Vichy, nơi đặt thủ đô của ông Pétain trong vùng không bị quân Đức chiếm, lúc này Paris nằm trong vùng bị Đức chiếm đóng. Chính phủ Pháp liền chỉ thị cho ông đại sứ Pháp tại Tokyo ngày 7.7.1940 là phải tỏ ra thận trọng trước những yêu sách mới của Nhật tại Việt Nam.

Nhưng chính phủ Nhật không liên lạc với Tòa Đại sứ Pháp tại Nhật mà đưa trực tiếp đến chính phủ Pháp, dưới hình thức một tối hậu thư, những đòi hỏi mới, và cuộc thương nghị về vấn đề này diễn ra ngay sau đó tại Vichy, ngày 14.7.

Như vậy là trong tình thế khó khăn này, Decoux chỉ còn biết chờ lệnh từ chính quốc và sẽ bị đặt trước sự đã rồi, vì không trực tiếp tham gia vào sự định đoạt số phận của Đông Dương.

Ngày 22.7.1940, Decoux được Trưởng Phái bộ Nhật thông báo là chính phủ Pháp đã chấp thuận nguyên tắc dành những dễ dãi mới cho quân đội Nhật ở Nam Việt.

Một đoàn tàu hộ tống chở 50.000 quân đã rời Nhật trên đường đến Sài Gòn và sẽ đến Vũng Tàu ngày 30.7. Cùng lúc, Decoux nhận được lệnh từ Vichy chỉ thị phải chuẩn bị tiếp đón đoàn quân này.
Thời điểm này rơi vào giữa thời gian nghỉ hè, nên người Pháp tạm đặt dưới sự sử dụng của Nhật, để đóng quân, một số trường học đang tạm bỏ trốn, như trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, và nhà cầm quyền Pháp phải sắp xếp lại để chuyển toàn bộ các lớp học của trường này về trường Sư phạm lúc bấy giờ, sau này là trường Trưng Vương trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, và ngày tựu trường được dời lại 18 ngày sau, vào ngày 2.10.1941, người viết bài này lúc bấy giờ đang là học sinh của trường này nên còn nhớ rõ sự việc này.

Những nhượng bộ mới, dưới áp lực của sức mạnh quân sự của Nhật, mà Vichy đành chấp nhận thật là nặng cho chính quyền Pháp tại Đông Dương:

- Quân đội Nhật từ đây được quyền đi lại khắp lãnh thổ Đông Dương. Nhiều căn cứ mới sẽ được đặt dưới quyền sử dụng của quân Nhật ở miền Nam Đông Dương, và quân số Nhật đóng tại vùng này sẽ không bị giới hạn.
- Nguyên tắc của "sự phòng thủ chung (Nhật - Pháp) chống lại một cuộc xâm lăng từ bên ngoài đã được hai bên chấp thuận.

Nhưng thực chất nguyên tắc này chưa bao giờ được hai bên áp dụng cho tới ngày xảy ra cuộc đảo chính ngày 9.3.1945, mặc dù Sài Gòn thường bị phi cơ Mỹ dội bom, nhưng chỉ có lực lượng phòng không Nhật chống trả, chứ các dàn súng cao xạ Pháp không bao giờ lên tiếng, vì Nhật chỉ là một đồng minh bất đắc dĩ của Pháp.

Ông đại sứ Mỹ tại Vichy, Đô đốc Leahy đã được chính phủ Pétain báo động về những yêu sách mới của Nhật ngay từ ngày 16.7.1941, nhưng chỉ có một thái độ thụ động, mặc dù ông thừa đoán trước là việc này rồi sẽ đến.

Ngược lại, Tổng thống Mỹ F.Roosevelt chờ cho Nhật đưa quân vào Nam Việt rồi mới chịu ra tay siết chặt vòng vây kinh tế nhắm vào Nhật và còn kèm theo 3 điều kiện khắc nghiệt buộc Nhật không có cách nào khác là tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng ngày 7.12.1941. Từ đó chiến tranh lan rộng khắp toàn cầu để rồi dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của bộ máy chiến tranh Nhật và đánh mất tất cả những vùng đất mà Nhật đã chiếm được từ hơn 50 năm trước.

Ở đây chúng ta phải thán phục khả năng phục hồi sinh lực của người Nhật sau cơn thảm bại năm 1945. Khi ký hiệp ước đầu hàng Đồng Minh, Nhật phải cho hồi hương 6 triệu quân nhân, viên chức, kiều dân định cư tại các lãnh thổ hải ngoại trong khi tất cả các thành phố lớn nhỏ điêu tàn dưới các trận mưa bom của Mỹ, các nhà máy trên toàn quốc cũng bị hủy diệt nên không có khả năng tạo công ăn việc làm cho 6 triệu con người thất nghiệp này.

Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, kinh tế Nhật được phục hồi, nhất là sau cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Nhật đã giàu lên nhanh chóng nhờ cung cấp một phần lớn những hàng tiêu dùng cho hai đoàn quân viễn chinh Mỹ, cung cấp những tiện nghi cho dân chúng các nước có quân Mỹ trú đóng nên rủng rỉnh đô la. Nhật cũng là nơi tiếp đón số quân nhân Mỹ và nhân viên dân sự Mỹ tại Nam Việt và Nam Triều Tiên sang vui chơi nghỉ phép. 

Ngày 16.7.1941, đại sứ Mỹ tại Vichy, trong cuộc hội kiến với Quốc trưởng Pétain, có cho ông này biết là chính phủ Mỹ không có điều kiện trợ giúp đắc lực cho Pháp để chống lại áp lực càng ngày càng nặng của Nhật và khuyên Pétain đợi chờ Mỹ có thời gian chuẩn bị chiến tranh để sẵn sàng ngăn chặn sự bành trướng của Nhật.

Trước thái độ thụ động của Mỹ, chính phủ Pháp đành đau buồn chấp nhận những yêu sách quá đáng của Nhật, tránh cho Đông Dương khỏi hoàn toàn rơi vào tay người Nhật bằng một cuộc xâm lăng quân sự trực tiếp.

Chính phủ Pétain lúc bấy giờ phải nhượng bộ dễ dàng trước áp lực của Nhật và Thái Lan là do sự cắt đứt liên lạc bằng đường biển giữa chính quốc và Đông Dương. Hải quân hoàng gia Anh ra lệnh phong toả đường biển khiến vũ khí và 4 tiểu đoàn lính Senegal do sĩ quan Pháp chỉ huy đóng tại Djibouti chờ được đưa sang tăng viện cho Đông Dương bị chiến hạm Anh ngăn chặn trên đường đi.

Mặt khác, chính phủ Pháp yêu cầu Hoa Kỳ chuyển giao cho Decoux một số vũ khí đáng kể gồm cả nhiều phi cơ chiến đấu mà Pháp đã đặt mua và đã trả tiền để tăng cường cho lực lượng của Pháp tại Đông Dương. Nhưng chính phủ Hoa Thịnh Đốn bác bỏ đề nghị này vì cho rằng nếu thỏa mãn yêu cầu này của Pháp thì sớm muộn gì cũng sẽ rơi vào tay những kẻ thù của Hoa Kỳ.

Tình thế này khiến Pháp bó tay trong ý định chống trả cương quyết lại áp lực của chính quyền quân phiệt Nhật lúc bấy giờ, và điều này giải thích được thái độ nhu nhược của Tổng thống Pétain và Toàn quyền Decoux năm 1941.

Còn Tổng thống Mỹ Roosevelt thì muốn Nhật dấn sâu vào những hành động xâm lược để kéo quần chúng Mỹ ra khỏi ảo vọng được sống an lành trong chính sách tự cô lập và đứng giữa hưởng lợi bằng việc bán vũ khí cho cả hai bên.

Nền kinh tế khép kín tại Việt Nam từ 1940 đến 1945 thời Đệ nhị thế chiến, cuộc sống khắc khổ của người Việt dưới hai gọng kìm Pháp và Nhật

Trong Đệ nhị thế chiến, Đông Dương mà Việt Nam là thành phần chính yếu, cùng với Campuchia và Lào, từ 1939 đến 1945, vì sự phong tỏa kinh tế của hải quân Anh Mỹ, và sự cắt đứt liên lạc bằng đường hàng không với nước Pháp, đã phải trải qua 6 năm dài trong tình trạng kinh tế thiếu thốn mọi mặt.

Miền Nam, vựa lúa của cả Liên bang Đông Dương, tuy thừa thãi lúa thóc không xuất khẩu được cũng như cao su, vẫn không cứu được gần một triệu người chết đói mùa hè 1945 tại miền Bắc, vì đường giao thông Bắc-nam bị cắt đứt bởi các cuộc tấn công của không lực Mỹ.

Ngược lại, Đông Dương trong suốt cuộc chiến này, không còn nhập khẩu được xăng dầu, phụ tùng máy móc, các dụng cụ sản xuất, các sản phẩm công nghệ, các hóa chất, luyện kim, phần lớn là từ Pháp, đặc biệt là vải sợi, hàng may mặc.

Nền công nghiệp của Việt Nam lúc bấy giờ không được phát triển, vì các hàng tiêu dùng được nhập thừa thãi từ Pháp. Chính quốc được đặc quyền bán sản phẩm sang Đông Dương nhờ được ưu đãi về thuế quan.

Ba nước Đông Dương, mặc dù có nhiều thác nước, sông ngòi có lưu lượng mạnh, lại không có những nhà máy thủy điện, nên sự cung cấp điện năng rất hạn chế. Đường dây điện chỉ cần ra khỏi thành phố chừng vài cây số là dừng lại vì công suất các nhà máy điện rất khiêm tốn và chạy bằng than đá được cung cấp từ các mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả cho cả liên bang, nên gần 80 phần trăm dân chúng không có điện để thắp sáng trong các vùng nông thôn.

Mùa xuân 1941, một chiếc tàu dầu chở 4.000 tấn dầu Mazout được cập bến Nhà Bè lần chót đến từ Indonesia, và từ đấy cho tới hết chiến tranh mùa thu 1945, Đông Dương không còn nhập được một lít nhiên liệu nào. Một số ít nhiên liệu được quân đội Nhật đưa vào Việt Nam chỉ đủ đáp ứng yêu cầu cho số quân xa của quân đội Nhật mà thôi.

Các chuyên gia kinh tế năm 1940 e ngại sự cô lập kinh tế của Đông Dương sẽ làm giảm giá trị đồng bạc Đông Dương. Đời sống dân chúng thiếu thốn đủ để kéo theo sự hỗn loạn xã hội khiến bộ máy cầm quyền Pháp khó giữ an ninh để cai trị người dân thuộc địa trong khi lãnh thổ ba nước Đông Dương bị sự chiếm đóng quân sự của Nhật.

Chiếc tàu vận tải Dupleix của Pháp là chiếc tàu sau cùng rời Sài Gòn sang Pháp tháng 7.1941 bị hải quân Hà Lan chặn xét khi đi qua eo biển La Soide và bị áp giải về Batavia (Indonesia).

Cũng trong thời gian này, các chiến hạm tuần duyên Anh đã ngăn chặn một đoàn tàu biển gồm 5 tàu khách lớn và tàu hàng từ Sài Gòn và Hải Phòng sang Madagascar, ở ngoài khơi mũi Hảo Vọng và dẫn giải về Natal (Nam Phi) để rồi bị giữ luôn tại đây. Những người đi trên đoàn tàu này, đa số là người Pháp còn trong tuổi chiến đấu được đều bị đưa lên bờ rồi dưa đến các trại tập trung. Các liên lạc bằng đường biển của ba nước Đông Dương với các nước ngoài từ đấy bị gián đoạn.

Còn Hoa Kỳ thì áp dụng đối với Đông Dương một chính sách bất thân thiện trên lãnh vực hàng hải. Ngay sau ngày Pháp bại trận trước Hitler tháng 6.1940, các tàu buôn Mỹ bớt lui tới các hải cảng Sài Gòn và Hải Phòng để rồi nhanh chóng chấm dứt hắn những tháng cuối năm 1940. Toàn quyền Catroux đầu năm 1940 đã gửi sang Hoa Kỳ một phái bộ thương mại để mua những gì cần thiết cho nhu cầu quân sự và kinh tế của Đông Dương, nhưng rước lấy thất bại hoàn toàn, nên người kế vị Catroux là Đô đốc Decoux đành phải triệu hồi phái bộ này về.

Ngoài ra, chính quyền Decoux còn chịu áp lực của Nhật về mặt kinh tế. Ngày 2.8.1940, Nhật gửi một công hàm có tính cách như một tối hậu thư buộc Pháp phải chấp nhận cho những nhà kinh doanh Nhật tại Đông Dương được hưởng những ưu đãi, những đặc quyền kinh tế trong lãnh vực xuất nhập khẩu, thuế quan như những nhà doanh nghiệp Pháp.

Trong các cuộc thương nghị gay gắt, phái đoàn Pháp do cựu Toàn quyền Ren Robin cầm đầu sang Tokyo họp, đã phải rất cố gắng để hạn chế những yêu sách của Nhật trên lãnh vực kinh tế đẻ tránh cho nền kinh tế Đông Dương bị tổn thương và dẫn đến sự phá giá của đồng bạc do Ngân hàng Đông Dương phát hành.

Từ ngày bùng nổ cuộc chiến Thái Bình Dương ngày 7.12.1941, các tàu bè tại Đông Dương chỉ còn tới lui các hải cảng Nhật và các cảng được đặt dưới sự kiểm soát của hải quân Nhật, nên chỉ nhập khẩu thưa thớt những sản phẩm của Nhật và của các nước chư hầu của Nhật. Nền kinh tế Đông Dương từ đấy như bị khép kín và sống tự cung tự cấp.

Các nhà doanh nghiệp Pháp lúc đầu e ngại là sự cắt đứt các liên lạc thương mại với chính quốc, sự khan hiếm những nguyên liệu cần thiết nhập từ nước ngoài sẽ dẫn đến sự đình trệ các hoạt động công nghiệp và thương mại khiến nạn thất nghiệp tràn lan và gây ra những rối loạn xã hội. Nhưng rất may là nhờ biết phát triển ngành thủ công và công nghiệp nhẹ trên toàn lãnh thổ, đặc biệt là tại Bắc Việt, nên từ 1940 đến tháng 3.1945, không có một cơ sở thương mại và công nghiệp Pháp nào phải ngưng hoạt động và sa thải công nhân.

Vì chính quyền Pháp chấp nhận sự hiện diện của quân đội Nhật tại Đông Dương nên Ngân hàng Đông Dương hàng năm phải nộp cho lực lượng quân sự Nhật một khoản tiền được hai bên ấn định từng năm, tùy theo quân số Nhật có mặt tại Đông Dương. Số chi phí quân sự mà Pháp phải chi trả cho quân đội Nhật được biết như sau (theo số triệu đồng bạc Đông Dương).

Năm 1940: 6 triệu, 1941: 58T, 1942: 86T, 1943: 117T, 1944: 363T, 1945 từ 1.1.1945 đến 9.3.1945 90t, nhưng từ 9.3.1945, ngày Nhật lật đổ chính quyền Pháp cho tới ngày Nhật đầu hàng tháng 8.1945, Nhật hoàn toàn làm chủ Đông Dương nên buộc ngân hàng này chi cho họ đến 720 triệu đồng bạc Đông Dương chỉ trong vòng có 6 tháng, chính những chi phí quân sự của quân đội Nhật đã góp phần vào sự sụt giá đồng bạc Đông Dương trong Đệ nhị thế chiến.

Tuy vậy, giá cả các nhu yếu phẩm, ngoại trừ vải sợi và dược phẩm do không còn nhập khẩu được nữa, được kiểm soát chặt chẽ và được hạn chế tối đa, nên đời sống dân chúng không quá khổ, nhưng dĩ nhiên là có phần rách rưới cho người nghèo, vì phải bán hàng chục giạ lúa mới mua được một thước vải tốt.

Nhờ khéo điều hành, nên từ 1940 đến 9.3.1945, không có một cơ sở kinh doanh thương mại hay công nghiệp nào phải bị khánh tận, đóng cửa và sa thải công nhân. Một số phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu nhập từ nước ngoài và chỉ được thay thế bằng những nguyên liệu đồng loại tìm được tại chỗ.

Như hai hãng chế biến vỏ ruột xe của Pháp là Michelin và Labbé cũng tiếp tục sản xuất vỏ ruột có phẩm chất tương đối vì thiếu hóa chất. Trong khi mủ cao su thì thừa thải và chất đống trong những kho chứa lên đến tận nóc không xuất khẩu dược do bị cắt đứt giao thương bằng đường biển với các nước ngoài, cùng với một khối lúa gạo lên đến hàng trăm ngàn tấn bị ứ đọng, không tiêu thụ được

Trong suốt thời gian bị quân Nhật chiếm đóng, nền kinh tế tài chính của ba nước Đông Dương Việt-Miên-Lào bị ảnh hưởng trầm trọng. Giá cả một số sản phẩm cần thiết tăng lên kinh khủng! phát sinh nạn chợ đen, khiến những người có thu nhập thấp không thể nào với tới, làm cho đời sống một bộ phận lớn trong dân chúng vô cùng khó khăn: thiếu thuốc uống để chữa trị, vải vóc cho nhu cầu ăn mặc...

Thiếu xăng dầu, các xe vận tải phải chuyển sang chạy bằng than đá, các ô tô con phải chạy bằng rượu chế bằng gạo nếp đang thừa thãi. Dân quê nghèo khổ đành phải ăn mặc rách rưới thê thảm, hoặc tốt lắm thì chỉ có được một bộ quần áo may bằng vải nội địa xù xì thô thiển. Năm 1941, người dân miền Tây lên Sài Còn chỉ được đi xe đò lên đến Mỹ Tho rồi phải chuyển sang xe lửa lên Sài Gòn để tiết kiệm chất đốt và vỏ ruột xe hơi đang rất khan hiếm.

Trước 1939, năm bùng nổ Đệ nhị thế chiến, Đông Dương xuất khẩu 4.700.000 tấn sản phẩm, trong đó có 2.100.000 tấn gạo và bắp, 1.700.000 tấn than đá, 215.000 tấn khoáng chất khác, 158.000 tấn xi măng từ nhà máy Hải Phòng. Đông Dương phải nhập cảng mỗi năm 587.000 tấn, trong đó có độ 100.000 tấn xăng dầu, 60.000 tấn hóa chất, 80.000 tấn dụng cụ máy móc.

Tất cả những vải vóc may mặc đều phải nhập từ Pháp, hàng vải Nhật không thể nhập vào Đông Dương vì bị vấp phải mức thuế hải quan quá cao. Tình hình kinh tế của Việt Nam hoàn toàn tùy thuộc vào sự duy trì các liên lạc bằng đường biển với nước ngoài.

Giữa tháng 6.1940, tin tức về sự thất trận của Pháp trước Đức Quốc xã đến với giới doanh nghiệp Pháp tại Sài Gòn như một tin sét đánh, báo trước một sự hạn chế rồi một sự gián đoạn của các nguồn tiếp tế từ Pháp.

Vì Nhật chỉ tuyên chiến với Anh Mỹ ngày 7.12.1941, nên vùng Thái Bình Dương còn tạm yên, từ giữa năm 1940 đến tháng 12.1941, Đông Dương còn duy trì những liên lạc hàng hải với các nước ngoài, tuy rằng có bị hạn chế phần nào do cuộc chiến giữa Liên hiệp Anh và Đức Ý vẫn tiếp diễn, kéo theo những cuộc chạm súng giữa những chiến hạm Đức trá hình thành những tàu buôn rồi bất thần nã súng vào các tàu vận tải Liên hiệp Anh.

Thỏa hiệp kinh tế và thương mại ký tại thủ đô Nhật giữa Pháp và Nhật, buộc Pháp phải xuất khẩu sang Nhật một lượng gạo được ấn định như sau: 700.000 tấn năm 1941, 1.050.000 tấn năm 1942, 950.000 tấn năm 1943, 900.000 tấn năm 1944.

Nhật cướp đoạt các tàu buôn Pháp gây ra nạn đói năm 1945
Vào ngày cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ, đội thương thuyền đường dài của Pháp tại Đông Dương đang sử dụng một số tàu đò và tàu hàng có trọng tải tổng cộng lên đến 86.000 tấn, tất cả đều bị kẹt lại tại các hải cảng lớn như Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Hải quân Nhật rất cần đến số tàu bè để vận chuyển quân và vũ khí đến các mặt trận trong vùng Đông Nam Á, để lắp vào chỗ trống do một số tàu vận tải Nhật bị các chiến hạm Đồng Minh đánh chìm.

Ngay những ngày đầu năm 1942, vị trưởng Phái bộ Ngoại giao Nhật, nhận lệnh từ chính quốc, đến tiếp xúc với Toàn quyền Decoux, với sứ mạng thương thuyết việc thuê mướn hoặc mua lại những thương thuyền trọng tải nặng của Pháp đang kẹt lại tại các hải cảng Pháp tại Đông Dương do tình trạng chiến tranh.

Ông Kuriyama, Đại sứ Nhật tại Hà Nội lãnh trách nhiệm mở những cuộc thương thảo này, khi đưa ra đề nghị thuê mua các tàu buôn lớn của Pháp. Đề nghị này đã cho Toàn quyền Decoux biết, là dù sao thì các tàu buôn Pháp tại Đông Dương trong thời gian chiến tranh trên Thái Bình Dương từ thời điểm này, không được phép di chuyển ra ngoài hải phận mà không được hải quân Nhật cho phép.

Decoux đang yếu thế nên không thể nào thẳng thừng bác bỏ đề nghị này của Nhật. Nhưng vấn đề này có một tầm quan trọng đặc biệt về nguyên tắc và vượt thầm quyền giải quyết của vị Toàn quyền Đông Dương. Do đó, cuộc thương thuyết chỉ ít ngày sau đó được đặt ra trên cấp bậc chính phủ, và sau các cuộc thương thảo gay go, trong đó Bộ Tư lệnh quân sự Nhật một lần nữa dùng đến sức mạnh quân sự để gây áp lực đã ép buộc được chính phủ Pháp phải ký những thỏa ước “thuê và bán" tại Sài Còn, giữa hải quân hai nước, đúng theo những chỉ thị nhận được từ chính phủ Pétain bên chính quốc.

Nhật cưỡng đoạt tất cả tàu buôn của Pháp tại Việt Nam

Sự nhượng bộ mới này của chính phủ Pétain trước phe quân phiệt dĩ nhiên rất đau đớn cho lực lượng thương thuyền của Pháp, đoàn tàu buôn Pháp kể từ ngày ấy phải mang quốc kỳ Nhật, trong số này có những tàu đò rất đẹp và đắt tiền như chiếc Arams, mà người dân Sài Gòn trong những năm đầu thập niên 40 thấy bỏ neo tại cảng Nhà Rồng, cách Bến Chương Dương có vài trăm thước. Tất cả những tàu bè Pháp tại Đông Dương sau đó lần lượt bị hải quân Anh - Mỹ đánh chìm trong các chuyến hải hành phục vụ cho hải quân Nhật trên Thái Bình Dương.

Sở dĩ, chính phủ Pháp phải nhượng bộ trước áp lực của Nhật trong vấn đề này là vì muốn tránh một vụ cưỡng đoạt các tàu buôn Pháp bằng vũ lực tại các hải cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Cam Ranh, vì nếu việc này xảy ra sẽ làm tổn thương nặng đến uy tín của Pháp trước mắt người dân bản xứ.

Sau ngày Pháp đau lòng chuyển nhượng cho Nhật toàn bộ các tàu buôn đường dài, Đông Dương chỉ còn sử dụng số tàu buôn trọng tải nhẹ chạy ven bờ biển Đông Dương để thực hiện những cuộc vận chuyển người và hàng hóa trao đổi giữa ba quốc gia Việt-Miên-Lào.
Nhưng số thương thuyền hoạt động gần bờ còn lại của Pháp trong khi can đảm tiếp tục các cuộc vận chuyển ven bờ biển Đông Dương cũng lần lượt bị đánh chìm ngoài biển hoặc ngay tại bến bởi bom của các phi cơ Anh-Mỹ, hoặc bị thủy lôi. Nhiều thủy thủ đoàn đã phải hy sinh trong nhiệm vụ vận chuyển đồ tiếp tế, nhất là lương thực từ miền Nam ra miền Bắc Việt Nam.

Chính sự biến mất đội tàu hàng nhỏ hoạt động ven bờ đã góp phần gây ra nạn đói kinh khủng mùa hè 1945. Hàng trăm ngàn tấn gạo dư thừa tại Nam Việt thiếu phương tiện vận chuyển để đến được Bắc Việt, đường tàu hỏa xuyên Đông Dương cũng bị tê liệt vì bị không quân Mỹ truy đuôi tấn công và gây thiệt hại nặng, đến nỗi người ta phải bắt buộc dùng những phương tiện vận tải thô sơ như ghe buồm hoặc xe đò hay xe tay để cố đưa gạo ra cứu đói miền Bắc. Nhưng kết quả rất hạn chế và không cứu được gần một triệu người phải chết đói một cách thảm thương.

CUỘC CHUNG SỐNG MIỄN CƯỠNG PHÁP - NHẬT TẠI ĐÔNG DƯƠNG

Pháp ngăn chặn không cho Nhật mua 2 nhật báo tại Sài Gòn để tuyên truyền cho chủ trương khối thịnh vượng chung Đại Đông Á.

Đầu năm 1945, quân Nhật, sau những chiến thắng nhất thời trong 6 tháng đầu của cuộc chiến, đã lần lượt bị quân Mỹ đấy lùi trên khắp các mặt trận ở Thái Bình Dương. Hạm đội 3 Mỹ gồm nhiều tàu sân bay, và được đặt dưới sự chỉ huy của Đô đốc Halsey hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam hàng ngày cho oanh tạc cơ bay vào Sài Gòn để tấn công các mục tiêu quân sự Nhật nên không tránh gây tổn thất về sinh mạng cho thường dân.

Những người Sài Gòn lớn tuổi còn nhớ là trong 6 tháng đầu năm 1945, một số dân Sài Gòn mỗi sáng đạp xe lên Thủ Đức để tránh bom, và chỉ trở về thành phố sau 5 giờ chiều vì họ tin chắc là các phi cơ Mỹ, nhờ nắm quyền khống chế trên không, chỉ mở những cuộc oanh kích vào ban ngày để được chính xác hơn.

Cuộc dội bom của Mỹ lần đầu tiên xuống Sài Còn diễn ra về đêm và bất ngờ đối với người dân Sài Gòn, vì vào thời điểm ấy, lực lượng Phòng không Nhật còn khá mạnh và có thể gây tổn thất cho các phi cơ Mỹ.

Người ta còn nhớ là trong những tháng cuối năm 1940, không quân Pháp tại Việt Nam vì kém sút không lực Thái Lan về số lượng, nhưng lại trội hơn về phẩm chất của các phi công, đã chỉ thực hiện những chuyến dội bom về đêm xuống các thị trấn Thái Lan để trả đũa những cuộc oanh kích của không quân Thái Lan xuống một số thành phố Campuchia.

Ngày 9.1.1945, quân Mỹ đổ bộ lên hòn đảo Lucon của Phi Luật Tân, và ngày 5.2 tiến vào tái chiếm Manila, thủ đô Phi Luật Tân. Đảo Iwohima, bị quân Mỹ đánh chiếm ngày 16.3.1945, căn cứ này ở kế cận chính quốc Nhật, giúp cho không lực Mỹ tấn công dễ dàng các căn cứ hậu cần trên lãnh thổ Nhật, trong khi tại mặt trận Âu Châu, Đức sắp buông súng đầu hàng.

Đế quốc Nhật vào thời điểm này, đã trông thấy hiện rõ ra sự thất bại hoàn toàn trong mưu toan xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng trước khi từ bỏ cuộc chiến, các lãnh tụ Nhật muốn đánh một ván bài chót để xóa bỏ bàn cờ, bằng cách dùng vũ lực tạm chiếm lấy hoàn toàn chủ quyền tại Đông Dương, và giải giới quân đội Pháp tại vùng lãnh thổ này. Họ có mưu đồ này từ lâu, nhưng vì vướng chân tại các mặt trận khác, Nhật chưa đủ quân số để thực hiện ý đồ này.

Ngày 7.12.1941, ngày chiến cuộc bùng nổ tại Thái Bình Dương, quân số Nhật tại Việt Nam độ 75.000 người. Nhưng liền sau đó, một số lớn lực lượng này được gửi đi chiếm đóng Thái Lan, tấn công Mã Lai và Singapore. Trong ba năm đầu của cuộc chiến, quân số Nhật tại Việt Nam thường được giữ ở con số 25.000 người, nghĩa là kém hơn quân số Pháp - Việt - Miên - Lào, nhưng có một hỏa lực mạnh hơn, nhất là về không quân và hải quân. Muốn đánh úp thắng lợi quân Pháp, Nhật phải đưa thêm viện binh vào Việt Nam.

Gián điệp Pháp lén hướng dẫn phi cơ Mỹ dội bom xuống các căn cứ Nhật tại Việt Nam


Trong ba tháng 8, 9 và 10.1944, Nhật chỉ cho bố trí tại Bắc Việt sư đoàn 21 bộ binh, không đủ để ra tay đánh úp quân Pháp tại khu vực chính yếu này, nơi đặt Phủ Toàn quyền và Bộ Tổng chỉ huy Pháp. Liền sau đó một phần sư đoàn 21 này vượt biên giới tại I.ạng Sơn để bắt tay với số quân đang hành quân trong tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Lúc bấy giờ, các tướng lĩnh Pháp cảm thấy nhẹ nhõm vì mối đe dọa của một cuộc đảo chính quân sự của Nhật giảm bớt. Nhưng từ tháng 12.1944 quân số Nhật, nhất là tại Bắc Việt dần dần lên trở lại để sau cùng đến con số 24.000 riêng tại miền bắc, với việc sư đoàn 21quay trở lại cùng với sư đoàn 37 từ Quảng Tây tiến xuống Bắc Việt, dưới sự chỉ huy của tướng Nagano.

Người Pháp lo ngại trở lại, không phải chỉ vì sự tăng cường quân số của Nhật mà còn vì lối bố trí của các đơn vị Nhật tại những điểm then chốt tại các điểm. đóng quân mới tại Hà Giang, Lai Châu, Xiêng Khoảng, v.v... nhằm mục đích bao vây các vị trí của quân Pháp. Người Nhật che đậy mưu đồ của họ bằng những cử chỉ thân thiện với những sĩ quan Pháp mỗi khi họ đến một nơi đóng quân mới. Các tướng tá Pháp không bị đánh lừa vì sự việc này mà lại càng thêm cảnh giác đề phòng.

Lúc đầu, Toàn quyền Decoux không đồng ý để cho Nhật đưa từ tỉnh Quảng Tây vào Bắc Việt sư đoàn 37 để tăng viện, nhưng người Nhật viện lẽ là tình hình quân sự đã trở nên nghiêm trọng qua việc quân Mỹ đang đổ bộ để tái chiếm Phi Luật Tân, nên Decoux đành nhượng bộ.

Ngoài số viện binh Nhật vào Việt Nam bằng đường bộ từ Trung Quốc, nhiều toán viện binh quan trọng khác được Nhật gửi tới Việt Nam bằng đường biển. Tất cả những đơn vị Nhật mới đến được bố trí vào những điềm chiến lược với dụng ý bao vây và bất ngờ đánh úp các đồn lính Pháp khi có thượng lệnh.

Để đối phó với mối đe dọa của những cuộc điều động quân của Nhật, các đơn vị quân Pháp cũng thực hiện những thay đổi trong cách bố trí lực lượng lại để tránh khỏi bị quân Nhật tấn công bất ngờ. Như vậy là hai kẻ thù bị bắt buộc chung sống trong hơn 4 năm qua, đang ở trong thế sắp nhảy xổ vào nhau.

Ngoài việc các điệp viên Pháp thuộc cánh De Gaulle lén hướng dẫn các phi cơ Mỹ tấn công chính xác các mục tiêu Nhật, còn có những lý do nghiêm trọng khác gây căng thẳng thêm trong mối quan hệ giữa Phủ Toàn quyền Pháp và Phái bộ quân sự Nhật!

Ngay trong những lần tiếp xúc đầu tiên với tân Đại sứ đặc mệnh Nhật Matsumoto, một nhà ngoại giao thô lỗ và rất khó tính, Decoux cương quyết bác bỏ yêu sách của Nhật đòi gia tăng số kinh phí mà Pháp phải cung cấp cho sự đóng quân của Nhật tại Đông Dương cho tài khoản 1945, lên đến 110 triệu đồng tiền Đông Dương.

Những yêu sách quá đáng này vượt quá khả năng tài chính của nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương, và nếu buộc phải tuân theo, thì sẽ dẫn đến sự phá giá của đồng bạc Đông Dương đưa tới sự leo thang vật giá và những khó khăn chồng chất trong cuộc sống của người dân. Sau cùng Nhật chấp thuận con số 90 triệu đồng cho mỗi tháng trong ba tháng đầu năm 1945.

Decoux trước đó còn phải tranh đấu quyết liệt để ngăn chặn Nhật định bỏ tiền ra mua hai tờ báo Việt Nam tại Sài Còn để tuyên truyền cho thuyết xây dựng một khối thịnh vượng chung Đông Á do Nhật lãnh đạo.

Một mối bất đồng nghiêm trọng khác giữa Decoux và Đại Sứ Matsumoto là Pháp không chịu giao cho phía Nhật những phi công Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ Đông Dương khi thực hiện những cuộc không tập xuống các mục tiêu quân sự Nhật.

Những phi công này khi nhảy dù xuống mặt đất, được nhà cầm quyền hoặc dân địa phương đến tiếp cứu rồi kín đáo được chuyển đến những địa điểm bí mật đã được nhà cầm quyền Pháp thiết lập sẵn để được săn sóc, chữa trị, rồi được bí mật đưa ra biên giới Việt - Trung để giao lại cho cơ quan mật vụ Mỹ OSS có mặt trên lãnh thổ Trung Quốc. Sự việc này cũng đã gây thêm căng thắng trong mối quan hệ Pháp - Nhật vốn đã xấu đi do những quyền lợi xung khắc từ hai phía.

Mặt khác, người Nhật cũng được hay biết về những vụ thả dù người và vũ khí của các phi cơ Anh - Mỹ xuống vùng rừng núi Bắc Việt và Thượng Lào nhằm tăng cường những nhóm Kháng chiến Pháp bí mật hoạt động tại Việt Nam. Hai mật sứ của tướng De Gaulle là giáo sư P.Mus - người năm 1947 đã được gửi vào chiến khu Việt Bắc để đưa ra những đề nghị hòa bình cho Cụ Hồ, nhưng thất bại, và đại tá De Langlade.

Hai phần tử kháng chiến này đã được bí mật đưa vào Phủ Toàn quyền để có những cuộc thỏa luận kín với Toàn quyền Decoux. Giáo sư Mus lúc bấy giờ để râu dài nhằm làm cho các gián điệp Nhật không nhận ra ông, vì ông đã từng sống trước đó nhiều năm tại Việt Nam nên ông có thể bị người Nhật nhận diện. Giáo sư Mus mấy năm sau có viết nhiều quyên sách tư liệu về Việt Nam. Ông Mus yêu cầu Decoux giới thiệu ông với các nhà cầm quyền địa phương để ông được dễ dàng tiếp xúc và làm việc với họ. Decoux nhận lời vì ông phải nể đặc phái viên của De Gaulle này.

Toàn quyền Decoux liền sau đó gửi một công điện đến ông Pleven, Bộ trưởng Thuộc địa, nhắc ông này nên khuyến cáo các phần tử kháng chiến Pháp không nên hành động quá lộ liễu tại Việt Nam để tránh cho người Nhật không tìm ra thêm một cái cớ để dùng vũ lực dẹp bỏ Chính quyền Pháp tại Đông Dương.

Tháng giêng 1945, Decoux bí mật ra lệnh cho các vị Công sứ Pháp nên sử dụng tất cả mọi phương tiện dưới tay để trợ giúp cho các lực lượng Mỹ có thể sẽ đổ bộ lên - bờ biển Việt Nam để tấn công quân Nhật. Nhưng Decoux cũng như hai đại tướng Mordant và Aymé rất ngạc nhiên khi nhận được lệnh của De Gaulle đầu tháng 2.1945 là phải ra ngay tuyên cáo ngay sau khi được tin có cuộc đổ bộ của quân Mỹ, là Đông Dương sẽ giữ trung lập trong các trận đụng độ giữa quân Mỹ và quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương. Quân Pháp nên rút lui về phía sau tránh các cuộc giao tranh để bảo tồn lực lượng nhằm vào việc giữ gìn trật tự khi cuộc chiến chấm dứt.

Ngày 20.1.1945, Decoux phải rời Hà Nội vào Sài Gòn vì được tin các phần tử Kháng chiến Pháp tại đây hoạt động ráo riết và bất cẩn, rất dễ bị người Nhật phát hiện. Cuối tháng 2.1945, các cơ quan tình báo Pháp chưa ghi nhận được một dấu hiệu nào của một sự thay đổi chính sách của Nhật đối với Đông Dương.

Cuộc hội kiến nghẹt thở Decoux - Matsumoto trước giờ đảo chính 9.3.1945

Đầu tháng 3.1945, Phái bộ Ngoại giao Nhật khẩn thiết yêu cầu ký với Pháp một thỏa hiệp mới về việc cung cấp gạo cho quân Nhật trong năm 1945. Thực chất việc này chỉ là một trong những sắp xếp định kỳ, nằm trong khuôn khổ của hiệp ước thương mại ký tại Tokyo năm 1941 đề cập đến một trách vụ của Phủ Toàn quyền. Một lời yêu cầu như vậy không có gì là bất thường cả.

Nhưng Phái  bộ Nhật nhấn mạnh là buổi lễ ký kết hiệp định mới này được diễn ra ngày 9.3.1945, ngày người Nhật đã ấn định cho thời điểm họ sẽ ra tay xóa bỏ chủ quyền Pháp tại Đông Dương và giải giới quân Pháp.

Từ Đà Lạt, Decoux trả lời chấp thuận yêu cầu này. Chiều ngày 6.3.1945, Decoux xuống Sài Còn và được tin là đại sứ Nhật Matsumoto rất hân hạnh có được một cuộc thảo luận riêng với ông sau lễ ký kết.

Trước đó, ngày 24.2.1945 Decoux đã có cuộc thảo luận khá gay gắt về vấn đề số tiền gần cả trăm triệu đồng tiền Đông Dương mà Phủ Toàn quyền phải cung cấp hàng tháng cho chi phí của cuộc đóng quân của Nhật tại Đông Dương, nhưng Đại sứ Nhật tỏ ra có tinh thần hòa hoãn để che đậy ý đồ của một hành động vũ lực để lật đổ chính quyền Pháp trong vòng hai tuần lễ tới.

Matsumoto cũng không nêu ra một vấn đề nào khác hơn là những nhu cầu về tài chính của quân đội Nhật và cũng không có lời than phiền nào về những hành động thù nghịch của một số người Pháp thuộc cánh De Gaulle tại Đông Dương.

Ngày 2 và 7.3, Decoux cũng có những cuộc tiếp xúc ngoài mặt thân thiện với các tưởng lãnh và đô đốc Nhật. Sau những cuộc trao đổi các quan điểm của hai bên, các cơ quan hữu quan quyết định là bản văn các thỏa hiệp đã đạt được sẽ đệ trình lên Đại sứ Matsumoto và Decoux để lấy chữ ký, ngày 9.3.1945.

Chiều ngày 9.3.1945, Matsumoto và các cộng sự viên của ông đến Phủ Toàn quyền tại Sài Gòn (Dinh Norodom, hiện nay mang tên Thống Nhất). Có hai dinh Toàn quyền tại Việt Nam, cái thứ nhì là dinh Puginier (Phủ Chủ tịch hiện nay tại Hà Nội). Các vị Toàn quyền Pháp thường chia thời gian làm việc ở Hà Nội và Sài Gòn, mỗi nơi lưu lại 6 tháng. Nhưng trên nguyên tắc thủ phủ của toàn Đông Dương là Hà Nội.

Phái đoàn Nhật cố ý đến trễ. Việc chuẩn bị những tài liệu và thủ tục cho việc ký kết thỏa hiệp về việc cung cấp gạo cũng đòi hỏi một ít thời gian. Đến 18 giờ 30, Decoux bắt đầu tiếp Matsumoto và hai bên bắt đầu có cuộc thảo luận tay đôi, mà không có sự hiện diện của một vị phụ tá nào cả, không một nhân chứng nào cả vì Matsumoto nói tiếng Pháp khá thành thạo cũng như vị tiền nhiệm của ông là Yoshizawa.

Matsumoto trước tiên trịnh trọng đề cập đến tình hình tại Âu Châu mà ông cho là rất nghiêm trọng. Decoux nhìn nhận với vị đại sứ Nhật là các cuộc hành quân tại chiến trường Thái Bình Dương đang đi vào giai đoạn quyết định. Decoux nói thêm là theo ý ông ta, Đức Quốc xã có thể bị bắt buộc phải chấm dứt cuộc chiến một ngày không xa.

Matsumoto tỏ ra lo lắng và hơi bực dọc, điều ít xảy ra đến cho các nhà ngoại giao Nhật thường có thái độ trầm tĩnh. Matsumoto đưa ra những nhận định thoáng qua không liên kết chặt chẽ với nhau. Đột ngột Matsumoto hỏi Decoux:

- Ông có thể cho tôi biết vậy ông có bắt liên lạc với Chính phủ De Gaulle tại Paris không?

Decoux đáp là không! ông ta chối vì đã chuẩn bị trước câu trả lời.
Decoux nhắc lại với Matsumoto tính chất của những quyền hạn đặc biệt mà chính phủ Pétain đã dành cho ông trước ngày bị giải tán vào lúc đoàn quân của tướng Leclerc sắp tiến vào giải phóng Paris. Decoux còn nhấn mạnh:

- “Dựa vào những quyền hành mà tôi thừa hưởng từ chính quyền hợp pháp của Thống chế Pétain, tôi đảm nhận chức vụ Toàn quyền, với sự cố vấn và góp ý của Hội đồng Đông Dương".

Matsumoto nói với Decoux:

- “Chính phủ chúng tôi cũng lo ngại về một số lời tuyên bố của tướng De Gaulle liên quan tới Đông Dương như: Tướng De Gaulle gần đây có bày tỏ hy vọng được sớm thấy Đông Dương trở về với các quốc gia trong Cộng đồng Pháp".

Decoux đáp:

- "Một lời tuyên bố như vậy không có gì là lạ tai cả .

Matsumoto lại nói tiếp:

- "Tướng De Gaulle còn loan báo gần đây, qua một tuyên cáo, là nước Pháp có ý định dành cho các dân tộc Việt - Miên - Lào một quy chế tự do hơn!”

Decoux liền chứng tỏ cho Matsumoto là lời hứa này của De Gaulle phù hợp với chính sách của ông ta theo đuổi tại Đông Dương để thích hợp với sự diễn tiến của tình thế.

Vị đại sứ Nhật tỏ ra hơi lúng túng và tìm cách kéo dài thời gian. Ông ta nhìn đồng hồ luôn để chờ đến đúng giờ phút đã được định trước để lật ngửa con bài khi sắp đến 19 giờ tối. Matsumoto nghiêm mặt nói:

- “Cuộc chiến tại Đại Đông Á vừa đi vào một giai đoạn quyết định và cực kỳ nghiêm trọng khiến chính phủ Tokyo rất lo ngại. Một cuộc đổ bộ của quân Mỹ lên bờ biển Việt Nam có thể đến bất cứ ngày nào. Như vậy là cần phải siết chặt sự hợp tác giữa nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương và Nhật.”

Đồng hồ gõ 19 giờ: Matsumoto không còn úp mở nữa và dõng dạc nói:

- “Tôi đã nhận được những chỉ thị dứt khoát và rõ rệt của chính phủ chúng tôi: Khẩn cấp củng cố các thỏa hiệp phòng thủ chung giữa Pháp và Nhật...!.”

Decoux liền trả lời vị Đại sứ Nhật là không nên trông vào ông để đi theo con đường này, vì những thỏa hiệp đã có từ 4 năm trước nhưng chưa bao giờ được thi hành, và hai Bộ Tư lệnh Pháp và Nhật chưa bao giờ cùng nhau nghiên cứu những thể thức để thi hành các thỏa hiệp này. Decoux nói thêm:
- “Trong tình hình hiện nay của cuộc chiến trên Thái Bình Dương, theo ý tôi, những bản văn các thỏa hiệp này cứ để yên như cũ, và tôi không chấp nhận một sự thay đổi nào trong các thỏa hiệp này".

Đến lúc ấy, Matsumôtô không còn phải dè dặt lời nói nữa, mà nói thẳng là Bộ Tư lệnh Thiên Hoàng không chấp nhận quan điểm của Decoux. Kế đó, ông móc trong túi ra một bản ghi nhớ mà ông đọc ngay rồi trao lại cho Decoux.

Nội dung tối hậu thư

Nhìn qua sự diễn tiến của tình hình chung, và đặc biệt qua các cuộc tấn công dồn dập của không quân Mỹ xuống lãnh thổ Đông Dương, và với khả năng của một cuộc xâm chiếm sắp tới của địch quân, chính phủ Nhật quyết tâm bảo v Đông Dương đến cùng, và chiếu theo tinh thần của thỏa hiệp phòng thủ chung Pháp - Nhật, khẩn thiết yêu cầu ông Toàn quyền Đông Dương chứng tỏ ý chí bảo vệ Đông Dương, bằng sự hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Nhật, chống lại cuộc xâm chiếm có khả năng sắp diễn ra của lực lượng Anh - Mỹ và chấp thuận những điều khoản sau đây:

a. Trong tình thế hiện nay, hải - lục - không quân và cảnh sát vũ trang Đông Dương được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của quân đội Nhật, các lực lượng Pháp phải hoàn toàn tuân thủ sự điều khiển của quân đội Nhật, về mặt tổ chức, bố trí và điều động binh sĩ. Ngoài ra, tất cả vũ khí, quân trang, đường sắt, các phương tiện thủy vận, các đường giao thông trong nước và với nước ngoài, và toàn bộ những gì cần thiết cho các cuộc hành quân, phải thật sự được đặt dưới sự điều hành của quân đội Nhật.

b. Tất cả những cán bộ viên chức trong bộ máy hành chính Đông Dương phải lập tức và hoàn toàn tuân theo những yêu cầu được nêu trên của Nhật".

Một văn thư phụ nêu rõ là sự chấp thuận tất cả những yêu sách trên phải được chuyền cho phía Nhật trước 21 giờ cùng ngày nghĩa là Decoux chỉ có một thời hạn vỏn vẹn chưa đầy 2 tiếng đồng hồ để chấp nhận hay không những điều kiện nhục nhã, tương đương với một sự đầu hàng vô điều kiện trước họng súng của người Nhật, điều mà một vị tướng cao cấp như Decoux không thể nào làm được.

Trong giây phút cực kỳ nghiêm trọng này, Decoux không biết làm gì khác hơn là kéo dài thời gian để kịp báo động cho hai tướng Mordant và Aymé tại Hà Nội, tướng Delsuc tại Sài Gòn để đề phòng một cuộc tấn công bất ngờ của quân Nhật, Đô đốc Tư lệnh hải quân Pháp cũng được triệu tập. Tất cả những người Pháp từ lâu đã được thông báo về những cuộc điều động quân bất thường của quân Nhật và tất cả ở vào vị trí chiến đấu. Ông cố vấn ngoại giao De Boisanger cũng được gửi đến để tham dự những giây phút chót của cuộc đối thoại lịch sử này.

Decoux đưa ra những lời phản đối cương quyết với Matsumoto về nội dung của tối hậu thư này, cũng như về thời hạn chỉ có hai giờ để phúc đáp về những yêu sách không thể chấp thuận được. Decoux cố giải thích:

- “Tôi không thể phúc đáp về việc quân Pháp đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của người Nhật mà trước đó không bàn bạc với các tướng lãnh Pháp".

- “Nhưng ông được toàn quyền từ Quốc trưởng Pétain, Matsumoto nói, ông có thể lập tức chấp thuận".

- “Những quyền hạn đặc biệt mà tôi nhận được do tình thế bắt buộc, cũng không cho phép tôi khỏi phải tham khảo các tướng lãnh Pháp, khi mà trách nhiệm của họ được đặt ra. Nhưng dù có hay không những đặc quyền này, tôi cũng không bao giờ ký vào một tài liệu chà đạp lên danh dự của tôi cũng như của quân lực Pháp”.

- “Những điều kiện chúng tôi đưa ra không phải là một tối hậu thư, Matsumoto tìm cách cãi bướng. Trong tình thế nghiêm trọng, việc thiết lập Bộ Chỉ huy thống nhất giữa các nước đồng minh là bình thường."

- “Bộ chỉ huy thống nhất luôn được thực hiện một cách tự do giữa các bên trong tình đồng chí, chớ không phải với sự đe dọa dùng vũ lực, và đây không phải là trường hợp cho Đông Dương và Nhật...".

Đến lúc bấy giờ, Matsumoto mới thực sự đưa ra lời đe dọa:

- “Tôi nhắc cho ông rõ là đến 21 giờ mà Bộ Tư lệnh Nhật không nhận được lời phúc đáp, thì quân đội Nhật bắt buộc phải bất ngờ ra tay... Vậy ông có nghĩ đến số phận của 40.000 người Pháp đang sinh sống tại Đông Dương không?”

- “Có phải ngài đại sứ muốn nói là những hành động bạo lực sẽ nhắm vào những người Pháp tại Đông Dương? Decoux hỏi lại. Và nếu như vậy thì chính phủ Nhật và Bộ Tư lệnh Nhật sẽ hoàn toàn nhận lãnh trách nhiệm không phải chỉ trước Đông Dương và Pháp, mà còn trước toàn thế giới...".

Matsumoto không nói lời nào.

Khi vị đại sứ Nhật đến trao cho Toàn quyền Pháp một bức thư đã soạn sẵn ghi rõ sự chấp thuận hoàn toàn bản tóm tắt, và yêu cầu Decoux ký vào và gửi trả về cho ông trước 21 giờ, Decoux liền trả lại cho Matsumoto, và nói với ông này là ông ta không giữ bản dự thảo chấp thuận lại làm gì, vì ông không bao giờ nghĩ đến việc đưa ra một chữ ký gây tổn thương nặng cho danh dự của ông.

Ông cố vấn ngoại giao lúc bấy giờ mới xen vào và tìm cách kéo dài thêm thời gian, vì 2 giờ là quá ngắn để tìm ra một giải pháp cho một vấn đề quan yếu như vậy. Matsumoto quay sang nói với De Boisanger là không thể kéo dài thời hạn 2 giờ.

Nhận thấy tình thế đã đi vào bế tắc, Decoux nghiêm mặt nói với Matsumoto:

- “Người Nhật đến Đông Dương cách đây gần 5 năm, với lời cam kết là sẽ tôn trọng chủ quyền của Pháp. Nhật Hoàng đích thân đưa ra lời bảo đảm long trọng cho sự cam kết này. Khi mà cuộc chiến trên Thái Bình Lương đã ở vào tình trạng hiện nay, thật là một sự điên rồ và một tội ác nếu chính phủ Nhật qua một hành động nghiêm trọng, phá vỡ một cán cân thăng bằng đã được duy trì khó khăn trong nhiều năm qua. Chúng tôi đã cố gắng tối đa để giữ cho các quan hệ Pháp - Nhật một sắc thái có thể chấp nhận được. Nếu quân đội Thiên Hoàng dùng vũ lực để làm một cuộc đảo chính, họ sẽ tự làm mất danh dự của họ. Bộ Tư lệnh Nhật cũng sẽ chia sẻ sự đánh mất danh dự mình. Dù sao, thì một hành động như vậy sẽ đánh dấu sự cáo chung của tình thân hữu Pháp - Nhật" .

Đại sứ Matsumoto không có phản ứng, nhưng ông quyết nài ép Decoux nên phúc đáp chấp thuận các đòi hỏi của Nhật, và còn đề nghị ở lại dinh Norodom cho tới 21 giờ tối đêm ấy, lúc hết hạn trả lời.

Decoux không chấp nhận đề nghị này và đã phải rất khó khăn mới mời được Matsumoto ra về sau khi bảo đảm với ông này là phúc thư sẽ được một sĩ quan Pháp mang đến trao cho đại sứ Nhật đúng lúc 21 giờ.

Trước khi Matsumoto ra về, Decoux yêu cầu ông này ra lệnh lập tức cho rút cánh quân Nhật mà ông vừa loan báo cho Decoux biết là đã được bố trí bên ngoài cổng dinh Norodom, lấy cớ là để bảo đảm an ninh cho Decoux và cho vị sĩ quan liên lạc Pháp sẽ mang phúc thư đến Tòa Đại sứ Nhật.

Để kết thúc câu chuyện nóng bỏng này, Decoux tóm tắt với Matsumoto những điểm chính trong quyết định của ông như sau:

- Toàn quyền Pháp tại Đông Dương sẽ chỉ có thể trả lời những yêu sách của Nhật sau khi thảo luận với Bộ Tổng chỉ huy quân sự Pháp.

- Toàn quyền Pháp sẵn sàng tiếp tục cuộc nói chuyện với Trưởng Phái bộ Ngoại giao Nhật, và vị đại tướng Tổng chỉ huy Pháp cũng sẽ thảo luận với vị Tổng Tư lệnh Nhật, ngay sau khi nắm được những dữ kiện của vấn đề.

- Trong trường hợp Nhật dùng đến vũ lực, người Pháp đã được lệnh chống trả.

Lúc 20 giờ 15, khi vị Đại sứ Nhật rời Dinh Norodom, Decoux tìm cách kéo dài thời gian, và ông chưa hết hy vọng có thể, một lần nữa thuyết phục người Nhật chấp thuận một sự dàn xếp không quá tai hại cho Pháp.

Tuy nhiên thời gian cứ trôi đi dường như nhanh hơn. Một sự im lặng rùng rợn bao phủ dinh Norodom. Lá cờ tam sắc sáng mai có còn được kéo từ cột cờ ngoài sân Dinh Norodom nữa không? .
Với sự góp ý của các cố vấn chính trị và quân sự, Decoux lập tức thảo phúc thư bác bỏ các đòi hỏi quá đáng của Nhật, nhưng vẫn mở rộng cửa để một cuộc thương thuyết ngay sau đó.

Phúc thư này kết luận bằng cách bảo đảm với Đại sứ Matsumoto là trừ phi quân đội Nhật dùng vũ lực trước, quân Pháp sẽ không có một hành động thù nghịch nào chống lại quân Nhật.

Cùng lúc (20 giờ 45), Decoux được tin là dinh Norodom đã bị quân Nhật bao vây chặt từ bốn phía, và tất cả những con lộ dẫn vào Sài Gòn đã bị những toán quân Nhật hùng hậu khóa chặt, nhiều người Pháp đã bị bắt giữ và hành hung tại nhiều địa điểm trong thành phố và ở ngoại ô.

Khi đại tá Robin mang phúc thư đến trao cho Matsumoto lúc 21 giờ, ông ta xem xong và cho đây là một sự bác bỏ tối hậu thư của Nhật. 15 phút sau, quân Nhật tràn vào dinh bắt giữ Decoux và các cộng sự viên. Tiếng súng nổ khắp nơi.

Cuộc đảo chính quân sự đêm 9.3.1945 lật đổ chủ quyền Pháp tại Việt Nam
Khi quân Nhật bao vây rồi xông vào dinh Toàn quyền Pháp tại Sài Gòn lúc 21 giờ 15, ngày 9.3.1945 để bắt giữ Toàn quyền Decoux và các tướng lãnh đô đốc Pháp đang tụ họp chung quanh ông, thì khắp nơi trong thành phố Sài Gòn, tiếng súng các loại nổ rộ lên, gây nhiều thương vong cho cả đôi bên.

Đặc biệt là tại thành lính của Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa II ở ngã tư đường Lê Quản và Đinh Tiên Hoàng hiện nay, vì quân Pháp tại đây đã biết trước nên cố gắng chống cự trước khi bị quân Nhật tràn ngập nhờ số đông.

Dân chúng Sài Còn, một số can đảm đi ra đường để theo dõi cuộc chiến diễn ra ngay trong thành phố. Một số người Việt thân Nhật lúc bấy giờ mới xuất hiện công khai để hợp tác với quân Nhật.

Sức đề kháng của quân Pháp tại Nam Việt không mạnh vì những đại đơn vị chủ lực của Pháp đóng tại Bắc Việt để bảo vệ biên giới Việt - Trung, điểm nóng và có tính chiến lược. Như đơn vị hùng mạnh nhất của Pháp là Trung đoàn 5 bộ binh Lê dương được bố trí chung quanh tỉnh Thái Nguyên.

Riêng lực lượng hải quân Pháp tỏ ra tương đối mạnh hơn ở miền Bắc, với soái hạm Lamotte Picquet, tuần dương hạm 7.000 tấn, với những dàn đại bác 155 ly và 120 ly, cùng với các pháo hạm Charner, La Marne, Tahure, những chiến hạm này đã từng bất ngờ tấn công diệt hạm đội Thái Lan, mờ sáng ngày 17.1.1941 trong cuộc chiến ngắn ngủi Pháp - Thái Lan 1940-1941.

Ngay sau khi hay tin quân Nhật nổ súng đêm 9.3.1945, các chiến hạm Pháp này tìm cách chạy thoát ra biển gia nhập hạm đội Mỹ đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam, nhưng bị phi cơ Nhật đuổi theo tấn công và gây tổn thất nặng khiến vị hạm trưởng của soái hạm Lamotte Picquet cho lệnh tự đánh đắm tàu gần Cồn Phụng (Tiền Giang) để chiến hạm khỏi rơi vào tay quân Nhật. Thủy thủ đoàn tàu này lội vào phía bờ phà Rạch Miễu, rồi leo lên bờ dùng mọi phương tiện thoát về tỉnh lỵ Bến Tre trốn tránh một thời gian trước khi bị quân Nhật đuổi bắt về làm tù binh.

Tại Bắc Việt, sức chống trả của quân Pháp tương đối mạnh vì được chuẩn bị khá chu đáo, dưới sự chỉ huy của trung tướng Sabattier, Tư lệnh Pháp tại Bắc Việt, ông này cho bố trí các toán quân Pháp trong tư thế sẵn sàng để đương đầu với một cuộc tấn công bất ngờ của quân Nhật, và các cơ quan tình báo Pháp theo dõi chặt chẽ các cuộc điều động của địch...

Cuối tháng 2.1945, tướng Sabattier gửi một công văn đến tất cả những đại tá chỉ huy các trung đoàn là phải cẩn mật đề phòng sao cho các lá cờ hiệu của trung đoàn không được rơi với bất cứ giá nào vào tay quân Nhật.

Đầu tháng 3.1945, Pháp được tin mật là hiến binh Nhật đã nói riêng với những người Việt cộng tác với họ là người Nhật sẽ ra tay lật đổ chính quyền Pháp trước khi kết thúc những ngày nghỉ Tết Ất Dậu 1945, trước ngày 10.2.

Các phần tử của sư đoàn 37 bộ binh Nhật đóng chung quanh Hà Nội để mắt đến các nhà ở của các sĩ quan Pháp, mở những cuộc tập dượt với những chiếc thang và những sợi dây thừng, lập khắp nơi những kho nhỏ chứa vũ khí, phân phát súng ống cho những người Việt thân Nhật, và những cuộc thực tập tác chiến thường về đêm trên các đường phố cho những phần tử thân Nhật

Một bức điện của vị chỉ huy quân sự Pháp khu vực Cao Bằng cho biết là hai Hoa kiều tại đây tiết lộ là trong vài ngày tới, quân Nhật sẽ giải giới toàn bộ lực lượng quân sự Pháp tại Đông Dương và xóa bỏ chủ quyền Pháp tại phần đất này.

Trước những cuộc điều động quân đội Nhật bất thường và có tính bao vây các vị trí đóng quân của Pháp, Decoux phải phản đối nhưng Bộ Tư lệnh Nhật luôn biện minh là tình hình chiến sự tại Thái Bình Dương càng ngày càng trầm trọng cho Nhật, nên cần phải có những biện pháp quân sự thích nghi để đối phó với mọi tình huống.

Trước mối đe dọa này, Bộ Tư lệnh Pháp phải thực hiện việc bố trí lại các đơn vị quân đội để thoát khỏi các gọng kìm đang tìm cách siết chặt chung quanh các nơi đóng quân của Pháp.

Các cuộc chuẩn bị của hai bên trước giờ đảo chính 9.3.1945
Lúc 17 giờ ngày 8.3.1945, ông Bonfils, Chính văn phòng Tòa Khâm sứ tại Hà Nội chuyển đến Bộ Tư lệnh Pháp tại Bắc Việt những tin tức tình báo có tính cách báo động: ông giám đốc Sở Mật thám Hà Nội cho là phải quan tâm đặc biệt đến những thông tin về một hành động vũ lực của Nhật chống lại nhà cầm quyền Pháp trên khắp Đông Dương có thể diễn trong đêm tối ngày hôm nay 8.3 hoặc tối mai 9 rạng 10.3, với việc bất ngờ bao vây và bắt giữ Toàn quyền Decoux và các tướng lãnh Pháp, tiếp liền sau đó là ra tuyên cáo về một nền độc lập cho Việt - Miên - Lào song song với việc thành lập các chính phủ bản xứ mà những người cầm đầu đã được người Nhật chọn sẵn mà không gây mấy xáo trộn lớn.

Nhật vẫn duy trì ba vị vua tại Huế, Phnom-penh và Luang-prabang, phân phát thực phẩm và đạn dược cho quân Nhật đóng tại hội chợ, cho mua gom tất cả những đèn pin tại các tiệm buôn Hà Nội, tập trung những thường dân Nhật rồi đưa họ tránh xa các đồn lính Pháp v.v...

Nguồn tin này cho biết là gần đây, các điệp viên theo dõi sát các di chuyển của tướng Mordant, người thật sự có nhiều quyền hành còn hơn Toàn quyền Decoux, vì là người được De Gaulle tín nhiệm và có thực quyền.

Buổi sáng cùng ngày, những gia đình người Nhật cư ngụ gần thành lính Pháp lớn nhất tại Hà Nội đã di chuyển xuống Hà Đông, lấy cớ là để tránh các cuộc dội bom của phi cơ Mỹ.

Ngay sau khi nhận được các nguồn tin này, trung tướng Sabattier ra lệnh tập dượt báo động toàn bộ, tuyên bố "tình trạng khẩn trương".

Cũng tối ngày 8.3.1945, ông khâm sứ tại Hà Nội đánh điện báo động đến các vị Công sứ Pháp tại các tỉnh. Đến 20 giờ, thành lính Pháp tại Hà Nội đã ở vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, tướng Sabattier rời Hà Nội lúc 20 giờ cùng với Bộ Tham mưu dã chiến để hướng về Tong, nơi có trường võ bị đào tạo các chuẩn úy Việt Nam (tướng Dương Văn Minh và một số tướng lãnh đồng khóa khác, đã từng theo học tại trường này).

Tại đây, các toán quân Pháp đang có cuộc tập trận về đêm dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri. Hai tướng Sabattier và Alessandri thức suốt đêm ấy, đi lại hồi hộp trông chờ một biến cố nhưng rồi chưa có gì xảy ra trong đêm ấy. Alessandri lo ngại không giữ được lâu phi trường quân sự Tong, vì lực lượng tại đây quá mỏng so tới số quân Nhật đóng chung quanh, nên Sabattier cho phép tướng Alessandri được phép rút đi để bảo toàn lực lượng.

Sáng sớm ngày 9.3.1945, Sabattier gửi đến tướng Massimi chỉ huy biệt khu Hà Nội lệnh duy trì tình trạng báo động tại thành lính Hà Nội trong đêm 9.3. Liền sau dó, Sabattier di chuyển đến Phủ Doãn, rồi vượt qua một đồn quân sự để đến Việt Trì, tại đây ông thảo luận với vị đại tá chỉ huy Trung đoàn 5 Lê dương, đơn vị thiện chiến nhất Đông Dương. Vị đại tá này, mặc dù đã được biết trước tình hình nóng bỏng, rất tiếc đã để cho quân Nhật bất ngờ bắt sống ngay đêm ấy và còn tịch thu được lá cờ hiệu của trung đoàn.
Lúc 21 giờ 30, bức điện "địch tấn công bất ngờ" từ thành lính Hà Nội đánh đi khắp nơi. Trung tướng Sabattier, Tư lệnh miền Bắc, theo kế hoạch đã soạn sẵn, ra lệnh chuyển đạn dược, quân cụ lên xe vận tải để lên đường từ Phủ Doãn lên Yên Bái, tại đây có một đồn binh Pháp rồi từ đây vượt qua hữu ngạn sông Hồng. Sabattier lần lượt mất liên lạc với một số đơn vị bạn.

Sáng ngày 10.3, có xướng ngôn viên người Pháp, dưới sự bắt ép của người Nhật, nghẹn ngào đọc trong nước mắt bản văn thông cáo của nhà cầm quyền quân sự Nhật loan báo cuộc đảo chính quân sự xóa bỏ chủ quyền của Pháp, đưa ra những lời giải thích và quyết định trao trả độc lập cho Việt - Miên - Lào.

Hành động quân sự Nhật diễn ra trên khắp lãnh thổ Đông Dương, và đây không phải chỉ là một vụ va chạm địa phương hay một sự hiểu lầm, như Decoux và đại tướng Mordant nghĩ.

Người Nhật thừa rõ tướng Mordant được De Gaulle giao cho nhiệm vụ lãnh đạo Lực lượng Kháng chiến chống Nhật, vậy mà ngày 10.3, khi biết mình không thể thoát được vòng vây của quân Nhật, nên từ tư dinh thông báo cho các sĩ quan Nhật đến bắt ông đem đi, các sĩ quan Nhật không có ý định chặt đầu đại tướng Mordant như họ đã làm khi dùng kiếm chặt đầu tướng Lemonnier, chỉ huy phân khu Lạng Sơn vì ông này không chịu ra lệnh cho binh sĩ của ông buông súng đầu hàng mà cứ tiếp tục chống trả gây nhiều thương vong cho quân Nhật. Đại tướng Aymé, chỉ huy toàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương, cũng ngồi trong văn phòng của ông để chờ cho quân Nhật đến bắt ông làm tù binh.

Hành động vũ lực của Nhật nhắm vào người Pháp không phải chỉ diễn ra tại Đông Dương, mà còn cả những nơi có quân đội Pháp nhưng ở trong tầm tay của quân Nhật.

Cùng ngày và cùng giờ, tối hậu thư Nhật buộc người Pháp phải giải giới diễn ra ngày 9.3.1945 tại Đông Dương và tại hai tô giới tức nhượng địa Trung Quốc dành cho Pháp tại Thượng Hải và Thiên Tân.

Sự ra tay hành động cùng lúc ở khắp nơi cho thấy là quyết định này được đưa ra từ chính phủ Nhật tại Tokyo chớ không phải riêng từ giới quân sự Nhật tại Đông Dương. Và Đại sứ Nhật Matsumoto không cần phải đợt hết hạn 2 tiếng đồng hồ để chờ sự phúc đáp của Toàn quyền Decoux để ra tay, mà quân Nhật được lệnh nổ súng bất ngờ không báo trước khi chưa đến 19 giờ và theo những tài liệu Đồng Minh tịch thu được sau này, thì chính phủ Nhật ngay từ ngày 1.3.1945 đã dứt khoát ấn định ngày 9.3 lúc 19 giờ là ra tay.

Vì thiếu đoàn kết, quân Pháp chống trả không hiệu quả

Tại Nam Việt, quân Pháp gần như bị bất ngờ tối ngày 9.3.1945, mặc dù sáng hôm ấy, nhiều nguồn tin từ thành lính Pháp tại Thủ Dầu Một đã báo động cho vị Thống đốc Nam Việt, ông Hoeffel biết. Và ông này đã chuyển tin này đến trung tướng Delsuc, tư lệnh miền Nam Đông Dương vào lúc 18 giờ, đến đô đốc Béranger, ông Mialin Thị trưởng Sài Gòn Chợ Lớn và Chỉ huy trưởng Cảnh sát, ông Moresco.

Điều tai hại là tướng Delsuc không chịu ra lệnh báo động cho quân đội và không có một quyết định nào cả. Ngay cả giới thân cận của Toàn quyền Decoux làm như giả ngơ giả điếc.

Tối ngày 9.3.1945, tại Hà Nội, đại tướng Aymé, Tổng chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương còn vô ý ra lệnh hủy bỏ lệnh cấm trại đã được ban hành ngày hôm qua khi phát hiện những hành động khả nghi của người Nhật,

Do sai lầm tai hại của đại tướng Aymé ra lệnh hủy bỏ lệnh cấm trại chỉ 2 giờ trước khi quân Nhật nổ súng nên đa số các đồn lính Pháp, ngoại trừ những đơn vị trực thuộc trung tướng Sabattier và thiếu tướng Alessandri, tư lệnh phó miền Bắc, đều bị bất ngờ khi quân Nhật nổ súng. Như tại Lạng Sơn, ông Công sứ Auphelle và đại tá Robert bị quân Nhật tràn vào tóm bắt quá dễ và đã sát hại cả hai một cách tàn nhẫn vì những binh sĩ Pháp dưới quyền họ mặc dù bị bất ngờ nhưng vẫn chống trả quyết liệt một cách tuyệt vọng.

Sự thua trận quá nhanh chóng của Pháp cũng một phần do sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất tại Đông Dương: Toàn quyền Decoux và đại tướng Mordant, hai người này thù ghét nhau thậm tệ.

Decoux lợi dụng mình là thượng cấp, đã bức hiếp Mordant khi ông này đang đảm nhiệm chức Tổng Chỉ huy hải - lục - không quân Pháp, bằng cách rút lại quyền chỉ huy không quân. Ít lâu sau, Decoux còn làm nhục thêm Mordant khi ký quyết định tước đoạt khỏi tay Mordant chức Tổng Thanh tra lực lượng Garde Civile Locale (Vệ binh địa phương, hay mã tà hoặc lính khố xanh) được đặt dưới sự sử dụng của các quan chức hành chính địa phương.

Sự xích mích này càng gia tăng cường độ năm 1943, khi Mordant không cho Decoux hay biết, mà bí mật liên lạc với tướng De Gaulle. Nỗi căm hờn của Mordant đối với Decoux lên đến mức Mordant nói với trung tướng Sabattier là ông đã nói ông De Langlade, đặc phái viên của De Gaulle đến Hà Nội: "Kẻ thù số một là Decoux, kẻ thù số hai mới là bọn Nhật".

Trung tướng Sabattier khi cho di chuyển đại quân thoát khỏi được sự bao vây của quân Nhật trong những ngày đầu tấn công vào quân Pháp, chủ tâm rút về miền Trung và Thượng du Bắc Việt để cố bám lại càng lâu càng tốt trên lãnh thổ Bắc Việt theo chỉ thị của De Gaulle. Ông cố giữ quyền kiểm soát các phi trường dùng cho loại phi cơ Dakota như tại Tuyên Quang, Trai-hut, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên Phủ, để có thể nhận được tiếp tế bằng đường hàng không, và bằng những con đường mòn qua núi từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Những cuộc chạm súng lẻ tẻ đã diễn ra giữa quân Nhật đuổi theo tấn công các toán quân Pháp đi sau.

Tại Lạng Sơn, thành lính Pháp không phải chỉ bị quân Nhật tấn công từ các vị trí đóng quân gần đó mà còn bị nhiều phần tử của sư đoàn 22 bộ binh Nhật bất ngờ tấn công từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Vì biết rõ thành lính Pháp tại Lạng Sơn được phòng thủ chắc chắn, nên quân Nhật phải dùng đến mưu kế để tấn công bất ngờ nhằm hạn chế tổn thất về sinh mạng.

Những mưu chước của các tướng tá Nhật
Buổi chiều ngày 9.3.1945, các sĩ quan Nhật gửi thiệp mời tất cả sĩ quan Pháp trong pháo đài Lạng Sơn đến căn cứ của Nhật dự một dạ tiệc để rồi bất ngờ trở mặt bắt sống tất cả các vị khách Pháp, buộc họ phải ra lệnh cho binh sĩ của họ đầu hàng.

Tướng Lemonnier, tư lệnh tại Lạng Sơn biết trước mưu đồ của người Nhật nên không chịu đích thân đi dự, nhưng cũng không thể đưa ra một lời từ chối tập thể, nên phải giới hạn con số sĩ quan Pháp đi dự và số này được thay thế bởi những hạ sĩ quan lớn tuổi để đánh lừa người Nhật và hạn chế số tổn thất về sĩ quan bị lọt vào tay địch. Tướng Lemonnier ở lại Bộ Chỉ huy, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Tại Lạng Sơn quân Nhật thi hành từng điểm một kế hoạch đánh úp quân Pháp. Sau khi bắt giữ số sĩ quan và hạ sĩ quan trá hình và buộc những người này chuyển lệnh buông súng của người Nhật, các phần tử của hai sư đoàn 37 và 22 bộ binh ồ ạt tấn công vào các cứ điểm Pháp, đặc biệt vào thành lính trung tâm, vào lúc 9 giờ tối với quân số đông gấp mười số quân Pháp.

Mặc dù yếu thế, nhưng quân Pháp vẫn chống trả quyết liệt trước những đợt xung kích của địch quân. Cuộc chiến kéo dài suốt đêm. Sáng ngày 10.3, tướng Lamonnier đánh điện đến trung tướng Sabattier đang ở Yên Bái, thông báo là ông đang bị vây trong thành, lính bắt đầu thiếu đạn dược, nước uống và yêu cầu được thả dù tiếp tế.

Sau một cuộc chiến tuyệt vọng vì hết đạn, quân Pháp bị tràn ngập. Quân Nhật xông vào và bắt giữ tướng Lemonnier cùng với những binh sĩ Pháp còn sống sót và bị thương nặng. Nhưng các pháo đài khác gần Lạng Sơn vẫn tiếp tục chống trả gây tổn thất sinh mạng thêm cho quân Nhật.

Điên cuồng vì phải trả quá nhiều máu, người Nhật buộc tướng Lemonnier phải ra lệnh cho toàn bộ các vị trí quân sự Pháp trong phân khu Lạng Sơn phải buông súng đầu hàng. Tướng Lemonnier cương quyết từ chối ra lệnh đầu hàng tập thề.

Người Nhật liền bắt tướng Lemonnier và ông Auphelle, Công sứ chủ tỉnh Lạng Sớn dẫn ra khỏi thành phố đến gần động Kỳ Lừa, bắt cả hai tự đào một cái lỗ sâu rộng, rồi bắt hai người quỳ xuống gần bên hố đào, kế đó hét to ra lệnh phải ký vào tờ giấy đầu hàng vô điều kiện và ra lệnh cho tất cả binh sĩ thuộc quyền phải ra đầu hàng.

Viên sĩ quan Nhật hét to: "Hai ông có chịu ký không?" Lemonnier và Auphelle dõng dạc đáp: “Không". Viên sĩ quan chỉ huy Nhật nổi máu cuồng sát giữa chiến trận ra lệnh cho một sĩ quan và một hạ sĩ quan rút kiếm chặt mạnh vào cổ hai vị chỉ huy quân sự và dân sự Pháp cao nhất tỉnh Lạng Sơn.

Viên sĩ quan Nhật ra lệnh chặt đầu, năm năm sau bị Tòa án quân sự Pháp tuyên án tử hình vì phạm phải tội ác chiến tranh và bị đem ra xử bắn.

Sau chiến tranh, người Pháp đã đưa hài cốt của tướng Lemonnier về chôn tại quê nhà. Đại tướng Valluy, cựu Tổng Tư lệnh Pháp tại Đông Dương, ngày 13.3.1950 đích thân đến đọc điếu văn ca ngợi sự hy sinh dũng cảm của tướng Lemonnier trước quân thù

Nhật ra tay đầu tiên tại Quảng Yên

Cuộc binh biến ngày 9.3.945 khai điểm trước nhất tại Quảng Yên lúc 18 giờ chiều trong khi Toàn quyền Decoux còn đang hội đàm thân mật với đại sứ Nhật Matsumoto, và phải đến một giờ sau, lúc 19 giờ, Matsumoto mới trao tối hậu thư cho Decoux.

Ngay lúc bấy giờ, Decoux đã được thông báo vụ nổ súng tại Quảng Yên nhưng ông cũng như đại tướng Aymé chỉ cho đây chỉ là một vụ rắc rối địa phương.

Trận đánh đầu tiên mở màn lúc 18 giờ chiều, khi một tiểu đoàn Pháp trên đường di chuyển đến Tong để tham dự vào các cuộc tập trận, và khi đến gần một bến phà ở Quảng Yên thì bị tấn công bằng đủ loại súng từ phía bên kia bến phà bởi một tiểu đoàn Nhật. Tiểu đoàn Nhật này đang trên đường đi đến địa điểm để bất ngờ đột kích vào quân Pháp ở Đông Bắc Hải Phòng vào giờ G được ấn định là 19 giờ tối.
Trong trận này, hai bên đều bị tổn thất nặng. Các lính khố đỏ được các sĩ quan Pháp chỉ huy, tỏ ra có tinh thần chiến đấu trong cuộc đụng độ đầu tiên này dưới hỏa lực của quân Nhật vốn được tiếng là thiện chiến và dũng cảm.

Ngày 8.3.1945, thiếu tá Nhật Sawano, chỉ huy quân sự tại Hà Giang, với ý định dụ thiếu tá Moullet, chỉ huy chi khu Hà Giang lọt vào bẫy, viết thiệp mời ông này tối hôm ấy đến khách sạn và quán ăn Lainé mà Nhật trưng dụng, để dự một dạ tiệc.

Moullet thừa biết ý đồ của Sawano nên lễ độ từ khước và để đáp lễ, ông mời lại Sawano cùng các sĩ quan phụ tá đến dùng rượu khai vị với ông tối cùng ngày tại phủ Công sứ Pháp, lúc 19 giờ tối.

Ngày 9.3.1945, một bức điện của Phủ Công sứ báo cho Moullet rõ những chuẩn bị quân sự của Nhật, nên ông đã có những biện pháp đề phòng, ra lệnh cấm trại toàn bộ binh sĩ của mình.

Lúc 18 giờ 55, thiếu tá Sawano cùng với 7 sĩ quan Nhật đến Tòa Công sứ đúng theo lời mời của Moullet. Phía Pháp cũng chỉ định 7 sĩ quan để dự tiệc rượu (mọi người đều lận vũ khí kín đáo trong người).

19 giờ, Sawano lấy cớ khó chịu trong người yêu cầu được ra về trước, để 7 sĩ quan thuộc quyền ở lại dự tiệc. Mouuet lễ độ tiễn Sawano ra cổng rồi quay lại nói nhỏ với trung đội trưởng lính Lê dương vừa được gửi đến bảo vệ Tòa Công sứ: "Anh cứ ở lại vị trí, và nhớ mở mắt quan sát kỹ mọi việc". 

Tại phòng khách, 7 sĩ quan Nhật giả bộ say và bắt đầu ca hát, ánh sáng điện chập chờn rồi tắt, các sĩ quan Nhật cho tay vào trong áo móc súng lục ra, trong khi thiếu tá Moullet bước vội lên tầng lầu trên để báo động cho đơn vị lính Lê dương đóng gần đó.

Lúc 19 giờ 10, từ trại lính Nhật ở cột cây số 3, hai tiểu đoàn Nhật với quân số gần 1.000 người ùa ra tấn công vào pháo đài Billotte của Pháp, vào cứ điểm Bonnet Phrygien, vào trại lính khố xanh và vào các điểm tựa chung quanh pháo đài. Đại bác Nhật làm im tiếng khẩu đại bác duy nhất của pháo đài Hà Giang, và bắn trúng vào kho súng của Pháp.

Cùng lúc, 7 viên sĩ quan trong số có 5 là hạ sĩ quan trá hình thành sĩ quan Nhật; khách mời của thiếu tá Moullet, trở mặt tấn công từ bên trong, dưới sự yểm trợ của một trung đội Nhật đột kích từ bên ngoài. Trung đội Lê dương Pháp lãnh trách nhiệm giữ an ninh Tòa Công sứ dưới áp lực mạnh từ hai phía, phân tán rút về cứ điểm Bonnet Phrygien.

Tại phòng khách Tòa Công sứ, trong một cuộc cận chiến với bảy vị khách Nhật biến thành kẻ thù, đại úy công binh Jolly thiệt mạng, đại úy truyền tin Van Den Akker bị thương nặng, đại úy Vaillant, phụ tá cho chỉ huy trưởng Moullet, bác sĩ quân y Courbieres và chuẩn úy Viret bị bắt làm tù binh.

Thiếu tá Moullet rút lên lầu cố thủ, sau khi tìm cách thoát ra bằng cửa sổ, nhưng tứ phía đều có quân Nhật canh giữ. Về phía Nhật, có 4 người bị bắn chết, trong số có trung úy liên lạc Kawa Kami. Trung úy Pháp Kereneur thoát được lên tầng trên để trợ lực cho thiếu tá Moullet.

Quân Nhật bắt vợ của thiếu tá Moullet, lấy dây thừng cột vào cổ vào ngực bà này, đặt vào tay bà cháu bé 4 tháng tuổi con của bà rồi dọa giết cả hai nếu chồng bà không chịu đầu hàng. Bị từ khước, quân Nhật đẩy mẹ lẫn con, dùng hai mẹ con làm cái khiên che đạn, xô họ lên lầu.

Đến 22 giờ đêm, quân Nhật lọt lên được tầng trên, nhưng bị thiếu tá Moullet và trung úy Kereneur dùng súng chặn đứng ở hành lang trên lầu, hai sĩ quan Pháp núp vào gốc tường tiếp tục nã đạn chống trả. Lần lượt sử dụng 3 thông dịch viên khác nhau, quân Nhật cứ mỗi nửa giờ, lập lại lời đe dọa giết vợ và con gái của Moullet. Để những lời đe dọa này có thêm trọng lượng, thiếu tá Nhật Sawano đích thân đến lúc 1 giờ sáng để lập lại lời dọa.

Bị áp lực từ phía cầu thang chính và cả từ cầu thang phụ, hai sĩ quan Pháp rút xuống kho quân trang để cố thủ lúc 3 giờ sáng, và đẩy lùi được một đợt tấn công mới lúc 4 giờ sáng. Khi gần sáng, thừa lúc tiếng súng thưa bớt, thiếu tá Moullet gọi điện đến đơn vị Lê dương đóng gần đó đến tiếp cứu, nhưng vô ích, vì các vị trí đóng quân của lính Lê dương cũng như của lính khố xanh người bản xứ đều bị quân Nhật tràn ngập bởi số đông.

Đến 6 giờ sáng, quân Nhật kêu gọi tất cả quân Pháp tại Hà Giang phải đầu hàng, bằng không tất cả những người da trắng, đàn ông cũng như phụ nữ trong thành phố sẽ bị sát hại, và khi quân Nhật chiếm được thành phố, tất cả những binh sĩ Pháp giữ thành sẽ bị hạ sát thay vì bị bắt làm tù binh.

Không còn có lối thoát, đại úy Jeancenelle ra hàng lúc 10 giờ sáng ngày 10.3.1945. Ngay sau đó, đại úy công binh Bertard bị bắt cầm tù tại tư thất bị dẫn đến thành lính Lê dương rồi bị trung úy Morioka, một điệp viên Nhật đội lốt thương gia sống từ lâu tại Hà Giang - dùng kiếm sát hại trước mắt đại úy Teancenelle và bác sĩ quân y Courbiere.

Điên tiết vì những tổn thất về sinh mạng khá cao tại Hà Giang, quân Nhật sau đó còn tàn sát 44 hạ sĩ quan và binh sĩ Pháp, bằng gậy, xẻng cuốc với những phát ân huệ bằng súng lục hoặc bằng lưỡi lê.

Những binh sĩ Lê dương còn sống sót bị dẫn tới hàng rào sắt Tòa Công sứ và bác sĩ Courbiere bị quân Nhật ra lệnh nói với thiếu tá Moullet không chịu đầu hàng, quân Nhật sẽ bắn bỏ tất cả nhóm binh sĩ Pháp còn lại, và sẽ bắt đầu ngay bằng bà vợ và con gái của Moullet. Moullet thấy tiếng súng đã ngưng nghĩ quân Nhật đã làm chủ được tình thế, sau cùng ông chịu ra hàng.

Người Nhật ra lệnh cho Moullet vứt khẩu súng lục chỉ còn có 5 viên đạn xuống sân. Trung úy Kereneur cũng ra hàng với khẩu súng chỉ còn 2 viên đạn.

Đến 11 giờ sáng 10.3, quân Nhật hoàn toàn làm chủ Hà Giang. Một số binh sĩ Pháp nương đêm tối thoát chạy được qua bên kia biên giới Việt - Trung.

Trưa ngày 10.3, trung úy Morioka dẫn 22 tù binh Pháp đến bờ sông gần cầu Tholance rồi giao cho một đảng viên quốc gia người Việt hạ sát tất cả bằng những loạt đạn đại liên, dưới sự chứng kiến của các binh sĩ Nhật, những người chưa chết hẳn được lính Nhật kết thúc cuộc đời bằng lưỡi lê. Tổng số người Pháp bị tàn sát là 81 người. Thiếu tá Nhật Sawano tịch thu 486.000 đồng trong Kho bạc Hà Giang:

Sau ngày Đệ nhị thế chiến chấm dứt, thiếu tá Sawano bị áp giải cho cơ quan có thẩm quyền của các cường quốc Đồng Minh thắng trận xét xử về những tội ác chiến tranh phạm phải trong thời chiến. Sawano được dẫn giải vào Sài Gòn để được Tòa án Quân sự Pháp xét xứ về những tội ác như ra lệnh tàn sát những tù binh Pháp tại Hà Giang tháng 3.1945 và bị tuyên án tử hình.

Bản án này được thi hành tại Sài Gòn ngày 11.5.1950, trong khuôn khổ những bản án mà phe chiến thắng dành cho những tù binh các nước bại trận đã phạm phải những hành động tội ác vi phạm công pháp quốc tế về cách đối xử với tù binh địch trong thời chiến.

Những sự thật của 5 tháng cầm quyền của Nhật tại Việt Nam năm 1945
Tối ngày 9.3.1945, quân đội Nhật đang chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Việt - Miên - Lào bất ngờ thực hiện cuộc đảo chính quân sự lật đổ bộ máy cai trị của Pháp. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, phần lớn lực lượng quân sự Pháp bị đánh tan, bị tước khí giới và bị tập trung trong các doanh trại do quân Nhật chỉ định, ngoại trừ độ 6.000 quân Pháp - Việt, sau nhiều tháng chiến đấu gian khổ trong vùng thượng du Bắc Việt đã rút được sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) dưới sự chỉ huy của hai tướng Sabattier và Alessandri. Cuộc đảo chính này diễn ra bất ngờ đối với đa số người Việt.

Vào thời điểm này, người Nhật thấy rõ sự thất trận của họ trước các nước Đồng Minh là gần kề nên vì thù ghét người da trắng sắp đánh bại họ, nên muốn gây xáo trộn tình hình tại Đông Dương trước ngày họ buông súng đầu hàng, và họ làm điều này để gây khó khăn cho người Pháp khi Pháp muốn trở lại đặt nền thống trị tại Đông Dương.

Sự thất thế về quân sự khiến người Nhật ngay sau khi xóa bỏ chủ quyền của Pháp không thiết tha thay thế người Pháp để thiết lập bộ máy hành chính tại Việt Nam.

Lập trường củạ phe quân phiệt Nhật là không nên gây xáo trộn tình hình tại Việt Nam để không làm trầm trọng thêm những khó khăn quân sự mà họ đang gặp phải trước sức ép của quân lực Anh - Mỹ.

Hơn nữa, số quan chức dân sự Nhật tại Việt Nam quá ít nên không đủ để thiết lập một bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Qua một tuyên cáo, Bộ Tư lệnh Nhật quyết định lưu lại tại chức tất cả những công chức thừa hành hoặc có tính cách kỹ thuật người Pháp muốn tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ công cộng (điện, nước, đê điều, đường sắt địa chính v.v..)

Nhưng chỉ ít lâu sau đó, chính phủ Trần Trọng Kim, dưới áp lực của các công chức Việt Nam, thuyết phục được nhà cầm quyền Nhật từ bỏ việc sử dụng những công chức Pháp. Các trưởng ty Pháp được thay thế bởi những phó ty Việt Nam. Trong các trường học, tiếng Pháp được thay thế bằng quốc ngữ.

Những cán bộ tuyên truyền Nhật và Việt Nam cố gắng hạ uy tín của người Pháp. Những thường dân và cựu viên chức dân sự Pháp bị tập trung trong chu vi các thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt.

Tất cả những thường dân Pháp tại các tỉnh lân cận phải tập trung về các đô thị trên, nên những người này phải sống chật chội, nhiều gia đình phải sống chung dưới một mái nhà. Những tù binh Pháp bị quân Nhật tập trung trong các thành lính Pháp tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn và tại trại tập trung Hòa Bình, nơi đây đời sống tù binh Pháp rất khắc nghiệt.

Trên lãnh vực chính trị, Thống đốc Minoda thay thế thống đốc Pháp tại Việt Nam. Tại Trung Việt, Đại sứ Yokoyama thay thế tất cả những chức vị của vị khâm sứ Pháp tại Huế. Tại Hà Nội, cũng như tại Sài Gòn, người Nhật tiếp nhận những cơ quan hành chính và các văn phòng của Tòa Khâm sứ và của Phủ Toàn quyền Pháp. Một nhà ngoại giao Nhật, ông Tsukamọto nhận lãnh trọng trách này.

Sở dĩ nhà ngoại giao cao cấp nhất của Nhật, đại sứ Yokoyama đặt trụ sở tại Huế, vì chính phủ Trần Trọng Kim đặt tại đây cùng với sự hiện diện của vua Bảo Đại mà người Nhật muốn giữ lại ở ngôi vua, vì trọng tâm của người Nhật là muốn duy trì "nguyên trạng" để bảo đảm an ninh cho quân đội chiếm đóng Nhật. Chính phủ Trần Trọng Kim sẽ phải tranh đấu ráo riết để người Nhật trao lại quyền hành và đi đến thống nhất đất nước.

Bảo Đại dưới họng súng của quân Nhật

Tối ngày 9.3.1945, trong khi quân Nhật bất ngờ tấn công vào thành lính Pháp Mang Cá tại Huế thì một tiểu đoàn khác của Nhật đi lùng kiếm Bảo Đại. Không tìm thấy Bảo Đại trong Thành nội, các đơn vị quân đội Nhật tủa đi lùng sục cho được Bảo Đại, trong khi ông này đang đi săn thú rừng ban đêm cách Huế hàng chục cây số.

Sau đó Bảo Đại kể lại với nhà báo Mỹ Berrier: "Nửa đêm tôi đang đi săn thú hoang dã trong rừng, tôi hoàn toàn bất ngờ khi tiếng súng đảo chính nổ, thì đột nhiên, tôi bị cả một trung đoàn Nhật bao vây giữa rừng. Một viên tướng Nhật tiến đến cho tôi rõ là quân đội Thiên Hoàng đang ra tay xoá bỏ chủ quyền của Pháp và mời tôi cộng tác với người Nhật, nhưng vì trận đánh trong thành phố Huế còn đang tiếp diễn, nên quân Nhật giữ tôi lại suốt đêm trong rừng và phải đợi đến sáng hôm sau mới về đến Thành nội khi tiếng súng đã im".

Sau đó, các quan chức Nhật cho Bảo Đại và các vị cận thần rõ là Nhật quyết định trao trả độc lập cho các dân tộc Đông Dương, giải phóng các quốc gia Đông Nam Á khỏi ách thống trị của người da trắng.

Tối ngày 10.3.1945, đại sứ Nhật Yokoyama đến Điện Kiến Trung để yêu cầu Bảo Đại và các bộ trưởng trong Viện Cơ mật (Hội đồng các bộ trưởng mà Phạm Quỳnh là người cầm đầu), chịu hợp tác ngay với người Nhật trong việc gia nhập Khối Thịnh Vượng chung Đại Đông Á.
Bảo Đại và Phạm Quỳnh không làm cách nào khác hơn là tỏ ra hiểu biết lập trường của người Nhật trước tình thế mới, mặc dù họ thừa rõ là ngày bại trận của Nhật trước các cường quốc Đồng Minh đang đến gần.

Bảo Đại sau khi gửi lời khen ngợi về sự thành công của cuộc đảo chính của quân Nhật vừa qua, tuyên bố là do sự xóa bỏ chủ quyền của Pháp đêm 9.3.1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi được sự đô hộ của Pháp. Trong tình thế này, Bảo Đại sẵn sàng hợp tác với Nhật để củng cố nền độc lập.

Ngay tối hôm ấy, Hội đồng Cơ mật họp nhìn nhận là không thể nào chống trả lại áp lực của Nhật mà không đưa đất nước vào cuộc phiêu lưu và dẫn tới việc người Nhật hoàn toàn nắm quyền lãnh đạo quốc gia Việt Nam.

Ngày 11.3.1945, một tuyên cáo của Hoàng đế Bảo Đại có cả chữ ký của tất cả thành viên của Viện Cơ mật công nhận cuộc đảo chính thành công của Nhật.

Nội dung tuyên cáo trên như sau:

Xét qua tình hình thế giới và đặc biệt là của Á Châu, chính phủ Việt Nam công khai tuyên cáo là kề từ hôm nay, các hiệp ước bảo hộ ký với Pháp bị xé bỏ và quốc gia Việt Nam lấy lại quyền độc lập.

Nước Việt Nam sẽ cố gắng, bằng những phương tiện của chính mình, tự phát triển để xứng đáng trở thành một quốc gia độc lập, sẽ tuân theo những chỉ thị trong bản Tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, và tự xem mình như một phần tử của ĐẠi Đông Á, để đóng góp những tài nguyên của mình cho nền thịnh vượng chung. Chính Phủ Việt Nam đặt lòng tin vào sự trung thực của Nhật và quyết tâm hợp tác với Nhật hầu đạt được mục đích nêu trên.

Khâm thử.
Bảo Đại

Huế, ngày 27 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 20 (11.3.1945)
Toàn bộ các thành viên trong Viện Cơ mật đồng ký tên:
Nội vụ (Lại bộ Thương thư): Phạm Quỳnh
Tài chính Thượng thư: Hồ Đắc Khải
Nghi lễ Thượng thư: Ưng Hy
Tư pháp: Bùi Bằng Đoàn
Giáo dục: Trần Thành Đạt
Kinh tế: Trương Như Định

Chính phủ Trần Trọng Kim mất 40 ngày mới được trình diện

Nhà cầm quyền Nhật không phải chỉ hạn chế các hoạt động tại Huế, nơi đặt trụ sở của chính phủ Trần Trọng Kim và của vua Bảo Đại, mà ngay từ ngày 12.3.1945, các báo Việt ngữ phát hành trở lại tại Hà Nội, những người của Kempetai (hiến binh Nhật) được gài vào ban biên tập các báo để chỉ đạo các nhà báo Việt viết những bài đả kích thực dân Pháp. Báo chí tại Sài Gòn và Huế chỉ vài ngày sau cũng theo con đường này.

Việc thành lập một chính phủ quốc gia thân Nhật được đặt ra ngay cho Bảo Đại, vì Phạm Quỳnh là một nhân vật không được lòng dân nên không thể lãnh đạo một tân chính phủ thích ứng với tình thế mới, nên Bảo Đại phải cần đến một nhân vật mới.

Ngày 19.3.1945; theo lời phát biểu của Bảo Đại, Phạm Quỳnh và toàn bộ nội các từ chức tập thể. Việc thành lập tân nội các bước đầu tỏ ra khó khăn. Bảo Đại mất nhiều thì giờ để tham khảo ý kiến về việc chỉ định một nhân vật mới đứng ra thành lập chính phủ mới.

Tên Ngô Đình Diệm có được nhắc đến vì là nhân vật có đầu óc cái cách năm 1933 khi ông đề nghị với Bảo Đại thi hành những cải cách trong bộ máy nhà nước, nhưng Bảo Đại không chấp nhận.

Hơn một tháng trôi qua mà tân nội các cũng chưa được trình diện khiến dân chúng sốt ruột. Sau cùng, ngày 17.4.1945, Bảo Đại giao cho giáo sư Trần Trọng Kim, một người được Nhật ủng hộ và lúc bấy giờ đang sống lưu vong tại Singapour, nhiệm vụ trở về nước đề thành lập chính phủ mới. Ông này được biết đến do những lập trường quốc gia và công lao của ông trong việc truyền bá Quốc ngữ, và những quyển sách giáo dục của ông. Bị mật vụ của Toàn quyền Decoux theo dõi, ông nhờ người Nhật bảo vệ và đưa sang Thái Lan rồi Singapour tị nạn.

Chính phủ Trần Trọng Kim gồm toàn những nhân vật đại khoa bảng, những nhà khoa học nổi tiếng và gần như tất cả đều được đào tạo trong các trường đại học Pháp. Những người này không có tư tưởng bài Pháp, nhưng là những người yêu nước. Bảo Đại ngay khi họ sắp nhận chức, đã cảnh giác là họ gia nhập một nội các chuyển tiếp và tạm thời, vì Nhật chắc chắn sẽ phải đầu hàng trong một thời gian gần.

Nội các này sở dĩ được thành lập là để tránh cho người Nhật trực tiếp cai trị đất nước mình. Họ cũng thấy trước là sau ngày Đồng Minh thắng trận, quân đội Pháp rất có thể sẽ quay trở lại, nên họ muốn đặt người Pháp trước một sự đã rồi. Việt Nam đã độc lập và người Pháp phải có cách đối xử khác với người Việt.

Ngày 23.5.1945, một cải cách về thuế má được ban hành. Những người vô sản từ đây được miễn đóng thuế thân cũng như những công nhân viên chức có số thu nhập dưới một trăm đồng một tháng. Tuy nhiên, chính phủ Trần Trọng Kim vấp phải hai trở lực: sự non nớt, sự ấu trĩ chính trị của dân chúng và sự giám sát theo dõi của người Nhật qua sự hiện diện của quân chiếm đóng Nhật trên lãnh thổ Việt Nam.

Sự tồn tại của chính phủ Trần Trọng Kim chỉ kéo dài có bốn tháng trước khi trao quyền lại cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hạ tuần tháng 8.1945, sau ngày Nhật đầu hàng.

SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA 20.000 QUÂN PHÁP CHỐNG CUỘC ĐẢO CHÍNH CỦA NHẬT

Số phận của 6.000 quân Pháp thoát được sang Vân Nam Trung Quốc
Trong cuộc chiến ngắn ngủi chỉ kéo dài hơn hai tháng giữa quân Pháp và quân Nhật từ ngày 9.3.1945 đến cuối tháng 4.1945 tại Đông Dương ngay sau ngày người Nhật bất ngờ dùng vũ lực lật đổ chính quyền Pháp ngày 9.3.1945, quân Pháp vì kém quân số và súng đạn, cũng đã chống cự quyết liệt nên đã có 250 sĩ quan tử trận, cùng với 900 hạ sĩ quan và binh sĩ da trắng bỏ mình, không kể số bị thương cùng với hàng trăm binh sĩ người bản xứ phục vụ trong quân đội Pháp tại Đông Dương.

Tại Nam Việt, các binh sĩ của trung đoàn 11 bộ binh thuộc địa Pháp (11.E R.I.C) đã chống trả dữ dội, thiếu tá Mollard, chỉ huy một tiểu đoàn của Trung đoàn 11 bộ binh Pháp đã tử trận cùng với thiếu tá Langelier Bellevue, Chỉ huy một tiểu đoàn lính bản xứ. 

Tại Cần Thơ, một tiểu đoàn lính bản xứ đã chiến đấu ác liệt với quân Nhật, thiếu tá tiểu đoàn trưởng đã tử trận. Tại Kompongcham, đại úy quân y Grinda đã gục chết khi đang nã đạn đại liên vào quân Nhật.

Tại Hà Nội, binh lính Pháp vẫn can đảm chống trả cho đến khi cạn hết đạn dược, khiến quân Nhật kính nể và dành cho tướng Pháp giữ thành Massimi và các binh sĩ của ông những đặc ân của những quân nhân bại trận và đầu hàng trong danh dự. Chỉ riêng tại Hà Nội, người Nhật nhìn nhận họ có độ 400 binh sĩ tử trận.

Những cuộc chạm súng ác liệt cũng đã diễn ra tại Hải Phòng, và tại Vinh (Nghệ An). Tại đây, thiếu tá Disseul tử trận. Tại Huế, trung tá Martin bỏ mình. Nhiều toán quân Pháp rút sâu vào dãy núi Trường Sơn và trong vùng rừng rậm Thượng Lào, Hạ Lào để ẩn náu cho tới ngày quân Nhật đầu hàng quân Đồng Minh mấy tháng sau.

Riêng hai tướng Pháp Sabattier và Alessandri, bị đại quân Nhật săn đuổi ráo riết đến phải kiệt sức không thể bám vào lãnh thổ Đông Dương. càng lâu càng tốt theo lệnh của tướng De Gaulle, nên từ Phong Sa Lỳ vượt biên giới Thượng Lào sang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, kéo theo một đoàn quân dài 40 cây số, gồm hơn 6.000 binh sĩ, trong số có 320 sĩ quan Pháp, 2.150 binh sĩ da trắng và 3.200 lính gốc Việt và Lào do sĩ quan Pháp chỉ huy.

Nhờ đã phục vụ nhiều năm tại Trung Quốc trong thập niên 30 nên tướng Sabattier rất hiểu rõ tâm trạng người Hoa. Khi dừng quân tại các tỉnh miền thượng du Bắc Việt và Thượng Lào, ông cho lệnh tịch thu số á phiện và tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành, để dùng làm lợi khí hòng mua chuộc và đổi chác với những người có thế lực trong tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nơi 6.000 quân do ông chỉ huy đầu tiên tiến vào lãnh thổ Trung Quốc. Sabattier thừa rõ tính thực dụng và hám lợi của một bộ phận khá lớn người Trung Quốc, đặc biệt là thói quen nhận hối lộ của các quan chức người Hoa.

Tỉnh Vân Nam là một đơn vị hành chính tự trị, không chịu thần phục chính quyền trung ương của Tưởng Giới Thạch. Người nắm quyền tại Vân Nam là tướng Long Vân trên danh nghĩa, nhưng người có thực quyền là tướng Lư Hán, một lãnh chúa người gốc thiểu số Lolo, lúc bấy giờ đang nắm trong tay lực lượng quân sự. Vài tháng sau Lư Hán được Tưởng Giới Thạch dùng kế điệu hổ ly sơn, đưa quân sang Bắc Việt và Thượng Lào tước khí giới quân Nhật bại trận, để họ Tưởng nhân cơ hội đó đưa quân chính quy vào Vân Nam lấy lại quyền kiểm soát cho chính phủ trung ương.

Tướng Pháp Sabattier mang theo hàng tấn á phiện sang Trung Quốc để hối lộ

Trong gần ba tháng cố giữ lại một phần đất trên lãnh thổ Đông Dương theo chỉ thị của tướng De Gaulle, trung tướng Sabattier chỉ còn sử dụng một số ít phi cơ của không quân Pháp tại Đông Dương cho việc liên lạc, tiếp tế, di tản thương binh giữa các phi trường nhỏ trên vùng thượng du Bắc Việt.

Ngay sau lễ Toussaint tháng 11.1944, một số phi công Pháp tự động, qua mặt thượng cấp, lén lái phi cơ bay sang Vân Nam gia nhập lực lượng kháng chiến của De Gaulle để trở lại chiến trường công khai chiến đấu chống Đức và Nhật, trong hàng ngũ của không lực Đồng Minh. Một số phi cơ này bị hư hỏng khi đáp xuống các phi trường tạm bợ trong tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Trong thời gian cố trụ lại trong vùng rừng núi, Bắc Việt và Thượng Lào, Sabattier được các phi công Anh - Mỹ từ Trung Quốc và Miến Điện bay sang tiếp tế và liên lạc tại các phi trường Điện Biên Phủ, Phong Saly, Tuyên Quang, phi trường Lạng Sơn rơi vào tay quân Nhật ngay trong ngày đầu 9.3.1945.

Ngoài những chuyến bay liên lạc, tiếp tế và thả dù, không quân Mỹ đặt căn cứ trong tỉnh Vân Nam hoàn toàn không có cố gắng nào để yểm trợ quân Pháp trong các cuộc chạm súng với quân Nhật trên đường triệt thoái sang lãnh thổ Trung Quốc. Trong thâm tâm chính quyền Mỹ, đặc biệt là Tồng thống Roosevelt không muốn Pháp trở lại cai trị Đông Dương, sau ngày Đồng Minh đánh bại Nhật.

Trong số 30.000 quân Pháp và quân bản xứ tại Bắc Việt ngày Nhật đảo chính, trong số này có 6.300 binh sĩ, thoát được vòng vây của quân Nhật đề tập hợp lại trong tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Thị trấn Trung Quốc đầu tiên mà đại quân Pháp thất trận tiến vào là Sze-mao. Trên đường di chuyển, quân Pháp gặp những toán lính địa phương võ trang cưỡi lừa. Khi gần tới Sze Mao, quân Pháp bị một tốp sĩ quan người Vân Nam chặn lại và buộc quân Pháp nếu muốn vào thị trấn thì phải giao vũ khí lại cho họ giữ giùm, vì nếu mang súng vào thành phố thì sẽ bị tiếp đón bằng súng.

Tướng Sabattier đã từng sống lâu năm tại Trung Quốc nên hiểu rõ người Trung Quốc, ông biết lợi dụng sự ngần ngại của họ. Tướng Sabattier liền thay đổi thái độ, nghiêm mặt nói với vị sĩ quan chỉ huy, trong khi tay ông vớ lấy khẩu súng trường trong tay một lính Pháp: "Như vậy là có đánh nhau thôi. Tôi có 10.000 quân sau lưng tôi".

Trước thái độ cương quyết của tướng Sabattier, vị sĩ quan Trung Quốc nhượng bộ và để quân Pháp tiến vào thị trấn. Người địa phương không muốn thấy quân Pháp hiện diện quá đông trong thị trấn vì lo sợ phi cơ Nhật trông thấy sẽ bay đến ném bom.

Tướng Sabattier trấn an họ là tại Bắc Việt, tất cả phi cơ Nhật đều bị không quân Mỹ tiêu hủy hết rồi, điều này cũng đúng thôi, vì lúc bấy giờ các hạm đội Mỹ đã cắt đứt các đường tiếp viện bằng đường biên từ chính quốc Nhật, và ngay cả số phi cơ Nhật còn lại tại Nhật cũng còn rất ít nhiên liệu đề thực hiện những phi vụ.

Trong các cuộc giao tiếp với các giới chức Trung Quốc, tướng Sabattier thỉnh thoảng tặng người có cấp bậc cao nhất một món quà nhỏ để gây cảm tình.

Tướng Sabattier thừa rõ nếp sống, văn hóa và thói quen dùng thuốc phiện của người Trung Quốc nhưng trên nguyên tắc bị trừng trị gắt gao trong tất ca các tỉnh đặt dưới sự kiểm soát của Tưởng Giới Thạch, nhưng ông cũng rõ là người dân Trung Quốc hút thuốc phiện khắp nơi, ngay cả tướng Long Vân, thống đốc tỉnh Vân Nam.

Trong thập niên 30, khi có dịp đi qua các tỉnh miền Nam Trung Quốc, Sabattier đã từng ngắm nhìn thấy những vườn cây thầu để nấu thành thuốc phiện, trải dài hàng chục cây số dọc hai bên đường, và ông cũng từng chứng kiến việc hành quyết 5 tội phạm ghiền á phiện bị bắt tại trận đang dùng thuốc phiện, nên ông ý thức được nền tư pháp lỏng lẻo của chế độ Tưởng Giới Thạch.

Trong tình thế khó khăn khi phải sống nương tựa trên đất Trung Quốc, tướng Sabattier phải dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích với số hàng tấn á phiện mà ông trưng dụng tại thị trấn Phong Saly tại Lào để mang theo sang Trung Quốc. Dĩ nhiên quân Pháp không để cho nhà chức trách Trung Quốc khám xét, tịch thu số thuốc phiện này.

Vấn đề trước tiên được đặt ra cho hai tướng Sabattier và Alessandri là tìm đủ lương thực cho độ sáu ngàn miệng ăn đang bị thiếu dinh dưỡng sau hai tháng vừa chiến đấu vừa vượt suối băng ngàn từ 1.200 đến 1.400 cây số đi bộ. Những binh sĩ Pháp sụt cân từ 7 đến 12 kí lô. Trong khi chờ đợi được căn cứ Mỹ tại Trung Quốc trang bị lại, tướng Sabattier tạm thời dùng số á phiện và tiến giấy Đông Dương Ngân hàng để mua trên chợ đen áo quần giày vớ lấy cắp từ các kho quân nhu của quân đội Mỹ.

Một ủy ban y tế Mỹ được gửi tới để quan sát tình trạng sức khỏe của số binh sĩ Pháp đã vào được lãnh thổ Trung Quốc. Sau đợt khám nghiệm đầu tiên, 300 binh sĩ Pháp bị xét thấy không còn đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ, được tập trung lại và cho di tản bằng phi cơ Mỹ sang trại Chabua ở Ấn Độ để được chữa trị rồi hồi hương.
Mỹ dùng số sĩ quan Pháp để huấn luyện binh sĩ Trung Quốc
Vừa sang lãnh thổ Trung Quốc, tướng Sabattier yêu cầu được đại tướng Wedemeyer, Tổng Tư lệnh Mỹ tại Trung Quốc, tiếp kiến để xin được giúp đỡ. Vị tướng Mỹ gốc Đức này chỉ được phục vụ trong cuộc chiến chống Nhật, cũng như những sĩ quan hay lính Mỹ gốc Nhật thì được Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang chiến trường Âu Châu chống Đức. 

Đại tướng Wedemeyer cũng là tham mưu trưởng của Tưởng Giới Thạch có trách nhiệm thành lập và huấn luyện một số sư đoàn Trung Quốc theo tiêu chuẩn mới để chống lại quân Nhật. ông bày tỏ nỗi thất vọng của ông đối với người Trung Quốc, và ông nghĩ là người Anh không làm được gì hơn ông khi đào tạo những sư đoàn lính Trung Quốc để chống lại quân Nhật tại Miến Điện.

Đề cập đến tương lai của số 6.000 quân Pháp - Việt rút sang Trung Quốc, tướng Wedemeyer tỏ ra hào hiệp trên lãnh vực trợ giúp nhân đạo (săn sóc những thương bệnh binh thuốc men), nhưng tỏ ra lúng túng về những gì còn lại như cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang quân xa.

Nhận thấy tỷ lệ khá lớn sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp trong đoàn quân từ Đông Dương kéo sang, tướng Mỹ đưa ra ý kiến dùng số quân nhân chuyên nghiệp vào việc huấn luyện những tân binh Trung Quốc. Tướng Sabattier đáp là ông không thấy có gì trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch này, với điều kiện là số sĩ quan Pháp được sử dụng vào việc này không quá lớn đến nỗi làm suy yếu các đơn vị Pháp, và số quân nhân đi lãnh nhiệm vụ mới phải được làm việc không quá cách xa các đơn vị gốc của họ để có thể tập hợp trở lại khi phải thi hành những nhiệm vụ chiến đấu.

Sabattier cũng thấy có điểm lợi trong vấn đề này, là một ngày nào đó, Pháp cũng phải chấp nhận cho một số đơn vị Trung Quốc tiến vào Bắc Việt để giải giới quân Nhật, thì tốt hơn là được thấy trong số này có những đơn vị Trung Quốc do sĩ quan Pháp huấn luyện hay do những sĩ quan Pháp chỉ huy.

Nhưng điểm mà Wedemeyer quan tâm nhất là được thấy sự hợp tác chặt chẽ của Pháp trong lãnh vực tình báo, thu thập những tin tức về các hoạt động quân sự của Nhật trên lãnh thổ Đông Dương.

Sau đó một thỏa hiệp đã đạt được giữa hai chính phủ Đồng Minh Pháp - Mỹ, theo đó toàn bộ số 6.000 quân Pháp Việt đang hiện diện trên lãnh thổ Trung Quốc được đặt dưới quyền sử dụng của đại tướng Mỹ Wedemeyer, tham mưu trưởng của Tưởng Giới Thạch.

Riêng tại chi khu Cao Bằng, thiếu tá Reul chỉ huy 600 binh sĩ trong số có 100 người Pháp đã phải gặp rất nhiều khó khăn để cố trụ lại trên một phần nhỏ lãnh thổ Bắc Việt vì phải canh chừng những hoạt động thiếu thân thiện của người Hoa và người Mỹ, và sự tập kích quấy nhiễu của các toán vũ trang Việt Minh hoạt động trong vùng Cao Bằng, Bắc Cạn.

Trước hai mối đe dọa cùng lúc - người Nhật và Việt Minh, đầu năm 1945, Giám đốc Sở Mật thám Pháp tại  Bắc Việt, ông Faugères tìm cách tiếp xúc với các cán bộ Việt Minh để thuyết phục những người này đừng mắc mưu người Nhật, vì quân phiệt Nhật có đầu óc đế quốc còn hơn những người da trắng. Người Pháp sau đó nhận thức là Việt Nam chống cả Nhật lẫn Pháp để đem lại độc lập tự do cho tổ quốc.

Tháng 3.1945, Nhật đảo chính Pháp và hiến binh Nhật bắt được chính mật thám Faugères và ông Obrecht, trưởng phòng thí nghiệm Sở Mật thám Pháp và tra tấn tàn nhẫn hai người này. Riêng Obrecth đã trút hơi thở cuối cùng sau những đòn tra tấn kinh khủng của hiến binh Nhật, để tìm bắt thêm những gián điệp Pháp liên lạc với cơ quan tình báo Mỹ O.S.S. tiền thân của C.I.A. Luật sư Lê Văn Kim dường như cũng làm gián điệp cho Mỹ, và khi bị Nhật phát hiện, đã tự sát trước khi hiến binh xông vào bắt ông. Đám tang của luật sư có sự đưa tiễn của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, người đã từng tập sự trong văn phòng của luật sư Kim.

Cuộc đào thoát của đoàn quân Alessandri sang Trung Quốc

Trung tướng Pháp Maurice Alessandri, cựu tư lệnh Pháp tại Bắc Việt 1948-1950 và có thời gian từng đảm nhiệm chức Quyền tổng tư lệnh Lục quân Pháp tại Đông Dương, là người đã để lại nhiều ấn tượng cho người dân miền Bắc từ 1941 đến 1950. Vóc người bé nhỏ và là người gốc đảo Corse, Alessandri là vị tướng có nhiều kinh nghiệm nhất trên chiến trường Việt Nam vì đã từng chỉ huy nhiều đơn vị tác chiến trong suốt một thập kỷ trên chiến trường Việt Bắc và Thượng Lào.

Nhưng ông đã trải qua bao vinh quang và tủi nhục. Thành tích sáng chói nhất của ông là "đoàn quân Alessandri". Sự việc này xảy ra vào những tháng cuối cùng của Đệ nhị thế chiến, ngay sau cuộc đảo chính quân sự ngày 9.3.1945 của quân Nhật lật đổ chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.

Tháng 3.1945, tướng Alessandri đang chỉ huy lữ đoàn Sông Hồng Hà đặt chỉ huy sở tại căn cứ Tong (ở Sơn Tây), nơi trồng nhiều thông, người Pháp đọc thành “tong", một căn cứ quan trọng của Pháp gần Hà Nội. Nơi đây có Trường đào tạo sĩ quan bản xứ mà một số tướng lĩnh như Lê Văn Tỵ, Dương Văn Minh theo học. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trường này được tiếp quản và đổi thành Trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn.

Đầu năm 1945, Alessandri biết trước là quân Nhật sắp đánh úp quân Pháp, trong khi cấp trên của ông ta không mấy tin vào việc này. Hơn nữa, theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, các vị trí quân sự Pháp chỉ phải chiến đấu tại chỗ cho đến khi kiệt sức. Nhưng Alessandri quyết không tuân theo lệnh trên và đã thảo ra kế hoạch đưa cả cánh quân của ống chiến đấu lưu động để tìm cách rút sang Trung Quốc bằng những con đường được vạch ra trong rừng núi Bắc Việt và Thượng Lào.

Ngày 9.3.1945, trong khi các cánh quân Pháp bị quân Nhật bất ngờ tấn công bao vây rồi tiêu diệt lần lượt hoặc bắt cầm tù, thì Alessandri theo kế hoạch đã thảo sẵn, đã ra lệnh cho hàng ngàn quân Pháp dưới quyền ông ta gấp rút lên đường qua các đường mòn đã được nghiên cứu tỉ mỉ.

Alessanđri ra lệnh phá hủy tất cả các quân dụng, súng hạng nặng, vì ông chỉ cần đến những khinh quân có thể đi bộ hàng ngàn cây số trong rừng rậm, vừa đi vừa chiến đấu liên tục trong một thời gian dài.

Mờ sáng 10 3.1945, sau những tiếng nổ dữ dội, do công binh Pháp cho phá hủy tất cả để tránh bị rơi vào tay quân Nhật, căn cứ Tong chỉ còn lại những đổ nát, hàng ngàn quân Pháp bắt đầu gấp rút lên đường trong trật tự và bình tĩnh.

Ngay trong lúc đầu, đoàn quân này suýt bị hủy diệt, vì quân Nhật đã có kế hoạch tấn công căn cứ Tong, trại quân Pháp này bốn bề bị bao vây bởi các sông ngòi nhất là hai con sông Đà và sông Hồng. Mối hy vọng sau cùng là bến phà Trung Hạ trên bờ sông Đà rộng 300 mét với dòng nước mạnh như thác lũ. Rất may là quân Nhật chưa kịp đến địa điểm này để dựng lên nút chặn đường triệt thoái của quân Pháp.

Không thể lội qua sông, và bến này thường chỉ có hai chiếc phà. Vì bị tận dụng quá mức, một chiếc đã bị chìm. Trên chiếc còn lại, quân Lê dương dùng dầm bơi qua sông, và cần phải nhanh lên vì quân Nhật đang tiến đến gần. Khi đoàn quân Alessandri sang được bờ sông bên kia, thì trước mắt là núi rừng trùng điệp. Quân của Alessandri phải lội bộ băng rừng từ ngày 17.3.1945 đến 2.5.1945 mới sang được lãnh thổ Trung Quốc.

Quân Pháp đi trước quân Nhật 50 cây số, nhưng khoảng cách này được rút ngắn dần và cánh tiền phương đuổi kịp quân Pháp nên những cuộc chạm súng ác liệt diễn ra. Cánh quân Pháp đi sau cố chặn đứng quân Nhật để đại quân Pháp kịp thoát ra khỏi tầm trọng pháo của Nhật.

Alessandri chia đoàn quân của ông thành hai cánh thay phiên nhau, một ngăn chặn trong khi cánh kia thoát đi, trong một cuộc điều động nhịp nhàng để không có một lỗ trống nào cho quân Nhật thâm nhập vào nhằm cắt đứt quân Pháp thành nhiều đoạn.

Nhưng lối hành quân này đòi hỏi các binh sĩ phải tuân theo một kỷ luật thật chặt chẽ và nặng nhọc khi mà đa số họ đã "kiệt quệ". Tất cả những bệnh nhiệt đới làm họ kiệt sức, như bệnh sốt rét rừng, kiết lỵ khi mà đoàn quân Pháp không có được những bộ phận y tế được trang bị đầy đủ, chỉ có vài bác sĩ thiếu thuốc men. Họ phải ăn tất cả những gì kiếm được: gạo nếp, thịt trâu cả thịt thú vật đã chết. Một số binh sĩ thể chất yếu kiệt sức vì bệnh, ngã gục và không còn sức để tiến bước, người ta phải dìu họ lê bước, khiêng đi và sau cùng đành bỏ họ lại bên đường để làm mồi cho thú dữ khi đêm xuống, tình đồng đội phải dẹp qua một bên để cứu sống những người còn lại.

Đoạn kết thật là bi thảm. Đại quân Pháp còn phải  yểm trợ cho hai tiểu đoàn bạn đang chịu áp lực nặng của địch tại Phong Saly và Long Tu tại Thượng Lào. Quân Pháp phải tiết kiệm tối đa số đạn dược còn lại, các máy vô tuyến điện đa số đã bị hỏng. Sau cùng, sau 53 ngày đêm, đoàn quân Alessandri cũng vượt được biên giới sang lãnh thổ Trung Quốc, và cuộc săn đuổi của quân Nhật chấm dứt.

Alessandri thiệt mất một nửa quân số. Những kẻ sống sót chỉ còn là những bộ xương người, áo quần tả tơi. Tướng Alessandri không còn nhận ra chính mình khi nhìn vào gương, ông sụt mất gần hai chục ký lô và chỉ còn cân nặng không đầy 50 ký lô, râu ria lởm chởm như người rừng.

Khi đặt chân lên đất Trung Quốc, đoàn quân Pháp của Alessandri bị xem như những kẻ không mời mà đến, những người thừa, gây khó chịu, đó là thời điểm mà Tổng thống Mỹ Roosevelt ghét bỏ người Pháp và dự tính trao Đông Dương cho Tưởng Giới Thạch quản lý. Nhưng Alessandri đã nhiều kinh nghiệm sống với người Trung Quốc và thừa hiểu là với những người Tàu, người ta khéo mua chuộc là có được tất cả.

Đầu tiên, quân Pháp tiến vào thị trấn ở vùng đèo heo hút gió trên đất Trung Quốc gần Biên giới Việt Trung. Viên phó quận trưởng tiến tới nói với tướng Alessandri: "Chúng tôi đến giải giới các anh”. Alessandri lạnh lùng đáp: "Các anh thử làm việc này thì biết liền".

Nhưng trước đó khi đi ngang qua các vùng Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Alessandri đã khôn ngoan tịch thu hàng trăm kí lô á phiện của ty công quản và nhiều bó tiền Đông Dương tại các kho bạc nhà nước. Đây là vũ khí đắc lực để mua chuộc nhà chức trách Trung Quốc cho phép đoàn quân Pháp tự do được mang vũ khí theo người trên đường tiến thẳng đến Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, nơi đặt Bộ Tổng Tư lệnh quân Mỹ của đại tướng Mỹ Wedemeyer, cố vấn quân sự tối cao của Tưởng Giới Thạch.

Để đến được Côn Minh, quân của Alessandri phải đi bộ thêm hàng trăm cây số, họ tiến vào đây với vẻ mặt hốc hác, ốm đói, quân phục rách nát, giữa đám quân nhân Mỹ đang có một nếp sống sung túc.

Sự tiếp đón của các đồng minh Mỹ - Trung thật là ghẻ lạnh. Tướng Wedemeyer giao cho cơ quan quân nhu Trung Quốc chăm sóc đoàn quân Pháp bại trận này, nhưng bộ phận này tỏ ra hoàn toàn vô trách nhiệm. Rất may, Trung Quốc vẫn là Trung Quốc với thói tham nhũng thường tình của họ.

Với số tiền của Ngân hàng Đông Dương và số thuốc phiện mang theo, Alessandri dễ dàng mua chuộc được tất cả những viên chức Trung Quốc, mua được đủ loại thực phẩm đóng hộp dành cho quân nhân Mỹ, những dược phẩm tốt đánh cắp trong các kho quân nhu Mỹ cùng với các trung liên Mỹ và quân phục Mỹ còn mới tinh rồi cho sửa lại theo kiểu quân phục của quân đội Pháp.

Chỉ sau vài tuần lễ, Alessandri đã trang bị được cho số hàng mấy ngàn quân của ông một cách chỉnh tề. Vài tháng sau, khi quân Nhật buông súng đầu hàng Đồng Minh, Alessandri với số mấy ngàn quân được trang bị đầy đủ đang có mặt trong tỉnh Vân Nam, được De Gaulle xem như là một lợi khí, trong khi đại quân Pháp chưa tới kịp Đông Dương, nên được Cao ủy D'Argenlieu, người thay thế Toàn quyền Decoux, trọng dụng.

Trong khi các tướng lãnh Pháp khác từng phục vụ dưới quyền Decoux bị thanh lọc gắt gao, bị tống về Pháp và một số lớn bị truy tố ra Tòa án binh vì tội đã hợp tác với Pétain, và với người Nhật, thì Alessandri được cấp lãnh đạo Pháp mới tại Đông Dương thừa nhận như là một "chuyên gia" về châu Á, và được giao phó thi hành những sứ mạng quan trọng trong những tháng đầu quân Pháp trở lại Đông Dương.

Từ cấp thiếu tướng trước ngày Nhật đầu hàng, Alessandri được De Gaulle thăng cấp trung tướng nhờ cứu thoát được gần 6.000 quân Pháp và lính khố đỏ thoát khỏi móng vuốt của quân Nhật. Sau đó ông ta được bổ nhiệm vào chức tổng tư lệnh quân Pháp đồn trú tại Trung Quốc, đại diện của Pháp tại Bắc Việt rồi tạm giữ chức Toàn quyền Đông Dương, trưởng phái đoàn Pháp trong Hội nghị Pháp Việt họp tại Đà Lạt lần thứ nhì. Alessandri được đặt ngang hàng với tất cả những nhân vật lãnh đạo tại châu Á. Alessandri lúc bấy giờ nghĩ là định mệnh đã dành sẵn cho ông ta một vai trò lãnh đạo vượt bậc.

Nhưng đáng thương cho Alessandri. Chỉ vài tháng sau, ông ta rơi xuống vực sâu. Một ngày nọ, cấp lãnh đạo Pháp mới nhận thấy không cần đến ông ta nữa tại Đông Dương, ông ta trở thành một trái chanh bị vắt hết nước. Họ gửi trả ông về Pháp, tại đây, ông không có được sự ủng hộ của những chính khách có thế lực.

Trong suốt một năm dài, Alessandri tới lui các bộ trong chính phủ Pháp để vận động cho ông ta được gửi trở lại để ông có thể khai thác những kinh nghiệm sống mà ông đã thu thập được tại phần đất thuộc địa cũ của Pháp này.

Năm 1950, Cao ủy Pignon đưa trở lại Đông Dương những cựu tham biện trong bộ máy cai trị cũ của Pháp tại Đông Dương, nên cần đến sự hợp tác của một tướng lãnh cũ đã từng hợp tác với Pignon tại Trung Quốc năm 1945, khi Pignon là cố vấn chính trị của trung tướng Sabattier, thượng cấp trực tiếp của Alessandri tại Bắc Việt và tại Vân Nam.

Được sự ủng hộ của Pignon, Alessandri được giao nhiệm vụ bình định tại Bắc Việt, vùng lãnh thổ ông ta từng quản trị trước ngày Nhật đảo chính Pháp. Sau vài thành công ban đầu, Alessandri rước lấy thảm bại trong chiến dịch trên Quốc lộ 4 ở biên giới Việt Trung, tháng 10.1950, khi Alessandri cố gắng một cách tuyệt vọng để cứu hai cánh quân của hai đại tá Le Page và Charton khỏi bị hoàn toàn tiêu diệt trong chiến thắng lớn vang dội của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhằm giải phóng toàn bộ khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam giáp ranh với lãnh thổ Trung Quốc.

THỜI KỲ TRANH TỐI - TRANH SÁNG TẠI VIỆT NAM SAU NGÀY NHẬT ĐẦU HÀNG

Thái độ bè phái của De Gaulle có lợi cho cuộc tranh đấu giành độc lập của cách mạng Việt Nam
Năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời và dần dần thu hút được một số thành phần yêu nước, để đến tháng 2.1930 có đủ lực lượng phát động một cuộc nổi dậy tại Yên Bái và gây ra những biến động tại một số tỉnh Bắc Việt. Thực dân Pháp đàn áp dữ dội phong trào này.

Cũng trong năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập ra mắt tại Hồng Kông, và ngay trong năm 1930, khai thác một tình hình kinh tế khó khăn tại Nghệ An và Hà Tĩnh đã dấy động được những cuộc biểu tình rộng lớn trong hai năm 1930- 1931.

Năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời tại Tân Trào (Tuyên Quang) dưới sự lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, tên mới của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ thời điểm này.

Tháng 9.1940, lợi dụng sự thất trận của Pháp tại chính quốc, Nhật đưa quân vào Đông Dương. Trung Hoa đã lâm chiến từ ngày 7.7.1937 với Nhật nên tỏ ra bực dọc khi thấy quân Nhật hiện diện ở biên giới Hoa - Việt.

Thống chế Trương Phát Khuê, chuyên viên binh chủng thiết giáp trong quân đội Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch lúc bấy giờ là Tư lệnh Quân khu 4, giáp ranh với vùng Đông Bắc Bắc Việt, khuyến khích sự ra đời một tổ chức chính trị Việt Nam mang tên "Đồng minh hội" mà ông ta giật dây. Sau đó, vị thống chế Trung Quốc này yểm trợ cho sự thành lập tại Liên Châu trên lãnh thổ Trung Quốc một chính phủ lâm thời Cộng hòa Việt Nam.

Nhân danh Mặt trận Việt Minh, cụ Hồ Chí Minh nhận lãnh trách vụ lãnh đạo trực tiếp cuộc chiến chống thực dân Pháp và quân phiệt Nhật tại Bắc Việt.

Mùa thu 1944, cụ Hồ và tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy 700 chiến binh tiến vào chiến khu Bắc Việt, cách Hà Nội độ 200 cây số về phía Bắc. Quân đội Pháp tại Bắc Việt dưới sự chỉ huy của trung tướng Sabattier đang chuẩn bị tấn công vào lực lượng của Việt Minh vừa được thành lập này, thì xảy ra cuộc đảo chính của Nhật nên cuộc hành quân tiễu trừ đành bị bỏ dở.

Sau biến cố ngày 9.3.1945, 30.000 người Pháp, gồm dân và quân tại Đông Dương bị người Nhật giam lỏng trong các khu vực bị kiểm soát, ngoại trừ số 6.000 quân Việt - Pháp thoát khỏi vòng vây của Nhật lánh được sang Trung Quốc và tập hợp tại đây với sự trợ giúp hời hợt của quân Mỹ tại Trung Quốc.

Để lấp vào cái khoản trống chính trị do sự sụp đổ của chính quyền Pháp tại Đông Dương, người Nhật mặc dù đã thấy trước sự thất trận gần kề của họ, có ý định gây khó khăn cho bọn người da trắng sắp đánh bại họ, bằng cách làm rối tung tình hình tại Đông Dương với việc gấp rút ra tuyên cáo ngày 11.3.1945 trao trả độc lập cho 3 quốc gia Đông Dương. Nhật vẫn cho duy trì 3 vị vua truyền thống, với ba vị thủ tướng thân Nhật: Trần Trọng Kim (Việt Nam), Sơn Ngọc Thành (Campuchia), Tiao Phetsarath (Lào).

Chế độ độc lập theo kiểu Nhật này chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 tháng, vì Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15.8.1945, và quyết tâm xóa bàn cờ tại Đông Dương trước sự mâu thuẫn trong quyền lợi của những cường quốc Đồng Minh thắng trận.

Tại Sài Gòn, trong vòng 15 ngày sau lời kêu gọi quân Nhật buông súng đầu hàng vô điều kiện của Nhật Hoàng, người Nhật cho ta cái cảm tưởng họ vừa bị trúng một đòn chí tử khiến họ dường như bị lâm vào trạng thái ngây dại. Nhật Hoàng bảo với họ là chiến tranh đã kết thúc, và các cường quốc Đồng Minh đã chiến thắng. Họ cũng hiểu là phải buông súng và đã đến lượt họ phải trở thành tù binh.

Trong cơn bại trận, người Nhật đã chứng tỏ một tinh thần tôn trọng kỷ luật cao độ. Không có nổi loạn. Một sự kiên nhẫn không lay chuyển, như là Trời vừa sụp đè lên đầu họ. Rồi họ sực nhớ là người Pháp tượng trưng của một nền văn minh lâu đời và dễ thương.

Nhiều người Nhật nghĩ là Pháp do đứng trong hàng ngũ những nước thắng trận, sẽ lập lại tình hình tại Đông Dương, và trong khi chờ đợi những lệnh theo chiều hướng này từ phía các nước Đồng Minh, nhiều người Nhật có đầu óc tương đối ôn hòa bày tỏ ý muốn làm thân với những người Pháp mà mới ngày hôm qua còn bị họ quản thúc.

Quân Nhật tại Hà Nội xin giữ lại 1.000 súng đề phòng sự trả thù của quân Tàu
Tại Bắc Việt, thời kỳ dao động của người Nhật kéo dài lâu hơn tại Nam Việt. Người Nhật vừa cảm thấy nhục và sợ hãi, vì lực lượng quân sự Đồng Minh được chỉ định đến giải giới quân Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 là quân Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch, những người mà mấy ngày hôm trước còn là kẻ thù bị họ săn đuổi và đàn áp, nên họ rất sợ bị trả thù.

Nhiều lần, các sĩ quan Nhật hỏi các sĩ quan Pháp, mới mấy ngày trước còn bị họ quản thúc và từ nay đứng trong hàng ngũ những nước Đồng Minh thắng họ, vậy họ phải tập trung lại nơi những doanh trại nào để chờ cho quân Tàu đến giải giới họ.

Một số sĩ quan Nhật đề nghị cho quân của họ được tập trung tại trại Xuân Mai trên đường Hà Nội đi Hòa Bình, mà họ đã thiết lập cho quân của họ khi Nhật mới sang đóng quân tại Bắc Việt từ đầu thập niên 40. Một vài sĩ quan Nhật còn khẩn khoản yêu cầu cho họ được giữ lại độ một ngàn khẩu súng cùng với đạn dược để họ có thể tự vệ và đề phòng sự trả thù của quân Trung Quốc mà họ đã đánh bại và chiếm đóng tất cả những thành phố lớn của Trung Quốc từ 1937 đến ngày họ bị quân đội Đồng Minh đánh bại.

Người Pháp trong trạng thái chao đảo của người Nhật có được một cơ hội ngàn năm để có thể tái lập tạm thời chủ quyền tại các thành phố lớn tại Bắc Việt.

Người Nhật chờ đợi khá lâu mà không nhận được những lệnh rõ rệt từ phía các cường quốc Đồng Minh thắng trận là có phải trả tự do cho số binh sĩ Pháp bị họ quản thúc từ ngày 9.3.1945, hoặc trao trả vũ khí lại cho số quân này.

Mặt khác, người Nhật không tin vào tầm quan trọng của chiến thắng của các cường quốc Tây phương, và nhận ra được sự bất hòa giữa các nước Đồng Minh cùng sự tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng giữa họ.

Một ý muốn trả thù người da trắng, nảy sinh trong đầu óc người Nhật, khiến họ quyết tâm gây xáo trộn tất cả tại Đông Dương, miễn sao có lợi cho các dân tộc Dông Dương, những người cùng da vàng như họ. Và thay vì giao nộp tất cả vũ khí cho quân Tàu - Tưởng ở phía Bắc vĩ tuyến 16, và cho quân Anh - Ấn ở phía Nam, một số binh sĩ Nhật thích biếu không hoặc bán lại cho Việt Minh.

MÂU THUẪN GAY GẮT GIỮA MỸ VÀ ANH VỀ CHỦ QUYỀN TẠI VIỆT NAM VÀ HỒNG KÔNG NĂM 1945


Roosevelt thù ghét người Pháp đến mức không cho không hạm Mỹ tiếp cứu 6.000 quân Pháp đang bị quân Nhật truy kích

Cuối năm 1944, trong khi phần thắng đã nghiêng về phía các cường quốc Đồng Minh phương Tây, ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ, ông Cordell Hull có ghi trong quyển Hồi ký của ông ngày 13.10.1944 là Tổng thống Mỹ F.Roosevelt ra lệnh cho ông không được làm bất cứ việc gì để giúp cho thực dân Pháp tái lập chủ quyền tại Đông Dương, dù là sau này có đuổi được người Nhật ra khỏi thuộc địa này của Pháp.

Các tài liệu mật về các hội nghị tại Le Caire và tại Téheran năm 1943 được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố năm 1961, cho thấy quyết tâm của Tổng thống Mỹ F.Roosevelt không để cho Pháp trở lại cai trị Đông Dương sau ngày chấm dứt Đệ nhị thế chiến.

Tại hội nghị Téheran, Roosevelt nói ông hoàn toàn đồng ý với Stalin là sau gần 100 năm Pháp cai trị Đông Dương, dân chúng tại phần đất này vẫn nghèo khổ và chậm tiến như trước đó. Roosevelt đã thảo luận với Tưởng Giới Thạch về khả năng thiết lập một chế độ giám hộ cho Đông Dương để giúp vùng đất này phát triển và sẽ được độc lập trong một thời hạn từ hai tới mười năm. Thống chế Nga Stalin cho biết ông tán đồng đề nghị này.

Thủ tướng Anh Churchil lên tiếng chống lại ý kiến định chia nhau lãnh thổ của một đồng minh của bộ ba Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc. Roosevelt trắng trợn nói với Churchil: "ông bạn thân mến, nếu đưa vấn đề Đông Dương ra biểu quyết ông bạn sẽ bị đánh bại với 3 phiếu chống 1 mà thôi (Mỹ - Xô - Hoa).

Mặc dù bị đẩy vào phe thiểu số, Churchill cương quyết bênh vực Pháp, một nước có nhiều thuộc địa, chỉ đứng sau Anh.

Roosevelt đề nghị loại ra khỏi đời sống chính trị Pháp thời hậu chiến tất cả những chính trị gia Pháp trên 40 tuổi. Stalin cũng cùng một tiếng chuông khi ông phát biểu: “nước Pháp (ngoại trừ những người cộng sản) và nhất là giai cấp lãnh đạo đã thối rữa và đáng bị trừng trị".

Churchill dõng dạc bác bỏ lập trường của Roosevelt và stalin:

“Tôi không thể quan niệm một thế giới văn minh mà không có một nước Pháp phồn thịnh và sinh động".

Nhưng ván đã đóng thuyền. Các vị trí đóng quân của Pháp tại Đông Dương, khi bị quân Nhật tấn công ngày 9.3.1945 chỉ có đầu hàng hoặc bị tàn sát vì thiếu đạn.

Roosevelt ra chỉ thị cho quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương không được can thiệp để trợ giúp quân Pháp đang chiến đấu một cách tuyệt vọng lại quân Nhật, ngoại trừ vài chuyến bay thả dù thực phẩm và thuốc men xuống các toán quân Pháp đang vừa chống trả vừa rút sang lãnh thổ Trung Quốc sau ngày 9.3, bất chấp những lời kêu cứu tuyệt vọng của hai cánh quân Sabattier và Alessandri, trong khi một lực lượng không quân Mỹ hùng hậu đóng tại Vân Nam và Quảng Tây và thừa sức can thiệp.

Tướng không quân Mỹ Chennault, chỉ huy Không đoàn 14 (Cọp Bay) tại miền Nam Trung Quốc đã nhận được lệnh hủy bỏ các chuyến bay oanh kích và thả dù tiếp tế vũ khí và đạn dược để tiếp cứu quân Pháp tại Bắc Việt trước cuộc tấn công của quân Nhật. Chennault tiết lộ:

“Các lệnh xuất phát từ Hoa Thịnh Đốn nêu rõ trong bất cứ trường hợp nào, các đơn vị Pháp cũng không được tiếp tế vũ khí và đạn dược... Tôi phải thi hành trọn vẹn lệnh trên mà phải luôn nghĩ là làm như vậy lương tâm tôi cắn rứt khi bỏ rơi hàng ngàn binh sĩ Pháp bị tàn sát trong rừng rậm, vì cấp trên buộc tôi không cần biết đến số phận của họ, nhất là tôi có trong tay đầy đủ phương tiện để tiếp cứu số người khốn khổ và là đồng minh trên danh nghĩa với người Mỹ”.

Tại hội nghị Le Cairo, người Anh, dưới áp lực của Mỹ, đã phải chấp thuận để cho Đông Dương trực thuộc khu vực hành quân Hoa Kỳ, Trung Quốc được đặt dưới quyền của đại tướng Mỹ Wedemeyer. Tuy nhiên, người Anh, bất chấp những thỏa hiệp với Hoa Kỳ, vì tình thân hữu với người Pháp, đã cho những phi cơ vận tải có tầm hoạt động xa của họ bay đi thả dù thực phẩm và đạn dược xuống cho quân Pháp tại Đông Dương.

Đô đốc Mountbatten, Tổng Tư lệnh quân lực Đồng Minh tại Đông Nam Á bị tướng Mỹ Wedemeyer đả kích dữ dội vì đã cho không quân Anh xâm phạm không phận khu vực hành quân của ông ta (theo tài liệu của Phông Sử học của quân đội Mỹ được công bố năm 1960 tại Hoa Thịnh Đốn). Như vậy là giữa thời chiến và giữa các cường quốc Đồng Minh, vẫn có những bất đồng trầm trọng về quan điểm.

Nhờ vào cuộc sưu tầm trong các văn khố được lưu trữ tại Bộ Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ, và tại căn cứ không quân Mỹ Maxwell tại tiểu bang Alabama, mà người ta được biết là một số đơn vị không quân Mỹ, bất chấp những lệnh của cấp trên, đã cứu vãn thanh danh quân đội Mỹ bằng những phi vụ yểm trợ quân Pháp đang chống trả cuộc tấn công của quân Nhật...

Như việc các chiến đấu cơ Mỹ Curtiss P.40 và P.51 của phi đội khu trục 51 đã cất cánh bay đi tấn công các vị trí quân sự của Nhật gần Lạng Sơn ngày 13.3.1945, trong khi các vận tải cơ Dakota DC.3 của phi đội vận tải 27 thuộc phi đoàn vận tải hỗn hợp 69 đã thực hiện những phi vụ tiếp tế ở Bắc Việt và Thượng Lào, ở những nơi mà họ phát hiện sự hiện diện của những nhóm quân Pháp đang di chuyển để thoát khỏi sự săn đuổi của quân Nhật.

Chính phủ lâm thời Pháp do tướng De Gaulle lãnh đạo tháng 8.1945, khi được các cường quốc Đồng Minh Anh - Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc buộc phải lựa chọn giữa quân đội Mỹ hoặc Trung Quốc đến Bắc Việt đóng quân và giải giới quân Nhật bại trận, đành phải chọn Trung Quốc thay vì Hoa Kỳ, vì De Gaulle thừa rõ chủ tâm của Hoa Kỳ muốn hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Cũng may cho Pháp là Tổng thống Mỹ Roosevelt là người cương quyết nhất trong chủ trương quyết không để cho Pháp quay trở lại cai trị Đông Dương đã chết đột ngột tháng 2.1945, và người thay thế ông giữa nhiệm kỳ là Harry Truman đã tỏ ra uyển chuyển hơn phần nào đối với Pháp.

Số 6.000 binh sĩ Pháp - Việt do tướng Alessanđri chỉ huy thoát được sang lãnh thổ Trung Quốc tháng 5.1945, không nhận được sự trợ giúp lẽ ra phai có của quân đội Mỹ đồng minh đang đóng trên đất Trung Quốc. Họ bị xem như những vị khách không mời mà đến của quân Mỹ đóng tại đây chớ không phải là đồng minh trong cuộc chiến chống kẻ thù chung là quân Nhật.

Các sĩ quan Mỹ được lệnh giải thích thái độ hờ hững của họ đối với các sĩ quan Pháp mới tới:

"Nếu các ông là những người tị nạn, những thương bệnh binh, chúng tôi sẽ làm mọi việc để giúp đỡ các ông. Nhưng nếu các ông tự xem như những chiến binh và nhất là các ông chỉ chịu nhận lệnh của chính những vị Chỉ huy của các ông, thì chúng tôi không thể giúp được gì cho các ông cả".

Sự thật là nếu các thương bệnh binh Pháp được quân Mỹ săn sóc và nếu nặng thì được di tản sang Ấn Độ rồi được hồi hương về Pháp, thì trái lại số hàng ngàn binh sĩ Pháp trong tình trạng có thể tác chiến được lại bị bỏ quên ngay trong việc cung ứng những nhu cầu thiết yếu: thực phẩm, thuốc men, quần áo, và ngay cả súng đạn.

Quân Pháp mới đến phải mua tất cả với giá chợ đen, nghĩa là với giá cắt cổ trong thời chiến. Rất may là trung tướng Sabattier, người đã từng phục vụ nhiều năm tại Trung Quốc với tư cách là tùy viên quân sự Tòa Đại sứ Pháp tại Nam Kinh, nên rất hiểu rõ là người Trung Quốc rất dễ bị mua chuộc bằng tiền hoặc bằng tặng vật, nên trước khi tiến vào lãnh thổ Trung Quốc, ông đã ra lệnh trưng dụng tất cả số tiền Đông Dương tại các kho bạc nhà nước tại Điện Biên Phủ, Lai Châu, Phong Saly và tất cả số thuốc phiện dự trữ tại các sở quan thuế địa phương để có dịp đem ra đổi chác khi sang tới Trung Quốc.

Không kể đến việc phải chi ra những số tiền lớn lao để mua những gì tối cần thiết ngoài thị trường tự do, việc mua bán không hợp pháp này có những rắc rối của nó, như việc mua một chiếc xe Jeep với giá rất cao của một người Trung Quốc "lương thiện" dẫn tới việc M.P (quân cảnh) Mỹ tịch thu viện lẽ chiếc quân xa này là của quân đội Mỹ bị đánh cắp. Nhưng rất may là quân Pháp không bị truy tố về tội đồng lõa hay chứa chấp của gian.

Mỹ ngăn 6.000 quân Pháp tại Vân Nam trở về Hà Nội

Để mua lòng Tưởng Giới Thạch, Hoa Kỳ giao cho quân đội Trung Quốc được danh dự đem quân vào khu vực Đông Nam Á phía trên vĩ tuyến 16 để giải giới quân Nhật. Cũng chiếu theo quyết định trên, thì theo nguyên tắc, quân đội Trung Quốc cũng được quyền tiến vào Hồng Kông để giải giới quân Nhật tại hòn đảo giàu có và thịnh vượng này. Và thực tế là quân của Tưởng Giới Thạch đã mưu toan làm việc này, nhưng người Anh thừa rõ là họ khó lấy lại chủ quyền tại Hồng Kông nếu quân của họ Tưởng tiến vào trước.

Đô đốc Anh Mountbatten, với lực lượng hải quân hùng hậu sẵn dưới tay, đã nhanh chân hơn cho đổ bộ lên Hồng Kông trước khi quân Trung Quốc kịp tiến vào, và chính quân Anh bắt tay vào nhiệm vụ giải giới quân Nhật đóng tại đây.

Trong những tháng cuối của Đệ nhị thế chiến, người ta ghi nhận một sự bất hòa giữa hai tướng lãnh cao cấp Đồng Minh Anh - Mỹ: đô đốc Anh Mountbatten và đại tướng Mỹ gốc Đức Wedemeyer, ông này tố cáo ông kia xâm phạm tới khu vực thuộc thẩm quyền của mình.
Tưởng Giới Thạch dược sự ủng hộ của tướng Mỹ Wedemeyer, vị tham mưu trưởng của ông ta, đã cực lực phản đối việc Anh vội vã đưa quân chiếm đóng Hồng Kông và tước khí giới quân Nhật, nhưng không đi đến đâu, vì người Anh quyết tái lập chủ quyền của họ tại Hồng Kông, thuộc địa cũ mà họ buộc triều đình nhà Thanh phải nhượng cho họ sau cuộc chiến tranh Nha phiến năm 1841.

Ngay sau ngày Nhật đầu hàng, hai tướng Pháp Sabattier và Alessandri chỉ huy 6.000 quân Pháp - Việt tạm hiện diện trong tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có ý định đưa số quân Pháp này vượt biên giới trở về Bắc Việt để giải phóng số binh sĩ và thường dân Pháp còn bị quản thúc tại Bắc Việt và Thượng Lào. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch, với sự ủng hộ của đại tướng Mỹ Wedemeyer cực lực chống lại mưu toan này của Pháp.

Chính sách của Mỹ ngăn chặn Pháp tái lập chủ quyền tại Đông Dương còn được thể hiện qua việc không chịu cung cấp tàu bè để chở quân Pháp từ chính quốc và số quân tiền phương của Pháp tại Calcutta (Ấn Độ) sang Sài Gòn, theo chân quân Anh - Ấn đổ bộ lên Nam Việt để giải giới quân Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16.

Ngày 12.9.1945, 150 binh sĩ Pháp đầu tiên thuộc trung đoàn 5 Bộ binh thuộc địa, theo chân 750 binh sĩ Anh đến được Sài Còn mở đường cho việc tái vũ trang hơn một ngàn binh sĩ Pháp của trung đoàn 11 Bộ binh thuộc địa bị Nhật quản thúc từ ngày 9.3.1945. Các phần tử của hai trung đoàn bộ binh thuộc địa cũ và mới tới, cùng phối hợp bất ngờ đánh chiếm tất cả các công sở và công ốc tại Sài Gòn trong đêm 23.9.1945, mở màn cho cuộc chiến Pháp - Việt 1945 - 1954.

Những cuộc nhảy dù đầy gian nguy của hai ủy viên Cộng hòa Pháp xuống vùng rừng núi Bắc và Nam Việt nhằm tái lập chủ quyền của Pháp

Trước ngày quân đội Nhật sắp buông súng đầu hàng, các cường quốc đồng minh Anh - Mỹ - Liên Xô quyết định tại hội nghị Potsdam giữa Churchill - Truman - Stalin phân chia Đông Dương thành hai khu vực chiếm đóng cho quân Đồng Minh tiến vào giải giới quân Nhật: Phía Bắc vĩ tuyến 16 được giao cho quân Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch, và phía Nam cho quân đội Anh. Nhưng tướng De Gaulle từ 1944 đã chuẩn bị một lực lượng quân sự trước hết để góp sức với quân Anh - Mỹ tiến đánh quân Nhật sau nữa là để tiếp quản những vùng lãnh thổ thuộc Pháp sau ngày thắng trận trong hiệp ước đình chiến với Nhật.

Lực lượng Pháp này có quân số lúc đầu là 2 sư đoàn được đặt dưới sự chỉ huy của đại tướng Blaizot, rồi sau đó là Leclerc, nhưng vì quân Nhật đầu hàng sớm hơn dự liệu nên lực lượng này không có dịp kịch chiến với quân Nhật để rửa mối hận bị quân Nhật làm cuộc đảo chính quân sự ngày 9.3.1945 đánh tan quân Pháp tại Đông Dương và lật đồ chủ quyền của Pháp tại phần đất thuộc địa này.
Ngay sau khi được tin Nhật đầu hàng, De Gaulle lập tức ra chỉ thị cho những toán sĩ quan Pháp gấp rút nhảy dù xuống lãnh thổ Việt Nam để tái xác nhận chủ quyền của Pháp.

Tin Nhật đầu hàng được loan đi ngày 13.8.1945, thì lập tức Bộ chỉ huy tiền phương Pháp tại Calcutta (Ấn Độ) ngay ngày hôm ấy ra lệnh cho thả dù xuống Việt Nam những nhân viên tình báo của cơ quan D.G.E.R gồm những sĩ quan và những viên tham biện Pháp để bắt liên lạc với những nhóm du kích Việt Minh kháng Nhật tại Bắc Việt và Trung Việt. Trong số này có P.Messmer, được chỉ định vào chức vụ uỷ viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Việt người tiền nhiệm của J.Sainteny, và đại tá J.Cédile, ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Việt.

Tất cả những nhóm nhảy dù đầu tiên của Pháp xuống Việt Nam tháng 8.1945 đều bị giết, bị những dân quân Việt Nam bắt giữ, hoặc phải lẩn tránh trong vùng rừng rậm. Riêng Messmer và hai người bạn đồng hành bị bắt giam nhưng may mắn trốn được sau một cuộc đào thoát đầy gian lao. Messmer kiệt sức sau cuộc phiên lưu này nên Sainteny được gửi đến Bắc Việt để thay thế.

Một toán biệt kích hải quân Pháp do Blanchar chỉ huy xuất phát ngày 14.8.1945 từ miền Nam Trung Quốc đã đến được Hải Phòng ngày 15.8, đã khôn khéo khuất phục được quân lính Nhật bại trận và sắp sửa ngược dòng Sông Hồng lên Hà Nội, nhưng khúc sông này không lưu thông được, nên đành phải dùng đường bộ. Lần này, Blanchar và 4 người bạn đồng hành bị quân Nhật bắt giữ rồi di chuyển về Hà Nội ngày 22.8.1945.

Ngày 21.8.1945, Sainteny cùng với 4 sĩ quan Pháp sau một chuyến nhảy dù đầy nguy hiểm đã khéo vận động để quá giang được một chuyến phi cơ Dakota của không lực Mỹ để đến được phi trường Gia Lâm cùng với thiếu tá Mỹ gốc Ý Patti, trưởng cơ quan tình báo Mỹ OSS (tiền thân của CIA).

Nhờ khéo ăn nói nên thuyết phục được người Nhật và những nhân vật có thẩm quyền tại Hà Nội, Sainteny và đồng đội được vào cư ngụ bên trong Phủ Toàn quyền Pháp tại Hà Nội, tiếp xúc với các cựu viên chức Pháp, rồi thuyết phục Bộ Tư lệnh Nhật trả tự do cho các tù binh Pháp.

Ngày 27.8.1945, một phái đoàn của ủy ban Giải phóng do đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đã đến tiếp xúc với Sainteny, và không khí của cuộc hội kiến Pháp - Việt đầu tiên này ngay sau ngày Nhật đầu hàng này tỏ ra khá thân thiện. Nhưng thiếu tá Mỹ Patti và nhóm tình báo OSS lập tức xen vào và cố thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Minh quay lưng lại với người Pháp và hứa ủng hộ tân chính quyền Việt Nam tại Hà Nội. Vì vậy mà Sainteny và bốn cộng sự viên của ông ta bị cô lập trong Dinh Toàn quyền Pháp, dưới sự "bảo vệ " của những lính gác Nhật, mà không còn có thể liên lạc với các lãnh tụ Việt Minh nữa.

Và chỉ vài ngày sau đó, khi tướng Lư Hán, Tư lệnh lực lượng Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch) đến Hà Nội để giải giới quân Nhật, việc làm đầu tiên của Lư Hán là trục xuất Sainteny và 4 vị phụ tá ra khỏi Dinh Toàn quyền để chứng tỏ quyền uy tối thượng của ông ta tại Phần lãnh thổ phía Bắc vĩ tuyến 16. Như vậy là nhiệm vụ của Sainteny nhằm tái lập sự hiện diện của người Pháp tại Bắc Việt vấp phải rất nhiều trở lực.

Sài Gòn tháng 9 năm 1945

Tại Nam Việt, sự tái xuất hiện của người Pháp sau ngày Nhật đầu hàng cũng gặp ít nhiều khó khăn mặc dù được sự trợ giúp của tướng Gracey, tư lệnh quân Anh được chỉ định đến giải giới quân Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16.

Chỉ một tuần lễ sau ngày Nhật buông súng, ngày 22.8.1945, nhà cầm quyền Pháp (De Gaulle) gấp rút can thiệp với người Anh để nhờ một phi cơ vận tải Dakota DC.3 của không quân Anh cho thả dù xuống địa phận tỉnh Tây Ninh một nhóm sĩ quan Pháp dưới sự chỉ huy của đại tá Jean Cédile, một cựu tham biện ngành thuộc địa, đại diện của vị Cao ủy Pháp tại miền Nam Đông Dương.

Bị quân Nhật bắt giữ, Cédile cùng với các chiến hữu bị giải về Sài Gòn và bị cầm giữ trong một ngôi nhà nhỏ trong Dinh Norodom của Phủ Toàn quyền Pháp tại miền Nam Đông Dương. Tuy nhiên, hai ngày sau, người Nhật cho phép Cédile tiếp xúc với những người Pháp tại Sài Gòn. Lập tức, Cédile cùng với những người Pháp kháng chiến lập một ủy ban Thông tin mà mục đích chính là cung cấp cho Cédile những tin tức xác thực về tình hình tại miền Nam vào thời điểm ấy.

Việt Minh vừa thành công trong việc giành lấy chính quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và một ủy ban Hành chính Nam Bộ đã ra đời tại Sài Gòn, mà người cầm đầu là ông Trần Văn Giàu.

Ngày 27.8.1945, Cédile có một cuộc tiếp xúc đầu tiên với những người cầm đầu ủy ban này là các ông Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Tạo. Cuộc hội kiến này làm thất vọng cả hai phía. Cédile trình cho phía Việt Nam tuyên cáo ngày 24.3.1945 của De Gaulle chỉ dành cho Việt Nam một chế độ tự trị trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp.

Các lãnh tụ Việt Minh chỉ mỉm cười và cho Cédile biết là tuyên ngôn này đã lỗi thời nên không thể dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận giữa hai bên, vì nhân dân Việt Nam đã tiến xa và đã giành được độc lập, nhưng điều này không đòi hỏi một sự đoạn giao với chính phủ Pháp, và Việt Nam vẫn sẵn sàng dành cho Pháp những ưu đãi kinh tế và văn hóa, giúp đỡ những kiều dân Pháp nào muốn rời Việt Nam về nước và đền bù những tài sản của họ sẽ bị quốc hữu hóa sau này. Nhưng điều kiện tiên quyết cho mọi thỏa hiệp là Pháp phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam. Nếu Pháp chấp nhận điều kiện này, Việt Nam sẵn sàng thương thuyết. 

Nhưng Cédile đang bị cô lập, không nhận được những chỉ thị từ Paris, và vẫn sống với sự bảo vệ của người Nhật nên không có thẩm quyền thương thuyết với những đại diện của ủy ban Hành chính Nam Bộ về các vấn đề chính trị, nhất là việc thừa nhận nền độc lập của Việt Nam.

Ngày 2.9.1945, một cuộc biểu tình vĩ đại được tổ chức cùng lúc tại Hà Nội và Sài Gòn nhân ngày tuyên cáo sự thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày này, tại Sài Gòn xảy ra một cuộc xô xát giữa một số người biểu tình với vài phần tử thực dân Pháp.

Ngày 4.9.1945, nhóm sĩ quan Anh đầu tiên thuộc lực lượng Đồng Minh đến giải giới quân Nhật phía dưới vĩ tuyến 16, đến Sài Gòn do tướng Cracey cầm đầu.

Việc làm đầu tiên của các sĩ quan Anh là cho di tản về nước các tù binh Đồng Minh bị quân Nhật bắt cầm tù trong những tháng đầu của cuộc chiến trên Thái Bình Dương, vì số tù binh này đang trong tình hình trạng sức khỏe suy kiệt sau gần 4 năm bị cầm tù.

Tướng Anh Gracey hống hách cho gọi Thống chế Terauchi, Tổng Tư lệnh quân đội Nhật tại Đông Nam Á, đến khiển trách ông này đã khiếm khuyết trong việc giữ gìn trật tự tại Sài Gòn qua biến cố ngày 2.9.1945. Ông ta ra lệnh cho Thống chế Terauchi tăng cường lực lượng cảnh sát Nhật lên con số 7 tiểu đoàn ngay tại Sài Gòn, để tránh tái diễn những vụ xô xát vừa nêu làm 5 người Pháp thiệt mạng, trong số này có linh mục Tricoire, tuyên úy tại các khám đường.

Ngày 10.9.1945, luật sư Phạm Văn Bạch, một trí thức không đảng phái lên thay thế giáo sư Trần Văn Giàu trong chức vụ Chủ tịch ủy ban Hành chính Nam Bộ.

Từ ngày 12.9.1945, quân Đồng Minh Anh - Ấn lần lượt được gửi đến Sài Gòn qua phi trường Tân Sơn Nhất với nhiệm vụ giải giới quân Nhật. Tháp tùng các toán quân này, có một đại đội Pháp thuộc trung đoàn 5 Bộ binh thuộc địa xuất phát từ Calcutta (Ấn Độ).

Hành động đầu tiên của tướng Gracey là ra lệnh cho Thống chế Nhật Terauchi trao trả số tù binh Đồng Minh Anh, Úc, Hà Lan bị quân Nhật giam giữ từ đầu năm 1942 khi quân Nhật đánh chiếm các thuộc địa của người da trắng tại Đông Nam Á.

Đại tá Cédile, ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Việt, núp bóng quân Anh, tìm cách quản lý Dinh Norodom (phủ Toàn quyền) và kéo lá quốc kỳ Pháp lên tại đây, nhưng trước phản ứng quyết liệt của dân chúng Sài Gòn, tướng Anh Gracey bắt buộc Cédile phải cho hạ quốc kỳ Pháp xuống ngay trong ngày hôm ấy.

Nhiệm vụ đầu tiên của Cédile là bảo vệ an ninh cho những kiều dân Pháp và những tri thức Việt Nam thân Pháp để có thể sử dụng họ sau đó, nên gấp rút đưa số người này như bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, bác sĩ Tung vào cư ngụ bên trong thành lính của Trung đoàn II Bộ binh Pháp trên đại lộ Norodom (đường Lê Duẩn hiện nay). Cédile khẩn khoản yêu cầu tướng Gracey ban hành gấp những biện pháp nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của mấy ngàn kiều dân Pháp đã từng sinh sống tại Sài Gòn ít nhất là trên 5 năm. Nhưng Gracey ngần ngại vì không muốn bị rắc rối về nội tình tại Nam Việt.

Hơn nữa, ngày 19.9.1945, đại tướng Slim, thượng cấp trực tiếp của Gracey, đến Sài Gòn giám sát và chuyển những chỉ thị chính thức của đô đốc Mounbatten, Tổng Tư lệnh quân Đồng Minh tại Đông Nam Á: "Sứ mạng duy nhất: giải giới quân Nhật. Không được để dính líu vào việc gìn giữ trật tự và nội tình chính trị tại Sài Còn". Gracey liền giao cho Bộ Tư lệnh Nhật chịu trách nhiệm duy trì trật tự tại Sài Gòn.

Ngày 22.9.1945, Cédile thuyết phục được Gracey cho tái vũ trang số 1.400 binh sĩ Pháp, cựu tù binh thuộc Trung đoàn II Bộ binh Pháp đang còn bị quân Nhật canh giữ trong thành lính trên đại lộ Norodom. Và số quân lính Pháp này đã rời trại để tỏa đi chiếm đóng các công sở tại Sài Gòn ngày 23.9.1945.

Tình hình tại Việt Nam ngay sau ngày Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. De Gaulle còn cầm quyền tại Pháp trong những tháng đầu của chính phủ cụ Hồ


Cuối năm 1944, khi sự thất trận của trục phát xít Đức – Ý - Nhật hiện rõ ra, tại vùng chiến khu Việt Bắc, lực lượng vũ trang được tổ chức và huấn luyện lúc đầu là Đội Tuyên truyền Giải phóng quân do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Đội quân quy tụ được 700 binh sĩ vào tháng 11.1944, con số này chỉ trong vòng 9 tháng đã tăng lên gấp bảy lần để đạt được con số 5.000 binh sĩ chính quy vào tháng 8.1945 dùng làm nòng cốt cho cuộc tổng khởi nghĩa và giành lấy chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim do người Nhật dựng lên.

Mặt trận Việt Minh do cụ Hồ Chí Minh cầm đầu, lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa mà không gặp một sự chống đối nào của lực lượng Nhật đang chiếm đóng toàn cõi Đông Dương. Mặt trận Việt Minh trong thời gian đầu đã nhận được sự trợ giúp về vũ khí cũng như về mặt chính trị của những kẻ thù của Nhật lúc bấy giờ là người Mỹ.

Việt Minh có thiết lập quan hệ với cơ quan mật vụ Mỹ O.S.S, tiền thân của C.I.A sau này. Việt Minh cũng có những quan hệ với cơ quan mật vụ Pháp D.G.E.R đặt trụ sở tại Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam và được đặt dưới sự chỉ huy cua ông Jean Sainteny, ông này sau này là ủy viên cộng hòa Pháp tại Bắc Việt và là người rất có thiện cảm với người Việt Nam. Cơ quan O.S.S phái một đặc phái viên đến Hà Nội cuối tháng 8.1945: thiếu tá Mỹ Patti, một người có đầu óc bài Pháp nên chống lại mưu toan của người Pháp nắm lại quyền hành tại Đông Dương.

Ngày 20.8.1945, trước khi thoái vị từ bỏ ngai vàng, Bảo Đại đã gửi cho tướng De Gaulle, Thủ tướng chính phủ lâm thời Pháp một thông điệp bày tỏ nguyện vọng của nhân dân Việt Nam giành lại độc lập tự do cho đất nước.

Ngày 24.8.1945, tướng De Gaulle gián tiếp đáp lại bức thông điệp của Bảo Đại bằng một cuộc họp báo trong đó ông nói, ông đã trù định dành cho các dân tộc Đông Dương một nền tự trị rộng rãi hơn những gì mà ông đã nêu ra trong tuyên cáo ngày 24.3.1945, chỉ đúng nửa tháng sau ngày Nhật đảo chính lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Nhưng De Gaulle đặt điều kiện là Việt Nam phải gia nhập Liên hiệp Pháp.

Lúc bấy giờ dù có trong tay bức thông điệp của Bảo Đại vừa được gửi tới, De Gaulle không tin tưởng Bảo Đại mà tin vào Cựu hoàng Duy Tân, tức Hoàng thân Vĩnh San, người bị Pháp truất phế năm 1916, vì đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền thực dân Pháp.
Khi bị lưu đày sang Algérie, vua Duy Tân mới có 16 tuổi. Năm 1942, Hoàng thân Vĩnh San đăng ký gia nhập lực lượng không quân của nước Pháp tự do do De Gaulle lãnh đạo. Tờ báo Pháp "Combat" có tiết lộ trong số phát hành ngày 16.7.1947:

"Hoàng thân Vĩnh San (Duy Tân) đã trình bày những ý nghĩ canh tân của ông với chính phủ De Gaulle, và đã được tướng De Gaulle bật đèn xanh, để vị cựu hoàng này lên phi cơ bay sang Sài Gòn công bố một tuyên cáo chính sách mới của Pháp về Đông Dương. Nhưng chiếc phi cơ chở Vĩnh San đã đâm nhào xuống đất ngày 25.12.1945 kéo theo cái chết của ông và của tất cả những người đi trên phi cơ. Người ta tự hỏi xem đây là tai nạn hay là một âm mưu thủ tiêu một nhân vật đi ngược lại những quyền lợi của phần tử có đầu óc thực dân Pháp".

Chỉ một thời gian ngắn sau cái chết đầy bí ẩn của Cựu hoàng Duy Tân, De Gaulle rời khỏi chính quyền, và các chính quyền kế tiếp tại Pháp quay trở về với đường lối được nêu ra trong tuyên cáo ngày 24.3.1945, nghĩa là đã thụt lùi một bước so với tuyên cáo ngày 24.8.1945 của De Gaulle.

De Gaulle chờ cho Bắc Việt đau khổ với Lư Hán rồi mới ra tay

Tại hội nghị Potsdam, ngay sau ngày Đức đầu hàng, Truman, Churchill và Stalin đồng ý để cho quân Pháp trở lại Đông Dương thay thế quân Anh và Trung Quốc sau khi quân đội hai cường quốc này hoàn thành sứ mạng tước khí giới quân Nhật bại trận.

Ngày Nhật đầu hàng (15.8.1945), Việt Minh là phong trào chính trị duy nhất có khả năng lấp cái khoảng trống chính trị và quân sự tại Việt Nam. Các lãnh tụ Việt Minh được đào tạo sâu rộng về mặt ý thức hệ để có thể nắm lấy quyền kiểm soát chính trị và quân sự trong nước trước mũi một vài chính đảng quốc gia chỉ lo tranh giành với nhau quyền lãnh đạo mà không đi đến đâu cả. Các chính đảng này hợp tác chặt chẽ với tướng Tiêu Văn, người của Trương Phát Khuê được giao nhiệm vụ làm cố vấn chính trị cho đại tướng Lư Hán.

Một số thành viên của các chính đảng quốc gia tại Trung Quốc gia nhập quân đội Trung Quốc, một số khác thành lập những đơn vị vũ trang được huấn luyện, trang bị và vận quân phục.Trung Quốc. Nhưng không như Việt Minh, các chính đảng này không có những đơn vị vũ trang trên lãnh thổ Bắc Việt, mà chỉ có vài hệ thống săn tìm những tin tức tình báo phối hợp với những mạng lưới săn tin Trung Quốc.

Các lãnh tụ Việt Minh sáng suốt hơn những người cầm đầu các chính đảng quốc gia khi thấy trước là số phận sẽ được định đoạt ngay sau ngày Nhật đầu hàng, tại Việt Nam chớ không phải là trên lãnh thổ Trung Quốc, trong khi các đơn vị vũ trang của các chính đảng khác phạm phải sai lầm là cứ ở lại trên đất Trung Quốc.

Khi Nhật đầu hàng, các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng mới bắt tay vào việc tuyển mộ tân binh, hoặc tìm cách khuyến dụ những lính khố đỏ Việt Nam phục vụ trong lực lượng Pháp - Việt rút sang Trung Quốc sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9.3.1945, số cựu quân nhân này của Pháp đã được huấn luyện và vũ trang nên có thể sử dụng được ngay, nhưng số người này bị bắt buộc theo chân quân Pháp rút sang đất Trung Hoa không có ý thức hệ chính trị và chỉ mong muốn được trở về quê nhà đoàn tụ vơi gia đình, hơn là tiếp tục chiến đấu.

Trong tình thế rối rắm tại Việt Nam sau ngày Nhật đầu hàng, chính phủ Pháp của tướng De Gaulle lúc bấy giờ, nóng lòng muốn tái lập sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương và nhất là giải thoát số 30.000 người Pháp dân sự và quân sự, còn đang bị Nhật quản thúc, đã lập tức cho thả dù xuống Nam Việt (gần Tây Ninh) đại tá Cédile, và xuống Bắc Việt ông P.Messmer, để xác định sự hiện diện của Pháp tại Sài Gòn và Hà Nội.

Riêng ông Messmer đã phải bị giữ lại trong vùng kiểm soát của Việt Minh trong nhiều tuần lễ, nên khi được hồi hương vì tình trạng sức khỏe, đã tường trình với chính phủ về sự vững chắc của chính quyền của cụ Hồ và khuyên chính quyền Pháp nên thương thuyết với cụ Hồ, vì một giải pháp hoàn toàn quân sự sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại mà thôi.

Tại Sài Còn, ông Messmer ghi nhận một sự bất đồng căn bản giữa Cao ủy d’Argenlieu và đại tướng Leclerc, trong chính sách cần phải áp dụng đối với Việt Nam, hai nhân vật này đều là những người theo về với De Gaulle ngay từ những ngày đầu. Tướng De Gaulle khi gửi đoàn quân viễn chinh Pháp sang Viễn Đông chỉ trù liệu một thời hạn 12 tháng cho thời gian hoạt động của lực lượng này.

Lúc đầu, những ý định của tướng De Gaulle về Đông Dương là giữ chặt Nam Việt, dựa vào quy chế thuộc địa của Pháp, không như Bắc và Trung Việt nằm dưới chế độ bảo hộ. Sau khi Cựu hoàng Duy Tân tử nạn trên chiếc phi cơ chở ông đâm nhào xuống vùng rừng rậm châu Phi, tướng De Gaulle có căn dặn tướng Leclerc trước giờ ông lên đường sang Sài Gòn nắm quyền chỉ huy đoàn quân viễn chinh Pháp, là trước tiên chỉ tái lập sự hiện diện quân sự và chính trị của Pháp tại Phía Nam vĩ tuyến 16, với sự trợ giúp của quân đội Anh, và De Gaulle chỉ cho phép Leclerc đưa quân ra Hà Nội sau đó, khi ông hội đủ ba điều kiện sau đây:

1. Tình thế đã sáng sủa: quyền hành của chính phủ Cụ Hồ lan rộng khắp Bắc và Trung Việt, và nền độc lập của Việt Nam nhận được sự ủng hộ của dư luận quần chúng, như ông P.Messmer và ông J.Sainteny đã xác nhận.

2. Dân chúng Bắc và Trung Việt quá chán ngấy và mệt mỏi về sự hiện diện của 250.000 quân Tàu của tướng Lư Hán, qua những hành động vơ vét của cải và những hành động lộng quyền của đoàn quân ô hợp Tàu Tưởng từ tỉnh Vân Nam kéo sang.

3. Một cuộc tiếp xúc thân mật đã được thiết lập giữa cụ Hồ và ông Jean Sainteny, ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Việt. Chính nhờ vào các phúc trình của ông Sainteny mà tướng Leclerc biết được thái độ thiện cảm của cụ Hồ đối với việc quân đội Pháp sẽ hiện diện trở lại tại Bắc Việt trong một thời gian, vì xem đây là một phương tiện để trục xuất số hơn hai mươi vạn quân của tướng Lư Hán ra khỏi lãnh thổ Bắc Việt.

Chính lúc bấy giờ, tướng Leclerc cho rằng đã đến lúc quân đội Pháp có thể đặt chân trở lại miền Bắc Việt Nam mà không phải nổ súng. Người ta không nghĩ là quyết định của Leclerc đưa quân ra Bắc Việt đi ngược lại các lệnh của chính phủ Gouin lúc bấy giờ. (De Gaulle đã rời khỏi chính quyền). Chính phủ Gouin đã chấp thuận những đề nghị của Leclerc, qua sự tường trình của tướng Valluy được Leclerc gửi về Pháp tháng 2.1946 để trình bày kế hoạch của Leclerc đem quân ra Hà Nội thay thế quân của tướng Lư Hán.

Cựu Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet có xác nhận với nhà báo G.Chaffard (Moutet từ trần năm 1958) là quyết định đổ bộ quân Pháp lên Hải Phòng tháng 3.1946 đã được chính phủ Pháp chấp thuận theo đề nghị của tướng Leclerc, một người rất bén nhạy biết kịp thời khai thác thời cơ thuận tiện để hành động.

Leclerc xem việc đổ bộ quân Pháp lên Hải Phòng không phải là một cuộc tái chinh phục đất đai, mà là một sự có mặt của quân đội ngoại quốc: quân Nhật và quân Tàu - Tưởng của Lư Hán. Và sau khi hai lực lượng nay rút đi hết, thì người Pháp và người Việt Nam có thể thương thuyết tay đôi với nhau mà không có sự xen lấn của các nước ngoài.

Đưa quân ra Bắc Việt là sáng kiến của Leclerc

Năm 1957, khi tiếp kiến cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu, tướng De Gaulle có tiết lộ: "Đầu năm 1946, tôi có cấm không cho phép Leclerc đưa quân ra Hà Nội. Nhưng ngay sau khi tôi từ bỏ chính quyền, anh ta vội vàng làm nghịch ý tôi".

Trong quyển hồi ký về chiến tranh, quyển 3, De Gaulle có viết:

“Trước ngày lên đường sang Sài Gòn cuối tháng 9.1945, tướng Leclerc đã được De Gaulle ra chỉ thị: "Tôi ra lệnh cho anh trước tiên tìm cách nắm quyền kiểm soát tại Nam Việt và Campuchia. Anh sẽ đưa quân đến Trung Việt sau đó. Còn đối với Bắc Việt, anh sẽ chỉ đưa lực lượng đến đó khi nào nhận được lệnh của tôi mà thôi".

Nhà báo Pháp Jean Ferrandi có viết về vấn đề này như sau:

“Khi tôi còn phục vụ trong văn phòng của tướng Salan, tôi thường nghe nói đến quyết định đưa quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng... Tướng Salan thường nói với tôi là cuộc đổ bộ quân Pháp lên bờ biển Bắc Việt là một sáng kiến của tướng Leclerc, một việc mà chính phủ Pháp hoàn toàn không tán thành. Nhưng rất may cho d’Argenlieu và Leclerc, là chính phủ Pháp lâm thời đầu tiên của tướng De Gaulle đã rút lui vài ngày đó, và chính phủ mới đã bị đặt trước sự đã rồi". Và chính phủ Gouin đã chấp thuận sáng kiến này của Leclerc”.

Sự bất đồng giữa d’Argenlieu và Leclerc đã lộ ra dưới mắt mọi người đầu tiên là về nội dung bản sơ ước 6.3.1946 Leclerc đã ký với chính phủ cụ Hổ, mà d’Argenlieu cho là Leclerc đã nhượng bộ cụ Hồ quá nhiều và đã đặt ông ta trước sự đã rồi khiến ông phải bắt buộc chấp thuận một cách miễn cưỡng. Sau ngày Leclerc đưa quấn vào Hà Nội ngày 18.3.1946, Cao ủy d’Argenlieu, khi tiếp hai đặc phái viên của tướng Leclerc đến tường trình có nói với hai người này:

"Hai anh hãy nói lại với chủ tướng của các anh là ông ta đang thực hiện một vụ Munich (sự đầu hàng của Thủ tướng Anh Chamberlatin trước Hitler năm 1938) tại Đông Dương". (Đoạn trích trong quyển Dossier secret de l'Indochine của Claude Paillat).

Những lời lẽ trên của d’Argenlieu được xem như có tính cách xúc phạm đối với Leclerc và ông này không quen việc này. Một bất đồng sâu sắc khác giữa hai người là quyết định của d’Argenlieu cho khai sinh chính phủ Nam Kỳ tự trị của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, một hành động vi phạm trắng trợn Sơ ước 6.3.1946 mà Leclerc đã đặt chữ ký. Nhưng d’Argenlieu là thượng cấp của Leclerc và có quyền đưa ra những quyết định chính trị, nên Leclerc không có quyền ngăn cản, nhưng ông công khai tỏ thái độ chống đối trong vấn đề này.

Ông Cédile, ủy viên cộng hòa Pháp tại Nam Việt, người thực hiện kế hoạch sáng lập Chính phủ Nguyễn Văn Thinh, thường bị sự khinh rẽ của Leclerc. Một buổi trưa, khi vừa thức dậy, Leclerc được báo là Cédile đến xin được ông tiếp kiến, tướng Leclerc bắt Cédile chờ đợi khá lâu rồi mới chịu tiếp với lời nói đầu có sự miệt thị: "Anh lại đến nói với tôi về vấn đề Nam Kỳ tự trị nữa phải không? Vậy chính phủ Nam Kỳ tự trị của anh đã đi đến đâu rồ i hay vẫn là trò hề?" 

Leclerc từ lúc bấy giờ cảm thấy khó chịu khi phải thu hẹp các hoạt động trong lãnh vực thuần túy quân sự, và lấy làm tiếc là thực dân Pháp và D'Argenlieu đã đánh mất mối quan hệ tin tưởng mà ông đã gầy dựng được với các lãnh tụ tại Hà Nội để tiến tới một giải pháp ôn hòa cho Việt Nam.

Leclerc là một danh tướng nên đã sáng suốt để thấy trước sự thất bại của một giải pháp thuần túy quân sự, ông khuyên chính phủ Pháp nên tìm cách thỏa hiệp với chính phủ cụ Hồ để tránh khỏi bị sa lầy tại Việt Nam. Chán nản vì không được nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ nghe theo, ít lâu sau ông đệ đơn xin được thuyên chuyền đến một chức vụ khác, và được Valluy thay thế.

BẢO ĐẠI MỘT CON NGƯỜI THIẾU CƯƠNG QUYẾT VÀ LUÔN NGẢ THEO PHE MẠNH

Nội dung thông điệp của Bảo Đại gửi De Gaulle ngày 20.8.1945

Bảo Đại trên danh nghĩa là con của vua Khải Định, mặc dù có dư luận cho rằng ông này vô sinh mà không có người con chính thức nào khác ngoài Bảo Đại. Bảo Đại sinh năm 1913 (Quí Sửu), thuở còn thơ ấu, được thực dân Pháp đưa sang Pháp du học đào tạo thành một ông vua trẻ hấp thụ nền văn minh Tây phương và chịu ảnh hưởng của những phần tử thực dân Pháp để sau đó trở thành một ông vua ngoan ngoãn dưới sự giám sát của một vị khâm sứ Pháp tại Huế, và trên ông này còn có vị Toàn quyền pháp thống trị cả ba miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam và luôn cả Campuchia và Lào.

Năm 1925, Bảo Đại sau mấy năm du học tại Pháp, được người Pháp đưa lên nối ngôi vua cha Khải Định khi mới 12 tuổi gần giống như các vị vua vị thành niên nhà Mãn Thanh mà Thái hậu Từ Hi lần lượt đặt lên ngai vàng để trị vì cho có hình thức. Bảo Đại thực sự bắt tay vào việc nước năm 1932 sau khi được Pháp đưa về nước ngồi vào chiếc ngai vàng trị vì cho có lệ trong khi thực quyền nằm trong tay vị khâm sứ Pháp tại Huế. Trong suốt thời gian làm vua rồi làm quốc trưởng, Bảo Đại tỏ ra là một nhân vật thiếu quyết tâm.

Các cường quốc Tây Phương thường dựa vào những nền quân chủ lập hiến tại các quốc gia kém phát triển để làm một bức bình phong chống lại những tư tưởng xã hội tiến bộ nhằm giải phóng các nước thuộc địa trước ách cai trị của các cường quốc thực dân. Trước làn sóng lan rộng của chủ nghĩa xã hội, đại tướng Mac Arthur đã có lý khi quyết định duy trì chế độ quân chủ tại Nhật để tránh cho cường quốc bại trận và đổ nát sau chiến tranh khỏi rơi vào vòng kiểm soát của Cộng sản quốc tế.

Sau Đệ nhị thế chiến, Bảo Đại bị tố cáo là đã hợp tác với người Nhật bại trận, nên De Gaulle trù định đưa vua Duy Tân về nước thay thế Bảo Đại, nhưng bất thành vì vua Duy Tân đã tử nạn ngày 25.12.1945 khi chiếc phi cơ chở ông đâm nhào xuống núi rừng trên đường bay về Sài Gòn. Tờ báo Pháp Combat đặt nghi vấn cho đây là một âm mưu ám sát thay vì là một tai nạn phi cơ thông thường, vì phe thực dân Pháp cho là Cựu hoàng Duy Tân cứng đầu chớ không ngoan ngoãn như Bảo Đại và như vậy là bất lợi cho bọn thực dân.

Người ta còn nhớ là vua Duy Tân năm 1916, khi mới 16 tuổi đã mưu toan nổi dậy lật đổ chế độ thực dân Pháp nên bị Pháp truất phế rồi lưu đày sang Algérie, để đưa Khải Định lên thay. Năm 1942, khi quân Anh - Mỹ và quân của tướng De Gaulle đổ bộ lên Algérie, vua Duy Tân đổi tên là Hoàng thân Vĩnh San, đã tình nguyện gia nhập lực lượng không quân của nước Pháp tự do do De Gaulle lãnh đạo. Ông này được Pháp đánh giá cao và định đưa về Việt Nam để thu phục lòng dân cho việc thành lập một nước Việt Nam tự trị nằm trong Liên hiệp Pháp.

Cũng năm 1945, nhóm quân phiệt Nhật lại muốn đưa Hoàng thân Cường Để sống lưu vong tại Nhật về nước thay thế Bảo Đại. Như vậy là hai đối thủ vương giả của Bảo Đại: Duy Tân và Cường Để đều tự biến mất, giúp cho Bảo Đại năm 1949 tái xuất hiện trên chính trường Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời của mình, Bảo Đại luôn đứng về phía kẻ mạnh để bảo toàn mạng sống của ông. Trước 1945, để được yên thân, ông không có một hành động quyết liệt nào chống lại sự áp bức của thực dân Pháp. Tiêm nhiễm những tư tưởng tự do trong những năm lưu học tại Pháp, ông hy vọng khi về nước sẽ thi hành một chính sách tự do, nhưng khi nhận thức là thực quyền nằm trọn trong tay thực dân Pháp, Bảo Đại chán nản, bất lực và không có đầu óc phiêu lưu, can đảm như các vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Ông trải qua những năm tháng bất lực qua những thú vui, như đi săn, lái phi cơ.

Suốt cuộc đời chính trị của mình, Báo Đại chỉ có việc ký những văn kiện mà những kẻ có thực quyền người Pháp, Nhật, Mỹ buộc ông phải ký mà lòng se thắt. Lần cuối cùng và lần đau nhất xảy ra tháng 6 năm 1954, khi dưới áp lực của người Mỹ, ông phải ký lệnh bổ nhiệm Ngô Đình Diệm vào chức vụ thủ tướng với những quyền hạn rộng rãi hơn so với những thủ tướng trước, mặc dù ông rất nghi ngờ lòng trung thành của ông Diệm đối với ông. Ông không thể làm gì khác khi mà người Pháp đã nhượng bộ người Mỹ

Cuộc hội đàm Bảo Đại - Marshall, ngoại trưởng Mỹ năm 1946

Ngày 11.3.1945, cũng như Quốc Trưởng Sihanouk tại Nam Vang, Bảo Đại dưới họng súng của các tướng tá Nhật, đã tuyên cáo nền độc lập quốc gia theo kiểu Nhật sau cuộc đảo chính quân sự ngày 9.3.1945 của Nhật xóa bỏ chủ quyền của Pháp tại 3 quốc gia Đông Dương. Chỉ vài ngày sau sự đầu hàng của Nhật trước các cường quốc đồng minh, Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngày 22.8.1945, và ngày 25.8.1945, đã trao ấn kiếm cho các đại diện của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của cụ Hồ để sau đó trở thành Cố vấn Tối cao trong chính phủ cụ Hồ.

Bảo Đại là hậu duệ của một dòng họ có 9 vị vua, trong số này có 4 vị vua đã từ trần khi đang sống lưu vong. Khi bị người Nhật bắt buộc ra tuyên cáo cởi bỏ ách thống trị của người Pháp để chấp nhận việc thành lập một chính phủ thân Nhật do ông Trần Trọng Kim được Nhật đưa từ Tân Gia Ba về lãnh đạo, Bảo Đại thừa sáng suốt để thấy trước đây chỉ một chính phủ chuyển tiếp để chờ ngày kết thúc Đệ nhị thế chiến, ngày thất trận của người Nhật đã gần kề.

Năm 1946, trong những điều kiện chưa được nêu rõ, Bảo Đại đáp một chuyến máy bay Mỹ sang Trùng Khánh, thủ đô của Tưởng Giới Thạch, để thi hành một công tác, nhưng thất bại. Khi còn ở Trùng Khánh, Bảo Đại có một cuộc hội kiến với đại tướng Marshall, ngoại trưởng Mỹ, ông này đến đây thuyết phục Tưởng hòa giải với Mao Trạch Đông để tránh một cuộc nội chiến, nhưng không đạt được kết quả.

Cuộc hội đàm Marshall - Bảo Đại tại Trùng Khánh không đi đến đâu cả vì lúc bấy giờ Bảo Đại chỉ là một phế đế không có thực quyền. Sau đó, Bảo Đại vận động để được xuống Hồng Kông sống lưu vong trong những điều kiện vật chất thiếu thốn mọi bề, nên phải nhờ đến sự trợ giúp về tài chính của những người bạn cũ, những kẻ cơ hội còn nhìn thấy ở Bảo Đại một nhân vật có thể sáng chói trở lại khi thời cơ đến.

Trong số những người này, đặc biệt nhân vật nổi cộm nhất là dược sĩ Phan Văn Giáo, người chỉ một thời gian ngắn sau đó được Bảo Đại đền đáp bằng chiếc ghế thủ hiến Trung Kỳ trong nhiều năm. Bảo Đại còn phong cấp tướng cho Giáo mặc dù ông này không xuất thân từ một trường võ bị nào cả. Bảo Đại sau đó còn định giao cho Giáo giữ chức Bộ trưởng Quốc phong nhưng bị De Lattre chống lại ý định này...

Năm 1948, Cao ủy Pháp tại Đông Dương đưa ra sáng kiến mời Bảo Đại trở về nước thành lập một chính phủ quốc gia độc lập và thống nhất để đối đầu với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của cụ Hồ. Lập tức, Bảo Đại sáng giá trở lại dưới mắt những chính trị gia xôi thịt đang nuôi hy vọng chiếm được một chỗ đứng trong một chính phủ Bảo Đại mà người Pháp đang dự định cho ra mắt trong vùng chiếm đóng của quân pháp.

Cuối 1947, Pignon thận trọng phái một vị tham biện hành chính đầu tiên ông Cousseau, một tên thực dân từng trải, sang Hồng Kông tiếp xúc với Bảo Đại để mời ông này trở về nước chấp chính. Tuy đang không còn gì ở trong tay, Bảo Đại thoạt tiên từ chối đề nghị của Pignon trở về nước để lại tiếp tục ký những văn kiện mà người Pháp soạn sẵn. Ông thấy cần phải làm thế nào để thuyết phục cho dân chúng Việt Nam là lần này ông không là một tên bù nhìn của thực dân Pháp.

Bảo Đại cũng đủ khôn để nhận thức được sức mạnh đang lên của Mao Trạch Đông, lực lượng này trong một tương lai không xa sẽ áp sát biên giới Việt Trung và sẽ đè nặng áp lực lên cuộc chiến mà Pháp đang theo đuổi tại Việt Nam. Bảo Đại dựa vào tình thế khó khăn của Pháp để cố đòi hỏi càng nhiều càng tốt với thực dân Pháp.

Ngay sau chuyến du hành thăm dò của Cousseau, diễn ra những âm mưu quốc tế. Và lập tức, những chính trị gia sa lon Việt Nam xuất hiện từ mọi phía tới tấp bay đến Hồng Kông thề thốt trung thành với Bảo Đại, người mà chỉ mấy ngày trước còn bị họ bỏ rơi thiếu thốn đủ mọi bề vì không giúp ích gì cho họ.

Trong số những người chạy đến với Bảo Đại, có cả một kẻ thù lâu năm của Bảo Đại: Ngô Đình Diệm, người trong đầu thập niên 30 đã từng là Lại bộ Thượng thư của Nam Triều nhưng vì xung khắc với Bảo Đại nên đã rũ áo ra đi trong oán hận. Nhưng vì Diệm là con của Ngô Đình Khả, một cựu đại thần của Khải Định, nên Bảo Đại đành phải tiếp Diệm, nhất là Diệm lúc bấy giờ đã là một con bài trong tay người Mỹ. Nhưng Diệm không thuyết phục được Bảo Đại nghe theo những lời khuyên của ông ta là đưa thêm nhiều yêu sách với người Pháp để chịu trở về nước thành lập một chính quyền thân Pháp.

Các cuộc thảo luận Bảo Đại với Diệm sau cùng tan rã năm 1949 và kết thúc bằng một màn đầy sóng gió trước khi hai người chia cách nhau trong hơn 5 năm. Giữa Pháp và Diệm, người của Mỹ. Bảo Đại ngã theo Pháp, vì người Pháp đang nắm quyền kiểm soát các đô thị tại Việt Nam.

Ngày 8.3.1949. Bảo Đại ký với Pháp một thỏa hiệp, và ngày 27.4.1949. Bảo Đại từ phi cơ đáp xuống phi trường Đà Lạt để đảm nhận chức vụ quốc trưởng. Ông giải thích sự từ khước việc đặt văn phòng quốc trưởng tại Sài Gòn vì Pháp không trao trả dinh Norodom (dinh Thống Nhất) cho ông, dinh này tượng trưng cho uy quyền của chủ nhân của nó. Hoàng hậu Nam Phương cùng với hai con trai và ba con gái lưu lại Pháp chớ không chịu quay về nước để đảm nhận chức danh đệ nhất phu nhân.

Một số đoàn thể chính trị và giáo phái đổ xô đến tán tụng Bảo Đại để tìm kiếm những chức vụ béo bở trong chính phủ lâm thời trung ương đầu tiên với Bảo Đại là quốc trưởng. Bảo Đại bấy giờ không còn là vua nhưng thỉnh thoảng được gọi là Cựu Hoàng.

Trong suốt hơn 5 năm làm quốc trương, Bảo Đại cố thu mình tại Dà Lạt, nhưng thường hơn là tại Ban Mê Thuột để tránh sự dòm ngó của mọi người, quan sát sự đối chọi của những lực lượng thù nghịch tại Việt Nam. Đề chuẩn bị nơi ở trước cho tương lai, ông bỏ tiền mua một biệt thự 12 phòng, được đặt tên là điện Thorenc. Trước ngày mở ra hội nghị Geneve 1954, Bảo Đại vĩnh viễn rời khỏi Việt Nam để không bao giờ trở lại.

Ngày 14.8.1945, phát xít Nhật đầu hàng các cường quốc Đồng Minh. Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội Nhật buông vũ khí và chấp nhận sự chiếm đóng lãnh thổ Nhật với những lực lượng quân sự của đại tướng Mỹ Mac- Arthur. Ngày 19.8.1945, các lực lượng vũ trang và chính trị Việt Minh đã hoàn toàn kiểm soát Hà Nội, dưới sự bất lực của quân đội Nhật và Khâm sai Phan Kế Toại, đại diện của chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim.

Tại Huế, các lực lượng thanh niên tiền phong của vị cựu thủ lãnh phong trào hướng đạo Tạ Quang Bửu kiểm soát thành phố và thành lập ủy ban Việt Minh ngày 22.8.1945. Ngày 23.8.1945, Bảo Đại ra tuyên cáo thoái vị và ngày 25.8 trao ấn kiếm cho ông Trần Huy Liệu, đặc phái viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành công dân Nguyễn Vĩnh Thụy rồi nhận lãnh chức vụ "Cố vấn tối cao" của chính phủ cụ Hồ.
Ngày 20.8.1945, trước tình thế mới, Bảo Đại gửi tới tướng De Gaulle, Thủ tướng chính phủ lâm thời Pháp một thông điệp với nội dung như sau:

“Thưa Thủ tướng,

Nhân dân Pháp các ông đã đau khổ quá nhiều trong bốn năm thảm khốc do sự chiếm đóng của quân phát xít Đức để không thể không hiểu là dân tộc Việt Nam, với hai mươi thế kỷ lịch sử đấu tranh và một quá khứ vẻ vang, không còn muốn, không còn có thể chịu đựng một sự đô hộ nào và một sự cai trị nào nữa của nước ngoài.

Ngài hiểu rõ hơn nếu Ngài có thể thấy được những gì đang diễn ra tại đây, nếu Ngài có thể cảm nhận cái ý chí độc lập đang ấp ủ trong trái tim tất cả những người Việt, và không có một lực lượng con người nào có thể còn đè nén nó nổi nữa. Dù cho Ngài có thể thiết lập tại đây một nền cai trị của người Pháp, thì nó sẽ không được tuân theo, mỗi làng mạc sẽ là một ổ kháng chiến, mỗi cựu cộng sự viên trở thành một kẻ thù và các viên chức của Ngài và ngay cả những phần tử thực dân của Ngài cũng rồi sẽ yêu cầu được thoát ra khỏi cái không khí khó thở này.

Tôi muốn Ngài hiểu rằng phương cách duy nhất để duy trì những quyền lợi của Pháp và ảnh hưởng văn hóa và tinh thần của Pháp tại Đông Dương là thẳng thắn thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và từ bỏ mọi ý nghĩ tái lập tại đây chủ quyền hay một sự cai trị của Pháp dù là dưới hình thức nào. Chúng ta có thể thỏa hiệp với nhau dễ dàng và trở thành bạn của nhau nếu Ngài không còn muốn trở lại làm những người chủ của chúng tôi.

Kêu gọi đến lý tưởng đạo đức cố hữu của nhân dân Pháp và sự sáng suốt của vị lãnh tụ tối cao của họ, chúng tôi hy vọng là hòa bình, niềm hoan hỉ đã đến với tất cả các dân tộc trên thế giới cũng sẽ được bảo đảm cho tất cả những người dân địa phương cũng như những người nước ngoài tại Đông Dương".

Bảo Đại"

Bức thông điệp này trình bày một cách rõ rệt không thể bác bỏ được, nỗi bức xúc cũng như tâm trạng của tất cả những người Việt đồng hương với Bảo Đại.

Trong khi đó tại Pháp, De Gaulle không còn tin vào Bảo Đại, một nhân vật không có đủ uy tín với dư luận trong nước cũng như đối với nước ngoài vì thiếu hẳn thành tích tranh đấu cho quyền lợi quốc gia, nên De Gaulle định đưa Cựu hoàng Duy Tân về nước thay thế Bảo Đại.
300.000 bại quân của Bạch Sùng Hy dọa tràn vào lãnh thổ Bắc Việt nếu vài ngàn quân Pháp tại biên giới không đủ uy lực để giải giới. Lâm Bưu cảnh cáo sẽ đưa quân vào Bắc Việt giải giới quốc quân Trung Hoa nếu quân đội Pháp bất lực không làm được việc này

Cuối năm 1949, các lộ quân của Mao Trạch Đông áp sát biên giới Việt Trung, và lúc ấy, không ai đoán chắc trước những gì sẽ đến cho tương lai của các đồn quân Pháp đang đóng trên quốc lộ 4 chạy dài theo đường biên giới Việt - Trung. Như vậy là nước Trung Hoa của Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã sụp đổ nhanh chóng như một tòa lâu đài làm bằng giấy. Các sư đoàn của Thống chế Lâm Bưu sắp bắt tay với các đại đoàn của Đại tướng Giáp. Từ đây, 600 triệu dân Trung Quốc trở thành những đồng minh của chính phủ cụ Hồ, đối thủ của đoàn quân viễn chinh Pháp. 

Mùa thu 1949, 4 lộ quân của Lâm Bưu đang trên đường tiến nhanh về hướng biên giới Việt Trung, và trên đà tiến quân, sẽ xâm chiếm Đông Dương hay dừng lại tại biên giới Việt Trung, kết thúc cuộc trường chinh ra đi và quay trở về trong chiến thắng trong khoảng thời gian hai thập kỷ. Cuộc nội chiến tại Trung Quốc bắt đầu khi cuộc cách mạng Trung Quốc vực dậy khối nông dân và dân thị thành đứng lên khởi nghĩa để đòi lại quyền sống. Nhưng cuộc khởi nghĩa này bị Tưởng Giới Thạch nhận chìm trong biển máu.

Nhà văn Pháp đã viết về những cảnh tàn sát của quân Tưởng nhắm vào những người vô sản Trung Hoa. Nhưng trong thời điểm ấy, Mao Trạch Đông - một lãnh tụ cách mạng chưa được nổi tiếng đứng lên thành lập Cộng hòa Nhân dân của giới nông dân và binh lính trong vùng rừng núi miền Nam Trung Quốc. Sau 4 năm kháng chiến ác liệt, lực lượng hồng quân Trung Quốc bị một triệu quân của Tưởng đánh tan. Nhưng sự việc này không dừng lại tại đây vì được tiếp nối bằng cuộc trường chinh đi và về kéo dài trong hai mươi năm trên hàng vạn cây số.

Chuyến ra đi là một cuộc rút chạy. Ngày 16.8.1934, một trăm ngàn người gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em chọc thủng được phòng tuyến của quân Tưởng đang bao vây căn cứ địa Juling của Mao. Số quân này phải vượt qua suốt bề dài của Trung Quốc, vừa chiến đấu vừa rút về hướng Bắc, vượt qua những nút chặn của nhiều đạo quốc quân của Tưởng Giới Thạch và của những tên lãnh chúa địa phương để sau cùng đến trú thân tại vùng Diên An ở tận phương Bắc xa xôi và lạnh giá trên vùng đất trần trụi không cây cối, với cái rét kinh khủng của vùng Tây Bá Lợi Á.

Cuộc trường chinh đầy gian khổ này kéo dài trong 18 tháng, với tốc độ lội bộ trung bình 50 cây số mỗi ngày, vừa đi vừa chiến đấu. Hàng ngày, bao nhiêu người gục ngã bỏ mình vì trúng đạn, bệnh tật, kiệt sức. Hồng quân đã thoát được cuộc săn đuổi của 10 lộ quân của Tưởng Giới Thạch, vượt qua 18 dãy núi và 24 con sông lớn, tạm đánh chiếm 62 thành phố trên đường di chuyển.

Nhưng khi đến được Diên An, số 100.000 người lúc ra đi chỉ còn lại "non” 30.000 người sống sót. Chính số người ít ỏi này, chỉ hơn mười năm sau đã quy tụ thêm một số lớn đồng chí và chiếm được quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

Chính tại Diên An, Mao Chủ tịch đã khai sinh cuộc “chiến tranh nhân dân". Nhân danh lòng yêu nước, Mao đã kêu gọi được toàn dân đứng lên cầm vũ khí chống lại một kẻ thù mới còn hùng mạnh hơn quốc quân của Tưởng: đó là lực lượng quân phiệt Nhật đến xâm chiếm Trung Quốc.

Trong cuộc chiến chống Nhật, Tưởng Giới Thạch theo đuổi hình thức chiến đấu cổ điển, theo lối trận địa chiến nên bị quân đội cơ giới Nhật đè bẹp. Ngược lại, Mao thi hành lối du kích chiến, dựa vào khối dân chúng yêu nước, làm tiêu hao dần các đạo quân Nhật thiện chiến và trang bị võ khí tối tân.

Trong thời kỳ chống Nhật, Mao hòa giải và hợp tác với Tưởng để toàn dân chống Nhật, và cùng được Hoa Kỳ và Liên Xô viện trợ khí tài. Nhưng sau ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, dưới mắt người phương Tây, danh dự của chiến thắng về với Tưởng, và Hoa Thịnh Đốn muốn biến Trung Quốc dưới quyền lãnh đạo của Tưởng thành một trong năm đại cường quốc.

Trong khi bộ máy cai trị của Tưởng mục nát, thất nhân tâm trong những vụ tham nhũng, tranh chấp nội bộ, giữa lúc giới trẻ trí thức, tầng lớp vô sản nhìn thấy ở Chủ tịch Mao là một anh hùng tượng trưng cho cuộc kháng chiến giữ nước, người luôn đứng về phía tuyệt đại đa số nhân dân Trung Quốc. Hơn nữa ngoài số dân quân vào ngày Nhật buông súng, Mao đã có dưới tay hơn một triệu quân chính quy với hai lộ quân số 8 và số 4 thiện chiến và có trang thiết bị hiện đại nhờ sự trợ giúp của Đồng Minh.

Việc này được ít người biết đến, ngay cả Stalin cũng khuyên Mao: "Đồng chí nên kiên nhẫn chờ thời cơ. Đồng chí chưa đủ lực lượng để có thể tóm thâu cả nước Trung Hoa". Liền sau đó, Stalin thương thuyết với Tưởng.

Linh mục Maillot làm trung gian giữa Bạch Sùng Hy và Cao ủy Pignon

Tuy nhiên, tất cả đã được thanh toán nhanh chóng một cách ít ai ngờ đến. Mao bất chấp tất cả, ngay cả Stalin, Hoa Kỳ, cả thế giới và cả bộ máy chiến tranh khổng lồ của Tưởng. Với Mao, chính quyền của Tưởng bề ngoài đồ sộ nhưng rỗng nát từ bên trong do ăn chơi, hưởng thụ, tham nhũng, lạm phát, nên Mao quyết đốt giai đoạn và sớm ra tay. Và Mao ý thức được là cán cân lực lượng giữa hai bên đã đảo lộn.

Thời điểm này đánh dấu một khúc quanh của lịch sử Trung Quốc và của cả châu Á, dẫn đến những biến đổi sâu rộng trên bàn cờ quốc tế, Mao đã có cái nhìn đúng, và phát tiếng súng lệnh cho cuộc tổng tấn công vào những đạo quân được trang bị vũ khí Mỹ hiện đại và gặt hái dễ dàng những chiến công lừng lẫy, đánh tan những đạo quân bề ngoài hùng hậu của Tưởng vừa tiến vào giải giới quân Nhật hơn ba năm trước. Sau đó, Mao đưa quân tiến về phía Nam để thu hồi Trung Quốc như đứng lên hái một trái cây đã chín muồi.

Và đây là cuộc "trường chinh mới", không tang thương như trong hai năm 1934-1935, không từ Nam lên Bắc, mà từ Bắc xuống Nam, trên đoạn đường dài hơn ba ngàn cây số, với hơn 600 triệu dân vào thời điểm 1949. Tất cả buông súng đầu hàng, toàn bộ những đạo quân với quân số hàng mấy trăm ngàn người còn đầy đủ vũ khí.

Giai đoạn đầu là cuộc tiến quân vào cố đô Bắc Kinh, tại đây Mao Trạch Đông tuyên cáo thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau đó là cuộc tiến chiếm thành phố lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải, biểu tượng của độc quyền tư bản và đế quốc, nơi mà Mao sẽ cải tạo để biến thành một thành phố của nhân dân. Sau hết, vào mùa hè 1949, hồng quân Trung Quốc tiến vào giải phóng thành phố Quảng Châu của nước Trung Quốc cổ xưa với đủ loại ăn chơi sa đọa, nghèo đói, và cũng là nơi phát sinh cuộc cách mạng lật đổ vương triều và đã từng bị phản bội và nghiền nát.

Trên đường tiến quân của Mao, hàng triệu người dân, nam cũng như nữ theo chân hồng quân, mang theo những lá cờ có 5 ngôi sao. Các tướng lãnh Pháp tại Đông Dương lo ngại quân của Mao trên đà săn đuổi quân của Tưởng có thể tiến vào miền Bắc Đông Dương để truy bắt tàn quân rút chạy sang đây. Và nếu điều này đến thì sẽ xảy ra một vụ va chạm giữa quân của Mao đuổi theo tàn quân của Tưởng, với quân Pháp đang lẫn lộn với quân Việt Minh trong một cuộc chiến không có mặt trận rõ ràng.

Lúc bấy giờ, linh mục Maillot mang đến cho các tướng lãnh Pháp một thông điệp đáng ngại của Thống chế quốc quân Trung Quốc Bạch Sùng Hy, một lãnh chúa tại tỉnh Quảng Tây Trung Quốc giáp với Bắc Việt. Ông này có một đạo quân hùng hậu lên đến 300.000 binh sĩ mà ông sử dụng lúc để trợ giúp Tưởng, lúc để chống lại Tưởng, trong vùng Thập Vạn Đại Sơn đầy thú dữ, rắn và thổ phỉ. Trước đó, quân du kích cộng sản Trung Quốc hoặc Việt Minh đều có mặt đông đảo trong tỉnh này.

Vấn đề trở nên rắc rối. Linh mục Maillot là một nhà truyền giáo tại Trung Quốc, đã hoạt động trong tỉnh Quảng Tây từ hai mươi năm qua, dưới thời Tưởng cầm quyền. To người, lì lợm, tháo vát, linh mục có dưới tay cả một lực lượng vũ trang để chiến đấu chống lại những người cộng sản dưới mọi hình thức. Người ta kể lại rất nhiều giai thoại về nhà truyền giáo khác thường này.

Dường như để trang bị súng ống cho lực lượng giáo dân, ông Maillot cho mở những cuộc đột kích sang lãnh thổ Bắc Việt để cướp súng trong các kho của Pháp, khiến quân Pháp ngỡ là do Việt Nam. Nhưng Cha Maillot luôn tỏ ra là một người "biết điều”.

Một lần nọ, trên một con đường mòn trong rừng, linh mục bị địch quân bao vây và sắp bị bắt sống. Hai bà phước lúc ấy đang có mặt bên cạnh Cha, hai phụ nữ này sợ bị địch quân cưỡng hiếp nên đọc kinh cầu nguyện Chúa. Đang bực dọc, Cha nạt hai "bà phước" này: "Đừng có đọc kinh trong lúc này. Hơn nữa đối với hai người, bị cưỡng hiếp chỉ có thể được xem như một sự tự nguyện hành xác". Liền sau đó, Cha ra lệnh mở đường máu và thoát đi được.

Cha Maillot là người bạn lớn của Bạch Sùng Hy, vị lãnh chúa dữ như cọp, đã tham chiến hàng trăm trận đánh, ngự trị tỉnh Quảng Tây và chủ nhân của một đạo quân gồm mấy trăm ngàn binh sĩ được trang bị vũ khí hiện đại nhất và có kỷ luật nhất trong đại gia đình quốc quân Trung Hoa chống Cộng. Bạch Sùng Hy trong thâm tâm thù ghét Tưởng Giới Thạch nhưng thỉnh thoảng điều quân đến giúp Tưởng để được nhận tiền công. Hy còn mong muốn một ngày nào đó đoạt vị trí tối cao của Tưởng.

Một năm trước, Bạch Sùng Hy cho quân án binh bất động trong khi cách đó không xa đang diễn ra một trận đánh quyết định giữa quân của Tưởng và hồng quân của Thống chế Lâm Bưu. Hy cố tình để cho những sư đoàn sau cùng của Tưởng bị hồng quân đánh tan tành, mà không màng đến tiếp cứu. Do đó, chỉ vài tháng sau, Bạch Sùng Hy là vị tướng quốc quân sau cùng còn nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng hậu trên toàn lãnh thổ Trung Hoa.

Sau ngày Tưởng tháo chạy ra Đài Loan, lãnh chúa Quảng Tây không còn có ai có thể tranh giành với ông ta ngôi vị cao nhất trong hàng ngũ quốc quân Trung Hoa, ông ta tỏ ra rất bằng lòng với tình thế mới này và Hy tuyên bố là ông có thể dẹp tan các đoàn quân ô hợp của Mao. Thực ra, quân của Hy dàn quân phòng thủ núp theo ven sông Dương Tử và lập phòng tuyến ngăn chặn hồng quân trên đường tiến chiếm thành phố Quảng Châu.

Nhưng rối đến một ngày, quân của Hy không còn đủ sức kháng cự nữa, và tiếp theo sau là một sự tháo chạy thục mạng của hơn 300.000 quân về phía nam, về hướng tỉnh Quảng Tây quê quán của họ. Trước khi quốc quân của Hy đến biên giới Việt - Trung, Hy nhờ cha Maillot đứng ra làm trung gian với quân đội Pháp để bại quân được phép thoát chạy sang Bắc Việt.

Sau một đoạn đường dài đầy hiểm nguy trên lưng một con la, Cha Maillot lần đầu tiên đến Bắc Việt rồi được tiến dẫn đến Bộ Tư lệnh Pháp tại Hà Nội và trở thành một nhân vật quan trọng. Cha rất tin tưởng là mình hành động rất có lợi cho người Pháp. Vì trong bức thông điệp có đóng dấu và ký tên Bạch Sùng Hy, vị Thống chế bại trận này đề nghị liên minh với quân Pháp để chống lại tất cả các nhóm cộng quân không phân biệt Trung Quốc hay Việt Minh. Đề nghị này được phía bại quân Trung Quốc xem như là một đặc ân nên không thể bị khước từ.

Thật đáng thương cho Cha Maillot. Cha không được tiếp kiến trọng vọng như Cha nghĩ. Sau cùng, người Pháp gửi Cha trở về Quảng Tây để chuyển lời khước từ của Pháp đến Bạch Sùng Hy. Sau đó lúc thì đi bộ, lúc cỡi ngựa hoặc đáp máy bay, Cha kiên nhẫn chuyển những lời trao đổi càng lúc càng gay gắt giữa Bạch Sùng Hy và Bộ Tư lệnh Pháp.

Những lời lẽ thân hữu của Hy trở thành những tối hậu thư: nếu phía Pháp cứ từ khước sự liên minh, quốc quân của Hy sẽ cầm súng tiến vào Bắc Việt. Đây thực chất là một tình thế khó xử. Cộng quân cũng đe dọa. Rồi đến lượt, Lâm Bưu cũng cảnh cáo người Pháp: “nếu quân Pháp không tước vũ khí của quân Bạch Sùng Hy trên lãnh thổ Đông Dương, thì quân đội của chúng tôi sẽ tiến vào đây để làm việc này thay người Pháp".

Như vậy là quân Pháp bị kẹt giữa hai gọng kìm. Các lực lượng của châu Á quá lớn, và số quân Pháp ít ỏi không làm chủ được tình thế, vì đang ở trong thế yếu. Tất cả tùy thuộc vào số người Trung Quốc quá đông, và những ý định thực sự đằng sau những lời đe dọa của họ. Giải pháp của cao ủy phủ Pháp là bám vào "luật quốc tế" vào sự tuân thủ triệt để luật này. Nhưng trong vùng núi rừng Á châu xa cách nền văn minh của nhân loại này, "luật quốc tế” có giá trị gì để các bên đối nghịch chịu tuân thủ.

Người Pháp hy vọng là quân của Lâm Bưu đuổi bắt kịp toàn bộ tàn quân của Bạch Sùng Hy và thanh toán chúng trước khi chúng kịp tới biên giới Việt - Trung để tránh rắc rối cho phía Pháp. Người ta cũng không rõ số quân Trung Quốc sẽ đến biên giới. Và nếu số này lên đến hàng mấy trăm ngàn quân đầy đủ vũ khí, thì với vài ngàn quân Pháp đóng thưa thớt trên quốc lộ 4 tại biên giới không đủ uy lực để tước khí giới một số quân đông gấp trăm lần.

Trước tình thế nan giai này, bộ máy hành chính Pháp bắt đầu bắt tay vào việc, thành lập một ủy ban hỗn hợp quân sự và dân sự để chuẩn bị những phương tiện để dọn sẵn chỗ ở và lương thực để nuôi số quốc quân bại trận của Bạch Sùng Hy này. Quân đội Pháp không chịu trích bớt trong số dự trữ lương thực của họ và trút gánh nặng này cho Cao ủy phủ Pháp. Cuộc tranh cãi kéo dài.

Trong khi đó, các tiểu đoàn Pháp tại biên giới được bố trí chặt chẽ lại để có thể đáp ứng lại mọi tình huống bất trắc. Tướng Alessandri, tư lệnh tại Bắc Việt thành lập 3 nhóm quân đặc nhiệm trong đó gồm có quân Lê dương, nhảy dù, Bắc Phi để đóng ở những điềm chiến lược, những giao lộ từ Trung Quốc dẫn sang. Quân lê dương được tiếng là những lính đánh thuê thiện chiến và gan lỳ nhất mong muốn được giải giới một số binh sĩ chính quy quốc quân được trang bị vũ khí tối tân của Bạch Sùng Hy.

Nhưng ngày 8.12.1949, khi được tin báo có đến 5 sư đoàn với quân số trên 50.000 người đang còn cách Lạng Sơn một ngày đường, việc này làm cho những sĩ quan Lê dương thực sự lo ngại vì với quân số chỉ hơn một tiểu đoàn thì không đủ uy lực buộc cả mấy sư đoàn quốc quân Trung Hoa dễ dàng giao nộp vũ khí để đi vào các trại tập trung.

CUỘC CHẠM TRÁN ĐẦU TIÊN NĂM 1950 GIỮA HỒNG QUÂN TRUNG QUỐC VÀ QUÂN PHÁP TẠI BIÊN GIỚI VIỆT HOA
Quân Việt Minh đẩy 6.000 bại quân của Vũ Hồng Khanh đến nạp mình cho quân Pháp
Mùa thu 1949, các đạo quân của Chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi lần lượt tiến chiếm dễ dàng tất cả các thành phố lớn tại Trung Quốc, đã áp sát biên giới Việt - Trung. Trung tướng Pháp Alessandri lúc bấy giờ là Tư lệnh quân Pháp tại Bắc Việt nhận định sai lầm sự kiện này: "Tôi bằng lòng được thấy quân Trung Cộng đóng dọc biên giới Bắc Việt, việc này lập lại trật tự tại vùng này".

Tướng Alessandri đã sống lâu năm tại Việt Nam trước 1945, ông đã từng chỉ huy nhiều trung đoàn Pháp tại Bắc Việt, đã chiến đấu dũng cảm chống lại quân Nhật sau ngày đảo chính 9.3.1945, rồi rút sang Trung Quốc tị nạn, và đã đem quân trở lại Việt Nam sau ngày Nhật đầu hàng.

Các sư đoàn của Thống chế Lâm Bưu đến biên giới Trung - Việt bắt tay với các trung đoàn Việt Minh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cao ủy Pignon, người đã từng làm việc tại Vân Nam trong thời Đệ nhị thế chiến rất hiểu tâm địa người Hoa, nên tỏ ra lo ngại. Nhưng một số tướng lãnh và viên chức Pháp mù quáng nhận định:

“Trung Quốc vẫn là Trung Quốc. Chúng ta sẽ mua các “đồng chí" của Mao cũng như chúng ta đã từng mua được vài năm trước, những người Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch".

Những người Mỹ, mới năm nào còn gay gắt chống thực dân Pháp tại Đông Dương, đã thay đổi đường lối và để tiếp tay cho Pháp trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của cộng sản, bắt đầu viện trợ tiền bạc và vũ khí cho đoàn quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Rồi cuộc chiến tại Triều Tiên bùng nổ, biến người Hoa Lục thành những kẻ thù của các nước tư bản do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Ba cánh quân của Lâm Bưu tiến nhanh về miền Nam Trung Quốc, hướng về vùng Thập Vạn Đại Sơn gần biên giới Việt - Hoa làm tan rã nhanh chóng các đạo quân của Bạch Sùng Hy và Trương Phát Khuê, trong khi hồng quân du kích vùng núi mở những cuộc phục kích vào các cánh quân của Tưởng nên đường triệt thoái hỗn loạn. Nhiều làng mạc bốc cháy, dân chúng chạy trốn vào rừng.

Quân của Tưởng đôi khi còn đánh lẫn nhau. Trong nhiều trung đoàn, những binh lính giết những sĩ quan muốn ra đầu hàng hoặc không chịu hàng. Các nhân viên tuyên truyền của Mao xuất hiện khắp nơi khuyến dụ các binh sĩ của Tưởng sớm buông súng đầu hàng hồng quân. Các đường lớn trong rừng đầy xác chết của bại quân hoặc của những nông dân chết đói.

Bạch Sùng Hy định "bán mình" cho Mao, nhưng thất bại. Liền sau đó, vị lãnh chúa này đánh điện sang Hoa Thịnh Đốn để đòi mấy triệu Mỹ kim mà Quốc hội Mỹ đã dành cho Tưởng Giới Thạch, ông ta nói với người Mỹ: "Số tiền viện trợ Mỹ phải được dành cho tôi, Tưởng Giới Thạch chỉ là một tên đào ngũ chạy trốn sang Đài Loan. Còn tôi, tôi vẫn tiếp tục chiến đấu cho tới chết".

Nhưng chung quanh Bạch Sùng Hy đang tìm cách cố thủ tại Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây, các tướng tá Quốc Dân Đảng lần lượt ra đầu hàng hồng quân để duy trì mạng sống. Họ ra hàng cùng với cả sư đoàn hay trung đoàn mà họ đang chỉ huy. Nhưng một số tướng tá không thể ra hàng được vì danh tánh họ đã bị ghi vào sổ đen của hồng quân vì những tội ác chiến tranh của họ, nên số người này tìm cách trốn chạy về phía bờ biển hoặc về hướng Nam, phía biên giới Việt - Hoa, và trên đường rút chạy, số binh sĩ này cướp bóc lương thực để sống.

Còn hồng quân trên đường săn đuổi bại quân đã nhận được lệnh của Chủ tịch Mao là phải tỏ ra hòa hoãn với quân Pháp, khi đến áp sát biên giới, dọc theo quốc lộ 4. Sau một năm thi hành chính sách hòa dịu này với quân Pháp, thảm họa bất ngờ chụp lên quân Pháp qua chiến dịch Lê Hồng Phong mùa thu 1950.

Khi hồng quân Trung Quốc áp sát biên giới Việt – Trung

Khi được tin các toán quốc quân bại trận của Tưởng đang đến gần biên giới, Bộ chỉ huy Pháp trên quốc lộ 4 được lệnh chặn bắt và tước khí giới khi số quân thua trận này định chạy thoát sang Bắc Việt. 

Vùng Móng Cái, năm 1949 là giang sơn của đại tá người Nùng Vòng A Sáng, thủ lãnh của 200.000 người Nùng sống tại vùng bờ biển Đông Bắc Việt Nam gần biên giới Việt - Hoa. Đây là một sắc tộc đặc biệt, những tên thảo khấu từ Trung Quốc di cư sang càng ngày càng đông và làm ăn phát đạt. Ngay cả Vòng A Sáng cũng từng là một tên cướp.

Nhưng mùa xuân 1945, A Sáng đã cứu thoát được vài người Pháp đang bị quân Nhật săn đuổi và nhờ đó mà ông ta phất lên nhanh chóng với sự yểm trợ của quân đội Pháp, ngoại trừ lần ông ta để cho một toán quân của người chú giết hại một số binh sĩ Pháp đồn trú tại Móng Cái.

A Sáng đặt hết tin tưởng vào người Pháp và ông ta đã từ khước khi được giao giữ chức tướng chỉ huy một sư đoàn của Bạch Sùng Hy bên Trung Quốc. Cờ hiệu của các đơn vị vũ trang của ông ta là cờ tam sắc, với một chiếc thuyền buồm bên trên. A Sáng rất trung thành với người Pháp và các binh sĩ của ông chiến đấu trong hàng ngũ của quân đội Pháp. A Sáng ra lệnh cho tất cả những người Nùng trai trẻ đều phải gia nhập quân đội và ông đã quy tụ dưới trướng hơn 30.000 quân Nùng thiện chiến.

Tương đối có vóc dáng cao lớn và có tinh thần chiến đấu cao, số hậu duệ của các tướng cướp Trung Quốc này hợp thành sắc tộc trung thành nhất với người Pháp, nên sau Hiệp định Genẻve 1954, họ từ bỏ biển cả, bến bờ, làng quê của họ để theo chân quân Pháp vào Nam. Một số tiểu đoàn dù người Nùng đã được chính quyền Diệm sử dụng để tấn công trực diện qua cầu Chữ Y đánh đuổi quân Bình Xuyên ra xa khỏi thành phố ngày 28.4.1955.

Đầu tháng 12.1949, giữa Lâm Bưu và Bạch Sùng Hy dường như có một mật ước để cho vị tướng bại trận này được an toàn rời khỏi đất liền sang đảo Hải Nam. Lâm Bưu tử tế đến nỗi, sau khi cho quân dừng lại ở cửa khẩu Ba Khoi, còn cấp cho nhiều thuyền buồm đề di tản quốc quân ra đảo.

Nhưng cá nhân Bạch Sùng Hy thì lại thích ra đi bằng đường hàng không, và nhờ tướng Mỹ Chennault, cựu chỉ huy trưởng không đoàn "Cọp Bay" trong Đệ nhị thế chiến tại Côn Minh, lập một cầu hàng không với các phi cơ của hãng C.A.T mà ông này làm giám đốc. Trong một thời gian chuyển vận liên tục nhiều ngày đêm, các vận tải cơ của hãng hàng không chuyên thực hiện những sứ mạng đặc biệt này, đã bốc đi Bạch Sùng Hy, các bà vợ của ông ta, bộ tham mưu và đoàn Vệ binh sắt, tất cả lên đến con số năm ngàn người.

Giữa tháng. 12.1949, dân chúng còn ở lại Móng Cái chờ đợi các cánh quân của Mao đến tiếp cận biên giới Việt Hoa. Ngày 9.12.1949, các đồn lính Pháp được lệnh báo động là nhiều cánh bại quân của Bạch Sùng Hy trên đường rút chạy, đã đến gần biên giới.

Đồn Chima tuy nhỏ nhưng được xây bằng bê-tông cốt sắt dưới thời Decoux, đánh điện báo cáo là có cả một khối người đang di động cách đồn vài trăm thước trên lãnh thổ Trung Quốc. Đám người này bất động, không nhìn thấy, núp bên các dòng suối hay những ngôi nhà lá của một ngôi làng nghèo trong rừng có tên là Ai Điềm. Người ta nghe những tiếng súng, những loạt súng đại liên của một cuộc chạm súng rất gần. Sau đó, người ta được rõ là đang xảy ra một trận đánh giữa một toán quốc quân đang rút chạy và hồng quân đang săn đuổi.

Sáng ngày 11.12.1949, quân Pháp trong đồn Chima trông thấy một đám đông người xuất hiện từ xa, với những lá cờ trắng cột vào những cây sào và hàng người dài cả cây số. Một nhóm người tiến về cửa đồn Chima, những tướng lãnh và sĩ quan của quốc quân Tưởng Giới Thạch, với quân phục tả tơi, nhưng còn giữ thái độ kệnh kiệu.

Quân Pháp tiếp họ. Suốt ngày ấy, các cuộc điều đình gay go diễn ra trong phòng khách Bộ Chỉ huy biên phòng. Nhiều lần cuộc thương thảo tưởng đã đi đến đổ vỡ. Thỉnh thoảng, những tướng tá quốc quân bật khóc, nài nỉ, đôi lúc còn lên tiếng đe dọa, nổi nóng, múa tay múa chân như những thằng điên. Họ đòi cho binh sĩ của họ được mang theo vũ khí vào Việt Nam, như những quân đồng minh. Người Pháp trả lời là trong trường hợp này, sẽ có đánh nhau thôi. Người cầm đầu toán đại diện quốc quân là tướng Ho Chan Penf nói được tiếng Pháp.
Thời gian trôi nhanh, tình thế càng xấu đi. Rồi người ta thấy cả một khối binh sĩ quốc quân đổ xô không còn hàng ngũ về phía đồn Chima, phía sau họ, một trận ác chiến đang diễn ra. Để ngăn chặn làn sóng người chạy loạn và số hồng quân đang đuổi đánh, đồn Chima chỉ có vài trăm binh sĩ Pháp đang cố thủ, nhưng rất may là Chủ tịch Mao đã ra chỉ thị cho hồng quân là không được tràn qua biên giới tấn công và bắt cầm tù quốc quân để tránh gây rắc rối ngoại giao với Pháp, trong khi Bắc Kinh chưa giải quyết xong cuộc nội chiến rồi còn phải tái kiến thiết đất nước.

Màn đêm buông xuống. Vị trưởng đồn Pháp nói với tướng Ho Chen Pen: Các tiểu đoàn Lê dương đang đóng trên các ngọn đồi nhìn xuống vùng biên giới!". Lúc bấy giờ, vị tướng bại trận này đành chịu ký một tài liệu đầu hàng và trao vũ khí. Quân Pháp chuẩn bị những hành lang để quốc quân đi vào từng đợt 500 người.

Đến 9 giờ sáng, toán quốc quân đầu tiên xuất hiện, các tướng lãnh đi cùng với các sĩ quan tham mưu. Theo sau là những binh lính ôm trong tay những gói lớn bao bọc bên trong số súng mà họ đem nộp và chất thành đống cao trong sân doanh trại Pháp.

Trên phần đất Trung Quốc, nhiều loạt súng tiếp tục vang lên, những hồi kèn trận ra lệnh xung kích. Thời khắc trôi qua, nhiều toán bại quân tiếp tục kéo đến, gương mặt các sĩ quan buồn bã và chịu đựng, theo sau còn có những thường dân, bô lão, phụ nữ trẻ con chạy giặc. Một số lính Lê dương và Bắc Phi hướng dẫn số người tị nạn đến một cánh đồng cách đó một cây số để tập hợp lại và được phân phát thức ăn vì rất nhiều người đói lả.

Kể từ 10 giờ sáng, tình trạng hỗn độn đến mức quân Pháp không còn kiểm soát nổi. Số người trốn chạy đến từ khắp nơi quá đông, từ mọi ngõ ngách, vừa chạy vừa la hét: "Cộng quân tới! Phải nhanh lên!". Cuộc chiến xích lại gần đồn Pháp, và quân trong đồn chụp lấy súng chuẩn bị nghênh chiến.

Đến giữa trưa, xuất hiện giữa khối người trốn chạy, là một toán quân ăn mặc chỉnh tề, được vũ trang hùng hậu. Quân Pháp tưởng đây là hồng quân, nhưng không đúng, mà đây là trung đoàn riêng của một vị lãnh chúa của tỉnh Quảng Tây. Quân Pháp tiến lên định tước khí giới số quân được trang bị với những vũ khí tối tân này, nhưng một sĩ quan trong bọn chúng gạt ngang: "Chúng tôi không ký một thỏa hiệp nào với người Pháp, nên không bị một ràng buộc nào cả. Các ông nên lo đối phó với Cộng quân đang ở sau chúng tôi.". Nhưng trước thái độ cương quyết của người Pháp, tên lãnh chúa trong tỉnh Quang Tây sau cùng đành nhượng bộ và lại thêm một số vũ khí mới được chất đống để được giao nộp cho Pháp.

Hồng quân trên đường đuổi theo địch quân tiếp tục nã đại liên về phía đồn Chima của Pháp, áp sát biên giới. Những người dân chạy giặc chà đạp lên nhau hòng thoát khỏi tầm đạn của hồng quân để chạy sang lãnh thổ Bắc - Việt. Quân Pháp trong đồn chưa trông thấy hồng quân, nhưng đạn đại liên của những người này cày xới tung tóe đất chung quanh đồn Pháp. Hỏa lực của hồng quân càng mạnh thêm, một hạ sĩ quan Lê dương bị trúng đạn gục ngã giữa sân đồn, ba người khác bị thương. Đến lúc ấy, quân Pháp mới được lệnh bắn trả.

Các trọng pháo, thiết giáp xa và các loại súng tự động đua nhau nã đạn về phía địch quân chưa trông thấy. Nhưng hồng quân Trung Quốc đã được lệnh tránh va chạm với quân Pháp, nên vội vã rút lui. Trong khi ấy, vì sợ bị tràn ngập bởi quân số quá lớn của hồng quân, đồn Chima đánh điện gọi không quân Pháp đến tiếp viện, nhưng rất may là phi cơ Pháp không cất cánh được lúc bấy giờ vì sương mù dày đặc nếu không sẽ thêm rắc rối giữa Pháp và hồng quân. Trung Quốc.

Quân của Lâm Bưu chạm trán với quản Lê dương Pháp

Ngày hôm sau không khí trở lại yên tĩnh. Một điệp viên cho quân Pháp hay là hồng quân đã rút ra khỏi làng Ai Điềm. Nhưng quốc quân, nhất là những thương binh, độ 400 người vẫn cố lê lết trình diện trước đồn biên giới Pháp. Nhưng ngày 15.12.1949, lại có báo động.

Lúc 2 giờ trưa, nhiều tiếng động khác thường xuất phát từ làng Ai Điềm trong lãnh thổ Trung Quốc. Độ ba mươi binh sĩ quân phục hồng quân từ làng này xuất hiện tiến nhanh về phía đồn Pháp, rồi bỗng nhiên quay trở về. Nhưng một số binh sĩ khác bố trí những họng súng đại liên hướng về phía đồn Pháp. Quân Lê dương cũng đối phó lại bằng cách dàn lực lượng vào vị trí chiến đấu. Việc gì sắp xảy ra?

Chỉ huy trưởng quân Lê dương, đại tá Charton - người mười tháng sau bị Việt Minh bắt làm tù binh trong chiến dịch Biên Giới - quyết định tiến về phía hồng quân, cùng với một thông ngôn và vài lính Lê dương cận vệ. Khi đến sát làn ranh biên giới, đại tá Charton bỗng nhiên bị một toán độ năm mươi binh lính hồng quân nhô ra từ trong bụi rậm, thái độ hung hăng và la hét, tay bám chặt vào cò tiểu liên. Những binh sĩ này ăn mặc như quốc quân, nhưng không đội mũ có hình mặt trời của quân đội Quốc Dân Đảng.

Múa tay múa chân tỏ vẻ thù nghịch, nhóm người này liền bao vây nhóm ít sĩ quan Pháp, rỏi nhảy bổ đến viên thông ngôn người Việt để tìm cách tước đoạt chiếc mũ và áo đi mưa. Anh chàng này hoảng sợ, vùng thoát ra chạy vắt giò về phía đồn Chima vừa la hoảng: “Cộng quân..." Và quả thật nhóm người đó là những binh sĩ của Mao Chủ tịch.

Người cầm đầu trung đội hồng quân là một sĩ quan to con người gốc Mãn Châu ở miền Bắc, với bộ quân phục xứ lạnh, đôi mắt hung hăng, hai tay nắm lại như quả đấm, tiến lên nắm lấy cánh tay của đại tá Charton và cố ý lôi ông này về phía bên kia biên giới. Charton tuy nhỏ con nhưng rắn chắc, vùng vẫy thoát khỏi tay kẻ địch. Những sĩ quan Lê dương cận vệ liền nhào tới can thiệp cố lôi chủ tướng về phía phần đất Bắc Việt. Không khí gần như nghẹt thở. Cả hai phía đều để ngón tay vào cò súng chực nã đạn vào kẻ địch. Nếu một người nào đó nổ súng thì lập tức dẫn đến một cuộc giao tranh tràn lan vì quân hai phía đã ở vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.

Trong những giây phút cực kỳ căng thẳng này, vấn đề chiến tranh hay hòa bình giữa Pháp và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao được đặt ra. Hai bên đều nắm chặt tay súng, nhưng không ai dám nhận lãnh trách nhiệm nổ phát súng đầu tiên.

Viên sĩ quan hồng quân to con bắt đầu phát biểu dài dòng bằng một thứ tiếng phương Bắc mà phía Pháp không hiểu gì cả, hơn nữa viên sĩ quan thông ngôn người Việt của Charton đã bỏ chạy về đồn. Mối lo của Charton là quân lính trong đồn Chima không trông thấy ông vì bị khuất sau khúc quanh. Nhưng trong khi vị sĩ quan Mãn Châu tiếp tục diễn thuyết", Charton cố lôi kéo anh từng bước về phía khúc quanh để rồi hiện ra dưới tầm mắt của quân Lê đương đang hướng các họng súng đủ loại về phía hồng quân và chỉ chờ một dấu hiệu của Charton để nổ súng.

Trước sự triển khai lực lượng hùng hậu của Pháp, phía hồng quân Trung Quốc liền tỏ ra hòa dịu, rồi chịu bắt tay vào cuộc thương thảo. Hai bên cho gọi những thông dịch viên đến. Phía hồng quân đòi phía Pháp phải giao nộp cho họ tất cả số bại quân của Tưởng mà họ đã cực nhọc săn đuổi từ lâu. Đại tá Charton cương quyết trả lời: "Đây là phần đất đặt dưới thẩm quyền của Pháp, không một người nước ngoài có quyền ra lệnh cho tôi cả!”

Phía hồng quân Trung Quốc biết gặp phải một đối thủ đáng gờm nên chịu từ bỏ những yêu sách và còn vui vẻ bắt tay từ giã Charton, một đối thủ mà anh ta kính nể. Những ngày sau đó, tình hình yên tĩnh trở lại. Dân làng Ai Điềm qua lại biên giới trao đổi hàng hóa, cho biết là hồng quân đã rút khỏi làng.

Nhưng chỉ vài ngày sau đó, quân Pháp tại biên giới phải đối phó với gần 6.000 quốc quân của Vũ Hồng Khanh xâm nhập vào bên trong lãnh thổ Bắc Việt, tại Na Chan, giữa Lạng Sơn và Cao Bằng trong vùng tứ giác. Khi quân Pháp tiến tới định tước khí giới số bại quân này, họ không chịu nộp khí giới mà rút vào rừng sâu. Đại tá Charton được lệnh tổ chức một cuộc phục kích trên quốc lộ 4 để chặn đánh số quân của Vũ Hồng Khanh, không để cho số quân này tiến sâu vào vùng đồng bằng Bắc Việt.

Charton cho dàn quân trên suốt 3 cây số và chỉ bắt đầu hàng được độ một ngàn tên. Số hơn 5.000 tên còn lại biến vào rừng sâu, với mục đích tiến về vùng đồng bằng Bắc Việt để có được lương thực nuôi quân. Charton dẫn quân Lê dương và quân Bắc Phi vào sâu trong rừng để tiêu diệt số mấy ngàn quân còn lại của Vũ Hồng Khanh.

Trong suốt nhiều ngày gian khổ tìm kiếm không kết quả, thì một buổi chiều, bỗng từ trong rừng hàng loạt đạn súng đủ loại rơi tới tấp vào quân Pháp. Rất may là Charton có cẩn thận đem theo nhiều trọng pháo, và các loạt đại bác 105 ly của Pháp được nã vào vùng rừng rậm, nơi được nghi là có địch quân, và từ xa vang lên những tiếng kêu la rên rỉ của số binh sĩ bị trúng đạn.

Khi đêm xuống, quân Pháp còn gọi không quân đến tấn công vào các mục tiêu. Đó là đêm 31.12.1949. Sáng hôm sau, một toán thám báo Pháp tiến vào vùng bị không kích đêm trước và phát hiện nhiều bông băng đẫm máu và những hố chôn tập thể với những bó nhang thắp vội vã trên những nấm mộ này. Nhiều cuộc chạm súng trong những ngày kế tiếp và còn có thêm một số quân của Vũ Hồng Khanh bị không quân và pháo binh Pháp tiêu diệt.

Ngày 6.1.1950, một đại đội lính Maroc kêu cứu vì phải đối diện với độ 5.000 quân của Vũ Hồng Khanh. Nhưng may là lần này số quân này xin đầu hàng, nhưng quân số của đơn vị Bắc Phi quá ít nên không đủ khả năng giải giới số bại binh quả nhiều này. Lễ ký kết đầu hàng diễn ra tại Lục Nam, ở bìa rừng nhìn xuống vùng đồng bằng. Sau đó một sĩ quan của Vũ Hồng Khanh kể lại:

- “Chúng tôi không thê nào tiếp tục kháng cự. Chúng tôi không có gì để ăn từ nhiều ngày qua, và đã kiệt sức. Từ khi chúng tôi xâm nhập lãnh thổ Bắc Việt, chúng tôi có hơn hai ngàn binh sĩ tử trận và bị thương. Và nếu chỉ có quân Pháp dù là được vũ trang đại bác và chiến đấu cơ, người Pháp cũng không tiêu diệt được chúng tôi, và sau cùng chúng tôi cũng tìm được một mảnh đất dung thân trong vùng rừng núi Thượng du Bắc Việt và Thượng Lào. Nhưng quân Việt Minh có mặt khắp nơi, trên tất cả các đường mòn để đánh phá chúng tôi, săn đuổi, khuấy nhiễu, bắn tỉa, làm chúng tôi điên đầu. Chúng tôi hy vọng quân Việt Minh còn phải đương đầu với quân Pháp, nhưng họ né tránh đụng độ với quân Pháp, không để cho lính Lê dương phát hiện, mà cố ý điều động dồn chúng tôi về phía quân Pháp để hứng đạn, chính vì vậy mà chúng tôi bị tổn thất nặng giữa hai làn đạn".

Nỗi thống khổ của Vũ Hồng Khanh và số hơn 6.000 tàn quân Trung Quốc theo chân ông ta là một trong những bí mật được Bộ Tư lệnh Pháp giữ kín trong nhiều năm dài. Biến cố này chứng minh sự mong manh của hệ thống phòng thủ của Pháp tại vùng biên giới Việt - Hoa, và quân đội của cụ Hồ chủ tâm dùng quân Pháp tiêu diệt số bại quân Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh trước, rồi sẽ tấn công đoàn quân viễn chinh Pháp.

Sau khi thanh toán xong số mấy ngàn quốc quân Trung Hoa của Vũ Hồng Khanh, mối lo của Cao ủy phủ Pháp tại Đông Dương là tìm nơi tạm trú thân cho số gần 40.000 bại quân của Tưởng Giới Thạch vừa bị giải giới, đưa số người đi càng xa càng tốt vùng chiến trận. Chỉ có các tướng Quốc Dân Đảng là được hưởng đặc ân và được hưởng những tiện nghi của một cuộc sống tại Sài Gòn, tại đây họ hợp tác với các thương gia người Hoa tại Chợ Lớn nhúng tay vào những vụ đầu cơ làm giàu. Với số đông còn lại, giới hữu trách Pháp tại Sài Gòn tống xuất họ ra những trại tập trung trên đảo Phú Quốc.

Cần đến một ngân khoản hàng tỷ đồng Việt Nam để nuôi dưỡng cả cái khối người khách không mời mà đến và ăn hại này, quân đội Pháp phải nhận lãnh trách nhiệm một cách tiện tặn vì ngân sách eo hẹp. Pháp phải dùng cả một tiểu đoàn để canh giữ số bại binh này. Vì quen với kỷ luật trong quân đội, số bại quân người Hoa này tập hợp lại từng đơn vị về mặt quân sự và chính trị, tập trận với những khẩu súng bằng gỗ, nhưng che giấu số vũ khí thật. Rốt cuộc, tiểu đoàn Pháp chỉ giữ trật tự bên ngoài và không xen vào nội bộ của số mấy vạn tù binh này.

Tình trạng bất tiện này kéo dài trong nhiều năm với bao nhiêu rắc rối. Pháp phải chờ đến lúc cuộc chiến tranh Đông Dương gần kết thúc mới hội đủ điều kiện để gửi trả mấy vạn tù binh Quốc Dân Đảng sang Đài Loan cho Tưởng Giới Thạch để giúp tăng cường lực lượng phòng thủ tại đảo quốc Đài Loan càng ngày càng giàu lên nhờ có vốn đầu tư của Hoa Kỳ và Nhật Bản vào những ngành công nghiệp trên đảo.

NĂM ĐẦU TIÊN CỦA CHÍNH QUYỀN BẢO ĐẠI
Những ảo tưởng hòa giải với Việt Minh của Thủ tướng Nguyễn Phan Long. Đặc công Việt Minh thao túng giữa thủ đô Sài Gòn
Sau một năm dài những cuộc thương lượng giữa các đại diện Pháp và Bảo Đại tại Hồng Kông, nơi Bảo Đại sống lưu vong từ cuối năm 1946, Léon Pignon, Cao ủy Pháp tại Đông Dương cuối thập niên 40, đề ra "Giải pháp Bảo Đại" là đưa vị vua cuối cùng nhà Nguyễn quay trở về Việt Nam không phải để trở lại ngai vàng mà với cương vị một quốc trưởng, để thành lập một chính phủ quốc gia thống nhất dưới sự bảo vệ của đoàn quân viễn chinh Pháp.

Bảo Đại tuy ở vai trò quốc trưởng tại Đà Lạt, với một thủ tướng đặt trụ sở tại Sài Gòn, thích người ta gọi là “cựu hoàng" hơn là Quốc trưởng, vì ông thích làm vua hơn là làm quốc trưởng. Những người biết ý Bảo Đại thường gọi ông Thưa “Hoàng thượng" để làm vừa lòng ông. Ngay cả những người Pháp đến tiếp xúc với ông cũng gọi ông là Sa Majesté để mua lòng ông.

Ngày 28.4.1949, Bảo Đại từ Pháp bay về Đà Lạt, sau khi ký với Tổng thống Pháp Vincent Auriol một thỏa ước xác nhận nền độc lập mệnh danh là "Độc lập Pignon" vì mang dấu ấn của Cao ủy lúc bấy giờ, ông L.Pignon, một quan chức cao cấp thuộc ngành hành chính thuộc địa. Khi làm tổng tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương, rồi sau đó đảm nhận chức cố vấn chính trị của Cao ủy D'argenlieu, Pignon rất am hiểu tình hình tại Việt Nam.

Sau nửa tháng an vị tại Đà Lạt, Bảo Đại mặc dù rất ngại xuất hiện, ngày 13.6.1949, bắt buộc phải bay xuống Sài Gòn ra mắt dân chúng tại đây để hợp thức hóa ngôi vị quốc trưởng vì Sài Còn là thủ đô chính trị, còn Đà Lạt gần được xem như là thủ đô hoàng gia. Gần giống như Luang Prabang so với Vientiane thời kỳ còn sự hiện diện của thế lực người Pháp.

Đoàn xe chính thức đưa Bảo Đại từ Tân Sơn Nhất đến Tòa Đô chính (nay là trụ sở ủy ban Nhân dân Thành phố) di chuyển với tốc độ rất cao để đề phòng mọi biến cố giữa hai hàng cánh sát vũ trang tận răng, đưa lưng ra đường mắt nhìn vào những dãy nhà để cố phát hiện mọi mưu toan khủng bố.

Buổi lễ chính thức diễn ra tẻ nhạt tại Tòa Đô chính với sự hiện diện của những quan khách Pháp - Việt quá quen thuộc. Trên gác đường phố, mặc dù có lệnh kêu gọi dân chúng treo cờ, nhưng người ta không thấy một lá quốc kỳ nào trước nhà dân. Cũng không có một người dân nào đứng hai bên đường để chào mừng vị Quốc trưởng của họ, chỉ có một sự trống vắng và một sự im lặng đồng nghĩa với sự khinh miệt.

Tuy nhiên, sáng hôm ấy, có nhiều xe tải chở một đám người được thuê với giá năm đồng mỗi người. Các giáo phái muốn chứng tỏ thiện chí của họ. Một toán binh sĩ của giáo phái được đưa từ miền Tây lên điển hình với một chiếc mũ xanh lớn trên trán. Một số tín đồ từ miền Đông, gồm cả đàn ông và đàn bà bước chân nhịp nhàng tay giơ cao những ổ bánh mì vừa nhận được. Ngay sau buổi lễ chính thức, Bảo Đại, thái độ khó chịu, gấp rút bay trở về Đà Lạt để yên ổn hưởng thụ bên cạnh đám thuộc hạ trung thành.

Nhưng Bảo Đại phải cần chọn ra một thủ tướng. ông đã mỏi mệt với tướng Nguyễn Văn Xuân, người đang lãnh đạo chính phủ thống nhất lâm thời. Tướng Xuân, cựu đại tá trong quân đội Pháp, xuất thân từ Trường bách khoa Pháp, tính tình bặt thiệp, trầm lặng thích câu cá. Thủ tướng giúp Bảo Đại che đậy một số mối tình vụn vặt, bằng việc tổ chức những buổi đi câu cá xa nhà.

Nhưng tướng Xuân “đi đêm" với một số chính khách, và bộ trưởng Pháp, đặc biệt là với các lãnh tụ đảng Xã Hội Pháp S.F.I.O, để hạ bệ Bảo Đại và thành lập nền cộng hòa tại Việt Nam mà ông sẽ là vị tổng thống đầu tiên. Vì vậy trong việc cho ra đời chính phủ thống nhất đầu tiên nghĩa là không còn chính phủ lâm thời như nội các của tướng Xuân, Bảo Đại muốn có một hành động ngoạn mục là đưa một ký giả chuyên nghiệp, ông Nguyễn Phan Long lên ghế thủ tướng.

Ông này là một ký giả kỳ cựu chuyên viết tiếng Pháp trên các nhật báo tại Sài Gòn, ông có cảm tình với các tín đồ Cao Đài và có thể dự những buổi "cầu cơ" để liên lạc với những linh hồn của những nhân vật đã khuất, tham khảo ý kiến của họ để tìm biết những gì sẽ xảy tới trong tương lai xa gần để kịp ứng phó, nhất là trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo...

Theo sự nhận định của một ký giả hành nghề lâu năm tại Sài Gòn, ký giả Nguyễn Phan Long đã có ba mươi năm viết báo Pháp, bằng một lối hành văn bắt chước người Pháp khá điêu luyện. Và trong suốt cuộc đời làm báo, ông khoác đủ khuôn mặt khác nhau, tham gia vào mọi phong trào, với một số thói hư tật xấu như nghiện thuốc phiện, nghiện rượu, bài bạc nhưng thường tỏ ra dễ mến với mọi người, là một kẻ hảo ngọt với quá nhiều vợ và con rơi.

Ông là bạn thân của nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lão thành Đào Trinh Nhất, nên vừa lên cầm quyền ông đánh điện mời ông này vào Sài Gòn hợp tác với ông trong Bộ Ngoại giao rồi tại Phủ Thủ tướng. Nguyễn Phan Long cũng có những quan hệ thân tình với Ngô Đình Diệm, nên trong thời gian cầm quyền sau này, Diệm có trợ giúp vợ cả của Nguyễn Phan Long về tiền bạc.

Năm 1945, khi quân đội Pháp quay trở lại Sài Gòn Nguyễn Phan Long có đề nghị với người Pháp là ông sẵn sàng hợp tác với người Pháp để đóng một vai trò chính trị nhưng ông đòi hỏi quá nhiều nên người Pháp khước từ. Căm tức người Pháp, Nguyễn Phan Long dùng ngòi bút của mình để bày tỏ một tinh thần quốc gia trưởng giả và vụ lợi, đả kích những phần tử thực dân để gây uy tín với dân chúng hòng chiếm được một chức vụ quan trọng trong chính quyền. Không phải ông thật sự thù ghét người Pháp nhưng hận người Pháp không biết tin dùng ông một cách xứng đáng, và ông tìm dịp để phục hận người Pháp.

Và dịp đã đến khi Bảo Đại mời ông ra thành lập nội các. Con người bị người Pháp coi thường, nhờ vào sai lầm của Bảo Đại, lại lên nắm quyền hành. Trong suốt cuộc đời không bao giờ nắm được nhiều tiền vì bài bạc, thuốc phiện, rượu, Nguyễn Phan Long khi bắt tay vào việc thành lập nội các, đã khôn ngoan giành lấy về phần mình bốn bộ quan trọng có nhiều quỹ đen.
Một ký giả ngoại quốc thân quen lọt được vào văn phòng thủ tướng trong khi ông này tưởng là chỉ có mình ông ta, và phát hiện ông Thủ tướng đứng trước một két sắt to tướng, cửa đang mở, hai tay đang săm soi những cuộn giấy bạc dày cộm. Lúc bấy giờ từ người xin xỏ ông trở thành người "phân phối"!

Nhưng người ta phải thi hành hiệp ước công nhận nền độc lập hạn chế của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp. Và người Pháp bắt buộc phải trao lại cho Nguyễn Phan Long, người mà từ lâu họ khinh miệt, những thẩm quyền quan trọng nhất, như các bộ Nội vụ, Tài Chính, Ngoại giao, Quốc phòng, ngay cả Công an và Cảnh sát, chỉ giữ lại công an liên bang do trùm mật vụ Perner cai quản để giữ gìn an ninh cho đoàn quân viễn chinh Pháp, ngay cả bót Catinat đường Đồng Khởi, nơi tượng trưng cho sự “áp bức của Pháp", vì đã từng giam giữ những nhà cách mạng Việt Nam chống thực dân Pháp trước 1945 cũng được trao trả.

Ngay sau ngày ngồi vào thế Thủ tướng, Nguyễn Phan Long tuyên cáo khởi đầu "thời kỳ huynh đệ giữa những người Việt Nam", và lên tiếng: "Chính thực dân đã chia rẽ nhân dân Việt Nam, tất cả những người Việt phải nhớ là mình cùng một dòng máu. Tôi thi hành chính sách “bàn tay đưa ra", theo nguyên tắc là những người "Việt Minh" trước hết là những "người quốc gia" và chắc chắn sẽ đạt được sự hòa hợp với họ, thái độ niềm nở thay chỗ cho sự thù hận".

Nguyễn Phan Long liền bổ nhiệm một vị luật sư theo chủ thuyết nhân văn vào chức giám đốc công an, ông này áp dụng đường lối hòa dịu, và cử chỉ đầu tiên của ông là ra lệnh trả tự do cho tất cả những tù chính trị, những người bị tình nghi có hoạt động chính trị, bỏ trống các khám đường. Tân giám đốc công an này, một nhà trí thức chứ không phải một người xuất thân từ ngành an ninh, cấm những "cuộc hỏi cung" bằng hình thức tra tấn để buộc người bị bắt phải tự khai, tìm cách thuyết phục để thay thế súng đạn.

Nguyễn Phan Long, con người quỷ quyệt, ít để bị lừa, bấy giờ sao lại quá ngây thơ, ông muốn tỏ ra thành thật như những nhà trưởng giả và tư sản miền Nam, cứ nghĩ là chỉ cần tỏ thiện chí hòa hợp dân tộc và đưa tay ra mời mọc là những người kháng chiến sẵn sàng bắt tay ngay.

Dường như Nguyễn Phan Long có nhờ người chuyển đến tướng Nguyễn Bình những đề nghị hòa bình. Nhưng ngay từ những ngày đầu năm 1950, ông ta sớm vỡ mộng, chỉ vài ngày sau, Đài phát thanh Nam Bộ Kháng chiến lên án nền độc lập của Bảo Đại chỉ là bánh vẽ, Bảo Đại và Nguyễn Phan Long chỉ là những tên phản quốc. Và đã đến giờ đền tội cho tất cả những người tham gia nội các của chính phủ Bảo Đại bù nhìn.

Đây là thời điểm thuận lợi cho tướng Nguyễn Bình và Nguyễn Phan Long đã lỡ ra lệnh hạn chế các hoạt động của công an cảnh sát chống lại Việt Minh. Tướng Nguyễn Bình đã khai thác những ảo tưởng của Nguyễn Phan Long để cho những toán đặc công xâm nhập ồ ạt vào thành phố Sài Gòn.

Vụ ám sát cò Bazin và hai ông vua thuốc lá thực dân Pháp

Sáng ngày 28.4.1950, cò Bazin, Giám đốc Công an liên bang từ trên lầu chung cư đường Lê Thánh Tôn đi xuống chiếc xe riêng đã chực sẵn để đi đến nơi làm việc, thì một người lạ mặt ăn mặc rất chỉnh tề như sắp đi dự một buổi tiếp tân từ xa tiến lại có cử chỉ như chào Bazin rồi bất thình rút khẩu súng lục giấu trong người nã liên tiếp nhiều phát đạn vào Bazin ở cự ly chỉ hai thước, Bazin ngã gục trên vũng máu.

Theo kế hoạch đã định sẵn, lập tức một chiếc xe Traction avant trờ tới rước người vừa bắn gục Bazin vọt nhanh về phía Chợ Lớn. Trong khi người ngồi sẵn trên xe nhả một loạt đạn về phía viên cảnh sát gác trước Tòa Thị sảnh khiến người này hụp xuống tránh đạn, không thể bắn về phía chiếc xe đang chở những đặc công vừa hoàn thành nhiệm vụ một cách ngoạn mục.

Tên cò Bazin này là một tên ác ôn điều khiển toàn bộ máy công an mật vụ của Pháp chống lại cả hệ thống đặc công của Việt Minh. Một tuần lễ trước ngày đền tội, Bazin có tâm tình với một nhà báo Pháp ngay tại căn phòng của ông ta:

"Tôi đang chiến đấu để bảo vệ cuộc sống của chính mình". Đài phát thanh Nam Bộ Kháng chiến hàng ngày đe dọa: "Bazin, mày sẽ chết!". Tôi đứng đầu danh sách những kẻ thù mà Việt Minh cần thanh toán. Những tên đặc công đã xâm nhập vào thành phố để thi hành bản án tử hình này. Tôi chỉ còn có vài ngày để phát hiện và tóm bắt chúng, nếu không, thì chính tôi sẽ gục ngã trước họng súng của chúng...".

Bazin là một trùm mật vụ lão luyện, không biết xót thương những kẻ thù lỡ rơi vào tay ông ta. Bazin có một trí nhớ tuyệt vời, ông cho lập danh sách những người tình nghi là đặc công Việt Minh đang hoạt động trong vùng Sài Gòn Chợ Lớn, qua hệ thống những tên điểm chỉ làm việc cho Pháp.

Các đặc công cảm tử Việt Minh có mặt gần như khắp nơi trong thành phố Sài Gòn, ám sát những tên đầu sỏ phục vụ đắc lực của người Pháp, ngay tại sân quần vợt chẳng hạn, thu thuế mọi cơ sở kinh doanh tư nhân. Một bộ máy bí mật của Việt Minh hoạt động song song với các cơ quan hành chính hợp pháp được quân đội Pháp bảo vệ...

Lực lượng đặc công Việt Minh cũng nhắm vào những nhà tài phiệt thực dân Pháp, như vụ ám sát hai ông vua thuốc lá Ewans và Lebas, chủ nhân của hai nhà máy sản xuất thuốc lá lớn nhất tại Đông Dương. Một tiếng còi tu hít của đặc công Việt Minh giả làm cảnh sát của chính quyền Sài Gòn vang lên, chặn chiếc xe con đang chở theo hai đại gia thuốc lá này, chiếc xe vừa giảm tốc độ thì hai đặc công nhào ra nổ súng vào Ewans và Lebas, bắn gục cả hai người.

Theo một nhà báo Pháp, Việt Mình quyết định hạ sát hai nhà tư bản Pháp này thể theo lời oán trách của các công nhân nhà máy thuốc lá về hành động bóc lột sức lao động và lối đối xử khắt khe của hai ông chủ này đối với công nhân Việt Nam.

Trước tình trạng an ninh tại Sài Gòn bị đe dọa trầm trọng, những kẻ trưởng giả, giàu có trong chính phủ Nguyễn Phan Long cảm thấy chính tính mạng của họ không còn được bảo đảm, và họ vỡ mộng với chính sách hòa dịu với Việt Minh. Và khi nhận ra sự bất lực của Nguyễn Phan Long trong việc giữ gìn an ninh trật tự, Bảo Đại bổ nhiệm Trần Văn Hữu, đang giữ chức thủ hiến rồi bộ trưởng Nội vụ, lên chức thủ tướng để thay thế Nguyễn Phan Long.

Ngay sau ngày nhậm chức, tân Thủ tướng Trần Văn Hữu, một kỹ sư canh nông kiêm đại điền chủ, trong một cuộc họp báo, công bố việc bổ nhiệm đốc phủ Nguyễn Văn Tâm, biệt danh "Cọp Cai Lậy" vào ghế giám đốc công an cảnh sát Sài Gòn - Chợ Lớn thay thế vị luật sư tiền nhiệm có quá nhiều ảo tưởng về một sự hòa dịu với lực lượng kháng chiến Nam bộ.

Và lập tức, đốc phủ Tâm thi hành một đường lối tàn bạo, lãnh đạo bộ máy an ninh với một bàn tay sắt để hy vọng lập lại an ninh và trật tự trong thành phố Sài Gòn đang bị Việt Minh khống chế. Một thời gian sau, Nguyễn Văn Tâm, một con người rất thân Pháp, được thăng cấp thủ hiến Bắc Việt, rồi bộ trưởng Nội vụ và sau cùng là thủ tướng của một nội các chiến tranh thay thế Trần Văn Hữu.

Những mâu thuẫn giữa De Lattre, Bảo Đại, Trần Văn Hữu, và đại sứ Mỹ

Năm 1950, ngay sau ngày cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ, Hoa Kỳ thay đổi chính sách thù ghét đối với thực dân Pháp tại Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Á châu. Làn sóng ồ ạt những cố vấn quân sự và kinh tế Mỹ đổ xô đến Sài Còn để thiết lập ảnh hưởng của Mỹ tại phần lãnh thổ này, và loại dần thế lực của Pháp.

Một ngày tháng 3.1951, khi đang kiêm nhiệm hai chức vụ Cao ủy và Tổng Tư lệnh tại Đông Dương, tướng De Lattre nhận được mật tin là viên trưởng phái bộ Viện trợ kinh tế Mỹ tại Đông Dương, ông Blum sắp sửa lên phi cơ về Hoa Thịnh Đốn, mang theo bản thảo một hiệp ước kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và chính phủ Bảo Đại nhằm thiết lập những cuộc trao đổi kinh tế và thương mại trực tiếp giữa hai bên, ngay cả vấn đề viện trợ kinh tế, mà không phải qua sự trung gian của Pháp.

De Lattre lồng lộn hét vào tai thuộc hạ: "Phải ngăn chặn không cho tên Blum này lên phi cơ bằng mọi giá". Rồi De Lattre lập tức gọi điện cho ông Heath, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, với lời trách cứ bộc trực của một con người võ biền: "Anh là một đồng minh không trung thực. Anh hứa là anh sẽ làm mọi việc để trợ giúp tôi, trong khi đó, anh chỉ nghĩ đến việc "cuỗm" mất Đông Dương của tôi. Vậy anh không được cho tái diễn trò này nữa nhé!".

Heath cố biện minh cho lòng thành thật hợp tác của ông ta. Nhưng De Lattre chưa nguôi: "Có thể ông đại sứ bị thuộc hạ đánh lừa bằng cách cố ý thi hành sai lệch đường lối của ông. Nhưng ông nên cảnh giác Hoa Thịnh Đốn là khi nào tôi còn nắm giữ quyền hành tại Sài Gòn, tôi sẽ không bao giờ chịu cho bất cứ ai làm phương hại đến quyền lợi của Pháp tại Việt Nam, hoặc tìm cách thay chỗ của Pháp tại phần lãnh thổ này...”

Với Heath, De Lattre là một người Pháp yêu nước nhưng cực đoan khi cảm thấy thái độ thiếu thành thật của người Mỹ trong việc góp sức ngăn chặn làn sóng bành trướng của cộng sản, và đau lòng khi thấy máu của hàng vạn binh sĩ Pháp đã bị phản bội bởi người đồng minh giàu có. 

Còn đối với những nhân vật Việt Nam được xem là bạn, như Bảo Đại, Thủ tướng Trần Văn Hữu, De Lattre cũng tỏ ra thất vọng với sự hợp tác giả tạo của Bảo Đại, và sự thiếu trung thực của Trần Văn Hữu, người thường "đi đêm" với các đại diện Mỹ tại Sài Gòn, như việc qua mặt De Lattre để ký một hiệp ước thương mại trực tiếp với Mỹ.

Khi hay tin Trần Văn Hữu lẳng lặng ký hiệp ước với Mỹ, De Lattre nổi giận cho gọi ông Hữu đến Dinh Norodom nặng lời khiển trách ông này thậm tệ, nhưng trước mặt mọi người, De Lattre vẫn muốn giữ thể diện cho vị Thủ tướng nước Việt Nam được tiếng là độc lập và thống nhất. De Lattre ra lệnh cho viên trưởng phòng nghi lễ của ông ta tiễn chân ông Hữu ra về và nhớ cho đội lính dàn chào ông này trước khi bước lên xe ra về.

Bộ trưởng các quốc gia liên kết J.Letourneau, thượng cấp trực tiếp của De Lattre căn dặn ông này nên cứ đặt lòng tin vào Bảo Đại, vì dù cho Quốc trưởng có thiếu tinh thần hợp tác và luôn tỏ ra thụ động và không tích cực tham gia vào cuộc chiến nhưng vẫn tỏ ra còn có chút liêm sỉ chứ không đến nỗi tráo trở như ông Hữu, người luôn bắt cá hai tay giữa Pháp và Mỹ.

Ông Hữu còn bị nhiều người chỉ trích vì có tiếng là quá nuông chiều bà vợ. Trong tất cả những buổi tiếp tân hay khánh thành những kiến trúc mới, người ta luôn nhận thấy sự hiện diện của bà Thủ tướng Hữu, với những ngón tay đeo những chiếc nhẫn hột xoàn to tướng. Một ông chồng quá nể vợ như vậy thì khó có thể làm được những việc lớn.

Không tin vào thiện chí của Bảo Đại và Trần Văn Hữu trong việc hoạch định một chính sách đối với người Việt trong vùng kiểm soát của quân đội Pháp, De Lattre quay sang Nguyễn Hữu Trí, một lãnh tụ đảng Đại Việt có tiếng là chống cộng.

Ông Trí vào đầu thập niên 50, đang là Thủ hiến Bắc Việt, nơi cuộc chiến diễn ra ác liệt, vì các đại đoàn Việt Minh đều tập trung tại miền Bắc, nên De Lattre rất cần đến sự hợp tác của vị Thủ hiến Bắc Việt, đặc biệt trong vấn đề tuyển quân và huy động tất cả những nguồn lực cho việc theo đuổi chiến tranh. De Lattre tìm mọi cách thu phục Nguyễn Hữu Trí.

De Lattre đánh ván bài với lãnh tụ Đại Việt Nguyễn Hữu Trí

Ngày Tết năm Tân Mão (1951), trong một buổi tiếp tân đầu năm âm lịch, De Lattre đã nói những lời xúc phạm Bảo Đại trước mặt Trí, vì Bảo Đại từ khước lời mời của De Lattre đến Vĩnh Yên ủy lạo binh sĩ sau trận đánh trung tuần tháng giêng 1951. Lần đó, chỉ có Trần Văn Hữu ngoan ngoãn bay từ Sài Còn ra Vĩnh Yên và Trí đã có một phản ứng tinh tế ngay sau đó bằng cách cho gửi tới cho bà De Lattre một món quà có ý nghĩa là một cây quít đang trổ hoa.

Vài ngày sau, Trí cho tổ chức một buổi dạ tiệc lớn để khoản đãi bà này, với sự tham dự của hàng trăm quan khách được sự phục vụ của hàng trăm nhân viên mặc đồng phục áo dài trắng. Bà Monette, vợ De Lattre được Thủ hiến Bắc Việt ca tụng với những lời nói chọn lọc, nên tỏ ra rất vừa lòng. Bà Nguyễn Hữu Trí, một phụ nữ quí tộc, tạng người nhỏ bé, không mấy đẹp và luống tuổi, luôn chỉ gật đầu chào hỏi những vị thượng khách Pháp vì bà không biết nói một câu tiếng Pháp.

Được nghe những lời khen ngợi của vợ dành cho Nguyễn Hữu Trí, De Lattre dù lúc đầu còn tỏ ra ngờ vực tâm địa của Trí, bấy giờ mới bắt đầu tìm hiểu Trí. De Lattre cho thu thập những thông tin về Trí: vị Thủ hiến Trí không phải là một tay sai ngoan ngoãn của Bảo Đại. Trí rất có thế lực tại Bắc Việt nhờ vào sự hậu thuẫn của đảng Đại Việt, tổ chức chính trị này được người Pháp xem như một hội kín hơn là một đảng phái chính trị.

Và những tham vọng của Đại Việt rất lớn. Đây là một tổ chức gồm một số cựu quan lại muốn tái lập trật tự tinh thần của nền Khổng giáo tại Việt Nam: Trong thâm tâm, nhóm Đại Việt có tinh thần bài ngoại, thù ghét cả người Pháp và nghi ngờ con người Bảo Đại, mà họ cho là quá "nhiễm Tây học". Trí thuộc về một thế hệ cổ xưa, thuộc về một nền văn minh từ ngàn xưa. Trí chỉ tân thời qua lối ăn mặc và đàm thoại bằng tiếng Pháp nhưng tâm hồn ông ta thuộc về một quá khứ xa xôi.

Được sự gửi gắm của tướng Alessandri, Tư lệnh Pháp tại Bắc Việt, De Lattre thử tạm dùng Trí để xúc tiến việc thành lập một quân đội quốc gia Việt Nam chiến đấu chống Việt Minh bên cạnh đoàn quân viễn chinh Pháp. De Lattre có ý định đưa Nguyễn Hữu Trí vào chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh trong chính phủ Sài Gòn, với điều kiện là được sự đồng ý của Bảo Đại và Trần Văn Hữu. De Lattre hỏi ý kiến của Cha bề trên Seitz, một vị tu hành rất được lòng của bà vợ ông ta. Linh mục Seitz tỏ ra không tín nhiệm Trí nên đã cảnh giác De Lattre:

- Đại tướng đừng quên đảng Đại Việt theo Khổng giáo nên chống Cộng giáo, nghĩa là không có thiện cảm với người da trắng. Hơn nữa, nhóm Đại Việt chỉ có mặt tại Bắc Việt chớ chưa bành trướng xuống phía Nam. Nếu đại tướng dung dưỡng họ thì rất nguy hiểm vì họ sẽ được tự do nới rộng ảnh hưởng xuống phía Nam giàu tài nguyên, nhất là lúa gạo và cao su, rồi họ sẽ gây dựng một phong trào rộng khắp. Hơn nữa, Thủ tướng Hữu chắc chắn là chống lại sự thăng tiến của Trí, và có thể Bảo Đại cũng không ưa gì Trí.

Tại Hà Nội, ngoài linh mục Seilt, còn có một ông Cha khác, linh mục Crasse, một vị tu hành tương đối còn trẻ nhưng có ít nhiều ảnh hưởng với De Lattre. Cha Crasse nói với De Lattre: "Đại tướng không thể chiến thắng cả một dân tộc bằng sức mạnh quân sự, nên Đại tướng tìm cách thu phục nhân tâm".

Rồi Cha Crasse nhận lãnh nhiệm vụ tìm cách bắt liên lạc với những phần tử đối lập thân Việt Minh, đặc biệt với ông Nguyễn Mạnh Hà, một trí thức Công giáo xuất thân từ trường đại học tại Pháp và có bà vợ người Pháp, con gái của ông Warrane, đảng viên cộng sản Pháp, Chủ tịch Hội đồng thành phố hạt Seine. Bà vợ đầm của ông Hà sinh cho ông rất nhiều con, không giống như phần lớn phụ nữ Pháp.

Bà Hà thích vận y phục Việt Nam khi sánh vai cùng chồng. Hai vợ chồng sống rất giản dị trong một căn phố, không giàu có. Bà vợ đầm này chịu khó làm nội trợ, tự nấu ăn lấy. Ông Hà ra vào chiến khu Việt Bắc để tiếp những chỉ thị của các lãnh tụ kháng chiến, mà không bao giờ bị các cơ quan mật vụ Pháp quấy rầy. Nhiều người Pháp trí thức thường tự hỏi vậy Nguyễn Mạnh Hà là người thuộc phe phái nào đây? Không ai biết rõ cả. Nhưng linh mục Crasse đặt hết lòng tin vào ông Hà.

De Lattre còn thích tiếp xúc với một nhân vật khó hiểu khác là ông Bửu Lương, chú họ của Bảo Đại, cũng là một ông thầy tu trí thức, có lập trường chính trị không mấy rõ rệt, nhưng rất được cảm tình của De Lattre và thường có những cuộc thảo luận tay đôi kéo dài cả tiếng đồng hồ.

De Lattre bắt tay với mọi người, ăn tối với Bảo Đại tại Đà Lạt, với Trần Văn Hữu tại Sài Gòn, với Nguyễn Hữu Trí tại Hà Nội, với những trí thức Pháp Việt thân Việt Minh để cố tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt Nam.

Cái chính sách "ăn tối" với mọi thành phần này của De Lattre gần như không đi tới đâu cả. Thật là tội nghiệp cho De Lattre với những ảo tưởng của ông ta! De Lattre bị mọi người đánh lừa, vì ông ta không hiểu nổi tâm địa phức tạp của người da vàng, nên bị họ qua mặt là lẽ tất nhiên.

Cuộc đối đầu thầm lặng Bảo Đại - Trần Văn Hữu
De Lattre rất bực mình vì thái độ thiếu hợp tác của Bảo Đại, không tích cực tham gia vào cuộc chiến chống Cộng mà chỉ thu mình trong biệt điện tại Đà Lạt để tận hưởng những thú vui vật chất. Thực ra, vị quốc trưởng này cũng có một vài sáng kiến để thủ lợi cá nhân, như cho thành lập một hãng Hàng không Hoàng gia để đưa những vũ nữ đẹp từ Hồng Kông, rượu Champagne và các thức ăn ngon từ Pháp, những nhân vật đến để bàn bạc về những vụ làm ăn bí mật đem lại nhiều lợi nhuận.

Các phi cơ của hãng này có tầm hoạt động xa để có thể “cuốn gói" nhanh nếu quân kháng chiến đe dọa đánh chiếm Đà Lạt. Đội bay gồm những phi công thiện nghệ để tránh bị trục trặc khi phải chở những "món hàng cấm". Những nữ tiếp viên phần lớn là những cô gái lai Âu Á láu lỉnh.

Dĩ nhiên những nhân viên hải quan không được để mắt vào những gì mà các phi cơ của hãng này chở theo như á phiện, ngoại tệ mạnh hay quý kim chẳng hạn. Các nhân viên phi hành tất nhiên được hưởng lợi, và mọi người đều vui sướng. Bảo Đại muốn mọi thủ hạ của ông đều được vui sướng và trung thành với ông.

Một hôm, Bảo Đại ra lệnh cho Nguyễn Đệ:

"Ông đánh ngay một bức điện cho Trần Văn Hữu nói là tôi chấm dứt chức vụ thủ tướng của ông ta, và vì nể mặt De Lattre, tôi ra lệnh cho ông ta thành lập một nội các chiến tranh đúng theo mong muốn của De Lattre. Tôi làm việc này, trong thâm tâm là muốn cho De Lattre một bài học, vì De Lattre ủng hộ Hữu chống lại tôi. Cái mà tôi muốn là giao cho tên Hữu láu cá này một nhiệm vụ đầy khó khăn, không thể thực hiện nổi, vì không tìm đâu ra những con người có đủ khả năng làm được những gì mà De Lattre muốn. Để rồi sau cùng, De Lattre chán nản, và nhận thấy chỉ có ta là có thể làm được việc phải đến nhờ ta giúp và như thế hắn bắt buộc phải chấp nhận những điều kiện của ta, vị Quốc trưởng được nhiều cường quốc Tây phương công nhận".

Nhiều tháng sau, Bảo Đại bảo Nguyễn Đệ đánh những bức điện cho Thủ tướng Hữu bày tỏ sự bất mãn trước sự bất lực của Thủ tướng trong cố gắng thành lập một chính phủ cải cách đúng theo ý của Quốc trưởng và De Lattre, để dọn đường cho quyết định thay thế Hữu bởi ông Nguyễn Văn Tâm, một người có tiếng là rất thân Pháp và triệt để chống Cộng.
Nhận thấy mối đe dọa từ Bảo Đại, Thủ tướng Hữu đến tìm cách thuyết phục De Lattre cùng một luận điệu của trung tướng Nguyễn Văn Xuân, vị thủ tướng chính phủ trung ương đầu tiên của Bảo Đại, là thành lập một nền cộng hòa, nghĩa là xóa bỏ vai trò quốc trưởng của Cựu hoàng Bảo Đại:

“Thưa Đại tướng, chúng ta sẽ không làm được gì cả tại Việt Nam khi nào người ta biết được ai là người thực sự cầm quyền, Quốc trưởng hay là Thủ tướng chính phủ. Hiện tại quyền hành của Quốc trưởng, tuy là kín đáo nhưng thực ra chiếm đoạt tất cả quyền hành, trong khi vị thủ tướng chỉ có bề ngoài, hoàn toàn lệ thuộc. Giữa Bảo Đại và tôi Đại tướng phải chọn một.

Bảo Đại bác bỏ mọi trách nhiệm, phủi tay nhìn diễn biến của tình thế theo sự sắp đặt của ông ta, và muốn tạo ra một khoảng trống trong đó chỉ còn có ông ta là trồi lên, theo một chính sách ngoắc ngoéo. Bảo Đại không ưa gì Đại tướng nhưng e ngại uy quyền của Đại tướng. Tôi muốn phục vụ đồng bào của tôi, hàng triệu nông dân Việt Nam. Nhưng tôi bị ngăn cản nên không làm gì được.

Cần phải cắt bỏ khối u ung thư Đà Lạt. Tôi hiểu rõ các cố gắng của ngài nhằm hòa giải giữa Bảo Đại và tôi. Cần phải hành động, thiết lập chế độ cộng hòa và có làm vậy mới có thể khích động tinh thần dân chúng để đem đến thắng lợi trong cuộc chiến và tái lập hòa bình".

De Lattre liền trấn an Thủ tướng Hữu:

"Ông đừng quá lo lắng. Tôi giúp ông thành lập một chính phủ theo ý ông, dù cho Bảo Đại không đồng ý. Tôi sẽ dành cho Bảo Đại một sự ngạc nhiên là kéo về phía tôi một người mà ông ta cho là trung thành với ông ấy: Nguyễn Hữu Trí, Thủ hiến Bắc Việt, ông nên nhận Trí vào ghế Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cải tổ sắp tới của ông. Tôi biết là ông rất nghi kỵ Trí và cho Trí là một con người nguy hiểm. Nhưng ông Thủ tướng cứ tin tôi, vì tôi nắm Trí trong tay và sẽ buộc Trí phải tuân lời ông, vì ông ta chỉ là một thành viên trong nội các mà ông là người cầm đầu”.

Trần Văn Hữu đáp lại:

“Thưa Đại tướng, Trí và các thuộc hạ của ông ta sẽ tìm cách thoát ra ngoài sự kiểm soát của ông, vậy ông nên giới hạn các quyền hành của ông ta như buộc ông ta trả lại chức thủ hiến Bắc Việt và bổ nhiệm một vị tướng người miền Nam vào ghế thứ trưởng bên cạnh ông ta để kìm hãm hắn. Vì tên Trí này có thể là một chính trị gia và một tên "mật vụ" phụ trách an ninh chớ chưa bao giờ là một "người lính" và chưa bao giờ cầm súng để thực sự chiến đấu”.

Sự hợp tác giữa De Lattre và Nguyễn Hữu Trí giúp cho Trí giữ được chiếc ghế thủ hiến Bắc Việt trong gần hai năm, với sự chấp thuận miễn cưỡng của Bảo Đại và Trần Văn Hữu. De Lattre bị bao vây bởi những "ẩn ý" của Hữu tại Sài Gòn, những mưu mô bành trướng ảnh hưởng của Trí và nhóm Đại Việt tại Hà Nội, sự phá hoại lặng lẽ của Bảo Đại tại Đà Lạt.

Một hôm, De Lattre nảy sinh ra ý nghĩ tìm sự hòa hợp với Bảo Đại.

Cuộc va chạm giữa Bảo Đại và đảng Đại Việt

Nghĩ là làm ngay, ông cho mời linh mục Bửu Lương, người chú họ của Bảo Đại đến và nói:

- Tôi nhờ Cha nói với Bảo Đại là tôi rất buồn vì những hiểu lầm giữa tôi và Quốc trưởng. Nhưng hai chúng tôi cần phải hòa hợp. Quốc trưởng có thể trông cậy vào tôi, Cha vui lòng giải thích rõ mọi điều về thiện chí hợp tác của tôi. Dĩ nhiên là Cha không nên nhân danh tôi để truyền đạt, nhưng chỉ cho Bảo Đại hiểu đó là những ý nghĩ thầm kín của tôi. Cha hãy thăm dò ý của Quốc trưởng. Và Cha trở về cho tôi biết kết quả.

Linh mục Bửu Lương không mấy phấn khởi khi lãnh nhiệm vụ này. Vì vị linh mục bà con với Bảo Đại này, thực chất không có chút uy thế, chỉ là một vị tu hành đẳng cấp nhỏ trong cộng đồng Công giáo, không có chút quyền hành nào cả, và nếu làm việc này, Cha có thể làm liên lụy đến Giáo hội, và Cha phải được cấp trên trong Giáo hội cho phép.

De Lattre lập tức đạt được sự thỏa thuận của cấp trên của Cha Bửu Lương. Một phi cơ Da-ko-ta DC.3 liền kín đáo đưa Cha Bửu Lương lên gặp Bảo Đại tại Đà Lạt. Chỉ vài ngày sau, Cha trở về Sài Gòn tường trình kết quả và có những cuộc thảo luận rất lâu với De Lattre về sứ mạng của Cha.

Không rõ Cha Bửu Lương làm được điều gì tại Đà Lạt mà chỉ ít lâu sau De Lattre nói với các thuộc hạ: "Tôi sẽ đích thân làm việc này".
Khi được văn phòng của De Lattre chuyển đề nghị về một cuộc hội kiến De Latre - Bảo Đại tại Đà Lạt, Bảo Đại thích thú xoa tay nói với Nguyễn Đệ:

Lần này, De Lattre đã dính vào lưỡi câu, ông ta không còn dám xem thường ta nữa. Một hoàng đế, ta muốn là một đại đế, nhưng trước hết phải là một triều thần biết làm dáng. Cái nghề của mình là biết tự treo giá cao như một cô gái bao biết tự trọng và đủ khôn để biết nói với anh chàng tán tỉnh mình: "Anh đừng vội, tốt hơn nên tìm hiểu nhau thêm". Vì biết treo giá cao thì đòi hỏi được nhiều hơn.

Ta là người quá hiểu tâm lý phụ nữ nhờ đã có dịp tiếp xúc với quá nhiều người trong bọn họ, nên ta bắt chước họ. Chính nhờ áp dụng chiến thuật của họ mà ta có thể đòi được nhiều với người Pháp, ngay với cả De Lattre là một con người không "hảo ngọt" một tí nào cả. Ta sẽ chấp thuận một số yêu cầu của De Lattre, nhưng dĩ nhiên là trong tinh thần "có đi có lại".

Cuộc đối đầu giữa De Lattre và Bảo Đại đã làm cho De Lattre rất bực mình nhưng đành chịu vì không thể nào tìm ra ai khác để thay thế. De Lattre đến yêu cầu Bảo Đại giúp ông thành lập một chính phủ mạnh tại Sài Còn, với Nguyễn Hữu Trí ở ghế Bộ trưởng Quốc phòng để cấu tạo một quân đội quốc gia hùng mạnh chiến đấu bên cạnh đoàn quân Viễn chinh Pháp.

Và đây là mơ ước của Bảo Đại, nhưng ông này muốn thấy lực lượng quân sự sắp cho ra đời này phải hoàn toàn nằm trong tay của ông và hoàn toàn trung thành với ông, và ông muốn giao cho thủ hiến Trung Việt Phan Văn Giáo chức vụ Tham mưu trưởng, nhưng De Lattre không đồng ý vì cho Giáo chỉ là một tên nịnh bợ, ăn chơi, buôn lậu, tham nhũng và háo danh có tiếng tại Huế.

Giấc mơ của De Lattre thành lập một chính phủ mạnh, với Nguyễn Hữu Trí làm Bộ trưởng chiến tranh trong chính phủ Trần Văn Hữu vừa cải tổ, đã sớm tan vỡ, do sự ghét bỏ của Trí nhắm vào Thủ tướng Hữu.

Trong một cuộc hội kiến tại Phủ Thủ tướng, sau khi miễn cưỡng nhận chức bộ trưởng, Trí đã có những lời lẽ hỗn xược nhắm vào Thủ tướng Hữu, một hành động vô kỷ luật mà Bảo Đại không thể chấp nhận. Bảo Đại đã được những điệp viên tại Sài Gòn tường trình rõ mọi việc, nên khi Trí bay lên Đà Lạt để trình bày với Quốc trưởng sự xung đột vừa qua với Trần Văn Hữu. Dĩ nhiên, Trí tường trình một cách có lợi cho ông ta và che đậy sự hỗn láo của mình đối với thượng cấp.

Và trong cơn nóng giận, Trí gần như đưa ra một tối hậu thư cho Bảo Đại đòi cách chức Hữu ở ghế Thủ tướng và đưa ông ta lên thay thế, sự hỗn xược này khiến Bảo Đại không thể tha thứ được. Trí đánh giá sai con người Bảo Đại, cho rằng với thế lực của đảng Đại Việt tại miền Bắc, khó ai có thể dám lên thay thế ông ta. Bảo Đại là một người có bản lĩnh chính trị, nên nhân dịp này, đã tìm ra cái cớ để cách chức Trí, dù dư hiểu là Trí được sự ủng hộ của De Lattre.

Đợi cho Trí dứt lời, Bảo Đại lạnh lùng nói với Trí, giọng kẻ bề trên:

- Ông Trí, từ giờ phút này, ông phải tự xem như là đã rời khỏi chức vụ. Lần này thì không còn gì nữa. Tôi không cần đến ông nữa, ngay cả ở cương vị thủ hiến Bắc Việt, ông hãy cút đi!.

Trí lúc ấy mới giật mình. Rồi như một người máy, không một lời, không một cái cúi đầu chào tạm biệt, Trí đứng dậy lặng lẽ ra về, thu mình trong khách sạn Lang Bian để suy gẫm về phản ứng quyết liệt của Bảo Đại. Rồi sau cùng, Trí đi đến quyết định quay trở lại biệt điện của Bảo Đại để yêu cầu một cuộc tiếp kiến, điều mà Bảo Đại đã thấy trước.

Trí tỏ ra không hối hận về việc đã xảy ra hai ngày trước, mà còn nghiêm mặt nói với Bảo Đại: "Tôi yêu cầu Hoàng thượng xét lại quyết định của ngài. Vì nếu Ngài giữ vững lập trường, tôi sẽ không chịu trách nhiệm về những gì sẽ xảy ra sau này".

Bảo Đại nổi sung trước lời đe dọa trên, đứng bật dậy, hét lên:

- Ông muốn nói là nếu ông không còn là thủ hiến Bắc Việt, ông sẽ nổi dậy chống lại tôi chứ gì? ông hãy ra khỏi đây lập tức! Sẽ không có một xáo trộn nào cả, ông sẽ không làm được gì, dù cho với các thủ hạ Đại Việt của ông. Và rồi ông sẽ thấy.

Những sự việc trên, Bảo Đại đã tâm tình kể lại với một ký giả ngoại quốc nổi tiếng. Liền sau đó, Bảo Đại mời đốc phủ Nguyễn Văn Tâm, biệt danh “Cọp Cai Lậy" đang giữ chức giám đốc Công an tại Sài Gòn đến và bổ nhiệm ông này vào chức vụ thủ hiến Bắc Việt thay thế Nguyễn Hữu Trí. Và với bàn tay sắt và sự yểm trợ của Bảo Đại, Nguyễn Văn Tâm đã nắm vững được tình thế, mà không gặp một sự phản ứng nào đáng kể của nhóm Đại Việt cả.

Chỉ có một con người can đảm và tự tin như Nguyễn Văn Tâm mới dám đứng ra đảm nhận chức thủ hiến tại Bắc Việt, giữa lúc thế lực của nhóm Đại Việt đang mạnh tại Hà Nội, ông này đại diện cho quyền lực hợp pháp tại vùng tạm bị chiếm đóng, đã trấn áp được mọi hành động chống đối của nhóm Đại Việt.

CUỘC ĐỐI ĐẦU GIỮA DE LATTRE VÀ BẢO ĐẠI

Bảo Đại ăn miếng trả miếng với De Lattre ngay cuộc hội kiến đầu tiên

Sau thảm hại quân sự của quân Pháp trên quốc lộ 4 dọc biên giới Việt - Trung tháng 10.1950, chính phủ Pháp gấp rút gởi đại tướng De Lattre de Tassigny, một tướng lãnh cao cấp và danh tiếng nhất trong quân đội Pháp sang Đông Dương để cứu vãn tình thế, trong khi Quốc trưởng Bảo Đại đang hưởng lạc tại Đà Lạt.

Với chức vụ Cao ủy kiêm Tổng Tư lệnh Đoàn quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương, De Lattre tự xem là người nắm giữ tất cả quyền hành tại Đông Dương và xem thường Bảo Đại mà cựu Cao ủy L.Pignon đã đưa trở về Việt Nam để thi hành giải pháp Bảo Đại nhằm thành lập một chính phủ quốc gia độc lập và thống nhất theo mô hình của Pháp để đối đầu với chính phủ cụ Hồ đang theo đuổi cuộc kháng chiến để giành lại độc lập thật sự cho nước nhà.

Khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 12.1950, De Lattre bực mình vì không thấy Bảo Đại ra phi trường tiếp đón ông ta, mà chỉ ra lệnh cho Thủ tướng Trần Văn Hữu đi thay.

Theo nghi lễ một quốc trưởng của một quốc gia được xem là độc lập dù chỉ là trên hình thức, không việc gì phải ra sân bay tiếp đón một vị tướng tổng tư lệnh của một cường quốc đồng minh. Bảo Đại, với các cố vấn chính trị có năng lực như Hoàng thân Bửu Lộc, luật sư Nguyễn Đắc Khê, không thể phạm phải sai lầm để tự hạ mình ra phi trường tiếp đón ở cầu thang phi cơ một nhân vật không phải là quốc trưởng của một nước bạn hay của một cường quốc.

Nhiệm vụ khẩn cấp của De Lattre lúc bấy giờ là phải bay ra Hà Nội, chiến trường chính của cuộc chiến đang lâm vào tình trạng nguy kịch. Cùng đi với De Lattre sang Đông Dương lần này còn có Jean Letourneau, Bộ trưởng các quốc gia liên kết Việt - Miên - Lào, thượng cấp trực tiếp của De Lattre.

Theo thủ tục ngoại giao, trước khi bắt tay vào việc, De Lattre phải đi trình diện với Bảo Đại, quốc trưởng một quốc gia trên lý thuyết có chủ quyền dù là hư ảo. Trước khi bay lên Đà Lạt chào Bảo Đại, De Lattre với bản tính kiêu căng và hống hách của con người võ biền có nhiều chiến tích trong sự nghiệp quân sự đã đắn đo tự hỏi: “Ta có phải tự hạ mình, phạm phải một sai lầm khi phải lên Đà Lạt chào cái anh chàng "play boy" khi mà anh ta không màng xuống Sài Gòn đón tiếp ta, một người đến để bảo vệ chiếc ghế quốc trưởng của anh ta. Mọi người đã lưu ý đến sự vắng mặt của Bảo Đại như một lời tuyên chiến với ta!".

Rồi sau cùng, De Lattre, tự kiềm chế để đi đến kết luận: "Ta không thể xem thường mọi việc, vì vị vua không ngai vàng này có thể có ích cho ta cũng như những binh sĩ của ta". Vậy là trên đường từ Sài Gòn ra Hà Nội bắt tay vào cuộc chiến đấu mất còn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, De Lattre ghé lại Đà Lạt "ra mắt" Bảo Đại, để tìm cách chinh phục ông này một cách có lợi bề mặt chính trị cho sứ mạng ổn định tình thế tại Đông Dương.

Trước ngày De Lattre đến diện kiến mình, Bảo Đại đã có những thông tin khá đầy đủ về vị tướng đầy kiêu căng và tự tôn này. Đang sống yên ổn để hưởng thụ tại Đà Lạt, vị tướng xấc xược này chỉ đến đây quấy rầy mình, nên Bảo Đại chuẩn bị phương cách đối phó. 

Bảo Đại đã khôn khéo thắng trước một nước cờ ngay từ khi chính phủ Pháp chuẩn bị gởi De Lattre sang Việt Nam. Bảo Đại đã xử sự một cách giả dối có tính toán để không quá làm phật lòng L.Pignon hay Letourneau, những người đã đưa ông lên ghế quốc trưởng và bảo vệ ông chống lại chính phủ cụ Hồ.

Bảo Đại không chịu tháp tùng De Lattre ra Hà Nội

Bảo Đại đã từ lâu không ưa gì De Lattre. Năm trước, khi sang Pháp phục hồi sức khỏe, ông đã nghe loáng thoáng là chính phủ Pháp đang định thay thế đại tướng Carpentier, Tư lệnh Pháp, bởi một võ tướng lừng danh để lật ngược tình thế. Sau cùng chính phủ Pháp chọn De Lattre và có hỏi qua ý kiến của Bảo Đại về sự lựa chọn này lúc bấy giờ, Bảo Đại gần như không hiểu gì về con người De Lattre, nên cho người đi thâu thập những thông tin về bản chất của De Lattre.

Rồi những mật vụ của Bảo Đại cho ông rõ, De Lattre là một con người rất "khó thỏa hiệp". Nhưng Bảo Đại cũng đành phải tiếp De Lattre theo kiểu cách mà ông cho là thích hợp nhất, trong khi ông được cho biết De Lattre có cảm tình với Thủ tướng Trần Văn Hữu, một người được thực dân Pháp tin cậy và đề nghị Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng. Bảo Dại miễn cưỡng làm theo ý muốn của người Pháp để sau đó làm cho Trần Văn Hữu mất tiếng dần, rồi tìm cách cách chức ông này.

Sau đây là lời tâm tình của Bảo Đại với một bạn thân là một ký giả ngoại quốc:

"Với một người điên như De Lattre, tên Hữu trở nên nguy hiềm và có thể sẽ xúi bẩy De Lattre lật đổ Bảo Đại để thành lập nền Cộng hòa, cũng như trung tướng Nguyễn Văn Xuân năm trước đã từng dựa vào hai tướng Réver và Mast để hất Bảo Đại đưa ông lên ghế tổng thống để thiết lập chế độ cộng hòa tại Sài Gòn. Tệ hơn nữa là De Lattre nghe theo lời cựu Toàn quyền Decoux đã thu dùng hai tên thực dân sừng sỏ là Gauthier, cựu Đổng lý văn phòng của Decoux từ 1940 đến 1945, và hiện đang mang cấp bậc Toàn quyền trong Liên hiệp Pháp (Bộ thuộc địa cũ) và cựu thống đốc Aurillac".

Khi được thông báo là De Lattre muốn diện kiến với ông tại Đà Lạt. Bảo Đại chỉ miễn cưỡng và lạnh nhạt gửi cho De Lattre một công điện thật ngắn, rất vô tư, kẻ cả: “Tôi sẽ tiếp ngài tại Đà Lạt theo đúng nghi lễ. Vậy hai phòng nghi lễ của chúng ta thỏa thuận về ngày giờ cuộc hội kiến".

De Lattre rất căm giận. Dĩ nhiên ông ta phải nén giận để tránh những rắc rối về ngoại giao ngay trong những ngày đầu của sứ mạng đầy khó khăn của ông ta. De Lattre thừa rõ là Bảo Đại với bản tính bướng bỉnh có tính toán, không ưa gì ông ta, và ngược lại ông ta hoàn toàn không có thiện cảm với Bảo Đại, người mà ông cho chỉ là một sản phẩm của cựu Cao ủy L.Pignon, người tiền nhiệm mà ông khinh miệt.

De Lattre còn cho Bảo Đại là hiện thân của một quá khứ và hiện tại ô nhục mà ông cần phải xóa đi, thanh toán vị Cựu hoàng hỗn láo này. De Lattre sinh năm 1889 lớn hơn Bảo Đại hai mươi bốn tuổi và xem thường "đối thủ" Bảo Đại như một thằng con nít không biết tự lượng sức mình.
rong cuộc hội kiến đầu tiên giữa Bảo Đại và De Lattre trong một buổi tiệc theo nghi thức tại Đà Lạt, hai đối thủ tỏ ra rất lịch sự một cách miễn cưỡng với nhau.

De Lattre nói với Bảo Đại về con người của ông ta: “Tôi không có đầu óc thực dân, cũng không có tính vụ lợi. Tôi đến đây để xác nhận nền độc lập của quí quốc chớ không phải để giới hạn nó. Một đại Pháp muốn kết thân với một nước Việt Nam lớn". Rồi De Lattre đề nghị:

“Tôi đi Hà Nội, đến với thành phố của chiến tranh để dự khán một cuộc duyệt binh của những binh sĩ của tôi đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tôi mời Ngài vui lòng cùng đi với tôi. Chỗ đứng của Ngài là bên cạnh tôi. Ngài thử tưởng tượng xem sự thán phục của bè bạn, sự lo sợ của kẻ thù: Ngài, vị Quốc vương và tôi, vị tướng Tổng tư lệnh cùng đến thành phố Hà Nội đang bị đe dọa để bảo vệ nó”.

Với sự bắt cóc này, De Lattre đặt hy vọng sẽ thực hiện được nhằm lôi cuốn tất cả những người Việt trong quyền kiểm soát của quân Pháp, tích cực tham gia vào cuộc chiến, sau lưng Bảo Đại. Nhưng ông ta đã thiếu hiểu biết về con người Bảo Đại, một người thích hưởng thụ nhưng luôn né tránh những cuộc “vật lộn" có tính cách phiêu lưu và nhất là hiểm nguy.

Dường như đã có chuẩn bị trước thái độ để ứng phó, chỉ trong một tích tắc, Bảo Đại làm như đi vào giấc ngủ, mắt nhắm rồi đưa ra lời khước từ dìu dàng, lịch sự và đầy tính toán:
“Thưa Đại tướng, tôi rất lấy làm tiếc là không thể cùng đi với Ngài. Vì nếu làm theo ý Ngài, tôi chỉ tổ chứng minh cho thần dân của tôi, ý nghĩ tôi như là tù nhân, là con tin của Ngài mà thôi và như vậy là cả hai chúng ta tỏ ra vụng về, phạm phải một sai lầm chính trị. Hơn nữa, tôi không giúp ích được gì cho Ngài trong việc này. Nhân cách của Ngài cũng thừa đủ. Uy danh của một danh tướng như Ngài đủ để tái lập tình thế. Còn nếu như Ngài cần có những nhân vật quan trọng cùng tháp tùng, thì Ngài có Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông Heath, vị Cao ủy Anh tại Mã Lai, ông Malcolm Macdonald, những vị này chắc rất hoan hỉ chấp nhận lời mời của Ngàì".

De Lattre cảm thấy như bị Bảo Đại ngạo mạn nên có phản ứng:

“Tôi có cảm tưởng như đổ công sức cho người khác hưởng lợi. Nhưng Ngài thừa rõ tôi là cả một huyền thoại”.

“Không may cho Ngài, Bảo Đại trả đũa, huyền thoại của Ngài là ở cách xa Việt Nam 12.000 cây số. Còn cái của tôi là ở ngay đây. Tại đất nước này, ít ai biết đến Ngài, còn tôi thì không".

Một sự bất hòa sâu sắc ngay cuộc hội kiến đầu tiên. Nhưng nhớ lời thượng cấp Letourneau căn dặn là cố thỏa hiệp với Bảo Đại vì Pháp đã lỡ đánh ván bài Bảo Đại mất nhiều công sức, De Lattre cố dằn cơn tức giận, nên cố tránh một cuộc to tiếng trực tiếp, miễn cưỡng bắt tay Bảo Đại bước lên chiếc phi cơ Dakota mà không có Bảo Đại đi cùng. Vị tướng kiêu căng náy thất vọng về Bảo Đại. De Lattre từ đấy không còn quá xem thường Bảo Đại, một đồng minh vừa là một đối thủ mà ông ta phải kể đến trong các mối quan hệ ngoại giao cấp cao.

De Lattre xúc phạm Bảo Đại

Ngay sau trận đánh ác liệt chung quanh thành phố Vĩnh Yên, De Lattre một lần nữa mời Bảo Đại ra Hà Nội dự khán một cuộc diễu binh lớn, một lần nữa Bảo Đại nói không với De Lattre. Bảo Đại làm như không dính líu với những lần vào sinh ra tử của De Lattre trong nhiều lần đi máy bay thị sát mặt trận dưới làn đạn pháo cao xạ của đối phương đang vây hãm Vĩnh Yên, để cố bảo vệ Hà Nội.

Trong đêm giao thừa năm Tân Mão (đêm 6 rạng ngày 7.2.1951), De Lattre cho tổ chức một dạ tiệc và mời Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí tới dự, trong khi đang diễn ra một cuộc diễu hành của những đoàn xe thiết giáp trên các đường phố Hà Nội ăn mừng năm mới âm lịch. Giữa buổi dạ tiệc, De Lattre không kìm chế sự hằn học đối với Bảo Đại, thốt ra những lời xúc phạm Bảo Đại trước mặt Nguyễn Hữu Trí: "Vị Quốc vương của Ngài là sự mục nát, một kẻ không ra gì, ông ta cứ lo vui đùa với gái".

Bảo Đại làm như không biết thái độ hỗn láo này.

CUỘC LIÊN MINH MIỄN CƯỠNG MỸ - PHÁP 1950 - 1954 TẠI ĐÔNG DƯƠNG

Chiến dịch tuyên truyền và cho quà tặng của Mỹ nhằm mua lòng người Việt và đánh bật ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam

Tháng 6.1950, cuộc chiến giữa Nam, Bắc Triều Tiên bùng nổ, giữa lúc cuộc chiến Đông Dương đã bước vào năm thứ 5. Để trợ giúp đồng minh Pháp trong cuộc chiến ngăn chặn làn sóng cộng sản đang lan tràn tại Châu Á, đế quốc Mỹ tới tấp đổ vũ khí vào Đông Dương để trợ giúp cho Đoàn quân viễn chinh Pháp đang sa lầy tại chiến trường này.

Việc này khởi đầu bằng việc cung cấp vài chiếc phi cơ vận tải cũ kỹ Dakota DC.3. Các phi công Mỹ lái vận tải cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất chuyển giao cho không quân Pháp để dùng vào việc thả quân nhảy dù xuống các khu vực đang xảy ra những cuộc giao tranh hoặc để tiếp tế quân nhu cho các cứ điểm bị cô lập giữa vùng kiểm soát của quân kháng chiến.

Những cuộc chuyển giao này diễn ra âm thầm, không có một buổi lễ hay một bài diễn văn nào cả. Các phi công Mỹ và Pháp chào nhau, bắt tay nhau, ký phiếu giao và nhận. Liền sau đó, các thợ sơn của không quân Pháp bôi hàng chữ US Air-force và quốc kỳ Mỹ trên thân phi cơ rồi vẽ thay vào chỗ vừa bôi xóa, hình cờ tam sắc của Pháp để từ giờ phút đó số phi cơ này gia nhập hàng ngũ không quân Pháp.

Một thời gian trước đó, một số phi công Pháp đã được phái sang Hoa Kỳ tập lái loạt phi cơ này để trở về Sài Gòn sử dụng chúng ngay tức khắc. Chỉ vài tuần lễ sau, trước mắt mọi người dân Sài Gòn, chiếc vận tải hạm đầu tiên mang tên Steelrover cặp bến Sài Gòn chở theo những súng ống và đạn dược Mỹ cung cấp cho quân đội Pháp tại Đông Dương. Ngày này đánh dấu sự tham gia của Hoa Kỳ vào chiến cuộc Việt Nam, và Hoa Kỳ chính thức đứng bên cạnh Pháp trong cuộc chiến chống lại khối quốc gia xã hội chủ nghĩa, dưới danh nghĩa ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á sau ngày Trung Hoa Lục địa được đặt dưới chế độ cộng sản qua chiến thắng hoàn toàn của Mao Chủ tịch trước Tưởng Giới Thạch cuối năm 1949.

Các lãnh tụ Việt Minh cũng thừa hiểu tất cả ý nghĩa của biến cố này và Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ của Việt Minh lên tiếng đe dọa sẽ cho phá hoại hoặc dùng thủy lôi đánh chìm chiếc Steelrover. Vì vậy mà thủy thủ đoàn tàu này tỏ ra rất cẩn trọng trong chuyến quay trở ra Vũng Tàu để trở về Hoa Kỳ sau khi cho cất hết khí giới lên bờ.

Trên suốt 80 cây số đường sông từ Sài Gòn ra cửa biển Vũng Tàu, chiếc Steelrover được sự hộ tống chặt chẽ của một lực lượng hùng hậu được bố trí hai bên bờ sông: một tàu dò gỡ thủy lôi dẫn đầu, những tàu hộ tống tháp tùng, phi cơ chiến đấu quần phía trên tàu để sẵn sàng can thiệp tấn công vào các ổ phục kích hai bên bờ sông.

Khi còn tại bến Sài Gòn, mỗi chiếc xe Jeep hay một container đựng vũ khi được đưa lên bờ đều được một tên lính Maroc của Pháp đi kèm. Một ký giả Pháp được phép lên thăm tàu này và đặt câu hỏi với vị đại úy hạm trưởng Mỹ và được đáp: "Là quân nhân, tôi chỉ biết tuân lệnh đưa tàu đến đây, tôi không biết, và cũng bất cần biết là làm như vậy với mục đích gì?". Anh ta còn vui vẻ đãi ký giả Pháp một ly rượu Whisky. Còn nhà báo Pháp này thì hoàn toàn ý thức là từ nay, Hoa Thịnh Đốn đã quyết tâm đứng bên cạnh Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

Sự thay đồi chính sách này rất dễ nhận ra mặc dù hơi khó tin. Vì mấy năm trước đó, nhất là dưới thời Tổng thống Mỹ F.Roosevelt, năm 1945, Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn không cho Pháp quay trở lại Đông Dương để thống trị và tái lập ảnh hưởng kinh tế, tài chính, văn hóa tại phần đất này. Năm 1945, các tướng lãnh và sĩ quan Mỹ còn trợ giúp vũ khí cho những nhóm vũ trang chống Pháp, đặc biệt là Việt Minh. Kể từ năm 1950, Hoa Kỳ không còn chống thực dân Pháp, mà ngược lại còn ra sức tiếp tay cho Đoàn quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương hòng đè bẹp sự chiến đấu vì độc lập của ba dân tộc Việt - Miên - Lào.

Các tướng lãnh Mỹ, các thượng nghị sĩ Mỹ, các nhà báo Mỹ lần lượt đến Sài Gòn hòng đánh giá hiệu năng của đoàn quân viễn chinh Pháp để có sự trợ giúp cẫn thiết. Khí tài Mỹ được đổ vào Đông Dương cho sự viện trợ quân sự cũng như kinh tế. Đây là bước đầu của làn sóng đô la Mỹ được tuôn vào chiến trường Đông Dương cho đến lúc cuộc chiến Đông Dương không còn gây tổn hao về tiền bạc cho nước Pháp mà ngược lại còn đem về cho Pháp ngoại tệ mạnh.

Cho tới 1950, ngân sách Pháp phải chi hàng năm một tỷ Francs Pháp để theo đuổi cuộc chiến tại Đông Dương, và kể từ thời điểm này, chiến phí còn cao hơn do cường độ chiến tranh gia tăng, nhưng lại do những người dân Mỹ đóng thuế gánh chịu thay cho người Pháp.

Những người Mỹ từ 1950 hết lòng trợ giúp Pháp cũng chính là những người Mỹ năm 1945 đã từng lên án sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương. Roosevelt khi sức cùng lực tận đã vạch ra chính sách loại bỏ ảnh hưởng của Pháp tại Đông Dương, và Tổng thống Truman, người kế nhiệm Roosevelt đã không chịu cung cấp tàu chở quân và vũ khí cho đoàn quân của tướng Leclerc được trù định gởi sang Đông Dương sau ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh.

Do đó, trong 5 năm đầu của cuộc chiến Đông Dương, quân Pháp được trang bị toàn súng ống và quân cụ của nước Anh. Lúc bấy giờ, Anh không muốn thấy các thuộc địa của mình noi gương Việt Nam đứng lên cầm vũ khí chiến đấu giành lại độc lập cho nước nhà.

Năm 1945, một số nhân viên mật vụ của cơ quan OSS đã tìm cách kết thân với cụ Hồ, mà người đứng đầu là thiếu tá Mỹ Patty, ông này và các phụ tá Mỹ đã từng ngồi cạnh cụ Hồ trên khán đài để dự khán những cuộc biểu tình lớn tại Hà Nội mùa thu 1945, trong khi hàng ngàn người Pháp bị Nhật giam lỏng tại Hà Nội đang rước lấy những tủi nhục và mạng sống bị đe dọa hàng ngày. 

Đầu năm 1950, người Pháp và người Mỹ không chơi thân với nhau tại Sài Gòn, mặc dù có một tòa Đại sứ Mỹ tại đây. Nhưng những người Mỹ sinh sống và làm việc tại Sài Gòn lúc bấy giờ rất có ác cảm với vị Đại sứ Mỹ đương nhiệm, ông Heath. Ông này bị họ tố cáo là bất lực, trong khi người tích cực bảo vệ cho những quyền lợi của người Mỹ là ông Gullion, phó đại sứ, trẻ hơn Heath và dĩ nhiên là tháo vát hơn và tích cực tranh đấu cho quyền lợi của người Mỹ hơn.

Khi Pignon bắt đầu sản sinh ra giải pháp Bảo Đại để dựng lên một Việt Nam độc lập giả tạo, thì người Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều đến tình hình tại Việt Nam. Giữa lúc các mật sứ Pháp lần lượt đến Hồng Kông ve vãn Bảo Đại để đưa ông này về nước thành lập một chính phủ Việt Nam độc lập theo định hướng của người Pháp, và khi Bảo Đại sắp sửa chấp nhận những đề nghị của Pháp, các nhà ngoại giao Mỹ tại Hồng Kông đến thuyết phục Bảo Đại: Đừng nhượng bộ Pháp. Đừng tỏ ra mềm yếu. Phải đòi hỏi thêm quyền hành, một nền độc lập thật sự".

Nhưng sau cùng khi Bảo Đại chịu trở về nước, theo các điều kiện của Pháp, tự cô lập mình tại Đà Lạt để vui chơi, thì những người Mỹ có những hành động chống Pháp ra mặt. Bằng mọi phương tiện, người Mỹ dùng tiền để tự tạo cho họ một uy thế tại Sài Gòn, dùng tiền tậu những ngôi biệt thự sang trọng tại Sài Gòn để đặt những cơ sở của họ, sống biệt lập, chỉ dùng những thực phẩm được gởi từ Mỹ quốc, vì vệ sinh quá đáng và cũng vì sợ bị đầu độc.

Các cơ quan mật vụ Mỹ tại Sài Gòn dùng đô la mua chuộc và kín đáo cung cấp vũ khí cho Ba Cụt (Hòa Hảo ly khai) và Trình Minh Thế (Cao Đài ly khai) và cho tất cả những nhóm nhỏ bên trong những giáo phái nào tỏ ra thù ghét và tìm cách sát hại người Pháp, dưới danh nghĩa những phần tử "quốc gia". Chiến dịch bài Pháp này của Mỹ được tiến hành gần như công khai, nhất là dưới thời Nguyễn Phan Long được Bảo Đại chỉ định làm thủ tướng.

Vào thời điểm này, người ta thường nghe nói đến một dự án của Mỹ nhằm thay thế đoàn quân viễn chinh Pháp bởi một đạo quân quốc gia Việt Nam; với quân số 200.000 binh sĩ được các sĩ quan Mỹ hoặc Nhật huấn luyện.

Trong khi chờ đợi thực hiện dự án này, và giữa lúc không khí mất an ninh bao trùm lên Sài Gòn với vô số những vụ ném lựu đạn và ám sát các công chức cao cấp trong chính quyền Bảo Đại, Nguyễn Phan Long lên tiếng đòi cho Việt Nam được trở thành một quốc gia tự trị như Canada, Úc và Tân Tây Lan, chớ không chịu là một quốc gia liên kết với Campuchia và Lào trong Liên Bang Đông Dương.

Nhưng ước vọng thầm kín của Nguyễn Phan Long, theo nhà báo Pháp L.D, là muốn Việt Nam được hưởng chế độ giống của Phi Luật Tân trong vòng ảnh hưởng của Mỹ thay vì nằm trong Liên hiệp Pháp, nghĩa là Mỹ thay thế Pháp tại Việt Nam.

Đây cũng chưa phải là đường lối ngoại giao chính thức của Mỹ. Nhưng người ta cảm thấy số phận của những người Pháp tại Đông Dương cũng sẽ giống như người Hà Lan tại Indonesia, nghĩa là ảnh hưởng của Pháp dần dần bị thay thế bởi ảnh hưởng của người Mỹ.

Pháp đánh thuê cho Mỹ

Trong khi quân đội Pháp cố gắng bình định lãnh thổ, thì các cơ quan mật vụ Mỹ tìm cách thọc gậy bánh xe. Một tướng lãnh Pháp đã từng lên tiếng tố cáo trung tướng Mỹ O'Daniel, trưởng phái bộ quân sự Mỹ tại Việt Nam thường gây khó khăn cho ông. Người Mỹ chờ đợi đến lúc quân Pháp tỏ ra bất lực để nói lên: "Không còn cần đến một lực lượng quân sự Pháp tại Đông Dương. Chúng tôi sẽ đến thay thế họ để đào tạo một đạo quân quốc gia chiến đấu cho đất nước của họ".

Đầu năm 1950, người Pháp đang ở vào một tình thế khó xử. Trong khi Pháp đang trong tình trạng bế tắc, thì chỉ vài tháng sau, một biến cố lớn đã thay đổi tất cả, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Người Mỹ phải tỏ ra thực tế trước hiểm họa bởi sự bành trướng của Cộng sản tại vùng Đông Á.

Từ thời điểm này, đối với Hoa Thịnh Đốn, mối quan tâm lớn nhất là cần có sự hiện diện của một đạo quân Pháp khá hùng hậu trấn ở phía Nam một Trung Quốc thù địch với Mỹ. Như vậy là Hoa Kỳ “để yên" cho Pháp tại Đông Dương. Nhưng Pháp gởi sang Đông Dương một đạo quân đánh thuê và từ nay chính nó trở thành những lính "đánh thuê "cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Đông Dương được tiến hành trong khuôn khổ của chiến lược toàn cầu của Mỹ tại châu Á.

Hoa Kỳ cung cấp khí tài cho đoàn quân viễn chinh Pháp, thật sự không phải để đánh bại hay cắm chân Việt Minh, mà trước hết là nhằm chống lại Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Đây là một thỏa hiệp ngầm giữa Mỹ và Pháp. Các binh sĩ Pháp dựng lên một bức tường thành để không cho làn sóng cộng sản tràn ngập vùng Đông Nam Á giàu tài nguyên và nhân lực. Người Mỹ thuê người Pháp đảm nhận vai trò ngăn chặn này và cung cấp cho họ những phương tiện để chiến đấu lâu dài.

Trong những năm sau đó, những qui định trên được hai bên tôn trọng nghiêm chỉnh. Đây là một thực trạng khác thường. Trên lãnh vực quân sự, phía Mỹ tỏ ra đứng đắn. Sau một sự phát khởi hơi chậm, người Mỹ sau đó cung cấp một khối vũ khí to lớn đến nỗi quân viễn chinh Pháp không sử dụng hết được.

Lúc đầu, các sĩ quan Mỹ tìm cách nắm quyền kiểm soát phương thức mà người Pháp sử dụng số khí tài viện trợ này về mặt chiến lược, nhưng thấy không đạt được kết quả như mong muốn, họ để cho Bộ tư lệnh Pháp tự do định đoạt phương cách khai thác theo đường lối của họ. Sau cùng, tất cả những “chuyên viên" trong nhóm cố vấn quân sự Mỹ ngưng xen vào và chấp nhận để cho cuộc chiến tranh Đông Dương mang tính cách của cuộc chiến theo kiểu Pháp.

Đối với người Mỹ, đoàn quân viễn chinh Pháp chỉ là một giải pháp nhất thời, dù cho họ không tin tưởng, nhưng vẫn tỏ ra tín nhiệm vào lực lượng này và cố sử dụng nó theo đúng khả năng của nó. Nhưng cùng lúc, Hoa Thịnh Đốn kín đáo chuẩn bị một giải pháp thay thế. Vì Mỹ biết, rất có thể người Pháp bỏ cuộc, từ bỏ vai trò "ngăn chặn", hoặc điều đình với Cộng sản, hoặc bị đối phương đánh bại. Trong trường hợp này, không có vấn đề quân Mỹ đến thay thế ngay quân Pháp trong cuộc chiến chống du kích - cuộc chiến tranh Triều Tiên đã quá đủ với họ rồi.

Nhưng nếu đoàn quân viễn chinh Pháp không làm tròn nhiệm vụ "ngăn chặn", Hoa Thịnh Đốn có thể dựng lên một hệ thống chính trị chống Pháp dựa vào cái công thức, một nước Mỹ bảo trợ cho những nền độc lập và những chế độ quốc gia chống Cộng như chế độ Ngô Đình Diệm sau này. Kế hoạch này tỏ ra rất hữu hiệu và thức thời.

Trong khi chờ đợi một giải pháp thay thế, những vận tải hạm Mỹ không ngớt chở tới Sài Gòn tất cả những gì để giúp cho quân Pháp theo đuổi một cuộc chiến hiệu quả theo kiểu Pháp. Nhưng những người "Mỹ trầm lặng" mới cũng không ngớt được gởi tới Sài Còn và đến toàn cõi Đông Dương. Đây là cả một sự “lạm phát" lớn về nhân sự cũng như về vật chất. Tất cả đều gia tăng số lượng lên gấp mười lần.

Người Mỹ bắt đầu đổ xô tới Sài Gòn năm 1958
Tất cả những cơ quan cũ của Mỹ đều có thêm nhiều nhân viên, tiếp theo là việc thiết lập những văn phòng mới, nhất là các cơ quan trực thuộc Phái bộ viện trợ Kinh tế, một bộ máy hành chính thật đồ sộ. Tại Sài Gòn, số nhân viên, chuyên viên, kỹ thuật gia, nhân viên mật vụ Mỹ xuất hiện trên các đường phố Sài Gòn nhan nhản, đến hàng trăm, hàng ngàn người.

Càng ngày, số người Mỹ càng kéo đến nhiều thêm, bỏ tiền ra mua những tòa biệt thự sang trọng, hay cất thêm những tòa nhà mới, tráng lệ hơn. Thành phố Sài Gòn cổ với những biệt thự kiến trúc kiểu Pháp, bị lu mờ trước những tòa nhà nhiều tầng, giống như những tòa nhà chọc trời. Lá quốc kỳ Mỹ phất phới trên gần khắp các đường phố lớn ở trung tâm thành phố.

Người Pháp còn để cho "thủy quân lục chiến" Mỹ canh gác gìn giữ an ninh tại Tòa Đại sứ Mỹ và tại các cơ quan chính yếu. Sau một sự lầm lẫn đáng tiếc, Đại sứ Mỹ Heath sống trong ám ảnh của một vụ mưu sát nhắm vào ông ta. Để trấn an ông này, đặc vụ của Nguyễn Văn Tâm giả tạo ra một âm mưu của Việt Minh nhằm ám sát Heath, điều này giúp cho ông ta phát động một loạt những vụ bắt giữ những kẻ bị tình nghi là đặc công Việt Minh tại Sài Gòn.

Nhưng sự cảnh giác của cơ quan mật vụ Sài Còn không đủ trấn an Heath nên ông này đòi được chính các binh sĩ Mỹ bảo vệ được các phi cơ Mỹ đưa gấp tới Sài Gòn. Các hoạt động ráo riết này của Mỹ được đi đôi với một chiến dịch tuyên truyền ca ngợi tình bạn giữa Mỹ và Pháp, nhưng che đậy bên trong ý đồ làm giảm dần ảnh hưởng của Pháp đối với người Việt

Một làn sóng những sản phẩm Mỹ được tung vào Việt Nam với danh nghĩa là viện trợ nhân đạo, từ thuốc trừ sâu D.D.T đến những bánh "phó mát" dài như bánh xà phòng giặt đồ mang lớp bọc bên ngoài có hình hai lá quốc kỳ Việt và Mỹ đan chéo nhau và mang hàng chữ: Quà tặng của nhân dân Mỹ cho dân chúng Việt Nam".

Chính các nhân viên của Phái bộ Viện trợ Kinh tế Mỹ đích thân phân phát những quà biếu này cho người Việt như là một hành động ban ơn và gây cảm tình với người dân Việt Nam. Những người Mỹ này đi khắp các thành phố tại Đông Dương để rỉ tai vào các đám đông đến nhận quà Mỹ rồi nói vào tai họ: "Người Pháp khai thác, lợi dụng các anh, nhưng người Mỹ chúng tôi là những người bạn tốt của nhân dân Việt Nam".

Những quà tặng này không đem lại hiệu quà mấy, vì những người nhận sau đó đem ra bán trên chợ đen. Nhiều dân quê sai lầm khi dùng thuốc D.D.T như là phân bón nên rước lấy hậu quả tai hại. Còn món quà “phó mát" là một thất bại hoàn toàn. Lúc đầu, người dân quê lầm tưởng là xà phòng nên dùng thử thì thấy không ra bọt mà còn làm bẩn thêm quần áo. Khi nhận ra là thức ăn thì họ không chấp nhận khẩu vị vì loại "phó mát" này thuộc loại kém phẩm chất, thua xa loại “phó mát" do Pháp sản xuất.

Càng thất vọng trong kế hoạch mua lòng người bản xứ, người Mỹ còn muốn tiến xa hơn, tìm cách làm thân với người Việt, gần gũi với người địa phương, mặc dù họ khó che đậy thành kiến kỳ thị chủng tộc của họ đối với người da vàng địa phương. Những phụ nữ Mỹ tình nguyện đi dạy tiếng Anh miễn phí cho lớp thanh thiếu niên, các nhà truyền giáo Tin lành cũng tham gia vào chiến dịch này, một số còn đem biếu những chiếc "nịt vú” cho những phụ nữ người Thượng trên vùng Tây Nguyên.

Thành tích nổi bật của Phái bộ Viện trợ Mỹ thành lập một ngôi làng mẫu mới toanh, được dựng gần Hà Nội để mời những người nhà quê nghèo khổ đến để học cho biết thế nào là một nếp sống văn minh, nhưng không may cho họ, những năm tiếp theo, Việt Minh lần lượt tấn công và phá hủy ngôi làng này, và người Mỹ đã phải bỏ công của ra tái thiết nó không biết bao nhiêu lần.

Người Mỹ càng gặp nhiều trở ngại thì họ càng ghét người Pháp - không phải ra mặt, như thuở trước ngày liên minh với Pháp để chống Cộng, mà một cách kín đáo nhưng có thể còn cay đắng hơn. Người Mỹ đổ tội cho người Pháp "phá hoại" chiến dịch mua lòng người Việt của họ.

Bên trong cuộc liên minh chống Cộng của Pháp - Mỹ, được che đậy dưới cái vỏ ngoài thân thiện, là cả một cuộc chiến ngầm giữa hai bên nhằm tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi tại bán đảo Đông Dương, và mưu toan của người Mỹ nhằm hất cẳng người Pháp ra khỏi thuộc địa cũ của Pháp và lập ra một chính quyền lệ thuộc vào Mỹ, thi hành một chính sách thực dân kiểu mới.

Nhưng ở cấp bậc cao nhất, như tại Hoa Thịnh Đốn hay tại Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, các nhà ngoại giao cao cấp Mỹ tỏ ra trung thực đối với cuộc liên minh. Nhưng Bộ ngoại giao Mỹ ngầm chỉ thị cho các nhân viên thuộc quyền tìm cách tạo ra một “ảnh hưởng" của Mỹ khả dĩ có thể thay thế trong một sớm một chiều “ảnh hưởng" của Pháp.

Trong những năm tháng đầu của cuộc liên minh, người Mỹ chỉ hành động một cách gián tiếp, tế nhị theo những mật lệnh từ Hoa Thịnh Đốn, bộ máy kinh tế chính trị Mỹ được thiết lập tại Sài Gòn chỉ hoạt động cầm chừng, vừa đủ để tiêu hao dần ảnh hướng của Pháp. Bị kìm chế, một số nhân viên Mỹ tại Sài Gòn tỏ ra bực dọc khi thấy Mỹ đổ quá nhiều khí tài vào Đông Dương mà người Pháp vẫn tỏ ra là những ông chủ thật sự tại phần đất này, nên họ bất chấp những chỉ thị của cấp trên và gần như công khai có những hành động bài Pháp trước mắt những người bản xứ.

Thái độ thù nghịch này dĩ nhiên cũng nhận một sự đáp trả từ những người Pháp cực đoan, nên đa số những người Mỹ tại Sài Gòn có ám ảnh bị những mật vụ tay sai của Pháp theo dõi và có thể gây khó dễ cho nhiệm vụ của họ, ngay cả đe dọa đến tính mạng của họ nữa. Và để tự bảo vệ, những người Mỹ này bỏ tiền ra mua chuộc thêm càng nhiều người bản xứ làm tay sai cho họ.

Các cơ quan mật vụ Mỹ lập những hồ sơ dày cộm, những phiếu nhận dạng của tất cả những phần tử bị xem là thù ghét người Mỹ, những điểm chỉ viên bản xứ được Pháp thuê để theo dõi các hoạt động của người Mỹ, ngay cả những đặc công Việt Minh.

Pháp đưa Mao ra để làm tiền Mỹ

Dĩ nhiên, người Pháp cũng tìm mọi cách cản trở chiến dịch tuyên truyền phá hoại uy tín Pháp của các nhân viên Mỹ tại Đông Dương, nhưng nhiệm vụ này không mấy khó khăn do sự vụng về của các cơ sở tuyên truyền Mỹ. Pháp còn có một mối quan tâm lớn hơn: Làm thế nào để có thể khai thác tối đa nỗi lo sợ của Mỹ đối với hiểm họa cộng sản. Pháp đòi hỏi ở Mỹ càng ngày càng nhiều súng đạn đủ loại, xe tăng, phi cơ chiến đấu, tất cả những gì mà ngân sách Pháp không đủ khả năng cung cấp cho quân đội Pháp tại Đông Dương.

Mặc dù tin chắc là quân của Chủ tịch Mao sẽ không bao giờ trực tiếp can thiệp vào chiến trường Đông Dương, Bộ Tư lệnh Pháp loan đi những nguồn tin rất nguy kịch, dù biết là sai lệch để buộc Mỹ phải cung cấp thêm khí tài để rốt cuộc, Pháp không còn phải chi ra tiền để theo đuổi cuộc chiến tại Đông Dương, nói một cách khác, Pháp "bán" cuộc chiến này cho Mỹ trong khuôn khổ cuộc chiến chống Cộng tại Đông Á.

Bộ Tư lệnh Pháp hứa với Hoa Thịnh Đốn là đoàn quân viễn chinh Pháp đủ sức đương đầu với một cuộc tấn công của liên quân Việt Minh và Hồng quân Trung Quốc với điều kiện được Mỹ cung cấp đầy vũ khí và quân nhu, và sự việc này được thi hành trong nhiều năm sau, cho tới 1956, khi toàn bộ quân Pháp rút khỏi Đông Dương.

Mặc dù được Mỹ trợ giúp đắc lực tuy không phải bất vụ lợi, phía Pháp cũng tỏ ra thiếu thành thật. Đối với Pháp, cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ giữa năm 1950 là một dịp may cần khai thác ngay. De Lattre đã nói với Ngũ Giác Đài: "Những gì đến với các bạn tại vĩ tuyến 38 cũng có thể đến với chúng tôi tại biên giới Việt - Trung. Chúng ta cùng có những quyền lợi chung, trước mối đe dọa của Mao Trạch Đông. Vậy các bạn phải hết lòng cung cấp đầy đủ phương tiện cho cuộc chiến chung của chúng ta".

Nhưng cái mà Pháp thực sự cần là lợi dụng sự trợ giúp lớn lao của Mỹ để giữ lại Đông Dương cho Pháp, ngay giữa lúc Mỹ đang muốn đoạt chỗ của Pháp tại Đông Dương. Tất cả chiến thuật của Pháp, là sử dụng người Mỹ như là tấm lá chắn đối diện với Trung Quốc, và để cho quân Mỹ của Mac Arthur và quân của tướng Lâm Bưu sống chết với nhau trên lãnh thổ Triều Tiên trong khi quân Pháp được Mỹ trang bị đầy đủ để có thể lấn áp quân của tướng Giáp.

Tất cả việc này được tiến hành với tiền bạc Mỹ, vũ khí Mỹ nhưng không phải do tướng lãnh Mỹ chỉ huy. Có điều khác thường là chính người Pháp để nhầm lẫn, vì tất cả những gì mà Pháp cố ý phao tin phịa về mối đe dọa của cuộc liên minh Trung - Việt tại biên giới Bắc Việt để moi tiền và vũ khí của Mỹ, đã trở thành hiện thực trong cuộc tấn công trực diện đầu tiên của đại tướng Võ Nguyên Giáp tháng 10.1950 trên quốc lộ 4, và đây là thất bại quân sự lớn nhất cua Pháp tại Đông Dương từ ngày người Pháp đặt chân tới vùng đất này.

Nhưng tất cả không phải là vô ích, vì với số khí tài lớn lao mà Pháp moi được của Mỹ bằng cách thổi phồng mối đe dọa tại biên giới Việt - Trung sau đó đã giúp cho De Lattre sử dụng trong vài tháng đầu năm 1951 để ngăn chặn được tướng Giáp tiến chiếm Hà Nội trước khi một sự tăng viện lớn lao và cấp tốc của Mỹ đến kịp để tạm ổn định được tình hình quân sự tại Bắc Việt.

Sự liên minh miễn cường giữa Mỹ và Pháp tại Đông Dương chỉ kéo dài trong 6 năm, từ 1950 đến 1956, ngày đoàn quân viễn chinh Pháp hoàn toàn triệt thoái về Pháp theo lời yêu cầu của chính quyền thân Mỹ Ngô Đình Diệm để Mỹ rảnh tay thi hành chính sách ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại vùng Đông Nam Á. Các sĩ quan Mỹ đến Sài Còn thay thế các sĩ quan Pháp trong nhiệm vụ huấn luyện các tân binh và tân sĩ quan của chế độ Diệm. Viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam từ đấy được trao thẳng cho chính phủ Diệm chớ không còn phải qua trung gian của nhà cầm quyền Pháp như trước đó.

Nước Pháp lúc bấy giờ đang sa lầy vào cuộc chiến chống quân du kích Algérie nên cần sử dụng đến những kinh nghiệm trong cuộc chiến chống du kích của những binh sĩ Pháp đã từng chiến đấu nhiều năm tại Việt Nam, để trấn áp cuộc chiến giành lại độc lập của nhân dân Algérie, và trong cuộc chiến này, người Mỹ đứng về phía những người kháng chiến Hồi giáo Algérie. Ngoài ra, quân Pháp không thể ở lại lâu thêm nữa tại Đông Dương, vì Hoa Thịnh Đốn không còn đài thọ chi phí cho sự duy trì sự hiện diện của quân Pháp trên bán đảo Đông Dương.

Những mâu thuẫn trầm trọng giữa tướng Mỹ O'Daniel và các tướng Tổng tư lệnh Pháp Navarre và Ely từ 1953 - 1955

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, một viên tướng Mỹ tương đối ít được người dân biết đến nhưng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong diễn tiến tình hình tại Việt Nam trong thập niên 50: đó là trung tướng Mỹ Iron Mike O'Daniel, cựu tư lệnh sư đoàn 3 bộ binh Mỹ tại mặt trận Tây Âu trong thời Đệ nhị thế chiến.

Tướng O'Daniel là vị tướng Mỹ đầu tiên đến Sài Gòn công tác dưới thời hai đại tướng Pháp H.Navarre và P.Ely đang nắm quyền Tổng Tư lệnh Pháp tại Đông Dương. Từ 1953 đến 1955 O'Daniel là Trưởng Phái bộ Cố vấn quân sự Mỹ tại Sài Gòn. Tướng O'Daniel đã tích cực hoạt động để loại bỏ dần ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam nên đã có những va chạm với hai tướng Navarre và Ely. O'Daniel đặt chân tới Sài Gòn năm 1953 vào thời điểm đại tướng Navarre đến thay thế đại tướng R.Salem để đảm nhiệm chức vụ Tổng Tư lệnh Pháp tại Đông Dương.

Trong một quyền sách viết về cuộc chiến tại Việt Nam, nhà báo Mỹ Hilaire du Berrier đã cực lực lên án O’Daniel đã phạm phải sai lầm lớn là đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Mỹ dấn sâu vào vũng lầy tại Việt Nam. Còn đại tướng Navarre, sau ngày thảm bại tại chiến trường Điện Biên Phủ đã viết hồi ký mạnh mẽ lên án O'daniel trong thời gian cộng tác với ông với tư cách là đồng minh trong cuộc chiến ngăn chặn làn sóng cộng sản tại Đông Nam Á, nhưng thực ra đã phá hoại các cố gắng chiến tranh mà ông theo đuổi tại Đông Dương.

Navarre viết: "Những gì mà Hoa Kỳ gánh chịu dưới thời tôi chỉ huy cuộc chiến tại Việt Nam, chỉ giới hạn trong tổn thất về khí tài, nhưng chỉ có nước Pháp là chiến đấu và trả giá bằng xương máu. O'Daniel đến Sài Gòn với sứ mạng giám sát viện trợ Mỹ và điều nghiên những nhu cầu chiến lược của Đoàn quân viễn chinh Pháp. Tuy nhiên, những quan niệm về cuộc chiến, về chiến lược cũng như chiến thuật - trong những gì mà ông ta gọi là những “bài học của chiến tranh Triều Tiên", là hoàn toàn không thể áp dụng tại chiến trường Việt Nam vì hình thức cuộc chiến ở hai nơi hoàn toàn khác biệt. Với những rừng rậm và đầm lầy, chiến trường Việt Nam không có mặt trận. Tại Triều Tiên, vùng hậu tuyến tương đối an ninh vì đại đa số người dân đứng về phía chính phủ Nam Triều Tiên. Tại Việt Nam, cuộc tổng động viên dân chúng tại các đô thị không thể thực hiện khi mà một viên tướng Mỹ luôn rỉ vào tai họ: "Các anh đừng làm gì cả khi mà các anh không thu hồi được hoàn toàn nền độc lập cho đất nước các anh!”.

Khi O'Daniel nhận ra rằng tự mình ông ta không buộc được Navarre hành động theo ý của ông ta, O'Daniel dựa vào sức nặng của sự viện trợ Mỹ để bắt ép Navarre thi hành chiến lược và chính sách của ông ta, bằng siết chặt sự kiểm soát về việc sử dụng khí tài của Hoa Kỳ. O'Damel luôn chủ trương là viện trợ Mỹ cho Việt Nam phải được trực tiếp chuyển giao cho Việt Nam chớ không phải qua tay người Pháp và đòi cho các sĩ quan Mỹ thay thế các sĩ quan Pháp trong nhiệm vụ huấn luyện các binh sĩ của quân đội quốc gia Việt Nam vừa được thành lập.

O'daniel còn muốn người Pháp chuyển giao cho các sĩ quan Việt Nam trách nhiệm về các cuộc hành quân. Tại Triều Tiên, Bộ Tư lệnh hành quân chỉ được trao về cho các tướng tá Nam Triều Tiên vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. Navarre giải thích là mỗi lần Bộ Tổng Tư lệnh Pháp chuyển giao những trách nhiệm quân sự tại một tiểu khu tương đối yên tĩnh cho quân đội quốc gia Việt Nam, tướng Mỹ O’Daniel chỉ tạo thêm mâu thuẫn giữa người Pháp và người Mỹ làm cho tình thế thêm phức tạp khi đến dạy bảo cho các sĩ quan Việt Nam những quan niệm mới về phương cách hành quân chống du kích, trong khi các sĩ quan Pháp có nhiều kinh nghiệm về hình thức chiến tranh này hơn là các sĩ quan Mỹ.

Navarre nghĩ rằng một cuộc liên minh quân sự Mỹ - Pháp chặt chẽ có thể giúp mở một cuộc tổng tấn công có hiệu quả. Chính O'Daniel đã gieo rắc tư tưởng bài Pháp cho các sĩ quan quốc gia Việt Nam khiến cho sự hợp tác quân sự Pháp - Mỹ không đạt được kết quả tốt.

Tính xấc láo của O'daniel bị Bảy Viễn và Năm Lửa thù ghét

Nhà báo Chaffard, chuyên viên về các vấn đề Đông Nam Á trình bày trên tờ báo Le Monde trong số phát hành ngày 5.1.1954, phương cách O'Daniel giám sát công cuộc huấn luyện các sĩ quan quốc gia Việt Nam. Khi các sĩ quan Pháp và Việt Nam không đồng tình với phương pháp huấn luyện quân sự của người Mỹ vì khó có thề áp dụng được cho hình thức du kích chiến tại Việt Nam. Tướng O'daniel nổi giận đập tay xuống bàn và hét: "Ai chi phí cho cuộc chiến này? Mỹ hay Pháp?".

Sau màn ăn nói hách dịch này, các sĩ quan quốc gia Việt Nam ngoan ngoãn trở lại chỗ của họ và chấp nhận phương pháp đào tạo của người Mỹ vì đồng tiền là trên hết.

Tướng Hòa Hảo Trần Văn Soái đã từng rút kinh nghiệm với thái độ hống hách quen thuộc của tướng Mỹ O’Daniel năm 1955.

Tướng Soái (Năm Lửa) thuật lại với cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm cuộc đối thoại căng thẳng của ông với O’Daniel như sau:

“Đầu năm 1955, giữa lúc các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên tạm liên kết đòi Ngô Đình Diệm cải tổ nội các, O'Daniel xuống Cái Vồn gặp tôi và hằn học nói: - “Tôi được biết là ông chống lại ông Diệm phải không?"

“Tôi đáp là người Hòa Hảo chúng tôi không chống lại ông Diệm, nhưng mà những yêu sách của ông không thể chấp nhận được".

O’Daniel lại to tiếng: "Nếu anh không ủng hộ ông ấy, anh không sống nổi đâu. Chúng tôi sẽ rút lại tất những khoản viện trợ”.

- Điều này không thay đổi gì cả, vì ông Diệm giữ hết và không chia gì cho chúng tôi cả!, tôi đáp.

O,Daniel trở nên điên tiết và hét vào tai tôi: "Nếu anh không ủng hộ ông Diệm, tôi sẽ đánh vỡ mặt anh". Sau đó, O'Daniel ba lần mời tôi đến gặp ông ta nhưng tôi đều từ khước lời mời, vì ông ta ăn nói sỗ sàng quá và tôi không thích thái độ hỗn láo này.

Chính O'Daniel trước đó đã bỏ cả tuần lễ đến gặp tướng Bình Xuyên Lê Văn Viễn rất nhiều lần thuyết phục ông này bỏ rơi các giáo phái để Ngô Đình Diệm đè bẹp hai nhóm này, nhưng thất bại.

Thượng nghị sĩ Mỹ H.Judd tiết trong một quyển sách tài liệu, là tướng O’Daniel thừa dịp đại tướng Collins, đại sứ Mỹ vắng mặt tại Sài Gòn, đã thúc đẩy Diệm ra lệnh nổ súng tấn công Bình Xuyên, vì O'Daniel thừa rõ là Collins đang ở Hoa Thịnh Đốn để thuyết phục Tổng thống Eisenhower rút lại sự ủng hộ dành cho Diệm.

Tháng 10.1954, Collins đến Sài Gòn đánh bật tướng Nguyễn Văn Hinh ra khỏi chức vụ tổng tham mưu trưởng, nhưng chỉ 5 tháng sau, Collins thay đổi lập trường và nhận thấy Diệm không còn thích ứng với tình hình tại Nam Việt, nên bay về Mỹ đề nghị Eisenhower tìm người thay thế Diệm. Trong khi đó, O'Damel và đại tá Lansdale là hai cố vấn đắc lực cho chế độ Ngô Đình Diệm trong năm đầu cầm quyền của dòng họ Ngô Đình tại miền Nam.

CUỘC TRANH GIÀNH ĐẪM MÁU SÒNG BẠC ĐẠI THẾ GIỚI GIỮA BÌNH XUYÊN VÀ MAFIA MA CAO

Bảo Đại dùng quyền lực Quốc trưởng đoạt trong tay Thủ hiến Trần Văn Hữu những lợi lộc của sòng bạc Đại Thế giới

Tháng 9.1945, nương vào sự thắng trận của các cường quốc Đồng Minh phương Tây, quân Pháp trở lại Đông Dương với mưu toan phục hồi ảnh hưởng kinh tế tài chính văn hóa tại phần đất đông dân và giàu tài nguyên này. Đô đốc D’Argenlieu, Cao ủy Pháp tại Đông Dương, ngoài việc tái lập bộ máy hành chính và cho quân đóng tại thành phố và thị trấn chiến lược và gìn giữ an ninh trên các trục lộ, còn để mắt vào những nguồn thu lợi có khi lại bất chính vì phi đạo lý để có kinh phí nuôi quân mà cả bộ máy quan lại, như cho khai thác các sòng bạc lớn.

Năm 1943, dưới thời toàn quyền Decoux, nhân dịp tổ chức Hội chợ tại Vườn Tao Đàn, ban tổ chức được sự chấp thuận của Decoux, đã giao cho các tay trùm cờ bạc người Hoa trong Chợ Lớn mở những sòng bạc lớn công khai để thu lợi lớn, lợi dụng tính ham mê cờ bạc của một bộ phận người châu Á nhất là giới phụ nữ thích tiền nhanh chóng. Kế hoạch này đem lại lợi nhuận lớn, nên ban tổ chức hội chợ thay vì đóng cửa hội chợ sau một tháng theo thời gian quy định, xin phép vị thống đốc Nam Kỳ cho phép kéo dài thời gian mở cửa thêm một tháng để tiếp tục thu được một số lợi nhuận lớn qua các sòng bạc.

Năm 1946, trước những chi phí chiến tranh càng ngày càng chồng chất gây gánh nặng cho công quỹ, Cao ủy D’Argenlieu nghe lời các cố vấn kinh tài của ông ta, đã cho phép mở lại những sòng bạc công khai đại quy mô tại Chợ Lớn (Đại Thế Giới) và tại Sài Gòn (Kim Chung cầu ông Lãnh).

Cao ủy D’Argenlieu, một cựu Cha Bề Trên (révérend-père), một nhà tu hành đức hạnh, tự trấn an lương tâm mình khi cho phép khai thác những sòng bạc giết người này bằng câu nói bất hủ: "Khi mà người ta không thể ngăn chặn được một tật xấu, một tệ nạn, thì người ta đành phải khai thác nó để chiếm độc quyền trong ngành kinh doanh đầy tội lỗi này”.

Đại Thế Giới dưới thời chúa trùm cờ bạc Ma Cao
Chợ Lớn từ xưa được mệnh danh là thành phố ăn chơi, phù phiếm và dễ kiếm tiền bằng mọi phương tiện. Trong nhiều thập niên, Đại Thế Giới được mọi người dân tại đô thành Sài Gòn biết đến qua các sòng bạc lớn được khai thác công khai, và quá các vũ trường quán ăn sang trọng vào bậc nhất ngay bên trong khuôn viên.

Trước ngày Bảy Viễn kéo tàn quân về quy thuận quân Pháp, sòng bạc Đại Thế Giới và Kim Chung được giao cho các đại gia trùm sòng bạc người Ma Cao gốc Trung Quốc khai thác và nộp thuế cho nhà nước, và trong nhiều năm được sự yểm trợ của Thủ hiến Nam Việt Trần Văn Hữu trước ngày ông này lên giữ chức thủ tướng chính phủ của Bảo Đại.

Một số người dân Sài Gòn thức thời có nghe biết phớt qua và cuộc chiến gay go giữa nhóm đại gia Mafia Ma Cao và nhóm lực lượng vũ trang Bình Xuyên để tranh giành quyền khai thác hai sòng bạc vô cùng béo bở này trên xương máu những người dân dại dột đam mê cờ bạc. Hàng ngàn nạn nhân thua bạc, tán gia bại sản, gia đình tan nát, đã tự tìm lấy cái chết để mang hận sang bên kia thế giới, chỉ để làm đầy thêm các két bạc của Bao Đại, nhóm Bình Xuyên Trần Văn Hữu và các thành phần ăn theo.

Cuộc chiến tranh giành sòng bạc Đại Thế Giới trải qua hai giai đoạn mà chúng tôi sẽ trình bày chi tiết sau đây qua thời hoàng kim của đại gia Ma Cao Lâm Giong, sự đắc chí của Trần Văn Hữu, và các cuộc thanh toán lẫn nhau với các quả lựu đạn ném ra giết hại và làm bị thương hàng trăm con bạc để khủng bố tinh thần và xua đuổi họ, những vụ bắt cóc để làm áp lực và sau cùng là sự can thiệp của Bảo Đại để giành phần lợi lớn nhất cùng với tướng Lê Văn Viễn.

Trong suốt ba năm cuối thập niên 40, đại gia Lâm Giong, tay trùm cờ bạc đến từ Ma Cao nổi tiếng với những sòng bạc có đẳng cấp quốc tế, ngang hàng với sòng bạc Monaco bên Pháp, nắm quyền khai thác sòng bạc Đại Thế giới, ông ta sống một mình trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi bên trong khuôn viên Đại Thế Giới, với những tên cận vệ thân tín và những két sắt to tướng. Với những kinh nghiệm thu thập được qua nhiều năm kinh doanh tại Ma Cao, Lâm Giong đã đưa hai sòng bạc Đại Thế Giới và Kim Chung đến sự phát đạt vượt bực. Dưới tay ông ta còn có cả một nhóm bộ hạ đắc lực cũng được đào tạo từ Ma Cao.

Đại Thế Giới với sự tổ chức hoàn hảo là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách chính quyền. Mỗi năm, chính phủ Sài Gòn sắp xếp sao cho đại gia Lâm Giong tiếp tục được khai thác các sòng bạc. Sự việc này diễn ra dưới những thủ tục hợp lệ. Có một cuộc gọi thầu khai thác, những người đấu thầu đưa ra những số tiền đề nghị đóng cho chính phủ trong những phong bì được dán kín và đóng dấu. Một tập ghi những điều kiện sách với những quy định thật chặt chẽ. Người trúng thầu thường nâng giá lên con số trung bình là 500.000 đồng (thời giá 1946-1948) phải đóng hàng ngày cho chính phủ.

Cho tới năm 1950, Lâm Giong luôn trúng thầu. Dưới những bề ngoài hợp pháp, việc ký hợp đồng khai thác Đại Thế Giới thực chất chỉ là một sự dàn cảnh qua những cuộc mặc cả dài dòng và các cuộc thương lượng gay go giữa các phe, những món quà hối lộ, những lời đe dọa các đối thủ, những vụ bắt cóc, những lời hứa... Đây là vụ làm ăn quá lớn nhưng mọi phe đều muốn chen vào kiếm lợi.

Nhưng dưới thời Trần Văn Hữu là Thủ hiến Nam Việt, nhóm Ma Cao của Lâm Giong luôn trúng thầu, vì Lâm Giong dám chi tiền cho mọi phía và biết xử đẹp với mọi thế lực. Nhóm Ma Cao biết áp dụng một đường lối kinh doanh khôn khéo là biết chi tiền để được yên ổn làm ăn. Chi nhiều cũng có nghĩa là thu lợi nhiều. Lâm Giong chịu khó chi tiền rộng rãi cho tất cả những thế lực có thể gây khó khăn cho công cuộc kinh doanh tội lỗi của ông ta, dù là một cách hợp pháp hoặc là bằng cách de dọa dùng bạo lực như ném lựu đạn để các con bạc không còn dám lui tới Đại Thế giới nữa.

Ngoài con số độ nửa triệu đồng thuế hàng ngày cho chính phủ, Lâm Giong còn phải chi ra mỗi ngày độ một triệu đồng trong bóng tối để trả cho các dịch vụ bảo vệ ngầm, cho những thế lực vô hình. Nhiều quan chức trong chính phủ cũng nhận tiền, đi đầu là Thủ hiến Trần Văn Hữu, những nhân vật có vai vế trong Văn phòng Quốc trưởng Bảo Đại, và chính Quốc trưởng cũng có phần trong quyển sổ đen của Lâm Giong, rồi đến các nhân viên ngành công an tùy theo cấp bậc của họ, các giáo phái, nhất là nhóm Bình Xuyên, tất cả những tổ chức có thể giúp ích hoặc gây khó khăn cho Đại Thế giới đều được thỏa mãn.

Lâm Giong tỏ ra hào phóng trong việc mua chuộc tất cả những thế lực, nên trong suốt nhiều năm liền, không một quả lựu đạn nào được ném ra trong Đại Thế Giới hay trong một những chi nhánh của nó. Để có thể trang trải số chi phí khổng lồ này, Lâm Giong phải có những sáng kiến vượt bực trong việc khai thác tinh vi để có được mức thu nhập cần thiết. Và quả thật, Lâm Giong đã có đủ tài để đưa lợi nhuận lên đến những con số chóng mặt.

Trí tưởng tượng và tài kinh doanh của ông ta không có giới hạn. Cả thiên tài, cả cái thuật làm tiền của ông ta là làm sao thu hút được nhiều con bạc càng nhiều càng tốt để vét túi họ, biến họ thành những kẻ dở sống dở chết, nhưng vẫn cứ đút đầu vào cái thòng lọng mà ông giăng ra cho họ.

Để làm được điều này, Lâm Giong có một số nguyên tắc. Như Đại Thế Giới tỏ ra rất ân cần và ưu ái đối với những kẻ thua bạc tại Đại Thế Giới. Thay vì bỏ rơi họ, ban giám đốc sòng bạc làm mọi cách đưa họ trở lại tình trạng có thể có điều kiện để quay trở lại sòng bạc chơi tiếp, để gỡ gạc và rơi sâu vào hố thẳm.

Có một dạo, các nhật báo tại Sài Gòn đăng mẩu tin quảng cáo sau đây: "Đại Thế giới hân hạnh loan báo cho quí vị thân chủ thân mến là chúng tôi từ nay đặt dưới quyền sử dụng của quí vị một khách sạn với đầy đủ tiện nghi và những cuộc giải trí thú vị. Khách sạn này nằm ngay bên trong khuôn viên Đại Thế giới để phục vụ miễn phí cho những vị khách quí, những tỷ phú đến từ Hồng Kông, Singapore, Bangkok. Những thượng khách thua hết tiền mang theo được cung cấp ô tô sang trọng miễn phí để đưa họ về nhà lấy tiền để trở lại chơi tiếp.

Hơn nữa, Lâm Giong có đặt một cơ sở tại Sài Gòn để bí mật theo dõi những tỷ phú từ nước ngoài đến Sài Gòn, và để biết cả những số tiền trong các trương mục của họ trong ngân hàng, rồi tìm cách dụ họ vào Đại Thế Giới, đầu tiên để giải trí, để được những thiếu nữ trẻ đẹp phục vụ đủ các "món ăn chơi" rồi nỉ non đưa họ đến sòng bạc thượng lưu để "xem qua" so sánh với Las Vegas hay Monaco.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, số lợi nhuận hàng ngày của Đại Thế Giới là gấp năm lần số vốn bỏ ra để làm vốn lưu động cho mỗi bàn. Sòng bạc mở cửa lúc 10 giờ sáng và hoạt động liên tục cho tới quá nửa đêm, và số giấy bạc Lâm Giong thu được từ các con bạc nạn nhân lên đến mấy ki lô mỗi ngày.

Nhóm Bình Xuyên bắt cóc bố già cờ bạc Ma Cao
Đầu năm 1950, tất cả những người Hoa tại Sài Gòn và Chợ Lớn kính phục và ca ngợi Lâm Giong, ông ta lên đến tột đỉnh của quyền lực và giàu sang, qua lễ cưới của thằng con trai ông ta. Trong nhiều ngày, cả thành phố Chợ Lớn vui chơi cực độ, tất cả những cuộc vui này đều được Lâm Giong đài thọ. Toàn bộ chi phí còn cao hơn lễ tang của một tỷ phú người Hoa từ trước đến lúc bấy giờ.

Nhưng chỉ ít lúc sau cái lễ cưới vĩ đại này, thì cuộc chiến để chiếm quyền khai thác Đại Thế Giới bùng nổ và kết quả là Lâm Giong cùng nhóm chuyên gia khai thác các sòng bạc bị Bảy Viễn và nhóm Bình Xuyên đè bẹp trong một cuộc chiến đầy máu và nước mắt.

Lời cảnh cáo đầu tiên xuất hiện qua tiếng nổ của một quả lựu đạn loại sát thương nặng, được ném tại “Quả chuông vàng", một chi nhánh của Đại Thế Giới khiến độ sáu chục con bạc chết và bị thương giữa lúc họ đang mải mê đánh bạc. Lúc đầu chưa ai rõ tổ chức nào đã nhúng tay vào việc phá hoại công cuộc làm ăn của nhóm Ma Cao Lâm Giong đầy thế lực và khéo cư xử.

Sau đó là đến màn bắt cóc. Một Hoa kiều già vô danh đang ngồi trên một chiếc xích lô chạy trên một con đường trong Chợ Lớn lúc 10 giờ sáng thì bị một chiếc Traction cố ý va chạm, trên ô tô nhảy xuống hai người vũ trang súng lục và tóm lấy ông già đẩy lên ô tô rồi biến mất vi nạn nhân. Nhưng ít lúc sau đ, người ta được rõ nạn nhân là một tay trùm cờ bạc Ma Cao, một cố vấn của Lâm Giong vừa đến Sài Gòn.

Cảnh sát của chính phủ muốn mở một cuộc điều tra, nhưng ban giám đốc Đại Thế Giới cương quyết chống lại mọi sự can thiệp của bộ máy công quyền. Cảnh sát lúc đầu không rõ phe nào thực hiện vụ bắt cóc này, nhưng Lâm Giong thừa rõ thủ phạm từ đâu đến và đang ráo riết thương thảo với phe đối lập. Một số tiền chuộc khổng lồ được đặt ra và được thỏa mãn êm thắm.

Chỉ vài tuần lễ sau, nạn nhân được trả tự do và hoàn toàn giữ im lặng trước khi gấp rút đáp phi cơ về Hồng Kông. Nhưng sau đó, cả Chợ Lớn được rõ việc gì đã xảy ra. Vụ bắt cóc này, một hoạt động kinh tài mạo hiểm, không phải do Việt Minh thực hiện, và cũng không phải một vụ bắt cóc bình thường, mà sự thật là Bảy Viễn và nhóm Bình Xuyên ra tay hành động nhằm chiếm đoạt quyền khai thác Đại Thế Giới đang trong tay nhóm chuyên gia cờ bạc từ Ma Cao đến mà đại diện là Lâm Giong.

Vụ bắt cóc tiếp sau vụ ném lựu đạn là một tối hậu thư của Bảy Viễn gửi cho Lâm Giong, và phe Bình Xuyên trả tự do cho tên trùm cờ bạc Ma Cao với điều kiện phải từ bỏ việc khai thác sòng bạc Đại Thế Giới và các chi nhánh.

Bảy Viễn vào thời điểm ấy tự cảm thấy mình đủ thế lực chiếm đoạt Đại Thế Giới để trở thành chủ nhân của nguồn lợi khổng lồ này, mà những tay kinh doanh lớn định khai thác tính say mê cờ bạc tại Việt Nam hằng mơ ước. Thực ra, Bày Viễn lúc bấy giờ đã trở thành người được Bảo Đại bao che, sức mạnh của ông ta là tình bạn và lòng tin của Bảo Đại. Và là một trong những nguồn thu nhập đáng kể của ông này.

Bảy Viễn đã trở thành một công cụ của Quốc trưởng trong việc khai thác triệt để Đại Thế Giới. Tất cả đã được tính toán kỹ lưỡng giữa hai người để chia nhau lợi nhuận.

Sự tranh giành quyền lợi giữa Bảo Đại và Thủ hiến Trần Văn Hữu

Sự thật là tên cáo già Lâm Giong cũng đã khôn khéo chi cho Bảo Đại một số tiền đáng kể mỗi định kỳ ngay sau ngày Bảo Đại trở về nước với chức vụ quốc trưởng. Nhưng dù sao thì Đại Thế Giới rất lâu đã nằm trong vòng ảnh hưởng của Trần Văn Hữu, nên Bảo Đại muốn nó phải là sở hữu của mình.

Tất cả chính sách đối nội của Việt Nam năm 1950 là sự tranh giành khai thác Đại Thế Giới giữa hai quyền lực Bảo Đại tại Đà Lạt và Trần Văn Hữu tại Sài Gòn. Bảy Viễn, bằng hành động vũ lực trực tiếp đã gây khiếp sợ cho nhóm trùm cờ bạc Ma Cao, còn Bảo Đại tung tất cả sức mạnh quyền lực của một người ở ngôi vị quốc trưởng vào canh bạc này.

Sự thất bại của Trần Văn Hữu và nhóm Ma Cao được thể hiện qua cuộc gọi thầu mới cho công cuộc khai thác sòng bạc Đại Thế Giới. Trần Văn Hữu sau cùng phải nhượng bộ Bảo Đại. Và năm 1950, Đại Thế Giới chính thức được đặt dưới quyền quản lý của Bảy Viễn. Lâm Giong biến mất hẳn khỏi Sài Gòn, nhưng ít ra ông ta còn bảo toàn được sinh mạng của mình.

Nhưng Bảy Viễn muốn tỏ ra hào hiệp với kẻ chiến bại là vẫn để yên cho nhóm tài phiệt Ma Cao được tiếp tục tự do hoạt động trong các ngành khác như đầu cơ tiền hay hàng hóa, buôn bán ma túy, ngoại trừ ngành khai thác các dịch vụ cờ bạc vì ngành này đã trở thành độc quyền của nhóm Bình Xuyên dưới sự bảo trợ của Quốc trưởng.

Bề ngoài, sau ngày Bảy Viễn nắm quyền thống trị, Đại Thế Giới vẫn giữ bộ mặt cũ, vẫn dơ dáy, câu khách, nặng nề. Thay vào một công trình kiểu mẫu qua nghệ thuật tổ chức và đầu óc đầy sáng tạo của Lâm Giong, Đại Thế Giới từ đó trở thành gần như sào huyệt của một phe nhóm sống ngoài vòng pháp luật. Những người mang súng tiểu liên ẩn hiện bất thường, chỉ lộ diện khi có một rắc rối nhỏ.

Đại Thế Giới đã trở thành một thành trì kiên cố, một lãnh địa riêng của nhóm Bình Xuyên mà Bảy Viễn quyết tâm dùng vũ khí để bảo vệ nó cho riêng nhóm của ông ta và cho Văn phòng Quốc trưởng. Bảy Viễn tuyệt đối không chịu chia lợi nhuận với bất kỳ một tổ chức nào khác. Những số tiền "bôi trơn" mà trước đó Lâm Giong hậu hĩ chi cho mọi tổ chức có thể làm phiền ông ta, đều bị Bảy Viện xóa bỏ, ngay cả với cơ quan cảnh sát và công an của Mai Hữu Xuân, một kẻ không đội trời chung với Bảy Viễn, nhất là sau ngày Bảo Đại nhận tiền của Bảy Viễn để thay Mai Hữu Xuân bằng Lại Văn Sang, cố vấn an ninh của Bảy Viễn trong chức vụ giám đốc Công an cảnh sát đô thành Sài Gòn Chợ Lớn.

Ngoài số tiền gần nửa triệu đồng thuế hàng ngày phải nộp cho chính phủ đúng theo điều kiện sách khi đấu thầu, Bảy Viễn không chịu chi ra một khoản tiền nào khác cho các nhân viên trong chính phủ Sài Gòn. Bảy Viễn giữ lại tất cả cho mình, cho bọn đàn em, và dĩ nhiên là cho Bảo Đại và Văn phòng Quốc trưởng, những người có đủ quyền lực bảo trợ cho ông ta.

Cái độc quyền tay đôi - Bảy Viễn và Bảo Đại - sẽ có những hậu quả tai hại cho nhân dân Việt Nam. Nó tạo ra những sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi khả dĩ dẫn tới sự sụp đổ của Bảo Đại và Bảy Viễn bốn năm sau, khi Ngô Đình Diệm về nước và trở mặt hỏi tội Bao Đại đã hại dân hại nước khi bảo trợ cho Bảy Viễn mở các sòng bạc và khu Bình Khang chứa gái điếm công khai, để có lý do hạ bệ Bảo Đại, sau khi dẹp tan phe Bình Xuyên với sự yểm trợ của đồng đô la Mỹ và các cố vấn Mỹ.

Nguồn thu nhập từ Đại Thế Giới không chỉ giới hạn trong sự khai thác các sòng bạc, mà theo một nhà báo Pháp hành nghề lâu năm tại Sài Gòn trong cuộc chiến Pháp - Việt, Bảy Viễn thiết lập ngay bên trong khuôn viên Đại Thế Giới, một hệ thống tinh chế á phiện, vì ông ta kiểm soát việc buôn sỉ ma túy tại Sài Gòn.

Đại Thế Giới cũng là tụ điểm bí mật cho các vụ buôn lậu vàng, ngoại tệ, thuốc lá lậu v..v.. Cảnh sát và nhân viên hải quan đừng hòng bén mảng đến Đại Thế Giới để dò la, vì nơi đây đã trở thành một khu vực bất khả xâm phạm, dưới sự bao che của Quốc trưởng và với sự bảo vệ của một số người võ trang tận răng. Ngay cả báo chí cũng không dám hé môi nói động tới công cuộc làm ăn của Bảy Viễn, vì sợ bị thủ tiêu mà không biết thưa gửi ai.

Người nào có một hành động hay một lời nói nào chạm tới quyền lợi của nhóm Bình Xuyên liền gặp phải phản ứng quyết liệt của Bảy Viễn. Một lần nọ, một nhà báo Việt Nam trong một bài báo có đề cập phớt qua một số hoạt động của Bảy Viễn. Ngay ngày hôm sau, anh ta cùng bà vợ bị bắt cóc và bị áp giải đến Tổng hành dinh của Bình Xuyên nằm bên kia cầu Chữ Y.

Theo một ký giả Pháp, vợ chồng nhà báo cả gan phạm thượng này bị dẫn tới phòng tra tấn, và chính Bảy Viễn chỉ cho họ thấy những dụng cụ tra tấn, và giải thích cách sử dụng của từng dụng cụ. Sau cùng ông ta ôn tồn nói với đôi vợ chồng nhà báo dám cả gan vuốt râu hùm: "Ta để cho hai người được quyền chọn lựa: được tự do thì phải giữ mồm, hay ngược lại". Và khi đôi vợ chồng ký giả này quì lạy xin tha tội, Bảy Viễn thân mật vỗ vai hai người và dịu giọng nói với họ: "Lần này, ta tha chết cho hai vợ chồng. Nhưng không được tái phạm nữa, nếu không ta sẽ không còn thương xót hai người nữa!”.

Các thủ tướng không được động tới Bình Xuyên.

Từ đấy, một sự im lặng bao trùm Đại Thế Giới đang trên đà phát triển. Buổi tối, thỉnh thoảng Bảy Viễn cùng với bộ tham mưu và đoàn cận vệ đến thanh sát sòng bạc lớn này, với bộ quân phục cấp Tướng. Trong các buổi tiếp tân trọng thể, Bảy Viễn được mời đến dự với tư cách là một vị thượng khách được mọi người kính nể, còn riêng với các thuộc hạ, Bảy Viễn luôn tỏ ra hào hiệp và ưu ái nên nhận được sự trung thành tuyệt đối của họ.

Trong các buồi lễ do nhóm Bình Xuyên tổ chức, khi Bảy Viễn đến chủ tọa, ông được cả một dàn nhạc của quân đội Bình Xuyên thổi bản quốc ca để dàn chào. Cao ủy Pháp, các tướng lãnh trong quân đội viễn chinh Pháp phải chào ông ta. Với sức mạnh của đồng tiền và của lực lượng vũ trang dưới tay, Bảy Viễn trở thành một lực lượng chính trị đáng nể giữa đô thành Sài Gòn.

Những nhà tai mắt Pháp - Việt trong lãnh vực kinh tài muốn hợp tác với ông ta để làm ăn. Những nhân vật chóp bu Bình Xuyên mang một bộ mặt văn minh và trưởng giả. Bảy Viễn bỏ tiền ra mua khá nhiều bất động sản tại Sài Gòn để bành trướng phạm vi hoạt động. ông có một chiếc ô tô hiệu Jaguar độc nhất tại Sài Gòn, chiếc xe này thường được đem ra dự những cuộc triển lãm những kiểu ô tô đời mới và sang trọng nhất.

Mặc dù phải thường giao dịch với người Pháp, nhưng Bảy Viễn không cần trau dồi Pháp ngữ, vì ông bận quá nhiều việc khác, đặc biệt là trong lãnh vực kinh doanh và trong việc đối phó với những đối thủ chính trị. Sự cấu kết giữa Bảo Đại và Bảy Viễn chặt chẽ đến nỗi mỗi lần chuẩn bị thay đổi Thủ tướng, Bảo Đại luôn đặt điều kiện tiên quyết với nhân vật sắp được ông chỉ định vào ghế tân thủ tướng là không được động đến các hoạt động kinh doanh của nhóm Bình Xuyên tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1955, khi ông Diệm đang va chạm mạnh với các giáo phái và các đoàn thể chính trị đối lập trong nước, Bảo Đại đã đánh điện gọi Bảy Viễn sang Pháp đề thăm dò khả năng bổ nhiệm Bảy Viễn vào một chức vụ chính trị cao nhất. Đồng thời sau đó Bảo Đại cho triệu hồi Diệm sang Pháp để bãi chức, nhưng Diệm được Mỹ yểm trợ đã bất tuân lệnh mà còn tiến hành kế hoạch lật đổ Bảo Đại khiến Bảy Viễn vỡ mộng được đóng vai trò thủ lĩnh chính trị trên chính trường miền Nam 1955.

Nhóm Mafia Corse tại Sài Gòn đầu thập niên 50

Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, từ lâu cũng là một mảnh đất màu mỡ của các nhóm Mafia quốc tế. Năm 1950, quân đội Pháp quay trở lại Đông Dương, chính phủ Pháp phải đổ ra hàng chục tỷ Francs để đài thọ chi phí cho đoàn quân viễn chinh Pháp. Ngoại tệ đổ vào Sài Gòn kéo theo sự hiện diện của đủ thành phần trong xã hội kể cả những nhóm xã hội đen chuyên khai thác những dịch vụ “ngầm".

Đảo Corse, một hòn đảo ở ngoài khơi Đông Nam bờ biển nước Pháp, lãnh thổ được tranh chấp chủ quyền giữa Pháp và Ý từ ngàn xưa và cũng là nơi sản sinh ra các nhóm Mafia và cướp biển nên có danh từ chung Corsaire để chỉ những tên cướp biển.

Đầu thập niên 50 giới những người Pháp quê đảo Corse hoạt động tích cực tại Sài Gòn. Giới cựu trào đã từng chiếm lĩnh thị trường thời thực dân trước 1945, thấy thời cơ đã đến với sự hiện diện của hàng trăm ngàn quân Liên Hiệp Pháp, đã cho tăng viện từ Chính quốc những tên mafia trẻ để nới rộng hoạt động, nhóm người này xuất thân từ những tầng lớp cặn bã sống ngoài vòng pháp luật tại Paris, Marseille, Corse, những người này thường có vẻ mặt "cô hồn", những tay dao búa đã từng bắn giết nhau để tranh giành lãnh địa.

Thuở ấy, tại Sài Gòn, có một nhóm Mafia hay nhiều nhóm? ít ai hiểu rõ điều này. Và có người có ít nhiều hiểu biết tự đặt ra câu hỏi vậy có phải Franchini là đại bố già của nhóm Mafia Sài Gòn hay không? Trong tất cả những người Pháp quê đảo Corse tại Sài Gòn, Franchini là nhân vật nổi bật nhất trong giới thượng lưu tại Sài Gòn, là chủ nhân của hai khách sạn Continental và Majestic.

Franchini đến Sài Gòn từ sau Đệ nhất thế chiến 1914-1918, với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ tài kinh doanh trong các hoạt động ngầm mà dần dần trở thành tỷ phú. Franchini là bạn thân của tên chủ báo thực dân De Lachovretiere, tên này bị Ban công tác thành Việt Minh giết chết. Franchini là người hợp tác đắc lực của Bảo Đại và Bảy Viễn trong nhiều dịch vụ kinh doanh béo bở và được sự hỗ trợ ngầm của các cơ quan công quyền dưới thời Bảo Đại. Franchini là người lãnh đạo ngầm của giới người gốc Corse tại Sài Gòn.

Nhưng đầu thập niên 50, một nhân vật trẻ hơn, một người cũng gốc Corse là Andreani dường như được xem là nhân vật điều khiển những vụ làm ăn trong bóng tối tại Sài Gòn.

Andreani là chủ nhân của cửa hiệu cà phê nhạc nổi tiếng nhất tại Sài Gòn vào thời ấy "Croix du Sud" nằm trên đường Đồng Khởi hiện nay, địa điểm này sau ngày quân Pháp rút về nước, Ban hợp ca Thăng tong đến khai thác mở một phòng trà ca nhạc mỗi đêm đầu tiên tại Sài Gòn với giá 20 đồng một chai nước ngọt năm 1955.

Quán Croix du Sud của nhóm người Corse của Andreani là cái vỏ bọc bên ngoài của các hoạt động ngầm của nhóm Mafia Corse tại Sài Gòn trong cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng về đêm, quán Croix du Sud với đèn neon rực rỡ cũng thu hút được một số khách người Pháp trung lưu, những hạ sĩ quan và công chức Pháp, trung cấp da trắng đến mua vui với một ban nhạc sống gồm toàn phụ nữ - nhạc công lẫn ca sĩ - chủ nhân Andreani luôn có mặt sau quầy thu tiền. Những phụ nữ giúp việc tới lui phục vụ và thu tiền.

Nhưng sau cái vỏ bọc hợp pháp này, nhà hàng ca nhạc Croix du Sud là điểm hẹn của những tay trùm Mafia Corse đến bàn bạc và thực hiện những phi vụ ngầm quốc tế. Dưới tay của Andreani, có nhiều phụ nữ Pháp được tuyển chọn từ Pháp đưa sang Sài Gòn và có tay nghề trong việc phục vụ các khách hàng thuộc phái mạnh. Cả một ban nhạc gồm toàn phụ nữ có thân hình bốc lửa, ăn mặc hở hang, các khách hàng đến đây để ngắm những bộ ngực căng tròn và những cặp đùi trắng nõn, nhất là các vũ công chuyên nghiệp.

Andreani thường đứng sau quầy tiền, chung quanh có những tên trợ thủ trẻ người gốc Corse, đảo mắt quan sát số khách, và thường rỉ tai vào nhau nói khẽ điều gì. Nhưng Croix du Sud không phải là một địa điểm vui chơi xấu, ở đây, không có ma túy, gái điếm, nhưng lại được đặt dưới một kỷ luật chặt chẽ. Khách chỉ có quyền uống và ngắm từ xa những cặp đùi non của các cô đầm trẻ. Những vụ đánh nhau trong tiệc rượu đều bị xử lý nghiêm khắc bởi những đàn em có võ của bố già Andreani.

Tuy nhiên, cái phòng trà ca nhạc bề ngoài đứng đắn này, lại bao trùm một không khí nặng nề, vì người ta nhận ra sự hiện diện sau quầy tiền, của những người gốc Corse với vẻ mặt lạnh lùng và chứa đựng những điều bí mật rất đáng sợ. Thỉnh thoảng Andreani biến mất, rút vào bên trong một căn phòng kín đáo để chủ tọa một phiên họp của Ban Quản trị của một phe nhóm thuộc thế giới ngầm tội phạm.

Các nhân viên cảnh sát đều nhận ra gương mặt của tay trùm Mafia này, nhưng không nắm được những chứng cứ về những hoạt động đầu cơ phi pháp của họ. Andreani được kính nể tại Sài Gòn. Đây là một "nhân vật" địa phương đã từng sống lâu năm tại đây.

Người ta biết là Andreani có tài kinh doanh hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông ta xuất thân từ một thủy thủ tầm thường, ít học. Ông ta đặt chân tới Sài Gòn từ thập niên 30, và khi bắt đầu phất lên, ông ta dành tất cả số tiền tiết kiệm được để lập một nhà thổ chứa những nàng Kiều da trắng tóc vàng được đưa từ Pháp sang, và từ đó ông càng ngày càng giàu thêm và kết thân với những người Pháp thuộc giới thượng lưu và có thế lực.

Phòng trà ca nhạc Croix du Sud là bản doanh của ông ta, từ nơi này ông điều khiển tất cả những vụ làm ăn hợp pháp cũng như phi pháp. Nhiều người thuộc đủ tầng lớp trong xã hội đến gặp ông để đưa ra những đề nghị, những sáng kiến làm tiền. Câu trả lời của ông chỉ vỏn vẹn là "được" hay không".

Cả Sài Gòn đều biết ngành hoạt động chính của ông ta là "đầu cơ đồng tiền Đông Dương, và đổi tiền Đông Dương sang đồng Franc Pháp để chuyển về Pháp hưởng chênh lệch giữa hối suất chính thức 17 francs ăn 1 đồng bạc Đông Dương sang hối suất chợ đen (tự do) cao hơn gấp đôi. Ngoài loại phi vụ này, Andreani còn nhúng tay vào những vụ làm ăn ngầm khác, tất cả đều được tổ chức ăn khớp theo những "quy luật giang hồ" của nhóm. Ông ta giao du và làm ăn với các tỷ phú Hoa kiều trong Chợ Lớn, với nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền tại Sài Gòn, Pháp cũng như Việt.

Andreani có những tài sản lớn, những vườn cao su, những cơ sở kinh doanh hợp pháp tại Sài Gòn cũng như tại Pháp, nơi ông ta "rửa" những đồng tiền nhơ bẩn, bố trí những thân nhân của ông ta để quản trị từng bất động sản mà ông tậu được ở khắp nơi, nhờ vào những hoạt động đầu cơ và chứa gái mà có được.

Nhiều nhân vật Corse khác tương đối ít được biết đến bằng Andreani nhưng tỏ ra độc ác và nham hiểm hơn, như cặp bài trùng N. và S. Nỗi kinh hoàng mà đôi bố già này gieo rắc trong thế giới "ngầm" được một ký giả Pháp tình cờ chứng kiến.

Viên quản lý một quán ăn nhỏ trên đường Đồng Khởi đang nói chuyện với ông nhà báo thì bỗng nhiên tái xanh mặt và run sợ chạy tới bên cạnh một người đàn ông lạ, mặt lạnh như tiền, cúi sát đầu chào một cách thật kính cẩn. Người lạ mặt vừa đến tuy gầy nhưng có đôi mắt đanh ác, tay nắm lấy cổ áo đối tượng, nhìn thẳng vào mắt nạn nhân như muốn ăn tươi nuốt sống người đối diện, thốt ra một câu nói dằn mặt rồi khinh bỉ bỏ đi, như một ông tướng. Viên quản lý lấm lét nhìn theo, sợ hãi. Khi nhà báo hỏi anh ta vậy anh chàng hung ác vừa bỏ đi là ai thì được trả lời: "ông không biết ông ấy à? Đó là ông N... một bố già đó!".

Tên trùm chứa gái điếm Pháp N... xuất thân là một tên "ma-cô" ở hải cảng Marseille bên Pháp. Thời gian biểu của tên trùm chứa gái điếm da trắng này không bình thường. Ban ngày, hắn ngủ trong một phòng của khách sạn gần Nhà hát Tây, một sào huyệt của nhóm Mafia Corse, đối diện khách sạn Continental của bố già Franchini. Buổi chiều, sau một giấc ngủ trưa dài hắn thả bộ xuống một cơ sở kinh doanh của hắn ở số 90 đường Pasteur (Chợ Cũ), một nhà thổ chứa toàn gái điếm da trắng được mộ từ Pháp đưa sang Sài Gòn để phục vụ cho khách phần đông là người Hoa có tiền.

Đầu năm 1951, khi tướng De Lattre sang Sài Gòn thống lãnh đoàn quân viễn chinh Pháp, ông ta ra lệnh trục xuất về Pháp tất cả số gái điếm da trắng. Muốn trụ lại Sài Gòn, một số nàng Kiều phương Tây này phải thu xếp kết hôn hợp pháp với một người đàn ông để có thể tiếp tục lén lút hành nghề, những ông chồng hờ có hôn thú này dĩ nhiên được những cô gái điếm Tây trợ cấp hàng tháng một số tiền để sống với cái nghề mới là làm chồng hợp pháp của một cô đầm Pháp. Những khi những cô nàng này gặp rắc rối với luật pháp, thì những ông chồng bản xứ trên giấy tờ phải đứng ra lãnh và chịu khó ê mặt một chút để chịu đấm ăn xôi với cái nghề mới bẩn thỉu này.

Sau ngày De Lattre vĩnh biệt chiến trường Đông Dương cuối năm 1951, lệnh cấm gái điếm da trắng hành nghề tại Việt Nam bị hủy bỏ, các trùm Mafia chứa gái được tự do hành nghề trở lại, và những ông chồng hờ của gái điếm Pháp thất nghiệp.

Tại Sài Gòn, tên trùm N. có một chiến hữu trong các hoạt động "ngầm" là S. một người cũng độ ngũ tuần. Tên này không chứa gái điếm mà chuyên về các hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp, và buôn lậu vàng, đá quí. Đối với một số người Pháp sành đời, hai tên N. và S là những tên giết người chuyên nghiệp. Người ta được biết là cặp bài trùng này đã nhiều lần "thanh toán" những kẻ đụng chạm tới những quyền lợi của chúng bằng những màn sát thủ ác độc. Cảnh sát cung hay biết về những hành động tội ác này, nhưng vì không nắm được những chứng cớ để kết tội nên không thể bắt giam và truy tố chúng được.

Những vụ buôn lậu ngoại tệ, và đâm thuê giết mướn

Việc chuyển ngoại tệ lậu thường được thực hiện trên những chuyến tàu khách lộ trình Marseille-Sài Gòn. Ngoại tệ và vàng được cất giấu tại những nơi thật kín trên tàu đến nỗi các nhân viên hải quan không thể nào ngờ đến được như trong một ổ bánh Tây lớn rỗng ruột để giấu đô la, hay trong buồng máy tàu, được giao cho một thủy thủ quèn nhưng đáng tin cậy và đầy bản lĩnh.

Luật giang hồ được áp dụng đối những tên buôn lậu có mặt trên tàu nên không có việc tố cáo hay phản bội nhau. Các vụ khám xét chính thức không đi đến đâu cả. Khi tàu cặp bến Sài Gòn, các tên buôn lậu phải dùng mưu chước để qua mặt những nhân viên hải quan luôn cảnh giác, một số người này có thể bị mua chuộc giúp món hàng lậu lọt lưới, giờ giấc làm việc của những nhân viên hải quan “bạn" được tính kỹ để đưa hàng lên bờ. Tất cả đều được điều nghiên thật ăn khớp.

Hàng lậu được đưa thẳng vào Chợ Lớn để được giao tận tay cho một người nhận ở một địa chỉ thật kín đáo, người này kiểm qua loa món hàng rồi trao một số tiền lớn cho người giao hàng mà không có một lời mặc cả vì đã được thỏa thuận trước. Việc giao nhận hàng thường diễn ra lúc hoàng hôn, vì vào giờ này, nhân viên hải quan đã nghỉ việc. Kẻ nhận tiền liền đi thẳng đến một địa điềm để trao số tiền cho một tên trùm người Corse.

Thỉnh thoảng cũng xảy ra một "trục trặc" mà lần được nghe nói đến nhiều nhất là vụ chiếc phong cầm chứa đựng vàng ròng. Người được nhờ mang nhạc cụ này vô tình cao hứng chơi thử một bản nhạc Java mà không phát ra những điệu nhạc theo ý muốn nên nội vụ bị đổ bể và bị lập biên bản tịch thu và nộp phạt. Lập tức có những người của "nhóm" có quen biết với hải quan đứng ra giải quyết êm thấm vụ việc và nộp phạt đúng lúc và đầy đủ

Những tên Corse "đâm thuê giết mướn" tại Sài Gòn thường chọn giờ ra tay hành động chỉ vài giờ trước khi một chiếc tàu nhổ neo về Pháp để kịp trốn trên tàu, nên khi cảnh sát bắt đầu mở cuộc điều tra về vụ án mạng vừa xảy ra, thì tên thủ phạm người Corse đã ung dung đi lại trên boong tàu với tư cách là một thủy thủ vừa được thu dụng. Nhiều trùm Mafia Corse đã làm giàu sau nhiều năm thực hiện những phi vụ béo bở tại Đông Dương trong thời chiến.

BẢO ĐẠI THẤT BẠI TRONG VIỆC THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ LƯU VONG CHỐNG DIỆM

Thủ tướng Pháp Edgard Faure đã trả cho Tổng thống Eisenhower nỗi nhục nhã mà người tiền nhiệm Mendes France đã gây cho Hoa Kỳ năm trước

Trong những tháng đầu năm 1955, tình hình chính trị tại Sài Gòn thật là rối ren. Hiệp định Geneve về Đông Dương đã bắt đầu có hiệu lực từ nửa năm qua. Người Mỹ đang thắng thế trước người Pháp do đã áp đặt được Ngô Đình Diệm vào ghế thủ tướng chính phủ, nhờ vào sức nặng của viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ Diệm.

Nhưng ông Diệm đang vấp phải sự chống đối quyết liệt của các giáo phái và Bình Xuyên và nguy cơ một cuộc nội chiến hiện rõ ra dần. Mặt khác, nội bộ chính phủ Diệm đang có nguy cơ tan rã, vì 13 bộ trưởng trong nội các đã đệ đơn từ chức, trước áp lực của phe chống đối.

Tháng 4.1955, tân Thủ tướng Pháp Edgard Faure, người vừa thay thế ông Mendes-France, người đã ký kết Hiệp định Geneve 20.7.1954, trong một lời tuyên bố, có đề cập đến cái "khoảng trống chính trị" tại Sài Gòn trong đó chế độ Diệm đang vùng vẫy để thoát ra. Trong một thông điệp gửi đến Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Pháp nhấn mạnh đến sự bất lực của ông Diệm trong việc thành lập một chính phủ hữu hiệu và yêu cầu nên gấp rút có những biện pháp để thay thế ông Diệm hoặc buộc ông ta nới rộng thành phần nội các của ông, bằng cách mời vào chính phủ những phần tử "thân Pháp" để xoa dịu tình thế vì những lực lượng này còn rất mạnh tại Nam Việt.

Việc chính phủ Pháp phải thông qua chính phủ Mỹ để có thể thay thế một thủ tướng "thất nhân tâm" và thân Mỹ trong khi vị quốc trưởng Việt Nam là "người của Pháp" bất lực và cho thấy là vào thời điểm ấy, tiếng nói của Mỹ có trọng lượng hơn là tiếng nói của Pháp, mặc dù quân đội viễn chinh Pháp còn hiện diện tại phía Nam vĩ tuyến 17.

Nhưng cái thế của Diệm lúc bấy giờ đã đủ mạnh để không còn phải e ngại bất cứ một lực lượng chống đối nào, dù là trong hay ngoài nước, vì ông đặt hết lòng tin vào sự yểm trợ cương quyết của Tổng thống Eisenhower. Cuộc vận động của chính phủ Pháp nhằm thuyết phục Mỹ thay thế Diệm thất bại.

Tại Paris, người ta nghĩ là còn có thể sử dụng con bài Bảo Đại để giải quyết cuộc “khủng hoảng chính trị" tại Sài Gòn.

Ngày 28.4.1955, Quốc trưởng Bảo Đại đang ở Pháp đánh điện ra lệnh cho vị thủ tướng do ông chỉ định, sang Pháp để tham khảo ý kiến và tham dự một hội nghị những "nhân sĩ", nhưng thực chất là một lệnh triệu hồi để cách chức như ông ta đã từng làm năm trước khi gọi về tướng Nguyễn Văn Hinh dưới áp lực của Mỹ.

Nhưng Diệm thừa rõ dụng ý của Bảo Đại nhằm hất ông ta ra khỏi ghế thủ tướng nên sau khi tham khảo ý kiến của quyền đại sứ Mỹ tại Sài Gòn lúc bấy giờ, ông Ronald Kidder, Diệm mới dám công khai chống lại lệnh gọi sang Pháp của Bảo Đại, nhưng bề ngoài biện lý do là tình hình chính trị tại Sài Gòn không cho phép thủ tướng rời khỏi nhiệm sở. Người Mỹ vẫn ở trong bóng tối để giật dây Diệm hành động theo sự đạo diễn của những nhà ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn để tiến tới việc củng cố một chế độ độc tài thân Mỹ tại Nam Việt.

Ngày 30.4.1955, chỉ hai ngày sau lệnh triệu hồi Diệm qua Pháp của Bảo Đại, Diệm trả đũa bằng cách cho dựng lên một ủy ban cách mạng gồm toàn những tên xôi thịt vô danh tiểu tốt gấp rút họp rồi ra nghị quyết truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, và giao cho "chí sĩ" Ngô Đình Diệm thành lập một chính phủ với đầy đủ quyền hành mà không cần phải có quốc trưởng.

Bảo Đại từ Pháp, lên tiếng tố cáo tính cách bất hợp pháp của cái gọi là ủy ban Cách mạng giả tạo này. Liền sau đó, Hoa Thịnh Đốn gây áp lực mạnh với Pháp để thuyết phục chính phủ E.Faure thay đổi thái độ đối với Diệm, nghĩa là bỏ rơi những người bạn của Pháp tại Sài Gòn. Ngoại trưởng Mỹ F.Oulles đe dọa sẽ cắt đứt tất cả viện trợ cho Nam Việt và quân đội viễn chinh Pháp nếu Diệm bị lật đổ.

Ngày 11.5.1955, Dulles đến Paris để ký với chính phủ Pháp một thỏa hiệp, trong đó hai chính Phủ Mỹ và Pháp đồng cam kết dành cho chính phủ Diệm một sự ủng hộ hoàn toàn, thỏa hiệp thực chất là sự đầu hàng của Pháp trước Hoa Kỳ và chấp nhận sự cáo chung cua ảnh hưởng của Pháp tại Nam Việt, sau khi đã đánh mất Bắc Việt qua thảm bại tại Điện Biên Phủ.

Nương vào sự nhượng bộ của Pháp trước Hoa Kỳ qua thỏa hiệp Pháp - Mỹ ngày 11.5.1955, chính phu Diệm tìm cách lôi kéo Pháp và Anh tham dự một hội nghị tay tư (Mỹ, Pháp, Anh, Nam Việt) mà mục tiêu là xét lại thỏa hiệp Geneve, đặc biệt là về điều khoản liên quan đến cuộc tổng tuyên cử giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Cuộc vận động này thất bại do sự chống đối với Anh: đặc phái viên của Diệm được gửi tới Luân Đôn đã rước lấy thất bại. Chính phủ Anh quyết tôn trọng các thỏa hiệp Geneve.

Sau thất bại này, Diệm được sự yểm trợ của Mỹ ra mặt chống lại Hiệp định Geneve bằng cách từ khước nhũng cuộc tham khảo với Bắc Việt trong giai đoạn tiền tổng tuyển cử như Hiệp định có trù định. Tổng thống Eisenhower, trong quyển hồi ký của ông, thành thật nhìn nhận là nếu cuộc tổng tuyển cử diễn ra năm 1956, tám mươi phần trăm cử tri toàn quốc sẽ bỏ phiếu cho chính quyền của cụ Hồ, và như vậy là cả hai miền Việt Nam sẽ rơi vào vòng kiểm soát của cộng sản, điều mà Mỹ không thể chấp nhận.

Khi gần đến ngày 20.7.1955, Anh và Pháp cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ cùng với họ gây áp lực với Diệm để mở những cuộc tham khảo tiền tổng tuyển cử với Hà Nội đúng theo tinh thần của Hiệp định Geneve. Sự thỏa hiệp tay ba này sau cùng được thực hiện, vì Hoa Thịnh Đốn không dám trắng trợn nói "không" với một cuộc vận động hợp lý như vậy. Nhưng sự chấp thuận miễn cưỡng của Hoa Kỳ chỉ có tính chất lý thuyết, và Mỹ chỉ giả bộ nghe theo Anh và Pháp, nhưng cố ý giả ngơ giả điếc trước những hành động công khai của Diệm chống lại cuộc tổng tuyển cử.

Pháp đầu hàng Mỹ, hấp tấp thừa nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý của Diệm

Gần đến ngày 20.7.1955, Diệm cho phát động một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ chống lại cuộc bầu cử 1956, và cho tổ chức những cuộc biểu tình của dân chứng nhằm cùng một mục đích: Ngày 17.7.1955, trong một bài diễn văn đọc trên đài phát thanh, Diệm một lần nữa nhắc lại là chính phủ của ông ta không có ký tên vào Hiệp định Geneve nên không bị trói buộc vào các điều khoản của văn kiện này.

Ngay những ngày đầu tháng 9.1955, có tin về một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được chính phủ Diệm tổ chức nhằm truất phế Bảo Đại và thành lập nền Cộng hòa với một tổng thống mà người được bầu lên không ai khác là Ngô Đình Diệm vì cả bộ máy bầu cử là trong tay Diệm trong khi Bảo Đại không có mặt để tranh cử với Diệm. Đây cả là một màn hài kịch quá vụng về và không thuyết phục được ai cả, trong cũng như ngoài nước.

Bảo Đại năm 1955 chỉ còn là một biểu tượng của những gì còn lại của ảnh hưởng Pháp tại Nam Việt. Ngày 6.10.1955, Bộ trưởng Nội vụ của Diệm loan báo cho dân chúng việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1955. Nhận thấy trước nguy cơ bị truất phế, Bảo Đại ngày 18.10 cho công bố một nghị định bãi nhiệm Diệm, vị thủ tướng mà ông bổ nhiệm tháng 6.1954, và ngày hôm sau 19.10.1955, Bảo Đại trong một thông điệp gửi đến dân chúng Nam Việt quyết định của Quốc trưởng chấm dứt chức vụ Thủ tướng của Ngô Đình Diệm.

Cuộc chiến Bảo Đại - Diệm thực chất là cuộc tranh chấp Pháp - Hoa Kỳ qua hai con bài trong tay của hai cường quốc được xem là đồng minh của nhau, và thế yếu của Pháp là sử dụng một cái bóng ma, không có thực quyền và đang sống lưu vong ở nước ngoài.

Cuộc trưng cầu dân ý dĩ nhiên là đem lại thắng lợi quá rõ rệt cho Diệm, Bảo Đại bị mất chức quốc trưởng, và Diệm tự xưng là tổng thống của Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.

Điều gây ngạc nhiên nhất trong màn hài kịch chính trị này là việc hai chính phủ Anh và Pháp hấp tấp ngả theo chính phủ Mỹ để thừa nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý và công nhận tính cách hợp pháp của tân chế độ Diệm. Đây quả thật là một sự đầu hàng của chính phủ E.Faure (Pháp) trước chính phủ Eisenhower (Mỹ).

Eisenhower như vậy là đã đòi được món nợ năm 1954 khi Thủ tướng Pháp Mendes France đã gần như gửi cho Eisenhower một tối hậu thư ngày 10.7.1954, khi cho Mỹ biết là dù cho Mỹ không gửi đại diện đến Geneve trở lại tham dự Hội nghị thì Pháp vẫn ký kết Hiệp định hòa bình dù với sự lạnh nhạt của đại diện của Mỹ trong buổi lễ ký kết. Eisenhower đành chấp nhận thất bại là không ngăn cản được Mendes France ký kết với đối phương một hiệp ước mà các điều khoản nằm ngoài ý muốn của ông.

Vài ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, để phản đối và không công nhận kết quả “tiền chế" của nó, một “ủy ban hành động" gồm những nhân sĩ người Việt cư ngụ tại Pháp và trung thành với Bảo Đại, loan báo sắp được thành lập và dọn đường cho sự ra đời của một chính phủ lưu vong tại Pháp do Bảo Đại lãnh đạo. Những người này tin tưởng là sẽ nhận được sự ủng hộ của Pháp để tiếp tục cuộc tranh đấu chống lại hành động phản bội của Diệm đối với Bảo Đại, vì họ cho rằng chính phủ Pháp không thể chấp nhận màn kịch bầu cử thô kệch tại Sài Gòn được.

Nhưng hành động vội vàng thừa nhận chính phủ Diệm ngay sau ngày công bố kết quả ngụy tạo của cuộc trưng cầu dân ý đã làm tan vỡ những ảo tưởng sau cùng của những phần tử trung thành với Bảo Đại, về sự kháng cự của Pháp trước sự đạo diễn chính trị của người Mỹ tại phần đất thuộc địa cũ của Pháp còn sót lại tại châu Á.
Chiến thắng của Diệm đồng nghĩa với việc người Mỹ hất chân người Pháp ra khỏi Nam Việt, theo nhận định của thông tín viên Associated Press tại Sài Gòn, những di tích cuối cùng của ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam đã biến mất tại Nam Việt, sau khi đã đánh mất một năm trước, phần đất phía Bắc vĩ tuyến 17 qua những điều khoản của Hiệp định Geneve ngày 20.7.1954.

Thắng lợi của Diệm cũng có nghĩa là các cuộc tổng tuyển cử chung cho hai miền Nam Bắc được trù liệu vào tháng 7.1956 sẽ không diễn ra, và đây là sự vi phạm điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Geneve 1954.

Hội định Geneve về Đông Dương ký ngày 20.7.1954 tạm chia đôi đất nước Việt Nam thành hai vùng, lấy vĩ tuyến 17 tạm làm ranh giới, có tính cách quân sự tạm thời dùng làm nơi tập trung quân của hai phe đối lập, trong khi chờ đợi thời hạn hai năm để tiến tới một sự tái thống nhất hai miền qua kết quả một cuộc tổng tuyển cử chung cho cả hai miền.

Sau ngày hoàn tất sự tập trung quân đội hai bên theo ranh giới vĩ tuyến 17, miền Bắc do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của cụ Hồ lãnh đạo, chiếm một diện tích rộng 95.000 cây số vuông và dân số độ 16.500.000 người. Miền Nam, nằm ở phía dưới vĩ tuyến 17 có một diện tích tương đối rộng hơn, với 105.000 cây số vuông, nhưng ngược lại có dân số ít hơn, chỉ có từ 11.500.000 đến 12.000.000 dân.

Trong cuộc chiến chống lại sự tái thống nhất Việt Nam, các chính phủ kế tiếp tại Hoa Thịnh Đốn chỉ có một mục tiêu biến Nam Việt thành một thành trì chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa xã hội, và cố thành lập tại Nam Việt một chính phủ chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nghĩa là nhân vật lãnh đạo phải được Hoa Kỳ chọn lựa và tín nhiệm.

Vào giai đoạn cuối của Hội nghị Geneve 1954, Hoa Kỳ đã có sẵn trong tay lá bài Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên Chúa giáo thuộc phái khổ hạnh, có đầu óc phong kiến vì xuất thân từ một gia đình cựu đại thần triều Nguyễn.

Năm 1949, ông Diệm còn đang tị nạn tại Hồng Kông, trong khi các nhà chính trị xa-lông đổ xô tới hòn đảo này để tìm kiếm một chức vụ béo bở trong chính quyền tương lai tại Sài Gòn do Bảo Đại lãnh đạo. Vị Cựu hoàng này không có thiện cảm với ông Diệm nhưng e ngại ông này. Nhận thấy chưa đến thời cơ để xuất đầu lộ diện, ông Diệm khôn khéo chạy chọt để xin được giấy chiếu khán sang Hoa Kỳ để có những cuộc vận động với chính giới Mỹ.

Năm 1951, ông Diệm sống trong một chủng viện ở tiểu bang New Jersey tại Hoa Kỳ. Theo nhà báo Pháp Raynlond Cartier của tờ Paris Match, ông Diệm trở thành con người chống thực dân của Hoa Kỳ và nhất là của vị Hồng Y Spellman thuộc giáo phận “Nữu ước", trong khi bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu hoạt động trong một Liên hiệp nghiệp đoàn tại Sài Gòn có phân bộ tại nhiều nước trên thế giới.

Mặc dù sống trong chủng viện Iakewood bang New Jersey từ 1951 đến 1953, theo báo Time, thì ông Diệm thường đến Hoa Thịnh Đốn để có những cuộc thảo luận về chính trị với các viên chức Bộ Ngoại giao và các thành viên trong lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ để trước hết là yêu cầu Hoa Kỳ ngưng ủng hộ chính sách của Pháp tại Việt Nam qua giải pháp Bảo Đại.

Năm 1947, chính ông Diệm, theo nhà báo Mỹ Hilaire du Berrier, cũng nằm trong số những chính khách xôi thịt đổ xô tới Hồng Kông ăn theo Bảo Đại, ông này rất ghét ông Diệm, nhưng vì Diệm là con trai của ông Ngô Đình Khả, một cựu đại thần đã từng phục vụ vua Khải Định, thân phụ của Bảo Đại, nên ông này phải bằng lòng tiếp Diệm.

Trong suốt các cuộc thương thuyết năm 1947-1948 tại Hồng Kông xung quanh Bảo Đại, Diệm là người của Hoa Kỳ. Hai Tổng thống Mỹ Roosevelt và Truman đã từ lâu “dòm ngó" đến phần lãnh thổ đông dân và giàu tài nguyên tại bán đảo Đông Dương.

Bảo Đại rất ghét Diệm nhưng lại ngán ông này, từ hàng chục năm qua, Bảo Đại thừa rõ là Diệm không che giấu lòng thù ghét chế độ quân chủ của Bảo Đại. Nhưng Cựu hoàng phải nể nang Diệm vì ông này được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Mỗi sáng, Diệm đi đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông, được tiếp kiến và được lắng nghe, ghi chú, đưa ra sáng kiến, những lời tuyên bố trình bày các quan điểm chính trị.

Việc ông Diệm càng lúc càng tỏ ra thân Mỹ và tỏ rõ thái độ chống thực dân Pháp hơn, nên Cousseau, mật sứ của Leon Pignon, cao ủy Pháp tại Đông Dương bắt buộc phải có thêm những nhượng bộ trước những yêu sách chính trị của Bảo Đại. Các cuộc thương thuyết giữa người Pháp và Bảo Đại tại Hồng Kông kéo dài gần hai năm do những lời xúi bẩy của Diệm với Bảo Đại, theo Hilaire du Berrier: "Hoàng thượng đừng có chấp thuận những điều kiện của người Pháp. Ngài sẽ tự làm nhục mình đối với lịch sử. Hoàng thượng đừng có chịu trở về nước trước khi nước Pháp hoàn toàn trả độc lập cho Việt Nam".

Trong thời gian giằng co này, cụ Hồ tiếp túc gặt hái thêm những thành quả tốt đẹp trên lãnh vực quân sự lẫn chính trị.

Sau cùng Bảo Đại phải lựa chọn giữa Pháp và Ngô Đình Diệm và vị Cựu hoàng có một cuộc gặp sau cùng đầy sóng gió với Diệm, trước khi bay sang Paris để hoàn tất thỏa hiệp ký ngày 8.3.1949, với Tổng thống Vincent Auriol. Hiệp ước này dành cho chính quyền Bảo Đại một nền độc lập hạn chế với lời cam kết là Pháp sẽ dần dần trao trả thêm những thẩm quyền mới cho chính phủ Bảo Đại.

Những quan hệ giữa Vương quốc Anh với các nước thuộc địa cũ là một hình ảnh tốt của sự thỏa hiệp này. Thực chất, những gì Pháp còn giữ lại cũng không hơn những gì mà Hoa Kỳ còn hưởng được tại Nam Triều Tiên. Bảo Đại đã phải trả giá đắt cho sự lựa chọn đi theo người Pháp một lần nữa.

Do quyết định này của Bảo Đại, uy tín của Hoa Kỳ còn được duy trì tại Viễn Đông thêm vài năm nữa, nhưng Ngô Đình Diệm và những người ủng hộ ông, tạm thất bại trước sự lựa chọn của Bảo Đại năm 1949, họ sẽ có dịp phục thù năm 1955, mà người Mỹ phải trả giá bằng hàng trăm tỉ Mỹ kim và hơn năm vạn sinh mạng của binh sĩ Mỹ.

Chính tại Đà Lạt, nơi mà khi còn trẻ, Bảo Đại đã tham dự những buổi săn cọp, Bảo Đại đã chọn làm nơi đặt Văn phòng Quốc trưởng ngày 27.4.1949 khi ông đáp xuống sân bay Đà Lạt để bắt đầu đảm nhận chức vụ Quốc trưởng Việt Nam. Trong khi đó Cựu hoàng hậu Nam Phương lưu lại Pháp cùng với hai con trai và ba con gái, không chịu theo về nước để nhận lãnh vai trò đệ nhất phu nhân mà bao nhiêu phụ nữ mơ ước có được, như vợ Ngô Đình Nhu tự chiếm dụng cho mình, trong khi bà ta chỉ là vợ một cố vấn của tổng thống mà thôi, điều này cho thấy bà Nam Phương không thiết tha với chức danh đệ nhất phu nhân của một quốc trưởng không có thực quyền, một hư danh mà một con người biết tự trọng không bao giờ chấp nhận.

Giải pháp Bảo Đại chỉ làm chiến tranh kéo dài và làm thiệt mất đến 177.000 sinh mạng của binh sĩ Liên hiệp Pháp. Lịch sử đã chứng minh Bảo Đại chỉ là một lá bài trong tay những cường quốc tạm dùng làm một bức thành chống lại sự tràn ngập của làn sóng xã hội chủ nghĩa. Bảo Đại, một con người luôn sống theo thời thế và luôn đứng về phía kẻ đang có thế mạnh, như theo Pháp thời thực dân đang trong giại đoạn hoàng kim, theo Nhật khi phe quân phiệt Nhật đang nắm quyền kiểm soát tại Đông Nam Á mặc dù sắp bại trận, trở lại với Pháp khi phe thực dân đưa quân trở lại, rồi bấm bụng đầu hàng trước áp lực của khối tư bản Hoa Kỳ.

Mặc dù nắm trong tay uy quyền hợp pháp dưới mắt khối cường quốc tư bản phương Tây, Bảo Đại không đủ cương quyết chống lại áp lực của Hoa Kỳ buộc ông ký giấy trao toàn quyền lại cho Ngô Đình Diệm, một con người ông không tin dùng và ghét bỏ.

Để bảo vệ mạng sống, sáng ngày 10.5.1945, khi ông đang đi săn thú trên vùng Cao Nguyên, thì bất ngờ bị cả một tiểu đoàn bộ binh Nhật bao vây. Một viên tướng Nhật trao cho Bảo Đại một tài liệu đã được Bộ Tư lệnh Nhật soạn sẵn và ra lệnh cho ông ký vào nếu ông muốn sinh mạng được bảo tồn. Bảo Đại suốt đời chỉ biết ngã về phía kẻ mạnh và chờ đợi những ngày tháng sáng sủa hơn, để trục lợi. Ngày 10.3.1945, Bảo Đại dưới họng súng của người Nhật, đã ngoan ngoãn ký vào một tài liệu xóa bỏ chủ quyền của Pháp và tuyên cáo nền độc lập quốc gia theo kiểu Nhật.

Năm 1946, Bảo Đại được tướng Lư Hán đưa lên một Phi cơ Mỹ bay tới Nam Kinh để thi hành một sứ mạng đặc biệt. Ngày ông đến Nam Kinh, tướng Marshall, ngoại trưởng Hoa Kỳ đang có mặt tại đây để thuyết phục Tưởng Giới Thạch hòa giải với Mao Trạch Đông tránh một cuộc nội chiến nhưng thất bại. Theo một ký giả Mỹ, Bảo Đại lúc bấy giờ có một cuộc thảo luận với tướng Marshall. Cuộc hội kiến này không đi đến đâu.

Rồi Bảo Đại sau đó di cư sang Hồng Kông, trong sự quên lãng của gần hết mọi người ngoại trừ vài người nhìn xa thấy rộng là con bài Bảo Đại có thể sáng giá trở lại một ngày không xa, như dược sĩ Phan Văn Giáo, ông này mang số tiền dành dụm trợ giúp cho Bảo Đại sống qua ngày tại Hồng Kông và nhờ vậy mà Bảo Đại nhớ ơn nên nhiều lần bổ nhiệm Giáo vào chức vị Thủ hiến Trung Việt.

Năm 1947, khi nhận thấy khó thuyết phục được cụ Hồ chấp nhận những điều kiện hòa bình của Pháp, Cao ủy Pháp tại Đông Dương Pignon có sáng kiến khai sinh giải pháp Bảo Đại, nên gửi mật sứ Cousseau sang Hồng Kông thương thuyết mời Bảo Đại trở về nước hợp tác với người Pháp. Nương vào thế mạnh của cuộc kháng chiến của chính phủ cụ Hồ, Bảo Đại ngả giá với Pháp để tránh khỏi phải trở lại đóng vai bù nhìn trong tay thực dân Pháp như trước 1945.

Sau ngày giải pháp Bảo Đại bị phá sản năm 1954, L.Pignon được phái sang làm việc trong Phái đoàn đại diện thường trực của Pháp tại Liên hiệp quốc (Nữu ước) vì ông bất lực theo dõi sự diễn tiến của tình hình bất lợi cho Pháp. Pignon ghi nhận là năm 1953, ông Diệm rời Hoa Thịnh Đốn để sang Bỉ vận động với Liên hiệp quốc. Rồi sang Paris để sau đó đến điện Thorene vào giữa tháng 6.1954, để quì gối thề trung thành với Bảo Đại mà ông vẫn gọi là Hoàng thượng, mặc dù Bảo Đại lúc bấy giờ chỉ là Quốc trưởng.

Bảo Đại thừa rõ tính khí bất thường, kiêu ngạo và khinh người, những cơn nổi giận hung hăng của nhà tu hành khổ hạnh nhưng bướng bỉnh này. Nếu Bảo Đại được quyền lựa chọn một vị thủ tướng mới, thì Diệm là người sau cùng mà ông nghĩ đến. Nhưng không may cho ông là người Mỹ không cần biết đến ý kiến của ông mà chỉ dùng sức mạnh của đồng đô la để buộc ông phải ký quyết định bổ nhiệm ông Diệm.

Khi trao ủy nhiệm thư cho Diệm, Bảo Đại chỉ có một lời dặn dò sau cùng: "ông hãy duy trì các giáo phái trong cộng đồng quốc gia, đoàn kết các lực lượng trong phần còn lại của đất nước". Bảo Đại ký một ngân phiếu một triệu đồng trao cho ông Diệm để làm chi phí tổ chức những cuộc biểu tình gây ấn tượng cho người Mỹ và gây phấn khởi giả tạo cho dân chúng miền Nam.

Diệm cám ơn Đức vua, bỏ túi ngân phiếu và sau đó thảo một thông điệp chính thức đến Bảo Đại trong đó có câu: Kính thưa Hoàng thượng, nếu một ngày nào đó, Hoàng thượng có điều gì trách cứ tôi, ngài chỉ cần nói một tiếng là tôi sẽ đệ đơn từ chức”.

Vai trò nổi bật của bà Trần Văn Chương trong gia tộc Ngô Đình hai năm đầu của chế độ Ngô Đình Diệm
Ngày 26.6.1954, ở vào tuổi 54, Diệm chính thức nhận lãnh chức vụ thủ tướng với đầy đủ quyền lực trong tay, không như các vị thủ tướng tiền nhiệm: Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm và Bửu Lộc. Bảo Đại mặc dù rất nghi kỵ Diệm, vẫn phải ký giấy ủy nhiệm Diệm vào chức vụ thủ tướng toàn quyền dưới áp lực của đồng đô la Mỹ.

Bên cạnh Diệm, có mấy trợ thủ đắc lực là các anh em của Diệm:

1. Ngô Đình Nhu, 43 tuổi (sinh năm 1911) xuất thân trường Chartres bên Pháp, trước 1945 đã từng là quản thủ thư viện, được xem là con mọt sách suốt ngày vùi đầu trong đống sách để nghiên cứu, một lý thuyết gia của chế độ Diệm đã từng hoạt động tích cực trong liên hiệp các nghiệp đoàn, cánh tay mặt của Diệm và là người đề ra chính sách cho chế độ, có quyền hạn vượt lên trên cả Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, nên vợ ông ta là bà Trần Lệ Xuân (Ngô Đình Nhu phu nhân) thản nhiên chiếm dụng danh hiệu đệ nhất phu nhân. Có dư luận cho rằng, nếu không được sự trợ giúp của ông Nhu và đồng đô la Mỹ, Diệm khó thanh toán lần lượt Nguyễn Văn Hinh và các giáo phái, và đặc biệt là Trình Minh Thế. 

2. Tổng giám mục Ngô Đình Thục, 57 tuổi (sinh 1897) là Chức sắc cao cấp và có học thức cao nhất lúc bấy giờ trong Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam, đã từng là một vị giám mục trẻ tuổi nhất được Tòa thánh phong chức giám mục tại Việt Nam, một người có năng khiếu kinh doanh, một người thiết tha trở thành vị Hồng y đầu tiên của Giáo hội Việt Nam, nhưng thất bại.

3. Ngô Đình Cẩn, 41 tuổi (sinh năm 1913) biệt hiệu Cậu út Trầu, vì ghiền ăn trầu, dốt nhất trong các anh em, giữ ngôi nhà từ đường cho gia tộc Ngô Đình, biệt danh là hung thần miền Trung qua những hành động mật vụ và kinh doanh của ông đến nỗi bị tòa án của Nguyễn Khánh kết tội tử hình và xử bắn sau ngày chế độ nhà Ngô bị lật đổ.

4. Ngô Đình Luyện, người em trai út, 39 tuổi (sinh năm 1915) là một trong hai anh em trai trong số 6 anh em trai, không chết vì súng đạn do cùng với Đức cha Ngô Đình Thục không kẹt lại trong nước khi nổ ra cuộc đảo chính ngày 1.11.1963, lúc đó Luyện làm đại sứ tại Anh.

5. Riêng người anh cả Ngô Đình Khôi, cựu Tuần phủ (tổng đốc) tại một tỉnh miền Trung trước 1945 bị Tòa án nhân dân xử tử sau cuộc Cách mạng tháng 8.1945.

Khi vừa lên cầm quyền, ông Diệm vấp phải hai trở lực gay go đầu tiên cần phải được thanh toán gấp là hai nhân vật đang nắm những quyền lực then chốt tại Sài Gòn:

- Trung tướng Nguyễn Văn Hinh: con trai của cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm. Hinh được đào tạo tại trường võ bị bên Pháp, ngành không quân, và từng chỉ huy một phi đội B.26 tại chiến trường Ý thời Đệ nhị thế chiến, và khi Diệm về nước, Hinh đang tuyệt đối nắm quyền chỉ huy toàn bộ quân lực của chế độ Bảo Đại, và chỉ ít lúc sau đã ra mặt chống lại Diệm vì nhận thấy Diệm muốn thay thế Hinh bằng một vị tướng tin cẩn hơn. Cuộc đối đầu này kéo dài nhiều tháng, và sau cùng Diệm phải nhờ đến đại tướng Mỹ L.Collins và thế lực của đồng đô la mới loại được Hinh ra khỏi chức vụ tổng tham mưu trưởng.

- Đại tá Lại Văn Sang, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát Sài Gòn - Chợ Lớn, cánh tay mặt của tướng Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), lãnh tụ nhóm Bình Xuyên lúc bấy giờ đang thao túng khu vực Sài Gòn Chợ Lớn. Báo Time đăng tin tướng Bảy Viễn đã dâng cho Bảo Đại số tiền một triệu đô la Mỹ để mua về cho nhóm Bình Xuyên chức Tổng giám đốc Cảnh sát Sài Gòn - Chợ Lớn để nhóm này dễ bề buôn lậu, công khai tổ chức xóm Bình Khang chứa gái điếm tại khu vực quận 10 hiện nay.

Tiết lộ trên của báo Time cũng tỏ ra xác thực với dư luận quần chúng Mỹ cũng như những tiết lộ khác về số tiền mà Bảy Viễn chia cho Bảo Đại trong số thu nhập của các sòng bạc Đại Thế Giới và Kim Chung trong suốt nhiều năm liền.

Trước ngày đánh đuổi được quân Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn Chợ Lớn, Diệm đã sử dụng quyền lực thủ tướng để cách chức Lại Văn Sang và bổ nhiệm đại tá Nguyễn Ngọc Lễ, một sĩ quan cao cấp trong quân đội quốc gia được Diệm tin cẩn, lên thay thế. Sự thay thế này là giọt nước làm tràn ly và thúc đẩy Bình Xuyên có những hành động khiêu khích tại Sài Gòn.

Trong khi Diệm thu mình trong dinh Độc Lập giữa các cố vấn Mỹ, Ngô Đình Nhu cùng với ông cha vợ, luật sư Trần Văn Chương, người từng giữ chức bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Trần Trọng Kim tháng 3.1945, đề ra những chính sách để cai trị miền Nam. Nhưng người thực sự đưa ra những sáng kiến để củng cố chính quyền lại là bà Trần Văn Chương, mẹ vợ của Ngô Đình Nhu.

Tại Nam Việt, người nắm quyền trong gia đình là bà vợ, mặc dù ngoài mặt vẫn để cho đức ông ra mặt giao tiếp với bên ngoài, nhưng bên trong, nhất là loại đàn là như bà Trần Văn Chương một phụ nữ Tây học, nói ngoại ngữ trôi chảy, từng là đại diện chính thức của chính quyền Bảo Đại tại Đại hội đồng Liên hiệp Pháp, một người đàn bà có cá tính cương quyết và tham quyền, cùng với tính lăng loàn gây nhiều tai tiếng cho ông chồng nhu nhược, nhất là trong thời gian ông Chương làm luật sư tại Hà Nội. Bà Chương gần như công khai có những quan hệ tình dục với các quan chức cao cấp Pháp mà không cần đếm xỉa đến đức phu quân quá mềm yếu trước những hành động quá quắt của bà vợ lẳng lơ.

Cô con gái lớn của bà Chương là Trần Lệ Chi cũng giống mẹ trong cách giao tiếp với phái mạnh và đã công khai ngoại tình với một người Pháp lực lưỡng. Chồng cô ta là luật sư Nguyễn Hữu Châu, một trí thức giàu có và đẹp trai nổi tiếng tại Sài Gòn, lại là Bộ trưởng Văn phòng thủ tướng của Diệm đã bất mãn từ chức và đưa vợ ra tòa ly dị, nhung bị ngăn cản bởi Luật về hôn nhân do bà Nhu soạn thảo và được quốc hội bù nhìn của Diệm thông qua, khiến Nguyễn Hữu Châu đành từ bỏ tất cả sản nghiệp đồ sộ mà cha ông để lại trong vùng Chợ Cũ Sài Gòn để sang Pháp sống lưu vong.

Trong những tháng đầu của chế độ Diệm, bà Trần Văn Chương, theo một ký giả Mỹ rất am hiểu tình hình Việt Nam - vào giữa thế kỷ thứ 20, đã đóng một vai trò quan trọng nhưng kín đáo trong những mưu đồ chính trị nhằm củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm.

Sau ngày Trần Văn Chương sang Hoa Thịnh Đốn nhận lãnh chức vụ đại sứ thì bà Chương giao lại cho con gái là vợ Ngô Đình Nhu, vai trò hoạch định cùng với chồng những mưu chước nhằm đập tan các phe chống đối, nhất là đảng Đại Việt thân Mỹ để nắm lấy độc quyền cai trị miền Nam.

NHỮNG THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ CỦA ANH EM NGÔ ĐÌNH DIỆM

Thử nhìn rõ chân dung Ngô Đình Nhu

Ngày Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, Ngô Đình Nhu vừa 43 tuổi. Cùng với Diệm, hai vợ chồng Nhu trở thành bộ ba có nhiều quyền lực nhất tại Sài Gòn. Những bạn học cũ của Nhu tại Pháp đánh giá Nhu là một sinh viên nhút nhát và kín đáo. Nhu chuyên nghiên cứu các hiệp ước, hiến pháp, hiến chương, nhưng những bạn học cũ này nhận thấy ở Nhu một sự mặc cảm tự ti nên không thể ngờ là chàng thanh niên gần như sống ẩn dật này lại sẽ một ngày kia trở thành một nhà chính trị không khoan nhượng, không biết xót thương, gieo kinh hoàng cho những phần tử đối lập trong cả nước.

Nhu đã nghiên cứu kỹ về nhân vật Machiavel, về cá tính xảo quyệt và thủ đoạn của ông này để bắt chước những nguyên tắc hành động của ông này trong lối xử thế, và Nhu muốn tự xem mình như một người Thiên Chúa giáo thiên tả. Nhu xem những khám đường và những trại tập trung như những công cụ đắc lực đè bẹp những kẻ chống đối.

Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt nhân dân tháng 9.1945, Nhu reo mừng nói với nhiều người: "Chính phủ của cụ Hồ cần đến những nhà trí thức như chúng tôi!". Nhưng Nhu thất vọng vì cụ Hồ không cần đến hạng trí thức chờ thời như ông ta, nên từ đó Nhu ngã theo thuyết cơ hội, cố khai thác cuộc đối đầu giữa thực dân Pháp và chính quyền của cụ Hồ, và cố làm cho hai phe tin là ông ta có đem lại những lợi ích cho bên này cũng như bên kia.

Nhu tập hợp một số phần tử vào một nhóm chính trị mệnh danh là "Phong trào độc lập và hòa bình" với chủ thuyết "Cần lao nhân vị" Những người đi theo Nhu là những phần tử lừng chừng. Chủ trương giành lại độc lập tuy là bằng mồm của Nhu gây ấn tượng đối với người Mỹ đang muốn tống cổ thực dân Pháp để trục lợi.

Có hai phương cách đem lại hòa bình giữa lúc cuộc chiến diễn ra ác liệt giữa Pháp và chính phủ cụ Hồ. Con đường thứ nhất là giúp Pháp chiến thắng, con đường kia là đẩy Pháp đến thất bại. Tờ báo Time cho là Nhu đã làm tất cả những gì có thể được để hòa bình không thể là kết quả của một chiến thắng trước cộng sản.

Luận điệu mà Nhu đưa ra giải thích chính sách gây trở ngại cho Pháp là Pháp chưa thực sự muốn trao trả độc lập cho Việt Nam. Lối giải thích trên cũng được Ngô Đình Diệm sử dụng tại Hoa Thịnh Đốn và được sự tán thành của người Mỹ. Thượng nghị sĩ John Kennedy kêu gọi anh em Diệm: "Các ông nên buộc người Pháp trao trả độc lập cho dân chúng Việt Nam rồi người ta sẽ thấy người Việt lao mình vào cuộc tranh đấu cho tự do dân tộc".

Nhờ sự viện trợ tài chính của Hoa Kỳ, Nhu kiểm soát được phong trào nghiệp đoàn tại Việt Nam và nhận được sự ủng hộ của các tổ chức nghiệp đoàn quốc tế tại Geneve, Bruxelles, Washington, New York và tại các thành phố khác trên thế giới, tại những nơi có sự hiện diện của các thành viên nghiệp đoàn. Các hoạt động nghiệp đoàn là nền tảng các cuộc vận động chính trị của Nhu và Nhu đặt cho chúng cái danh xưng "Đảng cần lao nhân vị và cách mạng".

Khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ và đất nước bị chia cắt, Nhu tố cáo người Pháp phản bội nhân dân Việt Nam và xem Hiệp định đình chiến như là một hành động bỏ cuộc và dùng luận điệu này để đòi Bảo Đại bổ nhiệm bào huynh của ông ta vào ghế thủ tướng với toàn quyền dân sự và quân sự.

Dư luận Mỹ bị xỏ mũi, tán thành đường lối của Nhu. Một số lý thuyết gia Mỹ cho là Nhu đại diện lực lượng thứ ba, chống Pháp lẫn chống Cộng. Nhận định này giúp Nhu nhận được sự ủng hộ của báo chí và chính phủ Hoa Kỳ, mặc dù Nhu chưa làm gì để chống Cộng. Tuy nhiên, cái thuyết trên nếu gán cho Nhu thì hoàn toàn sai.

Nhiều người Việt, đau lòng trước cuộc chiến tại quê hương mình, đã thành thật đứng về phía lực lượng thứ ba này, nhưng Nhu hoàn toàn không nằm trong số những người này. Nhu và một số ít "trí thức thiên tả" đi với Nhu, không chịu minh đĩnh lập trường cửa họ là do bản chất chờ thời của họ. Do tính cẩn thận và để bảo vệ những quyền lợi riêng tư, họ chờ xem coi bên nào sẽ thắng trong khi vẫn không che đậy cảm tình của họ dành cho cụ Hồ.

Điểm tương đồng giữa Nhu và phần lớn những người Mỹ vào thời điểm ấy, muốn thấy chính phủ cụ Hồ và thực dân Pháp đều sẽ kiệt sức để sau đó mở đường cho một giải pháp có lợi cho họ. Trong cái mưu đồ chính trị này, Diệm chỉ là cái bình phong mà Nhu sử dụng theo ý muốn để nắm giữ quyền lực. Chiến thuật này đã trở thành cổ điển từ lâu

Chính sách nghiệp đoàn của Mỹ là thành lập những liên hiệp nghiệp đoàn địa phương tại các nước cựu thuộc địa của các đồng minh của Mỹ để biến chúng thành những lực lượng cách mạng. Khi các cường quốc Âu châu lần lượt trả độc lập cho các thuộc địa, dưới áp lực của Mỹ, lúc bấy giờ, người Mỹ mới hành động qua trung gian của những liên hiệp nghiệp đoàn, ủng hộ vị lãnh tụ nghiệp đoàn mà họ đã chọn sẵn để đưa lên nắm chính quyền, viện lẽ là nhân vật này đã tranh đấu thắng lợi để đem lại độc lập cho đất nước.

Tại những nước cựu thuộc địa có vua, chương trình hành động của Mỹ là xóa bỏ nền quân chủ bù nhìn để thiết lập chế độ dân chủ. Như vậy là các lãnh tụ nghiệp đoàn thay thế ông vua. Trong thập niên 60, Trần Quốc Hữu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao công, đã từng được Tổng thống Mỹ tiếp kiến và được xem như một con bài để sẵn dùng tới khi cần đến.

Tunisie là một điển hình của chính sách này của Hoa Kỳ. Chính trong một kỳ Đại hội Nghiệp đoàn tại San Francisco tháng 9.1951, mà ông Bourguiba được chọn và nhận được sự ủng hộ của báo chí và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để giải phóng rồi lãnh đạo đất nước Tunisie. Vương quốc Maroc trong nhiều thập niên không bị lật đổ là do Quốc vương Mohammed II sáng suốt và được lòng dân.

Chiến dịch hận thù và bôi nhọ nhằm vào Cựu hoàng Bảo Đại mà các tờ báo và tạp chí cũ phơi bày ra, đáng cho ta nghiên cứu khi mà ngọn lửa của hành động này đã bị dập tắt. Mục đích của chiến dịch này rất đơn giản: để tạo ra một thế giới xã hội, trước hết phải tạo ra những quốc gia xã hội. Việt Nam vào thời điểm ấy ở trong giai đoạn của cuộc tấn công vào nền quân chủ.

Sau đó là việc thiết lập chủ thuyết của "Đảng cần lao nhân vị" mà Nhu lãnh đạo khi các chính đảng hữu danh vô thực họp Đại hội ngày 6.9.1953. Trong dịp này, Nhu đọc một bài diễn văn quan trọng được sự tán thưởng của tất cả những phần tử mị dân cánh tả tại nhiều nước. Bài diễn văn này được báo chí Mỹ đăng tải một cách trịnh trọng.

Nhu đòi hỏi: "Tự do, độc lập, một chính phủ thật sự đại diện các tầng lớp dân chúng và một quốc hội được bầu lên một cách tự do và ngay thẳng và có đủ thẩm quyền chất vấn các thành viên chính phủ".

Có điều mâu thuẫn là chỉ không đầy một năm sau, chính Nhu đã ra lệnh bắt giam những người Việt đòi hỏi chính những quyền tự do này. Không có một ký giả Mỹ nào cũng như không có một thành viên nào trong chính phủ Mỹ phản đối chương trình hành động của Nhu nhằm lật đổ Bảo Đại để thu gom quyền hành về cho gia đình mình. Ngược lại, người Mỹ còn khuyến khích ông ta làm việc này.

Chân dung bà Ngô Đình Nhu

Người đầu tiên đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố quyền lực của Nhu là nhạc mẫu của Nhu, bà Trần Văn Chương. Và người thứ nhì là bà vợ đáng gờm đã kết hôn với Nhu khi mới 15 tuổi để rời bỏ mái gia đình chỉ vì bị mẹ bạt tai, Trần Lệ Xuân, người phụ nữ đầy bản lĩnh và đanh đá này sau còn vượt lên trên thân mẫu của bà ta.

Nhà báo Pháp Lucien Bodard chuyên về các vấn đề Đông Nam Á có viết về bà Nhu như sau: "Tôi được thấy cơn thịnh nộ ghê gớm của bà Nhu khi một người nào đó có hành động chống lại bà ta, như khi Bảo Đại, bất chấp sự can ngăn của Diệm rời Hồng Kông sang Pháp ký thỏa ước với Tổng thống Vincent Auriol để về Việt Nam đảm nhiệm vai trò quốc trưởng không do dân bầu. Lúc bấy giờ, bà Nhu đang sống tại Đà Lạt trong một ngôi nhà có lối kiến trúc cầu kỳ với đầy hoa.

Một hôm bà gọi điện đến Bảo Đại yêu cầu cho xe đến rước bà. Một chiếc ô tô đời mới sang trọng từ dinh quốc trưởng rước bà đến chỗ Bảo Đại, bỏ lại ông chồng mọt sách đang chăm sóc các đóa hoa trong vườn. Ít lâu sau đó, các quan hệ giữa Bảo Đại và bà Nhu xấu đi, và vợ chồng Nhu xuống sống tại Sài Gòn gần như ẩn dật, trong những căn phòng kế cận một dưỡng đường Công giáo.

Lần đầu tiên tôi đến viếng vợ chồng Nhu, tôi phải đi qua một sân đầy bụi bặm và các dãy quần áo phơi dưới ánh sáng mặt trời, rồi từ một hành lang lợp tôn xuất hiện một người đàn bà vận áo trắng quần xanh. Vì luôn thất bại trong các mưu đồ chính trị, nên bà Nhu xuống sắc đến nỗi tôi không nhận ra bà trong những giây phút đầu. Vào thời điểm ấy, bà không biết làm gì hơn là lo việc bếp núc, giặt rửa và lo cho các con đang quấn quít bên bà".

Những gì ký giả Lucien Hodard viết về vợ chồng Nhu khiến ngay sau ngày Diệm thay Bảo Đại lên nắm quyền hành tại Sài Gòn, việc đầu tiên vợ chồng Nhu chỉ thị cho Bộ Nội vụ và Bộ Thông tin làm thủ tục trục xuất Lucien Bodard ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Khi Diệm bất ngờ lên nắm chính quyền tại Sài Gòn cuối tháng 6.1954, bà Nhu, người luôn muốn đạt được tất cả những gì mà mình muốn, mặc nhiên trở thành thành viên của gia đình đang nắm quyền lãnh đạo đất nước. Mặc dù thân phụ của bà là luật sư Trần Văn Chương lập tức được giao chức vụ Quốc vụ khanh trong tân chính phủ, một chức vụ mập mờ nhưng có nhiều quyền hành, bà Nhu, với cương vị là vợ của ông cố vấn thân cận nhất, bào đệ của Thủ tướng toàn quyền, trở nên có uy thế hơn thân mẫu của bà ta là bà Trần Văn Chương.
Nên ngay sau đó có một sự tranh quyền lực giữa hai mẹ con vì bà mẹ có nhiều kinh nghiệm trong chính giới hơn nên không thể chịu thua ngay mà không qua một cuộc tranh đấu. Đây thực sự không chỉ là một cuộc tranh giành quyền hành mà còn là chuyện thanh toán lẫn nhau.

Nhà báo Jean Lartéguy, tác giả của nhiều cuốn sách về Việt Nam mô tả bà Nhu như là cô em dâu can đảm và cả quyết của Diệm, khi ông này đang sống ẩn dật tại chủng viện tại New Jersey, là nữ hoàng tại Biệt điện của Bảo Đại tại Đà Lạt và là người thân cận của Bảo Đại (Paris Match số ra ngày 14.9.1963)

Lartéguy viết tiếp: "Tính phù phiếm và lẳng lơ của bà Nhu nhằm giúp bà đạt được những gì bà tha thiết đạt được, bà biết rõ những gì bà muốn. Người phụ nữ đẹp và nhiều tham vọng này không bao giờ quên những hành động phóng đãng của mình chỉ nhằm phục vụ những quyền lợi của phe nhóm rình. Người ta gán cho bà một số hành động phiêu lưu tình cảm, nhưng những việc làm này đều có một mục đích rõ rệt: phục vụ cho lợi ích của gia tộc Ngô Đình.

Bà Nhu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc "chiêu hồi" một số tướng lãnh trẻ tuổi Việt Nam như với tướng Trần Văn Đôn vào thời điểm mà Diệm khó có thể ở lại chính quyền mà không được sự yểm trợ của quân đội. Đây là một trong những lý do khiến bà Nhu quyết tâm trả thù đàn ông, vì những người này đã bắt bà phải trả giá cho sự giúp đỡ của họ.

Diệm cảm thấy khó chịu khi loáng thoáng hay biết những hành động phóng đãng của cô em dâu, nhưng ông biết là có thể trông cậy vào tài thao lược của cô em dâu. Nếu bà Nhu chấp nhận những tai tiếng cho riêng mình, thì cũng để phục vụ cho những quyến lợi của gia đình nhà chồng".

Bà Trần Văn Chương là tình nhân của thạc sĩ Phạm Duy Khiêm
Tuần báo Pháp “Aux Ecoutes" số ra ngày 11.11.1960 cố tránh không nêu tên những nhân vật trong Tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn mà bà Nhu đã chinh phục được nhằm bênh vực ông Diệm và giúp Diệm ở lại chính quyền thêm vài năm nữa. Cô em dâu xinh đẹp của Tổng thống tin tưởng vào sức quyến rũ của mình để mua chuộc những tướng lãnh Mỹ và luôn cả những cố vấn và các nhà ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn".

Cần có một thời gian để sắc đẹp và bản lĩnh của bà Nhu đánh bật được ảnh hưởng của mẹ trong đại gia đình nhà chồng: Trong năm đầu của chính quyền Diệm, bà Chương là trung tâm điểm của một hệ thống nhằm đề ra những kế hoạch nhằm củng cố chính quyền Diệm.

Bà Trần Văn Chương để được tự do giao tiếp với nam giới, đã vận động gửi ông chồng của bà ta đi làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Thịnh Đốn và giúp giáo sư Phạm Duy Khiêm, theo nhiều tin đồn là nhân tình của bà, đi đảm nhiệm chức vụ đại sứ tại Pháp... Người em của ông Trần Văn Chương, bác sĩ Trần Văn Đỗ nhận lãnh ghế bộ trưởng Ngoại giao và lãnh đạo phái đoàn chính phủ của Bảo Đại trong giai đoạn sau cùng của Hội nghị Geneve.

Trần Văn Khiêm, em trai của bà Nhu, một kẻ bất tài thất đức được giao giữ chức giám đốc báo chí và những năm sau đó trở thành trùm mật vụ. Gia đình đã phân công ông Trần Văn Chương ở lại Hoa Thịnh Đốn để vận động với chính phủ Mỹ tiếp tục ủng hộ chính quyền Diệm, trong khi ông Trần Văn Đỗ làm việc tại Dinh Norodom. Riêng bà Trần Văn Chương đứng trên chóp bu của cái tháp ngà này, giật dây điều động mọi việc lớn.

Bà Trần Văn Chương cho bổ nhiệm đứa con trai út Trần Văn Phước vào chức vụ thị trưởng Đà Lạt kiêm giám đốc an ninh vùng Tây Nguyên cho tới ngày anh ta dính líu vào một vụ tham nhũng số tiền 40 triệu đồng trong vụ khai thác và xây cất một lò mổ bò hiện đại tại Sài Gòn.

Người Mỹ ít được nghe nói đến bà chị của Diệm, với tước danh bà Cả Lễ. Mặc dù không nắm giữ một chức vụ chính thức nào, bà này lợi dụng uy quyền của người em Tổng thống để làm giàu qua việc khai thác độc quyền mua bán gạo và ngành tàu biển, và bà ta can thiệp để chàng rể của bà ta là Trần Trung Dung vào ghế bộ trưởng Quốc phòng lãnh đạo tất cả tướng tá trong quân đội, còn người em rể của bà là Nguyễn Văn Thoại được giao giữ chức bộ trưởng Xây dựng và tái thiết.

Sự thay đổi duy nhất có ý nghĩa trong bộ máy cầm quyền này, là việc bà Nhu dần dần đánh bật ảnh hưởng của mẹ bà trong thời gian từ 1954 đến 1956. Sự thay đổi này không vượt qua khỏi khuôn khổ gia đình, và mục đích của nó là siết chặt các quan hệ giữa những thành viên trong hai gia dình đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Kết quả là một chính quyền cảnh sát trị, đặt dưới quyền uy của hai gia đình quan lại, mà một là dòng họ Trần Văn có truyền thống phong kiến nhưng còn tương đối trung thành với nền quân chủ, và gia đình kia là Ngô Đình với những tham vọng vô biên. Diệm và vợ chồng Nhu khao khát quyền lực, quyết tâm đạp lên tất cả để thiết lập một vương triều mới cho chính họ. 

Trong giai đoạn đầu, chính phủ Diệm từ khước mọi lời khuyên, không chấp nhận một sự chỉ trích nào cả. Dần dần, con người khác thường này cùng với các thân nhân siết chặt sự kiểm soát nhắm vào người dân, thì sự đàn áp những phần tử đối lập càng ác liệt hơn: bắt giữ, cho lưu vong hoặc thủ tiêu những nhân vật đối lập nguy hiếm cho chế độ.

Ông Nhu chỉ e ngại có Phan Quang Đán, nhân viên O.S.S rồi C.I.A

Chỉ có một tiếng nói duy nhất dám cất lên phản đối mà Diệm - Nhu không dám bịt mồm. Tiếng nói đơn độc này được để yên trong gần 6 năm mà không đem đến một kết quả nào, vì Diệm - Nhu không thèm đếm xỉa đến. Đến nỗi khi có người hỏi Diệm tại sao không gia tăng số thành viên trong chính phủ, thì câu trả lời được báo chí Mỹ tán thành là: “những người miền Nam không muốn hợp tác với tôi".

Tiếng nói duy nhất được để cho tự do, nhưng không có khả năng ra ứng cử và được chấp nhận vào Quốc hội, chỉ khiến cho dân chúng bất mãn đối với chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tiếng nói này là của Phan Quang Đán, con người được người Mỹ chấp nhận làm lãnh tụ đối lập duy nhất được tự do để có thể thay thế Diệm nếu có một việc gì đó không tốt xảy đến cho ông này.

Bác sĩ Đán là con người không có lập trường rõ rệt, chỉ hành động theo hướng có lợi cho ông ta, lúc thì ủng hộ nền quân chủ, lúc ngả theo chế độ dân chủ. Năm 1946, Đán gia nhập một nhóm tên gọi “Đại Chúng". Thất bại trong những hành động gây rối năm 1946 cùng với đảng Đại Việt, Đán cùng với đồng bọn trốn sang Trung Quốc. Những đồng chí của Đán tố cáo ông ta đã mang theo ngân quỹ của đảng.
Năm 1947 những người cầm đầu các chính đảng quốc gia tập hợp lại và đến Hồng Kông để đòi có được tiếng nói trong thỏa hiệp mà Bảo Đại đang dự định ký với chính phủ Pháp. Các nhóm này hứa sẽ đoàn kết với nhau, nhưng Đán phản bội lại họ để được Bảo Đại dùng làm cố vấn riêng.

Năm 1952, người Mỹ khi tìm cách áp đặt những lý thuyết riêng của họ tại Đông Nam Á, muốn phát động một chính sách về "một lực lượng thứ ba", một phong trào nhằm tống cổ Bảo Đại và người Pháp ra khỏi Việt Nam để sau đó quay sang tấn công cộng sản. Một người Mỹ bị nghi đã cung cấp chất nổ để phá hoại một nhà hát năm 1952, bị người Pháp trục xuất nhưng đã trở lại Sài Gòn sau ngày Diệm lên nắm chính quyền.

Chính giai đoạn này giúp nhà văn Mỹ Graham Greene làm đề tài viết cuốn “Một người Mỹ trầm lặng" được nhiều người đọc. Một số người Mỹ phóng khoáng có đầu óc chống thực dân quyết liệt còn hơn là chống Cộng, đã đài thọ cho một chính đảng Việt Nam mà Đán được giao thành lập. Nhờ đó mà Đán nhận được những số tiền lớn để xúc tiến việc kết nạp những đảng viên, nhưng Đán có nhiều va chạm cũ với các đoàn thể chính trị nên phong trào của ông ta tan rã nhanh chóng.

Sau thất bại này, Đán sang Hồng Kông và tìm cách thành lập một chính đảng mới mang tên “Khối dân chủ" để được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Tại sao tên phiêu lưu chính trị này là người duy nhất ra mặt đối lập với Diệm mà những cơn thịnh nộ dữ dội đã làm khiếp sợ bao nhiêu người? Sở dĩ Diệm không dám bắt giam, tịch thu tài sản của Đán như đối những kẻ chống đối khác là vì Diệm biết Đán được sự bao che của người Mỹ.

Trong Đệ nhị thế chiến, Đán bí mật cộng tác với cơ quan tình báo Mỹ OSS, tiền thân của CIA, sau đó được người Mỹ tin dùng nhờ dường như đã cung cấp cho OSS những tin tức tình báo đáng giá. Những năm sau đó, Đán vẫn giữ liên lạc với cơ quan tình báo mới CIA. Nơi nào Đán xuất hiện, ông ta được một sự che chở vô hình, người ta nói nhỏ với nhau về Đán: "ông ta là một điệp viên của Hoa Kỳ, vậy không nên gây sự với ông ta!".

Trong thời kỳ Diệm đàn áp thẳng tay những phần tử đối lập những trùm mật vụ Mỹ liên lạc trực tiếp với Hoa Thịnh Đốn đều là những người bạn thân của Đán. Chính vì vậy mà Nhu và bác sĩ Tuyến không dám động tới Đán, và tờ báo "Thời Luận" của Đán tự do chỉ trích chính sách của Diệm.

Nhưng sau cuộc đảo chính bất thành ngày 11.11.1960, Diệm - Nhu không thể nương tay Đán thêm nữa vì Đán trực tiếp dính líu vào biến động chính trị này. Đán còn lên đài phát thanh thóa mạ chính quyền Diệm nên Nhu không thể làm gì khác hơn là ra lệnh bắt giam Đán và truy cứu trách nhiệm của Đán trong biến cố ngày 11.11.1960.

Sự tập trung quyền lực vào tay hai gia đình họ Ngô và Trần khiến dân chúng Việt Nam không những oán ghét toàn bộ chính quyền gia đình trị mà còn hận thù chính phủ Hoa Kỳ. Các chính đảng chống đối bắt đầu cựa quậy, nhưng vì phe nào cũng muốn mình nắm vai trò lãnh đạo nên thiếu đoàn kết, dễ bị bộ máy mật vụ của Nhu chia rẽ và trấn áp thẳng tay.

Và phải đợi đến cuối năm 1963, khi Diệm - Nhu phạm phải sai lầm lớn trong việc đàn áp những phật tử, giúp cho người Mỹ có cớ giải thích trước dư luận thế giới và bật đèn xanh cho nhóm tướng lãnh tại Sài Gòn thực hiện cuộc đảo chính quân sự ngày 1.11.1963, chấm dứt trong máu lửa một chế độ độc tài do chính người Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng trong gần 9 năm bất chấp sự phản đối gần như thụ động của các tầng lớp dân chúng trong nước.
Những hoạt động thiếu tích cực của Bảo Đại sau 1954. Bảo Đại nhát đến nỗi sợ Diệm yêu cầu Pháp dẫn độ ông về Sài Gòn giao nộp cho Diệm

Sau cuộc trưng cầu dân ý giả tạo với sự đạo diễn của người Mỹ, được Ngô Đình Diệm. tổ chức cuối tháng 10.1956 nhằm tước bỏ chức vụ quốc trưởng của Bảo Đại, Cựu hoàng dưới mắt dư luận quốc tế, bị xem như một con người hết thời, bỏ đi, và được xem ngang hàng với các phế đế như cựu Quốc vương Ai Cập Farouk. Bảo Đại từ đấy tạm từ bỏ tham vọng được trở lại ngai vàng hay nắm lại quyền hành tại Việt Nam dưới một danh xưng khác.

Từ ngày 26.10.1955, ngày Diệm tuyên cáo thành lập nền Cộng hòa tại Sài Gòn, Bảo Đại định cư luôn tại Pháp để sống lưu vong, và tránh tham gia mọi hoạt động chính trị. Lui về cư trú trong tỉnh Alsace gần biên giới Pháp - Đức, Bảo Đại sống cuộc đời của một quí tộc ẩn dật, thú vui duy nhất của ông là đi săn, như trong thời gian ông sống tại nước nhà. Thỉnh thoảng, ông đến thủ đô Paris của Pháp khi cần thiết, nhưng chỉ lưu lại đây trong một thời gian ngắn, để gặp lại một số ít người còn trung thành với ông.

Trong một vài lần xuất hiện ngắn ngủi tại Paris, có một số chính trị gia lưu vong đến gặp Cựu hoàng để đưa ra những sáng kiến nhằm phục hồi uy quyền của ông nhưng ông không tin vào những lời xúi bậy của những người nuôi ảo vọng này.

Người con trưởng của ông, cựu hoàng tử Bửu Long đã từng là một cựu sinh viên sĩ quan xuất sắc tại trường võ bị Saint Cyr, lúc bấy giờ đang phục vụ với tư cách là đại úy mang quốc tịch Pháp (mẹ Bảo Long, bà cựu hoàng hậu Nam Phương có quốc tịch Pháp khi mới ra đời, nên Bảo Long con bà, đương nhiên có quốc tịch Pháp, Bảo Long phải thi hành nghĩa vụ quân sự đối với nước Pháp).

Giữa lúc Ngô Đình Diệm, với sự ủng hộ đắc lực của Hoa Kỳ, đã đánh bật Bảo Đại và cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu và quyết biến vĩ tuyến 17 thành bức tường chia cắt vĩnh viễn hai miền Nam Bắc Việt Nam, thì tại thủ đô Pháp, con bài Bảo Đại, dù đã mất giá rất nhiều, nhưng vẫn còn được xem như một biểu tượng của một chính quyền hợp pháp trước kia để thay thế chính phủ Diệm chấp nhận bình thường hóa các quan hệ Nam Bắc nhằm tiến tới Tổng tuyền cử thống nhất nước nhà, mục tiêu tối hậu của cụ Hồ từ năm 1945.

Mặt khác, cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu, mặc dù có một dĩ vãng thân Pháp nhưng năm 1954 có chủ trương giao hảo với chính quyền Hà Nội, nên được xem như một thủ tướng có thể chấp nhận được cho miền Nam Việt Nam. Và ở một cấp bậc cao hơn Trần Văn Hữu, là Cựu hoàng Bảo Đại, vị vua sau cùng của Nhà Nguyễn, tượng trưng cho một triều đại đã thống nhất Việt Nam đầu thế kỷ 19, có thể giúp bắc một nhịp cầu cho hai miền Nam Bắc.

Chính trong mục đích thống nhất đất nước, mà cụ Hồ đã mời Bảo Đại đảm nhận chức vụ "cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 sau ngày ông thoái vị.

Nhưng năm 1946, Bảo Đại quen thói ăn chơi và e ngại phải trở thành con tin của một chế độ xã hội, nên thừa dịp được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 3.1946 giao cho sứ mạng bắt tay vào các cuộc thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch nên đã đáp máy bay sang Trùng Khánh, tại đây Bảo Đại đã cố thi hành nhiệm vụ. Sau đó, Bảo Đại bày tỏ ý muốn sang Hồng Kông để lưu lại đây vài tuần lễ, Chính quyền cụ Hồ đã chấp thuận lời thỉnh cầu của Bảo Đại. Nhưng sau khi đặt chân tới Hồng Kông, theo lời khuyên của các cận thần, Bảo Đại mới quyết định không trở về Hà Nội nữa.

Ngày Tết Quí Mão (1963) qua đi mà Bảo Đại không chịu ra tuyên cáo kêu gọi hai chính quyền Nam - Bắc Việt Nam xích lại gần nhau, mở cuộc thương thuyết giải quyết những bất đồng giữa hai bên và nhất là để tránh một sự can thiệp cửa nước ngoài, điều này có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến giữa hai miền. Bảo Đại đã để lỡ một dịp để xuất hiện trở lại trên chính trường.

Bảo Đại không chịu hành động theo đề nghị của Nguyễn Văn Chi, đại diện bán chính thức của Hà Nội, một phần là do Cựu hoàng còn đang trông ngóng những cuộc tiếp xúc kín đáo có thể sẽ đến với các nhà ngoại giao Mỹ, đằng sau ông A.Harriman.

Nhiều cuộc rỉ tai trong giới thân cận của Bảo Đại còn đưa một giải thích khác cho sự thụ động của Bảo Đại. Trong số những đàn em của Bảo Đại, có nhiều tên vụ lợi ra mặt, nên không bao giờ tán thành một công thức đoàn kết quốc gia bao gồm luôn những người Cộng sản trong sạch hoàn toàn không nghĩ tới lợi lộc cá nhân.

Một nhân vật rất gần gũi với Cựu hoàng là dược sĩ Phan Văn Giáo, một tay đầu cơ chính trị tiêu biểu, hai lần làm thủ hiến Trung Việt, người thường có những phi vụ thương mãi với bà Trần Văn Chương, vợ của Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ và là mẹ của bà Ngô Đình Nhu. Qua bà Chương, Giáo được mật tin là Tổng thống Kennedy có ý định không tiếp tục ủng hộ chế độ Diệm và đang tìm một ê kíp khác để thay thế Diệm - Nhu.

Bảo Đại vào thời điểm ấy, nuôi hy vọng là qua mối liên lạc với Phan Văn Giáo và bà Trần Văn Chương, ông có thể lọt vào mắt xanh của người Mỹ như là con người của thời thế thích hợp. Vậy Bảo Đại thấy việc gì phải chạy theo những phần tử thân Cộng, trong khi một cuộc đảo chính quân sự tại Sài Gòn sẽ giúp cho Cựu hoàng trở về Việt Nam.

Hy vọng của Bảo Đại còn được một cố vấn Mỹ, ông Hilaire du Berrier nhân lên qua những tin tức đầy khích lệ do ông này mang đến. Bảo Đại còn tiến tới một sự phân chia những chiếc ghế bộ trưởng trong một nội các tương lai, như thời Cựu hoàng còn đang lưu vong tại Hồng Kông năm 1948.

Những chính trị gia sa lon đang sống lưu vong tại Paris lại lui tới với Bảo Đại để hòng chia phần. Những ảo tưởng của Bảo Đại bắt nguồn từ sức khỏe suy sụp, theo giới thân cận của ông sau những thất bại liên tiếp và sự phá san của chính sách thời ông còn là quốc trưởng. Những năm đầu thập niên 60, Bảo Đại tinh thần suy sụp đã phải nhiều lần đến bệnh viện tâm thần để được điều trị. Riêng tên múa rối chính trị Phan Văn Giáo, người thân cận nhất của Bảo Đại, sau thời gian sống lưu vong tại Pháp, đã từ trần tại Paris năm Mậu Thân (1968), Bảo Đại như vậy là mất đi một tên tay sai đắc lực và trung thành.

Thực ra, chính phủ Hà Nội từ lâu không còn nhìn thấy ở Bảo Đại một người đối thoại đáng để tiếp xúc. Tháng 7.1967, trong một buổi tiệc với một nhóm bạn Nam Việt, nhà báo Chaffard có nghe một số cựu bộ trưởng trong các chính phủ tại Sài Gòn thuật lại sau cái chết vừa qua của Đức giám mục Lê Hữu Từ di cư vào Nam năm 1954 - người đã từng cai quản giáo khu Phát Diệm, chính phủ Hà Nội đã cho tổ chức một buổi lễ tang và cử đại diện của chính quyền tham dự. Đài phát thanh Hà Nội nhân dịp này có nhắc lại rằng Đức cha Lê Hữu Từ năm 1945-1946 là cố vấn của chính phủ cụ Hồ. Một cựu bộ trưởng lưu ý những người tham dự: "Bảo Đại cũng vậy".

Bảo Đại định thành lập một "ủy ban Quốc gia" để trở lại cầm quyền
Tháng 10.1963, cuộc khủng hoảng giữa chính quyền Diệm - Nhu và khối Phật giáo tại Nam Việt lên đến cao điểm sau các cuộc đàn áp nhắm vào các chùa chiền. Một không khí tiền đảo chính quân sự nhằm lật đổ chế độ Diệm bao trùm thành phố Sài Gòn.

Từ bên Pháp, Bảo Đại chăm chú theo dõi sự diễn tiến tình hình tại Nam Việt, ông thấy được khích lệ trở lại và nuôi hy vọng trở về Sài Gòn để tham gia vào chính trường miền Nam. Trong ngôi nhà của ông thuộc vùng quê tỉnh Alsace ở Đông Bắc nước Pháp, Bảo Đại tiếp những cộng sự viên cũ, những cựu chính trị gia Việt Nam đang sống lưu vong tại Pháp mà ông cho là còn trung thành với ông. Cùng với những người này, ông thiết lập trên giấy một ủy ban Quốc gia và phân chia những chức vụ trong một chính phủ quốc gia sẽ được thành lập dưới sự lãnh đạo của ông, ngay sau ngày chế độ Diệm sụp đổ.

Bảo Đại nghĩ rằng có thể trông cậy vào một số người trung thành, trong số này có cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, và người con trai của ông này là tướng Nguyễn Văn Hinh, cựu tổng tham mưu trưởng của Bảo Dại ngày trước, ngày Cựu hoàng vĩnh viễn rời khỏi Việt Nam ngày 10.4.1954 để sống lưu vong bên Pháp.

Bảo Đại cũng không quên cho mời hai cựu cận thần của ông đến bàn việc nước: Nguyễn Đệ đổng lý văn phòng quốc trưởng và cựu thủ hiến Trung Việt Phan Văn Giáo. Riêng ông Nguyễn Đệ, một con người có óc thực tế và không có tham vọng chính trị, nên đã từ khước đề nghị tham chính của Bảo Đại và cố gắng giải thích cho ông này rõ là những toan tính của Cựu hoàng là thiếu cơ sở.

Còn phần tướng Nguyễn Văn Hinh lúc bấy giờ đã quay trở lại quân đội Pháp thì thừa sáng suốt để nhận ra rằng những dự tính của Bảo Đại chỉ là những ảo tưởng, vì uy tín của Bảo Đại không còn gì đối với dư luận trong nước cũng như ở ngoại quốc. Chấp nhận cùng tham dự với Bảo Đại trong một cuộc đi săn và chịu khó nghe những đề nghị của Bảo Đại để quay trở về Việt Nam, không có nghĩa là tướng Hinh tán thành hay đồng tình với Bảo Đại. Hơn nữa, Hinh vừa được quân đội Pháp bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tham mưu trưởng quân lực, một sự vinh thăng mà ít có người Việt Nam nào mơ ước tới, nên Hinh không dại gì bỏ mồi bắt bóng.

Cùng nuôi những ảo vọng như Bảo Đại cũng vào thời điểm chế độ nhà Ngô lung lay tận gốc rễ để có những cuộc vận động với những nhân vật đang lên tại Sài Gòn, còn có ông Trần Văn Hữu, cựu thủ tướng dưới thời Bảo Đại. Ông Hữu là vị cựu thủ tướng duy nhất tại Sài Gòn dưới thời Bảo Đại đã công khai tán thành Hiệp định Geneve 1954, và chủ trương một chính sách trung lập tại miền Nam và một sự chung sống hòa bình với miền Bắc.

Ngày 22.7.1962, ông Hữu đã có một cuộc hội kiến tại Thụy Sĩ với một nhóm những nhân vật cao cấp tại Hà Nội để có một cuộc thảo luận về tình hình tại Việt Nam. Cũng trong tháng 7.1962, ông Hữu có nhận được của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận giải Phóng miền Nam một bức thư đầy thiện chí. Đầu tháng 11.1963, khi hay tin tướng Dương Văn Minh thành công trong việc cầm đầu cuộc đảo chính lật đổ chế độ nhà Ngô, ông Trần Văn Hữu có gửi cho tướng Dương Văn Minh một điện văn khen ngợi ông này đã giải thoát cho Nam Việt khỏi một chế độ độc tài thời Trung Cổ.

Bảo Đại còn lo sợ và tưởng tượng là Diệm - Nhu đang dựng ra một hồ sơ tại Sài Gòn để kết tội ông có những hành động phương hại đến những quyền lợi của đất nước để dùng bộ máy tuyên truyền dưới tay họ rồi truy tố ông ra tòa để xử khiếm diện ông.

Theo ông Nguyễn Văn Chi, một sự e ngại như vậy là không có cơ sở, vì dù cho người Việt Nam có thể phiền trách chính phủ Pháp trên một vài lĩnh vực, nhưng như lời De Gaulle từng nói, nước Pháp không có thói quen bỏ rơi những người bạn cũ cũng như không bao giờ giao nộp những lãnh tụ chính trị cựu đồng minh của Pháp cho những đối thủ chính trị của họ, như trường hợp Bảy Viễn, lãnh tụ Bình Xuyên, hay Trần Văn Hữu, Nguyễn Tôn Hoàn v.v... những người này đều được hưởng qui chế tị nạn chính trị tại Pháp.

Năm 1955, cựu Thu tướng Trần Văn Hữu từ Pháp trở về Sài Gòn giữa lúc Diệm đang khốn đốn với Mặt trận toàn lực quốc gia bao gồm tất cả các giáo phái và đoàn thể chính trị. Sự hiện diện của ông Hữu tại Sài Gòn vào thời điểm đó là một cái gai trong mắt Diệm - Nhu, nên mỗi lần Trần Văn Hữu di chuyển, các toán mật vụ của Diệm theo dõi sát, và báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ có loan tin là công an mật vụ đã ngăn chặn xe ông Hữu đang đưa ông từ sài Gòn lên Tây Ninh để gặp giáo chủ Cao Đài Phạm Công Tắc, và buộc ông Hữu phải quay xe trở về Sài Gòn. Những ngày sau, công an mật vụ của Diệm có những cử chỉ có tính cách hù dọa để sau cùng ông Hữu phải lên Phi cơ trở về Pháp.

Nhưng Diệm không bao giờ dám đi tới hành động xâm phạm đến tánh mạng của một nhân vật chính trị có tầm cỡ như Trần Văn Hữu, chớ chưa nói tới Bảo Đại, người có đẳng cấp quốc trưởng, cao hơn chức thủ tướng của Hữu một bậc.

Các quan sát viên chính trị cho là Bảo Đại và Sihanouk thiếu can đảm nên khi ở ngoại quốc hay tin Diệm và Lon Nol phản lại họ và lật đổ họ một cách bất hợp pháp mà không mạnh dạn đáp máy bay trở về nước với sự tháp tùng của các ký giả quốc tế và thông báo trước rộng rãi giờ phi cơ đáp xuống Sài Gòn hay Nam Vang. Trong trường hợp này chắc chắn Diệm hay Lon Nol không bao giờ dám ra lệnh bắn vào phi cơ hay chặn bắt Bảo Đại hay Sihanouk khi họ vừa đáp xuống sân bay, vì các quan thầy Mỹ của họ không bao giờ cho phép Diệm hay Lon Nol làm việc này vì còn phải e ngại dư luận quốc tế, nhất lúc bấy giờ Diệm hay Lon Nol chưa được một nước nào thừa nhận tính cách hợp Pháp.

Cuộc hội kiến giữa Bảo Đại và Nguyễn Văn Chi không đạt được kết quả gì cả. Theo nhà báo Pháp Chaffard, cựu ủy viên Cộng hòa Pháp Sainteny khuyên Bảo Đại đích thân trở về Sài Gòn để cầm đầu các lực lượng chống lại Diệm và Sainteny đang trở lại chức vụ cũ tại Hà Nội ngay sau ngày ký Hiệp định Geneve 1954, đã tìm cách thăm dò các lãnh tụ Bắc Việt để biết xem những người này có ủng hộ một hành động như vậy của Cựu hoàng Bảo Đại hay không.

Nhưng Bảo Đại không đủ can đảm để dấn thân vào một hành động ngoạn mục nhưng có ít nhiều mạo hiểm như vậy. Bảo Đại bản chất là có tính lợi dụng thời cơ để hưởng thụ cá nhân chớ không dám có những quyết định có tính cách phiêu lưu và đe dọa phần nào đến tính mạng của ông ta, và Bảo Đại luôn ngả theo phía đang giữ thế mạnh, như ông đã từng ngoan ngoãn tuyên cáo chống lại thực dân Pháp dưới áp lực của quân phiệt Nhật sau cuộc đảo chính ngày 9.3.1945, cũng như lần ông phải buồn rầu ký quyết định, dưới áp lực Mỹ và Pháp giao Toàn quyền dân sự và quân sự cho Ngô Đình Diệm mùa hè 1954, mặc dù ông rất ghét bỏ và nghi ngờ lòng trung thành của Diệm.

Ông Diệm bực dọc vì Vatican trì hoãn việc thừa nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống 1955

Nhà báo Pháp Raymond Cartier của tuần báo Paris Match số ra ngày 5.9.1964 nhận định: "Cuộc nội chiến, những sự đàn áp tôn giáo của chế độ Diệm, cuộc tranh giành quyền lực, nạn tham nhũng và sự bất lực đã làm chao đảo Nam Việt. Những hậu quả tai hại này không được người Mỹ đoán trước được khi họ quyết tâm hất cẳng các đế quốc thực dân Âu châu để nhảy vào thay thế và sau cùng chỉ làm cho những người dân địa phương thêm bất hạnh mà thôi".

Sau khi loại được Bảo Đại ra khỏi chính trường miền Nam, ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles rảnh tay hướng dẫn chính sách của Mỹ tại Việt Nam. Không ai còn có gan lên tiếng đòi ông Diệm phải từ chức nữa. Bình luận gia của báo Life, số ra ngày 7.11.1955, ca ngợi các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý mà ông ta gọi là “sự sụp đổ của một ông vua bù nhìn". Một tháng sau, cũng chính tạp chí này hướng Hoa Kỳ đến những thắng lợi mới khi đưa ra lời cổ vũ: "Chúng ta không nên dừng lại, trong khi chúng ta đang trên đường chiến thắng".

Trong Dinh Độc Lập, ông Diệm cùng với các thành viên trong gia đình hân hoan tổng kết những thành quả đã đạt được trong năm 1955 và tất cả tỏ ra thỏa mãn. Chỉ có một thất vọng làm vơi bớt niềm vui sau một loạt những thắng lợi, nhưng không may là vấn đề tồn đọng này lại không thể giải quyết dễ dàng chỉ bằng vài triệu Mỹ kim của viện trợ Mỹ, đó là bước đầu các rắc rối của ông Diệm với Tòa thánh Vatican.

Tân Tống thống cảm thấy khó chịu khi phải chờ đến gần một tháng trước khi được Tòa thánh Vatican thừa nhận chiến thắng của Diệm trước Bảo Đại. Một sự bực dọc mới đến với Diệm trong thời gian diễn ra chiến dịch bài Pháp của bộ máy tuyên truyền của Diệm, ông này buộc những vị truyền giáo mà Tòa thánh gửi sang Sài Gòn phải tuyên thệ ủng hộ ông, nhưng những người này bác bỏ yêu sách trên.

Ông Diệm liền tố cáo những phần tử này là thân Cộng sản và cho bắt quản thúc Đức Giám mục Sieltz của Hội truyền giáo, ông này bị đe dọa tống giam vì tội xâm phạm đến nền an ninh quốc gia, nhưng Vatican đã cương quyết can thiệp và cứu được Đức Giám mục Sieltz ra khỏi tù. Sau đó, Diệm yêu cầu Tòa thánh nâng Đức Giám mục Ngô Đình Thục, anh trai của Diệm, lên hàng Đức Hồng y, một chức phẩm mà cho tới thời điểm ấy chưa có một vị giám mục Việt Nam nào đạt tới được.

Phản ứng của Vatican đối với lời thỉnh cầu trên của Diệm được tờ báo Pháp France Soi đề cập đến trong số ra ngày 26.10.19 55, ngày Diệm tuyên cáo thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa và là ngày Quốc khánh của "triều đại Ngô Đình Diệm".

Đối với Diệm hiện giờ, bóng tối duy nhất còn lại trong bối cảnh đầy lạc quan của chế độ ông ta là thái độ khó hiểu của Tòa thánh qua quyết định bỏ nhiệm vào chức vụ Giám mục giáo phận Sài Gòn, không phải là ứng cử viên của Diệm tức Đức cha Ngô Đình Thục, mà là Giám mục Nguyễn Văn Bình, một nhân vật ít được biết đến trong hàng giáo phẩm Nam Việt. Đây còn là một đòn khá đau cho Diệm vì Đức cha Bình được xem như là một người không tán thành chính sách của Ngô Đình Diệm.

Diệm phản đối quyết định trên của Vatican. Giám mục Ngô Đình Thục ngay sau đó đáp phi cơ đi La Mã.
Ngày 29.12.1955, tờ báo France Soi thuật lại:

"Trong khi chờ đợi những kết quả của các cuộc vận động của Đức cha Thục tới Vatican để hủy bỏ quyết định bổ nhiệm Đức Giám mục Bình, phong bì đựng quyết định của Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Bình cai quản giáo phận Sài Gòn bị sở bưu điện tại Sài Gòn tịch thu, con dấu bị đập vỡ và nội dung quyết định bị sao chụp.

Nhưng Vatican vẫn duy trì quyết định bổ nhiệm Đức cha Hiền và chính quyền Diệm ra lệnh ngăn chặn việc loan báo quyết định trên của Tòa thánh Vatican trong nhiều tuần lễ cho tới khi chính các Cha đích thân loan báo cho các giáo dân được biết trên bục giảng và cho tới lúc Đức Giám mục Bình đích thân đe dọa khai trừ Diệm ra khỏi cộng đồng giáo dân".

Trong một thông điệp được loan đi trên đài phát thanh ngày 29.11.1955 và trong một thông cáo được trao cho báo chí ngày 5.12.1955, linh mục O'Connor, đã lên án sự can thiệp của Diệm vào các vấn đề của Giáo hội và những áp lực mà ông đã dùng đến để Đức cha Thục được Tòa thánh giao cho nhiệm vụ cai quản giáo khu Sài Gòn. Có những nguồn tin tiết lộ là chính phủ Diệm còn cho kiểm duyệt gián tiếp những bài thuyết giảng của các vị linh mục.

Một nhà truyền giáo đã từng sống 37 năm tại Việt Nam cho là trước ngày ông Diệm lên cầm quyền, không có một sự bất hòa nào giữa các tín đồ Công giáo và Phật giáo tại Việt Nam. Năm 1963, giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị đang đe dọa chế độ Diệm, Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục muốn tổ chức một cuộc mít tinh chống Cộng tại Sài Gòn. Đức Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình ngăn cản và nói với Đức cha Thục:

“Ngài cai quản giáo phận Huế, còn tôi thì nhận lãnh trách nhiệm giáo phận Sài Gòn, và tôi không cho phép để cho Vương cung Thánh đường Sài Gòn trở thành nơi diễn ra những cuộc mít tinh chính trị cũng như tôi không muốn những hoạt động chính trị xen vào lãnh vực tôn giáo".

CHÍNH SÁCH CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM CHỐNG LẠI HOA KIỀU NĂM 1956

Đài Loan yêu cầu Mỹ can thiệp để ông Diệm rút lại quyết định đánh vào Hoa Kiều tại Nam Việt

Sau ngày thanh toán xong Ba Cụt, Bình Xuyên và dập tắt âm mưu chống đối võ trang của hai giáo phái Hòa Hảo và Cao Đài, dân chúng người Hoa tại Việt Nam là cái đích nhắm duy nhất còn lại của chính quyền Diệm. Hành động cương quyết buộc độ một triệu người Hoa sinh sống tại Việt Nam phải nhập quốc tịch Việt Nam, nghĩa là trực tiếp bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa có thể đẩy số người Hoa đông đảo này vào tay chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh, đồng minh của chính phủ cụ Hồ. Nhưng cái nguyên lý phương Tây không thể đem áp dụng cho người phương Đông.

Tháng 8.1956, quyết định đánh vào cộng đồng người Hoa tại Việt Nam có mục đích là thu được một mối lợi cấp tốc. Ông Liebman, người đặc trách các vấn đề đối ngoại của chính phủ Đài Bắc của Tưởng Giới Thạch có nói là Diệm có tâm địa thù ghét người Hoa. Đối với Ngô Đình Nhu, việc cấm người Hoa hoạt động trong 11 ngành nghề là một phương cách tối ưu để thực hiện việc tước bỏ quyền tư hữu rất có lợi cho chính quyền Diệm.

Mặt khác, một thỏa hiệp với Bắc Việt chỉ là một dự án dài hạn. Ký giả Mỹ Robert Alden của tờ New York Times số ra ngày 9.10.1956, bênh vực chính sách của Diệm đối với người Hoa, cho rằng việc Diệm cho phép người Hoa tại Việt Nam được đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam là một đặc ân, vì số người này được hưởng một quy chế giống hệt như người Việt trong nước. Người Hoa chỉ có việc đăng ký nhập tịch công dân Việt Nam là họ sẽ được tự do theo đuổi các hoạt động nghề nghiệp như trước đó.

Ký giả Alden đưa ra một tin tức sai khi cho rằng những biện pháp đầu tiên của Diệm là nhắm vào những người cộng sản, và những người này thật sự bị ảnh hưởng. Giai đoạn kế tiếp, theo Alden, nhắm vào những giáo phái phong kiến và nhóm Bình Xuyên sống ngoài vòng pháp luật. Khi mà các nhóm này hoàn toàn bị loại, ông Diệm cho là đã đến lúc chấm dứt sự hiện hữu của một cộng đồng người Hoa sống lẫn lộn với người Việt.

Chính quyền khi ban hành quyết định đánh vào Hoa kiều chỉ tạo thêm những kẻ thù mới. Những sắc lệnh mới cấm người Hoa không mang quốc tịch Việt Nam không được hoạt động trong 11 ngành nghề quan trọng như: vận tải, buôn bán lẻ cho tới bấy giờ thường do Hoa kiều đảm nhận.

Những luật mới ban hành là một đòn mạnh nhắm vào cộng đồng người Hoa. Một số người này hoảng hốt lật đật rút tiền gửi ngân hàng ra, khiến người Hoa đổ xô đến các quầy phát tiền tại các ngân hàng. Một số Hoa kiều quá cẩn thận đã rời Việt Nam sang Campuchia làm ăn.
Những nhà công nghiệp và thương gia người Hoa đã thao túng nền kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á. Năm 1956, có độ 16 triệu người Hoa làm ăn sinh sống tại Phi Luật Tân, Miến Diện, Indonesia và Bruney. Tại Phi Luật Tân, việc buôn bán cơm dừa khô thuộc độc quyền của Hoa kiều, số Hoa kiều chiếm phân nửa dân số tại Mã Lai, làm chủ phần lớn các vườn cao su và mỏ thiếc tại quốc gia này.

Hai trăm năm chục ngàn Hoa kiều sinh sống tại Campuchia trước khi số người Hoa tị nạn từ Việt Nam đến gia tăng gấp đôi con số này, và gần phân nửa dân số Thái Lan là người gốc Hoa. Những liên hệ chặt chẽ kết liền tất cả các cộng đồng này và gần như thao túng nền kinh tế tại các quốc gia mà họ sinh sống với sự thản nhiên của các chính quyền sở tại hoặc các chính quyền thực dân cũ trước năm 1945. 

Chính quyền Diệm xem các cộng đồng người Hoa tại Đông Nam Á như là các đạo quân thứ năm của Bắc Kinh. Những Hoa kiều sinh sống tại Đông Dương từ nhiều đời nay bị ganh ghét do sự làm ăn phát đạt của họ. Diệm và Nhu bắt chước Hitler, xem những Hoa kiều như là những người Do Thái tại Nam Việt.

Một sắc lệnh của chính phủ Diệm ký ngày 21.8.1956 quy định tất cả những trẻ em người Hoa sinh ra tại Nam Việt từ nay mang quốc tịch Việt Nam và mang tên Việt Nam. Người phương Tây khó hiểu ý nghĩa của sắc lệnh này. Nhiều người Mỹ rất thiết tha giữ gìn tên họ của mình do sự hãnh diện về dòng giống của họ, còn với người Hoa, tên họ dính liền với gốc rễ của họ và với việc thờ phụng tổ tiên.

Một điểm đặc biệt của sắc lệnh này, ngoài việc chỉ nhắm vào người Hoa, mà còn có tính cách hồi tố, nghĩa là không chỉ những người Hoa sinh ra tại Nam Việt sẽ là người Việt mà luôn cả tất cả những người Hoa đã sinh ra tại Việt Nam từ bao đời trước, ngay cả những cụ già trên 80 tuổi cũng phải mang một quốc tịch mà họ không thể từ khước.

Phản ứng trái ngược của Đài Bắc và Bắc Kinh

Ký giả David Hotham, thông tín viên của tờ London Times tại Sài Gòn nhận định:

"Những người Hoa quê ở miền Nam Trung Quốc bị thu hút di cư sang Nam Việt bởi những ruộng đất màu mỡ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhờ cần cù và giỏi kinh doanh, nên họ nắm giữ gần như độc quyền ngành xuất khẩu gạo và nhiều ngành thương mại khác... Họ thành lập những trường học dạy tiếng Hoa riêng cho con em họ, những bệnh viện riêng, những bang hội để bảo vệ quyền lợi của người đồng hương, nắm giữ những quyền lợi kinh tế quan trọng và một sự tự trị thương mại, nhờ đó họ trở thành một cộng đồng gần như độc lập.

Tình trạng này dĩ nhiên không làm người Việt hài lòng, và từ ngày người Pháp không còn nắm quyền, tình thế trở nên căng thẳng hơn. Ông Diệm làm tan rã trong chốc lát các cơ cấu thương mại của người Hoa thêm vào đó những thay đổi sâu rộng trong hệ thống thương mại Pháp, càng làm cho nền kinh tế tại Nam Việt vốn đã chao đảo, càng thêm suy sụp.

Sắc lệnh này còn đánh vào số nửa triệu người Miên sống tại các tỉnh miền Tây, và như vậy có thể dẫn tới việc chính phủ Nam Vang có hành động trả đũa nhắm vào số hàng trăm ngàn Việt kiều sinh sống tại xứ Chùa Tháp. Quyết định trên gây ra một không khí bất mãn tại Sài Gòn, không phải chỉ đối với giới Hoa kiều trực tiếp bị ảnh hướng. Số 300.000 người Hoa không sinh đẻ tại Việt Nam có thể sẽ phải từ bỏ nghề nghiệp của họ, hoặc tìm một phương cách né tránh luật pháp như nhờ một người Việt đứng tên môn bài thế.

Người Hoa từ ngàn xưa tự xem mình thuộc một dân tộc thông minh nhất thế giới, nên cảm thấy bị xúc phạm khi bị bắt ép phải nhập tịch một quốc gia bị họ xem là chậm tiến và là một nước chư hầu cũ của họ trong những thế kỷ trước. Họ không thể nào cảm thấy an lòng trước luận điệu của Nhu cho là đã dành một đặc ân cho họ qua việc họ được gia nhập cơ cấu chính trị trong nước.”

Chính phủ Đài Loan tỏ ra "lo ngại" đối với quyết định này và cho triệu hồi vị đại diện ngoại giao tại Sài Gòn về nước để tham khảo ý kiến. Còn chính phủ Bắc Kinh, trong khi vẫn xem mọi người Hoa sống ở nước ngoài là công dân Trung Quốc, thì lại im tiếng.

Những lo ngại của D.Hotham là có cơ sở. Tại Sài Gòn, vào thời điểm ấy, giá gạo bỗng tăng vọt, và điều này được xem như là hàn thử biểu chính trị của châu Á. Hệ thống phân phối hoàn toàn bị tê liệt. Đảng Cần lao Nhân vị của Ngô Đình Nhu, với 70.000 thành viên chụp lấy hệ thống buôn bán của người Hoa, sẵn sàng tịch thu tất cả những gì có lợi cho họ.

Sắc lệnh nói rõ là người Hoa được lệnh phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo vốn liếng ra đi, những của cải và những cửa hiệu mà những người Hoa không mang theo được, trở thành miếng mồi ngon cho những người em của Tổng thống.

Chính phủ Bắc Kinh không phản đối để bênh vực đồng bào họ tại Nam Việt, vì các biến cố diễn ra và vì những Hoa kiều tại Việt Nam một số là những nhà tư sản, những con buôn chỉ cốt làm giàu nghĩa là không thích hợp với chủ nghĩa xã hội.

Phản ứng đầu tiên của những Hoa kiều bị tước mất tài sản là lý luận như sau: Diệm là người của Hoa Kỳ, và Đài Loan là đàn em của Hoa Kỳ, vậy thì nên yêu cầu Đài Loan can thiệp với Hoa Thịnh Đốn để Diệm ngưng hành hạ người Hoa tại Nam Việt. Những Hoa kiều tại Chợ Lớn sau đó buồn rầu nhận ra rằng những dân tộc đặt dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, không đoàn kết trong một đại gia đình.

Tháng 6.1956, Đài Bắc yêu cầu Hoa Thịnh Đốn can thiệp để Diệm ngưng các biện pháp gắt gao nhắm vào Hoa kiều tại Việt Nam. Đài Loan với diện tích chật hẹp của một hòn đảo, không có khả năng cho nhập cư hàng trăm ngàn Hoa kiều tại Nam Việt, đáp lại thỉnh cầu của Đài Bắc, Hoa Thịnh Đốn chỉ ra lệnh cho Tưởng Giới Thạch là đừng làm cho tình hình thêm rối ren, và đừng có xen vào việc này. Đây là. một đòn mạnh đánh vào uy tín của Đài Bắc.

Nương vào thế yếu của Đài Bắc, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh liền bắt tay vào cuộc qua sự trung gian của các điệp viên Việt Minh, những người này nói với các Hoa kiều tại Chợ Lớn: Bây giờ các bạn mới thấy rõ ai là những bạn tốt của các người? Các bạn nên giao vốn liếng lại cho những người của Bắc Kinh để được kín đáo chuyển sang Campuchia, Singapore, Hồng Kông hay bất cứ nơi nào khác tùy ý các bạn.

Một tổ chức bí mật mệnh danh là “Hiệp hội yêu nước và dân chủ những người Hoa tại Nam Việt" nhanh chóng phát triển. Một Hoa kiều tại Chợ Lớn được giúp di cư sang Campuchia sau đó trở thành cố vấn kinh tài cho Hoàng hậu Campuchia. Tất cả sự việc này dẫn tới việc thiết lập một quan hệ chính trị giữa những Hoa kiều tại Chợ Lớn và nhà cầm quyền Bắc Kinh và đây là một sự thụt lùi của Đài Bắc.

Tưởng Giới Thạch không chịu bó tay và ra lệnh tìm cách "hộ tống" những Hoa kiều từ Nam Việt về Đài Loan, nhưng số Hoa kiều chọn con đường về Trung Hoa lục địa nhiều gấp mấy lần số người di cư sang Đài Loan.

Ngày 5.8.1957, mười hai sinh viên người Hoa tại Chợ Lớn được di tản cùng với 245 Hoa kiều tị nạn khác khi tới Đài Bắc, đã thuật lại trong một cuộc họp báo do chính phủ Đài Bắc tổ chức:

“Có một số người Hoạ bị giết tại Sài Gòn và một số khác bị giam trong các trại vì đã chống lại sắc lệnh quốc hữu hóa tài sản những Hoa kiều không chịu nhập quốc tịch Việt Nam. Nhiều người mặc dù chịu nhập quốc tịch Việt Nam, vẫn mất tích. Cộng đồng người Hoa cho rằng số người bị giết là để họ không thể thoát khỏi lệnh tịch thu tài sản do sắc lệnh quốc hữu hóa. Những Hoa kiều triệu phú bị cấm rời khỏi Nam Việt, không thể tiếp tục kinh doanh và luôn bị đe dọa là không được trốn ra nước ngoài, những kẻ khốn khổ này luôn sống trong không khí bị khủng bố về tinh thần".

Cô Lee Shiu Fong, một thiếu nữ người Hoa, 17 tuổi thuật lại với các nhà báo tại Đài Bắc:

"Tôi là con gái của một nhà buôn gỗ, và vị hôn phu của tôi đã phải bóp bụng nhập quốc tịch Việt Nam để cho gia đình gìn giữ được tài sản. Nhưng một thời gian sau đó, thi hài của anh bị sóng đánh tấp vào bờ biển. Cha của anh sau đó bị tước đoạt tất cả tài sản vì gia đình không có ai mang quốc tịch Việt Nam. Người duy nhất là công dân Việt Nam thì đã tử nạn ngoài biển".

Một phúc trình của bác sĩ Marcel Junod của Hội hồng thập tự Quốc tế đã khẳnng định là những vụ ám sát loại này đã trở thành phổ biến. Những người Hoa xác nhận là những nạn nhân đã bị bắt dẫn đi với những trát tống giam giả mạo hoặc không có lệnh bắt gì cả, điều này giúp cho cảnh sát chối bỏ mọi việc có liên quan. Sau đó, người ta chích vào người nạn nhân thuốc gây ngủ rồi ném người này xuống biển. Lúc bấy giờ chỉ còn có việc cho những người chết đuối này là những người tự đi tìm cái chết do sắc lệnh quốc hữu hóa tài sản của họ.

Cuộc họp báo tại Đài Bắc gây công phẫn trong dư luận tại Đài Loan. Người ta rất phẫn nộ khi thông tấn xã Mỹ United Press ngày 5.8.1957 dành cho vụ việc này một tin điện ngắn đăng lại lời tường thuật của một phụ nữ Mỹ:

“Các sinh viên người Hoa được hồi hương về Đài Loan tỏ bất mãn vì họ không được phép đem theo khi rời Sài Gòn hơn 400 đồng Việt Nam, tương đương với 5 USD thời giá 1957, và dĩ nhiên đồng bạc Việt Nam Cộng hòa không thể chuyển đổi tại Đài Bắc, hơn nữa vào thời điểm ấy, có nhiều bất hòa giữa người Hoa và người Việt”.

Để cố gắng tái lập uy tín đã mất vào tay Bắc Kinh do chính sách về người Hoa của chính quyền Diệm gây ra tại các nước Đông Nam Á, vị đại diện ngoại giao của Đài Loan tại Hoa Thịnh Đốn tìm cách xoa dịu dư luận chống đối, và gửi thư cho người phụ nữ Mỹ đã tiết lộ những lời tố cáo của các sinh viên người Hoa về chính sách tàn bạo của chính quyền Diệm đối với Hoa kiều, khuyến cáo bà này không nên tấn công vào chế độ Sài Gòn, một trong những nước đồng minh của Đài Loan tại châu Á, và cũng là đồng minh của Hoa Kỳ. 

Tháng 9.1958, tùy viên báo chí Mỹ tại Đài Loan, ông Marvin Liebman cho là Ngô Đình Diệm có đầu óc kỳ thị đối với người Hoa từ trong thâm tâm, thù ghét người Hoa do những thành công của họ trên thương trường và sự độc quyền của họ trong ngành buôn bán lúa gạo, với sự ủng hộ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ.

Các đại thương gia người Hoa, nếu để cho họ tự do kinh doanh, sẽ là những đối thủ đáng gờm có thể cạnh tranh quyết liệt với Đức Giám mục Ngô Đình Thục, bà Nhu và gia đình bà Cả Lễ trong các hoạt động kinh tài.

NHỮNG GÌ CHƯA ĐƯỢC BIẾT VỀ CUỘC ĐẢO CHÍNH HỤT NGÀY 11.11.1960

Cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông .

1 giờ sáng ngày 11.11.1960, nhiều tiểu đoàn dù xuất phát từ vùng ngoại ô Sài Gòn, bất thình lình kéo xuống tấn công trại lữ đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ, giải giới quân đồn trú bên trong và cùng lúc bao vây dinh Độc Lập giữa lúc hai anh em ông Diệm còn ngái ngủ. 36 tiếng đồng hồ sau đó, số phận của ông Diệm rất bấp bênh. Nhờ vào sự tráo trở lừa dối, và những sự trì hoãn đầy tính toán, ông Diệm đã tái lập được tình hình. Hơn một trăm năm mươi người chết và bị thương trong cuộc đảo chính quân sự bất thành này.

Chế độ ông Diệm còn tồn tại gần đúng 3 năm, nhưng Hoa Thịnh Đốn đã nhận ở đây một lời cảnh cáo nghiêm trọng. Người thực sự cầm đầu cuộc đảo chính này là trung tá Vương Văn Đông, Phó Tư lệnh Lữ đoàn dù, cháu của luật sư Hoàng Cơ Thụy, ông này cấu kết với Phan Quang Đán và Phan Khắc Sửu, hai chính trị gia đối lập với chế độ Diệm.

Theo lời tuyên bố sau đó của Vương Văn Đông, dinh Tổng thống có thể bị xâm nhập và đánh chiếm dễ dàng nếu một sĩ quan binh chủng thiết giáp không phản bội vào giờ chót để mật báo cho lực lượng đang canh gác dinh Tổng thống để kịp chuẩn bị một sự đề kháng tương đối có tổ chức khiến cho một cuộc tấn công trực diện vào dinh sẽ gây ra những tổn thất sinh mạng cao, điều mà trung tá Đông e ngại và chần chờ.

Quân đảo chính đột nhập vào tư dinh của đại tướng Lê Văn Tỵ giữa đêm tối để ngăn không cho ông này ngả về phe ông Diệm, rồi dùng tướng Tỵ làm trung gian tiếp xúc với Diệm để đặt điều kiện là vợ chồng Ngô Đình Nhu phải rời khỏi chính quyền đi ra nước ngoài, và cải tổ chính phủ.

Trong một cuộn băng thu lời nói của ông Diệm được phát đi trên dài vô tuyến truyền thanh, Diệm chấp nhận các yêu sách của phe đảo chính về việc thành lập chính phủ mới, nhưng trong những ngày sau, ông Diệm chối phăng lời hứa này trên các làn sóng truyền thanh mà toàn thể dân chúng đều nghe được giọng nói của ông.

Sáng ngày 11.11.1960, trong cơn nguy nan, hai anh em Diệm sực nhớ lại lời khuyên của các cố vấn Mỹ năm 1955, khi Diệm bị toàn bộ các nhóm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, Đại Việt gửi tối hậu thư buộc ông cải tổ nội các:

"Ông cứ đề nghị các lực lượng chống đối chịu thương thuyết và tìm cách kéo dài thời gian dàn xếp để gây hoang mang trong nội bộ lực lượng đối nghịch, rồi sau đó thừa dịp ra tay đè bẹp chúng” (trích báo Time ngày 4.4.1955).

Tướng Mỹ Mc Garr, người đang chỉ huy nhóm cố vấn quân sự Mỹ ngày 11.11.1960 đang có mặt tại Sài Gòn, là vị tướng Mỹ cao cấp nhất, bị đặt vào một tình thế khó xử vì không biết chính phủ Mỹ có đứng đằng sau phe đảo chính không, nên ông ta quyết đứng trung lập.

Cuộc bầu cử tân tồng thống đang diễn ra, và vì không nhận những chỉ thị rõ rệt từ các giới chức có thẩm quyền tại chính quốc, tướng Mc Garr cảm thấy nên hành động theo châm ngôn: "Nếu anh không muốn phạm phải những sai lầm, thì không làm gì cả và chờ cho tình thế sẽ ngã ngũ ra sao đã". Nghĩ như vậy, nên Mc Garr chỉ biết khuyên Vương Văn Đông nên tìm cách đi đến một thỏa hiệp với Diệm.

Trong khi tìm cách kéo dài cuộc thương thuyết với Phe đảo chính, dinh Độc Lập không ngớt ra lệnh cho đại tá Trần Thiện Khiêm, tư lệnh Sư đoàn 21 bộ binh tại miền Tây đưa quân về Sài Gòn dẹp trừ nhóm đảo chính. Theo một nhà báo Mỹ, có 15 binh sĩ dù tử trận chung quanh dinh Tổng thống.

Buổi sáng 11.11, vài nhóm thanh niên quá khích xông vào các công sở gỡ những tấm chân dung Diệm xuống, và đốt các hình nộm của bà Nhu. Vào buổi chiều, vài nhóm thanh niên Cộng hòa của Ngô Đình Nhu xuất hiện trên một số đường phố không có mặt lính dù để phân phát những truyền đơn được in vội vàng để tố cáo là các sĩ quan dù bị thực dân Pháp và cộng sản mua chuộc.

Ngô Đình Nhu sau đó còn trút trách nhiệm về cuộc chính biến này lên đầu những người Mỹ, với sự tham gia của những thực dân Pháp. Vị đại diện của Phòng Thông tin Mỹ tại Sài Gòn là cái đích tấn công của Nhu và vị Bộ trưởng tại phủ Tổng thống.

Vào lúc xế chiều, khi hay tin đại tá Khiêm đang kéo quân về Sài Gòn, trung tá Đông muốn ra lệnh tấn công trực diện vào dinh Độc lập, nhưng các sĩ quan phụ tá khuyên Đông nên chờ đưa vũ khí nặng đến để pháo kích vào dinh. Đông bị thuyết phục dời cuộc tấn công vào dinh đến sáng hôm sau.

Thấy quân dù cứ chần chừ không dám ra tay đánh thẳng vào dinh Độc Lập, một đơn vị hải quân chịu dùng tàu chiến chở quân trung thành với Diệm về Sài Gòn, làm vô hiệu lực những nút chặn trên bộ do quân Dù thiết lập.

Sáng hôm sau, quân giải cứu Diệm từ miền Đông kéo về tới Biên Hòa, và từ miền Tây, đại tá Khiêm dẫn đầu đoàn xe thiết giáp 11 chiếc tiến vào Sài Gòn, có nhiều đơn vị bộ binh đi theo sau. Vì lực lượng Dù ngăn chặn tại Phú Lâm quá mỏng nên đại quân của Khiêm vượt qua được sau một cuộc chạm súng ngắn ngủi. Khi đoàn chiến xa tiến vào bố trí chung quanh dinh Độc Lập, thì quân phòng vệ phủ Tổng thống cố thủ bên trong dinh được lệnh nổ súng vào đám đông bên ngoài đang hô to những khẩu hiệu chống chính phủ Diệm. Cuộc đảo chính của Thi, Đông như vậy là đi tới thất bại.

Liền sau đó, Nhu cho tổ chức những cuộc biểu tình tập hợp những đoàn viên thanh niên Cộng hòa trên các đường phố Sài Gòn để thuyết phục người Mỹ và dư luận thế giới là dân chúng Việt Nam vẫn đứng sau lưng Diệm - Nhu.

Biến cố này đem đến cho Diệm một bài học: sự trung thành của quân đội với chế độ không còn chắc chắn nữa. Vì trong những giờ phút đầu của cuộc chính biến chỉ có Khiêm là đáp lại lời kêu cứu. Các tướng tá khác chỉ có thái độ chờ xem sự thể ngả ngũ ra sao để sau cùng quyết định đứng về phe đang thắng thế.

Một ủy ban thanh lọc lập tức được thành lập để đưa ra ánh sáng những chính trị gia, công chức và sĩ quan đã có ý định ngả theo phe đảo chính hoặc không chịu tích cực đến giải cứu ông Diệm. Khi ủy ban này hoàn thành nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh bị ngờ vực, như đại úy Phan Lạc Tuyên đã bỏ ra chiến khu, theo về với Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Một người bạn của Nhu, giáo sư Trương Công Cừu được chỉ định chỉ huy sự thanh lọc hàng ngũ nội bộ. Một đàn em khác của Nhu là Nguyễn Đình Thuần trở thành một loại như siêu bộ trưởng kiêm nhiệm các chức vụ Bộ trưởng Phủ Tổng thống, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Chiến tranh tâm lý. Ngoài ra, Ngô Trọng Hiếu, Bộ trưởng Công dân vụ, đảm trách các hoạt động mật vụ. Từ đấy bộ ba này nhận lệnh trực tiếp từ Nhu, điều khiển cả bộ máy mật vụ, thanh lọc nhằm buộc tân Tổng thống Mỹ Kennedy phải nhận thức được thực trạng tại Nam Việt.

Trong số những chính trị gia dính líu vào cuộc chính biến, chỉ có luật sư Hoàng Cơ Thụy là chạy thoát được sang Pháp, hai ông Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán bị bắt giữ và bị truy tố ra tòa cùng với nhiều cộng sự viên khác. Đại tá Khiêm lập tức được thăng cấp tướng cùng với đại tá Nguyễn Khánh nhờ đã lập công “cứu giá".

Nhưng thực ra, Mặt trận Giải phóng mới là kẻ chiến thắng trong cuộc chính biến này, vì chiến dịch thanh lọc hàng ngũ của bộ ba Hiếu - Thuần - Cửu đã đầy một số trí thức tại Sài Gòn ra chiến khu gia nhập Mặt trận Giải phóng miền Nam, trong khi chính quyền Diệm càng suy yếu và thêm mất lòng dân.

Trước tình hình chính trị bất ổn tại Sài Gòn, ký giả Pháp Jean Lartéguy viết trong số báo Paris Presse ra ngày 26.11.1960:

- Nhanh lên, ông Kennedy, Cộng sản sắp thắng trận Điện Biên Phủ trong cuộc chiến nhơ bẩn trên mặt trận Á châu của Thế giới tự do.
Nhà báo Mỹ Don Fifield viết trên tờ New York Herald Tribune số ra ngày 12.11.1960: "Cuộc đảo chính ngày 11.11.1960 dường như không thể tránh được".

Muốn chụp lấy thời cơ do sự suy yếu của chế độ Diệm, một số chính khách lưu vong Việt Nam tại Paris xuất đầu lộ diện và tìm cách tiếp xúc vị mục sư Mỹ Clay ton William tại Nhà thờ tin lành Mỹ tại Paris, người được xem như là một nhân vật quan trọng của cơ quan mật vụ Mỹ để nhờ đề đạt lên chính phủ Mỹ những kế hoạch nhằm ổn định tình hình chính trị tại Nam Việt.

Ông Trần Văn Hữu thường lui tới Nhà thờ Tin lành Mỹ tại Paris nhờ mục sư William truyền đạt lên Tổng thống Mỹ Kennedy việc ông tình nguyện đứng ra thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại Sài Gòn. Cuộc vận động của ông Hữu dùng làm bình phong cho các hoạt động của ông Nguyễn Mạnh Hà, một nhà trí thức Việt Nam thiên tả, có vợ đầm. Nhưng các mưu toan của ông Hữu đã hoàn toàn thất bại.

Tuyên ngôn của tướng Dương Văn Đức
Cùng trong năm 1960, sự bất mãn của một số tướng lãnh tại Sài Gòn đối với chế độ Diệm được thể hiện qua tuyên ngôn của tướng Dương Văn Đức, người hai lần đảm nhận chức vụ Tư lệnh miền đồng bằng sông Cửu Long trong hai thập niên 50 và 60.

Nhân một chuyến du hành sang Pháp, tướng Đức, với tư cách là Tổng thư ký Bộ Quốc phòng, nghĩa là một vị tướng không có quân trong tay, vì không còn được sự tin dùng của chính phủ, đã tìm mọi cách để lọt vào bên trong Tòa đại sứ của chính phủ Sài Gòn tại Paris bất chấp sự ngăn cản của lính canh gác, và đòi được ông đại sứ Việt Nam Cộng hòa tiếp để ông trao một bản tuyên ngôn có nội dung; mà sau đây là những nét chính:

“- Xét vì chính phủ của ông Diệm trong năm đầu cầm quyền đã tái lập được an ninh và trật tự nên tôi và các chiến hữu của tôi đã hết lòng phục vụ chế độ.

- Xét vì chính phủ của ông Diệm, thay vì sau khi lập lại trật tự phải thành lập một chế độ dân chủ dựa vào công lý và tự do, đã hủy bỏ những lời cam kết với dân, và thiết lập một chế độ độc tài gia đình trị, nhưng núp dưới danh nghĩa của một nền Cộng hòa.

- Không có một chính phủ dân chủ nào gồm 5 anh em trong cùng một gia đình và một tổng thống tự cho mình có quyền thảo ra một Hiến pháp rồi sau đó thông báo cho một quốc hội gồm toàn những thành viên cùng phe cánh của ông ta.

- Ông Diệm tự do tăng cường các lực lượng cảnh bị để củng cố nền độc tài gia đình trị, thay vì sử dụng sự viện trợ của các cường quốc đồng minh để thiết lập một nền kinh tế vững chắc và bảo đảm một mức sống tối thiểu cho người dân, đó là chưa nói đến một phần quan trọng trong ngân sách quốc gia đã bị đánh cắp để cho vào trương mục của những anh em ông Diệm và cho những đàn em gần gũi nhất của ông ta.

- Chế độ hiện nay đưa chúng ta quay trở về với những ngày đen tối nhất của năm 1954. Sự áp bức, sự bất công lại đè nặng lên người dân. Sự bất mãn cao độ đã đến với tất cả các tầng lớp dân chúng.

- Nam Việt sẽ không thể nào tránh khỏi bị tràn ngập bởi Cộng sản quốc tế nếu tình trạng này kéo dài.

Tôi vẫn còn tin vào một tương lai, trong đó là một Nam Việt thực sự dân chủ sẽ dành cho mỗi người dân quyền được hưởng tự do, tôi yêu cầu ông Ngô Đình Diệm chứng tỏ lòng yêu nước của ông bằng cách đáp lại những nguyện vọng của dân chúng:

1. Ông phải ra lệnh giải tán quốc hội bù nhìn.
2. Ông phải từ bỏ chức vụ Tổng thống Cộng hòa để cho người dân có thể tự do quyết định tương lai của họ.

Nếu ông không chấp thuận những yêu cầu trên, tôi quyết tâm trở về nước để bắt tay vào cuộc chiến đấu nhằm đạt được mục đích. Quyết tâm của tôi dựa vào ý chí của một dân tộc bị áp bức đang đòi hỏi tự do.

Vì chế độ hiện nay chỉ tồn tại là nhờ một số người nước ngoài bị lừa gạt, tôi lưu ý những người này về sự việc dân chúng Việt Nam xem họ như những người đồng lõa của sự áp bức, bất công và độc tài.

Trong 9 năm chiến tranh vừa qua, nhân dân Việt Nam đã giữ được thế đứng của mình với cái giá của bao sự hy sinh và những tổn thất nặng về sinh mạng. Điều này là một bằng chứng không thể chối cãi ý muốn của người dân Việt Nam được đóng một vai trò trong thế giới tự do.

Trước dư luận thế giới, tôi tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm là phản bội và độc tài. Và cùng lúc tôi kêu gọi tất cả các quốc gia bạn của Việt Nam đến giúp chúng tôi trong cuộc tranh đấu cho công lý và tự do, một cuộc tranh đấu sẽ góp phần duy trì hòa bình tại Đông Nam Á.

Tôi đích thân trao bản tuyên ngôn này cho vị Đại sứ Nam Việt tại Paris ngày 10.3.1960 lúc 15 giờ để yêu cầu ông chuyển đến Ngô Đình Diệm.

Paris, ngày 8.3.1960.

Ký tên . Tướng Dương Văn Đức".

Vì được mật vụ trà trộn trong cộng đồng Việt kiều tại Paris, ông đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp không chịu tiếp tướng Đức, nhưng ông này tìm mọi cách lọt được vào bên trong Tòa đại sứ chính phủ Diệm tại Paris. Ông đại sứ được lệnh từ Sài Gòn không được tiếp tướng Đức, mà còn gọi cảnh sát Pháp đến tiếp tay trục xuất tướng Đức ra khỏi khuôn viên Tòa Đại sứ, kết quả của vụ rắc rối này, là sau đó, nhà cầm quyền Pháp: vì không muốn phật lòng chính phủ Sài Gòn mà Pháp đang công nhận, đã ra lệnh cho tướng Đức đừng gây rối thêm, nếu không, có thể chính phủ Pháp sẽ cho dẫn độ tướng Đức về Sài Gòn trao cho chính quyền Ngô Đình Diệm nếu có yêu cầu xin cho dẫn độ một người mà Diệm xét thấy nguy hiểm cho an ninh trong nước.

Vì tướng Đức đã từng được các trường võ bị Pháp đào tạo và phục vụ lâu năm trong quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương, nên sau cùng nhà cầm quyền Pháp dành cho tướng Đức quyền tị nạn chính trị tại Pháp như luật sư Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Tôn Hoàn của đảng Đại Việt, các trung tá Vương Văn Đông và Trần Đình Lan v.v...

Chuyến công du của Phó Tổng thống Mỹ L.Johnson sang Việt Nam năm 1961 dọn đường cho một sự thay đổi chính sách về Việt Nam của Tổng thống Kennedy

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, hàng trăm ngàn chiến binh Pháp và Mỹ đã sang tham chiến, nhưng trong suốt ba mươi năm chiến tranh, không có một vị thủ tướng Pháp hay tổng thống Mỹ nào chịu khó du hành sang Việt Nam để thăm viếng và khích lệ binh sĩ của họ đang chiến đấu gian nguy tại hải ngoại, vì đây là hai cuộc chiến phi nghĩa, không được dư luận quần chúng Pháp và Mỹ ủng hộ.

Trong cuộc tham chiến của Mỹ, chỉ có ba vị phó Tổng thống Mỹ R.Nixon, L.Johnson và H.Humplaey đến công cán tại Việt Nam. Hai ông Nixon và Johnson đến Việt Nam khi hai ông chỉ ở cương vị Phó tổng thống và được hai thượng cấp Eisenhower và J.Kennedy phái sang Việt Nam để thẩm định tình hình tại chỗ trước khi Mỹ hoạch định một sự chính sách cần phải áp dụng tại Việt Nam trong tương lai.

Tháng 3.1961, trước tình hình chính trị và quân sự tại Nam Việt càng lúc càng trầm trọng, Tổng thống Kennedy quyết định phái Phó tổng thống Lyndon Johnson sang Sài Gòn thực hiện một cuộc thăm viếng chính thức để thu thập tại chỗ những thông tin chính xác về tình hình tại Nam Việt. Chuyến công tác này mở đường cho sự hoạch định một chính sách mới đối với Nam Việt của Tổng thống Kennedy và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Trong đoàn tùy tùng đông đảo gồm nhiều viên chức và ký giả đi cùng phi cơ với Phó tổng thống Johnson, ít người quan tâm đến một con người vóc dáng nhỏ bé ngồi hàng ghế phía sau, mặc y phục màu xám và ít được ai chú ý tới. Trên danh sách, anh chàng này mang tên là Suffrage, một lãnh tụ nghiệp đoàn trực thuộc Tổng liên đoàn Lao công đầy thế lực tại Hoa Kỳ tên tắt là AFL-CIO.

Nhiều người tự hỏi vậy động cơ nào khiến Tổng thống Kennedy cho tháp tùng theo Phó tổng thống L.Johnson một lãnh tụ nghiệp đoàn trong một cuộc thăm viếng chính thức Nam Việt. Câu hỏi trên không bao giờ có được lời đáp.

Ở mỗi chặng dừng chân, Phó tổng thống Johnson là nhân vật nổi bật nhất. Mọi người đổ xô ra đón tiếp máy quay phim chỉ hướng vào ông ta, các đội quân danh dự dàn chào. Trong khi đó, ít ai chú ý đến việc một số ít người đến tiếp cận rồi hướng dẫn vị lãnh tụ nghiệp đoàn Mỹ mới đến để đưa ông ta đến một cuộc họp ở một địa điểm không được tiết lộ. Người ta cũng không rõ mục đích của cuộc hội kiến này.

Vậy Suffrage có phải đang nhận nhiệm vụ kích động giới công nhân thợ thuyền thuộc Tổng liên đoàn lao công tại Sài Gòn? Có phải Phó tổng thống Johnson, trong chuyến công du này sang Sài Gòn là để thu hút sự chú ý của các quan sát viên, trong khi lãnh tụ nghiệp đoàn Mỹ, ông Suffrage thảo luận về tình hình chính trị tại Sài Gòn với những nhân vật lãnh đạo các nghiệp đoàn công nhân tại Sài Gòn và Tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất tại Hoa Kỳ AFL-CIO sẽ dùng ảnh hưởng lớn của mình để chỉ định một người sẽ thay thế Diệm lãnh đạo miền Nam.

Trong chiếc phi cơ đưa Phó tổng thống Johnson trở về Hoa Kỳ, cái con người nhỏ bé mặc màu xám của AFL-CIO vẫn có chỗ ngồi trong góc sau máy bay, vẫn kín đáo và thản nhiên. Nhưng tại Sài Gòn, có tin đồn là sắp có gì mới sẽ xảy đến.

Tờ Observer Foreign Office, cơ quan thông tin của Anh có khuynh hướng tự do, nơi đăng tải nhiều bài báo rất được các độc giả Mỹ thích đọc cho đăng một phúc trình viết từ Sài Gòn đề ngày 7.6.1961 mang chữ ký của nhà báo Denis Bloodworth. Bài báo này tìm cách thuyết phục dư luận quần chúng tán thành chiến dịch của nhà báo J.Alsop nhằm đề cao đại tá Phạm Ngọc Thảo mà một bộ phận những người Mỹ tại Việt Nam xem như một người hùng và là người có khả năng hơn tất cả những tướng lãnh của chế độ Sài Gòn.

Tờ báo Mỹ Herald Tribune số ra ngày 8.6.1961, đề cập đến ngôi sao đang lên Phạm Ngọc Thảo trong nhận định của một số nhà ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn, cho chạy hàng tít: "Thử nghiệm táo bạo với một đại tá Nam Việt". Trong một bài báo dài, tờ báo này viết: "Để được lòng dân, đại tá Thảo khi ngồi vào ghế Tỉnh trưởng Bến Tre, một địa danh do cộng quân kiểm soát gần hết, đã cho phóng thích hàng ngàn cộng quân đang bị giam giữ trong các khám đường, gây ngạc nhiên cho thượng cấp".

Trong khi Phó tồng thống Johnson dùng làm bình phong cho chính sách dùng đến những lãnh tụ nghiệp đoàn tại Sài Gòn để điều hành đất nước, và Phạm Ngọc Thảo phóng thích Cộng quân để chứng tỏ cho các nước phương Tây thấy là chính quyền Kennedy không sợ Cộng quân, nhưng những ý đồ của Tổng thống không rõ rệt, ông gửi nhiều phái đoàn sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình, và trong thời gian này ráo riết tìm một giải pháp.

Điều đáng ngạc nhiên là một trong những phúc trình có giá trị nhất vào thời điểm ấy về tình hình tại Nam Việt là của một người Mỹ tại Sài Gòn ký tên "Z". Nội dung tờ tường trình này được đăng tải trên tờ New Republic (Tân Cộng hòa) trong số ra ngày 19.3.1962. Không may là phúc trình này bị phe bảo thủ Mỹ bác bỏ vì không tin tưởng vào tờ tạp chí New Republic.

Ai đứng đằng sau cuộc dội bom dinh Độc Lập ngày 27.2.1962?

Tiếp theo sau cuộc đảo chính hụt ngày 11.11.1960, sáng ngày thứ năm 27.2.1962, một hành động chống đối võ trang xảy ra: hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cừ, trong một phi vụ tấn công vào những vị trí của quân kháng chiến ở phía bắc Sài Gòn, đã quay trở về Sài Gòn để đội bom và nã đại liên xuống dinh Độc Lập. Hai anh em Diêm - Nhu được mật báo kịp thời đã kịp xuống hầm trú ẩn bên trong Phủ Tổng thống nên thoát chết. Trần nhà sụp xuống gần phòng bà Nhu gây thương tích nhẹ cho bà ta.

Trung úy Quốc bị cao xạ của hải quân bắn hạ và bị bắt giữ, còn Nguyễn Văn Cừ, một sĩ quan không quân đã được đào tạo có bài bản trong 23 tháng tại Hoa Kỳ đã bay thoát được và đáp xuống phi trường Pochentong gần Nam Vang và được chính phủ của hoàng thân Sihanouk cho hưởng quyền tị nạn chính trị trước khi sang Pháp gia nhập lực lượng đối lập với chính quyền Diệm. Vậy là thêm một lời cảnh cáo nghiêm trọng nhắn gửi gia đình Diệm.

Để bảo đảm an ninh cho gia đình, Diệm tạm cho đình chỉ tất cả những phi vụ chiến đấu và thi hành một chiến dịch thanh lọc mới, mà nạn nhân đầu tiên là đại tá phi công Nguyễn Xuân Vinh, tư lệnh không quân, bị quy trách nhiệm không kiểm soát được các sĩ quan dưới quyền.

Ngay sau biến cố này, bộ máy tuyên truyền của Diệm gián tiếp tố cáo những kẻ phản động đã đứng đằng sau biến cố sáng ngày 27.2.1962, và còn ám chỉ một số người Mỹ. Nhưng những người Mỹ nào đây? Những nhân viên mật vụ Mỹ của Sở Thông tin Mỹ hay của Tòa đại sứ Mỹ? Hay của một nhân vật Mỹ nào mới đến?

Cháu gái của Diệm, con gái bà Cả Lễ, và là vợ của Trần Trung Dung, người đã từng là bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ Diệm, trong một chuyến du hành sang Pháp mùa hè 1961 có thừa nhận với những người thân:

"Gia đình nhà Ngô thừa biết là ngày cáo chung của chế độ sắp đến gần. Làm sao tôi có thể lạc quan được. Dân chúng thù ghét gia đình tôi và rồi sẽ hành tội tất cả gia đình chúng tôi. Tôi phải lo tính trước để có thể đi lánh nạn tại Paris kẻo không còn kịp nữa. Nhưng tôi tự hỏi tại sao gia đình không chịu rời khỏi đất nước trước khi bị những người chống đối tàn sát". (Trích trong quyển "Mười năm độc lập" của G.Chaffard).

Để đánh lừa dư luận Mỹ, chính quyền Sài Gòn mua chuộc các nhà báo Mỹ đến Nam Việt tìm hiểu tình hình. Nhà báo Mỹ nổi tiếng Joe Aslop và nữ ký giả Mỹ Maguerite Higging, người nữ phóng viên chiến tranh từng nhảy dù xuống chiến trường Triều Tiên săn tin, đã được Diệm Nhu dành cho vinh dự được tiếp đón trong dinh Tổng thống để hy vọng hai nhà báo này viết những bài có lợi cho chế độ.

Qua những tiết lộ của lãnh tụ Liên hiệp nghiệp đoàn Âu châu, Hà Nội có được thông tin về những mưu toan của chính quyền Kennedy nhằm khéo léo tìm cách gỡ rối, nghĩa là tìm cách thay thế Diệm. Dưới mắt chính quyền Kennedy, người có thể thay thế Diệm rất có thể là bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn vì trong số những người "quốc gia" chống đối Diệm, chỉ có Hoàn là người duy nhất cầm đầu một chính đảng: Đại Việt. Do đó, tờ báo Humanité của đảng Cộng sản Pháp trong số ra ngày 23.9.1962 đả kích dữ dội Hoàn và tố cáo ông này là một tên gây chiến, một tên múa rối trong tay người Mỹ.

Trong khi tình hình tại Sài Gòn tỏ ra bất ổn, thì tối ngày 8.5.1963, xảy ra cuộc xô xát đẫm máu trước trụ sở đài phát thanh Huế nhân ngày lễ Phật Đản lần thứ 2.002, khi quân đội dùng xe thiết giáp giải tán cuộc biểu tình chống lại lệnh cấm treo cờ Phật giáo....

Tiếp theo sau là những vụ tự thiêu và những vụ va chạm dữ dội giữa các nhóm phật tử và lực lượng an ninh của chính quyến Diệm. Linh mục Vincent S.Kearney viết trong tờ báo America trong số ra ngày 7.9.1963, về biến cố tại Huế:

"Trách nhiệm thật sự về cuộc đàn áp ngày 8.5 tại Huế phải được gán cho Ngô Đình Cẩn, một người không đảm nhiệm một chức vụ chính thức nào cả nhưng đầy uy quyền và đã ra lệnh cho vị tỉnh trưởng dùng võ lực đàn áp nhóm người biểu tình. Theo tôi, chính quyền của ông Diệm còn thất nhân tâm hơn là chế độ thực dân của Cựu hoàng Bảo Đại, vì họ đem đến quá ít mà đòi hỏi ở người dân quá nhiều”.

Còn linh mục F.J.Buckley thì cho rằng biến cố tại Huế xảy ra vì chính quyền Diệm không chấp nhận một lời chỉ trích nào bất cứ từ đâu đến. Ký giả G.Menant của tờ Paris Match cho là Đức cha Thục không chỉ hướng về chiếc ghế Hồng Y mà là chức "Giáo hoàng", một tham vọng không tưởng, một ước mơ khó vươn tới được với một người da vàng.

Báo New York Tribune đăng thư tướng Thái Sơn lên án chế độ Diệm - Nhu nhằm cảnh tỉnh Tổng thống Eisenhower và người sắp thay thế ông này.
Năm 1960, khi nhiệm kỳ chót của Tổng thống Hoa Kỳ, tướng Eisenhower sắp chấm dứt, những phần tử chống đối chế độ Ngô Đình Diệm tại Nam Việt tin là vị tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục chính sách ủng hộ mù quáng chính quyền gia đình trị Ngô Đình Diệm, nên lần lượt mạnh mẽ lên tiếng tố cáo chính sách độc tài của chính quyền tại Sài Gòn. 

Ngày 20.9.1960, không đầy hai tháng trước cuộc đảo chính quân sự của lực lượng nhảy dù của Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông ngày 11.11.1960, tờ báo New York Herald Tribune cho đăng bức thư của một người Việt Nam ký tên tướng Thái Sơn có nội dung như sau:

“Báo chí toàn thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ đều rõ một vụ tai tiếng đặc biệt, gần như chưa từng thấy trong lịch sử: sự kiểm soát một nước mệnh danh là dân chủ bởi một dòng họ duy nhất.

Sau đây là các thành phần cốt cán của chính phủ này, thuộc cái dòng họ phản dân chủ và chuyên quyền nhất tại các nước thuộc châu Á.

1. Trên chóp bu, Thủ tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.

2. Em trai của ông ta, Ngô Đình Nhu, cố vấn của tổng thống, người thực sự kiểm soát chính phủ, quân đội, Công thương nghiệp, cảnh sát, quốc hội và đảng Cần Lao gồm 70.000 thành viên được bố trí rải rác khắp nước để săn tin cho cảnh sát về những hoạt động của những người láng giềng của họ.

3. Ngô Đình Luyện, đại sứ tại Anh, Tunisie, Bỉ và Cộng hòa Liên bang Đức và kiểm soát tất cả ngân quỹ của các Tòa đại sứ này.

4. Giám mục Ngô Đình Thục cai quản giáo phận Vĩnh Long, có ảnh hưởng lớn với các giáo dân.

5. Bà Ngô Đình Nhu, vợ của ông cố vấn Nhu, “Đệ nhất phu nhân" của triều đại Ngô Đình. Bà Nhu kiểm soát tất cả những thương vụ quan trọng và quỹ đen.

6. Thân phụ của bà Nhu, ông Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Thịnh Đốn (Hoa Kỳ), tại Canada, Argentine, Brasil và kiểm soát ngân quỹ của các Toà đại sứ này. 

7. Thân mẫu của bà Nhu, bà Trần Văn Chương, đại diện của Việt Nam Cộng hòa tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và nắm quyền khai thác các cơ sở thương mại.

8. Luật sư Nguyễn Hữu Châu, anh rể bà Nhu, Bộ trưởng phủ Thủ tướng rồi bất mãn sang sống lưu vong tại Pháp.

9. Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp mà dư luận báo chí cho là người tình của bà Trần Văn Chương, mẹ bà Nhu.

Chế độ Ngô Đình Diệm được sự tài trợ của người Mỹ “một triệu USD mỗi ngày", ông Ngô Đình Diệm không cai trị do dân và vì dân mà cho gia đình của ông. 

Chính tình thế này đã được những người Cộng sản khai thác và đặt nhiều hy vọng.

Sài Gòn
Ký tên, tướng Thái Sơn".

Mục đích của tác giả bức thư này là nhằm cảnh tỉnh vị tổng thống sắp lên thay thế Tổng thống Eisenhower trong vài tháng sau đó để ông này sẽ không theo đuổi chính sách sai lầm của người tiền nhiệm.

Thượng nghị sĩ Bob Kennedy chủ động cuộc dội bom ngày 27.2.1962 xuống dinh Độc Lập định tiêu diệt Diệm - Nhu, đưa Trần Quốc Bửu lên thay
Các lực lượng công đoàn trong những thập niên 50 có tiếng nói rất có thế lực và gần như làm chủ vận mệnh của Hoa Kỳ và chủ động chính sách đối ngoại của cường quốc này. Các quyết định của các tổ chức công đoàn tại Hoa Kỳ được phổ biến một cách kiên quyết trên tờ báo New Leader, cơ quan chính trị của Trung tâm Thợ thuyền hùng mạnh AFL-CIO.

Các lãnh tụ công đoàn đích thân trình bày quan điểm của họ trên tờ báo này, và cũng thường giao việc này cho cái bình phong trí thức cua nó là Trường Đại học Michigan đầy thế lực. Đường lối chính trị của Hoa Kỳ biến chuyển theo thời gian, nhưng trong khi Hoa Kỳ đi từ chính sách tai hại này đến chính sách sai lầm khác, không một lời chỉ trích nào được phép đăng tải trên tờ New Leader, cơ quan ngôn luận chuyên ru ngủ khối thợ thuyền ngoan ngoãn Mỹ.

Ngày 22.2.1954, tờ New Leader đăng một bài báo của David J.Dallin:

"Làm thế nào thắng trong cuộc chiến Đông Dương?". Bài báo này nhấn mạnh:

"Việc phải làm trước tiên là hất chân người Pháp ra khỏi Đông Dương. Lẽ ra chúng ta cần ủng hộ ông Hồ Chí Minh, nhưng chính sách thực dân của Pháp đã đẩy ông Hồ về phía những người Cộng sản, nên chúng ta đành phải đứng về phía Diệm".

Khi các biến cố làm thay đổi tình thế thì các giải pháp cũng đổi theo, nhưng sự hợp tác chặt chẽ giữa tổ chức công đoàn AFL-CIO và Trường đại học Michigan thì luôn được duy trì qua tờ New Leader. Không may là tình hình càng ngày càng tồi tệ. Cái chính sách sai lầm nhằm ủng hộ một gia đình thất nhân tâm chỉ dẫn tới sự phá sản.

Sau cuộc đảo chính hụt của quân nhảy dù ngày 11.11.1960, Tổ chức công đoàn AFL-CIO bắt đầu quay lưng lại với Diệm. Tổng biên tập Soi Tass của tờ New Leader bắt đầu đánh giá chính quyền Diệm là chuyên chế, thối nát và bất lực.

Tổng thống Kennedy ngay sau ngày lên nắm chính quyền, liên tiếp gửi sang Việt Nam các phái đoàn do Phó tống thống L.Johnson, rồi giáo sư Staley, tiếp theo là đại tướng N.Taylor để quan sát tại chỗ tình hình tại Việt Nam tìm ra những giải pháp thích hợp, nhờ đó mà Hoa Thịnh Đốn chỉ trong vài tháng đã nhận rõ được những gì mà họ lẽ ra phải nhận thức được trong.6 năm cầm quyền của Diệm.

Kết quả của ba sứ mạng tìm hiểu này là khuyến cáo những thay đổi chính trị sâu rộng trong chính sách của Kennedy trong vấn đề Việt Nam. Và thay đổi quan trọng nhất là sự tách rời vợ chồng Ngô Đình Nhu ra khỏi bộ máy cầm quyền tại sài Gòn, vì nếu không có sự lộng quyền của vợ chồng Nhu, dân chúng Nam Việt có thể không oán ghét chế độ Diệm, theo nhận định của một số người Mỹ.

Nhu liền có phản ứng quyết liệt với thái độ thiếu thân thiện của cấp lãnh đạo mới tại Hoa Thịnh Đốn: báo chí Sài Gòn do Nhu kiểm soát trút lên giới lãnh đạo Hoa Kỳ những lời đả kích dữ dội không kém những gì đã từng dành các chế độ của Mao Trạch Đông và Fidel Castro.
Tờ Thời báo chạy hàng tít 8 cột: "Việt Nam Cộng hòa bị dùng làm vật thí nghiệm cho đế quốc tư bản. Đã đến lúc cần xét lại sự hợp tác Việt Mỹ”. Các tờ báo Việt ngữ khác tại Sài Gòn cũng có cùng một luận điệu và dường như có một lúc mà giây phút sự thật đã đến với hai phía...

Diệm không còn có thể thi hành những cuộc cải cách do Hoa Thịnh Đốn khuyến cáo vì ông đã mất quyền kiểm soát tình thế, quyền hành dần dần đã bị Nhu thu tóm. Nhu viện lẽ muốn làm nhẹ gánh nặng cho tổng thống.

Nhu trên danh nghĩa chỉ là cố vấn, nhưng quyền hạn vượt xa Phó tồng thống Nguyễn Ngọc Thơ và còn lấn quyền cả ông anh tổng thống. Vợ Nhu còn có lần la mắng Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ trước mặt nhiều người khiến ông này quá tủi nhục nên có ý định từ chức. Nhưng một sự từ chức của nhân vật trên lý thuyết là người đương nhiên thay thế tổng thống nếu ông này tạm mất khả năng lãnh đạo đất nước hoặc bất ngờ tạ thế, sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị do một sự bất đồng nội bộ.

Nhu quyết không để bị hất chân ra khỏi chính quyền cũng như không có ý định khẩn cầu thượng nghị sĩ dân chủ đầy thế lực Mike Mansfield ủng hộ chế độ Sài Gòn thêm một thời gian nữa như ông ta đã từng làm năm 1955. Nhu cũng tin vào Hoa Kỳ đã dấn sâu vào Việt Nam và đã đổ quá nhiều công sức vào đây nên không có thể rút khỏi Việt Nam dễ dàng được.

Tháng 9.1961, đại tướng M.Taylor, sau chuyến du hành quan sát tại Việt Nam, đã mạnh dạn phát biểu qua các cơ quan thông tin đại chúng, đòi phải có những cải cách chính trị tại Nam Việt. Nhưng Hoa Thịnh Đốn tỏ ra kín đáo hơn về sứ mạng của ông Irving Brown, đại sứ lưu động của Liên hiệp Công đoàn AFL-CLO, người đã vượt qua 800.000 cây số trong một sứ mạng chống Cộng qua các quốc gia cựu thuộc địa nhưng phần lớn đã thu hồi độc lập và đã ngả theo chủ nghĩa xã hội.

Sau cuộc “trường chinh" này, I.Brown được AFL.CIO phái sang Nam Việt để phân tích tình hình tại chỗ. Phúc trình mật của Brown đề ngày 27.11.1961 dày 10 trang giấy đánh máy, có thể tóm tắt nội dung như sau: con người từ nay cần được hoa Kỳ ủng hộ là Chủ tịch Tổng liên đoàn lao công tại Sài Gòn Trần Quốc Bửu, cựu nhân viên phòng nhì Pháp rồi nhảy sang lãnh vực công đoàn. Phúc trình Brown nhấn mạnh:

"Trần Quốc Bửu là lãnh tụ công đoàn xuất sắc nhất mà tôi gặp tại Sài Gòn được sự tín nhiệm của Diệm và giới thân cận của ông này. Như vậy là Bửu có thể nương vào sự tín nhiệm này để có thể tấn công chế độ Diệm từ bên trong nếu chúng ta ủng hộ ông".

Sự thăng tiến của Trần Quốc Bửu được ghi nhận bắt đầu từ thời điểm này. Sự sụp đổ của Diệm đã gần kề, nhưng những kẻ đã từng chọn ông lúc đầu cũng không muốn để cho ai khác chỉ định người thay thế ông ta. Chủ đề thường được tờ New Leader đặt ra là: "Làm thế nào để thắng trong cuộc chiến Đông Dương?”

Ngày 27.2.1962, lúc 6 giờ 50 sáng, hai sĩ quan không quân quốc gia dội bom xuống Dinh Độc Lập, gây thương tích cho bà Ngô Đình Nhu. Bộ máy tuyên truyền của Diệm ám chỉ sự nhúng tay của người Mỹ trong hành động này mà không dám chỉ đích danh ai. Danh tính của nhân vật đứng sau vụ này được nhà báo Mỹ James Reston tiết lộ sau đó trên tờ báo New York Times: đó là bào đệ của Tổng thống Kennedy: thương nghị sĩ Bob Kennedy, Bộ trưởng Tư pháp trong nội các Kennedy.

Ký giả Rreston cho là ngoài Cuba, Việt Nam thu hút sự chú ý của Bob-Kennedy nhiều nhất, và ông này quyết giúp ông anh tổng thống thoát ra khỏi vũng lầy Việt Nam. Trong chính phủ Kennedy, Bộ trưởng Tư pháp Kennedy đầy thế lực, được xem là người chủ trương việc theo đuổi một chính sách phản cách mạng tại Nam Việt. Bob tham gia tất cả những sáng kiến dẫn tới một sự chống đối ra mặt của chính phủ Mỹ với chế độ của Diệm.

Việt Nam là trắc nghiệm thứ ba quan trọng của cuộc chiến tranh chống lại phe xã hội chủ nghĩa. Hoa Kỳ đã chứng minh là tại Triều Tiên, họ có thể đương đầu với một cuộc chiến lớn nhưng có mục tiêu hạn chế và trong cuộc khủng hoảng về các dàn hỏa tiễn Liên Xô lắp đặt tại Cuba năm 1962, họ có thể đối đầu với mối đe dọa của một chiến tranh hạt nhân, nhưng họ chưa từng dính líu vào một cuộc chiến tranh giải phóng, và chính vì vậy mà Việt Nam là một trắc nghiệm mới.

Hơn tất cả mọi người, Bob Kennedy bị thu hút bởi những kỹ thuật và hiệu năng của cuộc chiến phản cách mạng, ông đảm trách những vấn đề của Việt Nam ngay từ ngày bào huynh tổng thống nhận chức và có đủ uy tín và thẩm quyền cần thiết để kết hợp cái ê kíp đang bị chia rẽ, hỗn độn gồm những nhân vật của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các sở mật vụ Mỹ. 

Ngay từ khi chỉ là thượng nghị sĩ, John Kennedy đã chú tâm đọc kỹ những văn bản mà Arthur Goldberg hay Angier B.Dukel cả hai là những người tuyên truyền cho Diệm, trao cho ông. Bước chân vào "Nhà Trắng", bào đệ của ông, Bob Kennedy thay thế ông anh tổng thống để hoạch định một chính sách cho Việt Nam.

Bob lo ngại vấp phải một sự chống đối lại chương trình Rostow Weisner Schlesinger của John Kennedy. Trong đầu Bob ấp ủ một cuộc chiến phản cách mạng - hoặc là làm thế nào đè bẹp một cuộc khởi nghĩa nếu ông ta được nắm quyền hành hoặc được chỉ đạo nó, tất cả công việc này là nỗi đam mê của Bob Kennedy, và Nam Việt là mảnh đất cho ông vận đụng tài năng của mình.

Cái đề nghị của lãnh tụ công đoàn Mỹ Irving Brown năm 1961 nhằm biến Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao công tại Sài Gòn thành "con bài của Hoa Kỳ”, chắc chắn đã được chuyển đến Bob, ông này với đầu óc thực dụng như những người thường áp dụng luật rừng, liền ký vào để tán thành một hành động loại bỏ Diệm và đưa Bửu lên thay thế, mà không cần bận tâm đến những phản ứng của dư luận quần chúng, Bob nói với ông anh tổng thống là đã đến lúc phải cởi bỏ cái gánh nặng tại Nam Việt do chế độ Diệm gây ra cho Hoa Kỳ.

Đối với Bob Kennedy, cuộc dội bom của hai trung úy Quốc và Cừ không phải là một hành động riêng rẽ. Nhưng tên "phản động" mà Diệm - Nhu tố cáo là đứng đằng sau hai sĩ quan không quân Quốc và Cừ là những người đang ngự trong Tòa Nhà Trắng.

Để cải thiện tình hình quân sự càng ngày càng trầm trọng tại Nam Việt, Tổng thống Kennedy phái giáo sư Staley và đại tướng M.Taylor sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình và đệ trình lên tổng thống một kế hoạch đối phó với sự bành trướng của quân giải phóng. Và một trong những đề nghị đầu tiên của kế hoạch Staley - Tay-lor là việc thành lập tại Sài Gòn vào tháng 2.1962, tiếp theo sau cuộc dội bom xuống dinh Độc Lập, một Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ dưới quyền chỉ huy của đại tướng Paul Harkins.

Bộ Tư lệnh này thực chất sẽ hoạt động như là một bộ tham mưu đảm trách việc hoạch định chương trình hành quân cho Bộ Tư lệnh quân đội quốc gia Việt Nam. Quân số của Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ cuối tháng 2.1962 lên đến 5.000 sĩ quan và chỉ ba tháng sau đã lên đến con số 7.500 người và năm 1963 đã vọt lên con số trên 20.000 người mà vẫn không đủ để lật ngược tình thế. Hoa Thịnh Đốn sau cùng phải gửi quân Mỹ sang Nam Việt trực tiếp tham dự vào cuộc chiến để mong tránh cho Nam Việt, thành trì chống Cộng của Mỹ tại Đông Nam Á, khỏi rơi vào vòng kiểm soát của Cộng sản, nhưng rồi vẫn rước lấy thất bại.

SỰ THẬT VỀ DÍNH LÍU CỦA MỸ VÀO CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 1.11.1963

Đại tướng Harkins Tổng tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn vì thân Diệm nên bị Đại sứ Lodge qua mặt và đặt trước sự đã rồi


Cuối tháng 11.1963, một không khí ngột ngạt bao trùm thành phố Sài Gòn trong khi cuộc đối đầu giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và khối Phật giáo vẫn còn âm ỉ. Tân Đại sứ Mỹ Lodge tại Sài Gòn thất bại trong cố gắng thuyết phục Tổng thống Diệm tách Nhu ra khỏi bộ máy cầm quyền nên đành phải bật đèn xanh cho các tướng lãnh tại Sài Gòn thực hiện một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ Diệm. Và các cuộc chuẩn bị cho cuộc Chính biến ngày N giờ G đã được ấn định vào lúc 13 giờ ngày 1.11.1963.

Ngày 31.10.1963, bốn đại đội lực lượng đặc biệt thiện chiến do Mỹ trả lương và được xem tuyệt đối trung thành với chính phủ Diệm bị Mỹ buộc phải rời Sài Gòn đi tấn công quân kháng chiến thay vì được giữ lại để bảo vệ phủ Tồng thống (dinh Gia Long). Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ do đại tướng Harkins cầm đầu, được lệnh từ Hoa Thịnh Đốn, thông báo cho chính phủ Sài Gòn rõ là nếu Nhu cứ tiếp tục giữ các đơn vị lực lượng đặc biệt tại Sài Gòn vì quyền lợi cá nhân thì Mỹ ngưng đài thọ số tiền là 300.000 USD để trả chi phí hàng tháng cho binh chủng này.

Để đáp lại khoản trống do sự vắng mặt của bốn đại đội này, Nhu gọi về Sài Gòn và vùng phụ cận các đơn vị trung thành với chế độ và Nhu cho là một sự triển khai những lực lượng hùng hậu như vậy đủ đảm bảo an ninh cho gia đình Ngô Đình...

11 giờ sáng ngày 1.11.1963, Đô đốc Felt, Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương cùng đi với Đại sứ C. Lodge đến dinh Gia Long để từ giã Tồng thống Diệm trước khi quay về Honolulu. Lodge lẽ ra cũng rời Sài Gòn cùng ngày, nhưng vào giờ chót phải hoãn chuyến đi đến ngày thứ bảy tới.

Lúc bấy giờ, Diệm nói với hai vị khách: “Các cơ quan tình báo của tôi trình với tôi những tin đồn được truyền đi về một âm mưu chống lại tôi. Chắc chắn đây là những quả bóng thăm dò do những nhân viên mật vụ Mỹ thiếu hiểu biết tung ra”. Lodge và Felt không đưa ra lời bình luận nào cả, mặc dù hai người thừa rõ những gì sắp xảy đến chỉ trong vài giờ tới.

Trong khi Lodge và Felt sắp chia tay Diệm tại dinh Gia Long, tất cả các tướng tá thân tín của Diệm đang chỉ huy các đơn vị tác chiến được triệu về Bộ tổng tham mưu gần Tân Sơn Nhất.

Đại tướng Lê Văn Tỵ, con cáo già đã từng phản bội người anh cả là trung tướng Nguyễn Văn Hinh vào tháng 9.1954, khi Tỵ mới chỉ là đại tá đã ngả theo Diệm, đã thấy trước có biến động nên khôn khéo không chịu tham dự vào cuộc phiêu lưu quân sự chống Diệm, Tỵ viện lý do sức khỏe, rời Sài Gòn đi nghỉ mát dưỡng bệnh.

Chức quyền Tổng tham mưu trưởng được tạm giao cho trung tướng Trần Văn Đôn, một vị tướng có thâm niên nhất sau tướng Tỵ và có uy tín trong quân đội Sài Gòn nhờ được đào tạo tại các trường võ bị Pháp và Mỹ. Tướng Đôn bị Diệm-Nhu nghi kỵ nên phải rời khỏi chức vụ chỉ huy trực tiếp quân đội năm 1962. Đôn bị nghi nằm trong số những tướng lãnh chủ trương những cải cách trong chính phủ Sài Gòn.

Tướng Đôn với tư cách quyền Tổng tham mưu trưởng, chức vụ cao nhất trong hàng ngũ các tướng lãnh Sài Gòn cho triệu tập tất cả tướng tá trung thành với Diệm - Nhu về Bộ tổng tham mưu rồi giữ họ dùng cơm trưa để tiếp tục các cuộc thảo luận. Sau bữa cơm, lúc 13 giờ trưa, khi cuộc họp sắp sửa tiếp diễn trở lại thì tướng Đôn hướng về các tướng tá thân tín của Nhu, dõng dạc tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, quân đội nắm lấy quyền hành. Quí vị nên tự xem mình đang trong tình thế bị bắt giữ!".

Đại tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng toàn bộ binh chủng lực lượng đặc biệt, người tuyệt đối trung thành với Nhu, liền có phản ứng quyết liệt, nên các binh sĩ do tướng Đôn bố trí sẵn, tiến đến lôi đại tá đi và hạ sát ngay sau đó để dằn mặt những sĩ quan cùng phe với Tung.

Đúng vào giờ phút này, Diệm - Nhu đang nghỉ trưa trong dinh Gia Long. Sáng hôm đó, cơ quan mật vụ của Nhu gọi điện vào dinh báo tin là đã phát hiện những cuộc vận chuyển quân đội bất thường hướng vào trung tâm Sài Gòn. Nhu trấn an họ: "Các anh không phải lo ngại vì những cánh quân này chỉ thi hành những lệnh của tôi".

Nhưng khi ba tiểu đoàn thủy quân lục chiến ngăn chặn con đường dẫn tới phi trường Tân Sơn Nhất rồi ngay sau đó tiến chiếm đài phát thanh và các vị trí trọng yếu trong thành phố, trùm mật vụ của Nhu cấp báo cho dinh Gia Long. Lần này, Nhu thấy nguy, nên gọi điện cho tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Sài Gòn kiêm Tư lệnh quân khu 3 nhưng Đính né tránh để cho các sĩ quan trực đáp là ông ta không có mặt tại Chỉ huy sở.

Liền sau đó, lực lượng đảo chính tiến chiếm sở Ba Son và điểm chiến lược trong nội thành. Lúc 13 giờ 45 phút, nhiều loạt súng đại liên làm khuấy động không khí ẩm ướt trong thành phố. Được các chiến xa yểm trợ, lực lượng làm chính biến triển khai tiến chiếm các cơ quan chính yếu.

Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi chỉ huy lữ đoàn phòng vệ Tổng thống phủ chuẩn bị đẩy lui quân đảo chính đang bắt đầu bao vây dinh Gia Long. Diệm tìm cách liên lạc với Đính nhưng bất thành và ông nghĩ có thể Đính đã bị các tướng đảo chính bắt giữ. Diệm không tin là Đính có thể phản bội ông khi mà Đính đã dính líu quá nhiều với chính phủ qua hành động tấn công mạnh vào các chùa chiền chỉ mới hai tháng trước.

Sự thật là tướng Đính đã trở mặt với Nhu và ngả theo phe đang thắng thế và là người trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân lật đổ chế độ. Chính Đính đã đánh lừa Nhu khi ngày hôm trước, ông ta đề nghị với Nhu cho phép ông đem quân về Sài Gòn bảo vệ dinh Gia Long để làm nản lòng những tướng tá có ý định làm một cuộc đảo chính quân sự, và Nhu đã nhận lời nên trở tay không kịp.

Theo nhà báo Chaffard, Nhu đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn ở gần bờ biển để lánh về đây trong khi bị lâm nguy, và từ nơi này, liên lạc với các đơn vị trung thành lập lại thế cờ lấy lại quyền kiểm soát tại Sài Gòn. Hơn nữa, Như thường tỏ ra khinh miệt các tướng lãnh được đào tạo tại các trường võ bị Pháp và Mỹ mà ông cho là ngoan ngoãn và nhu nhược, không dám chống lại chính quyền hợp pháp, như đã từng xảy ra tháng 9.1954, khi đồng loạt các tướng Tỵ, Đôn, Kim, Minh lớn và Minh nhỏ đã quay lưng lại với chủ tướng Nguyễn Văn Hinh để theo về với chế độ đang cầm quyền Ngô Đình Diệm.

Eisenhower khiển trách Lodge để ông Diệm bị giết

Tuy lập được công đầu trong việc lật đổ chế độ, tướng Đính, một sĩ quan lắm mồm và thích ăn chơi, chỉ ba tháng sau đó bị tướng Nguyễn Khánh và đàn em loại hẳn ra bộ máy cầm quyền. Cay đắng, Đính lên tiếng tố cáo các tướng lãnh đảo chính đã lãnh của Lodge 1 triệu USD để thực hiện cuộc chính biến 31.1.1964. Nhà báo Úc W.Burchett còn phanh phui là ngày 24.10.1963, đại sứ Lodge đã thỏa thuận với tướng Trần Văn Đôn số tiền 1 triệu USD cho việc tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Diệm.

Trong khi vài đơn vị trung thành với chế độ cố gắng giành lại quyền kiểm soát đài phát thanh đã lọt vào tay thủy quân lục chiến, đài này lúc 14 giờ 30 cho phát đi lời hiệu triệu của Hội đồng tướng lãnh cách mạng gồm 14 vị tướng và 10 đại tá, mỗi người tự đọc tên mình để toàn quân nhận ra giọng nói của từng vị tướng và tá, chớ không như trong cuộc đảo chính ba năm trước (11.11.1960), chỉ có giọng nói của đại tá Nguyễn Chánh Thi. Tuyên ngôn này buộc hai anh em Diệm - Nhu phải đầu hàng.

Trong số ra ngày 7.12.1963, tờ New York Times có viết: Khi C.Lodge năm 1964 ra ứng cử tổng thống Mỹ, cựu Tổng thống Mỹ Eisenhower, người năm 1954 đã đưa Diệm về Sài Gòn cầm quyền và đã ủng hộ ông này trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của ông đã hỏi đại sứ Lodge, người cùng đảng Cộng hòa với ông vậy Lodge có thật sự làm tất cả mọi việc để cứu mạng sống cho hai anh em Diệm - Nhu? Thì được Lodge xác nhận là giữa lúc quân đảo chính đang bao vây dinh Gia Long, Lodge đã hai lần gọi điện cho ông Diệm rõ là ông ta sẵn sàng để cho cả hai anh em Diệm - Nhu được quyền tị nạn trong Tòa đại sứ Mỹ.

Lodge còn ra lệnh cho vị lãnh sự Mỹ tại Huế cho Ngô Đình Cẩn, em út của Diệm được hưởng quyền tị nạn chính trị trong Tòa lãnh sự Mỹ tại Huế và Cẩn đã nhanh chóng không bỏ lỡ dịp này, giữa lúc tướng Đỗ Cao Trí đưa quân đến dinh thự của Cẩn để vừa canh giữ vừa bảo vệ an ninh cho Cẩn đề phòng sự phẫn nộ của dân chúng đối với hung thần miền Trung.

Theo nhà báo Chaffard, thì trước lời đề nghị bảo đảm an ninh cho Diệm, ông này từ khước đề nghị của Lodge và đáp: "Tôi đánh giá cao sự quan tâm của ngài Đại sứ đối với chúng tôi. Nhưng tôi tin là có thể tự mình lập lại trật tự được".

Nhiều tờ báo Âu Châu tiết lộ là có nhiều cố vấn quân sự Mỹ chớ không phải là những ký giả, đã tiến vào dinh Gia Long cùng với đợt binh sĩ đầu tiên tấn công vào dinh này. Những cố vấn Mỹ ăn mặc dân sự, trong khi các “nhà nhiếp ảnh" Mỹ mà không được một đồng nghiệp nào nhận diện được trước đó đã theo chân mỗi đợt tấn công của quân đảo chính.

Nhưng Diệm - Nhu đã kín đáo rời khỏi dinh Gia Long lúc hoàng hôn ngay hôm đó bằng một chiếc xe Citroen 2 mã lực chuyên dùng đi mua thức ăn mỗi buổi sáng, bằng cửa hậu đường Lê Thánh Tôn để giúp Diệm - Nhu thoát vòng vây chạy thẳng vào nhà của tên Mã Tuyên trong Chợ Lớn.

Lúc 3 giờ sáng, thủy quân lục chiến tập hợp lại cách dinh độ 100 mét và chuẩn bị cho cuộc tấn công quyết định vào dinh. Một giờ sau, hai chiếc khu trục cơ P.38 do Nguyễn Cao Kỳ, lúc ấy mới chỉ mang lon trung tá nhưng ngay ngày hôm sau được thăng đại tá, bay sà xuống nã đại liên xuống dinh Gia Long dọn đường cho cuộc xung kích của thủy quân lục chiến.

Ít lúc sau, một lá cờ trắng được treo lên cửa sổ tầng trên cho pháo binh và bộ binh ngừng các cuộc tấn công, và lúc bấy giờ quân tấn công mới nhận ra là hai anh em Diện - Nhu đã biến mất từ chạng vạng hôm qua. Các binh sĩ đảo chính lục soát phòng của Nhu, thu được quyển sách tựa đề "Shoot to kill" (Nổ súng để giết), quyển sách đầu giường của Nhu và có lẽ ông này vừa nghiền ngẫm trước khi trải qua giấc ngủ trưa sau cùng của đời mình.

10 giờ sáng ngày 2.11.1963, Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Diệm Nhu tự sát. Nhưng sự thật là cả hai đã bị hạ sát bên trong chiếc thiết vận xa M.113 đưa hai người từ Nhà thờ Cha Tam đường Học Lạc Chợ Lớn về Bộ tổng tham mưu gần Tân Sơn Nhất. Một trung sĩ Việt Nam đưa hai thi hài Diệm Nhu ra khỏi chiếc thiết vận xa nhận thấy y phục hai người đẫm máu và nhận ra là Diệm chết vì bị đạn bắn vào ót, còn Nhu thì bị đâm từ sau lưng.

Còn số phận của Ngô Đình Cẩn đã được định đoạt ít lâu sau đó qua một cuộc thương nghị giữa Tòa đại sứ Mỹ và các tướng lãnh đảo chính: "Tòa lãnh sự Mỹ được lệnh giao Cẩn cho nhà cầm quyền mới để đưa ra tòa xét xử công khai, rồi bị đem ra xử bắn, nhưng đổi lại chính quyền quân sự mới khi đem Cẩn ra kết tội phải tránh gây tai tiếng cho người Mỹ về việc giao nộp Cẩn cho phe đảo chính, nhất là sau khi Mỹ bất lực không bảo vệ được tính mạng Diệm, người mà Tổng thống Eisenhower đã đưa về Sài Gòn cầm quyền năm 1954 và tích cực ủng hộ trong suốt 6 năm ông còn ngồi ở chức tổng thống Mỹ.

Sự dính líu của Mỹ vào cuộc đảo chính.
Ngay sau ngày chế độ Diệm bị lật đổ, Hoa Kỳ lập tức tái lập đầy đủ các khoản viện trợ cho chính quyền mới của các tướng lãnh. Về phần trách nhiệm của người Mỹ trong sự lật đổ chính quyền thì khó có thể chối cãi được.

Chính ông John Meeklin, tùy viên báo chí Tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn khôi hài xác nhận: "Biện minh cho sự không dính líu của Hoa Kỳ vào cuộc đảo chính quân sự này, giống như việc cho là vô tội thái độ của người bảo vệ một kho hàng nói trước với một tên trộm chuyên nghiệp mà anh ta biết rõ là đêm ấy anh ta bỏ việc canh giữ để đi ăn nhậu suốt đêm với bạn bè". (trích quyển "Mission in Torment”, trang 278).

Theo Halberstam, một nhà ngoại giao Mỹ chuyên về vấn đề Việt Nam, các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim có thông báo trực tiếp cho Tòa đại sứ Mỹ biết trước ngày giờ phát động cuộc đảo chính. Và Tòa đại sứ Mỹ trong thời gian diễn ra hành động quân sự lật đổ Diệm, luôn liên lạc bằng điện thoại với các tướng lãnh để theo dõi sát sự diễn biến hành động quân sự của nhóm đảo chính.

Nhà báo Théodore Draper xác nhận: "Người ta không có đủ bằng chứng về một sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào cuộc đảo chính này, nhưng sự thật là Tòa đại sứ Mỹ đã dọn đường cho cuộc chính biến, họ biết trước tất cả các chi tiết trong công cuộc chuẩn bị và họ không làm gì cả để ngăn cản. Ngược lại, dường như Bộ Tham mưu của đại tướng Harkins, một người bị C.Lodge cho là rất thân với Diệm - Nhu, bị đặt trước sự đã rồi. Lodge sợ Harkins thông báo cho Diệm - Nhu hay trước cuộc đảo chính để hai người kịp thời chuẩn bị sự chống trả và dẫn tới sự thất bại của việc lật đổ chính quyền cứng đầu Ngô Đình Diệm”.

Tổng thống Kennedy nghĩ rằng việc giúp cho dân chúng Nam Việt thoát khỏi sự cai trị của một chính phủ thất nhân tâm sẽ giúp cho người dân tại Nam Việt chiến đấu hữu hiệu hơn chống lại quân giải phóng. Nhưng đây là một sai lầm lớn. Vì sau ngày chính quyền Diệm sụp đổ, cùng với toàn bộ hệ thống các ấp chiến lược và cả bộ máy mật vụ dầy đặc của Nhu, cuộc chiến chống lại quân giải phóng chỉ suy yếu thêm.

Mặc dù sau đó Hoa Kỳ bắt buộc phải gửi sang Nam Việt đến nửa triệu quân để trực tiếp tham chiến mà vẫn không lật ngược được thế cờ, để rồi Hoa Kỳ phải rước lấy một sự thất trận thảm hại chưa từng thấy trong lịch sử của siêu cường kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới.

Bà Nhu thoát bị trừng phạt tại Việt Nam nhờ nán lại Los Angeles. Đại sứ Lodge đã hai lần điện thoại đề nghị Diệm - Nhu trú ẩn tại Tòa đại sứ Mỹ
Mùa thu 1963, tình tình chính trị tại Nam Việt rất rối ren, với các vụ va chạm giữa chính quyền Sài Gòn với lực lượng Phật giáo, với những vụ tự thiêu kế tiếp và những cuộc xuống đường của phật tử và sinh viên cùng với những vụ bãi khóa. Dư luận quần chúng lúc bấy giờ thường tự hỏi tại sao chính phủ Diệm lại cứ tiếp tục các cuộc đàn áp mà không chịu tỏ ra hòa dịu để làm cho tình hình trong nước bớt căng thăng, khi mà mức độ ủng hộ của người dân đối với chế độ xuống thấp chưa từng thấy.

Một số người cho là Diệm tin chắc là ông sẽ thắng trong sự đối đầu này, và một phần cũng vì Diệm - Nhu không chịu mất thể diện. Một số người khác tin là Nhu đặt hết tin tưởng vào sự ủng hộ không lay chuyển của người bạn của ông ta là John Richard, Giám đốc các cơ quan mật vụ Mỹ tại Sài Gòn, vào Đại sứ Mỹ F.Nolting:

Tổng thống Kennedy, trước tình hình càng ngày càng tồi tệ tại Sài Gòn, một phần do việc Nhu quyết bám lấy quyền hành chớ không chịu ra đi theo lời thuyết cáo của Hoa Thịnh Đốn gửi tới Diệm. Tổng thống Kennedy phải tìm người thay thế đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông F.Nolting, một chỗ dựa của chế độ Sài Gòn, để chấm dứt chính sách hoàn toàn ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Muốn chia sẻ trách nhiệm với đảng Cộng hòa đối lập trong việc giải quyết vấn đề nôi cộm tại Nam Việt, Tổng thống Kennedy thấy cần phải dùng tới một chính khách nổi tiếng của đảng Cộng hòa để chỉ định vào chức vụ tân đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, và ông Henry Cabot Lodge là người có đầy đủ điều kiện nhất.

Ông Lodge, trong Đệ nhị thế chiến, là sĩ quan liên lạc Mỹ dưới trướng đại tướng Eisenhower để nhận nhiệm vụ có những quan hệ giữa Đoàn quân viễn chinh Mỹ tại châu Âu với tướng De Gaulle và Bộ Tư lệnh quân lực của nước Pháp tự do để hợp đồng tác chiến chống quân Đức Quốc xã của Hitler. Ông Lodge nói tiếng Pháp rất giỏi và rất am hiểu người Pháp, nên rất tiện lợi khi đến phục vụ tại một nước thuộc địa cũ của Pháp như Việt Nam.

Trước ngày sang nhậm chức tại Sài Gòn, ông Lodge đang chỉ huy một cơ quan ít được ai biết đến: Viện Nghiên cứu Đại Tây Dương tại Paris. Tại đây, ông đang thảo ra dự án cho ra đời một đồng tiền quốc tế để đem lại tiến bộ cho sự thống nhất xã hội nhờ vào sự tan rã của các thuộc địa cũ và để giúp Hoa Kỳ trở thành một loại siêu quốc gia địa phương.

Tháng 8.1945, ngay sau ngày Nhật đầu hàng, ông Lodge tình nguyện được nhảy dù xuống Việt Nam để bắt liên lạc với lực lượng du kích quân Việt Nam đang chiến đấu chống Nhật, để giành lấy ảnh hưởng cho Mỹ trước khi Pháp đưa quân trở lại Đông Dương. Ông Lodge đã từng được một bộ phận trong đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên của đảng ra tranh cử tổng thống Mỹ, nhưng thất bại.

Tin từ Hoa Thịnh Đốn loan đi về việc bổ nhiệm một Chính khách tầm cỡ như ông Lodge sang làm tân đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gây xôn xao trong dư luận quần chúng tại Việt Nam và hứa hẹn một sự chuyển biến chính sách của Mỹ đối với chế độ Sài Gòn.

Khi gần tới ngày Lodge đến nhậm chức tại Sài Gòn, cả thành phố Sài Gòn bắt tay vào một cuộc chạy đua căng thẳng với định mệnh. Bên trong dinh Độc Lập, một cuộc đảo chính nội bộ đã diễn ra: Diệm không còn có thể dù có muốn đi nữa, loại Nhu ra khỏi bộ máy cầm quyền theo khuyến cáo của Hoa Thịnh Đốn vì từ thời điểm này chính Nhu mới là người quyết định những bước đi quan trọng và thâu tóm mọi quyền hành trong tay ông anh.

Nhu quyết đè bẹp mọi sự chống đối trước khi đại sứ Lodge đến Sài Gòn thay thế Nolting, bằng các vụ bắt bớ ồ ạt vào các chùa chiền. Sau những vụ tự thiêu kế tiếp của các nhà sư, bà Nhu còn độc ác đưa ra lời khiêu khích và nhạo báng: "Tôi sẽ hoan hô rõ to nếu năm mươi nhà sư tự thiêu cùng một lúc". Bà ta còn dùng động từ "nướng" để chỉ hành động tự thiêu, nên bị dư luận toàn thế giới tố cáo là đã thêm dầu vào lửa.

Tờ báo kinh tế The Economist London tại Anh số ra ngày 14.9.1963 nhận định:

"Chính sách đàn áp liên tục của chế độ Sài Gòn có nguy cơ xô đẩy vào tay những người cộng sản một dân tộc đã quá mệt mỏi. Bà Nhu, người đã từng đạt được những gì mà bà ta muốn, bằng cách này hay cách khác, nay đã trở thành điên loạn và bị toàn thế giới khinh miệt. Chính ông thân của bà, luật sư Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ đã phải lên án bà và từ nhiệm chức đại sứ của chế độ Diệm, khi ông tuyên bố là con gái của ông đã ngụp lặn trong sự say mê quyền hành.

Luận điệu quá khích của bà Nhu, theo đó phương cách tốt nhất để giải quyết vấn đề các nhà sư là đánh đập những người này mạnh hơn mười lần, đã được loan đi khắp thế giới, khi vị “đệ nhất phu nhân" tại Sài Gòn đáp phi cơ đi dự Hội nghị quốc tế các nghị sĩ họp tại thủ đô Nam Tư (Belgrade), nơi bà ta đặt chân tới ngày 11.9.1963. Sau đó, bà sang Pháp để mở một cuộc họp báo tại Tòa đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Paris, trong dịp này, bà Nhu đưa những lời tuyên bố chống Mỹ và chống Pháp, trong khi bên ngoài Tòa đại sứ Việt Nam, cảnh sát Pháp phải ngăn chặn cuộc biểu tình phản đối và lên án bà ta”.

Đến đường cùng, Nhu tung ra ván bài tối hậu bằng cách phái bà vợ đầy tai tiếng nhưng đã từng mê hoặc được các nhà ngoại giao trong Tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, nhằm thi hành một sứ mạng "giải độc" đối với dư luận thế giới. Tại Sài Gòn, người ta thường mỉa mai gọi Randolph Kidder, quyền đại sứ với cái biệt danh là "Người của bà Nhu” vì ông này ủng hộ chế độ Diệm một cách mù quáng vì quá say mê bà Nhu.

Khi đến Hoa Kỳ trong một chuyến du thuyết đưa bà ta từ bờ biển Đông sang bờ biển Tây Hoa Kỳ xuyên qua 17 thành phố với 17 lần đưa ra những lời tuyên bố trên vô tuyến truyền hình, 17 cuộc họp báo và 15 bữa ăn tối chính thức, thì Ranđolph Kidder lấy làm tiếc là không thể có mặt để tiếp đón và hướng dẫn người bạn gái thân, vì bị Bộ Ngoại giao Mỹ chấm dứt chức vụ tại Sài Gòn và gửi đi thanh tra các Tòa đại sứ Mỹ trên thế giới.

Ngô Đình Trác, trưởng nam Ngô Đình Nhu, thề sẽ tra thù cho cha

Vừa đến Sài Gòn nhậm chức, tân đại sứ Cabot Lodge không vội trình ủy nhiệm thư lên tổng thống, mà chỉ lo tập hợp các tướng tá Nam Việt trong ngôi vườn của Tòa đại sứ Mỹ trong những buổi dạ tiệc công tác, để bàn bạc các vấn đề. Khi Diệm muốn gặp Lodge thì ông này né tránh và viện cớ là ông đang rất bận.

Tự cảm thấy cơn giông bão sắp ập đến và sắp mất đi sự ủng hộ tối cần thiết của Hoa Thịnh Đốn, theo nhà báo Mỹ Berrier, Diệm đè nén lòng kiêu hãnh của mình đến độ đề nghị là ông sẽ đích thân đến Tòa đại sứ Mỹ để hội kiến với C.Lodge. Nhưng ông này đáp lại qua điện thoại: “Không thể được, thưa Tổng thống, ngài dư biết như vậy là trái với nghi lễ chính thức".

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, bà Nhu tuyên bố: “Cuộc chiến tại Việt Nam sắp đi đến thắng lợi. Và người ta không phải sợ một kẻ thù nào cả nếu có được Hoa Kỳ là bạn. Vậy người Mỹ nên trợ giúp chúng tôi thêm một thời gian nữa".

Ngày 23.10.1963 sau ba tuần lễ du thuyết bất thành tại các thành phố lớn tại Hoa Kỳ, bà Nhu định quay trở về Việt Nam nên điện thoại từ Chicago cho Nhu, và cho biết là bà sẽ trở về qua ngã Tokyo (Nhật Bản), và ngày rời đất Mỹ được định là 29.10.1963. Nhu nói với vợ là ông ta sẽ bay sang Tokyo để đón vợ và trưởng nữ là Ngô Đình Lệ Thủy, một cô gái rất đẹp chưa tròn hai mươi tuổi tháp tùng mẹ trong chuyến công tác đầy khó khăn này ở nước ngoài.

Bà Nhu định dùng nhan sắc của Lệ Thủy để gây cảm tình với dân chúng những nơi bà ta đến biện minh cho chính sách của Diệm - Nhu. Bà Nhu nói với chồng là không nên sang Nhật đón bà ta vì rời Sài Gòn vào thời điểm ấy sẽ bị dư luận cho là Nhu bỏ chạy khỏi Việt Nam giữa lúc lâm nguy. Vì đầu tháng 9.1963, tờ Paris Presse loan tin là gia đình nhà Ngô đang chuẩn bị hành lý để đi sống lưu vong trong trường hợp tính mạng bị đe dọa bởi một cuộc đảo chính quân sự.

Bốn ngày sau (27.10.1963), bà Nhu điện thoại từ San Francisco về Sài Gòn cho Nhu hay là bà định giải phẫu một ung nang (kyste) nhỏ trong con mắt. Nhu khuyên vợ nên ở lại Hoa Kỳ vài ngày để được bác sĩ phẫu thuật, và Nhu khuyên nên thực hiện việc này tại Los Angeles.

Có lẽ định mệnh giúp cho bà Nhu thoát khỏi sự trừng phạt của dân chúng Việt Nam nên khiến bà ta hoãn lại ngày về Việt Nam, nhờ vậy mà ngày 1.11.1963, bà còn lưu lại trên đất Mỹ khi quân đảo chính tấn công vào dinh Gia Long.

Ngày 2.11.1963, khi hay tin Diệm - Nhu bị giết, bà Nhu trút trách nhiệm lên các nhà lãnh đạo Mỹ qua lời tuyên bố: "Chính phủ Mỹ muốn đè bẹp những nhà lãnh đạo chân chính Việt Nam do chính nhân dân trong nước bầu lên".

Bỏ lại những hóa đơn lên đến trên 13.000 USD tiền khách sạn và nhà hàng mà Tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đó phải thanh toán, mẹ con bà Nhu rời lãnh thổ Mỹ với lời thề hằn học là bà sẽ không bao giờ đặt chân lại trên đất nước Hoa Kỳ. Bà Nhu lòng đầy căm hờn rời khỏi đất Mỹ, đầu tiên bay sang Rome (La Mã) gặp Đức Tổng giám mục Ngô Đình Thục để thảo luận về những việc cần phải làm để cứu vãn danh dự cho dòng họ Ngô Đình...

Trong khi đó tại Sài Gòn, trung tướng Trần Văn Đôn, người giữ chức quyền tổng tham mưu trưởng thay thế đại tướng Lê Văn Tỵ, đã dùng ảnh hưởng của mình trong hàng ngũ tướng lãnh đảo chính để can thiệp người lên Đà Lạt rước hai con trai và cô con gái út của Ngô Đình Nhu đang đi trốn sự trả thù của những nạn nhân của chế độ Diệm. Chính tướng Đôn, mà nhiều người cho là người tình cũ của bà Nhu, đã đứng ra bảo lãnh và giữ an ninh cho ba đứa con của Nhu còn kẹt tại Sài Gòn; để sau đó đưa cả ba lên phi cơ an toàn trả chúng về với mẹ chúng tại Âu châu.

Trong những ngày đầu sống lựu vong, bà Nhu và các con sống trong một căn hộ sang trọng tại đại lộ Charles Floquet tại Paris. Với bà Nhu, cuộc phiêu lưu chính trị đến đây là kết thúc.

Ngô Đình Trác, con trai trưởng của Nhu, năm 1963 mới 13 tuổi, khi hay tin cha bị giết, nổi máu anh hùng thừa hưởng từ cha, đã dõng dạc bày tỏ mối hận thù trước khi bước lên phi cơ về với mẹ: “Lớn lên, tôi sẽ trả thù những kẻ đã giết cha và bác của tôi”.

Nay đã hơn 50 tuổi, Ngô Đình Trác vẫn chưa thực hiện được lời nói căm thù trên, vì thiếu phương tiện và bản lĩnh. Cũng như cựu hoàng tử Bảo Long, con trai trưởng của Bảo Đại, cuối đời chỉ là một công chức Pháp hồi hưu sống trong một căn hộ tầm thường tại một chung cư tại Paris (Pháp).

Pháp, Trung Quốc, Bắc Việt, Campuchia và ông Uthant kết hợp để trung lập hóa Nam Việt nhưng thất bại
Tháng 1.1961, Tổng thống J.F.Kennedy lên nắm chính quyền và bắt tay ngay vào việc giải quyết vấn đề Việt Nam. Ông có lập trường luôn chống lại những cuộc tổng tuyển cử cho cả hai miền Nam Bắc được trù định bởi Hiệp định Geneve 1954 và có khuynh hướng nắm lấy thế mạnh trên bàn cờ quốc tế. Chính vì vậy mà ngay mùa xuân 1961, Tổng thống Kennedy đã phái sang Nam Việt toán "Lực lượng đặc biệt" đầu tiên gồm 400 người nhằm tiến hành những cuộc hành quân bí mật tại Lào và Bắc Việt.

Cuối năm 1961 Kennedy đưa con số “cố vấn quân sự Mỹ" từ chưa tới 1.000 lên 15.000 để giúp huấn luyện quân đội quốc gia Việt Nam, để tăng quân số quân đội của ông Diệm từ 170.000 lên 270.000 và phái hai phi đoàn chiến đấu oanh tạc cơ B26 và hai phi đội trực thăng sang Nam Việt.

Mặc dù có cuộc leo thang quân sự này, và sự gia tăng các hoạt động quân sự (27.000 cuộc hành quân càn quét và 60 ngàn phi vụ oanh kích trong năm 1962) nhưng các hoạt động của quân du kích vẫn không giảm cường độ.

Lúc bấy giờ, Hoa Thịnh Đốn nghĩ rằng quân đội của Diệm không đủ sức đương đầu với lực lượng kháng chiến, và quân đội Hoa Kỳ phải trực tiếp tham dự vào cuộc chiến mới có thể lật ngược tình thế. Hoa Kỳ quyết định thành lập tại Sài Gòn một Bộ Tư lệnh Mỹ được đặt dưới sự chỉ huy của tướng Harkins và đòi chính phủ Sài Gòn giao cho các sĩ quan Mỹ nắm quyền chỉ huy các cuộc hành quân. Nhưng không phải chỉ có thế. Hoa Kỳ còn đòi Diệm cho họ thuê căn cứ hải quân Cam Ranh, đặt các cố vấn Mỹ bên cạnh tất cả những vị tỉnh trưởng, sử dụng chất độc màu da cam để rải xuống vùng rừng rậm do quân kháng chiến kiểm soát. 

Diệm là một con người chống Cộng nhưng cũng là một người có đầu óc quốc gia cực đoan không chấp nhận những sự xâm phạm đến chủ quyền quốc gia nên bác bỏ những yêu sách của Hoa Kỳ. Liền sau đó, áp lực của Hoa Kỳ đè nặng lên chế độ Diệm và sau cùng dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ngày 1.11.1963 lật đổ chính quyền Diệm - Nhu. Năm 1963, con số các cuộc hành quân tăng lên 37.000 lần, nhiều hơn năm 1962 đến 10.000 lần.

Tổng thống Kennedy bị ám sát chỉ ba tuần lễ sau cái chết của hai anh em Diệm Nhu. Phó tổng thống Lyndon Johnson lên thay, thừa hưởng một tình thế rất xấu về chính trị cũng như quân sự và bị đặt trước một sự lựa chọn có tính chất quyết định: hoặc tiếp tục như trước và như vậy là chắc chắn rước lấy thất bại, hoặc can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến với tất cả những hiểm nguy của hành động này.

Tại Lầu Năm Góc các tướng lãnh cho rằng có thể chiến thắng tại Việt Nam trong một thời hạn hợp lý nếu chịu có những cố gắng có giới hạn. Tổng thống Johnson ngả theo một giải pháp can thiệp trực tiếp nhưng có giới hạn, chính sách này giúp ông đắc cử tháng 11.1964 trước đối thủ diều hâu B.Golwater của đảng Cộng hòa.

Sau cuộc đảo chính ngày 1.11.1963, các tướng lãnh Minh - Đôn - Kim nghĩ đến việc tổ chức những cuộc bầu cử. Nhưng đại sứ Cabot Lodge làm mọi việc để khuyên các tướng lãnh Sài Gòn không nên thực hiện các cuộc bầu cử mà nên nghĩ đến việc thu phục lòng dân cho một cuộc chiến đấu chống lại Mặt trận giải phóng miền Nam. Các tướng lãnh Sài Gòn nên tiếp xúc với dân và loan báo những cuộc cải cách rộng rãi, hơn là cho tổ chức những cuộc bầu cử.

Bộ tứ Minh - Đôn - Kim - Xuân có tư tưởng thân Pháp nên chủ trương một đường lối trung lập. Sau sự sụp đổ của chính quyền Diệm, hệ thống an ninh do Diệm thiết lập tan rã cùng với các ấp chiến lược. Tình hình quân sự tại Nam Việt rất đáng lo ngại trong khi tại Sài Gòn chủ trương trung lập lan rộng. Quyết định của chính phủ De Gaulle sắp thừa nhận chính phủ của Mao Trạch Đông và những đề xuất của De Gaulle về một sự trung lập hóa miền Nam gây tác động tới chính giới tại Sài Gòn và một số tướng lãnh thân Pháp tại đây.

Ngày 22.1.1964, tướng Nguyễn Văn Vỹ và đại tá Trần Đình Lan, những người có tiếng là thân Pháp và có xu hướng trung lập rời Paris về Sài Gòn, họ được các chiến hữu Minh - Đôn - Kim tiếp đón nồng hậu tại Tân Sơn Nhất. Thái độ của ba vị tướng có chức vụ cao nhất trong chính quyên quân nhân vào thời điểm ấy, bị Hoa Kỳ xem như là một sự thiếu cảnh giác đối với vi khuẩn "trung lập".

Vài ngày sau, một cuộc bàn cãi đầy sóng gió diễn ra giữa các tướng lãnh Sài Gòn về bài học thảm bại của quân đội quốc gia tại Tân Phú trong tỉnh Bến Tre, cuộc đụng độ này có đến 200 binh sĩ quốc gia tử trận và bị thương. Trong cuộc thảo luận nói trên, một số tướng lãnh thân Pháp có bàn đến khả năng một sự xích lại gần chủ trương trung lập, mà những người chủ xướng là bộ ba Minh - Đôn - Kim.

Ta thử tìm hiểu chân dung ba vị tướng này. Tướng Dương Văn Minh đã từng phục vụ lâu năm trong quân đội Pháp, xuất thân từ trường sĩ quan Tong gần Hà Nội dưới thời Toàn quyền Decoux, đã tu nghiệp bên Pháp. Tướng Trần Văn Đôn chào đời tại Pháp, con của một bác sĩ quân y Pháp, ông này từng là đại sứ Việt Nam tại Anh dưới thời Bảo Đại. Tướng Lê Văn Kim, con người sâu sắc nhất trong bộ ba này đã trải qua thời sinh viên trong khu Latin dành cho giới sinh viên tại Paris, đã có thời đóng một vai trong cuốn phim do hai nhà đạo diễn Pháp Ren Clair và Pagnol dàn dựng. Cả ba vị tướng này cùng với tướng Tỵ đều đã từng mang quốc tịch Pháp.

Cuộc tấn công ngoại giao của De Gaulle nhắm vào Đông Dương
Sự lớn mạnh của chủ trương trung lập càng được tiếp hơi bởi quyết định của chính phủ Pháp cung cấp một sự viện trợ lớn cho nước Campuchia trung lập của Quốc trưởng Sihanouk tháng 1.1964. Đồng thời loan báo một cuộc thăm viếng Trung Quốc, Bắc Việt và Campuchia của một phái đoàn dân biểu Pháp do hạ nghị sĩ Francois Bénard cầm đầu.

Ông Bénard là trưởng nhóm dân biểu đặc trách liên lạc và nghiên cứu các quan hệ kinh tế và văn hóa với các quốc gia châu Á. Phái đoàn đến Hà Nội, Bắc Kinh, Nam Vang mà không ghé lại Sài Gòn trên đường từ Nam Vang ra Hà Nội. Sứ mạng của phái đoàn Pháp này được chính giới Sài Gòn xem như một cuộc tấn công ngoại giao, trong đó Pháp, Trung Quốc, Campuchia và Bắc Việt kết hợp các cố gắng nhằm tiến tới một sự trung lập hóa Nam Việt. 

Cũng vào thời điểm này, ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc U Thant thông báo cho vị đại diện thường trực Mỹ tại Liên hiệp quốc, ông Stevenson, người hai lần ra ứng cử tổng thống và đều bị tướng Eisenhower đánh bại, về những khả năng thỏa hiệp, mà theo ông U Thant, có thể đạt được giữa các khuynh hướng Nam Việt, sau ngày chế độ Diệm sụp đổ.

Ông U Thant đặt hy vọng vào những cuộc tiếp xúc vừa qua tại Praha, thủ đô Tiệp Khắc giữa ông Nguyễn Văn Hiếu, đại diện của Mặt trận Giải phóng miền Nam tại Praha (Tiệp Khắc) và ông Nguyễn Mạnh Hà, đại diện của ủy ban hòa bình và Canh tân do cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu lãnh đạo.

Cái công thức một chính phủ liên minh bao gồm đủ mọi thành phần, kể cả những tướng lãnh đang cầm quyền tại Sài Gòn, đã được trù định trong các cuộc thảo luận này. Sáng kiến này có hy vọng tiến triển nhờ những quan hệ tốt đẹp giữa ông Trần Văn Hữu và tướng Dương Văn Minh lúc bấy giờ đang là người cầm đầu chính quyền quân nhân tại Sài Gòn.

Ông Stevenson ghi danh tánh hai ông Hiếu và Hà do ông U.Thant nêu ra và hứa sẽ chuyển về Hoa Thịnh Đốn. Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp nhận tin này một cách hờ hững. Trung lập hóa miền Nam Việt Nam? Có thể một ngày nào đó, nhưng không trước ngày tình hình quân sự tại đây được cải thiện. Hoa Thịnh đốn cho rằng chấp nhận một chính phủ liên hiệp là dẫn tới một sự thống trị của Cộng sản tại Nam Việt.

Và để ngăn chặn chủ trương trung lập hóa miền Nam, người Mỹ thúc đây một sự thanh lọc hàng ngũ trong bộ máy quân sự đang cầm quyền tại Sài Gòn, loại bỏ những tướng lãnh có khuynh hướng trung lập. 

Trong đêm 30 rạng sáng 31.1.1964, bốn tướng Minh, Đôn, Kim, Xuân bị bắt và bị đưa lên Đà Lạt an trí. Tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền để đẩy mạnh cuộc chiến Chống Cộng. Những mầm mống của chủ trương trung lập bị tiêu diệt. Trong vụ này, đại sứ Cabot Lodge dường như bị đặt trước sự đã rồi. Ngược lại, đại tướng Harkins, Tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn và các sĩ quan Mỹ khuyến khích tướng Khánh làm cuộc "chỉnh lý".

Cuộc chính biến, về phía Việt Nam có được sự yểm trợ của nhóm quốc gia cực đoan Đại Việt, đảng phái này tố cáo các tướng Minh, Đôn, Kim, Vỹ chịu ảnh hưởng của người Pháp. Nhóm Đại Việt hy vọng đưa được vị lãnh tụ của họ là Nguyễn Tôn Hoàn lên giữ chức thủ tướng. Nhưng vì bị bắt buộc phải giữ tướng Dương Văn Minh ở lại chức vụ quốc trưởng tạm thời vì ông này được lòng dân, nên Nguyễn Khánh đành nắm giữ ghế thủ tướng. Nguyễn Tôn Hoàn, rồi Hà Thúc Ký, một lãnh tụ Đại Việt khác chỉ được dành cho chiếc ghế phó thủ tướng. Cần phải ghi nhận là tướng Khánh sau khi chửi Pháp để làm vừa lòng quan thầy Mỹ, rồi sau đó bị Thiệu - Kỳ tống ra khỏi nước, lại cũng lết đầu qua Pháp xin tị nạn chính trị.

Kế hoạch Mc Namara gia tăng cường độ chiến tranh

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Mc Namara thực hiện một chuyến du hành từ ngày 8 đến 12.3.1964 để thu thập tin tức tại Nam Việt cùng với một đoàn tùy tùng gồm nhiều nhân vật quan trọng. Mc Namara trong thời gian lưu lại Sài Gòn đã ca ngợi Nguyễn Khánh đủ điều và ông ta nhấn mạnh là từ nay, Hoa Kỳ không tha thứ cho mọi cuộc đảo chính nào khác.

Sau chuyến công du này, Mc Namara khuyến cáo Tổng thống Johnson đi tới 3 quyết định sau đây:

1. Cấp một tỷ USD mỗi tuần cho kế hoạch tăng cường quân đội Sài Gòn để đạt tới quân số 500.000 người.
2. Gia tăng sự tiếp vận của quân đội Sài Gòn, điều này dẫn tới sự gia tăng số cố vấn quân sự Mỹ.
3. Nghiên cứu một kế hoạch không kích xuống Bắc Việt để trả đũa lại sự trợ giúp của Hà Nội cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Ngày 26.3.1964, Mc Namara lần đầu tiên đề cập tới khả năng những cuộc trả đũa bằng không lực nhằm vào Bắc Việt. Nhiều tướng tá Mỹ và một số tướng lãnh Việt Nam tại Sài Gòn, đặc biệt là Nguyễn Cao Kỳ đòi hỏi Mỹ mở những cuộc oanh kích xuống Bắc Việt, nhưng Tổng chống Johnson chống lại khi đưa ra lời tuyên bố không chấp thuận những kế hoạch nhằm nới rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Johnson còn ngần ngại một sự tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng vẫn tận lực yểm trợ chính quyền Nguyễn Khánh. Tuy nhiên trong thời tiền bầu cử tổng thống, Johnson bị những áp lực của phe diều hâu Mỹ.

Ông R.Nixon, cựu Phó tổng thống và là ứng cử viên Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống 1960, sau một chuyến thăm viếng Nam Việt có tuyên bố là Hoa Kỳ cần đưa cuộc chiến ra Bắc Việt, để không tái lập sự sai lầm trong cuộc chiến Triều Tiên khi tướng Mc Arthur bị Tổng thống Truman cấm không cho mở những cuộc oanh kích nhắm vào nơi xuất phát của địch quân tại Mãn Châu (Trung Quốc).

Ông Nelson Rockefeller, một ngôi sao khác của đảng Cộng hòa (Mỹ) yêu cầu truy đuổi du kích quân đến tận nơi ẩn náu tại Bắc Việt, Lào và Campuchia. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bgoldwaler, đối thủ của Johnson trong kỳ bầu cử tổng thống 11.1964 sắp tới đề nghị nên đe dọa phá hoại ruộng vườn tại Bắc Việt và phong tỏa các hải cáng miền Bắc.

Để đáp lại sự gia tăng các hoạt động của du -kích quân, Hoa Kỳ liên tiếp tăng cường số cố vấn quân sự Mỹ tại Nam Việt. Con số này chỉ trong thời gian 1.1961 đến tháng 1.1962 đã từ 692 lên 12.000 người. Đến tháng 11.1963, con số này đã lên đến 16.500 người. Tháng 11.1964, hơn 20.000. Vậy là Hà Nội cũng đầy đủ lý do để gia tăng sự trợ giúp cho những đồng hương của họ tại miền Nam mà không vi phạm Hiệp định Geneve.

Từ ngày 1 đến 4.6.1964 một hội nghị của các nhân vật hữu trách Mỹ diễn ra tại Honolulu để thảo luận về một kế hoạch quân sự nhằm tấn công những mục tiêu quân sự tại phía Bắc vĩ tuyến 17. Việc thực hiện kế hoạch này tùy thuộc vào 5 điều kiện: áp lực của phe Cộng hòa đòi phải có thái độ cương quyết với Hà Nội, kết quả một cuộc thăm dò mức độ của một sự trả đũa của Hà Nội, những cái cớ quân sự biện minh cho một cuộc "leo thang" chiến tranh của Hoa Kỳ, những nguy hiểm của một hành động trả đũa của Liên Xô và Trung Quốc.

Tổng thống Johnson quyết không để bị lôi cuốn vào bất cứ một cuộc phiêu lưu quân sự nhắm vào Bắc Việt và ông muốn tự mình đưa ra một quyết định như vậy cùng với cường độ của một hành động quân sự có tính cách leo thang chiến tranh. Đây là cái thuyết của sự "trả đũa có giới hạn".

Sự bổ nhiệm tướng Westmoreland ngày 20.6.1964 để thay thế tướng P.Harkins tại Sài Gòn cho thấy quyết tâm của Tổng thống Johnson theo đuổi cuộc chiến tại Việt Nam, vì Westmorelanđ được tiếng là một vị tướng hiếu chiến.

Cái không khí này càng rõ nét với việt bổ nhiệm đại tướng Maxwell Taylor, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ vào chức vụ tân đại sứ để thay thế Cabot Lodge, một nhà chính trị.

Tại Hà Nội, đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố ngày 15.5.1964: "Chúng tôi sẵn sàng đương đầu với quân xâm lược Mỹ và tiêu diệt chúng đến tên cuối cùng".

Tại Paris, đại diện của Hà Nội, ông Mai Văn Bộ tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 16.7.1964 mong muốn sự triệu tập một Hội nghị Geneve mới, nhân ngày kỷ niệm lần thứ 10 Hội nghị Geneve 1954. Ngày 20 tháng 7.1964, Bộ trưởng Xuân Thủy gửi một thông điệp đến các nước thành viên của Hội nghị Geneve 1954, yêu cầu làm tất cả mọi việc để cho tình hình tại Đông Dương bớt căng thẳng.

Cùng lúc, Quốc trưởng Campuchia N.Sihanouk đòi triệu tập một Hội nghị quốc tế nhằm bảo đảm sự toàn vẹn của lãnh thổ Campuchia trước những đòi hỏi về đất đai của chính phủ Sài Gòn và chính phủ Thái Lan. Còn thủ tướng Lào, Hoàng thân Souvanna Phouma cũng yêu cầu mở một Hội nghị Quốc tế để cải thiện những sai sót của Hiệp định 1962 về Lào.

Vậy tại sao không nhân cơ hội diễn ra một trong hai hội nghị này, để cùng lúc thảo luận trong hành lang những khả năng giải quyết cuộc xung đột tại Việt Nam. Ông Mai Văn Bộ loan báo: “Nếu các phe tham dự một trong hai hội nghị có những gợi ý như trên, thì chúng tôi thấy không có gì trở ngại".

Ngày 25.7.1964, Liên Xô yêu cầu triệu tập một hội nghị về Lào. Hà Nội tuyên bố chấp thuận đề nghị trên của Liên Xô, và nhìn thấy đây là một phương cách ngoài việc củng cố độc lập, hòa bình và trung lập cho Lào... và luôn cả cho hòa bình tại Đông Dương và tại Đông Nam Á. (Đài Phát thanh Hà Nội ngày 4.8.1964).

Các sách tư liệu tham khảo:

1. L'Indochine dans la tourmente của đại tướng P. Ely
2. L’agonie de l'Indochine của đại tướng H. Navarre
3. Laguerre d'Indochine của J. Oallos
4. La vérité sur la guerre du Vietnam
5. L'enlisement của L. Bodard
6. Sociologie d'une gurre của P. Mus 
7. Histoire d' une paix manquee của J. Sainteny
8. Au service de la France en Indochine của đại tướng Mordant
9. A la barre de 1'Indochine của J. Decoux
10. Dix ans d'indépendance của G. Chaffard
11. Le jour de 1' escalade của M. Giuglaris 
12. Le Vietnam entre deux guerre của J. Lacouture
13. Dossier secret de 1' Indochine của C. Paillat
14. L’Aventure của L. Bodard



Không có nhận xét nào: