Giải mã về vụ trấn yểm trên sông Tô
Lịch
Tóm lược sự việc như sau :Vào
ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng
VIC, trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng
An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã
phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó
là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo
thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị
đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra
còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái,
một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.
Sau khi đã rút những cọc gỗ đó
lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là
nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có
rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra. Nào là các việc
chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc
KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người
đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm,
cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất
tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực
thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát
ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn
quay tít.
Một năm sau sự việc trên,có
hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho
toàn đội xây dựng số 12, là đội đă trực tiếp thi
công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những
người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ
cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm
khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến
đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp
tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều
người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất
mà đáng ra họ được hưởng.
Ngày 9/10/2001 những người thợ
đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thích,
theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát
quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để trấn yểm
Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại
tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng
tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng,
làm lễ Hàn lại Long mạch: Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng
tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.
Các nhà khoa học đã có những
đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận
nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc
trên.
Giáo sư Trần Quốc Vượng có
kết luận như sau :" Trước đây, cổng Hoàng thành
ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ
trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy
đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính
tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa
số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này
trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý
-Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa
hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà
Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có
những bộ xương người cùng những hiện vật khác
chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự
tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam -
Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng
tải trên tờ báo. Gần đây, một người bạn của tác
giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta
đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc
ban đầu.
Người viết bài này lại có ý
kiến khác hẳn: Theo thiển ý của người viết, đây là
một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch,
chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và
mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý
của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết
độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà
Lý khoảng 200 năm.
Người viết xin được chứng
minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần
Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là
một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ
vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà
cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo
Truyền thuyết " Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên
Phù hẹp lại " hay truyền thuyết " sự tích Ông
Dầu bà Dầu ", tác giả của sự việc trên là các
vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà
Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù
cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông
nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta
nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng,
trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa
ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy
Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định không làng Cổ
pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808 ), Sư La chân Nhân
(852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..
Dĩ nhiên các vị sư đó không
thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và
Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ
ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về
tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ
có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.
Bây giờ ta xét sự việc dưới
một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các
truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.
Theo Việt sử lược : Thành Đại
La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình.
Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua
Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ.
Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng
dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói
gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng : Sức ông không đủ để
bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao
đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .
Tới đời vua Đường Y Tôn (841
-873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ
sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một
vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ,
cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao
Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào
các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây
dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện
tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm
Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ
Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng
mới có thể hoàn tất.
Tới đây, ta nhớ lại một
truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là "
Truyền thuyết Thành Cổ Loa " Tương truyền rằng khi
xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà
thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách
cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa
mới có thể xây dựng xong".
Về mặt địa lý, La thành và
Thành Cổ loa cách nhau không xa ( Theo đường chim bay chỉ
vài chục km ).
Tới đây, ta buộc phải tự đặt
câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất
của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và
sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công
trình nạo vét sông Tô Lịch ?.
Qua hai truyền thuyết trên, bỏ
qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải
chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn
sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa - Đông Anh HÀ NỘI là
một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định.
Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng
Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành
là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH,
SƠN LA, LAI CHÂU...Theo định nghĩa của môn Phong Thủy,
Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ
đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long
mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu
sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có
tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena
tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận
được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ
núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của
Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô
Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ
Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng
sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa
-Đông Anh - HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc
đi tiếp .
Chính vì có Long mạch này mà Cao
Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt
hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền
liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này.
Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao Biền
liên quan đến các khu vực của Long mạch này : Đầu tiên
là truyền thuyết Cao Biền chấn yểm núi Tản Viên, hắn
đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để
chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào
được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội.
Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt,
đồng...chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị
thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần
dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng,
bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử
sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc
theo sông Tô Lịch.
Thời bấy giờ nước Nam có
nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi
về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự
trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại
sư thường tụ tập tại ngôi đền SƠN TINH THỦY TINH ở
núi Ba vì, hay ở đền BẠCH MÃ, dùng những hiểu biết
về Phong Thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.
Trở lại, đạo bùa tìm thấy
trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể
kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ
không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của
Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là
trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm
1010 ). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy,
thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có
sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp
các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông
thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.
Bây giờ ta lại xét đến mục
đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới
tận giờ phút này, khi các bạn và tôi đang ngồi bên máy
vi tính,người ta vẫn sử dụng các thủ thuật : Châm
cứu, điện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt ... để chữa bệnh.
Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về
hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người.
Người ta xác định được hàng ngàn vị trí Huyệt đạo
trong cơ thể con người. Tùy theo từng trường hợp khi
châm cứu, người ta dùng kim tam lăng để châm vào các
huyệt khác nhau, với thời gian và độ nông sâu khác
nhau. Trong dân gian còn lưu truyền các biện pháp bấm,
điểm huyệt có thể làm cho một bộ phận nào đó của
cơ thể không còn khả năng cử động, hoặc nặng hơn là
bộ phận đó không còn sử dụng được. Ta vẫn biết
rằng :THIÊN ĐỊA NHÂN là hợp nhất. Mọi vật thể từ
Vi mô cho đến Vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật
chung của sự tương tác vũ trụ. Phải nói dài dòng như
vậy để có thể tạm kết luận rằng, trên Trái đất
này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc
như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ
thể sống chứ không phải là một cục đất chết như
nhiều người vẫn nghĩ. Ta cũng có thể suy ra một hệ
quả rằng :Tại một điểm nào đó, người ta có thể
dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc
chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã
làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm.
Bây giờ ta tạm thời đưa ra các
nhận định như sau :
1. Đạo Bùa trấn yểm trên dòng
sông Tô Lịch là của Cao Biền -Tiết độ sứ của nhà
Đường, dùng để chấn yểm long mạch, khi tiến hành xây
dựng thành Đại La vào thế kỷ 9. Đó là 1 trong 19 nơi
mà Cao Biền đã thực hiện trấn yểm.Đạo Bùa đó hoàn
toàn không phải do các Vua thời nhà Lý chấn yểm trong
Truyền thuyết Ông Dầu, bà Dầu khoảng 200 năm sau khi Cao
Biền thực hiện chấn yểm.
2. Chấp nhận có một Long mạch
rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các
dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần
nhất là dãy núi Tản Viên); Long mạch này đi qua thành
Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ
Tây, kéo dài sang Cổ Loa - Đông Anh - HÀ NỘI; Long mạch
này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc
tới tận Quảng Ninh. Đây chỉ là nhánh Thanh Long của
đồng bằng Bắc Bộ. Nhánh Bạch Hổ khi có điều kiện
tôi xin chứng minh tiếp.
3. Cao Biền đã thực hiện biện
pháp trấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long
mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật
điểm huyệt trong đông y học.
Đến đây, ta lại tiếp tục đặt
ra câu hỏi :
1. Tại sao có hiện tượng kỳ
lạ và bí ẩn đã xẩy ra cho các công nhân trong đội xây
dựng số 12. Bản chất hiện tượng đó như thế nào ?
2. Tại sao sau khi Cao Biền trấn
yểm sông Tô Lịch, kể từ đó tới tận ngày hôm nay,
trong lịch sử ta không còn nghe có vụ sụt lở đất nào
khác ngoại trừ trường hợp trên sông Tô Lịch đã nêu
ở trên sau khi người ta đã rút các cọc trấn yểm lên.
3. Hậu quả của việc rút bùa
trấn yểm lên sẽ như thế nào đối với khu vực dọc
theo sông Tô Lịch nói riêng và cả khu vực HÀ NỘI, các
vùng phụ cận nói chung. Hậu quả sẽ như thế nào đối
với Long mạch đi qua thành Đại la ?
4. Biện pháp khắc phục sự việc
trên như thế nào ?. Người ta có thể hàn lại Long mạch
như Thượng Tọa Thích Viên Thành đã thực hiện hay không
?. Trường hợp khôi phục lại Bùa chấn yểm đó xấu
hay tốt ?.
Người viết bài này xin mạo
muội lý giải các câu hỏi trên. Vì tình yêu đối với
HÀ NỘI, quê hương của người viết, vì trách nhiệm một
người Việt nam đối với quê hương rất mong được
cùng các bạn trao đổi, hầu tìm ra những giải pháp khắc
phục hiện tượng kể trên. Đó là trách nhiệm chung của
chúng ta không chỉ phải của riêng ai.
Người viết xin được lần lượt
lý giải các vấn đề trên như sau :
1. Tại sao có hiện tượng kỳ
lạ và bí ẩn xảy ra cho các Công nhân trong đội xây
dựng số 12
-Bản chất của hiện tượng đó
như thế nào ?.
Trong thuật Phong Thủy, Khí là
một hiện tượng rất khó giải thích, nhưng nó là một
khái niệm cơ bản của thuật Phong Thủy. Nhận định
đúng về Khí là chìa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu
của Phong Thủy. Theo quan niệm Á đông, Khí ẩn tàng làm
động lực cho Trời đất vạn vật. Khí không những hội
tụ trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình
sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất
Linh thiêng gọi là Linh Khí của Vũ trụ. Người xưa có
câu : Tụ là hình tán là Khí. Ngày nay Khoa học phát hiện
được một vài dạng của Khí, gọi là Plasma sinh học.các
dạng đó có thể đo, đếm được. Trong Đông Y học
người ta phát hiện Hệ thống Kinh , Mạch, Huyệt là
đường vận hành của Khí từ rất xa xưa. Người ta phát
hiện rằng : Khí vận hành trong Kinh, Lạc như một dòng
nước, chỗ đi ra gọi là Tĩnh, trôi trảy gọi là Huỳnh,
dồn lại gọi là Du, đi qua gọi là Kinh, nhập lại gọi
là Hợp. Đường Kinh không đơn giản là một ống dẫn
vật chất nào đó. Đường Kinh là một chùm ống dẫn
Khí Ngũ hành xuyên suốt các cơ quan, bộ phận của một
Tạc tượng. Ngoài ra người xưa còn biết rất sâu về
bản chất của Khí, có một lý thuyết về Thời châm vô
cùng chính xác là Tí Ngọ lưu trú và Linh Quy bát pháp. Đó
là trên cơ thể con người,còn trong Phong Thủy ,người ta
quan niệm rằng Nguyên Khí trong lòng đất, tương tự như
hệ thống mạch, huyệt trong Đông Y. Nguyên Khí được
xem là gắn bó với nước, nước giúp Khí di chuyển, nước
đi thì Nguyên Khí cũng đi, nước ngừng thì Nguyên khí
cũng ngừng. Sinh Khí tụ mạnh nhất là nơi giao hội của
nước ( nơi các dòng sông hội tụ chẳng hạn ). Người
viết chỉ nêu ra một số quan niệm về Khí, dùng cho việc
chứng minh luận điểm của mình, còn Lý thuyết về Khí
thì vô cùng, vô tận. Mặt khác, có thể tìm hiểu cơ chế
của mối quan hệ giữa hài cốt người chết đối với
người thân thích còn sống như thế nào ?. Theo Giáo sư
Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ
này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài
cốt người chết và thân xác người còn sống, nên tất
yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham
gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng
sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số
đôi bên có thể khác nhau nhiều, nên trong lý thuyết về
Nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng
Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia). Đó
là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống.
Trở lại câu chuyện trên dòng
sông Tô Lịch: Người viết cho rằng : Long mạch đã nói
ở phần trên bị Cao Biền trấn yểm đúng Huyệt vị, đã
bị ngăn chặn lại tại nơi có đạo Bùa chấn yểm. Hậu
quả của đạo Bùa này làm cho Nguyên Khí không thể tiếp
tục đi theo hành trình vốn có của nó, làm cho vùng đất
dọc theo Long mạch sau khi bị chấn yểm trở nên cứng
hơn, ổn định hơn. Bằng chứng là về sau này ta không
còn nghe được sự việc sụt lở đất tương tự như
thế nữa. Ta có thể hình dung hơi thô thiển là Long Mạch
giống như một mạch máu, bị cột lại một đầu, không
cho dẫn máu tới các vùng sau đó được nữa. Các bộ
phận cơ thể đằng sau chỗ bị cột vì không có máu
nuôi nên dần dần bị khô, teo đi. Ta cũng để ý một
điều rằng :Thành phố Hà nội ngày nay có rất nhiều hồ
nước con đang tồn tại như hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy
mẫu, hồ Ha Le ...Mặt khác sông Tô Lịch và Thiên Phù dần
dần bị hẹp đi và giờ đây chỉ còn là con mương nhỏ
dẩn nước thải cho TP.HÀ NỘI. Ở đây có một câu hỏi
thú vị là : Nếu như Cao Biền ( vốn được coi là tổ
sư của Phong Thủy ) đã quyết tâm trấn yểm tiêu diệt
dòng sông Tô Lịch thì sao cho đến tận bây giờ sông Tô
Lịch vẫn còn tồn tại ( mặc dù chỉ là con mương nhỏ
). Theo người viết,nếu Cao Biền trấn yểm đúng thì
ngày nay ta chỉ còn nghe đến tên của nó qua lịch sử.
Đến đây người viết khẳng định :Cao Biền có sự sai
lầm trong việc chấn yểm. Nguyên nhân sự sai lầm của
Cao Biền chính là sự hiểu biết vô cùng chính xác của
các vị Vua Hùng - Tổ tiên của người Việt chúng ta
trong thuật Phong Thủy nói riêng và trong Thuyết Âm Dương,
Ngũ Hành nói chung. Vì tiên đoán được các sự việc sẽ
xẩy ra, sau khi mất nước, các Vua Hùng đã cố ý làm sai
lạc một phần của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Người
viết xin chứng minh vấn đề này ở phần sau.
Bây giờ ta đi vào trả lời câu
hỏi nguyên nhân của sự việc xẩy ra cho công nhân đội
xây dựng số 12. Theo người viết như sau : Tại chỗ có
đạo Bùa, Nguyên Khí bị bế lại lâu năm, khi tháo gỡ
đạo Bùa, giống như tháo bỏ chỗ bị cột trong mạch
máu, Nguyên khí bị thoát ra ngoài tại vị trí chấn yểm
và lan tỏa ra xung quanh. Ta chưa xét đến sự tốt xấu
của dòng Khí đó với cơ thể con người. Chỉ biết một
điều rằng : Chính dòng Khí đó làm mất cân bằng cục
bộ môi trường xung quanh chỗ đường Khí được giải
phóng. Chính vì vậy những người Công nhân đang làm việc
tại khu vực đó bị các hiện tượng kỳ lạ đã nêu ở
phần đầu. Khi cơ thể con người bị mất cân bằng về
Khí dẫn đến hiện tượng mất khả năng hoạt động
Thần kinh. Như vậy cũng chẳng có gì khó hiểu khi các
công nhân đội xây dựng só 12 gặp phải. Ngoài ra do ảnh
hưởng của Quy luật " Đồng thanh tương ứng - Đồng
Khí tương cầu ", hay là hiện tượng cộng hưởng
Harmonic mà Thân nhân, dòng họ của những người công
nhân đội xây dựng số 12 phạm phải , mặc dù họ không
trực tiếp có mặt trên công trường. Đó là hiện tượng
cũng dễ hiểu.
Có điều nguy cơ tiềm ẩn ở
đây là : Nơi dòng Khí thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế
nào đối với TP.HÀ NỘI ?. Đây là một vấn đề quan
trong cần có sự nghiên cứu nghiêm túc.
2. Trả lời cho câu hỏi : Tại
sao sau khi có sự chấn yểm của Cao biền,vùng đất dọc
theo Long mạch kể từ chỗ bị trấn yểm trở nên cứng
và ổn định hơn và từ đó về sau này ta không còn nghe
có các vụ sụt lở đất ở khu vực dọc theo Long mạch
tương tự nữa,ngoại trừ trường hợp đã xẩy ra trên
sông Tô Lịch, khi đạo Bùa trấn yểm đã được nhổ
lên ?.
Tiếp tục phát triển tính nhất
quán của phần trên : Khi đường Khí của Long mạch đã
bị bế lại, nguyên Khí không thể tới được các vùng
đất ở sau chỗ trấn yểm được nữa, và Nguyên Khí
luôn có nước đi cùng nên lượng nước tới các vùng đó
cũng bị giảm đi. Kết quả là vùng đất sau chỗ bị
trấn yểm cứng lên, và kết cấu của Địa tầng, địa
chất cũng trở nên ổn định hơn. Khi một vùng đất đã
có địa tầng địa, chất ổn định thì tất yếu dẫn
đến các vụ sụt lở đất khi xây dựng các công trình
tự nhiên mất đi. Đó là một sự việc không có gì là
bí ẩn trong nghệ thuật xây dựng hiện nay. Tại công
trình nạo vét sông Tô Lịch, khi đạo Bùa chấn yểm bị
nhổ lên, lập tức Nguyên khí bị phong tỏa ùa thoát ra
ngoài với một tốc độ và lưu lượng vô cùng lớn, làm
cho đất, đá của cả khu vực nhão ra như bùn, trở nên
mất ổn định cục bộ. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng
: Khi Nguyên khí thâm nhập vào lòng đất quá nhiều thì
không chỉ đất, cát mà thậm chí cả đá hay các vật
thể rắn khác đều trở thành bùn nhão, bởi tính chất
của Nguyên khí khác với tính chất của nước. Ta cũng
để ý rằng nơi nào mà nguyên khí ít ỏi hoặc không có
vùng đó sẽ trở nên khô cằn, cây cối không thể phát
triển được. Đó là trường hợp của các sa mạc, hoang
mạc trên trái đất. Tại núi Ngự bình ở Huế cũng có
trường hợp tương tự. Rất nhiều lần người ta tổ
chức trồng cây trên núi Ngự bình song đều thất bại.
Như vậy, ta có thể kết luận
rằng : Trong quá trình xây dựng Thành Đại la, Cao Biền
gặp một vùng đất có kết cấu không ổn định nên đã
thực hiên việc trấn yểm kể trên với mục đích làm
cho đất cứng và ổn định hơn trước. Biện pháp thực
hiện là dùng thủ pháp điểm huyệt đất tương tự như
thủ thuật châm cứu, điểm huyệt trong đông Y. Ở đây
còn có ý nghĩa sâu xa là trấn yểm các Long mạch, các
huyệt phát Đế Vương của đất Việt. Tuy nhiên vì có
sự sai lầm về độ số hướng Tây nên sự trấn yểm
không được trọn vẹn. Bằng chứng là Sông Tô Lịch vẫn
còn tồn tại và chỉ thời gian ngắn sau này nước Việt
dã giành được độc lập. Một dải Long mạch đã nói ở
trên vẫn phát sinh ra những con người nổi tiếng, những
vùng đất địa linh nhân kiệt như chùa Dâu, núi Yên tử,
Đền Kiếp Bạc ...Một nguyên nhân nữa sau này, đã phá
hoại sự linh thiêng của Long mạch là các việc san lấp
của người Pháp, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Không biết vô tình hay hữu ý, khi xây dựng TP.HÀ NỘI,
người Pháp đã cho lấp mất khúc sông Tô Lịch, nơi đổ
ra sông Hồng - Nay là các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Cầu
Gỗ... Và Nhà thờ lớn HÀ NỘI hiện nay đặt trên nền
của Tháp Báo Ân ngày xưa...
Một dân tộc đã được thiên
nhiên ưu đãi về Địa linh về Sinh khí phải suy nghĩ như
thế nào về trách nhiệm bảo vệ và khai thác sức mạnh
tâm sinh khí đó. Chúng ta cần phải có các chương trình
đào tạo các bậc anh hùng, hào kiệt, những bậc hiền
tài cho Đất nước, những vĩ nhân cho thế hệ mai sau.
Ngày trước các bậc Thánh Đế, Minh Vương coi đó là
trách nhiệm lớn nhất đối với non sông, đất nước.
3. Tôi xin tiếp tục lý giải câu
hỏi thứ 3 :Hậu quả của việc rút bỏ Đạo Bùa đối
với khu vực dọc theo sông Tô lịch nói riêng và cả HÀ
NỘI nói chung.Số phận của Long mạch sẽ như thế nào
?Đây là một câu hỏi hết sức khó vì tính chất phức
tạp của nó.Người viết xin mạo muội lý giải và rất
mong được các bậc hiền tài trong và ngoài Diễn đàn
góp ý,bổ khuyết hầu có thể tìm ra biện pháp tốt nhất
khắc phục được hậu quả của Lịch sử.Tôi coi đây
là trách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta .
Trước hết,ta xem xét hậu quả
của việc Trấn yểm của Cao biền và những sự việc sẽ
xẩy ra khi rút bỏ đạo Bùa đối với khu vực sông Tô
lịch và các vùng phụ cận.Hiện nay,tôi không có tài
liệu nào chính thức về các biện pháp Trấn yểm đất
của bộ môn Phong thủy.Chỉ biết rằng từ xa xưa đã có
các hiện tượng trấn yểm của Mã viện ( Trụ đồng Mã
viện );các hiện tượng trấn yểm của Cao biền;các biện
pháp dùng Bia đá để trấn yểm nhà,các tấm Bài ếm ở
quanh khu vực Thất sơn (Cái ếm ở Bài Bài ,thuộc làng
Nhơn hưng -Tịnh biên -Châu đốc ,cây ếm ở núi Nước
)...
Để có thể hiểu rõ tính chất
và hậu quả của việc trấn yểm,ta cần phải biết rõ
lý thuyết trấn yểm và từ đó mới có thể khắc phục
được tác hại của nó.Từ xưa,việc trấn yểm được
coi là Thuật bí truyền của các thày Địa lý ,không được
tiết lộ ra ngoài,sợ lộ Thiên cơ.Do vậy mà lý thuyết
về sự trấn yểm đến tận giờ phút này vẫn được
coi là một cái gì đó huyền bí,ma thuật,không có tài
liệu nào được truyền ra.Tuy nhiên theo nguyên lý Thiên
-Địa -Nhân là một,ta có thể dùng Lý thuyết của Đông
Y để tìm hiểu vấn đề này.Mặt khác,Thuyết Âm
Dương,Ngũ hành với cơ sở là Hà đồ,Lạc thư là một
công thức siêu Vũ trụ có thể lý giải tất cả các vấn
đề từ Vi mô tới Vĩ mô,nó là Công thức Tổng quát của
Vũ trụ mà khoa học ngày nay đang ao ước ,tìm kiếm.Tôi
sẽ xin trở lại vấn đề này khi có dịp.Bây giờ ta trở
lại Lý thuyết của Đông Y về Kinh,Mạch,Huyệt,Lạc là
một sự ứng dụng rất cụ thể và phong phú của Thuyết
Âm Dương,Ngũ hành.Lý thuyết của Đông Y về
Kinh,Mạch,Huyệt ,Lạc rất phức tạp và có từ rất lâu
đời,cuốn sách đầu tiên có thể là cuốn Hoàng đế
nội kinh,có thời điểm khoảng 5000 năm.Tôi chỉ xin dẫn
giải những gì cần thiết để chứng minh cho luận điểm
của mình.
HỆ THỐNG KINH, MẠCH, HUYỆT,
LẠC.
1/HUYỆT : Là nơi tập trung Khí
huyết của Tạng phủ.Là nơi tập trung các cơ năng hoạt
động của Tạng phủ.Mỗi Tạng phủ có các đường
Kinh,Mạch,Lạc nằm ở những nơi cố định.Những Huyệt
lớn gọi là Khổng Huyệt.Những Huyệt bình thường gọi
là Huyệt. Kinh, Mạch, Huyệt, Lạc làm nhiệm vụ dẫn cơ
năng Tạng phủ từ trên xuống dưới,từ ngoài vào
trong,từ dưới lên trên,từ trong ra ngoài,trong toàn bộ
cơ thể con người.Trong cơ thể có một mạch Nhâm,một
mạch Đốc,12 đường Kinh chính,cộng thành 14 Huyệt
Kinh.có 365 đường Kinh Lạc và 666 đường Kỳ Huyệt.Hệ
thống Kinh,Mạch,Huyệt ,Lạc tiếp nhận Thiên khí,Địa
khí,Thời khí,có tính chất Âm Dương Ngũ hành.Nhờ hệ
thống trên,ta có thể tìm đến các chỗ đường Khí bị
tắc mà đả thông cho thuận.Mỗi loại Bệnh tật đều
có một số Huyệt liên quan để ta có thể kích thích khi
có bệnh.
2/Kinh :Là các đường dẫn Khí
từ Huyệt nọ tới Huyệt kia.Các đường đó đi lắt
léo,chồng chất qua rất nhiều chỗ;liên đới với các
đường Kinh khác theo tính chất Âm Dương ,Ngũ hành,liên
vận đến cả với Trời đất mà biến động sự
sống,tinh thần con người,vì vậy mà gọi là Kinh.
3/Mạch :Nó là các Nguồn Mạch
có Gốc chính đi ra.Nó đi khắp nơi,phân chia ra nhiều chỗ
cần thiết,đến tận cùng của mọi nơi và sau lại trở
về với chính Gốc.
4/Lạc: Nó là các đường của
Kỳ huyệt , nhiều hơn Kinh, Mạch, nhỏ hơn nhiều. Nó đi
ngang, tắt ,chằng chịt, chi chít, khó tìm hơn. Nó giúp
cho con người điều hòa Tâm sinh lý rất tốt, nó thường
hay xuất hiện theo chu kỳ, dùng để định Tâm, an Lạc.
Có lẽ vì vậy mà người ta dùng chữ An lạc?
Các đường Kinh lại chia ra các
đường Kinh nội và ngoại.
*Nội kinh là phần kinh của 14
đường Kinh,Mạch chính,quan hệ với Tạng phủ,chuyển
dần sang các chi nhánh,Kinh Cân Âm và Kinh Cân Dương.Nội
Kinh liên quan đến các tương quan,phản xạ,phát sinh Ngoại
giao cảm,giữa Linh hồn,Vía,Phách và thể xác.
* Ngoại Kinh :Là những kỳ huyệt
để bổ xung cho các Kinh chính ,khi cần thiết dùng cho lúc
nguy cấp.Ví dụ cụ thể như :có người đã bị chết
lâm sàng,tiêm,chích thuốc theo Tây Y không được,nhưng
dùng Đông Y có khi chỉ cần bấm,day,châm,cứu Huyệt thì
bệnh nhân có thể sống lại được.Có rất nhiều kỳ
Huyệt mà tùy trường hợp có thể hút Linh hồn của
người mới chết ,trở về nhập vào cơ thể.Ngoại Kinh
bao gồm cả nội quan thân thể.Có nhiều Kỳ huyệt nhạy
bén,rất công hiệu,có thể cứu mệnh con người,trong
nhiều trường hợp nguy cấp .Đời thường từ xưa đã
từng chữa bệnh cứu người bằng phương pháp này,song
họ vẫn cho đó là Thần bí.
Tóm lại có 2 Mạch chính là
Nhâm,Đốc ;12 đường Kinh chính,15 đường Mạch Lạc,và
vô số Huyệt.
Xin nói thêm về Huyệt :Có các
Huyệt hợp và các huyệt Giao hội, đó là các giao hội
với các Kinh Dương và âm.Có các loại Huyệt là Du
huyệt,Mộ huyệt,Nguyên huyệt,Lạc huyệt,Khích huyệt..
Trong Võ thuật còn truyền lại
các Huyệt Thần đạo Võ thuật.Theo người viết được
biết :Có 36 Huyệt đạo Kinh, nếu vô tình hay hữu ý tác
động vào thì bất cứ Huyệt nào trong số 36 Huyệt này
đều có thể gây ra chết người .Các Huyệt đó rất
nguy hiểm nên còn gọi là tử Huyệt. Ngoài ra còn có 72
Huyệt đạo Kinh phụ. Nếu tác động vào bất cứ Huyệt
nào trong số những Huyệt này đều có thể gây tàn phế
, tật nguyền, rất khó chữa trị. Đây là yếu hại
Huyệt hay còn gọi là Nạn Kinh. Người viết chỉ sơ qua
vài nét về Thần đạo Võ thuật cho dễ hiểu thêm về
tầm quan trọng của Huyệt với Linh hồn và cơ thể con
người. Khi tác động vào tử Huyệt ,các yếu hại Huyệt
chính là bất ngờ dùng lực phá hủy hệ thống Kinh ,
Mạch, làm tan rã các kết nối giữa Linh hồn và cơ thể
con người.Các hệ thống khác như Kinh, Mạch, Huyệt,
Lạc,gắn kết lục phủ , ngũ tạng của cơ thể lập tức
bị rối loạn,mạnh thì dẫn đến tử vong ,nhẹ thì dẫn
đến tàn phế,tật nguyền, rất khó chữa trị. Thần đạo
Võ thuật gọi là Huyệt đạo kinh có liên hệ đến các
Luân xa.
Theo nguyên lý "Con người là
tiểu Vũ trụ "thì Âm Dương ,Ngũ hành được phản
ánh trong Đông Y rất rõ rệt.Các đường Kinh thứ nhất
:Can -Đởm,Tâm -Tiểu trường,Tỳ -Vị,Phế -Đại
trường,Thận -Bàng quang là năm cặp đại diện cho Ngụ
hành.Ngòai ra còn hai đường Kinh bổ xung là Kinh Tâm bào
và Kinh Tam tiêu.Tổng cộng 12 Kinh gọi là đường Kinh
chính.Hai đường Kinh Tâm bào và Tam tiêu không có thành
phần riêng của mình nên phải lấy từ các thành phần
khác làm thành phần của mình.
Mặt khác Kinh Tam tiêu được xem
là Cha của các đường Kinh Dương,còn Kinh Tâm bào được
xem là Mẹ của các đường Kinh Âm.
Kinh Tâm bào có nhiệm vụ đặc
biệt là bảo vệ Kinh Tâm.
Kinh Tam tiêu có nhiệm vụ đặc
biệt là làm sứ giả của Mệnh Môn Hỏa.Mang Mệnh Môn
Hỏa đến các vùng Thượng tiêu,Trung tiêu,Hạ tiêu.
Các đường Kinh được chia ra
làm hai nhánh :Nhánh trái thuộc Dương (đối ứng với Bán
cầu não Phải ),nhánh phải thuộc Âm ( đối ứng với
Bán cầu não trái ).
Từ đó các Huyệt được chia ra
:Huyệt phía trái thuộc Dương,Huyệt phía Phải thuộc Âm.
Từ Lý thuyết về Đông Y như
trên ta theo nguyên lý Thiên -Địa -Nhân hợp nhất rút ra
Lý thuyết trong Phong thủy áp dụng cho Long ,mạch như sau:
Thuyết Phong thủy với cả hai
phần Âm và Dương trạch quan niệm con người có quan hệ
hữu cơ với Trời ,Đất, cả khi sống và cả sau khi chết
(Huyệt mộ có thể ảnh hưởng đến nhiều đời con cháu
sau này ).
1/Về Thiên :Chấp nhận có Sinh
khí giáng xuống (gọi là Dương giáng ) trên các đỉnh
núi cao.Thừa nhận ảnh hưởng của các Vì Sao ảnh hưởng
đến con người.Sự tương tác của các lực vũ trụ ảnh
hưởng theo thời gian,với con người khác nhau.Ảnh hưởng
theo chu kỳ của 9 hành tinh trong Hệ Mặt trời,được đại
diện bởi Cửu tinh đồ xoay chuyển theo Quỹ đạo của
HÀ ĐỒ (không như quan niệm của cổ văn chữ Hán từ
trước đến nay là theo quỹ đạo LẠC THƯ -Khi có điều
kiện người viết xin trở lại vấn đề này).Phải chăng
9 Sao và Hạn (La hầu,Thổ tú,Thủy diệu,Thái bạch,Thái
dương,Vân hớn,Kế đô,Thái âm,Mộc đức và Tam kheo,Ngũ
hộ,Thiên tinh,Toán tận,Thiên la,Địa võng,Diêm vương,Huỳnh
tuyền )ảnh hưởng tuần hòan theo chu kỳ sinh học của
con người là Đại lượng đo lường ảnh hưởng sự
tương tác của 9 hành tinh trong Hệ Mặt trời đối với
con người.Còn Cửu tinh đồ là đại lương đặc trưng
của sự tương tác các hành tinh trong Hệ Mặt trời với
từng cuộc đất.
Ngòai ra còn ảnh hưởng của hệ
Nhị Thập Bát tú tới từng cuộc đất.
2/Về Địa :Chấp nhận có Sinh
khí (Còn gọi là Long )chảy theo các mạch nước,tụ
lại,và THĂNG lên (bởi lẽ Âm thăng,Dương giáng ).Ta thử
suy luận một chút về danh từ THĂNG LONG :Đó là khí Âm
thăng lên -THĂNG LONG.ĐÂY MớI THỰC LÀ Ý NGHĨA CỦA DANH
TỪ THĂNG LONG (chứ không như người ta đồn đại Vua Lý
Công Uẩn thấy Rồng bay lên và đặt tên kinh đô là
THĂNG LONG ).Ta cũng nói thêm rằng Khí làm cho Kinh đô
THĂNG LONG phát triển mạnh mẽ về sau này là Khí Âm -Địa
khí .
3/Về Nhân :Có thể xác định
được Âm phần,Dương phần,Họa,Phúc,Mệnh,Thân của
từng con người.
Bây giờ xin các bạn nhìn lên
Bản đồ Việt nam phần Bắc bộ.
Các bạn hãy đánh dấu vào các
địa danh sau :Trước hết là các dãy núi cao vút của các
tỉnh Lai châu,Sơn la,Hòa bình,tới dãy Tam đảo ,dọc theo
sông Tô lịch ngày xưa,đi tiếp tới Cổ loa,kéo dài đến
sông Đuống,sông Thái bình,ra tới Quảng ninh và chìm
xuống Vịnh Hạ long.Ta nối tất cả các điểm trên thành
một đường.Đường cong đó chính là nhánh Thanh long của
đồng bằng Bắc bộ.Theo phân tích ở phần trên ta biết
rằng Thanh long thuộc Dương.Đây cũng chính là một Long
mạch có hành Khí Dương .Các Huyệt nằm trên nhánh Thanh
long đều có hành khí Dương.
Bây giờ ta tiếp tục đánh dấu
những địa danh sau :Xuất phát cũng từ những dặng núi
cao chót vót của các tỉnh Lai châu,Sơn la,Hòa bình ,đi
tới dẵy núi Ba vì,qua cầu Hàm Rồng,theo sông Lam và dẵy
núi Hồng lĩnh đổ ra biển.Nối các địa danh đó lại
thì đường cong đó chính là nhánh Bạch Hổ của Đồng
bằng Bắc bộ.Nhánh Bạch hổ thuộc Âm,do vậy Long mạch
này có hành khí Âm.Các Huyệt nằm trên nhánh Bạch hổ
đều có hành khí Âm
Đến đây ta đã có thể hình
dung được hai nhành Thanh long, Bạch hổ của Đồng bằng
Bắc bộ. Nhánh Thanh long sau sự Trấn yểm của Cao biền
và sau này là sự san ủi của người Pháp đã bị bế
Khí rất nhiều.Tuy nhiên do sự sai lầm của Cao biền về
độ số của cung Đoài nên sự trấn yểm đó không hoàn
thiện.Theo các cổ thư chữ Hán ,cung Đoài có độ số là
7 -ứng với phương Tây .Đây là độ số của Lạc
thư.Chính vì vậy mà Cao biền mới Trấn yểm 7 cây
cọc,theo đúng độ số của phương Tây.Tuy nhiên ,theo
hiểu biết của người viết và kết hợp với một số
kinh nghiệm của một số tiền bối về Phong thủy ở
vùng đất Phong châu ngày xưa (nay là tỉnh Phú thọ -Kinh
đô của các Thời đại Hùng vương ) thì độ số của
phương Tây không phải là như vậy.Theo người viết,trong
các vấn đề về Phong thủy thực hiện trên trái đất
này phải dựa vào Hà đồ và độ số của Hậu thịên
Bát quái mới chính xác.Khi đặt độ số của Hậu thiên
Bát quái lên Hà đồ ta có một vòng tương sinh theo chiều
thuận kim đồng hồ .Theo chiều từ phương Bắc,Đông
Bắc,Đông,Đông nam,...tới Tây,tây bắc và trở lại về
Bắc ta có các độ số như sau :1-8-3-2-7-4-9-6.
Ta vẩn biết rằng :1 -là hành
Dương Thủy.
6 -Là hành Âm Thủy.
8 -Là hành Âm Mộc.
3 -là hành Dương Mộc.
2 -là hành âm Hỏa.
7 -là hành Dương Hỏa.
5 - là hành Dương Thổ.
10 -là hành Âm Thổ.
4 -là hành Âm Kim.
9 -là hành Dương Kim.
Theo chiều thuận kim đồng hồ
ta có các hành tương sinh với nhau như sau :Thủy (6-1 )sinh
Mộc (8-3 )sinh Hỏa (2-7 )sinh Thổ (10-5 )sinh Kim (4-9 ) và
lại trở về hành Thủy.Tôi không đi sâu vào việc chứng
minh Lý thuyết trên vì nó khác với tất cả các cổ văn
chử Hán từ xưa cho đến tận ngày hôm nay.Điều quan
trọng là nếu Cao biền ngày xưa biết được điều
này,thì giờ đây có thể chúng ta chỉ còn nghe danh sông
Tô lịch trong Huyền sử.
Trở lại vấn đề trên sông Tô
lịch,sau khi Cao biền Trấn,yểm dòng sông cứ càng ngày
càng nhỏ lại,kết hợp với sự san lấp của người
Pháp sau này,dòng sông Tô,trước chảy ra sông Hồng ở
cửa Hà khẩu,nay bị chặn lại từ khúc Thụy khê ra tới
sông Hồng.Kể từ đó sông Tô lịch phải đổi dòng chẩy
ngược lại.Hiện nay sông Tô lịch chỉ còn chẩy từ khu
vực Phường NGHĨA ĐÔ -QUẬN CẦU GIẤY -HÀ NỘI,theo
thuận dòng chẩy (Ta nhớ lại sự kiện trước Thành Luy
lâu có dòng Nghịch thủy ) chẩy ra sông Nhuệ và cuối
cùng mới đổ ra lại sông Hồng.Như vậy hiện nay,dòng
chẩy của sông Tô lịch đi theo nhánh Bạch hổ đã nêu
trên (Thay vì chẩy theo nhánh Thanh long như ngày xa xưa
).Nhánh Thanh long thuộc Dương khí,đã bị ngăn,bế phần
lớn nên từ khi đó cho tới nay chỉ có rất ít anh hùng
hào kiệt được sinh ra ở khu vực dọc theo đường đi
của nó.Ngược lại ,nhánh bạch hổ từ xưa cho đến nay
ta chưa nghe có vụ trấn yểm nào được thực hiện,ngòai
trường hợp cũng do Cao biền chê là vùng đất Thanh
hóa,Nghệ an có một con rồng (Long mạch )nhưng bị què
nên không tiến hành trấn yểm.Hai nhánh Thanh long và Bạch
hổ có cùng nguồn xuất phát từ Tổ sơn,nay nhánh Thanh
long bị chặn lại một phần lớn nên gần như toàn bộ
Nguyên khí được dẫn theo đường nhánh Bạch hổ.Theo
nhận xét của người viết,kể từ đó về sau này,Thành
Đại la bị mất Dương khí nên chẳng bao lâu bị xóa bỏ
và thay vào đó là Thành Thăng long được xây dựng dựa
trên khí Âm của nhánh Bạch hổ.Ta cũng để ý thấy một
điều rất rõ ràng rằng :Trải qua hơn một ngàn năm từ
khi có sự Trấn yểm của Cao biền,các vị Vua,tướng tài
giỏi,các bậc hiền tài của Đất nước đều có nguồn
gốc từ các vùng đất thuộc nhánh Bạch hổ mà ra.Các
bạn có thể kiểm chứng điều này qua Lịch sử.
Tới câu hỏi cuối cùng trong bài
viết này,người viết tự nhận thấy vượt quá khả
năng của mình nên rất mong đợi sự đóng góp của các
Cao nhân,tiền bối trong và ngoài nước, ngõ hầu có thể
cứu lấy một dòng Nguyên khí của Đất nước.Các câu
hỏi đó là :Sau khi rút đạo Bùa Trấn yểm của Cao biền
lên,Nguyên khí bị thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế nào
đối với Thủ đô HÀ NỘI nói riêng và Đất nước này
nói chung ???Có thể hàn lại Long mạch như Thượng tọa
THÍCH VIÊN THÀNH đã làm không ?Khi Long mạch đã được
phục hồi sẽ xẩy ra hiện tượng gì tiếp theo ?Có thể
lại xẩy ra hiện tượng sụt lở đất như ngày xưa
không ?
Còn rất nhiều câu hỏi tiếp
theo chủ đề này.Người viết xin tạm dừng ở đây và
mong mỏi sự đóng góp của tất cả những người có
lòng thương yêu Quê hương xứ sở,thương yêu Đất THĂNG
LONG ngàn năm văn vật,là món quà có ý nghĩa mừng Sinh
nhật 1000 năm THĂNG LONG -HÀ NỘI.
Trong bài viết,tôi có sử dụng
một số Tài liệu của Gíáo sư NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG,
ĐOÀN VĂN THÔNG, Ẩn sĩ PHƯỢNG -Nghệ an , Ẩn sĩ Lý
Thiên Hương -Đức thọ Hà tĩnh và một số tài liệu của
các Ẩn sĩ tỉnh PHÚ THỌ -Xin trân trọng cảm ơn
Tôi đã xác minh lại nguồn tin
này;Theo Thượng tọa Thích HUỆ Xướng -Chùa Giác Lâm
_Quận Tân bình -TP.HCM :Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH đã
viên tịch khoảng hơn một tháng sau khi làm lễ cúng HÀN
LONG MẠCH tại sông Tô lịch,nguyên nhân chết theo Y học
là xuất huyết não.Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH là chủ
trì chùa Hương.
Giải thích thêm: Mỗi một Huyệt
vị có thời gian đóng và mở riêng của nó -Tức là thời
gian ứng nghiệm.Khi muốn tác động vào một Huyệt vị
nào đó cần phải đúng thời gian đóng hoặc mở của nó
mới có tác dụng.Khi dùng thủ thuật Trấn (đè lên )Yểm
(Chôn xuống )cho thay đổi kết cấu của cả một vùng
đất để có thể xây dựng cả một Kinh thành thì sự
hiểu biết phải vô cùng chính xác.Tiếc rằng kinh nghiệm
này không được phổ biến rộng rãi nên thất truyền
lần lần . Mà đó cũng là một điều may mắn cho Nhân
loại vì nếu ai cũng có thể làm được thì Trái đất
chúng ta sẽ đi về đâu?Tuy nhiên trong Lịch sử cũng chỉ
ra rằng có rất nhiều ngưởi có khả năng đó.Bạn có
thể tham khảo trong các truyền thuyết Lịch sử -Tất
nhiên vì chỉ có những người Trấn yểm mới biết,những
sự việc được ghi nhận là do kể lại nên mất tính
chất trung thực .Tuy nhiên ,không thiếu dẫn chứng trong
lịch sử nhắc đi nhắc lại vấn đề đó.
Tôi xin nêu thêm một vấn đề
quan trọng có liên quan đến sự Trấn hoặc yểm sau
này.Đó là hành Khí của khu vực bị Trấn yểm và độ
số của nó.Theo nhận xét của riêng người viết,khu vực
đó thuộc phía Tây của La thành nên có hành Khí là Dương
kim và độ số của nó là 9.Như vậy ta cũng thấy rằng
khi tiến hành trấn yểm,Cao biền cũng biết rất rõ điều
đó ,chỉ có sai lầm về độ số của phương Tây .Theo
sách cổ chữ Hán đến tận ngày hôm nay,phương Tây thuộc
Kim và có độ số theo Lạc thư là 7.Đó là sai lầm cơ
bản của cổ thư chữ Hán và tất nhiên khi ứng dụng
thì Cao biền sẽ sai theo.Theo người viết được biết,tại
một số vùng của đất Phong châu ngày xưa,các nhà Phong
thủy vẫn áp dụng tính độ số khi ứng dụng những
việc cụ thể trong Phong thủy theo Hà dồ và số của Hậu
thiên Bát quái.Như vậy theo người viết,phương Tây có
hành Khí Dương Kim và độ số là 9 mới chính xác.Lạc
thư và độ số Tiên thiên Bát quái chỉ áp dụng cho
những vấn đề có tầm vóc Vĩ mô như khi tính toán các
dải Ngân hà,Thiên hà, có tầm vóc Vũ trụ.Để có thể
trấn được khu vực bị hở của Long mạch,theo thiển ý
của người viết,nên dùng hình thức Trấn -Tức là đè
lên vùng bị hở theo đúng quy luật Âm dương Ngũ hành.Ta
có thể dựng một cây cầu Sắt có 9 nhịp hay 9 cột
sắt,hoặc có cái gì đó có biểu tượng cho số 9 đè
lên khu vực đã rút đạo Bùa .Theo những tin tức gần
đây nhất,sự phát sinh các việc kỳ lạ như đã nêu ở
trên,cũng chỉ gói gọn như những việc đã xẩy ra.Như
vây ta thấy rằng Long mạch không còn thoát Khí ra
nữa.Nguyên nhân là Khu vực đó qua thời gian bị phong
tỏa, bế Khí quá lâu (Gần 1200 năm ),luồng Nguyên khí đã
có sự thay đổi,cũng không loại trừ đã có sự trấn,yểm
lại của một số nhà Phong thủy tài ba giấu mặt.Tôi
từng chứng kiến một vài lần khai mở những Huyệt đạo
bị Trấn yểm của các nhà Phong thủy Việt nam ẩn
danh.Ta cũng nhận thấy rằng (không biết có phải do trùng
hợp hay không ):Kể từ ngày đạo Bùa được Khai mở,vùng
dọc theo nhánh Thanh long đã phát triển rất mạnh mẽ.Từ
rất lâu đời,các vùng này là khu vực Nông thôn lạc
hậu,nay đã vươn mình trở thành hàng loạt khu chế xuất
hiện đại.
Trở lại vấn đề trên sông Tô
lịch,sau khi Cao biền Trấn,yểm dòng sông cứ càng ngày
càng nhỏ lại,kết hợp với sự san lấp của người
Pháp sau này,dòng sông Tô,trước chảy ra sông Hồng ở
cửa Hà khẩu,nay bị chặn lại từ khúc Thụy khê ra tới
sông Hồng.Kể từ đó sông Tô lịch phải đổi dòng chẩy
ngược lại.Hiện nay sông Tô lịch chỉ còn chẩy từ khu
vực Phường NGHĨA ĐÔ -QUẬN CẦU GIẤY -HÀ NỘI,theo
thuận dòng chẩy (Ta nhớ lại sự kiện trước Thành Luy
lâu có dòng Nghịch thủy ) chẩy ra sông Nhuệ và cuối
cùng mới đổ ra lại sông Hồng.Như vậy hiện nay,dòng
chẩy của sông Tô lịch đi theo nhánh Bạch hổ đã nêu
trên (Thay vì chẩy theo nhánh Thanh long như ngày xa xưa
).Nhánh Thanh long thuộc Dương khí,đã bị ngăn,bế phần
lớn nên từ khi đó cho tới nay chỉ có rất ít anh hùng
hào kiệt được sinh ra ở khu vực dọc theo đường đi
của nó.Ngược lại ,nhánh bạch hổ từ xưa cho đến nay
ta chưa nghe có vụ trấn yểm nào được thực hiện,ngòai
trường hợp cũng do Cao biền chê là vùng đất Thanh
hóa,Nghệ an có một con rồng (Long mạch )nhưng bị què
nên không tiến hành trấn yểm.Hai nhánh Thanh long và Bạch
hổ có cùng nguồn xuất phát từ Tổ sơn,nay nhánh Thanh
long bị chặn lại một phần lớn nên gần như toàn bộ
Nguyên khí được dẫn theo đường nhánh Bạch hổ.Theo
nhận xét của người viết,kể từ đó về sau này,Thành
Đại la bị mất Dương khí nên chẳng bao lâu bị xóa bỏ
và thay vào đó là Thành Thăng long được xây dựng dựa
trên khí Âm của nhánh Bạch hổ.Ta cũng để ý thấy một
điều rất rõ ràng rằng :Trải qua hơn một ngàn năm từ
khi có sự Trấn yểm của Cao biền,các vị Vua,tướng tài
giỏi,các bậc hiền tài của Đất nước đều có nguồn
gốc từ các vùng đất thuộc nhánh Bạch hổ mà ra.Các
bạn có thể kiểm chứng điều này qua Lịch sử.
Tới câu hỏi cuối cùng trong bài
viết này,người viết tự nhận thấy vượt quá khả
năng của mình nên rất mong đợi sự đóng góp của các
Cao nhân,tiền bối trong và ngoài nước, ngõ hầu có thể
cứu lấy một dòng Nguyên khí của Đất nước.Các câu
hỏi đó là :Sau khi rút đạo Bùa Trấn yểm của Cao biền
lên,Nguyên khí bị thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế nào
đối với Thủ đô HÀ NỘI nói riêng và Đất nước này
nói chung ???Có thể hàn lại Long mạch như Thượng tọa
THÍCH VIÊN THÀNH đã làm không ?Khi Long mạch đã được
phục hồi sẽ xẩy ra hiện tượng gì tiếp theo ?Có thể
lại xẩy ra hiện tượng sụt lở đất như ngày xưa
không ?
Nhận thấy khả năng là do Cao
Biền trấn yểm là cao hơn cả. Trong các tài liệu cổ
lưu lại thì: Cao Biền được vua Đường Trung Tông phong
làm An Nam Tiết Độ Sứ, sang đô hộ nước ta. Cao Biền
là một nhân vật rất giỏi về khoa địa lý, nên trước
khi đi sang nước ta nhậm chức, vua Đường Trung Tông đòi
vào triều ủy thác sứ mệnh cho Cao Biền phải tìm các
nơi thủy tú sơn kỳ trên đất nước ta, nơi nào có Long
Mạch lớn, có huyệt kết tốt thì phải yểm phá, và lập
bản tấu thư về cho vua Đường Trung Tông biết. Sau khi
sang nước ta, Cao Biền vận dụng hết khả năng và thời
gian đi khắp các nơi để Tầm Long Điểm Huyệt. Chính
Cao Biền cũng không ngờ trên một đất nước nhỏ bé
như nước ta lại có nhiều Long Mạch lưu tụ và khí thế
sông núi ưu tú đến như vậy. Nên Cao Biền không viết
tấu thư mà viết hẳn một cuốn sách tựa đề là "Cao
Biền tấu thư địa lý kiểu tự" gởi về tấu
trình. Mặt khác Cao Biền lại tìm cách trấn yểm và phá
hủy những Long Mạch lớn, phát vương tướng. Xin trích
một số đoạn trong sách này cho các quý vị tham khảo:
" Giao Châu Đô hộ Sứ, thần
Cao Biền cẩn tấu vi bản châu địa mạch thế hình thế
sự, thần hạnh phát dư sinh thao tỵ hà những, thượng
tự thâm sơn, hạ hạ chi đại hải, ngưỡng quan phủ
sát, phát tận chân cơ, ký tự thiên hữu, cảm bất khánh
kiệt sở kiến văn, thượng tự tự đế vương, vương
công, công hầu, vương phi, thứ thần đồng, tú tài, vị
chi thị phủ, phục khất phủ lãm giảo quan chi khí, kiến
văn cụ lục.
HÀ ĐÔNG
THANH OAI:
_ Đệ nhất: THANH OAI phong
Ấp trung Thanh Uy, hình thế tối
kỳ
Thủy lưu tứ vượng, án khởi
tam qui
Mạch tòng hữu kết, khí định
tả y
Thần đồng tiền lập, quỷ xứ
hậu tỳ
Khôi khoa tảo chiếm, phúc lộc
vĩnh tuy
Tu phong mạch tận, thừa tự vô
nhi.
_ Đệ nhị: CAO XÁ phong
Thanh Oai Cao Xá, chân vi quý long
Thủy khuê tùy mạch, bình dương
lai tung
Hoa khai hữu hổ, tinh hiện tả
long
Sơn thủy trù mật, khí thế sung
giong
Hà tu hợp hải, ngưu giác loan
cung
Chủ khách hoàn mỹ, tả hữu vô
tòng
Hoa tâm khả hạ, thế xuất anh
hùng
Văn khôi hoa giáp, võ tổng binh
nhung
Phú quý thọ khảo, kiêm hữu kỳ
công.
........"
=>
Giao Châu Đô hộ Sứ, thần Cao
Biền kính cẩn tâu: Bản châu địa thế như vầy, thần
nguyện đem hết kiếp sống thừa, từ tận núi cao ra đến
biển cả khảo nghiệm để biết các cuộc đất phát lớn
từ vương tôn công hầu, đến thần đồng, tú tài, khoa
đệ, giàu sang phú quý mọi thứ... làm bản tấu ca dâng
lên tường tận
HÀ ĐÔNG
THANH OAI:
1/. Cuộc đất Thanh Oai:
Trong ấp Thanh Oai, hình thế rất
lạ
Thủy vượng bốn phương, án
phát tam qui
Mạch kết bên hữu, khí dựng
phía tả
Thần đồng đứng trước, quý
sứ nối sau
Bảng vàng sớm chiếm, phúc lộc
dồi dào
Nên phòng mạch tận, không con
nối dòng.
2/. Cuộc đất Cao Xá:
Thanh Oai Cao Xá, thật có quý địa
Nước khe theo mạch, về nơi đất
bằng
Hoa nở bên Bạch Hổ, sao hiện
bên Thanh Long
Sơn thủy dồi dào, khí thế sung
mãn
Cần gì hợp biểu, ngưu giác
loan cung
Chủ khách đều tốt, tả hữu
một lòng
Lòng hoa rộng mở, thế phát anh
hùng
Văn chiếm đầu bảng, võ chiếm
nguyên nhung
Sống lâu phú quý, lập nhiều kỳ
công.
....."
Theo quyển "Tấu thư địa lý
kiểu tự" Cao Biền ghi tất cả là 632 huyệt chính,
và 1517 huyệt bàng trên khắp các tỉnh như :
_ Hà Đông: 81 chính- 246 bàng
_ Sơn Tây: 36 chính- 85 bàng
_ Vĩnh yên
Phú Yên 65 155
Phú Thọ
_ Hải Dương
Hưng Yên 183 483
Kiến An
_ Gia Lâm 134 223
Bắc Ninh
Đáp Cầu
Bắc Giang
Lạng Sơn
_ Hà Nam
Nam Định 133 325
thái Bình
Ninh Bình
Theo thống kê trên, cũng đủ
thấy công phu Tầm Long Điểm Huyệt và trấn yểm của
Cao Biền đến bực nào rồi. Các truyền thuyết về Cao
Biền còn lưu lại rất nhiều trong dân gian Việt Nam ta.
Như ở Phú Yên, tương truyền có mả Cao Biền ở đó,
đấy là một độn cát nơi chân núi dưới biển. Độn
cát không lớn lắm, nhưng không bao giờ san bằng được
vì bốn mùa gió cát vun lên. Dân trong vùng có câu phong
dao:
Ngó lên hòn núi cả thấy mả
Cao Biền
Thấy đôi chim nhạn đang chuyền
nhành mai.
Theo truyền thuyết thì từ thuở
xa xưa, Cao Biền đã vun biểu tượng mả để trấn yểm
dân Việt Nam. Vì thuật địa lý giỏi nên ông ta đã tìm
một nơi bốn mùa cát vun để ngôi mả đó không bị mất
đi.
Trong quyển "Địa dư bình
Định" của ông Bùi Văn Lăng viết từ năm 1930 cũng
có đề cập đến di tích Cao Biền như sau: "Dọc theo
đường QL số 1 chạy ra đến Phù Cát có đá Cao Biền.
Đó là một cái thẻ thời xưa Cao Biền trấn yểm. Thẻ
ấy bằng đá và chôn rất sâu. Thuở xưa dân làng đã có
nhiều lần thuê voi về nhổ, nhưng nhổ không lên".
Ở Phù Mỹ, đường đi Đề Gia
có một cụm núi nhỏ, cách đó không xa, lại có một hòn
đá lớn nổi lên rất ngộ nghĩnh. Theo truyền thuyết thì
đó là nơi Cao Biền đã dùng phép trấn yểm thuở xưa.
Phải dẫn giải dài dòng như thế là vì đưa ra một ý
hơi khác với tác giả bài viết về vụ sông Tô Lịch.
Việc trấn yểm nơi sông Tô Lịch thì sác xuất là do Cao
Biền làm là cao hơn cả (tức là không phải không có khả
năng khác đâu), nhưng chưa hẳn là ông ta tính toán sai
lầm. Bởi chúng ta không phải là người sống thực thời
đó, trong tài liệu cổ cũng không lưu lại gì nhiều về
giai đoạn đó của Cao Biền, chỉ là những truyền thuyết
trong dân gian. Nhưng tất cả những truyền thuyết ấy đều
nói lên một điều: Bản thân Cao Biền là một nhà địa
lý giỏi, nhưng không thể mang danh Phong Thủy Đại Sư! Vì
sao? Vì một người Tầm Long Điểm Huyệt, cái quý là
trân trọng, giữ gìn những kho tàng quý giá mà thiên
nhiên đã tạo ra ấy. Long Mạch chính là cái Tinh Hoa của
Đại Địa hun đúc nên, có khi nó chỉ là ở một dãy
núi kết thành, có khi lại xuất phát từ Tổ sơn ở tít
xa, khí thế liên miên bất tận, trùng trùng điệp điệp
kéo dài cả mấy chuc, thậm chí vài trăm cây số mới kết
nên một Đại Long Mạch. Một bậc Đại Sư Phong Thuỷ
cho dù với lý do gì thì cũng không nỡ nào phá hũy nó.
Chúng ta thôi không bàn đến tư cách đạo đức của Cao
Biền, chỉ nói cái tài, thì ông ta quả thật có tài. Qua
bản tấu thư của ông ta cũng thấy ông ta nghiên cứu rất
tường tận về địa hình địa lý nước ta. Một người
đã bỏ công soạn thảo chi ly từng huyệt mạch như ông
ta thì không thể có việc tính toán sai lầm như vậy
được.
Việc lý giải các Huyệt, Mạch
trong Phong Thuỷ qua hình tượng đơn giản cho dễ hiểu là
kinh mạch trên cơ thể người. Và việc trấn yểm trong
Phong Thuỷ không hẳn là chận, ngăn dòng khí mà có thể
sử dụng nó để làm tiết khí Long Mạch. Khi một Long
Mạch bị thoát khí thì kể như đó là vùng đất chết
vậy. Muốn hóa giải, người thầy địa lý phải thật
giỏi, nghiên cứu kỹ hình thể địa lý nơi đó mà cải
tạo lại. Bởi Phong Thuỷ không thể thay đổi hình cục
của thiên nhiên được (nếu được thì ngày xưa giờ có
lẽ không có chuyện thay triều hoán vị rồi). Người
thầy Phong Thuỷ phải dựa vào bố cục có sẵn của
thiên nhiên, cải tạo làm sao cho không mất đi cái gốc
ban đầu, mà chỉ sửa sang nó, bổ sung nó (như làm dòng
nước chảy êm ái hơn mà không phải đào xẻ rộng lòng
sông).
Trở lại với vấn đề sông Tô
Lịch, có lẽ tác giả bài viết có sự nhầm lẫn về độ
số cung Đoài chăng? Bởi số 9 Dương Kim như lời tác giả
nói thì ôi thôi, đi lệch với định hướng trong Phong
Thuỷ... hơi bị xa rồi. Trong lần tiếp về các số sinh,
số thành, tức là các số 1, 2, 3, 4, 5 là số sinh; 6, 7,
8, 9, 10 là số thành, cõ lẽ tác giả dựa theo đặc trưng
của Hà Đồ:
Số 1 & số 6 ở phương Bắc
hành Thủy
Số 2 & 7 Nam
Hỏa
Số 3 & 8 Đông
Mộc
Số 4 & 9 Tây
Kim
Số 5 & 10 ở trung ương
thuộc hành Thổ.
Đây là dựa theo các chấm trên
lưng con Long Mã trên sông Hoàng Hà. Các chấm trắng tượng
trưng cho số Trời, là số Dương: 1, 3, 5, 7, 9. Các chấm
đen tượng trưng cho Đất, là số Âm: 2, 4, 6, 8, 10.
Vì vậy Kinh Dịch nói: Thiên 1,
Địa 2, Thiên 3, Địa 4........ Địa 10, Thiên số 5, Địa
cũng số 5. Cái mà Hà Đồ phản ánh chẳng qua là kết
cấu không gian của vũ trụ, lấy quả đất làm trung tâm.
Theo Lạc Thư, thì số 1 Thủy ở
phương Bắc, số 2 Thổ ở phương Tây Nam, số 3 Mộc ở
phương Đông.... cho đến số 9 Hỏa ở phương Nam. Và các
nhà Dịch học đã vẽ ra ô vuông Lạc Thư. Đem ô vuông
Lạc Thư ra đối chiếu, ta thấy nó rất hợp với phương
hướng trên trái đất, như hướng Bắc bên dưới, theo
chiều kim đồng hồ chuyển đi, ta thấy kế đó là hướng
Đông Bắc, rồi đến Đông, rồi Đông Nam.... cho giáp
vòng đến Tây Bắc. Đây cũng chính là trùng hợp với
Hậu Thiên Bát Quái_ tương truyền của vua Văn Vương nghĩ
ra_ đem hai đồ hình lồng vào nhau, ta có: 1 Khảm, 2 Khôn,
3 Chấn, 4 Tốn, 5 ở trung tâm, 6 Càn, 7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly.
Thực ra theo Hà Đồ, ta có:
Thiên 1 hợp Địa 5 sinh thành 6,
nên nói 1 & 6 ở phía Bắc
Thiên 3 hợp Địa 5 sinh thành 8,
nên nói 3 & 8 ở phía Đông
Địa 2 hợp Thiên 5 thành 7, nên
nói 2 & 7 ở phía Nam
Địa 4 hợp Thiên 5 thành 9, nên
nói 4 & 9 ở phía Tây
Hai số Trời là số sinh, nên lấy
nó để định hướng.
1 ở chính Bắc thì 9 ở chính
Nam, hai số hợp nhau thành 10.
3 ở chính Đông thì 7 ở chính
Tây, hai số hơp nhau thành 10.
(Sở dĩ chọn số 5 làm số để
cộng vì theo quan niệm xưa, số 5 là con số chủ, tượng
trưng cho vạn vật trong trời đất. Như người thì có
Ngũ quan- Ngũ tạng- Ngũ hình tướng..; vũ trụ thì có 5
loại hình vật chất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ....vv....nên số 5 thay cho vũ trụ Thiên Địa làm con
số cộng thêm vào vậy)
Như đã biết 1, 3, 7, 9 là số
Dương, là số Trời.
2, 4, 6, 8 là số Âm,
là số Đất.
Sự vận hành của Thiên Địa
theo phương hướng ngược lại với nhau, Thiên quay sang
trái, Địa quay sang phải. Số liên tiếp của Thiên là
quay sang trái, do đó số liên tiếp của Địa phải quay
sang phải.Tức là :
6 ở bên phải của chính Bắc, 4
ở bên phải của chính Nam, hai số hợp lại bằng 10
8 ở bên phải của Đông, 2 ở
bên phải của Tây, hai số hợp lại thành 10
Như vậy phương vị của 8 số
đã hoàn toàn được xác định, hoàn toàn ăn khớp với
ô vuông Lạc Thư. Tác giả bải viết đó nói Dương Kim
là 9, Âm Kim là 4 thực sai lầm lắm vậy! Bởi trong các
thư tịch cổ chữ Hán về Phong Thuỷ, cũng chưa có tài
liệu nào luận phương hướng kiểu lạ lùng như thế.
Trong lĩnh vực Ngũ Hành, Âm dương (mà Phong Thuỷ không
thể thoát ra ngoài thuyết này được) thì:
Càn, Đoài thuộc KIM
Càn, Khảm, Cấn, Chấn là các
cung Dương
Tốn, Ly, Khôn, Đoài là các cung
Âm.
Do vậy, Càn là Dương Kim, và
Đoài là Âm Kim, còn độ số của nó như đã nói ở
trên vậy. Đây là điều đầu tiên mà NCD tôi muốn nói
đến về sự sai lầm trong nhận định độ số của
hướng Tây ở bài viết trên. Tây Đoài là Âm Kim, ứng
với thiếu nữ, thuộc số 7.
Luận về hình thế của Phong
Thuỷ, Đại Sư Phong Thuỷ đời Tống là LAI BỐ Y đã
viết: Phàm xây dựng thôn trấn, trước hết phải tôn
trọng Khí Cục, có Khí có Cục mới thượng thừa. Có
Khí mà không có Cục , hoặc có Cục mà vô Khí thì đều
không phải là đất phúc lộc lâu dài..... Luận về LONG,
ông bảo: Khi đã có Chân Long Huyệt còn phân ra nhiều
loại như: Thiên Long, Chi Long, Hư Long, Thực Long, Phù Long,
Khinh Long, Kiên Long, Chiên Long, Địa Long, Thủy Long, Sơn
Long, Kim Long, Mộc Long, Hỏa Long. Có tất cả 14 Đại
Long. Phàm tất cả các Long Huyệt như Hợp Cán Long, Thực
Long, Kiên Long, Thiên Long, Địa Long trong Long Huyệt Ngũ
Hành mới đáng gọi là Thực Long. Trăm huyệt không sai
một, do kiên cố và đầy đủ Long Khí nên có thể kéo
dài miên trường, ngàn năm không suy vong. Còn những Long
Huyệt còn lại đều là Phù Long, tuy Long Khí thấy rất
thịnh nhưng nền tảng không vững chắc, chẳng qua như
hoa đốm trên không chớp chớp rồi tắt ngay, phù nổi mà
không có gốc, rỗng mà không chắc.... Long Mạch là Linh
Khí của Đại Địa kết tụ, tập trung tinh hoa của vũ
trụ, đó là cái rún ở giửa thắt lưng của Chân Long,
lực của nó chí cường....."
Đấy chưa phải là đủ, chúng
ta còn phải xét đến Long Mạch đó là ở vùng núi non
hay ở đồng bằng nữa. Ở vùng sơn cước thì gọi là
mạch Âm, vì mạch luôn chìm xuống (vì thế ta mới gọi
là Âm Sơn, đừng lầm tưởng núi cao lên là Dương rồi
cho là Dương Mạch hay Dương Sơn là sai lầm lớn), còn ở
dưới đồng bằng thì mạch nổi lên cao. Long Mạch không
chỉ chạy trên đất liền sơn cước hay đồng bằng mà
có thể qua ao, qua hồ, thậm chí qua cả sông, lặn sâu
xuống dưới bãi, dưới đầm lầy một quãng cách thật
xa, rồi lại tiếp tục nổi lên đi nữa. Trạng thái này
trong Phong Thuỷ học gọi là trạng thái "Khởi phục"
của Long Mạch. Với loại mạch này, các nhà địa lý
thiếu kinh nghiệm thường lầm lẫn, cứ tưởng nơi đó
đã đến chỗ Long đình Khí chỉ, vội tìm Huyệt kết là
sai lầm to. Thực ra, một kiểu đất kết phải hội đủ
các điều kiện:
_ Tiền án: là một mô đất cao
nổi lên trước mặt Huyệt, như một cái bàn trước mặt
người ngồi vậy.
_ Hậu trẫm: là một mảnh đất
đằng sau Huyệt, như một cái gối để người ta tựa
đầu vậy.
_ Tả Long: là thớ đất ở bên
trái Huyệt mọc ra ôm chầu vào Huyệt
_ Hữu Hổ:
......................phải.............................................
_ Minh đường: là nơi nước tụ
trước Huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của Huyệt kết.
Nơi bình dương, đồng bằng, xem
xét một Huyệt kết rất khó. Tuy vậy, Mạch ở đồng
bằng ôn hòa hơn, phát chậm mà bền lâu, ít bị hung sát;
còn Mạch ở vùng núi non thì khí thế hùng vỹ bày ra rất
dễ trông thấy, vì vậy, vùng núi non Mạch thường phát
tướng võ, ít có phú quý giàu sang (vì hiếm có Minh Đường
Thủy Tụ). Mạch ở vùng núi khí thế càng hùng vỹ thì
hung sát càng dữ. Người nào được mạch ở vùng núi,
nếu thành công thì đa sát, nếu thất bại thì gia tộc
tử vong. Muốn không gặp Hung Sát thì đó phải là Chân
Long đích thực, lại được một thầy Phong Thuỷ cực
giỏi xác định chính xác Tâm Huyệt mới được. Các nhà
địa lý thường tìm mạch ở vùng núi hơn là mạch ở
đồng bằng (Có phải vì nó dễ xác định hơn chăng?! )
Trở lại với vùng đất mà tác
giả đề cập, suy đoán, đặt giả thuyết vài ý sau:
1/.Tác giả lập luận rằng theo
truyền thuyết, khi xưa Cao Biền xây thành Đại La bị sạt
lỡ hoài nên trấn yểm. Trong Phong Thuỷ, nếu là Âm phần,
thì xương cốt người mất táng vào đó sẽ hấp thu Linh
Khí của Long Mạch, rồi sau đó phần Linh Khí của vùng
đất và của người mất đó hòa vào nhau. Luồng Khí này
sẽ theo không khí mà đi tìm Khí của những người cùng
huyết mạch với mình mà hòa quyện vào đó, sinh ra những
con cháu thừa hưởng Long Khí của huyệt mạch đó. Tình
trạng này người xưa gọi là "Đồng Khí tương cầu",
còn theo Khoa học ngày nay thì như tác giả nói là lực
cộng hưởng không sai.
Với ngôi Dương Cơ, Long Khí tác
động trực tiếp lên người sinh sống ở đó, mà qua sự
tiến bộ của Khoa học kỹ thuật ngày nay, người ta
chứng minh đó là do từ trường nơi vùng đất đó tác
động đến từ trường của người sống ở đó, nếu
nó thích hợp tần số từ trường người đó thì đem
lại kết quả tốt. Chính vì vậy, trong khoa Phong Thuỷ
mới nhận định "nhất Dương thắng thập Âm".
Một huyệt Dương sẽ phát thật nhanh, nếu hình thể hợp
cách có thể phát vượng cả ngàn năm không suy suyễn, đó
thường là cách cục của các Kinh Thành lớn. Còn Âm phần
có tính cách Tiềm Di Mặc Hóa, có khi đến đời con hoặc
đời cháu mới hưng phát. Nhưng nghịch lý thay, trong dân
gian lại chú trọng Mạch Âm hơn!
Nếu nói Cao Biền cho trấn yểm
nơi đó để xây thành Đại La, và để phá hoại Long
Mạch thì có hơi khiên cưỡng. Bởi lúc ấy, Đường
Trung Tông đã phong cho Cao Biền làm Đô Hộ Sứ An Nam.
Thành Đại La gần như là Kinh Đô thời ấy, khí vận của
nó ảnh hưởng với người cai trị, nếu Cao Biền trấn
yểm để xây thành với mục đích xấu chẳng lẽ ông ta
tự đào hố chôn mình sao? Là một bậc thầy tầm cỡ về
Phong Thuỷ, thiết nghĩ Cao Biền không thể làm việc tự
di hại cho bản thân đến vậy.
Nếu nói như nhà sử học Dương
Trung Quốc nghe có vẻ hợp lý hơn. Chúng ta chỉ có thể
suy đoán mục đích của kẻ trấn yểm qua tình hình, bối
cảnh lịch sử thời ấy, không thế áp đặt cho nó cái
tư tưởng suy nghĩ như chúng ta ngày nay. Vậy thì ở đây
có hai giả thuyết:
_ một là, Cao Biền trấn yểm là
để xây thành được, và việc xây thành này là để
trấn áp Long Mạch đế vương ở An Nam chúng ta_ như nhà
sử học Dương Trung Quốc đưa ra luận cứ trích ở đâu
đó
_ hai là, việc trấn yểm này
không liên quan gì tới việc xây thành, nó chỉ thuần túy
là trấn yểm nhánh Thanh Long, như tác giả bài viết lập
luận.
Theo tác giả bài viết ấy thì
Cao Biền đã dùng biện pháp trấn yểm kia để chận đứng
đường đi của Long mạch. Thực tế, trong khoa Phong Thuỷ,
chỉ cần đào xẻ phạm vào Long Mạch là cũng đủ rồi,
nếu không muốn cho người khác biết thì dùng cách trấn
yểm ngầm như thế này. Nhưng hoàn toàn không thể vì
chận đường Long Khí mà làm cả nhánh sông khô kiệt
được. Xin đừng đem mọi việc gán ghép một cách thiếu
căn cứ, trên lĩnh vực khoa học lẫn trên lĩnh vực Phong
Thuỷ như thế. Khi Long Mạch bị đứt đoạn , thì nguồn
Long Khí di chuyển từ Tổ Sơn không thể đến nơi Kết
Huyệt theo đường đó nữa. Cho dù các thầy địa lý có
tìm đến nơi kết huyệt, thiếu mất nhánh Thanh Long thì
Huyệt khó kết được. Khi tác giả so sánh các đường
di chuyển của Khí, của Long trong lòng đất với sự dịch
chuyển của kinh mạch trong cơ thể con người, thì đó là
sự so sánh tương tự thôi. Khi ta chận một đoạn trên
tay Long hoặc tay Hổ, thì chỉ đoạn sau của nó mất tác
dụng, tạo thế mất cân bằng, khuyết Thanh Long hoặc
khuyết Bạch Hổ để vùng đất đó khó Kết Huyệt TRỌN
VẸN, nhưng vùng đất đó vẫn có thể canh tác như ta
thấy thực tế ở vùng đó bao lâu nay. Nhưng nếu là con
người, MỘT khi cánh tay bị phế do bị phong bế huyệt,
thì nó chỉ là một phế vật, chỉ chờ bỏ đi thôi, bởi
máu huyết không theo đường Kinh lạc nuôi sống gân cốt
nơi đó được nữa. Trở lại với Long Mạch, khi Huyệt
khó kết trọn vẹn, thì nhánh Bạch Hổ khi ấy có chăng
nữa, phỏng có ích gì? Việc có một số danh nhân, võ
tướng gì gì, mà tác giả đề cập xuất thân từ nhánh
Bạch Hổ, khiến NCD nghĩ đến hai trường hợp sau:
_ Một là, nơi bị trấn yểm
không phải là Thanh Long của Huyệt trường mà chỉ là
một Chi Long trên 1 Đại Long.
_ Hai là, nơi bị trấn yểm là
Huyệt bàng nằm trên tay Long (tức trên Thanh Long của
huyệt). Nếu nơi này nằm trên tay Long, tức Thanh Long bị
vô hiệu hóa, khi ấy Huyệt có kết được cũng là khuyết
một bên. Trong trước tác "Địa đạo diễn ca"
của cụ TẢ AO có nói thế này:
Long Hổ bằng sự chân tay
Chẳng có tả hữu bằng ngay
chẳng lành
......Vô Long như người mất chân
Vô Hổ như đứa ở trần không
tay.
Như vậy đủ thấy tầm quan
trọng của tay Long, tay Hổ trong một cuộc đất kết
Huyệt là thế nào rồi. Thiếu một cái nào cũng lệch
lạc, như một kẻ tàn tật vậy. Nhưng không phải là như
vậy rồi không có Huyệt kết, bởi thế ở trên NCD luôn
nói KHÓ kết Huyệt thôi. Trường hợp này có thể là
không kết huyệt. Vì sao lại nói vậy? Muốn hiểu vì
sao, ta hãy cùng tìm hiểu xem nếu kết Huyệt thì huyệt
đó thế nào. Trong tự nhiên thiên hình vạn trạng, cũng
có khi Huyệt kết mà khuyết một tay Long, hoặc khuyết
một tay Hổ vậy. Khi đó, cuộc đất này có sinh ra người
tài nhưng tàn tật! Vả lại, như cụ TẢ AO có ghi trong
Địa đạo diễn ca:
Thanh Long liên châu cao phong
Kim tinh, thổ phụ phát giòng
trưởng nam
Con gái về bên Hổ sơn
Hổ cao thì phát, sơn bàn cho
thông.
Chứng tỏ nhánh Bạch Hổ phát
về nữ & các con trai thứ. Trở lại luận cứ trên,
nếu đây là nơi Huyệt bàng trên nhánh Thanh Long, ta trộm
nghĩ xem tại sao trước đây kẻ trấn yểm lại bỏ qua
cho Huyệt bàng trên nhánh Bạch Hổ? (vì theo như tác giả
thì trên đất Bạch Hổ vẫn có người tài, vẫn có hưng
vượng). Đặt mình vào thời điểm đó, ta thấy rõ quan
niệm xưa trọng nam khinh nữ rất rõ. Mà theo Phong Thuỷ,
"tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ", "nam tả, nữ
hữu". Có lẽ vì vậy mà kẻ trấn yểm đó bỏ qua
cho Huyệt bàng trên nhánh Bạch Hổ chăng? Nói thế thật
khiên cưỡng, bởi ngoài phát cho nữ, nhánh Bạch Hổ còn
phát cho cả con trai thứ, không thể nào kẻ trấn yểm
lại bỏ sót một điều quan trọng như thế.
Đó không là một Huyệt bàng hay
một điểm nằm trên Thanh Long của Huyệt trường mà
chính là 1 CHI LONG thuộc 1 Đại Long vậy. Chính vì thế
mà nó không ảnh hưởng nhiều đến thế cuộc của nước
ta trong lịch sử, vẫn cỏn rất nhiều vị vua ra đời,
trong đó không thiếu các bậc Minh Quân. Nếu đây là Long
Mạch Đại Địa thì có lẽ lịch sử nước ta đã đổi
khác. Do đó, những ai quan tâm tới Kinh Đô Thăng Long ngàn
năm văn vật của chúng ta xin hãy an tâm. Việc đem các
vật cho là trấn yểm Phong Thuỷ đó lên_ nếu đây đúng
là trấn yểm_ là một việc tốt, không hề có nguy hại
gì. Việc xảy ra các hiện tượng lạ vào thời điểm
đó, chung với phần lý giải về hai vấn đề:
1/. Thành Đại La là nơi xây lên
để trấn yểm Long Mạch của thành Thăng Long.
2/. Các hình tượng trấn yểm đó
mang ý nghĩa gì?
Trước khi đi vào hai vấn đề
hôm trước nêu ra có vài ý kiến về bài viết đó như
sau:
1/. Đánh giá các vấn đề không
chỉ đơn thuần trên tính mơ hồ, nghe nói hay tin hoàn
toàn vào một thuyết nào đó. Chúng ta chỉ là những
người hậu học, kế thừa và phát huy những gì ông cha
ta đã truyền lại một cách có khoa học, hợp thời, hợp
lý. Nghĩa là trong những thông tin chúng ta tiếp thu được
từ các bậc tiền nhân, cũng phải suy gẫm lại, xem cái
nào hợp thời, hợp lý, và xác định tính chân thật của
thông tin dựa trên niên đại, bối cảnh thời đó. Theo
tác giả thì thuật Phong Thuỷ và Kinh Dịch của chúng ta
tiếp thu từ nền văn hóa Vua Hùng, và các Vua Hùng trước
khi mất nước đã cố tình làm sai lệch về các học
thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Theo Tam Đoạn Luận của
Socrate, thì ngay từ tiền đề tác giả đã sai làm sao bảo
chứng cho những mệnh đề sau là đúng. Cái gì của chúng
ta sáng tác ra mà khi bỏ nước chạy đi, nó vẫn ở trong
đầu chúng ta, không thể mất đi. Thế tại sao Kinh Dịch
của chúng ta tại sao cả ngàn năm sau chúng ta vẫn chưa
có chữ viết? Điều này quả thật nghe rất lạ tai,
nhưng thôi, cứ tạm tin là vậy. Nhưng nếu tác giả cho
rằng vì các Vua Hùng cố tình làm sai lệch như vậy mà
Cao Biền tính toán sai lầm về độ số thì e rằng có
một sự nhầm lẫn to lớn ở đây.
Trong lịch sử nước ta, dựa
theo các tư liệu lịch sử thì từ trước đến nay nước
ta chưa có nhân vật kiệt xuất nào về Phong Thuỷ trước
thời đại nhà LÝ cả. Chúng ta cứ tin như lời tác giả
rằng quả thật vào đời các Vua Hùng, khoa Phong Thuỷ đã
thịnh ở nước chúng ta đi, thì việc đó cũng chẳng ăn
nhập gì với việc kiến thức Phong Thuỷ của Cao Biền
cả. Xin tác giả lưu ý cho kỹ xem, khi nước ta chưa có
bậc Phong Thuỷ nổi danh nào thì ở Trung Quốc thời ấy
có thể kể ra rất nhiều rồi, xin liệt kê ra đây một
số những người nổi tiếng đầu tiên trong giới Phong
Thuỷ của Trung Quốc:
_ Đời nhà Thương đã có BÀN
CANH, người xem tướng địa cho kinh đô nhà Ân, mở ra
một triều đại kéo dài đến mấy trăm năm, và tạo ra
nền văn hóa đồng thau rực rỡ.
_ Đời nhà Chu có CÔNG LƯU xem
tướng địa định đô cho nhà Chu đến đất Bân
có CỔ CÔNG ĐÀN
PHỤ tướng địa đất Kỳ Sơn
có CHU CÔNG tướng
địa Kinh Đô Lạc Ấp
_ Đời Chiến Quốc có THƯ LÝ TỬ
_ Đời Tần có CHU TIÊN ĐÀO,
người soạn bộ sách Sưu Sơn Ký, trước tác gần như
đầu tiên về Phong Thuỷ một cách có qui mô.
_ Đời nhà Hán có THANH Ô TỬ
soạn Táng Kinh...
.......
Có rất nhiều, rất nhiều nhà
Phong Thuỷ của Trung Quốc xưa đã nổi danh sớm như thế,
chứng tỏ khoa Phong Thuỷ của Trung Quốc có nguồn gốc
căn cơ cội rễ lâu đời, thì tại sao Cao Biền phải dựa
vào sách Phong Thuỷ của các Vua Hùng lưu lại để sai lầm
về độ số??? Những trước tác về Phong Thuỷ của
những nhà Phong Thuỷ thời đó của Trung Quốc đến nay
chỉ còn lại rất ít, nhưng nó được xem như một kho
tàng vô giá cho môn Khoa học huyền bí này. Cả ngàn năm
nay người Trung Hoa đã ứng dụng kiến thức Phong Thuỷ
lệch lạc do tổ tiên ta để lại chăng??? Hay chỉ mỗi
mình Cao Biền sang An Nam học trộm thuật Phong Thuỷ để
rồi làm sai lệch??? Quả thật giả thuyết ấy của tác
giả đưa ra khó mà tin được bởi tính logic của sự
việc. Chúng ta là người VIỆT, dòng máu Việt đang chảy
trong huyết quản chúng ta, nhưng không vì thế mà chúng ta
chối bỏ sự thật. Sự thật còn hơn vạn lời hùng biện
mà! Nếu tác giả nghĩ rằng mình là người Việt cần có
những suy nghĩ tốt cho dân tộc Việt, vậy thì: Trong lịch
sử, nước chúng ta bị người phương Bắc xâm chiếm,
cai trị thì chúng ta cho rằng họ ỷ mạnh hiếp yếu, cá
lớn nuốt cá bé. Thế chúng ta xóa số cả một đất
nước Chiêm Thành thì gọi là gì? Chúng ta lấn sang phần
đất của Xiêm La thì gọi là gì? Xin thưa với tác giả
bài viết rằng: Đánh giá một vấn đề thuộc phương
diện lịch sử, chúng ta hãy đặt mình vào thời điểm
ấy xem quan điểm của thời ấy như thế nào đã. Ngày
trước, vào thời phong kiến là thời tranh giành, mạnh
đước yếu thua, cá lớn nuốt cá bé là xu thế của thời
ấy. Hồi đó lám gì có tổ chức Liên Hợp Quốc như bây
giờ để lên tiếng nói công bằng. Trong hoàn cảnh đó,
nếu ta không giết đối thủ thì sẽ bị giết thôi. Do
đó việc chúng ta xóa sổ nước Chiêm Thành có thể chấp
nhận được, thì việc bị người phương Bắc đôi khi
đánh chiếm là điều tất yếu thôi. Qua đó chỉ càng
chứng tỏ bản chất anh hùng, không chịu khất phục
trước cường quyền của dân tộc ta thôi.
Trở lại vấn đề, tóm lại:
Nên chăng trả lại sự công bằng cho xuất xứ của khoa
Phong Thuỷ?
2/. Vấn đề thứ hai là đặt
giả thuyết về danh từ Kinh Đô THĂNG LONG của chúng ta.
Theo tác giả thì cái tên này không phải xuất phát từ ý
nghĩa "con Rồng bay lên" như trong dân gian truyền
tụng, mà đó là "Khí Âm thăng lên". Tác giả còn
cho rằng "Khí làm cho Kinh Đô THĂNG LONG phát triển
mạnh mẽ như bây giờ là Khí Âm_Địa Khí ". Muốn
làm rõ hơn ý này, NCD xin nói sơ qua về việc đặt tên
trong kiến trúc Phong Thuỷ & Mạch phát triển Kinh Đô.
Trong Phong Thuỷ, các nhà Phong
Thuỷ xưa khi kiến thiết lên một tòa đình lâu, một hoa
viên, một cây cầu, một con đường, một ao thả
cá...vv... Nói chung, tất cả kiến trúc mang tính cách tiềm
ẩn ý nghĩa Phong Thuỷ, họ luôn đặt cho kiến trúc ấy
một cái tên. Và việc đặt tên ấy cũng có một số qui
định bất thành văn như sau:
_ Trước tiên cái tên ấy khi đọc
lên phải mang một ý nghĩa tốt lành, khiến ai nghe cũng
thấy thích, thấy hay_ dù có thể họ không hiểu hết ý
nghĩa của cái tên ấy.
_ Thứ đến là chiết tự của
cái tên ấy ra (đương nhiên theo chữ Hán phồn thể rồi)
số nét phải hợp với Ngũ Hành của kiến trúc ấy.
_ Tiếp nữa là cái tên ấy tính
tổng số nét của nó giải theo Dịch Lý phải có một
luận đoán tốt. Cũng trên ý này mà người xưa dùng để
đặt tên cho con cái, mong hậu vận của con cái được
tốt đẹp.
_ Cuối cùng là cái tên ấy phải
phù hợp với tầng lớp giai cấp & không phạm húy.
Trong Phong Thuỷ, khi đặt tên cho
một kiến trúc, các nhà Đại Sư Phong Thuỷ phải lao tâm
khổ tứ rất nhiều để tìm cái tên thích hợp.
Theo truyền thuyết cổ đại,
Rồng là một động vật thần kỳ, trưởng của loài có
vảy, giỏi biến hóa, làm mây làm mưa, lợi cho vạn vật.
Rồng có thể đi mây về gió, thoắt ẩn thoắt hiện.
Rồng là con vật khổng lồ, nhấp nhô uốn khúc như dãy
núi, người ta bèn ví núi với Rồng. Do đó, trong thuật
Phong Thuỷ mượn quan niệm về Rồng để chỉ ra tính
Sinh động, biến hóa và nguồn năng lực mạnh mẽ của
các Mạch Khí trong lòng đất. Long Mạch chính là ám chỉ
Huyết Mạch của Rồng, từ này có nguồn gốc từ đây.
Cũng vì những huyền thoại xung quanh con vật thần bí
này, người ta tôn sùng nó (chẳng phải ngay như dân tộc
ta cũng tự hào rằng mình là con Rồng cháu Tiên đó
sao?), và nó được các nhà thống trị xem như biểu tượng
của sức mạnh, của quyền uy tối thượng của mình. Vì
thế, các vật dụng dùng cho Vua ngày xưa hay thêm vào chữ
Long như: Long xa (xe của Vua đi), Long ỷ (ghế của Vua
ngồi), Long sàng (giường Vua nằm ).....vv...
Qua những tản mạn quanh chuyện
Rồng, ta có thể thấy vì sao có chữ Long trong tên kinh đô
nước ta. Về chử Thăng, trong chữ Hán có đến 5 chữ
Thăng, trong đó có 3 chữ với hàm ý "bay lên".
Trong ba chữ đó, chữ Thăng 9 nét có bộ THỔ (đất đai),
và chữ Thăng có 8 nét có chữ NHẬT trên chữ THĂNG là
thích hợp hơn hết. Vì sao? Chữ LONG ở đây là Rồng là
chữ Long có 16 nét. NCD xin trích dẫn ra đây hai bài thơ
luận đoán dựa theo số nét của 2 chữ Thăng Long để
các anh chị, các bạn tham khảo xem:
_ Nếu chữ Thăng có 8 nét, thì
tổng cộng là 24 nét :
Cẩm tú tiền trình
Tu kháo tự lực
Đa dụng trí mưu
Năng thành đại khí
_ Nếu chữ Thăng có 9 nét thì
tổng cộng là 25 nét:
Thiên thời địa lợi
Chi khiếm nhân hòa
Giảng tín tu mục
Tức khả thành công.
Về số nét thì đã thích hợp
rồi, và như vậy thì nó phải đi liền với hàm ý: "Con
Rồng bay lên". Như ta đã biết những truyền thuyết
về loài Rồng, tính của nó vốn linh động, chuyên làm
mưa làm gió, nên chỉ thích hợp trên cao mặc sức vẫy
vùng, không thích hợp nơi ao tù nước đọng. Rồng một
khi thoát lên mây cao sẽ thỏa sức tung hoành, như vậy
mới thể hiện hết Thần uy của nó, cũng như chí Quân
Vương "Đại triển hùng đồ" mở mang bờ cõi.
Do đó cái tên THĂNG LONG như ý nghĩa trước nay ta vẫn
hiểu, là xây dựng trên cái lý thể hiện Quyền uy tối
thượng của nhà Vua, thể hiện cái Hùng tâm tráng chí
của cả một dân tộc luôn vươn lên cao tiến triển
không ngừng, thể hiện mơ ước một đất nước vươn
lên tự chủ sau thời gian dài bị đô hộ. Câu chuyện mà
LÝ THÁI TỔ_ LÝ CÔNG UẨN đưa ra về giấc mơ chỉ là
đánh vào tâm lý người dân sùng bái thần thánh, mê tín
dị đoan. NGÀI ám thị cho người dân biết rằng: Kinh Đô
này là Trời ban cho triều đại nhà Lý, mượn ý Trời để
quy kết lòng dân về một mối, một chính sách làm an
lòng dân, giúp người dân có thêm lòng tin để đoàn kết
chống giặc mỗi khi có giặc ngoại xâm. Khi muôn triệu
người dân đều tin vào câu chuyện đó, lời từ miệng
người dân phát ra mang theo một từ trường, số đông
người tạo thành một năng lực vô hình, 1 sóng từ mang
cùng một thông điệp- cùng một tần số chuyển tải vào
vũ trụ, và nhân được sự phản hồi từ vũ trụ. Bằng
chứng là sau thời đại các Vua Hùng, các triều đại đều
không truyền đến ba đời, nhưng khi Kinh Đô dời về
Thăng Long thì lần đầu tiên nước ta thái bình thịnh
thế suốt mấy trăm năm dài. Cũng trong thời đại này,
nước ta đã mở mang bờ cõi dài xuống phương Nam, chiếm
thêm được PHẬT THỆ (nay là địa bàn Thừa Thiên), rồi
tiếp đến là 3 châu Địa lý- Ma Linh- Bố chánh (nay thuộc
Quảng Bình- Quảng Trị). Tuy sau 200 năm, nhà Lý bị mất
về tay nhà Trần, nhưng dân tộc ta vẫn là tự chủ. Đấy
không phải là một minh chứng hùng hồn ư?
Cũng trên kế sách an lòng dân
này, hơn 400 năm sau Đại Quân Sư NGUYỄN TRÃI của chúng
ta đã dùng mỡ viết lên lá cây hai câu "LÊ LỢI vi
Quân, NGUYỄN TRÃI vi Thần", kiến theo ăn mỡ đục
khoét lá cây làm cho lá cây như có sẵn hai câu ấy. Kết
quả là lòng dân tin rằng Ý Trời muốn LÊ LỢI làm Vua,
lòng dân theo về, muôn người như một, nhờ vậy mà nước
ta lại một lần nữa giành được độc lập.
Trở lại vấn đề đặt tên
Kinh Đô là Thăng Long, chúng ta đã có thể hiểu rõ về
thâm ý dựng nên câu chuyện mang tính thần thoại của LÝ
THÁI TỔ, thì xin đừng vì câu chuyện hư cấu với dụng
ý tốt này mà bỏ đi ý nghĩa tốt đẹp thực sự của
Kinh Đô Thăng Long!
Việc tác giả cho rằng Kinh Đô
Thăng Long là Mạch Âm có một sự nhầm lẫn rất lớn
trong kiến thức Phong Thuỷ. Trong Phong Thuỷ quả thật có
Mạch Dương, Mạch Âm đấy, nhưng hiểu như tác giả là
có một sai biệt rất rõ. Mạch đi trên vùng núi non là
Mạch Âm vì đi chìm xuống sâu, Mạch đi dưới đồng
bằng là Mạch Dương vì nổi lên trên. Đất chôn mồ mã
gọi là Mạch Âm phần. Đất xây nhà, lập doanh trại,
lập Đế Đô là đất Dương cơ. Trong Phong Thuỷ có câu
"Nhất Dương thắng thập Âm". Mạch Dương thường
hiện ra với khí thế bao la, có thể xuất phát từ một
Tổ Sơn, nhưng khi đến nơi kết huyệt để lập Đế Đô
thì đó phải là vùng đồng bằng. Khi ấy các mạch núi
xa xa, sông ngòi uốn lượn trước mặt tạo nên khung cảnh
hùng vỹ, một khí thế không thể thiếu của các Kinh Đô.
Vào thời Vua LÊ- Chúa TRỊNH, các nhà Phong Thuỷ thời ấy
đem "Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự" ra mà
mổ xẻ, phân tích, đi tìm các Long Mạch mà Cao Biền đã
ghi trong đó. Và thời bấy giờ đã dấy lên một làn
sóng tranh cãi về các học thuyết Phong Thuỷ, và cũng sau
thời điểm ấy Cụ TẢ AO được giới Phong Thuỷ nước
ta tôn xưng là Ông THÁNH Địa Lý. Chính Cụ TẢ Ao đã
nhận xét rằng cuộc đất THĂNG LONG là cuộc đất lớn
phát về Mạch Dương.
Phải nói Kinh Đô THĂNG LONG như
mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta sau một thời
gian dài bị thống trị, như kiêu hùng hơn, thịnh vượng
hơn. Có lẽ cái tên mang ý nghĩa "Con Rồng bay lên"
như hàng ngàn năm qua dân ta nghĩ vẫn tốt hơn, mang lại
nhiều may mắn hơn cho đất nước ta vậy. Qua những dẫn
chứng trên, ngoài việc chứng minh cái tên Thăng Long mang
ý nghĩa ấy. Trước triều đại nhà LÝ, nước ta chưa có
bậc Đại Sư Phong Thuỷ nào tầm cỡ như Quốc Sư VẠN
HẠNH_ người đã tìm ra cuộc đất cho Kinh Đô Thăng Long
của chúng ta.
Như đã nói ở phần trước, khi
bàn về cái tên Kinh Đô Thăng Long, xét đến khía cạnh
tốt đẹp của nước ta từ sau khi dời đô về đây, có
lẽ không cần phải giải thích gì thêm chắc các anh chị,
các bạn cũng thấy rõ hoàn toàn không có sự trấn yểm
gì ảnh hưởng tới Kinh Thành Thăng Long cả. Bởi triều
đại nhà Lý bắt đầu từ Lý Thái Tổ, cho đến đời
Lý Chiêu Hoàng chuyển sang tay nhà Trần cũng có đến 218
năm. Để các quý vị không phải thắc mắc, cho rằng 218
năm vẫn là ít so với Trung Hoa, NCD xin dẫn chứng ra đây
các triều đại của Trung Quốc từ sau khi Tần Thủy
Hoàng thống nhất Trung Nguyên:
_ Đời Tây Hán: Năm 202 trước
Công Nguyên, Lưu Bang lập nên triều đại nhà Hán, đến
năm 8 sau Công Nguyên bị Vương Mãng lật đổ, được 210
năm.
_ Đời Đông Hán: Năm 25, Lưu Tú
giành lại quyền cai trị, đến năm 220 bị Tào Phi chiếm
ngôi nhà Hán, đời này chỉ kéo dài 195 năm nhưng còn tệ
hại hơn, nửa đời sau, hoạn quan chuyên quyền, loạn lạc
khắp nơi.
Bỏ qua thời Tam Quốc phân tranh,
ta xét đời kế tiếp:
_ Đời Tây Tấn: Tư Mã Viêm lật
đổ nhà Ngụy xưng Đế năm 265, nhưng tính thật ra đến
năm 280 mới diệt đước Ngô thống nhất đất nước. Từ
mốc 280 đến năm 316 bị Hung Nô tiêu diệt, triều đại
Tây Hán chỉ được....36 năm.
_ Đời Đông Tấn: Năm 317 Tư Mã
Duệ Kiến lập lại triều Tấn, gọi là Đông Tấn, đến
năm 420 bị Lưu Dực giết, chỉ được 103 năm.
Kế đến là loạn Nam Bắc triều,
ta bỏ qua, kế tiếp:
_ Đời Tùy: Năm 581, Dương Kiên
lật đổ Bắc Chu xưng Đế, đến năm 618, Tùy Dạng Đế
Dương Quảng bị giết, nhà Tùy chỉ vỏn vẹn.....37 năm
_ Đời Đường: Năm 618, Lý Uyên
xưng Đế, đến năm 907, nhà Đường bị Hậu Lương tiêu
diệt, được 289 năm.
_ Đời Bắc Tống: Năm 960, Triệu
Khuông Dẫn xưng Đế, đến năm 1126 Bắc Tống bị Kim
tiêu diệt, được 166 năm.
_ Đời Nam Tống: Tống Cao Tông
lập ra Nam Tống năm 1127, đến năm 1279 bị nhà Nguyên
tiêu diệt, được 152 năm.
_ Đời nhà Nguyên: Năm 1206, Thiết
Mộc Chân làm Thành Cát Tư Hãn, cho đến năm 1368 thì nhà
Nguyên bị tiêu diệt, được 162 năm
_ Đời nhà Minh: Chu Nguyên Chương
kiến lập triều Minh năm 1368, đến năm 1644 thì bị nhà
Thanh tiêu diệt, được 276 năm
_ Đời nhà Thanh: Năm 1636, Hoàng
Thái Cực xưng Đế, nhưng thực tế đến năm 1644 mới
chiếm trọn Trung Nguyên. Đến năm 1911, Cách Mạng Tân Hợi
đã chấm dứt triều đại Phong kiến của Trung Quốc, nhà
Thanh được 267 năm.
Như vậy, ta thấy rất rõ hiệu
quả tốt từ việc dời đô về Kinh Thành Thăng Long,
triều đại nhà Lý tồn tại một thời gian rất dài so
với đa số triều đại của Trung Quốc. Trên thế giới
ngày nay, không chỉ riêng Châu Á chúng ta, mà đến cả
các nước Âu, Mỹ cũng đã xác nhận tính khoa học của
thuật Phong Thuỷ, và đa số đều ngầm xem Trung Quốc là
cái nôi phát nguồn của thuật Phong Thuỷ. Thế thì ở
một đất nước mà thuật Phong Thuỷ đã đạt đến
trình độ tạo được tiếng tăm trên thế giới, mà các
triều đại Vua chúa của họ đa số không kéo dài bằng
triều đại nhà Lý nước ta, vậy thử hỏi Kinh Thành
Thăng Long của chúng ta như vậy là Phong Thuỷ tốt hay xấu
đây? Có lẽ câu hỏi này tự trong thâm tâm của tất cả
quý vị đã có câu trả lời rồi vậy.
Như vậy thông tin việc Cao Biền
xây thành Đại La để trấn yểm Long Mạch vùng Hà Nội
là thế nào? Điều này có hai cách giải thích:
_ Một là, việc Cao Biền xây
thành Đại La để trấn yểm Long Mạch ở Hà Nội chỉ
là truyền thuyết. Nhưng giả thuyết này ít có khả năng.
Vì sao? Bởi qua hiệu quả tốt của Kinh Thành như chúng
ta đã thấy thì Long Mạch phát Dương vùng Thăng Long không
thể nào Cao Biền bỏ qua. Cho nên, mới dẫn đến ý thứ
hai sau đây.
_ Hai là, Cao Biền có trấn yểm
thật, nhưng khi xây dựng Kinh Thành Thăng Long, các Đại
Sư Phong Thuỷ nước ta thời ấy_ mà dẫn đầu là Quốc
Sư Vạn Hạnh, người có công tìm ra Long Mạch cho đất
Thăng Long_ đã hóa giải đi rồi.
Tóm lại thì việc trấn yểm gì
đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến Kinh Thành Thăng
Long của chúng ta cả. Xin quý vị nào có lòng yêu mến
Kinh Đô ngàn năm văn hiến hãy an tâm gác chân lên trán
mà ăn no ngủ kỹ, à quên, gác tay lên trán chứ Cheesy
Đến đây sẽ có người hỏi
gai gốc "thế thì Phong Thuỷ bảo các đất Kinh Đô
phát dương quang đại cả ngàn năm, sao mới vài trăm năm
đã thay triều hoán vị? Như thế không phải là Phong Thuỷ
không đáng tin sao?". Có một câu chuyện có thật trên
đất nước Việt Nam mình. Câu chuyện như sau:
"Vào đầu thế kỷ 20, có
nhà họ LỤC, cất cái quán nhỏ giửa đèo Cù Mông, ngay
trên Quốc lộ số I, chuyên bán nước cho khách bộ hành.
Quán ấy mặt quay về biển Đông, lưng dựa vào vách núi
bên kia, phía Bắc là một vực sâu thăm thẳm.... Khách
uống nước trả tiền hoặc không cũng được, nhưng
trong mỗi bát nước ông chủ bỏ vào đó năm ba hạt trấu
(vỏ lúa). Nhiều người lấy làm lạ hỏi, nhưng ông chỉ
cười và không mấy khi trả lời. Một hôm, có một thầy
địa lỳ người Quảng Ngãi dừng chân uống nước nơi
ấy. Qua một lúc quan sát địa thế, thầy địa lý gọi
ông chủ quán họ LỤC nói:
_ Đây mới thực là cảnh phát
quan, phát phú, ít nhất cũng ba đời. Mặt trước là đỉnh
núi nhỏ che mặt biển, đáng gọi là Tiền Án. Mặt sau
hình như Ngọa Long, Phục Hổ, lại có một ngòi nước
nhỏ chảy qua. Chỉ tiếc là bên hông trái quán này lại
bị hố sâu làm cho cuộc đất bị hỏng mất, thật đáng
tiếc....
Lão chủ quán chỉ cười mà
không nói gì. Thầy địa lý lại hỏi tiếp:
_ Ông chủ quán cứ mỗi bát nước
lại bỏ năm ba vỏ trấu làm cho khàch uống nước nhờn
nhợn... Tại sao ông phải làm chuyện đó?
Ông chủ quán cười, nói:
_ Thường khách qua đường rất
khát, gặp nước thì uống một hơi, tôi sợ họ bị
nghẹn nước nên bỏ vào một chút trấu để họ uống
chậm lại thôi.
Thầy địa lý gật đầu rồi bỏ
đi.
Mười năm sau, thầy địa lý ghé
lại quán đó, thấy lão chủ quán họ LỤc vẫn tiếp tục
bán nước, nhưng lạ thay, cái hố sâu kia bấy giờ đã
được thiên nhiên tự vun đất lên cao bằng mặt. Thầy
địa lý cầm tay ông chủ quán nói:
_ Trong ba năm nữa ông sẽ hưởng
được lợi của cuộc đất phát này.
Đến nay, người cháu nội ông
cụ họ LỤC ấy vẫn còn nức tiếng giàu sang trong vùng
đó."
Cho hay muôn sự ở đời không
qua cái ĐỨC, chính cái TÂM của ông chủ quán THIỆN
lương nên đã khiến xui thiên nhiên đãi ngộ cho ông vậy.
Hành động bỏ vỏ trấu của ông vào bát nước thật
đúng với câu nói của ông bà xưa răn dạy:
Vật vị THIỆN tiểu nhi bất tác
Vật vị ÁC tiểu nhi bất hành
Nghĩa là: Chớ thấy việc THIỆN
nhỏ mà không làm; chớ thấy điều ÁC nhỏ mà làm.
Khi đã xác định việc đó không
có ảnh hưởng gì tới Kinh Thành của chúng ta, thì việc
tìm hiểu các vật trấn yểm này chỉ trên tính cách cùng
nhau nghiên cứu thôi. Bởi hai nguyên do:
_ Một là, chưa thấy được hình
chụp hiện trạng các vật mà tác giả cho rằng là vật
trấn yểm Phong Thuỷ gì đó, hay ít ra cũng là một sự
mô tả chi tiết về cách sắp xếp của các vật ấy lúc
còn nguyên trạng.
_ Hai là, Phải biết các Mạch
núi ở ngoài ấy tập trung khu vực nào, hướng chiều
nào, phát nguyên của Sơn Long ở đâu? của Thủy Long ở
đâu? của Sa Long ở đâu?.... Còn rất nhiều điều chưa
biết, nên rất khó đoán định được mục tiêu của
người trấn yểm kia là nhằm vào việc gì.
Dù không nắm rõ mục tiêu kia,
nhưng chắc chắn vẫn không ảnh hưởng tới Thủ Đô Hà
Nội của chúng ta rồi. Và cũng có thể do cái tâm của
kẻ trấn yểm kia không tốt, muốn hủy đi Linh Khí của
Thiên Địa nên khiến xui chỉ trấn nhằm những Mạch nhỏ
thôi cũng không chừng? Bởi như Cụ TẢ AO đã dạy:
Đức Nhân vốn ở cả mình
Trước là tích Đức sau là Tầm
Long.
Hay như sách "Hồng Vũ Cấm
Thư" của Dương Quân Tùng đời Đường cũng viết :
"Tiên tích Đức nhi hậu Tầm Long".
Học cao, được truyền thụ chân
thư chưa đủ, kẻ muốn làm một nhà Địa lý còn phải
có Đức, có Nhân. Vì bước vào con đường Địa lý là
bước vào con đường hành Đạo, phải luyện Nhân Nghĩa
trước đã. Khi một kẻ đã có tâm trấn yểm các Long
Mạch tốt, thì bản thân kẻ ấy cũng khó tìm ra các Đại
Long Mạch mà trấn yểm, nếu có chăng thì cũng khiến xui
có sự sai lệch nào đó.
Trở lại với vấn đề nơi "bị
trấn yểm" đó, do chưa đủ lượng thông tin cần
thiết để đoán định sự việc, nên nói sơ qua về
khoa Chiêm Tinh dựa trên năm tháng ngày giờ.
Như đã nói ở các phần trước,
Sơn hà đại địa bao la vạn tượng, Long Mạch nhiều vô
số nhưng đúng thực sự là Chân Long thì rất hiếm, mà
cuộc đất Chân Long Đại Địa càng hiếm hơn. Tìm được
Huyệt địa rồi, Phân kim, Lập hướng rồi, còn một
điều tối quan trọng không kém đó là chọn năm tháng
ngày giờ thật chính xác để an táng, hay khởi công động
Thổ. Khi chọn ngày giờ sai lệch, không những không được
phước mà còn lập tức chuốc họa vào thân ngay. Trong
các sách Phong Thuỷ ngày nay, gần như ít khi đề cập đến
vấn đề này, có lẽ các thầy (xin đừng nói lái lại
nhé!) giữ lại làm yếu quyết riêng, cũng có thể chính
các thầy ấy cũng xem qua loa, không đánh giá đúng mức
sự nguy hiểm của việc chọn sai ngày giờ. Có một vài
cuốn sách theo trường phái Huyền Không Học, là có nhắc
đến việc ảnh hưởng của năm tháng ngày giờ lên Trạch
Mộ, nhưng vẫn chưa nói rõ lắm.
Khoa Chiêm Tinh này có nguồn gốc
rất lâu đời, không biết ở các xứ Âu, Mỹ thế nào,
riêng ở Á Đông ta thì nó đã xuất hiện khoảng 4000 năm
trước Công Nguyên. Nhưng lúc ấy, các nhà chiêm tinh xem
thiên văn chỉ dừng ở mức áp dụng vào Nông nghiệp
thôi. Các nhà chiêm tinh dựa trên sự vận chuyển của
các vì sao trên Trời mà đoán định mọi việc. Vũ trụ
vần xoay, tinh tú luân chuyển đã tác động đến con
người, đến đất đai. Các nhà khoa học ngày nay cũng đã
chứng minh được mỗi một tinh tú trong Thái Dương Hệ
đều có sự tác động, ảnh hưởng lên hệ sinh thái
trên Trái Đất chúng ta. Tỷ những ngày trăng tròn thường
ảnh hưởng đến hệ thần kinh con người (nhất là các
người mắc bệnh này), hay tác động đến chu kỳ rụng
trứng của phụ nữ, hoặc là tác động đến Thủy
triều.... Mỗi khi các tinh tú xoay đi nơi khác thì lực
tương tác giửa chúng với nhau, giửa chúng với Trái Đất,
giửa chúng với mọi sinh vật trên Trái Đất cũng khác
đi, và chúng theo một qui luật nhất định. Thế mà, các
nhà Phong Thuỷ từ ngàn năm trước đã nhận ra những chu
kỳ họa phúc của con người, của các hình thế đất
đai do sự thay đổi của các vì sao ấy. Dựa trên những
kinh nghiệm thực tế nhìn thấy, họ đã đưa ra những
luận cứ về chọn năm tháng ngày giờ cho từng công
việc, sao cho thích hợp với Vận khí của từng người,
từng hình thể đất đai. Trên đà phát triển đó, tương
truyền vào đời Tấn, Quách Phác đã đưa ra thuyết Cổ
Dịch Huyền Không Học cho môn Địa lý, nhưng chưa thịnh
lắm. Rồi đến Dương Quân Tùng đời Đường; Ngô Cảnh
Loan đời Tống (là con trai của Ngô Khắc Thành_ học trò
của Trần Đoàn lão tổ); Tưởng Đại Hồng cuối đời
Minh. Nhưng mãi đến cuối đời Thanh mới được Thẩm
Trúc Nhưng tiên sinh phát dương quang đại khoa này, và lan
truyền rộng ra công chúng. Phải nói rộng thêm một tý
về trường phái này: ngoài vấn đề Đức độ, trên
lĩnh vực Phong Thuỷ, chỉ có phái này mới giải thích
nổi sự vượng suy, thành bại cũng của một khu đất,
một ngôi nhà, một triều đại....
Theo trường phái Huyền Không
Học, tất cả nhà cửa, mộ phần lập sơn định hướng,
cho dù có được Vượng Sơn, Vượng Hướng, hay Thượng
Sơn Hạ Thủy....vv... gì đi nữa thì cũng có giới hạn
của nó (các điều cơ bản về phái Huyền Không Học
này. Khi thời hạn đó qua đi, tác dụng đó sẽ hết, dù
tốt hay xấu cũng thế. Tồi đa của 1 cặp Sơn Hướng
đối nhau đó là 180 năm.
Thí dụ: Nhâm sơn Bính hướng
tối đa vượng được 80 năm, Bính sơn Nhâm hướng tối
đa vượng được 100 năm, cộng lại cho cặp đối nhau
này là 180 năm là thế.
Khoa Huyền Không Học gọi đây
là Địa Vận Tam Nguyên nhỏ (mỗi một Nguyên là 60 năm).
Nhưng nếu: Địa mạch kéo dài liên miên bất tận, khí
thế bao la hùng vỹ, trong 8 cung có đủ hai cung Thành Môn
hợp cách hai bên tả hữu, lại là toàn cục hợp Thiên
Tâm Thập Đạo, thì Địa Vận của nó có thể kéo dài
đến 540 năm hoặc 1080 năm. Phái Huyền Không Học gọi
đây là Địa Vận Tam Nguyên lớn.
Cũng theo gốc Chiêm tinh này,
nhiều môn học thuật khác cũng chịu ảnh hưởng, như:
Bốc số, Dịch lý, Y lý, Vu thuật và Kỳ Môn Thuật Số.
Khoa bốc số tức là bói toán,
dựa trên năm tháng ngày giờ sinh của con người mà lập
Tử vi; dựa trên năm tháng ngày giờ sinh mà cân xương
tính số.
Khoa Dịch Lý thì dựa trên năm
tháng ngày giờ để gieo quẻ, xem các hào động biến,
sinh khắc ,xem các lục thân biến đổi, phi phục thần
thế nào....vv.. Nhưng ngày nay, các nhà Dịch học còn tiến
một bước dài hơn các tiền nhân, khi họ đã vận dụng
được PHÉP DỊCH. Thuật ngữ này nghe có vẻ lạ tai,
nhưng hiểu được & vận dụng được thì đúng là
PHÉP thật đấy! Dụng PHÉP DỊCH, người ta như có quyền
năng siêu nhiên vậy.
Trong y lý, Tây y không biết nghĩ
sao, nhưng với Đông y, có một số huyệt được coi là
TỬ HUYỆT nhưng không cố định chỗ mà lại chạy theo
giờ, người ta gọi đấy là Nhâm Thần Thời Huyệt. Và
thường thì các huyệt này rất hiếm người tìm được.
Vốn nó bắt nguồn từ việc các võ sư xưa luyện phép
Thiết Bố Sam, đao gươm bất xâm, nhưng luôn tồn tại
một Tử Huyệt không thể lấp được. Dần dần, các bậc
võ sư thượng thừa tím cách khắc phục, thân thể gần
như Kim Cương bất hoại vậy. Nhưng họ không biết ngay
từ ngàn xưa đã có Bí pháp tìm Tử huyệt theo giờ kia.
Do Bí pháp này rất nguy hiểm, nên nó ít được truyền
thụ ra, dần dà đã thất truyền là vì vậy.
Vu thuật là trường phái của
những cô cậu đồng cốt, những pháp sư phù thủy thời
xưa. Họ lựa chọn năm tháng ngày giờ tốt để lập đàn
làm phép sai Thần khiến Quỷ. Các loại trấn yểm tà
thuật cũng thuộc trường phái này. Một Bí pháp trong
phép tàng hình của Vu thuật ghi lại thế này: Lấy hai
mắt của con chó mực phơi trong bóng mát cho thật khô.
Dùng bùa họa trên mắt chó liên tục trong 21 đêm. May một
túi lụa bỏ vào. Muốn vào nhà ai hãy lấy đễ vào tay,
hướng về phía cửa nhà người đó niệm chú, khi đến
gần sẽ không ai phát hiện ra (?!).
Bởi nói đến việc trấn yểm
không thể không bàn đến một khía cạnh của khoa Vu
Thuật này, đó là các Bùa Chú. Đấy là các hình vẽ
ngoằn ngoèo mang tính tượng hình (thí dụ như một loại
Bùa thanh tâm an thần của ngày xưa bao gồm 5 vòng xoắn
theo chiều kim đồng hồ, rồi 5 vòng theo chiều ngược
lại, và kết thúc bằng một nét ngoéo lại. Chính là lấy
hình tượng các vòng Dương, Âm và Thái Cực vậy). Còn
các câu chú chúng ta nghe thấy trúc trắc nhưng đó chỉ
là những câu Kinh nhà Phật thôi, phái này thì lấy theo
tiếng Phạn, phái kia thì lấy theo tiếng Bali, phái nọ
thì theo tiếng Hán như chúng ta vẫn đọc kinh.... Ngày xưa
các thầy Phong Thuỷ buộc phải biết qua các bùa chú này,
bởi trong thuật Phong Thuỷ xưa có một số Pháp môn
thượng thừa_ mà ngày nay chỉ còn truyền miệng kể nhau
nghe thôi_ phải dùng đến bùa chú mới được. Các Pháp
môn thất truyền này có rất nhiều điều gần như siêu
nhiên vậy, chẳng hạn :
_ Dẫn Long nhập thể: Người
thầy dùng Bùa chú trục Long Khí nơi Long Mạch chuyển
thẳng vào một mộ huyệt nào đó.
_ Di ảnh hóan hình đại pháp:
Dùng trong các trường hợp đối đầu Phong Thuỷ giửa
hai thầy địa lý, dùng để che mắt đối phương cách
cục mà mình bố trí vậy.
_ Dẫn Long thăng thiên đại pháp:
Đây là một cách rất ác, bởi nó thường làm cho cả
một vùng đất trở nên khô cằn vì....Long đã thoát đi!
_ Đẩu chuyển tinh di: Dùng trong
trường hợp các thầy địa lý muốn hoán đổi vận mạng
cho một người, hay thay triều đổi vận. Cách này thường
khó thành bởi được coi là Nghịch Thiên hành sự (Thuận
Thiên giả tồn, Nghịch Thiên giả vong). Chỉ thành khi sự
việc đó là tất yếu phải xảy ra, và người thầy đó
chỉ thúc đẩy nó đi nhanh hơn thôi (nước đang ròng mà
bạn muốn lớn có chăng là phép Tiên?!)
...Còn rất nhiều Pháp môn nay đã
thất truyền, và các phép này chỉ các bậc Đại Sư
Phong Thuỷ thượng thừa mới làm nổi.
Cuối cùng là Kỳ Môn Độn
Giáp. Môn này có lịch sử rất lâu đời, và Phong Hậu
được xem là thủy tổ của môn tượng số Trung Hoa. Ông
ta là một vị tướng tài đã làm ra 12 thiên binh pháp, 12
quyển Cô Hư lập thành Độn Giáp. Đến đời Chu có
Khương Tử Nha_ người giúp nhà Chu dựng nên cơ nghiệp
mấy trăm năm. Ông thấu hiểu binh pháp, uyên thâm về
Dịch Lý, làm ra sách về Kỳ Môn. Đến đời nhà Hán có
Trương Lương, được Xích Tòng Tử truyền cho Bộ Thái
Ất và binh thư, nhờ vậy mà giúp nhà Hán gầy dựng cơ
nghiệp cũng mấy trăm năm. Đời Tam Quốc phân tranh, có
Gia Cát Lượng, ai đã từng xem qua bộ Tam Quốc Diễn
Nghĩa ắt khó quên vị quân sư tài ba này. Ông là người
ứng dụng thành công nhất Thái Ất & Kỳ Môn Độn
Giáp, binh thơ đồ trận trong thời ấy (sẽ có người
thắc mắc ông thấu hiểu môn này vì sao không giúp Lưu
Bị thành công được? Xin thưa trước khi ra khỏi thảo
lư thì Khổng Minh đã biết trước thế cuộc thiên hạ,
nhưng vì cảm cái tình của Lưu Bị "tam cố thảo lư"
mà ông ra giúp thôi. Thế mới biết cái tình của người
xưa trong đạo xử thế đáng quý làm sao!). Ở nước ta,
người đầu tiên áp dụng Thái Ất Kỳ Môn thành công và
để lại tiếng tăm đến ngày nay có lẽ không ai qua Cụ
Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM. Ông gần như được xem
là nhà bác học đa tài của lịch sử cận đại Việt
Nam. Ông nổi tiếng không chỉ vào kiến thức uyên bác mà
còn nhờ vào những bài Sấm Tiên Tri_ mà người đời
quen gọi là Sấm Trạng Trình .
Trong các giai thoại về ông
truyền lại rằng: Trịnh Kiểm là con rễ của Nguyễn
Kim, đã soán ngôi ông. Nguyễn Hoàng là con trai của Nguyễn
Kim, sợ bị Trịnh kiểm hại mình, nghe tiếng cụ Trạng
Trình nên đến xin vấn kế. Nghe trình bày xong, Cụ không
nói một lời, chỉ chấm tay vào chung trà viết lên bàn
mấy chữ, rồi chắp tay sau lưng bỏ vào nhà trong. Tò mò,
Nguyễn Hoàng đến xem chỉ thấy câu "Hoành Sơn nhất
đáy van đại dung thân". Nguyễn Hoàng về xin Trịnh
Kiểm cho mình vào Nam, nơi dãy Hoành Sơn như Cụ ngầm ám
chỉ. Thuở ấy, nơi đó còn rất hoang vu, nên Trịnh Kiểm
đã đồng ý ngay. Và đúng như Cụ đã tiên liệu được,
vùng đất ấy sau khi Nguyễn Hoàng vào khai phá đã trở
nên trù phú, dân cư ngày một đông, quả nhiên là chốn
dung thân, kiến cơ lập nghiệp vậy.
Một giai thoại nữa về Cụ:
Tương truyền vào năm 1930, khi làng của Cụ Trạng Trình
bị Pháp ném bom (do nghi rằng Việt Nam Quốc Dân Đảng
lập căn cứ ở đấy), khi làng bị tàn phá thì tự nhiên
bật lên tấm bia có bài Sấm ký :
Canh niên tàn phá
Tuất Hợi phục sinh.
Nhị ngũ dư bình
Dựa theo Kỳ Môn Độn Giáp, Cụ
đã tính ra được gần 300 năm sau làng mình bị tàn phá
dữ dội. Vì năm 1930 là năm Canh Ngọ, ứng với câu đầu.
Đến năm Tuất Hợi mới khả dĩ hồi phục, nhưng phải
đến 10 năm sau (nhị ngũ) mới bình thường lại như xưa.
Thế vì sao gọi là Thái Ất Kỳ
Môn Độn Giáp? trong khoa này có 3 kỳ: Can ẤT làm Nhật
kỳ_ Can BÍNH làm Nguyệt kỳ_ Can ĐINH làm Tinh kỳ. Phép
Thái Ất là lấy Can ẤT thay thế Can GIÁP làm đầu cho
Thiên Can. GIÁP thường ẩn tránh (ĐỘN là trốn, là ẩn
tránh vậy) ở dưới Lục Nghi, cho nên gọi là Độn Giáp.
Vì sao Giáp phải thường ẩn trốn?
Theo khoa này, Giáp đứng đầu
Thiên Can, làm chủ tể. Mà Giáp là Dương Mộc, nó rất
sợ Canh là Dương Kim khắc nó. Ất là Âm Mộc, đứng
liền sau Giáp, tượng như em gái của Giáp vậy. Cho nên
Giáp đem em gái gả cho Canh Kim, xem như để giải oán cừu,
và ta cũng thấy Ất và Canh là Thiên Can ngũ hợp đấy.
Vì vậy ẤT thay Giáp làm kỳ thứ I vậy!
Bính thuộc Dương Hỏa, trong Ngũ
Hành Hỏa nhờ Mộc sanh nên Bính tượng như con trai của
Giáp vậy. Bính Hỏa khắc được Canh Kim cứu Giáp nên
BÍNH làm kỳ thứ II vậy!
Đinh thuộc Âm Hỏa, cũng nhờ
Mộc sanh ra, nên tượng như con gái của Giáp vậy. Đinh
Hỏa cũng khắc Canh Kim, nên ĐINH làm kỳ thứ III vậy!
Vì lẽ ấy Can GIÁP lánh đi trong
Lục Nghi để cho Can ẤT thay thế, như ông Vua giao quyền
cho Tể Tướng vậy. Như nước ta, phần đông nhớ đến
Đức HƯNG ĐẠO VƯƠNG mà mấy ai biết ông sống vào thời
Vua Trần Nhân Tôn vậy!
Thái Ất Kỳ Môn là dùng năm
tháng ngày giờ để lập ra một phương trình thức. Từ
phương trình thức đó mà người ta áp dụng vào nhiều
lĩnh vực khác nhau: hành binh, bắt trộm, ngoại giao thương
thuyết, địa lý, bói toán, xem thời tiết, xem mưu
sự...vv....và cao hơn hết chính là hai pháp môn :
_ Dùng Kỳ Môn để sai khiến Lục
Đinh, Lục Giáp chư thần
_ Dùng Kỳ Môn phổ vào trận
thế.
Muốn tìm một công thức của
Quẻ Kỳ Môn người ta phải biết được lúc ấy ở vào
Hội nào, Vận nào, Tiết nào; rồi năm thuộc tuần Giáp
gì, năm nào, tháng nào,... Theo khoa này thì Trời mở ra ở
Hội Tý, Đất mở ra ở Hội Sửu, Người sinh ra ở Hội
Dần. Mỗi một Hội có 10800 năm, chia làm 30 vận, mỗi
vận 360 năm, lại chia làm 12 thế; mỗi thế 30 năm....Từ
Hội Tý khởi đi, đến nay ta đang ở Hội NGỌ _ Hội Ngọ
được tính từ năm -2196 đến năm +8604.
Mỗi Hội có 30 vận, tính ra ta
đang ở vận thứ 12 vậy..... Cứ thế, lấy năm tháng
ngày giờ trong giai đoạn ấy theo công thức sẵn có gia
Trực Phù (là các sao: Thiên Bồng, Thiên Nhuế, Thiên Xung,
Thiên Phụ, Thiên Cầm, Thiên Tâm, Thiên Trụ, Thiên Nhậm,
Thiên Anh); gia Trực Sử ( là các Cửa Bát Môn: Hưu, Sanh,
Thương, Đỗ, Kiển, Tử, Kinh, Khai); rồi lại thêm các
sao như: Thanh Long, Minh Đường, Thiên Hình, Chu Tước, Kim
Quỹ, Thiên Đức, Bạch Hổ, Ngọc Đường, Thiên Lao,
Huyền Vũ, Tư Mệnh, Câu Trần. Hay Bát Thần: Trực Phù,
Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu
Thiên, Cửu Địa.... Nói chung rất nhiều, cực kỳ phức
tạp. Lập thành xong mới luận đoán.
Trong Kỳ Môn, sau khi lập thành,
người ta căn cứ vào Trực Phù, Trực Sử gia vào địa
bàn nào, độ số Kỳ Môn bao nhiêu để luận đoán. Do
Trực Phù là các sao, nên nó là cái Linh Khí đang hợp ở
lúc đó. Trong môn Độn Giáp, nói về các sao thuộc về
Thiên thể, tức là những quang tuyến vũ trụ ảnh hưởng
trong lúc đó cho muôn sự vật. Nó tương tự như một ý
tưởng của nhà kiến trúc vậy, đòi hỏi phải hợp thời
mới được.
Ví dụ như Sao Thiên Xung vượng
ở tiết Lập Xuân, được vậy thì tinh thần sáng rỡ,
muôn việc đều thịnh vượng. Nhưng nếu nó lại gia vào
cung Thất Đoài, tức là Thiên Xung / 7 là phương trình
thức, thì Thiên Xung thuộc Mộc bị trên địa bàn Đoài
Kim khắc và xung thì ắt ở nơi không thích hợp, và còn
bị nguy hại, tổn hao nữa vậy.
Còn Trực Sử, nghĩa trực tiếp
là thẳng đến sai khiến. Trong môn Độn Giáp, dùng các
cửa Hưu, Sanh, thương... để quyết cái hình trạng thiết
thực trong cõi hữu hình. Tỷ như nó là người thợ xây,
là người thực hiện các ý tưởng của nhà thiết kế
vậy. Quan hệ qua lại của chúng có thể ví như sau: Trực
Phù là một hạt giống cây đại thụ, nếu cái hạt
giống ấy gieo hợp thời vụ, gặp chỗ đất thích hợp
thì cây dần lớn lên, có ngành có ngọn, có hoa có quả.
Thân to, hoa thơm, quả lớn là nhờ ở cái khí hậu nơi
cây trồng, nơi đất bồi bổ. Đó chính là ảnh hưởng
của Trực Sử vậy. Nhân tốt thì Quả lành!
Nói đến cái ứng dụng của Kỳ
Môn Độn Giáp thì rất nhiều, nếu quý vị nào có xem
qua Tam quốc diễn nghĩa, chắc hẳn còn nhớ trận Lũng
Tây, Gia Cát Lượng đã dụng Kỳ Môn Độn Giáp khiến
quân Tư Mã Ý không cách nào đuổi kịp. Về việc này,
trong Kỳ Môn có dạy: Nếu muốn trốn tránh thì lúc còn
ở trong nhà, bắt đầu một vòng theo hướng trên phương
vị có sao Thanh Long mà đi, qua sao Minh Đường, rồi ra
Thiên Môn, vào cung Địa Hộ, hướng về Thái Âm, đến
Hoa Cái. Nếu xuất hành thì nhanh như chớp, không ai theo
kịp. Nói đến thuật khinh thân này, nếu quý vị nào
không tin có thể tìm xem tác phẩm "Tây Tạng huyền
bí" của dịch giả Nguyên Phong. Trong cuốn sách ấy
kể lại những câu chuyện có thật, của một đoàn Khoa
Học Gia của Hoàng Gia Anh khi họ đến tìm hiểu xứ Tây
Tạng.Các nhà ẩn sĩ ấy như có phép thuật huyền bí
vậy. Nói thế chỉ để quý vị thấy rằng các phép
khinh công, phi thân mà trong độn giáp nói là có thực,
quan trọng là ta có biết cách ứng dụng không thôi.
Do đó mà nói, Kỳ Môn Độn Giáp
thật sự là thiên biến vạn hóa, ứng dụng được trong
rất nhiều lĩnh vực, nhất là trong các trận đồ ngày
xưa_ chi phái lập trận theo Kỳ Môn này hiện còn tại
VN, trong một ngôi chùa ở Thất Sơn Châu Đốc. Những ai
đã từng nghiên cứu qua các loại hình trận đồ thì ắt
biết các trận thế Trường Xà, Tứ Tượng.... Nhưng áp
dụng Kỳ Môn vào trận thế thường là những trận Chính
phản ngũ hành, Bát Quái... Khi áp dụng giờ Kỳ Môn vào
trận thì bên ngoài trận thế vẫn bình thường, nhưng
khi vào trong rồi thì cảnh vật biến đổi, hễ ta tịnh
thì cảnh tịnh, hễ ta động thì cảnh động theo. Trong
trận sẽ phát sinh ảo giác khiến những ai bị giam trong
đó khó mà thoát ra, nếu không am hiểu Kỳ Môn. Bởi có
tính theo Kỳ Môn mới biết hướng nào cửa Sanh mà ra,
tuy nhiên còn tùy theo giờ nữa. Tỷ như Sanh môn vốn
thuộc cung Chấn Mộc, nay gia vào Đoài tất thất hãm, đã
vào hãm địa tất không thể đi vậy, phải chờ đến
giờ khác mới xung phá ra.
Cách nói của một số tiền bối
đã từng nhận xét về việc này: Đây là một trận đồ
Bát Môn có ứng dụng Kỳ Môn Độn Giáp. Về mục đích
thật sự của việc "trấn yểm" này là gì thì
chắc chắn đây là một trận pháp có uy lực rất lớn.
Còn nhốt cái gì thì, có thể là một con Rồng (bởi theo
các nhà Phong Thuỷ xưa thì mỗi một Long Mạch có một
con Rồng tồn tại?!), có thể là những oan hồn gì đó....
Vì sao trận pháp này có uy lực rất mạnh? Cũng có lý do
của nó. Một khi lập trận theo Kỳ Môn Độn Giáp thì uy
lực của trận đã tăng lên rất nhiều lần. Nhưng không
bằng khi các cửa trận bị khóa hẳn. Chữ "KHÓA"
ở đây không phải là trận không có Sinh Môn, nhưng cả
8 cửa đều được vị Pháp Sư dùng phép, bùa chú thỉnh
người trấn giử hết. Người trấn giữ nếu trong thời
gian ngắn có thể thỉnh thị các Thần Linh, các vị Chiến
sĩ Anh Hùng Dân Tộc, các Thiên binh Thiên tướng gì đó...
tùy theo năng lực của vị Pháp sư đó cao hay thấp vậy.
Nhưng dễ hơn hết, và tác dụng dùng dài lâu được
chính là cách dùng các oan hồn hay nói như một số người
gọi đó là các Âm Binh. Qua lời mô tả của tác giả bải
viết thì rằng:
_ Một là các xác chết kia, trước
khi chết đã bị vị Pháp sư bắt uống một loại bùa.
_ Hai là sau khi chết bị vị Pháp
sư kia dán bùa lên trán.
nói chung, trong cả hai trường
hợp đều nhằm để bắt linh hồn họ phục tùng, làm nô
lệ cho vị Pháp sư sai khiến vậy. Và dĩ nhiên, trong
trường hợp này, vị Pháp sư kia đã sai khiến linh hồn
họ trấn giử 8 cửa trận. Khi có thêm tám cái oan hồn
này trấn giữ thì trận càng khó phá giải thập phần,
bởi các oan hồn này khi ấy vừa có thêm đạo bùa của
vị Pháp sư vừa được sự linh diệu của Kỳ Môn trận
thế, như tăng thêm sức mạnh gấp trăm lần. Để khuyến
dụ các linh hồn ấy, các vị Pháp sư đã táng thêm các
vật dụng, các tiện nghi cho các oan hồn sử dụng. Vô
hình trung, nơi ấy đã trở thành "nhà" của những
oan hồn ấy vậy. Muốn giải điều này, trước tiên phải
là một thầy thật giỏi, đủ sức lập đàn trục những
oan hồn nọ đi, nếu bản lĩnh vị thầy không đủ sai
khiến các oan hồn thì chẳng khác nào chọc họ nổi giận
thêm thôi. Cũng như nhà quý vị đang ở mà có ai tới đập
phá, quý vị có để yên không.
Không chỉ thế, người lập đàn
tràng đó phải là người tinh thông Kỳ Môn Trận Pháp,
biết tính giờ nào thì trận sẽ yếu nhất, có như vậy
mới đủ sức triệt tiêu trận này. Cũng may là lúc trục
các cây cột gỗ đó lên nhằm ban ngày, đang lúc Dương
Khí thịnh vượng, nên mới dễ dàng vậy. Khi không còn
nơi trú ngụ, đương nhiên các oan hồn đó trút sự giận
dữ lên những ai mà họ cho rằng đã phá nơi cư trú của
họ thôi.
Giả thuyết như đấy là nhánh
của của Long Mạch, ảnh hưởng tới Kinh Thành Thăng
Long, tức là người trấn yểm kia có ý ngăn chận một
nhánh Long Mạch thì cũng có thể. Nhưng nói đấy là Long
Mạch ảnh hưởng đến Kinh Thành Thăng Long thì quả thật
không có cơ sở. Trước khi chúng ta gỡ bỏ vật "trấn
yểm" kia thì nước ta vẫn độc lập suốt hơn 20 năm
đấy thôi. Thế Trung Hoa có bị ai trấn yểm mà phải
chịu bị Nhật xâm chiếm? Phải chịu sự áp đặt của
liên quân 8 nước? Bị ai trấn yểm mà Vua PHổ Nghi gần
như bị lưu đày xa xứ? Khi xét đến các vấn đề mang
tính cách tế nhị này, chúng ta hãy có cái nhìn khách
quan hơn. Nói rằng đất nước ta từ sau khi phá bỏ vật
trấn yểm đó thì tiến triển hẳn, thật rất oan cho sự
nổ lực không ngừng của nhân dân cả nước. Việc thành
bại, vượng suy không chỉ căn cứ vào một vấn đề
Phong Thuỷ là đủ. Xin hãy nhớ cho rằng ĐỊA chỉ chiếm
1/3 trong quan hệ Tam tài của vũ trụ. Ngoài Địa lợi còn
Thiên thời, còn Nhân hòa nữa. Việc Kinh Thành vượng suy
không chỉ có Long Mạch là đủ, khoan nói đền Thiên và
Nhân, chỉ chữ Địa thôi.
Có người cho rằng do Long Mạch
này bị trấn yểm mà các vị lãnh tụ có chí hướng đều
đoản mạng. Cái gì cũng có lý do cả. Đinh Bộ Lĩnh, Ngô
Quyền, Lý Nam Đế đều ở thời trước khi có Kinh Thành
Thăng Long lại ít tư liệu nào về những người ấy, nên
chúng ta tạm gác qua vậy. Nói đến Vua Quang Trung là phải
nói đến thế đất ở Bình Định, mà thời Cao Biền thì
làm gì lãnh thổ ta kéo dài đến đấy?! Vả lại, đất
phát Đế Vương Bình Định là đất bạo phát bạo tàn,
thế đất như hình ngàn quân ra trận, hiên ngang hùng vỹ
nên mới phát võ tướng. Đất vùng núi non tuy phát quý
nhưng rất dễ phạm Hung Sát, phải chọn mạch thật kỹ
mới hóa giải được sự hung sát của nó. Thêm vào đó,
tên Quang Trung khi chiết tự cũng mang ý nghĩ tài năng quán
chúng nhưng yểu chiết. Vào thời Lý, Lý Thường Kiệt
từng đánh chiếm cả hai tỉnh lưỡng Quảng. Đến thời
Tây Sơn, Vua Quang Trung lập lại lịch sử một lần nữa.
Đâu phải nước ta chỉ biết thần phục? Chẳng qua chính
sách người Việt Nam ta lấy Đức phục Nhân thôi! Trong
các triều đại của Trung Quốc, có triều đại nào mà
yên ổn suốt cả thời gian nắm quyền không? Một nước
lớn như Trung Quốc mà còn không làm nổi thì một quốc
gia nhỏ như Việt Nam ta có chút trở ngại thế thì có sá
gì? Tận nhân lực tri thiên mệnh! Khi chúng ta không tận
lực thì không phải của trên trời đổ xuống sẵn đâu,
bạn thấy tôi nói đúng không? Khi cho chúng ta một vận
hội tốt thì cũng phải có sự thử thách xứng đáng
chứ?
Do đó, thế cuộc đất nước
phát triển là điều ta có thể đoán trước được, trên
đà phát triển từ sau khi có chính sách mở cửa, có điều
sự việc diễn tiến nhanh chậm thôi. Nước đang ròng sát
thì mười ông thầy giỏi địa lý cũng không thể làm
nước vun lên được nữa là, giỏi lắm thì họ đắp
đập ngăn nước, nhưng chỉ đước một tý thôi. Phong
Thuỷ dựa trên cơ sở Dịch Lý, mà Dịch Lý là phải
hợp lý, không thể rập khuôn, không thể cưỡng cầu
được. Phong Thuỷ dựa trên Dịch Lý nên cũng không thoát
khỏi cái ý này. Cái gì cũng phải hợp lý trước đã.
Nếu không xét cái Lý thì sao người ta không dùng Phong
Thuỷ trấn yễm để bên Trung Đông hết chiến tranh đi?
Như nước Mỹ có ai trấn yểm mà cũng bị sự kiện
9-11? Nước Mỹ bị ai trấn yểm mà hiện nay đang trên đà
đi xuống, hàng năm thâm hụt ngân sách hàng trăm tỷ đô
la?
LÝ của Dịch mà, Dương lên tới
cực điểm thì xuống Âm, nhưng thực ra hai sự việc diễn
ra cùng lúc đấy. Khi Dương trưởng lên thì trong đó đã
có cái mầm của sự hư hại vậy, chẳng qua chưa tới
lúc thôi. Thôi, việc phát triển của Kinh Thành là cả
một đề tài dài, 1-2 lời không thể nói hết, bởi còn
nhiều việc bên trong nữa, chúng ta chỉ dừng ở đây
vậy. Bởi khi đưa ra đề tài này chúng ta chỉ dựa trên
mục tiêu là xem có bị ảnh hưởng gì tới kinh Thành
không thôi.
Hiện nay, sự việc qua đã lâu,
chúng ta cũng thấy rõ không còn vấn đế gì nữa, có thể
xảy ra hai khả năng_ nhưng cả hai đều không nguy hại gì
(có tức giận gì thì cũng một lúc thôi chứ!)
_ Một là các linh hồn đó vẫn
tiếp tục lưu ngụ ở đó, cơn giận đã nguôi ngoai mà.
_ Hai là các linh hồn đó sau khi
bị trục đi đã tản mác, và trước khi đi đã trả thù
vị pháp sư nào đã đuổi họ ra khỏi đó. Lúc có đàn
tràng thì có các vật trấn, có bùa chú sai khiến, các
linh hồn ấy không thể trái ý, nhưng bình thường thì
khác à? Trừ phi vị ấy là một người giỏi về phép Lỗ
Ban thì tôi không nói, còn bình thường thì ai cũng như ai
thôi.
Còn vấn đề nếu đó là một
Long Mạch thì sự giải bỏ cấm chế chỉ có lợi chứ
làm sao có hại được? Có khác chăng đôi chút trong phần
lý do ảnh hưởng thôi. Nếu đó là Long Mạch thì do bị
dồn nén lâu ngày, khi tháo ra Khí sẽ tuôn ra ào ạt. Mà
Khí ở đây là gì? Là các tuyến lực ngầm đan xen trong
lòng đất, chúng có từ trường riêng của chúng. Khi các
vật trấn yểm kia ở đó lâu như vậy đương nhiên bị
nhiễm sóng từ của nó thôi. Khi phá bỏ cấm chế, Khí ồ
ạt tuôn ra, tỏa ra một sóng từ với cường độ lớn,
lẽ đương nhiên những người có liên quan nơi đó sẽ
bị ảnh hưởng rồi. Người nhà họ thì do lực cộng
hưởng của tính di truyền mà phải gánh nạn theo thôi.
Sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét