Khi Frank Tan và Mac Shin thực hiện chuyến đi
tới căn cứ Việt Minh, mạng lưới tình báo GBT lại một
lần nữa lại hình thành. Charles Fenn và Harry Bernard nhận
được những báo cáo tại Côn Minh và chuyển chúng qua
Không đoàn Hổ bay đến AGAS. Fenn giữ liên lạc với OSS
và cũng chuyển thông tin chi tiết cho MO. Nhưng mối quan hệ
giữa OSS và GBT không hề cải thiện, và Fenn vẫn không
cung cấp cho OSS những điều họ cần nhất: quyền sử
dụng nhân viên GBT. Tuy nhiên, những con đường tiếp cận
mới đang mở ra cho OSS .
Trong chuyến đi vài ngày đến Côn Minh vào
ngày 13 tháng 4, câu hỏi của Archimedes Patti về những
người Việt Nam lưu vong đã thu hút sự chú ý của Việt
Minh.
Vương Minh Phương, một cán bộ Việt Minh đang
sống tại Côn Minh, đã gọi điện cho Patti vào giữa
tháng 4. Patti mô tả Vương Minh Phương là một thanh niên
có giáo dục tốt ở độ tuổi ba mươi. Vương Minh Phương
nói về mối quan hệ trước kia với Austin Glass và thông
báo cho Patti những người anh biết tại Côn Minh, gồm các
nhân viên tại OWI và một cố vấn người Mỹ. Hai người
đã nói chuyện gần cả ngày, và Patti nhanh chóng đi đến
kết luận Vương Minh Phương nắm rõ về OSS và AGAS hơn
những gì Patti biết về Việt Minh. Vì thế, dù đã quen
với cái tên Vương Minh Phương qua những báo cáo nhưng
Patti cũng phải thừa nhận rằng Phương biết nhiều về
ông hơn ông biết về Phương. Trong cái đang trở thành
phong cách đặc thù của Việt Minh, Phương nói rõ sự
thật về mối tương tác giữa Việt Minh với Chennault,
AGAS, và OSS. Patti nhận xét: "Với một cảm giác tự
hào, Vương Minh Phương đã kể lại chi tiết việc các
đồng chí của anh ta tại Đông Dương và Trung Quốc đã
làm việc gần gũi như thế nào với nhiều người Mỹ
của OSS và tướng Chennault, cung cấp mệnh lệnh tác chiến
của Nhật và các thông tin quan trọng khác. Phương nói
bóng gió về các chiến dịch của OSS - AGAS trong đó Việt
Minh góp phần giúp nhiều phi công Quân đội và Hải quân
tìm nơi ẩn náu và chỉ dẫn họ đến nơi an toàn".
Rõ ràng, việc tô hồng sự thật đôi chút
trở nên có ích thực sự đối với Việt Minh. Giống như
Hồ Chí Minh đã nói về bản chất mối tương tác với
Chennault nhằm củng cố quyền lực trước những đối
thủ chọn lọc, lúc này Vương Minh Phương đề cao mối
quan hệ giữa Việt Minh với cả OSS lẫn AGAS, hy vọng
khuyến khích Patti cộng tác và có lẽ để đem lại cho
họ những gì họ mong muốn: được nước Mỹ thừa nhận
là một "tổ chức có quyền lực và hợp pháp duy
nhất đại diện cho nhân dân Việt Nam" trong cuộc
chiến chống Nhật. Mặc dù Vương Minh Phương và Hồ Chí
Minh có cường điệu về thực chất mối quan hệ với
người Mỹ, nhưng họ không hề nói dối về điều đó;
những gì họ tuyên bố đều có thực. Cả hai biết rất
rõ nếu bị phát hiện nói dối, họ và những bức thông
điệp của họ sẽ bị gạt bỏ và họ sẽ có rất ít
cơ hội để lấy lại lòng tin. Mặc dù yêu cầu của
Phương - được thừa nhận là "tổ chức có quyền
lực và hợp pháp duy nhất" ở Việt Nam - biểu thị
một mức độ hợp pháp mà OSS chưa sẵn sàng và cũng
không thể đưa ra vào thời điểm đó, nhưng OSS đã biết
nhiều về vấn đề này. Trong khoảng thời gian ngắn từ
đầu tháng 4, OSS đã tuyên bố rằng "quân đội"
Việt Minh là "cốt lõi của tất cả các lực lượng
chống Nhật ở Đông Dương có các nhóm quân tại nhiều
vùng: Bắc Cạn, Thái Nguyên và Cao Bằng". Mặc dù
đánh giá này - giống như những tuyên bố của Việt Minh
- rõ ràng đã được cường điệu, nhưng nó dường như
trở thành một lời giới thiệu đúng đắn về những gì
OSS tin tưởng.
Trong cuộc nói chuyện với Patti, Vương Minh
Phương mô tả Việt Minh là một mặt trận chính trị và
cũng là một "lực lượng vũ trang, được tổ chức
thành các đơn vị du kích và tích cực hoạt động trong
cuộc kháng chiến chống Nhật". Phương cam đoan với
Patti rằng Việt Minh sẵn sàng chiến đấu sát cánh bên
người Mỹ chống lại kẻ thù chung.
Trên thực tế, vào năm 1941, trong Kỳ họp mở
rộng lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương, ICP đã
tuyên bố "khẩu hiệu của Đảng trước tiên là giải
phóng nhân dân Đông Dương thoát khói ách thống trị của
Nhật và Pháp ". Tuy nhiên, trong ba năm sau, hoạt động
của Việt Minh giành được ít kết quả hơn so với mong
đợi. Năm 1944 Việt Minh thành lập lực lượng Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng Quân đầu tiên để bắt đầu
cuộc chiến đấu vũ trang giành tự do cho Việt Nam . Những
chỉ thị của Hồ Chí Minh cho Võ Nguyên Giáp, trước kia
là thầy giáo lịch sử và hiện là cán bộ cấp cao của
Việt Minh, nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến tranh du
kích trong cuộc chiến này. Hồ Chí Minh khuyên Võ Nguyên
Giáp cần phải "áp dụng chiến tranh du kích; giữ
vững bí mật, khẩn trương hành động và giành thế chủ
động (lúc ở đông lúc ở tây, đến không ai biết, đi
không ai hay)". Tại lễ thành lập Việt Nam Tuyên
truyền Giải Phóng Quân ngày 22 tháng 12, Võ Nguyên Giáp đã
kêu gọi mọi người cùng chung sức gánh vác nhiệm vụ
khó khăn trong cuộc chiến chống hai kẻ thù mạnh hơn rất
nhiều, Nhật và Pháp. Những câu nói rõ ràng đã thôi
thúc rất nhiều thính giả:
Chúng ta nêu cao tinh thần dũng cảm và hy sinh,
không bao giờ sợ hãi dù gặp khó khăn, không rời hàng
ngũ dù phải chịu đau khổ. Đầu có thể rơi, máu có
thể đổ, nhưng chúng ta sẽ vẫn không chịu lùi buộc.
Lòng hờn căm của dân tộc là quá lớn, nhiều hành động
tàn bạo bí thảm chờ được thanh toán. Chúng ta sẽ nói
rõ cho cả dân tộc rằng con đường sống chính là con
thống nhất nhau để chuẩn bị nổi dậy vũ trang. quân
Giải phóng sẽ chứng tỏ là lực lượng vũ trang của
nhân dân, của đất nước, đi tiên phong trên con đường
giải phóng dân tộc .
Võ Nguyên Giáp liên kết cuộc chiến sắp xảy
ra với lịch sử và truyền thống Việt Nam, kêu gọi
những người lính Giải phóng thề danh dự dưới cờ với
lời thề "hy sinh tất cả cho Đất mẹ Việt Nam,
chiến đấu tới giọt máu cuối cùng để tiêu diệt phát
xít Nhật, Pháp và bè lũ Việt gian, làm cho Việt Nam trở
thành một quốc gia độc lập, dân chủ sánh vai với các
nước dân chủ khác trên thế giới". Trong hai tháng
sau đó, "sử dụng một ít vũ khí có thể nhận được
từ nhân dân hoặc từ những cuộc tấn công bất ngờ
vào các đồn bốt Pháp, các đội tuyên truyền vũ trang
bắt đầu liên tục tấn công nhật và Pháp tại các vùng
núi thuộc miền Bắc Việt Nam ". Tuy nhiên, những cuộc
giao tranh chống Nhật của họ không nhiều. Khi Nhật đảo
chính hất cẳng Pháp, Việt Minh trở nên tích cực hơn
trong cuộc chiến đấu chống Nhật. "Lời hiệu triệu
chiến đấu chống Nhật của Việt Minh" vào tháng 3
năm 1945 công khai nhìn nhận tình hình:
Máu chúng ta đã sôi
Bụng chúng ta trống rỗng
Tài sản của chúng ta bị cướp bóc
Gia đình của chúng ta nát tan
Chính quân Nhật phảí chịu trách nhiệm cho
tất cả những thảm hoạ này. Chỉ có một con đường
duy nhất để chúng ta cứu lấy cuộc sống của mình:
toàn thể đồng bào ta phải chuẩn bị đánh đuổi loài
chim săn mồi Nhật .
"Những lời hiệu triệu" kêu gọi
nhân dân "không than van vô ích" và thôi thúc họ
tự trang bị vũ khí với "gậy gộc, giáo mác, dao,
đánh đuổi giặc Nhật và giành lại kho thóc và nhà cửa
của các bạn". Năm 1946 Trường Chinh đã tuyên bố
rằng sau đảo chính, quân du kích (Việt Minh) liên tục
tấn công nhiều đồn bốt tại các vùng cao và trung du
thuộc miền Bắc Việt Nam, tước vũ khí của nhiều lính
Pháp và các đến vị Bảo an để ngăn chặn vũ khí của
chúng rơi vào tay Nhật; tấn công quân đội Nhật đang di
chuyển dọc theo các tuyến đường bộ thuộc Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng, quấy rối quân địch
thậm chí ngay tại thủ phủ của tỉnh Bắc Cạn, và tấn
công bất ngờ vào căn cứ của chúng tại Chợ Chu. Mặc
dù mô tả của Trường Chinh có thể là cường điệu,
nhưng Việt Minh liên tục quấy rối Nhật sau cuộc đảo
chính tháng Ba. Nhiều năm sau, Trần Thị Minh Châu hồi
tưởng về kết quả các cuộc tấn công trước đây:
Qua các cuộc tấn công, chúng tôi đã tiêu
diệt được kẻ thù thu nhiều vũ khí và hàng tiếp tế.
Đôi khi chúng tôi còn thu được đủ vũ khí để trang bị
cho cả một trung đội. Tại Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp đã
phát động tấn công vào các bốt gác của kẻ thù tại
Nà Ngần và Phay Khắt. Ở đó, chúng tôi đã thu được
toàn bộ vũ khí. Vào lúc đó, theo chính sách của Việt
Minh, có thể tiến hành tấn công kẻ thù tại mỗi địa
phương có điều kiện thuận lợi .
Ngoài ra, Frank Tan gửi điện về sở chỉ huy
GBT tường thuật lại vài trận đánh thành công tương tự
của Việt Minh như Trường Chinh đã đề cập đến, gồm
cuộc tấn công tại Bắc Cạn và cuộc phục kích đoàn
hộ tống Nhật gần Chợ Chu. Ít ra nguồn tin của Nhật
cũng chứng minh hoạt động du kích của Việt Minh. Trong
"Báo cáo về những biện pháp do Đạo quân Nhật thứ
8 tại FIC thực hiện suốt năm 1945" được viết sau
khi Nhật đầu hàng, tác giả người Nhật xác nhận "các
hoạt động của Đảng Việt Nam tại Bắc Đông Dương
ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là quấy rối an
ninh công cộng, nhằm đánh đuổi Nhật để thiết lập
nền độc lập hoàn toàn cho nhân dân…", bản báo
cáo tiếp tục, Nhật buộc phải tiếp tục sử dụng sức
mạnh đáng kể trong việc đàn áp khá vất vả những
người ủng hộ Việt Minh cho tới tận ngày đình chiến
15 tháng 8". Mặc dù yếu hèn khi so sánh với các phong
trào bí mật của châu Âu trong chiến tranh, nhưng Việt
Minh đã được tổ chức và có một lịch sử vững chắc
trong việc kêu gọi nhân dân đứng lên chống Nhật. Đến
tháng 6, Nhật bắt đầu khó chịu với những cuộc quấy
rối của Việt Minh nên đã ra lệnh cho Sư đoàn 21 (Nhật)
đàn áp Việt Minh. Dựa trên các nguồn tin của Nhật và
Việt Minh, nhà sử học Stein Tonnesson đã mô tả quyết
định đó như sau:
Sau vụ một trung uý Nhật bị giết trong cuộc
phục kích của Việt Minh, quân đội Nhật đã bắt bốn
người có cảm tình với Việt Minh trong ngôi làng gần
nhất và tra vấn họ. Sau đó họ được tha và mang về
trao cho các chỉ huy của họ vái lá thư nội dung nói về
thái độ đồng cảm nói chung đối với cuộc chiến
giành độc lập của Việt Minh nhưng lại thuyết phục
Việt Minh hợp tác với Nhật chống lại Anh và Mỹ. Nhật
không có ý định chiếm đóng những khu vực Việt Minh
đang hoạt động, nhưng nếu Việt Minh vẫn tiếp tục tấn
công thì Nhật sẽ đíều tới một đại đội để tiêu
diệt bằng hết. Việt Minh đáp trả bằng việc cho xuất
bản một bản tóm tắt nội dung những bức thư trên tờ
báo bí mật. Chẳng bao lâu vấn đề Việt Minh được
trình lên cấp cao nhất tại Hà Nội…
Rõ ràng, sở chỉ huy của Nhật tại Hà Nội
kết luận, ít nhất là trong lúc này không thể đạt một
được thoả thuận sơ bộ với Việt Minh vì vậy vào
tháng 6 năm 1945 Sư đoàn 21 của Nhật đã được lệnh
tiến đánh quân du kích .
Tuy nhiên, khi hành động này còn chưa xảy ra,
Chi nhánh R&A của OSS đã thông báo cho Patti rằng nó có
"những báo cáo về sự chống đối quân Nhật tích
cực của Việt Minh tại khu vực Tuyên Quang - Thái Nguyên
- Lạng Sơn - Bắc Cạn và các hoạt động của họ có vẻ
là chiến thuật bán quân sự". Với thông tin này, sau
khi đã nghe Vương Minh Phương kể nhiều về quá trình
lịch sử của Việt Minh và tin tưởng vào năng lực tiềm
tàng của Việt Minh, Patti hứa sẽ bàn bạc về khả năng
sử dụng Việt Minh với các đồng nghiệp. Nhưng Patti
cũng có một yêu cầu: ông muốn gặp Hồ Chí Minh.
Khi Patti báo cáo với Helliwell, Heppner và thiếu
tá Robert E. Wampler, chỉ huy chi nhánh SO của OSS tại Côn
Minh về nội dung cuộc nói chuyện với Vương Minh Phương,
tất cả đều bày tỏ sự lo lắng là bất cứ loại vũ
khí nào được cung cấp cho Việt Minh đánh Nhật sẽ
nhanh chóng trở thành công cụ chống lại Pháp. Tuy nhiên,
bản chất tương đối bất hợp tác của người Pháp và
người Hoa địa phương lại làm cho Việt Minh trở thành
lựa chọn hàng đầu trong nhiều giải pháp tốt nhất của
OSS nhằm kiếm được các đặc vụ cần thiết để thiết
lập mạng lưới tình báo quân sự tại FIC đã được
định hình trong Dự án QUALL. Hơn nữa, thông tin của
Patti cho rằng cuộc gặp với Hồ Chí Minh là con đường
tốt nhất nhằm kiếm được những đặc vụ mà ông cần.
Khi Patti và Vương Minh Phương gặp nhau lần thứ hai,
Phương nói với Patti anh đã gửi thông điệp tới Hồ
Chí Minh và đã bố trí một cuộc gặp tại thị xã biên
giới Tĩnh Tây.
Cuối tháng 4, Patti rời Côn Minh, kết hợp
chuyến đi đến các đơn vị của OSS đóng quân dọc theo
biên giới Trung Quốc với chuyến thăm Tĩnh Tây. Sau khi
làm các thủ tục với một người trung gian là một đảng
viên cộng sản Trung Quốc, Patti và Hồ Chí Minh cuối cùng
đã gặp nhau tại một hiệu ăn Tầu nhỏ bên đường vào
ngày 27 tháng 4 năm 1945. Ngay từ đầu hai người đã có
thiện cảm với nhau. Mặc dù từ những nền tảng hoàn
toàn khác nhau nhưng hai ông đều có chung nhiều đặc
điểm: cả hai đều có, theo đánh giá của nhiều người,
một trí tuệ sắc bén, và cả hai đều biết làm chủ
tình thế. Patti vô tình nói ra những câu mà theo bản năng
ông biết rõ sẽ thu hút sự chú ý của Hồ Chí Minh: "Tôi
rất hài lòng khi được gặp một người có nhiều bạn
bè Mỹ tại Côn Minh". Hồ Chí Minh kể vắn tắt một
danh sách dài những mối bất bình đối với chủ nghĩa
thực dân Pháp và cho Patti xem một loạt ảnh các nạn
nhân nạn đói năm 1945 vốn đã bị những hành động của
cả Nhật và Pháp làm cho trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bắt
tay vào công việc, ông đề xuất những gì phía ông có
thể thực hiện cho người Mỹ, nhưng bản thân ông không
đề nghị gì trực tiếp vì có lẽ ông biết những đòi
hỏi không ngừng của cả Pháp và Trung Quốc đã khiến
Mỹ khó chịu. Trong quá trình mô tả tổ chức và công
tác hiện nay của Việt Minh, ông kể cho Patti rằng AGAS và
Việt Minh hiện đang cùng cộng tác để tổ chức hoạt
động bí mật trong vùng nội địa nhằm giúp đỡ các
phi công bị bắn rơi, nhưng ông coi đó là vấn đề khác.
Nhiệm vụ của AGAS mà ông ám chỉ rõ ràng là
sứ mạng của GBT đã đưa Frank Tan và Mac Shin tới Việt
Bắc. Tuy nhiên, theo như báo cáo của Patti, ông không đả
động gì tới GBT, Tan hay mối quan hệ với GBT của ông
và cả thông tín viên ở Côn Minh, Charles Fenn. Dường như
đây có vẻ là sự bỏ xót có tính toán của ông. Mỗi
nhân viên OSS, những người đã kể hoặc viết về những
cuộc đấu trí giữa họ và Hồ Chí Minh, đều bình luận
rằng ông biết về bản thân họ nói riêng và người Mỹ
nói chung nhiều hơn những gì họ biết về ông hay Việt
Minh. Nếu Hồ Chí Minh biết tình trạng đối đầu giữa
OSS và GBT/ Fenn thì rõ ràng tốt nhất là thay đổi lời
khen đối với thông tin Tan gửi cho AGAS (xét cho cùng thì
cả Fenn và GBT đều làm việc với AGAS), bỏ qua mối quan
hệ giữa ông với Fenn "gây rối", và lôi kéo tân
đại diện của OSS vào những gì Việt Minh có thể làm
cho ông ta.
Đối với Patti, khả năng sử dụng Việt Minh
dường như đầy hứa hẹn. Ông kết luận, giống như Tan
và Fenn trước đây, Hồ Chí Minh có thể tin cậy được.
"Mặc dù tính khách quan cẩn trọng và nhận thức có
mục đích của tôi không cho phép bản thân mình định
vào các lĩnh vực chính trị thuộc vấn đề Đông Dương",
Patti nhớ lại, "nhưng sự chân thành, hành động thực
tế và tài hùng biện của Hồ Chí Minh đã gây cho tôi
một ấn tượng sâu sắc". Tại cuộc gặp đó và cả
những cuộc gặp sau này, Patti đi đến một kết luận
khiến ông xử sự theo những cách nhìn lại có vẻ đáng
ngờ vào cuối mùa hè năm 1945, nếu không phải rõ ràng
là thời gian đó. "Tôi biết", Patti viết, "mục
đích cuối cùng của ông (Hồ Chí Minh) là giành được
sự ủng hộ của Mỹ đối với sự nghiệp của nước
Việt Nam tự do và tôi cảm thấy niềm khao khát đó không
trái ngược với chính sách của Mỹ". Ngược dòng
thời gian, cuối tháng 4 năm 1945, Patti bị thúc giục phải
thu thập được thông tin từ Đông Dương: G-2 (chi nhánh
tình báo quân sự của quân đội Mỹ) muốn các hoạt
động của OSS ở cả Hà Nội và Sài Gòn, tổng hành dinh
mặt trận cần tin tình báo về tình hình chuyển quân của
các đơn vị chiến đấu Nhật và việc xây dựng các căn
cứ quân sự mới, còn cơ quan MO muốn có một chiến dịch
tuyên truyền mới. "Họ muốn mọi thứ và muốn ngay
lập tức", Patti viết. "Từ một quan điểm thực
tế, Hồ Chí Minh và Việt Minh hình như là câu trả lời
cho vấn đề trước mắt của tôi trong việc thiết lập
các hoạt động tại Đông Dương". Nếu kế hoạch
của Patti thành công, các nhân viên điện đài và các đặc
vụ đã được huấn luyện của Việt Minh có thể bố
trí cho Dự án QUALL. Tại đây, việc lên kế hoạch những
yêu cầu đối với Chiến dịch CARBONADO khiến Patti quan
tâm, nó đặt ra mức độ cao hơn về những tin tình báo
chính xác lấy từ Việt Nam và do đó cả về mối quan hệ
của ông với Việt Minh. CARBONADO là tên mật mã của một
cuộc tấn công đã được lập kế hoạch của Đồng
Minh tại miền Nam Trung Quốc bao gồm "tấn công trên
bộ, dọc theo tuyến Quế Lâm - Liễu Châu - Nam Ninh để
bảo vệ khu vực Quảng Châu - Hồng Công và thông ra các
hải cảng chính tại miền Nam Trung Quốc để tiếp nhận
quân từ châu Âu và Philippines".
Trên thực tế, CARBONADO là một kế hoạch
nghi binh nhằm kéo quân đội Nhật ra khỏi những mục
tiêu tấn công thực sự của Mỹ. Tất nhiên bí mật này
được giới hạn trong những chỉ huy cao cấp, và OSS được
yêu cầu thu thập thông tin tình báo cho CARBONADO với sự
gấp rút như đổi với một chiến dịch thật. Quả thực,
Stein Tonnesson tin rằng QUALL "có thể đã đóng một
vai trò quan trọng nếu như CARBONADO được thực hiện",
và với tư cách là các đặc vụ, "du kích Việt Minh
đã có thể đem lại sự giúp đỡ quý báu cho OSS bằng
cách tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch thâm nhập
Bắc Kỳ của quân Trung Quốc theo chiến dịch CARBONADO.
Khó khăn trong tiếp tế cho quân đội suốt
chiến dịch CARBOLỈADO đòi hỏi trước tiên phải giành
được một cảng nhỏ tại Fort Bayard . Cảng biển này đủ
để đưa vào bờ "những đợt hàng tiếp tế O ạt -
ít nhất một chuyến tàu Liberty mỗi ngày", nhưng một
khi nằm sâu trong lãnh thổ, những vấn đề tiếp tế mới
sẽ có thể nảy sinh đo chất lượng kém của phần lớn
các tuyến đường trong khu vực. OSS chịu trách nhiệm
quấy nhiễu kẻ thù bằng cách thực hiện các hoạt động
du kích, phá hoại và tuyên truyền. Các đặc vụ của
QOAIL sẽ cung cấp thông tin tình báo quyết định về bố
trí và di chuyển của quân đội Nhật ở Đông Dương để
dễ dàng ngăn chặn chúng tăng viện cho các khu vực đang
bị tấn công. Để chuẩn bị cho hoạt động này, OSS đã
được chỉ thị sử dụng các đội du kích phá vỡ hành
lang của Nhật giữa Hà Nội và lam minh.
Với một chiến dịch quá lớn như CARBONADO,
nhu cầu thông tin tình báo chính xác tại Đông Dương là
yếu tố quyết định. Vào tháng 5, khi được nghe Heppker
tóm tắt về chiến dịch CARBONADO, Patti không có nhiều
lựa chọn tìm kiếm đặc vụ trong khu vực: Patti vừa quý
trọng vừa tin tưởng Hồ Chí Minh và mối quan hệ của
ông với người Pháp đang dần xấu đi. Đến cuối năm
1945, nhiều người Pháp và một số người Mỹ sẽ buộc
tội Archimedes Patti chống Pháp. Nói chung, Patti bác bỏ lời
buộc tội này và tuyên bố chắc chắn tình hình sẽ
không như thế khi ông đến Côn Minh vào tháng Tư. Ngay từ
đầu nhiệm kỳ tại Trung Quốc, Patti đã bị người Pháp
đòi hỏi quá nhiều về tiếp tế và thông tin. Patti thừa
nhận là các đặc vụ Pháp có thể liên quan tới công
tác thu thập thông tin tình báo trong thuộc địa và ông
có thể làm việc cùng họ. Vì tính cấp bách trong thu
thập tin tình báo về quân Nhật tại Việt Nam càng ngày
càng tăng nên vấn đề làm việc với Pháp được đặt
lên hàng đầu. Patti đã tới gặp tướng Sabattier tại
Swemao và tận mắt chứng kiến "cảnh tượng khốn
khổ" của đội quân Pháp bại trận. Patti và các
nhân viên nói được tiếng Pháp đi cùng đã dừng chân
tại một thị trấn miền nam Trung Quốc trong mười ngày
để phỏng vấn những người tị nạn Pháp - các sĩ
quan, sĩ quan dự bị, các nhân viên cấp thấp, nhân viên
dân sự và thương gia. Nhìn chung, Patti không hề có ấn
tượng về khả năng của họ trong việc tiến hành thành
công các chiến dịch cấp bách. Patti cảm thấy thương
cho điều kiện thể chất của những con người ốm yếu
nhưng toàn bộ ấn tượng của ông về những người Pháp
bị trục xuất là ác cảm. Patti mô tả cuộc nói chuyện
với những người Pháp đó là "một bức tranh không
hấp dẫn về thái độ lãnh đạm, đầy thù hận và
quyền lợi ích kỷ". Qua nhiều cuộc tiếp xúc hơn
nữa với các nhân vật khác, cách nhìn của Patti về
người Pháp tại Trung Quốc thậm chí còn tệ hơn. Giống
Milton Miles trước đây, các nỗ lực làm việc với quân
đội và cá nhân pháp chọn lọc của Patti liên tục gặp
nhiều trở ngại bởi các cuộc tranh cãi nội bộ giữa
họ với nhau. Thậm chí ngay cả Sabattier và Alessandri, hai
viên tướng Pháp đã từng kết hợp với nhau tại Điện
Biên Phủ trong cuộc tháo chạy thành công thoát khỏi cuộc
đảo chính của Nhật, cũng không thể vui vẻ với nhau.
Alessandri không chấp thuận kế hoạch của Sabattier trong
việc đặt một phần đội quân của ông ta dưới quyền
chỉ huy của Wedemeyer, và ông ta tranh cãi về vai trò giả
của Sabattier trong hệ thống cấp bậc quân sự của Pháp
tại Trung Quốc. Thêm vào đó, quan hệ của Patti và chỉ
huy mới của đến vị tình báo Pháp tại Côn Minh (M.5),
thiếu tá Jean Sainteny, nhanh chóng xấu đi.
Lúc này, một người tạo ra một viễn cảnh
hoàn toàn khác về các sự kiện và các nhân vật đang
được nói đến xuất hiện: sĩ quan của OSS, trung uý Ren
Défourneaux, được chỉ định làm việc với người Pháp.
Có lẽ do lai lịch mà Défourneaux ít bị người Pháp chỉ
trích hơn; ngoài ra, thực chất công việc của Défourneaux
không đặt anh vào vị trí đối phó với hệ thống cấp
bậc của Pháp. Sinh ra và được nuôi dưỡng tại Pháp,
Défourneaux đi dân tới Mỹ vào năm 1939 khi mười tám
tuổi. Tháng 12 năm 1942, Défourneaux tình nguyện nhập ngũ
và khả năng nói tiếng Pháp của anh thu hút sự chú ý
của OSS. Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, Défourneaux
lên tàu tới châu Âu vào năm 1944. Ở đó Défourneaux đã
được tặng thưởng ngôi sao Bạc vì đã chiến đấu
dũng cảm sau phòng tuyến địch trên đất Pháp. Chẳng
bao lâu sau chuyến trở về từ châu Âu, Défourneaux lại
tiếp tục lên tàu, lần này là tới châu Á. Sau khoá huấn
luyện thêm tại Ấn Độ, Défourneaux đến Côn Minh. Đến
tháng năm, Défourneaux được giao giải quyết một loạt
công việc thường ngày và rõ ràng nhàm chán. Vì thế,
nhiệm vụ phỏng vấn lính Pháp trên biên giới Đông
Dương đáng như là một sự thay đổi dễ chịu.
Défourneaux dễ dàng tiếp xúc với với những
người trở về từ cõi chết như "một người bạn
Pháp" và nhanh chóng được họ tin cậy. Défourneaux và
cộng sự của mình, Burley Fuselier, một chuyên gia tình báo
thuộc Không đoàn 14, lăng xăng trong những người Pháp để
nhận biết "thông tin tốt nhất". Sau đó họ hộ
tống những người này tới tổng hành dinh của Chennault
để thẩm vấn kỹ hơn. Công việc của Défourneaux tiếp
tục trong vài tuần cho đến khi tin tức lan truyền.
Défourneaux nhớ lại, "hai gã tọc mạch không còn được
họ tin tưởng nữa và tất cả cũng nên rõ ràng".
Défourneaux nhấn mạnh đến hoàn cảnh khó
khăn của người Pháp. Anh kết luận: "Thực chất vấn
đề là những con người bất hạnh này đã phải đối
phó với những điều tồi tệ do các sự kiện trong vài
tháng qua gây ra và không có nhiều lựa chọn".
Cuối tháng 5, một trong những dự án chung đầu
tiên giữa OSS và Pháp bắt đầu. Liên quan đến Dự án
PAKHOI có trung uý Robert Ettinger (người đã gặp lực lượng
của Sabattier hồi tháng 3), trung uý James Jordan và một số
đặc vụ của M.5. Mục đích kế hoạch này là báo cáo
về cách bố phòng của quân đội Nhật và các hoạt động
của hải quân giữa Fort Bayard và Hải Phòng. Một thoả
thuận bổ sung do Sabattier và Wedemeyer ký kết ngày 1 tháng
6 điều 100 lính Việt và 10 tới 12 sĩ quan người Âu về
làm việc dưới quyền chỉ huy của OSS. Những người này
được chia làm hai đội, Đội Nai và Đội Mèo, dưới
quyền chỉ huy trực tiếp của thiếu tá Allison Thomas và
đại uý Mike Holland. Họ sẽ được huấn luyện tại Tĩnh
Tây cho nhiệm vụ phá hoại tại Đông Dương.
Cả Alessandri và Sainteny đều không đồng tình
với thoả thuận giữa Sabattier và Wedemeyer, họ phẫn nộ
về việc thiếu sự chỉ huy và sáng suốt của Pháp trong
các kế hoạch của Đồng Minh. Sabattier không có thái độ
hoài nghi tương tự.
Stein Tonnesson kết luận rằng Sabattier "có
thể đúng" khi giữ vững lập trường rằng tính nhỏ
nhen thường được thể hiện bởi nhiều người trong
ngành tình báo Pháp "đã góp phần đẩy OSS vào tay
Việt Minh". "Theo quan điểm của Sabattier",
Tonnesson viết, "không có gì nguy hiểm trong việc hợp
nhất và làm cho các cơ quan tình báo Pháp phụ thuộc vào
cơ cấu chỉ huy của OSS". Quả thực, Sabattier tin rằng
"người Mỹ giống như trẻ con khi hoạt động tình
báo, và sẽ rất dễ đoạt được ưu thế hoạt động
thầm lặng của OSS từ bên trong ".
Sabattier có thể đã đánh giá thấp khả năng
duy trì quyền kiểm soát của OSS, nhưng giả thuyết của
ông ta không bao giờ được kiểm tra. Mặc dù nhóm quân
Pháp mà Sabattier cam kết đã đến mà không gặp rắc rối
gì, nhưng vấn đề nhanh chóng nảy sinh khi viên sĩ quan
cao cấp của họ yêu cầu OSS phải trả tiền và trang bị
cho thuộc hạ. OSS không có dự định trao các nguồn viện
trợ của Mỹ để chỉnh đốn lại lính Pháp. Trên thực
tế, vào giữa tháng năm, trong khi trao đổi thư từ với
Helliwell, đại tá John Whitaker, chỉ huy SI tại Trung Quốc,
tuyên bố rằng ông ta và thiếu tá Quentin Roosevelt đã
"làm sáng tỏ" với hai viên chỉ huy Pháp, những
người đã báo cho sở chỉ huy của OSS tại Trùng Khánh
rằng "OSS chỉ quan tâm tới thông tin tình báo tại
FIC, và rằng không có viện trợ cho quân Pháp, ngoại trừ
các loại vũ khí chúng ta cần để bảo vệ người Mỹ
hay các sứ mạng tình báo hỗn hợp". Thấy rằng
những đòi hỏi của Pháp rõ ràng vượt quá khả năng
của mình, OSS đã từ chối. Lính Pháp đáp trả bằng một
"cuộc đình công ngồi". Cùng lúc đó, Sainteny bắt
đầu đề nghị được báo cáo toàn bộ những kế hoạch
bí mật của Đồng Minh đối với khu vực và những mệnh
được phổ biển cho các nhân viên Mỹ. Để làm phức
tạp thêm vấn đề, Sainteny và người Pháp ở cả Tĩnh
Tây và Côn Minh dường như nhận được mệnh lệnh từ
các sở chỉ huy khác nhau. "Câu hỏi đối với chúng
tôi là", Patti nhớ lại, "chúng tôi sẽ làm việc
với ai trong số những người Pháp?". Patti mô tả tâm
trạng người Mỹ là "cực kỳ điên tiết", nhưng
thực tế thì sự tức giận dường như còn cao hơn thế.
Thái độ ghê tởm mỗi lúc một tăng của
Patti với người Pháp có thể là kết quả của sự mệt
mỏi và nỗi thất vọng về những nỗ lực bất thành
trong việc kết hợp thu thập tin tình báo. Có lẽ bài học
lịch sử về vai trò của Pháp tại Đông Dương mà cả
Vương Minh Phương và Hồ Chí Minh đã bổ túc cho ông đã
có ảnh hưởng đến thái độ của ông. Chắc đó là kết
quả của cả hai, vì Patti rõ ràng đã tỉnh ngộ với
người Pháp và mỗi lúc một trở nên thân thiết với
ông (Hồ Chí Minh) bí ẩn. Trong những lời nhận xét gây
ấn tượng mạnh nhất về người Pháp, Patti viết:
Chúng tôi, những người Mỹ ở Thái Bình
Dương và châu Á có một mục tiêu quan trọng - đánh bại
quân Nhật - cho dù chúng tôi có phải làm việc đó một
mình đi chăng nữa bởi biết rằng trong các Đồng Minh
của chúng ta, có những kẻ sẽ sẵn sàng để cho người
khác chiến thắng còn họ chuẩn bị hưởng thành quả
của chiến thắng… Đặc biệt là người Pháp, với niềm
khát khao sớm chiếm lại thuộc địa trước kia, họ đã
giấu những tin tình báo quân sự và chính tại quan trọng.
Họ muốn chiếm đoạt cho mình vũ khí và nguồn tiếp tế
được dành cho các chiến dịch của Đồng Minh và bất
cứ nơi đâu họ cũng có thể gây trở ngại cho những nỗ
lực hoạt động của Mỹ ở Dông Dương. Trong những
tháng cuối cùng của chiến tranh, và tiếp tục cho tới
thời điểm hiện tại, một vài người Pháp liên quan sâu
nhất vào việc ngăn cản nỗ lực chiến đầu chống Nhật
đã lớn tiếng tuyên bố rằng bản thân họ bị ngưọc
đãi bị lạm dụng, bị bỏ mặc và là nạn nhân của
"âm mưu" - khá phù hợp với chính sách có chủ
tâm về sự ngay thẳng đạo đức bị tổn thương của
họ" .
Sự đồng cảm của Patti đối với người
Việt Nam và thái độ coi thường đối với người Pháp
tăng lên. Ông không biết mình đã phản ánh phần lớn
tình cảm của hai người Mỹ đầu tiên đã từng có mối
giao thiệp rộng rãi với Hồ Chí Minh, Frank Tan và Charles
Fenn. Chẳng bao lâu sau sẽ có nhiều người Mỹ khác gia
nhập hàng ngũ những người khâm phục Hồ Chí Minh.
Cuối tháng năm, khi Patti nổi đoá với người
Pháp, thì những báo cáo tình báo đầu tiên của Hồ Chí
Minh được gửi đến. Mặc dù như thông lệ kèm theo
những tiểu luận chính trị của Việt Minh, nhưng báo cáo
của ông cũng cung cấp "những thông tin hữu ích giúp
xác định một số đơn vị của Sư đoàn 37 Nhật, địa
điểm đóng quân của chúng vài ngày trước đó và tên
của một số sĩ quan cao cấp". Vài ngày sau báo cáo
thứ hai cung cấp "những thông tin chi tiết về việc
Nhật xây dựng mới và nâng cấp những tuyến phòng thủ
do Pháp lập nên tại Cao Bằng và trên đường đi Hà
Nội". Patti nhớ lại rằng "lần đầu xác định
được các đơn vị của Đạo quân 38 và đặc biệt là
những thành phần của Sư đoàn 22 của Nhật trên biên
giới Cao Bằng đã làm tăng đáng kể sự quan tâm đến
đơn vị trinh sát của chúng tôi trên cấp độ Mặt
trận".
Khi khả năng của OSS, thông qua Việt Minh, thu
thập thông tin chiến lược về quân Nhật tại Đông
Dương tăng lên, thì rắc rối đang âm ỷ trong GBT. Mặc
dù cả Frank Tan lẫn Mac Shin cảm thấy mình được chào
đón tại Việt Bắc và vẫn tiếp tục đào tạo đặc vụ
cũng như gửi báo cáo về, nhưng một loạt các sự kiện
đã khiến Charles Fenn, lúc đó ở lại văn phòng chính tại
Côn Minh, mỗi lúc một thêm bối rối. Những sự kiện
này chỉ liên quan một cách gián tiếp, tuy nhiên kết hợp
lại với nhau cuối cùng chúng đã đẩy Fenn, người quan
trọng nhất có liên hệ với Hồ Chí Minh và Việt Minh
cho đến lúc này, ra rìa. Những vấn đề của Fenn bắt
đầu với AGAS. Các mối quan hệ của Fenn và GBT với AGAS
luôn luôn tích cực GBT cung cấp thông tin giá trị cho cơ
quan này, và AGAS cung cấp những hỗ trợ và tài chính có
thể. Trên thực tế tháng 2 năm 1945, khi khó khăn nảy
sinh giữa OSS và GBT thì GBT chuyển các công tác của nó,
bao gồm cả của Fenn, sang AGAS với sự chấp thuận đầy
mâu thuẫn của OSS. Tuy vậy chức năng chính thức của
Fenn vẫn là liên lạc của OSS cho AGAS và tất nhiên cả
cho GBT.
Công việc thường ngày ở Côn Minh trở nên
nhàm chán đối với một người mạnh mẽ như Fenn. Với
một niềm khát khao cháy bỏng được thoát khỏi bàn
giấy, Fenn dự định cùng Tan và Shin đến đại bản
doanh của Việt Minh, như đã thoả thuận trước đó giữa
ông với Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi Fenn đề xuất với
cấp trên của AGAS, thiếu tá A.R.Wichtrich, là mình sẽ
nhảy dù "khẩn cấp" thì đề nghị của ông bị
từ chối. Theo lời Fenn, Wichtrich giải thích rằng Fenn
"quá cần thiết" tại tổng hành dinh và "không
cần cho một nhiệm vụ như vậy". Fenn cũng biết rằng
một đặc vụ khác của AGAS, trung uý Dan Phelan, đã được
chỉ định làm nhiệm vụ này. Phelan không chỉ là người
đến Đông Dương, Wichtrich thông báo, mà anh ta sẽ "ở
tại doanh trại của ngài (GBT) trong vòng một tuần"
để "nắm bắt tất cả thông tin tình báo chung về
Đông Dương". Tuy nhiên, Wichtrich cam đoan với Fenn,
Phelan "đã khá am tường vì đã nghiên cứu tình hình
khá kỹ".
Vì vậy AGAS đã làm Fenn thất vọng và bực
mình đến ba lần về vụ này:
1. Fenn bị giam hãm vào công việc bàn giấy
thay cho nhiệm vụ thú vị hơn nhiều là nhảy dù xuống
làm việc cùng Hồ Chí Minh;
2. Fenn bị giao trách nhiệm với công việc mà
ông ghét cay ghét đắng, những kẻ ngoài cuộc liên tục
rình mò quanh trụ sở và hoạt động của GBT; và
3. Fenn không thích Dan Phelan. Fenn đã phản ứng
với "việc nghiên cứu khá kỹ lưỡng" của
Phelan như sau:
Nghiên cứu là một chuyện, nhưng thái độ
lại là chuyện khác. Phelan có quan điểm chính trị cực
hữu đến mức anh ta thậm chí đã thú nhận là thích làm
liên lạc cho Pháp còn hơn cho Việt Minh. Hồ Chí Minh sẽ
nghĩ gì về việc có một vị sĩ quan phản động như vậy
được áp đặt cho mình. Một hạn chế khác trong tính
cách của Phelan là căn bệnh trưởng giả học làm sang
vốn có trong nhiều nhân viên của cả OSS lẫn AGAS - những
người thường được tuyển chọn dựa vào nền tảng
gia đình, tài sản, sự giáo dục hay vị trí xã hội .
Fenn vừa đúng vừa sai trong phân tích trường
hợp của Phelan. Phelan xuất thân từ tầng lớp xã hội
thượng lưu; trước Chiến tranh thế giới lần thứ II,
anh ta là một nhân viên Ngân hàng Chase Manhattan, sống và
làm việc trong giàu sang tại New York. Tuy nhiên, không có
bằng chứng cho thấy Phelan được lựa chọn đưa vào mối
quan hệ riêng. Phelan "đã có mặt hầu như ở mọi
nơi trên thế giới khi chiến tranh nổ ra. Anh ta đã chứng
kiến những chiến sĩ du kích Italia bị Mussolini treo cổ
đã đổ bộ lên miền Bắc nước Pháp, và cũng tham gia
vào cuộc chiến lớn hơn ở Philippines", Tan nhớ lại.
Thậm chí Fenn còn mô tả thêm tính cách của Phelan là
"nhanh nhẹn, thông minh, hăm hở, khá hài hước và sẵn
sàng học hỏi".
Fenn cho rằng những tính cách đó tạo cho
Phelan "điểm trên trung bình" toàn diện. Mặc dù
Phelan miễn cưỡng đàm nhận nhiệm vụ đến Bắc Kỳ và
bắt đầu phần việc của mình tại doanh trại GBT bằng
"càu nhàu với chúng tôi (Fenn và Bernard) rằng Hồ Chí
Minh là cộng sản" nhưng anh ta đã chuẩn bị cho nhiệm
vụ này như đã được phân công.
Lòng trung thành của Fenn lại lần nữa được
đem ra thử thách khi Phạm Văn Đồng đến gặp ông tại
Côn Minh để hỏi về chính sách của OSS. Ông phàn nàn
với Fenn rằng nghe tin OSS đang gửi tới Đông Dương những
nhân viên cộng tác chặt chẽ với Pháp và "chống
người An Nam hơn là chống Nhật". Mặc dù điều này
là chắc chắn, ít nhất là với trung uý Ettinger, nhưng
Fenn không tiếp cận được thông tin này. Tuy nhiên, khi
Phạm Văn Đồng hỏi về "chính sách thực sự"
của OSS, Fenn đã trả lời rằng "nếu các hoạt động
do Tan, Bernard hoặc chính tôi sắp xếp, Hồ Chí Minh có
thể tin cậy vào lòng trung thành của họ đối với ông.
Nhưng chúng tôi không thể chịu trách nhiệm đối với
những gì OSS có thể làm. AGAS đáng tin cậy hơn; nhưng về
cơ bản họ thậm chí là những kẻ chống Cộng".
Fenn cũng thông báo cho Phạm Văn Đồng là trung uý Phelan,
chứ không phải ông, sẽ là người Mỹ đến đại bản
doanh của Hồ Chí Minh. Phelan "không phải là sự lựa
chọn của tôi", Fenn nói rõ, "và tôi muốn cảnh
báo Hồ Chí Minh là anh ta có thiện cảm với người Pháp.
Mặt khác, anh ta về cơ bản là kẻ thực dụng và tôi
cảm thấy anh ta có thể thích nghi khi đã học được
hoàn cảnh thực tế". Phạm Văn Đồng đảm bảo với
Fenn Việt Minh sẽ hoan nghênh Phelan và tỏ ý tiếc rằng
Fenn không được cùng Tan đến Bắc Kỳ. Rõ ràng sự thất
vọng của ông là chân thực.
Việt Minh chắc chắn muốn có một người Mỹ
ủng hộ Hồ Chí Minh hơn là một người vừa tự xưng là
chống cộng vừa miễn cưỡng đến với họ.
Giữa tháng 6, Phelan nhảy dù xuống khu căn cứ
của Việt Minh nơi anh ta sẽ ở lại trong vài tháng. Sau
khi hạ cánh Phelan được Tan đón rồi đưa tới Tân Trào
giới thiệu với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các chiến
sĩ Việt Minh quanh căn cứ. Phelan khá ăn ý với Tan và
những người khác.
Không lâu sau khi Phelan đến, Tan đánh điện
về sở chỉ huy:
"Phelan có vẻ là một anh chàng khá".
Trong suốt thời gian ở cùng Việt Minh, Phelan say mê những
cuộc nói chuyện dài với Hồ Chí Minh. Theo những tài
liệu được dịch và trao cho Tan, Hồ Chí Minh và Việt
Minh rất quan tâm tới Phelan, mô tả anh ta "lanh lợi
như quỷ, nhưng lại tốt như Đức Phật". một thời
gian sau, Phelan, cũng như Fenn, Tan và Patti bắt đầu nhìn
Việt Minh bằng ánh mắt mới. Một tuần sau khi đến căn
cứ của Việt Minh, Phelan gửi một bức điện với giọng
điệu rõ ràng đã khác về đại bản doanh GBT: "Các
ngài đang hiểu lầm quan điểm của Việt Minh. Họ không
chống Pháp mà chỉ là những người yêu nước, những
người xứng đáng được tin tưởng và ủng hộ hoàn
toàn". Mặc dù Fenn thấy vui là sự hoà hợp chiếm ưu
thế đối với những người Mỹ làm việc trực tiếp
cùng Hồ Chí Minh tại Việt Nam và hài lòng với sự thay
đổi tình cảm của Phelan, nhưng ông vẫn thất vọng là
mình bị bỏ lại đằng sau ở Côn Minh, nơi công việc
bàn giấy ngày càng trở nên khó chịu. Hai nhân tố góp
vào những khó khăn của Fenn và cuộc sống đầy ải bên
lề là những rắc rối liên tục giữa ông với OSS và sự
trở lại của Laurie Gordon.. Mặc dù nhiệm vụ làm việc
với GBT của Fenn nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ
căng thẳng giữa OSS và GBT và đưa nhóm này về dưới
quyền kiểm soát của OSS, nhưng mối quan hệ giữa hai
nhóm này không hề được cải thiện. Quả thực, OSS đã
phải phái các sĩ quan tới tổng hành dinh GBT để "thẩm
tra toàn diện" bằng việc xem xét những hồ sơ của
GBT. Một trong số những sĩ quan như thế là người được
chỉ định chỉ huy Đội Nai, thiếu tá Allison Thomas. Căn
cứ vào những thừa nhận của chính Fenn sau chiến tranh
thì có vẻ như OSS có lý do chính đáng để nghi ngờ cả
Fenn lẫn GBT.
Fenn thú nhận là trong khi ông và Thomas "đang
uống một tách cà phê khai vị" thì thư ký của
Gordon (và là thư ký của Fenn trong thời gian Gordon vắng
mặt), Helen Tong, "nhanh chóng loại bỏ mọi thứ trong
hồ sơ mà họ không muốn Thomas thấy". Như mọi khi,
Fenn và GBT kiên quyết giữ những vật có giá trị nhất,
ví dụ như danh sách điệp viên, cho chính họ. Vài ngày
sau chuyến thăm vào cuối tháng năm của Thomas, một người
đưa thư mang đến bức thư của Helliwell trong đó viết
rằng OSS sẽ cắt đứt với chúng ta (GBT) trừ phi chúng
ta đáp ứng yêu cầu của họ: GBT có ba ngày để suy
nghĩ". Nếu chúng tôi để lại mọi thứ trong các hồ
sơ", Fenn nói thêm, "chúng tôi có thể đã không
có thời gian dù chỉ để nghe xưng tội!".
OSS đã mất hết kiên nhẫn với GBT. Ngày 22
tháng 5, Helliwell trình lên Heppner bản phân tích của mình
về GBT. Ông thấy thất vọng về GBT và rõ ràng nghi ngờ
Fenn:
Tôi tin là vấn đề về số phận cuối cùng
của GBT đã tới lúc cần phái có một hành động dứt
khoát. Tôi đã cố gắng trong nhiều cuộc đối thoại với
cả Fenn và Bernard nhằm buộc họ phải có cam kết dứt
khoát liệu họ có sẵn sàng chịu sự chỉ huy của OSS
hay không cũng như khi nào họ quyết định dứt khoát sẽ
theo cách này hay cách khác… Theo thú nhận của Fenn, họ
vẫn đang cung cấp thông tin cho người Trung Quốc. Fenn
tuyên bố rằng hiện giờ họ không cung cấp thông tin cho
người Pháp và người Anh như đã làm trong quá khứ, mặc
dù theo ý kiến tôi, lời tuyên bố này có thể công khai
chất vấn. Theo quan điểm của chi nhánh này thì tình hình
liên quan tới các hoạt động động tình báo tại Đông
Dương hiện đã phát triển tới mức chúng ta có thể nắm
được lợi thế chắc chắn hơn so với GBT.
Helliwell chủ yếu bị thúc đẩy bởi sự tìm
kiếm tin tức tình báo tốt hơn hay bởi mong muốn loại
bỏ một tổ chức cạnh tranh, câu hỏi đó còn để ngỏ.
Bất luận thế nào, khoảng cuối cuối tháng Năm, vị thế
của OSS liên quan tới Đông Dương cũng đã có nền tảng
vững chắc: Patti đã có một cuộc tiếp xúc đáng tin cậy
và thuận lợi với Hồ Chí Minh, cả Đội Nai và Đội
Mèo cũng đang chuẩn bị cho sứ mạng của họ. Vì thế
những đề xuất của Helliwell liên quan đến GBT thích hợp
hơn so với một tháng trước đó. Ông đề nghị cho GBT
thời hạn cuối cùng vào ngày 1 tháng 6 để quyết định
xem lòng trung thành của họ sẽ đặt vào đâu. Nếu đồng
ý đặt "riêng" mình dưới sự chỉ huy của OSS,
họ sẽ được yêu cầu chỉ sử dụng mật mã và các
phương tiện thông tin liên lạc của OSS, phát tin tình báo
và thông tin tác chiến "cho OSS và chỉ mình OSS để
được phân phối khi OSS thấy thích hợp, và OSS sẽ đảm
đương toàn bộ "quyền điều khiển, giám sát và phê
chuẩn tất cả các hoạt động của GBT". Nếu GBT từ
chối, theo ý kiến của Helliwell, "tất cả các trang
thiết bị và nhân viên của OSS sẽ ngay lập tức được
rút khỏi GBT và hướng sang các kênh thông tin thuận lợi
hơn, và… tiếp tế và ủng hộ cho GBT dưới bất kỳ
hình thức nào cũng sẽ bị huỷ bỏ".
Ngày 28 tháng 5, Helliwell lại một lần nữa
cảnh báo GBT:
"Cơ quan này đã nhận được chỉ thị từ
cấp thẩm quyền cao hơn rằng lệnh trưng dụng về quân
nhu và đảm bảo tài chính cho GBT có thể được phê
chuẩn… Rất tiếc là bước đi này hiện đã trở thành
cần thiết, nhưng có cảm giác là thời gian cần thiết
để các ngài đi đến quyết định liệu có thể chấp
nhận từ bỏ vị thế (thu hút OSS) của mình hay không đã
trôi qua" .
Căn cứ vào sự coi trọng khả năng hoạt động
độc lập của tất cả các thành viên GBT thì việc họ
từ chối trao quyền kiểm soát mạng lưới của mình cho
OSS không có gì đáng ngạc nhiên đối với Helliwell cũng
như bất kỳ ai ở tổng hành dinh OSS.
Phản ứng của OSS trước lời từ chối chắc
chắn cũng không làm cho Fenn ngạc nhiên, mặc dù điều đó
hẳn khiến ông phát cáu. Fenn viết: "Sau tối hậu thư
của Helliwell, chúng tôi không nhận được thêm tài chính
hoặc bất kỳ trợ cấp nào nữa từ OSS. Tiền bạc chúng
tôi có chỉ đủ cho chúng tôi trong hơn hai tuần nữa; và
chúng tôi có tới bảy nhóm đang hoạt động ngoài chiến
trường và trung bình mỗi tuần vẫn gửi cho OSS chín
trang tin tình báo - có lẽ nhiều bằng thu thập từ tất
cả những nguồn tin khác". Tóm lại, theo đánh giá
của Fenn, Helliwell và OSS quan tâm tới việc bảo đảm
mảnh đất quan liêu của họ hơn là xử lý thông tin tình
báo.
Tuy nhiên, việc mất đi sự ủng hộ của OSS
chỉ là một phần trong những rắc rối của Fenn. Cuối
cùng vào giữa tháng 5, Gordon từ Washington đã trở về.
Trước tiên ông tới Trùng Khánh, ở đó đối mặt với
tối hậu thư của OSS, ông đã quyết định từ chối lời
đề nghị vì biết rằng ông vẫn có thể làm việc với
AGAS và Không đoàn 14. Sau đó Gordon quay trở về tổng
hành dinh của GBT tại Côn Minh. Ông không hài lòng với
những gì đã thấy. Fenn viết về cuộc gặp gỡ như sau:
Hiện tôi đang chủ yếu điều hành căn cứ.
Hoạt động của Hồ Chí Minh và bảy nhóm của chúng tôi
tại miền Nam Trung Quốc đều do tôi tổ chức. Vì vậy,
sau khi Gordon nắm bắt được tất cả những việc chúng
tôi đã làm mà đa phần ông phản đối, ông nhận thấy
mình không có gì để làm nữa; và ông không thể chịu
được cảnh ăn không ngồi rồi. Vì thế tâm trạng thất
vọng chắc chắn sẽ gây ra sự bùng nổ. "Charles, hãy
nhìn vấn đề theo cách này! Tôi đã đưa anh vào nhóm và
làm cho anh ít hay nhiều trở thành một cộng sự. Sau đó
tôi đi để bàn thẳng mọi chuyện với OSS và khi quay trở
lại tôi nhận thấy mọi thứ rối tung! Anh đã liên kết
chúng ta với một nhóm người An Nam mà mối quan tâm thực
sự của họ là hất cẳng Pháp, những người bạn của
tôi đến ngày nào đó họ sẽ giết vài người bạn ấy
và anh chính là người tôi sẽ phái cảm ơn vì chuyện
đó".
Căn cứ vào hoàn cảnh, Fenn đã bảo vệ hành
động của mình. Ông đáp lại rằng sau cuộc đảo chính
hồi tháng 3 của Nhật, ông có quá ít lựa chọn đối
với Việt Nam. Tiện thể ông trút một ít trách nhiệm
lên OSS. Fenn nói với Gordon: "Ngài là một đặc vụ
tự do, vì vậy ngài có thể nghĩ đến Đông Dương sau
chiến tranh để có hành động phù hợp. Dù nhiều hay ít,
tôi cần phải làm những gì được mách bảo. Vì đó
chính là con đường tôi buộc phải theo". Mặc dù các
ý kiến của Fenn quả thực bị hạn chế sau Chiến dịch
MEIGO và mặc dù ông có thể hợp lý hoá việc tiếp cận
Hồ Chí Minh nhưng những lời phàn nàn của Gordon về hành
động của Fenn là hợp lý. Gordon là người thành lập và
chỉ huy được thừa nhận của GBT. Ngay cả Bernard, Tan,
đội ngũ nhân viên đại bản doanh, và các quan chức đối
ngoại đều coi ông như vậy. Ông đã tiếp nhận Fenn vào
nhóm và cho Fenn phạm vi quyền lực đáng kể, nhưng ông
cũng phản đối thẳng thừng việc Fenn sử dụng các đặc
vụ Việt Nam. Mặc dù Bernard về mặt pháp lý là nhân vật
số hai của nhóm, nhưng quá trình đào tạo và nhân cách
vượt trội của Fenn dẫn đến kết quả là ông nắm
quyền chỉ huy GBT trong suốt thời gian Gordon vắng mặt.
Bây giờ hai người đối mặt với nhau, hai tính cách mạnh
mẽ chống lại nhau vì lòng trung thành và quyền kiểm
soát. Dựa vào bản chất tình thế, Gordon có vé chiếm ưu
thế. Gordon ngay lập tức điện cho Tan yêu cầu ông trở
về Côn Minh. Mặc dù Fenn kháng nghị nhưng Gordon thẳng
thừng tuyên bố: "Tôi cảm thấy có trách nhiệm quan
tâm tới anh ta. Tan sẽ bị bắn nếu anh ta ở nơi nguy
hiểm đó. Ngoài ra, khi làm việc với những người An Nam
chống Pháp, anh ta sẽ làm hỏng tiền đồ của mình trong
Hãng Texaco".
Vin vào lý do ở quá xa, Tan có thể cưỡng lại
lệnh triệu tập của Gordon. Tuy nhiên, Fenn gặp bất lợi
vì ở gần, và những cuộc tranh cãi giữa hai người lạ
tiếp tục với Bernard và đội ngũ nhân viên đứng giữa.
Gordon kiên quyết cho rằng làm việc với Việt Minh là một
sai lầm nghiêm trọng và phẫn nộ trước một thực tế
nhãn tiền mất quyền kiểm soát. Tình hình không được
cải thiện, và chẳng mấy chốc Gordon lại cũng va chạm
với Wichtrich về quyền chỉ huy AGAS. Có lẽ Wichtrich đã
tìm ra giải pháp duy nhất đối với tình hình này.
Theo hồi ức của Fenn về bữa tối với cả
Gordon và Wichtrich, Wichtrich đã khuyên Gordon:
Wedemeyer khăng khăng rằng tất cả các hoạt
động diễn ra tại mặt trận của ông ta đều nằm dưới
quyền chỉ huy của ông ta, tức là quyền chỉ huy quân sự
đối với tất cả các đơn vị. Ngài được đề nghị
thăng cấp nhưng lại từ chối vì lý do không muốn tổ
chức của ngài bị can thiệp từ bên ngoài. Ngài cũng từ
chối sử dụng những người của chúng tôi như Hồ Chí
Minh vì ngài nghĩ rằng ông ấy chống Pháp - cũng có thể
ông ấy là người như vậy. Nhưng Wedemeyer lại tán thành
việc ngài sử dụng Hồ Chí Minh. Và tôi cũng vậy… Nếu
ngài không điều hành công việc dưới sự kiểm soát
toàn diện của chúng ta thì còn nói gì đến cương vị
cố vấn dân sự và điều hành các hoạt động không
liên quan tới người Việt?
Giải pháp này phù hợp với tất cả các bên.
AGAS đặt GBT dưới quyền chỉ huy của nó, Fenn vẫn là
liên lạc của OSS cho AGAS và làm việc với GBT, và Gordon
vẫn giữ được tiếng nói mạnh mẽ trong các lĩnh vực
của GBT - những lĩnh vực ông không cần chấp thuận hoạt
động với người Việt Nam hay gánh lấy gánh nặng tài
chính khi không được OSS tài trợ.
Với thoả thuận mới này, Gordon và Fenn sớm
giải quyết những bất đồng của họ. Gordon bắt đầu
ngập dầu vào những kể hoạch gài đặc vụ Pháp dọc
theo miền duyên hải Đông Dương bằng tầu ngầm và kết
thúc bằng những công việc hàng ngày của mạng lưới.
Ngay sau khi Gordon thay đổi vị thế thành cố vấn dân sự,
Bernard đã từ chức. Mặc dù ông thích và đã làm việc
ăn ý cùng Fenn và AGAS nhưng lòng trung thành của ông đã
dành cho GBT. Gordon, ít hay nhiều, đã thoát khỏi cảnh ngộ
và Tan vẫn làm việc tại Việt Nam, chỉ còn lại một
mình Bernard mệt mỏi rã rời. Hơn 3 năm không về thăm
gia đình và phải đóng vai trung gian trong những cuộc
tranh cãi giữa Fenn và Gordon đã khiến Bernard suy sụp. Sự
ra đi của Bernard và những thay đổi do Gordon gây ra về
căn bản cũng làm thay đổi vai trò của Fenn. Với sự ra
đi của Bernard, Fenn còn lại quá ít người có cùng chí
hướng để cùng chung lưng đẩu cật. Thành công của
Fenn cho đến thời điểm này phần lớn là nhờ những
người có khả năng cùng làm việc với ông, đặc biệt
là Bernard. Bây giờ Fenn không còn là người chủ thực sự
trong lãnh địa GBT nữa. Không còn vị trí này và việc
Phelan chiếm chỗ tại căn cứ Việt Minh, Fenn trở thành
chỉ một trong số vô vàn điệp viên của OSS.
Lúc nào cũng là người thực tế, Hồ Chí
Minh vẫn tiếp tục viết thư cho Fenn. Tuy nhiên, ông chủ
yếu tập trung vào những người ông đã tiếp xúc trực
tiếp tại Đông Dương. Những người lính trên chiến
trường. Mặc dù ban đầu Tan và Phelan là những người
Mỹ duy nhất sát cánh cùng Việt Minh, nhưng sẽ có thay
đổi đáng kể vào mùa hè năm 1945 bởi sự có mặt của
Đội Nai. Ngày 16 tháng 5, Allison Thomas nhận được "Chỉ
thị" bắt đầu hoạt động với tư cách là Đội SO
số 13, mật danh là "Nai". Nhiệm vụ hàng đầu
của Thomas là ngăn chặn các tuyến liên lạc của Nhật,
đặc biệt là đường sắt và hệ thống đường bộ của
thực dân Pháp trong khu vực Hà Nội - Nam Ninh. Nhiệm vụ
thứ yếu là "hoạt động với du kích quân" và
"báo hiệu mục tiêu cho lực lượng không quân".
Ngoài ra, Thomas còn phải cung cấp những báo cáo cơ bản
về thời tiết cho những đợt thả dù và hoạt động
của không quân. Thiếu tá Geral W. Davis đóng tại Bách Sắc
(một thành phố của Quảng Tây, Trung Quốc) được chỉ
định là người liên lạc đầu tiên cho Đội Nai. Ban đầu
cả hai Đội Nai và Mèo dự định huấn luyện binh sĩ
người Việt và các sĩ quan châu Âu theo thoả thuận giữa
Sabattier và Wedemeyer, mặc dù Patti cũng đang cân nhắc gửi
một biệt đội OSS tới khu vực Việt Minh kiểm soát để
huấn luyện cho các cán bộ của Hồ Chí Minh. Ngày 27
tháng 5, thiếu tá Wampler gửi điện cho Davis trình bày rõ
hơn về công tác của Thomas. Wampler quyết định không
điều Thomas hay Holland (chỉ huy Đội Mèo) vào Đông Dương
thuộc Pháp nữa mà giữ họ làm việc riêng với các binh
sĩ người Việt của Sabattier. Vẫn hy vọng về khả năng
hợp tác với Pháp, tổng hành dinh mặt trận đã chấp
thuận sử dụng một trăm binh sĩ "An Nam" và mười
sĩ quan Pháp cho công tác SO tại Đông Dương. Thomas và
Holland mỗi người có trách nhiệm huấn luyện năm mươi
binh sĩ.
Wampler và Davis hoàn toàn tin tưởng vào khả
năng làm việc với người Pháp của Thomas. Là một thanh
niên gốc Michigan ngoài hai mươi tuổi, Thomas đăng lính
năm 1941. Sau khi được huấn luyện tại căn cứ quân sự
Fort Benning, tiểu bang Georgia, anh được tuyển vào OSS.
Thomas đã được vinh dự phục vụ tại mặt trận châu
Âu, và năm 1944 tướng Dwight D. Eisenhower đã tặng anh bằng
khen vì thành tích trong công tác phản gián tại nước
Pháp bị chiếm đóng. Nội dung tuyên dương công trạng
của Thomas như sau:
Là một sĩ quan phản gián thuộc Lực lượng
Đặc biệt, bộ phận G-3, quân đoàn 3 Mỹ, từ ngày 1
tháng 8 năm 1944 đến ngày 1 tháng 10 năm 1944, Thiếu tá
Thomas, nhơ nỗ lực và kiến thức điêu luyện đã phát
hiện ra ra những điệp viên chìm và các nhóm kháng chiến
bí mật, xác đinh rõ liệu các nhân viên mật vụ đã bị
kẻ địch phát hiện hay chưa. Thành tích của những nỗ
lực của anh đã mở ra khả năng sử dụng lực lượng
Pháp hỗ trợ trực tiếp các chiến dịch của quân đoàn
3 Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ .
Mùa xuân năm 1945, OSS điều Thomas tới Trung
Quốc. Ở đó anh nhận thấy rằng thành công với kháng
chiến Pháp tại chính quốc không nhất thiết dẫn đến
thành công tương tự của người Pháp tại Đông Dương.
Các kênh liên lạc khác nhau trong mớ bòng bong những cơ
quan và sở chỉ huy của người Pháp tại Trung Quốc cùng
với tình trạng lúng túng do không phải một mà là hai
thất bại thảm hại trước Nhật Bản (cuộc xâm lược
đầu tiên năm 1940 và Chiến dịch MEIGO năm 1945) đã tạo
ra một nhóm binh lính dễ bị kích động và dễ bị tổn
thương quyết tâm quay trở lại thuộc địa cùng với sự
phô trương lực lượng. Tuy nhiên, tháng Năm Thomas đã tới
Bách Sắc để gặp các thành viên Mỹ trong đội của
mình và bắt đầu huấn luyện cho các nhân viên Pháp, về
mặt lý thuyết, sẽ tham gia vào công tác SO của Đội
Nai.
Cấp phó của Thomas là trung uý Ren Défourneaux.
Défourneaux tiếp cận với nhiệm vụ sắp diễn ra của
Đội Nai với một tâm trạng vừa phấn khích vừa sợ
hãi. Défourneaux sốt sắng đoán trước những gì được
mô tả với anh như là một "nhiệm vụ rất quan
trọng" nhưng anh cảm thấy đôi chút lo lắng khi làm
việc cùng chỉ huy của đội. Những chuyện ngồi lê đôi
mách tại đây đã vẽ nên một bức tranh có phần tâng
bốc về Thomas và Défourneaux thấy mình đang tự hỏi sẽ
tham gia vào "đội nào". Trong lúc Thomas đi trước
từ Côn Minh thì Défourneaux và chỉ huy Đội Mèo, đại uý
Holland, bắt đầu xuất phát bằng đường bộ cùng các
trang thiết bị. Trên đường hành quân, những thành viên
khác của Đội Nai nhập cùng với họ. Ngoài Thomas và
Défourneaux, Đội Nai gồm có binh nhất Henry Prunier, thông
dịch viên thông thạo tiếng Pháp và chút ít tiếng Việt;
trung sĩ Lan Squires, nhiếp ảnh gia của đội; binh nhất
Paul Hoagland, lính cứu thương; trung sĩ William Zielski, nhân
viên điện đài; và trung sĩ Lawrence Vogt, chuyên viên vũ
khí. Đội Mèo còn ít hơn, chỉ có Holland, trung sĩ John
Stoyka và John Burrowes.
Trong khi Đội Nai chậm chạp cuốc bộ về
phía biên giới Đông Dương thì những cuộc đàm phán với
tàn quân Pháp tại Côn Minh vẫn diễn ra ì ạch và cuộc
đình công ngồi vẫn chưa chấm dứt. Patti ngày càng nản
với cảnh ăn không ngồi rồi. ông đề nghị Davis, chỉ
huy chung của Đội Nai và Mèo, khuyên Thomas và Holland cân
nhắc kế hoạch sử dụng quân Pháp cho những sứ mạng
của họ và nghĩ tới những chọn lựa khác. Mặc dù vẫn
tham gia đàm phán với tàn quân Pháp nhưng Patti không dành
năng lực làm việc của mình chỉ cho những yêu cầu của
họ. Kể từ cuộc gặp Hồ Chí Minh hồi cuối tháng Tư,
Patti vẫn giữ liên lạc với các đặc vụ của Việt
Minh tại Côn Minh, Bách Sắc và Tĩnh Tây. Qua những người
này ông biết được rất nhiều về "những thành
tích chói lọi của Việt Minh" và "sự uyên bác"
của Hồ Chí Minh. "Khoảng giữa tháng Sáu", Patti
nhớ lại, "Tôi đã mở rộng phần nào mối quan hệ
với các thành viên chọn lọc trong cộng đồng người
Việt tại Côn Minh". Patti báo cáo với cấp trên của
ông trong OSS, tổng hành dinh mặt trận và sứ quán Mỹ về
tổ chức của Việt Minh và những nỗ lực chống Nhật
của họ. Mặc dù cả tổng hành dinh mặt trận và đại
sứ quán đều không hài lòng về việc Patti cộng tác với
các đặc vụ Đông Dương, điều khiến người Pháp hết
sức tức giận, nhưng OSS cũng không thể phớt lờ tình
hình thực tế. Nhận ra khuynh hướng về bằng chứng xác
thực của người Mỹ, Patti đã trình lên Heppner một bộ
hồ sơ về những thành tích của Việt Minh kể từ cuộc
đảo chính của Nhật. Patti cảm thấy tự tin trong việc
đưa ra các chứng cứ của mình - cái mà ông mô tả là
một "bàn thắng đáng kể":
"Việt Minh đã đặt sáu tỉnh ở phía bắc
Bắc Kỳ dưới sự quản lý quân sự và hành chính của
mình, đã thành lập Giải phóng quân cùng các đơn vị du
kích và tự vệ, một tổ chức tuyên truyền hiệu quả
với hạn chế về báo chí và truyền thanh, một chương
trình chính trị xã hội và quân sự, và đấy là thành
phán quan trọng nhất, được ủng hộ rộng rãi nhất từ
nhân dân Việt Nam".
Heppner quyết định chuyển các tài liệu của
Patti trực tiếp cho tướng Wedemeyer và Gross, hoàn toàn bỏ
qua sứ quán Mỹ. Từ Trùng Khánh, thông tin được chuyển
thẳng cho Donovan ở Washington. "Sau đó", Patti bốc
đồng nói, "các hoạt động và quan hệ của tôi với
người Việt Nam không còn bị nghi ngờ trong thời gian tôi
phục vụ tại Mặt trận Trung Quốc.
Thượng tuần tháng 6, Hồ Chí Minh thông báo
cho Patti rằng hiện ông có khoảng 1000 chiến sĩ du kích
"được huấn luyện tốt" sẵn sàng để Patti sử
dụng cho "bất cứ kế hoạch nào" để chống
Nhật. Patti không chấp nhận ngay đề nghị đó vì trong
hai tuần đầu tháng 6, Đội Nai dường như đang đạt
được tiến bộ với người Pháp. Như một phần của
nhiệm vụ, 25 lính Pháp chuẩn bị lên đường cùng Thomas
với tư cách là nhóm tiên phong. Mới thoát khỏi sự truy
đuổi của Nhật, những người lính này ăn mặc rách
rưới và trang bị nghèo nàn. Thomas quyết định cấp cho
họ thêm quân phục, giầy, và trang thiết bị mà anh có
thể tìm được. Ngoài ra, anh yêu cầu họ cạo những bộ
râu đã mọc rậm rì trong cuộc dào thoát khỏi Đông
Dương để họ có thể "được chấp nhận như những
người Mỹ giúp đỡ nhân dân địa phương".
Défourneaux nhớ là anh đã đổi trang bị của binh lính
Pháp cho FMM ở TĩnhTây trong bóng tối bao phủ vì "không
muốn người Trung Quốc biết rằng chúng tôi trang bị cho
lính Pháp". Trong lúc đó, Thomas đề nghị Trung Quốc
cho phép họ thành lập một khu vực huấn luyện. Cuộc
tìm kiếm nơi tập trung binh lính và quân trang gần biên
giới đã làm nản lòng Défourneaux và những người Mỹ
khác. Họ cuốc bộ từ.nơi này đến nơi khác, thường
là trong mưa, dường như không có kế hoạch và thường
không có mặt thiếu tá Thomas.
Khoảng giữa tháng tình hình thậm chí còn ít
ý nghĩa hơn đối với binh lính. Ngày 17 tháng 6 Défourneaux
nhận được một bức điện vô tuyến, anh giao cho tuỳ
phái viên chuyển tiếp cho Thomas. Bức điện yêu cầu họ
ngừng phát tài liệu cho người Pháp. Không biết gì về
những cuộc tranh cãi dữ dội tại Côn Minh, các sĩ quan
tiếp tục huấn luyện cho binh lính Pháp trong khi vẫn mù
mờ về nhiệm vụ của họ. Cuối cùng, vào thượng tuần
tháng 7, những mệnh lệnh mới được gửi đến, nhưng
chỉ sau một loạt các bức điện đầy mâu thuẫn yêu
cầu toàn đội hành quân tới Bách Sắc trước và sau đó
tới Tĩnh Tây. Défourneaux, trung uý Langlois (một sĩ quan
Pháp), và 24 "cá nhân" được biết đến với tên
gọi chung là nhóm Tersac, phải đi bằng đường bộ tới
Đông Dương. Nhưng quân nhân Mỹ và Pháp còn lại phải
đến Bách Sắc để huấn luyện nhảy dù đổ bộ xuống
sau phòng tuyến của Nhật tại Đông Dương. Sau đó Thomas
ra đi, để sĩ quan cấp phó của mình lo liệu vấn đề
hậu cần của cuộc hành quân. Ngày 8 tháng 7, Défourneaux
hội kiến sĩ quan Pháp cao cấp nhất tại Tĩnh Tây, thiếu
tá Revole. Được mô tả là một "sĩ quan thực dân
lão làng", Revole gây ấn tượng cho cả Thomas lẫn
Défourneaux bằng hiểu biết sâu rộng. Revole bóng gió với
Défourneaux rằng tình hình Việt Nam có thể phức tạp hơn
những gì người Mỹ biết. Ông ta bình luận: "Vấn
đề Việt Minh là một nhân tố phải được xem xét kỹ
lưỡng".
Revole khuyên Thomas "chờ đợi chút ít"
trước khi đến Bắc Kỳ và nói thêm rằng một phái đoàn
hỗn hợp Mỹ - Pháp "không việc gì phải quay lại đó
trừ phi chúng ta biết Việt Minh sắp sửa hợp tác với
chúng ta". Thomas ngạc nhiên vì những lời bình luận
của Revole. Vào thời điểm đó, anh khá mù mờ về Đông
Dương thuộc Pháp. "Tất cả những gì tôi biết",
Thomas viết, "là nó được gọi là Đông Dương thuộc
Pháp. Tôi ngờ ngợ rằng đó là một thuộc địa của
Pháp và những nhà truyền giáo đã đến đó trước tiên,
theo chân họ là lính Pháp. Tôi biết người Pháp có các
đồn điền cao su và họ chuyển lợi nhuận về cho nước
Pháp. Đó là tất cả". Thomas nhớ là trong cuộc trao
đổi với Revole lần đầu tiên anh nghe thấy từ "Việt
Minh". Khi Thomas hỏi Revole Việt Minh là ai, ông ta trả
lời: "Đó là một lực lượng du kích được tổ
chức tại Bắc Kỳ trong vòng vài tháng gần đây".
Thông tin này khiến Thomas ngạc nhiên. Hai tháng đầu trong
nhiệm kỳ của mình tại Trung Quốc, Thomas cho rằng mình
sẽ làm việc với người Pháp, hoặc người Việt do Pháp
chỉ huy. "Không ai nghĩ đến việc bắt đầu tiếp
xúc với du kích Việt Nam". Thomas thú thực, "Chúng
tôi không hề biết là họ ở đó".
Mặc dù vừa mới chỉ "phát hiện" ra
Việt Minh vào đầu tháng Bảy nhưng Thomas và Défourneaux
vẫn tin rằng họ sẽ làm việc với binh lính Pháp chứ
không phải là du kích Việt Nam. Tuy nhiên, đến lúc đó
sự kiên nhẫn của Patti đối với người Pháp đã tới
mức giới hạn. Ông đi đến kết luận rằng sử dụng
quân du kích của Hồ Chí Minh thực tế hơn chờ đợi
người Pháp đạt được thoả hiệp chung nào đó với
Mỹ. Khi Patti thăm đò ý kiến Helliwell về kế hoạch sử
dụng người của Hồ Chí Minh thì Helliwell, do lo lắng về
"những hậu quả chính trị" nên vẫn tiếp tục
nói nước đôi. Song Patti đã chuẩn bị và cãi lý rằng
thuận lợi thực tế đơn giản là nặng ký hơn bất lợi.
Ông chỉ rõ:
Nếu chúng ta sử dụng người của Hồ Chí
Minh tại Chợ Chu chúng ta sẽ loại trừ được vấn đề
khó khăn trong hành quân hoặc chuyên chở người Pháp đi
25 dặm đến biên giới, cộng với thêm 150 dặm đến Hà
Nội. Trên những con đường mòn xuyên rừng rậm hiện
nay thì khoảng cách thực tế sẽ lên tới 250 dặm và
thời gian di chuyển phải mất mười tới mười lăm ngày.
Những lý do quan trọng khác ủng hộ việc sử dụng căn
cứ và người của Việt Minh cho hoạt động của chúng
ta là chúng ta sẽ nhận được sự ủng hộ địa phương
và địa thế ẩn nấp tuyệt vời.
Do đó, với sự chấp thuận của Helliwell,
Patti đề nghị cho một nhóm nhỏ do một sĩ quan cao cấp
của Mỹ chỉ huy nhảy dù xuống lãnh thổ của Việt
Minh. Đề nghị này được Hồ Chí Minh đồng ý. Khi phổ
biến kế hoạch cho Đội Nai, Patti nói rõ về khuynh hướng
chính trị của Việt Minh, thú thực họ là "người
theo chủ nghĩa Mác" nhưng thêm rằng "mối quan tâm
trực tiếp của họ là đánh đuổi Nhật". Mặc dù
cuối tháng 6 trận đánh đẫm máu tại Okinawa đã kết
thúc bằng chiến thắng của Mỹ, nhưng nỗi sợ hãi ám
ảnh về sự xâm chiếm của Nhật vẫn hiện ra lù lù
phía chân trời.
Chiến tranh thế giới thứ 2 còn lâu mới kết
thúc. Cuộc tấn công chống Nhật tại miền Nam Trung Quốc,
CARBONADO, vẫn trong giai đoạn lập kế hoạch, và như vậy
cuộc chiến đấu chống Nhật tại Đông Dương, hay ít
nhất là ngăn chặn chúng tăng cường lực lượng tại
miền Nam Trung Quốc trong suốt thời kỳ CARBONADO dường
như là bắt buộc. Vì thế, cho dù khuynh hướng lúc đầu
là làm việc với người Pháp, nhưng Thomas cũng đồng ý
với kế hoạch của Patti trong việc sử dụng người của
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ, "Thomas
quyết định tiến hành một cuộc thăm dò cá nhân về
tình hình trước khi đưa đội của mình đến với người
Việt Nam hay người Pháp".
Trong vài ngày cuối cùng trước khi Thomas thâm
nhập vào miền Bắc Việt Nam, Défourneaux đã trao đổi
một loạt bức điện với sở chỉ huy tại Bách Sắc.
Mặc dù mối quan hệ của Défourneaux trong cộng đồng
người Pháp có thể chỉ đem lại thông tin hạn chế về
Việt Minh, nhưng đến ngày 13 tháng 7, anh đã khám phá đủ
để nhận ra sự quan trọng tiềm tàng của Việt Minh và
anh thất vọng vì bản thân không biết gì về nhóm này.
Défourneaux gửi điện về Bách Sắc: "Có khả năng
tiếp xúc với lãnh đạo của Việt Minh… Tôi đang làm
việc từ mọi góc độ để liên lạc với Việt Minh
nhưng cần thêm thông tin. Bị bỏ lại trong bóng tối vì
lợi ích của Pete hãy cho tôi biết điều gì đó".
Bức điện trả lời làm giảm bớt đôi chút lo lắng của
anh nhưng lại thể hiện tình trạng thiếu thông tin nghiêm
trọng giữa các kênh của OSS: "Chúng tôi không có
thông tin gì về Việt Minh. Anh không bị bỏ lại trong
bóng tối. Chúng tôi đã cho anh tất cả thông tin mà chúng
tôi có".
Trong bức điện ngày 15 tháng 7 gửi về Bách
Sắc, Défourneaux yêu cầu "những ý kiến của anh ta
về FIC" phải được gửi tới Côn Minh. Trong khi đó
tại Tĩnh Tây, lãnh sự Pháp đã nói với Défourneaux rằng
Hồ Chí Minh là cộng sản, "được Moskva đào tạo",
"tàn nhẫn, thông minh và rất nguy hiểm". Mặc dù
nhiều người khác nói về Việt Minh, nhưng không có dấu
hiệu nào cho thấy bức điện của Défourneaux được
chuyển tới cho Thomas, người dự định nhảy dù xuống
Đông Dương vào ngày hôm sau.
Ngày 16 tháng 7, Thomas nhảy dù xuống khu vực
lân cận làng Tân Trào (Kim Lũng) cùng hai thành viên người
Mỹ trong đội của anh là Prunnier và Zielski. Ngoài ra còn
có thêm 3 phái viên Pháp - một sĩ quan, trung uý Montfort,
và hai "đại diện" của quân đội Pháp, trung sĩ
Logos, một người Pháp lai Á và trung sĩ Phác, một người
Việt. Trong số những người này, chỉ có Zielski đã từng
nhảy dù trước đó; tuy nhiên, tất cả đã tiếp đất
mà không bị thương. Trước sự thích thú của những
người Việt Nam, Thomas, Zielski và Montfort cảm thấy hơi
bị tổn thương lòng tự trọng: cả ba đều đáp lên
cây. Cán bộ Việt Minh đến đón họ đã nói đùa: "Có
lẽ ở Mỹ không có loại cây to như cây đa ở đây".
"Uỷ ban đón tiếp" của Việt Minh đưa
ba người xuống đất. "Mọi người thực sự hứng
khởi", Thomas nhớ lại. "Chúng tôi vui mừng khi
tất cả tiếp đất an toàn và lành lặn". Sau đó
Thomas nhận được một "màn chào mừng" từ một
đám đông anh ước đoán khoảng 200 người. Việt Minh
được trang bị súng trường Pháp, vài khẩu Bren, vài
khẩu tiểu liên Thompson, cacbin và tiểu liên Ten. Theo đánh
giá của Thomas đây là "một uỷ ban đón tiếp rất
ấn tượng". Cựu chiến binh Việt Minh Vũ Đình Huỳnh
nhớ lại là Thomas đã rất "sửng sốt" khi Việt
Minh trả lại anh ta một nắm đô la bị rơi ra khi nhảy
dù.
"Đúng là họ rất sừng sờ", Vũ Đình
Huỳnh viết, "tất cả bọn họ càng ngạc nhiên hơn
khi biết sự hoàn trả này không phải của những người
nguyên thuỷ cổ xưa không biết gì về giá trị tiền
bạc, mà là từ lực lượng Kháng chiến biết nhiều
ngoại ngữ và chắc chắn biết rõ giá trị của những
gì đã rơi từ trên trời xuống". Sau đó Thomas được
đề nghị đọc một bài "diễn văn chào mừng"
ngắn chứa đựng ít "lời hoa mỹ". Anh nhớ nội
dung là: "Tất cả chúng ta đang cùng nhau tiến hành
cuộc đấu tranh chổng Nhật". Thomas gặp Tan và Phelan
và được họ đưa cả nhóm về "ngôi nhà mới",
được chuẩn bị đặc biệt dành cho những người Mỹ.
Thomas viết:
Đầu tiên chúng tôi đi dưới lối đi có mái
vòm bằng tre bên trên có một biển hiệu "Chào mừng
những người bạn Mỹ của chúng ta. " Sau đó chúng
tôi gặp Mr. Ho (nguyên văn) nhà lãnh đạo Đảng. Ông đã
đón tiếp chúng tôi rất thân mật. Người ta đã mổ một
con bò để tỏ lòng trân trọng chúng tôi và tặng cho
chúng tôi một thùng bia Hà Nội thu được sau cuộc tấn
công bất ngờ vào một đoàn hộ tống Nhật. Chúng tôi
đã đánh một giấc ngon lành trong căn lều tiện lợi
bằng tre trung khu rừng trên một quả đồi .
Hơn hai tuần sau đó, Thomas đi thăm thú khu vực
xung quanh trong khi chờ đợi những người còn lại của
Đội Nai đến. Nhật ký của Thomas viết đầy những lời
khen ngợi lòng hiếu khách của Việt Minh. Ở mỗi ngôi
làng anh đều được đón tiếp với trà và đồ ăn,
những bài phát biểu và văn nghệ. Mặc dù Thomas không
biết gì về nạn đói đã xảy ra tại Bắc Kỳ năm 1945
nhưng tính hào phóng của dân làng trong việc cung cấp cho
anh nhiều đồ ăn như vậy nói lên phần nào thái độ
quý trọng của những người nông dân dành cho người Mỹ
và khả năng của Việt Minh trong thuyết phục người dân
chia sẻ phần lương thực quý giá của họ.
Trong khi người Mỹ được đối xử "một
cách long trọng" thì những người Pháp đi cùng đoàn
với Thomas lại không có may mắn đó. Mặc dù Thomas rõ
ràng cảm thấy thoải mái với người Pháp, nhưng trước
chuyến đi anh đã nhận được nhiều thư giới thiệu đầy
mâu thuẫn về vai trò của những người Pháp tham gia Đội
Nai. Patti đã khuyên Thomas không nên đưa họ đi cùng đến
Đông Dương. Thực tế, Patti "đã cảnh báo" cả
Davis lẫn Thomas "rằng khu vực đó thuộc quyền kiểm
soát của Việt Minh và các nhân viên Pháp sẽ không được
chào đón". Fenn và đặc vụ của GBT, Simon Yu, cũng
cảnh báo về những nguy hiểm khi có người của Pháp
trong một phái đoàn Mỹ đến Đông Dương. Trước khi rời
khỏi Bách Sắc Thomas đã hỏi Yu về tình hình tại Đông
Dương. Yu khuyên Thomas rằng đi tới Bắc Kỳ với bất kỳ
người Pháp nào "cũng sẽ là thảm hoạ, vì Việt
Minh căm thù người Pháp, và điều này hoàn toàn không có
lợi đối với họ". Sau đó Yu báo cáo cuộc trao đổi
của mình với Thomas cho Fenn tại tổng hành dinh GBT. Yu nói
thêm rằng "một người bạn Pháp của anh ta thậm chí
đã lâm vào tình huống này". Tiếp đó, Fenn gửi điện
báo tin này cho Tan, nói rõ rằng "mặc dù Thomas dường
như vẫn ổn, nhưng đội của anh ta là những người thân
Pháp và làm việc với người An Nam thân Pháp, nếu Hồ
Chí Minh nhận ra chúng ta đang hợp tác với những người
như vậy, ông sẽ cắt đứt quan hệ với GBT". Hơn
nữa, Fenn cũng khuyên Tan rằng nếu Thomas đến cùng người
Pháp, thì Tan nên "nắm chắc và nhờ bắt người Pháp
vì sự an toàn của chính họ".
Tình huống này rõ ràng là khó hiểu đối với
Thomas vốn đã trở nên thân thiết với nhiều người
Pháp mà anh cùng cộng tác. Một người trong số đó, thư
ký của Lãnh sự Pháp, đã báo cáo là Thomas "rất
sửng sốt" với những gì anh nghe thấy. Thomas thổ lộ
với viên thư ký rằng "các quan chức địa phương đã
nhắc lại với anh nhiều lần rằng nếu anh cố thâm nhập
vào Đông Dương cùng người Pháp, thì toàn bộ người
dân Đông Dương sẽ đánh lại anh". Nhưng, dĩ nhiên,
nhiều người bạn Pháp của Thomas lại có cách nhìn khác.
Theo Patti, "Thomas đang bị những người Pháp trên
chiến trường thuyết phục rằng chỉ có họ mới có thể
được tin tưởng để cùng đánh Nhật, rằng "người
An Nam" sẽ chỉ tàng trữ bất cứ loại vũ khí nào
được cung cấp để đối đầu với Pháp". Căn cứ
vào những lời khuyên mâu thuẫn như vậy, Thomas có lẽ
không đáng trách vì đã thu xếp đưa ít nhất một người
Pháp - được cải trang giống như người Mỹ - người
anh đã biết, tin tưởng và biết rõ khu vực này đi cùng
anh tới những khu rừng vô danh ở Đông Dương. Thomas
viết:
Tôi quyết định để một sĩ quan Pháp tên là
Montfort cùng 2 người lính An Nam của anh ta nhảy dù cùng
chúng tôi. Mục đích của việc đưa Montfort đi lần này
là để xem liệu người Pháp có được chào đón hay
không. Người Pháp không tín là họ không thể đi. Họ
rất muốn đến đó. Họ muốn lấy lại thuộc địa. Vì
vậy họ muốn đi cùng chúng tôi. Người Pháp lo rằng
Montfort và hai người kia có thể bị bắn khi nhảy dù nếu
trông họ giống lính Pháp. Vì vậy họ đối mũ sắt của
Mỹ… Nhưng chúng tôi không cố lừa dối Hồ Chí Minh…
Điều duy nhất chúng tôi đang cố làm là ngăn không để
Montfort, Phác và Logos bị giết khi họ xuồng mặt đất
từ chuyến bay này .
Khi Thomas cùng ba "người Pháp" vừa
chạm đất, họ bị phát hiện tức thì. Như Thomas chỉ
rõ, Phác và Logos là "lính An Nam" rõ ràng thuộc
đội quân thuộc địa Pháp, còn Montfort không nói được
câu tiếng Anh nào. Hơn nữa, đặc điểm nhận dạng thực
sự của họ bị vạch trần "gần như tức khắc"
sau khi tiếp đất. Montfort bị một cán bộ Việt Minh,
người đã phục vụ dưới quyền anh ta trong quân đội
thuộc địa Pháp, nhận ra, Phác bị nhận diện trước
tiên như một người ủng hộ Pháp và sau đó là "thành
viên của một đảng thân Tầu, Việt Nam Quốc dân Đảng".
Do đó, khi Thomas, Prunier và Zielski được hộ tống qua lối
đi có mái vòm bằng tre thì ba người kia bị Việt Minh
"quây chặt". Tan bước tới để giúp tháo gỡ
tình hình. Nghĩ lại chuyện này, Fenn suy luận rằng chỉ
vì hành động "cải thiện tình thế của Tan" mà
người Pháp được "đối xử thân tình".
Quay trở lại Côn Minh, Patti cũng phải giải
quyết hậu quả của những người Pháp nhảy dù cùng
Thomas. Sáng 17 tháng 7 một sĩ quan M.5 tới văn phòng của
Patti thông báo rằng trung uý Montfort và thiếu tá Thomas đã
bị Việt Minh bắt giữ.
Đã được thông báo về cuộc nhảy dù thành
công, Patti cố cam đoan một lần nữa với viên sĩ quan
M.5 rằng tất cả đều ổn. Sau đó viên sĩ quan Pháp mới
tiết lộ "với thái độ hơi lúng túng" rằng
Montfort, Logos và Phác thực ra là đặc vụ của M.5 có một
"nhiệm vụ quan trọng" là liên lạc với Hồ Chí
Minh. Thêm vào đó, anh ta thừa nhận với Patti, Montfort
"được nguỵ trang giống như một sĩ quan Mỹ".
Lo lắng cho sự an toàn của họ, viên sĩ quan Pháp nói rõ
với Patti rằng M.5 hy vọng OSS "đảm bảo cho họ an
toàn và trở về khu vực do Pháp kiểm soát với ít trở
ngại nhất".
Mặc dù không biết gì về cuộc đối thoại
của Patti tại Côn Minh nhưng Thomas chắc sẽ đồng tình
với giải pháp này.
Trong bức điện ngắn gửi Davis tại sở chỉ
huy Bách Sắc ngày 17 tháng 7, Thomas nói rõ: "Có lẽ
tôi phải "loại bỏ" người Pháp". Hôm sau
anh nói thêm: "Sau khi hội kiến nhà lãnh đạo Đảng,
Mr Hoe, (nguyên văn), điều tối cần thiết là phải "loại
bỏ" tất cả (nhắc lại) tất cả người Pháp và
người An Nam đến từ Bách Sắc. Tôi sẽ đưa Montfort,
Phác và Logos quay lại sớm nhất bởi đường băng dành
cho máy bay L-5 gần hoàn thành". Có lẽ Fenn đã tóm
lược đúng tình hình. Ông kết luận: "Thomas sớm cân
nhắc thời cơ và đã quyết định làm việc với Hồ Chí
Minh hơn là với người Pháp". Thực tế của vấn đề
hẳn là có vẻ đơn giản trong những khu rừng rậm của
Bắc Kỳ: tất cả người Mỹ và Việt Minh được đối
xử như những vị khách danh dự, và đương nhiên cán bộ
Việt Minh có vẻ sẵn sàng, vui lòng và có thể tham gia
vào bất cứ sứ mạng chống Nhật nào mà Đồng Minh muốn
họ tham gia. Tuy nhiên, rõ ràng là người Pháp không được
chào đón. Mặc dù quyết định đưa Montfort, Phác và
Logos quay về là hoàn toàn sáng suốt đối với Thomas căn
cứ vào bối cảnh Việt Nam, nhưng báo cáo hoả tốc của
anh là nguyên nhân của một loạt bức điện qua lại giữa
Davis ở Bách Sắc và Wampler ở Côn Minh. Davis rất lo lắng
về khả năng Thomas loại bỏ người Pháp mặc dù thừa
nhận rằng vì vị trí của mình Thomas có "đủ tư
cách nhất" để quyết định phối hợp với Đội
Nai. Davis chất vấn Thomas bằng hàng loạt câu hỏi về độ
chân thực trong những báo cáo về các hoạt động chống
Nhật của Việt Minh và những lời họ khẳng định muốn
có vũ khí chỉ để chống Nhật. Davis cũng tỏ rõ quan
điểm khi thẳng thừng tuyên bố: "Tôi tin rằng những
chiến binh đánh Nhật tốt nhất sẽ là người Pháp".
Ông ta khuyên Thomas:
Hãy lưu ý rằng người Pháp sẽ vô cùng thất
vọng nếu họ bị loại bỏ. Hãy lưu ý đến ý kiến và
lời khuyên của Montfort. Người Pháp tin tưởng chắc chắn
rằng chúng ta không thể đánh Nhật nêu sử dụng Việt
Minh. Người Pháp tin nếu chúng ta nói với họ rằng chúng
ta đến đây để đánh Nhật, rằng chúng ta sử dụng họ
vì chúng ta đã huấn luyện họ và biết họ là những
chiến binh giỏi, thì chúng ta sẽ nhận được sự hợp
tác từ phía họ và ngài sẽ được đối xử như đại
thủ lĩnh.
Davis còn thêm nghi ngờ sự chấp thuận tình
hình của Thomas, ông ta đặt câu hỏi: "Có phải mọi
người ở đó đang thổi phồng tầm quan trọng của mục
tiêu cục bộ và khoảng thời gian để đi đến miền đất
mới vì những lý do ích kỷ hay không?". Thomas đã
khẳng định trong bức điện ngày 17 tháng 7 rằng:
Có khá nhiều người được huấn luyện tốt
ở đây. Giới thiệu mục tiêu mới cụ thể là tuyến
đường Thái Nguyên, Cao Bằng. Bây giờ quan trọng hơn.
Phái những người Mỹ còn lại sớm nhất. Khi sẵn sàng
báo cho chúng tôi và chúng tôi sẽ gửi tin thời tiết.
Gửi toàn bộ vũ khí và 1/3 phá huỷ. Xây dựng khu huấn
luyện tại đây và căn cứ cố định khu vực thả dù
gần Chợ Chu. Tôi sẽ ở đây cho tới khi có tin tức của
các ngài về nhưng vấn đề trên. Sẽ mất hai mươi ngày
đi bộ từ đây tới căn cứ tiền tiêu đầu tiên của
chúng ta.
Trái với yêu cầu của Thomas, Davis nói với
Wampler rằng thay vì cử đi ngay những người còn lại của
Đội Nai thì trên thực tế ông ta sẽ hoãn lại một thời
gian nữa. Ngoài ra, Davis còn yêu cầu Thomas giữ thái độ
không thiên vị với cả người Pháp và người Việt:
Tôi ra lệnh cho ngài tỉnh táo cho đến khi đạt
được một quyết định. Ngài là chỉ huy cấp cao của
Mỹ, khách quan, hoàn toàn chỉ quan tâm tới đánh Nhật.
Nếu ngài muốn đánh Nhật và làm việc tốt thì có thể
gửi một đội khác cho họ. Phương tiện vật chất sẵn
có dành cho ngài là không giới hạn. Ngài là đại diện
được lựa chọn của một quốc gia rộng!ớn và hùng
mạnh. Hãy cư xử tốt với các lãnh đạo địa phương
nhưng không luồn cúi. Sau khi xem xét tất cả các góc độ
hãy gửi cho tôi những ý kiến, phương án và lý do đã
được cân nhắc kỹ nhằm loại bỏ người Pháp và thay
đổi sứ mạng này .
Tin chắc rằng làm việc với người Pháp là
lựa chọn tốt nhất, Davis khuyên Thomas di chuyển đi tới
"căn cứ tiền tiêu đầu tiên" gần Lạng Sơn và
lạc quan dự đoán rằng "hiểu biết về đất nước
và con người ở đó, người Pháp sẽ được giúp đỡ
và có lẽ điều đó sẽ chứng minh rằng tại khu vực
Thomas sẽ tới toán quân chủ lực Pháp sẽ được hoan
nghênh". Davis báo tin cho Wampler rằng "Yêu cầu của
Thomas về vũ khí và người Mỹ là quyết định vội vàng
để hoạt động hướng tới mục đích mới mà không có
người Pháp". Tuy nhiên, Wampler lại cởi mở hơn đối
với việc sử dụng Việt Minh thay cho người Pháp, ông
gửi điện cho Davis : Nếu ngài và Thomas quyết định rằng
Việt Minh là người tốt, thì tổng hành dinh cho phép các
ngài tiến lên và sử dụng họ". Trên thực tế
Wampler ám chỉ rằng Việt Minh có thể chứng minh thái độ
sẵn sàng đánh Nhật của họ bằng cách tuân theo sự chỉ
huy của Mỹ và tấn công mục tiêu chính: tuyến đường
sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Mặc dù muốn cân nhắc lợi ích
của việc tấn công tuyến đường bộ Thái Nguyên - Cao
Bằng vào thời gian nào đó sau này, nhưng Wampler lặp lại
rằng mục tiêu chính vẫn là ưu tiên hàng đầu vì "chỉ
thị toàn Mặt trận". Tuy nhiên, Wampler nhất trí với
Thomas rằng Montfort, Logos và Phác nên được rút khỏi
nhiệm vụ này. Wampler nói thêm ông mong nhận được "lý
do chi tiết" của Thomas và một bản báo cáo đầy đủ
về "những hội nghị mở rộng" với Hồ Chí
Minh.
CHƯƠNG 7B
Dẫu vấn đề của ba "người Pháp"
đã được giải quyết nhưng họ sẽ vẫn ở lại Việt
Bắc trong hai tuần sau chuyến nhảy dù. Rõ ràng ngay từ
đầu Montfort phải ra đi, nhưng tình trạng của Phác và
Logos thì mập mờ hơn. Thomas nhớ Hồ Chí Minh đã đề
nghị cho phép hai người kia ở lại và gia nhập Việt
Minh. Tuy nhiên, ông cũng biểu lộ thái độ nghi ngờ là
người Pháp sẽ "giải thoát họ". "Sự thực
là", Thomas kết luận, "người Pháp sẽ không làm
vậy". Có lẽ thực tế là như thế. Cho rằng hai
người lính kia là một phần trong "sứ mạng bí mật"
của M.5 nên Montfort có thể miễn cưỡng miễn cho họ
khỏi nhiệm vụ. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình, dường
như không thể hy vọng rằng một lệnh cấm người Pháp
không phải là lý do khiến họ từ chối gia nhập Việt
Minh. Montfort là người Pháp duy nhất trong khu vực thuộc
quyền kiểm soát của Việt Minh, trong vùng lãnh thổ bị
Nhật chiếm đóng, thế mà từ nơi đó anh sắp sửa bị
lưu đày không cố ý.
Nếu Phác và Logos chọn gia nhập Việt Minh và
ở lại cùng họ, Montfort cũng khó có thể làm gì để
ngăn cản được.
Patti báo cáo rằng Phác "đã nói với
những cán bộ thẩm vấn người Việt là anh ta đi cùng
Montfort với hy vọng Việt Minh sẽ cho anh ta ở lại và
chiến đấu chống Nhật. Rõ ràng họ có cách giải thích
khác nhau". Patti kết luận. "Và trung sĩ hay trung
uý Phác đã bị giám sát chặt chẽ cho tới ngày ra đi".
Phác chắc chắn không phải là lính bộ binh thuộc địa
bình thường. Theo Sainteny, Phác là một trung uý trong quân
đội Pháp đã rời Đông Dương cùng Alessandri sau cuộc
đảo chính của Nhật. Sau khi đến Vân Nam, Phác đã liên
lạc với vài thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng
tại Côn Minh.
Ngay trước khi thực hiện nhiệm vụ cùng với
Montfort, Phác đã thăm dò ý kiến Sainteny về ý định gặp
Nguyễn Tường Tam, một văn sĩ Việt Nam và là thành viên
của Quốc dân Đảng, trước kia đã tham gia giáo phái Cao
Đài ngay từ khi mới thành lập năm 1939, nhưng năm 1945
lại là một thành viên quan trọng của Việt Nam Quốc dân
Đảng. Mặc dù Sainteny không mấy chú tâm tới việc này
nhưng ông ta cũng đồng ý về cuộc gặp và cho phép Phác
tự do tiến hành nhưng thoả thuận cần thiết. Xét về
quyết tâm giành được sự công nhận đối với VNQDD tại
M.5 của Phác, lòng chân thành của anh ta thể hiện trong
ước muốn gia nhập lực lượng của Hồ Chí Minh hẳn là
phải bị nghi ngờ. Dựa vào nguồn tin của nhiều cán bộ
Việt Minh hoạt động tại Côn Minh, Việt Minh có lẽ đã
biết rõ thủ đoạn của Phác. Và vì thế họ cũng có
thể không muốn có trong hàng ngũ mình một kẻ rõ ràng
thân Pháp và thân Tầu như Phác.
Trung sĩ Logos ít bí ẩn hơn. Trong suốt hai
tuần ở trong trại chờ ra đi, Logos kết bạn với Henry
Prunier, một trong số những người Mỹ đã cùng nhảy dù
xuống với anh ta. Sinh năm 1921 trong một gia đình người
Mỹ gốc Pháp, Prunier lớn lên tại Massachusetts , trước
tiên theo học trung học cơ sở Thiên Chúa giáo và sau đó
là trường cao đẳng Thiên Chúa giáo tại Worcester . Mặc
dù gia nhập quân đội vào tháng 8 năm 1942 nhưng Prunier
vẫn tiếp tục đi học cho tới khi được yêu cầu tại
ngũ vào tháng 6 năm 1943. Sau khi đào tạo cơ bản, Prunier
được phân công vào Khu vực Hải ngoại (Viễn Đông) và
chương trình học tiếng "An Nam" tại Đại học
California , Berkeley . Anh tham gia chương trình đào tạo đặc
biệt của quân đội từ tháng 12 năm 1943 cho tới tháng 9
năm 1944. Trong khi ở Berkeley , OSS đã tuyển mộ anh. Cuối
năm 1944 Prunier được đưa tới Washington để dự kỳ sát
hạch đặc biệt và sau đó là chương trình đào tạo
thêm của OSS . Tháng 3 năm 1945 Prunier tới Côn Minh và
tháng 5 được điều đến Đội Nai.
Mặc dù học tiếng Việt chỉ có chín tháng,
nhưng đào tạo khá chuyên sâu nên Prunier có thể sử dụng
những kỹ năng ngôn ngữ của mình cho những giao tiếp cơ
bản với bộ đội Việt Nam . Vì thế, Prunier có hai thuận
lợi tại Bắc Kỳ: Anh có thể nói và hiểu được tiếng
Việt đơn giản, và vì đã lớn lên trong một gia đình
nói tiếng Pháp, Prunier nói tiếng Pháp khá trôi chảy. Sau
chuyến nhảy dù xuống Kim Lũng ngày 16 tháng 7, Prunier và
Logos trở nên "khá thân thiết". Vốn hiểu biết
tiếng Việt và tiếng Pháp của Prunier cho phép hai người
có nhiều "cuộc nói chuyện thú vị" về Việt
Nam, chiến tranh, và người Mỹ. Logos đã hỏi, Prunier nhớ
lại, "tại sao người Mỹ chúng tôi lại dính líu với
cái nhóm phiến loạn được gọi là Việt Minh này".
Prunier đã quả quyết với Logos rằng sứ mạng của Đội
Nai "không phải là chính trị vì chúng tôi chỉ là
người lính và mục đích của chúng tôi cũng giống như
Việt Minh là đuổi Nhật". Prunier cảm thấy buồn
phải chứng kiến Logos ra đi, nhưng anh ít nói về vấn đề
này. Hồ Chí Minh đã thể hiện thái độ rõ ràng đối
với Montfort. Thomas đã đi đến quyết định rằng nhiệm
vụ của anh sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bởi
sự ra đi của người Pháp, và vài ngày sau, chỉ huy của
anh đã đồng tình. Để biểu thị sự hợp pháp và quyền
kiểm soát khu vực của nhóm mình, Hồ Chí Minh đã nói
với Thomas: "người Pháp nghĩ chúng tôi là kẻ cướp.
Nhưng để chứng tỏ với các ngài chúng tôi không phải
loại người như vậy, chúng tôi sẽ đưa Montfort và hai
người kia quay trở lại biên giới". Ngày 31 tháng 7,
Montfort, Phác và Logos ra đi và gia nhập vào một nhóm hai
mươi người Pháp tị nạn, "được tập trung lại
dưới sự bảo trợ của AGAS" tại Tam Đảo, một khu
nghỉ mát cách Thái Nguyên 16 dặm về phía tây nam và cách
Hà Nội 28 dặm về phía tây bắc. Những người tị nạn
đã chờ đợi AGAS đưa họ sang Trung Quốc kể từ cuộc
tấn công của Việt Minh diễn ra ngày 16 tháng 7 năm 1945.
Khi đó một nhóm Việt Minh đã tấn công một đồn binh
Nhật tại Tam Đảo, một đồn nhỏ nằm trên đồi do 9
lính Nhật canh giữ. Bị áp đảo về quân số, Nhật bị
đánh tan tác, bảy tên chết. Nguyễn Hữu Mùi, một thành
viên của Việt Minh và cũng làm việc với Đội Nai, có
trách nhiệm lớn trong quyết định tấn công Tam Đảo.
Gần đây Nhật phát hiện ra hoạt động cách mạng của
Nguyễn Hữu Mùi tại Vĩnh Yên nên anh phải chạy trốn về
phía đồn binh Nhật, nơi anh tin rằng mình sẽ có "cơ
hội đánh Nhật". Một lần, Mùi phát hiện ra rằng
nhiều đồng chí mình có thái độ miễn cưỡng chiến
đấu bởi vì Nhật "có tất cả các loại vũ khí
hiện đại, mà chúng tôi chỉ có súng trường và mỗi
khẩu chỉ có mười viên đạn". Nguyễn Hữu Mùi viện
lý rằng vì bây giờ anh đã bị lộ và những người
khác rồi sẽ cũng như vậy, và "nếu ta không chiến
đấu chống lại chúng thì chúng sẽ giết ta". Đội
quân nhỏ này đã kêu gọi trung đội Hoàng Văn Thái ở
gần đấy hỗ trợ, và lực lượng hỗn hợp này đã tổ
chức chiến sĩ của họ, cắt đứt đường dây điện
thoại, chặt cây để cản đường, và bao vây đồn địch.
Mặc dù chỉ là một đóng góp nhỏ nhoi vào thất bại
của Nhật, nhưng cuộc tấn công Tam Đảo chứng minh ý
chí sẵn sàng đánh đuổi kẻ thù của Việt Minh khi cuộc
chiến dường như có khả năng kết thúc có lợi cho họ
- một trong những nguyên lý cơ bản của chiến tranh du
kích. Donalđ Lancaster, một ký giả có mặt tại Việt Nam
trong thời gian chiến tranh, viết rằng Việt Minh "đã
bộc lộ sự miễn cưỡng gánh chịu tổn thất hay gây ra
những hành động trả thù bởi tấn công quân Nhật và
hạn chế đóng góp của mình vào thắng lợi của cuộc
tấn công đồn Nhật ở Tam Đảo". Tuy nhiên, ngay cả
Sainteny cũng phải thừa nhận những lợi ích tâm lý của
chiến thắng nhỏ này đối với người Việt Nam, còn
Nhật hết sức khó chịu, cay cú và chúng đã gửi điện
về Tokyo, "những hành động của Việt Minh hiện nay
mỗi lúc một trở nên trắng trợn. Chỉ vài ngày trước
đã xảy ra một cuộc tẩn công bất ngờ quy mô lớn tại
Tam Đảo do một nhóm người liên kết với phong trào này
thực hiện".
Cuộc tấn công Tam Đảo cũng cho thấy nhận
thức chính trị ngày càng tăng của Việt Minh và thực tế
là họ không chống Pháp một cách bừa bãi. Sau khi hạ
được đồn binh yếu này, Việt Minh giải phóng "trại
tập trung dân sự" của Nhật tại Tam Đảo. Nguyễn
Kim Hùng nhớ rằng mục đích tấn công Tam Đảo "chỉ
là để đánh Nhật và thu vũ khí", nhưng khi làm như
vậy họ cũng giải thoát nhiều tù nhân người Pháp. Việt
Minh sẵn sàng giúp đỡ "những người Pháp tiến bộ",
những người mà Trần Trọng Trung đề cập đến "đa
phần là giáo viên và học sinh của một trường học tại
Hà Nội". "Mặc dù điều kiện sống của người
dân địa phương rất thấp, và chúng tôi trải qua nhiều
vất vả khó khăn", Trần Trọng Trung nhớ lại, "nhưng
Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho chúng tôi làm mọi cách có
thể để cải thiện điều kiện sống cho những người
Pháp này". Maurice và Yvonne Bernard, hai giáo sư người
Pháp sống tại Tam Đảo và ở trong số những người
được Việt Minh quan tâm, đã đưa ra một bản tường
trình rất sống động về cuộc tấn công Tam Đảo và
thời gian họ ở cùng Việt Minh. Trong một bức thư ngỏ
gửi "những người bạn ở Hà Nội", họ đã cố
gắng chữa lại những gì họ đã tin tưởng là những ấn
tượng sai lầm nghiêm trọng về Việt Minh. Họ thẳng
thắn tuyên bố: "Việt Minh không phải là những tên
cướp biển và họ không căm thù người Pháp; họ chỉ
căm ghét chủ nghĩa phát xít và mong muốn đưa đất nước
họ thoát khỏi ách nô lệ của Nhật".
Căn cứ vào thái độ của Việt Minh đối với
người Pháp thì sau thắng lợi đó họ có thể dễ dàng
bỏ mặc những kẻ thực dân cho Nhật trả thù. Tuy nhiên,
"Việt Minh đã giúp đàn ông, phụ nữ và trẻ em Pháp
đến nơi an toàn, chăm sóc họ cho tới khi máy bay Đồng
Minh tới đón và đưa họ sang Trung Quốc", nhà sử
học nổi tiếng Ellen Hammer kết luận.
Sự kiện Việt Minh "giải phóng" cho
những dân thường Pháp thoát khỏi quân Nhật và giao họ
cho người Mỹ chứng tỏ rằng vào đầu tháng 7 năm 1945,
Việt Minh đã cố chứng minh rằng họ không đơn phương
chống Pháp và nhận ra con đường đạt được sự chấp
thuận của Mỹ là phải chiến đấu chống lại kẻ thù
duy nhất của họ là Nhật trong khi đó phải đối xử
nhân đạo với người Pháp. Mặc dù chính phủ Mỹ không
hề biết gì về chiến thắng Tam Đảo, nhưng nó rất có
ý nghĩa đối với những người lính trên bộ vào thời
điểm đó, đặc biệt là Frank Tan, Dan Phelan và Allison
Thomas. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng với chiến
thắng này Việt Minh cũng thành công trong việc đưa được
nhiều hơn người Pháp ra khỏi Việt Nam . Mặc dù AGAS đã
bố trí máy bay đưa phụ nữ và trẻ em Pháp đi tản,
nhưng Trung uý Montfort được Phác và Logos hộ tống, đã
dẫn những nhóm tị nạn còn lại từ Tam Đảo đến biên
giới và vào Trung Quốc. Ngày họ xuất phát, Thomas ghi
trong nhật ký: "Quá tệ là họ buộc phải rời đi
nhưng những người này không thích Pháp cũng gần bằng
không thích Nhật". Như chính Thomas thừa nhận, khi tới
Kim Lũng anh biết rất ít về cả Đông Dương thuộc Pháp
lẫn Việt Minh: Tuy nhiên, thật hiển nhiên, anh nhanh chóng
phát hiện ra thái độ của họ đối với người Pháp.
Lòng hiếu khách của Việt Minh và những cuộc nói chuyện
với Tan và Phelan thuyết phục Thomas hơn nữa về khả
năng tồn tại của các hoạt động liên minh giữa OSS và
Việt Minh mà không có người Pháp. Trong suốt thời gian ở
với Việt Minh, Thomas và Hồ Chí Minh thường xuyên nói
chuyện với nhau - về chính trị, về sứ mạng quân sự
của họ, và về "mối bất bình" của người
Việt Nam đối với người Pháp. Hồ Chí Minh giải thích
cho Thomas rằng ông "với tư cách cá nhân yêu mến
nhiều người Pháp", nhưng "phần lớn những người
lính của ông (nguyên văn) thì lại không". Cũng như
với Shaw, Fenn, Tan và Phelan, Hồ Chí Minh mô tả cho Thomas
những hành vi tồi tệ nhất của người Pháp. Người
Pháp giữ độc quyền về muối và rượu. Họ "bắt
người dân phải mua thuốc phiện" và phải đóng các
loại thuế cao; họ đã "bắn giết và xông hơi ngạt
nhiều tù chính trị"; họ đã xây dựng nhiều "nhà
tù hơn là trường học"; và họ đã tước đi của
nhân dân Việt Nam những quyền tự do được xem là cơ
bản trong đời sống của người Mỹ: quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do hội họp. Tuy nhiên, thậm
chí rất lâu sau chiến tranh, Thomas cương quyết khẳng
định rằng lúc đó anh không hề biết Hồ Chí Minh là
cộng sản:
Rõ rành ông là người. rất hiểu biết và
rất có giáo dục. Nhưng tôi nhớ tôi không hề biết ông
là Cộng sản. Tôi không biết ông nói được tiếng Nga,
tôi cũng không biết ông đã từng đến nước Nga… Tôi
cảm thấy ông rất chân thành… ông dường như là một
người quả quyết… Tôi còn nhớ rằng lúc đó tôi có
mặt trong một sứ mạng chính. Đó là một sú mạng quân
sự thuần tuý. Tôi chỉ hơi nghi ngờ ông vì binh sĩ của
ông sử dụng kiểu chào bắt tay. Nhưng khi tôi nói chuyện
đó với Dan Phelan và Frankie Tan thì cả hai đều cảm thấy
rõ ràng rằng Hồ Chí Minh không phải là một người Cộng
sản giáo điều, rằng ông là một người yêu nước chân
chính .
Dù mối quan hệ giữa OSS và GBT đã căng thẳng
tới đỉnh điểm nhưng tại Việt Nam, Tan và Phelan, cũng
như những người khác, vẫn ăn ý với nhau. Chỉ vài ngày
sau khi Thomas đến, Tan đã gửi cho Fenn lúc đó đang ở
Côn Minh một bức điện: "Thomas là một anh chàng
tuyệt vời, rất có cảm tình với Việt Minh và đã gửi
điện cho OSS đề nghị họ nên làm việc với Hồ Chí
Minh chứ không phải với người Pháp". Trên thực tế,
điều này là sự thật. Ngay sau khi có mặt, Thomas đã hỏi
thẳng Hồ Chí Minh về định hướng chính trị của Việt
Minh và ông đã quả quyết rằng thành phần của Việt
Minh gồm rất nhiều các đảng phái chính trị khác nhau
và Việt Minh "đang chiến đấu giành tự do và độc
lập hoàn toàn cho Đông Dương từ tay tất cả các thế
lực nước ngoài". Thomas nhớ lại, và "sau khi đã
giành được tự do họ mới lo đến vấn đề chính trị".
Hồ Chí Minh đề cập một cách thận trọng
đến vấn đề này: không phải là nói dối nhưng cũng
không đưa ra toàn bộ sự thật. Trong báo cáo chính thức
đầu tiên của Đội Nai gửi về Côn Minh, được viết
chỉ một ngày sau khi có mặt, Thomas tuyên bố dứt khoát:
"Hãy quên đi bóng ma Cộng sản. Việt Minh không phải
là Cộng sản. Họ ủng hộ tự do và những cải cách
thoát khỏi ách thống trị sự hà khắc của Pháp".
Tin rằng Hồ Chí Minh và Việt Minh chắc chắn
thân Mỹ - Hồ Chí Minh nói với Thomas ông sẽ "vui
lòng chào đón 10 triệu người Mỹ" - Thomas chuẩn bị
một loạt phương án hành động cho sứ mạng của Đội
Nai. Anh báo cáo rằng Hồ Chí Minh được cho là có "ít
nhất 3.000 người được vũ trang tại Bắc Kỳ", và
rằng ông có thể cung cấp cho Thomas bao nhiêu trong số đó
cũng được nếu anh cần. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đề nghị
Thomas nên sử dụng "không quá 100 người". Ông
nói thêm "nhiều người đã được huấn luyện đặc
biệt dưới sự chỉ huy của một vị lãnh đạo từng
được Hải quân huấn luyện đánh du kích tại Trung
Quốc".
Thomas cũng gửi đi phương án của Hồ Chí
Minh chuyển mục tiêu hoạt động của Đội Nai tới tuyến
đường bộ Thái Nguyên - Cao Bằng và liệt kê những lý
do thay đổi dưới đây:
- Không quân đã cắt đứt giao thông trên
tuyến đường bộ Hà Nội - Lạng Sơn.
- Tuyến đường này đã mất tầm quan trọng
kể từ khi Nam Ninh bị chiếm. quân Nhật có lực lưọng
mạnh hơn nhiều tại khu vực đó.
- Việt Minh chưa mạnh và chưa được vũ trang
tại khu vực đó
- Quân Nhật liên tục sử dụng tuyến đường
bộ Thái Nguyên - Bắc Cạn. Nhiều hơn so với tuyên Hà
Nội - Lạng Sơn.
- Đây là khu vực tốt hơn cho công tác huấn
luyện.
- Khu vực hiện nay hoàn toàn do Việt Minh kiểm
soát. Không có sự xâm nhập của quân Nhật.
Khu vực này đang trở nên yên tĩnh và từ đây
chúng ta có thể chuyển quân được huấn luyện về phía
nam để hoạt động trên tuyến đường đi Lào Cai và
cuối cùng là trên tuyến đường Hà Nội - Sài Gòn có ý
nghĩa sống còn và quan trọng hơn nhiều, hoặc nếu cần
thì đưa quân được huấn luyện của chúng ta hoạt động
trên tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn.
Như đã trở thành phong cách của mình, trong
một cơ sở hợp lý Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ
mọi yếu tố xác thực (Việt Minh hiển nhiên mạnh nhất
trong căn cứ địa), những mối quan tâm đối với người
Mỹ (khả năng phá vỡ tuyến đường sắt then chốt Hà
Nội - Sài Gòn tại Việt Nam), và những chi tiết lợi ích
đặc biệt đối với ông (triển vọng về việc huấn
luyện kỹ lưỡng và trang bị cho các chiến sĩ của ông
tại Việt Bắc). Cách phân tích của Hồ Chí Minh có ý
nghĩa đối với Thomas, người đã đề xuất với Bách
Sắc và Côn Minh rằng việc thay đổi nhiệm vụ của Đội
Nai phải được thực hiện, rằng một "căn cứ tương
đối ổn định" dành cho huấn luyện sẽ đặt tại
Kim Lũng, và mục tiêu ban đầu bị hoãn lại cho tới khi
Đội Nai hoàn thành công tác huấn luyện. Tonnesson bình
luận: "Đáng ngạc nhiên hơn, Thomas đã đồng ý - với
sự chấp thuận của cấp trên - hoạt động tạm thời
trên tuyến liên lạc ít quan trọng về mặt chiến lược
được Hồ Chí Minh ủng hộ. Do đó Thomas đã trì hoãn
nhiệm vụ được chỉ thị thi hành, nhiệm vụ này là
một phần quan trọng trong CARBONADO".
Thomas có thể đã bị ảnh hưởng trong việc
ra quyết định bởi một báo cáo tình báo đề ngày 8
tháng 7 về sức mạnh của quân Nhật. Báo cáo này đã
đánh giá 700 lính tại Thái Nguyên và 2.000 tại Cao Bằng,
thêm vào đó là 2.500 lính tại ngôi làng ở Bắc Cạn -
những con số đầy ý nghĩa đối với những người đang
hy vọng được đánh Nhật. Ngoài ra, Thomas yêu cầu những
phần còn lại của Đội Nai và Đội Mèo, gồm nhân viên
y tế, vũ khí và trang thiết bị, phải được thả dù
càng sớm càng tốt. Thậm chí anh còn gửi một tấm bản
đồ vẽ tay mô tả lộ trình chuyến bay tốt nhất và
điểm thả dù để tránh "những khu vực do Nhật kiểm
soát".
Thomas cũng đề nghị được cung cấp một số
lượng lớn trang thiết bị hỗn hợp, gồm 10 khẩu M-3 có
bộ giảm thanh ("tốt khi chiến đấu với lính gác và
quân tiên phong Nhật"); 100 màn chống muỗi; 100 "bộ
quần áo đã chiến xanh lá cây cỡ nhỏ, hay quần áo nguỵ
trang trong rừng và mũ" (không có quần áo ka ki); 5 bộ
bản đồ toàn thể Đông Dương, được xem là "yếu
tố cần thiết" đối với các nhóm tuần tra và là
"món quà cho các lãnh đạo đảng và quân sự rất
cần đến bản đồ"; "nhiều tạp chí ảnh (Tạp
chí Life ), sách báo"; muối ("những người dân
địa phương rất thiếu muối"); và 10 chiếc đồng
hồ "để làm quà cho các lãnh đạo đảng và quân
đội". Thomas đề nghị lấy những trang thiết bị
cần thiết đó từ người Pháp.
Anh đề xuất, "Lấy lại trang thiết bị
đã phát cho người Pháp, vì chúng tôi cần tất cả những
thứ đó (cả khẩu M-45 của tôi đã đưa cho Langlois)".
Tuy nhiên Thomas không biết rằng các trang thiết
bị của Mỹ phát cho người Pháp ngày 11 tháng 6 dự kiến
cho Đội Nai sử dụng đã bị thu hồi. Trung uý Défourneaux
không may lại là người chuyển tin này chỉ vài ngày
trước khi Thomas đưa ra đề xuất. Không may cho
Défourneaux, anh đã tạo ra nhiều kẻ thù trong những người
Pháp ở miền nam Trung Quốc. Trong khi làm việc và trò
chuyện với binh lính Pháp, anh phát hiện ra họ "đã
có kế hoạch quay lại thuộc địa, không cần phải đánh
nhau nhiều với Nhật mà vẫn tái lập quyền kiểm soát
trên một thế giới mà họ xem là của họ".
Cho rằng đây là nhiệm vụ của mình,
Défourneaux đã báo cáo lên cấp trên. Anh tin rằng thông
tin sẽ dừng lại ở đó. Tuy nhiên, không lâu sau anh được
lệnh hướng dẫn cho người Pháp để lấy lại trang
thiết bị Mỹ đã phát cho họ.
Défourneaux nhớ lại tình huống hết sức khó
chịu này:
Khi một nhóm sĩ quan quân đội Pháp từ từ
vây quanh và đẩy tôi vào tương, tôi biết mình đang ở
trong tình thế rất mong manh. Tôi cố nói với họ rằng
tôi không liên quan gì tới quyết định này, nhưng họ
khó chịu bởi thực tế là trước đó tôi đã bội ước
đối với họ. Họ thực sự tin rằng chỉ có tôi mới
có thể báo cho Biệt đội Mỹ rằng mục đích chủ yếu
của họ là giành lại thuộc địa… Thực tế là tôi là
một sĩ quan Mỹ bình thường, nhưng với họ, tôi lại là
người Pháp và là một kẻ phản bội.
Mặc dù quan hệ giữa Défourneaux với người
Pháp rất căng thẳng, nhưng anh vẫn thất vọng khi nhận
được tin của Thomas, theo đó người Pháp phải bị loại
khỏi sứ mạng của Đội Nai. Mặc dù nghi ngờ động cơ
của Pháp, anh vẫn cảm thấy động cơ của Việt Minh
cũng không tốt gì hơn. Trên thực tế Défourneaux tin rằng
không bên nào thực sự muốn dành Nhật. Qua những cuộc
trò chuyện với người Pháp, và thậm chí với vài người
Trung Quốc trong vùng, anh đã hình thành một ý kiến tiêu
cực về Việt Minh và cảm thấy rằng làm việc với họ
sẽ là một sai lầm. Tuy nhiên, là một sĩ quan cấp dưới
nên anh quyết định giữ ý kiến đó cho riêng mình.
Défourneaux nhớ lại:
Tôi cảm thấy chúng tôi đang mắc phải một
sai lầm lớn như sai lầm của người Pháp… Tôi có cảm
giác rằng không có ai có thể giao thiệp thành công với
Việt Minh. Họ sẽ không giữ lời hứa vì mục đích
chính của họ không phải là đánh đuổi Nhật ra khỏi
FIC, mà là đòi hỏi nhiều vũ khí trong khả năng của họ
và cố gắng kiểm soát Bắc Kỳ. Họ biết rằng không
sớm thì muộn Nhật sẽ rời khỏi Đông Dương, vậy thì
tại sao họ phải mạo hiểm cuộc sống vì một kết quả
nhãn tiền?
Không chú ý tới những cảm giác cá nhân,
Défourneaux và các đồng dội quay trở lại Bách Sắc theo
mệnh lệnh. Davis thông báo rằng Défourneaux cùng những
người còn lại của Đội Nai, cũng như Đội Mèo, sẽ
nhảy dù xuống Kim Lũng vào ngày 29 tháng 7. Davis đề nghị
rằng căn cứ vào thái độ của Việt Minh đối với
người Pháp, như được chứng minh bởi việc triệu hồi
Montfort, anh nên cân nhắc đến một cái tên giả và nói
rõ, với cái tên Pháp "Défourneaux" anh có thể vấp
phải những khó khăn tương tự. Thế là Défourneaux trở
thành Raymond Douglass. Đội dành cả ngày hôm sau để chuẩn
bị những đồ dùng sẽ được thả dù cùng với họ.
Sau những khó khăn trong việc tìm khu vực nhảy dù, Đội
Nai và Đội Mèo nhảy xuống một nơi với họ là những
khu rừng rậm xa lạ ở Bắc Việt Nam .
Hồ Chí Minh bị ốm nên không thể có mặt
tại khu vực nhảy dù để chào đón họ, tuy nhiên ông
vẫn cố gắng tranh thủ sự kiện họ đến nơi. Nằm
trên giường bệnh, ông đề nghị nhân dân địa phương
đến khoảng rừng thưa và chờ đợi những người Mỹ
"rơi từ trên trời xuống". "Chúng tôi rất
hồ nghi", một người dân địa phương nhớ lại,
"nhưng vì rất tin tưởng vào Bác Hồ, vì thế chúng
tôi đi. Chúng tôi chờ đợi gần hết ngày và không có
chuyện gì xảy ra. Nhưng sau đó chúng tôi nhìn lên bầu
trời và trên đó xuất hiện một chiếc máy bay, và rồi
từ chiếc máy bay họ nhảy xuống. Mọi người phải nói
rằng Bác Hồ quả là một bậc kỳ tài. Làm sao Bác có
thể biết một việc như vậy sẽ xảy ra?". Dĩ nhiên
Hồ Chí Minh biết rõ kế hoạch nhảy dù này. Thomas đã
cho ông biết kế hoạch đồ bộ, và các cán bộ Việt
Minh đã giúp bố trí khu vực nhảy dù với một dấu hiệu
quan sát (hình chữ T màu trắng trên mặt đất) để hướng
dẫn phi công. Tuy nhiên, sự sáng suốt là tất cả mọi
thứ, và lại một lần nữa Hồ Chí Minh đã chứng minh
ông làm chủ tình thế.
Khi các thành viên Đội Nai tiếp đất an toàn,
họ được Tan, Phelan, Zielski và "Mr. Văn", bí danh
của Võ Nguyên Giáp, chào đón. Không một ai bị thương,
và những người Mỹ một lần nữa lại được hộ tống
đi trên lối đi dưới mái vòm tre có khẩu hiệu "Chào
đón những người bạn Mỹ của chúng ta". Cả đội
không được gặp Thomas và Prunier cho tới đêm hôm sau;
hai người Mỹ này lúc đó đi trinh sát vị trí phòng thủ
của Nhật tại Chợ Chu, nơi Thomas muốn lập kế hoạch
tẩn công nhưng chiến tranh đã kết thúc trước khi anh có
cơ hội làm điều đó. Mặc dù lấy làm lạ về sự vắng
mặt của chỉ huy, cả đội cũng thấy nhẹ nhõm là cuối
cùng họ đã đổ bộ đúng địa điểm, và họ nghỉ
ngơi qua đêm. Bây giờ thì Đội Nai "đã đến nơi
theo kế hoạch, sẵn sàng và háo hức thực hiện nhiệm
vụ". Défourneaux nhận thấy mình đang nghĩ về "những
nỗ lực lãng phí của chúng ta, chúng ta thiếu chỉ thị
và lãnh đạo.
Mặc dù Défourneaux và những thành viên khác
trong đội đội che giấu nỗi oán giận về cái họ cho
là thiếu sự lãnh đạo, nhưng Thomas vẫn khá dửng dưng
trước mối bất động nội bộ này. Vài ngày sau họ
chuẩn bị bắt đầu nhiệm vụ huấn luyện của mình,
xếp gọn đồ quân nhu, chọn địa điểm huấn luyện,
nơi ăn ở, và thăm chớp nhoáng những bản làng xung
quanh, ở đó họ luôn được tiếp đón nồng hậu. Khi
Đội Nai ổn định tại khu vực này thì một số người
khác lại ra đi. Đội Mèo của đại uý Holland khởi hành
vào ngày 31 tháng 7 để thiết lập căn cứ tại khu vực
khác. Và Tan rời khỏi Đông Dương trên một chiếc L-5
được gửi tới để đón ông.
Tan đã trì hoãn ngày ra đi trong chừng mực có
thể, phớt lờ vô số lệnh triệu tập về Côn Minh của
Gordon. Tuy nhiên, khi Đội Nai đã đến, Đội Mèo bắt đầu
nhiệm vụ của mình, và Phelan vẫn làm việc cho AGAS, Tan
không còn lý do gì để ở lại Đông Dương. Ngoài ra, Tan
và Hồ Chí Minh đã "thiết lập được một mạng
lưới tình báo gồm các điệp viên người địa phương
thay thế hoàn toàn mạng lưới của Pháp đã không còn
tồn tại sau cuộc đảo chính của Nhật". Tan cũng
cảm thấy buồn khi phải rời xa những con người mà ông
đã coi như bạn bè tại Bắc Kỳ, đặc biệt là Hồ Chí
Minh. Hồ Chí Minh cũng lấy làm tiếc vì sự ra đi của
Tan. Tan nhớ lại câu nói cuối cùng của Hồ Chí Minh dành
cho ông: "Ngài sẽ luôn có cơ hội để đến với thế
giới và người Pháp cũng vậy. Nhưng bây giờ sự phối
hợp của chúng ta đã kết thúc, tôi sẽ không có cơ hội
đó". Tuy nhiên, lúc đó Tan đã không đánh giá hết
những khó khăn mà Hồ Chí Minh sẽ sớm phải đối mặt.
Mặc dù rất có thiện cảm với Hồ Chí Minh và Việt
Minh, những người ông đã cùng làm việc, nhưng Tan cũng
rất vui mừng khi được gặp lại bạn bè tại tổng hành
dinh GBT.
Vui mừng vì không biết gì về căng thẳng
giữa Gordon và Fenn, bất bình của Gordon với những cuộc
gặp gỡ Việt Minh của mình, ngay lập tức Tan bắt đầu
ca ngợi Hồ Chí Minh và Việt Minh. Gordon không có mặt tại
trụ sở GBT khi Tan đến và Fenn cảnh báo anh "đừng
khen ngợi (đối với Hồ Chí Mình) khi gặp nhau". Fenn
mô tả thiện cảm của Tan đối với Hồ Chí Minh là
"không thể kìm nén được", và Tan không hề có
ý định ngăn những cảm xúc của mình chỉ vì Gordon.
"Laurie sẽ phải đối mặt với sự thật", Tan
tuyên bố. "Người Pháp tại Đông Dương coi như đã
kết thúc. Khi chiến tranh chấm dứt Việt Minh chắc chắn
sẽ nắm được chính quyền. Và lúc đó Hồ Chí Minh có
thể làm được nhiều việc để giúp chúng ta!".
Nhiều tháng sau, Tan vẫn thường xuyên nói về Hồ Chí
Minh cùng nỗi khát khao giành độc lập của người Việt
Nam, và có lẽ đó chính xác là những gì Hồ Chí Minh
mong đợi. Trong một bức thư gửi Fenn, được viết trước
chuyến trở về Côn Minh của Tan, Hồ Chí Minh giải thích:
"Tôi muốn viết cho ngài một lá thư dài, thật dài
để cảm ơn tình bạn của ngài. Không may tôi không thể
viết được nhiều vì ngay lúc này tôi không được khỏe
(không ốm nặng đâu, ngài đừng lo?). Nhưng gì tôi muốn
nói thì ngài Tan sẽ nói giúp tôi".
Mặc dù Tan đã nói nhiều, nhưng vào tháng 8
năm 1945 vẫn còn có đôi điều để nghe.
Khi tháng cuối cùng của chiến tranh bắt đầu,
những người Mỹ ở Việt Nam không hề biết rằng Nhật
sắp thất bại, đã ổn định cuộc sống cùng Việt
Minh. Ngày 1 tháng 8, họ chứng kiến lễ khai trương "hội
trường" mới được xây dựng của Việt Minh, với
các bài phát biểu và kịch ngắn trào phúng chính trị,
gồm một vở mô tả "Quân Nhật đang tàn phá đất
nước họ" ra sao và một vở khác khắc hoạ việc
giải cứu thành công một phi công Mỹ. Trong những ngày
đầu ở doanh trại, các thành viên của Đội Nai đã gặp
gỡ nhiều Việt Minh và một vài người dân ở khu vực
xung quanh. Tuy nhiên, một người đáng quan tâm lại vắng
mặt: Hồ Chí Minh. Hôm cả đội đổ bộ, Võ Nguyên Giáp
đã xin lỗi vì sự vắng mặt của Hồ Chí Minh, ông nói
với những người Mỹ mới đến là "chỉ huy"
của họ bị ốm. Đến ngày 3 tháng 8, Hồ Chí Minh vẫn
không xuất hiện. Một vài thành viên trong đội, gồm
Défourneaux và Paul Hoagland, quyết định đi vào ngôi làng
gần đó để gặp Hồ Chí Minh và xem ông có cần giúp đỡ
gì không. Đã được người Pháp cảnh báo về người
đàn ông "tàn nhẫn" và "nguy hiểm" này,
Défourneaux rất ngạc nhiên về diện mạo của ông. Thay
vì một con người gớm guốc, Défourneaux chỉ thầy dường
như đây là một người ốm yếu đang lơ lửng gần cái
chết:
Nằm trong góc tối của căn phòng là một bộ
xương được bao phủ bởi làn da vàng khô. Một đôi mắt
đờ đẫn nhìn chúng tôi chằm chằm. Người đó đang run
nên giống như chiếc lá và rõ ràng đang bị sốt cao. Khi
mắt đã bắt đầu quen với bóng tối tối nhận ra chòm
râu dài lởm chởm đang xoã xuồng từ một cái cằm nhọn…
Hoagland nhìn qua nhanh và nói. "Người này không còn
sống được bao lâu nữa".
Nhưng Hoagland đã sẵn sàng ứng phó.
Hoagland, sinh ra tại Romulus, New York, đã được
đào tạo y sĩ tại Bệnh viện Willard trước Chiến tranh
thế giới 2.
Anh cũng có vài năm kinh nghiệm làm lính cứu
thương trên con tàu Thuỵ Điển Gripsholm. Hoagland được
tuyển vào OSS năm 1942 và đến nhận công tác tại Đội
Nai vào tháng 5 năm 1944. Sau khi khám qua cho bệnh nhân,
Hoagland cho rằng ông đang bị bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết, bệnh lỵ hay kết hợp của cả ba loại bệnh
trên. Anh đưa cho ông thuốc ký ninh, sulfa và "những
thuốc khác". Vài ngày sau Hoagland "điều trị cho
ông theo định kỳ". Allison Thomas sau đó nhận xét
rằng mặc dù trông Hồ Chí Minh "rất ốm yếu"
nhưng anh vẫn không tin ông sẽ chết. Trong vòng mười
ngày, ông đã hồi phục được ít nhiều, đã có thể
đứng lên và đi lại. Ngoài chăm sóc cho Hồ Chí Minh,
Hoagland, người nói tiếng Pháp trôi chảy, còn huấn luyện
cho Triệu Đức Quang thành một lính cứu thương. Không
những trở thành "đội cứu thương cho nhóm binh sĩ
Việt - Mỹ", Quang và Hoagland còn trở thành những
người bạn tốt. Theo đề nghị của Hoagland về việc
thử nấu vài món địa phương mà Hồ Chí Minh đã từng
đề xuất với Thomas không nên cho những người Mỹ ăn,
hai anh lính cứu thương "lén đi tới một ngôi làng
dưới chân đồi để nấu nướng". "Lần đầu
tiên chúng tôi trốn đi không có vấn đề gì Quang nhớ
lại, "nhưng lần thứ hai vì quá vội và cơm nấu
chưa được chín nên chúng tôi bị bệnh tiêu chảy".
Tình bạn nảy nở giữa Quang và Hoagland không
phải là duy nhất. Trần Trọng Trung, 22 tuổi, và Henry
(Hank) Prunier, Zi tuổi, cũng xây dựng được một tình
bạn. Họ nói với nhau bằng tiếng Pháp và vốn tiếng
Việt sơ đẳng của Prunier. Trung có rất nhiều câu hỏi
cho Prunier, ví như Roosevelt là ai, và hai người đã dành
nhiều thời gian để trò chuyện. Trung dạy cho Prunier "hát
một khúc ballad quân hành", bài hát này sau đó trở
thành quốc ca Việt Nam . Điều đó rõ ràng làm cho chàng
trai Mỹ được nhiều người Việt Nam trong doanh trại quý
trọng.
Trong sáu ngày đầu tháng 8, người Việt Nam
và người Mỹ cùng nhau dựng trại huấn luyện. Trong khi
người Việt tập trung dựng "những toà nhà" -
thường không nhiều hơn bốn bức tường, một mái tranh
và một cái nền - thì người Mỹ tập trung vào nội thất
của ngôi nhà mới. Họ làm vội những chiếc giường
ngủ, bàn ghế và vách ngăn. Trong vòng một tuần, trại
huấn luyện gồm 3 doanh trại dành cho binh lính người
Việt, một doanh trại dành cho lính OSS, một phòng họp,
một nhà bếp, một kho hàng, một trạm xá và "trụ
sở" liên lạc, một trường bắn rộng 150 thước
Anh(1) , và một khu vực huấn luyện ngoài trời. Cuối bãi
huấn luyện có một cây cao được dùng làm cột treo cờ
Việt Minh: một ngôi sao vàng ở giữa nền đỏ. Những
tân binh trẻ người Việt tham gia huấn luyện quân sự
(do người Mỹ huấn luyện) và huấn luyện chính trị (do
Việt Minh huấn luyện) vui sướng được ở đó.
Défourneaux nhớ rằng dường như các tân binh có vẻ rất
vui đơn giản là "được ở cùng nhau mà không bị gò
bó, được đàm đạo và học hỏi lẫn nhau". Từ
nhóm 110 tân binh, chỉ huy của họ Đàm Quang Trung và Đội
Nai chọn ra 40 người lính trẻ "nhiều triển vọng
nhất" để bắt đầu huấn luyện ngay. Những tân
binh, háo hức được làm việc cùng Đội Nai, đã được
Hồ Chí Minh đặt tên chính thức là "Bộ đội Việt
- Mỹ". loại trừ William Zielski luôn bận liên lạc
điện đài với Bách Sắc và Côn Minh, tất cả các thành
viên của Đội Nai đều tham gia huấn luyện cho người
Việt. Thomas đã mang theo những cuốn giáo trình huấn
luyện của quân đội Mỹ hướng dẫn luyện tập và cách
sử dụng vũ khí Mỹ và đợt huấn luyện bắt đầu ngày
9 tháng 8 - ba ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống
Hiroshima . Không hề biết gì về những sự kiện đang gây
chấn động địch cầu, Đội Nai tiếp tục huấn luyện
nhóm tân binh được lựa chọn của Việt Minh để chuẩn
bị cho cuộc chiến tranh du kích chống Nhật. Những tân
binh trẻ được huấn luyện cách sử dụng súng cacbin
M-1, súng tiểu liên Thompson, súng trường, bazoca, súng máy
hạng nhẹ và Bren. Chương trình huấn luyện gồm phép đạc
tam giác, tập bắn và lau chùi vũ khí. Họ còn được
hướng dẫn cách sử dụng súng cối và lựu đạn. Việc
tập luyện tương đối căng thẳng từ ngày 9 cho đến 15
tháng 8, từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều. Ngày 10
tháng 8 họ nhận được một đợt thả đồ tiếp tế bổ
sung vũ khí và đạn được để tiếp tục công tác huấn
luyện tân binh. Chắc chắn Võ Nguyên Giáp rất vui mừng
với những khí tài bổ sung này.
Trang thiết bị được thả dù xuống Việt
Bắc vào ba vị trí thả đồ tiếp tế của Đội Nai, kết
hợp với "những loại vũ khí nhẹ do Việt Minh chế
tạo tại những nhà máy quân khí đơn sơ của họ trong
rừng" đã tạo thành một đội quân "được
trang bị vũ khí đầy đủ gây ấn tượng cho những người
dân nông thôn". Võ Nguyên Giáp nhớ lại: nhìn thấy
nhóm quân mới đứng trong hàng ngũ chỉnh tề và được
trang bị súng trường mới cùng lưới lê sáng loáng khiển
chúng tôi phấn khởi và tin tưởng". Người viết
tiểu sử của Võ Nguyên Giáp, Cecil Currey, nói thêm: "Ông
Giáp đã kiểm tra cho chắc rằng những đơn vị trang bị
mới của ông được càng nhiều người trông thấy càng
tốt". cả Thomas và Défourneaux cũng bị ấn tượng
với những đơn vị mới này. Cả hai đã ghi lại trong
trong nhật ký của mình tinh thần hăng hái và khả nãng
tiếp thu nhanh chóng hầu hết các kỹ nãng quân sự của
những người lính trẻ Việt Nam . Tuy nhiên, cả hai đều
không nhìn thấy tận mẳt toàn bộ giá trị của nhiệm
vụ này. Trong khi Thomas đề nghị huấn luyện binh lính
tại khu căn cứ và sau đó, "khi họ đã thành thạo"
thì tấn công Nhật tại những khu vực nguy hiểm hơn gần
Thái Nguyên và Lạng Sơn, thì trung uý Défourneaux không
đồng ý với bản chất của cả huấn luyện lẫn giả
thuyết huấn luyện Việt Minh tổng thể. Về bản chất
huấn luyện anh viết:
Chúng tôi đang huấn luyện tân binh cho cuộc
chiến tranh thông thường trong khi dự tính các hoạt động
du kích. Nhân tố quan trọng nhất đối với một hoạt
động du kích thành công là sự hiểu biết địa hình.
Điều này chắc chắn không có trong phạm vi chuyên môn
của chúng tôi. Những người mà chúng tôi đang huấn
luyện có thể hoạt động khắp Đông Dương mà không sơ
bị phát hiện như những người không phải là dân bản
xứ. Là người phương Tây, chúng tôi không có cách nào
thuyết phục người dân địa phương cầm lấy vũ khí và
chống lại thế lực xâm lược… Tất cả những gì cần
từ chúng ta là vũ khí, và huấn luyện cách sử dụng
những loại vũ khí này.
Défourneaux thậm chí còn chỉ trích gay gắt
hơn ý tưởng huấn luyện Việt Minh, những người anh tin
là cộng sản khi so sánh cách chào kiểu nắm tay, bài hát
ca ngợi và cách cư xử của họ với những gì tương tự
của những người cộng sản Pháp mà anh đã thấy khi còn
là một thanh niên lớn lên tại miền Đông nước Pháp:
Thật khó cho tôi khi làm theo ý tưỏng huấn
luyện quân sự cơ bản cho một nhóm người bản xứ,
những người nhờ mưu mẹo đã thoát khỏi sự chú ý của
những chủ thuộc địa người Nhật và sống sót được…
Nếu những người này được tổ chức thành những trung
đội, đại đội chính qui và nhưng đon vi cỡ tiểu đoàn
thì dù có thể, chúng tôi cũng không "việc gì phải
dính vào việc xây dựng một lực lượng vũ trang cho mục
đích chiến đấu chống Nhật" .
Mặc dù nghi ngờ động cơ của họ, nhưng
Défourneaux vẫn thú nhận rằng Việt Minh là những học
viên quân sự giỏi và thậm chí chính Hồ Chí Minh cũng
là một "người tài ăn nói, có phạm vi hiểu biết
rộng". Với hầu hết những người khách Mỹ Hồ Chí
Minh chí ít cũng dành một phần thời gian để bàn luận
về sự vượt quá giới hạn của Pháp tại Việt Nam và
khát vọng giành tự do của người Việt. Ông nói với
Défourneaux, cũng như với Thomas và Phelan, rằng thậm chí
ông sẽ chấp nhận một "thời kỳ quá độ, trong đó
Pháp sẽ hướng dẫn và cuối cùng sẽ chuyển giao trách
nhiệm điều hành cho những người Đông Dương được
lựa chọn".
Thomas cũng nhớ là Hồ Chí Minh đã đề cập
tới một thời kỳ quá độ từ năm tới mười năm dưới
sự hướng dẫn của Pháp. Thậm chí nhiều năm sau khi rời
Việt Nam, Thomas vẫn nhớ lại sự quan tâm đặc biệt đối
với những bức điện mà anh đã thay mặt ông gửi cho
người Pháp gần như ngay sau khi anh đặt chân tới Kim
Lũng. Ngày 17 tháng 7, Hồ Chí Minh đề nghị Thomas báo cho
người Mỹ tại Côn Minh biết rằng ông sẵn sàng nói
chuyện với một sĩ quan cấp cao của Pháp, ví dụ như
tướng Sabattier. Patti mô tả nỗ lực này là khả năng
nắm bắt "thời điểm thích hợp" của Hồ Chí
Minh với hy vọng người Pháp sẽ thực sự bị ấn tượng
bởi sự hiện diện của người Mỹ tại căn cứ của
ông, qua đó phải có thái độ tôn trọng ông. Bản kiến
nghị gồm năm điểm của Việt Minh yêu cầu người Pháp
"tôn trọng tương lai chính trị của Đông Dương
thuộc Pháp " với các điều khoản sau:
Một quốc hội sẽ được lựa chọn bằng
phổ thông đầu phiếu. Đó sẽ là cơ quan lập pháp của
đất nước. Một thống đốc người Pháp sẽ thực hiện
trách nhiệm của tổng thống cho tới khi nền độc lập
của chúng tôi được bảo đảm. Vị tổng thống này này
sẽ lựa chọn nội các hoặc một nhóm cố vấn được
quốc hội chấp thuận. Quyền lực rõ ràng của tất cả
những cơ quan này có thể được định rõ trong tương
lai.
Độc lập sẽ được trao cho đất nước này
trong thời gian tối thiểu là 5 năm và tối đa là 10 năm.
Những nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ
được trả lại cho nhân dân sau khi bồi thường sòng
phẳng cho những người hiện đang sở hữu chúng. Nưóc
Pháp sẽ có lợí từ đặc quyền kinh tế.
Tất cả những quyền do Liên Hợp Quốc đã
công bố sẽ được bảo đảm tại Đông Dương.
Cấm buôn bán thuốc phiện .
Trong chừng mực những gì Patti có thể xác
định được lúc đó, thông điệp của Hồ Chí Minh không
được người Pháp đáp lại. David Marr viết: "Người
Pháp đã chuẩn bị trả lời hoà giải, dù là lấp lửng,
nhưng lại không chuyển nó qua các kênh của OSS rõ ràng
là để Sainteny đích thân trao cho Hồ Chí Minh. Nhưng thời
gian dành cho hoà giải thời chiến đang nhanh chóng kết
thúc. Ngày 6 tháng 8, những suy đoán trên cơ sở đó các
nguyên tắc của chúng ta đang phát huy tác dụng đã bị
đổ vỡ bởi trái bom nguyên tử tàn phá Hiroshima ".
Tại doanh trại Đội Nai, tin tức về khả
năng đầu hàng được gửi đến qua Dan Phelan. Phản ứng
trong binh lính khá mâu thuẫn. Mặc dù rất phấn khích
trước viễn cảnh được trở về nhà, nhưng họ cũng
thất vọng vì chiến tranh có thể kết thúc trước khi họ
có cơ hội được đánh nhau trực tiếp với Nhật. Ngày
11 tháng 8, trung uý Défourneaux đã viết vào nhật ký:
"Chúng tôi vẫn mong có trận đánh nào đó trước khi
chiến tranh kết thúc?"
Défourneaux báo cáo rằng tất cả thành viên
Đội Nai "đang làm việc khá tốt" trong mọi hoàn
cảnh, ngoại trừ trung sĩ Vogt. Vogt không vui với nhiệm
vụ huấn luyện của mình và nói rõ với viên trung uý
rằng anh ta "đã tình nguyện đi giết lính Nhật chứ
không phải làm một trung sĩ huấn luyện". Tuy nhiên,
Thomas lại rất vui khi nhận tin này. Trong nhật ký ngày 15
tháng 8 anh viết: "Hôm nay là một ngày vui. 9 giờ sáng
nghe qua radio rằng những cuộc đàm phán về đầu hàng
cuối cùng đã gần kết thúc". Niềm vui của viên
thiếu tá dường như càng làm tăng thêm nỗi thất vọng
của cả đội. "Ba tháng trước", Défourneaux nói,
"tất cả đều muốn được chiến đấu với quân
Nhật, nhưng bây giờ họ cảm thấy rằng vị thiếu tá
đã sai lầm vì không cho họ cơ hội". Khi tình cờ
nghe được sự hoan hỷ của Thomas, binh lính "phẫn nộ
về thái độ của anh khi những cơ hội chiến đấu của
họ bị co lại". Khát vọng đánh nhau với Nhật này
là một trong những đặc tính người Việt Nam ngưỡng
mộ. David Marr kết luận: Người Việt Nam bị mê hoặc
bởi những con người xa lạ này, những người rơi từ
trên trời xuống với hàng tấn trang thiết bị của
phương Tây, những người giữ được liên lạc đường
dài với các nguồn quyền lực to lớn ở thế giới bên
ngoài, thường khăng khăng đòi được cởi trần (hoàn
toàn không giống thực dân Pháp có ý thức về ăn mặc)
khi đi lại và cho thấy mọi biểu hiện về mong muốn
được giết Nhật ngay khi chương trình huấn luyện vừa
kết thúc". Mặc dù sự đầu hàng của Nhật dường
như đã diễn ra vào ngày 10 tháng 8, nhưng cả người Mỹ
lẫn người Việt tại Việt Bắc đều không thể chắc
chắn là chiến tranh thực sự kết thúc, vì vậy công tác
huấn luyện vẫn tiếp tục hơn bốn ngày sau. Nhưng ngay
khi người Mỹ đang kết thúc cuộc chiến của họ, thì
Việt Minh lại đang sắp đặt những kế hoạch mới. Từ
ngày 13 tới ngày 15 tháng 8, ICP, đảng lãnh đạo chính
trị của Việt Minh, tổ chức một "hội nghị chiến
lược" tại một ngôi làng gần Tân Trào. Niềm phấn
khởi lan truyền khắp nơi khi các phái đoàn từ xa như
miền Nam, miền Trung, Lào và Thái Lan trên đường về Tân
Trào, khi những cán bộ đã nhiều năm không gặp nhau tìm
hiểu lại về nhau và khi tự do dường như sắp đến
gần. Như một hoạt động bên lề hội nghị, các đại
biểu được đưa tới những trại huấn luyện để chứng
kiến công tác huấn luyện của Lực lượng Việt - Mỹ.
Đối với hầu hết các đại biểu, các thành viên Đội
Nai là những người Mỹ đầu tiên họ đã từng gặp.
Mặc dù không xuất hiện vào lúc khai mạc hội nghị vì
bị ốm, nhưng lại một lần nữa Hồ Chí Minh lặng lẽ
thể hiện quyền lực và những mối quan hệ của ông với
người Mỹ. Nhà sử học Stein Tonnesson đã nhắc nhở về
sự nhấn mạnh thái quá ảnh hưởng của sự hiện diện
của Đội Nai tại Tân Trào và chỉ ra các nhân tố đưa
Hồ Chí Minh đến với quyền lực tại Việt Nam - gồm
danh tiếng đáng kể của ông trong một số đại biểu
với tư cách là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc có nhiều
tác phẩm, và cơ sở cách mạng - cái đã được Đảng
gây dựng trong cả nước. Theo quan điểm của Tonnesson, sự
hiện diện của người Mỹ chỉ có vai trò "làm tăng
nhuệ khí" hơn là những thứ khác. Tuy nhiên, với tất
cả các nhân tố hợp lại, và khi bế mạc hội nghị, ưu
tiên của Hồ Chí Minh phát động "tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trên toàn quốc" đã chiếm ưu thế.
CHƯƠNG 7C
Hôm sau, ngày 16 tháng 8, ban lãnh đạo Việt
Minh "triệu tập Đại Hội Quốc Dân tại Tân Trào".
Đại hội đã thông qua quốc kỳ mới có một ngôi sao
vàng trên nền đỏ và quốc ca mới. Ngày 15 tháng 8, khi
hội nghị lần thứ nhất bế mạc thì Thomas ăn mừng tin
về sự đầu hàng "sắp diễn ra", anh và Võ
Nguyên Giáp quyết định hạ trại, đến gặp Hồ Chí
Minh và tiến về Thái Nguyên. Ngay khi Thomas và Giáp tới
trụ sở chính của Hồ Chí Minh thì ông đến trên một
chiếc cáng. Ông báo tin Nhật đã "đầu hàng vô điều
kiện" vào buổi chiều.
Thomas phát những vũ khí Đội Nai đã sử dụng
trong huấn luyện cho bộ đội Việt Minh và thông báo với
cả học viên và những người Mỹ rằng họ có thể sẽ
"ra đi" ngày hôm sau.
Đêm hôm đó những người Mỹ và người Việt
liên hoan đến khuya. "Chúng tôi bắn pháo hiệu và
pháo hoa trước các binh sĩ của mình", Thomas ghi lại.
"Tất cả mọi người cùng hét to "Hoan hô! Hoan
hô!" Đêm nay chúng tôi là những chàng trai hạnh phúc.
Chúng tôi sẽ có bộ dạng khá tệ khi lên đường sáng
ngày mai. Trong lúc các binh sĩ ăn uống và hát hò, Triệu
Đức Quang nói với những người Mỹ là anh đã coi họ
như những người bạn. Những người bạn Mỹ của chúng
ta giải thích rằng hoà bình đã đến và bây giờ tôi
không phải đánh nhau nữa", anh nhớ lại. Nhưng",
Triệu Đức Quang vội nói thêm, "quân Nhật vẫn còn
có mặt trên đất nước tôi, và nước chúng tôi vẫn
còn chiến tranh vì thế chúng tôi vẫn phải tiếp tục
chiến đấu". Khi Đội Nai và Lực lượng Việt - Mỹ
ăn mừng chiến thắng của Đồng Minh, không ai trong số
họ nhận ra là chẳng bao lâu họ sẽ được tham gia đánh
Nhật
Chú thích:
(1) một thước Anh bằng 0,914m.
CHƯƠNG 8
Mặc dù đã được Davis truyền đạt tại
Bách Sắc là "Hãy bám trụ cho tới khi nhận thêm mệnh
lệnh", nhưng vào ngày 16 tháng 8, Đội Nai và Lực
lượng Mỹ - Việt rời Tân Trào sau một "cuộc tiễn
đưa trước các Đại biểu Quốc hội". Cả Thomas và
Võ Nguyên Giáp đều nóng lòng lên đường về Thái
Nguyên.
Võ Nguyên Giáp nhớ đến tình trạng náo động
tràn ngập những ngôi làng khi tin tức về sự đầu hàng
của Nhật được loan báo. "Tôi nhận lệnh chuẩn bị
chiến đấu từ uỷ Ban Trung ương", ông giải thích.
Ngày 16 tháng 8, cùng Quân Giải phóng tôi rời Tân Trào để
tấn công quân Nhật tại Thái Nguyên, thị xã đầu tiên
được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân thù
trên đường chúng tôi tiến về Hà Nội". Ban đầu
Võ Nguyên Giáp và Thomas chỉ huy các chiến sĩ trong thành
phần một đơn vị vượt qua địa hình khó khăn giữa
khu vực huấn luyện và đích đến. Tuy nhiên, sáng 17
tháng 8 và lần nữa vào ngày 18 tháng 8, đội quân chia ra
thành hai nhóm cùng Võ Nguyên Giáp, Thomas và một trung đội
Việt Minh đi một đường và Défourneaux cùng những người
còn lại - cả Mỹ lẫn Việt (do Đàm Quang Trung chỉ huy)
- đi đường khác thẳng hơn tới Thái Nguyên. Mặc dù hai
nhóm nhập lại vào cuối mỗi ngày, nhưng quyết định
của Thomas không đi cùng quân của mình mà đi cùng Võ
Nguyên Giáp càng làm tăng thêm thái độ chống đối của
một vài thành viên trong Đội Nai.
Chuyến đi bốn ngày tới Thái Nguyên thật khó
khăn; cả hai đội quân của Thomas và Défourneaux phải
băng qua những con đường núi dốc đứng và lội qua
những dòng nước lũ, thường xuyên đi trong bùn lầy và
mưa. Tuy nhiên, hàng đêm họ được lo cho chỗ ngủ khô
ráo, sạch sẽ và bữa ăn nóng sốt.
Défourneaux nhớ là dọc theo đường đi, những
người Mỹ được nhiều dân làng tò mò chào đón, vài
người trong số dân làng còn cho họ bia và hoa quả. Mặc
dù tuyến đường của Thomas cũng vất vả, cựu chiến
binh Việt Minh Nguyễn Chính hồi tưởng lại những cuộc
trò chuyện vui vẻ bằng tiếng Pháp "như chỗ bạn
bè" với Thomas, về nụ cười của viên thiếu tá và
câu trả lời "không vấn đề gì" khi anh chịu
đựng những cơn mưa rào và khi lôi ra những con vắt xanh
lè. Kinh nghiệm của Thomas khác một chút so với những
người còn lại của Đội Nai, có lẽ vì lộ trình xen kẽ
của anh. Chẳng những nhận được đồ tiếp tế từ
những người nông dân, anh còn được chào đón bằng
những nụ cười hân hoan, những tràng vỗ tay và tiếng
hò reo "Hoan hô! Hoan hô!". Nhiều cán bộ địa
phương đến chào mừng Thomas. Và Thomas theo tường trình
đã đáp lại:
Đây và lần đầu tiên chúng tôi đến đất
nước của các bạn, nhưng đến lúc này chúng tôi có rất
nhiều tình cảm và ận tượng tốt đẹp về vẻ đẹp
của cảnh vật và con người của vùng đất này. Tôi hy
vọng là sau này chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn để
đi thăm đất nước các bạn, Việt Nam, và đó hẳn là
một niềm vui lớn. Nhưng bây giờ, cả các bạn và chúng
tôi phải thực hiện nhiệm vụ chung trong cuộc chiến
chống Nhật và chúng ta hãy cùng hợp tác để hoàn thành
nhiệm vụ và chúng tôi hy vọng mối quan hệ hữu nghị
Việt - Mỹ sẽ tồn tại lâu dài .
Ngoài sự chào đón của người dân, Thomas còn
nhớ đã nhìn thấy cờ Việt Minh trong những ngôi làng mà
anh đi qua.
Anh kết luận rằng đây là một biểu hiện
rõ ràng về sức mạnh của Việt Minh tại khu vực đó.
Những lá cờ đó không chỉ vừa xuất hiện", Thomas
suy luận. "Chúng phải được làm từ trước và cất
giấu đi". Điều này dĩ nhiên là đúng. Dân làng đã
được chuẩn bị rất tốt để đón những người Mỹ.
"Một số cán bộ của chúng tôi đã nói chuyện với
nhân dân", Trần Trọng Trung nói. "Nhiệm vụ của
người dân địa phương là giữ bí mật và tổ chức các
hoạt động an ninh, duy trì canh gác trong toàn bộ khu vực
và tỏ ra thân thiện với người Mỹ".
Thomas bị ấn tượng bởi sự đón tiếp nồng
ấm mà anh và Việt Minh đã nhận được trong chuyến đi.
Cũng chính trong chuyến đi vất vả khó khăn tới Thái
Nguyên này mà Thomas đã hiểu thêm về Võ Nguyên Giáp:
Chuyến đi bộ xuyên qua những vùng đồi núi
là khoảng thời gian tôi gần gũi nhất với Võ Nguyên
Giáp. Lúc đó tôi khoảng ba mươi tuổi, và ông có lẽ
chỉ lớn hơn tôi ba tuổi. Có lúc ông kể cho tôi nghe
rằng vợ và chị vợ của ông đã chết trong nhà tù của
Pháp. Ông có tình cảm chống Pháp rất mạnh. Ông là
người mạnh mẽ, không nghi ngờ gì nữa. Người Pháp gọi
ông là núi lửa bị tuyết bao phủ. Ông luôn biết kiềm
chế bản thân, và rõ ràng là rất thông minh và có giáo
dục. Quân lính của ông tôn thờ ông. Tôi rất mến ông.
Khi tình bạn giữa Thomas với Võ Nguyên Giáp
phát triển, quan hệ của anh với Đội Nai lại càng xấu
hơn. Sự thiếu quan tâm rõ ràng của Thomas đối với cấp
lãnh đạo tại tổng hành dinh càng làm cho các thành viên
Đội Nai khó chịu. Ngày 19 tháng 8, sau gần hai ngày không
liên lạc điện đài với Bách Sắc vì trời mưa, Thomas
nhận được một loạt bức điện gửi từ ngày 16, 17 và
18 tháng 8 ra lệnh cho anh không được chấp nhận bất cứ
sự đầu hàng nào của Nhật trong khu vực, hoãn lại
chuyến đi vất vả tới Hà Nội cho đến khi có lệnh,
giữ lại tất cả các trang thiết bị, để những người
Mỹ đi riêng và chỉ cho phép những người Việt dẫn
đường được đi cùng. Ngoài ra, Davis ra lệnh cho Thomas
phải có "biên nhận chính xác" trang thiết bị đã
phát trong suốt khoá huấn luyện. Ngày 18 tháng 8 Thomas
được tham vấn là Đội Nai cũng như Đội Mèo nên tiến
về Hà Nội với trang thiết bị của OSS , sau đó chúng
sẽ được xe tải đưa trở lại một căn cứ của Mỹ
tại Trung Quốc. Còn trang thiết bị hai đội không thể
mang theo sẽ "được đi tản bằng đường hàng không"
khi có thể.
Sáng 19 tháng 8, Thomas không tuân theo ba trong
bốn mệnh lệnh đầu tiên: anh vẫn tiếp tục tiến về
Hà Nội cùng một đội quân lớn của Việt Minh. Trước
đó, ngày 15 tháng 8, sau khi nghe tin về sự đầu hàng của
Nhật, Thomas đã chuyển giao phần lớn vũ khí của Mỹ
được sử dụng trong khoá huấn luyện cho Lực lượng
Việt - Mỹ. Điều khiến tình hình thậm chí trở nên xấu
hơn là trước các đội viên Thomas tỏ ra không quan tâm
đến việc anh không chấp hành mệnh lệnh của Bách Sắc.
Trong báo cáo về nhiệm vụ của Đội Nai,
Thomas thú nhận là lệnh cấm chấp thuận bất cứ sự
đầu hàng nào của Nhật "cực kỳ đáng thất vọng"
đối với anh, "vì tất cả chúng tôi đều cảm nhận
rằng chúng tôi đã mạo hiểm cuộc sống của mình khi
đến đây và bây giờ khi đã gần đến đích thì chúng
tôi lại không được phép tham gia vào bữa tiệc thịnh
soạn này.
Các thành viên Đội Nai cũng băn khoăn là
Thomas sau khi quyết định giúp Việt Minh nắm quyền kiểm
soát thị xã Thái Nguyên, dường như quan tâm đến lợi
ích của Việt Minh nhiều hơn là quyền lợi của chính
đồng đội mình. Khi Đội Nai xuất phát từ trại quân
ngoài trời vào ngày 19 tháng 8, Défourneaux không thể không
để ý đến "lá cờ đỏ lớn dẫn đầu", ngoài
ra, Défourneaux cũng rất bực tức vì thiếu tá Thomas "vẫn
phụ trách du kích quân", nhưng anh thậm chí còn giận
dữ hơn khi thấy Võ Nguyên Giáp "dường như có toàn
quyền điều khiển cả vị chỉ huy của chúng tôi".
Défourneaux đã ghi lại những ấn tượng của
mình trong nhật ký ngày 19 tháng 8:
Ông ta mặc kệ tất cả chúng tôi. Ông ta
không thèm nói với tôi lời nào, chỉ luôn cặp kè với
ông Văn (Võ Nguyên Giáp). Ông ta yêu cầu tôi chấp thuận
chỉ sau khi đã quyết định làm việc gì đó. Ông ta kéo
tôi sang một bên để giải thích cho tôi tình hình, thường
là sai vì ông ta không hiểu tiếng Pháp. Ông ta cố tình
không tuân mệnh lệnh và khiến đội của ông ta thắc
mắc (nguyên văn) về phần mình liệu ông ta có (không)
quan tâm tới điều gì. Tôi ở cùng nhưng người lính và
không thể không nghe những cuộc nói chuyện của họ. Họ
ghét ông ta, chính cá nhân tôi mỗi lúc một ghét ông ta
hơn. Tôi cảm thấy mình chỉ là một tay mơ, chẳng giống
một sĩ quan chút nào .
Khoảng bảy giờ tối 19 tháng 8, Đội Nai dừng
lại nghỉ đêm. Không nghỉ được, Thomas đã rời trại
vào lúc bảy giờ rưỡi và "nhập" cùng các lãnh
đạo Việt Minh "để xem họ sẽ quyết định gì".
Défourneaux và những người khác chăm chú lắng nghe cuộc
tranh luận của viên thiếu tá với Việt Minh với sự lo
âu ngày càng tăng. Défourneaux ghi lại những điều đã
nghe thấy trong nhật ký của đội. Thomas đang, anh viết,
"tổ chức cuộc tấn công vào Thái Nguyên". Ông
ta "trao các trang thiết bị của đội", gồm "bộ
đàm và ống nhòm" cho Việt Minh. Tôi nghe thấy ông ta
ra lệnh cho các chỉ huy trung đội dự kiến lãnh đạo
cuộc tấn công", Défourneaux viết. "Mọi người
và cả tôi không thể ngủ và thư giãn nổi".
Cựu chiến binh Việt Minh Nguyễn Chính cũng
cảm thấy Thomas đóng một vai trò quan trọng trong việc
tổ chức tấn công. "Kế hoạch sẵn sàng hành động
được tạo ra bởi những người bạn Mỹ", Chính
phát biểu, "đặc biệt là bản thân ngài Thomas".
Nhật ký của Thomas không thể hiện rõ ràng sự tham gia
của anh trong việc vạch kế hoạch, mặc dù anh nói rõ
trong báo cáo chính thức rằng một phần lý do rời Tân
Trào tới Thái Nguyên là để "xem xét những gì có
thể làm được trong chiến đấu". Thomas cũng nói đến
kế hoạch cho ngày hôm sau: "Kế hoạch là để một
đội đến Dinh Thống đốc và buộc lính bảo vệ địa
phương phải đầu hàng, người Mỹ sẽ tới nhà an
toàn(1) , và những binh sĩ còn lại sẽ bao vây các đồn
Nhật".
Sáng sớm ngày 20 tháng 8, Đội Nai lại tiếp
tục xuất phát. Tất cả người Mỹ, ngoại trừ Thomas,
đi cùng ba mươi du kích Việt Minh, và như đã trở thành
hình mẫu, lá cờ đỏ sao vàng lớn của Việt Minh vẫn
dẫn đường. Đó là chuyến đi tương đối ngắn và dễ
dàng - cuộc hành quân tới Thái Nguyên mất chỉ một
tiếng đồng hồ - nhưng tất cả vừa thấy khó hiểu vừa
không vui về quyết định ra đi sớm như vậy. Thành viên
Đội Nai, Henry Prunier, nhớ lại là mặc dù chiến tranh đã
kết thúc, nhưng "chúng tôi đi bộ tới Thái Nguyên
vào lúc bốn giờ sáng như thể vẫn còn đang có chiến
sự". Khi đến nơi, những người Mỹ đã rất ngạc
nhiên khi thấy ánh đèn điện đường chiếu sáng trong
một thị xã ở Việt Nam, họ cảm thấy bớt căng thẳng
hơn và nhanh chóng được đưa tới "ngôi nhà an toàn",
nơi họ thu xếp ngủ đẫy giấc như vẫn hằng ao ước.
Thomas và Võ Nguyên Giáp xuất hành muộn hơn
một tiếng so với Đội Nai và đến Thái Nguyên vào
khoảng năm giờ sáng. Nơi họ dừng chân đầu tiên là
toà thị chính thành phố.
Theo đúng quyết định chính sách của Đảng
ngày 12 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp đã gửi một tối
hậu thư yêu cầu đầu hàng tới quân Nhật. Nhưng Nguyễn
Chính nhớ là đã đánh máy và gửi đi hai bức tối hậu
thư vào ngày hôm đó: một bức của Võ Nguyên Giáp và
một bức bằng tiếng Anh do Thomas ký. Những văn kiện này
chắc chắn có ít tác dụng trong việc thuyết phục quân
Nhật vốn đã ém quân rất kỹ giao nộp vũ khí cho Việt
Minh. Tối hậu thư cho tất cả những thời điểm như vậy
nhìn chung có nội dung như sau:
Hỡi các sĩ quan và bính lính Nhật.
Chính phủ Nhật đã đầu hàng Đồng Minh.
Quân đội Nhật đang dần dần bí tước vũ khí ở tất
cả các mặt trận. Trước khi quân Đồng Minh tiến đến
Đông Dương, hãy giao nộp vũ khí cho Việt Minh và Quân
đội Giải phóng Việt Nam . Bằng việc làm đó, các bạn
sẽ không chí bảo vệ được mạng sống của mình mà
còn góp phần vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân
Việt Nam . Thời khắc cuối cùng quyết định số phận
của các bạn đã đến! Không nên do dự.
Cuộc đầu hàng, dĩ nhiên, không hề đơn
giản. Quân Nhật "đang ở trong vị trí phòng thủ cũ
theo chuẩn mực của Pháp", Thomas nhớ lại, "và
họ không định đầu hàng ngay lúc đó".
"Lời kêu gọi Khởi nghĩa" của Đảng
ngày 12 tháng 8 đã tuyên bố đơn vị nào của quân Nhật
không chịu đầu hàng thì "phải bị tiêu diệt",
và cuối cùng sáng hôm đó cuộc chiến giành Thái Nguyên
bắt đầu.
Từ 6 giờ đến 6 giờ rưỡi sáng, chiến sự
nổ ra giữa quân Nhật và Việt Minh. Tại ngôi nhà an
toàn, Défourneaux và những người khác đều căng thẳng:
"Chúng tôi không biết thiếu tá ở đâu, và chúng tôi
chỉ có một mình giữa hai địch thủ". Mặc dù những
người lính không hài lòng vì không được làm những gì
họ đã tình nguyện làm trong thời gian chiến tranh - đó
là chiến đấu với quân Nhật - khi Chiến tranh thế giới
2 đã kết thúc, nhưng không một người Mỹ nào, có lẽ
ngoài Thomas, muốn tham gia vào trận đánh này. Thomas gửi
một bức điện về ngôi nhà an toàn, yêu cầu Défourneaux,
Squires và Zielski cùng anh tham gia với Việt Minh. Mặc dù
cả Squires và Zielski đều lên dường nhưng Défourneaux thì
không. "Tôi không muốn dính dáng tới bất kỳ những
gì ông ta đang làm", Défourneaux nhớ lại, "và vào
tiến trình gây rối với tổng hành dinh".
Allison Thomas, đứng với những người lính
thuộc quân đội của Võ Nguyên Giáp vào ngày 20 tháng Tám
năm 1945 chỉ trước khi tấn công vào Thái nguyên, sau đó
bị một vài thành viên trong Đội Nai không bằng lòng vì
lựa chọn hành quân cùng với những người Việt Nam chứ
không đi cùng binh lính của mình. Tuy nhiên, các cựu thành
viên Việt Minh lại có những kỷ niệm đẹp về bản
chất tốt của Thomas và tình bạn thú vị trong chuyến
đi.
Cuộc đọ súng rời rạc diễn ra suốt cả
ngày. Tối hôm đó, Squires trở về ngôi nhà an toàn. Anh
ta kể cho mọi người Thomas đã "giúp một tay"
trong các cuộc thảo luận đầu hàng giữa Nhật và Việt
Minh. Nhưng quân Nhật tin Thomas là người Pháp nên đã từ
chối đầu hàng. Theo lời Squires, Thomas có vẻ khá kích
động và cố chứng minh quốc tịch của mình bằng cách
đưa ra "thẻ căn cước, một viên đạn 38 ly, và một
vài lá cờ Mỹ. Tuy nhiên, quân Nhật vẫn tiếp tục cho
rằng Thomas là người Pháp - một kết luận hợp lý đúng
thời điểm và địa điểm. Quân Nhật đã quen nhìn thấy
binh lính người Việt dưới quyền chỉ huy của sĩ quan
Pháp và không có lý do gì lại nghĩ rằng người Mỹ cộng
tác với Việt Minh. Lúc đó, Squires kể, Thomas đã thú
nhận rằng "lẽ ra ông ta không nên có mặt ở đó.
Đối với Squires, Défourneaux và những người khác, cách
cư xử của Thomas dường như không thể giải thích nổi.
"Dường như", Défourneaux viết, "Ông ta đang
phát điên… Khi nói, ông ta bắt đầu cười chẳng vì lý
do gì - một nụ cười tạo ra ấn tượng về sự điên
đại của ông ta". Lo lắng và bực mình, Défourneaux
gửi cho viên thiếu tá một mẩu giấy đề nghị hãy "từ
bỏ" Việt Minh và hãy "quan tâm tới đội của
mình".
Trong nhật ký, Thomas đã không hề ghi lại
cuộc trao đổi giữa anh với quân Nhật. Nhưng anh đã
nhận được lệnh là không được chấp thuận bất cứ
sự đầu hàng nào của Nhật.
Trong những tình thế đó, sẽ là ngu ngốc nếu
ghi chép những chi tiết này trong nhật ký chính thức.
Thomas viết rằng "một sĩ quan liên lạc trong đội đã
yêu cầu thông báo những gì đang xảy ra vào mọi thời
điểm". Đầu giờ tối, 160 binh sĩ "Bảo an bản
xứ" (quân đội Đông Dương dưới quyền chỉ huy của
Nhật sau cuộc đảo chính tháng 3) đã đầu hàng Việt
Minh. Tuy nhiên, quân Nhật vẫn không nhượng bộ. Lại lần
nữa vào ngày 20 tháng 8, Défourneaux đặt câu hỏi về sự
ổn định thần kinh của Thomas. Anh tình cờ nghe được
Thomas "rõ ràng đang bàn bạc với Mr. Văn về việc tổ
chức tấn công vào sáng hôm sau". Nhưng theo
Défourneaux, Thomas không điều khiển cuộc họp lập kế
hoạch "giống như việc một sĩ quan tình báo sẽ
làm". Thay vì thế, Défourneaux nhớ là đã nghe thấy
giọng Thomas giống giọng "một đứa trẻ" đang
chơi trò chơi chiến tranh hơn. Tình thế này rõ ràng là
duy nhất đối với Thomas. Mặc dù đã quen với việc chỉ
huy lính trong thời kỳ chiến tranh, nhưng Thomas không quen
chỉ huy những người lính Việt Nam thời hậu chiến. Bất
cứ sự tham dự nào, dù ít hay nhiều, vào cuộc tấn công
tại Thái Nguyên, về thực chất là không tuân theo mệnh
lệnh. Vì vậy, Thomas có mọi lý do để phô bày tiếng
cười lo lắng.
Ngày 21 tháng 8, Đội Nai lại lần nữa tách
đội hình và nhiệm vụ, Thomas đi một đường và những
người còn lại đi một nẻo. Défourneaux và Zielski đi tìm
một ngôi nhà phù hợp hơn cho cả đội. Mặc dù nơi ở
hiện tại cũng khá tốt nhưng quá nhỏ. Họ tìm được
một nơi rộng rãi và mất cả buổi sáng để chuyển
chỗ. Đầu giờ chiều cuộc đấu súng lại tiếp tục.
Vogt và Zielski bò ra ngoài nghe ngóng. Défourneaux và những
người khác vẫn an toàn sau những bức tường. "Chiến
tranh đang kết thúc", Défourneaux viết, "tại sao
lúc này còn nắm lấy cơ hội chiến đấu nhỉ". Khi
tiếng súng ngưng, Thomas quay trở về để kiểm tra binh
lính. Thấy tất cả đều an toàn, theo tường trình, anh
khiến họ thích thú với những chuyện kể về cuộc tấn
công và những câu chuyện "cười" của anh, như
Défourneaux giận dữ phân loại, thì "hết sức nhảm
nhí".
Thomas trở lại với "bất cứ những gì"
anh đang làm khiến Défourneaux và những người khác có ấn
tượng rõ ràng là anh "vẫn đang hướng dẫn hoạt
động của Việt Minh".
Vai trò của Thomas trong trận đánh có thể
được giải thích hợp lý nhất bằng việc nghiên cứu
lý do tấn công của Việt Minh. Stein Tonnesson viết, "Các
cơ quan của Pháp tại Trung Quốc đã nhận được thông
tin là Việt Minh dự định tiến hành tấn công vào một
vị trí quan trọng của Nhật nhằm tạo cho nước Mỹ một
lý do để giúp họ… Sau tất cả các khâu chuẩn bị, cả
các chỉ huy Quân đội và cố vấn OSS có lẽ đã phải
miễn cưỡng ra lệnh ngừng tấn công chỉ vì Nhật đã
đầu hàng".
Dựa vào mối quan hệ bắt đầu nảy nở với
Mr.Giáp cũng như với Hồ Chí Minh, Thomas có thể đã cảm
thấy mất ít mà lợi nhiều nhờ việc giúp lập kế
hoạch tấn công. Mặc dù có thể không có vai trò chính
thức trong giai đoạn này, nhưng Thomas có thể cố vấn
cho những người bạn mới, và hãnh diện về thành công
của họ. Nhiều năm sau, khi bị chỉ trích về mối quan
hệ với Võ Nguyên Giáp, Thomas tự vệ. "Tôi thân
thiết với ông ấy, và tại sao tôi lại không nên làm
như vậy? Hơn hết, cả hai chúng tôi ở đó vì có cùng
mục đích: chiến đấu chống quân Nhật… Tôi việc gì
phải tìm hiểu xem ông ấy có phải là đảng viên Cộng
sản hay không. Chúng tôi cùng chống một kẻ thù chung".
Mặc dù báo cáo chính thức của Thomas vào ngày 21 tháng 8
không nói đến sự tham gia của mình ở mức độ nào,
nhưng nhiều năm sau, Thomas thú nhận sự thực là anh đã
giúp "một chút trong việc lập kế hoạch ở Thái
Nguyên". Báo cáo năm 1945 của Thomas nói về sự tương
đối gần gũi với Việt Minh của anh trong suốt cuộc tấn
công và cũng cung cấp một bản kê khai chi tiết các loại
vũ khí họ sở hữu tại Thái Nguyên:
Việt Minh quyết định mở một cuộc tấn
công nhỏ để cho Nhật thấy sức mạnh của họ. Khoảng
ba giờ chiều bỗng ầm ĩ cả lên. Việt Minh nã đạn
trong khoảng mười phút với những khẩu súng trường của
Pháp, súng máy Pháp, súng máy Nhật (đã tịch thu được
trong các cuộc tấn công trước đó) súng tiểu liên và
súng Bren của Anh (do Anh thả dù xuống cho quân Pháp ở
đây), lựu đạn và những vũ khí mà chúng tôi đã trao
cho họ gồm bazoca, M-1 và tiểu liên chống tăng HE. Tuy
nhiên, quân Nhật đã phòng thủ rất vững trong các công
sự bê tông và không in có tên lính nào bị thương vào
lúc đó hay không. Những người dân thành phố thực sự
bị ấn tượng bởi cuộc tấn công .
Những trận đánh lẻ tẻ giữa Nhật và Việt
Minh tiếp tục vào các ngày 22, 23, 24 tháng 8. Ngày 22,
Défourneaux gửi điện về Bách Sắc: "Chúng tôi đang
ở Thái Nguyên. Thiếu tá đang ở vùng ngoại ô. Các đội
viên còn lại vẫn ở giữa trung tâm thị xã. Trận chiến
giữa Việt Minh và Nhật bắt đầu từ thứ Hai, ngày 20
tháng 8, và vẫn còn tiếp tục. Trên khắp các đường
phố, họ đánh nhau cả ngày lẫn đêm". Ngày 23 tháng
8, Võ Nguyên Giáp và "hai tiểu đội" hình như đã
tiến về Hà Nội, nơi các sự kiện đang xảy ra rất
nhanh. Dù vắng mặt ông, Việt Minh vẫn tấn công một số
toà nhà, trong đó có các doanh trại Nhật. Mặc dù phần
lớn các nguồn tin đều xác nhận là các sĩ quan quân đội
Võ Nguyên Giáp chỉ huy cuộc tấn công, nhưng Défourneaux
tin rằng Thomas "chỉ huy các hoạt động này".
Việc Thomas có chỉ huy các hoạt động này
hay không rõ ràng chỉ là suy đoán. Tuy nhiên, trong cuộc
tấn công cuối cùng ngày 25 tháng 8, Việt Minh đã thu được
nguồn cung cấp thực phẩm và vũ khí đáng kể từ tay
quân Nhật, và Thomas đã ghi thành từng khoản có đính
kèm vào báo cáo chính thức. Cuối cùng, vào buổi chiều,
Nhật chấp thuận lệnh ngừng bắn. Binh lính Nhật sẽ
được phép giữ vũ khí; tuy nhiên, họ sẽ bị giam giữ
tại vị trí đóng quân và Việt Minh sẽ tiếp tế đồ
ăn tới cho họ. Nhà sử học Douglas Pike mô tả trận
chiến đấu ngắn ngủi tại Thái Nguyên này là đặc biệt
quan trọng. "Ông Giáp chỉ huy lực lượng vũ trang mới
trong trận đánh đầu tiên diễn ra ngày 16 tháng 8 năm
1945, cuộc tấn công xuất phát từ Tân Trào, tỉnh Tuyên
Quang, đến thị xã Thái Nguyên", Pike viết, "đánh
dấu sự nghiệp giải phóng của Việt Nam". Stein
Tonnesson nhận xét tầm quan trọng của trận đánh tại
Thái Nguyên trong lịch sử Việt Nam. Trận đánh được
báo trước không gây ra thương vong gì. Tuy nhiên, cũng có
vài tranh cãi về những tổn thất về người. Thomas chứng
nhận là 6 lính Nhật "chắc chắn" bị thiệt mạng
và số lượng bị thương thì nhiều hơn, nhưng con số
chính xác "không được thẩm tra lại", ngoài ra,
Thomas khẳng định có 3 bộ đội Việt Minh và 5 dân
thường thiệt mạng, 11 bộ đội Việt Minh và 10 dân
thường khác bị thương trong 6 ngày chiến sự.
Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 8 Thái Nguyên đã
làm lễ kỷ niệm ngày giành được tự do từ tay Nhật.
Có một cuộc diễu binh trong thị xã, và "hầu hết
các toà nhà đều treo cờ Việt Minh". Thomas cũng ghi
lại rằng "chính quyền thị xã mới thành lập đã
lên nắm quyền" vào ngày hôm đó. Với chính quyền
mới đi vào hoạt động, mạng điện bị cắt trong suốt
thời gian chiến sự đã được khôi phục lại, làm cho
tất cả người Mỹ đều vui mừng. Trong khi Thomas ở Thái
Nguyên, Hồ Chí Minh đã ghé thăm một lát. Ông đề nghị
Thomas và Đội Nai cùng đi về Hà Nội, nhưng rất thất
vọng vì được lệnh từ sở chỉ huy là phải "nằm
yên", nên Thomas đành miễn cưỡng từ chối lời đề
nghị của ông. Hồ Chí Minh cũng trò chuyện với các binh
lính Mỹ, ông kể cho Thomas rằng Dan Phelan mới bay đi trên
một chuyến L-5 và rằng một phái đoàn của Mỹ đã đến
Hà Nội. Thất vọng vì buộc phải nằm ngoài thủ đô,
cả đội tổ chức một bữa liên hoan vào tối hôm đó.
Khi ghé thăm Hội truyền giáo Thiên chúa trong thị xã,
Prunier, Hoagland và Vogt đã gặp cha Pedro, một linh nục
thuộc dòng đô-mi-ních đến từ Tây Ban Nha. Họ mời ông
tham dự bữa ăn tối. Hôm đó, cha Pedro đã nói chuyện
với Défourneaux suốt ba tiếng đồng hồ và thêm hai tiếng
nữa vào hôm sau. Défourneaux thích thú khi được phỏng
vấn vị linh mục và biết được nhiều hơn về Đông
Dương. Cha Pedro, người đã sống ở Bắc Kỳ từ năm
1936, đã kể lại câu chuyện về sự đầu hàng của Pháp
sau cuộc đảo chính của Nhật vào tháng 3, và Nhật sử
dụng tuyên truyền với nhân dân Việt Nam. Mặc dù cha
Pedro không nhận ra nhưng những sự kiện được ông kể
lại đã chứng thực hầu hết những gì Việt Minh đã
báo cho OSS.
Người Mỹ có thể dễ dàng thu thập thêm xác
nhận về những gì cha Pedro đã kể. Trên thực tế, Đội
Nai biết một ví dụ về tuyên truyền của Nhật. Khi Hồ
Chí Minh gặp Thomas tại Thái Nguyên, ông đã đưa cho anh
một bản sao hai lá thư đã dịch được cho là do quân
Nhật từ các đồn ở Thái Nguyên và Chợ Chu gửi cho
Việt Minh. Lá thư của quân Nhật tại Thái Nguyên đề
ngày 11 tháng 8 năm 1945, khiển trách Việt Minh vì đã "vi
phạm thoả ước ngừng bắn", phá vỡ mối liên lạc
giữa Thái Nguyên với Tuyên Quang, và gây ra nỗi sợ hãi
trong công chúng. Lá thư nhắc lại cho Việt Minh rằng quân
Nhật có trách nhiệm đối với việc giải phóng người
Việt Nam thoát khỏi các lãnh chúa Pháp và khuyến khích
họ nghĩ lại tình hình với nhận thức về các hậu quả
không thể tránh được:
Ngay từ đầu, các bạn đã không hiểu được
sự chân thành của chúng tôi, và các bạn luôn tổ chức
ra phong trào chống Nhật. Các bạn cần phải xem xét cho
thật kỹ. Chỉ có nước Nhật mới có thể giúp các bạn
nhận ra niềm hy vọng của mình. Trông chờ Anh và Mỹ đến
cứu Việt Nam khỏi tay người Pháp chẳng khác gì cứu
nhân dân Việt Nam ra khỏi đám cháy bằng cách ném họ
vào lửa. Để gìn giữ hoà bình và trật tự ở Tuyên
Quang và Thái Nguyên, chúng tôi buộc phải sử dụng lực
lượng vũ trang chống lại các hoạt động dại dột của
các bạn. Nhưng trước khi điều thêm quân tới, chúng tôi
gửi tới các bạn lá thư này, đề nghị các bạn ngay
lập tức ngừng phá huỷ những con đường giữa hai tỉnh…
Nếu các bạn không nghe theo lời khuyên của chúng tôi thì
những việc đau lòng sẽ xảy ra: người Da vàng giết
người Da vàng, và các bạn sẽ thấy chính mình trong tình
thế khốn khổ .
Lá thư thứ hai viết sau đó một tháng, là
lời tuyên bố công khai đối với người dân quanh Chợ
Chu, khiển trách những người dân Việt địa phương vì
đã không hiểu được ý định tốt đẹp của người
Nhật và cảnh báo trước cho họ về Việt Minh:
Gần đây, Nhật đã đánh bật Pháp ra khỏi
Đông Dương, và đã trả lại nền độc lập cho nhân dân
Việt Nam. Nhưng nền độc lập đó dường như bí huỷ
hoại vì những người Cộng sản… Nhưng họ không hiểu
gì về chủ nghĩa cộng sản do một người Nga tên là
Lenin công bố. Đó là những người Cộng sản ở Đông
Dương. Hãy làm cho họ thức tỉnh nhanh chóng !
Cha Pedro xác nhận những nỗ lực của Nhật
trong việc lôi kéo Việt Minh tham gia vào cuộc chiến chống
lại Đồng Minh của họ và Việt Minh đã từ chối. Ông
cũng giải thích rằng Việt Minh tiếp tục tấn công Nhật
bất chấp những lời đe doạ. Sau chuyến thăm của cha
Pedro, những người Mỹ ở Thái Nguyên có ít trò tiêu
khiển; thiếu tá chỉ huy thì lo viết các báo cáo, còn
binh lính thì chơi bài và dạo quanh thị xã, chụp ảnh và
thưởng thức các món ăn do Việt Minh cung cấp. Khi ngày
tháng mỗi lúc một trở nên đơn điệu, những ý nghĩ
của họ lại tập trung vào việc được tiến về Hà Nội
và bắt đầu chuyến trở về cố hương. Người làm chậm
trễ chuyến trở về đầy mong mỏi của họ chính là chỉ
huy Đội Mercy của Mỹ tại Hà Nội, Đại uý Archimedes
Patti. Một tháng trước ngày Nhật đầu hàng, OSS bắt đầu
chuẩn bị cho cuộc giải cứu "khoảng 20.000 tù binh
chiến tranh Mỹ và Đồng Minh cùng khoảng 15.000 tù binh
dân sự trong tay Nhật". Các đơn vị "biệt kích"
có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này được biết
đến dưới cái tên những "Đội Mercy ". Khi tin
tức chiến tranh kết thúc được loan báo, OSS và Không
đoàn 14 đã sẵn sàng, và ngày 15 tháng 8 những Đội
Mercy đầu tiên đã đến nhiều vùng thuộc Trung Quốc.
Trong suốt bảy ngày sau, các đội tiếp theo được thành
lập, trong đó một đội do Patti chỉ huy, sẵn sàng lên
đường đến Hà Nội. Vì thời tiết xấu, Patti không rời
khỏi Côn Minh cho tới tận 21 tháng 8. Và hôm đó ông bay
cùng các thành viên người Mỹ trong đội, và một nhóm
người Pháp do Jean Sainteny chỉ huy.
Cuộc chiến của Sainteny để đáp được
chuyến bay của Mỹ tới Hà Nội rất vất vả… Nói
chung, người Pháp tại Trung Quốc không vui với số phận
của họ. Chiến tranh kết thúc nhanh hơn họ đoán, và mặc
dù vào khoảng giữa tháng 8 có vài người Pháp tham gia
vào tổ chức OSS dọc theo biên giới, nhưng người Pháp
vẫn không thể trở lại Đông Dương với số lượng
đáng kể. Hy vọng lập lại sự hiện diện của người
Pháp vào thời khắc sớm nhất có thể, Sainteny đã đề
nghị được gia nhập Đội Mercy đế sẵn sàng tới Hà
Nội. Ngày 18 tháng 8, OSS biết rằng chính phủ Pháp đã
quyết định "chấp nhận một thái độ thụ động
có tính chất ngoại giao đối với việc tái chiếm đóng
Đông Dương"; Sainteny khẳng định là ông ta sẽ đại
diện cho chính sách "tự do" mới của Pháp tại
Hà Nội.
Lời đề nghị được tham gia vào Đội Mercy
của Sainteny đã bị Wedemeyer, người thấy rõ "không
có mục đích hữu ích nào trong việc người Pháp tới Hà
Nội trên chuyến bay của Đội Mercy ", từ chối. Ông
nói thêm rằng "công tác chuẩn bị cho sự hiện diện
của người Pháp tại Hà Nội vào một thời điểm thích
hợp" đang được tiến hành. Vì mong muốn thiết lập
sự hiện diện "khải hoàn" của Pháp tại Hà
Nội, Sainteny như bị chọc tức và đã chửi người Mỹ
như tát nước. Sainteny cho rằng Pháp "đã bị người
Mỹ phản bội. Bản thân tướng Wedemeyer đang gây cản
trở cho các hoạt động của Pháp trong khu vực này và đã
không trung thực với quyền lợi của Pháp ngay từ khi bắt
đầu cuộc đàm phán".
Ngoài thái độ lạnh nhạt rõ ràng của
Wedemeyer, Sainteny cũng nhận được tin xấu là đội quân
Pháp mà ông ta đã cố hết sức cho thâm nhập vào Hải
phòng đã bị Nhật cầm chân. Chỉ huy của đội, đại
uý Blanchard, đã liên lạc với trung tá Kamiya, nguyên sĩ
quan liên lạc giữa sở chỉ huy quân sự Nhật ở Hà Nội
với các văn phòng hành chính của đô đốc Decoux, nhưng
kết quả đã làm y thất vọng. Chẳng những không được
phép lấy lại các cơ quan then chốt, những người Pháp
này còn bị hạn chế gửi những bức điện liên quan tới
nghi lễ đầu hàng sắp xảy ra và số liệu khí tượng
cho các cơ quan của Pháp tại Côn Minh. Rõ ràng, Sainteny
còn mất bình tĩnh hơn nữa bởi thông tin "các chỉ
huy người An Nam" tại Côn Minh đã "bày tỏ mong
muốn đưa Đông Dương thành một chế độ bảo hộ của
Mỹ" và hy vọng nước Mỹ với tư cách là đại diện
với Liên Hợp Quốc sẽ đứng ra can thiệp để ngăn cản
Pháp "chiếm lại Đông Dương" và ngăn chặn Tầu
Tưởng.
Để xoa dịu cơn giận dữ của Sainteny, Patti
và Wedemeyer đồng ý cho ông ta và đám nhân viên đi cùng
Đội Mercy của OSS nếu họ giới hạn hoạt động trong
"các nhiệm vụ nhân đạo trong cộng động người
Pháp". Sự xúc phạm khiến Sainteny bị tổn thương
nhưng ông ta đành chịu ở dưới quyền chỉ huy "hoàn
toàn" của Mỹ, và không được sử dụng cờ Pháp
theo như thoả thuận.
Khi Patti, Sainteny và các nhân viên của họ gần
tới sân bay Gia Lâm nằm ngoài Hà Nội, sự căng thẳng
càng dâng cao. Không một ai biết chắc Nhật sẽ phản ứng
thế nào đối với chuyến hạ cánh của họ. Quan sát
những xe tăng nhỏ và súng phòng không trên sân bay, Patti
quyết định thả xuống một nhóm trinh sát do đại uý
Ray Grelecki, quê ở Baltimore , Maryland , chỉ huy.
Dù đã được huấn luyện tại căn cứ quân
sự Fort Benning và có kinh nghiệm trong các cuộc nhảy dù,
Grelecki biết rõ việc nhảy xuống nơi kẻ thù được
trang bị kỹ lưỡng thật không dễ dàng. Mặc dù được
trang bị tới tận răng và mặc áo giáp, Grelecki rõ ràng
không mong muốn chạm trán xe tăng Nhật "có thể với
một đội mười hay mười hai lính Nhật ngồi hai bên
cùng những lưỡi lê to đùng" đang lăn bánh về phía
mình.
Rất may mắn, nhóm của viên đại uý này
không gặp sự kháng cự nào và ngay lập tức điện cho
Patti rằng họ đã chạm đất an toàn. Patti nhớ rằng một
nhóm từ 50 đến 60 lính Nhật với đầy đủ vũ khí đã
vây quanh máy bay khi ông hạ cánh.
CHƯƠNG 8B
Cùng lúc đó, một nhóm tù binh chiến tranh
người Ấn Độ (Anh) từ một nhà tù gần đó đã phá
ngục và hò reo chào đón quân Đồng Minh. Quân Nhật chấp
hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh và kỷ luật đã ngăn không
cho đám tù binh chiến tranh tiến lên nhưng không bắn vào
họ và cũng không cản trở nhóm của Patti. Sau đó, Patti
tiến hành công việc: kiểm tra tình trạng tù binh chiến
tranh và sắp xếp phương tiện đi vào Hà Nội.
Khi đội của Patti hạ cánh xuống sân bay Gia
Lâm, họ được chào đón với những tiếng hoan hô của
một nhóm tù binh chiến tranh từ trại tù gần đấy.
Những người Mỹ cầm lá cờ đứng sau lưng bộ quân
phục để giúp cả người Pháp lẫn người thật trong
việc nhận dạng nhanh.
Năm mươi đến sáu mươi lính Nhật trang bị
vũ khí đầy đủ bao quanh máy bay của Patti nhưng không
chống đối chuyến hạ cánh của Patti và sau dó trong một
thái độ phân vân, họ chất các trang thiết bị của họ
lên xe tải và đi vào Hà Nội.
Trên đường vào thành phố, toàn đội đi
trong rừng cờ Việt Minh và những biểu ngữ lớn được
in bằng tiếng Anh, Pháp và Việt có nội dung "Đả
đảo thực dân Pháp" và "Độc lập hay là chết!"
Patti nhớ cũng nhìn thấy một đám đông trên đường tới
Hà Nội. "Họ được biết", ông nhớ lại, "là
người Pháp đến trên một phi cơ Mỹ dưới sự bcỉo vệ
của người Mỹ". Khi đã tới Hà Nội, Patti đặt sở
chỉ huy tại khách sạn Métropole và được chào đón bởi
đủ nhóm người: nhóm người Pháp với tâm trạng vừa
mừng vừa lo đến chào Sainteny và những người Mỹ với
"niềm vui và tâm trạng nhẹ nhõm". Một số kiều
dân Pháp được báo là đã bị làm cho hoảng loạn bởi
"một nhóm người" đã giết "ba hoặc bốn
người Pháp" vào đêm hôm trước và họ đã tuyên bố
sẽ quay trở lại. Patti nhờ Grelecki lo liệu việc này.
Grelecki ghi lại, "Đây là trách nhiệm của tôi, một
vấn đề thuộc về chiến trường chứ không phải là
công tác bàn giấy. Tôi là lính chiến, đã từng 150 lần
nạp đạn chỉ với một tay và tôi coi ngài Patti đường
bệ này là một người ngồi bàn giấy, họ lúc nào chả
mài đũng quần vào đó". Grelecki quyết định sửa
soạn khách sạn để đối phó với bất kỳ cuộc tấn
công có thể nào và bố trí súng cối 60mm trên mái nhà.
Anh ta cũng di chuyển phụ nữ và trẻ em Pháp tới nơi
khác. Không có chuyện gì xảy ra, và mọi đề phòng kết
thúc chỉ như vậy, nhưng Grelecki phát biểu, "Thẳng
thắn mà nói chúng tôi không được chuẩn bị kỹ lưỡng
để đến Hà Nội".
Với Patti và Grelecki, tối đầu tiên ở Hà
Nội họ vờ lẽ rằng đây là một thành phố ồn ào náo
nhiệt. Patti đã tiếp nhiều khách đến thăm, trong đó có
Lê Trung Nghĩa, "đại diện Uỷ ban Thành phố Hà Nội",
người đã chào đón Patti đến thành phố và cung cấp
các dịch vụ thuộc uỷ ban của ông nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho phái đoàn Mỹ. Ông cũng hỏi thêm
Patti về sự có mặt của người Pháp trong phái đoàn,
quan điểm của người Mỹ, và hiểu biết của Patti về
Hồ Chí Minh. "Khi trả lời câu hỏi của ông ấy",
Patti nhớ lại, "tôi đã quả quyết là không, tôi
không can dự vào sự có mặt của quân đội Pháp; đúng,
rồi sẽ có thêm những người Mỹ nữa đến đây, cũng
nhanh thôi; và đúng, sự thực là tôi đã từng gặp Chủ
tịch Hồ Chí Minh; và không, nước Mỹ không ủng hộ chủ
nghĩa thực dân". Mặc dù ngắn gọn, một loạt câu
hỏi - trả lời đã tạo ra những lời giải đáp mà Việt
Minh có thể vận dụng thành công trong tương lai. Lê Trung
Nghĩa và nhiều người Việt Nam khác, những người chưa
sống hoặc chưa từng tới Việt Bắc, có thể đã không
tin mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh với những người
chiến thắng Chiến tranh thế giới 2 hùng mạnh này.
Tuy nhiên, viên sĩ quan cao cấp Mỹ hạ cánh
tại Hà Nội đã thẳng thắn thừa nhận là ông biết và
quả thực đã gặp Hồ Chí Minh. Hơn nữa, Patti đã nói
cho Việt Minh chính xác những gì họ muốn nghe: Có thêm
nhiều người Mỹ- chứ không phải người Pháp - đang
trên đường đến. Mặc dù hầu hết người Việt ở Hà
Nội vui mừng trước khả năng lực lượng vũ trang Pháp
không quay lại, nhưng kiều dân Pháp lại hân hoan với
viễn cảnh sớm có sự hiện diện của quân đội Pháp.
Với phái đoàn của Sainteny ở khách sạn Métropole, quang
cảnh ở hành lang chẳng mấy chốc cũng không có gì khác
biệt, Patti nhận xét, "nhà ga Trung tâm vào giờ tan
tầm".
Mỹ, Pháp, và Nhật đã nhanh chóng đạt được
một thoả thuận là người Mỹ và người Pháp nên ở
trong những khu riêng biệt. Vì vậy, Sainteny và đám nhân
viên của mình được chuyển đến Phủ Toàn Quyền. Từ
bối cảnh của Patti, việc di chuyển này nâng cao vị thế
của ông. "Tôi chỉ thấy vui mừng", ông hồi
tưởng, "là có thể tiếp tục nhiệm vụ mà không
phải mạo hiểm với những vụ mất trật tự công cộng
hay những vướng mắc chính trị". Mặc dù Patti tuyên
bố rằng Sainteny "rõ ràng rất hài lòng" khi
chuyển đi, nhưng sự thoả mãn của Sainteny chỉ tồn tại
khá ngắn. Vài ngày sau đó, khu dinh thự sang trọng trở
nên giống như nhà tù của Sainteny hơn. Ngày 23 tháng 8,
trong lúc Sainteny đang đến Phủ Toàn Quyền thì Patti bận
rộn tiếp nhiều đoàn khách tới thăm, trong đó có chủ
tịch ngân hàng Đông Dương và viên sĩ quan cấp cao nhất
của Nhật tại Hà Nội, tướng Tsuchihashi Yuitsu.
Trong cuộc gặp vào sáng sớm với Tsuchihashi,
Patti đã nói rõ thực chất nhiệm vụ của mình và nhấn
mạnh trách nhiệm duy trì trật tự công cộng của người
Nhật. Trong các bức điện ngày hôm đó, Patti đã quả
quyết với Côn Minh rằng Nhật không gây trở ngại gì
cho nhiệm vụ của Đội Mercy và quả thực đã phóng
thích cho "287 tù binh chiến tranh Anh Ấn".
Tuy nhiên, Patti cũng lo lắng về việc rút 50
triệu tiền giấy gần đây của họ và đề nghị bổ
sung thêm 20 triệu lấy từ ngân hàng Đông Dương để
"chi trả cho những chi phí trong việc gìn giữ luật
pháp và trật tự cộng cùng việc bảo vệ người Pháp".
Giám đốc ngân hàng cũng lặp lại sự lo lắng
của Patti, e ngại Nhật sẽ làm phá sản cơ quan tài chính
quan trọng nhất tại thuộc địa. Những hoạt động của
người Việt cũng thúc đẩy Patti gửi một loạt điện
tín về Côn Minh vào ngày 23 tháng 8. Trong ít nhất ba bức
điện riêng biệt, Patti bày tỏ sự lo lắng về các nhân
viên Pháp và phản ứng của Việt Minh. Patti nói rõ, "Tình
thế chính trị đang nguy kịch. Việt Minh mạnh và kiên
quyết đánh đuổi Pháp, yêu cầu không cho thêm người
Pháp nào, đặc biệt có vũ trang, đến FIC". Cũng
trong ngày, Patti nói thêm, "Tôi nhắc lại lần nữa
rằng sẽ rất nguy hiểm cho quân đội Pháp khi đến Đông
Dương. Các đơn vị chiến đấu đang được thành lập
để đẩy lùi sự thâm nhập của lực lượng vũ trang".
OSS tại Côn Minh đang muốn rút các đặc vụ của mình ra
khỏi chiến trường, đã hỏi Patti về việc sử dụng
tàu thuyền và thuỷ thủ đoàn của Pháp để đưa đội
OSS ra khỏi Bắc Hải, nơi một căn cứ QUALL đã được
thiết lập. Tôn trọng sự hiểu biết của Patti về tình
hình thực tiễn, cơ quan tại Côn Minh cũng hỏi ý kiến
ông về yêu cầu của đặc vụ OSS, Lucien Conein, được
dùng 14 nhân viên Pháp có vũ trang để đưa anh ta tới Hà
Nội. Câu trả lời của Patti là rõ ràng: "Trên quan
điểm tình hình chính trị nhạy cảm, ý kiến gợi ý của
tôi là nên ngăn người của chúng ta tới Hà Nội cùng
nhân viên Pháp". Ông đối chiếu sự tự do của đoàn
Mỹ với tình thế của Sainteny mà ông mô tả là "bị
biệt giam tại Phủ Toàn Quyền" để thông báo tình
hình Hà Nội. Patti còn cảnh báo rằng Nhật đang cố gắng
khuấy động "hoạt động của tổ chức phá hoại bí
mật" sử dụng người Việt làm "đặc vụ".
Ngoài ra, "những tin đồn đang lan truyền", ông ta
tiếp tục cảnh báo, "rằng quân Pháp đến từ Lạng
Sơn bằng tàu đã giết trẻ em và phụ nữ người An Nam.
Việt Minh đang tuyển quân đội nhân dân để đánh đuổi
Pháp".
Quan điểm của Patti về tình hình căng thẳng
tại Hà Nội vào cái ngày tháng Tám nóng bỏng ấy thật
chính xác. Trong hồi ký, Patti đã mô tả sinh động quang
cảnh và vai trò của người Mỹ:
Thành phố dường như yên bình này đang sôi
lên dưới bề mặt, và rõ ràng sắp sủa bùng nổ. Đội
OSS của chúng tôi ngay lập tức trở thành một trung tâm
quyền lực của Đồng Minh mà bất cứ ai có lý do gì đó
hay ai có một ước vọng về thanh thiên đều muốn tranh
thủ. Người Pháp đến để phàn nàn, đưa ra những đòi
hỏi, và chơi những trò bí ẩn. Người Vệt đến để
được hiện diện với Đồng Minh và đạt được vị
thế trong con mắt các đối thủ, tạo ra hình ảnh "là
tay trong " với Phái đoàn Mỹ .
Cố tách mình ra khỏi người Pháp, một phần
nhận ra quan điểm chống Pháp trong số người Việt và
hình ảnh khách sạn Métropole là "nơi hẹn gặp cho
nhiều người Pháp nổi tiếng ở Hà Nội", Patti quyết
định chuyển phái đoàn Mỹ và các trang thiết bị tới
Toà nhà Gautier rộng rãi vào ngày 24 tháng 8. Tại đó "cờ
Mỹ được treo ngay trong phòng lễ tân… biểu thị cho
tất cả thấy rằng sở chỉ huy này là một căn cứ của
Mỹ, do các đại diện độc lập của nước Mỹ làm
nhiệm vụ và không có bổn phận với bất kỳ bên nào".
Mặc dù người Mỹ mong muốn được nhìn nhận là "hoàn
toàn trung lập", nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược.
Cả người Pháp lẫn người Việt đều không đánh giá
người Mỹ là công bằng. Tại Phủ Toàn Quyền, Sainteny
ngày càng không vui trong cái mà ông ta gọi là "lầu
son" của mình. Từ lâu Sainteny đã cho rằng Patti và
đa số nhân viên OSS tại Côn Minh là những người chống
Pháp và có ác cảm với các tham vọng của Pháp. Ngay sau
khi đến Hà Nội, Sainteny lại lần nữa phàn nàn với
Patti, lần này là về hoạt động của một đặc vụ OSS
trong danh sách những người Mỹ chống Pháp của ông ta:
thiếu tá Allison Thomas. Vẫn nhớ vai trò của Thomas trong
việc đuổi Montfort, Logos và Phác ra khỏi căn cứ của
Việt Minh vào tháng 7, Sainteny đã cáu tiết khi đọc thấy
tên Thomas trên một tờ báo địa phương của Hà Nội
trong bài viết có tên "Cuộc chiến của Việt Minh với
sự cộng tác của quân đội Mỹ tại Bắc Kỳ sẽ sớm
xảy ra để đánh đuổi Pháp, những kẻ áp bức đã làm
hai triệu người chết đói vào năm ngoái".
Rất may, cả Patti và Sainteny đều không biết
phạm vi hoạt động của Thomas tại Thái Nguyên. Họ chắc
chắn không biết vào lúc đó Thomas đã nỗ lực giúp Võ
Nguyên Giáp buộc quân Nhật tại Thái Nguyên phải đầu
hàng.
Patti lắng nghe lời kêu ca của Sainteny và cố
cải thiện tình hình bằng cách đề nghị Đội Nai sẽ
rút khỏi Thái Nguyên và các đội OSS khác đang hoạt động
dọc theo và bên trong biên giới Đông Dương sẽ được
triệu tập về Côn Minh. Patti báo cho Côn Minh về bài báo
và cảnh báo tổng hành dinh rằng người Việt đang nóng
lòng chờ đợi sự xuất hiện của Thomas để "tổ
chức một cuộc biểu tình chống Pháp". "Tôi hy
vọng tách tất cả người Mỹ chúng ta ra khỏi cả phe
Việt Minh lẫn Pháp", Patti viết. Nhưng các đội quân
của chúng ta rất miễn cưỡng phục tùng. Mệnh lệnh và
chính sách khu vực dường như ít có ý nghĩa đối với
họ. Họ đang ở trong tâm trạng hăng hái và nhiều bức
điện ra lệnh cho họ trở về Côn Minh ít có hiệu lực;
họ muốn tiếp tục con đường đi đến chiến thắng của
chính họ".
Vào tháng 8 năm 1945 không có ai làm việc cần
mẫn và vất vả hơn Việt Minh để soi sáng con đường
đến thắng lợi. Khi Patti đến Hà Nội, thái độ lạc
quan dâng cao trong người Việt rằng cuối cùng họ có thể
giành được tự do, cái mà họ đã phải đấu tranh quá
lâu. Ba ngày trước khi Patti đến, Việt Minh đã tiếp
quản thành phố mà không mất một giọt máu, khởi đầu
cuộc Cách Mạng Tháng Tám nổi tiếng. Khi cách mạng nổ
ra, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa tới Hà Nội. Nhiều năm sau
ông nhớ lại "Hiểu rõ những chỉ thị của Đảng,
và lợi dụng tình trạng mất tinh thần cao độ của
Nhật, sự khiếp đảm của chính quyền bù nhìn và sự
dao động của lực lượng bảo an, các tổ chức Đảng
địa phương và Việt Minh ngay lập tức nắm lấy thế
chủ động để lãnh đạo quần chúng giành chính quyền".
Khi Võ Nguyên Giáp đang hành quân tới Thái
Nguyên, thì thành phố Hà Nội đã bùng nổ. Vào sáng 19
tháng 8, "hàng chục ngàn người" mang theo "giáo
mác, dao rựa, dao găm, và liềm" rầm rập kéo về
thành phố trong "tiếng trống, chũm chọe và còi".
Trong thành phố đã có gần "800 đội viên tự vệ"
dưới sự chỉ huy trực tiếp của Việt Minh. Mặc dù
chuẩn bị kém, chỉ với "khoảng 90 tay súng, thêm vào
đó là dao rựa, gươm, giáo mác, dao găm", nhưng các
cán bộ rất phấn khích về những gì ngày hôm đó có
thể mang lại. Các đội tự vệ chiếm hàng loạt vị trí
trong thành phố, trong khi đó nhóm đông nhất vào khoảng
200.000 người tràn ngập các đường phố và quảng trường
Nhà hát Lớn. Vào 11 giờ sáng, Nguyễn Huy Khôi đã đọc
một bài diễn văn ngắn về việc kết thúc chiến tranh
và sự cần thiết thành lập một "chính phủ cách
mạng của nhân dân" Việt Nam.
Sau bài điền văn trịnh trọng tại Nhà hát
Lớn, đoàn người tiếp tục diễu hành và chiếm Phủ
Khâm Sai, toà thị chính thành phố, bệnh viện, bưu diện,
và kho bạc. Ở một vài nơi, như tại Phủ Khâm Sai, họ
thu được nhiều vũ khí của bảo an binh. Mặc dù ban đầu
gặp nhiều khó khăn, nhưng quần chúng đã giành được
quyền kiểm soát các trại bảo an binh. "Ở khắp mọi
nơi người ta đang ăn mừng chiến thắng, giành chính
quyền mà không đổ máu", Vũ Đình Huỳnh tự hào
nói. "Mọi người muốn đóng góp một cái gì đó cho
sự nghiệp cách mạng. Chúng tôi thật sự có được một
đội quân trí thức tuyệt vời và chúng tôi rất tự
hào". Mặc dù không phải ai cũng hài lòng khi thấy
Việt Minh giành được chính quyền, nhưng hầu hết người
dân Việt đều hân hoan. David Marr viết:
Không khí trên các đường phố Hà Nội thật
phân khởi. Biến cố cách mạng được biểu trưng đêm
hôm đó bằng việc quần chùng tháo bỏ các chao đèn
phòng không mầu đen trên tất cả các ngọn đèn đường
khiến lần đầu tiên trong nhiều năm cả thành phố tràn
ngập ánh sáng rực rõ. Cờ Việt Minh treo trên hàng trăm
toà nhà. Hàng nghìn người dân đi dạo trên vỉa hè thuộc
khu buôn bán, thưởng thức cảm giác mới mẻ của tự
do. Họ dừng lại để nhìn ngắm những người tân bính
vũ trang trước các công sở, đặc biệt là một anh lính
gác kiêu hãnh chưng diện một băng đạn kéo thành dây
ngang qua ngực trước Phủ Khâm Sai. Họ cũng kinh ngạc
trước 1á cờ lớn treo trên chiếc cột thu lôi đang bay
phấp phới trên nóc phủ… Trong trí tưởng tượng điên
rồ nhất của một người trẻ tuổi tham gia vào nhưng sự
kinh ngạc ấy cũng không thể mong đợi một thay đổi
nhanh như vậy chỉ trong một ngày .
Khi nghe nói về các sự kiện xảy ra tại Hà
Nội, Thủ tướng Trần Trọng Kim cảm thấy "lưỡng
lự". Theo lời Bùi Diễm, cháu trai của ông ta, Trần
Trọng Kim hẳn sẽ "phục tùng" một "sự
chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hợp pháp" và cảm
thấy cuộc cách mạng này đẩy ông ta vào một tình thế
khó khăn. Tuy nhiên, vị thủ tướng này cũng đã quyết
định từ chức vào ngày 19 tháng 8 vì, ông ta đã thổ lộ
với cháu trai, "có vẻ như chính đảng mới này được
sự hậu thuẫn của Mỹ". "Rõ ràng", Bùi Diễm
nói thêm, "nước Mỹ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ
trong việc xác định tương lai của Việt Nam, và không
chỉ có chú tôi tin rằng bất cứ ai có được sự tin
tưởng của Mỹ sẽ được trao cho vị trí tốt nhất để
dẫn dắt đất nước trong thời kỳ hậu chiến".
Nhằm củng cố quyền lực trong thành phố, ít
ngày sau Việt Minh bắt đầu tiến hành lập lại trật tự
ở Hà Nội. Mặc dù thông báo phát động khởi nghĩa được
truyền đi qua sóng điện đài do Mac Shin bỏ lại trước
kia, nhưng chỉ các đài phát thanh tại Lạng Sơn, Cao Bằng
và Hà Giang nhận được. Phần lớn các cuộc nổi dậy
trên thực tế đều là phản ứng của các uỷ ban địa
phương trước tình hình đang tiến triển. Tại nhưng vùng
xa xôi hẻo lánh ở miền Bắc, đại biểu Việt Minh "kéo
tới các cơ quan chính quyền, giam giữ đám quan lại, lục
soát tài liệu, treo cờ Việt Minh, thu gom mọi loại súng
ống có thế dùng được và thành lập các uỷ ban cách
mạng".
Tin tức về những sự kiện tại Hà Nội
nhanh chóng lan đến miền Nam , miền Trung Việt Nam . Ngày
23 tháng 8, một đoàn nông dân khoảng 100.000 người tuần
hành vào Huế cổ vũ thành lập uỷ ban giải phóng Việt
Minh. Mặc dù chỉ huy đơn vị đồn trú Nhật tại Huế
đã đề nghị bảo vệ nhà vua, nhưng Bảo Đại từ chối
đề nghị này. Kinh ngạc trước "phép màu" xuất
hiện nhanh đến khó tin, Bảo Đại buộc phải xin thoái
vị và trao ngọc ấn cho Việt Minh. Theo đề nghị trong
bức điện từ "Uỷ ban ái quốc" tại Hà Nội,
Bảo Đại, chỉ gần đây mới được Nhật "giải
phóng", quyết định từ bỏ ngai vàng và trở thành
một "công dân bình thường" có tên Vĩnh Thuỵ.
Ngày 25 tháng 8, Bảo Đại thông báo ý định thoái vị
cho các thành viên hoàng tộc đang sững sờ và tuyên bố
rằng ông ta "thà làm thường dân trong một quốc gia
độc lập còn hơn làm vua của một đất nước bị nô
dịch".
Khi Bảo Đại đang chuẩn bị đọc bài phát
biểu cuối cùng với tư cách là một hoàng đế, Patti đã
hội kiến rất nhiều thành viên trong giới báo chí Việt
Nam tại Hà Nội. Một nhà báo đến cùng một thông tin,
lúc đó chỉ là một tin đồn, rằng hoàng đế có thể
thoái vị. Các đại diện báo chí Việt Nam mang đến cho
Patti một bức thông điệp: "Chúng tôi chào đón người
Mỹ tới Việt Nam . Chúng tôi đánh giá cao việc đại uý
Patti đã cho phép cử toạ nghe được những bất bình của
chúng tôi". Sau khi lắng nghe những tố cáo về sự
lạm dụng và vượt giới hạn của Pháp, Patti tuyên bố
ngắn gọn, cố làm rõ lập trường của Mỹ:
Người Mỹ chúng tôi đánh giá cao sự đón
tiếp đón nồng ấm của các bạn. Công việc của chúng
tôi chỉ là thực thi quân lệnh và xin các bạn vui lòng
hiểu rằng lập trường và thái độ của chúng tôi là
trung lập. Chúng tôi đến đây với mục đích duy nhất
là mở đường cho hội nghị hoà bình sắp diễn ra để
chính thức chấm dứt xung đột. Chúng tôi vui mừng được
gặp các bạn, cũng như bất cứ cá nhân thuộc bất kỳ
đảng phái và quốc tịch nào và vào bất kỳ thời gian
nào.
Mặc dù Patti tin rằng lời nói của ông rõ
ràng tạo nên vai trò của Mỹ tại Hà Nội, nhưng hành
động của ông lại dễ bị cả người Pháp lẫn người
Việt hiểu lầm. Tin tức đăng tải trên báo chí Việt
Nam ngày 25 tháng 8 về cuộc gặp nói trên căn bản không
giống với "báo cáo hoạt động hàng ngày" của
Patti gửi OSS nhấn mạnh thái độ trung lập của Mỹ.
Trong báo cáo Việt Nam, Patti đã tuyên bố rằng:
Người Pháp không có vai trò gì trong các cuộc
thảo luận giữa Đồng Minh và Nhật tại Đông Dương.
Đồng Minh không giúp đỡ hoặc cho phép quân
đội Pháp quay trở lại.
Mỹ biết rõ Việt Nam là một đất nước văn
minh, chứ "không phải mọi rợ như vài người vẫn
nghĩ".
Khi phái đoàn chính thức của Đồng Minh đến
tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, các công dân Việt
Nam nên tổ chức các cuộc biểu tình hoà bình đòi độc
lập.
Các sự kiện ngày 26 tháng 8 còn làm nổi bật
hơn nữa hình ảnh của Patti như một nhân vật được
Việt Minh ngầm ủng hộ. Vào buổi sáng, trong một khoảng
thời gian ngắn, Patti gặp gỡ bốn đại diện của Việt
Minh, trong đó có Võ Nguyên Giáp. Sau cuộc gặp, ông Giáp
mời Patti bước ra ngoài sở chỉ huy của Mỹ để nhân
dân chào đón. Những người Mỹ quan sát thấy một cuộc
diễu binh của dân quân và các đội tự vệ, theo sau là
người dân với những áp phích yêu nước viết bằng
tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tất cả được một
tốp 50 binh sĩ hộ tống. Các khán giả người Mỹ và
người Việt chào đón những lá cờ Mỹ, Liên Xô, Anh,
Trung Quốc và Việt Nam đang bay phấp phới và lắng nghe
khi quốc ca của mỗi nước vang lên. Mặc dù Patti bị ấn
tượng bởi cuộc trình diễn này, nhưng đối với người
Việt Nam nó còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. patty còn nhớ
câu nói của Võ Nguyên Giáp khi ông chuẩn bị đi: "Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam quốc kỳ của
chúng tôi xuất hiện trong một nghi lễ quốc tế và quốc
ca của chúng tôi vang lên trước thái độ kính trọng của
một vị khách nước ngoài. Tôi sẽ nhớ mãi thời khắc
này". Như được thể hiện trong hồi ký của Patty,
nhưng sự kiện đó rõ ràng cũng đại diện cho một thời
khắc quan trọng đối với ông. Khi Patti quay lại làm việc
bên trong sở chỉ huy, Giáp đã nói với các nhà báo đang
có mặt, ông truyền đạt lại nhận xét được báo cáo
là của Patti "nền độc lập của Việt Nam đã khá
rõ ràng, nhưng cần phải được củng cố".
Khi kết thúc "nghi lễ" chào đón phái
đoàn của Patti, quốc ca của Mỹ và Việt Nam vang lên,
những lá cờ của Quân Đồng minh tung bay sát cạnh quốc
kỳ mới của Việt Nam. Võ Nguyên Giáp, đứng giữa trong
bộ quần áo trắng, dẫn giải cho Patti đứng bên phải
ông rằng ông sẽ nhớ mãi giây phút này vì lần đầu
tiên lá cờ của Việt Nam được treo lên và bài quốc ca
nổi lên trong một nghi lễ quốc tế.
Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, các hành động
của Patti chỉ mới đang bắt đầu. Khi quay lại trụ sở,
Patti đã nhận được giấy mời dùng bữa với Hồ Chí
Minh, người đã tới Hà Nội trong thời gian gần đây.
Patti nhớ đã rất vui khi gặp Hồ Chí Minh, nhưng lo ngại
cho tình trạng sức khỏe của ông. Sau bữa trưa cùng Hồ
Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và một vài người khác, chỉ còn
lại Patti và Hồ Chí Minh ở lại nói chuyện với nhau
suốt hai tiếng đồng hồ. Hai ông bàn đến hàng loạt
chủ đề diễn ra trong ngày, bao gồm các cuộc nổi dậy
tại Sài Gòn và Hà Nội mà Patti nhớ là đã rất vui mừng
khi biết thêm được nhiều tình tiết hơn, và việc Trung
Quốc và Anh sắp đến đây để tiếp nhận sự đầu
hàng của Nhật từ miền Bắc vào đến vĩ tuyến 16.
Patti viện ra cái đã trở thành câu nói cửa miệng của
ông: nào là ông "hết sức bị hạn chế" bởi
chỉ thị, nào là ông không có "quyền liên quan tới
các vấn đề chính trị giữa Pháp và Việt Nam ". Hồ
Chí Minh đáp lại là ông hiểu rõ điều đó, nhưng ông
chỉ đề nghị Patti không báo cho cả người Pháp lẫn
người Trung Quốc "nơi ở" của ông, đoạn mỉm
cười nói thêm: "Hôm nay chúng ta nói chuyện như những
người bạn, chứ không phải các nhà ngoại giao".
Trước khi ra về, Patti đề xuất rằng có lẽ một cuộc
gặp giữa Hồ Chí Minh và Sainteny có thể mang lại kết
quả. Mặc dù biểu lộ thái độ nghi ngờ, nhưng Hồ Chí
Minh cũng thừa nhận rằng Patti "có thể sử dụng óc
phán đoán tốt nhất của mình trong vấn đề này".
Qua tuần sau, cả người Pháp và người Mỹ
tại Côn Minh đều nghi ngờ đánh giá của Patti bởi đây
mới chỉ là lần đầu tiên trong vài lần xuất hiện
công khai và gây tranh cãi giữa ông với Hồ Chí Minh và
nhưng thành viên Việt Minh khác. Patti bị nói xấu nhiều
vì đã không giữ vững thái độ trung lập, và giống như
Fenn, Tan, Phelan và Thomas, mọi hành động của ông đều
bị tất cả các bên hiểu sai. Như đã đề cập đến
trong các báo cáo hoạt động hàng ngày và được nhắc
lại trong hồi ký của mình, Patti đã tiếp kiến rất
nhiều khách thăm tại Hà Nội, đa số yêu cầu người Mỹ
về chuyện này hay chuyện khác. Patti không có quan hệ cá
nhân với các cá nhân luôn đòi hỏi, tuy nhiên ông lại
có mối quan hệ đặc biệt với một người. Patti và Hồ
Chí Minh đã phát triển một mối quan hệ thân thiết tại
Côn Minh, và Hồ Chí Minh đã chứng tỏ là một người
rất sẵn sàng hợp tác. Ông cung cấp những gì đã hứa
với Patti và chào đón Đội Mercy tại trụ sở của mình.
Ông dường như là tâm điểm của niềm phấn khởi lớn
lao tại Hà Nội, và ông coi trọng Patti. Ngoài ra ở nhiều
phương diện khác, ông còn là người bạn gần gũi nhất
của Patti trong thành phố này. Hẳn không ai ngạc nhiên
khi người Mỹ này đã dùng cơm và lắng nghe người bạn
có tài năng uyên bác, đặc biệt khi lựa chọn thứ hai
là Sainteny đang khổ sở trong "lầu son" của mình.
Tuy nhiên, mỗi lúc Patti một khó khăn hơn trong việc giữ
thái độ "hoàn toàn trung lập".
Trái lại, Patti thậm chí không mảy may ngạc
nhiên khi người Pháp, đặc biệt là Sainteny, không hài
lòng với ông. Tối 26 tháng 8, Patti tới chỗ Sainteny và
nói về cuộc gặp có khả năng xảy ra với Hồ Chí Minh.
Sainteny sẵn sàng đồng ý, và Patti gửi điện cho Hồ Chí
Minh. Hồ Chí Minh chấp thuận cuộc gặp vào sáng hôm sau
giữa Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ
của Chính phủ Việt Minh Lâm thời, với Sainteny "nếu
", Patti nhớ lại, "có tôi đi cùng ". Patti,
người tạo điều kiện cho cuộc gặp này và rõ ràng sẵn
sàng tham gia, đã cân nhắc điều kiện đơn giản đó và
vui vẻ đồng ý đi cùng Võ Nguyên Giáp tới Phủ Toàn
Quyền. Lại một lần nữa, Hồ Chí Minh đã xử lý tình
thế rất khéo léo mà không làm cho người Mỹ cảm thấy
bị lôi kéo. Ông biết rõ ấn tượng sẽ được tạo ra
khi Patti xuất hiện bên Võ Nguyên Giáp - một đại diện
người Việt được một sĩ quan Mỹ hộ tống đến thăm
một quan chức Pháp bị người Nhật thất bại giam giữ.
Người Mỹ và đại diện Việt Minh đến và đi tuỳ ý,
còn người Pháp kia không biết làm gì hơn là ngồi và
chờ đợi.
Thái độ của Sainteny tại cuộc gặp không
cải thiện hình ảnh của Patti vốn đã hình thành nơi
người Pháp trong mối quan hệ với thuộc địa của họ.
Tranh cãi đã nổ ra, Sainteny lên án những "hành vi"
gần đây của người Việt. Dù chắc chắn rất giận dữ,
nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ "thái độ hoàn toàn tự
chủ". Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Côn Minh, Patti lại
thiên về phê phán vị thế của người Việt. Patti khuyên
Helliwell rằng "Sainteny trách đại diện An Nam vì đã
làm cho phần lớn thế giới biết rằng dân tộc Việt
Nam không muốn sự hiện diện của Pháp tại đất nước
họ, tuyên bố như vậy gây cho Đồng Minh nhiều băn khoăn
về sự an toàn của Pháp vì thế đã buộc họ đứng
ngoài vào thời điểm này". Tất cả đã được cân
nhắc, Sainteny cảm thấy lạc quan về cuộc gặp gỡ với
Võ Nguyên Giáp, nhận thấy ông "hiển nhiên là lo
lắng" về phản ứng của Pháp cũng như hiểu rõ "sức
mạnh bấp bênh của họ (Việt Minh)".
Tuy nhiên, các sự kiện sớm chứng tỏ năng
lực tự đối mình của Sainteny. Bất chấp phản đối có
cơ sở của ông Giáp đối với Pháp, thất bại trong
thiết lập mối quan hệ tốt với Việt Minh của Sainteny
cũng được đổ thừa cho Patti. Nhà sử học Pháp Philippe
Deviller khẳng định rằng thành công tiềm tàng của cuộc
đối thoại giữa Sainteny và Giáp đã bị chính Patti và
"những người đồng xứ của ông" vốn "nhanh
chóng chen ngang và bảo đảm với Việt Minh về sự ủng
hộ của Mỹ" phá hoại ngầm.
Nếu điều này trở thành sự thực, Việt
Minh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng họ vẫn chưa có gì
bảo đảm về sự ủng hộ của Mỹ và vẫn đang sốt
ruột chờ đợi điều đó. Chiều tối 28 tháng 8, các đại
diện của Pháp và Việt Minh liên lạc với Patti về việc
quốc hữu hoá ngân hàng Đông Dương, tuyến đường sắt
Vân Nam , và các ngành dịch vụ công cộng. Pháp dĩ nhiên
không hài lòng nhất với chuyện này và muốn Mỹ ngăn
chặn bất kỳ kế hoạch "quốc hữu hoá" nào.
Việt Minh thông báo ý định quốc hữu hoá với Patti và
hy vọng nhận được sự ủng hộ của phái đoàn Mỹ.
Việt Minh đã lảng tránh câu trả lời khi được đề
nghị "giải thích đầy đủ" về nhưng gì quá
trình quốc hữu hoá sẽ mang lại, chỉ cho rằng "quốc
hữu hoá các ngành dịch vụ công cộng nằm trong tiến
trình dân chủ và cương lĩnh của Đảng". Mặc dù
tất cả nhưng thuật ngữ được đặt đúng chỗ, thông
tin về khả năng quốc hữu hoá các xí nghiệp then chốt
khiến Patti bối rối. Hôm sau ông gửi một bức điện
sau về Côn Minh:
Chính phủ Lâm thời đang mò mẫm tron bóng
tối. Sau một loạt cuộc nói chuyện với các nhà lãnh
đạo của Chính phủ Lâm thời tối tin rằng họ chưa
trưởng thành về mặt chính trị và đang bị Nhật và
các thành phần đỏ làm cho mê muội. Họ không biết ý
nghĩa của nhưng giới hạn ví dụ như quốc hữu hoá, họp
quốc hội, chủ nghĩa tự do, nền dân chủ… Những từ
ngữ mà họ sử dụng khá thoải mái, nhưng trong suốt quá
trình đối thoại họ dự tính những điều hoàn toàn
trái ngược… Chính phủ Lâm thời hiện đang chuẩn bị
trưng thu ngân hàng Đông Dương cũng như đã trưng dụng
tuyến đường sắt Vân Nam đoạn từ Lào Cai tới Hà Nội.
Họ có những kế hoạch tương tự đối với nhà máy
điện, nhà máy nước, và tất cả các phương tiện giao
thông. Họ gọi cái này là "Quốc hữu hoá". Họ
tuyên bố "những hành động đó cần thiết cho phương
sách của một Chính phủ mới". Tôi chỉ trích toàn
bộ vấn đề sai lạc bị nhuộm màu Xô Viết với sự
trợ giúp của hoạt động có tổ chức tốt của đội
"quân thứ năm".
Khái niệm về quốc hữu hoá, trái với ý
tưởng của chủ nghĩa tư bản Mỹ, hẳn đã khiến Patti,
một người thuộc Đảng Cộng Hoà, rất bối rối. Tuy
nhiên, rõ ràng thay vì tuyên bố Việt Minh là cộng sản
thì ông liên tục công khai chỉ trích sự can thiệp của
Nhật và sự non nớt của Việt Minh, với ẩn ý từ chối
niềm hy vọng đối với "việc giáo dục" chính
trị ở cuối các chế độ dân chủ thế giới. Mặc dù
thông điệp gửi Côn Minh của Patti phê phán nặng nề
Việt Minh, nhưng vị trí của họ thậm chí trở nên yếu
hơn khi bức điện đang còn được truyền qua các kênh.
Trong giác thư gửi Bộ ngoại giao, tướng Donovan đã trích
dẫn nguyên văn lời của Patti, nhưng đoạn mở đầu của
Donovan lại nhầm Chính phủ Lâm thời của Việt Minh với
chính quyền trước kia của Trần Trọng Kim. Vì vậy, Việt
Minh đã được coi là không chỉ "non nớt về chính
trị" và "bị Nhật và các thành phần cộng sản
làm cho mê muội" mà còn là những kẻ cộng tác với
kẻ thù. Dĩ nhiên, Việt Minh không hề biết gì về nhưng
lời bóp méo này, và mặc dù họ đã hết sức quan tâm
tới ý kiến của Mỹ, tân Chính phủ Lâm thời của Việt
Minh đã gặp một vấn đề rắc rối hơn rất nhiều ngay
trên ngưỡng cửa của họ.
Cùng ngày với cuộc gặp giữa Võ Nguyên Giáp
và Patti, quân Tưởng ồ ạt kéo qua biên giới Việt Nam ,
gây ấn tượng "sợ hãi và giận dữ trong người
Pháp cũng như người Việt".
Chắc chắn nỗi sợ hãi của người Việt
được hình thành trong cả thời kỳ lịch sử cổ đại
(1000 năm chiếm đóng của phong kiến Trung Quốc) lẫn quá
khứ gần đây. Ngày 11, 12 tháng 8, từ Việt Bắc, thiếu
tá Thomas đã báo cho Bách Sắc về việc quân Tưởng tấn
công Việt Minh tại "khu vực biên giới phía nam
Tgingsi". Bách Sắc thông qua bức điện và xác nhận
với sở chỉ huy tại Côn Minh rằng một viên tướng
trong "Vùng Chiến thuật 4" đã "mở một chiến
dịch chống Việt Minh và lên án họ là cộng sản, kẻ
cướp, vân vân…". Có tin người Pháp cũng biểu lộ
nỗi sợ hãi khi quân Tưởng sắp sửa tới Việt Nam .
Ngày 27 tháng 8 Chính phủ Pháp đã yêu cầu di tản phụ
nữ và trẻ em Pháp về "phía nam vĩ tuyến 16 để
tránh quân Tưởng". Phụ trách sự chiếm đóng của
quân Trang và được chỉ định là đại diện của Tưởng
Giới Thạch trong việc tiếp nhận đầu hàng của Nhật
tại miền Bắc Việt Nam là tướng Lư Hán, chỉ huy Đạo
quân thứ nhất trong Vùng Chiến thuật 9. Chính quyền
Tưởng Giới Thạch, giống như phái đoàn Mỹ, thường
chỉ nhấn mạnh nhiệm vụ quân sự của nó tại Đông
Dương. Tuy nhiên, cả Lư Hán lẫn Tưởng Giới Thạch đều
có suy nghĩ khác nhau. Theo nhà sử học Kinh Chen, chính
quyền Tưởng dự định "sử dụng việc chiếm đóng
như một phương tiện để giành được nhiều hơn quyền
lợi từ tay Pháp qua những cuộc đàm phán tại Trùng
Khánh và Paris ". Mặt khác, Lư Hán, kẻ rất hăng hái
chống Pháp, "muốn hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam
". Y xác định rằng "con đường duy nhất"
bắt Pháp rời khỏi đó chính là ổn định sự chiếm
đóng của quân Tưởng trong một thời gian dài. Gần hết
tháng 8 mà cả người Pháp và người Việt vẫn chưa biết
gì về ý định của Lư Hán. Mặc dù lo sợ những khả
năng có thể xảy ra, họ vẫn dành thời gian chuẩn bị
cho việc quân Tưởng kéo vào các thành phố. Cuốc bộ từ
Vân Nam , quân của Lư Hán sẽ không tới được Hà Nội
trong vòng mười hai ngày. Nhưng, vào những ngày cuối cùng
của tháng, nhiều sự kiện kịch tính tiếp tục xuất
hiện ngày 29 tháng 8, Hồ Chí Minh đề nghị Patti tới gặp
ông. Ông có hai thông báo quan trọng: Thứ nhất, Bảo Đại
sẽ chính thức thoái vị vào ngày hôm sau, chấp thuận
trao quyền cho Việt Minh; thứ hai, ngày 2 tháng 9 sẽ trở
thành ngày Độc Lập của Việt Nam. Khi chuẩn bị cho ngày
quan trọng này, ông muốn tham khảo ý kiến của Patti về
một tài liệu quan trọng: Bản Tuyên ngôn Độc lập của
Việt Nam . Patti chúc mừng Hồ Chí Minh và "mong ngài
thành công" trong kế hoạch giành độc lập. Bản
Tuyên ngôn Độc lập viết:
"Tất cả mọi người được sinh ra đều
có quyền bình đẳng; Tạo hoá cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc" . Những lời mở đầu được mượn từ Bản
Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Patti đề nghị chỉnh sửa
lời văn. Sau khi yêu cầu phiên dịch đọc lại mục đầu
tiên, Patti lưu ý rằng người viết đã đổi chỗ "cuộc
sống" và "tự do" và xác nhận sự khác nhau
về trật tự của hai từ.
Hồ Chí Minh nắm ngay lấy chi tiết đó, "Tại
sao, đĩ nhiên, không thể có tự do mà thiếu đi cuộc
sống, và không có hạnh phúc nào lại thiếu mất tự
do".
Hồ Chí Minh, một bậc thầy vận động, vào
thời điểm này dường như có được sự tham gia và tán
thành ngầm về nền độc lập của Việt Nam từ người
đứng đầu phái đoàn Mỹ. Mặc dù ông có thể thực sự
quan tâm tới ý kiến của Patti về Bản Tuyên ngôn Độc
lập của nước Việt Nam mới nhưng chắc chắn đây không
phải lần đầu tiên ông hỏi một người Mỹ về tài
liệu này. Theo lời Dan Phelan, Hồ Chí Minh đã từng suy
nghĩ về Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ trong vài
tháng trời. Ngay sau khi Phelan nhảy dù xuống căn cứ tại
Việt Bắc vào tháng năm, hai người đã nói chuyện, trong
đó có đề cập đến tài liệu này. Phelan nhớ lại:
Ông hỏi tôi có nhớ được cách diễn đạt
trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ hay không. Là một
người Mỹ bình thường nên tôi không thể nhờ hết. Tôi
có thể gửi điện về Côn Minh để xin một bản sao đã
được gửí cho tôi dĩ nhiên, nhưng rối tất cả những
gì ông thực sự muốn là phong cách của nó. Càng bàn
luận, ông dường như càng nắm rõ thực chất của vấn
đề hơn tôi. Thực ra thì ông biết nhiều hơn tôi, nhưng
khi nghĩ rằng những yêu cầu của ông quá cứng nhắc,
tôi đều nói với ông. Điều lạ là ông lằng nghe. Ông
là một người vô cùng nhẹ nhàng. Nếu tôi phái chọn
một nét đặc biệt về ông cụ già bé nhỏ đang ngồi
trên đối trong rừng, thì đó chính là tính cách hoà nhã
của ông.
Phelan, điệp viên của AGAS ban đầu đã từng
phản đối nhảy dù xuống căn cứ của Việt Minh, đã
trở thành một người bạn, và vô tình, là người ủng
hộ nền độc lập của Việt Nam . Mặc dù Phelan không
cung cấp cho Việt Minh bản sao Tuyên ngôn Độc lập của
Mỹ trong suốt thời gian anh ta ở Bắc Kỳ, nhưng đã cho
họ bản Hiến Pháp và Luật phân quyền của Mỹ, mà,
theo Défourneaux, đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng
Việt với sự giúp đỡ của một linh mục địa phương.
Vì vậy, người Mỹ đầu tiên có dính đến Bản tuyên
ngôn của Việt Nam chính là trung uý Phelan vào tháng 6 chứ
không phải là Đại uý Patti vào tháng 8.
Sau cuộc trao đối với Hồ Chí Minh ngày 29
tháng 8, Patti lại tiếp tục nhiệm vụ của mình. Trước
thềm lễ đón mừng ngày Độc Lập, Patti đã gặp Hồ
Chí Minh thêm hai lần nữa. Mặc dù các cuộc gặp nhìn bề
ngoài là thân mật, nhưng trong báo cáo gửi về Côn Minh,
Patti tiếp tục biểu lộ sự dè đặt về Việt Minh.
Vào ngày cuối cùng của tháng, Patti điện về
Côn Minh: "Chính phủ Lâm thời hiện nay rõ ràng là
một chính quyền của đảng… nói cách khác, chính quyền
này bao gồm toàn thành phần cánh tả". Dù sao đi nữa,
Patti cho rằng Việt Minh "nắm quyền kiếm soát hoàn
toàn", "được tổ chức tốt", và, như thường
lệ, kiên quyết duy trì nền độc lập "thậm chí có
phải hy sinh tính mạng". "Họ cảm thấy họ không
có gì để mất", ông nói thêm, " tất cả để
giành được tự do".
Quan điểm của Patti vào thời điểm quyết
định trong lịch sử Việt Nam dường như thay đổi liên
tục. Dù có một số chỉ trích Chính phủ Lâm thời nhưng
ông không thể tự cho mình làm mất thể diện người
lãnh đạo của nó một cách trực tiếp.
Chỉ hai ngày sau Patti điện về Côn Minh thông
báo rằng Hồ Chí Minh là một "người có óc xét
đoán, biết cân nhắc, có khuynh hướng chính trị",
yêu cầu "không nhiều và đơn giản".
Đêm trước ngày độc lập của Việt Nam,
Patti công khai nhắc lại những yêu cầu "không nhiều
và đơn giản" của Hồ Chí Minh đối với thế giới
bên ngoài: để có được "nền độc lập hạn chế",
để được công nhận "tự do thoát khỏi ách cai trị
của Pháp", để "sống như các dân tộc tự do
trong gia đình các quốc gia", để giao tiếp trực tiếp
với thế giới bên ngoài", và để được đi lại
đặc biệt là tới nước Mỹ, vì những mục đích giáo
dục và Mỹ gửi những chuyên gia kỹ thuật giúp họ
thiết lập các ngành công nghiệp ít ỏi mà Đông Dương
có tiềm năng khai thác". Patti bổ sung thêm vào báo
cáo rằng ngày hôm sau người Việt Nam sẽ kỷ niệm ngày
Độc Lập. "Theo những gì tôi thấy, những con người
này có ý định nghiêm túc". Patti suy luận, người
Pháp sẽ phải đối phó với họ. Vì vấn đề đó tất
cả chúng ta cũng sẽ phải đối phó với họ".
Vào Chủ nhật 2 tháng 9, Patti và đội của
ông hoà cùng hàng nghìn người Việt Nam đổ ra các đường
phố Hà Nội chờ chứng kiến những sự kiện sẽ xảy
ra vào cái ngày đầy hứa hẹn này. Patti rõ ràng bị ấn
tượng với cảnh tượng: Trong bộ lễ phục, các linh mục
sáng hôm đó vừa tổ chức Lễ truy điệu cho các liệt
sĩ Việt Nam, dẫn theo các con chiên ra đường phố; các
nhà tu hành đạo Phật và các chức sắc Đạo Cao Đài
tới cùng các môn đệ; những người dân tộc thiểu số
trong bộ quần cho sặc sỡ và hàng nghìn nông dân ăn mặc
giản dị kéo đến chật ních đường phố. Cờ đỏ bay
phấp phới trong làn gió nhẹ và làm nổi bật thành phố
được kết đầy hoa. Sự phấn khích lan truyền khắp
nơi, người người nhộn nhịp trò chuyện, bàn luận về
những gì ngày hôm nay sẽ mang lại. Những người lính
Việt Minh được tập luyện tốt nhất, ăn mặc chỉnh tề
nhất và trang bị tốt nhất tạo ra sự hiện diện đầy
ấn tượng phía trước khán đài trang hoàng cờ hoa. Mặc
dù chỉ mặc những bộ quân phục cọc cạch và mang đủ
loại vũ khí, gồm cả giáo mác, mã tấu, nhưng "lực
lượng dân quân" cũng có mặt trong đội hình. Các
đơn vị vũ trang và lính danh dự đứng nghiêm khi một
nhóm người xuất hiện trên khán đài, tất cả đều mặc
com lê và đeo cà vạt. Đám đông khoảng 400.000 người
tại quảng trường Ba Đình chờ đợi để nghe người
đàn ông mặc bộ quần áo ka ki, chân đi dép xăng đan
phát biểu. Đó chính là, Patti nhớ lại, "một cảnh
tượng đẹp và đáng sợ".
Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh là người mà họ chờ
đợi. Vào ngày 2 tháng 9, nhiều người đã nghe nói đến
tên Hồ Chí Minh luôn đi cùng với tư tưởng của một
chính quyền Việt Nam mới. Họ không biết bản thân ông
là ai, nhưng ý niệm chung về một nhà lãnh đạo Việt
Nam đối với đất nước Việt Nam đã làm cho họ phân
khích và kinh ngạc. Thậm chí Bảo Đại, được mời tới
với vai trò "cố vấn tối cao" cho chính quyền
mới, đã hồi tưởng lại rằng ông thậm chí chưa bao
giờ nghe tới cái tên Hồ Chí Minh trước tháng Tám.
Là "người giải phóng và vị cứu tinh
của đất nước", Hồ Chí Minh bắt đầu nói với
nhân dân, dừng lại sau một câu để hỏi đồng bào có
nghe rõ ông nói hay không. "Đó là một bậc thầy về
hùng biện", Patti nhận xét. "Từ khoảnh khắc đó,
cả biển người nghe như nuốt lấy từng lời… Rõ ràng
trong tâm trí chúng tôi ông đang ở sát bên họ". Hồ
Chí Minh bắt đầu bài phát biểu với những từ trong Bản
Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, chuyển sang Bản Tuyên ngôn
của Pháp về Quyền Con người và Công dân, và đối
chiếu các giá trị của cả hai văn kiện trên ông với
những tội ác của thực dân Pháp. Ông chỉ trích Pháp đã
đầu hàng Nhật và ca ngợi Việt Minh đã chiến đấu
chống Nhật. Ông khẳng định rằng người Việt Nam giành
được độc lập không phải nhờ sự ban ơn của Pháp mà
bởi đánh bại Nhật. "Đồng bào ta đã phá vỡ những
xiềng xích trói buộc mình suốt gần một thế kỷ và
giành được độc lập cho Tổ quốc, ông tuyên bố. Sau
đó ông kết luận bằng tuyên bố phản ánh quyết tâm
của ông:
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm
thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, trịnh trọng
tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập - và sự thật đã là một
nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy .
Sau khi tiếng vỗ tay lắng xuống, mỗi thành
viên trong Chính phủ mới đọc tuyên thệ theo nghi lễ.
Sau đó Võ Nguyên Giáp đọc diễn văn trước đám đông
về các vấn đề hiện nay của Chính phủ, gồm một kế
hoạch cho những cuộc bầu cử và thuế. Ông yêu cầu
nước Mỹ và Trung Quốc đặc biệt ủng hộ một đất
nước còn non trẻ. "Chúng ta có tình cảm đặc biệt
đối với Trung Quốc và Mỹ" ông nói với đám đông.
"Mỹ là một đất nước dân chủ, không có tham vọng
về lãnh thổ, nhưng đã góp phần đặc biệt đánh bại
kẻ thù của chúng ta, phát xít Nhật. Vì thế chúng ta coi
Mỹ như người bạn tốt". Khi chuẩn bị kết thúc
bài diễn văn, ông nói đến một cái tên mà nhiều nông
dân có thể thậm chí không biết nhưng các thính giả
quốc tế và có học chắc chắn biết: "Như ngài
Roosevelt đã từng nói, áp bức và tàn bạo đã làm cho
chúng ta biết ý nghĩa của tự do". Ông kết thúc với
câu tuyên bố đầy phấn chấn:
Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Lâm thời
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta sẽ cống hiến tất
cả tài sản, xương máu để xây dựng và tô đẹp cho tổ
quốc, để làm cho đất nước Việt Nam yêu quý của
chúng ta tươi sáng, thịnh vượng và hùng mạnh sau bao
nhiêu năm khổ cực và kiệt quệ. Tiếp nối truyền thống
của các thế hệ trước, thế hệ chúng ta sẽ chiến đấu
một trận cuối cùng để các thế hệ mai sau mãi mãi có
thể sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc .
Sau nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945, sau
gần năm năm chiếm đóng của Nhật, và sau hàng thập
niên dưới ách áp bức của Pháp, quần chúng nhân dân
lúc này được khuấy động bởi lời nói của Hồ Chí
Minh và Võ Nguyên Giáp.
Một trong những chiếc đài của OSS bỏ lại
cho Việt Minh - giống như cái đài Nguyễn Kim Hùng đã sử
dụng và những dân làng địa phương lắng nghe bản Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh - hiện nay được trưng
bày tại Bảo tàng Lịch sứ Quân đội Việt Nam tại Hà
Nội. (Ảnh chụp từ sách)
CHƯƠNG 8C
Quay trở lại Tân Trào, Trần Thị Minh Châu
"tập trung nhân dân các vùng lại" để cùng nghe
Bản Tuyên ngôn Độc lập . Bà nhớ lại sự phấn khích
của dân làng khi họ nghe được những bài phát biểu
trong ngày Độc Lập qua một chiếc đài do người Mỹ để
lại. Có tin đồn là họ ngay lập tức nhận ra giọng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù họ chưa từng biết ông
với cái tên này.
"Khi lần đầu tiên nghe giọng nói của
người qua đài mọi người đã kêu lên "Ôi, đây
chính là cụ già ấy?". "Chúng tôi giải thích",
Trần Thị Minh Châu nhớ lại, "đây là giọng nói của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người dân địa phương
đáp, "Không, không phải! Đây chắc chắn là giọng
nói của ông cụ rồi!".
Những ngày sau đó, thêm nhiều người Việt
Nam đọc, hoặc nghe nguyên văn những bài phát biểu và
cảm thấy dâng lên niềm tự hào dân tộc. "ngay cả
những viên quan lại như Dương Thiệu Chi, người đã có
thái độ rất dè đặt về những nền móng chính trị
của Việt Minh, cũng tự hào về đồng bào mình.
Trong lịch sử gia đình, Dương Văn Mai Elliott
đã viết rằng nhiều thành viên trong gia đình "tư
sản" của bà bị cuốn vào niềm phấn khích và triển
vọng của Cách Mạng Tháng Tám và bắt đầu làm việc
với Việt Minh.
Đối với nhiều người trong đám đông vào
ngày mồng 2 tháng 9, sự ủng hộ của Mỹ dường như là
hiển nhiên: mặc dù trên khán đài, các nhân viên OSS xuất
hiện với vẻ khách sáo, và hai máy bay Lightning P-38 của
Mỹ "đã nhào xuống ngay trên dầu đám đông" -
một sự kiện mà Marr mô tả là "trực tiếp công
khai và được nhân dân tin là tượng trưng cho một kiểu
chào mừng của Mỹ đối với Chính phủ Việt Nam mới ra
đời. Tuy nhiên, các phi công hẳn không hề biết gì về
ngày Độc Lập của Việt Nam và rất có thể đang rèn
luyện khả năng quan sát đơn giản.
Khi các nghi lễ kết thúc, Patti và những người
đi cùng chậm rãi rẽ đám đông để về sở chỉ huy Mỹ
tại toà nhà Gautier. Để tránh bất cứ sự đối đầu
nào có thể xảy ra giữa "những người Việt đang
phấn khích" với "những người Pháp thất vọng",
Patti mời những người Mỹ có mặt tại Hà Nội cùng
tham gia với đội OSS tổ chức một "lễ kỷ niệm
đơn giản sự kiện 4 tháng 7 của Việt Nam không có pháo
hoa". Bữa tiệc tại sở chỉ huy OSS khá đông, vì vào
ngày 2 tháng 9 số lượng người Mỹ tại Hà Nội đã
tăng lên đáng kể. Một nhóm của AGAS gồm sáu sĩ quan và
binh lính đã đến thành phố vài ngày trước. Ngoài ra,
đại tá Stephen Nordlinger, chỉ huy nhóm quân sự G-5, lưu
tâm đến với nhiệm vụ tạo điều kiện cho các tù binh
chiến tranh của Đồng Minh và thu thập thông tin về tội
phạm chiến tranh Nhật. Kể cả ba mươi nhân viên OSS của
Patti, ở Hà Nội lúc đó có 59 người Mỹ. Những người
Mỹ đến sau, đặc biệt là Nordlinger, đã làm cho cuộc
sống của Patti trở nên khó khăn hơn. Patti mô tả
Nordlinger, người sử dụng thành thạo tiếng Pháp, là một
"Francophile(1) thế chiến " có quá ít việc để
làm tại Hà Nội và trở thành "một mục tiêu dễ
dàng trong áp lực của Pháp nhằm giải thoát cho tù binh
Pháp khỏi nhà tù Citadel". Trên thực tế, một phần
công việc của Nordlinger là "giải thoát, phục hồi
và cuối cùng là hồi hương những tù binh chiến tranh là
lính lê dương của Pháp", trong đó có 5000 tù binh bị
giam giữ tại Citadel. Vì công tác của Nordlinger liên quan
tới người Pháp. và nỗ lực giúp Sainteny nên ông ta trở
thành một trong số rất ít người Mỹ tại Việt Nam được
Jean Sainteny đầy thất vọng nhận xét tốt. Mặc dù Patti
đã tóm tắt lại cho Nordlinger những phức tạp về tình
hình, nhưng người Pháp, theo Patti, "đã lợi dụng"
sự thông cảm của ông đối với họ. Chẳng mấy chốc
Nordlinger có vẻ "đối lập" với phái đoàn của
OSS và là một "thành phần thứ ba trong việc gây
phiền hà". Hơn nữa, Patti nhớ lại, Nordlinger và nhóm
của ông ta "bị mếch lòng vì tôi đã hạn chế những
hành động ủng hộ Pháp và chống Việt Minh của họ và
trong nhiều tháng sau đó, trong khi tôi phải thực thi nhiệm
vụ của OSS thì những chiến thuật thiện chí nhưng hỗn
loạn của họ đã trở thành nguồn gốc của rất nhiều
cuộc tranh cãi khó chịu giữa Hà Nội và Côn Minh".
Trong tháng đó, tướng Pháp E. Galllagher, chỉ
huy Đội trợ giúp và Cố vấn quân sự Mỹ (USMAAG) trong
khi làm việc trực tiếp với Lư Hán đã đề cập tới
lời phàn nàn của Patti.
Viết cho tướng Robert McClure, chỉ huy ban tham
mưu mặt trận Trung Quốc, Galllagher cằn nhằn rằng
Nordlinger đã "cố gắng hết sức chỉ đơn thuần cho
việc giúp tù binh chiến tranh, và ông ta đang dành trọn
vẹn tình cảm cho tất cả người Pháp trong khu vực".
Tuy nhiên, Nordlinger công khai tuyên bố ông ta vẫn giữ
thái độ hoàn toàn trung lập khi ở Việt Nam . Trong lời
biện minh cho chính mình, Nordlinger giải thích rằng người
Pháp "chắc chắn sẽ không bao giờ tới chỗ Patti của
OSS bởi vì Patti rõ ràng chống Pháp về mặt chính trị",
do đó, họ đến chỗ Nordlinger bởi ông ta "thông cảm
với hoàn cảnh khó khăn của họ". Rõ ràng Nordlinger
và nhóm của ông ta đã giúp đỡ và động viên đáng kể
cho những người Pháp ốm đau và bị thương, nhưng việc
làm nhân đạo ấy không ngăn ông ta điều tra lập trường
chính trị của tù binh. Theo một phần trong báo cáo,
Nordlinger đã liệt kê tên và công việc của những người
ông ta chăm sóc và cũng phân loại họ - nhóm ủng hộ
Đức, "nhóm ủng hộ Đồng Minh", "nhóm người
cơ hội", và vân vân - phù hợp với cuộc điều tra
về các cộng tác viên của ông ta.
Chứng minh thêm cho thái độ trung lập của
mình, Nordlinger viện dẫn "tình bạn đặc biệt thân
thiết" giữa ông ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư
cách là đại diện của G-5 đang làm việc để phục hồi
lại sự giám sát y tế tại các bệnh viện của Pháp mà
Việt Minh đã chiếm được trong những ngày đầu cách
mạng. Quả thực, Hồ Chí Minh cũng cung cấp cho nhóm của
Nordlinger thông tin và địa điểm để làm sở chỉ huy,
và một dội phục vụ. Nordlinger nhớ có "nhiều cuộc
đối thoại thân mật về các vấn đề quân sự và chính
trị" giữa ông ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài
ra, "theo yêu cầu của Hồ Chí Minh", Nordlinger "đã
tham gia cùng ông trong nhiều sự kiện của thành phố nhằm
quan tâm tới những người nghèo và thiếu đói". Ông
đã đề nghị và nhận được "những chuyến tầu
chở gạo từ Mỹ và một số nơi khác để cứu trợ
nhân dân tại những vùng nông thôn".
Đội của Patti cũng bị xúc động bởi thảm
cảnh của những người đói lả trên đường phố Hà
Nội. "Chúng tôi thấy hàng trăm đứa trẻ như vậy ở
mọi lứa tuổi; cảnh tượng này gần giống như chúng
tôi đã chứng kiến nạn tàn sát người Do Thái vào thời
Hitler", Ray Grelecki nhớ lại. "Vì vậy, dựa vào
quyền hạn của chính mình, chúng tôi đã điện về sở
chỉ huy, vì chúng tôi có máy bay, có thực phẩm, có các
thiết bị y tế. Chúng tôi tổ chức việc đó và đưa
lên máy bay không chỉ hàng cứu trợ mà cả những nhân
viên y tế". Mặc dù thường xuyên làm việc với mục
đích tương tự, cũng giao thiệp và có vẻ giúp đỡ Hồ
Chí Minh và Việt Minh, Patti và Nordlinger liên tục đặt
câu hỏi và bình luận về thái độ trung lập của mỗi
bên. Tuy nhiên, chỉ huy của phái đoàn G-5 gần như không
phải là người Mỹ duy nhất tại Hà Nội bình luận về
thanh danh của Archimedes Patti. Nhưng người chỉ trích ông
gay gắt nhất lại chính là một số lính OSS .
Sĩ quan OSS Lucien Conein và Patti cũng hay buộc
tội nhau. Mặc dù lúc đầu Patti nhận thấy Conein "đáng
tin cậy và không hoàn toàn phù hợp với các chính sách
của Pháp về Đông Dương", nhưng mối quan hệ giữa
họ kết thúc do lời nhận xét có phần gay gắt của
Conein, "Tôi không thích Patti. ông ta là một Guinea ngạo
mạn (một kiểu chê bai đối với những ai có tổ tiên
là người Italia). Bạn không bao giờ moi được sự thật
từ ông ta".
Vào tháng 9 năm 1945, Conein, giống như
Nordlinger, tỏ ra cảm thông với người Pháp và có vẻ
như đã tham gia vào các hành động rõ ràng ủng hộ Pháp.
Sợ rằng "kiều dân Pháp tại Hà Nội có thể bị
Việt Minh tàn sát", Conein "bắt tay vào một cuộc
vận động độc lập để giải cứu những sĩ quan cao
cấp của Pháp thoát khỏi sự trừng phạt cả từ phía
Nhật lẫn Việt Minh". Nordlinger đã can thiệp và thành
công trong việc giải thoát cho Sainteny sau khi ông ta "bị
đám đông giận dữ bắt giữ vì đã treo quốc kỳ của
Pháp phía trước ô tô". Cũng Nordlinger hồi tưởng
lại, Conein thường xuyên gặp gỡ các thành viên cấp cao
của Chính phủ Việt Minh, với Võ Nguyên Giáp. "Bạn
không thực sự nói chuyện với ông Giáp. Ông ấy nói với
bạn". Conein nhớ lại. "Ông ấy có đôi mắt sắc
và tính khá thẳng thắn; ông ấy tin vào những gì mình
nói… Ông ấy thực sự có cá tính và đẹp trai. Tôi
thích ông ấy". Mặc dù cách cư xử của Conein chứng
tỏ một xu hướng khác nhưng nhìn chung ông ta cũng ở
trong vị trí tương tự như Patti. Conein luôn bị các bên
tiếp cận, bị hỏi những câu không biết trả lời thế
nào. "Tất cả những gì tôi muốn làm là biến ra
khỏi chỗ đó. Chiến tranh đã qua. Tôi muốn về nhà. Tuy
nhiên Chính phủ Lâm thời đề nghị tôi tới gặp họ.
Họ rất quan tâm tới người Mỹ. Người Mỹ suy nghĩ gì
và sẽ làm gì cho họ". Nhưng không phải sự phê phán
từ đám binh lính OSS trên bộ gây rắc rối nhất cho
Patti vào tháng Chín. Cuộc tranh cãi và nỗi thất vọng
ngày càng tăng của Sainteny đổi với Patti là nguyên nhân
của nhiều bức điện gửi đến Côn Minh, Trùng Khánh, và
Calcutta phàn nàn về hành vi của Patti. Trùng Khánh gửi
điện cho cấp trên trực tiếp của Patti tại Côn Minh để
biết rõ vai trò của OSS tại Hà Nội, với một báo cáo
"bao gồm tất cả các nhân viên tại Đông Dương, vị
trí của họ, và quá trình di tản họ". Nóng lòng
giải quyết những lo lắng tại Trùng Khánh, Heppner chỉ
thị cho Patti đánh giá mọi hành động của mình một
cách cẩn thận, ông dứt khoát tuyên bố: "Ngài sẽ
không lặp lại hành động là một người hoà giải, hãy
làm trung gian hoặc sắp xếp những cuộc gặp giữa người
Pháp, người An Nam hoặc Trung Quốc. Hãy hạn chế bản
thân đối với công tác tù binh chiến tranh và những
nhiệm vụ đặc biệt khác được điều khiển bởi CCC
hoặc sở chỉ huy này".
Nhưng sứ mạng của Patti bao gồm những nhiệm
vụ khả thi được liệt vào "những công tác đặc
biệt". Ông vẫn cho rằng nhiệm vụ của mình là thu
thập thông tin tình báo đòi hỏi phải có sự tương tác
giữa ông với nhiều nhân vật, bao gồm các thành viên
của Việt Minh. Đánh giá tình hình của Patti trước và
vào ngày Độc Lập chỉ làm những người có khuynh hướng
muốn Pháp quay trở lại Đông Dương theo "trật tự"
thêm bực mình. Sau khi theo dõi các hoạt động vào ngày
Độc Lập và nghe qua radio một bài phát biểu của tướng
Jacques Leclerc, ông ta tuyên bố rằng sẽ "không có
giai đoạn chuyển tiếp giữa việc Nhật đầu hàng và sự
khởi đầu của chính quyền dân sự Pháp", Patti gửi
báo cáo tình hình về tổng hành dinh:
Bài phát biểu của tưóng Leclerc qua Đài phát
thanh Delhi đã tạo ra một bước nguy hiểm giữa người
An Nam và người Pháp. Theo quan điểm của người Pháp, nó
cho họ niềm hy vọng và tinh thần mới là quân đội Pháp
sẽ sớm tiến vào Đông Dương để trừng phạt "những
kẻ nổi loạn". Theo quan điểm của người An Nam, nó
gây ra lo sợ và tạo "ra tâm lý chuẩn bị chiến đấu
tới cùng đế loại bỏ "ngoại bang". Căng thẳng
lại một lần nữa Iên cao và chỉ một dấu hiệu nhỏ
nhất về tình trạng tham chiến của Pháp chắc chắn sẽ
làm nổ tung thùng thuốc súng hiện nay là Đông Dương.
Kết luận của Patti về tình hình cơ bản là
chính xác. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người
tại sở chỉ huy OSS bắt đầu đặt câu hỏi thực sự
về thái độ "trung lập" của Patti. Vào ngày 4
tháng 9, ông quay trở lại Côn Minh để "nộp báo cáo
cho tổng hành dinh". Patti nhớ lại rằng người Pháp
đã rất vui về việc Patti rõ ràng bị triệu hồi, và
đại tá Nordlinger tạm thời chỉ huy nhóm OSS tại Hà Nội.
Chẳng mấy chốc các nhân viên OSS nhận ra họ đang hành
động giống như lính gác có vũ trang cho Nordlinger khi ông
ta bắt đầu di chuyển tù binh Pháp từ Citadel tới bệnh
viện.
Khi Patti ở Côn Minh, những câu chuyện ngồi
lê đôi mách về hành động của ông nhanh chóng trở
thành tâm điểm. Đại uý McKay của AGAS đã gặng hỏi
đại uý Grelecki, cấp phó của Patti, về nhiệm vụ "thực
sự" của OSS, và nói thêm anh ta đã nghe nói Patti
"thậm chí có một tiểu đội hành quyết để thi
hành án tử hình" những kẻ mà ông cho là tội phạm
chiến tranh. Grelecki nhắc lại bản chất chính thức của
phái đoàn Patti, nhưng cuối cùng bổ sung thêm "vì
những lời ám chỉ nhằm vào đại uý Patti nên không cần
nói gì hơn bởi bất cứ hành động nào đại uý Patti
thực hiện cũng có thể được che đậy bởi các chỉ
thị, và có thể được lý giải và bảo đảm bằng
những nguyên nhân mà chính ông ấy biết, ngoài ra đại
uý Patti hẳn phải có mặt để làm sáng tỏ mọi hiểu
lầm". Ở Côn Minh, Patti đưa ra lời giải thích về
các hành động của mình kể từ khi đến Hà tội từ
ngày 22 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9, ông nói thêm "tôi
không hề có ý niệm mơ hồ về bất cứ va chạm nào"
giữa nhóm của ông với những người Mỹ khác tại Hà
Nội.
Patti không gặp rắc rối nhiều trong bào chữa
cho những hành động của mình trước cấp trên hoặc
trong việc giải thích cách hiểu của Sainteny. Ông đã
được nhắc nhở không phải để trừng phạt mà để
làm sáng tỏ hơn nữa các hành động của ông và chính
sách của Mỹ đối với Đông Dương. Trên thực tế, khi
biết được những chuyện ngồi lê giữa các nhân viên
OSS, G-5 và AGAS tại Hà Nội, Helliwell đã gửi một bức
điện nói rõ rằng OSS "được cấp thẩm quyền cao
hơn giao cho những nhiệm vụ khác và bản thân Nordlinger
sẽ tuyệt nhiên không liên quan gì tới những hoạt động
này… Đại uý Patti sẽ quay trở lại sớm nhất đồng
thời tóm tắt chi tiết những vấn đề trên và sẽ bàn
luận với Nordlinger".
Trong quá trình tranh luận tại Côn Minh, Patti
nhớ đã đề nghị cho OSS rút khỏi Việt Nam - một đề
nghị mà Heppner kịch liệt phản đối. Khi Patti hỏi ý
kiến, Heppner tóm tắt vấn đề: "Thế tiến thoái
lương nan tại Đông Dương luôn là mâu thuẫn trong tư
tưởng của Mỹ trong sự tôn trọng quyền lợi của Pháp
và các nguyên tắc dân chủ của Mỹ". Khi mâu thuẫn
trong tư tưởng này được kết hợp với vấn đề về
nhân cách - khuynh hướng của những người Pháp nóng nảy
giành lại vai trò chủ thuộc địa và việc Việt Minh cố
tranh thủ nước Mỹ và người Mỹ bằng những lời tán
dương liên tục - điều hơi ngạc nhiên là Việt Minh
thường tìm ra một khán giả dễ lĩnh hội trong các thành
viên của OSS. Khi chuẩn bị rời cuộc họp, Patti, giống
như hầu hết những người Mỹ tại Việt Nam, vẫn không
có được ý kiến rõ ràng về chính sách của Mỹ. Tuy
nhiên, ông biết rõ khả năng trao cho Hồ Chí Minh "sự
ủng hộ tinh thần, không chính thức và kín đáo, nhưng
không có cái gì cụ thể" của mình. Ngày 9 tháng 9,
Patti trở lại Hà Nội và tiếp tục chỉ huy phái đoàn
OSS . Vài ngày sau ông đối mặt với một loạt thách thức
mới. Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với thành phố
Hà Nội là việc quân đội Lư Hán đến tiếp nhận sự
đầu hàng của Nhật. Mặc dù nhóm tiên phong đã đến
sáu ngày trước nhưng Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng đối
với "bè lũ" của Lư Hán. Nhiều binh lính, được
huấn luyện kém và kỷ luật lỏng lẻo, bất ngờ tràn
vào thành phố, tiếp quản nhiều ngôi nhà và cửa hàng,
đòi hỏi lương thực và sự ủng hộ của người dân
Việt. Dân thành thị Việt Nam , với thái độ căm ghét
lịch sử đối với giặc Tầu, đã mất tinh thần khi
thấy lính Tưởng đến và cướp bóc. Tuy nhiên, sợ hãi
những hậu quả có thể gây ra nên họ không thể làm gì
ngoại trừ quan sát.
Chính phủ Lâm thời cũng rất thất vọng.
Trong lời yêu cầu khẩn thiết trước kia đối với Đồng
Minh nhằm hạn chế quân đội Tưởng, Việt Minh đã nhấn
mạnh nạn đói gần đây và sự tàn phá có thể xảy ra
đối với nền kinh tế địa phương nếu quân Tưởng phụ
thuộc vào người Việt về lương thực. Trong một nỗ
lực nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề, Hồ Chí
Minh đã cho Patti xem nhiều bức ảnh sống động về những
nạn nhân người Việt trong nạn đói và cảnh báo Patti:
nạn đói sắp xảy ra và nếu Trung Quốc phụ thuộc vào
người Đông Dương vì sự tồn tại của họ trong suốt
giai đoạn giải pháp quân đội Nhật thì tất cả bọn
họ sẽ chết đói cùng với việc tạo ra tình hình người
An Nam sẽ bị ép buộc phải tiến hành chiến tranh chống
Trung Quốc để bảo vệ cuộc sống và gia đình mình".
Ngoài phàn nàn ra, Việt Minh không biết làm gì
hơn. Trên thực tế, sự sụp đổ nền kinh tế có thể
xảy ra là nỗi lo lắng ít nhất của Việt Minh. Có mọi
khả năng là quân Tưởng sẽ từ chối bàn bạc với Việt
Minh và sẽ trao quyền lực cho những kẻ được bảo trợ
của chính họ, Quốc Dân Đảng. Việt Minh có lý do để
lo ngại. Trên đường tới Hà Nội, khi đi ngang qua Lạng
Sơn, quân Tưởng đã tước vũ khí của công an Việt Minh
bằng vũ lực. Hồ Chí Minh cảnh báo những người Mỹ
rằng "việc tái diễn những hành động này… sẽ bị
hiểu nhầm như những hành động thù địch chống lại
chính quyền hiện tại và nhân dân Việt Nam chắc chắn
sẽ giáng trả". Khi đang quan sát quân Tưởng, Patti
nhận được thông tin đáng ngại về một sĩ quan OSS của
chính ông: trung uý Ettinger đã bị Việt Minh bắt.
Mặc dù chắc chắn là không hài lòng, Patti
cũng không hoàn toàn ngạc nhiên khi nghe nói Ettinger đang
lâm vào rắc rối nào đó. Đầu tháng Bảy Patti đã nhận
được lời cảnh báo về tình cảm ủng hộ Pháp của
Ettinger. Tại căn cứ điện đài Bắc Hải của OSS, viên
sĩ quan chỉ huy, trung uý James Jordan, đã báo cho Patti rằng
thành tích của Ettinger không "thoả đáng", lẽ ra
Patti nên lựa chọn một "người điềm đạm và biết
cân nhắc hơn" cho nhiệm vụ này. Anh ta nói thêm rằng
Ettinger liên tục chê bai trang thiết bị của Mỹ kém cỏi
so với của Pháp. Trong suốt tháng sáu và bảy, Ettinger đã
cùng các đội tuần tra hải quân Pháp bắt giữ "những
chiếc thuyền ba lá chất đầy hàng hoá buôn bán với
Nhật từ FIC" và "điều tra việc buôn bán bất
hợp pháp" trong khu vực đó. Tất cả mọi việc dường
như thuận lợi cho tới đầu tháng Tám, khi Jordon nghiêm
khắc phê bình Ettinger. Ngày 9 tháng 8, Ettinger không tuân
theo mệnh lệnh trực tiếp là phải ở lại căn cứ OSS
tại Bắc Hải và không được "để lộ bản thân"
là một sĩ quan Mỹ, anh ta đã lên tàu cùng một đại uý
Pháp và đoàn thuỷ thủ trên con tàu lớn của Pháp treo
cờ Pháp và cờ Mỹ.
Tuy nhiên, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn
khi anh ta bị giam giữ ở nước ngoài trên tàu tuần tra
Crayssac của Pháp vào ngày 4 tháng 9.
Tàu Crayssac không xa lạ gì với những nguy
hiểm tiềm tàng trong việc đi lại trên vùng biển gần
Hải Phòng. Vào tháng năm, tàu Crayssac và tàu Frezouls đã
bị Nhật bắt giữ. Cuối cùng chúng được tha và từ
ngày 16 đến ngày 21 tháng 8 cả hai con tàu lại tiến hành
tuần tra thường lệ vùng biển quanh Hải Phòng. Sự hiện
diện của chúng, đến quá sớm sát với thời điểm đầu
hàng của Nhật, gây ra sự giận dữ điên cuồng trong
thành phố. Việc phô bày đầy vẻ tự hào lá cờ Pháp
đã khuyến khích dân thường Pháp đổ xô tới "bến
tàu để chào đón thuỷ thủ đoàn". Trước cảnh
tượng này, theo cách nhìn của cả người Pháp lẫn người
Việt, David Marr viết:
"Khi người Pháp nhìn ra biển mong đợi sự
cứu giúp thì người Việt nhận thấy một mối de doạ
nghiêm trọng từ biển". Cảm thấy khả năng xảy ra
một cuộc xung đột giữa người Pháp và người Việt và
căn cứ vào chỉ thị duy trì trật tự, Nhật đã buộc
hai con tàu của Pháp phải di chuyển tới một "nơi
thả neo hẻo lánh". Ngày 19 tháng 8 tàu Crayssac sau khi
mệt mỏi vì chờ đợi tại chỗ neo tàu đã "quyết
định đi qua kênh đào Bamboo theo hướng về Hà Nội"
nhưng lại phải quay trở lại vì vụ nhóm Việt Minh địa
phương nổ súng. Nhật ngay lập tức bắt giữ con tàu lần
thứ hai trong vòng bốn tháng, và binh lính có vũ trang áp
giải đoàn thuỷ thủ về Hà Nội.
Khi tàu Crayssac lại bắt đầu lên đường,
lần này có cả Ettinger, anh ta báo cáo mình đang đi cùng
con tàu trong một "cuộc hành trình được phê chuẩn
tới Bãi Cháy và Hòn Gai". Ở đó vào ngày 24 và 25
tháng 8, họ đã gặp gỡ những người có thẩm quyền
địa phương của Nhật và Việt Minh. "Từ ngày 21
tháng 8", David Marr viết, "các quan chức địa
phương này đã làm việc công khai tại Hải Phòng, bố
trí nơi làm việc, sắp đặt việc sản xuất cờ, và
tiếp xúc với Bảo an binh, cảnh sát và các nhóm thanh
niên do Nhật lập ra". Khi đơn vị Pháp và Ettinger
đến, họ được cung cấp thức ăn tươi, nước và đạt
được sự chấp thuận từ phía Việt Minh trong việc đưa
"nhân viên bị ốm và bị thương tới bệnh viện dân
sự của Pháp tại Hòn Gai để điều trị". Việc này
là cần thiết, theo lời Ettinger, vì vào ngày 3 tháng 9,
các ngư dân địa phương đề nghị hai tàu của Pháp giúp
truy đuổi bọn hải tặc đang cướp phá một ngôi làng.
Trong khi đánh nhau với cướp biển, phía Pháp bị thương
một người. Dựa vào thoả thuận trước đó, những con
tàu tuần tra chạy thẳng ra Hòn Gai.
Đã đi suốt đêm, tàu Crayssac cập bến vào
lúc 6 giờ 55 phút sáng 4 tháng 9 tại cầu tàu gần bệnh
viện nhất. Ettinger và chỉ huy người Pháp của tàu
Crayssac , trung uý Vilar, đi tới đồn công an Hòn Gai, và
khoảng 8 giờ sáng họ đã gặp gỡ và nhận được sự
chấp thuận của đại diện Việt Minh địa phương đưa
người Pháp bị thương tới bệnh viện. Vào 9 giờ,
Ettinger và Vilar, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nói lời
chào tạm biệt với đại diện của Việt Minh và lên tàu
để tiếp tục khởi hành. Khi họ rời cảng, tàu Tigre ,
một tàu kéo lớn do người Việt điều khiển, ra hiệu
cho tàu của Pháp dừng lại, tàu Crayssac "ngoan ngoãn
dừng lại". Ettinger và Vilar được yêu cầu lên bờ
để gặp vị đại diện lần nữa nhưng "nghi ngờ về
một cái bẫy" nên họ từ chối. Hai bên tranh cãi vài
tiếng đồng hồ.
Trong suốt thời gian này, Ettinger tường thuật
lại, ba tàu kéo tiến tới gần tàu Crayssac và binh lính
Việt Minh có vũ trang trèo lên tàu. Họ khám xét mọi
người, cả Ettinger, và "bắt đi" nhưng thuỷ thủ
người Việt cùng tất cả vũ khí, đạn được trên tàu
hành động mà anh ta xem đại khái là "cướp bóc".
Mặc dù Ettinger và Vilar cố ở lại trên tàu, nhưng khoảng
2 giờ 15 chiều "những đe doạ trực tiếp đối với
mạng sống của chúng tôi khiến họ phải đầu hàng và
bị tống giam tại khách sạn des Mine. Mặc dù Ettinger
khẳng định "đang thực hiện nhiệm vụ cho Đồng
Minh", nhưng cả anh ta và Vilar đều không "có giấy
tờ hoặc quân lệnh để chứng minh". Việt Minh báo
cho hai người rằng họ hiện là tù binh chiến tranh.
Sáng hôm sau, Ettinger và Vilar yêu cầu được
gặp đoàn thuỷ thủ và quay trở lại tàu, nhưng không
thành công. Vào 2 giờ chiều, Ettinger nhớ lại, anh ta đã
trình thẻ căn cước và những lá cờ của AGAS cho người
chỉ huy Việt Minh tên là Bình. "Bình", Ettinger nói
thêm, "nhận ra tôi là một sĩ quan Mỹ và đồng ý
với tôi là các nhà chức trách ở Hà Nội nên giải
quyết vấn đề này". Mọi thoả thuận được thực
hiện giữa Bình và Ettinger để đi tới Hà Nội, nhưng họ
tiếp tục bất đồng ý kiến về chuyện chỗ ở của
đoàn thuỷ thủ và tất cả các thiết bị trên tàu. Và
Ettinger lại bị đưa trở lại "nhà tù". Ngày hôm
sau, 6 tháng 9, một "phái đoàn" của quân Tưởng
đến khách sạn, Ettinger thuyết phục họ rằng anh ta là
người Mỹ và đưa lén thư cho một người lính nhờ
chuyển tới các nhà chức trách Mỹ "bằng cách trao
đổi sáu gói thuốc lá". Mặc dù lá thư này cuối
cùng cũng giải thoát cho anh ta nhưng Ettinger đã bị Việt
Minh nhốt bảy ngày. Có thể hiểu được Ettinger đã rất
giận dữ vì bị tống giam và cho rằng Việt Minh còn tồi
hơn những tên cướp Anh ta hoàn toàn coi thường lý lẽ
của cán bộ Bình rằng "tàu Crayssac và tàu Frezouls
định tấn công Hòn Gai, vì người Pháp muốn lấy lại
FIC thông qua bạo lực". Mặc dù Việt Minh có thể
không sợ những tàu lớn của Pháp đã liều lĩnh cập
cảng nhưng lo ngại sự trở lại của quân đội Pháp là
điều chắc chắn dễ nhận thấy.
Sĩ quan AGAS, trung uý Burley Fuselier, nhận được
lá thư đưa lén của Ettinger, và ngày 10 tháng 9 anh tới
đến khách sạn des Mine mang theo lá thư của Weđemeyer chỉ
định Fuselier là người Mỹ chịu trách nhiệm về vấn
đề tù binh chiến tranh. Khi đến nơi, Fuselier chính thức
khẳng định Ettinger là một tù binh chiến tranh và chấp
nhận báo cáo của Việt Minh theo lối giải thích của họ
về các sự kiện. Việt Minh cho rằng họ đã nhầm
Ettinger là "người Pháp" vì anh ta đang đi trên
tàu của Pháp, đang tham gia cùng đoàn thuỷ thủ Pháp, và
không mang theo giấy tờ hay quân lệnh gì. Họ viện dẫn
bằng chứng là bảy cuốn nhật ký hàng hải của tàu
Crayssac và những hồ sơ hàng hải xác nhận con tàu "luôn
do người Pháp sử dụng" và dường như để phản
đối lời khẳng định của Vilar rằng con tàu thuộc
quyền sử dụng của Đồng Minh. Hơn nữa, người chỉ
huy Việt Minh nói thêm, con tàu treo cờ tam tài của Pháp,
nó đã không treo cờ trắng như "được yêu cầu theo
luật lệ" vì mục đích nhân đạo, dù lá cờ trên
ăng ten radio "gần giống với cờ Mỹ nhưng không có
các ngôi sao trong ô vuông màu xanh". Ngoài ra, khi khám
xét con tàu, Việt Minh đã tìm thấy một lá cờ Nhật và
họ tuyên bố đây chính là minh chứng rằng người Pháp
trên con tàu này đã sử dụng bất hợp pháp cờ của các
quốc gia khác nhằm đạt được những mục đích xấu xa
dễ dàng hơn".
Trong nhiều tuần lễ sau khi Chính phủ Lâm
thời nắm quyền, các uỷ ban độc lập của Việt Minh
vẫn chưa đặt dưới quyền kiểm soát của Hà Nội. Mặc
dù ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã cố hết
sức tạo ấn tượng tốt đẹp cho người Mỹ, nhưng họ
"cũng chẳng khác gì tù nhân của hàng ngàn uỷ ban
cách mạng đang nổi lên trên khắp đất nước với tư
cách là cơ quan lãnh đạo", Marr viết. Vì vậy, sự
thiếu kiểm soát hoàn toàn tại Hà Nội kết hợp với
trạng thái phấn khích về quyền tự do, thái độ thù
địch bị kiềm nén lâu dài đối với Pháp, và có thể,
những mối nghi ngờ thực sự về quốc tịch của
Ettinger, tất cả góp phần vào vụ bắt giữ này. Trong
báo cáo nói về việc phóng thích Ettinger, Fuselier nói thêm
rằng Việt Minh "dường như rất bối rối với sự
thực là họ đã bắt giam một sĩ quan Mỹ và nhiều lần
cố gắng giải thích là rõ ràng viên sĩ quan này đã đi
cùng với các nhân viên hải quân của Pháp, rằng anh ta
đã bị nhầm là người Pháp". "Người Pháp",
Ettinger nói rõ, "đã đặc biệt đề nghị anh ta đi
cùng với mục đích "sự hiện diện của anh ta sẽ
ngăn chặn nhiều rắc rối".
Ettinger thú nhận rằng cờ Mỹ "đã được
sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp" và nó
được treo trên "ăng ten radio" để "biểu
hiện sự hiện diện của nhân viên Mỹ trên tàu".
Ettinger tuyên bố dứt khoát là anh ta luôn mặc
quân phục Mỹ và luôn khẳng định mình là sĩ quan Mỹ
và anh ta "chưa bao giờ tuyên bố, nói bóng gió, hay cư
xử theo cách có thể làm cho thực tế có vẻ khác đi".
Quân Việt Minh ngay lập tức giải phóng cho Ettinger và bàn
giao cho Fuselier, và vào tối thứ Ba, ngày 11 tháng 9, họ
đến Hà Nội.
Tin tức về vụ bắt giữ Ettinger đã gây xôn
xao giữa các nhân viên OSS . Mặc dù biết về vụ bắt
giữ nhưng sở chỉ huy OSS ban đầu không biết tình hình
chính xác. Một vài báo cáo nói nhầm rằng "người
Mỹ trên tàu" đã được "tha cùng với vũ khí
của anh ta" và chỉ có người Pháp là đang bị giam
giữ. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 9, Patti nhận được tin
từ Côn Minh là "Ettinger không tuân theo mệnh lệnh, đã
đi tới Hòn Gai cùng người Pháp và cả nhóm bị bắt".
Để giải thoát cho anh ta, Jordan đã cử một đặc vụ
mang theo một lượng lớn tiền Trung Quốc để "mua
Ettinger". Trong khi đó, trung tá Carleton Swift, người đã
gia nhập đội của Patti tại Côn Minh vào tháng 5, đã
điện cho Patti rằng ông nên "tóm lấy Ettinger thông
qua Việt Minh và đưa anh ta trở lại Côn Minh qua Hà Nội,
Mặc dù Ettinger cảm thấy bị hiểu lầm nhưng sở chỉ
huy OSS đã báo cho biết "những chỉ thị trước kia
của họ đối với anh ta là rõ ràng và hoàn toàn dễ
hiểu. Nhiệm vụ của Ettinger là gửi và nhận điện và
tránh xa rắc rối".
Cuộc gặp giữa Ettinger với Patti là cuộc
tranh cãi bất phân thắng bại. Ettinger vẫn cho rằng anh
ta không phải là không tuân theo mệnh lệnh và đã giữ
thái độ trung lập. Patti, người thường xuyên bị buộc
tội vi phạm thái độ trung lập với thành kiến chống
lại người Pháp, cho rằng Ettinger đã vi phạm cả thái
độ trung lập của Mỹ lẫn những mệnh lệnh trực tiếp.
Patti tống Ettinger vào một căn phòng có canh gác và ra
lệnh cho anh ta tránh giao tiếp với "người Pháp, thậm
chí cả các nhân viên Mỹ" cho tới sau khi Patti gặp
đại tá Helliwell. Trong khi chờ được đưa về Côn Minh,
Ettinger đã gửi một bức điện trực tiếp tới Côn
Minh: "Tôi sẽ trở về trên chuyến bay đầu tiên để
báo cáo. Không phải tôi không tuân theo mệnh lệnh. Đã
hành động một cách tốt nhất và sẽ chứng minh điều
đó". Ettinger được sắp xếp bay vào ngày 16 tháng 9;
cho tới thời điểm đó, Patti đã đặt Ettinger dưới sự
giám sát của các sĩ quan vừa mới đến thuộc Đội Nai,
thiếu tá Thomas và trung uý Défourneaux.
Các thành viên của Đội Nai rất phấn khởi
khi cuối cùng đã tới được Hà Nội vào ngày 9 tháng 9.
Thomas, vui sướng hơn tất cả những người khác, thực
sự thấy tiếc là đã bị ở lại Thái Nguyên và bỏ lỡ
mất những lễ hội vào ngày Độc Lập của Việt Nam .
Anh vẫn giữ liên lạc với Võ Nguyên Giáp. Vào cuối
tháng 8, ông đã viết một lá thư ngắn, tràn đầy hy
vọng gửi Thomas kể rằng Lực lượng Việt - Mỹ đã đến
Hà Nội. Ông cũng gửi cho Thomas "hai chai Champagne và
một chai Scotch-Haigs" để mời cùng dự "lễ kỷ
niệm" độc lập tại Thái Nguyên. Khi đến Hà Nội,
Thomas sớm gặp lại ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thomas
rất ấn tượng với cái nhìn thoáng qua đầu tiên về
thành phố này. Quan sát những lá cờ "đang bay trên
nóc hầu hết các ngôi nhà" và các biểu ngữ được
viết bằng nhiều thứ tiếng, Thomas tuyên bố: "Đây
là một thành phố náo nhiệt dành cho tất cả mọi người
trừ người Pháp".
Đội Nai ở trong một ngôi nhà do Việt Minh
"sắp xếp" cho họ và "có thể đi thăm Hà
Nội như những vị khách du lịch".
"Chúng tôi được đối xử rất tốt",
Henry Prunier nhớ lại khoảng thời gian ở Hà Nội. Một
vài thành viên của Đội Nai làm việc với những binh sĩ
họ đã huấn luyện tại Tân Trào. Paul Hoagland đi cùng
Triệu Đức Quang tới "một vài bệnh viện chính tại
Hà Nội như bệnh viện Bạch Mai, St. Paul để kiểm tra
kho thuốc và việc phân phát cho các đơn vị khác".
Đối với họ, thời gian trôi qua khá nhanh. Ngày 15 tháng
9, đêm trước khi khởi hành trở về Côn Minh, Thomas được
mời tới ăn tối riêng cùng Hồ Chủ tịch và Võ Nguyên
Giáp. Nhiều năm sau Thomas thú nhận là anh nhớ được rất
ít về buổi tối hôm đó.
Tuy nhiên, một điều rõ ràng dọng lại trong
tâm trí anh. "Tôi hỏi thẳng Hồ Chí Minh ông có phải
là Đảng viên Cộng sản hay không. Ông nói "Vâng.
Nhưng chúng ta vẫn có thể là bạn, đúng không nào?".
Mối tương tác giữa Thomas với các nhà lãnh đạo Việt
Minh tại Hà Nội phản ánh một sự thay đổi theo cách
nhìn của Đại uý Patti. Thomas đã bị buộc tội không
tuân theo mệnh lệnh vì đã đi, mà không được phép,
cùng Việt Minh tới Thái Nguyên. Và vào cuối tháng 8,
Patti đã ra lệnh cho Thomas ở lại Thái Nguyên vì ông nghĩ
Thomas "không trung lập" hoặc ít nhất sẽ không
bị nhận thấy là không trung lập vì mối quan hệ gũi
với Việt Minh. Phản ánh lại tình huống này, nhiều năm
sau Thomas đã thừa nhận, "Dĩ nhiên chúng tôi cho rằng
mình là trung lập vào thời điểm đó, nhưng tôi nghĩ là
mình không được trung lập lắm". Dẫu vậy, vào giữa
tháng 9 năm 1945, Thomas được phép ăn tối và gặp gỡ tự
do với cả Hồ Chủ tịch và Võ Nguyên Giáp trong khi
Ettinger, đang chịu nhiều lời buộc tội, thì ngồi trong
nhà giam. Rõ ràng, những lời buộc tội là quá thân Việt
Minh hoặc quá thân Pháp đều có ý nghĩa quan trọng đối
với Patti. Ngay sau khi Thomas ra đi, những thành viên còn
lại của Đội Nai cũng rời Việt Nam .
Khi Đội Nai rời thành phố, một người Mỹ
khác xuất hiện. Vào ngày 16 tháng 9, tướng Philip
Galllagher đến Hà Nội. Galllagher, chỉ huy USMAAG, là cố
vấn Mỹ được biệt phái tới đội quân của Lư Hán.
Được giao nhiệm vụ giúp giải giáp và hồi hương quân
Nhật tại miền Bắc Đông Dương, vai trò của Galllagher
chẳng mấy chốc được bàn cãi nhiều giống như vai trò
của đại uý Patti. Được Patti cảnh báo nên "cảnh
giác với những âm mưu của người Pháp", Galllagher
lần lữa gặp người Pháp, ông muốn nói chuyện trực
tiếp với tướng Alessandri hơn là tiếp xúc với Sainteny,
người mà Patti đã lưu ý là vẫn "không có hồ sơ
về bất cứ một chỉ thị chính trị cơ bản nào từ
Paris". Thay vào đó, ngày 22 tháng 9 Galllagher được
Patti hộ tống đã đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Patti nhớ lại là Hồ Chủ tịch muốn "lời khuyên"
của người Mỹ trước đề nghị của Pháp về một cuộc
gặp giữa ông và "một đại diện của Pháp tại
Đông Dương". Hồ Chủ tịch đã hỏi ý kiến Lư Hán
về vấn đề này vì Trung Quốc là bên duy nhất ở trong
một vị trí có thể điều máy bay đưa ông tới Ấn Độ.
Mặc dù không hứa hẹn gì ngay nhưng Lư Hán tỏ ra rằng
ông ta có thể thu xếp cái gì đó trong hai tuần tới. Mối
quan hệ giữa Lư Hán với Chính phủ Lâm thời Việt Minh
đang tỏ ra thân thiện hơn. Mặc dù Lư Hán, người đến
Hà Nội ngày 14 tháng 9 và sau đó hai ngày đã tiếp kiến
Hồ Chủ tịch lần đầu tiên, đã đưa ra nhiều đòi hỏi
về kinh tế đối với một nước Việt Nam còn trong trứng
nước, nhưng nhưng yêu cầu đó không phải là một cố
gắng khiến Chính phủ Lâm thời sụp đổ. Nhà sử học
Peter Worthing kết luận rằng "xa hơn việc tìm kiếm
lợi nhuận, đội quân với danh nghĩa giải pháp quân đội
Nhật tại miền Bắc đang cố tài trợ cho nhiệm vụ của
mình, duy trì trật tự, tránh bạo lực và đổ máu như
đã từng xảy ra tại miền Nam". Có lẽ thậm chí
quan trọng hơn, trong bàn luận trực tiếp với Hồ Chủ
tịch, Lư Hán đã công nhận nhóm mà Trùng Khánh ra lệnh
cho ông ta "không được chú ý tới". Hơn nữa, Lư
Hán còn bán một kho dự trữ vũ khí quan trọng - của Mỹ,
Pháp và Nhật - cho Việt Minh.
Tiền bạc dành cho vụ mua bán này một phần
thu được trong "Tuần lễ Vàng" bắt đầu vào 16
tháng 9. Trong bài diễn văn trước công chúng nhân dịp
"Tuần Lễ Vàng ", Hồ Chí Minh đã nhắc người
dân thành thị rằng Chính phủ mới đang "rất cần
những tặng vật của nhân dân, chủ yếu là của nhưng
gia đình giàu có" để "cống hiến cho nhiệm vụ
cấp thiết và quan trọng nhất của chúng ta hiện nay, đó
là bảo vệ đất nước".
"Mỗi người dân yêu nước Việt Nam đều
muốn làm hoặc trao tặng cái gì đó", Vũ Đình Huỳnh
kiêu hãnh nói. "Thật khó nói là ai đã trao tặng
nhiều nhất". Nhà sử học Bernard Fall suy luận:
Quân đội Tưởng, vì tính hám danh lợi và
tầm nhìn ngắn, đã lo liệu để Cộng sản nắm chính
quyền càng thuận lợi và hoàn hảo càng tốt. Số tiền
Việt Minh thu được trong Tuần lễ vàng ở miền Bắc
Việt Nam được dùng để mua bán vũ khí với quân Tưởng.
Việc đó hoàn toàn thành công và cung cấp cho quân đội
Nhân dân Việt lam (VPA) non trẻ 3.000 súng trường, 50 súng
trường tự động, 600 tiểu liên, và 100 súng cối do Mỹ
sản xuất - cộng thêm nguồn cung cấp đáng kể của Pháp
và Nhật (31.000 súng trưòng, 700 vũ khí tự động, 36 khẩu
pháo và 18 xe tăng)
Như một "hành động cuối cùng làm bẽ
mặt" người Pháp, quân Tưởng "treo cờ Việt
Minh cùng với cờ Trung Quốc và thậm chí còn diễu binh
dọc theo đường phố cùng quân du kích của Võ Nguyên
Giáp". Trong một giác thư gửi tổng thống Mỹ, tướng
Donovan nhận xét chính sách lá mặt lá trái của Lư Hán
và sự ủng hộ công khai của ông ta đối với vấn đề
kết thúc ách cai trị thực dân. Lư Hán "bất đồng
với Quốc Dân Đảng" và do vậy "cảm thấy hài
lòng khi ủng hộ Việt Minh", Donovan viết và bổ sung
thêm viên tướng Tầu vừa mới "công bố rộng rãi
một thông tư tuyên bố rằng các cường quốc Đồng Minh
không có tham vọng về lãnh thổ và ủng hộ nền độc
lập cuối cùng cho tất cả các dân tộc theo Tuyên bố
Đại Tây Dương ". Là người Mỹ được biệt phái
vào quân đội của Lư Hán, Galllagher cũng góp phần công
nhận ngầm Chính phủ Lâm thời là Chính phủ hợp pháp
của Việt Nam .
Từ khi bước lên máy bay ở Côn Minh,
Galllagher đã nhận được nhiều thông tin trái ngược về
Việt Minh. Trong khi Patti cảnh báo phải thận trọng với
người Pháp thì đại tá Nordlinger cho rằng Việt Minh rồi
sẽ chẳng mấy chốc bị tước vũ khí vì vậy họ có
thể không còn "đe doạ" được cư dân Pháp.
Trung tá John C. Bane, một sĩ quan tình báo của Nordlinger,
còn nói vắn tắt hơn rằng Việt Minh không chỉ là cộng
sản mà còn được Nhật bảo trợ. Hơn nữa, Bane cảnh
báo Galllagher, Việt Minh có một "quan điểm uy hiếp"
và tạo thành "một mối de đoạ nếu họ được
trang bị vũ khí". Có lẽ hy vọng thuyết phục được
Galllagher - người có thể quay trở lại thuyết phục Lư
Hán vốn đã phủ quyết đề xuất tước bỏ vũ khí của
quân đội Chính phủ - trong bản phân tích của mình, Bane
còn thể hiện niềm tin rằng Việt Minh "sẽ không
chứng minh được là một tổ chức đáng gờm nếu họ
bị tước vũ khí và người Mỹ, người Trung Quốc sẽ
không hài lòng về nền tảng cộng sản của họ".
Nếu làm được điều đó thì một tổ chức dân chủ
hơn sẽ có thể phát triển dưới sự lãnh đạo mới và
phần kế tiếp tương tự. Bane thừa nhận là Việt Minh
đã "rất thân thiện và có ích đối với người
Mỹ".
Trong thư gửi tướng Robert McClure được viết
ngay sau khi đến Hà Nội, Galllagher đã nhắc lại vài bức
điện lẫn lộn mà ông nhận được. Trong khi thừa nhận
Hồ Chí Minh là một "nhà cách mạng lão luyện và là
một tù nhân chính trị nhiều lần, một người cộng
sản", ông kết thúc bức thư ngắn gửi McClure "Nói
thật, tôi mong những người An Nam có thể được trao cho
độc lập, nhưng dĩ nhiên, chúng ta không có tiếng nói gì
trong chuyện này".
Luồn lách giữa vô số những ý kiến,
Galllagher bắt đầu thấy nản lòng với Patti cũng như với
Nordlinger. Trong thư gửi McClure ông cằn nhằn:
Patti nói quá nhiều, và anh ta đang lấy lòng
người An Nam, người Pháp và cả người Nhật. Patti giải
thích anh ta làm việc đó để lấy tất cả thông tin như
mong muốn. Anh ta có nhiều thông tin và biết nhiều về
những sự kiện đang xảy ra… Patti thích tỏ vẻ bí
hiểm, và là một người hay gieo hoang mang sợ hãi. Anh ta
luôn đâẩ tôi vào góc phòng và thì thầm vào tai tôi.
Khi bước vào phòng, tôi mong đợi được nhìn thấy anh
ta lộ ra từ dưới một tấm thảm trải sàn… Cá nhân
tôi, tôi không nghĩ nhiều về anh ta, tin rằng anh ta đang
cố gắng xây dựng nên một đế chế và tỏ vẻ quan
trọng.
Mặc dù Galllagher không phát ngôn cho Chính phủ
Mỹ nhưng hiện ông là quan chức quân sự cấp cao nhất
của Mỹ tại Hà Nội nên mọi hành động và lời nói
của ông thu hút sự chú ý của rất nhiều phe phái. Giống
như Patti, Galllagher dường như tin rằng mình đang làm theo
chỉ thị của cựu Tổng thống Franklin Roosevelt. Theo những
tài liệu cá nhân của Galllagher, "sự chỉ đạo dựa
trên chính sách của Mỹ sẵn có" đổi với ông vào
thời điểm đó "rõ ràng dựa trên quan điểm là Đông
Dương cuối cùng sẽ được xếp vào mục tiêu uỷ trị
của Mỹ, Galllagher, một lần nữa giống như Patti, trước
sau như một cho rằng ông hoàn toàn trung lập trong cách cư
xử với tất cả các đảng phái. Bất chấp những gì
Galllagher tin tưởng, hành động của ông càng khiến người
Pháp xa lánh hơn. Nhà sử học người Pháp Bernard Fall phê
phán Galllagher, khẳng định rằng mặc dù Galllagher và
nhóm của ông "hành động như thể người Pháp không
hề tồn tại", nhưng cách cư xử của họ đối với
Sainteny "có thể được giải thích dựa trên cơ sở
những mệnh lệnh từ Washington". Tuy nhiên, Fall kết
luận, "quan điểm nhẫn tâm của cá nhân họ đối
với người Pháp… càng làm tăng thêm một cách vô ích
những vấn đề rắc rối".
Nỗi thất vọng của người Pháp với tình
hình càng tăng lên khi ngày tổ chức nghi lễ đầu hàng
chính thức của Nhật đến gần. Ngày 28 tháng 9, cờ của
các quốc gia Đồng Minh - Mỹ, Trung Quốc, Anh và Liên Xô
- được kéo lên trong Phủ Toàn Quyền. Tướng Tshuchihashi
ký văn kiện đầu hàng chính thức trước sự chứng kiến
của các sĩ quan quân sự Mỹ, các sĩ quan và thường dân
Trung Quốc, cùng một vài nhân chứng người Việt. Rõ
ràng vắng mặt tại buổi lễ này là cờ và các đại
diện của Pháp và Chính phủ Lâm thời Việt Nam , vì cả
hai đều không được tướng Lư Hán công nhận là thành
viên tham dự chính thức trong chiến tranh. Mặc dù Lư Hán
đã mời Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên trong
nội các của ông nhưng Việt Nam vẫn chưa được công
nhận là một quốc gia độc lập, và Hồ Chí Minh chưa có
địa vị chính thức, vì vậy ông quyết định không tham
gia "vì lý do sức khỏe". Mặc dù tướng
Alessandri được mời đến nhưng ông ta cũng tránh buổi
lễ này vì Lư Hán từ chối treo cờ Pháp và xếp chỗ
cho Alessandri vào vị trí chính thức.
Dần dần, Galllagher cũng được coi là người
chống Pháp và ủng hộ Việt Nam . Sainteny buộc tội
Galllagher là đã "công khai căm ghét" người Pháp
và cản trở việc lập lại hoà bình đối với khu vực.
Ông ta thấy Galllagher là đại diện của một nhóm người
Mỹ tin tưởng rằng họ đang nổi lên chống quá khứ
thuộc địa của Pháp với cái tên "chống chủ nghĩa
thực dân ấu trĩ làm đui mù họ". Nhiều người Pháp
tại Hà Nội đã rất vui mừng khi đại uý Patti nhận
lệnh quay về Côn Minh ngày 29 tháng Chín, ngay sau lễ đầu
hàng. Mặc dù người Pháp có thể đã vui mừng nhưng Việt
Minh thì không. Sự có mặt của Patti tại Hà Nội hoàn
toàn dễ chịu. Người Việt Nam trong thành phố luôn chào
đón ông với những vòng tay mở rộng. Bùi Diễm nhớ
lại:
"Trong một thành phố dán đầy khẩu hiệu
và biểu ngữ lên án chủ nghĩa đế quốc thì chiếc xe
Jeep của Patti cắm cờ Mỹ trên mui liên tục bị nhiều
người tấn công đơn giản chỉ vì họ muốn nhìn thấy
và sờ vào vị đại diện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ".
Patti cũng trở thành vị khách thường xuyên của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, và hai người gặp nhau vào tối cuối
cùng tại Hà Nội.
Lúc đầu Võ Nguyên Giáp cũng tham gia như để
nhấn mạnh "sự đánh giá cao cá nhân" của ông
đối với những người Mỹ, đối với người ông đã
cùng làm việc và chúc Patti thượng lộ bình an. Patti nhớ
lại ông đã cảm động khi tướng Giáp "cho phép mình
để lộ tình cảm nội tâm". Thời gian còn lại Patti
trò chuyện với Hồ Chí Minh, người lúc này coi ông "là
một người bạn đặc biệt mà chủ tịch có thể tâm
sự". Patti viết về cuộc gặp cuối cùng này:
Lần thứ hai trong buổi tối hôm đó tôi đã
cảm động bởi sự quan tâm riêng tư dành cho mình. Cả
Hồ Chủ tịch và ông Giáp đều biết rằng may mắn lắm
họ chỉ có thể trông đợí ở tôi là sự thấu hiểu
và cảm thông. Cùng lúc tôi biết họ tận dụng đêm cuối
cùng này để đặt chính họ và sự nghiệp của họ với
ánh sáng khả dĩ tốt nhất. Họ vẫn bị cô lập trong
thế gióỉ cộng sản, họ bị bao vây bởi các cường
quốc có tính tư lợí, và rất ít người Mỹ, trong quan
điểm của họ, là những người duy nhất họ có mối
quan hệ tốt. Người Mỹ là những người hiểu được
khó khăn trong việc đạt được và gìn giữ nền độc
lập. Người Pháp tại Đông Dương rất ghét mối quan hệ
này, coi thường và chống lại bằng mọi cách có thể .
Từ đầu tháng Patti đã cảnh báo tổng hành
dinh rằng "vấn đề rắc rối dường như đang ấp ủ,
và có thể bất thình lình xảy ra sau thoả thuận đình
chiến được ký tại Đông Dương". Ngày 30 tháng 9
khi trung tá Carleton Swift thừa nhận vai trò của Patti là
chỉ huy căn cứ Hà Nội thì tất cả đều im lặng. Ngày
1 tháng 10 Archimades Patti rời Hà Nội, và OSS được "giao
cho Bộ Chiến tranh".
Kinh nghiệm của người Mỹ tại Hà Nội trong
suốt những ngày độc lập đầy gian khó của Việt Nam
khác xa với kinh nghiệm của họ tại Sài Gòn. Niềm vui
bao trùm thành phố miền Nam với thông tin về sự đầu
hàng của Nhật đã phát triển thành tâm trạng phấn
khích khi khát vọng được trở thành một quốc gia độc
lập lan truyền khắp nơi. Cũng như ở Hà Nội, Sài Gòn
tổ chức lễ kỷ niệm. Nhưng không giống như ở Hà Nội,
bầu không khí hân hoan tưng bừng tại Sài Gòn chẳng mấy
chốc trở nên chết chóc. Tuy nhiên, cả cảnh đổ máu
tại Sài Gòn lẫn tình trạng tương đối thoải mái mà
với nó Việt Minh đã nắm được quyền kiểm soát Hà
Nội đều không thể tránh được. Chỉ có một nhóm có
khả năng ngăn chặn cả cuộc đấu tranh giành chính quyền
tại Hà Nội và cuộc bạo động tại Sài Gòn là quân
Nhật.
Chú thích:
(1) Safe House trong nguyên bản: nhà an toàn. Nơi
bảo đảm bí mật.
(2) Francophile: người thân Pháp, ngưỡng mộ
văn hoá Pháp.
CHƯƠNG 9
Lúc đầu tình hình tại Sài Gòn phản ánh tâm
trạng hân hoan được chứng kiến ở Hà Nội với việc
kết thúc Chiến tranh thế giới 2 và hứa hẹn một nền
độc lập. Những phái đoàn Việt Minh ở miền Nam đã
thực hiện chuyến đi dài và vất vả tới Tân Trào vào
giữa tháng Tám chỉ có vừa đủ thời gian để quay trở
lại miền Nam trước khi Cách Mạng Tháng Tám cũng lan tới
khu vực này. Mặc dù phần lớn nông dân ở miền Nam Việt
Nam mong ước tự do thoát khỏi ách áp bức Pháp - Nhật
và cũng nhiệt thành như đồng bào miền Bắc, nhưng tổ
chức Việt Minh ở miền Nam không được mạnh mẽ. Điều
này một phần do thực tế là Uỷ ban trung ương tại Sài
Gòn chỉ mới hồi phục từ "tình trạng lộn xộn
gần như hoàn toàn" sau khi Pháp đàn áp dữ dội cuộc
khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Thêm vào đó, đại bản doanh
Việt Minh đặt lại vùng núi miền Bắc nên về mặt
logic không thể tạo ra nhiều ảnh hưởng và kiểm soát
nhân dân ở cách xa hàng trăm dặm. Nguyễn Thị Định nhớ
lại bà đã không thể liên lạc được với Việt Minh
cho tới năm 1944 khi phong trào Việt Minh "trở nên mạnh
mẽ" tại miền Nam.
Tuy nhiên, tình trạng phấn khích rõ ràng tràn
ngập bầu không khí đổi với phần lớn người dân miền
Nam . Khó khăn đối với miền Nam không phải do thiếu
nhiệt huyết hay lòng tận tuỵ đối với nền độc lập
của đất nước, mà do tại đây có quá nhiều nhóm hy
vọng được lãnh đạo cách mạng.
Lãnh đạo Khu uỷ miền Nam của ICP, Trần Văn
Giàu, người đã thoát khỏi một nhà tù của Pháp và hết
lòng lo củng cố đảng tại miền Nam, hết sức vui mừng
khi hay tin về sự đầu hàng của Nhật. Tuy nhiên, tại
các cuộc họp của Uỷ ban Khởi nghĩa vào ngày 15 tháng 8
năm 1945 và Khu uỷ vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, ông Giàu
nhận thấy mọi người có nhiều câu hỏi hơn là câu trả
lời: Họ có nên hành động ngay hay chờ đợi chỉ đạo
từ miền Bắc? Nhật sẽ làm gì nếu họ cố gắng nắm
lấy quyền lực? Sau khi nghe Hà Nội giành chính quyền
thành công, ICP tổ chức một cuộc gặp với lực lượng
Thanh niên Xung kích, hy vọng thu hút càng nhiều người
dưới ngọn cờ của Việt Minh càng tốt. Họ cố gắng
làm tương tự với Mặt Trận Thống nhất Tổ Quốc, được
tạo thành từ những nhóm tôn giáo và những người theo
Quốc dân đảng, những người theo chủ nghĩa Trotskit. Khi
dốc sức để phát triển một liên minh công nhân, ICP
quyết định tiến hành một "cuộc thử nghiệm"
hạn chế để dò xét thái độ của Nhật bằng việc
giành quyền kiểm soát tỉnh Tân An vào ngày 22 tháng 8
trước khi nổi dậy tại Sài Gòn. Tại Tân An, giống như
ở miền Bắc, quân Nhật không chống đối hoạt động
của Việt Minh. Vai trò của Nhật sẽ trở nên thậm chí
còn phức tạp hơn trong tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ICP lập ra các
kế hoạch chiếm giữ Sài Gòn với sự lạc quan thận
trọng là Nhật sẽ không gây trở ngại nếu như không bị
kích động trực tiếp. Vào lúc 6 giờ chiều 24 tháng 8,
tại một cuộc mít tinh công khai Trần Văn Giàu tuyên bố
bắt đầu cuộc cách mạng, và các nhóm Thanh mền Xung
kích bắt đầu tấn công vào những công sở quan trọng
như kho bạc, nhà máy điện, và các đồn cảnh sát địa
phương. Họ không cố xông vào các toà nhà được Nhật
canh gác, do đó sân bay, ngân hàng Đông Dương, các vị
trí quân sự, và Phủ Toàn Quyền vẫn nằm dưới quyền
kiểm soát của Nhật.
Sáng sớm hôm sau, "vài trăm nghìn nông dân
tiến vào Sài Gòn". Khoảng 9 giờ sáng, khi "nhiều
nghi thức trang trọng" kỷ niệm cuộc cách mạng bắt
đầu, "có tới nửa triệu người dân nông thôn và
thành thị tràn ngập đường phố Sài Gòn, có lẽ một
phần ba số họ được trang bị gậy tầm vông, chĩa, dao
rựa và súng ngắn". Lễ kỷ niệm giống như lễ kỷ
niệm trước dây tại Hà Nội: cờ Việt Minh tung bay trong
gió, mọi người hát những bài ca yêu nước và hô to
"Việt Nam độc lập muôn năm". những đám đông
diễu hành hoà bình trên đường phố. Tại những khu vực
xa thành phố, những cuộc nổi dậy nhỏ hơn cũng được
tiến hành. Một vài cuộc nổi dậy do các đơn vị nhỏ
của Việt Minh lãnh đạo, những cuộc nổi dậy khác được
dẫn dắt bởi các nhóm quần chúng đông đảo. Bà Nguyễn
Thị Định nhớ lại vai trò của mình: "Trong suốt
cuộc khởi nghĩa sôi động giành quyền kiểm soát thị
xã Bến Tre, tôi được chỉ định mang cờ và chỉ huy
hàng nghìn người trang bị dao, gậy, cờ, biểu ngữ và
tranh cổ động màu đỏ, kéo vào thị xã. Đám đông đi
với tốc độ nhanh khoảng mười cây số mà không nghỉ,
nhưng tất cả mọi người đều không cảm thấy mệt và
đói.
Hai cảnh tượng ở nông thôn và thành thị
dường như lặp lại những cảnh tượng tại miền Bắc.
Tuy nhiên cũng có nhiều sự khác nhau quan trọng. Ở miền
Bắc, Hồ Chủ tịch lo ngại tổ chức Quốc Dân Đảng
được Trung Quốc bảo trợ, nhưng ông được người Mỹ
công nhận ngầm là người được giao bổn phận. Không
may cho người dân miền Nam , ở Sài Gòn không có đại
diện của Đồng Minh để chứng kiến thắng lợi của
họ. Và khối liên minh giữa các nhóm phức tạp tranh
giành quyền lực chỉ tồn tại được trong một thời
gian ngắn. Khi quân Đồng Minh đến, tại Sài Gòn đã xảy
ra đổ máu.
Thậm chỉ trước sự kiện đầu hàng của
Nhật và các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, cả người
Anh lẫn người Mỹ đều đã chuẩn bị quân để tiến
vào Sài Gòn. Nhiệm vụ của Anh dường như rõ ràng: tiếp
nhận sự đầu hàng của Nhật ở miền Nam và chuẩn bị
cho kẻ thù hồi hương. Nhiệm vụ của Mỹ mơ hồ hơn:
quan tâm và tiến hành hồi hương cho các tù binh chiến
tranh của Mỹ, bảo vệ tài sản không nhiều lắm của
Mỹ, và giám sát "quyền lợi" của Mỹ. Phụ
trách những nhiệm vụ này là Biệt đội 404, cũng có
liên quan tới Chiến dịch EMBANKMENT, do trung tá Peter Dewey
chỉ huy.
Tứ đầu tháng 8, OSS tiếp tục lập kế hoạch
cho quá trình thâm nhập Sài Gòn, bao gồm một kế hoạch
bắt liên lạc với một lực lượng viễn chinh xâm lược
của Pháp gồm hai sư đoàn không vận theo tin đồn là
đang ở Madagascar chuẩn bị tiến vào Đông Dương thuộc
Pháp. Ngoại trừ việc tiếp xúc với các đại diện của
Pháp phòng trường hợp tin đồn là sự thực, Dewey chuẩn
bị một phái đoàn chỉ toàn người Mỹ. Vào ngày 14
tháng 8, anh ta phác thảo tám mục tiêu tình báo đối với
Đông Dương, bao gồm thu thập thông tin kinh tế, chính
trị, và yêu cầu mười ba nhân viên cho hoạt động này.
Ngày 15 tháng 8, chi nhánh R&A thảo tỉ mỉ hơn nữa các
mục tiêu của EMBANKMENT, "đặt ra những câu hỏi cho
Dewey. Các câu hỏi xếp loại từ tình trạng của các
nhóm vô thần và thái độ của Nhật đối với giáo phái
Cao Đài và những câu hỏi nhấn mạnh hơn về "vị
thế của Đông Dương trong Đế quốc Pháp".
Đặc biệt, R&A đề nghị Dewey nghiên cứu
xem Việt Nam sẽ được trao quyền tự trị đến khu vực
nào theo như chính sách hiện hành của Pháp và có hay
không sự cộng tác công bằng trong "các dự luật của
Đế Quốc" như đã được hứa hẹn. Hơn nữa, họ
chỉ đạo Dewey phải xác định chắc chắn "lực
lượng" nào sẽ quyết định "quan điểm" của
Đông Dương trong những tháng tới. Ít ra cũng có một vài
người trong OSS thực sự tin tưởng. thậm chí sau lệnh
ngừng bắn, rằng các đặc vụ thuộc Biệt đội 404 hoạt
động tại Đông Dương sẽ tập trung vào người Pháp và
có lẽ sẽ làm việc trực tiếp với họ.
Dewey dường như là sự lựa chọn hoàn hảo
để đứng đầu Biệt đội 404. Viên sĩ quan trẻ hăng
hái đã học phổ thông tại Thuỵ Sĩ và tốt nghiệp Đại
học Yale với hai chuyên ngành về ngôn ngữ và lịch sử
Pháp. Sau khi tốt nghiệp anh ta làm thư ký cho Đại sứ H.
R. Wilson tại Berlin và sau đó làm việc tại Paris cho nhật
báo Chicago . Khi Đức tấn công Pháp, Dewey phục vụ trong
Quân đoàn Cứu thương Quân sự của Ba Lan, nhận được
hai huấn chương vì thành tích xuất sắc. Vào mùa hè năm
1941, được Văn phòng Điều phối viên thuộc Ban các nước
Bắc-Nam Mỹ giao nhiệm vụ chuẩn bị một bản báo cáo
tóm lược những ảnh hưởng của Pháp tại Châu Mỹ La
tinh, một phần bản báo cáo anh đã trình lên tướng de
Gaulle và các thành viên khác thuộc Chính phủ Pháp Tự do
tại London.
Dewey hoạt động với cương vị là thông tín
viên trong chuyến trở về Châu Mỹ La tinh, giao những lá
thư từ chính quyền lưu vong của tướng de Gaulle cho chính
quyền Pháp Tự Do tại Châu Mỹ La tinh và Trung Mỹ. Vào
tháng 7 năm 1942, Dewey gia nhập Quân đội Mỹ với tư cách
là một trung uý Không quân và được điều tới Bắc
Phi. Tại đây từ tháng 10 năm 1942 đến tháng 5 năm 1943,
anh ta hoàn thành "tám nhiệm vụ tình báo hoặc nhiều
hơn", được tặng thưởng Huân chương Chiến công
của Pháp, và trở nên "quen thân với nhiều nhân vật
cấp cao của Pháp". Dewey gia nhập OSS vào tháng 7 năm
1943.
Hoạt động quan trọng nhất của anh ta với
OSS trước khi được đưa tới Đông Dương thuộc Pháp là
Sứ mạng Etoile, trong đó Dewey chỉ huy một đội đến
miền Nam nước Pháp vào tháng 8 năm 1944. Etoile "gửi
về những thông tin tình báo có giá trị trong thời gian
trước khi Quân Đồng Minh đổ bộ đến vùng Riviera (vùng
duyên hải Địa Trung Hải của miền Đông Nam nước Pháp
sau đó cộng tác với các lực lượng của phong trào
kháng chiến địa phương trong việc bắt giữ 400 tù binh
Đức Quốc Xã và tiêu diệt ba xe tăng địch". Tháng
7 năm 1945, Dewey được chọn làm chỉ huy Chiến dịch
EMBANKMENT.
"Kế hoạch Cơ bản cho Chiến dịch
EMBANKMENT" của OSS cảnh báo: "Bởi vì chính sách
của Mỹ đối với vấn đề Đông Dương bị người Pháp
nghi ngờ là trái ngược với chính sách nô dịch hoá hoàn
toàn nền kinh tế FIC của Pháp, nên các quan sát viên của
Mỹ sẽ bị đánh giá với sự hồ nghi". Dựa vào khả
năng có thể xảy ra nghi ngờ của Pháp, Peter Dewey là sự
lựa chọn xuất sắc của các nhà lãnh đạo: nói tiếng
Pháp trôi chảy, đã sống và làm việc tại Pháp, đã
chiến đấu cho tự do của Pháp chống lại cuộc tấn
công dữ đội của Đức, và đã quan hệ với rất nhiều
thành viên của Chính phủ Pháp Tự Do và quân đội. Thêm
vào đó, Dewey công khai ủng hộ sự nghiệp của Chính phủ
Pháp Tự Do. Vào năm 1944, anh ta viết: "Các tình cảm
của cá nhân tôi với sự tôn trọng đối với người
Pháp luôn luôn là người Mỹ có thể và cần phải hiểu
người Pháp. An ninh quốc gia chúng ta phụ thuộc vào một
liên minh đo nhận thức thực tiễn". Mặc dù Dewey sắp
xếp để đội của mình tới Sài Gòn vào tuần đầu
tiên của tháng 9 nhưng anh ta không phải người Mỹ đầu
tiên đến thành phố này.
Ngày 1 tháng 9, trung uý OSS Emile R.Counasse chỉ
huy nhóm đầu tiên của EMBANKMENT tới Sài Gòn để đàm
phán với chỉ huy Nhật về "việc giải thoát và sàng
lọc các tù binh chiến tranh và các tù binh dân sự Mỹ".
Nhóm rời khỏi Rangoon, đội gồm ba người Mỹ, đại uý
Woolington, các trung sĩ Nardella, Hejna và Paul, nhân viên điện
đài người Thái. Ở điểm dừng tiếp nhiên liệu tại
Băng Cốc, đại uý Fitzsimmons, một cựu tù binh chiến
tranh và thiếu tá Pierce của quân đội Anh gia nhập vào
đội của Counasse. Nhóm những người Mỹ và Paul họp với
nhau ngay từ đầu thì giữa Counasse và viên sĩ quan người
Anh chẳng mấy chốc phát sinh các vẩn đề rắc rối.
Counasse báo cáo:
Trong chuyên đi tới Sài Gòn, thiếu tá Pierce
bắt đầu tuyên bố những quy định tôi phải tuân theo.
Tôi thông báo cho ông ta rằng tôi sẽ vui lòng làm việc
cùng ông ta chứ không phải làm việc cho ông ta. Sau đó
ông ta tự rút ra khỏi nhóm của chúng tôi. loại trừ một
lần thoáng thấy ông ta vài ngày sau đó lần cuối cùng
tôi trông thấy thiếu tá Pierce là khi ông ta đang phát
biểu trước một khách sạn trước những người Pháp
sau khi chúng tôi đến Sài Gòn. Mặc dù nói tiếng Pháp
rất tốt nhưng thiếu tá Píerce lại phát biểu về vinh
quang của đế quốc Anh bằng tiếng Anh.
Vì vậy những khó khăn giữa OSS và người
Anh sớm nảy sinh, nhưng không phải với Peter Dewey như
được khẳng định sau đó. Mặc dù mối quan hệ giữa
các Đồng Minh căng thẳng nhưng phái đoàn Mỹ ngạc nhiên
một cách thích thú bởi những ảnh hưởng đầu tiên của
họ đối với kẻ thù bị đánh bại. Người Nhật chào
đón cả nhóm tại sân bay với "thái độ lịch sự"
và quan tâm đến mọi yêu cầu của Mỹ với rất ít sự
kích động. Từ sân bay những người Mỹ được đưa tới
"sở chỉ huy" mới của họ tại khách sạn
Continental, tại đây họ được chào đón "bởi nửa
số dân da trắng tại Sài Gòn", những người coi
người Mỹ như "lộc trời cho".
Trong khi Hejna, Nardella và Paul tiến hành lắp
đặt trạm điện đài của họ thì Counasse, Fitzsimmons và
Woolington đi tới trại tù binh chiến tranh và họ nhận
thấy các tù nhân trong tinh thần thoải mái và sức khỏe
khá tốt. Mặc dù công việc chủ yếu của nhóm Counasse
trong năm ngày sau sẽ tập trung vào việc chuẩn bị và
sắp xếp cho các tù binh hồi hương, nhưng họ không thể
phớt lờ tình hình chính trị quanh họ.
Counasse và Nardella gửi báo cáo thường xuyên
cho Dewey tại Rangoon để tóm lược tình hình nơi anh ta
sắp đến. Ngày 2 tháng 9, sau chuyến thăm trại tù binh
chiến tranh lần đầu, Counasse quay trở lại khách sạn và
thấy "người dân An Nam của Sài Gòn trong một cuộc
biểu tình lớn":
Chúng tôi được báo rằng có từ 30.000 tới
40.000 người tham gia, và điều này dễ dàng tin được
sau khi nhìn thấy họ. Tất cả bọn họ đều trang bị vũ
khí theo một kiểu. Nhưng người chỉ huy đeo gươm và
súng ngắn của Nhật. Vài người khác được trang bị
súng ngắn, súng kíp cổ, một số súng trường Nhật và
một bộ sưu tập pha tạp các loại vũ khí cũ. Đa số
bọn họ có những cọc tre dài vót nhọn một đầu. Họ
bắt đầu diễu hành khoảng giữa buổi sáng, và tiếp
tục suốt ngày. Các biểu ngữ căng ngang qua những con phố
khắp mọi nơi trong thành phố với khẩu hiệu được
viết bằng tiếng Pháp, An Nam, và tiếng Anh. "Đả đảo
phát xít Pháp!", "Đả đảo chủ nghĩa phát xít
Pháp!", "Tự do hay là chết!" "Độc Lập
hay là chết!" "Chào mừng Đồng Minh!", "Chào
mừng những vị cứu tinh!"… Tầm giữa buổi chiều
cuộc biểu tình càng đông hơn nhưng vẫn rất có trật
tự.
Mặc dù mọi thứ dường như "rất có
trật tự" nhưng người Việt Nam hoàn toàn khiến
Counasse phát điên khi họ chĩa súng chặn anh ta lại khi
anh ta trên đường về khách sạn.
Càng làm cho tình hình xấu thêm, Counasse rút
khẩu súng ngắn 32 và người lính đã ngăn anh ta ngay lập
tức đánh rơi khẩu súng trường và bỏ chạy. Khi
Counasse tiếp tục đi về phía khách sạn Continental, năm
người lính khác lại rút vũ khí; và sau đó bốn người
đánh rơi súng trường rồi bỏ chạy, người thứ năm
đứng nguyên. Tuy nhiên, "sau khoảng mười phút tranh
cãi", Counasse "thuyết phục anh ta rằng chúng tôi"
là người Mỹ và là những người trung lập, vì thế
chúng tôi có quyền đi qua nơi nào chúng tôi muốn".
Tại khách sạn mọi việc dường như nghiêm
trọng hơn. Cuộc biểu tình đã trở thành "một đám
đông bạo lực" và "vài trăm" người dân
Pháp đã tìm nơi ẩn náu trong khách sạn. Đại uý
Fitzsimmons vội kể cho Counasse về tin đồn rằng "người
An Nam đã tuyên bố ý định của họ là giết mọi người
da trắng tại Sài Gòn vào đêm đó, mục tiêu tiếp theo
của họ là khách sạn". Counasse yêu cầu Nhật bảo
vệ, ngay lập tức họ trả lời sẽ đặt một lính gác
bên ngoài mỗi phòng người Mỹ nhưng sẽ không bảo vệ
khách sạn nói chung. Rõ ràng, người Nhật cho rằng họ
chỉ có trách nhiệm bảo vệ các nhân viên và tài sản
thuộc Đồng Minh - người Anh và người Mỹ - chứ không
có trách nhiệm bảo vệ kiều dân Pháp tại Sài Gòn. Do
đó, Counasse quyết định "mua" khách sạn và các
khu vực phụ.
Ông chủ khách sạn rất vui mừng khi bán được
nó. Khách sạn Continental trở thành tài sản của Mỹ, và
Nhật vội tuân theo mệnh lệnh của Counasse là cung cấp
sự bảo vệ hoàn toàn.
Các nguồn thông tin Pháp của Counasse thuyết
phục anh ta rằng nhờ hành động của anh ta và sự bảo
vệ sau đó của Nhật nên những người lánh nạn Pháp
được an toàn. Counasse kết luận rằng việc nắm quyền
chủ khách sạn và việc sử dụng binh lính Nhật "đã
ngăn" người Việt "đến mục tiêu của họ,
khách sạn Continental". Theo yêu cầu của Counasse, thêm
1.000 lính Nhật đi tuần tra các con phố của Sài Gòn đã
khiến tình hình trở lại yên tĩnh vào khoảng 11 giờ
đêm.
Khi đường phố đã yên tĩnh trở lại,
Woolington, Hejna và Fitzsimmons đưa mười phụ nữ Pháp về
nhà để "tìm con cái". Trên đường đi, họ được
thông báo có hai người Mỹ đang bị người Việt Nam giữ
tại đồn cảnh sát địa phương. Mặc dù nghi ngờ thông
tin này nhưng họ vẫn đi đến nhà giam để tận mắt xem
xét. Với lý do người Mỹ có thể bị giữ bên trong, cả
nhóm được vào kiểm tra các phòng giam. Mặc dù rõ ràng
không thấy người Mỹ nào ở đó nhưng Woolington, "là
một bác sĩ, đã rất nổi giận vì điều kiện của
những người Pháp và cách họ bị giam giữ", và anh
ta yêu cầu lời giải thích. Mặc dù viên cai tù người
Việt cố gắng giải thích rằng cuộc đấu tranh vì độc
lập của người Việt cũng tương tự như của Mỹ nhưng
Woolington không hề cảm động. Anh ta lên lớp cho người
đàn ông kia về nghị định thư về tù binh và lớn tiếng
de đoạ về sự không bằng lòng của Đồng Minh.
Bác sĩ Woolington nói nếu phụ nữ và trẻ em
Pháp không được tha ngay thì anh ta sẽ báo cáo việc này
tới các chính quyền Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc. Anh ta
chắc chắn là quân đội Mỹ sẽ can thiệp. Nếu người
An Nam mong đợi được công nhận là một nước cộng hoà
thì họ sẽ phải sửa đổi đường lối rất nhiều. Sau
đó viên cai tù tuyên bố rằng anh ta mong được làm theo
các chuẩn mực của Mỹ và anh ta sẽ tha các tù nhân ngay
lập tức.
Nhóm người Mỹ rời nhà giam với khoảng gần
200 phụ nữ, trẻ em Pháp và họ được cho ở lại qua
đêm tại khách sạn Continental. Tù nhân nam được tha vào
sáng hôm sau.
Tới lúc đó, cả Counasse lẫn Woolington đều
nhận ra vị thế là người Mỹ của họ đem lại kết
quả nhanh chóng đối với người Việt. Tuy nhiên, sự
nhầm lẫn ngày 3 tháng 9 đối với nhân dạng của
Counasse đã làm thay đổi đáng kể quan điểm của anh ta
về tình hình. Được một lãnh sự người Italia báo tin
(sai) rằng mười dân thường Mỹ bị nhốt tại Mỹ Tho,
một thành phố cách Sài Gòn gần 45 dặm, Counasse và một
nhóm nhỏ, có cả hai phụ nữ Pháp, bắt đầu lên đường.
Cách thành phố khoảng gần 10 dặm họ bị chặn lại và
"khoảng 100 đến 150 người An Nam trang bị súng kíp
cổ, súng ngắn và gậy tầm vông vây quanh chướng ngại
vật". Counasse và binh lính ra khỏi xe Jeep để xem xét
và nhanh chóng bị tước vũ khí, lục soát trói giật cánh
khuỷu. Counasse tường thuật lại:
Sau khi tất cả chúng tôi bị trói, chỉ huy
của họ tiến lại gần để xem chúng tôi là ai. Tôi nói
anh ta nhìn tấm thẻ căn cước trong ví của tôi, nhưng
không có tác dụng gì vì nó được viết bằng tiếng Anh
mà họ thì không thể đọc được. Sau một hồi trao đổi
và tranh cãi, cuối cùng viên lãnh sự người Italia mới
làm cho họ hiểu rằng họ nên xem giấy căn cước của
ông ta để trong túi quần… Cuối cùng chúng tôi cũng
được tha sau khi bị giữ làm tù binh khoảng hai tiếng
đồng hồ.
Cả nhóm lại tiếp tục lên đường tới Mỹ
Tho và họ bị chặn lại hai lần nữa. Nhưng tại hai
"điểm dừng" sau họ không gặp rắc rối gì
trong việc chứng minh quốc tịch, cũng không bị hành hạ
hay cản trở gì. Tuy nhiên vì thấy mặt trời sắp lặn
nên Counasse quyết định quay trở lại Sài Gòn và sẽ đến
Mỹ Tho vào hôm khác. Trong báo cáo nhiệm vụ, Counasse
viết: "Cảm giác của tôi khi bị bắt làm tù binh là:
"Điều này không thể xảy ra đối với tôi. Chiến
tranh đã kết thúc".
Tâm trạng của Counasse là tâm trạng điển
hình của nhiều người Mỹ khác, những người được
người Việt Nam đối xử với thái độ khâm phục và
tôn trọng sâu sắc nhất. Nói chung, là người chiến
thắng trước hai kẻ thù ghê gớm - Đức và Nhật - nên
lính Mỹ mong phải được đối xử như vậy trong mọi
trường hợp. Sự mong đợi này sau đó sẽ gây ra thương
tích cho một thành viên thuộc Biệt đội 404, và sẽ
chứng tỏ sự tác hại đối với một người khác nữa.
Tuy nhiên, trong vài ngày sau Counasse cùng đội của mình
tiếp tục chuẩn bị di tản các tù binh chiến tranh, phần
lớn là không có rắc rối gì. Mặc dù những báo cáo của
đội phần lớn là lạc quan về vai trò của Nhật, nhưng
Hejna kết luận rằng Nhật đáng bị khiển trách vì những
cuộc khởi nghĩa tại Sài Gòn. Những cuộc biểu tình vào
ngày 2 tháng 9 đã "được sắp đặt" để "gây
khó khăn và khiến chúng tôi mất mặt trong con mắt người
Nhật và người An Nam". Anh ta nói thêm. "Tôi tin
là Nhật hài lòng với tình trạng này". Những thành
viên khác của đội lại khen ngợi thái độ của Nhật
nhưng tiếp tục lưu ý những khó khăn với "cuộc
cách mạng dược phẩm" của Việt Nam, mặc dù mối
quan hệ với người Việt của họ được cho là "rất
tốt". Trung sĩ Nardella viết: "Sự nắm quyền của
họ (người Việt Nam) lúc này đã hoàn tất, việc họ
cướp bóc, gây hấn cộng đồng người Pháp sau khi đã
giành được những gì họ mong mỏi nhất xem ra rất không
thích hợp".
Trong vài ngày ở Sài Gòn, Biệt đội 404 cố
gắng thu thập cho Dewey danh sách các nhóm người Việt có
dính dáng đến những cuộc khởi nghĩa. Có 4 nhóm chính
là: nhóm Dân Chủ Xã hội đã lập nên Việt Minh, Quốc
Dân Đảng, Đảng Cộng sản và phái Cao Đài. Được chú
ý đặc biệt là phái Cao Đài, mà theo mô tả của người
Mỹ là nhóm tôn giáo "chống người da trắng" có
nhiệm vụ "khủng bố tất cả". Tuy nhiên, những
báo cáo của Mỹ đều thừa nhận "tất cả thông tin
của chúng tôi đều xuất phát từ dân phương Pháp vốn
luôn có thành kiến". Ngày 4 tháng 9, Counasse đón Peter
Dewey và nhân viên của mình đền Sài Gòn và thông báo sơ
lược những thông tin đã thu thập được, bao gồm những
tin đồn đáng lo ngại về một cuộc biểu tình khác.
Những người cung cấp tin báo rằng người Việt đang
"cất giữ nhiều súng đạn trong hòm và các phần mộ
và sẽ đào lên vào thời điểm thích hợp". Theo
những chuyện ngồi lê đôi mách, "họ thậm chí còn
đặt bia trên những phần mộ để làm cho chúng trông như
thật". Counasse lưu ý rằng các thành viên của Biệt
đội 404 đã trực tiếp quan sát "vài đám tang được
sự hộ tống của khoảng hai mươi tay súng đi phía trước
và sau với những quan tài nhỏ" nhưng việc xác định
thực hư sẽ là phần của Dewey và các nhân viên của anh
ta. Một vấn đề khiến Dewey quan tâm đặc biệt đó là
nguồn vũ khí của người Việt Nam . Counasse tin rằng
trách nhiệm chủ yếu về việc này thuộc về Nhật.
Trong báo cáo tóm tắt đầu tiên Dewey thông báo: Nhật đã
lấy được trang thiết bị của Anh thả dù xuống Sài
Gòn trước thoả thuận đình chiến.
Họ đang bán đống vũ khí, bao gồm tất cả
các loại, từ súng tiểu liên Ten cho tới súng tự động
Webley, cho người An Nam, những người tuyên bố dự định
tiến hành một cuộc cách mạng". Tin dồn trong những
đầu mối liên lạc của Pháp có xu hướng củng cố
những quan ngại này. Chắc chắn những chuyện trên vừa
làm tăng nỗi sợ hãi của Pháp rằng Nhật dự định ủng
hộ tích cực cho nỗ lực giành độc lập của Việt Nam
vừa làm mất uy tín của quân Nhật bại trận đã tuyên
bố hợp tác. Nhà báo Mỹ Harold Issacs đã nhận ra rằng
nhiều người Pháp mà ông phỏng vấn ngay sau khi Nhật đầu
hàng hoàn toàn không thể tưởng tượng được là người
Việt Nam có khả năng thực hiện một cuộc khởi nghĩa
chống Pháp và tin chắc rằng các hành động đầu tháng
Chín có thể chỉ là tác phẩm của Nhật. Trong cuộc đối
thoại với một cảnh sát Pháp, Issacs bình luận dường
như đối với ông tình thế hiện nay là "một phong
trào của người An Nam, những người không muốn Pháp
quay trở lại đất nước họ". Viên cảnh sát này
"đã nhảy phắt lên vì kích động" và vặn lại,
"Tất cả những người này được Nhật trả tiền,
được Nhật trang bị vũ khí, và bị Nhật xúi giục…
Đó chính là một phong trào của Nhật chống lại Đồng
Minh, không còn gì khác hơn".
Trong những tháng sau khi Chiến tranh thế giới
2 kết thúc và cả những năm sau đó, rất nhiều cuộc
tranh cãi tiếp tục trong các phạm vi chính trị và quân
sự tại Pháp, Mỹ và những nơi khác về mối quan hệ
giữa người Nhật và người Việt và có hay không việc
Nhật cung cấp vũ khí cho các nhóm người Việt, cụ thể
là cho Việt Minh. Phần lớn những nguồn tin đều có
khuynh hướng đồng ý rằng người Việt thu được vài
vũ khí của một số lính Nhật bất mãn - tuy nhiên, mức
độ giúp đỡ chắc chắn thì lại thay đổi đáng kể.
Vài người cho rằng sự giúp đỡ của Nhật thượng là
thăm dò khi ủng hộ cuộc xung đột giết hại lẫn nhau
giữa các nhóm của Việt Nam . Lời buộc tội nghiêm trọng
hơn còn cho rằng Nhật trang bị vũ khí cho tù nhân người
Việt gần đây được phóng thích khỏi những nhà tù và
"các trại trừng giới" của Pháp; sau đó những
người này đã sử dụng vũ khí để "cướp bóc dân
chúng" tại miền Nam.
Trong khi những lời buộc tội cho rằng sự
ủng hộ là của những lính Nhật thì cả hai nhà sử học
David Marr và Stein Tonnesson đều kết luận rằng các sĩ
quan Nhật chỉ cung cấp một ít vũ khí cho Việt Minh. Cuối
tháng Tám, trước khi quân Đồng Minh đến, các ông Trần
Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Tạo, đại
diện cho "Uỷ ban Hành pháp của Việt Minh tham gia buổi
họp bí mật đầu tiên trong số năm đêm họp với những
giới chức cao cấp của rihật… Kết quả quan trọng
nhất sau những cuộc gặp bí mật tại Sài Gòn này là sự
nhượng lại một lượng vũ khí cho các nhà chức trách
cách mạng". Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Giàu, người
được Marr phỏng vấn vào năm 1990, những vũ khí này chủ
yếu là của Pháp. Nói chung, Marr nhận thấy, mặc dù "một
vài sĩ quan Nhật chuẩn bị chuyển giao những kho vũ khí
thu được của Pháp" nhưng không hề có "sự sẵn
sàng chấp nhận tối hậu thư, đặc biệt về các vũ khí
và trang thiết bị của Nhật". Điều này có lẽ được
thống chế Terauchi Hisaichi minh hoạ rõ nét nhất. Ông là
người tỏ ra rất thông cảm với sự nghiệp của Việt
Minh, tuy nhiên vẫn không hề dao động trong việc phục
tùng mệnh lệnh cấp trên. Ông Trần Văn Giàu nhớ lại
cuộc đối thoại tháng Tám năm 1945 với vị thống chế
này. "Các ông thất bại, bây giờ đến lượt chúng
tôi đánh nhau với những tên đế quốc da trắng".
Đáp lại Teraushi trả lời rằng "Mệnh lệnh từ
Hoàng đế Showa không cho phép ông ta trao vũ khí của quân
đội Nhật Hoàng cho bất cứ ai ngoại trừ Đồng Minh",
ông nói thêm, "còn trang thiết bị đã tịch thu của
Pháp có lẽ lại là một vấn đề khác. Vì vậy, trong
một hành động bày tỏ thiện chí, Teraushi đưa cho ông
Phạm Ngọc Thạch thanh gươm ngắn và cho ông Trần Văn
Giàu khẩu súng lục ổ quay bằng bạc". Jean Cédile,
đại diện được uỷ quyền của Pháp tại Nam Kỳ, buộc
tội người Nhật không chỉ ủng hộ về tinh thần và vũ
khí cho Việt Minh mà còn đấu tranh sát cánh với họ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Peter Dung, ông ta tuyên bố:
Người ta không được quên được rằng trên
thực tế những người Nhật này đã trang bị vũ khí cho
du kích Việt Nam . Nhật trang bị vũ khí và huấn luyện
họ chống lại chúng tôi và đó chính là lý do chúng tôi
rất nhanh chóng nhận ra du kích Việt Nam chiến đấu chống
lại chùng tôi và thậm chí ở nhiều nơi chúng tôi còn
thấy người Nhật đang chỉ huy đội đặc công người
Việt. Tôi không chắc là Chính phủ Nhật có biết việc
đó hay không nhưng tôi tin chắc rằng họ hẳn đã có ý
niệm mơ hồ về việc này, nhưng họ luôn phủ nhận khi
được hỏi .
Mối quan tâm về địa điểm kho vũ khi Nhật
và các khả năng có thể về những lính Nhật đào ngũ
chiến đấu cùng Việt Minh không chỉ giới hạn ở miền
Nam . Ngày 12 tháng 8, sở chỉ huy OSS tại Côn Minh nhận
được nhiều báo cáo những đội viên du kích thân Nhật
nắm giữ khu vực từ Lạng Sơn cho tới biên giới Trung
Quốc, "tất cả đều trang bị vũ khí và do những hạ
sĩ quan và sĩ quan Nhật chỉ huy". Ngày 18 tháng 8
Helliwell thông báo cho cấp trên tại Trùng
Khánh về "các nguồn tin chính xác của Pháp và An Nam
nói rõ rằng uỷ ban Trung ương đang tiến hành đàm phán
với các giới chức quân sự Nhật địa phương về việc
mua bán vũ khí và đạn được để sử dụng nếu người
Pháp và người Trung Quốc cố chiếm lại những khu vực
của họ". Khoảng cuối tháng, báo cáo này được một
"quan chức cấp cao của Thái" chứng minh và được
gửi tới Washington . Báo cáo khẳng định rằng "việc
Nhật trao vũ khí cho người An Nam là một phần trong chính
sách Đại Đông Á và người An Nam có thể và sẽ không
từ bỏ cuộc đấu tranh du kích trong nhiều năm… người
An Nam và người miền Nam Trung Quốc bề ngoài giống người
Nhật hơn bất cứ sắc dân Đông Nam Á nào khác và người
Nhật có thể hoà lẫn vào hàng ngũ du kích An Nam. Những
ước lượng về số lính Nhật "hoà lẫn" vào
hàng ngũ người Việt cũng thay đổi. Các nhà sử học
Joseph Buttinger và William Duiker tin rằng chỉ có một vài
cá nhân đào ngũ. Stein Tonnesson kết luận rằng "vài
trăm lính dào ngũ để tiếp tục cuộc chiến chống người
châu Âu với tư cách là cố vấn cho Việt Minh, hoặc cho
các đội quân của phái Cao Đài và Hoà Hảo".
David Marr đồng tình với ý kiến này và nói
thêm rằng số lính đào ngũ đặc biệt nhiều ở miền
Nam . Những người khác ước tính con số còn cao hơn rất
nhiều. Cecil Currey, John Mcalister và Murakami Hoe tin rằng số
lính đào ngũ là từ 1.500 cho tới 4.500. Đa phần những
nguồn tin đồng ý rằng các lính đào ngũ Nhật có dính
dáng đến việc huấn luyện các đơn vị của Việt Minh
và đặc biệt rất thạo hướng dẫn sử dụng vũ khí và
tổ chức điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo và
sửa chữa các thiết bị nhỏ và hậu cần. Mỗi người
lính đào ngũ "đều được đặt một cái tên Việt
và được khuyến khích để hoà hợp với nhau". Cả
Currey và Mcalister đều cho đó là một vai trò thậm chí
gây ấn tượng sâu sắc hơn đối với người Nhật. Theo
như lời Currey, tướng Giáp đặc biệt tuyển được
"1.500 nhân viên quân sự Nhật chống người da trắng
cuồng nhiệt. Họ đã giúp đỡ ông sau khi Nhật đầu
hàng". Currey mô tả những người bỏ trốn:
Những người lình này do 230 sĩ quan không
chính thức và 47 hiến binh Nhật chỉ huy, tâí cả bọn
họ đều bí Đỏng Minh yêu cầu trả lời về những lời
buộc tội nghi ngờ họ là tội phạm chiến tranh. Cả
nhóm do đại tá Nukayama thuộc ban tham mưu Đạo quân Thiên
Hoàng 38 chỉ huy. Võ Nguyên Giáp đã sắp xếp cho tất cả
bọn họ nhập quốc tịch Việt Nam . Nukayama trở thành
một người ủng hộ trung thành của tướng Giáp và sẵn
sàng phục vụ khi được yêu cầu .
Tỷ lệ thương vong rõ ràng cao trong số lính
dào ngũ Nhật, và chỉ "một vài người sống sót âm
thầm quay trở về Nhật Bản vào cuối những năm 50".
Điều chắc chắn là ít nhất có vài lính Nhật đã đào
ngũ và gia nhập Việt Minh. Các báo cáo tình báo OSS sau
khi Nhật đầu hàng ước tính phần lớn lính đào ngũ ở
"cấp bậc trung bình" và không "nằm dưới sự
chỉ huy trực tiếp của Tokyo hoặc của bất cứ sự chỉ
huy cao cấp nào" và họ là "những kẻ tự tư tự
lợi". Những động cơ của họ, theo như OSS có quá
ít để làm việc với GEACPS. Thay vì thế, OSS lập luận
rằng lính Nhật đào ngũ ngày càng tăng lên bởi vì điều
kiện sống ngày càng khó khăn, nhuệ khí thấp là do sự
trông mong chờ đợi buồn chán trước khi được trở về
nước, vì cuộc nói chuyện về tội phạm chiến tranh
ngày càng tăng lên, vì nỗi sợ hãi và thái độ khinh bỉ
của người Pháp, và vì "nỗi thất vọng chung về
việc tạo dựng được một cuộc sống tươm tất trong
nhiều năm trời". Tuy nhiên, vào tháng 8 và đầu tháng
9 năm 1945, các thành viên của OSS quan tâm tới việc Nhật
có đang chuyển giao vũ khí cho người Việt hay không hơn
là khả năng lính đào ngũ Nhật tham gia vào Việt Minh.
Tại Hà Nội, Patti nhận thấy "ba hoặc
bốn nghìn lính Nhật biến mất trong phong trào bí mật
ủng hộ châu Á", nhưng ông tập trung chú ý vào thông
tin tình báo nói rằng Nhật đang bán vũ khí, đạn được
cũng như thóc gạo, đồ đạc, và trang thiết bị cho
người Việt. Dường như tình báo của Patti đã đúng.
Trong một cuộc phỏng vấn với David Marr, thống sứ
Nishimura Kumao nhớ lại lời đề xuất của ông ta với
các đại diện Việt Minh: "Các loại súng có thể mua
được một cách không chính thức từ các đơn vị của
Nhật ở xa thành phố, dù là tất cả vũ khí cần phải
nộp chính thức cho các đại diện của Đồng Minh".
Patti cảnh báo người Nhật về trách nhiệm của họ là
phải giữ đúng luật, đúng trật tự và phải giao nộp
tất cả trang thiết bị quân sự cho các nhà chức trách
hợp thức thuộc Đồng Minh. Khi bị buộc tội không thực
hiện đúng yêu cầu, người Nhật ngay lập tức cam đoan
với Patti rằng "các biện pháp kỷ luật khắt khe"
sẽ được thực hiện đối với những ai vi phạm quy
định bảo vệ các trang thiết bị. Tuy nhiên, thông tin
"vài lính Nhật đang bán vũ khí của họ cho người
An Nam" tiếp tục tới sở chỉ huy của OSS trong suốt
cả tháng. Patti không phải là sĩ quan Mỹ duy nhất tại
Hà Nội thêm phiền về người Nhật.
Tướng Galllagher viết: "Tôi khá chắc chắn
việc chuyển giao vũ khí này là một hành động cố ý
của một phần người Nhật nhằm trao vào tay người An
Nam những loại vũ khí cần thiết để gây ra các cuộc
bạo động chống Pháp, và để gây rối cho Lư Hán".
Rõ ràng, vài người Nhật đã cung cấp - cả
dưới hình thức quà tặng lẫn - một số vũ khí cho Việt
Minh, nhưng chắc chắn không nhiều đến mức như người
Pháp vì quá sợ hãi những cuộc cách mạng sớm lan ra các
thành phố, khẳng định. Điều này được chứng thực
bởi "lời thừa nhận" của nhà sử học Việt
Minh Trường Chinh: "Điểm yếu thứ hai trong Cuộc Cách
Mạng Tháng Tám là sự thất bại trong việc thu giữ toàn
bộ vũ khí của quân đội Nhật vào giờ khởi nghĩa
trước khi Đồng Minh đến". Chắc chắn phần lớn vũ
khí mà Việt Minh giành được từ Nhật là số vũ khí
thu của Pháp được các sĩ quan cấp dưới và binh lính
Nhật chuyển giao cho quân cách mạng. Mặc dù cả vũ khí
và lính đào ngũ Nhật rõ ràng là nguyên nhân gây nên mối
quan ngại trong lực lượng Đồng Minh, nhưng cả hai đều
không góp phần quyết định đối với những cuộc cách
mạng lan ra hai miền Nam Bắc. Quan trọng hơn nhiều là sự
thiếu hoạt động của chỉ huy cấp cao Nhật khi Việt
Minh giành quyền kiểm soát Hà Nội và cố gắng hành động
tương tự cùng liên minh các đảng phái tại Sài Gòn.
Chắc chắn người Pháp và người Anh sẽ thích hơn, còn
người Mỹ có thể thấy cuộc sống của họ dễ chịu
hơn nếu Nhật vẫn duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn tất
cả các toà nhà và phương tiện cho tới khi quân Đồng
Minh tới. Thật rõ ràng có sức mạnh hơn để làm được
việc đó nhưng họ chịu thua trước Việt Minh yếu hơn
rất nhiều. Điều này gây ra một số vấn đề quan trọng
tại Hà Nội, nơi quân Tưởng có nhiệm vụ tiếp nhận
sự đầu hàng tại miền Bắc, và "người Mỹ tỏ ra
sẵn sàng làm việc với Việt Minh. Tại Sài Gòn tình hình
lại khác rất nhiều, như Dewey sau đó đã nhận ra. tháng
ngày đầu tiên đội của Dewey có mặt tại Sài Gòn trôi
qua không có rắc rối gì. Mặc dù những tin đồn vẫn
còn, nhưng anh ta và Counasse tiếp tục xem xét các vấn đề
xung quanh chuyện hồi hương của tù binh chiến tranh Mỹ
và nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía Nhật cũng
như kiều dân Pháp.
Cũng như ở Hà Nội, Việt Minh tại Sài Gòn
tiếp tục được khích lệ bởi sự hiện diện của
người Mỹ. Sau ngày Dewey đến Sài Gòn, tờ báo duy nhất
lúc đó được xuất bản tại Sài Gòn in một bản tin
phát hành trước đó hai ngày tại Hà Nội. Tiêu đề bài
báo là: "Hai đại diện Mỹ khuyên Việt Nam chống xâm
lược đến hơi thở cuối cùng". Trong bài báo ngắn
những người Mỹ được trích dẫn là đã khuyên người
Việt Nam "hãy chiến đấu đến giọt máu cuối cùng
trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của ngoại
bang để giành lại nền độc lập".
Rõ ràng, các quan chức Việt Nam chào đón bất
cứ khán giả nào họ có thể sử dụng được trong các
thành viên của biệt đội Mỹ. Các báo cáo đầu tiên
của OSS từ Sài Gòn nói về biểu hiện tình bạn của
Việt Nam đối với quân Đồng Minh (đặc biệt là người
Mỹ và người Anh) và công khai yêu cầu Mỹ ủng hộ.
Đội quân Anh đầu tiên đến vào ngày 6 tháng
9 làm tăng thêm nhận thức của Việt Minh về tình hình
bất ổn trong việc nắm chính quyền của họ. Mặc dù
Việt Minh hy vọng thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp
với người Anh nhưng họ có lý do chính đáng để luôn
thận trọng. Họ sợ rằng vai trò của Anh với tư cách
là một cường quốc thực dân sẽ công khai ủng hộ Pháp
quay lại nắm quyền. Việt Minh hy vọng người Mỹ có thể
hành động như một đối trọng và ngăn chặn sự trở
lại có vẻ sắp diễn ra của Pháp.
Lịch đến Sài Gòn của Anh đã bị hoãn lại
bởi người Mỹ - mặc dù không phải vì mong muốn ủng
hộ Việt Minh. Quân Anh theo lịch đến Sài Gòn vào ngày 2
tháng 9. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 8 tướng Douglas MacArthur
hoãn tất cả các kế hoạch giải giáp quân đội Nhật
cho tới sau nghi lễ đầu hàng chính thức tại Vịnh
Tokyo, ban đầu dự định vào ngày 28 tháng 8. Thời tiết
khắc nghiệt đã làm chậm trễ việc ký kết cho tới tận
ngày 2 tháng 9. Do đó, quân đội Anh đến Sài Gòn chậm
hơn so với dự kiến. nhiều người Anh và Pháp sau đó
kết luận rằng "nếu không phải vì MacArthur, Anh sẽ
có mặt tại Sài Gòn sớm hơn, trước khi Việt Minh có
thể củng cố quyền lực. Và nếu như người Mỹ không
kịch liệt phản đối nỗ lực quay trở lại Đông Dương
của Pháp, điều tương tự cũng có thể được biện hộ
cho việc chiếm đóng Hà Nội".
Có hay không sự hiện diện của quân đội
Anh tại Sài Gòn sẽ hoặc có thể ngăn chặn được cuộc
biểu tình và những rắc rối sau đó vào ngày 2 tháng 9
còn đang được bàn cãi. Điều chắc chắn là vào đầu
tháng 9, những người Mỹ có mặt tại Sài Gòn không quá
mức bận tâm đến sự có mặt của người Anh hoặc
những ý định của họ. Bấy giờ Biệt đội 404 do Dewey
chỉ huy bắt đầu hoàn tất công tác liên quan tới các
tù binh chiến tranh, bảo vệ tài sản của Mỹ, và thu
thập thông tin tình báo.
Trong lúc đó, các thành viên khác trong đội
của Dewey đến Sài Gòn, trong đó có binh nhất George
Wickes và đại uý Frank White.
Vào tháng 8 năm 1945, George Wickes ở Rangoon với
tư cách là thành viên chi nhánh SI thuộc OSS . Anh ta học
tiếng Việt tại Chương trình Đào tạo Chuyên môn Quân
đội và chớp ngay cơ hội gia nhập đội quân đến Sài
Gòn. Wickes nhớ lại khi anh ta tới gặp Dewey để nhận
nhiệm vụ, vị chỉ huy này dường như không ấn tượng
gì với vốn tiếng Việt của anh ta.
Thay vào đó, Dewey kiểm tra khả năng nói tiếng
Pháp của Wickes. Được bà mẹ người Bỉ dạy cho thông
thạo hai thứ tiếng và Wickes được chấp nhận. Thời
gian sau, anh ta được điều tới Sài Gòn với một nhiệm
vụ không chính thức.
Không giống như Wickes, Frank White được Dewey
tuyển mộ để tham gia vào Chiến dịch EMBANKMENT. White,
cựu phóng viên của AP, được OSS chiêu mộ năm 1943 trong
khi đang công tác tại bộ tham mưu ở Fort Knox với nhiệm
vụ biên tập tờ báo Annored Fort News cũng như phát biểu
của viên tướng. Tháng 7 năm 1945 anh ta là một trong số
nhiều người đã mãn nhiệm và nhận ra mình có mặt tại
một "trại giam" ở Rangoon . Từ đó, anh ta bay
cùng với Wickes tới Sài Gòn.
Lực lượng Việt Minh cầm súng cacbin M-l của
Mỹ đứng gác cạnh một chiếc xe Jeep treo cờ Mỹ và cờ
Anh.
Trong khi lưu lại thành phố miền Nam , White
viết phần lớn các bức điện chung chung giữa Chiến
dịch EMBANKMENT với cấp trên của nó. Dewey tự viết phần
lớn các báo cáo nhanh, được Wickes ghi thành mật mã.
Sau khi Counasse và nhóm của anh ta ra đi, Dewey
và những thành viên còn lại của Biệt đội 404 chuyển
từ khách sạn Continental tới một biệt thự ở vùng
ngoại o thành phố trước đây thuộc về một đô đốc
hải quân Nhật. Từ nơi đó, Wickes gửi những bức điện
do White và Dewey viết về tổng hành dinh OSS trình bày tỉ
mỉ các hành động của đội và "mọi sự phát triển
chính trị tại miền Nam Việt Nam". Bận rộn với
công việc, lúc đầu Wickes không thể thường xuyên ra
khỏi khu biệt thự. Tuy nhiên, anh ta luôn được những
thành viên khác của đội, những người "vẫn để
mắt" tới các hoạt động của người Pháp, Anh, Việt
Nam, Nhật Và Trung Quốc, cập nhật thông tin. "Tất cả
bọn họ bị hút vào trong bầu không khí cuồng nhiệt với
những sự kiện đang lan khắp Sài Gòn và chỉ nói chuyện
về vấn đề đó khi họ quay trở về biệt thự",
Wickes nhớ lại. Anh ta bổ sung thêm: "Trung tá Dewey kể
cho tôi hầu hết mọi chuyện, và tôi bị ấn tượng bởi
mô tả của ông về những gì đang diễn ra… Điều khiến
tôi ấn tượng nhất là cách hiểu của ông về các thủ
đoạn chính trị phức tạp của nhiều cá nhân và các
thành phần đại diện tại Sài Gòn". Mặc dù Wickes
bị lôi cuốn bởi những ảnh hưởng và mô tả của
Dewey về các nhóm chính trị, nhưng anh ta lại dửng dưng
với sự xuất hiện của viên chỉ huy Anh mới đến,
tướng Douglas Gracey.
Thậm chí trước khi đến thành phố, tướng
Gracey đã cảm thấy lo ngại người Mỹ vì đã làm chậm
thời gian đến Sài Gòn của lực lượng chiếm đóng Anh.
Mặc dù đội quân đầu tiên đã đến vào ngày 6 tháng 9
trước "sự đón tiếp nồng nhiệt từ dân chúng địa
phương - người An Nam cũng như người Pháp", nhưng
Đơn vị Tiên phong của Sư đoàn Ấn Độ 20 (Gurkhas) còn
bị hoãn lại trễ hơn cho tới tận ngày 12 tháng 9. Gracey
và bộ sậu chính đến vào ngày hôm sau cùng thiếu tướng
M. S. K. Maunsell, tham mưu trưởng Ban Quân quản Anh. Mặc dù
biết tình trạng bất bình chung nhưng không nói ra của
dân chúng trong thành phố, nhưng cả các sĩ quan lẫn binh
lính Anh đều không muốn quan hệ với người Việt Nam .
Quân Gurkhas biết trước mình sẽ đóng vai trò quan trọng
trong nghi lễ đầu hàng, và cả Gracey lẫn Maunsell đều
muốn bàn bạc với người Nhật chứ không phải với
Việt Minh.
Trên thực tế, mặc dù một nhóm nhỏ các đại
biểu của Việt Minh có mặt tại đường băng để đón
Gracey khi ông ta xuống máy bay, nhưng Maunsell nhớ lại rằng
cả ông ta lẫn Gracey đều không biết Việt Minh là ai.
Khi các đại biểu Việt Minh bắt đầu tiến tới để
nói chuyện, Gracey lại hướng về phía các sĩ quan cao cấp
Nhật, những người này ngay lập tức tiến hành các nghi
lễ long trọng và cúi đầu chào Gracey. Sau khi kết luận
việc phải làm đầu tiên với người Nhật, Gracey chuẩn
bị đi vào trung tâm Sài Gòn thì Việt Minh một lần nữa
lại cố gắng nói chuyện với ông ta. Tuy nhiên, Gracey
không nhận ra họ, chỉ "gạt phăng họ sang một bên"
và tiếp tục đi về trung tâm thành phố. Ngày hôm sau,
Maunsell quyết định đi thăm thú Sài Gòn và tự mình xem
xét tình hình. Ông ta mô tả thành phố này "khá yên
tĩnh, và một nửa nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật
(những người chỉ hành động khi họ cảm thấy thích".
Theo ý kiến của Maunsell, việc Việt Minh cho
rằng mình kiểm soát cả thành phố thật "nực cười"
- họ chẳng hề kiểm soát.
Sau chuyến dạo quanh thành phố, Maunsell tuyên
bố Sài Gòn dường như là "một thành phố hoàn toàn
yên ắng". Ông ta thông báo với Gracey rằng "nếu
như có sự bất đồng quan điểm cơ bản thì cũng rất
khó nhận ra". Tuy nhiên trong các báo cáo chính thức
của Anh sau cuộc chiếm đóng, tình hình tại Sài Gòn khi
lực lượng Anh đến được mô tả là "ngự trị
tình trạng khủng bố chống Pháp" của Việt Minh.
Trên thực tế, những báo cáo của Anh cho rằng chính
quyền Việt Minh "không đủ khả năng giữ gìn luật
pháp và trật tự".
Chắc chắn Việt Minh không kiểm soát được
toàn thành phố, theo như sự thừa nhận của chính họ,
nhưng lời mô tả Sài Gòn "ngự trị tình trạng khủng
bố" của Việt Minh dường như hết sức mâu thuẫn
với cả hai mô tả về một thành phố "yên ắng"
và thái độ thân thiết đối với người Anh. Dường như
chắc chắn hơn là các nhóm của Việt Nam đang nín thở
chờ xem việc người Anh đến quả thực có ý nghĩa với
việc lập lại ách cai trị của Pháp hay không. Mặc dù
ngày hôm đó Maunsell nhận thấy thành phố này cơ bản là
yên tĩnh nhưng Gracey thấy mình ở nơi không hy vọng thành
công. Dẫu muốn bàn bạc với người Nhật và có lẽ
thậm chí cả với người dân Đông Dương, nhưng ông ta
không được mời làm việc sau khi đến. Thay vào đó, nhà
sử học Peter Dunn nói rõ: "Các hoạt động của biệt
đội OSS rõ ràng có tính chất phá vỡ quyền chỉ huy của
Đồng Minh đến nỗi trong 48 giờ sau khi đến, Gracey cảm
thấy bắt buộc phải triệu tập chỉ huy biệt đội,
trung tá Peter Dewey, đến gặp".
Theo ý kiến của Dunn, Biệt đội 404 có mặt
tại Sài Gòn "chỉ vì chiếm đóng là nỗ lực của
Đồng Minh, và chỉ có hai nhiệm vụ không mấy khó khăn"
- bảo vệ tài sản của Mỹ và "giúp Nhóm Tình báo
Phản gián Anh" thu thập tài liệu liên quan tới tội
phạm chiến tranh.
Tuy nhiên, đánh giá này đưa trên cách hiểu
của người Anh về vai trò của Dewwey. Cùng với các nhiệm
vụ trên, Dewey còn có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình
chính trị, đặc biệt về "vị thế của Đông Dương
với Đế quốc Pháp". Theo thông tin thu thập được
những báo cáo của Dewey chuyển từ tổng hành dinh OSS đến
Bộ Ngoại giao Mỹ đang đối mặt với tình trạng hỗn
độn nội bộ về chính sách của Mỹ đối với các
thuộc địa châu Á trước chiến tranh và các lãnh chúa
châu Âu của họ. Trên thực tế Dewey được lệnh không
được phơi bày toàn bộ phạm vi nhiệm vụ của mình.
Phần 4 trong "Kế hoạch Cơ bản của Chiến dịch
Embankment" nói rõ: "Phái đoàn chỉ được tiết
lộ hoạt động chi tiết cụ thể đối với X-2 (Tình báo
phản gián). Tù binh chiến tranh, tội phạm chiến tranh và
thu thập tài liệu, báo chí xuất bản thực chất không
gây khó chịu cho tính nhạy cảm của người Pháp".
Rõ ràng, "phơi bày toàn bộ" nhiệm vụ của Dewey
chính là phát hiện thực chất các kế hoạch của Pháp
đối với thuộc địa - bao gồm liệu Việt Nam có được
chấp nhận quyền tự trị hay không - hẳn sẽ làm nhiều
kiều dân Pháp khó chịu.
Bản chất chính trị của hoạt động thu thập
thông tin tình báo này khiến Dewey phải tiếp xúc với rất
nhiều người, trong đó có Việt Minh và "có lẽ cả
những tổ chức Việt Nam khác".
Theo ý kiến của Gracey, thời gian "ra ra
vào vào các con đường và quán cà phê tối tăm trong mối
quan hệ với các Đảng viên Cộng sản và Việt Minh"
của Dewey là không thích hợp và gây phiền toái. Gracey
cũng nêu vấn đề đặt sở chỉ huy OSS tại biệt thự,
bên ngoài "khu người Anh", và việc Dewey bác bỏ
"tất cả đề xuất rằng ở đó anh ta phải mạo
hiểm". Tuy nhiên, theo quan điểm của chỉ huy OSS thì
việc di chuyển chỗ ở của người Mỹ ra khỏi phạm vi
của người Âu - thực dân hoàn toàn có ý nghĩa. Việc
này khiến nước Mỹ tách xa hơn nữa vết nhơ của chủ
nghĩa thực dân và tạo điều kiện thuận lợi cho đội
nắm bắt tình hình chính trị một cách độc lập. Lời
khiển trách của Gracey vin vào nhiệm vụ viện trợ cho
Đồng Minh càng làm cho Dewey phát cáu. Trong bức điện gửi
cho Coughlin anh ta viết rằng "Theo yêu cầu của Gracey,
chúng ta phải dừng việc giúp đỡ (của chúng ta) cho
những người quản lý lợi ích của Mỹ, dừng thu thập
tài liệu và điều tra tội phạm chiến tranh cho tới khi
có chỉ thị (của chúng ta) đối với công tác này và sự
hiện diện của Embankment được làm sáng tỏ. Vì không
có quan chức cao cấp nào khác của Mỹ tại Sài Gòn nên
tôi coi thái độ ngăn cấm trên là một kiểu cắt xén
tlghiêm trọng đặc quyền của Mỹ".
Thái độ khó chịu của Dewey được bổ sung
bởi Gracey - người cảm thấy rằng ngoài những gì đã
được đề cập, "Dewey còn nói dối rất vụng về".
Theo Dunn, "Dewey xuất hiện và thông báo với Gracey
rằng anh ta còn có nhiệm vụ lãnh sự mà Gracey không được
thông báo và Mounbatten không chấp thuận. Báo cáo gửi Bộ
ngoại giao tại London có đoạn viết: "Tôi e rằng
điều cốt lõi của vấn đề là OSS yêu cầu được tới
mọi nơi thực hiện một hoặc nhiều mục đích đã đình
chỉ để tham dự vào những hoạt động khác - những
hoạt động mà họ không tiết lộ và tạo ra một ấn
tượng rất xấu. Không có gì xấu xa trong việc đảm
nhận trách nhiệm Lãnh sự, nhưng không có lý do tại sao
Chỉ huy Tối cao không được hỏi ý kiến trước tiên".
Mặc dù có thể hiểu được thái độ bực
tức của người Anh, nhưng theo quan điểm của Dewey, một
phần công việc của anh ta là bí mật và đảm nhận các
mối quan hệ với các dân tộc khác nhau, những mối quan
hệ có thể được mô tả tốt đẹp với tư cách lãnh
sự thực chất". Đối với người Anh, điều khó
chịu nhất trong cách cư xử của Dewey đáng như chính là
những cuộc gặp gỡ của anh ta với Việt Minh - một nhóm
người mà Gracey không biết cách đối phó. Bất chấp
những gì có thể hoặc không thể đã là thái độ của
cá nhân Gracey đối với những dân tộc thuộc địa, vào
giữa tháng 9 năm 1945 ông ta đã nói lên sự thiếu quyết
đoán của Chính phủ của mình về cách đối phó với
người Việt Nam. Giám đốc OSS William Donovan gửi một
giác thư báo cáo cho tổng thống về tình hình vào ngày
14 tháng 9:
Hiển nhiên người Anh gặp trở ngại vì thiếu
một chính sách rõ rành đối với Chính quyền của người
An Nam hiện đang kiểm soát Sài Gòn. Nghe nói người Anh
tại SEAC (Bộ Tư lệnh Đông Nam Á) không biết rằng người
Pháp đã mất hữu trách chỉ thị của SEAC yêu cầu hợp
tác với Pháp trong việc khôi phục chức năng của chmh
quyến. Người Anh bây giờ cần phải chờ đợi một
quyết định từ các cấp cao nhất liên quan tới chính
sách chính thức được chấp thuận đối với người An
Nam . Mặt khác người An Nam mặc dù rất nóng lòng hợp
tác, nhưng lại miễn cưỡng chấp thuận lực lượng
chiếm đóng Anh cho tới khi được đảm bảo rằng Anh sẽ
không gây trở ngại cho những tham vọng chính trị của
người An Nam.
Mặc dù chính sách của Anh vẫn chưa xác định
nhưng quan điểm của Gracey chứng tỏ sự thiếu hiểu
biết về sức mạnh niềm tin của người Việt Nam . Những
báo cáo của OSS ghi lại một chuỗi sự kiện thường
xuyên suốt cả tháng. Chuỗi sự kiện bắt đầu vào tuần
thứ ba của tháng Chín không gây ra bạo lực nghiêm trọng
về phía những người Việt; nhưng sau đó tình hình sẽ
không còn yên tĩnh nữa. Chuỗi sự kiện bắt đầu khi
một vài tù nhân chiến tranh người Pháp "thường
lang thang say xỉn trên đường phố, phá cửa cướp bóc
nhà cửa và cửa hiệu người Việt và người Hoa",
và khi các kiều dân Pháp được đám cựu tù binh chiến
tranh khuyến khích "trả thù bừa bãi bất cứ người
Việt không may mắn nào họ gặp trên đường".
Để trả đũa, người Việt Nam sau đó "bắt
đầu sử dụng những chiến thuật bạo lực đối với
những người đồng hương vẫn phục vụ cho Pháp".
Người Anh đáp lại bằng cách ra lệnh cho Nhật tước vũ
khí của người Việt đồng thời tuyên bổ rằng lệnh
đó "không liên quan gì tới chính trị". Tiếp đó,
người Pháp nằm được cơ hội để bắt đầu "kéo
cờ tam tài" sau nhiều tháng trời vắng bóng lên trên
những toà nhà và ô tô. Đài phát thanh Sài Gòn làm tăng
thêm tình trạng căng thẳng bằng việc thông báo người
Anh sẽ "duy trì luật pháp và trật tự cho tới khi
quân đội Pháp đến". Vẫn còn hy vọng, Việt Minh sử
dụng áp phích quảng cáo để hô hào quần chúng "giữ
bình tĩnh và tránh những vụ xô xát". Tuy nhiên họ
bắt đầu lo sơ tán phụ nữ và trẻ em ra khỏi thành
phố. Tại Hà Nội, người Việt tổ chức một cuộc tuần
hành hoà bình chống Anh kéo dài bốn tiếng với những
bức tranh cổ động và biểu ngữ lên án kịch liệt quan
điểm của người Anh tại miền Nam ".
Trong vài ngày sau đó, Gracey phát truyền đơn
cho người Việt Nam nhấn mạnh việc duy trì nghiêm ngặt
luật pháp và trật tự đồng thời cảnh báo những cuộc
tấn công đối với người châu Âu. Vào ngày 19 tháng 9,
ông ta tuyên bố phục hồi lệnh giới nghiêm do Nhật
thiết lập sau cuộc đảo chính tháng Ba và đe doạ những
tội phạm bị kết tội phá hoại và cướp bóc tài sản
công cộng cũng như tài sản riêng sẽ "bị hành quyết
ngay tức khắc". Báo cáo của OSS nói rõ sự tiếp tục
kháng cự thụ động để trả đũa chỉ thị của Anh và
tại các khu chợ những tiểu thương người Việt từ
chối bán hàng cho người Pháp. Cả Patti ở Hà Nội và
Dewey ở miền Nam đều gửi điện cho Donovan khuyên OSS
"nếu người Anh ở miền Nam và người Trung Quốc ở
miền Bắc có chiều hướng can thiệp đối với sự trở
lại của người Pháp thì chúng ta nên tách mình ra khỏi
kế hoạch đó hoặc sẵn sàng liên kết những lợi ích
thuộc địa tại Viễn Đông". Như sẽ thấy, cả
Patti và Dewey đều không hiểu những thay đổi đã xảy
ra trong phạm vi chính sách ngoại giao của Mỹ kể từ sau
cái chết của Roosevelt vào tháng 4. Tuy nhiên vào thời
điểm đó cả hai đều tiếp tục theo đuổi nhiệm vụ
OSS của mình. Mặc dù công tác tình báo của Patti không
bị gây trở ngại nhưng Dewey nhận thấy nỗ lực thu thập
thông tin trong người Việt của anh ta trở nên khó khăn
hơn. Wickes nhớ lại: "Vì cả người Pháp và người
Anh biết Dewey, cả hai nhóm này lại phản đối mối quan
hệ của ông ấy với "kẻ thù" nên Dewey không
thể gặp những người Việt mà không bị theo dõi".
Do đó, để tiếp tục nhiệm vụ, Dewey cử Wickes thay mình
đến gặp Việt Minh. Wickes nhớ lại:
Những con đường tối om, vẫn có nhiều cựu
tù binh chiến tranh đang đi lang thang, và tôi ăn mặc giống
họ để thoát khỏi sự chú ý. Tôi đi tới một ngôi nhà
trên một con phố yên tĩnh và ở đó có lẽ trong khoảng
hái tiếng đồng hồ để gặp ba hay bốn người rõ ràng
rất tận tâm với sự nghiệp giải phóng đất nước…
Họ là lãnh đão phong trào độc lập và muốn chúng tôi
cho Washington biết rằng nhân dân Việt Nam kiên quyết
giành độc lập từ tay người Pháp. Trong thời gian chiến
tranh họ đã nghe Đài phát thanh Mỹ nói về dân chủ và
tự do, và họ coi nước Mỹ không chỉ là một kiểu mẫu
mà còn là người bênh vực Chính phủ tự trị ủng hộ
sự nghiệp của họ.
Mặc dù Wickes biểu lộ nhiều tình cảm tương
tự các sĩ quan OSS tại Hà Nội nhưng tình hình ở hai nơi
lại hoàn toàn khác nhau. Mối quan hệ của người Trung
Quốc với người Mỹ, kết hợp với chuyến đến sớm
của một nhóm người Mỹ và sự kiểm soát Hà Nội tương
đối vững chắc của Hồ Chủ tịch đã làm cho các
chuyến thăm Việt Minh của Pattti không ít thì nhiều có
thể chấp nhận được đối với người Trung Quốc -
quốc gia Đồng Minh chính thức có trách nhiệm tại miền
Bắc. Tuy nhiên, miền Nam lại hoàn toàn khác. Đó là những
khác biệt lớn giữa chính quyền Tưởng Giới Thạch và
Clement Attlee, Thủ tướng Anh, và đòi hỏi sự ủng hộ
của Mỹ đối với các sự kiện có ảnh hưởng của họ
cũng như sự kiểm soát mỏng manh cửa Việt Minh tại miền
Nam, và thực tế là cộng đồng người Pháp tại Sài Gòn
lớn hơn, giàu có hơn và to mồm hơn đồng hương của họ
ở Hà Nội. Một thời gian sau đó Wickes mới biết thất
vọng của người Pháp đã lên tới đỉnh điểm và họ
đã "đặt giá" cho cái đầu của anh ta, mặc dù
thực tế là họ đã nhầm lẫn Wickes và Dewey.
Wickes không tin là mình đã từng ở trong tình
thế nguy hiểm, nhưng "rõ ràng Dewey là người không
được chấp nhận vì thái độ thông cảm với sự nghiệp
của Việt Minh". Sự thông cảm với người Việt
không bị cấm đối với Wickes và Dewey nhưng "tất cả
thành viên" của đội đều cảm nhận rõ tình cảm
này. "Những bức điện của chúng tôi gửi tới
Washington ", Wickes kể lại chi tiết, "báo trước
chính xác những gì rốt cục sẽ xảy ra nếu Pháp cố
phủ nhận nền độc lập đối với Việt Nam . Điều này
chỉ là một trong số nhiều sự trớ trêu của Sài Gòn
vào năm 1945". Mặc dù khó chịu, nhưng những căng
thẳng giữa OSS và bạn Đồng Minh châu Âu của họ chịu
hậu quả nhỏ nhất khi tháng Chín sắp trôi qua. Người
Pháp, người Anh và Việt Nam ngày càng trở nên thù địch
hơn. Quân đội Anh tiếp tục quá trình thâu tóm quyền
kiểm soát từ quân đội Thiên hoàng. Sau khi được Nhật
trao cho quyền kiểm soát ở khu vực nào đó, Anh tiếp tục
trao lại cho Pháp. Dunn viết: "Một kiểu chuyển tiếp
cho tới khi Anh rời khỏi Đông Dương, vì Nhật sẽ không
hợp tác trực tiếp với Pháp". Để tăng thêm lực
lượng, Pháp tiếp tục vũ trang lại cho đám cựu tù binh
chiến tranh thuộc quân đội thuộc địa. Vào ngày 21
tháng 9, Gracey tuyên bố tình trạng thiết quân luật.
Patti nhớ lại cơn giận dữ của Dewey trước hành động
của Gracey: "Dewey nói rất giễu cợt rằng mặc dù
những biện pháp này rõ ràng nhằm vào người Việt Nam,
nhưng Gracey dám trơ tráo tuyên bố một cách công khai "mục
đích kiên quyết" của ông ta cho thấy rằng việc
chiếm đóng đã được kiểm soát trong điều kiện hoà
bình và "tuyệt đối công bằng". Việc giải
thoát và vũ trang lại cho cựu tù binh chiến tranh thổi
bùng sự giận dữ của cả người Pháp lẫn người Việt.
Mặc dù một giác thư của OSS gửi ngoại trưởng Mỹ đã
cảnh báo về khả năng bạo lực của Pháp trước đó
gần hai tuần, nhưng tình hình chưa đến mức tới hạn
cho tới ngày 22 tháng 9.
Đêm 21 tháng 9, Jean Cédile thông báo cho Gracey,
theo các nguồn tin của ông ta thì Việt Minh đang chuẩn bị
một cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố. Cédile đề
nghị Gracey giải thoát và vũ trang lại cho 1.400 tù binh
chiến tranh Pháp sau đó cho đóng bên ngoài Sài Gòn để
hỗ trợ cho đội quân Anh ít ỏi. Biết rõ rằng 1.800
quân của ông ta có thể gặp khó khăn nghiêm trọng nếu
những tin đồn về cuộc tấn công lớn là sự thực,
Gracey đồng ý với kế hoạch của Cédile, và sáng sớm
22 tháng 9 ông ta bắt đầu quá trình thực hiện. Mặc dù
được chỉ thị có mặt ở một nơi nào đó và đợi
lệnh, nhưng đám cựu tù binh chiến tranh "hăm hở
chứng tỏ sự dũng cảm và lòng trung thành của mình"
sau quá nhiều tháng ngày bị Nhật giam cầm, "đã đổ
về trung tâm Sài Gòn và tấn công bất cứ người Việt
vô tội nào vô tình gặp chúng trên đường".
Trong khi đó, các thành viên của Biệt đội
404 đang gặp gỡ đại diện của Việt Minh, Bộ trưởng
Bộ ngoại giao Phạm Ngọc Thạch. Chính phủ Lâm thời
Việt Minh tại Sài Gòn, giống như tại Hà Nội, đề nghị
OSS chuyển lời thỉnh cầu của họ đến Tổng thống
Harry Truman để có được sự ủng hộ "tinh thần"
của Washington và thông báo với người Mỹ về ý định
của Việt Minh tổ chức một cuộc biểu tình hoà bình
với "vài nghìn người Việt Nam" vào ngày 23. Khi
được cảnh báo là cuộc biểu tình không hợp pháp theo
quy định của Gracey và sẽ có thể gây đổ máu, Bộ
trưởng Phạm Ngọc Thạch trả lời rằng mục đích của
cuộc biểu tình là phản đối những vụ trả thù của
Pháp và Anh "đã gây ra rất nhiều thương vong" và
vì vậy sẽ thu hút được sự quan tâm của toàn thế
giới đối với người Việt Nam, "những chiến sĩ
yêu hoà bình tự do". Đại uý Herbert Bluechel, một
thành viên của OSS gặp Phạm Ngọc Thạch, đã "tin
chắc rằng ông ấy không bao giờ dự kiến dùng tới bạo
lực", "Tôi có lý do để tin rằng Thạch quan ngại
trước những sự kiện đã xảy ra". Tuy nhiên, Patti
nhớ lại, "Tình thế tuyệt vọng của người Việt
Nam tại Sài Gòn đã thu hút sự quan tâm của thế giới,
không phải thông qua một cuộc biểu tình lớn, mà qua một
vụ bạo lực điên cuồng của Pháp".
Vào sáng sớm 23 tháng 9, quân đội của Cédile
di chuyển nhanh qua thành phố, chiếm lại các toà nhà
Chính phủ, treo cờ Pháp, giết hoặc bắt giam những người
Việt trên đường đi. Nguồn tin của OSS nhanh chóng kết
luận rằng nếu đám cựu tù binh chiến tranh Pháp bị
kiềm chế, "hành động mạnh mẽ này sẽ không cần
thiết vì chế độ của An Nam từ lúc ban đầu đã dự
kiến chỉ là kháng cự thụ động". Mặc dù đóng
quân ở miền Bắc nhưng Archimedes Patti đã kết luận đúng
phản ứng của phần lớn người Mỹ thuộc OSS :
Những người Pháp đã sống với nỗi sợ hãi
trong suốt ba tuần giờ đều vui mừng. Thời điểm chiến
thắng của họ đã đến, và cũng là thời điểm trả
thù của họ. Ngay lập tức họ phản ứng giống một lũ
người hung dữ trong cơn thinh nộ… Họ nhận ra nhiều
người vẫn chưa biết gì về cuộc đảo chính của Pháp
và tấn công những người kia một cách dã man với gậy
gộc và nắm đấm. Trong cơn điên cuồng đám người Pháp
đã phá cửa để tìm "những người An Nam " và
lôi họ ra khói nhà hoặc nơi làm việc để cho "một
trận đòn xứng đáng". Đối với phần lớn các nạn
nhân, những vụ đánh đập là rất dữ dội, một vài
người bị thành tật suốt đời. Nói chung, sau các vụ
đánh đập các nạn nhân bị đẩy lên ô tô hoặc xe tải
và đưa tới những nhà giam gần nhất vì tội là Việt
Minh… Số nạn nhân được tính, thậm chí là dè đặt,
là hàng trăm và có lẽ lên tới con số hàng nghìn .
Dewey cố gắng kháng nghị cả những hành động
của tù binh chiến tranh và sự thiếu hành động của
quân Anh. Gracey từ chối gặp anh ta. Tiếp đó Dewey phàn
nàn với quân đội Pháp và được Cédile cảnh báo rằng
"đó không phải việc của anh ta và rõ ràng người
Mỹ đáng bị khiển trách về tình trạng này". Mặc
dù về cá nhân cả Gracey lẫn Cédile đều bị thất vọng
bởi những hành động của đám tù binh chiến tranh nhưng
họ cũng coi việc Dewey gặp gỡ các nhóm người Việt là
hành động ủng hộ ngầm cho các hành động của người
Việt Nam và gây ra rắc rối. Hôm sau, ngày 24 tháng 9,
Gracey lại lần nữa tuyên bố Dewey là "người không
được chấp nhận" - lần này Gracey còn ra lệnh cho
Dewey phải "rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt".
Dewey không có lựa chọn nào ngoại trừ việc thu xếp rời
Sài Gòn. Chuyến đi được dự định vào 9 giờ rưỡi
tối ngày 26 tháng 9.
Với hy vọng ngăn chặn được bạo lực,
Gracey ra lệnh tước vũ khí của đám tù binh chiến tranh
và đưa chúng quay trở lại các trại giam đồng thời thả
nhiều người Việt Nam . Nhưng thái độ thù địch của
người Việt Nam trong việc phản ứng lại các hành động
của Pháp không thể dễ dàng kìm lại được: Vào ngày
24 họ bắt đầu phản công. Họ xông vào các nhà tù và
giải thoát cho những người bị bắt, tấn công sân bay,
và cắt đứt lưới điện, hệ thống cung cấp nước.
Hành động bạo lực nhất xuất hiện tại ngoại o Sài
Gòn, tại Cité Herault. Nhiều cuộc nổi dậy ít bạo lực
hơn xảy ra khắp Sài Gòn trong đêm đó khi các nhóm Việt
Nam phản ứng lại cuộc xâm lược trước kia của Pháp
và cố giành quyền điều hành cách mạng. Trong một nỗ
lực duy trì quyền lực của Việt Minh qua phong trào này,
Trần Văn Giàu phát động một cuộc tổng bãi công, tản
cư dân chúng người Việt ra khỏi Sài Gòn, và phong toả
những con đường ra vào thành phố. OSS tường thuật lại
các sự kiện về tổng hành dinh:
Phong trào kháng cự thụ động ngày càng tăng
của người An Nam trở thành một phong trào chống người
da trắng theo sau hàng loạt tin đồn rằng Anh có ý định
giúp Pháp lập lại quyền lực tại Đông Dương. Khi đám
cựu tù binh chiến tranh Pháp được trang bị vũ khí và
giao đứng gác trên các cây cầu thì chiều hướng chống
người da trắng lại bùng nổ. Tình thế này nhanh chóng
phát triển vượt quá tầm kiểm soát của Việt Minh, vâ
những người An Nam thể hiện ý chí sẵn sàng hy sinh để
giành được tự do.
OSS cho rằng người Mỹ không phải là mục
tiêu của phong trào chống người da trắng và không được
coi là "người Âu" thay vì thế "được coi là
một dân tộc riêng biệt".
Các phóng viên Mỹ phê phán hơn nữa những sự
kiện tại Sài Gòn. Trong một buổi phỏng vấn công khai,
một phóng viên của hãng AP đã làm tăng thêm sự oán
giận của người Pháp về những gì họ nhận thấy là
quan điểm toàn diện của Mỹ. Anh ta nói: "Tôi sẽ
lập tức quay trở lại Hà Nội để thông báo cho phái
đoàn Mỹ ở đó về những chuyện đang xảy ra tại miền
Nam để tránh cuộc đổ máu tại Bắc Kỳ. Người Pháp
đang đi theo một con đường sai lầm còn người Anh đã
mất trí khi làm những việc họ đã làm". Vào tối
24 tháng 9, Dewey gửi báo cáo cuối cùng với tư cách là
chỉ huy Biệt đội 404. "Nam Kỳ đang rực cháy",
Dewey cảnh báo, người Pháp và người Anh đã kết thúc
tại đây, và chúng ta buộc phải cuốn xéo khỏi Đông
Nam Á". Mặc dù cả Dewey lẫn cấp trên của anh ta đều
không vui với "hành động đuổi Dewey" ra khỏi
Sài Gòn, nhưng họ không thể làm gì hơn để ngăn cản
điều này. Trên thực tế, những ghi chép về chuyến ra
đi của Dewey nhanh chóng thông qua OSS chuyển trực tiếp
tới bàn làm việc của Abbot Low Moffatt tại Bộ ngoại
giao Mỹ. Các bức điện của OSS chỉ ra rằng mặc dù
Dewey đang bị rút khỏi Sài Gòn "vì người Anh phản
đối báo cáo tình hình chính trị và kinh tế của anh
ta", nhưng không có câu hỏi nào liên quan tới "trách
nhiệm cao ở báo cáo không thiên vị" của Dewey và
"thông tin có giá trị cao mà anh ta đã gửi".
Những bức điện cũng nói rõ ngoại trưởng Mỹ "đã
đặc biệt yêu cầu OSS phát triển mạng lưới tình báo
tại Đông Dương thuộc Pháp", và nếu Bộ ngoại giao
mong muốn dạng thông tin đó tiếp tục đến tới tấp
thì cần phải bổ nhiệm một "người kế vị tài
giỏi" thay Dewey. Tổng hành dinh OSS tại Kandy , Ceylon ,
còn khuyên Dewey mang theo "những bản báo cáo viết
tay" để bào chữa cho mình thoát khỏi những lời
buộc tội của Gracey. Bức điện nói rõ rằng Dewey không
phải chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì, nhưng cũng
yêu cầu Bộ ngoại giao nên "quan tâm" tới công
việc của anh ta.
Dựa vào tham vọng mạnh mẽ của Dewey về
công tác ngoại giao, địa vị cựu nghị sĩ bang Illinois
của người cha, và tình bạn gia đình với giám đốc OSS
William Donovan, sự quan tâm không có gì lạ. Thông thường
với tình hình này, Dewey hẳn sẽ bị loại ra khỏi đơn
vị và trở thành một người khác trong một danh sách dài
các đặc vụ OSS đã hoàn thành nhiệm vụ và đang chuẩn
bị bị thải hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp của
Dewey, nhiều tình huống đã xen vào.
Sự giận dữ của Gracey đối với Dewey là
rất nhỏ nếu so sánh với cơn cuồng nộ của ông ta đối
với Nhật vì những gì mà ông ta coi là thái độ bất
hợp tác với Đồng Minh và có thể là tội đồng loã
với người Việt Nam . Mặc dù ông ta quá choáng váng với
những tin đồn liên tục về các đặc vụ bí mật của
Nhật và các nội gián, nhưng lúc này ông ta khiển trách
một cách gay gắt chỉ huy Nhật vì không duy trì được
trật tự và de doạ sẽ có những hành động nghiêm khắc
vì thái độ bất hợp tác.
Khi các sự kiện tiến triển, thay vì tước
vũ khí của Nhật, Gracey lại bắt đầu tích cực sử
dụng quân đội Nhật để lập lại trật tự tại Sài
Gòn và đàn áp cách mạng Việt Nam. Một bài báo của
Hãng tin Reuter tại London đã bình luận: "Có hơn 4.000
lính Nhật trang bị vũ khí đầy đủ trong thành phố và
70.000 lính Nhật đóng trên đất nước này… Chúng ta phụ
thuộc vào họ để duy trì luật pháp và trật tự. Trên
thực tế, trong suốt bốn tháng ở Sài Gòn, tướng Gracey
"thường ra lệnh" cho quân Nhật tham gia vào "các
hoạt động tấn công", cũng như "những nhiệm vụ
tuần tra, cảnh sát, canh gác và hậu cần".
Khi Gracey tiến hành chấm dứt sự phong toả
và lập lại trật tự trong thành phố thì các thành viên
OSS tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của họ. Ngày 25
tháng 9, một phái đoàn của OSS do đại uý Joseph Coolidge
dẫn dầu rời Sài Gòn tới Đà Lạt để "đánh giá
điều kiện tài sản đáng kể của Hội Truyền giáo Mỹ"
và thu thập những bản đồ của Nhật tại trung tâm vẽ
bản đồ. Mặc dù Việt Minh cho phép các nhân viên của
Anh và Mỹ đi qua vòng vây quanh thành phố, nhưng Coolidge
gặp rắc rối trên đường trở về. Nhóm của Coolidge
gồm anh ta, trung uý Varner, một số sĩ quan Đồng Minh -
trong đó có người Pháp - và vài phụ nữ người Việt.
Trên đường về nhóm phát hiện ra rào chắn đường của
người Việt, "nhóm sĩ quan hỗn hợp, tất cả đều
nói tiếng Pháp một cách hùng hổ, xuống xe và tiến hành
tháo dỡ rào chắn. Tưởng nhầm họ là người Pháp,
những người Việt Nam cố ngăn cản họ". Trong quá
trình đó nổ súng đã xảy ra và Coolidge bị thương vào
cổ. Mặc dù bị thương nặng nhưng Coolidge không bị nguy
hiểm đến tính mạng.
Bị Gracey đuổi khỏi Sài Gòn và không vui về
rắc rối xảy ra với Coolidge nhưng Dewey vẫn ra sân bay
vào ngày 26 tháng 9. Mặc dù chuyến bay theo kế hoạch sẽ
khởi hành vào 9 giờ 30 sáng tới Kandy, nhưng Dewey được
thông báo rằng máy bay bị trễ cho tới tận buổi chiều.
Thấy còn nhiều thời gian, Dewey và thành viên của đội
là Herbert Bluechel quyết định đến thăm Coolidge tại bệnh
viện và quay trở lại sân bay vào đầu giờ chiều. Được
thông báo rằng chuyến bay vẫn chưa đến và có lẽ sẽ
còn chậm hơn nữa, Dewey và Bluechel quyết định quay trở
lại sở chỉ huy của OSS, chỉ cách có mười phút đi xe,
để dùng bữa trưa.
Cách toà nhà của OSS gần 500m, Dewey và
Bluechel đến gần một rào chắn quen thuộc gồm hai khúc
gỗ đặt ngang qua đường để buộc xe cộ đến gần
phải đi chậm lại và từ từ ngoặt theo hình chữ S. Vì
vật chướng ngại không hoàn toàn chặn hết đường đi,
Dewey giảm tốc độ và lái ngoặt qua chướng ngại vật,
giống như đã làm vào sáng hôm đó. Đúng lúc ấy, một
khẩu súng máy được giấu kín đã khai hoả với khoảng
cách chưa dầy 3m. Dewey bị bắn vào đầu và chết ngay
tại chỗ. Tài xế chết, chiếc xe Jeep không có người
điều khiển lật ngược sang bên phải, do đó bảo vệ
được Bluechel đang ngồi ghế bên cạnh. Bluechel đẩy xác
Dewey và thoát ra ngoài. Anh ta rút súng bắn trả nhưng phát
hiện khẩu súng trường bị kẹt đạn nên anh ta phải sử
dụng đến súng lục tự động. Bluechel ước lượng rằng
khoảng một phút trôi qua trước khi anh ta sẵn sàng để
tự bảo vệ mình. Trong suốt thời gian đó, "mặc dù
có nhiều người An Nam có vũ khí nữa xuất hiện ngoài
kẻ bắn khẩu súng máy kia" nhưng không ai cố tấn
công Bluechel.
Sau đó Bluechel bắt đầu chạy về phía sở
chỉ huy của OSS , thỉnh thoảng quay lại để bắn những
người Việt đang đuổi theo. Mặc dù bị bắn vài lần
nhưng anh ta không bị trúng đạn. Những người Việt sau
đó tấn công sở chỉ huy của OSS .
Vào thời gian đó, chỉ có hai thành viên của
đội OSS và ba vị khách được mời ăn trưa có mặt.
Bluechel sắp đặt mọi người vào các vị trí chiến lược
ở khắp ngôi nhà. Anh ta ra lệnh cho George Wickes hét to
bằng tiếng Việt rằng những người đang ở trong nhà là
người Mỹ. Tuy nhiên, tình hình không có gì thay đổi.
"Tôi không tin", Wickes nói, "những người An
Nam có thể nghe tôi". Không thể biết những người
Việt đang tấn công kia có nghe thấy hay không.
Vì sở chỉ huy đặt ở rìa phía nam sân gôn
Sài Gòn, đội OSS có một tầm quan sát rộng còn những
người Việt có quá ít chỗ núp trong suốt cuộc tấn
công ban đầu kéo dài hai mươi tới ba mươi phút. Nhận
thấy ở vị trí khó trụ được nên họ chuyển tới mặt
khác của ngôi nhà, nơi có nhiều bụi cây và hàng rào
hơn và họ có thể ẩn núp. Khi cuộc đấu súng tạm
ngừng, có thêm bốn thành viên OSS về đến nơi. Một
trong số họ, trung uý Leslie Frost, là người đặc biệt
được hoan nghênh; Bluechel muốn gửi một bức điện tới
Phái đoàn Anh yêu cầu trợ giúp nhưng không thể vì đường
dây điện thoại đã bị cắt. Với sự trở về của
Frost, nhân viên điện đài, họ có thể đánh điện cho
sở chỉ huy OSS tại Kandy , đề nghị thông báo cho quân
đội Anh.
Vào lúc đó, 45 phút sau khi cuộc tấn công bắt
đầu, Bluechel ra lệnh cho đại uý Frank White huy động 9
lính Nhật có nhiệm vụ canh gác ngôi nhà. Mặc dù White
sắp xếp quân Nhật vào các vị trí chiến lược quanh
nhà nhưng phần lớn bọn họ không tham gia chiến đấu.
Khoảng 3 giờ chiều, sau hơn 2 tiếng bắn nhau, những
người Việt Nam "buộc phải rút lui", Bluechel báo
cáo "vì chúng tôi bắn rất chính xác". Khoảng 10
phút sau, một "xe tải chở một nhóm lính Nhật"
đi ngang qua trước nhà, đại uý White chặn xe lại và yêu
cầu họ cùng anh ta ra nhặt thi thể Dewey. Tuy nhiên, khi
đến hiện trường, White phát hiện ra cả xác Dewey và
chiếc xe Jeep đều biến mất.
Khi White và sĩ quan người Pháp đã ăn trưa
cùng anh ta đang cân nhắc phải làm gì tiếp theo, họ nhìn
thấy một nhóm người Việt trên một chiếc xe Jeep có
cắm cờ Hội Chữ thập Đỏ ở cách họ hơi xa. Từ phía
sân bay xuất hiện một chiếc xe Jeep khác chở thiếu tá
Frank Rhoads, USAAF (Lực lượng Không quân Mỹ), một sĩ
quan thuộc Quân đoàn Samtary, cùng hai phóng viên, Downs và
Mcclincy. Họ vừa tình cờ quen nhau. Họ cùng nhập vào
nhóm của White. Nhóm của White tiến đến gần những
người Việt với một "lá cờ" điều đình.
White đề nghị nói chuyện với người có trách nhiệm,
và khi người đó xuất hiện White thương lượng một vụ
trao đổi: bây giờ người Việt có thể vào khu vực an
toàn thuộc sân gôn để nhặt những người bị thương
của họ, đổi lại là thi thể của Dewey. Trong suốt cuộc
đối thoại anh chàng người Việt "quả quyết nói
rằng nếu biết nạn nhân, viên trung tá kia, là người Mỹ
thì anh sẽ không bao giờ cho phép những phát súng kia được
bắn ra. Anh đã tham gia tấn công, anh nói, vì tin rằng các
sĩ quan Pháp và Anh sống trong ngôi nhà, dù ở đó có treo
một lá cờ Mỹ và vì chúng tôi đã giết quá nhiều quân
của anh".
Viên chỉ huy người Việt sau đó ra lệnh cho
binh lính vào chuyển xác đồng đội. Hai phóng viên đặt
hàng loạt câu hỏi cho viên chỉ huy và anh phát biểu sôi
nổi về nỗi sỉ nhục mà người Việt Nam đã phải chịu
từ người Pháp. Cuối cùng anh cũng phê phán cả người
Anh, buộc tội người Anh cũng muốn "thống trị"
dân tộc An Nam. Khi đồng đội của anh quay trở lại với
những xác chết, White không thể không nhận ra các trang
thiết bị trên người họ là của Nhật, ví dụ như hộp
đạn và bi đông. Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ đã hoàn
thành, viên chỉ huy Việt Nam chuẩn bị rời đi để tìm
thi thể của Dewey. Đúng lúc đó, hai trung đội của đơn
vị Gurkha 31 xuất hiện và nã đạn khiến rất nhiều dân
thường An Nam chạy toán loạn phía trước họ. White tiếp
tục nhớ lại quang cảnh lúc đó:
Vị trí của chúng tôi lúc đó - đang ở trong
tay những người An Nam còn quân của Gurkha thì cũng đang
tiến về phía chúng tôi bắt đầu trở nên nguy hiểm.
Tình hình này còn phức tạp hơn bởi hai phóng viên chiến
trường kìa. Rõ ràng là không quen với sự sắp đặt của
quân đội Gurkha trong suốt trận đánh, hai phóng viên cố
ngăn đội quân hùng hổ kia để họ tha cho dân thường
An Nam vô tội bị kẹt giữa hai làn đạn. Theo thoả thuận
với thiếu tá Rhoads, tôi từ bỏ việc điều đình với
người An Nam để cố gắng và ngăn chặn rắc rối giữa
Downs, McClincy với thiếu tá người Anh, chỉ huy đội quân
Gurkha. Nhưng tôi không thành công. Hai phóng viên yêu cầu
đội quân Gurkha rút lui trong khi dân thường được đưa
ra khỏi khu vực này. Viên thiếu tá từ chối. Anh ta nói
với họ nhiệm vụ của anh ta là khôi phục lại trật tự
"bằng cách sử dụng lực lượng tối đa" và đó
chính là việc anh ta định làm. Hai phóng viên cáo buộc
anh ta là một "tên giết người" nếu vẫn cữ
tiếp tục. Cuối cùng tôi cũng thuyết phục được hai
người này là họ đang lãng phí thời gian của chính họ
và những người khác. Và họ cùng tôi quay trở lại sở
chỉ huy OSS .
Nhiệm vụ bị phá ngang, White trở về báo cáo
lại tình hình cho Bluechel. Theo đánh giá của White, không
thể biết được viên chỉ huy người Việt kia rốt cục
có thực hiện lời hứa đi tìm và đem thi thể của Dewey
về hay không. Không quan tâm tới ý định của chỉ huy,
những người Việt bị đội quân Gurkha phân tán mỗi
người mỗi nơi, và thi thể của Dewey thì vẫn biệt vô
âm tín. Theo Bluechel, "khu vực này có thể không được
bảo vệ thoả đáng để chống lại một cuộc tấn công
đêm ". Anh ta ra lệnh cho những người Mỹ tập trung
tất cả đồ dùng cá nhân và chuẩn bị rút khỏi nơi
này. Đội OSS rời sở chỉ huy vào lúc 5 giờ 15 chiều
với sự hộ tống của một phân đội quân Gurkha, để
lính Nhật lại canh gác ngôi nhà. Khoảng 5 giờ 40 Bluechel
và binh lính, bây giờ do anh ta chi tuy, tìm được cho mình
chổ ở phù hợp tại khách sạn Continental. Bluechel thông
báo cho Cédile về cái chết của Dewey và thi thể bị mất
tích. Đến lượt Cédile tới gặp tướng Gracey. Mặc dù
cả hai người này đều không thích Dewey nhưng họ đều
tỏ lòng thương tiếc về cái chết của anh ta và ra lệnh
cho các lực lượng dưới quyền thực hiện một cuộc
tìm kiếm toàn diện thi thể Dewey.
Mặc dù 52 linh Nhật đi tìm kiếm xác Dewey từ
ngày 28 tháng 9 cho tới ngày 15 tháng 10 nhưng họ có quá
ít may mắn. Vào ngày 2 tháng 10 họ đã thành công khi tìm
thấy địa điểm được cho là nơi chôn xác Dewey đầu
tiên. Trong khi đào "chỗ đất khả nghi", đội
tìm kiếm phát hiện ra một đai đeo gươm, bao súng lục,
và chai nước mà sau đó được Bluechel xác nhận là tài
sản của Dewey. Người ta cho rằng thi thể của Dewey đã
được chôn ở đó vào ngày anh ta chết và sau đó được
chuyển đi nơi khác. Báo cáo của người Anh đã thuật
lại chi tiết những nỗ lực của đội tìm kiếm người
Nhật và quy trách nhiệm cho Việt Minh về việc bắn chết
và làm mất thi thể của Dewey cũng như gây trở ngại cho
đội tìm kiếm Nhật.
Hầu hết mỗi nhóm ở Sài gòn đều chịu
trách nhiệm về cái chết của Dewey vào lúc này hay lúc
khác. Người Pháp kết tội Việt Minh, Việt Minh khẳng
định đây là một âm mưu của Pháp, và người Anh buộc
tội Việt Minh và sau đó là các đặc vụ người Việt
của Nhật. Mặc dù binh lính của OSS rõ ràng nhận ra kẻ
bắn súng là người Việt nhưng họ không tin là người
Việt hiểu rõ họ đang bắn vào người Mỹ. Bluechel viết:
Khi thấy rõ sự tôn trọng được thế hiện
đối với tôi và các thành viên khác của phái đoàn OSS
trong khi đi qua khắp các quận huyện của người An Nam
dưới sự bảo vệ của lá cờ Mỹ
Tôi tin rằng Trung tá A. Peter Dewey, AC, 0911947,
bị phục kích và bị giết chỉ vì bị nhầm là thuộc
quốc tịch khác chứ không phải người Mỹ. Nếu chiếc
xe Jeep mà anh ấy đang lái vào lúc rắc rối đó có cắm
cờ Mỹ thì tôi chắc chắn rằng những phát đạn kia sẽ
không được bắn ra… Sự thực là người An Nam đã bắn
vào sở chỉ huy của OSS cho dù cờ Mỹ đang treo trên đó.
Tuy nhiên vào thời điểm đó cuộc đọ súng đang diễn
ra và tôi không tin những người An Nam kia dừng lái để
xem xét hoặc nhận ra họ đang tấn công vào ngôi nhà của
người Mỹ. Họ rõ ràng đang muốn trả thù cho năm đồng
đội bị trúng đạn trong khi tôi chạy thoát khỏi cuộc
phục kích. Không có cái gì ngoại trừ quân đội có vũ
trang mới có thể ngăn được họ.
Theo quan điểm của binh lính Biệt đội 404,
những người biết về những cuộc gặp của Dewey với
các thành viên của Việt Minh và sự cảm thông của anh
ta với sự nghiệp của Việt Nam , việc không có cờ Mỹ
trên xe Jeep của Dewey là một nhân tố góp phần vào cái
chết của anh ta. Chỉ vài ngày sau khi đến Sài Gòn, tướng
Gracey đã ra lệnh chỉ những sĩ quan "cấp bậc một
sao trở lên (hàm đô đốc hoặc phó đô đốc) mới được
phép cắm cờ trên xe của mình. Điều này là để chỉ
rõ cấp bậc vì thế nói chung không có lá cờ quốc gia
nào được phép cắm". Vào lúc đó, là một người
Mỹ có thâm niên ở Sài Gòn hơn nên Dewey đã kháng nghị
quy định này. Dewey cho rằng công việc của mình rất cần
cắm cờ Mỹ. Gracey lên tiếng cảnh báo Dewey rằng "công
việc của anh ta không buộc anh ta tới những nơi mà anh
ta thấy cần thiết phải tìm kiếm sự bảo vệ dưới lá
cờ Mỹ". Người Anh kiên quyết không chấp nhận khả
năng là không có cờ Mỹ trên mui chiếc xe Jeep góp phần
vào cái chết của Dewey, thay vào đó họ biện hộ rằng
"hoàn toàn không chắc chắn việc cắm cờ Mỹ hoặc
bức tranh cờ Mỹ trên xe Jeep có hiệu quả ngăn chặn đối
với những kẻ tấn công hay không". Sau đó các cuộc
điều tra của Mỹ đi đến những kết luận tương tự
về việc không cắm cờ; tuy nhiên, thậm chí họ không
thể bằng lòng về những động cơ thúc đấy có thể.
Một báo cáo cho rằng việc bắn Dewey "không phải là
tình cờ mà có dự tính" và bản báo cáo thứ hai thì
cho rằng "không chắc người An Nam nhận biết được
quốc tịch của Dewey vào thời điểm anh ta bị bắn".
Những ý kiến mới về nguyên nhân cái chết của Dewey và
những manh mối về địa điểm có thể chôn xác Dewey
tiếp tục xuất hiện trong hai tháng sau. Vào tháng 11, sĩ
quan thay thế Dewey, trung uý James Withrow, báo cáo rằng tất
cả các manh mối như thế "không tạo ra giá trị gì".
Một kịch bản dường như đặc biệt hợp lý cũng đặc
biệt làm thất vọng những người đang hy vọng lời giải
thích sự bí ẩn về cái xác mất tích của Dewey: Trong
khi đọc kỹ đống tài liệu của Anh liên quan tới cái
chết của Dewey, đại uý Robert Leonard đã phát hiện ra
một thông báo bàn về việc khám phá ra bức phác hoạ
phía trước chiếc xe Jeep của Dewey cùng một tài liệu
gồm một danh sách những cái tên Việt tại sớ chỉ huy
kempeitai tại Chợ Lớn. Withrow viết cho sở chỉ huy khu
vực Ấn - Burma về phát hiện này:
Điều đã được xác minh khá chắc là Nhật
có một vài băng nhóm người địa phương, thường là
người An Nam, được sử dụng cho các hoạt động khủng
bố không chính thức. Vì vậy những băng nhóm này sẵn
sàng thực hiện bất cứ việc gì nếu được những
người trả giá cao nhất thuê. Nếu hành động này là do
một trong số băng nhóm này gây ra thì lực luơng có động
cơ thực sự đứng đằng sau vụ giết người có thể là
bất cứ người nào có mối bất bình đối với trung tá
Dewey hoặc nước Mỹ.
Yêu cầu của Leonard về bức phác hoạ và một
bản dịch những cái tên Việt Nam được chấp thuận,
tuy nhiên, hai tuần sau đó anh ta được thông báo rằng
rất tiếc là những tài liệu đó đã bị mất và thực
tế có thể đã bị coi là vô giá trị và bị vất vào
thùng rác.
Khi cuộc điều tra tại Sài Gòn không tìm được
những manh mối hiệu quả, gia đình Dewey trực tiếp bỏ
hết công sức để tìm cho ra xác Dewey và đưa về Mỹ
chôn cất. Bị suy sụp vì cái chết của con trai, đặc
biệt kể từ khi cuộc chiến tranh lâu dài và cực khổ
đã kết thúc thắng lợi, gia đình Dewey tìm kiếm câu trả
lời tại Việt Nam . Nói một cách chính xác, nơi họ muốn
đổ lỗi cho cái chết yểu của Dewey rõ ràng chỉ là suy
đoán.
Các tờ báo tại Mỹ rõ ràng rất quan tâm đến
vụ thương vong thời bình này. Trong khi tiêu đề trên một
tờ báo Washington công khai chỉ trích cái chết của Peter
Dewey là kết quả của "những người An Nam nổi loạn"
thì cáo phó của anh ta trên tờ Thời báo New York lại đưa
ra một bức tranh khác, không phải đổ lỗi cho một đám
đông giận dữ mà thay vào đó là những người "đã
nhầm lẫn" Dewey là một sĩ quan Pháp, "kẻ áp
bức" họ. Tờ Thời báo còn xót xa hơn cho cái chết
của người thanh niên trẻ được xem như "một nhà
lãnh đạo tương lai" dưới ánh sáng của sự cảm
thông đối với "tất cả những người bị lệ thuộc
vào "ách thống trị của ngoại bang".
Không công khai chỉ trích ai, Charles Dewey Sr.,
cha của Peter, đưa ra một phần thưởng cho ai tìm được
xác con trai ông, và Charles Dewey Jr., anh trai của Peter, đến
Sài Gòn để trợ giúp quá trình tìm kiếm. Mặc dù không
có nỗ lực nào mang lại kết quả, gia đình Dewey rất
cảm động bởi lá thư họ nhận được từ Việt Minh
ngay sau khi Charles Jr. trở về Illinois . Bộ trưởng Phạm
Ngọc Thạch bày tỏ thái độ nuối tiếc khi không được
gặp Charles Jr. trong khi anh đang ở Sài Gòn để chia buồn
với gia đình và ca ngợi Peter Dewey. Ông nói rằng "một
nụ cười thân thiết sáng ngời luôn hiện trên khuôn mặt
của trung tá Dewey. Đó là ánh sáng sáng ngời trong tâm
hồn một con người hào hoa, và từ sâu thẳm trái tim anh
ấy đã cố gắng để hiểu chúng tôi bằng trí thông
minh và thái độ hết sức cảm thông đối với sự
nghiệp của chúng tôi".
Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch cam đoan với
gia đình Dewey rằng Chính phủ Việt Minh đang cố gắng
xác định địa điểm chôn thi thể Dewey và báo cho họ
biết quyết định của Việt Minh là đặt tên Dewey cho
con đường nơi anh bị giết và dựng một đài kỷ niệm
tại đó. Charles Dewey Sr. viết thư trả lời để cảm ơn
ông. Tuy nhiên, vì không có địa chỉ nên anh ta gửi nó
cho thiếu tướng John Magruder thuộc Hội đồng chiến
tranh và đề nghị chuyển bức thư tới địa chỉ thích
hợp tại Sài Gòn. Magruder gửi trả lại lá thư cho gia
đình Dewey với lời giải thích: "Chúng tôi rất muốn
giúp đỡ ngài nhưng tình hình chính trị tại Đông Dương
hiện nay không ổn định và vị thế của quân đội Mỹ
ở đó hết sức tế nhị, vì vậy chuyển lá thư này sẽ
là một việc mạo hiểm dễ gây ra hiểu lầm và buộc
tội lẫn nhau mà đơn vị chúng tôi cần phải tránh bằng
bất cứ giá nào".
Thạch cũng viết cho Herbert Bluechel, ông lấy
làm tiệc về vụ giết Dewey và việc Bluechel rời Sài Gòn
để trở về Washington vào đầu tháng 10. Thạch viết:
"Tôi không đưa ra lý do gì cho hành động bạo lực
này cũng không cố gắng bào chữa. Hơn bất cứ ai khác,
tôi rất tiếc về việc đó, nhưng những người có trách
nhiệm trực tiếp lại coi nhẹ quyền lợi của một dân
tộc tự do, đó là những người, trong thế kỷ đại dân
chủ, giải phóng loài người, cố tìm cách duy trì những
đặc quyền của một nước thực dân". Rõ ràng ông
đánh giá nước Mỹ là người bạn tiềm năng duy nhất
của Việt Nam trong số những quốc gia phương Tây có mặt
tại Sài Gòn lúc đó.
Thạch không phải là đại diện duy nhất của
Việt Minh bày tỏ sự thương tiếc về cái chết của
Peter Dewey. Hồ Chí Minh cũng rất sửng sốt khi nghe tin
người Việt Nam chịu trách nhiệm về cái chết của một
sĩ quan Mỹ. Trớ trêu thay, trong cùng ngày hôm đó ông đã
có "Thư gửi đồng bào miền Nam " kêu gọi họ,
trong số nhiều việc khác, theo dõi cẩn thận những người
Pháp bị bắt giữ trong chiến tranh nhưng cũng phải cư xử
với họ một cách rộng lượng. Ông gặp trong Galllagher
để bày tỏ sự đau lòng và thất vọng về cái chết
của chàng thanh niên người Mỹ. Ông cho rằng sự cố đó
"có thể đã được đặc vụ Pháp sắp xếp vì lợi
ích tuyên truyền của Pháp, nhưng cũng thừa nhận đó có
thể là hành động của những người An Nam". Ông cam
đoan với Galllagher rằng một sự kiện như vậy không thể
xảy ra tại Hà Nội. Ông cũng viết một lá thư gửi
Truman bày tỏ sự đau buồn của ông về cái chết của
Dewey và hứa sẽ tìm ra "thủ phạm và nghiêm khắc
trừng phạt" ngay khi có thể, mặc dù ông nói thêm,
"không thể điều tra kỹ vấn đề ngay lúc này. Sài
Gòn vẫn đang trong tay quân đội Anh - Pháp".
Không có những manh mối rõ ràng để trả lời
vô số câu hỏi quanh cái chết của Dewey, quân đội buộc
phải dừng cuộc điều tra. Dewey đã được tuyên dương
sau khi chết vì "tư cách đạo đức đặc biệt xứng
đáng" và được trao tặng Bắc đẩu Bội tinh vì
"thực hiện được những hoạt động phức tạp mà
không bị gián đoạn về việc cung cấp đều đặn các
thông tin tình báo có giá trị cao về Tổng hành dinh".
Một hậu quả nữa liên quan đến cái chết của Dewey là
việc giảm bớt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại
Sài Gòn. Trong một phần báo cáo về cái chết của Dewey,
thiếu tá F. M. Small đã nói: "Theo ý kiến tôi, chắc
chắn các nhân viên quân sự trong tương lai sẽ không còn
thuận lợi trong việc thu thập thông tin tình báo có giá
trị từ vùng Đông Dương thuộc Pháp. Ngay khi tình hình
đã ở mức độ này, họ nên được thay thế bởi những
nhân viên dân sự hoạt động dưới vỏ bọc là phóng
viên hoặc những nhà kinh doanh hợp pháp trong khu vực".
Trong số các thành viên đầu tiên của Biệt
đội 404 chỉ có George Wickes và Frank White ở lại Sài Gòn
cho tới ngày 1 tháng 11. Cả hai đều nói về sự căng
thẳng ngày càng tăng trong thành phố. Mặc dù thành phố
thường yên tĩnh suốt cả ngày, nhưng sau lúc nhá nhem tối
cuộc đọ súng lại bắt đầu.
"Mỗi đêm", Wickes nhớ lại, "chúng
tôi có thể nghe thấy tiếng trống báo hiệu của người
Việt Nam bên kia sông, hầu hết vào lúc chuông điểm 12
giờ, rồi những tiếng súng rộ lên, ánh lửa bùng lên
từ những kho hàng cao su, trà và thuốc lá trong các xưởng
sửa chữa và đóng tàu". Ngày càng tăng số lính Nhật
được sử dụng, kết hợp với quân đội Gurkhas và Pháp
với nỗ lực đưa thành phố vào tầm kiểm soát. Mặc dù
nỗ lực đó nói chung là thành công, nhưng những người
Mỹ ở Sài Gòn vẫn "thấy mỗi lúc một thông cảm
hơn với người Việt Nam ".
"Chúng tôi không còn tiếp xúc hay liên lạc
với các đại diện của phong trào độc lập", Wickes
tuyên bố, "nhưng những tên thực dân Pháp mà chúng
tôi gặp càng khiến chúng tôi thêm ủng hộ Việt Nam với
cuộc đối thoại không thay đổi của họ nói về việc
họ đã làm được gì cho đất nước này và họ sẽ đối
xử với những kẻ thực dân kia thế nào một khi họ
giành lại được quyền kiểm soát". Tuy nhiên, cả
Wickes lẫn White luôn cho rằng: mặc dù họ thông cảm với
người Việt Nam nhưng hành động của họ chưa bao giờ
vượt quá "một lời tuyên bố cảm thông". Phóng
sự hiện diện của họ tại Sài Gòn và những lời nhận
xét của họ cũng đủ làm cho người Pháp, những kẻ
ngày càng thấy mệt mỏi với quan điểm của Mỹ, tức
giận. Nhận thấy công việc trở nên khó khăn, Biệt đội
404 được rút dần. White và Wickes rời Việt Nam trong một
thời gian ngắn.
Tuy nhiên, họ sẽ sớm được gặp lại tại
Hà Nội. Mặc dù ngày càng ít nhân viên quân sự Mỹ có
mặt tại Sài Gòn, nhưng đối với nhiều người Việt
Nam , sự hiện diện của người Mỹ dường như đang phát
triển theo chiều hướng tiêu cực nhất. Vào tháng 11,
quân đội Pháp, hình như đã được Chính phủ Mỹ trang
bị đầy đủ gồm những chiếc xe tải và xe Jeep thuê
mượn của Mỹ rõ ràng mang nhãn hiệu Mỹ, đã đến miền
Nam Việt Nam . Nước Mỹ, được người Việt Nam tán
dương quá lâu như là vị cứu tinh có khả năng giúp họ
thoát khỏi thực dân Pháp, ngày càng bị coi là cùng một
giuộc với kẻ thù của Việt Nam tại miền Nam: người
Anh, những người dường như mải mê với việc chuyển
giao Việt Nam cho Pháp, những người, theo tất cả biểu
hiện bên ngoài, dự định một lần nữa nô dịch dân
tộc này, và người Nhật, trước kia là kẻ thù của
quân Đồng Minh nhưng bây giờ là cộng sự của họ trong
việc phủ nhận nền độc lập của Việt Nam. Dựa vào
thái độ thù địch ngày càng tăng của tình hình, bản
báo cáo nhanh cuối cùng của Peter Dewey từ Sài Gòn dường
như là lời tiên tri:
"Nam Kỳ đang rực cháy, người Pháp và
người Anh bị kết liễu ở đây và chúng ta buộc phải
cuốn xéo khỏi Đông Nam Á" .
CHƯƠNG 10
Sứ mạng của OSS tại Sài Gòn kết thúc trong
một nốt nhạc khác nhiều so với sứ mạng tại Hà Nội,
mặc dù chỉ huy của cả hai đội đã được "triệu
hồi về" chủ yếu vì đã làm cho các Đồng Minh châu
Âu của Mỹ khó chịu. Các thành viên đầu tiên của Biệt
đội 404 dần dần được rút khỏi miền Nam . Một số
người Mỹ mới đến thấy rõ cương vị lãnh đạo của
Việt Nam bị thu hẹp lại trong khi thế lực của Anh và
Pháp ngày càng phát triển hơn. Họ duy trì quan hệ với
Anh và Pháp tốt hơn các thành viên trong phái đoàn của
Dewey. Điều này chủ yếu là do tình hình đang xấu đi
tại miền Nam khi người Việt đề phòng Anh, Pháp, Nhật
và người Mỹ có vẻ không giúp gì cho cuộc cách mạng
của họ. Người Anh, mà người Việt Nam đã lo ngại từ
lâu, lại thông cảm quá mức với quyền lợi của thực
dân và đã chuyển giao miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho Pháp
với việc ký kết Thoả thuận Dân sự Anh - Pháp ngày 9
tháng 10, và lại một lần nữa trao cho thực dân Pháp
thẩm quyền điều hành các vấn đề của Việt Nam. Lực
lượng Pháp tại Sài Gòn, với số lượng lính bố sung
ngày càng tăng, trở nên ngạo mạn hơn vì vị trí của
họ ngày càng mạnh hơn. Trên thực tế, tính tiêu cực
của Nhật để cho cách mạng xảy ra và Việt Minh nắm
được quyền kiểm soát một thời gian ngắn và việc
nhượng lại vũ khí của Nhật cho Việt Minh đã làm thay
đổi thế cân bằng quyền lực tại vùng nông thôn. Nhưng
lúc này quân Nhật thường xuyên được sử dụng trong
các nỗ lực của Anh và Pháp nhằm đẩy những nhà cách
mạng ra khỏi Sài Gòn và dồn họ tới vùng nông thôn với
hy vọng tại đây họ sẽ bị phân tán. Những báo cáo
gửi tới tổng hành dinh Quân đội Mỹ từ tháng 10 năm
1945 đến tháng 2 năm 1946 thường xuyên đề cập tới
việc lính Nhật đại diện cho Đồng Minh tham gia vào
những hành động chống lại người Việt Nam, gây ra vô
số thương vong mà họ vừa là thủ phạm lại vừa là
nạn nhân. Báo cáo còn lưu ý người Anh tán dương những
hành động của Nhật. Mặc dù báo cáo về việc lính
Nhật đang chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh tiếp tục
xuất hiện, nhưng đây rõ ràng chỉ là trường hợp ngoại
lệ chứ không phổ biến. Nói chung, Nhật hoàn toàn hợp
tác với Anh trong khi chờ đợi hồi hương, ra toà, hoặc
cả hai. chống đối với nhiều người Việt Nam, chính
"sự ủng hộ" của Mỹ đối với cả ba nhóm -
Anh, Pháp, và Nhật - lại là nỗi thất vọng lớn nhất.
Trong chuyến trở về từ châu Á vào năm 1947, nhà báo
Harold Isaacs viết:
Đối với họ (người dân ở nhiều vùng khác
tại châu Á) dường như người Mỹ đã sẵn sàng trao cho
người Nhật đáng ghét quyền tự quản, tự do và đọc
lập tương đối hơn là họ sẵn sàng ban chúng cho các
nạn nhân gần đây của Nhật. Người Triều Tiên, người
An Nam và người Gia-va cho rằng họ cũng có khả năng như
người Nhật trong việc quản lý những vấn đề của
chính họ. Ngoài ra, không phải họ mà là Nhật đã đẩy
tất cả châu Á và thế giới vào chiến tranh… Và một
điều sỉ nhục bật chấp đạo lý gây căm phẫn hơn nữa
là các cường quốc chiến thắng đã không ngần ngại sử
dụng quân đội Nhật ở bất cứ nơi nào họ không có
đủ lực lượng của chính họ để đàn áp các phong
trào đòi độc lập .
Hơn nữa, người Việt Nam đã tin tưởng rằng
nước Mỹ có thể ủng hộ những nguyên tắc về quyền
tự quyết được tán thành ở cả Tuyên bố Đại Tây
Dương và Tuyên bố Liên Hợp Quốc. Nhưng niềm hy vọng
đó đang phai dần. Trong một chỉ thị trước đó, Việt
Minh đã lấy làm kiêu hãnh về tình hình trật tự tại
miền Bắc và "mối quan hệ với sứ mạng giải trừ
quân bị của Đồng Minh tràn đầy sự hiểu biết và
trung thực". Khi cuối thu đến gần và những người
Mỹ quen thuộc ra đi, điều này mỗi lúc càng ít đúng
đắn hơn. Tuy nhiên, thậm chí vào tháng 11 năm 1945, tuyên
bố chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam vẫn
nhắc lại hy vọng của họ rằng những lý tưởng của
Tuyên bố Đại Tây Dương gắn liền với Việt Nam: "Chiến
thắng của đất nước Việt Nam sẽ được bảo đảm
bằng các biện pháp hoà bình hoặc vũ lực, (Chính phủ
Lâm thời tuyên bố) theo quan điểm được các cường
quốc nước ngoài thừa nhận, nhưng luôn phù hợp với
Tuyên bố Đại Tây Dương ". Nó nhấn mạnh hơn nữa
mối quan tâm của họ về những tuyên bố công khai được
đưa ra trong thời gian chiến tranh:
Để củng cố chiến thắng của công bằng và
tự do, và để tránh cho nhân loại khói thảm hoạ của
một cuộc chiến tranh mới, các nước Đồng Minh đã tán
thành và tuyên bố những nguyên tắc nhân đão tại các
hội nghị Đại Tây Dương, Teheran, San Francisco, Postdam -
chấp nhận quyền tự do và bình đẳng như những nguyên
tắc cơ bản, và chính thúc thừa nhận quyền tự quyết
của các dân tộc. Điểm ba trong Tuyên bố Đại Tây Dương
quy định rằng Liên Hợp Quốc tôn trọng quyền lựa chọn
hình thái Chính phủ của tất cả các dân tộc và mong
muốn chứng kiến những quyền về chủ quyền và tụ trị
đã bị tước đoạt bằng vũ lực được trả lại cho
các dân tộc.
Bùi Diễm, người gia nhập Việt Minh sau Cách
mạng tháng Tám, nhớ lại rằng giữa tất cả sự hồ
nghi và tình trạng bấp bênh bao quanh sự xuất hiện của
các lực lượng chiếm đóng, đối với người Việt Nam,
"một nhóm người nước ngoài luôn được ngưỡng mộ
- chính là người Mỹ. Tình cảm đó được xây dựng
trên niềm hy vọng mong manh là bằng cách nào đó nước
Mỹ có thể cứu vãn tình hình". Một số nhân viên
trong Chính phủ Mỹ cũng hy vọng rằng một quan điểm
chống thực dân của Mỹ sẽ tiếp nối dưới chính quyền
Truman. Nhưng sau khi Franklin Roosevelt mất vào tháng 4 và sau
khi cuộc chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương kết thúc
thắng lợi, thế giới đã thay đổi. Tình trạng khẩn
cấp thời chiến dẫn đến việc các phái đoàn OSS cộng
tác với các nhóm cộng sản trên khắp thế giới không
còn tồn tại nữa; sự khinh bỉ đối với người Pháp
bại trận phải đặt sang một bên khi họ được giải
phóng và giành lại vai trò quốc tế nổi bật; và chủ
nghĩa lý tưởng đối với tương lai thường đến cùng
nỗi khiếp sợ chiến tranh được thay thế bởi tính thực
tế thời bình.
Vào tháng 3, lần đầu tiên Charles de Gaulle đã
"đe doạ" các nhà ngoại giao của Roosevelt rằng
Pháp có thể bị "đẩy vào tầm ảnh hưởng đang nổi
lên của Liên Xô nếu như chính sách của Mỹ làm Pháp xa
lánh hơn với đề tài tước bỏ thuộc địa của Pháp.
"Nếu công chúng ở đây nhận ra rằng các bạn chống
lại chúng tôi tại Đông Dương", ông ta thẳng thừng
tuyên bố, "thì sẽ là nỗi thất vọng khủng khiếp
và không ai thực sự biết điều gì sẽ xảy ra". Sau
đó ông ta nói thêm về hậu quả kèm theo. "Chúng tôi
không muốn trở thành Cộng sản; chúng tôi không muốn
rơi vào quỹ đạo của nước Nga, nhưng tôi hy vọng các
bạn không đẩy chúng tôi vào đó". Sự đe doạ của
người Pháp đã khuyến khích Roosevelt giữ kín giữa ông
và các phụ tá gần gũi nhất những tham vọng ngày càng
lởn đối với Đông Dương thuộc Pháp.
Đối với Truman, khả năng Pháp trở thành một
phần "quỹ đạo của Nga" trong thế giới thời
bình mới này thậm chí còn đáng sợ hơn. "Trong suốt
những tháng cuối năm 1945 và qua năm 1946", Joseph
Siracusa viết:
"Chính sách của Franklin Roosevelt đối với
Đông Dương dần dần thay đổi trong tay Truman thành một
chính sách cố gắng thực hiện đồng thời hai việc: thứ
nhất, góp phần giải phóng và mang lại độc lập cho
nhân dân Đông Dương, dù là trong một cơ cấu được quy
định của Pháp, và thứ hai, phối hợp sự ủng hộ của
Đồng Minh chống lại cái được cho là mối đe doạ của
Liên Xô đối với Tây Âu, một sự nhận thức không hẳn
vô lý dựa trên những hoạt động của Liên Xô tại Đông
Âu và Trung Âu.
Đối với Pháp, để có được sự ủng hộ
của họ chống lại người Nga có nghĩa là không xa lánh
họ bằng những tuyên bố chống thực dân, và điều đó
có nghĩa là "bỏ mặc nhân dân thuộc địa nếu cần
thiết". Như lịch sử ghi nhận vài năm sau, "các
nhà hoạch định chính sách của Mỹ phó thác những người
dân Đông Dương cho người Pháp định đoạt một cách có
hệ thống và khi làm như vậy, họ đã hy sinh những khát
vọng và giấc mơ của người Việt Nam trong những toan
tính rộng hơn của chính sách Chiến tranh Lạnh".
Khi chính sách này xuất hiện, một số nhân
viên biết rõ châu Á cố lái nó theo một chiều hướng
khác. Vào tháng 9 năm 1945, Patrick Hurley, đại sứ Mỹ tại
Trung Quốc, đã cảnh báo rằng "dư luận đang dâng
cao một cách vững chắc tại châu Á là nước Mỹ đang
ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp và Hà Lan và chống
lại chế độ dân chủ". Quan điểm nổi bật này
xuất hiện, dĩ nhiên, không có gì ngạc nhiên đối với
Hurley, vì rõ ràng ông đã cảnh báo ngay từ mùa xuân:
Nếu chính sách của Mỹ không phản đối chủ
nghĩa đế quốc tại châu Á thì nó trái ngươc với chính
sách Hull (1). Nó trái ngược với các nguyên tắc trong
Tuyên bố Đại Tây Dương. Nó trái ngược với các nguyên
tắc của Tuyên ngôn Độc Lập của Iran . Nó trái ngươc
với chính sách mà tất cả các nước, kể cả các nước
đế quốc, đã ủng hộ khi họ đề nghị Mỹ tham gia vào
cuộc chiến vì tự do và dân chủ. Nó trái ngược với
chính sách mà Mỹ đã viện dẫn như lý do chúng ta đánh
bài và tiêu diệt đế quốc Nhật .
Không chỉ một mình đại sứ Hurley đau lòng.
Các chuyên viên châu Á Bộ ngoại giao Abbot Low Moffat và
Edwin F. Stanton đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông
Dương như "một nguồn nguyên liệu thô, một thị
trường đầy tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu, một
căn cứ chiến lược tại vùng Viễn Đông, và cảnh báo
rằng sự trở lại của hiện trạng trước chiến tranh
sẽ không phục vụ được lợi ích của Mỹ". Năm
1946, Moffat đến thăm Việt Nam và hội kiến Hồ Chí Minh.
Ông đã lầm tưởng rằng chính sách của Mỹ là "kiên
quyết - không tán thành khôi phục quyền lực thực dân".
Moffat bị ấn tượng bởi cả đất nước lẫn con người
và chuyển cho cấp trên của mình thái độ chần chừ
nhưng nói chung là tích cực của Hồ Chí Minh về nước
Mỹ. "Hồ Chí Minh nói về tình bạn và sự ngưỡng
mộ của ông đối với nước Mỹ và những người Mỹ
mà ông đã biết và làm việc cùng trong những khu rừng
và vân vân, và họ đã cư xử với người An Nam bình
đẳng như thế nào", Moffat viết, những lời ca ngợi
của ông lại rơi vào những cái tai điếc tại Washington.
Một quyết định đã đưa ra thì không sửa đổi được
nữa. "Trước khi tôi ra đi, Hồ Chí Minh đưa tôi
những lá thư gửi tới Tổng thống Truman và ngoại trưởng
Mỹ, theo kiểu thông thường ông trao cho tất cả mọi
người", Moffat nhớ lại. "Tôi mang chúng đi và
làm những gì người ta mong đợi nhưng Chính phủ của
chúng tôi không hề quan tâm đến chúng". Nước Mỹ
đã quyết định mối quan hệ với Pháp trong thời hậu
chiến quan trọng hơn là mối quan hệ với Việt Nam hay
phong trào ít được biết đến của Việt Nam lúc đó
đang nắm quyền.
Hồ Chí Minh và các thành viên khác trong Chính
phủ của ông rõ ràng rất thất vọng về cái dường như
là "công đã tràng". Dẫu vậy ông vẫn tiếp tục
gửi điện tới Truman "tha thiết yêu cầu" tổng
thống và nhân dân Mỹ "can thiệp khẩn cấp để ủng
hộ nền độc lập của Việt Nam" và thúc giục người
Pháp "tiến hành thêm các cuộc đàm phán theo các
nguyên tắc của Tuyên bố Đại Tây Dương và San
Francisco", nhưng ông luôn được trả lời bằng sự
im lặng. Hồ Chí Minh không hề ngạc nhiên, vì rõ ràng hy
vọng sự ủng hộ của Mỹ chỉ là hy vọng. Nhưng ông
vẫn đủ minh triết, thậm chí một thời gian dài sau khi
mối quan hệ thân thiết giữa hai nước đã chấm dứt,
để nắm bắt được thực chất chủ nghĩa lý tưởng Mỹ
khi nói chuyện với những người Mỹ. Phóng viên ưa tranh
cãi Harrison Salisbury đã thể hiện được khả năng này
trong lời giới thiệu cuốn Nhật ký trong tù của Hồ Chí
Minh bằng cách trích dẫn một câu hỏi "thường được
đặt ra cho những người Mỹ đã đến Hà Nội về lợi
ích kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. "Hãy nói cho
tôi biết", Hồ Chí Minh sẽ hỏi, "tượng nữ
thần Tự Do vẫn đang còn đứng phải không? Đôi khi tôi
cảm thấy hẳn là nó đang trồng cây chuối". Nhiều
lính Mỹ đã từng ở Việt Nam cũng sẽ tin rằng lẽ phải
và chủ nghĩa lý tưởng Mỹ về chính sách của Mỹ và
chủ nghĩa đế quốc vì lý do nào đó đã bị lộn ngược.
Nhưng vào thời điểm đó, phần lớn những người này
không biết chính sách chính thức của Mỹ. Vừa theo quy
luật tự nhiên vừa công khai, chúng khác xa quyết định
của Chính phủ và được thông báo sai lạc trong tình thế
tiến thoái lưỡng nan của Mỹ thời hậu chiến; trên
thực tế, nhiều người tại Washington hẳn sẽ tranh cãi
rằng chính sách đó bất luận thế nào cũng không phải
là việc của họ, những đại uý, thiếu tá và thậm chí
các binh nhì trên chiến trường. Họ là lính chiến đấu
chứ không phải những người được giao nhiệm vụ phát
triển những kế hoạch quan trọng, và tư tưởng dân chủ
của họ thường bị nhiễm bởi một chủ nghĩa chống đế
quốc na ná với tư tưởng của Roosevelt và khác xa với
quan điểm chính trị hiện nay của Truman. Thông cảm với
niềm khát khao thoát khỏi ách thực dân Pháp của người
Việt Nam và thiết lập nền độc lập của chính họ,
những người lính trên chiến trường đã đi theo cái mà
họ tin chỉ là một đường lối và - bằng cách mớ rộng
sự quang minh chính đại của nó - một đường lối của
Mỹ. Như Carleton Swift nhận xét, "Theo bản năng, không
người Mỹ nào có thể phản đối giải phóng dân tộc".
Vì những câu nói và hành động có vẻ ủng
hộ Việt Minh, nhiều người bị chỉ trích gay gắt.
Sainteny chửi mắng như tát nước rằng những người Mỹ
kiêu căng đã bị "chủ nghĩa chống thực dân ấu
trĩ" của họ làm "mù mắt" và tự hỏi làm
sao OSS với "quá nhiều binh lính dũng cảm" lại
có thể đưa tới Hà Nội "chỉ những tay công chức
hạng hai, không có khả năng đánh giá tiền cá cược và
vô số kết quả của một loạt biến cố sôi động đang
diễn ra". Tác giả người Pháp Françoise Martin chỉ rõ
những mâu thuẫn giữa "quan điểm giải phóng của
Mỹ" được OSS thể hiện đối với người dân Việt
Nam và định kiến tại nước Mỹ, nơi người Mỹ bản
xứ bị "tàn sát vì đất đai của họ" và "người
da đen bị áp bức". Nhưng không phải tất cả những
ai chỉ trích OSS đều là người Pháp. Về phái đoàn của
Dewey, nhà sử học Peter Dumn nói: "Toàn bộ thành quả
đạt được của phái đoàn này là để mình bị đe doạ
và chỉ huy bị giết. Nếu mong ước của phe phái nào đó
trong OSS được thoả mãn thì những sự kiện khủng khiếp
ở Đông Dương năm 1975 có thể đã xảy ra từ nhiều năm
trước". Thậm chí các cựu thành viên của OSS đôi
khi cũng làm mất uy tín của toàn phái đoàn. "Lần
lượt ủng hộ chính quyền Vichy của Pháp, Nước Pháp tự
do, Việt Minh và các nhóm địa phương khác", Charles
Fenn nhận xét, "OSS đã làm cả dư luận tự do Pháp
phẫn nộ đồng thời cũng làm người bản xứ tan vỡ ảo
tưởng về bất cừ quan điểm thật sự nào của Mỹ".
Mặc dù nói chung khiển trách thường nhằm vào OSS và
người Mỹ, đặc biệt là Patti và Dewey, nhưng những sĩ
quan quân sự Mỹ cấp bậc cao nhất có mặt tại Việt
Nam thường bị xếp vào diện bị đánh giá nặng nề
nhất. Mặc dù ở Sài Gòn còn lại rất ít nhân viên quân
sự Mỹ nhưng tại Hà Nội sự hiện diện của Mỹ dễ
thấy hơn nhiều, và dường như không ai nổi bật hơn
tướng Philip Galllagher. Các báo cáo từ Hà Nội tiếp tục
ca ngợi quyền kiểm soát thành phố của Việt Minh, mô tả
Hồ Chí Minh là "người theo chủ nghĩa dân tộc thuần
tuý" và biểu thị rất ít sự cảm thông đối với
người Pháp. Không giống như ở Sài Gòn, nơi Pháp đang
tái ổn định một cách mạnh mẽ, ở Hà Nội, một nhà
báo viết: "Người Pháp đi lại tự do trong thành phố,
tập trung với tâm trạng thất vọng tại các cửa hàng
bánh ngọt, quán bar, và các tiền sảnh khách sạn, cố an
ủi nhau thoát khỏi cảm giác bị bẽ mặt và tư tưởng
chủ bại đang bám chặt họ". Trong khi người Pháp
bất hạnh trách cứ nước Mỹ vì số phận của họ,
người Việt Nam vẫn có khuynh hướng nghĩ về người Mỹ
một cách tích cực, mặc dù họ có nhiều câu hỏi không
được giải đáp về sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ đối
với Pháp. Với sự ra đi của Patti, phần lớn những tìm
kiếm câu trả lời của họ tập trung vào Galllagher, người
vẫn còn ở lại Hà Nội cho tới giữa tháng 12 năm 1945.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó Galllagher
nhận thấy "sự lãnh đạm" trong thái độ của
Việt Minh đối với người Mỹ vì mỗi lúc một rõ ràng
là Chính phủ Mỹ sẽ không thừa nhận nền độc lập
của Việt Nam và thậm chí còn ủng hộ Pháp quay lại "Đã
có sự thay đổi dễ nhận thấy trong thái độ của người
An Nam đối với người Mỹ tại Hà Nội kể từ khi họ
biết sự thực là chúng ta sẽ không ngăn cản và có thể
sẽ giúp đỡ người Pháp", Galllagher nói. "Một
vài sĩ quan của chúng ta, những người trước đây đã
được chào đón với những cánh tay rộng mở tại căn
cứ của Việt Minh, thì lúc này phải đứng chờ vô hạn
định và đôi khi còn không được tiếp kiến những
thành viên nào đó của chính quyền Việt Minh". Tuy
nhiên, Galllagher tiếp tục gặp gỡ Việt Minh vì, theo các
tài liệu cá nhân của ông ta, chỉ đạo về chính sách
của Mỹ có hiệu lực đối với ông ta vào thời điểm
đó có lẽ dựa trên quan điểm Đông Dương rốt cục sẽ
được xếp vào diện "uỷ trị" của Mỹ. Và
theo ý kiến của ông ta, "không ai cần đề cập đến
thẩm quyền hay ý thức trách nhiệm nữa". Những cuộc
gặp của Galllagher với các quan chức Việt Minh thường
được chụp ảnh và cái mà ông ta tin là những lời bình
luận vô thưởng vô phạt thường được thêu dệt và
nhắc lại trong cả các nhóm người Việt và người Pháp.
Đối với nhiều người Pháp, Galllagher là hiện thân cho
nỗ lực của người Mỹ không cho Pháp trở lại thuộc
địa của nó một cách họp pháp vì họ cũng chẳng biết
gì về thay đổi trong chính sách ngoại giao từ sau cái
chết của Roosevelt. Tin đồn về quan hệ của Galllagher
với các thành viên của Việt Minh và những nỗ lực làm
giàu cá nhân của ông ta tại Việt Nam được thông báo
rộng rãi cho dù chúng chứa đựng rất ít sự thật. Dẫu
Galllagher không phải là người Mỹ duy nhất được tin
đang khẳng định "chủ nghĩa đế quốc kinh tế"
Mỹ tại Việt Nam phương hại cho người Pháp, nhưng ông
ta là đề tài chính trong những chuyện ngồi lê đôi
mách. Một tin đồn Galllagher đã đề nghị với Hồ Chí
Minh rằng ông ta có thể tìm ra vốn, trang thiết bị, và
các nhân viên kỹ thuật để khôi phục và mở rộng
những tuyến đường sắt và hải cảng của nước này.
Và không ai khác ngoài nhóm của Donovan sẽ tài trợ bởi
vì "Pháp đã sụp đổ nhưng Mỹ sẵn sàng giúp đỡ
Việt Nam ". Tin đồn cũng khẳng định là Việt Minh
đã phản ứng lại "một cách lạnh lùng" đối
với "chủ nghĩa tư bản hiếu chiến" của
Galllagher. Mặc dù vị tướng này thẳng thừng phủ nhận
những lời buộc tội và không có biểu hiện gì chứng
tỏ cuộc đối thoại đã từng xảy ra, nhưng người Pháp
tiếp tục cảm thấy thái độ thù địch đối với họ
trong từng đường đi nước bước của ông ta.
CHƯƠNG 10 (TT)
Người Pháp tin đã thấy bằng chứng chắc
chắn về thái độ thù địch này vào giữa tháng 10. Khi
Galllagher và Lư Hán chuẩn bị chuyên chở một số lính
Tầu từ Việt Nam tới Đài Loan và Mãn Châu, họ phát
hiện ra rằng thuỷ lôi "do Không quân Mỹ rải tại
hải cảng" trong chiến tranh vẫn chưa được dọn
sạch. "Vì việc phá mìn sẽ mớ toang hải cảng cho
các tàu của hải quân Pháp và vì vậy có thể dẫn tới
cuộc chiến tranh giữa người Pháp và người Việt Nam
nên cả tướng Galllagher lẫn tướng Lư Hán đều không
muốn hải cảng được dọn dẹp sạch". Mặc dù
quyết định này đáp ứng tốt nhất cho hoà bình tại
miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn chiếm đóng, nhưng nó
thường được hiểu như một hành động chống Pháp. Một
tình tiết khác liên quan đến Galllagher bề ngoài chẳng
có gì liên quan tới người Pháp nhưng lại kích động sự
giận dữ của người Pháp nhiều hơn bất cứ hành động
nào của ông ta cho đến lúc này. Vụ việc xảy ra khi
tướng Galllagher "để mình bị thuyết phục lên hát
tại một cuộc họp khai mạc" của Hội Hữu nghị
Việt - Mỹ (VAFA). Joseph Buttinger nhận xét: "Việc này
hầu như không phải là một hành động chống chủ nghĩa
thực dân nghiêm trọng, nhưng trong mắt người Pháp, đó
là một sự phản bội bởi một nước Đồng Minh mà sự
ủng hộ từ nơi đó được xem là cốt tử cho thành công
trong sự nghiệp của họ".
VAFA là một liên doanh giữa các thành viên của Việt Minh và các thành viên được lựa chọn của OSS . Sĩ quan chiến tranh tâm lý Robert Knapp đem ý tưởng này đến cho Carleton Swift người thay vị trí chỉ huy phái đoàn OSS tại Hà Nội của Patti. Bản phác hoạ đầu tiên "có nhiều điều khoản" về thương mại, chính trị, và kinh tế khiến Swift lo lắng vì rõ ràng ông ta đã được nhắc nhở "không được dính líu vào chính trị". "Vì vậy, Swift nhớ lại:
Tôi cầm lấy bút chì và gạch bỏ bất cứ mục nào liên quan tới chính trị. Và tôi gạch bỏ bất cứ cái gì liên quan tới thương mại. Tôi nói, "Knapp, còn lại gì nữa không?"- "Vâng, chúng ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ và văn học của nhau", anh ta trả lời. Và dường như đối với tôi, tôi đã diễn đạt tốt quan điểm mà một người Mỹ không thể nói không. Vì vậy tôi chập thuận theo chức trách của mình.
VAFA phác thảo điều lệ định rõ những mục tiêu của Hội nhằm:
1. "mang lại hiểu biết tốt hơn giữa người Mỹ và người Việt Nam nhằm thúc đẩy những mối thiện cảm";
2. dịch và truyền bá những ấn phẩm từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại để "hiểu rõ hơn các lĩnh vực văn hoá của hai nước";
3. tổ chức những giờ học thường xuyên cả hai ngôn ngữ;
4. tổ chức các lớp học tiếng Việt và tiếng Anh
5. xuất bản một tờ nguyệt san - Tạp chí Hội Hữu nghị Việt - Mỹ (Tạp chí VAFA) .
Tại lễ khai mạc, tướng Galllagher "đã cảm ơn người Việt Nam vì sự đón tiếp và lấy làm tiếc rằng nhiệm vụ của ông ta và các thuộc cấp của ông ta đã ngăn cản họ tận hưởng nhiều hơn thời gian lưu lại Hà Nội". Ông ta kết luận bằng việc tán thành đề xuất trước đó là hai nước trao đổi sinh viên để tăng cường hơn nữa hiểu biết về văn hoá. Tạp chí VAFA tường thuật: "Một tràng vỗ tay hoan hô những lời nói cuối cùng của tướng Galllagher. Ông ta trở lại chỗ ngồi với một chiến thắng nữa cho bản thành tích cá nhân: ông ta đã giành được cảm tình của 200 trái tim người Việt Nam , trong số đó có không ít những quý bà hấp dẫn nhất tại Hà Nội".
Trong sự việc này người Pháp chỉ nhìn thấy sự ủng hộ hiển nhiên của Mỹ đối với người Việt và họ thấy đúng là bị xúc phạm. Nhiều người Việt trong số khán giả cũng tin rằng sự hiện diện của người Mỹ còn hơn một cử chỉ lịch sự. Một người Việt có mặt hồi tưởng lại buổi tối hôm đó:
Tôi nhớ rõ những lá cờ đỏ, trắng và xanh treo trong hội trường, nơi diễn ra cuộc họp của Hội Hữu nghị khi mà tôi tham gia. Cuộc họp tràn ngập niềm hy vọng được tạo ra đơn giản bởi sự xuất hiện của hai sĩ quan Mỹ dáng vẻ lịch sự và đẹp trai trong bộ quân phục khiến mọi người, kể cả tôi, đều đổ xô lại để bắt tay. Suốt từ đầu đến cuối cuộc họp, những đàm luận xoay quanh ý tưởng vè sự uỷ trị của Mỹ đối với Việt Nam . Mặc dù cả Patti lẫn Gallagher đều không nói nhiều về bản chất của uỷ trị nhưng điều đó chằng có ý nghĩa gì. Chỉ sự hiện diện của họ cũng đủ là niềm khích lẹ rồi.
Trong chuyến trở lại Mỹ, Galllagher tóm tắt tình hình cho các quan chức tại Washington và biểu lộ sự cảm thông đối với Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác của Việt Minh. Theo nhà sử học William Duiker: "Galllagher bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình, sự hiến dâng cũng như tài năng bẩm sinh của họ. Nhưng ông ta cũng hoài nghi khả năng của Chính phủ mới về việc thực hiện trách nhiệm của mình trong những điều kiện không ổn định ở giai đoạn ngay sau chiến tranh".
Tại Hà Nội, Carleton Swift tiếp tục báo cáo về các cuộc hội họp của VAFA, nêu rõ sự gia tăng tự phát của các cuộc họp từng có lần đạt đến con số "gần 6000 người tham dự". Swift đã ký vào bản nội quy của VAFA "như một biểu hiện tình cảm tốt đẹp và tin chắc rằng vì "toàn bộ hiệu lực đã bị lẩy ra khỏi bản dự thảo đầu tiên, không ký một văn kiện vô hại như vậy thì đâu còn là người Mỹ". Nhưng hành động của Swift bị hiểu sai là về bản chất "liên quan đến chính trị", và chẳng mấy chốc Swift bị nhiều người trong cộng đồng Pháp vốn xem ông ta không tử tế hơn Patti bao nhiêu nguyền rủa. Swift ở Hà Nội được một tháng trước khi "bị tống cổ" vì người Pháp buộc tội ông ta đã "khuyến khích cách mạng và giết người Pháp".
Henry Prunier, thành viên duy nhất của Đội Nai vẫn còn ở lại Hà Nội và không tham gia vào hội này chủ yếu bởi vì những thành viên, cả người Việt lẫn người Mỹ, không phải là những người quen mà anh ta đã biết và làm việc cùng tại Việt Bắc. Mặc dù bị rút khỏi Việt Nam ngay từ đầu nhưng Prunier được quay lại Hà Nội để điều tra tội phạm chiến tranh Nhật, nhưng không có chỉ thị đặc biệt nên anh ta dành phần lớn thời gian dạo quanh thành phố, trò chuyện với cả người Việt và người Pháp. Anh ta nhớ Hà Nội không chỉ như "lễ hội" mà còn "rất lộn xộn" vào thời điểm đó. Prunier cho rằng Hà Nội là một thành phố ở khoảng giữa những thay đổi nhanh chóng: "Người Nhật vẫn có mặt khắp nơi, người Tầu đã đến, nạn đói vẫn hoành hành và có rất nhiều thanh niên trên đường phố".
Tuy vậy, kinh nghiệm của Prunier tại Hà Nội lại khác với phần lớn người Mỹ ở thành phố này. Mặc dù người Việt Nam đặc biệt thân thiện đối với Prunier bởi vì anh ta "đã ở cùng với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp tại Tân Trào" nhưng Prunier, không giống như đa số các thành viên khác của OSS cũng kết bạn với cộng đồng người Pháp. Đặc biệt anh ta nhớ đến một gia đình người Pháp gồm bà mẹ và hai cô con gái sống cách sở chỉ huy OSS không xa. Lúc đó còn là một chàng trai trẻ nên Prunier thích dành thời gian rảnh rỗi của mình tán gẫu cùng hai cô gái người Pháp. Cha họ đã mất tích kể từ ngày Nhật đảo chính, và mặc dù có một bức tường cao bao quanh, họ vẫn thấy sợ hãi và hiếm khi rời khỏi nhà. Cả bà mẹ và hai cô con gái đều vui mừng với sự có mặt của chàng thanh niên Mỹ, người không chỉ bày ra những trò giải trí thú vị mà còn mang lại cho họ một mức độ "bảo vệ" lớn hơn, và sau đó là quyền tự do đi lại quanh Hà Nội. Những phụ nữ này có quan điểm điển hình của người Pháp về tình hình; họ giải thích cho Prunier rằng Việt Minh "không quá đông" và lạc quan đoán trước sự quay lại nhanh chóng của Pháp. Prunier là một trong số ít người có thái độ thông cảm rõ ràng đối với cả người Pháp lẫn lòng khát khao độc lập của người Việt. Bởi vì Prunier là người Mỹ nên cả hai bên đều quan tâm tới các phản ứng và ảnh hưởng của anh ta, nhưng vì chỉ là một binh nhì nên anh ta thoát khỏi sự săm soi dữ dội như đối với tướng Galllagher và các sĩ quan OSS như Dewey và Patti.
Khi những thành viên OSS trở về nhà, rời bỏ nhiệm vụ, và lại tiếp tục vai trò thời bình của họ thì tổ chức mà nhiều người đã cảm thấy gắn bó này đang chấm dứt tồn tại. Donovan đã chuẩn bị cho tình huống có thể xảy ra này, và ngay trước khi chiến tranh kết thúc, ông đã bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của OSS: "Công việc thực sự của OSS với tư cách là một cơ quan tình báo", ông tin tưởng vững chắc, là "cung cấp tin tình báo chiến lược, rút gọn lại thành một công thức cơ bản: Thông tin tình báo làm sáng tỏ khả năng và ý định của các quốc gia, đặc biệt là những kẻ thù hiện nay và sau này của chúng ta". Thông tin tình báo chiến lược này sẽ, theo quan điểm của ông, "được dùng làm cơ sở cho các quyết sách của quốc gia". Ngày 1 tháng 10 năm 1945, OSS - cơ quan tình báo thời chiến tạm thời - bị bãi bỏ trước dự tính của Donovan một thời gian dài.
Donovan hy vọng tiền lệ được OSS tạo ra cho các hoạt động tình báo sẽ vẫn tiếp tục. Theo ý kiến cẩn trọng của Donovan, "việc chấm dứt thù địch không loại trừ nhu cầu thông tin tình báo; hoà bình chỉ thay đổi các nhu cầu tình báo mà thôi". Donovan tin chắc rằng các đặc vụ OSS của ông nhìn chung đã hoạt động tốt và góp phần quan trọng vào chiến thắng của Đồng Minh. "Chúng tôi không tin cậy vào "những cô gái tóc vàng quyến rũ" hay "những bộ ria mép giả", ông khoác lác. "Phần chính trong hoạt động tình báo của chúng tôi là kết quả của những việc làm trí tuệ có phần lạc hậu". Vì thế ông đề xuất thành lập một cơ quan thu thập tin tình báo thường trực thời bình dựa trên những đặc điểm tốt nhất của OSS . Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, Donovan còn bị thuyết phục hơn bao giờ hết về nhu cầu này, vì ông, cũng như Truman, quan niệm Liên Xô là một mối de doạ hữu hình và đang phát triển. Mùa hè năm 1945, thậm chí Donovan còn đi quá xa để "ủng hộ việc duy trì các đế quốc châu Âu tại châu Á nhằm ngăn chặn Liên Xô giành ảnh hưởng" - một quan điểm rõ ràng sẽ chia rẽ Donovan với người của ông tại Việt Nam nếu họ biết điều đó.
Mặc dù giấc mộng của Donovan về một cơ quan tình báo thời bình rốt cục cũng trở thành hiện thực với việc thành lập Cơ quan Tình Báo Quốc Gia (CIA), nhưng không phải vào năm 1945 và cũng không phải dưới quyền điều hành của Donovan. "Bill liều" Donovan trở lại cuộc sống dân thường, và sau ngày 1 tháng 10 "các thành viên OSS" vẫn ở chiến trường được xếp vào Đơn vị Tình báo Chiến lược (SSU) trực thuộc Bộ Chiến tranh. Ở đó họ sẽ hoàn thành nốt nhiệm vụ và chờ đợi rút quân.
OSS là mục tiêu chỉ trích kể từ khi cơ quan tiền nhiệm của nó, COI, ra đời. Chỉ trích vẫn tiếp tục khi chiến tranh kết thúc, và cuộc tranh cãi về những đóng góp của tổ chức này vào nỗ lực chiến tranh nói chung vẫn tiếp tục cho tới hiện nay. Vài nhà phê bình buộc tội OSS là cực tả và đặc biệt đã viện dẫn cách xử sự của tổ chức này đối với những người cộng sản nổi tiếng; ngược lại, những người khác lại buộc tội OSS theo chủ nghĩa bảo thủ chính trị cánh hữu rút cục đã cản trở khả năng của cơ quan này trên chiến trường. Dĩ nhiên, sự thực nằm ở đâu đó giữa hai ý kiến. Có lẽ sự ca ngợi công bằng nhất đến từ khoảng giữa này: "Mặc dù có một vài thiếu sót OSS là hiện thân của một ý thức hệ tự do của Mỹ, tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa lạc quan và nghĩa hiệp…". Chắc chắn nhiều nhân viên nam nữ của OSS đã làm việc một cách mẫn cán trong suốt chiến tranh sẽ đồng ý với đánh giá cuối cùng này - đặc biệt là những người đã phục vụ tại Đông Nam Á và tin rằng nỗi khiếp đảm của họ trước những việc làm quá đáng của chủ nghĩa thực dân đã bào chữa cho sự ủng hộ không dứt khoát của họ đối với các phong trào đòi độc lập mới nảy sinh.
Đặc biệt, vai trò của OSS tại Việt Nam đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi kể từ năm 1945. Arthur Dommen chỉ trích công tác của OSS tại Đông Dương là "một trong những thất bại tình báo nổi bật nhất trong Chiến tranh thế giới 2", bằng chứng là sự bất lực của Donovan trong việc đáp ứng yêu cầu của ngoại trưởng Joseph Grew về tin tình báo tại Đông Dương giữa năm 1945. Mặc dù điều này rõ ràng chỉ ra vấn đề trong thu thập thông tin ở mức độ cao nhất - như chúng ta đã thấy, GBT đã cung cấp thông tin cho OSS một thời gian dài, và Donovan hẳn đã có thể cuỗm được những tin tình báo đó - sự tố cáo đầy đủ như vậy cần được giải thích rõ ràng hơn. Có ba yếu tố phải được xem xét trước khi đánh giá hoạt động của OSS tại Đông Dương. Thứ nhất, với cuộc đảo chính của Nhật vào tháng 3, có một thời gian tạm lắng không thể tránh được trong việc thu thập thông tin từ thuộc địa. Thứ hai, Đông Dương chưa bao giờ là một khu vực được quan tâm hàng đầu về quân sự hoặc chính quyền, và sự chú ý về tài nguyên được nhằm tới trước tiên. Trước hết là ở những khu vực được cho là quan trọng nhất đối với nỗ lực chiến tranh; vì thế, đương nhiên sẽ có ít thông tin tại Đông Dương có giá trị ở mức độ thực sự cao nhất. Và cuối cùng, Grew yêu cầu thông tin tình báo trước khi Thomas nhảy dù xuống Bắc Kỳ. Nếu yêu cầu đó được đưa ra sau khi Thomas đến Bắc Kỳ thì đã có nguồn cung cấp thông tin lớn hơn.
Nhiều nhà phê bình khác lại tập trung vào vai trò của Mỹ trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Một vài tác giả đã khẳng định những hoạt động của OSS , đặc biệt là hoạt động của Đội Nai và Archimedes Patti, là công cụ đem lại quyền lực cho Việt Minh. Những người khác, đặc biệt trong số các nhà văn người Việt, đã phủ nhận vai trò tích cực của người Mỹ trong cuộc cách mạng năm 1945 hoặc đánh giá họ chỉ như những quân tốt của Hồ Chí Minh. Vào lễ kỷ niệm đầu tiên của Cách Mạng Tháng Tám, các ý kiến về vai trò của Mỹ trong chiến thắng Nhật đã biến mất; thay vào đó, Liên Xô được công nhận là "đã giải phóng dân tộc thoát khỏi ách áp bức của Nhật". Về cuộc Cách mạng Tháng Tám, Trường Chinh đã viết:
"Chính phủ Lâm thời đánh lừa không chỉ lực lượng Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã đến miền Bắc Việt Nam vào tháng 9 năm 1945, mà còn cả nhiều phái đoàn Mỹ hoạt động trong vùng vốn được hướng dẫn để tin rằng chế độ của Hồ Chí Minh chỉ toàn những người theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà cải cách ruộng đất lạc hậu". Peter Dunn nói thêm: "Không hề cường điệu khi nói rằng ông (Hồ Chí Minh) đã làm cho các sĩ quan Mỹ nhảy múa theo đúng diệu của ông với sự thanh thản lúng túng; ông đơn giản chỉ cần lên giọng "chống chủ nghĩa thực dân". Ở một mức độ nào đó, đĩ nhiên, điều này là đúng.
"Chúng tôi rất nhạy cảm với những tình cảm về nhân phẩm mà họ đang đấu tranh để đạt được, và các vấn đề giữa người Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp", Swift nhớ lại. Vào những năm 80 vai trò của người Mỹ năm 1945 đã được nhìn nhận trong những giới hạn thậm chí còn tiêu cực hơn. Về mối quan hệ trước kia của OSS với Hồ Chí Minh, Ngọc An viết:
Đây là một cơ hội đối với người Mỹ để thực hiện âm mưu của họ đối với Đông Dương. Xuất phát từ chính sách thực dân mới khi Đông Dương bị Nhật xâm lưọc, đế quốc Mỹ không hề giúp đỡ Pháp trong cuộc đấu tranh chống Nhật, thay vào đó họ trù tính sau chiến thắng của Đồng Minh biến Đông Dương thành một khu vực vệ tinh chịu ảnh hưởng của Mỹ. Họ (Việt Minh) là một tổ chức dân tộc có thể sử dụng để thực hiện Chiến lược biến đất nước ta thành thực địa kiểu mới… Khi đến Việt Nam , mục đích của họ là giải cứu binh lính Đồng Minh. Họ cũng nghiên cứu và đánh giá tình hình lẫn sức mạnh của cách mạng Việt Nam cho kế hoạch xâm lược lâu dài của Mỹ.
Tuy nhiên, không có lý lẽ nào trong số này là hoàn toàn chính xác. Có lẽ chỉ huy Đội Nai Allison Thomas và nhà sử học Việt Nam Dương Trung Quốc đã tổng kết vai trò của Mỹ một cách đúng đắn nhất. Thomas nghĩ:
Nhiều người cũng nói rằng vì có sự ủng hộ của chúng tôi, Hồ Chí lính mới giành được quyền lực. Tôi không tin điều đó. Tôi chắc là ông cố gắng sử dụng thực tế là người Mỹ cho ông một số trang thiết bị. Ông đã tác động để nhiều người Việt Nam tin tưởng rằng chúng tôi là bạn Đồng Minh. Không có rất nhiều lý do giải thích việc ông giành được quyền lực, và đó không phải vì chúng tôi tranh bị vũ khí cho trên dưới một trăm người.
Chắc chắn giải thích của Thomas có thể được coi như lời tự bào chữa, nhưng tựu chung bằng chứng đã chứng minh điều đó: người Mỹ không mang lại cho Hồ Chí Minh quyền lực. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng cái dường như giống sự ủng hộ rõ ràng của OSS đối với Việt Minh đã đóng một vai trò quan trọng dù chỉ là tượng trưng trong việc giúp Việt Minh nắm bắt cơ hội mở ra trước mắt với sự đầu hàng đột ngột của Nhật. "Sự hiện diện của các thành viên OSS sau khi Nhật đầu hàng đã được Hồ Chủ tịch tận dụng triệt để", Dương Trung Quốc thừa nhận. Nhưng, ông tiếp tục:
Tôi không nghĩ về sự tận dụng liên quan tới sức mạnh quân sự, mà trước hết liên quan đến động cơ ngoại giao, quan hệ với quần chúng. Để có được địa vị hợp pháp nào đó từ Chính phủ trong nước liên quan đến các tổ chức chính trị, xã hội khác nhau tại Việt Nam cũng như trên trường quốc tế, và mặc dù vài thành viên của OSS dường như đại diện cho sự ủng hộ chính thức của Mỹ dành cho một nước Việt Nam độc lập, nhưng đó không phải là mục đích của họ. Trên thực tế, những người đã tỏ ra đồng cảm và thân thiện nhất với Hồ Chí Minh và Việt Minh - Fenn, Tan, Phelan, Thomas, Prunier, Hoagland và Wickes - hầu như không bị các nhà phê bình cay nghiệt nhất vào thời điểm đó là người Pháp để ý đến. Ngoài ra, cần phải nhớ rằng thậm chí Patti và Dewey, mặc dù rõ ràng có mặt riêng rẽ tại Hà Nội và Sài Gòn, nhưng lại khác xa những người ra quyết định then chốt đến mức cả hai đều thiếu thông tin về chính sách đang được triển khai của Mỹ, và họ không có ảnh hưởng tại các cấp đó cho dù họ đã nhúng tay vào các cuộc tranh luận xung quanh. Những người có mặt tại Việt Nam không phải là các nhà ngoại giao đại diện cho chính sách đối ngoại Mỹ; họ tiêu biểu cho cái gì đó hoàn toàn khác.
Động cơ của những thanh niên này - phần lớn là dưới ba mươi tuổi - có khuynh hướng trung thực hơn. Họ không khảo sát Việt Nam để tìm kiếm những dự án kinh đoành trong tương lai, cũng không thử hoạch định chính sách của Mỹ. Họ được OSS đào tạo để theo đuổi hành động hiệu quả và tuân theo mệnh lệnh của cấp trên là thu thập thông tin tình báo, giải cứu cho các phi công Mỹ và các tù binh chiến tranh, điều tra tội phạm chiến tranh Nhật và hỗ trợ cho các lực lượng chiếm đóng tước vũ khí và giải quyết hồi hương cho quân nhân Nhật. Khi làm việc đó, một vài người đã cộng tác với Việt Minh tại chiến trường, huấn luyện họ chiến đấu chống kẻ thù chung; những người khác trong khi theo đuổi nhiệm vụ quân sự, đã tiếp xúc với Việt Minh - lực lượng nắm chính quyền tại Hà Nội - và với những người đang cố gắng giành được quyền kiểm soát tại Sài Gòn. Khi lắng nghe và đôi khi giúp đỡ các thành viên của Việt Minh, những quân nhân này có vẻ đại diện cho sự ủng hộ của Mỹ đối với sự nghiệp của Việt Nam .
Và nhiều người trong số họ đồng cảm với khát vọng độc lập của người Việt Nam, mặc dù chắc chắn họ không bao giờ thừa nhận là đại diện cho những quan điểm chính thức của Chính phủ Mỹ. Với kết thúc thắng lợi của Chiến tranh thế giới 2 và triển vọng trở về quê hương, về với gia đình và cả sự an toàn lẫn nỗi buồn chán của cuộc sống hàng ngày, một vài người nắm lấy cơ hội để được dành hết tâm trí vào các vấn đề có liên quan đến công việc của họ và cũng khiến họ quan tâm - sổ phận của những người bạn mới và ảo tưởng của chính họ như người giải phóng và bảo vệ tự do. Trong bối cảnh Chiến tranh thế giới 2 điều này có ý nghĩa thật hoàn hảo; chỉ trong giai đoạn tứ 1965 tới 1975, vai trò trước đây của Mỹ tại Việt Nam mới tràn ngập những mục đích được che đậy Các thành viên của OSS đã dành đáng kể thời gian chiến đấu nhằm kết liễu chủ nghĩa phát xít và chế độ độc tài và mang lại tự do cho các dân tộc bị áp bức ở cả châu Âu lẫn châu Á. OSS đã sát cánh với các nhóm cộng sản ở cả châu Âu và châu Á và vào thời điểm đó không cố phân tích những quan điểm chính trị mà chỉ đánh giá khả năng hành động hiệu quả chống lại kẻ thù của họ. "Tôi được biết rằng ông (Hồ Chí Minh) đã đến Moskva với tư cách là một người cộng sản, nhưng như thế thì sao chứ?", Grelecki tranh luận, "Liên Xô và chúng tôi là bạn Đồng Minh". Vũ Đình Huỳnh cũng khẳng định sự sáng suốt của những thanh niên Mỹ mà Việt Minh có quan hệ: "Tôi có ấn tượng là vào thời điểm đó, người Mỹ không quan tâm chúng tôi có phải là cộng sản hay không. Điều duy nhất họ quan tâm là đánh Nhật". Và đương nhiên nhiều người trong số họ trên chiến trường đã động lòng trắc ẩn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành tự do từ ách áp bức của cả Nhật và Pháp mà một số đã trực tiếp chứng kiến, đặc biệt là khi những người Việt đã được nói đến thường trực tiếp thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn trọng triệt để những giá trì được đại diện bởi những thanh niên Mỹ. Quan sát mối tương tác giữa người châu Á và người Mỹ, Harold Isaac viết:
Vài ngươi tin rằng nước Mỹ, giá như không vì tính tư lợi, đã ủng hộ Tuyên bố Đại Tây Dương và do đó bảo đảm sứ mạng giải phóng của họ tách khỏi nguyên tắc đối ngoại. Cũng có niềm tin khác: người Mỹ là một nòi giống khác theo chế độ dân chủ, họ ủng hộ, chiến đấu và mang lại công lý cho tất cả mọi người. Một số ít người Mỹ đến với người Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Dương và Indonesia ở nhiều thời kỳ trăng mật của mối quan hệ ban đầu có thể đã không giả tạo và thậm chí còn đôi chút hồ hởi bởi cách mà họ được tách khỏi tất cả những người phương Tây khác với tư cách là người mang ngọn được tự do.
Phần lớn người Mỹ ở Việt Nam hẳn sẽ vui được đặt mình vào diện đó - với tư cách là một "nòi giống khác" hành động để "mang lại công lý cho tất cả mọi người". Với lời nói huênh hoang và thái độ hiên ngang của những kẻ mới chiến thắng kết hợp với niềm tin chân thành vào công lý phù hợp với giá trị Mỹ, những người lính trên chiến trường này trở thành biểu tượng của niềm hy vọng, mặc dù là không chủ tâm, đối với người Việt Nam - hy vọng những báo cáo có thiện chí của Patti, Swift, Dewey, Thomas và những người khác bằng cách nào đó sẽ đến và gây được ấn tượng đối với các cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ, và hy vọng người Mỹ sẽ ngăn chặn chủ nghĩa thực dân trở lại Việt Nam và là bà đỡ cho nền độc lập của họ. Người Việt Nam rõ ràng đã đánh giá quá cao tầm quan trọng và sức mạnh của những người họ đã tận dụng mọi cơ hội để gây ấn tượng. Và đôi khi, thái độ tôn trọng và ngưỡng mộ được biểu hiện đối với những thanh niên Mỹ đã khuyến khích họ đóng "những vai kịch", cả thực lẫn suy luận, ở mức cao nhất. Một "giấy phép lao động" bí mật được viết vào năm 1956 cho Ban Quan hệ đối ngoại đã giải thích phần nào về hoạt động của những người lính trẻ OSS: "Xa lạ với thái độ phóng túng, cởi mở và vô trách nhiệm mà nhiều người Mỹ thỉnh thoảng tự cho phép mình thể hiện, người Pháp và người Việt Nam không thể bị đổ lỗi vì phản ánh một cách nghiêm túc và chính xác lập trường chính thức của Mỹ - cái chỉ là lời khoác lác của một nhúm quan chức theo đường lối biệt lập". Trong bản phân tích thời kỳ hậu chiến, sĩ quan OSS Carleton Swift đã tổng kết tình hình từ quan điểm của mình: "Patti và nhóm của ông lâm vào tình thế bị lôi kéo từ vai trò báo cáo thông tin tình báo vào việc đại diện cho lợi ích của người Mỹ, một vai trò thường rơi vào tay OSS. Sự hiện diện không đáng kể những người Mỹ sẵn lòng lắng nghe là niềm cổ vũ đối với người Việt Nam và chứng tỏ sự ghét bỏ đối với người Pháp".
Có lẽ các thành viên của đội OSS thường xuyên nói ra ý kiến của họ, nhưng sự thiên vị của họ đối với những người đang mưu cầu độc lập nhiều hơn đối với những kẻ đang cố phủ nhận điều đó không thể bị chỉ trích quá nặng nề. Đối với nhiều người trong thế giới bị tàn phá bởi chiến tranh, những người lính Mỹ trẻ tuổi này là hiện thân của các giá trị và chủ nghĩa lý tưởng mà nước Mỹ đã trở thành đại diện. Tại Paris, Dachau , hay ở Hà Nội, người Mỹ trở thành biểu tượng của tự do và niềm hy vọng cho tương lai. Người Mỹ tại chiến trường nhận thấy lời nói và hành động của họ được người Việt Nam và người Pháp thật sự quan tâm, cả hai bên đều thấy sự ủng hộ của Mỹ như một yếu tố có tác động mạnh trong việc quyết định tương lai của Đông Dương. Những người ta hẳn cũng nhớ rằng nhiều người Việt Nam, đặc biệt là Hồ Chí Minh, cũng là những người quan trọng trong mối quan hệ này. Nhiều người viết rằng Hồ Chí Minh yêu thích nước Mỹ và người Mỹ bởi vì ông luôn đặt câu hỏi hay đưa ra những lời bình luận và sẵn sàng tham gia đối thoại thân mật. Mặc dù điều này có thể đúng, nhưng một ý kiến khách quan hơn cho rằng ông đơn giản là một chủ nhà nhạy bén về chính trị, lịch lãm và thành thạo các giao tiếp xã hội, đặc biệt ở cấp độ một chọi một, làm cho vị khách cảm thấy quan trọng. Ông có thể nói về lịch sử và xã hội nước Pháp, về những chuyến đi của ông tới Mỹ và lịch sử nước Mỹ, và người ta có thể tin rằng khi có cơ hội ông cũng có thể nói về Thái Lan, Trung Quốc hoặc Liên Xô. Ông biết cách sử dụng tài hùng biện, nhưng vẫn luôn chân thành, điều đó sẽ lôi cuốn vị khách. Về mối quan hệ của ông với những người Mỹ tại chiến trường, thái độ của ông vừa chân thành vừa thiết thực - dựa vào hy vọng là họ có thể gửi đi những báo cáo thiện chí có thể giúp ông có được sự công nhận của Mỹ. Phần nào niềm mong ước này đã trở thành sự thực. Nói chung, những người Mỹ đã gửi đi những bản báo cáo tích cực. Những phần còn lại lại là một hy vọng sai lầm làm tràn đầy cả đất nước ông và những người Mỹ một sức mạnh lớn hơn đáng kể nguồn nội lực một trong hai bên có lúc bấy giờ. Trên thực tế, nếu không vì cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam thì sau khi lớp bụi của năm 1945 - 1946 đã tan đi, rất ít người còn nhìn lại những trao đổi giữa người Mỹ và Việt Minh hoặc đặt câu hỏi về động cơ và hành động của Mỹ. Những báo cáo mà người Mỹ tại chiến trường đã đệ trình hẳn đã lặng lẽ tan vào cát bụi, hoàn toàn không có tranh cãi và buồn đau ghi dấu hầu hết những sự kiện liên quan tới mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Nhiều năm sau đó, một vài nhà sử học vẫn tìm kiếm lời giải cho câu hỏi tại sao các thành viên OSS lại "cộng tác" với Việt Minh. Stein Tonnesson đã đưa ra ba nguyên nhân có thể:
Thứ nhất, những nhân viên chỉ huy các hoạt động này đã được lựa chọn và đã nhận được chỉ thị khi Roosevelt vẫn còn sống, họ tiếp tục thực hiện chính sách của ông. Thứ hai, OSS có xung lượng như một cơ quan toàn cầu, OSS không được cho phép hoạt động tại mặt trận của đô đốc hải quân Nimiz và tướng McArthur, nhưng lại được chào đón tại Trung Quốc. Vì lợi ích của OSS được chấp nhận hết mức có thể tại khu vực của Wedemeyer, dĩ nhíên, OSS cũng hợp tác với các nhà cộng sản Trung Quốc. Thứ ba, việc thu thập thông tin tình báo chính xác và thực hiện các hoạt động phá hoạ hiệu quả là lý do tồn tạí của một tổ chức như OSS, thông tin và sự hợp tác cần phải được tìm kiếm ở nơi chún có thể đạt được hiệu quả cao nhất .
Tất cả ba lý do trên chắc chắn là chính xác, dựa trên những báo cáo và thái độ của những người có mặt tại chỗ. Nhưng một nhân tố phụ có ảnh hưởng tới nhiều người: nhân tố con người - khả năng của con người đối với việc phát triển mối quan hệ cá nhân với những người thuộc nhiều đảng phái chính trị. Những quân nhân đầu tiên có mặt tạii Đông Dương như Frankie Tan, Dan Phelan và Charles Fenn đều thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhiều người Việt mà họ làm việc cùng, vài thành viên của Đội Nai cũng làm như vậy, nhất là chỉ huy của họ, Allison Thomas. Cả Henry Prunier và George Wickes cũng coi những người Việt Nam mà họ làm việc cùng như những người bạn mới. Và tình hình là chung của nhau; thậm chí sau khi "sứ mạng của OSS kết thúc", Dương Trung Quốc nhớ lại, "mối quan hệ giữa Việt Minh và OSS vẫn duy trì, nhưng trong phạm vi quan hệ giữa các cá nhân... Có rất nhiều tình cảm tốt đẹp, nồng ấm đối với nhau với tư cách cá nhân, với tư cách con người".
Trong trường hợp của Archimedes Patti, Peter Dewey và Carleton Swift, sẽ là cường điệu trường họp này khi nói rằng tình bạn phát triển. Tuy nhiên, cả ba người này dường như thích thú với bài thuyết trình trí tuệ mà họ đã trao đổi với các thành viên của Việt lvlinh. Thậm chí sau khi đã chia tay, Thomas, Tan, Fenn và Patti vẫn tiếp tục trao đổi thư từ với các thành viên của Việt Minh. Nordlinger viết những bức thư ấm áp và khích lệ gửi Hồ Chí Minh vào cuối những năm 60 với hy vọng mối quan hệ tin cậy của họ trong quá khứ có thể được sử dụng để cải thiện tình hình trong thập kỷ hỗn loạn đó. Coi những người Việt như bạn hữu, hoặc ít nhất như những người ngang hàng, có thể đã khuyển khích những người Mỹ trên chiến trường dễ đồng cảm hơn với những nhà hoạch định chính sách tại Washington, London và chắc chắn cả Paris, nhưng không bao giờ có người nào nhận thấy chính bản thân họ đang hành động trái với chính sách của Mỹ hoặc đang bóp méo lý tưởng của đất nước họ.
Liệu những người này vào năm 1945 có cung cấp cho nước Mỹ sự hiểu biết sâu sắc có thể giúp ngăn chặn cuộc chiến tranh trong tương lai không? Có; như George Wickes tuyên bố, "những bức điện chúng tôi gửi về Washington tiên liệu chính xác những gì rốt cục sẽ xảy ra nếu Pháp cố tình phủ nhận nền độc lập của Việt Nam ". Nhưng điều đó vào năm 1945 có quan trọng không? Với câu hỏi đó thì câu trả lời phải là không; xu thế chính trị vào thời điểm đó hoàn toàn khác. Nhưng câu chuyện của những quân nhân này rất có giá trị, hoàn toàn ngoại trừ mối quan hệ đối với những cuộc chiến tranh trong tương lai. Nó nói đến một tình bằng hữu trong chiến tranh - không phải chỉ trong những người Mỹ mà còn trong những người bạn chiến đấu - điều đó lớn hơn quốc tịch trong liên minh chung cho dù là tạm thời. Nguyễn Chính nhớ lại ông đặc biệt thấy nhớ Allison Thomas bởi vì anh ta "đã cùng hành quân, cùng chia ngọt sẻ bùi với chúng tôi". Câu chuyện của họ cũng nói đến bản chất bác ái của nhiều thanh niên Mỹ thuộc thời đại của họ và niềm tin của họ vào những gì nước Mỹ ủng hộ, tự do và giải phóng, tôn trọng đi sản của Frankhn Roosevelt. Các thành viên OSS tại Việt Nam đầy táo bạo, đáng tin cậy, ngạo mạn và tràn đầy niềm tự hào ái quốc là đã chiến thắng. Mặc dù nôn nóng trở về quê hương, nhưng họ ở cách xa mối nguy hiểm thực sự và có thể quan tâm tới hạnh phúc của những người khác ở bên kia chiến tuyến.
Trong đa số trường họp họ đã chứng tỏ những phẩm chất tốt đẹp nhất của thế hệ thanh niên thời đó: niềm tin chắc chắn rằng những lý tưởng mà vì chúng họ chiến đấu, thường ở cả mặt trận châu Âu và Thái Bình Dượng, đã thực sự phát huy tác dụng.
Có lẽ mối quan hệ giữa OSS và Việt Minh có thể được minh hoạ hay nhất bằng một trong những cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa một thành viên của OSS (giờ đã trở thành SSA) với Hồ Chí Minh. Thiếu tá Frank White từ Sài Gòn (qua Thượng Hải) đến Hà Nội cùng George Wickes và nhân viên điện đài của họ vào mùa thu năm 1945. White nhớ lại rằng nhóm OSS đóng tại Sài Gòn "hầu như không biết gì về mọi việc đang diễn ra với các đồng nghiệp của họ tại Hà Nội", và chỉ nhận được những mệnh lệnh ngắn gọn thay thế cho "đội OSS đã rút đi" để tiếp tục thu thập và cập nhật thông tin về tình hình đang tiến triển, và để "tiếp xúc với Hồ Chủ tịch". Ngay sau khi White và Wickes tự thu xếp chỗ ở tại khách sạn Métropole, White đã gửi một bức thư tự giới thiệu tới Hồ Chí Minh và được mời đến dự một cuộc họp vào chiều hôm đó.
Cuộc đối thoại của White với Hồ Chí Minh không khác gì những cuộc đối thoại của nhà lãnh đạo Việt Minh với vô số người Mỹ trước White: Hồ Chí Minh lặp lại niềm mong muốn độc lập của Việt Nam, những hành động tàn bạo và những thử thách gay go do chủ nghĩa thực dân Pháp gây ra, và lòng kính trọng sâu sắc mà người Việt Nam dành cho đất nước và con người Mỹ. Khi trở lại khách sạn, White nhận được giấy mời đến dự một buổi chiêu đãi tại phủ chủ tịch tối hôm đó. Anh đã đến đúng địa chỉ, đúng thời gian và phát hiện ra xung quanh mình là các tướng tá người Trung Quốc, Anh, Pháp, và cả nội các của Hồ Chí Minh. Biết rõ cấp bậc của mình và cảm thấy không thoải mái, White đứng quay lưng lại khi mọi người chiếm chỗ của mình quanh bàn ăn. Là một thiếu tá mới được bổ nhiệm và rõ ràng có cấp bậc thấp nhất trong phòng, White hy vọng tìm được chỗ ngồi của mình ở "một xó nào đó", nhưng cũng sẵn sàng "chuồn" nếu không còn lại ghế nào trống. Khi tất cả mọi người đã yên vị, chỉ còn lại một chỗ trống - chiếc ghế ngay bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. White nhớ lại buổi tối hôm đó:
Bữa ăn tối là một nỗi kinh hoàng. Người Pháp tự giới hạn mình trong phạm vi trò chuyện tối thiểu và tuyệt nhiên không nói với người Trung Quốc, những kẻ nhanh chóng say xỉn…
Thế rồi tôi nói thầm nói Hồ Chí Minh. "Tôi nghĩ, thưa ngài Chủ tịch, có sự nhầm lẫn nào đó trong việc sắp xếp chỗ ngồi tại chiếc bàn này". Dĩ nhiên, tôi định nói về chỗ ngồi của tôi bên cạnh ông".
Ông suy nghĩ một lát, đoạn thành thật trả lời. "Đúng, tôi có thể thấy điều đó nhưng còn ai tôi có thể nói chuyện được đây?"
Chú thích:
(1) Cordell Hull (1871-1955), Ngoại trưởng Mỹ từ 1933-1944. Nhận giải Nobel Hoà bình năm 1945
11. Tài liệu tham khảo
PRIMARY SOURCES Oral interviews and Correspondence
Defoumaux, Rene. September 1998 - November 2000 Fenn, Charles. December 1998 - October 2001 Prunier, Henry. November 1998 - February 1999 Swift, Carleton. November 1998 - June 2001 Tan, Frank. December 1998 - December 2000 Thomas, Alison. December 1998 - February 1999 White, Frank. December 1998 - April 2000 Wickes, George. September 1998 - January 1999
Manuscript and record Collections
Giap Papers. Cecil B. and Laura G. Currey Archive of Military History. Forsyth Library Archives. Fort Hays State CJnviersity, Hays, Kansas .
Sir Douglas Gracey Papers. Liddell Hart Centre for Milatry Archives. King's College London .
Milton Miles Papers. Naval Group China . Record Group 38. National Archives and Record Administration. Washington , DC .
Philippine and Southeast Asia division, 1944 - 1952. Record Group 59. National Archives and Record Administration. Washington , DC .
Records of the office of Strategic Services. Record Group 226. National Archives and Records Administration. Washington , DC .
"Magic" Documents. Record Group 457. National Archives and Records Administration. Washington , DC .
Archimedes L. Patti Papers. Special Collections. University of Central Florida , Orlando , Florida .
Unpublished and Primary Sources
Defoumaux. Major RenJ. "Deer Team Diary". Courtesy of the author.
Fenn, Charles. Menoir. Courtesy of the author.
Full transcript of 1997 OSS/Viet Minh Meeting. Courtesy of William Duiker.
Micheal, Henri. "Du 9 mars au 7 november 1974. Le calvaire et la lib ration de Louise Maria et Mariet au pays Thai. Reddition de Nguyen-Dinh-Tan". Courtesy of RenJ. D fournaux.
Nordlinger, Colonel Stephen. Correspondence. Courtesy of John Nodlinger.
Swift, Carleton. "North Indochina in the Far East Scene of 1945". Lecture at the University of Maryland , September 19,1996. Copy courtesy of the author. Wickes, George. Menoir. Courtesy of the author.
Published Primary Sources
Bao Dai. Le dragon d'Annam. Paris: Plon, 1980.
Beveridge, Albert J. "Speech in the Senate, 1990". In Words That Made American History; edited by Richard Current, John Garraty, and Julius Weinberg, 2 vol., I: 218 - 225. Boston: Little, Brown, 1978.
Boisanger, Claude de. On pouuait viter la guerre d'lndochine: Souuenir, 1941 - 1945. Paris : Librairie d'Am rique et d'Orient, 1977.
Breaking Our Chains: Documents of the Vietnames Revolution of August 1945. Hanoi : Foreign language Publishing House, 1960.
Brigham, Robert. "OSS and Viet Minh Veterans Meet in the U.S". Indochina Interchange, December 1997, 6-7.
Broyles, William Jr. Borthers in Arms: A Journey from War to Peace. New York : Knopf, 1986.
Bui Diem. In the Jaws of History: With David Chanoff. Boston : Houghton Miffin, 1987.
Bui Tin. Following Ho Chi Minh: Memoirs of a North Vietnamese Colonel. Honolulu : CJniversit of Hawaii Press, 1995.
Buttinger, Joseph. "An Eyewitness Report on Vietnam ". Reporter, January 27, 1955. Chennault, Claire Lee. Way of a Fighter: The Memoirs of Claire Lee Channault. New York: G.P. Putnam's Sons, 1949.
Decoux, Admiral Jean. A la barre de I'lndochine: Histoire de mon gou-vernement general (1940 - 1945). Paris : Librairie Plon, 1949.
D fournaux, Ren J. "A Secret Encounter wwith Ho Chi Minh". Look, August 9, 1996, 32 - 33.
The Winking Fox: Twenty two years in Military Intelligence. Indiana Polis: Indiana Creative Arts, 1997.
Donovan, William J. "A Central Intelligence Agency". Vital Speeches of the day 12, no.14 (May 1,1946): 446-448.
"Discarding Transient Emotionalism". Vital speeches of the Day 2, no. 13 (March 23, 1936): 397 - 398.
"Is America Prepared for War?". Vital Speeches of the Day 6, no.5 (December 15,1939): 155-157.
"Our Spiritual Defense". Vital Speeches of the Day 7, no. 19 (June 28. 1941): 589- 590.
"The Struggle in Asia ". Vital Speeches of the Day 21, no.12 (April 1, 1955): 1135-1138.
"What are we up agaisnt?". Vital Speeches of the Day 7, no. 13 (April 15, 1941): 386-389.
Duffy, Francis Patrick. Father Duffy's Story: A Tale of Humor and Heroism, of Life and Death with the Fighting Sixty-ninth. New York : George H. Doran, 1919.
Elliot, David W.P. The Vietnamese War: Revolution and the Social Change in the Mekong Delta. New York : East Gate Books, 2002.
Elliot, Duong Van Mai. The Sacred Willow : Four Generations in the Life of a Vietnamese Family: Oxford : Oxford University Press, 1999.
Fenn, Charles. Ho Chi Minh: A Biographical Introduction. New York : Charles Scribner's Sons, 1973.
"Remebering Frank Tan". Interchange 12, no.2 (Summer 2002): 10 - 11.
Ho Chi Minh. Ho Chi Minh: Selected Articles and Speeches,1920 -1967. Edited by Jack Woddis. New York : International Publishers, 1970.
The Prison Diary of Ho Chi Minh. Translated by Aileen Palmer. New York : Bantam Books, 1976.
Selected Works. 4 vols. Hanoi : Foreign Language Publishing House, 1960 - 1962.
Hoai Thanh et al. Days with. Ho Chi Minh. Hanoi : Foreign Language Publishing House, 1962.
HoangVanHoan.ADropintheOcean:HoangVanHoan's Revolutionary Reminiscences. Beijing : Foreign Language Press, 1988.
Hull , Cordell. The Memoirs ofCordeltHull. 2vols. New York : Macmillan, 1948.International Military Tribunalfor theFarEast.Court Papers, Journals, Exhibits, and Judgement of the International Military Tribunal for the Far East . Compiled and edited by R. John Pritchard and Sonia Zaide. 10 vols. New York : Garland , 1981. Isaacs, Harold R. "Indo - China : Freedom - Or We Burn the House". Newsweek, December 3, 1945, 44-46. No Peace for Asia . Cambridge , MA : M.I.T. Press, 1947 "Saigon: French Island in a Sea of Rebellion ". Newsweek, November 26, 1945, 54.
"Japanese Executed". London Times, March 20, 1947. Krochk, Arthur. "The Late A.Peter Dewey". New York Times, October 3, 1945.
Miles, Vice Admiral Milton E., GSN. A Different Kind of War: The Unknown Story of the U.S. Navy's Guerilla Forces in World War II China . New York : Doubleday, 1967.
Miles, Wilma Jerman. Billy, Navy Wife. Chevy Chase , MD : Murray E. Miles and Charles H.Miles,1999.
Moffat, Abbot Low. Welcome to Our American Friends". In Strange Ground: Americans in Vietnam 1945 - 1975; An Oral History, edited by Harry Mauer, 42-46. New York : Henry Holt, 1989.
Murphy, Robert. Diplomat Among Warriors. New York : Doubleday, 1964.
Mus, Paul. Le Viet Nam chez lui. Paris: Centre d'Etudes de Politique Etrangere, 1946.
Nguyen Cao Ky. Twenty Years and Twenty Days. New York : Stein and Day. 1976.
Nguyen Thi Dinh. No Other Road to Take: Memoirs of Mrs. Nguyen Thi Dinh. Translated by Mai V. Elliot. Ithaca , NY : Cornell University Press, 1976.
Patti, Archimedes L.a. Why Vietnam ? Prelude to America 's Albatross. Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 1980.
Porter, Qareth, ed. Vietnam : The Definitive Documentation of Human Decisions, 2 vols, Standfordville , NY : Earl M. Coleman, 1979.
Roosevelt, Elliot. As he saw it. New York : Duell, Sloan and Pearce, 1946.
Sabbatier, General G. Le destin de I'lndochine: Souvenirs et Documents 1941-1941. Paris: Librairie Plon, 1952.
Sainteny, Jean. Histoire d'une paix manquee: Indochine 1945 - 1947. Paris : Librairie Fayard les Grandes Etudes Contemporaines, 1967.
Shean, Vincent. This House against This House. New York : Random House, 1946.
Sheldon, George. "Status of the Viet Nam ". Far Eastern Survey]5, no.25 (1946): 373-377.
Shigeimitsu Mamoru. Japan and her Destiny. London : Hutchinson , 1958.
Stetler, Russell, ed. The Military Art of People's War: Selected Writings of General Vo Nguyen Giap. New York : Monthly Review Press, 1970.
Sun Tzu. The Art of War. Translated by Samuel B. Griffith. London : Oxford University Press, 1963.
Tarn Lang. "I Pulled a Rickshaw". In The Light of the Capital: Three Modern Vietnames Classics, 51 - 120. Translated by Greg Lockhard and Monique Lockhard. Oxford : Oxford University Press, 1996.
Taylor , Edmond . Awakening from History. Boston : Gambit, 1969. Richer by Asia . 2nd and ed. New York : Time-life Books, 1964.
"Thirteen Japanese Condemned to Death". London Times, February 17, 1947.
Thomas, Major Alison. "Welcome to Our American Friends". In Strange
Ground: Americans in Vietnam ,1945-1975; An Oral History; edited by Harry Mauer, 28-37. New York : Henry Holt, 1989.
Tran Dan Tien [Ho Chi Minn ]. Glimpses of the Life of Ho Chi Minh, President of the Democratic of Vietnam . Hanoi : Foreign Languages Publishing House, 1958.
Tran Tu Binh. The Red Earth: A Vietnamese Memoir of Life on a Colonial Rubber Plantation . Translated by John Spragens Jr. Athens : Ohio University Press, 1985.
Tran Van Mai. "Who Committed this Crime?". In Before the Revolution: The Vietnamese Peasants under the French, by ngo Vinh Longet al., translated by Ngo Vinh Long 220 - 276. New York ; Columbia University Press, 1991.
Truong Chinh. Primer for Revolt: The Communist Takeover in Vietnam . New York : Praeger, 1963.
Twain, Mark. Mark Twain on the Damned Human Race. Edited by Janet Smith. New York : Hill and Wang, 1962.
United Nations. War Crimes Comission. History of the United Nations War Crimes Comission and the Development of the Laws of War. London : His Majesty's Sationary Office, 1948.
U.S. Congress. Senate. Committee on Foreign Relations. Hearing before the Committee on Foreign Relations on Causes, origins, and Lessons of the Vietnam War. 92nd Cong., 2nd sess., 1972.
Committee on Foreign Relations. The United States and Vietnam : 1944-1947. 92nd Cong., 2nd sess., 1972.
U.S. Department of Defense. The Pentagon papers: The Defense Department History of United States Deciosionmaking on Vietnam . 8vols. Boston : Beacon Press 1971.
United States - Vietnam Relations, 1945-1967. 12 vols. Washington , DC : Government printing Office., 1971.
U.S. Department of State. "Declaration by United Nations, Washington , January 1, 1942, and Declaration Known as the Atlantic Charter, August 14, 1941". Cooperative War Effort, Executive Agreement Series 236, Publication 1732 (1942): 4.
Foreign Relations of the United States , 1938. Vol. 3, The Far East .
Washington , DC : Government Printing Office, 1954.
Foreign Relations of the United States , 1939. Vol.3, The Far East . Washington , DC : Government Printing Office, 1959.
Foreign Relations of the United States , 1941. Vol.2. Europe . Washington , DC : Government Printing Office, 1962.
Foreign Relations of the United States , 1943: China . Washington , DC : Government Printing Office, 1956.
Foreign Relations of the United States , 1943. Vol.3. The British Commonwealth, Eastern Europe, the Far East . Washington , DC : Government Printing Office, 1963.
Foreign Relations of the United States , 1944. Vol.3, The British Commonwealth, Europe . Washington , DC : Government Printing Office, 1965.
Vo Nguyen Giap. Desjournees inoubliables. Hanoi: Editions en Langues Etranges, 1975.
People's War, People's Army. New York : Henry Holt, 1958.
SECONDARY SOURCES Books and Articles
Aldrich, Richard. 'Imperial Rivalry: British and American Intelligence in Asia , 1942-1946". Intelligence and national Security 3, no.I. (January 1988): 5-55.
Allen, Louis, Judith 'Stowe, and Thanatphong Smitabhindu. "The Japanese Coup of 9 March 1945 in Indo-China". In 1945 in South-East Asia , 1-29. London ; London School of Economics and Political Science, 1985.
"Studies in the Japanese Occupation of South-East Asia 1942-1945. 'French Indochina' to Vietnam '. Japan , France and Great Britain , Summer 1945. Durham University Journal 64, no.2 (March 1972): 120-132.
Appy, Christian G. Patriots: The Vietnam WarRemembered from all Sides. New York : Viking, 2003.
Barnet, Richard. Intervention and Revolution: The United States and the Third World . New York : World, 1968.
Beasley, W.G. Japanese Imperialism, 1894-1945. Oxford ; Clarendon, 1987.
Bergamini, David. Japan 's Imperial Conspiracy. New york : Morrow, 1971.
Bodard, Lucien. The Quicksand War: Prelude to Vietnam . Boston : Little, Brown, 1967.
Boudarel, Georges, and Nguyen Van Ky. Hanoi, City of the Rising Dragon. Lanham, Bradley, Mark Phillip. Imagining Vietnam and America : The Making of Postcolonial Vietnam , 1919-1950. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2000.
Brightman, Carol. "Our Men in Hanoi ". Indochina Interchange 5, no.4 (December 1995): I, 17-19.
Brown, Anthony Cave . The Last Hero: Will Bill Donouan. New York : Vintage, 1982.
Bui Minh Dung. "Japan 's Role in the Vietnamese Starvation of 1944-45". Modern Asian Studies 29, no.3 (1995): 573-618.
"Nominal Vietnamese Independence Following the Japanese Coup de Force on 9 March 1945". Japan Forum 6, no.2 (October 1994): 231-249.
Buttinger, Joseph. Vietnam , A Dragon Embattled. 2 vols. New York : Preager, 1967.
Chalou, George C.,ed. The Secret War: The Office of Strategic Services inWorld War II. Washingtin , DC : National Archives Trust Fund Board, 1992.
Chandler, David. "The Kingdom of Kampuchea , March-October 1945: Japanese Sponsored Independence in Cambodia in World War II". Journal of Southeast Asian Studies 17, no.l(Marchl986): 80-93.
Charbonneau, Rene, and Jose Maigre. Les Parias de la uictoire: Indochine- Chine, 1945.Paris: France-Empire, 1980.
Cline, Ray S. Secrets, Spies and Scholars: Blueprint of the Essential CIA. Washington , DC : Acropolis, 1976.
Cole, Allan B., ed. Conflict in Indo-China and International Repercussions: A Documentary History, 1945-1955. Inthaca , NY : Cornell University Press, 1956.
Conboy, Kenneth, and Dale Andrade. Spies and Commandos: How America Lost the Secret War in North Vietnam . Lawrence : University Press of Kansas , 2000.
Conroy, Hilary, and Harry Way , Pearl Harbor Reexamined: Prologue to the Pacific War. Honolulu : University of Hawaii Press, 1990.
Cooper, Bert, John Killigrew, and Norman LaChartie. Case Studies in Insurgency and Revolutionary Warfare: Vietnam , 1941-1954. Washington , DC : Speial Operations Research Office.
Costelle, John. The Pacific War, 1941-1954. New York : Morrow, 1982.
Currey, Cecil B. Victory at Any Cost: The Genius of Vietnam 's Gen. Vo Nguyen Giap. Washington , DC : Brassey's, 1997.
Dallek, Robert. Franklin D. Roosevelt and America Foreign Policy, 1932-1945. Oxford : Oxford University Press, 1995.
Dalloz, Jacques. The War in Indo-China 1945-1954. Bublin , Ireland : Gill and Macmillan, 1987.
Deacon, Richard. Kempei Tai: The Japanese Secret Service Then and Now. New York : Morrow, 1994.
Denis, Peter. Trouble Days of Peace: Mountbatten and South East Asia Command, 1945-1946. New York : St. Martin 's, 1987.
Dellivers, Philippe. Histoire du Vietnam de 1940 a 1952. Paris: Seuil, 1952.
Dewey, A. Peter. As They Were. New York ,Beechhurts, 1946.
Dommen, Arthur J. The Indochine Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia , Laos , and Vietnam . Bloomington : Indiana Universit Press, 2001.
Dommen, Arthur J., and George W.Dalley. "The OSS in Laos : The 1945 Raven Mission and American Policy". Journal of South East Asia Studies 22, no.2. September 1991: 327-346.
Drachman, Edward R. United States Policy toward Vietnam , 1940-1945. Rutheford , NJ : Farleigh Dickinson University Press, 1970.
Duiker, Willia. J. The Communist Road to Power in Vietnam . 2nd ed. Boulder , CO : Westview 1996.
Ho Chi Minh. New York : Hyperion, 2000.
Sacred War: Nationalism and Revolution in a Divided Vietnam . New York : McGraw-Hill, 1995.
Dunlop, Richard. Donova, American's Master Spy. Chicago : Rand McNally, 1982.
Dunn, Peter M. The First Vietnam War. New York : St. Martin 's, 1985.
Duus, Peter, Ramon H. Myers, and Mark R. Peattie, eds. The Japanese Wartime Empire, 1931-1945. princeton, NJ: Princeton University Press, 1996.
Elsbree, Willard H. Japan's Role in Southeast Asian Nationalist Movements, 1940 to 1945. Cambridge , MA : Harvard University Press, 1953.
Fall, Bernard. Last Reflection on a War. New York : Doubleday, 1967.
"La politique Americaine au Viet-nam". Politique Etrange, July 1955, 299-322.
The Two Viet-nams: A Political and Military Analysis. New York : Praeger, 1967.
Ferrier, Sergeant David J. "ONI and OSS in World War II". World War II Fact Sheet. Washington , DC : Navy and Marine Corps WWII Commenmorative Committee. Navy Office of Information, 1995.
Fishel, Wesley R.,ed. Vietnam , Atanomy of a Conflict. Itasca, IL: F.E. Peacock, 1968.
Fitzgerald , Frances . Fire in the Lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam . Boston : Little, Brown, 1972.
Ford, Corey. Donovan of OSS . Boston : Little, Brown, 1972.
Ford, Corey, and Alastair MacBain. Cloak and Dagger: The Secret Story of the OSS . New York : Grosset and Dunlap, 1946.
Frey, Marc, Ronald W. Pruenssen, and Tan Tai Yong, eds. The Transformation of Southeast Asia : International Perspectives on Decolonization. Armonk, NY: Sharpe, 2003.
Gaudel, Andre. L'indochine Francais en face du japon. Paris : Susse, 1947.
Gibson, James William. The Perfect War: Technowar in Vietnam . Boston : Atlantic Monthly Press, 1986.
Gillin, Donald G., and Charles Etter. "Staying On: Japanese Soldiers and Civilians in China , 1945-1949". Journal of Asian Studies 42, no.3 (may 1983): 497-518.
Girard, Raymond P. 'City Man Helped to Train Guerillas of Ho Chi Minh". Worcester (Mass). Evening Gazette. May 14/15, 1968.
Goodman, Grant K. Imperial Japan and Asia - A Reassessment. New York : East Asian Institute, Columbia University , 1967.
Goscha, Christopher E. "Allies tardifs: Les apport techniques des deser-teurs japonais au Viet Minh (1945-1950". Unpblished article. Courtesy of the author.
Hammer, Ellen J. The Struggle of Indochina . Standford , CA : Stanford University Press, 1954.
Haclerode, Peter. Fighting Dirty: The Inside Story of Covert Operations from Ho Chi minh to Osama Bin Laden. London : Cassell, 2001.
Herring, George C. "The Truman Administration and the Restoration of French Sovereignty in Indochina ". Diplomatic History I (1997): 97-117.
Hess, Gary R. "Franklin Roosevelt and Indochina ". Journal of American History 59 (1972): 353-368.
Hess d'Alzon, Claude. "Le coup de force japonais, ou le temps de la Dislocation (Mars 1945)". In L'Armee francais d'lndochine pendent la Seconde Guerre Mondiale, 1939-1945, edited by P. Isoart, 119-130. Paris : Presses Universitaires de France, 1982.
Hood, Steven J. Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk , NY : Sharpe, 1992.
"The Inplacable Man Named 'He Who Enlightens' ". Life, March 22, 1968, 22-31.
Isoart, Paul, ed. L'indochine francaise, 1940-1945. Paris: Presses Universitaires de France, 1982.
James, Marquis. The Texaco Story: The First Fifty Years, 1902-1952. New York : Texas Company, 1953.
Jamieson, Neil L. Understanding Vietnam . Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 1995.
Jones, F.C. Japan's New Order in East Asia : Its ris and Fall, 1937-45. London ; Oxford University Press. 1954.
Kamm, Henry. Dragon Ascending: Vietnam and the Vietnamese. New York : Arcade , 1996.
Karig, Walter. "The Most Mysterious Office in Washington ". Liberty , January 3, 1942, 8-9, 45-46.
Kratz, Barry M. Foreign Intelligence: Research and Analysis in the Office of Strategic Services, 1942-1945. Cambridge , MA : Harvard University Press, 1989.
Khanh, Huynh Kim. "The Vietnamese August Revolution Reinterpreted". Journal of Asian Studies 30, no.4 (1971): 761-782.
Vietnamese Communism, 1925-1945. Ithaca , NY : Cornell University Press, 1982.
Kobelev, Yevgeny. Ho Chi Minh. Moscow : Progress, 1989. Kolko, Gabriel.The Politics of War: The World and United States Foreign Policy, 1943-1934. New York : Random House, 1968.
The Roots of American Foreign Policy: An Anlaysis of Power and Purpose. Boston : Beacon Press, 1969.
Krebs, Gerhard, and Christian Oberlander. 7945 in Europe and Asia : Reconsidering the End of World War II and the chagne of the Worls Order. Monographien aus dem Deustchen Institut for Japan Studien der Philipp-Franz von SieboldStiftung 19. Munich : Iudicium, 1997.
La Feber, Walter. "Roosevelt, Churchill and Indochina : 1942-1945". American Historical Review 80 (December 1975): 1277-1295.
Lacouture, Jean. Vietnam : Between Two Truces. New York : Vintage, 1966.
Lamb, David. Vietnam , Now. New York : Public Affairs, 2002. Lancaster, Donald. The Emancipation of French Indochina . London : Oxford University Press, 1961.
Lattimore, Eleanor. "Indo-China: French Union or Japanese 'Independence ' ". Far Eastern Survey, no.14 (May 23, 1945): 132-134.
Japan 's Greater East Asia Co-Prosperity Sphere in World War II: Selected Readings and Documents. London : Oxford University Press, 1975. Lockhart, Greg. Nation in Arms: The Origins of People's Army of Vietnam . Sydney : Allen and Unwin, 1989.
Long, Ngo Vinh, et a;. Before the Revolution: The Vietnamese Peasants under the French. Translated by Ngo Cinh Long. New York : Columbia University Press, 1991.
Luois, William Roger. Imperialism ay Bay: The United Statesand the Decolonization of the British Empire . Oxford : Clarendon, 1997.
MacPherson, Nelson. "Reductio Ad Absurdum; The R&A Branch of OSS/London". International Journal of Intelligence and Courterintelligence 15, no.3 (July 2002): 390-414.
Marr, Daivid. "Vietnam : harnessing the Whirlwind". In Asia - The Winning of Independence, edited by Robon Jeffrey, 163-207. New York : St. Martin 's, 1981.
Vietnam 1945: The Quest of Power. Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 1995.
"World War II and the Vietnames Revolution". In Southeast Asia under Japanes Occupation, edited by Alfred W. McCoy, 104-131. New Haven , CT : Yale University Southeast Asia Studies, 1985.
Martin, Francoise. Heures tragiques au Tonkin. Paris: Berger-Levrault, 1948.
Marvel, W. Macy. "Drift and Intrigue: United States Relations with the Viet-Minh, 1945". Millenium 4, no.l (19750: 10-27.
McAlister, John T.Jr. Vietnam : The Origins of Revolution. New York : Harper Torschbooks, 1970.
McAuliff, Tara. "Vietnam-USA Society Ceiebrats Its 50th Anniversary". Indochina Interchang 5, no.3 (September 1995): 6-7.
McDonald, Lawrence H. "The Office of Strategic Services". Prologue 23, no.l (Spring 1991): 7-22.
"The OSS and Its Records". In The Secrets War: The Office of Strategic Services in World War II, edited by George C. Chalou, 78-102. Washington , DC : National Archives and Records Administration, 1992.
Melton, H. Keith. OSS Special Weapons and Equipments: Spy Devices of WWII. New York : Sterling , 1991.
Military History Institute of Vietnam . Victory in Vietnam : The Official History of the People's Army of Vietnam , 1954-1975, Translated by Merle L. Pribbenow. Lawrence : University Press of Kansas , 2002.
Morley, James William, ed. The Fateful Choice: Japan 's Advance into Southeast Asia ; Selected Translations from "Taheiyo senso e no michi: Kaisen gaiko shi". New York : Columbia University Press, 1980.
Murakami Hyoe. The Years of Trial, 1919-52. Tokyo : Japan Culture Institute, 1982.
Murray, Martin J. The Development of Capitalism in Colonial Indochina (1870-1940). Berkeley and Los Angela: University of California Press, 1980.
Myers, Ramon H., and Mark R. Peatti. The Japanese Colonial Empire, 1895-1945. Princeton , NJ : Princeton University Press, 1984.
Ngoc-An. "Bo Doi Viet My". Lich Su Quan Su 10 (October 1986): 18-20, 31.
Nitz, Kiyoko Kurusu. "Independence without Nationalists? The Japanese and Vietnamese Nationalism during the Japanese Period, 1940-1945". Journal of Southeast Asian Studies 15 (March 1984): 108-133.
"Japanese Military Policy towards French Indochina during the Second World War: The Road to the Meigo Sakusen". Journal of Southeast Asian Studies 14 (September 1983): 328-353.
O'Donnell, Patrick K. Operatives, Spies, and Saboteurs: The Unknown Story of the Men and Women of WWII's OSS . New York : Free Press, 2004.
Olson, James S. and Randy Robberts. Where the Domino Fell: American and Vietnam , 1945 to 1990. New York : St. Martin 's, 1991.
Persico, Joseph E. Roosevelt's Secret War. New York : Random House, 2001.
Piccigallo, Philip R. The Japanese on Trial: Allied War Crimes Operations in the East, 1945-1951. Austin : University of Texas Press, 1979.
Pike , Douglas . PAVN: People's Army of Vietnam . Novato , CA : Presidio, 1986.
Poirier, Noel B. "The Britsh of Special Ops". World War 11 17, no.5 (January 2003): 62-65.
Pooler, Peter A. Eight Presidents and Indochina . Malabar, FL: Krieger, 1978.
Quinn-Judge, Sophie. Ho Chi Minh: The Missing Years. Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 2002.
Ready, J. Lee. Forgotten Allies: The Military Contribution of the Colonies, Exiled Governments, and Lesser Powers to the Allied Victory in World War II. 2 vols. Jefferson , NC : McFarland, 1985.
Roosevelt, Kermit. War Report of the O.S.S. New York : Walker , 1976.
Sbrega. John J. Anglo-American Relations and Colonialilsm in East Asia, 1941-1945.New York ; Garland , 1983.
"First Catch Your Hare": Anglo-American Perspectives on Indochina during the Second World War". Journal of Southeast Asia Studies 14, no.l.(1983): 63-78.
Schlesinger, Arthur M. Jr. The Bitter Heritage: VietNam and American Democracy, 1941-1966. Boston : Houghton Mifflin, 1966. "Siege of Saigon ." Neiusiuee/c.October 8, 1945, 57. Shaplen, Robert. "The Enigma of Ho Chi Minh". Reporter, January 27, 1955,11-19.
- The Lost Revolution: The U.S. in Viet Nam 1946-1966. New York : Harper Colophon , 1966.
Sheehan, Neil. A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam . New York : Random House, 1988.
Sheldon, George. "Status of the Vietnam ." Far Easten Survey 15, no. 25 (1946): 373-377.
Shipway, Martin. The Road to War: France and Vietnam , 1944-1947. Providence , RI : Berghahn, 1996.
Shiraishi Masaya. "The Background to the Formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945: Japanese Plans for Governing Vietnam ." In Indochina in the 1940s and 1950s, edited by Takashi Shiraishi and Motoo Furuta, 113-141. Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 1992.
"La politique officielle japonaise a I'e'gard de l'lndochine pendent la Seconde Guerre Mondiale, 1939-1945, edited by P.lsoart, 119-130. Paris : Presses (Jniversitaires de France, 1982.
Silverstein, Josef, ed. Southeast Asia in World War II: Four Essays. New Haven , CT : Yale University Southeast Asia Studies, 1966.
Siracusa, Joseph M. "FDR, Truman, and Indochina , 1941-1952: The forgotten Years."
In The Impact of the Cold War Reconsiderations, edited by Joseph M. Siracusa and Glen ST. John Barclay. Port Washington , NY : Kennikat, 1977.
Siracusa, Joseph M., and Glen St. John Barclay, eds. The Impact of the Cold War Reconsiderations. Port Washington , NY : Kennikat, 1977.
Smith, Bradley F. The shadow Warriors: O.S.S. and the Origins of the C.I.A. New York : Basic Books, 1983.
Smith, R. Harris. OSS : The Secret History of America 's First Central Intelligence Agency. Berkeley and Los Angeles : University of California , Press, 1972.
Spector, Ronald. Advice and Support: The Early Years of the U.S. Army in Vietnam , 1941-1960. New York : Free Press, 1985.
"Allied Intelligence and Indochina ,1943-1945". Pacific Historical Review 51, no. 1 (1982): 23-50.
'What the local Annamites Are Thinking": American Viewsof Vietnamese in China , 1942-1945." Southeast Asia 3, no. 2 (1974): 741-751. "A Study in Instransigence" Life, March 2, 1968, 21-31. Tanham,GeorgeK.Communist RevolutionaryWarfare: Fromthe Vietminh to the Vietcong. New York : Praeger, 1967.
Tarling, Nicholas. "The British and the First Japanese Move into Indo-China" Journal of Southeast Asian Studies 21, no. 1 (March 1990): 35-65. Thome, Christopher. "Indochina and Anglo-American Relations, 1942-1945." Pacific Historical Review 45 (1976): 73-96.
Titarenko, M. "The Rout of Japanese Militarism as a Factor that Promoted Popular Revolutions in China , Korea and Vietnam ." Far Eastern Affairs 1 (1986): 26-43.
Tonnesson, Stein. The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War. London : SAGE, 1991.
Tran My -Van. "Japan and Vietnam 's Caodaists: A Wartime Relationship (1939-45)."
Journal of Southeast Asian Studies 27, no. 1 (1996): 179-193. Troy , Thomas F. Donovan and the C.I.A. Federic, MD: University Publications of America , 1981.
-. Wild Bill and Intrepid: Donovan, Stepensons, and the Origin of the CIA. New Haven , CT : Yale University Press, 1996.
Truong Buu Lam. Colonialism Experienced: Vietnamese Writings on Colonialism, 1900-1931. Ann Arbor : University of Michigan Press, 2000.
U.S. Air Force Historical Division. Brief History of 51st Fighter Group, 1940-1954.
Maxwell Air Force Base, AL : Research Studies Institue, 1955. U.S.Department of the Army. Minority Groups in North Vietnam . Washington , DC : Government Printing Office, 1972.
U.S. Joint Chiefs of Staff. History of the Indochina Incident, 1940-1954.
Washington , DC : Historical Division Joint Secritariat, Joint Chief of Staff, 1971.
Vu Ngu Chieu. " The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945)." Journal of Asian Studies 45, no.2(Ferbruary 1986): 293-328.
Weinberg, Gerhard L. A World at Arms: A Global History of World War II. Cambridge : Cambridge University Press 1994.
White, Theodore H. " Indo- China- The Long Trail of Error." In Vietnam : Anatomy of a Conflict, edited by Wesley R. Fishel, 13-28. Itasca , IL : F.E. Peacock, 1968.
Wilhelm, Maria. The Fighting Irishman: The Story of " Wild Bill" Donavan. New York : Hawthorn, 1964.
Worrthing, Peter: Occupation and Revolution: China and the Vietnamese August Revolution of 1945. Berkerly: Institute of East Asian Studies. University of California , 2001.
Yoshizawa. Miami . " The Nishihara Mission in Hanoi , July 1940." In Indochina in the 1940s and 1950s, edited by Takashi Shiraishi and Motoo Furuta, 9-54.
Ithaca , NY : Cornell Southeast Asia Program, 1992.
Young, Marylin B. The Vietnam Wars, 1954-1990. NewYork: Harper Collins,1991.
Theses and Dissertations
Chen, King."China and the Democratic Republic of Vietnam 1945-54." Ph.D.diss., Pennsylvania State University , 1962.
Evans, Edward Taylor. "Vietnam in Turmoi: The Japanese Coup, the OSS , and the August Revolution in 1945." Master's Thesis, University of Richmond , 1991.
Murakami Sachiko. "Japan 's Thrust into French Indochina , 1940-1945." PH.D.diss., NewYork University , 1981.
Wainwright, William H. " De Gaulle and Indochina , 1940-1945." Ph.D.diss., Flethcher School of Law and Diplomacy, 1972.
Bí mật về OSS và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Part 1
VAFA là một liên doanh giữa các thành viên của Việt Minh và các thành viên được lựa chọn của OSS . Sĩ quan chiến tranh tâm lý Robert Knapp đem ý tưởng này đến cho Carleton Swift người thay vị trí chỉ huy phái đoàn OSS tại Hà Nội của Patti. Bản phác hoạ đầu tiên "có nhiều điều khoản" về thương mại, chính trị, và kinh tế khiến Swift lo lắng vì rõ ràng ông ta đã được nhắc nhở "không được dính líu vào chính trị". "Vì vậy, Swift nhớ lại:
Tôi cầm lấy bút chì và gạch bỏ bất cứ mục nào liên quan tới chính trị. Và tôi gạch bỏ bất cứ cái gì liên quan tới thương mại. Tôi nói, "Knapp, còn lại gì nữa không?"- "Vâng, chúng ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ và văn học của nhau", anh ta trả lời. Và dường như đối với tôi, tôi đã diễn đạt tốt quan điểm mà một người Mỹ không thể nói không. Vì vậy tôi chập thuận theo chức trách của mình.
VAFA phác thảo điều lệ định rõ những mục tiêu của Hội nhằm:
1. "mang lại hiểu biết tốt hơn giữa người Mỹ và người Việt Nam nhằm thúc đẩy những mối thiện cảm";
2. dịch và truyền bá những ấn phẩm từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại để "hiểu rõ hơn các lĩnh vực văn hoá của hai nước";
3. tổ chức những giờ học thường xuyên cả hai ngôn ngữ;
4. tổ chức các lớp học tiếng Việt và tiếng Anh
5. xuất bản một tờ nguyệt san - Tạp chí Hội Hữu nghị Việt - Mỹ (Tạp chí VAFA) .
Tại lễ khai mạc, tướng Galllagher "đã cảm ơn người Việt Nam vì sự đón tiếp và lấy làm tiếc rằng nhiệm vụ của ông ta và các thuộc cấp của ông ta đã ngăn cản họ tận hưởng nhiều hơn thời gian lưu lại Hà Nội". Ông ta kết luận bằng việc tán thành đề xuất trước đó là hai nước trao đổi sinh viên để tăng cường hơn nữa hiểu biết về văn hoá. Tạp chí VAFA tường thuật: "Một tràng vỗ tay hoan hô những lời nói cuối cùng của tướng Galllagher. Ông ta trở lại chỗ ngồi với một chiến thắng nữa cho bản thành tích cá nhân: ông ta đã giành được cảm tình của 200 trái tim người Việt Nam , trong số đó có không ít những quý bà hấp dẫn nhất tại Hà Nội".
Trong sự việc này người Pháp chỉ nhìn thấy sự ủng hộ hiển nhiên của Mỹ đối với người Việt và họ thấy đúng là bị xúc phạm. Nhiều người Việt trong số khán giả cũng tin rằng sự hiện diện của người Mỹ còn hơn một cử chỉ lịch sự. Một người Việt có mặt hồi tưởng lại buổi tối hôm đó:
Tôi nhớ rõ những lá cờ đỏ, trắng và xanh treo trong hội trường, nơi diễn ra cuộc họp của Hội Hữu nghị khi mà tôi tham gia. Cuộc họp tràn ngập niềm hy vọng được tạo ra đơn giản bởi sự xuất hiện của hai sĩ quan Mỹ dáng vẻ lịch sự và đẹp trai trong bộ quân phục khiến mọi người, kể cả tôi, đều đổ xô lại để bắt tay. Suốt từ đầu đến cuối cuộc họp, những đàm luận xoay quanh ý tưởng vè sự uỷ trị của Mỹ đối với Việt Nam . Mặc dù cả Patti lẫn Gallagher đều không nói nhiều về bản chất của uỷ trị nhưng điều đó chằng có ý nghĩa gì. Chỉ sự hiện diện của họ cũng đủ là niềm khích lẹ rồi.
Trong chuyến trở lại Mỹ, Galllagher tóm tắt tình hình cho các quan chức tại Washington và biểu lộ sự cảm thông đối với Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác của Việt Minh. Theo nhà sử học William Duiker: "Galllagher bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình, sự hiến dâng cũng như tài năng bẩm sinh của họ. Nhưng ông ta cũng hoài nghi khả năng của Chính phủ mới về việc thực hiện trách nhiệm của mình trong những điều kiện không ổn định ở giai đoạn ngay sau chiến tranh".
Tại Hà Nội, Carleton Swift tiếp tục báo cáo về các cuộc hội họp của VAFA, nêu rõ sự gia tăng tự phát của các cuộc họp từng có lần đạt đến con số "gần 6000 người tham dự". Swift đã ký vào bản nội quy của VAFA "như một biểu hiện tình cảm tốt đẹp và tin chắc rằng vì "toàn bộ hiệu lực đã bị lẩy ra khỏi bản dự thảo đầu tiên, không ký một văn kiện vô hại như vậy thì đâu còn là người Mỹ". Nhưng hành động của Swift bị hiểu sai là về bản chất "liên quan đến chính trị", và chẳng mấy chốc Swift bị nhiều người trong cộng đồng Pháp vốn xem ông ta không tử tế hơn Patti bao nhiêu nguyền rủa. Swift ở Hà Nội được một tháng trước khi "bị tống cổ" vì người Pháp buộc tội ông ta đã "khuyến khích cách mạng và giết người Pháp".
Henry Prunier, thành viên duy nhất của Đội Nai vẫn còn ở lại Hà Nội và không tham gia vào hội này chủ yếu bởi vì những thành viên, cả người Việt lẫn người Mỹ, không phải là những người quen mà anh ta đã biết và làm việc cùng tại Việt Bắc. Mặc dù bị rút khỏi Việt Nam ngay từ đầu nhưng Prunier được quay lại Hà Nội để điều tra tội phạm chiến tranh Nhật, nhưng không có chỉ thị đặc biệt nên anh ta dành phần lớn thời gian dạo quanh thành phố, trò chuyện với cả người Việt và người Pháp. Anh ta nhớ Hà Nội không chỉ như "lễ hội" mà còn "rất lộn xộn" vào thời điểm đó. Prunier cho rằng Hà Nội là một thành phố ở khoảng giữa những thay đổi nhanh chóng: "Người Nhật vẫn có mặt khắp nơi, người Tầu đã đến, nạn đói vẫn hoành hành và có rất nhiều thanh niên trên đường phố".
Tuy vậy, kinh nghiệm của Prunier tại Hà Nội lại khác với phần lớn người Mỹ ở thành phố này. Mặc dù người Việt Nam đặc biệt thân thiện đối với Prunier bởi vì anh ta "đã ở cùng với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp tại Tân Trào" nhưng Prunier, không giống như đa số các thành viên khác của OSS cũng kết bạn với cộng đồng người Pháp. Đặc biệt anh ta nhớ đến một gia đình người Pháp gồm bà mẹ và hai cô con gái sống cách sở chỉ huy OSS không xa. Lúc đó còn là một chàng trai trẻ nên Prunier thích dành thời gian rảnh rỗi của mình tán gẫu cùng hai cô gái người Pháp. Cha họ đã mất tích kể từ ngày Nhật đảo chính, và mặc dù có một bức tường cao bao quanh, họ vẫn thấy sợ hãi và hiếm khi rời khỏi nhà. Cả bà mẹ và hai cô con gái đều vui mừng với sự có mặt của chàng thanh niên Mỹ, người không chỉ bày ra những trò giải trí thú vị mà còn mang lại cho họ một mức độ "bảo vệ" lớn hơn, và sau đó là quyền tự do đi lại quanh Hà Nội. Những phụ nữ này có quan điểm điển hình của người Pháp về tình hình; họ giải thích cho Prunier rằng Việt Minh "không quá đông" và lạc quan đoán trước sự quay lại nhanh chóng của Pháp. Prunier là một trong số ít người có thái độ thông cảm rõ ràng đối với cả người Pháp lẫn lòng khát khao độc lập của người Việt. Bởi vì Prunier là người Mỹ nên cả hai bên đều quan tâm tới các phản ứng và ảnh hưởng của anh ta, nhưng vì chỉ là một binh nhì nên anh ta thoát khỏi sự săm soi dữ dội như đối với tướng Galllagher và các sĩ quan OSS như Dewey và Patti.
Khi những thành viên OSS trở về nhà, rời bỏ nhiệm vụ, và lại tiếp tục vai trò thời bình của họ thì tổ chức mà nhiều người đã cảm thấy gắn bó này đang chấm dứt tồn tại. Donovan đã chuẩn bị cho tình huống có thể xảy ra này, và ngay trước khi chiến tranh kết thúc, ông đã bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của OSS: "Công việc thực sự của OSS với tư cách là một cơ quan tình báo", ông tin tưởng vững chắc, là "cung cấp tin tình báo chiến lược, rút gọn lại thành một công thức cơ bản: Thông tin tình báo làm sáng tỏ khả năng và ý định của các quốc gia, đặc biệt là những kẻ thù hiện nay và sau này của chúng ta". Thông tin tình báo chiến lược này sẽ, theo quan điểm của ông, "được dùng làm cơ sở cho các quyết sách của quốc gia". Ngày 1 tháng 10 năm 1945, OSS - cơ quan tình báo thời chiến tạm thời - bị bãi bỏ trước dự tính của Donovan một thời gian dài.
Donovan hy vọng tiền lệ được OSS tạo ra cho các hoạt động tình báo sẽ vẫn tiếp tục. Theo ý kiến cẩn trọng của Donovan, "việc chấm dứt thù địch không loại trừ nhu cầu thông tin tình báo; hoà bình chỉ thay đổi các nhu cầu tình báo mà thôi". Donovan tin chắc rằng các đặc vụ OSS của ông nhìn chung đã hoạt động tốt và góp phần quan trọng vào chiến thắng của Đồng Minh. "Chúng tôi không tin cậy vào "những cô gái tóc vàng quyến rũ" hay "những bộ ria mép giả", ông khoác lác. "Phần chính trong hoạt động tình báo của chúng tôi là kết quả của những việc làm trí tuệ có phần lạc hậu". Vì thế ông đề xuất thành lập một cơ quan thu thập tin tình báo thường trực thời bình dựa trên những đặc điểm tốt nhất của OSS . Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, Donovan còn bị thuyết phục hơn bao giờ hết về nhu cầu này, vì ông, cũng như Truman, quan niệm Liên Xô là một mối de doạ hữu hình và đang phát triển. Mùa hè năm 1945, thậm chí Donovan còn đi quá xa để "ủng hộ việc duy trì các đế quốc châu Âu tại châu Á nhằm ngăn chặn Liên Xô giành ảnh hưởng" - một quan điểm rõ ràng sẽ chia rẽ Donovan với người của ông tại Việt Nam nếu họ biết điều đó.
Mặc dù giấc mộng của Donovan về một cơ quan tình báo thời bình rốt cục cũng trở thành hiện thực với việc thành lập Cơ quan Tình Báo Quốc Gia (CIA), nhưng không phải vào năm 1945 và cũng không phải dưới quyền điều hành của Donovan. "Bill liều" Donovan trở lại cuộc sống dân thường, và sau ngày 1 tháng 10 "các thành viên OSS" vẫn ở chiến trường được xếp vào Đơn vị Tình báo Chiến lược (SSU) trực thuộc Bộ Chiến tranh. Ở đó họ sẽ hoàn thành nốt nhiệm vụ và chờ đợi rút quân.
OSS là mục tiêu chỉ trích kể từ khi cơ quan tiền nhiệm của nó, COI, ra đời. Chỉ trích vẫn tiếp tục khi chiến tranh kết thúc, và cuộc tranh cãi về những đóng góp của tổ chức này vào nỗ lực chiến tranh nói chung vẫn tiếp tục cho tới hiện nay. Vài nhà phê bình buộc tội OSS là cực tả và đặc biệt đã viện dẫn cách xử sự của tổ chức này đối với những người cộng sản nổi tiếng; ngược lại, những người khác lại buộc tội OSS theo chủ nghĩa bảo thủ chính trị cánh hữu rút cục đã cản trở khả năng của cơ quan này trên chiến trường. Dĩ nhiên, sự thực nằm ở đâu đó giữa hai ý kiến. Có lẽ sự ca ngợi công bằng nhất đến từ khoảng giữa này: "Mặc dù có một vài thiếu sót OSS là hiện thân của một ý thức hệ tự do của Mỹ, tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa lạc quan và nghĩa hiệp…". Chắc chắn nhiều nhân viên nam nữ của OSS đã làm việc một cách mẫn cán trong suốt chiến tranh sẽ đồng ý với đánh giá cuối cùng này - đặc biệt là những người đã phục vụ tại Đông Nam Á và tin rằng nỗi khiếp đảm của họ trước những việc làm quá đáng của chủ nghĩa thực dân đã bào chữa cho sự ủng hộ không dứt khoát của họ đối với các phong trào đòi độc lập mới nảy sinh.
Đặc biệt, vai trò của OSS tại Việt Nam đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi kể từ năm 1945. Arthur Dommen chỉ trích công tác của OSS tại Đông Dương là "một trong những thất bại tình báo nổi bật nhất trong Chiến tranh thế giới 2", bằng chứng là sự bất lực của Donovan trong việc đáp ứng yêu cầu của ngoại trưởng Joseph Grew về tin tình báo tại Đông Dương giữa năm 1945. Mặc dù điều này rõ ràng chỉ ra vấn đề trong thu thập thông tin ở mức độ cao nhất - như chúng ta đã thấy, GBT đã cung cấp thông tin cho OSS một thời gian dài, và Donovan hẳn đã có thể cuỗm được những tin tình báo đó - sự tố cáo đầy đủ như vậy cần được giải thích rõ ràng hơn. Có ba yếu tố phải được xem xét trước khi đánh giá hoạt động của OSS tại Đông Dương. Thứ nhất, với cuộc đảo chính của Nhật vào tháng 3, có một thời gian tạm lắng không thể tránh được trong việc thu thập thông tin từ thuộc địa. Thứ hai, Đông Dương chưa bao giờ là một khu vực được quan tâm hàng đầu về quân sự hoặc chính quyền, và sự chú ý về tài nguyên được nhằm tới trước tiên. Trước hết là ở những khu vực được cho là quan trọng nhất đối với nỗ lực chiến tranh; vì thế, đương nhiên sẽ có ít thông tin tại Đông Dương có giá trị ở mức độ thực sự cao nhất. Và cuối cùng, Grew yêu cầu thông tin tình báo trước khi Thomas nhảy dù xuống Bắc Kỳ. Nếu yêu cầu đó được đưa ra sau khi Thomas đến Bắc Kỳ thì đã có nguồn cung cấp thông tin lớn hơn.
Nhiều nhà phê bình khác lại tập trung vào vai trò của Mỹ trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Một vài tác giả đã khẳng định những hoạt động của OSS , đặc biệt là hoạt động của Đội Nai và Archimedes Patti, là công cụ đem lại quyền lực cho Việt Minh. Những người khác, đặc biệt trong số các nhà văn người Việt, đã phủ nhận vai trò tích cực của người Mỹ trong cuộc cách mạng năm 1945 hoặc đánh giá họ chỉ như những quân tốt của Hồ Chí Minh. Vào lễ kỷ niệm đầu tiên của Cách Mạng Tháng Tám, các ý kiến về vai trò của Mỹ trong chiến thắng Nhật đã biến mất; thay vào đó, Liên Xô được công nhận là "đã giải phóng dân tộc thoát khỏi ách áp bức của Nhật". Về cuộc Cách mạng Tháng Tám, Trường Chinh đã viết:
"Chính phủ Lâm thời đánh lừa không chỉ lực lượng Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã đến miền Bắc Việt Nam vào tháng 9 năm 1945, mà còn cả nhiều phái đoàn Mỹ hoạt động trong vùng vốn được hướng dẫn để tin rằng chế độ của Hồ Chí Minh chỉ toàn những người theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà cải cách ruộng đất lạc hậu". Peter Dunn nói thêm: "Không hề cường điệu khi nói rằng ông (Hồ Chí Minh) đã làm cho các sĩ quan Mỹ nhảy múa theo đúng diệu của ông với sự thanh thản lúng túng; ông đơn giản chỉ cần lên giọng "chống chủ nghĩa thực dân". Ở một mức độ nào đó, đĩ nhiên, điều này là đúng.
"Chúng tôi rất nhạy cảm với những tình cảm về nhân phẩm mà họ đang đấu tranh để đạt được, và các vấn đề giữa người Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp", Swift nhớ lại. Vào những năm 80 vai trò của người Mỹ năm 1945 đã được nhìn nhận trong những giới hạn thậm chí còn tiêu cực hơn. Về mối quan hệ trước kia của OSS với Hồ Chí Minh, Ngọc An viết:
Đây là một cơ hội đối với người Mỹ để thực hiện âm mưu của họ đối với Đông Dương. Xuất phát từ chính sách thực dân mới khi Đông Dương bị Nhật xâm lưọc, đế quốc Mỹ không hề giúp đỡ Pháp trong cuộc đấu tranh chống Nhật, thay vào đó họ trù tính sau chiến thắng của Đồng Minh biến Đông Dương thành một khu vực vệ tinh chịu ảnh hưởng của Mỹ. Họ (Việt Minh) là một tổ chức dân tộc có thể sử dụng để thực hiện Chiến lược biến đất nước ta thành thực địa kiểu mới… Khi đến Việt Nam , mục đích của họ là giải cứu binh lính Đồng Minh. Họ cũng nghiên cứu và đánh giá tình hình lẫn sức mạnh của cách mạng Việt Nam cho kế hoạch xâm lược lâu dài của Mỹ.
Tuy nhiên, không có lý lẽ nào trong số này là hoàn toàn chính xác. Có lẽ chỉ huy Đội Nai Allison Thomas và nhà sử học Việt Nam Dương Trung Quốc đã tổng kết vai trò của Mỹ một cách đúng đắn nhất. Thomas nghĩ:
Nhiều người cũng nói rằng vì có sự ủng hộ của chúng tôi, Hồ Chí lính mới giành được quyền lực. Tôi không tin điều đó. Tôi chắc là ông cố gắng sử dụng thực tế là người Mỹ cho ông một số trang thiết bị. Ông đã tác động để nhiều người Việt Nam tin tưởng rằng chúng tôi là bạn Đồng Minh. Không có rất nhiều lý do giải thích việc ông giành được quyền lực, và đó không phải vì chúng tôi tranh bị vũ khí cho trên dưới một trăm người.
Chắc chắn giải thích của Thomas có thể được coi như lời tự bào chữa, nhưng tựu chung bằng chứng đã chứng minh điều đó: người Mỹ không mang lại cho Hồ Chí Minh quyền lực. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng cái dường như giống sự ủng hộ rõ ràng của OSS đối với Việt Minh đã đóng một vai trò quan trọng dù chỉ là tượng trưng trong việc giúp Việt Minh nắm bắt cơ hội mở ra trước mắt với sự đầu hàng đột ngột của Nhật. "Sự hiện diện của các thành viên OSS sau khi Nhật đầu hàng đã được Hồ Chủ tịch tận dụng triệt để", Dương Trung Quốc thừa nhận. Nhưng, ông tiếp tục:
Tôi không nghĩ về sự tận dụng liên quan tới sức mạnh quân sự, mà trước hết liên quan đến động cơ ngoại giao, quan hệ với quần chúng. Để có được địa vị hợp pháp nào đó từ Chính phủ trong nước liên quan đến các tổ chức chính trị, xã hội khác nhau tại Việt Nam cũng như trên trường quốc tế, và mặc dù vài thành viên của OSS dường như đại diện cho sự ủng hộ chính thức của Mỹ dành cho một nước Việt Nam độc lập, nhưng đó không phải là mục đích của họ. Trên thực tế, những người đã tỏ ra đồng cảm và thân thiện nhất với Hồ Chí Minh và Việt Minh - Fenn, Tan, Phelan, Thomas, Prunier, Hoagland và Wickes - hầu như không bị các nhà phê bình cay nghiệt nhất vào thời điểm đó là người Pháp để ý đến. Ngoài ra, cần phải nhớ rằng thậm chí Patti và Dewey, mặc dù rõ ràng có mặt riêng rẽ tại Hà Nội và Sài Gòn, nhưng lại khác xa những người ra quyết định then chốt đến mức cả hai đều thiếu thông tin về chính sách đang được triển khai của Mỹ, và họ không có ảnh hưởng tại các cấp đó cho dù họ đã nhúng tay vào các cuộc tranh luận xung quanh. Những người có mặt tại Việt Nam không phải là các nhà ngoại giao đại diện cho chính sách đối ngoại Mỹ; họ tiêu biểu cho cái gì đó hoàn toàn khác.
Động cơ của những thanh niên này - phần lớn là dưới ba mươi tuổi - có khuynh hướng trung thực hơn. Họ không khảo sát Việt Nam để tìm kiếm những dự án kinh đoành trong tương lai, cũng không thử hoạch định chính sách của Mỹ. Họ được OSS đào tạo để theo đuổi hành động hiệu quả và tuân theo mệnh lệnh của cấp trên là thu thập thông tin tình báo, giải cứu cho các phi công Mỹ và các tù binh chiến tranh, điều tra tội phạm chiến tranh Nhật và hỗ trợ cho các lực lượng chiếm đóng tước vũ khí và giải quyết hồi hương cho quân nhân Nhật. Khi làm việc đó, một vài người đã cộng tác với Việt Minh tại chiến trường, huấn luyện họ chiến đấu chống kẻ thù chung; những người khác trong khi theo đuổi nhiệm vụ quân sự, đã tiếp xúc với Việt Minh - lực lượng nắm chính quyền tại Hà Nội - và với những người đang cố gắng giành được quyền kiểm soát tại Sài Gòn. Khi lắng nghe và đôi khi giúp đỡ các thành viên của Việt Minh, những quân nhân này có vẻ đại diện cho sự ủng hộ của Mỹ đối với sự nghiệp của Việt Nam .
Và nhiều người trong số họ đồng cảm với khát vọng độc lập của người Việt Nam, mặc dù chắc chắn họ không bao giờ thừa nhận là đại diện cho những quan điểm chính thức của Chính phủ Mỹ. Với kết thúc thắng lợi của Chiến tranh thế giới 2 và triển vọng trở về quê hương, về với gia đình và cả sự an toàn lẫn nỗi buồn chán của cuộc sống hàng ngày, một vài người nắm lấy cơ hội để được dành hết tâm trí vào các vấn đề có liên quan đến công việc của họ và cũng khiến họ quan tâm - sổ phận của những người bạn mới và ảo tưởng của chính họ như người giải phóng và bảo vệ tự do. Trong bối cảnh Chiến tranh thế giới 2 điều này có ý nghĩa thật hoàn hảo; chỉ trong giai đoạn tứ 1965 tới 1975, vai trò trước đây của Mỹ tại Việt Nam mới tràn ngập những mục đích được che đậy Các thành viên của OSS đã dành đáng kể thời gian chiến đấu nhằm kết liễu chủ nghĩa phát xít và chế độ độc tài và mang lại tự do cho các dân tộc bị áp bức ở cả châu Âu lẫn châu Á. OSS đã sát cánh với các nhóm cộng sản ở cả châu Âu và châu Á và vào thời điểm đó không cố phân tích những quan điểm chính trị mà chỉ đánh giá khả năng hành động hiệu quả chống lại kẻ thù của họ. "Tôi được biết rằng ông (Hồ Chí Minh) đã đến Moskva với tư cách là một người cộng sản, nhưng như thế thì sao chứ?", Grelecki tranh luận, "Liên Xô và chúng tôi là bạn Đồng Minh". Vũ Đình Huỳnh cũng khẳng định sự sáng suốt của những thanh niên Mỹ mà Việt Minh có quan hệ: "Tôi có ấn tượng là vào thời điểm đó, người Mỹ không quan tâm chúng tôi có phải là cộng sản hay không. Điều duy nhất họ quan tâm là đánh Nhật". Và đương nhiên nhiều người trong số họ trên chiến trường đã động lòng trắc ẩn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành tự do từ ách áp bức của cả Nhật và Pháp mà một số đã trực tiếp chứng kiến, đặc biệt là khi những người Việt đã được nói đến thường trực tiếp thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn trọng triệt để những giá trì được đại diện bởi những thanh niên Mỹ. Quan sát mối tương tác giữa người châu Á và người Mỹ, Harold Isaac viết:
Vài ngươi tin rằng nước Mỹ, giá như không vì tính tư lợi, đã ủng hộ Tuyên bố Đại Tây Dương và do đó bảo đảm sứ mạng giải phóng của họ tách khỏi nguyên tắc đối ngoại. Cũng có niềm tin khác: người Mỹ là một nòi giống khác theo chế độ dân chủ, họ ủng hộ, chiến đấu và mang lại công lý cho tất cả mọi người. Một số ít người Mỹ đến với người Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Dương và Indonesia ở nhiều thời kỳ trăng mật của mối quan hệ ban đầu có thể đã không giả tạo và thậm chí còn đôi chút hồ hởi bởi cách mà họ được tách khỏi tất cả những người phương Tây khác với tư cách là người mang ngọn được tự do.
Phần lớn người Mỹ ở Việt Nam hẳn sẽ vui được đặt mình vào diện đó - với tư cách là một "nòi giống khác" hành động để "mang lại công lý cho tất cả mọi người". Với lời nói huênh hoang và thái độ hiên ngang của những kẻ mới chiến thắng kết hợp với niềm tin chân thành vào công lý phù hợp với giá trị Mỹ, những người lính trên chiến trường này trở thành biểu tượng của niềm hy vọng, mặc dù là không chủ tâm, đối với người Việt Nam - hy vọng những báo cáo có thiện chí của Patti, Swift, Dewey, Thomas và những người khác bằng cách nào đó sẽ đến và gây được ấn tượng đối với các cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ, và hy vọng người Mỹ sẽ ngăn chặn chủ nghĩa thực dân trở lại Việt Nam và là bà đỡ cho nền độc lập của họ. Người Việt Nam rõ ràng đã đánh giá quá cao tầm quan trọng và sức mạnh của những người họ đã tận dụng mọi cơ hội để gây ấn tượng. Và đôi khi, thái độ tôn trọng và ngưỡng mộ được biểu hiện đối với những thanh niên Mỹ đã khuyến khích họ đóng "những vai kịch", cả thực lẫn suy luận, ở mức cao nhất. Một "giấy phép lao động" bí mật được viết vào năm 1956 cho Ban Quan hệ đối ngoại đã giải thích phần nào về hoạt động của những người lính trẻ OSS: "Xa lạ với thái độ phóng túng, cởi mở và vô trách nhiệm mà nhiều người Mỹ thỉnh thoảng tự cho phép mình thể hiện, người Pháp và người Việt Nam không thể bị đổ lỗi vì phản ánh một cách nghiêm túc và chính xác lập trường chính thức của Mỹ - cái chỉ là lời khoác lác của một nhúm quan chức theo đường lối biệt lập". Trong bản phân tích thời kỳ hậu chiến, sĩ quan OSS Carleton Swift đã tổng kết tình hình từ quan điểm của mình: "Patti và nhóm của ông lâm vào tình thế bị lôi kéo từ vai trò báo cáo thông tin tình báo vào việc đại diện cho lợi ích của người Mỹ, một vai trò thường rơi vào tay OSS. Sự hiện diện không đáng kể những người Mỹ sẵn lòng lắng nghe là niềm cổ vũ đối với người Việt Nam và chứng tỏ sự ghét bỏ đối với người Pháp".
Có lẽ các thành viên của đội OSS thường xuyên nói ra ý kiến của họ, nhưng sự thiên vị của họ đối với những người đang mưu cầu độc lập nhiều hơn đối với những kẻ đang cố phủ nhận điều đó không thể bị chỉ trích quá nặng nề. Đối với nhiều người trong thế giới bị tàn phá bởi chiến tranh, những người lính Mỹ trẻ tuổi này là hiện thân của các giá trị và chủ nghĩa lý tưởng mà nước Mỹ đã trở thành đại diện. Tại Paris, Dachau , hay ở Hà Nội, người Mỹ trở thành biểu tượng của tự do và niềm hy vọng cho tương lai. Người Mỹ tại chiến trường nhận thấy lời nói và hành động của họ được người Việt Nam và người Pháp thật sự quan tâm, cả hai bên đều thấy sự ủng hộ của Mỹ như một yếu tố có tác động mạnh trong việc quyết định tương lai của Đông Dương. Những người ta hẳn cũng nhớ rằng nhiều người Việt Nam, đặc biệt là Hồ Chí Minh, cũng là những người quan trọng trong mối quan hệ này. Nhiều người viết rằng Hồ Chí Minh yêu thích nước Mỹ và người Mỹ bởi vì ông luôn đặt câu hỏi hay đưa ra những lời bình luận và sẵn sàng tham gia đối thoại thân mật. Mặc dù điều này có thể đúng, nhưng một ý kiến khách quan hơn cho rằng ông đơn giản là một chủ nhà nhạy bén về chính trị, lịch lãm và thành thạo các giao tiếp xã hội, đặc biệt ở cấp độ một chọi một, làm cho vị khách cảm thấy quan trọng. Ông có thể nói về lịch sử và xã hội nước Pháp, về những chuyến đi của ông tới Mỹ và lịch sử nước Mỹ, và người ta có thể tin rằng khi có cơ hội ông cũng có thể nói về Thái Lan, Trung Quốc hoặc Liên Xô. Ông biết cách sử dụng tài hùng biện, nhưng vẫn luôn chân thành, điều đó sẽ lôi cuốn vị khách. Về mối quan hệ của ông với những người Mỹ tại chiến trường, thái độ của ông vừa chân thành vừa thiết thực - dựa vào hy vọng là họ có thể gửi đi những báo cáo thiện chí có thể giúp ông có được sự công nhận của Mỹ. Phần nào niềm mong ước này đã trở thành sự thực. Nói chung, những người Mỹ đã gửi đi những bản báo cáo tích cực. Những phần còn lại lại là một hy vọng sai lầm làm tràn đầy cả đất nước ông và những người Mỹ một sức mạnh lớn hơn đáng kể nguồn nội lực một trong hai bên có lúc bấy giờ. Trên thực tế, nếu không vì cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam thì sau khi lớp bụi của năm 1945 - 1946 đã tan đi, rất ít người còn nhìn lại những trao đổi giữa người Mỹ và Việt Minh hoặc đặt câu hỏi về động cơ và hành động của Mỹ. Những báo cáo mà người Mỹ tại chiến trường đã đệ trình hẳn đã lặng lẽ tan vào cát bụi, hoàn toàn không có tranh cãi và buồn đau ghi dấu hầu hết những sự kiện liên quan tới mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Nhiều năm sau đó, một vài nhà sử học vẫn tìm kiếm lời giải cho câu hỏi tại sao các thành viên OSS lại "cộng tác" với Việt Minh. Stein Tonnesson đã đưa ra ba nguyên nhân có thể:
Thứ nhất, những nhân viên chỉ huy các hoạt động này đã được lựa chọn và đã nhận được chỉ thị khi Roosevelt vẫn còn sống, họ tiếp tục thực hiện chính sách của ông. Thứ hai, OSS có xung lượng như một cơ quan toàn cầu, OSS không được cho phép hoạt động tại mặt trận của đô đốc hải quân Nimiz và tướng McArthur, nhưng lại được chào đón tại Trung Quốc. Vì lợi ích của OSS được chấp nhận hết mức có thể tại khu vực của Wedemeyer, dĩ nhíên, OSS cũng hợp tác với các nhà cộng sản Trung Quốc. Thứ ba, việc thu thập thông tin tình báo chính xác và thực hiện các hoạt động phá hoạ hiệu quả là lý do tồn tạí của một tổ chức như OSS, thông tin và sự hợp tác cần phải được tìm kiếm ở nơi chún có thể đạt được hiệu quả cao nhất .
Tất cả ba lý do trên chắc chắn là chính xác, dựa trên những báo cáo và thái độ của những người có mặt tại chỗ. Nhưng một nhân tố phụ có ảnh hưởng tới nhiều người: nhân tố con người - khả năng của con người đối với việc phát triển mối quan hệ cá nhân với những người thuộc nhiều đảng phái chính trị. Những quân nhân đầu tiên có mặt tạii Đông Dương như Frankie Tan, Dan Phelan và Charles Fenn đều thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhiều người Việt mà họ làm việc cùng, vài thành viên của Đội Nai cũng làm như vậy, nhất là chỉ huy của họ, Allison Thomas. Cả Henry Prunier và George Wickes cũng coi những người Việt Nam mà họ làm việc cùng như những người bạn mới. Và tình hình là chung của nhau; thậm chí sau khi "sứ mạng của OSS kết thúc", Dương Trung Quốc nhớ lại, "mối quan hệ giữa Việt Minh và OSS vẫn duy trì, nhưng trong phạm vi quan hệ giữa các cá nhân... Có rất nhiều tình cảm tốt đẹp, nồng ấm đối với nhau với tư cách cá nhân, với tư cách con người".
Trong trường hợp của Archimedes Patti, Peter Dewey và Carleton Swift, sẽ là cường điệu trường họp này khi nói rằng tình bạn phát triển. Tuy nhiên, cả ba người này dường như thích thú với bài thuyết trình trí tuệ mà họ đã trao đổi với các thành viên của Việt lvlinh. Thậm chí sau khi đã chia tay, Thomas, Tan, Fenn và Patti vẫn tiếp tục trao đổi thư từ với các thành viên của Việt Minh. Nordlinger viết những bức thư ấm áp và khích lệ gửi Hồ Chí Minh vào cuối những năm 60 với hy vọng mối quan hệ tin cậy của họ trong quá khứ có thể được sử dụng để cải thiện tình hình trong thập kỷ hỗn loạn đó. Coi những người Việt như bạn hữu, hoặc ít nhất như những người ngang hàng, có thể đã khuyển khích những người Mỹ trên chiến trường dễ đồng cảm hơn với những nhà hoạch định chính sách tại Washington, London và chắc chắn cả Paris, nhưng không bao giờ có người nào nhận thấy chính bản thân họ đang hành động trái với chính sách của Mỹ hoặc đang bóp méo lý tưởng của đất nước họ.
Liệu những người này vào năm 1945 có cung cấp cho nước Mỹ sự hiểu biết sâu sắc có thể giúp ngăn chặn cuộc chiến tranh trong tương lai không? Có; như George Wickes tuyên bố, "những bức điện chúng tôi gửi về Washington tiên liệu chính xác những gì rốt cục sẽ xảy ra nếu Pháp cố tình phủ nhận nền độc lập của Việt Nam ". Nhưng điều đó vào năm 1945 có quan trọng không? Với câu hỏi đó thì câu trả lời phải là không; xu thế chính trị vào thời điểm đó hoàn toàn khác. Nhưng câu chuyện của những quân nhân này rất có giá trị, hoàn toàn ngoại trừ mối quan hệ đối với những cuộc chiến tranh trong tương lai. Nó nói đến một tình bằng hữu trong chiến tranh - không phải chỉ trong những người Mỹ mà còn trong những người bạn chiến đấu - điều đó lớn hơn quốc tịch trong liên minh chung cho dù là tạm thời. Nguyễn Chính nhớ lại ông đặc biệt thấy nhớ Allison Thomas bởi vì anh ta "đã cùng hành quân, cùng chia ngọt sẻ bùi với chúng tôi". Câu chuyện của họ cũng nói đến bản chất bác ái của nhiều thanh niên Mỹ thuộc thời đại của họ và niềm tin của họ vào những gì nước Mỹ ủng hộ, tự do và giải phóng, tôn trọng đi sản của Frankhn Roosevelt. Các thành viên OSS tại Việt Nam đầy táo bạo, đáng tin cậy, ngạo mạn và tràn đầy niềm tự hào ái quốc là đã chiến thắng. Mặc dù nôn nóng trở về quê hương, nhưng họ ở cách xa mối nguy hiểm thực sự và có thể quan tâm tới hạnh phúc của những người khác ở bên kia chiến tuyến.
Trong đa số trường họp họ đã chứng tỏ những phẩm chất tốt đẹp nhất của thế hệ thanh niên thời đó: niềm tin chắc chắn rằng những lý tưởng mà vì chúng họ chiến đấu, thường ở cả mặt trận châu Âu và Thái Bình Dượng, đã thực sự phát huy tác dụng.
Có lẽ mối quan hệ giữa OSS và Việt Minh có thể được minh hoạ hay nhất bằng một trong những cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa một thành viên của OSS (giờ đã trở thành SSA) với Hồ Chí Minh. Thiếu tá Frank White từ Sài Gòn (qua Thượng Hải) đến Hà Nội cùng George Wickes và nhân viên điện đài của họ vào mùa thu năm 1945. White nhớ lại rằng nhóm OSS đóng tại Sài Gòn "hầu như không biết gì về mọi việc đang diễn ra với các đồng nghiệp của họ tại Hà Nội", và chỉ nhận được những mệnh lệnh ngắn gọn thay thế cho "đội OSS đã rút đi" để tiếp tục thu thập và cập nhật thông tin về tình hình đang tiến triển, và để "tiếp xúc với Hồ Chủ tịch". Ngay sau khi White và Wickes tự thu xếp chỗ ở tại khách sạn Métropole, White đã gửi một bức thư tự giới thiệu tới Hồ Chí Minh và được mời đến dự một cuộc họp vào chiều hôm đó.
Cuộc đối thoại của White với Hồ Chí Minh không khác gì những cuộc đối thoại của nhà lãnh đạo Việt Minh với vô số người Mỹ trước White: Hồ Chí Minh lặp lại niềm mong muốn độc lập của Việt Nam, những hành động tàn bạo và những thử thách gay go do chủ nghĩa thực dân Pháp gây ra, và lòng kính trọng sâu sắc mà người Việt Nam dành cho đất nước và con người Mỹ. Khi trở lại khách sạn, White nhận được giấy mời đến dự một buổi chiêu đãi tại phủ chủ tịch tối hôm đó. Anh đã đến đúng địa chỉ, đúng thời gian và phát hiện ra xung quanh mình là các tướng tá người Trung Quốc, Anh, Pháp, và cả nội các của Hồ Chí Minh. Biết rõ cấp bậc của mình và cảm thấy không thoải mái, White đứng quay lưng lại khi mọi người chiếm chỗ của mình quanh bàn ăn. Là một thiếu tá mới được bổ nhiệm và rõ ràng có cấp bậc thấp nhất trong phòng, White hy vọng tìm được chỗ ngồi của mình ở "một xó nào đó", nhưng cũng sẵn sàng "chuồn" nếu không còn lại ghế nào trống. Khi tất cả mọi người đã yên vị, chỉ còn lại một chỗ trống - chiếc ghế ngay bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. White nhớ lại buổi tối hôm đó:
Bữa ăn tối là một nỗi kinh hoàng. Người Pháp tự giới hạn mình trong phạm vi trò chuyện tối thiểu và tuyệt nhiên không nói với người Trung Quốc, những kẻ nhanh chóng say xỉn…
Thế rồi tôi nói thầm nói Hồ Chí Minh. "Tôi nghĩ, thưa ngài Chủ tịch, có sự nhầm lẫn nào đó trong việc sắp xếp chỗ ngồi tại chiếc bàn này". Dĩ nhiên, tôi định nói về chỗ ngồi của tôi bên cạnh ông".
Ông suy nghĩ một lát, đoạn thành thật trả lời. "Đúng, tôi có thể thấy điều đó nhưng còn ai tôi có thể nói chuyện được đây?"
Chú thích:
(1) Cordell Hull (1871-1955), Ngoại trưởng Mỹ từ 1933-1944. Nhận giải Nobel Hoà bình năm 1945
11. Tài liệu tham khảo
PRIMARY SOURCES Oral interviews and Correspondence
Defoumaux, Rene. September 1998 - November 2000 Fenn, Charles. December 1998 - October 2001 Prunier, Henry. November 1998 - February 1999 Swift, Carleton. November 1998 - June 2001 Tan, Frank. December 1998 - December 2000 Thomas, Alison. December 1998 - February 1999 White, Frank. December 1998 - April 2000 Wickes, George. September 1998 - January 1999
Manuscript and record Collections
Giap Papers. Cecil B. and Laura G. Currey Archive of Military History. Forsyth Library Archives. Fort Hays State CJnviersity, Hays, Kansas .
Sir Douglas Gracey Papers. Liddell Hart Centre for Milatry Archives. King's College London .
Milton Miles Papers. Naval Group China . Record Group 38. National Archives and Record Administration. Washington , DC .
Philippine and Southeast Asia division, 1944 - 1952. Record Group 59. National Archives and Record Administration. Washington , DC .
Records of the office of Strategic Services. Record Group 226. National Archives and Records Administration. Washington , DC .
"Magic" Documents. Record Group 457. National Archives and Records Administration. Washington , DC .
Archimedes L. Patti Papers. Special Collections. University of Central Florida , Orlando , Florida .
Unpublished and Primary Sources
Defoumaux. Major RenJ. "Deer Team Diary". Courtesy of the author.
Fenn, Charles. Menoir. Courtesy of the author.
Full transcript of 1997 OSS/Viet Minh Meeting. Courtesy of William Duiker.
Micheal, Henri. "Du 9 mars au 7 november 1974. Le calvaire et la lib ration de Louise Maria et Mariet au pays Thai. Reddition de Nguyen-Dinh-Tan". Courtesy of RenJ. D fournaux.
Nordlinger, Colonel Stephen. Correspondence. Courtesy of John Nodlinger.
Swift, Carleton. "North Indochina in the Far East Scene of 1945". Lecture at the University of Maryland , September 19,1996. Copy courtesy of the author. Wickes, George. Menoir. Courtesy of the author.
Published Primary Sources
Bao Dai. Le dragon d'Annam. Paris: Plon, 1980.
Beveridge, Albert J. "Speech in the Senate, 1990". In Words That Made American History; edited by Richard Current, John Garraty, and Julius Weinberg, 2 vol., I: 218 - 225. Boston: Little, Brown, 1978.
Boisanger, Claude de. On pouuait viter la guerre d'lndochine: Souuenir, 1941 - 1945. Paris : Librairie d'Am rique et d'Orient, 1977.
Breaking Our Chains: Documents of the Vietnames Revolution of August 1945. Hanoi : Foreign language Publishing House, 1960.
Brigham, Robert. "OSS and Viet Minh Veterans Meet in the U.S". Indochina Interchange, December 1997, 6-7.
Broyles, William Jr. Borthers in Arms: A Journey from War to Peace. New York : Knopf, 1986.
Bui Diem. In the Jaws of History: With David Chanoff. Boston : Houghton Miffin, 1987.
Bui Tin. Following Ho Chi Minh: Memoirs of a North Vietnamese Colonel. Honolulu : CJniversit of Hawaii Press, 1995.
Buttinger, Joseph. "An Eyewitness Report on Vietnam ". Reporter, January 27, 1955. Chennault, Claire Lee. Way of a Fighter: The Memoirs of Claire Lee Channault. New York: G.P. Putnam's Sons, 1949.
Decoux, Admiral Jean. A la barre de I'lndochine: Histoire de mon gou-vernement general (1940 - 1945). Paris : Librairie Plon, 1949.
D fournaux, Ren J. "A Secret Encounter wwith Ho Chi Minh". Look, August 9, 1996, 32 - 33.
The Winking Fox: Twenty two years in Military Intelligence. Indiana Polis: Indiana Creative Arts, 1997.
Donovan, William J. "A Central Intelligence Agency". Vital Speeches of the day 12, no.14 (May 1,1946): 446-448.
"Discarding Transient Emotionalism". Vital speeches of the Day 2, no. 13 (March 23, 1936): 397 - 398.
"Is America Prepared for War?". Vital Speeches of the Day 6, no.5 (December 15,1939): 155-157.
"Our Spiritual Defense". Vital Speeches of the Day 7, no. 19 (June 28. 1941): 589- 590.
"The Struggle in Asia ". Vital Speeches of the Day 21, no.12 (April 1, 1955): 1135-1138.
"What are we up agaisnt?". Vital Speeches of the Day 7, no. 13 (April 15, 1941): 386-389.
Duffy, Francis Patrick. Father Duffy's Story: A Tale of Humor and Heroism, of Life and Death with the Fighting Sixty-ninth. New York : George H. Doran, 1919.
Elliot, David W.P. The Vietnamese War: Revolution and the Social Change in the Mekong Delta. New York : East Gate Books, 2002.
Elliot, Duong Van Mai. The Sacred Willow : Four Generations in the Life of a Vietnamese Family: Oxford : Oxford University Press, 1999.
Fenn, Charles. Ho Chi Minh: A Biographical Introduction. New York : Charles Scribner's Sons, 1973.
"Remebering Frank Tan". Interchange 12, no.2 (Summer 2002): 10 - 11.
Ho Chi Minh. Ho Chi Minh: Selected Articles and Speeches,1920 -1967. Edited by Jack Woddis. New York : International Publishers, 1970.
The Prison Diary of Ho Chi Minh. Translated by Aileen Palmer. New York : Bantam Books, 1976.
Selected Works. 4 vols. Hanoi : Foreign Language Publishing House, 1960 - 1962.
Hoai Thanh et al. Days with. Ho Chi Minh. Hanoi : Foreign Language Publishing House, 1962.
HoangVanHoan.ADropintheOcean:HoangVanHoan's Revolutionary Reminiscences. Beijing : Foreign Language Press, 1988.
Hull , Cordell. The Memoirs ofCordeltHull. 2vols. New York : Macmillan, 1948.International Military Tribunalfor theFarEast.Court Papers, Journals, Exhibits, and Judgement of the International Military Tribunal for the Far East . Compiled and edited by R. John Pritchard and Sonia Zaide. 10 vols. New York : Garland , 1981. Isaacs, Harold R. "Indo - China : Freedom - Or We Burn the House". Newsweek, December 3, 1945, 44-46. No Peace for Asia . Cambridge , MA : M.I.T. Press, 1947 "Saigon: French Island in a Sea of Rebellion ". Newsweek, November 26, 1945, 54.
"Japanese Executed". London Times, March 20, 1947. Krochk, Arthur. "The Late A.Peter Dewey". New York Times, October 3, 1945.
Miles, Vice Admiral Milton E., GSN. A Different Kind of War: The Unknown Story of the U.S. Navy's Guerilla Forces in World War II China . New York : Doubleday, 1967.
Miles, Wilma Jerman. Billy, Navy Wife. Chevy Chase , MD : Murray E. Miles and Charles H.Miles,1999.
Moffat, Abbot Low. Welcome to Our American Friends". In Strange Ground: Americans in Vietnam 1945 - 1975; An Oral History, edited by Harry Mauer, 42-46. New York : Henry Holt, 1989.
Murphy, Robert. Diplomat Among Warriors. New York : Doubleday, 1964.
Mus, Paul. Le Viet Nam chez lui. Paris: Centre d'Etudes de Politique Etrangere, 1946.
Nguyen Cao Ky. Twenty Years and Twenty Days. New York : Stein and Day. 1976.
Nguyen Thi Dinh. No Other Road to Take: Memoirs of Mrs. Nguyen Thi Dinh. Translated by Mai V. Elliot. Ithaca , NY : Cornell University Press, 1976.
Patti, Archimedes L.a. Why Vietnam ? Prelude to America 's Albatross. Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 1980.
Porter, Qareth, ed. Vietnam : The Definitive Documentation of Human Decisions, 2 vols, Standfordville , NY : Earl M. Coleman, 1979.
Roosevelt, Elliot. As he saw it. New York : Duell, Sloan and Pearce, 1946.
Sabbatier, General G. Le destin de I'lndochine: Souvenirs et Documents 1941-1941. Paris: Librairie Plon, 1952.
Sainteny, Jean. Histoire d'une paix manquee: Indochine 1945 - 1947. Paris : Librairie Fayard les Grandes Etudes Contemporaines, 1967.
Shean, Vincent. This House against This House. New York : Random House, 1946.
Sheldon, George. "Status of the Viet Nam ". Far Eastern Survey]5, no.25 (1946): 373-377.
Shigeimitsu Mamoru. Japan and her Destiny. London : Hutchinson , 1958.
Stetler, Russell, ed. The Military Art of People's War: Selected Writings of General Vo Nguyen Giap. New York : Monthly Review Press, 1970.
Sun Tzu. The Art of War. Translated by Samuel B. Griffith. London : Oxford University Press, 1963.
Tarn Lang. "I Pulled a Rickshaw". In The Light of the Capital: Three Modern Vietnames Classics, 51 - 120. Translated by Greg Lockhard and Monique Lockhard. Oxford : Oxford University Press, 1996.
Taylor , Edmond . Awakening from History. Boston : Gambit, 1969. Richer by Asia . 2nd and ed. New York : Time-life Books, 1964.
"Thirteen Japanese Condemned to Death". London Times, February 17, 1947.
Thomas, Major Alison. "Welcome to Our American Friends". In Strange
Ground: Americans in Vietnam ,1945-1975; An Oral History; edited by Harry Mauer, 28-37. New York : Henry Holt, 1989.
Tran Dan Tien [Ho Chi Minn ]. Glimpses of the Life of Ho Chi Minh, President of the Democratic of Vietnam . Hanoi : Foreign Languages Publishing House, 1958.
Tran Tu Binh. The Red Earth: A Vietnamese Memoir of Life on a Colonial Rubber Plantation . Translated by John Spragens Jr. Athens : Ohio University Press, 1985.
Tran Van Mai. "Who Committed this Crime?". In Before the Revolution: The Vietnamese Peasants under the French, by ngo Vinh Longet al., translated by Ngo Vinh Long 220 - 276. New York ; Columbia University Press, 1991.
Truong Chinh. Primer for Revolt: The Communist Takeover in Vietnam . New York : Praeger, 1963.
Twain, Mark. Mark Twain on the Damned Human Race. Edited by Janet Smith. New York : Hill and Wang, 1962.
United Nations. War Crimes Comission. History of the United Nations War Crimes Comission and the Development of the Laws of War. London : His Majesty's Sationary Office, 1948.
U.S. Congress. Senate. Committee on Foreign Relations. Hearing before the Committee on Foreign Relations on Causes, origins, and Lessons of the Vietnam War. 92nd Cong., 2nd sess., 1972.
Committee on Foreign Relations. The United States and Vietnam : 1944-1947. 92nd Cong., 2nd sess., 1972.
U.S. Department of Defense. The Pentagon papers: The Defense Department History of United States Deciosionmaking on Vietnam . 8vols. Boston : Beacon Press 1971.
United States - Vietnam Relations, 1945-1967. 12 vols. Washington , DC : Government printing Office., 1971.
U.S. Department of State. "Declaration by United Nations, Washington , January 1, 1942, and Declaration Known as the Atlantic Charter, August 14, 1941". Cooperative War Effort, Executive Agreement Series 236, Publication 1732 (1942): 4.
Foreign Relations of the United States , 1938. Vol. 3, The Far East .
Washington , DC : Government Printing Office, 1954.
Foreign Relations of the United States , 1939. Vol.3, The Far East . Washington , DC : Government Printing Office, 1959.
Foreign Relations of the United States , 1941. Vol.2. Europe . Washington , DC : Government Printing Office, 1962.
Foreign Relations of the United States , 1943: China . Washington , DC : Government Printing Office, 1956.
Foreign Relations of the United States , 1943. Vol.3. The British Commonwealth, Eastern Europe, the Far East . Washington , DC : Government Printing Office, 1963.
Foreign Relations of the United States , 1944. Vol.3, The British Commonwealth, Europe . Washington , DC : Government Printing Office, 1965.
Vo Nguyen Giap. Desjournees inoubliables. Hanoi: Editions en Langues Etranges, 1975.
People's War, People's Army. New York : Henry Holt, 1958.
SECONDARY SOURCES Books and Articles
Aldrich, Richard. 'Imperial Rivalry: British and American Intelligence in Asia , 1942-1946". Intelligence and national Security 3, no.I. (January 1988): 5-55.
Allen, Louis, Judith 'Stowe, and Thanatphong Smitabhindu. "The Japanese Coup of 9 March 1945 in Indo-China". In 1945 in South-East Asia , 1-29. London ; London School of Economics and Political Science, 1985.
"Studies in the Japanese Occupation of South-East Asia 1942-1945. 'French Indochina' to Vietnam '. Japan , France and Great Britain , Summer 1945. Durham University Journal 64, no.2 (March 1972): 120-132.
Appy, Christian G. Patriots: The Vietnam WarRemembered from all Sides. New York : Viking, 2003.
Barnet, Richard. Intervention and Revolution: The United States and the Third World . New York : World, 1968.
Beasley, W.G. Japanese Imperialism, 1894-1945. Oxford ; Clarendon, 1987.
Bergamini, David. Japan 's Imperial Conspiracy. New york : Morrow, 1971.
Bodard, Lucien. The Quicksand War: Prelude to Vietnam . Boston : Little, Brown, 1967.
Boudarel, Georges, and Nguyen Van Ky. Hanoi, City of the Rising Dragon. Lanham, Bradley, Mark Phillip. Imagining Vietnam and America : The Making of Postcolonial Vietnam , 1919-1950. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2000.
Brightman, Carol. "Our Men in Hanoi ". Indochina Interchange 5, no.4 (December 1995): I, 17-19.
Brown, Anthony Cave . The Last Hero: Will Bill Donouan. New York : Vintage, 1982.
Bui Minh Dung. "Japan 's Role in the Vietnamese Starvation of 1944-45". Modern Asian Studies 29, no.3 (1995): 573-618.
"Nominal Vietnamese Independence Following the Japanese Coup de Force on 9 March 1945". Japan Forum 6, no.2 (October 1994): 231-249.
Buttinger, Joseph. Vietnam , A Dragon Embattled. 2 vols. New York : Preager, 1967.
Chalou, George C.,ed. The Secret War: The Office of Strategic Services inWorld War II. Washingtin , DC : National Archives Trust Fund Board, 1992.
Chandler, David. "The Kingdom of Kampuchea , March-October 1945: Japanese Sponsored Independence in Cambodia in World War II". Journal of Southeast Asian Studies 17, no.l(Marchl986): 80-93.
Charbonneau, Rene, and Jose Maigre. Les Parias de la uictoire: Indochine- Chine, 1945.Paris: France-Empire, 1980.
Cline, Ray S. Secrets, Spies and Scholars: Blueprint of the Essential CIA. Washington , DC : Acropolis, 1976.
Cole, Allan B., ed. Conflict in Indo-China and International Repercussions: A Documentary History, 1945-1955. Inthaca , NY : Cornell University Press, 1956.
Conboy, Kenneth, and Dale Andrade. Spies and Commandos: How America Lost the Secret War in North Vietnam . Lawrence : University Press of Kansas , 2000.
Conroy, Hilary, and Harry Way , Pearl Harbor Reexamined: Prologue to the Pacific War. Honolulu : University of Hawaii Press, 1990.
Cooper, Bert, John Killigrew, and Norman LaChartie. Case Studies in Insurgency and Revolutionary Warfare: Vietnam , 1941-1954. Washington , DC : Speial Operations Research Office.
Costelle, John. The Pacific War, 1941-1954. New York : Morrow, 1982.
Currey, Cecil B. Victory at Any Cost: The Genius of Vietnam 's Gen. Vo Nguyen Giap. Washington , DC : Brassey's, 1997.
Dallek, Robert. Franklin D. Roosevelt and America Foreign Policy, 1932-1945. Oxford : Oxford University Press, 1995.
Dalloz, Jacques. The War in Indo-China 1945-1954. Bublin , Ireland : Gill and Macmillan, 1987.
Deacon, Richard. Kempei Tai: The Japanese Secret Service Then and Now. New York : Morrow, 1994.
Denis, Peter. Trouble Days of Peace: Mountbatten and South East Asia Command, 1945-1946. New York : St. Martin 's, 1987.
Dellivers, Philippe. Histoire du Vietnam de 1940 a 1952. Paris: Seuil, 1952.
Dewey, A. Peter. As They Were. New York ,Beechhurts, 1946.
Dommen, Arthur J. The Indochine Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia , Laos , and Vietnam . Bloomington : Indiana Universit Press, 2001.
Dommen, Arthur J., and George W.Dalley. "The OSS in Laos : The 1945 Raven Mission and American Policy". Journal of South East Asia Studies 22, no.2. September 1991: 327-346.
Drachman, Edward R. United States Policy toward Vietnam , 1940-1945. Rutheford , NJ : Farleigh Dickinson University Press, 1970.
Duiker, Willia. J. The Communist Road to Power in Vietnam . 2nd ed. Boulder , CO : Westview 1996.
Ho Chi Minh. New York : Hyperion, 2000.
Sacred War: Nationalism and Revolution in a Divided Vietnam . New York : McGraw-Hill, 1995.
Dunlop, Richard. Donova, American's Master Spy. Chicago : Rand McNally, 1982.
Dunn, Peter M. The First Vietnam War. New York : St. Martin 's, 1985.
Duus, Peter, Ramon H. Myers, and Mark R. Peattie, eds. The Japanese Wartime Empire, 1931-1945. princeton, NJ: Princeton University Press, 1996.
Elsbree, Willard H. Japan's Role in Southeast Asian Nationalist Movements, 1940 to 1945. Cambridge , MA : Harvard University Press, 1953.
Fall, Bernard. Last Reflection on a War. New York : Doubleday, 1967.
"La politique Americaine au Viet-nam". Politique Etrange, July 1955, 299-322.
The Two Viet-nams: A Political and Military Analysis. New York : Praeger, 1967.
Ferrier, Sergeant David J. "ONI and OSS in World War II". World War II Fact Sheet. Washington , DC : Navy and Marine Corps WWII Commenmorative Committee. Navy Office of Information, 1995.
Fishel, Wesley R.,ed. Vietnam , Atanomy of a Conflict. Itasca, IL: F.E. Peacock, 1968.
Fitzgerald , Frances . Fire in the Lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam . Boston : Little, Brown, 1972.
Ford, Corey. Donovan of OSS . Boston : Little, Brown, 1972.
Ford, Corey, and Alastair MacBain. Cloak and Dagger: The Secret Story of the OSS . New York : Grosset and Dunlap, 1946.
Frey, Marc, Ronald W. Pruenssen, and Tan Tai Yong, eds. The Transformation of Southeast Asia : International Perspectives on Decolonization. Armonk, NY: Sharpe, 2003.
Gaudel, Andre. L'indochine Francais en face du japon. Paris : Susse, 1947.
Gibson, James William. The Perfect War: Technowar in Vietnam . Boston : Atlantic Monthly Press, 1986.
Gillin, Donald G., and Charles Etter. "Staying On: Japanese Soldiers and Civilians in China , 1945-1949". Journal of Asian Studies 42, no.3 (may 1983): 497-518.
Girard, Raymond P. 'City Man Helped to Train Guerillas of Ho Chi Minh". Worcester (Mass). Evening Gazette. May 14/15, 1968.
Goodman, Grant K. Imperial Japan and Asia - A Reassessment. New York : East Asian Institute, Columbia University , 1967.
Goscha, Christopher E. "Allies tardifs: Les apport techniques des deser-teurs japonais au Viet Minh (1945-1950". Unpblished article. Courtesy of the author.
Hammer, Ellen J. The Struggle of Indochina . Standford , CA : Stanford University Press, 1954.
Haclerode, Peter. Fighting Dirty: The Inside Story of Covert Operations from Ho Chi minh to Osama Bin Laden. London : Cassell, 2001.
Herring, George C. "The Truman Administration and the Restoration of French Sovereignty in Indochina ". Diplomatic History I (1997): 97-117.
Hess, Gary R. "Franklin Roosevelt and Indochina ". Journal of American History 59 (1972): 353-368.
Hess d'Alzon, Claude. "Le coup de force japonais, ou le temps de la Dislocation (Mars 1945)". In L'Armee francais d'lndochine pendent la Seconde Guerre Mondiale, 1939-1945, edited by P. Isoart, 119-130. Paris : Presses Universitaires de France, 1982.
Hood, Steven J. Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk , NY : Sharpe, 1992.
"The Inplacable Man Named 'He Who Enlightens' ". Life, March 22, 1968, 22-31.
Isoart, Paul, ed. L'indochine francaise, 1940-1945. Paris: Presses Universitaires de France, 1982.
James, Marquis. The Texaco Story: The First Fifty Years, 1902-1952. New York : Texas Company, 1953.
Jamieson, Neil L. Understanding Vietnam . Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 1995.
Jones, F.C. Japan's New Order in East Asia : Its ris and Fall, 1937-45. London ; Oxford University Press. 1954.
Kamm, Henry. Dragon Ascending: Vietnam and the Vietnamese. New York : Arcade , 1996.
Karig, Walter. "The Most Mysterious Office in Washington ". Liberty , January 3, 1942, 8-9, 45-46.
Kratz, Barry M. Foreign Intelligence: Research and Analysis in the Office of Strategic Services, 1942-1945. Cambridge , MA : Harvard University Press, 1989.
Khanh, Huynh Kim. "The Vietnamese August Revolution Reinterpreted". Journal of Asian Studies 30, no.4 (1971): 761-782.
Vietnamese Communism, 1925-1945. Ithaca , NY : Cornell University Press, 1982.
Kobelev, Yevgeny. Ho Chi Minh. Moscow : Progress, 1989. Kolko, Gabriel.The Politics of War: The World and United States Foreign Policy, 1943-1934. New York : Random House, 1968.
The Roots of American Foreign Policy: An Anlaysis of Power and Purpose. Boston : Beacon Press, 1969.
Krebs, Gerhard, and Christian Oberlander. 7945 in Europe and Asia : Reconsidering the End of World War II and the chagne of the Worls Order. Monographien aus dem Deustchen Institut for Japan Studien der Philipp-Franz von SieboldStiftung 19. Munich : Iudicium, 1997.
La Feber, Walter. "Roosevelt, Churchill and Indochina : 1942-1945". American Historical Review 80 (December 1975): 1277-1295.
Lacouture, Jean. Vietnam : Between Two Truces. New York : Vintage, 1966.
Lamb, David. Vietnam , Now. New York : Public Affairs, 2002. Lancaster, Donald. The Emancipation of French Indochina . London : Oxford University Press, 1961.
Lattimore, Eleanor. "Indo-China: French Union or Japanese 'Independence ' ". Far Eastern Survey, no.14 (May 23, 1945): 132-134.
Japan 's Greater East Asia Co-Prosperity Sphere in World War II: Selected Readings and Documents. London : Oxford University Press, 1975. Lockhart, Greg. Nation in Arms: The Origins of People's Army of Vietnam . Sydney : Allen and Unwin, 1989.
Long, Ngo Vinh, et a;. Before the Revolution: The Vietnamese Peasants under the French. Translated by Ngo Cinh Long. New York : Columbia University Press, 1991.
Luois, William Roger. Imperialism ay Bay: The United Statesand the Decolonization of the British Empire . Oxford : Clarendon, 1997.
MacPherson, Nelson. "Reductio Ad Absurdum; The R&A Branch of OSS/London". International Journal of Intelligence and Courterintelligence 15, no.3 (July 2002): 390-414.
Marr, Daivid. "Vietnam : harnessing the Whirlwind". In Asia - The Winning of Independence, edited by Robon Jeffrey, 163-207. New York : St. Martin 's, 1981.
Vietnam 1945: The Quest of Power. Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 1995.
"World War II and the Vietnames Revolution". In Southeast Asia under Japanes Occupation, edited by Alfred W. McCoy, 104-131. New Haven , CT : Yale University Southeast Asia Studies, 1985.
Martin, Francoise. Heures tragiques au Tonkin. Paris: Berger-Levrault, 1948.
Marvel, W. Macy. "Drift and Intrigue: United States Relations with the Viet-Minh, 1945". Millenium 4, no.l (19750: 10-27.
McAlister, John T.Jr. Vietnam : The Origins of Revolution. New York : Harper Torschbooks, 1970.
McAuliff, Tara. "Vietnam-USA Society Ceiebrats Its 50th Anniversary". Indochina Interchang 5, no.3 (September 1995): 6-7.
McDonald, Lawrence H. "The Office of Strategic Services". Prologue 23, no.l (Spring 1991): 7-22.
"The OSS and Its Records". In The Secrets War: The Office of Strategic Services in World War II, edited by George C. Chalou, 78-102. Washington , DC : National Archives and Records Administration, 1992.
Melton, H. Keith. OSS Special Weapons and Equipments: Spy Devices of WWII. New York : Sterling , 1991.
Military History Institute of Vietnam . Victory in Vietnam : The Official History of the People's Army of Vietnam , 1954-1975, Translated by Merle L. Pribbenow. Lawrence : University Press of Kansas , 2002.
Morley, James William, ed. The Fateful Choice: Japan 's Advance into Southeast Asia ; Selected Translations from "Taheiyo senso e no michi: Kaisen gaiko shi". New York : Columbia University Press, 1980.
Murakami Hyoe. The Years of Trial, 1919-52. Tokyo : Japan Culture Institute, 1982.
Murray, Martin J. The Development of Capitalism in Colonial Indochina (1870-1940). Berkeley and Los Angela: University of California Press, 1980.
Myers, Ramon H., and Mark R. Peatti. The Japanese Colonial Empire, 1895-1945. Princeton , NJ : Princeton University Press, 1984.
Ngoc-An. "Bo Doi Viet My". Lich Su Quan Su 10 (October 1986): 18-20, 31.
Nitz, Kiyoko Kurusu. "Independence without Nationalists? The Japanese and Vietnamese Nationalism during the Japanese Period, 1940-1945". Journal of Southeast Asian Studies 15 (March 1984): 108-133.
"Japanese Military Policy towards French Indochina during the Second World War: The Road to the Meigo Sakusen". Journal of Southeast Asian Studies 14 (September 1983): 328-353.
O'Donnell, Patrick K. Operatives, Spies, and Saboteurs: The Unknown Story of the Men and Women of WWII's OSS . New York : Free Press, 2004.
Olson, James S. and Randy Robberts. Where the Domino Fell: American and Vietnam , 1945 to 1990. New York : St. Martin 's, 1991.
Persico, Joseph E. Roosevelt's Secret War. New York : Random House, 2001.
Piccigallo, Philip R. The Japanese on Trial: Allied War Crimes Operations in the East, 1945-1951. Austin : University of Texas Press, 1979.
Pike , Douglas . PAVN: People's Army of Vietnam . Novato , CA : Presidio, 1986.
Poirier, Noel B. "The Britsh of Special Ops". World War 11 17, no.5 (January 2003): 62-65.
Pooler, Peter A. Eight Presidents and Indochina . Malabar, FL: Krieger, 1978.
Quinn-Judge, Sophie. Ho Chi Minh: The Missing Years. Berkeley and Los Angeles : University of California Press, 2002.
Ready, J. Lee. Forgotten Allies: The Military Contribution of the Colonies, Exiled Governments, and Lesser Powers to the Allied Victory in World War II. 2 vols. Jefferson , NC : McFarland, 1985.
Roosevelt, Kermit. War Report of the O.S.S. New York : Walker , 1976.
Sbrega. John J. Anglo-American Relations and Colonialilsm in East Asia, 1941-1945.New York ; Garland , 1983.
"First Catch Your Hare": Anglo-American Perspectives on Indochina during the Second World War". Journal of Southeast Asia Studies 14, no.l.(1983): 63-78.
Schlesinger, Arthur M. Jr. The Bitter Heritage: VietNam and American Democracy, 1941-1966. Boston : Houghton Mifflin, 1966. "Siege of Saigon ." Neiusiuee/c.October 8, 1945, 57. Shaplen, Robert. "The Enigma of Ho Chi Minh". Reporter, January 27, 1955,11-19.
- The Lost Revolution: The U.S. in Viet Nam 1946-1966. New York : Harper Colophon , 1966.
Sheehan, Neil. A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam . New York : Random House, 1988.
Sheldon, George. "Status of the Vietnam ." Far Easten Survey 15, no. 25 (1946): 373-377.
Shipway, Martin. The Road to War: France and Vietnam , 1944-1947. Providence , RI : Berghahn, 1996.
Shiraishi Masaya. "The Background to the Formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945: Japanese Plans for Governing Vietnam ." In Indochina in the 1940s and 1950s, edited by Takashi Shiraishi and Motoo Furuta, 113-141. Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 1992.
"La politique officielle japonaise a I'e'gard de l'lndochine pendent la Seconde Guerre Mondiale, 1939-1945, edited by P.lsoart, 119-130. Paris : Presses (Jniversitaires de France, 1982.
Silverstein, Josef, ed. Southeast Asia in World War II: Four Essays. New Haven , CT : Yale University Southeast Asia Studies, 1966.
Siracusa, Joseph M. "FDR, Truman, and Indochina , 1941-1952: The forgotten Years."
In The Impact of the Cold War Reconsiderations, edited by Joseph M. Siracusa and Glen ST. John Barclay. Port Washington , NY : Kennikat, 1977.
Siracusa, Joseph M., and Glen St. John Barclay, eds. The Impact of the Cold War Reconsiderations. Port Washington , NY : Kennikat, 1977.
Smith, Bradley F. The shadow Warriors: O.S.S. and the Origins of the C.I.A. New York : Basic Books, 1983.
Smith, R. Harris. OSS : The Secret History of America 's First Central Intelligence Agency. Berkeley and Los Angeles : University of California , Press, 1972.
Spector, Ronald. Advice and Support: The Early Years of the U.S. Army in Vietnam , 1941-1960. New York : Free Press, 1985.
"Allied Intelligence and Indochina ,1943-1945". Pacific Historical Review 51, no. 1 (1982): 23-50.
'What the local Annamites Are Thinking": American Viewsof Vietnamese in China , 1942-1945." Southeast Asia 3, no. 2 (1974): 741-751. "A Study in Instransigence" Life, March 2, 1968, 21-31. Tanham,GeorgeK.Communist RevolutionaryWarfare: Fromthe Vietminh to the Vietcong. New York : Praeger, 1967.
Tarling, Nicholas. "The British and the First Japanese Move into Indo-China" Journal of Southeast Asian Studies 21, no. 1 (March 1990): 35-65. Thome, Christopher. "Indochina and Anglo-American Relations, 1942-1945." Pacific Historical Review 45 (1976): 73-96.
Titarenko, M. "The Rout of Japanese Militarism as a Factor that Promoted Popular Revolutions in China , Korea and Vietnam ." Far Eastern Affairs 1 (1986): 26-43.
Tonnesson, Stein. The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War. London : SAGE, 1991.
Tran My -Van. "Japan and Vietnam 's Caodaists: A Wartime Relationship (1939-45)."
Journal of Southeast Asian Studies 27, no. 1 (1996): 179-193. Troy , Thomas F. Donovan and the C.I.A. Federic, MD: University Publications of America , 1981.
-. Wild Bill and Intrepid: Donovan, Stepensons, and the Origin of the CIA. New Haven , CT : Yale University Press, 1996.
Truong Buu Lam. Colonialism Experienced: Vietnamese Writings on Colonialism, 1900-1931. Ann Arbor : University of Michigan Press, 2000.
U.S. Air Force Historical Division. Brief History of 51st Fighter Group, 1940-1954.
Maxwell Air Force Base, AL : Research Studies Institue, 1955. U.S.Department of the Army. Minority Groups in North Vietnam . Washington , DC : Government Printing Office, 1972.
U.S. Joint Chiefs of Staff. History of the Indochina Incident, 1940-1954.
Washington , DC : Historical Division Joint Secritariat, Joint Chief of Staff, 1971.
Vu Ngu Chieu. " The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945)." Journal of Asian Studies 45, no.2(Ferbruary 1986): 293-328.
Weinberg, Gerhard L. A World at Arms: A Global History of World War II. Cambridge : Cambridge University Press 1994.
White, Theodore H. " Indo- China- The Long Trail of Error." In Vietnam : Anatomy of a Conflict, edited by Wesley R. Fishel, 13-28. Itasca , IL : F.E. Peacock, 1968.
Wilhelm, Maria. The Fighting Irishman: The Story of " Wild Bill" Donavan. New York : Hawthorn, 1964.
Worrthing, Peter: Occupation and Revolution: China and the Vietnamese August Revolution of 1945. Berkerly: Institute of East Asian Studies. University of California , 2001.
Yoshizawa. Miami . " The Nishihara Mission in Hanoi , July 1940." In Indochina in the 1940s and 1950s, edited by Takashi Shiraishi and Motoo Furuta, 9-54.
Ithaca , NY : Cornell Southeast Asia Program, 1992.
Young, Marylin B. The Vietnam Wars, 1954-1990. NewYork: Harper Collins,1991.
Theses and Dissertations
Chen, King."China and the Democratic Republic of Vietnam 1945-54." Ph.D.diss., Pennsylvania State University , 1962.
Evans, Edward Taylor. "Vietnam in Turmoi: The Japanese Coup, the OSS , and the August Revolution in 1945." Master's Thesis, University of Richmond , 1991.
Murakami Sachiko. "Japan 's Thrust into French Indochina , 1940-1945." PH.D.diss., NewYork University , 1981.
Wainwright, William H. " De Gaulle and Indochina , 1940-1945." Ph.D.diss., Flethcher School of Law and Diplomacy, 1972.
Bí mật về OSS và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Part 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét