Từ thời Gia Long đến Thiệu Trị, sĩ tử các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận được phân phối ứng thí như sau: Các tỉnh từ Ðèo Cả trở ra thi ở trường Thừa Thiên, từ Ðèo Cả trở vào thi ở trường Gia Ðịnh.
Ðến năm Canh Tuất (1850), Tự Ðức thứ 3 mới bắt đầu thành lập trường thi Bình Ðịnh để nhận thí sinh các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa. Về sau, trường Bình Ðịnh còn nhận thêm thí sinh của tỉnh Bình Thuận rồi Ninh Thuận. Nếu không kể trường thi An Giang lập năm 1863, mở một khoa rồi phải xóa tên vì bị Pháp chiếm, thì có thể nói trường thi Bình Ðịnh là trường thứ 7, ra đời muộn nhất, sau cả trường Thanh Hoá , được tái sinh (1848).
VÀI NÉT SƠ LƯỢC
Trường thi Bình Ðịnh được xây dựng trên nền đất gò, thuộc thôn Hòa Nghĩa, tổng Thời Ðôn, huyện Tuy Viễn phủ An Nhơn. Trường thi nằm phía tây nam thành Bình Ðịnh và hữu ngạn nam phái Sông Côn, lại gặp khúc cong nên 3 mặt tây, bắc, đông đều có sông ngăn cách, tiện cho việc canh phòng. Khu vực trường thi là một cái nền rộng, chu vi chừng 1.000 mét, cao gần 2 mét, xây bằng đá ong, mặt nền bằng phẳng và lộ thiên. Ðến kỳ mở khoa thi, quan tỉnh mới sai dựng hàng rào dày xung quanh, cất nhà tạm cho quan trường và chia vi cho thí sinh.
Ngày thi, sĩ tử được gọi vào vi đã phân lô, tự cất lều để làm bài suốt một ngày. Tuyệt đối không được qua lại lều người khác trong giờ thi.
Khoa Nhâm Tý (1852), Tự Ðức thứ 5, trường Bình Ðịnh mở khoa thi đầu tiên. Bộ Lễ qui định số người đậu Cử Nhân trên toàn quốc mỗi khóa là 124 người, phân định cho các trường như sau: "Thừa Thiên lấy đậu 20 người, Nghệ An 18 người, Thanh Hóa 20, Nam Ðịnh 20, Hà Nội 20, Bình Ðịnh 13 và Gia Ðịnh 13".
Bộ Lễ cũng đã xếp trường Bình Ðịnh vào nhóm trường Thừa Thiên, Nghệ An, Gia Ðịnh, tổ chức thi Hương vào tháng bảy âm lịch ở những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu (định lệ về năm, đôi khi không thực hiện đúng) còn nhóm thứ hai gồm trường Thanh Hóa, Nam Ðịnh, Hà Nội, thi vào tháng chín những năm trên.
Tính từ khoa Nhâm Tý (1852), Tự Ðức thứ 5, đến khoa Mậu Ngọ (1918), Khải Ðịnh thứ 3 là năm chấm dứt vĩnh viễn nền Hán học, triều đình nhà Nguyễn đã mở 29 khoa thi Hương. Trường thi Bình Ðịnh chỉ tham dự 23 khoa, còn sáu khoa trường này không tổ chức thi bởi các lý do: Năm 1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Ðịnh. Rồi năm 1861, các tỉnh Ðịnh Tường, Biên Hòa thất thủ. Tiếp đến 1862 triều đình ta phải nhường đất ba tỉnh miền Ðông Nam kỳ cho Pháp. Biến cố dồn dập, đất nước có rất nhiều việc khẩn trương phải giải quyết, nên trường thi Bình Ðịnh tạm đóng cửa. Vì vậy, khóa thi năm Tân Dậu (1861), Tự Ðức thứ 14, sĩ tử ở trường Bình Ðịnh phải ra Huế thi chung với trường Thừa Thiên. Còn khoa thi năm Giáp Tý (1864) thì theo lệ cũ, nghĩa là các tỉnh từ Phú Yên tới Quảng Ngãi ra thi ở trường Thừa Thiên; các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận vào thi ở trường An Giang (thay thế cho Gia Ðịnh)
Năm Quí Dậu (1873), Tự Ðức thứ 26, đúng hạn kỳ mở khoa thi Hương trên toàn quốc (không kể Nam kỳ đã bị Pháp chiếm), thì ở Bắc kỳ lại gặp biến (Hà thành thất thủ lần thứ nhất). Các trường thi Hà Nội và Nam Ðịnh không thi được, nên triều đình mở khoa Giáp Tuất (1874) với tính cách là khoa Quí Dậu triển hạn, để sĩ tử hai trường trên ứng thí. Trường Bình Ðịnh đã mở khoa Quí Dậu nên không mở khoa này.
Trường Bình Ðịnh còn bị gián đoạn ba khóa nữa. Ðó là khóa Bính Tuất (1886), Ðồng Khánh nguyên niên, trường Bình Ðịnh đã thi xong ở khóa Ất Dậu (1885) nên nay không thi nữa. Ðến khoa thi năm Ðinh Hợi (1887), Ðồng Khánh thứ 2, phong trào Cần Vương ở các tỉnh miền nam Trung Bộ đang lúc sôi động, nên trường Bình Ðịnh không mở được khoa thi, và sĩ tử miền này cũng không ra Huế ứng thí. Rồi khoa thi năm Mậu Tý (1888), Ðồng Khánh thứ 3, tình hình chưa ổn định, trường Bình Ðịnh vẫn bị đình và chỉ một ít sĩ tử miền này ra Huế thi chung với trường Thừa Thiên.
Căn cứ vào Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục, bản dịch của Nguyễn Thuý Nga và Nguyễn Thị Lâm, 23 khoa thi của trường Bình Ðịnh gồm:
1- Khoa Nhâm Tý (1852), Tự Ðức thứ 5, lấy đậu 13 người. Trong đó, Bình Ðịnh 11, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 2, có Á Nguyên.
2- Khoa Ất Mão (1855), Tự Ðức thứ 8, lấy đậu 13 người. Bình Ðinh 4, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 7, có Á Nguyên. Phú Yên 2.
3- Khoa Mậu Ngọ (1858), Tự Ðức thứ 11, lấy đậu 13. Bình Ðịnh 1, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 6, có Á Nguyên.
4- Khoa Ðinh Mão (1867), Tự Ðức thứ 20, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 14, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Quảng Ngãi 4. Kể từ khoa này, trường Bình Ðịnh nhận thí sinh của Bình Thuận.
5- Khoa Mậu Thìn (1868), Tự Ðức thứ 21, lấy đậu 15 người. Bình Ðịnh 8. Quảng Ngãi 7, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên.
6- Khoa Canh Ngọ (1870), Tự Ðức thứ 23, lấy đậu 16 người. Bình Ðịnh 7. Quảng Ngãi 8, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Phú Yên 1.
7- Khoa Quí Dậu (1873), Tự Ðức thứ 26, lấy đậu 15 người. Bình Ðịnh 8, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 4. Phú Yên 1. Bình Thuận 2, có Á Nguyên.
8- Khoa Bính Tý (1876), Tự Ðức thứ 29, lấy đậu 12 người. Bình Ðịnh 7, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 3, có Giải Nguyên. Phú Yên 1. Bình Thuận 1.
9- Khoa Mậu Dần (1878), Tự Ðức thứ 31, lấy đậu 11 người. Bình Ðịnh 6, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Á Nguyên.
10- Khoa Kỷ Mão (1879), Tự Ðức thứ 32, lấy đậu 8. Bình Ðịnh 5, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 3, có Giải Nguyên.
11- Khoa Nhâm Ngọ (1882), Tự Ðức thứ 35, lấy đậu 11 người. Bình Ðịnh 6, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5 có Giải Nguyên.
12- Khoa Giáp Thân (1884), Kiến Phúc thứ 1, lấy đậu 18. Bình Ðịnh 12, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Giải Nguyên. Phú Yên 1.
13- Khoa Ất Dậu (1885), Hàm Nghi thứ 1, lấy đậu 8. Bình Ðịnh 7, chiếm cả Giải Nguyên và Á Nguyên. Quảng Ngãi bỏ thi.
14- Khoa Tân Mão (1891) Thành Thái thứ 3, lấy đậu 17 người. Bình Ðịnh 10, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 4, có Á Nguyên. Phú Yên 1. Khánh Hoà 1 và Bình Thuận 1.
15- Khoa Giáp Ngọ (1894), Thành Thái thứ 6, lấy đậu 19. Bình Ðịnh 9, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Giải Nguyên. Phú Yên 1. Khánh Hòa 1. Bình Thuận 1 và các tỉnh khác 2.
16- Khoa Ðinh Dậu (1897), Thành Thái thứ 9, lấy đậu 18. Bình Ðịnh 9. Quảng Ngãi 6, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Phú Yên 2, Khánh Hòa 1.
17- Khoa Canh Tý (1900), Thành Thái thứ 12, lấy đậu 24 người. Bình Ðịnh 9. Quảng Ngãi 10, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Phú Yên 1, Khánh Hòa 1. Bình Thuận 3.
18- Khoa Quí Mão (1903), Thành Thái thứ 15, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 8, có Giải nguyên. Quảng Ngãi 5. Phú Yên 1. Bình Thuân 1. các nơi khác 3, người Hà Nội đoạt Á Nguyên. Kể từ khóa này có thêm thí sinh tỉnh Phan Rang (tức Ninh Thuận).
19- Khoa Bính Ngọ (1906), Thành Thái thứ 18, lấy đậu 24 người. Bình Ðịnh 12, chiếm cả Giải nguyên lẫn Á Nguyên. Quảng Ngãi 3. Phú Yên 3. Khánh Hòa 2. Bình Thuận 1. Các nơi khác 3.
20- Khoa Kỷ Dậu (1909), Duy Tân thứ 3, lấy đậu 16 người. Bình Ðịnh 7, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Quảng Ngãi 2. Phú Yên 1. Ninh Thuận 2 (tỉnh mới lập, từ năm 1901 đến 1913). Bình Thuận 1. Các nơi khác 3.
21- Khoa Nhâm Tý (1912), Duy Tân thứ 6, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 8, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Giải Nguyên. Khánh Hòa 1. Ninh Thuận 1. Các nơi khác 3.
22- Khoa Ất Mão (1915), Duy Tân thứ 9, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 10, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 1. Phú Yên 3, có Á Nguyên. Các tỉnh khác 4. Tỉnh Ninh Thuận giải thể, thí sinh lại nhập vào hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận.
23- Khoa Mậu Ngọ (1918), Khải Ðịnh thứ 3, lấy đậu 12 người. Bình Ðịnh 2. Quảng Ngãi 4, có Giải Nguyên. Phú Yên 2. Các nơi khác 4, người Quảng Nam đoạt Á Nguyên.
Trên danh nghĩa, trường thi Bình Ðịnh đã đóng góp cho nền Hán học 23 khóa thi Hương, nhưng trên thực tế chỉ có 22 lần thi tại trường Bình Ðịnh. Vì lần thi cuối cùng, khoa Mậu Ngọ (1918), sĩ từ miền này phải vác lều chõng ra Huế để thi trường Thừa Thiên. Nhưng danh sách thí sinh, hạng ngạch lấy đậu và bảng trúng tuyển đều lập riêng, không dính dự gì đến sĩ tử trường Thừa Thiên.
Số chỉ định trúng tuyển cử nhân ở trường thi Bình Ðịnh, mỗi khóa 13 người. Qui định ấy, giữ đúng được 3 khóa đầu, kể từ lần thứ 4, tức khoa Ðinh Mão (1867), không còn tuân thủ nữa.
Tổng kết, trường thi Bình Ðịnh đã cung cấp cho đất nước 355 cử nhân Hán học. Trong đó, Bình Ðịnh 186 người, có 12 Giải Nguyên và 10 Á Nguyên. Quảng Ngãi 104 người, có 11 Giải Nguyên và 9 Á Nguyên. Phú Yên 22 người, 1 Á Nguyên. Khánh Hòa 7 người. Ninh Thuận 3 người. Bình Thuận 11 người, có 1 Á Nguyên. và sĩ tử các vùng khác cư ngụ trong vùng này đậu 22 người. Ðó là trường hợp con của các quan theo cha đến lỵ sở, công chức đang làm việc.
Những người đậu cử nhân trẻ nhất của trường Bình Ðịnh là các ông: Văn Vĩ người thôn Hữu Pháp, huyện Phú Cát, tỉnh Bình Ðịnh, đậu hạng 12 khoa Mậu Ngọ (1918) lúc 16 tuổi. Rồi đến Trần Quí Hàm người thôn Tri Thiện, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, đậu Á Nguyên năm Bính Ngọ (1906) lúc 18 tuổi. Và Nguyễn Thuyên, người thôn Nam An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đậu thứ 20 khoa Bính Ngọ (1906) lúc 20 tuổi.
Những người lớn tuổi nhất còn vác lều chõng đi thi và đậu cử nhân ở trường thi Bình Ðịnh là các ông: Phan Hành người thôn Biểu Chánh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, đậu hạng 8 ở khoa Quí Mão (1903) lúc 55 tuổi. Võ Văn Quy người huyện Mộ Ðức, tỉnh Quảng Ngãi, đậu hạng 4 ở khoa Giáp Ngọ (1894) lúc 53 tuổi, và Ðinh Hữu Quang người thôn Hưng Lạc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Ðịnh, đậu hạng 13 cũng khoa Giáp Ngọ lúc 52 tuổi.
Trường thi Bình Ðịnh cũng có những khoa thi mà danh sách thí sinh trúng tuyển khi bộ duyệt lại, phải thay đổi ở giờ chót, hoặc bị truất bớt, hoặc được thêm vào. Xem ra việc chọn người trúng tuyển ngày xưa rất cẩn trọng, phải qua hai lần duyệt xét, ở trường thi và ở trung ương mới được chính thức đậu.
- Bộ truất vì có bài bị điểm liệt: Khoa thi Mậu Thìn (1868), trường thi Bình Ðịnh do Bố chánh Quảng Yên là Lê Hữu Tá làm chánh chủ khảo, Toản tu sử quán Phạm Quí Ðôn làm phó chủ khảo, đã lấy 18 người vào bảng cử nhân. Bộ duyệt lại thấy Nguyễn Lương, Phạm Khởi và Lê Văn Cơ có bài bị điểm liệt, nên chỉ cho đậu tú tài. Bảng cử nhân chỉ có 15 người chính thức đậu.
- Bộ truất vì không có bài được điểm bình trở lên: Khoa thi năm Bính Tý (1876) ban giám khảo trường Bình Ðịnh lập danh sách trúng tuyển là 15 người. Bộ duyệt lại, truất ba người cuối bảng cử nhân là Nguyễn Bá Ðệ, Trịnh Hữu Bằng và Trần Quang Khởi, chỉ cho đậu tú tài, vì thấy trong quyển thi không có điểm ưu hoặc bình.
- Bộ đánh hỏng vì bài trùng nhau: Việc xét duyệt ở bộ, không chỉ thông qua ở các số điểm ban giám khảo đã cho, mà còn xét rất kỹ từng bài thi. Chẳng hạn, ở khoa Kỷ Dậu (1909), trường Bình Ðịnh do Tham tri bộ Học Ðặng Như Vọng làm chánh chủ khảo và Tế Tửu Quốc Tử Giám Trần Tấn Ích làm phó chủ khảo, lấy đậu 18 người. Bộ duyệt thấy bài kỳ nhất (môn văn sách) của Lê Toại (đậu thứ 15) và Ðoàn Văn Mân (đậu thứ 17) có ba bài trùng nhau và ba bài nhiều đoạn giống nhau nên đánh rớt cả hai.
- Bộ truất vì bài thi có dấu lạ: Khoa thi Nhâm Tý (1912), Tham Tri Bộ Lại Trần Trạm và Ðốc học trường Hậu bổ Nguyễn Duy Tích được cử làm chánh, phó chủ khảo trường Bình Ðịnh, đã xếp Trần Tuân vào bảng cử nhân và Vũ Liêm Sơn vào bảng Tú tài. Bộ duyệt lại, thấy quyển thi kỳ nhất của Trần Tuân, trong bài văn sách thứ tư ở trên chữ "đệ" có một dấu mực. Theo luật trường thi, phạm phải lỗi thiệp tích, tức là lỗi làm dấu bài để thông đồng với giám khảo. Dù là vết mực vô tình cũng qui tội, nên bộ giáng Trần Tuân xuống bảng tú tài. Nhưng không phải lúc nào bộ cũng tìm cách bắt lỗi thí sinh mà ban giám khảo không thấy hoặc đã bỏ qua. Bộ còn duyệt xét vớt, hoặc ân giảm vài trường hợp:
- Bộ vớt vì có một bài điểm cao. Ðó là trường hợp của Vũ Liêm Sơn ở khoa Nhâm Tý (1912) điểm hạn ngạch chỉ được đậu tú tài, nhưng kỳ thi chữ Pháp có điểm trội hơn những người tú tài khác, nên bộ vớt lên cho đậu cuối bảng cử nhân.
- Bộ còn gia ân cho trường hợp của Phạm Thiếu Am, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, thi khoa Kỷ Dậu (1909). Bài làm kỳ thứ 3 và kỳ phúc hạch (kỳ 4), chữ viết không giống nhau, nghi là có kẻ làm dùm bài. Nhưng được biết đương sự vừa thi xong thì ngã bệnh, sau khi nghe tin đậu thứ 16 thì bệnh trở nặng và đã chết, nên bộ gia ân miễn xét, vẫn để cuối bảng cử nhân y như ban giám khảo đã xếp hạng.
TRƯỜNG THI TRONG LỊCH SỬ
Trước tình thế căng thẳng của đất nước, Pháp luôn luôn tìm cớ để chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam kỳ, trong cuộc họp các quan đại thần vào những ngày đầu năm Ất Sửu (tháng 2-1865), triều đình quyết định bỏ hẳn ý định dành lại 3 tỉnh miền Ðông. Từ nay chỉ dồn lực lượng giữ các tỉnh còn lại.
Ðáp ứng với nhu cầu quốc phòng, tháng giêng năm Ðinh Mão (1867), Tự Ðức thứ 20, trường thi Bình Ðịnh bắt đầu mở khoa thi Hương võ. Ðịa điểm thiết lập trường thi Hương võ không xa với trường thi Hương văn, chỉ cách ba thôn về phía Tây và vẫn nằm bên hữu ngạn nam phái sông Côn. Ðó là thôn An Thành, cùng tổng, huyện với thôn Hòa Nghi (thi Hương văn), nhưng nay An Thành thuộc xã Nhơn Lộc. Ðịa bàn thu nhận thí sinh Hương võ của trường cũng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận và cũng theo lệ 3 năm một lần mở khoa thi. Như vậy chỉ sau Hương văn 3 khoa, Hương võ Bình Ðịnh cũng đã cung cấp cho đất nước nhiều võ quan trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Trường thi Bình Ðịnh lại một lần nữa không hổ danh, vì đã xây cất từ miền đất mang truyền thống thượng võ:
Ai về Bình Ðịnh mà coi
Con gái Bình Ðịnh múa roi, đi quyền.
Thế rồi, khoa thi Hương năm Ất Dậu (1885), các trường thi khác chưa đến ngày mở khoa, duy có trường Bình Ðịnh đang thi, bỗng nghe hung tin kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi bôn đào. Hội đồng giám khảo quyết định tiếp tục thi cho xong. Tuy nhiên tinh thần sĩ tử không còn hăng hái nữa. Bảng đã yết kết quả kỳ nhất, thí sinh Quảng Ngãi vẫn kéo nhau ra về hết, chỉ còn lại sĩ tử Bình Ðịnh và một số ít các tỉnh khác còn nán lại, tiếp tục thi. Vào phúc hạch chỉ có 8 người đều đậu cả.
Biến cố ở kinh đô đã kích thích lòng yêu nước của các sĩ tử. Bài Vịnh Sĩ Tử ở trường thi Bình Ðịnh của tân khoa Mai Xuân Thưởng đã phản ánh rõ nét:
Cửa trường tiếng dạ vẫn còn hơi
Cờ nghĩa treo lên đã ngất trời
Ðạo trọng vua tôi mình dám quản
Oán hờn người Pháp có vơi đâu
(Khuyết danh dịch)
Vậy, Mai Xuân Thưởng là ai, đã để lại những gì trong trang sử chống ngoại xâm của nước nhà? Nhớ lại, khoa thi năm ấy, trường thi Bình Ðịnh do Bố Chánh Quảng Nam BùiTiến Tiên làm chánh chủ khảo nằm mộng thấy một bà lão đem biếu ông một cành mai mà chỉ có một bông nở to, nhụy vàng cánh trắng, tỏa hương dịu dàng thơm phức. Quan đỡ lấy nhành mai, đoá hoa độc nhất ấy rụng vào nghiên son và bà lão biến mất. Tỉnh dậy, ông suy nghĩ mãi về điềm mộng ấy. Ông bèn xem trong danh sách trúng tuyển cử nhân thấy có một người họ Mai, đó là Mai Xuân Thưởng. Xem lại quyển thi, quả thấy văn chương có khí phách, đoán rằng người này sẽ làm nên nghiệp lớn.
Ngày xướng danh, quan Chánh Chủ Khảo mời riêng Mai công vào phòng, nhắn nhủ: "Lúc này nước nhà còn hay mất, phần lớn là do nơi đám sĩ phu. Làm việc phải hết sức thận trọng".
Khi ban áo mão cho các vị tân khoa, quan chánh chủ khảo tặng một bài thơ:
"Sơn hà phong cảnh dị tiền niên
Hoành giám du khan thử địa huyền
Hận mãn xương môn trần ám ngoại
Lệ linh văn viện bút đình biên
Lịch triều giáo dục ân như hải
Bát giải thanh danh phẩm thị tiên
Nhất dự y quan nan tự hủy
Cương thường khán thử cổ anh hiền"
Bản dịch trong Non Nước Bình Ðịnh:
"Non sông xưa đã khác rày
Gương "hoành công khí" nơi này còn treo
Cửa Rồng hận ngất trần hiêu
Bút hoa tuông lệ tiêu điều viện văn
Lịch triều lai láng biển ân
Dụ hàng bát tuấn thêm phần thanh cao
Áo xiêm trót đã buộc vào
Cương thường noi dấu anh hào nghìn xưa"
Việc quan Chánh Chủ khảo nằm mộng, viết theo Quách Tấn, chỉ là chuyện tương truyền. Có điều chắc chắn là sau khi lãnh áo mão Cử Nhân vinh qui bái tổ về làng, Mai Xuân Thưởng bắt tay ngay vào việc mộ quân ứng nghĩa và nhanh chóng trở thành một lãnh tụ tài ba của Phong Trào Cần Vương tỉnh Bình Ðịnh.
Hai mươi năm sau, 1905, trường thi Bình Ðịnh lại xảy ra một sự kiện cũng liên quan đến lịch sử, không những hâm nóng bầu nhiệt huyết của các sĩ tử ở Bình Ðịnh mà còn là " một tiếng sét đánh vang lừng cả nước" (lời Huỳnh Thúc Kháng), mở đầu cho phong trào Duy Tân kháng thuế ở miền Trung (1908).
Năm ấy, ba vị đại khoa của tỉnh Quảng Nam là Trần Quí Cáp, Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng, cũng là ba nhà chí sĩ cách mạng, rủ nhau vào Nam tìm đồng chí. Lúc đi ngang qua Bình Ðịnh, ông Trần có quen với Nguyễn Quí Anh, con của học giả Nguyễn Thông hiện cư ngụ tại tỉnh này nên ghé lại thăm. Nhân lúc quan Bình Ðịnh mở kỳ thi tuyển sinh, chuẩn bị cho khóa thi Hương năm tới (1906), ba nhà chí sĩ muốn dùng đề thi của quan trường làm tiếng chuông cảnh tỉnh giới sĩ tử, đánh thức họ dậy lo việc cứu nước, không nên đắm mãi trong giấc mộng khoa cử lỗi thời.
Hôm thi kỳ hai, sĩ tử đông đến sáu bảy trăm người. Viên Ðốc Học Bình Ðịnh là Hồ Trung Lượng, người huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đậu tiến sĩ 1892, vì nhà có tang nên không thể chủ trì cuộc thi, quan đầu tỉnh phải thay thế. Nhân cơ hội ấy, ba chí sĩ giả dạng sĩ tử chen vào trường thi, chia nhau hành động. Ông Trần làm đề phú, ông Phan làm đề thơ, ông Huỳnh lo việc xem xét tình hình. Bài làm, lấy một tên chung là Ðào Mộng Giác, với ý nghĩa là đã tỉnh mộng. Quan trường ra đề phú là Lương Ngọc Danh Sơn, lấy vần "cầu lương ngọc tất danh sơn" (tìm ngọc quí ở nơi núi đẹp có tiếng) và đề bài thơ là Chí Thành Thông Thánh (lòng chí thành, thấu suốt đạo thánh), diễn ra thất ngôn bát cú Ðường luật. Hai ông đã nạp quyển như bao nhiêu thí sinh khác nhưng văn không khai triển đầu bài, chỉ nhắm vào ý hướng khơi dậy lòng yêu nước, khuyên sĩ tử nên bỏ lối học cử nghiệp và mộng làm quan. Xong việc, cả ba vội lên đường, rời khỏi Bình Ðịnh.
Chấm quyển thi Ðào Mộng Giác, quan trường sửng sốt, choáng váng nhưng không thể dấu nhẹm vì tin tức đã loan khắp. Các quan đành phải đệ quyển thi ấy về triều và khấu đầu chịu tội. Quan đầu tỉnh giận lắm, thét lính bủa vây, buộc phải tìm cho ra thủ phạm. Khổ cho đám sĩ tử vô tội, nhất là những thí sinh họ Ðào bị nghi ngờ xét hỏi đủ điều. Người ta nhắm vào nhóm họ Ðào làng Vinh Thạnh (của Ðào Tấn) và nhóm họ Ðào làng Biểu Chánh (của Ðào Phan Duân) vì hai họ Ðào này có nhiều người theo Cử nghiệp. Trong khi ấy, ba chí sĩ đã vượt địa giới Bình Ðịnh, đang thong dong qua Phú Yên, trên đường vào Nam.
Sau đó, ông Trần Quí Cáp dịch ra Việt văn cả hai bài ấy, rồi nhờ ông Hồ Thanh Vân bí mật đem ra Bắc, chuyển cho Nguyễn Hải Thần để truyền bá trong đám nho sĩ Bắc Hà.
Nguyên văn bài Chí Thành Thông Thái của Phan Châu Trinh:
"Thế sự hồi đầu dĩ nhất không
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ
Bát cổ văn chương thụy mộng trung
Trường thử bách niên cam thóa mạ
Bất tri hà nhật xuất lao lung
Chư quân vị tất vô tâm huyết
Bằng hướng tư văn khán nhất thông"
Trần Quí Cáp dịch:
"Ngoảnh lại giang sơn luống lẩng lơ
Anh hùng rầu rĩ khóc người sơ
Muôn dân tôi tớ phường quyền mạnh
Tám vế văn chương giấc ngủ mơ
Dày mặt mỉa mai đành chịu mãi
Thoát thân trói buộc biết bao giờ
Người ta ai cũng tâm can ấy
Nghĩ đến văn này đã thấm chưa?"
Bài thơ trên và bài phú dưới đây, hiện nay có nhiều bản dịch hay hơn bản dịch của Trần Quí Cáp, nhưng bản đầu tiên vẫn có gía trị lịch sử vì đã được các nhà chí sĩ thuở ấy bí mật phổ biến khắp nơi.
Nguyên tác bài Lương Ngọc Danh Sơn Phú có 6 vần, gồm 38 câu bằng Hán văn. Tác giả đã dịch ra Việt văn bằng thể thơ song thất lục bát, cả thảy 84 câu. Dưới đây là đoạn đầu và đoạn cuối:
"Kìa châu Á trong vòng hoàn hải
Khi đồng bào vác nỗi mây tuông
Ngắm xem một cõi dinh hoàn
Ðều trông thấy kẻ lo buồn xiết bao
Việc thế sự xôn xao sóng bể
Mặt anh hùng rầu rĩ non sông
Nói ra ai chẳng thẹn thuồng
Sao ta cứ một cái lòng thế thôi?
Sực thấy chữ tương lai mà sợ
Còn mơ màng giấc ngủ như không
Ai ôi đứng dậy mà trông
Nước ta một góc Á Ðông kém gì!
Trên Hồng Lạc dưới thì Trần Lý
Kẻ nhơn tâm sĩ khí ai bì
Kìa xem Lãnh Biểu xưa kia
Mã Nhi thuở nọ còn bia đành rành
Một trận đánh Chiêm Thành đã khiếp
Bấy nhiêu năm Chân Lạp mở cương
Nước ta xưa vẫn phú cường
Những điều hay lạ có nhường chi ai...
(và)
...Việc nhơn thế thử coi mà gẫm
Vận tang thương một bóng xanh xanh
Trời Nam bể Sở mông mênh
Cái thân chích địa nghĩ mình xót xa
Nhìn thu lạnh sương sa lác đác
Cửa thần môn lén bước, buớc ra
Ngắt trời một giải xa xa
Thuyền tiên trông đã vượt xa non thần
Bến Dịch Thủy chần ngần đứng nghỉ
Tiễn đưa người giọt lệ chứa chan
Một lời như khóc như than
Thôi còn Lương Ngọc, Danh Sơn làm gì?"
GÓP VÀO ÐẤT NƯỚC
Ðiều đáng nói là trường thi Bình Ðịnh đã đóng góp cho đất nước những anh hùng cứu nước, những nhân tài, những bậc đại khoa. Các thủ lãnh của Phong Trào Cần Vương (1885) ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa hầu hết xuất thân từ trường thi Bình Ðịnh:
- Lê Trung Ðình (1863-1885) đậu cử nhân thứ 17 khoa Giáp Thân (1884), người thôn Phú Nhơn, huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, nay thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, là lãnh tụ phong trào Cần Vương tỉnh Quảng Ngãi.
- Nguyễn Tự Tân (?...1885), đậu tú tài, người thôn Phước Thọ, huyện Bình Sơn, cùng Lê Trung Ðình và Vũ Hội dựng cờ khởi nghĩa, chiếm tỉnh thành Quảng Ngãi được 5 ngày.
- Nguyễn Duy Cung (1843-1885) đậu Á Nguyên khoa Mậu Thìn (1868), người thôn Vạn Tượng, huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nay thuộc xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa, bỏ chức án sát Bình Ðịnh để gia nhập cuộc ứng nghĩa ở Bình Ðịnh, làm tham mưu cho nguyên Tổng Ðốc Ðào Doãn Ðịch.
- Mai Xuân Thưởng (1860-1887), đậu cử nhân thứ 7 khoa Ất Dậu (1885), người làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, tức thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, quận Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn). Ông là lãnh tụ Cần vương có óc tổ chức, có tài thao lược. Từ hai bàn tay trắng, tiếp nhận 600 quân của Ðào Doãn Ðịch, ông đã gầy dựng một lực lượng kháng chiến hùng hậu, với các chiến khu Lộc Ðổng, Linh Ðổng và Hương Sơn.
- Nguyễn Trọng Trì (1854-192), đậu cử nhân thứ 8 khoa Bính Tý (1876), người thôn Vân Sơn, tổng Thời Ðôn, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, giữ chức Hiệp Trấn thứ Hương Sơn trong lực lượng Cần Vương của Mai Xuân Thưởng.
- Võ Phong Mậu, đậu cử nhân thứ 5 khoa Quí Dậu (1873), người thôn Kiên Phụng, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn (tức Bình Khê) tỉnh Bình Ðịnh, giữ chức Tham Trấn thứ Hương Sơn, trong lực lượng của Mai Xuân Thưởng.
- Nguyễn Thành Phương, đậu tú tài, là thủ lãnh Cần Vương nổi tiếng nhất của Phú Yên, bản doanh đặt tại đèo Quán Cau, thuộc huyện Tuy An.
- Nguyễn Khanh, đậu tú tài, cùng với Trần Ðường, Trịnh Phong ứng nghĩa Cần Vương ở Khánh Hòa. Ông được phong Tán Tương Quân Vụ, đóng quân tại trung tâm tỉnh, lo việc tuyển quân và tiếp tế lương thực cho hai mặt trận phía bắc và phía nam của tỉnh.
Ðến phong trào Duy Tân, chống sưu kháng thuế ở miền Trung năm 1908, các thủ lãnh và ban chỉ đạo của phong trào phần lớn đều xuất thân từ trường thi Bình Ðịnh.
Ở Quảng Ngãi, các cử nhân đã lãnh đạo phong trào tại tỉnh nhà gồm có:
- Nguyễn Sụy (?...1916) đậu thứ 9 khoa Quí Mão (1903), người thôn Hổ Tiếu, huyện Chương Nghĩa, nay là xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa. Án khổ sai 9 năm, đày Côn Ðảo. Năm 1916, tham gia cuộc khởi nghĩa Duy Tân, việc bại lộ, ông tự sát trong ngục (1)
- Lê Ðình Cẩn (1870-1914), đậu thứ 3, cùng khoa với Nguyễn Sụy. Người thôn Hòa Vinh, huyện Chương Nghĩa, nay thuộc huyện Tư Nghĩa. Án đày Di Lăng, rồi Côn Ðảo.
- Nguyễn Ðình Quản, đậu thứ 14 khoa Ðinh Dậu (1897), người thôn Phong Niên, tỉnh Quảng Ngãi. Án chém nhưng cải đày Côn Ðảo và chết ở đó.
- Nguyễn Mân, đậu thứ 15, cùng khoa với Nguyễn Ðình Quản, người thôn Kim Giao, tỉnh Quảng Ngãi. Án đày Côn Ðảo.
Các tú tài tham gia tích cực phong trào tại tỉnh nhà gồm có:
Phạm Chẩm và Nguyễn Tuyên, án khổ sai 9 năm đày Côn Ðảo; Nguyễn Thoa, án khổ sai 9 năm; Trần Kỳ Phong (1873-1941) bị đày Côn Ðảo.
Ở Bình Ðịnh các cử nhân lãnh đạo phong trào gồm có:
- Hồ Sĩ Tạo (1869-1934), đậu thứ 3 khoa Tân Mão (1891), rồi năm Giáp Thìn (1904) đậu Tiến sĩ. Người làng Hòa Cư, tổng Thời Ðôn, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Hòa Cư, xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn. Án trảm quyết, cải trảm giam hậu khổ sai chung thân.
- Lê Chuân (còn gọi là Truân, Quốc Triều Hương Khoa Lục, bản dịch), đậu Giải Nguyên khoa Bính Ngọ (1906), lúc 23 tuổi, người thôn Thanh Lương, tổng Trung, huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay thuộc huyện Hoài Ân. Án xử 100 trượng, đày 3.000 dặm, cải khổ sai 9 năm.
- Nguyễn Du, đậu thứ 6 khoa Ðinh Dậu (1897), người thôn Ðại Thuận, tổng Trung Bình, huyện Phù Mỹ, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh (2). Bị cách hết phẩm hàm chỉ còn bằng cử nhân.
Các tú tài tham gia phong trào gồm các ông: Bùi Phiên Dự, thôn Hòa Cư; Ðặng Thành Tích, thôn Ðại Bình đều thuộc huyện An Nhơn; Nguyễn Phát, thôn Dương Liễu và Lê Cương thôn An Lương huyện Phù Mỹ đều bị quan tỉnh Bùi Xuân Huyến đề nghị mức án từ giảo giam hậu đến phạt trượng rồi đày Côn Ðảo.
Trường thi Bình Ðịnh còn cống hiến một danh nhân văn hóa: Ðào Tấn (1845-1907), đậu cử nhân thứ 8 khoa Ðinh Mão (1867), người thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước. ông vừa là nhà thơ, vừa là nghệ sĩ viết tuồng, nhà lý luận sân khấu. Nói đến nhân tài của tỉnh, người đời thường nhắc: "Bình Ðịnh có hai ông vua: Quang Trung vua Võ, Ðào Tấn Vua văn".
Trường thi Bình Ðịnh cũng là nơi xuất thân của hai nhà thủy lợi:
- Ðào Trọng Trấp (1876-1934), đậu cử nhân thứ 17, khoa Quí Mão (1903), người thôn Vinh Thạnh, tỉnh Bình Ðịnh. Khoảng năm 1920, khai tạo Khẩu Tư còn gọi là khẩu mới. Lưu Phật Tĩnh ở thôn Phú Mỹ xã Phước Lộc đem nước vào đồng ruộng mênh mông của hai xã Phước Lộc và Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước. Từ đấy cánh đồng trở nên trù phú, cấy được hai vụ, khỏi phải cầu mong nước trời.
- Ðặng Cao Ðệ (1869-?) đậu cử nhân thứ 9 khoa Canh Tí (1990) người thôn Kỷ Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh. Khoảng năm 1930, ông cùng Quang Lộc Tự Khanh Ðào Trọng Trấp (Vinh Thạnh) và nhân sĩ Tô Văn Phong (thôn Công Chánh, xã Phước Nghĩa) đắp phân thủy bờ bạn Thông Chín ở làng Tân Lộc (xã Phước Lộc), lấy nước dồi dào cho các khẩu trên bờ bạn.
Trường thi Bình Ðịnh còn là nơi xuất thân của các nhà canh tân ngấm ngầm hoài bão làm giàu đất nước, mở mang dân trí, giúp học sinh giỏi của tỉnh nhà du học. Họ lập ra Phước An thương hội, qui tụ các nho sĩ Bình Ðịnh:
- Lê Doãn Sằn (1877-?), đậu cử nhân thứ 7 khoa Nhâm Tí (1912), người thôn An Cửu, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, giữ chức Hội Trưởng.
- Trần Trọng Giải (1884-1946), đậu tú tài khoa Ất Mão (1915), người thôn Cảnh Vân (nay là Cảnh An) xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, giữ chức Hội Phó.
- Tú tài Lâm Thúc Mậu ban kiểm soát, cử nhân Ðào Trọng Trấp hội viên cổ đông.
Trường thi Bình Ðịnh còn cống hiến cho đất nước một nhà giáo nổi tiếng: Nguyễn Diêu, đậu tú tài khoa Tân Dậu (1861), người thôn Nhơn Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, người đời thường gọi là cụ Tú Nhơn Ân. Danh nhân Ðào Tấn đã nhắc thầy qua bài Sơ Thu Vãng Yết Nghiệp Sư Nhơn Ân Nguyễn Tiên Sinh Sơn Phần Cảm Thuật (Ðầu thu, viếng mộ Nguyễn tiên sinh thầy dạy nghề ở Nhơn Ân, cảm xúc viết ra)
"Thu khí bán sơn hoàn cổ mộ
Xuân phong nhất nguyệt (3) ức tiên sinh
Càn khôn nộ tán qui lai vãn
Không phụ ngô sư hối nhữ tình"
Việt Thao dịch:
"Mộ cổ thu quyện núi đồi
Nhớ thầy, nhớ thuở gió xuân ơi
Ðất trời điên đảo nhưng về muộn
Làm phụ thầy ta đã dặn rồi"
Sau cùng trường thi Bình Ðịnh cũng là nơi khởi đầu của các bậc đại khoa như:
- Kiên Tòng, còn gọi là Kiên Lâm (1825-?) đậu Á Nguyên khoa Ất Mão (1855), người thôn An Ðại, huyện Chương Nghĩa (nay là Nghĩa Hành) tỉnh Quảng Ngãi. Ðậu tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1862), làm quan tới chức Bang Biện Ngãi Ðịnh.
- Phan Văn Hành (1847-?) đậu Giải Nguyên khoa Bính Tí (1876), người thôn Thuận Phước, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đậu Phó bảng khoa Ðinh Sửu (1877), chưa kịp làm quan.
- Ðỗ Duân (1869-?) đậu Á Nguyên khoa Tân Mão (1891), người thôn Châu Sa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ðậu Hội Nguyên Tiến Sĩ khoa Ất Mùi (1895). Cháu nội của Phó bảng Nguyễn Ðăng Ðệ.
- Hồ Sĩ Tạo, đã nói ở phần trên.
- Ðào Phan Duân (1864-1947) đậu cử nhân thứ 6 khoa Giáp Ngọ (1894), người thôn Biểu Chánh, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh. đậu Phó bảng năm Ất Mùi (1895) lúc 31 tuổi. Làm quan đến chức Tuần Phủ, lấy đức giáo hóa dân, không chịu sự xúc phạm của viên Công Sứ Khánh Hòa, ông cãi lại rồi xô ghế bỏ quan về nhà, sáng lập Phước An thương hội, giữ chức cố vấn tối cao.
SĨ TỬ TRANH TÀI
Mặc dù thường xuyên có sĩ tử của năm tỉnh dự thi, nhưng chỉ có Quảng Ngãi và Bình Ðịnh tranh nhau thủ khoa. Suốt ba khoa thi đầu là Nhâm Tí (1852), Ất Mão (1855) và Mậu Ngọ (1858), Giải Nguyên đều về tay người Bình Ðịnh, đó là Cao Văn Tuấn, người thôn Thắng Công, huyện Tuy Viễn (khoa 1); Nguyễn Ðăng Tuyển, người thôn Chánh Trạch, huyện Phù Mỹ (khoa 2); Nguyễn Ðức Lộc, người thôn Xuân An, huyện Phú Cát (khoa 3). Sự bất quá tam, Bình Ðịnh đoạt thủ khoa 3 lần, trong khi Quảng Ngãi cố tranh sát nút nhưng chỉ đậu Á¨Nguyên ba lần; đó là Phan Văn Ðiển, người thôn An Thổ, huyện Mộ Ðức (khoa 1); Kiều Tòng, người thôn An Ðại, huyện Chương Nghĩa (khoa 2); Phạm Thúc, người thôn Trà Bình, huyện Bình Sơn (khoa 3). Sự việc ấy còn ghi lại trong câu ca dao của vùng:
"Tiếc công Quảng Ngãi đường xa
Ðể cho Bình Ðịnh thủ khoa ba lần"
Ðến khoa Ðinh Mão (1867), Bình Ðịnh chẳng những đoạt cả Giải Nguyên, Á Nguyên, đó là Lê Ðăng Ðệ và Nguyễn Tạo cùng ở huyện Phú Cát, mà còn chiếm liên tục đến hạng 8; Quảng Ngãi chỉ chen được vị thứ 9, rồi liên tục từ 10 đến 13 lại là người Bình Ðịnh, lập thành tích Bình Ðịnh 14, Quảng Ngãi 4.
Bị thua liên tiếp 4 khoa, sĩ tử Quảng Ngãi quyết tâm vùng lên. Họ đã thành công rực rỡ ở hai khoa liền (5 và 6) mang lại vinh dự cho tỉnh nhà. Ðó là khoa Mậu Thìn (1868), Nguyễn Luật, người thôn Mỹ Khê, huyện Bình Sơn đoạt Giải Nguyên và Nguyễn Duy Cung người thôn Vạn Tượng, huyện Chương Nghĩa chiếm Á Nguyên. Tiếp khoa Canh Ngọ (1870), Trương Ðăng Tuyển người thôn Phú Nhơn, huyện Bình Sơn và Phạm Viết Duy người thôn Chánh Mông, huyện Chương Nghĩa đoạt cả giải nhất nhì và Quảng Ngãi còn vượt trội tỷ số đậu. Lúc bấy giờ ca dao có câu:
"Tiếc công Bình Ðịnh xây thành
Ðể cho Quảng Ngãi vô dành thủ khoa"
Trong các khoa thi của trường thi Bình Ðịnh, hai khoa Tân Mão (1891), lần thứ 14 và Giáp Ngọ (1894) lần thứ 15 là vui vẻ nhất vì cả năm tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận (lúc đó chưa lập tỉnh Ninh Thuận) đều có người thi đậu cử nhân, còn hai giải nhất nhì chia đều cho Bình Ðịnh và Quảng Ngãi. Dù vậy vẫn có câu: "Một tỉnh KhánhHòa không bằng một nhà Hưng Lạc", bởi khoa Giáp Ngọ (1894), ở Bình Ðịnh tại thôn Hưng Lạc (nay thuộc xã Mỹ Thành) huyện Phù Mỹ có nhà họ Ðinh, cha con cùng thi và cùng đậu cử nhân. Cha là Ðinh Hữu Quang, 52 tuổi, đậu thứ 13. Con là Ðinh Trọng Cát, 22 tuổi, đậu thứ 15; cũng khoa đó, Khánh Hòa chỉ đậu có 1 người, ở hạng thứ 19 là Phạm Tấn, người huyện Tân Ðịnh.
Những câu ca dao trên phản ảnh phần nào tinh thần tranh đua của thời xưa; không những họ tranh đua trong khoa cử, mà còn cả tranh luận văn chương để thử tài nhau.
Theo Non Nước Bình Ðịnh của Quách Tấn, một hôm trong quán nước, ông tân khoa Quảng Ngãi gặp ông thủ khoa Bình Ðịnh, liền buông lời trêu chọc. Nhân trong quán có thờ Cửu Thiên Huyền Nữ (vị nữ thần đời thượng cổ Trung Hoa đã dạy binh pháp) trước trang thờ có câu đố "Trạc trạc khuyết linh, Dương dương tại thượng", vị tân khoa liền quay về phía vị thủ khoa, ra câu đố: "Trạc trạc khuyết linh, anh thấy em xinh, dương dương hồ tại thượng". Vế ra này vừa mượn cảnh vừa mượn chữ sẵn có trước mặt, đòi hỏi vế đối cũng phải thỏa các điều kiện ấy nên không dễ gì trong phút chốc mà đối được. Liền khi ấy. một người khách đang ngồi trong quán lên tiếng: "Tôi là kẻ thi rớt mà còn thấy câu đối ấy quá dễ, không xứng tài của ngài thủ khoa, nên tôi xin đối thế". Nói xong, người ấy hối chủ quán đem món nhậu ra để gợi hứng, vừa để tạo cảnh, tạo chữ cho vế đối. Chủ quán vội chạy đi lấy rượu và gọi vợ bưng đồ nhậu lên gấp. Người vợ ở trong bếp, nghe tiếng chồng hối thúc, liền dạ lớn để chồng yên tâm. Tiếng "dạ" vừa dứt, người "thi rớt" liền ứng khẩu đối ngay: "Cấp cấp bất hạ, chồng kêu vợ dạ, đản đản kỳ nhiên tai". Vừa nghe xong vế đối, vị tân khoa sửng sốt, nhìn kỹ lại, đoán biết ngay người ấy không ai khác hơn là Phạm Trường Phát, một danh sĩ của Bình Ðịnh. Quả thật ông thi rớt nhiều lần, không phải vì học kém mà chính bởi hay chữ quá thành cuồng sĩ. Khoa nào ông cũng đi thi, làm bài xong, đọc lại thấy đoạn nào vừa ý, lấy bút khuyên trước "chứ để quan trường không khuyên uổng" Thành ra quyển thi đầy lỗi thiệp tích, làm sao đậu được!
MỘT THỜI ÐÃ QUA
Những ngày huy hoàng của nền Hán học rồi cũng tắt. Ngày 21-12-1917, Toàn Quyền Ðông Dương Albert Sarraut ra nghị định ban hành "qui chế chung về ngành giáo dục ở Ðông Dương", thường gọi là "học chính tổng qui", áp dụng nền giáo dục Pháp Việt trên toàn cõi Ðông Dương. Ở miền Bắc, sau khoa Ất Mão (1915) là chấm dứt nền Hán học. Còn ở miền Trung, gắng gượng một kỳ thi Hương nữa, tức khoa Mậu Ngọ (1918) rồi cũng vĩnh viễn cáo chung. Trường thi Bình Ðịnh mới có 68 tuổi đời (1850-1918) chịu chung số phận như các trường thi khác!
Ðã một thời, trường thi này cũng cờ lọng rợp trời, đi đầu là cờ biển vua ban, biểu tượng cho quyền hành và chức vụ của Hội Ðồng Giám Khảo. Có hai thớt voi đi kèm đầy đủ yên bệ, đoàn quân nhạc rập rình xen lẫn tiếng trống cồng, vang dội một vùng. Các quan trường triều phục chỉnh tề ngồi trên kiệu, có lính hầu, tàn che lọng rũ. Còn sĩ tử từ nửa đêm đã vác lều chõng đứng đợi gọi tên vào vi dành cho thí sinh.
Ngày xướng danh còn long trọng hơn nữa. Trên khán đài có đủ mặt hội đồng quan trường và các quan lớn nhỏ thuộc vùng đến dự. Các sĩ tử cùng thân nhân bè bạn đến nghe xướng danh đứng chật khán đài. Trên chòi cao, vị truyền lệnh sứ bắc loa gọi từng người đậu cử nhân, đủ cả tên họ, tuổi tác, quê quán. Từ trong đám đông, vị tân khoa lên tiếng "dạ" lớn, lách mình tiến đến trước khán đài trình diện để được ban áo mão cân đai và tàn lọng trước sự trầm trồ ngưỡng mộ của mọi người.
Nếu trong lễ xướng danh, tân khoa được rạng rỡ tại trường thi, thì lễ vinh qui bái tổ lại được mở mày mở mặt tại quê nhà. Theo lệ, người đậu tú tài được cấp làng đón rước, đậu cử nhân được hàng tổng đón rước. Khi về tới địa giới của quê quán, tân khoa được hàng chức sắc và dân chúng ứng trực sẵn đưa về tận nhà. Ðám rước đông đảo, long trọng, cờ mở trống giong, tiền hô hậu ủng, "ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau".
Thi đậu, không những bản thân vị tân khoa được vinh dự mà thầy dạy học, cha mẹ, vợ con và họ hàng cũng được vẻ vang, đúng với câu" dương thanh danh, hiển phụ mẫu". Vì vậy, sự mến chuộng học hành đã trở thành truyền thống của dân tộc. Quan niệm "nhất sĩ nhì nông" đã ăn sâu vào lòng người, thể hiện qua câu ca dao:
"Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ"
Dân chúng cũng trọng khoa (thi đậu, học vị) hơn hoạn (làm quan) như trường hợp ông cử nhì Trần Ðình Thoại (tức Trần Ðình Phu) ở làng Thậu Thái (xã Nhơn An, huyện An Nhơn) nhà có hai anh em đều đậu cử nhân, ông đậu Á Nguyên khoa Nhâm Tí (1912) nhưng từ chối không ra làm quan dưới thời Pháp thuộc. Tuy vậy, dân chúng vẫn nhất mực xin gọi bằng quan và được nhà họ Lê, giàu có danh giá nhất làng Thanh Giang (xã Nhơn phong, huyện An Nhơn) kêu gả con với của hồi môn 100 công cấy ruộng.
Thời ấy, mỗi khoa thi kéo dài hơn một tháng trời, người đi thi, kẻ đi xem, thêm gia nhân và quyến thuộc lên đến hàng vạn người. Quán xá tuy chỉ dựng tạm thời nhưng rộ như nấm mọc. Trong những ngày ấy, con đường từ xã Nhơn Hòa về thành Bình Ðịnh đến chợ Gò Chàm qua lối bến đò Trường Thi trở nên phức tạp. Chàng trai phải đưa người yêu của mình tới tận bến sông, đợi nàng bước lên đò mới yên tâm trở về nhà, vì:
"Ðưa em cho tới bến đò
Kẻo em thơ dại, "học trò" phỉnh em"
Ðó là khúc sông ôm choàng lấy thôn Hòa Nghi một đoạn hình vòng cung trên dòng nam phái sông Côn, có tên Trường Thi với bến đò Trường Thi cát trải vàng óng, nước sông trong xanh, đò ngang thưa khách. Phong cảnh nên thơ ấy đã gợi cảm hứng cho nhà thơ Yến Lan (quê ở thành Bình Ðịnh) sáng tác bài Bến My Lăng, một thời nổi tiếng:
"Bến My lăng nằm không thuyền đợi khách
Rượu hết rồi ông lái chẳng buồn câu
Trăng thì dày rơi vàng trên mặt sách
Ông lái buồn để gió lén hôn râu.."
Thời huy hoàng ấy đã qua rồi! Dấu vết Trường thi Bình Ðịnh cũng đã phai mờ theo năm tháng. Các vị cử nhân và tú tài Hán học xuất thân từ trường này, dù ở khoa cuối cùng, cũng không một ai còn sống. Ngày nay, nếu không có người chỉ dẫn, không ai có thể biết được nơi đây, ngày xưa, chỉ mới 70 năm trước, còn là một cái nền khổng lồ vuông vức và cứ mỗi ba năm một lần, triều đình tập hợp thí sinh 6 tỉnh về đây để tuyển chọn hiền tài.
Sưu tầm: nguồn ông Đào Đức Cương
Ðến năm Canh Tuất (1850), Tự Ðức thứ 3 mới bắt đầu thành lập trường thi Bình Ðịnh để nhận thí sinh các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa. Về sau, trường Bình Ðịnh còn nhận thêm thí sinh của tỉnh Bình Thuận rồi Ninh Thuận. Nếu không kể trường thi An Giang lập năm 1863, mở một khoa rồi phải xóa tên vì bị Pháp chiếm, thì có thể nói trường thi Bình Ðịnh là trường thứ 7, ra đời muộn nhất, sau cả trường Thanh Hoá , được tái sinh (1848).
VÀI NÉT SƠ LƯỢC
Trường thi Bình Ðịnh được xây dựng trên nền đất gò, thuộc thôn Hòa Nghĩa, tổng Thời Ðôn, huyện Tuy Viễn phủ An Nhơn. Trường thi nằm phía tây nam thành Bình Ðịnh và hữu ngạn nam phái Sông Côn, lại gặp khúc cong nên 3 mặt tây, bắc, đông đều có sông ngăn cách, tiện cho việc canh phòng. Khu vực trường thi là một cái nền rộng, chu vi chừng 1.000 mét, cao gần 2 mét, xây bằng đá ong, mặt nền bằng phẳng và lộ thiên. Ðến kỳ mở khoa thi, quan tỉnh mới sai dựng hàng rào dày xung quanh, cất nhà tạm cho quan trường và chia vi cho thí sinh.
Ngày thi, sĩ tử được gọi vào vi đã phân lô, tự cất lều để làm bài suốt một ngày. Tuyệt đối không được qua lại lều người khác trong giờ thi.
Khoa Nhâm Tý (1852), Tự Ðức thứ 5, trường Bình Ðịnh mở khoa thi đầu tiên. Bộ Lễ qui định số người đậu Cử Nhân trên toàn quốc mỗi khóa là 124 người, phân định cho các trường như sau: "Thừa Thiên lấy đậu 20 người, Nghệ An 18 người, Thanh Hóa 20, Nam Ðịnh 20, Hà Nội 20, Bình Ðịnh 13 và Gia Ðịnh 13".
Bộ Lễ cũng đã xếp trường Bình Ðịnh vào nhóm trường Thừa Thiên, Nghệ An, Gia Ðịnh, tổ chức thi Hương vào tháng bảy âm lịch ở những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu (định lệ về năm, đôi khi không thực hiện đúng) còn nhóm thứ hai gồm trường Thanh Hóa, Nam Ðịnh, Hà Nội, thi vào tháng chín những năm trên.
Tính từ khoa Nhâm Tý (1852), Tự Ðức thứ 5, đến khoa Mậu Ngọ (1918), Khải Ðịnh thứ 3 là năm chấm dứt vĩnh viễn nền Hán học, triều đình nhà Nguyễn đã mở 29 khoa thi Hương. Trường thi Bình Ðịnh chỉ tham dự 23 khoa, còn sáu khoa trường này không tổ chức thi bởi các lý do: Năm 1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Ðịnh. Rồi năm 1861, các tỉnh Ðịnh Tường, Biên Hòa thất thủ. Tiếp đến 1862 triều đình ta phải nhường đất ba tỉnh miền Ðông Nam kỳ cho Pháp. Biến cố dồn dập, đất nước có rất nhiều việc khẩn trương phải giải quyết, nên trường thi Bình Ðịnh tạm đóng cửa. Vì vậy, khóa thi năm Tân Dậu (1861), Tự Ðức thứ 14, sĩ tử ở trường Bình Ðịnh phải ra Huế thi chung với trường Thừa Thiên. Còn khoa thi năm Giáp Tý (1864) thì theo lệ cũ, nghĩa là các tỉnh từ Phú Yên tới Quảng Ngãi ra thi ở trường Thừa Thiên; các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận vào thi ở trường An Giang (thay thế cho Gia Ðịnh)
Năm Quí Dậu (1873), Tự Ðức thứ 26, đúng hạn kỳ mở khoa thi Hương trên toàn quốc (không kể Nam kỳ đã bị Pháp chiếm), thì ở Bắc kỳ lại gặp biến (Hà thành thất thủ lần thứ nhất). Các trường thi Hà Nội và Nam Ðịnh không thi được, nên triều đình mở khoa Giáp Tuất (1874) với tính cách là khoa Quí Dậu triển hạn, để sĩ tử hai trường trên ứng thí. Trường Bình Ðịnh đã mở khoa Quí Dậu nên không mở khoa này.
Trường Bình Ðịnh còn bị gián đoạn ba khóa nữa. Ðó là khóa Bính Tuất (1886), Ðồng Khánh nguyên niên, trường Bình Ðịnh đã thi xong ở khóa Ất Dậu (1885) nên nay không thi nữa. Ðến khoa thi năm Ðinh Hợi (1887), Ðồng Khánh thứ 2, phong trào Cần Vương ở các tỉnh miền nam Trung Bộ đang lúc sôi động, nên trường Bình Ðịnh không mở được khoa thi, và sĩ tử miền này cũng không ra Huế ứng thí. Rồi khoa thi năm Mậu Tý (1888), Ðồng Khánh thứ 3, tình hình chưa ổn định, trường Bình Ðịnh vẫn bị đình và chỉ một ít sĩ tử miền này ra Huế thi chung với trường Thừa Thiên.
Căn cứ vào Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục, bản dịch của Nguyễn Thuý Nga và Nguyễn Thị Lâm, 23 khoa thi của trường Bình Ðịnh gồm:
1- Khoa Nhâm Tý (1852), Tự Ðức thứ 5, lấy đậu 13 người. Trong đó, Bình Ðịnh 11, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 2, có Á Nguyên.
2- Khoa Ất Mão (1855), Tự Ðức thứ 8, lấy đậu 13 người. Bình Ðinh 4, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 7, có Á Nguyên. Phú Yên 2.
3- Khoa Mậu Ngọ (1858), Tự Ðức thứ 11, lấy đậu 13. Bình Ðịnh 1, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 6, có Á Nguyên.
4- Khoa Ðinh Mão (1867), Tự Ðức thứ 20, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 14, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Quảng Ngãi 4. Kể từ khoa này, trường Bình Ðịnh nhận thí sinh của Bình Thuận.
5- Khoa Mậu Thìn (1868), Tự Ðức thứ 21, lấy đậu 15 người. Bình Ðịnh 8. Quảng Ngãi 7, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên.
6- Khoa Canh Ngọ (1870), Tự Ðức thứ 23, lấy đậu 16 người. Bình Ðịnh 7. Quảng Ngãi 8, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Phú Yên 1.
7- Khoa Quí Dậu (1873), Tự Ðức thứ 26, lấy đậu 15 người. Bình Ðịnh 8, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 4. Phú Yên 1. Bình Thuận 2, có Á Nguyên.
8- Khoa Bính Tý (1876), Tự Ðức thứ 29, lấy đậu 12 người. Bình Ðịnh 7, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 3, có Giải Nguyên. Phú Yên 1. Bình Thuận 1.
9- Khoa Mậu Dần (1878), Tự Ðức thứ 31, lấy đậu 11 người. Bình Ðịnh 6, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Á Nguyên.
10- Khoa Kỷ Mão (1879), Tự Ðức thứ 32, lấy đậu 8. Bình Ðịnh 5, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 3, có Giải Nguyên.
11- Khoa Nhâm Ngọ (1882), Tự Ðức thứ 35, lấy đậu 11 người. Bình Ðịnh 6, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5 có Giải Nguyên.
12- Khoa Giáp Thân (1884), Kiến Phúc thứ 1, lấy đậu 18. Bình Ðịnh 12, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Giải Nguyên. Phú Yên 1.
13- Khoa Ất Dậu (1885), Hàm Nghi thứ 1, lấy đậu 8. Bình Ðịnh 7, chiếm cả Giải Nguyên và Á Nguyên. Quảng Ngãi bỏ thi.
14- Khoa Tân Mão (1891) Thành Thái thứ 3, lấy đậu 17 người. Bình Ðịnh 10, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 4, có Á Nguyên. Phú Yên 1. Khánh Hoà 1 và Bình Thuận 1.
15- Khoa Giáp Ngọ (1894), Thành Thái thứ 6, lấy đậu 19. Bình Ðịnh 9, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Giải Nguyên. Phú Yên 1. Khánh Hòa 1. Bình Thuận 1 và các tỉnh khác 2.
16- Khoa Ðinh Dậu (1897), Thành Thái thứ 9, lấy đậu 18. Bình Ðịnh 9. Quảng Ngãi 6, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Phú Yên 2, Khánh Hòa 1.
17- Khoa Canh Tý (1900), Thành Thái thứ 12, lấy đậu 24 người. Bình Ðịnh 9. Quảng Ngãi 10, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Phú Yên 1, Khánh Hòa 1. Bình Thuận 3.
18- Khoa Quí Mão (1903), Thành Thái thứ 15, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 8, có Giải nguyên. Quảng Ngãi 5. Phú Yên 1. Bình Thuân 1. các nơi khác 3, người Hà Nội đoạt Á Nguyên. Kể từ khóa này có thêm thí sinh tỉnh Phan Rang (tức Ninh Thuận).
19- Khoa Bính Ngọ (1906), Thành Thái thứ 18, lấy đậu 24 người. Bình Ðịnh 12, chiếm cả Giải nguyên lẫn Á Nguyên. Quảng Ngãi 3. Phú Yên 3. Khánh Hòa 2. Bình Thuận 1. Các nơi khác 3.
20- Khoa Kỷ Dậu (1909), Duy Tân thứ 3, lấy đậu 16 người. Bình Ðịnh 7, chiếm cả Giải Nguyên lẫn Á Nguyên. Quảng Ngãi 2. Phú Yên 1. Ninh Thuận 2 (tỉnh mới lập, từ năm 1901 đến 1913). Bình Thuận 1. Các nơi khác 3.
21- Khoa Nhâm Tý (1912), Duy Tân thứ 6, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 8, có Á Nguyên. Quảng Ngãi 5, có Giải Nguyên. Khánh Hòa 1. Ninh Thuận 1. Các nơi khác 3.
22- Khoa Ất Mão (1915), Duy Tân thứ 9, lấy đậu 18 người. Bình Ðịnh 10, có Giải Nguyên. Quảng Ngãi 1. Phú Yên 3, có Á Nguyên. Các tỉnh khác 4. Tỉnh Ninh Thuận giải thể, thí sinh lại nhập vào hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận.
23- Khoa Mậu Ngọ (1918), Khải Ðịnh thứ 3, lấy đậu 12 người. Bình Ðịnh 2. Quảng Ngãi 4, có Giải Nguyên. Phú Yên 2. Các nơi khác 4, người Quảng Nam đoạt Á Nguyên.
Trên danh nghĩa, trường thi Bình Ðịnh đã đóng góp cho nền Hán học 23 khóa thi Hương, nhưng trên thực tế chỉ có 22 lần thi tại trường Bình Ðịnh. Vì lần thi cuối cùng, khoa Mậu Ngọ (1918), sĩ từ miền này phải vác lều chõng ra Huế để thi trường Thừa Thiên. Nhưng danh sách thí sinh, hạng ngạch lấy đậu và bảng trúng tuyển đều lập riêng, không dính dự gì đến sĩ tử trường Thừa Thiên.
Số chỉ định trúng tuyển cử nhân ở trường thi Bình Ðịnh, mỗi khóa 13 người. Qui định ấy, giữ đúng được 3 khóa đầu, kể từ lần thứ 4, tức khoa Ðinh Mão (1867), không còn tuân thủ nữa.
Tổng kết, trường thi Bình Ðịnh đã cung cấp cho đất nước 355 cử nhân Hán học. Trong đó, Bình Ðịnh 186 người, có 12 Giải Nguyên và 10 Á Nguyên. Quảng Ngãi 104 người, có 11 Giải Nguyên và 9 Á Nguyên. Phú Yên 22 người, 1 Á Nguyên. Khánh Hòa 7 người. Ninh Thuận 3 người. Bình Thuận 11 người, có 1 Á Nguyên. và sĩ tử các vùng khác cư ngụ trong vùng này đậu 22 người. Ðó là trường hợp con của các quan theo cha đến lỵ sở, công chức đang làm việc.
Những người đậu cử nhân trẻ nhất của trường Bình Ðịnh là các ông: Văn Vĩ người thôn Hữu Pháp, huyện Phú Cát, tỉnh Bình Ðịnh, đậu hạng 12 khoa Mậu Ngọ (1918) lúc 16 tuổi. Rồi đến Trần Quí Hàm người thôn Tri Thiện, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, đậu Á Nguyên năm Bính Ngọ (1906) lúc 18 tuổi. Và Nguyễn Thuyên, người thôn Nam An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đậu thứ 20 khoa Bính Ngọ (1906) lúc 20 tuổi.
Những người lớn tuổi nhất còn vác lều chõng đi thi và đậu cử nhân ở trường thi Bình Ðịnh là các ông: Phan Hành người thôn Biểu Chánh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, đậu hạng 8 ở khoa Quí Mão (1903) lúc 55 tuổi. Võ Văn Quy người huyện Mộ Ðức, tỉnh Quảng Ngãi, đậu hạng 4 ở khoa Giáp Ngọ (1894) lúc 53 tuổi, và Ðinh Hữu Quang người thôn Hưng Lạc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Ðịnh, đậu hạng 13 cũng khoa Giáp Ngọ lúc 52 tuổi.
Trường thi Bình Ðịnh cũng có những khoa thi mà danh sách thí sinh trúng tuyển khi bộ duyệt lại, phải thay đổi ở giờ chót, hoặc bị truất bớt, hoặc được thêm vào. Xem ra việc chọn người trúng tuyển ngày xưa rất cẩn trọng, phải qua hai lần duyệt xét, ở trường thi và ở trung ương mới được chính thức đậu.
- Bộ truất vì có bài bị điểm liệt: Khoa thi Mậu Thìn (1868), trường thi Bình Ðịnh do Bố chánh Quảng Yên là Lê Hữu Tá làm chánh chủ khảo, Toản tu sử quán Phạm Quí Ðôn làm phó chủ khảo, đã lấy 18 người vào bảng cử nhân. Bộ duyệt lại thấy Nguyễn Lương, Phạm Khởi và Lê Văn Cơ có bài bị điểm liệt, nên chỉ cho đậu tú tài. Bảng cử nhân chỉ có 15 người chính thức đậu.
- Bộ truất vì không có bài được điểm bình trở lên: Khoa thi năm Bính Tý (1876) ban giám khảo trường Bình Ðịnh lập danh sách trúng tuyển là 15 người. Bộ duyệt lại, truất ba người cuối bảng cử nhân là Nguyễn Bá Ðệ, Trịnh Hữu Bằng và Trần Quang Khởi, chỉ cho đậu tú tài, vì thấy trong quyển thi không có điểm ưu hoặc bình.
- Bộ đánh hỏng vì bài trùng nhau: Việc xét duyệt ở bộ, không chỉ thông qua ở các số điểm ban giám khảo đã cho, mà còn xét rất kỹ từng bài thi. Chẳng hạn, ở khoa Kỷ Dậu (1909), trường Bình Ðịnh do Tham tri bộ Học Ðặng Như Vọng làm chánh chủ khảo và Tế Tửu Quốc Tử Giám Trần Tấn Ích làm phó chủ khảo, lấy đậu 18 người. Bộ duyệt thấy bài kỳ nhất (môn văn sách) của Lê Toại (đậu thứ 15) và Ðoàn Văn Mân (đậu thứ 17) có ba bài trùng nhau và ba bài nhiều đoạn giống nhau nên đánh rớt cả hai.
- Bộ truất vì bài thi có dấu lạ: Khoa thi Nhâm Tý (1912), Tham Tri Bộ Lại Trần Trạm và Ðốc học trường Hậu bổ Nguyễn Duy Tích được cử làm chánh, phó chủ khảo trường Bình Ðịnh, đã xếp Trần Tuân vào bảng cử nhân và Vũ Liêm Sơn vào bảng Tú tài. Bộ duyệt lại, thấy quyển thi kỳ nhất của Trần Tuân, trong bài văn sách thứ tư ở trên chữ "đệ" có một dấu mực. Theo luật trường thi, phạm phải lỗi thiệp tích, tức là lỗi làm dấu bài để thông đồng với giám khảo. Dù là vết mực vô tình cũng qui tội, nên bộ giáng Trần Tuân xuống bảng tú tài. Nhưng không phải lúc nào bộ cũng tìm cách bắt lỗi thí sinh mà ban giám khảo không thấy hoặc đã bỏ qua. Bộ còn duyệt xét vớt, hoặc ân giảm vài trường hợp:
- Bộ vớt vì có một bài điểm cao. Ðó là trường hợp của Vũ Liêm Sơn ở khoa Nhâm Tý (1912) điểm hạn ngạch chỉ được đậu tú tài, nhưng kỳ thi chữ Pháp có điểm trội hơn những người tú tài khác, nên bộ vớt lên cho đậu cuối bảng cử nhân.
- Bộ còn gia ân cho trường hợp của Phạm Thiếu Am, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, thi khoa Kỷ Dậu (1909). Bài làm kỳ thứ 3 và kỳ phúc hạch (kỳ 4), chữ viết không giống nhau, nghi là có kẻ làm dùm bài. Nhưng được biết đương sự vừa thi xong thì ngã bệnh, sau khi nghe tin đậu thứ 16 thì bệnh trở nặng và đã chết, nên bộ gia ân miễn xét, vẫn để cuối bảng cử nhân y như ban giám khảo đã xếp hạng.
TRƯỜNG THI TRONG LỊCH SỬ
Trước tình thế căng thẳng của đất nước, Pháp luôn luôn tìm cớ để chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam kỳ, trong cuộc họp các quan đại thần vào những ngày đầu năm Ất Sửu (tháng 2-1865), triều đình quyết định bỏ hẳn ý định dành lại 3 tỉnh miền Ðông. Từ nay chỉ dồn lực lượng giữ các tỉnh còn lại.
Ðáp ứng với nhu cầu quốc phòng, tháng giêng năm Ðinh Mão (1867), Tự Ðức thứ 20, trường thi Bình Ðịnh bắt đầu mở khoa thi Hương võ. Ðịa điểm thiết lập trường thi Hương võ không xa với trường thi Hương văn, chỉ cách ba thôn về phía Tây và vẫn nằm bên hữu ngạn nam phái sông Côn. Ðó là thôn An Thành, cùng tổng, huyện với thôn Hòa Nghi (thi Hương văn), nhưng nay An Thành thuộc xã Nhơn Lộc. Ðịa bàn thu nhận thí sinh Hương võ của trường cũng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận và cũng theo lệ 3 năm một lần mở khoa thi. Như vậy chỉ sau Hương văn 3 khoa, Hương võ Bình Ðịnh cũng đã cung cấp cho đất nước nhiều võ quan trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Trường thi Bình Ðịnh lại một lần nữa không hổ danh, vì đã xây cất từ miền đất mang truyền thống thượng võ:
Ai về Bình Ðịnh mà coi
Con gái Bình Ðịnh múa roi, đi quyền.
Thế rồi, khoa thi Hương năm Ất Dậu (1885), các trường thi khác chưa đến ngày mở khoa, duy có trường Bình Ðịnh đang thi, bỗng nghe hung tin kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi bôn đào. Hội đồng giám khảo quyết định tiếp tục thi cho xong. Tuy nhiên tinh thần sĩ tử không còn hăng hái nữa. Bảng đã yết kết quả kỳ nhất, thí sinh Quảng Ngãi vẫn kéo nhau ra về hết, chỉ còn lại sĩ tử Bình Ðịnh và một số ít các tỉnh khác còn nán lại, tiếp tục thi. Vào phúc hạch chỉ có 8 người đều đậu cả.
Biến cố ở kinh đô đã kích thích lòng yêu nước của các sĩ tử. Bài Vịnh Sĩ Tử ở trường thi Bình Ðịnh của tân khoa Mai Xuân Thưởng đã phản ánh rõ nét:
Cửa trường tiếng dạ vẫn còn hơi
Cờ nghĩa treo lên đã ngất trời
Ðạo trọng vua tôi mình dám quản
Oán hờn người Pháp có vơi đâu
(Khuyết danh dịch)
Vậy, Mai Xuân Thưởng là ai, đã để lại những gì trong trang sử chống ngoại xâm của nước nhà? Nhớ lại, khoa thi năm ấy, trường thi Bình Ðịnh do Bố Chánh Quảng Nam BùiTiến Tiên làm chánh chủ khảo nằm mộng thấy một bà lão đem biếu ông một cành mai mà chỉ có một bông nở to, nhụy vàng cánh trắng, tỏa hương dịu dàng thơm phức. Quan đỡ lấy nhành mai, đoá hoa độc nhất ấy rụng vào nghiên son và bà lão biến mất. Tỉnh dậy, ông suy nghĩ mãi về điềm mộng ấy. Ông bèn xem trong danh sách trúng tuyển cử nhân thấy có một người họ Mai, đó là Mai Xuân Thưởng. Xem lại quyển thi, quả thấy văn chương có khí phách, đoán rằng người này sẽ làm nên nghiệp lớn.
Ngày xướng danh, quan Chánh Chủ Khảo mời riêng Mai công vào phòng, nhắn nhủ: "Lúc này nước nhà còn hay mất, phần lớn là do nơi đám sĩ phu. Làm việc phải hết sức thận trọng".
Khi ban áo mão cho các vị tân khoa, quan chánh chủ khảo tặng một bài thơ:
"Sơn hà phong cảnh dị tiền niên
Hoành giám du khan thử địa huyền
Hận mãn xương môn trần ám ngoại
Lệ linh văn viện bút đình biên
Lịch triều giáo dục ân như hải
Bát giải thanh danh phẩm thị tiên
Nhất dự y quan nan tự hủy
Cương thường khán thử cổ anh hiền"
Bản dịch trong Non Nước Bình Ðịnh:
"Non sông xưa đã khác rày
Gương "hoành công khí" nơi này còn treo
Cửa Rồng hận ngất trần hiêu
Bút hoa tuông lệ tiêu điều viện văn
Lịch triều lai láng biển ân
Dụ hàng bát tuấn thêm phần thanh cao
Áo xiêm trót đã buộc vào
Cương thường noi dấu anh hào nghìn xưa"
Việc quan Chánh Chủ khảo nằm mộng, viết theo Quách Tấn, chỉ là chuyện tương truyền. Có điều chắc chắn là sau khi lãnh áo mão Cử Nhân vinh qui bái tổ về làng, Mai Xuân Thưởng bắt tay ngay vào việc mộ quân ứng nghĩa và nhanh chóng trở thành một lãnh tụ tài ba của Phong Trào Cần Vương tỉnh Bình Ðịnh.
Hai mươi năm sau, 1905, trường thi Bình Ðịnh lại xảy ra một sự kiện cũng liên quan đến lịch sử, không những hâm nóng bầu nhiệt huyết của các sĩ tử ở Bình Ðịnh mà còn là " một tiếng sét đánh vang lừng cả nước" (lời Huỳnh Thúc Kháng), mở đầu cho phong trào Duy Tân kháng thuế ở miền Trung (1908).
Năm ấy, ba vị đại khoa của tỉnh Quảng Nam là Trần Quí Cáp, Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng, cũng là ba nhà chí sĩ cách mạng, rủ nhau vào Nam tìm đồng chí. Lúc đi ngang qua Bình Ðịnh, ông Trần có quen với Nguyễn Quí Anh, con của học giả Nguyễn Thông hiện cư ngụ tại tỉnh này nên ghé lại thăm. Nhân lúc quan Bình Ðịnh mở kỳ thi tuyển sinh, chuẩn bị cho khóa thi Hương năm tới (1906), ba nhà chí sĩ muốn dùng đề thi của quan trường làm tiếng chuông cảnh tỉnh giới sĩ tử, đánh thức họ dậy lo việc cứu nước, không nên đắm mãi trong giấc mộng khoa cử lỗi thời.
Hôm thi kỳ hai, sĩ tử đông đến sáu bảy trăm người. Viên Ðốc Học Bình Ðịnh là Hồ Trung Lượng, người huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đậu tiến sĩ 1892, vì nhà có tang nên không thể chủ trì cuộc thi, quan đầu tỉnh phải thay thế. Nhân cơ hội ấy, ba chí sĩ giả dạng sĩ tử chen vào trường thi, chia nhau hành động. Ông Trần làm đề phú, ông Phan làm đề thơ, ông Huỳnh lo việc xem xét tình hình. Bài làm, lấy một tên chung là Ðào Mộng Giác, với ý nghĩa là đã tỉnh mộng. Quan trường ra đề phú là Lương Ngọc Danh Sơn, lấy vần "cầu lương ngọc tất danh sơn" (tìm ngọc quí ở nơi núi đẹp có tiếng) và đề bài thơ là Chí Thành Thông Thánh (lòng chí thành, thấu suốt đạo thánh), diễn ra thất ngôn bát cú Ðường luật. Hai ông đã nạp quyển như bao nhiêu thí sinh khác nhưng văn không khai triển đầu bài, chỉ nhắm vào ý hướng khơi dậy lòng yêu nước, khuyên sĩ tử nên bỏ lối học cử nghiệp và mộng làm quan. Xong việc, cả ba vội lên đường, rời khỏi Bình Ðịnh.
Chấm quyển thi Ðào Mộng Giác, quan trường sửng sốt, choáng váng nhưng không thể dấu nhẹm vì tin tức đã loan khắp. Các quan đành phải đệ quyển thi ấy về triều và khấu đầu chịu tội. Quan đầu tỉnh giận lắm, thét lính bủa vây, buộc phải tìm cho ra thủ phạm. Khổ cho đám sĩ tử vô tội, nhất là những thí sinh họ Ðào bị nghi ngờ xét hỏi đủ điều. Người ta nhắm vào nhóm họ Ðào làng Vinh Thạnh (của Ðào Tấn) và nhóm họ Ðào làng Biểu Chánh (của Ðào Phan Duân) vì hai họ Ðào này có nhiều người theo Cử nghiệp. Trong khi ấy, ba chí sĩ đã vượt địa giới Bình Ðịnh, đang thong dong qua Phú Yên, trên đường vào Nam.
Sau đó, ông Trần Quí Cáp dịch ra Việt văn cả hai bài ấy, rồi nhờ ông Hồ Thanh Vân bí mật đem ra Bắc, chuyển cho Nguyễn Hải Thần để truyền bá trong đám nho sĩ Bắc Hà.
Nguyên văn bài Chí Thành Thông Thái của Phan Châu Trinh:
"Thế sự hồi đầu dĩ nhất không
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ
Bát cổ văn chương thụy mộng trung
Trường thử bách niên cam thóa mạ
Bất tri hà nhật xuất lao lung
Chư quân vị tất vô tâm huyết
Bằng hướng tư văn khán nhất thông"
Trần Quí Cáp dịch:
"Ngoảnh lại giang sơn luống lẩng lơ
Anh hùng rầu rĩ khóc người sơ
Muôn dân tôi tớ phường quyền mạnh
Tám vế văn chương giấc ngủ mơ
Dày mặt mỉa mai đành chịu mãi
Thoát thân trói buộc biết bao giờ
Người ta ai cũng tâm can ấy
Nghĩ đến văn này đã thấm chưa?"
Bài thơ trên và bài phú dưới đây, hiện nay có nhiều bản dịch hay hơn bản dịch của Trần Quí Cáp, nhưng bản đầu tiên vẫn có gía trị lịch sử vì đã được các nhà chí sĩ thuở ấy bí mật phổ biến khắp nơi.
Nguyên tác bài Lương Ngọc Danh Sơn Phú có 6 vần, gồm 38 câu bằng Hán văn. Tác giả đã dịch ra Việt văn bằng thể thơ song thất lục bát, cả thảy 84 câu. Dưới đây là đoạn đầu và đoạn cuối:
"Kìa châu Á trong vòng hoàn hải
Khi đồng bào vác nỗi mây tuông
Ngắm xem một cõi dinh hoàn
Ðều trông thấy kẻ lo buồn xiết bao
Việc thế sự xôn xao sóng bể
Mặt anh hùng rầu rĩ non sông
Nói ra ai chẳng thẹn thuồng
Sao ta cứ một cái lòng thế thôi?
Sực thấy chữ tương lai mà sợ
Còn mơ màng giấc ngủ như không
Ai ôi đứng dậy mà trông
Nước ta một góc Á Ðông kém gì!
Trên Hồng Lạc dưới thì Trần Lý
Kẻ nhơn tâm sĩ khí ai bì
Kìa xem Lãnh Biểu xưa kia
Mã Nhi thuở nọ còn bia đành rành
Một trận đánh Chiêm Thành đã khiếp
Bấy nhiêu năm Chân Lạp mở cương
Nước ta xưa vẫn phú cường
Những điều hay lạ có nhường chi ai...
(và)
...Việc nhơn thế thử coi mà gẫm
Vận tang thương một bóng xanh xanh
Trời Nam bể Sở mông mênh
Cái thân chích địa nghĩ mình xót xa
Nhìn thu lạnh sương sa lác đác
Cửa thần môn lén bước, buớc ra
Ngắt trời một giải xa xa
Thuyền tiên trông đã vượt xa non thần
Bến Dịch Thủy chần ngần đứng nghỉ
Tiễn đưa người giọt lệ chứa chan
Một lời như khóc như than
Thôi còn Lương Ngọc, Danh Sơn làm gì?"
GÓP VÀO ÐẤT NƯỚC
Ðiều đáng nói là trường thi Bình Ðịnh đã đóng góp cho đất nước những anh hùng cứu nước, những nhân tài, những bậc đại khoa. Các thủ lãnh của Phong Trào Cần Vương (1885) ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa hầu hết xuất thân từ trường thi Bình Ðịnh:
- Lê Trung Ðình (1863-1885) đậu cử nhân thứ 17 khoa Giáp Thân (1884), người thôn Phú Nhơn, huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, nay thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, là lãnh tụ phong trào Cần Vương tỉnh Quảng Ngãi.
- Nguyễn Tự Tân (?...1885), đậu tú tài, người thôn Phước Thọ, huyện Bình Sơn, cùng Lê Trung Ðình và Vũ Hội dựng cờ khởi nghĩa, chiếm tỉnh thành Quảng Ngãi được 5 ngày.
- Nguyễn Duy Cung (1843-1885) đậu Á Nguyên khoa Mậu Thìn (1868), người thôn Vạn Tượng, huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nay thuộc xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa, bỏ chức án sát Bình Ðịnh để gia nhập cuộc ứng nghĩa ở Bình Ðịnh, làm tham mưu cho nguyên Tổng Ðốc Ðào Doãn Ðịch.
- Mai Xuân Thưởng (1860-1887), đậu cử nhân thứ 7 khoa Ất Dậu (1885), người làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, tức thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, quận Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn). Ông là lãnh tụ Cần vương có óc tổ chức, có tài thao lược. Từ hai bàn tay trắng, tiếp nhận 600 quân của Ðào Doãn Ðịch, ông đã gầy dựng một lực lượng kháng chiến hùng hậu, với các chiến khu Lộc Ðổng, Linh Ðổng và Hương Sơn.
- Nguyễn Trọng Trì (1854-192), đậu cử nhân thứ 8 khoa Bính Tý (1876), người thôn Vân Sơn, tổng Thời Ðôn, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, giữ chức Hiệp Trấn thứ Hương Sơn trong lực lượng Cần Vương của Mai Xuân Thưởng.
- Võ Phong Mậu, đậu cử nhân thứ 5 khoa Quí Dậu (1873), người thôn Kiên Phụng, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn (tức Bình Khê) tỉnh Bình Ðịnh, giữ chức Tham Trấn thứ Hương Sơn, trong lực lượng của Mai Xuân Thưởng.
- Nguyễn Thành Phương, đậu tú tài, là thủ lãnh Cần Vương nổi tiếng nhất của Phú Yên, bản doanh đặt tại đèo Quán Cau, thuộc huyện Tuy An.
- Nguyễn Khanh, đậu tú tài, cùng với Trần Ðường, Trịnh Phong ứng nghĩa Cần Vương ở Khánh Hòa. Ông được phong Tán Tương Quân Vụ, đóng quân tại trung tâm tỉnh, lo việc tuyển quân và tiếp tế lương thực cho hai mặt trận phía bắc và phía nam của tỉnh.
Ðến phong trào Duy Tân, chống sưu kháng thuế ở miền Trung năm 1908, các thủ lãnh và ban chỉ đạo của phong trào phần lớn đều xuất thân từ trường thi Bình Ðịnh.
Ở Quảng Ngãi, các cử nhân đã lãnh đạo phong trào tại tỉnh nhà gồm có:
- Nguyễn Sụy (?...1916) đậu thứ 9 khoa Quí Mão (1903), người thôn Hổ Tiếu, huyện Chương Nghĩa, nay là xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa. Án khổ sai 9 năm, đày Côn Ðảo. Năm 1916, tham gia cuộc khởi nghĩa Duy Tân, việc bại lộ, ông tự sát trong ngục (1)
- Lê Ðình Cẩn (1870-1914), đậu thứ 3, cùng khoa với Nguyễn Sụy. Người thôn Hòa Vinh, huyện Chương Nghĩa, nay thuộc huyện Tư Nghĩa. Án đày Di Lăng, rồi Côn Ðảo.
- Nguyễn Ðình Quản, đậu thứ 14 khoa Ðinh Dậu (1897), người thôn Phong Niên, tỉnh Quảng Ngãi. Án chém nhưng cải đày Côn Ðảo và chết ở đó.
- Nguyễn Mân, đậu thứ 15, cùng khoa với Nguyễn Ðình Quản, người thôn Kim Giao, tỉnh Quảng Ngãi. Án đày Côn Ðảo.
Các tú tài tham gia tích cực phong trào tại tỉnh nhà gồm có:
Phạm Chẩm và Nguyễn Tuyên, án khổ sai 9 năm đày Côn Ðảo; Nguyễn Thoa, án khổ sai 9 năm; Trần Kỳ Phong (1873-1941) bị đày Côn Ðảo.
Ở Bình Ðịnh các cử nhân lãnh đạo phong trào gồm có:
- Hồ Sĩ Tạo (1869-1934), đậu thứ 3 khoa Tân Mão (1891), rồi năm Giáp Thìn (1904) đậu Tiến sĩ. Người làng Hòa Cư, tổng Thời Ðôn, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Hòa Cư, xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn. Án trảm quyết, cải trảm giam hậu khổ sai chung thân.
- Lê Chuân (còn gọi là Truân, Quốc Triều Hương Khoa Lục, bản dịch), đậu Giải Nguyên khoa Bính Ngọ (1906), lúc 23 tuổi, người thôn Thanh Lương, tổng Trung, huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay thuộc huyện Hoài Ân. Án xử 100 trượng, đày 3.000 dặm, cải khổ sai 9 năm.
- Nguyễn Du, đậu thứ 6 khoa Ðinh Dậu (1897), người thôn Ðại Thuận, tổng Trung Bình, huyện Phù Mỹ, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh (2). Bị cách hết phẩm hàm chỉ còn bằng cử nhân.
Các tú tài tham gia phong trào gồm các ông: Bùi Phiên Dự, thôn Hòa Cư; Ðặng Thành Tích, thôn Ðại Bình đều thuộc huyện An Nhơn; Nguyễn Phát, thôn Dương Liễu và Lê Cương thôn An Lương huyện Phù Mỹ đều bị quan tỉnh Bùi Xuân Huyến đề nghị mức án từ giảo giam hậu đến phạt trượng rồi đày Côn Ðảo.
Trường thi Bình Ðịnh còn cống hiến một danh nhân văn hóa: Ðào Tấn (1845-1907), đậu cử nhân thứ 8 khoa Ðinh Mão (1867), người thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước. ông vừa là nhà thơ, vừa là nghệ sĩ viết tuồng, nhà lý luận sân khấu. Nói đến nhân tài của tỉnh, người đời thường nhắc: "Bình Ðịnh có hai ông vua: Quang Trung vua Võ, Ðào Tấn Vua văn".
Trường thi Bình Ðịnh cũng là nơi xuất thân của hai nhà thủy lợi:
- Ðào Trọng Trấp (1876-1934), đậu cử nhân thứ 17, khoa Quí Mão (1903), người thôn Vinh Thạnh, tỉnh Bình Ðịnh. Khoảng năm 1920, khai tạo Khẩu Tư còn gọi là khẩu mới. Lưu Phật Tĩnh ở thôn Phú Mỹ xã Phước Lộc đem nước vào đồng ruộng mênh mông của hai xã Phước Lộc và Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước. Từ đấy cánh đồng trở nên trù phú, cấy được hai vụ, khỏi phải cầu mong nước trời.
- Ðặng Cao Ðệ (1869-?) đậu cử nhân thứ 9 khoa Canh Tí (1990) người thôn Kỷ Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh. Khoảng năm 1930, ông cùng Quang Lộc Tự Khanh Ðào Trọng Trấp (Vinh Thạnh) và nhân sĩ Tô Văn Phong (thôn Công Chánh, xã Phước Nghĩa) đắp phân thủy bờ bạn Thông Chín ở làng Tân Lộc (xã Phước Lộc), lấy nước dồi dào cho các khẩu trên bờ bạn.
Trường thi Bình Ðịnh còn là nơi xuất thân của các nhà canh tân ngấm ngầm hoài bão làm giàu đất nước, mở mang dân trí, giúp học sinh giỏi của tỉnh nhà du học. Họ lập ra Phước An thương hội, qui tụ các nho sĩ Bình Ðịnh:
- Lê Doãn Sằn (1877-?), đậu cử nhân thứ 7 khoa Nhâm Tí (1912), người thôn An Cửu, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, giữ chức Hội Trưởng.
- Trần Trọng Giải (1884-1946), đậu tú tài khoa Ất Mão (1915), người thôn Cảnh Vân (nay là Cảnh An) xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, giữ chức Hội Phó.
- Tú tài Lâm Thúc Mậu ban kiểm soát, cử nhân Ðào Trọng Trấp hội viên cổ đông.
Trường thi Bình Ðịnh còn cống hiến cho đất nước một nhà giáo nổi tiếng: Nguyễn Diêu, đậu tú tài khoa Tân Dậu (1861), người thôn Nhơn Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, người đời thường gọi là cụ Tú Nhơn Ân. Danh nhân Ðào Tấn đã nhắc thầy qua bài Sơ Thu Vãng Yết Nghiệp Sư Nhơn Ân Nguyễn Tiên Sinh Sơn Phần Cảm Thuật (Ðầu thu, viếng mộ Nguyễn tiên sinh thầy dạy nghề ở Nhơn Ân, cảm xúc viết ra)
"Thu khí bán sơn hoàn cổ mộ
Xuân phong nhất nguyệt (3) ức tiên sinh
Càn khôn nộ tán qui lai vãn
Không phụ ngô sư hối nhữ tình"
Việt Thao dịch:
"Mộ cổ thu quyện núi đồi
Nhớ thầy, nhớ thuở gió xuân ơi
Ðất trời điên đảo nhưng về muộn
Làm phụ thầy ta đã dặn rồi"
Sau cùng trường thi Bình Ðịnh cũng là nơi khởi đầu của các bậc đại khoa như:
- Kiên Tòng, còn gọi là Kiên Lâm (1825-?) đậu Á Nguyên khoa Ất Mão (1855), người thôn An Ðại, huyện Chương Nghĩa (nay là Nghĩa Hành) tỉnh Quảng Ngãi. Ðậu tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1862), làm quan tới chức Bang Biện Ngãi Ðịnh.
- Phan Văn Hành (1847-?) đậu Giải Nguyên khoa Bính Tí (1876), người thôn Thuận Phước, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đậu Phó bảng khoa Ðinh Sửu (1877), chưa kịp làm quan.
- Ðỗ Duân (1869-?) đậu Á Nguyên khoa Tân Mão (1891), người thôn Châu Sa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ðậu Hội Nguyên Tiến Sĩ khoa Ất Mùi (1895). Cháu nội của Phó bảng Nguyễn Ðăng Ðệ.
- Hồ Sĩ Tạo, đã nói ở phần trên.
- Ðào Phan Duân (1864-1947) đậu cử nhân thứ 6 khoa Giáp Ngọ (1894), người thôn Biểu Chánh, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh. đậu Phó bảng năm Ất Mùi (1895) lúc 31 tuổi. Làm quan đến chức Tuần Phủ, lấy đức giáo hóa dân, không chịu sự xúc phạm của viên Công Sứ Khánh Hòa, ông cãi lại rồi xô ghế bỏ quan về nhà, sáng lập Phước An thương hội, giữ chức cố vấn tối cao.
SĨ TỬ TRANH TÀI
Mặc dù thường xuyên có sĩ tử của năm tỉnh dự thi, nhưng chỉ có Quảng Ngãi và Bình Ðịnh tranh nhau thủ khoa. Suốt ba khoa thi đầu là Nhâm Tí (1852), Ất Mão (1855) và Mậu Ngọ (1858), Giải Nguyên đều về tay người Bình Ðịnh, đó là Cao Văn Tuấn, người thôn Thắng Công, huyện Tuy Viễn (khoa 1); Nguyễn Ðăng Tuyển, người thôn Chánh Trạch, huyện Phù Mỹ (khoa 2); Nguyễn Ðức Lộc, người thôn Xuân An, huyện Phú Cát (khoa 3). Sự bất quá tam, Bình Ðịnh đoạt thủ khoa 3 lần, trong khi Quảng Ngãi cố tranh sát nút nhưng chỉ đậu Á¨Nguyên ba lần; đó là Phan Văn Ðiển, người thôn An Thổ, huyện Mộ Ðức (khoa 1); Kiều Tòng, người thôn An Ðại, huyện Chương Nghĩa (khoa 2); Phạm Thúc, người thôn Trà Bình, huyện Bình Sơn (khoa 3). Sự việc ấy còn ghi lại trong câu ca dao của vùng:
"Tiếc công Quảng Ngãi đường xa
Ðể cho Bình Ðịnh thủ khoa ba lần"
Ðến khoa Ðinh Mão (1867), Bình Ðịnh chẳng những đoạt cả Giải Nguyên, Á Nguyên, đó là Lê Ðăng Ðệ và Nguyễn Tạo cùng ở huyện Phú Cát, mà còn chiếm liên tục đến hạng 8; Quảng Ngãi chỉ chen được vị thứ 9, rồi liên tục từ 10 đến 13 lại là người Bình Ðịnh, lập thành tích Bình Ðịnh 14, Quảng Ngãi 4.
Bị thua liên tiếp 4 khoa, sĩ tử Quảng Ngãi quyết tâm vùng lên. Họ đã thành công rực rỡ ở hai khoa liền (5 và 6) mang lại vinh dự cho tỉnh nhà. Ðó là khoa Mậu Thìn (1868), Nguyễn Luật, người thôn Mỹ Khê, huyện Bình Sơn đoạt Giải Nguyên và Nguyễn Duy Cung người thôn Vạn Tượng, huyện Chương Nghĩa chiếm Á Nguyên. Tiếp khoa Canh Ngọ (1870), Trương Ðăng Tuyển người thôn Phú Nhơn, huyện Bình Sơn và Phạm Viết Duy người thôn Chánh Mông, huyện Chương Nghĩa đoạt cả giải nhất nhì và Quảng Ngãi còn vượt trội tỷ số đậu. Lúc bấy giờ ca dao có câu:
"Tiếc công Bình Ðịnh xây thành
Ðể cho Quảng Ngãi vô dành thủ khoa"
Trong các khoa thi của trường thi Bình Ðịnh, hai khoa Tân Mão (1891), lần thứ 14 và Giáp Ngọ (1894) lần thứ 15 là vui vẻ nhất vì cả năm tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận (lúc đó chưa lập tỉnh Ninh Thuận) đều có người thi đậu cử nhân, còn hai giải nhất nhì chia đều cho Bình Ðịnh và Quảng Ngãi. Dù vậy vẫn có câu: "Một tỉnh KhánhHòa không bằng một nhà Hưng Lạc", bởi khoa Giáp Ngọ (1894), ở Bình Ðịnh tại thôn Hưng Lạc (nay thuộc xã Mỹ Thành) huyện Phù Mỹ có nhà họ Ðinh, cha con cùng thi và cùng đậu cử nhân. Cha là Ðinh Hữu Quang, 52 tuổi, đậu thứ 13. Con là Ðinh Trọng Cát, 22 tuổi, đậu thứ 15; cũng khoa đó, Khánh Hòa chỉ đậu có 1 người, ở hạng thứ 19 là Phạm Tấn, người huyện Tân Ðịnh.
Những câu ca dao trên phản ảnh phần nào tinh thần tranh đua của thời xưa; không những họ tranh đua trong khoa cử, mà còn cả tranh luận văn chương để thử tài nhau.
Theo Non Nước Bình Ðịnh của Quách Tấn, một hôm trong quán nước, ông tân khoa Quảng Ngãi gặp ông thủ khoa Bình Ðịnh, liền buông lời trêu chọc. Nhân trong quán có thờ Cửu Thiên Huyền Nữ (vị nữ thần đời thượng cổ Trung Hoa đã dạy binh pháp) trước trang thờ có câu đố "Trạc trạc khuyết linh, Dương dương tại thượng", vị tân khoa liền quay về phía vị thủ khoa, ra câu đố: "Trạc trạc khuyết linh, anh thấy em xinh, dương dương hồ tại thượng". Vế ra này vừa mượn cảnh vừa mượn chữ sẵn có trước mặt, đòi hỏi vế đối cũng phải thỏa các điều kiện ấy nên không dễ gì trong phút chốc mà đối được. Liền khi ấy. một người khách đang ngồi trong quán lên tiếng: "Tôi là kẻ thi rớt mà còn thấy câu đối ấy quá dễ, không xứng tài của ngài thủ khoa, nên tôi xin đối thế". Nói xong, người ấy hối chủ quán đem món nhậu ra để gợi hứng, vừa để tạo cảnh, tạo chữ cho vế đối. Chủ quán vội chạy đi lấy rượu và gọi vợ bưng đồ nhậu lên gấp. Người vợ ở trong bếp, nghe tiếng chồng hối thúc, liền dạ lớn để chồng yên tâm. Tiếng "dạ" vừa dứt, người "thi rớt" liền ứng khẩu đối ngay: "Cấp cấp bất hạ, chồng kêu vợ dạ, đản đản kỳ nhiên tai". Vừa nghe xong vế đối, vị tân khoa sửng sốt, nhìn kỹ lại, đoán biết ngay người ấy không ai khác hơn là Phạm Trường Phát, một danh sĩ của Bình Ðịnh. Quả thật ông thi rớt nhiều lần, không phải vì học kém mà chính bởi hay chữ quá thành cuồng sĩ. Khoa nào ông cũng đi thi, làm bài xong, đọc lại thấy đoạn nào vừa ý, lấy bút khuyên trước "chứ để quan trường không khuyên uổng" Thành ra quyển thi đầy lỗi thiệp tích, làm sao đậu được!
MỘT THỜI ÐÃ QUA
Những ngày huy hoàng của nền Hán học rồi cũng tắt. Ngày 21-12-1917, Toàn Quyền Ðông Dương Albert Sarraut ra nghị định ban hành "qui chế chung về ngành giáo dục ở Ðông Dương", thường gọi là "học chính tổng qui", áp dụng nền giáo dục Pháp Việt trên toàn cõi Ðông Dương. Ở miền Bắc, sau khoa Ất Mão (1915) là chấm dứt nền Hán học. Còn ở miền Trung, gắng gượng một kỳ thi Hương nữa, tức khoa Mậu Ngọ (1918) rồi cũng vĩnh viễn cáo chung. Trường thi Bình Ðịnh mới có 68 tuổi đời (1850-1918) chịu chung số phận như các trường thi khác!
Ðã một thời, trường thi này cũng cờ lọng rợp trời, đi đầu là cờ biển vua ban, biểu tượng cho quyền hành và chức vụ của Hội Ðồng Giám Khảo. Có hai thớt voi đi kèm đầy đủ yên bệ, đoàn quân nhạc rập rình xen lẫn tiếng trống cồng, vang dội một vùng. Các quan trường triều phục chỉnh tề ngồi trên kiệu, có lính hầu, tàn che lọng rũ. Còn sĩ tử từ nửa đêm đã vác lều chõng đứng đợi gọi tên vào vi dành cho thí sinh.
Ngày xướng danh còn long trọng hơn nữa. Trên khán đài có đủ mặt hội đồng quan trường và các quan lớn nhỏ thuộc vùng đến dự. Các sĩ tử cùng thân nhân bè bạn đến nghe xướng danh đứng chật khán đài. Trên chòi cao, vị truyền lệnh sứ bắc loa gọi từng người đậu cử nhân, đủ cả tên họ, tuổi tác, quê quán. Từ trong đám đông, vị tân khoa lên tiếng "dạ" lớn, lách mình tiến đến trước khán đài trình diện để được ban áo mão cân đai và tàn lọng trước sự trầm trồ ngưỡng mộ của mọi người.
Nếu trong lễ xướng danh, tân khoa được rạng rỡ tại trường thi, thì lễ vinh qui bái tổ lại được mở mày mở mặt tại quê nhà. Theo lệ, người đậu tú tài được cấp làng đón rước, đậu cử nhân được hàng tổng đón rước. Khi về tới địa giới của quê quán, tân khoa được hàng chức sắc và dân chúng ứng trực sẵn đưa về tận nhà. Ðám rước đông đảo, long trọng, cờ mở trống giong, tiền hô hậu ủng, "ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau".
Thi đậu, không những bản thân vị tân khoa được vinh dự mà thầy dạy học, cha mẹ, vợ con và họ hàng cũng được vẻ vang, đúng với câu" dương thanh danh, hiển phụ mẫu". Vì vậy, sự mến chuộng học hành đã trở thành truyền thống của dân tộc. Quan niệm "nhất sĩ nhì nông" đã ăn sâu vào lòng người, thể hiện qua câu ca dao:
"Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ"
Dân chúng cũng trọng khoa (thi đậu, học vị) hơn hoạn (làm quan) như trường hợp ông cử nhì Trần Ðình Thoại (tức Trần Ðình Phu) ở làng Thậu Thái (xã Nhơn An, huyện An Nhơn) nhà có hai anh em đều đậu cử nhân, ông đậu Á Nguyên khoa Nhâm Tí (1912) nhưng từ chối không ra làm quan dưới thời Pháp thuộc. Tuy vậy, dân chúng vẫn nhất mực xin gọi bằng quan và được nhà họ Lê, giàu có danh giá nhất làng Thanh Giang (xã Nhơn phong, huyện An Nhơn) kêu gả con với của hồi môn 100 công cấy ruộng.
Thời ấy, mỗi khoa thi kéo dài hơn một tháng trời, người đi thi, kẻ đi xem, thêm gia nhân và quyến thuộc lên đến hàng vạn người. Quán xá tuy chỉ dựng tạm thời nhưng rộ như nấm mọc. Trong những ngày ấy, con đường từ xã Nhơn Hòa về thành Bình Ðịnh đến chợ Gò Chàm qua lối bến đò Trường Thi trở nên phức tạp. Chàng trai phải đưa người yêu của mình tới tận bến sông, đợi nàng bước lên đò mới yên tâm trở về nhà, vì:
"Ðưa em cho tới bến đò
Kẻo em thơ dại, "học trò" phỉnh em"
Ðó là khúc sông ôm choàng lấy thôn Hòa Nghi một đoạn hình vòng cung trên dòng nam phái sông Côn, có tên Trường Thi với bến đò Trường Thi cát trải vàng óng, nước sông trong xanh, đò ngang thưa khách. Phong cảnh nên thơ ấy đã gợi cảm hứng cho nhà thơ Yến Lan (quê ở thành Bình Ðịnh) sáng tác bài Bến My Lăng, một thời nổi tiếng:
"Bến My lăng nằm không thuyền đợi khách
Rượu hết rồi ông lái chẳng buồn câu
Trăng thì dày rơi vàng trên mặt sách
Ông lái buồn để gió lén hôn râu.."
Thời huy hoàng ấy đã qua rồi! Dấu vết Trường thi Bình Ðịnh cũng đã phai mờ theo năm tháng. Các vị cử nhân và tú tài Hán học xuất thân từ trường này, dù ở khoa cuối cùng, cũng không một ai còn sống. Ngày nay, nếu không có người chỉ dẫn, không ai có thể biết được nơi đây, ngày xưa, chỉ mới 70 năm trước, còn là một cái nền khổng lồ vuông vức và cứ mỗi ba năm một lần, triều đình tập hợp thí sinh 6 tỉnh về đây để tuyển chọn hiền tài.
Sưu tầm: nguồn ông Đào Đức Cương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét