Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Giải mã bộ tộc Bách Việt là gì?

Trên con đường đi tìm hiểu nguồn gốc, có đôi chỗ sương mù dày đặc mà ta nên tránh kẻo không bao giờ tìm thấy lối ra. Chỗ thứ nhứt: “Bách Việt”.
Nói cho gọn như William Meacham [1], Bách Việt là tên mà người Hán dùng để gọi chung những nhóm người “không-phải-Hán” (unsinicized) sống rải rác ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam ngày nay vào đời Tần-Hán (225BC – 221AD) thí dụ Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt,... còn từ đời Đường-Tống trở đi, những sắc dân ở miền nam Trung Quốc không gọi là Việt mà là những cái tên khác thí dụ Li, Mien,...
Trước hết, ta suy nghĩ một chút.
Thí dụ sách Tàu không nhắc gì tới Bách Việt, thì ta biết là có Bách Việt trên đời này hay không?
Không.
Như vậy, “Bách Việt” là một ý niệm mà ta tình cờ lượm được trong sách Tàu đem cất trong đầu, cùng một mớ những ý niệm na ná như “Câu Tiễn”, “Lạc Việt”, “Nam Việt”,...
Cho đến một lúc nào đó, một ai đó lấy mấy ý niệm đó ra chắp lại với nhau dệt nên câu chuyện như sau (trích Việt sử toàn thư của Phạm văn Sơn):
(từ đây trở đi, phần trích dẫn sẽ là chữ màu tím, dù là nguyên văn hoặc bản dịch)
...Đến ngày nay, căn cứ vào thuyết của L. Aurousseau và tài liệu của Đào Duy Anh người ta gần như có thể quyết định rằng người Việt Nam bây giờ tức là người Lạc Việt thuở xưa sinh tụ ở miền Nam bộ Trung Quốc, sau này trôi rạt xuống lưu vực sông Nhị Hà...
Câu chuyện đó tới nay cũng được xào nấu ra vài “version” khác nhau, thí dụ như đã nêu ở phần 1, và còn được thổi phồng như dưới đây:
...Nhà Hán đã chiếm văn hóa tiền và sơ sử của Bách Việt trên lục địa Trung Hoa từ trước. Nay lại chiếm luôn cả văn hóa sơ sử Việt Nam của nước Lĩnh-Nam của vua Trưng Trắc từ Động Đình Hồ trở xuống Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam cổ...
Cái “văn hóa tiền và sơ sử của Bách Việt” được cho là lớn lắm:
...chủ nhân của Kinh Dịch chính là người Bách Việt, cụ thể hơn là của người Âu Việt và Lạc Việt.
…người Hán trong quá trình xâm lược đã sử dụng ngôn ngữ của người Bách Việt, cụ thể là của Ngô Việt (tại vùng Việt Châu, tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến ngày nay) để cải tiến thành chữ Hán, rồi thành tiếng Trung hiện đại.
…đúng ra  người Bách Việt mới có thể là chủ thể của sản vật tơ lụa làm từ cây dâu tằm chỉ có ở vùng đất  phương Nam.
Hết thảy đó đều là những ý niệm, và những gì người ta đang làm là thi nhau chơi trò tung hứng những ý niệm đó như những trái banh, để xem ai tung hứng nhiều lần hơn, đẹp mắt hơn.
Chừng nào Bách Việt còn là một ý niệm xơ cứng, thì chuyện đi nhận bà con với cái đó hoặc cho rằng cái đó có thể làm chuyện này chuyện kia, cũng giống như đi nhận bà con với một cái xác ướp có cách đây ba ngàn năm hoặc cho rằng cái xác đó có thể đứng dậy tà tà bước đi.
Ngay cả chuyện họ tự xưng là gì, ta cũng chẳng biết, ta cứ mãi chạy theo hai chữ “Lạc Việt” mà đoán suông. “Lạc” thì đoán là “các”, là “nước”, là “lúa”, “Việt” thì đoán là “chim”, là “mặt trời, rồng, tiên”, là cái tên “do chính tổ tiên của người Việt đặt cho dân Việt”. Nhưng thí dụ họ tự xưng là Xí-xô-xí-xào, thì ta đoán thế nào chăng nữa cũng có ích chi?
Chừng nào ta quan tâm tìm hiểu Bách Việt như những người bằng xương bằng thịt, họ nói thứ tiếng gì, họ thuộc về những haplogroup nào,... thì lúc đó mới tính chuyện đi nhận bà con với họ, xem họ có văn hóa gì.
Họ có thể có văn hóa gì? Sumitr Pitiphat et al [2] cho rằng cái “văn hóa Việt” phát ra từ một nơi nào đó bên mỏm sông Dương Tử, mang ảnh hưởng của người nước Sở 3000 năm trước, có đặc điểm như sau:
  • Người ta có 2 hồn, khi người chết đi, 1 hồn lên trời, 1 hồn ở lại làm “vía ông bà” để phò hộ con cháu. Lễ đưa hồn lên trời thì rối rắm và phải có thầy đứng ra lo. Làm lễ không khéo, một đứa con cháu dám bị mất hồn luôn.
  • Người qua lại giữa cõi âm và cõi dương gọi là Mod hoặc Mo. Mod là đàn bà có thể lên đồng (trance), Mo là đàn ông biết cách hành lễ để gặp người cõi âm. Làm Mod không cần điều kiện gì, miễn có hồn nhập, Mo thì phải là dòng dõi tầng lớp trên.
  • Tầng lớp trên (ruling clan) và dòng dõi của họ mới có quyền lợi.
  • Đất đai là của tầng lớp trên, tầng lớp dưới (commoner) phải mướn mới có làm.
Ta lưu ý rằng những nhóm thiểu số ở Việt Nam (viết tắt “VN”) cũng có cái “văn hóa Việt” như trên.
Hồn:
Người Ba Na quan niệm con người có ba hồn với một hồn chính nằm ở đỉnh đầu, hai hồn phụ nằm ở trán và trong cơ thể. Người Ê Đê cho rằng: “Có ba linh hồn khác nhau trong một cá thể: m’gat sinh ra các giấc mơ và được cầu khấn sau khi chết; m’ngah là hơi thở của sự sống, nó đi lang thang sau khi con người chết, trước khi tìm được thể xác khác để đầu thai; tleng hea (...) là một trong những hình thức của linh hồn, trong trường hợp này là một con chim”. Người M’nông cho rằng: “Mỗi con người có nhiều hồn (heeng), mỗi hồn có nhiều dạng và có thể nói là có cách cư xử riêng: hồn thạch anh trú ở ngay sau trán, hồn nhiệt thoát ra khỏi đầu khi ngủ, hồn trâu được các thần (yang) nuôi dưỡng trên trời”. Người Xơ Đăng hình dung trong mỗi con người bình thường bao giờ cũng tồn tại sáu linh hồn, tên gọi mỗi linh hồn thông thường được gọi trùng với số thứ tự của linh hồn ấy …
(còn người VN bây giờ nói “hết hồn”, “hồn vía lên mây” phải chăng cũng là dấu tích của cái “văn hóa Việt” đó?)
Mo (thầy mo):
Trong đời sống văn hóa của người Thái Tây Bắc xưa, thầy mo có một vai trò rất quan trọng. Đó là những người không chỉ thông thạo văn tự cổ, lưu giữ được nhiều sách cổ của cha ông, thông thạo phong tục tập quán, những lễ nghi của dân tộc, mà còn là người có khả năng giao tiếp với các thế lực siêu nhiên, có thể cầu xin các đấng siêu nhiên phù hộ cho con người có một cuộc sống ấm no hạnh phúc và hướng dẫn con người những cách thức ứng xử với các thế lực siêu nhiên…
Mod (bà mo):
...Lấy chồng được hai năm, chị sinh một cháu trai kháu khỉnh, cuộc sống của chị vẫn diễn ra bình thường như bao người khác. Thế rồi vào một đêm tháng giêng rét buốt, cả cái bản Pác Thay của tôi ầm ầm như núi lở. Người trong bản thi nhau thắp đuốc, đổ về hang Ngườm Vài. Tôi cũng theo họ đến đó, người trong bản đã tụ tập rất đông, đèn đuốc sáng rực, họ quỳ xuống khấn vái và hát những câu bùa chú của người Tày. Ở giữa hang chị họ tôi đang nhảy múa. Lúc này trông chị tôi thật đáng sợ, tóc chị rối mù, hai mắt mở trừng trừng, trắng dã, miệng luôn gào thét điều gì đó, và đặc biệt chị tôi chỉ di chuyển bằng năm đầu ngón chân như diễn viên múa ba lê vậy.
Mé tôi thì thào: “Te Leeng luồng phụt da né…” (Cái Leeng bị bụt nhập rồi). Người trong bản, sau khi thấy chị họ tôi ngồi xuống mắt nhắm nghiền lại thì lập tức vác đến một bó gai găng. Những cây gai sắc nhọn ấy nhanh chóng được xếp lại như một cái ghế. Thế rồi mé tôi tiến lại phía chị nói gì đó, chị từ từ mở mắt, thản nhiên đi đến cái ghế được làm bằng vô vàn những cây gai sắc nhọn kia và ngồi xuống. Không những ngồi xuống, chị còn bắt đầu đu đưa và ca hát.
Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được hình ảnh kì dị đó. Chị họ tôi ngồi hát và đu đưa trên cái “ghế” chết người đó chừng một tiếng đồng hồ thì đứng dậy, chạy như có ai đuổi và cũng chỉ chạy bằng năm đầu ngón chân. Đá núi, gai nhọn hình như không làm chị đau đớn, chị cứ thế chạy, người trong bản cứ thế đuổi theo, cho đến dưới một gốc cây bưởi, chị tôi giật lấy một nắm lá rồi ăn ngấu nghiến. Một lát sau chị tôi sùi bọt mép và ngất xỉu.
Bấy giờ người bản tôi mới bảo anh Bường -chồng chị -cõng về nhà. Tôi nhớ rất rõ khuôn mặt sợ hãi của anh Bường lúc ấy, cả đứa con trai hai tuổi kia nữa. Anh rể tôi vừa khóc vừa cõng chị về, còn thằng bé, nó gào lên sợ hãi.
Rất nhiều ngày sau, chị Leeng nằm liệt giường, mê sảng cho đến một buổi chiều chị ngồi dậy, tự mình thắp hương rồi hát những bài ca thần bí. Người trong bản bảo, chị tôi đã trở thành “mé Pụt”...
Một tài liệu [3] cho rằng tổ tiên hai nhóm Bách Việt và Bách Bộc, gọi chung Bộc-Việt, sống trước đời nhà Tần ở một vùng bao la gồm Sơn Đông, bán đảo Liêu Đông, đông Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy và phía nam sông Hoài bây giờ, là những người đã làm nên cái gọi là “văn hóa Chinglienkang” mà di tích còn để lại trong vùng. Đó là một nền văn hóa đồ đá mới của những người biết trồng lúa, săn thú, đánh cá, biết làm đồ gốm sơn màu, xài rìu đá hình thang, rựa, cuốc, sống vào nửa sau của 4000 năm trước tây lịch ở Giang Tô miền đông Trung Quốc bây giờ:
…a Neolithic archaeological culture (late fourth millennium B.C.) in East China, in what is now Kiangsu Province. The principal occupation of the population was rice growing, although hunting and especially fishing were also important in the economy. The pottery was hand modeled and sometimes painted. Characteristic tools included trapezoidal stone axes, long harvesting knives, and adzes...
Cũng theo tài liệu trên, người Bộc-Việt sống gần biển, sông, hồ, đầm, nên họ giỏi bơi lặn; họ có tục ngâm em bé mới đẻ xuống nước, chôn người chết trong hang đá trên cao, hớt tóc ngắn, xăm mình, nhổ răng cửa, mặc sà-rông, thờ chim với rắn. Ta lưu ý rằng người Brau ở Kontum cũng có tục xăm mình, nhổ răng cửa, và người Thổ ở Nghệ An cũng có tục ngâm em bé xuống nước:
Theo phong tục, mỗi lần người phụ nữ Đan Lai sinh con, chỉ sau một ngày họ mang ngay đứa con nhỏ xuống dòng sông Giăng nhúng xuống nước lạnh. Người Đan Lai cho rằng, sông Giăng là nguồn sống của cả bộ tộc, vì vậy những đứa trẻ sinh ra đều phải được tắm dưới sông để chúng sau này lớn lên thích nghi được với môi trường tự nhiên, sẽ khỏe mạnh như cây cổ thụ trong rừng, như con hổ vồ mồi.
Người Bách Việt nói tiếng gì? Jerold Edmonson [4] cho rằng họ nói những thứ tiếng Tai-Kadai.
Bản đồ dưới đây cho thấy địa bàn của những người nói 92 thứ tiếng Tai-Kadai thời nay.
Taikadai-en.svg

Stanley Starosta [5] thì cho rằng người Bách Việt nói những thứ tiếng Hmong-Mien.
Bản đồ dưới đây cho thấy địa bàn của những người nói 38 thứ tiếng Hmong-Mien thời nay.
Hmong-mien languages.jpg

Lee và Clontz [6] nêu rằng Tai-Kadai là những thứ tiếng bắt nguồn từ những thứ tiếng xưa của người Bách Việt bị pha với những thứ tiếng xung quanh như Sino-Tibetan và Hmong-Mien.
…it is a consensus among linguists and historians that Tai–Kadai languages are descents of ancient Baiyue languages and are heavily influenced by neighboring languages in a contact relationship such as Sino–Tibetan and Hmong–Mien, borrowing many loanwords and being sinicized.
William Meacham [1] cho rằng người Bách Việt nói nhiều thứ tiếng:
...Gạt tiếng Austronesian (Nam Đảo) qua một bên, có lẽ những nhóm người kêu bằng “Bách Việt” đời nhà Hán họ nói đủ những thứ tiếng Hmong-Mien xưa, Tai-Kadai xưa, Austroasiatic (Nam Á), và cả những thứ tiếng khác mà bây giờ không còn. Hơn nữa, trong từng nhóm Việt mà người Hán ghi nhận, như Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt, cũng có nhiều thứ tiếng không chừng. Ngay như một nhóm Lạc Việt ở tây nam Trung Quốc và VN cũng đã gây lắm khó khăn cho việc quản lý vì họ nói đủ thứ tiếng khác nhau...
Giới khảo cứu Trung Quốc (viết tắt “TQ”) cho rằng những nhóm thiểu số nói những thứ tiếng Tai-Kadai ở bển đều là con cháu (descendants) của người Bách Việt, dù ta không biết những nhóm đó có tự nhận như vậy hay không.
Người Bouyei có cùng tổ tiên với người Zhuang. Người Việt xưa gồm những sắc dân như Tây Âu và Lạc Việt ở Quảng Đông, Quý Châu. Tiếng nói của người Bouyei và Zhuang giống như tiếng nói của người Lạc Việt xưa, ngoài ra, người Bouyei vẫn theo tập quán của người Việt xưa; như vậy cho thấy nguồn gốc của người Bouyei.
(Ở đây không cho biết “người Lạc Việt xưa” nói thứ tiếng gì và có tập quán gì?)
Người Maonan tự xưng Anan nghĩa là “người bản xứ”, gốc Bách Việt. Họ có dây mơ rễ má với người Liao sống trước đời Đường và người Ling sống qua mấy đời Tống, Nguyên, Minh.
Người Shui có lẽ là con cháu người Lạc Việt, một nhóm ở ven biển đông nam TQ trước đời Hán (206 BC – 24 AD). Tên gọi người Shui bây giờ có từ cuối đời Minh (1368-1644). Họ có chữ viết, nhưng nay chỉ còn một ít dùng trong việc thờ cúng.
Xưa hễ có ai ốm, chết hay gặp chuyện không may, người Shui cho là ma làm, kêu thầy mo (shaman) tới cúng.
Người Li được cho là con cháu một nhóm Việt xưa, có bà con gần với nhóm Lạc Việt, di cư từ Quảng Đông, Quảng Tây, qua đảo Hải Nam, trước cả đời Tần (221-206 BC). Đồ khảo cổ trên đảo cho thấy tổ tiên người Li đã tới đó ở từ 3000 năm trước, cuối đời Thương, đầu đời Chu. Người Li có bà con gần với những nhóm người Zhuang, Bouyei, Shui, Dong, Dai, có tiếng nói giống nhau, ở cả giọng đọc, văn phạm và ngữ vựng.
Người Zhuang gốc từ một nhóm Việt xưa, có bà con gần với người Tây Âu, người Lạc Việt, đời  Chu-Tần, và người Liao, người Li, người Wuhu, đời Hán-Đường.
Người Zhuang tự xưng như vậy từ xưa, họ có chữ viết từ thời Nam Tống (1127-1279) nhưng không dùng nhiều. Họ có tục xăm mình, ăn trầu, thờ núi non, cây cối, rồng rắn, chim cò, ông bà.
Ta lưu ý rằng những nhóm thiểu số ở VN như Khmu, Bru, E-De, Chàm cũng có tục ăn trầu.
Người Dong, hậu duệ Bách Việt, gốc từ một bộ lạc Tây Âu đời Tần, Hán. Họ tự xưng “Gan”. Đời Tống, người ta gọi họ là Qiling.
Người Dai là con cháu Bách Việt xưa, bà con gần với người Zhuang, Dong, Shui, Bouyei và Li. Sách Tàu gọi người Dai là Danyue hoặc Shan từ năm 1 BC.
Người Gaoshan gồm nhiều nhóm thiểu số nói những thứ tiếng Austronesian ở Đài Loan cũng được cho là con cháu của một nhánh Bách Việt vào thời đồ đá sống cặp bờ biển (Phước Kiến bây giờ), sau đó pha trộn với những nhóm người di cư từ Philippines,...
Ngoài ra, 3 nhóm nói những thứ tiếng Austroasiatic bên phía TQ là Wa, Bulang và Deang thì được cho là con cháu của người Bách Bộc.
Bản đồ dưới đây cho thấy địa bàn của những người nói 169 thứ tiếng Austroasiatic thời nay. Ta lưu ý rằng người VN cũng nói tiếng Austroasiatic.
350px-Austroasiatic-en_svg

Tóm lại, mượn lời William Meacham [1], “Việt” không phải là tên gọi một thứ người, một thứ dân, một thứ tiếng, hay một nền văn hóa, mà là tên gọi chung những người chưa theo văn minh Hán ở miền nam TQ, cũng như thời nay người phương tây gọi chung những người gốc Phi là “người da đen” vậy thôi. Sử sách ghi rằng rằng nhiều người “Việt” có lắm điểm chung, cũng không có nghĩa là số người đó với những người “Việt” khác đều là một nhóm nói cùng thứ tiếng hay có cùng hình dạng.
And we need to continually remind ourselves that the word Yue does not, so far as can be determined, imply any large anthropological structure, ethnic affiliation, language family or cultural complex. Rather, it seems to have been a catch-all word for “barbarians of the south” and is no more precise anthropologically than the terms gui lo (foreign devil) or “black” are today...
The evidence from historical sources certainly suggests that many of the people called Yue had a number of traits in common, but as mentioned above the presence of some or all of these traits does not necessarily mean that the group in question was of the same ethno-linguistic affiliation or even the same physical type as other Yue peoples.
Vậy khi nói những điều na ná như sau:
...đại tộc Bách Việt là giống dân xuất hiện đầu tiên ở miền Đông Nam Á...
hoặc như vầy:
...chúng ta đại tộc Việt cũng thờ mặt trời...
là ngay từ đầu đã hiểu sai cái định nói.
Bây giờ ta tìm hiểu Bách Việt theo một hướng khác.
***
Haplogroup (viết tắt “hg”) là gì sau này có dịp ta sẽ tìm hiểu thêm, nhưng ở đây nói sơ sài như vầy: nếu tôi và bạn, hai đực rựa, cùng mang vài cái single nucleotide polymorphism (viết tắt “SNP”) trong “nhiễm sắc thể” Y (Y chromosome) của mình, thì tôi và bạn chắc chắn là con cháu của một ông đầu tiên mang mấy cái SNP đó cách nay hàng vạn năm – vì mấy cái SNP đó luôn luôn truyền từ đời này sang đời khác. Hết thảy những đực rựa mang mấy SNP đó, kể luôn cái ông đầu tiên, đều thuộc về một hg, dù không phải là những người cùng một sắc dân. Còn làm sao biết tôi và bạn mang SNP nào thì chỉ có cách trả tiền cho một công ty để họ test DNA cho mình (tất nhiên phần ai nấy trả).
Chừng 80% đực rựa đang sống ở Đông Á và Đông nam Á bây giờ là thuộc về hg O, ra đời lối 35 ngàn năm trước. Hình dưới đây [7] vẽ một khúc của hg O coi cho biết.

haplo
Người đầu tiên trong hg O là một ông mang những SNP có tên M175, P186, P191, P196 (chưa kể những SNP khác mà ổng thừa hưởng của tổ tiên).
Con cháu của ổng có một đực rựa mang thêm MSY2.2, đó là người đầu tiên trong hg O1.
Con cháu của ổng có một đực rựa khác mang thêm L463, L690, P31, M268, đó là người đầu tiên trong hg O2.
Con cháu của ổng còn có một đực rựa khác mang thêm M122, P168, đó là người đầu tiên trong hg O3.
Đám con cháu “đích tôn” của ổng, không có mang thêm SNP nào khác hoặc chưa thấy có mang thêm SNP nào khác, tức là không phải O1, không phải O2, cũng không phải O3, thì thuộc về hg O*.
Thí dụ bạn test DNA và được biết mình mang PK4 (hg O2a), có thể bạn còn mang thêm M95 (hg O2a1) mà nếu test kỹ hơn sẽ thấy, nhưng bạn phải chi thêm tiền.
Nếu bạn mang M95, chắc chắn bạn cũng mang PK4, chắc chắn bạn cũng mang L463, L690, P31, M268,… và nói bạn thuộc về hg O2a1 cũng trúng, thuộc về hg O2a cũng trúng, thuộc về O2 cũng hổng sai.
Tạm ngưng bài học vỡ lòng ở đây, ta làm bài tập đầu tiên. Đó là, người Bách Việt không còn trên đời, làm sao test DNA cho họ?
Ta phải đi tìm dấu vết của họ.
Nào ta suy nghĩ chút xíu.
Người Bách Việt có lẽ không chết hết, mà đã assimilate vào sắc dân Hán ở miền nam TQ, tức là đã trở thành người Hán sau hàng ngàn năm sống chung với người Hán. Bên ngoài thì họ là người Hán, nhưng bên trong họ vẫn mang SNP của họ chứ không phải mang SNP của đực rựa Hán. Như vậy, mỗi nhóm người Hán ở miền nam TQ bây giờ đều có vài đám “Hán” và vài đám “không-phải-Hán”. Những đám không-phải-Hán đó có lẽ là con cháu của những đám người Bách Việt xưa trước khi họ assimilate vào sắc dân Hán.
Cho nên, ta sẽ đi tìm dấu vết Bách Việt trong những nhóm người Hán ở miền nam TQ bây giờ.
Ta bắt đầu xem vài số liệu DNA của người Hán đã được công bố, và nhớ rằng số liệu của những tác giả khác nhau thì cũng có thể khác nhau chút xíu.
Bảng 1: Shi Yan et al [8]

Đông
Bắc
Nam
tính chung
O*-M175
-
-
-
-
O1a*-M119
1.2
1.6
1.5
1.4
O1a1-P203.1
22.2
1.6
12.3
13.0
O1a2-M110
0.6
-
3.1
0.8
O2*-P31, M268
4.8
6.2
3.1
5.0
O2a*-PK4
0.6
0.8
4.6
1.4
O2a1*-M95
1.8
2.3
4.6
2.5
O2a1a-M88
-
-
-
-
O2b-M176
-
-
1.5
0.3
O3*-M122
3.0
-
1.5
1.7
O3a*-M324
-
-
-
-
O3a1*-L127.1, KL1, KL2
3.0
1.6
1.5
2.2
O3a1a-M121
1.2
0.8
-
0.8
O3a1b-M164
-
-
-
-
O3a1c-JST002611
16.2
17.1
18.5
16.9
O3a2*-P201
1.8
0.8
3.1
1.7
O3a2a-M159
-
-
1.5
0.3
O3a2b-M7
1.8
2.3
1.5
1.9
O3a2c*-P164
4.2
3.1
1.5
3.3
O3a2c1*-M134
10.8
14.7
6.2
11.4
O3a2c1a-M117
17.4
16.3
13.8
16.3
C-M130



7.5
D-M174



1.9
G-M231



0.3
N-M231



5.0
Q-M242



3.3
R-M207



1.1
Ghi chú:
“1.2” là phần trăm số người Hán miền đông TQ thuộc hg O1a*-M119,…
Đông: Giang Tô, An Huy, Triết Giang, Thượng Hải.
Bắc, Nam: trên, dưới đường nối rặng Tần Lĩnh với sông Hoài.
Bảng 1 cho thấy sắc dân Hán gồm 23 đám người khác nhau trong đó hơn bốn phần năm thuộc về hg O-M175 và gần một phần năm thuộc về những hg rất xưa thí dụ C-M130 mà ta sẽ bỏ qua:
O-M175
80.9%
O1-MSY2.2
15.2%


O2-P31
9.2%


O3-M122
56.5%
C-M130,…
18.9%


Hơn nửa số người lấy mẫu thuộc về hg O3-M122, trong đó đông nhứt là 3 đám O3a1c-JST002611, O3a2c1*-M134 và O3a2c1a-M117.
Còn lại là những đám thuộc về O1-MSY2.2 và O2-P31, trong đó đông nhứt là O1a-M119 mà cũng rất đông trong những nhóm Hán ở đông nam TQ.
Bảng 2: trích Tatiana Karafet et al [9].

VN
Hán
Western Indonesia

VN
Hán
Western Indonesia
C-M130


4.2
O1a1-P203.1
5.7
9.1
16.1
C3-M217
4.3
6.1
0.1
O1a2-M110


2.1
D1-M15
2.9
0.6

O2*-P31
1.4
4.8

F*-P14


0.3
O2a1*-M95
7.1
6.1
43.9
G2a-P15

0.6

O2a1a-M88
20.0
5.5

H-M69


1.8
O2b-SRY465
1.4


H1-M52


0.2
O2b1a-47z
2.9


H2-Apt


0.1
O3*-M122

1.2
0.8
J-M304
1.4

0.2
O3a*-M324
2.9
4.2

J1-M267


0.6
O3a1c-JST002611
14.3
10.9

J2-M172
1.4
0.6
0.3
O3a2-P201
1.4
8.5
7.3
J2b-M12


0.4
O3a2b-M7
5.7
1.8
3.0
K(xLT)*-M526


1.3
O3a2c1-M134
15.7
28.5

K3-P261


0.6
Q1*-P36.2
7.1
0.6

L-M20


1.4
Q1a3-M346


0.2
M1a-P34


0.4
R1a1a-M17
1.4

1.7
N-M231

1.2

R1b1-P25


0.2
N1-LLY22g.1
2.9
7.3

R1b1a2-M269


0.2
N1a-M128

0.6

R2a-M124


1.4
N1c1-M178

1.2

S1-M254


0.2
O1a*-M119

0.6
11.0




Ghi chú: “4.3” là phần trăm người VN thuộc hg C3-M217,…
Bảng 2 khác bảng 1 chút xíu, cho thấy sắc dân Hán gồm 20 đám người khác nhau nhưng trong đó cũng hơn bốn phần năm thuộc về hg O-M175 và gần một phần năm thuộc về những hg rất xưa thí dụ C-M130 mà ta sẽ bỏ qua:
O-M175
81.2%
O1-MSY2.2
9.7%


O2-P31
16.4%


O3-M122
55.1%
C-M130,…
18.8%


Hơn nửa số người Hán lấy mẫu cũng thuộc về hg O3-M122, trong đó đông nhứt là 2 đám O3a1c-JST002611 và O3a2c1-M134.
Còn lại là những đám thuộc về O1-MSY2.2 và O2-P31, trong đó đông nhứt là O1a-M119 và O2a1-M95.
Từ bảng 1 và 2 ta rút ra:
Cốt lõi của sắc dân Hán là hai đám người O3a1c-JST002611 và O3a2c1-M134.
Bây giờ ta xem số liệu của những nhóm thiểu số ở miền nam TQ.
Bảng 3: trích Dongna Li et al [10]

C
DE
F
K
O1a*
O1a2
O2a1*
O2a1a
O3*
O3a2b
O3a2c1
M130
M1
M89
M9
M119
M110
M95
M88
M122
M7
M134
Gelong
5.1


17.9
57.7

3.8

10.4

5.1
Gelao



16.7
60.0

16.7

3.3

3.3
Hlai




27.3

54.6
9.1


9.1
Bouyei
7.0

4.4
17.7
4.4

46.7
11.1
4.4
2.2
2.2
Kam
20.0



20.0
10.0
20.0

10.0

20.0
Sui



5.4
31.5

58.7



4.4
Zhuang
3.6
3.6
7.1
3.6
17.9

25.0
10.7
3.6

25.0
Hmong
8.2
2.1

28.6
12.3

16.3
2.1
24.5
4.1
2.1
Bunu
20.0
30.0




40.0

10.0


Atayal




54.2
8.3


29.2
4.2
4.2
Paiwan




54.6
27.3




18.2
Ghi chú:
Gelong, Gelao, Hlai (Li), Bouyei, Kam, Sui, Zhuang là những nhóm nói tiếng Tai-Kadai; Hmong và Bunu (Yao) nói tiếng Hmong-Mien; Atayal, Paiwan (hai nhóm Gaoshan ở Đài Loan) nói tiếng Austronesian.
“5.1” là phần trăm người Gelong thuộc hg C-M130,...
Bảng 3 cho thấy những nhóm thiểu số ở nam TQ gồm nhiều đám người khác nhau trong đó hơn bốn phần năm thuộc về hg O-M175 và dưới một phần năm thuộc về những hg rất xưa thí dụ C-M130 mà ta sẽ bỏ qua:
O-M175
81.8%
O1-MSY2.2
35.0%


O2-P31
28.6%


O3-M122
18.1%
C-M130,…
18.3%


Trừ ra gần một phần năm là người gốc Hán O3-M122 đã đến ở chung rồi assimilate vào những nhóm đó, hơn hai phần ba còn lại thuộc về O1-MSY2.2 và O2-P31 trong đó đông nhứt là hai đám O1a*-M119 và O2a1*-M95.
Ta xem thêm số liệu của nhiều nhóm người trong một vùng bao la từ miền nam TQ xuống tới Indonesia.


Bảng 4: trích Hong Shi et al [11]

O3-M122
O1a-M119
O2a1-M95
Southern Han
53.72
15.34
6.17
Tibeto-Burman
48.81
4.20
6.74
Daic
29.78
10.67
40.45
Hmong-Mien
51.41
2.41
16.10
Austroasiatic
11.11
3.18
50.80
Austronesian
26.31
22.34
16.94
Ghi chú:
“53.72” là phần trăm số người Hán miền nam TQ nói tiếng Sinitic thuộc về O3-M122, “48.81” là phần trăm số người nói tiếng Tibeto-Burman thuộc về hg C-M130,...
Để dễ xem, ta làm lại bảng 4 với những thông số mới dưới đây:
A = Hán/không-phải-Hán = M122/(M119+M95)
B = không-phải-Hán/Hán = (M119+M95)/M122
C = M119/(M119+M95)
D = M95/(M119+M95)

A
B
C
D
Southern Han
2.5
0.4


Tibeto-Burman
4.5
0.2


Hmong-Mien
2.8
0.4


Daic
0.6
1.7
20.9%
79.1%
Austroasiatic
0.2
4.9
5.9%
94.1%
Austronesian
0.7
1.5
56.9%
43.1%
Thông số A cho thấy đám Hán O3-M122 là cốt lõi của 3 nhóm nói những thứ tiếng Sinitic, Tibeto-Burman và Hmong-Mien.
Thông số B cho thấy 2 đám không-phải-Hán O1a-M119 và O2a1-M95 là cốt lõi của 3 nhóm nói những thứ tiếng Daic (Tai-Kadai), Austroasiatic và Austronesian.
Từ bảng 1, 2, 3 và 4 ta rút ra:
Hai đám O1a-M119 và O2a1-M95 ở miền nam TQ là cốt lõi của những nhóm gọi chung là Bộc-Việt trước khi họ assimilate vào sắc dân Hán.
Phần lớn số người trong những nhóm thiểu số nói tiếng Tai-Kadai và Austroasiatic ở miền nam TQ bây giờ có lẽ là con cháu (descendants) của phần lớn số người trong những nhóm Bộc-Việt.
Thông số C gợi ý rằng:
Có lẽ đám O1a-M119 ban đầu nói 1 thứ tiếng xưa mà sau này từ đó tách ra hai thứ tiếng Tai-kadai và Austronesian.
Thông số D gợi ý rằng:
Có lẽ đám O2a1-M95 nói tiếng Austroasiatic từ xưa tới giờ.
Ngoài ra, những nhóm nói tiếng Tibeto-Burman, với thông số A rất lớn, thí dụ Qiang (Khương), thì không dính dáng Bộc-Việt mà là bà con với người Hán [3]:
Sử liệu TQ cho thấy người nhà Hạ là một phần của người Khương. Viêm Đế cũng từ Khương mà ra. Tức là người nhà Viêm Đế, người nhà Hoàng Đế, người nhà Hạ và người nhà Chu đều là người Khương. Sau khi lần lượt tới đồng bằng TQ họ hợp lại thành nhóm Hoa Hạ, tạo ra văn hóa Ngưỡng Thiều ở khúc giữa sông Hoàng Hà.
Những nhóm nói tiếng Hmong-Mien cũng không dính dáng Bộc-Việt mà là một nhóm Hán tách ra ở riêng vì lý do nào đó, theo Lee [12]:
There are also many religious and cultural similarities between the Chinese and the Hmong which suggest that the Hmong have always been in close contact with the Chinese, rather than any other people. Hmong stories and funeral rituals often mention the Chinese but no other peoples, with one folk story even saying that the ancestors of the Hmong and the Han Chinese were once two brothers worshipping at the same ancestral grave but parted company due to conflict over properties.
Đó là hết thảy những gì ta có thể suy đoán, ngoài ra, ta không thể nào biết có bao nhiêu nhóm Việt hay bao nhiêu nhóm Bộc, và một nhóm nào đó thí dụ Lạc Việt có bao nhiêu người thuộc về O1a-M119, bao nhiêu người thuộc về O2a1-M95. Nói cách khác:
Lạc Việt là một ý niệm không bao giờ có thể chứng thực.
Bây giờ tới người VN.
Xem lại bảng 2 ta thấy sắc dân VN gồm 18 đám người khác nhau trong đó gần bốn phần năm thuộc về hg O-M175 và hơn một phần năm thuộc về những hg khác thí dụ C-M130 mà ta sẽ bỏ qua:
O-M175
78.5%
O1-MSY2.2
5.7%


O2-P31
32.8%


O3-M122
40.0%
C-M130,…
21.4%


Trừ ra hai đám Hán khá đông đã assimilate vô sắc dân VN là O3a2c1-M134 và O3a1c-JST002611, đám đông nhứt còn lại là O2a1a-M88 chiếm 20% số người lấy mẫu.
Bảng 5: Jun-Dong He et al [13].

Chàm
VN
Lào
Thái
C*-M130
1.7


17.6
C3-M217
8.5
11.8
4.0

F*-M213
1.7

4.0

H-M69
1.7


5.9
K*-M9
10.2
1.3

5.9
N-M231

2.6


O*-M175
1.7

12.0

O1a*-M119
1.7



O1a1*-P203.1
3.4
6.6

11.8
O2a1*-M95
30.5
11.8
36.0
17.6
O2a1a-M88
8.5
30.3
12.0
5.9
O3*-M122


12.0

O3a*-M324
6.8
9.2


O3a1c-JST002611

2.6
4.0
11.8
O3a2*-P201

2.6
4.0

O3a2b-M7
5.1
10.5


O3a2c1-M134
1.7
9.2
12.0
11.8
Q1-P36.2



5.9
R1a1a-M17
13.6
1.3


R2a-M124
3.4


5.9
Ghi chú: “1.7” là phần trăm người Chàm thuộc về C*-M216,…
Bảng 2 cho thấy sắc dân VN gồm 12 đám người khác nhau trong đó hơn bốn phần năm thuộc về hg O-M175 và dưới một phần năm thuộc về những hg khác thí dụ C-M130 mà ta sẽ bỏ qua:
O-M175
82.8%
O1-MSY2.2
6.6%


O2-P31
42.1%


O3-M122
34.1%
C-M130,…
17.0%


Trừ ra hơn một phần ba là người Hán đã assimilate vô sắc dân VN trong đó đông nhứt là O3a2-P201, đám đông nhứt còn lại cũng là O2a1a-M88 chiếm chừng một phần ba số người lấy mẫu.
Với cái lõi O2a1a-M88, người VN khác hẳn ba nhóm hàng xóm là Chàm, Lào và Thái (Chàm và Lào đông O2a1-M95 hơn, Thái đông O1a1*-P203.1 và O2a1*-M95 hơn).
Bảng 2 và 5 cho thấy trong sắc dân VN không có mặt O1a*-M119 nhưng có mặt hai đám O2a1-M95 và O1a1-P203.1 (một nhánh của O1a-M119).
Phải chăng đó là con cháu của Bộc-Việt?
Muốn biết, cần xem thêm hai đám đó sinh ra ở đâu.
Thí dụ hai đám đó sinh ra tại chỗ ở miền nam TQ, có lẽ họ đúng là tổ tiên của hơn 15% đực rựa người VN bây giờ; và nếu bạn là một người trong số đó thì hãy sửa soạn nhận cái tin vui rằng bạn là anh em với những gã người Bouyei hoặc người Zhuang nào đó bên TQ.
Nhưng trước khi mở tiệc ăn mừng, bạn hãy lưu ý rằng người miền tây Indonesia cách VN vài ngàn cây số cũng có 3 đám đông O1a*-M119, O1a1-P203.1 và O2a1-M95 lần lượt chiếm chừng 11%, 16% và 44% số người lấy mẫu (bảng 2).
Ủa, người Bộc-Việt trên Quảng Đông kéo hết xuống đảo Bali xa vậy làm gì?
Làm gì chăng nữa, vì sao họ đi ngang VN mà đám O1a*-M119 không chịu ở lại lấy một mống?
Ta xem lại bảng 4.
Bảng 4 cho thấy O1a-M119 và O2a1-M95 là hai đám có mặt khắp nơi trong một vùng bao la từ nam TQ xuống Đông nam Á. Bạn còn nhớ ta đã lưu ý rằng những nhóm thiểu số ở miền trung VN và những nhóm Bách Việt ở nam TQ dù cách nhau hàng ngàn cây số vẫn có chung “văn hóa Việt” và những tục lệ khác. Điều đó ngầm nói rằng:
Có lẽ hai đám O1a-M119 và O2a1-M95 đã sinh ra ở chính giữa cái vùng bao la đó, tức là một nơi nào quanh biên giới Việt-Lào bây giờ, ngang miền trung VN, rồi từ đó họ lan ra khắp nơi, lên phía trên tới miền bắc VN và nam TQ, xuống phía dưới tới Indonesia.
Số người đến miền nam TQ thì được gọi là Bộc-Việt vào đời Tần-Hán (225BC – 221AD).
Rồi họ cứ ở đó, cho đến một lúc nào đó thì trao cuốn sách lịch sử của họ cho những Bouyei, những Shui, những Bulang,… viết tiếp.
Như vậy đám O2a1-M95 ở VN không phải là con cháu của Bộc-Việt sau nay từ TQ đi xuống mà là con cháu của đám O2a1-M95 ban đầu từ giữa bán đảo Đông dương đi lên.
Còn đám O1a1-P203.1 thì có lẽ đã qua VN sau này như một đám Hán đi theo mấy đám Hán khác thí dụ O3a2c1-M134.
Câu chuyện của hai đám O1a-M119 và O2a1-M95 còn dài, ta sẽ kể nốt nếu có dịp.
Tiếc là ta chưa có số liệu DNA của những nhóm thiểu số nói tiếng Tai-Kadai bên phía VN thí dụ Thái, Tày,… nhưng hẳn là họ cũng gồm hai đám đông nhứt là O1a-M119 và O2a1-M95 mà thôi.
Từ bảng 2 và 5 ta rút ra:
Cốt lõi của người VN là đám O2a1a-M88.
Người VN không có bà con gì với nhóm Bộc-Việt ở miền nam TQ.
Trước khi kết thúc, nói rằng “người Việt Nam bây giờ tức là người Lạc Việt thuở xưa” thì không phải đúng cũng chẳng phải sai, nhưng mà không có nghĩa gì hết.
Vậy mới ví Bách Việt như một chỗ mù sương.
***
[1] Defining the Hundred Yue
[2] Tai and Chuang in Yunnan Province: The Analysis from Fieldwork
[3] A Brief Description of the Historical Relations Between Ancient Tibetan Culture and the Chinese Culture
[4] The power of language over the past: Tai settlement and Tai linguistics in southern China and northern Vietnam
[5] Proto-East Asian And The Origin And Dispersal Of The Languages Of East And Southeast Asia And The Pacific
[6] Reviewing the prehistoric linguistic relationships of the Tai–Kadai language family and its putative linguistic affiliations:a meta–analysis study and abbreviation edition
[7] International Society of Genetic Genealogy (2012). Y-DNA Haplogroup Tree 2012, Version: 7.48, Date: 19-Aug-2012, http://www.isogg.org/tree/ [Date of access: Day, Month, Year].
[8] An updated tree of Y-chromosome Haplogroup O and revised phylogenetic positions of mutations P164 and PK4
[9] Major East-West Division Underlies Y Chromosome Stratification Across Indonesia
[10] Genetic origin of Kadai-speaking Gelong people on Hainan island viewed from Y chromosomes
[11] Y-Chromosome Evidence of Southern Origin of the East Asian–Specific Haplogroup O3-M122
[12] Diaspora and the Predicament of Origins: Interrogating Hmong Postcolonial History and Identity
[13] Patrilineal Perspective on the Austronesian Diffusion in Mainland Southeast Asia
 
 
Sưu tầm: Nguồn ông Đỗ Ngọc Giao

Không có nhận xét nào: