CIA tiến vào Đông
Dương
Tính đến 1.11.2009 là đã 46
năm ngày các tướng lĩnh Sài Gòn làm cuộc đảo chính
quân sự lật đổ ông Ngô Đình Diệm. Từ đó đến nay,
khá nhiều tài liệu đã được giải mật cho thấy vai
trò của người Mỹ trong cuộc đảo chính cũng như tầm
ảnh hưởng của họ cho đến ngày 30.4.1975. Vào
tháng 2.2009, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cho
giải mật 5 tài liệu liên quan đến Việt Nam và Đông
Dương, trong đó có 2 tài liệu quan trọng:
- CIA and
The House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-63 (CIA và
triều đại nhà Ngô: Điệp vụ mật ở Nam Việt Nam,
1954-63)
- CIA and The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam (CIA và các tướng lĩnh: Hậu thuẫn bí mật cho chính quyền quân sự ở Nam Việt Nam)
Tập tài liệu “CIA và triều đại nhà Ngô” gồm 232 trang, chia thành 15 chương. Chúng tôi xin lược dịch những phần quan trọng làm thành loạt bài này, gồm những phần liên quan, dẫn đến vụ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và cái chết của 2 anh em họ Ngô.
Vào thời điểm ông Ngô Đình Diệm nhậm chức Thủ tướng đầu tháng 7.1954, CIA đã có quá trình hoạt động ở Việt Nam được 4 năm, với nỗ lực đầu tiên là giúp quân Pháp chống lại Việt Minh. Lúc này, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển quan trọng: Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã chiến thắng Tưởng Giới Thạch, trong khi xung đột diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó khiến Mỹ đặt ưu tiên cho việc ngăn chặn ảnh hưởng của phe XHCN, và Đông Dương trở thành tiền đồn quan trọng.
Các tài liệu giải mật của CIA
Những gì mà Joseph Alsop nhiều năm sau này gọi là “điều kỳ diệu” của sự thành công của CIA ở Việt Nam chính là sản phẩm của mối quan hệ thân thiết giữa CIA và anh em họ Ngô, nhất là Ngô Đình Nhu. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Dwight D.Eisenhower tin tưởng vào những sứ vụ bí mật của CIA như là phương tiện để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô. CIA đã đạt được nhiều thành quả như việc tái lập ngai vàng cho nhà vua Iran năm 1953; và vào tháng 3.1954, ngay trước khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, CIA cũng đã bảo trợ thành công cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ cánh tả ở quốc gia Guatemala vùng Trung Mỹ. Còn trước đó, mối quan hệ thân mật giữa CIA và Tổng thống Philippines Ramon Magsaysay đã giúp ông thành công trong việc đàn áp phong trào nổi dậy Huk. Thành thử ra, bắt đầu từ giữa năm 1954, việc CIA đóng vai trò “lãnh đạo ngầm” ở Nam Việt Nam không có gì lạ.
“Nước Việt Nam Tự do” (Free Vietnam) - như người Mỹ thường gọi, để chỉ lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam sau Hiệp định Geneve - thiếu thốn không chỉ một cơ cấu tổ chức chính quyền, mà còn thiếu cả viên chức người bản xứ để thực thi quyền lực. Tất cả điều này cho thấy, một khi quyết định đứng sau lưng ông Diệm, Washington đã nhận trách nhiệm tạo lập một nhà lãnh đạo và xây dựng cả một bộ máy chính quyền.
Vào đầu năm 1954, khi Tổng thống Eisenhower quyết định từng bước thế chân Pháp ở Đông Dương, CIA bắt đầu xem “chân tướng” của những nhân vật lãnh đạo Việt Nam nào khả dĩ có thể trực tiếp chống lại phong trào Việt Minh lan rộng.
Sở dĩ ông Diệm được người Mỹ đỡ đầu là vì ông có được 3 yếu tố mà hiếm có nhân vật nào lúc đó đạt được: Ông là nhân vật chống Cộng, là người Thiên Chúa giáo, và giỏi tiếng Anh. Yếu tố tiếng Anh hết sức quan trọng, vì vào thời điểm đó, đa số quan chức Việt Nam đều còn ảnh hưởng chương trình Pháp, nói và viết tiếng Pháp thông thạo, thậm chí nhiều người còn giữ quốc tịch Pháp. Ông Diệm có lợi thế khi ông từng sống ở Hội Truyền giáo Maryknoll ở New York và New Jersey từ năm 1951 đến 1953. Những năm tháng ở Mỹ đã giúp ông tranh thủ vận động hành lang để được một số nhân vật tiếng tăm của Mỹ đỡ đầu, trong đó phải kể đến Hồng y Spellman, các thượng nghị sĩ Mike Mansfield và John F.Kennedy (sau này là tổng thống). Nhờ những tiếp cận đó, ông Diệm có thêm lợi thế tranh thủ được sự ủng hộ của những nhà lập pháp Mỹ có ảnh hưởng lớn đến chính sách Đông Á là dân biểu Walter Judd (đảng Cộng hòa, bang North Dakota) và thượng nghị sĩ Hubert Humphrey (đảng Dân chủ, bang Minnesota, sau này là phó tổng thống), nhất là khi cuộc Chiến tranh lạnh lên đến thời kỳ cao điểm.
Ông Diệm đã tạo cho mình danh tiếng là một “người quốc gia” khi vào năm 1933, ông từ chức Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ của Hoàng đế Bảo Đại, khi người Pháp bác bỏ những đề nghị cải cách của ông. Và đến thời điểm năm 1954, khi cần một ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn của cả Mỹ và Pháp, thì không ai đủ điều kiện hơn họ Ngô. Ngày 18.6.1954, Bảo Đại lúc đó ở Pháp, đã mời ông Diệm đứng ra thành lập nội các thay thế cho chính phủ của Hoàng thân Bửu Lộc.
Khi ông Diệm đảm nhận chức vụ thủ tướng, hoạt động của CIA ở Việt Nam chia làm 2 nhánh. Nhánh thứ nhất: CIA Saigon Station, là bộ phận chính thức thuộc quyền điều khiển từ Tổng hành dinh CIA ở Langley, Virginia, Mỹ, hoạt động bí mật tại Sài Gòn, có nhiệm vụ đánh giá trực tiếp những chính khách quốc gia ở đó, chuẩn bị nhân sự cho một chính phủ ở Nam Việt Nam. Tổng hành dinh CIA đã chọn Paul Harwood, nhân vật đã tốt nghiệp khoa Á châu học, phụ trách.
Bộ phận thứ 2 của CIA là Saigon Military Mission (SMM), vốn được hình thành trong cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tháng 1.1954, khi ai đó tiến cử đại tá Edward Lansdale, người từng nổi danh là nhân vật “kiến lập vua” (Kingmaker) ở Philippines, được giao nhiệm vụ tìm kiếm một người Việt Nam tương đương với Ramon Magsaysay của Philippines. Hội đồng An ninh quốc gia chấp thuận việc bổ nhiệm Harwood, vốn đã đến Sài Gòn trong tháng 4.1954, và đại tá Lansdale theo gót đến Hòn ngọc Viễn Đông vào tháng 6 năm đó.
Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là John Foster Dulles, cùng em ruột là Giám đốc CIA Allen Welsh Dulles, đã hậu thuẫn cho việc bổ nhiệm. Và với tư cách người đứng đầu bộ phận CIA thứ 2, đại tá Lansdale không phải báo cáo cho McCarthy ở Sài Gòn hay Chánh sở Viễn Đông vụ, mà là báo cáo trực tiếp cho Giám đốc CIA Allen Dulles. Bộ phận thứ 2 do Lansdale phụ trách, Saigon Military Mission (SMM), tức Phái bộ Quân sự Sài Gòn, mà nhân viên thuộc quyền của Lansdale đều mặc quân phục và làm việc dưới danh nghĩa Phái bộ Cố vấn quân sự Mỹ (MAAG), và sau này đảm trách về các hoạt động dân sự và bình định nông thôn.
Ông Diệm và bào đệ là Ngô Đình Nhu - nhỏ hơn ông Diệm 11 tuổi, trong vai trò cố vấn - đều xem Lansdale và Harwood là những kênh liên lạc với Washington. Đặc biệt, Lansdale còn cho anh em họ Ngô biết về mối liên hệ trực tiếp của ông ta với các cấp làm chính sách ở Washington. Yếu tố quan trọng nhất là Lansdale được sự ủng hộ của anh em Dulles khiến cho ông ta có nhiều ảnh hưởng đến những người làm chính sách của Mỹ.
Vào đầu thập niên 1950, chủ nghĩa tích cực cùng những hứa hẹn của CIA tương phản với những gì mà sứ quán Mỹ chủ trương. Hai vị đại sứ đầu tiên của Mỹ lại quan tâm đến những lợi ích của Pháp tại Việt Nam và thường tỏ ra nghi ngờ khả năng cùng triển vọng của ông Diệm trong vai trò lãnh đạo. Không nghi ngờ gì về việc các vị đại sứ Mỹ cùng bộ tham mưu của họ có thể nhận sự tư vấn của hai bộ phận CIA do Harwood và Lansdale đứng đầu. Nhưng hai vị đại sứ Mỹ đầu tiên thời ông Diệm là Donald Heath và tướng Lawton Collins đã không làm như vậy.
Đại sứ Heath, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, trở thành lãnh đạo phái bộ của Mỹ tại Sài Gòn năm 1950. Trên bình diện cá nhân, ông có vẻ chịu ảnh hưởng của những ác cảm người Pháp đối với anh em họ Ngô, đặc biệt chia sẻ sự chán ghét đối với ông Ngô Đình Nhu. Chỉ 4 tháng sau khi ông Diệm giữ ghế thủ tướng, ông Heath đã phải rời Sài Gòn. Tân đại sứ Mỹ là cựu đại tướng Lawton Collins, một quân nhân nổi tiếng trong Thế chiến 2, và từng là Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Đại sứ Collins được cử sang Nam Việt Nam đầu tháng 11.1954 với nhiệm vụ đánh giá khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, cũng như đề xuất những biện pháp giúp đỡ cho chính quyền Sài Gòn. Chỉ một tháng sau, Đại sứ Collins báo cáo về Washington rằng: “Ông Diệm không đủ khả năng đoàn kết mọi phe phái ở Nam Việt Nam”. Tháng 4.1955, ông chính thức đề nghị Ngoại trưởng Dulles thay thế ngay ông Diệm.
- CIA and The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam (CIA và các tướng lĩnh: Hậu thuẫn bí mật cho chính quyền quân sự ở Nam Việt Nam)
Tập tài liệu “CIA và triều đại nhà Ngô” gồm 232 trang, chia thành 15 chương. Chúng tôi xin lược dịch những phần quan trọng làm thành loạt bài này, gồm những phần liên quan, dẫn đến vụ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và cái chết của 2 anh em họ Ngô.
Vào thời điểm ông Ngô Đình Diệm nhậm chức Thủ tướng đầu tháng 7.1954, CIA đã có quá trình hoạt động ở Việt Nam được 4 năm, với nỗ lực đầu tiên là giúp quân Pháp chống lại Việt Minh. Lúc này, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển quan trọng: Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã chiến thắng Tưởng Giới Thạch, trong khi xung đột diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó khiến Mỹ đặt ưu tiên cho việc ngăn chặn ảnh hưởng của phe XHCN, và Đông Dương trở thành tiền đồn quan trọng.
Các tài liệu giải mật của CIA
Những gì mà Joseph Alsop nhiều năm sau này gọi là “điều kỳ diệu” của sự thành công của CIA ở Việt Nam chính là sản phẩm của mối quan hệ thân thiết giữa CIA và anh em họ Ngô, nhất là Ngô Đình Nhu. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Dwight D.Eisenhower tin tưởng vào những sứ vụ bí mật của CIA như là phương tiện để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô. CIA đã đạt được nhiều thành quả như việc tái lập ngai vàng cho nhà vua Iran năm 1953; và vào tháng 3.1954, ngay trước khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, CIA cũng đã bảo trợ thành công cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ cánh tả ở quốc gia Guatemala vùng Trung Mỹ. Còn trước đó, mối quan hệ thân mật giữa CIA và Tổng thống Philippines Ramon Magsaysay đã giúp ông thành công trong việc đàn áp phong trào nổi dậy Huk. Thành thử ra, bắt đầu từ giữa năm 1954, việc CIA đóng vai trò “lãnh đạo ngầm” ở Nam Việt Nam không có gì lạ.
“Nước Việt Nam Tự do” (Free Vietnam) - như người Mỹ thường gọi, để chỉ lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam sau Hiệp định Geneve - thiếu thốn không chỉ một cơ cấu tổ chức chính quyền, mà còn thiếu cả viên chức người bản xứ để thực thi quyền lực. Tất cả điều này cho thấy, một khi quyết định đứng sau lưng ông Diệm, Washington đã nhận trách nhiệm tạo lập một nhà lãnh đạo và xây dựng cả một bộ máy chính quyền.
Vào đầu năm 1954, khi Tổng thống Eisenhower quyết định từng bước thế chân Pháp ở Đông Dương, CIA bắt đầu xem “chân tướng” của những nhân vật lãnh đạo Việt Nam nào khả dĩ có thể trực tiếp chống lại phong trào Việt Minh lan rộng.
Sở dĩ ông Diệm được người Mỹ đỡ đầu là vì ông có được 3 yếu tố mà hiếm có nhân vật nào lúc đó đạt được: Ông là nhân vật chống Cộng, là người Thiên Chúa giáo, và giỏi tiếng Anh. Yếu tố tiếng Anh hết sức quan trọng, vì vào thời điểm đó, đa số quan chức Việt Nam đều còn ảnh hưởng chương trình Pháp, nói và viết tiếng Pháp thông thạo, thậm chí nhiều người còn giữ quốc tịch Pháp. Ông Diệm có lợi thế khi ông từng sống ở Hội Truyền giáo Maryknoll ở New York và New Jersey từ năm 1951 đến 1953. Những năm tháng ở Mỹ đã giúp ông tranh thủ vận động hành lang để được một số nhân vật tiếng tăm của Mỹ đỡ đầu, trong đó phải kể đến Hồng y Spellman, các thượng nghị sĩ Mike Mansfield và John F.Kennedy (sau này là tổng thống). Nhờ những tiếp cận đó, ông Diệm có thêm lợi thế tranh thủ được sự ủng hộ của những nhà lập pháp Mỹ có ảnh hưởng lớn đến chính sách Đông Á là dân biểu Walter Judd (đảng Cộng hòa, bang North Dakota) và thượng nghị sĩ Hubert Humphrey (đảng Dân chủ, bang Minnesota, sau này là phó tổng thống), nhất là khi cuộc Chiến tranh lạnh lên đến thời kỳ cao điểm.
Ông Diệm đã tạo cho mình danh tiếng là một “người quốc gia” khi vào năm 1933, ông từ chức Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ của Hoàng đế Bảo Đại, khi người Pháp bác bỏ những đề nghị cải cách của ông. Và đến thời điểm năm 1954, khi cần một ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn của cả Mỹ và Pháp, thì không ai đủ điều kiện hơn họ Ngô. Ngày 18.6.1954, Bảo Đại lúc đó ở Pháp, đã mời ông Diệm đứng ra thành lập nội các thay thế cho chính phủ của Hoàng thân Bửu Lộc.
Khi ông Diệm đảm nhận chức vụ thủ tướng, hoạt động của CIA ở Việt Nam chia làm 2 nhánh. Nhánh thứ nhất: CIA Saigon Station, là bộ phận chính thức thuộc quyền điều khiển từ Tổng hành dinh CIA ở Langley, Virginia, Mỹ, hoạt động bí mật tại Sài Gòn, có nhiệm vụ đánh giá trực tiếp những chính khách quốc gia ở đó, chuẩn bị nhân sự cho một chính phủ ở Nam Việt Nam. Tổng hành dinh CIA đã chọn Paul Harwood, nhân vật đã tốt nghiệp khoa Á châu học, phụ trách.
Bộ phận thứ 2 của CIA là Saigon Military Mission (SMM), vốn được hình thành trong cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tháng 1.1954, khi ai đó tiến cử đại tá Edward Lansdale, người từng nổi danh là nhân vật “kiến lập vua” (Kingmaker) ở Philippines, được giao nhiệm vụ tìm kiếm một người Việt Nam tương đương với Ramon Magsaysay của Philippines. Hội đồng An ninh quốc gia chấp thuận việc bổ nhiệm Harwood, vốn đã đến Sài Gòn trong tháng 4.1954, và đại tá Lansdale theo gót đến Hòn ngọc Viễn Đông vào tháng 6 năm đó.
Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là John Foster Dulles, cùng em ruột là Giám đốc CIA Allen Welsh Dulles, đã hậu thuẫn cho việc bổ nhiệm. Và với tư cách người đứng đầu bộ phận CIA thứ 2, đại tá Lansdale không phải báo cáo cho McCarthy ở Sài Gòn hay Chánh sở Viễn Đông vụ, mà là báo cáo trực tiếp cho Giám đốc CIA Allen Dulles. Bộ phận thứ 2 do Lansdale phụ trách, Saigon Military Mission (SMM), tức Phái bộ Quân sự Sài Gòn, mà nhân viên thuộc quyền của Lansdale đều mặc quân phục và làm việc dưới danh nghĩa Phái bộ Cố vấn quân sự Mỹ (MAAG), và sau này đảm trách về các hoạt động dân sự và bình định nông thôn.
Ông Diệm và bào đệ là Ngô Đình Nhu - nhỏ hơn ông Diệm 11 tuổi, trong vai trò cố vấn - đều xem Lansdale và Harwood là những kênh liên lạc với Washington. Đặc biệt, Lansdale còn cho anh em họ Ngô biết về mối liên hệ trực tiếp của ông ta với các cấp làm chính sách ở Washington. Yếu tố quan trọng nhất là Lansdale được sự ủng hộ của anh em Dulles khiến cho ông ta có nhiều ảnh hưởng đến những người làm chính sách của Mỹ.
Vào đầu thập niên 1950, chủ nghĩa tích cực cùng những hứa hẹn của CIA tương phản với những gì mà sứ quán Mỹ chủ trương. Hai vị đại sứ đầu tiên của Mỹ lại quan tâm đến những lợi ích của Pháp tại Việt Nam và thường tỏ ra nghi ngờ khả năng cùng triển vọng của ông Diệm trong vai trò lãnh đạo. Không nghi ngờ gì về việc các vị đại sứ Mỹ cùng bộ tham mưu của họ có thể nhận sự tư vấn của hai bộ phận CIA do Harwood và Lansdale đứng đầu. Nhưng hai vị đại sứ Mỹ đầu tiên thời ông Diệm là Donald Heath và tướng Lawton Collins đã không làm như vậy.
Đại sứ Heath, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, trở thành lãnh đạo phái bộ của Mỹ tại Sài Gòn năm 1950. Trên bình diện cá nhân, ông có vẻ chịu ảnh hưởng của những ác cảm người Pháp đối với anh em họ Ngô, đặc biệt chia sẻ sự chán ghét đối với ông Ngô Đình Nhu. Chỉ 4 tháng sau khi ông Diệm giữ ghế thủ tướng, ông Heath đã phải rời Sài Gòn. Tân đại sứ Mỹ là cựu đại tướng Lawton Collins, một quân nhân nổi tiếng trong Thế chiến 2, và từng là Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Đại sứ Collins được cử sang Nam Việt Nam đầu tháng 11.1954 với nhiệm vụ đánh giá khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, cũng như đề xuất những biện pháp giúp đỡ cho chính quyền Sài Gòn. Chỉ một tháng sau, Đại sứ Collins báo cáo về Washington rằng: “Ông Diệm không đủ khả năng đoàn kết mọi phe phái ở Nam Việt Nam”. Tháng 4.1955, ông chính thức đề nghị Ngoại trưởng Dulles thay thế ngay ông Diệm.
Ông Diệm
suýt bị hạ bệ năm 1955
Một trong những khó khăn lớn nhất của ông Diệm lúc mới lên cầm quyền là đối phó với các lực lượng giáo phái. Đó là lực lượng Cao Đài và Hòa Hảo, vốn có đến hàng chục ngàn tay súng. Lãnh đạo hai lực lượng này trước đây đều được chu cấp của người Pháp để chống lại Việt Minh. Nay, một khi người Pháp "cúp" viện trợ, nếu ông Diệm có thể tiếp tục hỗ trợ thì sẽ giành được sự ủng hộ của họ. Thế nhưng, lúc đó ông Diệm không có tiền. Cố vấn Ngô Đình Nhu đã than phiền với Trưởng nhánh CIA Saigon là Harwood rằng vị tiền nhiệm của bào huynh ông là Hoàng thân Bửu Lộc đã ra đi cùng với "quỹ đen" của văn phòng thủ tướng khi ông rời nhiệm sở. Tài liệu của CIA không ghi nhận khoản tiền là bao nhiêu, nhưng có nói là trong mấy tuần lễ đầu tiên, Harwood có gửi tiền đến cho ông Diệm chi xài. Khoản tiền đó đã cạn khi ông Diệm gặp Lansdale vào tháng 9.1954, nên ông đã yêu cầu cung cấp thêm.
Mua chuộc tướng Trịnh Minh Thế
Một vị tướng của lực lượng Cao Đài là ông Trịnh Minh Thế, vốn từ lâu đã có mối liên lạc với ông Ngô Đình Nhu, là nhân vật mà ông Diệm muốn tranh thủ được sự hậu thuẫn, vì ông Diệm xem tướng Thế là một đồng minh tiềm tàng chống lại các sĩ quan trong hàng ngũ quân đội quốc gia, vốn vẫn tỏ ra ủng hộ Pháp. Sau khi ông Nhu điều đình được với tướng Thế, ông Diệm yêu cầu Lansdale cung cấp đô la để ông mua chuộc vị tướng Cao Đài. Lansdale chấp thuận cấp tiền cho ông Diệm để chuyển cho tướng Thế.
Vào ngày 15.9.1954, Lansdale được tướng Trịnh Minh Thế mời lên tổng hành dinh ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, tướng Thế xác nhận việc ủng hộ tân chính quyền của ông Diệm. Nhưng trong báo cáo chính thức của đại tá Lansdale thì ông "bỏ sót" vai trò của ông là bảo đảm những cam kết của tướng Thế với ông Diệm. Lansdale chỉ nói là "do yêu cầu của Đại sứ Mỹ Heath, nên Washington đã bí mật chuyển qua Diệm khoản tiền để cung cấp cho tướng Thế thông qua Cơ quan SMM (Saigon Military Mission - Phái bộ Quân sự tại Sài Gòn, một Cơ quan của CIA - ND)". Sự việc đã làm ông Nhu tức giận. Trong cuộc gặp gỡ với Harwood sau đó, ông Nhu đã chỉ trích việc đại tá Lansdale hành xử trong việc cung cấp tiền cho tướng Thế cho thấy là ông Diệm như "trong túi người Mỹ". Ông Nhu đe dọa không làm việc với Lansdale.
Về phần mình, đại tá Lansdale cũng trả đũa. Khi Đại sứ Heath được đại tướng Collins thay thế vào tháng 11.1954, Lansdale chỉ thị cho Joe Redick đi gặp vị tân đại sứ và yêu cầu cách chức ông Nhu. Tuy nhiên, Redick nhắc cho Lansdale nhớ là vai trò của ông Nhu quan trọng như thế nào trong chính quyền của ông Diệm, và là "kênh" liên lạc chính thức với chính quyền, nên ông Lansdale đã bỏ qua vụ việc.
Lời đe của Harwood
Nội các của ông Diệm bao gồm toàn bộ nhân sự là những người trung thành với họ Ngô, nên người Pháp đã thúc giục Ngoại trưởng Mỹ Dulles là nên gây áp lực ông Diệm mở rộng thành phần chính phủ cho đại diện các giáo phái tham gia. Thế nhưng, ông Diệm chống lại nỗ lực kết hợp ngoại giao Pháp - Mỹ này. Tổng hành dinh CIA cuối cùng đã chỉ thị cho chi nhánh ở Sài Gòn phải cố gắng phá vỡ thế bế tắc. Harwood là người thi hành lệnh.
Nhân vật đầu tiên thuyết phục ông Diệm chính là bào đệ của ông, nhưng cố vấn Ngô Đình Nhu đã không làm cho ông anh thay đổi lập trường mở rộng chính quyền. Ngày 20.9.1954, ông Nhu thừa nhận thất bại và cầu cứu Harwood hãy cùng ông đến Dinh Gia Long vào chiều tối để thuyết phục ông Diệm. Cả ba gặp gỡ nhau trong phòng ngủ của ông Diệm. Nhưng cuộc đàm phán vẫn không đi đến kết quả, cho dù ông Harwood đã bóng gió nói đến những đe dọa rút lại mối quan hệ. Cả ông Diệm lẫn Harwood đều giữ lập trường của mình.
Khi màn đêm rũ xuống, họ đi bộ ra ngoài ban-công Dinh Gia Long. Lúc đó, Harwood mới để ý đến 2 chiếc thiết giáp bên ngoài hàng rào, mà nòng súng đại bác lại nhắm vào tòa nhà. Ông Harwood nói với ông Diệm rằng, sự hiện diện của ông bên ngoài ban-công có thể sẽ kích động các tay súng thuộc quyền tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia. Tướng Hinh là người được đào tạo ở Pháp, là sĩ quan trong không lực Pháp và vẫn giữ quốc tịch Pháp, nên ông Diệm rất nghi ngờ về lòng trung thành của ông tướng này. Cả ba trở vào phòng ngay. Cuối cùng, sau vài lời "càu nhàu", ông Diệm đồng ý mở rộng nội các. Cho dù dưới mắt ông Harwood, sự chấp nhận của ông Diệm có vẻ miễn cưỡng, nhưng sau đó, giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo đã có đại diện là bộ trưởng trong chính quyền.
Căng thẳng giữa ông Diệm và tướng Hinh chấm dứt vào tháng 10.1954 khi Bảo Đại triệu ông Hinh về Pháp dưới áp lực của Mỹ. Cả tướng Hinh và những người Pháp hậu thuẫn ông đều biết rằng, thượng nghị sĩ Mike Mansfield tuyên bố Mỹ sẽ ngưng viện trợ cho các lực lượng ở nam Việt Nam nếu ông Diệm bị lật đổ. Ngày 24.10, phía Mỹ công bố bức thư của Tổng thống Eisenhower nói là kể từ 1.1.1955, tất cả viện trợ Mỹ sẽ được chuyển trực tiếp cho chính quyền của ông Diệm.
Một trong những khó khăn lớn nhất của ông Diệm lúc mới lên cầm quyền là đối phó với các lực lượng giáo phái. Đó là lực lượng Cao Đài và Hòa Hảo, vốn có đến hàng chục ngàn tay súng. Lãnh đạo hai lực lượng này trước đây đều được chu cấp của người Pháp để chống lại Việt Minh. Nay, một khi người Pháp "cúp" viện trợ, nếu ông Diệm có thể tiếp tục hỗ trợ thì sẽ giành được sự ủng hộ của họ. Thế nhưng, lúc đó ông Diệm không có tiền. Cố vấn Ngô Đình Nhu đã than phiền với Trưởng nhánh CIA Saigon là Harwood rằng vị tiền nhiệm của bào huynh ông là Hoàng thân Bửu Lộc đã ra đi cùng với "quỹ đen" của văn phòng thủ tướng khi ông rời nhiệm sở. Tài liệu của CIA không ghi nhận khoản tiền là bao nhiêu, nhưng có nói là trong mấy tuần lễ đầu tiên, Harwood có gửi tiền đến cho ông Diệm chi xài. Khoản tiền đó đã cạn khi ông Diệm gặp Lansdale vào tháng 9.1954, nên ông đã yêu cầu cung cấp thêm.
Mua chuộc tướng Trịnh Minh Thế
Một vị tướng của lực lượng Cao Đài là ông Trịnh Minh Thế, vốn từ lâu đã có mối liên lạc với ông Ngô Đình Nhu, là nhân vật mà ông Diệm muốn tranh thủ được sự hậu thuẫn, vì ông Diệm xem tướng Thế là một đồng minh tiềm tàng chống lại các sĩ quan trong hàng ngũ quân đội quốc gia, vốn vẫn tỏ ra ủng hộ Pháp. Sau khi ông Nhu điều đình được với tướng Thế, ông Diệm yêu cầu Lansdale cung cấp đô la để ông mua chuộc vị tướng Cao Đài. Lansdale chấp thuận cấp tiền cho ông Diệm để chuyển cho tướng Thế.
Vào ngày 15.9.1954, Lansdale được tướng Trịnh Minh Thế mời lên tổng hành dinh ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, tướng Thế xác nhận việc ủng hộ tân chính quyền của ông Diệm. Nhưng trong báo cáo chính thức của đại tá Lansdale thì ông "bỏ sót" vai trò của ông là bảo đảm những cam kết của tướng Thế với ông Diệm. Lansdale chỉ nói là "do yêu cầu của Đại sứ Mỹ Heath, nên Washington đã bí mật chuyển qua Diệm khoản tiền để cung cấp cho tướng Thế thông qua Cơ quan SMM (Saigon Military Mission - Phái bộ Quân sự tại Sài Gòn, một Cơ quan của CIA - ND)". Sự việc đã làm ông Nhu tức giận. Trong cuộc gặp gỡ với Harwood sau đó, ông Nhu đã chỉ trích việc đại tá Lansdale hành xử trong việc cung cấp tiền cho tướng Thế cho thấy là ông Diệm như "trong túi người Mỹ". Ông Nhu đe dọa không làm việc với Lansdale.
Về phần mình, đại tá Lansdale cũng trả đũa. Khi Đại sứ Heath được đại tướng Collins thay thế vào tháng 11.1954, Lansdale chỉ thị cho Joe Redick đi gặp vị tân đại sứ và yêu cầu cách chức ông Nhu. Tuy nhiên, Redick nhắc cho Lansdale nhớ là vai trò của ông Nhu quan trọng như thế nào trong chính quyền của ông Diệm, và là "kênh" liên lạc chính thức với chính quyền, nên ông Lansdale đã bỏ qua vụ việc.
Lời đe của Harwood
Nội các của ông Diệm bao gồm toàn bộ nhân sự là những người trung thành với họ Ngô, nên người Pháp đã thúc giục Ngoại trưởng Mỹ Dulles là nên gây áp lực ông Diệm mở rộng thành phần chính phủ cho đại diện các giáo phái tham gia. Thế nhưng, ông Diệm chống lại nỗ lực kết hợp ngoại giao Pháp - Mỹ này. Tổng hành dinh CIA cuối cùng đã chỉ thị cho chi nhánh ở Sài Gòn phải cố gắng phá vỡ thế bế tắc. Harwood là người thi hành lệnh.
Nhân vật đầu tiên thuyết phục ông Diệm chính là bào đệ của ông, nhưng cố vấn Ngô Đình Nhu đã không làm cho ông anh thay đổi lập trường mở rộng chính quyền. Ngày 20.9.1954, ông Nhu thừa nhận thất bại và cầu cứu Harwood hãy cùng ông đến Dinh Gia Long vào chiều tối để thuyết phục ông Diệm. Cả ba gặp gỡ nhau trong phòng ngủ của ông Diệm. Nhưng cuộc đàm phán vẫn không đi đến kết quả, cho dù ông Harwood đã bóng gió nói đến những đe dọa rút lại mối quan hệ. Cả ông Diệm lẫn Harwood đều giữ lập trường của mình.
Khi màn đêm rũ xuống, họ đi bộ ra ngoài ban-công Dinh Gia Long. Lúc đó, Harwood mới để ý đến 2 chiếc thiết giáp bên ngoài hàng rào, mà nòng súng đại bác lại nhắm vào tòa nhà. Ông Harwood nói với ông Diệm rằng, sự hiện diện của ông bên ngoài ban-công có thể sẽ kích động các tay súng thuộc quyền tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia. Tướng Hinh là người được đào tạo ở Pháp, là sĩ quan trong không lực Pháp và vẫn giữ quốc tịch Pháp, nên ông Diệm rất nghi ngờ về lòng trung thành của ông tướng này. Cả ba trở vào phòng ngay. Cuối cùng, sau vài lời "càu nhàu", ông Diệm đồng ý mở rộng nội các. Cho dù dưới mắt ông Harwood, sự chấp nhận của ông Diệm có vẻ miễn cưỡng, nhưng sau đó, giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo đã có đại diện là bộ trưởng trong chính quyền.
Căng thẳng giữa ông Diệm và tướng Hinh chấm dứt vào tháng 10.1954 khi Bảo Đại triệu ông Hinh về Pháp dưới áp lực của Mỹ. Cả tướng Hinh và những người Pháp hậu thuẫn ông đều biết rằng, thượng nghị sĩ Mike Mansfield tuyên bố Mỹ sẽ ngưng viện trợ cho các lực lượng ở nam Việt Nam nếu ông Diệm bị lật đổ. Ngày 24.10, phía Mỹ công bố bức thư của Tổng thống Eisenhower nói là kể từ 1.1.1955, tất cả viện trợ Mỹ sẽ được chuyển trực tiếp cho chính quyền của ông Diệm.
Lật ngược
thế cờ vào giờ chót
Trước nguy cơ bị người Mỹ thay thế, ông Diệm đã cứu vãn sự nghiệp chính trị của mình sau khi dẹp được lực lượng Bình Xuyên. Ngoài tướng Thế, đại tá Lansdale còn liên lạc với tướng Nguyễn Thanh Phương, chỉ huy lực lượng chính quy của Cao Đài, cùng 2 tướng Cao Đài khác nữa. Tuy nhiên, khó khăn của ông Diệm là ngoài tướng Thế, tất cả các thủ lĩnh quân sự khác, nhất là tướng Lê Văn Viễn - tức Bảy Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên, và đang nắm trong tay lực lượng cảnh sát Sài Gòn (do Bảo Đại ủy quyền trước đây), thì không chịu giải quyết về số phận của lực lượng quân sự thuộc quyền. Trong khi ông Diệm một mực nhất định kết hợp tất cả vào một lực lượng duy nhất là quân đội quốc gia Việt Nam. Chỉ có tướng Thế đưa một lữ đoàn của mình gia nhập quân đội quốc gia vào giữa tháng 2.1955.
Thủ lĩnh các giáo phái và lãnh đạo các chính đảng trong nội các mở rộng đều chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ. Rồi họ thành lập Mặt trận Giáo phái thống nhất quốc gia, trong đó có cả tướng Trịnh Minh Thế. Đến ngày 21.3.1955, mặt trận ra một tuyên cáo tối hậu, yêu cầu ông Diệm giải tán chính phủ trong vòng 5 ngày. Trong vai trò điều phối được cả Mỹ và Pháp ủy nhiệm (Pháp lúc đó còn có tướng Paul Ely, chỉ huy quân đội Đông Dương ở Sài Gòn), đại tá Lansdale làm con thoi liên lạc giữa ông Diệm và phái Cao Đài. Ông Diệm than phiền về hành động của giáo phái, nhưng Lansdale bảo đảm với ông rằng, tuy tướng Thế ký vào bản tuyên cáo, nhưng vẫn trung thành với chính phủ.
Hết hạn tối hậu, ông Diệm từ chối yêu sách, thế là các thành viên nội các thuộc các giáo phái đồng loạt từ chức. Tình hình lại rối ren thêm khi Tổng trưởng Quốc phòng Hồ Thông Minh tuyên bố từ chức, viện dẫn vì ông Diệm từ chối việc bảo đảm phải tư vấn nội các trước khi có hành động chống lại Bình Xuyên. Và ngày 29.3.1955, lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn nổ súng để chiếm thế thượng phong trước tin tức là ông Diệm thông báo cho người Pháp biết ông sẽ cho quân đội tiếp quản tổng hành dinh cảnh sát quốc gia. Quân của Bảy Viễn bắn cả đạn pháo vào dinh Độc Lập. Ngày 31.3, dưới sự thúc đẩy của tướng Ely và Pháp, Bảo Đại gửi một công điện yêu cầu ông Diệm từ chức. Bảo Đại đã gửi công điện đến 2 lần với mục đích để cho những kẻ thù của ông Diệm hay biết. Đến thời điểm này thì Đại sứ Mỹ Lawton Collins báo cáo với Washington là phải thay thế ngay ông Diệm.
Chỉ có Lansdale là không đồng tình với Đại sứ Collins. Lansdale cho rằng ông Diệm có thể đứng vững và quân đội quốc gia kết hợp với lực lượng Cao Đài của tướng Thế, tướng Phương, là có thể đẩy lui quân Bình Xuyên. Trước khi Đại sứ Collins được triệu về Washington báo cáo tình hình, Lansdale cũng xin tổng hành dinh CIA cho tháp tùng để bảo vệ quan điểm của mình nhưng Washington từ chối. Lansdale chỉ còn cách thuyết phục Đại sứ Collins, nhưng không thể ngăn chặn những hiểu lầm giữa ông Collins và ông Diệm. Kết quả là khi Đại sứ Collins đi Washington và được báo cáo trực tiếp với Tổng thống Eisenhower, ông đã chỉ trích ông Diệm chỉ đưa vào nội các toàn là những “Yes-man”, chỉ biết vâng dạ theo lệnh của ông mà thôi. Tòa Bạch Ốc chấp thuận bàn bạc với Pháp và Bảo Đại để thay thế ông Diệm. Ngày 28.4.1955, Đại sứ Collins đang trên đường trở về Sài Gòn thì Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công điện chỉ thị việc chuẩn bị thay thế ông Ngô Đình Diệm.
Nhưng lúc đó, bộ phận của Lansdale vẫn tìm cách thuyết phục Kidder là người thay mặt cho Collins ở Sài Gòn, để được báo cáo về tổng hành dinh quan điểm của từng người về khả năng chiến thắng lực lượng Bình Xuyên của phe ông Diệm. Kidder từ chối, viện dẫn là Collins đã biết tất cả. Lansdale bèn quay qua hợp tác với nhánh CIA của Harwood và gửi một công điện “chung” về “ý kiến cần xem xét lại” của CIA Sài Gòn rằng không nên thay thế ông Diệm. Cơ may của nhà Ngô vẫn còn, khi quân đội quốc gia phối hợp với lực lượng Cao Đài đã đánh bật phe Bình Xuyên ra khỏi hang ổ ở Chợ Lớn, chỉ còn vài điểm nhỏ đang bị bao vây. Tình hình được báo cáo ngày càng lạc quan về Washington và đến ngày 30.4, quân của ông Diệm làm chủ được tình hình. Khi Đại sứ Collins chưa về tới Sài Gòn thì ở đó đã nhận được lệnh từ Washington hủy bỏ công điện ngày 28.4 về việc thay thế ông Diệm. (Còn tiếp)
Trước nguy cơ bị người Mỹ thay thế, ông Diệm đã cứu vãn sự nghiệp chính trị của mình sau khi dẹp được lực lượng Bình Xuyên. Ngoài tướng Thế, đại tá Lansdale còn liên lạc với tướng Nguyễn Thanh Phương, chỉ huy lực lượng chính quy của Cao Đài, cùng 2 tướng Cao Đài khác nữa. Tuy nhiên, khó khăn của ông Diệm là ngoài tướng Thế, tất cả các thủ lĩnh quân sự khác, nhất là tướng Lê Văn Viễn - tức Bảy Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên, và đang nắm trong tay lực lượng cảnh sát Sài Gòn (do Bảo Đại ủy quyền trước đây), thì không chịu giải quyết về số phận của lực lượng quân sự thuộc quyền. Trong khi ông Diệm một mực nhất định kết hợp tất cả vào một lực lượng duy nhất là quân đội quốc gia Việt Nam. Chỉ có tướng Thế đưa một lữ đoàn của mình gia nhập quân đội quốc gia vào giữa tháng 2.1955.
Thủ lĩnh các giáo phái và lãnh đạo các chính đảng trong nội các mở rộng đều chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ. Rồi họ thành lập Mặt trận Giáo phái thống nhất quốc gia, trong đó có cả tướng Trịnh Minh Thế. Đến ngày 21.3.1955, mặt trận ra một tuyên cáo tối hậu, yêu cầu ông Diệm giải tán chính phủ trong vòng 5 ngày. Trong vai trò điều phối được cả Mỹ và Pháp ủy nhiệm (Pháp lúc đó còn có tướng Paul Ely, chỉ huy quân đội Đông Dương ở Sài Gòn), đại tá Lansdale làm con thoi liên lạc giữa ông Diệm và phái Cao Đài. Ông Diệm than phiền về hành động của giáo phái, nhưng Lansdale bảo đảm với ông rằng, tuy tướng Thế ký vào bản tuyên cáo, nhưng vẫn trung thành với chính phủ.
Hết hạn tối hậu, ông Diệm từ chối yêu sách, thế là các thành viên nội các thuộc các giáo phái đồng loạt từ chức. Tình hình lại rối ren thêm khi Tổng trưởng Quốc phòng Hồ Thông Minh tuyên bố từ chức, viện dẫn vì ông Diệm từ chối việc bảo đảm phải tư vấn nội các trước khi có hành động chống lại Bình Xuyên. Và ngày 29.3.1955, lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn nổ súng để chiếm thế thượng phong trước tin tức là ông Diệm thông báo cho người Pháp biết ông sẽ cho quân đội tiếp quản tổng hành dinh cảnh sát quốc gia. Quân của Bảy Viễn bắn cả đạn pháo vào dinh Độc Lập. Ngày 31.3, dưới sự thúc đẩy của tướng Ely và Pháp, Bảo Đại gửi một công điện yêu cầu ông Diệm từ chức. Bảo Đại đã gửi công điện đến 2 lần với mục đích để cho những kẻ thù của ông Diệm hay biết. Đến thời điểm này thì Đại sứ Mỹ Lawton Collins báo cáo với Washington là phải thay thế ngay ông Diệm.
Chỉ có Lansdale là không đồng tình với Đại sứ Collins. Lansdale cho rằng ông Diệm có thể đứng vững và quân đội quốc gia kết hợp với lực lượng Cao Đài của tướng Thế, tướng Phương, là có thể đẩy lui quân Bình Xuyên. Trước khi Đại sứ Collins được triệu về Washington báo cáo tình hình, Lansdale cũng xin tổng hành dinh CIA cho tháp tùng để bảo vệ quan điểm của mình nhưng Washington từ chối. Lansdale chỉ còn cách thuyết phục Đại sứ Collins, nhưng không thể ngăn chặn những hiểu lầm giữa ông Collins và ông Diệm. Kết quả là khi Đại sứ Collins đi Washington và được báo cáo trực tiếp với Tổng thống Eisenhower, ông đã chỉ trích ông Diệm chỉ đưa vào nội các toàn là những “Yes-man”, chỉ biết vâng dạ theo lệnh của ông mà thôi. Tòa Bạch Ốc chấp thuận bàn bạc với Pháp và Bảo Đại để thay thế ông Diệm. Ngày 28.4.1955, Đại sứ Collins đang trên đường trở về Sài Gòn thì Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công điện chỉ thị việc chuẩn bị thay thế ông Ngô Đình Diệm.
Nhưng lúc đó, bộ phận của Lansdale vẫn tìm cách thuyết phục Kidder là người thay mặt cho Collins ở Sài Gòn, để được báo cáo về tổng hành dinh quan điểm của từng người về khả năng chiến thắng lực lượng Bình Xuyên của phe ông Diệm. Kidder từ chối, viện dẫn là Collins đã biết tất cả. Lansdale bèn quay qua hợp tác với nhánh CIA của Harwood và gửi một công điện “chung” về “ý kiến cần xem xét lại” của CIA Sài Gòn rằng không nên thay thế ông Diệm. Cơ may của nhà Ngô vẫn còn, khi quân đội quốc gia phối hợp với lực lượng Cao Đài đã đánh bật phe Bình Xuyên ra khỏi hang ổ ở Chợ Lớn, chỉ còn vài điểm nhỏ đang bị bao vây. Tình hình được báo cáo ngày càng lạc quan về Washington và đến ngày 30.4, quân của ông Diệm làm chủ được tình hình. Khi Đại sứ Collins chưa về tới Sài Gòn thì ở đó đã nhận được lệnh từ Washington hủy bỏ công điện ngày 28.4 về việc thay thế ông Diệm. (Còn tiếp)
Người "kiến
lập vua" phải ra đi
Nếu không có sự hỗ trợ của CIA thông qua 2 trưởng chi nhánh Harwood và Lansdale, nhất là Lansdale, thì anh em ông Diệm không thể trụ lại quá 6 tháng đầu. Sau khi đã khá ổn, ngày 23.10.1955, chính quyền Sài Gòn tổ chức trưng cầu dân ý, với kết quả ông Diệm nhận được đến 98% số phiếu ủng hộ, Bảo Đại bị truất phế. Ba ngày sau, ông Diệm tuyên bố trở thành tổng thống.
Hết thời
Đại tá Lansdale nổi tiếng là người “kiến lập vua” (Kingmaker) nhờ vai trò của ông trong việc “phò tá” cho ông Magsaysay lên làm Tổng thống Philippines. Vào đầu thập niên 1950, Lansdale được giao nhiệm vụ qua Philippines giúp chính phủ của Tổng thống Elpidio Quirino chống lại lực lượng du kích Hukbalahap. Sau đó, Lansdale kết thân với Bộ trưởng Quốc phòng Ramon Magsaysay, rồi giúp ông này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines cuối năm 1953. Việc này đã được đích thân Tổng thống Mỹ Eisenhower khen ngợi. Khi được điều qua Việt Nam, Lansdale rất tự tin với những kinh nghiệm từng có ở Philippines, để giúp Washington nắm quyền kiểm soát chính quyền ở miền Nam Việt Nam.
Tại miền Nam, ảnh hưởng của Lansdale là nhờ vào mối quan hệ với tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Đến khi tướng Thế chết vào cuối tháng 4.1955 thì ảnh hưởng của Lansdale cũng mất dần. Mặc dù được nhiều đồng nghiệp nể trọng, nhưng Lansdale chưa bao giờ dám tuyên bố là mình đã gây được ảnh hưởng quan trọng đối với ông Diệm. Thậm chí, có lần Lansdale đã nói với Trưởng nhánh CIA Sài Gòn Harwood rằng có lẽ ông Diệm chỉ chấp nhận có 10% những lời cố vấn của ông mà thôi.
Khi Harwood mãn nhiệm vào tháng 4.1956 thì đại tá Lansdale cũng tìm cách thoái lui. Ông viết thư cho tướng Hobbles nhờ giúp đỡ để đưa ông trở lại Manila phục vụ. Tướng Hobbles can thiệp với Ngoại trưởng Mỹ Dulles, rồi được Tổng thống Eisenhower đồng ý cho Lansdale trở lại Philippines. Nhưng đại tá Lansdale đã hết thời, vì người mà ông từng tự hào “đưa lên làm vua”, Tổng thống Magsaysay, tỏ ra không mấy quan tâm đến việc Lansdale trở lại phục vụ ở Manila. Cuối cùng, tháng 12.1956, Lansdale trở về Mỹ làm việc cho Bộ Quốc phòng. Bộ phận SMM ở Sài Gòn bị giải thể và 2 nhánh CIA ở đó được nhập lại làm một, do Nicholas Natsios làm trưởng nhánh, và Douglas Blaufarb phụ tá với nhiệm vụ liên lạc với anh em họ Ngô.
Ông Nhu trong mắt CIA
Có thể nói, vị trí cố vấn tổng thống, tuy là thế lực tột cùng, nhưng là chức vụ không chính thức trong thành phần chính quyền. Bộ phận CIA ở Sài Gòn đóng vai trò là “kênh” liên lạc giữa ông Nhu và Chính phủ Mỹ, nên đã tổ chức chuyến đi Washington cho vợ chồng ông Nhu trong tháng 3.1957. Mặc dù ông Nhu không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền của ông Diệm, nhưng do vai trò quan trọng của ông, Tổng hành dinh CIA đã dàn xếp để không những ông Nhu được hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, mà cả Tổng thống Eisenhower cũng dành cho ông một cuộc tiếp kiến tại tòa Bạch Ốc. Ông Ngô Đình Nhu còn làm việc với Giám đốc CIA Allen Dulles và gặp gỡ nhiều thượng nghị sĩ có thế lực khác trên chính trường. Có thể nói vào thời điểm đó, chưa có một nhân vật ngoại quốc nào không giữ cương vị cao cấp trong chính quyền mà lại được Washington “trọng vọng” như thế. Chính nhờ CIA dàn xếp mà hình ảnh của ông bà Ngô Đình Nhu tràn lan trên các hệ thống truyền thông Mỹ và thế giới, đến nỗi ở quê nhà, bào đệ của ông là “lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn phải ganh tức.
Trong chuyến đi Mỹ, ông Nhu tạo được ấn tượng cá nhân rất tốt và tỏ ra rất tự tin. Chỉ có điều duy nhất là CIA than phiền về sự “quá đà” của bà Nhu. Chẳng là bà cố vấn đã khai thác triệt để nhan sắc, tính hoạt bát và trình độ Anh ngữ của mình để lôi cuốn sự chú ý của quan khách trong tiệc chiêu đãi của Giám đốc CIA tại CLB Alibi ở Washington.
Trước khi ông Nhu ra về, mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi Washington của ông Diệm. Đại tá Lansdale lúc đó đã chuyển qua phục vụ tại Bộ Quốc phòng. Ông báo cho CIA Sài Gòn biết ông Diệm sẽ được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Trong chuyến đi Mỹ thượng tuần tháng 5.1957 đó, ông Diệm đã gặp Giám đốc CIA Allen Dulles tại tòa nhà Blair House đối diện Nhà Trắng. Trong các đề tài thảo luận, có vấn đề CIA muốn đẩy mạnh việc tái tổ chức hệ thống tình báo của Nam Việt Nam. Nhưng ông Diệm, tuy bề ngoài thì đồng ý trên nguyên tắc, nhưng bên trong lại tỏ vẻ “không muốn đặt trách nhiệm quá nhiều trong tay của một người”, vì thế tiến triển không mấy khả quan. Do đó, đảng Cần Lao của ông Nhu vẫn nắm gần hết mọi quyền bính. Công cụ tình báo chính của ông Diệm vẫn là Sở Nghiên cứu chính trị xã hội (SEPES).
Không mấy hài lòng về tiến trình dân chủ của chính quyền ông Diệm, nhưng nhìn chung, Washington công nhận là ông Diệm đã thành công bước đầu. Tuy nhiên, những rạn nứt trong nội bộ gia đình họ Ngô, việc triệt hạ đối thủ chính trị, và nhất là sự thao túng của ông Nhu đã dần làm mất hậu thuẫn từ phía Washington. Theo lời ông Trần Quốc Bửu, thì vào cuối thập niên 1950, hầu như tất cả những quyết định chính sách cốt lõi đều từ ông Nhu. Ông Bửu nói, nếu như ông trình một đề nghị lên tổng thống, thì ông Diệm nói là ông cần thời gian để cân nhắc. Nhưng cũng với đề nghị đó, nếu trình lên cố vấn Ngô Đình Nhu thì sẽ có câu trả lời tức khắc, rồi chỉ vài ngày sau là có chỉ thị thi hành từ tổng thống phủ. Chính những báo cáo của ông Bửu khiến cho Tổng hành dinh CIA bận tâm lý giải về phân nhiệm trong chính quyền của ông Diệm. CIA cũng đã ước tính đến khả năng ông Nhu thay thế ông Diệm. Nhưng chứng cứ dần dà cho thấy, mối quan hệ giữa ông Nhu và các quan chức Mỹ, kể cả những viên chức CIA ngày càng căng thẳng.
Sự ghét bỏ ông Nhu càng tỏ ra rõ ràng hơn khi Blaufarb phát hiện ra rằng, tài xế người Việt mà bác sĩ Trần Kim Tuyến, chỉ huy lực lượng mật vụ của đảng Cần Lao tiến cử cho ông, không phải là người bị điếc như lời của ông Tuyến. Trái lại, đó là một người rất thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Kể từ đó, ông Nhu trở nên ít tiếp cận được hơn, và chi nhánh CIA Sài Gòn cho rằng, có lẽ là do thiên kiến chống phương Tây của ông cố vấn. (Còn tiếp)
Nếu không có sự hỗ trợ của CIA thông qua 2 trưởng chi nhánh Harwood và Lansdale, nhất là Lansdale, thì anh em ông Diệm không thể trụ lại quá 6 tháng đầu. Sau khi đã khá ổn, ngày 23.10.1955, chính quyền Sài Gòn tổ chức trưng cầu dân ý, với kết quả ông Diệm nhận được đến 98% số phiếu ủng hộ, Bảo Đại bị truất phế. Ba ngày sau, ông Diệm tuyên bố trở thành tổng thống.
Hết thời
Đại tá Lansdale nổi tiếng là người “kiến lập vua” (Kingmaker) nhờ vai trò của ông trong việc “phò tá” cho ông Magsaysay lên làm Tổng thống Philippines. Vào đầu thập niên 1950, Lansdale được giao nhiệm vụ qua Philippines giúp chính phủ của Tổng thống Elpidio Quirino chống lại lực lượng du kích Hukbalahap. Sau đó, Lansdale kết thân với Bộ trưởng Quốc phòng Ramon Magsaysay, rồi giúp ông này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines cuối năm 1953. Việc này đã được đích thân Tổng thống Mỹ Eisenhower khen ngợi. Khi được điều qua Việt Nam, Lansdale rất tự tin với những kinh nghiệm từng có ở Philippines, để giúp Washington nắm quyền kiểm soát chính quyền ở miền Nam Việt Nam.
Tại miền Nam, ảnh hưởng của Lansdale là nhờ vào mối quan hệ với tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Đến khi tướng Thế chết vào cuối tháng 4.1955 thì ảnh hưởng của Lansdale cũng mất dần. Mặc dù được nhiều đồng nghiệp nể trọng, nhưng Lansdale chưa bao giờ dám tuyên bố là mình đã gây được ảnh hưởng quan trọng đối với ông Diệm. Thậm chí, có lần Lansdale đã nói với Trưởng nhánh CIA Sài Gòn Harwood rằng có lẽ ông Diệm chỉ chấp nhận có 10% những lời cố vấn của ông mà thôi.
Khi Harwood mãn nhiệm vào tháng 4.1956 thì đại tá Lansdale cũng tìm cách thoái lui. Ông viết thư cho tướng Hobbles nhờ giúp đỡ để đưa ông trở lại Manila phục vụ. Tướng Hobbles can thiệp với Ngoại trưởng Mỹ Dulles, rồi được Tổng thống Eisenhower đồng ý cho Lansdale trở lại Philippines. Nhưng đại tá Lansdale đã hết thời, vì người mà ông từng tự hào “đưa lên làm vua”, Tổng thống Magsaysay, tỏ ra không mấy quan tâm đến việc Lansdale trở lại phục vụ ở Manila. Cuối cùng, tháng 12.1956, Lansdale trở về Mỹ làm việc cho Bộ Quốc phòng. Bộ phận SMM ở Sài Gòn bị giải thể và 2 nhánh CIA ở đó được nhập lại làm một, do Nicholas Natsios làm trưởng nhánh, và Douglas Blaufarb phụ tá với nhiệm vụ liên lạc với anh em họ Ngô.
Ông Nhu trong mắt CIA
Có thể nói, vị trí cố vấn tổng thống, tuy là thế lực tột cùng, nhưng là chức vụ không chính thức trong thành phần chính quyền. Bộ phận CIA ở Sài Gòn đóng vai trò là “kênh” liên lạc giữa ông Nhu và Chính phủ Mỹ, nên đã tổ chức chuyến đi Washington cho vợ chồng ông Nhu trong tháng 3.1957. Mặc dù ông Nhu không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền của ông Diệm, nhưng do vai trò quan trọng của ông, Tổng hành dinh CIA đã dàn xếp để không những ông Nhu được hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, mà cả Tổng thống Eisenhower cũng dành cho ông một cuộc tiếp kiến tại tòa Bạch Ốc. Ông Ngô Đình Nhu còn làm việc với Giám đốc CIA Allen Dulles và gặp gỡ nhiều thượng nghị sĩ có thế lực khác trên chính trường. Có thể nói vào thời điểm đó, chưa có một nhân vật ngoại quốc nào không giữ cương vị cao cấp trong chính quyền mà lại được Washington “trọng vọng” như thế. Chính nhờ CIA dàn xếp mà hình ảnh của ông bà Ngô Đình Nhu tràn lan trên các hệ thống truyền thông Mỹ và thế giới, đến nỗi ở quê nhà, bào đệ của ông là “lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn phải ganh tức.
Trong chuyến đi Mỹ, ông Nhu tạo được ấn tượng cá nhân rất tốt và tỏ ra rất tự tin. Chỉ có điều duy nhất là CIA than phiền về sự “quá đà” của bà Nhu. Chẳng là bà cố vấn đã khai thác triệt để nhan sắc, tính hoạt bát và trình độ Anh ngữ của mình để lôi cuốn sự chú ý của quan khách trong tiệc chiêu đãi của Giám đốc CIA tại CLB Alibi ở Washington.
Trước khi ông Nhu ra về, mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi Washington của ông Diệm. Đại tá Lansdale lúc đó đã chuyển qua phục vụ tại Bộ Quốc phòng. Ông báo cho CIA Sài Gòn biết ông Diệm sẽ được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Trong chuyến đi Mỹ thượng tuần tháng 5.1957 đó, ông Diệm đã gặp Giám đốc CIA Allen Dulles tại tòa nhà Blair House đối diện Nhà Trắng. Trong các đề tài thảo luận, có vấn đề CIA muốn đẩy mạnh việc tái tổ chức hệ thống tình báo của Nam Việt Nam. Nhưng ông Diệm, tuy bề ngoài thì đồng ý trên nguyên tắc, nhưng bên trong lại tỏ vẻ “không muốn đặt trách nhiệm quá nhiều trong tay của một người”, vì thế tiến triển không mấy khả quan. Do đó, đảng Cần Lao của ông Nhu vẫn nắm gần hết mọi quyền bính. Công cụ tình báo chính của ông Diệm vẫn là Sở Nghiên cứu chính trị xã hội (SEPES).
Không mấy hài lòng về tiến trình dân chủ của chính quyền ông Diệm, nhưng nhìn chung, Washington công nhận là ông Diệm đã thành công bước đầu. Tuy nhiên, những rạn nứt trong nội bộ gia đình họ Ngô, việc triệt hạ đối thủ chính trị, và nhất là sự thao túng của ông Nhu đã dần làm mất hậu thuẫn từ phía Washington. Theo lời ông Trần Quốc Bửu, thì vào cuối thập niên 1950, hầu như tất cả những quyết định chính sách cốt lõi đều từ ông Nhu. Ông Bửu nói, nếu như ông trình một đề nghị lên tổng thống, thì ông Diệm nói là ông cần thời gian để cân nhắc. Nhưng cũng với đề nghị đó, nếu trình lên cố vấn Ngô Đình Nhu thì sẽ có câu trả lời tức khắc, rồi chỉ vài ngày sau là có chỉ thị thi hành từ tổng thống phủ. Chính những báo cáo của ông Bửu khiến cho Tổng hành dinh CIA bận tâm lý giải về phân nhiệm trong chính quyền của ông Diệm. CIA cũng đã ước tính đến khả năng ông Nhu thay thế ông Diệm. Nhưng chứng cứ dần dà cho thấy, mối quan hệ giữa ông Nhu và các quan chức Mỹ, kể cả những viên chức CIA ngày càng căng thẳng.
Sự ghét bỏ ông Nhu càng tỏ ra rõ ràng hơn khi Blaufarb phát hiện ra rằng, tài xế người Việt mà bác sĩ Trần Kim Tuyến, chỉ huy lực lượng mật vụ của đảng Cần Lao tiến cử cho ông, không phải là người bị điếc như lời của ông Tuyến. Trái lại, đó là một người rất thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Kể từ đó, ông Nhu trở nên ít tiếp cận được hơn, và chi nhánh CIA Sài Gòn cho rằng, có lẽ là do thiên kiến chống phương Tây của ông cố vấn. (Còn tiếp)
Vai trò CIA
trong cuộc đảo chính hụt năm 1960
Năm 1960, một số tướng lĩnh Sài Gòn đã thực hiện cuộc binh biến lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm nhưng thất bại. Một câu hỏi được đặt ra là CIA đóng vai trò như thế nào trong sự kiện này. Vào đầu năm 1960, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn lúc đó là Elbridge Durbrow, còn Trưởng nhánh CIA là William Colby. Nhưng hai nhân vật này lại có quan điểm ngược nhau về ông Diệm. Nếu như Colby vẫn còn hy vọng vào thể chế của họ Ngô, thì sự nghi ngờ của Đại sứ Durbrow lại được những nhân viên kề cận với Colby chia sẻ, trong đó có George Carver, một phụ tá trẻ tuổi của Colby, mà sau này trở thành phụ tá đặc biệt về Việt Nam vụ của Giám đốc CIA. Carver đã xem chế độ của ông Diệm là không thể cứu vãn, bởi anh ta nghĩ rằng, chỉ có cải tổ triệt để mới mong cứu được chế độ khỏi bị các thế lực chống đối lật đổ, nhưng đối với ông Diệm thì không bao giờ có cải cách, cải tổ gì cả. Về phần Colby, ông cho rằng, quan điểm của Carver hay những nhân viên như thế, đơn giản phản ảnh khuynh hướng chống ông Diệm ở những thành phần chống đối mà họ thường tiếp xúc.
Tuy vậy, toàn bộ chi nhánh CIA Sài Gòn đều đồng thuận một điểm. Đó là: Những thành phần không phải là Cộng sản nhưng chống đối chế độ ông Diệm ở Sài Gòn ngày một tăng cao. Tháng 7.1960, chi nhánh CIA báo cáo về sự gia tăng thành phần đối lập không Cộng sản, hai tháng sau, lại bổ sung thêm vào đó là thành phần sĩ quan quân đội. Tháng 10.1960, họ báo cáo thêm tướng Trần Văn Minh, và chi nhánh CIA Sài Gòn qua tướng Minh cùng những mối quan hệ khác, để cố nhận diện những người nào sẽ tham gia đảo chính. Trong khi đó, cũng với nhiệm vụ mở rộng tiếp xúc hằng ngày, Carver đã tìm tới Hoàng Cơ Thụy, một chính khách đối lập thuộc đảng Đại Việt, từng quen biết với các nhân viên CIA trước đây.
Người Mỹ nắm 2 đầu mối
Tuy đã theo sát tình hình phe đối lập ở Sài Gòn, nhưng mọi nỗ lực của chi nhánh CIA Sài Gòn vẫn không nắm được chút nào tin tức về cuộc đảo chính ngày 11.11.1960 mà lữ đoàn nhảy dù dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi là lực lượng chủ chốt. Giống như cư dân Sài Gòn, các nhân viên CIA cũng chỉ biết được động tĩnh một cách mơ hồ của quân đảo chính vào rạng sáng 11.11, với tiếng bánh xe thiết giáp lăn trên đường phố, đi kèm là những tay súng cùng nhau hướng về Dinh Độc Lập. Nhưng nhờ đã theo dõi từ lâu nay, nên CIA đã nhanh chóng tiếp cận với các nhóm đối lập để nhận diện ngay thủ lĩnh phe đảo chính cùng ý đồ của họ.
Sáng hôm đó, các nhân viên CIA đã vội điều nghiên xem phải tiếp xúc với ai, hoặc theo chân đoàn quân đang tiến về phủ tổng thống để quan sát hoạt động của lực lượng nổi dậy. Về phần Carver, ông đã gọi điện cho Hoàng Cơ Thụy và được nhân vật này mời đến gặp một nhóm chính khách dân sự, những người đang trông chờ các tướng tá đảo chính sẽ phân chia chức vụ cho họ trong tân chính phủ. Được Trưởng chi nhánh CIA Colby cho phép, Carver lái xe đến tư gia của ông Thụy. Từ đó, ông báo cáo về chi nhánh, đồng thời phục vụ như một kênh liên lạc cho Chính phủ Mỹ, áp lực lên cánh quân đảo chính không được “làm cỏ” Dinh Độc Lập, như lãnh đạo cuộc đảo chính từng đe dọa, mà phải thương lượng với ông Diệm.
Nhiều năm sau này khi nhớ lại, Carver thừa nhận là lúc đó, ông thực sự bị khủng hoảng về lương tâm nghề nghiệp do những chỉ thị, mà ông tin rằng, ông Diệm trước sau gì rồi cũng phải ra đi, và việc dùng mánh khóe để điều khiển phe đảo chính làm lợi cho ông Diệm là một sai lầm sâu sắc. Tuy rằng miễn cưỡng, nhưng Carver đã thực hiện những gì được chỉ thị. Ông đã thuyết phục được nhóm của Hoàng Cơ Thụy chịu điều đình với ông Diệm, theo điều kiện sẽ duy trì vai trò của ông Diệm “như là nhân vật lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại Cộng sản”.
Cùng lúc đó, một nhân viên CIA khác là Russ Miller, người phụ trách những hoạt động chống lại miền Bắc Việt Nam, đã cùng với nhân viên thông dịch tiếng Việt của chi nhánh là Bender, lái xe tới Dinh Độc Lập. Tình hình ở đó căng thẳng, đạn hai bên bắn qua bắn lại. Hai người bèn nhập vào đám phóng viên nước ngoài đứng săn tin ở đó. Ai nấy đều muốn biết những người bảo trợ và mục đích của cuộc đảo chính. Miller không tìm thấy ai có thể “soi sáng” cho ông. Phát ngôn viên duy nhất cho cuộc đảo chính là bác sĩ Phan Quang Đán, một nhân vật chống đối “lưu niên” và là người từng tiếp xúc với CIA. Ông cũng tỏ vẻ sẵn sàng ngồi vào ban lãnh đạo tân chính quyền một khi quân đảo chính lật đổ chế độ của ông Ngô Đình Diệm. Ông Đán thông báo là ông sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại tổng hành dinh Bộ Tổng tham mưu, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Thế là Miller và Bender leo lên xe.
Bender tình nguyện trở về tòa đại sứ theo dõi tình hình. Miller đi cùng một đồng nghiệp khác đến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nam Việt Nam. Bác sĩ Đán cùng các phóng viên đều ra đi sau cuộc họp báo. Riêng Miller và đồng nghiệp còn lang thang trong khuôn viên Bộ Tổng tham mưu cho đến khi gặp được ban lãnh đạo cuộc đảo chánh. Miller không nhận ra bất cứ ai và tự giới thiệu mình là quan chức của tòa đại sứ Mỹ. Một lát sau, đại tá Thi xuất hiện. Ông Thi biết Miller nên ra lệnh cấp cho Miller một điện thoại cũng như cử một sĩ quan để liên tục cung cấp tin tức cho phía Mỹ. Hai nhân viên CIA ở lại đó qua đêm. Họ ngủ trên bàn làm việc khi không còn nghe tiếng kêu ca, phàn nàn của các sĩ quan nhảy dù nữa.
Những chỉ thị đầu tiên mà Miller nhận được từ Trưởng nhánh CIA Sài Gòn là tránh bất kỳ vai trò cố vấn nào, và tự giới hạn hoạt động. Carver thì đã nắm vững tin tức từ nhóm dân sự của ông Thụy. Biết được CIA đã làm chủ thông tin cả nhóm dân sự lẫn quân sự của phe đảo chính, Đại sứ Durbrow một mặt nhận tin tức từ Miller và Carver, một mặt liên lạc điện thoại với Dinh Độc Lập. Phản ảnh về sự lưỡng lự của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông không đưa ra rõ ràng sự ủng hộ nào của chính quyền Washington, nhưng đề nghị ông Diệm đàm phán về những yêu sách của quân đảo chính. Về phía CIA, giống như Carver đã làm việc với phe dân sự, Miller cũng áp lực nhánh quân sự là hãy thương thuyết với ông Diệm hơn là tấn công vào tổng thống phủ.
Ông Thi đòi nã pháo dinh Độc Lập
Phe quân sự lãnh đạo cuộc đảo chính tỏ ra chia rẽ trong việc giải quyết vấn đề then chốt là thương thuyết với ông Diệm hay lật đổ ông, và dễ dàng bị áp lực của phía Mỹ. Chủ trương tấn công vẫn là chọn lựa của phe đảo chính cho đến khi quân đội trung thành với ông Diệm do đại tá Trần Thiện Khiêm kéo từ miền Tây lên giải cứu vào ngày 12.11.1960. Phải nói là vai trò áp lực mà Đại sứ Durbrow đã sử dụng có hiệu quả thông qua 2 “kênh” CIA là Carver và Miller lên quân đảo chính, khiến họ chần chừ đã giúp cho ông Diệm sống còn.
Các cuộc thương thuyết kéo dài suốt ngày 11.11 cho đến những giờ đầu tiên của ngày 12. Đó hầu như là “kế” của ông Diệm để chờ quân tiếp viện của đại tá Khiêm, vốn là người thân cận với Giám mục Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long, là bào huynh của ông Diệm. Đại tá Khiêm đang chỉ huy cuộc hành quân giải cứu từ miền Tây tiến về Sài Gòn.
Sau này, chính Miller nhớ lại là ông ta nhận chỉ thị từ Trưởng nhánh CIA Sài Gòn, để thông báo cho đại tá Thi biết là đại quân của ông Diệm đã tới nơi. Lúc đó, ông Thi công nhận cuộc đảo chính chấm dứt vì lực lượng áp đảo của đại tá Khiêm. Nhưng đại tá Thi cho biết là ông còn một tiểu đoàn pháo binh 105 mm, và ông nói với Miller rằng, ông muốn dùng dàn đại pháo tổng lực này để “trừng phạt” sự “phản phé” của ông Diệm. Miller can ngăn ngay vì sợ thiệt hại nhân mạng cho cả người Mỹ lẫn người Việt sống gần khuôn viên Dinh Độc Lập, cũng như cảnh báo đại tá Thi là đạn pháo của ông không “thủng” được hầm trú ẩn chỉ huy trong tổng thống phủ được đâu. Ông Thi dịu lại rồi sau đó, cùng các sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chính, đi ra Tân Sơn Nhất để bay đi tị nạn ở Campuchia.
Cánh sĩ quan chỉ huy đảo chính thất bại đã “bỏ quên đồng minh” dân sự là ông Hoàng Cơ Thụy. Cuối cùng, ông Thụy phải đến nhờ Carver. CIA đã bí mật đưa ông qua căn cứ không quân Clark ở Philippines, rồi từ đó bay qua Okinawa. Người Mỹ gọi cuộc đảo chính bất thành này là một cuộc “binh biến” (mutiny), nhưng với anh em ông Diệm, đây là mối đe dọa lớn cho chế độ.
Năm 1960, một số tướng lĩnh Sài Gòn đã thực hiện cuộc binh biến lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm nhưng thất bại. Một câu hỏi được đặt ra là CIA đóng vai trò như thế nào trong sự kiện này. Vào đầu năm 1960, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn lúc đó là Elbridge Durbrow, còn Trưởng nhánh CIA là William Colby. Nhưng hai nhân vật này lại có quan điểm ngược nhau về ông Diệm. Nếu như Colby vẫn còn hy vọng vào thể chế của họ Ngô, thì sự nghi ngờ của Đại sứ Durbrow lại được những nhân viên kề cận với Colby chia sẻ, trong đó có George Carver, một phụ tá trẻ tuổi của Colby, mà sau này trở thành phụ tá đặc biệt về Việt Nam vụ của Giám đốc CIA. Carver đã xem chế độ của ông Diệm là không thể cứu vãn, bởi anh ta nghĩ rằng, chỉ có cải tổ triệt để mới mong cứu được chế độ khỏi bị các thế lực chống đối lật đổ, nhưng đối với ông Diệm thì không bao giờ có cải cách, cải tổ gì cả. Về phần Colby, ông cho rằng, quan điểm của Carver hay những nhân viên như thế, đơn giản phản ảnh khuynh hướng chống ông Diệm ở những thành phần chống đối mà họ thường tiếp xúc.
Tuy vậy, toàn bộ chi nhánh CIA Sài Gòn đều đồng thuận một điểm. Đó là: Những thành phần không phải là Cộng sản nhưng chống đối chế độ ông Diệm ở Sài Gòn ngày một tăng cao. Tháng 7.1960, chi nhánh CIA báo cáo về sự gia tăng thành phần đối lập không Cộng sản, hai tháng sau, lại bổ sung thêm vào đó là thành phần sĩ quan quân đội. Tháng 10.1960, họ báo cáo thêm tướng Trần Văn Minh, và chi nhánh CIA Sài Gòn qua tướng Minh cùng những mối quan hệ khác, để cố nhận diện những người nào sẽ tham gia đảo chính. Trong khi đó, cũng với nhiệm vụ mở rộng tiếp xúc hằng ngày, Carver đã tìm tới Hoàng Cơ Thụy, một chính khách đối lập thuộc đảng Đại Việt, từng quen biết với các nhân viên CIA trước đây.
Người Mỹ nắm 2 đầu mối
Tuy đã theo sát tình hình phe đối lập ở Sài Gòn, nhưng mọi nỗ lực của chi nhánh CIA Sài Gòn vẫn không nắm được chút nào tin tức về cuộc đảo chính ngày 11.11.1960 mà lữ đoàn nhảy dù dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi là lực lượng chủ chốt. Giống như cư dân Sài Gòn, các nhân viên CIA cũng chỉ biết được động tĩnh một cách mơ hồ của quân đảo chính vào rạng sáng 11.11, với tiếng bánh xe thiết giáp lăn trên đường phố, đi kèm là những tay súng cùng nhau hướng về Dinh Độc Lập. Nhưng nhờ đã theo dõi từ lâu nay, nên CIA đã nhanh chóng tiếp cận với các nhóm đối lập để nhận diện ngay thủ lĩnh phe đảo chính cùng ý đồ của họ.
Sáng hôm đó, các nhân viên CIA đã vội điều nghiên xem phải tiếp xúc với ai, hoặc theo chân đoàn quân đang tiến về phủ tổng thống để quan sát hoạt động của lực lượng nổi dậy. Về phần Carver, ông đã gọi điện cho Hoàng Cơ Thụy và được nhân vật này mời đến gặp một nhóm chính khách dân sự, những người đang trông chờ các tướng tá đảo chính sẽ phân chia chức vụ cho họ trong tân chính phủ. Được Trưởng chi nhánh CIA Colby cho phép, Carver lái xe đến tư gia của ông Thụy. Từ đó, ông báo cáo về chi nhánh, đồng thời phục vụ như một kênh liên lạc cho Chính phủ Mỹ, áp lực lên cánh quân đảo chính không được “làm cỏ” Dinh Độc Lập, như lãnh đạo cuộc đảo chính từng đe dọa, mà phải thương lượng với ông Diệm.
Nhiều năm sau này khi nhớ lại, Carver thừa nhận là lúc đó, ông thực sự bị khủng hoảng về lương tâm nghề nghiệp do những chỉ thị, mà ông tin rằng, ông Diệm trước sau gì rồi cũng phải ra đi, và việc dùng mánh khóe để điều khiển phe đảo chính làm lợi cho ông Diệm là một sai lầm sâu sắc. Tuy rằng miễn cưỡng, nhưng Carver đã thực hiện những gì được chỉ thị. Ông đã thuyết phục được nhóm của Hoàng Cơ Thụy chịu điều đình với ông Diệm, theo điều kiện sẽ duy trì vai trò của ông Diệm “như là nhân vật lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại Cộng sản”.
Cùng lúc đó, một nhân viên CIA khác là Russ Miller, người phụ trách những hoạt động chống lại miền Bắc Việt Nam, đã cùng với nhân viên thông dịch tiếng Việt của chi nhánh là Bender, lái xe tới Dinh Độc Lập. Tình hình ở đó căng thẳng, đạn hai bên bắn qua bắn lại. Hai người bèn nhập vào đám phóng viên nước ngoài đứng săn tin ở đó. Ai nấy đều muốn biết những người bảo trợ và mục đích của cuộc đảo chính. Miller không tìm thấy ai có thể “soi sáng” cho ông. Phát ngôn viên duy nhất cho cuộc đảo chính là bác sĩ Phan Quang Đán, một nhân vật chống đối “lưu niên” và là người từng tiếp xúc với CIA. Ông cũng tỏ vẻ sẵn sàng ngồi vào ban lãnh đạo tân chính quyền một khi quân đảo chính lật đổ chế độ của ông Ngô Đình Diệm. Ông Đán thông báo là ông sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại tổng hành dinh Bộ Tổng tham mưu, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Thế là Miller và Bender leo lên xe.
Bender tình nguyện trở về tòa đại sứ theo dõi tình hình. Miller đi cùng một đồng nghiệp khác đến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nam Việt Nam. Bác sĩ Đán cùng các phóng viên đều ra đi sau cuộc họp báo. Riêng Miller và đồng nghiệp còn lang thang trong khuôn viên Bộ Tổng tham mưu cho đến khi gặp được ban lãnh đạo cuộc đảo chánh. Miller không nhận ra bất cứ ai và tự giới thiệu mình là quan chức của tòa đại sứ Mỹ. Một lát sau, đại tá Thi xuất hiện. Ông Thi biết Miller nên ra lệnh cấp cho Miller một điện thoại cũng như cử một sĩ quan để liên tục cung cấp tin tức cho phía Mỹ. Hai nhân viên CIA ở lại đó qua đêm. Họ ngủ trên bàn làm việc khi không còn nghe tiếng kêu ca, phàn nàn của các sĩ quan nhảy dù nữa.
Những chỉ thị đầu tiên mà Miller nhận được từ Trưởng nhánh CIA Sài Gòn là tránh bất kỳ vai trò cố vấn nào, và tự giới hạn hoạt động. Carver thì đã nắm vững tin tức từ nhóm dân sự của ông Thụy. Biết được CIA đã làm chủ thông tin cả nhóm dân sự lẫn quân sự của phe đảo chính, Đại sứ Durbrow một mặt nhận tin tức từ Miller và Carver, một mặt liên lạc điện thoại với Dinh Độc Lập. Phản ảnh về sự lưỡng lự của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông không đưa ra rõ ràng sự ủng hộ nào của chính quyền Washington, nhưng đề nghị ông Diệm đàm phán về những yêu sách của quân đảo chính. Về phía CIA, giống như Carver đã làm việc với phe dân sự, Miller cũng áp lực nhánh quân sự là hãy thương thuyết với ông Diệm hơn là tấn công vào tổng thống phủ.
Ông Thi đòi nã pháo dinh Độc Lập
Phe quân sự lãnh đạo cuộc đảo chính tỏ ra chia rẽ trong việc giải quyết vấn đề then chốt là thương thuyết với ông Diệm hay lật đổ ông, và dễ dàng bị áp lực của phía Mỹ. Chủ trương tấn công vẫn là chọn lựa của phe đảo chính cho đến khi quân đội trung thành với ông Diệm do đại tá Trần Thiện Khiêm kéo từ miền Tây lên giải cứu vào ngày 12.11.1960. Phải nói là vai trò áp lực mà Đại sứ Durbrow đã sử dụng có hiệu quả thông qua 2 “kênh” CIA là Carver và Miller lên quân đảo chính, khiến họ chần chừ đã giúp cho ông Diệm sống còn.
Các cuộc thương thuyết kéo dài suốt ngày 11.11 cho đến những giờ đầu tiên của ngày 12. Đó hầu như là “kế” của ông Diệm để chờ quân tiếp viện của đại tá Khiêm, vốn là người thân cận với Giám mục Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long, là bào huynh của ông Diệm. Đại tá Khiêm đang chỉ huy cuộc hành quân giải cứu từ miền Tây tiến về Sài Gòn.
Sau này, chính Miller nhớ lại là ông ta nhận chỉ thị từ Trưởng nhánh CIA Sài Gòn, để thông báo cho đại tá Thi biết là đại quân của ông Diệm đã tới nơi. Lúc đó, ông Thi công nhận cuộc đảo chính chấm dứt vì lực lượng áp đảo của đại tá Khiêm. Nhưng đại tá Thi cho biết là ông còn một tiểu đoàn pháo binh 105 mm, và ông nói với Miller rằng, ông muốn dùng dàn đại pháo tổng lực này để “trừng phạt” sự “phản phé” của ông Diệm. Miller can ngăn ngay vì sợ thiệt hại nhân mạng cho cả người Mỹ lẫn người Việt sống gần khuôn viên Dinh Độc Lập, cũng như cảnh báo đại tá Thi là đạn pháo của ông không “thủng” được hầm trú ẩn chỉ huy trong tổng thống phủ được đâu. Ông Thi dịu lại rồi sau đó, cùng các sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chính, đi ra Tân Sơn Nhất để bay đi tị nạn ở Campuchia.
Cánh sĩ quan chỉ huy đảo chính thất bại đã “bỏ quên đồng minh” dân sự là ông Hoàng Cơ Thụy. Cuối cùng, ông Thụy phải đến nhờ Carver. CIA đã bí mật đưa ông qua căn cứ không quân Clark ở Philippines, rồi từ đó bay qua Okinawa. Người Mỹ gọi cuộc đảo chính bất thành này là một cuộc “binh biến” (mutiny), nhưng với anh em ông Diệm, đây là mối đe dọa lớn cho chế độ.
Phe đảo
chính “lỡ hẹn”
Đến đầu năm 1963, kế hoạch
đảo chính đã được xúc tiến, nhưng các tướng lĩnh
Sài Gòn vẫn chưa sẵn sàng lắm cho cuộc lật đổ chính
quyền của ông Diệm. Khoảng đầu năm 1963, nhân
viên CIA hầu như hiện diện ở khắp nơi, trong khi chính
quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ sau vụ binh
biến 11.11.1960 đã tỏ ra mất tin tưởng vào Washington,
thậm chí ông Nhu còn tỏ vẻ chống đối ra mặt. Các phe
nhóm chống chế độ ngày càng nhiều, cùng với việc
chính quyền đàn áp Phật giáo. Các tin đồn về đảo
chính lại râm ran và CIA không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận
với tướng tá quân đội.
Từ sau vụ 11.11, đại tá Trần Thiện Khiêm được tín nhiệm và thăng cấp thiếu tướng. Nhưng đến năm 1963, khi phong trào chống đối ông Diệm lên cao, ông Khiêm lại là một trong những vị tướng tham gia. Nhân ngày Quốc khánh 4.7.1963, Tòa đại sứ Mỹ tổ chức chiêu đãi và mời các sĩ quan chỉ huy Sài Gòn. Ông Diệm cho phép các tướng tá tham dự. Đây là cơ hội để trung tá CIA Lucien Conein trổ tài làm cầu nối liên lạc giữa Chi nhánh CIA Sài Gòn với các tướng lĩnh.
Washington bỏ phương án chọn ông Nhu
Trước tình hình căng thẳng với việc Phật giáo đấu tranh nhiều nơi, các tướng lĩnh đề nghị ông Diệm ban hành thiết quân luật. Nhưng ngay tức khắc, mọi nỗ lực thương thuyết với Phật giáo sụp đổ khi các chùa chiền lớn ở Sài Gòn và những thành phố lớn khác bị tấn công đêm 21.8. Hàng trăm nhà sư bị bắt và nhiều người bị thương. Tác giả của vụ bố ráp chùa chiền vẫn không rõ là ai, mà sau đó, 2 nhân viên CIA thuộc Chi nhánh Sài Gòn chứng kiến cảnh bố ráp ở chùa Xá Lợi thì nói là cảnh sát tiến hành, nhưng lại mặc trang phục của Thanh niên Cộng hòa. Đài VOA loan tin ngay là quân đội đã bố ráp chùa chiền, điều mà tướng Trần Văn Đôn (lúc đó là Tổng tham mưu trưởng) kịch liệt phản đối với phía Mỹ. Sau này, CIA mới biết là ông Nhu đã sử dụng lực lượng đặc biệt của đại tá Tung và quân của tướng Tôn Thất Đính trong các vụ bố ráp nói trên.
Vào thời điểm đó, Henri Cabot Lodge chuẩn bị qua thay Frederick Nolting làm đại sứ tại Sài Gòn. Trước tình hình có nhiều tin tức đảo chính lật đổ ông Diệm, Washington muốn các quan chức của họ ở Sài Gòn tìm người có khả năng thay thế ông Diệm. Cả Nolting lẫn Trưởng nhánh CIA John Richardson đều đồng ý với nhau là không có nhân vật dân sự nào có thể thay ông Diệm. Cố vấn Ngô Đình Nhu cũng có tham vọng thay thế bào huynh, nhưng dưới mắt CIA, ông bị nhiều trở lực, nhất là hình ảnh bị công chúng chống đối dữ dội của bà Nhu. Và tuy ông Nhu là nhân vật quyền lực số 2 ở miền Nam Việt Nam lúc đó, nhưng CIA nhận xét rằng, ông không thể "trị" được các tướng tá một khi không có ông Diệm. Do đó, Washington bác bỏ phương án chọn ông Nhu, và CIA Sài Gòn đã đề nghị Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ là người kế nhiệm.
Chưa sẵn sàng
Ông Cabot Lodge vừa chân ướt chân ráo đến Sài Gòn thì nhận ngay một công điện tối mật do Roger Hilsman gửi tới qua kênh của CIA. Đó là chỉ thị ngày 24.8 đã được Tổng thống J.F.Kennedy chuẩn thuận. Nội dung là gửi đi một thông điệp tối hậu cho ông Diệm là phải loại bỏ ông Nhu. Tân đại sứ cũng được lệnh thông báo cho các tướng lĩnh chủ chốt của Sài Gòn về yêu sách này của Mỹ, và họ cũng được cho biết là trong trường hợp ông Diệm không đồng tình, Washington sẽ không ủng hộ ông ta nữa.
Ông Colby lúc đó là Giám đốc Viễn Đông vụ tại Tổng hành dinh CIA đã gửi công điện cho Trưởng nhánh CIA Sài Gòn, chỉ đạo Richardson tìm cách thuyết phục ông Diệm chuyển giao quyền hành cho quân đội, rồi cùng ông Nhu lên Đà Lạt "nghỉ hưu". Ông Lodge nghĩ rằng, nếu đưa yêu sách trực tiếp cho ông Diệm thì chỉ giúp ông ta tìm kế trì hoãn, trong khi ông Nhu sẽ phản ứng vì có lực lượng trong tay. Thế nên, đại sứ Lodge muốn Chi nhánh CIA liên hệ với các tướng lĩnh để họ gây áp lực với ông Diệm. Chỉ thị mới của Washington được họ đúc kết thành 9 điểm để thi hành, trong đó có 2 điểm then chốt là cách chức ông Nhu, và tuyên bố Mỹ không dính líu đến đảo chính.
Ngày 26.8.1963, Conein và Al Spera được giao nhiệm vụ đi gặp để truyền đạt đến 2 tướng Khánh và Khiêm. Spera đi Pleiku gặp tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Tư lệnh Vùng 2 đầy quyền lực. Tướng Khánh nói rằng nếu ông Diệm đồng ý loại bỏ ông Nhu, thì sẽ không cần làm đảo chính nữa. Ông cũng chống lại việc lực lượng đảo chính tiếp cận với tướng Tôn Thất Đính, người mà ông cho là "khó lường". Tướng Khánh cũng lưu ý là cuộc đảo chính có thể thất bại, và yêu cầu phía Mỹ phải bảo đảm việc tị nạn cho các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính cùng gia đình họ.
Chiều 29.8, đại sứ Lodge gửi một điện văn về Washington quyết định thúc đẩy một cuộc đảo chính quân sự lật đổ Ngô Đình Diệm, và đòi hỏi mọi nỗ lực để các tướng lĩnh nhanh chóng tiến hành, không còn trì hoãn nữa. Chiều hôm sau, cố vấn Ngô Đình Nhu triệu tập các tướng lĩnh tại Bộ tổng tham mưu gần phi trường Tân Sơn Nhất. Tại cuộc gặp này, ông Nhu điểm lại về sự đối đầu với Mỹ, cũng như phớt lờ sự ủng hộ lâu nay của Richardson. Ông Nhu nhấn mạnh CIA đã làm nhiều việc khiến cho dân chúng xa lánh chính quyền, cáo buộc các viên chức Mỹ đã cung cấp cho báo chí những tin tức bất lợi cho chính quyền Sài Gòn.
Sáng 31.8, khi tướng Paul Harkins có cuộc hẹn với tướng Trần Thiện Khiêm, thì tướng Khiêm lại nói rằng các tướng lĩnh chưa tập trung đủ lực lượng trong nội thành và quanh Sài Gòn, đồng thời trả lời đơn giản rằng, họ chưa sẵn sàng hành động. Ngoài ra, các tướng tá thất vọng trước việc không hạ bệ được ông Nhu, nay có người còn nghĩ đến việc có thể tham gia vào một ghế bộ trưởng trong chính phủ do ông Nhu làm Thủ tướng. Trong hoàn cảnh như vậy, tướng Harkins quyết định không xác nhận sự hậu thuẫn của Mỹ cho một cuộc đảo chính nữa. Kế hoạch đó chỉ được "tái xét" mấy tuần sau. Ngày 2.9.1963, Times of Vietnam, tờ báo tiếng Anh xuất bản ở Sài Gòn của ông Nhu, chạy tít: "CIA CUNG CẤP TIỀN BẠC CHO MỘT CUỘC ĐẢO CHÁNH".
Từ sau vụ 11.11, đại tá Trần Thiện Khiêm được tín nhiệm và thăng cấp thiếu tướng. Nhưng đến năm 1963, khi phong trào chống đối ông Diệm lên cao, ông Khiêm lại là một trong những vị tướng tham gia. Nhân ngày Quốc khánh 4.7.1963, Tòa đại sứ Mỹ tổ chức chiêu đãi và mời các sĩ quan chỉ huy Sài Gòn. Ông Diệm cho phép các tướng tá tham dự. Đây là cơ hội để trung tá CIA Lucien Conein trổ tài làm cầu nối liên lạc giữa Chi nhánh CIA Sài Gòn với các tướng lĩnh.
Washington bỏ phương án chọn ông Nhu
Trước tình hình căng thẳng với việc Phật giáo đấu tranh nhiều nơi, các tướng lĩnh đề nghị ông Diệm ban hành thiết quân luật. Nhưng ngay tức khắc, mọi nỗ lực thương thuyết với Phật giáo sụp đổ khi các chùa chiền lớn ở Sài Gòn và những thành phố lớn khác bị tấn công đêm 21.8. Hàng trăm nhà sư bị bắt và nhiều người bị thương. Tác giả của vụ bố ráp chùa chiền vẫn không rõ là ai, mà sau đó, 2 nhân viên CIA thuộc Chi nhánh Sài Gòn chứng kiến cảnh bố ráp ở chùa Xá Lợi thì nói là cảnh sát tiến hành, nhưng lại mặc trang phục của Thanh niên Cộng hòa. Đài VOA loan tin ngay là quân đội đã bố ráp chùa chiền, điều mà tướng Trần Văn Đôn (lúc đó là Tổng tham mưu trưởng) kịch liệt phản đối với phía Mỹ. Sau này, CIA mới biết là ông Nhu đã sử dụng lực lượng đặc biệt của đại tá Tung và quân của tướng Tôn Thất Đính trong các vụ bố ráp nói trên.
Vào thời điểm đó, Henri Cabot Lodge chuẩn bị qua thay Frederick Nolting làm đại sứ tại Sài Gòn. Trước tình hình có nhiều tin tức đảo chính lật đổ ông Diệm, Washington muốn các quan chức của họ ở Sài Gòn tìm người có khả năng thay thế ông Diệm. Cả Nolting lẫn Trưởng nhánh CIA John Richardson đều đồng ý với nhau là không có nhân vật dân sự nào có thể thay ông Diệm. Cố vấn Ngô Đình Nhu cũng có tham vọng thay thế bào huynh, nhưng dưới mắt CIA, ông bị nhiều trở lực, nhất là hình ảnh bị công chúng chống đối dữ dội của bà Nhu. Và tuy ông Nhu là nhân vật quyền lực số 2 ở miền Nam Việt Nam lúc đó, nhưng CIA nhận xét rằng, ông không thể "trị" được các tướng tá một khi không có ông Diệm. Do đó, Washington bác bỏ phương án chọn ông Nhu, và CIA Sài Gòn đã đề nghị Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ là người kế nhiệm.
Chưa sẵn sàng
Ông Cabot Lodge vừa chân ướt chân ráo đến Sài Gòn thì nhận ngay một công điện tối mật do Roger Hilsman gửi tới qua kênh của CIA. Đó là chỉ thị ngày 24.8 đã được Tổng thống J.F.Kennedy chuẩn thuận. Nội dung là gửi đi một thông điệp tối hậu cho ông Diệm là phải loại bỏ ông Nhu. Tân đại sứ cũng được lệnh thông báo cho các tướng lĩnh chủ chốt của Sài Gòn về yêu sách này của Mỹ, và họ cũng được cho biết là trong trường hợp ông Diệm không đồng tình, Washington sẽ không ủng hộ ông ta nữa.
Ông Colby lúc đó là Giám đốc Viễn Đông vụ tại Tổng hành dinh CIA đã gửi công điện cho Trưởng nhánh CIA Sài Gòn, chỉ đạo Richardson tìm cách thuyết phục ông Diệm chuyển giao quyền hành cho quân đội, rồi cùng ông Nhu lên Đà Lạt "nghỉ hưu". Ông Lodge nghĩ rằng, nếu đưa yêu sách trực tiếp cho ông Diệm thì chỉ giúp ông ta tìm kế trì hoãn, trong khi ông Nhu sẽ phản ứng vì có lực lượng trong tay. Thế nên, đại sứ Lodge muốn Chi nhánh CIA liên hệ với các tướng lĩnh để họ gây áp lực với ông Diệm. Chỉ thị mới của Washington được họ đúc kết thành 9 điểm để thi hành, trong đó có 2 điểm then chốt là cách chức ông Nhu, và tuyên bố Mỹ không dính líu đến đảo chính.
Ngày 26.8.1963, Conein và Al Spera được giao nhiệm vụ đi gặp để truyền đạt đến 2 tướng Khánh và Khiêm. Spera đi Pleiku gặp tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Tư lệnh Vùng 2 đầy quyền lực. Tướng Khánh nói rằng nếu ông Diệm đồng ý loại bỏ ông Nhu, thì sẽ không cần làm đảo chính nữa. Ông cũng chống lại việc lực lượng đảo chính tiếp cận với tướng Tôn Thất Đính, người mà ông cho là "khó lường". Tướng Khánh cũng lưu ý là cuộc đảo chính có thể thất bại, và yêu cầu phía Mỹ phải bảo đảm việc tị nạn cho các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính cùng gia đình họ.
Chiều 29.8, đại sứ Lodge gửi một điện văn về Washington quyết định thúc đẩy một cuộc đảo chính quân sự lật đổ Ngô Đình Diệm, và đòi hỏi mọi nỗ lực để các tướng lĩnh nhanh chóng tiến hành, không còn trì hoãn nữa. Chiều hôm sau, cố vấn Ngô Đình Nhu triệu tập các tướng lĩnh tại Bộ tổng tham mưu gần phi trường Tân Sơn Nhất. Tại cuộc gặp này, ông Nhu điểm lại về sự đối đầu với Mỹ, cũng như phớt lờ sự ủng hộ lâu nay của Richardson. Ông Nhu nhấn mạnh CIA đã làm nhiều việc khiến cho dân chúng xa lánh chính quyền, cáo buộc các viên chức Mỹ đã cung cấp cho báo chí những tin tức bất lợi cho chính quyền Sài Gòn.
Sáng 31.8, khi tướng Paul Harkins có cuộc hẹn với tướng Trần Thiện Khiêm, thì tướng Khiêm lại nói rằng các tướng lĩnh chưa tập trung đủ lực lượng trong nội thành và quanh Sài Gòn, đồng thời trả lời đơn giản rằng, họ chưa sẵn sàng hành động. Ngoài ra, các tướng tá thất vọng trước việc không hạ bệ được ông Nhu, nay có người còn nghĩ đến việc có thể tham gia vào một ghế bộ trưởng trong chính phủ do ông Nhu làm Thủ tướng. Trong hoàn cảnh như vậy, tướng Harkins quyết định không xác nhận sự hậu thuẫn của Mỹ cho một cuộc đảo chính nữa. Kế hoạch đó chỉ được "tái xét" mấy tuần sau. Ngày 2.9.1963, Times of Vietnam, tờ báo tiếng Anh xuất bản ở Sài Gòn của ông Nhu, chạy tít: "CIA CUNG CẤP TIỀN BẠC CHO MỘT CUỘC ĐẢO CHÁNH".
Cuộc đảo
chính ngày 1.11.1963
Chỉ thị ngày 24.8.1963 của Washington bật đèn xanh cho các tướng lĩnh Sài Gòn lật đổ ông Diệm không mất hiệu lực. Nó “nằm chờ thời”...
Vai trò tướng Đính
Ngày 4.9, Conein được tướng Tôn Thất Đính triệu mời. Ông Đính là nhân vật rất quan trọng trong trường hợp nổ ra một cuộc đảo chính, vì ông là nhân vật tin cẩn của hai anh em ông Diệm, và lúc đó với vai trò Quân trấn trưởng Sài Gòn - Gia Định trong thời gian thiết quân luật, tướng Đính nắm quyền điều binh khiển tướng trong tay.
Tại buổi ăn trưa mà những binh lính thuộc quyền của tướng Đính luôn chĩa mũi súng về phía Conein, thái độ của ông Đính có vẻ thất thường. Trước hết, tướng Đính yêu cầu Conein cho biết là có chăng một âm mưu chống lại ông, rồi sau đó, lại trách Conein sao không liên hệ với ông kể từ khi ông được ông Diệm giao trọng trách giữ an ninh cho Sài Gòn. Conein nói là đã có thử vài lần đến thăm, nhưng phụ tá của tướng Đính đều nói là chỉ huy của họ rất bận. Tướng Đính cho gọi ngay viên phụ tá và sạc cho một trận. Conein đã biết tướng Đính từ nhiều năm nay, nay nhận xét là nhân vật này đã hoàn toàn thay đổi và sau 4 giờ nói chuyện, Conein nhận định là chỉ cần khích tướng chút đỉnh là tướng Đính có thể tham gia trò chơi quyền lực.
Điều lo lắng để đối phó với 5.500 tay súng thuộc lực lượng trung thành với chế độ đã được giải tỏa, khi tướng Đính đồng ý tham gia cuộc đảo chính, và là đòn “hiểm” đánh vào ông Nhu khi ông cố vấn vào giờ chót đã sử dụng tướng Đính như là người lãnh đạo lực lượng chống đảo chính. Vào hạ tuần tháng 10, tướng Khiêm lại báo cáo về những âu lo liên quan đến tin tức là cố vấn Ngô Đình Nhu có thể thương lượng với Bắc Việt Nam. Washington bật tín hiệu không còn chần chờ nữa và tướng Khiêm nói là cuộc đảo chính sẽ diễn ra chậm nhất là ngày 2.11. Ông cũng khẳng định một điều là “toàn bộ gia đình họ Ngô phải bị loại bỏ khỏi chính trường Việt Nam”.
Ngày định mệnh
Ngày 1.11.1963 cũng yên tĩnh như mọi ngày bình thường khác. Nhưng đến 13 giờ 30, tại nhánh CIA Sài Gòn bỗng có công điện ưu tiên, nội dung “đoàn quân quấn khăn quàng cổ màu đỏ từ hướng Biên Hòa đổ vào Sài Gòn, có lẽ là thủy quân lục chiến”. Tướng Đôn bảo viên sĩ quan phụ tá thông báo cho Conein là cuộc đảo chính khởi sự và yêu cầu ông ta tới ngay Bộ Tổng tham mưu, nơi đóng bộ chỉ huy cuộc đảo chính. Conein ở lại nơi đó cho đến ngày hôm sau, báo cáo tin tức liên tục cho Washington, trong khi các nhân viên CIA khác đổ xuống đường phố, quan sát cuộc biến. Thông tin đầu tiên mà Conein chuyển đi là việc bắt giữ những nhân vật trung thành với ông Diệm trong quân đội, bao gồm đại tá Tung, chỉ huy lực lượng đặc biệt, cùng tư lệnh thủy quân lục chiến, không quân, và nhân dân tự vệ. Conein cũng báo cáo là vị tư lệnh hải quân đã bị giết ngay phút đầu cuộc đảo chính.
Tin tức liên tục của nhân viên báo về cho thấy chạm súng tại Dinh Gia Long của khoảng 200 binh lính đảo chính với các tay súng thuộc liên binh phòng vệ phủ tổng thống. Một nhân viên CIA khác báo là có 35 xe tăng tiến về Dinh Gia Long. Conein thúc giục các tướng gọi điện liên lạc, kêu gọi ông Diệm đầu hàng để được an toàn tính mạng. Để tránh tình trạng dây dưa, câu giờ chờ viện binh như lần đảo chính 11.11.1960, các tướng thỏa thuận nếu liên lạc được với ông Diệm thì chỉ yêu cầu ông trả lời là “có” hay “không” cho đề nghị đầu hàng. Phe đảo chính cũng đã chuẩn bị không kích nếu cần thiết.
Trong khi đó, tòa đại sứ đang bối rối trước tin tức là các tướng lĩnh không chịu thương lượng trực tiếp với ông Diệm, và họ muốn ông đại sứ chuyển giao tối hậu thư cho anh em họ Ngô. Tướng Dương Văn Minh nói với ông Nhu là ông ta có 5 phút để đầu hàng, nếu không thì tòa nhà sẽ bị máy bay oanh kích. Để làm nhụt nhuệ khí anh em ông Diệm, tướng Minh buộc đại tá Tung cùng những nhân vật trung thành với nhà Ngô nói cho ông Nhu biết là họ đang nằm trong tay của quân đảo chính. Đặc biệt, Conein muốn tướng Đính nói lâu hơn để cho anh em ông Diệm không còn gì hy vọng ở vị tướng “Tổng trấn” Sài Gòn-Gia Định mà nhất là ông Nhu, trước đó đã giao cho tướng Đính lãnh đạo một cuộc đảo chính “giả” để “gài” các tướng lĩnh (nhưng ông Đính đã tương kế tựu kế, nên đến giờ chót, ông Nhu không còn gì).
Lúc 16 giờ 30, ông Diệm gọi điện cho Đại sứ Cabot Lodge báo cho biết là có vài đơn vị quân đội tạo phản và hỏi ông Lodge về thái độ của Mỹ. Lodge trả lời là ông không đủ thông tin cũng như không nhận được hướng dẫn gì từ Washington nên chưa thể đưa ra quan điểm của mình. Thời khắc đó, mối ưu tư nhất của Lodge là sự an nguy của anh em họ Ngô, nên ông Lodge đã nói với ông Diệm rằng, nếu ông đồng ý xuất ngoại, thì lãnh đạo cuộc đảo chính sẽ để cho anh em của ông an toàn ra đi. Ông Diệm nói: “Không”.
Tới 17 giờ, tướng Minh gọi điện đến Dinh Gia Long, nhưng ông Diệm không thèm bắt máy. Ông Minh nói với Conein là đã ra lệnh oanh kích vào tòa nhà. Hai giờ sau, tướng Minh lại ra một tối hậu thư khác: Nếu ông Diệm không đầu hàng, ông sẽ cho lệnh san bằng Dinh Gia Long. Lúc 20 giờ 20, một tiểu đoàn có thiết giáp yểm trợ tấn công Dinh Gia Long. Phe phòng vệ có 17 xe tăng và khoảng 400 tay súng thiện chiến chống đỡ. Tuy nhiên, hội đồng các tướng lĩnh đảo chính không muốn đổ máu. Đến 3 giờ sáng ngày 2.11, một chính phủ “hỗn hợp” đã được thăm dò, với ông Nguyễn Ngọc Thơ, phó tổng thống của ông Diệm - nắm ghế thủ tướng. Tân nội các sẽ có mặt nhiều tướng lĩnh...
Chỉ thị ngày 24.8.1963 của Washington bật đèn xanh cho các tướng lĩnh Sài Gòn lật đổ ông Diệm không mất hiệu lực. Nó “nằm chờ thời”...
Vai trò tướng Đính
Ngày 4.9, Conein được tướng Tôn Thất Đính triệu mời. Ông Đính là nhân vật rất quan trọng trong trường hợp nổ ra một cuộc đảo chính, vì ông là nhân vật tin cẩn của hai anh em ông Diệm, và lúc đó với vai trò Quân trấn trưởng Sài Gòn - Gia Định trong thời gian thiết quân luật, tướng Đính nắm quyền điều binh khiển tướng trong tay.
Tại buổi ăn trưa mà những binh lính thuộc quyền của tướng Đính luôn chĩa mũi súng về phía Conein, thái độ của ông Đính có vẻ thất thường. Trước hết, tướng Đính yêu cầu Conein cho biết là có chăng một âm mưu chống lại ông, rồi sau đó, lại trách Conein sao không liên hệ với ông kể từ khi ông được ông Diệm giao trọng trách giữ an ninh cho Sài Gòn. Conein nói là đã có thử vài lần đến thăm, nhưng phụ tá của tướng Đính đều nói là chỉ huy của họ rất bận. Tướng Đính cho gọi ngay viên phụ tá và sạc cho một trận. Conein đã biết tướng Đính từ nhiều năm nay, nay nhận xét là nhân vật này đã hoàn toàn thay đổi và sau 4 giờ nói chuyện, Conein nhận định là chỉ cần khích tướng chút đỉnh là tướng Đính có thể tham gia trò chơi quyền lực.
Điều lo lắng để đối phó với 5.500 tay súng thuộc lực lượng trung thành với chế độ đã được giải tỏa, khi tướng Đính đồng ý tham gia cuộc đảo chính, và là đòn “hiểm” đánh vào ông Nhu khi ông cố vấn vào giờ chót đã sử dụng tướng Đính như là người lãnh đạo lực lượng chống đảo chính. Vào hạ tuần tháng 10, tướng Khiêm lại báo cáo về những âu lo liên quan đến tin tức là cố vấn Ngô Đình Nhu có thể thương lượng với Bắc Việt Nam. Washington bật tín hiệu không còn chần chờ nữa và tướng Khiêm nói là cuộc đảo chính sẽ diễn ra chậm nhất là ngày 2.11. Ông cũng khẳng định một điều là “toàn bộ gia đình họ Ngô phải bị loại bỏ khỏi chính trường Việt Nam”.
Ngày định mệnh
Ngày 1.11.1963 cũng yên tĩnh như mọi ngày bình thường khác. Nhưng đến 13 giờ 30, tại nhánh CIA Sài Gòn bỗng có công điện ưu tiên, nội dung “đoàn quân quấn khăn quàng cổ màu đỏ từ hướng Biên Hòa đổ vào Sài Gòn, có lẽ là thủy quân lục chiến”. Tướng Đôn bảo viên sĩ quan phụ tá thông báo cho Conein là cuộc đảo chính khởi sự và yêu cầu ông ta tới ngay Bộ Tổng tham mưu, nơi đóng bộ chỉ huy cuộc đảo chính. Conein ở lại nơi đó cho đến ngày hôm sau, báo cáo tin tức liên tục cho Washington, trong khi các nhân viên CIA khác đổ xuống đường phố, quan sát cuộc biến. Thông tin đầu tiên mà Conein chuyển đi là việc bắt giữ những nhân vật trung thành với ông Diệm trong quân đội, bao gồm đại tá Tung, chỉ huy lực lượng đặc biệt, cùng tư lệnh thủy quân lục chiến, không quân, và nhân dân tự vệ. Conein cũng báo cáo là vị tư lệnh hải quân đã bị giết ngay phút đầu cuộc đảo chính.
Tin tức liên tục của nhân viên báo về cho thấy chạm súng tại Dinh Gia Long của khoảng 200 binh lính đảo chính với các tay súng thuộc liên binh phòng vệ phủ tổng thống. Một nhân viên CIA khác báo là có 35 xe tăng tiến về Dinh Gia Long. Conein thúc giục các tướng gọi điện liên lạc, kêu gọi ông Diệm đầu hàng để được an toàn tính mạng. Để tránh tình trạng dây dưa, câu giờ chờ viện binh như lần đảo chính 11.11.1960, các tướng thỏa thuận nếu liên lạc được với ông Diệm thì chỉ yêu cầu ông trả lời là “có” hay “không” cho đề nghị đầu hàng. Phe đảo chính cũng đã chuẩn bị không kích nếu cần thiết.
Trong khi đó, tòa đại sứ đang bối rối trước tin tức là các tướng lĩnh không chịu thương lượng trực tiếp với ông Diệm, và họ muốn ông đại sứ chuyển giao tối hậu thư cho anh em họ Ngô. Tướng Dương Văn Minh nói với ông Nhu là ông ta có 5 phút để đầu hàng, nếu không thì tòa nhà sẽ bị máy bay oanh kích. Để làm nhụt nhuệ khí anh em ông Diệm, tướng Minh buộc đại tá Tung cùng những nhân vật trung thành với nhà Ngô nói cho ông Nhu biết là họ đang nằm trong tay của quân đảo chính. Đặc biệt, Conein muốn tướng Đính nói lâu hơn để cho anh em ông Diệm không còn gì hy vọng ở vị tướng “Tổng trấn” Sài Gòn-Gia Định mà nhất là ông Nhu, trước đó đã giao cho tướng Đính lãnh đạo một cuộc đảo chính “giả” để “gài” các tướng lĩnh (nhưng ông Đính đã tương kế tựu kế, nên đến giờ chót, ông Nhu không còn gì).
Lúc 16 giờ 30, ông Diệm gọi điện cho Đại sứ Cabot Lodge báo cho biết là có vài đơn vị quân đội tạo phản và hỏi ông Lodge về thái độ của Mỹ. Lodge trả lời là ông không đủ thông tin cũng như không nhận được hướng dẫn gì từ Washington nên chưa thể đưa ra quan điểm của mình. Thời khắc đó, mối ưu tư nhất của Lodge là sự an nguy của anh em họ Ngô, nên ông Lodge đã nói với ông Diệm rằng, nếu ông đồng ý xuất ngoại, thì lãnh đạo cuộc đảo chính sẽ để cho anh em của ông an toàn ra đi. Ông Diệm nói: “Không”.
Tới 17 giờ, tướng Minh gọi điện đến Dinh Gia Long, nhưng ông Diệm không thèm bắt máy. Ông Minh nói với Conein là đã ra lệnh oanh kích vào tòa nhà. Hai giờ sau, tướng Minh lại ra một tối hậu thư khác: Nếu ông Diệm không đầu hàng, ông sẽ cho lệnh san bằng Dinh Gia Long. Lúc 20 giờ 20, một tiểu đoàn có thiết giáp yểm trợ tấn công Dinh Gia Long. Phe phòng vệ có 17 xe tăng và khoảng 400 tay súng thiện chiến chống đỡ. Tuy nhiên, hội đồng các tướng lĩnh đảo chính không muốn đổ máu. Đến 3 giờ sáng ngày 2.11, một chính phủ “hỗn hợp” đã được thăm dò, với ông Nguyễn Ngọc Thơ, phó tổng thống của ông Diệm - nắm ghế thủ tướng. Tân nội các sẽ có mặt nhiều tướng lĩnh...
Ai ra lệnh
giết ông Ngô Đình Diệm? Sự kiện anh em ông Ngô
Đình Diệm bị hành quyết trong thùng xe bọc thép là một
trong những bí ẩn lớn của lịch sử.
Lúc 6 giờ 20 ngày 2.11.1963, ông Diệm gọi điện đến Bộ Tổng tham mưu đòi nói chuyện với tướng Đôn. Ông nói là đồng ý đầu hàng nếu phe đảo chánh cam kết để cho anh em ông rời Việt Nam an toàn. Tướng Đôn và tướng Khiêm nói với Conein là họ cần một máy bay của Mỹ để lo việc này. Conein liên lạc ngay với tòa đại sứ, và Trưởng nhánh CIA Sài Gòn Smith đang ở đó, trả lời rằng, Pháp là quốc gia thích hợp nhất để cho anh em ông Diệm đến tị nạn. Smith cũng nói là cần 24 giờ mới có được một máy bay có thể tránh các điểm ngừng dọc đường trong không trình Sài Gòn - Paris. Conein báo lại cho các tướng lĩnh, kể cả “big” Minh, vị tướng tỏ vẻ không hài lòng với việc kéo dài thời gian như thế. Âu cũng là sự trả giá cho “kế hoãn binh” lần trước của ông Diệm khiến đại tá Thi thất bại.
Lúc này thì ông Diệm đã lệnh cho lực lượng phòng vệ ngưng bắn. Tướng Minh rời Bộ Tổng tham mưu để tới Dinh Gia Long. Lúc 8 giờ, một nhân viên CIA báo cáo đã thấy một chiếc quân xa đậu bên ngoài Dinh Gia Long chờ đợi anh em ông Diệm. Nhưng đến 10 giờ vẫn không thấy động tĩnh gì. Tổng hành dinh CIA ở Washington yêu cầu khẩn báo về tình hình của anh em ông Diệm, trong khi tại Sài Gòn, tin của nhánh CIA ở đó đặt giả thuyết là anh em họ Ngô đã trốn thoát.
Khi tướng Minh đi đến Dinh Gia Long lúc 6 giờ 30 thì Conein trở về tòa đại sứ. Tại đó, ông nhận lệnh phải nhắc nhở các vị tướng về sự an nguy của hai ông Diệm và Nhu, cũng như đề nghị các tướng không bắt giữ thủ lĩnh nghiệp đoàn Trần Quốc Bữu. Conein trở lại Bộ Tổng tham mưu lúc 11 giờ để tìm “big” Minh lúc đó đã từ Dinh Gia Long trở về. Số phận của anh em họ Ngô đã rõ ràng khi tướng Minh thừa nhận là cả hai đã chết. Ông Minh báo cho Conein là hai anh em ông Diệm đã tự sát trong một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Conein phản ứng giận dữ, nói là các ông tướng đã không làm theo “lệnh” của Washington, kể cả việc đã bắt giữ ông Bữu.
Trưa ngày 2.11, dù vẫn thiếu nhiều dữ kiện về cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu theo tuyên bố của “big” Minh, Chi nhánh CIA Sài Gòn báo cáo về Tổng hành dinh CIA rằng, họ nghĩ là anh em họ Ngô đã chết. Nhưng cho dù anh em ông Diệm có còn sống hay ở đâu thì một điều đã rõ ràng là chế độ của ông Diệm đã bị lật đổ. Dân chúng Sài Gòn đã đổ xuống đường phố. Họ tặng hoa cho binh lính, và đám đông dân chúng đã tụ tập, rồi đốt cháy tan tành Tổng hành dinh Phong trào Liên đới Phụ nữ của bà Ngô Đình Nhu. Quá trưa thì tướng “big” Minh, tướng Đôn và Kim, riêng rẽ từng người báo cho Conein biết xem ông ta có muốn nhìn thi thể của ông Diệm và ông Nhu không. Conein từ chối, chấp nhận sự thật là anh em nhà họ Ngô đã chết.
Báo cáo của CIA Sài Gòn được Giám đốc CIA McCone thông báo trong cuộc họp với Tổng thống Kennedy lúc 16 giờ 30 giờ Washington, và số phận của anh em ông Diệm vẫn là điều quan tâm lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Vào thời điểm đó, CIA Sài Gòn chỉ có thể báo cáo rằng, Conein nghĩ là thi thể của ông Diệm và ông Nhu đang đặt ở Bộ Tổng tham mưu, và Conein tin rằng “big” Minh chính là người ra lệnh hạ sát. Lý do biện minh cho suy nghĩ của Conein là tướng Minh đã tỏ ra giận dữ khi ông Diệm từ chối nói chuyện điện thoại với ông khi quân đảo chánh tấn công vào Dinh Gia Long. Conein cũng lưu ý rằng, tin tức trước đó của “big” Minh nói anh em ông Diệm tự tử chỉ là để tạo hỏa mù cho việc điều tra số phận của ông Diệm.
Việc truy tìm thông tin liên quan đến cái chết của anh em họ Ngô vẫn tiếp tục. Qua ngày 3.11, CIA Sài Gòn có được tấm ảnh chụp ông Diệm và ông Nhu nằm chết trong xe bọc thép, tay bị trói thúc ké về phía sau. Những tấm ảnh này là của phóng viên ảnh của quân đội Sài Gòn. Nhân viên CIA đã nắm được tin tức là anh em ông Diệm bị bắt ở một nhà thờ trong Chợ Lớn. Hầu hết các thông tin mà nhân viên CIA Sài Gòn thu lượm được đều đổ cho tướng Dương Văn Minh về quyết định sát hại anh em họ Ngô. Nhưng vài báo cáo chậm hơn thì đặt nghi vấn lên tướng Mai Hữu Xuân, thành viên trong nhóm lãnh đạo cuộc đảo chánh và là người từng làm việc cho tình báo Pháp, cùng một người nữa là viên sĩ quan nhận lệnh đi bắt ông Diệm. Có một chi tiết mà những báo cáo đều đồng ý là người thực hiện vụ bắn chết ông Diệm và ông Nhu là viên sĩ quan tên Nhung. Ông này là cận vệ thân cận của tướng Minh và là người ủng hộ nhiệt tình tướng Xuân.
Vụ sát hại dã man 2 nhân vật cao cấp nhất của chính quyền Sài Gòn lúc đó khiến Tổng thống Kennedy bị sốc mạnh. Ông hạ lệnh cho Giám đốc CIA McCone là hãy lập tức lo bảo vệ sinh mạng cho những đứa con của ông Nhu cùng bà cố vấn Ngô Đình Nhu, lúc đó đang đi thăm Âu châu. Tướng Đôn báo cho McCone là ông bảo đảm an toàn cho những đứa trẻ, nhưng cần Mỹ giúp phương tiện đưa chúng ra hải ngoại. Đại sứ Cabot Lodge đã phái viên phụ tá là Flott đích thân cùng một y tá, tháp tùng những đứa con của ông Nhu đi Rome. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, Conein chỉ thị cho viên phi công là trực chỉ Bangkok mà không được nghe lệnh của một ai khác để thay đổi không trình. Những đứa trẻ đã được giao tận tay cho Ngô Đình Thục tại Rome.
Lúc 6 giờ 20 ngày 2.11.1963, ông Diệm gọi điện đến Bộ Tổng tham mưu đòi nói chuyện với tướng Đôn. Ông nói là đồng ý đầu hàng nếu phe đảo chánh cam kết để cho anh em ông rời Việt Nam an toàn. Tướng Đôn và tướng Khiêm nói với Conein là họ cần một máy bay của Mỹ để lo việc này. Conein liên lạc ngay với tòa đại sứ, và Trưởng nhánh CIA Sài Gòn Smith đang ở đó, trả lời rằng, Pháp là quốc gia thích hợp nhất để cho anh em ông Diệm đến tị nạn. Smith cũng nói là cần 24 giờ mới có được một máy bay có thể tránh các điểm ngừng dọc đường trong không trình Sài Gòn - Paris. Conein báo lại cho các tướng lĩnh, kể cả “big” Minh, vị tướng tỏ vẻ không hài lòng với việc kéo dài thời gian như thế. Âu cũng là sự trả giá cho “kế hoãn binh” lần trước của ông Diệm khiến đại tá Thi thất bại.
Lúc này thì ông Diệm đã lệnh cho lực lượng phòng vệ ngưng bắn. Tướng Minh rời Bộ Tổng tham mưu để tới Dinh Gia Long. Lúc 8 giờ, một nhân viên CIA báo cáo đã thấy một chiếc quân xa đậu bên ngoài Dinh Gia Long chờ đợi anh em ông Diệm. Nhưng đến 10 giờ vẫn không thấy động tĩnh gì. Tổng hành dinh CIA ở Washington yêu cầu khẩn báo về tình hình của anh em ông Diệm, trong khi tại Sài Gòn, tin của nhánh CIA ở đó đặt giả thuyết là anh em họ Ngô đã trốn thoát.
Khi tướng Minh đi đến Dinh Gia Long lúc 6 giờ 30 thì Conein trở về tòa đại sứ. Tại đó, ông nhận lệnh phải nhắc nhở các vị tướng về sự an nguy của hai ông Diệm và Nhu, cũng như đề nghị các tướng không bắt giữ thủ lĩnh nghiệp đoàn Trần Quốc Bữu. Conein trở lại Bộ Tổng tham mưu lúc 11 giờ để tìm “big” Minh lúc đó đã từ Dinh Gia Long trở về. Số phận của anh em họ Ngô đã rõ ràng khi tướng Minh thừa nhận là cả hai đã chết. Ông Minh báo cho Conein là hai anh em ông Diệm đã tự sát trong một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Conein phản ứng giận dữ, nói là các ông tướng đã không làm theo “lệnh” của Washington, kể cả việc đã bắt giữ ông Bữu.
Trưa ngày 2.11, dù vẫn thiếu nhiều dữ kiện về cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu theo tuyên bố của “big” Minh, Chi nhánh CIA Sài Gòn báo cáo về Tổng hành dinh CIA rằng, họ nghĩ là anh em họ Ngô đã chết. Nhưng cho dù anh em ông Diệm có còn sống hay ở đâu thì một điều đã rõ ràng là chế độ của ông Diệm đã bị lật đổ. Dân chúng Sài Gòn đã đổ xuống đường phố. Họ tặng hoa cho binh lính, và đám đông dân chúng đã tụ tập, rồi đốt cháy tan tành Tổng hành dinh Phong trào Liên đới Phụ nữ của bà Ngô Đình Nhu. Quá trưa thì tướng “big” Minh, tướng Đôn và Kim, riêng rẽ từng người báo cho Conein biết xem ông ta có muốn nhìn thi thể của ông Diệm và ông Nhu không. Conein từ chối, chấp nhận sự thật là anh em nhà họ Ngô đã chết.
Báo cáo của CIA Sài Gòn được Giám đốc CIA McCone thông báo trong cuộc họp với Tổng thống Kennedy lúc 16 giờ 30 giờ Washington, và số phận của anh em ông Diệm vẫn là điều quan tâm lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Vào thời điểm đó, CIA Sài Gòn chỉ có thể báo cáo rằng, Conein nghĩ là thi thể của ông Diệm và ông Nhu đang đặt ở Bộ Tổng tham mưu, và Conein tin rằng “big” Minh chính là người ra lệnh hạ sát. Lý do biện minh cho suy nghĩ của Conein là tướng Minh đã tỏ ra giận dữ khi ông Diệm từ chối nói chuyện điện thoại với ông khi quân đảo chánh tấn công vào Dinh Gia Long. Conein cũng lưu ý rằng, tin tức trước đó của “big” Minh nói anh em ông Diệm tự tử chỉ là để tạo hỏa mù cho việc điều tra số phận của ông Diệm.
Việc truy tìm thông tin liên quan đến cái chết của anh em họ Ngô vẫn tiếp tục. Qua ngày 3.11, CIA Sài Gòn có được tấm ảnh chụp ông Diệm và ông Nhu nằm chết trong xe bọc thép, tay bị trói thúc ké về phía sau. Những tấm ảnh này là của phóng viên ảnh của quân đội Sài Gòn. Nhân viên CIA đã nắm được tin tức là anh em ông Diệm bị bắt ở một nhà thờ trong Chợ Lớn. Hầu hết các thông tin mà nhân viên CIA Sài Gòn thu lượm được đều đổ cho tướng Dương Văn Minh về quyết định sát hại anh em họ Ngô. Nhưng vài báo cáo chậm hơn thì đặt nghi vấn lên tướng Mai Hữu Xuân, thành viên trong nhóm lãnh đạo cuộc đảo chánh và là người từng làm việc cho tình báo Pháp, cùng một người nữa là viên sĩ quan nhận lệnh đi bắt ông Diệm. Có một chi tiết mà những báo cáo đều đồng ý là người thực hiện vụ bắn chết ông Diệm và ông Nhu là viên sĩ quan tên Nhung. Ông này là cận vệ thân cận của tướng Minh và là người ủng hộ nhiệt tình tướng Xuân.
Vụ sát hại dã man 2 nhân vật cao cấp nhất của chính quyền Sài Gòn lúc đó khiến Tổng thống Kennedy bị sốc mạnh. Ông hạ lệnh cho Giám đốc CIA McCone là hãy lập tức lo bảo vệ sinh mạng cho những đứa con của ông Nhu cùng bà cố vấn Ngô Đình Nhu, lúc đó đang đi thăm Âu châu. Tướng Đôn báo cho McCone là ông bảo đảm an toàn cho những đứa trẻ, nhưng cần Mỹ giúp phương tiện đưa chúng ra hải ngoại. Đại sứ Cabot Lodge đã phái viên phụ tá là Flott đích thân cùng một y tá, tháp tùng những đứa con của ông Nhu đi Rome. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, Conein chỉ thị cho viên phi công là trực chỉ Bangkok mà không được nghe lệnh của một ai khác để thay đổi không trình. Những đứa trẻ đã được giao tận tay cho Ngô Đình Thục tại Rome.
Một số ảnh tư liệu về gia đình Ngô Đình Diệm
Ngô Đình Diệm |
13th May 1957: South Vietnamese President Ngo Dinh Diem greets the crowd as he rides with Commissioner Richard Patterson and Chief Protocol of the State Department, Wiley T. Buchanan Jr. in a parade up Broadway, New York City. (Photo by Carl T. Gossett Jr/New York Times Co./Getty Images) |
Gia tộc họ Ngô |
Edward Geary Lansdale Cố Vấn Ngô Đình Nhu |
Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng |
Ảnh Ngô Đình Diệm bị chết |
Ba anh em Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm (Từ trái qua phải) |
Gia tộc họ Ngô |
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét