I. Tư liệu
Các bản đồ cổ được đề cập trong bài này là:
- Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư;
- Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ.
Hai bộ bản đồ này được in trong tập Hồng Đức bản đồ, tủ sách Viện Khảo cổ, do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản năm 1962 tại Sài Gòn.
- Hai bản đồ Lũy Án và Lũy Thầy trong sách Nam Hà tiệp lục của Lê Đản (Trần Đại Vinh dịch và khảo chú, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (92-93). 2012).
1. Hồng Đức bản đồ (洪德版圖)
Tập Hồng Đức bản đồ được Viện Khảo cổ Sài Gòn in lại từ vi phim (microfilm), ký hiệu 100891 của Đông Dương văn khố (Tokyo, Nhật Bản) cho nên ảnh là những âm bản (giấy màu đen, nét vẽ và chữ màu trắng). Hồng Đức bản đồ là một tập hợp gồm 5 tập bản đồ khác nhau:
1.1. Phần thứ nhất: gồm 15 bản đồ. Toàn đồ Đại Việt dưới thời Hồng Đức (1460-1497), bản đồ Trung đô (kinh đô Thăng Long) và 13 bản đồ của 13 thừa tuyên.
1.2. Phần thứ hai: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư - 天南四至 路圖書. Đây là loại bản đồ chỉ dẫn đường đi từ kinh thành Thăng Long đến biên giới Đại Việt-Chiêm Thành; từ kinh kỳ đi đến hai châu Khâm và Niệm, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc); từ phủ Phụng Thiên đến Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và từ kinh thành đến cửa Bắc Quang, tỉnh Lạng Sơn. Theo GS Trương Bửu Lâm, niên đại của Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là vào khoảng giữa thế kỷ 17 (1630-1653).
1.3. Phần thứ ba: Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ - 甲午年平南圖(gồm 15 bản đồ) là những bản đồ vẽ xứ Đàng Trong, từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến biên giới Champa (Chiêm Thành), núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn). Bình Nam đồ do Đoan Quận công Bùi Thế Đạt dâng lên vua Lê vào năm Giáp Ngọ (Cảnh Hưng năm thứ 35 - 1774).
1.4. Phần thứ tư: là bản đồ nước Cao Miên được ghi là Cảnh Thịnh tân đồ Đại Man quốc - 景盛新圖大蠻國.
1.5. Phần thứ năm: Cao Bằng phủ toàn đồ - 高平府全圖.
Như vậy, trong tập Hồng Đức bản đồ, các chiến lũy ở Đàng Trong chỉ được thể hiện trên Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ.
2. Trong sách Nam Hà tiệp lục, tác giả Lê Đạt cung cấp cho chúng ta hai bản đồ: Toàn đồ Lũy Án và Toàn đồ Lũy Thầy.
Các bản đồ cổ được đề cập trong bài này là:
- Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư;
- Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ.
Hai bộ bản đồ này được in trong tập Hồng Đức bản đồ, tủ sách Viện Khảo cổ, do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản năm 1962 tại Sài Gòn.
- Hai bản đồ Lũy Án và Lũy Thầy trong sách Nam Hà tiệp lục của Lê Đản (Trần Đại Vinh dịch và khảo chú, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (92-93). 2012).
1. Hồng Đức bản đồ (洪德版圖)
Tập Hồng Đức bản đồ được Viện Khảo cổ Sài Gòn in lại từ vi phim (microfilm), ký hiệu 100891 của Đông Dương văn khố (Tokyo, Nhật Bản) cho nên ảnh là những âm bản (giấy màu đen, nét vẽ và chữ màu trắng). Hồng Đức bản đồ là một tập hợp gồm 5 tập bản đồ khác nhau:
1.1. Phần thứ nhất: gồm 15 bản đồ. Toàn đồ Đại Việt dưới thời Hồng Đức (1460-1497), bản đồ Trung đô (kinh đô Thăng Long) và 13 bản đồ của 13 thừa tuyên.
1.2. Phần thứ hai: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư - 天南四至 路圖書. Đây là loại bản đồ chỉ dẫn đường đi từ kinh thành Thăng Long đến biên giới Đại Việt-Chiêm Thành; từ kinh kỳ đi đến hai châu Khâm và Niệm, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc); từ phủ Phụng Thiên đến Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và từ kinh thành đến cửa Bắc Quang, tỉnh Lạng Sơn. Theo GS Trương Bửu Lâm, niên đại của Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là vào khoảng giữa thế kỷ 17 (1630-1653).
1.3. Phần thứ ba: Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ - 甲午年平南圖(gồm 15 bản đồ) là những bản đồ vẽ xứ Đàng Trong, từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến biên giới Champa (Chiêm Thành), núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn). Bình Nam đồ do Đoan Quận công Bùi Thế Đạt dâng lên vua Lê vào năm Giáp Ngọ (Cảnh Hưng năm thứ 35 - 1774).
1.4. Phần thứ tư: là bản đồ nước Cao Miên được ghi là Cảnh Thịnh tân đồ Đại Man quốc - 景盛新圖大蠻國.
1.5. Phần thứ năm: Cao Bằng phủ toàn đồ - 高平府全圖.
Như vậy, trong tập Hồng Đức bản đồ, các chiến lũy ở Đàng Trong chỉ được thể hiện trên Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ.
2. Trong sách Nam Hà tiệp lục, tác giả Lê Đạt cung cấp cho chúng ta hai bản đồ: Toàn đồ Lũy Án và Toàn đồ Lũy Thầy.
II. Khảo chứng
1. Văn bia ở bến đò Cầu Dài do vua Thiệu Trị dựng năm 1842, chép về việc Đào Duy Từ xây dựng hai chiến lũy Trường Dục và Nhật Lệ (còn gọi là lũy Động Hải, Trường Lũy hoặc Lũy Thầy) như sau:
"Mùa xuân, tháng Hai, năm Canh Ngọ [1630] nhằm năm thứ 17 đời Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế [Nguyễn Phúc Nguyên], Nội tán Đào Duy Từ tâu cùng vua rằng: 'Phàm mưu đồ sự nghiệp vương bá, cốt yếu là phải tìm cách vẹn toàn. Cổ giả có câu: Không chịu khó nhọc một phen thì không được thong thả lâu dài, không chịu tốn kém một lần thì không được yên ổn mãi. Thần xin đem quân dân hai trấn ra đắp trường lũy, chạy từ núi Trường Dục đến phá Học Hải, nhân theo địa thế hiểm yếu mà đặt đồn lũy để củng cố biên phòng, quân địch dù có kéo đến cũng không thể làm gì chúng ta được'
Chúa bèn nghe theo và sai làm ngay lũy Trường Dục.
Mùa thu, tháng Tám, năm Tân Vị [1631]..., Đào Duy Từ lại xin chúa cho đi xem hình thế núi sông... Duy Từ tâu: 'Thần đã quan sát từ cửa biển Nhật Lệ, cho đến núi Đâu Mâu: ngoài có khe, sông chảy trên đất bùn sình lầy, nhân theo đó làm hào hố, trong đắp rặng lũy mới thì thế hiểm yếu của nó còn hơn thập bội lũy Trường Dục'. Chúa Sãi thuận và sai Đào Duy Từ làm".(1)
Chính nhờ các chiến lũy này mà Đàng Trong có thể giữ vững lãnh thổ trong cuộc chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1672) và có điều kiện để mở mang lãnh thổ về phía nam. Song đến thời Nguyễn Phúc Thuần, trong thế suy yếu, các chiến lũy đã không còn có tác dụng ngăn chận quân Trịnh tiến vào Phú Xuân:
"Ngũ Phúc... tiến quân đến dinh Bố Chính, Trấn thủ Nguyễn Phúc Tiệp, Ký lục Bảo Quang lui giữ lũy Đồng Hới. Việp quận công sai tướng là Hoàng Đình Thể tiến quân sát lũy Trấn Ninh, Cai đội mã quân là bọn Hoàng Văn Bật, Lê Thập Thí đánh trống reo hò tiến vào. Tướng giữ đồn là Tống Hữu Trường bỏ chạy. Hoàng Ngũ Phúc bèn sai san phẳng lũy Trấn Ninh."(2)
Thế và lực không còn, chiến lũy vang danh một thời hết tác dụng và bị phá hủy. Qua thế kỷ 19, trong quá trình Pháp xâm lược, thành lũy của vua chúa nhà Nguyễn cũng không còn tác dụng bảo vệ bờ cõi:
"Từ đó, Trường Lũy và thành Đồng Hới... đá gạch cứ dần dần từ biệt cổ lũy để dùng vào việc xây cất các dinh thự quan trọng và ích lợi cho đương thời, và theo thời gian, ruộng dâu hóa bể, trường lũy Đồng Hới nay chỉ còn là một cái tên không..."(3)
2. Các chiến lũy trên các bản đồ cổ
2.1. Năm 1906, Léopold-Michel Cadière đã nghiên cứu về các chiến lũy này trong bài "Le Mur de Dong-Hoi: étude sur l'établissement des Nguyễn en Indochine" (Lũy thành Đồng Hới: nghiên cứu về sự thành lập của nhà Nguyễn ở Đông Dương) đăng trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO). Nhà sử học Phan Khoang đã dựa vào công trình nghiên cứu này để mô tả lại lũy Trường Dục và lũy Nhật Lệ:
"Lũy Trường Dục là một tường thành bằng đất, bắt đầu từ làng Trường Dục, dưới chân núi Trường Sơn, chạy tới phá Hạc Hải(4) (Thạch Bàn Hải Nhi). Lũy dọc theo bờ sông Rào Đá, đến chỗ giáp sông Nhật Lệ, lại từ sông này ngược lên tả ngạn đến làng Quảng Xá, đi qua địa phận các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền, tới Đình Thôn.
Lũy dài 2.500 trượng (khoảng 10 đến 12 cây số), có nơi cao đến 3 thước Tây, chân rộng từ 6 đến 8 thước Tây...
... Trong lũy Trường Dục, có dinh để các quan ở, các trại lính và kho lương, theo hình chữ dĩ 已, ở trong chữ hồi 囘, nên lũy này còn gọi là Hồi Văn Lũy.
... năm sau, Lộc Khê hầu lại đắp lũy Động Hải [Đồng Hới], cách lũy Trường Dục 20 cây số về phía bắc.
Núi Đâu Mâu là một rặng núi lớn, từ núi Trường Sơn chạy ngang ra. Ở chỗ đắp lũy, rặng Trường Sơn chia làm hai dãy đồi, dãy thứ nhất chạy đến sông Nhật Lệ, ở địa phận làng Văn La (sử gọi là làng Cẩm La, thường gọi là Cồn Hàu), dãy thứ nhì chạy đến bờ biển, khoảng 15 cây số về phía bắc, ở địa phận làng Phú Hội, thường gọi là Kẻ Địa. Hai dãy đồi ấy như hai cái càng cua ôm lại một đồng bằng rộng (đầy) bùn lầy, hình bán nguyệt, mùa đông đầy nước, không qua được. Thành Đồng Hới ở giữa đường kính nối hai đầu cái bán nguyệt đó.
Lũy Động Hải được xây dựng trên một đường từ cửa Nhật Lệ, ban đầu chạy xiên về phía nam, rồi rẽ sang phía tây, cho đến rặng núi Đâu Mâu, cắt ngang chánh giữa đồng bằng nói trên. Phía bắc có con sông Lệ Kỳ khá rộng và hai bờ đều là bùn lầy.
Lũy Động Hải dài 3.000 trượng (12km), cứ cách một trượng đặt một khẩu súng khóa sơn, 3 hay 5 trượng lại xây một pháo đài, đặt một khẩu súng nòng lớn. Lũy cao 1 trượng 5 xích (6 thước Tây), mặt ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất, làm 5 cấp, voi ngựa có thể đi được.
Lũy Động Hải còn gọi là Trường Lũy (lũy dài) hoặc là lũy Nhật Lệ vì nó nằm trên tả ngạn sông này, hoặc lũy Trấn Ninh, là lấy tên làng ở phía đông lũy mà gọi, thường gọi là Lũy Thầy."(5)
Cả hai lũy Trường Dục và Động Hải (Lũy Thầy) tạo thành một hệ thống phòng thủ kiên cố và hữu hiệu. Đáng chú ý là kiến trúc hai lũy này đều lợi dụng địa thế thiên nhiên là các bãi lầy và hệ thống kinh rạch làm cho việc tấn công vô cùng khó khăn. Đương thời truyền tụng:
Thứ nhứt thì sợ Lũy Thầy
Thứ nhì sợ lầy Võ Xá
Ngoài hai lũy trên, còn có lũy Trường Sa đắp vào năm Quý Dậu (1633) dọc theo bờ biển từ cửa Nhật Lệ đến cửa Tùng, lũy Trấn Ninh xây dựng năm Nhâm Dần (1662).
Bản đồ do Cadiere thể hiện cho chúng ta biết vị trí của hai lũy Động Hải và Trường Dục. (Bản đồ I và II)
|
|
- Bản đồ III (TNTCLĐT 1): được phiên âm và trình bày lại trong hai bản đồ IV và V.
Nhận xét: Phía bắc Cửa Ròn (Di Luân Hải Môn), chúng ta có thể tìm thấy các Lũy Lỗi, Lung Gió, Con Bò và Mũi Dao. So sánh với bản đồ XIII trong Nam Hà tiệp lục, chúng ta dễ nhận ra đây là các lũy của Lũy Án. Phải chăng Lũy Án là lũy Trấn Ninh ở Bắc Bố Chính năm Nhâm Dần (1662)?
|
|
|
Bản đồ VII cũng thể hiện các vùng trũng từ Doanh Tạm đến Doanh Đồn, từ huyện Khang Lộc đến huyện Lệ Thủy, từ các làng Lỗ Xá, Cao Xá ở phía tây đến các làng An Duyệt, Phù Việt, Ba Mục ở phía đông.
|
|
Đó là bản đồ VIII (Bình Nam đồ 1). Bản đồ IX (Bình Nam đồ 2) và X (Bình Nam đồ 3) được phóng lớn từ bản đồ VIII phiên âm các tên lũy, doanh, đồn và hệ thống vũ khí phòng thủ.
Đây là bản đồ quan trọng nhất (Bản đồ VIII) giúp chúng ta tái hiện lại lũy Nhật Lệ (Lũy Thầy) hay còn gọi là lũy Đồng Hới.
Từ núi Đâu Mâu về đến cửa Nhật Lệ và chạy dọc theo bờ biển là cả một hệ thống lũy, có thể liệt kê như sau:
- Lũy Ông Hồi.
- Lũy Đòn Vong
- Lũy Sa Đôi.
- Lũy Chính Thủy.
- Lũy Đồng Hới.
- Lũy Mũi Chùy.
Bản đồ còn thể hiện các dinh, phủ, kho bãi, súng ống và số quân lính phòng thủ. Các dinh gồm có: Dinh Lũy Môn (400 lính); Dinh Tuần Thủ (1.000 lính) và dinh Đồng Hới (250 lính).
Các lũy bao giờ cũng được xây dựng phía sau các con sông hoặc nhánh sông để làm hào bảo vệ.
Quan trọng nhất trong hệ thống lũy là hai lũy Chính Thủy và Đồng Hới. Lũy Chính Thủy được bố trí hỏa lực mạnh nhất với 9 khẩu súng lớn, chia làm 3 pháo đài.
Dọc theo bờ biển thì có các đài hỏa hiệu.
|
|
|
Hai bản đồ này quá sơ lược, chỉ giúp chúng ta tham khảo để hiểu rõ hơn các bản đồ trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ.
So sánh các bản đồ cổ này với bản đồ hiện nay sẽ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết thú vị và bổ ích. Hy vọng việc tìm hiểu các chiến lũy ở Đàng Trong trên các bản đồ cổ sẽ đóng góp phần nào cho việc nghiên cứu vùng đất Quảng Bình trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh.
|
|
|
CHÚ THÍCH
(1) Dẫn theo Trần Đăng Đại, Thử tìm hiểu về lũy Trường Dục và lũy Đồng Hới. Xem thêm: Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1970, tr. 321-327.
(2) Phan Khoang, Sđd, tr. 264.
(3) Trần Đăng Đại, Tlđd.
(4) Trong nguyên văn, các địa danh chỉ viết hoa chữ đầu và dùng gạch nối giữa hai chữ. Ở đây chúng tôi viết theo lối hiện nay, viết hoa cả hai chữ và bỏ gạch nối. TVN.
(5) Phan Khoang, Sđd, tr. 323-325.
(1) Dẫn theo Trần Đăng Đại, Thử tìm hiểu về lũy Trường Dục và lũy Đồng Hới. Xem thêm: Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1970, tr. 321-327.
(2) Phan Khoang, Sđd, tr. 264.
(3) Trần Đăng Đại, Tlđd.
(4) Trong nguyên văn, các địa danh chỉ viết hoa chữ đầu và dùng gạch nối giữa hai chữ. Ở đây chúng tôi viết theo lối hiện nay, viết hoa cả hai chữ và bỏ gạch nối. TVN.
(5) Phan Khoang, Sđd, tr. 323-325.
Sưu tầm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét