Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Kinh dịch - Nguồn gốc của nền văn hóa Âu Lạc (Phần 2)

3.     Nghi án Hà Đồ và Tiên Thiên:
Hà Đồ nếu có thật có lẽ có dạng sau:
  1. Vì sao lại gọi là nghi án? Vì những hình vẽ trong các cổ sử Trung Quốc không có cái hình vẽ này. Thế nhưng, có một dân tộc lại có mã của Bát Quái Hậu Thiên với kiểu logic này (logic: Âm kết vào nhau và Dương thì tách rời riêng lẻ.).
  2. Không có con Long Mã nào xuất hiện cả nhưng trong Kinh Dịch, triết thuyết lớn của Á Châu, mà vẫn bảo từ Hà Đồ ngài Phục Hy làm ra Tiên Thiên (cái có thật). Vậy, có thể lý luận ông Phục Hy đã nhìn thấy tấm đồ hình có thật. Từ đây, chúng ta có thể rút ra hai kết luận: thứ nhất, người Trung Hoa không làm ra Hà Đồ (ngay cả giỏi như ông Phục Hy cũng chỉ xem nó thôi, chứ không làm ra nó); thứ hai, ít ra, trước khi ông nhìn, đã có người nào đó làm ra cho ông nhìn chứ (bởi vì phải bỏ qua câu chuyện Long Mã vớ vẩn). Mà người nào, dân tộc nào đã đánh rơi cái Hà Đồ cho ngài Phục Hy bắt được để nhìn cũng là chuyện tối quan trọng. Bởi vì, ta lại tự vấn mình, họ làm ra cái Hà Đồ để làm gì? Với mục đích gì?
  3. Ngoài ra, theo chúng tôi cần phải gọi đây là đại trọng án vì người Trung Hoa khăng khăng bảo Tiên Thiên Bát Quái được suy luận từ Hà Đồ nhưng lại không có một giải thích tối thiểu nào cho suy diễn này. Họ hoàn toàn không dẫn ra logic luận nào để giải thích mối quan hệ hỗ tương giữa Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái. Nếu như nói, ông Phục Hy nhìn thấy các xoáy từ 1, 2,…,8 và đã tạo ra bát quái Tiên thiên thì cũng còn có lý. Nhưng có lý với hai điều kiện: thứ nhất, cần giải thích vì sao quái này cần phải tương ứng với số này, quái nọ cần phải tương ứng với số nọ; thứ hai, cần giải thích rõ vì sao phải đặt thứ tự như Tiên Thiên bây giờ. Ngay cả hai điều kiện tối thiểu này, Kinh Dịch Trung Hoa cũng chưa đưa ra giải thích thoả đáng. Vậy nếu có một hệ thống suy luận khác đặt trên nền móng toán học và hệ nhị phân có thể tạo ra chuỗi quan hệ hỗ tương giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hà Đồ thì chúng ta có thể phân biệt Chân Giả chăng? Và nếu có chuỗi suy luận logic này thì liệu chúng ta có thể suy ra: người Trung Hoa đã thấy đâu đó Hà Đồ và Tiên Thiên; họ không hiểu chúng có quan hệ dây mơ rễ má thế nào, chỉ thấy chúng đặt gần bên nhau thì họ liền quy chụp ngay Tiên Thiên Bát Quái được suy từ Hà Đồ chăng?
  4. Dưới đây xin dẫn chứng minh của chúng tôi rằng, giả sử Kinh Dịch được người Trung Hoa làm ra thì phải đổi hai cụm 9-4 và 8-3 với nhau mới giải thích hợp lý việc Tiên Thiên Bát Quái được dựng bởi Hà Đồ được:

Khi đưa ra thay đổi cụm (8-3) cho cụm (9-4) chúng tôi dựa trên những lý sau:
1. Lý Tượng số:
Chữ Hán là chữ tượng hình. Tức là thấy hình thì hiểu tượng. Rút ra hiểu cái nghĩa của hình đó. Và cũng như thế, cái quan hệ Tượng Số cũng khắng khít không kém. Thấy số là hiểu Tượng. Nếu nói Đông hợp ứng với Thiếu Dương của Tứ Tượng và Mộc là hành đặc trưng cho Đông (phía đông cây cối mọc tốt tươi, đồng thời cây cối tuy có gốc rễ dưới đất nhưng ngọn của chúng vươn lên trời nên Mộc đặc trưng cho bên Dương Nghi là hợp lẽ). Như vậy, nhìn cụm 8 khoen đen và 3 khoen trắng khó có thể hình dung ra tính Dương của Mộc. Vì thế, đổi Mộc có 9 khoen trắng, 4 khoen đen là hợp lý, là nhìn số mà thấy Tượng vậy.
2. Lý của Số:
Rõ ràng lẻ thuộc dương, chẵn thuộc Âm. Vậy vì lẽ gì cụm (7-2) vòng ngoài là 7 thuộc Dương mà khi qua cung Đông, Mộc thuộc Dương vòng ngoài lại là 8. Vậy cụm (9-4) biểu thị cho Dương là hợp lý hơn (8-3).
3. Lý của Thái cực đồ và Tiên Thiên:
Theo Thái cực đồ và Tiên Thiên thì phần Dương Nghi thuộc tính Dương tăng từ Đông Bắc đến Nam và phần Âm nghi thuộc tính Âm tăng từ Tây Nam đến Bắc. Cần lưu ý, người Trung Quốc cổ đại đã phát minh ra số hữu tỷ từ lâu vậy những số hữu tỷ 7/9, 8/11, 9/13 không lạ với họ. Và cũng dễ hiểu về mặt toán học, người xưa có thể dùng một hình chữ nhật cố định và cho vào đó những phần đỏ (7,8,9) và những phần đen (2, 3, 4) tương ứng. Và họ suy ra: tính Dương tương đối của 7/9>8/11>9/13. Ở đây lưu ý, các hướng kết hợp như Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam là kết quả của hai thành phần của nó hợp thành. Vậy từ đó nếu dùng (9-4) thuộc Mộc sẽ hợp với chiều tăng (mũi tên màu đỏ ngoài) từ Đông Bắc sang Nam cho Dương và chiều tăng (mũi tên màu xanh ngoài) từ Tây Nam sang Bắc cho Âm hơn khi dùng (8-3). Và vòng tăng của Âm (mũi tên màu xanh trong) trong Dương nghi, của Dương (mũi tên màu đỏ trong) trong Âm Nghi cũng thay đổi hài hoà hơn. Cho Dương Nghi là (2,3,4,5) còn cho Âm nghi là (1,2,3,5). Thực ra số 5 của Âm phần Dương Nghi tôi cho là ngẫu nhiên. Nhưng có một cách giải thích Vì Tây Nam và Đông Bắc là giai đoạn chuyển hoá từ Âm sang Dương từ Dương sang Âm nên sự lệch biến hoàn toàn có thể.
4. Lý của cân bằng Âm Dương:
Ta không thể phủ nhận số khoen Âm lớn hơn số khoen Dương. Một phần vì khi vũ trụ hình thành thì nó đã có Hình thuộc Âm nên chuyện Âm lớn hơn là hợp lẽ. Nhưng cơ chế nào bù đắp cho cái dôi ra của Âm này. Các bác hãy chú ý, không phải vô tình mà người ta dùng 7,9 là số lẽ tượng trưng cho Dương. Chung quy sự vật tồn tại khi nó thành, nên vòng tròn Thành(phía ngoài) của Hà Đồ đóng vai trò chủ đạo. Nó chủ đạo còn vì lẽ nó mang trong mình cái khí Âm hay khí Dương của nó. Nếu vòng ngoài màu đen thì Tượng ở đó mang tính Âm, nếu màu Trắng thì Tượng mang tính Dương. Như vậy cho vòng ngoài là vòng chủ đạo là hợp lý. Các phần ở giữa các cực ta tính là trung bình của hai cực bên nó (Rõ ràng trong các sách về Kinh Dịch cũng nói mối quan hệ giữa các quái nằm giữa với hai quái nằm hai bên nó). Ví dụ hướng Đông nam bên trái là Đông (9-4) bên phải Nam (7-2) lấy trung bình ta được (8-3). Tuy nhiên, hướng Đông Bắc và Tây Nam cùng có dạng (5-5). Nhưng như tôi đã nói, vòng chủ đạo là vòng ngoài nên ta so sánh hai số vòng ngoài. Ví dụ, Đông Bắc có vòng ngoài phía Đông là 9 và vòng ngoài phía Bắc là 6. Vậy với vai trò chủ đạo vòng ngoài thì Đông Bắc thêm một chênh lệch tương trưng nữa là 3. Phân tích như thế chúng ta có vòng ngoài của Đông Bắc là 8, còn Tây Nam là 6. Chúng ta cộng lại các giá trị thành của các quái trong Tiên Thiên: phần Dương Nghi ta có 7+8+9+8=32, phần Âm Nghi ta có 6+7+8+6=27. Như vậy, ngay trong vòng chủ đạo Dương Nghi lại thắng Âm Nghi là 5. Chính số 5 Dương này khắc chế số 5 Âm dôi thừa ra. Nếu các cụm khoen không thay đổi thì khó giải thích được điều này.
Vậy từ đây, ta có thể rút ra một trong hai kết luận:
  1. Hoặc Hà Đồ sai, Hà đồ đúng để hợp với Tiên Thiên phải có hai cụm số 3-8 và 4-9 đổi cho nhau.
  2. Hoặc Hà Đồ đúng, nhưng chúng dùng để mã hoá đồ hình khác.
Lý luận nào cũng chỉ ra Hà Đồ theo sách chữ Hán không ăn nhập gì với Tiên Thiên Bát Quái cả. Chúng tôi thiên về kết luận hai. Hà Đồ dùng để mã hoá một đồ hình khác quan trọng hơn.
e.       Từ đây, lại sản sinh thêm một nghi án: Vậy đồ hình số nào để biểu thị cho Tứ Tượng, cho Tiên Thiên? Sử sách Trung Hoa không có đồ hình này. Theo lý luận logic , chúng ta cũng dễ thấy từ Thái Cực Đồ có thể vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy độ phức tạp của Thái Cực Đồ đối với Tiên Thiên: Tiên Thiên là Bát Quái được dựng từ những quái sắp xếp theo cách chồng các vạch Âm Dương lên nhau.
Tại sao lại sắp xếp như vậy? Tại sao không dùng cách đơn giản nhất là CànĐoàiLyChấnTốnKhảmCấnKhôn thứ tự ngược chiều kim đồng hồ mà phải là hình chữ S. Dĩ nhiên, chúng ta có thể giải thích thì phải theo quy luật dương nhiều đối Âm nhiều và Dương ít đối Âm ít. Hay đơn giản hơn, chúng ta lý giải cần phải đặt các quái vào vòng tròn như thế nào đó để cho tổng các lượng số của nó bằng 7. Như vậy, từ lý luận đó ta thấy Tiên Thiên Bát Quái được xây dựng khá đơn giản theo quy luật đối xứng và sau đó theo số mà người ta lập ra đường chữ S. Từ đường chữ S này ta có thể vẽ Thái Cực Đồ[15] như theo kiểu Trung Hoa:
Hay theo kiểu vẽ trong dân gian Việt:
Vậy Thái Cực có sau Tiên Thiên và chúng không dùng để ký hiệu Tiên Thiên. Chúng chỉ là một hệ quả của Tiên Thiên. Vậy đồ hình số nào dùng để biểu thị Tiên Thiên, Tứ Tượng. Sách Dịch Trung Hoa từ cổ chí kim không có đồ hình đó.

4.     Nghi án Thái Cực Đồ, Chữ S, chiều chuẩn cho việc khởi đầu và chiều chữ S:
Như trên đã viết, Thái Cực Đồ là hệ quả của Tiên Thiên. Nhưng chữ S chỉ là một đường cong thôi không có hai vòng tròn nào khác. Vẽ như thế nào? Tại sao người Trung Hoa phải chua thêm hai vòng tròn vào? Để hiểu thêm về nghi án Thái Cực Đồ ta nghiên cứu hình của nó. Vì Thái Cực là hình tròn nên thật công bằng khi ta chia Thái Cực bằng 4 đường thẳng như sau:
Chúng ta được 8 phần, và rất tự nhiên do cái quái nằm trên đỉnh của các đường thẳng (đúng hơn là đoạn thẳng) nên chúng ta cho các phần của các quái là tổng hai phần đối xứng qua trục có đỉnh đó. Ví dụ, quái nằm ở trên chứa phần 1 và 8. Quái nằm bên trái nó chứa phần 8 và 7,…Từ suy luận lượng số, chúng tôi thấy nếu dùng bát quái này thì không thế đặt các quái nằm đâu để thể hiện đúng tinh thần chiều quay Âm Dương của chữ S. Ví dụ, nếu dùng Càn là đỉnh trên cùng thì hoá ra Ly là thành phần nhiều Dương nhất. Như vậy, dùng Càn là hướng chính Trái là tốt nhất. Nếu như thế thì nó không thể hiện đúng phần chữ S và Tốn lại là phần nhiều Dương hơn cả Đoài, Ly, Chấn. Như vậy, ta thấy có bốn nghi vấn:
  1. Từ Tiên Thiên Bát Quái ta có thể dễ dàng vạch ra chữ S, nhưng tại sao phải cần chua thêm hai vòng tròn nhỏ vào. Có thể người Trung Hoa lý luận là như thế mới tỏa ra cái ý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Vô lý, vậy cái thuần chủng của hai lưỡng nghi thì sao? Thuần chủng của hai lưỡng nghi là tối cần thiết vì chúng toát nên hai cực đối nhau của Thái Cực. Nếu cho rằng không có thuần chủng lưỡng nghi thì ngài Phục Hy sao không vẽ như sau: Âm  và Dương  hay ít ra phải vẽ sao đó để toát lên ngay trong nghi Âm có ít Dương, ngay trong nghi Dương có ít Âm. Còn chuyện trong Âm có Dương thì là chuyện khác: có nghĩa không có gì tồn tại mà toàn Âm hay toàn Dương. Ứng Dụng vào Bát Quái: ngay cả Càn được xây dựng nên bởi ba vạch Dương cũng phải có chứa Âm. Ở đây cũng khắc họa một triết lý sâu sắc: Có hai nghi đối nghịch nhau nhưng không đối kháng, quyện vào nhau để tạo ra một Thái Cực thống nhất. Hai nghi này thuần chủng nhưng các sản phẩm tạo ra bởi chúng không có gì thuần chủng cả. Vẽ đường chữ S không cần thêm hai vòng tròn cũng có thể biểu diễn được điều đó. Vậy phần thêm vào đã được diễn giải, thêm vào sau này.
  2. Vẽ như trên thì Thái Cực đồ không hàm chứa tiên đề đầu tiên là lưỡng nghi. Nếu có một Thái Cực Đồ khác có hàm chứa Lưỡng Nghi thì liệu ta có thể phát hiện ra Chân Giả chăng?
  3. Vẽ như hình trên không diễn tả được đúng thứ tự của Bát Quái.
  4. Còn nếu vẽ đúng sao cho lượng Dương giảm từ Cànà  Đoàià  Lyà  Chấn thì lại không thỏa đáng hình chữ S. Đồng thời Tốn lại có tính Dương chỉ sau Càn. Vô lý.

Vậy, ta có thể suy ra: các thánh nhân Trung Hoa đã nhìn thấy Thái Cực Đồ ở đâu đó, hoàn toàn không hiểu được phép logic lượng số trong nó cần phải ứng với Tiên Thiên (vì các thánh nhân đấy cũng đã cho là Tiên Thiên được vẽ từ Hà Đồ mà không có một giải thích nào), nên đã nghĩ: “Ừ thì S nào không S. Miễn sao là S thì được. Còn muốn cho nó có vẽ uyên bác, mỹ thuật (hay nói đúng ra cho nó khác với cái đồ hình của cái bọn man di kia) ta chua thêm hai vòng tròn là xong. Như thế là mỹ mãn. Ta an lòng mặc nhiên tọa thị hưởng thành quả của người khác.”.
Ngày nay, ta thấy trong các sách vở các nhà Dịch gia phóng tác vẽ đường S khác nhau để thể hiện chiều đi của Tiên Thiên Bát Quái. Hầu hết các phóng tác đều do các tác giả tự ý thêm vào. Và có thể nói, chữ S đó chưa bao giờ được ghi nhận như một sản phẩm của Tiên Thiên. Ngoài ra, cái gì khiến người ta vẽ được chữ S vậy. Sách Dịch Trung Hoa tự dưng đưa vào các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 để chỉ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Một lần nữa, Kinh Dịch Trung Hoa lại không chú ý về hàm ý số của các quái. Vậy chữ S đó đã có ai vẽ chưa?. Không những có mà còn vẽ với những ẩn ý thâm thúy khôn lường.
Chiều chuẩn có được ghi không? Sách Trung Hoa không có thấy.
Chiều chữ S một bên đối xứng thuận chiều chuẩn và một bên đối xứng ngược chiều chuẩn cũng có ai nói đến không? Chưa thấy!!!
Tất cả các chiều này chúng tôi xin được đề cập ở chương sau.

5.      Nghi án Lạc Thư.
Khổng An Quốc viết: “Đời vua Vũ [16] có con thần quy xuất hiện ở sông Lạc. Nhà vua nhân đó sắp xếp lại thành 9 loài, gọi là Lạc Thư.”. Trong Hệ Từ Thượng có viết: “Thị cố thiên sinh thần vật, thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, thánh nhân tắc chi.”. Đoạn văn này có thể dịch như sau: “Trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà. Thư hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo.”.

Lại một lần nữa người Trung Hoa lại dùng chuyện thần thoại để dựng nên sự việc có thật. Không phải sự thật đơn giản mà là kinh Dịch-một triết thuyết lớn của thế giới. Chả có thần quy nào xuất hiện ở sông Lạc. Nếu nói ngài Đại Vũ đã thấy con rùa và nhờ trí thông minh của mình đã làm nên được cái Lạc Thư thì có thể có lý. Tuy nhiên, gọi cái Lạc Thư đó là thành tựu lớn của Trung Hoa thì có vẻ hơi quá. Chúng tôi cho rằng khi loài người biết đếm, rồi biết dùng hệ thập phân thì bất kỳ dân tộc nào cũng có thể vẽ ra ma phương 3x3 như Lạc Thư. Lạc Thư không hề phức tạp. Có các nhà sử học còn dũng cảm cho rằng vì Lạc Thư được phát hiện ở Trung Đông nên Lạc thư có thể được du nhập từ Trung Hoa!!! Mọi dân tộc trên thế giới đều có thể làm nên Lạc Thư.
Điều quan trọng ở đây là vì sao người Trung Hoa lại có nhu cầu phủ bức màn thần bí lên câu chuyện Lạc Thư?.. Họ muốn che giấu sự thật gì? Sự thật gì đó có dính dáng đến việc mà người Trung Hoa khó chối cãi: trong Giao Châu Ký có viết: “dân Việt biết dùng mu rùa để đoán chuyện tương lai”. Hay có sự ngẫu nhiên một cách lạ lùng: ngài Đại Vũ bắt buộc phải làm ra Lạc Thư vì ngài sống trước ngài Chu Văn Vương. Và chờ đến khi ông Văn Vương bị giam cầm ở Diễu lý mới có thời gian nghiên cứu Tiên Thiên và dựa vào Lạc thư sắp xếp thành Hậu Thiên!!! Thế mới lạ! Ý  đồ của người Trung Hoa thứ nhất nhằm ca ngợi những ông tổ của họ. Những ông tổ phải là người tài nhất giỏi nhất. Thứ hai, quan trọng hơn là để tất cả đều quên đi nguồn gốc những cái mu rùa, những con rùa của một dân tộc khác. Vì thật ra, cái con rùa hay mu rùa vẽ chuyện tương lai mà các ông thấy được chính là vật đã được cống của dân tộc này.
Trên phương diện logic toán học, để xây dựng Bát Quái thì ý nghĩa của Lạc Thư không khác Hà Đồ lắm. Tuy nhiên về ý nghĩa triết học thì Lạc Thư không mang hàm ý trùng quái như Hà Đồ. Cũng như không mang triết lý “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.”. Ngoài ra thật là lủng củng khi người ta xây dựng nên thuyết Âm Dương, Ngũ Hành hoàn chỉnh thì 1-Thủy, 2-Hỏa, 3 Mộc, 4-Kim, 5-Thổ dựa trên đồ hình Hậu Thiên (không có một sử sách nào nói độ số Ngũ Hành được xây từ Tiên Thiên). Điều khẳng định này hoàn toàn đúng lý vì Tiên Thiên là thời vũ trụ chưa thành thì làm sao có thể dựa trên nó mà phân ra những yếu tố hoàn toàn liên quan đến thời Hậu Thiên-thời vũ trụ đã thành như: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Như vậy, Hậu Thiên nếu từ Lạc Thư thì ta thấy không phù hợp (vì so với Hà Đồ nó đã đổi hai cụm 7-2 và 9-4) với cách phân bố các Hành trên Bát Quái. Suy ra, Lạc Thư chẳng qua là một sự trùng lặp ngẫu nhiên, thậm chí nó chỉ ngẫu nhiên trùng lặp trên phương diện số học nhỏ nhặt nhất mà thôi (như chương 4, chúng tôi đã trình bày). Có thể xây dựng Bát quái từ đó nhưng không hàm chứa một triết lý nào của Dịch cả. Người Trung Hoa vẫn khăng khăng là từ Lạc Thư, ngài Văn Vương (hay ngài nào khác?) xây nên Hậu Thiên. Có gì lạ lùng không? Có đấy. Vì Lạc Thư giống Hà Đồ thì chuyện xây bát quái từ nó hay từ Hà Đồ đều có kết quả như nhau. Mà Lạc Thư thì ai ai cũng có thể làm được, ta có thể nhập nhằng bảo Lạc Thư của ta nên chuyện xây bát quái từ Lạc Thư chứng tỏ là ta đã xây dựng một triết thuyết từ đầu đến đuôi. Còn Hà Đồ có nguồn gốc bất định, khó có thể cho là của ta được nên ta cần phải làm lu mờ giá trị của nó đi. (người Trung Hoa đâu ngờ chỉ 1000 năm sau họ đã nô dịch được hoàn toàn người Âu Lạc về văn hóa đến nỗi sỹ phu Âu-Lạc cũng tin mình học được Kinh Dịch từ Trung Quốc!!!. Tuy nhiên, họ càng không ngờ tổ tiên người Việt đã khôn khéo đưa Kinh Dịch vào dân gian, đồng thời giấu đi một số thành tựu vĩ đại nhất của mình.). Chính vì lý luận tai hại này, nên họ đã quên mất hay không chú trọng cái ẩn ý trùng quái trong Hà Đồ. Dẫn đến một hệ quả là họ đã xây dựng nên một cái Hậu Thiên sai. Chúng tôi sẽ viết về việc này ở những chương sau.

6. Nghi án Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương:
Ngày nay, hầu hết các nhà Dịch học (tuy có nghi vấn) đều công nhận là Hậu Thiên Bát Quái được xây dựng bởi ngài Chu Văn Vương [17]. Tuy nhiên, như chúng tôi đã phân tích đối xứng ở các chương đầu thì Hậu Thiên Bát Quái luộm thuộm một cách kỳ lạ. Có một số lý giải bề ngoài có vẻ có lý về vấn đề này. Trong Dịch học khái quát của tác giả Trừ Mê Tín [18] có viết nguyên tắc dựng Âm Dương như sau: “trong Hậu Thiên thì Âm Dương không cần bằng theo mọi hướng”. Thế nhưng lại trừ chiều Khảm-Ly. Với nguyên tắc đó, người ta có thể vẽ hàng loạt quái nó không cần bằng cả 4 hướng chứ đừng nói chi 3 hướng. Đã xây dựng theo nguyên tắc lộn xộn thì sao không lộn xộn cho đến cùng? Đã thế, còn thêm một số cân bằng kỳ quái: “Trong Tiên Thiên Bát Quái thì cứ hai quẻ đối nhau cộng lại bằng 9…Ở Hậu Thiên, cứ hai quẻ đối nhau ngoài trừ Ly-Khảm là trục của trời thì cộng bằng 9, đều cộng lại bằng 6 (Càn Tốn (1+5=6), Khôn Cấn=8+7=15, 1+5=6, Chấn Đoài (4+2=6))”(sách đã dẫn). Quả lủng củng: thứ nhất-tại sao trừ Ly-Khảm, thứ hai-đã không muốn cân bằng cho mọi hướng thì việc gì phải chú ý đến chuyện tổng các độ số bằng hay không? Thứ ba-Tại sao các độ số trong Lạc thư thì Dương lớn nhất là 9 (Lão Dương) mà 8 lại không phải là Lão Âm. Mà phải bắt buộc là 6. Thứ tư, cứ cho Lão Âm là 6 thì tại sao Hậu Thiên khác với Tiên Thiên thì Lão Dương (9) phải đối đầu với Lão Âm mà không đối luôn cho trọn vẹn: Lão Dương đối với Tiểu Âm là 2. Thứ 5, tổng độ số của hai quái Khôn Cấn bằng 8+7=15, 1+5=6, thật chất là gì? Là 6=8+7(mod 9). Dùng mod để xây dựng thì cũng phải chỉ ra nguyên nhân khả dĩ. Có thể cho rằng, vì Lão Dương là 9 nên, số 9 là trung tâm vậy ta phải dùng hệ cửu phân. Có vẻ có lý. Nhưng cũng có thể lý luận như sau: Vì Càn là quái thuần dương tuy độ số là 1 nhưng có lượng dương là 7 nên ta phải lấy hệ thất phân làm chuẩn. Và…ta cứ lấy nguyên anh chàng Tiên Thiên Bát Quái làm chuẩn sẽ thấy tổng các độ số nghịch chiều =9 mod 7=2=Tiểu Âm. Như vậy Hậu Thiên Bát Quái =Tiên Thiên Bát Quái đối với Tiên Thiên Bát Quái theo quy luật đối nhau triệt để Lão Dương đối Tiểu Âm!!! Thứ sáu, rõ ràng các thánh nhân Trung Hoa có ý dùng mod 9 khi xây dựng đồ hình Hậu Thiên, thế nhưng họ lại quá khập khiễng khi luận bởi vì trục Khảm-Ly là trục tượng trưng cho Trời nên nó =9. Thế nhưng nếu quán chiếu theo mod cơ số 9 ta thấy, 9=0 (mod 9) thì các ngài ấy cho trục dương vĩ đại này chính là trục âm vĩ đại. Còn nếu các ngài đó lại biện hộ “ồ không, đây là 1 vì 9=1 (mod 8) hay là 9 vì 9=9(mod 10) thì quý vị độc giả thấy ngay trong một đồ hình mà các ngài đấy phải luận bằng hai mod có cơ số khác nhau!!!
Rõ ràng lý luận này không có cơ sở vững chắc. Khó có thể tạo ra một logic toán học nào để tìm ra mối ràng buộc khắng khít giữa Lạc Thư và Hậu Thiên. Có chăng là vì tổng các số trên hàng ngang, hàng dọc và hàng chéo của Lạc Thư đều bằng nhau và bằng 15: 1+5=6, nên ngài Văn Vương mới cố tạo ra đồ hình để có tổng các độ số hai quái đối xứng bằng 6. Tuy nhiên, ngài quên dặn mọi người là cần phải quán chiếu qua hệ cửu phân. Và dù giỏi như ngài Văn Vương cũng không thể nào làm ra đồ hình có hết 4 tổng độ số hai quái đối diện bằng 6, nên đành phải biến hóa cho “trục Khảm-Ly là trục tượng trưng cho trời nên tổng độ số phải bằng 9.”. Hóa ra, Lạc Thư có đến 8 đường cần có tổng các độ số như nhau, còn Hậu Thiên đến 4 đường cũng không có nỗi. Vậy Hậu Thiên đi từ Lạc Thư ở chỗ nào?
Khoan nói chuyện về nghi án “Khảm” và nghi án “Trùng quái”, cứ cho trục Khảm-Ly phải là trục Bắc-Nam, ta hãy xét lý luận logic nào mà người Trung Hoa đã tạo ra bát quái từ Lạc Thư. Có ba quy ước chính:
1.      Khảm-Ly nằm trục Bắc-Nam.
2.      Có một logic toán học x nào đó để xây các quái còn lại. Trong trường hợp Hậu Thiên Văn Vương đó là tổng các độ số các quái đối xứng lấy mod 9 bằng 6.
3.      Bát quái chia ra hai cụm tứ quái có tổng các độ số bằng nhau và bằng 18.
Với các điều kiện này thì có đến 24 bát quái thỏa mãn. Dưới đây là Văn Vương Bát Quái và các anh em của nó:
Chưa có một tài liệu nào của Trung Hoa đưa ra một logic nào để chọn ra Hậu Thiên Văn Vương từ 24 bát quái này. Sự không thống nhất trong logic luận chứng tỏ cho chúng ta thấy, các thánh nhân Trung Hoa đã không có hướng đi từ cội rễ. Họ đã hoàn toàn không có một logic xây dựng Kinh Dịch chặt chẽ thống nhất từ khi vạch ra hai vạch Âm và Dương.

7. Nghi án trùng quái. [19]
Nhiều cổ sử Trung Hoa, đặc biệt là Tư Mã Thiên sử ký [20] cho rằng chính ông Chu Văn Vương trùng quái. Điều quan trọng để ta suy ra từ thông tin này là, thời nhà Chu đã có biến cố quan trọng cho Kinh Dịch (có thể đó là một sứ thần nào đó đã dâng lên nhà Chu một đồ hình nào đó. Đồ hình đó vẽ bằng những ngôn ngữ ngoằn nghèo khó hiểu nên các học giả thời Chu không thể luận được là cái gì. Tuy nhiên những cái luận được của họ là có một bát quái nào đó có dính dáng đến trùng quái.). Và việc trùng quái có liên quan mật thiết đến Bát quái Hậu Thiên. Chưa có sử sách nào viết về mối liên hệ này. Chính vì không hiểu mối liên hệ mật thiết này nên người Trung Hoa tuy tin chính Văn Vương trùng quái nhưng vẫn có người bán tín bán nghi cho rằng chính ông Phục Hy trùng quái khi tìm ra Tiên Thiên.
Cứ cho rằng có ông X nào đó làm ra Tiên Thiên (bắt buộc phải có trước Hậu Thiên). Sau đó ông ta trùng quái theo kiểu Tiên Thiên. Và rất tự nhiên khi ta cho rằng ông ta đã thử đặt kết quả trùng quái vào một vòng tròn theo thứ tự và tổng hai quái đối xứng bằng 63. Ông ta nhận được cái gì??? Không nhận được cái gì cả!!! Ngoài đồ hình Tiên Thiên cũ nhưng với quy mô to hơn và độ số lớn hơn mà thôi. Đến đây, chúng ta thiên về giả thiết nào: 1. Ông vứt ngay đồ hình cồng kềnh này vào sọt rác vì chính tay ông đã xây dựng được đồ hình giống thế mà lại gọn ghẽ hơn. 2. Hay là ông ta giữ cho hậu thế xem thấy ông ta đã làm ra hai đồ hình bát quái giống nhau như thế nào?.
Ý nghĩa của trùng quái có được khi có bát quái Hậu Thiên! Có cổ sử Trung Hoa nào chứng minh được mối quan hệ này chưa??? Hoàn toàn không có.

8. Nghi án đường chia hai nghi của bát quái Hậu Thiên.
Ngày nay, tất cả các Dịch gia đều cho rằng Hậu Thiên được phân ra làm hai nghi: nghi Dương Càn, Khảm, Cấn, Chấn còn nghi Âm Đoài, Khôn, Ly, Tốn. Đó là về sau này người ta mới luận được như thế. Nhưng ngày xưa sử sách nào của Trung Hoa có ghi đường chia hai nghi này không? Ngoài ra tổng các độ số trong các nghi đầu bằng 18. Lại có một nghi án nữa, dân tộc Trung Hoa có yêu chuộng con số 18 không?!
Sự thiết lập nên bảng số các trùng quái một cách lộn xộn, tùy tiện cho chúng ta thấy, tuy chia ra hai nghi như vậy như sự chia này chả đóng vài trò gì lớn cho việc đánh số các trùng quái. Bởi vậy vẽ đường phân hai nghi này quả là việc xa xỉ!!!

9. Nghi án Khảm bắt đầu.
Cũng có câu hỏi, tại sao sắc dân du mục Mông cổ lại yêu chuộng nước đến vậy? Liệu có đồ hình nào của Trung Hoa được vẽ nên để mã hóa nhiều tư tưởng triết học Dịch nhưng lại tôn vinh nước một cách đặt biệt không? Chắc chúng ta khó tìm ra được đồ hình này trong sử sách Trung Hoa.

10. Nghi án viết quái từ trong ra.
Hiện nay, người ta hay viết các quái từ trong ra, không vẽ như sau:
Thật ra theo chúng tôi, nếu vẽ như hình sau thì dễ nhận ra các quái hơn. Thế nhưng, cần phải vẽ như hình trên. Tại sao? Kinh Dịch Trung Hoa có giải thích điều này không? Còn nếu có một đồ hình khác có cách vẽ này trên các di vật của họ với những lý giải rõ ràng thì chúng ta có thể phân biệt được Chân Giả chăng?

11. Nghi án nghĩa các quái.
Điểm xuyết các triết thuyết về những elements tạo nên vũ trụ ta thấy người ta hay dùng đến các từ như Đất, Nước, Khí, Lửa….Những từ này mang nhiều nội hàm triết học hơn là nội hàm hình tượng. Ngay trong Kinh Dịch các hành của nó là Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ cũng mang nhiều nội hàm triết học.
Nhưng trong Bát Quái lại có những quái khá kỳ khôi như Cấn-Núi và Chấn. Vả lại, các tên của các quái phải ứng với một ký hiệu ba lớp nhất định của Âm Dương. Điều này dẫn chúng ta đến một suy luận logic: ý nghĩa các quái phải ứng với hình tượng ba lớp nó có. Thế nhưng, khi làm ra các quái bằng các vạch Âm Dương thì chúng ta khó thấy được nghĩa của các quái qua hình tượng của nó. Chỉ trừ hai quái Khôn và Khảm có thể khiên cưỡng giải thích được, còn các quái khác thì không có lý luận nào có thể giải thích nghĩa của chúng qua hình tượng.
Vậy, nếu có một Kinh Dịch khác dựa trên logic và dùng các tiên đề khác giải thích được vì sao hình tượng ba lớp này phải có ý nghĩa này và hình tượng ba lớp khác phải ứng với ý nghĩa khác thì chúng ta sẽ gọi Kinh Dịch dựa trên Âm Dương là gì nếu không là nghi án?!
Đến đây, tôi xin kết thúc phần nghi án. Mặc dù có những nghi án nhỏ nhặt và tủn mủn, nhưng không có gì xây dựng nên bức tranh sự thật hoàn chỉnh như những nghi án này. Bởi vì, điều này chứng minh được một sự thật rất quan trọng: Người Trung Hoa đã được cống, dâng hay trong quá trình mở mang lãnh thổ xuống phương Nam đã chiếm được những đồ hình quan trọng của triết thuyết Dịch. Đầu tiên họ không hiểu nó được dùng để làm gì, nhưng về sau một số học giả Trung hoa hiểu ra (đồng thời cũng do các học giả dân tộc bị xâm chiếm khác đã chỉ bảo một phần) ý nghĩa của các đồ hình thì một vài đồ hình đã mất (hoặc đơn giản hơn họ chỉ có trong tay cái mã số học của nó). Từ những đồ hình mã hóa vì không biết logic hình thành triết thuyết Dịch từ cội rễ, người Trung Hoa đã dựng nên đồ hình Hậu Thiên sai. Chính vì người Trung Hoa chỉ có những đồ hình mã hóa cành lá xum xuê của Dịch nên khi luận ra một số phần họ chỉ nhận được cành lá đó hoặc một phần của nó (tuy có lệch lạc một ít) nên họ không thể nào có cái cội rễ của cây được.
Phần sau, chúng tôi sẽ giải thích hoàn toàn các nghi án này. Trong việc giải các nghi án này, xin nghiêng mình dưới các Dịch gia tiền bối, tuy bị bắt giữ vẫn không chỉ cho người Trung Hoa thấy họ sai chỗ nào. Đồng thời cũng cảm ơn các vị đã cố công cất giấu những bí mật kỳ vĩ của dân tộc Việt. [21]

Chương 6.
Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật, đặc biệt của trống đồng Việt Nam. Tiên Thiên.
Điểm qua các tài liệu từ trước đến nay của các tác giả Việt Nam về nguồn gốc Kinh Dịch. Trong sách Gốc rễ triết Việt, Linh Mục Triết gia Kim Định cho rằng trên hình trống đồng có biểu thị Tứ Tượng và gợi ý cho ta thấy lịch âm của Việt Nam: 14 cánh của mặt trời bên trong chính là hai tuần trăng. Con số 18 cũng được ông Kim Định đưa ra tuy nhiên chưa giải thích thỏa đáng vì sao người Việt ta lại thích số 18 đến thế:
18 ngàn năm Bàn Cổ.
18 đời Hùng Vương.
18 thước cao của ngựa Thánh Gióng v.v...
Một ý trong bài viết của ông cũng rất đáng chú ý:
Ðình là cái nhà có ba tầng kiểu nhà sàn: nóc có chim đậu chỉ trời, người ở sàn giữa, bên dưới là đất. Trong đình cũng thi hành 3 tầng như vậy tức gồm cả tế tự cho trời, hành chánh chia ruộng đất, còn người thì vui sống đình đám chơi xuân. Nơi các văn minh khác thì phải có ba nhà:
"Một nhà để cầu kinh.
Một nhà để làm tình.
Một nhà để hành chánh".

Nhưng bài viết của ông khá sơ sài và chưa chuyển tải hầu hết các nghi án Kinh Dịch. Những ý ở dưới và cách thức ba nhà cũng rất hay nhưng chưa thấy sự liên hệ của nó với Kinh Dịch.
Trong bài “Việt Nam, trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới” bác sỹ tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh có dẫn những chứng tích biết đoán tương lai bằng mu rùa của người Việt Nam cổ cũng như đề cập về linh vật tổ của người Trung Hoa và người Việt Nam:
Tuy người Tàu vẫn biết tổ tiên của người Hán có nguồn gốc Mông-Cổ, có con vật tổ là cọp trắng, với nhà truyền thống cổ là nhà gốc du mục hình tròn. (Xem Les premières civilisations LA CHINE ANCIENNE, trang 28-29, của ông William Watson xuất bản năm 1969 tại Grande Bretagne). (Xem hình 3 của Bs Thanh vẽ lại dựa theo hình nhà khảo cổ của ông William Watson). Trong lúc đó nhà cổ của Bách-Việt là nhà sàn hình chữ nhật làm bằng tranh và tre cong cho chắc chắn, dần dà sinh ra mái cong. (Xem hình 4 của Bs Nguyễn Thị Thanh vẽ, phỏng theo loại nhà minh khí {nhà chôn theo người chết} bằng đất nung thời Hùng-Vương tìm thấy trong văn hóa Ðông-Sơn 2.000 ans tr T-C).
Ngày nay thế giới và cả người Việt-Nam cũng đều lầm tưởng rằng rồng (chỉ là hiện thân của con cá sấu) và chim phụng hoàng (chim trĩ) vật tổ của Trung-Hoa, và mái nhà cong là văn hóa cổ truyền của họ luôn. Ngày nay nhờ khảo cổ học mới có thế chứng minh được sự thật.
Trong báo Thanh Niên Điện Tử (http://www.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno ), tác giả Nguyễn Thiếu Dũng đã đưa ra khá nhiều chứng cứ Kinh Dịch được tổ tiên Việt Nam sáng tạo nên. Ông cũng khẳng định có chứng lý về trùng quái:
Tại di chỉ xóm Rền, thuộc nền Văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã đào được một chiếc nồi bằng đất nung (11, tr 642) trên có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng nầy tương đương với một hào trong quẻ Dịch, theo phép đọc Hổ thể thì đây chính là hình khắc của quẻ Lôi Thuỷ Giải. Đây có thể xem là chứng tích xưa nhất trên toàn thế giới hiện chúng ta đang có được về Kinh Dịch. Chiếc nồi báu vật vô giá này mang trên mình nó lời cầu nguyện của tổ tiên chúng ta về cảnh mưa thuận gió hòa, mong sao được sống một đời an bình không có họa thuỷ tai. Lôi Thuỷ Giải là mong được giải nạn nước quá tràn ngập (lũ lụt), hay nước quá khô cạn (hạn hán). Niên đại của Văn hoá Phùng Nguyên được Hà Văn Tấn xác định: ”Phùng Nguyên và Xóm Rền đều là các di chỉ thuộc giai đoạn giữa của văn hoá Phùng Nguyên.
Đồng thời cũng khẳng định tìm thấy Trung Thiên Bát Quái được chứa đựng trong truyền thuyết và trống đồng. Tuy nhiên, chứng cứ vật thể của Bát Quái này, tác giả vẫn chưa đưa ra được.
Đáng để ý hơn cả là công trình của ông Đoàn Nam Sinh có phân tích được ẩn giấu Hà Đồ trong trống đồng Ngọc Lũ được đăng một phần trong tuvilyso.com (diễn đàn Văn Hiến Lạc Việt). Ở chính diễn đàn này cũng đề cập đến sách của ông Bùi Huy Hồng có phát hiện đồ hình trên trống đồng Ngọc Lũ vào năm 1972. Chúng tôi không có các tác phẩm này nên xin phép không bình luận.
Tất cả các dẫn chứng dưới đây chúng tôi xin khẳng định trống đồng Việt Nam là các bản văn chứa đựng những bí mật kỳ diệu của Kinh Dịch. Chúng ta hãy cùng nhau đi đến kết luận này. Phương pháp suy luận phải tuyệt đối tuân thủ theo các nguyên tắc:
1.      Nguyên tắc 1: Đặt mình vào vị trí của tổ tiên ta từ thời tiền sử. Hãy xem tổ tiên ta đã làm ra kinh Dịch thế nào? Muốn thể ta phải tuân thủ nguyên tắc 2.
2.      Nguyên tắc 2: Theo trật tự logic. Logic suy luận đó là các mắc xích hình thành Kinh Dịch hay Diệc. Duới đây là một trật tự khả dĩ:
a.       Con người cảm nhận các vật thể chung quanh: núi, sông, lá, hoa, cây cỏ.... Đặc biệt là cóc kêu kèn kẹt khi trời mưa. Sinh vật sống như: cá sấu, rùa, cò, trĩ...
b.      Cảm nhận và biết đếm theo hệ thập phân.
c.       Bắt đầu cảm nhận ra hệ nhị phân.
d.      Biết ký hiệu hai thể của hệ nhị phân qua hình tượng sản sinh được của linh vật nào mình yêu thích.
e.       Lập ra các tổ hợp của hai thể này bằng cách gộp hai hay ba lần (mỗi lần là một thể bất kỳ) của hai thể.
f.        Trật tự hóa các tổ hợp này trên những hình đối xứng đơn giàn như hình tròn chẳng hạn.
g.       Đến đây, ký hiệu trật tự trên bằng hình đơn giản.
h.       Sau đó, thiết lập một hệ thống triết học thống nhất có ứng với các chiêm nghiệm về thiên nhiên, thời tiết, mùa màng,...
i.         Bước cuối cùng là mã hóa chúng bằng số học có lồng những tư tưởng sơ khai vào đó.
Từ trật tự này, tôi xin dẫn hai ví dụ đối kháng:
1.      Trên các tranh vẽ hay điêu khắc còn lại của Việt Nam(những thứ tôi có thể tìm được) không có chứa Tiên Thiên Bát Quái (đồ hình Tiên Thiên Bát Quái nhưng câu thứ tự của đồ hình này lại có). Thế nhưng, Tiên Thiên Bát quái chứa gì? Chứa các quái và đường đi của nó. Ta tìm được các quái riêng lẻ được tìm thấy trong một đồ hình khác (tôi đã tìm ra) suy ra tổ tiên chúng ta biết cách vẽ các quái này hay phát minh ra các quái. Còn đường đi của Tiên Thiên Bát Quái lại chứa trong tranh Đông Hồ qua hình Thái Cực Đồ(mà lại Thái Cực Đồ đúng). Và cả Tứ Tượng và Tiên Thiên lại có đồ hình số học mã hóa nó. Như vậy ta có thể suy ra, ông cha ta biết dựng Tien Thiên. Mô tả logic như sau:
Từ đây cho chúng ta thấy tuy Tiên Thiên Bát Quái không tìm thấy, nhưng các tiền đề và hệ quả của nó được tìm thấy suy ra tổ tiên ta biết xây dựng Tiên Thiên Bát Quái từ cội rễ.
2.      Ta lại xét trường hợp của Tiên Thiên Bát Quái Trung Hoa:
Tại vì sao Thái Cực Đồ không diễn tả đúng lượng chúng tôi đã giải thích, còn vì sao nó không ứng với chất liệu thì chúng tôi giải thích trình tự trong các phần kế tiếp. Tuy hiện tại có những sách vở Trung Hoa (lâu đời) viết về Tiên Thiên, nhưng như trên đã vẽ ra cho ta thấy: cả hai phần hệ quả và nguyên nhân xây dựng nên Tiên Thiên Bát Quái rất khập khiễng nên chúng ta có thể suy luận Bát Quái Tiên Thiên trong cổ sử Trung Hoa được xây dựng không phải từ cội rễ. Các Thánh nhân Trung Hoa không có một logic nhất định để xây Tiên Thiên. Suy ra, Tiên Thiên tìm thấy được từ họ chẳng qua là quá trình họ thấy được ở đâu đó đồ hình này và vì không biết cội rễ cộng thêm ý muốn chiếm đoạt tư tưởng nên họ đã cải biên nó. Khi không hiểu cội rễ việc cải biên chắc chắn sẽ dẫn đến sai lầm tất yếu. Sai lầm quan trọng nhất ở đây là đồ hình Thái Cực. Còn bằng chứng không hiểu cội rễ sâu sắc nhất là họ không có mã số học của Tiên Thiên.
Đó là ví dụ để tìm ra câu trả lời của các nghi án. Để giải hoàn toàn các nghi án, chúng tôi đưa ra thuyết “có một Kinh Dịch khác” dựa trên các logic luận sau:
a.       Hai tiên đề đầu tiên là Có và Không. Được biểu diễn qua hai thể Nọc  và Nòng . Hay biểu diễn qua ngôn ngữ hệ nhị phân là 1 và 0. Quí vị sẽ thấy làm lạ tại sao Không lại biễu diễn qua ? Không có gì lạ ở đây cả! Vì rằng Nòng cần có dạng thể giống Nọc (vì cùng một mẹ sinh ra), nhưng khi vẽ thì người ta làm sao vẽ số Không? Không thể vẽ số Không được vì rằng nếu vẽ Không có nghĩa là không vẽ gì cả. Vậy thì làm sao biết một chỗ không vẽ gì cả là số Không hay thật sự không có nhu cầu vẽ chỗ đó?. Vì thế, người ta lấy số chẵn đầu tiên biểu thị cho Nòng.
b.       Các quái nhận được từ đây phải tuyệt đối tuân theo quy luật số hệ nhị phân. Có nghĩa Càn gồm ba lớp Nọc thì Càn = 4+2+1=7.
c.       Vũ trụ hình thành phải mang màu sắc của mẹ của nó là Thái Cực. Tức có một quy luật của Thái Cực chung cho Hậu Thiên và Tiên Thiên. Đó là quy luật F1,8 hay quy luật tổng các số (quái) đối diện bằng 7. Điều này cũng dễ hiểu, người xưa hay thờ Mặt trời và Mặt trời đại diện cho mẹ vũ trụ ở thời kỳ Hậu Thiên. Vì thế, tổng các số cần phải bằng 7 ứng với Càn. Và như chương 3 chúng tôi đã chứng minh tất cả các ưu điểm của các bát quái thuộc F1.8.
d.       Hà đồ chính là mã số của Hậu Thiên. Tức Hậu Thiên Bát Quái được suy ra từ các điều kiện khác (chứ không phải từ Hà Đồ). Và sau đó, người ta số hoá Hậu Thiên bằng Hà Đồ.
Chúng tôi đã tìm được hầu hết các chứng cớ vật thể để chứng minh logic luận này đúng. Suy ra Kinh Dịch là sản phẩm trí tuệ của văn hiến Âu-Lạc
Đến đây, xin cho phép chúng tôi được phân tích từng mảng trong hệ thống Kinh Diệc[22] của tổ tiên ta.

1.      Con cóc-linh vật, khởi điểm của Kinh Dịch.
Ta hay nghe câu trong dân gian Việt Nam: “Con cóc là cậu ông Trời” hoặc câu chuyện cóc dẫn quân lên hỏi tội Trời vì để hạn hán [23]. Những câu chuyện này mang đậm dấu ấn triết lý sâu xa. Tại sao cóc lại là cậu chớ không phải là cha? Là mẹ? Điều này chứng tỏ Trời còn có mẹ. Mẹ Trời là ai? Thật ra, theo chúng tôi khi xây dựng nên triết thuyết vũ trụ của mình, người xưa đã hàm ý có một Mẹ vĩ đại làm nên vạn vật. Người xưa có thể gọi mẹ đó là gì không biết, có thể là Đạo, có thể là Chúa, có thể là monada hay theo ngôn ngữ Dịch đó là Thái Cực. Trời với hình tượng ta thấy hàng ngày chung quy cũng là một thể đối kháng với Đất và nó được sinh ra bởi Thái Cực. Vậy cóc là anh em với Thái Cực nên con nó mang hình tượng của Thái Cực. Thật ra, người xưa không đến mức ngờ nghệch cho rằng chính cóc là Thái Cực hay có bà con với Thái Cực (Thái Cực chỉ có một làm sao mà có anh em), nhưng họ nghĩ nó chính là bản sao của Thái Cực. Hay họ không biết Thái Cực là cái gì nhưng phiên bản của nó trên Trái đất này chính là con Cóc. Chính vì thế khi qua quan sát tự nhiên tổ tiên ta xây dựng nên hai bản thể vũ trụ là nọc và nòng.
Tại sao là Cóc? Theo tôi có ba nguyên nhân chính:
a.       Quan sát tự nhiên: Khi trời chuẩn bị sắp mưa, những con cóc nhảy ra và nghiến răng kèn kẹt. Điều này cũng có thể quan sát ngay bây giờ chớ không phải chỉ lúc đó mới có. Người nhà nông, lại ở miền nhiệt đới khi hạn hán chỉ chờ đợi những cơn mưa. Cứ thấy ông Khiết nghiến răng là ông Trời phải đổ mưa. Và theo nguyên tắc thông thường “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, thấy cóc giận dữ bảo trời đổ mưa trong lúc mình cũng đang than Trời trách Đất, người Việt cổ cảm thấy cóc như là vị cứu tinh vĩ đại để dần dần họ suy tôn nó lên thành linh vật.
b.      Quan sát hình tượng: Con cóc với những vân vằn vện của nó làm người ta cảm thấy có muôn hình tinh tú in lên đó hay người ta ngỡ có những chòm sao, ví dụ như Bắc Đẩu được mang trên mình nó. Và thật đúng lý khi họ cho Cóc chính là một linh vật. Tuy nhiên, họ cũng không cần phủ lên Cóc một bức màn huyền bí như kiểu: “Một hôm, vua Thần Nông [24] nhìn thấy Thần Cóc có những đốm và vạch nên...”. Họ không cần vì Cóc là sinh vật có thật, còn cái tiền đề khởi thủy nên Kinh Dịch (hay Diệc) cũng chính là sự phát hiện hình tượng rất giản đơn từ Cóc. Tiền đề nòng và nọc chính là con của Cóc. Cóc có thật và nòng nọc cũng có thật, không việc gì phải huyền bí nó.
c.       Quan sát sinh lý: Đã có rất nhiều vật dụng đồ đồng cổ của tổ tiên ta có đúc cảnh giao hoan giữa đôi nam nữ. Bạn  đọc có thể tham khảo bài viết TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA - LỊCH SỬ.” của Đỗ Lai Thúy để biết thêm về các tập tục thờ sinh thực của tổ tiên. Người xưa đã cho việc này là sự hài hòa của Trời đất, hợp với lẽ Trời nên người xưa hoàn toàn có khả năng hay quan sát cảnh này ở các sinh vật khác. Cóc là giống vật có khả năng giao hợp khá mạnh và lâu. Dưới đây là hình trên thạp đồng chỉ việc giao hoan nam nữ:
Những chứng cứ cho ta thấy cóc là linh vật của tổ tiên ta rất nhiều:
Trống đồng Phú Phường:
Trống đồng Thôn Bùi:
Trống đồng Thôn Mộng:
Hình tượng ông Khiết trong tranh vẽ dân gian:

2.     Nọc và nòng. Hai nguyên tử  sơ khởi xây nên vũ trụ.
Ở đây xin lưu ý nọc và nòng chỉ là hình tượng trừu tượng. Tổ tiên ta lấy hình tượng thực tế để quy ước cho hình tượng trừu tượng. Chớ hoàn toàn không phải hai con nòng và nọc làm nên toàn vũ trụ.
Như phần hai đã viết, khi đưa Cóc lên làm linh vật và cho chúng là anh em với mẹ vũ trụ, bởi vậy, con của Cóc là nòng và nọc phải là phiên bản của hai cái gì đó trừu tượng đối nghịch nhau nhưng không đối kháng, ngược lại là hai thành phần không tách rời để tạo ra Thái Cực-mẹ vũ trụ và vạn vật. Như vậy đây cũng là suy luận logic và trên cơ sở quan sát chớ hoàn toàn không có một màn huyền bí nào cả. Người xưa đã đặt luôn hai cực mâu thuẫn nhau này là nọc và nòng (chúng tôi xin tránh hai từ Âm Dương).
Sách Cương mục Tiền biên của Kim Lý Tường chép rằng: Năm Mậu Thân thứ năm đời Đường Nghiêu, Việt Thường thị sang chầu, dâng con rùa thần. Theo Thông chí của Trịnh Tiều, về đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước , trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Quy lịch (lịch Rùa). Sách Giao Châu ngoại vực ký cho rằng, các Lạc Tướng thời Hùng Vương đã có ấn tua xanh. Có nghĩa là chắc chắn có chữ trên ấn đồng. Trong quyển “Nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam”, nhà nghiên cứu hưa có văn tự. Nhưng đã có ấn đồng tua xanh thí ắt phải có văn tự.” [25]. Tuy nhiên, ông Trần Tu Hòa cũng quên lý luận thêm: chính lối thắt nút là ngữ văn của người Việt xưa. Chữ thắt nút chính là chữ nòng nọc kết hợp với những chiêm nghiệm các chùm sao quan trọng, sau đấy, theo tôi có hai quá trình ngược nhau: đó là quá trình tách từ cụm sao ra các cụm riêng lẻ và biểu thị cho những chữ tiếp theo, quá trình ngược lại là tổ hợp các cụm sao sẽ được biểu diễn cho tính chất trung dung (hay tính chất tổng) của các thành tố lập nên tổ hợp. Trên mình ông Khiết có 7 u nhô lên (sao Bắc Đẩu) và chữ đó theo tôi đưTrung Quốc Trần Tu Hòa có viết: “Chính sự thời Lạc Vương còn theo lối thắt nút (khoa đẩu, hay nòng nọc), như vậy vẫn còn cợc ký hiệu cho Càn hay là Trời. Vậy khoa đẩu văn chính là tổ hợp các cụm chẵn lẻ của các nút và đặc biệt hai ký tự đầu tiên nhất là nọc và nòng.
Chúng ta có thể tìm thấy vô vàn những chứng cứ nòng và nọc được thể hiện trong các di vật cổ:
Bồ nông cái và bồ nông đực:
Chim Trĩ hay Phượng Hoàng(có thể là Diệc) trong trống Ngọc Lũ:
Người thể nọc và thể nòng trong trống Miếu Môn:
Qua phần 1 và phần 2, ta thấy logic hình thành nên hai bản thể của vũ trụ hoàn toàn không mang bức màn huyền bí: Quan sát thấy cóc nghiến răng kèn kẹt là Trời đổ mưa, nên cóc là đại diện của Mẹ vũ trụ (Thái Cực) dưới trái đất và con của Cóc-nòng và nọc là hai bản thể mâu thuẫn nhưng không đối kháng, có thể nói hai bản thể ngược chiều nhau nhưng cùng tạo nên Thái Cực.

3.     Lẻ là nọc và chẵn là nòng. Và số Không.
Thật ra cũng không có gì khó hiểu cả. Người xưa đã cho rằng bản thể của những gì tồn tại trên Trái Đất này phải có tính hoặc nọc hay nòng. Những con số cũng không ngoại lệ. Có logic nào phân các số ra thành nọc và nòng không. Logic rất đơn giản: cắt chúng ra thành các phần nhỏ theo từng hai vòng tròn một (nòng), đến lúc không thể chia được nữa thì hình cuối cùng nhận được sẽ là bản thể của số. Nếu nhận được một vòng tròn thì số đó thuộc nọc. Nếu hai số đó thuộc nòng. Đây chính là phương pháp đơn giản nhất hay nói đúng hơn đó là phương pháp tiếp cận bậc 1 chưa qua bắc cầu nào. Còn trong truyền thuyết long mã thì sao? Tại sao từ các vòng tròn mà ra thành vạch rời vạch đứt? Muốn đạt được suy luận đến đây thì phải qua tiếp cận bậc hai: có nghĩa biến vòng tròn thành đọan thẳng và biến cụm hai vòng tròn bằng hai đoạn thẳng còn vạch nối ở giữa bỏ đi. Vậy tiếp cận nào gần Hà đồ hơn?
Số trong di vật cổ chúng ta cũng rất nhiều:
5 và 7:
4, 6, 7, 8:
8, 9 trong trống đồng Làng Vạc:
15, 18 trong trống đồng Hữu Chung 3:
Nói chung tất cả các con số đều được rải rác biểu thị trên mặt trống đồng. Chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu từng ý nghĩa của các con số nên xin không đề cập. Mặc dù biết rằng tất cả các hình vẽ đó có những ý nghĩa nhất định, nhưng nếu không biết vị trí phân bố của chúng như thế nào thì không thể biết người ta vẽ nên chúng để diễn tả cái gì.
Có thể nói, trên trống đồng đã khắc họa số không. Nhận biết số không cũng rất đơn giản; tức là ngay tại một vùng nào đó cũng cùng hình tượng như thế mà lúc nó được vẽ hai, ba hoặc một vòng tròn, có lúc không vẽ gì cả. Vậy, ít ra ta suy luận vùng đó có thể biểu tượng một thành phần nào đó của Dịch và không vẽ nhưng nó cũng có tính nòng nọc. Vậy không là nòng hay nọc?. Là nòng! Vì sao? Vì rằng bằng logic chia như vậy, ta sẽ thấy khi chẵn thì phần cuối cùng là con nòng nhưng lại gạt tiếp con nòng đó qua một bên, ta lại tiếp tục nhận Không (Không còn gì để chia 2 vòng tròn một). Như vậy, thể không thuộc chẵn hay thuộc nòng. Có thể nói, cha ông ta đã phát minh ra số không qua việc nghiên cứu Kinh Dịch(hay Diệc). Chứng tích của không rất nhiều:
Trong hình Miếu Môn trên ta thấy trong mỗi cụm người có ba thành phần chứa số rõ ràng: Phần 1 ở trên là phần chim. Phần hai là phần người cộng hoa văn, phần ba là phần vũ khí. Ta thấy, có một sự phân bố khác biệt rõ ràng giữa các cụm người. Như vậy, cụm người không có chim cũng phải diễn tả một thể nào đó để toát lên tính cân bằng ba phần trong một cụm. Cụm người cũng vậy. Chứng tỏ, ở những chỗ đó người xưa ký hiệu số không thuộc nòng.
Hoặc như những hình vẽ người dưới đây trên Trống Ngọc Lũ:
Hình vẽ trên trống đồng Ngọc Lũ phần tang trống cũng chỉ cho ta thấy số Không:
Hoặc như hai hình dưới đây được khắc trong trống Hoàng Hạ:
Như vậy, ta có thể thấy các số xuất hiện trong các trống đồng một cách thường xuyên và lại luôn luôn có sự hiện diện của nòng và nọc trong đó. Điều này, ít ra cũng chứng minh một điều tất cả các con số phải có dính dáng đến nòng với nọc. Khi rút ra được điều đó việc chúng ta phải giải mã chẵn thuộc gì, lẻ thuộc gì? Theo logic chia số ra từng cặp một, để phân biệt nòng nọc ta có thể giải mã chẵn thuộc nòng và lẻ thuộc nọc.

4.     Sự kết hợp hai hay ba lần của các thể tạo nên tổ hợp Tứ Tượng, Bát Quái.
Khi gọi tên được hai bản thể của vũ trụ là nọc và nòng, đồng thời cũng đã phân tính nòng nọc của các con số, người xưa đơn giản thử kết hợp chúng với nhau tạo thành các thành tố có hai bản thể. Do tính nòng nọc không chỉ dừng lại ở nọcvà nòng  nguyên thủy mà còn vô số các con số chẵn lẻ khác nhau, nên sự tạo ra các tổ hợp cũng vô cùng phong phú và tùy vào sở thích của các nghệ nhân làm ra chúng. Có hai đồ hình khác nhau khá thú vị chứng tỏ sự kết hợp các thể hai lần và ba lần. Tuy nhiên chúng tôi xin khẳng định có rất nhiều kiểu kết hợp, nhưng hai đồ hình kết hợp này lại giống nhau đến không ngờ:
Trong trống đồng Ngọc Lũ có những họa đồ sau (đây chỉ là số hình chúng tôi có thể sưu tầm được):
Ta có thể ghi nhận vài điểm như sau:
a.       Các số có từ 0 cho đến 4.
b.      Mỗi người có hai cụm: cụm bản thân người và lông chim trang trí và cụm vũ khí.
c.       Mặt người quay từ trái sang phải.
Xây dựng lại Tứ Tượng từ các điểm này: Mặt người tiến từ trái sang phải nên thể nằm dưới là cụm người, thể trên là cụm vũ khí. Chẵn thay bằng nòng và lẻ thay bằng nọc. Từ cách này chúng ta nhận được tất cả tổ hợp chồng hai lần có thể nhận được.
Nếu như, chúng ta dựa vào lý luận sau:
a.       Chia các người thành ba cụm: cụm 1: người, cụm 2: lông chim trang trí cho người, cụm 3: vũ khí.
b.      Sắp xếp theo thứ tự vạch thể của lông chim trước, sau đó đến người, và tiếp đến là vũ khí từ dưới lên.
, ta sẽ nhận được hầu hết các quái trong bát quái (trừ quái Càn).
Thế nhưng, lý luận sau đây có vẻ hấp dẫn nhất và gọn gàng nhất. Mỗi người là một số. Như vậy ta có thể thấy, bốn cặp người đầu tiên thể hiện đúng chính xác Tứ Tượng. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải ta có các cặp số sau: 1-6, 1-1, 4-1, 4-2. Ghi lại bằng ngôn ngữ nòng nọc, ta được: nọc-nòng, nọc-nọc, nòng-nọc, nòng-nòng.
So sánh giữa hai cách này chúng tôi thiên về cách lý luận thứ ba. Nhưng lý luận hai cũng không phải không đẹp. Lý luận hai cho ta những trùng quái, các quẻ để dự đoán tương lai. Thật ra, khi chúng ta chưa biết các họa đồ trên được phân bố thế nào trên tang trống chúng ta không thể nào luận được nó biễu diễn cho cái gì. Đôi khi, tổ tiên ta cũng cùng một họa đồ đó, nhưng lại lồng cả ba logic tính để diễn tả một thông điệp nào đó tùy vào cách sắp xếp của từng họa đồ. Chúng tôi cũng đã chứng kiến và giải mã những họa đồ chứa đựng một lúc nhiều tư tưởng Dịch khác nhau của người xưa. Nếu như bốn họa đồ trên được vẽ đối xứng nhau và theo thứ tự của Tứ Tượng như sau: nọc-nọc, nọc-nòng, nòng nòng, nòng-nọc ngược chiều kim đồng hồ thì chúng ta có cơ sở để cho đó chính để biểu diễn cho Tứ Tượng. Ngoài ra, tang trống được vẽ bằng các họa đồ giống nhau về chi tiết vẽ, nhưng khác nhau về tầng vẽ và hoa văn bên ngoài cũng cho ta cơ sở lý luận theo từng logic tính miễn làm sao hợp (hoàn toàn) với tổng quan triết lý. Theo ông Kim Định trong quyển “Gốc rễ triết Việt”:
Người có cánh đại diện cho Mẹ Tiên biểu diễn trên mặt trống. Còn số vòng ngoài đại diện cho Rồng Cha thì vận hành ở tang trống. Cả hai hợp nhau để nói lên nền Minh Triết uyên nguyên vì hội nhập được cả đất trời. Trời nét dọc là tang trống, nét ngang là mặt trống: cả hai làm nên một thực thể quen thuộc được gọi là nhạc khí vũ trụ, hay vũ trụ hòa âm để tấu lên bài ca du dương diễm phúc. Vũ trụ nói lên kích thước bao la là trời với đất, cả hai hòa hợp để diễn tả cuộc hòa âm của mình cùng với con người. Cuộc hòa âm này chiếu giải lên toàn thân trống tả lại một xã hội hạnh phúc tưng bừng đang ca vũ múa nhảy như động trời khói đất trong một party lớn lao bao gồm cả trời (mặt trời) cả đất (thuyền rồng và các con vật) cả Người ở giữa mà linh lực được giồn vào 14 cây sào cương cứng làm toàn bằng linh lực tinh tuyền, không còn gì là tay, chân, mình mẩy nữa. Ðó là cực độ hạnh phúc gọi là diễm phúc.

Như vậy, chúng ta còn dựa trên quy luật của hính vẽ tang trống và mặt trống nữa. Theo chúng tôi, lý luận tang trống thuộc trời hay thuộc về Tiên Thiên và mặt trống thuộc về Đất hay thuộc về Hậu Thiên cũng đáng chú ý. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều, mặt trống là linh hồn của trống nên nó cũng có thể chuyển tải thông tin của cả Tiên Thiên và Hậu Thiên.
Với vẻ đẹp huyền bí của các họa đồ trên, trong trống Miếu Môn lại bước thêm bước mới: đó là thêm một lớp biễu diễn nữa-các con chim. Điều này, với suy luận logic tổng quát có thể dẫn chúng ta đến kết luận: ở trống đống Ngọc Lũ mỗi người có hai lớp và trống đồng Miếu Môn có ba lớp. Thế nhưng, cũng đừng quên chúng ta đã có các trống đồng vào các niên đại khác nhau và do các nghệ nhân khác nhau vẽ đồng thời mã hóa một thông điệp nào đó. Vậy khung cảnh, hoa văn có thể giống nhau nhưng tư tưởng mã hóa lại khác nhau. Điều đó còn chứng tỏ, người Việt cổ đã hiểu Kinh Dịch(Diệc) đến tường tận, có thể nói đến chân răng kẽ tóc nên các nghệ nhân tha hồ phóng tác để mã hóa và với bất kỳ đồ hình nào họ cũng có thể liếc qua là hiểu được đồ hình đó chuyển tải thông điệp gì.
Trong đồ hình, chúng tôi xây dựng các quái theo quy luật người-dưới, vũ khí-giữa và chim-trên, các trùng quái là lấy quái sau chồng lên quái trước. Tuy nhiên, quy luật dựng quái có thể ngược lại cho ra các quái xoay ngược 180 độ so với kết quả trên. Ví dụ nòngnọcnọc thành nọcnọcnòng.
Ở đây vì chúng tôi không có điều kiện soi xét kỹ từng trống một, nên cũng không có ý rút ra một kết quả triết học nào đó. Chúng tôi chỉ muốn chứng minh hai điều sau đây:
a.       Các con số đã được nòng nọc hóa và chúng được dùng tùy hứng (ở nghĩa số lượng chứ không có nghĩa có thể đổi ngôi chẵn lẻ) để biểu thị nòng hay nọc trong các tượng hình hai lớp và ba lớp.
b.      Dù luận theo góc độ nào, chúng ta cũng thấy người Việt cổ đã biết thử kết hợp các thể nòng nọc để đưa ra các tượng hai, ba lớp khác nhau. Điều đó tất yếu dẫn đến họ đã biết Tứ Tượng, Bát Quái và Trùng quái.

5.     Chiều chuẩn của sự vận động.
Vạn vật đều chuyển động. Thật ra cũng không cần phải thông thái lắm mới hiểu điều đó. Các triết gia Hy lạp thời cổ đại đã có nhiều ghi nhận và chiêm nghiệm về sự vận động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì tinh tú khác. Thiên Chúa giáo một thời vin vào thuyết của Aristotle [26] cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trũ nên đã bắt các thần dân của mình tin là Trái Đất đứng yên. Quả là oan khiên cho triết gia vĩ đại Aristotle. Ông gọi Trái đất là trung tâm u tối của vũ trụ. Còn một trung tâm hoàn hảo nữa của vũ trụ. Nó hoàn toàn tinh khiết chuyển động mạnh. Sự hình thành thuyết hai trung tâm vũ trụ đã chứng tỏ Aristotle đã vô hình chung cho rằng vạn vật đều chuyển động tương đối với nhau.
Người Việt Nam xưa cũng có những chiêm nghiệm chiêm tinh quý báu. Đầu tiên, họ quan sát sự chuyển động Mặt Trời, Mặt trăng và cuối cùng là sự vận động các vì sao. Do Mặt trời chuyển động tương đối với Trái đất từ Đông sang Tây và do nhận thấy Bắc Đẩu (Sao Bắc Đẩu là chòm sao được người Việt cổ vẽ trên hình ông Khiết cũng như vẽ trên trống đồng) luôn luôn nằm phương Bắc nên người ta cảm nhận Mặt Trời chuyển đồng theo chiều được mô tả như chiều bay các con chim Phượng Hoàng(có thể đấy là một dạng chim Diệc) trong trống đồng. Học giả M. Colani căn cứ vào hướng các vành hoa văn người, chim, hươu... ngược chiều kim đồng hồ trên trống đồng mà cho rằng người Đông Sơn đã nắm được thiên văn học, nắm được quy luật tuần hoàn vĩ đại nhất trong vũ trụ: quy luật trái đất quay quanh mặt trời! Tức là người Việt cổ đã biết điều này trước Nicolaus Copernicus [27] hàng mấy nghìn năm (ít ra là 2000 năm dựa trên niên kỷ của trống đồng).
Trống đồng Hoàng Hạ cũng như các trống đồng khác chỉ chiều vận động:
Vậy chiều quay được chiêm nghiệm từ thực tế chứ không phải là truyền thuyết gì cả. Hay nói đúng hơn một phần nhỏ của Kinh Dịch là chiều quay chuẩn được suy luận một cách logic và hợp tự nhiên.


6.     Tứ Tượng. Đồ hình 3-3----4-4. Mã hóa Tiên Thiên.
Phần 4 chúng tôi đã giới thiệu những cách mà người xưa dùng để diễn tả Tứ Tượng. Tuy nhiên, vì thiếu các vị trí đối xứng của các họa đồ nên chúng tôi không thể cho người xưa vẽ đúng vòng quay của Tứ Tượng như bây giờ không. Chúng ta ít nhất qua đó nhận được một hệ luận “người Việt cổ có sáng tạo nên Tứ Tượng bằng nhiều cách khác nhau.”. Vậy chúng ta còn phải chứng minh, người Việt cổ đã biết sắp xếp Tứ Tượng như bây giờ. Không những trên các trống đồng người ta biết diễn tả Tứ Tượng một cách chính xác bằng một công thức nhất quán từ đời này qua đời khác, mà còn dùng nó để mã hóa Tiên Thiên Bát Quái. Đó là đồ hình 3-3----4-4. Chúng tôi muốn viết về đồ hình mã hóa này sau cùng cùng với Hà Đồ, nhưng xét thấy mức độ phức tạp của nó chỉ bằng mức độ dựng nên Tứ Tượng, Tiên Thiên nên chúng tôi trình bày ở đây để theo đúng mạch phức tạp của Kinh Dịch. Chúng tôi muốn theo đúng quy trình mà người xưa xây dựng nên Kinh Dịch (hay Diệc).
Có các trống đồng biểu diễn sự đối nhau của 6 và 7 như sau:
Ngọc Lũ:
Sông Đà:
Tuy nhiên ở nhiều nơi khác lại có sư đối nhau 6-8 hay 3-3----4-4. Cũng trong Ngọc Lũ, vòng khác phía 6 người có 8 con chim giống nhau và phía 7 lại có 6 chim giống như thế.  Liệu có phải vô tình mà những cư dân đã biết khắc những hình đẹp có tính đối xứng cao như Trống Phú Phường và Phương Từ dưới đây, lại ngờ nghệch làm mất cân xứng đến thế.
Trống đồng Phú Phường 2:
  
Trống đồng Phương Từ:
Trên trống đồng Khai Hóa:
Hay ngay trong trống đồng Khai Hóa thì quả không thể chịu nỗi tính vô nguyên tắc của các cư dân Việt cổ này. Lạ thật, mỗi bên cũng có 8 anh chàng cầm cung. Nhưng chỉ có một bên , mỗi phần có một anh chàng trang phục hoa văn khác lạ so với các anh chàng khác. Ngẫu nhiên chăng? Hay người xưa muốn đưa một thông điệp gì vào đó. Cũng trong Sông Đà ta cũng nhận được hiện tượng chia 3-3---4-4. Hai bên hai cái đình là nhóm người hoàn toàn giống nhau và chia ra theo cách 3-3---4-4.
Trống đồng Sông Đà:
Rồi Lũng Cú cũng vậy:
Đặc biệt trống đồng Đặc Giáo tuy đơn giản nhưng hàm chứa những ý nghĩa Dịch lớn lao:
Trống Khai Hóa và trống Đặc Giáo mang tính đối xứng khá cao cho nhóm người và nhóm vòng tròn. Tuy nhiên, tại sao người xưa có thể sai lầm đến mức khoác một trang sức khác lạ cho hai anh chàng kia (trống Khai Hoá)?. Hoặc tại sao ông ta không khoác trang phục lạ đó cho cả 4 cụm người đối xứng (cả hai phía bốn bên)? Còn như trống Đặc Giáo lẽ nào, người nghệ nhân lại quên không vẽ thêm một vòng tròn vào hai cụm 11 vòng tròn?. Mà quên thì tại sao có thể quên một lúc hai chỗ liền? Những câu hỏi đó đòi hỏi có câu trả lời. Liệu có ai trong chúng ta khi xem xét kỹ những đường nét hoa văn đẹp của trống đồng lại cho là người nghệ nhân đã nhầm, đã làm sai một cách ngẫu nhiên? Nếu không ai cho chuyện đó ngẫu nhiên thì chứng tỏ đồ hình 3-3---4-4 chính là để dùng mã hóa cái gì đó. Không những là chuyện mã hóa tầm thường mà tôi cảm thấy, nó hình như mang tính quy luật. Cái quy luật mà nghệ nhân Việt từ đời này qua đời khác phải nắm lấy. Người xưa có thể phóng tác nên Nòng và Nọc hay tứ tượng bằng các kiểu vẽ khác nhau nhưng đồ hình 3-3---4-4 được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, làm ta có cảm giác như nó đã khắc sâu vào tâm khảm cư dân Việt. Nếu như thế, thì nó được dùng để mã hóa một đồ hình tối quan trọng. Đồ hình gì? Xin mời quí vị cùng chúng tôi đi từng bước một.
Đơn giản và rõ ràng nhất ta lấy trống đồng Đặc Giáo để giải mã. Tại sao chúng tôi lấy trống đồng Đặc Giáo ra để giải thích vì còn một vài lý do nữa. Đây chính là đồ hình số hoá tuyệt đối Kinh Dịch. Tất cả những vòng tròn khác nhau của nó, chúng tôi xin được phép đề cập sau. Xin nói là nghệ nhân đã làm chính xác đến nỗi không thể có một chi tiết hay một vòng tròn nào thừa cả. Thế nhưng, trước tiên ta hãy xét những cái không đối xứng trước đã. Đập vào mắt chúng ta trước tiên các nhóm nào khác nhất. Dĩ nhiên, nhóm 3-3---4-4. Còn các nhóm còn lại như chim, cụm 11, và vòng tròn trước mỏ chim có tính đối xứng, không lập dị. Ta tách chúng ra chỉ để lại những vòng tròn khác biệt. Theo nguyên tắc chẵn-nòng và lẻ-nọc ta vẽ gần các cụm vòng tròn các nọc và nòng. Ta thấy có hai nọc và hai nòng chia vòng tròn làm bốn phần và cũng rất logic khi cho rằng ở giữa là Tứ Tượng mang tính chất của hai đầu. Dựa theo chiều chuẩn, đầu nào trước sẽ được ghi dưới đầu nào sau được ghi trên. Ta được:
Vậy đồ hình nhận được là gì? Chính là đồ hình Tứ Tượng ta thường thấy:
Một câu hỏi vô cùng lý thú là: tại sao không phải là 1-1---2-2? Thiết nghĩ có ba lý do vô cùng chính đáng. Thứ nhất: Quan trọng nhất và chứng tỏ người xưa luôn luôn chú trọng đến sự đối xứng qua tâm. Tổng lượng của các quái đối xứng qua tâm phải bằng 7=3+4. Tức nguyên tắc F1,8 (nguyên tắc tổng số các quái đối diện phải bằng 7) phải luôn hiện diện. Số 3 và 4 nhắc cho người xem trống lại cách lấy đối xứng. Chính vì cặp số này mà chúng tôi cho rằng công thức 3-3---4-4 là công thức tuyệt vời để biểu thị cho Tứ Tượng và Tiên Thiên. Thứ hai: 1 và 2 trong hệ thống Kinh Dịch đã được chỉ thị cho cặp đối xứng khác rất quan trọng. Ngoài ra 3 và 4 cũng là cặp đối xứng quan trọng trong các đồ hình Dịch. Thứ ba: dùng 3 và 4 đã ngụ ý cho người khác thấy tính chất lượng số của nó. Người xưa xây dựng nền tảng Kinh Dịch hoàn toàn dựa trên các phép số học đơn giản, chính vì thế theo chúng tôi họ đã biết Cặp Nọc có lượng số bằng 3 còn Cặp Nòng có lượng số=0=4(mod 4, vì chỉ có bốn tượng mà thôi). Họ không thể dùng 0 để vẽ lên trên trống đồng được vì như thế số không không có ký hiệu, họ biểu thị số không bằng cách không vẽ vòng tròn vào đồ hình. Như vậy, nếu không vẽ vòng tròn thì chỉ có mỗi cặp 3-3 và lúc đó đồ hình không có ý nghĩa. Bởi thế, họ đếm từ Nòng-Nọc=1 đến Nọc-Nọc=3, sau đó tiếp đến 4 là Nòng-Nòng. Có nghĩa đồ hình này dùng 3-3---4-4 đã toát lên ý nghĩa Tứ Tượng. Có thể gọi nó là đồ hình Cặp NọcCặpNòng.
Từ đây chúng ta có thể kết luận, công thức 3-3----4-4 dùng để biểu thị Tứ Tượng. Và phần dưới chúng tôi có thể cho thấy công thức này còn để biểu thị Tiên Thiên Bát Quái. Thế nhưng ta lại thấy, trên trống đồng công thức này lại được vẽ xen kẽ vào các chi tiết của Hậu Thiên Bát Quái. Vì sao? Vì rằng, người xưa muốn nói quy luật Tiên Thiên vẫn chi phối Hậu Thiên. Và quy luật đó còn biểu thị qua con số của Trời-đại diện của Thái Cực trong vũ trụ này (chú ý Cóc đại diện Thái cực ở trên Trái Đất) 3+4=7. Chưa chắc vẽ Tiên Thiên Bát quái lẫn với Hậu Thiên Bát quái có thể làm tỏ rõ quy luật của 7-Càn này. Bởi vì lúc đó người ta nhận ra hai đồ hình khác nhau, chớ có thể không liên tưởng đến số của các quái. Vẽ công thức 3-3----4-4 lẫn với các chi tiết Hậu Thiên là phương pháp hữu hiệu nhất để ám chỉ có một quy luật Thái Cực chung cho cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên. Đó là quy luật của F1,8 hay quy luật 7-Càn.
Ngoài ra nếu công thức 3-3---4-4 được viết liền nhau theo cách 6-8 (8 tượng trưng cho 8 quái Tiên Thiên, 6 tượng trưng cho 6 trùng quái Hậu thiên) thì công thức này còn chỉ ra sự chuyển động theo chiều phản phục của vũ trụ. Tiên Thiên thành Hậu Thiên và Hậu Thiên chắc chắn sẽ quay về lại Tiên Thiên. Cách 6-8 này cũng ghi một dấu ấn sâu sắc trong văn hoá Việt Nam. Không có một quốc gia trên thế giới này có thể thơ lục bát. Chỉ ở Việt Nam.
Công thức 3-3---4-4 đã chứng minh triệt để logic luận a và c chúng tôi vừa nêu ra.

7.     Tiên Thiên Bát Quái.
Thật ra, từ đồ hình Tứ Tượng, người ta dễ dàng xây dựng nên Tiên Thiên Bát Quái. Những chứng cớ người xưa biết được cách xây dựng này là:
b.      Người xưa qua việc xây dựng Tứ Tượng đã biết số của Tứ Tượng (số thật theo nghĩa nọc=1, nòng=0. Chứ không phải số do người Trung Hoa đánh trong Tiên Thiên Bát Quái.)
Vì thế việc xây dựng Tiên Thiên chẳng qua là thêm bốn số có Nọc ở dưới cùng vào phần Nọc(Đã được phân định ra bởi Tứ Tượng) theo thứ tự và cũng như thế cho phần Nòng. Đó chính là cách tốt nhất. Nhưng việc xây dựng Bát Quái Tiên Thiên qua đồ hình 3-3---4-4 cũng dễ dàng. Vì Bát Quái có 8 quái nên trong đồ hình tứ tượng được xây dựng từ công thức 3-3---4-4, có hai nhóm quái riêng biệt. Nhóm nhất là nhóm đã có Tứ Tượng làm cốt lõi. Nhóm hai chưa có cốt lõi và nó phải được xây dựng từ nghi và tượng hai bên nó.
Bước 1: Xây các quái đã có Tượng. Vì đã có Tứ Tượng đó là hai lớp. Biến chúng bằng 3 lớp bằng cách: lấy thể một lớp cạnh nó (sau chiều bay của chim. Hiển nhiên, sau thì mới bay tới được. Chớ trước thì đã bay mất rồi) chồng lên nó.
Bước 2: Xây các quái chưa có Tượng làm cốt lõi. Cũng theo nguyên tắc xây Tứ Tượng, để xây mới bát quái thì lấy Tượng hoặc Nghi phía trước chồng lên Nghi hoặc Tượng ở sau. Có nghĩa các quái được xây dựng có tính nòng nọc của bản thể tượng hoặc nghi ở hai đầu. Thật ra đây chỉ là cách lý giải theo chiều chuẩn, nhưng nếu ta tách bạch từng nghi ra thì, cách lý giải này phải đúng triệt để với tính số của quái. Và nhìn vào đồ hình giải thích dưới, chúng ta có thể thấy, cách giải thích này đúng hoàn toàn với logic số: Càn=7, Đoài=6, Ly=5….đúng cách nhau một khoảng bằng nhau và quy luật kết hợp Nghi và Tượng mang tính thống nhất.
Qua hai bước trên, ta nhận được đồ hình Tiên Thiên như sau:
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành giải mã công thức 3-3---4-4 thành Tứ Tượng và Tiên Thiên. Như chúng tôi đã xét về logic suy luận, chúng ta thấy người Việt cổ biết dựng Tứ Tượng, Bát Quái còn thứ tự Tứ Tượng và Tiên Thiên thì họ đã mã hóa qua công thức 3-3---4-4. Vậy, tuy chúng ta không có đồ hình Tiên Thiên hoàn chỉnh(chỉ trên những mẫu trống đồng mà chúng tôi có), nhưng chúng ta có tiền đề và hệ quả của nó, suy ra người Việt cổ đã biết và diễn tả được hoàn chỉnh Tiên Thiên.
Thật ra Tứ Tượng và Bát Quái được ông cha ta khắc họa trên các đồ hình khác nhau. Vì không có nguyên mẫu của trống đồng Ngọc Lũ nên chúng tôi không dám chắc, nhưng như đã phân tích ở phần 4, chúng tôi nghĩ trên tang trống Ngọc Lũ có vẽ những đồ hình Tứ Tượng theo đúng thứ tự của nó. Dưới đây là một số đồ hình đối xứng cho phép ta nghĩ đến Tiên Thiên và Tứ Tượng. Vì sao người Việt cổ khắc họa Tiên Thiên sơ sài thế bởi vì nó dễ, hầu như 2+2=4 nên ai ai cũng biết. Chính vì thế mà người ta chỉ khắc họa những hoa văn đẹp đối xứng để ám chỉ nó mà thôi.
Trống đồng Sông Đà 2:
Trống đồng Yên Tập:
Trống Pac Tà:
Ngoài ra còn nhiều trống khác như Đông Sơn 4, Định công....

8.     Chữ S và chiều quay hai Nghi Nòng-Nọc.
Chuyện xây dựng chữ S cũng hoàn toàn tự nhiên. Khi vẽ được Tiên Thiên rồi thì người xưa đơn giản theo số mà tính. Nối các quái có số từ lớn xuống nhỏ xem sao. Nối xong, ta nhận ngay chữ S. Đâu việc gì phải chua thêm số 1,2,3,4,5,6,7,8 như Kinh Dịch Trung Hoa bây giờ. Về nguyên tắc không sai, nhưng điều này lại là một chứng cớ người Trung Hoa không quan tâm đến số của quái mà quan tâm đến độ số và vì thế họ có những sai lầm chết người khi xây dựng Hậu Thiên Bát Quái.
Đó là chữ S ta suy luận theo logic. Liệu người xưa có vẽ chúng bao giờ chưa? Khi phân Tiên Thiên bằng chữ S, người xưa thấy Mẹ của vũ trụ là hai nghi đối đầu nhau, ôm xoắn vào nhau tạo ra thế cân bằng, hài hòa và uyển chuyển vô cùng. Mà nói đến chuyện hai cực xoắn vào nhau thì họ nghĩ đến gì trước. Đến những cái cần phải nghĩ đầu tiên chứ sao! Chẳng phải câu "Gần thì lấy thân minh.." của Khổng Tử, các Dịch gia đã coi như khẩu quyết thánh thần sao? Người Việt (Diệc) cộ̉ cũng không ít lần khắc họa lên nó.
Nắp thạp Đào Thịnh:
Hay rõ ràng hơn là ở các cổ vật này:
Hay hình cá trên bình đồng Bái Thượng:
Có thể quý độc giả cho rằng quá gượng ép khi lấy các hình các cặp người, cặp cá ra để vẽ nên hình S của Kinh Dịch. Các cặp đó thì có gì hay ho. Bất cứ dân tộc nào trên thế giới đều để lại những cổ vật như thế. Thì có gì mà dính dáng đến Dịch?!. Vâng, đúng thế! Chúng tôi đưa ra chúng với dụng ý chứng tỏ, dân tộc Việt đã rất chú trọng đến tính hài hòa, tính giao hưởng và cân bằng của thiên nhiên. Đó là quy luật của Trời Đất, của vũ trụ hay của Đạo, Thái Cực.
Dưới đây là chữ S dính dáng đến Kinh Dịch(Diệc). Đây là chữ S của Hậu Thiên. Nhưng vì Hậu Thiên tuy có khác Tiên Thiên nhưng vận hành chúng phải tuân theo quy luật của Mẹ vũ trụ, của Tiên Thiên. Nên chữ S của Hậu Thiên cũng là của Tiên Thiên.
Trống đồng Đông Sơn 1:
Tại sao lại chỉ có 3 người dắt tay đi? Có một lý do: triết lý đó là sự đối xứng của các đỉnh điểm đối đầu. Ví dụ, Tiên Thiên bát quái Càn bắt đầu cho nghi Nọc thì, Tốn gần Càn bắt đầu cho nghi Nòng. Hay trong trường hợp cá thì Đuôi bắt đầu ở cá tả thì đuôi cũng phải bắt đầu ở cá hữu. Chính vì thế, hai người quay vào nhau tạo thế cân bằng. Có thể vẽ theo chiều này hay chiều khác nhưng cũng nhận được chữ S như nhau. Ngoài ra còn có ý đồ mã hóa Hậu Thiên nữa, chúng tôi sẽ trình bày sau.
Chữ S còn được biểu diễn trên trống đồng Phú Xuyên. Một lần nữa cũng diễn tả về Hậu Thiên (nhưng chữ S thì giống nhau). Ở đây, chỉ phân tích vấn đề Tiên Thiên, nên chúng tôi xin mời các bạn qua chương 7 phần Hậu Thiên để giải thích thêm vì sao nghệ nhân lại khắc hoạ một cách ngộ nghĩnh như vậy (lưu ý, đúc trống đồng không phải là đơn giản). Tất cả những ngộ nghĩnh như ta nhìn thấy ở trống đồng Phú Xuyên đều mang một ý nghĩa quan trọng.
Từ đây, ta thấy khi dựng nên Tiên Thiên người Việt ta ngộ ra chữ S-chính là sự hài hòa, sự giao thoa. Đó chính là sự rung cảm, quyến luyến, không thể tách rời nhau của hai nghi Nọc, Nòng và tuy là hai nghi đối lập nhau, một chuyển động theo chiều chuẩn, một ngược chiều chuẩn nhưng lại là hai bộ phận không thể chia cắt của bộ máy vận động vũ trụ. Và họ nhờ đó hình dung ra cách vẽ Thái Cực đồ.
Xin lưu ý quý vị, các chữ S về nguyên tắc hai đường ở ngoài phải như trên chúng tôi đã vẽ, nhưng đường cắt trong, chúng tôi vẽ hơi tuỳ tiện. Bởi vì chữ S đúng nhất chính là chữ S của Thái Cực Đồ trong tranh Đông Hồ.

9.     Thái Cực Đồ-Mẹ vũ trụ.
Trong các sách Dịch Trung Hoa hoàn toàn không có đề cập đến vấn đề S, và cũng như các nghi án khác của Kinh Dịch, Thái Cực Đồ cứ như từ trên trời rơi xuống. Nó không được rút ra từ tiền đề nào cả và cũng không hợp với những tiền đề đó.
Chúng tôi từ ban đầu đã cố theo một quy trình nhất định nhằm phục hồi lại quá trình sáng tạo của người xưa. Và bây giờ cũng vậy, chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của tổ tiên xa xưa của chúng ta xem sao. Với một điều kiện các cụ rất rành hệ nhị phân và số học sơ khởi (tức là biết đếm, biết lấy mod). Ta thử đặt điều kiện để xây dựng Thái Cực Đồ:
a.       Thái Cực là mẹ vũ trụ và hai tiền đề đầu tiên Nòng và Nọc là con của Thái Cực.
b.      Hai nghi của Thái Cực được chia bằng một đường chữ S.
c.       Đường chia làm sao đó để ít nhiều thỏa mãn tỷ lệ của các quái. Không có quái nào Toàn Nọc (Dương) hay Toàn Nòng (Âm) để thỏa quy luật trong Nòng có Nọc và trong Nọc có Nòng.
Người Việt cổ từ những điều kiện này đã xây dựng nên Thái Cực Đồ như sau:
Điều kiện a và b thỏa mãn hoàn hảo. Thái Cực mang hình dáng của hai con Nòng Nọc xoắn vào nhau. Còn về lượng thì sao? Ta lại vẽ bốn đường như đã phân tích ở phần nghi án Thái Cực Đồ:
Ở đây có chút lệch lạc: Tốn có vẻ phần Nọc lớn hơn của Chấn. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ nếu vẽ cẩn thận thì cũng nhận được như ý. Đồng thời, chúng tôi cũng khẳng định muốn vẽ được đồ hình có tính cân xứng lượng của các quái thì chúng ta luôn nhận được hình tương tự như trên (như hai con nòng nọc xoắn vào nhau).
Như vậy, người Việt cổ đã cố gắng xây dựng nên đồ hình mang dáng dấp của nòng nọc và thỏa lượng số của các quái.
Đến đây, chúng tôi xin kết thúc phần Tiên Thiên. Nhưng có lẽ quý độc giả chưa nghĩ rằng những lý luận trên làm sao khẳng định Kinh Dịch là của người Âu Lạc được. Vâng đúng thế. Chúng tôi đồng ý là như vậy. Từ các đồ hình trên thì chưa thể bảo Kinh Dịch là của người Âu Lạc. Nhưng khi đặt ra thuyết gì đó, thì người ta kiểm nghiệm chúng (theo logic đặt ra sẵn) và bắt buộc phải tìm bằng chứng để chứng minh cho từng khoảng nhất định. Ở trên chúng tôi đưa ra logic và tìm bằng chứng cho đến thời Tiên Thiên. Và chương 7 sẽ cùng với phần Tiên Thiên này tạo ra một chuỗi bằng chứng rất xác đáng để khẳng định logic luận trên của chúng tôi đúng. Ngoài ra, dưới đây chúng tôi còn dẫn ra cách nào theo toán học để làm được Hậu Thiên Bát Quái (người xưa làm như thế và chúng ta cũng phục hồi nó đúng như thế vì rằng toán học nói 2+2=4 cho tất cả các thời đại, niên đại khác nhau của nhân loại.). Và lạ kỳ thay, tất cả những bằng chứng ở dưới đây lại trùng khớp với những suy luận toán học….



Kinh dịch - Nguồn gốc của nền văn hóa Âu Lạc (Phần 1)
Kinh dịch - Nguồn gốc của nền văn hóa Âu Lạc (Phần 3) 

3 nhận xét:

Phạm Viết Tạo nói...

Rất giá trị, con cháu chúng ta cần tìm để tự hào và khai thác thêm các bí quyết của môn khoa học đặc biệt này. Cảm ơn tác giả đã tâm huyết.

Phạm Viết Tạo nói...

Rất giá trị, con cháu chúng ta cần tìm để tự hào và khai thác thêm các bí quyết của môn khoa học đặc biệt này. Cảm ơn tác giả đã tâm huyết.

Nặc danh nói...

Việc tìm về nguồn cội là việc phải làm. Nhưng quan trọng hơn là phát huy kiến thức đã được cha ông ta truyền lại.