Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Bí mật của Cao Biền - Tập 1: Tấm bản đồ bí ẩn

Câu chuyện của tôi nói về một bí mật do một người Pháp đã phát hiện ra ở núi Côn Sơn, Kiếp Bạc, Hải Dương. Nơi đấy có một đền thờ một danh nhân văn hóa của Việt Nam. Đấy chính là Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng chính là nơi mà Tiết độ sứ của Giao Chỉ thời đấy là tướng Cao Biền đã từng yểm Long Mạch của nước Giao Chỉ, nhưng đã bị thất bại. Đến tận bây giờ những câu chuyện này vẫn nằm trong những bí ẩn lịch sử mà không phải ai cũng biết.

Sự việc được xảy ra vào ngày 15 tháng 6 năm 1992, khi ấy tôi vừa bước qua 15 tuổi. Cái tuổi mà chưa biết sự kiện lịch sử đâu là hư, đâu là ảo. Mọi hiểu biết về lịch sử cũng chỉ được nghe qua những bài học theo kiểu: Cô giáo đọc, học sinh nghe và chép. Hôm đấy vào ngày cuối tuần, lớp tôi có tổ chức đi thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc ở Hải Dương. Vì cuối tuần nên mọi người đều vui vẻ chuẩn bị mọi thứ để lên đường. Hồi đấy ở lớp, tôi có một đứa bạn thân là Phương (bây giờ nó đang làm bên PC46 – CA TP. Hà Nội). Thằng này ngày xưa là nghịch nhất lớp tôi. Nhà nó ở ngay cạnh nhà tôi. Hai đứa chơi với nhau từ nhỏ nên đi đâu cũng đi cùng nhau. Hễ đánh nhau là có nó vào can thiệp.

Trước khi đến Côn Sơn – Kiếp Bạc, những thông tin của tôi về việc này chỉ mơ hồ là có leo núi và đi viếng đền thờ danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Qua những bài học lịch sử Việt Nam, tôi được biết Nguyễn Trãi là một trong những vị danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Nhưng hấp dẫn hơn cả là tôi có thời gian để tán gái với mấy đứa bạn cùng lớp cho vui. Xe bắt đầu chạy từ Hà Nội vào lúc 6h00 sáng. Buổi sáng hôm đấy, tôi ăn sáng thật no, nghĩ bụng là để có sức cho việc leo núi. Nhưng không hiểu tại sao hôm đấy trong người tôi có một cái gì khác lạ thường. Nó lạ lắm, không như ngày thường. Trong người tôi cứ bồn chồn, lo lắng. Nhưng hồi đấy, tôi còn bé, cái tuổi chưa phải lo nghĩ gì nên cứ vô tư không nghĩ nữa. Xe ôtô chạy 3 tiếng đồng hồ từ Hà Nội đến Côn Sơn. Sau khi đến nơi, để mọi tập trung đầy đủ, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi cho mọi người được nghỉ 30 phút để chuẩn bị hành trang leo núi. Cảm giác đầu tiên đập vào mắt tôi là phong cảnh ở Côn Sơn rất đẹp. Ở đây có 2 ngọn núi liền nhau gọi là núi Côn Sơn, núi Kiếp Bạc. Nhìn lên đỉnh núi là hun hút dãy bậc cầu thang lên đến đỉnh Côn Sơn. Phong cảnh quả thật là đẹp

Điều làm tôi vui nhất là ở Côn Sơn có rất nhiều thông. Loại cây mà thân nó thẳng, đẹp, hiếm ở đâu có được. Phong cảnh ở đây thật hữu tình. Chả trách làm sao mà cụ Nguyễn Trãi lại bỏ về đây để nghỉ dưỡng khi từ bỏ chốn quan trường. Cảnh đẹp thật, tôi tự nhủ thế. Sau đó tôi xuống xe và được 30 phút nghỉ ngơi. Đúng 9h30, cả lớp tôi bắt đầu cuộc tham quan dã ngoại đi từ chân núi lên đế đỉnh núi. Tôi là thằng yếu nhất lớp, nên leo núi là mệt. Ấy vậy mà trước hôm đấy, tôi đã hào hứng mua mới một đôi giày thể thao để leo núi. Hồi đó tiết kiệm lắm tôi mới có đủ tiền mua một đôi giầy thể thao như thế. Sau khi chuẩn bị xong đâu đấy, cả lớp tôi bắt đầu đi lên núi. Từng đôi tách ra đi riêng cho vui. Ai hợp cạ ai, người đấy đi với nhau. Tôi đi với thằng Phương vì tôi sợ đi một mình dễ bị bắt nạt. Thằng này nó đầu gấu, nên tôi dễ có phần yên tâm hơn. Leo đến giữa núi, tôi mệt quá nên ngồi nghỉ một lúc. Tại chỗ đấy có một nơi nghỉ rất đẹp. Ở đấy có vài ba quán bán nước trà đá. Mọi người vẫn leo tiếp, tôi không theo được nên ngồi đợi vậy. Tự nhiên, đôi giày tôi mới mua bị tụt mất cái đế. Tôi tiếc rẻ đôi giầy mới mua. Thế là nhân tiện ngồi nghỉ. Kệ cho mọi người tiếp tục đi vậy. Thằng Phương nó thương tình cũng ở lại với tôi.

Tại sao thế nhỉ? Tôi tự hỏi chính mình. Đang hứng leo núi mà đế giày lại bị tuột. Bực thật đấy. Mà sao cái chỗ này có một con đường chạy quanh núi nhỉ? Nó nhỏ rộng khoảng 3m. Tôi lấy làm tò mò bảo Phương:
- Tao và mày đi quanh xem như thế nào đi!
- OK! Tao đi cùng mày vậy. Nó cũng vui vẻ nhận lời.

Tôi và nó đi quanh quanh con đường nhỏ đấy. Bỗng dừng tôi dừng lại ở một nơi, một nơi mà tôi cảm thấy lạ lắm. Tôi thấy một cửa hang đi vào trong núi. Cửa hang đó chỉ đủ một người đi vào. Nếu hai người đi là chật. Nên từng người đi một thì vừa, lối vào thì hun hút, tối đen như mực. Tôi lấy làm lạ hỏi bác bán nước gần đấy:
- Bà ơi, sao lại có cửa hang này hả bác?
Bà lão trả lời:
- Uh! Cái hang này có từ thời bà còn nhỏ. Nghe mọi người kể lại là của mấy ông Trung Quốc xây cho mình những năm 60-70 để chứa bom đạn trong chiến tranh chống Mỹ. Khi hòa bình rồi thì chả còn ai quan tâm đến cái hang đấy nữa. Bà biết hình như nó đã được bàn giao lại cho khu di tích ở đây.

Tôi lấy làm ngạc nhiên, tự nhủ sao lại thế nhỉ? Ở Việt Nam mình có nhiều địa đạo lắm cơ mà như Củ Chi, Quảng Trị này. Tất cả những địa đạo đều chui sâu dưới lòng đất, mà mọi người đều biết. Sao lại có cái hầm này nhỉ? Tôi mạnh rạn hỏi lại:
- Bà ơi, cháu vào xem có được không hả bà? Có sao không ạ?
Bà lão cười và nói:
- Cháu vào thì cứ vào thôi, chứ chưa có ai đi hết con đường hầm đấy đâu! Từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, ở đây xảy ra nhiều chuyện xảy ra lạ lắm. Trong những đường hầm đấy không có điện, không có ánh sáng, đêm đến không ai giám vào cả, ban ngày cũng vậy. Thỉnh thoảng cũng có một hai tốp đứa trẻ ở làng bên đi một đoạn rồi ra ngay.
- Thế sao vậy hả bà? Sao mình ko xem nó như thế nào để thu hút du lịch bà nhỉ? Tôi hỏi.
Bà lão trả lời:
- Bà cũng không hiểu nữa. Hiện tại xã cũng kệ, huyện cũng kệ, tỉnh cũng vậy, chả ai quan tâm cả. Hồi nhỏ bà nghe đồn trong đấy có ma. Bà cũng nghe nói ở đây có nhiều âm hồn lắm, có cả tiếng phụ nữ kêu văng vẳng lúc đêm về.

Đến đây tôi nghe thấy nổi gai cả người. Ma! Có lẽ tôi cũng nghe thấy nhiều câu chuyện về ma. Nhưng ở đây, tôi đang đối diện với một cái hầm giữa ban ngày. Nó làm sự tò mò của tôi lên đến đỉnh điểm. Hay vào thử nhỉ? Tôi nghĩ vậy. Có lẽ mình không giám vào một mình. Tôi đánh tiếng rủ thằng Phương cùng vào. Nó bảo với tôi
- Sợ gì mà sợ chứ! Vào! Tao đi trước cho.
Bà bán nước bảo:
- Ấy các cháu! Đừng vào! Vào đấy bị lạc đấy! Hồi trước, bà nghe nói có đôi nam nữ vào đấy từ sáng mà không biết đường ra, chả biết như thế nào. Mọi người bắc loa gọi mãi, nhưng không thấy. Đến tận ba ngày sau cũng ko thấy ra. Vì vậy mọi người cũng không giám vào vì sợ có ma. Tôi chột dạ. Khiếp! Thế này đi sao được nhỉ?
Nhưng thằng Phương mạnh dạo bảo với tôi:
- Sợ gì! Tao với mày đi thử xem sao. Ban ngày thì sợ gì!
Tôi thấy cũng ghê ghê. Nhưng cái sự tò mò của tôi đang lớn trong đầu tôi. Chính vì vậy tôi cũng đồng ý với nó vào thử xem như thế nào. Cả hai bắt đầu bước vào cửa hầm.

Tôi bắt đầu đến cửa hang. Nhưng tự nhủ: Mình chưa biết độ sâu của hang là bao nhiêu mà đi vào, lạc thì khốn! Cuối cùng tôi và thằng Phương bàn nhau là dùng một cuộn dây, một đầu buộc vào gần cửa hang và cứ thế đi đến đâu thì thả dây đến đấy. Cách đấy có vẻ hiệu quả. Nhưng sự thật có bước vào cửa hang đi được một đoạn mới thấy cái cảm giác lạnh sống lưng thế nào. Ghê. Ớn lạnh. Tim đập thình thịnh. Lúc tôi đi vào rồi mới biết hang rất sâu. Cũng có nhiều thứ linh tinh, nhiều dòng chữ viết lên thành hang chứng tỏ có nhiều người đã từng đến. Thế là tôi yên tâm bắt đầu đi. Được 30 phút rồi, tôi cũng thấy sợ và bảo thằng Phương là ra thôi chứ đi sâu thì lạc đấy. Nhưng nó không chịu. Cuộn dây cũng rồi hết. Tôi bảo với nó:
- Phương! Nếu đi tiếp thì sẽ có thể quên không nhớ đường ra đâu. Mày mà đi nữa là tao ra một mình đấy! Không đi cùng mày nữa đâu!
Nó đáp:
- Uh! Thế mày ra đi! Tao mà không ra cùng mày chắc mày đố mà ra một mình đấy. Nó lại dọa tôi thế.

Tôi nghĩ nếu ra một mình thì tôi không giám. Thôi thì đành vậy. Thế là tôi lấy một cục đá chặn đoạn dây để làm dấu và đi cùng nó. Tôi vừa đi vừa vừa lẩm bẩn để nhớ đường. Bỗng nhiên một tiếng Ầm!....Tôi và nó bị tụt xuống một cái hố sâu. Ở đấy là một căn phòng tối om. Nó và tôi cùng la lên sợ hãi. Nhưng hầu như không có thấy tiếng ai trả lời cả. Chỉ còn mỗi ánh sáng của ngọn đèn pin vừa đủ để hai đứa nhìn thấy mặt nhau. Tôi sợ quá lần mò cùng với nó cái cửa để ra khỏi hang thì tình cờ chạm vào một vật giống một quyển sách. Tôi cũng tiện thể cầm luôn vì lúc đấy tối om, không nhìn rõ là gì.

Loay hoay mãi tôi với nó mới ra khỏi cái phòng đấy nhưng lại vào một con đường hầm khác. Lần này tôi thấy có thấy chút ánh sáng rọi vào. Thế là may rồi. Tôi và nó vội vàng cứ nhằm nơi có ánh sáng mà đi. Thoát ra khỏi cái hầm đấy ra một nơi, ở đấy có thể nhìn thấy toàn cảnh Côn Sơn. Nhưng vị trí của tôi lại ở chỗ khác, gần cuối chân núi chứ không phải chỗ lúc nãy. Hết cả hồn. Tôi và nó thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chiến lợi phẩm của tôi là một quyển vở viết toàn chữ tiếng Pháp. Tôi chỉ kịp nhìn tên bìa bên ngoài có ghi một tên là Antony Wladislas Klobukowski. Thôi! Cứ mang về rồi tính sau! Cũng cũng may là mình thoát ra khỏi cái hang đó. Tôi nghĩ vậy. Sau lần đấy, tôi cũng chưa có cơ hội trở lại Côn Sơn nữa.

Thời gian cũng trôi. Vậy mà đến bây giờ hơn 20 năm rồi. Bây giờ tôi đã trở thành công chức nhà nước, công việc của tôi làm lại không liên quan gì đến những cái mà tôi đã trải nghiệm và sẽ trải nghiệm cho những cuộc tìm kiếm của tôi. Nó chính là định mệnh dành cho tôi. Hôm đấy, tôi còn nhớ vào đầu tháng 05-01-2012 (âm lịch) là ngày hội để tưởng nhớ cụ Đề Thám ở Bắc Giang. Tôi có đứa bạn quê ở đấy mà. Nó rủ đi đầu năm cho vui. Tôi cũng đồng ý. Mà tôi cũng muốn nhớ về cuội nguồn một tý, nơi các anh hùng dân tộc mình đã hy sinh và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc như thế nào. Đến Bắc Giang, cảm nhận đầu tiên đến với tôi là con người Bắc Giang rất gần gũi, chí khí anh hùng. Ở đây, tôi được nghe lại các giai thoại về cụ Đề Thám. Rất hay và bổ ích. Tôi thấy tự hào. Bản sắc dân tộc mình quật cường thật, không bao giờ chịu khuất phục trước những kẻ thù xâm lược. Tôi nghĩ vậy.

Ngồi trong bữa cơm ở đấy, trong lúc vui vẻ câu chuyện, tôi nghe thấy có một cụ già kể lại những câu chuyện về cụ Đề Thám. Mải vui, tôi cũng ngồi nghe. Đang vui câu chuyện, tôi giật mình khi nhận ra trong câu chuyện của cụ có nhắc đến về một vị Toàn Quyền Đông Dương. Người này đã dẹp phong trào của nghĩa quân Yên Thế. Tôi chột dạ hỏi:
- Cụ ơi là ai đấy ạ?
Cụ già đáp:
- Ông được biết đấy là ông Antony Wladislas Klobukowski.

Tôi giật mình nhớ lại ngày trước tôi đã nhặt được một quyển sách có tên giống cái tên này mà. Thấy có điều gì đó là lạ, tôi vội vàng ăn xong rồi về Hà Nội gấp. Thằng bạn tôi cứ mời ở lại như tôi không ở. Một phần vì cũng muộn và một phần vì tôi sốt ruột, tò mò về sự việc vừa nghe thấy. Về đến nhà, tôi lục lại tủ sách thấy vẫn còn quyển sách nhàu nhát ngày trước tôi đã nhặt được ở đường hầm Côn Sơn, của một tác giả ngươì Pháp là Antony Wladislas Klobukowski.

Kiểm tra lại lịch sử, tôi mới phát hiện ra cái tên đấy chính là tên của toàn quyền Pháp ở Đông Dương Antony Wladislas Klobukowski. Ông này sinh ngày 25-9-1855 tại Auxerre, mất ngày 24-04-1934 tại Paris. Ông là một nhà ngoại giao người Pháp, người đã giữ chức Toàn quyền Đông_Dương từ tháng 8 năm 1908 đến tháng 01 năm 1910. Ông Antony Klobukowski sinh ra trong một gia đình gốc Ba Lan. Cha của ông là Romain Klobukowski, người xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Wielgomłyny Łódź. Ngày 26 tháng 8 năm 1908, Antony Klobukowski được bổ làm Toàn quyền Đông Dương và giữ chức vụ này tới đầu năm 1910. Sau khi rời Đông Dương, Klobukowski trở thành Đại sứ Pháp tại Bỉ. Ông mất ngày 24 tháng 4 năm 1934 trong nhà riêng tại Pháp
 
Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Antony Wladislas Klobukowski
Sao lạ lùng nhỉ? Sao hầm này có xây từ thời đấy đâu mà lại có tên ông này ở đấy nhỉ? Tôi tự nhủ. Tôi xem lại thông tin về ông này thì đúng ông là Toàn quyền Pháp ở Đông Dương từ tháng 09-1908 đến tháng 01-1910. Cũng chính ông này là người cuối cùng dẹp được khởi nghĩa Yên Thế của cụ Đề Thám nhà ta mà. Ồ! Oái ăm quá nhỉ! Tôi bắt đầu thắc mắc. Những bí ẩn về cái tên đấy cứ thế hiện dần ra trong tôi. Sự việc này nối tiếp sự việc kia như một sợi dây chưa có điểm kết thúc. Thế là tôi trở thành một thám tử bất đắc dĩ để khám phá những cái bí ẩn về quyển sách đó.

Tôi bắt đầu lục lại những tư liệu về cụ Đề Thám. Theo tư liệu của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam thì cái chết của người anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế được ghi lại như sau: “Cuối tháng 12-1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng bọn chỉ điểm người Hoa đến trá hàng Đề Thám. Chúng hứa với Đề Thám sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của Cụ. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Năm đó, Đề Thám 55 tuổi. Cả gia đình Cụ Đề Thám bị giặc Pháp bắt và giết. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời."
                                      
Ảnh cụ Đề Thám và các con
Cả gia đình cụ Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của cụ là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời. Theo di chúc, bà được an táng tại Phồn Xương, nơi người cha nhiều năm tháng xây dựng căn cứ chống giặc. Lúc đấy, sự tò mò về những điều mà tôi phát hiện cũng đủ để hấp dẫn tôi tìm tòi, khám phá ra những điều mà tôi còn chưa biết. Tôi mở quyển sách mà tôi đã may mắn tìm được ở Côn Sơn để xem có gì không. Tất nhiên với vốn kiến thức tiếng Pháp ít ỏi của tôi thì tôi không thể làm gì được cả. Tôi đành phải nhờ một đứa bạn tên là Hùng, hiện đang làm ở Tổng cục 2 - Bộ Quốc Phòng dịch hộ. Nó này ngày xưa học tiếng Pháp chuyên ngành của ngoại ngữ quân sự của Tổng cục 2 mà. Khi tôi cầm bản dịch trong tay, có lẽ tôi không tin vào mắt mình nữa.
- Sao lại thế nhỉ? Tôi tự đặt câu hỏi. Trùng hợp hay cố tình đây? Những thông tin này đúng hay sai? Có lẽ đấy là điều mà tôi cần phải khám phá.

Tôi bắt đầu xem những trang dịch của bản dịch mà tôi đã nhờ dịch hộ. Quyển sách hình như được chép lại rất cẩn thận. Tôi chú ý đến đoạn viết:

....Tôi cảm thấy có lỗi với những gì mà ông tôi gây nên với dân tộc Việt Nam. Cái giá đấy, một dân tộc yêu hòa bình như Pháp cũng chưa bao giờ thấm thía cả. Tôi xin hứa với chị và những gì mà bà Hoàng Thị Thế để lại, những gì cụ Đề Thám nói trước lúc lâm nguy, tôi xin trả lại cho người dân Việt Nam những bí ẩn này. Cám ơn tất cả những gì mà gia đình chị đã làm cho tôi. Đây cũng là một phần trách nhiệm của tôi đối với người ông của tôi. Trách nhiệm với lịch sử......

Đọc đến đây tôi mới nhận ra đây chính là quyển hồi ký của cháu ông Antony Wladislas Klobukowski viết. Có lẽ ông này đã từng đến đây. Tôi lật lại lịch sử một tý và đọc nốt bản dịch xem như thế nào, cùng kết hợp với một số thông tin khác nhau tôi mới biết: Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời ở Việt Nam. Thế là một đầu mối bí mật lại bắt đầu xuất hiện, kết hợp với những thông tin lịch sử, tức cụ Đề Thám còn có một người con gái là bà Hoàng Thị Thế.

Có lẽ còn có cả cháu nữa! Hay quá nhỉ! Tôi nghĩ vậy. Cái mà ai cảm thấy tâm đắc là chính khi tự mình phát hiện ra một điều gì đấy, nhất là những điều bí mật về lịch sử. Lịch sử thì chả có ai có thể lấy ra mà cân, đong, đo, đếm được. Lịch sử là cái mà con người phải lưu trữ, phải tìm kiếm và luôn phải tìm kiếm. Nó luôn là huyền thoại. Nhất là đối với dân tộc Việt Nam. Dân tộc chúng ta đã trải qua bao đời Bắc thuộc, qua hai cuộc chiến tranh, nhiều đế quốc xâm lấn làm cho lịch sử bị mài mòn, thất lạc. Tâm trạng tôi lúc đấy hồi hộp, tò mò, phấn khích và hưng phấn. Vậy tôi nên bắt đầu tìm hiểu từ bà Hoàng Thị Thế - người con gái duy nhất còn lại của cụ Đề Thám.

Bà Hoàng Thị Thế là con gái của cụ Đề Thám và bà Đặng Thị Nhu (tức bà Ba Cẩn). Khi cuộc khởi nghĩa bị dẹp, bà Hoàng Thị Thế bị bắt, lúc ấy độ chừng 7, 8 tuổi. Lúc đấy có một nghĩa quân già, đã đến gặp Đại lý Nhã Nam là Bouchet xin hàng chỉ với một điều kiện là được trông nom bà Thế. Sau đó chính quyền thực dân đưa bà sang Pháp nuôi dưỡng.

Ảnh bà Đặng Thị Nhu
Bà Hoàng Thị Thế mặc dù được Pháp nuôi dưỡng từ lúc ấu thơ song chưa bao giờ quên nguồn gốc xuất thân của mình và luôn tự hào về người cha anh hùng. Năm 1925, bà quay về nước làm việc trong phủ Thống Sứ Bắc Kỳ. Bà luôn luôn tìm cơ hội giúp đỡ những đồng bào cơ cực. Biểu hiện của bà khiến thực dân Pháp không khỏi lo ngại và bà được đưa trở lại Pháp vào năm 1927. Khi lớn lên, bà trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và duyên dáng. Danh tiếng cùng với nhan sắc đã đưa bà đến với màn bạc Pháp. Bà được mời thủ vai công chúa trong một Bộ phim La lettre (nói tiếng Pháp) chính là phiên bản thứ hai sau bộ phim gốc The Letter sản suất trước đó một năm tại Mỹ nhưng ta có thể hình dung ra vai diễn của bà qua phiên bản đầu tiên The Letter do diễn viên Trung Hoa Tsen Mei thủ diễn.

Ảnh bà Hoàng Thị Thế còn nhỏ
Sau đó bà Hoàng Thị Thế diễn lại vai này trong phiên bản Pháp với trang phục và hình ảnh giống với vai diễn của Tsen Mei. Ngoài La lettre, Hoàng Thị Thế còn suất hiện trong La Donna Bianca (1930)và Le secret de l'Emeraude (1935) là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm tài tử chiếu bóng và càng ngày càng nổi tiếng. Bà quyết định lên xe hoa cùng ông Robert Bourge`s, một nhà độc quyền sản xuất rượu vang hàng đầu tại vùng Bordeaux. Cuộc hôn nhân của họ rất hạnh phúc.

Năm 1929 họ có với nhau một câu con trai tên là Jean Marie. Sau đó gia đình ông Bourges vốn là tư bản nghe tin bà Thế có tham gia vào những hoạt động phong trào cộng sản tại Pháp, hai người li dị, bà Thế tiếp tục sống chuỗi ngày tha phương nơi đất khách quê người. Trong thời gian này bà đi học và trở thành một người xem tướng tay khá nổi tiếng. Năm 1959 Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử bà Nhu sang Pháp thuyết phục Bà Thế về Sài Gòn, nhưng bà Thế lại trở về Hà Nội. Năm 1988 bà qua đời tại Hà Nội.

Thế là bí mật về cuộc tìm kiếm của tôi đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng bà Hoàng Thị Thế đã mất. Thời gian của bà mất là năm 1988 rồi! Làm sao tôi có thể hỏi được ai bây giờ? Sao bức thư này lại có tên của bà? Tôi nghĩ vậy. Bí mật lại chồng chất bí mật. Tôi cảm thấy lòng nặng chĩu khi vẫn chưa giải tỏa được điều này. Có lẽ tôi sẽ phải khám phá tiếp việc này. Chắc chắn bà Hoàng Thị Thế có mối liên hệ gì với con cháu ông Antony Wladislas Klobukowski ông này nên mới thấy viết trong quyển sách.

Qua một số tài liệu tham khảo và hỏi qua bạn bè tôi ở bên Pháp tôi được biết: Ông Antony Wladislas Klobukowski có 3 người con với bà vợ cả. Sau khi rời Đông Dương, ông ấy có về vùng Wallonie là khu vực chủ yếu nói tiếng Pháp ở miền nam nước Bỉ để thăm quê. Và ở đây ông có lấy một người phụ nữ là bà Anna Bourge`s. Cháu của dòng họ Bourge's nổi tiếng với nghề làm rượu vang. Sau đó bà Anna Bourge`s sinh ra 2 người con, một gái, một trai. Người con trai là Robert Bourge's. Bí mật câu chuyện chính là ở đây. Và điều kỳ lạ chính là bà Hoàng Thị Thế cũng đã lấy một người chồng cũng tên là Robert Bourge`s vào năm 1930.


Ảnh bà Hoàng Thị Thế lúc gi
Tạm thời dừng lại việc tìm kiếm những thông tin về bà Hoàng Thị Thế. Quay lại thời nhà Đường xâm lược nước ta. Hồi đấy Tiết độ sứ cai quản Giao Chỉ lúc đấy chính là Cao Biền. Về cuối đời nhà Đường, quan lại Tàu lắm người chỉ vì tư lợi, ức hiếp nhân dân như Đô Hộ Lý Trác cứ vào những chợ ở chỗ Mường Mán mua trâu mua ngựa, mỗi con chỉ trả có một đấu muối, rồi giết tù trưởng mán là Đỗ Tồn Thành. Vì thế cho nên người Mường Mán tức giận bèn dụ người Nam Chiếu sang cướp phá, làm cho dân Giao Chỉ khổ sở trong 10 năm trời. Ở phía Tây Bắc đất Giao Châu, tức là ở phía Tây tỉnh Vân Nam bây giờ có một xứ người nòi Thái ở. Người xứ ấy gọi vua là chiếu. Trước có 6 chiếu là Mông Huề, Việt Thác, Lãng Khung, Đằng Đạm, Thi Lãng, Mông Xá. Chiếu Mông Xá ở về phía Nam nên gọi là Nam Chiếu. Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan Tiết Độ Sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa.

Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn (Tây Tạng) rồi dời đô lên đóng ở thành Thái Hòa (thành Đại Lý bây giờ). Năm Bính Dần (846) quân Nam Chiếu sang cướp ở Giao Châu, quan Kinh Lược Sứ là Bùi Nguyên Dụ đem quân đánh đuổi đi.Năm Mậu Dần (858), nhà Đường sai Vương Thức sang làm Kinh Lược Sứ. Vương Chức là người có tài lược, trị dân có phép tắc, cho nên những giặc giã đều dẹp yên được cả, mà quân Mường và quân Nam Chiếu cũng không dám sang quấy nhiễu. Năm Canh Thìn (860), nhà Đường gọi Vương Thức về làm Quan Sát Sứ ở Tích Đông và sai Lý Hộ sang làm Đô Hộ. Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông rồi lại đổi là Đại Lễ19. Lý Hộ giết người tù trưởng là Đỗ Thủ Trừng, người Mường lại đi dụ quân Nam Chiếu sang đánh lấy mất phủ thành. Lý Hộ phải bỏ chạy về Tàu. Vương Khoan đem binh sang cứu, quân Nam Chiếu bỏ thành rút về.

Năm Nhâm Ngọ (862), quân Nam Chiếu sang đánh Giao Châu, nhà Đường sai Thái Tập đem ba vạn quân sang chống giữ. Quân Nam Chiếu thấy quân nhà Đường nhiều lại rút về. Bấy giờ có quan Tiết Độ Sứ Lĩnh Nam là Thái Kinh sợ Thái Tập lập được công to bèn mật tâu với vua nhà Đường rằng Giao Châu đã yên, thì nên rút quân về. Thái Tập xin để lại 5.000 quân cũng không được. Tháng giêng năm Quí Mùi (863), Nam Chiếu đem 50.000 quân sang đánh phủ thành. Thái Tập cứu không kịp, thế bức quá phải tự tử. Trận ấy có tướng nhà Đường là Nguyên Duy Đức đem hơn 400 quân Kinh Nam chạy ra đến bờ sông, thuyền bè không có, Nguyên Duy Đức bảo chúng rằng chạy xuống nước cũng chết, bất nhược trở lại đánh nhau với giặc, một người đổi lấy hai người thì chẳng lợi hơn hay sao.

Nói đoạn quay trở lại giết được hơn 2.000 người, nhưng đêm đến tướng Nam Chiếu là Dương Tư Tấn đem binh đến đánh, bọn Nguyên Duy Đức chết cả. Quân Nam Chiếu vào thành giết hại rất nhiều người. Sử chép rằng Nam Chiếu hai lần sang đánh phủ thành, giết người Giao Châu hơn 15 vạn. Vua Nam Chiếu là Mông Thế Long cho Dương Tư Tấn quản lĩnh 20.000 quân và cho Đoàn Tù Thiên làm Tiết Độ Sứ ở lại giữ Giao Châu. Vua nhà Đường hạ chỉ đem An Nam Đô Hộ Phủ về đóng ở Hải Môn rồi lấy quân các đạo về ở Lĩnh Nam và đóng thuyền lớn để tải lương thực, đợi ngày tiến binh. Mùa Thu năm Giáp Thân (864) vua nhà Đường sai tướng là Cao Biền sang đánh quân Nam Chiếu ở Giao Châu.

Cao Biền là người tướng giỏi nhà Đường, vốn dòng võ tướng môn, tính ham văn học, quân sĩ đều có lòng mến phục. Năm Ất Dậu (865), Cao Biền cùng với quan Giám Quân là Lý Duy Chu đưa quân sang đóng ở Hải Môn. Nhưng Lý Duy Chu không ưa Cao Biền, muốn tìm mưu làm hại. Hai người bàn định tiến binh. Cao Biền dẫn 5.000 quân đi trước, Lý Duy Chu không phát binh tiếp ứng. Tháng chín năm ấy quân rợ đang gặt lúc ở Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), Cao Biền đến đánh cất lẻn một trận, giết được nhiều người, rồi lấy thóc gạo nuôi quân lính. Đến tháng 4 năm sau (866), Nam chiếu cho bọn Dương Tập, Phạm Nê Ta, Triệu Nặc Mi sang giúp Đoàn Tù Thiên để giữ Giao Châu. Khi bấy giờ có tướng nhà Đường là Vi Trọng Tể đem 7.000 quân mới sang, Cao Biền nhân dịp mới phát binh đánh được mấy trận, cho người đưa tin thắng trận về Kinh, nhưng mà đi đến Hải Môn, Lý Duy Chu giữ lại, không cho triều đình biết.

Chân dung Cao Biền qua một bức họa thời xưa
Trong triều mãi không thấy tin tức gì, cho ra hỏi, thì Lý Duy Chu tâu dối rằng Cao Biền đóng quân ở Phong Châu không chịu đánh giặc. Vua nghe tin ấy, nổi giận sai Vương Án Quyền ra thay, và đòi Cao Biền về hỏi tội. Ngay tháng ấy Cao Biền phá quân Nam Chiếu và vây La Thành đã hơn 10 ngày rồi, chỉ nay mai thì lấy được, bỗng chốc được tin Vương Án Quyền và Lý Duy Chu sang thay. Cao Biền liền giao binh quyền cho Vi Trọng Tể, rồi cùng với mấy người thủ hạ về Bắc. Nhưng trước Cao Biền đã sai người lẻn về Kinh dâng biểu tâu rõ tình trạng. Vua nhà Đường biết rõ sự tình, mừng lắm, lại cho Cao Biền thăng trật và sai trở sang cầm quân đánh Nam Chiếu.

Bọn Vương Án Quyền và Lý Duy Chu lười biếng không vây đánh gì cả, đến khi Cao Biền trở sang mới đốc quân binh đánh thành, giết được Đoàn Tù Thiên và người thổ làm hướng đạo là Chu Cổ Đạo. Còn những động Mán Thổ ở các nơi xin về hàng rất nhiều. Đất Giao Châu bị Nam Chiếu phá hại vừa 10 năm, đến bấy giờ Cao Biền lấy lại, đem về nội thuộc nhà Đường như cũ. Vua nhà Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải, phong cho Cao Biền làm Tiết Độ Sứ. Cao Biền chỉnh đốn mọi công việc, lập đồn ải ở mạn biên thùy để phòng giữ giặc giã, làm sổ sưu thuế để chi dụng việc công. Cao Biền trị dân có phép tắc cho nên ai cũng kính phục, bởi vậy mới gọi tôn lên là Cao Vương. Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc. Năm Ất Vị (875) vua nhà Đường sai Cao Biền sang làm Tiết Độ Sứ ở Tây Xuyên (Tứ Xuyên). Biền dâng người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở giao Châu.

Từ khi làm Tiết độ sứ, Cao Biền đã nghiên cứu địa hình và yểm các huyệt Long Mạch của nước Giao Chỉ. Đồng thời ông ta cũng đã ghi và ký họa lại tất cả những vị trí mà mình đã thực hiện. Tất cả những điều trên đều có trong ấu thư địa lý kiểu tự mang về trình vua Đường lúc bấy giờ là Đường Ý Tông. Nhưng có một việc mà vua Đường không biết là Cao Biền đã sao lại một bộ và giao cho người vợ mình lúc đó là bà Lã Thị Nga cất giữ.

Miếu thờ bà Lã Thị Nga ở làng Vạn Phúc
Bà Lã Thị Nga (Lã Đê nương), theo ông từ phương bắc sang Giao Chỉ. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay là quận Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Sau khi Cao Biền về phương Bắc, bà ở lại không về. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông. (Ảnh bên là Miếu thờ A Lã Đê Nương - Bà Lã Thị Nga) ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội).
Tuy nhiên, sau khi bà tự vẫn, những tấm bản đồ đó đã được một người hầu của bà là Lã Thị Nê cất giữ. Lã Thị Nê thực chất là ngươì vùng Phong Châu (Lập Thạch, Vĩnh Yên ngày nay). Sau khi bà Nga chết, người hầu này có trở về Phong Châu, không ở Hà Đông nữa. Đồng thời, bà cũng cầm theo những gì mà bà Lã Thị Nga để lại. Đấy chính là những tấm bản đồ và sơ đồ những nơi mà Cao Biền yểm Long Mạch. Tại đây bà Lã Thị Nê đã sinh sống và lập nghiệp. Nhưng có một sự trùng hợp đến lạ thường, nơi đấy chính là nơi mà cụ Đề Thám bị quân Pháp vây bắt ở những thời gian cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Theo lịch sử viết lại thì vào cuối tháng 01-1909, Toàn quyền Đông Dương ra lệnh tấn công quy mô lớn vào các căn cứ của Đề Thám. Cuối tháng 03-1909, quân Pháp bao vây thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám ở Rừng Phe. Ngày 25-03-1909 Đề Thám quyết định phá vây để rút lên Tam Đảo, Cả Trọng hy sinh, Cả Huỳnh bị thương nặng, Cai Tề bị giặc bắt. Ngày 04-06-1909 toàn bộ các toán nghĩa quân Yên Thế đóng ở Vĩnh Yên, Phúc Yên tập trung về Vệ Linh để đón thủ lĩnh Đề Thám. Ngày 14-06-1909, Đề Thám vượt sông Cầu, qua Thủ Lâm để tới Vệ Linh để cùng 50 thủ lĩnh và nghĩa quân còn lại rút về căn cứ Núi Sáng ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên.

Tại đây, cụ Đề Thám trong một lần đánh nhau với quân Pháp, lúc rút chạy được một người lính của mình giúp đỡ chạy thoát trận đánh đó. Cụ đã tình cờ phát hiện người lính đó là một trong những con cháu của bà Lã Thị Nê. Và người này có biết nơi cất giữ tấm bản đồ sơ họa những vùng mà Cao Biền đã trấn yểm. Mọi tài liệu quan trọng hầu hết đã thất lạc chỉ còn lại một tấm bản đồ. Điều kỳ thú đó là trong tấm bản đồ đó, Cao Biền có thể hiện rất rõ bốn vùng yểm được đặt tại bốn nơi mà nước Việt từ thời xưa đã cho là bốn vùng linh thiêng. Một bí ẩn đã được cụ Đề Thám phát hiện. Bí ẩn đó gắn liền về những giai thoại về Cao Biền. Chứng tỏ điều đó là có thật. Đó là Từ Sơn Bắc Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc, núi Tản Viên (Ba Vì ngày nay), vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh). Kèm theo những bức họa đấy là những nhận xét của Cao Biền về thần nước Giao Chỉ, về những điều mà Cao Biền còn nghi ngại khi yểm Long Mạch. Trong đó có một nơi mà Cao Biền đã thất bại trong việc yểm Long Mạch Giao Chỉ. Đấy chính là Côn Sơn - Kiếp Bạc, nơi mà cụ Nguyễn Trãi đã về nghỉ khi cáo phó từ quan.

Sau khi biết về những bí mật của Cao Biền và có trong tay những tấm bản đó, cái suy nghĩ của cụ Đề Thám nghĩ ra lúc đấy là muốn truyền lại cho con cháu để sau này biết và có cách xử lý. Nhưng nếu việc này thất lạc ra ngoài sẽ có thể tới tay của những người của triều đình nhà Thanh. Triều đình nhà Thanh từ lâu đã cử rất nhiều đội quân bí mật sang nước Việt ta để hòng tìm lại những gì mà trong những năm Bắc thuộc họ đã để lại không kịp mang về chính quốc. Trong đó cả có những bí mật về những chỗ yểm Long Mạch của Cao Biền. Tâm địa nhà Thanh lúc đấy cũng như muôn đời với dân tộc Việt Nam là luôn lấy mạch ức hiếp, luôn muốn thuần phục Giao Chỉ. Cái đấy đã đi vào tiềm thức của họ. Vì vậy, hết triều đại này đến triều đại khác, giặc phương Bắc luôn tìm mọi cách để khắc phục những điều mà họ còn chưa làm hết với dân tộc Việt. Nhưng bao lần đều thất bại. Tất cả những điều đó, cụ Đề Thám mình đều biết.

Nhưng trong lúc lâm nguy thì việc để lọt những bí mật này vào tay của Lê Hoan thì quả thật là vô cùng nguy hiểm. Chính vì lẽ đó, cụ đã đặt trọn niềm tin vào bà Ba Cẩn là vợ ba của cụ. Nói đến bà Ba Cẩn, ai cũng biết bà là một vị tướng tài ba dưới thời của ông, là một trong những mưu sỹ giúp ông rất nhiều việc và điều quan trọng như chúng ta biết từ trước, bà là mẹ của bà Hoàng Thị Thế, người con gái duy nhất của cụ còn sống và cũng là nhân vật quan trọng liên quan đến những bí mật của Cao Biền. Nhưng tại thời điểm đó, tất cả nghĩa quân đều bị bao vây. Hầu như không một ai trong nghĩa quân có thể vượt khỏi vòng vây chứ đừng nói mang những tài liệu quan trọng này ra khỏi đây. Vì vậy, kế hoạch được vạch ra để cất giữ những tài liệu quan trọng đó đã hình thành. Kế hoạch đấy chỉ có hai người được biết đấy là cụ Đề Thám và bà Ba Cẩn. Tất cả những tài liệu mà cụ Đề Thám phát hiện đã thống nhất được giấu kín một nơi. Nơi đó chỉ có cụ và và bà Ba được biết. Còn sơ đồ để xác định vị trí nơi chôn dấu và cất giữ được bà Ba Cẩn thống nhất với cụ đề Thám vẽ lại kín đáo và được cất dấu ở một nơi mà không ai ngờ tới, đấy là may thành cái yếm, lót ở bên trong cái áo của người con gái bà ba Cẩn. Đó chính là bà Hoàng Thị Thế.

Do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-02-1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Đề Thám mới thoát khỏi vòng vây trở về Yên Thế vào tháng 11, thì lại bị quân Pháp kéo theo bao vây lần nữa. Đề Thám, bà Ba Cẩn cùng nghĩa quân ở đồn Phồn Xương đã đánh trả kịch liệt... Sáng 01 tháng 12 năm 1909, thì bà Ba Cẩn và con gái tên Hoàng Thị Thế bị đối phương bắt được. Bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử khi bắt về Pháp trên một con tàu với bà Hoàng Thị Thế.

Vì vậy, mọi bí mật đều được giấu kín. Và điểm mấu chốt của bí mật đấy là bà Hoàng Thị Thế. Nhưng lúc đấy bà Hoàng Thị Thế chỉ có 6 đến 7 tuổi. Bà Thế chưa thể hiểu hết về những bí mật quan trọng đấy. Nếu như vậy thì lúc bà Hoàng Thị Thế đi sang Pháp, bà cũng không thể biết được trên mình có lưu trữ một tài liệu vô cùng quan trọng.

Tôi tự nghĩ vậy nên cũng cố gắng tìm hiểu về bà Hoàng Thị Thế như thế nào? Nhưng có một điều tôi có thể khẳng định là bà Thế không hề biết về cái bí mật cũng như tấm bản đồ mà mẹ bà đã bí mật giấu kín ở cái yếm bà mặc. Vậy thì nếu có tấm bản đồ mà bà phát hiện ra thì chắc chắn với con người có lòng yêu nước như bà Thế, bà sẽ cung cấp ngay cho chính quyền lúc đó. Nhưng đến năm 1988 khi bà mất và hiện tại đến tận bây giờ thì những thông tin gì về điều đó cũng không hề có ai nhắc đến. Điều đó chứng tỏ con cháu bà hiện tại cũng không hề biết về những điều bí ẩn này.

Câu chuyện đến đây đối với tôi trở nên bế tắc. Không có đầu mối tiếp theo để suy luận. Mọi sự việc cứ như đan xen lẫn nhau. Tôi gần như không thể hiểu được tất cả những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tiếp tục tìm kiếm hay bỏ cuộc. Nhưng với những gì cụ Đề Thám đã làm cho đất nước, cái để có thể làm cho lịch sử rõ hơn cũng một phần cái tự ái cá nhân của một người Việt Nam trước những điều mà giặc phương Bắc đã gây ra cho đất nước khiến tôi tiếp tục có phần khích lệ để tìm kiếm tiếp những điều bí ẩn đó.

Nếu bà Thế về Pháp thì chắc chắn bà sẽ có mối liên hệ ở bên Pháp. Nơi ở của bà ấy sẽ còn lưu trữ một cái gì đó. Sự việc đã diễn ra khá lâu rồi nên tôi nghĩ có thể sẽ khó tìm được cái gì. Với những gì của bà Thế mang về Việt Nam không có cái yếm đấy. Tôi cũng đã xuống nơi bà Thế sống ở Yên Thế, Bắc Giang, tìm hiểu và cũng không thấy cái gì có thể là nguyên nhân tiếp theo. Có lẽ tôi nên phải bắt đầu từ nước Pháp.

Một đầu mối tìm kiếm quá lớn. Đấy chính là nước Pháp. Tôi không có thời gian và tiền bạc để sang đấy mà tìm kiếm. Mà chưa chắc tôi tìm được cái gì. Nước Pháp quá lớn đối với tôi. Tôi lúc đấy gần như bất lực trước những điều mà tôi đang muốn tìm. Thôi vậy! Tôi tự nhủ đành phải nhờ ai đó học bên Pháp vậy. Đúng rồi! Tôi có thằng Hùng là bạn nối khố của tôi làm ở Tổng cục 2 - Bộ Quốc Phòng. Thằng này nó đã dịch tiếng Pháp quyển nhật ký kia sang tiếng Việt cho tôi, chắc kiểu gì nó cũng có biết đôi chút gì đó. Tôi nghĩ vậy và liền đến nhà nó nhờ hỏi hộ. Cũng may vừa đến nhà nó thì tôi biết nó cũng sắp phải sang Pháp theo đoàn tuỳ viên quân sự Việt Nam để phiên dịch.

Thế thì tốt quá! Tôi như người chết đuối vớ được cọc. Tôi vội nhờ nó hỏi hộ một số thông tin về bà Hoàng Thị Thế ở bên đấy. Tôi cũng cung cấp cho nó một số những thông tin mà tôi thu lượm được để cho nó biết. Nó hứa với tôi sẽ giúp. Và may mắn đã mỉn cười với tôi. Một tháng sau nó mới về nước. Biết tin, việc đầu tiên là tôi sang nhà nó chơi. Nó kể lại là nó có đến Pháp, đến những nơi mà bà Hoàng Thị Thế đã từng sống và làm việc ở đấy. Nó có hỏi một số thông tin về bà Thế. Nhưng hầu như nó không thu lượm được điều gì mới hơn những điều tôi đã biết.

Chỉ có một chi tiết mà tôi quan tâm chính là việc nó bảo tôi là nó đã qua nhà hát mà bà Thế đã từng làm diễn viên kịch ở đấy. Hỏi thăm ở đấy và nó chỉ được biết là bà Thế sau khi về Việt Nam thì không quay lại nữa. Những đồ dùng của bà Thế cũng cầm đi hết. Chỉ còn một số đồ đạc còn sót lại. Sau khi bà về Việt Nam được 2 tuần thì có một người đàn ông đến hỏi thăm bà Thế và mua lại những thứ còn lại của bà Thế về. Ông ấy chỉ nói mua về làm kỷ niệm. Vì ông ấy đang cần gặp bà thế có chút việc. Nhưng khi đến thì không kịp gặp. Tôi mừng quá hỏi lại nó:
- Thế mày có hỏi người đàn ông đấy là ai không?
Nó nói cho tôi một cái tên:
- Ông ấy tên là Francois Bourge`s.

Bí mật lại hoàn toàn là bí mật. Thế là tôi đành về mà không có gì hơn cả. Làm sao tôi có thể kiếm tìm được một người trên nước Pháp rộng lớn như vậy với chỉ một cái tên. Tôi cũng tự nhủ biết đâu những đồ vật lưu niệm của bà lại có cái bản đồ đấy thì sao? Tôi cảm thấy chán nản. Thôi vậy, tôi đành tạm gác lại chuyện này để khi khác tính sau. Thế là thời gian trôi đi, tôi cũng dần quên đi, không muốn tìm nữa. Nó quá khó với một cá nhân.

Nhưng, một sự tình cờ đã đến với tôi và câu chuyện về bí mật của Cao Biền lại được bắt đầu. Đấy chính là ở khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Ở Hà Nội vừa rồi đã xảy ra một việc đây. Đấy là tại Sofitel Metropole Hà Nội đã phát hiện ra một cái hầm từ những năm xây khách sạn. Thật là tuyệt vời! Với những người yêu lịch sử thì việc đến thăm khách sạn này để được xem tận mắt cái hầm đấy quả thật may mắn. Tôi liền rủ thằng bạn tôi làm ở TC2-BQP đi cùng. Dù sao nó cũng làm phiên dịch hộ cho tiếng Pháp nếu như tôi không biết.
Căn hầm ở khách sạn Sofitel Legend Metropole
Về căn hầm hầm này tôi cũng được biết nó đã bị chôn vùi từ lâu. Nó đóng vai trò trọng tâm trong dự án xây dựng Con đường Lịch sử của khách sạn Sofitel Legend Metropole. Căn hầm rộng 40 mét vuông hiện nay vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Nó được phát hiện ra khi đội công nhân, trong quá trình thi công nền móng cải tạo Bamboo Bar của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, đã tình cờ chạm vào mái của một hầm trú ẩn bị chôn vùi đã lâu. Sau khi đào sâu hơn hai mét vào lòng đất và khối bê tông cốt thép kiên cố, đội thi công phải khoan qua trần bê tông dày 278 mm, từ đây mở ra một hành lang ngập nước, một vài căn phòng và cầu thang dẫn xuống hầm. Mặc dù khách sạn đã biết có một căn hầm trú ẩn ở phía cuối hồ bơi, song chỉ đến khi tiến hành xây dựng nền móng cho Bamboo Bar mới của khách sạn, vị trí căn hầm mới được xác định chính xác.

Lối vào từ mặt đất xuống căn hầm của Sofitel Legend Metropole
Trong nhiều năm qua, mạch nước ngầm tràn vào các phòng và hành lang của căn hầm trú ẩn. Sau khi đội kỹ thuật của khách sạn tiến hành bơm hết nước, họ tìm thấy một vài vết tích - một chai rượu cũ đã cạn, một bóng đèn vẫn còn nguyên vẹn, lỗ thông hơi, cánh cửa sắt và dòng chữ khắc trên tường của Bob Devereaux. Sau khi cải tạo lại, khu trưng bày 110 năm bề dày lịch sử của khách sạn Metropole được tái hiện dọc theo 18 mét hành lang của khách sạn; bao gồm: 13 bảng triển lãm bao gồm những hình ảnh phục hồi của khách sạn từ những ngày đầu mở cửa, những dấu mốc thời gian giới thiệu hơn 300 vị khách nổi tiếng đã từng nghỉ tại khách sạn như vua hề Sác-lô (Charlie Chaplin), Jane Fonda, Joan Baez hay Angelina Jolie và một phần về hành trình du lịch. Đây cũng được coi là nơi tôn vinh những đóng góp của nhân viên khách sạn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những người đã góp sức bảo đảm an toàn cho các vị khách quan trọng trong thời kỳ bom lửa từ giữa những năm 1960 đến mùa đông năm 1972.

Đúng ngày 22-05-2012, tôi có mặt và được đến tham quan căn hầm đó. Đúng là một di tích thật tuyệt vời. Tôi cũng được biết thêm cả ông Bob Devereaux, một nhà ngoại giao Úc sẽ có mặt. Ông này chính là người khắc tên trên tường căn hầm đây. Với những người yêu lịch sử, yêu Hà Nội chắc hẳn không bỏ qua một cơ hội để tận mắt xem lại. Điều thú vị là được nói chuyện với những nhân vật mà đã ở trong căn hầm đó. Tôi và bạn tôi đến từ sớm đợi khi mở cửa là vào ngay.

Ông Bob Devereaux
Nói chuyện với rất nhiều người, lúc đấy tôi rất tò mò muốn biết ông Bob Devereaux là ai. Gặp được ông, với vốn tiếng Anh sơ sơ, tôi cũng nói một vài câu chuyện. Nhưng trong câu chuyện ông có nhắc đến bà Jane Fonda. Hồi đấy bà nay hoạt động như một người yêu nước. Bà là người cổ vũ cho phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam. Có lần bà ấy hỏi ông về cụ Đề Thám và bà Hoàng Thị Thế hiện lúc đó như thế nào. Tôi giật mình. Oh! Sao bà này lại hỏi cụ Đề Thám nhỉ? Chắc bà này có tý hâm mộ đây. Mà cũng dễ hiểu thôi vì bà này là diễn viên hay ca sỹ gì đó. Có khả năng bà này cũng biết bà Thế và hâm mộ bà Thế cũng nên. Tôi nghĩ vậy. Lúc đấy tôi cũng chỉ nghe qua về bà Jane Fonda. Bà này tên khai sinh là Lady Jayne Seymour Fonda hay còn được biết đến với cái tên: Jane Hà Nội; sinh ngày 21 tháng 12 năm 1937 là diễn viên người Mỹ kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người mẫu thời trang và là vận động viên thể dục dụng cụ.

Bà là một trong những diễn viên Mỹ tiên phong trong phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam do Chính quyền Mỹ phát động và từng có mặt tại Hà Nội để bày tỏ sự phản chiến trong giai đoạn Không quân Hoa Kỳ đang mở chiến dịch ném bom dữ dội vào thành phố này. Khi Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch ném bom, Jane Fonda đã một mình đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn Thống Nhất (nay là khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội). Hai tuần ở Việt Nam, Jane Fonde đã đi thăm Bệnh viện Bạch Mai, khu Trương Định, nhà trẻ 20-10, một số trận địa pháo của phía Việt Nam.

Jane Fonda hồi đến Việt Nam
Ông cũng nói thêm hồi đấy ông còn nhớ có lần bà đến đây, trú ở đây khi máy bay Mỹ ném bom Hà Nội. Bà cũng đã từng hát trong căn hầm đấy. Bà cũng đến thăm một số phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Ở đấy, bà nói chuyện rất lâu với một phi công. Sau cuộc nói chuyện đố, bà ấy có rủ tôi về Yên Thế, Bắc Giang để thăm mộ cụ Đề Thám nhưng tôi bận nên không đi được. Nghe đến đây, tôi có linh cảm gì đó đến việc bí mật về cái bản đồ. Tôi hỏi lại đứa bạn tôi về thông tin của bà này vì bạn tôi làm ở TC2-BQP mà. Bố nó ngày xưa cũng làm ở đấy. Nó bảo với tôi:
- Làm sao tao biết được! Ngày đấy tao và mày còn chưa sinh ra mà. Có gì tao thử về hỏi ông già tao xem như thế nào. Vì tao nhớ hồi đấy, ông ấy cũng nằm trong bộ phận trao trả tù binh cho Mỹ mà!

Tôi dặn đi dặn lại là nhớ hỏi kỹ nhé. Không yên tâm về nó, vì vậy buổi tối hôm đấy tôi chủ động qua nhà nó chơi và hỏi bác Hòa - bố đứa bạn tôi. Tuy bác đã giải ngũ từ lâu nhưng trí nhớ của những người làm tình báo thì vô cùng tuyệt vời. Bác nói với tôi:
- Ngày trước bà này có đến ở Việt Nam 2 tuần rồi đi một số nơi. Bộ Quốc phòng của ta phải cho người đi bảo vệ đến tận lúc về Mỹ thì thôi. Nhưng chỉ có điều là gần đến lúc về Mỹ, bà có thăm những phi công bị bắt ở Hỏa Lò. Lúc đấy bà ấy có nói chuyện với một phi công rất lâu. Sau đó bà ấy đi đến Yên Thế rồi mới về Mỹ.

Điều nghi ngờ của tôi chợt xuất hiện. Sao lạ lùng thế nhỉ? Đang đánh nhau ác liệt mà bà ấy lại đến tận Yên Thế làm gì? Mà người phi công ấy đã nói gì với bà? Nhiều câu hỏi đặt ra trong tôi. Tôi cứ quay cuồng trong những câu hỏi đó. Rồi sẽ xuất hiện những bí mật gì nữa đây? Đã đến lúc tìm thấy cái bản đồ chưa nhỉ? Mà ngươì phi công ấy là ai? Người ấy đã nói những điều gì mà bà ấy phải bỏ công sức vậy? Tôi bắt đầu tò mò tìm hiểu điều này. Và rồi điều nghi ngờ của tôi đã được giải đáp. Người phi công ấy có tên là Francois Bourge`s. Trời đất! Một sự trùng hợp lạ kỳ! Tôi reo lên. Tên người mua lại một số đồ của bà Hoàng Thị Thế ở Pháp cũng tên là Francois Bourge`s.

Bí mật mà tôi đang tìm kiếm đã xuất hiện. Và điều kỳ lạ chính là bà Hoàng Thị Thế cũng đã lấy một người chồng cũng tên là Robert Bourge`s vào năm 1930. Vậy thì cái tên của người phi công có liên hệ gì nhỉ? Có thể là họ hàng với người chồng của bà Hoàng Thị Thế thì sao? Chồng bà đấy tên là Robert Bourge`s, cùng họ với người đàn ông đấy mà. Suy nghĩ logic một lúc, tôi bắt đầu lục tung trong đầu những suy nghĩ về người đàn ông này. Nếu xét về mặt thời gian thì ông ấy cũng tầm tuổi từ 25 đến 40 tuổi. Vì theo tôi được biết quá tuổi này, sức nặng về tuổi tác khó có thể điều khiển phi cơ B52 của Mỹ hoặc các phi cơ chiến đấu khác. Vậy thì có thể suy luận rằng người phi công ấy lúc đấy có độ tuổi khoảng từ 25 đến 40. Nếu xét theo câu trả lời của người bảo vệ ở nhà hát kịch bên Pháp mà bạn tôi có hỏi thì khi người đàn ông ấy đến mua lại một số đồ của bà là vào khoảng năm 1965, trạc 30 tuổi. Đúng rồi! Tôi reo lên như một thằng điên. Bắt đầu có lý rồi. Năm 1965, bà Thế xin về nước, sống ở Hà Nội và mất ngày 9 tháng 12 năm 1988. Vậy thì từ năm 1965 đến 1972 là 07 năm. Trước hết, nó rất phù hợp với không gian và thời gian. Còn nếu đúng hai người đàn ông đấy là một thì có thể khẳng định là ông phi công mà bà Jane Fonda nói chuyện với người đã mua lại kỷ vật của bà Thế ở Pháp là một.

Nhưng ông ấy là ai? Sao lại mua lại những kỷ vật của bà Thế? Và hiện tại ông ấy ở đâu? Tôi lại bị tắc ở điểm đấy. Nhiều câu hỏi bắt đầu đến với tôi. Nếu có thể hoặc có cơ hội chắc tôi sẽ tìm đến bà Jane Fonda để hỏi bà về người phi công ấy. Nhưng làm sao mà tôi hỏi được. Bà ấy là siêu sao điện ảnh Mỹ cơ mà. Vả lại hơi đâu mà tôi sang tận Mỹ để hỏi được. À, tôi quên mất, tôi có thể nhờ bố đứa bạn của tôi xem bác có thể cung cấp thông tin gì được không về người phi công ấy không. Chắc chắn là sẽ có vì kiểu gì cũng có danh sách bàn giao giữa hai chính phủ với nhau tại thời điểm đấy. Nhưng tôi nghĩ đấy là bí mật quốc gia, đâu đơn giản để tôi có thể được xem. Tôi cảm thấy càng tò mò bao nhiêu thì, muốn hiểu biết bao nhiêu càng thấy thất vọng bấy nhiêu. Những đầu mối câu chuyện lại càng thêm khó khăn. Bí mật của tôi đang tìm kiếm lại trở thành.....bí mật

Nhưng tôi tạm thời dẹp qua một bên những suy nghĩ đó. Tối hôm đấy, tôi đến nhà thằng bạn chơi. Đồng thời, tôi cũng hỏi xem bác ấy có giúp mình được gì không. Lúc đấy, lòng tôi như lửa đốt, chỉ mong sớm đến tối để có thể biết thêm thông tin gì đấy. Câu chuyện có vẻ hấp dẫn rồi. Thôi, chịu khó một tý đi. Tôi tự an ủi như vậy. Đúng 8h tối, tôi đến nhà bác chơi. Cũng may, ở nhà bác không có thằng bạn tôi ở đấy, chỉ có hai bác cháu. Thế là tôi tha hồ hỏi để thỏa mãn sự tò mò của mình. Bác cũng tận tình giúp đỡ và nói chuyện với tôi bằng những thông tin mà bác biết. Nhưng không có cái tên tôi cần tìm.

Lúc đấy bác an ủi tôi, bác có nói:
- Bác biết có ông Dan Cherry cũng là một phi công trong danh sách bàn giao đấy. Có một lần ông này có về Việt Nam làm một phóng sự về một người phi công đã bắn rơi máy bay của ông ấy năm 1973. Đó chính là phi công Nguyễn Hồng Mỹ. Ông này cũng đến thăm ngôi nhà nhỏ của cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ ở phố Cầu Đất (ngoài đê sông Hồng). Tròn một năm sau, vào tháng 04-2009, Dan Cherry đã tổ chức mời Nguyễn Hồng Mỹ sang thăm Hoa Kỳ. Ông Cherry này bay đã 185 phi vụ với chiến đấu cơ Phantom. Tuy nhiên, chiếc MiG này là chiếc chiến đấu cơ duy nhất của đối phương mà ông bắn rơi. Sau khi bàn giao về Mỹ năm 1973, Cherry trở về nước và được giao nhiệm vụ mới như là một sĩ quan hành quân ở căn cứ không quân MacDill ở Tampa, tiểu bang Florida. Về sau ông có được bổ nhiệm làm Phi đoàn trưởng Phi đoàn biểu diễn Thunderbirds của không quân Hoa Kỳ, đây là một sự bổ nhiệm rất danh dự cho một vai trò rất có thanh thế dành cho ông. Ông về hưu năm 1988 với cấp bậc sau cùng là Thiếu tướng và ông dọn về Bowling Green, tiểu bang Kentucky. Thỉnh thoảng, có người hỏi ông về trận không chiến năm xưa.

Ảnh ông Nguyễn Hồng Mỹ hồi năm 1972
Bác tiếp tục nói:
- Bác chỉ biết về vụ này qua một số người bạn của bác làm bên không quân nói thôi. Ngày đấy hình như là ngày 19-01-1972, phi đội của Nguyễn Hồng Mỹ được lệnh xuất kích lúc 10h. Vừa lên tới độ cao 3.000 mét thì sở chỉ huy thông báo có địch, nên ông Mỹ đã chỉ huy số 2 của mình cùng bay về hướng 230 độ đón đánh địch từ Thái Lan vào. Đến vùng trời Hòa Bình, ông Mỹ phát hiện một tốp 8 chiếc F-4 bên trái khoảng 18km liền thông báo cho số 2 tiếp cận mục tiêu và đồng thời tăng tốc phát hiện thêm một chiếc F-4 đang cơ động phía trên. Ông Mỹ nói nhanh vào hộp thoại: "Số 2 cảnh giới cho tôi"! Rồi anh vào công kích luôn vì chiếc này gần hơn. Sau một loạt động tác cơ động, thì chiếc F-4 này lấy độ cao bay về hướng Thanh Hóa. Ông Mỹ không lấy độ cao ngay mà tăng tốc đuổi theo đến lúc cách mục tiêu còn khoảng 8km thì đèn trong buồng lái của anh báo dầu đỏ lên.

Ông Nguyễn Hồng Mỹ bây giờ
Ông Mỹ báo cáo về Sở Chỉ huy tình hình của mình, nhưng Sở Chỉ huy lệnh cho ông quay về ngay. Tiếc vì mục tiêu đã gần mà nhiên liệu thì hết, ông phán đoán có thể tiếp cận địch nên tiếp tục công kích. Khi cự ly còn khoảng 4km ông kéo máy bay lên theo mục tiêu và khi cự ly còn 2.000 mét ông bóp cò, phóng một lúc hai quả tên lửa phụt lao thẳng vào mục tiêu, chiếc F-4 không kịp tránh bốc cháy và đứt làm hai phần, phần đuôi đánh sang trái, phần đầu, cánh lao xuống bên phải. Do cự ly quá gần, máy bay của ông lao vào vùng cháy, nên bị tắt máy cứ thế rơi tự do, xuống độ cao 3.500 mét ông mới bình tĩnh khởi động lại động cơ vừa lúc đèn báo dầu nhấp nháy liên hồi. Ông phải khẩn trương về hạ cánh ở sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa, nạp dầu xong mới bay về lại Nội Bài trong niềm vui chào đón của lãnh đạo Quân chủng và đồng đội. Sau trận không chiến đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Bachisky đã đến rút kinh nghiệm động viên và biểu dương Biên đội ông tại đơn vị. Ông còn được Chủ tịch nước tặng "Huy hiệu Bác Hồ" - phần thưởng chỉ dành riêng cho những phi công bắn rơi máy bay Mỹ.

Chiếc F-4 mà ông Mỹ đã bắn rơi ngày 19 tháng 1 năm 1972, mãi tới năm 2008 ông mới biết rằng hai phi công lái chiếc máy bay đó đã kịp nhảy dù trước khi chiếc máy bay bị bốc cháy hoàn toàn và được trực thăng Mỹ kịp thời đến cứu. Và năm 2007, Tướng không quân Dan Cherry (Mỹ) sang thăm Việt Nam tìm gặp người phi công Việt Nam mà ông ta đã bắn trúng máy bay, khiến người phi công đó phải nhảy dù trong một trận không chiến giữa hai chiếc MiG 21 của Việt Nam với 24 chiếc F-4, F-105 của không lực Hoa Kỳ ngày 19-01-1972. Không ngờ người phi công Việt Nam đó chính là ông Mỹ. Năm 2009, rất nhiều báo chí Mỹ đã đưa tin, viết bài về người phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ năm 1972. Họ cho rằng năm đó người Mỹ đã rất tỉ mỉ công phu lập một kế hoạch lớn nhằm thôn tính Bắc Việt. Bộ Quốc phòng Mỹ đã rất tự tin và thường sử dụng một số lượng lớn máy bay hiện đại xuất kích, để hòng đàn áp vài chiếc MiG-21 nhỏ bé yếu thế của Việt Nam. Vậy mà chỉ trong vài trận đầu tiên của chiến dịch, không lực Hoa Kỳ đã bị tiêu diệt bởi ông Nguyễn Hồng Mỹ. Và việc Nguyễn Hồng Mỹ bắn rơi chiếc F-4 đầu tiên của chiến dịch, làm cho người Mỹ lúc đó vô cùng hoang mang, lo ngại không hiểu không quân Việt Nam có bí quyết gì? Điều đó đã khiến cho Lầu Năm Góc bất ngờ, lúng túng buộc họ phải đánh giá lại sức mạnh của không quân Việt Nam, thay đổi kế hoạch chiến dịch không kích đầu năm 1972. Đến đây bác chậm rãi lấy một điếu thuốc và châm hút. Có lẽ, khi nhắc những kỷ niệm về thời chiến tranh này, con người như bác không dấu nổi xúc động về một thời hào hùng của quân đội Việt Nam.

Cuộc gặp gỡ giữa ông Nguyễn Hồng Mỹ và ông Dan Cherry
Bác tiếp tục nói:
Vì ngưỡng mộ về một con người xuất chúng như thế, tháng 04-2009, Tướng không quân Mỹ Dan Cherry đã mời bằng được ông Mỹ sang thăm Mỹ và dưới sự chứng kiến của hàng nghìn người dân bang Kentucky, đích thân Thống đốc bang đã trao quân hàm danh dự Đại tá cho cựu phi công Nguyễn Hồng Mỹ, cùng anh trồng cây lưu niệm trước tòa nhà Bowling Star - tòa nhà lớn nhất bang Kentucky. Rồi đích thân Tướng Dan Cherry, cựu phi công F-4, Giám đốc Bảo tàng Không quân của bang Kentucky đã mời Nguyễn Hồng Mỹ cắt băng khánh thành Bảo tàng Không quân của bang này. Hình ảnh của Nguyễn Hồng Mỹ đã được Bưu điện Mỹ sử dụng làm con tem và báo chí Mỹ nhắc đến nhiều lần.
Tôi mừng quá và xin địa chỉ của bác Mỹ ở phố Cầu Đất, Hà Nội. May quá bác Mỹ cũng ở Hà Nội, chứ ở xa thì cũng khó khăn đấy. Trước khi về tôi cũng không quên cám ơn bác vì đã nói cho tôi biết những điều vô cùng giá trị về những cái mà tôi đang tìm kiếm.

Ông Nguyễn Hồng Mỹ khi sang Mỹ
Đợi đến chủ nhật cuối tuần, tôi bố trí thời gian tìm đến ngôi nhà của bác Mỹ. Qua một số lời giới thiệu, bác Mỹ vui vẻ tiếp tôi. Sau màn chào hỏi, tôi vào đề luôn và có xin bác địa chỉ liên hệ với ông phi công kia để muốn tìm hiểu rõ một số vấn đề. Lúc đấy tôi tạm thời nói là mình là nhà báo của báo Quân đội nhân dân, bạn của bác. Bác nói với tôi rất nhiều chuyện và trước khi về bác có cho tôi địa chỉ, số điện thoại của người phi công mà bác đã bắn rơi hồi nào trên bầu trời Hà Nội. Tôi cẩn thận chép đầy đủ và cũng không quên cám ơn bác, một người phi công anh hùng.

Về đến nhà, tôi chủ động liên hệ ngay với ông Dan Cherry. May quá, ông này nghe máy điện thoại. Thế là tôi nói chuyện rất lâu với ông. Tôi nói tôi là bạn bác Mỹ, đang viết một bài báo về bác ấy nên bác ấy cho cho tôi biết ông. Ông Dan Cherry vui vẻ trả lời những gì tôi hỏi. Tôi có hỏi ông ấy là có biết phi công tên là Francois Bourge`s không. May quá! Ông ấy bảo có còn nhớ và cho lại tôi địa chỉ, điện thoại liên hệ. Tôi tự nhủ, họ là những người cựu chiến binh có khác, tinh thần đồng đội đến phút cuối, hết cuộc chiến vẫn liên hệ với nhau. Tôi nghĩ cho dù lúc họ lái máy bay ném bom mình, làm dân mình tổn thương, nhưng họ cũng chỉ là những người lính, lỗi lầm không ở họ mà ở lịch sử, ở những quyết định lịch sử. Thôi, tôi không bàn về chính trị nữa vậy. Nói về điều đó mệt lắm. Với tôi, có thông tin là tốt rồi.

Tôi đợi đến tối và chủ động liên hệ ngay với ông Francois Bourge`s. Oh! Hình như ông ấy nghe máy. Lúc đầu ông ấy hơi ngạc nhiên, sau đó khi hiểu ra vấn đề thì ông ấy hồ hởi nói chuyện vơí tôi. Và tôi cũng bắt đầu câu chuyện với ông ấy. Ông ấy kể lại:
- Ông ấy là con của ông Robert Bourge's. Chính ông ấy là người con cùng cha khác mẹ với bà Nguyễn Thị Thế. Khi biết tin bà Thế về nước, ông ấy vội vàng đến Pháp tìm bà Thế nhưng không kịp. Lúc đó, ông ấy rất thất vọng, quay lại nơi bà ấy ở lại trước khi đi về Việt Nam là nhà hát đã gắn bó với bà Thế nhiều kỷ niệm. Ở đây, may quá ông ấy đã mau lại những vật mà bà Thế để lại về cho gia đình ông ấy ở bên Bỉ. Đến bây giờ vẫn còn giữ những kỷ vật đấy.

Tôi hỏi tiếp ông ấy có thấy bà Thế để lại cái nào giống cái yếm không? Ông ấy nói là có và có chụp lại cho tôi cái yếm đấy theo yêu cầu của tôi. Ông ấy tả lại cái yếm đấy làm bằng lụa mỏng. Không có gì đặc biệt cả. Chỉ có 4 câu thơ chắc bằng chữ Hán được thêu rất gọn trên cái yếm đấy thôi. Sau đó ông cũng gửi vào mail cho tôi những ảnh chụp những kỷ vật mà bà Thế để lại. Sau đó, tôi cám ơn ông ấy và hẹn khi nào có điều kiện tôi sẽ sang chơi. Ông ấy rất mừng khi tôi nói điều đó và thầm cảm ơn tôi vì đã nói cho ông ấy biết một số thông tin của bà Thế.

Sau khi xem ảnh chụp lại những gì mà ông Francois Bourge`s chụp lại về cái yếm. Tôi thấy không có gì đặc biệt cả. Quan sát cái yếm. Tôi thấy có 4 câu thơ được thêu bằng chữ Hán. Tôi cũng biết chữ Hán nên thử dịch ra xem như thế nào.
Trời đất! Khi đọc xong 4 câu thơ đó, tôi đứng người lại. Sao trùng hợp vậy? Tôi trong đầu vẫn nghĩ bản đồ chắc sẽ ly kỳ như phim hành động mà tôi đã xem chứ đằng này lại đơn giản đến mức không ngờ. Sao lịch sử lại oái ăm vậy? Tôi luôn tự nhủ như thế. Điều mà tôi suy luận có phần đúng. Tấm bản đồ đó chắc chắn do bà Ba Cẩn tạo nên. Bà Ba Cẩn là một người có kiến thức uyên thâm mà (con nhà nho). cái bí mật về sơ đồ cất giữ tấm bản đồ đó lại được tả bằng 4 câu thơ.

Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.
Hậu thế nghìn năm nào ai hay.
Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất.
Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?

Bài thơ này trùng hợp một cách lạ kỳ với bài thơ mà đã phát hiện ở Yên Thế khi có một sự việc xảy ra ở đây. Vào cuối năm 2005, ở Yên Thế, người dân đã phát hiện ra một ngôi mộ ở gò Yên Ngựa, theo những người ở đấy nói là mộ của người hành khất. Có cụ già còn nói rõ hơn là mộ của ông ăn mày Trương Văn Nghĩa (đây là tên lúc nhỏ của cụ Đề ngày còn ở Hưng Yên). Ai cũng bảo ngôi mộ này rất thiêng. Mọi người đi qua, ai cũng lấy một ít đất rắc lên ngôi mộ. Thế nên dù sau này khi rừng thông bị chặt, ngôi mộ vẫn nổi rõ giữa khu đồi”. Ngôi mộ và đền hiện nay thuộc phần đất của gia đình anh Đàm Văn Đường và chị Ngô Thị Điều. Mọi người chỉ được biết là vào cuối năm 2005, hai đứa trẻ con anh Đường, chị Điều học lớp 3, lớp 4 khi vui chơi tại ngôi mộ đã nhìn thấy lộ ra hai dóng xương.


Ngôi mộ, nơi phát hiện ra các cổ vật ở Yên Thế
Có thể nói, mọi chuyện lan rộng ra bên ngoài vào ngày 04-11-2005, khi lãnh đạo và cán bộ xã Mai Trung gồm: ông Ngô Văn Biển - Bí thư Đảng ủy xã, ông Ngô Thanh Chương – Phó Bí thư Đảng ủy xã, ông Nguyễn Đức Thành – Chủ tịch UBND xã, ông Triệu Văn Học – Chủ tịch UBMTTQ xã, ông Nguyễn Văn Dương – Bí thư Chi bộ xã, ông Ngô Văn Chiến – Trưởng công an xã, ông Nguyễn Văn Bình – cán bộ văn hóa xã đã tiến hành việc nhận bàn giao hiện vật lạ trong lòng ngôi mộ với ông Nguyễn Văn Sử và ông Nguyễn Văn Tiếp. Ông Sử kể; Ngày 27-09-2005, khi ông tiến hành đào một hố nhỏ để trồng cây đại sát cạnh ngôi mộ thì phát hiện thấy có một chiếc liễn sành úp ngược. Tuần tự xếp đặt như sau: Trên cùng là đáy liễn, lớp lá dầu đã khô; Hai tờ giấy bản (chỉ một tờ có chữ, một tờ không) được gấp lại.

Hai tờ giấy này được đặt trong lòng chiếc đĩa con phượng (thời Lê) và ốp chặt vào đáy liễn. Lá chèn xung quanh. Tiếp đó là lớp cát khô, sau đó là lớp vữa (vôi + cát) chèn chặt lớp cát lại. Cuối cùng là 2 chiếc đĩa thời Nguyễn có ve lòng, một chiếc có hình 3 con cá chép, 1 chiếc có hình 4 con cá chép. Cả hai đều được trát vữa chặt để khỏi tuột. Khi phát hiện, ông Sử đã gọi thợ ảnh đến chụp ảnh hiện trường cùng một số nhân chứng. Trong biên bản bàn giao cho chính quyền xã, ghi: chiếc liễn sành hình trụ có kích cỡ: to nhất 17cm và chiều nhỏ là 16 cm; vòng tròn miệng là 50 cm; chiều cao liễn là 10 cm; độ dày liễn là 1 cm. Ba chiếc đĩa có đường kính 12,5cm và chu vi đường tròn là 38cm. Tờ giấy gió có chữ chiều dài là 37 cm, chiều rộng là 25 cm.

Những thứ đã tìm thấy ở ngôi mộ
Toàn bộ hiện vật này, UBND xã Mai Trung đã báo cáo và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã cử cán bộ xuống địa phương đem về niêm phong trong kho bảo quản chuyên ngành. Dựa trên các bức ảnh chụp hiện vật và bản photo tờ giấy gió mà ông Sử trao lại, chúng tôi nhận thấy đây là một văn bản chữ Nôm. Toàn văn là một bài thơ bốn câu như sau:

Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận
Hậu thế nghìn năm ai biết không?
Yên ngựa nghỉ vào nơi lòng đất
Thế sự Hoàng Hoa ai rõ chăng?

Đây chính là mật mã để có thể tìm ra cái vị trí cất giữ tấm bản đồ đó. Tôi cảm thấy mình run run khi nhận ra một việc mình đã làm được. Một việc có ích cho lịch sử. Và điều đó đang đến với tôi từ những sự tình cờ như sắp đặt.

Tấm vải ghi bài thơ của Đề Thám
Tôi nhớ lại câu chuyện với ông Francois Bourge's đã nói với tôi: Ông chính là người họ hàng với bà Hoàng Thị Thế. Sau khi ông nội mình làm toàn quyền Đông Dương hồi đấy là Antony Wladislas Klobukowski trở lại Pháp. Khi đã chia tay với người vợ đầu tiên, trong một lần về Bỉ chơi (Bỉ cũng nói tiếng Pháp mà), ông ấy đã phải lòng bà Anna Bougre's. Bà là con gái rượu của dòng họ Bougre's. Dòng họ nhà bà từ lâu đã có truyền thống làm rượu vang nổi tiếng ở Bỉ. Vì dòng họ nhà bà Anna Bougre's rất cần có một người con cháu trai để nối dõi dòng họ khi dòng họ muốn làm một cơ sở ở Mỹ nên có yêu cầu và đề nghị ông ấy được giữ họ Mẹ. Vì thế ông ấy lấy theo họ mẹ. Đến đây, tôi nói vui:
- Khi nào ông tặng tôi một sản phẩm của dòng họ ông nhé!
Ông vui vẻ mời tôi nếu có điều kiện sang Mỹ thì ông sẽ dẫn tôi đi xem cơ sở sản xuất rượu vang của nhà ông ở đây. Tôi cũng hy vọng một ngày nào đó, khi có điều kiện tôi sẽ được sang cho biết đây biết đó, nhưng chắc còn lâu lắm. Nói chuyện với ông Francois Bourge's tôi biết thêm nhiều điều thú vị.

Ông tiếp tục nói:
- Sau khi tìm hiểu gia phả nhà ông thì ông cũng biết về cụ Đề Thám. Chính bà Hoàng Thị Thế là con dâu của dòng họ nhà ông.
Ly kỳ thật! Tôi cảm thấy những điều tôi khám pháp ra thật bổ ích. Biết đâu về sau tôi làm nhà văn cũng nên. Mặc dù cái nghề của tôi bây giờ nó chả ăn nhập gì với văn học cả.
Ông kể tiếp:
- Sau khi bà Hoàng Thị Thế chuẩn bị về Việt Nam, khi ấy gia đình nhà ông đã quyết định đến Paris để nói chuyện với bà Thế và có yêu cầu bà Thế ở lại, về Bỉ để gặp lại dòng họ của mình. Nhưng khi đến Paris thì tôi không kịp gặp lại bà ấy. Quay lại cái nhà hát mà bà ấy đã từng diễn ở đấy, tôi mua lại tất cả những kỷ vậy của bà ấy mang về Bỉ. Hiện tại, toàn bộ hiện vật đấy đang được lưu trữ ở trang trại của gia đình ông ấy. Nói đến đây, ông ấy lấy làm tự hào vì đã làm được một việc mà cụ nội ông ấy đã căn dặn trước lúc nhắm mắt. Ông ấy cũng giải thích là tại sao bây giờ ông ấy lại sang Mỹ ở vì gia đình ông ấy mở một cơ sở sản xuất ở bên Mỹ để phân phối rượu vang. Ông theo gia đình sang để kinh doanh khi còn nhỏ. Sau đó, ông đi học và tham gia vào Không quân Hoa Kỳ. Hiện tại ông có hai con. Hồi còn trẻ, ông làm phi công là cả một điều hãnh diện với dòng họ. Lúc đó những ai từng làm phi công đều được phụ nữ ngưỡng mộ. Khi tham gia chiến tranh Việt Nam, ông không hiểu nhiều về những gì mà chính phủ Mỹ đã làm. Ông được đưa đến sân bay Utapao ở Thái lan. Utapao là căn cứ không quân rất lớn của Mỹ tại Thái Lan hồi đó, và đây cũng là cũng là sân bay duy nhất ở Đông Nam Á mà máy bay chiến lược B.52 có thể hạ, cất cánh. Máy bay B.52 của Mỹ thường xuất phát từ nơi đây và đảo Guam để ném bom miền Bắc nước ta. Nên việc ném bom miền Bắc cũng chỉ được biết trước khi thực hiện nhiệm vụ một thời gian chỉ để đủ hút một điếu thuốc mà thôi.

Sau khi biết là bay đến ném bom đánh phá miền Bắc, ông ấy rất ân hận, không có cách nào để thực hiện huỷ công việc đấy cả. Nhưng may sao khi bay đến vùng trời Việt Nam, ông bị bắn rơi ở Hải Phòng bằng tên lửa SAM-2 của phòng không của mình. Sau đó, ông bị đưa về Hỏa Lò, Hà Nội cùng rất nhiều phi công khác trong đó có cả một người sau này rất nổi tiếng, đã từng tham gia tranh cử Mỹ là thượng nghị sỹ John McCain.

Hay quá nhỉ! Đây là lần đầu tiên tôi được nói chuyện với một người lính Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam. Trong cuộc nói chuyện, tôi cũng hỏi lại tại sao ông lại nói chuyện với bà Jane Fonda.
Ông ấy nói:
- Lúc đấy, ông biết bà này đang ở Hà Nội nên có nhờ bà ấy trở về Yên Thế, xem bà Thế còn ở đấy không. Và ông ấy cũng nói qua cho bà Jane Fonda là ông ấy có họ hàng với bà Thế, nhờ bà Jane Fonda tìm kiếm giúp. Đồng thời ông cũng muốn xem những ai còn sống là con cháu của cụ Đề Thám.

Câu chuyện đến đây thật ly kỳ. Sự việc này đâu có nói trong những trang lịch sử mà tôi đã đọc. Không ai ngờ cụ Đề Thám lại chính là người về sau có họ hàng với toàn quyền Đông Dương. Một bí mật động trời đây. Tôi cũng đem việc thắc mắc của tôi về tôi có được quyển sách mà có tên ông cụ nhà ông trong đấy khi em nhặt được ở Côn Sơn. Về việc này, ông ấy cũng nói đấy chính là hồi ký của bố của ông. Cuốn hồi ký đấy đã từng được lưu lại trong gia phả. Trong hồi ký đó, còn có nhiều điều mà ông cụ chú thích về những mối liên hệ của cụ Đề Thám. Mà những mối nghi ngờ đấy được ông cụ đánh dấu và viết rất rõ trong hồi ký.

Tôi có mở lại quyển sách mà tôi đã tìm thấy, gửi mail qua cho ông, ông ấy cảm thấy mừng vô cùng vì ngày trước ông ấy đã thất lạc quyển sách này khi chia tay với bà vợ thứ nhất. Quyển sách thực chất chỉ có những lời tự sự của bố ông ấy. Nội dung là viết lại những cái mà bố ông đã nhìn thấy ở Việt Nam. Trong quyển hồi ký đó có nhiều dòng chữ có nêu đến địa danh Yên Thế, những cái nghi hoặc về cái chết của cụ Đề Thám, những điều mà cụ Đề Thám trước khi mất còn chưa yên tâm....

Hay quá! Thế là tôi biết thêm được một sự việc. Tôi cũng bảo với ông ấy là tôi xin trả lại cuốn hồi ký này để ông mang về lưu trữ tại bảo tàng riêng của gia đình ông. Ông vô cùng biết ơn tôi và hẹn một ngày gần nhất ông ấy sẽ đến Việt Nam để gặp tôi. Tôi cũng cảm thấy vui vui khi mình dã làm được một việc có ý nghĩa. Có thể con người ai cũng có một hoài bão lớn, muốn làm được một việc lớn, có ích cho xã hội. Nhưng đối với tôi, cuốn nhật ký đó đã trở thành một việc mà tôi tự hào nhất.

Tôi nghĩ ở cuộc sống này, mỗi con nguời Việt Nam đều nên hiểu lịch sử Việt Nam, đều muốn con cháu mình sẽ noi gương các thế hệ cha ông đã đổ bao nhiêu sương máu để bảo vệ đất nước, độc lập thì mình hãy nên tự hào về mình là người Việt Nam. Chứ đừng trở thành những công cụ của những kẻ chỉ biết bòn rút nền kinh tế Viêt Nam, tham nhũng, tham ô làm cho Việt Nam tụt hậu với thế giới, luôn mồn nói học và làm việc theo gương Hồ Chủ tịch mà đâu có làm theo... Tôi lại nói về chính trị rồi. Thôi! Mệt lắm. Tôi cũng chỉ hy vọng đất nước mình sẽ có những thay đổi để cuộc sống thoải mái hơn.

Nói chuyện nhiều với ông, tôi cũng thấy thú vị. Nhưng có một chi tiết ông ấy nói ra khi chia tay với bà vợ cả cũng là lúc cuốn hồi ký của ông cụ bị mất. Tôi có hỏi bà ấy là người nào thì Ông ấy nói:
- Ngày trước ông lấy bà ấy là do biết bà ấy là một diễn viên Châu Á, sống ở khu người Hoa. Là người Mỹ gốc Hoa, tên là Hoàng Á Lệ. Chính bà ấy đã đề nghị ông ấy được về Việt Nam để tìm kiếm lại những người trong gia đình cụ Đề Thám. Lúc đấy, ông ấy đồng ý vì lý do là bà ấy là người gốc Hoa. Dù sao về Trung Quốc rồi sang Việt Nam cũng tiện lợi. Chứ người Mỹ làm sao mà sang Việt Nam được. Ông cũng thầm cảm ơn bà ấy vì việc đấy. Nhưng sau khi về Trung Quốc thì bà ấy không quay lại Mỹ nữa. Điều ngạc nhiên là hôm bà ấy ra đi cũng là hôm mà gia đình ông ấy không thấy cuốn hồi ký nữa.

Lại một tình tiết mới bắt đầu xuất hiện, ly kỳ đây. Có mối liên hệ gì giữa bà này và Trung Quốc không nhỉ? Sao bà này lại không quay trở lại? Mà tại sao bà ấy lại trùng hợp với việc mất cuốn nhật ký đó? Hay bà ấy cố tình? Tôi bắt đầu đặt nhiều câu hỏi? Tạm thời tôi nghĩ mình thử làm thám tử bất đắc dĩ một tý. Nhưng tôi biết từ đâu đây? Nhiều thông tin quá! Mà đầu mối nghi ngờ duy nhất của tôi thì chỉ có mỗi cái tên. Tức thật! Tôi tạm thời gác lại chuyện này và không suy nghĩ nữa. Mục đích chính của tôi là đang giải mã tấm bản đồ, chứ không phải truy tìm bà gì đó.

Sự việc này có phần càng thêm hấp dẫn khi tôi cứ tưởng là có bản đồ là như một hình vẽ để đi tìm chứ lại mã hóa kiểu này thì khó quá. Tôi đâu có phải nhà khảo cổ đâu mà có kiến thức được. Mà tôi cũng như mù tịt với những thông tin này. Thế là tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin về sự kiện này. Tra sách báo, tài liệu... thì tôi mới được biết có hàng nghìn chi tiết còn chưa được rõ về cái chết của cụ Hoàng Hoa Thám. Phức tạp quá. Nhưng tập hợp tất cả thì tôi chỉ xoay quanh một thông tin chi tiết hết sức quan trọng, đấy là thông tin có gắn liền với bài thơ trên áo bà Thế để lại bên Pháp.

“Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.
Hậu thế nghìn năm nào ai hay.
Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất.
Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?”.

Các câu thơ rất trùng với nhau. Nhưng những hiện vật trên đều đang lưu trữ tại bảo tàng Bắc Giang. Tôi có lẽ sẽ làm một chuyến đến Bắc Giang vậy. Hay! Tham quan lại những gì mình đã tìm kiếm. Và sự thật bắt đầu xuất hiện với tôi.

Khó nhỉ? Tôi tự nhủ, với những gì mà có trong tay hiện tại chỉ là những chi tiết gần như chưa chứng minh được nguyên nhân tìm cái mật mã đấy. Tại sao lại cuộn giấy chứa đựng bài thơ lại để trong hai cái đĩa cổ nhỉ? Mỗi cái đĩa cổ có bốn hình con cá bơi bốn góc. Úp 2 bát vào nhau và ở giữa là tờ giấy viết bài thơ, có ý nghĩa gì nhỉ?

Bắt đầu tôi cảm thấy khó rồi. Tôi tự nhủ mà những hiện vật đấy tại sao lại tìm được ở ngôi mộ của ông ăn mày? Có phải mộ cụ Đề Thám không? Tôi có xuống Bắc Giang và cũng qua tìm hiểu thông qua những người ở khu vực đấy, cũng có hỏi đôi chút về mộ cụ Đề Thám thì tôi nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau, câu trả lời khác nhau. Ly kỳ và huyền bí hơn đi tìm mộ Khổng Minh. Còn nhiều người nói rằng có cả bí mật về kho báu của cụ Đề Thám để lại nữa. Ôi! Giữa hàng trăm những chi tiết, hàng trăm cái để có thể tìm hiểu, để logic thì làm sao tôi biết được có cái gì. Ngay cả ở Yên Thế bây giờ, đã qua bao nhiêu năm chiến tranh tàn khốc, mảnh đất này có còn được nguyên vện như trước nữa đâu mà có thể tìm lại được. Tôi chỉ có chắc chắn một điều, kiểu gì vị trí cất giữ chỉ quanh quẩnh ở Yên Thế này, chứ không thể đi đâu xa được. Tôi còn được biết có cả thông tin nói là cụ Đề Thám không bị giết như trong lịch sử nói. Chết mất! Nếu thế cụ cũng có thể mang đi cất đâu đấy thì sao. Đến lúc này, tôi gần như đi vào ngõ cụt.

Đã gần đến đích tìm kiếm rồi, tưởng chừng như cái bản đồ đã trong tầm tay tôi rồi, ấy vậy mà nó lại làm tôi còn cảm thấy bí hiểm hơn lúc chưa tìm thấy nó. Nếu bài thơ này được bà Ba Cẩn thêu lại trên áo của bà Thế thì những nơi cất giấu, cũng như những cách thức mà bà Ba Cẩn tạo ra là dựa trên những hiểu biết, kiến thức uyên thâm của bà thì chắc chắn phải liên quan đến Nho giáo, đạo phật chứ không thể cất giấu ở những nơi khác được. Thậm trí có thể nó ở những nơi linh thiêng như đình, đền, chùa, miếu cũng nên ý chứ. Hồi cụ Đề Thám còn, bà Ba là người mưu sỹ mà có lẽ những tướng lĩnh của Pháp bấy giờ còn phải kiêng nể. Nếu như vậy thì bây giờ tôi biết bắt đầu tư đâu? Tư liệu về bà Ba Cẩn cũng chỉ đơn thuần là một cái tên. Hết. Thậm trí nó còn không đầy đủ. Đến lúc này, tôi cảm thấy mệt mỏi. Thôi! Tôi nghĩ thôi thì tạm thời nghỉ vậy, nghiên cứu sau.

Thế là cũng bẵng một thời gian, tôi chợt nhớ còn một điều bí mật mà tôi chưa tìm kiếm được. Tôi cố lật lại những điều mà còn thắc mắc. Có một chi tiết mà tôi đã bỏ qua không để ý đến đấy là trong lúc nói chuyện với ông phi công Francois, ông ấy có nhắc đến tình tiết mà tôi còn đặt một dấu hỏi đấy chính là người vợ gốc Hoa của ông ấy. Tại sao lại mất tích? Không quay lại? Mà trùng hợp với lúc mất quyển hồi ký kia? Tôi tự nhủ thế.

Cái này cần phải xem nó như thế nào đã. Có khả năng bà này lấy quyển hồi ký đấy. Mà quyển hồi ký đấy có gì quan trọng mà bà ấy lấy nhỉ? Mà trong lúc nói chuyện với ông ấy, tôi cũng không thấy ông ấy nói là đã đến Việt Nam. Mà cuốn nhật ký đấy tôi lại vô tình tìm thấy ở Côn Sơn. Bí mật bắt đầu xuất hiện và tôi bắt đầu tìm kiếm. Tình tiết này hoàn toàn có tính chất quan trọng. Có thể có một cái bí mật về người đàn bà vợ ông phi công tên là Hoàng Á Lệ này. Gốc Hoa à? Cũng có giả thiết bà này có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Bởi từ lâu Trung Quốc luôn có chính sách cho người Hoa di cư đi khắp thế giới thành những cộng đồng để từ đấy phát triển để nhằm mục đích thu nhập thông tin phục vụ chính quyền Trung Quốc. Chính sách này đã có từ lâu, được các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn thực hiện mà nước ta là một điển hình. Ở đâu cũng có dấu của người Trung Quốc.

Ngày trước có nhiều giai thoại, câu chuyện liên quan đến người Trung Quốc lấy cắp những bí mật của Việt Nam, hay những câu chuyện tìm kiếm kho báu của chế độ đô hộ cũ để lại chưa kịp chuyển về. Bắt đầu tôi cảm thấy có mối liên hệ nào đấy giữ việc này và những việc tôi đang khám phá. Hoàn toàn có cơ sở. Đúng rồi, tôi được biết trước năm 1979 khi chiến tranh Trung - Việt chưa xảy ra, bên cạnh Côn Sơn có những làng, xóm người Hoa rất nhiều ở đấy. Nếu cuốn nhật ký chỉ có một bản thì chắc chắn khả năng là bà Á Lệ này là người đã đến Côn Sơn để tìm kiếm một cái gì đấy và đã đánh mất cuốn nhật ký này. Và tình cờ tôi là người tìm thấy ở Côn Sơn. Tôi tự cho cái suy luận đấy của tôi là đúng. Tôi lại đến Côn Sơn một lần nữa, biết đâu có ai có thể cung cấp thêm một cái gì đấy thì sao?

Lần này là lần thứ hai tôi đến Côn Sơn. Từ quốc lộ 18, rẽ vào mấy cây số, tôi đã đến dưới chân núi. Ở đấy có đền thờ Nguyễn Trãi. Trước núi có hồ Côn Sơn. Ở đây cảnh đẹp thật. Dừng chân ở ngoài cổng đền thờ Nguyễn Trãi, tôi ngồi uống nước và có bắt chuyện với một bà bán nước. Bà cũng đã già, khoảng 60 tuổi, nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Nói chuyện với bà, tôi được biết ở đây sau khi chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, toàn bộ người Hoa ở đây đều chuyển đi hết về Trung Quốc, ngay cả nhà, cửa, làng mạc họ để lại hết. Cụ tiếp tục nói: Ở đây, khi Trung Quốc đánh mình, người Hoa ở đây di tản hết. Ngày trước, có khoảng 500 người còn bây giờ hết rồi. Người Hoa ở đây cũng một phần là công nhân đến đây xây dựng cho Việt Nam mình hệ thống hầm hào ở núi này.

Sau đó một phần về, một phần ở lại lập ấp, lập làng để sinh sống. Nhưng bây giờ thì hết rồi. Tôi hỏi thế bà có biết ai là tên là Hoàng Á Lệ không? Theo bản năng tôi cho bà ấy xem hình của bà Lệ chụp với ông Francois vì ông này có gửi một bức ảnh gia đình cho tôi làm kỷ niệm qua mail mà. Nhìn một lúc bà ấy bảo:
- Bà không nhớ nhiều lắm, chỉ nhớ vào khoảng 1995 gì đấy, có người phụ nữ cũng đến đây, thăm đền Nguyễn Trãi, có nét hao hao giống bà Hoàng Á Lệ trong ảnh, rồi bà ấy cũng vào cái hang này, sau đó không trở lại. Bộ đội ta cũng vào tìm kiếm. Lúc đấy, họ không cho bất kỳ ai là người lạ vào cả. Sau đó bà chỉ thấy bộ đội ra thôi, không biết có gì mang theo, người dân ở đây chỉ nhìn thấy như vậy.

Thầm cám ơn bà ấy, tôi đã bắt đầu có manh mối để tìm kiếm rồi. Bà Hoàng Á Lệ này chính là người phụ nữ đã vào hang và quyển sách tôi tình cờ tìm thấy chính là của bà ấy. Nhưng bà ấy tìm gì ở đây? Câu hỏi này còn thấy khó hơn và dịch cái mật mã kia. Nhưng không sao, tôi cũng đã có một giải mã khác, đầu mối khác về tấm màn bí ẩn của Cao Biền. Chắc chắn bà này cũng có gì đó có mối quan hệ với những cái tôi đang tìm kiếm. Nếu vậy, thì chỉ có những ai làm trong quân đội mới có thể biết được. Nói đến đây tôi mới nhớ ra bố đứa bạn tôi - Bác Hòa. Kiểu gì mà bác chả biết thông tin về vụ này.

Về Hà Nội, tôi lao luôn đến chỗ bác đấy để hỏi. Thấy tôi đến vội vàng, bác cười như đoán ra sự việc nào đấy. Tôi có hỏi bác về việc này,Bác trả lời:
- Do hồi đấy bác có làm việc với Quân khu 3, nên bác cũng có biết chút ít về đường hầm ở núi Côn Sơn. Nói ra thì dài lắm, nhưng bác nói tóm tắt như sau: Trung Quốc đã giúp ta xây dựng hệ thống hầm hào để chứa đạn dược tại đây. Trong khi ta đề nghị họ giúp ta xây dựng ở chỗ khác, nhưng nhất quyết họ bảo là phải ở đây. Hồi đấy còn khó khăn, được thế là tốt rồi. Họ đặt tên cho kế hoạch xây dựng khu vực bí mật đấy là Cảnh Long Đồng Khánh. Và khi xây dựng xong, họ bàn giao lại cho ta. Trong khi đào núi làm hầm, chỉ có xe quân sự của họ chở ra, chở vào. Những người của họ kiểm soát hết, mình cũng chỉ biết vậy thôi. Người đứng đầu kế hoạch đấy có tên là Hoàng Á Lệ, một phụ nữ.

Tôi đi hết đến bất ngờ này đến bất ngờ khác, điểm mấu chốt mà tôi đã tìm ra đấy chính là bà Hoàng Á Lệ, vợ ông phi công Francois lại là một quân nhân của Trung Quốc. Bà này chắc có chức vụ to là đằng khác và là người đã chỉ huy xây dựng con đường hầm này. Hấp dẫn rồi đây! Tôi cũng suy nghĩ có thể bà này chính là người của Hoa Nam Tình báo Trung Quốc ý chứ. Tổ chức này luôn tìm kiến những thông tin bí mật của Việt Nam. Mọi sơ đồ của các triều đại Trung Quốc qua từng thời kỳ, tính bí mật của nó đều được lấy ra nghiên cứu. Nên thảo nào Việt Nam mình cũng mất cơ số những cái quý báu. Tôi bắt đầu thấy căng thẳng. Nhưng tôi đặt ra câu hỏi tại sao cái kế hoạch xây dựng đường hầm cho mình lại lấy tên là Cảnh Long Đồng Khánh? Nó na ná giống cái tên ở Việt Nam nào đấy, nghe quen lắm. Để nghiên cứu sau.

Chùa Dạm - Cảnh Long Đồng Khánh
À đúng rồi, tôi phát hiện ra Cảnh Long Đồng Khánh chính là tên của chùa Dạm ở Bắc Ninh. Chùa này còn có tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (vì ngày xưa chùa có 100 gian nhưng không phải chùa Trăm Gian thuộc địa phận Hà Nội. Cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, ngày xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, nay là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch sử gần 1.000 năm.

Theo thư tịch, sử sách như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí thì vào năm Quảng Hựu thứ nhất (1085), Nguyên phinhà Lý Ỷ Lan khi dạo chơi Đại Lãm Sơn có ý định xây chùa. Năm 1086, triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa. Năm sau, 1087, vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ "Lãm Sơn dạ yến". Sau mười năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành, được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi hương khói và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa. Năm 1105, lại xây ba tháp đá ở chùa Lãm Sơn.

Cột đá yểm hồn Cao Biền, nơi phát hiện ra tấm bản đồ
Chùa Dạm được xây sau, và đã học hỏi kinh nghiệm từ chùa Phật Tích. Chùa chiếm diện tích trên hai mẫu Bắc Bộ (khoảng 7.200 m2), với bốn cấp cao dần kéo một trục dài 120 m bám theo triền dốc của núi Dạm, chiều rộng mặt nền 70 mét. Các cấp nền chùa đều có xếp đá chống xói lở, chân hơi choãi, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6 m, đường xuống mỗi cấp của chùa gồm 25 bậc đá. Đá xếp đều khai thác tại chỗ, đẽo gọt vuông vắn như viên gạch dài rộng chừng 50 cm - 60 cm. Nối các tầng nền với nhau là các bậc thềm lát đá. Trên các tầng nền có gạch ngói thời Lý, hoa văn hình rồng, phượng, sen dây, cúc dây. Những chân cột bằng đá 0,75 m x 0,75 m chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật.

Lên lớp nền thứ hai có ba lối hẹp hơn, tầng bậc thấp hơn. Lên lớp nền thứ ba và thứ tư đều chỉ có hai lối hẹp. Kè đá ở cấp nền thứ hai là nền chùa chính. Trên đá xây có chạm hoa văn sóng nước, nét hoa văn to nổi khối, do chạm sâu. Trên nền tầng này, ở khoảng giữa ba lối cửa, bên phải chùa có khu đất vuông, cạnh 7 m, cao 2 m, kè đá chạm văn sóng nước thời Lý.
Trên nền thứ hai khu đất này có dựng một tấm bia trên lưng rùa. Thân bia cao 1,5 m, rộng 1 m. Cả mặt bia đều mòn mờ, chỉ còn đọc được hai chữ "tín thi" to, sâu ở mặt hậu. Diềm bia có hoa văn dây leo có lẽ được khắc sau này, quãng thế kỷ 16. Đối diện với khu đất vuông này qua lối cửa giữa, bên trái cũng có một khu đất nổi, nhưng hình tròn đường kính khoảng 4,5 m, cao 1 m, cũng kè đá chạm hoa văn sóng nước Lý.


Cột đá hình từ đỉnh núi xuống
Phần trên khu đất tròn này, dựng một cột đá lớn nguyên khối, không kể phần chôn sâu chìm, tất cả cao gần 5 m. Cấu trúc cột làm hai thớt khối, cũng lấy tượng hình vuông tròn trời đất. Khối gốc như hộp vuông tiết diện, cạnh 1,4 m và 1,6 m. Khối hình trụ đặt ở trên khối vuông, đường kính khoảng 1,3 m. Đoạn dưới phần trụ tròn này chạm nổi đôi rồngphong cách thời Lý đầu vươn cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng, thân quấn quanh cột, đuôi ngoắc vào nhau. Hình dáng rồng giống dạng rồng rắn thời Lý với mào bốc lửa, bờmthành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn khúc thoăn thoắt, chân chim năm móng. Đôi rồng nổi bật giữa các hoa văn phụ hình hoa dây móc, tinh xảo. Thân rồng to, mập uốn khúc quanh cột. Hai chân phía trước của rồng có móng sắc, nhọn, giơ cao nâng viên ngọc dưới cằm.

Tìm hiểu về chùa Dạm xong, tôi mới nhớ đến bốn câu thơ mà đã thêu ở cái yếm của bà Hoàng Thị Thế. Nếu để lấy bốn chữ đầu câu thơ sẽ tạo thành Cờ Hậu Yên Thế. Đây có thể là một hình thức chơi chữ chăng? Vậy có thể chỗ cất giữ nằm ở phía sau Yên Thế cũng nên. Câu thơ đầu tiên có thể nói về cuộc đời chinh chiến của Đề Thám, chưa gặp thời. Câu thơ thứ hai có thể nhắc đến những bí mật mà muốn con cháu sau này hiểu được ý nguyện để Đề Thám về vị trí tìm tấm bản đồ đang được cất giữ. Câu thứ ba có thể là nơi nào đó liên quan đến Yên Ngựa hay đại loại như vậy. Còn câu cuối là lời ai oán của cụ Đề Thám? Tôi bắt đầu ghép nối những thông tin mà tôi lượm nhặt.

Một sự tình cờ đến bất ngờ. Tôi đã tìm ra đáp áp rồi. Nơi cất giữ chính là chùa Dạm hay gọi là Cảnh Long Đồng Khánh. Đúng! Không tự dưng Trung Quốc đặt tên cái kế hoạch của họ là Cảnh Long Đồng Khánh. Nó có thể được lấy ra từ những tài liệu của Cao Biền đã mang về nước. Chính xác rồi. Đấy chính là ở núi Đại Lãm, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, nơi đấy có chùa Dạm. Đúng quá. Quả núi nằm ở phía sau Yên Thế, hình yên ngựa. Đúng là tôi đã tìm ra rồi. Bí mật của Cao Biền nằm ở đây. Chùa Dạm. Bắt đầu tìm kiến thông tin, tôi càng có cơ sở khẳng định cái mình suy luận là đúng.

Tôi được biết theo truyền thuyết, người phương Bắc đã trấn yểm linh hồn Cao Biền ở quả núi Dạm. Vì muốn xâm lược nước ta, nên tìm cách khiến Cao Biền sống dậy. Họ đã mang 100 nén hương đến nhờ một người dân trong vùng đốt ở núi này. Khi đốt xong nén hương cuối cùng, Cao Biền sẽ sống dậy và nhà Lý sẽ sụp đổ, nước Nam sẽ về tay phương Bắc. Biết ý đồ xấu của họ, nên một người dân ở nơi này đã đốt luôn 100 nén cùng lúc, khiến Cao Biền không sống lại được. Cột đá được dựng lên vừa để tưởng nhớ người dân anh dũng kia, vừa là trấn yểm và là biểu tượng của sự vững bền

Tôi sướng quá vì đã phát hiện ra điều đấy. Có lẽ mình giải mã được rồi. Vậy bản đồ được cất giữ ở chính chùa Dạm. Một điều tuyệt vời. Lấy độc trị độc. Quá hay! Nơi Cao Biền trấn yểm cũng là nơi phá yểm và cũng là nơi giấu bí mật thì còn gì mà không tuyệt vời hơn bí mật này. Ngay hôm đấy, tôi đi thẳng lên Chùa Dạm. Lên đúng ngôi chùa mà tôi thấy ở những trang tìm kiếm tôi đã đọc. Khi lên đến chùa cũng là lúc 9h tối. Mọi vật xung quanh cũng đã im lặng hết. Quang cảnh ở đấy tĩnh mịch. Cảm giác hơi lành lạnh đến với tôi. Nhưng làm sao tôi biết được nơi cất giữ tấm bản đồ?

À, còn một chi tiết mà tôi quên không để ý, đấy chính là tờ giấy viết bài thơ đấy được giấu trong 2 cái bát úp. Bát cổ này được chứng minh tồn tại từ thời Lý. Đúng quá! Chùa này cũng được xây từ thời Lý. Bát hình tròn, bốn góc có bốn con cá. Cái tượng chưng cho hình vuông. Tôi bắt đầu hình dung ra sự thật cảm thấy mừng thầm. Đây rồi, chỗ cất dấu tấm bản đồ đây rồi. Chính nó được dấu ở dưới chân cột đá. Vì cột đá đấy có đáy hình vuông, trụ tròn. Tương truyền rất thiêng, bao đời nay, hễ ai mà động đến là sét đánh ngay, nên chính vì thế không một ai động đến cột đá đấy cả. Hai cái bát úp hình tròn tượng trưng cho cái trụ đá này.

Nơi đã lấy được tấm bản đ
Tôi sướng quá đến ngay cái trụ đá di tích đó. Đi quanh, tôi nhận thấy dưới chân có một viên đá lát có vẻ không liền. Tôi cúi xuống, ôi, nó giống một cái lẫy, đá mạnh vào thì viên đá ấy tụt xuống tạo ra một cái hốc, tôi mừng thầm cho tay vào lấy ra, một hộp làm bằng gốm màu đen. Tôi cảm thấy như mình đã được sinh ra lần thứ hai vậy. Tôi khẽ mở cái nắp hộp ra. Tất cả những bí mật của tôi đã tìm kiếm bao lâu nay hiện ra trước mắt tôi. Đúng! Đây chính là tấm bản đồ mà Cao Biền để lại, được bà vợ chép lại vào một tấm lụa. Nó được cuộn tròn để trong hộp gốm.

Tôi thầm cám ơn cụ Đề Thám, cám ơn bà Ba Cẩn, những người đã giữ lại cho Nam một tài liệu quý giá. Một phần về bí mật Cao Biền của tôi kể lại xin tạm dừng ở đây. Những bí mật vẫn còn ở phía trước. Ở tập 2, tôi sẽ tiếp tục kể những gì tôi đã gặp khi tìm hiểu về tấm bản đồ được tôi tìm thấy... 

Tập 2: Giải mã tấm bản đồ
Tập 3: Đường hầm bí ẩn ở Côn Sơn
Tập 4: Truy tìm kho báu
Tập 5: Mật mã Trâu Vàng - part 1
Tập 5: Mật mã Trâu Vàng - part 2    

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

câu chuyện hấp dẫn đấy

Nặc danh nói...

ly kỳ quá, bác còn có thông tin gì hấp dẫn ở đây không? câu chuyện này có thật không chủ blog?

Unknown nói...

Hỡi ôi! Thằng Tungcủa thật là thâm độc hàng ngàn năm bắc thuộc chúng đã vơ vét của muôn đời dân Việt ta không biết bao Châu Báu Vàng Bạc ...còn rắp tâm trù yểm ...Nghe ông nội tôi kể lại vào thập niên 60-70 thế kỷ trước nó liên tục đưa người qua lấy danh giúp đỡ VN về cơ sở hạ tầng, về địa chất ...để chuyển nốt những của cải chúng còn cất giữ lại không kịp mang về nước thời bắc thuộc vì thua trận bỏ chạy !Trong đó có một vị trí ở núi Voi(Kiến An- Hải Phòng )khi đó chính quyền ta biết và đã chà chộn vào đoàn xe của chúng lấy lại được những 13 xe ô tô(tôi không nhớ xe gì)[Như trong bài đã nói chúng dùng toàn bộ nhân lực và cơ giới của chúng mình chỉ nhận bàn giao ]mà !và tất nhiên VN cũng ngậm bồ hòn làm ngọt bởi chúng đang với danh nghĩa giúp VN !Địa điểm nữa mà ông tôi kể đó là Miếu Lại ( Thanh Thủy -Thanh Hà -Hải Dương)với danh nghĩa thăm dò địa chất chúng quây bạt kín và cũng lấy đi nhiều của cải để lại ngôi miếu này .Ông tôi nói đó là ngôi miếu yểm của chúng từ nâu đời rồi !Trấn yểm của chúng rất linh .Nhưng một số điểm chúng không cất nhiều chỉ một vài chum sành của cải thì ngoài yểm chúng còn cho thuốc độc vào để nếu có người giải được thì khi mở ra hít phải khí độc cũng chết và quy cho là yểm chứ không biết có thuốc độc .

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.