Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Võ thuật phương đông


Võ thuật phương đông 



THỜI THƯỢNG CỔ: (trước thời nhà tần, 221. b.c. trước thiên chúa)


Theo truyền thuyết thần thoại Trung Hoa, vào thời thái cổ hỗn mang, ông Bàn Cổ được sinh ra bởi khí thiêng vũ trụ. Sau đó khoảng hơn mười tám ngàn năm, trời đất mới bắt đầu khai lập theo định luật thiên nhiên. Dần dần, vạn vật và loài người xuất hiện trên quả đất. Trong giai đọan này, các nhà chép sử gọi là thời đại Tam Hoàng, khoảng tám mươi mốt ngàn năm. Theo sử ký của Tư Mã Thiên năm 145 80 BC trước Thiên Chúa), Tam Hoàng gồm có Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. Theo sách Thượng Thư Đại Truyện, vua Toại Nhân dạy người biết dùng lửa (tức là thời đại phát minh lửa) Vua Phục Hy dạy người biết cách đánh cá, săn bắn thú rừng (tức là thời đại du mục). Vua Thần Nông dạy người biết làm ruộng vườn, giao dịch họp chợ (tức là thời đại canh nông).


Tiếp theo Tam Hoàng, truyền xuống thời đại Ngũ Đế (khoảng hơn 474 năm). Ngũ Đế cũng có nhiều thuyết khác nhau. Theo sách sử, thời đại Ngũ Đế gồm có các vua: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Thực ra, năm tên của Ngũ Đế không phải là tên vua, chính là tên của các bộ tộc thời xưa.

Sau đó, Đế Thuấn nhường ngôi lại cho vua Vũ, thuộc bộ tộc Hạ, để lập nên triều đại nhà Hạ, bắt đầu cho chế độ quân chủ thế tập, cha truyền con nối ngôi vua. Nhà Hạ truyền ngôi được 422 năm, gồm những đời vua như: Vũ, Khải, Thái Khang,, sau cùng là Nhà Hạ bị diệt vong, bởi sự nổi lên của vua Thang, nguyên là tù trưởng của bộ tộc Thương, vua Thang thâu gồm nhiều bộ tộc khác nhau, để dựng nên triều đại nhà Thương, bắt đầu đóng đô tại vùng đất Hà Nam, thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay. Mãi đến đời thứ tám nhà Thương, vua Bàn Canh dời đô sang đất thuộc bộ tộc Ân, cho nên nhà Thương còn được gọi là nhà Ân từ đó. Triều đại nhà Thương (hoặc Ân) truyền ngôi được 661 năm.

Tại Trung Hoa, các món binh khí bằng đá như: dao đá, búa đá, tên đá,cuốc đá, mác đá, chày đá,, đã đào được ở các vùg đất thuộc làng Ngưỡng Thiều, huyện Thăng Trì, tỉnh Hồ Nam. Theo các nhà khảo cổ, những di tích binh khí bằng đá nầy đã xuất hiện cách nay khoảng 5,000 nam. Điều này chứng tỏ rằng võ thuật Trung Hoa đã khai sinh vào thời Thượng Cổ.


Theo truyền thuyết Trung Hoa, vua Hoàng Đế (năm 2697. B.C. trước Thiên Chúa) là thủy tổ của Hán tộc, từ miền Bắc, dùng kỹ thuật (Giốc-Để) đấu vật cổ truyền Trung Hoa, đã chiến thắng tù trưởng Xi-Vưu (Chi-You) của Miêu tộc, và chiếm lấy miền đất lưu vực sông Hoàng Hà, vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Thiên Chúa.

Cũng như, dựa vào những hình khắc vẽ trên các di tích bằng xương, các nhà khảo cổ cho rằng phương thuật (Giốc-Để) đấu vật cổ truyền vẫn còn được áp dụng trong các đời vua nhà Thương (năm 1783 1134.B.C.trước Thiên Chúa).

Hơn nữa, các kỹ thuật (Giốc-Để) đấu vật cổ truyền này còn được thể hiện trong các vũ điệu dân tộc cổ truyền, qua hình ảnh hai vũ công, đầu mang sừng, giống như hai con bò đang lừa thế ôm vật, với đội cặp sừng đánh hút vào nhau.

Đến đời vua nhà Ân (hay Thương), bộ tộc Ân thường đánh nhau với các bộ tộc khác, cho nên, việc chế tạo những vũ khí bằng đồng rất là phát đạt như: cung, tên, giáo, dao, búa, thương,. Bằng chất đồng. Theo bốc từ ở Ân Khư, trong cuộc chiến tranh với các bộ tộc Thổ Phương và Lữ Phương, người Ân có khi giết chết hơn 2600 người, kẻ địch bị bắt về làm nô lệ.


Theo sách sử, nhà Thuong (Ân) truyền ngôi được 661 năm, đến đời vua Trụ, vì tham tàn vô đạo, bị diệt vong, về tay người con của Văn Vuong là Vũ Vương. Văn Vương là hậu duệ thuộc dòng dõi tù trưởng (tên Khí) ở đất Thai, vào đời vua Nghiêu và Thuấn, từ phương Bắc di cư đến chân núi Kỳ Sơn, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay.

Vào năm 1134 B.C trước Thiên Chúa, vũ Vương lên ngôi vua, đóng đô ở đất Cảo Kinh, lập nên triều đại nhà Tây Chu, bắt đầu chế độ phong kiến. Đến năm 770 B.C. trước Thiên Chúa, vua Bình Dương đời đô về Lạc Dương, bắt đầu cho nhà Đông Chu. Nhà Chu truyền ngôi được 885 năm (từ 1134 249 B.C. trước Thiên Chúa).


Theo sử liệu, thời đại nhà Chu là giai đoạn bắt đầu của thời đại kim khí, và các tư tưởng triết học Trung Hoa. Thuật bắn cung và dùng chiến mã xa cũng được phát sinh, với sự hưởng ứng mãnh liệt của giới thượng lưu trí thức. Thuật bắn cung, lúc bấy giờ đã được xem trọng, như là một phần nghi lễ văn hóa, tập quán xã hội, một nghệ thuật cần thiết, trong chương trình giáo dục học đường cho các học sinh ở lớp tuổi từ 15 đến 20.

Theo sử ký của Tư Mã Thiên, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (722- 221 B.C. trước Thiên Chúa), người Trung Hoa đã biết dùng sắt, để thay thế chất đồng, trong việc chế tạo binh khí. Vào thời kỳ này là lúc nhà Đông Chu bắt đầu suy tàn, tiến dần đến diệt vong. Những lãnh chúa ở các địa phương nổi lên chiếm đất, hùng cứ lập nên những vượng quốc tự trị. Xã hội Trung Hoa, lúc bấy giờ, gặp phải nhiều nỗi bất công, trộm cướp, loạn lạc khắp nơi. Những vị anh hùng, hiệp sĩ, giỏi võ hảo tâm, tự nguyện đứng lên thế thiên hành đạo, trừ gian diệt bạo, để giúp đỡ bênh vực dân lành, sức yếu thế cô.


Vào thời Xuân Thu (772 481 B.C. trước Thiên Chúa), Trung Hoa có hơn 160 nước lớn nhỏ, dưới quyền thống trị của nhà Chu. Sang đến thời Chiến Quốc (từ 481- 221 BC trước Thiên Chúa) trải qua nhiều cảnh chiến tranh, các nước lớn mạnh lần lần thôn tính các nước nhỏ yếu, co nên, nhiều nước bị cảnh diệt vong, chỉ còn lại 7 nước lớn mạnh, tranh hùng với nhau, tạo nên một cuộc chiến quốc sử lâu dài giữa các nước như: Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, và Tần.

Trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, thuật đánh kiếm đã được phổ biến rộng rãi, khắp cả hai miền Nam và Bắc Trung Hoa. Điều ấy đã được minh chứng trong sách "Ngô Việt Xuân Thu"



THỜI TRUNG CỔ: (Từ 221 trước TC đến 684 sau TC )


Vào năm 249 B.C. trước Thiên Chúa, nhà Chu mất ngôi về tay Tần Thủy Hoàng. Vì biết cách áp dụng chính sách phú quốc cường binh, Tần Thủy Hoàng đã diệt được 5 nước: Sở, Hàn, Ngụy, Triệu và Yên. Sau đó, vào năm 221 B.C. trước Thiên Chúa, Tần Thủy Hoàng tận diệt luôn nước Tề, thống nhất đất Trung Hoa, và lập nên nhà Tần, với một chế độ quân chủ chuyên chế, tại kinh đô Hàm Dương.

Để chống giữ giặc Hung nô từ phương Bắc, Tần Thủy Hoàng cho thực hiện "Vạn Lý Trường Thành", dài hơn 1400 dặm, dọc theo biên giới, vùng núi rừng thung lũng, từ Lâm Thao, tỉnh Cam Túc đến tận Sơn Hải Quan. Công trình xây cất này đã gây nên biết bao tốn kém công quỹ , và xương máu, khổ cực từ phía dân chúng.

Hơn nữa, vì muốn thống nhất tư tưởng ngôn luận, nhà Tần ra lệnh đốt bỏ tất cả sách vở, và bắt chôn sống hơn 460 học trò. Về phương Nam, nhà Tần đem quân chinh phụcc xứ Bách Việt, và di dân hơn 50 vạn để khai hoang lập ấp.


Vào thời nhà Tần, môn kiếm thuật vẫn còn thịnh hành, và được minh chứng qua truyện "Kinh Kha Hành Thích Vua Tần" trong sử ký có ghi nhận: "Kha bàn về kiếm thuật trái ý với Nhiếp Cái. Về sau, Kha đâm không trúng Tần Thủy Hoàng, Lỗ Câu Tiễn có nói rằng:-Tiếc thay Kha không tinh luyện môn kiếm thuật."

Đến đời Nhị Thế Hoàng (năm 209 B.C. 206 B.C. trước Thiên Chúa)vì chính sách quá khắc nghiệt của nhà Tần, dân chúng khắp nơi nổi lên chống lại chính quyền, nhưng đều bị quân Tần đánh dẹp, duy chỉ còn lại binh của Lưu Bang ở đất Bái, và Hạng Võ ở đất Ngô, có đủ sức chống cự với quân Tần.

Sau cùng, binh của Lưu Bang chiếm được thành đô Hàm Dương, tiêu diệt nhà Tần. Tiếp theo, Lưu bang đánh dẹp được Hạng Võ. Vào năm 206 B.C. trước Thiên Chúa, Lưu bang lên ngôi vua, hiệu là Hán Cao Tổ, lập nên nhà Hán (Tây và Đông Hán), truyền ngôi được 425 năm.


Theo Hán sử, vào triều nhà Hán, các môn Thủ Bác (võ đánh tay đá chân), Giốc-Để (đấu vật cổ truyền), Đạo Dẫn (nội công hô hấp) và Kiếm Thuật (kể cả các binh khí khác), đều được vua Hán nâng lên hàng quốc sách, được đặt năng trong chương trình huấn luyện binh sĩ. Nhà vua chỉ thị mở các kỳ thi võ dũng, tuyển chọn những người giỏi võ để bổ sung vào tướng lãnh.

Cũng như, trong Hán Thư ở mục "Nghệ Văn Chí" có đề cập đến "Binh Kỹ Xảo", gồm có 13 thiên, ở thiên thứ 6 có ghi nhận về môn thủ Thủ Bác (võ đánh tay đá chân) được xếp vào "Binh Kỹ Xảo" để áp dụng trong việc huấn luyện cho binh sĩ. Ở mục "Vũ Đế Ký" có ghi chép: "... Vào mùa Xuân năm Nguyên Phong thứ ba (năm 113 B.C trước Thiên Chúa), nhà vua chỉ thị tổ chức hội thi đấu Giốc Để (đấu vật cổ truyền)..." cũng như ở mục "Phương Kỷ Lược" có chép: "... Hoàng Đế có thuật Tạp Tử Bộ Dẫn, gồm có mười hai quyển, trong đó đề cập đến phương pháp đạo dẫn".


Ngoài ra, trong sách "Dưỡng Tín Mệnh Lục" có các chương "Phục Khí Liệu Bệnh Đạo Dãn Án Ma" trình bày về các phương pháp tập luyện hô hấp khí công và nội công tâm pháp.

Do đó, môn Đạo Dẫn (Nội Công Tâm Pháp) đã có từ xưa, các quyền thuật gia đã áp dụng môn này để hổ trợ cho võ thuật, tăng phần sức mạnh thân tâm.

Vào đời Hán Hoàn Đế và Linh Đế (năm 147 A.C, sau Thiên Chúa) quan Hổ Bôn là Vương Việt rất giỏi về kiếm thuật và nổi tiếng ở kinh sử. Cũng như môn đồ của ông là Sử A, người gốc Hà Nam được sự chân truyền kiếm thuật của ông.

Đến cuối đời Hàn, môn kiếm thuật vẫn còn thịnh hành. Theo sách "Điển Luận" của Tào Phi có chép "Kiếm pháp ở bốn phương đều khác nhau, duy chỉ kiếm pháp ở kinh sư là hay nhất".


Vào thời Tam Quốc (năm 220 A.C sau Thiên Chúa), y sư Hoa Đà sáng chế phương pháp thể dục dưỡng sinh "Ngũ Cầm Hí" dựa trên các động tác và tính chất của năm loài thú rừng như Cọp, Gấu, Nai, Khỉ, Chim. Cũng như môn kiếm thuật vẫn được phổ biến rộng rãi, và được xem là môn chính yếu căn bản phát sinh ra các môn binh khí khác như thương, côn, chỉa ba, câu liêm, yển nguyệt đao, đơn đao, kích, ... Lúc bấy giờ các danh tướng giỏi về các môn binh khí như Lữ Bố giỏi về môn đánh kích, Tào Phi lúc tuổi trẻ giỏi về môn đánh song kích, cũng như Đặng Triển, quan Phân Úy Tướng Quân nhà Ngụy rất giỏi về kiếm thuật với tay không, Đặng Triển có khả năng đoạt được đao, kiếm, kích...


Theo Tấn Sử (265 A.D. sau Thiên Chúa), Trần A là người giỏi về trường mâu và đại đao. Bỉnh Tiên giỏi về lối dùng mâu. Sang thời Nam Bắc Triều (năm 420 589 A.D sau Thiên Chúa) vào năm 520 đến 529 Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa từ Ấn Độ đã khai sáng Thiền Tông và võ thuật Thiếu Lâm Tự tại Tung Sơn tỉnh Hồ Nam. Võ thuật Thiếu Lâm Tự được người Trung Hoa xem là một tổ phái ngoại gia quyền, danh trấn giang hồ. Về sau, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng lập ra nhiều chi phái Thiếu Lâm như Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông và các danh gia Nam Phái như Hồng Gia, Lý Gia, Lưu Gia, Thái Gia, và Mặc Gia.


Vào đời vua Lương nguyên Đế (552 A.D sau Thiên Chúa) Trình Linh Tiển tự Nguyên Điều người phủ Vi Châu tỉnh Giang Nam sáng chế môn Thái Cực Quyền, truyền xuống cho Trình Cũng Nguyệt, rồi đến Trình Tất, môn Thái Cực Quyền được đổi tên thành "Tiểu Cửu Thiên" gồm có mười bốn thế và hai ca quyết "Dụng Công Ngũ Chi" và "Tứ Tính Qui Nguyên".

Sau nhà Tùy (589 618 A. D) đến nhà Đường hưng khởi (618 907) tinh thần võ sỉ đạo Trung Hoa lên cao độ, do bởi chiến công của mười ba vị thiền sư Thiếu Lâm Tự, giúp vua Đường Thái Tông (627 650) dẹp giặc Vương Thế Sung. Từ đó, võ phái Thiếu Lâm Tự vang danh khắp cả Trung Hoa. Theo Trình Xung Đẩu trong "Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông": "... Lúc đó các nhà sư có công gồm có mười ba người, chỉ có Đàm Tông được vua phong cho làm Đại Tướng Quân, còn mười hai vị không muốn làm quan, nên được vua ban cho bốn chục khoảnh đất đai".



3. Thời Cận Cổ: (684 A.C. sau T.C. đến 1,277 A.C. sau T.C.)


Vào thời Vũ Tắc Thiên Hoàng Đế (684 705 A.C. sau T.C.), các kỳ thi võ dũng được mở rộng thường xuyên để tuyển chọn nhân tài giỏi võ, bổ nhiệm vào chức võ quan. Theo Đường thư, vào đời nhà Đường, có Hám Lăng giỏi về Lưỡng Nhân Đao (Dao hai lưỡi), nếu dao dài khoảng một trượng được gọi là Thách Đao. Cũng như, Uất Trì Kính Đức giỏi dùng Giáo (hay còn gọi Sóc), và với tay không ông ta có thể cướp được Giáo (Sóc) của đối thủ.

Theo sách "Thái Cực Quyền Thế Độ Giải" của Hứa Vũ Sinh, vào đời Đường, Hứa Tuyên Bình có trueỳn dạy môn Thái Cực Quyền, còn gọi là "Tam Thất Thế", vì nổi tiếng chỉ có 37 thế, liên tục với nhau, tiếp diên không dứt. Do đó, cũng được gọi là "Trường Quyền". Yếu quyết gồm có "Bát Tự Ca", "Tâm Hội Luận", "Chu Nhân Đại Dụng Luận", "Thập Lục Quan yếu Luận", và "Công Dụng Ca". Về sau, môn này được truyền lại cho Tống Viễn Kiều.

Ngoài ra, họ Du cũng có truyền dạy môn Thái Cực Quyền, cũng được gọi là "Tiên Thiên Quyền", hay là "Trường Quyền". Họ Du học được từ Lý Đảo Tử, ở núi Võ Đang, thời nhà Đường.


Theo Ngũ Đại Sử, vào thời Ngũ Đại (907 955 sat T.C.), Vương Ngạn Chương là người giỏi về Thiết Thương. Cũng như, vua Đường Trang Tông (923 sau T.C.) rất thích môn Giốc Để (đấu vật), thường đấu thắng Vương Đô, nên thường tự kiêu.

Về phép Đạo Dẫn hô hấp, theo sách Di Kiên Chí của Hồng Mại có ghi: Năm Chính Hòa thứ bảy (1111.) đời Huy Tông nhà Tống, Lý Tự Củ làm Khởi Củ Lang thường tập phép hô hấp gọi là "Trường Sinh An Lạc Pháp".

Vào triều đại nhà Tống (950 A.C 1,275 A.C. sau T.C.), theo mục "Quyền Kinh" trong sách Kỷ Hiệu Tân Thư của Thích Kế Quang, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn có sáng chế 32 thế Trường Quyền, gọi là Thái Tổ Môn, và các bộ quyền khác như: Lục Bộ Quyền, Hầu Quyền, Hoa Quyền. Những môn quyền này tuy có tên khác nhau, nhưng nói chung, đều có những điểm đại đồng và tiểu dị. Ngoài ra, theo trueỳn thuyết, người đời còn cho rằng môn Hồng Quyền là do Tống Thái Tổ sáng chế


Vào đời Tống, danh tướng Dương Nghiệp rất giỏi về Thương Pháp, và dòng họ Dương đã nổi tiếng về "Lể Hoa Thương:. Theo sách "Kỷ Hiệu Tân Thư" của Thích Kế Quang, Thương Pháp của nhà họ Dương có thính chất biến hóa, rất huyền diệu. Cho nên, người đời sau không thể hiểu được ý nghĩa sâu rộng của nó. Hoặc có người biết đến, nhưng vẫn giữ kín không truyền dạy ra, hoặc có thể có ý dạy sai lệch với chân truyền. Vì vậy, Thương pháp của nhà họ Dương không được phổ thông bằng Thương Pháp của hai nhà họ Mã và Sa. Thương Pháp của hai nhà họ Mã và Sa đều có chỗ hay, nhưng cách dùng đánh xa hay gần đều có nhiều điểm khác nhau. Về Thương Pháp của nhà họ Dương, với tay cầm đốc thương và đưa thương ra rất dài, vừa có hư có thực, vừa có lỳ có chính, vừa có hư hư thực thực, vừa có kỳ kỳ chính chính. Lúc tiến lên dũng mạnh, lúc lui về nhanh nhẹn. Thế thương diêu động rất độc hiểm, lúc bất động vững chắc như núi Thái Sơn, lúc di động nhanh chóng như điện xẹt. Vì vậy, lúc bấy giờ, ngọn "Lê Hoa Thương" của họ Dương chưa có ai sánh kịp.


Cũng như, theo sách "Trần Kỷ" của Hà Lương Thần nhận định: "Thương pháp của nhà họ Dươngdùng cả trường lẫn đoản, hư thực đều thích nghi, lúc tiến lên tinh nhuệ không thể chống đỡ, lúc lui mau lẹ không nghỉ kịp. Thiên hạ gọi vô địch, chỉ có thế Hoa Thương pháp của nhà họ Dương mà thôi."

Theo Tống sử, Lữ Động Tân, người ở Quan Tây, giỏi về kiếm thuật. Trương Uy giỏi dùng côn gỗ (gọi là Tử Đại Trùng), và côn tròn dài khoảng 6 thước.

Theo truyền thuyết, Nhạc Phi (Vũ Mục), danh tướng nhà Tống đã sáng chế ra môn đô vật để dạy cho binh sĩ biết cách đáng cận chiến, với tay không và sức mạnh của toàn thân, áp dụng kỹ thuật quật ngã đối thủ té nhào xuống đất, cũng như với đôi tay chân không khóa bắt đối thủ. Môn đô vật được sáng chế từ sự phối hợp các kỹ thuật của môn Giốc Để cỏ truyền Trung Hoa và các nguyên tắc trong các môn: Câu, Nả, Tiêu, Khấu,...



4. Thời Cận Đại: (1277 1644 sau T.C)


Đến thời nhà Nguyên (1277 1368 sau T.C), theo Nguyên sử, Vương Anh là người giỏi về song đao, được gọi là Đao Vương. Đặng Bật giỏi về song kiếm.

Theo sách Trần Kỷ của Hà Lương Thần, "Phép Phân Giáo" của Biên Trang Tử, "Phép Khởi Lạc" của Vương Tu, "Phép Cố Ứng" của Lưu Tiên Chủ, "Phép Thiển Điện" của Mã Minh Vương, "Phép Xuất Thủ" của mã Khôi. Đó là kiếm pháp của năm nhà đều có truyền lại đời sau.

Năm 1351, Hàn Sơn Đông, người ở Loan Thành, thuộc Hà Bắc, cùng với cha là Hàn Thế, tự nhận là dòng dõi vua Huy Tông nhà Tống, với mục đíchkháng chiến chống nhà Nguyên, hai cha con họ hàn sáng lập Bạch Liên Giáo (Hoa Sen Trắng) và lợi dụng việc truyền bá võ thuật và Phật giáo để tạo thế lực, trong việc tuyển mộ tín đồ đệ tử, dần dần, Bạch Liên Giáo tạo được uy thế khắp nơi trên đất Trung Hoa. Sau khi hàn Sơn Đông tạ thế, các vị kế nghiệp lợi dụng tinh thần thấp kém, mê tín dị đoan của quần chúng, mà đi sai mục đích cách mạng, và lâm vào đường tà đạo, làm nhiều điều hỗn loạn, dâm bôn, có nhiều thành tích xấu xa, trong chốn giang hồ.


Vào thời nhà Minh (1368 1644 sau TC), môn Bát Phiên Quyền của môn phái Bát Thiển Phiên được truyền dạy rộng rãi trong quần chúng. Về sau, vào đời Thanh, Trần Tử Chính rất nổi tiếng về môn quyền này, tại vùng Hà Bắc, cũng như ông đã truyền dạy môn Bát Phiên Quyền tại Tinh Võ Hội, Thượng Hải.

Về môn Đô Vật, lúc bấy giờ, Trần Nguyên Bân là võ sư rất nổi tiếng, đã truyền dạy môn Đô vật cho một số người Nhật Bản (có lẽ, môn Nhu Thuật Nhật bản đã bị ảnh hưởng từ Đô vật Trung Hoa từ đời nhà Minh chăng????)

Cũng như, Mã lương Thường đã có dịp phát triển môn Đô vật, khi làm quan Trấn Thủ Sứ ở đất Tế Nam. Ong đã đào tạo ta nhiều nhân tài đô vật trong nhóm bộ hạ của ông, giỏi nhất gồm có: Vương Chấn Sơn và Doãn Chiếm Khôi. Về sau, Doãn Chiếm Khôi xuống phương nam phát động, dạy môn này, nhưng rất tiếc, miền nam Trung Hoa không phải là đất dụng võ của môn Đô Vật.


Về kiếm thuật vào đời nhà Minh, Thạch Diện, tự là Kính Nham, người ở Thường Thục, theo học kiếm thuật với cảnh Quật. Sau đó, Kính Nham dạy lại cho Lục Thế Nghị, người ở Thái Thượng, và Trần Hồ, người ở Thông Uy.

Ngoài ra, Dũ Đại Du, một danh tướng nhà Minh, đã từng theo Lý Lương Khâm học lối đánh trường kiếm.

Theo sách "Quốc Kỷ Luận Lược" của Từ Triết Động, vào đời nhà Minh,các danh tướng như Dũ Đại Du, và Thích Đế Quang đều giỏi về côn pháp. Cũng như, những người thiện dụng côn pháp còn có Lý Lương Khâm, Lưu bang Hiệp, Lâm Diêm,Ngoài ra còn có lối côn pháp Thanh Điền không được biết xuất xứ từ đâu?


Năm 1368, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng lập võ Đang Phái, tại núi Võ Đang Sơn, thuộc Tiêu Anh Phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam. Võ Đang Phái truyền bá môn nội gia quyền Trung Hoa, một môn võ thuộc nhuyễn thuật khác với cương quyền của phái Thiếu Lâm Tự (ngoại gia quyền), và nổi danh với môn Thái Cực Quyền.

Vào thời Minh Thành Tổ (1403 1425), Chu Đức Võ Thượng Nhân sáng lập võ phái Côn Luân, tại Côn Luân Sơn, tỉnh Thanh Hải.

Vào thời nhà Minh, một số cao đồ của Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, ở phía đông thành Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, vào đời Minh thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403) do Ngũ Chấn Thiền Sư trụ trì huấn võ.


Thiếu Lâm Bạch Hạc tại chùa Long Sơn Tự, tọa lạc trên núi Long Sơn (còn gọi là Bạch Hạc Sơn), thuộc huyện Quan Đồ, phía tây tỉnh Vân Nam, do Nhứt Khánh Thiền Sư sáng lập. Ngài viên tịch lúc 91 tuổi. Đệ nhất cao đồ của ngài là Thượng Thái lão Ni Sư Trưởng kế nghiệp, vào thời vua Minh Thành Tổ (1403).

Thiếu Lâm Thái Sơn Bắc Thái (còn gọi là Thiếu Lâm Sơn Đông), tại chùa Bạch Vân Tự, trên núi Mã Dương Cương, thuộc dãy núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, miền Bắc Trung Hoa, do nữ Sáng tổ Âu Dương Bích Nữ trụ trì, vào thời vua Minh Tuyên Tôn, niên hiệu Tuyên Đức (1426). Họ Âu Dương nguyên là một ngoại đồ cao cấp rất nổi danh của Tung Sơn Tiếu Lâm Tự.


Ngoài ra, võ phái Nga Mi còn được ra đời vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426), tại núi Nga Mi Sơn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, do nữ Sáng tổ Chu Tú Anh, em gái của Chu Đức Kiệt Chưởng môn võ phái Côn Luân thời bấy giờ.

Cũng như, võ phái Không Động được xuất hiện tại núi Không Động Sơn, thuộc tỉnh Cam Túc, ít thu nhận môn đồ, và có một lai lịch mù mờ, không ai biết rõ nguồn gốc và kỹ thuật huấn luyện của võ phái này.

Vào đời vua Minh Thần Tôn, niên hiệu vạn lịch (1573 1616), Trình Xung Đẩu, tự là Tông Du, người ở Tân Đô, theo học côn pháp với các nhà sư Thiếu Lâm: Hồng Kỷ và Hồng Chuyển Thiền Sư. Trình Xung Đẩu có soạn ra sách "Thiếu Lâm Côn Pháp". Theo sách "Trần Kỷ" của Hà Lương Thần có luận về côn pháp như sau: "Côn pháp ở vùng Đông Hải, Biên Thành và của Dũ Đại Du có nhiều phần giống nhau. Cũng như, cách trueỳn dạy có nhiều điểm rất là giới hạn. Côn pháp của Thiếu Lâm là Dạ Xoa côn pháp, gồm có Tam Đường: Tiền, Trung và Hậu. Tiền Đường côn còn gọi là Đơn Thủ Dạ Xoa. Trung Đường Côn còn gọi là Âm Thủ Dạ Xoa, giống như Đao Pháp. Hậu Đường côn còn gọi là Hiệp Côn Đới Bổng. Các nhà sư ở Ngưu Sơn giỏi về lối côn pháp này."



5. Thời Hiện Đại (1644 1912)


Vào đầu đời vua Thanh Thế Tổ (1644), Nhan Nguyên, tự Tập Trai, là một bậc đại Nho, vừa giỏi quyền thuật, vừa sành đao pháp. Có lần, ông bẻ cành trúc làm đao, để đấu võ với Lý Mộc Thiên được vài hiệp, và đâm trùng vào cổ tay của họ Lý. Lý Mộc Thiên rất giỏi võ, nhưng cũng phải bị thua phục. Nhan Nguyên còn giỏi về lối đánh song đao đang lúc cỡi ngựa. Nhan Nguyên có những người bạn rất giỏi võ nghệ như: Nhiễm Hoài Phác, là một quyền sư giỏi về song đao và đơn đao, Ngụy Tú Thắng có tài nhẩy cao đến nóc nhà, Ngũ Công Sơn Nhân và Dương Dủ Hựu đều giỏi về đao và thương pháp. Cả hai dều học ở Lý Cương Chủ, một trong những học trò của Nhan Nguyên.

Vào cuối đời nhà Thanh, Vương Chính Nghị, người vùng Kinh Tân, nổi tiếng về đại đao, người đời gọi ông là Đại Đao Vương Ngũ. Họ Vương có dạy cho Đàm Tự Đồng. Vào năm 1900, họ Vương qua đời, trong cuộc loạn Quyền Phỉ.

Mê Tung Môn là môn võ gia truyền của nhà họ Hoắc, truyền đến đời thứ 7 Hoắc Nguyên Giáp. Mê Tung Môn được dạy tại Tinh Võ Hội, Thượng Hải do Hoắc Nguyên Giáp sáng lập. Về sau, môn quyền thuật chính được dạy tại Tinh Võ Hội là Nhị Lang Môn do Triệu Chân Quần lãnh đạo.


Theo Thích Kế Quang, Thiên Trật Trương là sáng tổ của môn võ Địa Đường. Ơ miền Bắc Trung Hoa, Địa Đường Môn thường dùng những kỹ thuật trường Quyền làm căn bản. Trái lại, ở vùng Giang nam, Địa Đường Môn lại áp dụng kỹ thuật của Đoãn Đả làm nền tảng. Môn Túy Bát Tiên rất được xem trọng trong phái Địa Được(ường. Vào thời cận đại, ở Hà Bắc, Trương Cảnh Phúc, tự là Giới Thần, nổi tiếng về Địa Đàng Môn, và đã từng dạy môn võ này, tại Trung Hoa Thể Dục Hội, Thượng Hải.

Hai môn võ Phế Quải và bát Cực đã được phổ biến, nhưng về nguồn gốc của hai môn này không được biết. Về hình thức và kỹ thuật, môn Bát Cực có vẻ chậm chạp. Trái lại, môn Phế Quải có vẻ linh hoạt và hữu dụng. Cả hai có tính chất mềm dẻo nhất trong các loại quyền cương mãnh Bắc phái.


Hai môn Bát Quái Chưởng và Hình Ý Quyền thuộc về nội gia quyền. Vào thế kỷ thứ 17, môn Bát Quái được phổ biến rộng rãi, tại hai miền Bắc và Nam Trung Hoa, nhưng người ta vẫn chưa được biết về xuất xứ của môn này. Theo sách "Lam Triều Ngoại Sử" có ghi: "Năm 1798, vua Thanh Gia Khánh năm thứ 2, ở Sơn Đông, huyện Tế Ninh, Hoa Bắc, Vương Trường truyền dạy quyền pháp cho Phùng Khắc Thiện. Đến mùa xuân Canh Ngọ (năm Gia Khánh thứ 15), Ngưu Lương Thần theo học với Phùng Khắc Thiện,và nhận thấy quyền pháp nầy có tám phương bộ, nên gọi là Bát Quái."

Môn Hình Ý Quyền xuất xứ từ tỉnh Sơn Tây, Hoa Bắc, truyền rộng qua Hồ Bắc, Hồ Nam và Bắc Kinh vào thế kỷ 17. Môn Hình Ý dựa vào triết lý Ngũ Hành, d0ể dẫn đạo kỹ thuật thực hành.


Vào thế kỷ 17, đầu đời nhà Thanh, Vương Lang, người miền Nam Trung Hoa, sáng chế ra môn võ Bọ Ngựa (Ngựa Trời), dựa vào sự phối hợp môn Hầu Quyền cùng với những động tác của giống Bọ Ngựa. Đến cuối đời Thanh, môn võ Bọ Ngựa có thêm 3 chi phái, tại miền Hoa Bắc như sau: Bọ Ngựa Lục Hợp Pháp do Huy Sơn người tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc, biến chế thành nhuyễn thuật, Bọ Ngựa Bát Bộ Tấn do Trương Hoa Long biến chế dựa vào bát bộ tấn pháp làm nền tảng, và Bọ Ngựa Thất Tinh Pháp dựa vào lối di chuyển tréo buớc theo hình ngôi sao, phối hợp với lối đánh tay hình móc ngoéo (như hổ trảo).


NAM PHÁI (NỘI GIA)
1. VÕ ĐANG PHÁI (THÁI CỰC QUYỀN)
Võ Đang Phái tọa lạc tại núi Võ Đang Sơn thuộc Tiêu Anh phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam.
Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong sống vào cuối đời nhà Nguyên (Mông Cổ) và đầu đời nhà Minh, tổ tiên gốc ở Long Hổ Sơn, tỉnh Giang Tây. Thuở nhỏ, ông theo học đạo Nho và đạo Lão. Vào triều Nguyên, vua Huệ Tôn (Thuận Đế), niên hiệu Nguyên Thống (năm 1333) ông thi đỗ Mậu Tài (Tú Tài ngày nay) và làm quan Lịnh ở Trung Sơn và Bắc Lăng. Về sau ông dứt bỏ đường công danh để chu du thiên hạ. Ông đã từng theo học võ và Phật tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm. Vì nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm Tự thuộc về cương quyền ngoại tráng, cho nên khi thành đạo sĩ tu luyện tại núi Võ Đang, ông đã khai sáng Võ Đang quyền pháp, với đặc tính nhu nhuyễn trong kỹ thuật, phối hợp với nội lực tĩnh luyện. Cũng như triết lý Lão Trang và Dịch Kinh được áp dụng dẫn đạo thực hành. Môn quyền ổi danh nhất của Võ Đang phái là "Thái Cực Quyền" được Trương Tam Phong sáng chế vào thế kỷ 14. Theo sách "Thái Cực Quyền Luận" của Vương Tông Nhạc có ghi: "Những điều bàn luận trong sách này đều căn cứ vào tài liệu truyền dạy của Trương Tam Phong tiên sinh, để giúp hào kiệt trong thiên hạ, tăng thêm tuổi thọ, sống lâu, chớ không nghĩ đến chuyện dùng Thái Cực Quyền để làm phương tiện chiến đấu với kẻ địch".

Theo mục "Phương Kỷ Truyện" trong Minh sử có chép" "Trương Toàn Nhất có tên thật là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong dung mạo khôi ngô, thân giống rùa, lưng giống hạc, tai to, mắt tròn, râu cứng như kích. Dù trời nóng hay lạnh, Trương Tam Phong thường mặc một bộ quần áo, đầu đội nón, mỗi ngày ăn hơn một đấu gạo, và đi hơn trăm dặm đường. Ông cùng học trò đi chơi núi Võ Đang, vì thích phong cảnh nơi đây, ông đã lập ra lều cỏ trên núi Võ Đang để tu luyện. Vua Minh Thái Tổ nghe tiếng vào năm Hồng Vũ thứ 14 tức năm 1382, có sai sứ đến tìm ông nhưng không gặp".

Theo Hoàng Tông Hy, một học giả đời Thanh cho rằng Trương Tam Phong sống vào đời Bắc Tông (950 – 1275). Còn có thuyết cho rằng Trương Tam Phong sinh ngày 9 tháng 4 năm 1247, triều Nguyên, sống đến triều Minh, thọ trên 200 tuổi. Theo Quốc Kỷ Luận Lược của Từ Triết Đông, những thuyết này không đáng tin cậy.

Về nguồn gốc môn Thái Cực Quyền có tất cả là 4 truyền thuyết: 1. Trương Tam Phong là sáng tổ (vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh); 2. Vào đời Đường (618 – 907) Thái Cực Quyền được phát triển bởi bốn nhà: Hứa Tuyên Bình, người phủ Vi Châu, Giang Nam, Du Lưu Châu, người phủ Ninh Quốc, Giang Nam, Trình Linh Tiển, tự Nguyên Điều, người phủ Vi Châu, Giang Nam và Ân Lợi Hanh. 3. Vào cuối đời Minh 91618 – 1644) Trần Vương Tinh, người thuộc Trần Gia tại làng Trần Gia. 4. Vào triều Thanh vua Càn Long 91736 – 1797), Vương Tông Nhạc, người tỉnh Thiểm Tây trong lúc đi ngang qua làng Trần Gia Cấu, tỉnh HỒ Nam trông thấy dân làng đang tập luyện môn nhuyển quyền Thái Cực Trần Gia. Hôm sau, ông đến tiếp xúc và được dân làng nể phục, sau những lần thử đấu với các võ sư Trần Gia. Vương Tông Nhạc đã nhận lưu lại dạy Thái Cực Quyền cho dân làng Trần Gia. Từ đó, Trần Gia Thái Cực Quyền có ha hệ phái đứng đầu bởi: Trần Hữu Bổn (Tân phái), Trần Trường Hưng (cựu phái) và Trần Thanh Bình (Tiểu gia). Về sau Dương Phúc Khôi, tự Lộ Thiền theo học với Trần Trường Hưng, rồi cải biến thành Dương Gia Thái Cực Quyền. Dương Phúc Khôi (Lộ Thiền) có ba người học trò là anh em họ Vũ: Vũ Trừng Thanh, Võ Hà Thanh (tự là Võ Nhượng) và Võ Như Thanh. Võ Hà Thanh (tự Võ Nhượng) đến làng Trần Gia Cấu (Hồ Nam) học thêm với Trần Thanh Bình (Tiểu gia phái) rồi cải biến thành "Vũ Gia Thái Cực Quyền".

2. BÁT QUÁI QUYỀN (hay BÁI QUÁT CHƯỞNG)
Bát Quái là một trong ba phái thuộc Nội Gia Nam Phái, danh từ Bát Quái được rút ra từ Dịch Kinh, tạm hiểu là sự biến động truyền điệu trong tám phương hướng. Vì vậy kỹ thuật chính yếu của Bát Quái Quyền (Chưởng) chuyền dùng bọ pháp và chưởng pháp làm trung tâm vận chuyển, biến hóa không ngừng trong vị thế bốn phương tám hướng.
Nguồn gốc Bát Quái Quyền (Chưởng) vẫn chưa được xác định. Câu hỏi vẫn còn đặt ra. Do ai, từ đâu, và lúc nào phát sinh ra nó? Theo sách "Lam Triều Ngoại sử" có ghi: "Vào năm 1798, triều Thanh vua Gia Khánh năm thứ hai ở huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, miền Hoa Bắc, Vương Trường có truyền dạy quyền pháp cho Phùng Khắc Thiện. Đến mùa xuân Canh Ngọ (năm Gia Khánh thứ 15), Ngưu Lương Thần theo học quyền pháp này với Phùng Khắc Thiện và nhận thấy quyền pháp có tám phương bọ nên gọi là Bát Quái. Từ đó, môn Bát Quái được lưu truyền cho đến nay đã hơn trăm năm."

Đến đời vua Thanh Quang Tự thứ sáu (1881), môn Bát Quái Quyền phát triển cực thịnh khắp Trung Hoa, nhất là ở Bắc Kinh, có nhiều vị tiền bối về Bát Quái Quyền như các ông: Đổng Hải Xuyên (1798 – 1879), người tỉnh Hồ Bắc học được môn Bát Quái từ một đạo sĩ ở miền núi. Đổng Hải Xuyên rất giỏi và nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, được xem như một Chưởng Môn về Bát Quái, có nhiều học trò nổi tiếng như Vi Phước, Trịnh Đình Hoa, Tống Vĩnh Tường, Mã Duy Kỳ, Ngụy Cát, Lý Văn Bảo, Đoàn Phúc, Lý Tồn Nghĩa.

Về sau, Đổng Hải Xuyên kết bạn với danh thủ Quách Vân Thâm về Hình Ý Quyền, sau trận thử thách ngang tài. Từ đó, hai người kết hợp hai môn cùng dạy cho các học trò.
Trong số các học trò của Đổng Hải Xuyên có Trịnh Đình Hoa rất giỏi, nổi tiếng ở Hoa Bắc. Trịnh Đình Hoa có học trò giỏi nhất là Tôn Lộc Đường.

Về kỹ thuật Bát Quái, theo sách "Bát Quái Quyền Học" của Tôn Lộc Đường có ghi: "Trong Du Thân Bát Quái Liên hoàn chưởng có chưa mười tám đường La Hán Quyền, gồm bảy mươi hai tuyệt thoái, 72 ám cước, đến như các môn điểm huyệt, kiếm thuật, và các môn võ khí cũng chứa trong Bát Quái Quyền. Do đó, về hình thức môn Bát Quái rất giuống như các quyền thuật ngoại gia Bắc Phái, nhưng đặc điểm chuyên dùng bộ pháp tròn Hoán Hành, và thay đổi tay Hoán Chưởng làm chính tông, được gọi là "Du Thân Bát Quái" gồm có ba loại: thượng bàn, trung bàn, và hạ bàn. Các thế thượng bàn đã thấp, trung bàn và hạ bàn còn thấp hơn. Trong lúc xoay chuyển bộ pháp dùng rất hẹp và nhanh nhẹn, với dụng ý né tránh thế công của địch, để phản kích vào mặt sau lưng của địch. Trong lúc đối địch, thân và ý phải chuyển động nhưng khí phải trầm. Các động tác về tay gồm có thập chưởng, đơn hoán chưởng, dùng để biến chuyển phối hợp với bốn bộ pháp linh động. Trong thập chưởng, đơn hoán chưởng và song hoán chưởng làm gốc, còn lại là tám chưởng chủ yếu. Bốn bộ pháp gồm có: Khởi, Lạc, Khấu và Bài. Nhằm rèn luyện cho thân thủ được nhanh nhẹn, kỹ thuật của Bát Quái gồm có bốn đặc điểm như sau: Nhất Tẩu (chạy, bước lẹ), Nhị thị (trông, nhìn thấy rõ ràng), Tam Tọa (xuống bộ, ngồi thấp), và Tứ Phiên (nhà lộn, thoát ra khỏi).

3. HÌNH Ý QUYỀN
Theo truyền thuyết, Nhạc Phi Vũ (Vũ Mục 1103 – 1142) Trung Liệt Tướng Quân vào đời vua Tống Cao Tông là sáng tổ của môn Hình Ý Quyền. Nhưng về kỹ thuật, người thừa kế và địa phương truyền bá môn này như thế nào? Không ai biết đến, vì không có tài liệu lưu truyền.

Mãi về sau, đến giữa thời của cuối đời Minh và đầu đời Thanh (1637 – 1662), Cơ Tế Khả, tự là Long Phong, người ở Bồ Châu, tỉnh Sơn Tây rất giỏi quyền thuật và thương pháp. Một hôm, Cơ Long Phong đến học đạo tại núi Chung Nam Sơn, và được một lão dị nhân truyền dạy môn Hình Ý Quyền và trao cho quyển "Ngũ Quyền Kinh" của Nhạc Vũ Mục với nỗi dung ghi chép các phép Ngũ hành và các hình vẽ liên hoàn quyền của Thập Nhị Thú Hình Đồ như Long, Hổ, Ưng, Hùng (Gấu), Xà, Cáp (bồ câu), Yến, Kê, Diều (tên một loại chim), Mã, Hầu, Qui. Tất cả đều dựa vào hình thể động tác mà rút ra cái ý nghĩa. Đó cũng là chủ yếu của môn Hình Ý Quyền. Từ đó, Cơ Long Phong kiên tâm nghiên cứu luyện tập mà đại ngộ và phát huy môn này đến chỗ cực thịnh. Cơ Long Phong có nhai người học trò rất giỏi là Tào Kế Vũ, người Sơn Tây làm quan Thiểm Tây tỉnh Viên Tổng Trấn vào thời vua Thanh Khang Hy (1662 – 1722) và mã Học Lễ, người ở Lạc Dương, Hà Nam.

Vào niên hiệu Hàm Phong (1811), hai anh em Đới Long Bang và Đới lăng Bang theo học với Tào Kế Vũ và rất nổi tiếng về Hình Ý Quyền tại Sơn Tây. Về sau, Lý Năng Nhiên có tên là Lạc Năng hay Phi Vũ, người ở Thâm Châu, tỉnh Trực Lệ, vốn thích quyền thuật, thường đi buôn ở Thái Cốc, nghe danh tiếng Đới Long Bang giỏi về Hình Ý Quyền đến xin theo thụ huấn được chín năm. Sau khi về quê, Lý Năng Nhiên thâu nhận học trò và rất nổi tiếng ở Hà Bắc. Học trò rất giỏi của Lý Năng Nhiên gồm có Quách Vân Thâm, người Thâm Châu (Quách Vân Thâm kết bạn với Đổng Hải Xuyên, một danh thủ Bát Quái Quyền, do đó mà hai môn Hình Ý và Bát Quái được dạy chung cho các học trò của hai phái), Lưu Kỳ Lan, người Thâm Châu, Trương Thủ Đức, người Kỳ Châu, Tống Thế Vinh, người Uyển Bình, Xa Nghị Trai, người Thái Cốc, Bạch Tây Viên, người Đại Hưng, Lưu Hiếu Lan, người Hà Giang, và Thọ Nhiễu Trai, người Tân An.

Quách vân Thâm có một số học trò rất giỏi như Hứa Chiêm Ngao, Tiền Quản Lương, Lý Tồng Nghĩa, Lý Khuê Nguyên, Trương Chiếm Khôi, ...
Còn Mã học Lễ khi về đến Hà Nam thâu nhận rất đông học trò. Trong os học trò giỏi nhất như mã Tầm Nguyên, người Hà Nam và Trương Chí Thanh, người Nam Dương. Về sau, Trương Chí Thanh truyền dạy cho Lý Chính, người Lỗ Sơn. Lý Chính truyền lại cho Turơng Tu, người Lỗ Sơn. Trương Tu dạy lại cho Gia Trang Đỗ, rồi Gia Trang Đỗ dạy lại cho An Đại Khánh, người Trường An. An Đại Khánh dạy lại cho Bảo Hiến Đình. Đó là chi phái Hình ý Quyền ở Hà Nam một thời danh tiếng.
Môn Hình Ý Quyền rất là đơn giản, ít biến hóa, người tập chuyên tâm dễ thuần thục. Cả ba môn Thái Cực, Bát Quái, và Hình Ý thuộc Nội Gia Quyền đều có liên quan mật thiết lẫn nhau.