Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012




Vụ Án Ðốn Sơn - Anh Hùng Ẩm Hận


Ba trăm bảy mươi (370) người bị xử chém, cùng một ngày, tại núi Ðốn Sơn. Lớn thì có Thái Bảo, Hành Khiển, Thượng Thư, tước Hầu, tước Bá, nhỏ thì tới cả lính hầu, trà đồng. Vậy mà còn chưa hết, thân nhân, gia tộc của những người bị hành quyết cũng không thoát khỏi liên lụy, trai thì bị giết sau đó, gái thì bị đày vào các nhà quyền quý làm nô tì.
Ðây là một vụ án lớn nhất vào cuối triều đại nhà Trần, mà có lẽ cũng là một vụ án lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Một quyền thần khuynh loát triều trung. Một nguy cơ sắp bị hủy diệt của một triều đại. Các nghĩa sĩ thấy chuyện bất bình không thể làm ngơ. Một âm mưu quét sạch miếu đường, nâng phò xã tắc. Một cơ hội thanh toán phe đối nghịch.
Máu loang mặt đất, hận để nghìn đời. Ðại sự bất thành, anh hùng ẩm hận. Thời cơ đắc chí, cường thần kiêu lộng.
Cái câu đầu thử kỵ khí. có phải là một bài học chua cay của cổ kim thiên hạ.


Mùa Xuân năm Kỷ mão (1439), triều đình nhà Trần chuẩn bị làm lễ Hội Thệ, theo thông lệ hàng năm.
Lệ này có từ triều đại nhà Lý, dưới đời Lý Thái Tông (1028-1054). Nguyên, khi Thái Tổ Lý Công Uẩn băng hà, tử thi còn quàn trong triều, tang lễ chưa cử hành xong, các hoàng tử Võ Ðức Vương, Dực Thánh Vương, Ðông Chinh Vương kéo quân vây hoàng thành để tranh ngôi vua của anh là Thái Tử Lý Phật Mã. Cuộc nổi loạn này đã bị đại thần Lý Nhân Nghĩa và Võ Vệ Tướng Quân Lê Phụng Hiểu dẹp tan. Võ Ðức Vương bị chém chết tại trận tiền. Dực Thánh Vương và Ðông Chinh Vương bỏ trốn. Lý Phật Mã lên ngôi, tức là Thái Tông, truyền tha tội và phục lại chức cũ cho hai em. Nhưng, từ cuộc nổi loạn này, Thái Tông đặt ra lệ Hội Thệ: hàng năm, vào mùa Xuân, các quan phải đến đền Ðồng Cổ (Yên Thái, Thăng Long, thờ trống đồng Việt tộc) làm lễ đọc lời thề "làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin qủy thần làm tội."
Lệ này được giữ suốt triều đại nhà Lý và nhà Trần.
Năm ấy, lễ Hội Thệ được tổ chức tại Ðốn Sơn, làng Cao Mật, Thanh Hóa.
Sở dĩ lễ Hội Thệ được tổ chức tại đây là vì vào năm Bính Tý (1396), dưới đời Trần Thuận Tông (1388-1398), Phụ Chính đại thần Lê Quý Ly ép buộc triều đình phải dời đô từ Thăng Long vào tây Ðô (Thanh Hóa).
Lễ Hội Thệ được giao cho Thượng Tướng Vũ Tiết hầu Trần Khát Chân trông coi, tổ chức (đăng cai).

Trần Khát Chân, sinh năm 1370, người xã Hà lãng (Thanh Hóa), là một danh tướng lừng lẫy dưới đời nhà Trần. Ông xuất thân từ một dòng họ liệt liệt oanh oanh trong dòng sử Việt.
Trần Khát Chân vốn thuộc dòng dõi của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, một danh tướng triều Trần, dưới thời kháng Nguyên-Mông. Bảo Nghĩa Vương đã để lại cho hậu thế một câu nói khảng khái bất hủ: ẪTa thà làm qủy nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc, khi ông bị thất trận, bị quân Nguyên bắt sống ở bãi Ðà Mạc và bị tướng soái của Nguyên là Thái Tử Thoát Hoan dụ hàng.
Bảo Nghĩa Vương lại thuộc dòng dõi của Ðại Hành Hoàng Ðế Lê Hoàn (980-1005), vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, đã lập công trận Ẫphá Tống bình Chiêm hiển hách.
Trần Khát Chân đậu đạt và xuất chính rất sớm. Lúc mới 18 tuổi, ông đậu Thái Học Sinh (ngang với Tiến Sĩ sau này) dưới đời Ðế Hiển (sau bị truất ngôi, gọi là Phế Ðế, 1377-1378). Ðến năm 19 tuổi, ông ra làm quan (1389) với chức Long Tiệp Tướng Quân..
Em của Trần Khát Chân là Trần Nguyên Hạng, sinh năm 1372, cũng đậu Thái Học Sinh cùng khoa với anh, lúc 16 tuổi, và được bổ nhậm quan chức sau anh một năm.

Hai anh em Khát Chân và Nguyên Hạng xuất chính nhằm vào lúc mọi quyền bính của triều đình đều nằm trong tay của Lê Qúy Ly.
Quý Ly, nguyên họ Hồ, gốc gác là người Trung Hoa ờ Chiết Giang. Ông tổ của Quý Ly là Hồ Hưng Dật chạy loạn sang Việt Nam vào thời Ngũ Quý (còn gọi là Ngũ Ðại hay Ngũ Quỷ, 907-959), định cư ở Nghệ An. Ðến đời ông tổ tứ đại của Quý Ly là Hồ Liêm mới dời ra Thanh Hóạ Quý Ly làm con nuôi của Lê Huấn nên mới mang họ Lê.
Lê Quý Ly có hai người cô đều lấy vua Trần Minh Tông (1314-1329). Một người được phong là Minh Tư Hoàng Hậu (mẹ của Trần Nghệ Tông), một người được phong làm Ðơn Từ Hoàng Hậu (mẹ của Trần Duệ Tông).
Nhờ vào cái thế ngoại thích mà khi Nghệ Tông lên ngôi (1370), Quý Ly được phong chức Chỉ Hậu Chánh Trưởng, một chức quan nhỏ, hầu ở trong cung.
Ít lâu sau, Quý Ly cưới em gái của Nghệ Tông là Huy Ninh Công Chúa (vợ góa của hoàng thân Trần Nhân Vinh) và được thăng chức làm Khu Mật Ðại Sứ, tước Trung Tuyên Hầu, bắt đầu tham dự việc triều đình.

Vai trò của Quý Ly trở nên đặc biệt, vừa là cháu của Thái Hậu vừa là rể của hoàng gia, nên được Trần Nghệ Tông hết sức tin dùng.
Ở ngôi được ba năm, 1372, Nghệ Tông truyền ngôi lại cho em là Duệ Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng. Duệ Tông lại cưới em họ của Quý Ly, phong làm Gia Từ Hoàng Hậu .
Duệ Tông làm vua, nhưng mọi quyết định quan trọng vẫn do Thượng Hoàng Nghệ Tông chủ trương và Thượng Hoàng càng ngày càng đặt hết tin tưởng vào Quý Lỵ
Lê Quý Ly trở thành nhân vật trọng yếu của triều đình, có toàn quyền đặt để các chức vụ văn võ, có quyền chỉ huy cả các tôn thất. Quý Ly bắt đầu kéo vây cánh, đưa tay chân vào nắm lấy những chức vụ quan trọng trong triều.
Một trong các bà vợ của Duệ Tông là Nguyễn Thị Bích Châu đã thấy được sự thao túng của Quý Lỵ Bà đã viết một bản điều trần, gọi là "Kê Minh Thập Sách" (Mười kế sách được viết ra trong lúc nghe gà gáy sáng), dâng lên cho Duệ Tông, trong đó có khéo léo, kín đáo cảnh giác tình trạng này:

Ðiều 3: Trị kẻ loạn quyền để trừ mọt nước. Ðiều 4: Ðuổi bọn nhũng lạm để bớt vơ vét dân.
Ðọc bản điều tần, Duệ Tông khen ngợi và ban thưởng cho bà Bích Châu, nhưng quyền hành không nằm trong tay vị vua này, mà ở Thượng Hoàng Nghệ Tông.
Triều Trần ngày càng suy vi, trong khi nước Chiêm Thành ở phương Nam ngày càng trở nên hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vị vua trẻ tuổi Chế Bồng Ngạ Quân đội Chiêm Thành thường sang đánh phá vùng đất phía Nam của Việt Nam, tuy triều đình Chiêm Thành vẫn giữ lệ tiến cống hàng năm.
Với sự đồng ý của Thượng Hoàng Nghệ Tông, Duệ Tông toan tính Nam chinh. Năm 1376, Duệ Tông rước Thượng Hoàng lên duyệt binh ở Bạch Hạc và chuyển năm vạn thạch lương vào Hóa Châu dự trữ.
Cũng cùng năm ấy, vua Chiêm Chế Bồng Nga sai sứ giả đem 15 mâm vàng sang tiến cống, nhờ Trấn Thủ Hóa Châu Ðỗ Tử Bình chuyển về kinh. Ðỗ Tử Bình lấy hết số vàng, rồi dâng sớ về triều nói rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn, vô lễ, xin đem binh tiểu trừ.
Duệ Tông quyết định thân chinh. Tiên Phong là Ðỗ Lễ. Hậu quân là Ðỗ Tử Bình. Lê Quý Ly đặc trách vận lương.
Hoàng Hậu Bích châu và các đại thần Trương Ðỗ, Lê Tích dâng sớ can ngăn, nhưng Duệ Tông vẫn không đổi ý.
Tiền quân của nhà Trần vào cửa Thị Nại (Quy Nhơn), đánh thẳng lên kinh đô Chà Bàn của Chiêm Thành và bị mắc kế Ẫkhông thành của Chế Bồng Ngạ Trần Duệ Tông tử trận, đại binh bị giết tan nát. Ðỗ Tử Bình và Lê Quý Ly không đem quân lên cứu, bỏ chạy về (1377).
Theo quân luật nhà Trần, lẽ ra, Ðỗ Tử Bình và Lê Quý Ly phải bị xử chém. Nhưng, Lê Quý Ly không bị trừng phạt gì cả. Ðỗ Tử Bình bị giáng xuống làm lính, nhưng được phục chức một thời gian ngắn sau đó.
Các đại thần đều ngạc nhiên trước sự sủng ái của Thượng Hoàng Nghệ Tông đối với Lê Quý Ly.

Con của Duệ Tông được lập lên ngôi, tức là Ðế Hiển. Ðế Hiển còn thơ ấu, mọi việc triều chính đều ở trong thay Thượng Hoàng và Lê Quý Lỵ

Thượng Hoàng Nghệ Tông bất lực, để cho Lê Quý Ly khuynh loát triều trung. Cáng ngày, Quý Ly càng đưa người thân tín vào nắm giữ những chức tước quan trọng trong triềụ Các quan đại thần muốn tiến thân hoặc yên thân đều phải dựa dẫm vào phe cánh của Quý Ly.
Tình hình đất nước trở nên bi thảm. Dân chúng đói khổ, bị sưu cao, thuế nặng. (Ðỗ Tử Bình đưa ý kiến bắt mỗi dân đinh phải nạp ba quan tiền một năm; thuế thân có từ đó). Binh lực trở nên yếu kém.
Chỉ trong vòng có mấy năm mà quan Chiêm Thành, do Chế Bồng Nga lãnh đạo, đánh vào Thăng Long ba lần, tàn phá kinh đô nhà Trần, khiến cho vua tôi nhà Trần phải chạy trốn, vất vả long đong (1377, 1378, 1383). Mỗi lần quân Chiêm tàn phá kinh đô xong, rút về, vua tôi nhà Trần vẫn không lo củng cố binh lực, sửa sang thành quách gì cả.
Tình hình như vậy mà Thượng Hoàng Nghệ Tông vẫn tin dùng Lê Quý Ly, ban cho Quý Ly một thanh gươm và một cây cờ có thêu tám chữ Văn võ toàn tài, Quân thần đồng đức, trao trọn quyền cho Quý Ly điều khiển triều đình.

Thấy tình trạng kỷ cương đổ nát, dân tình khốn khổ vì sự lộng quyền của Lê Quý Ly, Ðế Hiển cùng một số đại thần và tôn thất âm mưu diệt trừ Quý Lỵ
Ðế Hiển cùng với Hoàng Thúc Thái Uý Trần Thúc Ngạc (con của Nghệ Tông), họp với các quan Ngự Sử Ðại Phu Lê AÙ Phụ, Thái Bảo Trần Tông, các tướng Nguyễn Khoái, Nguyễn Văn Nghê, Nguyễn Khá, Lê Lạc v.v... định ngày tiến quân bắt Quý Ly và phe cánh.
Quý Ly biết được, lúc đầu định chạy trốn, nhưng sau đó, nghe kế của Phạm Cự Luận, âm mưu giết chết Trang Ðịnh Vương Trần Thúc Ngạc, rồi vào gặp Thượng Hoàng Nghệ Tông, kêu với Thượng Hoàng rằng:
- Xưa nay, chưa ai bán con nuôi cháu, chỉ có bán cháu nuôi con.
Ðể xin Thượng Hoàng phế bỏ Ðế Hiển, lập Chiêu Ðịnh Vương Ngang (con của Nghệ Tông) lên làm vua.
Thượng Hoàng Nghệ Tông nghe theo, giả như sắp đi tuần du Hải Dương, gọi Ðế Hiển vào hầu và cho bắt giam vào chùa Tư Phúc.
Các tướng như Nguyễn Khoái, Lê Lạc, Nguyễn Khá định đem quân vào chùa cướp vua, liên lạc được với Ðế Hiển nhưng nhà vua viết hai chữ giải giáp đưa ra, ngăn các tướng không được làm trái mệnh Thượng Hoàng. Chỉ một lúc sau, Ðế Hiển bị đưa xuống phủ Thái Ðường, bị thắt cổ chết.
Lê Quý Ly tung một mẻ lưới, bắt tất cả những người có dự mưu cùng Ðế Hiển, nhất là các tôn thất, lớp thì xử chém, lớp thì đưa đi đày. Một số thân vương nhà Trần như Hoàng đệ Trần Nguyên Diệu (em ruột Ðế Hiển), Hoàng bá Trần Nguyên Ðỉnh (con của Cung Tĩnh Vương Trần Nguyên Trác, anh ruột Nghệ Tông), Thiếu Bảo Trần Tông... chạy sang Chiêm Thành lánh nạn, rồi trở về mộ quân, đánh lại; nhưng, tất cả đều bị bắt, bị giết hoặc tự tử chết.
Thượng Hoàng Nghệ Tông ra lệnh lập người con út của mình là Chiêu Ðịnh Vương Ngang lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Lê Quý Ly giữ chức Ðồng Bình Chương Sự (Tể Tướng). Quý Ly gả con gái cho Thuận Tông, trở thành cha vợ của vua.
Các tôn thất nhà Trần đều bị giết hại hết, chỉ còn một mình gia đình của quan Tư Ðồ Trần Nguyên Ðán. Vị Tư Ðồ Công này, thuộc dòng dõi Thượng Tướng Trần Quang Khải, đã cho con làm con nuôi của Lê Quý Ly, nên mới còn sống sót lạị
Lê Quý Ly kén những người có sức khoẻ và võ nghệ làm tay chân, bộ hạ và đưa những người này vào nắm giữ tất cả các chức vụ quan trọng trong quân đội.
Giặc giã nổi lên khắp nơi trong nước, dân tình cực kỳ khốn khổ.

Năm 1389, Chiêm vương Chế Bồng Nga lại mang quân sang xâm lấn, tấn công Thanh Hóa. Lê Quý Ly cầm quân chống cự, nhưng bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga, bị hao quân tổn tướng rất nhiều, phải trốn chạy về Thăng Long. Chế Bồng Nga thả quân cướp hết lương thực trong vùng, rồi rút về.
Cuối năm, Chế Bồng Nga lại đem quân sang đánh, tấn công vào cửa Hoàng Giang (Hà Nam).
Triều đình nhà Trần run sợ trước tin này. Các đại tướng không ai dám cầm quân để ngăn chặn bước tiến của quân Chiêm.
Về sau, Thượng Hoàng Nghệ Tông phải cử Trần Khát Chân, mới 19 tuổi và mới ra làm quan, đang giữ chức Long Tiệp Tướng Quân, được thăng lên chức Ðô Tướng cầm quân chống giặc. Trần Khát Chân khóc, lạy từ giã Thượng Hoàng, khiến Nghệ Tông cũng khóc theo.

Vừa đến Hoàng Giang, Trần Khát Chân thấy tất cả địa thế hiểm trở có thể đóng quân được, đều bị quân Chiếm chiếm giữ hết. Viên tướng trẻ tuổi văn võ toàn tài này lui binh về đóng ở sông Hải Triều (nằm giữa Thái Bình và Hưng Yên).
Tháng Năm năm 1390, Chế Bồng Nga đem 1000 chiến thuyền đến đóng gần ở chiến tuyến của quân Trần.
Một cơ may đến với Trần Khát Chân. Một đầy tớ của Chế Bồng Nga tên là Ba Lậu Kê, vì dâng thức ăn không chín cho chủ, bị Chế Bồng Nga đánh đòn, chạy sang đầu hàng quân Trần. Ba Lậu Kê chỉ điểm cho Trần Khát Chân biết chiếc thuyền mà Chế Bồng Nga đang ở. Chế Bồng Nga là người mưu mẹo, không ở trong vương thuyền, mà lại ở trong một chiếc ghe nhỏ, đậu núp trong đám lau sậy.
Trần Khát Chân cho chong đại bác, nhắm vào chiếc ghe có Chế Bồng Nga ẩn mà bắn. Vị vua anh hùng lừng lẫy của Chiêm Thành bị trúng đạn chết, vì sự phản bội của một tên đầy tớ!
Trần Khát Chân tung quân ra đánh. Quân Chiêm lâm vào cảnh rắn mất đầu, bị đại bại tan tành. Trần Khát Chân lấy được đầu của vua Chiêm, đem về Thăng Long báo Tiệp.
Danh tiếng của Trần Khát Chân trở nên lừng lẫy. Ông được thăng lên chức Thượng Tướng, và được phong Vũ Tiết Hầu.
Cũng trong năm đó, em của ông ra làm quan, được cử giữ chức Thái Bảo, tước Thượng Vị Hầu (tước của Trần Bình Trọng trước kia, khi chưa được phong vương).
Lê Quý Ly muốn kéo hai anh em trẻ tuổi tài cao này vào vây cánh nên mới nâng nhắc Nguyên Hạng như vậy.

Chế Bồng Nga đã chết, coi như Chiêm Thành đã dẹp yên, Lê Quý Ly càng thêm kiêu căng, mãi lộng. Triều thần và sĩ phu trong nước, có nhiều người dâng sớ lên Thượng Hoàng Nghệ Tông, kể tội và xin trừ bỏ Quý Ly. Mỗi lần nhận được sớ, Thượng Hoàng lại đưa cho Quý Ly coi. Bao nhiêu người vì đó mà chết. Không còn ai dám nói động tới Quý Ly nữa.
Thượng Hoàng Nghệ Tông mê muội tới như vậy, có lẽ, trong một lúc hồi quang phản chiếu, nhận ra được thực trạng của tình hình, nhưng đã qua trễ, không làm sao diệt trừ Lê Quý Ly được nữa hết.
Thượng Hoàng dùng kế tiêu lòn, bắt chước Chiêu Liệt Hoàng Ðế Lưu Bị thời Tam Quốc bắt chẹt Gia Cát Khổng Minh.
Thượng Hoàng cho vẽ tứ phụ đồ: Ông Châu Công Ðán phụ chính cho Thành Vương nhà Châu; ông Hán Quang phụ chính cho Chiêu Ðế nhà Hán; ông Gia Cát Lượng phụ chính cho hậu chúa Lưu Thiện nhà Thục Hán; ông Tô Hiến Thành phụ chính cho Cao Tông nhà Lý. Thượng Hoàng đem tranh này tặng cho Quý Ly và bảo: - Ngươi giúp con trẫm thì cũng nên như thế.
Thương Hoàng lại nói với Quý Ly:
- Nhà ngươi là thân tộc, cho nên bao nhiêu việc nước, trẫm đều uỷ thác cho cả. Nay, quốc thế suy nhược, trẫm thì già rồi, ngày sau con trẫm có nên giúp thì giúp, không thì người tự làm lấy.
Quý Ly cởi mũ, quỳ lạy, khóc lóc, thề rằng:
- Nếu hạ thần không hết lòng, hết sức giúp nhà vua, thì trời chu đất diệt.
Thượng Hoàng nói y như Lưu Bị, nhưng tiếc rằng Lê Quý Ly không phải là Gia Cát Khổng Minh.
Thượng Hoàng mất năm 1394. Lê Quý Ly lên làm Thái Sư, Phụ Chính, bắt các quan phải gọi mình là Phụ Chính Cai Giáo Hoàng Ðế. Thuận Tông vẫn còn là vua, nhưng không còn một quyền hạn gì nữa.
Lê Quý Ly mưu việc cướp ngôi, ép vua Thuận Tông phải dời đo vào Thanh Hóa (1396).
Năm 1397, nhân Thuận Tông chán nản và sợ hãi ngồi ở ngôi vua, Lê Quý Ly cho người thuyết phục Thuận Tông đi tu.
Thuận Tông xuống chiếu truyền ngôi cho con là Thái Tử (cháu ngoại của Quý Ly), mới có ba tuổi, rồi về tu tiên tại Ngọc Thanh Quan, Ðông Triều (Hải Dương) (1398).
Nhưng chỉ được vài tháng, Quý Ly sai học sinh Nguyễn Cẩn ra giết Thuận Tông bằng cách đầu độc. Nguyễn Cẩn không nỡ làm, Quý Ly đưa thư bảo Nguyên quân không chết, mày sẽ chết thay. Nguyễn Cẩn đánh thuốc độc, nhưng Thuận Tông không chết. Quý Ly sai Xa Kỵ Tướng Quân Phạm Khả Vĩnh đến thắt cổ Thuận Tông đến chết.
Thái Tử lên ngôi, tức là Thiếu Ðế. Lê Quý Ly trở thành Quốc Tổ, tự xưng là Khâm Ðức Hưng Liệt Ðại Vương.

Việc Lê Quý Ly giết chết Thuận Tông đã gây một xúc động mạnh trong lòng các vị trung thần, nghĩa sĩ .
Các đại thần thành lập một hội kín để âm mưu diệt trừ Lê Quý Ly, mong cứu vãn cơ nghiệp nhà Trần. Khởi xướng hội kín do Thượng Tướng Vũ Tiết Hầu Trần Khát Chân, Thái Bảo Thượng Vị Hầu Trần Nguyên Hạng, Thượng Trụ Quốc Trần Nhật Ðôn, Thượng Thư Hà Ðức Lân, Bảng Nhãn Lê Hiến Phủ, Hành Khiển Lương Nguyên Bưụ Một số lớn các quan trong triều đã tham dự vào hội, kể cả Thánh Dực Tướng Quân Phạm Khả Vĩnh, người đã thắt cổ Trần Thuận Tông, theo lệnh Lê Quý Ly.
Hội quyết định âm mưu giết chết Lê Quý Ly nhân lễ Hội Thệ ở Ðốn Sơn. Việc ám sát được giao cho ba tay nghĩa sĩ can đảm là Phạm Ngưu Tất, Phạm Tổ Thu và Phạm Ông Thiên.
Trước Hội Thệ một ngày, Lê Quý Ly đưa Thiếu Ðế đến nhà Trần Khát Chân để xem các đồ tế khí sửa soạn đã xong chưa. Ðây là cơ hội cho các nghĩa sĩ ra tay.
Quý Ly lên lầu, dùng nghi vệ thiên tử, giáp vĩ theo bảo vệ kín mít. Phạm Ngưu Tất và Phạm Tổ Thu, mang đoản kiếm trong mình, lên theo. Quý Ly ngồi ở giữa phòng, sai khiến các quan. Phạm Ngưu Tất định ra tay, nhưng Trần Khát Chân đưa mắt ngăn lại vì thấy bọn giáp sĩ của Quý Ly vây kín hết trong ngoài. Khát Chân sợ đầu thử kỵ khí (ném chuột sợ vỡ lọ quý), Thiếu Ðế đang ở bên cạnh Quý Ly.
Thấy Trần Khát Chân ra hiệu ngăn cản, Ngưu Tất đâm bối rối. Hành trạng giữa Khát Chân và Ngưu Tất không thoát khỏi cặp mắt của Quý Lỵ Quý Ly vội thét giáp sĩ hộ vệ xuống lầu.
Ngưu Tất quăng kiếm, kêu trời:
- Việc hỏng mất rồi, cả lũ đến chết uổng mạng.
Lê Quý Ly truyền bắt Trần Khát Chân, Phạm Ngưu Tất và tất cả những người có mặt tại nhà Khát Chân hôm đó, tổng cộng là 370 người, truyền đem ra chân núi Ðốn Sơn, nơi Thệ đàn, chém hết, bêu thây.
Tương truyền, xác của Thượng Tướng Trần Khát Chân phơi nắng suốt ba ngày mà da thịt vẫn tươi tốt như còn sống....

Phê bình hành động của anh em Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hạng, Dực Tôn Anh Hoàng Ðế Tự Ðức (1848-1883), triều nhà Nguyễn, đã viết trong Ngự Chế Việt Sử Tổng Vịnh:
Khảng khái bình Hồ nại Thái Sư
Trần triều đại hạ ký sanh trì
Vị văn thị thượng toàn gia khốc
Nhẫn sử lâu đầu nhất kiếm trì.
Dịch:
Sắp mưu diệt hết quân Hồ
Phù Trần quyết giữ cơ đồ ngày xưa
Toàn gia lâm nạn thảm chưa
Trách sao vỏ lỡ thời cơ trước lầu.
(Lam Giang Nguyễn Quang Trứ).
*
Ở Hoàng Mai và Ðốn Sơn, dân chúng đều có lập đền thờ anh em Trần Khát Chân. Các triều đại sau, Lê, Nguyễn đều sắc phong cho hai anh em ông làm Thượng Ðẳng Phúc Thần. Nhiều nơi khác ở Thanh Hóa cũng có đền thờ Trần Khát Chân.
Hàng năm, cứ đến ngày chết của Trần Khát Chân, dân chúng khắp nơi đổ về các đền thờ anh em ông, cúng tế, ngưỡng mộ.

Nhiều nhà phê bình lịch sử, thời gian gần đây, đã cho rằng âm mưu diệt trừ Hồ Quý Ly của anh em Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hãng, các đại thần và các nghĩa sĩ, chẳng qua, chỉ là một cố gắng quật khởi sau cùng của giới quý tộc Trần triều, đối với cuộc cách mạng do Hồ Quý Ly đề xướng. Cuộc cách mạng này đã giới hạn quyền lợi của giới quý tộc, như hạn chế diện tích ruộng đất, giới hạn số nông nô, tước đoạt Thái Ấp.
Các nhà phê bình sử nói trên, chỉ quan niệm trên nền tảng thuần vật chất, quyền và lợi, không để ý tới dân tâm, không để ý tới sự tàn độc vô tiền khoáng hậu của Hồ Quý Ly.
Quý Ly tham dự việc triều từ thời Nghệ Tông làm vua (1370), cho tới khi cướp ngôi, đổi thành họ Hồ (1400), trải ba chục năm trời, làm mưa làm gió, giết đến hai vua, Ðế Hiển, Thuận Tông, giết gần hết các thân vương. Nhưng, phải hỏi là Quý Ly làm được gì cho nhân dân?

Nói rằng Quý Ly muốn làm một cuộc cách mạng, thì cuộc cách mạng nào cũng vậy, thay cũ đổi mới, cái mới phải tốt hơn, phải đẹp hơn, phải hoàn hảo hơn cái cũ. Làm được như vậy, mới thực sự gọi là làm cách mạng.
Ba mươi năm Quý Ly thao túng triều đình, được gọi là làm cách mạng, người chết tơi bời, giặc ngoài vào kinh đô như chỗ không người, nhân dân đói khổ cùng cực, giặc trong nổi lên khắp nơi (Linh Ðức Ðại Vương Nguyễn Thành ở Lương Giang, Thanh Hóa; Lỗ Vương Nguyễn Kị ở Nông Cống, Ninh Bình; Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai, Sơn Tây, xưng Hoàng đế Phạm Kinh Sư, làm chủ Quốc đô ba ngày). Không phải Quý Ly không có thời gian. Rõ ràng đây không phải là một cuộc cách mạng đúng nghĩa.
Chỉ quan niệm trên nền tảng vật chất, quyền và lợi, không thôi thì không đủ dữ kiện để kết luận vụ án Ðốn Sơn.
Vả chăng, nếu chỉ thuần vì quyền lợi mà hành động, hai anh em Vũ Tiết Hầu và Thượng Vị Hầu hẳn đã không được Dực Tôn Anh Hoàng Ðế ca tụng như vậy và không được nhân dân thờ phượng tôn sùng, các triều đại sau tôn phong làm Thượng Ðẳng Phúc Thần như vậy.

Cái câu "đầu thử kỵ khí" vẫn là mối than thầm của cổ kim thiên hạ.
Quan vân Trường, trong cuộc đi săn ở Hứa Ðiền, đã vung đao, nhưng không giết được Tào Tháo, cũng chỉ vì cái liếc mắt "đầu thử kỵ khí" của Lưu Huyền Ðức. Khiến cho Vân Trường cứ hối tiếc mãi và khiến cho cục diện "tam quốc" kéo dài suốt mấy chục năm với bao nhiêu hậu quả tai hại cho nhân gian.
Ôi, cái liếc mắt "đầu thử kỵ khí" của Khát Chân đã di họa đến 370 mạng người, đã khiến bao nhiêu anh hùng nuốt hận, nghĩa sĩ ngậm hờn....

Không có nhận xét nào: