Khoa
Địa lý của Trung Hoa xưa kia, là khoa phối hợp thuyết âm dương, ngũ hành với sự
quan sát cách thế, hình thể của các mạch đất cùng lối đi của sông ngòi, suối, lạch
mà tìm ra nơi có chứa tụ khí mạch của đất, dùng nơi đó làm đất kết. Họ
quan niệm rằng nơi có đất kết, có thể chôn xương người chết nên nếu là kết âm
phầm và có thể làm nhà, đình chùa, lập doanh trại, thị trấn, đô thị lên trên nếu
là đất
kết dương cơ, để người sống được hưởng sự thịnh vượng phát đạt do tú khí của
vùng đất có đất kết đó.
Khoa Địa lý có từ lâu, sự lợi ích của đất kết đã được ông cha chúng ta tin tưởng và cả chúng ta cũng có nhiều người công nhận là đúng sử sách có ghi chép nhiều sự kiện chứng tỏ là khoa Địa lý có một giá trị nào ảnh hưởng đến đời sống con người. Câu ca dao: “Sống về mồ về mã chứ không ai sống về cả bát cơm” đã chứng minh sự quan trọng của khoa Địa lý với con người Việt Nam. Khoa địa lý, có một huyền thoại vàng son như vậy, tiếc thay đến nay đã gần như thất truyền, vì phép Địa lý (tài liệu photo mờ) và man thư làm cho sai lạc đi nhiều. Lý do sự tàn tạ sa sút của khoa này trước tiên là người xưa thấy phép để đất có thể làm thay đổi được hạnh phúc của cả một dòng họ thì cho là quý và giữ bí truyền. Theo truyền thuyết khi xưa bên Tàu có một số dòng họ nắm khoa Địa lý chính tông, giữ bí truyền, mỗi đời chỉ một hay hai người được biết bí pháp đó.
Việc
bí truyền khoa Địa lý chính tông, cũng như các khoa bí truyền khác ở Á Đông làm
cho khoa đó mỗi ngày một mai một đi, do sự thất truyền hay sự ngu tối của truyền
nhân. Trong khi đó thì những kiến thức không có căn bản vững chắc về khoa đó lại
được một số người đem thêu dệt cho văn vẻ một cách bừa bãi để làm tài liệu
cho những người tò mò và hiếu kỳ. Khoa Địa lý bị công phá và triệt tiêu do hai
lý do trên cả ngàn năm liên tiếp nên ngày nay, một số lớn sách và thầy địa lý
không còn
có giá trị như xưa, kể cả những sách và thầy từ nước Trung Hoa qua. Ở
Việt Nam, còn sót lại một thiểu số thấy giỏi vì khổ công cân nhắc sau định rút
kinh nghiệm về khoa này gần một đời người mới nhận ra thế nào là Địa lý chính
tông và
thế nào là man thư, đều có cùng một nhận định:
“Chỉ
có sách Địa lý của cụ Tả Ao là giản dị và đúng nhất. Nhưng tiếc thay sách này
thất truyền từ lâu”. Căn cứ vào một số ít khẩu truyền về khoa Địa lý của cụ Tả
Ao
còn
sót lại các cụ thấy chính xác, dễ học, dễ hiểu. So sánh nó với một số sách Địa
lý rắc rối, mông lung của Trung Hoa đưa qua, các cụ khuyên: “Ngày nay muốn học Địa
lý cho giỏi trước tiên phải kiếm cho được sách của cụ Tả Ao để có số vốn chính
tông căn bản, rồi thực hành cho vững chắc, nhiên hậu mới có thể xem các sách địa
lý của Trung Hoa mà bổ túc thêm, mới có kết quả.
Từ
năm 1946, tác giả, nhân những cuộc ngao du nhiều tỉnh từ Thượng Du đến Trung
Châu Bắc Việt, có gặp một số thầy địa lý Tàu và Việt Nam, sẵn tính tò mò nên có
tìm hiểu ít nhiều về khoa đó. Tác
giả thấy sự hiểu biết về khoa địa lý của mình rất hạn hẹp nên lưu ý nên tìm
sách địa lý Tả Ao để bổ túc thêm. Việc cố công tìm kiếm luôn mấy chục năm chỉ
thểm cho
tác giả vài câu khẩu truyền Địa Lý Tả Ao và sự nuối tiếc sự thất truyền của bộ
sách quý giá đó.Một sự tình cờ may mắn và ngoài ước muốn, cách đây trên hai năm
tác giả một lần gặp được 3 bộ sách Địa lý quý giá nhất của Việt Nam là:
a.
bộ Địa đạo diễn ca Tả Ao (120 câu văn vần)
2.
bộ Dã Đàm Tả Ao (Văn xuôi)
3.
bộ Bí Thư Đại Toàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán)
Sau
khi nghiên cứu kỹ ba bộ sách trên dưới sự hết lòng chỉ bảo của một số các vị
cao nhân về khoa Địa lý, tác giả mới hiểu thế nào về khoa địa lý chính tông. Nó
thật khác
hẳn những phép mà các sách địa lý hiện nay trình bày. Sách
Địa lý Tả Ao chính tông nói thẳng đến phần gốc, phần căn bản, làm sao cho người
học nó mau tìm đến Long chân huyệt đích trong khi các sách của Trung Hoa bán
trên thị trường lại nói nhiều đến cái ngọn và bôi vẽ cho rắc rối khó hiểm thêm
lên. Trong
3 quyển sách quý nêu trên thì quyển Địa Đạo Diễn Ca là dễ xem nhất vì nó chỉ có
120 câu thơ nôm nhẹ nhàng như ca dao. Tuy 120 câu thơ này mới xem giản dị,
xong viết do một vị Thánh địa lý Việt Nam, nên sức hàm chứa của nó cũng phải có
1 giá trị đặc biệt nào cần phát huy cho hết dụng ý. Do
đó, để lưu lại một cổ thư giá trị để người học nó đỡ mất thì giờ tìm hiểu, nên
tác giả cố công diễn giải 120 câu thơ này với dụng ý trình bày như sau:
-
Không thêu dệt thêm những gì xa lạ.
-
Phát huy cho hết cái chân hàm súc của nó.
Cách
trình bày như thế có thể không vừa ý những vị quá giỏi về khoa này hay những vị
bị ảnh huởng của loại sách “Địa lý mê hồn trận” của Trung Hoa hiện đang bán trên
thị trường. Tuy
nhiên với mớ kiến thức đơn giản và chân thực của phần diễn giải 120 câu thơ nôm
của Địa Đạo diễn ca Tả Ao này, chắc chắn trước tiên thỏa tính tò mò của người
muốn tìm hiểu khoa học bí truyền khó hiểu xưa nay, sau nữa, số vốn sơ đẳng này
dù ít ỏi đi nữa, cũng là cái kim chỉ nam chắc chắn cho những vị nào muốn khảo
cứu sâu rộng hơn. Riêng
về hình vẽ chúng tôi, cũng trình bày một đường lối như phần diễn tải, là trong
chân đích, dù thô sơ, hơn là chi tiết khó hiểu. Với
mới kiến thức địa lý cỏn con nhưng đích thực này, những vị tin tưởng khoa Địa
lý cũng có một số vốn hiểu biết đủ để phân biệt thầy hay thầy dở. Nói đến thầy Đia lý
chúng tôi cũng nêu lên đây mối tương quan giữa thầy Địa lý và người xin để đất,
lấy một mẫu mực xưa kia, để các bạn có một căn bản mà linh động cho sự việc ngày
nay.
Thật
ra, xưa nay, khoa Địa lý vẫn thuộc loại bí truyền. Nó có một ảnh hưởng lớn lao đến
sự thịnh suy của cả một dòng họ nên các thầy địa lý chân chính, có đạo tâm, rất
thận trọng khong dám ai xin cũng để cho đất lớn, một là sợ tổn âm đức của mình,
hai là sợ chính kẻ thiếu đức đó bị hại vì công danh tài lộc cao mà đức mỏng. Tuy
nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ do Ân Tình Nghĩa Lụy tạo nên:
1.
Ân: Thầy địa lý được họ cứu trong lúc hoạn nạn
2.
Tình: Thầy đã sống chung với họ trong lúc hoạn nạn.
3.
Nghĩa: Họ có đại nghĩa với xã hội hay với thầy.
4.
Lụy: Thầy có nhờ vả họ nhiều lần về vật chất để làm ăn sinh sống.
Ân
và nghĩa là nặng được thầy lưu tâm kiếm cho đất lớn. Có thể cho cả hai họ nội
ngoại, cho dòng giỏi sau này được đồng thịnh vượng. Tình
và lụy thì nhẹ hơn. Được thầy tùy duyên tùy phúc, có đất lớn cho lớn, có đất nhỏ
cho nhỏ. Người phúc vừa phải, nếu kính trọng thầy cũng có thể được đất lớn, xong
thầy luôn luôn ở bên cạnh khuyên nhủ chỉ bảo, cho họ tạo thêm đức, để được hưởng
đất đó. Vì vậy các cụ xưa lo tạo phúc trước khi kiếm đất kết. Câu: Tiên tích Đức,
hậu tầm Long là thế. Kiếm
báu mong đến tay kẻ chí sĩ anh hùng hào kiệt thì xưa nay những sách có tầm quan
trọng cũng mong đến tay người tài đức. Chúng
tôi phá bỏ đường lối giữ bí truyền sách quý thì chúng tôi cũng cầu mong những vị
nào đạt được chân lý của Địa lý, vì sách này cũng dè dặt cân nhắc trước khi để
đất. Nó như con dao sắc hai lưỡi, đúng thì hay vô cùng, xong nhầm thì hại cũng
không phải nhỏ. Theo
sự kinh nghiệm của các vị nghiên cứu loại sách có liên quan đến thiên cơ, đến sự
huyền vi của vũ trụ như sách này thì người càng có đạo, càng có tâm, càng vô
tư, vô vị lợi, học nó càng mau đạt được chân lý.
Của
Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giải nhất văn chương Tỉnh Việt Văn Đoàn 1960 – 1961. Ông
Cao Trung có nhã ý nhờ tôi để tựa quyển “Dẫn Giải Địa Lý Tả Ao” của ông Nhẽ
ra, ông phải nhờ những nhà địa lý chuyên môn đề tựa cuốn sách này mới phải, nhưng
ông lại muốn nhờ tôi, vì xưa nay ông vốn dành cho tôi một tấm thịnh tình, nên
tôi cũng nhận lời, là vì muốn lấy thịnh tình mà đền đáp lại. Nơi
đây, tôi không muốn nêu lên những vấn đề nan giải như khoa địa lý đúng hay sai,
còn hợp thời hay không còn hợp thời. Bàn cãi về những vấn đề ấy ngày nay, theo
thiển ý tôi, vừa quá muộn, vừa quá sớm. Quá
muộn, vì mấy nghìn năm nay, khoa địa lý đã có một tầm ảnh hưởng quan trọng, sâu
xa vào trong đời sống dân gian Việt Nam, và không may ai phủ nhận giá trị nó.
Quá
sớm, vì khoa học hiện thời cũng chưa đủ khả năng, đủ thẩm quyền để quyết đoán về
giá trị của khoa địa lý. Biết đâu trong tương lại, với sự tiến triển của khoa học,
khoa địa lý lại chẳng được sùng thượng trên hoàn võ như khoa châm cứu hiện nay. Sở
dĩ tôi nhận đề tựa sách này là vì thấy tác giả tha thiết với những vấn đề có
liên quan mật thiết với nền văn hóa cổ truyền đông phương chịu lặn lội tìm tòi
học hỏi, sưu
tầm kỳ thư, bảo điển.Nhờ sự tha thiết tìm cầu ấy, mà ông đã tìm ra được cuốn “Địa
đạo diễn ca” của cụ Tả Ao. Khoa
địa lý, trước mắt thế nhân, vốn là một khoa học bí truyền, khó học, khó biết.
Thế mà cụ Tả Ao chỉ tóm lại trong có 120 câu thơ, vừa lục bát, vừa song thất lục bát,
với một lối hành văn bình dân, giản dị. Thực là một kỳ công. Tuy
nhiên, hiểu được 120 câu thơ không phải dễ. Giúp
ta hiểu tập Địa Đạo Diễn Ca của cụ Tả Ao chính là công trình của ông Cao Trung. Sau
nhiều năm suy tư và nghiên cứu, tác giả đã dùng phương pháp khoa học để trình
bày, phân tích, giải thích, các lời lẽ trong quyển Địa Đạo Diễn Ca một cách sống
động. Ông
lại có những sơ đồ để trình bày về các thế đất cát một cách hết sức giản dị, mạch
lạc. Chúng
ta chỉ cần để một ít giờ là có thể đọc hết quyển sách và có thể thâu lượng được
nhiều kiến thức. Tóm
lại, tôi muốn viết mấy hàng để giới thiệu với độc giả một ký thư, đó là quyển Địa
Đạo Diễn Ca của cụ Tả Ao, và một công trình biên khảo giá trị của tác giả Cao Trung.
Cụ
Tả Ao được tôn là Thánh Địa Lý Tả Ao là người Việt Nam thứ nhất học được khoa Địa
lý Chính Tông ở Trung Quốc, và là thầy Địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Tên
cụ là Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trung Việt). Cụ
sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh. Nhà nghèo, cha mất từ hồi còn nhỏ, mẹ lòa. Cụ
có một anh cũng nghèo, là người con có hiếu, thấy mẹ mù lòa lúc nào cũng buồn, luôn
luôn cầu mong, tìm được thầy thuốc hay, chữa cho mẹ khỏi. May
thay gần nơi cụ ở có một thầy thuốc người Tàu chữa mắt rất giỏi. Nhiều người đau
mắt đã lâu, mà sau một thời gian được thầy đó chữa trị, lại trông được. Có
thầy hay nhưng chữa chạy rất tốn kém và nhà cụ nghèo không thể theo đuổi được
việc thuốc thang. Cụ bèn nhất quyết xin phép mẹ đến giúp việc cho thầy chữa mắt
này để học nghề và tìm cách chữa cho mẹ. Sau
hai năm kiên trì làm việc để chờ thầy truyền nghề. Cụ được vị thầy thuốc này nhận
xét là người có cơ trí, đức hạnh nên truyền cho ít phép chữa bí truyền. Tuy chưa
phải là hoàn toàn giỏi, nhưng liệu sức có thể chữa cho mẹ khỏi nên cụ xin phép
về săn sóc bệnh trạng của mẹ. Sau một thời gian chữa cho mẹ được khỏi lòa, cụ
trở lại chỗ thầy cũ tiếp tục học nghề chữa mắt và sau đó cụ theo thầy chữa mắt
về Tàu tiếp tục học nghề và giúp đỡ thầy. Khi
ông thầy già yếu, thấy cụ quán xuyến được mọi khách hàng cho mình, liền đem nốt
kinh nghiệm bí truyền dạy cụ. Gần
đó có một thầy địa lý chính tông nhà giàu bị đau mắt không nhìn thấy gì, nhờ cụ
chữa và hứa nếu chữa khỏi sẽ hậu tạ riêng cụ 50 lạng vàng. Sau khi chữa khỏi mắt
cho thầy Địa lý, cụ không nhận tiền và chỉ năn nỉ xin dạy cho cụ khoa Địa lý. Vì
ơn nghĩa nên thầy Địa lý dạy cụ Tả Ao khoa Địa lý chính tông của mình. Sau
nhiều năm thành tài, cụ xin về nước, Thầy Địa lý muốn thử sự hiểu biết của cụ,
bèn làm một trăm mô hình đất kết trên một bãi cát, dưới mỗi huyệt kết có yểm một đồng
tiền, rồi đưa cụ 100 cây kim, bảo ra điểm huyệt. Cụ
đã cắm được 99 cây kim vào 99 lỗ đồng tiền và một cây vào mép lỗ đồng tiền thứ
100. Cây
kim mép lỗ đồng tiền thứ 100 này là một kiểu đất quá lớn rất nhiều hình thể khó
khăn, ẩn áo. Thầy
Địa lý chính tông thấy vậy than rằng: “Nghề Địa lý chính tông của ta đã được người
Việt Nam học hết rồi.
Cụ
từ tạ thầy về nước tiếp tục chữa mắt làm phúc. Cụ từ chối rất nhiều việc để đất.
Cụ chỉ làm những việc để đất rất hạn chế trong những trường hợp đặc biệt mà thôi,
tuy vậy danh làm địa lý của cụ cũng nổi và được tôn là Thánh Địa lý. Người
ta không gọi tên thực của cụ nữa mà chỉ gọi là cụ Tả Ao (tên làng Tả Ao của cụ ở
huyện Nghi Xuân) Hình
như cụ Tả Ao không truyền nghề cho ai, xong có để lại cho đời sau 2 bộ sách Địa
lý quý giá:
1.
Bộ Địa Đạo Diễn Ca có 120 câu văn vần, tức bộ này.
2.
Bộ Dã Đàm Tả Ao bằng văn xuôi (chúng tôi sẽ cho xuất bản sau)
Sách Địa lý của cụ phát xuất từ môn Địa lý chính tông nên đi từ căn bản lên phần chi tiết. Phần căn bản chú trọng tìm cho thấy Long chân Huyệt đích. Phần chi tiết nói cho thêm những điều phụ vào điều căn bản. Đi từ gốc đến ngọn bao giờ cũng ít lầm hơn đi từ chi tiết trở lại gốc; vì vậy sách Địa lý của cụ được các cụ xưa kia cho là quý giá nhất.
NGUYÊN
VĂN ĐỊA ĐẠO DIỄN CACỦACỤ TẢ AO
1. Mấy lời để truyền hậu thế
2.
Ai học địa lý theo học Tả Ao
3.
Một là hay học càng cao
4.
Hai là cố ý, cứ lời phương ngôn5. Ba là học thuộc Dã Đàm
6.
Bốn là mở sách La Bàn cho thông
7.
Chẳng qua ra đến ngoài đồng
8.
Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường.
9.
Mạch có mạch âm, mạch dương.
10.
Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh
11.
Sơn cước mạch đi rành rành.
12.
Bình dương mạch lần, nhân tình không thông
13.
Có mạch qua ao, qua sông
14.
Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non.
15.
Lại có mạch phát ngôi dương
16.
Nhìn xem cho tường, ấy mạch làm sao?
17.
Mạch thô đi chẳng khép vào
18.
Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương
19.
Ba mươi sáu mạch cho tường
20.
Trước là cứ sách, sau y lời truyền.
21.
Ruộng cao uốn xuống thì mạch táng trên.
22.
Ruộng thấp uốn lên thì mạch táng dưới.
23.
Bình dương mạch chẳng nề châm gối
24.
Hề chính long thì tả hữu chiều lai
25.
Đâu có chính long thì có sơn thủy gối kề
26.
Nhưng trên sơn cước non cao
27.
Cường long thô mạch, thế nào mới hay?
28.
Tìm nơi mạch nhược long gầy.
29.
Nhất thời oa huyệt, nhi thời tàng phong
30.
Đất có cát địa chân long.
31.
Táng cho phải phép anh hùng giàu sang
32.
Nọ như dưới đất bình dương
33.
Mạch thính giác điền xem tưởng mới hay
34.
Bình dương lấy nước làm thầy
35.
Thứ nhất khai khẩu thứ nhì ngũ long
36.
Thứ ba mạch thắt cổ bồng.
37.
Thứ tư sơn chỉ hồi long càng tài
38.
Muốn cho con cháu tam khôi
39.
Phương Nam có bút phương Đoài có nghiên.
40.
Muốn cho con cháu Trạng Nguyên.
41.
Thời tìm bút lập hai bên sắp bày
42.
Nhất là Tân, Tốn mới hay
43.
Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên.
44.
Bút lập là bút Trạng Nguyên.
45.
Bút thích giác điền là bút thám hoa
46.
Nhìn xem cho kỹ sẽ là đất hay.
47.
Khuyên ai học làm thầy Địa lý
48.
Trước phải đọc sách, sau là lượng cao.49. Dù ai khôn khéo thế nào
50.
Học mà chẳng xét ấy là vô tông
51.
Thắt cỏ bồng phồng ra huyệt kết.
52.
Xem cho biết Mộc tiết Kim loan
53.
Mộc tiết văn đỗ Trạng Nguyên.
54.
Kim loan võ được tước quyền Quận Công.
55.
Con Mộc vốn ở phương đông.
56.
Con Kim vốn nó về dòng phương tây.
57.
Xem cho biết nó mới hay
58.
Táng cho phải phép thực dày vinh hoa.
59.
Thắt cuông cà phi ra mới kết.
60.
Xem cho biết huyệt cát huyệt hung.
61.
Huyệt cát nước tụ vào lòng.
62.
Đôi bên Long, Hổ uốn vòng chiều lai
63.
Huyệt hung Minh Đường bất khai
64.
Sơn tà thủy Sạ hướng ngoài tà thiên.
65.
Táng xuống kính sảng bất yên
66.
Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau.
67.
Muốn cho con cháu sống lâu.
68.
Tìm nơi Huyền Vũ đằng sau cao dày.
69.
Long Hổ bằng như chân tay
70.
Chẳng có Tả, Hữu bằng ngay chẳng lành.
71.
Kìa như đất có ngũ tinh.
72.
Nhận xem cho biết tương sinh loan hoàn
73.
Muốn cho con cháu nên quan
74.
Thì tìm Thiên Mã phương Nam đứng chầu.
75.
Muốn cho kế thế công hầu
76.
Thì tìm cờ trống dàn chầu hai bên.
77.
Ngũ tinh cách tú chiều nguyên
78.
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn bên loan hoàn.
79.
Thổ tinh kết huyệt trung ương.
80.
Ấy đất sinh Thánh sinh Vương đời đời
81.
Thiên sơn vạn thủy chiều lai
82.
Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
83.
Nhị thập bát tú thiên tinh.
84.
Tại thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai.
85.
Ngôi Đế Vượng mặc Trời chẳng dám.
86.
Huyệt công khanh chẳng kiếm ai cho.
87.
Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
88.
Thấy thì làm chớ để lưu tâm
89.
Trên sơn cước xa xăm cũng táng.
90.
Dưới bình dương nửa tháng cũng đi
91.
Minh sinh, ám tử vô di.
92.
Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn.93. Quả nhiên huyệt chính long chân
94.
Tiêu sa, nạp thủy chớ lầm một ly
95.
Táng chi phúc lý tuy chi.
96.
Trâm anh bất tuyệt thư thi gia truyền.
97.
Muốn cho con trưởng phát tiên.
98.
Thì tìm long nội đất liền quá cung.
99.
Thanh long liên châu cao phong.
100.
Kim tinh, thổ phụ, phát dòng trưởng nam.
101.
Con gái về bên hổ sơn
102.
Hổ cao thì phát, sơn bàn cho thông.
103.
Phản hổ con gái lộn chồng.
104.
Phản long trai nó ra lòng bất nhân.
105.
Vô long như người vô chân.
106.
Vô hồ như đứa ở trần không tay.
107.
Trong Long - Hổ lấy làm thầy trước.
108.
Sau sẽ tìm thấy chỗ huyệt chôn
109.
Nước chẳng tụ được kể chi
110.
Kiếm ăn cũng khá xong thì lại không
111.
Con trai thì ở bất trung
112.
Con gái thất tiết chả dùng cả hai.
113.
Thấy đâu Long Hổ chiều lai.
114.
Minh Đường thủy tụ huyệt tài mới hay.
115.
Tiền quan, hậu quỷ sắp bầy.
116.
Án dày muốn thấp, chiều dày phải cao.
117.
Xem huyệt nào làm cho phải phép.
118.
Chớ đào sâu mà thiệt như không.
119.
Kìa ai Địa lý vô tông.
120.
Chẳng cứ đúng phép cũng dòng vô tư.
TẢ
AO
CHƯƠNG
THỨ NHẤT:
ĐIỀU
KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ HỌC KHOAĐỊALÝ
1. Mấy lời để truyền hậu thế.
2.
Ai học địa lý theo học Tả Ao.
3.
Một là hay học càng cao
4.
Hai là có ý cứ lời phương ngôn
5.
Ba là học thuộc Dã Đàm
6.
Bốn là mở sách la bàn cho thông.
7.
Chẳng qua ra đến ngoài đồng.
8.
Tỏ mạch tỏ nước tỏ long mới tường.
Theo
cụ Tả Ao thì muốn học cho giỏi khoa Địa lý phải học 4 cách: Một
là phải luôn luôn học hỏi cho mỗi ngày một tiến thêm lên:
(3)
Một là hay học càng cao
Hai
là phải suy ngẫm cho kỹ những lời lẽ giản dị của Địa Đạo Diễn Ca này. Mới nghe
nó nhẹ nhàng như ca dao, phương ngôn xong hàm chứa rất nhiều căn bản của khoa
Địa lý:khoa Địa lý:
(4)
Hai là có ý cứ lời phương ngôn
Ba
là sau khi hiểu kỹ những cơ bản về phép Tầm Long ở 120 câu Địa Đạo Diễn Ca này
thì học đến quyển Dã Đàm Địa Lý Tả Ao để phép điểm huyệt được giỏi:
(5)
Ba là học thuộc Dã Đàm
Bốn
là phải biết dùng La bàn cho giỏi:
(6)
Bốn là mở sách la bàn cho thông
La
bàn là cái địa bàn của các thầy địa lý, cái nhỏ gọi là Tróc Long và lớn là La
Kinh hay la bàn.
Địa
bàn này hình tròn như cái đĩa, chính giữa có một kim chỉ nam và xung quanh có vẽ
nhiều vòng, mỗi vòng chia ra làm nhiều ô. Trong vòng có ghi chữ và mỗi vòng dùng
vào công việc khác nhau. Người mới học chỉ cần dùng 3 vòng là:
1.
Vòng thiên bàn
2.
Vòng địa bàn
3.
Vòng nhân bàn.
Sau
học giỏi có thể dùng (tài liệu photo mờ)
3.
Vòng giữa là nhân bàn, dùng vào việc tiêu sa để xem sa nào tốt, sa nào xấu. Cả
3 vòng đều được chia ra làm 24 ô, thì mỗi ô có 15 độ, vì một vòng tròn là 360 độ. Các
chữ trong 3 vòng đều giống nhau nó chỉ khác nhau ở chỗ nếu lấy vòng trong cùng,
vòng địa bàn làm đích thì vòng thiên bàn lệch sang bên phải nửa ô và vòng nhân
bàn lệch sang trái nửa ô. Những
chữ đề trong 24 vòng đó thì:
Chính
Đông trùng vào chữ Mão.
Chính
Tây trùng vào chữ Dậu.
Chính
Nam trùng vào chữ Ngọ.
Chính
Bắc trùng vào chữ Tý.
Nếu
kể theo chiều kim đồng hồ quay (chiều thuận) từ Mão trở đi ta có 24 chữ như
sau: Mão
Ất Thìn Tốn Tỵ Bính Ngọ Đinh Mùi Khôn Thân. Canh
Dậu Tân Tuất Càn Hợi Nhâm Tý Quý Sửu Cấn Dần Giáp. Nếu
phân làm tám hướng thì:
1.
Đông có Giáp Mão Ất.
2.
Đông Nam có Thìn Tốn Tỵ
3.
Nam có Bính Ngọ Đinh
4.
Tây Nam có Mùi Khôn Thân
5.
Tây có Canh Dậu Tân
6.
Tây Bắc có Tuất Càn Hợi
7.
Bắc có Nhâm Tý Quý
8.
Đông Bắc có Sửu Cấn Dần.
Nếu
phân tích 24 hướng này ta lại thấy có 12 hướng thuộc địa chi là: Tý,
Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 8
hướng thuộc Thập can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 4
hướng thuộc bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Rồi
cụ Tả Ao nhấn mạnh về sự quan trọng của thực hành Tầm long trong khoa địa lý:
(7)
Chẳng qua ra đến ngoài đồng
(8)
Tỏ mạch tỏ nước tỏ lòng mới tường.
Những
người học được sách địa lý chính tông cũng đã là hay lắm rồi. Tuy
nhiên học ở sách mới là học lý thuyết mà không thực hành bổ túc thì lý thuyết đó
cũng không đạt được kết quả cụ thể. Trong
khoa học Địa lý người ta chia ra làm hai phần là Loan đẩu và lý khí. Loan
đẩu là phép tầm long hay nói cho rõ hơn là phép tìm xem ở đâu có huyệt tràng
(chỗ có huyệt kết). Phép này nặng về thực hành.Lý khí là phép quyết định ảnh hưởng
kết quả của huyệt kết; Văn, võ, phú, quý, thọ, cao hay thấp, chóng hay chậm.
Phép này nặng về lý thuyết hơn phép Loan Đẩu. Trong
khoa địa lý phép Tầm long là căn bản vì nó là phép thực hành đi tìm long mạch ở
ngoài đồng. Tầm long là phép xem hình thể đất đai lồi lõm, đốn khởi mà tìm làm
sao cho tới huyệt tràng là nơi có đất kết. Không phải chỉ xem sách xong ra
ngoài đồng là biết Tầm long ngay. Thực ra sách chỉ có thể cho ta một số yếu tố
cần thiết.
Muốn giỏi phải thực hành đi tìm long mạch ở ngoài đồng, ngoài trời một thời
gian lâu nữa mới thấu hiểu được.
(7)
Chẳng qua ra đến ngoài đồng.
Địa
lý là một khoa học cũng như cách khoa học khác, mà việc thấu hiểu một khoa học
nào cho kỹ lưỡng không ngoài phép phân tích và tổng hợp. Ngay
học Tầm Long ở ngoài đồng cũng thế, trước tiên ta phải biết phân tích rồi sẽ tổng
hợp sau. Việc Tầm long ta phải biết phân tích đâu là đại cuộc, đâu là tiểu cuộc,
thế nào là Thái Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Long đi như thế nào, nước chảy, làm sao.
Chỗ nào long nhập thủ, đâu là huyệt tràng, huyền vũ, thanh long, bạch hổ, án,
sa, minh đường, thủy khẩu. Thế long sinh hay tử, cường hay nhược v.v... Cũng
nên định nghĩa những danh từ địa lý này để dễ phân tích. Đại
cuộc là đại thế của đất bên trong có nhiều tiễn cuộc. Thái
tổ sơn: Thái Tổ Sơn của tất cả các cuộc đất trên thế giới là núi Hy Mã Lạp Sơn.
Từ Thái Tổ Sơn phân chia ra làm các Tổ Sơn hoặc Thiếu Tổ Sơn ở các nơi khác. Chính
những Thiếu Tổ Sơn này dẫn mạch vào huyệt kết. Long
mạch: Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch (cũng như cành
cây trong có nhựa cây). Long có thể đi cao như những dãy đồi núi và cũng có
thể đi rất thấp, nó là những thớ ruộng có khi chỉ cao độ 4 phân tay. Nước:
Nước từ long chảy ra lại chạy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ có nước
tụ có khi là minh đường và có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long).
Long
nhập thủ: long mạch cho chạy băng qua rừng núi, đồng bằng đến chỗ nào nhập thủ
là kết huyệt ở đó.
Huyệt
tràng: Là một khu chỗ ấy là huyệt kết.
Huyền
vũ: Thế đất đàng sau huyệt trường trước khi đến huyệt trường
Thanh
long: Thớ đất ở bên trái huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Bạch
hổ: Thớ đất ở bên phải huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Án:
Đất nổi lên trước mặt huyệt, hộ dỡ cho huyệt. Án với huyệt như bàn giấy trước mặt
người ngồi.
Sa:
là các gò đống, chứng ứng nổi lên, hiện ra, xung quanh huyệt (kể cả trước lẫn
sau huyệt). Sa là nói chung: bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn...
Thủy
khẩu: Nơi nước đến Minh Đường và nơi nước từ Minh Đường đi.
Minh
đường: Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt kết.
Long
sinh: Long mạch sống động, trông nó bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi như con
thú, con rắn sống, đang bò.
Long
tử: Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như con lươn, con cá chết.
Long
cường: Long mạch nổi lên to lớn, đứng hùng vĩ ngạo nghễ.
Long
nhược: Long mạch nhỏ nhắn, dài sắc thái thư thả, ung dung.
Phân
tích ra chi tiết thì như thế, nhưng nếu hiểu thấu đáo rồi mà tổng hợp lại thì rất
giản dị. Cái gì có nước là thủy và cái gì có thớ đất là long. Long đi mạch đi
theo, long
chỉ khí mạch tụ lại. Do
đó cụ Tả Ao đã tổng hợp tất cả các chi tiết mà ta cần biết về phép học Tầm Long
ở ngoài đồng vào một câu:
(8)
Tỏ mạch tỏ nước, tỏ long mới tường.
Nom
đất thì khó biết long đi cách nào. Nên phải mượn nước theo chiều nước chảy từ
cao đến thấp thì biết thế long đi. Nếu nước hai bên dừng lại mà gặp nhau thì biết
long đình. Mà long đình thì khí chỉ tụ lại đó mà kết huyệt.
CHƯƠNG
THỨ HAI:
TẦM
LONG MẠCH
(9) Mạch có mạch âm mạch dương
(10)
Mạch nhược mạch cường mạch tử mạch sinh
(11)
Sơn cước mạch đi rành rành
(12)
Bình dương mạch lẫn nhân tình khôn thông
(13)
Có mạch qua ao qua sông
(14)
Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non
(15)
Lại có mạch phát ngôi dương.(16). Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao
(17)
Mạch thô đi chẳng khép vào
(18)
Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương.
(19)
Ba mươi sáu mạch cho tường
(20)
Trước là cứ phép sau y lời truyền.
Chương
trên cụ Tả Ao mở đầu phép Tầm long cho ta bằng phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phân tích thì đi đến chi tiết còn tổng hợp thì thu các chi tiết về hai chữ
nước và long mạch. Đến đây cụ Tả Ao bắt đầu dạy ta phép nhận xét các loại long
mạch.
1.
Trước tiên và dễ nhất là ta phải phân biệt long mạch hay mạch ra làm hai loại
khác nhau là mạch dương và mạch âm.
(9).
Mạch có mạch âm mạch dương
Mạch
ở dưới đồng bằng phần nhiều đi thấp, được gọi là mạch dương. Còn
ở trên sơn cước đi theo các núi đồi cao lớn được gọi là mạch âm.
2.
Những mạch âm và mạch dương đó lại được phân chia theo hình thể trạng thái hùng
vĩ hoặc thanh nhã linh động hoặc ngay đơ ra làm 4 yếu tố:
1.
Mạch cường
2.
Mạch nhược
3.
Mạch sinh
4.
Mạch tử.
1.
Thế mạch hùng vĩ cao to lớn, thủy đầu được gọi là mạch cường.
2.
Thế mạch thanh nhã, nhọn dài được gọi là mạch nhược.
3.
Thế mạch đi như con thú quay đầu vẫy đuôi, linh động gọi là mạch sinh.
4.
Thế mạch đi đuồn đuỗn ngay đơ, như con cá chết gọi là mạch tử. Bốn
mạch trên gồm vào câu:
(10).
Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh
3.
Trên sơn cước hay dưới bình dương cũng đều có mạch nhược, mạch cường, mạch tử,
mạch sinh, tuy nhiên trên sơn cước vì mạch cao lớn hơn hơn trông rõ hơn, còn
dưới bình dương mạch đi thấp hơn, nên khó xem hơn. Nhiều mạch bình dương chỉ
cao độ 4 phân tay, gần như là lẫn xuống bãi, lại càng khó xem hơn nữa.
(11)
Sơn cước mạch đi rành rành
(12)
Bình dương mạch lẩn nhân tình khôn thông
4.
Những mạch không những chỉ chạy trên sơn cước hay đồng bằng mà nó còn có thể chạy
qua ao, qua sông, qua núi, lặn xuống dưới bãi, rồi đến quãng thật xa, mới nổi
lên đi nữa. Lại có cả những mạch lặn xuống đầm hay xuống biển, hay qua bên kia
biển hoặc đầm, rồi lại nổi lên đi nữa.
(13)
Có mạch qua ao qua sông
(14)
Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non
Với
loại mạch đang đi lặn, xuống một quãng xa mới nổi lên đi nữa, đã làm cho những
người tưởng lầm cho là long đến độ là hết không đi nữa (long chỉ) vội tìm huyệt. Nhất
là qua mạch chạy đến chỗ có nước, lặn xuống rồi qua bên kia, đi nữa, lại càng
làm cho nhiều người tưởng lầm hơn vì nó hội đủ điều kiện cần thiết cho một đất kết,
là Long đình khí chỉ và thủy tụ. Tuy
nhiên với con mắt nhà phong thủy, có căn bản vững chắc, vẫn không lầm được. Bởi
vì một đất kết thì long đình, khí chỉ, thủy tụ chỉ là điều cần chứ chưa phải là
điều đủ. Thật
ra một kiểu đất kết phải hội đủ nhiều điều kiện nữa, như phải có long, hổ, án,
chẩm quân bình phương chính: rồi nơi huyệt trường phải khai huyệt như: Oa, kiềm,
nhũ, đột (oa có oa đứng và oa nằm). Đó mới là nói về mạch còn về nước thì một
khi long còn đi nước hay phân ra, rồi khi đến huyệt kết, thủy lại phải hợp lại
tại Minh
đường của huyệt mới đúng. Có khi chỗ nước tụ thành đầm, ao, hồ làm ta cứ tưởng
là minh đường của huyệt lớn. Nhưng có khi, trái lại, nó chỉ có huyệt nhỏ hay không
có huyệt. Chỗ nước tụ đó chỉ là cái đại dịch thủy của một đại cán long. Ta gọi
nó là hộ tống thủy. Lấy
gì mà biết nó là hộ tống thủy? Khi
nào bên cạnh một cái đại cán long (cành lớn của long) có đầm ao, hồ mà ở đó lại
phát ra nhiều suối, lạch hay sông ngòi, đi nhiều chiều khác nhau, thì nó chỉ là hộ
tống thủy. Cái khác là minh đường thì các ngọn nước chảy về, còn hộ tống thủy
thì nước từ đó chảy đi nhiều đường. Ta càng chắc là hộ tống thủy nữa, khi ở bên kia
chỗ thủy tụ lại bật lên gò, đống, thớ đất cao, rồi hai bên có phân thủy, chia
ra hai dòng để chảy giáp bên thân long.
5.
Đã biết phân biệt mạch sơn cước và mạch bình dương bằng cách mạch sơn cước thì
cao lớn và mạch bình dương thì thấp khó thấy, nhưng chúng ta cũng phải biết
phân biệt: Mạch
dương cơ vàv Mạch
âm phần. Thật
vậy, những ngôi đất kết có ngôi chỉ phát về âm phần (để mả) lại có ngôi đất chỉ
phát về dương cơ (làm nhà). Đất phát âm phần, lợi cho sự chôn xương xuống đất và
đất phát dương cơ, lợi cho sự làm nhà lê trên Đất dương cơ nhỏ, dùng làm nhà;
còn to rộng lợi cho làm doanh trại, rộng nữa lợi cho làm thị trấn, đô thị hoặc
kinh đô.Muốn
biết giá trị của đất dương cơ ta hãy minh chứng một sự kiện lịch sử, liên quan đến
nó: Trừ
nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra thì sau đó, nhà Đinh và Tiền Lê trở về trước,
những Triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên Quốc Sư Vạn
Hạnh phải tìm một đại địa khác làm Kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý
Công Uẩn nghe theo, rời Kinh Đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được 8 đời: và
sau đó nhà Trần và Hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm Kinh Đô, nên bền
vững lâu dài hơn. Ta
hãy lại quay về Tả Ao. Cụ Tả Ao nói có hai loại đất kết: một loại cho để xương
người chết, và một loại cho người sống ở, bằng hai câu:
(15)
Lại có mạch phát ngôi dương
(16)
Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao
Giờ
ta xem thế nào mà biết là mạch phát dương (hay dương cơ):
(17)
Mạch thô đi chẳng khép vào
(18)
Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương
Như
vậy mạch phát dương là mạch khi nhập thủ không thắt nhỏ lại rồi mới phình ra như
mạch nhập thủ của âm phần. Trái lại mạch phát dương cơ trông thô hơn, cứ thế
đi đến đất kết.
6.
Nguyên về mạch từ khúc 1 đến khúc 5 kể trên, cụ Tả Ao đã cho ta biết nhiều thứ
long mạch.
Khúc
1 ta thấy nói đến mạch âm và mạch dương.
Khúc
2 nói về mạch cường, mạch nhược, mạch sinh, mạch tử.
Khúc
3 cũng nói về mạch sơn cước và mạch bình dương.
Khúc
4 nói về mạch băng qua núi, non, đầm, ao, sông.
Khúc
5 nói về mạch phát dương cơ và mạch phát âm phần.
Đến
đây cộng tất cả các loại mạch đã kể ra có tới 15 loại khác nhau. Nhưng cụ Tả Ao
lại nói là phân tích cho kỹ về mạch thì có đến 36 loại, mà người địa lý cần biết
(19)
Ba mươi sáu mạch cho tường
(20)
Trước là cứ phép sau y lời truyền.
Nói
như vậy mà cụ không dạy thêm nữa; vậy ta hãy tìm ở các sách địa lý khác thêm một
số mạch, để bổ túc. Chúng ta kiếm thêm:
-
Mạch phong yêu: Mạch nhỏ diu như lưng ong (trước thắt nhỏ sau phình ra to).
-
Mạch hạc tất: Hạc tất là gối hạc. Loại mạch này hai đầu nhỏ giữa to, như gối
con hạc.
-
Mạch mã tích: Mạch chạy như vết chân ngựa; lúc lồi lên, lúc chìm xuống. Phần
nhiều mạch này hay đưa đến huyệt kết oa đứng.
-
Mạch băng hồng: Mạch qua sông, qua ruộng qua bể: đó là loại mạch chạy đến đây
thì đình chỉ, nhưng chưa đầy đủ chứng ứng một huyệt kết, mà bên kia sông,
đồng
lầy lại bật lên gò đống đất cao, rồi 2 bên có phân thủy chia ra hai dòng để chảy
giáp thân long.
-
Mạch qua đằng: Mạch đi vằn vèo như giây đưa, giây bí, giây bầu: có thể quay
sang bên tả kết, quay sang bên hữu kết; có thể quay về kết; có thể đến long đình
khí
chỉ
kết. Mạch qua đằng là loại mạch quý vì có nhiều sinh khí nhất.
-
Mạch trực: Long mạch đi thẳng, loại mạch này khi kết huyệt nếu có: nghịch sa hồi
án.
-
Mạch nghịch: Long đang đi quay ngược lại, rồi kết huyệt.
-
Mạch thuận: Long đi theo thế đại câu long, đại giang, đại hải. Còn đất nhỏ thì
thuận theo: tiểu giang, tiểu hải. Ví dụ một đại cán long đang đi, mọc ra một tiểu
cán long
hay tiểu chỉ long, rồi ra kết huyệt.
-
Mạch hoành: Mạch đang đi quay ngang, rồi vào huyệt kết.
-
Mạch hồi: Mạch đang đi, quay lại thiếu tổ sơn như hình lưỡi câu móc, hồi cố lại.
Ví dụ: Hợi long kéo đến Tốn, rồi cố tổ; Khôn Long kéo đến Cấn, rồi cố tổ, muốn
biết huyệt
thật thì phải hiểu thêm:
-
Trực kỵ: Trực long phải có triều tôn án và triều tôn thủy.
-
Đảo kỵ: Nghịch long phải có quỷ biến vì quan thuận.
-
Thuận kỵ: Thuận long phải có hậu quỷ dày.
-
Hoành kỵ: Thuận long phải có nhiều sa thác lạc hay nhiều long hổ che chở xung
quanh mới gọi là chướng kết (đất hoành sơn của nhà Nguyễn Gia Long). Hoành long
có chướng kết mới quý còn không còn là bình thường và ngắn đời thôi.
-
Nghịch kỵ: Hồi long phải có thái tổ hay thiếu tổ cao dày làm án (án cao ở gần hồi
long cũng không bức không có hại; trái lại còn dễ sinh hiếu tử trung thần). Về
phép phân tích các loại long cho dễ hiểu, cụ Tả Ao nói là có 36 mạch khác nhau;
tuy nhiên thật ra còn có thể nhiều hơn hay ít hơn, tùy theo thế cách và tên gọi cho
dễ nhận ra. Cho đến đây chúng ta đã có đủ những phân tích long cần thiết, để
cho người đi tầm long để tìm thấy huyệt.
CHƯƠNG
THỨ BA:
HUYỆT
TRƯỜNG
(21) Ruộng cao uốn xuống, thì mạch táng trên.(22) Ruộng thấp uốn lên, thì mạch táng dưới.
(23)
Bình dương, mạch chẳng nề chầm gối
(24)
Hễ chính long thì tả hữu chiêu lai
(25)
Đâu có chính long, thì có sơn thủy gối kề
(26)
Nhưng trên sơn cước, non cao
(27)
Cường long thô mạch, thế nào mới hay;
(28)
Tìm nơi mạch nhược, long gầy
(29)
Nhất thời oa huyệt, nhị thời tàng phong
(30)
Đất có cát địa chân long.
(31)
Táng cho phải phép anh hùng giàu sang
(32)
Nọ như dưới đất bình dương
(33)
Mạch thính giác điền, xem tường mới hay
(34)
Bình dương lấy nước làm thầy
(35)
Thứ nhất khai khẩu thứ nhì nhũ long
(36)
Thứ ba mạch thắt cổ bồng
(37)
Thứ tư sơn chỉ, hồi long càng tài
Trên
kia cụ Tả Ao giảng về phép phân tích các loại long để đi theo nó tìm cho lời
huyệt tràng, là vùng đất, trong đó có huyệt kết. Tới
đây cụ đưa ta đến huyệt tràng và giảng tiếp:
(21)
Ruộng cao uốn xuống thì mạch táng trên
(22)
Ruộng thấp uốn lên thì mạch táng dưới
Là
nếu từ chỗ ruộng cao, đã có long hổ ôm chầu vào huyệt tràng, ở chỗ cao mới cân đối. Còn
mạch nhập huyệt nằm dưới thấp, từ từ cao lên thì táng vào nơi cao vừa. Tiếp
theo cụ nói đến phạm vi kết huyệt của loại mạch bình dương.
(23)
Bình dương mạch chẳng nề chầm gối
(24)
Hề chính long thì tả hữu chiều lai
Là
mạch bình dương, tuy hay ẩn tàng, không lộ như mạch sơn cước nên khó kiếm hơn.
Nhưng mạch bình dương lại có đặc điểm để điểm huyệt, là hễ gặp chính long là
có tả thanh long, hữu bạch hổ chiếu về và không nệ thiếu gò nổi bật lên ở sau
huyệt làm chẩm. Có càng hay mà không có cũng được vì ruộng đằng sau cao cũng là
chẩm rồi. Được
như vậy chỉ cần lập hướng đúng là được, rất ít khi xảy ra sát như đất sơn cước. Và
tới đây cụ nói luôn đến mạch sơn cước:
Mạch
bình dương thường lành hơn mạch sơn cước nên các thầy địa lý giỏi ưa kiếm mạch
bình dương. Còn mạch sơn cước có núi cao ngạo nghễ hay phát võ anh hùng
cường liệt, đa sát. Sát cho dòng họ người được đất và vì phát võ cách nhiều,
nên nếu là đất lớn thì sự thành công của con cháu người được đất gây nên thảm sát
cho thiên hạ mã. “Nhất
tướng công thành vạn cốt khô”. Ta
đã thấy vua Quang Trung sau khi được ngôi đất ở sơn cước (Tây Sơn An Khê) đã đánh
giết 20 vạn quân Tôn Sĩ Nghị và Sầm Nghi Đống. Đó là sát hay. Sát
giở như Lý Tự Thành đời vua Sùng Trinh nhà Mãn Thanh, sau khi được đất sơn cước
làm loan đánh về tới Kinh đô gây cho dân gian chết chóc vô kể. Đất
sơn cước, lắm hung nhiều sát, xong thấy rõ ràng nên các thầy địa lý non thường
thích làm. Đất sơn cước nhiều sát khi nếu không tìm được tới long chân huyệt đích
thì có hại. Tuy
nhiên khó thì khó thật mà nếu biết phép chính tông địa lý làm cho công phu cũng
có thể giảm thiểu được sự sung sát, do đó cụ Tả Ao có nói:
(26)
Nhưng trên sơn cước non cao
(27)
Cường long thô mạch thế nào mới hay
Có
nghĩa là đất sơn cước có non cao hùng vĩ, cường long, mạch thô phải để như thế
nào mới tránh được hung sát. Cụ
chỉ cho ta cách để như thế nào dưới đây
(28)
Tìm nơi mạch nhược long gầy
Câu
này là cả một bi pháp vẽ phép để đất trên sơn cước mà rất ít sách địa lý của Tần
và ta chịu nói đến. Nó có nghĩa Đất
sơn cước cường mạnh hay sinh nhân đa sát nếu muốn tránh phải kiếm thứ long nào
sau khi rời núi non chạy xuống đồng, còn chạy ngang dọc cho bớt hung hăng,
cường mạnh, đến khi long dịu rồi mới vào huyệt. Hình đảng của long đó, khi dịu
rồi, trông gầy và nhược. Đó là châu long của đất sơn cước, Kiếm được huyệt ở chỗ
đó sẽ sinh nhân hùng hậu, quân tử, không hung sát.Sau khi nói rõ hai đặc tính của
huyệt sơn cước và bình dương rồi cụ Tả Ao tiếp theo về hình dáng cho kết huyệt.
Phải chi hình dáng của chỗ kết huyệt thì mới dễ để mả.
Cũng nên nói thêm rằng đại cuộc đất dù lớn mấy trăm mẫu huyệt tràng dù rộng cả
nghìn thước nhưng chỗ huyệt kết nhỏ bằng cái chiếu mà thôi. Như vậy nên phải
chỉ rõ hình tích của chỗ có huyệt kết để dễ kiếm: Sau
khi theo long tìm đến huyệt tràng rồi nếu ta tìm tại nơi huyệt tràng chỗ nào có
dấu hiệu oa, kiềm, nhũ đột thì ta phải nghĩ chổ đó là chỗ có huyệt kết của cuộc
đất. Thế
nào là Oa, Kiềm, Nhũ, Đột?
Oa:
là khai oa khum khum giống như gọng vó. Cụ Tả Ao gọi nôm na là:
“Khum
khum gọng vó chẳng nó thì ai”
Kiềm:
Cụ Tả Ao gọi là:
“Thè
lè lưỡi trai chẳng ai thì nó”
Nhũ;
Hai bên có long, hổ cao, ở giữa thò ra như quả bí, quả bầu.
Cụ
Tả Ao gọi là:
Thắt
cuống cà sa đít nhện”
Cuống
cà nhỏ và thấp, hai bên long hổ cao bằng huyệt trường hay cao bằng mặt người ngồi
ở huyệt. Oa
biến thể: Huyệt hình tam giác, hai bên long hổ duỗi ra thăng bằng và hơi cao hơn
huyệt như chữ nhân (Nó là oa biến thành tam giác)
Oa
đứng: là chung quanh cao giữa thấp có thể hoặc tròn hoặc hình bầu dục, hoặc
hình chữ điền, chữ nhật (ở chỗ long đình khí chỉ).
-
Chi tiết chỗ đất kết ở sơn cước đề đặt xương người xuống cho thu được khí mạch
là hình oa, hình kiềm, hình nhũ, hình đột và hình oa biến thể hay oa đứng như kể
ở
trên, xong nói về huyệt tàng phong hơn cả ở sơn cước thì huyệt khai oa, kiềm vốn
là tàng phong rồi.
(22)
Nhất là oa huyệt nhị thời tàng phong
Câu
trên có nghĩa là oa kiềm đã có tàng phong sẵn rồi rất tốt vì oa huyệt có gọng
vó cao hơn huyệt che gió cho huyệt, kiềm cũng thế. Tuy nhiên người oa kiềm ra
còn có
thể kết huyệt nhũ, đột nữa. Nhũ, đột cũng cần phải có long hổ cao thăng bằng với
huyệt trường để che gió cho huyệt. Một huyệt kết mà không tàng phong dễ sinh ra
tội (yểu hoặc bệnh tật). Nói
tiếp về đất sơn cước Đất này đã khó táng lại hiềm ít thủy tụ nên nhiều đất kết
anh hùng mà vẫn nghèo. Tuy nhiên cụ Tả Ao có nói là nếu kiếm được chân long:
(30)
Táng cho phải phép anh hùng giàu sang
-
Tiếp theo cụ Tả Ao lại đề cập thêm nữa về loại huyệt bình dương.
(32)
Nọ như dưới đất bình dương
(33)
Mạch thích giác điền xem tường mới hay
(34)
Bình dương lấy nước làm thầy
Ba
câu trên có nghĩa là huyệt bình dương tuy ít sát hơn huyệt sơn cước, tuy nhiên đất
bình dương cao thấp không chênh lệch lắm nên khó xem hơn. Mà khó xem nhất
là loại mạch thích giác điền: đó là các thớ của long mạch đi bằng những góc ruộng.
Các cụ sợ nhất những mạch ruộng có mũi nhọn đâm vào huyệt hay những góc
ao quay mũi nhọn về huyệt.
“Ruộng
như mũi dao, ao như thước thợ”.
Con
người Tả Ao phóng khoáng sau khi căn dặn những gì quan trọng nguy hiểm khó khăn
của huyệt cho con cháu biết mà phòng bị khi dễ huyệt, thì bản tính dễ dãi yêu
đời cố hữu lại trở về với cụ, rồi cụ giảng tiếp theo:
(34)
Bình dương lấy nước làm thầy
Để
nhắc nhở lại cho ta biết là mạch sơn cước lấy tàng phong làm quan trọng thì mạch
bình dương lại lấy Minh đường làm chính, hễ có nước mà có sơn thủy gối kề có tả
hữu chiều lai là hay có huyệt: để vào không ăn nhiều cũng ăn ít chứ ít khi bị
sát nặng như đất sơn cước. Rồi
cụ tiếp tục kể lể để nhắc lại những gì quan trọng:
(35)
Thứ nhất khai khẩu, thứ nhì ngũ long
(36)
Thứ ba mạch thắt cổ bồng
(37)
Thứ tư sơn chỉ, hồi long càng tài
Câu
35 có nghĩa huyệt kết phải khai khẩu nghĩa là phải là oa, kiềm hay nhũ, đột (Đại
cương sơn cước thì oa kiềm và bình dương thì nhũ đột). Câu
36 có nghĩa là khi long chạy đến huyệt kết trước khi nhập thủ đất phải thắt lại
như cổ bồng thì mới chắc. Nửa
câu 37 có nghĩa là đất có huyệt thì sơn phải chỉ mạch đến đó không tiếp tục đi
nữa mới kết được. Và tiếp theo nửa câu sau của câu 37 (Hồi long càng tài) có nghĩa
là trong các huyệt kết thì hồi long có tổ là quý nhất vì nó mau phát, mau ăn hơn
loại huyệt kết: Hoành long trực long v.v... Những
chữ thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư ở câu 35, 36, 37 không phải là thứ tự tốt
xấu và chỉ là kể để 4 thứ quan trọng nhấn thêm để ta xem huyệt mà thôi.
(38)
Muốn cho con cháu Tam Khôi
(39)
Phương Nam có bút phương Đoài có nghiênCHƯƠNG THỨ TƯ:
CHỨNG
ỨNG CẦN THIẾT
(38)
Muốn cho con cháu Tam Khôi
(39)
Phương Nam có bút phương Đoài có nghiên
(40)
Muốn cho con cháu Trạng Nguyên
(41)
Thời tìm bút lập hai bên sắp bày
(42)
Nhất là: Tân, Tốn mới hay
(43)
Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên
(44)
Bút lập là bút trạng nguyên
(45)
Bút thích Giác Điền là bút thám hoa
(46)
Muốn xem cho kỹ sẽ là đất hay
Sau
khi chỉ phép Tầm Long cho ta biết cách theo dõi long mạch để tìm đến huyệt
tràng. Và sau đó từ huyệt tràng tìm ra huyệt kết, đến đoạn này cụ Tả Ao đề cập đến một
số chứng ứng cần thiết:
(38)
Muốn cho con cháu Tam Khôi
(39)
Phương Nam có bút, phương Đoài có nghiên
(40)
Muốn cho con cháu Trạng nguyên
(41)
Thì tìm bút lập hai bên sắp bày.
Có
nghĩa là muốn phát về Văn thì tìm huyệt nào mà phía Nam của huyệt có cây bút hoặc
phía Tây (Đoài) của huyệt có gò đống tượng hình cái Nghiên Và muốn cho con
cháu đỗ cao, đỗ đầu tất cả các kỳ thi phải tìm cây bút đứng (đứng chứ không phải
nằm) sắp bày hai bên trước mặt huyệt. Tưởng
cũng nên giải nghĩa cho rộng hơn nghĩa tóm tắt ở trên: Ngày
xưa các cụ ta chỉ có một đường ra làm quan, để mở mặt với đời, báo hiếu cho cha
mẹ, giúp dân nước là “thi đỗ rồi ra làm quan”. Việc
thi cử chia ra làm 4 thời kỳ.
1.
Thi khảo hạch: thi khảo hạch xem có đủ sức đi thi không.
2.
Thi hương: Sau khi đủ sức đi thi rồi thì kỳ thi bắt đầu được thi là thi Hương.
Thi Hương chọn đến Cử Nhân, Tú Tài gồm vài tỉnh gần nhau đến thi.
ĐẤT
PHÁT TRẠNG NGUYÊN
(40)
Muốn cho con cháu Trạng nguyên
(41)
Thì tìm bút lập đôi bên sắp bày
(42)
Nhất là Tân Tốn mới hay
(43)
Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên.
Hình
vẽ 117
3.
Thi hội: Sau khi đậu thi Hương những ai đậu cử nhân mới được vào thi hội tại
Kinh Đô, lấy đến Tiến sĩ, Phó bảng.
4.
Thi Đình: Ai thi hội có điểm cao mới được vào thi Đình tại sân rồng nhà vua.
Thi Đình lấy đến trạng nguyên là nhất (từ đời Gia Long trở đi bỏ không lấy trạng nguyên
nữa).
Bởi
lề lối thi cử xưa kia như thế nên cụ Tả Ao nói là ai muốn con cháu học giỏi để
thi đỗ luôn, cả ba khoa (tam khôi): Thi chọn kiểu đất phương Nam huyệt có cây
bút, phương
Tây (Đoài) của huyệt có cái Nghiêm
Giải
thích:
1.
Bút là trái núi đứng nhọn đầu hay dãy đất nằm đầu nhọn ôm chầu về huyệt.
2.
Nghiên là gò đống hay mảnh ruộng con hình vuông, chữ nhật. Cũng có thể có
nghiên hình tròn và bán nguyệt.
3.
Có 2 loại bút cụ Tả Ao nói ở đây là bút nằm và bút đứng. Bút nằm là bút giác điền
và bút đứng là bút lập. Bút lập còn gọi là bút kinh thiên nghĩa là bút chống Trời. Trên
kia có nói kỳ thi sau cùng ở sân rồng nhà vua mà ai đỗ đầu kỳ này sẽ là Trạng
Nguyên thứ là bãng Nhỡn. Vậy
đỗ Trạng Nguyên trước tiên là phải đỗ Tam Khôi rồi kỳ sau cùng thi Đình lại đỗ đầu.
Muốn cho con cháu học giỏi thông minh như vậy phải tìm kiểu đất có sắp bày bút
lập ở hai bên, đằng trước huyệt; nhưng không phải hướng nào có bút lập cũng giỏi
giang như vậy. Dưới
đây cụ Tả Ao chỉ cho ta biết hướng nào có bút lập mới tốt:
(42)
Nhất là Tân Tốn mới hay(43) Bính Đinh Đoài Cấn sắp bày đột lên
Theo
câu (42) – (43) thì bút tốt nhất ở hướng Tân và hướng Tốn. Sau nữa đến bút ở hướng:
Bính, Đinh, Đoài hoặc Cấn. Và cụ cũng giải nghĩa bút lập tốt hơn bút giác
điều bằng ý nghĩa có bút lập có thể đỗ đến Trạng Nguyên còn bút giác điền tốt
cũng chỉ đỗ đến Thám Hoa mà thôi.
ĐẤT
PHÁT THÁM HOA
(44)
Bút lập là bút trạng nguyên
(45)
Bút thích giác điên là bút thám hoa
(46)
Nhìn xem cho kỹ sẽ là đất hay
Khoa
địa lý có người gọi là địa ý có nghĩa là không thể căn cứ vào một mẫu mực nào
mà theo đó đi tìm được đất. Các cuộc đất đều khác nhau, khác về chứng ứng chầu
về huyệt cùng cách thế của huyệt tràng. Vì vậy nên phải suy tư cân nhắc làm sao
để mà vào đúng huyệt chỉ lớn bằng cái chiếu mới hy vọng có đất kết, mới thành
công. Cổ nhân đã có câu:
“Mạch
đi muôn vạn dặm nghìn
Chung
quy huyệt kết chỉ tìm chiếu con”
Là
thế. Cụ
Tả Ao khuyên ai học địa lý trước tiên là phải đọc sách sau là phải ước lượng
cho cao. Muốn ước lượng cho cao người học địa lý trước phải học được chính tông sau
phải thực hành rất nhiều ở ngoài đồng và phải thông minh mới ước lượng đúng được,
mới tìm ra cái “chiếu con” trong một đại cuộc đất đi cả muôn nghìn vạn dặm:
(47)
Khuyên ai học làm thầy địa lý
(48)
Trước phải đọc sách sau là lượng cao
(49)
Dù ai khôn khéo thế nào
(50)
Học mà chẳng xét ấy là vô tông
Cả
4 câu cụ Tả Ao nhấn mạnh về 2 điểm: 2 câu trên nói là phải lượng cho cao và 2
câu dưới nói là phải nhận xét cho đúng. Muốn
lượng cao và xét đúng không phải là dễ. Đọc sách địa lý cho kỹ để ước lượng cho
rành mà còn phải thông hiểu cả dịch lý học túc âm dương học hay lưỡng nghi
học để suy xét, bổ túc thêm cho khoa địa lý. Nơi đây ta thử lấy âm dương làm căn
bản để ước lượng suy ngẫm một cuộc đất, tìm sự quân bình cho mọi chi tiết kỹ thuật
của khoa địa lý:
-
Trước tiên đất bình dương phẳng là dương, thì gò đống nổi cao hơn là âm và đất
sơn cước nhiều đồi núi là âm thì thung lũng bãi của nó là dương. Đất sơn cước cường
dũng nên chọn huyệt ở chỗ mạch nhỏ long gầy; nơi bình dương thấp phẳng phải chọn
nơi cao làm huyệt (khởi đột). Như thế mới là âm dương cân đối.
-
Rồi đến tay long là dương phát ngành trưởng và con trai thì tay Hổ là âm (phát
ngaàh thứ hay con gái, Long Hổ phải tương nhượng nhau, Long là anh phải dài hơn Hổ
là em. Long dài hơn nên cần nhọn đầu thì Hổ ngắn hơn cần thủy đầu, hay tròn đầu.
-
Sau đến núi (sơn) chủ tĩnh là âm thì nước (thủy) chủ đội là dương. Khi đến huyệt
kết phải có sơn thủy giao lại âm dương giao hội, nghĩa là núi chủ tĩnh đến đó
phải quay
đầu vẫy đuôi như động và nước chủ động đến huyệt kết thì phải lưu luyến nữa muốn
ở nữa muốn đi, tụ lại trước huyệt rồi mới chảy đi.
-
Núi và nước một động vật tĩnh đi song song như vợ với chồng che chở nâng đỡ hộ
vệ nhau. Nước từ khe núi, từ mạch trong núi chảy ra ngoài thì nước lại theo núi mà
nuôi dưỡng cho khí mạch của núi, cho núi đỡ khô. Long
mạch đi có vẻ Âm thì chuyển dương mới vào huyệt. Trái lại Long mạch đi đang Dương
thì nhập thủ huyệt trường phải âm. Trên
đây mới nói sơ về lý âm dương. Ngoài lý âm dương ta còn phải chú trọng đến ngũ
hành nữa. Thấy hình tròn ta gọi là kim, dài là mộc, nhọn là hỏa, vuông là thổ là
như sóng gợn là thủy. Ngay
đến phương hướng cũng có âm dương ngũ hành khác nhau:
Hướng
: Hợi, Nhâm, Tý, Quý là thủy.
Hướng
: Sửu, Cấn là thổ
Hướng
: Dần, Giáp, Mão là mộc
Hướng
: Thìn là thổ
Hướng
: Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh là hỏa
Hướng
: Mùi, Khôn là thổ
Hướng
: Thân, Canh, Dậu, Tân là kim.
Hướng
: Tuất là thổ
Hướng
: Càn là kim
Trên
là hướng còn phương cũng có ngũ hành:
Hành
mộc : Ở phương Đông
Hành
kim : Ở phương TâyHành hỏa : Ở phương Nam
Hành
thủy : Ở phương Bắc
Hành
thổ : Ở Trung ương
Do
đó cụ Tả Ao nói là: Học chẳng xét cũng là vô tông ở câu 50 có nghĩa là học mà
không biết suy xét cho cặn kẽ không phải là địa lý chính tông, không có gốc căn bản.
ĐẤT
HÌNH MỘC (DÀI) PHÁT VĂN
CHƯƠNG
THỨ NĂM:
PHÂN
BIỆT
A.
ĐẤT PHÁT VĂN HAY VÕ
B.
HUYỆT CÁT HAY HUNG
A.
Đất phát văn hay võ
(51)
Thắt cổ bồng phồng ra huyệt kết
(52)
Xem cho biết mộc tiết kim loan
(53)
Mộc tiết văn đỗ trạng nguyên
(54)
Kim loan võ được tước quyền quận công
(55)
Con mộc vốn ở phương Đông
(56)
Con kim vốn nó về dòng phương Tây
(57)
Xem cho biết nó mới hay
(58)
Táng cho phải phép thực dày vinh hoa.
Đoạn
này cụ Tả Ao giảng về hình dáng, đất có huyệt kết, và ảnh hưởng của nó như thế
nào?
Một
đất có huyệt kết thường cần có đặc điểm là phải thắt cổ bồng rồi phình ra, mới
chắc ăn. này ở trên cụ đã nói rồi, xong là quan trọng, nên cụ lại nhắc lại lần
thứ hai:
(51)
Thắt cổ bồng phồng ra huyệt kết
rồi
cụ đề cập đến hình của chỗ đất kết và ảnh hưởng của nó:
(52)
Xem cho biết mộc tiết kim loan
(53)
Mộc tiết văn đỗ trạng nguyên
(54)
Kim loan võ được tước quyền quận công
Một
đất sinh nhân thế nào, đầu tiên phải biết đất đó thuộc về văn hay võ. Văn cao
nhất là Trạng nguyên, Tể tướng rồi xuống thấp dần cho đến Thư ký. Về võ cao nhất
là Quận công. Nguyên Soái rồi xuống dần cho đến lính trơn. Trước khi biết giá
trị của đất đó làm đến chức vụ gì ta phải biết nó về loại văn hay võ đã. Nếu
phát văn thì thường đất hình dài, mà dài là hình mộc và nếu là võ thì thường đất
là hình tròn, mà tròn là hình kim: Phân biệt phát văn hay võ trước, rồi coi cho
đủ chi
tiết có thể đoán được văn cao đến bậc nào, và võ lớn tới mức nào, trong văn ban
hoặc võ ban. Trường hợp đất vừa dài vừa tròn ta có thể cho là phát cả văn lẫn võ.
ĐẤT
HÌNH KIM (TRÒN) PHÁT VÕ
Tuy
nhiên cụ nói là mộc tiết chứ không phải mộc và kim loan chứ không phải kim. Mộc
tiết là cái mắt của gỗ kim loan là cái cốt của bánh xe. Câu
“xem cho biết mộc tiết kim loan” ta phải hiểu mộc tiết kim loan là nhũ đột và
oa kiềm. Phát
võ, phát phú thì xung quanh có nhiều con kim triều củng. Phát văn thì xung
quanh có nhiều con mộc con hỏa triều củng. Mộc
phát văn, kim phát võ, ta cứ lấy đó làm chính và cũng lấy đó mà thừa trừ cân nhắc
suy xét cả đại cuộc đất thì sẽ có thể biết rõ được đất phát như thế nào, càng chi
tiết được nhiều càng chính xác. Muốn giải đoán ta phải biết nhiều về lý khí. Phạm
vi quyển này chỉ nặng về loan đầu. Đến quyển Dã Đàm Tả Ao chúng tôi cho xuất bản
kế tiếp sẽ nói nhiều về lý khí hơn. Những
chứng ứng chầu về huyệt cũng có ảnh hưởng. Nếu là chứng ứng hình mộc thì phương
Đông hành mộc là vượng (theo ngũ hành) và tròn là hình kim thời phương
tây hành kim là vượng. Các
thầy địa lý hay bát hình để làm tôn vẻ đẹp cho cuộc đất gọi là con Phượng, con
Lân, con Rùa, con Chim, con Hổ, con Voi nhưng cũng không ngoài sự kết huyệt phải
có oa, kiềm, nhũ, đột, khí long đình khí chỉ. Dù có những con đó mà không có
long đình khí chỉ thì cũng không kết. Nếu muốn gọi con gì cũng được xong căn bản
ngũ hành là điều ta cần nhớ cho kỹ.
-
Con Mộc hình dài và phương Đông thuộc Mộc.- Con Kim hình tròn và phương Tây thuộc
Kim.
-
Con Hỏa hình dài nhọn và phương Nam thuộc Hỏa.
-
Con Thủy hình sóng gợn và phương Bắc thuộc Thủy.
-
Con Thổ hiìh vuông và trung ương thuộc Thổ.
Xem
những hình thể đất và chứng ứng hình gì (con Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và xem
phương hướng chúng đóng để biết sinh vượng hay tử, tù hưu rồi táng cho phải phép
thì dòng dõi sau này được vinh hoa phú quý.
Cụ
Tả Ao đã tóm ý trên vào 4 câu:
(55)
Con Mộc vốn ở phương Đông
(56)
Con Kim vốn nó về dòng phương Tây
(57)
Xem cho biết nó mới hay
(58)
Táng cho phải phép thực dày vinh hoa
Ấy
thế là những hình đắc vị. Tuy
nhiên ngũ hành mới là phụ thuộc, đúng phương vị càng hay, không đúng cũng không
sao. Miễn là huyệt kết đúng phép huyệt trường có oa, kiềm, nhũ, đột là được. Kiếm
được đất kết oa, kiềm, nhũ, đột rồi tránh được cái xấu của sa và thủy cũng là
quý hóa rồi.
B. Huyệt cát hay huyệt hung
(59)
Thắt cuống cà phì ra mới kết
(60)
Xem cho biết huyệt cát huyệt hung
(61)
Huyệt cát nước tụ vào lòng
(62)
Đôi bên long hổ uốn vòng chiều lai
(63)
Huyệt hung minh đường bất khai
(64)
Sơn tà thủy xạ hướng ngoài tà thiên
(65)
Táng xuống kinh sàng bất yên
(66)
Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau
(67)
Muốn cho con cháu sống lâu
(68)
Tìm nơi Huyền Vũ đằng sau cao dày
(69)
Long Hổ bằng như chân tay
(70)
Chẳng có tả hữu bằng ngay chẳng lành
Phần
này cụ Tả Ao ấn định huyệt tốt, huyệt xấu vào hai loại: Huyệt cát và huyệt
hung. Trước khi nói đến hai loại huyệt này cụ lại cẩn thận chắc chắn, nhắc lại
lần thứ ba
một ý nữa:
(59)
Thắt cuống cà phì ra mới kết
Để
con cháu xem lại có phải là đất kết không đã, rồi mới đi vào phần chi tiết tìm
hiểu một huyệt cát hay huyệt hung. Cụ phải nhắc lại như vậy vì lý do: Nếu
không phải đất có huyệt kết, thì phân tích huyệt cát huyệt hung làm gì cho mất
thời gian. Bây
giờ cụ mới giảng chỗ có huyệt kết đó: Cát hay hung. Xem
cho biết huyệt cát huyệt hung
(61)
Huyệt cát nước tụ vào lòng
(62)
Đôi bên long hổ uốn vòng chiều lai
(63)
Huyệt hung minh đường bất khai
(64)
Sơn tà thủy xạ hương ngoài tà thiên
Một
đất kết có rồi ta phải xem nó là đất kết cát hay hung. Huyệt
hung thì Minh đường không tụ nước và sơn thủy xấu. Sơn thủy xấu là:
(64)
Sơn tà, thủy xạ, hương ngoài tà thiên
Sơn
là sơn không chính. Sơn là các sa như bút (giải nhọn) bảng (hình chữ nhật) ấn
(hình vuông) ngựa, voi, trâu, lân, hổ (hình thú) v.v... Những
chứng ứng này không chầu vào huyệt, chiều cao không cân đối (gần thì ngang huyệt,
càng xa càng cao hơn) đều là sơn là (không chính) không quân bình, phương
chính. Sơn xấu làm cho huyệt kết thành kết hung.
Thủy
xạ: Thủy xạ là các ngọn nước đáng nhẽ phải bao nhiêu (chạy khuất khúc) chầu về
huyệt thì đâm thẳng vào huyệt hay giữa Minh đường như phóng mũi nhọncủa nó vào
huyệt hay vào giữa minh đường. Nước như thế là thủy xạ, thủy như thế là thủy xấu
làm cho huyệt kết thành kết hung.
Hướng ngoài tả thiên: là sơn hay thủy đáng nhẽ chầu vào huyệt thì lại quay lưng lại huyệt và chầu ra ngoài (hướng ngoài). Các sa méo mó lệch lạc siêu vẹo lở đứt. Sơn thủy hướng ngoài tả thiên cũng làm cho huyệt kết trở lên huyệt hung. Không những sa (sơn) và thủy (ngọn nước) “hướng ngoài tả thiên” là xấu, mà chính ngay Minh đường hướng ngoài tả thiên là loại minh đường nghiêng lệch đổ nước ra ngoài chứ không thu nước vào trước huyệt. Minh Đường mà nghiêng lệch thì con cháu sẽ có tâm địa tà dâm, bất chính. Ta lại tóm tắt huyệt cát huyệt hung qua Minh đường, Long hổ, Huyền vũ một lần nữa vì nó quan trọng:
Hướng ngoài tả thiên: là sơn hay thủy đáng nhẽ chầu vào huyệt thì lại quay lưng lại huyệt và chầu ra ngoài (hướng ngoài). Các sa méo mó lệch lạc siêu vẹo lở đứt. Sơn thủy hướng ngoài tả thiên cũng làm cho huyệt kết trở lên huyệt hung. Không những sa (sơn) và thủy (ngọn nước) “hướng ngoài tả thiên” là xấu, mà chính ngay Minh đường hướng ngoài tả thiên là loại minh đường nghiêng lệch đổ nước ra ngoài chứ không thu nước vào trước huyệt. Minh Đường mà nghiêng lệch thì con cháu sẽ có tâm địa tà dâm, bất chính. Ta lại tóm tắt huyệt cát huyệt hung qua Minh đường, Long hổ, Huyền vũ một lần nữa vì nó quan trọng:
Minh
đường ảnh hưởng đến sự giàu nghèo và sự thông minh hay ngu đần của con cháu,
còn Long Hổ thì tay Long ảnh hưởng đến con trai hay ngành trưởng và tay Hổ
ảnh hưởng đến con gái hay ngành thứ. Một
huyệt tốt (huyệt cát) trước tiên và cần thiết nhất là:
Minh
Đường phải có nước tụ và hai bên Long Hổ phải ôm chầu về huyệt. Huyệt
hung thì Minh Đường không có nước (Minh Đường bất khai) con cháu sẽ nghèo. Minh
Đường phải quanh năm có nước, con cháu mới giàu được. Nói
qua Minh Đường rồi nay nói đến Long Hổ: Long Hổ phải ôm chầu vào huyệt mới tốt.
Tay Long và tay Hổ không tay nào được ngoảnh ra ngoài. Để
mã vào chỗ đất có huyệt hung thì có thể có báo hiệu ngay bằng cách trong nhà thấy
đau yếu tang thương.
(65)
Táng xuống kinh sảng bất yên
(66)
Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau
Táng
phải huyệt hung thì khi đất chưa kết đã xảy ra tang thương bệnh tật cho con
cháu, trong nhà trong họ, nhiều người cho là đất kết phải sát trước mới phát
sau. Sự
thực thì tại gặp huyệt hung và tiêu sa nạp thủy không giỏi mà ra. Nói
về huyệt cát huyệt hung ta cần phải chú trọng đến Huyền vũ nữa. Huyền vũ là chỗ
long mạch dẫn vào huyệt kết. Nó là nơi rót khí mạch vào huyệt. Nơi Huyền Vũ mà
cao dày thì con cháu mới được thọ, mới sống lâu. Huyền Vũ mỏng và thấp con cháu
kém thọ thì dù có học giỏi cũng không ra gì.
(67)
Muốn cho con cháu sống lâu
(68)
Tìm nơi Huyền Vũ đằng sau cao dày
(69)
Long Hổ bằng như chân tay
(70)
Chẳng có tả hữu bằng ngay chẳng lành.
Tay
Long tay Hổ của huyệt cũng như tay phải tay trái của người. Nó không được đứt đoạn,
khuyết hãm mà còn cần phải bằng ngay cao ngang huyệt tràng để che gió cho
huyệt thì mới không có hại (gọi là tang phong). Một
đất kết ở giữa thì đằng sau có Huyền Vũ. Hai bên có Long Hổ, đằng trước có Án mới
đủ quân bình phương chính mà ở đây cụ Tả Ao không đề cập Án, vậy phải nói
thêm cho đủ. Án
ở trước huyệt như cái bàn giấy trước mặt người ngồi. Án họ huyệt ở đằng trước
cũng như chấm ở đằng sau. Long Hổ ở hai bên. Như vậy, Án cũng phải có “tinh” với
huyệt. Muốn thế án phải ôm chầu vào huyệt. Rất kỵ Án có mũi nhọn đâm hoặc phản
lưng vào huyệt. Cụ
Tả Ao không nói Án xong có nói đên Sa (Sơn) Án cũng là một loại sa nhưng can hệ
hơn các Sa khác. Án là thứ sa chính.
ĐẤT
PHÁT QUAN
(73) Muốn cho con cháu nên quan
(74)
Thì tìm Thiên Mã Phương Nam (Ngọ) đứng chầu
CHƯƠNG
THỨ SÁU:
CÁC
CHỨNG KHÁC THÊM TÔN QUÝ CHO CUỘC ĐẤT
(71)
Kìa như đất có ngũ tinh
(72)
Nhận xem cho biết tương sinh loan hoàn
(73)
Muốn cho con cháu nên quan
(74)
Thì tìm Thiên mã phương nam đứng chầu
(75)
Muốn cho kế thế công hầu
(76)
Thì tìm chiêng trống dàn chầu hai bên
(77)
Ngũ tinh cách tù chiếu nguyên
(78)
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn bên loan hoàn
(79)
Thổ tinh kết huyệt trung ương
(80)
Ất đất sinh thánh sinh vương đời đời
(81) Thiên sơn vạn thủy chiều lai
(81) Thiên sơn vạn thủy chiều lai
(82)
Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
(83)
Nhị thập bát tú thiên tinh
(84)
Tại thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai
Phần
này cụ Tả Ao bàn rộng về phép tương sinh của ngũ hành với khoa địa lý và nói đến
những chứng ứng tôn thêm vẻ quý cho huyệt: Trước
tiên cụ nói đến ngũ hành
(71)
Kìa như đất có ngũ tinh
(72)
Nhận xem cho biết tương sinh loan hoàn
Có
nghĩa là muốn suy xét rộng ngoài lẽ âm dương đã nói ở trên ta phải nắm vững
thêm ngũ hành. Tâấ cả các hình thể của đất, trước nhất là phải chú trọng đến năm
hành
là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
1.
Hình tròn là kim tinh hay con Kim
2.
Hình dài là mộc tinh hay con Mộc
3.
Hình vuông là thổ tinh hay con Thổ
4.
Hình nhọn là hỏa tinh hay con Hỏa
5.
Hình sóng gợn là thủy tinh hay con Thủy.
Những
con này có thể đứng hay nằm. Nếu là đồi cao thì đứng và dãy đất thấp thì nằm, đứng
phải nhìn theo trực diện của người đứng ở huyệt kết và nằm phải nhìn theo
bình diện của người ở trên cao giữa hình đất đó nhìn xuống. Ngoài
các loại chứng ứng cần thiết như: Kiếm, ấn, bút, nghiên lại còn những chứng ứng
tôn thêm vẻ quý cho kiểu đất như: Ngựa, voi, rồng, lân, trâu, chiêng, trống, cờ,
đình, đài v.v... Những chứng ứng này hoặc đóng ở bên tay Long, tay hổ hoặc trước
án hoặc ở thủy khẩu cũng được Càng
nhiều chứng ứng càng rộng bao la càng có la thành bao bọc nhiều tầng càng lớn
càng quý. Cụ Tả Ao lấy một ví dụ chứng ứng là con ngựa (thiên mã).
(73)
Muốn cho con cháu nên quan
(74)
Thì tìm thiên mã phương nam đứng chầu
Thiên
mã ở Tử Vi thuộc hỏa là hỏa tinh, và phương Nam cũng thuộc hỏa nên Thiên mã được
chính vị là vượng nên có ảnh hưởng tốt cho huyệt kết. Cụ
lấy chứng ứng là nhiều tầng chiêng trống cờ bảng, thì lớn hơn nữa:
(75)
Muốn cho kế thế công hầu
(76)
Thì tìm cờ trống dàn chầu hai bên
Dưới
đây cụ Tả Ao đề cập đến kiểu đất quý nhất để làm ví dụ:
(77)
Ngũ tinh cách tú chiều nguyên
(78)
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn bên loan hoàn.
(79)
Thổ tinh kết huyệt trung ương
(80)
Ấy đất sinh thánh sinh vương đời đời
(81)
Thiên sơn vạn thủy chiều lai
(82)
Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
(83)
Nhị thập bát tú thiên tinh
(84)
Tại thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai
Kiểu
đất quý ở câu 77 đến 84 trên đây không sinh Thánh cũng sinh vương, có những đặc
biệt như sau:
Giữa
thổ tinh kết huyệt, phía đông có con Mộc, phía tây có con Kim, phía Nam có con
Hỏa và phía Bắc có con Thủy.
2.
Nếu lớn thì phải có nhiều ngọn nước và nhiều núi chầu về:
(81)
Thiên sơn vạn thủy chiều lai
3.
Các chứng ứng chầu về đều nằm đúng vị trí chính vị của nó theo ngũ hành:
(82)
Can Chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
Để
ứng về tử vi tòa trên trời có 28 vị sao chầu về:
(83)
Nhị thập bát tú thiên tinh
(84)
Tại thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai
Cách
quý như trên, sinh được Thánh Vượng, rất khó kiếm nhưng được một phần của cách đó
cũng khá lắm rồi.
ĐẤT
PHÁT CÔNG HẦU(75)
Muốn cho kế thế công hầu
(76)
Thì tìm chiêng trống giàn chầu hai bên
ĐẤT
PHÁT ĐẾ VƯƠNG
(77)
Ngũ tinh cách tú chiều nhuyên
(78)
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn bên loan hoàn
(79)
Thổ Tinh kết huyệt trung ương
(80)
Ất đất sinh thánh, sinh vương đời đời
(81)
Thiên sơn vạn thủy chiều lai
(82)
Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
CHƯƠNG
THỨ BẢY:
PHƯỚC
DUYÊN CỦANGƯỜI ĐƯỢC ĐẤT
(85) Ngôi đế vương mặt trời chẳng giám
(86)
Huyệt công khanh không kiếm ai cho
(87)
Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
(88)
Thấy thì làm chớ để lưu tâm
(89)
Trên sơn cước xa xăm cũng táng
(90)
Dưới bình dương nửa tháng cũng đi
(91)
Minh sinh ám tử vô di
(92)
Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn
(93)
Quả nhiên huyệt chính long chân
(94)
Tiêu sa nạp thủy chớ lầm một ly
(95)
Táng thôi phúc lý tuy chi
(96)
Trâm anh bất tuyệt thư thi gia truyền
Những
kiểu đất quá lớn sinh được Thánh Vương đã đành không dám nghĩ đến, mà ngay những
kiểu đất Đế vương những người ít đức cũng nên làm ngơ để đó cho Trời
sắp đặt.
(85)
Ngôi đế vương mặt trời chẳng dám
Tuy
nhiên ngôi Công hầu, Khanh, Tướng không phải là không có; những vị phúc đức có
thể hy vọng lắm. Ngay những người phúc đức vừa phải nếu được ngôi đất Công
hầu, Khanh, Tướng mà biết tu thân tạo đức thì chỉ gặp gian truân trắc trở một
thời gian đầu rồi sau cũng được hưởng đất đó.
(86)
Huyệt công khanh không kiếm ai cho
Ở
những tay Long Hổ, Án. Sa những ngôi đất Đế Vương có rất nhiều đất kết Công hầu,
Khanh, Tướng. Nó là kiểu bảng của kiểu chính.
(87)
Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
(88)
Thấy thì làm chớ để lưu tâm
(89)
Trên sơn cước xa xăm cũng táng
(90)
Dưới bình dương, nửa tháng cũng đi
Hoa
là phần tinh túy của cây do nhựa cây tạo ra thì đất có tú khí ở bên trong cũng
có thể tụ kết ở đâu để hiện ra huyệt kết: Oa, Kiềm, Nhũ, Đột, những huyệt kết
này là
tinh hoa của đất hay là hoa địa của đất. Đất
khai hoa là kiểu đất kết, nếu thấy thì nên làm tùy duyên, tùy đức, cho những ai
có duyên có đức.
(87)
Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
(88)
Thấy thì làm chớ để lưu tâm
Đã
làm thì có ngại gì xa xăm mệt nhọc, ngại gì sơn cước hay bình dương:
(89)
Trên sơn cước xa xăm cũng táng
(90)
Dưới bình dương nửa tháng cũng điKiếm được đất tốt rồi muốn để mả phải điểm huyệt.
Điểm huyệt là kiếm chỗ nào tụ khí ở huyệt tràng mà chôn xương người chết xuống đó. Khi
điểm huyệt phải phân kim làm sao thu được cái sáng, cái sinh của Sa lẫn Thủy và
tiêu được khí xấu khí ác của sa, thủy đi. Làm như vậy gọi là: thu minh sinh, phóng
ám tử. Những sách địa lý viết tiếp của chúng tôi sẽ nói đến phân kim
(91)
Minh sinh ám tử vô di
Việc
phân kim, tức thu minh sinh phòng ám tử rất khó khăn nhọc nhằn, vì phải cân nhắc
cho thật kỹ. Càng kỹ càng tốt, cần chỉ làm một lần xong tác phẩm đó chứ không
thể để mả xuống rồi thấy sai lại đào lên làm hai.
(92)
Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn
Nếu
có huyệt tốt mà tiên sa nạp thủy rất đúng không lầm lẫn gì cả thì:
(93)
Quả nhiên huyệt chính long chân
(94)
Tiêu sa nạp thủy chớ lầm một ly
Và
sau khi táng xong ta phải mừng là phúc nhà đã giúp cho được đất có một phần và
nhờ sự tận tâm của thầy địa lý một phần nửa. Bởi vì được đất rồi dù gia thế trước
kia có hèn kém cũng có thể trở nên trâm anh, thế phiệt, con cháu gần xa đều được
hưởng. Đất phát văn thì làm quan văn, đất phát võ thì hiển đạt về võ nghiệp và
đất phát phú thì giầu có đời đời.
(95)
Táng thôi phúc lý tuy chi
(96)
Trâm anh thế phiệt thư thi gia truyền
Trong
truyện Kiều, Nguyễn Du nói nhà Kim Trong được đất phát văn như sau:
Nền
phú quý bậc tài danh
Văn
chương nếp đất thông minh tính trời
Phong
tư tài mạo tuyệt vời
Vào
trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Việc để đất quan trọng là như thế, cho nên những ai muốn có đất tốt cho ông cha, chớ nên coi thường, muốn kiếm một ngôi đất lớn không phải là dễ. Trước tiên phải kiếm thầy giỏi; sau nữa thầy địa lý phải kỳ công kiếm đất rồi điểm huyệt, phân kim cho thật chu đáo, mới có hy vọng. Vì vậy thiếu chi người xin để đất mà đã mấy người được toại nguyện Một thầy địa lý có khi phải dụng công học hỏi, nghiên cứu cả đời người cũng chưa chắc đã làm toàn vẹn được, nếu họ không phải là học được phép địa lý chính tông. Thầy chính tông hiện nay rất khó kiếm nhưng địa đạo diễn ca của cụ Tả Ao mà chúng tôi trình bày đây đều được các cụ giỏi địa lý công nhận là căn bản chính tông địa lý. Chúng ta chỉ cần phát huy cho biết dụng ý của nó cũng là lợi ích lắm rồi.
CHƯƠNG
THỨ TÁM:
NÓI
VỀ LÝ KHÍ
(97)
Muốn cho con trưởng phát tiên
(98)
Thì tìm long nội đất liền quá cung
(99)
Thanh long liên châu cao phong
(100)
Kim tinh thổ phụ phát dòng trưởng nam
(101)
Con gái về bên hổ sơn
(102)
Hổ cao thì phát sơn bàn cho thông
(103)
Phản hổ con gái lộn chồng
(104)
Phản long trai nó ra lòng bất nhân
(105)
Vô long như người vô chân
(106)
Vô hổ như đứa ở trần không tay
(107)
Trông long hổ lấy làm thầy trước
(108)
Sau sẽ tìm lấy chỗ huyệt chôn
(109)
Nước chẳng tụ đường kể chi
(110)
Kiếm ăn cũng khá xong thì lại không
(111)
Con trai thì ở bất trung
(112)
Con gái thất tiết chả dùng cả hai
Phần
này Cụ Tả Ao đề cập đến lý khí:
Cái
thế Long đi ở Việt Nam hay tạo ra những kiểu đất “Trưởng bại thứ thành”, nghĩa
là con trưởng hèn kém nghèo khó và con thứ lại giàu sang quyền quý. Nhiềungười để
đất muốn xin thầy kiếm cho ngôi đất nàng ngành Trưởng lên Cụ
Tả Ao chỉ cho biết phép tìm đất cho con Trưởng phát, dưới đây:
(97)
Muốn cho con trưởng phát tiên
(98)
Thì tìm long nội đất liền quá cung
Có
nghĩa là muốn cho con trưởng phát trước thì nên tìm kiểu đất mà tay Long ở bên
trong cùng tức là Long Nội nhiều kiểu đất có nhiều tầng Long hổ dài ra ôm vòng tới
trước Án, hay tay Long có đoạn cuối nổi lên như cái gò làm án. Được kiểu đất như
vậy con Trưởng sẽ phát trước con thứ. Trên
kia là cách để đất cho con trưởng phát, hưởng trước nhưng nếu muốn con trưởng
phát lớn thì phải kén đất:
(99)
Thanh long liên châu cao phong
(100)
Kim tinh thổ phụ phát dòng trưởng nam
Đó
là ở kiểu đất trên tay Long nổi lên những ụ cao tròn liền nhau (liên châu cao
phong)
Trên
tay Long có gò cao tròn (kim) hay vuông (thổ) cũng đều tốt. Còn
nói đến con gái và con thứ phải nói đến tay Hổ.
(101)
Con gái về bên hổ sơn
(102)
Hổ cao thì phát sơn bàn cho thông
Hổ
sơn là tay hổ của huyệt. Nó là tay phải của huyệt ôm vòng vào trước huyệt. Tay hổ
có ụ cao thì tốt. Long càng dài nhọn thì hổ càng cao, thủy đầu càng tốt. Trên tay
Hổ có khúc nào cao lên đúng vị trí cần thiết, ứng vào người gái trưởng, gái thứ,
gái út thì người con gái đó sẽ phát. Ở
hướng Tốn con gái trưởng phát.
Hướng
Ly con gái thứ phát
Hướng
Đoài con gái út phát.
Câu
“Hổ cao thì phát” đã nói rồi còn câu “Sơn bàn cho thông” ta phải hiểu rằng cụ Tả
Ao khuyên ta nên hiểu và biết cắt nghĩa cho thông hình dáng của núi gò đống.
Tất
cả gọi là sơn bàn của cuộc đất.
Tay
Long và tay Hổ còn phải luôn luôn ôm chầu về huyệt. Nếu tay Long Hổ mà quay ra
(phản Long hay phản Hổ) hoặc phá nhau, đâm vào nhau (Long Hổ kình quyền)
thì rất xấu. Cụ Tả Ao cắt nghĩa ở câu:
(103)
Phản hổ con gái lộn chồng
(104)
Phản long trai nó ra lòng bất nhân
Đất
phản Hổ thì con gái không được đoan chính hay đường chồng con rất xấu, nếu
không thì con gái cũng bị tai nạn hình thương, còn đất phản Long thì con trai
lông bông,
vô tình với gia đình và xã hội hoặc bất nhân bạc ác hay bị khắc hại.
-
Phản long phản hổ ta đã bàn rồi. Thế mà Long Hổ nhiều khi còn xảy ra trường hợp
đặc biệt khác nữa: như kiểu đất thiếu một tay Long hay thiếu một tay Hổ.
(105)
Vô long như người vô chân
(106)
Vô hổ như đứa ở trần không tay
Thật
vậy, trong một kiểu đất đủ kết mà thiếu một tay Long hay một tay Hổ trong nó lệch
lạc khó coi làm sao. Khi nhìn nó ta có cảm tưởng như nhìn một người thiếu một
tay hay thiếu một chân. Đây
là loại đất đặc biệt, vô Long vô Hổ thì có tội, nhưng thay vào tay Long tay Hổ,
khiếm khuyết đó, mà có một dòng nước hay ngoại Long, ngoại Hổ hổ khuyết thì cũng
có thể có đất to. Tuy nhiên đất này đôi khi trong nhà trong dòng họ vẫn có người
tội lỗi, bệnh tật kinh niên. Như thế là họ gánh cái xấu cho những người khác.
Họ
là người đáng thương của dòng họ nào có kiểu đất vô Long hoặc vô Hổ.
Long
hổ không cân đối ta cũng nên bàn thêm là:
Đất
có tay Long dài thì vượng về âm phần
Đất
có tay Hổ dài thì vượng về dương cơ
Long
Hổ là con cháu của nhà được đất kết nên phải cho là quan trọng. Do đó khi được đất
kết rồi, trước khi điểm huyệt, phân kim phải cân nhắc lại sơn bàn về Long Hổ
cho kỹ
(107)
Trông Long hổ lấy làm thầy trước
(108)
Sau sẽ tìm lấy chỗ huyệt chôn
Phần
linh tinh sau cùng này cụ Tả Ao nhấn lại và thêm ý kiến cho những gì quan trọng
mà cụ đã nói qua ở trên. Sau khi nhấn thêm về Long Hổ rồi cụ lại đề cập đến Minh
Đường một lần nữa.
(109)
Nước chẳng tụ đường kể chi
(110)
Kiếm ăn cũng khá xong thì lại không
(111)
Con trai thì ở bất trung
(112)
Con gái thất tiết chả dùng cả hai
Có
nghĩa là Minh đường cần nhất là phải có thủy tụ thì mới có tiền, mới giàu có được.
Nếu Minh đường mà không có nước thì có làm mà không hưởng.(109) Nước chẳng tụ đường
kể chi
(110)
Kiếm ăn cũng khá xong thì lại không
Về
phẩm của nước thì khi Minh đường có nước trong sẽ tốt hơn Minh đường nước đục. Minh
đường rộng lớn quanh năm tụ thủy mà lại trong đẹp như mặt gương là loại Minh đường
quý.
Con
cái nhà đó sẽ học giỏi thông minh Trái
lại lòng Minh đường lệch lạc nghiêng chênh không tụ nước thì ứng vào trai bất trung,
gái thất tiết:
(111)
Con trai thì ở bất trung
(112)
Con gái thất tiết chả dùng cả hai
Cũng
bàn thêm về nội Minh đường và ngoại Minh đường cho đầy đủ hơn.
Ta
đã biết trước huyệt có Án chiều về. Vậy cứ lấy Án gần huyệt làm đích phán ra nội
Minh đường và ngoại minh đường. Nội
Minh đường là loại Minh đường nằm trước huyệt sau Án gần nhất. Còn ngoại Minh đường
là những chỗ nước tụ ở ngoài Án đó. Có nội, ngoại minh đường thì
cũng
có thể có nội án và ngoại án. Cần
nhất là nội Minh đường phải có nước. Còn ngoại Minh Đường càng có nhiều càng tốt,
có ít cũng không sao. Đất
to có ba Minh đường trở lên và không dưới ba tầng Long Hổ
CHƯƠNG
THỨ CHÍN:
KẾT
LUẬN
(113)
Thấy đâu Long Hổ chiều lai
(114)
Minh đường thủy tụ huyệt tài mới hay
(115)
Tiền quan, hậu quỷ sắp bày
(116)
Án dày muốn thấp, chiều dày phải cao
(117)
Xem huyệt nào làm cho phải phép
(118)
Chớ đào xâu mà thiệt như không
(119)
Kìa ai địa lý vô tông
(120)
Chẳng cứ đúng phép cũng dòng vô sư
Tới
đây là phần kết luận Phần này có 8 câu thì 4 câu đầu ôn lại đại cương một huyệt
kết và 4 câu dưới là kết luận của quyển Địa Đạo Diễn Ca này. Trong
4 câu đầu cụ Tả Ao nói: Sau khi Tầm Long thấy huyệt kết rồi, phải xem có Thanh
Long bên trái và Bạch Hổ bên phải chầu vào huyệt:
(113)
Thấy đâu Long hổ chiều lai
Rồi
trước huyệt phải có Minh Đường có nước tụ ở đó.
(114)
Minh đường thủy tụ huyệt tài mới hay
Trước
và sau huyệt phải có tiền quan hậu quỷ nghinh, tống Tiền quan ở trước huyệt thì
nghinh đón và hậu quỷ ở sau huyệt thì hộ tống. Quan
quỷ là các chứng ứng nổi lên ở trước và sau huyệt để thêm tôn quý, nó là các sơn
có nhiều hình thể khác nhau giống hình gì thì gọi là hình đó như bút, kiếm, ấn,
voi, ngựa, chiêng, trống v.v.... ở trước và sau huyệt.
(115)
Tiền quan hậu quỷ sắp bày
Ba
câu 113 – 114 – 115 là tóm tắt những điều quan trọng cho một huyệt kết. Cụ Tả
Ao đã tả nó một cách nôm na hơn như sau:
Hai
bên ruộng đỗ, dưới có lỗ cấy chiêm
Đôi
bên lưỡi liềm qua lại
Có
nghĩa là người tầm long theo mạch đất, xuôi theo chiều nước chảy (hay xuôi theo
chiều ruộng cao xuống chiều ruộng thấp) mà lần mò cho tới nơi đất kết (nơi long đình
khí chỉ) nếu thấy chỗ đó có ruộng cấy Chiêm mà hai bên có ruộng trồng màu như
ngô, khoai, đỗ:
“Bên
trên ruộng đỗ, dưới có lỗ cấy chiêm”
Lại
nhìn 2 bên ruộng đỗ nếu là 2 tay long hổ thì nó phải ôm chầu vào huyệt trông như
hai cái lưỡi liềm qua lại:
Đôi
bên luỡi liềm qua lại. Thì
chỗ đó dễ có đất kết vì lỗ cấy chiêm là minh đường và ruộng đổ ruộng màu ở hai
bên là long hổ. Trên
là sự cân đối về bề mặt và chiều cao thấp của một của một kiểu đất kết cũng cần
phải có một thứ tự hữu lý như sau:
Bao
nhiêu những gò đống, chứng ứng gần huyệt như Án phải cao bằng từ mặt đến rốn người
ngồi ở huyệt. Còn chứng ứng ở xa thì phải theo thứ tự càng xa càng cao:
(116)
Án dày muốn thấp chiều dày phải cao
Có
nghĩa là Án so sánh với Chiều thì án phải thấp hơn chiều, chiều là gò đống ở xa
chầu về và án là gò đống ở trước huyệt chầu về.
Còn
4 câu chót thì hai câu trên cụ Tả Ao nhắn nhủ ta phải cẩn thận về việc đào huyệt:
(117)
Xem huyệt nào đào cho phải phép
(118)
Chớ đào sâu mà thiệt như không
Một
huyệt đào nông quá thì lâu mới quán khí, mà đào sâu quá thì khí mach đi mất, có
huyệt kết cũng như không. Thật
ra huyệt đào nông sâu phải cân nhắc theo chiều cao của Minh đường, Án, Long hổ,
nước âm mạch và giao thổ mới đúng. Tuy
nhiên nếu lấy giao thổ làm đích thì cũng không mấy khí hỏng. Giao thổ là giữa lớp
đất thứ hai và thứ ba (nếu lớp đất trên cùng là do lá, bụi, lâu năm phủ lên). Ta
đã biết đào nông thì lâu kết và đào sâu quá thì mất cả, vậy nên nhằm chiều nông
hơn nhằm chiều sâu.
Tất
cả những gì đã trình từ câu thứ nhất đến câu 118 với sự bổ túc của soạn giả có
thể giúp các bạn ưa khoa này nắm được một số yếu lý căn bản của khoa Địa lý, mà
tùy thuộc về loại địa lý chính tông. Với số vốn quý giá dùng làm tài liệu để học
thêm các sách địa lý cũng có thể phân biệt điều đúng điều sai. Khoa địa lý gần
như thất
truyền phép chính tông nên các cụ gặp man thư hay man ngôn rất nhiều. Có man thư
và man ngôn tất nhiên phải có man sư là loại thầy Địa lý không phải chính tông.
Họ không giúp ích được cho người để đất mà còn nhiều khi gây tai hại cho dòng họ
nhờ thầy để đất nữa. Loại
thầy được truyền nghề không phải chính tông cụ Tả Ao gọi là “vô tông”. Còn
loại thầy địa lý tự học lấy dù có một vài khí đúng phép xong không được toàn vẹn
thì cụ Tả Ao gọi họ là “vô sư”. Do
đó cụ Tả Ao phê bình như trên ở câu cuối cùng:
(119)
Kìa ai địa lý “vô tông”.
(120)
Chẳng cứ đúng phép cũng dòng “vô sư”
Và
cũng vì sợ khoa Địa lý trở nên tàn tạ vì những man thư nên tác giả cố gắng
trình bày, chỉ trình bày những gì là chính tông. Những gì viết ở quyển này đã được
các nhà
Địa lý chính tông và tài giỏi cân nhắc sửa chữa nhiều lần. Những chi tiết nào mơ
hồ hay có thể đưa đến sự sai nhầm thì dù có hay mấy chúng tôi cũng không để ở
quyển Địa Lý nhập môn này. Ngày nay kiếm được thầy địa lý chính tông để học
khoa địa lý thật khó nhưng sách địa lý này có thể bảo đảm là chính tông, có thể dùng
xác định được sự đúng sai của các sách địa lý khác. Hiểu
đến đây, các bạn đã có tạm đủ ý thức căn bản địa lý của người mới học. Cần theo
lời cụ Tả Ao ở câu “chẳng qua ra đến ngoài đồng, tỏ mạch tỏ nước tỏ lông mới
tường” mà tập thực hành tầm long tróc mạch ở ngoài trời, ngoài đồng để cho quen
việc tìm ra huyệt tràng và huyệt kết. Mới đầu chưa cần dùng đến la kinh mà chỉ
cần cái tróc long có kim chỉ nam ở giữa và 3 vòng thiên bàn, nhân bàn, địa bàn ở
ngoài là đủ. Các bạn có thể tự làm lấy một cái tróc long bằng cách dùng một cái kim
chỉ nam đặt vào giữa một miếng cát tông vẽ 3 vòng tròn.
Tại 3 vòng tròn, mỗi vòng chia làm 24 ô đều nhau (nên nhớ chia ô ở vòng ngoài cùng và vòng giữa, chênh lệch nửa ô (7 độ rưỡi) với vòng trong cùng và ghi 24 chữ:
Mão,
Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn – Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất,
Càn, Hợi, Nhâm, Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp (ghi theo thứ tự chiều kim đồng hồ quay
(chiều thuận) vào 24 ô như chỉ dẫn ở câu “bốn là mở sách la bàn cho thông”
trang 22, là các bạn đã tạm có cái tróc long rồi. Chúng tôi thấy có người vẽ
ngay lên
mặt kính của kim chỉ nam 24 ô làm vòng địa bàn còn thiên bàn và nhân bàn họ
dùng giữa ô của địa bàn làm đích cũng tạm dùng được. Trước tiên các bạn kiếm những
mả xây lớn (nghi là kết) ở giữa đồng mang tróc long lại coi thử. Sau các bạn thấy
đất nào có vẻ long hổ, minh đường thì lại tìm cho quen. Sau nữa đến giai đoạn
tự ý theo long mạch đi tìm đất kết.
PHẦN
PHỤ KHẢO
GIỚI
THIỆU SÁCH QUÝ
CAO
BIẾN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU
TỰ
Về
khoa địa lý, có những tài liệu quý giá cho việc khảo cứu, nhưng không thực dụng,
nên chưa in thành sách. Chúng tôi sẽ giới thiệu các tài liệu này vào phần phụ khảo
của sách địa lý mà chúng tôi lần lượt xuất bản. Lần này chúng tôi khởi giới thiệu
tài liệu “Cao Biền Tấu Thư Địa lý kiểu tự” là tập tài liệu nói về các kiểu đất
kết bên
Việt Nam mà Cao Biền trình về vua Đường Trung Tôn. Những
đất nói trong tập này có vài ngàn kiểu mà Cao Biền mới yểm được một số ít đất Đế
Vương quý địa. Còn cả ngàn đất Công, Hầu, Khanh, Tướng vẫn còn nguyên
vẹn. Các cụ xưa giữ sách này làm Gia Bảo và theo nó tìm ra đất kết dành cho họ
hàng mình dùng, khi cần đến.
Xưa
kia, về đời vua Đường Trung Tôn bên Tàu có Cao Biền, được phong làmAn Nam Tiết Độ
Sứ sang đô hộ nước ta, là người rất giỏi địa lý, được vua Tàu ủy cho sứ mạng
trình về vua biết các kiểu đất bên Việt Nam và yểm phá các đất kết lớn nào khả
dĩ có ảnh hưởng cho Trung Quốc. Sau
khi nhậm chức và khảo sát địa lý bên Việt Nam, Cao Biền thấy nước ta có nhiều đất
phát rất lớn, có thể tạo nên những bậc tài giỏi, mà sự nghiệp khả dĩ ảnh hưởng
cho Trung Quốc trong vấn đề Nam Tiến, bèn soạn tập “Cao Biền Tấu Thư địa lý kiểu
tự” này trình về vua Đường, đồng thời dùng phép yểm phá một số long mạch
có đất kết lớn.Truyền thuyết có nói, trước khi yểm một kiểu đất nào Cao Biền thường
phu đồng để kiểu các vị thần cai quản khu vực đó nhập vào đồng nam đồng nữ rồi
trừ đi, sau đó
mới ra yểm đất. Cũng theo truyền thuyết, Cao Biền có yểm một số ít đất lớn xong
cũng bị thất bại trước nhiều vị thần linh, trong đó đáng kể nhất là Tản Viên Sơn Thần
và Tô Lịch Giang Thần (núi Tản Viên, thuộc huyện Bát Bát Tỉnh Sơn Tây và sông
Tô Lịch chảy qua Hà Nội Ô Cầu Giấy gần làng Láng). Đền Bạch Mã ở hàng Lược
Hà Nội là đền thờ Thần Tô Lịch.
Trải
qua Đường, Tống đến đời nhà Minh có Trương Phu, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba
danh tướng Trung Hoa được Minh Đế cho kéo quân sang Việt Nam bề ngoài
với danh nghĩa phò hậu Trần diệt Hồ nhưng bên trong còn mang theo một kế hoạch
diệt chủng người Việt và đổi nước ta thành Quận Huyện của Trung Quốc. Kế
hoạch này tỉ mỉ và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ
xưa đến giờ. Trong
số 3 danh tướng Trung Hoa này thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý, có mang
theo tập “Cao Biền Tấu Thư Địa lý Kiếu Tự” sang duyệt xét lại và định yểm nốt những
đất lớn nào còn sót cho Việt Nam không thể còn có những thế hệ thịnh trị sản xuất
ra được những nhân tài xuất chúng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, đã
làm khó khăn cho Trung Quốc, như trong thời đại Lý và Trần vừa qua. May
thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng Minh đến
thành công sau 10 năm gian khổ. Khi bắt sống được Hoàng Phúc ta thu được toàn
bộ tài liệu của kế hoạch nêu trên, trong đó có cả tập “Cao Biền Tấu Thư Địa Lý
Kiểu Tự”.
Bây
giờ tập sách này trở nên một tài liệu vô cùng quý giá cho ta trên nhiều phương
diện: Sử liệu, chính trị và địa lý
1.
Trên phương diện sử liệu nó là một sử liệu cổ xưa có giá trị. Tài liệu này soạn
thảo từ ngàn năm trước đây.
2.
Trên phương diện chính trị: Nó là tài liệu chứng minh một cách cụ thể chính
sách người Hán và tham vọng của họ đối với dân tộc Việt Nam.
3.
Trên phương diện địa lý: Nói lại là một áng văn tuyệt tác về phép mô tả các kiểu
đất kết mà các cụ ta xưa kia thường dùng để soi sáng cho việc học tầm long.
Chúng
tôi đã thấy và có nghe nói nhiều đến các cụ mê địa lý hơn cả là bọn thanh niên
mê từ đổ tường, để cả chục năm liên tiếp, với chiếc ô (dù) và tay nải đi hết
làng nọ
sang làng kia, tỉnh này sang tỉnh khác, nghiên cứu thực hành tầm long mạch qua
sự chỉ dẫn địa danh và thế đất mô tả trong “Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự” này.
Vì
Địa đạo diễn ca của cụ Tả Ao mà chúng tôi biên khảo nơi đây chú trọng đến việc
tầm long tróc mạch nên chúng tôi xin cống hiến quý bạn một phần đầu quyển
“Cao
Biền Tấu Thư Địa lý kiểu tự” nơi phần phụ khảo này, để có thêm một số kiến thức
căn bản về phép nhận xét những nét quan trọng của các kiểu đất. Tập
sách này Cao Biền đề cập đến 632 huyệt chính và 1517 huyệt bàng của các tỉnh:
-
Hà Đông 81 chính 246 bàng
-
Sơn Tây 36 chính 85 bàng
-
Vĩnh Yên, Phú Yên, Phú Thọ 65 chính 155 bàng
-
Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An 183 chính 483 bàng
-
Gia Lâm, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Bắc Giang, Lạng Sơn 134 chính 223 bàng
-
Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình 133 chính 325 bàng
Cộng
632 chính 1.517 bàng
Sách
này ghi chép tuần tự các huyệt của từng Tỉnh ghi rõ nó tọa lạc tại Huyện, Xã. Ấp
nào, nên các cụ ta ngày xưa theo đó học tầm long mạch dễ dàng. Phần
đầu đề cập đến tỉnh Hà Đông trong đó có 81 huyệt chính 246 huyệt bàng:
Huyện
Thanh Oai 9 chính 26 bàng
-
Chương Đức
(Chương
Mỹ và Mỹ Đức)
11
chính 31 bàng
-
Sơn Minh (Ứng Hòa) 9 chính 26 bàng
-
Hoài An 6 chính 19 bàng
-
Thanh Trì 11 chính 41 bàng
-
Thương Tín 11 chính 41 bàng
-
Phú Xuyên 7 chính 20 bàng
-
Từ Liêm 11 chính 34 bàng
-
Đan Phượng 5 chính 13 bàng
Cộng
81 chính 246 bàng
Ở
những tay Long, Hổ, Án, Sa v.v... của những huyệt chính, thường có những huyệt
khác kết nữa gọi là kết bàng. Nơi nào có ghi thêm C/B2 hay C/B4 hoặc C/B... ở cạnh
địa danh có nghĩa là : đây là huyệt chính và kiểu đất này còn 2 hay 4 huyệt kết
bàng nữa (sách chỉ nói đến huyệt chính). Ở
đây, chúng tôi chỉ giới thiệu kiểu đất ở 2 huyện Thanh Oai và Chương Đức (Chương
Mỹ và Mỹ Đức) để làm tài liệu phụ khảo. Chúng tôi sẽ in toàn bộ thành sách sau
khi được bàn luận với các vị đã khảo sát thực tế các đấ ghi trong sách Cao Biền
Địa Lý Kiểu tự
CAO
BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ
Việt tự tích Đường Trung Tôn thời, Cao Biền vi Thái Sử, chí ý tôn thời, tính hữu Giao Châu chi Quân Huyện, đế tư cập Úy đà sưng thần cự hán chi cố sự, nãi bái Cao Biền vi An Nam Đô hộ sứ, Biền tương vãng, chi thời, đế triệu nhập ngự điện vị tiết: Công học địa lý tối vi linh diệu, trầm văn An Nam đa hữu thiên tử quý địa, công đương dụng lực ngu mục, hoặc hữu áp chi, triển bình sinh chi kinh luân, thuật thánh hiền chi qui củ, đoạt thần công nhi cải thiên mệnh, nhiên vi tiểu thảo trừ căn, chi đồ thứ cô vô hậu lệ, tường suy phong thủy, biến lãm sơn xuyên, nhất nhất diễn ca lập kiều, trẫm đắc tiện văn giả. Cao Biền thụ mệnh nhi khứ, trực để An Nam kế giữ mộc chí vi phi diên chi pháp, tự thừa kỳ thượng, án muông trung nhi du quan, tầm long nhận mạch, sở kiến Nam Quốc hình thế đại cản hành long, lưỡng chi thiền thiếu tinh tiến; nhất hữu chi long, khởi tự ải quan, phân mao sơn, hựu biệt sinh: tả, hữu, trung tam chi nhi giảng, long mạch phân chi, chi các hữu phái, tĩnh âm tĩnh dương, long hổ khí chung, càn khôn đạo hợp, nãi thi địa linh nhân kiệt, nguy nhiên thánh hiền, thần võ chi hồng lượng mỹ hỷ. Biền tự trầm ngâm khẩu quyết, mặc thức tâm cơ, huyết mạch u huyền, cường lực dũ gia áp chi bất đắc, cố bất cảm động, Đông tự Nam Hải, Đằng giang, Tây tự Tiểu khê lão cực Nam Việt, Quảng Hà,
Nam
Xiêm Thành, Bắc tự Quảng Hà, Đồng Xá, hệ đại huyết mạch các cục, vi ngũ ngôn
ca, kỳ thứ huyết mạch các cục, vi tứ ngôn ca, tha như tiểu mạch giả bất túc lập luận
có sĩ hậu lai, sảo tâm minh mục, quảng thị chỉ lực, vi khởi thủ chi diệu đoan
túc hỷ.
Giao
Châu Đô hộ sứ, thần Cao Biền cẩn tấu vi bản châu địa mạch thế hình thế sự, thần
hạnh phát dư sinh thao tỵ hà nhưỡng, thượng tự thâm sơn, hạ chí đại hải,ngưỡng
quan phủ sát, phát tận chân cơ, ký tự thiên hữu, cảm bất khánh kiệt sở kiết văn,
thượng tự đế vương, vương công, công hầu, vương phi, thứ thần đồng, tú tài,
khoa đệ, phú quý phát vinh các cục. Trạch ca trần tấu, vị chi thị phủ, phục khất
phủ lãm giao quan chi khí, kiến văn cụ lục.
HÀ
ĐÔNG
THANHOAI
1.
Đệ nhất Thanh Oai phong (C/B2) Ấp Trung Thanh Uy, hình thế tối kỳ, thủy lưu tứ
vương, án khởi tam quy, mạch tòng hữu kết, khí định tả y, thần đồng tiền lập,
quỷ sứ
hậu tỳ, khôi khoa tảo chiếm, phúc lộc vĩnh tuy, tu phòng mạch tận, thừa tự vô
nhi.
2.
Đệ nhị Cao Xá Phong (C/B2). Thanh Oai Cao Xá, chân vi quý long, thủy khê tùy mạch,
bình dương lai tung, hoa khai hữu hổ, tinh hiện tả long, sơn thủy trù mật, khí thế
sung giong, hà tu hợp hải, ngưu giác loan cung, chủ khách hoàn mỹ, tả hữu hộ
tòng, hoa tâm khả hạ, thế xuất anh hùng, văn khôi khoa giáp, võ tổng binh
nhung, phú
quý, thọ khảo, kiêm hữu kỳ công.
3.
Đệ tam Võ Lăng Phong (C/B2) Thanh Oai Võ Lăng hình thế khả sung, tả sơn thuận
giáng, hữu thủy nghịch thăng, đường tâm tích ngọc, án diện phô tầng, cận thủy chức
kết, viễn sơn từng lăng, thổ tinh lạc sứ, cát huyệt thị bằng, nhược năng biện
nhận, khoa đệ điệp đăng.
4.
Đệ tử Cổ Hoạch Phong (C/B2). Thanh Oai Cổ Hoạch, đoản hình tràng nhạo, thế
giáng hữu cung, mạch sinh tả giác, bút giá sâm vân, đốn sang giáp ngọc, hữu thủy tâm
hoành, tả sơn hồi thác, phân minh kỳ cổ, la liệt thành quách, văn chúng khôi
khoa, võ chuyên tướng trách, nội thể tuy giai, ngoại hình cận bách, tọa khởi
nhân chiêu,
nghiệt do kỷ tác.
5.
Đệ ngũ Đại Định Phong (C/B6). Thanh Oai Đại Định, dị tích kỳ tung, long hóa hổ
hóa, chủ long khách tông, tiếu giang dẫn mạch, bình địa sinh phong, sơn thuận sơn
nghịch, thủy chủ thủy cung, quần sơn điệp điệp, chúng thủy trùng trùng, trâm hốt
khuê thời, tứ bút giá giọng, thừa dư thủ tức, huyệt tại viên trung, văn chiếm khoa
giáp, võ tổng binh nhung, bàng hữu huyệt quái, âm mạch khí chung, nữ phát phi hậu,
phú quý xương long.
6.
Đệ lục Kim Bài Phong (C/B4). Thanh Oai Kim Bài lưỡng phượng nhi lai, song đồng
hoàn trĩ, lục tử nhập hoài, nội hình tương ứng, nội thế tương lai, thiềm tâm
khí kết,
long não tinh tài, chủ minh khách mỹ, sơn tĩnh thủy giai, huyệt cư trung cấp,
táng pháp vô sai, võ xuất khanh tướng, văn trạc khoa đài.
7.
Đệ thất Bối Khê Phong (C/B2). Bối Khê chi địa, hình như thảo xà, sơn thủy chức
kết, long hổ bài nha, văn bút đảo định, bình dương khai oa, viên phụ giáng thế, giang
thủy giao la, hà tu giới thủy, thiên dực loan xa, thế xuất khanh tường, đại đại
vinh hoa.
8.
Đệ bát Sinh Quả Phong (C/B4). Thanh oai Sinh quả cát địa diệc khả, hổ sơn long
hồi, long sơn hổ hóa, đại phụ khí tàng, tiểu khê quan tỏa, bác hoán vi kỳ; tiễn
tài lương
hạ, tảo trạc khôi khoa, viên đằng thanh giá, hiềm thủy phản lưu, dụng chung hữu
xả.
9.
Đệ cửu Bảo Đà phong (C/B4). Bảo Đà Thanh Uy thủy thế mỵ thi, đại giang loan
quá, tiêu thủy chứng quy, lục long chiều hội, lưỡng phượng giao phi, văn tinh
tiền án,
viên phụ hậu thủy, huyệt tại chung cấp, thừa dư khả y, công hầu thế xuất, hào
kiệt tế thì, danh cao hổ tướng uy chấn hoa di, nhược táng long dịch, nữ phát vương
phi, nam chúng khoa giáp, phát đại vô nghi.
Thanh
Oai: 9 chính, 26 bàng.
Chương
Đức (Chương Đức và Mỹ Đức)
1.
Đệ nhất Vĩnh Lữ phong (C/B5). Chương Đức Vĩnh Lữ, kỳ mạch cận tự, từ thế cao sơn,
chúng thủy đê trự, huynh đệ tương đăng, quân thần tương giữ, huyệt thủ tức
dư, danh khôi hoa cử, thừa hưởng thiên nhiên, vô yêu trát sự.
2.
Đệ nhi Cống Khê Phong. Cống Khê Chương Đức hình hình thế khả kỳ, từ sơn giai củng,
chúng thủy hàm quy, long trùng hổ điệp, chủ nghênh khách tùy, xa sinh trầm
hốt, thủy hội nghiên trì, cao sơn thủ tức, phú quý vô nghi, nam phát võ tướng,
nữ phát cung phi, nam nữ giai quý, phúc lộc vĩnh tuy.
3.
Đệ tam Thanh Áng Phong, Chương Đức Thanh Áng (nay thuộc Ứng Hòa), canh lưỡng
long lai, đại hà vệ khí, ngọc nữ hoài thai, long hổ chiều củng, hình thế phò bài,
la liệt thành quách, hiệu khiết lâu đài, chủ minh khách mỹ, thủy tỉnh sơn giai,
đường thiên thủy để, án vạn sơn nhai, thủy long dư nhũ, cát huyệt khả tài, võ
sinh tướng
túy, văn chiếm khoa đài, đại địa cực quý, đoán đích vô sai.
4.
Đệ tứ Chi Nê phong (C/B2). (nay cải tổ, sơn xã Chương Đức) Chương Đức Chi Nê, sơn
hình võ trụ, long nồi hổ hoàn, mạch tàng khí trụ, hạ hợp thượng phận, tả giao
hữu cố, án đới hổ yêu, phong sinh long thủ, khí kết hoa tâm, huyệt tông long
nhũ, thế xuất công khanh, sỹ đăng tể phụ.
5.
Đệ ngũ Lai Tảo Phong (C/B3). Chương Đức Lai Tảo địa hình diệc hảo, khí như tuyến
hôi, mạch như sà thảo, bình dương sơn loan, đại hà thủy đáo, chủ khách chuy
túy, long hổ hoàn bão, huyệt tại hoa tâm. Mạc tài long não, thế xuất công
khanh, phú quý vĩnh cảo.
6.
Đệ lục Tiểu Ứng phong (C/B3). Tiểu Ứng Chương Đức, phượng tường lưỡng dục, thủy
tụ trùng trùng, sơn lai sực sực, vạn thủy thiên sơn, tam hoành tứ trực, thảo
vĩ
khi tài, hoa tâm khả thực, văn võ phát vinh, tam công vị cực, phú quý thời ưu, đại
đại phó tức.
7.
Đệ thất Liễu Nội Phong (C/B5). Liễu Nội chi địa, thị diệc quý long, âm sơn bái
tướng, dương sơn phú trung, long hóa hổ hóa, long trùng hổ trùng, chúng thủy lưu trữ,
quần sơn la lung, huyệt tại thượng phúc, võ chí hầu phong, nữ phát hâu phi, phú
quý xương long, bàng hữu cát huyệt, ấn đới thanh long, tam thai chu tước, văn sĩ
tam công.
8.
Đệ bát Tràng Cốc Phong (C/B5). Địa danh Tràng Cốc, hình như phượng hoàng, nội kỳ
ngoại cổ, tiền cương hậu giang, long hổ hoàn bão, chủ khách huy hoàng, bình
nguyên thủy diệu, viên phụ khí tàng, thế xuất võ tướng.
9.
Đệ cửu Yên Ninh phong (C/B2). Chương Đức Yên Ninh, khí tụ long đình, tả toàn hữu
cố, hổ ấn long linh, sơn hợp thủy chỉ, khách tựu chủ nghinh, huyền quy ứng hậu,
chu tước bái đình, huyệt tại chung cấp, công hầu phát sinh, kế thế võ tướng,
kiêm vượng nhân đinh.
10.
Đệ thập Do Lễ Phong (C/B2). Chương Đức Do Lễ chân long sở chỉ, đại lâm loan sơn,
thâm đầm chí thủy, tiểu giang tế long, đại hà dưỡng khí, long hổ bài nha,
quân
thần giao hỉ, huyệt tại viên trung, công hầu đăng đối, phú quý kiêm ưu, khả vi
toàn mỹ.
11.
Đệ thập nhất Chúc Sơn phong (C/B1). Chương Đức Chúc Sơn (nay thuộc Chương Mỹ) hổ
long hồi hoàn, tiền hữu thủy chữ, hậu hữu sơn loan, đại hà dẫn mạch, hồng
kỳ chấn quang, hình thế tương hợp, chủ khách tương hoàn, huyệt tại chung phúc,
thế xuất cao quan, võ đa văn thiểu, danh quán chiêu ban.
Chương
Đức: 11 chính, 34 bàng
SƠN
MINH (Ứng hòa)
1. Đệ nhất Xà Kiều phong (C/B4). Sơn Minh Xà Kiều, hình như phượng vũ, giang lưu thoát tung, tinh phong lạc nhũ, thiên thể dung tâm, địa khí anh ngũ, hổ bão loan đầu, long toàn cung thủ, khanh tướng thời sinh, khả văn khả vũ, vị liệt thai đài, danh cao súy phủ.
2.
Đệ nhị Lưu Khê Phong (C/B3). Sơn Minh Lưu Khê án chỉnh sơn tề, quy tàng bích động,
hoa thổ kim chi, sơn thủy loan cung, long hổ giao thi, âm lai dương thụ, huyệt
tòng tả y; thế xuất khuynh tướng, phúc lộc trùng lai.huyệt tòng tả y; thế xuất
khuynh tướng, phúc lộc trùng lai.
3.
Đệ tam Đông Phí Phong (C/B4). Sơn Minh Đông phi, long hổ giao tý, tứ thủy nhập
hoài, bát thần vệ khí, tam cấp mạch sinh, ngũ thốn sơn trì, huyệt tại thừa dư,
chủ đăng
khoa sỹ, vị liệt công khanh, phúc lộc phú quý.
4.
Đệ tứ Tảo Khê phong (C/B4).Tảo Khê chân long, hình thế sung giong, long bàn hổ
hóa, thủy tận sơn cùng, đại khê dẫn mạch, bình địa sinh phong, tam thai hoàn trĩ,
chúng thủy chiều cung, thiên chung viên tọa, thế thượng hầu công, đại đại phú
quý, phúc lộc xương long.
5.
Đệ ngũ Dương Khê phong (C/B7). Dương Khê chi địa, hình thể khả quan, sơn chỉ thủy
tụ, hổ cứ long bàn, tiền phân tam thủy, hậu ứng quần sơn, tả hữu đăng đối, chủ
khách tương hoan, hoa tâm khả hạ, thảo vĩ khả an, thế xuất khanh tướng, phú quý
bình an.
6.
Đệ lục Đông Dương phong (C/B1). Sơn Minh Đông Dương, thế giáng bình dương, long
vệ tống mạch, hổ bão chiều tương, kỳ cổ bài liệt, hình thế la chương, sơn tòng
hữu đáo, bút giá lông bàng, huyệt tại chung cấp, thừa khí khả tàng, thế xuất
khoa giáp, vi cận quân vương.
7.
Đệ Thất Tử Dương phong (C/B3). Sơn Minh Tử Dương, thế chính hình ngang, thủy đàm
long khẩu, sơn dục hổ giáng, thủy chiều sơn bão, thai án châu trang, tả hữu
trù mật, chủ khách huy hoàng, khí thủy dư tức, huyệt tại chung tràng, thế xuất
khanh tướng, cận hầu quân vương, nhược thủy viên nhũ, nữ phát phi hoàng, nam nữ
toàn mỹ, phú quý vinh xương, hiện nhận bất thực, không sinh bất tường (có giả
huyệt) tất thụ tai ương.
8.
Đệ bát Đạo Tú phong (C/B4). Sơn Minh Đạo Tú, long hoàn hổ cốt, hình thế bài
nha, khí mạch ngưng chú, hữu sơn bão chiều, tả giang chiều hộ, thủy nội ấn phù, đường
tâm khí tụ, huyệt tại tốn sơn, thời sinh tể phu, nhược tọa càn sơn, phát vương
phi phụ, thuận nghịch lưỡng thủ, nam nữ câu ưu, tùy kỳ thích an.
9.
Đệ cửu Sơn Minh phong (C/B3). Sơn minh khí chung, long hổ phù cung, đại giang
chiết thủy, bình dương lai tung, hoa khai đóa đóa, tinh hiện trùng trùng, khí
tòng thảo
vĩ, huyệt tại viên chung, chủ phát khanh tướng, đại đại vô cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét