PHẦN 1
Cuộc chiến tìm kho báu
Cuộc chiến tìm kho báu
Để tiếp tục câu chuyện của tôi về việc tìm kiếm những bí mật kho báu của Cao Biền ở Việt Nam, tôi xin nhắc lại một chút đoạn kết của Tập 3, khi đó tôi đang dự buổi họp đồng hương quê tôi. Họp đồng hương ở Việt Nam đối với tôi có lẽ là một nét văn hóa rất hay và mang tính nhân văn. Điều đó nó giúp cho mỗi người dân Việt Nam ở mọi vùng miền trên đất nước được có cơ hội giao lưu, cùng nhau tưởng nhớ về nguồn gốc của nơi mình sinh ra. Nét văn hóa đấy giúp con người được gần nhau hơn. Từ ông Bộ trưởng đến những người đạp xích lô, từ ca sỹ đến những em bán báo đều bình đẳng, xoá đi những phân biệt công việc, vị trí xã hội mà trở với với chính mình. Lúc đấy tình đồng hương nó cao hơn tất cả, có thể giúp đỡ nhau khi hoạn nạn khó khăn. Cơ duyên của tôi cũng bắt đầu từ đây, công cuộc tìm kiếm của tôi tưởng chừng đã kết thúc nhưng nó lại bắt đầu nhen nhóm từ hôm họp đồng hương hôm đấy.
Sau hôm đấy về, tôi nghĩ rất nhiều. Bây giờ tôi chẳng biết thế nào nữa để thực hiện công việc tìm kiếm của tôi. Nếu phải đi lên đấy để tìm kiếm thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Thậm trí có thể sẽ phải gặp nhiều khó khăn. Trong lòng tôi thấy bắt đầu nản, tôi quay sang nhìn vợ và con trai thì thấy đã ngủ rồi. Thôi vậy, chợp mắt đã, có gì mai sẽ tính tiếp. Bây giờ có nghĩ cũng không thể giải quyết được gì hơn nữa. Nằm trằn trọc, tôi vẫn không ngủ được. Lúc đấy nhìn đồng hồ đã là 3h sáng rồi.
Tự nhiên tôi nhớ câu nói của bác Hòa:
Có lẽ cháu nên nghiên cứu kỹ trước khi tiếp tục tìm hiểu. Vì những cái cháu đang tìm hiểu thì cũng rất nhiều đối tượng đang tìm hiểu.
Sao bác lại nói thế với mình nhỉ? Hay bác biết những gì mà không nói cho mình biết hết? Còn những ai đang tìm kiếm những cái đấy nữa? Có thể chăng là....?
Đúng rồi! Tôi đã nghe nói đến đơn vị chuyên tìm kiếm vàng của Cục 2 - Cục các chiến dịch hải ngoại thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Điều đấy có thể lắm chứ vì từ bao đời nay chính phủ Trung Quốc vẫn tìm kiếm những bí mật này do nó đã bị mất theo lịch sử. Chính bà Hoàng Á Lệ là người đã làm kế hoạch Cảnh Long Đồng Khánh mà. Tại đấy, tôi đã tìm thấy bí mật về kho báu của Cao Biền. Lúc này tôi cảm thấy có lý khi nghĩ về điều đấy nhưng lại tiếp tục đặt câu hỏi cho chính mình. Bà ấy đã mất tích trong lúc vào hang ở Côn Sơn rồi? Liệu bà còn sống không nhỉ?
Tôi thắc mắc và tự hỏi mình có phải chăng sau khi đoàn xe ô tô chở vàng từ Côn Sơn đi về Trung Quốc nhưng bị ta phát hiện đã âm thầm cất giấu ở một địa điểm nào đó và đến bây giờ họ quay trở lại tìm kiếm? Mà bí mật cất giấu kho báu đấy được vẽ lên lưng một người lính Trung Quốc một cách vụng về? Để rồi bị ta phát hiện? Ồ, mà bây giờ bí mật nơi cất giấu đấy đã được chụp lại chính là tấm ảnh mà tôi đang cầm trong tay. Đúng là trùng hợp thật. Cuộc sống luôn có những sự trùng hợp đến bất ngờ. Tôi không phải là nhà văn, nhà báo, nhà thơ hay nhà khảo cổ hay đại loại là gì đấy có liên quan đến những vấn đề này. Công việc của tôi là cái khác hoàn toàn. Ấy vậy mà tôi luôn phải tìm kiếm và khám phá chỉ vì tôi thích và ham mê lịch sử. Cuộc sống thật chớ trêu. Lần này tôi mà tìm kiếm sẽ không đơn giản như lần trước nữa. Nó sẽ có vô cùng khó khăn và đầy rẫy những nguy hiểm cận kề. Thậm trí có thể liên quan đến tính mạng của tôi nữa. Tôi cũng chột dạ.
Nhưng tự nhiên lúc đấy con người tôi lại suy nghĩ khác đi. Cái cảm giác sợ trong tôi không còn nữa. Tôi tự nhủ với chính mình là sẽ tìm bằng được những cái của cha ông đã để lại. Giá trị lịch sử của Việt Nam là ở đấy, không thể để cho nó lọt vào tay những thế lực khác được. Nghĩ thế nên tôi quyết tâm cho bằng được là phải đi tìm. Trong đầu tôi bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm và cách thức thực hiện. Có lẽ lần này tôi sẽ không đi một mình nữa. Chắc tôi phải tìm thêm người. Mà bây giờ biết chọn ai đi cùng nhỉ? Ai cũng phải có cái ham mê giống tôi thì mới có tinh thần để tìm kiếm được. Mà chắc cũng phải nói cái giá trị kho báu ra thì may ra mới có người máu lên và cùng chí hướng. Thực chất con người ai cũng cần phải sống, mà đã cần sống thì phải có tiền. Thế nên chắc sẽ có người đồng ý với tôi về việc tôi sẽ làm. Lúc đấy trong đầu tôi đã nghĩ đến hai người có thể tham gia cùng tôi. Tất nhiên họ phải có thế mạnh về những cái mà tôi không có. Ừ! Đúng đấy. Để mai tôi đến đặt vấn đề xem như thế nào. Còn bây giờ đi ngủ đã...
Sáng dậy, sau khi bàn giao một số công việc ở cơ quan cho một nguời làm hộ tôi, tôi đến một nơi để chọn người đầu tiên mà tôi đặt niềm tin. Cảng Phà Đen (hay gọi là cảng Hà Nội). Tôi đến gặp anh Hoàng, một người bạn của tôi từ thời phổ thông. Anh ấy học hơn tôi 2 lớp. Hồi đấy ông ấy nổi tiếng nghịch ngợm. Vụ đánh lộn nào xảy ra cũng thấy mặt anh ấy, ra trường mỗi người một nơi. Tình cờ hôm lâu tôi mới gặp lại anh ấy. Hai anh em nói chuyện với nhau mãi. Anh ấy kể nhà anh ấy nghèo, không có tiền đi học đại học tiếp nên nghỉ học sau khi học hết lớp 12. Sau đó do hoàn cảnh phải đi làm sớm, tiếp xúc với xã hội sớm, anh giao du nhiều với dân ngoài xã hội, rồi nhập vào băng đảng Năm Cam. Hồi đấy nghe nói đến ông ấy là ối người khiếp va chạm (vì ông này tướng cũng to cao, khỏe mạnh, nhiều người nhìn đã thấy ghê chứ chưa nói đến đánh nhau). Sau khi băng đảng Năm Cam bị tướng Nguyễn Việt Thành bắt và xử lý thì mỗi người một nơi. Anh ấy bị án tù 5 năm. Sau khi ra tù, anh ấy được một người bạn cho làm chân bảo vệ ở Cảng Phà Đen. Sau đó, chuyển sang quản lý riêng một đội bốc vác ở đấy.
Tôi biết anh ấy từ bé nên hiểu tính anh ấy. Anh ấy nói là làm, sống nghĩa khí. Nói thật, nhiều người nghĩ những người làm trong lĩnh vực đấy là ghê gớm, sợ làm bạn. Tôi thì tôi không nghĩ thế. Chính những con người đấy, chính những mặt trái của xã hội đấy, họ sống tình cảm hơn mình nghĩ, hơn rất nhiều những người có ăn có học, làm trong các cơ quan lớn nhưng sống bon chen, cư xử không tốt với bạn bè. Thậm trí cũng chỉ coi bạn bè là kinh tế, thị trường. Có thể đấy là kẻ giết người, cướp của, đâm thuê, chém mướn nhưng với mình họ là bạn tốt, sống có tình người, không phải cứ như vậy mà thành kiến với họ được.
Tôi cũng nói qua những việc tôi chuẩn bị làm sắp tới với anh ấy. Anh ấy nghe qua, suy nghĩ một lúc và vui vẻ nhận lời. Anh ấy nói với tôi:
- Đời anh ấy đã mất nhiều, anh cũng muốn thế hệ con cháu sau này phải làm những việc như anh đã làm. Bây giờ anh có 2 con rồi. Dù sao anh cũng muốn chúng nó học hành tử tế và hiểu hơn những việc anh làm cho chúng nó. Chứ với lý lịch bây giờ của anh thì nhiều lúc cũng ngại khi đề cập với ai. Nhiều lúc nghĩ cũng buồn. Cuộc sống ai chả có những lúc thăng trầm, nhưng ở cái xã hội này mọi người vẫn còn định kiến với anh lắm, chưa thay đổi được đâu. Vì vậy, anh đồng ý với một điều kiện là nếu có cơ duyên tìm thấy, em hãy giúp anh nói với ai đó mà em quen biết, xin giúp anh một công việc cho anh. Công việc hiện tại anh làm cũng được, nhưng hầu như không có thời gian lo cho con cái. Mà bây giờ mình cũng già rồi, cũng cần nghỉ ngơi. Vả lại, vơí những gì anh đã làm trước đây thì anh rất khó xin việc. Anh muốn hai đứa con anh khi lớn lên nó không bị mặc cảm về những việc anh đã làm trước đây.
Nghe vậy, tôi thầm cảm phục anh và đồng ý giúp anh. Sau đó tôi nói với anh ấy:
- Anh chuẩn bị tinh thần dần đi. Chắc đầu tuần là đi đấy! Có gì em sẽ thông tin cho anh.
Tôi chia tay anh và ra về. Tôi nghĩ đến người thứ hai mà tôi sẽ gặp. Thằng Phương, thằng bạn nối khố của tôi từ nhỏ. Đứa mà đã cùng tôi vào trong đường hầm ở Côn Sơn hồi nào. Hiện nó đang làm ở PC16 - Công an TP Hà Nội. Hay đấy! Nếu nó đồng ý với tôi thì tốt quá. Vì dù sao nó cũng trong lực lượng vũ trang. Nói gì thì nói đi đâu cũng có phần yên tâm hơn. Nó lại làm về lĩnh vực hơi nhạy cảm là làm ở đội trọng án. Vì vậy khả năng suy đoán hay đối kháng sẽ cao khi gặp khó khăn.
Tôi vội điện thoại cho nó ngay và hẹn ra một quán cà phê ở gần hồ Thuyền Quang, gần cơ quan nó. Nói chuyện một hồi, tôi đi luôn vào vấn đề chính là tìm kiếm kho báu mà tôi đã nghiên cứu. Lúc đầu nó cười tưởng tôi nói đùa. Nhưng càng nói, nó càng im lặng và suy nghĩ. Chắc nó biết tôi từ trước là không bao giờ nói đùa với nó về những việc hệ trọng. Chơi với nhau lâu rồi nên tôi và nó hiểu nhau rõ nhất. Nó suy nghĩ một lúc và đồng ý với một điều kiện là tôi phải lấy lý do nào đó nói cho vợ nó. Chứ vợ nó khiếp lắm, không vừa tý nào, nhiều lúc cứ tưởng nó đi lăng nhăng. Tôi nghĩ mà buồn cười. Ở ngoài đời bao nhiêu tội phạm kinh khủng, giết người có, cưới của có, ấy vậy mà về nhà thì lại sợ vợ một phép. Đàn ông có điểm đấy là dễ thương nhất mà phụ nữ không thể có. Cho dù họ có thế nào đi nữa, nhưng về nhà họ cũng là một người chồng, biết nghe vợ và yêu con. Có thể họ có những lỗi lầm, nhưng dù sao phụ nữ cũng nên có cái nhìn khách quan hơn. Tôi nhận lời ngay vì tôi biết rằng tôi thuyết phục được vợ nó. Bởi vì tôi từ khi biết nhau, bao nhiêu người bạn chơi với nó thì chỉ có tôi nói là hai vợ chồng nó nghe, chứ nhiều khi ông già nó nói nó còn bật lại do xung khắc. Thằng này tính nóng lắm, như hổ lửa. Nhưng ngược lại nó rất tốt với bạn bè.
Thế là tôi đã có được hai người rồi đồng ý với tôi đi chuyến này. Tôi bắt đầu suy nghĩ về những gì mà tôi sẽ phải chuẩn bị cho cuộc khởi hành vào đầu tuần sau. Tôi lấy xe ô tô và đến quán cafe số 4 Phan Chu Trinh, nó nằm đối diện Nhà hát lớn Hà Nội. Chỗ này tôi hay ngồi thư giãn vì nó có vị trí đẹp và nhiều cái để ngắm. Đang đi vào quán thì tôi nghe thấy có tiếng gọi từ phía sau. Tôi quay lại nhìn xem là ai thì hoá ra đấy là thằng Hùng. Thằng này lâu lắm tôi không gặp. Nó chính là người đã dịch cho tôi cuốn nhật ký mà tôi nhặt được ở Côn Sơn. Ngày trước nhóm của tôi chơi với nhau gồm tôi, thằng Hùng, Phương. Ba thằng chúng tôi chuyên môn nghịch ngợm, đầu têu ra những trò chơi, nhiều lần cả 3 phải bị kiểm điểm vì nghịch quá. Tôi thấy nó đi cùng với một cô gái rất xinh. Cô ấy dáng cao, tóc dài bún lên rất gọn gàng, làn da trắng, đặc biệt cô ấy có vẻ đẹp rất quý phái nhưng đượm trong đôi mắt là một vẻ u buồn. Ồ, nhưng chính cái đấy dễ làm những thằng đàn ông chết lắm. Nỗi buồn trong mắt phụ nữ luôn mạnh mẽ, nó sắc hơn bất kỳ lưỡi dao nào và nó có thể giết chết bất kỳ ai khi nhìn vào nó. Tuy cô ấy không trang điểm nhưng cô ấy rất duyên.
Phụ nữ Á Đông xinh thật. Tôi cũng đi nhiều nước trên thế giới nhưng tóm lại phải công nhận là phụ nữ Việt Nam đẳng cấp nhất. Mình lấy vợ rồi chứ chưa là cũng có nhấp nháy ngay. Tôi nghĩ thế cho vui thôi chứ dại gì, chắc đấy là bạn gái của thằng Hùng. Sau đó tôi và cả hai cùng vào quán cafe nói chuyện, lâu rồi mới có thời gian để tôi và nó gặp nhau. Sau một một hồi buôn chuyện, đủ các loại chuyện, nó nói với tôi là nó đang được nghỉ phép ba tháng. Vừa rồi cơ quan nó cho nó đi bảo vệ thạc sỹ chuyên ngành lý luận chính trị quân sự ở học viện quân sự. Sau khi bảo vệ xong, nó chưa muốn muốn đi làm ngay. Nó thích đi chơi hơn. Tính nó là thế, thích bay nhảy và phiêu lưu như con người của nó vậy. Chả vậy mà bọn tôi hay gọi nó là Hùng phiêu là vì thế. Cũng vì sợ nó bay nhảy quá mà bác Hòa, bố nó đợi nó học xong lớp 12 đã bắt thi trường quân sự rồi. Chắc bác ấy sợ nó mà ra ngoài chắc không quản lý được. Với tính nó chỉ có vào quân đội là mới trưởng thành được.
Lúc đấy tôi đã suy nghĩ luôn trong đầu tôi là có thể Hùng có duyên đi với tôi vụ này. Đúng thật, không ai hơn bằng bạn thân của mình. Đúng là như định mệnh vậy. Khi học cùng nhau rồi ra trường, mỗi đứa một nơi theo nghiệp riêng, đến bây giờ lại thành một nhóm, kể cũng lạ. Tôi nói riêng với nó về việc của tôi sắp làm, nói qua thôi. Nó nghe xong và đồng ý ngay. Đúng là...... Nghe đến tìm kiếm kho báu là mắt cứ sáng cả lên. Chả trách mà gọi là Hùng phiêu.
Nói chuyện xong với nó, tôi chợt nhận ra cô gái đang nhìn tôi. Ánh mắt đấy nó lạ lắm, có thể tôi đã có gì đó để cô ấy để ý. Mà đàn ông kể cũng lạ, lúc nào cũng tưởng bở. Nhưng cứ thế đi. Dù sao còn có cái để tưởng bở cho vui. Tôi quay sang hỏi cô gái:
- Em tên gì vậy?
Cô gái đáp:
- Em tên là Nga. Dân tộc Tày. Em học cao học và bảo vệ thạc sỹ cùng anh Hùng. Anh Hùng bên Tổng cục 2, còn em công tác ở Cục Quân huấn - Bộ Tổng Tham mưu. Em làm nhiệm vụ phiên dịch tiếng Trung.
Nói đến đây, tự dưng trong tôi gợi lên một ý tưởng: Hay là kết nạp thêm cô gái nhỉ? Trước hết là cô ấy làm bên Bộ Quốc Phòng thì yên tâm về mặt lích lịch. Dù sao những người làm ở Bộ Quốc Phòng thì luôn có lý lịch rõ ràng và ý thức cao, nhận thức về bảo vệ tổ quốc luôn đứng đầu trong các lĩnh vực khác. Thứ hai, cô ấy là người dân tộc Tày, rất phù hợp nơi tôi chuẩn bị đến. Và điều cuối cùng, cả ba chúng tôi đều là đàn ông nên công việc hậu cần thì cực kỳ vụng về. Nếu có thêm một người phụ nữ nữa đi cùng thì sẽ hay hơn. Tôi nghĩ thế và hỏi nhỏ thằng Hùng:
- Có cho cô bé kia đi cùng không? Tao thấy nó có vẻ hay hay.
Nó trả lời:
- Tùy mày thôi! Nếu mày cảm thấy cần thì cứ việc. Tao và Nga cùng học cao học và bảo vệ thạc sỹ hai năm liền nên hiểu tính nhau. Nga là người tốt, luôn học hỏi trong công việc. Chỉ có mỗi là hoàn cảnh gia đình khổ quá. Bố Nga mất sớm ở Hà Giang năm 1979 khi ở mình xảy ra chiến tranh Việt - Trung, hiện tại vẫn không tìm thấy xác ở đâu cả. Đến bây giờ Nga cũng luôn muốn tìm kiếm mộ bố. Nhiều lúc tao nghĩ cũng tội cho Nga. Nhà ở tận Hà Giang nhưng làm ở Cục Quân huấn ngoài này. Ở đây Nga sống ở tại nhà khách của Bộ Quốc Phòng. Đến tận bây giờ vẫn chưa có bạn trai. Mà năm nay cô ấy đã gần 30 tuổi rồi đấy. Tao biết vì học cùng hai năm mà trả thấy ông này, thằng nào liên lạc cả. Thậm trí không dùng di động. Chắc Nga muốn tìm được mộ bố cô ấy thì mới chịu lấy chồng hay sao? Mẹ Nga cũng bị mất trong một tai nạn giao thông. Nghe Nga kể lại tao nghĩ cũng thấy thương. Nếu mày cảm thấy ổn thì bảo Nga đi cùng. Tao chắc là sẽ thuận tiên trong công việc. Chứ nhiều lúc có nhiều tình huống xảy ra mà chỉ có phụ nữ có thể giải quyết được thì sao? Lúc đấy mấy thằng đàn ông làm được gì?
Nghe Hùng nói vậy tôi cũng thấy hợp lý. Nên tôi đánh tiếng và hỏi chuyện Nga. Lúc đấy Phương có việc phải đi ngay nên nó vội vàng gọi tacxi đi luôn. Thằng này lúc nào cũng thế, cứ như ma làm ý, đi đâu cũng vội vội vàng vàng như bị ai đuổi. Chỉ được cái nó khéo mồm. Ở cơ quan nó ai cũng quý nó vì nó chả bao giờ làm mất lòng ai cả. Còn lại tôi và Nga. Tôi cũng hỏi chuyện Nga cho biết thêm. Qua câu chuyện tôi thấy Nga cũng dễ nói nói chuyện, dễ gần và không khó tính lắm. Nga nói chuyện rất duyên. Đúng là làm ở Cục Quân huấn có khác, nói năng lưu loát, trôi chảy và đặc biệt rất dễ cuốn hút vào cách nói chuyện. Chúng tôi ngồi khá lâu. Khi cảm thấy ổn về mặt tinh thần, tôi mới bắt đầu đề cập đến vấn đề mà tôi đang chuẩn bị tìm kiếm. Nga nghe tôi nói xong thấy có vẻ ngậm ngừng chưa nhận lời ngay. Tôi đoán vì cả bọn đi có 4 người thì toàn nam giới. Một phụ nữ chưa chồng mà đi cùng thế này cũng thấy ngại.
Nga bảo tôi:
- Anh cho phép em trả lời sau nhé. Vì em hiện đang có nhiều việc ở Cục Quân huấn. Nếu để đi được em cũng phải xin phép Thủ trưởng Cục đã. Dù sao em cũng bên quân đội nên cái gì cũng có nguyên tắc của nó, chứ không được tự ý nghỉ đâu. Có gì em sẽ điện thoại cho anh sớm nhất. Anh yên tâm, những chuyện anh nói với em luôn là bí mật. Còn em nói thật, em cũng rất thích phiêu lưu như các anh, sở thích của em cũng là khảo cổ. Vì vậy, khi đi đến đâu, vùng nào ở trên đất nước, em đều nghiên cứu về những giai thoại lịch sử ở đấy. Em có niềm đam mê này giống anh. Nhưng vì điều kiện nên chưa được như anh.
Tôi cũng vui vẻ đồng ý với Nga. Trong tâm tôi lúc đấy nói thật rất muốn Nga sẽ tham gia với chúng tôi. Cũng vì lý do là Nga có sở thích giống tôi mà có một lý do quan trọng hơn là Nga là người dân tộc Tày ở Hà Giang. Điều nay rất cần cho chuyến đi của tôi. Các bạn có thể sẽ biết tại sao tôi cần ở đoạn sau của câu chuyện tôi kể. Tôi và Nga chia tay ra về. Nhưng lúc đấy Nga không có xe về. Tôi vội vàng ga lăng bảo Nga để tôi đưa Nga về. Nga vui vẻ nhận lời. Tôi đưa Nga về cơ quan Nga ở trên đường Hoàng Diệu. Con đường mà chỉ có các cơ quan của Bộ Quốc Phòng là chính. Dừng ở cửa số 5 Hoàng Diệu, Nga xuốn đấy và vào trong. Tôi chỉ nhìn thấy Nga đi qua cái cửa bảo vệ màu xanh rồi mất sau cánh cửa. Hai anh cảnh vệ không cho tôi đỗ xe lâu ở đấy và yêu cầu tôi đi ngay. Hai hôm sau, tôi thấy Nga điện thoại lại cho tôi bảo là đã xin nghỉ được rồi và đồng ý đi cùng bọn tôi. Tôi vui quá điện thoại luôn cho anh Hoàng, Hùng, Phương và hẹn nhau gặp ở một địa điểm trên hồ Trúc Bạch để bàn công việc. Chỗ đấy là quán cà phê ngay cạnh cục Cảnh sát bảo vệ trên phố Trấn Vũ.
Tối hôm đấy đúng 20h, mọi người tập hợp đông đủ ở nơi tôi hẹn. Tôi bắt đầu phân tích tính chất công việc một chút, tất nhiên là sơ sơ thôi. Ở đây, mọi người đều thống nhất để tôi là người chỉ huy. Tôi nói:
- Trước hết chúng ta phải có một cái xe ôtô để phục vụ công việc. Xe này phải đi được địa hình đồi núi. Phương! Ông lấy xe của ông nhé vì nó tiện cho công việc địa hình.
Chính cái xe Phương đang đi là xe ISUZU Dmax. Nó mua lại từ một ông Việt Kiều, chưa bao giờ được đi xa cả nên nó vui vẻ đồng ý ngay. Vả lại với tay lái của nó tôi yên tâm hơn. Do tính chất công việc của nó là chuyên các vụ trọng án, thường phải hay lái xe ở các điều kiện khác nhau nên khả năng xử lý sẽ an toàn hơn mấy thằng như tôi rất nhiều.
Tôi tiếp tục:
- Thế là xong vụ xe cộ, bây giờ đến vụ chuẩn bị thức ăn đi đường, rồi những vật dụng cần thiết phục vụ cho cá nhân, lo đặt phòng nghỉ những nơi sẽ đến, Nga sẽ lo vụ này cho anh em nhé. Mọi người sẽ yên têm hơn là để ai đó trong bọn anh đứng ra làm, vì không ai làm công tác hậu cần tốt bằng phụ nữ cả.
Nga vui vẻ nhận lời ngay. Sau đó tôi quay sang anh Hoàng và nói:
- Anh Hoàng chịu trách nhiệm cho bọn em chuẩn bị các thiết bị đi đường như bạt, màn, dây dợ, dù, các vật dụng leo núi và quan trọng nhớ cầm theo một số thiết bị có thể “chiến đấu” nếu có khả năng xảy ra những nguyên nhân ngoài ý muốn. Dù sao đi đường dài thì mọi người cũng phải cẩn thận hơn.
Còn Hùng! Mày sẽ phụ trách cho tao phần thông tin liên lạc như máy định vị GPS, máy thông tin liên lạc cá nhân, máy quay phim, máy ảnh, máy tính xách tay. Đây là nghề sở trường của mày mà.
Ở cơ quan nó đang làm, do liên quan đến những nghiệp vụ tình báo quân đội, phiên dịch ngoại ngữ, viết bài báo cáo nên nó tự hào là đã sắm cả bộ đàm này, tai nghe không dây này, máy ảnh chụp từ xa này, máy ghi âm để phục vụ công việc. Đồng thời nó còn có cả một cái điện thoại vệ tinh. Ái dà! Khiếp thật! Mẹ làm to có khác (Mẹ nó hiện tại đang là Phó giám đốc công ty VTI của VNPT mà). Đúng là những thiết bị mà chúng tôi cần. Vì ở Việt Nam bây giờ để có những thiết bị đấy quả thật là khó. Tôi nghĩ vậy.
Còn tôi, tất nhiên phần chính của tôi là phải giải mã bản đồ và những bí mật mà tôi đang tìm kiếm.
Cuối cùng, tôi nói:
- Thống nhất thế nhé! Tất cả mọi người về chuẩn bị đi. Có gì hai hôm sau sẽ tập trung ở nhà Phương. Để toàn bộ đồ đạc chuẩn bị lên xe Phương luôn cho khỏi quên. Còn bây giờ tất cả cùng về nghỉ.
Xong xuôi, ai cũng đi đường đấy. Thằng Phương thì vội vàng về số 7 Thuyền Quang do sếp nó gọi về có việc gấp vì có một vụ trọng án vừa xảy ra. Thằng Hùng thì tót đi ngay với người yêu. Không biết nó thông báo lúc nào mà bạn gái nó đã đợi ở dưới quán cà phê rồi. Còn anh Hoàng thì đi luôn về cảng Hà Nội. Buổi tối chính là lúc mà công việc của anh bắt đầu. Khổ thật. Nhìn dáng anh đi tôi cảm thấy con người anh, cái vẻ bề ngoài dữ dằn không giấu được những nét khắc khổ của cuộc sống. Và bây giờ, còn lại mỗi tôi và Nga. Thật lạ và tình cờ. Cũng may là tôi cũng đi xe ôtô nên tôi đưa Nga về nhà. Lúc đấy, Nga nói với tôi:
- Nga nhờ anh một việc được không?
Tôi ngạc nhiên nhưng đồng ý ngay vì ai lại từ chối một lời nhờ từ một phụ nữ xinh đẹp được. Tôi nói:
- Uh, có việc gì đấy em?
Nga nói:
- Từ khi em làm ở Cục Quân huấn đã được hơn hai năm đã mất hai năm đi học cao học rồi. Từ khi em ra Hà Nội, em chưa biết Hà Nội như thế nào. Nếu không ngại, em nhờ anh chỉ giúp em một số nơi mà có dấu ấn nhấ của Hà Nội không? Em cũng tò mò nhưng không có điều kiện đi lại.
Tôi nhìn vào đồng hồ thấy bây giờ là 21h. Cũng tối rồi, nhưng không sao cả. Vợ tôi cũng đang đi công tác ở Hải Dương đến cuối tuần mới về. Hai đưa nhỏ nhà tôi đã có ông bà nội đang rồi. Chính vì thế tôi nghĩ nếu về muộn tý chắc cũng không sao nên đồng ý với Nga. Vả lại lúc đấy khó từ chối lắm các bạn ạ khi lời mời lại từ một cô gái xinh đẹp như Nga.
Tôi hỏi Nga:
- Thế bây giờ em thích đi đến đâu? Hay anh biết chỗ nào anh đưa em đến nhé!
Nga vui vẻ đồng ý vì Nga mà tự đi cũng không biết đi đâu cả.
Tôi dẫn Nga đi đến phố Hàng Ngang, Hàng Đào. Ở đây tôi phải đỗ xe tận ngoài nhà hàng Hàm Cá Mập. Tối đến, đi bộ ở phố cổ thật là tuyệt. Cái văn hóa Hà Nội ở đây thể hiện rất rõ, từ con người đến cảnh vật. Mặc dù đến bây giờ nó đã dần bị mai một bởi kinh tế thị trường. Đi trên con phố đấy tôi cũng cảm thấy vui. Nhìn cảnh vật, con người làm tôi thấy mình thoải mái hơn. Có lẽ lâu lắm rồi, mải kiếm tiền và mưu sinh cuộc sống tôi đã đánh mất dần đi cái thú này. Lúc này ở Hà Nội là mùa thu. Mùa thu ở Hà Nội đẹp thật, buồn và man mát. Ai đã từng ở Hà Nội cũng biết đến vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội. Đến mùa thu, nếu ai đó co tâm trạng gì thì là lúc cảm nhận rõ nhất. Có ai đó đã từng nói mùa thu ở Hà Nội đẹp và buồn như nỗi buồn của chàng Trương Chi vậy. Tôi nghĩ cũng đúng. Liếc mắt nhìn sang Nga, tôi thấy Nga có vẻ buồn. Ánh mắt đấy không giấu được mặc dù Nga luôn nở nụ cười trên môi. Tôi hỏi:
- Anh đoán hình như em có gì đó buồn lắm à? Chuyện gia đình phải không?
Nga lắc đầu không nói. Nhưng qua ánh mắt Nga hình như tôi thấy có dọt nước mắt đang từ từ rơi trên gò má Nga. Nỗi buồn dần rõ hơn.
Lúc sau Nga nói với tôi:
- Ngày trước Nga cũng đã từng yêu. Hồi đấy Nga còn khờ dại lắm. Tình yêu thủa sinh viên mà! Nga học ở trường Đại học Tây Bắc ở Thái Nguyên. Sau khi học xong đại học, Nga được xét tuyển thẳng làm ở Bộ tư lệnh Quân khu 1 ở Thái Nguyên. Còn người yêu Nga đi du học nước ngoài. Trước khi đi, Nga và anh đấy đã khóc rất nhiều. Cái thủa đấy Nga chỉ nghĩ là yêu và lấy, đơn giản như chính cái bụng của người Tày vậy. Rồi những gì đến cũng đã đến, Nga và anh ấy đã trao tất cả cho nhau. Tình yêu lúc đấy đẹp lắm. Khi chia tay, anh ấy còn nói sẽ quay về sớm thôi và bảo Nga đợi anh ấy. Học ở bên Trung Quốc hai năm thôi. Khi nào anh ấy về anh ấy sẽ đến nhà Nga xin mẹ Nga cho Nga làm vợ. Những tưởng điều đó thành hiện thực, nhưng được 3 tháng sau, Nga biết tin anh ấy đã lấy một người vợ bên Trung Quốc và ở luôn bên đấy. Lúc đấy Nga buồn lắm chỉ muốn chết thôi. Người dân tộc Tày coi trọng tình cảm lắm. Không biết nói dối bao giờ. Vì buồn quá mà Nga đã như điên dại, một mình đi về Lạng Sơn quê anh ấy để xem những lời anh ấy nói có đúng không. Lúc đấy mẹ Nga không biết. Chỉ khi Nga về Lạng Sơn rồi, biết anh ấy đã lấy vợ thật thì lúc đó Nga không còn thiết sống nữa. Cái tâm trạng của người con gái bị phản bội chắc anh cũng hiểu. Buồn! Thất vọng! Mất phương hướng. Lúc đấy ở nhà, mẹ Nga mới biết Nga một mình đi đến Lạng Sơn. Lo cho con gái, nên mẹ Nga đi đến Lạng Sơn để tìm Nga. Trên đường đi mẹ Nga bị tai nạn ô tô. Nga biết tin mà hận cho chính mình. Cũng chỉ vì Nga bồng bột mà mẹ Nga đã bị .... Nga lúc đấy không thiết sống nữa. Các chú ở Bộ tư lệnh cũng biết tin liền cho một xe ô tô lên Lạng Sơn để đón Nga và đưa mẹ Nga về Hà Giang an táng. Các chú động viên Nga mãi nên Nga mới có nghị lực sống đến ngày hôm nay. Nên mỗi lần đi đâu xa một mình, Nga lại nhớ đến mẹ Nga. Buồn! Nỗi buồn chính vì thế luôn theo Nga.
Kể đến đây tôi cũng đã hiểu phần nào về Nga. Thảo nào nét buồn đấy luôn trên đôi mắt của Nga mà không thể hết được. Tự nhiên Nga cầm lấy tay tôi, nước mắt trào ra. Nga gục vào vai tôi khóc nức nở như một đứa trẻ. Tôi thấy hơi ngại vì đứng ở ngay trên đường nên tôi vào ngay một quán cà phê ở gần đấy. Để cho Nga trấn tĩnh lại, tôi mới nói:
- Thôi em ạ! Cuộc sống chả có ai là hoàn thiện cả. Hãy chấp nhận để vượt lên chính nó. Có như vậy mình mới trưởng thành được. Chứ cứ buồn như vậy mệt lắm... Em hãy nên bình tĩnh.
Ngồi một lúc lâu, Nga mới hết khóc. Lau nước mắt xong Nga xin lỗi tôi về việc vừa rồi đã làm tôi khó xử. Tôi cười và không nói gì. Có lẽ Nga là một người đa cảm, dễ xúc động. Có thể do Nga đã mất mát quá nhiều trong cuộc sống mà vì thế tính cách Nga như vậy. Nhìn đồng hồ đã 22h45 rồi, tôi bảo Nga và đưa Nga về nhà khách của cơ quan Nga. Lần này, tôi đỗ xe xa hơn chỗ lần trước để tránh khỏi gặp ánh mắt nhìn đầy nghi kỵ của hai chú cảnh vệ và một phần cũng giữ ý cho Nga. Nga xuống xe và cám ơn tôi. Nhìn thấy bóng Nga đã khuất sau cánh cửa, tôi mới chợt nhận ra mình cũng có bị sao động một tý. Bản năng của đàn ông khi nhìn thấy phụ nữ khóc. Tự cười với mình là không nên như thế nữa và tôi ra về.
Cuối tuần, trước khi đi một ngày, mọi người đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Chất lên xe của thằng Phương những thứ đã chuẩn bị, anh Hoàng đánh xe về nhà riêng của Phương. Thằng này sướng thật, lấy vợ xong là bố mẹ đã cho một cái nhà riêng rồi ở Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính. Chả bù cho tôi, làm gục mặt hơn 10 năm công tác, đi đủ các nơi, làm đủ việc mới có một cái nhà riêng là may rồi. Xác định với mọi người là 6h sáng mai khởi hành và tôi cũng không quên bảo là phải đúng giờ nhé do tôi đã xem giờ khởi hành rồi. Sau đó tôi và mọi người cùng bắt đầu phân tích sự việc trước khi khởi hành.
Tôi nói:
- Như mọi người đã biết rồi đấy, bí mật kho báu hiện tại có 3 nơi có thể biết là nhóm của mình, Chính phủ Trung Quốc và Tổng cục 2, Bộ Quốc Phòng. Lúc này tôi mới nói những gì mà tôi đã biết và nghi ngờ cho mọi người nghe.
- Theo tôi được biết thì Bộ Quốc Phòng cũng có một đơn vị nghiên cứu và tìm kiếm lĩnh vực này. Chắc chắn họ sẽ tìm kiếm cùng mình. Thậm trí có thể là đã tìm trước đó là đằng khác. Đó chính là phòng Phân tích các hiện tượng siêu nhiên. Thực chất phòng này được chắt lọc bởi các thành viên ưu tú nhất của một số cơ quan nòng cốt của Bộ Quốc Phòng đấy là: Đoàn Trinh sát - Đặc nhiệm K3-D, Cục kỹ thuật, Cục 12-C1 thuộc Tổng Cục 2 và một số chiến sỹ của Cục Bản Đồ, Cục Tác chiến thuộc Bộ tổng Tham mưu. Chức năng của phòng là: Phân tích, đánh giá, tìm kiếm những giá trị lịch sử về vật chất được lưu truyền trong dân gian mà hiện nay đã thất lạc, nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên mà khoa học khó giải thích. Trong đó nhiệm vụ chính là tìm kiếm những kho báu, những tài liệu quý giá về giá trị lịch sử của Việt Nam bị mất hoặc thất lạc qua các thời đại lịch sử. Phòng trên chỉ chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng mà không bị lệ thuộc bất kỳ một a. Chính ngay trong nội bộ của Bộ Quốc Phòng cũng không hề có thông tin gì nhiều về cái phòng này. Ngay cả nhân sự của phòng cũng nằm trong màn bí mật. Thực chất tôi chỉ được biết và nghe qua về sự ra đời của phòng này qua những lời truyền miệng, nhưng không có tính xác thực lắm. Trong đó khả năng có một người mà tôi rất ngưỡng mộ đấy chính là Thiếu tướng, Tiến sĩ, nhà văn Chu Phác.
Thiếu tướng Chu Phác |
Đối với lực lượng tìm kiếm của Trung Quốc theo tôi được biết thì rất có ít thông tin. Có lẽ Hùng sẽ biết nhiều hơn tôi vì dù sao nó làmở Tổng Cục 2, nên khả năng nắm bắt thông tin của nó sẽ tốt hơn của tôi. Nó nói:
- Nòng cốt chính của lực lượng này là Cục các chiến dịch hải ngoại thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Nhóm phụ trách Đông Nam Á. Nhóm này có trưởng nhóm hiện tại là Lâm Chí Cương. Lực lượng này đã tìm kiếm ở nhiều nơi. Trong đó có cả các khu mộ của vua chúa Trung Quốc ở Thiển Tây. Lực lượng này trực tiếp thuộc Đảng cộng sản Trung ương Trung Quốc chỉ huy. Nói đến đây tôi mơí nhớ có một người tôi biết rất rõ là chỉ huy của lực lượng này chính là bà Hoàng Á Lệ - người chỉ huy chính kế hoạch Cảnh Long Đồng Khánh, người đã bị mất tích ở Côn Sơn 10 năm về trước.
Ông Vương Chấn trước khi mất |
Hình ảnh của đội quân đào vàng do báo chí Trung Quốc cung cấp |
Sau khi nghe qua, tất cả chúng tôi bắt đầu phân tích: Vậy nếu căn cứ theo những tài liệu để lại thì đoàn xe ô tô ngày trước có 10 xe loại 5 tấn. Trong đó có một xe chở 1 máy xúc. Với khả năng đấy, đoàn xe sẽ chở được đủ số kim loại kia. Theo những gì Cao Biền viết lại là 40 vạn lượng vàng, 40 vạn lượng bạc, 40 vạn lượng đồng. Nếu tính ra tương đương với 45 tấn kim loại quý. Nếu xét về mặt logic thì đúng đủ cho 09 xe vừa chở. Còn một xe chở máy xúc. Vậy ổn rồi, những nguyên nhân và thắc mắc của tôi cũng có phần có kết quả.
Đoàn xe của đơn vị đào vàng của Trung Quốc |
- Đây chính là hình hoa văn được khắc trên bãi đá cổ ở Xí Mần, Hà Giang. Quê em mà nên những hình này em rất rõ. Mà hình này cũng chỉ vẽ trên một hòn đá to nhất ở bãi đá đấy thôi.
Nhưng tại sao lại vẽ lại hình này? Có điều gì chăng? Không phải tự dưng mà họ vẽ? Mọi người nhìn kỹ phía dưới mặt bên của tấm ảnh có ghi một dòng toàn những số là số. Hay quá! Hùng phóng to lên bằng máy tính cho mọi người cùng xem. Cả 5 người nhìn thấy nhưng không hiểu là ghi cái gì. Khó hơn là giải mật mã. Dòng số đấy là: (37.23.40.10.42.28.43.47).(48.59.90.10.01.27.42)
Hình vẽ đã được chụp lại từ bức ảnh |
安南送曹別敕歸朝
雲水蒼茫日欲收,
野煙深處鷓鴣愁。
知君萬里朝天去,
Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.
Còn dãy số kia có ý nghĩa gì? Hay chỉ thông thường là một thông điệp nào đó để nói một sự việc? Khó thật đấy! Với tôi nếu là những di chỉ khảo cổ hay những cái mà lịch sử để lại thì dù sao cũng đúng sở trường của mình. Còn như cái này thì thực quả là khó. Mình chưa gặp bao giờ. Cả bốn người còn lại với bọn tôi đều bó tay nhìn nhau cả. Không ai nói được gì. Đúng là bài thơ của Cao Biền được viết trong tấm bản đồ mà tôi tìm thấy ở cột đá chùa Dạm. Tôi mở luôn ra xem. Hoàn toàn giống nhau. Tại sao lại có chuyện này nhỉ? Mọi sự trùng hợp đến không ngờ. Đúng là càng tìm kiếm tôi càng cảm thấy lịch sử thật không đơn giản như mình nghĩ. Lúc đấy là gần 12h trưa rồi. Cả bọn thống nhất cùng nhau giải tán về nhà. Nghỉ ngơi còn lấy sức để mai đi tiếp.
Sau đấy mỗi đứa một nơi. Tôi cho tấm bản đồ của Cao Biền và tấm ảnh vào túi sách và lấy xe đi về nhà. Đợi cho tất cả đi hết rồi, tôi mới có thể về. Đi bộ ra chỗ bãi xe mà tôi cứ vẫn suy nghĩ mông lung, chắc là có thể tôi chưa có đáp án nên cứ suy nghĩ như vậy. Đến chỗ lấy xe, tôi phát hiện ra xe của tôi bị hết hơi. Điên quá! Tôi đang muốn về nhà tắm đã cho đỡ mệt mà lại gặp cái sự cố chết tiệt này. Vừa bực mình vừa tức, tôi đành bắt xe ôm đi tạm về nhà vậy, ở đây tacxi không vào được, còn xe ô tô đành để lại đây khi khác mang về nhà. Tôi gọi một anh xe ôm ở gần đấy và thỏa thuận đưa tôi về nhà. Đang đi đến đầu ngã ba Nguyễn Chí Thanh – Huỳnh Thúc Kháng bỗng tôi nghe thấy Ầm một tiếng. Một chiếc xe Ford Evret húc tạt đầu xe tôi đang đi. Lúc đấy tôi thấy có hai người đàn ông từ trên xe ô tô lao xuống, đi về phía tôi và giật lấy cái túi của tôi. Như có phản ứng bất ngờ, tôi giật lại cai túi xách và chạy thằng vào ngõ 64 Nguyễn Chí Thanh gần đấy. Cả con đường toán loạn do tắc đường. Hai người đàn ông kia cũng đuổi theo tôi, còn chiếc xe thì phóng đi để mặc cho anh xe ôm đang vất vả đỡ chiếc xe máy đứng dậy. Tôi chạy thục mạng như bị ăn cướp vậy. Vừa chạy vừa bấm điện thoại gọi cho thằng Phương.
- Tao đang bị đuổi. Hình như có kẻ định cướp túi của tao. Hiên tao đang chạy vào ngõ 64 Nguyễn Chí Thanh. Mày đến đây xem như thế nào đi. Nhanh lên!
Đúng là bản năng của một cảnh sát hình sự. Phương nói với tôi:
- Mày cứ chạy lòng vòng vào các khu tập thể, khó bị đuổi hơn. Đợi ở đấy, tao đến ngay!
Thế là tôi thực hiện theo ý nó. Chạy vòng quanh đấy, leo lên một cái nhà tập thể, nấp tạm vào một chỗ kín. Nhìn từ khe cửa nhìn ra tôi thấy có 2 người đàn ông to, cao có vẻ rất nghiệp vụ. Chạy len lỏi quanh khu vực đấy tìm tôi. Từ xa, tôi quan sát và để ý thấy trong hai người đấy có một người mặc chiếc áo cộc tay, lộ một hình xăm nhỏ ở cánh tay. Nép qua cánh cửa của một căn hộ tập thể, nhìn hé ra tôi phát hiện thấy ở cánh tay đấy có xăm một hình giống một mẫu hoa văn nào đó mà tôi trông rất quen quen. Tìm mãy, không thấy tôi đâu nên hai người vội vã bỏ đi. Cũng may là tôi vẫn còn nguyên cái túi xách. Nếu mà tôi làm mất nó thì chết vì trong đấy có tấm ảnh chụp về bí mật của nơi cất giữ kho báu Cao Biền.
Hình xăm mà tôi đã nhìn thấy ở những người TQ |
Tôi thấy không yên tâm nên nhờ Phương đưa tôi về nhà. Trước khi qua nhà, tôi còn phải qua bãi xe để lấy cái xe ô tô bị nổ lốp. Chắc phải vá lại rồi tôi mới có thể đi về được nhà. Phương đưa tôi về đấy sau đó nó đến cơ quan của nó luôn. Tôi đợi vá xe xong cũng mất 30 phút. Sau khi thanh toán xong thì tôi mới ra về. Nhưng lúc đấy tôi như có linh cảm có chuyện không hay liền chạy vội vào nhà thằng Phương ở gần đấy xem như thế nào. Trời đất! Cửa chính mở tung, khóa bị phá, đồ dùng trong phòng bị xáo trộn hết. Tôi gọi điện cho tất cả mọi người cùng đến. Mọi người ngạc nhiên không hiểu vì sao. Tôi cũng vậy. Hay là ăn cắp nhỉ? Tôi nghĩ thế và mọi người cũng nghĩ vậy, chứ bây giờ để xác minh thì lỡ hết chuyến đi đã chuẩn bị từ trước. Chính vì thế tôi thống nhất với mọi người là không báo cơ quan chức năng làm gì keo lỡ việc.
Về đến nhà, tôi vẫn chưa hết hoàn hồn. Thú thực với các bạn đây là lần đầu tiên tôi va chạm kiểu này. Tôi nhát lắm nên ít khi gặp những trường hợp như trường hợp vừa rồi. Ấy vậy mà .......Chưa gì đã làm nhụt chí rồi! Tôi nghĩ thế nên dẹp qua sự việc vừa rồi. Cơm nước xong xuôi, tôi lấy những tài liệu ra xem lại. Àh, tôi xem lại hình chụp mà tôi có để nghiên cứu xem có thể phát hiện thêm được điều gì thì sao. Tôi đưa vào máy tính, phóng to lên để xem. Chợt tôi giật mình và không tin vào mắt mình nữa. Cái hình hoa văn được chụp trong bức ảnh ngày nào giống như đúc hình xăm trên cánh tay của người hôm nay đã đuổi theo tôi ở Nguyễn Chí Thanh. Sao lạ thế? Bức ảnh chụp cách đây gần 50 năm rồi mà! Nếu chính là nó thì cũng không phải vì thằng đuổi em hôm nay trạc khoảng hơn 30 tuổi là cùng. Có điều gì đấy không ổn ở đây. Tôi nghĩ vậy và bắt đầu lần mò những thông tin về hình vẽ đấy. Có một chi tiết vô cùng kỳ lạ là hình vẽ đấy giống một logo của một weside xuất phát từ Trung Quốc. Lạ nhỉ? Sao mọi việc cứ rối tung lên nhỉ? Weside đấy là của một tổ chức xã hội ở Trung Quốc nói về quá trình truy tìm mộ Tần Thủy Hoàng. Trong tôi lúc đấy là những bất ngờ, hết bất ngờ này đến bất ngờ khác đến với tôi.
Tôi cảm thấy như sự việc vừa rồi là có sự theo dõi. Thực chất chưa ai biết những sự việc mà chúng tôi đang chuẩn bị thực hiện, ngoài năm người chúng tôi ra. Nếu để xét mối quan hệ thì tôi có thể khẳng định 100% là yên tâm về tính bí mật của công việc. Tôi ngồi suy nghĩ một lúc rồi đi ngủ. Lúc đấy chẳng may tay tôi gạt phải cuốn nhật ký của tôi để ở trên bàn, làm nó rơi xuống đất. Trong cuốn nhật ký đó có kẹp những ảnh hôm tôi chụp ở buổi họp đồng hương vừa rồi. Những bức ảnh rơi linh tinh xuống đất. Tôi vội vàng nhặt lên và cất gọn vào ngăn bàn. Chợt lúc đấy tôi nhìn thấy bức ảnh mà tôi chụp với bác làm ở Viện chiến lược, Bộ Quốc Phòng, nhìn lại mà tôi sợ quá. Không có lẽ? Đằng sau tôi và bác chụp, phía bên trái tôi có hình của một người đàn ông trạc 30 tuổi lọt vào khung ảnh. Người đàn ông ấy mặc áo kaki màu sẫm. Đúng rồi! Chính người này là người đàn ông đã truy tìm tôi hôm nay! Không thể lệch đi đâu được! Mọi cái đến với tôi bất ngờ quá. Thực sự đến lúc này tôi đã mất bình tĩnh hẳn. Trong tôi, cái cảm giác lo lắng xuất hiện nhiều hơn.
Tôi tĩnh tâm một lúc rồi vội điện thoại về quê tôi ngay cho bác tôi. Bác là trưởng họ và cũng là người chủ trì chính buổi họp đồng hương hôm đấy. Tôi hỏi han cụ thể hôm họp đồng hương đấy là ai đến, có nhiều khách không? Tôi gửi qua mail cho bác tôi ở quê bức ảnh mà tôi đang nghi ngờ về thân phận người đàn ông đấy và có nói với bác tìm xem người đấy là ai trong buổi họp hôm đấy. Tôi sốt ruột đứng bên điện thoại để đợi câu trả lời của bác.
Hai tiếng sau bác mới gọi lại nói với tôi rằng:
- Đúng là hôm đấy có người này cũng được mời trong buổi họp đồng hương. Nó là là con nuôi của bác Thắng - Tôi phải gọi bác Thắng bằng ông trẻ, nên cũng coi như ông ấy cùng họ với mình. Tôi hỏi lại bác vì sao bác biết.
Bác trả lời tôi:
- Thì ông Thắng mới bị tai nạn xe máy. Lúc đấy người người thanh niên đã húc vào ông Thắng vội vàng đưa ông Thắng vào bệnh viện chữa trị. Sau khi ông Thắng khỏi hẳn, người thanh niên này đến xin lỗi và xin chịu mọi phí tổn về những chi phí ở bệnh viện khi ông Thắng chữa bệnh. Ông Thắng thấy người thanh niên đó có vẻ là người tốt nên không bắt đền nhiều. Qua mấy lần nói chuyện, người thanh niên đấy bảo ông Thắng là cho phép được nhận ông Thắng làm bố nuôi. Người thanh niên này kể lại về gia đình của mình cho ông Thắng nghe thì ông Thắng mới biết người đó không còn bố mẹ nữa. Ông Thắng lúc đấy không có con trai nên ông ấy đồng ý ngay. Chính vì thế người thanh niên đấy đổi sang họ sang họ mình, lấy tên là Mạnh. Còn theo giấy khai sinh cũ là Hoàng Đình Hùng, người dân tộc H'Mông, trước thuộc xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Chính tay bác đi nhập khẩu nên bác nhớ.
Nghe đến đây thì tôi không thể diễn tả hơn gì nữa. Tâm trạng tôi gần như bị đờ ra. Mọi bất ngờ, bí ẩn cứ hiện dần từ khi tôi họp đồng hương về. Mà lại trùng hợp đến lạ kỳ. Có gì đó ở đây không ổn lắm? Sao bác đồng hương lại dễ dãi với mình như thế? Một bí mật của Bộ Quốc Phòng mà đưa cho mình một cách đơn giản như vậy? Tại sao lại có người đuổi theo tôi? Mà tại sao họ đi xe biển ngoại giao? Sao vậy nhỉ? Sao lại có ký hiệu giống trên tấm ảnh cách đây 60 năm? Sao người đuổi tôi lại là con nuôi của dòng họ tôi một cách tình cờ vậy? Sao người ấy lại là ở Hà Giang?
Nhiều câu hỏi từ tôi là tôi quay cuồng. Thực chất nó đang làm tôi điên lên vì lo lắng. Tôi chưa bao giờ bị như thế này. Vậy là có một số lý do tôi phải đi tìm kiếm rồi. Cho dù thế nào tôi cũng phải thực hiện cái mong ước của tôi. Tôi nghĩ vậy để quyết tâm hơn. Sau đó tôi lên giường đi ngủ. Sáng mai mọi người đã chuẩn bị đầy đủ. Đến nhà tôi rồi. Tôi cũng chia tay mọi người trong gia đình và lên đường. Nơi đến có trong bức ảnh chính là...
Nó nằm giữa dãy núi Tây Ðản và dãy núi đồi Nấm Dẩn, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng, khu di tích có nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo. Có tảng đá như một bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá vẫn giữ được nguyên trạng phong hóa tự nhiên. Nhân dân trong vùng gọi khu vực này là Nà Lai (ruộng nhiều chữ) vì trên một số tảng đá có khắc hình, chữ. Các hình khắc vẽ rất đa dạng, mang vẻ đẹp riêng trong phong cách tạo hình của nghệ thuật cổ. Ngoài hơn 80 hình khắc vẽ, trên bề mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm, được khoét với đường kính trung bình 5 - 6cm, sâu 1 - 2cm, các vũm phân bố chủ yếu ở đầu phía tây của tảng đá. Mỗi tảng đá là một điều bí ẩn, gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng. Khu di tích bãi đá Nấm Dẩn được cho là mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả năng liên quan đến tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử. Đấy chính là Hà Giang. Bãi đá cổ Nấm Dần, huyện Xí Mần. Nơi đấy chính là nơi mà tôi tìm kiếm kho báu.
PHẦN 2
Kết thúc cuộc hành trình
Kết thúc cuộc hành trình
Xe chúng tôi đi theo Quốc lộ 2 lên Hà Giang. Đến Hà Giang lúc đấy đã là 16h. Tôi phải công nhận Hà Giang đẹp thật, từ con người đến cảnh vật. Từ lâu, những giai thoại về lịch sử ở Hà Giang luôn là những bí mật trong tôi. Vùng đất Tây Bắc này luôn có một nét văn hoá đặc trưng mà không phải nơi nào cũng có. Những cảnh đẹp mê hồn đi vào những truyền thuyết thực thực, hư hư. Tôi cam đoan nếu có người nào đã đến Hà Giang thì sẽ ấn tượng bởi ở đây có nhiều cái để được thưởng ngoạn, được chìm mình vào những đám mây ngang núi, những dải ruộng bậc thang hùng vĩ và điều hấp dẫn nhất với tôi là con người Hà Giang. Nếu ai không đến Hà Giang thì sẽ không thể biết được Cột cờ Lũng Cú ở đâu, cột mốc số không của Việt Nam ở đâu. Đấy chính là lịch sử Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam.
Ruộng bậc thang ở Hà Giang |
Núi đôi ở Quảng Bạ |
Cao nguyên Đồng Văn |
- Mày có đi matxa không? Ở đây rất hay. Mấy anh em xã hội đã bố trí hết rồi. Đi cùng cho vui, chứ mày cứ như con gà công nghiệp ý. Đàn ông ra ngoài phải tìm hiểu hết những giá trị của cuộc sống chứ, đằng này mày cứ như đi tu vậy.
Cột cờ đỉnh Lũng Cú |
Cuối cùng, tự nhiên hay cố ý hoặc do trời sắp đặt thế nào thì tôi không biết. Bây giờ chỉ còn tôi và Nga ở lại. Hay là tôi rủ Nga đi chơi quanh Thành phố Hà Giang vậy nhỉ? Vì dù sao Nga được sinh ra ở đây nên biết rõ hơn tôi, khác nào bây giờ Nga là một người hưỡng dẫn viên du lịch cho tôi. Nghĩ vậy, nên tôi nói với Nga. Nga đồng ý ngay. Chúng tôi chỉ đi bộ thôi, không đi xe vì TP. Hà Giang nhỏ lắm. Vả lại đi bộ để được tận hưởng không khí tĩnh mịch ở Hà Giang, được ngắm nhìn và thả hồn vào đây một cách thoải mái nhất. Cả hai đi bộ trên đường phố Hà Giang. Bây giờ là 20h, cả thành phố đã tĩnh lặng. Thực sự đang ở Hà Nội quen rồi, về đây tôi cảm thấy vắng vẻ quá. Mọi người ở đây cũng đã đóng cửa hết. Bây giờ chỉ còn ánh đèn đường chiếu sáng những con phố.
Cột KM 0 ở TP Hà Giang |
Rồi việc vào ngày Rằm tháng
Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, người dân nơi đây lại vui hội lồng
tồng ở ngay khoảnh đất dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Còn
với đồng bào Mông thì lễ hội Gầu tào có nghĩa là hội chơi đồi hay
hội chơi núi mùa xuân - được coi là tiêu biểu nhất. Đối với người Mông,
khi hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con trai, gia đình sẽ mời thầy
cúng đến làm lễ cầu trời đất, thần linh và hứa nếu sinh được con trai thì họ sẽ
tổ chức lễ hội cho mọi người vui xuân..... Hay như chuyện về người
Dao có nhiều nhóm khác nhau, sống ở nhiều vùng khác nhau nên cách thức tổ chức
lễ cấp sắc cũng có những điểm khác nhau. Song về nội dung, ý nghĩa thì đều
giống nhau, các điều răn dạy ghi trong văn bản cấp sắc cho người thụ lễ đều
hướng thiện, tuyệt đối kỵ làm điều ác. Đó là sự tôn trọng thầy giáo, biết ơn
nghĩa sinh thành của cha mẹ, chung thuỷ với bạn bè, trọng nghĩa, có lòng vị
tha, không phản bội, lừa gạt, dâm đãng… Những điều giáo huấn này được thực hiện
bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và cộng đồng
nên có giá trị giáo dục rất lớn. Những lời cúng trong từng nghi lễ có giá trị
lịch sử rất sâu sắc. Vậy nên, mỗi lần tham gia lễ cấp sắc, cộng đồng lại được nghe
lại cội nguồn, xuất xứ của dân tộc mình, tạo nên lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ
công ơn của ông cha để sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.
Đèo ở Hà Giang |
- Bây giờ muộn rồi. Hôm nay mọi người để cho em mời đi ăn những món ăn ở Hà Giang nhé. Đây là quê em mà. Em tin các anh sẽ thích điều đấy.
Tất cả chúng tôi đều nhất trí. Nga đưa mọi người chúng tôi đến một quán ăn chuyên về món Cháo Ấu Tẩu nổi tiếng ở Thành phố Hà Giang. Quán ăn này nằm đối diện với Điện Lực tỉnh Hà Giang. Nghe Nga nói là chỉ ở đây mới có thôi, chứ không ở nơi nào có đâu. Mọi người đều hứng khởi vì chưa bao giờ được ăn món.
Món cháo Ấu Tẩu ở Hà Giang |
- Người dân trong vùng gọi đây là "cháo độc dược" hay "cháo chết người", nhưng ăn vào không chết ai mà cháo còn khiến các đấng mày râu nâng cao "bản lĩnh đàn ông". Tuy nổi tiếng là đặc sản ở Hà Giang nhưng cháo độc dược không có nhiều nơi bán mà chỉ lác đác một vài chỗ. Gọi như vậy vì cháo nấu chung với củ Ấu Tẩu, có người nói củ này vốn từ bên kia biên giới, có người lại nói người Mông đã trồng từ rất lâu trên các núi đá cao. Đây là một loại độc dược cực mạnh thuộc bảng A còn có tên gọi là Ô Đầu. Nếu ăn củ Ấu Tẩu lúc còn sống có thể khiến người dùng toàn thân co rúm lại và mất mạng. Tuy nhiên khi củ Ấu Tẩu được nấu chín thì lại hoàn toàn vô hại, thậm chí lại có thêm những công dụng cực kỳ hữu ích.
- Để chế biến củ Ấu Tẩu rất công phu. Đầu tiên phải ngâm
trong nước gạo đặc, sau đó ninh dừ 4 - 5 tiếng cho hết chất độc, củ tơi
ra thành bột đặc sền sệt. Thứ bột này đem đổ vào nồi cháo chân giò lợn,
gạo tẻ, có khi thêm tí nếp cho sánh thơm. Lửa liu riu trên bếp, nồi cháo
lúc nào cũng bốc hơi lục sục. Khi ăn người ta múc ra bát, cho thêm quả
trứng gà, thịt nạc băm, cùng gia vị: ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá
tía tô. Trông bát cháo có màu nâu xám tựa như bát
cháo lòng dưới xuôi, song mùi vị thì khác hẳn. Ấy là mùi béo ngậy, thơm,
cay và đặc biệt là đắng, đặc trưng của củ Ấu Tẩu. Một vị đắng bùi, mới
ăn thì khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều sinh
nghiện. Củ Ấu Tẩu sau khi được chế biến đúng cách và nấu thành cháo Ấu Tẩu thì
từ "độc dược" mà hóa ra "thần dược" giúp người ăn giãn gân cốt, giảm đau
nức các cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt. Khi ăn loại cháo này,
người đi xa về sẽ có một giấc ngủ say. Đặc biệt hơn cả, đối với người ăn cháo là đấng mày râu như các anh thì cháo Ấu Tẩu còn có tác dụng "cướp ải đoạt cờ" tức là phục hồi "bản lĩnh
đàn ông" một cách nhanh nhất, đem lại cho cánh nam nhi các anh một sức khỏe bền
bỉ khi "chinh chiến".
Nói đến đoạn này, mấy anh em chúng tôi cười như nắc nẻ. Câu chuyện ngày càng vui về những món ăn độc đáo của người Hà Giang. Nga nói tiếp:
- Mặc dù đã chế biến nhưng mỗi
bát cháo chỉ cho một lượng vừa đủ củ Ấu Tẩu, nếu nhiều quá cũng dễ gây
ngộ độc và nếu lỡ bị chỉ có cách lấy cây chuối đánh vào người đó hoặc
chạy thật lực để cho vã mồ hôi ra. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi không nên ăn vì
sẽ gây giòn xương và mỗi người một tuần chỉ nên ăn từ 1 - 2 lần là tốt
nhất. Người Hà Giang ai cũng thích ăn món "cháo độc
được", coi đây là đặc sản của quê hương mình. Đến Hà Giang ăn bát cháo
Ấu Tẩu, ngắm núi non trùng điệp, hùng vĩ ấy mới đích thực là kỳ thú. Ai
chưa trải qua, coi như chưa đến Hà Giang đâu.
Sau khi ăn xong, tất cả chúng tôi về nhà khách, lúc đấy cũng đã sang ngày mới rồi. Cả Hà Giang đang chìm vào giấc ngủ. Hơi lạnh. Tôi cảm nhận vậy. Lúc đấy anh Hoàng, Phương, Hùng đi trước và đã về nhà khách trước tôi. Còn tôi và Nga đi sau. Lúc đấy thấy Nga có vẻ hơi lạnh, tôi lấy chiếc áo khoác ngoài của tôi đưa cho Nga và nhẹ nhàng khoác lên vai Nga. Nga chợt quay lại. Lúc đấy tôi cảm thấy có cái gì đấy như một cảm giác giữa một người đàn ông và một người đàn bà vậy. Nga cám ơn tôi và không nói gì. Cứ thế, cả hai đi trong im lặng. Nhiều lúc, tôi định bắt chuyện nói cho vui, nhưng không hiểu vì sao tôi lại thôi. Thỉnh thoảng tôi nhìn Nga lại bắt gặp ánh mắt của Nga nhìn lại tôi. Có lẽ tôi đã rung động trước Nga sao? Buồn cười thật. Đàn ông mà, ai cũng như vậy cả thôi. Nhất là ở một nơi đẹp như thế này, trong một hoàn cảnh như thế này và lại đứng trước một người con gái đẹp như vậy. Tôi nhiều lúc cũng thấy bồi hồi.
Lúc gần về đến phòng, tự dưng cái cảm giác đấy nóng bừng lên khi bất giác Nga cầm lấy tay tôi và nói:
- Nga cám ơn anh nhé. Cám ơn anh rất nhiều! Em về phòng đây. Có gì nếu sáng mai em mà ngủ quên là em bắt đền anh đấy.
Nga cười và trả lại tôi cái áo khoác. Lúc đấy, Nga kịp cầm lấy tay tôi, đưa cho tôi một vật là một cái lá cây, gập đôi lại và nói tiếp:
- Tặng anh! Khi nào anh rỗi, em sẽ mời anh đi chợ Khâu Vai ở Hà Giang. Ở đấy rất đẹp. Còn bây giờ anh đi ngủ đi nhé.
Bãi đã Nấm Dẩn, Xí Mần |
Sáng hôm sau, sau khi mọi người dậy ăn sáng xong. Tất cả chúng tôi cùng nhau lên xe và đi thẳng đến Xí Mần, huyện Vị Xuyên. Ở đây, chúng tôi có thể đi bộ thăm bãi đá và các bản làng của người Nùng, Mông. Khi lên đến giữa bãi đá cổ, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng chiếc “ngai đá” khổng lồ tuyệt đẹp, sự sắp xếp kỳ thú của thiên nhiên. Và đặc biệt, đặt chân đến nơi này, chúng tôi thỏa sức tưởng tượng và đưa ra những giả thuyết của mình trước những hình vẽ của bãi cự thạch độc đáo này.
Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Xí Mần |
Hòn đá chính nơi tôi phát hiện ra những mật mã |
Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Xí Mần |
Vượt qua khu di tích cự thạch, đi thêm khoảng gần 500 m đường mòn ven theo triền núi, chúng tôi lên tới khu bãi đá có hình vẽ chạm khắc cổ ở ngay giữa bản người Mông thôn Nấm Dẩn. Trong toàn khu vực xã Nấm Dẩn có bốn tảng đá chạm khắc hình vẽ cổ nhưng tảng đá ở thôn Nấm Dẩn có nhiều hình vẽ được chạm khắc nhất với tổng số 79 hình cụ thể gồm: 40 hình tròn, hai hình chữ nhật, một hình vuông, sáu hình hồi văn hình vuông, hai hình hồi văn hình tròn, sáu hình vạch khắc song song giống như bậc thang, năm hình biểu tượng sinh thực khí nữ, hai hình bàn chân người, bốn hình người trong tư thế giơ hai tay, dạng hai chân, một số hình như mô tả ruộng bậc thang, đồi núi, còn lại là những hình với nhiều hình thù khác nhau. Dựa vào sự so sánh tạo hình, mô-típ thể hiện với các di tích đồng dạng trong khu vực, các nhà nghiên cứu đã đi tới những kết luận ban đầu khi cho rằng hình vẽ trên đá ở Nấm Dẩn có niên đại khoảng hơn 1.000 năm. Nhưng điều bí ẩn là những hình vẽ đó nói lên điều gì thì vẫn là một vấn đề chưa được giải mã. Ðã có nhiều ý kiến cho rằng, các hình vẽ này là sự ghi chép đồ họa, hình họa tương tự như bản đồ về một vấn đề gì đó của khu vực hoặc là những hình vẽ gắn với tín ngưỡng thờ mặt trời, v.v.
Bãi đá cổ Nấm Dẩn |
Những thắc mắc đấy bắt đầu hiện ra trong tôi. Tôi để cho mọi người tự tìm kiếm xung quanh, còn tôi cầm bức ảnh và nghiên cứu. Chắc chắn phải có một cái bí ẩn gì đó trong bức ảnh mà đã được mã hóa! Tôi nghĩ vậy. Xem nào! Tôi đọc lại bài thơ của Cao Biền (đã được phiên âm ra chữ Nôm).
Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.
Đây là bài thơ của Cao Biền được viết trước khi chuẩn bị về nước. Nhưng tại sao lại gắn bài thơ này vào đây nhỉ? Nó có ý nghĩ gì? Hình thù hoa văn kia có ẩn ý gì? Càng suy nghĩ tôi càng thấy có gì đó không ổn ở đây, nhất là các chi tiết hoa văn được thể hiện trên mặt hòn đá. Đang quan sát, tôi chợt giật mình nhìn kỹ tấm ảnh. Lúc đấy tôi không tin vào mắt mình nữa. Có rất nhiều hoa văn hình vẽ trên hòn đá giống với hình vết xăm trên cánh tay của người đàn ông mà đã đuổi theo tôi. Vậy có khả năng sự liên hệ giữa các chi tiết này phải bắt đầu từ cái hình xăm đấy. Nó chắc chắn có cái gì đó để giải mã cái bí mật ở khu bãi đã cổ Nấm Dẩn này. Kho báu có thể ở đây hoặc ở đâu đấy quanh đây, nhưng tất cả đầu mối cũng phải bắt đầu từ đây.
Tôi cũng được học và biết về những biện pháp lập mật mã của người xưa qua cách thể hiện bằng hình vẽ. Nếu về nói những cách giải mã bí mật thì bao giờ người lập mã cũng tuân tủ theo một logic nhất định, chứ không phải hoàn toàn ngẫu nhiêu tự đặt ra những bí mật đó để tránh trường hợp về sau khi thất lạc hoặc mất dấu thì công việc tìm kiếm lại sẽ rất khó khăn. Với việc này, người Trung Quốc rất giỏi trong việc đặt mã và giải mã những bí mật đó. Hầu hết tất cả cách thức trên đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Điều quan trọng là khi mình sử dụng sẽ thay đổi cho phù hợp với cách thức suy nghĩ của người Việt Nam mà thôi. Nói về cách mã hóa thì tôi được biết những cao thủ bên Trung Quốc thường hay dùng mã hóa bằng hình thượng, sau đó xác lập logic để giải mã một cách có hệ thống.
Bảng mật mã Morse |
Hè năm 1799, một người lính nhận ra một tảng đá được chạm khắc thứ ngôn ngữ kỳ lạ khi đang san phẳng các bức tường cổ tại thành phố Rosetta. Sau khi kéo nó ra từ đống đổ nát, anh ta cho rằng nó có thể có ích và chuyển về cho một viện nghiên cứu của Pháp. Chỉ đến khi Thomas Young phát hiện ra ý nghĩa của 1 ký tự hình ô van bao quanh rất nhiều ký tự tượng hình khác vào năm 1814 thì việc giải mã mới có bước phát triển rõ rệt. Young nhận ra rằng những hình ô van này chỉ được vẽ bao quanh các tên riêng. Xác định được tên của Pharaoh Ptolemy, Young làm cho bản dịch của mình tiến bộ vượt bậc. Lập luận rằng tên riêng có thể phát âm tương tự nhau dù ngôn ngữ khác nhau, Young đã phân tích một vài thanh trong bảng chữ cái tượng hình bằng cách sử dụng tên Pharaoh này và hoàng hậu của ông ta, bà Berenika Ptolemy. Tuy nhiên do ảnh hưởng quan điểm của Horapollo rằng các biểu tượng chỉ tương ứng với hình ảnh, ông không thể tìm ra được mối liên hệ giữa âm thanh với những biểu tượng đó. Do vậy Young từ bỏ nghiên cứu giữa chừng.
Trăn trở này của Young đã được lý giải bởi Champollion. Ông cho rằng những biểu tượng có thể tượng hình, cũng có thể chuyển tải âm thanh giống hầu hết các ngôn ngữ. Khi bắt đầu với 1 biểu tượng hình ô van bao quanh 4 ký tự trong đó có 2 ký tự giống hệt nhau Champollion đã xác định được hai ký tự cuối cùng là chữ "s". Với ký tự đầu tiên hình một vòng tròn, ông đoán rằng nó có thể đại diện cho ánh nắng mặt trời, trong tiếng Coptic, một ngôn ngữ cổ, từ mang nghĩa mặt trời là "ra". Ghép với 2 ký tự cuối cùng, Champollion nhận thấy chỉ có 1 chữ phù phợp hơn cả trong trường hợp này là Ramses. Các chữ tượng hình, khác với tên gọi của nó, hoàn toàn không phải là loại chữ biểu tượng, thay vào đó là loại chữ mô phỏng âm thanh. Quá choáng ngợp trước phát hiện của mình, Champollion đã ngất xỉu ngay tại chỗ.
Cũng theo các tài liệu quân sự thì tại thời điểm những năm 60, 70 của thập kỷ này, cách thức chủ yếu chuyển mã của quân đội Trung Quốc là dùng mã Morse. Đó chính là một dạng mã hóa rất thông dụng của quân đội Trung Quốc đã từng áp dụng trong chiến tranh. Thực sự hình thức chuyển cách mã hóa từ hình ảnh sang dạng Morse đều được quân đội Trung Quốc sử dụng trong việc tìm kiếm các kho báu cổ ở lăng mộ Tây An, Thiển Tây và một số nơi khác. Cách mã hóa từ hình tượng được dùng từ những năm trước công nguyên, Các chiều đại vua chúa đều có cách mã hóa riêng để mình được an táng một cách bí ẩn để tránh trưởng hợp bị đào bới....
Khi để ý những hoa văn được vẽ trên phiến đá, tôi bắt đầu thấy có cái rất lạ. Đấy chính là rất nhiều hoa văn giống như cái hình xăm được vẽ trên phiến đa. Tôi có vẻ nghi ngờ về việc sắp đặt này. Tôi liền bảo luôn mọi người cùng tìm kiếm. Chúng tôi đếm thấy có tất cả 95 hình hoa văn đấy giống nhau. Oh, đúng rồi! Đây là một dạng sắp xếp có logic. Có thể những người lính Trung Quốc đã tận dụng luôn những cái hình đó để tạo thành một dạng mã riêng nhằm xác định vị trí kho báu.
Tôi yêu cầu mọi người cùng tìm những hình hoa văn đó và vẽ lại cho đúng vị trí sắp đặt. Mọi người bắt đầu tìm, còn tôi thì ký họa sơ bộ lại các vị trí sắp đặt đấy. Sau khi xong công việc, lúc đấy cũng gần 11h rồi, tôi và mọi người cùng trở về thị trấn Vị Xuyên để ăn trưa. Sau khi ăn xong, chúng tôi bắt đầu ngồi phân tích. Tất cả mọi người đều cảm thấy rất vui. Có lẽ tâm lý khi phát hiện ra một cái mới thì ai cũng vậy. Sau khi mở tờ giấy mà tôi đã ký họa những vị trí sắp xếp của các chi tiết hoa văn ra, sau đó chấm điểm vào các vị trí có hình, nối chúng lại với nhau, tôi đã có một sơ đồ sắp xếp logic. Nó giống như một kiểu chơi chữ vậy.
Nhưng không có gì đặc biệt cả ngoài 95 chấm được nối với nhau. Tôi nối các chấm với nhau thành một dạng hình. Đến lúc này tôi khó hình dung ra đấy là dạng mật mã gì. Có vẻ nó hơi khó hiểu và trừ tượng. Tôi và mọi người ngồi ngây người ra. Đến lúc này thì tất cả cùng bó tay rồi. Bỗng nhiên trong đầu tôi chợt nhớ tới bài thơ của Cao Biền, chắc chắn sẽ có một cái gì đấy có liên quan, chứ không tự dưng mà nó được ghi lại trên tấm ảnh. Tôi bắt đầu đọc lại bài thơ. Tôi chưa thấy gì là có kết quả để có thể liên hệ tới một cách giải mã nào cả. Chúng tôi ngồi gần 30 phút cũng không nhận ra. Lúc đấy anh Hoàng sốt ruột quá ra lấy điếu thuốc hút cho đỡ căng thẳng. Ông này chuyên môn thế, cứ căng thẳng là đốt thuốc. Một lúc sau anh ấy quay vào bảo với thằng Phương:
-Hết thuốc rồi à? Còn không?
Phương mở bao thuốc ra cho ông ấy, nhìn thấy bao thuốc còn mỗi 2 điếu ông ấy nói:
- Đến lúc này mà cả bao thuốc còn có 2 điếu thuốc thôi à? Mày đếm lại xem nào? Tao mua cả tút thuốc mang đi đấy! Đi như thế này thì phải mua nhiều thuốc chứ. Mệt quá!
Thằng Phương vội chạy ra ô tô lấy một bao thuốc mới và đưa cho anh Hoàng.
Đột nhiên tôi nhận ra một điều. Sao mình không nghĩ ra nhỉ? Tất cả mọi người chú ý này!
Nghe thấy tôi gọi mọi người hốt hoảng quay lại và nhìn chăm chú vào tờ giấy vẽ. Tôi bảo, đếm xem bài thơ của Cao Biền có bao nhiêu chữ cái cho tôi. Tất cả cùng đếm. Trời đất! Bài thơ có tất cả 95 chữ. Nó khớp với số hình hoa văn trên tảng đá.
- Hay quá! Chính đây là mật mã rồi! Tôi reo lên sung sướng.
Mọi người vội điền những chữ vào tờ giấy theo đúng thứ tự nằm ngang, điền đúng vị trí của điểm chấm. Kết thúc công việc, tôi mới nhận ra đây chính là sơ đồ dạng mã Morse. Mọi người không hiểu gì cả, tôi bắt đầu ngồi phân tích các dạng của sơ đồ rồi.
Mã Morse hay mã Moóc-xơ là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các ký tự đặc biệt của một thông điệp. Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung, Được phát minh vào năm 1835 bởi Samuel Morse nhằm giúp cho ngành viễn thông và được xem như là bước cơ bản cho ngành thông tin số. Từ ngày 01 tháng 02 năm 1999, tín hiệu Morse đã bị loại bỏ trong ngành thông tin hàng hải để thay vào đó là một hệ thống vệ tinh. Thế là tôi được dịp thể hiện việc giải mã Morse. Sau một lúc, tôi đã giải mã xong, tất cả các chữ được ghép thành như sau:
Y.E.N.N.G.H.I.M.A.I.N.G.A.N.T.H.U.
T.H.A.M.S.A.U.M.A.H.O.N.O.A.N
T.R.O.G.A.N.C.U.N.G.T.R.O.I.D.A.T
S.O.N.G.K.I.E.M.L.U.A.N.A.N.H.H.U.N.G.
Lúc này tôi cảm thấy gần đạt đến kết quả rồi. Tổng hợp là một loạt các chữ cái trong hệ thống chữ La tinh. Ngồi nhìn một lúc, mỗi người đưa ra một cách giải khác nhau, nhưng thực sự chưa có phương án nào được cho là hợp lý cả. Nhìn những dòng chữ trên, tôi liên tưởng đến bài thơ của Cao Biền. Lúc đấy thì hình như tôi đã cảm thấy có gì đấy không ổn ở những chữ cái trên. Sắp xếp lại cho gọn, tôi liền viết ra tờ giấy cho mọi người xem. Có thể đây là một bài thơ! Ý nghĩ thoáng trong đầu tôi. Người Trung Quốc hay mã hóa các vị trí cất giấu cổ vật của họ bằng những áng thơ. Như mộ Tào Tháo, mộ Khổng Minh, mộ Tần Thủy Hoàng và hầu hết các lăng mộ khác. Họ đều phải giải những ẩn số bởi những bài thơ. Nêu chính vì lý do đó có thể những người lính Trung Quốc đã thực hiện cách này của người xưa trong việc cất giấu kho báu. Điều đó có vẻ hợp lý. Tôi ghép lại và bắt đầu ghép và đọc cho.
YÊN NGHỈ MÃI NGÀN THU
THẲM SÂU MA HỜN OÁN
TRƠ GAN CÙNG TRỜI ĐẤT
SONG KIẾM LUẬN ANH HÙNG
Đúng rồi, đây chính là bài thơ. Tất cả chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Công sức cả ngày của cả bọn được trả công bằng 4 câu thơ này đây. Cũng có giá trị đấy chứ, còn hơn là tay không. Tôi cũng mừng thầm về những gì tôi làm. Xong việc, mọi người cùng về TP Hà Giang để nghỉ kẻo trời tối. Chiến công sau một ngày tìm kiếm cũng được kha khá rồi. Về đến khách sạn, mọi người ai cũng đều mệt mọi vì đi cả một quãng đường dài. Buổi tối, ai cũng đi chơi theo thú riêng của mình. Như thường lệ anh Hoàng và Phương cùng rủ nhau đi đâu mà tôi cũng không biết nữa. Cánh dân xã hội thì nhiều bạn bè lắm. Nhất là anh Hoàng ngày trước cũng bôn ba khắp vùng đất Hà Giang này để buôn bán rồi, nên kiểu gì mà chả có lắm bạn. Lại được cái ông bạn Phương của tôi, được đi xa là sướng. Thằng này có chết cũng không bỏ được tính thích chơi bời như ngày trước. Hùng cũng đã đi gặp bạn cũ của nó hồi cùng học ở trường Ngoại ngữ quân sự. Bạn nó giờ đây đang công tác tại Bộ tư lệnh Biên phòng ở Hà Giang này. Mỗi người một việc. Đúng là chúng nó hơn tôi ở chỗ là có nhiều mối quan hệ bạn bè ở các tỉnh. Một phần cũng do tính chất công việc nữa. Tôi cũng ít đi giao lưu xa nhà. Chủ yếu là vì công việc tôi mang tính nghiên cứu.
Lúc này lại còn tôi và Nga. Tôi cứ ngẫm mà cười. Sao lại toàn có tôi và Nga còn lại nhỉ? Ở đây Nga cũng có người nhà mà. Nhưng sao Nga không đến gặp? Hay Nga đợi.... Tôi thầm cảm nhận điều đấy. Nhìn đồng hồ là 19h30. Tôi đoán giờ này Nga đang ở phòng xem ti vi nên tôi lên phòng Nga. Tôi gõ cửa và thấy Nga ra mở cửa. May quá Nga chưa đi đâu, tôi liền nói:
- Bây giờ em có rỗi không? Mình xuống thành phố uống cà phê cho thoải mái nhé! Ở mãi đây cũng buồn.
Nga vui vẻ nhận lời và đi cùng tôi. Đây là đêm thứ hai tôi ở Hà Giang và cũng là đêm thứ hai tôi đi cùng Nga. Mọi việc điều như sắp đặt vậy.
Ra khỏi khách sạn, Nga rủ tôi đi đến cột mốc số không ở Hà Giang. Tôi cũng thích vì cũng chỉ nghe qua là có cột mốc số không ở Hà Giang. Một cột mốc quan trọng để chứng minh cho chủ quyền của đất nước. Lần này tôi không đi bộ nữa mà mượn của nhà khách một cái xe máy Mink. Có lẽ không đâu như ở Việt Nam có nhiều loại xe máy này thế. Có lẽ nó phù hợp với những địa hình đồi núi của những vùng Tây Bắc Việt Nam. Thế là tôi đèo Nga. Ngồi đằng sau, vừa đi Nga vừa giới thiệu cho tôi những cảnh đẹp ở TP. Hà Giang. Tôi đã đến cột mốc số không ở TP. Hà Giang. Ở đây tôi và Nga đứng chụp một kiểu ảnh để làm kỷ niệm. Hôm nay, thực sự tôi mới để ý kỹ Nga hơn. Nga mặc một bộ quần áo của dân Tộc Tày rất đẹp. Bộ quần áo làm tôn lên cái vẻ đẹp thuần chất của người con gái Tây Bắc. Nhìn Nga mà tôi tần ngần một lúc. Tự dưng có tiếng Nga gọi tôi, lúc đấy tôi giật mình, nhìn Nga và nói:
- Em đẹp thật! Ở Hà Nội em mà mặc như thế này, đi đến những nơi ngoại giao thì có mà nhất!
Tôi trêu Nga thế. Nga chỉ cười và kéo tay tôi lại để chụp ảnh. Bây giờ tôi có cảm giác phụ nữ Việt Nam luôn chạy theo những mốt thời trang quốc tế mà không biết rằng văn hóa Việt Nam đã để lại cho họ những nét truyền thống độc đáo mà không nơi nào có được. Những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc trên mọi miền đất nước đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn. Ấy vậy mà phụ nữ bây giờ vẫn chưa có ý thức để gìn giữ những cái giá trị đó. Họ đang đánh mất dần chính cái văn hóa của mình bằng các bộ quần áo lố lăng, kệch cỡm... Khi nhìn Nga mặc như vậy, nếu là các bạn thì chắc cán bạn cũng có cảm nhận giống tôi thôi.
Ruộng bậc thang Hoàng Sỳ Phù |
Có lẽ tôi đã đi nhiều nơi, gặp nhiều người, nhưng quả thật ở bên cạnh Nga tôi trở thành nhỏ bé trước những hiểu biết của Nga về văn hóa Hà Giang. Lúc đấy hình như Nga đang nắm lấy tay tôi. Đứng ở đấy nhìn ra quang cảnh xung tôi thấy thật là tuyệt. Tôi và Nga không ai nói câu gì, ánh mắt đều nhìn về phía Thành phố. Sự im lặng làm cho con người lúc này thật sự thấy ......
Dinh họ Vương ở Đồng Văn, Hà Giang |
Vừa khóc Nga vừa nói với tôi:
- Lúc này em nhớ bố, mẹ em quá. Cuộc sống sao làm em phải như vậy. Em cũng muốn có một gia đình yên ấm, cũng muốn có tình thương từ bố, mẹ, cũng muốn có lời động viên của người mình yêu. Nhưng tất cả những điều đó lại không có trong em lúc này. Em cứ phải khóc hằng đêm khi nghĩ về điều đấy. Đã hơn 2 năm rồi, bây giờ em mới trở lại Hà Giang. Cũng nơi này ngày xưa mẹ em đã đưa em đến đây. Và tại chỗ em và anh đang đứng, mẹ em đã nói với em một điều về chính cuộc sống của me, chính cuộc sống mà hơn 20 năm mẹ em phải sống thế một mình nuôi em, chấp nhận mọi khó khăn để em trưởng thành. Chính điều đó cũng là điều cuối cùng em được nghe từ tiếng mẹ em. Nên lúc này, khi đến đây em lại nhớ lại tất cả những điều đó. Em ......
Thác Tiên Hà Giang |
Đưa Nga về phòng, tôi chỉ kịp nhìn lại Nga và nói:
- Anh xin lỗi vì đã không làm chủ bản thân mình. Em đừng giận anh nhé. Thôi, em ngủ đi! Có gì mai anh sẽ gọi.
Nga im lặng và không nói gì. Lúc đấy, tôi chỉ để ý ánh mắt của Nga như đang muốn tôi ở lại. Nhưng Nga không thể nói lên điều đó. Tôi về phòng tôi mà tôi không thể chợp mắt được. Tôi đã làm gì sai sao? Tôi là người đàn ông đã có vợ, có gia đình. Vì thế, với Nga tôi không thể. Nhưng tại sao tôi lại làm vậy? Tôi cứ miên man nghĩ về điều đó.
Đã gần 24h rồi mà anh Hoàng, Phương, Hùng vẫn chưa về. Mấy ông này đichơi ghê quá. Chắc chả mấy khi đến Hà Giang đây, nên đi tẹt ga cho thoải mái. Nhìn đồng hồ tôi cũng đoán giờ này chắc Nga đã ngủ rồi. Tôi định điện thoại nói chuyện nhưng .....Bỗng nghe thấy tiếng Ầm! Có tiếng hét lên từ phòng Nga. Tôi vội vàng lao ra khỏi phòng chợt nhận thấy một bóng đen đàn ông từ phòng Nga lao ra chạy mất hút qua dãy hành lang rồi qua lan can cửa mất hút. Có hai người baỏ vệ chạy đến phòng Nga xem có gì xảy ra không. Tôi cũng sang luôn xem thế nào. Thấy Nga đang sợ nép vào góc phòng. Mọi người bật điện lên nhìn thấy Nga đang chùm kín chăn, chắc đang ngủ. Tôi vội vàng hỏi có chuyện gì, thấy Nga bảo là đang ngủ chợt có tiếng động phát ra từ lan can cửa nhà khách. Sau đó có một bóng người vào phòng. Nga sợ quá hét lên thế là người đấy chỉ kịp đạp cửa chạy ra ngoài. Lúc đấy do hoảng loạn nên Nga không nhìn rõ mặt. Hai người bảo vệ kiểm tra xung quanh và nhắc nhở Nga khi ngủ nhớ đóng cửa sổ vào rồi xuống. Còn mỗi tôi ở trên phòng Nga. Tôi cũng thấy lo lo cho Nga và đặt câu hỏi tại sao lại thế nhỉ? Nhà khách Bộ Quốc Phòng mà? Đâu phải ngoài chợ đâu mà có kẻ gian đột nhập được? Chắc có gì đó không ổn ở đây. Tôi nói thế rồi an ủi Nga, đóng cửa cẩn thận, tôi chào Nga để về phòng. Chợt lúc đấy Nga khẽ gọi tôi:
- Anh! Ở lại với em được không?
Lúc đấy tim tôi như đứng lại. Tôi biết làm gì bây giờ. Chưa kịp trả lời thì tôi đã thấy Nga ôm tôi từ phía sau. Có lẽ cái cảm giác lúc đấy tôi.... Tôi quay lại và đã gặp nụ hôn của Nga. Lúc đấy tôi đã quên mất rằng mình đang làm gì nữa. Cái nụ hôn đấy đã làm tôi phải thay đổi. Trong đêm đấy, tôi đã thuộc về người khác. Nga ôm chầm lấy tôi, môi Nga lần tìm môi tôi gấp gáp, môi Nga mơn trớn, đôi tay di chuyển khắp người tôi thuần thục, sự vồ vập và cuồng nhiệt của Nga đã làm tôi mềm nhũn, rồi tôi và Nga quấn lấy nhau trong đam mê. Nga khéo léo làm tôi bay bỗng trong cơn nhục dục, tôi như quên hết mọi thứ để tận hưởng cùng Nga . Nga thì thầm với tôi:
- Em muốn có anh, em muốn ghi nhớ giây phút này.
Và Nga đã làm như thế. Nga dùng tất cả những gì ngọt ngào nhất của một cô gái từng có chút kinh nghiệm để dành cho tôi, để say mê nhìn tôi trong cơn hứng khởi và hưng phấn cao độ. Nga như muốn để đêm nay tôi là của Nga, không của ai khác...
Nằm bên cạnh Nga, tôi thấy cái mùi hương thơm từ cơ thể Nga tỏa ra làm tôi ngây ngất. Đúng thật, cuộc sống không đơn giản chút nào. Nga không cho tôi ngủ. Nằm ôm tôi và nói chuyện, nga nói:
- Mộ bố em bây giờ cũng không biết ở đâu nữa. Em đang cố tìm xem như thế nào. Em chỉ nghe mẹ em kể lại là hồi đấy, khi Trung Quốc đánh tiến sang mình, bố Nga bị trúng đạn, được một người dân ở đấy chôn ở đỉnh Lùng Cẩu, xã Bản Phùng, Huyện Su Phì gần với những ngôi mộ cổ, vì sợ lính Trung Quốc phát hiện nên phải chôn ở đấy cho khỏi bị lộ.
Nằm vuốt mái tóc dài của Nga, tôi mới hỏi:
- Thế ở đấy có cái gì mà không bị lộ hả em?
Nga liền nói:
- Trên núi Lủng Cẩu thuộc địa bàn xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì và xã Bản Díu huyện Xín Mần (Hà Giang) tồn tại hàng nghìn ngôi mộ cổ. Người dân ở đấy còn gọi là núi Cấm. Em chỉ nghe nói đây là những ngôi mộ giả được con cháu vua Gia Long đắp lên nhằm tránh bị người đời sau đào trộm lấy châu báu. Còn ngôi mộ thật thì chưa ai phát hiện cả, dân ở đấy rất tôn sùng những ngôi mộ này như một báu vật linh thiêng về mặt tinh thần. Không một ai là không biết những khu mộ đấy cả.
Nói đến đây tôi cũng nhớ là tôi cũng đã từng nghe nói qua sách vở về những ngôi mộ cỏ ở đỉnh núi Cấm. Rất nhiều giai thoại ly kỳ về đỉnh núi này. Thực ra Núi Cấm đã đi vào giai thoại lịch sử với những bí mật về những ngôi mộ cổ của vua Gia Long (Vua Gia Long ở đây không phải là vua Gia Long - Nguyễn Ánh mà là một vị vua của người La Chí tên là Hoàng Dìn Thùng đã có công giúp đồng bào nơi đây khai khẩn đất hoang, xua đuổi thú dữ hình thành nên bản làng người La Chí tại Hà Giang như ngày nay). Hiện nay, ngôi mộ của vua Gia Long vẫn là một bí ẩn ở đây. Vị vua này muốn yên giấc ngàn thu ở đây mà không để ai phát hiện ra mình. Tự nhiên lúc đấy tôi nhớ ra bài thơ mà đã được giải mã. Đúng rồi! Sao mình không nghĩ ra nhỉ? Chính là đây. Ngôi mộ bí ẩn của vua Gia Long. Câu đầu tiên của bài thơ là Yên nghỉ mãi ngàn thu.
Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì |
Sáng sớm, chúng tôi lên đường đến xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì đến một địa danh mà có trong hệ thống mật mã tôi đã dịch được. Đó chính là những ngôi mộ cổ bí ẩn nằm trên núi Cấm. Đấy cũng là địa danh bí mật đầu tiên sẽ được giải mã. Đỉnh núi Lùng Cẩu. Nơi có mộ của vua Gia Long yên nghỉ. Trên núi Lủng Cẩu thuộc địa bàn xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì và xã Bản Díu huyện Xín Mần (Hà Giang) tồn tại hàng nghìn ngôi mộ cổ. Tương truyền, đây là những ngôi mộ giả được con cháu vua Gia Long đắp lên nhằm tránh bị người đời sau đào trộm lấy châu báu.
Mộ cổ ở Lũng Cẩu, Hà Giang |
Đến đây Nga nói với chúng tôi:
- Ngày trước em được nghe các già bản kể lại là từ xa xưa ở khu vực xã Bản Phùng vô cùng hoang vu, người La Chí chính là những cư dân đầu tiên đến đây khai hoang lập địa nên bị thú dữ tấn công làm hại thường xuyên. Để có được những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, đồng bào La Chí phải đương đầu với bao hiểm nguy nơi rừng rậm. Đúng thời điểm người La Chí nguy nan nhất, bên sườn núi Tây Côn Lĩnh xuất hiện một chàng thanh niên tên Hoàng Dìn Thùng thân hình cường tráng, khuôn mặt chữ điền, nước da hồng hào, giọng nói vang vọng khắp núi rừng đến giúp người dân xua đuổi muông thú. Sau khi xua đuổi hết thú dữ, Hoàng Dìn Thùng dạy người dân cách trồng ngô và cây lúa nước. Nhờ vậy, chẳng mấy chốc cả bản người La Chí có cái ăn, cái mặc. Tuy nhiên, khi cái bụng đã no và có của để dành thì từ trên rừng xuất hiện một toán cướp đến chém giết, cướp ngô lúa, trâu, bò của dân làng.
Thị trấn Vinh Quang ở Hoàng Su Phì |
- Em được biết hiện nay, hàng nghìn người La Chí ở Bản Díu vẫn tin vua Gia Long là có thật. Ông là người tài giỏi và rất nhân hậu. Trên ngọn núi nơi thờ vua được dân gọi là núi Cấm. Ngọn núi rất linh thiêng, được người dân bảo vệ nghiêm ngặt. Đã bước chân lên núi, tuyệt nhiên không được nói bậy bạ, không được chặt cây bẻ cành, không được làm điều gì xấu để ảnh hưởng đến giấc ngủ của vua. Vì niềm tin đó nên trên núi Gia Long còn tồn tại những cây cổ thụ đến mấy người ôm, những rừng sa mộc ngút ngàn thẳng tắp như những đường kẻ lên đến tận trời.
Dân tộ La Chí ở Hoàng Sy Phì |
Uh, có gì đó logic rồi đấy. Vậy có thể có mối liên hệ gì ở đoạn này chăng? Thế ngôi mộ nào là của Gia Long? Tôi đang bắt đầu băn khoăn. Có thể đây chính là đầu mối để tìm kiếm. Phương trèo lên ngọn cây cao nhất và nhìn xuống thung lũng, nó nói:
- Cả bãi mộ cổ rộng lắm! Chạy dài xuống sườn núi cơ.
Bọn tôi phải nhờ một người dân ở đấy đưa đi tìm kiếm những ngôi mộ có tổ mối, ngôi mộ đấy có khả năng là mộ vua Gia Long. Người dẫn đường nói
- Ở đây rất nhiều mộ chạy dài xuống chân núi, nhưng ở đỉnh núi có một ngôi mộ mà bị mối xông nhiều lắm. Đợt trước có nhiều người đi lấy củi đã bị rắn cắn ở đấy, có người đã bị chết. Họ sợ là đấy chính là ma của vua Gia Long về báo, đừng động chạm đến những ngôi mộ cổ. Chính vì thế không ai giám đến những ngôi mộ đấy cả. Tao chỉ dẫn đường đi và chỉ vị trí thôi, còn lại chúng mày tự lo nhé!
Chúng tôi đồng ý. Đành chấp nhận thôi! Ở đây không có ai thuộc đường xá cả, biết đâu mà tìm, nên có người dẫn đường như thế này chúng tôi sẽ an tâm hơn. Thằng Hùng cũng cẩn thận trang bị cho tất cả đầy đủ thiết bị liên lạc, bộ đàm. Phương cũng kiểm tra cẩn thận khẩu súng của nó. Anh Hoàng cũng trang bị lại những vật dụng cần thiết. Vì lần này là phải đi bộ đường rừng, chứ không thể đi ô tô được. Tôi thì cũng chưa bao giờ phiêu lưu như thế này. Thấy cũng ghê ghê. Nhìn sang Nga, tôi thấy Nga cũng ổn. Tôi nở nụ cười với Nga. Nga biết ý chỉ cười không nói gì. Tôi hiểu lúc này Nga đang hạnh phúc khi ở bên tôi.
Đúng 9h sáng, tất cả lên đường. Ba tiếng đồng hồ rạch núi mà đi, bọn tôi đã đến được ngôi mộ khổng lồ nằm giữa đỉnh núi. Đường kính ngôi mộ ước chừng phải đến 50m, bao trùm mộ là rừng cây thâm u rậm rạp. Mộ hình chóp nón, tròn vành vạnh, xung quanh có sự đào đắp của con người chứ không phải do tự nhiên tạo thành. Từ ngày người La Chí lên sống ở đây, ngôi mộ này đã có rồi. Người dân chỉ biết thờ cúng chứ chẳng ai dám động tới một ngọn cây trên núi. Chắc họ tôn sùng cái tính ngưỡng của họ nên có thể sợ điều gì đó làm thất lễ với vua Gia Long. Tôi đoán có gì đó khác lạ ở đây, liền cùng mọi người cùng tìm kiếm xung quanh, phát quang tất cả những gì để cho dễ nhìn hơn.
Tôi nhìn quanh ngôi mộ thì không có gì đặc biệt cả, nó cũng giống những ngôi mộ khác. Cẩn thận ngó đi ngó lại, tôi nhận thấy có vết gì đó dưới chân ngôi mộ. Ồ! Đấy là một phiến đá hình vuông, mặt trên có nén khắc chạm hoa văn mà chúng tôi đã gặp ở bãi đá cổ Xí Mần. Đây rồi! Tất cả mọi người cùng reo lên. Tất cả mọi người hào hứng lại gần vị trí đó. Tôi đến gần, nhìn xung quanh. Có vẻ đây giống một cái lẫy. Đập nhẹ xuống, vẫn không có gì. Thằng Hùng liền đến gõ mạnh xuống thì hòn đá đấy bật ra như một cửa hang, chỉ đủ một người. Ai sẽ vào xem đây? Quay đi quay lại, thì chỉ có anh Hoàng là gan nhất, ông ấy bảo để ông ấy vào xem như thế nào.
Và rồi anh Hoàng bò vào trước. Thực chất hang đá chỉ có sâu khoảng 2m. Tít phía cuối, anh Hoàng lấy ra được một hòn đá vuông vức. Tưởng gì hoá ra là một hòn đá vuông, chỉ có điều trên hòn đá phía dưới có chứ Hán được viết chính giữa. Thằng Hùng dịch là chữ 安 (VÂN).
Tôi đoán có thể đây là mộ Gia Long, nên chính vì thế có thể nói là nơi an nghỉ. Tôi định hình như vậy và cũng cám ơn ông trời đã không để mất một hôm vô ích. Tất cả thu gọn đồ nghề và xuống núi. Xuống chân núi, mọi người cũng thấm mệt. Lúc này ai cũng muốn uống một cái gì đấy, nhưng thằng Phương liền bảo:
- Thôi cả đoàn chịu khó đi luôn đi chứ ngồi lâu, trời tối, lúc đấy khó nhìn thấy đường vì đường rừng khó đi lắm.
Tất cả thống nhất vậy nên mọi người cùng lên ô tô rồi về TP. Hà Giang luôn. Tôi đang mải ngắm cảnh đẹp ở hai bên đường. Chúng tôi đang đi qua những dải ruộng bậc thang trên địa bàn xã Bản Luốc. Ngày trước tôi được biết bà con các dân tộc La Chí, Dao đỏ, Dao áo dài, Nùng là chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang trên. Đang liu riu, thì bỗng từ xe có tiếng ô tô đi ngược chiều lại. Theo phản xạ thường ngày của nó, Phương đánh lái sang bên trái. Tôi nhìn khiếp quá vì bên này là vực. Tôi nhắc nhở nó, nhưng cũng kịp quay lại nhìn cái xe mà đã tý nữa húc chúng tôi. Xe Evrest, biển ngoại giao.
Tôi ngạc nhiên quá liền vội nói luôn với thằng Phương:
- Xe này hình như chính là xe mà đã húc tao ở Nguyễn Chí Thanh. Đúng rồi! Không thể sai được. Xe đấy mang biển ngoại giao mà!
Thằng Phương như có linh cảm nghề nghiệp, đánh đầu xe lại để đuổi theo nhưng tôi bảo:
- Thôi! Không cần vì cũng chả để làm gì cả. Có thể tao nhầm. Nhưng tao nhớ số xe đấy rồi. Về đến Thành phố Hà Giang rồi tính sau!
Trên đường đi tôi cảm thấy như có gì bất an. Tại sao cái xe đấy lại ở đây nhỉ? Có việc gì liên quan đến tôi sao? Mà sao trùng hợp thế? Nhiều câu hỏi đến với tôi mà không biết trả lời từ đâu.
Về đến khách sạn, chúng tôi trở về phòng. Tôi mệt bã người thì một em lễ tân hỏi tôi:
- Anh có việc gì liên quan đến Bộ Ngoại Giao à?
Tôi ngạc nhiên nhưng vẫn hỏi có việc gì, em ấy nói tiếp:
- Lúc nãy có 4 anh ở Bộ Ngoại Giao đến đây hỏi tìm anh và có giấy của giới thiệu của Bộ Ngoại Giao.
Sao lạ thế nhỉ? Tôi có biết ai ở Bộ Ngoại giao đâu?
Thằng lễ tân nói tiếp:
- Mấy người đấy đi đến cùng với một xe của bên Lãnh sự quán Trung Quốc. Khi không thấy bọn anh, em có nói là hôm nay bọn anh đi có việc ở Hoàng Su Phì rồi, chắc đến tối mới về. Họ nghe xong và đi luôn. Em cũng không kịp hỏi gì hơn.
Tôi chột dạ. Còn thằng Phương hỏi luôn:
- Thế mày có nhìn thấy biển xe không? Xe gì? Nó đáp:
- Xe Evrest, biển ngoại giao là XXXXX.
Lúc đấy không ai bảo ai đều hiểu chính là cái xe đã đi ngược chiều lúc nãy là cái xe đã tìm chúng tôi ở nhà khách. Thằng Phương cẩn thận bảo Nga liên hệ luôn chỗ khách sạn, không ở đấy nữa. Mọi người cũng thấy lo lo, mà lúc đấy ai cũng thế cả thôi. Tất cả đều vội vã chuẩn bị đồ để đi. Thanh toán xong, chúng tôi lên xe, vừa ra khỏi cổng thì chúng tôi nhìn thấy 4 xe biển ngoại giao đang lao về phía nhà khách. Linh cảm như có điều gì, tôi vội bảo Phương mở hết tốc lực phóng đi. Y rằng, 5 phút sau, họ đuổi theo xe chúng tôi. Kỳ lạ quá! Thằng Phương liền phóng xe bạt mạng. Trên con đường hiu hắt vắng lặng chỉ có nghe thấy tiếng xe gầm rú, tăng ga.
Tôi giật mình tự nghĩ, không lẽ nào.... Tôi quay sang bảo Phương:
- Mày lái nhanh lên, cố gắng cắt đuôi. Đối tượng đuổi mình không đơn giản như mình nghĩ đâu.
Anh Hoàng! Anh thử liên hệ xem đến chỗ nào cho an toàn đi!
Tôi bảo thế vì anh Hoàng cũng thông thạo ở đây. Ngày trước ông ấy từng buôn lậu qua cửa khẩu nên toàn đi đường rừng. Các đường đi ở đây ông ấy thuộc như lòng bàn tay vậy. Anh Hoàng vội liên hệ cho người một người bạn ở Hà Giang để tìm chỗ nghỉ tạm hôm nay rồi anh Hoàng liền bảo Phương phóng thẳng về thôn Khuôn Phà, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên. Nơi đấy anh có người quen ngày trước cùng trong trại. Ông ấy bị án buôn bán ma túy 5 năm cùng anh. Sau khi ra tù về đấy ông ấy làm cai buôn gỗ ở Hà Giang, nên có thể ở được. Anh em xã hội qúy nhau ở chỗ đấy, lúc hoạn nạn, khó khăn không từ nan. Phương phóng xe hết tốc lực và cắt được cái đuôi đấy rồi đi tắt về Vị Xuyên theo chỉ dẫn của anh Hoàng.
Thôn Khuôn Phà |
- Ở đây anh làm nghề buôn gỗ, nên cũng đề phòng cho vui thôi! Cẩn thận vẫn hơn. Các chú yên tâm mà nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn. Ở đây anh có 10 người bảo vệ đấy, cộng thêm đàn chó 20 con thì một quả đồi chứ hai quả đồi cũng không có kẻ nào giám vào đâu. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.Ông ấy vừa cười vừa nói. Tối nay, chúng tôi được anh chủ nhà chiêu đãi món Rêu nướng. Đúng thật, ở Hà Giang có nhiều món ăn hay và hấp dẫn thật. Nghe anh chủ nhà nói đây là món ăn của người Tày. Lúc đấy tôi chợt nhìn sang Nga. Chắc Nga sẽ nhớ nhà lắm đây khi ăn món ăn này.
Buổi tối, vừa ăn món Rêu nướng, vừa uống rượu Ngô của người Mông thì quả thật là tuyệt.
Nga chủ động làm những món ăn đấy cùng anh chủ nhà. Nghe Nga nói thì người Tày ở Hà Giang coi
rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn,
bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ
cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món. Rêu
suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon rất ít và rêu ăn được có theo
mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây rêu cũng là một món ăn quý.
Món Rêu nướng |
Thắng Dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc. Anh Hoàng còn mang nước cốt táo mèo, rượu vodka ra pha với tabasco cay xè để thưởng thức cùng món quà dân dã. Nhiều câu chuyện với chủ nhà nào thì chuyện về Phó Bảng, Sủng Là, Mã Pì Lèng, Săm Pun vời vợi...... mả cổ này...
Món Thắng Dền |
- Các chú phải cẩn thận nhé! Đi đâu thì đi, nhớ tránh con sông Ma ra! Năm nào cũng nhiều người chết lắm. Nhà tôi cũng có rồi nên bảo các chú để biết.
Con Sông Ma? Sao lại có chuyện buồn cười thế? Tôi hỏi lại ông ấy vì thực chất tôi cũng đi nhiều nhưng cái này thì chưa nghe thấy bao giờ. Ông chủ nhà chậm rãi nói:
- Ở Hà Giang, dòng sông Ma mang cả hai nghĩa: Tên địa danh và sự ẩn chứa những bí mật của lời nguyền. Sông Ma đoạn dài và kinh hoàng nhất chảy qua xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên. Tuy đây là xã miền núi chưa thuộc chốn "thâm sơn cùng cốc" ca tỉnh Hà Giang nhưng không khí lúc nào cũng u tịch, lạnh lẽo. Càng vào sâu trong rừng núi đá, cảm giác rờn rợn như nhân lên bội phần, nhất là khi thấp thoáng thấy dòng thác Tam Tiên chảy từ ngọn núi cao vài ngàn mét như một sợi chỉ bạc cắt đôi rừng xanh âm u. Sông Ma bắt nguồn từ núi Putakha với địa thế vô cùng hiểm trở. Nơi cao nhất của đỉnh núi lên tới 2.535m so với mực nước biển nên lúc nào cũng mù mịt sương khói, ai đã vào thì khó tìm đường ra.
Dòng sông Ma ở Tùng Bá, Vị Xuyên |
Kể đến đây ông chủ uống thêm một ít rượu ngô và nói tiếp:
- Ngày trước anh được nghe kể lại thôi ở đó là nơi ở của 3 vị tiên giáng trần vì thế tên núi trong dân gian gọi là Ba Tiên. Trên ngọn núi ấy, có rất nhiều cây cổ thụ có thế dáng đẹp như cam, quýt và khu giếng cổ có dòng nước trong vắt. Từ eo của núi Ba Tiên này là nơi phác nguyên ra dòng sông Ma huyền bí. Nhiều cao niên ở huyện Vị Xuyên cho rằng, dòng sông Ma là nguồn chảy của âm hộ ba nàng tiên trên núi. Nhưng có điều lạ lùng, trên núi ấy giống như truyền thuyết kể lại, có nhiều cam, quýt và các loại cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi. Các cây ấy bị rêu mọc xung quanh rất kỳ thú nên người dân cho rằng, đó là "mạy tiến khuôn" - tức là "người mọc râu". Còn lơì nguyền thì ở đây mọi người đều biết. Theo lịch sử xã Tùng Bá, sông Ma đã được đặt tên từ thời Pháp thuộc. Từ đó đến nay, hầu như năm nào cũng có người chết trôi trên dòng sông này. Các cụ cao niên cho rằng, từ thời Pháp đặt tên cho dòng sông đã có một lời nguyền vô cùng kỳ bí mà không ai giải mã được.
Nơi bắt nguồn dòng sông Ma |
Cầu bắc qua dòng sông Ma |
- Không chỉ là dòng sông mang nỗi khiếp đảm cho nhiều người, sông Ma còn được gọi là sông Tác Ngần (tức là tiền bạc). Sông Ma còn một nhánh nữa là Tác Vàng (nhánh vàng). Người dân xã Tùng Bá và các địa phương ven dòng sông Ma vẫn dùng nước ở đây để tưới tiêu, giặt rũ quần áo nhưng đặc biệt họ không bao giờ ăn nước của dòng sông này. Thỉnh thoảng người dân lại thấy những xác người trôi nổi trên sông và sự ám ảnh bởi dòng sông Ma kỳ bí cứ thế ẩn vào tâm trí họ. Chính vì thế, tối đến, mọi người ít lai vãng ở dòng sông Ma này.
Tôi có linh cảm như nghe thấy chuyện này ở đâu đấy. Lúc đấy tôi cố gắng lục lại tâm trí xem mình có nhớ được gì không như vô vọng. Bây giờ còn thời gian đâu mà nhớ. Ăn xong, ông chủ nhà đi luôn và dặn lại chúng tôi là nếu đi cứ đi, chỉ điện thoại cho ông ấy biết là đi rồi cho yên tâm. Mọi người thầm cám ơn ông chủ nhà tốt bụng. Sau đó, tất cả ngồi tiếp tục bàn bạc. Chợt tôi nhớ ra một câu thơ trong bài thơ mà chúng tôi đã giải mã.
Dòng sông Ma! Sao tôi lại không nghĩ ra nhỉ? Thực chất những bí mật ở những câu giải mã đấy chính là những nơi cất giữ những cái đầu mối để tìm kiếm kho báu. Chính xác rồi! Nó tương ứng với câu: Thẳm sâu ma hờn oán.
Đúng quá! Thế là tất cả chúng tôi phóng đến địa chỉ dòng sông Ma đấy. Đứng từ trên bờ đoạn con sông Ma đấy chạy qua thôn, chúng tôi nhìn xuống nhưng không thấy gì ở đây cả. Thế bây giờ đầu mối ở đâu? Con sông như thế này thì ai mà biết được. Còn lời nguyền nữa! Hùng tự nhiên nhắc tôi là tôi nhớ ra. Lời nguyền nói về người đàn ông Pháp đem lòng yêu cô gái Việt xinh đẹp sống trên đỉnh Tam Tiên. Vì quá si tình cô gái đẹp mà không được đáp lại tình cảm nên chàng trai Pháp đã gieo mình xuống dưới dòng sông. Có thể chính vị trí người đàn ông ấy chính là chỗ để đầu mối tiếp theo của mật mã. Anh Hoàng liền điện thoại cho ông bạn hỏi luôn về vị trí có lời nguyền đấy luôn. Thằng Hùng liền dùng GPS để xác định vị trí đang đứng và xem xe đi về hướng nào. Anh Hoàng bảo lại là ông ấy đang ở xa nên nhờ ông già ở thôn gần đấy đưa mọi người đến đấy, chứ ông ấy bận rồi. Mọi người liền đi đến chỗ ông già được giới thiệu và nhờ ông ấy dẫn đến. Từ chỗ chúng tôi đứng ở dòng sông Ma mà đi đến đấy mất gần nửa ngày, tưởng gần, hóa ra xa thật. Ai cũng thấy mệt. Nhìn từ trên bờ sông xuống, ông già chỉ đúng chỗ này ngày xưa ông người Pháp nhảy xuống. Chúng tôi cám ơn ông ấy và cũng không quên biếu ông ít tiền.
Đèo Ma Pi Lềnh trên đường đến đầu nguồn dòng sông Ma |
Tất cả đều mừng. Sau đó tất cả chúng tôi về thị trấn Vị Xuyên để ăn tối. Sau vụ vừa rồi, chúng tôi có thể kết luận là chính những câu thơ đấy chính là đầu mối cho sự việc tìm kiếm. Mình đã không ngờ, ngày trước lính Trung Quốc đã vận dụng những kiểu mã này để làm đầu mối tìm kiếm. Nếu tìm hết đủ mã cho 4 câu thơ đấy thì vị trí cuối cùng có thể là nơi giấu kho báu. Xác định như vậy, nên tôi lấy câu thơ thứ 3 ra cho mọi người cùng phân tích.
Trơ gan cùng trời đất. Câu đấy chính là câu thứ 3. Bây giờ nó sẽ nói về một địa danh gì? Mọi người cùng suy nghĩ. Lúc đấy có tiếng gọi từ ngoài vào. Ai nhỉ? Thằng Hùng liền nói là bạn nó ở bảo Tàng tỉnh Hà Giang đến, một em rất xinh tươi người dân tộc Dao tên là Mạ. Nó quen từ lâu rồi, khi còn đi học đại học. Mạ vào chào mọi người và nhập bọn ăn uống luôn. Vừa ngồi vui vừa nói chuyện. Thấy bọn tôi thắc mắc nhiều chuyện, cô ấy liền nói. Bọn anh nói gì đấy em không hiểu?
Tôi nói vui:
- Ở Hà Giang có cổ vật nào quý giá không? Bọn anh đang đi tìm cổ vật đây. Nghe nói ở Hà Giang nhiều lắm.
Cô ấy cười và nói:
- Nhiều thì nhiều nhưng toàn cái mà khó vận chuyển lắm. Vì địa hình hiểm trở. Nên lần nào phát hiện cổ vật là một phen hết hồn. Nào thì nhà sàn cổ, phải chuyển về bảo tàng, nào thì đá cổ, ….nhiều cái lắm. Trong lúc nói chuyện vui, tôi có để ý tới một câu chuyện mà cô ấy kể đấy là Cột đá treo người.
Cột đá treo người ở bảo tàng Hà Giang |
- Thế Cột đá treo ngườilà gì hả Mạ? Sao lại lấy tên là Cột đá treo người?
Mạ trả lời chúng tôi:
- Thực chất là câu chuyện về cột đá bí ẩn và tên chúa đất khét tiếng đến nay vẫn chỉ là tương truyền thôi. Bảo tàng tỉnh Hà Giang chúng em hiện nay đang trưng bày một chiếc cột đá khổng lồ, 2 người ôm không xuể. Nghe người dân ở đấy kể lại là: Tương truyền rằng khoảng thế kỷ thứ XVIII (cách nay hơn 200 năm), tại Đường Thượng, huyện Yên Minh, có một thổ ty phong kiến người Mông tên là Sùng Chúa Đà khét tiếng tàn ác - đã sử dụng cột đá này để trừng trị những người vi phạm luật lệ do hắn đặt ra. Tên này tự xưng là Vua Mèo và đi cướp phá, đốt cháy Mương Cha, nơi chúng đã sát hại hàng chục người Tày.
Cái cột cao khoảng 1m9, nặng hàng tấn, được làm bằng đá và đục đẽo hết sức công phu. Có những đường nét, hoa văn rất tinh xảo. Gần vị trí đặt cột đá, còn phát hiện một khối đá hình trụ, còn giữ nguyên vị trí thẳng đứng. Nhìn bề ngoài, giống y hình thù bộ phận sinh dục của người đàn ông. Người dân bản xứ lý giải rằng, Sùng Chúa Đà vốn là người mắc bệnh "yếu sinh lý" nên hắn có lòng ghen tuông đến mù quáng. Người nào chỉ nhìn vợ hắn thôi cũng đã bị trị tội rồi. Căn cứ vào những lý giải về hiện vật còn để lại và những lời kể của người dân ở đấy có lý do để tin rằng chiếc "cột đá treo người" ấy là một công cụ tra tấn, hành quyết người mà hình như trong lịch sử chưa bao giờ thấy nhắc đến. Thế nên, Lãnh đạo tỉnh em quyết định đưa bằng được cột đá về Bảo tàng, bởi những người làm công tác nghiên cứu cho rằng, đó là một nhân chứng của lịch sử.
Đường lên Đường Thượng, Yên Minh |
Tối đấy về, đợi mọi người ngủ hết, tôi sang phòng Nga. Giờ này chắc Nga cũng chưa ngủ và cũng đợi tôi. Tôi nói với Nga hãy cẩn thận khi ở nhà vì có một số người Trung Quốc cũng đang tìm kiếm những thứ mình tìm. Nga bảo tôi yên tâm, có gì Nga sẽ điện thoại liên lạc thường xuyên.
Sáng hôm sau, sau chia tay Nga và Phương, ba người chúng tôi lên đường, lần này anh Hoàng lái xe. Đường lên đấy vô cùng hiểm trở. Đi hết 4 tiếng đồng hồ đi ô tô, 3 tiếng đi bộ đường rừng thì chúng tôi mới đến nơi. Quang cảnh xung quanh đấy như một lô cốt. Chỗ đấy là thung lũng Khuây Bóc. Khu vực này được bao quanh tường bảo vệ bằng đá khô, ở phía đáy nó bịt thung lũng bằng một bức tường rất lớn hình thành bằng những vật liệu bằng đá, với các lỗ cửa như là lỗ châu mai và cuối cùng là nó dẫn từ đáy thung lũng đến đèo Pia Nan. Có người vẫn ở đây. Ba người chúng tôi vào và đến chỗ mà cột đá đã từng ở đấy trước khi chuyển đi. Vẫn còn phiến đá để đỡ cột. Anh Hoàng dùng xẻng đào lên. Oh. Có một cái hang như những cái tôi đã gặp. Rồi chiến lợi phẩm chính là một phiến đá nhìn khác hai phiến đá trước, ở giữa có khắc chữ 野 (TRI)
Thung lũng Đường Thượng |
- Thôi! Nghỉ uống nước đá.
Cả 3 chúng tôi vào một quán nước ở gần đấy. Một quán nước của người bản địa, gọi một cút rượu bản địa, uống ngon thật. Ngồi cạnh chúng tôi là mấy người phụ nữ ở bản, hai người đàn ông cũng ở bản, trên vai địu 2 cái gùi. Chúng tôi nhận thấy ở đây con người dễ tính thật. Sống ở đây không phải bon chen làm gì cho mệt. Bỗng nhiên, mắt tôi lờ đờ dần như đang mơ vậy. Cả ba như ngấm phải một cái gì đấy như thuốc mê, cứ từ từ lịm dần, lịm dần. Tôi uống một ít nên mê man chậm hơn. Trong lúc lịm đi, mắt tôi còn lờ mờ nhìn thấy người đàn ông ngồi bên cạnh đỡ tôi nằm xuống. Cánh tay có một hình xăm...... Và tôi thiếp đi.
Khi tỉnh dậy, thấy cả 3 chúng tôi đều bị trói ở giữa rừng, mọi đồ vật không mất gì.
- Chết! Viên đá mất rồi! Tôi kêu lên.
Mọi người lúc đấy đều đã tỉnh hẳn. sau khi tỉnh táo, tôi mới nghĩ lại: Sao mấy anh em mình lại thiếp đi? Có lẽ bị đánh thuốc mê. Tôi chợt nhớ ra lúc đấy người đàn ông đỡ tôi nằm xuống, trên tay có một cái hình xăm. Đúng rồi! Giống hình xăm trên tay người đàn ông đã đuổi tôi ở Nguyễn Chí Thanh. Khuôn mặt của người đàn ông đó lúc đấy tôi nhìn không rõ lắm. Đúng rồi! Hắn có cái nốt ruồi rất to ở cạnh mũi mà ai cũng có thể phát hiện ra. Chúng tôi lúc đấy đã phần nào hiểu ra sự việc. Có thể đây chính là lực lượng của Trung Quốc theo dõi bọn tôi từ đầu. Mà tại sao họ biết chúng tôi đến đấy nhỉ? Chắc họ phải theo dõi một cách rất tỉ mỉ thì mới biết được lịch trình đi lại của chúng tôi. Thằng Hùng phân tích cho tôi và anh Hoàng nghe, dù sao nó cũng làm bên tình báo nên sẽ có kinh nghiệm hơn, nói nói:
- Có thể có những trường hợp sau: Một là trong chúng ta bị cài thiết lén, thiết bị định vị GPS trên ô tô của chúng ta để có thể biết những hoạt động của mình. Thứ hai là có nội gián. Chứ người ngoài không thể biết được. Chúng tôi ngồi phân tích. Nội gián? Có thể bỏ qua cái này vì cũng đã có sự lựa chọn kỹ càng. Chưa thấy gì khả nghi. Vậy chỉ còn nguyên nhân là có thể đã bị cài GPS, hay máy nghe trộm. Khả năng này là có thể.
Lúc này tôi mới chợt nhớ ra sự việc trước khi đi một hôm, toàn bộ nhà của Phương đã bị lục tung hết lên. Lúc đấy mọi người tưởng mất cắp. Nhưng xem lại thì nhà Phương không mất gì cả. Xe của phương lúc đấy cũng để ở nhà. Vậy thì khả năng này là cao nhất. Có thể họ đã cài một số thiết bị định vị GPS và nghe lén ở xe của Phương nên biết tường tận lịch trình của chúng tôi đi trên đường. Còn một chi tiết nữa là hôm vừa đến từ bãi đá Nấm Dẩn về, buổi đêm đã có kẻ đột nhập vào phòng của Nga. Hôm đấy có thể họ đã xác định trước Nga là phụ nữ nên dễ xử lý hơn. Vả lại Nga là người lo hậu cần cho chúng tôi nên việc cài đặt các thiết bị nghe lén, GPS rất đơn giản. Nguyên nhân này là chúng tôi cảm thấy ổn nhất.
Nhưng họ là ai? Đúng là người của chính phủ Trung Quốc không? Hay còn một tổ chức nào khác. Lúc đấy tôi nhớ ra việc nhìn thấy cái xe ô tô có biển ngoại giao đến tìm chúng tôi ở khách sạn và cũng chính cái ô tô đấy đã đi gặp chúng tôi lúc trên đường từ Nấm Dẩn về. Tôi bảo Hùng kiểm tra xem cái biển số xe kia ở đâu. Hùng điện thoại cho bạn nó ở Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội nhờ kiểm tra hộ thông về chiếc xe đấy. Nó làm bên tình báo quân đội nên việc này đối với nó đơn giản hơn chúng tôi và được trả lời đấy là biển xe ngoại giao đã cấp cho đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Vậy thì không còn nghi ngờ gì nữa rồi, những người đàn ông đã đuổi theo tôi, làm chúng tôi mê mệt ở đây chính là người của chính phủ Trung Quốc. Mà khả năng là lực lượng đào vàng bí mật của Trung Quốc mà tôi đã từng biết. Hùng vội vàng gọi về cho Phương qua điện thoại vệ tinh mà nó mang theo. Thấy Phương nghe máy, nó nói qua một số chi tiết cho Phương biết và bảo Phương phải cẩn thận, đợi mọi người về đến nơi rồi tính tiếp.
Bây giờ chúng tôi có thể họ chưa rõ hết được tất cả các vị trí mà phải nhờ mình tìm rồi lấy. Đến đây, thì cả ba đều đã rõ vì sao bị đánh thuốc mê. Sau đấy chúng tôi vquay lại thị xã Vị Xuyên. Về đến khách sạn, thấy thằng Phương đã hớt hải chạy đến. Mặt nó cắt không còn dọt máu, hổn hển nói với chúng tôi:
- Nga bị bắt cóc rồi. Lúc tao vừa ra ngoài nghe điện thoại của Hùng gọi về. Sau khi nghe xong, tao và Nga đã tính chuyển sang một khách sạn khác cho khỏi bị lộ. Khi rời khỏi khách sạn bằng tacxi thì vừa lên tacxi, đi được một đoạn qua Vị Xuyên thì tao bị một vật nặng đánh vào phía sau và bất tỉnh. Khi tỉnh lại thì thấy mình bị nằm ven đường quốc lộ. Mọi đồ đạc còn nguyên bên cạnh, nhưng chỉ có Nga không còn ở đấy. Có lẽ Nga đã bị bắt cóc. Lúc đấy có điện thoại reo, tao vội nghe thì đầu dây kia có nói bằng giọng một người đàn ông. Họ nói tiếng Việt nhưng nghe lơ lớ, họ bảo tao là Nga đang trong tay họ và không được làm gì khi họ chưa yêu cầu, cũng không được báo chính quyền gì hết. Có gì họ sẽ điện thoại cho mình sau. Tao lúc đấy định gọi cho mày nhưng sợ chúng mày lo nên đợi về đến đây tao mới bảo.
- Thế còn những viên đã mà mình đã tìm thấy đâu?
Phương hổn hển nói:
- Họ cũng lấy luôn hết rồi!
Lúc này chúng tôi đều rất lo cho Nga. Không hiểu họ đã làm gì vì Nga là phụ nữ, sẽ gặp nhiều rắc rối hơn chúng tôi. Cả bọn đang lo lắng thì có tiếng điện thoại reo lên. Bên đầu dây có giọng nói yêu cầu cho gặp tôi, Phương đưa máy cho tôi và tôi nghe, đầu dây kia nói:
- Các vị hãy cẩn thận và tìm nốt những bí mật còn lại đi. Tất cả hành động của các vị đều nằm trong vùng kiểm soát của chúng tôi. Nếu có gì thay đổi, người con gái này sẽ chết. Nếu hợp tác, các vị sẽ được hưởng lợi từ những việc của các vị đã làm. Tuyệt đối các vị không được báo cho chính quyền.
Tôi nghe thế vào nói tiếp:
- Thế cho tôi gặp cô gái đã, nếu không tôi sẽ không làm gì cả cho các ông đâu.
Lúc đấy đầu dây bên kia có tiếng của Nga. Tôi chỉ kịp nghe tiếng kêu qua điện thoại của Nga bảo tôi đừng làm theo ý của họ. Tôi nghe được hai câu rồi thất máy tắt.
Thế là xong rồi. Hiện tại tất cả đầu mối bí mật là 3 viên đá đã bị mất. Vậy chỉ còn viên đá cuối cùng cho chúng tôi đi tìm. Lúc này tôi cũng hỏi mọi người xem sẽ quyết định như thế nào thì mọi người đầu nhất trí là phaỉ tìm kiếm để cứu Nga. Sau đó tính sau chứ bây giờ mạng người quan trọng hơn. Tôi cũng thống nhất thế, mặc dù trong lòng tôi rất buồn và lo lắng cho Nga. Lúc này, cái kho báu đây không còn quan trọng hơn sự sống của Nga. Cả bốn người chúng tôi đều thống nhất sẽ chủ động hành động để cứu Nga. Bàn bạc công việc xong xuôi, tất cả mọi người về phòng nghỉ. Riêng tôi cả đêm đây không ngủ được. Tôi tự trách mình đã để Nga ở lại một mình, nếu cho đi cùng chúng tôi thì không có việc vừa rồi. Buồn thật, thôi đành đợi đến sáng mai vậy. Còn bây giờ mình phải tìm cho ra cái mật mã cuối cùng của kho báu. Bây giờ đầu mối cuối cùng chỉ còn một câu thơ: Song Kiếm luận anh hùng.
Nó có ý nghĩa gì nhỉ? Một cái mã mà như bao cái mã khác. Nếu nói về địa điểm thì nó phải là câu thơ khác. Nếu nói về vị trí nó lại là khác. Đằng này nó lại là Kiếm...hay là Kiếm thật? Tôi tự hỏi chính mình. Biết đâu nó chính là cái gì có liên quan đến kiếm thì sao? Mà Kiếm thì làm gì có chỗ để hòn đá bí mật nữa. Lúc này tôi nhớ ra tôi đã từng nghe một câu chuyện trong lúc Mạ - bạn của Hùng - nói chuyện với chúng tôi hôm vừa rồi. Có đoạn Mạ nói về việc Bảo tàng Hà Giang có nhiều lần đề nghị mua lại nhiều cổ vật từ người dân, nhưng họ không bán, vì dù sao đấy là những nét văn hóa của dân tộc họ. Họ không thể bán văn hóa của họ được. Mạ là người Dao nên trong câu chuyện Mạ có nhắc đến một chi tiết về...... À! Đúng rồi! Lúc đấy Mạ nói về việc Bảo tàng không thể mua lại đôi Kiếm báu của người Dao. Bây giờ chỉ còn tồn tại đúng 2 cái. Nó phù hợp với câu Song kiếm luận anh hùng. Đúng rồi! Kiếm báu của người Dao. Tôi mừng quá điện thoại luôn cho Mạ. Vì lúc đấy tôi cũng đã chủ động lấy số điện thoại của Ma rồi. Mạ lúc đấy chưa ngủ, thấy tôi gọi lúc này Mạ cũng giật mình, nhưng khi nghe tôi nói về một số việc, Mạ vui vẻ kẻ lại cho tôi về đôi kiếm báu của Người Dao.
Mạ nói:
- Câu chuyện về kiếm báu của người Dao thì ly kỳ lắm. Em cũng đã từng nghe và được biết một chút thôi. Thanh kiếm đó là báu vật của tổ tiên người Dao để lại. Vì nó là báu vật, là linh hồn của dân tộc Dao, nên không phải ai cũng được tận mắt, dù là quan chức. Hơn nữa, vì kiêng, hoặc sợ mất, mà người Dao cũng giấu tung tích của thanh kiếm, không tiết lộ ai giữ nó. Kiếm báu đã bị dòng họ người Dao ở xã Nậm Ty giấu vào một hang đá bí mật. Kiếm báu là của tổ tiên người Dao, truyền đến đời các con trưởng, cháu trưởng. Tuy nhiên, người được truyền kiếm báu kia là người không tốt, không xứng đáng được cất giữ kho báu, không xứng đáng được thờ tổ tiên, nên dòng họ đã quyết định đem cất giấu vào hang động? Thanh kiếm cổ và những vật dụng của tổ tiên người Dao hiện do Phàn Tà Loàng cất giữ. Nhà anh này ở bản Nậm Ty (xã Nậm Ty). Bố Loàng là ông Phàn Chòi Cuối, là con cháu của tổ tiên người Dao, được truyền giữ đôi kiếm báu, gồm kiếm đực và kiếm cái từ năm 1974. Năm 2007, ông Cuối chết, thì kiếm báu được truyền cho con trai là Loàng. Nhưng đầu 2011, đôi kiếm báu đã được chuyển cho người anh họ là Phàn Tà Phâu. Dòng họ này giữ cả đôi kiếm báu, gồm cả kiếm đực và kiếm cái. Nếu người giữ kiếm mà bán, thì dòng họ sẽ cho lên giàn hỏa thiêu. Ngoài đôi kiếm đực - cái quý giá này, thì người Dao còn giữ nhiều loại dao rựa, dao phay, dao quắm, kiếm, búa, lao lớn bé và các thứ vũ khí khác nữa.
- Vì là kiếm báu nên những thứ vũ khí này sẽ được đem ra sử dụng vào Tết Cúng nhảy đầu năm. Ngày Tết Cúng nhảy, hàng trăm người của dòng tộc sẽ có mặt ở nhà ông Phâu, mổ lợn, gà sống 18 con, rượu nhiều can, cúng bái, ăn uống linh đình. Sau khi cúng Bàn Vương, sẽ diễn ra nhiều nghi lễ huyền bí, trong đó có lễ nhảy lửa. Người ta sẽ đốt một đống gỗ to tướng để lấy than. Sau khi thầy bói đọc thần chú, lần lượt từng người sẽ nhảy vào đống than hồng. Hứng chí thì lăn lê bò toài trên đống than, bốc than nóng nghịch, cho vào mồm nhai lạo xạo. Cùng với màn nhảy lửa, sẽ là các màn múa thiêng diễn tả lại các sự kiện, huyền tích tổ tiên, về hành trình gian khổ đi tìm đất mới, cuộc chiến đấu giữa thiện và ác, lao động sản xuất, bài học làm người... Màn lễ bí ẩn nhất trong lễ Cúng nhảy lửa tại nhà ông Phâu là cuộc chiến đấu trực diện. Người cầm thanh kiếm đực là vua, người cầm kiếm cái là tướng. Những người cầm dao, búa, chùy, liềm, gậy gộc là các tiểu tướng, binh lính. Màn múa này gọi là múa dao, hay còn gọi là điệu múa "ra binh vào tướng". Sau màn múa kiếm kỳ ảo, sẽ diễn ra cuộc chiến cực kỳ quái gở. Những người múa kiếm, đao, búa sẽ xông vào nhau đâm chém ác liệt. Cứ như thể thần linh nhập vào những người này và dùng những miếng võ ác hiểm sát hại nhau.
Những mũi kiếm lao vun vút, cắm thẳng vào mặt, họng, ngực đối phương. Nhưng kỳ lạ thay, dù đâm chém cật lực, song chẳng ai bị thương. Những người tham gia múa kiếm đều chống đỡ hoặc né tránh được các đòn hiểm ác.
Thế là tôi nhờ Hùng đánh tiếng bảo Mạ có thể mai bớt chút thời gian đi cùng chúng tôi lên bản đấy để xem qua đôi kiếm báu đấy được không? Mạ vui vẻ nhận lời. Sáng mai chúng tôi đi xe qua Bảo tàng ở Hà Giang để đón Mạ đi cùng. Trên đường đi, Mạ kể lại:
- Kiếm cổ và các vật báu không nhất thiết phải truyền đến những người trong gia đình, mà có thể truyền cho các gia đình khác, thậm chí dòng họ khác, miễn là người Dao, chung một ông tổ Bàn Vương. Việc kiếm báu được luân chuyển không phụ thuộc vào ý chí của các gia đình, cá nhân, mà phụ thuộc vào "mong muốn của tổ tiên". Nếu gia đình nào tốt, thì kho báu và kiếm cổ ở, còn không tốt, thì sẽ "đòi" đi nhà khác. Nếu tổ tiên muốn đến ở nhà ai, thì nhà đó phải phụng sự. Tổ tiên sẽ tạo ra các dấu hiệu để nhận biết mong muốn. Tổ tiên đã ẩn linh hồn trong đôi kiếm báu cùng các vật cổ này! Nếu dòng họ không còn ai tốt nữa, thì sẽ phải mang những vật báu này giấu vào hang động và vĩnh viễn không được sờ đến nữa.
Hai tiếng đồng hồ sau thì chúng tôi đến nơi. Bản Nậm Ty
Khi gặp được chủ nhà, chúng tôi bị từ chối không cho xem đôi kiếm đó. Về sau khi Mạ thuyết phục mãi thì ông chủ nhà mới đồng ý cho xem kiếm báu. Chúng tôi sững người khi nhìn thấy đôi kiếm đấy. Đúng là một vật gia truyền quý giá của người Dao. Nghe ông chủ nhà nói:
- Kiếm báu đã bị dòng họ người Dao ở xã Nậm Ty giấu vào một hang đá bí mật. Kiếm báu là của tổ tiên người Dao, truyền đến đời các con trưởng, cháu trưởng. Tuy nhiên, người được truyền kiếm báu kia là người không tốt, không xứng đáng được cất giữ kho báu, không xứng đáng được thờ tổ tiên, nên dòng họ đã quyết định đem cất giấu vào hang động. Tuy nhiên bây giờ thì khác rồi, kiếm báu lại về với tay tôi.
Tôi bị mắc bệnh nghề nghiệp nên khi nghe đến đấy tôi hỏi luôn:
- Thế cái hang đá mà dấu thanh kiếm này ở đâu hả ông?
Ông ấy đáp:
- Nó ở ngay bên kia đồi. Ngày trước còn không nói, chứ bây giờ, đôi kiếm cầm trong tay tôi rồi thì sợ gì nữa, có gì các anh cứ ra đấy mà xem. Hai thanh kiếm này được lấy về bản vào năm 1970. Ai cũng biết mà.
Tất cả chúng tôi cùng đến nơi mà theo lời nói của ông chủ đang giữ thanh kiếm nói. Gọi là hang nhưng thực chất chỗ đấy là một hốc núi đá, kích thước chỉ đủ hai người chui lọt. Thế mà tôi cứ tưởng là tìm thấy nơi chứa kho báu đến nơi rồi. Anh Hoàng đến bên chỗ để đôi song kiếm đấy và đi vào bên trong. Nơi để đôi kiếm là một hốc đá nhỏ. Anh Hoàng thò tay vào và lấy ra một phiến đá và ở giữa có khắc chữ 知 (VỊ)
Sau khi tìm được mật mã cuối cùng để tìm kho báu, chúng tôi cám ơn người đàn ông có đôi kiếm báu, cám ơn Mạ đã giúp chúng tôi rất nhiệt tình. Về đến khách sạn, mọi người cũng đã thấm mệt, mất 5 ngày liền liên tục trèo đèo lội suối để có được 4 mật mã. Tự dưng bây giờ tôi lại nghĩ đến Nga, không biết Nga thế nào rồi, bỗng nhiên có điện thoại gọi vào Phương, tôi nghe máy, đầu kia nói:
- Chúng tôi đã biết các ông tìm được mật mã cuối cùng rồi. Vậy bây giờ các vị phải cố gắng tìm nốt kho báu. Có gì chúng tôi sẽ gọi lại. Còn Nga vẫn ổn, không sao cả. Rồi tắt máy.
Đến đây, chúng tôi như rơi vào một cái cạm bẫy. Hay báo chính quyền? Phương bảo:
- Không nên! Không thì họ sẽ giết Nga đấy. Tốt nhất là mình tìm nốt, có gì sẽ tính sau.
Tất cả cũng nghĩ vậy và cũng chuẩn bị tinh thần để tìm đến đầu mối cuối cùng của kho báu Cao Biền.
Sáng hôm sau cũng như mọi khi, tất cả đều ăn sáng và sau đó ngồi bàn chuyện như thường lệ. Vậy thì khi báu nằm ở đâu? Khi có 4 cái mã rồi. Tôi đặt câu hỏi với mọi người. Hùng nói:
- Có khả năng bốn mã kia chỉ để chứng minh hay là một dạng chìa khóa để suy ra kho báu chứ không thể là nơi cất giữ kho báu được. Còn vị trị xác định kho báu có thể xem lại tấm ảnh xem sao?
Mọi người cùng chú ý tấm ảnh mà chúng tôi đang có. Còn một dãy số mà chưa có lời giải. Anh Hoàng chợt nhớ ra điều gì và nói với chúng tôi:
- À, ngày trước, bọn anh đi buôn lậu qua cửa khẩu, toàn đi đường rừng. Lúc đấy không có nhiều cái để phục vụ, xác định vị trí mà vận chuyển hàng. Anh toàn dùng phương án xem sao trên trời và dùng la bàn để xác định hướng đi. Có khả năng là sẽ liên quan đến việc đấy không?
Cũng có thể, nhưng với những con số chi tiết này thì chưa chắc là phương án xác định theo kiểu nhìn sao trên trời như anh Hoàng làm. À, đúng rồi, có khả năng là vị trí tọa độ thì sao. Lúc đấy tôi nhờ Hùng mở máy tính, xác định vị trí trên bản đồ bằng GPS. Xem đi xem lại vẫn không ra vị trí cần xác định. Nó không có lý lắm.
Tôi đọc lại mã gồm:
(37.23.40.10.42.28.43.47).(48.59.90.10.01.27.42). Có khả năng là tọa độ của bãi đá cổ là: 22'37.23.40'B – 104'22'84.34. Đúng rồi, nếu bỏ 22 đi thì trùng với dãy số đầu tiên. Chính xác rồi. Vậy thì dãy số thứ 2. Hùng đánh lại thêm 22 vào đầu và nhận ra là tọa độ:
22.'48.59.90B – 100'12'74.200
Đến đây thì tôi đã biết kho báu ở đâu. Chính vị trí có tọa độ 22.'48.59.90B – 100'12'74.200
Nơi bắt đầu và đến nơi kết thúc là Động Tiên
Nơi tôi đến sẽ là Động Tiên:
Động Tiên cách thành phố Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Động có Suối Tiên rất đẹp. Tương truyền xưa, các tiên nữ vẫn thường xuống động này để tắm vào dịp Tết nên được đặt tên là Động Tiên. Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa. Chúng tôi đến Động tiên lúc 10h sáng. Tất cả mọi người thực sự bị choáng ngợm bởi vẻ đẹp của nó. Con thác nước như trong truyện cổ tích vậy. Có nhiều giai thoại về cái Động tiên này nhưng thực chất đến bây giờ tôi mới biết. Nhưng biết kho báu ở đâu? Bỗng nhiên tôi có điện thoại. Tôi đoán là họ gọi. Tôi nghe điện thoại và biết họ yêu cầu chúng tôi đi theo sự hướng dẫn của họ và không được phản ứng gì. Lúc này tôi và mấy người chắc chỉ có biết nghe thôi chứ còn làm gì nữa bây giờ. Cả bốn người cứ thế tiếng sâu vào động tiên theo sự hướng dẫn của họ. Đi đến xa nơi mọi người tụ tập thì phía gần cuối động có một khe núi chỉ từng người đi một. Lúc đấy không còn ai cả ngoài bốn người chúng tôi. Càng vào sâu trong động, tôi càng thấy ghê. Tiếng gió kêu kết hợp tiếng lạo sạo của bước chân chúng tôi đi làm cho cảm giác hơi sợ. Trong con đường hầm đây không có ánh sáng ngoài ánh sáng từ đèn pin tôi mang theo. Đi được khoảng 50m thì chúng tôi nhìn thấy một cánh cửa hầm được giấu kỹ sau một lớp bụi bám bên ngoài. Có vẻ nó được làm từ sắt, bên ngoài ngụy trang vởi một vài tảng đá. Anh Hoàng khỏe nhất mở ra. Chúng tôi nhìn thấy hiện ra một con đường hun hút như địa đạo vậy. Đây là lần đầu tiên tôi đi kiểu này, tôi thấy ghê quá, nhỡ nó mà giết thì chúng tôi không kịp trở tay. Đi được khoảng 30m thì tất cả lọt vào một cái hang rất rộng.
Có lẽ chưa được ai tới nên hầu như không có vật gì chứng minh là con người tới cả. Lúc đấy, từ xa có ánh đèn le lói. Tôi và mọi người nhìn kỹ nhận ra có 9 người đàn ông, người nào cũng cao to 1,7m trở lên, đầu cắt cua. Tất cả đều mặc quân phục quân đội của Trung Quốc và đều cầm súng AK-47. Đến lúc này, chúng tôi đoán được đấy là ai và chờ đợi.
Một lúc sau có ánh sáng từ những ngọn đèn pha cầm tay, ánh sáng đấy cũng đủ làm sáng cả một góc của căn hầm. Tôi nhìn thấy trong 09 người lính Trung Quốc thì có một người mà tôi biết, đấy là người đã đuổi theo tôi ở Nguyễn Chí Thanh, người đã ở trong bức ảnh khi tôi chụp hôm họp đồng hương và cũng là người đã làm mấy người chúng tôi bị mê man khi tìm mật mã thứ ba ở cột đá chết người. Lúc đấy từ trong đi ra là một người phụ nữ che kín mặt, mặc quân phục. Qua dáng đi, tôi có thể nhận ra đấy là một người phụ nữ đã đứng tuổi. Lúc mở khăn chùm đâu ra tôi mới biết..... Trời ơi! Không thể thế được vào mắt mình nữa! Sao lại là nhìn thấy khuôn mặt đấy. Chính là bà lão bán nước ở cổng đền Nguyễn Trãi, nơi tôi đã từng đến 2 lần để hỏi câu chuyện về Côn Sơn và Nguyễn Trãi. Sao lại có chuyện trùng hợp như vậy? Nghe cách nói chuyện, tôi đoán được đấy là người lãnh đạo của những người lính trên. Nhưng bà ấy là ai? Sao lại là bà? Một lúc sau đó, bà này mới nói bằng tiếng việt cho tôi biết.
Lúc đấy đầu dây bên kia có tiếng của Nga. Tôi chỉ kịp nghe tiếng kêu qua điện thoại của Nga bảo tôi đừng làm theo ý của họ. Tôi nghe được hai câu rồi thất máy tắt.
Bản Nậm Ty |
Nó có ý nghĩa gì nhỉ? Một cái mã mà như bao cái mã khác. Nếu nói về địa điểm thì nó phải là câu thơ khác. Nếu nói về vị trí nó lại là khác. Đằng này nó lại là Kiếm...hay là Kiếm thật? Tôi tự hỏi chính mình. Biết đâu nó chính là cái gì có liên quan đến kiếm thì sao? Mà Kiếm thì làm gì có chỗ để hòn đá bí mật nữa. Lúc này tôi nhớ ra tôi đã từng nghe một câu chuyện trong lúc Mạ - bạn của Hùng - nói chuyện với chúng tôi hôm vừa rồi. Có đoạn Mạ nói về việc Bảo tàng Hà Giang có nhiều lần đề nghị mua lại nhiều cổ vật từ người dân, nhưng họ không bán, vì dù sao đấy là những nét văn hóa của dân tộc họ. Họ không thể bán văn hóa của họ được. Mạ là người Dao nên trong câu chuyện Mạ có nhắc đến một chi tiết về...... À! Đúng rồi! Lúc đấy Mạ nói về việc Bảo tàng không thể mua lại đôi Kiếm báu của người Dao. Bây giờ chỉ còn tồn tại đúng 2 cái. Nó phù hợp với câu Song kiếm luận anh hùng. Đúng rồi! Kiếm báu của người Dao. Tôi mừng quá điện thoại luôn cho Mạ. Vì lúc đấy tôi cũng đã chủ động lấy số điện thoại của Ma rồi. Mạ lúc đấy chưa ngủ, thấy tôi gọi lúc này Mạ cũng giật mình, nhưng khi nghe tôi nói về một số việc, Mạ vui vẻ kẻ lại cho tôi về đôi kiếm báu của Người Dao.
Kiếm người Dao |
- Câu chuyện về kiếm báu của người Dao thì ly kỳ lắm. Em cũng đã từng nghe và được biết một chút thôi. Thanh kiếm đó là báu vật của tổ tiên người Dao để lại. Vì nó là báu vật, là linh hồn của dân tộc Dao, nên không phải ai cũng được tận mắt, dù là quan chức. Hơn nữa, vì kiêng, hoặc sợ mất, mà người Dao cũng giấu tung tích của thanh kiếm, không tiết lộ ai giữ nó. Kiếm báu đã bị dòng họ người Dao ở xã Nậm Ty giấu vào một hang đá bí mật. Kiếm báu là của tổ tiên người Dao, truyền đến đời các con trưởng, cháu trưởng. Tuy nhiên, người được truyền kiếm báu kia là người không tốt, không xứng đáng được cất giữ kho báu, không xứng đáng được thờ tổ tiên, nên dòng họ đã quyết định đem cất giấu vào hang động? Thanh kiếm cổ và những vật dụng của tổ tiên người Dao hiện do Phàn Tà Loàng cất giữ. Nhà anh này ở bản Nậm Ty (xã Nậm Ty). Bố Loàng là ông Phàn Chòi Cuối, là con cháu của tổ tiên người Dao, được truyền giữ đôi kiếm báu, gồm kiếm đực và kiếm cái từ năm 1974. Năm 2007, ông Cuối chết, thì kiếm báu được truyền cho con trai là Loàng. Nhưng đầu 2011, đôi kiếm báu đã được chuyển cho người anh họ là Phàn Tà Phâu. Dòng họ này giữ cả đôi kiếm báu, gồm cả kiếm đực và kiếm cái. Nếu người giữ kiếm mà bán, thì dòng họ sẽ cho lên giàn hỏa thiêu. Ngoài đôi kiếm đực - cái quý giá này, thì người Dao còn giữ nhiều loại dao rựa, dao phay, dao quắm, kiếm, búa, lao lớn bé và các thứ vũ khí khác nữa.
Đuôi kiếm |
Những mũi kiếm lao vun vút, cắm thẳng vào mặt, họng, ngực đối phương. Nhưng kỳ lạ thay, dù đâm chém cật lực, song chẳng ai bị thương. Những người tham gia múa kiếm đều chống đỡ hoặc né tránh được các đòn hiểm ác.
Chủ nhân của đôi kiếm bá |
- Kiếm cổ và các vật báu không nhất thiết phải truyền đến những người trong gia đình, mà có thể truyền cho các gia đình khác, thậm chí dòng họ khác, miễn là người Dao, chung một ông tổ Bàn Vương. Việc kiếm báu được luân chuyển không phụ thuộc vào ý chí của các gia đình, cá nhân, mà phụ thuộc vào "mong muốn của tổ tiên". Nếu gia đình nào tốt, thì kho báu và kiếm cổ ở, còn không tốt, thì sẽ "đòi" đi nhà khác. Nếu tổ tiên muốn đến ở nhà ai, thì nhà đó phải phụng sự. Tổ tiên sẽ tạo ra các dấu hiệu để nhận biết mong muốn. Tổ tiên đã ẩn linh hồn trong đôi kiếm báu cùng các vật cổ này! Nếu dòng họ không còn ai tốt nữa, thì sẽ phải mang những vật báu này giấu vào hang động và vĩnh viễn không được sờ đến nữa.
Hai tiếng đồng hồ sau thì chúng tôi đến nơi. Bản Nậm Ty
Khi gặp được chủ nhà, chúng tôi bị từ chối không cho xem đôi kiếm đó. Về sau khi Mạ thuyết phục mãi thì ông chủ nhà mới đồng ý cho xem kiếm báu. Chúng tôi sững người khi nhìn thấy đôi kiếm đấy. Đúng là một vật gia truyền quý giá của người Dao. Nghe ông chủ nhà nói:
- Kiếm báu đã bị dòng họ người Dao ở xã Nậm Ty giấu vào một hang đá bí mật. Kiếm báu là của tổ tiên người Dao, truyền đến đời các con trưởng, cháu trưởng. Tuy nhiên, người được truyền kiếm báu kia là người không tốt, không xứng đáng được cất giữ kho báu, không xứng đáng được thờ tổ tiên, nên dòng họ đã quyết định đem cất giấu vào hang động. Tuy nhiên bây giờ thì khác rồi, kiếm báu lại về với tay tôi.
Ngôi nhà của chủ nhân của kiếm báu ở bản Nậm Ty |
- Thế cái hang đá mà dấu thanh kiếm này ở đâu hả ông?
Ông ấy đáp:
- Nó ở ngay bên kia đồi. Ngày trước còn không nói, chứ bây giờ, đôi kiếm cầm trong tay tôi rồi thì sợ gì nữa, có gì các anh cứ ra đấy mà xem. Hai thanh kiếm này được lấy về bản vào năm 1970. Ai cũng biết mà.
Tất cả chúng tôi cùng đến nơi mà theo lời nói của ông chủ đang giữ thanh kiếm nói. Gọi là hang nhưng thực chất chỗ đấy là một hốc núi đá, kích thước chỉ đủ hai người chui lọt. Thế mà tôi cứ tưởng là tìm thấy nơi chứa kho báu đến nơi rồi. Anh Hoàng đến bên chỗ để đôi song kiếm đấy và đi vào bên trong. Nơi để đôi kiếm là một hốc đá nhỏ. Anh Hoàng thò tay vào và lấy ra một phiến đá và ở giữa có khắc chữ 知 (VỊ)
Sau khi tìm được mật mã cuối cùng để tìm kho báu, chúng tôi cám ơn người đàn ông có đôi kiếm báu, cám ơn Mạ đã giúp chúng tôi rất nhiệt tình. Về đến khách sạn, mọi người cũng đã thấm mệt, mất 5 ngày liền liên tục trèo đèo lội suối để có được 4 mật mã. Tự dưng bây giờ tôi lại nghĩ đến Nga, không biết Nga thế nào rồi, bỗng nhiên có điện thoại gọi vào Phương, tôi nghe máy, đầu kia nói:
- Chúng tôi đã biết các ông tìm được mật mã cuối cùng rồi. Vậy bây giờ các vị phải cố gắng tìm nốt kho báu. Có gì chúng tôi sẽ gọi lại. Còn Nga vẫn ổn, không sao cả. Rồi tắt máy.
Đến đây, chúng tôi như rơi vào một cái cạm bẫy. Hay báo chính quyền? Phương bảo:
- Không nên! Không thì họ sẽ giết Nga đấy. Tốt nhất là mình tìm nốt, có gì sẽ tính sau.
Tất cả cũng nghĩ vậy và cũng chuẩn bị tinh thần để tìm đến đầu mối cuối cùng của kho báu Cao Biền.
Sáng hôm sau cũng như mọi khi, tất cả đều ăn sáng và sau đó ngồi bàn chuyện như thường lệ. Vậy thì khi báu nằm ở đâu? Khi có 4 cái mã rồi. Tôi đặt câu hỏi với mọi người. Hùng nói:
- Có khả năng bốn mã kia chỉ để chứng minh hay là một dạng chìa khóa để suy ra kho báu chứ không thể là nơi cất giữ kho báu được. Còn vị trị xác định kho báu có thể xem lại tấm ảnh xem sao?
Mọi người cùng chú ý tấm ảnh mà chúng tôi đang có. Còn một dãy số mà chưa có lời giải. Anh Hoàng chợt nhớ ra điều gì và nói với chúng tôi:
- À, ngày trước, bọn anh đi buôn lậu qua cửa khẩu, toàn đi đường rừng. Lúc đấy không có nhiều cái để phục vụ, xác định vị trí mà vận chuyển hàng. Anh toàn dùng phương án xem sao trên trời và dùng la bàn để xác định hướng đi. Có khả năng là sẽ liên quan đến việc đấy không?
Cũng có thể, nhưng với những con số chi tiết này thì chưa chắc là phương án xác định theo kiểu nhìn sao trên trời như anh Hoàng làm. À, đúng rồi, có khả năng là vị trí tọa độ thì sao. Lúc đấy tôi nhờ Hùng mở máy tính, xác định vị trí trên bản đồ bằng GPS. Xem đi xem lại vẫn không ra vị trí cần xác định. Nó không có lý lắm.
Tôi đọc lại mã gồm:
(37.23.40.10.42.28.43.47).(48.59.90.10.01.27.42). Có khả năng là tọa độ của bãi đá cổ là: 22'37.23.40'B – 104'22'84.34. Đúng rồi, nếu bỏ 22 đi thì trùng với dãy số đầu tiên. Chính xác rồi. Vậy thì dãy số thứ 2. Hùng đánh lại thêm 22 vào đầu và nhận ra là tọa độ:
22.'48.59.90B – 100'12'74.200
Đến đây thì tôi đã biết kho báu ở đâu. Chính vị trí có tọa độ 22.'48.59.90B – 100'12'74.200
Nơi bắt đầu và đến nơi kết thúc là Động Tiên
Nơi tôi đến sẽ là Động Tiên:
Động Tiên cách thành phố Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Động có Suối Tiên rất đẹp. Tương truyền xưa, các tiên nữ vẫn thường xuống động này để tắm vào dịp Tết nên được đặt tên là Động Tiên. Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa. Chúng tôi đến Động tiên lúc 10h sáng. Tất cả mọi người thực sự bị choáng ngợm bởi vẻ đẹp của nó. Con thác nước như trong truyện cổ tích vậy. Có nhiều giai thoại về cái Động tiên này nhưng thực chất đến bây giờ tôi mới biết. Nhưng biết kho báu ở đâu? Bỗng nhiên tôi có điện thoại. Tôi đoán là họ gọi. Tôi nghe điện thoại và biết họ yêu cầu chúng tôi đi theo sự hướng dẫn của họ và không được phản ứng gì. Lúc này tôi và mấy người chắc chỉ có biết nghe thôi chứ còn làm gì nữa bây giờ. Cả bốn người cứ thế tiếng sâu vào động tiên theo sự hướng dẫn của họ. Đi đến xa nơi mọi người tụ tập thì phía gần cuối động có một khe núi chỉ từng người đi một. Lúc đấy không còn ai cả ngoài bốn người chúng tôi. Càng vào sâu trong động, tôi càng thấy ghê. Tiếng gió kêu kết hợp tiếng lạo sạo của bước chân chúng tôi đi làm cho cảm giác hơi sợ. Trong con đường hầm đây không có ánh sáng ngoài ánh sáng từ đèn pin tôi mang theo. Đi được khoảng 50m thì chúng tôi nhìn thấy một cánh cửa hầm được giấu kỹ sau một lớp bụi bám bên ngoài. Có vẻ nó được làm từ sắt, bên ngoài ngụy trang vởi một vài tảng đá. Anh Hoàng khỏe nhất mở ra. Chúng tôi nhìn thấy hiện ra một con đường hun hút như địa đạo vậy. Đây là lần đầu tiên tôi đi kiểu này, tôi thấy ghê quá, nhỡ nó mà giết thì chúng tôi không kịp trở tay. Đi được khoảng 30m thì tất cả lọt vào một cái hang rất rộng.
Suối Tiên - Động Tiên |
Một lúc sau có ánh sáng từ những ngọn đèn pha cầm tay, ánh sáng đấy cũng đủ làm sáng cả một góc của căn hầm. Tôi nhìn thấy trong 09 người lính Trung Quốc thì có một người mà tôi biết, đấy là người đã đuổi theo tôi ở Nguyễn Chí Thanh, người đã ở trong bức ảnh khi tôi chụp hôm họp đồng hương và cũng là người đã làm mấy người chúng tôi bị mê man khi tìm mật mã thứ ba ở cột đá chết người. Lúc đấy từ trong đi ra là một người phụ nữ che kín mặt, mặc quân phục. Qua dáng đi, tôi có thể nhận ra đấy là một người phụ nữ đã đứng tuổi. Lúc mở khăn chùm đâu ra tôi mới biết..... Trời ơi! Không thể thế được vào mắt mình nữa! Sao lại là nhìn thấy khuôn mặt đấy. Chính là bà lão bán nước ở cổng đền Nguyễn Trãi, nơi tôi đã từng đến 2 lần để hỏi câu chuyện về Côn Sơn và Nguyễn Trãi. Sao lại có chuyện trùng hợp như vậy? Nghe cách nói chuyện, tôi đoán được đấy là người lãnh đạo của những người lính trên. Nhưng bà ấy là ai? Sao lại là bà? Một lúc sau đó, bà này mới nói bằng tiếng việt cho tôi biết.
- Chào anh, tôi chính là Hoàng Á Lệ. Người mà anh đã bao công tìm kiếm và xác minh.
Đến đây thì tôi mới hiểu đây chính là bà Hoàng Á Lệ. Người đã mất tích khi vào Côn Sơn. Có thể bà ấy thay đổi khuôn mặt nên trở thành bà lão bán nước ở cổng đền Nguyễn Trãi. Tôi thực sự không ngờ tới điều này.
- Nhưng Nga đâu? Tôi hỏi bà lão như vậy.
Bà lão không nói gì và yêu cầu một người lính đưa cho tôi ba hòn đá mật mã mà chúng tôi đã tìm được ở Hà Giang và nói với tôi:
- Anh hãy giải mật mã này đi. Khi nào giải mã xong, lúc đây tôi mới đưa Nga ra cho anh. Còn không, tất cả các anh sẽ chết.
Lúc này không còn cách nào khác là tôi phải làm và nghiên cứu cách giải mã. Nếu để đủ bốn hòn đá thì sẽ là bốn chữ đầu tiên của bài thơ Cao Biền. Bốn chứ được sắp sếp theo chiều từ trên xuống dưới. Tôi lấy viên đá đầu tiên có chữ VÂN. Cầm viên đá trong tay tôi suy nghĩ: Chắc chắn đây là một dạng chìa khóa nào đấy. Vậy mã có thể mở được khóa bí mật chính là và có thể là chìa khóa mở
căn hầm đấy và kho báu sẽ ở đây. Tôi run run cầm và bắt đầu tìm kiếm dưới
sự kiểm tra của họ. Nếu theo suy luận thì đấy là VÂN (雲) DÃ (野) TRỊ (野) VỊ (知)
Tìm xung quanh tôi bắt đầu phát hiện ra một khe đá đủ để phiến đá thứ nhất. Tôi đặt phiến đá đấy vào và vừa khít khe đá mà tôi tìm thấy. Có cơ sở rồi! Tôi nghĩ vậy và tìm thêm 3 chỗ để đủ 3 viên đã đấy theo chiều từ trên xuống dưới. Khi vừa khít, bốn người chúng tôi cùng đạp mạnh vào bốn viên đá. Một tiếng ầm kêu lên và hiện ra cửa hang. Tất cả ánh sáng trong căn hầm đó đều có điện tự phát khi mở cửa. Ánh sáng chiếu toàn bộ căn hầm. Căn hầm quá rộng. Và kia là những khối kim loại Vàng được xếp ngay ngắn từng chồng một. Bên ngoài còn bọc những vải bạt quân đội đã cũ. Đây chính là kho báu của Cao Biền. Tôi sướng quá kêu lên. Tất cả cũng vậy. Nhưng quay lại tôi hỏi:
- Tôi đã tìm ra kho báu, bây giờ bà đưa Nga ra đây!
Lúc này, Nga được đi từ phía sau ra. Nhưng không phải bị trói như tôi nghĩ. Nga chạy đến bên tôi và các bạn tôi. Lúc này bà Lệ mới nói:
- Nga! Con hãy về ngay chỗ mình. Chuẩn bị cùng mọi người vận chuyển số vàng trên ra ô tô. Đoàn xe đang đợi ở ngoài. Không còn thời gian nữa đâu.
Lúc đấy chúng tôi giật mình. Nga! Sao lại có chuyện đấy được? Vậy Nga chính là nội gián mà Trung Quốc đã cài vào nhóm chúng tôi? Tôi không biết nói gì hơn nữa lúc đấy. Nga cũng vậy. Lúc này Nga nhìn tôi, đôi mắt Nga hình như muốn nói với tôi rất nhiều nhưng ở đấy mọi người đều phải làm theo lệnh của bà Hoàng Á Lệ.
Mọi người đang chuẩn bị cho những thỏi vàng vàng những thùng gỗ đã được chuẩn bị từ trước thì bỗng nhiên có tiếng loa kêu từ bên ngoài vọng vào:
Yêu cầu tất cả mọi người bỏ súng xuống. Chúng tôi là lực lượng quân đội Việt Nam. Khu vực đã bị bao vây và niêm phong. Không được phép chống cự.
Lúc đấy, chúng tôi không hiểu tại sao mọi sự việc diễn ra như vậy. Có tiếng súng nổ ầm ầm từ hai bên. Ánh sáng từ hai làn đạn vèo vèo trên đầu. Tôi chỉ kịp nhìn thấy bóng Nga chạy theo những người lính Trung Quốc ra lối phía sau.
Không! Hình như có tiếng người bị trúng đạn. Nga! Tôi thấy bóng Nga đổ gục xuống trên đường hầm thoát ra. Lúc đấy, bất chấp nguy hiểm, tôi vội chạy đến chỗ Nga mặc anh Hoàng kéo tôi lại để tôi không chạy ra đấy.
Tôi vội vàng chạy đến chỗ Nga. Lúc đấy bà Hoàng Á Lệ cũng chỉ kịp được những người lính Trung Quốc đưa đường để chạy về phía sau. Còn lại Nga nằm lại đấy, máu đã thấm đầy lưng áo của Nga. Hình như viên đạn đã bắn từ phía bên mình. Lúc này, tiếng đạn đã dứt. Tôi thấy lấp ló bóng dáng những người lính Việt Nam chạy vào. Đèn bật sáng khắc nơi trong căn hầm. Anh Hoàng, Phương và Hùng lúc đấy chạy đến chỗ tôi. Tôi đang đỡ Nga trên tay mình, Nga nở nụ cười với tôi, một nụ cười mà đến bây giờ tôi không thể quên được, ánh mắt Nga đã nghẹn ngào. Có lẽ Nga bị thương nặng lắm. Nga nắm lấy tay tôi khẽ nó:
- Em xin lỗi. Tất cả mọi lỗi lầm đều do em gây ra thì em phải gánh chịu. Em đã lừa dối anh về những việc em làm. Nhưng những điều đó đều vì một mục đích của em. Duy nhất chỉ có điều mà em không hề lừa dối anh đấy là em yêu anh. Thực sự những ngày bên anh, em rất hạnh phúc. Em chưa bao giờ có một tình yêu chọn vẹn cả. Khi gặp anh, em hiểu mình đã yêu. Nhưng cái thứ tình yêu đấy có dại dột lắm không anh? Em tiếc là em không còn sống để được nhìn thấy anh cho dù em rất muốn xa anh lúc này. Nhưng rồi có lúc nào đấy khi xong mọi việc anh sẽ hiểu em, hiểu những việc em làm. Em yêu tổ quốc Việt Nam. Em là người Việt Nam. Anh còn nhớ lúc ở Hà Giang em còn hứa với anh điều gì không? Lúc đứng ở Đồi Thông, em đã nói nếu lúc nào đó có thời gian em sẽ mời anh đến chợ Khâu Vai. Đấy là chợ tình yêu, nơi đấy dành cho những người yêu nhau. Khâu Vai có nghĩa là song mây ý muốn nói đây là vùng đất có nhiều song mây song cũng có ý nói tình cảm của đôi trai gái gắn bó, quấn quýt như cây song, cây mây trên các ngọn núi quanh vùng. Em đã không thể làm gì để có cơ hội mời anh đi được nữa. Em xin lỗi. Nhưng em không ân hận vì em đã yêu anh. Cho dù thời gian bên anh không nhiều, nhưng đối với em đấy là tất cả. Anh nhớ giữ món quà mà em đã đưa cho anh nhé. Đấy là cái khèn lá mà người Dao chúng em hay dùng. Người đàn ông khi muốn tỏ tình với người con gái mà họ yêu thì họ sẽ dùng cái đấy để cầu hôn. Anh hứa với em hãy giúp em tìm lại mộ bố em nếu em không qua khỏi nhé. Đấy là tâm nguyện của em mà đến bây giờ em vẫn chưa thực hiện được. Em biết việc em làm là không đúng, nhưng tất cả những điều đó em làm vì.......
Nga ngất đi và không kịp nói câu cuối với tôi. Lúc đấy, nước mắt tôi cứ thế trào ra, không kìm được. Tôi khóc như một đứa trẻ con, khóc như chưa bao giờ được khóc vậy. Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao Nga đưa tôi đến Đồi Thông và tại sao Nga tặng tôi cái kèn lá. Tôi cảm thấy lòng nặng chĩu. Cái cảm xúc trong tôi như đốt cháy trái tim tôi vậy. Cõ lẽ tôi đã yêu Nga....
- Đúng, em không có lỗi. Có trách đấy chính là trách số phận.
Tôi chỉ kịp nói như vậy với Nga và đón nhận nụ hôn cuối cùng của Nga. Trong tay Nga đưa cho tôi một mảnh giấy. Tôi đoán chắc là bức thư Nga định viết cho tôi. Tôi cầm lấy mà không kìm được cảm xúc. Anh Hoàng, Phương, Hùng đều đứng cạnh tôi lúc đấy. Tất cả đều im lặng. Một lúc sau tất cả hang đã kín bộ đội mình. Tôi, Phương, anh Hoàng và Hùng đều bị bắt, bịt kín mắt và đưa đi.
Lúc tỉnh dậy, tôi mới biết tôi đang ở Trụ Sở Bộ Quốc Phòng ở đường Nguyễn Tri Phương. Tôi đoán vậy vì khi nhìn ra cửa sổ thì thấp thoáng thấy Lăng Bác. Trong phòng chỉ có tôi, anh Hoàng, Phương nhưng không có thằng Hùng. Đợi một lúc, tôi thấy có một người lính có nói với tôi và bảo tôi đợi một lát, có người cần gặp. Chưa bao giờ tôi được đứng ở trong trụ sở Bộ Quốc Phòng cả. Tôi nghĩ tôi cũng hãnh diện đấy chứ. Một lúc sau, cửa mở và bước ra một cán bộ quân đội bước vào. Lúc này, tôi và hai người bạn tôi hết sức bất ngờ. Người cán bộ cao cấp của Bộ Quốc Phòng chính là chú đồng hương với tôi và đi sau là ...thằng Hùng.
Tôi ngạc nhiên quá, Phương và anh Hoàng cũng vậy. Lúc này, bác đồng hương (tôi thấy đeo hàm thiếu tướng) nói với tôi:
- Lãnh đạo Bộ Quốc Phòng rất cám ơn mấy anh em đã giúp chính phủ tìm ra những kho báu quý giá đó. Thực sự bác không biết nói gì hơn.
Bác nói tiếp:
- Chính bác đã là người đi theo vụ này rất lâu rồi. Tình cờ qua một nói chuyện với bác Hòa, bố của Hùng thì bác mới biết cháu đang tìm kiếm kho báu Cao Biền. Chính vì lẽ đó, Bộ Quyết định lập kế hoạch mang tên Cảnh Long Đồng Khánh để tìm kho báu mà đã bị thất lạc. Chính bác đã chủ động lên kế hoạch về họp đồng hương và cũng chủ động đưa cháu bức ảnh. Lúc đấy Bác biết là cháu sẽ tò mò. Nhưng dù sao, những người như Bác cũng cám ơn tấm lòng và sự nhiệt tình của mấy anh em.
Bác vui vẻ bắt tay từng người và nói câu cuối cùng:
- Về công lao, Nhà nước sẽ có phần thưởng xứng đáng với những người như cháu và bạn cháu
(Về sau tôi mới biết, tôi và anh Hoàng, Phương, mỗi người được một căn hộ cao cấp 220m2 ở khu nhà VINACONEX, toàn nhà 34 tầng ở Trung Hòa Nhân Chính, kèm theo là mỗi người một chìa khóa ô tô mới cứng. Ba người giống nhau. Còn riêng anh Hoàng, anh ấy đã được giới thiệu làm giám đốc một công ty chuyên bốc xếp ở Cảng Hà Nội).
Nói chuyện xong với chúng tôi bác ra khỏi phòng, chỉ còn lại thằng Hùng trong phòng. Nói chuyện với Hùng, chúng tôi trách nó là sao không nói gì cho anh em biết cả. Nói chỉ bảo là thông cảm cho nó vì đấy là nhiệm vụ nên không được phép. Tất cả những hoạt động của chúng tôi, phòng nó vẫn bí mật theo dõi và bảo vệ phía sau. Mọi thông tin đều được lấy từ Hùng. Lúc này, tôi ngẫm lại mới thấy đúng. Thảo nào, nó có đủ các vật dụng hiện đại mà không phải ai cũng có, đi đến đâu nó cũng có thể mượn mọi thứ một cách dễ dàng, liên hệ bất kỳ nơi nào mà tôi yêu cầu. Tôi có hỏi:
- Sau khi Nga bị trúng đạn thì thế nào?
Nó nói với tôi:
- Toàn bộ người của Trung Quốc hôm đấy đều bị bắt. Khi kết thúc kế hoạch, Chính phủ mình trao trả toàn bộ những người đấy qua đường ngoại giao. Còn Nga, khi chúng tôi bị bắt về Hà Nội, Phòng nó đã cử người đưa Nga vào Bệnh viện 108 để chữa trị, nhưng do vết thương của Nga nặng quá nên không qua khỏi. Hiện tại, Nga đã an táng tại Hà Giang, gần mộ mẹ của Nga. Mọi việc do liên quan đến an ninh quốc phòng nên toàn bộ cuộc tìm kiếm của chúng tôi cũng như những thông tin có liên quan đến chung tôi đều được tối mật. Việc nó đến gặp tôi cũng được sắp đặt trước. Những trang bị cho nó từ giấy tờ, vật dụng đều của Chính phủ cung cấp. Còn Nga thì lại khác. Nga thực chất là người của Cục Quân huấn, được cử theo kế hoạch cùng nó do Nga là người dân tộc Dao ở Hà Giang. Việc này chính nó là người kiến nghị Thủ trưởng chỗ nó cho Nga theo kế hoạch. Nhưng có một thông tin mà nó không xác minh kỹ trước khi Nga tham gia kế hoạch là việc Nga đã có một đứa con gái với người yêu ban đầu từ trước. Tuy nhiên khi đứa trẻ được hơn 2 tuổi, người đàn ông đấy từ Trung Quốc về bắt cóc đi. Mọi thông tin về sau này mới được xác minh là do phía tổ chức của Trung Quốc đã tạo ra vụ này để khống chế Nga, gây áp lực với Nga để Nga có thể cung cấp một số thông tin có liên quan đến kế hoạch này. Còn việc chọn người theo kế hoạch là Nga và nó đã được Tổng Tham mưu trưởng duyệt rồi. Nhưng chi tiết đứa con của Nga thì tổ chức không được biết. Chính vì thế, kế hoạch tìm kiếm mới xảy ra vụ việc vừa rồi. Hiện tại, đứa con gái của Nga đã được mang về Bộ Quốc Phòng và được nuôi dưỡng tại một nơi bí mật.
Tôi hỏi tiếp:
- Thế còn những người lính Trung Quốc? Họ có phải là đội quân đào vàng không?
Hùng trả lời:
- Đúng! Tất cả những người đấy đều thuộc tổ chức của Trung Quốc. Còn Bà Hoàng Á Lệ chưa chết khi bà đến Côn Sơn lần đầu tiên. Thực chất bà đã trở lại Việt Nam để tìm hiểu sự việc, chuẩn bị trước cho việc quay lại lấy kho báu. Sau đó, bà đấy đã cải trang thay đổi lại khuôn mặt và làm bà bán nước ở đền Nguyễn Trãi cho dễ thu thập thông tin. Còn người lính Trung Quốc mà có trong bức ảnh hôm tôi về hội đồng hương chính là người đã cố tình tạo ra vụ tai nạn xe máy với người nhà tôi để dễ tìm hiểu và tiếp cận tôi do tôi đã lên Côn Sơn mấy lần để tìm hiểu về Nguyễn Trãi và đường hầm. Mọi sự việc của tôi đều bị bà lão bán nước biết và cung cấp lại cho bên Trung Quốc.
Đến lúc này thì chúng tôi đã hiểu sự việc. Xong câu chuyện, tôi, anh Hoàng, Phương đều ra về. Đến tận bây giờ, thỉnh thoảng mấy anh em hay ngồi cà phê tán gẫu với nhau cũng kể lại chuyện cũ để trêu tôi. Còn mối tình say nắng của tôi chỉ có mấy anh em biết. Nhưng đấy là những điều tuyệt vời của cuộc sống. Tôi không ân hận về những việc mình làm. Chỉ có điều Nga đã ra đi khi chưa tròn ý nguyện của mình là tìm lại mộ bố cô ấy. Có lẽ tôi sẽ giúp Nga làm điều đó. Một lời hứa với những người đã mất.
Sau hôm đấy, tôi về nhà. Tôi cũng cảm thấy tự hào là đã tìm cho Việt Nam một kho báu vô cùng quý giá. Cho dù tôi cũng chả cần lắm về vàng hay cái gì nhưng làm được cho đất nước một điều có lợi là tôi mừng rồi. Về đến nhà, vợ tôi được biết tin có căn hộ và một cái xe ôtô thì sung sướng quá và cũng không hỏi tôi về những gì tôi đã trải qua ở chuyến đi vừa rồi. Đúng là phụ nữ, tôi thấy mình cũng không nên nói về Nga cho vợ tôi biết làm gì vì dù sao hãy để Nga yên nghỉ một cách thanh thản. Một lúc nào đấy, tôi sẽ về Hà Giang một lần nữa để thăm Nga. Chợt nhớ lại chuyến đi với Nga, tôi lại bồi hồi về những kỷ niệm. Lúc đấy lấy trong túi áo của tôi là cái kèn lá mà Nga tặng tôi, tuy nó đã khô không dùng được nữa, nhưng đối với tôi nó có nhiều ý nghĩa hơn cái giá trị của nó. À đúng rồi! Tôi còn giữ bức thư mà Nga để lại.
Đến tối tôi mở ra đọc. Ồ! Đây không phải bức thư mà là một bài thơ có 8 câu thơ và một dòng đề tên một kế hoạch. Tôi biết rồi! Đây có lẽ chính lại là một bí mật về một kho báu nào nữa. Về nội dung của bài thờ, tôi cũng đoán biết một phần về sự tích kho báu này. Có thể bí mật này được Nga lấy được từ bà Hoàng Á Lệ. Tôi sướng quá và thầm lên kế hoạch tiếp tục nghiên cứu cuộc tìm kiếm mới này. Một kho báu thất truyền. Đúng là số tôi khổ, lại phải bắt đầu tìm kiếm ... Mà đầu mối bí mật đấy bắt đầu từ một nơi rất gần với tôi....
Tôi xin tạm dừng câu chuyện của tôi kể về quá trình tôi và các bạn tôi tìm kiếm kho báu của Cao Biền. Những điều tôi viết và nói trong câu truyện này có thể thực, có thể hư nhưng những điều đó cho phép tôi được giữ im lặng. Vì đấy là lịch sử.
Tập 1: Tấm bản đồ bí ẩn
Tập 2: Giải mã tấm bản đồ
Tập 3: Đường hầm bí ẩn ở Côn Sơn
Tập 5: Mật mã Trâu Vàng - part 1
Tập 5: Mật mã Trâu Vàng - part 2
Đường vào căn hầm sau thác ở Động Tiên |
Tìm xung quanh tôi bắt đầu phát hiện ra một khe đá đủ để phiến đá thứ nhất. Tôi đặt phiến đá đấy vào và vừa khít khe đá mà tôi tìm thấy. Có cơ sở rồi! Tôi nghĩ vậy và tìm thêm 3 chỗ để đủ 3 viên đã đấy theo chiều từ trên xuống dưới. Khi vừa khít, bốn người chúng tôi cùng đạp mạnh vào bốn viên đá. Một tiếng ầm kêu lên và hiện ra cửa hang. Tất cả ánh sáng trong căn hầm đó đều có điện tự phát khi mở cửa. Ánh sáng chiếu toàn bộ căn hầm. Căn hầm quá rộng. Và kia là những khối kim loại Vàng được xếp ngay ngắn từng chồng một. Bên ngoài còn bọc những vải bạt quân đội đã cũ. Đây chính là kho báu của Cao Biền. Tôi sướng quá kêu lên. Tất cả cũng vậy. Nhưng quay lại tôi hỏi:
- Tôi đã tìm ra kho báu, bây giờ bà đưa Nga ra đây!
Lúc này, Nga được đi từ phía sau ra. Nhưng không phải bị trói như tôi nghĩ. Nga chạy đến bên tôi và các bạn tôi. Lúc này bà Lệ mới nói:
- Nga! Con hãy về ngay chỗ mình. Chuẩn bị cùng mọi người vận chuyển số vàng trên ra ô tô. Đoàn xe đang đợi ở ngoài. Không còn thời gian nữa đâu.
Lúc đấy chúng tôi giật mình. Nga! Sao lại có chuyện đấy được? Vậy Nga chính là nội gián mà Trung Quốc đã cài vào nhóm chúng tôi? Tôi không biết nói gì hơn nữa lúc đấy. Nga cũng vậy. Lúc này Nga nhìn tôi, đôi mắt Nga hình như muốn nói với tôi rất nhiều nhưng ở đấy mọi người đều phải làm theo lệnh của bà Hoàng Á Lệ.
Mọi người đang chuẩn bị cho những thỏi vàng vàng những thùng gỗ đã được chuẩn bị từ trước thì bỗng nhiên có tiếng loa kêu từ bên ngoài vọng vào:
Yêu cầu tất cả mọi người bỏ súng xuống. Chúng tôi là lực lượng quân đội Việt Nam. Khu vực đã bị bao vây và niêm phong. Không được phép chống cự.
Lúc đấy, chúng tôi không hiểu tại sao mọi sự việc diễn ra như vậy. Có tiếng súng nổ ầm ầm từ hai bên. Ánh sáng từ hai làn đạn vèo vèo trên đầu. Tôi chỉ kịp nhìn thấy bóng Nga chạy theo những người lính Trung Quốc ra lối phía sau.
Không! Hình như có tiếng người bị trúng đạn. Nga! Tôi thấy bóng Nga đổ gục xuống trên đường hầm thoát ra. Lúc đấy, bất chấp nguy hiểm, tôi vội chạy đến chỗ Nga mặc anh Hoàng kéo tôi lại để tôi không chạy ra đấy.
Tôi vội vàng chạy đến chỗ Nga. Lúc đấy bà Hoàng Á Lệ cũng chỉ kịp được những người lính Trung Quốc đưa đường để chạy về phía sau. Còn lại Nga nằm lại đấy, máu đã thấm đầy lưng áo của Nga. Hình như viên đạn đã bắn từ phía bên mình. Lúc này, tiếng đạn đã dứt. Tôi thấy lấp ló bóng dáng những người lính Việt Nam chạy vào. Đèn bật sáng khắc nơi trong căn hầm. Anh Hoàng, Phương và Hùng lúc đấy chạy đến chỗ tôi. Tôi đang đỡ Nga trên tay mình, Nga nở nụ cười với tôi, một nụ cười mà đến bây giờ tôi không thể quên được, ánh mắt Nga đã nghẹn ngào. Có lẽ Nga bị thương nặng lắm. Nga nắm lấy tay tôi khẽ nó:
- Em xin lỗi. Tất cả mọi lỗi lầm đều do em gây ra thì em phải gánh chịu. Em đã lừa dối anh về những việc em làm. Nhưng những điều đó đều vì một mục đích của em. Duy nhất chỉ có điều mà em không hề lừa dối anh đấy là em yêu anh. Thực sự những ngày bên anh, em rất hạnh phúc. Em chưa bao giờ có một tình yêu chọn vẹn cả. Khi gặp anh, em hiểu mình đã yêu. Nhưng cái thứ tình yêu đấy có dại dột lắm không anh? Em tiếc là em không còn sống để được nhìn thấy anh cho dù em rất muốn xa anh lúc này. Nhưng rồi có lúc nào đấy khi xong mọi việc anh sẽ hiểu em, hiểu những việc em làm. Em yêu tổ quốc Việt Nam. Em là người Việt Nam. Anh còn nhớ lúc ở Hà Giang em còn hứa với anh điều gì không? Lúc đứng ở Đồi Thông, em đã nói nếu lúc nào đó có thời gian em sẽ mời anh đến chợ Khâu Vai. Đấy là chợ tình yêu, nơi đấy dành cho những người yêu nhau. Khâu Vai có nghĩa là song mây ý muốn nói đây là vùng đất có nhiều song mây song cũng có ý nói tình cảm của đôi trai gái gắn bó, quấn quýt như cây song, cây mây trên các ngọn núi quanh vùng. Em đã không thể làm gì để có cơ hội mời anh đi được nữa. Em xin lỗi. Nhưng em không ân hận vì em đã yêu anh. Cho dù thời gian bên anh không nhiều, nhưng đối với em đấy là tất cả. Anh nhớ giữ món quà mà em đã đưa cho anh nhé. Đấy là cái khèn lá mà người Dao chúng em hay dùng. Người đàn ông khi muốn tỏ tình với người con gái mà họ yêu thì họ sẽ dùng cái đấy để cầu hôn. Anh hứa với em hãy giúp em tìm lại mộ bố em nếu em không qua khỏi nhé. Đấy là tâm nguyện của em mà đến bây giờ em vẫn chưa thực hiện được. Em biết việc em làm là không đúng, nhưng tất cả những điều đó em làm vì.......
Nga ngất đi và không kịp nói câu cuối với tôi. Lúc đấy, nước mắt tôi cứ thế trào ra, không kìm được. Tôi khóc như một đứa trẻ con, khóc như chưa bao giờ được khóc vậy. Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao Nga đưa tôi đến Đồi Thông và tại sao Nga tặng tôi cái kèn lá. Tôi cảm thấy lòng nặng chĩu. Cái cảm xúc trong tôi như đốt cháy trái tim tôi vậy. Cõ lẽ tôi đã yêu Nga....
- Đúng, em không có lỗi. Có trách đấy chính là trách số phận.
Tôi chỉ kịp nói như vậy với Nga và đón nhận nụ hôn cuối cùng của Nga. Trong tay Nga đưa cho tôi một mảnh giấy. Tôi đoán chắc là bức thư Nga định viết cho tôi. Tôi cầm lấy mà không kìm được cảm xúc. Anh Hoàng, Phương, Hùng đều đứng cạnh tôi lúc đấy. Tất cả đều im lặng. Một lúc sau tất cả hang đã kín bộ đội mình. Tôi, Phương, anh Hoàng và Hùng đều bị bắt, bịt kín mắt và đưa đi.
Lúc tỉnh dậy, tôi mới biết tôi đang ở Trụ Sở Bộ Quốc Phòng ở đường Nguyễn Tri Phương. Tôi đoán vậy vì khi nhìn ra cửa sổ thì thấp thoáng thấy Lăng Bác. Trong phòng chỉ có tôi, anh Hoàng, Phương nhưng không có thằng Hùng. Đợi một lúc, tôi thấy có một người lính có nói với tôi và bảo tôi đợi một lát, có người cần gặp. Chưa bao giờ tôi được đứng ở trong trụ sở Bộ Quốc Phòng cả. Tôi nghĩ tôi cũng hãnh diện đấy chứ. Một lúc sau, cửa mở và bước ra một cán bộ quân đội bước vào. Lúc này, tôi và hai người bạn tôi hết sức bất ngờ. Người cán bộ cao cấp của Bộ Quốc Phòng chính là chú đồng hương với tôi và đi sau là ...thằng Hùng.
Trụ sở Bộ Quốc Phòng |
- Lãnh đạo Bộ Quốc Phòng rất cám ơn mấy anh em đã giúp chính phủ tìm ra những kho báu quý giá đó. Thực sự bác không biết nói gì hơn.
Bác nói tiếp:
- Chính bác đã là người đi theo vụ này rất lâu rồi. Tình cờ qua một nói chuyện với bác Hòa, bố của Hùng thì bác mới biết cháu đang tìm kiếm kho báu Cao Biền. Chính vì lẽ đó, Bộ Quyết định lập kế hoạch mang tên Cảnh Long Đồng Khánh để tìm kho báu mà đã bị thất lạc. Chính bác đã chủ động lên kế hoạch về họp đồng hương và cũng chủ động đưa cháu bức ảnh. Lúc đấy Bác biết là cháu sẽ tò mò. Nhưng dù sao, những người như Bác cũng cám ơn tấm lòng và sự nhiệt tình của mấy anh em.
Bác vui vẻ bắt tay từng người và nói câu cuối cùng:
- Về công lao, Nhà nước sẽ có phần thưởng xứng đáng với những người như cháu và bạn cháu
(Về sau tôi mới biết, tôi và anh Hoàng, Phương, mỗi người được một căn hộ cao cấp 220m2 ở khu nhà VINACONEX, toàn nhà 34 tầng ở Trung Hòa Nhân Chính, kèm theo là mỗi người một chìa khóa ô tô mới cứng. Ba người giống nhau. Còn riêng anh Hoàng, anh ấy đã được giới thiệu làm giám đốc một công ty chuyên bốc xếp ở Cảng Hà Nội).
Nói chuyện xong với chúng tôi bác ra khỏi phòng, chỉ còn lại thằng Hùng trong phòng. Nói chuyện với Hùng, chúng tôi trách nó là sao không nói gì cho anh em biết cả. Nói chỉ bảo là thông cảm cho nó vì đấy là nhiệm vụ nên không được phép. Tất cả những hoạt động của chúng tôi, phòng nó vẫn bí mật theo dõi và bảo vệ phía sau. Mọi thông tin đều được lấy từ Hùng. Lúc này, tôi ngẫm lại mới thấy đúng. Thảo nào, nó có đủ các vật dụng hiện đại mà không phải ai cũng có, đi đến đâu nó cũng có thể mượn mọi thứ một cách dễ dàng, liên hệ bất kỳ nơi nào mà tôi yêu cầu. Tôi có hỏi:
- Sau khi Nga bị trúng đạn thì thế nào?
Nó nói với tôi:
- Toàn bộ người của Trung Quốc hôm đấy đều bị bắt. Khi kết thúc kế hoạch, Chính phủ mình trao trả toàn bộ những người đấy qua đường ngoại giao. Còn Nga, khi chúng tôi bị bắt về Hà Nội, Phòng nó đã cử người đưa Nga vào Bệnh viện 108 để chữa trị, nhưng do vết thương của Nga nặng quá nên không qua khỏi. Hiện tại, Nga đã an táng tại Hà Giang, gần mộ mẹ của Nga. Mọi việc do liên quan đến an ninh quốc phòng nên toàn bộ cuộc tìm kiếm của chúng tôi cũng như những thông tin có liên quan đến chung tôi đều được tối mật. Việc nó đến gặp tôi cũng được sắp đặt trước. Những trang bị cho nó từ giấy tờ, vật dụng đều của Chính phủ cung cấp. Còn Nga thì lại khác. Nga thực chất là người của Cục Quân huấn, được cử theo kế hoạch cùng nó do Nga là người dân tộc Dao ở Hà Giang. Việc này chính nó là người kiến nghị Thủ trưởng chỗ nó cho Nga theo kế hoạch. Nhưng có một thông tin mà nó không xác minh kỹ trước khi Nga tham gia kế hoạch là việc Nga đã có một đứa con gái với người yêu ban đầu từ trước. Tuy nhiên khi đứa trẻ được hơn 2 tuổi, người đàn ông đấy từ Trung Quốc về bắt cóc đi. Mọi thông tin về sau này mới được xác minh là do phía tổ chức của Trung Quốc đã tạo ra vụ này để khống chế Nga, gây áp lực với Nga để Nga có thể cung cấp một số thông tin có liên quan đến kế hoạch này. Còn việc chọn người theo kế hoạch là Nga và nó đã được Tổng Tham mưu trưởng duyệt rồi. Nhưng chi tiết đứa con của Nga thì tổ chức không được biết. Chính vì thế, kế hoạch tìm kiếm mới xảy ra vụ việc vừa rồi. Hiện tại, đứa con gái của Nga đã được mang về Bộ Quốc Phòng và được nuôi dưỡng tại một nơi bí mật.
Tôi hỏi tiếp:
- Thế còn những người lính Trung Quốc? Họ có phải là đội quân đào vàng không?
Hùng trả lời:
- Đúng! Tất cả những người đấy đều thuộc tổ chức của Trung Quốc. Còn Bà Hoàng Á Lệ chưa chết khi bà đến Côn Sơn lần đầu tiên. Thực chất bà đã trở lại Việt Nam để tìm hiểu sự việc, chuẩn bị trước cho việc quay lại lấy kho báu. Sau đó, bà đấy đã cải trang thay đổi lại khuôn mặt và làm bà bán nước ở đền Nguyễn Trãi cho dễ thu thập thông tin. Còn người lính Trung Quốc mà có trong bức ảnh hôm tôi về hội đồng hương chính là người đã cố tình tạo ra vụ tai nạn xe máy với người nhà tôi để dễ tìm hiểu và tiếp cận tôi do tôi đã lên Côn Sơn mấy lần để tìm hiểu về Nguyễn Trãi và đường hầm. Mọi sự việc của tôi đều bị bà lão bán nước biết và cung cấp lại cho bên Trung Quốc.
Đến lúc này thì chúng tôi đã hiểu sự việc. Xong câu chuyện, tôi, anh Hoàng, Phương đều ra về. Đến tận bây giờ, thỉnh thoảng mấy anh em hay ngồi cà phê tán gẫu với nhau cũng kể lại chuyện cũ để trêu tôi. Còn mối tình say nắng của tôi chỉ có mấy anh em biết. Nhưng đấy là những điều tuyệt vời của cuộc sống. Tôi không ân hận về những việc mình làm. Chỉ có điều Nga đã ra đi khi chưa tròn ý nguyện của mình là tìm lại mộ bố cô ấy. Có lẽ tôi sẽ giúp Nga làm điều đó. Một lời hứa với những người đã mất.
Sau hôm đấy, tôi về nhà. Tôi cũng cảm thấy tự hào là đã tìm cho Việt Nam một kho báu vô cùng quý giá. Cho dù tôi cũng chả cần lắm về vàng hay cái gì nhưng làm được cho đất nước một điều có lợi là tôi mừng rồi. Về đến nhà, vợ tôi được biết tin có căn hộ và một cái xe ôtô thì sung sướng quá và cũng không hỏi tôi về những gì tôi đã trải qua ở chuyến đi vừa rồi. Đúng là phụ nữ, tôi thấy mình cũng không nên nói về Nga cho vợ tôi biết làm gì vì dù sao hãy để Nga yên nghỉ một cách thanh thản. Một lúc nào đấy, tôi sẽ về Hà Giang một lần nữa để thăm Nga. Chợt nhớ lại chuyến đi với Nga, tôi lại bồi hồi về những kỷ niệm. Lúc đấy lấy trong túi áo của tôi là cái kèn lá mà Nga tặng tôi, tuy nó đã khô không dùng được nữa, nhưng đối với tôi nó có nhiều ý nghĩa hơn cái giá trị của nó. À đúng rồi! Tôi còn giữ bức thư mà Nga để lại.
Đến tối tôi mở ra đọc. Ồ! Đây không phải bức thư mà là một bài thơ có 8 câu thơ và một dòng đề tên một kế hoạch. Tôi biết rồi! Đây có lẽ chính lại là một bí mật về một kho báu nào nữa. Về nội dung của bài thờ, tôi cũng đoán biết một phần về sự tích kho báu này. Có thể bí mật này được Nga lấy được từ bà Hoàng Á Lệ. Tôi sướng quá và thầm lên kế hoạch tiếp tục nghiên cứu cuộc tìm kiếm mới này. Một kho báu thất truyền. Đúng là số tôi khổ, lại phải bắt đầu tìm kiếm ... Mà đầu mối bí mật đấy bắt đầu từ một nơi rất gần với tôi....
Tôi xin tạm dừng câu chuyện của tôi kể về quá trình tôi và các bạn tôi tìm kiếm kho báu của Cao Biền. Những điều tôi viết và nói trong câu truyện này có thể thực, có thể hư nhưng những điều đó cho phép tôi được giữ im lặng. Vì đấy là lịch sử.
Tập 1: Tấm bản đồ bí ẩn
Tập 2: Giải mã tấm bản đồ
Tập 3: Đường hầm bí ẩn ở Côn Sơn
Tập 5: Mật mã Trâu Vàng - part 1
Tập 5: Mật mã Trâu Vàng - part 2
6 nhận xét:
cụ Tũn à? Câu chuyện hay quá
Anh vẫn còn viết tiếp nữa không? Hay quá.... Câu chuyệt thật hay ảo vậy anh?
viết tiếp nữa anh nhé....Hay quá
Hay, tuy nhien phan ket cua phan 4 viet hoi lan man. Nen trong tam thi se rat tuyet
Tại sao bà Hoàng Ái lệ đã vận chuyển kho báu từ Côn Sơn lên Hà Giang thì tưởng đã biết vị trí cất giấu chứ, bà ấy còn quay lại Côn Sơn và giả chết để làm gì.. Khi đoàn xe của TQ lên đến HG và bị tạm giữ thì ai đã cất giấu và vận chuyển số vàng đó trong Động Tiên..và rồi dựng lên 4 câu thơ như 1 tấm bản đồ kho báu nữa chứ.. nói chung câu chuyện này vô lý và nhiều cái mâu thuẫn lắm...
Chuyện vui nhưng người viết cũng có công sắp xếp trình tự các diễn biến khá đạt. Nếu bỏ bớt đi một số đoạn rườm rà và Phi lý thì sẽ hấp dẫn hơn.
Đăng nhận xét