Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Bí mật Cao Biền - Tập 5: Mật mã Trâu Vàng (part 01)

Thú thực với các bạn, khi tôi nhìn thấy bức thư mà Nga đã gửi cho tôi, tôi cảm thấy mình gần như có một định mệnh với những gì mà tôi đang có. Với những giá trị lịch sử thì kiến thức của tôi luôn nhỏ bé. Nhìn những dòng chữ Nga viết, tôi lại cảm thấy như có gì đó lay động chính mình lúc đấy. Lật đi lật lại cái kèn lá mà Nga đưa cho tôi làm kỷ niệm, cho dùng đấy là kỷ vật cuối cùng, nhưng với tôi nó vô cùng quý giá. Tôi bình tình đọc lại những gì trong lá thư mà Nga đã đưa cho tôi. Có lẽ tâm trạng lúc đấy tôi không thể hình dung được gì hơn nữa. Trùng hợp đến kỳ lạ. Những gì mà Nga đã viết hoàn toàn trùng hợp với những cái đã xảy ra với tôi. Lúc này, trong ký ức của tôi lại hiện dần về câu chuyện đã xảy ra với tôi cách đây 3 năm về trước. Đấy là một ngày …..........

Hôm đấy vào một ngày mùa hè. Tôi thông thường luôn có một thói quen là cứ vào ngày rằm, ngày đầu tháng là luôn đi lễ chùa, đình, đền nào đấy trên địa bàn Hà Nội. Tất cả những di tích đấy đều không được lặp lại. Đấy là cơ hội để mỗi khi đến một nơi nào đấy là mình được hiểu thêm một góc của văn hóa lịch sử Việt Nam, hiểu hơn một giai đoạn lịch sử. Thường thì với văn hóa dân gian Việt Nam thì đình, đền, chùa …. luôn gắn liền với những điều kỳ lạ, bí ẩn và có phần thần thánh hóa. Có vì lý do đấy mà dân gian Việt Nam thường thêu dệt thành những truyền thuyết cho con cháu sau này. Điều đó rất hay và bổ ích cho kiến thức về lịch sử của chính mình. Không ai dạy mình về lịch sử tốt bằng cái nhìn thực tế từ văn hóa truyền miệng của dân gian Việt Nam.

Hôm nay, tôi chọn đi lễ một nơi rất linh thiêng của người Hà Nội. Phủ Tây Hồ. Không cần phải nói thì các bạn cũng đã biết cái giá trị văn hóa của Phủ Tây Hồ như thế nào rồi. Một công trình văn hóa, một nơi linh thiêng để gìn giữ giá trị lịch sử của Việt Nam. Tôi đợi sau khi bàn giao công việc với nơi tôi làm việc xong, lúc đấy cũng là 10h sáng, tranh thủ một lúc tôi lấy xe đi lễ Phủ Tây Hồ.

Thắp hương xong, lễ tạ xong, tôi hay có thói quen ngồi uống nước trà đá ngay gần đấy, bao giờ cũng hay bắt chuyện những người bán hàng quanh đấy để hỏi cho vui. Lần này, nói chuyện với tôi là một ông lão bán nước. Cái quán nước mà tôi ngồi ngay gần lối vào phủ Tây Hồ. Lúc đấy, tôi không hiểu tại sao quán trà đá đấy rất vắng mà trong khi mọi người đi lễ rất đông, không ai vào đấy cả ngoài tôi. Một vị trí ngồi bán hàng rất đẹp, thế mà tại sao......? Tôi thắc mắc vì chuyện này nhưng vì cũng thấy tiện nên ngồi đấy cho mát và để hóng chuyện. Tính tôi luôn tò mò mà. Ngồi uống nước em để ý ông già có cái sắc thái và phong độ lạ lắm, không như người thường một tý nào. Nhìn thấy tôi ông ấy liền mời tôi uống nước và hỏi chuyện cho vui.

Trong lúc trò chuyện, ông ấy nói với tôi nhiều chuyện lắm. Được một lúc lâu tôi hỏi:
-Thế cụ ngồi đây lâu chưa?
Ông lão nói:
-Ông ngồi đấy bán nước từ lâu rồi, từ thời bố ông còn là người làng ở đấy. Đến nay cũng gần 5 năm ngồi bán nước ở đây rồi.
Tôi cũng bắt chuyện hỏi ông nhiều việc. Ông lão có vẻ có một trí nhớ tuyệt vời mà không phải ai cũng có. Từ cái nhìn, dọng nói, cách diễn tả và cái điều mà tôi lạ nhất đấy là sự uyên thâm của ông lão trong những câu chuyện ông nói về lịch sử. Đúng người rồi. Tôi suy nghĩ như vậy vì cảm thấy thích thúc. Tôi luôn có cái tật xấu nhất là hễ cứ động đến chỗ ngứa về lĩnh vực lịch sử là cứ như bị thôi miên vậy.

Tôi và ông lão trao đổi rất vui vẻ về những câu chuyện lịch sử. Cũng lâu rồi tôi chưa gặp một ai để nói chuyện này cả. Bỗng nhiên ông lão hỏi tôi như quên một việc gì đấy:
-Cháu có biết gì nhiều về Hồ Tây không?
Lúc đấy tôi cũng thấy ngạc nhiên vì Hồ Tây ai mà chả biết. Với tôi thì tôi còn phải nghiên cứu nhiều hơn thế nữa là đằng khác. Thế là tôi cũng ngồi trao đổi sự hiểu biết của mình với ông lão về những điều kỳ lạ ở Hồ Tây. Có vẻ tôi bắt đầu thấy lạ về ông lão này. Kiến thức lịch sử của ông làm tôi giật mình. Có những chuyện tôi cảm giác như ông ấy kể về chính ông ấy vậy, rành mạch, rõ ràng và rất thu hút người nghe.

Nói chuyện với ông lão tôi cũng học hỏi nhiều kiến thức chưa biết. Đến một đoạn ông lão nói:
-Chúng ta còn nhiều cái giá trị lắm ở Hồ Tây này. Hồ Tây là khu đất linh thiêng của Việt Nam với bao truyền thuyết. Long Mạch của Việt Nam là ở đây! Biết bao đời, bao triều đại đều gìn giữ giá trị đấy. Mà cháu có biết chuyện ngày trước Trung Quốc định phá Long Mạch của mình không ở đây không?
Lúc đấy tôi cũng tò mò đợi ông lão nói tiếp. Ông lão tiếp tục nói:
Vào ngày 11/09/1955, hồi đấy chính quyền Trung Quốc cử một đoàn văn công sang Việt Nam biểu diễn và thăm lại Hà Nội. Nhân dịp này, một số người của đoàn văn công xin “vãn cảnh” Hồ Tây bằng thuyền. Họ đi đến vị trí có thể đã được xác định ở trên Hồ Tây, rồi một trong số những người trên đấy định thả mấy lá bùa màu vàng hay một thứ gì tương đương xuống dưới hồ. Nhưng lúc họ đang làm thì bất ngờ một thác nước lớn từ dưới hồ bật lên và nhấn chìm con thuyền và tất cả những người này. Cuối cùng sau khi Chính phủ mình phát hiện mới đi đến kết luận: Hai nghệ sĩ chết là cô đào Khương Nãi Tuệ và cây sáo nổi tiếng Trung Quốc thời đó là Phùng Tử Tồn. Còn hai người nữa thì hiện nay đã quên chính danh…
- Ngày trước ông biết và cũng được đọc một số ghi chép ở Đền An Thọ – Yên Phụ có nói rằng: Hồ Tây Huyệt trọng yếu thứ 4 nước ta: “Hồ Tây nơi có trâu vàng ẩn bóng . Nơi Linh địa – Huyệt Đế Vương, cho nên vào một sáng mùa thu năm 1955 trời yên sóng lặng, sóng thần Hồ Tây cuộn trào, đập tan dã tâm của kẻ xâu có ý định lợi dụng 9 cô giáo văn công xinh đẹp, chưa chồng đang biểu diễn trên Hồ Tây để chờ thời cơ yểm bùa hại nước Việt Nam. Không chỉ Hồ Tây mà cả Hồ Hoàn Kiếm bọn Trung Quốc này cũng đã đến để biểu diễn. Một buổi chiều tối, chúng đã cho một nhóm người lặn xuống Hồ tìm Long Mạch hay đào bới một thứ gì đó. Theo một số người Hà Nội kể lại thì thật bất ngờ là chỉ sáng ngày hôm sau đó tất cả nhóm người Trung Quốc đều chết một cách khó hiểu và đến tận bây giờ không ai có thể biết được nguyên nhân…
-Đúng đây là đất linh thiêng cháu ạ! Bao đời nay, Trung Quốc luôn dình mò để đến đây phá Long Mạch của mình. Nhưng lần nào cũng thất bại. Cũng chính vì lẽ đó mà đến tận bây giờ, họ vẫn luôn tìm mọi cách để triệt cái Long Mạch linh thiêng đó. Các cháu cũng là đời con cháu sau này nên gìn giữ, đừng vì lợi ích các nhân mà đánh đổi cái giá trị lịch sử.

Tôi nghe đến đây mà mình cảm thấy có gì đó lạ lắm. Chuyện về việc đấy thì tôi chỉ được biết sơ sơ do hồi đấy tôi chưa sinh ra và đến tận bây giờ cũng chỉ được nghe kể lại qua những người Hà Nội đã từng chứng kiến sự việc đấy ở Hồ Tây.

Sau một hồi nói chuyện, ông lão có kể với tôi một việc kỳ lạ mà ông ấy gặp phải ở Hồ Tây, nó xảy ra trực tiếp với ông ấy:
-Một hôm, sau một lần ông đi tập thể dục quanh Hồ Tây, lúc đấy vào buổi sáng. Khi ông đến gần đền An Thọ, ông chợt thấy dưới mặt nước kè Hồ Tây, có một vật lấp lánh ánh sáng, ông liền xuống đó nhặt lên. Đấy là một túi bóng nilon, trong đó có một gói một vật. Ông ấy mở ra và nhận thấy đấy là một cuộn giấy được làm từ da dê. Trên đấy có ghi nhiều chữ Hán lắm. Thấy có vẻ lạ nên ông ấy mang về cất ở nhà. Ông ấy đoán là ai đó đi lễ Phủ Tây Hồ, hay đền An Thọ này làm rơi. Chính vì lẽ đó, ông ấy luôn cầm trong gói hàng mà ông ra bán nước, hy vọng sẽ gặp người làm rơi để trả lại.

Trong lúc vui câu chuyện, tôi cũng hỏi cụ năm nay bao tuổi. Ông lão cười và nói vui: -Ông thì nhiều tuổi lắm rồi. Quê ở làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình. Chuyện gia đình ông xảy ra nhiều việc nên ông phải lên đây. Ông còn nhiều nợ với non sông đất nước mình lắm nên phải lên đây tìm cách trả nợ.
Nói đến đây ông lão cười. Một nụ cười khó hiểu. Ồ, thế ông lão đồng hương với tôi rồi. Mẹ tôi cũng là người gốc Ninh Bình mà. Bố mẹ tôi thoát ly ra Hà Nội từ những năm 1950. Tuy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng đến ngày giỗ họ, bao giờ tôi cũng về quê để tưởng nhớ cội nguồn của mình. Hay nhỉ! Thật là tình cờ. Lúc đấy tôi ngờ ngợ ông lão nói trêu mình, chứ ông lão tuổi cũng cao rồi, mà còn nợ gì với đất nước nữa. Tôi nghe và không để ý lắm đến câu nói đấy nên chuyển sang chuyện khác.

Lúc đấy, tôi lúc thấy tò mò nên hỏi ông lão có thể cho tôi xem tấm da dê được không. Ông lão vui vẻ lấy ra đưa cho tôi xem. Trời đất! Đúng là một dạng bản thảo làm bằng da dê từ thời trước. Nó đã ngả màu. Trên đấy có ghi toàn chữ Hán. Tôi đoán chắc là về một bài thơ vì cách bố trí là một dạng thơ với bốn câu thơ, với một số bút tích ghi đúng theo lối văn phạm ngày trước. Tôi thấy hay quá liền hỏi ông lão là cho tôi mượn photo lại để nghiên cứu và nói sẽ quay lại trả ngay. Ông lão đồng ý cho tôi cầm đi photo. Tôi cũng cẩn thận bảo với ông lão là tôi quay lại ngay. Tôi liền chạy ra hiệu photo ngay đầu đường, ô tô của tôi còn để kia nên tôi đoán ông lão không ngại tôi cầm đi luôn tấm da dê đấy. Vả lại ngồi nói chuyện lâu, chắc ông lão cũng không nghĩ tôi là người như vậy.

Sau khi photo, mất gần 15 phút mới xong vì cửa hiệu photo ấy hôm nay tự dưng đông khách lạ thường, tôi liền chạy về ngay để trả lại cho ông lão. Nhưng thật bất ngờ, một điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là không còn ông lão ở đấy nữa. Mà ở đấy là một bà lão bán nước. Tôi ngạc nhiên hỏi bà lão:
-Thế bà ơi, bà có biết ông lão lúc nãy ngồi đây đâu không?
Bà lão ngạc nhiên trả lời tôi:
-Bà ấy có biết ai đâu, lúc nãy bà về nhà có việc, nhờ mấy người quanh đấy để ý hàng hộ vì giá trị hàng chả có gì cả. Mà bà ấy ở gần đấy nên ai cũng biết bà ấy bán nước ở đây vì quen rồi. Bà ấy có nhờ ai bán hộ đâu!

Lúc này tôi cảm thấy hơi lạnh sau gáy. Không hiểu tại sao lại có chuyện này nhỉ? Ma? Không có lẽ! Vì ai cũng nhìn thấy tôi vào quán nước đấy và ai cũng nhìn thấy tôi ngồi nói chuyện với ông lão mà? Tôi chạy đến hỏi một chị gần đấy là có thấy ông lão lúc nãy đâu không. Nhưng mọi người đều trả lời không biết. Duy nhất có một bác xe ôm nói là có nhìn thấy ông lão đi vào phía Phủ Tây Hồ và đi vào đền Kim Ngưu, sau đó không thấy ông ấy quay ra.
Tôi vội chạy vào phủ Tây Hồ, vào đền Kim Ngưu hỏi nhưng không ai biết ông lão đấy cả. Lúc này tôi cảm giác như câu chuyện giữa tôi và ông lão có gì lạ lắm, rất bí hiểm nên lúc đấy tôi thấy có phần sợ với những sự việc vừa rồi. Vì cũng muộn nên tôi đành phải về cơ quan ngay. Phân vân một lúc thì tôi cũng phải cầm tấm da dê đấy theo người mà không biết trả lại cho ai. Tôi định bụng là hết giờ làm sẽ quay lại tìm ông lão và trả lại cho ông ấy. Nghĩ vậy nên đúng 5h chiều, tôi vội phóng xe đến phủ Tây Hồ và đến chỗ quán nước mà tôi đã ngồi buổi sáng. Nhưng đến đấy thì vẫn không thấy ông ấy đâu cả, hỏi mọi người thì không ai biết. Tôi liền đánh bạo vào hỏi người giữ đền Kim Ngưu về ông lão. Qua miêu tả, người gác đền nói với tôi:
-Có lẽ cháu nhầm. Vì ông lão như cháu miêu tả không có ở đây. Vì bác đã ở đây gần 20 năm rồi nên không có ai ở đây như cháu miêu tả cả.
Lúc đấy tôi thực sự lấy làm lạ. Điều kỳ lạ đấy làm tôi có cảm giác như có cái gì đó đã diễn ra, hư hư thực thực đang bên mình.

Sau một hồi không thấy thông tin gì cả tôi đành ra về và hy vọng một ngày nào đó sẽ quay trở lại để trả cho ông lão tấm da dê mà ông ấy đã đưa cho tôi. Bẵng qua một thời gian, tôi cũng dần quên sự việc vừa rồi. Hai tuần sau vào một hôm, hôm đấy là ngày rằm, tôi đi lễ chùa cùng mấy đứa bạn ở cơ quan. Hôm đấy, chúng nó rủ tôi đi lễ chùa Lý Quốc Sư. Vì tôi cũng chưa đến ngôi chùa đấy bao giờ nên tôi đồng ý.
Thế là tất cả mấy người cùng cơ quan cùng đến chùa Lý Quốc Sư ở 50 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến cổng chùa đúng 10h sáng. Sau khi thắp hương ban tam bảo, tôi bắt đầu vãn cảnh chùa để đợi mọi người. Vừa đi tôi vừa hình dùng về ngôi chùa này. Có lẽ đấy là bản chất của tôi khi đến một công trình văn hóa nào đấy. Cái cảm giác đầu tiên đến với tôi là ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa rất cổ kính ở Hà Nội. Nó đã được hình thành từ 900 năm về trước. Quá tuyệt! Giữa lòng Hà Nội náo nhiệt lại có một không gian tâm linh tĩnh mịch thế này thì quả là tuyệt. Ngày trước người ta gọi là đền thờ Lý Quốc Sư Tự. Đền thờ thờ vị thiền sư Nguyễn Minh Không người đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông. Ông được phong làm quốc sư và được triều đình phong ấp ở làng Tiên Thị (nay là Điềm Xá) huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ gọi là "Lý Quốc Sư Tự". Năm 1932, thiền sư Nguyễn Văn Định trụ trì đã bài trí thêm tượng Phật nên đền được gọi là chùa Lý Quốc Sư.

Ngôi chùa quay hướng Nam, trên mảnh đất dài 100m rộng hơn 40m, tổng thể công trình kiến trúc khá quy mô, được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Vào đền đi theo hai lối Đông Tây thấy có hai cột cờ hai bên cao vời vợi. Đầu tiên là Vọng Lâu. Bên hồi của Vong Lâu có cây đèn đá, cao hơn một mét, biểu tượng cái đèn của Nguyễn Minh Không ngày xưa ngồi thắp sáng để ngồi thiền tịnh. Huyền thoại kể rằng, cây đèn tự nhiên mọc lên, Nguyễn Minh Không thường đêm đêm ngồi bên cây đèn. Các loài chim, loài thú về chầu xung quanh, ánh sáng cây đèn chiếu sáng đến tầng mây trên không. Chính vì thế nhân dân tôn hiệu ông là Minh Không và từ đó trở đi tục gọi thiền sư là Minh Không.

Nói đến đây chắc các bạn sẽ thắc mắc tại sao chùa tên là chùa Lý Quốc Sư mà lại thờ thiên sư Nguyễn Minh Không? Điều này nó đều có nguyên do của nó. Thực chất Lý Quốc Sư là tên gọi chức danh pháp lý cao nhất của thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không. Tên gọi này để chỉ ông là một cao tăng có chức vị đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo, là những nhân vật lịch sử có thật, sau này được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong Tứ bất tử ở Việt Nam.

Đến đây chắc các bạn sẽ ngạc nhiên là vì sao Nguyễn Minh Không lại coi là vị thánh trong tứ bất tử của Việt Nam. Nếu các bạn đã biết thì cũng chỉ nghe qua là Ở Việt Nam ta có bốn vị thần bất tử là: Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh, Tản Viên Sơn Thần. Nhưng thực chất bà Chúa Liễu Hạnh là người đến sau. Ngày trước Danh sách Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt tửng có đến 6 vị thánh: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không.

Theo thời gian lịch sử thì Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ và Thánh Gióng luôn luôn cố định và nhất quán trong các tài liệu, các thời đại. Khi Liễu Hạnh chưa giáng sinh thì Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không được xếp vào hàng Tứ bất tử. Thư tịch cổ cũng cho biết rằng, việc người Việt thờ phụng Tứ Bất Tử được người Trung Hoa biết đến và ghi nhận. Điều đó chứng tỏ việc phụng thờ Tứ Bất tử là một nét tâm linh rất độc đáo và riêng khác của người Việt.

Trước hết, nói về con số bốn (tứ). Trong tư duy của người Việt, con số này mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó. Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý, Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương v.v.. Và việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại.

Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy. Cũng chính vì thế mà có đến 6 vị thánh được coi là bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt. đó là các vị: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng, Liễu Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không.

Giải thích thế để các bạn hiểu một phần về những giai thoại lịch sử của Việt Nam. Thú thực, nếu là con người được sinh ra ở Việt Nam, có lẽ đấy là niềm tự hào vì Việt Nam có nền văn hoá vô cùng phong phú. Đến tận những điều đơn giản nhất cũng có tính lịch sử. Tôi luôn cảm thấy và tự hào là người Việt Nam, được hưởng những giá trị của Việt Nam.

Tôi đi xem hết mọi thứ ở trong ngôi chùa. Ở ngôi chùa có rất nhiều bảo vật quý như hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4 mét, quả chuông nặng hơn một, cao 1,60 mét, những pho thượng thờ, những thứ đấy bây giờ đã trở thành vật báu của ngôi chùa. Dừng chân đứng dưới gian giữa, nhìn lên trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán ''Thiên khái Thánh sinh'' (trời sinh ra Thánh) và nhìn kỹ hơn một chút, tôi bỗng cảm giác như đứng tim lại vì... Tại sao lại như vậy được? Tình cờ hay trùng hợp? Tất cả những điều đó luôn đưa tôi vào những tình huống không thể ngờ được.

Tôi tự hỏi tại sao lại trùng hợp thế nhỉ? Mình luôn rơi vào trạng thái này. Mọi sự trùng hợp đến không tưởng. Lúc đấy tôi vội vàng xin phép mọi người về trước và phóng thẳng về nhà, vừa đi tôi vừa cảm thấy như có ai đang theo mình phía sau, luôn tự đặt câu hỏi tại sao cuộc sống tôi lại như vậy? Hay là định mệnh? Về đến nhà, tôi vội lục tủ lưu trữ của tôi ra. Đây rồi! Đây chính là cái mà tôi cần, cái mà làm tôi như chết lặng người khi nhìn lên tấm bình phong ở chùa Lý Quốc Sư. Mảnh da dê mà ông già đã đưa cho tôi hôm nào. Tôi mở ra đọc và sững người lại. Bốn chữ trên tấm bình phong cũng là bốn chữ tiêu đề của mảnh da dê này. Sao lạ thế? Có gì uẩn khúc nhỉ? Cuộc sống của tôi luôn phải gắn liền với những điều mà tôi không thể giải thích nổi, tôi lại phải bắt đầu tìm kiếm và tìm kiếm.
Dòng chữ được ghi bằng chữ Hán. Với vốn kiến thức về chữ Hán của tôi, tôi cũng dịch lại tấm da dê đấy như sau:
Kim Ngưu nay đã thấy.
Lịch sử mãi còn ghi.
Chuông đồng nay trở lại.
Thế nhân nào có hay.

Tôi ngồi thần ra một lúc. Trong đầu tôi bây giờ là những ngờ vực, những nỗi ám ảnh về ông lão, những tò mò xen lẫn sự kinh ngạc về những việc đã xay ra lúc này. Mọi việc luôn đến với tôi như định mệnh. Nó hình như được sắp sếp một cách logic để tôi luôn phải tìm hiểu và khám phá những điều bí mật đấy. Các bạn chắc cũng giống tôi lúc này thôi. Tâm trạng lo sợ và …. Nhìn đồng hồ lúc này là 12h trưa. Tôi phải nghỉ trưa và đến cơ quan để hoàn thiện nốt công việc đã. Tôi vội gác lại những điều làm tôi kinh ngạc vừa rồi để đến cơ quan. Buổi tối, sau khi ăn xong, tôi vào phòng làm việc của tôi như mọi khi để được nghiên cứu những gì mà mình đã tìm thấy. Xem nào, bức da dê có gì liên hệ với chùa Lý Quốc Sư nhỉ? Tại sao lại có sự trùng hợp ở những dòng chữ trên tấm bình phong và bài thơ trong tấm da dê?

Tôi nên bắt đầu từ đâu nhỉ? Nếu thế nên chăng sẽ bắt đầu từ Hồ Tây. Vì thực chất Hồ Tây chính là nơi mà ông lão đưa cho tôi tấm da dê định mệnh đấy. Có thể từ đấy tôi sẽ có thể tìm được nguyên nhân nào có liên quan đến những điều mà tôi đang tìm kiếm. Điều này, tôi luôn cảm nhận được từ những khám phá của tôi. Phải bắt đầu từ những bí mật ở Hồ Tây. Nếu nói về Hồ Tây thì chắc ai cũng biết về tính lịch sử và sự thiêng liêng của Hồ Tây. Nhất là người Hà Nội thì càng biết cái giá trị của Hồ Tây nó lớn đến đâu.

Cầm trong tay những tài liệu, những thông tin về Hồ Tây, tôi mới hiểu Hồ Tây có giá trị như thế nào với văn hóa Việt Nam, với kinh thành Thăng Long khi xưa, với những thăng trầm của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Ngày trước, khi Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, ngài đã tham khảo nhiều vị thầy có danh tiếng. Nổi bật nhất là thiền sư Từ Đạo Hạnh, người vừa có nhiều thành tựu tu tập Phật Pháp, vừa có am hiểu sâu sắc về thuật Phong Thuỷ. Hà Nội khi xưa được bao bọc bởi hai mạch núi lớn. Mạch Tam Đảo chạy dọc bao bọc phía Đông kéo dài theo hướng Sóc Sơn - Đông Anh. Chạy dọc theo mạch núi này là sông Hồng hộ vệ bên cạnh thế đi như một con rồng trải dài theo trục Tây Bắc - Đông Nam.

Mạch núi bên Tây chính là dãy núi xuất phát từ đỉnh Ba Vì kéo dài xuống phía Tây Hà Nội. Chính vì vậy Hà Nội được gọi thế đất long chầu, hổ phục, tức là được bao bọc bởi hai mạch núi lớn che chở hai bên như hai cánh tay dài. Phía sau lưng là những dãy núi lớn trùng điệp bao bọc, phía trước là khu vực đồng bằng rộng lớn trải qua các tỉnh Hà Nam, Nam Định, xa xa là biển.... Về phong thuỷ một khu vực có 4 yếu tố cát tường như vậy thì xem như một huyệt đất rất quý nên Hà Nội là một nơi xứng đáng là đẹp nhất Việt Nam về phong thuỷ, và xứng tầm là thủ đô của Việt Nam. Hồ Tây xưa và nay được coi là vùng địa linh của thành phố Hà Nội. Trấn Quốc, Tĩnh Lâu, Thiên Niên, Tảo Sách, Kim Liên... như chuỗi "bành đai tâm linh" ôm lấy hồ Tây, tựa cánh sen bao bọc đài nhụy thuần khiết... Ở mỗi nơi tôn kính ấy là kho tàng câu chuyện về cõi tâm linh, là câu chuyện thật bên màn sương mờ ảo sóng nước hồ Tây.

Và Hồ Tây chính là điểm nhấn quan trọng của kinh thành Thăng Long. Hồ Tây thực ra là một nhánh tụ lại của sông Hồng phình ra ở đoạn đi qua trung tâm của Hà Nội, có thể ví như bụng của một con rồng đang ôm một viên ngọc trong một cánh tay. Vì vậy, Hồ Tây là một địa danh linh thiêng với nhiều truyền thuyết huyền bí. Trong phong thuỷ, nơi có hồ nước lớn là nơi linh khí hội tụ, đó là một thế đất tốt lành để ở. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km.  
Tôi có đọc qua sách Tây Hồ chí thấy có thấy ghi rằng:
Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm...

Còn sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
Năm 1044, vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (Hồ Tây) lấy con voi nhà của Chiêm Thành làm mồi dử voi rừng vào trong ấy, vua thân đến bắt. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này.

Đến thờ Trần, Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo. Công chúa Túc Trinh con Vua Trần Thánh Tông đã rời cung điện ra vùng phía Bắc của kinh thành Thăng Long rồi bỏ tiền phát chẩn, cấp giống vốn cho dân nghèo làm ăn sinh sống. Lúc đầu chỉ chiêu mộ được 10 nhân khẩu, thấy mảnh vườn bên sông vừa đẹp lại vừa tiện đi lại nên lập ấp nhỏ ở xứ Vườn, sau dân lập thành làng đặt tên là Cổ Nhuế viên. Cũng ở đây thời hậu Lê thì chính Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến (Vương phi của Chúa Trịnh Tạc) ở thế kỷ XVII đã có công giúp dân khai khẩn ruộng hoang trông khu vực làng Xã Minh Cảo - Xuân Đỉnh (nay thuộc Quận Tây Hồ). Hồ Tây cũng là nơi có phần mộ nữ danh sỹ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm. Hiện nay duy nhất còn phần mộ của Hồ Xuân Hương còn nằm trong bí ẩn bởi đã bị nhấn chìm dưới sóng nước Hồ Tây.
Càng đọc về những thông tin Hồ Tây càng làm tôi tò mò hơn. Hồ Tây giữa Hà Nội đến bây giờ vẫn còn nhiều điều kỳ bí quá. Quả thật Hà Nội đã tự hào biết nhường nào khi có Hồ Tây.
Có một chi tiết làm tôi chú ý đến Hồ Tây chính là Hồ Tây đã từng có tên là Hồ Kim Ngưu. Hồ Kim Ngưu? Có gì đó liên quan rồi đấy. Chính tôi đã gặp ông lão ở Hồ Tây gần đền Kim Ngưu và cũng chính ông lão đã đi vào đền Kim Ngưu. Ồ, hay quá! Chắc chắn là có gì không ổn ở đây. Mà chính trong bài thơ trong tấm da dê cũng nhắc đến 2 chữ Kim Ngưu. Đúng rồi! Kim Ngưu chính là mấu chốt của bí ẩn này.

Tôi xem lại tất cả tài liệu có liên quan đến 2 chữ Kim Ngưu. Mọi bí ẩn bắt đầu xuất hiện từ 2 chữ Kim Ngưu. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng các giai thoại về Kim Ngưu (hay còn gọi là Trâu Vàng) lại ky kỳ đến vậy. Kim Ngưu có nghĩa là Trâu Vàng. Theo các tích để lại từ dân gian truyền lại thì tích về cái tên Trâu Vàng này có rất nhiều truyền thuyết khác nhau.

Nói về Hồ Trâu Vàng hay còn gọi là Hồ Tây. Cái tên này do huyền thoại Khổng Minh Không mà các sách sưu tập cổ tích đều có chép: Vị cao tăng Minh Không sang chữa bệnh cho con vua phương Bắc. Để tạ ơn hoàng tử được khỏi bệnh, vua cho Minh Không vào kho, muốn lấy gì và bao nhiêu cũng được. Minh Không hóa phép khiến cả kho đồng đen gọn trong tay nải rồi ra bờ bể thả nón tu lờ làm thuyền chở về nước, đem đúc chuông. Chuông đúc xong, đánh thử mấy tiếng, thấy Trâu Vàng từ phương Bắc chạy sang, lồng lộn tìm mẹ vì "đồng đen là mẹ vàng", dẫm nát một khu đất sụt thành hồ. Phải ném quả chuông xuống hồ cho trâu khỏi lồng lên. Từ đó Trâu Vàng ẩn dưới đáy hồ và hồ có tên Kim Ngưu, có khi gọi tắt là hồ Ngưu. Thơ cổ có câu: Ngưu hồ dĩ biến tam triều cục, tức "Hồ Trâu đã đổi qua ba triều cục" là lấy ý từ câu chuyện nói trên.

Còn theo sách Lĩnh Nam chích quái thì có những hai cách nói về Hồ Tây. Trong truyện Hồ tinh thì kể rằng thời Lạc Long Quân có cáo chín đuôi quấy rối dân vùng đất nay là Hồ Tây. Long Quân đã cho Trâu Vàng xuống hồ trừ diệt tinh cáo và cho lập đền thờ Trâu ở bên bờ. Vì vậy mới gọi là Hồ Kim Ngưu hay Hồ Tây (còn có tên là Đầm Xác Cáo). Đền Kim Ngưu cũng thờ tích này. Còn theo truyện Trâu Vàng núi Tiên Du thì lại kể: "Núi Tiên Du có Trâu Vàng, nửa đêm thường tỏa sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu. Trâu bỏ chạy húc vào đất làm sụp đất. Nơi đó là thôn Húc sau này. Trâu chạy qua địa phận Văn Giang, qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lan, Đa Ngưu... Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đi men phủ Lý Nhân, tới sông Tô Lịch. Thuở đó Cao Biền hay cưỡi diều bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Tây Hồ rồi không thấy trâu đâu nữa. Người xưa đã có thơ rằng:
Kim Ngưu do ẩn tại hồ trung (Trâu Vàng còn ẩn tại hồ sâu).
Thủy hạt nan tầm bất kiến tung (Nước cạn mong tìm chẳng thấy đâu)
Như vậy theo Lĩnh Nam chích quái thì con Trâu Vàng từ núi Tiên Du chạy sang, tới Hồ Tây thì biến xuống hồ (tức là khi đã có Hồ Tây) và đó là đời Cao Biền tức thế kỷ thứ IX.

Nói đến Cao Biền lúc này thì tôi nhớ đến tích: Tương truyền Cao Biền xưa muốn phá núi Lạn Kha, có trâu vàng trong núi xổng ra về ẩn ở Hồ Tây. Trâu chạy đến đâu thành sông đến đấy, nhân đó mà gọi tên sông". Con sông đấy chính là sông Kim Ngưu. Sông Kim Ngưu vốn là một nhánh của sông Tô. Sách Đại Nam nhất thống chí có đoạn: "Sông Kim Ngưu từ trại Yên Lãng, huyện Vĩnh Thuận chảy qua các huyện Thọ Xương, Thanh Trì, Thường Phúc, Phú Xuyên, quanh co hơn 80 dặm rồi hợp vào sông Nhuệ. Đối chiếu với bản đồ Hà Nội vẽ năm 1831 thì sông Kim Ngưu vốn tách từ sông Tô chỗ làng Láng, chảy về phía đông, men theo lũy đất của vòng thành thứ hai mà ngày nay là đường Giảng Võ rồi qua cầu Dừa, qua ô Đồng Lầm, nhận thêm nước từ vùng hồ Bảy Mẫu rồi tách ra một nhánh chảy xuôi qua làng Thịnh Liệt, nay ta gọi là sông Sét để đổ về phía nam. Còn dòng chính vẫn chảy theo hướng đông qua cầu Dền, xuống Ô Đống Mác, chạy theo đường cánh cung men đê sông Hồng, vòng quanh phía đông của làng Vĩnh Tuy Đoài (mà nhân dân ở đây còn gọi là sông Gạo) rồi nhập vào sông Lừ chỗ đền Lừ, chảy xuống địa phận các huyện Thanh Trì, Thường Tín...

Còn có một tích khác theo dân gian truyền miệng kể lại có nói đến con trâu vàng là: Đường đi của nó ở Thăng Long về sau thành con sông Tô Lịch. Còn quả chuông thì không phải được Khổng Lồ ném xuống Hồ Tây mà xuống sông Lục Đầu. Cũng tại sông này ở chỗ gần Phả Lại còn có hòn đá tròn mấp mé giữa dòng, người ta nói đó là cái đó Khổng Lồ. Còn con trâu vàng tìm mãi không thấy mẹ nó đâu cả, thì nó bực mình vùng vẫy làm cho cả một đám rừng sụt xuống hoá thành hồ, gọi là hồ Kim Ngưu.

Càng đọc những gia thoại về Kim Ngưu, nó càng làm tôi có gì đó hiểu dần những bí ẩn của Hồ Tây. Những bí ẩn này tràn ngập trong đầu tôi. Tôi hồi hộp tìm kiếm những thông tin tiếp theo về Hồ Tây để có thể giải mã được cái bí ẩn ở tấm da dê này.

Theo sách Truyện đức Lý Quốc Sư kể tích khác như sau: Con trâu vàng của nhà Tống được người cháu Cao Biền đem bút thần điểm nhãn nên trâu trở nên có cảm giác và hoạt động như trâu thật. Khổng Lồ biết vậy, nên khi về nước đúc chuông xong, đánh một hồi rất dài và kêu. Trâu nghe tiếng liền lồng sang đất Việt. Khi đến kinh đô Thăng Long thì tiếng chuông vừa dứt, trâu đi vẩn vơ không biết chuông đâu mà tìm cả. Bấy giờ Cao Thị Na là cháu Cao Biền làm một con diều giấy rất lớn, dùng bút thần điểm nhãn, diều quả bay lên cao, Cao thị bèn cưỡi lên đi tìm trâu vàng. Diều bay đến hồ Tây, trâu vàng sợ bèn lặn xuống hồ. Ở đoạn kết có người kể khác, chuông không bị ném xuống hồ Tây nhưng đến triều vua Lê, vua Chiêu Thống ra lệnh lấy hết chuông khánh đem về đúc tiền, trong đó có quả chuông của Khổng Lồ. Khi quân sĩ mang qua sông Lục Đầu, chuông tự nhiên lặn xuống nước không sức gì có thể kéo lên được. Từ đó những khi thanh vắng, người ta thấy chuông nổi lên rồi lại lặn xuống. Người ta truyền rằng gia đình nào có một vợ, một chồng mà lại có mười người con trai thì có thể kéo được chuông lên. Bởi thế có câu tục ngữ:
Người nào một vợ, một chồng
Đẻ mười trai cả, chuông đồng thánh cho.
Nhưng theo những điều mà tôi tìm hiểu, có những chi tiết làm tôi phải chú ý nhất đấy là những tài liệu từ sử sách của Trung Quốc. Xét sâu xa thì có lẽ truyền thuyết Trâu Vàng có gốc là sự giao thoa văn hóa giữa các tộc Bách Việt và các tộc phi Hán thuở xa xưa. Bởi tại những vùng đất mà ngày xưa là địa bàn cư trú của những tộc Ba Thục, Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà (phía Bắc là địa bàn tộc Hán) có phong tục đúc hình con trâu bằng kim khí để trấn yểm. Theo sách Từ nguyên thì vì lẽ đó mà nhiều nơi ở Trung Quốc có tên Kim Ngưu. Tỉnh Tứ Xuyên có một hẻm núi tên là eo Kim Ngưu hiệp, ở thành phố Vũ Xương có gò Kim Ngưu cương, ở Thường Châu có đầm Kim Ngưu đàm, ở Hàng Châu có Tây Hồ cũng gọi là Kim Ngưu hồ. Tất cả các tỉnh thành này đều ứng với vùng thuở trước là đất Bách Việt, Ba Thục tức vùng phi Hán tộc. Tất không phải do ngẫu nhiên. Truyền thuyết dân gian biến hóa theo dòng chảy của cuộc đời, tựu trung Trâu được coi là một con vật thiêng có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân làng. Tín ngưỡng thờ Trâu Vàng là một tín ngưỡng tích cực, phù hợp với nguyện vọng cầu mong một cuộc sống yên ổn của nhân dân xưa.
Càng đọc những tài liệu, tôi càng như cảm thấy thôi miên về Hồ Tây. Có lẽ Hồ Tây đến tận bây giờ vẫn còn nhiều bí ẩn lắm. Đột nhiên, trong đầu tôi nhận ra rằng cái bí mật về Hồ Tây không đơn giản như tôi nghĩ vì chắc chắn sẽ có liên hệ đến một bí ẩn nào đó còn đang là một ẩn số với lịch sử. À đúng rồi. Trong bài thơ ó một câu nói về một cái chuông. Đấy chính là câu “Chuông đồng nay trở lại”. Tại sao lại có chuông đồng ở đây nhỉ? Đúng rồi! Sao tôi không nghĩ ra. Đây chính là bí mật của bài thơ. Đúng. Không thể nào sai được. Tất cả đều có lý của nó. Đến đây, tôi đã hiểu tại sao có bài thơ và tại sao tôi lại được ông lão đưa tôi tấm da dê đấy và ở chính đền Kim Ngưu. Đấy chính là......
Tôi đọc ngấu nghiếm những gì tôi vừa nhận ra. Đây chính là cái điều bí mật từ một gia thoại mà tôi vừa phát hiện. Tất cả những bí mật đều xuất phát từ đây:
Vào đời nhà Lý có một người gọi là Khổng Lồ. Nhìn thấy thân thể ông, các tay lực sĩ trong triều ngoài quận đều khiếp sợ, mặc dầu ông chưa từng đọ sức với ai. Từ trẻ Khổng Lồ đã đi tu, ông thường đi chu du thiên hạ. Vật tuỳ thân của ông có một cây gậy sắt nặng không thể tưởng tượng được. Lại có một cái đãy rất màu nhiệm. Đãy trông không khác gì những đãy thường nhưng có thể bỏ lọt vào đấy bao nhiêu đồ vật to lớn, cồng kềnh. Dù chất chứa thế nào đãy cũng không đầy và không to thêm. Buổi ấy nhà vua cần rất nhiều đồng để đúc các khí vật thờ phật, nhưng ngặt vì ở đất Việt không có đồng đen. Nghe tiếng Khổng Lồ, nhà vua cho triệu đến kinh nhờ sư đi sang Trung Quốc quyên giáo. Khổng Lồ nhận lời và xách đãy đi về phương Bắc.

Sau bao nhiêu ngày trèo non lội suối, Khổng Lồ đã đến kinh đô Trung-quốc. Thấy một nhà sư to lớn đi vào yết kiến, vua Trung-quốc lấy làm lạ hỏi:
- Hoà thượng từ phương nào lại và đến đây làm gì?
Ông đáp:
- Chúng tôi đến cầu bệ hạ một ít đồng đen để mở rộng Phật pháp trong nước Đại Việt.
Vua ngỡ là còn nhiều người theo ông nữa, bèn hỏi:
- Quý quốc cần dùng bao nhiêu đồng? Hoà thượng đem sang cả thảy bao nhiêu đồ đệ?
Khổng Lồ giơ đãy lên và tâu:
- Kẻ hạ thần chỉ sang có một mình và chỉ xin một đãy này là đủ.
Thấy cái đãy bé tý, vua Trung-Quốc mỉm cười:
- Hoà thượng có lấy cả trăm đãy, trẫm cũng vui lòng huống gì là một đãy.
Đoạn vua sai nội thị mang lệnh chỉ cho quan giữ kho, mở kho đồng đen cho Khổng Lồ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Trước khi vào kho phải đi qua một cái sân rộng. Ở đó có một cái nền gạch, trên nền dựng tượng một con trâu bằng vàng to như một cái nhà, sáng choé cả một vùng trời đất. Quan giữ kho chỉ vào trâu rồi hỏi đùa Khổng Lồ:
- Hoà thượng có cần dùng cả con trâu này không?
- Không, tôi chỉ cần một ít đồng đen mà thôi.
Rồi đó Khổng Lồ trút tất cả đồng đen lọt thỏm vào trong đãy của mình mà đãy vẫn còn vơi. Đoạn Khổng Lồ mắc đãy vào một đầu gậy quảy về nước. Quan giữ kho thấy hết nhẵn cả đồng, vội vã đem sự tình tâu cáo cho vua mình biết. Vua Trung-quốc không ngờ có sự phi thường như thế, lấy làm hối và tiếc bèn sai 500 quân sĩ đuổi theo Khổng Lồ. Lúc ấy mặc dầu gánh nặng đè lên vai, nhưng sư cũng đã đi được ba trăm dặm đường. Vừa đến một khúc sông rộng, ông bỗng nghe có tiếng reo dậy trời ở sau lưng. Ông ngoảnh cổ lại thấy bụi bốc mịt mù, đoán biết là vua Trung-quốc đã cho quân đuổi theo. Ông lật đật thả chiếc nón tu lờ xuống nước, đặt đãy lên, rồi vừa bơi vừa đẩy qua sông. Bọn quân sĩ vừa đến bờ thì Khổng Lồ đã ra đến giữa sông rộng. Bọn chúng đánh lừa nói rằng:
- Hoà thượng hãy chờ một tí, hoàng đế cho chúng tôi khiêng giúp đồng và hộ tống ngài về.
Nhưng Khổng Lồ nói với lên:

- Bần tăng gửi lời về cám ơn lòng tốt của hoàng đế. Còn như cái đãy này để mặc bần tăng mang lấy, đâu dám làm phiền đến thiên sứ.
Bọn lính biết là không thể đuổi nổi bèn quay trở lại. Sau đó Khổng Lồ đi cứ theo dọc bờ biển, đi bộ lần về phương Nam. Đến một cửa sông, ông gặp một chiếc tàu lớn sắp sửa kéo buồm sang nước Việt. Khổng Lồ đặt đãy ở bến, đến gặp người chủ tàu xin cho đi nhờ. Chủ tàu thấy một mình hoà tượng với một chiếc đãy, ước lượng không nặng thêm cho tàu bao nhiêu nên vui lòng cho ông đi. Nhưng khi một thuỷ thủ xuống bến xách đãy hộ cho nhà sư lên tàu thì anh ta cảm thấy chưa có vật nào nặng đến như thế. Người thứ hai xuống giúp cũng chịu. Người thứ ba, người thứ tư cho đến khi tất cả mọi thuỷ thủ trên tàu cùng hè nhau khiêng, ai nấy đều phải lắc đầu vì chiếc đãy vẫn không hề nhúc nhích. Bấy giờ Khổng Lồ ở trên tàu xuống, cười và bảo:
- Để bần tăng tự mang lên cho, không phiền đến các người!
Nói rồi một tay xách đãy, một tay cầm nón và gậy bước lên tàu trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Thấy tàu quá nặng, nước mấp mé then, mọi người ngần ngại không dám nhổ neo. Khổng Lồ bảo họ: - "Các người chớ ngại, ta quyết không để cho tàu chìm đâu".
Thuận buồm xuôi gió, tàu rẽ nước đi băng băng. Được mấy ngày bỗng xảy ra một trận phong ba dữ dội. Một con ngô công mình dài trăm trượng, miệng há đỏ như lửa đang vẫy vùng giữa sóng gió chồm đến toan nuốt cả tàu. Mọi người ngồi trên chiếc tàu chòng chành, vô cùng kinh sợ. Khổng Lồ nói to:
- Các người cứ ngồi yên mặc ta diệt trừ con quái vật!
Nói đoạn sẵn có quả bí lớn, ông cầm lấy đứng ở miệng mũi tàu ném vào miệng ngô công. Ngô công vừa đớp lấy thì ông đã nhảy xuống nước cầm gậy đánh vào mình nó. Ngô công chạy không kịp bị gãy xương, đứt làm ba đoạn và hiện thành ba hòn đảo nổi lên giữa biển. Ngay sau đó, sóng gió yên lặng, tàu lại đi một mạch về tới đất Việt. Về tới kinh đô, Khổng Lồ vào chầu vua và kể lại mọi việc.Vua sai sư đem đồng ra đúc thành bốn thứ bảo khí thờ Phật để cho mọi người ngưỡng mộ và truyền lại ngàn đời sau. Khổng Lồ bèn cho gọi bao nhiêu thợ đúc tài giỏi trong nước đến, rồi mở đãy lấy đồng ra chia làm bốn phần. Đầu tiên ông cho đúc một cái tháp cao 9 tầng gọi là tháp Báo Thiên. Tháp đúc xong hiện ra giữa kinh thành vòi vọi đứng đâu cũng thấy. Khổng Lồ lại đúc một tượng phật cao vừa 6 trượng, một cái đỉnh to vừa bằng mười người ôm. Rồi còn bao nhiêu đồng, Khổng Lồ cho đúc một quả "hồng chung"- chuông đúc xong lớn không thể tưởng tượng được, đến nỗi khi đánh lên hồi đầu tiên, tiếng ngân vang cùng khắp bốn cõi, vang sang đến tận bên Trung Quốc.
Lại nói chuyện con trâu vàng nằm trước kho đồng của vua Trung Quốc khi nghe tiếng chuông, tự nhiên như được thức tỉnh dậy. Vì đồng đen là mẹ của vàng cho nên do tiếng ngân, nó biết là mẹ của nó đã ở nước Việt. Nó bèn đứng dậy vươn người rồi ba chân bốn cẳng chạy một mạch sang Nam, không một sức nào có thể cản nổi. Cuối cùng nó tìm đến quả chuông do Khổng Lồ mới đúc, hôn hít hồi lâu rồi nằm xuống bên cạnh. Thấy việc không ngờ lại xảy ra như thế, Khổng Lồ tự nghĩ nếu để chuông lại thì mỗi lần đánh chuông, vàng trong bốn biển sẽ qui tụ cả lại vào trong nước mình. Như thế sẽ rất nguy hiểm vì gây hiềm khích với tất cả mọi nước. Ông bèn tâu vua xin đem quả chuông ném cho mất tích để tránh một cuộc binh đao tai hại có thể xảy tới. Nhận thấy lời tấu có lí, vua cũng bằng lòng.
Ngày ném, Khổng Lồ đứng trên núi xách quả chuông vứt xuống hồ Tây. Chuông bị tung lên không bay ra giữa hồ, vang lên một hồi rất dữ dội. Con trâu vàng nghe tiếng, vội theo mẹ nó nhảy ngay xuống hồ. Từ đó về sau thỉnh thoảng những lúc thanh vắng, người ta vẫn thấy quai chuông nổi lên mặt nước. Còn con trâu vàng đôi lúc lên bờ hồ đi dạo, hễ thoạt thấy bóng người là lặn xuống ngay. Cũng vì câu chuyện trên mà hồ Tây còn có tên là vực Kim Ngưu (Trâu vàng). Riêng Khổng Lồ về sau được thợ đồng thờ làm thần nghề đúc đồng

Vậy nhân vật Khổng Lồ là ai? Có thật hay không? Nếu có tại sao gọi là ông tổ nghề đúc đồng? Điều này đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Ghép nhặt nhiều các điều mà lịch sử Việt Nam viết lại thì tôi mới hiểu. Thực chất Khổng Lồ là Nguyễn Minh Không hay còn gọi là Lý Quốc Sư. Thiền sư Nguyễn Minh Không là người đã sáng lập ra hơn 500 ngôi chùa trên cả nước, được vua Lý Thần Tông ban quốc tính từ họ Nguyễn sang họ Lý, phong làm Quốc Sư. Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành, sinh năm 1065 tại xã Đàm Xá, phủ Trường Yên nay thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông xuất gia thụ giáo đạo phật với Từ Đạo Hạnh, vị chân sư có uy tín đương thời và trở thành nhà tu hành với pháp danh Minh Không. Sau khi tu hành đắc đạo, ông Nguyễn Minh Không trở về quê nhà dựng nên nhiều chùa triền để thờ tự. Ngay tại quê hương Đàm Xá, huyện Gia Viễn, ông dựng nên một ngôi chùa nhỏ thờ phật tên là Viên Quang, nay thuộc đất của hai xã Gia Thắng và Gia Tiến. Sau khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành nơi thờ tự ông hay còn lại là đền thờ Đức Thánh Nguyễn. Chính Nguyễn Minh Không được các làng nghề đúc đồng suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước Việt thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh. Những địa phương có nghề đúc đồng lâu đời như các làng nghề Yên Xá, Tống Xá ở Ý Yên, lễ hội chợ Viềng (Nam Định); phố Lò Đúc (Hà Nội), phố Ngũ Xã, Ba Đình, Hà Nội; Đình làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hoá, Thanh Hóa) đều thờ ông là ông tổ đúc đồng.

Tôi cũng đã từng về đền thờ tổ nghề đồng ở làng nghề đúc đồng Đông Sơn, Thanh Hóa và đền thờ sư tổ nghề đồng ở số 5 phố Châu Long, Hoàn Kiếm thì Tổ sư nghề đúc đồng là ông Khổng Minh Không. Trong các tài liệu lịch sử không có tên Khổng Minh Không. Điều này thực chất là dân gian đã hoà nhập hai tên Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không làm một thành Khổng Minh Không. Nhân dân những vùng này coi hai ông là tổ sư nghề đồng của Việt Nam. Đây cũng là một sự tích của Không Lộ dân gian nhập vào với Minh Không. Điều này còn tìm thấy trong văn bia chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo (Hành Thiện - Nam Hà), chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều - Quảng Ninh), chùa La Vân (Quỳnh Phụ - Thái Bình).

Vậy thì đúng rồi! Nếu nói thế thì thực chất những truyền thuyết về con Trân Vàng là khả năng nói về thiền sư Lý Quốc Sư. Người đã đúc ra cái chuông bằng đồng đen. Vật báu của Việt Nam mình. Mà theo truyền thuyết thì cái chuông đấy đã rơi xuống Hồ Tây. Đến đây thì tôi đã hiểu. Có thể câu chuyện truyền thuyết này thực chất là để làm thần thánh hóa mọt sự việc có thật và chính là nói về việc có tồn tại một báu vật của Việt Nam ngày trước. Chuông đồng đen ở dưới Hồ Tây. Thậm trí cũng có thể là cả một kho báu dưới Hồ Tây nữa chứ. Tôi thực sự mừng rỡ khi khám pháp ra được điều này. Một điều mà bấy lâu nay vẫn là một bí ẩn của Hà Nội

Tôi chợt nhớ đến câu nói của ông lão nói với tôi: Ông còn nhiều nợ với non sông đất nước mình lắm nên phải lên đây tìm cách trả nợ. Có gì bí ẩn nhỉ ở đây? Sao ông ấy lại nói thế với tôi? Hay là.......? Không có lẽ......? Ông ấy nói quê ông ấy ở Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình. Đúng rồi! Đây cũng chính là quê của Lý Quốc Sư. Sao trùng hợp thế? Mà sao lại có bố chữ trong tấm da dê đấy? Hay là một lời nhắn nhủ? Hay một bí mật gì chăng?
Tôi vội: đọc lại mấy câu
Kim Ngưu nay đã thấy
Lịch sử mãi còn ghi
Chuông đồng nay trở lại
Thế nhân nào có hay?

Đúng rồi! Những câu thơ trên đã nói rõ về việc này. Chính là nói về cái chuông đồng bị mất tích thời vua Lý. Cái chuông đồng đen đấy là do Lý Quốc Sư đúc nên và đã thả xuống Hồ Kim Ngưu hay còn gọi là Hồ Tây. Tôi sung sướng quá! Thầm nghĩ lại một cuộc tìm kiếm nữa rồi hay lại xuất hiện một bí mật nữa của lịch sử để tôi bắt đầu khám phá. Và đến bây giờ, bí mật về cái chuông đồng đã trở lại. Có thể ông lão ở đền Kim Ngưu chính là hóa thân của Lý Quốc Sư đến nhắn nhủ con cháu tìm lại cái chuông đồng đen, một báu vật của Việt Nam? Có thể lắm chứ vì thế không tự dưng Bốn câu ở tấm bình phong ở đền Lý Quốc Sư lại trùng khớp với bốn chữ đầu tiên của tấm da dê mà tôi có. Lúc này cái cảm giác sung sướng khi phát hiện ra điều bí mật đó đã tan biến. Cảm giác lạnh người khi nhớ lại những gì tôi đã gặp đang bao phủ toàn bộ con người tôi. Ma! Sao lại có âm hồn về gặp tôi? Bây giờ đã gần hai giờ sáng rồi. Không gian xung quanh tôi là một cảm giác lạnh, im lặng và chỉ còn mình tôi bên cạnh ánh sáng của ngọn đèn làm việc. Tôi cảm thấy run người. Gai ốc nổi lên. Tôi chưa gặp tình huống này bao giờ. Sao lại đến với tôi nhỉ? Ông lão là người hay là ma, hay là oanh hồn, hay người thực? Mà sao tất cả những điều đó trùng hợp vậy? Như một định mệnh.

Lúc này tôi không hiểu tại sao những việc đó đã xảy ra với tôi. Có lẽ tôi sẽ phải làm những điều mà ông lão nói, hay những điều mà có nói trong tấm da dê ông lão đưa cho tôi. Các bạn khi đọc đến lúc này, có bao giờ tự đặt câu hỏi cho chính mình về những chuyện tình cờ như định mệnh đã từng xảy ra với chính bản thân mình không? Có lẽ thế nên thiền sư Lý Quốc Sư đã không thể yên tâm mà phải về để nói lại cho con cháu biết? Bằng mật mã qua tấm da dê này? Vậy có thể quả chuông linh thiêng đấy còn đang ở dưới đáy Hồ Tây? Nên chính vì thế dân gian mình mới có Đền Kim Ngưu ở đấy làm nơi canh giữ quả chuông này? Cũng không hẳn tự nhiên mà sự kiện năm 1955, đoàn nghệ thuật Trung Quốc đã đi ra giữa lòng hồ và bị chết ở đấy? Có thể họ yểm Long mạch mình hoặc có thể họ tìm lại cái chuông đồng đen mà thiên sư Lý Quốc Sư đã đúc nên từ những khối đồng đen, kho báu của họ? Tôi nghĩ vậy và cũng thầm quyết định phải khám phá điều này cho bằng được. Dù sao, không phải ai khác ngoài tôi đã có cầm cái bí mật này. Và điều đó được sắp đặt cho chính tôi. Tôi là người phải tìm kiếm và khám phá ra những điều bí mật đó. Thôi cũng muộn rồi. Ngày mai tôi sẽ đến Hồ Tây, Phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu xem như thế nào. Mọi bí ẩn sẽ có thể từ những nơi này.

Sáng hôm sau, tôi xin nghỉ ở cơ quan để bố trí đến Hồ Tây. Đúng 9h sáng tôi có mặt ở Phủ Tây Hồ, đền Kim Ngưu. Hôm nay, tôi chủ động đi cùng với một người bạn tôi ở Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. Tôi rủ nó vì nó cũng cùng sở thích với tôi về những khám phá lịch sử. Mà điều quan trọng nó cũng từng là người trực tiếp tham gia công cuộc trùng tu đền Kim Ngưu, có thể nó sẽ giúp tôi nhiều hơn về những thông tin của đền Kim Ngưu.
Sau khi cả hai đứa thắp hương, lễ xong ở Phủ Tây Hồ, đền Kim Ngưu. Ngồi uống nước ngay cạnh quá nước mà tôi đã từng được ông lão đưa cho tấm da dê định mệnh đấy. Bà bán nước hôm nào mời chúng tôi uống nước. Ngồi uống nước, tôi hỏi nó nhiều chuyện về việc caỉ tạo đền Kim Ngưu, nó kể lại cho tôi biết:
- Đền này bị phá huỷ do đại bác quân Pháp vào năm 1947. Nhưng năm 2000 vừa qua, đền đã được Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ đứng ra làm lại. Tuy nhiên dấu tích cũ vẫn còn là cây đa cổ thụ trên đó có bàn thờ mà dân làng Tây Hồ dựng lên để thờ vị thần Kim Ngưu. Ngôi đền thờ Trâu Vàng – Kim Ngưu. Chính cái tên này đã gắn với một huyền thoại suy nguyên giải thích nguồn gốc của Hồ Tây hay còn gọi là hồ Kim Ngưu. Ngày trước tao có biết có hai câu thơ cổ là:
Ngưu hồ dĩ biên tam triều cục
Long Đỗ nhưng lưu bách chiến thành
Nghĩa là
Hồ Trâu (vàng) đã thay đổi qua ba triều đại
Long Đỗ vẫn còn toà thành bách chiến

Truyền thuyết dân gian biến hoá theo dòng chảy của cuộc đời, tựu trung Trâu được coi là một con vật thiêng có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Tín ngưỡng thờ Trâu Vàng là một tín ngưỡng tích cực phù hợp với nguyện vọng cầu mong một cuộc sống yên ổn của nhân dân ta xưa. Đền thờ Trâu Vàng bên bờ Hồ Tây là một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng và nguyện vọng đó.

Vừa ngồi nói chuyện, vừa uống nước, tôi nhìn ra phía Hồ xa xa. Đứng ở đây tôi có thể nhìn toàn cảnh Hồ Tây, lúc này tôi mới thấy hết giá trị của nó với lịch sử Việt Nam. Nó đẹp, lãng mạn và linh thiêng. Nó hiền hòa như con người Việt Nam vậy. Qua bao cuộc chiến tranh, nước ta đã mất đi bao nhiêu anh hùng cho nền tự do độc lập này. Có những giá trị tinh thần, vật chất cũng dần dần mai một đi. Rồi đến một ngày nào đó, có ai sẽ còn nghĩ đến những giá trị tinh thần này nữa không? Hay lại những cái phù phiếm khác mà đang dần hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày? Khi con người đang phải bon chen để kiếm sống, có còn một ai nghĩ đến mình sẽ làm gì để giữ lại bản sắc dân tộc Việt Nam không? Hay chỉ bằng những lời nói rỗng không, vô vị. Đứng nhìn đây, tôi nghĩ đến đã từng có những dự án làm những công trình quy mô trên mặt nước Hồ Tây này, họ có nghĩ đến những giá trị tinh thần này sẽ mất đi vĩnh viễn không? Hay chỉ vì những lợi nhuận trước mắt, những toan tính cá nhân. Đã từng có dự án thủy cung Thăng Long tồn tại ở đây mà đến bây giờ cũng may là nó không thực hiện, chứ thực hiện rồi còn gì là nơi linh thiêng của người Việt nữa.

Chợt nhớ lại tấm da dê mà tôi có, tôi nhận thấy một điều tấm da dê đó không thể tồn tại một cách vô thức được vì nó được gói trong một cái túi nilon. Lúc ông lão đưa cho tôi vẫn còn nguyên túi nilon đựng tấm da dê đó. Điều này chứng tỏ nó đã được một ai đó cẩn thận cất giữ, nhưng có thể chẳng may rơi xuống hồ không tìm thấy. Nhưng tại sao ai đó lại có cái này? Cái này có liên hệ gì với quả chuông đồng đen nhỉ? Cũng có thể do Hồ Tây đã qua bao lần nạo vét, cải tạo nên có khả năng nó bị trôi dạt về phía đây. Mà tại sao lại trôi dạt về phía đúng đền Kim Ngưu mà không phải ở nơi khác? Câu chuyện bắt đầu kỳ bí rồi. Quả thực tôi cảm thấy có gì đó bí hiểm ở chỗ này. Linh thần? Hay tự nhiên? Tại sao lại rơi vào tay tôi? Tại sao tôi lại không gặp được ông lão đấy? Tại sao ông lão lại biến mất? Mà tại sao ông lão lại đưa cho tôi tấm da dê? Nhiều câu hỏi tại sao được đặt đến tôi như một lời thách thức với lịch sử là tôi phải tìm kiếm, tìm kiếm cho ra cái sự thật còn trong những màn bí ẩn vê một giai thoại lịch sử đấy.

Tôi đang phân vân nghĩ thì bỗng nhiên có một cơn gió lạ thổi mạnh qua, gần giữ hồ, nơi tôi ngồi nhìn ra, một cuộn nước vụt lên cao, rồi hạ xuống. Tôi chợt giật mình tự hỏi: Hồ là gì có sóng mà lại như vậy nhỉ? Lúc đấy tôi có linh cảm lạ lắm. Lúc đấy bà lão bán nước nhìn thấy, thằng bạn tôi cũng nhìn thấy, bà lão buột miệng nói:
-Lại có sóng nước Hồ Tây rồi! Cột sóng nước này không khác gì cột sóng mà đã có những năm về trước. Hồi năm 1955, có một cột sóng như thế này đã làm chết những người trong đoàn văn công Trung Quốc biểu diễn tại đây. Chỗ biểu diễn chính là nơi có đền Kim Ngưu đấy. Bây giờ lại nổi lên lúc này, chắc sắp có chuyện gì nữa đây!

Ồ, đúng rồi, tôi nhớ ra rồi. Vụ xảy ra những cái chết bí hiểm của đoàn văn công Trung Quốc ở Hồ Tây. Cám ơn bà lão đã nhắc nhở tôi. Có thể lắm. Đây cũng là một đầu mối, một nguyên nhân liên quan đây. Không phải tự dưng có điều này xảy ra. Câu chuyện đó đến bây giờ vẫn là bí ẩn. Chính phủ Việt Nam cũng không hề đả động đến những cái chết đó một cách chính thống.

Nếu xét về mặt thời gian lịch sử thì đúng thật. Hồi cụ Lý Quốc Sư còn sống thì không thể làm được một việc là lấy cho vào túi đựng bằng nilon, ngày đấy làm gì có túi nilon. Nhưng khi nhặt được nó lại có chi tiết là tấm da dê được để trong túi nilon (theo lời kể của của ông lão). Cũng có thể có một mối liên hệ gì đó với đoàn văn công của Trung Quốc khi bị chết đuối ở Hồ Tây. Vị trí của đoàn văn công chết đuối lại đúng trước đền Kim Ngư bây giờ? Mà lại trùng hợp đúng chỗ nhặt được tấm da dê. Sao lạ thế nhỉ? Có khả năng chăng? Tôi bắt đầu nghi ngờ chi tiết này. Có thể lắm chứ! Tôi nghĩ thế và suy luận theo chiều hướng của tôi: Có thể họ có cái gì đó mà biết được bí mật về cái chuông đồng đen ở Hồ Tây và tấm da dê này là của họ. Nhưng khi chết thì lại chăng may rơi xuống tấm da dê này ở gần khu vực này. Đúng! Khả năng này là cao nhất và tôi cũng bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân đấy.

Thanh toán xong tiền nước, tôi và đứa bạn ra về. Tôi đến thẳng nhà kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Tôi cũng đã học đại học Kiến trúc Hà Nội mà, chính vì thế tôi cũng quen biết vị kiến trúc sư lão thành này qua một số bác bậc tiền bối về kiến trúc. Vị kiến trúc sư này là một trong những vị kiến trúc sư bậc thầy về phong thủy của Việt Nam. Bà nguyên là chuyên viên Viện Kiến trúc đô thị – nông thôn (Bộ Xây dựng), người từng có 40 năm trong nghề kiến trúc cảnh quan, chuyên nghiên cứu khoa học phong thủy. Một người tôi rất ngưỡng mộ và lấy làm thần tượng để học hỏi. Bấm chuông, may quá bà có nhà. Bà mở cửa và nhận ra tôi. Tôi vui vẻ chào bà vào nhà. Sau khi pha xong một ấm nước trà, tôi hỏi chuyện luôn về những điều mà tôi thắc mắc. Bà ấy trả lời tôi, bà ấy còn nhớ như in việc đấy. Chính bà là người có mặt hôm đấy. Bà kể lại:
- Đến tận bây giờ bác vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân Thủ đô chào đón TW Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, bác có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung Quốc tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được bác tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buôỉ chiêu đãi Đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ do chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị Văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị- Phủ Tây Hồ.
Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn qủàng đỏ do bác tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn và hai người nữa. Mộ của họ mai táng ở nghiã trang Bất Bạt huyện Ba Vì.
Sau cơn lốc khủng khiếp đó, bác hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít và vì sợ hãi như thể bác có liên can tới con lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên bác hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai bác về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Quốc và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như bác không sao hiểu nôỉ thứ tình hưũ nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tôị nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?
Mấy chục năm sau, để giải toả tâm lý cho bác quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh ở làng Xuân Đỉnh tặng bác một bài thơ dài, trong đó có mấy câu:
“Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu.
Dấu nhà Trời ai thấu được đâu.
Một dải khăn đào kết một cái cầu.
Để hồ thẳm nước sâu.
Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.

Cảnh tượng hãi hùng đấy, bác cũng là người chứng kiến hiện tượng tận mắt khi bác còn là con bé thiếu nhi quàng khăn đỏ, là người vinh dự được cử đến tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ cho cô diễn viên múa điệu Hoa sen của Đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ Khương Nãi Tuệ. Cơn lốc xảy ra, Khương Nãi Tuệ chết mang theo chiếc khăn quàng đỏ của tôi tặng. Nhiều người dân Hà Nội sống quanh Hồ Tây đã từng chứng kiến hoặc nghe kể về cơn lốc khủng khiếp này. Nó khủng khiếp vì hôm đó là một chiều thu nắng đẹp.

Hồi đấy có biểu diễn văn công là cả một sự kiện văn hóa lớn. Lúc đấy dân xung quan Tây Hồ nháo nhác rủ nhau đi xem Văn công Trung Quốc biểu diễn trên sân khấu nổi ở gần Phủ Tây Hồ. Bỗng nhiên mây đen ập đến, trời tối sầm lại, ba chiếc thuyền gỗ bay lên rồi rơi xuống vỡ tan tành. Bác nhớ đêm hôm đó trời tối đen như mực (25/7/Ất Mùi ) người ta huy động đèn pha, đèn ô tô và đủ loại thuyền bè đến tìm vớt xác. Tất cả có 4 người thiệt mạng, ngoài diễn viên múa Khương Nãi Tuệ và nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn còn có hai người nữa. Mộ của họ ở nghĩa trang Bất Bạt huyện Ba Vì. Nhiều năm sau đó bác vẫn nghe dân Hà Nội bàn tán về chuyện này, nói rằng có kẻ âm yểm bùa Hồ Tây nên bị Trời phạt.

Thế nhưng không có báo chí nào nói về chuyện đó như dân bàn tán. Sau này, khi TS Nguyễn Văn Túc, chuyên gia hàng đầu về nước ngầm đến hỏi bác về chuyện đó, bác đã kể tỉ mỉ cho ông nghe. Nghe bác kể xong, TS Túc xác nhận nước sông Hồng và nước Hồ Tây vẫn thông nhau, hôm xảy ra tai nạn mực nước sông Hồng cao hơn nước trong hồ. Áp suất chênh lệch tạo ra hiện tượng cột nước vọt lên là dễ hiểu. Nhưng tại sao lại xẩy ra vào lúc văn công Trung Quốc đang biểu diễn thì chỉ có Trời mới biết. TS Vật lý Nguyễn Thế Hùng thì khẳng định dứt khoát phải có kẻ sờ soạng táy máy dưới đáy hồ nên mới có cột nước vọt lên như thế. Riêng bác là nhân chứng, bác chỉ kể, không bình luận.

Sau cái chết của bốn người văn công đó, sự việc được chính phủ mình không nhắc đến nhiều. Một thời gian sau vào một sáng mùa thu trời yên sóng lặng, lúc đấy cũng có đoàn văn công đấy biểu diễn ở Hồ Tây, ở đúng chỗ đền Kim Ngưu bây giờ. Họ đang biểu diễn thì sóng Hồ tây cuộn trào, làm 9 cô gái văn công xinh đẹp, chưa chồng chết đuối tại đấy và bị chìm vào dòng nước Hồ Tây. Điều ngạc nhiên là rất nhều người Việt Nam trên du thuyền xem biểu diễn nhưng không ai hề hấn gì . Ngay sau đó, một số người lao xuống Hồ Tây để cứu vớt, dùng cả lưới quét tìm kiếm 9 cô gái này nhưng không hề tìm thấy. Ba ngày sau, xác chết của 9 cô gái đó mới nổi, trước cửa đền An Thọ , đầu hướng vào Đền.
Tôi ngồi nói chuyện với bà rất lâu. Tôi có hỏi về tính linh thiêng ở Hồ Tây. Với kinh nghiệm của bà, bà trầm ngâm trả lời tôi:
- Từ hàng ngàn năm qua, dân ta đã lập Đền thơ Đức Uy Linh Lang ở ba nơi quanh Hồ Tây là Đền Thủ Lệ, Đình Yên Phụ và Đình Nhật Tân để bảo vệ vùng hồ mênh mông này. Uy Linh Lang là một vị Thiên Thánh trong Thăng Long Tứ Chấn, Đền thờ Người được bố trí theo thế chân vạc thể hiện sự linh thiêng và trọng yểu của Hồ Tây đôí vơí Thủ đô ta và đất nước ta.
- Cháu còn nhớ trong chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn không? Vị vua này có nói: Tiện thế đất tựa nuí nhìn sông” còn rất cần phải hiểu sâu sắc và gìn giữ “Đắc Long bàn hổ cứ chi thế - tức thế rồng cuộn hổ chầu” chính là thế nuí sông và hồ nước quấn quýt vơí nhau. Hổ là núi, là gò , Long là sông, là nước. Vùng đất trung tâm Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La này là nơi duy nhầt còn có ruộng vườn tiếp cận vơí hồ, là nơi duy nhất có thế phục hồi dòng long mạch đang bị triệt phá. Cửa cống Liên Mạc cạnh Chuà Vẽ là cửa sông Nhuệ nối với sông Hồng và là một địa chỉ quan trọng để đầu tư tu sửa. Từ Xuân La nối sang sông Nhuệ chỉ chừng 5Km và đến sông Tô Lịch chỉ chừng 1Km. Chính vì lẽ đó không phải ngẫu nhiên mà 200 năm trước vua Lý Thái Tổ, Cao Biền đã rất quan tâm đến huyệt đạo này, ông ta đã cố công trù yểm để tận diệt hiền tài của đất Việt, nhưng ông ta đã không yểm được. Và cũng vì thế mà ngày 11/9/1955 đã xảy ra sự việc đó để chặn đứng hành động phá hoại long mạch Việt Nam. Đến nay những người cao tuổỉ sống ở Hà Nội và quanh Hồ Tây vẫn nhắc đến cơn lốc Hồ Tây thoắt hiện thoắt biến năm đó và không quên nhắc con cháu giữ gìn huyệt đạo linh thiêng này. 
 Sau khi giải đáp những thắc mắc của tôi, tôi chào bà và ra về. Những thông tin mà bà nói với tôi quả thật là những thông tin quý giá. Vừa đi ô tô, vừa suy nghĩ về những điều mà bà đã nói với tôi. Những điều đó làm tôi băn khoăn vô cùng. Vậy thì tại sao các cô gái này chết một cách lạ lùng nhỉ? Có khả năng họ đến tìm kiếm một cái gì đấy? Hoặc có thể ….? À, tôi nhớ ra rồi! Đã có lần tôi từng nghe nói về việc Cao Biền cũng từng yểm Long Mạch ở Hồ Tây, nhưng không thành đành phải làm nơi khác. Chính nơi này, Thánh linh Giao Chỉ đã mắng Cao Biền. Mà đúng thật, do chính Cao Biền yểm Long Mạch không thành mà ba năm sau Cao Biền phải về nhà Đường và chết như một tội phạm chống lại triều đình.

Vậy khả năng ở đây còn bí ẩn nào đó liên quan đến tấm da dê? Có thể tấm da dê là của những người văn công đã chết kia cầm theo? Bây giờ tôi nên bắt đầu từ đâu đấy? Các cô gái đã chết hết thì còn gì để tìm kiếm nữa. Với những câu thơ trong bức da dê cũng chỉ là một đầu mối như bao đầu mối khác. Không có sơ đồ tìm kiếm, không có những manh mối nào có thể dẫn đến những đầu mối tiếp theo để khám phá những điều còn là bí ẩn. Lúc đấy tôi chợt nhận ra một điều: Tại sao các cô gái đấy chết mà lại trôi dạt về đền An Thọ? Có gì đó không thể giải thích nổi? Hay theo cái cảm nhận mà tôi đã từng tìm kiếm bao lần đấy chính là có những sự huyền bí khó giải thích khi đấy chính là những điềm báo cho chúng ta biết về những sự vật mà ta cần tìm kiếm.

Một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi. Đền An Thọ. Đúng! Nơi đấy chính là nơi mà những xác chết của các cô gái văn công Trung Quốc trôi dạt vào đấy. Đến lúc này tôi tin có thánh thần. Tin để lấy làm niềm tin. Dù sao với những huyền thoại, với những chi tiết thực thực hư hư như thế này thì cũng nên đặt niềm tin vào cái gì đó mà khoa học không thể giải thích được. Tôi đinh ninh vậy nên đến luôn đền An Thọ ở Hồ Tây mà không về nhà. Đền An Thọ nằm ở địa chỉ số 12 Đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội.

Đền An Thọ nằm ở làng Yên Phụ xưa (nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội). Tương truyền, nơi đây vốn là Cung An Thọ, nơi ở của Hoàng hậu Minh Đức thời Trần. Đền An Thọ thờ mẫu Liễu Hạnh và Minh Đức Hoàng Thái Hậu, Chính phi của vua Trần Thánh Tông, là mẹ của ba vị Thành hoàng làng hiện được thờ ở đình Yên Phụ là Uy Linh Lang đại vương và hai em là Vương Đôi đại vương, Vương Ba đại vương.

Tôi đứng ngắm cảnh đền An Thọ mà cảm thấy buồn quá. Một công trình ý nghĩa như vậy, có tính linh thiêng và nhân văn như vậy, có giá trị văn hóa như vậy mà đến nay chính quyền không thể quản lý một cách nghiêm túc, để cho những người dân xung quanh, lấn chiếm, làm hỏng đi cái cảnh quan của đền. Đây chính là lỗi của khâu quản lý, chắc mình cũng chỉ mong những nhà quản lý có thể nhìn nhận ra vấn đề này, có biện pháp nào đó để tu bổ, làm gìn giữ những giá trị thiêng liêng đó.

Đứng ở đấy một hồi lâu, sau khi vãn cảnh đền, tôi ra về với bao nhiêu điều thắc mắc. Nhìn lại đồng hồ đã gần 7h30 tối rồi. Nhanh thật, giờ này chắc gia đình tôi đã ăn rồi. Tôi cũng kịp gọi về nhà để nói về muộn. Thế mà chưa gì vợ đã quát ầm ĩ lên là sao thế. Mệt quá, với bản năng như tôi, mỗi khi cuốn hút vào một điều gì đó là tôi quên hết những cái có liên quan với mình. Thôi đấy cũng là cái tính, cái số tôi rồi, nên nhiều khi vợ tôi cũng hiểu. Nói thế thôi, về nhà là hết ngay. Phụ nữ mà. Đói quá, tôi ăn gì đấy ở gần đây vậy. Tôi mải nghĩ quá nên quên mất thời gian. Tôi liền vào ngay cửa hàng bán bún ốc gần đấy, để ăn món ăn mà tôi ưa thích. Làm một bát bún ốc đã! Ngon quá! Bún ốc Hồ Tây đúng là đã đi vào huyền thoại. Tôi vừa ăn vừa ngồi nói chuyện vui với bà bán bún. Chợt nhận ra là tôi đang đi tìm kiếm về thông tin đền An Thọ, tôi liền hỏi chuyện:
-Bà có biết gì về những người Trung Quốc ngày trước bị chết trôi dạt vào đền An Thọ không?
Bà cụ nhìn tôi với ánh mắt tò mò, như tôi như từ trên trời xuống vậy. Chắc ít ai hỏi chuyện này. Tôi nghĩ thế. Bà lão nói:
-Chú quan tâm là gì? Toàn bọn linh tinh, chết là đúng! Chắc định lợi dụng để yểm Hồ Tây đấy! Bị thánh vật cho chết không kịp nói gì! Đúng là trời hại mà! Hồi đấy bác chỉ nghe các cụ ở đây kể lại thôi. Bác là người làng Phú Thượng.

Nghe bà lão nói đến đây, tôi bỗng nghĩ chính hồi đấy các cụ nhà mình biết rất rõ sao đến bây giờ cũng ít người biết thế nhỉ? Tôi hỏi tiếp:
-Lúc đấy chắc bác còn nhỏ?
Bác trả lời tôi:
- Lúc đấy bác mới có 12 tuổi. Bây giờ đã hơn 70 rồi. Hồi đấy trẻ con đi xem đông lắm vì có ai được chứng kiến văn công bao giờ đâu. Chỉ biết sau khi chết, xác chết trôi về cổng đền An Thọ. Các cụ già làng hồi đấy thường nói là do thánh linh nước Việt mình thiêng quá, họ định hại nhưng không thành. Nên bắt phải chết. Khi trôi dạt về đấy, mấy người nhà mình vớt lên, đến sáng hôm sau ở chính chỗ vớt đấy, khi nước lắng xuống, còn nhìn thấy một hòn đá có 4 câu thơ chữ Hán. Các cụ ở làng dịch qua cho mọi người biết là :

Yên lặng sóng Tây Hồ
Tịnh viên nơi u tối
Bất nhân đành cam chịu
Bạt núi để yên thân

-Sau khi Ban quản lý dự án Hồ Tây làm kè hồ, lâu ngày, hạ tầng thay đổi, chả biết cái viên đá đấy đâu. Mọi người lúc đấy chỉ đồn với nhau đấy chính là những lời sấm truyền của thánh linh từ bao đời, đã biết có ngày này.
Tôi nghe đến đây thấy có vẻ sợ sợ. Ai tin đây? Truyền thuyết mà! Nhưng khoa học cũng không thể giải thích được những điều tự nhiên nó đến. Tôi thanh toán tiền xong đành vội về kẻo muộn và cũng không quên cám ơn bà lão. Cũng nhờ bà lão mà tôi biết nhiều thứ hơn. Những cái biết đấy có ai dạy mình đâu, chính là cuộc sống tự dạy mình cả thôi.

Về đến nhà cũng muộn rồi nên tôi vội vàng tắm qua rồi đi ngủ. Cả nhà hôm nay ngủ hết. Tôi không ngủ được. Mọi cái cứ như sắp đặt vậy mà tại sao cứ xảy ra với tôi một cách có hệ thống vậy? Những cô gái đấy chết rồi thì có gì liên quan nữa không? Họ đã tìm ra cái gì không? Hay chưa tìm thấy? Nếu theo suy nghĩ của tôi thì những cô gái đấy đang múa mà, sao lại bị thế nhỉ? Cho dù họ có định làm gì đen tối đi nữa thì cũng phải làm thì thần linh mới biết được chứ? Lạ quá! Vậy thì cũng có thể là họ đã xuống hồ hoặc đang làm một việc gì nên mới bị phát hiện. Lúc đấy tôi chỉ nghĩ đến như vậy chứ chẳng còn ý nghĩ nào khác cả.

Uống một cốc cà phê đã. Tôi vào phòng làm việc, ngồi trước máy tính và tôi bắt đầu xem xét những gì có liên quan đến những sự kiện vừa rồi. Chả có gì, chỉ có mỗi một chi tiết có liên quan đến Hồ Tây chính là nơi Cao Biền đã từng trấn yểm nhưng không thành. Theo truyền thuyết kể lại rằng nghe tiếng chuông đồng đen ngân vang từ nước Nam, trâu vàng từ nước Tống, thẳng hướng phương Nam, về đến Thăng Long, nhảy xuống hồ, biến mất dưới vùng nước xanh thẳm. Truyền thuyết còn hé mở tục đúc trâu vàng để trấn yểm cáo chín đuôi dưới Hồ Tây từ thời Lạc Long Quân, cũng như chuyện thần núi Long Đỗ biến hình trâu tỏa ánh sáng vàng, ẩn ở vùng Hồ Tây khi Cao Biền có ý đồ yểm long mạch nước Việt. Vậy có khả năng gì liên quan đến Cao Biền không? Đầu mối tìm kiếm này khó khăn hơn những đầu mối tìm kiếm khác.
Chợt nhớ là tôi có nghe nói bà lão nói, sau khi vớt xác các cô gái bị chết ở Hồ Tây, hôm sau ở đấy xuất hiện hòn đá có bốn câu thơ:

Yên lặng sóng Tây Hồ
Tịnh viên nơi u tối
Bất nhân đành cam chịu
Bạt núi để yên thân

Nó có ý nghĩ gì nhỉ? Hay chỉ như một lời sấm truyền mà có thể thần linh nơi Hồ Tây điểm báo? Cái này tôi cũng đã từng nghe qua về những lời sấm truyền mà như những lời tiên tri vậy. Giống như cuốn truyện của Nguyễn Công Trứ khi phá đền thờ Trạng Trình, được nhận bốn câu thơ của trạng Trình về việc Nguyễn Công Trứ phá đền. Và sau đó, Nguyễn Công Trứ phải làm lại đền. Câu chuyện đó tính thực thực hư hư như thế nào thì đến giờ vẫn là một câu hỏi. Hay bốn câu thơ trên ứng với những cô gái bị chết thì sao? Tôi cứ loay hoay tìm tiếm. Ồ! Sao lạ thế! Có sự trùng hợp quá. Tôi lúc đấy nhận ra một điều....Trời đất! Sao lại như vậy nhỉ? Đúng là một câu sấm truyền. Các cô gái đấy sau khi chết đều được đưa về chôn ở Bất Bạt, Ba Vì (nay là nghĩa trang xã Yên Kỳ, Ba Vì).

Nếu tôi ghép bốn câu thơ lại đúng nói lên sự việc này xảy ra với bốn cô gái. Sau khi sự việc đã kết thúc, Hồ Tây lại thanh bình lại. Các cô gái phải chết. Và cái chết phải cam chịu không có gì để phản ứng được và….... Đúng quá! Và yên nghỉ ở nơi núi rừng. Bất Bạt. Tôi reo lên. Ghép bốn câu thơ lại là YÊN TỊNH BẤT BẠT. Vậy thì đúng là một lời sấm truyền rồi! Có gì đó ở đây, sao từ trước tới giờ chưa ai nghĩ ra điều này nhỉ? Các cô gái đều được an táng ở Bất Bạt. Có thể sẽ có gì đó ở những ngôi mộ này! Tôi được biết người Trung Quốc hay thường để những bí mật của mình ở những ngôi mộ chôn chính mình. Những bí ẩn thường được chôn theo. Vậy thì mai tôi sẽ đi đến đấy. Tôi nghĩ thế và lúc đó mới thấy có thể ngủ được. Hôm sau dậy, tôi đến cơ quan để xin nghỉ nhưng sếp tôi không cho vì hôm nay nhiều việc. Đành để chiều vậy. Hôm nay tự dưng nhiều việc quá nên đến 5h chiều mới xong, tôi vội vàng phóng luôn đến Bất Bạt.

Tôi đến Bất Bạt lúc đấy cũng 7h tối do tắc đường quá. Trời tối! Tôi nhìn quang cảnh toàn bộ nghĩa trang Yên Kỳ, tôi chợt rùng mình. Trời thì tối mà xung quanh không có một ai, chỉ có một mình tôi ở đây, toàn mộ của những người chết kín cả quả đồi. Nghĩ đến đây tôi cũng nản. Cái cảm giác trong tôi bắt đầu thấy lạnh cả người. Không khí âm u, lạnh lẽo của nơi mà chỉ có những linh hồn của người chết. Sợ hãi xem lẫn với tò mò. Thỉnh thoảng có tiếng gió thổi, tiếng con tu hú kêu đâu văng vẳng ở đâu đấy, tôi định quay về chứ vào đấy một mình thì ghê lắm. Nhưng cái tính tò mò của tôi thì không để yên cho tôi lúc nào cả.. Suy nghĩ một lúc, tôi nhận thấy nghĩa trang rộng thế này thì làm sao mà tìm được mộ của những cô gái ở đây? Tôi liền tìm đến người trông giữ khu vực này. Họ ở trong một ngôi nhà ngay đầu nghĩa trang. Đấy là một ông cụ cũng trạc 60 tuổi rồi. Tôi hỏi là cụ có biết mộ mấy người con gái Trung Quốc mà nhiều năm trước mang đến đây chôn không? Tôi cũng kể qua về những cô gái đấy chính là ở đoàn văn công Trung Quốc bị chết ở Hồ Tây.
Ông cụ nhìn tôi có vẻ nghi ngờ điều gì đấy và hỏi tôi:
- Thế cháu là ai? Có liên hệ gì với người đấy?
Lúc đấy tôi đành phải nói dối tôi là người thân. Ông cụ bảo:
- Đúng không? Ngày trước, khoảng đầu năm 2010, cũng có mấy người Trung Quốc cũng đến đây bảo là người thân vào thăm mộ, cũng hỏi khu mộ đấy. Nhưng đến tối hôm sau, tôi đi kiểm tra thấy khu mộ đấy đào bới lung tung cả lên. Sợ quá, tôi phải báo lại cho chính quyền biết. Số ngôi mộ là 14 mộ. Nhưng đào bới chỉ ở hai mộ là mộ của Khương Thị Hạ và Lý La Hằng thôi. Những ngôi mộ kia không đào. Kiểm tra lại thấy không còn cốt nữa, nhưng vì mộ đã ở đấy, nên tôi phải coi như đã có. Còn cốt thì không còn đâu!

Nghe đến đây, tôi sợ quá! Sao lại có chuyện như vậy nhỉ? Ai lại đào lên làm gì? Mà sao họ biết mà đào? Hay ở ngôi mộ đấy có gì đó mà ….. Chứng tỏ những nghi ngờ của tôi cũng đúng. Có thể ở những ngôi mộ đấy có một bí mật nào đó. Tôi vội vàng nhờ ông lão dẫn đường đến những ngôi mộ đấy xem như thế nào. Ông lão tận tình đưa tôi đến. Nhìn đúng là những ngôi mộ rồi. Nhưng có điều gì đấy mà tôi phân vân. Sao lại thế được nhỉ? Hay trong hai ngôi mộ đấy có cái gì đó? Tấm bản đồ chăng? Tôi luôn có mặc cảm với hai chữ Bản đồ vì chắc hay phải đi tìm kho báu.

Đi quanh quanh xem hai ngôi mộ và những ngôi mộ khác, không thấy có gì đặc biệt cả. Có một chi tiết làm tôi chú ý đấy là ở ngôi mộ nào cũng có trồng một cây hoa đại nhỏ. Sao lại trồng vào đấy nhỉ? Có một điều các ngôi mộ khác đều chôn rất đều đặn, theo hàng, theo lối, riêng mấy ngôi mộ này có........ Ôi! Trời đất! Tôi sững người lại. Cảm giác lúc đấy như có ai ở đằng sau mình. Cả người tôi như bị gai ốc vậy. Tim đập thình thịch. Sao giống những điều mà tôi đã từng gặp ở một nơi. Trùng hợp quá! Chính ngày trước tôi cũng đã từng nghiên cứu về cái này. Nhưng chưa có thời gian. Sao lại có ở những ngôi mộ này! Có lẽ có gì liên hệ chăng? Tôi bắt đầu ngạc nhiên. Có thể người Trung Quốc đã biết được về bí mật cái chuông đồng đen và chỗ cất giữ của nó. Chính là cái chuông đồng đen đã bị Lý Quốc Sư đẩy xuống Hồ Tây. Có thể truyền thuyết đấy là hiện thực và dân gian đã tạo ra truyền thuyết một cách thần thánh nhằm giữ lại bảo vật của chính mình. Một dạng giải trấn yểm Long Mạch chăng? Hay vì lý do gì mà Lý Quốc Sư lại cho chuông đồng đen xuống Hồ Tây? 


Tập 1: Tấm bản đồ bí ẩn
Tập 2: Giải mã tấm bản đồ
Tập 3: Đường hầm bí ẩn ở Côn Sơn
Tập 4: Truy tìm kho báu
Tập 5: Mật mã Trâu Vàng - part 2    

5 nhận xét:

Nặc danh nói...

câu chuyện rất hay, cám ơn bạn nhiều, mình vẫn thường vào blog của bạn. Thật là tuyệt vời khi đọc về lịch sử việt nam

Unknown nói...

Quá hay và mở mang kiến thức lịch sử ạ

Unknown nói...

Hay thật !

Unknown nói...

Cảm ơn tác giả thật nhiều.

Nặc danh nói...

Tuyệt vời