Truyện 01
Sau ngày Kinh đô thành Huế thất thủ (1885), vua Hàm Nghi xuất bôn, Kinh
thành Huế giặc Pháp canh giữ, ngai vàng bỏ trống. Cái ngai bỏ trống ấy
trở thành một cuộc tranh chấp giữa hai ông đại thần có thế lực nhất là
Nguyễn Hữu Độ và Phan Đình Bình. Ông Độ là nhạc gia của Ưng Kỵ (con nuôi
vua Tự Đức) và ông Bình là ông ngoại của Bửu Lân (con vua Dục Đức).
Người thì muốn chàng rể của mình làm vua, kẻ thì muốn cháu ngoại của
mình được ngồi trên ngai vàng. Cuộc tranh chấp đó cuối cùng Độ đã thành
công. Ưng Kỵ lên ngôi với niên hiệu là Đồng Khánh. Hậu quả của sự việc
ấy đã đưa đến cái chết bi thảm của Phan Đình Bình dưới triều Đồng Khánh.
Không ngờ ngồi trên ngai vàng làm tay sai cho Pháp được ba năm thì Đồng Khánh ngọa bệnh chết. Nam triều và thực dân Pháp lại loay hoay tìm người kế vị. Một cuộc vận động được chọn làm vua diễn ra ráo riết.
Trong một ngôi nhà nhỏ trong Thành nội có một cặp uyên ương đang thì thầm đem chuyện tâm tình xen vào quốc sự: Chàng là một thanh niên Nam Bộ, nàng là một Công nữ đài các. Muốn làm xiêu lòng người yêu thỉnh thoảng cô Công nữ lại tô điểm cho những lời thỏ thẻ một cái thở dài buồn bã ;hay sau những nụ cười khuynh quốc bằng nét mặt ủ ê buồn chán. Vẻ kiều mỵ của người ngọc lúc vui hớn hở, lúc buồn tái tê, đã khích động đến tận đáy lòng chàng, chàng bị sắc đẹp thôi miên nên đã ngoan ngoãn theo mệnh lệnh hồng nhan. Nàng Công nữ trình bày hết mọi khúc nôi và liếc mắt đưa tình:
- "Em cậy yên đó nghe!"
Chàng gật đầu xúc động:
- "Được em cứ tin ở moa đi!"
Nàng? Và chàng? - Nàng là bà Công nữ Thiện Niệm, con Thoại Thai Vương, em vua Dục Đức, cô ruột của Bửu Lâm.
- Chàng là Diệp Văn Cương bí thư của lãnh sự Pháp Reina.
Thế rồi một toà lãnh sự đi qua Nam triều, ra vẻ một phái viên của Bảo hộ, Diệp Văn Cương hỏi các quan Nam triều về chuyện lựa người kế vị thay vua Đồng Khánh. Và chẳng để các quan Nam trả lời, Diệp Văn Cương thản nhiên nói:
- "Không hiểu ý kiến các cụ lớn thế nào còn quan lãnh sự hình như Ngài đã định chọn con Đức Dục Đức, con Đức Đồng Khánh còn nhỏ tuổi quá!"
Tuy rằng trong tâm đã ghi tên con Đồng Khánh nhưng được tin quan lãnh sự đã để ý đến con vua Dục Đức, các quan ai cũng dấu nỗi lòng và làm ra bộ vui vẻ nói:
- "Nếu quan lãnh sự đã quyết định như thế thì chúng tôi cũng vui lòng làm theo".
Diệp Văn Cương mừng thầm, và sau những câu chuyện thường Cương cáo từ trở về tòa lãnh sự.
Về toà, gặp Reina, Cương bắt ngay chuyện, nhưng vẫn giữ thái độ điềm tỉnh:
- "Về việc lập vua mới, tôi được tin rằng các quan An Nam định lựa con vua Dục Đức vì con vua Đồng Khánh hãy còn nhỏ tuổi".
Reina gật đầu nói:
- "Càng hay. Con vua Dục Đức. Tội nghiệp vua Dục Đức, tôi biết ngài nhiều khi còn là con con vua Tự Đức".
Những lời nói cua Reina như có một sức mạnh lạ lùng làm rung chuyển cả tâm hồn Diệp Văn Cương.
Thế là con vua Dục Đức là Bửu Lâm được tôn lên làm vua ngay trong những ngày tết. Từ Minh Ý hoàng hậu còn bị giam trong Khám đường cũng được tha và đưa vào ở bên cạnh Từ Dũ Thái hậu.
Không ngờ ngồi trên ngai vàng làm tay sai cho Pháp được ba năm thì Đồng Khánh ngọa bệnh chết. Nam triều và thực dân Pháp lại loay hoay tìm người kế vị. Một cuộc vận động được chọn làm vua diễn ra ráo riết.
Trong một ngôi nhà nhỏ trong Thành nội có một cặp uyên ương đang thì thầm đem chuyện tâm tình xen vào quốc sự: Chàng là một thanh niên Nam Bộ, nàng là một Công nữ đài các. Muốn làm xiêu lòng người yêu thỉnh thoảng cô Công nữ lại tô điểm cho những lời thỏ thẻ một cái thở dài buồn bã ;hay sau những nụ cười khuynh quốc bằng nét mặt ủ ê buồn chán. Vẻ kiều mỵ của người ngọc lúc vui hớn hở, lúc buồn tái tê, đã khích động đến tận đáy lòng chàng, chàng bị sắc đẹp thôi miên nên đã ngoan ngoãn theo mệnh lệnh hồng nhan. Nàng Công nữ trình bày hết mọi khúc nôi và liếc mắt đưa tình:
- "Em cậy yên đó nghe!"
Chàng gật đầu xúc động:
- "Được em cứ tin ở moa đi!"
Nàng? Và chàng? - Nàng là bà Công nữ Thiện Niệm, con Thoại Thai Vương, em vua Dục Đức, cô ruột của Bửu Lâm.
- Chàng là Diệp Văn Cương bí thư của lãnh sự Pháp Reina.
Thế rồi một toà lãnh sự đi qua Nam triều, ra vẻ một phái viên của Bảo hộ, Diệp Văn Cương hỏi các quan Nam triều về chuyện lựa người kế vị thay vua Đồng Khánh. Và chẳng để các quan Nam trả lời, Diệp Văn Cương thản nhiên nói:
- "Không hiểu ý kiến các cụ lớn thế nào còn quan lãnh sự hình như Ngài đã định chọn con Đức Dục Đức, con Đức Đồng Khánh còn nhỏ tuổi quá!"
Tuy rằng trong tâm đã ghi tên con Đồng Khánh nhưng được tin quan lãnh sự đã để ý đến con vua Dục Đức, các quan ai cũng dấu nỗi lòng và làm ra bộ vui vẻ nói:
- "Nếu quan lãnh sự đã quyết định như thế thì chúng tôi cũng vui lòng làm theo".
Diệp Văn Cương mừng thầm, và sau những câu chuyện thường Cương cáo từ trở về tòa lãnh sự.
Về toà, gặp Reina, Cương bắt ngay chuyện, nhưng vẫn giữ thái độ điềm tỉnh:
- "Về việc lập vua mới, tôi được tin rằng các quan An Nam định lựa con vua Dục Đức vì con vua Đồng Khánh hãy còn nhỏ tuổi".
Reina gật đầu nói:
- "Càng hay. Con vua Dục Đức. Tội nghiệp vua Dục Đức, tôi biết ngài nhiều khi còn là con con vua Tự Đức".
Những lời nói cua Reina như có một sức mạnh lạ lùng làm rung chuyển cả tâm hồn Diệp Văn Cương.
Thế là con vua Dục Đức là Bửu Lâm được tôn lên làm vua ngay trong những ngày tết. Từ Minh Ý hoàng hậu còn bị giam trong Khám đường cũng được tha và đưa vào ở bên cạnh Từ Dũ Thái hậu.
Truyện 02
Hồi ở Huế, cố đạo Benigne Vachet thường được
chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) gọi vào Vương phủ (tại Kim
Long) hỏi những công việc có liên quan đến Tây dương. Một hôm ông nhận
được một cái đồng hồ báo thức ở bên Tây gửi qua, liền đưa vào kính biếu
Chúa và hướng dẫn cách xử dụng cẩn thận.
Cách mấy tháng sau, người thợ bạc trong Vương phủ táy máy tháo tung đồng hồ ra xem, làm gãy mất một bánh xe răng cưa, thành ra đồng hồ không chạy được nữa. Chúa Hiền sai người bảo cố Vachet rằng đồng hồ tặng ông độ trước đã hỏng mất rồi. Vachet lấy đồng hồ ra nhà trọ xem hỏng chỗ nào để chữa lại. Chủ nhà trọ người Thuận Hóa, cũng làm nghề thợ bạc. Trước mắt anh ta, Vachet tháo đồng hồ ra xem, và chỉ bảo hư hỏng tại đâu:
- Ồ, gãy mất một cái răng cưa thế này, hèn gì đồng hồ chẳng chết!
Người thợ bạc xứ Huế cầm lấy cái bánh xe gãy răng cưa ngắm nghía giây lát rồi nói:
- Trời ơi, tưởng hỏng thế nào chứ thế này thôi thì tôi chữa được ngay !
- Anh chữa thế nào được? Vachet trố mắt hỏi.
- Chỉ làm một cái bánh răng cưa mới, giống hệt cái đã gãy thì khó khăn gì? Anh thợ bạc quả quyết đáp.
Vachet cho đó là một ý nghĩ dại dột. Ông đã hết sức bình tỉnh giải thích một cách cặn kẻ với người thợ bạc rằng:
- Chuyện máy móc đâu phải là một trò chơi. Phải biết ở bên Tây người ta có máy đúc, máy cưa, máy bào, máy tiện, bao nhiêu công phu mới làm nên cái bánh xe này. Anh nghĩ sao mà dễ dàng vậy, đừng có làm mất công, người ta cười cho!
- Vâng, tôi sẽ làm, ai cười thì cười! Anh thợ bạc nói dứt khoát.
Cuối cùng anh thợ bạc đã làm cho Vachet kinh ngạc. Ông đã tường thuật lại chuyện này như sau:
"Tôi mất công giảng giải vì những lẽ gì anh ta sẽ không làm được. Nhưng anh không nghe. Thật sự tôi không tin rằng một người thuở nay chưa bao giờ nói đến máy móc đồng hồ lại làm nổi cái bánh xe răng cưa.
Bảo rằng anh ta làm được thành công thì chưa hẳn đúng. Chẳng những anh làm được cái bánh xe răng cưa ấy thôi mà còn chế tạo được một cái đồng hồ mới nguyên vẹn mới kỳ.
Khoảng 23 hay 24 ngày sau, anh đặt vào tay tôi hai cái đồng hồ giống nhau như đúc, đến nổi mắt tôi nhìn không thể phân biệt được cái cũ với cái mới làm. Giá như không phải chính mắt trông thấy thì tôi tưởng chừng như mình nằm mộng, không thể nào tin được. Hai cái đồng hồ lại chạy đúng như nhau."
Cố Vachet cuối cùng phải nhìn nhận rằng người Việt Nam thật có tư chất tốt về kỹ thuật và khoa học.
Chỉ tiếc một điều là cố Vachet không ghi tên tuổi và nơi ở của người thợ tinh xảo ấy ở đâu.
Cách mấy tháng sau, người thợ bạc trong Vương phủ táy máy tháo tung đồng hồ ra xem, làm gãy mất một bánh xe răng cưa, thành ra đồng hồ không chạy được nữa. Chúa Hiền sai người bảo cố Vachet rằng đồng hồ tặng ông độ trước đã hỏng mất rồi. Vachet lấy đồng hồ ra nhà trọ xem hỏng chỗ nào để chữa lại. Chủ nhà trọ người Thuận Hóa, cũng làm nghề thợ bạc. Trước mắt anh ta, Vachet tháo đồng hồ ra xem, và chỉ bảo hư hỏng tại đâu:
- Ồ, gãy mất một cái răng cưa thế này, hèn gì đồng hồ chẳng chết!
Người thợ bạc xứ Huế cầm lấy cái bánh xe gãy răng cưa ngắm nghía giây lát rồi nói:
- Trời ơi, tưởng hỏng thế nào chứ thế này thôi thì tôi chữa được ngay !
- Anh chữa thế nào được? Vachet trố mắt hỏi.
- Chỉ làm một cái bánh răng cưa mới, giống hệt cái đã gãy thì khó khăn gì? Anh thợ bạc quả quyết đáp.
Vachet cho đó là một ý nghĩ dại dột. Ông đã hết sức bình tỉnh giải thích một cách cặn kẻ với người thợ bạc rằng:
- Chuyện máy móc đâu phải là một trò chơi. Phải biết ở bên Tây người ta có máy đúc, máy cưa, máy bào, máy tiện, bao nhiêu công phu mới làm nên cái bánh xe này. Anh nghĩ sao mà dễ dàng vậy, đừng có làm mất công, người ta cười cho!
- Vâng, tôi sẽ làm, ai cười thì cười! Anh thợ bạc nói dứt khoát.
Cuối cùng anh thợ bạc đã làm cho Vachet kinh ngạc. Ông đã tường thuật lại chuyện này như sau:
"Tôi mất công giảng giải vì những lẽ gì anh ta sẽ không làm được. Nhưng anh không nghe. Thật sự tôi không tin rằng một người thuở nay chưa bao giờ nói đến máy móc đồng hồ lại làm nổi cái bánh xe răng cưa.
Bảo rằng anh ta làm được thành công thì chưa hẳn đúng. Chẳng những anh làm được cái bánh xe răng cưa ấy thôi mà còn chế tạo được một cái đồng hồ mới nguyên vẹn mới kỳ.
Khoảng 23 hay 24 ngày sau, anh đặt vào tay tôi hai cái đồng hồ giống nhau như đúc, đến nổi mắt tôi nhìn không thể phân biệt được cái cũ với cái mới làm. Giá như không phải chính mắt trông thấy thì tôi tưởng chừng như mình nằm mộng, không thể nào tin được. Hai cái đồng hồ lại chạy đúng như nhau."
Cố Vachet cuối cùng phải nhìn nhận rằng người Việt Nam thật có tư chất tốt về kỹ thuật và khoa học.
Chỉ tiếc một điều là cố Vachet không ghi tên tuổi và nơi ở của người thợ tinh xảo ấy ở đâu.
Truyện 03
Năm Tân Mão (1831) Cao Bá Quát đỗ Á nguyên trường thi Hà Nội. Năm sau (1832) ông vào kinh đô Huế thi Hội.
Một thầy một trò quảy níp vào Kinh. Đường về xứ Nghệ quanh quanh, đường về xứ Huế như tranh họa đồ... Khi đi gần đến sông Gianh (Linh Giang), ông Quát sực nhớ vùng này có danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh ( người làng Trung Ái, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mới đỗ Giải nguyên trường Thừa Thiên khoa mới rồi. Ông có ý muốn gặp mặt nói chuyện cho biết sức học của nhà danh sĩ ấy đối với mình hơn kém thế nào. Trong lúc đó, chợt thấy một chàng thanh niên trạc độ 24, 25 tuổi cũng đang đi trên đường, ông bèn hỏi thăm:
- Xin hỏi nhờ bác, bác có biết làng ông thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh cách đây bao xa không?
Người thanh niên nhìn ông Quát có vẻ dò xét rồi nói:
- Tôi biết, nhưng bác hỏi thăm làng ông ấy để làm gì?
- Vì tôi nghe ông ấy là danh sĩ - Ông Quát đáp - muốn được gặp mặt để xem có quả thật là danh sĩ không?
Người kia lại nhìn ông Quát hỏi:
- Bác hẳn là một vị tân khoa trên đường vào Kinh thi Hội?
- Chính thế - Ông Quát đáp một cách tự tin - tôi trông bác cũng có vẻ nho nhã, hẳn bác đã biết danh sĩ Bắc Hà là Cao Bá Quát, vừa đỗ Á nguyên trường Hà Nội mới rồi chứ?
- Mà danh sĩ ấy tức là người đang nói chuyện với tôi đây?
Ông Quát cười ha hả mà nói:
- Phải rồi đấy!
Người kia cũng cười mà nói:
- Rứa là hay quá. Ta cùng vào Kinh luôn thể. Bác muốn gặp ông Ninh không cần tìm đến nhà nữa mà cứ đi trên đường này, đi nhanh chân lên rồi sẽ gặp ông ta, vì ông ta cũng vào thi Kinh.
Ông Quát bèn đi nhanh chân, mong để gặp được người muốn gặp. Nhưng đi đã khá lâu, vẫn chẳng thấy ai là Nguyễn Hàm Ninh cả, ông Quát chợt hỏi người kia:
- À, tôi quên hỏi bác với Thủ khoa Ninh, có là chỗ quen biết gì không?
- Sao lại không! Ông Thủ khoa Ninh là thầy học của tôi!
- Thế à? Vậy chắc là bác có biết những thơ văn của ông Thủ khoa. Bác làm ơn thử đọc cho tôi nghe mấy bài!
- Thơ văn của thầy tôi nhiều lắm, nhưng xin thú thật, tôi chẳng nhớ được bài nào hết.
Ông Quát buồn bực:
- Lạ chưa! Học trò mà lại chẳng thuộc được một bài thơ nào của thầy!
- Thật đó mà! Vì tôi vô tâm. Bây giờ trên quảng đường xa, nếu chúng ta muốn lấy thơ văn làm vui bác nên ra đầu bài để cho tôi làm, rồi xin nhờ bác sửa chữa lại hộ.
Ông Quát liền ra đề thơ để người kia làm thì người kia làm rất nhanh và thơ rất xuất sắc khiến ônh Quát hết sức kinh ngạc. Ông thầm nghĩ: học trò đã giỏi nhu thế thì chắc chắn Nguyễn Hàm Ninh là người có thực tài. Từ đó hai người cùng làm thơ xướng họa quên cả những nhọc mệt qua truông nhà Hồ, qua đại trường sa của đường vô Kinh.
Vào đến Kinh cũng không thấy ông Ninh. Lúc cáo biệt ông Quát hỏi ông Ninh đâu, người kia bảo ông Quát chiều hôm sau đến phố ấy, nhà ấy sẽ gặp cả mình và cả tôn sư Nguyễn Hàm Ninh, vì nơi ấy là nơi mỗi lần vào Kinh ông Ninh đều đến ở trọ.
Đúng hẹn chiếu hôm sau tìm đến nơi hẹn thì mới vỡ lẽ rằng ông Thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh chính là người bạn đồng hành của mình đã xướng họa với nhau suốt mấy hôm nay.
Hai ông ôm nhau cười rũ rượi và từ đó kết nên một đôi bạn thân.
Một thầy một trò quảy níp vào Kinh. Đường về xứ Nghệ quanh quanh, đường về xứ Huế như tranh họa đồ... Khi đi gần đến sông Gianh (Linh Giang), ông Quát sực nhớ vùng này có danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh ( người làng Trung Ái, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mới đỗ Giải nguyên trường Thừa Thiên khoa mới rồi. Ông có ý muốn gặp mặt nói chuyện cho biết sức học của nhà danh sĩ ấy đối với mình hơn kém thế nào. Trong lúc đó, chợt thấy một chàng thanh niên trạc độ 24, 25 tuổi cũng đang đi trên đường, ông bèn hỏi thăm:
- Xin hỏi nhờ bác, bác có biết làng ông thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh cách đây bao xa không?
Người thanh niên nhìn ông Quát có vẻ dò xét rồi nói:
- Tôi biết, nhưng bác hỏi thăm làng ông ấy để làm gì?
- Vì tôi nghe ông ấy là danh sĩ - Ông Quát đáp - muốn được gặp mặt để xem có quả thật là danh sĩ không?
Người kia lại nhìn ông Quát hỏi:
- Bác hẳn là một vị tân khoa trên đường vào Kinh thi Hội?
- Chính thế - Ông Quát đáp một cách tự tin - tôi trông bác cũng có vẻ nho nhã, hẳn bác đã biết danh sĩ Bắc Hà là Cao Bá Quát, vừa đỗ Á nguyên trường Hà Nội mới rồi chứ?
- Mà danh sĩ ấy tức là người đang nói chuyện với tôi đây?
Ông Quát cười ha hả mà nói:
- Phải rồi đấy!
Người kia cũng cười mà nói:
- Rứa là hay quá. Ta cùng vào Kinh luôn thể. Bác muốn gặp ông Ninh không cần tìm đến nhà nữa mà cứ đi trên đường này, đi nhanh chân lên rồi sẽ gặp ông ta, vì ông ta cũng vào thi Kinh.
Ông Quát bèn đi nhanh chân, mong để gặp được người muốn gặp. Nhưng đi đã khá lâu, vẫn chẳng thấy ai là Nguyễn Hàm Ninh cả, ông Quát chợt hỏi người kia:
- À, tôi quên hỏi bác với Thủ khoa Ninh, có là chỗ quen biết gì không?
- Sao lại không! Ông Thủ khoa Ninh là thầy học của tôi!
- Thế à? Vậy chắc là bác có biết những thơ văn của ông Thủ khoa. Bác làm ơn thử đọc cho tôi nghe mấy bài!
- Thơ văn của thầy tôi nhiều lắm, nhưng xin thú thật, tôi chẳng nhớ được bài nào hết.
Ông Quát buồn bực:
- Lạ chưa! Học trò mà lại chẳng thuộc được một bài thơ nào của thầy!
- Thật đó mà! Vì tôi vô tâm. Bây giờ trên quảng đường xa, nếu chúng ta muốn lấy thơ văn làm vui bác nên ra đầu bài để cho tôi làm, rồi xin nhờ bác sửa chữa lại hộ.
Ông Quát liền ra đề thơ để người kia làm thì người kia làm rất nhanh và thơ rất xuất sắc khiến ônh Quát hết sức kinh ngạc. Ông thầm nghĩ: học trò đã giỏi nhu thế thì chắc chắn Nguyễn Hàm Ninh là người có thực tài. Từ đó hai người cùng làm thơ xướng họa quên cả những nhọc mệt qua truông nhà Hồ, qua đại trường sa của đường vô Kinh.
Vào đến Kinh cũng không thấy ông Ninh. Lúc cáo biệt ông Quát hỏi ông Ninh đâu, người kia bảo ông Quát chiều hôm sau đến phố ấy, nhà ấy sẽ gặp cả mình và cả tôn sư Nguyễn Hàm Ninh, vì nơi ấy là nơi mỗi lần vào Kinh ông Ninh đều đến ở trọ.
Đúng hẹn chiếu hôm sau tìm đến nơi hẹn thì mới vỡ lẽ rằng ông Thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh chính là người bạn đồng hành của mình đã xướng họa với nhau suốt mấy hôm nay.
Hai ông ôm nhau cười rũ rượi và từ đó kết nên một đôi bạn thân.
Truyện 04
Bấy giờ ở Huế, Tùng Thiện công (sau là Tùng Thiện Vương) cùng với nhiều
thi bá đã dựng lên Thi xã Mạc Vân. Tùng Thiện làm minh chủ, nhà Tùng
Thiện bên bờ sông Lợi Nông là trụ sở của Thi xã. Những người có chân
trong Thi xã đều là những hoàng thân quốc thích, danh công, cự danh nổi
tiếng có tài thi ca như Tuy quốc công Miên Trinh (Sau được phong Tuy Lý
Vương), Tương an công Miên Bửu, Thọ xuân công Miên Mịnh, Hàm thuận công
Miên Thủ, Hoằng Hoá công Miện, Phan Thanh Giản, Hà Tôn Quyền, Trương
Đăng Quế, Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Văn Siêu v.v... Thỉnh thoảng các thi
ông lại hội họp để cùng nhau xướng hoa. thơ từ. Thơ văn truyền đi, tiếng
tăm của Thi xã vang lừng cả bắc nam. Có thể sánh Mạc Vân với hội Tao
Đàn dưới thời Lê Thánh Tông.
Từ sau ngày được phục chức trở lại đất kinh kỳ, một hôm ông Quát được người ta đưa cho xem những bài thơ xướng họa ở trong Thi xã, ông liếc mắt đọc qua và bắt đầu bịt mũi lia lịa, miệng trọ trẹ ngâm hai câu:
Ngán cho cái mũi vô duyên,
Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An.
Đem cái mùi thơ của Thi xã mà ví với mùi hôi nước mắm của con thuyền Nghệ An thì thật là quá quắt. Nghe chuyện ấy các nhà thơ trong Thi xã căm giận Quát biết chừng nào! Thế nhưng hai ông Tùng, Tuy là những người có độ lượng và biết trọng tài vẫn không trách ông Quát. Không những thế hai ông còn tìm đến nhà ông Quát để mời ông gia nhập vào Thi xã. Song nhiều lần đến mà ông Quát không tiếp bằng cách thác lời là đi vắng. Mãi đến một hôm Tùng Thiện đến bất chợt vào lúc ông Quát đang cặm cụi làm những việc lặt vặt trong nhà (Vì ông nghèo không nuôi được người giúp việc). Từ gặp Tùng, ông Quát nhận thấy đó là người có phẩm cách và tài ba nên ông tiếp đãi ân cần. Từ đó hai người thường đến chơi nhà nhau trò chuyện và kết thân. Thấy ông Quát túng thiếu, hai ông Tùng, Tuy thường đem tiền bạc đến giúp, nhiều khi hai ông còn tặng cho bạn những hàng tơ lụa vua ban phát cho hai ông.
Trước thái độ lễ hiền hạ sĩ (Lễ trọng bậc hiền, nhún nhường kẻ sĩ) của hai ông Tùng Tuy, chu thần Cao Bá Quát sinh lòng cảm mộ, từ ấy cùng hai ông đi lại thân mật và nhận lời mời gia nhập vào Thi xã Mạc Vân.
Qua mối cảm tình gắn bó đó mà Cao Bá Quát đã đề bạt cho tập thơ Thương Sơn của Tùng Thiện Miên Thẩm, bài đề bạt ấy là một bản Tuyên ngôn về thơ rất giá trị Lịch sử Văn học Việt Nam.
Từ sau ngày được phục chức trở lại đất kinh kỳ, một hôm ông Quát được người ta đưa cho xem những bài thơ xướng họa ở trong Thi xã, ông liếc mắt đọc qua và bắt đầu bịt mũi lia lịa, miệng trọ trẹ ngâm hai câu:
Ngán cho cái mũi vô duyên,
Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An.
Đem cái mùi thơ của Thi xã mà ví với mùi hôi nước mắm của con thuyền Nghệ An thì thật là quá quắt. Nghe chuyện ấy các nhà thơ trong Thi xã căm giận Quát biết chừng nào! Thế nhưng hai ông Tùng, Tuy là những người có độ lượng và biết trọng tài vẫn không trách ông Quát. Không những thế hai ông còn tìm đến nhà ông Quát để mời ông gia nhập vào Thi xã. Song nhiều lần đến mà ông Quát không tiếp bằng cách thác lời là đi vắng. Mãi đến một hôm Tùng Thiện đến bất chợt vào lúc ông Quát đang cặm cụi làm những việc lặt vặt trong nhà (Vì ông nghèo không nuôi được người giúp việc). Từ gặp Tùng, ông Quát nhận thấy đó là người có phẩm cách và tài ba nên ông tiếp đãi ân cần. Từ đó hai người thường đến chơi nhà nhau trò chuyện và kết thân. Thấy ông Quát túng thiếu, hai ông Tùng, Tuy thường đem tiền bạc đến giúp, nhiều khi hai ông còn tặng cho bạn những hàng tơ lụa vua ban phát cho hai ông.
Trước thái độ lễ hiền hạ sĩ (Lễ trọng bậc hiền, nhún nhường kẻ sĩ) của hai ông Tùng Tuy, chu thần Cao Bá Quát sinh lòng cảm mộ, từ ấy cùng hai ông đi lại thân mật và nhận lời mời gia nhập vào Thi xã Mạc Vân.
Qua mối cảm tình gắn bó đó mà Cao Bá Quát đã đề bạt cho tập thơ Thương Sơn của Tùng Thiện Miên Thẩm, bài đề bạt ấy là một bản Tuyên ngôn về thơ rất giá trị Lịch sử Văn học Việt Nam.
Truyện 05
Hồng Bảo là con trưởng của vua Thiệu Trị. Năm 1842 Hồng Bảo được tháp
tùng vua Thiệu Trị Bắc tuần nhằm mục đích giúp Hồng Bảo có cơ hội hiểu
rõ dân tình ở miền Bắc để sau này lên ngôi trị vì, trước khi vua Thiệu
Trị mất, Hồng Bảo sinh hạ được Ưng Đạo, nhà vua rất mừng, cho tổ chức lễ
Đại Khánh ngũ đại đồng đường. Trong dịp này vua Thiệu Trị đã ẳm Ưng Đạo
trình với Thuận Thiên Thái Hoàng Thái Hậu (vợ vua Gia Long). Việc ấy
khiến Hồng Bảo thêm hy vọng sẽ được kế vị sau này Hồng Bảo nghĩ rằng thế
nào mình cũng sẽ được lên ngôi nên sinh ra kiêu ngạo. Nhân tết Nguyên
đán, sứ Tàu vào chầu, vua Thiệu Trị bèn ra cho Hồng Bảo và Hồng Nhậm câu
đối:
- "Bắc sứ lai triều".
Không cần suy nghĩ dài dòng. Hồng Bảo đối ngay:
- "Tây sơn phục quốc".
Câu đối rất chỉnh nhưng không ngờ làm cho vua Thiệu Trị nổi giận đùng đùng. Oâng trợn mắt lớn tiếng rầy la Hồng Bảo:
- "Tây sơn phục quốc thì còn gì nhà Nguyễn nữa để cho mày làm vua".
Hồng Bảo cúi đầu nhận cái tội thiếu suy nghĩ chín chắn của mình. Nhưng chứng nào tật ấy. Trong những ngày Thiệu Trị đau yếu sắp từ giã cõi đời. Hồng Bảo vẫn luôn vắng mặt. Có hôm nhà vua cho người đi tìm thì thấy Hồng Bảo còn ngồi trong sòng bạc. Vì thế cuối cùng vua Thiệu Trị đã để di chúc lại cho các đại thần rằng:
- "Trong các con ta, Hồng Bảo tuy lớn nhưng vì thứ xuất, ngu độn, ít học, chỉ ham vui chơi, không thể nối nghiệp lớn được. Hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm thông mẫn, ham học, rất giống ta, đáng nối ngôi vua".
Hôm triều thần họp nhau ở điện Cần Chánh (1847) đọc di chiếu, Hồng Nhậm được nối ngôi, nghe thế Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết hơn một đấu, nằm vật vả giữa điện đình. Lúc làm lễ đăng quang cho Hồng Nhậm (Tức vua Tự Đức) mấy người phải đỡ Hồng Bảo dậy, lúc ấy nghi lễ mới hoàn tất.
Về sau Hồng Bảo tìm mọi cách liên lạc các cố đạo và người Tây phương giúp sức để "đảo chánh" Tự Đức, nhưng việc không thành, cuối cùng Hồng Bảo bị giết.
- "Bắc sứ lai triều".
Không cần suy nghĩ dài dòng. Hồng Bảo đối ngay:
- "Tây sơn phục quốc".
Câu đối rất chỉnh nhưng không ngờ làm cho vua Thiệu Trị nổi giận đùng đùng. Oâng trợn mắt lớn tiếng rầy la Hồng Bảo:
- "Tây sơn phục quốc thì còn gì nhà Nguyễn nữa để cho mày làm vua".
Hồng Bảo cúi đầu nhận cái tội thiếu suy nghĩ chín chắn của mình. Nhưng chứng nào tật ấy. Trong những ngày Thiệu Trị đau yếu sắp từ giã cõi đời. Hồng Bảo vẫn luôn vắng mặt. Có hôm nhà vua cho người đi tìm thì thấy Hồng Bảo còn ngồi trong sòng bạc. Vì thế cuối cùng vua Thiệu Trị đã để di chúc lại cho các đại thần rằng:
- "Trong các con ta, Hồng Bảo tuy lớn nhưng vì thứ xuất, ngu độn, ít học, chỉ ham vui chơi, không thể nối nghiệp lớn được. Hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm thông mẫn, ham học, rất giống ta, đáng nối ngôi vua".
Hôm triều thần họp nhau ở điện Cần Chánh (1847) đọc di chiếu, Hồng Nhậm được nối ngôi, nghe thế Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết hơn một đấu, nằm vật vả giữa điện đình. Lúc làm lễ đăng quang cho Hồng Nhậm (Tức vua Tự Đức) mấy người phải đỡ Hồng Bảo dậy, lúc ấy nghi lễ mới hoàn tất.
Về sau Hồng Bảo tìm mọi cách liên lạc các cố đạo và người Tây phương giúp sức để "đảo chánh" Tự Đức, nhưng việc không thành, cuối cùng Hồng Bảo bị giết.
Truyện 06
Vua Hàm Nghi rời Kinh thành Huế được ba ngày thì có hai người học trò
tên là Nguyễn Văn Mai và Hoàng Thông tìm ra Quãng Trị đi theo vua. Đến
Quãng Trị mới rõ Tôn Thất Thuyết đã phò vua lên Tân Sở rồi. Lại nghe
ngày mai quân Pháp lại cho tàu thủy ra ngược sông Vĩnh Định đóng đồn
chặn đường hoạt động của quân Cần vương. Hai anh học trò thất vọng phải
lui về. Khi đi ngang qua Trạm Diên Sanh trời đã đứng bóng hai anh học
trò gặp một ông lão, tay cầm gậy tre, mình mặc áo đà, đầu đội nón sơn,
vai mang một cái ruột tượng cùng vài ba người phụ nữ vừa đi vừa nói
chuyện. Hai người nhìn kỹ thì được biết ông lão là phò mã Thân Văn Di,
chồng bà công chúa Lại Đức - một nhà thơ nổi tiếng xứ Thần Kinh. Hoàng
Thông chạy ra vái chào và hỏi:
- "Thưa bác, bác đi đâu mà trưa nắng dữ vậy? mời bác vào quán nghỉ chân một chút!"
Ông lão cáo từ mấy người đồng hành rồi vào quán. Vừa ngồi xuống ghế ông đã hỏi:
- "Hai anh cũng đi mô mà nắng non rứa?"
- "Nghe vua ra Quãng Trị chúng cháu đi theo, không ngờ ông tướng đã đưa vua lên Thượng du rồi! buồn quá!"
Ông liền bảo:
- "Hai anh buồn cũng phải. Nhưng không sao. Hai anh còn trẻ tuổi, chưa mang ơn nước ở nhà lại có mẹ già. Người ta lập thân duy trung với hiếu, không được hết đạo làm tôi thì hay hết đạo làm con. Nhà ta mấy đời mang ơn nước, không phải như các anh. Nay vua đi ra mà không một ai đi theo thì lấy gì bảo ban thiên hạ. Ta là gia trưởng, tuổi đã 56 rồi, không còn ư ớc vọng gì nữa. Sở dĩ trì hội đến nay là vì có hai con dại, lo gởi cho nhà ngoại nuôi nấng, sau khôn lớn đi làm ruộng mà ăn. Ta không còn mong chi nữa nên ta đi!"
Hai anh học trò cảm động rơi nước mắt. Một anh nói giọng lo lắng:
- "Vua đã lên Thượng du rồi, sợ bác tuổi già đi không kịp!"
Ông khoát tay nói dứt khoát:
- "Thân già há còn bôn tẩu được sao. Sự thể ngày nay há có thể hiệu triệu người trung nghĩa mà mưu khôi phục sao? Mất cả 13 tỉnh, há có thể lấy lại được một thành, một tỉnh mà phụng sự xã tắc sao"? Ta cứ từ từ đi, để cho khỏi phải phụ lương tâm ta, tìm một cái chết có ý nghĩa là đủ. Hai anh cứ lui về chớ có nghĩ sai lầm".
Nói xong ông từ biệt ra đi. Hai anh học trò chạy theo đưa ông lên đường và hỏi "Trong ruột tượng đựng gì?" Ông nói "Vài ba cái áo cũ", "Trong ống tre đựng gì" Ông nói: "Muối rang".
Một trong hia người học trò ấy sau này trở thành nhà văn. Viết lại chuyện xưa ông đã kết luận: "Những bậc trung thần nghĩa sĩ thuở xưa ta thường nghe nói mà chưa thấy người. Nay mới thấy một.
- "Thưa bác, bác đi đâu mà trưa nắng dữ vậy? mời bác vào quán nghỉ chân một chút!"
Ông lão cáo từ mấy người đồng hành rồi vào quán. Vừa ngồi xuống ghế ông đã hỏi:
- "Hai anh cũng đi mô mà nắng non rứa?"
- "Nghe vua ra Quãng Trị chúng cháu đi theo, không ngờ ông tướng đã đưa vua lên Thượng du rồi! buồn quá!"
Ông liền bảo:
- "Hai anh buồn cũng phải. Nhưng không sao. Hai anh còn trẻ tuổi, chưa mang ơn nước ở nhà lại có mẹ già. Người ta lập thân duy trung với hiếu, không được hết đạo làm tôi thì hay hết đạo làm con. Nhà ta mấy đời mang ơn nước, không phải như các anh. Nay vua đi ra mà không một ai đi theo thì lấy gì bảo ban thiên hạ. Ta là gia trưởng, tuổi đã 56 rồi, không còn ư ớc vọng gì nữa. Sở dĩ trì hội đến nay là vì có hai con dại, lo gởi cho nhà ngoại nuôi nấng, sau khôn lớn đi làm ruộng mà ăn. Ta không còn mong chi nữa nên ta đi!"
Hai anh học trò cảm động rơi nước mắt. Một anh nói giọng lo lắng:
- "Vua đã lên Thượng du rồi, sợ bác tuổi già đi không kịp!"
Ông khoát tay nói dứt khoát:
- "Thân già há còn bôn tẩu được sao. Sự thể ngày nay há có thể hiệu triệu người trung nghĩa mà mưu khôi phục sao? Mất cả 13 tỉnh, há có thể lấy lại được một thành, một tỉnh mà phụng sự xã tắc sao"? Ta cứ từ từ đi, để cho khỏi phải phụ lương tâm ta, tìm một cái chết có ý nghĩa là đủ. Hai anh cứ lui về chớ có nghĩ sai lầm".
Nói xong ông từ biệt ra đi. Hai anh học trò chạy theo đưa ông lên đường và hỏi "Trong ruột tượng đựng gì?" Ông nói "Vài ba cái áo cũ", "Trong ống tre đựng gì" Ông nói: "Muối rang".
Một trong hia người học trò ấy sau này trở thành nhà văn. Viết lại chuyện xưa ông đã kết luận: "Những bậc trung thần nghĩa sĩ thuở xưa ta thường nghe nói mà chưa thấy người. Nay mới thấy một.
Truyện 07
Gia Long lên ngôi phải lo đối phó nhiều việc nên chưa nghĩ đến việc xây
lăng. Mãi đến tháng 2-1814 bà vợ cả của ông mất, ông mới sai đại thần
Tống Phúc Khuông và Thương thư bộ binh Phạm Như Đăng đưa thầy địa lý Lê
Huy Thanh (con trai Lê Qúy Đôn - một học giả nổi tiếng) đi tìm cát địa.
Cơm đùm gạo bới đi khắp cả vung Thừa Thiên mới tìm được phúc địa. Lê Duy
Thanh thấy long mạch chạy từ núi Thiên Thọ nhưng thế đất mấp mô lên
xuống đến năm cuộn, ông phân vân không biết nên chọn chỗ nào.
Sau bảy lần tính toán, Thanh quyết lấy nổng gò bên kia hồ. Tin tìm được phúc địa bay về Kinh, Gia Long mừng rỡ chọn ngày lên tại chỗ xem xét lại.
Quan quân được lệnh dọn sạch cây cối ở quanh vùng. Gia Long cưỡi voi đến.
Xem xét thực địa và nghe Lê Duy Thanh thuyết minh, Gia Long không bằng lòng chỗ đất đã chọn, ông thúc voi lên đồi Chánh Trung ngắm nghía rồi mắng rằng:
- "Thầy lựa nơi kia, còn nơi này thầy để thầy chôn ông thân thầy phải không?".
Duy Thanh quỳ lạy xin tha tội. Gia Long quyết định xây lăng tại đồi Chánh Trung và lăng được khởi công ngày 22 tháng 3 năm Gia Long thứ 13(1844). Duy Thanh bị đuổi về Bắc kỳ. Một người có công lại hóa ra là người mắc tội.
Sau bảy lần tính toán, Thanh quyết lấy nổng gò bên kia hồ. Tin tìm được phúc địa bay về Kinh, Gia Long mừng rỡ chọn ngày lên tại chỗ xem xét lại.
Quan quân được lệnh dọn sạch cây cối ở quanh vùng. Gia Long cưỡi voi đến.
Xem xét thực địa và nghe Lê Duy Thanh thuyết minh, Gia Long không bằng lòng chỗ đất đã chọn, ông thúc voi lên đồi Chánh Trung ngắm nghía rồi mắng rằng:
- "Thầy lựa nơi kia, còn nơi này thầy để thầy chôn ông thân thầy phải không?".
Duy Thanh quỳ lạy xin tha tội. Gia Long quyết định xây lăng tại đồi Chánh Trung và lăng được khởi công ngày 22 tháng 3 năm Gia Long thứ 13(1844). Duy Thanh bị đuổi về Bắc kỳ. Một người có công lại hóa ra là người mắc tội.
Truyện 08
Nguyễn Văn Chương (1800-1874) xuất thân trong một gia đình làm ruộng và
thợ mộc ở làng Chí Long huyện Phong Điền (cũ). Tuy cha mẹ nghèo nhưng
ông cũng được theo học liên tiếp với ba thầy mà thầy nào trong một thời
gian cũng "hết chữ". Chương có óc thông minh và trí nhớ khác thường. Khi
các thầy đã hết chữ, ông tự học một mình, ngày đêm miên man đọc sách,
nhất là sách Luận Ngữ, Tả Truyện. Ông đọc cả sách dạy võ, ham luyện võ
thuật, nghiên cứu binh thơ đồ trận cùng những sách có thể ứng dụng được
cho đời. Thấy ông có một sự hiểu biết uyên bác, một lối suy luận sâu sắc
chưa ai từng có (ở Phong Điền), cho nên người đương thời cứ nghĩ rằng
ông gặp được dị nhân truyền dạy cho những điều kiện tuyệt ấy chứ người
đời dễ gì có thể dạy cho ông được như thế.
Ông không thích lối học văn cử nghiệp. Nhân khi vua Minh Mạng có chiếu chỉ chiêu mộ những người có học thức vào làm nha lại tại các phủ, huyện, ông xin vào giữ một chân thơ lại nhỏ ở huyện Phong Điền. Lúc ấy ở huyện có xảy ra một vụ án khá bí ẩn khiến các quan lại không ai có thể khám phá ra được. Nghe nói Nguyễn Văn Chương có óc thông minh tuyệt vời, trí xảo thần diệu, họ bèn gọi ông đến giao cho ông xét vụ án. Quả nhiên ông đã tìm ra thủ phạm. Văn Chương đã dùng một lối văn sắc bén, khúc chiết minh bạch để viết bản án. Đám quan lại đã trải qua nhiều trường ốc cũng phải tấm tắc khen ngợi. Bản án đó được đưa lên Tỉnh rồi Tỉnh chuyển qua Bộ. Bộ xem qua thấy giá trị cái bản án này tương đương với một văn bằng đại học cho nên tác giả bản án được bổ làm thơ lại ngay tại bộ Hộ Ở Kinh thành. Ở Bộ Ông học chưa đầy ba tháng ông lại đã tinh thông cả toán tinh, toán diền.
Vua Minh Mạng vốn là người học rộng, biết trọng nhân tài nghe tin các quan đồn đại tài đức của Chương, nhà vua liền goiï vào bệ kiến. Mới trông thấy Chương thân hình tráng kiện, mặt mũi khôi ngô, Minh Mạng mừng rỡ khen rằng:
- "Người này coi bộ phẩm cách hơn người khen cho ai đã có mắt xét được hiền tài, tiến cử cho ta một người xứng đáng".
Vua truyền đem giấy bút bảo Văn Chương làm một tờ sớ ngay trước mặt vua. Văn Chương hí hoáy viết một lúc là xong ngay, rồi dâng trình ngự lâm. Minh Mạng là người rất nghiêm khắc thế mà khi xem xong tờ sớ cũng phải buộc miệng khen rằng:
- "Chữ tốt, văn hay, dù bậc đại khoa cũng không hơn được".
Từ đó Văn Chương được bạt thọ hàm Điển bộ lãnh chức biên tu (Chánh thất phẩm cùng một trật với giáo tho, kinh lịch) tại Nội các tức Văn phòng của vua ở Nội điện, không bao lâu sau ông được thăng lên đến Hồng Lô Tự Khanh (Chánh tứ phẩm cùng một trật với phủ thừa án sát) và vẫn làm việc ở Nội các. Đến năm ông 35 tuổi ông được chuyển từ văn qua võ, ông phục vụ ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức... và trở thành một người anh hùng chống thực dân Pháp tuy không may mắn nhưng đáng cho lịch sử vô cùng tín ngưỡng. Vì tài trí và công lao của Nguyễn Văn Chương nên đến năm 1850, vua Tự Đức đã chuẩn phê cải tên cho ông là Nguyễn Tri Phương. Đổi tên dựa theo câu "Dõng thả tri phương" có nghĩa là dõng mãnh và còn lắm mưu lược.
Một công trình nhỏ của một người tài có giá trị hơn một mảnh bằng lớn của một kẻ bất tài.
Ông không thích lối học văn cử nghiệp. Nhân khi vua Minh Mạng có chiếu chỉ chiêu mộ những người có học thức vào làm nha lại tại các phủ, huyện, ông xin vào giữ một chân thơ lại nhỏ ở huyện Phong Điền. Lúc ấy ở huyện có xảy ra một vụ án khá bí ẩn khiến các quan lại không ai có thể khám phá ra được. Nghe nói Nguyễn Văn Chương có óc thông minh tuyệt vời, trí xảo thần diệu, họ bèn gọi ông đến giao cho ông xét vụ án. Quả nhiên ông đã tìm ra thủ phạm. Văn Chương đã dùng một lối văn sắc bén, khúc chiết minh bạch để viết bản án. Đám quan lại đã trải qua nhiều trường ốc cũng phải tấm tắc khen ngợi. Bản án đó được đưa lên Tỉnh rồi Tỉnh chuyển qua Bộ. Bộ xem qua thấy giá trị cái bản án này tương đương với một văn bằng đại học cho nên tác giả bản án được bổ làm thơ lại ngay tại bộ Hộ Ở Kinh thành. Ở Bộ Ông học chưa đầy ba tháng ông lại đã tinh thông cả toán tinh, toán diền.
Vua Minh Mạng vốn là người học rộng, biết trọng nhân tài nghe tin các quan đồn đại tài đức của Chương, nhà vua liền goiï vào bệ kiến. Mới trông thấy Chương thân hình tráng kiện, mặt mũi khôi ngô, Minh Mạng mừng rỡ khen rằng:
- "Người này coi bộ phẩm cách hơn người khen cho ai đã có mắt xét được hiền tài, tiến cử cho ta một người xứng đáng".
Vua truyền đem giấy bút bảo Văn Chương làm một tờ sớ ngay trước mặt vua. Văn Chương hí hoáy viết một lúc là xong ngay, rồi dâng trình ngự lâm. Minh Mạng là người rất nghiêm khắc thế mà khi xem xong tờ sớ cũng phải buộc miệng khen rằng:
- "Chữ tốt, văn hay, dù bậc đại khoa cũng không hơn được".
Từ đó Văn Chương được bạt thọ hàm Điển bộ lãnh chức biên tu (Chánh thất phẩm cùng một trật với giáo tho, kinh lịch) tại Nội các tức Văn phòng của vua ở Nội điện, không bao lâu sau ông được thăng lên đến Hồng Lô Tự Khanh (Chánh tứ phẩm cùng một trật với phủ thừa án sát) và vẫn làm việc ở Nội các. Đến năm ông 35 tuổi ông được chuyển từ văn qua võ, ông phục vụ ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức... và trở thành một người anh hùng chống thực dân Pháp tuy không may mắn nhưng đáng cho lịch sử vô cùng tín ngưỡng. Vì tài trí và công lao của Nguyễn Văn Chương nên đến năm 1850, vua Tự Đức đã chuẩn phê cải tên cho ông là Nguyễn Tri Phương. Đổi tên dựa theo câu "Dõng thả tri phương" có nghĩa là dõng mãnh và còn lắm mưu lược.
Một công trình nhỏ của một người tài có giá trị hơn một mảnh bằng lớn của một kẻ bất tài.
Truyện 09
Trước giờ tấn binh ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh,
Nguyễn Huệ cho thiết lập đàn tại núi Bân ở Kinh đô Phú Xuân làm lễ đăng
quan và tế trời đất.
Đứng trước ba quân đội ngũ chỉnh tề, gươm đao sáng lóa, Nguyễn Huệ bước lên đất Nam Giao nói lớn:
- Hỡi ba quân tướng sĩ! Lần này ta đem quân ra Bắc Hà hỏi tội giặc Thanh đem lại yên vui cho trăm họ. Nếu điềm trời cho đại binh ta thắng trận, trời sẽ báo cho 200 đồng tiền này sấp cả. Nhược bằng tiền có đồng ngửa, ấy là nghiệp lớn của quân ta còn nhiều trắc trở. Vậy ba quân hãy cùng ta coi cho tường điềm thắng bại đó.
Nói rồi Nguyễn Huệ sửa lại lễ phục, bước xuống bãi cỏ rộng. Quân hộ vệ khiêng tới một hương án khói trầm nghi ngút và mâm tiền đồng nặng trĩu. Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái rồi bưng mâm tiền, cung kính dâng cao lên đầu, hất tung trên bãi cỏ xanh.
Tướng lĩnh, quân sĩ đứng ở hàng đầu chăm chú nhìn những đồng tiền lớn bằng miệng chén rơi tung tóe. Rồi họ cùng kinh ngạc reo lên:
- Sấp! Sấp! Sấp cả! Đại thắng rồi...Đại thắng...
- Quang Trung vạn tuế!...
Nhiều người muốn tới gần, lật hẳn lên coi cho tường tận, nhưng e phạm vào quân lệnh bất nghiêm, nên đành đứng im.
Nguyễn Huệ tươi cười, hướng xuống quân sĩ nói lớn:
- Hỡi ba quân! Các người: 200 đồng tiền đều sấp. Thế là trời đã phù hộ, báo điềm thắng trận cho ta. Vậy quân sĩ hãy nức lòng cùng ta đánh giặc. Chắc chắn giặc Thanh sẽ bị quét sạch trong nay mai. Hãy nổi trống, truyền lệnh xuất quân...
Quân sĩ reo hò dậy đất, cơ nào đội ấy, rùng rùng tiến binh. Ai cũng vững một niền tin chiến thắng.
"Điềm trời" ấy, thực ra chỉ là một mẹo nhỏ của Quang Trung Nguyễn Huệ. Thuở ấy mọi người còn nặng tin ở trời, phật, thần thánh... Người Huệ dựa vào đó bí mật cho đúc 200 đồng tiền một mặt (toàn mặt sấp) xin âm dương trong buổi lễ đăng quang nhằm cỗ vũ ba quân xong lên giết giặc.
Đứng trước ba quân đội ngũ chỉnh tề, gươm đao sáng lóa, Nguyễn Huệ bước lên đất Nam Giao nói lớn:
- Hỡi ba quân tướng sĩ! Lần này ta đem quân ra Bắc Hà hỏi tội giặc Thanh đem lại yên vui cho trăm họ. Nếu điềm trời cho đại binh ta thắng trận, trời sẽ báo cho 200 đồng tiền này sấp cả. Nhược bằng tiền có đồng ngửa, ấy là nghiệp lớn của quân ta còn nhiều trắc trở. Vậy ba quân hãy cùng ta coi cho tường điềm thắng bại đó.
Nói rồi Nguyễn Huệ sửa lại lễ phục, bước xuống bãi cỏ rộng. Quân hộ vệ khiêng tới một hương án khói trầm nghi ngút và mâm tiền đồng nặng trĩu. Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái rồi bưng mâm tiền, cung kính dâng cao lên đầu, hất tung trên bãi cỏ xanh.
Tướng lĩnh, quân sĩ đứng ở hàng đầu chăm chú nhìn những đồng tiền lớn bằng miệng chén rơi tung tóe. Rồi họ cùng kinh ngạc reo lên:
- Sấp! Sấp! Sấp cả! Đại thắng rồi...Đại thắng...
- Quang Trung vạn tuế!...
Nhiều người muốn tới gần, lật hẳn lên coi cho tường tận, nhưng e phạm vào quân lệnh bất nghiêm, nên đành đứng im.
Nguyễn Huệ tươi cười, hướng xuống quân sĩ nói lớn:
- Hỡi ba quân! Các người: 200 đồng tiền đều sấp. Thế là trời đã phù hộ, báo điềm thắng trận cho ta. Vậy quân sĩ hãy nức lòng cùng ta đánh giặc. Chắc chắn giặc Thanh sẽ bị quét sạch trong nay mai. Hãy nổi trống, truyền lệnh xuất quân...
Quân sĩ reo hò dậy đất, cơ nào đội ấy, rùng rùng tiến binh. Ai cũng vững một niền tin chiến thắng.
"Điềm trời" ấy, thực ra chỉ là một mẹo nhỏ của Quang Trung Nguyễn Huệ. Thuở ấy mọi người còn nặng tin ở trời, phật, thần thánh... Người Huệ dựa vào đó bí mật cho đúc 200 đồng tiền một mặt (toàn mặt sấp) xin âm dương trong buổi lễ đăng quang nhằm cỗ vũ ba quân xong lên giết giặc.
Truyện 10
Tự Đức được xem là một ông vua thông minh, có tâm hồn thi sĩ. Ông đặt
tên cho cái lăng của mình là Khiêm Lăng, ý ông muốn tỏ cho người đời
thấy rằng ông rất khiêm tốn. Nhưng thật sự Ông rất kiêu, tự cao, tự đại.
Có lần ngồi trước mặt các ông Hoàng giáp Thám hoa, nhà vua đã biểu lộ
rằng:
- Trẩm bất ưng thí, nhược ứng thí, tất trúng Trạng nguyên! (Trẫm không đi thi, nhưng nếu đi thi tất Trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên).
Tuy tự nhận thế nhưng ông cũng biết chắc không có một người nào giỏi hơn mình công nhận rằng Tự Đức đáng đỗ Trạng nguyên. Như thế thì ông có thi thố tài năng đến mấy cũng không thể làm cho quần thần khuất phục. Tự Đức bèn nảy ra một "sáng kiến" cùng các ông đại khoa như Giao, Hàm, Đạt... làm một bài luận rồi rọc phách gởi qua Trung Quốc, nhờ vua Thanh lập một ban giám khảo chấm giúp.
Ít lâu sau, vua Tàu gởi trả lại bài đã chấm. Tự Đức giở ra xem với ý nghĩ thế nào mình cũng đỗ đầu. Nhưng không ngờ đầu cũng không phải Tự Đức, thứ hai không, thứ ba, thứ tư, cũng không nốt. Chỉ còn một bài nữa là bài thứ năm sau cùng là của Tự Đức. Ông đã đậu bét. Trên đầu bài của ông có một lời phê:
- "Bài này tỏ ra tác giả là một người học rộng, khí phách không phải là một người thường, nhưng một người không có tài mấy!"
Ý nghĩ của những người có quyền cao chức trọng thường có một khoảng cách khá xa với thực tế như thế.
- Trẩm bất ưng thí, nhược ứng thí, tất trúng Trạng nguyên! (Trẫm không đi thi, nhưng nếu đi thi tất Trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên).
Tuy tự nhận thế nhưng ông cũng biết chắc không có một người nào giỏi hơn mình công nhận rằng Tự Đức đáng đỗ Trạng nguyên. Như thế thì ông có thi thố tài năng đến mấy cũng không thể làm cho quần thần khuất phục. Tự Đức bèn nảy ra một "sáng kiến" cùng các ông đại khoa như Giao, Hàm, Đạt... làm một bài luận rồi rọc phách gởi qua Trung Quốc, nhờ vua Thanh lập một ban giám khảo chấm giúp.
Ít lâu sau, vua Tàu gởi trả lại bài đã chấm. Tự Đức giở ra xem với ý nghĩ thế nào mình cũng đỗ đầu. Nhưng không ngờ đầu cũng không phải Tự Đức, thứ hai không, thứ ba, thứ tư, cũng không nốt. Chỉ còn một bài nữa là bài thứ năm sau cùng là của Tự Đức. Ông đã đậu bét. Trên đầu bài của ông có một lời phê:
- "Bài này tỏ ra tác giả là một người học rộng, khí phách không phải là một người thường, nhưng một người không có tài mấy!"
Ý nghĩ của những người có quyền cao chức trọng thường có một khoảng cách khá xa với thực tế như thế.
Truyện 11
Vua Tự Đức lúc còn nhỏ bị bệnh đậu mùa, mặt rổ nói ngọng. Tuy được bà Từ
Dũ chăm sóc nuôi dưỡng tận tình, nhưng ông thường đau yếu, hay lẫn
tránh những hoạt động mệt nhọc. Từ khi ông lên ngôi, những buổi thiết
triều quan trọng thường bị bãi bỏ. Nhất là vào những ngày đông tháng
giá. Công việc trị dân bị đình đốn phiến tấu không dâng lên được. Bọn
quan lại cơ hội thì nhân đó tranh thủ thu vén cho mình, những người có
một chút tình với dân với nước thì lo lắng cho xã taÜc không vui. Tình
hình đó ai cũng thấy nhưng không ai dám khuyên can vua.
Thấy tình hình kéo dài không ổn, trong đám quan lại bỗng có một người dám đứng ra làm việc đó. Người ấy là ông Phạm Phú Thứ người Quảng Nam, đỗ tiến sĩ giữ chức Thị Độc trong viện Tập Hiền. Phạm gửi cho Tự Đức một tờ sớ xin trích một đoạn như sau:
"Kẻ hạ thần có nghe: sự siêng năng là đức của thánh nhân nết tốt của quân tử. Xưa vua Thuấn nối ngôi vua Nghiêu, thiên hạ đã thái bình mà vẫn chăm lo làm việc, không chút rỗi rảnh. Vua Văn Vương cũng là bậc thánh, đức tốt, đủ làm phép tắc muôn nước, dậy mà còn chăm lo việc dân đến nỗi không rỗi ăn uống cho no. Hai vua ấy siêng năng là dường nào... Các liệt thánh (của ta) cũng không kém gì vua Thuấn vua Văn. Bởi vì sự trị an trong nước không tới thì lui, cho nên đấng nhân quân phải siêng lo luôn, rỗi đâu mà chơi nhởi. Nay đức Hoàng Thượng lên giữ Thánh nghiệp bốn biển theo về. Vậy mà kẻ hạ thần trộm thấy công việc chốn triều đình còn bề trễ, thần dân trong nước đang ngóng cổ trông ơn vua. Lúc này chính là lúc Hoàng Thượng chăm lo mới phải. Thế mà Ngài lên ngôi ba năm nay, nhân khi tiết hậu đổi thay, thường hay se mình, qua tiết thu đông càng thêm đau yếu. Các quan ngự y điều trị đã ra công chữa chạy, các đìng thần đang sớ thỉnh an, muốn nói mà không dám cạn lời. Nay nhờ phúc trời, Thánh thể đã mạnh khỏe. Ngài nên tự cường đừng nên trể nhác, bắt chước theo đế vương theo liệt thánh, còn e không thỏa lòng mong của thiên hạ. Vả chăng về tiết mùa đông, mưa nắng là sự thường. Thế mà chốn đại đình vắng thấy nghi chầu, nơi hậu uyển thường nghe tiếng trống, trể nải như vậy, tôi e trị hoá càng lùi. Chốn kinh diên không nơi giảng sách thì điều được điều mất không biết xét vào đâu, mà lời nói lành càng ngày càng vắng vẻ. Bầy tôi ít thấy vào ra mắt, thì phận vua tôi xa cách, mà tình kẻ dưới một ngày một sơ. Các quan phủ huyện các nơi, chực dẫn kiến mãi mà không được, ắt sự lợi sự hại trong dân sao thấu tai Vua, mà dân chánh ngày một kém đi. Phương chi việc trong nước không phải chỉ mấy điều đó mà thôi. Vậy kẻ hạ thần cúi xin Hoàng Thượng hãy nghĩ đến tiền nhân vì siêng năng mà làm nên thịnh trị, rồi Ngài nhớ lấy mà đừng quên, hãy gắng lấy mà đừng trể, nước nhà được yên ổn dài lâu cũng bởi đó mà ra. Kẻ hạ thần ngồi thấp nói cao, mình biết mình chắc có tội, ngữa nhờ lượng thánh xét cho!" - Phạm Phú Thứ.
Sớ ấy tâu lên vua Tự Đức đọc qua giận tái mặt. Nếu một người nào đó dám viết tờ sớ ấy chắc Tự Đức đã ra lệnh chém ngang lưng vì tôi phạm thượng. Nhưng với Phạm Phú Thứ thì Tự Đức không dám làm như thế. Lúc còn làm Thái Tử, nhiều lần Tự Đức đã đưa thơ nhờ Phạm duyệt và nhà vua đã biết tài của Phạm. Để cho khách quan, ông bảo đình thần hãy nghị tội Phạm. Bọn nịnh thần giá áo túi cơm đầu triều Tự Đức có dịp lập công lấy lòng vua đùng đùng kết tội ông, họ bảo ông là nói với vua mà dung nhiều lời quá đáng. Thế là Phạm bị tội đồ, phát phối vào làm lính ở trạm Thừa Nông (Nong bây giờ). Tưởng như thế là thoa? đáng rồi. Không ngờ cái tin đó đến tai bà Từ Dũ - mẹ vua Tự Đức. Bà Từ Dũ hỏi con:
"Ông Phạm dâng sớ hặc cái tính lười biếng của con thì ổng được lợi gì?"
Tự Đức đáp:
- "Ông không được lợi gì nhưng sao bề tôi lai nói với vua quá đáng như thế?"
- "Khi người ta thương thì người ta mới giận. Mà đã giận thì nói quá lời. Còn những người bẩm bẩm dạ dạ để được lòng vua chắc chi đã trung với vua?"
Tự Đức cúi đầu làm thinh, Bà Từ hỏi tiếp:
- "Ông Phạm vô Thừa Nông làm lính có buồn không?"
- Không những không buồn mà trái lại ông rất vui. Con nghe nói chiều chiều rảnh việc ông hay thả thuyền trên sông Thừa Nông ngâm thơ với biệt hiệu là Nông Giang!".
- "Thế thì người trượng phu không phải vui ở chức tước được người trên trọng hay khinh mà cốt ở việc làm chân chính!".
Tự Đức sụp lạy mẹ.
Sau đó Phạm Phú Thứ được triệu về Kinh khai phục chức Hàn lâm viện điển tích, biệt phái đến sở tu thư. Về sau, Phạm Phú Thứ trở thành một đại thần nổi tiếng thời Tự Đức.
Thấy tình hình kéo dài không ổn, trong đám quan lại bỗng có một người dám đứng ra làm việc đó. Người ấy là ông Phạm Phú Thứ người Quảng Nam, đỗ tiến sĩ giữ chức Thị Độc trong viện Tập Hiền. Phạm gửi cho Tự Đức một tờ sớ xin trích một đoạn như sau:
"Kẻ hạ thần có nghe: sự siêng năng là đức của thánh nhân nết tốt của quân tử. Xưa vua Thuấn nối ngôi vua Nghiêu, thiên hạ đã thái bình mà vẫn chăm lo làm việc, không chút rỗi rảnh. Vua Văn Vương cũng là bậc thánh, đức tốt, đủ làm phép tắc muôn nước, dậy mà còn chăm lo việc dân đến nỗi không rỗi ăn uống cho no. Hai vua ấy siêng năng là dường nào... Các liệt thánh (của ta) cũng không kém gì vua Thuấn vua Văn. Bởi vì sự trị an trong nước không tới thì lui, cho nên đấng nhân quân phải siêng lo luôn, rỗi đâu mà chơi nhởi. Nay đức Hoàng Thượng lên giữ Thánh nghiệp bốn biển theo về. Vậy mà kẻ hạ thần trộm thấy công việc chốn triều đình còn bề trễ, thần dân trong nước đang ngóng cổ trông ơn vua. Lúc này chính là lúc Hoàng Thượng chăm lo mới phải. Thế mà Ngài lên ngôi ba năm nay, nhân khi tiết hậu đổi thay, thường hay se mình, qua tiết thu đông càng thêm đau yếu. Các quan ngự y điều trị đã ra công chữa chạy, các đìng thần đang sớ thỉnh an, muốn nói mà không dám cạn lời. Nay nhờ phúc trời, Thánh thể đã mạnh khỏe. Ngài nên tự cường đừng nên trể nhác, bắt chước theo đế vương theo liệt thánh, còn e không thỏa lòng mong của thiên hạ. Vả chăng về tiết mùa đông, mưa nắng là sự thường. Thế mà chốn đại đình vắng thấy nghi chầu, nơi hậu uyển thường nghe tiếng trống, trể nải như vậy, tôi e trị hoá càng lùi. Chốn kinh diên không nơi giảng sách thì điều được điều mất không biết xét vào đâu, mà lời nói lành càng ngày càng vắng vẻ. Bầy tôi ít thấy vào ra mắt, thì phận vua tôi xa cách, mà tình kẻ dưới một ngày một sơ. Các quan phủ huyện các nơi, chực dẫn kiến mãi mà không được, ắt sự lợi sự hại trong dân sao thấu tai Vua, mà dân chánh ngày một kém đi. Phương chi việc trong nước không phải chỉ mấy điều đó mà thôi. Vậy kẻ hạ thần cúi xin Hoàng Thượng hãy nghĩ đến tiền nhân vì siêng năng mà làm nên thịnh trị, rồi Ngài nhớ lấy mà đừng quên, hãy gắng lấy mà đừng trể, nước nhà được yên ổn dài lâu cũng bởi đó mà ra. Kẻ hạ thần ngồi thấp nói cao, mình biết mình chắc có tội, ngữa nhờ lượng thánh xét cho!" - Phạm Phú Thứ.
Sớ ấy tâu lên vua Tự Đức đọc qua giận tái mặt. Nếu một người nào đó dám viết tờ sớ ấy chắc Tự Đức đã ra lệnh chém ngang lưng vì tôi phạm thượng. Nhưng với Phạm Phú Thứ thì Tự Đức không dám làm như thế. Lúc còn làm Thái Tử, nhiều lần Tự Đức đã đưa thơ nhờ Phạm duyệt và nhà vua đã biết tài của Phạm. Để cho khách quan, ông bảo đình thần hãy nghị tội Phạm. Bọn nịnh thần giá áo túi cơm đầu triều Tự Đức có dịp lập công lấy lòng vua đùng đùng kết tội ông, họ bảo ông là nói với vua mà dung nhiều lời quá đáng. Thế là Phạm bị tội đồ, phát phối vào làm lính ở trạm Thừa Nông (Nong bây giờ). Tưởng như thế là thoa? đáng rồi. Không ngờ cái tin đó đến tai bà Từ Dũ - mẹ vua Tự Đức. Bà Từ Dũ hỏi con:
"Ông Phạm dâng sớ hặc cái tính lười biếng của con thì ổng được lợi gì?"
Tự Đức đáp:
- "Ông không được lợi gì nhưng sao bề tôi lai nói với vua quá đáng như thế?"
- "Khi người ta thương thì người ta mới giận. Mà đã giận thì nói quá lời. Còn những người bẩm bẩm dạ dạ để được lòng vua chắc chi đã trung với vua?"
Tự Đức cúi đầu làm thinh, Bà Từ hỏi tiếp:
- "Ông Phạm vô Thừa Nông làm lính có buồn không?"
- Không những không buồn mà trái lại ông rất vui. Con nghe nói chiều chiều rảnh việc ông hay thả thuyền trên sông Thừa Nông ngâm thơ với biệt hiệu là Nông Giang!".
- "Thế thì người trượng phu không phải vui ở chức tước được người trên trọng hay khinh mà cốt ở việc làm chân chính!".
Tự Đức sụp lạy mẹ.
Sau đó Phạm Phú Thứ được triệu về Kinh khai phục chức Hàn lâm viện điển tích, biệt phái đến sở tu thư. Về sau, Phạm Phú Thứ trở thành một đại thần nổi tiếng thời Tự Đức.
Truyện 12
Vì tình thế năm 1863 vua Tự Đức phải phê chuẩn Hòa ước 1862 nhường đứt
ba tỉnh Biên Hòa, Định Tường và Vĩnh Long cho Pháp, nhưng ông vẫn tìm
cách chuộc lại. Tháng 6-1863 Tự Đức cử một phái đoàn đem lễ vật sang
Pháp và Y-Pha-Nho để điều đình xin chuộc lại ba tỉnh đã mất. Phái đoàn
gồm có cụ Phan Thanh Giản làm chánh sứ, cụ Ngụy Khắc Đản, cụ Phạm Phú
Thứ làm phó sứ, và một đoàn tùy tùng trong đó có viên đội trưởng Lương
Doãn.
Phái đoàn rời Huế bằng tàu Écho, vào Sài Gòn chuyển qua tàu Européen để sang Pháp. Bọn Pháp ở Sài Gòn cử một sĩ quan người Pháp đi theo dẫn đường.
Khi tàu sắp vào Kênh Suez viên quan Pháp cho sứ đoàn biết:
- Theo thủ tục quốc tế, khi tàu của một vị sứ thần ngoại quốc đến một hải cảng nào, thì hải cảng ấy phải bắn 19 phát súng lệnh để chào mừng, và tàu phải thượng quốc kỳ của mình lên để đáp lễ. Vậy xin đại sứ thượng quốc kỳ của nước Đại Nam lên cột tàu để đáp lễ cùng chính phủ Ai Cập khi họ bắn súng chào.
Nước ta lúc ấy chưa có quốc kỳ. Lá cờ đuôi nheo thêu rồng là kỳ hiệu của nhà vua phái đoàn không được phép dùng. Cụ Phan bèn họp phái đoàn thảo luận. Phái đoàn hết sức bối rối, có ai ngờ trong việc ngoại giao lại có cái lệ chào cờ dị dạng như thế! Cờ đâu mà treo bây giờ. Ai nấy đều lấy làm nan giải. Trong khi các cụ lớn nổi tiếng mưu lược của triều đình Tự Đức đang bứt tóc bứt tai thì may có anh đội trưởng Lương Doãn lên tiếng:
- Bẩm ba cụ lớn, nước ta không có quốc kỳ, mà việc này thì cấp bách, không thể không giải quyết ngay được. Con thấy chiếc khăn gói của cụ chánh bằng lụa kiều cầu còn mới tinh, màu đỏ tươi đẹp quá ! Con xin đề nghị ba cụ tạm dùng cái khăn gói làm cờ treo đã. Sau về nước sẽ tâu lên Hoàng đế ngự tường.
Vì không còn cách nào khác, ba vị sứ thần đành chấp thuận lời đề nghị. Nhưng khi đưa "lá cờ" cho viên quan Pháp treo thì y bảo:
- Lá cờ này không thể dùng được bởi lẽ nó giống lá quốc kỳ của Ai Cập, sợ chính phủ Ai Cập hiểu lầm. Vì thế phái đoàn lại phải thảo luận nữa. Cụ Phạm Phú Thứ nói:
- Thì ta thêu quách bốn chữ vàng "Đại Nam Khâm Sứ" ở giữa cái khăn thì hết lầm lẫn với lá quốc kỳ Ai Cập chớ có khó khăn gì?
Ai nấy đều khen là thần diệu. Thế là khởi công ngay. Trong đoàn lính hộ vệ có nhiều tay thợ thêu lành, nên công việc không mấy chốc thì hoàn tất. Thế là khi tàu cặp bến, 19 phát súng lệnh bắn chào thì chiếc khăn gói có thêu bốn chữ "Đại Nam Khâm Sứ" thượng trên đỉnh cột tàu Européen phấp phới vẫy chào đáp lễ.
Phái đoàn rời Huế bằng tàu Écho, vào Sài Gòn chuyển qua tàu Européen để sang Pháp. Bọn Pháp ở Sài Gòn cử một sĩ quan người Pháp đi theo dẫn đường.
Khi tàu sắp vào Kênh Suez viên quan Pháp cho sứ đoàn biết:
- Theo thủ tục quốc tế, khi tàu của một vị sứ thần ngoại quốc đến một hải cảng nào, thì hải cảng ấy phải bắn 19 phát súng lệnh để chào mừng, và tàu phải thượng quốc kỳ của mình lên để đáp lễ. Vậy xin đại sứ thượng quốc kỳ của nước Đại Nam lên cột tàu để đáp lễ cùng chính phủ Ai Cập khi họ bắn súng chào.
Nước ta lúc ấy chưa có quốc kỳ. Lá cờ đuôi nheo thêu rồng là kỳ hiệu của nhà vua phái đoàn không được phép dùng. Cụ Phan bèn họp phái đoàn thảo luận. Phái đoàn hết sức bối rối, có ai ngờ trong việc ngoại giao lại có cái lệ chào cờ dị dạng như thế! Cờ đâu mà treo bây giờ. Ai nấy đều lấy làm nan giải. Trong khi các cụ lớn nổi tiếng mưu lược của triều đình Tự Đức đang bứt tóc bứt tai thì may có anh đội trưởng Lương Doãn lên tiếng:
- Bẩm ba cụ lớn, nước ta không có quốc kỳ, mà việc này thì cấp bách, không thể không giải quyết ngay được. Con thấy chiếc khăn gói của cụ chánh bằng lụa kiều cầu còn mới tinh, màu đỏ tươi đẹp quá ! Con xin đề nghị ba cụ tạm dùng cái khăn gói làm cờ treo đã. Sau về nước sẽ tâu lên Hoàng đế ngự tường.
Vì không còn cách nào khác, ba vị sứ thần đành chấp thuận lời đề nghị. Nhưng khi đưa "lá cờ" cho viên quan Pháp treo thì y bảo:
- Lá cờ này không thể dùng được bởi lẽ nó giống lá quốc kỳ của Ai Cập, sợ chính phủ Ai Cập hiểu lầm. Vì thế phái đoàn lại phải thảo luận nữa. Cụ Phạm Phú Thứ nói:
- Thì ta thêu quách bốn chữ vàng "Đại Nam Khâm Sứ" ở giữa cái khăn thì hết lầm lẫn với lá quốc kỳ Ai Cập chớ có khó khăn gì?
Ai nấy đều khen là thần diệu. Thế là khởi công ngay. Trong đoàn lính hộ vệ có nhiều tay thợ thêu lành, nên công việc không mấy chốc thì hoàn tất. Thế là khi tàu cặp bến, 19 phát súng lệnh bắn chào thì chiếc khăn gói có thêu bốn chữ "Đại Nam Khâm Sứ" thượng trên đỉnh cột tàu Européen phấp phới vẫy chào đáp lễ.
Truyện 13
Hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân cùng với vua Duy Tân làm
cuộc khởi nghĩa chống Pháp nhưng không thành. Vua Duy Tân bị đày sang
đảo Réunion, hai nhà yêu nước Trần Thái cùng hai đồng chí Tôn Thất Đề và
Nguyễn Khắc siêu bị lên đoạn đầu đài tại Cống Chém gần An Hòa ngày 16
tháng tư năm Bính Thìn (1916). Hiện nay hai cụ nằm chung trong một nấm
mồ gần chùa Châu Lâm và trước mặt chùa Từ Hiếu. Vì sao hai nhà yêu nước
lại nằm chung một nấm mồ và lại chôn gần chùa, xin độc giả theo dõi lời
tự thuật của bà Trương Thị Dương - Quang Phục được hai cụ Trần - Thái
tin cẩn cho làm liên lạc với vua Duy Tân như sau:
- "Ngày 5/5 Ất Sửu tôi và người cháu gọi bằng dì là Đặng Khánh Di vừa đi đến cầu Văn Căn, bỗng một chiếc guốc bị gãy đôi, tôi nghi hoặc có điều gì không hay chăng.
Đến chùa Đại Trung gặp Ông trị sự chùa Nguyễn Hữu Cảnh, Ông giục tôi đi không do dự.
Ba giờ sáng ngày hôm sau (6/5) chúng tôi đi thẳng đến chỗ di hài hai cụ. Người giữ nấm mồ ấy là Thủ Tỵ, y có người con bị bệnh phung, làm chòi ở khít mộ để giữ. Người lạ tới nó bắt.
Tới nơi tôi cho thằng Phung ba đồng. Trả cho Thủ Tỵ sáu đồng và thuê năm người nữa với Thủ Tỵ hai mươi bốn đồng. Tôi nói mộ của ông chú tôi xin dời.
Hốt cốt lên, tôi lấy giấy tinh gói lại và bỏ vào hai thúng đầy. Để đó cho Thủ Tỵ lo, tôi đi trước qua cửa Chánh Tây ngồi đợi. Vì thế khi hốt cốt xong, bọn làm thuê thấy vắng tôi thắc mắc hỏi. Thủ Tỵ nói tôi thiếu tiền, phải qua trước mượn tiền, anh em gánh qua bên ấy sẽ trả đủ. Bọn họ sinh nghi dùng dằn mãi không chịu gánh. Nhưng vì thiếu tiền nên cuối cùng cũng phải gánh.
Nhận hài cốt ở cửa Chánh Tây, tôi trả tiền đủ rồi thuê hai chiếc xe kéo: một chiếc chở cốt, một chiếc chở Ông Cảnh và thằng Di. Xe đi thẳng lên tháp hoà thượng Kiết Ma gần chùa Chân Lâm. Tôi đặt cốt lên bàn, thắp hương ngồi giữ. Đến sáng ngày tôi thuê trùm Ngữ mua hai tiểu sành cùng giấy tờ, rượu, rửa sạch cốt bỏ vào tiểu.
Trãi qua chín năm mà hai di cốt vẫn còn nguyên vẹn: Cốt cụ Thái vàng rực, bỏ vào tiểu sành còn dư, phải lấy bớt giấy lót ra mới được. Còn cốt cụ Trần kém hơn. Lúc lâm chung cụ Thái mặc áo lương, máu dính sát vào cốt, gỡ ra nghe rạt rạt. Cụ Trần bận áo vải dù, cũng dính sát vào cốt. Tôi thuê người đào huyệt và đắp nấm mất bốn đồng.
Tưởng bí mật như rứa là yên. Không ngờ chừng mười một ngày sau được tin lính Phủ Thừa Thiên lên gác chờ bắt những người yêu nước. Tin này Ông Cảnh báo cho tôi. Tôi thừa đêm khuya thuê bốn người hết một đồng sau đem chôn nơi khác, nhưng để đánh lạc hướng chỉ chôn chung một mộ. Nơi đã dời đi, tôi vẫn cho đắp lại bằng nấm tử tế, rào dậu kỹ càng, làm như không có ai động chạm đến. Thế là nơi ấy có hai cái nấm mồ mà không có cốt người ! Đến năm 1956, tôi mới dựng bia, trong khắc hai hàng chữ Hán "Trần Cao Qúy Công, Thái Duy Qúy Công - Cái bia ấy có thừa một chữ "Duy" vì họ cụ Thái không có chữ lót" Đến nay nấm mộ ấy vẫn còn.
- "Ngày 5/5 Ất Sửu tôi và người cháu gọi bằng dì là Đặng Khánh Di vừa đi đến cầu Văn Căn, bỗng một chiếc guốc bị gãy đôi, tôi nghi hoặc có điều gì không hay chăng.
Đến chùa Đại Trung gặp Ông trị sự chùa Nguyễn Hữu Cảnh, Ông giục tôi đi không do dự.
Ba giờ sáng ngày hôm sau (6/5) chúng tôi đi thẳng đến chỗ di hài hai cụ. Người giữ nấm mồ ấy là Thủ Tỵ, y có người con bị bệnh phung, làm chòi ở khít mộ để giữ. Người lạ tới nó bắt.
Tới nơi tôi cho thằng Phung ba đồng. Trả cho Thủ Tỵ sáu đồng và thuê năm người nữa với Thủ Tỵ hai mươi bốn đồng. Tôi nói mộ của ông chú tôi xin dời.
Hốt cốt lên, tôi lấy giấy tinh gói lại và bỏ vào hai thúng đầy. Để đó cho Thủ Tỵ lo, tôi đi trước qua cửa Chánh Tây ngồi đợi. Vì thế khi hốt cốt xong, bọn làm thuê thấy vắng tôi thắc mắc hỏi. Thủ Tỵ nói tôi thiếu tiền, phải qua trước mượn tiền, anh em gánh qua bên ấy sẽ trả đủ. Bọn họ sinh nghi dùng dằn mãi không chịu gánh. Nhưng vì thiếu tiền nên cuối cùng cũng phải gánh.
Nhận hài cốt ở cửa Chánh Tây, tôi trả tiền đủ rồi thuê hai chiếc xe kéo: một chiếc chở cốt, một chiếc chở Ông Cảnh và thằng Di. Xe đi thẳng lên tháp hoà thượng Kiết Ma gần chùa Chân Lâm. Tôi đặt cốt lên bàn, thắp hương ngồi giữ. Đến sáng ngày tôi thuê trùm Ngữ mua hai tiểu sành cùng giấy tờ, rượu, rửa sạch cốt bỏ vào tiểu.
Trãi qua chín năm mà hai di cốt vẫn còn nguyên vẹn: Cốt cụ Thái vàng rực, bỏ vào tiểu sành còn dư, phải lấy bớt giấy lót ra mới được. Còn cốt cụ Trần kém hơn. Lúc lâm chung cụ Thái mặc áo lương, máu dính sát vào cốt, gỡ ra nghe rạt rạt. Cụ Trần bận áo vải dù, cũng dính sát vào cốt. Tôi thuê người đào huyệt và đắp nấm mất bốn đồng.
Tưởng bí mật như rứa là yên. Không ngờ chừng mười một ngày sau được tin lính Phủ Thừa Thiên lên gác chờ bắt những người yêu nước. Tin này Ông Cảnh báo cho tôi. Tôi thừa đêm khuya thuê bốn người hết một đồng sau đem chôn nơi khác, nhưng để đánh lạc hướng chỉ chôn chung một mộ. Nơi đã dời đi, tôi vẫn cho đắp lại bằng nấm tử tế, rào dậu kỹ càng, làm như không có ai động chạm đến. Thế là nơi ấy có hai cái nấm mồ mà không có cốt người ! Đến năm 1956, tôi mới dựng bia, trong khắc hai hàng chữ Hán "Trần Cao Qúy Công, Thái Duy Qúy Công - Cái bia ấy có thừa một chữ "Duy" vì họ cụ Thái không có chữ lót" Đến nay nấm mộ ấy vẫn còn.
Truyện 14
Sau ngày ba tỉnh miên Đông, rồi ba tỉnh miên Tây vào tay giặc Pháp, bà
Từ Dũ rất đau đớn, ngày đêm khóc lóc không nguôi. Bà khóc vì một phần
đất nước bị mất, một phần vì quê hương Gò Công của bà đã đổi chủ. Vì thế
mà suốt ba năm vua Tự Đức không có một tiếng cười. Thương con bà Từ Dũ
ra lệnh hễ ai làm cho vua cười được một tiếng bà sẽ hậu thưởng xứng
đáng. Nhưng ai cũng biết vua Tự Đức là một người rất nghiêm, nghiêm đến
mức tàn nhẩn, nên chẳng ai dám đùa với thần chết. Cuối cùng có đội Vung -
một kép hát có tài hát hay, hề giỏi của đội Thanh Bình xin vào chọc vua
cười. Hôm ấy đội Vung được các thái giám đưa qua Đại Cung môn rồi vào
điện Càn Thành. Mới bước vào đội Vung thấy vua Tự Đức đang đi thơ thẩn
trước điện, miệng ngậm điếu thuốc lá. Đội Vung liền giở hầu bao lấy
thuốc ra vấn vấn. Vấn xong đội Vung sấn đến trước mặt vua Tự Đức và nói:
- "Cho tớ mời một hơi!"
Xưa nay chưa bao giờ có một người dám bạo gan đến trước mặt nhà vua làm một cữ chỉ binh dân như thế, cho nên nghe đội Vung xin mồi thuốc, vua Tự Đức phì cười,
- "Mi táo gan hè!"
Đội Vung sụp lạy:
- "Dạ, vì Linh Bà bảo con vào làm hề cho Hoàng Thượng cười!"
Vua Tự Đức nhận ra mặt đội Vung liền bảo:
- "May đội Thanh Bình chỉ có một Vung, chớ có hai Vung thì mi rụng đầu rồi!"
Đội Vung được vua phán như thế vội vàng lui ra, hỏi đương xin đến cung Thọ Minh (nơi bà Từ Dũ ở) để lãnh thưởng.
- "Cho tớ mời một hơi!"
Xưa nay chưa bao giờ có một người dám bạo gan đến trước mặt nhà vua làm một cữ chỉ binh dân như thế, cho nên nghe đội Vung xin mồi thuốc, vua Tự Đức phì cười,
- "Mi táo gan hè!"
Đội Vung sụp lạy:
- "Dạ, vì Linh Bà bảo con vào làm hề cho Hoàng Thượng cười!"
Vua Tự Đức nhận ra mặt đội Vung liền bảo:
- "May đội Thanh Bình chỉ có một Vung, chớ có hai Vung thì mi rụng đầu rồi!"
Đội Vung được vua phán như thế vội vàng lui ra, hỏi đương xin đến cung Thọ Minh (nơi bà Từ Dũ ở) để lãnh thưởng.
Truyện 15
Năm 1792 vua Quang Trung mất, nhường ngôi báu lại cho con là Quang Toản.
Lúc ấy Quang Toản còn quá trẻ, mọi quyền bính của triều đình Tây Sơn
đều lọt vào tay Thái Sư Bùi Đắc Tuyên - câu ruột Quang Toản, Bùi không
làm việc tại kinh thành Phú Xuân mà lại đem bộ hạ trú đóng tại chùa
Thiền Lâm (ở chân đồi Quảng Tế ngày nay). Bá quan văn võ kể cả vua Quang
Toản muốn trình tâu gì với quan Thái Sư Bùi thì phải thân hành lên chùa
vào ban đêm (ban ngày quan thái sư bận đánh bạc và ngủ). Bùi Đắc Tuyên
là người ít học, bất tài, thiếu thực tế mà lại có tính tàn bạo nên đã
xúi giục Quang Toản giết hại các công thần - những người đã giúp vua
Quang Trung làm nên sự nghiệp lớn. Trần Văn Kỷ (người làng Vân Cù huyện
Phong Điền) là một tín thần của vau Quang Trung cũng không thoát khỏi sự
kỳ thị của quan thái sư. Dưới triều đại Quang Trung, Trần Văn Kỷ luôn
giữ chức trung thử lệnh - một nội thần luôn ở bên cạnh Quang Trung. Thế
mà từ sau ngày Quang Trung mất Trần Văn Kỷ bị lột hết chức tước và đày
ra làm lính ở trạm Hoàng Giang. Đẩy được kỷ đi rồi, Bùi Đắc Tuyên tiếp
tục đẩy Đai Tư Đồ Võ Văn Dũng ra coi binh mã bốn trấn ở miền Bắc.
Trên đường ra Thăng Long Nhận chức, Võ Văn Dũng ghé lại trạm Hoàng Giang ngủ qua đêm với Trần Văn Kỷ. Đêm đó hai vị trung thần của Tây Sơn không chợp mắt được họ đã sa lệ khi nhắc đến công nghiệp vĩ đại của vua Quang Trung đang bị đe dọa sụp đổ. Khi đọc được ý nghĩ buông xuôi theo thời cuộc của bạn,Trần Văn Kỷ đã nói với Võ Văn Dũng: "Quan thái sư Bùi Đắc Tuyên chức vị đã cao tột bực, trong tay nắm quyền làm oai làm phúc, lại đẩy ông ra ngoài, nếu có sự chẳng lợi cho nhà nước, các ông phỏng còn giữ được đầu chăng? Bây giờ chẳng sớm liệu đi sau này ăn năn sao kịp?".
Trần Văn Kỷ là một nội thần được vua Quang Trung rất tín cẩn. Suốt đời làm trung thư lệnh cho Quang Trung, tất cả những lời tâu gửi của Kỷ đều sáng suốt, đúng đắn. Vì thế không những vua Quang Trung tin và trọng Kỷ mà tất cả những trung thần của triều Quang Trung cũng đều yêu kính Kỷ. Vì thế mà sau khi được Kỷ thức tỉnh, Dũng thấy ngay con đường sống của mình. Sáng hôm sau, Dũng không ra Thăng Long nữa, mà bất thần thúc quân bản bộ thần tốc quay ngược về Phú Xuân. Đến nơi Dũng hợp mưu với thái bảo Hoá làm cuộc "đão chánh" bắt toàn bộ phe cánh của Bùi Đắc Tuyên, tống ngục. Để tận diệt tay chân thân tín của Bùi Đắc Tuyên, phe "đảo chính" đã cử người vào Qui Nhơn bắt luôn Đắc Trụ Là con Bùi Đắc Tuyên đem về Phú Xuân thanh toán nốt.
Vua Quang Toản không thể ngăn chặn nổi, đành ôm mặt khóc mà thôi.
Một lời nói đúng lúc làm sụp đổ cả một đám quyền thần.
Trên đường ra Thăng Long Nhận chức, Võ Văn Dũng ghé lại trạm Hoàng Giang ngủ qua đêm với Trần Văn Kỷ. Đêm đó hai vị trung thần của Tây Sơn không chợp mắt được họ đã sa lệ khi nhắc đến công nghiệp vĩ đại của vua Quang Trung đang bị đe dọa sụp đổ. Khi đọc được ý nghĩ buông xuôi theo thời cuộc của bạn,Trần Văn Kỷ đã nói với Võ Văn Dũng: "Quan thái sư Bùi Đắc Tuyên chức vị đã cao tột bực, trong tay nắm quyền làm oai làm phúc, lại đẩy ông ra ngoài, nếu có sự chẳng lợi cho nhà nước, các ông phỏng còn giữ được đầu chăng? Bây giờ chẳng sớm liệu đi sau này ăn năn sao kịp?".
Trần Văn Kỷ là một nội thần được vua Quang Trung rất tín cẩn. Suốt đời làm trung thư lệnh cho Quang Trung, tất cả những lời tâu gửi của Kỷ đều sáng suốt, đúng đắn. Vì thế không những vua Quang Trung tin và trọng Kỷ mà tất cả những trung thần của triều Quang Trung cũng đều yêu kính Kỷ. Vì thế mà sau khi được Kỷ thức tỉnh, Dũng thấy ngay con đường sống của mình. Sáng hôm sau, Dũng không ra Thăng Long nữa, mà bất thần thúc quân bản bộ thần tốc quay ngược về Phú Xuân. Đến nơi Dũng hợp mưu với thái bảo Hoá làm cuộc "đão chánh" bắt toàn bộ phe cánh của Bùi Đắc Tuyên, tống ngục. Để tận diệt tay chân thân tín của Bùi Đắc Tuyên, phe "đảo chính" đã cử người vào Qui Nhơn bắt luôn Đắc Trụ Là con Bùi Đắc Tuyên đem về Phú Xuân thanh toán nốt.
Vua Quang Toản không thể ngăn chặn nổi, đành ôm mặt khóc mà thôi.
Một lời nói đúng lúc làm sụp đổ cả một đám quyền thần.
Truyện 16
Nguyễn Thượng Hiền, người làng Liên Bạt (Hà Đông) sinh năm 1867, năm 17
tuổi (1884) đỗ Cử nhân. Năm sau (1885) ông đi thi Hội đã trúng cách,
chưa kịp truyền loa thì xảy ra biến cố Kinh Đô thất thủ, ông phải bỏ về.
Mãi đến năm Thành Thái 5 (1892) mở lại khoa thi ông vào thi Hội (chỉ
vào kỳ Đình đôi) và ông đỗ Hoàng giáp.
Ông nổi tiếng tài hoa, nếu không xảy ra biến cố năm 1885 thì có lẽ ông đã đỗ Hoàng giáp từ ấy (khoảng 18 tuổi). Đỗ xong ông lưu lại Huế chờ làm Toản tụ quốc sử quán các gia đình vọng tộc có con gái đang tuổi lấy chồng hết sức trọng vọng ông. Người ta tìm mọi cách để mời ông đến nhà yến tiệc mãn ngày thâu đêm. Ông cảm thấy bị quấy rầy quá thể. Từ chối không được mà nhận lời cũng quá phiền. Ông bèn nghĩ ra một cái kế: đi ăn ông ăn rất xấu, ăn xong giả đò đút thức ăn vào áo, vào xắc để cho người ta khinh đừng ai thèm mời nữa. Nhưng kế ấy cũng không thành công nhưng ông chỉ nhận lấy con gái Tôn Thất Thuyết.
Giữa lúc ấy thì ông anh của ông mất sớm, gia đình đã nhắm ở Thanh Hóa (nơi gia đình ông sinh sống) cho ông một bà vợ. Không thể từ chối với người ông đã hứa (con gái Tôn Thất Thuyết - người đã theo vua Hàm Nghi và đã xuất dương cầu viện cứu nước) và lại càng không được từ chối với người mà gia đình đã chọn lựa cho ông. Cuối cùng ông đã phải quyết định một ngày cưới luôn hai bà: một bà chánh thất và một bà á thất.
Ông nổi tiếng tài hoa, nếu không xảy ra biến cố năm 1885 thì có lẽ ông đã đỗ Hoàng giáp từ ấy (khoảng 18 tuổi). Đỗ xong ông lưu lại Huế chờ làm Toản tụ quốc sử quán các gia đình vọng tộc có con gái đang tuổi lấy chồng hết sức trọng vọng ông. Người ta tìm mọi cách để mời ông đến nhà yến tiệc mãn ngày thâu đêm. Ông cảm thấy bị quấy rầy quá thể. Từ chối không được mà nhận lời cũng quá phiền. Ông bèn nghĩ ra một cái kế: đi ăn ông ăn rất xấu, ăn xong giả đò đút thức ăn vào áo, vào xắc để cho người ta khinh đừng ai thèm mời nữa. Nhưng kế ấy cũng không thành công nhưng ông chỉ nhận lấy con gái Tôn Thất Thuyết.
Giữa lúc ấy thì ông anh của ông mất sớm, gia đình đã nhắm ở Thanh Hóa (nơi gia đình ông sinh sống) cho ông một bà vợ. Không thể từ chối với người ông đã hứa (con gái Tôn Thất Thuyết - người đã theo vua Hàm Nghi và đã xuất dương cầu viện cứu nước) và lại càng không được từ chối với người mà gia đình đã chọn lựa cho ông. Cuối cùng ông đã phải quyết định một ngày cưới luôn hai bà: một bà chánh thất và một bà á thất.
Truyện 17
Vua Minh Mạng đang ngự tại điện Cản Thành, nghe Võ Xuân Cẩn vừa đi phát
chuẩn ở Nghệ An về muốn xin vào chầu, ông liền ra điện Văn Minh để tiếp.
Minh Mạng hỏi:
- Dân tình Nghệ An thế nào?
- Tâu nhờ ơn nước, nay dân khỏi đói.
Minh Mạng hỏi với giọng gay gắt:
- Nghe người ta nói: có bọn ăn cướp đã thành án, mà lại đào, thừa dịp phát chẩn này, cũng chen vào với lương dân, đứa lãnh gạo, đứa lãnh tiền, thầy biết mà giả lơ, không cho bắt; việc ấy thật hư như thế nào?
Võ Xuân Cẩn đứng lên sẳn sàng chịu tội, miệng tâu ngay thật:
- Chúng tôi thiển nghĩ, triều đình ta có đủ oai lực để bắt bọn hung đồ; bằng khi phát chuẩn nay mà làm luôn cả việc cầm phòng thì nhân tâm có thể ngờ lầm rằng: Triều đình đã hết kế. Chúng tôi sợ việc hay hoá dở, mất lòng tín nhiệm của dân.
Minh Mạng là một ông vua luôn luôn cho rằng mình là "chính đại quang minh" nên khi nghe lời tâu ngay thật của bề tôi ông rất cảm kích. Giọng ông trở nên tình cảm, bảo Võ Xuân Cẩn:
"Nhà ngươi nghĩ phải lắm. Đối với ai bao giờ cũng phải thị tin. Huống chi với dân, cũng như cha mẹ đối với con, há nở thừa khi cơ cầu để thi hành pháp luật hay sao!".
Khi quan thượng từ về, Minh Mạng trở lại điện Càn Thành, ông nói với Miên Thẩm:
- "Võ Xuân Cẩn khá lắm. Ít người biết thương dân và lo cho dân như thế".
Minh Mạng hỏi:
- Dân tình Nghệ An thế nào?
- Tâu nhờ ơn nước, nay dân khỏi đói.
Minh Mạng hỏi với giọng gay gắt:
- Nghe người ta nói: có bọn ăn cướp đã thành án, mà lại đào, thừa dịp phát chẩn này, cũng chen vào với lương dân, đứa lãnh gạo, đứa lãnh tiền, thầy biết mà giả lơ, không cho bắt; việc ấy thật hư như thế nào?
Võ Xuân Cẩn đứng lên sẳn sàng chịu tội, miệng tâu ngay thật:
- Chúng tôi thiển nghĩ, triều đình ta có đủ oai lực để bắt bọn hung đồ; bằng khi phát chuẩn nay mà làm luôn cả việc cầm phòng thì nhân tâm có thể ngờ lầm rằng: Triều đình đã hết kế. Chúng tôi sợ việc hay hoá dở, mất lòng tín nhiệm của dân.
Minh Mạng là một ông vua luôn luôn cho rằng mình là "chính đại quang minh" nên khi nghe lời tâu ngay thật của bề tôi ông rất cảm kích. Giọng ông trở nên tình cảm, bảo Võ Xuân Cẩn:
"Nhà ngươi nghĩ phải lắm. Đối với ai bao giờ cũng phải thị tin. Huống chi với dân, cũng như cha mẹ đối với con, há nở thừa khi cơ cầu để thi hành pháp luật hay sao!".
Khi quan thượng từ về, Minh Mạng trở lại điện Càn Thành, ông nói với Miên Thẩm:
- "Võ Xuân Cẩn khá lắm. Ít người biết thương dân và lo cho dân như thế".
Truyện 18
Ngày xưa việc kén chọn nhân tài đều qua các kỳ khảo hạch, các cuộc thi
Hương, thi Hội và thi Đình. Thi Đình là lần thi cuối cùng tổ chức ngay
trước sân vua, nhà vua ra đề và chính tay vua chấm. Những người được vào
thi Đình là những người "ưu tú" nhất trong thiên hạ, sau khi thi đỗ, họ
sẽ ra gánh vác việc nước.
Năm 1892 dưới triều Thành Thái, vì nhà vua còn nhỏ tuổi nên các quan Phụ chánh thay mặt vua ra đề thi Đình. Biết ý vua muốn làm một cái gì để cứu nước, muốn biết về tình hình thế giới và tìm được người có hiểu biết về cái mới để giúp nước nên đã ra cái đề:"Thiên hạ thế nhi dĩ hỷ", sau đó hỏi tiếp việc thế giới: nước mạnh lấn nước yếu, các nước phải giao lân với nhau như thế nào.
Trước tình hình thế giới đang tranh chấp nhau đi tìm thị trường buôn bán và hoàn cảnh nước Việt Nam bị Pháp đô hộ, ra đề như thế là đúng. Nhưng tiếc thay sĩ tử lúc đó nặng về từ chương, mù tịt việc thời sự và thế giới, trừ Võ Phạm Hàm và Nguyễn Thượng Hiền có đọc Dinh Hoàn Chí Lược viết được đôi trang, còn ngoài ra thấy đều ngậm bút, cố gắng hí hoáy viết dăm ba câu để nộp cho đủ quyển mà thôi. Trong đám sĩ tử ngậm bút ấy có một người tức giận với cái đề thi Đình, vì nó mà anh không đạt được mộng công danh. Y liền nghĩ đến việc trả thù. Một thì ăn cả hai ngả về không, Y bèn ra khỏi sân vua và chạy thẳng qua toà Khâm sứ Huế bên bờ nam sông Hương. Anh nhờ một người bạn báo với Khâm sứ:
- "Năm nay đề thi Đình có nói động đến thời thế!".
Bọn Khâm sứ đã saÜn mối nghi ngờ ông vua trẻ Thành Thái, nghe thế chúng liền cho người qua hỏi ngay. Các quan Phụ Chánh thấy thế hoảng sợ phải thay một cái đề khác. Nhưng đến như thế mà bọn thực dân Pháp vẫn chưa bằng lòng. Chúng buộc nhà vua phải giáng hoặc cách chức các quan Phụ Chánh đã dự ra cái đề thời thế không hợp thời ấy thì chúng mới yên tâm. Khắp đất Thần Kinh xôn xao về việc này. Nguyễn Lộ Trạch con một vị quan to, hiểu biết rộng nhưng không thích việc cử nghiệp nghe nói đến cái đề có liên quan đến thời thế ấy ông đã làm bài "Thiên Hạ Đại Thế Luận" để nói lên sự hiểu biết của mình trườc thời thế. Ông đưa bài này cho Nguyễn Thượng Hiền vừa đỗ Hoàng giáp xem. Nguyễn Thượng Hiền đọc xong và cho rằng trong đám đỗ đại khoa vừa rồi không có người nào làm được một góc bài ấy. đọc xong, Nguyễn Thượng Hiền nâng bút viết ngay một bài đề hậu để tỏ lòng khâm phục con người đã bị người đời lúc ấy cho là một "cậu ấm tàng tàng". Thượng Hiền còn tặng cho Lộ Trạch một câu đối:
"Ngã đường huề mỹ tửu, đăng cao sơn, tứ cố màng nhiên, hồi thủ đông minh, khang nhật xuất;
- Quân kim bàng thang giang, kiết mao ốc, sổ bôi túy hậu, nhứt thân lương lộ, bạn hoa miên".
Dịch nghĩa:
"...Ta thường mang rượu tốt lên núi cao, bốn phía mênh mông, một góc vừng đông trời ló mặt;
...Người nay dựa bờ sông, kết nhà lá vài chung say quỵt, đầy mình sương lạnh ngủ cùng hoa".
Từ đó hai người thân nhau. Một ông Hoàng giáp làm bạn với "Một cậu ấm tàng tàng". Đến khi Lộ Trạch mất (1898) toàn bộ sách vở, tài liệu của ông được Nguyễn Thượng Hiền cất giữ cẩn thận. Nguyễn đã trao những bí thư này cho Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng mượb đọc... Các ông này mở mắt ra với năm châu một phần nhờ tư tưởng của Nguyễn Lộ Trạch.
Năm 1892 dưới triều Thành Thái, vì nhà vua còn nhỏ tuổi nên các quan Phụ chánh thay mặt vua ra đề thi Đình. Biết ý vua muốn làm một cái gì để cứu nước, muốn biết về tình hình thế giới và tìm được người có hiểu biết về cái mới để giúp nước nên đã ra cái đề:"Thiên hạ thế nhi dĩ hỷ", sau đó hỏi tiếp việc thế giới: nước mạnh lấn nước yếu, các nước phải giao lân với nhau như thế nào.
Trước tình hình thế giới đang tranh chấp nhau đi tìm thị trường buôn bán và hoàn cảnh nước Việt Nam bị Pháp đô hộ, ra đề như thế là đúng. Nhưng tiếc thay sĩ tử lúc đó nặng về từ chương, mù tịt việc thời sự và thế giới, trừ Võ Phạm Hàm và Nguyễn Thượng Hiền có đọc Dinh Hoàn Chí Lược viết được đôi trang, còn ngoài ra thấy đều ngậm bút, cố gắng hí hoáy viết dăm ba câu để nộp cho đủ quyển mà thôi. Trong đám sĩ tử ngậm bút ấy có một người tức giận với cái đề thi Đình, vì nó mà anh không đạt được mộng công danh. Y liền nghĩ đến việc trả thù. Một thì ăn cả hai ngả về không, Y bèn ra khỏi sân vua và chạy thẳng qua toà Khâm sứ Huế bên bờ nam sông Hương. Anh nhờ một người bạn báo với Khâm sứ:
- "Năm nay đề thi Đình có nói động đến thời thế!".
Bọn Khâm sứ đã saÜn mối nghi ngờ ông vua trẻ Thành Thái, nghe thế chúng liền cho người qua hỏi ngay. Các quan Phụ Chánh thấy thế hoảng sợ phải thay một cái đề khác. Nhưng đến như thế mà bọn thực dân Pháp vẫn chưa bằng lòng. Chúng buộc nhà vua phải giáng hoặc cách chức các quan Phụ Chánh đã dự ra cái đề thời thế không hợp thời ấy thì chúng mới yên tâm. Khắp đất Thần Kinh xôn xao về việc này. Nguyễn Lộ Trạch con một vị quan to, hiểu biết rộng nhưng không thích việc cử nghiệp nghe nói đến cái đề có liên quan đến thời thế ấy ông đã làm bài "Thiên Hạ Đại Thế Luận" để nói lên sự hiểu biết của mình trườc thời thế. Ông đưa bài này cho Nguyễn Thượng Hiền vừa đỗ Hoàng giáp xem. Nguyễn Thượng Hiền đọc xong và cho rằng trong đám đỗ đại khoa vừa rồi không có người nào làm được một góc bài ấy. đọc xong, Nguyễn Thượng Hiền nâng bút viết ngay một bài đề hậu để tỏ lòng khâm phục con người đã bị người đời lúc ấy cho là một "cậu ấm tàng tàng". Thượng Hiền còn tặng cho Lộ Trạch một câu đối:
"Ngã đường huề mỹ tửu, đăng cao sơn, tứ cố màng nhiên, hồi thủ đông minh, khang nhật xuất;
- Quân kim bàng thang giang, kiết mao ốc, sổ bôi túy hậu, nhứt thân lương lộ, bạn hoa miên".
Dịch nghĩa:
"...Ta thường mang rượu tốt lên núi cao, bốn phía mênh mông, một góc vừng đông trời ló mặt;
...Người nay dựa bờ sông, kết nhà lá vài chung say quỵt, đầy mình sương lạnh ngủ cùng hoa".
Từ đó hai người thân nhau. Một ông Hoàng giáp làm bạn với "Một cậu ấm tàng tàng". Đến khi Lộ Trạch mất (1898) toàn bộ sách vở, tài liệu của ông được Nguyễn Thượng Hiền cất giữ cẩn thận. Nguyễn đã trao những bí thư này cho Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng mượb đọc... Các ông này mở mắt ra với năm châu một phần nhờ tư tưởng của Nguyễn Lộ Trạch.
Truyện 19
Ông Đỗ Huy Uyển là một người hay chữ nổi tiếng ở đất Nam Thành (Nam
Định). Sau khi đỗ cữ nhân năm Canh Tý (1840), sĩ tử đều tin là Uyển sẽ
đỗ đầu khoa thi hội năm sau (1841). Gia đình ông cũng nghĩ như thế, thân
sinh ông là cữ nhân Đỗ Huy Cảnh làm tuần phủ ở Trung Việt, nhân trong
lúc về hầu vua Thiệu Trị đúng vào dịp Kinh đô đang chuẩn bị mở thi Hội,
gặp nhân viên hội đồng sắp đi chấm thi, Huy Cảnh mau miệng nói:
- Năm nay tôi có thằng con lớn sắp đi thi Hội, các bác phải về xem lại sách mới chấm nổi văn nó, cú đừng có hồ đồ mà cháu nó cười cho đấy!
Câu nói trong lúc cao hứng đã đến tai những người sẽ đọc quyển khoa thi hội năm ấy (hai người giữ vai trò quan trọng là Trương Đăng Quế và Phan Thanh Giản) mấy ông đều lấy làm phật ý.
Khi vào thi Hội, các quyển thi đều rọc phách, việc chấm bài rất chu đáo. Đến khi hồi phách quyển của Đỗ Huy Uyển bốn kỳ cộng lại được 17 phân đáng đỗ đầu. Nhưng hội đồng sực nhớ lời nói của Huy Cảnh lonh chưa hết giận nên dù không thể đánh hỏng được nhưng nhất quyết không cho Huy Uyển đỗ cao. Họ cố ý tìm trong quyển của Huy Uyển những chữ sơ sót để chỉ trích. Tìm mãi trong bài kim văn bỗng thấy có ba chữ "đáp thiên khiển" nghĩa là: "Vua phải sửa mình để tạ lỗi với trời". Các quan dâng sớ bẻ ba chữ ấy là [khiếm trang] và chỉ cho Huy Uyển đỗ gần cuối bảng (chỉ hơn được Phạm Xuân Quế ở Quảng Binh).
Thấy tên mình suýt nữa đội bảng, Đỗ Huy Uyển lấy làm nhục, toan trả lại sắc Phó bảng để kho sau thi lại đỗ cao hơn, lúc ấy bạn bè mới cho ông hay vì thân sinh ông đã cao hứng lở lời xúc phạm đến quan trường nên ông phải nhận lấy cái hậu quả ấy. Huy Uyển vở lẽ nên không trả nữa.
Sau đó Đỗ Huy Uyển làm quan đến chức biện lý bộ hình. Con ông là Huy Liệu có thực tài, thận trọng trong mọi việc ứng xử, đỗ Hoàng giáp. Huy Liêu nổi tiếng là người giỏi văn chương và có khí tiết. Huy Liêu từng làm phụ đạo cho vua Hàm Nghi. Hằng ngày ông vào Nội đọc sách và dẫn nghĩa cho vua nghe, khi về thì ông lại ở trong nhà Tôn Thất Thuyết dạy cho Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp học. Khí tiết của Huy Liêu có một phần ảnh hưởng đến vua Hàm Nghi, Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp.
- Năm nay tôi có thằng con lớn sắp đi thi Hội, các bác phải về xem lại sách mới chấm nổi văn nó, cú đừng có hồ đồ mà cháu nó cười cho đấy!
Câu nói trong lúc cao hứng đã đến tai những người sẽ đọc quyển khoa thi hội năm ấy (hai người giữ vai trò quan trọng là Trương Đăng Quế và Phan Thanh Giản) mấy ông đều lấy làm phật ý.
Khi vào thi Hội, các quyển thi đều rọc phách, việc chấm bài rất chu đáo. Đến khi hồi phách quyển của Đỗ Huy Uyển bốn kỳ cộng lại được 17 phân đáng đỗ đầu. Nhưng hội đồng sực nhớ lời nói của Huy Cảnh lonh chưa hết giận nên dù không thể đánh hỏng được nhưng nhất quyết không cho Huy Uyển đỗ cao. Họ cố ý tìm trong quyển của Huy Uyển những chữ sơ sót để chỉ trích. Tìm mãi trong bài kim văn bỗng thấy có ba chữ "đáp thiên khiển" nghĩa là: "Vua phải sửa mình để tạ lỗi với trời". Các quan dâng sớ bẻ ba chữ ấy là [khiếm trang] và chỉ cho Huy Uyển đỗ gần cuối bảng (chỉ hơn được Phạm Xuân Quế ở Quảng Binh).
Thấy tên mình suýt nữa đội bảng, Đỗ Huy Uyển lấy làm nhục, toan trả lại sắc Phó bảng để kho sau thi lại đỗ cao hơn, lúc ấy bạn bè mới cho ông hay vì thân sinh ông đã cao hứng lở lời xúc phạm đến quan trường nên ông phải nhận lấy cái hậu quả ấy. Huy Uyển vở lẽ nên không trả nữa.
Sau đó Đỗ Huy Uyển làm quan đến chức biện lý bộ hình. Con ông là Huy Liệu có thực tài, thận trọng trong mọi việc ứng xử, đỗ Hoàng giáp. Huy Liêu nổi tiếng là người giỏi văn chương và có khí tiết. Huy Liêu từng làm phụ đạo cho vua Hàm Nghi. Hằng ngày ông vào Nội đọc sách và dẫn nghĩa cho vua nghe, khi về thì ông lại ở trong nhà Tôn Thất Thuyết dạy cho Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp học. Khí tiết của Huy Liêu có một phần ảnh hưởng đến vua Hàm Nghi, Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp.
Truyện 20
Năm 1916, vua Duy Tân cùng các nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân
tổ chức khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Việc tuy không thành, vua bị đày
sang đảo Rê-Uy-ni- Ông, Thái Phiên và Trần Cao Vân bị tử hình, nhưng
tinh thần yêu nước của nhà vua và hai ông Thái, Trần vẫn sống mãi. Trong
dân gian vẫn truyền tụng nhiều mẫu chuyện nói lên nổi ưu tư mất nước
của ông vua trẻ và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông.
Năm 1907 vua Thành Thái yêu nước nên bị giặc Pháp truất phế đày vào Vũng Tàu. Hoàng tử Vĩnh San lúc ấy mới 8 tuổi, giặc Pháp tôn ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân, để chúng nhân danh ông đè đầu cưỡi cổ bóc lột người Việt Nam. Chúng tưởng rằng nhà vua nhỏ tuổi, giặc nói gì ông cũng nghe. Nhưng không ngờ mới một ngày ngồi trên ngai vàng, bộ mặt của cậu bé 8 tuổi hoàn toàn thay đổi. Cậu bé Việt Nam 8 tuổi này tỏ ra không muốn làm một ông vua bù nhìn. Chẳng bao lâu sau, giặc phải làm một nhà thừa lương ở Cửa Tùng xa Kinh đô hàng trăm cây số để cho Duy Tân ra đó chơi đùa, sao nhãng bớt chuyện làm vua.
Ở Cửa Tùng, giữa cảnh trời cao bể rộng, vua Duy Tân không thể quên được lý do vì sao vua cha bị đày, ông lại càng không quên trách nhiệm làm vua của ông đối với nổi khổ cực lầm than của dân. của nước. Một hôm ông ngồi vốc cát biển lên chơi, hai tay bẩn. Một ông quan thị vệ bưng nước đến cho ông rửa tay. Vừa thò tay vào nước rửa lỏm bỏm, ông vừa nhìn ông quan thị vệ hỏi rằng:
- "Tay nhớp lấy nước mà rửa. Nước nhớp lấy chi mà rửa?"
Ông quan sợ quá, nhìn ông hai môi mấp máy mà không nói được nên lời. Nhà vua thông cảm cho người quản gia tội nghiệp, ông tự trả lời:
- "Máu!"
Một lần khác, một ông quan đại thần ra thăm vua, thấy nhà vua có vẻ buồn bực, ông liền bày cần câu đưa vua đi ghe ra biển câu.
Ra đến biển, vua mới buông câu thì lưỡi câu đã bị mắc. Nhà vua vừa lần gỡ câu vừa hỏi dò ý ông quan đại thần được nhà vua rất tin cậy, bằng một câu đối:
"Ngồi trên nước không ngăn được nước,
Buông câu ra đã lỡ phải lần!"
Biết ý nhà vua muốn hoạt động cứu nước, ông quan đại thần sợ nguy hiểm cho vua bèn đối lại, khuyên vua không nên có ý nghĩ táo bạo ấy:
Sống ở đời mà ngán cho đời,
Nhắm mắt lại đến đâu hay đó!"
Biết được tinh thần cầu an của ông quan đại thần, từ đó vua Duy Tân không bao giờ thổ lộ tâm tình với ông này một lần àno nữa. Nhưng ý muốn cứu nước của nhà vua lại được nhân dân địa phương biết đến rất nhanh. Lúc ấy có ông Khóa Bảo - một người hoạt động yêu nước ở Quảng Trị - đã tìm mọi cách để được đến gặp nhà vuạ.. Gặp nhau vua tôi rất mừng. Ông Khóa đã kể hết những chuyện tai nghe mắt thấy về tội ác của giặc Pháp bóc lột dân ta và nổi lầm than khổ ải của dân mình, nhà vua nghe chuyện và đã khóc.
Nhờ Ông Khóa Bảo mà đảng bí mật của Thái Phiên và Trần Cao Vân biết được vua Duy Tân đang muốn hoạt động cứu nước. Hai Ông đã rất công phu, giả người đi câu hẹn gặp nhà vua và bàn với nhà vua kế hoạch cứu nước. Vua Duy Tân chấp nhận mọi ý kiến của hai nhà yêu nước và hối thúc hãy hành động nhanh lên để giàng được cơ hội tốt.
Vua Duy Tân cũng như hai nhàyêu nước Thái, Trần, tinh thần yêu nước, căm thù giặc có thừa, nhưng thiếu một đường lối cứu nước tiên tiến, thiếu một phương pháp tổ chức thích hợp nên cuộc khởi nghĩa hồi tháng 5 năm 1916 đã thất bại, những người cầm đầu bị dìm trong biển máu.
Lúc giặc vây bắt nhà vua tại một căn nhà gần núi Thiên Thai, nhà vua vẫn bình tĩnh, saÜn sàng nhận mọi sự đối xử tàn bạo của kẻ thù. Bọn giặc thấy một vật gì cồm cộm bên hông giắt trong áo nhà vua, chúng loay hoay muốn soát. Nhà vua hiểu ý, chỉ cái vật ấy và nói với tên Khâm sứ và tên chánh mật thám người Pháp rằng:
- "Mấy Ông tưởng cái ni là súng lục hả? Không phải mô. Tui mà có súng thì tui bắn mấy Ông chết hết rồi, đây là cục lương khô thôi!"
Bọn giặc bị hạ nhục nhưng chúng cũng được yên tâm. Tên Khâm sứ đưa vua Duy Tân về giam trong đồn Mang Cá của chúng. Trên đường đi, chúng hỏi nhà vua:
- "Nhà vua có ân hận gì về cuộc phiêu lưu vừa rồi không?"
Vua Duy Tân đáp một cách thản nhiên:
- "Có chớ!"
Tên Khâm sứ mừng rỡ hỏi tiếp như hỏi một cậu học trò:
- "Ân hận như thế nào?"
Vua Duy Tân đáp không một chút ngại ngùng:
- "Vì ta chưa đánh được người Pháp mà đã bị bắt!"
Không khuất phục được ý chí của vua Duy Tân, chúng bắt đem nhà vua về giam. Giặc Pháp làm áp lực, bắt triều đình và gia đình vào nhà giam thuyết phục nhà vua hãy bỏ ý chí cứu nước để chúng sẽ đưa nhà vua trở lại ngai vàng. Vua Duy Tân nói rõ ý muốn của mình:
- "Ta saÜn sàng trở lại ngai vàng, nhưng muốn ta trở lại, nước Pháp phải thi hành những điều khoản tự chủ của Việt Nam trong hòa ước 1884, nước Pháp bảo trợ cho nước Việt Nam chứ không phải bảo hộ nước Việt Nam. Phải coi ta là một ông vua trưởng thành, trên ta không có hội đồng Phụ chánh. Pháp không được nhân danh ta làm những điều thuộc quyền của ta!"
Điều kiện của vua Duy Tân đưa ra quá cao đối với bọn thực dân, vì thế chúng đã quyết định đày ông đến một nơi xa xứ là đảo Réunion tận bên trời châu Phi. Đến lúc Ông sắp lên đường, bọn Pháp lại cho người đến ban một ân huệ cuối cùng. Tên tay sai Pháp thưa:
- "Thưa ngài, chúng tôi biết trong nội khố, ngài còn một số tiền lớn, ngài lại có một tủ sách tiếng Pháp rất nhiều. Ngài có cần lấy một ít tiền cầm tay và số sách để đọc dọc đường không?"
Vua Duy Tân đáp:
- "Ta làm gì có tiền, Tiền trong nội khố là tiền của dân. Ta là người tù của Pháp, Pháp không nuôi được một người tù sao mà cần phải cầm tiền theo. Còn nếu người Pháp biết điều, muốn để cho tù nhân đọc sách thì người hãy lấy cho ta bộ sách cách mạng Pháp 1783 của Michelet và phải lấy cho đủ bộ!"
Tên tay sai đi gặp vua Duy Tân về trình bày lại với Pháp, bọn Pháp ngao ngán thở ra:
- "Không thể nào thỏa hiệp được với con người này".
Sau đó nhà vua vào Nam xuống tàu đi đày cùng một chuyến với vua cha sang đảo Réunion.
Ba mươi năm sau, vua Duy Tân đã bị giết một cách bất ngờ.
Năm 1907 vua Thành Thái yêu nước nên bị giặc Pháp truất phế đày vào Vũng Tàu. Hoàng tử Vĩnh San lúc ấy mới 8 tuổi, giặc Pháp tôn ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân, để chúng nhân danh ông đè đầu cưỡi cổ bóc lột người Việt Nam. Chúng tưởng rằng nhà vua nhỏ tuổi, giặc nói gì ông cũng nghe. Nhưng không ngờ mới một ngày ngồi trên ngai vàng, bộ mặt của cậu bé 8 tuổi hoàn toàn thay đổi. Cậu bé Việt Nam 8 tuổi này tỏ ra không muốn làm một ông vua bù nhìn. Chẳng bao lâu sau, giặc phải làm một nhà thừa lương ở Cửa Tùng xa Kinh đô hàng trăm cây số để cho Duy Tân ra đó chơi đùa, sao nhãng bớt chuyện làm vua.
Ở Cửa Tùng, giữa cảnh trời cao bể rộng, vua Duy Tân không thể quên được lý do vì sao vua cha bị đày, ông lại càng không quên trách nhiệm làm vua của ông đối với nổi khổ cực lầm than của dân. của nước. Một hôm ông ngồi vốc cát biển lên chơi, hai tay bẩn. Một ông quan thị vệ bưng nước đến cho ông rửa tay. Vừa thò tay vào nước rửa lỏm bỏm, ông vừa nhìn ông quan thị vệ hỏi rằng:
- "Tay nhớp lấy nước mà rửa. Nước nhớp lấy chi mà rửa?"
Ông quan sợ quá, nhìn ông hai môi mấp máy mà không nói được nên lời. Nhà vua thông cảm cho người quản gia tội nghiệp, ông tự trả lời:
- "Máu!"
Một lần khác, một ông quan đại thần ra thăm vua, thấy nhà vua có vẻ buồn bực, ông liền bày cần câu đưa vua đi ghe ra biển câu.
Ra đến biển, vua mới buông câu thì lưỡi câu đã bị mắc. Nhà vua vừa lần gỡ câu vừa hỏi dò ý ông quan đại thần được nhà vua rất tin cậy, bằng một câu đối:
"Ngồi trên nước không ngăn được nước,
Buông câu ra đã lỡ phải lần!"
Biết ý nhà vua muốn hoạt động cứu nước, ông quan đại thần sợ nguy hiểm cho vua bèn đối lại, khuyên vua không nên có ý nghĩ táo bạo ấy:
Sống ở đời mà ngán cho đời,
Nhắm mắt lại đến đâu hay đó!"
Biết được tinh thần cầu an của ông quan đại thần, từ đó vua Duy Tân không bao giờ thổ lộ tâm tình với ông này một lần àno nữa. Nhưng ý muốn cứu nước của nhà vua lại được nhân dân địa phương biết đến rất nhanh. Lúc ấy có ông Khóa Bảo - một người hoạt động yêu nước ở Quảng Trị - đã tìm mọi cách để được đến gặp nhà vuạ.. Gặp nhau vua tôi rất mừng. Ông Khóa đã kể hết những chuyện tai nghe mắt thấy về tội ác của giặc Pháp bóc lột dân ta và nổi lầm than khổ ải của dân mình, nhà vua nghe chuyện và đã khóc.
Nhờ Ông Khóa Bảo mà đảng bí mật của Thái Phiên và Trần Cao Vân biết được vua Duy Tân đang muốn hoạt động cứu nước. Hai Ông đã rất công phu, giả người đi câu hẹn gặp nhà vua và bàn với nhà vua kế hoạch cứu nước. Vua Duy Tân chấp nhận mọi ý kiến của hai nhà yêu nước và hối thúc hãy hành động nhanh lên để giàng được cơ hội tốt.
Vua Duy Tân cũng như hai nhàyêu nước Thái, Trần, tinh thần yêu nước, căm thù giặc có thừa, nhưng thiếu một đường lối cứu nước tiên tiến, thiếu một phương pháp tổ chức thích hợp nên cuộc khởi nghĩa hồi tháng 5 năm 1916 đã thất bại, những người cầm đầu bị dìm trong biển máu.
Lúc giặc vây bắt nhà vua tại một căn nhà gần núi Thiên Thai, nhà vua vẫn bình tĩnh, saÜn sàng nhận mọi sự đối xử tàn bạo của kẻ thù. Bọn giặc thấy một vật gì cồm cộm bên hông giắt trong áo nhà vua, chúng loay hoay muốn soát. Nhà vua hiểu ý, chỉ cái vật ấy và nói với tên Khâm sứ và tên chánh mật thám người Pháp rằng:
- "Mấy Ông tưởng cái ni là súng lục hả? Không phải mô. Tui mà có súng thì tui bắn mấy Ông chết hết rồi, đây là cục lương khô thôi!"
Bọn giặc bị hạ nhục nhưng chúng cũng được yên tâm. Tên Khâm sứ đưa vua Duy Tân về giam trong đồn Mang Cá của chúng. Trên đường đi, chúng hỏi nhà vua:
- "Nhà vua có ân hận gì về cuộc phiêu lưu vừa rồi không?"
Vua Duy Tân đáp một cách thản nhiên:
- "Có chớ!"
Tên Khâm sứ mừng rỡ hỏi tiếp như hỏi một cậu học trò:
- "Ân hận như thế nào?"
Vua Duy Tân đáp không một chút ngại ngùng:
- "Vì ta chưa đánh được người Pháp mà đã bị bắt!"
Không khuất phục được ý chí của vua Duy Tân, chúng bắt đem nhà vua về giam. Giặc Pháp làm áp lực, bắt triều đình và gia đình vào nhà giam thuyết phục nhà vua hãy bỏ ý chí cứu nước để chúng sẽ đưa nhà vua trở lại ngai vàng. Vua Duy Tân nói rõ ý muốn của mình:
- "Ta saÜn sàng trở lại ngai vàng, nhưng muốn ta trở lại, nước Pháp phải thi hành những điều khoản tự chủ của Việt Nam trong hòa ước 1884, nước Pháp bảo trợ cho nước Việt Nam chứ không phải bảo hộ nước Việt Nam. Phải coi ta là một ông vua trưởng thành, trên ta không có hội đồng Phụ chánh. Pháp không được nhân danh ta làm những điều thuộc quyền của ta!"
Điều kiện của vua Duy Tân đưa ra quá cao đối với bọn thực dân, vì thế chúng đã quyết định đày ông đến một nơi xa xứ là đảo Réunion tận bên trời châu Phi. Đến lúc Ông sắp lên đường, bọn Pháp lại cho người đến ban một ân huệ cuối cùng. Tên tay sai Pháp thưa:
- "Thưa ngài, chúng tôi biết trong nội khố, ngài còn một số tiền lớn, ngài lại có một tủ sách tiếng Pháp rất nhiều. Ngài có cần lấy một ít tiền cầm tay và số sách để đọc dọc đường không?"
Vua Duy Tân đáp:
- "Ta làm gì có tiền, Tiền trong nội khố là tiền của dân. Ta là người tù của Pháp, Pháp không nuôi được một người tù sao mà cần phải cầm tiền theo. Còn nếu người Pháp biết điều, muốn để cho tù nhân đọc sách thì người hãy lấy cho ta bộ sách cách mạng Pháp 1783 của Michelet và phải lấy cho đủ bộ!"
Tên tay sai đi gặp vua Duy Tân về trình bày lại với Pháp, bọn Pháp ngao ngán thở ra:
- "Không thể nào thỏa hiệp được với con người này".
Sau đó nhà vua vào Nam xuống tàu đi đày cùng một chuyến với vua cha sang đảo Réunion.
Ba mươi năm sau, vua Duy Tân đã bị giết một cách bất ngờ.
Truyện 21
Hôm khánh thành chín cái đỉnh trước Thế Miếu, vua Minh Mạng nói với hoàng tử thứ mười là Miên Thẩm rằng:
- Chín chữ Hán ghi trên chín cái đỉnh này là miêu hiệu của chín vị vua. Cái đỉnh chữ Cao để ngay gian giữa, còn tám cái kia (tức Nhơn, Chương Anh, Nghị, Thuần, Duyên, Dụ, Huyền) để tả hữu tám gian. Vị vua nào ở ngôi mà băng (chết), nhà nước thờ vào một gian (trong Thế Miếu), ngày ấy đời của vua mới được hoàn toàn kết liễu.
Miên Thẩm thưa rằng:
- Tâu, còn làm tôi hy sinh với vua với nước, con thấy bên Tàu, có họa hình vào Kỳ - lân - các; sao Việt Nam chỉ làm miếu để thờ vua?
Minh Mạng giảng giải với con:
- Nhà nước ta không họa hình, chỉ tạm tên những người có công, nhà nước vẫn có bài vị để tại tả hữu tùng tự:
Miên Thẩm lại thưa:
- Tâu, nhân dân bách tính ngoài dân cũng hy sinh cho vua, cho nước thì thế nào? Nhà nước nên lập đài kỷ công để cho còn sự tích.
Minh Mạng lại giải thích:
- Sự tích đã biên vào liệt truyện, dầu là một người đàn bà có tiết hạnh, nhà nước cũng không quên tên, huống hồ là những người đã vì vua, vì nước mà quyên sinh thì nhà nước thờ vào Trung nghĩa tử hoặc cho bảng vàng để nêu tên trong cả xứ.
Miên Thẩm vẫn không vui:
- Tâu như thế vẫn còn chưa thỏa!
- Con còn muốn chi nữa kia?
- Tâu, nhà nước còn nên nuôi cả quả phụ, cô nhi của những người này nữa kia.
- Lấy của ở đâu cho đủ?
- Tâu, lấy của nước của dân:
Vua Minh Mạng cười:
- Ta tưởng lấy của con kia, còn như lấy của nước của dân, thì quả phụ cô nhi vẫn có khẩu phần, những làng có công điền, đã có quân cấp cho các hạng ấy!
Nhân ngày khánh thành Cữu Đỉnh, phủ Thừa Thiên dâng lúa thổ sản của làng An Cựu, vua Minh Mạng cắn một hột rồi khen:
- Nhờ trời lúa đã chắc lại ngọt!
Vua ban cho các quan mỗi người một hạt. Ai cũng chép miệng lựa lời khen cho vừa ý vua. Có người khúm núm tâu:
- Nhờ ơn Hoàng đế năm nay được mùa hơn cả mấy năm!
Miên Thẩm lúc ấy mới mười bảy tuổi tính tình cương trực đã biết ghét bọn nịnh thần, cho nên ông dám tâu những điều là cho niềm vui của vua cha tiêu tan:
- Tâu. Người ta nói năm nay được mùa, mà ngoài dân chúng con thấy có người không áo, có kẻ không cơm? Hay là họ không có khẩu phần chăng?
Vua Minh Mạng châu mày không them nhìn lại Tùng Thiện (lúc đó còn là một hoàng tử chưa xuất phủ) vùa cười gằn,bảo:
- "Mày tưởng có ruộng đất là có cơm áo hay sao? Cơm áo là ở nơi hai tay, có phải ở đâu ruộng đất?
Lời quở mắng ấy của Minh Mạng đã ảnh hưởng nhiều đến Tùng Thiện, dù chỉ là cách nói áp đảo của ông vua cha. Sau khi xuất phủ, Tùng Thiện đến là nhà bên bờ sông Lợi Nông. Bản thân ông đã rất trọng nghề nông. Thơ Tùng Thiện mấy ngàn bài đều chan chứa tình yêu đồng ruộng và nỗi thông cảm sâu sắc với số phận khổ ải của nhân dân lao động.
- Chín chữ Hán ghi trên chín cái đỉnh này là miêu hiệu của chín vị vua. Cái đỉnh chữ Cao để ngay gian giữa, còn tám cái kia (tức Nhơn, Chương Anh, Nghị, Thuần, Duyên, Dụ, Huyền) để tả hữu tám gian. Vị vua nào ở ngôi mà băng (chết), nhà nước thờ vào một gian (trong Thế Miếu), ngày ấy đời của vua mới được hoàn toàn kết liễu.
Miên Thẩm thưa rằng:
- Tâu, còn làm tôi hy sinh với vua với nước, con thấy bên Tàu, có họa hình vào Kỳ - lân - các; sao Việt Nam chỉ làm miếu để thờ vua?
Minh Mạng giảng giải với con:
- Nhà nước ta không họa hình, chỉ tạm tên những người có công, nhà nước vẫn có bài vị để tại tả hữu tùng tự:
Miên Thẩm lại thưa:
- Tâu, nhân dân bách tính ngoài dân cũng hy sinh cho vua, cho nước thì thế nào? Nhà nước nên lập đài kỷ công để cho còn sự tích.
Minh Mạng lại giải thích:
- Sự tích đã biên vào liệt truyện, dầu là một người đàn bà có tiết hạnh, nhà nước cũng không quên tên, huống hồ là những người đã vì vua, vì nước mà quyên sinh thì nhà nước thờ vào Trung nghĩa tử hoặc cho bảng vàng để nêu tên trong cả xứ.
Miên Thẩm vẫn không vui:
- Tâu như thế vẫn còn chưa thỏa!
- Con còn muốn chi nữa kia?
- Tâu, nhà nước còn nên nuôi cả quả phụ, cô nhi của những người này nữa kia.
- Lấy của ở đâu cho đủ?
- Tâu, lấy của nước của dân:
Vua Minh Mạng cười:
- Ta tưởng lấy của con kia, còn như lấy của nước của dân, thì quả phụ cô nhi vẫn có khẩu phần, những làng có công điền, đã có quân cấp cho các hạng ấy!
Nhân ngày khánh thành Cữu Đỉnh, phủ Thừa Thiên dâng lúa thổ sản của làng An Cựu, vua Minh Mạng cắn một hột rồi khen:
- Nhờ trời lúa đã chắc lại ngọt!
Vua ban cho các quan mỗi người một hạt. Ai cũng chép miệng lựa lời khen cho vừa ý vua. Có người khúm núm tâu:
- Nhờ ơn Hoàng đế năm nay được mùa hơn cả mấy năm!
Miên Thẩm lúc ấy mới mười bảy tuổi tính tình cương trực đã biết ghét bọn nịnh thần, cho nên ông dám tâu những điều là cho niềm vui của vua cha tiêu tan:
- Tâu. Người ta nói năm nay được mùa, mà ngoài dân chúng con thấy có người không áo, có kẻ không cơm? Hay là họ không có khẩu phần chăng?
Vua Minh Mạng châu mày không them nhìn lại Tùng Thiện (lúc đó còn là một hoàng tử chưa xuất phủ) vùa cười gằn,bảo:
- "Mày tưởng có ruộng đất là có cơm áo hay sao? Cơm áo là ở nơi hai tay, có phải ở đâu ruộng đất?
Lời quở mắng ấy của Minh Mạng đã ảnh hưởng nhiều đến Tùng Thiện, dù chỉ là cách nói áp đảo của ông vua cha. Sau khi xuất phủ, Tùng Thiện đến là nhà bên bờ sông Lợi Nông. Bản thân ông đã rất trọng nghề nông. Thơ Tùng Thiện mấy ngàn bài đều chan chứa tình yêu đồng ruộng và nỗi thông cảm sâu sắc với số phận khổ ải của nhân dân lao động.
Truyện 22
Để sống yên ở phương Nam, Nguyễn Phúc Nguyên (tức chúa Sải) đã tích cực
đắp thành lũy, trang bị vũ khí mới cho quân đội để khi cần thì có thể
đương đầu với quân Trịnh ở phía bắc. Một trong những trở ngangười, khó
vượt qua của chúa Nguyễn là vấn đề mua sắt, đồng, diêm tiêu để đúc súng.
Chúa Sải nhờ bọn thương gia Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Tàu, Nhật... nhưng bọn
này không thật lòng nên chúa không yên tâm. Cuối cùng chúa đã biết phát
huy truyền thống của phụ nữ Việt Nam, gả một người con gái cho thương
gia Nhật tên là Araki Sôtarô (Hoàng mộc tôn Thái lang). Thương gia này
vừa làm chủ một cửa hàng lớn ở Hội An vừa có tàu viễn dương đi mua bán
với hải ngoại. Từ đó bà Quận chúa xứ Đàng Trong ngày đêm tỉ tê với
chồng. Araki Sôtarô không thể từ chối được người đẹp nên ông đã thoa?
mãn mọi yêu cầu của chúa Sải. Chúa Sải cần gì thì tàu của Araki đi Aùo
Môn, Quảng Đông và Trường Kỳ chở về ngay. Nhờ thế mà quân đội của chúa
Nguyễn được trang bị rất đầy đủ, mọi cuộc tấn công của quân Trịnh ở phía
bắc vào đều bị chặn đứng.
Theo nhà Đông phương học Đuy Mu Chi ê (Pháp) thì bà quận chúa xứ Đàng Trong này tên là Amô. Trong một chuyến về thăm quê chồng, quận chúa bị giữ lại ở Nhật bởi nghiệm lệnh của Mạc phủ Đức xuyên cấm những người Nhật đi thông thương hải ngoại. Vì thế mà đôi vợ chồng Việt Nhật này không trở lại được đất Thuận Quảng. Năm 1845 bà mất ở Trường Kỳ và mai táng tại chùa Dainonji. Con cháu của bà còn giữ một cái gương soi của bà đem ở nước Nam qua, bề ngang tấm gương đo được ba tấc rưỡi, bề cao ngót bốn tấc, chung quanh chạm trỗ và mạ vàng y như của người Tây phương.
Theo nhà Đông phương học Đuy Mu Chi ê (Pháp) thì bà quận chúa xứ Đàng Trong này tên là Amô. Trong một chuyến về thăm quê chồng, quận chúa bị giữ lại ở Nhật bởi nghiệm lệnh của Mạc phủ Đức xuyên cấm những người Nhật đi thông thương hải ngoại. Vì thế mà đôi vợ chồng Việt Nhật này không trở lại được đất Thuận Quảng. Năm 1845 bà mất ở Trường Kỳ và mai táng tại chùa Dainonji. Con cháu của bà còn giữ một cái gương soi của bà đem ở nước Nam qua, bề ngang tấm gương đo được ba tấc rưỡi, bề cao ngót bốn tấc, chung quanh chạm trỗ và mạ vàng y như của người Tây phương.
Truyện 23
Vua Thiệu Trị (1841-1847) thăng hà, để di chiếu truyền ngôi cho con
trưởng là Hồng Bảo. Nhưng triều đình do Trương Đăng Quế cầm đầu, thấy
Hồng Bảo ham chơi cờ bạc nên không tôn mà lập em là Hồng Nhậm(con bà Từ
Dũ) lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Tự Đức.
Bất bằng vì sự phế lập trái di chiếu ấy, Hồng Bảo tụ nghĩa cùng một số quan lại, hoàng thân có mâu thuẫn với Tự Đức lập mưu đảo chánh. Chẳng may trong nội bộ có người chưa chi đã rắp tâm làm phản vào tố giác với Tự Đức. Hồng Bảo bị hạ ngục và kết án tử hình(1854). Để chứng tỏ mình là một ông vua có lòng nhân, nặng tình cốt nhục, Tự Đức tha chết cho anh và Hồng Bảo chỉ bị giam. Nhưng một ngày nọ người ta khám phá thấy Hồng Bảo chết thắt cổ ở trong ngục (1854). Dư luận đương thời cho rằng đó là một cái chết rất khả nghi, họ thông tin Hồng Bảo có thể tự sát mà chết vì lệnh ám sát của Tự Đức. Điều đó làm cho Tự Đức ăn ngủ không yên.
Một hôm trong một buổi dạ yến ở Đại Nội, đang nhai vua Tự Đức bổng nhăn mặt đau đớn. Quan khách lấy làm lạ quay về phía nhà vua. Để đỡ thẹn vua ra ngay một cái đề thơ "Răng cắn lưỡi".
Trong hàng các quan dợ tiệc có ông Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) người Quảng Bình ứng khẩu đọc ngay bốn câu thơ sau đây:
"Sinh ngã chi sơ, nhữ vị sinh,
Nhữ sinh chi hậu, ngã vi huynh.
Bất tư cộng hưởng chân cam vị,
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình?"
Nghĩa là:
"Thuở bác sinh ra chú chữa sinh,
Từ sinh ra chú bác làm anh.
Ngọt bùi chẳng dể cung chia sẻ,
Cốt nhục đang tâm nghiến đứt tình?".
Nghe qua vua vỗ tay khen hay, nhưng nghĩ một lúc, ông chau mày mà phán rằng:
- "Văn chương của khanh thật lưu loát. Trẩm thưởng mỗi câu một lạng vàng. Song ý thơ sâu sắc và bí ẩn, Trẩm phạt mỗi chữ một roi".
Sở dĩ phải phạt Hàm Ninh vì vua nghĩ rằng tác giả mượn bốn câu thơ trên để ám chỉ việc nhà vua đã đang tâm sát hại anh mình là Hồng Bảo, giống như răng cắn lưỡi.
Bất bằng vì sự phế lập trái di chiếu ấy, Hồng Bảo tụ nghĩa cùng một số quan lại, hoàng thân có mâu thuẫn với Tự Đức lập mưu đảo chánh. Chẳng may trong nội bộ có người chưa chi đã rắp tâm làm phản vào tố giác với Tự Đức. Hồng Bảo bị hạ ngục và kết án tử hình(1854). Để chứng tỏ mình là một ông vua có lòng nhân, nặng tình cốt nhục, Tự Đức tha chết cho anh và Hồng Bảo chỉ bị giam. Nhưng một ngày nọ người ta khám phá thấy Hồng Bảo chết thắt cổ ở trong ngục (1854). Dư luận đương thời cho rằng đó là một cái chết rất khả nghi, họ thông tin Hồng Bảo có thể tự sát mà chết vì lệnh ám sát của Tự Đức. Điều đó làm cho Tự Đức ăn ngủ không yên.
Một hôm trong một buổi dạ yến ở Đại Nội, đang nhai vua Tự Đức bổng nhăn mặt đau đớn. Quan khách lấy làm lạ quay về phía nhà vua. Để đỡ thẹn vua ra ngay một cái đề thơ "Răng cắn lưỡi".
Trong hàng các quan dợ tiệc có ông Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) người Quảng Bình ứng khẩu đọc ngay bốn câu thơ sau đây:
"Sinh ngã chi sơ, nhữ vị sinh,
Nhữ sinh chi hậu, ngã vi huynh.
Bất tư cộng hưởng chân cam vị,
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình?"
Nghĩa là:
"Thuở bác sinh ra chú chữa sinh,
Từ sinh ra chú bác làm anh.
Ngọt bùi chẳng dể cung chia sẻ,
Cốt nhục đang tâm nghiến đứt tình?".
Nghe qua vua vỗ tay khen hay, nhưng nghĩ một lúc, ông chau mày mà phán rằng:
- "Văn chương của khanh thật lưu loát. Trẩm thưởng mỗi câu một lạng vàng. Song ý thơ sâu sắc và bí ẩn, Trẩm phạt mỗi chữ một roi".
Sở dĩ phải phạt Hàm Ninh vì vua nghĩ rằng tác giả mượn bốn câu thơ trên để ám chỉ việc nhà vua đã đang tâm sát hại anh mình là Hồng Bảo, giống như răng cắn lưỡi.
Truyện 24
Năm 1812, Lê Duy Thanh (con trai Lê Qúy Đôn) tìm được một cuộc đất tốt
để xây lăng cho Hoàng hậu Hiếu Khương. Khi khai huyệt, thấy xuất hiện
đất ngũ sắc được coi là một điềm lành. Đình thần ai cũng trầm trồ chúc
mừng vua, chỉ có Nguyễn Văn Thành đứng im lặng. Gia Long hỏi:
- Vì sao nhà ngươi lại im lặng?
Thành đáp:
- Việc nay không có gì lạ lắm. Trong huyệt mẹ tôi cũng có đất ngũ sắc mà màu còn tươi thắm hơn!
Gia Long hơi ngượng, mặt đanh lại. Thành không hiểu điều đó lại nói tiếp: - Tại Châu Ê có một chỗ đất rất tốt.
Phạm Văn Nhơn và các quan khác hỏi:
- Tại sao biết thế mà không tâu lên.
Thành đáp:
- Cuộc đất thì tốt nhưng không nên táng vào đó e bị sét đánh!
Gia Long lộ vẽ buồn, Hoàng Tử Đảm (sau này là vua Minh Mạng) mới lên tiếng rằng:
Chỉ có mộ Tây Sơn mới bị sét đánh vì đó là quân triều nguỵ còn như nay là đời thánh minh được trời thương. Trước mặt đấng quân thượng sao ông lại dám thốt ra những lời nói ấy?
(Hoàng Tử muốn nhắc đến mộ của Nguyễn Nhạc đã bị sét đánh ở Bình Định), Thành biết mình lỡ lời nên lui gót.
Bốn năm sau Thành bị tội. Nguyên do một phần cũng vì câu chuyện cũ này.
- Vì sao nhà ngươi lại im lặng?
Thành đáp:
- Việc nay không có gì lạ lắm. Trong huyệt mẹ tôi cũng có đất ngũ sắc mà màu còn tươi thắm hơn!
Gia Long hơi ngượng, mặt đanh lại. Thành không hiểu điều đó lại nói tiếp: - Tại Châu Ê có một chỗ đất rất tốt.
Phạm Văn Nhơn và các quan khác hỏi:
- Tại sao biết thế mà không tâu lên.
Thành đáp:
- Cuộc đất thì tốt nhưng không nên táng vào đó e bị sét đánh!
Gia Long lộ vẽ buồn, Hoàng Tử Đảm (sau này là vua Minh Mạng) mới lên tiếng rằng:
Chỉ có mộ Tây Sơn mới bị sét đánh vì đó là quân triều nguỵ còn như nay là đời thánh minh được trời thương. Trước mặt đấng quân thượng sao ông lại dám thốt ra những lời nói ấy?
(Hoàng Tử muốn nhắc đến mộ của Nguyễn Nhạc đã bị sét đánh ở Bình Định), Thành biết mình lỡ lời nên lui gót.
Bốn năm sau Thành bị tội. Nguyên do một phần cũng vì câu chuyện cũ này.
Truyện 25
Thuở xưa phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay
chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và
vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt
Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ?
Như lịch sử còn ghi, cuộc Trịnh, Nguyễn phân tranh kéo dài gần hai trăm năm. Ở miền Bắc vua Lê chúa Trịnh trị vì. Ở miền Nam các chúa Nguyễn miệng vẫn nói thần phục nhà Lê song thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của Đàng Trong để cũng cố địa vị cho sự nghiệp "vạn đại dung thân". Năm 1744, trong dân gian miền Nam bỗng lưu truyền một câu sấm (có lẽ từ miền Bắc truyền vào):
"Bát đại thời hoàn trung đô".
Công nghĩa là "tám đời phải trở lại Trung đô" (tức là trở lại Kinh đô Thăng Long). Câu sấm ấy là cho Nguyễn Phúc Khoát giật mình, Nếu kể từ chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) truyền đến đời Khoát thì đúng tám đời. Khoát lo lắng: "Gần hai trăm năm đánh nhau với quân Trịnh, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ ác liệt để mở mang bờ cỏi xuống tận Cà Mau mà giờ này phải trở lại Trung đô nạp mình cho quân Trịnh quar là một đại hoạ!". Suốt nhiều ngày đêm Khoát ăn không ngon ngủ không yên. Cuối cùng ông đã triệu quần thần lại bàn phương cách thoát nạn. Khoác nói giọng buồn rầu:
- "Các tiên chúa đã đổ máu xương gây dựng cho chúa tôi ta một cơ nghiệp vinh quang như thế này, bây giờ trời bắt ta phải trở lại Trung đô thần phục bọn Trịnh, phải chăng chúa tôi ta không những sẽ đắc tội với các tiên Chúa mà còn tự hủy diệt mình...Các người có kế sách chi tiến lên để cứu nạn không?"
Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát khẩn khoản xin Chúa được nghiên cứu một thời gian. Độ nữa tháng sau họ đến trình bày với Chúa rằng:
- "Muôn tâu Chúa thượng, muốn khỏi "hoàn" Trung đô, Chúa phải xưng vương và dựng một tân đô".
Phúc Khoác nói:
- "Ta cũng đã suy nghĩ điều đó nhưng từ lâu ông cha ta tuy chưa xưng Vương nhưng đã làm Chúa tể đất trời Nam và đất Phú Xuân đã là Kinh đô Đàng Trong!"
- "Nhưng chưa chính thức!" - Một quan đại phu đáp,
Phúc Khoát vẫn phân vân:
- "Việc làm lễ để chính thức chẳng khó khăn gì. Song dù có chính thức đi nữa cũng không cải được mệnh trời!""
Quan đại phu đáp:
- "Muốn thực sự có một vương quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhạc, thay đổi văn hoá!"
Phúc Khoát hỏi:
- "Việc quan trọng nhất phải thay đổi văn hóa là cái gì?"
- "Muôn tâu chúa thượng - quan đại phu đáp - là thay đổi trang phục!"
Phúc Khoát gật đầu mừng rỡ:
- "Thế thì ta giao cho nhà ngươi thực hiện việc đó!"
Từ đó Phúc Khoát lên ngôi với niên hiệu là Võ Vương, lấy Phú Xuân làm Đô thành. Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục.
Để phân biệt với phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống như đàn ông. Chủ trương của Võ Vương đã gây ra một cuộc "khủng hoảng" về trang phục ở Phú Xuân. Quần chúng phụ nữ không tán thành và đã tỏ ý phản đối quyết liệt:
"Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang."
Phản đối nhưng không thay đổi được "ýVương", từ đó phụ nữ miền Nam phải mặc quần hai ống. Với con mắt phong kiến, Võ Vương thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông "khêu gợi" quá, ông bèn giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo cái áo dài của người Chàm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Cũng như văn hóa Việt Nam phát triển ở Huế. Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam có đủ cả hai yếu tố của phương Bắc và phương Nam.
Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đã có những chủ trương phản truyền thống, phản dân tộc và đã bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. "Quần hai ống" và "áo dài" của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng may thay, nó đã thừa kế được cái đẹp của phụ nữ phương bắc cũng như phương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam, nên nó đã được chấp nhận và trở nên một tài sản văn hóa của người phụ nữ Việt Nam.
Dưới con mắt của thế giới hễ thấy phụ nữ mặc áo dài, dù đứng trên diễn đàn nào, không cần giới thiệu, họ cũng đều biết đó là phụ nữ Việt Nam.
Như lịch sử còn ghi, cuộc Trịnh, Nguyễn phân tranh kéo dài gần hai trăm năm. Ở miền Bắc vua Lê chúa Trịnh trị vì. Ở miền Nam các chúa Nguyễn miệng vẫn nói thần phục nhà Lê song thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của Đàng Trong để cũng cố địa vị cho sự nghiệp "vạn đại dung thân". Năm 1744, trong dân gian miền Nam bỗng lưu truyền một câu sấm (có lẽ từ miền Bắc truyền vào):
"Bát đại thời hoàn trung đô".
Công nghĩa là "tám đời phải trở lại Trung đô" (tức là trở lại Kinh đô Thăng Long). Câu sấm ấy là cho Nguyễn Phúc Khoát giật mình, Nếu kể từ chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) truyền đến đời Khoát thì đúng tám đời. Khoát lo lắng: "Gần hai trăm năm đánh nhau với quân Trịnh, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ ác liệt để mở mang bờ cỏi xuống tận Cà Mau mà giờ này phải trở lại Trung đô nạp mình cho quân Trịnh quar là một đại hoạ!". Suốt nhiều ngày đêm Khoát ăn không ngon ngủ không yên. Cuối cùng ông đã triệu quần thần lại bàn phương cách thoát nạn. Khoác nói giọng buồn rầu:
- "Các tiên chúa đã đổ máu xương gây dựng cho chúa tôi ta một cơ nghiệp vinh quang như thế này, bây giờ trời bắt ta phải trở lại Trung đô thần phục bọn Trịnh, phải chăng chúa tôi ta không những sẽ đắc tội với các tiên Chúa mà còn tự hủy diệt mình...Các người có kế sách chi tiến lên để cứu nạn không?"
Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát khẩn khoản xin Chúa được nghiên cứu một thời gian. Độ nữa tháng sau họ đến trình bày với Chúa rằng:
- "Muôn tâu Chúa thượng, muốn khỏi "hoàn" Trung đô, Chúa phải xưng vương và dựng một tân đô".
Phúc Khoác nói:
- "Ta cũng đã suy nghĩ điều đó nhưng từ lâu ông cha ta tuy chưa xưng Vương nhưng đã làm Chúa tể đất trời Nam và đất Phú Xuân đã là Kinh đô Đàng Trong!"
- "Nhưng chưa chính thức!" - Một quan đại phu đáp,
Phúc Khoát vẫn phân vân:
- "Việc làm lễ để chính thức chẳng khó khăn gì. Song dù có chính thức đi nữa cũng không cải được mệnh trời!""
Quan đại phu đáp:
- "Muốn thực sự có một vương quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhạc, thay đổi văn hoá!"
Phúc Khoát hỏi:
- "Việc quan trọng nhất phải thay đổi văn hóa là cái gì?"
- "Muôn tâu chúa thượng - quan đại phu đáp - là thay đổi trang phục!"
Phúc Khoát gật đầu mừng rỡ:
- "Thế thì ta giao cho nhà ngươi thực hiện việc đó!"
Từ đó Phúc Khoát lên ngôi với niên hiệu là Võ Vương, lấy Phú Xuân làm Đô thành. Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục.
Để phân biệt với phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống như đàn ông. Chủ trương của Võ Vương đã gây ra một cuộc "khủng hoảng" về trang phục ở Phú Xuân. Quần chúng phụ nữ không tán thành và đã tỏ ý phản đối quyết liệt:
"Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang."
Phản đối nhưng không thay đổi được "ýVương", từ đó phụ nữ miền Nam phải mặc quần hai ống. Với con mắt phong kiến, Võ Vương thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông "khêu gợi" quá, ông bèn giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo cái áo dài của người Chàm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Cũng như văn hóa Việt Nam phát triển ở Huế. Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam có đủ cả hai yếu tố của phương Bắc và phương Nam.
Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đã có những chủ trương phản truyền thống, phản dân tộc và đã bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. "Quần hai ống" và "áo dài" của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng may thay, nó đã thừa kế được cái đẹp của phụ nữ phương bắc cũng như phương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam, nên nó đã được chấp nhận và trở nên một tài sản văn hóa của người phụ nữ Việt Nam.
Dưới con mắt của thế giới hễ thấy phụ nữ mặc áo dài, dù đứng trên diễn đàn nào, không cần giới thiệu, họ cũng đều biết đó là phụ nữ Việt Nam.
Truyện 26
Mầm mống phân tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn đời Lê Trung Hưng đã có từ
ngày Nguyễn Hoàng vào trấn giữ Thuận Quảng (1558), nhưng cho mãi đến khi
con của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên tổ chức xong việc phòng thủ ở
Phương Nam, họ Nguyễn mới ra mặt chống nhau thật sự với Trịnh. Để có
thể diệt trừ âm mưu chống đối của họ Nguyễn, họ Trịnh bày mưu ép vua Lê
sắc phong cho Nguyễn Phúc Nguyên chức Thái Phó, tước Thụy quận công lãnh
Thuận Quảng Tiết Độ Sứ và sau đó sẽ triệu Nguyên về Thăng Long chuẩn bị
đi đánh Mạc. Nếu Nguyên về thì nhân đó bắt giết đi, nếu không về là mắc
tội phản nghịch họ Trịnh sẽ có cớ đưa đại binh vào đánh Nguyễn.
Nhận được sắc phong, chúa Nguyễn rất bối rối bèn họp triều thần hỏi mưu kế đối phó với Trịnh. Đào Duy Từ đã dâng kế và được chúa Nguyễn chuẩn y.
Từ cho làm một cái mâm đồng hai đáy, khoãng giữa để sắc thư đã nhận lần trước, trên mâm sắp phẩm vật đem ra Thăng long tạ Ơn họ Trịnh. Lại Văn Khuông được cử làm chánh sứ chuyến này. Để giúp cho Khuông hoàn thành nhiệm vụ, Từ nghĩ saÜn mười điều vấn đáp để dặn sứ giả phòng khi ứng đối.
Đến Kinh, Văn Khuông vào yết kiến dâng lễ vật làm ra vẻ rất cung kính. Trịnh Tráng hỏi câu gì Văn Khuông đều đáp trôi chảy minh bạch, các bộ hạ nhà Chúa ai cũng phải khâm phục. Chúa hậu đãi Khuông lắm, truyền báo đến dịch xá nghỉ ngơi. Văn Khuông đi thăm Kinh thành chờ xem Chúa Trịnh có dạy bảo thêm điều gì nữa không. Khuông bỗng nhớ đến một cái cẩm nang mà Đào Duy Từ trao cho liền mở ra xem và sau đó cả đoàn tùy tùng cùng với Văn Khuông lẻn trốn về Nam bằng đường thủy. Thấy sứ đoàn Đàng Trong đột ngột trốn về, Chúa Trịnh hết sức nghi hoặc. Chúa sai soạn phẩm vật, thấy mâm hai đáy liền cho tách mâm thì thấy tờ sắc trước kèm theo một cánh thiếp trên có viết bốn hàng chữ đen, nét bút già giặn, đẹp đẽ:
"Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch".
Nghĩa là:
"Cái xà mâu không có mấu,
Tìm không thấy dấu.
Yêu rơi cả lòng ruột,
Sức đến thì cùng đánh".
Chúa Trịnh Tráng đọc không hiểu và cả Triều thần cũng không biết ra sao. Sau Trịnh Tráng phải nhờ đến quan Trạng Phùng Khắc Khoan. Khắc Khoan đọc xong tờ thiếp trợn mắt nói ngay:
- "Đây là kiểu chơi chữ nếu không phải Đào Duy Từ thì không ai ở Thuận Quảng có thể làm được như thế này".
Trịnh Tráng nóng ruột giục Phùng giải thích. Phùng cầm tờ thiếp giơ ra trước mặt nói:
- "Chữ mâu không có nách tức là cái phẩy thì thành chữ dư (ta); chữ mịch mà không có chữ kiến thì còn chữ bất (không); chữ átmà rơi mất lòng ruột (tức là chữ lâm) thì còn là chữ thụ (nhận) chữ lực với chữ lai địch nhau thành chữ sắc. Cái thiếp này có nghĩa là "Ta không nhận sắc".
Nghe xong Trịnh Tráng biết mình bị lừa, đùng đùng nổi cơn thịnh nộ ra lịnh cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng may thay Văn Khuông đã theo lời dặn của Đào Duy Từ xa chạy cao bay rồi. Để trừng phạt họ Nguyễn. Trịnh Tráng định đưa đại quân vào đánh Thuận Quảng. Không ngờ lúc ấy ở Cao Bằng và Hải Dương có loạn, Trịnh Tráng đành ngậm đắng nuốt cay hủy bỏ cuộc nam chinh này.
Đoàn sứ giả hoàn thành nhiệm vụ và về Thuận Hoá an toàn được Chúa Nguyễn trọng thưởng, "mưu sĩ" Đào Duy Từ được thăng chức làm Cái Hạp. Từ đó; họ Nguyễn ở Đàng Trong không chịu sắc phong của triều đình Lê Trịnh nữa. Cuộc nội chiến bắt đầu.
Nhận được sắc phong, chúa Nguyễn rất bối rối bèn họp triều thần hỏi mưu kế đối phó với Trịnh. Đào Duy Từ đã dâng kế và được chúa Nguyễn chuẩn y.
Từ cho làm một cái mâm đồng hai đáy, khoãng giữa để sắc thư đã nhận lần trước, trên mâm sắp phẩm vật đem ra Thăng long tạ Ơn họ Trịnh. Lại Văn Khuông được cử làm chánh sứ chuyến này. Để giúp cho Khuông hoàn thành nhiệm vụ, Từ nghĩ saÜn mười điều vấn đáp để dặn sứ giả phòng khi ứng đối.
Đến Kinh, Văn Khuông vào yết kiến dâng lễ vật làm ra vẻ rất cung kính. Trịnh Tráng hỏi câu gì Văn Khuông đều đáp trôi chảy minh bạch, các bộ hạ nhà Chúa ai cũng phải khâm phục. Chúa hậu đãi Khuông lắm, truyền báo đến dịch xá nghỉ ngơi. Văn Khuông đi thăm Kinh thành chờ xem Chúa Trịnh có dạy bảo thêm điều gì nữa không. Khuông bỗng nhớ đến một cái cẩm nang mà Đào Duy Từ trao cho liền mở ra xem và sau đó cả đoàn tùy tùng cùng với Văn Khuông lẻn trốn về Nam bằng đường thủy. Thấy sứ đoàn Đàng Trong đột ngột trốn về, Chúa Trịnh hết sức nghi hoặc. Chúa sai soạn phẩm vật, thấy mâm hai đáy liền cho tách mâm thì thấy tờ sắc trước kèm theo một cánh thiếp trên có viết bốn hàng chữ đen, nét bút già giặn, đẹp đẽ:
"Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch".
Nghĩa là:
"Cái xà mâu không có mấu,
Tìm không thấy dấu.
Yêu rơi cả lòng ruột,
Sức đến thì cùng đánh".
Chúa Trịnh Tráng đọc không hiểu và cả Triều thần cũng không biết ra sao. Sau Trịnh Tráng phải nhờ đến quan Trạng Phùng Khắc Khoan. Khắc Khoan đọc xong tờ thiếp trợn mắt nói ngay:
- "Đây là kiểu chơi chữ nếu không phải Đào Duy Từ thì không ai ở Thuận Quảng có thể làm được như thế này".
Trịnh Tráng nóng ruột giục Phùng giải thích. Phùng cầm tờ thiếp giơ ra trước mặt nói:
- "Chữ mâu không có nách tức là cái phẩy thì thành chữ dư (ta); chữ mịch mà không có chữ kiến thì còn chữ bất (không); chữ átmà rơi mất lòng ruột (tức là chữ lâm) thì còn là chữ thụ (nhận) chữ lực với chữ lai địch nhau thành chữ sắc. Cái thiếp này có nghĩa là "Ta không nhận sắc".
Nghe xong Trịnh Tráng biết mình bị lừa, đùng đùng nổi cơn thịnh nộ ra lịnh cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng may thay Văn Khuông đã theo lời dặn của Đào Duy Từ xa chạy cao bay rồi. Để trừng phạt họ Nguyễn. Trịnh Tráng định đưa đại quân vào đánh Thuận Quảng. Không ngờ lúc ấy ở Cao Bằng và Hải Dương có loạn, Trịnh Tráng đành ngậm đắng nuốt cay hủy bỏ cuộc nam chinh này.
Đoàn sứ giả hoàn thành nhiệm vụ và về Thuận Hoá an toàn được Chúa Nguyễn trọng thưởng, "mưu sĩ" Đào Duy Từ được thăng chức làm Cái Hạp. Từ đó; họ Nguyễn ở Đàng Trong không chịu sắc phong của triều đình Lê Trịnh nữa. Cuộc nội chiến bắt đầu.
Truyện 27
Đầu năm Mậu thìn (1868) sĩ tử ba miền Trung Nam Bắc tập trung về Kinh đô
Huế dự thi Hội. Họ họp mặt ở khu vực nhà trọ gần Trường Thi ở phương
Ninh Bắc (thuộc địa phận Phú Xuân) đoán xem đầu bài văn sách sẽ ra về
vấn đề gì. Nhiều người đoán già đoán non phát biểu huyên thuyên nhưng
thiếu cơ sở không được các sĩ tử nghe theo. Cuối cung có ông Vũ Duy Tuân
(sinh năm 1840) có hiểu biết về tinh hình trong nước phát biểu ý kiến:
- Theo ngụ ý, năm nay quân Pháp, ngoài những hành động khiêu khích ra, họ còn xây thành đắp lũy ở các nơi, xây soái phủ ở Gia Định, đặt binh trại rãi rác chung quanh Kinh Thành, có ý dòm ngó Triều đình ta, tôi chắc kỳ văn sách khoa nầy thế nào Đức Kim thượng cũng hỏi về công thủ chi sách (Kế sách đánh hay hòa), anh em nghĩ sao?
Các sĩ tử nghe có lý vỗ tay tán đồng. Họ bàn nhau nếu đầu bài ra đúng như thế thì sẽ nhất tề luận theo thế công, nhất quyết xin vua Tự Đức nhất quyết đánh để tỏ lòng bất khuất của sĩ phu.
Hôm vào thi văn sách, quả như lời họ Vũ đã dự đóan, đề ra: "Quân xâm lăng hiện nay càng ngày càng thêm gây hấn, đồn lũy dựng lên khắp dân gian, vậy nay mình đánh hay nên hoà?" sĩ tử mừng rỡ, khâm phục sự đoán của họ Vũ, họ cùng làm bài xin Triều đình khởi thế công.
Trong quyển văn của Vũ Duy Tuân có câu:
- "Triều đình ủng bách vạn chi tinh binh, khiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (Triều đình hiện có hàng trăm vạn lính tinh nhuệ, theo việc nghĩa thì nên đánh quân xâm lăng, thế mà không đánh thật là không dũng cảm chút nào?).
Đọc bài ấy quan duyệt quyển là Phan Đình Bình đệ lên cho vua Tự Đức đọc. Nhà vua buồn rầu châu phê bên cạnh câu văn trên rằng:
- "Kim nhật thỉnh chiến, minh nhật thỉnh chiến, chiến nhi bất thắng, tương trí trẩm ư hà địa?" (Hôm nay xin đánh, ngày mai xin đánh, nếu đánh mà thua, thì đặt trẫm ngồi ở nơi nào?).
Các khảo quan căn cứ lời châu phê như thế mà chấm bài. Những người đề nghị đánh phần lớn hỏng. Riêng Vũ Duy Tuân là một bậc tài trí không thể hỏng nhưng chỉ đỗ được cái Phó bảng. Trong đám sĩ tử có cử nhân Dương Khuê, khi họp bàn thì dạ dạ vâng vâng một lòng xin đánh, nhưng đến lúc vào trường lại viết xin hòa. Làm bài trúng ý quan trường nên họ Dương đỗ Tiến sĩ. Điều đó đã làm cho các sĩ tử phẫn nộ, họ kết án họ Dương là bội ước. Đến hôm sau họ Dương vinh quy, các sĩ tử đón đường đánh. May sao họ Dương biết trước ôm áo mão vua ban trốn ra khỏi Kinh thành trong đêm nên tránh được một cuộc làm nhục.
Mặc dầu chỉ đỗ Phó bảng, trong con mắt các sĩ tử họ Vũ vẫn là người chiến thắng về sĩ khí, danh dự hơn họ Dương đỗ Tiến sĩ nhiều. Kỳ thi xong, các sĩ tử họp nhau cổ vũ họ Vũ nhiệt liệt. Họ tặng Vũ Duy Tuân câu đối:
Minh đình sách vấn kim tam đối,
Giáp đệ thâu nhân chỉ nhất hòa.
(Triều đình hỏi về kế sách thì ông đối đáp được mọi điều; thế mà giáp đệ chỉ đỗ Phó bảng thua người khác chỉ tại một chữ hòa (Vì ông cứ xin đánh).
Vũ Duy Tuân quả cảm, cương trực: Ông làm quan đến chức Ngự sử Đô sát viện. Ông được các quan, triều thần kính phục, nể vì.
- Theo ngụ ý, năm nay quân Pháp, ngoài những hành động khiêu khích ra, họ còn xây thành đắp lũy ở các nơi, xây soái phủ ở Gia Định, đặt binh trại rãi rác chung quanh Kinh Thành, có ý dòm ngó Triều đình ta, tôi chắc kỳ văn sách khoa nầy thế nào Đức Kim thượng cũng hỏi về công thủ chi sách (Kế sách đánh hay hòa), anh em nghĩ sao?
Các sĩ tử nghe có lý vỗ tay tán đồng. Họ bàn nhau nếu đầu bài ra đúng như thế thì sẽ nhất tề luận theo thế công, nhất quyết xin vua Tự Đức nhất quyết đánh để tỏ lòng bất khuất của sĩ phu.
Hôm vào thi văn sách, quả như lời họ Vũ đã dự đóan, đề ra: "Quân xâm lăng hiện nay càng ngày càng thêm gây hấn, đồn lũy dựng lên khắp dân gian, vậy nay mình đánh hay nên hoà?" sĩ tử mừng rỡ, khâm phục sự đoán của họ Vũ, họ cùng làm bài xin Triều đình khởi thế công.
Trong quyển văn của Vũ Duy Tuân có câu:
- "Triều đình ủng bách vạn chi tinh binh, khiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (Triều đình hiện có hàng trăm vạn lính tinh nhuệ, theo việc nghĩa thì nên đánh quân xâm lăng, thế mà không đánh thật là không dũng cảm chút nào?).
Đọc bài ấy quan duyệt quyển là Phan Đình Bình đệ lên cho vua Tự Đức đọc. Nhà vua buồn rầu châu phê bên cạnh câu văn trên rằng:
- "Kim nhật thỉnh chiến, minh nhật thỉnh chiến, chiến nhi bất thắng, tương trí trẩm ư hà địa?" (Hôm nay xin đánh, ngày mai xin đánh, nếu đánh mà thua, thì đặt trẫm ngồi ở nơi nào?).
Các khảo quan căn cứ lời châu phê như thế mà chấm bài. Những người đề nghị đánh phần lớn hỏng. Riêng Vũ Duy Tuân là một bậc tài trí không thể hỏng nhưng chỉ đỗ được cái Phó bảng. Trong đám sĩ tử có cử nhân Dương Khuê, khi họp bàn thì dạ dạ vâng vâng một lòng xin đánh, nhưng đến lúc vào trường lại viết xin hòa. Làm bài trúng ý quan trường nên họ Dương đỗ Tiến sĩ. Điều đó đã làm cho các sĩ tử phẫn nộ, họ kết án họ Dương là bội ước. Đến hôm sau họ Dương vinh quy, các sĩ tử đón đường đánh. May sao họ Dương biết trước ôm áo mão vua ban trốn ra khỏi Kinh thành trong đêm nên tránh được một cuộc làm nhục.
Mặc dầu chỉ đỗ Phó bảng, trong con mắt các sĩ tử họ Vũ vẫn là người chiến thắng về sĩ khí, danh dự hơn họ Dương đỗ Tiến sĩ nhiều. Kỳ thi xong, các sĩ tử họp nhau cổ vũ họ Vũ nhiệt liệt. Họ tặng Vũ Duy Tuân câu đối:
Minh đình sách vấn kim tam đối,
Giáp đệ thâu nhân chỉ nhất hòa.
(Triều đình hỏi về kế sách thì ông đối đáp được mọi điều; thế mà giáp đệ chỉ đỗ Phó bảng thua người khác chỉ tại một chữ hòa (Vì ông cứ xin đánh).
Vũ Duy Tuân quả cảm, cương trực: Ông làm quan đến chức Ngự sử Đô sát viện. Ông được các quan, triều thần kính phục, nể vì.
Truyện 28
Nguyễn Hàm Ninh tuy hồi ấy phẩm hàm còn nhỏ, nhưng là kẻ bầy tôi phẩm
hạnh nhất của vua Minh Mạng. Lúc tiễn Nguyễn đi Hà Nội chấm thi (khoa Ất
Dậu 1825), Tùng Thiện Vương con thứ mười của Minh Mạng có tặng một câu
thơ:
"Thảng ước lương viên tích du lữ,
Giang sơn xứ xứ hữu đề danh".
Nghĩa là "Nếu nhớ đến những bạn thơ rượu ngày xưa vui chơi với nhau ở vườn Lương Viên thì trong đất nước ta đâu đâu cũng có người thi đỗ", đại ý nói rằng hễ gặp ai hay thơ hay rượu trong đám sĩ tử ứng thi khoa này thì nên lấy đỗ để đem về Kinh cùng nhau chén tạc chén thù câu xướng câu họa cho vui.
Khoa ấy sĩ tử Hà Nội có một người thi cử hoài không đỗ vì tội quen viết chữ thảo, không đúng trường qui. Nếu phải ngồi viết cho chân phương đúng thể lệ thì hết giờ, vì thế mà thi hoài không đỗ. Anh đã định không thèm thi cử nữa, nhưng người đời gièm pha cho rằng nhà anh phúc bạc nên đến khoa Ất Dậu anh quyết tâm thi cho đậu.
Anh vào trường cắm trại vừa ngồi uống rượu vừa ung dung viết bài, viết một cách thong thả kỹ lưỡng. Viết xong nghe trống đánh nộp quyển anh cũng không nộp, khi mọi người nộp quyển xong ra khỏi trường anh vẫn nằm ôm quyển, mỉm cười tự bảo mình:
"Ta cứ nằm yên chắc chi cũng có người tới nhận quyển cho ta!".
Chiều hôm ấy, sau khi các thí sinh đã về hết, quan giám sát đi hết các vi trong trường xem còn ai lảng vảng đấy nữa không? Chợt thấy một người đang nằm ôm quyển rên hư hử, quan giám sát liền đến dắt đưa về nhà thập đạo đang có đủ mặt các quan trường. Hỏi ra mới người ấy tên là Nguyễn Văn Siêu, quê ở Sơn Tây, viết bài xong thì bị ngộ gió đau bụng không đi nộp quyển được, đành xin chịu hỏng, không hề trách gì phận, giận gì duyên. Nghe thế Nguyễn Hàm Ninh, nhớ lời dặn của Tùng Thiện Vương nhảy ra xin nhận quyển cho Nguyễn Văn Siêu. Hàm Ninh nói với Siêu:
- "Anh là Nguyễn mà tôi đang tìm đây!"
Bài của Nguyễn Văn Siêu rất giỏi đáng lẽ phải được xếp đỗ giải nguyên, nhưng vì chữ viết ngượng ngập không đều nên phải sếp xuống Á nguyên (nghĩa là đỗ cử nhân thứ hai). Năm sau Nguyễn Văn Siêu vào Huế thi Hội, Nguyễn Hàm Ninh đã đón về chơi nhà Tùng Thiện Vương và báo cho Vương biết Nguyễn Hàm Ninh đã hoàn thành hai sứ mạng mà Vương đã ủy thác cho mình, tình bạn của những người nổi tiếng thơ văn bắt đầu từ ấy.
Nguyễn Văn Siêu và Tùng Thiên Vương là hai trong bốn người văn tài quán thế, được vua Tự Đức nhắc đến trong câu thơ:
"Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán,
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường".
"Thảng ước lương viên tích du lữ,
Giang sơn xứ xứ hữu đề danh".
Nghĩa là "Nếu nhớ đến những bạn thơ rượu ngày xưa vui chơi với nhau ở vườn Lương Viên thì trong đất nước ta đâu đâu cũng có người thi đỗ", đại ý nói rằng hễ gặp ai hay thơ hay rượu trong đám sĩ tử ứng thi khoa này thì nên lấy đỗ để đem về Kinh cùng nhau chén tạc chén thù câu xướng câu họa cho vui.
Khoa ấy sĩ tử Hà Nội có một người thi cử hoài không đỗ vì tội quen viết chữ thảo, không đúng trường qui. Nếu phải ngồi viết cho chân phương đúng thể lệ thì hết giờ, vì thế mà thi hoài không đỗ. Anh đã định không thèm thi cử nữa, nhưng người đời gièm pha cho rằng nhà anh phúc bạc nên đến khoa Ất Dậu anh quyết tâm thi cho đậu.
Anh vào trường cắm trại vừa ngồi uống rượu vừa ung dung viết bài, viết một cách thong thả kỹ lưỡng. Viết xong nghe trống đánh nộp quyển anh cũng không nộp, khi mọi người nộp quyển xong ra khỏi trường anh vẫn nằm ôm quyển, mỉm cười tự bảo mình:
"Ta cứ nằm yên chắc chi cũng có người tới nhận quyển cho ta!".
Chiều hôm ấy, sau khi các thí sinh đã về hết, quan giám sát đi hết các vi trong trường xem còn ai lảng vảng đấy nữa không? Chợt thấy một người đang nằm ôm quyển rên hư hử, quan giám sát liền đến dắt đưa về nhà thập đạo đang có đủ mặt các quan trường. Hỏi ra mới người ấy tên là Nguyễn Văn Siêu, quê ở Sơn Tây, viết bài xong thì bị ngộ gió đau bụng không đi nộp quyển được, đành xin chịu hỏng, không hề trách gì phận, giận gì duyên. Nghe thế Nguyễn Hàm Ninh, nhớ lời dặn của Tùng Thiện Vương nhảy ra xin nhận quyển cho Nguyễn Văn Siêu. Hàm Ninh nói với Siêu:
- "Anh là Nguyễn mà tôi đang tìm đây!"
Bài của Nguyễn Văn Siêu rất giỏi đáng lẽ phải được xếp đỗ giải nguyên, nhưng vì chữ viết ngượng ngập không đều nên phải sếp xuống Á nguyên (nghĩa là đỗ cử nhân thứ hai). Năm sau Nguyễn Văn Siêu vào Huế thi Hội, Nguyễn Hàm Ninh đã đón về chơi nhà Tùng Thiện Vương và báo cho Vương biết Nguyễn Hàm Ninh đã hoàn thành hai sứ mạng mà Vương đã ủy thác cho mình, tình bạn của những người nổi tiếng thơ văn bắt đầu từ ấy.
Nguyễn Văn Siêu và Tùng Thiên Vương là hai trong bốn người văn tài quán thế, được vua Tự Đức nhắc đến trong câu thơ:
"Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán,
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường".
Truyện 29
Vào một buổi sáng yên ắng dưới thời Tự Đức, trống Đăng Văn (nơi đặc Tỳ
Bà Viện hiện nay) bỗng nổi lên ba tiếng thật mạnh rồi kéo theo một hội
giục giã rộn ràng. Sống ở Kinh thành người dân cấm không được đánh trống
để cho nhà vua dự trong Đại Nội khỏi nghe nhầm với trống Đăng Văn. Mỗi
lần nghe trống giục trong Thành ra đến ngoài phố ai ai cũng cảm thấy rợn
người và thốt lên:
- Ôi lại có người bị Oan đang đến xin minh oan!
Trống Đăng Văn treo ở ty Tam pháp - một cơ quan gồm đại diện bộ Hình, Viện Đô Sát và Đại Lý Tự chuyên nhận đơn khiếu nại cua những người bị bộ máy nhà nước xử oan. Ty chỉ làm việc ba ngày trong một tháng (ngày 6, 16 và 26). Hôm ấy không phải ngày họp nên người thường trực của ty liền ra "tiếp dân". Vào phòng treo trống người thường trực thấy một người đàn bà nước mắt sụt sùi trên đầu đội một lá đơn miệng không ngớt kêu van:
- Bẩm lạy ba toà quan lớn! Bẩm lại ba tòa...!
Người thường trực gặn hỏi thì được biết người đàn bà ấy tên Nguyễn Thị Tồn vợ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa vừa chèo ghe bầu từ Nam Bộ ra xin minh oan cho chồng. Theo lệ thường, bà Tồn bị trói ngay, và trong lúc lá đơn của bà đệ lên được vua châu phê thì bà bị nhốt vào một nơi đã quy định để đề phòng chuyện chồng bà có tội mà vẫn đến kêu oan làm rối loạn chốn triều nghi.
Đọc lá đơn vua Tự Đức biết có người đang bị trói ngồi chờ minh oan nên ông phê ngay và cho trực thần chuyển xuống Ty Tam Pháp kịp thời xét nghị.
Nội vụ được kể đàu đuôi ra sau:
Bùi Hữu Nghĩa là thủ khoa trường Gia Định khoá năm 1835, năm 1836 ông ra Huế thi Hội nhưng không đỗ ông lui về làm tri phủ Phước Long(Biên Hoà). Vốn là một nhà nho liêm khiết, trung thực, ông không chịu luồn cúi và tư vị một người nào. Bọn con ông cháu cha ỷ lại quyền thế hà hiếp nhân dân thường bị Ông trừng tri đích đáng. Lúc bấy giờ có tên em vợ của bộ chánh Truyện hay hống hách, ông cũng không nể nang. Một hôm nhân một cử chỉ vô lễ của hắn ông cho lính đánh một trận nên thân. Như thế cũng chưa vừa, ông đánh thêm năm roi nữa để gửi về phụ huynh cảnh cáo hành vi không biết dạy con cái. Bố chánh Truyện cảm thấy tri phủ Bùi làm thế là dằn mặt mình, hắn giận lắm và quyết tâm trả thù cho thật đã đời.
Thế rồi cơ hội để bố chánh Truyện được hả giận đã đến. Nguyên địa phương của tri phủ phụ trách có rạch Lang Thé thuộc đất Trà Vang - nơi vua Thế Tổ lúc bị quân Tây Sơn đuổi chạy đã đến ẩn và được địa phương che chở nuôi sống. Khi thành công lên ngôi nhà vua nhớ ơn xưa đã tha thuế rạch Lang Thé cho dân địa phương. Quyền lợi đó được duy trì qua nhiều đời. Đến đời Tự Đức bọn Hoa kiều thấy nguồn lợi lớn liền đem tiền đút lót cho tổng đốc Uyển và Bố Chánh Truyện để được độc quyền đắp đập khai thác. Bị cướp mất nguồn sống, dân địa phương thảo đơn kiện lên cửa phủ Phước Long. Bùi Hữu Nghĩa nghị xét và trong một buổi nói chuyện với dân, ông có bảo:
- Rạch Lang Thé vua Thế Tổ cho các ngươi không lấy thuế, các ngươi cứ giữ lấy. Nay có ai lớn hơn vua Thế Tổ phê giấy bán rạch ấy thì các ngươi hãy cam chịu. Con nếu ai nhỏ hơn vua đứng ra phê giấy bán rạch ấy thì có chem đầu nó cũng không sao!
Được tri phủ đứng về phía mình, nhân dân địa phương nổi lên chống người Hoa kiều vừa đến chiếm rạch Lang Thé. Hai bên giành nhau, tám người Hoa kiều bị đánh chết. Nhiều người dân bị bắt khai rằng sở dĩ có cuộc tranh đấu ấy vì lời xữ của tri phủ Bùi. Bố chánh Truyên căn cứ vào đó cho lính bắt đóng gông Bùi Hữu Nghĩa và giải về Gia Định. Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện cò dâng sớ về Kinh đô buộc cho Bùi vao tội chết vì đã kích dân làm loạn và giết người.
Đứng trước nỗi oan của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không ngại đường xa nguy hiểm chèo ghe bầu ea Huế đánh trống Đăng Văn để xin minh xét cho chồng.
Khi sự thực được phanh phui, vua Tự Đức phê: "Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải quân tiền hiệu lực, lập công chuộc tội".
Nghe có người đàn bà thương chồng đến thế, bà Từ Dũ - mẹ vua Tự Đức - cho người mời bà thủ khoa vào Nội khen ngợi và ban cho một tấm biển đề "Liệt phụ khả gia".
Cứu được chồng bà thủ khoa chèo đò trở lại quê nhà. Ít lâu sau, có lẽ vì mệt nhọc sau một chuyến đi dài trên biển, bà thủ khoa ngoa. bịnh và mất ở Biên Hoà. Ở xa nghe tin Vợ mất ông Bùi Hữu Nghĩa rất đau khổ. Hôm về nhà ông làm một bài văn tế, trong bài văn có mấy câu nhắc đến sự việc bà thủ khoa đã ra đến Huế đánh trống Đăng Văn để kêu oan cho ông.
"Nơi kinh quốc mấy hồi trống dóng, biên bạch này, oan ức nọ, đấng hiền lương mắt thấy hẳn đau lòng;
Chốn tỉnh đường một tiếng thét vang, hẳn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ bằng đằng tay nghe đều mất vía".
- Ôi lại có người bị Oan đang đến xin minh oan!
Trống Đăng Văn treo ở ty Tam pháp - một cơ quan gồm đại diện bộ Hình, Viện Đô Sát và Đại Lý Tự chuyên nhận đơn khiếu nại cua những người bị bộ máy nhà nước xử oan. Ty chỉ làm việc ba ngày trong một tháng (ngày 6, 16 và 26). Hôm ấy không phải ngày họp nên người thường trực của ty liền ra "tiếp dân". Vào phòng treo trống người thường trực thấy một người đàn bà nước mắt sụt sùi trên đầu đội một lá đơn miệng không ngớt kêu van:
- Bẩm lạy ba toà quan lớn! Bẩm lại ba tòa...!
Người thường trực gặn hỏi thì được biết người đàn bà ấy tên Nguyễn Thị Tồn vợ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa vừa chèo ghe bầu từ Nam Bộ ra xin minh oan cho chồng. Theo lệ thường, bà Tồn bị trói ngay, và trong lúc lá đơn của bà đệ lên được vua châu phê thì bà bị nhốt vào một nơi đã quy định để đề phòng chuyện chồng bà có tội mà vẫn đến kêu oan làm rối loạn chốn triều nghi.
Đọc lá đơn vua Tự Đức biết có người đang bị trói ngồi chờ minh oan nên ông phê ngay và cho trực thần chuyển xuống Ty Tam Pháp kịp thời xét nghị.
Nội vụ được kể đàu đuôi ra sau:
Bùi Hữu Nghĩa là thủ khoa trường Gia Định khoá năm 1835, năm 1836 ông ra Huế thi Hội nhưng không đỗ ông lui về làm tri phủ Phước Long(Biên Hoà). Vốn là một nhà nho liêm khiết, trung thực, ông không chịu luồn cúi và tư vị một người nào. Bọn con ông cháu cha ỷ lại quyền thế hà hiếp nhân dân thường bị Ông trừng tri đích đáng. Lúc bấy giờ có tên em vợ của bộ chánh Truyện hay hống hách, ông cũng không nể nang. Một hôm nhân một cử chỉ vô lễ của hắn ông cho lính đánh một trận nên thân. Như thế cũng chưa vừa, ông đánh thêm năm roi nữa để gửi về phụ huynh cảnh cáo hành vi không biết dạy con cái. Bố chánh Truyện cảm thấy tri phủ Bùi làm thế là dằn mặt mình, hắn giận lắm và quyết tâm trả thù cho thật đã đời.
Thế rồi cơ hội để bố chánh Truyện được hả giận đã đến. Nguyên địa phương của tri phủ phụ trách có rạch Lang Thé thuộc đất Trà Vang - nơi vua Thế Tổ lúc bị quân Tây Sơn đuổi chạy đã đến ẩn và được địa phương che chở nuôi sống. Khi thành công lên ngôi nhà vua nhớ ơn xưa đã tha thuế rạch Lang Thé cho dân địa phương. Quyền lợi đó được duy trì qua nhiều đời. Đến đời Tự Đức bọn Hoa kiều thấy nguồn lợi lớn liền đem tiền đút lót cho tổng đốc Uyển và Bố Chánh Truyện để được độc quyền đắp đập khai thác. Bị cướp mất nguồn sống, dân địa phương thảo đơn kiện lên cửa phủ Phước Long. Bùi Hữu Nghĩa nghị xét và trong một buổi nói chuyện với dân, ông có bảo:
- Rạch Lang Thé vua Thế Tổ cho các ngươi không lấy thuế, các ngươi cứ giữ lấy. Nay có ai lớn hơn vua Thế Tổ phê giấy bán rạch ấy thì các ngươi hãy cam chịu. Con nếu ai nhỏ hơn vua đứng ra phê giấy bán rạch ấy thì có chem đầu nó cũng không sao!
Được tri phủ đứng về phía mình, nhân dân địa phương nổi lên chống người Hoa kiều vừa đến chiếm rạch Lang Thé. Hai bên giành nhau, tám người Hoa kiều bị đánh chết. Nhiều người dân bị bắt khai rằng sở dĩ có cuộc tranh đấu ấy vì lời xữ của tri phủ Bùi. Bố chánh Truyên căn cứ vào đó cho lính bắt đóng gông Bùi Hữu Nghĩa và giải về Gia Định. Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện cò dâng sớ về Kinh đô buộc cho Bùi vao tội chết vì đã kích dân làm loạn và giết người.
Đứng trước nỗi oan của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không ngại đường xa nguy hiểm chèo ghe bầu ea Huế đánh trống Đăng Văn để xin minh xét cho chồng.
Khi sự thực được phanh phui, vua Tự Đức phê: "Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải quân tiền hiệu lực, lập công chuộc tội".
Nghe có người đàn bà thương chồng đến thế, bà Từ Dũ - mẹ vua Tự Đức - cho người mời bà thủ khoa vào Nội khen ngợi và ban cho một tấm biển đề "Liệt phụ khả gia".
Cứu được chồng bà thủ khoa chèo đò trở lại quê nhà. Ít lâu sau, có lẽ vì mệt nhọc sau một chuyến đi dài trên biển, bà thủ khoa ngoa. bịnh và mất ở Biên Hoà. Ở xa nghe tin Vợ mất ông Bùi Hữu Nghĩa rất đau khổ. Hôm về nhà ông làm một bài văn tế, trong bài văn có mấy câu nhắc đến sự việc bà thủ khoa đã ra đến Huế đánh trống Đăng Văn để kêu oan cho ông.
"Nơi kinh quốc mấy hồi trống dóng, biên bạch này, oan ức nọ, đấng hiền lương mắt thấy hẳn đau lòng;
Chốn tỉnh đường một tiếng thét vang, hẳn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ bằng đằng tay nghe đều mất vía".
Truyện 30
Tự Đức là một ông vua hay chữ, giỏi thơ và tự cho mình là giỏi hơn thiên
hạ. Không hiểu thế nào, trong một buổi họp các quan, nhà vuavui cười kể
lại rằng:
- Đêm qua Trẫm nằm chiêm bao thấy mình bật ngâm hai câu thơ, thơ là chữ Hán nhưng cứ mỗi câu lại chen vào hai chữ tiếng nôm thật lạ lùng. Nhà vua ngâm:
"Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm rơi".
Nghĩa là:
Trong vườn tiếng oanh hót khề khà,
ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm.
Các quan bàn tán khen ngợi hai câu thơ ấy lạ thật, Chu Thần Cao Bá Quát thấy đó là một dịp trêu vua Tự Đức chơi, ông bèn tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, hai câu thơ ấy không có gì lạ. Đó là hai câu tam tứ trong một bài thơ mà hạ thần đã được nghe. Vua Tự Đức hỏi toàn bài thơ như thế nào. Chu Thần liền ứng khẩu đọc ngay:
"Bảo mã tây phong huếch hoác lạt,
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
Xuân nhập bất văn sương lộp bộp,
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhà.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn lú tài".
Nghĩa là:
"Ngựa báu theo gió tây huếch hoác lại,
Huênh hoang người tự theo về.
Trong vườn tiếng oanh hót khề khà,
Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm.
Ngày xuân chẳng thấy sương xuân rơi lộp bộp,
Trời thu chỉ thấy mưa bài nhài.
Khù khờ câu thơ đã nhiều người biết,
Còn khệng khạng đem hỏi các nhà văn học".
Quả thật Chu Thần đã bịa ra bài thơ này để trêu chọc vua Tự Đức chơi, nhất là hai câu cuối, cái ý ngạo mạn của ông bộc lộ không cần che giấu. Nhà vua biết mình bị trêu chọc ức lắm, nhưng ông không có bằng chứng gì để quở phạt Chu Thần được, ngược lại ông cũng phải băm bụng khen cái tài biện bác của Chu Thần.
- Đêm qua Trẫm nằm chiêm bao thấy mình bật ngâm hai câu thơ, thơ là chữ Hán nhưng cứ mỗi câu lại chen vào hai chữ tiếng nôm thật lạ lùng. Nhà vua ngâm:
"Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm rơi".
Nghĩa là:
Trong vườn tiếng oanh hót khề khà,
ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm.
Các quan bàn tán khen ngợi hai câu thơ ấy lạ thật, Chu Thần Cao Bá Quát thấy đó là một dịp trêu vua Tự Đức chơi, ông bèn tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, hai câu thơ ấy không có gì lạ. Đó là hai câu tam tứ trong một bài thơ mà hạ thần đã được nghe. Vua Tự Đức hỏi toàn bài thơ như thế nào. Chu Thần liền ứng khẩu đọc ngay:
"Bảo mã tây phong huếch hoác lạt,
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
Xuân nhập bất văn sương lộp bộp,
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhà.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn lú tài".
Nghĩa là:
"Ngựa báu theo gió tây huếch hoác lại,
Huênh hoang người tự theo về.
Trong vườn tiếng oanh hót khề khà,
Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm.
Ngày xuân chẳng thấy sương xuân rơi lộp bộp,
Trời thu chỉ thấy mưa bài nhài.
Khù khờ câu thơ đã nhiều người biết,
Còn khệng khạng đem hỏi các nhà văn học".
Quả thật Chu Thần đã bịa ra bài thơ này để trêu chọc vua Tự Đức chơi, nhất là hai câu cuối, cái ý ngạo mạn của ông bộc lộ không cần che giấu. Nhà vua biết mình bị trêu chọc ức lắm, nhưng ông không có bằng chứng gì để quở phạt Chu Thần được, ngược lại ông cũng phải băm bụng khen cái tài biện bác của Chu Thần.
Truyện 31
Báo Nam Phong (tập IV, số 21, tr. 229-230) đăng mười bài thơ Khuê Phụ
Thán với tên tác giả là Nguyễn Thịï Phi (Do Phan Sơn Đại sao lục) đã làm
cho người đọc hết sức cảm động. Tác giả "Nữ Lưu Văn Học" là ông Sở
Cuồng Lê Dư (tr. 60-63) cho rằng mười bài thơ này là nỗi lòng của bà
Nguyễn Hoàng Phi - một trong những bà phi vợ vua Thành Thái, đối với
người chồng vì yêu nước mà bị lưu đày. Nhưng thực sự có đúng như thế
không?
Lúc ấy ở Huế còn nhiều bà phi vợ vua Thành Thái người ta đã đến hỏi thì được biết cũng có nhiều bàgiỏi thơ văn nhưng họ thích làm thơ chữ Hán chứ không có ai giỏi thơ nôm đến có thể sáng tác được mười bài thơ trên. Như thế rõ ràng đã có một nhàyêu nước nào đó đã mượn hoàn cảnh và tâm sự gia đình ông vua yêu nước Thành Thái để tỏ chí mình. Vậy người ấy là ai?
Có người mách với nhà thơ Vân Đài rằng tên tác giả mười bài thơ Khuê Phụ Thán là một nhà thơ xứ Huế tên thật là Phang Quốc Quang hiệu là Thượng Tân Thị, sinh năm 1880, cụ đã vào miền Nam sau khi vua Thành Thái bị đày, và đến dạy học ở xã Tam Bình, quận Tùng Liên tĩnh Vĩnh Long (cũ). Vào Khoảng năm 1943, chị Vân Đài đã tìm đến thăm Thượng Tân Thị, hỏi về mười bài Khuê Phụ Thán. Cụ Thượng Tân Thị phàn nàn rằng:
- "Nếu tôi biết sự thể ra như ri thì tôi không cho con tôi (tức là Phan Đại Sơn) đăng báo làm chi! bây chừ người ta cứ lôi tên tuổi mình ra người ta hỏi, mà mình thì không muốn trả lời!"
Chị Vân Đài:
- "Cũng tại cụ khi cho đăng lên báo cụ không để tên thật của cụ, lại để tên Nguyễn Thị Phi nên người đời lầm tưởng là phải!"
Thượng Tân Thị:
- Với tui mười bài thơ Khuê Phụ Thán này ra đời, chẳng qua chỉ là một lúc cảm cái thân thế vô duyên của kẻ cùng đồ, nên mượn cảnh mượn tình một hoàng phi thất thế để để nói tâm sự mình. Tui không dè người đời lại để ý đến. Ba chữ Nguyễn Thị Phi tức là một bà phi nhà họ Nguyễn chớ không có chi khó hiểu. Vậy mà có người nghĩ là Nguyễn Thị Phi. Nguyên văn của tôi cũng có chỗ in sai lạc đi, như câu:
Ướm hỏi từ đây qua tới đó,
Đường đi non nước độ bao dài...
Người ta cứ in lầm là "bao đài".
Hôm ấy Thượng Tân Thị đã cho chị Vân Đài xem thêm một số tác phẩm của ông.
Sau khi từ giả Thượng Tân Thị, chị Vân Đài về khách sạn ở lại và đã làm 10 bài thơ họa 10 bài Khuê Phụ Thán.
Từ khi 10 bài Khuê Phụ Thán ra đời, nhiều người yêu nước đã vịn vào đó mà làm 10 bài họa để tỏ chí mình. Riêng ở Huế có Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1900 - 1947) tác giả tập "Tiếng cuốc canh khuya" (xuất bản năm 1937) cũng làm 10 bài họa với tựa đề chung là Tiếng Gọi Bên Trời. Mười bài Khuê Phụ Thán thì nhiều người đã đọc, nhưng "Tiếng Gọi Bên Trời" thì ít người biết, chúng tôi xin sao lục đăng dưới đây để đọc giả ngâm nga cho vui.
Tiếng gọi bên trời
Xã tắc khôn nhìn nữa vợ con!
Trăm năm hết tính cuộc vuông tròn.
Nguyền xưa vàng đá trôi dòng nước,
Hồn cũ mây mưa cách mấy non.
Mù mịt ven trời tin nhạn lạc,
Gập ghềnh đất khách vó câu von.
Phần sầu, phần giận, phần trông nhớ,
Mắt đã mòn thêm ruột lại mòn.
Mắt mòn bên Á lại bên Âu,
Mà nước non nhà có thấy đâu?
Kiến cỏ trêu người khi lỡ bước,
Mưa ngâu giục khách mấy cơn sầu...
Tấc lòng muôn dặm đôi hàng lệ,
Chiếc bóng năm canh một đĩa dầu.
Trướng phụng kìa ai chờ đợi đó?
Tấm lòng thổ thức suốt canh thâu.
Thổn thức canh thâu đứng lại ngồi,
Càng không yên giấc ruột càng sôi.
Nghìn năm cơ nghiệp còn đâu đó?
Mấy cuộc tang thương sự đã rồi.
Thương kẻ ngậm ngùi khi tựa gối,
Biết con trằn trọc lúc nằm nôi.
Nào con, nào vợ, nào ai đó?
Mình luống than mình, mình hỡi ôi!
Hỡi ôi!việc cả bấn hơn tương,
Để lại cho ai một tấm thương!
Mây mắt lờ mờ che đỉnh Ngự,
Sóng lòng cuồn cuộn lấp dòng Hương.
Non sông xưa những ngoài muôn dặm,
Trời đất nay đành khep một phương!
Nhục nhục, vinh vinh, âu cũng thế,
Tan tan, hợp hợp vẫn cơ thường.
Cơ thường tan hợp gác bên vai,
Hợp bởi vì ai, tan bởi ai?
Hợp giống cơn mây xây trước mắt,
Tan như trạn gió thoảng ngoài tai.
Gương sa xuống đất không tròn nữa,
Bóng giọt bên đèn dễ hoá hai.
Thôi nỏ tình chi cho mệt xác,
Quản bao tình vắn lại tình dài.
Tình dài tình vắn kể sao cùng,
Hai lẻ công tư đổ lộn chung.
Vì nước đã quen thân vạn thặng,
Không nhà đành phụ bạn tam tùng.
Đỉnh chung một cuộc, mưa tan tác,
Chăn gối đôi nơi, nguyệt lạnh lùng.
Muốn lặng để xem trời đất chuyển,
Sóng cồn đâu đã dậy lung tung.
Lung tung ngọn sóng vỗ quanh thành,
Khắc khoải lòng riêng suốt mấy canh.
Cỏ ngậm hơi sương tuông tả lá,
Lan theo ngọn gió phất phơ mành.
Để ai gối chếch lòng bao nả,
Vì nước hoa trôi phận đã đành.
Nông nỗi kiếp này thôi đã vậy,
Còn duyên hay nợ kiếp lai sinh?
Kiếp lai sinh có nợ gì không?
Trả hết cho tròn với núi sông.
Xao xác trời Nam trăm lũ kiến,
Chơi vơi bể Bắc một mỉnh hồng.
Rồng nằm bến cạn khôn phun nước,
Phượng mắc giây đăng khó rật lòng.
Nghĩ đến tôi con thêm thẹn, hổ...
Lại mang lấy tiếng "đức ông chồng".
Cái "đức ông chồng" bạc lắm chăng?
Tình kia chưa thoa? dạ chưa bằng.
Nguồn ân dòng ái đôi đường cách,
Núi thảm non sầu một dải dăng.
Các dạ trường xe sông khó lấp,
Đá tinh vệ ngập bể khôn ngăn.
Gương thề một mảnh chia đôi ngả,
Sực nhớ nguyền xưa thẹn với trăng.
Thẹn với trăng già với núi non!
Trăng bao nhiêu tuổi núi bao hòn?
Trăng toan mở mặt vì mây ám,
Núi muốn quay đầu sợ đá mòn.
Chim Việt lìa rừng ôm tổ khóc,
Ngựa Hồ quen lối thẳng đường bon.
Trăm năm thân thế mong gì nữa...
Xã tắc khôn nhìn nữa vợ con!
Lúc ấy ở Huế còn nhiều bà phi vợ vua Thành Thái người ta đã đến hỏi thì được biết cũng có nhiều bàgiỏi thơ văn nhưng họ thích làm thơ chữ Hán chứ không có ai giỏi thơ nôm đến có thể sáng tác được mười bài thơ trên. Như thế rõ ràng đã có một nhàyêu nước nào đó đã mượn hoàn cảnh và tâm sự gia đình ông vua yêu nước Thành Thái để tỏ chí mình. Vậy người ấy là ai?
Có người mách với nhà thơ Vân Đài rằng tên tác giả mười bài thơ Khuê Phụ Thán là một nhà thơ xứ Huế tên thật là Phang Quốc Quang hiệu là Thượng Tân Thị, sinh năm 1880, cụ đã vào miền Nam sau khi vua Thành Thái bị đày, và đến dạy học ở xã Tam Bình, quận Tùng Liên tĩnh Vĩnh Long (cũ). Vào Khoảng năm 1943, chị Vân Đài đã tìm đến thăm Thượng Tân Thị, hỏi về mười bài Khuê Phụ Thán. Cụ Thượng Tân Thị phàn nàn rằng:
- "Nếu tôi biết sự thể ra như ri thì tôi không cho con tôi (tức là Phan Đại Sơn) đăng báo làm chi! bây chừ người ta cứ lôi tên tuổi mình ra người ta hỏi, mà mình thì không muốn trả lời!"
Chị Vân Đài:
- "Cũng tại cụ khi cho đăng lên báo cụ không để tên thật của cụ, lại để tên Nguyễn Thị Phi nên người đời lầm tưởng là phải!"
Thượng Tân Thị:
- Với tui mười bài thơ Khuê Phụ Thán này ra đời, chẳng qua chỉ là một lúc cảm cái thân thế vô duyên của kẻ cùng đồ, nên mượn cảnh mượn tình một hoàng phi thất thế để để nói tâm sự mình. Tui không dè người đời lại để ý đến. Ba chữ Nguyễn Thị Phi tức là một bà phi nhà họ Nguyễn chớ không có chi khó hiểu. Vậy mà có người nghĩ là Nguyễn Thị Phi. Nguyên văn của tôi cũng có chỗ in sai lạc đi, như câu:
Ướm hỏi từ đây qua tới đó,
Đường đi non nước độ bao dài...
Người ta cứ in lầm là "bao đài".
Hôm ấy Thượng Tân Thị đã cho chị Vân Đài xem thêm một số tác phẩm của ông.
Sau khi từ giả Thượng Tân Thị, chị Vân Đài về khách sạn ở lại và đã làm 10 bài thơ họa 10 bài Khuê Phụ Thán.
Từ khi 10 bài Khuê Phụ Thán ra đời, nhiều người yêu nước đã vịn vào đó mà làm 10 bài họa để tỏ chí mình. Riêng ở Huế có Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1900 - 1947) tác giả tập "Tiếng cuốc canh khuya" (xuất bản năm 1937) cũng làm 10 bài họa với tựa đề chung là Tiếng Gọi Bên Trời. Mười bài Khuê Phụ Thán thì nhiều người đã đọc, nhưng "Tiếng Gọi Bên Trời" thì ít người biết, chúng tôi xin sao lục đăng dưới đây để đọc giả ngâm nga cho vui.
Tiếng gọi bên trời
Xã tắc khôn nhìn nữa vợ con!
Trăm năm hết tính cuộc vuông tròn.
Nguyền xưa vàng đá trôi dòng nước,
Hồn cũ mây mưa cách mấy non.
Mù mịt ven trời tin nhạn lạc,
Gập ghềnh đất khách vó câu von.
Phần sầu, phần giận, phần trông nhớ,
Mắt đã mòn thêm ruột lại mòn.
Mắt mòn bên Á lại bên Âu,
Mà nước non nhà có thấy đâu?
Kiến cỏ trêu người khi lỡ bước,
Mưa ngâu giục khách mấy cơn sầu...
Tấc lòng muôn dặm đôi hàng lệ,
Chiếc bóng năm canh một đĩa dầu.
Trướng phụng kìa ai chờ đợi đó?
Tấm lòng thổ thức suốt canh thâu.
Thổn thức canh thâu đứng lại ngồi,
Càng không yên giấc ruột càng sôi.
Nghìn năm cơ nghiệp còn đâu đó?
Mấy cuộc tang thương sự đã rồi.
Thương kẻ ngậm ngùi khi tựa gối,
Biết con trằn trọc lúc nằm nôi.
Nào con, nào vợ, nào ai đó?
Mình luống than mình, mình hỡi ôi!
Hỡi ôi!việc cả bấn hơn tương,
Để lại cho ai một tấm thương!
Mây mắt lờ mờ che đỉnh Ngự,
Sóng lòng cuồn cuộn lấp dòng Hương.
Non sông xưa những ngoài muôn dặm,
Trời đất nay đành khep một phương!
Nhục nhục, vinh vinh, âu cũng thế,
Tan tan, hợp hợp vẫn cơ thường.
Cơ thường tan hợp gác bên vai,
Hợp bởi vì ai, tan bởi ai?
Hợp giống cơn mây xây trước mắt,
Tan như trạn gió thoảng ngoài tai.
Gương sa xuống đất không tròn nữa,
Bóng giọt bên đèn dễ hoá hai.
Thôi nỏ tình chi cho mệt xác,
Quản bao tình vắn lại tình dài.
Tình dài tình vắn kể sao cùng,
Hai lẻ công tư đổ lộn chung.
Vì nước đã quen thân vạn thặng,
Không nhà đành phụ bạn tam tùng.
Đỉnh chung một cuộc, mưa tan tác,
Chăn gối đôi nơi, nguyệt lạnh lùng.
Muốn lặng để xem trời đất chuyển,
Sóng cồn đâu đã dậy lung tung.
Lung tung ngọn sóng vỗ quanh thành,
Khắc khoải lòng riêng suốt mấy canh.
Cỏ ngậm hơi sương tuông tả lá,
Lan theo ngọn gió phất phơ mành.
Để ai gối chếch lòng bao nả,
Vì nước hoa trôi phận đã đành.
Nông nỗi kiếp này thôi đã vậy,
Còn duyên hay nợ kiếp lai sinh?
Kiếp lai sinh có nợ gì không?
Trả hết cho tròn với núi sông.
Xao xác trời Nam trăm lũ kiến,
Chơi vơi bể Bắc một mỉnh hồng.
Rồng nằm bến cạn khôn phun nước,
Phượng mắc giây đăng khó rật lòng.
Nghĩ đến tôi con thêm thẹn, hổ...
Lại mang lấy tiếng "đức ông chồng".
Cái "đức ông chồng" bạc lắm chăng?
Tình kia chưa thoa? dạ chưa bằng.
Nguồn ân dòng ái đôi đường cách,
Núi thảm non sầu một dải dăng.
Các dạ trường xe sông khó lấp,
Đá tinh vệ ngập bể khôn ngăn.
Gương thề một mảnh chia đôi ngả,
Sực nhớ nguyền xưa thẹn với trăng.
Thẹn với trăng già với núi non!
Trăng bao nhiêu tuổi núi bao hòn?
Trăng toan mở mặt vì mây ám,
Núi muốn quay đầu sợ đá mòn.
Chim Việt lìa rừng ôm tổ khóc,
Ngựa Hồ quen lối thẳng đường bon.
Trăm năm thân thế mong gì nữa...
Xã tắc khôn nhìn nữa vợ con!
Truyện 32
Rồng là mô típ trang trí phổ biến ở kinh đô Huế. Trong các kiến trúc của
triều Nguyễn, nếu Phụng tượng trưng cho phái nữ như các bà Thái hậu,
các bà công chúa thì rồng là biểu tượn của phái nam, của vua. Nhưng muốn
phân biệt con rồng của vua và con rồng của phái nam phải cấu tạo con
rồng của vua có năm móng, không phải vua thì chỉ có bốn móng. Vì thế mà
khi muốn vẽ rồng 5 móng, triều đình phải rất thận trọng, phải tìm cho
được hoa. sĩ giỏi nhất và phải dùng những chất liệu, những phương tiện
tốt nhất để thể hiện.
Khải Định là một ông vua suốt mười năm ngồi trên ngai vàng chỉ lo xây lăng, cung An Định và điện Kiến Trung. Các công trình đã chịu ảnh hưởng nặng nề của kiến trúc châu Âu, có nhiều mảng tường lớn nên Khải Định đã phải xử dụng nhiều họa sĩ, điêu khắc làm tranh tượng hoành tráng. Một trong những họa sĩ bị trưng dụng là ông Cửu Tánh.
Một hôm Khải Định lên xem thợ xây lăng thì thấy Cửu Tánh đang nằm ngửa trên một cái giàn tre, trên thân hình chỉ độc nhất có một cái quần đùi, hai chân quắp hai cái cọ vẽ nhúng vào phẩm vẽ rồng năm móng ẩn mây trang trí cái trần điện Khải Thành. Thấy vua mà không chịu ăn mặt đàng hoàng đến phủ phục phục chào vua đã là mắc tội khi quân, lại còn dùng hai chân mà vẽ rồng năm móng nữa, quả thật Cửu Tánh không thể tránh được tội chết.
Khải Định đứng dưới dòm lên nói như quát vào mặt Cửu Tánh:
- "Vì răng mi dám dùng chân mà vẽ rồng năm móng? Mi không biết khi quân rứa là chết à?"
Cửu Tánh vẫn nằm ngửa, mắt nhìn lên trần điện Khải Thành hai chân vẫn ngúy ngoáy bệt phẩm vẽ lia lịa, miệng nói với xuống đất với Khải Định:
- "Dạ bẩm Hoàng thượng mô dám! Vì vẽ bứa rồng ẩn mây ni lớn mà khoảng cách giữa tay với mắt lại quá gần không thể điều chỉnh xa gần đậm lạt được, nên thần phải dùng chân!". Khải Định nghe có lý nên phải dịu giọng nói: - "May mà chỉ có một Cửu Tánh, chứ có đến hai đứa thì tau phải lấy cái đầu mi!". Cửu Tánh tủm tỉm cười và hình như cái đầu rồng vừa vẽ xong dưới cái trần nhà đang nhìn Khải Định và nhe răng cười.
Khải Định là một ông vua suốt mười năm ngồi trên ngai vàng chỉ lo xây lăng, cung An Định và điện Kiến Trung. Các công trình đã chịu ảnh hưởng nặng nề của kiến trúc châu Âu, có nhiều mảng tường lớn nên Khải Định đã phải xử dụng nhiều họa sĩ, điêu khắc làm tranh tượng hoành tráng. Một trong những họa sĩ bị trưng dụng là ông Cửu Tánh.
Một hôm Khải Định lên xem thợ xây lăng thì thấy Cửu Tánh đang nằm ngửa trên một cái giàn tre, trên thân hình chỉ độc nhất có một cái quần đùi, hai chân quắp hai cái cọ vẽ nhúng vào phẩm vẽ rồng năm móng ẩn mây trang trí cái trần điện Khải Thành. Thấy vua mà không chịu ăn mặt đàng hoàng đến phủ phục phục chào vua đã là mắc tội khi quân, lại còn dùng hai chân mà vẽ rồng năm móng nữa, quả thật Cửu Tánh không thể tránh được tội chết.
Khải Định đứng dưới dòm lên nói như quát vào mặt Cửu Tánh:
- "Vì răng mi dám dùng chân mà vẽ rồng năm móng? Mi không biết khi quân rứa là chết à?"
Cửu Tánh vẫn nằm ngửa, mắt nhìn lên trần điện Khải Thành hai chân vẫn ngúy ngoáy bệt phẩm vẽ lia lịa, miệng nói với xuống đất với Khải Định:
- "Dạ bẩm Hoàng thượng mô dám! Vì vẽ bứa rồng ẩn mây ni lớn mà khoảng cách giữa tay với mắt lại quá gần không thể điều chỉnh xa gần đậm lạt được, nên thần phải dùng chân!". Khải Định nghe có lý nên phải dịu giọng nói: - "May mà chỉ có một Cửu Tánh, chứ có đến hai đứa thì tau phải lấy cái đầu mi!". Cửu Tánh tủm tỉm cười và hình như cái đầu rồng vừa vẽ xong dưới cái trần nhà đang nhìn Khải Định và nhe răng cười.
Truyện 33
Năm 1301, sau khi thắng quân Nguyên, vua Trần Nhân Tôn nước Đại Việt
sang thăm Chiêm Quốc. Vua nước Chiêm lúc ấy là Chế Mân đã tổ chức Nghi
Lễ đón vua Trần vô cùng trọng thể. Sau chín tháng trò chuyện, thăm viếng
bàn bạc ngoại giao giữa hai nước, vua Trần đã quyết định gả công chúa
Huyền Trân yêu quí của nước Đại Việt cho Chế Mân - mặc dù vua nước Chiêm
đã lớn tuổi và đã có nhiều vợ.
Khi cái tin vua Trần hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đưa về đến Kinh đô Thăng Long, quần thần và dân trăm họ vô cùng xao xuyến. Công chúa Huyền Trân thì hoảng hốt, vật vả người một cách thảm thiết. Phần thì công chúa lo đi làm vợ vua Chiêm ở xứ lạ quê người, phần thì công chúa đau đớn phải xa lìa người yêu là Trần Khắc Chung - một vị tướng trẻ của nước Đại Việt. Suốt mấy năm liền, công chúa cứ ẩn mình trong cung, nổi khổ tâm da diết của công chúa không thể nào diễn tả cho hết được. Trong lúc đó quần thần và dân trăm họ chưa hiểu được dụng ý của vua Trần đã dùng thơ văn chế nhạo việc gả bán của nhà vua. Dư luận chống lại việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đã vượt biên giới lan tận tai vua Chiêm, vua Chiêm không ngạc nhiên và cũng không bỏ ý định cưới Huyền Trân.
Năm 1306, vua Chiêm cho người sang Thăng Long xin vua Trần thực hiện lời hứa cũ và thông báo cho nước Đại Việt biết nếu cưới được công chúa Huyền Trân thì vua Chiêm sẽ cắt hai châu Ô, Lý (là đất cũ của nước Đại Việt) trả về cho nước Đại Việt làm quà sính lễ. Công chúa Huyền Trân vốn đã hiểu được nổi thao thức của vua cha về đất nước: Hai châu Ô, Lý của Đại Việt đã lọt vào tay nhà Tần rồi nhà Hán từ xa xưa và lệ thuộc Chiêm Thành, cho nên nghe tin ấy công chúa Huyền Trân đang đau khổ bổng dưng bà trở nên vui tươi. Bà hiểu được dụng ý của vua cha dùng tình cảm giao hảo giữa hai nước mà tiết kiệm được máu xương của trăm họ, Bà chịu hy sinh tình riêng để nhận lời ra đi.
Khi Bà sang đến Chiêm Quốc thì đồng bào ở hai châu Hoan, Aùi (Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay) cũng rầm rộ kéo nhau vào tiếp nhận hai châu Ô, Lý. Châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hóa. Đồng bào thường gọi chung là Thuận Hoá.
Người đời sau biết ơn bà đã làm nhiều thơ văn ca ngợi sự hy sinh của bà.
Sau này, các điệu ca Huế nổi tiếng Nam Bình, Nam Ai ra đời cũng xuất phát từ cuộc ra đi của Bà Huyền Trân. Mấy câu ca kết thúc bài Nam Bình "Nước non ngàn dặm ra đi" thật thấm thía:
"Dặn một lời Mân quân,
Nay chuyện đà như nguyện.
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân.
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần."
Khi cái tin vua Trần hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đưa về đến Kinh đô Thăng Long, quần thần và dân trăm họ vô cùng xao xuyến. Công chúa Huyền Trân thì hoảng hốt, vật vả người một cách thảm thiết. Phần thì công chúa lo đi làm vợ vua Chiêm ở xứ lạ quê người, phần thì công chúa đau đớn phải xa lìa người yêu là Trần Khắc Chung - một vị tướng trẻ của nước Đại Việt. Suốt mấy năm liền, công chúa cứ ẩn mình trong cung, nổi khổ tâm da diết của công chúa không thể nào diễn tả cho hết được. Trong lúc đó quần thần và dân trăm họ chưa hiểu được dụng ý của vua Trần đã dùng thơ văn chế nhạo việc gả bán của nhà vua. Dư luận chống lại việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đã vượt biên giới lan tận tai vua Chiêm, vua Chiêm không ngạc nhiên và cũng không bỏ ý định cưới Huyền Trân.
Năm 1306, vua Chiêm cho người sang Thăng Long xin vua Trần thực hiện lời hứa cũ và thông báo cho nước Đại Việt biết nếu cưới được công chúa Huyền Trân thì vua Chiêm sẽ cắt hai châu Ô, Lý (là đất cũ của nước Đại Việt) trả về cho nước Đại Việt làm quà sính lễ. Công chúa Huyền Trân vốn đã hiểu được nổi thao thức của vua cha về đất nước: Hai châu Ô, Lý của Đại Việt đã lọt vào tay nhà Tần rồi nhà Hán từ xa xưa và lệ thuộc Chiêm Thành, cho nên nghe tin ấy công chúa Huyền Trân đang đau khổ bổng dưng bà trở nên vui tươi. Bà hiểu được dụng ý của vua cha dùng tình cảm giao hảo giữa hai nước mà tiết kiệm được máu xương của trăm họ, Bà chịu hy sinh tình riêng để nhận lời ra đi.
Khi Bà sang đến Chiêm Quốc thì đồng bào ở hai châu Hoan, Aùi (Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay) cũng rầm rộ kéo nhau vào tiếp nhận hai châu Ô, Lý. Châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hóa. Đồng bào thường gọi chung là Thuận Hoá.
Người đời sau biết ơn bà đã làm nhiều thơ văn ca ngợi sự hy sinh của bà.
Sau này, các điệu ca Huế nổi tiếng Nam Bình, Nam Ai ra đời cũng xuất phát từ cuộc ra đi của Bà Huyền Trân. Mấy câu ca kết thúc bài Nam Bình "Nước non ngàn dặm ra đi" thật thấm thía:
"Dặn một lời Mân quân,
Nay chuyện đà như nguyện.
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân.
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần."
Truyện 34
Cao Bá Quát có tài học mà chẳng được dùng, quan tỉnh Bắc Ninh thấy thế
liền mật tấu về Kinh, nên năm 1841, ông được sung chức Hành tẩu bộ Lễ.
Nhân gặp khoa thi Hương, ông được cữ đi làm sơ khảo trường Thừa Thiên. Trong khi chấm văn, ông thấy có một quyển văn hay mà viết phạm một chữ húy; chữ ấy đáng lẽ phải bớt nét (tỉnh hoạch) mà thí sinh lại sơ suất không bớt. Đúng phép thì quyển văn dù hay đến đâu mà đã viết phải một chữ phạm vào quốc húy là phải đánh bỏ, nếu phạm vào trọng húy thì lại còn phải tội là khác, ông Quát vốn là người phóng đạt nên ông cho rằng những luật lệ ấy là quá khắc nghiệt của trường qui loại bỏ. Vì lòng thương tài, trong tâm trí ông bổng nảy ra ý nghĩ rằng phải sửa hộ để cứu quyển văn có giá trị này. Nhưng khốn thay ở chốn quan trường chỉ có mực son chứ không có bút mực xạ thì làm sao chữa hộ cho được? Ngừng một lát rồi ông lấy một mảnh giấy, hơ lên trên ngọn đèn để lấy muội khói, rồi gợt sạch bút son, dầm quện vào cái muội ấy thay làm mực để chữa. Đoạn, ông cứ cho điểm vào quyển ấy để láy như thường, nhưng sau đó người ta phát hiện ra việc sửa bài này. Người được Cao Bá Quát cứu ấy là Phạm Gia Hanh. Ông Quát bị cách chức và phát phôi đi Đà Nẵng.
Theo Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn thì không phải ông Quát sửa một quyển mà chính ông cùng với bạn đồng sự là Phan Nhạ đã dùng muôi đèn chữa những 24 quyển văn, trong đó có 5 quyển được đỗ. Việc vỡ lở, quan giám sát Trường thi là Hồ Trọng Tuấn dàn hặc, ông Quát bị ghép vào tội tử hình. Vua Thiệu Trị là người sính văn chương đã có sẵn cảm tình với ông Quát nên nhà vua đã gia ân giảm án cho ông thành "giam để chờ xử giảo". Nhưng sau ông Quát được ân xá và khởi dụng trở lại.
Nhân gặp khoa thi Hương, ông được cữ đi làm sơ khảo trường Thừa Thiên. Trong khi chấm văn, ông thấy có một quyển văn hay mà viết phạm một chữ húy; chữ ấy đáng lẽ phải bớt nét (tỉnh hoạch) mà thí sinh lại sơ suất không bớt. Đúng phép thì quyển văn dù hay đến đâu mà đã viết phải một chữ phạm vào quốc húy là phải đánh bỏ, nếu phạm vào trọng húy thì lại còn phải tội là khác, ông Quát vốn là người phóng đạt nên ông cho rằng những luật lệ ấy là quá khắc nghiệt của trường qui loại bỏ. Vì lòng thương tài, trong tâm trí ông bổng nảy ra ý nghĩ rằng phải sửa hộ để cứu quyển văn có giá trị này. Nhưng khốn thay ở chốn quan trường chỉ có mực son chứ không có bút mực xạ thì làm sao chữa hộ cho được? Ngừng một lát rồi ông lấy một mảnh giấy, hơ lên trên ngọn đèn để lấy muội khói, rồi gợt sạch bút son, dầm quện vào cái muội ấy thay làm mực để chữa. Đoạn, ông cứ cho điểm vào quyển ấy để láy như thường, nhưng sau đó người ta phát hiện ra việc sửa bài này. Người được Cao Bá Quát cứu ấy là Phạm Gia Hanh. Ông Quát bị cách chức và phát phôi đi Đà Nẵng.
Theo Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn thì không phải ông Quát sửa một quyển mà chính ông cùng với bạn đồng sự là Phan Nhạ đã dùng muôi đèn chữa những 24 quyển văn, trong đó có 5 quyển được đỗ. Việc vỡ lở, quan giám sát Trường thi là Hồ Trọng Tuấn dàn hặc, ông Quát bị ghép vào tội tử hình. Vua Thiệu Trị là người sính văn chương đã có sẵn cảm tình với ông Quát nên nhà vua đã gia ân giảm án cho ông thành "giam để chờ xử giảo". Nhưng sau ông Quát được ân xá và khởi dụng trở lại.
Truyện 35
Sau ngày thất thủ kinh đô bọn giặc Pháp chiếm đóng Huế, đồng bào bị sưu
cao thuế nặng vô cùng đau khổ. Dân gian đã phải ta thán:
"Từ ngày Tây lại đế đô,
Sưu cao thuế nặng biết chừng mô hỏi trời.
Còn lo một nổi khổ đời,
Quan trên ỷ thế nhiều lời hiếp dân".
Đó cũng là tình trạng chung của cả nước. Đến đầu năm 1908 phong trào chống thuế ở các tỉnh phía Nam bùng nổ. Ngọn lửa khán sưu, chống thuế ở Huế - Thừa Thiên có dịp sáng lên. Đặc biệt ở hai làng Gia. Lê Chánh và Công Lương (xã Thủy Vân ngày nay). Ông Khóa Nối (Tên thực là Nguyễn Hoàng Chi) giả làm người buôn quế loan truyền một tờ Thông tri mang nội dung như sau:
"Đáng yêu thay dân tỉnh Quảng Nam!
Đáng kính thay dân tỉnh Quảng Nam!
Đáng học thay dân tỉnh Quảng Nam!
Giặc Pháp mượn tiếng bảo hộ, ngược đãi dân ta thật đã quá lắm. Hàng năm nộp xong sưu thuế rồi, mình không còn chiếc áo lành, bụng không được ăn cơm no đi nới khác tìm ăn, khổ hết chỗ nói. Nếu không một phen đứng dậy tỏ tình kêu nài thì sưu thuế vẫn còn tăng mãi. Dân ta mười nhà đã đến chín nhà rỗng không. Khó lòng gánh chịu được. Nếu cứ ngồi mà đợi chết, chi bằng vùng dậy mà tìm lối sống!"
Bạn ông Khoá Nối là Lê Đình Mộng - người làng Gia. Lê - đứng lên lãnh đạo nông dân hội họp dân chúng phát động phong trào chống thuế ở Huế - Thừa Thiên.
Nghe tin đó, thực dân Pháp vội phái Ông Phủ doãn Thừa Thiên là Trần Trạm - một người nổi tiếng thanh liêm, cùng Phó quản Trần Phán đem theo một đội lính khố xanh, có tri huyện Phú Vang Trần Hữu Chí dẫn đường chèo đò về Công Lương - Gia. Lê với ý định hiểu dụ dân chúng không nên có những hành vi chống thuế như hạt Quảng Nam sẽ mang họa vào thân.
Dân chúng đón hỏi:
- "Lúc ni mà Ông Phủ doãn đi mô rứa?"
- "Quan binh đi hành hạt, sao dân không ra nghênh đón mà hỏi chi khiếm lễ rứa?"
- "Dân đói kém đang định kéo nhau lên Phủ, lên Huyện xin sâu, xin thuế, dân tình đâu có ở nhà mà quan Phủ doãn đi hành hạt?"
- "Ai cho phép dân đi?"
- "Cái bụng đói bắt đi!"
Sau một hồi tranh cãi bỗng có một người đứng trên cầu Gia. Lê ném một cục đất vào thuyền do Trần Phán chỉ huy. Dân chúng tưởng Lê Đình Mộng ra hiệu lệnh ùa xuống nước định bắt trói Trần Trạm. Nhưng may sao có ý kiến cho rằng Ông là người tốt chỉ bị bọn thực dân lợi dụng thôi nên họ bỏ Ông vô thúng ngồi. Bọn Trần Phán và Trần Hữu Chí hạ lệnh nổ súng. Dân chúng nghe súng nổ càng sôi máu, họ dùng đất rang ném lại bọn quan binh như mưa. Ông Nguyễn Cường - Người Công Lương, bị bắn chết tại chỗ. D6an đưa ra sau lấy lá Thầu Dầu đắp kín chuẩn bị khiêng đi đấu tranh chứ không chôn.
Tên Trần Phán hung hăng nhất bị trói ngoé, những tên lính đã gây nợ máu bị trói và bị nhận nước.
Sáng hôm sau (10-04-1908), dân hai làng Công Lương - Gia. Lê đã gánh Ông Trần Trạm và khiêng xác Nguyễn Cường vào Huế đấu tranh. Dân sáu huyện Thừa Thiên hay tin cũng kéo vào. Đoàn người đi đấu tranh có những nét rất đặc biệt: tóc cắt ngắn, áo quần rách tả tơi, mang bị như người đi xin và họ gọi nhau là đồng bào.
Bọn Pháp đã xua lính ở Mang Cá lên đàn áp đẫm máu cuộc đấu tranh. Tuy vậy, trước khí thế của quần chúng, bọn thực dân đã phải giảm sưu, hạ thuế. Và từ đó làm gì có hại cho dân, chúng cũng phải cân nhắc.
"Từ ngày Tây lại đế đô,
Sưu cao thuế nặng biết chừng mô hỏi trời.
Còn lo một nổi khổ đời,
Quan trên ỷ thế nhiều lời hiếp dân".
Đó cũng là tình trạng chung của cả nước. Đến đầu năm 1908 phong trào chống thuế ở các tỉnh phía Nam bùng nổ. Ngọn lửa khán sưu, chống thuế ở Huế - Thừa Thiên có dịp sáng lên. Đặc biệt ở hai làng Gia. Lê Chánh và Công Lương (xã Thủy Vân ngày nay). Ông Khóa Nối (Tên thực là Nguyễn Hoàng Chi) giả làm người buôn quế loan truyền một tờ Thông tri mang nội dung như sau:
"Đáng yêu thay dân tỉnh Quảng Nam!
Đáng kính thay dân tỉnh Quảng Nam!
Đáng học thay dân tỉnh Quảng Nam!
Giặc Pháp mượn tiếng bảo hộ, ngược đãi dân ta thật đã quá lắm. Hàng năm nộp xong sưu thuế rồi, mình không còn chiếc áo lành, bụng không được ăn cơm no đi nới khác tìm ăn, khổ hết chỗ nói. Nếu không một phen đứng dậy tỏ tình kêu nài thì sưu thuế vẫn còn tăng mãi. Dân ta mười nhà đã đến chín nhà rỗng không. Khó lòng gánh chịu được. Nếu cứ ngồi mà đợi chết, chi bằng vùng dậy mà tìm lối sống!"
Bạn ông Khoá Nối là Lê Đình Mộng - người làng Gia. Lê - đứng lên lãnh đạo nông dân hội họp dân chúng phát động phong trào chống thuế ở Huế - Thừa Thiên.
Nghe tin đó, thực dân Pháp vội phái Ông Phủ doãn Thừa Thiên là Trần Trạm - một người nổi tiếng thanh liêm, cùng Phó quản Trần Phán đem theo một đội lính khố xanh, có tri huyện Phú Vang Trần Hữu Chí dẫn đường chèo đò về Công Lương - Gia. Lê với ý định hiểu dụ dân chúng không nên có những hành vi chống thuế như hạt Quảng Nam sẽ mang họa vào thân.
Dân chúng đón hỏi:
- "Lúc ni mà Ông Phủ doãn đi mô rứa?"
- "Quan binh đi hành hạt, sao dân không ra nghênh đón mà hỏi chi khiếm lễ rứa?"
- "Dân đói kém đang định kéo nhau lên Phủ, lên Huyện xin sâu, xin thuế, dân tình đâu có ở nhà mà quan Phủ doãn đi hành hạt?"
- "Ai cho phép dân đi?"
- "Cái bụng đói bắt đi!"
Sau một hồi tranh cãi bỗng có một người đứng trên cầu Gia. Lê ném một cục đất vào thuyền do Trần Phán chỉ huy. Dân chúng tưởng Lê Đình Mộng ra hiệu lệnh ùa xuống nước định bắt trói Trần Trạm. Nhưng may sao có ý kiến cho rằng Ông là người tốt chỉ bị bọn thực dân lợi dụng thôi nên họ bỏ Ông vô thúng ngồi. Bọn Trần Phán và Trần Hữu Chí hạ lệnh nổ súng. Dân chúng nghe súng nổ càng sôi máu, họ dùng đất rang ném lại bọn quan binh như mưa. Ông Nguyễn Cường - Người Công Lương, bị bắn chết tại chỗ. D6an đưa ra sau lấy lá Thầu Dầu đắp kín chuẩn bị khiêng đi đấu tranh chứ không chôn.
Tên Trần Phán hung hăng nhất bị trói ngoé, những tên lính đã gây nợ máu bị trói và bị nhận nước.
Sáng hôm sau (10-04-1908), dân hai làng Công Lương - Gia. Lê đã gánh Ông Trần Trạm và khiêng xác Nguyễn Cường vào Huế đấu tranh. Dân sáu huyện Thừa Thiên hay tin cũng kéo vào. Đoàn người đi đấu tranh có những nét rất đặc biệt: tóc cắt ngắn, áo quần rách tả tơi, mang bị như người đi xin và họ gọi nhau là đồng bào.
Bọn Pháp đã xua lính ở Mang Cá lên đàn áp đẫm máu cuộc đấu tranh. Tuy vậy, trước khí thế của quần chúng, bọn thực dân đã phải giảm sưu, hạ thuế. Và từ đó làm gì có hại cho dân, chúng cũng phải cân nhắc.
Truyện 36
Phan Huy Ích (1750-1822) là một danh sĩ Bắc hà, ông có mối liên hệ đặc
biệt với những người văn học nỗi tiếng. Oâng là học trò Ngô Thì Sĩ, em
rể Ngô Thì Nhậm. Thân sinh ông là Phan Cẩn, em ruột ông là Phan Huy Oân,
ba cha con đều đỗ đại khoa, cùn làm quan một triều. Đó là một trường
hợp hiếm có. Sau khi đỗ tiến sĩ (1775), ông được Trịnh Sâm ủy nhiệm vào
Thuận Quảng trao ấn kiếm và phong tước cho Nguyễn Nhạc - Thủ lĩnh Tây
Sơn - làm Lưu thú Quảng Nam tước Cung quận công. Ngồi trên gác Triêu
Dương bên bờ Nam sông Hương, Huy Ích được toàn quyền làm những việc hệ
trọng (Triêu Dương các thượng thụ cơ nghi). Làm việc xong ông tranh thủ
đi tham quan các danh thắng ở Huế như chùa Thiên Mụ, đồi Hà Khê, Phủ
Cam, Phố Lữ (Bao Vinh)... Ông viết:
"Xuân Thành sơn thủy đa giai cảnh,
Công hạ thường cung phóng tăm kỳ".
Nghĩa là:
Non nước thành Phú Xuân nhiều cảnh đẹp,
Rỗi việc công thường đi xem cảnh lạ.
Trước đó vào cuối năm 1786, ông vào Nghệ An theo lệnh vua Lê đánh dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng ông không có tài cung kiếm nên bị Chỉnh bắt sống. May nhờ có Nguyễn Kim Khuê là chỗ quen biết cũ hết sức cứu gỡ ông mới thoát chết và được trở về Thăng Long. Tháng 4-1788, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc lần thứ hai, Phan Huy Ích cùng một số danh sĩ Bắc Hà được Nguyễn Huệ vời vào Phú Xuân giúp phong trào Tây Sơn. Ông được Nguyễn Huệ cho dự lễ tấn tôn trên đỉnh núi Bân. Sau ngày đại thắng quân Thanh, Phan Huy Ích được vua Quang Trung cử cùng Ngô Thì Nhậm lo việc ngoại giao với nhà Thanh.
Nhiệm vụ thật khó khăn, ngày đêm lo nghĩ làm sao cho tròn khiến mawys Ích thêm sâu và tóc bạc sớm. Thế mà những nhân sĩ không phục vụ Tây Sơn vẫn còn gièm pha ông đủ điều. Nhiệm vụ đang làm thì bổng người em ông làm phản bị trọng tội. Những người đã từng gièm pha ông lại có dịp hù doa. Ông cho là "Quang Trung là người rất cương quyết sẽ giết ông như giết Võ Văn Nhậm, giết Nguyễn Hữu Chĩnh, ông hãy liệu mà xa chạy cao bay", nào là "Quang Trung từ nay sẽ không còn tin dùng ông nữa tận tuỵ với Tây Sơn vô ích".
Phan Huy Ích nơm nớp lo sợ. Nhưng mặc cho những lời gièm pha, từ Bắc thành ông viết một tờ biểu xin tạ tội với Quang Trung. Khi gửi tờ biểu đi rồi ông chuẩn bị mọi việc để chờ nhận tội. Nhưng không ngờ, chẳng bao lâu sau ông nhận được Chiếu cua vua Quang Trung truyền ra rằng:
- "Tính người ta thiện ác khác nhau, cha còn chưa vừa lòng được với con,huống chi anh đối với em, việc đã không dính líu đến, thì còn có hiềm nghi gì!"
Cũng trong tờ Chiếu ấy, vau Quang Trung cho Phan Huy Ích vào Phú Xuân triều kiến. Khi vào chầu, vua Quang Trung mời Phan Huy Ích đến gần căn dặn ân cần xem như không có chuyện gì xảy ra. Lúc ấy Phan quá cảm động ông đã cởi mở tâu bày với vua. Khi ở triều về ông đã làm bài thơ nay:
Gia môn hà gia sự,
Phong cảnh phát ninh cư.
Thân phận tồn hình tích,
Uyên thông, giữ chiếu thư.
Xu thương vưu dịch nhược,
Úy lạ cánh ôn như.
Cảm kích đàn trung tố,
Quân thiều, mông my mơ.
Nghĩa là:
Gia đình sao nhiều việc,
Tình cảnh muốn yên không xong.
Phận làm tôi đã có dấu vết,
Đấng sáng suốt lại ban chiếu thư.
Khi tới lui càng thấy sợ hãy,
Lời an ủi lại ôn tồn.
Cảm kích tác thành xin giải hết,
Trong mơ, văn vẳn nhạc quân thiều.
Mặc dầu cuộc đời cua Phan Huy Ích đã có những biến cố mâu thuẫn với Nguyễn Huệ - Quang Trung như thế, nhưng Nguyễn Huệ - Quang Trung đã thấy được Phan là người tốt và tin dùng ông như thường. Vì được tin dùng nên từ ấy Phan Huy Ích đã hết sức trung thành với sự nghiệp của Quang Trung. Khi Quang Trung mất,Phan Huy Ích đã khóc:
"Tao tái cơ duyên nan tái đắc,
Tùng kim cô lữ nhạn thần cô".
(Nghĩa là: Duyên may gặp gỡ khó có một lần nữa, từ nay ở quê người, thần như chiếc nhạ lẻ bầy!)
Dưới thời Quang Toản ông vẫn phục vụ tốt cho Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh làm chủ đất Phú Xuân (1801) ông bị bắt đưa về Bắc Thành và bị đưa ra trước Văn Miếu đánh đòn vì tội đã trung thành với Tây Sơn. Sau đó Nguyễn Ánh cho người thu phục ông, mời ông ra làm quan nhưng ông không làm. Cho đến lúc chết ông vẫn tưởng nhớ đến người anh hùng dân tộc đã hiểu ông và tin dùng.
"Xuân Thành sơn thủy đa giai cảnh,
Công hạ thường cung phóng tăm kỳ".
Nghĩa là:
Non nước thành Phú Xuân nhiều cảnh đẹp,
Rỗi việc công thường đi xem cảnh lạ.
Trước đó vào cuối năm 1786, ông vào Nghệ An theo lệnh vua Lê đánh dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng ông không có tài cung kiếm nên bị Chỉnh bắt sống. May nhờ có Nguyễn Kim Khuê là chỗ quen biết cũ hết sức cứu gỡ ông mới thoát chết và được trở về Thăng Long. Tháng 4-1788, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc lần thứ hai, Phan Huy Ích cùng một số danh sĩ Bắc Hà được Nguyễn Huệ vời vào Phú Xuân giúp phong trào Tây Sơn. Ông được Nguyễn Huệ cho dự lễ tấn tôn trên đỉnh núi Bân. Sau ngày đại thắng quân Thanh, Phan Huy Ích được vua Quang Trung cử cùng Ngô Thì Nhậm lo việc ngoại giao với nhà Thanh.
Nhiệm vụ thật khó khăn, ngày đêm lo nghĩ làm sao cho tròn khiến mawys Ích thêm sâu và tóc bạc sớm. Thế mà những nhân sĩ không phục vụ Tây Sơn vẫn còn gièm pha ông đủ điều. Nhiệm vụ đang làm thì bổng người em ông làm phản bị trọng tội. Những người đã từng gièm pha ông lại có dịp hù doa. Ông cho là "Quang Trung là người rất cương quyết sẽ giết ông như giết Võ Văn Nhậm, giết Nguyễn Hữu Chĩnh, ông hãy liệu mà xa chạy cao bay", nào là "Quang Trung từ nay sẽ không còn tin dùng ông nữa tận tuỵ với Tây Sơn vô ích".
Phan Huy Ích nơm nớp lo sợ. Nhưng mặc cho những lời gièm pha, từ Bắc thành ông viết một tờ biểu xin tạ tội với Quang Trung. Khi gửi tờ biểu đi rồi ông chuẩn bị mọi việc để chờ nhận tội. Nhưng không ngờ, chẳng bao lâu sau ông nhận được Chiếu cua vua Quang Trung truyền ra rằng:
- "Tính người ta thiện ác khác nhau, cha còn chưa vừa lòng được với con,huống chi anh đối với em, việc đã không dính líu đến, thì còn có hiềm nghi gì!"
Cũng trong tờ Chiếu ấy, vau Quang Trung cho Phan Huy Ích vào Phú Xuân triều kiến. Khi vào chầu, vua Quang Trung mời Phan Huy Ích đến gần căn dặn ân cần xem như không có chuyện gì xảy ra. Lúc ấy Phan quá cảm động ông đã cởi mở tâu bày với vua. Khi ở triều về ông đã làm bài thơ nay:
Gia môn hà gia sự,
Phong cảnh phát ninh cư.
Thân phận tồn hình tích,
Uyên thông, giữ chiếu thư.
Xu thương vưu dịch nhược,
Úy lạ cánh ôn như.
Cảm kích đàn trung tố,
Quân thiều, mông my mơ.
Nghĩa là:
Gia đình sao nhiều việc,
Tình cảnh muốn yên không xong.
Phận làm tôi đã có dấu vết,
Đấng sáng suốt lại ban chiếu thư.
Khi tới lui càng thấy sợ hãy,
Lời an ủi lại ôn tồn.
Cảm kích tác thành xin giải hết,
Trong mơ, văn vẳn nhạc quân thiều.
Mặc dầu cuộc đời cua Phan Huy Ích đã có những biến cố mâu thuẫn với Nguyễn Huệ - Quang Trung như thế, nhưng Nguyễn Huệ - Quang Trung đã thấy được Phan là người tốt và tin dùng ông như thường. Vì được tin dùng nên từ ấy Phan Huy Ích đã hết sức trung thành với sự nghiệp của Quang Trung. Khi Quang Trung mất,Phan Huy Ích đã khóc:
"Tao tái cơ duyên nan tái đắc,
Tùng kim cô lữ nhạn thần cô".
(Nghĩa là: Duyên may gặp gỡ khó có một lần nữa, từ nay ở quê người, thần như chiếc nhạ lẻ bầy!)
Dưới thời Quang Toản ông vẫn phục vụ tốt cho Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh làm chủ đất Phú Xuân (1801) ông bị bắt đưa về Bắc Thành và bị đưa ra trước Văn Miếu đánh đòn vì tội đã trung thành với Tây Sơn. Sau đó Nguyễn Ánh cho người thu phục ông, mời ông ra làm quan nhưng ông không làm. Cho đến lúc chết ông vẫn tưởng nhớ đến người anh hùng dân tộc đã hiểu ông và tin dùng.
1 nhận xét:
hay quá ạ, cảm ơn admin đã sưu tập nhé !
Đăng nhận xét