1. TỰA
Pierre Quatreponit, thời kỳ 1940-1945, là một thanh niên yêu nước, yêu
thích binh nghiệp, đã trở thành một sĩ quan của trường Saint–Cyr trong
thời gian xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ (1954). Không được tham gia
chiến tranh Đông Dương, nhưng Quatreponit rất quan tâm đến những gì xảy
ra nơi đây.
Hoà bình đến, sau một chuyến đi Việt Nam về, Quatreponit nảy ra ý nghĩ tại sao nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đang ở trong tình trạng suy sụp kiệt quệ, lại để xảy ra một cuộc chiến tranh kéo dài chín năm, với một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời có khi còn lâu hơn thời gian lịch sử của nước Pháp, một dân tộc có truyền thống yêu độc lập, yêu tự do, hoà bình, hữu nghị, có sức sống mãnh liệt, có tinh thần đấu tranh liên tục giành quyền sống của mình, để rồi đi đến kết quả là mất xứ Đông Dương, một mất mát tuyệt đối: cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và ngoại giao.
Quatreponit suy nghĩ đã đến lúc phải đưa ra ánh sáng nhiều vấn đề mà giới báo chí, giới chính trị thường né tránh nói đến. Ông đã sưu tầm tư liệu và viết cuốn: Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương .
Mở đầu cuốn sách Quatreponit nói đến đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam. Ông nói đến đường đi nước bước sự xâm nhập của nước Pháp vào Đông Dương từ thế kỉ thứ XIX như thế nào - “Đạo đi trước, quân theo sau”.
Thông qua cuốn sách, tác giả đã cho chúng ta thấy một số sai lầm lớn của De Gaulle.
1. Quên bài học
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, rút ta bài học cay đắng mà nhân dân Pháp đã phải chịu đựng dưới thời phát xít Đức chiếm đóng, đúng ra De Gaulle phải buông tha các thuộc địa, trả lại độc lập, tự do. Trái lại, ông đã chủ trương trở lại, và lập lại chủ quyền của nước Pháp trên các thuộc địa, trong đó có Đông Dương.
Đằng sau De Gaulle còn có những trùm tư sản thuộc địa, họ không muốn bỏ rơi món mồi béo bở cũ: đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…
2. Sai lầm trong dùng người
De Gaulle đặt tin tưởng tuyệt đối vào d’Argenlieu một thày tu trở thành Đô đốc, một con người chủ quan, kém sáng suốt, tham chức, tham quyền không có kinh nghiệm chiến tranh thuộc địa, lại làm Cao uỷ, kiêm Tổng tư lệnh.
Cùng một lúc De Gaulle phái Leclerc làm chỉ huy quân sự, nhưng chỉ còn nắm bộ binh; đặt một tướng 4 sao dày dạn kinh nghiệm dưới một đô đốc 2 sao, hữu dũng vô mưu; mâu thuẫn giữa Leclerc và D’Argenlieu về chiến lược, sách lược không dung hoà được, cuối cùng Leclerc phải ra đi.
Blaizot và Sabatier là hai đại tướng có kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Đông Dương, vì không ăn cánh, de Gaulle cho thải hồi bằng những lời lẽ bóng bảy để về Pháp, ngồi chơi xơi nước trong Hội đồng Quốc phòng chờ ngày về hưu.
3. Sai lầm về bảo thủ, không lắng nghe lẽ phải
- Nếu ý kiến của Leclerc được chấp nhận, chiến tranh đã không xảy ra.
- Nếu nghe lời khuyên của Mountbatten , Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh ở Viễn Đông - Trong khi thế giới đang có xu hướng phi thực dân hoá, thì Đông Dương là xứ đang nằm ở giữa, vẫn bị trở lại chế độ thuộc địa. Nước Pháp ở xa cách 12.000km lại với một lực lượng nhỏ bé, trở lại xam lược là một phiêu lưu khó thành công - đã không có chiến tranh Việt - Pháp và cả chiến tranh Việt - Mỹ.
4. Sai lầm về bỏ lỡ những thời cơ lập lại hoà bình
Sau chiến bại ở biên giới Việt Nam năm 1950, nếu Pháp thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu) đã kề vai sát cánh với Việt Nam, thế và lực đã thay đổi, nếu lúc ấy đặt vấn đề hoà bình thương lượng, thì phía Pháp còn cứu vãn được nhiều quyền lợi; sau Điện Biên Phủ nếu Pháp biết chịu nhân nhượng thì quyền lợi nước Pháp còn ít nhiều được cứ vãn. Rước Mỹ vào thay thế để đi đến thất bại, Mỹ mất hết và Pháp cũng mất hết.
5. Sai lầm về hối cải muộn màng
Từ năm 1945, de Gaulle chủ trương chiếm lại Đông Dương bằng bạo lực, mãi đến năm 1966, tại Phnom Penh sau 20 năm mới hồi tỉnh, ông tuyên bố: Chiến tranh ở Việt Nam là không thể thắng được. Ông khuyên Mỹ nên ngừng cuộc chiến ở Đông Dương .
Một hối cải muộn màng, Mỹ phải trả giá, hơn 58.000 lính Mỹ tử trận, hàng triệu người Việt Nam bị hy sinh.
6. Sai lầm về văn sử
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, de Gaulle có ảo tưởng gây những chiến thắng vang dội và dễ dàng ở các thuộc địa để kích thích sự phục hưng của nước Pháp đang bị kiệt quệ, suy sụp.
Nhưng thời thế đã thay đổi, đến năm 1945, nước Việt Nam đã qua gần 100 năm bị Pháp đô hộ. Một phần nền văn hoá phương Tây đã xâm nhập vào đời sống người dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,… phải chăng là những người đã tiếp thu nền văn hoá văn minh Tây phương, nay họ lại biết kết hợp thêm với nền văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nên đã đưa cuộc chiến tranh đi đến thành công. Việt Nam đã trải qua 20 lần bị xâm lược, 20 lần đã tự giải phóng, không bị thôn tính, không bị đồng hoá, không bị tiêu diệt, vẫn giữ được trọn vẹn lãnh thổ, nền văn hoá của mình.
Với truyền thống đó, trước sau, Pháp rồi Mỹ đều bị đuổi ra khỏi đất nước Việt Nam.
Pháp và cả Mỹ, nếu có phần am hiểu về lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam, thì đã có thể không phiêu lưu mạo hiểm, đi đến những thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
**
Cuốn sách Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương có thể thức tỉnh một số người, về một số nhận thức chính trị:
1. Có người nói: “Chiến tranh chống Pháp là không cần thiết cứu ngồi mà đợi cũng có độc lập” . Quatreponit đã cho ta thấy ý đồ xâm lược của De Gaulle, của thực dân Pháp ngay từ năm 1945, mặc dù phía ta có kiên trì hoà hoãn, kiên trì thương lượng hoà bình, Pháp vẫn không buông tha, chiến tranh là không thể tránh khỏi. Với ai muốn trở lại đời nô lệ, mà không hiểu điều này.
2. Có người nói: cuộc chiến tranh chống Pháp đã đành, còn chiến tranh chống Mỹ là sai lầm, là một nội chiến, là “nồi da nấu thịt” . Quatreponit đã cho ta thấy rõ sau thất bại ở Điện Biên Phủ, lập tức Pháp bàn giao chiến trường Đông Dương, mời Mỹ thay thế; Mỹ nhảy vào thay thế Pháp là tất yếu, chiến tranh là không tránh khỏi.
Đế quốc Pháp và Mỹ giống nhau ở chỗ: đánh giá thấp tinh thần chịu đựng gian khổ, dám hi sinh và lòng yêu quê hương, đất nước của ngời Việt Nam; đánh giá thấp vai trò và khả năng lãnh đạo của lánh tụ và Đảng lãnh đạo; sở dĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh làm nên được việc lớn, là nhờ biết dựa vào tiềm năng và trí thông minh của dân tộc Việt Nam, biết tập hợp mọi lực lượng đứng lên cứu nước.
3. Qua đọc Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương giúp ta thấy rõ:
- Nguồn gốc chiến tranh nhiều khi bắt nguồn từ một ảo tưởng, từ một tính toán sai lầm của một số người lãnh đạo quân sự, chính trị cấp cao.
- Rõ ràng là, nếu De Gaulle không phạm vào “mù quáng” , thì chiến tranh đã không xảy ra.
- Rõ ráng là nguồn gốc chiến tranh không phải là do các sĩ quan cấp thấp lại không phải là các binh sĩ; hàng vạn binh sĩ theo mệnh lệnh, theo những luận điệu lừa phỉnh, lao vào một cuộc chiến, chém giết mà có khi họ không hay biết đối thủ trước mắt của họ là ai.
Nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam vốn không có hằn thù với nhau, không có lí do gì nhân dân hai nước lại đâm chém nhau.
Điều mà nhân dân Việt Nam không muốn, đó là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (dù là thực dân Pháp, dù là đế quốc Mỹ…). Dân tộc Việt Nam luôn giữ tình hữu nghị với nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, và các dân tộc trên thế giới.
Cuốn sách Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương của Quatreponit đã giúp cho chúng ta nhiều phát hiện mới, nhiều thông tin mới, lấy ra từ kho tư liệu của của nước Pháp, từ những lời kể lại, qua những tư liệu, sách, ghi lại của những nhân chứng lịch sử.
Tác giả không những chịu khó sưu tầm mà còn dũng cảm đưa ra những sự thực đau lòng, dám giữa ban ngày phê phán những sai lầm, buộc tội De Gaulle, một thời là cứu tinh của nước Pháp, là một thần tượng của cả nước Pháp, dám đứng về lẽ phải mà phân tích và phê phán lịch sử.
Tôi thành thực cảm ơn Đại tá Quatreponit đã viết nên một tác phẩm có giá trị với nhiều tư liệu, nhiều ý nghĩa thú vị. Một sự thức tỉnh cần thiết cho những ai còn ảo tưởng nghĩ rằng: “Cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ suốt 30 năm của Việt Nam là có thể tránh được” .
Tôi xin trận trọng giới thiệu cuốn sách Sự mù quáng của tương de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương đến toàn thể bạn đọc trong nước, ngoài nước cùng những ai yêu sự thật, yêu lịch sử.
Hoà bình đến, sau một chuyến đi Việt Nam về, Quatreponit nảy ra ý nghĩ tại sao nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đang ở trong tình trạng suy sụp kiệt quệ, lại để xảy ra một cuộc chiến tranh kéo dài chín năm, với một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời có khi còn lâu hơn thời gian lịch sử của nước Pháp, một dân tộc có truyền thống yêu độc lập, yêu tự do, hoà bình, hữu nghị, có sức sống mãnh liệt, có tinh thần đấu tranh liên tục giành quyền sống của mình, để rồi đi đến kết quả là mất xứ Đông Dương, một mất mát tuyệt đối: cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và ngoại giao.
Quatreponit suy nghĩ đã đến lúc phải đưa ra ánh sáng nhiều vấn đề mà giới báo chí, giới chính trị thường né tránh nói đến. Ông đã sưu tầm tư liệu và viết cuốn: Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương .
Mở đầu cuốn sách Quatreponit nói đến đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam. Ông nói đến đường đi nước bước sự xâm nhập của nước Pháp vào Đông Dương từ thế kỉ thứ XIX như thế nào - “Đạo đi trước, quân theo sau”.
Thông qua cuốn sách, tác giả đã cho chúng ta thấy một số sai lầm lớn của De Gaulle.
1. Quên bài học
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, rút ta bài học cay đắng mà nhân dân Pháp đã phải chịu đựng dưới thời phát xít Đức chiếm đóng, đúng ra De Gaulle phải buông tha các thuộc địa, trả lại độc lập, tự do. Trái lại, ông đã chủ trương trở lại, và lập lại chủ quyền của nước Pháp trên các thuộc địa, trong đó có Đông Dương.
Đằng sau De Gaulle còn có những trùm tư sản thuộc địa, họ không muốn bỏ rơi món mồi béo bở cũ: đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…
2. Sai lầm trong dùng người
De Gaulle đặt tin tưởng tuyệt đối vào d’Argenlieu một thày tu trở thành Đô đốc, một con người chủ quan, kém sáng suốt, tham chức, tham quyền không có kinh nghiệm chiến tranh thuộc địa, lại làm Cao uỷ, kiêm Tổng tư lệnh.
Cùng một lúc De Gaulle phái Leclerc làm chỉ huy quân sự, nhưng chỉ còn nắm bộ binh; đặt một tướng 4 sao dày dạn kinh nghiệm dưới một đô đốc 2 sao, hữu dũng vô mưu; mâu thuẫn giữa Leclerc và D’Argenlieu về chiến lược, sách lược không dung hoà được, cuối cùng Leclerc phải ra đi.
Blaizot và Sabatier là hai đại tướng có kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Đông Dương, vì không ăn cánh, de Gaulle cho thải hồi bằng những lời lẽ bóng bảy để về Pháp, ngồi chơi xơi nước trong Hội đồng Quốc phòng chờ ngày về hưu.
3. Sai lầm về bảo thủ, không lắng nghe lẽ phải
- Nếu ý kiến của Leclerc được chấp nhận, chiến tranh đã không xảy ra.
- Nếu nghe lời khuyên của Mountbatten , Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh ở Viễn Đông - Trong khi thế giới đang có xu hướng phi thực dân hoá, thì Đông Dương là xứ đang nằm ở giữa, vẫn bị trở lại chế độ thuộc địa. Nước Pháp ở xa cách 12.000km lại với một lực lượng nhỏ bé, trở lại xam lược là một phiêu lưu khó thành công - đã không có chiến tranh Việt - Pháp và cả chiến tranh Việt - Mỹ.
4. Sai lầm về bỏ lỡ những thời cơ lập lại hoà bình
Sau chiến bại ở biên giới Việt Nam năm 1950, nếu Pháp thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu) đã kề vai sát cánh với Việt Nam, thế và lực đã thay đổi, nếu lúc ấy đặt vấn đề hoà bình thương lượng, thì phía Pháp còn cứu vãn được nhiều quyền lợi; sau Điện Biên Phủ nếu Pháp biết chịu nhân nhượng thì quyền lợi nước Pháp còn ít nhiều được cứ vãn. Rước Mỹ vào thay thế để đi đến thất bại, Mỹ mất hết và Pháp cũng mất hết.
5. Sai lầm về hối cải muộn màng
Từ năm 1945, de Gaulle chủ trương chiếm lại Đông Dương bằng bạo lực, mãi đến năm 1966, tại Phnom Penh sau 20 năm mới hồi tỉnh, ông tuyên bố: Chiến tranh ở Việt Nam là không thể thắng được. Ông khuyên Mỹ nên ngừng cuộc chiến ở Đông Dương .
Một hối cải muộn màng, Mỹ phải trả giá, hơn 58.000 lính Mỹ tử trận, hàng triệu người Việt Nam bị hy sinh.
6. Sai lầm về văn sử
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, de Gaulle có ảo tưởng gây những chiến thắng vang dội và dễ dàng ở các thuộc địa để kích thích sự phục hưng của nước Pháp đang bị kiệt quệ, suy sụp.
Nhưng thời thế đã thay đổi, đến năm 1945, nước Việt Nam đã qua gần 100 năm bị Pháp đô hộ. Một phần nền văn hoá phương Tây đã xâm nhập vào đời sống người dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,… phải chăng là những người đã tiếp thu nền văn hoá văn minh Tây phương, nay họ lại biết kết hợp thêm với nền văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nên đã đưa cuộc chiến tranh đi đến thành công. Việt Nam đã trải qua 20 lần bị xâm lược, 20 lần đã tự giải phóng, không bị thôn tính, không bị đồng hoá, không bị tiêu diệt, vẫn giữ được trọn vẹn lãnh thổ, nền văn hoá của mình.
Với truyền thống đó, trước sau, Pháp rồi Mỹ đều bị đuổi ra khỏi đất nước Việt Nam.
Pháp và cả Mỹ, nếu có phần am hiểu về lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam, thì đã có thể không phiêu lưu mạo hiểm, đi đến những thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
**
Cuốn sách Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương có thể thức tỉnh một số người, về một số nhận thức chính trị:
1. Có người nói: “Chiến tranh chống Pháp là không cần thiết cứu ngồi mà đợi cũng có độc lập” . Quatreponit đã cho ta thấy ý đồ xâm lược của De Gaulle, của thực dân Pháp ngay từ năm 1945, mặc dù phía ta có kiên trì hoà hoãn, kiên trì thương lượng hoà bình, Pháp vẫn không buông tha, chiến tranh là không thể tránh khỏi. Với ai muốn trở lại đời nô lệ, mà không hiểu điều này.
2. Có người nói: cuộc chiến tranh chống Pháp đã đành, còn chiến tranh chống Mỹ là sai lầm, là một nội chiến, là “nồi da nấu thịt” . Quatreponit đã cho ta thấy rõ sau thất bại ở Điện Biên Phủ, lập tức Pháp bàn giao chiến trường Đông Dương, mời Mỹ thay thế; Mỹ nhảy vào thay thế Pháp là tất yếu, chiến tranh là không tránh khỏi.
Đế quốc Pháp và Mỹ giống nhau ở chỗ: đánh giá thấp tinh thần chịu đựng gian khổ, dám hi sinh và lòng yêu quê hương, đất nước của ngời Việt Nam; đánh giá thấp vai trò và khả năng lãnh đạo của lánh tụ và Đảng lãnh đạo; sở dĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh làm nên được việc lớn, là nhờ biết dựa vào tiềm năng và trí thông minh của dân tộc Việt Nam, biết tập hợp mọi lực lượng đứng lên cứu nước.
3. Qua đọc Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương giúp ta thấy rõ:
- Nguồn gốc chiến tranh nhiều khi bắt nguồn từ một ảo tưởng, từ một tính toán sai lầm của một số người lãnh đạo quân sự, chính trị cấp cao.
- Rõ ràng là, nếu De Gaulle không phạm vào “mù quáng” , thì chiến tranh đã không xảy ra.
- Rõ ráng là nguồn gốc chiến tranh không phải là do các sĩ quan cấp thấp lại không phải là các binh sĩ; hàng vạn binh sĩ theo mệnh lệnh, theo những luận điệu lừa phỉnh, lao vào một cuộc chiến, chém giết mà có khi họ không hay biết đối thủ trước mắt của họ là ai.
Nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam vốn không có hằn thù với nhau, không có lí do gì nhân dân hai nước lại đâm chém nhau.
Điều mà nhân dân Việt Nam không muốn, đó là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (dù là thực dân Pháp, dù là đế quốc Mỹ…). Dân tộc Việt Nam luôn giữ tình hữu nghị với nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, và các dân tộc trên thế giới.
Cuốn sách Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương của Quatreponit đã giúp cho chúng ta nhiều phát hiện mới, nhiều thông tin mới, lấy ra từ kho tư liệu của của nước Pháp, từ những lời kể lại, qua những tư liệu, sách, ghi lại của những nhân chứng lịch sử.
Tác giả không những chịu khó sưu tầm mà còn dũng cảm đưa ra những sự thực đau lòng, dám giữa ban ngày phê phán những sai lầm, buộc tội De Gaulle, một thời là cứu tinh của nước Pháp, là một thần tượng của cả nước Pháp, dám đứng về lẽ phải mà phân tích và phê phán lịch sử.
Tôi thành thực cảm ơn Đại tá Quatreponit đã viết nên một tác phẩm có giá trị với nhiều tư liệu, nhiều ý nghĩa thú vị. Một sự thức tỉnh cần thiết cho những ai còn ảo tưởng nghĩ rằng: “Cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ suốt 30 năm của Việt Nam là có thể tránh được” .
Tôi xin trận trọng giới thiệu cuốn sách Sự mù quáng của tương de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương đến toàn thể bạn đọc trong nước, ngoài nước cùng những ai yêu sự thật, yêu lịch sử.
2. LỜI TÁC GIẢ
“Lịch sử không chỉ đem lại những hồi ức,
Nhưng điều quan trọng hơn là cả sự phê phán”
BRONISLAW GEREMER
Cũng giống như các gia đình khác nằm trong vùng chiếm đóng hồi 1940-1942, gia đình tôi, bố không còn nữa, hằng ngày vẫn nghe trộm “Tiếng Pháp tự do” qua đài London, trong khi ấy trong nhà, vẫn có mặt một sĩ quan Đức, ở căn căn buồng trưng dụng
Trong những năm 50 của thế kỷ XX, đáp lời gọi đi vào binh nghiệp để chuẩn bị sang Đông Dương phục vụ chiến đấu, tôi đã xin gia nhập trường Saint - Cyr. Trong thời gian xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ. Năm tháng trôi qua, cho đến ngày gần đây, sau chuyến đi thăm Việt Nam về, những hình ảnh về đất nước này đã khiến tôi phải xem xét lại những sự kiện đã xảy ra từ năm 1945.
Trở lại dòng lịch sử, và đứng về góc độ của người “Việt Nam” tôi đã tìm ra trong vấn đề “Hòn ngọc của đế chế” những sự thực khác hẳn với những điều mà người thông thường hay chấp nhận, hay sự lãng quên quen thuộc mà cơ quan nhà nước về những sự lừa dối.
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI ĐƯA RA ÁNH SÁNG
Sáu mươi năm đã qua là thời gian đủ để cho phép những sử gia công bố những tìm tòi của họ, để những người đương thời viết về những hồi kí của mình. Việc đọc những tư liệu, việc quan sát nước Việt Nam hiện nay, việc trò chuyện với các cựu chiến binh, việc gặp gỡ với các Việt kiều ở Pháp, cho phép tôi có thể đưa ra ánh sáng, với tinh thần hết sức khách quan về nguồn gốc của cuộc chiến tranh này, và những hậu quả của nó.
Tướng de Gaulle đã tự cho mình một nguyên tắc là “Không bao giờ ngồi thương lượng với kẻ thù, khi chưa ở tư thế là kẻ mạnh”. Trong không khí tưng bừng ngày chiến thắng 9-5-1945(1), không ai nghĩ rằng người Việt Nam lại có thể giành lại được nền độc lập huyền thoại của đất nước họ.
Bởi vậy, ba tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tướng de Gaulle đưa nước Pháp vào một cuộc chiến tranh mà ông ta không lường hết được sự nguy hiểm và sự hão huyền của nó.
Đánh giá thấp đối phương, là một sai lầm không cho phép trên phạm vi chiến thuật cũng như chiến lược.
Tôi xin kính tặng những trang sau đây cho các cựu chiến binh, cho những người dân; cho những người mà tên tuổi đã được ghi vào bia đá ở nghĩa trang Fréjus, tên các ông, các bà là người Đông Dương, hay người Pháp và những ai đang bị đau khổ trong tâm hồn hay thể xác về cuộc chiến tranh tàn khốc đã kéo dài 30 năm (1945-1975).
PIERRE QUATREPOINT
Chú thích:
(1) Ngày chiến thắng phát xít Đức (B.T.)
Nhưng điều quan trọng hơn là cả sự phê phán”
BRONISLAW GEREMER
Cũng giống như các gia đình khác nằm trong vùng chiếm đóng hồi 1940-1942, gia đình tôi, bố không còn nữa, hằng ngày vẫn nghe trộm “Tiếng Pháp tự do” qua đài London, trong khi ấy trong nhà, vẫn có mặt một sĩ quan Đức, ở căn căn buồng trưng dụng
Trong những năm 50 của thế kỷ XX, đáp lời gọi đi vào binh nghiệp để chuẩn bị sang Đông Dương phục vụ chiến đấu, tôi đã xin gia nhập trường Saint - Cyr. Trong thời gian xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ. Năm tháng trôi qua, cho đến ngày gần đây, sau chuyến đi thăm Việt Nam về, những hình ảnh về đất nước này đã khiến tôi phải xem xét lại những sự kiện đã xảy ra từ năm 1945.
Trở lại dòng lịch sử, và đứng về góc độ của người “Việt Nam” tôi đã tìm ra trong vấn đề “Hòn ngọc của đế chế” những sự thực khác hẳn với những điều mà người thông thường hay chấp nhận, hay sự lãng quên quen thuộc mà cơ quan nhà nước về những sự lừa dối.
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI ĐƯA RA ÁNH SÁNG
Sáu mươi năm đã qua là thời gian đủ để cho phép những sử gia công bố những tìm tòi của họ, để những người đương thời viết về những hồi kí của mình. Việc đọc những tư liệu, việc quan sát nước Việt Nam hiện nay, việc trò chuyện với các cựu chiến binh, việc gặp gỡ với các Việt kiều ở Pháp, cho phép tôi có thể đưa ra ánh sáng, với tinh thần hết sức khách quan về nguồn gốc của cuộc chiến tranh này, và những hậu quả của nó.
Tướng de Gaulle đã tự cho mình một nguyên tắc là “Không bao giờ ngồi thương lượng với kẻ thù, khi chưa ở tư thế là kẻ mạnh”. Trong không khí tưng bừng ngày chiến thắng 9-5-1945(1), không ai nghĩ rằng người Việt Nam lại có thể giành lại được nền độc lập huyền thoại của đất nước họ.
Bởi vậy, ba tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tướng de Gaulle đưa nước Pháp vào một cuộc chiến tranh mà ông ta không lường hết được sự nguy hiểm và sự hão huyền của nó.
Đánh giá thấp đối phương, là một sai lầm không cho phép trên phạm vi chiến thuật cũng như chiến lược.
Tôi xin kính tặng những trang sau đây cho các cựu chiến binh, cho những người dân; cho những người mà tên tuổi đã được ghi vào bia đá ở nghĩa trang Fréjus, tên các ông, các bà là người Đông Dương, hay người Pháp và những ai đang bị đau khổ trong tâm hồn hay thể xác về cuộc chiến tranh tàn khốc đã kéo dài 30 năm (1945-1975).
PIERRE QUATREPOINT
Chú thích:
(1) Ngày chiến thắng phát xít Đức (B.T.)
3. CHƯƠNG 1
Sự khổ cực và sự mù quáng
Nếu chúng ta đi theo chiều dài hình chữ S của nước Việt Nam, chúng ta sẽ thấy đất nước này có một dân tộc cần cù và tự tin, một vùng đất khó khăn và hiểm trở.
Ở phía Bắc, ta còn thấy rải rác một số lô cốt còn lại của quân Pháp, nó là những vết sẹo của cuộc chiến tranh Đông Dương.
Ở phía Nam cũng còn sót những vết tích nguy hại hơn do quân Mỹ để lại sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam: hàng ngàn loại dụng cụ quỷ quái mà quân đội Mỹ để lại ở căn cứ không quân Đà Nẵng, Rocket city, và những cháu nhỏ, sinh ra đã bị biến dạng dị hình một cách hủng khiếp sau những trận bom rải chất độc hoá học màu da cam, nay phải làm nghề ăn xin ở các bến phà qua sông Mekong. Những cái nhìn thoáng qua ấy không thể không nhắc chúng ta trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, về một quá khứ rất đau thương đó.
Một câu hỏi đến với chúng ta một cách tự nhiên: Tại sao, sau Chiến tranh thế giới thứ hai ngươi Pháp chúng ta lại có thể đi đến một ý nghĩ muốn trở lại một cách vụng về trên một mảnh đất thuộc địa, ở cách xa ta 12.000 km, có một nền văn minh lâu đời gần với chúng ta, dân tộc này luôn không ngừng đấu tranh chống chế độ thực dân.
Trong khi ấy nước Pháp đang ở trong tình trạng kiệt quệ: Nền kinh tế thì rệu rã, lực lượng quân sự thì suy yếu, bộ binh thì mệt mỏi, lực lượng hải quân, không quân thì lè tèo và thêm nữa, trong bối cảnh của lịch sử, thế giới đang đi đến một xu thế phi thực dân hoá.
Với tướng de Gaulle con người mà đến tuổi ngoài 50 mới ra khỏi mẫu quốc, đế chế thuộc địa đối với ông là một niềm tự hào của quốc gia, mà từ tháng 6-1940, đã trở thành mảnh đất cuối cùng của nước Pháp. Ở đấy, ông có thể tổ chức kháng chiến được. ý nghĩ này của De Gaulle chỉ hai tháng sau đã biến thành hiện thực. Bắt đầu từ vùng xích đạo châu Phi, thuộc địa của Pháp, ông tìm ra một nguồn nhân lực, lòng dũng cảm mà tượng trưng là tướng Leclerc sau này, tiếp theo là vùng Bắc Phi mà năm 1943, ông đã huy đọng được sức người, sức của để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ xảy ra năm 1944 ở Normandie và Provence.
Trong những vùng đất của đế chế, có một nơi xa xăm mà ông không quen biết, lại là nơi để trung thành với Vichy: đó là xứ Đông Dương. Tướng de Gaulle đã quan tâm đến nó vì ở nơi đây, quân đội Nhật hoàng đã đổ bộ vào từ ngày 20-6-1940. Thêm nữa, vì vị tổng thống Roosevelt của nước Mỹ năm 1942 đã viết: “Nước Pháp đã hút máu mủ đất nước này, cần phải loại ra khỏi Việt Nam sau chiến tranh” . Cuối cùng, vì ông ta muốn mang lại cho nước Pháp cái đế chế nguyên vẹn khi mới vào cuộc chiến tranh năm 1939. Cái tỉnh bảo thủ của nhà chức sắc dòng Đền (Templier) , đã chứng kiến bao sự đảo điên của thế giới do chiến tranh gây nên, đã lần lượt làm nảy sinh ở ông những phản ứng có khi là những cảm hứng, những cảm xúc mơ hồ, có khi lại là những nhận tức trái ngược và rồi đi đến những thảm hoạ.
Sau khi đã gợi lên nhiều hiện tượng để chứng minh từ ba thế kỉ nay, đó là vấn đề sự có mặt của những người Pháp, người Âu trên đất nước Việt Nam, luôn là vấn đề phải được xem xét lại. Cuốn sách này giúp bạn đọc theo dõi một phần những suy nghĩ của tướng de Gaulle qua những lời tuyên bố, những quyết định của ông, xung quanh vấn đề Đông Dương trong thời gian từ năm 1940 cho đến năm 1966 khi ông đọc bài diễn văn ở Phnom Penh
2. Bán đảo Đông Dương và sự phát triển của dân tộc Việt Nam
Để mọi người có thể hiểu được những trang sử sau này, chúng ta cũng nên nhắc lại một cách vắn tắt một số dữ liệu về địa lí, về lịch sử, về con người của cái bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương này.
Việt Nam nằm giữa hai nước Thái Lan và Trung Hoa, đất nước này có đặc điểm làm một địa thế hiểm trở và khoảng đất còn lại để sinh sống rất ít. Một khỏi núi lớn có độ cao từ 1500 đến 2000 mét bao trùm lên vùng Bắc Lào và vùng Bắc Bộ. Khối núi này kéo dài xuống phía nam bởi dãy Trường Sơn, ở đoạn cuối là cụm núi Pleyku và Đà Lạt, tất cả có thể đổ ra biển với một độ dốc cao. Một loạt rừng nhiệt đới, có nơi rậm rạp không tài nào xuyên qua được, bao trùm lên các dãy núi. Những dải đất dọc theo bở biển và vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mekong, đều chỉ là những cánh đồng trơ trụi, những đàm ruộng hoặc những đầm lầy.
Thời tiết chịu ảnh hưởng bởi chế độ gió màu, boa gồm hai loại là những cơn lốc cắt đoạn bởi những trận cuồng phong, là những nắng trời gay gắt. Nước thì lúc nào cũng có. Quan điểm gọi Tổ quốc mình là “đất nước” có nghĩa là đất và nước .
Từ thời kỳ đồ đá đã có nhiều dòng người di cư đến đây cư trú. Trong những người này, người Việt là đông hơn cả, họ biết trồng lúa nước. Ba thứ đạo: đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng hoà hợp với một thứ đạo của người Việt đó là đạo thờ tổ tiên và các thần linh . Thứ đạo này bao gồm sự thờ phụng tổ tiên, thờ các thần làng, thờ các đấng thiêng liêng. Những tế bào gia đình gắn bổ sung với nhau tập hợp lại thành những làng xã mà ông lí trưởng được dân bầu ra là người đại diện duy nhất được giao dịch với các chức sắc chính quyền nhà nước. Một điều kì lạ là dân tộc Việt Nam hấp thụ nền văn hoá Trung Hoa đã biến nó thành một tiềm thức dân tộc, một lòng yêu nước độc đáo riêng của mình và đã xây dựng nên một quốc gia được mang tên là Việt Nam .
Dân tộc Việt Nam sau nhiều năm chiến đấu ác liệt, chấm dứt ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, những con người nhỏ bé nhưng dũng cảm ở hai bên bờ sông Hồng dần dần phát triển về phía Nam.
Từ đây, cuối thế kỉ thứ XVII, trên một chiều dài 1700 km, từ Bắc chí Nam, lịch sử và địa lí của nước Việt Nam đã tạo nên một dân tộc dầy dặn thuần nhất và có tổ chức. Vào thời ấy, những thuỷ thủ xuất phát từ Kuchi Bandar, một bến cảng lập ở Ấn Độ bởi Vasco de Gama, đã đi dọc theo bờ biển của đồng bằng sông Mekong, họ đặt cho hậu phương này cái tên là Kuchi-chine và sau đấy những người truyền đạo của Pháp đầu tiên đã đặt chân tới đây.
3. Đã một thời…
… Vua Louis XVI, Đức cha và vị Hoàng tử Nam Kỳ
Năm 1625, từ nước pháp ra đi với ý định qua Nhật để tiếp tục công việc truyền đạo của François Xavie, đức cha Alexandre de Rohdes không đi Nhật được, ông phải dừng chân lại ở xứ Nam Kỳ. Từ khi đặt chân lên xức này, ông bị cảm mến bởi cảnh đẹp và tiếng nói líu lo của các cô gái, ông bắt tay vào học tiếng Việt. Rất nhanh, vì nhu cầu giảng đạo, ông ghi chép âm thanh tiếng Việt qua chữ latinh, ông đã tìm ra một hệ thống dấu để diễn đạt những thăng, trầm. Ông đã sáng tạo ra chữ viết tiếng Việt hiện đại mà nay thường gọi là chữ Quốc ngữ.
Trong một phần tư thế kỷ, vị giáo sĩ đi khắp nơi, từ Sài gòn đến Lạng Sơn. Phạm vi hoạt động của ông lúc đầu là ở Bắc Bộ, sau đến nam Bộ, sự toả sáng mạnh mẽ của ông đã làm hoảng hốt một số vị lãnh chúa địa phương và đã làm xảy ra liên tiếp nhiều sự tàn sát giáo dân. Năm 1645, vị giáo sĩ bị trục xuất nhưng dù sao ông cũng là người mở đường cho một giai đoạn mới.
Trong thế kỉ Ánh sáng , dưới ảnh hưởng của những nhà triết học, đế chế Pháp lúc đầu rất sùng đạo Thiên chúa, dần dần bị giảm bớt lòng tin. Sự phản ứng trên được đo bởi số lượng thiên hướng đi truyền đạo và những phương pháp tài chính được đưa ra dùng. Xu hướng muốn đi buôn thay thế cho xu hướng muốn đi truyền đạo. Vì vậy, một số giáo sĩ trẻ trở về Pháp năm 1745, sau nhiều năm ở đất Nam Kỳ, thấy chiếc tàu của mình bị tàu nước Anh bắt. Đó là Pierre Poivre, một người ở Lyon, con trai một nhà buôn tơ. Mông bị thương trong một trận chiến đấu, và đổ bộ xuống Djakarta. Vì có sở thích ngành trồng trọt, trong thời gian ở lại trên đảo, ông nghiên cứu cách trồng cây, thứ cây mà người Hà Lan giữ độc quyền. Sau nhiều năm, ông đã đánh cắp được một số cây. Ông đã thuần hoá, trồng nó ở L’Isle de France (Ile Maurice). Sau đó ông trở thành một chủ đồn điền, trở nên giàu có và trở lại nước Pháp đầy vinh quang(1).
Pigneaux de Béhaine và Nguyễn Ánh
Giai đoạn cuối thế kỷ là thời kì phối hợp hành động của hai con người. Người thứ nhất là một nhà tu hành dòng Apostolique: Đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine - đức cha xứ Adran(2). Người thứ hai là Nguyễn Ánh. Hai người đã gặp nhau vào tháng 10-1777 trong khi chúa của Nguyễn Ánh đang gặp những điều khốn đốn. Cha của ông là Hoàng tử Huệ Vương vừa bị ám hại bởi những quân nổi dậy. Đức giám mục tiếp nhận chú bé mồ côi mới 15 tuổi. Vị giám mục, người đã hoàn thành việc nghiên cứu chữ Quốc ngữ, đã trở thành người bạn chí thân của chú bé. Những năm tháng tiếp theo là những chuỗi ngày chiến đấu gian khổ của hai người với phong trào Tây Sơn. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là những nông dân xuất thân từ một làng quê Tây Sơn của vùng núi Pleyku(3), được một số nông dân bị sưu cao thuế nặng, ủng hộ. Ba anh em đã xây dựng nên một đạo quân rất mạnh. Sau khi đánh bại quân Xiêm, Nguyễn Huệ trở lại Quy Nhơn, Huế được tin Lê Chiêu Thống (vua cuối cùng của nhà Lê) cầu cứu quân Thanh. Nhà Thanh định nhân cơ hội sang chiếm lại nước Việt Nam lần nữa. Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự, đã hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Mãn Thanh bằng trận Ngọc Hồi, Đống Đa, giải phóng Thủ đô Thăng Long. Anh em nhà Tây Sơn đã thực hiện, lần đầu tiên sự thống nhất đất nước Việt Nam.
Nguyễn Anh, lánh nạn qua Xiêm. Trong thời gian lánh nạn, ông đã có một quyết định táo bạo không bình thường: tháng 2-1785, ông uỷ nhiệm cho đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine nhiệm vụ kí kết một hiệp ước đồng minh và tương trợ với nước Pháp, một cường quốc lúc bấy giờ. Để thực hiện sứ mệnh trên, Nguyễn Ánh giao cho đức cha toàn quyền quyết định, giao cả ấn tín nhà vua và con trai mình là Hoàng tử Cảnh lúc đó mới lên 6 tuổi.
Nhận thấy là không thể thuyết phục cầu cứu được sự can thiệp của người Tây Ban Nha ở Macao, người Pháp ở Pondichery, đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine cảm thấy lo sợ về sự nhòm ngó của người Anh, Hà Lan vào xứ Nam Kỳ, ông bèn chuyển cuộc hành trình về mẫu quốc - nước Pháp, với Hoàng tử Cảnh con trai Nguyễn Ánh đến cung điện Versailles vào tháng 7-1787. Đoàn được thống chế Castries, lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Hàng hải đón tiếp rất tử tế. Castries cảm thấy cần phải nhanh chóng ngăn chặn người Anh và con đường phát triển thương mại của họ. Ông M.de Vergennes, vừa là nhà ngoại giao tinh tế, đã cho phép tổ chức một phái đoàn thương mại sang Nam Kỳ. Không may, ông mất sớm và tháng 2 năm ấy. Người thay thế ông là công tước Montmorin, một con người ít mạnh dạn hơn. Ông này đã phát biểu: “Phải chú ý đến sự tốn phí dùng cho việc này, so sánh với kết quả thu lợi trước mắt hay sau này của việc buôn bán có tính quốc tế này”. “Nhưng dù sao, nhờ tình cảm mà Hoàng tử đã gây được sự nỗ lực của đức cha xứ Adran, mọi việc đã được kí kết ngày 28-11, một hiệp ước, trong ấy nước Pháp có quyền cùng chung quản lí Tourane (Đà Nẵng), và quyền quản lí toàn bộ đảo Poulo Condore(4) (Côn Đảo), trái lại về phía Pháp sẽ phải gửi sang Việt Nam, bốn tàu chiến cộng với một trung đoàn gồm 1.500 quân và pháo binh. Nhưng sự do dự của vua Louis XVI, và tính hai mặt của vị Bộ trưởng mới, viện cớ vào sự cạn kiệt của ngân quỹ nhà vua, đã làm cho chính phủ phải giao cho thuộc địa Ấn Độ việc thi hành đó. Vì bị những hạn chế khó khăn, cuối cùng Hiệp định không được thực thi. Tháng 12-1787, đức cha và vị Hoàng tử phải rời nước Pháp, và dừng chân ở Pondichéry trong một năm để đợi những chiến thuyền mà nó không bao giờ đến. Đức cha đã lớn tiếng phản đối là: “Không bao giờ nền đế chế của một nước lớn lại sai lời hẹn với một Hoàng tử ngoại quốc”. Bị thất vọng, đức cha và Hoàng tử trở lại đất Nam Kỳ với vài con tàu chở một số súng cùng một số đò dùng có ích (quà tặng của một số tư nhân ở Pondichéry và ở L’Ile de France). Ông Hoàng do đấy cũng được miễn nhường cho nước Pháp một số đất, và cũng miễn phải tỏ lời cảm ơn đến các nhà từ thiện. Những sự phản bội trên, Philippe Héluy đã có lời bình luận: “Phương án tầm cỡ lớn của đức cha đã đề xuất có thể làm thay đổi bộ mặt của xứ Đông Dương với hình bóng nước Pháp bên cạnh sứ Đông Dương đi vào thời đại văn minh 80 năm sớm hơn”. Lịch sử sẽ cho thấy là cuộc hẹn hò bất hạnh ấy sẽ được tiếp hối bằng một cuộc hẹn hò khác, bi thảm sâu đáy kéo dài đến một thế kỉ rưỡi”.
Sau một thời gian lánh nạn ở Xiêm, lợi dụng sự chia rẽ giữa nội bộ quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã khởi quân đánh chiếm lại các tỉnh phía Nam, đồng thời đến tháng 3-1789, ông đón được Hoảng tử Cảnh và đức cha sứ Adran trở về sau bốn năm xa cách. Đến tháng 10-1799, đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine chết vì kiệt sức. Nguyễn Ánh đau buồn cho làm tang lễ lớn và tự mình đọc điếu văn bày tỏ nỗi niềm thương tiếc…
Nguyễn Ánh đã cho xây dựng ở trung tâm Sài gòn, trong một công viên, một cái lăng để lưu niệm người ân nhân của mình(5).
VUA GIA LONG VÀ TRIỀU ĐẠI CỦA ÔNG
Sau khi đàn áp được phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, hiệu là Gia Long. Vua Gia Long bắt tay vào công cuộc hiện đại hoá đất nước của mình với sự giúp đỡ của một số người Pháp còn ở lại giúp ông: trường học, nhà máy, công sở, công trình phòng thủ, đường giao thông (như đường quốc lộ 1 chạy từ biên giới Trung Hoa đến Mũi Cà Mau). Có cả về mặt tài chính, thống nhất đo lường, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, thương nghiệp. Ông cho xây dựng cung thành Huế gồm 10 km thành quách xây theo hình sao, kiểu Vauban, trong ấy cung điện bố trí theo mô hình Trung Hoa, gồm Thành Nội, là nơi ở của các quan chức của triều đình, Hoàng Thành là nơi sinh sống của hoàng gia, các cung tần mĩ nữ.
Năm 1820, vua Gia Long qua đời…
Đường lối ngoại giao thân thiện với nước Pháp đã giúp ông nhiều trong việc xây dựng đất nước của ông, nhưng sự nối ngôi của ông gặp nhiều khó khăn. Hoàng tử Cảnh, mất sớm năm 1801, người con thứ hai được nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mệnh. Một cách nhanh chóng, Minh Mệnh(6) tuyên bố đạo Thiên chúa đi ngược với quyền lợi của đất nước ông, bởi những người truyền đạo không thừa nhận tục lệ thờ phụng tổ tiên. Một điều quan trọng là họ đặt những tín đồ Cơ đốc dưới quyền cai trị của một vị vua chúa ngoại quốc, đó là Giáo hoàng, làm cho các tín đồ trở thành bất trung với vua, với Tổ quốc. Về vấn đề này vua Bảo Đại có những lời giải thích sau:
Tục lệ thờ phụng tổ tiên và đạo Khổng bị ràng buộc bởi những tục lệ tôn ti trật tự, làm cho nó bị lẫn lộn là một tôn giáo. Điều mà chúng ta nhìn vào lối thờ phụng này, cho là đơn thuần về mặt giáo dục công dân, về mặt luân lí, thì các giáo sĩ coi đây như là một hành động về tôn giáo. Những sự khác biệt trên đưa đến những mâu thuẫn về tục lệ, và đã gây nên bao tổn thất ở thế kỉ XVII và XVIII. Một số giáo sĩ, như trường hợp của đức cha Pigneaux de Béhaine, nhận thấy cần phải hạn chế sự nghiêm khắc trong việc hành hạ những giáo sĩ. Nhưng những ý kiến ấu không được nghe theo. Sự việc trên làm cho tình hình cành thêm nghiêm trọng và càng đào sâu vào sự ngăn cách Đông và Tây.
Dưới triều Minh Mệnh (1820-1841), đã xảy ra nhiều việc sát hại đối với người công giáo, nhưng dù sao để thực hiện việc văn minh hoá đất nước, vua Thiệu Trị, người kế nghiệp vua Minh Mệnh đã tỏ ra ít tàn bạo hơn nhưng vẫn quyết đoán. Thiệu Trị thi hành chính sách loại bỏ những ảnh hưởng của phương Tây vì lẽ Chính phủ Pháp đã can thiệp vào Việt Nam bằng những hành động đe doạ hay đã dùng đến bạo lực để bảo vệ các giáo sĩ. Trận hải chiến xảy ra ngày 15-4-1847, tại Đà Nẵng, hai tàu chiến Pháp đã đánh đắm bốn chiến thuyền của hải quân Nam Kỳ. Sự kiện trên đã đưa đến hậu quả tai hại: Nước Pháp và Việt Nam cắt quan hệ trong 10 năm.
Chú thích:
(1) Viên đại uý công binh Bernardin de Sait - Pierre, đã đam mê một người vợ chung thuỷ của Pierre Poivre, ông đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Poul et Virginie . Khi ông mất… bà hoá phụ, năm 1795, đã kết hôn với ông Pierre Dupont de Nemours, người học trò của Lavoisier. Ông này đã di cư qua Mỹ, và đã thành lập một công ti nổi tiếng mang tên ông.
(2) Dịch từng chữ: trong vùng đất của những người ngoại đạo . Ở đây ám chỉ một linh mục không có lãnh địa riêng rõ ràng… Trong trường hợp ấy, Adrana (Adrana) là một thành phố của một vương quốc ở vùng Trung cận Đông. Riêng về họ của đức cha, người ta có thể nhận xét có hai chữ: có hay không có chứ x. Đức cha xứ Adran, bên cạnh kí Pinhô, Bêhen là tên mảnh đất của gia đình ở Thíerache, vùng Laoong. Chữ này thêm vào lúc ông qua Versailles năm 1787.
(3)Vùng này là một nơi cô lập và hiểm trở, đến cuối tháng 6-1954 (sau việc thất thủ của Điện Biên Phủ) sẽ là nơi xảy ra trận đánh cuối cùng của chiến tranh Đông Dương, nơi đây một GM mạnh, GM100 , đã bị tiêu diệt. Đơn vị này được thành lập cách đây một năm, từ những đơn vị đã chiến đấu ở chiến trường Triều Tiên trở về.
(4) Hòn đảo này (có diện tích tương đương với thành phố Paris), là nơi có thể xây dựng thành một Hồng Kông của nước Pháp. Ý kiến này nảy sinh tại đây, là nơi đã dùng để làm nhà giam.
(5) Hiện công trình này đã được di chuyển đi nơi khác trong quá trình cải tạo công viên trong những năm 1983-1987.
(6) Theo Nguyễn Đắc Xuân: Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn , Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1998, tr. 76, 83, thì Hoàng tử Đảm là con của Gia Long và bà Thuận Thiên Trần Thị Đang, lên ngôi tháng Giêng năm Canh Thìn (1820).
Nếu chúng ta đi theo chiều dài hình chữ S của nước Việt Nam, chúng ta sẽ thấy đất nước này có một dân tộc cần cù và tự tin, một vùng đất khó khăn và hiểm trở.
Ở phía Bắc, ta còn thấy rải rác một số lô cốt còn lại của quân Pháp, nó là những vết sẹo của cuộc chiến tranh Đông Dương.
Ở phía Nam cũng còn sót những vết tích nguy hại hơn do quân Mỹ để lại sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam: hàng ngàn loại dụng cụ quỷ quái mà quân đội Mỹ để lại ở căn cứ không quân Đà Nẵng, Rocket city, và những cháu nhỏ, sinh ra đã bị biến dạng dị hình một cách hủng khiếp sau những trận bom rải chất độc hoá học màu da cam, nay phải làm nghề ăn xin ở các bến phà qua sông Mekong. Những cái nhìn thoáng qua ấy không thể không nhắc chúng ta trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, về một quá khứ rất đau thương đó.
Một câu hỏi đến với chúng ta một cách tự nhiên: Tại sao, sau Chiến tranh thế giới thứ hai ngươi Pháp chúng ta lại có thể đi đến một ý nghĩ muốn trở lại một cách vụng về trên một mảnh đất thuộc địa, ở cách xa ta 12.000 km, có một nền văn minh lâu đời gần với chúng ta, dân tộc này luôn không ngừng đấu tranh chống chế độ thực dân.
Trong khi ấy nước Pháp đang ở trong tình trạng kiệt quệ: Nền kinh tế thì rệu rã, lực lượng quân sự thì suy yếu, bộ binh thì mệt mỏi, lực lượng hải quân, không quân thì lè tèo và thêm nữa, trong bối cảnh của lịch sử, thế giới đang đi đến một xu thế phi thực dân hoá.
Với tướng de Gaulle con người mà đến tuổi ngoài 50 mới ra khỏi mẫu quốc, đế chế thuộc địa đối với ông là một niềm tự hào của quốc gia, mà từ tháng 6-1940, đã trở thành mảnh đất cuối cùng của nước Pháp. Ở đấy, ông có thể tổ chức kháng chiến được. ý nghĩ này của De Gaulle chỉ hai tháng sau đã biến thành hiện thực. Bắt đầu từ vùng xích đạo châu Phi, thuộc địa của Pháp, ông tìm ra một nguồn nhân lực, lòng dũng cảm mà tượng trưng là tướng Leclerc sau này, tiếp theo là vùng Bắc Phi mà năm 1943, ông đã huy đọng được sức người, sức của để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ xảy ra năm 1944 ở Normandie và Provence.
Trong những vùng đất của đế chế, có một nơi xa xăm mà ông không quen biết, lại là nơi để trung thành với Vichy: đó là xứ Đông Dương. Tướng de Gaulle đã quan tâm đến nó vì ở nơi đây, quân đội Nhật hoàng đã đổ bộ vào từ ngày 20-6-1940. Thêm nữa, vì vị tổng thống Roosevelt của nước Mỹ năm 1942 đã viết: “Nước Pháp đã hút máu mủ đất nước này, cần phải loại ra khỏi Việt Nam sau chiến tranh” . Cuối cùng, vì ông ta muốn mang lại cho nước Pháp cái đế chế nguyên vẹn khi mới vào cuộc chiến tranh năm 1939. Cái tỉnh bảo thủ của nhà chức sắc dòng Đền (Templier) , đã chứng kiến bao sự đảo điên của thế giới do chiến tranh gây nên, đã lần lượt làm nảy sinh ở ông những phản ứng có khi là những cảm hứng, những cảm xúc mơ hồ, có khi lại là những nhận tức trái ngược và rồi đi đến những thảm hoạ.
Sau khi đã gợi lên nhiều hiện tượng để chứng minh từ ba thế kỉ nay, đó là vấn đề sự có mặt của những người Pháp, người Âu trên đất nước Việt Nam, luôn là vấn đề phải được xem xét lại. Cuốn sách này giúp bạn đọc theo dõi một phần những suy nghĩ của tướng de Gaulle qua những lời tuyên bố, những quyết định của ông, xung quanh vấn đề Đông Dương trong thời gian từ năm 1940 cho đến năm 1966 khi ông đọc bài diễn văn ở Phnom Penh
2. Bán đảo Đông Dương và sự phát triển của dân tộc Việt Nam
Để mọi người có thể hiểu được những trang sử sau này, chúng ta cũng nên nhắc lại một cách vắn tắt một số dữ liệu về địa lí, về lịch sử, về con người của cái bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương này.
Việt Nam nằm giữa hai nước Thái Lan và Trung Hoa, đất nước này có đặc điểm làm một địa thế hiểm trở và khoảng đất còn lại để sinh sống rất ít. Một khỏi núi lớn có độ cao từ 1500 đến 2000 mét bao trùm lên vùng Bắc Lào và vùng Bắc Bộ. Khối núi này kéo dài xuống phía nam bởi dãy Trường Sơn, ở đoạn cuối là cụm núi Pleyku và Đà Lạt, tất cả có thể đổ ra biển với một độ dốc cao. Một loạt rừng nhiệt đới, có nơi rậm rạp không tài nào xuyên qua được, bao trùm lên các dãy núi. Những dải đất dọc theo bở biển và vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mekong, đều chỉ là những cánh đồng trơ trụi, những đàm ruộng hoặc những đầm lầy.
Thời tiết chịu ảnh hưởng bởi chế độ gió màu, boa gồm hai loại là những cơn lốc cắt đoạn bởi những trận cuồng phong, là những nắng trời gay gắt. Nước thì lúc nào cũng có. Quan điểm gọi Tổ quốc mình là “đất nước” có nghĩa là đất và nước .
Từ thời kỳ đồ đá đã có nhiều dòng người di cư đến đây cư trú. Trong những người này, người Việt là đông hơn cả, họ biết trồng lúa nước. Ba thứ đạo: đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng hoà hợp với một thứ đạo của người Việt đó là đạo thờ tổ tiên và các thần linh . Thứ đạo này bao gồm sự thờ phụng tổ tiên, thờ các thần làng, thờ các đấng thiêng liêng. Những tế bào gia đình gắn bổ sung với nhau tập hợp lại thành những làng xã mà ông lí trưởng được dân bầu ra là người đại diện duy nhất được giao dịch với các chức sắc chính quyền nhà nước. Một điều kì lạ là dân tộc Việt Nam hấp thụ nền văn hoá Trung Hoa đã biến nó thành một tiềm thức dân tộc, một lòng yêu nước độc đáo riêng của mình và đã xây dựng nên một quốc gia được mang tên là Việt Nam .
Dân tộc Việt Nam sau nhiều năm chiến đấu ác liệt, chấm dứt ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, những con người nhỏ bé nhưng dũng cảm ở hai bên bờ sông Hồng dần dần phát triển về phía Nam.
Từ đây, cuối thế kỉ thứ XVII, trên một chiều dài 1700 km, từ Bắc chí Nam, lịch sử và địa lí của nước Việt Nam đã tạo nên một dân tộc dầy dặn thuần nhất và có tổ chức. Vào thời ấy, những thuỷ thủ xuất phát từ Kuchi Bandar, một bến cảng lập ở Ấn Độ bởi Vasco de Gama, đã đi dọc theo bờ biển của đồng bằng sông Mekong, họ đặt cho hậu phương này cái tên là Kuchi-chine và sau đấy những người truyền đạo của Pháp đầu tiên đã đặt chân tới đây.
3. Đã một thời…
… Vua Louis XVI, Đức cha và vị Hoàng tử Nam Kỳ
Năm 1625, từ nước pháp ra đi với ý định qua Nhật để tiếp tục công việc truyền đạo của François Xavie, đức cha Alexandre de Rohdes không đi Nhật được, ông phải dừng chân lại ở xứ Nam Kỳ. Từ khi đặt chân lên xức này, ông bị cảm mến bởi cảnh đẹp và tiếng nói líu lo của các cô gái, ông bắt tay vào học tiếng Việt. Rất nhanh, vì nhu cầu giảng đạo, ông ghi chép âm thanh tiếng Việt qua chữ latinh, ông đã tìm ra một hệ thống dấu để diễn đạt những thăng, trầm. Ông đã sáng tạo ra chữ viết tiếng Việt hiện đại mà nay thường gọi là chữ Quốc ngữ.
Trong một phần tư thế kỷ, vị giáo sĩ đi khắp nơi, từ Sài gòn đến Lạng Sơn. Phạm vi hoạt động của ông lúc đầu là ở Bắc Bộ, sau đến nam Bộ, sự toả sáng mạnh mẽ của ông đã làm hoảng hốt một số vị lãnh chúa địa phương và đã làm xảy ra liên tiếp nhiều sự tàn sát giáo dân. Năm 1645, vị giáo sĩ bị trục xuất nhưng dù sao ông cũng là người mở đường cho một giai đoạn mới.
Trong thế kỉ Ánh sáng , dưới ảnh hưởng của những nhà triết học, đế chế Pháp lúc đầu rất sùng đạo Thiên chúa, dần dần bị giảm bớt lòng tin. Sự phản ứng trên được đo bởi số lượng thiên hướng đi truyền đạo và những phương pháp tài chính được đưa ra dùng. Xu hướng muốn đi buôn thay thế cho xu hướng muốn đi truyền đạo. Vì vậy, một số giáo sĩ trẻ trở về Pháp năm 1745, sau nhiều năm ở đất Nam Kỳ, thấy chiếc tàu của mình bị tàu nước Anh bắt. Đó là Pierre Poivre, một người ở Lyon, con trai một nhà buôn tơ. Mông bị thương trong một trận chiến đấu, và đổ bộ xuống Djakarta. Vì có sở thích ngành trồng trọt, trong thời gian ở lại trên đảo, ông nghiên cứu cách trồng cây, thứ cây mà người Hà Lan giữ độc quyền. Sau nhiều năm, ông đã đánh cắp được một số cây. Ông đã thuần hoá, trồng nó ở L’Isle de France (Ile Maurice). Sau đó ông trở thành một chủ đồn điền, trở nên giàu có và trở lại nước Pháp đầy vinh quang(1).
Pigneaux de Béhaine và Nguyễn Ánh
Giai đoạn cuối thế kỷ là thời kì phối hợp hành động của hai con người. Người thứ nhất là một nhà tu hành dòng Apostolique: Đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine - đức cha xứ Adran(2). Người thứ hai là Nguyễn Ánh. Hai người đã gặp nhau vào tháng 10-1777 trong khi chúa của Nguyễn Ánh đang gặp những điều khốn đốn. Cha của ông là Hoàng tử Huệ Vương vừa bị ám hại bởi những quân nổi dậy. Đức giám mục tiếp nhận chú bé mồ côi mới 15 tuổi. Vị giám mục, người đã hoàn thành việc nghiên cứu chữ Quốc ngữ, đã trở thành người bạn chí thân của chú bé. Những năm tháng tiếp theo là những chuỗi ngày chiến đấu gian khổ của hai người với phong trào Tây Sơn. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là những nông dân xuất thân từ một làng quê Tây Sơn của vùng núi Pleyku(3), được một số nông dân bị sưu cao thuế nặng, ủng hộ. Ba anh em đã xây dựng nên một đạo quân rất mạnh. Sau khi đánh bại quân Xiêm, Nguyễn Huệ trở lại Quy Nhơn, Huế được tin Lê Chiêu Thống (vua cuối cùng của nhà Lê) cầu cứu quân Thanh. Nhà Thanh định nhân cơ hội sang chiếm lại nước Việt Nam lần nữa. Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự, đã hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Mãn Thanh bằng trận Ngọc Hồi, Đống Đa, giải phóng Thủ đô Thăng Long. Anh em nhà Tây Sơn đã thực hiện, lần đầu tiên sự thống nhất đất nước Việt Nam.
Nguyễn Anh, lánh nạn qua Xiêm. Trong thời gian lánh nạn, ông đã có một quyết định táo bạo không bình thường: tháng 2-1785, ông uỷ nhiệm cho đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine nhiệm vụ kí kết một hiệp ước đồng minh và tương trợ với nước Pháp, một cường quốc lúc bấy giờ. Để thực hiện sứ mệnh trên, Nguyễn Ánh giao cho đức cha toàn quyền quyết định, giao cả ấn tín nhà vua và con trai mình là Hoàng tử Cảnh lúc đó mới lên 6 tuổi.
Nhận thấy là không thể thuyết phục cầu cứu được sự can thiệp của người Tây Ban Nha ở Macao, người Pháp ở Pondichery, đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine cảm thấy lo sợ về sự nhòm ngó của người Anh, Hà Lan vào xứ Nam Kỳ, ông bèn chuyển cuộc hành trình về mẫu quốc - nước Pháp, với Hoàng tử Cảnh con trai Nguyễn Ánh đến cung điện Versailles vào tháng 7-1787. Đoàn được thống chế Castries, lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Hàng hải đón tiếp rất tử tế. Castries cảm thấy cần phải nhanh chóng ngăn chặn người Anh và con đường phát triển thương mại của họ. Ông M.de Vergennes, vừa là nhà ngoại giao tinh tế, đã cho phép tổ chức một phái đoàn thương mại sang Nam Kỳ. Không may, ông mất sớm và tháng 2 năm ấy. Người thay thế ông là công tước Montmorin, một con người ít mạnh dạn hơn. Ông này đã phát biểu: “Phải chú ý đến sự tốn phí dùng cho việc này, so sánh với kết quả thu lợi trước mắt hay sau này của việc buôn bán có tính quốc tế này”. “Nhưng dù sao, nhờ tình cảm mà Hoàng tử đã gây được sự nỗ lực của đức cha xứ Adran, mọi việc đã được kí kết ngày 28-11, một hiệp ước, trong ấy nước Pháp có quyền cùng chung quản lí Tourane (Đà Nẵng), và quyền quản lí toàn bộ đảo Poulo Condore(4) (Côn Đảo), trái lại về phía Pháp sẽ phải gửi sang Việt Nam, bốn tàu chiến cộng với một trung đoàn gồm 1.500 quân và pháo binh. Nhưng sự do dự của vua Louis XVI, và tính hai mặt của vị Bộ trưởng mới, viện cớ vào sự cạn kiệt của ngân quỹ nhà vua, đã làm cho chính phủ phải giao cho thuộc địa Ấn Độ việc thi hành đó. Vì bị những hạn chế khó khăn, cuối cùng Hiệp định không được thực thi. Tháng 12-1787, đức cha và vị Hoàng tử phải rời nước Pháp, và dừng chân ở Pondichéry trong một năm để đợi những chiến thuyền mà nó không bao giờ đến. Đức cha đã lớn tiếng phản đối là: “Không bao giờ nền đế chế của một nước lớn lại sai lời hẹn với một Hoàng tử ngoại quốc”. Bị thất vọng, đức cha và Hoàng tử trở lại đất Nam Kỳ với vài con tàu chở một số súng cùng một số đò dùng có ích (quà tặng của một số tư nhân ở Pondichéry và ở L’Ile de France). Ông Hoàng do đấy cũng được miễn nhường cho nước Pháp một số đất, và cũng miễn phải tỏ lời cảm ơn đến các nhà từ thiện. Những sự phản bội trên, Philippe Héluy đã có lời bình luận: “Phương án tầm cỡ lớn của đức cha đã đề xuất có thể làm thay đổi bộ mặt của xứ Đông Dương với hình bóng nước Pháp bên cạnh sứ Đông Dương đi vào thời đại văn minh 80 năm sớm hơn”. Lịch sử sẽ cho thấy là cuộc hẹn hò bất hạnh ấy sẽ được tiếp hối bằng một cuộc hẹn hò khác, bi thảm sâu đáy kéo dài đến một thế kỉ rưỡi”.
Sau một thời gian lánh nạn ở Xiêm, lợi dụng sự chia rẽ giữa nội bộ quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã khởi quân đánh chiếm lại các tỉnh phía Nam, đồng thời đến tháng 3-1789, ông đón được Hoảng tử Cảnh và đức cha sứ Adran trở về sau bốn năm xa cách. Đến tháng 10-1799, đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine chết vì kiệt sức. Nguyễn Ánh đau buồn cho làm tang lễ lớn và tự mình đọc điếu văn bày tỏ nỗi niềm thương tiếc…
Nguyễn Ánh đã cho xây dựng ở trung tâm Sài gòn, trong một công viên, một cái lăng để lưu niệm người ân nhân của mình(5).
VUA GIA LONG VÀ TRIỀU ĐẠI CỦA ÔNG
Sau khi đàn áp được phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, hiệu là Gia Long. Vua Gia Long bắt tay vào công cuộc hiện đại hoá đất nước của mình với sự giúp đỡ của một số người Pháp còn ở lại giúp ông: trường học, nhà máy, công sở, công trình phòng thủ, đường giao thông (như đường quốc lộ 1 chạy từ biên giới Trung Hoa đến Mũi Cà Mau). Có cả về mặt tài chính, thống nhất đo lường, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, thương nghiệp. Ông cho xây dựng cung thành Huế gồm 10 km thành quách xây theo hình sao, kiểu Vauban, trong ấy cung điện bố trí theo mô hình Trung Hoa, gồm Thành Nội, là nơi ở của các quan chức của triều đình, Hoàng Thành là nơi sinh sống của hoàng gia, các cung tần mĩ nữ.
Năm 1820, vua Gia Long qua đời…
Đường lối ngoại giao thân thiện với nước Pháp đã giúp ông nhiều trong việc xây dựng đất nước của ông, nhưng sự nối ngôi của ông gặp nhiều khó khăn. Hoàng tử Cảnh, mất sớm năm 1801, người con thứ hai được nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mệnh. Một cách nhanh chóng, Minh Mệnh(6) tuyên bố đạo Thiên chúa đi ngược với quyền lợi của đất nước ông, bởi những người truyền đạo không thừa nhận tục lệ thờ phụng tổ tiên. Một điều quan trọng là họ đặt những tín đồ Cơ đốc dưới quyền cai trị của một vị vua chúa ngoại quốc, đó là Giáo hoàng, làm cho các tín đồ trở thành bất trung với vua, với Tổ quốc. Về vấn đề này vua Bảo Đại có những lời giải thích sau:
Tục lệ thờ phụng tổ tiên và đạo Khổng bị ràng buộc bởi những tục lệ tôn ti trật tự, làm cho nó bị lẫn lộn là một tôn giáo. Điều mà chúng ta nhìn vào lối thờ phụng này, cho là đơn thuần về mặt giáo dục công dân, về mặt luân lí, thì các giáo sĩ coi đây như là một hành động về tôn giáo. Những sự khác biệt trên đưa đến những mâu thuẫn về tục lệ, và đã gây nên bao tổn thất ở thế kỉ XVII và XVIII. Một số giáo sĩ, như trường hợp của đức cha Pigneaux de Béhaine, nhận thấy cần phải hạn chế sự nghiêm khắc trong việc hành hạ những giáo sĩ. Nhưng những ý kiến ấu không được nghe theo. Sự việc trên làm cho tình hình cành thêm nghiêm trọng và càng đào sâu vào sự ngăn cách Đông và Tây.
Dưới triều Minh Mệnh (1820-1841), đã xảy ra nhiều việc sát hại đối với người công giáo, nhưng dù sao để thực hiện việc văn minh hoá đất nước, vua Thiệu Trị, người kế nghiệp vua Minh Mệnh đã tỏ ra ít tàn bạo hơn nhưng vẫn quyết đoán. Thiệu Trị thi hành chính sách loại bỏ những ảnh hưởng của phương Tây vì lẽ Chính phủ Pháp đã can thiệp vào Việt Nam bằng những hành động đe doạ hay đã dùng đến bạo lực để bảo vệ các giáo sĩ. Trận hải chiến xảy ra ngày 15-4-1847, tại Đà Nẵng, hai tàu chiến Pháp đã đánh đắm bốn chiến thuyền của hải quân Nam Kỳ. Sự kiện trên đã đưa đến hậu quả tai hại: Nước Pháp và Việt Nam cắt quan hệ trong 10 năm.
Chú thích:
(1) Viên đại uý công binh Bernardin de Sait - Pierre, đã đam mê một người vợ chung thuỷ của Pierre Poivre, ông đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Poul et Virginie . Khi ông mất… bà hoá phụ, năm 1795, đã kết hôn với ông Pierre Dupont de Nemours, người học trò của Lavoisier. Ông này đã di cư qua Mỹ, và đã thành lập một công ti nổi tiếng mang tên ông.
(2) Dịch từng chữ: trong vùng đất của những người ngoại đạo . Ở đây ám chỉ một linh mục không có lãnh địa riêng rõ ràng… Trong trường hợp ấy, Adrana (Adrana) là một thành phố của một vương quốc ở vùng Trung cận Đông. Riêng về họ của đức cha, người ta có thể nhận xét có hai chữ: có hay không có chứ x. Đức cha xứ Adran, bên cạnh kí Pinhô, Bêhen là tên mảnh đất của gia đình ở Thíerache, vùng Laoong. Chữ này thêm vào lúc ông qua Versailles năm 1787.
(3)Vùng này là một nơi cô lập và hiểm trở, đến cuối tháng 6-1954 (sau việc thất thủ của Điện Biên Phủ) sẽ là nơi xảy ra trận đánh cuối cùng của chiến tranh Đông Dương, nơi đây một GM mạnh, GM100 , đã bị tiêu diệt. Đơn vị này được thành lập cách đây một năm, từ những đơn vị đã chiến đấu ở chiến trường Triều Tiên trở về.
(4) Hòn đảo này (có diện tích tương đương với thành phố Paris), là nơi có thể xây dựng thành một Hồng Kông của nước Pháp. Ý kiến này nảy sinh tại đây, là nơi đã dùng để làm nhà giam.
(5) Hiện công trình này đã được di chuyển đi nơi khác trong quá trình cải tạo công viên trong những năm 1983-1987.
(6) Theo Nguyễn Đắc Xuân: Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn , Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1998, tr. 76, 83, thì Hoàng tử Đảm là con của Gia Long và bà Thuận Thiên Trần Thị Đang, lên ngôi tháng Giêng năm Canh Thìn (1820).
4. CHƯƠNG 2
4. Do dự và khám phá
1862: Một cách bất ngờ, nước Pháp chiếm đất Nam Kỳ
Đức vua mói nối ngôi lấy tên là Tự Đức, trị vì được 36 năm cho đến năm 1883.
Đô đốc toàn quyền Rigault de Genouilly được lệnh đánh chiếm thành phố Đà Nẵng (9-1858), chiếm Sài gòn (2-1859). Những sự can thiệp trên chỉ khẳng định thêm cho người Việt Nam là đạo Thiên chúa chỉ là cái cớ của người ngoại quốc để xâm lược… vì vậy phải diệt đạo. Thêm nữa, như Philippe Héluy nhận xét:
“Nước Pháp tiến từng bước, với con mắt luôn cảnh giác với người Anh, nhưng chưa có một cái nhìn rõ ràng về miền đất phương Đông phức tạp này. Trừ cuộc phiêu lưu của Hoàng đế diễn ra cùng lúc thời vua Gia Long và đức cha xứ Adran, còn lại đều là những sự mò mẫm hay những phương án không sâu sắc”.
Đô đốc Page, người thay thế Rigault de Genouilly nhận được lệnh từ Paris là phải rút lui khỏi Đà Nẵng. Trước khi rút, ông ra lệnh phá huỷ pháo đài trấn giữ đèo Hải Vân, nằm trên đường đi Huế. Quân ta lúc ấy gọi pháo đài này là Isabelle. Một trường hợp kì lạ: đó là sự trùng tên với một đồn luỹ kiên cố bị thất thủ cuối cùng ở mặt trận Điện Biên Phủ. Trở lại đất Sài gòn, toàn quyền Page dốc sức dựng lại cái thành phố đổ nát. Từ đại lộ Catinat, tên của một chiến hạm nhỏ, tháng 2-1860, ông vạch những đường mạch lớn của thành phố, ông cho xây dựng những luật lệ, những công trình lớn tầm cỡ quốc gia, cho mở một thương cảng quốc tế đó là cảng Sài gòn.
Việc Pháp phải đưa quân qua Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai (tháng 7-1860), đánh dấu việc chiếm cầu Palikao, và việc quân Pháp vào thành Bắc Kinh (chỉ có hai lính tử trận), đã làm cho lực lượng phòng vệ Sài gòn của họ bị thu mỏng. Những người Việt Nam lợi dụng thời cơ, theo kinh nghiệm cổ truyền của họ, đã mở những cuộc tấn công biển người vào các đồn bốt xung quanh Sài gòn. Họ đều bị đẩy lùi bằng những loạt đại bác.
Tháng 2-1861, toàn quyền Page được đánh giá là người có đầu óc tự do, nên Charner được cử sang thay thế. Vị đô đốc mới bằng hiệp ước 5-6-1862 đã áp đặt cho ba tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ, xung quanh Sài gòn, chế độ thuộc địa, ông áp dụng đồng thời cho cả vùng quần đảo Côn Sơn. Ngày 15-8, trong một buổi lễ long trọng, bài “The Deum” được hát lên ca ngợi Hoàng đế Napoleon III.
Đến đây một sự kiến mới đã xảy đến: Triều đinh Huế, một mặt phải đương đầu với một cuộc nổi dậy của con cháu nhà Lê cũ, mặt khác, lại phải đối phó với sự phong toả gạo từ miền Nam ra, đang mong muốn có sự yên ổn. Tháng 4-1863, một hiệp ước mới được kí với nước Pháp đã tạo nên bầu không khí yên tĩnh. Năm 1868, đô đốc Pierre de la Grandière, vị toàn quyền mới, lợi dụng sự yên tĩnh tạm thời và được sự đồng ý của vua Napoleon III, mở cuộc tấn công đánh chiếm những tỉnh còn lại ở phía Nam cho đến tận Mũi Cà Mau, đưa vùng đất Nam Kỳ hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của nước Pháp.
HAI CUỘC HÀNH QUÂN CỦA GARNIER
Trong năm trước, vị đô đốc to gan này đó có chủ trương cử một đoàn thám hiểm ngược dòng sông Mekong, con sông bản lề giữa xứ Nam Kỳ và Campuchia. Đoàn thám hiểm do đại uý hải quân Doudard de Lagrée chỉ huy, phó là trung uý hải quân Francis Garnier, đoàn viên gồm 15 thuỷ thủ. Trong hai năm từ tháng 6-1866 đến tháng 6-11868, đoàn đi được10.000 km. Đoàn đã dừng chân ở đền Angkor(1) và theo dòng sông đến cách nước Trung Hoa 500km trên miền đất Bắc Lào. Trong một lần nghỉ dài ngày, trưởng đoàn Doudard de Lagrée - người đã bị ốm mệt trước khi đi, trở nên ốm nặng, và qua đời vì kiệt sức. Trung uý Garnier còn lại phải một mình chỉ huy đoàn. Ông đã phát hiện ra một đường giao thông nối liền vùng Nam Trung Hoa với xứ Bắc Kỳ đó là con sông Hồng qua Lào Cai. Sau đấy ông đã dẫn đoàn cùng với thi hài Doudard de Lagrée về Thượng Hải bằng con sông Dương Tử.
Năm 1869, đô đốc Ohier thay thế La Grandière bị ốm. Vị toàn quyền mới có “cái đầu” thoáng. Ông cho tổ chức bình bầu dân chủ ở các hội đồng làng xã. Đó là một cách làm mới lạ ở cả châu Á. Tình hình ngày càng ổn định. Tháng 5-1870, nước Pháp đã có ý định kí một hiệp ước mới với vua Tự Đức. Nhưng đến ngày 2-9, xảy ra việc Hoàng đế Napoleon III bị thất bại ở Xêđăng. Trong những lời đồn đại, mọi người bàn tán đến một sự đổi chác giữa Bismarck và nữ hoàng Eugénie: trả lại xứ Alsace - Lorraine thay vào sự nhượng bộ xứ Nam Kỳ. Câu chuyện không có tiếp diễn.
Năm 1873, Jean Dupuis, một nhà buôn có nguyện vọng tổ chức buôn bán với vùng Hoa Nam - Trung Quốc. Ông này thuyết phục được đô đốc Dupré, vị toàn quyền mới, cho tổ chức một cuộc hành binh để xâm nhập vùng Vân Nam, theo đường sông Hồng. Francis Garnier con người nổi tiếng nhờ cuộc thám hiểm lần trước, tiếp theo ông đã có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến tranh bao vây thành Paris (1871), được chỉ định là chỉ huy trưởng cuộc hành quân. Ông tập trung được 200 thuỷ binh, và rời Sài gòn vào tháng 10. Sau vài ngày ông đã chiếm được thành Hà Nội và một số đường đi ra sông Hồng. Ngày chủ nhật 21-12, Francis Garnier đánh lùi được một cuộc tiến quân của quân Cờ Đen. Francis Garnier dẫn đầu một đơn vị ra khỏi thành để truy kích địch. Ông bị rơi vào một ổ phục kích và bị ngã vào một cái hố. Quân địch bủa vây đâm chết và chặt đầu ông(2). Bốn chiến binh khác cũng chung số phận.
Trong một cuộc điều tra, một trung uý hải quân, bạn ông đã vì ghen tị mà phản bội ông, bằng cách đổ cho sự thất bại của ông là do sai lầm về chỉ huy. Vị đô đốc toàn quyền ở Sài gòn, vì hèn nhát không tán thành Francis Garnier. Sự mất mặt thật là to lớn. Bằng hiệp ước 115-3-1874, thành Hà Nội và các đồn bốt ở Bắc Kỳ được trả lại cho người Việt Nam, món nợ của Việt Nam được xoá.
Ngược lại, ở Huế thì công nhận bá quyền nước Pháp ở Nam Kỳ và quyền tự do đi lại, buôn bán trên sông và qua các cảng ở Bắc Kỳ. Hiệp ước này sau đấy bị bác bỏ…
Chú thích:
(1) Được tả trong một công trình của nhà hành đạo tên là Charles - Éminle Bouillevaux, sách được lưu hành một số nhỏ năm 1858, nhờ vậy đã giúp cho nhà thám hiểm Henri Mouhot năm 1863, tìm ra được thị trấn trên. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục.
(2) Hài cốt của Doudard đờ Lagrée và bộ xương không đầu của Francis Garnier được mang về Pháp trên chiếc tàu chở trực thăng Jeanne d’Arc , tháng 4-1983. Năm 1987, hài cốt của Francis Garnier được đặt trong một ngội mộ, trên có bức tượng của ông, nằm trên đại lộ Observatoire ở Paris.
1862: Một cách bất ngờ, nước Pháp chiếm đất Nam Kỳ
Đức vua mói nối ngôi lấy tên là Tự Đức, trị vì được 36 năm cho đến năm 1883.
Đô đốc toàn quyền Rigault de Genouilly được lệnh đánh chiếm thành phố Đà Nẵng (9-1858), chiếm Sài gòn (2-1859). Những sự can thiệp trên chỉ khẳng định thêm cho người Việt Nam là đạo Thiên chúa chỉ là cái cớ của người ngoại quốc để xâm lược… vì vậy phải diệt đạo. Thêm nữa, như Philippe Héluy nhận xét:
“Nước Pháp tiến từng bước, với con mắt luôn cảnh giác với người Anh, nhưng chưa có một cái nhìn rõ ràng về miền đất phương Đông phức tạp này. Trừ cuộc phiêu lưu của Hoàng đế diễn ra cùng lúc thời vua Gia Long và đức cha xứ Adran, còn lại đều là những sự mò mẫm hay những phương án không sâu sắc”.
Đô đốc Page, người thay thế Rigault de Genouilly nhận được lệnh từ Paris là phải rút lui khỏi Đà Nẵng. Trước khi rút, ông ra lệnh phá huỷ pháo đài trấn giữ đèo Hải Vân, nằm trên đường đi Huế. Quân ta lúc ấy gọi pháo đài này là Isabelle. Một trường hợp kì lạ: đó là sự trùng tên với một đồn luỹ kiên cố bị thất thủ cuối cùng ở mặt trận Điện Biên Phủ. Trở lại đất Sài gòn, toàn quyền Page dốc sức dựng lại cái thành phố đổ nát. Từ đại lộ Catinat, tên của một chiến hạm nhỏ, tháng 2-1860, ông vạch những đường mạch lớn của thành phố, ông cho xây dựng những luật lệ, những công trình lớn tầm cỡ quốc gia, cho mở một thương cảng quốc tế đó là cảng Sài gòn.
Việc Pháp phải đưa quân qua Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai (tháng 7-1860), đánh dấu việc chiếm cầu Palikao, và việc quân Pháp vào thành Bắc Kinh (chỉ có hai lính tử trận), đã làm cho lực lượng phòng vệ Sài gòn của họ bị thu mỏng. Những người Việt Nam lợi dụng thời cơ, theo kinh nghiệm cổ truyền của họ, đã mở những cuộc tấn công biển người vào các đồn bốt xung quanh Sài gòn. Họ đều bị đẩy lùi bằng những loạt đại bác.
Tháng 2-1861, toàn quyền Page được đánh giá là người có đầu óc tự do, nên Charner được cử sang thay thế. Vị đô đốc mới bằng hiệp ước 5-6-1862 đã áp đặt cho ba tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ, xung quanh Sài gòn, chế độ thuộc địa, ông áp dụng đồng thời cho cả vùng quần đảo Côn Sơn. Ngày 15-8, trong một buổi lễ long trọng, bài “The Deum” được hát lên ca ngợi Hoàng đế Napoleon III.
Đến đây một sự kiến mới đã xảy đến: Triều đinh Huế, một mặt phải đương đầu với một cuộc nổi dậy của con cháu nhà Lê cũ, mặt khác, lại phải đối phó với sự phong toả gạo từ miền Nam ra, đang mong muốn có sự yên ổn. Tháng 4-1863, một hiệp ước mới được kí với nước Pháp đã tạo nên bầu không khí yên tĩnh. Năm 1868, đô đốc Pierre de la Grandière, vị toàn quyền mới, lợi dụng sự yên tĩnh tạm thời và được sự đồng ý của vua Napoleon III, mở cuộc tấn công đánh chiếm những tỉnh còn lại ở phía Nam cho đến tận Mũi Cà Mau, đưa vùng đất Nam Kỳ hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của nước Pháp.
HAI CUỘC HÀNH QUÂN CỦA GARNIER
Trong năm trước, vị đô đốc to gan này đó có chủ trương cử một đoàn thám hiểm ngược dòng sông Mekong, con sông bản lề giữa xứ Nam Kỳ và Campuchia. Đoàn thám hiểm do đại uý hải quân Doudard de Lagrée chỉ huy, phó là trung uý hải quân Francis Garnier, đoàn viên gồm 15 thuỷ thủ. Trong hai năm từ tháng 6-1866 đến tháng 6-11868, đoàn đi được10.000 km. Đoàn đã dừng chân ở đền Angkor(1) và theo dòng sông đến cách nước Trung Hoa 500km trên miền đất Bắc Lào. Trong một lần nghỉ dài ngày, trưởng đoàn Doudard de Lagrée - người đã bị ốm mệt trước khi đi, trở nên ốm nặng, và qua đời vì kiệt sức. Trung uý Garnier còn lại phải một mình chỉ huy đoàn. Ông đã phát hiện ra một đường giao thông nối liền vùng Nam Trung Hoa với xứ Bắc Kỳ đó là con sông Hồng qua Lào Cai. Sau đấy ông đã dẫn đoàn cùng với thi hài Doudard de Lagrée về Thượng Hải bằng con sông Dương Tử.
Năm 1869, đô đốc Ohier thay thế La Grandière bị ốm. Vị toàn quyền mới có “cái đầu” thoáng. Ông cho tổ chức bình bầu dân chủ ở các hội đồng làng xã. Đó là một cách làm mới lạ ở cả châu Á. Tình hình ngày càng ổn định. Tháng 5-1870, nước Pháp đã có ý định kí một hiệp ước mới với vua Tự Đức. Nhưng đến ngày 2-9, xảy ra việc Hoàng đế Napoleon III bị thất bại ở Xêđăng. Trong những lời đồn đại, mọi người bàn tán đến một sự đổi chác giữa Bismarck và nữ hoàng Eugénie: trả lại xứ Alsace - Lorraine thay vào sự nhượng bộ xứ Nam Kỳ. Câu chuyện không có tiếp diễn.
Năm 1873, Jean Dupuis, một nhà buôn có nguyện vọng tổ chức buôn bán với vùng Hoa Nam - Trung Quốc. Ông này thuyết phục được đô đốc Dupré, vị toàn quyền mới, cho tổ chức một cuộc hành binh để xâm nhập vùng Vân Nam, theo đường sông Hồng. Francis Garnier con người nổi tiếng nhờ cuộc thám hiểm lần trước, tiếp theo ông đã có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến tranh bao vây thành Paris (1871), được chỉ định là chỉ huy trưởng cuộc hành quân. Ông tập trung được 200 thuỷ binh, và rời Sài gòn vào tháng 10. Sau vài ngày ông đã chiếm được thành Hà Nội và một số đường đi ra sông Hồng. Ngày chủ nhật 21-12, Francis Garnier đánh lùi được một cuộc tiến quân của quân Cờ Đen. Francis Garnier dẫn đầu một đơn vị ra khỏi thành để truy kích địch. Ông bị rơi vào một ổ phục kích và bị ngã vào một cái hố. Quân địch bủa vây đâm chết và chặt đầu ông(2). Bốn chiến binh khác cũng chung số phận.
Trong một cuộc điều tra, một trung uý hải quân, bạn ông đã vì ghen tị mà phản bội ông, bằng cách đổ cho sự thất bại của ông là do sai lầm về chỉ huy. Vị đô đốc toàn quyền ở Sài gòn, vì hèn nhát không tán thành Francis Garnier. Sự mất mặt thật là to lớn. Bằng hiệp ước 115-3-1874, thành Hà Nội và các đồn bốt ở Bắc Kỳ được trả lại cho người Việt Nam, món nợ của Việt Nam được xoá.
Ngược lại, ở Huế thì công nhận bá quyền nước Pháp ở Nam Kỳ và quyền tự do đi lại, buôn bán trên sông và qua các cảng ở Bắc Kỳ. Hiệp ước này sau đấy bị bác bỏ…
Chú thích:
(1) Được tả trong một công trình của nhà hành đạo tên là Charles - Éminle Bouillevaux, sách được lưu hành một số nhỏ năm 1858, nhờ vậy đã giúp cho nhà thám hiểm Henri Mouhot năm 1863, tìm ra được thị trấn trên. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục.
(2) Hài cốt của Doudard đờ Lagrée và bộ xương không đầu của Francis Garnier được mang về Pháp trên chiếc tàu chở trực thăng Jeanne d’Arc , tháng 4-1983. Năm 1987, hài cốt của Francis Garnier được đặt trong một ngội mộ, trên có bức tượng của ông, nằm trên đại lộ Observatoire ở Paris.
CHƯƠNG 3
5. Chiếm đống hay rời bỏ xứ Bắc Kỳ
Georges Clémenceau chống lại Jules Ferry
Việc quân đội Pháp chiếm lại Hà Nội và xứ Bắc Kỳ làm cho vua Tự Đức chán nản và băng hà vì buồn bực vào ngày 10-7-1883(1). Vài tuần sau, kinh đô Huế bị thất thủ một cách bất ngờ, đã giúp cho chính quyền cai trị Pháp phế truất lần lượt hai vị vua kế vị của vua Tự Đức. Ông Nguyễn Văn Tường, nhiếp chính, phải chịu kí một hiệp ước công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp đối với xứ Trung Kỳ và xứ Bắc Kỳ. Cung theo hiệp ước này, nước Pháp cam kết bảo vệ quyền cai trị của nhà vua đối với xứ Trung Kỳ, xứ Bắc Kỳ về mặt hành chính như xưa. Cái ấn bạc mà trước đay Hoàng đế Trung Hoa ban cho vua Gia Long, với ý nghĩa coi An Nam là một chư hầu nay chính thức bị huỷ bỏ từ sau hiệp ước này. Hiệp ước kí ngày 6-6-1884, gọi là Hiệp ước Patenotre, tên một nhà ngoại giao đã phác hoạ ra nó, đã được áp dụng cho đến khi quân đội Nhật làm cuộc đảo chính ngày 9-3-1945.
Trong khi chờ đợi, sự ngừng chiến, chỉ là ngắn ngủi, những trận đánh vẫn diễn ra liên tiếp ở Bắc Bộ. Một số tên tuổi trở nên nổi tiếng. Luois Brière de L’Isle con người cương nghị mà các lính bản xứ gọi là ông tướng “mạnh hơn, mạnh hơn” (plus fort, plus fort); François Oscar de Négrier, nóng tính nên được gọi là ông tướng “mau lên, mau lên” (plus vite, plus vite); những địa danh như Thái Nguyên: căn cứ địa sau này của ông Hồ Chí Minh; Đông Triều là nơi tướng De Lattre de Tassingy đã tổ chức một trận đánh lớn; một khẩu đại liên kiểu Đức, hiếm có, lấy được của quân Tưởng, gọi là Maxim. Quân phiến loạn, lúc tan, lúc hợp. Philippe Héluy nói:
“Chúng ta không thể ở đâu có cũng mặt được, vấn đề là vậy”.
Dù sao, tình thế dần dân được sáng tỏ một cách bất ngờ; Đại uỷ hải quân Ernest Fournier trong những chuyến đi lại trên vùng biển Trung Hoa đã làm thân với một vị bộ trưởng của Hoàng hậu Khang Hy. Hai người đã làm cho hai nước xích lại gần nhau. Trong những may mắn hiếm có ấy, một điều kì diệu đã xảy đến. Bắc Kinh và Paris đã đi đến một thoả hiệp: nước Trung Hoa cam kết từ nay không cho quân đội mình vượt biên giới xứ Bắc Kỳ. Ngược lại, nước Pháp cam kết sẽ không làm một điều gì tổn hại đến uy danh của thiên triều trong những hiệp ước sẽ kí kết với Việt Nam. Ngày 11-5-1884, một hiệp ước sơ bộ đã được kí kết. Đối với lịch sử nó được mang tên là Hiệp ước Thiên Tân.
Chỉ vài ngày sau, Fournier có thể báo cho Hà Nội biết là từ nay về sau quân đội chúng ta có thể đóng ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Một đoàn quân gồm 900 người dưới quyền chỉ huy của trung tá Dugenne, được lệnh lên đường theo hướng Lạng Sơn. Ngày 24-6, đoàn đi được nửa đường đến Bắc Lệ, trời đổ mưa tầm tã, tiếp theo là một trận đánh nảy lửa. Một điềm xấu xuất hiện, bọn culi tải đạn tự nhiên ồ ạt bỏ trốn. Một trận ác chiến đã xảy ra: tám ngàn quân Trung Quốc vây chặt quân ta(2) . Tai qua nạn khỏi là nhờ ở sự dũng cảm của vị chỉ huy, nhờ có viện đến kịp thời. Trận chạm trán bất ngờ ở Bắc Lệ làm thiệt mạng 21 người, 71 người bị thương. Theo thủ tục, phía Pháp có sự phản đối ngoại giao bình thường. Bắc Kinh trả lời một cách miễn cưỡng là do một số chi tiết không rõ ràng của Hiệp ước đã ký.
Đô đốc Courbet thuyết phục tổng thống Jules Ferry cho phép ông được dùng toàn bộ lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Trung Quốc. Mục tiêu đánh chiếm chính là cảng Phúc Châu, nằm giữa Hồng Kông và Thượng Hải. Ngày 23-8, được phép của Paris, hạm đội Pháp nhả đạn vào xưởng đóng tàu và bắn đắm 22 chiếc tàu đang đậu ở cảng. Các quan sát viên ngoại quốc phương Tây đều ngạc nhiên và thất vọng.
Ở Hà Nội, đô đốc Brie de Liét vừa nhận ngôi sao thứ ba của mình, và nhận được toàn quyền hành động ở Bắc Kỳ, chống với quân Tàu Tưởng từ phía Bắc vào qua Lào Cai, hay từ phía Đông vào qua Lạng Sơn. Hướng Bắc đối với ông có vẻ nguy hiểm hơn cả vì ở hướng này ông đã bị hai lần thiệt hại nặng ở Bắc Lệ. Qua cách hành binh của quân Tàu Tưởng hay quân Cờ Đen, ta có thể nhận định là họ đã được huấn luyện theo kiểu Tây phương. Có thể nói, sự tệ hại đối với đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu: Brie de Liét tiến hành một cách khoa học, công tác chuẩn bị thành lập một đạo quân 7.200 người, tổ chức thành hai lữ đoàn, có trang bị lừa ngựa để có thể leo các sườn núi đã. Thành Lạng Sơn bị chiếm đóng ngày 13-2-1885. Trong khi lữ đoàn Négrier ở lại chiếm giữ Lạng Sơn, thì lữ đoàn thứ hai phải cấp tốc hành quân về Tuyên Quang để giải vây cho đơn vị đang chiếm đóng bị bao vây từ ngày 24-11. Hai con người trở thành nổi danh trong trận bị bao vây này: Đó là quan tư Dominé(3) , vì những hành động dũng cảm của ông, và viên đội công binh Bobillot vì những công trình xây dựng của anh ta. Sau khi đẩy lùi được cuộc tiến công của quân tàu Tưởng trong tháng 1, và sống được sau những trận đấu súng trong tháng 2, đội quân chiếm giữ được giải toả trong tháng 3 năm ấy.
Ở phía đông tỉnh Lạng Sơn, sự uy hiếp của quân Tàu Tưởng vẫn còn. Ngày 17-3, một đội tuần tra phát hiện phía Đồng Đăng có những động tĩnh có tính quân sự đáng nghi ngờ, Négrier quyết định mở cuộc tiến công vào số quân ấy tập trung ở Bang Bo, một thung lũng chạy dọc theo biên giới cách Mục Nam Quan 10 km. Cuộc hành binh chỉ đạt được một nữa kết quả. Négrier bị thương trong khu rút lui. Viên đại tá thay ông vì bị mất tinh thần, nên ra lệnh rút bỏ Lạng Sơn một cách hỗn loạn (chẳng khác nào ông Constant sau này - tháng 10-1950) và lữ đoàn Négrier lại trở lại nơi xuất phát ban đầu: Bắc Lệ. Những tin không vui xảy ra liên tiếp: cuộc tháo chạy khỏi Lạng Sơn làm cho Paris hốt hoảng, làm cho Clémenceau “người thù của dân Bắc Kỳ”, phát điên lên và làm cho Chính phủ Jules Ferry bị lật đổ đúng vào ngày hôm trước Paris nhận được tin Chính phủ Bắc Kinh thừa nhận chính thức Hiệp ước Thiên Tân; ông Curbeé, người lính thuỷ kiên cường qua đời ngày 12-6-1885 vì bệnh sốt rét và vì thất vọng trên chiếc chiến hạm của ông ở ngoài khơi quần đảo Pescadores, với cảm nhận là 5 chiến công của ông trên vùng biển đã bị tan thành mây khói. Ông nghĩ không sai.
Một vị Tổng chỉ huy mới, tướng Rousel de Courcy, đến Hải Phòng. Ông này coi thường những lời khuyên về cảnh giác của Brie de Liét và của đức cha Puginier mà các con tin luôn bị hành quyết. Ông có ý định áp đảo triều đình nhà Nguyễn ở huế, bằng cách bắt giữ Tôn Thất Thuyết, vị nhiếp chính vừa phát hiện có xu hướng chống lại người Pháp. Đến Huế hai lần nhưng ông không thực hiện được ý đò gặp Thuyết để bàn việc tổ chức lễ trao bằng phong vua cho vị vua trẻ. Đến dự họp chỉ có những vị quan nhỏ. Nhưng không một chút nao núng, vị chỉ huy mới, cho mở một bữa tiệc vào đêm 4-7 rạng sáng mùng 5 ở toà Khâm sứ, các khách quý đều được mới đến. Vào khoảng 1 giờ sáng, một phát đại bác từ thành nội bắn ra. Đó là pháp lệnh mở màn cho cuộc tấn công của quân đội Việt Nam vào quân đội Pháp. Suốt đêm ấy đã diễn ra những trận ác liệt; về phía Pháp có 15 người chết, trong đó có 4 sĩ quan và 76 người bị thương. Lúc này vua Hàm Nghi mới 16 tuổi, ba năm sau bị bắt và bị đày sang Algeri. Tướng Courcy đề xuất ý kiến nên bỏ Huế, ý định này bị đức cha Huê tỏ ra rất công phẫn, đức cha cho biết:
“Khi mà chúng ta vì mục đích muốn lôi kéo nhân dân, chúng ta đã nhân danh nước Pháp, phát đi những lời hứ hẹn rằng từ nay về sau chúng ta không bao giờ bỏ họ. Lòng thẳng thắn, sự công bằng và cả quyền lợi về chính trị của đất nước đòi hỏi chúng ta phải trung thành với những cam kết đã ký”… Hélie Denoix de Saint Marc đã viết trong hồi ký của ông về tâm trạng của người dân địa phương khi ông nhận nhiệm vụ, năm 1948 phải rút khỏi đồn Tà Lùng, một vị trí trước mặt Đông Khê gần biên giới Việt - Trung: ”Họ gào lên, họ van xin. Một số khác chỉ nhìn chúng ta, sự ngơ ngác của họ càng làm cho sự phản bội của chúng ta trở nên khủng khiếp”.
Tháng 1-1886, Paul Bert một nhà sinh vật học chính cống được cử sang làm toàn quyền. Ông bắt tay vào điều hành mọi việc về chính trị. Tướng Courcy được triệu hồi về Pháp. Ở nghị viện, các cuộc tranh cãi xảy ra hết sức sôi nổi. Ngân quỹ chi cho quân đội viễn chinh chỉ được trội hơn bốn phiếu bầu.
Vị toàn quyền mới Paul Bert bắt tay vào việc: Ông chấn chỉnh bộ máy hành chính, thương mại, công nghiệp, ngân hàng, hàng hải. Ông tách việc quản lí hành chính của Bắc Kỳ với Trung Kỳ, thể theo đề nghị của nhà vua vào cuối tháng 10 vừa qua. Sau chiến đi về, ông bi cảm lạnh, lên cơn sốt, ông trở lai với những trọng trách của mình. Bức điện cuối cùng mà ông gửi về mẫu quốc, đó là bức điện ông xin kinh phí cho xây dựng một trung tâm điện lực bên bờ sông Hồng. Paul Bert mất ngày 10-11-1886 ở tuổi 48.
Dưới sự quyết tâm của Paul Bert, xứ Đông Dương hình thành từ năm 1887 gồm có một thuộc địa, và bốn xứ bảo hộ là: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, hai vương quốc Campuchia và Lào. Đức vua Bảo Đại đã nói về tình hình như sau:
“Đồng Khánh, ông nội của tôi không trông cậy được vào bất cứ một sự giúp đỡ nào bên ngoài, không trong cậy vào sức lực yếu ớt của mình; ngài định thử áp dụng chính sách thoả hiệp với quân Pháp mà Gia Long đã áp dụng. Ngài hi vọng bằng cách này hạn chế sự xuống dốc của vương triều, và để đưa đất nước đi vào hiện đại hoá. Nhưng luôn bị sức ép của chính quyền Pháp quốc, ngài phải đi đến những nhượng bộ mới mà điều nghiêm trọng nhất là đã đồng ý để thành lập Phủ toàn quyền Đông Dương. Phủ toàn quyền đối với những đất đai trực thuộc của Đông Dương đều dưới quyền của Bộ Thuộc địa, trong khi ấy những xứ bảo hộ đều bình thường dưới quyền của Bộ Ngoại giao. Sự việc trên là một tổn thương lớn cho hiệp ước về bảo hộ năm 1884. Vai trờ của vị toàn quyền sẽ là vị chỉ huy tối cao đối với các đất đai của nước Pháp ở Đông Dương”.
Bởi vậy, mặc dù có nhiều thành tựu của nước Pháp nhưng Đông Dương vẫn chưa ổn định.
Chú thích:
(1) Theo Nguyễn Đắc Xuân: Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn . Nxb. Thuận Hoá- Huế, 1998, tr. 105, thì vua Tự Đức mất ngày 19-7-1883 (BT).
( 2) Quân Pháp (BT).
( 3) Tuần dương hạm Quan tư Đôminê, ngày 23-9-1940, đã không được vào cảng Dakar, sau trận đánh không thành công của đại uý D’Argenlieu
Georges Clémenceau chống lại Jules Ferry
Việc quân đội Pháp chiếm lại Hà Nội và xứ Bắc Kỳ làm cho vua Tự Đức chán nản và băng hà vì buồn bực vào ngày 10-7-1883(1). Vài tuần sau, kinh đô Huế bị thất thủ một cách bất ngờ, đã giúp cho chính quyền cai trị Pháp phế truất lần lượt hai vị vua kế vị của vua Tự Đức. Ông Nguyễn Văn Tường, nhiếp chính, phải chịu kí một hiệp ước công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp đối với xứ Trung Kỳ và xứ Bắc Kỳ. Cung theo hiệp ước này, nước Pháp cam kết bảo vệ quyền cai trị của nhà vua đối với xứ Trung Kỳ, xứ Bắc Kỳ về mặt hành chính như xưa. Cái ấn bạc mà trước đay Hoàng đế Trung Hoa ban cho vua Gia Long, với ý nghĩa coi An Nam là một chư hầu nay chính thức bị huỷ bỏ từ sau hiệp ước này. Hiệp ước kí ngày 6-6-1884, gọi là Hiệp ước Patenotre, tên một nhà ngoại giao đã phác hoạ ra nó, đã được áp dụng cho đến khi quân đội Nhật làm cuộc đảo chính ngày 9-3-1945.
Trong khi chờ đợi, sự ngừng chiến, chỉ là ngắn ngủi, những trận đánh vẫn diễn ra liên tiếp ở Bắc Bộ. Một số tên tuổi trở nên nổi tiếng. Luois Brière de L’Isle con người cương nghị mà các lính bản xứ gọi là ông tướng “mạnh hơn, mạnh hơn” (plus fort, plus fort); François Oscar de Négrier, nóng tính nên được gọi là ông tướng “mau lên, mau lên” (plus vite, plus vite); những địa danh như Thái Nguyên: căn cứ địa sau này của ông Hồ Chí Minh; Đông Triều là nơi tướng De Lattre de Tassingy đã tổ chức một trận đánh lớn; một khẩu đại liên kiểu Đức, hiếm có, lấy được của quân Tưởng, gọi là Maxim. Quân phiến loạn, lúc tan, lúc hợp. Philippe Héluy nói:
“Chúng ta không thể ở đâu có cũng mặt được, vấn đề là vậy”.
Dù sao, tình thế dần dân được sáng tỏ một cách bất ngờ; Đại uỷ hải quân Ernest Fournier trong những chuyến đi lại trên vùng biển Trung Hoa đã làm thân với một vị bộ trưởng của Hoàng hậu Khang Hy. Hai người đã làm cho hai nước xích lại gần nhau. Trong những may mắn hiếm có ấy, một điều kì diệu đã xảy đến. Bắc Kinh và Paris đã đi đến một thoả hiệp: nước Trung Hoa cam kết từ nay không cho quân đội mình vượt biên giới xứ Bắc Kỳ. Ngược lại, nước Pháp cam kết sẽ không làm một điều gì tổn hại đến uy danh của thiên triều trong những hiệp ước sẽ kí kết với Việt Nam. Ngày 11-5-1884, một hiệp ước sơ bộ đã được kí kết. Đối với lịch sử nó được mang tên là Hiệp ước Thiên Tân.
Chỉ vài ngày sau, Fournier có thể báo cho Hà Nội biết là từ nay về sau quân đội chúng ta có thể đóng ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Một đoàn quân gồm 900 người dưới quyền chỉ huy của trung tá Dugenne, được lệnh lên đường theo hướng Lạng Sơn. Ngày 24-6, đoàn đi được nửa đường đến Bắc Lệ, trời đổ mưa tầm tã, tiếp theo là một trận đánh nảy lửa. Một điềm xấu xuất hiện, bọn culi tải đạn tự nhiên ồ ạt bỏ trốn. Một trận ác chiến đã xảy ra: tám ngàn quân Trung Quốc vây chặt quân ta(2) . Tai qua nạn khỏi là nhờ ở sự dũng cảm của vị chỉ huy, nhờ có viện đến kịp thời. Trận chạm trán bất ngờ ở Bắc Lệ làm thiệt mạng 21 người, 71 người bị thương. Theo thủ tục, phía Pháp có sự phản đối ngoại giao bình thường. Bắc Kinh trả lời một cách miễn cưỡng là do một số chi tiết không rõ ràng của Hiệp ước đã ký.
Đô đốc Courbet thuyết phục tổng thống Jules Ferry cho phép ông được dùng toàn bộ lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Trung Quốc. Mục tiêu đánh chiếm chính là cảng Phúc Châu, nằm giữa Hồng Kông và Thượng Hải. Ngày 23-8, được phép của Paris, hạm đội Pháp nhả đạn vào xưởng đóng tàu và bắn đắm 22 chiếc tàu đang đậu ở cảng. Các quan sát viên ngoại quốc phương Tây đều ngạc nhiên và thất vọng.
Ở Hà Nội, đô đốc Brie de Liét vừa nhận ngôi sao thứ ba của mình, và nhận được toàn quyền hành động ở Bắc Kỳ, chống với quân Tàu Tưởng từ phía Bắc vào qua Lào Cai, hay từ phía Đông vào qua Lạng Sơn. Hướng Bắc đối với ông có vẻ nguy hiểm hơn cả vì ở hướng này ông đã bị hai lần thiệt hại nặng ở Bắc Lệ. Qua cách hành binh của quân Tàu Tưởng hay quân Cờ Đen, ta có thể nhận định là họ đã được huấn luyện theo kiểu Tây phương. Có thể nói, sự tệ hại đối với đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu: Brie de Liét tiến hành một cách khoa học, công tác chuẩn bị thành lập một đạo quân 7.200 người, tổ chức thành hai lữ đoàn, có trang bị lừa ngựa để có thể leo các sườn núi đã. Thành Lạng Sơn bị chiếm đóng ngày 13-2-1885. Trong khi lữ đoàn Négrier ở lại chiếm giữ Lạng Sơn, thì lữ đoàn thứ hai phải cấp tốc hành quân về Tuyên Quang để giải vây cho đơn vị đang chiếm đóng bị bao vây từ ngày 24-11. Hai con người trở thành nổi danh trong trận bị bao vây này: Đó là quan tư Dominé(3) , vì những hành động dũng cảm của ông, và viên đội công binh Bobillot vì những công trình xây dựng của anh ta. Sau khi đẩy lùi được cuộc tiến công của quân tàu Tưởng trong tháng 1, và sống được sau những trận đấu súng trong tháng 2, đội quân chiếm giữ được giải toả trong tháng 3 năm ấy.
Ở phía đông tỉnh Lạng Sơn, sự uy hiếp của quân Tàu Tưởng vẫn còn. Ngày 17-3, một đội tuần tra phát hiện phía Đồng Đăng có những động tĩnh có tính quân sự đáng nghi ngờ, Négrier quyết định mở cuộc tiến công vào số quân ấy tập trung ở Bang Bo, một thung lũng chạy dọc theo biên giới cách Mục Nam Quan 10 km. Cuộc hành binh chỉ đạt được một nữa kết quả. Négrier bị thương trong khu rút lui. Viên đại tá thay ông vì bị mất tinh thần, nên ra lệnh rút bỏ Lạng Sơn một cách hỗn loạn (chẳng khác nào ông Constant sau này - tháng 10-1950) và lữ đoàn Négrier lại trở lại nơi xuất phát ban đầu: Bắc Lệ. Những tin không vui xảy ra liên tiếp: cuộc tháo chạy khỏi Lạng Sơn làm cho Paris hốt hoảng, làm cho Clémenceau “người thù của dân Bắc Kỳ”, phát điên lên và làm cho Chính phủ Jules Ferry bị lật đổ đúng vào ngày hôm trước Paris nhận được tin Chính phủ Bắc Kinh thừa nhận chính thức Hiệp ước Thiên Tân; ông Curbeé, người lính thuỷ kiên cường qua đời ngày 12-6-1885 vì bệnh sốt rét và vì thất vọng trên chiếc chiến hạm của ông ở ngoài khơi quần đảo Pescadores, với cảm nhận là 5 chiến công của ông trên vùng biển đã bị tan thành mây khói. Ông nghĩ không sai.
Một vị Tổng chỉ huy mới, tướng Rousel de Courcy, đến Hải Phòng. Ông này coi thường những lời khuyên về cảnh giác của Brie de Liét và của đức cha Puginier mà các con tin luôn bị hành quyết. Ông có ý định áp đảo triều đình nhà Nguyễn ở huế, bằng cách bắt giữ Tôn Thất Thuyết, vị nhiếp chính vừa phát hiện có xu hướng chống lại người Pháp. Đến Huế hai lần nhưng ông không thực hiện được ý đò gặp Thuyết để bàn việc tổ chức lễ trao bằng phong vua cho vị vua trẻ. Đến dự họp chỉ có những vị quan nhỏ. Nhưng không một chút nao núng, vị chỉ huy mới, cho mở một bữa tiệc vào đêm 4-7 rạng sáng mùng 5 ở toà Khâm sứ, các khách quý đều được mới đến. Vào khoảng 1 giờ sáng, một phát đại bác từ thành nội bắn ra. Đó là pháp lệnh mở màn cho cuộc tấn công của quân đội Việt Nam vào quân đội Pháp. Suốt đêm ấy đã diễn ra những trận ác liệt; về phía Pháp có 15 người chết, trong đó có 4 sĩ quan và 76 người bị thương. Lúc này vua Hàm Nghi mới 16 tuổi, ba năm sau bị bắt và bị đày sang Algeri. Tướng Courcy đề xuất ý kiến nên bỏ Huế, ý định này bị đức cha Huê tỏ ra rất công phẫn, đức cha cho biết:
“Khi mà chúng ta vì mục đích muốn lôi kéo nhân dân, chúng ta đã nhân danh nước Pháp, phát đi những lời hứ hẹn rằng từ nay về sau chúng ta không bao giờ bỏ họ. Lòng thẳng thắn, sự công bằng và cả quyền lợi về chính trị của đất nước đòi hỏi chúng ta phải trung thành với những cam kết đã ký”… Hélie Denoix de Saint Marc đã viết trong hồi ký của ông về tâm trạng của người dân địa phương khi ông nhận nhiệm vụ, năm 1948 phải rút khỏi đồn Tà Lùng, một vị trí trước mặt Đông Khê gần biên giới Việt - Trung: ”Họ gào lên, họ van xin. Một số khác chỉ nhìn chúng ta, sự ngơ ngác của họ càng làm cho sự phản bội của chúng ta trở nên khủng khiếp”.
Tháng 1-1886, Paul Bert một nhà sinh vật học chính cống được cử sang làm toàn quyền. Ông bắt tay vào điều hành mọi việc về chính trị. Tướng Courcy được triệu hồi về Pháp. Ở nghị viện, các cuộc tranh cãi xảy ra hết sức sôi nổi. Ngân quỹ chi cho quân đội viễn chinh chỉ được trội hơn bốn phiếu bầu.
Vị toàn quyền mới Paul Bert bắt tay vào việc: Ông chấn chỉnh bộ máy hành chính, thương mại, công nghiệp, ngân hàng, hàng hải. Ông tách việc quản lí hành chính của Bắc Kỳ với Trung Kỳ, thể theo đề nghị của nhà vua vào cuối tháng 10 vừa qua. Sau chiến đi về, ông bi cảm lạnh, lên cơn sốt, ông trở lai với những trọng trách của mình. Bức điện cuối cùng mà ông gửi về mẫu quốc, đó là bức điện ông xin kinh phí cho xây dựng một trung tâm điện lực bên bờ sông Hồng. Paul Bert mất ngày 10-11-1886 ở tuổi 48.
Dưới sự quyết tâm của Paul Bert, xứ Đông Dương hình thành từ năm 1887 gồm có một thuộc địa, và bốn xứ bảo hộ là: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, hai vương quốc Campuchia và Lào. Đức vua Bảo Đại đã nói về tình hình như sau:
“Đồng Khánh, ông nội của tôi không trông cậy được vào bất cứ một sự giúp đỡ nào bên ngoài, không trong cậy vào sức lực yếu ớt của mình; ngài định thử áp dụng chính sách thoả hiệp với quân Pháp mà Gia Long đã áp dụng. Ngài hi vọng bằng cách này hạn chế sự xuống dốc của vương triều, và để đưa đất nước đi vào hiện đại hoá. Nhưng luôn bị sức ép của chính quyền Pháp quốc, ngài phải đi đến những nhượng bộ mới mà điều nghiêm trọng nhất là đã đồng ý để thành lập Phủ toàn quyền Đông Dương. Phủ toàn quyền đối với những đất đai trực thuộc của Đông Dương đều dưới quyền của Bộ Thuộc địa, trong khi ấy những xứ bảo hộ đều bình thường dưới quyền của Bộ Ngoại giao. Sự việc trên là một tổn thương lớn cho hiệp ước về bảo hộ năm 1884. Vai trờ của vị toàn quyền sẽ là vị chỉ huy tối cao đối với các đất đai của nước Pháp ở Đông Dương”.
Bởi vậy, mặc dù có nhiều thành tựu của nước Pháp nhưng Đông Dương vẫn chưa ổn định.
Chú thích:
(1) Theo Nguyễn Đắc Xuân: Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn . Nxb. Thuận Hoá- Huế, 1998, tr. 105, thì vua Tự Đức mất ngày 19-7-1883 (BT).
( 2) Quân Pháp (BT).
( 3) Tuần dương hạm Quan tư Đôminê, ngày 23-9-1940, đã không được vào cảng Dakar, sau trận đánh không thành công của đại uý D’Argenlieu
CHƯƠNG 4
6. Một sự thịnh vượng mỏng manh
Sự lớn mạnh không gì ngăn cản nổi của tinh thần dân tộc Việt Nam
Với sự thành công lớn về cánh cai trị của toàn quyền Paul Bert, Chính phủ Pháp choi như gai đoạn chinh phục đã kết thúc, nên có chủ trương thu quân chính quốc về nước như; lính chiến châu Phi, lính bộ binh người Algeri. Còn lại tại chỗ, chỉ có lính lê dương và lính thuỷ đánh bộ(1). Để bù đắp cho việc thiếu hụt quân số, Pháp chủ trương thành lập những trung đoàn bản xứ Bắc Kỳ, đưa quân số lên thành bốn lữ đoàn: hai đóng ở Bắc Kỳ, một ở Trung Kỳ, một ở Nam Kỳ. Trong những năm 1887-1891, cuộc chiến đấu chống bọn cướp biển và phong kiến phương Bắc vẫn tiếp diễn, nhất là ở Bắc Kỳ. Philippe Héluy nhận xét như sau:
“Điều quan trọng là phải thay đổi chiến thuật, thay đổi cách làm việc, thay đổi lại tổ chức phân vùng đất đai. Cho đến nay các vị chỉ huy quân sự của vùng chỉ được hoạt động rong phạm vị hẹp mà các quan cai trị cho phép.
Muốn có quan hệ với người ân, mọi cuộc hành quân dù ở quy mô nào, người chỉ huy đều phải có quan hệ với chính quyền địa phương và phải đặt ở thế cấp dưới của các quan sứ hoặc tnhr địa phương, đây không chỉ là điều vô lí ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc mà còn ảnh hưởng đến sự bảo đảm an toàn cho cuộc hành binh. Bởi vậy, không có một đường lối hoàn hảo trong cách công tác bình định, trong sự duy trì một trật tự nào được bền vững. Những đoàn quân lượt qua, nhưng quân giặc vẫn còn ở lại, và các đồn luỹ lập ra đã trở thành những căn cứ phòng thủ bị động”.
Năm 1891, Antoine de Lanessan, một bác sĩ quân y, đã trở thành toàn quyền Đông Dương. Trong chuyến công du ra Bắc Kỳ, ông ta nhận thấy quân lính của mình phải chiến đấu ngay sát Hà Nội. Với lòng dũng cảm của mình, ông bắt tay vào thực hiện ý định đó. Ông viết: “nếu muốn có những thuộc địa giàu có thì phải cho họ có quyền độc lập rộng rãi”. Đây là một công việc lâu dài.
Trong những tên tuổi được nhắc đến, trung tá Charles Mangin quan tư Hubert Lyoutey, quan năm Joseph Gallieni và Đề Thám, ông này chống chọi với quân đội Pháp cho đến tháng 2-1913. Ông đã chết vị bị một đồng bọn phản bội, hai tên giặc Tàu Tưởng đã chặt đầu ông để lĩnh thưởng(2). Ông Lyoutey đã cho xuất bản năm 1891 cuốn sách: Vai trò xã hội của một sĩ quan, mà ông Gallieni đã đọc đi đọc lại. Gallieni chỉ huy mặt trận Lạng Sơn, đã cử Lyoutey làm tham mưu trưởng (2-1895). Hai ông đã sáng tạo ra phương pháp “vết dầu loang”. Đó là thời kì ruộng đất trở lại được cày cấy, chợ búa được trở lại họp, làng xã được khôi phục và được vũ trang tự vệ.
Những những tranh giành chính trị luôn là những trở lực ngăn cản công việc cảu những con người đi bình định. Sau ba năm hoạt động, tháng 12-1895, mặc dù đã hoàn thành nhiệm vụ, Gallieni vẫn cảm thấy chán ngấy và muốn ra đi. Năm 1896, ông rời Bắc Kỳ cùng đi có cả Lyoutey.
SỰ CAI TRỊ CỦA DOUMER
Vào tháng 12 năm sau, một vị toàn quyền mới độc đoán và rất đặc biệt được bổ nhiệm: đó là Paul Doumer(3). Cho đến năm 1902, ông đã tỏ ra mình có toàn quyền, toàn năng và ở đâu ông cũng có mặt. Chỉ trong vài ba tuần, ông đã nắm được các vấn đề. Ông ra Hà Nội, và chọn nơi đây là thủ đô. Trong vòng 5 năm, Doumer đã chỉnh đốn bộ máy cai trị của toàn xứ Đông Dương. Việc nội chính, tài chính, luật pháp; hạ tầng cơ sở của bộ binh, của hải quân, việc côn chính, bưu điện, nông nghiệp, thương mại và một số công trình lớn như cây cầu bắc qua sông Hồng mang tên Paul Doumer, ông quan tâm đến cả những vấn đề về khoa học như địa lí, địa chất, khí tượng thuỷ văn; cuối cùng là Viện Pasteur, Viện Viễn Đông Bác Cổ. Bảo Đại đã nhận xét: “Việt Nam độc lập và thống nhất là nguyện vọng cả tất cả mọi người dân Việt Nam”. một số hi vọng vào vua Hàm Nghi đang bị giam giữ ở Algeri. Ảnh hưởng của nước Nhật, sau chiến thắng của họ với nước Nga, năm 1905 bắt đầu lan rộng ra cả vùng Đông Nam Á, với khẩu hiệu: “Châu Á của người châu Á”.
Thành công trên cũng có mặt trái của nó. Việc đặt ra thuế khoá, có tác dụng làm cho ngân sách cân bằng, nhưng lại thành gánh nặng đè lên đầu lên cố người bản xứ. Họ phản đối, biểu tình. Thêm nữa việc truất ngôi của vua Thành Thái, năm 1907, vì một lí do điên rồ ép vua nhường ngôi cho hoàng tử Vĩnh San. Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân(4) mới lên 8 tuổi đã có ảnh hưởng đến người An Nam, họ coi như một sỉ nhục về quốc thể. Sự bất bình của quần chúng đã xảy ra một làn sóng phản đối rồi bị đàn áp nặng nề và xảy ra một cuộc nổi dậy mang tính quốc gia mới vào năm 1908.
Từ năm 1911 đến năm 1919, một vị toàn quyền có “cái đầu thoáng” đã đến với xứ này: Đó là Anbert Sarraut. Ông đã cho phát triển giao thông, thuỷ lợi, giáo dục. Trường trung học Hà Nội mở cửa cho các học sinh Đông Dương. Số người tình nguyện sang Pháp phục vụ với danh nghĩa là thợ không chuyên nghiệp, hay lính chiến, lên đến 100 ngàn. Trong số này, chúng ta có thể thấy anh hùng phi công Đỗ Hữu Vị, người bạn chiến đấu của Guynemer. Trong khi ấy những cuộc nổi dậy vẫn tiếp diễn lan tràn đến cả các vùng dân tộc thiểu số. Sự đàn áp trong thời kì chiến tranh ấy trở nên hết sức tàn khốc. Những người Đông Dương từ Pháp trở về, sau khi được quan sát lối sống của người dân Pháp, đã quan sát việc người da trắng chém giết nhau, học có một khái niệm khác về phương Tây. Năm 1916, ở Huế một âm mưu của một nhóm quốc gia, liên kết với một nhóm nổi dậy của những đạo quân sắp lên đường qua Pháp, đã đi đến kết quả là vị vua Duy Tân trẻ tuổi bị phế truất khỏi ngai vàng, mà năm 1907, quan toàn quyên đã cúi chào bằng những lời lẽ: “Tôi xin gửi đến Hoàng đế lời chúc tụng chân thành của Chính phủ Pháp… cái tên đã được chọn để gọi ngài đã là một báo hiệu tốt đẹp: Duy Tân tức là Đổi mới”.
Bị đày ra đảo Rénuion, tại đây Duy Tân gặp vua cha. Vua Bảo Đại đã viết: “Đây là âm mưu cuối cùng giành lại độc lập cho đất nước tôi”. Trong thời kì chiến tranh ông tham gia lực lượng hải quân của nước Pháp tự do. Năm 1942, người ta đã thấy vị hoàng tử trẻ ấy ở đảo Madagascar.
Ngày 27-4-1919, toàn quyền Anbert Sarraut đã đọc một bài diễn văn tại nhà Văn Miếu Hà Nội. Bài diễn văn được người An Nam rất chú ý. Ông hé mở cho ngời Đông Dương biết là sẽ có một sự nới rộng quyền dân cho cho mọi người dân, đồng thời sẽ có những lớp đào tạo cho thanh niên ưu tú bản xứ, để chuẩn bị cho việc thay thế dần các quan chức Pháp.
Hoàng đế Khải Đinh, thuộc ngành thứ lên ngôi và đã lợi dụng một chuyến công du qua Pháp trong năm 1922 để nói lên nguyện vọng của giới trí thức về dân tộc mình. Ông không được ủng hộ. Nam 1925, Hoàng đế Khải Định qua đời. Con trai của vua Khải Định là Vĩnh Thuỵ mới 12 tuổi được lên ngôi thay thế ông và lấy niên hiệu và Bảo Đại(5), nó nghĩa là “bảo vệ cái vĩ đại”.
HỒ CHÍ MINH, người dẫn đường sáng suốt
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, một bộ phận quan trọng của những phần tử ưu tú đã chuyển qua một xu hướng quốc gia cực đoan, trong khi ấy đã lan truyền trên toàn châu Á những xu hướng chống chế độ thuộc địa do ảnh hưởng cuộc Cách mạng Nga. Trong thời điểm sục sôi này, đã xuất hiện một nhân vật đặc biệt, đó là Nguyễn Sinh Cung. Sinh năm 1890 (cùng tuổi với De Gaulle), ông là con một vị quan nhỏ ở xứ Bắc Việt Nam. Người thanh niên này đã được qua học bốn năm ở Trường Quốc học Huế, cho đến năm 1911, với danh nghĩa là phụ bếp, ông xuống tàu Latouche-Tréville thuộc hãng Chargeurs Réunis. Tàu đã đỗ ở nhiều cảng châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ông đến Paris khi nhận được tin ông không được nhập học Trường Thuộc địa. Ông đi qua Đức, qua Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông phải làm nhiều nghề, trong đó có nghề chụp ảnh. Ông quan tâm đến vấn đề quyền lợi của các nước thuộc đại và khám phá ra chủ nghĩa Mác. Từ đây ống lấy tên là Nguyễn Ái Quốc (Người yêu nước). Ông bắt tay vào học ngoại ngữ, và ông nói được tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tất nhiên là cả tiếng Pháp, cùng phương ngữ An Nam. Năm 1919, theo tinh thần của Hội nghị Versailles, ông thảo ra bản “Yên sách cảu nhân dân An Nam”. Ông đã gửi cho Clémenceau, Lloyrd Georges và Wilson. Các ông này không để tâm đến. Năm 1920, ông sáng lập và điều hành tờ “Le Paria” (Người cùng khổ), tham gia biểu tình ngày 1-5, tham dự Hội nghị Tours, dự ngày thành lập Đảng Cộng sản Pháp bên cạnh Marcel Cachin, Paul Vaillant-Couturier. Ở Moscow, năm 1924, trong Hội nghị của Đệ tam Quốc tế, ông được nhiều người chú ý về bài diễn văn của mình là đại diễn của các nước thuộc địa. Hành trình của ông chuyển qua Sibir, Quang Đông, Hồng Kông và ở đây ngày 3-2, ông thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mười lăm ngày sau, từ Thái Lan, ông trở về nước vào lúc xảy ra vụ bạo động nổi dậy ở Yên Bái. Ông qua Hồng Kông, ở đó ông bị cảnh sát Anh bắt giữ. Từ nhà tù, ông tìm cách chuyển qua bệnh viện. Ông giả vờ bị chết và trốn khỏi nhà tù. Ông sang Moscow, tìm cách đi học. Sau đó ông trở lại Trung Hoa trong những năm 1938-1940. Năm 1941, ông trở về nước, sau 30 năm xa cách - ông lấy tên là Hồ Chí Minh (là người sáng suốt).
Ngày 19-5-1941, ông thành lập một tổ chức cách mạng để giải phóng dân tộc lấy tên là: Việt Nam độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Mục đích của Việt Minh là đánh đuổi Nhật, Pháp, giành lại độc lập dân tộc, tiếp theo là xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 29-8-1942, ông bị bắt giam, ngày mang gông, đêm bị cùm chân, bị đưa từ nhà tù này sang nhà tù khác. Ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do.
Nói về Hồ Chí Minh, Sainteny đã viết:
“Kiến thức rộng, trí thông minh, sức hoạt động ngoài sức tưởng tượng, sự cuồng tín, đầu óc tuyệt đối chí công, vô tư, đã làm cho Hồ Chí Minh có một uy tín và lòng tin tuyệt đối trong nhân dân. Một điều đáng tiếc là nước Pháp đã đánh giá thấp khả năng của con người này, và không hiểu giá trị của con người này, súc mạnh mà ông có. Hồ Chí Minh nói: “Nếu chúng tôi đề nghị các ngài cho rút lui các quan cai trị của các ngài, thì trái lại, chúng tôi lại cần đến những giáo sư, những kĩ sư, những vốn liếng của các ngài để xây dựng một nước Việt Nam độc lập và giàu mạnh”.
Ông Hồ muốn nước của ông có độc lập, nhưng ông muốn nền độc lập ấy nhận từ tay người Pháp. Đấy là điểm tế nhị tìm ra trong con người Á Đông của ông”.
Tháng 4-1946, sau một năm cùng chung sống, vua Bảo Đại đã nói lên những cảm nghĩ của mình về Hồ Chí Minh:
“Những ai gần ông Hồ, đều bị ông chinh phục, người Mỹ, Sainteny và cả tôi. Sau khi tôi biết rõ lai lịch của ông Hồ, quan hệ giữa hai chúng tôi trở nên dễ dang hơn. Tôi biết rõ trước mặt tôi là một chiến sĩ mác-xít, dạn dày, đã qua 30 năm lăn lộn, gắn bó với Đảng, một chiến sĩ đầy mưu trí. Có thể chịu đựng mọi khó khăn, áp dụng mọi bài bản. Ông Hồ hiểu sâu con người, biết những nhược điểm của nó, và coi thường nó. Kiên nhẫn đến tột đỉnh.
Ông Hồ bám sát việc thực hiện các mục tiêu công việc của mình. Ông có tài làm “diễn viên”, nhưng rất quyết đoán khi giờ quyết định đến. Ông rất tế nhị, rất thông minh”.
Đô đốc D’Argenlieu thì nói: “Đây là một con người tuyệt đối đạo đức, không thể trách ông Hồ về tham nhũng hay bất cứ một sự đồi bại nào. Ông hiểu cái gì mình muốn. Sức mạnh lớn của ông là sự trung thành tuyệt đối. Trước mắt, ông Hồ chỉ là người hoạt động bí mật, nhưng thời gian sẽ ủng hộ ông”.
Mặc cho những cảnh cáo trên, vào những năm 30 của thế kỉ XX, đối với người Pháp là những năm lên cơn sốt về làm ăn, về thực hiện các chương trình, năm của những ngày vui chơi nghỉ mát ở Đà Lạt, ở Tam Đảo, nam của những hội họp Bugatti trên đường quốc lộ, năm của những cuộc săn hổ báo. Tóm lại là những ngày huy hoàng của chế độ thuộc địa, nhưng lại là những ngày cuối cùng. Philippe Héluy nhắc lại lời của tướng Buhrer, Tổng chỉ huy quân đội Đông Dương trong những năm 1936 và 1938, ông đã nói: “Tôi lo ngại về Đông Dương. Tôi tin là những sĩ quan bản xứ sẽ trung thành với chúng ta, vì lẽ chúng ta đã quan tâm đến họ, chúng ta đã cho họ có những địa vị tương xứng với đẳng cấp của họ, chúng ta đã thân thiết với họ thực sự. Trái lại, những quan chức của chúng ta lại có đầu óc phân biệt đẳng cấp. Đối với họ, chỉ những bằng cấp phát cho dân da trắng mới có giá trị, còn bằng cấp phát cho dân da vàng, dan đen, thì không có giá trị gì. Bởi vậy, những thày giáo dạy ở trường Anbert Sarraut và các trường khác đều là những tên giám thị. Giới trí thức Việt Nam nổi dậy chúng ta, đó là điều nghiêm trọng sau này”.
Năm 1936, thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp đem đến tia hi vọng của một cuộc giải phóng, nhưng tiếp theo là một thất vọng lớn vì lẽ chính phủ cánh tả, do nhưng cách bầu bán dân chủ, có nguy cơ trở thành lực lượng nắm chính quyền.
Trong khi những người quốc gia và những người cách mạng bị giam hay bị tù đày đang nung nấu một ý chí trả thù, thì Hòn Ngọc của Đế chế đang đi dần vào một dạng thử thách khác.
Chú thích:
(1) Cái tên “Đại đội của biển cả” dưới thời Richelieu, là những đơn vị và một thế kỉ sau đã trở thành “Đội cận vệ bến cảng và các thuộc địa”. Năm 1815, những đơn vị này được chuyển sang Hải quân, đã trở thành những đơn vị của Hải quân. Tháng 7-1900, những đơn vị này chuyển về Bộ Chiến tranh và lấy tên là Quân thuộc địa. Sau này đã trở thành những trung đoàn bộ binh hay pháo binh của Hải quân… Những cảng Cherbourg, Brest, Rochefort, Toulon sẽ là những doanh trại truyền thống của các Trung đoàn 1er, 2è, 3è, 4è RIC. Lorient được để dành riêng cho binh chủng pháo binh thuộc đia (1er RAC). Hệ quân y cũng phát triển tương tự như vậy. Trường Quâm y được khai giảng tại Boócđô, tháng 11-1890. Một số thày thuốc của các trường này đã trở thành danh nhân, nhờ công việc tìm kiếm nghiên cứu những bệnh vùng nhiệt đới như: Laveran về bệnh sốt rét, Finlay về bệnh sốt rét vàng, Yersin về bệnh dịch tả. Đến năm 1958, được sử dụng cái tên Binh đoàn Hải quân trong đó có những phiên hiệu như RIMa hay RAMa.
(2) Đề Thám tức Hoàng Hoa Thám bị bọn tay sai của thực dân Pháp ám hại năm 1913 (BT).
(3) Sau khi trở về Pháp, ông Doumer tiếp tục hoạt động chính trị. Ôn được bầu làm Chủ tịch nghị viện năm 1927, Tổng thống Pháp năm 1931, và năm sau ông bị ám sát.
(4) Xem Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 147-148 (BT).
(5) Theo Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 162, thì cuối năm 1925, Vĩnh Thuỵ về nước để tang vua Khải Định, đầu năm 1926, nối ngôi, lấy niên hiệu là Bảo Đại (BT).
Sự lớn mạnh không gì ngăn cản nổi của tinh thần dân tộc Việt Nam
Với sự thành công lớn về cánh cai trị của toàn quyền Paul Bert, Chính phủ Pháp choi như gai đoạn chinh phục đã kết thúc, nên có chủ trương thu quân chính quốc về nước như; lính chiến châu Phi, lính bộ binh người Algeri. Còn lại tại chỗ, chỉ có lính lê dương và lính thuỷ đánh bộ(1). Để bù đắp cho việc thiếu hụt quân số, Pháp chủ trương thành lập những trung đoàn bản xứ Bắc Kỳ, đưa quân số lên thành bốn lữ đoàn: hai đóng ở Bắc Kỳ, một ở Trung Kỳ, một ở Nam Kỳ. Trong những năm 1887-1891, cuộc chiến đấu chống bọn cướp biển và phong kiến phương Bắc vẫn tiếp diễn, nhất là ở Bắc Kỳ. Philippe Héluy nhận xét như sau:
“Điều quan trọng là phải thay đổi chiến thuật, thay đổi cách làm việc, thay đổi lại tổ chức phân vùng đất đai. Cho đến nay các vị chỉ huy quân sự của vùng chỉ được hoạt động rong phạm vị hẹp mà các quan cai trị cho phép.
Muốn có quan hệ với người ân, mọi cuộc hành quân dù ở quy mô nào, người chỉ huy đều phải có quan hệ với chính quyền địa phương và phải đặt ở thế cấp dưới của các quan sứ hoặc tnhr địa phương, đây không chỉ là điều vô lí ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc mà còn ảnh hưởng đến sự bảo đảm an toàn cho cuộc hành binh. Bởi vậy, không có một đường lối hoàn hảo trong cách công tác bình định, trong sự duy trì một trật tự nào được bền vững. Những đoàn quân lượt qua, nhưng quân giặc vẫn còn ở lại, và các đồn luỹ lập ra đã trở thành những căn cứ phòng thủ bị động”.
Năm 1891, Antoine de Lanessan, một bác sĩ quân y, đã trở thành toàn quyền Đông Dương. Trong chuyến công du ra Bắc Kỳ, ông ta nhận thấy quân lính của mình phải chiến đấu ngay sát Hà Nội. Với lòng dũng cảm của mình, ông bắt tay vào thực hiện ý định đó. Ông viết: “nếu muốn có những thuộc địa giàu có thì phải cho họ có quyền độc lập rộng rãi”. Đây là một công việc lâu dài.
Trong những tên tuổi được nhắc đến, trung tá Charles Mangin quan tư Hubert Lyoutey, quan năm Joseph Gallieni và Đề Thám, ông này chống chọi với quân đội Pháp cho đến tháng 2-1913. Ông đã chết vị bị một đồng bọn phản bội, hai tên giặc Tàu Tưởng đã chặt đầu ông để lĩnh thưởng(2). Ông Lyoutey đã cho xuất bản năm 1891 cuốn sách: Vai trò xã hội của một sĩ quan, mà ông Gallieni đã đọc đi đọc lại. Gallieni chỉ huy mặt trận Lạng Sơn, đã cử Lyoutey làm tham mưu trưởng (2-1895). Hai ông đã sáng tạo ra phương pháp “vết dầu loang”. Đó là thời kì ruộng đất trở lại được cày cấy, chợ búa được trở lại họp, làng xã được khôi phục và được vũ trang tự vệ.
Những những tranh giành chính trị luôn là những trở lực ngăn cản công việc cảu những con người đi bình định. Sau ba năm hoạt động, tháng 12-1895, mặc dù đã hoàn thành nhiệm vụ, Gallieni vẫn cảm thấy chán ngấy và muốn ra đi. Năm 1896, ông rời Bắc Kỳ cùng đi có cả Lyoutey.
SỰ CAI TRỊ CỦA DOUMER
Vào tháng 12 năm sau, một vị toàn quyền mới độc đoán và rất đặc biệt được bổ nhiệm: đó là Paul Doumer(3). Cho đến năm 1902, ông đã tỏ ra mình có toàn quyền, toàn năng và ở đâu ông cũng có mặt. Chỉ trong vài ba tuần, ông đã nắm được các vấn đề. Ông ra Hà Nội, và chọn nơi đây là thủ đô. Trong vòng 5 năm, Doumer đã chỉnh đốn bộ máy cai trị của toàn xứ Đông Dương. Việc nội chính, tài chính, luật pháp; hạ tầng cơ sở của bộ binh, của hải quân, việc côn chính, bưu điện, nông nghiệp, thương mại và một số công trình lớn như cây cầu bắc qua sông Hồng mang tên Paul Doumer, ông quan tâm đến cả những vấn đề về khoa học như địa lí, địa chất, khí tượng thuỷ văn; cuối cùng là Viện Pasteur, Viện Viễn Đông Bác Cổ. Bảo Đại đã nhận xét: “Việt Nam độc lập và thống nhất là nguyện vọng cả tất cả mọi người dân Việt Nam”. một số hi vọng vào vua Hàm Nghi đang bị giam giữ ở Algeri. Ảnh hưởng của nước Nhật, sau chiến thắng của họ với nước Nga, năm 1905 bắt đầu lan rộng ra cả vùng Đông Nam Á, với khẩu hiệu: “Châu Á của người châu Á”.
Thành công trên cũng có mặt trái của nó. Việc đặt ra thuế khoá, có tác dụng làm cho ngân sách cân bằng, nhưng lại thành gánh nặng đè lên đầu lên cố người bản xứ. Họ phản đối, biểu tình. Thêm nữa việc truất ngôi của vua Thành Thái, năm 1907, vì một lí do điên rồ ép vua nhường ngôi cho hoàng tử Vĩnh San. Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân(4) mới lên 8 tuổi đã có ảnh hưởng đến người An Nam, họ coi như một sỉ nhục về quốc thể. Sự bất bình của quần chúng đã xảy ra một làn sóng phản đối rồi bị đàn áp nặng nề và xảy ra một cuộc nổi dậy mang tính quốc gia mới vào năm 1908.
Từ năm 1911 đến năm 1919, một vị toàn quyền có “cái đầu thoáng” đã đến với xứ này: Đó là Anbert Sarraut. Ông đã cho phát triển giao thông, thuỷ lợi, giáo dục. Trường trung học Hà Nội mở cửa cho các học sinh Đông Dương. Số người tình nguyện sang Pháp phục vụ với danh nghĩa là thợ không chuyên nghiệp, hay lính chiến, lên đến 100 ngàn. Trong số này, chúng ta có thể thấy anh hùng phi công Đỗ Hữu Vị, người bạn chiến đấu của Guynemer. Trong khi ấy những cuộc nổi dậy vẫn tiếp diễn lan tràn đến cả các vùng dân tộc thiểu số. Sự đàn áp trong thời kì chiến tranh ấy trở nên hết sức tàn khốc. Những người Đông Dương từ Pháp trở về, sau khi được quan sát lối sống của người dân Pháp, đã quan sát việc người da trắng chém giết nhau, học có một khái niệm khác về phương Tây. Năm 1916, ở Huế một âm mưu của một nhóm quốc gia, liên kết với một nhóm nổi dậy của những đạo quân sắp lên đường qua Pháp, đã đi đến kết quả là vị vua Duy Tân trẻ tuổi bị phế truất khỏi ngai vàng, mà năm 1907, quan toàn quyên đã cúi chào bằng những lời lẽ: “Tôi xin gửi đến Hoàng đế lời chúc tụng chân thành của Chính phủ Pháp… cái tên đã được chọn để gọi ngài đã là một báo hiệu tốt đẹp: Duy Tân tức là Đổi mới”.
Bị đày ra đảo Rénuion, tại đây Duy Tân gặp vua cha. Vua Bảo Đại đã viết: “Đây là âm mưu cuối cùng giành lại độc lập cho đất nước tôi”. Trong thời kì chiến tranh ông tham gia lực lượng hải quân của nước Pháp tự do. Năm 1942, người ta đã thấy vị hoàng tử trẻ ấy ở đảo Madagascar.
Ngày 27-4-1919, toàn quyền Anbert Sarraut đã đọc một bài diễn văn tại nhà Văn Miếu Hà Nội. Bài diễn văn được người An Nam rất chú ý. Ông hé mở cho ngời Đông Dương biết là sẽ có một sự nới rộng quyền dân cho cho mọi người dân, đồng thời sẽ có những lớp đào tạo cho thanh niên ưu tú bản xứ, để chuẩn bị cho việc thay thế dần các quan chức Pháp.
Hoàng đế Khải Đinh, thuộc ngành thứ lên ngôi và đã lợi dụng một chuyến công du qua Pháp trong năm 1922 để nói lên nguyện vọng của giới trí thức về dân tộc mình. Ông không được ủng hộ. Nam 1925, Hoàng đế Khải Định qua đời. Con trai của vua Khải Định là Vĩnh Thuỵ mới 12 tuổi được lên ngôi thay thế ông và lấy niên hiệu và Bảo Đại(5), nó nghĩa là “bảo vệ cái vĩ đại”.
HỒ CHÍ MINH, người dẫn đường sáng suốt
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, một bộ phận quan trọng của những phần tử ưu tú đã chuyển qua một xu hướng quốc gia cực đoan, trong khi ấy đã lan truyền trên toàn châu Á những xu hướng chống chế độ thuộc địa do ảnh hưởng cuộc Cách mạng Nga. Trong thời điểm sục sôi này, đã xuất hiện một nhân vật đặc biệt, đó là Nguyễn Sinh Cung. Sinh năm 1890 (cùng tuổi với De Gaulle), ông là con một vị quan nhỏ ở xứ Bắc Việt Nam. Người thanh niên này đã được qua học bốn năm ở Trường Quốc học Huế, cho đến năm 1911, với danh nghĩa là phụ bếp, ông xuống tàu Latouche-Tréville thuộc hãng Chargeurs Réunis. Tàu đã đỗ ở nhiều cảng châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ông đến Paris khi nhận được tin ông không được nhập học Trường Thuộc địa. Ông đi qua Đức, qua Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông phải làm nhiều nghề, trong đó có nghề chụp ảnh. Ông quan tâm đến vấn đề quyền lợi của các nước thuộc đại và khám phá ra chủ nghĩa Mác. Từ đây ống lấy tên là Nguyễn Ái Quốc (Người yêu nước). Ông bắt tay vào học ngoại ngữ, và ông nói được tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tất nhiên là cả tiếng Pháp, cùng phương ngữ An Nam. Năm 1919, theo tinh thần của Hội nghị Versailles, ông thảo ra bản “Yên sách cảu nhân dân An Nam”. Ông đã gửi cho Clémenceau, Lloyrd Georges và Wilson. Các ông này không để tâm đến. Năm 1920, ông sáng lập và điều hành tờ “Le Paria” (Người cùng khổ), tham gia biểu tình ngày 1-5, tham dự Hội nghị Tours, dự ngày thành lập Đảng Cộng sản Pháp bên cạnh Marcel Cachin, Paul Vaillant-Couturier. Ở Moscow, năm 1924, trong Hội nghị của Đệ tam Quốc tế, ông được nhiều người chú ý về bài diễn văn của mình là đại diễn của các nước thuộc địa. Hành trình của ông chuyển qua Sibir, Quang Đông, Hồng Kông và ở đây ngày 3-2, ông thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mười lăm ngày sau, từ Thái Lan, ông trở về nước vào lúc xảy ra vụ bạo động nổi dậy ở Yên Bái. Ông qua Hồng Kông, ở đó ông bị cảnh sát Anh bắt giữ. Từ nhà tù, ông tìm cách chuyển qua bệnh viện. Ông giả vờ bị chết và trốn khỏi nhà tù. Ông sang Moscow, tìm cách đi học. Sau đó ông trở lại Trung Hoa trong những năm 1938-1940. Năm 1941, ông trở về nước, sau 30 năm xa cách - ông lấy tên là Hồ Chí Minh (là người sáng suốt).
Ngày 19-5-1941, ông thành lập một tổ chức cách mạng để giải phóng dân tộc lấy tên là: Việt Nam độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Mục đích của Việt Minh là đánh đuổi Nhật, Pháp, giành lại độc lập dân tộc, tiếp theo là xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 29-8-1942, ông bị bắt giam, ngày mang gông, đêm bị cùm chân, bị đưa từ nhà tù này sang nhà tù khác. Ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do.
Nói về Hồ Chí Minh, Sainteny đã viết:
“Kiến thức rộng, trí thông minh, sức hoạt động ngoài sức tưởng tượng, sự cuồng tín, đầu óc tuyệt đối chí công, vô tư, đã làm cho Hồ Chí Minh có một uy tín và lòng tin tuyệt đối trong nhân dân. Một điều đáng tiếc là nước Pháp đã đánh giá thấp khả năng của con người này, và không hiểu giá trị của con người này, súc mạnh mà ông có. Hồ Chí Minh nói: “Nếu chúng tôi đề nghị các ngài cho rút lui các quan cai trị của các ngài, thì trái lại, chúng tôi lại cần đến những giáo sư, những kĩ sư, những vốn liếng của các ngài để xây dựng một nước Việt Nam độc lập và giàu mạnh”.
Ông Hồ muốn nước của ông có độc lập, nhưng ông muốn nền độc lập ấy nhận từ tay người Pháp. Đấy là điểm tế nhị tìm ra trong con người Á Đông của ông”.
Tháng 4-1946, sau một năm cùng chung sống, vua Bảo Đại đã nói lên những cảm nghĩ của mình về Hồ Chí Minh:
“Những ai gần ông Hồ, đều bị ông chinh phục, người Mỹ, Sainteny và cả tôi. Sau khi tôi biết rõ lai lịch của ông Hồ, quan hệ giữa hai chúng tôi trở nên dễ dang hơn. Tôi biết rõ trước mặt tôi là một chiến sĩ mác-xít, dạn dày, đã qua 30 năm lăn lộn, gắn bó với Đảng, một chiến sĩ đầy mưu trí. Có thể chịu đựng mọi khó khăn, áp dụng mọi bài bản. Ông Hồ hiểu sâu con người, biết những nhược điểm của nó, và coi thường nó. Kiên nhẫn đến tột đỉnh.
Ông Hồ bám sát việc thực hiện các mục tiêu công việc của mình. Ông có tài làm “diễn viên”, nhưng rất quyết đoán khi giờ quyết định đến. Ông rất tế nhị, rất thông minh”.
Đô đốc D’Argenlieu thì nói: “Đây là một con người tuyệt đối đạo đức, không thể trách ông Hồ về tham nhũng hay bất cứ một sự đồi bại nào. Ông hiểu cái gì mình muốn. Sức mạnh lớn của ông là sự trung thành tuyệt đối. Trước mắt, ông Hồ chỉ là người hoạt động bí mật, nhưng thời gian sẽ ủng hộ ông”.
Mặc cho những cảnh cáo trên, vào những năm 30 của thế kỉ XX, đối với người Pháp là những năm lên cơn sốt về làm ăn, về thực hiện các chương trình, năm của những ngày vui chơi nghỉ mát ở Đà Lạt, ở Tam Đảo, nam của những hội họp Bugatti trên đường quốc lộ, năm của những cuộc săn hổ báo. Tóm lại là những ngày huy hoàng của chế độ thuộc địa, nhưng lại là những ngày cuối cùng. Philippe Héluy nhắc lại lời của tướng Buhrer, Tổng chỉ huy quân đội Đông Dương trong những năm 1936 và 1938, ông đã nói: “Tôi lo ngại về Đông Dương. Tôi tin là những sĩ quan bản xứ sẽ trung thành với chúng ta, vì lẽ chúng ta đã quan tâm đến họ, chúng ta đã cho họ có những địa vị tương xứng với đẳng cấp của họ, chúng ta đã thân thiết với họ thực sự. Trái lại, những quan chức của chúng ta lại có đầu óc phân biệt đẳng cấp. Đối với họ, chỉ những bằng cấp phát cho dân da trắng mới có giá trị, còn bằng cấp phát cho dân da vàng, dan đen, thì không có giá trị gì. Bởi vậy, những thày giáo dạy ở trường Anbert Sarraut và các trường khác đều là những tên giám thị. Giới trí thức Việt Nam nổi dậy chúng ta, đó là điều nghiêm trọng sau này”.
Năm 1936, thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp đem đến tia hi vọng của một cuộc giải phóng, nhưng tiếp theo là một thất vọng lớn vì lẽ chính phủ cánh tả, do nhưng cách bầu bán dân chủ, có nguy cơ trở thành lực lượng nắm chính quyền.
Trong khi những người quốc gia và những người cách mạng bị giam hay bị tù đày đang nung nấu một ý chí trả thù, thì Hòn Ngọc của Đế chế đang đi dần vào một dạng thử thách khác.
Chú thích:
(1) Cái tên “Đại đội của biển cả” dưới thời Richelieu, là những đơn vị và một thế kỉ sau đã trở thành “Đội cận vệ bến cảng và các thuộc địa”. Năm 1815, những đơn vị này được chuyển sang Hải quân, đã trở thành những đơn vị của Hải quân. Tháng 7-1900, những đơn vị này chuyển về Bộ Chiến tranh và lấy tên là Quân thuộc địa. Sau này đã trở thành những trung đoàn bộ binh hay pháo binh của Hải quân… Những cảng Cherbourg, Brest, Rochefort, Toulon sẽ là những doanh trại truyền thống của các Trung đoàn 1er, 2è, 3è, 4è RIC. Lorient được để dành riêng cho binh chủng pháo binh thuộc đia (1er RAC). Hệ quân y cũng phát triển tương tự như vậy. Trường Quâm y được khai giảng tại Boócđô, tháng 11-1890. Một số thày thuốc của các trường này đã trở thành danh nhân, nhờ công việc tìm kiếm nghiên cứu những bệnh vùng nhiệt đới như: Laveran về bệnh sốt rét, Finlay về bệnh sốt rét vàng, Yersin về bệnh dịch tả. Đến năm 1958, được sử dụng cái tên Binh đoàn Hải quân trong đó có những phiên hiệu như RIMa hay RAMa.
(2) Đề Thám tức Hoàng Hoa Thám bị bọn tay sai của thực dân Pháp ám hại năm 1913 (BT).
(3) Sau khi trở về Pháp, ông Doumer tiếp tục hoạt động chính trị. Ôn được bầu làm Chủ tịch nghị viện năm 1927, Tổng thống Pháp năm 1931, và năm sau ông bị ám sát.
(4) Xem Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 147-148 (BT).
(5) Theo Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 162, thì cuối năm 1925, Vĩnh Thuỵ về nước để tang vua Khải Định, đầu năm 1926, nối ngôi, lấy niên hiệu là Bảo Đại (BT).
CHƯƠNG 5
7. Một sự cân bằng tạm thời
Trò chơi mèo chuột Nhật - Pháp
Tình hình Đông Dương trở nên đáng lo ngại trong tháng 6-1940. Chính quốc vừa bị thua trận ở châu Âu. Quân Nhật lợi dụng thời cơ xuất hiện và buộc nhà cầm quyền Pháp không được vận chuyển vật liệu chiến tranh của Mỹ đổ bộ xuống Hải Phòng để đưa sang Trung Quốc. Nước Nhật tin chắc rằng nước Anh cũng sẽ thất bại sau thất bại của Pháp. Họ nối quan hệ thân thiện với Đức quốc xã của Hitler, với Italy của Musolini và đã cùng nhau kí một hiệp ước tay ba vào ngày 27-9-1940. Áp lực của quân đội Nhật bắt đầu thực hiện từ ngày 19-6-1940. Tướng Georges Catroux, toàn quyền Đông Dương được một năm, đã chấp nhận sự hiện diện của quân đội Nhật hoàng để phong toả đường tiếp tế vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ cho Tàu Tưởng qua đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Tướng Catroux bị chính phủ Vichy phê bình kịch liệt, ông đã biện bạch bằng bức điện gửi ngày 23-6 như sau:
“Khi người ta bị thua, không có máy bay, không có pháo binh cao xạ, không có tàu ngầm để tìm cách bảo vệ tài sản của mình, mà không phải đánh nhau thì người ta phải thương lượng. Đó là điều mà tôi đã phải làm. Tôi nhận mọi trách nhiệm. Tôi còn phải làm nữa. Ngài nói là tôi phải xin ý kiến của ngài. Tôi thì đang ở cách xa ngài đến 4.000 dặm, trong khi ngài không có cách gì để cứu được tôi”.
Câu trả lời đầy thông minh, nói lên một thực tế bi thảm. Xứ Đông Dương đã bị cô lập hoàn toàn, chỉ có ba hay bốn sư đoàn trang bị không đầy đủ, làm thế nào đương đầu với áp lực to lớn của quân đội Nhật được. Quân Anh được cầu cứu, đã trả lời: “không”; còn quân đội Mỹ thì tuyên bố không thể can thiệp được, Vichy lấy làm tức giận tướng Catroux, đã tuyên bố cách chức ông ngày 25-6. Tướng Catroux sang London vào tháng 9, dưới quyền chỉ huy của De Gaulle, mà sau này ông sẽ là một cố vấn thân cận(1). Ông bị đột ngột thay thế bằng Đô đốc hạm đội Jean Decoux, chỉ huy các lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông đang đóng ở Thượng Hải và ở Sài gòn. Vị Toàn quyền mới - Jean Decoux, phải đối đầu với một áp lực của quân đội Nhật mỗi ngày một mạnh hơn. Việc này làm cho chính phủ Vichy phải chấp nhận một số nhượng bộ. Decoux là một con người khắc khổ, nghiêm khắc với bản thân và đối với nhiều người khác. Ông bố trí các sĩ quan hải quân ở các vị trí then chốt (kinh tế, thông tin, ban liên lạc Pháp - Nhật), vì vây ông bị cắt quan hệ với chung quanh. Bên cạnh đô đóc, Claude Boisanger được điều đến (tháng 11-1941), ông sẽ là một cố vấn tinh anh có nhiều kinh nghiệm, ông này có xu hướng đồng minh. Ông đã đóng vai trò quan trọng, đã hướng các quyết định theo những nhận thức của mình. Bởi vậy cho nên một mặt phải chịu sự giám sát của Nhật, một mặt phải trung thành với Pháp, ngày 31-4-1944(2), Toàn quyền Decoux gửi cho de Gaulle một bức điện, với sự đồng ý của hai đại diện Pháp ở Nhật và ở Trung Quốc (có thể gọi là tay ba), trong đó ông trình bày rất rõ và giả thuyết quân đội Nhật ở Đông Dương sẽ bị lật đổ, khi mà nước Nhật bị đánh ngay cả trên đất họ. Để đạt được mục tiêu ấy, nước Pháp và Đồng minh phải tránh những giải pháp về quân sự hay ngoại giao để có thể gây nên sự nghi ngờ của Nhật với Đông Dương. De Gaulle không trả lời bức điện trên, trái lại có những hành động ngược lại.
Trong khi chờ đợi, một tối hậu thư đầu tiên của Nhật gửi cho Đại sứ quán Pháp tại Tokyo, hai bên đã đi đến một thoả hiệp kí ngày 30-8-1940 được Nhật công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, đổi lại bằng một số điều kiện thuận lợi về quân sự cho quân Nhật ở Bắc Kỳ như: quân Nhật muốn dùng xứ này thành một điểm đi lại để chuyển quân sang Trung Quốc. Một thoả hiệp chi tiết sẽ được ký.
Vichy tìm cách kéo dài các cuộc thương lượng, quân Nhật không kiên trì chờ đợi, nên ngày 23-9, đã vượt qua ải Đồng Đăng. Số quân ít ỏi của Pháp chống đỡ một cách dũng cảm ở Lạng Sơn, nhưng chẳng mấy chốc đoàn quân cơ giới Nhật tràn ngập. Sự mở màn không hay này có ý nghĩa quyết định đến thái độ của người dân Đông Dương khi tướng de Gaulle kêu gọi họ đứng dậy kháng chiến. Đến tháng 10-1940, xảy ra một sự đảo ngược với quân đội Nhật: các tù binh Pháp được trả tự do, đổi lại sự hợp tác quân sự giữa Pháp và Nhật khi có tự tấn công của quân đội Tàu Tưởng; ở thời điểm chờ đội ấy, phương án có lợi hơn là chỉ có Pháp là lực lượng bảo vệ…
Ngày 14-7-1941, quân đội Nhật lại gửi một tối hậu thư thứ hai cho Vichy. Việc này đi đến một hiệp định kí kết với đô đốc Darlan, trong đó Nhật công nhận chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ của Pháp ở Đông Dương, quân đội Nhật thì được quyền đi lại dễ dàng trên cả Đông Dương. Vì vậy mà quân đội Nhật phong toả xứ Nam Kỳ, và ngày 7-12, sau khi mở cuộc tấn công quy mô lớn vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, chúng đã tung ra 75.000 quân đánh vào Singapore, vào Mã Lai (thuộc Anh) vào Indonesia nhằm thực hiện chủ nghĩa Đại Đông Á của chúng. Ý định trên được thực hiện tiếp mấy tháng sau; Đông Dương dựa vào vị trí địa lí của nó, đã trở thành một bàn đạp, nơi đứng chân hậu phương chiến lược của quân đội Nhật để đi vào Đông Nam Á. Tình hình trên đã thúc giục Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc Pháp phải tuyên chiến với nước Nhật. Lời tuyên chiến chỉ là tượng trưng, bởi tướng de Gaulle không có thực lực trên đất nước này. Vì những lý trên, ông kêu gọi một cách tuyệt vọng nhân dân Đông Dương nỏi dậy kháng chiến chống kẻ xam lược! Trong khi ấy, ở vùng rừng núi Việt Bắc, một người có tên là Võ Nguyên Giáp - một trong những cộng sự của Hồ Chí Minh, đã thành lập những đơn vị vũ trang tuyên truyền hoạt động chống đế quốc Pháp và chống phát xít Nhật.
Năm 1942, Đông Dương đứng vào hàng thứ hai trong ý đồ của tướng de Gaulle, vì lẽ ông ít nắm được những tin tức, thêm nữa có nhiều diễn biến quan trọng hơn đã xảy đến với nước Pháp tự do: Ở đảo Madagascar, đất trung thành với Vichy, xảy ra một cuộc đổ bộ của quân Anh lên đảo để bảo vệ con đường sang Ấn Độ. Quân Anh chiến đấu ở đây cho đến tháng 11, sau đấy họ trả lại đảo Madagascar cho nước Pháp. Tướng Legentihomme được chỉ định làm Cao uỷ Pháp quốc ở Ấn Độ Dương. Vị tướng này đã phát hiện ra hoàng tử Vĩnh San.
Ở New Zealand, đại uý hải quân D’Argenlieu được phong chức Cao uỷ Thái Bình Dương, nhưng trong thời gian đó, ông đã gây nên sự hiềm khích trong giới công chức và trong nhân dân, nên đã phải rời khỏi đảo một cách không lấy gì vẻ vang lắm(3).
Còn ở Bắc Phi, ngày 8-11, quân Mỹ đổ bộ xuống Casablanca, Algeri và Oran, mà không có một lời báo cho de Gaulle, theo Churchill dự đoán rằng nếu có một chút tham gia của lực lượng de Gaulle, thì cuộc đổ bộ sẽ không an toàn. Cuộc đổ bộ ấy mở ra mặt trận thứ ba theo yêu cầu của Stalin, trong khi quân phát xít Đức đã đến bờ sông Vônga, ngoại ô của một trung tâm đường sắt quan trọng, đó là Stalingrade.
Chú thích:
(1) Catroux là bạn cùng ở tù với De Gaulle trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
( 2) Tháng 4 chỉ có 30 ngày.
( 3) Henri Laurenti tuyên bố cho Gilbert Pilleul, trong cuộc hội thảo năm 1981 Tướng De Gaulle và Đông Dương . Sự bổ nhiệm trên là một tính toán sai lầm. Phải nói rằng De Gaulle đã đặt lên bảng một vị đô đốc, một con người rất cứng nhắc, tính tình thất thường, để làm một công việc mà ông đã làm mọi nơi, như ở Tân Thế giới (Nouvelle - Calédonie), ở Taihiti, một việc mà đòi hỏi phải có ở một con người cứng rắn.
Trò chơi mèo chuột Nhật - Pháp
Tình hình Đông Dương trở nên đáng lo ngại trong tháng 6-1940. Chính quốc vừa bị thua trận ở châu Âu. Quân Nhật lợi dụng thời cơ xuất hiện và buộc nhà cầm quyền Pháp không được vận chuyển vật liệu chiến tranh của Mỹ đổ bộ xuống Hải Phòng để đưa sang Trung Quốc. Nước Nhật tin chắc rằng nước Anh cũng sẽ thất bại sau thất bại của Pháp. Họ nối quan hệ thân thiện với Đức quốc xã của Hitler, với Italy của Musolini và đã cùng nhau kí một hiệp ước tay ba vào ngày 27-9-1940. Áp lực của quân đội Nhật bắt đầu thực hiện từ ngày 19-6-1940. Tướng Georges Catroux, toàn quyền Đông Dương được một năm, đã chấp nhận sự hiện diện của quân đội Nhật hoàng để phong toả đường tiếp tế vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ cho Tàu Tưởng qua đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Tướng Catroux bị chính phủ Vichy phê bình kịch liệt, ông đã biện bạch bằng bức điện gửi ngày 23-6 như sau:
“Khi người ta bị thua, không có máy bay, không có pháo binh cao xạ, không có tàu ngầm để tìm cách bảo vệ tài sản của mình, mà không phải đánh nhau thì người ta phải thương lượng. Đó là điều mà tôi đã phải làm. Tôi nhận mọi trách nhiệm. Tôi còn phải làm nữa. Ngài nói là tôi phải xin ý kiến của ngài. Tôi thì đang ở cách xa ngài đến 4.000 dặm, trong khi ngài không có cách gì để cứu được tôi”.
Câu trả lời đầy thông minh, nói lên một thực tế bi thảm. Xứ Đông Dương đã bị cô lập hoàn toàn, chỉ có ba hay bốn sư đoàn trang bị không đầy đủ, làm thế nào đương đầu với áp lực to lớn của quân đội Nhật được. Quân Anh được cầu cứu, đã trả lời: “không”; còn quân đội Mỹ thì tuyên bố không thể can thiệp được, Vichy lấy làm tức giận tướng Catroux, đã tuyên bố cách chức ông ngày 25-6. Tướng Catroux sang London vào tháng 9, dưới quyền chỉ huy của De Gaulle, mà sau này ông sẽ là một cố vấn thân cận(1). Ông bị đột ngột thay thế bằng Đô đốc hạm đội Jean Decoux, chỉ huy các lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông đang đóng ở Thượng Hải và ở Sài gòn. Vị Toàn quyền mới - Jean Decoux, phải đối đầu với một áp lực của quân đội Nhật mỗi ngày một mạnh hơn. Việc này làm cho chính phủ Vichy phải chấp nhận một số nhượng bộ. Decoux là một con người khắc khổ, nghiêm khắc với bản thân và đối với nhiều người khác. Ông bố trí các sĩ quan hải quân ở các vị trí then chốt (kinh tế, thông tin, ban liên lạc Pháp - Nhật), vì vây ông bị cắt quan hệ với chung quanh. Bên cạnh đô đóc, Claude Boisanger được điều đến (tháng 11-1941), ông sẽ là một cố vấn tinh anh có nhiều kinh nghiệm, ông này có xu hướng đồng minh. Ông đã đóng vai trò quan trọng, đã hướng các quyết định theo những nhận thức của mình. Bởi vậy cho nên một mặt phải chịu sự giám sát của Nhật, một mặt phải trung thành với Pháp, ngày 31-4-1944(2), Toàn quyền Decoux gửi cho de Gaulle một bức điện, với sự đồng ý của hai đại diện Pháp ở Nhật và ở Trung Quốc (có thể gọi là tay ba), trong đó ông trình bày rất rõ và giả thuyết quân đội Nhật ở Đông Dương sẽ bị lật đổ, khi mà nước Nhật bị đánh ngay cả trên đất họ. Để đạt được mục tiêu ấy, nước Pháp và Đồng minh phải tránh những giải pháp về quân sự hay ngoại giao để có thể gây nên sự nghi ngờ của Nhật với Đông Dương. De Gaulle không trả lời bức điện trên, trái lại có những hành động ngược lại.
Trong khi chờ đợi, một tối hậu thư đầu tiên của Nhật gửi cho Đại sứ quán Pháp tại Tokyo, hai bên đã đi đến một thoả hiệp kí ngày 30-8-1940 được Nhật công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, đổi lại bằng một số điều kiện thuận lợi về quân sự cho quân Nhật ở Bắc Kỳ như: quân Nhật muốn dùng xứ này thành một điểm đi lại để chuyển quân sang Trung Quốc. Một thoả hiệp chi tiết sẽ được ký.
Vichy tìm cách kéo dài các cuộc thương lượng, quân Nhật không kiên trì chờ đợi, nên ngày 23-9, đã vượt qua ải Đồng Đăng. Số quân ít ỏi của Pháp chống đỡ một cách dũng cảm ở Lạng Sơn, nhưng chẳng mấy chốc đoàn quân cơ giới Nhật tràn ngập. Sự mở màn không hay này có ý nghĩa quyết định đến thái độ của người dân Đông Dương khi tướng de Gaulle kêu gọi họ đứng dậy kháng chiến. Đến tháng 10-1940, xảy ra một sự đảo ngược với quân đội Nhật: các tù binh Pháp được trả tự do, đổi lại sự hợp tác quân sự giữa Pháp và Nhật khi có tự tấn công của quân đội Tàu Tưởng; ở thời điểm chờ đội ấy, phương án có lợi hơn là chỉ có Pháp là lực lượng bảo vệ…
Ngày 14-7-1941, quân đội Nhật lại gửi một tối hậu thư thứ hai cho Vichy. Việc này đi đến một hiệp định kí kết với đô đốc Darlan, trong đó Nhật công nhận chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ của Pháp ở Đông Dương, quân đội Nhật thì được quyền đi lại dễ dàng trên cả Đông Dương. Vì vậy mà quân đội Nhật phong toả xứ Nam Kỳ, và ngày 7-12, sau khi mở cuộc tấn công quy mô lớn vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, chúng đã tung ra 75.000 quân đánh vào Singapore, vào Mã Lai (thuộc Anh) vào Indonesia nhằm thực hiện chủ nghĩa Đại Đông Á của chúng. Ý định trên được thực hiện tiếp mấy tháng sau; Đông Dương dựa vào vị trí địa lí của nó, đã trở thành một bàn đạp, nơi đứng chân hậu phương chiến lược của quân đội Nhật để đi vào Đông Nam Á. Tình hình trên đã thúc giục Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc Pháp phải tuyên chiến với nước Nhật. Lời tuyên chiến chỉ là tượng trưng, bởi tướng de Gaulle không có thực lực trên đất nước này. Vì những lý trên, ông kêu gọi một cách tuyệt vọng nhân dân Đông Dương nỏi dậy kháng chiến chống kẻ xam lược! Trong khi ấy, ở vùng rừng núi Việt Bắc, một người có tên là Võ Nguyên Giáp - một trong những cộng sự của Hồ Chí Minh, đã thành lập những đơn vị vũ trang tuyên truyền hoạt động chống đế quốc Pháp và chống phát xít Nhật.
Năm 1942, Đông Dương đứng vào hàng thứ hai trong ý đồ của tướng de Gaulle, vì lẽ ông ít nắm được những tin tức, thêm nữa có nhiều diễn biến quan trọng hơn đã xảy đến với nước Pháp tự do: Ở đảo Madagascar, đất trung thành với Vichy, xảy ra một cuộc đổ bộ của quân Anh lên đảo để bảo vệ con đường sang Ấn Độ. Quân Anh chiến đấu ở đây cho đến tháng 11, sau đấy họ trả lại đảo Madagascar cho nước Pháp. Tướng Legentihomme được chỉ định làm Cao uỷ Pháp quốc ở Ấn Độ Dương. Vị tướng này đã phát hiện ra hoàng tử Vĩnh San.
Ở New Zealand, đại uý hải quân D’Argenlieu được phong chức Cao uỷ Thái Bình Dương, nhưng trong thời gian đó, ông đã gây nên sự hiềm khích trong giới công chức và trong nhân dân, nên đã phải rời khỏi đảo một cách không lấy gì vẻ vang lắm(3).
Còn ở Bắc Phi, ngày 8-11, quân Mỹ đổ bộ xuống Casablanca, Algeri và Oran, mà không có một lời báo cho de Gaulle, theo Churchill dự đoán rằng nếu có một chút tham gia của lực lượng de Gaulle, thì cuộc đổ bộ sẽ không an toàn. Cuộc đổ bộ ấy mở ra mặt trận thứ ba theo yêu cầu của Stalin, trong khi quân phát xít Đức đã đến bờ sông Vônga, ngoại ô của một trung tâm đường sắt quan trọng, đó là Stalingrade.
Chú thích:
(1) Catroux là bạn cùng ở tù với De Gaulle trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
( 2) Tháng 4 chỉ có 30 ngày.
( 3) Henri Laurenti tuyên bố cho Gilbert Pilleul, trong cuộc hội thảo năm 1981 Tướng De Gaulle và Đông Dương . Sự bổ nhiệm trên là một tính toán sai lầm. Phải nói rằng De Gaulle đã đặt lên bảng một vị đô đốc, một con người rất cứng nhắc, tính tình thất thường, để làm một công việc mà ông đã làm mọi nơi, như ở Tân Thế giới (Nouvelle - Calédonie), ở Taihiti, một việc mà đòi hỏi phải có ở một con người cứng rắn.
CHƯƠNG 6
8. Những tiền đề
Tôi xin thề một ngày nào đó tôi sẽ đưa con thuyền Đông Dương trở về bến
Tháng 10-1940, nhận được một in mật báo từ Sài gòn, tướng de Gaulle viết: “Dưới mắt tôi, (…) Đông Dương xuất hiện như một con tàu lớn bị hư hỏng mà tôi không đến cấp cứu được trước khi tập hợp những phương tiện cứu hộ. Nhìn chiếc tàu xa dần trong sương mù, tôi xin thề một ngày nào đó tôi sẽ đưa con thuyền Đông Dương trở về bến”.
Ngày 14-6-1943, ở Algeri, một vị tướng tham mưu của tướng Giraud, tổng chỉ huy lực lượng quân đội Pháp ở Bắc Phi, có cơ hội trình bày với tướng de Gaulle những kinh nghiệm của ông về Đông Dương và những điều kiện mà chúng ta có thể hi vọng để trở lại mảnh đất này. Đó là tướng Sư trưởng Roger Blaizot, trưởng thành từ các lực lượng bộ binh thuộc địa. Ông đã nhiều lần phục vụ ở hải ngoại, đặc biệt ở Hà Nội năm 1936, ông là tham mưu trưởng của tướng Buhrer. Ở đây ông đã có được những hiểu biết sâu sắc đặc biệt của xứ này. Trong cuộc đổ bộ của quân Mỹ xuống Bắc Phi, tháng 11-1942, Blaizot là chỉ huy đánh vào điểm tựa Dakar, ông đã thương lượng và lôi kéo được lực lượng AOF về nước Pháp tự do(1). Đầu năm 1943, ông được điều sang Algeri, được giao nhiệm vụ củng cố lại các lực lượng ở thuộc địa, ông cũng nhận nhiệm vụ thành lập Sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa.
Một cuộc bàn luận lần thứ hai về Đông Dương đã xảy ra vào tháng 8 ở Algeri. Ngày 18-9-1943, tướng de Gaulle và tướng Giraud đã gửi cho Churchill, Roosevelt và Stalin một giác thư khuyên nên dùng “một lực lượng quân Pháp vào giải phóng Đông Dương”. Song song, de Gaulle phân công hai vị quan cao cấp của phủ toàn quyền ở Algeri là Léon Pignon và Henri Laurentie, dự thảo một văn bản nói lên ý định của nước Pháp muốn “cho Đông Dương một quy chế nằm trong Liên hiệp Pháp”. Bản tuyên bố của tướng de Gaulle, được công bố ở Brazaville ngày 8-12-1943, nội dung bản tuyên bố nói: 5 nước của Liên bang Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng tự do riêng. Theo ông Laurentie, bản tuyên bố này đã được ông Hồ Chí Minh hoan nghênh.
Tướng Blaizot, được phong lên chỉ huy binh đoàn theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng ngày 4-10-1943, ông được chỉ định là Tổng chỉ huy các lực lượng viễn chinh Pháp ở Trung cận Đông, có quân số là hai lữ đoàn bộ binh. Một lữ đang đóng ở Madagascar (ở đây đã có sẵn một số vũ khí của Anh để lại sau cuộc đổ bộ năm 1942). Lữ thứ hai, gồm các lực lượng của Bắc Phi. Blaizot tập trung thời gian để xây dựng lực lượng FEFEO.
Từ tháng 1 đến tháng 10-1944, những khó khăn gặp phải rất khác nhau, trước tiên là sự gia ơn nhỏ giọt cho việc thành lập những đơn vị ưu tiên để đổ bộ lên đất Pháp, tiếp theo là sự do dự trong việc phân công của các nước Đồng minh trên mặt trận Đông Nam Á; tiếp nữa là việc lấn quyền với tổ chức tình báo Pháp, mà vai trò của DGER(2) điều hành Jacques Soustelle. Tổ chức này càng tỏ ra rất hẹp hòi và ích kỷ.
MỘT SỰ HÀN GẮN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC
Tháng 6-1944 đã diễn ramột sự kiện mà ít người biết đến: đó là sự không nhất trí trong việc thực hiện ý đồ sát lại gần nhau của hai vị tướng de Gaulle và đô đốc Decoux. De Gaulle thì muốn giải thích cho Decoux biết những ý định của nước Pháp tự do về Đông Dương, và muốn Decoux đồng tình với mình trong việc hành động chống lại quân đội Nhật. Ông đã giao mọt uỷ nhiệm thư tự tay viết cho François de Langlade. Ngày 5-7, Langlade đã nhảy dù xuống Bắc Kỳ và được tướng Mordant, nguyên là Tổng chỉ huy quân sự, đã nghỉ hưu gần một tháng. Moóđăng đã cản không cho Langlade gặp Decoux, huỷ lá thư huỷ nhiệm, và khuyên giao lại cho Decoux quyền điều khiến cuộc kháng chiến. Bức thông điệp “tay ba” kể trên trở lại Paris. Lúc trở về, Langlade báo cáo lại tình hình. De Gaulle đành phải trở lại gặp Decoux. Cuộc gặp gỡ bí mật đã diễn ra ở Hà Nội vào tháng 11. Tướng Decoux viết:
“Người đối diện với tôi không cho biết điều gì cụ thể, ông đó tránh nói đến sứ mệnh lần trước của ông ở Đông Dương. Ông ta tuyên bố là chính phủ lâm thời tán thành đường lối tri mà tôi đã áp dụng cho đến bây giờ đối với quân Nhật và không có gì phàn nàn với tôi. Và cũng nhừo vậy mà tôi không bị một cái án 26 tháng tù treo”.
Mordant đã là Tổng đại diện của Uỷ ban hành động cho việc giải phóng Đông Dương. Sự dối trá trên đã đưa đến: De Gaulle không thực hiện được sự liên kết với Decoux (đô đốc 4 sao) trong nhiệm vụ chung mà ông mong muốn, trái lại đã buộc ông phải trao trách nhiệm cho một người mà tính tình trái ngược hẳn với mình. Ông này đã điều hành công cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ, với một sự vụng về và những sở hở, đã đưa đến hậu quả là sự đàn áp tàn bạo của quân Nhật ở Lạng Sơn trong cuộc đảo chính 7 tháng sau đó.
Trong tháng 9, tất cả các cơ quan, các bộ, các phòng làm việc và nhân viên đều từ Algeri về Paris. Tướng Blaizot được tin ông sẽ được phái đi Sri Lanca làm đại diện bên cạnh đô đốc bá tước Mountbatten, Tổng chỉ huy quân đội Anh ở vùng Đông Nam Á. Ngày 20-9, trong một cuộc gặp gỡ, de Gaulle giao cho Blaizot một bức thư gửi đặc biệt cho đô đốc. Blaizot không hiểu đối với ông đây là một cuộc tiếp xúc với cơ quan tham mưu của Bộ chỉ huy Đông Nam Á (SEAC) hay là việc đặt một phái đoàn thường trú. Ngày 4-10, Blaizot lên đường không một lời chỉ đạo của thủ tướng chính phủ và cả của Uỷ ban hành động quốc phòng. Một cách dễ hiểu, ông nghĩ, đây là mọt cách loại trừ một đặc phái viên mà người ta không thích. Việc này xảy ra 11 tháng sau.
Ngày 26-10, tướng Blaizot đến Sri Lanca trên chiếc tuần dương hạ Dumont d’Urville, là một trong những chiến hạm đã đánh chìm những tàu chiến Siam hồi năm 1940, ông xin gặp ngay đô đốc Mountbatten và đã chuyển giao lá thư của tướng de Gaulle. Những dấu hiệu tự nhiên về sự quan tâm của đô đốc là những dấu hiệu tốt lành cho tương lai. Điều đó được xác minh. Một chi tiết là sự báo hiệu làm cho người Pháp phải chú ý đến. Đó là những lá cờ của bốn nước Đồng minh trong tổ chức SEAC gồm: Anh, Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ. Đến tháng 11, lá cờ Pháp được bổ sung. Trong hai tháng cuối của năm 1944, nhiệm vụ của phái đoàn là tìm những viện trợ về người và của. Việc này được chấp nhận một cách khó khăn. Trong khi ấy lực lượng DGER vẫn tiếp tục phong toả đặc biệt trong phạm vi vận chuyển bằng đường không và đường thông tin.
Blaizot trở về Paris vào trung tuần tháng 1-1945 để báo cáo công việc cho chính phủ, làm sáng tỏ quan điểm của mình và để chấp nhận được những phương tiện yêu cầu từ mấy tháng nay. Tướng Blaizot được Alphonse Juin, Tổng tham mưu trưởng của Bộ Quốc phòng, sau đấy được tướng de Gaulle tiếp. Hai ông này tỏ ra tán thành đề xuất của Blaizot trong kế hoạch trở lại Đông Dương bằng một trận đánh phối hợp với SEAC. Điểm đổ bộ vào Đông Dương phải gần với các căn cứ của Anh, nó sẽ là một đầu cầu cho một lực lượng lớn của Pháp dưới sự bảo trợ của quân Anh. Có mọt kế hoạch khác đề xuất bởi Mordant và Aymé (là hai tướng chỉ huy cao cấp mới): theo kế hoạch này thì “thực hiện duy trì kéo dài càng lâu càng tốt sự chiếm đóng của quân đội Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, các thành phố lớn và dùng những lực lượng nhỏ đánh chiếm những vùng hiểm trở tạo nên những chiến khu”.
Trong cuộc hợp của Hội đồng Quốc phòng ngày 30-1-1945, tướng Blaizot nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thành lập không chậm trễ đạo quân viễn chinh. Việc này có ý nghĩa làm cho Đồng minh thêm lòng tin cậy và đáp lại yêu cầu của đô đốc Mountbatten thành lập một Bộ chỉ huy Pháp thống nhất. Soustelle đánh giá thấp những ý kiến trên và không đưa đến một quyết định nào trước sự thất vọng của tướng Blaizot. Đến tháng 9-1944, tướng Koenig đã có nhận xét: “Đừng quên rằng, nhân danh là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang nội địa, đến tháng 6 gần đây, tôi chỉ nhận được của Đồng minh những tiếp viện cần thiết sau khi đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng DGER”.
Trên đường về, với sự khẩn khoản yêu cầu của chính phủ, ông ghé thăm và kiểm tra lữ đoàn ở Madagascar, và ngày 30-3-1945 ông về đến Sri Lanca. Ông lấy làm lo ngại về sự đảo lộn tình hình ở Đông Dương sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9-3. Ông đứng trước tình thế xảy ra một sự tranh giành ảnh hưởng do tên đại tá Dewawrin, hay Passy là tổng thư ký mới của DGER tiến hành. Tên này có âm mưu nắm quyền điều hàn kể cả Calcutta, và thay thế ông bên cạnh Bubaten. Việc gì đã xảy đến?
Ông Adré Saint - Mleux phát hiện là toà đại sứ Nhật ở Sài gòn đã hé mở cho biết là vào cuối năm 1944, nước Nhật sẽ bắt buộc phải xem lại đường lối chính trị của họ đối với Đong Dương, khi mà quân đội Mỹ trở lại Philippineses.
Từ ngày 25-1-1945, tướng Juin, bằng một bức điện, đã báo động cho các cấp chỉ huy quân sự ở Đông Dương về cuộc đảo chính có thể xảy đến. Ngày 2-2, tướng McArthur đã đến trước Manille và ngày 23, đô đốc Decoux lo lắng trước sự diễn biến của tình hình đã gửi một bức điện tối mật cho Bộ Thuộc địa.
“Tôi chỉ nhận được những bức điện không có dấu, không ghi nơi gửi, không kí tên, tôi đoán đây là những chỉ thị cần thiết của chính phủ giao trách nhiệm cho tôi, gửi đặc biệt cho riêng tôi, tôi coi có giá trị như trước đây có chữ kí của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa hay của thủ tướng Chính phủ. Tôi rất hiểu sự có ích của phong trào kháng chiến, nhưng bị bao vây bởi những hiệp định hiện hành, bởi trách nhiệm nặng nề trong việc duy trì trật tự và các quan hệ ngoại giao… Tôi khẩn khoản mong được cấp trên cho những thông tin đang song song diễn biến… Sự thiếu cân đối trong việc tổ chức kháng chiến có thể làm cho tôi rát bị phiền trong việc làm yên lòng mọi người và đoàn kết những người Pháp. Nó có thể có một ảnh hưởng lớn đến sự trật tự bên ngoài. Việc loại bỏ quân đội Nhật ra khỏi xứ Đông Dương chỉ là vấn đề thời gian. Cho nên vì quyền lợi nước Pháp, những sáng kiến quá sớm có thể đưa đến một cuộc đảo chính, làm đảo lộn mọi tình thế, không thể tiến hành mà không cho tôi biết”.
Ở Paris, bức điện của ông bị coi như một bức thư chết .
Chú thích:
(1) Theo quyết định của tướng De Gaulle “Nước Pháp tự do” sẽ gọi là “Nước Pháp chiến đấu” kể từ ngày 14-7-1943.
( 2) DGER: tên của Tổng nha nghiên cứu và khảo sát. Sau này đổi thành: Cơ quan tình báo đối ngoại và phản gián (SDECE). Cuối cùng lấy tên là Tổng nha tình báo đối ngoại (DGSE).
Tôi xin thề một ngày nào đó tôi sẽ đưa con thuyền Đông Dương trở về bến
Tháng 10-1940, nhận được một in mật báo từ Sài gòn, tướng de Gaulle viết: “Dưới mắt tôi, (…) Đông Dương xuất hiện như một con tàu lớn bị hư hỏng mà tôi không đến cấp cứu được trước khi tập hợp những phương tiện cứu hộ. Nhìn chiếc tàu xa dần trong sương mù, tôi xin thề một ngày nào đó tôi sẽ đưa con thuyền Đông Dương trở về bến”.
Ngày 14-6-1943, ở Algeri, một vị tướng tham mưu của tướng Giraud, tổng chỉ huy lực lượng quân đội Pháp ở Bắc Phi, có cơ hội trình bày với tướng de Gaulle những kinh nghiệm của ông về Đông Dương và những điều kiện mà chúng ta có thể hi vọng để trở lại mảnh đất này. Đó là tướng Sư trưởng Roger Blaizot, trưởng thành từ các lực lượng bộ binh thuộc địa. Ông đã nhiều lần phục vụ ở hải ngoại, đặc biệt ở Hà Nội năm 1936, ông là tham mưu trưởng của tướng Buhrer. Ở đây ông đã có được những hiểu biết sâu sắc đặc biệt của xứ này. Trong cuộc đổ bộ của quân Mỹ xuống Bắc Phi, tháng 11-1942, Blaizot là chỉ huy đánh vào điểm tựa Dakar, ông đã thương lượng và lôi kéo được lực lượng AOF về nước Pháp tự do(1). Đầu năm 1943, ông được điều sang Algeri, được giao nhiệm vụ củng cố lại các lực lượng ở thuộc địa, ông cũng nhận nhiệm vụ thành lập Sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa.
Một cuộc bàn luận lần thứ hai về Đông Dương đã xảy ra vào tháng 8 ở Algeri. Ngày 18-9-1943, tướng de Gaulle và tướng Giraud đã gửi cho Churchill, Roosevelt và Stalin một giác thư khuyên nên dùng “một lực lượng quân Pháp vào giải phóng Đông Dương”. Song song, de Gaulle phân công hai vị quan cao cấp của phủ toàn quyền ở Algeri là Léon Pignon và Henri Laurentie, dự thảo một văn bản nói lên ý định của nước Pháp muốn “cho Đông Dương một quy chế nằm trong Liên hiệp Pháp”. Bản tuyên bố của tướng de Gaulle, được công bố ở Brazaville ngày 8-12-1943, nội dung bản tuyên bố nói: 5 nước của Liên bang Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng tự do riêng. Theo ông Laurentie, bản tuyên bố này đã được ông Hồ Chí Minh hoan nghênh.
Tướng Blaizot, được phong lên chỉ huy binh đoàn theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng ngày 4-10-1943, ông được chỉ định là Tổng chỉ huy các lực lượng viễn chinh Pháp ở Trung cận Đông, có quân số là hai lữ đoàn bộ binh. Một lữ đang đóng ở Madagascar (ở đây đã có sẵn một số vũ khí của Anh để lại sau cuộc đổ bộ năm 1942). Lữ thứ hai, gồm các lực lượng của Bắc Phi. Blaizot tập trung thời gian để xây dựng lực lượng FEFEO.
Từ tháng 1 đến tháng 10-1944, những khó khăn gặp phải rất khác nhau, trước tiên là sự gia ơn nhỏ giọt cho việc thành lập những đơn vị ưu tiên để đổ bộ lên đất Pháp, tiếp theo là sự do dự trong việc phân công của các nước Đồng minh trên mặt trận Đông Nam Á; tiếp nữa là việc lấn quyền với tổ chức tình báo Pháp, mà vai trò của DGER(2) điều hành Jacques Soustelle. Tổ chức này càng tỏ ra rất hẹp hòi và ích kỷ.
MỘT SỰ HÀN GẮN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC
Tháng 6-1944 đã diễn ramột sự kiện mà ít người biết đến: đó là sự không nhất trí trong việc thực hiện ý đồ sát lại gần nhau của hai vị tướng de Gaulle và đô đốc Decoux. De Gaulle thì muốn giải thích cho Decoux biết những ý định của nước Pháp tự do về Đông Dương, và muốn Decoux đồng tình với mình trong việc hành động chống lại quân đội Nhật. Ông đã giao mọt uỷ nhiệm thư tự tay viết cho François de Langlade. Ngày 5-7, Langlade đã nhảy dù xuống Bắc Kỳ và được tướng Mordant, nguyên là Tổng chỉ huy quân sự, đã nghỉ hưu gần một tháng. Moóđăng đã cản không cho Langlade gặp Decoux, huỷ lá thư huỷ nhiệm, và khuyên giao lại cho Decoux quyền điều khiến cuộc kháng chiến. Bức thông điệp “tay ba” kể trên trở lại Paris. Lúc trở về, Langlade báo cáo lại tình hình. De Gaulle đành phải trở lại gặp Decoux. Cuộc gặp gỡ bí mật đã diễn ra ở Hà Nội vào tháng 11. Tướng Decoux viết:
“Người đối diện với tôi không cho biết điều gì cụ thể, ông đó tránh nói đến sứ mệnh lần trước của ông ở Đông Dương. Ông ta tuyên bố là chính phủ lâm thời tán thành đường lối tri mà tôi đã áp dụng cho đến bây giờ đối với quân Nhật và không có gì phàn nàn với tôi. Và cũng nhừo vậy mà tôi không bị một cái án 26 tháng tù treo”.
Mordant đã là Tổng đại diện của Uỷ ban hành động cho việc giải phóng Đông Dương. Sự dối trá trên đã đưa đến: De Gaulle không thực hiện được sự liên kết với Decoux (đô đốc 4 sao) trong nhiệm vụ chung mà ông mong muốn, trái lại đã buộc ông phải trao trách nhiệm cho một người mà tính tình trái ngược hẳn với mình. Ông này đã điều hành công cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ, với một sự vụng về và những sở hở, đã đưa đến hậu quả là sự đàn áp tàn bạo của quân Nhật ở Lạng Sơn trong cuộc đảo chính 7 tháng sau đó.
Trong tháng 9, tất cả các cơ quan, các bộ, các phòng làm việc và nhân viên đều từ Algeri về Paris. Tướng Blaizot được tin ông sẽ được phái đi Sri Lanca làm đại diện bên cạnh đô đốc bá tước Mountbatten, Tổng chỉ huy quân đội Anh ở vùng Đông Nam Á. Ngày 20-9, trong một cuộc gặp gỡ, de Gaulle giao cho Blaizot một bức thư gửi đặc biệt cho đô đốc. Blaizot không hiểu đối với ông đây là một cuộc tiếp xúc với cơ quan tham mưu của Bộ chỉ huy Đông Nam Á (SEAC) hay là việc đặt một phái đoàn thường trú. Ngày 4-10, Blaizot lên đường không một lời chỉ đạo của thủ tướng chính phủ và cả của Uỷ ban hành động quốc phòng. Một cách dễ hiểu, ông nghĩ, đây là mọt cách loại trừ một đặc phái viên mà người ta không thích. Việc này xảy ra 11 tháng sau.
Ngày 26-10, tướng Blaizot đến Sri Lanca trên chiếc tuần dương hạ Dumont d’Urville, là một trong những chiến hạm đã đánh chìm những tàu chiến Siam hồi năm 1940, ông xin gặp ngay đô đốc Mountbatten và đã chuyển giao lá thư của tướng de Gaulle. Những dấu hiệu tự nhiên về sự quan tâm của đô đốc là những dấu hiệu tốt lành cho tương lai. Điều đó được xác minh. Một chi tiết là sự báo hiệu làm cho người Pháp phải chú ý đến. Đó là những lá cờ của bốn nước Đồng minh trong tổ chức SEAC gồm: Anh, Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ. Đến tháng 11, lá cờ Pháp được bổ sung. Trong hai tháng cuối của năm 1944, nhiệm vụ của phái đoàn là tìm những viện trợ về người và của. Việc này được chấp nhận một cách khó khăn. Trong khi ấy lực lượng DGER vẫn tiếp tục phong toả đặc biệt trong phạm vi vận chuyển bằng đường không và đường thông tin.
Blaizot trở về Paris vào trung tuần tháng 1-1945 để báo cáo công việc cho chính phủ, làm sáng tỏ quan điểm của mình và để chấp nhận được những phương tiện yêu cầu từ mấy tháng nay. Tướng Blaizot được Alphonse Juin, Tổng tham mưu trưởng của Bộ Quốc phòng, sau đấy được tướng de Gaulle tiếp. Hai ông này tỏ ra tán thành đề xuất của Blaizot trong kế hoạch trở lại Đông Dương bằng một trận đánh phối hợp với SEAC. Điểm đổ bộ vào Đông Dương phải gần với các căn cứ của Anh, nó sẽ là một đầu cầu cho một lực lượng lớn của Pháp dưới sự bảo trợ của quân Anh. Có mọt kế hoạch khác đề xuất bởi Mordant và Aymé (là hai tướng chỉ huy cao cấp mới): theo kế hoạch này thì “thực hiện duy trì kéo dài càng lâu càng tốt sự chiếm đóng của quân đội Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, các thành phố lớn và dùng những lực lượng nhỏ đánh chiếm những vùng hiểm trở tạo nên những chiến khu”.
Trong cuộc hợp của Hội đồng Quốc phòng ngày 30-1-1945, tướng Blaizot nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thành lập không chậm trễ đạo quân viễn chinh. Việc này có ý nghĩa làm cho Đồng minh thêm lòng tin cậy và đáp lại yêu cầu của đô đốc Mountbatten thành lập một Bộ chỉ huy Pháp thống nhất. Soustelle đánh giá thấp những ý kiến trên và không đưa đến một quyết định nào trước sự thất vọng của tướng Blaizot. Đến tháng 9-1944, tướng Koenig đã có nhận xét: “Đừng quên rằng, nhân danh là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang nội địa, đến tháng 6 gần đây, tôi chỉ nhận được của Đồng minh những tiếp viện cần thiết sau khi đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng DGER”.
Trên đường về, với sự khẩn khoản yêu cầu của chính phủ, ông ghé thăm và kiểm tra lữ đoàn ở Madagascar, và ngày 30-3-1945 ông về đến Sri Lanca. Ông lấy làm lo ngại về sự đảo lộn tình hình ở Đông Dương sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9-3. Ông đứng trước tình thế xảy ra một sự tranh giành ảnh hưởng do tên đại tá Dewawrin, hay Passy là tổng thư ký mới của DGER tiến hành. Tên này có âm mưu nắm quyền điều hàn kể cả Calcutta, và thay thế ông bên cạnh Bubaten. Việc gì đã xảy đến?
Ông Adré Saint - Mleux phát hiện là toà đại sứ Nhật ở Sài gòn đã hé mở cho biết là vào cuối năm 1944, nước Nhật sẽ bắt buộc phải xem lại đường lối chính trị của họ đối với Đong Dương, khi mà quân đội Mỹ trở lại Philippineses.
Từ ngày 25-1-1945, tướng Juin, bằng một bức điện, đã báo động cho các cấp chỉ huy quân sự ở Đông Dương về cuộc đảo chính có thể xảy đến. Ngày 2-2, tướng McArthur đã đến trước Manille và ngày 23, đô đốc Decoux lo lắng trước sự diễn biến của tình hình đã gửi một bức điện tối mật cho Bộ Thuộc địa.
“Tôi chỉ nhận được những bức điện không có dấu, không ghi nơi gửi, không kí tên, tôi đoán đây là những chỉ thị cần thiết của chính phủ giao trách nhiệm cho tôi, gửi đặc biệt cho riêng tôi, tôi coi có giá trị như trước đây có chữ kí của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa hay của thủ tướng Chính phủ. Tôi rất hiểu sự có ích của phong trào kháng chiến, nhưng bị bao vây bởi những hiệp định hiện hành, bởi trách nhiệm nặng nề trong việc duy trì trật tự và các quan hệ ngoại giao… Tôi khẩn khoản mong được cấp trên cho những thông tin đang song song diễn biến… Sự thiếu cân đối trong việc tổ chức kháng chiến có thể làm cho tôi rát bị phiền trong việc làm yên lòng mọi người và đoàn kết những người Pháp. Nó có thể có một ảnh hưởng lớn đến sự trật tự bên ngoài. Việc loại bỏ quân đội Nhật ra khỏi xứ Đông Dương chỉ là vấn đề thời gian. Cho nên vì quyền lợi nước Pháp, những sáng kiến quá sớm có thể đưa đến một cuộc đảo chính, làm đảo lộn mọi tình thế, không thể tiến hành mà không cho tôi biết”.
Ở Paris, bức điện của ông bị coi như một bức thư chết .
Chú thích:
(1) Theo quyết định của tướng De Gaulle “Nước Pháp tự do” sẽ gọi là “Nước Pháp chiến đấu” kể từ ngày 14-7-1943.
( 2) DGER: tên của Tổng nha nghiên cứu và khảo sát. Sau này đổi thành: Cơ quan tình báo đối ngoại và phản gián (SDECE). Cuối cùng lấy tên là Tổng nha tình báo đối ngoại (DGSE).
CHƯƠNG 7
9. Cuộc múa kiếm
“Tôi luôn tin là Ngài có thể điều khiển cuộc kháng chiến”
Những ngày đầu của tháng 3-1945, những tin không vui dồn dập đến với các nước thuộc khối trục tay ba. Những cánh quân Đồng minh Âu châu, hồng quân Liên Xô khép chặt vòng vây nước Đức. Nước Italy đang trên bờ vực phải đầu hàng. Hạm đội Mỹ áp sát nước Nhật. Lực lượng không quân Nhật nhỏ bé trở nên bất lực trước những trận không kích dữ dội của không quân Mỹ - Anh vào Okinawa, vào quần đảo Marian (Mariannes). McArthur đánh chiếm Manile, ở Đông Dương, dù được thả xuống Lạng Sơn, ở Hà Nội những bàn tán bí mật của những người kháng chiến không qua được mắt của Kempetai, một tổ chức do thám của Nhật. Giờ phút phải nghĩ lại đường lối chính trị của mình đã đến, nghĩa là quân đội Nhật phải bảo vệ hậu phương của mình. Ngày 9-3, một tối hậu thư được gửi đến đô đốc Decoux, buộc quân đội Pháp phải được giải giáp, hạn trong hai tiếng phải thi hành. Trước thời hạn cuối, tất cả các đồn luỹ của quân đội Pháp đều bị bao vây trên toàn cõi Đông Dương. Trong khi ấy, thì đô đốc Decoux, tướng Aymé và một số sĩ quan cao cấp bị bắt giam trong lâu đài Norodom ở Sài gòn. Tại Hà Nội, tướng Mordant, người chỉ huy các lực lượng thì chạy trống vào một nhà bác sĩ, cuối cùng rệu rã đến tột độ, phải ra đầu hàng quân Nhật.
Chiều ngày 10-3, vua Bảo Đại vừa qua hai ngày đi săn về nhận xét thấy có những biến động bất bình thường của quân đội Nhật xung quanh Hoàng thành Huế. Hôm sau, viên đại sứ của Nhật hoàng xin yết kiến nhà vua. Cuộc gặp gỡ diễn ra thân mật, đại sứ Yokoyama nói bằng tiến Pháp với nhà vua và tuyên bố:
“Kính tâu Hoàng đế, nước Nhật chúng tôi buộc phải nắm vững trong tay xứ Đông Dương vì những hoạt động lật đổ của các lực lượng kháng chiến Pháp đang tiến hành ngấm ngần. Lực lượng này nhận những vũ khí và có ý định làm cản trở các cuộc hành quân của quân đội Nhật. Chúng tôi bắt buộc phải tiến hành mổ xẻ cái ung nhọt này, mặc dù đất nước chúng tôi đã có những cam kết duy trì chủ quyền của nước Pháp. Nhưng nước Nhật chúng tôi luôn giữ tình hữu nghị với các nước và các dân tộc ở Đông Dương.
Thưa Hoàng đế, đêm hôm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của nước Pháp với nước ngài. Tôi được uỷ nhiệm trao cho Hoàng đế nền độc lập của nước Việt Nam”.
Với sự đồng ý của quân đội Nhật, ngày 12, Bảo Đại ban hành bản tuyên bố sau:
“Dựa theo tình hình thế giới và tình hình châu Á nói riêng, Chính phủ nước Việt Nam tuyên bố công khai là từ ngày hôm nay, hiệp ước là thuộc địa của nước Pháp (kể từ 1884) bị huỷ bỏ và đất nước Việt Nam giành lại quyền độc lập của mình”.
Ông vua trẻ Norodom Sihanouk nước Campuchia và ông vua già Sisavang Vong của nước Lào phải đành chịu từ bỏ những hiệp định ràng buộc họ với nước Pháp và buộc phải gia nhập vào khối Đại Đông Á. Những người Việt Nam thì ở thế chờ đợi. “Trời đã bỏ rơi người Pháp” họ nói vậy, họ nghĩ như là một định mệnh đã đến, “một đòn chí mạng” đã đánh vào uy tín người Pháp. Ở Nam Bộ sự bất ngờ gần như là hoàn toàn, quân đội Pháp bị giải giáp nhanh chóng. Ở Trung Bộ và ở Bắc Bộ, một số quân Pháp tránh được âm mưu của địch, chạy trốn được vào vùng rừng núi hoặc chạy được sang Trung Quốc. Một số đơn vị chống cự anh dũng, nhưng đều bị đè bẹp và bị tàn sát một cách man rợ. 50 năm sau, hình ảnh về sự tàn bạo của quân đội Nhật còn để lại sự công phẫn.
SỰ LẠM THU CỦA QUÂN ĐỘI NHẬT
Tại Đồng Đăng, đại uý Annosse chống cự với quân Nhật suốt ba ngày liền. Tên sĩ quan Nhật khen lòng dũng cảm của ông, rồi ra lệnh chặt đầu Annosse trước hàng quân. Tối đến, 52 người khác bị lính Nhật chỉ định một cách may rủi, chúng ra lệnh lột hết quần áo, bắt quỳ gối bên cạnh những cái hố rồi đều cho cùng chung số phận chôn sống, xử trảm. Trong những người trên, có một người, đó là y tá Fernand Cron. Như một tia chớp, anh nhào sớm hơn theo mũi kiếm của tên đao phủ vào đống xác người. Lưỡi kiếm chỉ sạt qua bắp thịt ở cổ anh. Khi trời tối, bọn sát nhân đã đi xa, anh kêu se sẽ. Không một tiếng trả lời. Anh ngoi ra từ đống bùng nhùng, nào là xác chết, nào là máu mê, với một sức mạnh phi thường. Anh sờ gày, tìm ra vết thương. Bằng hai tay anh ôm lấy đầu, mò theo một đường mòn đi lên núi. Anh cắm đầu chạy. Anh đến một ngôi làng thổ dân miên núi. Dân làng chăm sóc anh theo khả năng của họ, họ giấu anh vào một cái hang trong vài ngày. Anh tiếp tục cuộc chạy trốn vu vơ. Bắt gặp một đại đội của đại uý Michel, thuộc trung đoàn 3 Bắc Kỳ, đang tìm đường chạy sang Trung Quốc, anh ta xin nhập đoàn quân ấy.
Ở Lạng Sơn, quan sứ Camille Auphelle và tướng Émlile(1) bị bắt sau một sự lừa dối. Hai ông từ chối không chịu kí vào lời kêu gọi binh sĩ đồn trú ở các bốt ra hàng. Chúng đưa hai ông đến cạnh một cái hố và dùng kiếm chặt đầu. Ngày 18-11-1946, trong một cuộc đào bới ở một hố chôn người cạnh hang Kỳ Lừa thuộc thành phố, xác của Lơmônggiê được tìm thấy, hai cánh tay bị trói và còn có cả phù hiệu cấp tướng. Ngoài ra, còn đại tá Robert, một sĩ quan kiên cường dũng cảm, xứng đáng là một vị chỉ huy kháng chiến, điều mà bọn Nhật biết trước, cũng chịu chung số phận ở cạnh một cái chùa giữa thành phố. Bọn Nhật kết liễu các thương binh bằng lưỡi lê, chúng dùng bọn lĩnh đông để đi khiêng xác. Trong một số phố, để lấy cung hay làm nhục, lính Nhật dùng những cực hình như: dìm xuống nước, tra điện, đánh đập, nhốt nhiều người trong một cái lòng gỗ, bắt quỳ, không cho cựa quậy, nhúc nhích, trong 12 tiếng dưới trời nắng chói, bên cạnh những hố phân hôi thối.
Ngày 10-3-1945, hôm sau ngày đảo chính, de Gaulle đã điện cho Mordant:
“Tôi có những yếu tố để tin tưởng là ngài có thể điều hành công cuộc kháng chiến kéo dài cho đến khi những hoạt động bên ngoài của Đồng minh phối hợp đưa chúng ta đến thắng lợi”.
Và qua đài truyền thanh, ông đã công bố cho cả nước:
“Sự thật là chưa bao giờ Liên bang Đông Dương tỏ ra dám đối đầu với kẻ thù từ phương Bắc như bây giờ, cũng như dám quả đoán tự tìm cho mình, với sự giúp đơ của mẫu quốc, những điều kiện để phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đạo đức, nơi đây là tiền đồ lớn của nó. Từ đây bức màn đã mở toang. Chính phủ Pháp sẽ thông tin liên tục những đường đi nước bước trong việc thực hiện ý đồ này”.
Những cầu nguyện cũ kỹ, những lời tốt đẹp đã đi trước bản Tuyên bố của chính phủ lâm thời về Đông Dương (24-3-1945). Theo Henri Laurentie, người phác thảo bản tuyên bố này còn thoáng hơn bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Đối với văn bản này, phe Đồng minh không quan tâm, nhưng với Hồ Chí Minh đó là một tia hy vọng về độc lập. Trái lại, phái đoàn đại diện người Việt ở Paris, tỏ ra lo ngại. Họ không nhầm, vì băn bản này có hai điều dẫn đến những kết luận tai hại: đó là sự từ chối cho độc lập và thống nhất của nước Việt Nam mới. Trên đất Việt Nam, những đại diện của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) không tìm ra lối thoát. Đảng của ông Hồ Chí Minh, lúc ấy đã trở thành lực lượng chính đối đầu với quân đội Nhật, vì quân Pháp đã bị loại trừ hết rồi.
Sự thiệt hại về quân sự lên đến 2.700(2) người Pháp và những người sống sót còn lại là dân thường và quân nhân sau những trận khủng bố của quân đội Nhật, đều bị tập trung vào các trại giam tù binh khủng khiếp, như trại Hoà Binh hay còn gọi là “trại chết mòn” vì nó nằm trong vùng nước độc. Những gia đình Pháp được tập hợp lại trong những thành phố đều bị dồn 4-5 người vào một phòng. Những ý thức về bạo lực, về hải ngoại, về giành độc lập được khuyến khích trên các báo và đài phát thnh. Tình trạng trên kéo dài 7 tháng ở Nam Kỳ và đến một năm ở Bắc Kỳ.
Về đội quân rút sang Trung Quốc, xin kể hai sự kiện mà ít người biết đến;
• Philippe Héluy đã kể rằng đại uý Gaucher của trung đoàn 5 lê dương, ngày 1-4 đến thung lũng Điện Biên Phủ, nơi đây có quân Nhật. Sau một cuộc chạm trán mạnh và tự thấy lường sức không chống cự được mặc cho có sự viện trợ của một đại đội của 5e RIC(3), ông phải tính chuyện rút qua đất Lào gần đấy. Chín năm sau (13-3-1945) cùng viên sĩ quan ấy, nay đã là trung tá và chỉ huy trưởng lữ đoàn 13 lê dương (của Bir Hakiem), bị tử trận ở nơi này, trong đồi A1 (Béatrice)(4) cùng với 450 lính lê dương.
• Sự kiện thứ hai: Kể lại về vụ thảm sát ngày 4-4 của quân Nhật, với các thương binh còn nằm lại ở Điện Biên, số thương binh này không sơ tán được vì máy bay hỏng, nó chuyên dùng để đưa đón một phái đoàn của DGER, trong đó có Pussy và Langlade. Theo ông Jacques de Folin, phái đoàn này do de Gaulle gửi đến, có ý nghĩa với tướng Sabartier, lúc ấy đang ở thế khó khăn, là chuyển một mệnh lệnh: “cố giữ một mẩu đất dù nhỏ để làm chỗ xuất phải cho cuộc vận động chính trị đối với toàn cõi Đông Dương”.
Dù sao, những cố gắng của tướng Blaizot cũng đi đến những kết quả nhất định. Ngày 30-4, ông được mới đến dự hai cuộc gặp gỡ: một với nguyên soái Tưởng Giới Thạch, hai với viên tướng Mỹ Wendemeyer - chỉ huy các lực lượng Mỹ ỏ Trung Quốc. Những cuộc thương lượng đã đi đến kết quả là: các lực lượng quân sự Pháp chạy trốn sang Trung Quốc được đón tiếp tử tế và sẽ được tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở về. Quân số gồm 4.000 người.
Ngày 25-4, trước khi lên đường đi Trùng Khánh, tướng Blaizot nhận được lệnh của De Gaulle về việc thay đổi nhiệm vụ chỉ huy của ông: tướng Blaizot bị tước một phần lớn nhiệm vụ, phải nhường quyền cho tướng Sabartier đang bị cô lập và đang gặp nhiều khó khăn. Sabartier được phong làm Tổng đại diện của Chính phủ Pháp ở Đông Dương kiêm Tổng chỉ huy. Tướng Blaizot buộc phải bỏ chuyến đi, và những bạn “nô lệ vong quốc”, như người Trung Quốc hay chế giễu. Bọn này sau đấy phải lang thang gần suốt một năm. Bị bạc đãi nhưng là những con người đầy thử thách. Đến tháng 4-1946, Blaizot mới trở về Bắc Kỳ. Tháng 6 năm áy, tướng Leclerc đổ bộ xuống Điện Biên để uý lạo những người thoát nạn, mà đứng đầu là đại tá Quilichini từ Pháp sang theo đường Côn Minh, có mặt từ tháng 10-1945, là một cựu chiến binh thuộc 2è DB(5) từ Cameroun về. Leclerc với con mắt tinh đời liếc nhìn những đỉnh núi bao quanh, ông thốt lên: “Mảnh đất đáng nguyền rủa này!” .
Chú thích:
(1) Đại lộ ở Paris giữa đường Louvre và Jardin des Tuilesies, mang tên ông. Ông là người chỉ huy Lữ đoàn số 3 của Sư đoàn Đong Dương, là đơn vị có 460 người bị sát hại sau khi đầu hàng…
( 2) Gồm 1 cấp tướng, 9 đại tá, 20 trung tá, 60 đại uý, 91 trung uý và thiếu uỷ, 690 hạ sĩ quan trong số này phần lớn bị sát hại bằng lưỡi gươm, lưỡi lê hay lưỡi cuốc theo cách thông thường mà quân Nhật hay dùng trong năm 1945. Về phần thiệt hại, Brêhêrê kể lại một câu mà tướng De Gaulle nói với một sĩ quan: “nước Pháp đã mất trong cuộc kháng chiến 100.000 người, không thể cho phép xứ Đông Dương được giải phóng mà đối phương không phải trả giá với số 10.000 người của họ…” .
( 3) 5e RIC: 5e Régiment ìnanterie colonial - Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5.
( 4) Đúng ra là Him Lam.
( 5) 2è DB: 2è Division blondée - Sư thiết giáp số 2.
“Tôi luôn tin là Ngài có thể điều khiển cuộc kháng chiến”
Những ngày đầu của tháng 3-1945, những tin không vui dồn dập đến với các nước thuộc khối trục tay ba. Những cánh quân Đồng minh Âu châu, hồng quân Liên Xô khép chặt vòng vây nước Đức. Nước Italy đang trên bờ vực phải đầu hàng. Hạm đội Mỹ áp sát nước Nhật. Lực lượng không quân Nhật nhỏ bé trở nên bất lực trước những trận không kích dữ dội của không quân Mỹ - Anh vào Okinawa, vào quần đảo Marian (Mariannes). McArthur đánh chiếm Manile, ở Đông Dương, dù được thả xuống Lạng Sơn, ở Hà Nội những bàn tán bí mật của những người kháng chiến không qua được mắt của Kempetai, một tổ chức do thám của Nhật. Giờ phút phải nghĩ lại đường lối chính trị của mình đã đến, nghĩa là quân đội Nhật phải bảo vệ hậu phương của mình. Ngày 9-3, một tối hậu thư được gửi đến đô đốc Decoux, buộc quân đội Pháp phải được giải giáp, hạn trong hai tiếng phải thi hành. Trước thời hạn cuối, tất cả các đồn luỹ của quân đội Pháp đều bị bao vây trên toàn cõi Đông Dương. Trong khi ấy, thì đô đốc Decoux, tướng Aymé và một số sĩ quan cao cấp bị bắt giam trong lâu đài Norodom ở Sài gòn. Tại Hà Nội, tướng Mordant, người chỉ huy các lực lượng thì chạy trống vào một nhà bác sĩ, cuối cùng rệu rã đến tột độ, phải ra đầu hàng quân Nhật.
Chiều ngày 10-3, vua Bảo Đại vừa qua hai ngày đi săn về nhận xét thấy có những biến động bất bình thường của quân đội Nhật xung quanh Hoàng thành Huế. Hôm sau, viên đại sứ của Nhật hoàng xin yết kiến nhà vua. Cuộc gặp gỡ diễn ra thân mật, đại sứ Yokoyama nói bằng tiến Pháp với nhà vua và tuyên bố:
“Kính tâu Hoàng đế, nước Nhật chúng tôi buộc phải nắm vững trong tay xứ Đông Dương vì những hoạt động lật đổ của các lực lượng kháng chiến Pháp đang tiến hành ngấm ngần. Lực lượng này nhận những vũ khí và có ý định làm cản trở các cuộc hành quân của quân đội Nhật. Chúng tôi bắt buộc phải tiến hành mổ xẻ cái ung nhọt này, mặc dù đất nước chúng tôi đã có những cam kết duy trì chủ quyền của nước Pháp. Nhưng nước Nhật chúng tôi luôn giữ tình hữu nghị với các nước và các dân tộc ở Đông Dương.
Thưa Hoàng đế, đêm hôm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của nước Pháp với nước ngài. Tôi được uỷ nhiệm trao cho Hoàng đế nền độc lập của nước Việt Nam”.
Với sự đồng ý của quân đội Nhật, ngày 12, Bảo Đại ban hành bản tuyên bố sau:
“Dựa theo tình hình thế giới và tình hình châu Á nói riêng, Chính phủ nước Việt Nam tuyên bố công khai là từ ngày hôm nay, hiệp ước là thuộc địa của nước Pháp (kể từ 1884) bị huỷ bỏ và đất nước Việt Nam giành lại quyền độc lập của mình”.
Ông vua trẻ Norodom Sihanouk nước Campuchia và ông vua già Sisavang Vong của nước Lào phải đành chịu từ bỏ những hiệp định ràng buộc họ với nước Pháp và buộc phải gia nhập vào khối Đại Đông Á. Những người Việt Nam thì ở thế chờ đợi. “Trời đã bỏ rơi người Pháp” họ nói vậy, họ nghĩ như là một định mệnh đã đến, “một đòn chí mạng” đã đánh vào uy tín người Pháp. Ở Nam Bộ sự bất ngờ gần như là hoàn toàn, quân đội Pháp bị giải giáp nhanh chóng. Ở Trung Bộ và ở Bắc Bộ, một số quân Pháp tránh được âm mưu của địch, chạy trốn được vào vùng rừng núi hoặc chạy được sang Trung Quốc. Một số đơn vị chống cự anh dũng, nhưng đều bị đè bẹp và bị tàn sát một cách man rợ. 50 năm sau, hình ảnh về sự tàn bạo của quân đội Nhật còn để lại sự công phẫn.
SỰ LẠM THU CỦA QUÂN ĐỘI NHẬT
Tại Đồng Đăng, đại uý Annosse chống cự với quân Nhật suốt ba ngày liền. Tên sĩ quan Nhật khen lòng dũng cảm của ông, rồi ra lệnh chặt đầu Annosse trước hàng quân. Tối đến, 52 người khác bị lính Nhật chỉ định một cách may rủi, chúng ra lệnh lột hết quần áo, bắt quỳ gối bên cạnh những cái hố rồi đều cho cùng chung số phận chôn sống, xử trảm. Trong những người trên, có một người, đó là y tá Fernand Cron. Như một tia chớp, anh nhào sớm hơn theo mũi kiếm của tên đao phủ vào đống xác người. Lưỡi kiếm chỉ sạt qua bắp thịt ở cổ anh. Khi trời tối, bọn sát nhân đã đi xa, anh kêu se sẽ. Không một tiếng trả lời. Anh ngoi ra từ đống bùng nhùng, nào là xác chết, nào là máu mê, với một sức mạnh phi thường. Anh sờ gày, tìm ra vết thương. Bằng hai tay anh ôm lấy đầu, mò theo một đường mòn đi lên núi. Anh cắm đầu chạy. Anh đến một ngôi làng thổ dân miên núi. Dân làng chăm sóc anh theo khả năng của họ, họ giấu anh vào một cái hang trong vài ngày. Anh tiếp tục cuộc chạy trốn vu vơ. Bắt gặp một đại đội của đại uý Michel, thuộc trung đoàn 3 Bắc Kỳ, đang tìm đường chạy sang Trung Quốc, anh ta xin nhập đoàn quân ấy.
Ở Lạng Sơn, quan sứ Camille Auphelle và tướng Émlile(1) bị bắt sau một sự lừa dối. Hai ông từ chối không chịu kí vào lời kêu gọi binh sĩ đồn trú ở các bốt ra hàng. Chúng đưa hai ông đến cạnh một cái hố và dùng kiếm chặt đầu. Ngày 18-11-1946, trong một cuộc đào bới ở một hố chôn người cạnh hang Kỳ Lừa thuộc thành phố, xác của Lơmônggiê được tìm thấy, hai cánh tay bị trói và còn có cả phù hiệu cấp tướng. Ngoài ra, còn đại tá Robert, một sĩ quan kiên cường dũng cảm, xứng đáng là một vị chỉ huy kháng chiến, điều mà bọn Nhật biết trước, cũng chịu chung số phận ở cạnh một cái chùa giữa thành phố. Bọn Nhật kết liễu các thương binh bằng lưỡi lê, chúng dùng bọn lĩnh đông để đi khiêng xác. Trong một số phố, để lấy cung hay làm nhục, lính Nhật dùng những cực hình như: dìm xuống nước, tra điện, đánh đập, nhốt nhiều người trong một cái lòng gỗ, bắt quỳ, không cho cựa quậy, nhúc nhích, trong 12 tiếng dưới trời nắng chói, bên cạnh những hố phân hôi thối.
Ngày 10-3-1945, hôm sau ngày đảo chính, de Gaulle đã điện cho Mordant:
“Tôi có những yếu tố để tin tưởng là ngài có thể điều hành công cuộc kháng chiến kéo dài cho đến khi những hoạt động bên ngoài của Đồng minh phối hợp đưa chúng ta đến thắng lợi”.
Và qua đài truyền thanh, ông đã công bố cho cả nước:
“Sự thật là chưa bao giờ Liên bang Đông Dương tỏ ra dám đối đầu với kẻ thù từ phương Bắc như bây giờ, cũng như dám quả đoán tự tìm cho mình, với sự giúp đơ của mẫu quốc, những điều kiện để phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đạo đức, nơi đây là tiền đồ lớn của nó. Từ đây bức màn đã mở toang. Chính phủ Pháp sẽ thông tin liên tục những đường đi nước bước trong việc thực hiện ý đồ này”.
Những cầu nguyện cũ kỹ, những lời tốt đẹp đã đi trước bản Tuyên bố của chính phủ lâm thời về Đông Dương (24-3-1945). Theo Henri Laurentie, người phác thảo bản tuyên bố này còn thoáng hơn bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Đối với văn bản này, phe Đồng minh không quan tâm, nhưng với Hồ Chí Minh đó là một tia hy vọng về độc lập. Trái lại, phái đoàn đại diện người Việt ở Paris, tỏ ra lo ngại. Họ không nhầm, vì băn bản này có hai điều dẫn đến những kết luận tai hại: đó là sự từ chối cho độc lập và thống nhất của nước Việt Nam mới. Trên đất Việt Nam, những đại diện của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) không tìm ra lối thoát. Đảng của ông Hồ Chí Minh, lúc ấy đã trở thành lực lượng chính đối đầu với quân đội Nhật, vì quân Pháp đã bị loại trừ hết rồi.
Sự thiệt hại về quân sự lên đến 2.700(2) người Pháp và những người sống sót còn lại là dân thường và quân nhân sau những trận khủng bố của quân đội Nhật, đều bị tập trung vào các trại giam tù binh khủng khiếp, như trại Hoà Binh hay còn gọi là “trại chết mòn” vì nó nằm trong vùng nước độc. Những gia đình Pháp được tập hợp lại trong những thành phố đều bị dồn 4-5 người vào một phòng. Những ý thức về bạo lực, về hải ngoại, về giành độc lập được khuyến khích trên các báo và đài phát thnh. Tình trạng trên kéo dài 7 tháng ở Nam Kỳ và đến một năm ở Bắc Kỳ.
Về đội quân rút sang Trung Quốc, xin kể hai sự kiện mà ít người biết đến;
• Philippe Héluy đã kể rằng đại uý Gaucher của trung đoàn 5 lê dương, ngày 1-4 đến thung lũng Điện Biên Phủ, nơi đây có quân Nhật. Sau một cuộc chạm trán mạnh và tự thấy lường sức không chống cự được mặc cho có sự viện trợ của một đại đội của 5e RIC(3), ông phải tính chuyện rút qua đất Lào gần đấy. Chín năm sau (13-3-1945) cùng viên sĩ quan ấy, nay đã là trung tá và chỉ huy trưởng lữ đoàn 13 lê dương (của Bir Hakiem), bị tử trận ở nơi này, trong đồi A1 (Béatrice)(4) cùng với 450 lính lê dương.
• Sự kiện thứ hai: Kể lại về vụ thảm sát ngày 4-4 của quân Nhật, với các thương binh còn nằm lại ở Điện Biên, số thương binh này không sơ tán được vì máy bay hỏng, nó chuyên dùng để đưa đón một phái đoàn của DGER, trong đó có Pussy và Langlade. Theo ông Jacques de Folin, phái đoàn này do de Gaulle gửi đến, có ý nghĩa với tướng Sabartier, lúc ấy đang ở thế khó khăn, là chuyển một mệnh lệnh: “cố giữ một mẩu đất dù nhỏ để làm chỗ xuất phải cho cuộc vận động chính trị đối với toàn cõi Đông Dương”.
Dù sao, những cố gắng của tướng Blaizot cũng đi đến những kết quả nhất định. Ngày 30-4, ông được mới đến dự hai cuộc gặp gỡ: một với nguyên soái Tưởng Giới Thạch, hai với viên tướng Mỹ Wendemeyer - chỉ huy các lực lượng Mỹ ỏ Trung Quốc. Những cuộc thương lượng đã đi đến kết quả là: các lực lượng quân sự Pháp chạy trốn sang Trung Quốc được đón tiếp tử tế và sẽ được tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở về. Quân số gồm 4.000 người.
Ngày 25-4, trước khi lên đường đi Trùng Khánh, tướng Blaizot nhận được lệnh của De Gaulle về việc thay đổi nhiệm vụ chỉ huy của ông: tướng Blaizot bị tước một phần lớn nhiệm vụ, phải nhường quyền cho tướng Sabartier đang bị cô lập và đang gặp nhiều khó khăn. Sabartier được phong làm Tổng đại diện của Chính phủ Pháp ở Đông Dương kiêm Tổng chỉ huy. Tướng Blaizot buộc phải bỏ chuyến đi, và những bạn “nô lệ vong quốc”, như người Trung Quốc hay chế giễu. Bọn này sau đấy phải lang thang gần suốt một năm. Bị bạc đãi nhưng là những con người đầy thử thách. Đến tháng 4-1946, Blaizot mới trở về Bắc Kỳ. Tháng 6 năm áy, tướng Leclerc đổ bộ xuống Điện Biên để uý lạo những người thoát nạn, mà đứng đầu là đại tá Quilichini từ Pháp sang theo đường Côn Minh, có mặt từ tháng 10-1945, là một cựu chiến binh thuộc 2è DB(5) từ Cameroun về. Leclerc với con mắt tinh đời liếc nhìn những đỉnh núi bao quanh, ông thốt lên: “Mảnh đất đáng nguyền rủa này!” .
Chú thích:
(1) Đại lộ ở Paris giữa đường Louvre và Jardin des Tuilesies, mang tên ông. Ông là người chỉ huy Lữ đoàn số 3 của Sư đoàn Đong Dương, là đơn vị có 460 người bị sát hại sau khi đầu hàng…
( 2) Gồm 1 cấp tướng, 9 đại tá, 20 trung tá, 60 đại uý, 91 trung uý và thiếu uỷ, 690 hạ sĩ quan trong số này phần lớn bị sát hại bằng lưỡi gươm, lưỡi lê hay lưỡi cuốc theo cách thông thường mà quân Nhật hay dùng trong năm 1945. Về phần thiệt hại, Brêhêrê kể lại một câu mà tướng De Gaulle nói với một sĩ quan: “nước Pháp đã mất trong cuộc kháng chiến 100.000 người, không thể cho phép xứ Đông Dương được giải phóng mà đối phương không phải trả giá với số 10.000 người của họ…” .
( 3) 5e RIC: 5e Régiment ìnanterie colonial - Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5.
( 4) Đúng ra là Him Lam.
( 5) 2è DB: 2è Division blondée - Sư thiết giáp số 2.
CHƯƠNG 8
10. Sự trở mặt tàn bạo
Qua Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương?
Vào giờ này, tháng 6-1945, tiếng vọng của những chiến hạm ở Syrie và Libane đã đến tận Kandy. Cũng nên nói một vài lời để giải thích sự chấn động của những sự việc trên đối với Trung Đông. Tướng de Gaulle hiểu những nước này, vì ông đã có hai năm ở đây (từ tháng 11-1929 đến tháng 10-1931). Sự xa cách của nó đối với Paris đã là nguyên nhân của một bức thư trơ tráo gửi tháng 1-1928 cho thống chế Pétain về việc soạn thảo một công trình. Sự tỉnh ngộ qua lại của hai con người ngày càng tăng lên trong những năm tháng gần đây.
Một năm sau khi De Gaulle với bộ tham mưu của các lực lượng ở phía Đông, quan tư De Gaulle viết: “Ở đây có những dân tộc không bao giờ thoả mãn bất cứ điều gì, thoả mãn với bất cứ ai, nhưng họ lại cúi đầu chịu khuất phục trước sức mạnh, dù chỉ mới chớm xuất hiện”.
Mười lăm năm sau, sự mất tín nhiệm của người Pháp hồi tháng 6-1940, cộng với những cuộc tranh chấp cốt nhục năm 1941, những khoác lá năm 1944-1945, đã đưa người Syrie nổi dậy và đuổi người Pháp ra khỏi nước họ. De Gaulle đã dùng sức mạnh để can thiệp.
Người Anh tức giận khi thấy chúng ta áp dụng một đường lối cứng rắn có thể làm hại đến quyền lợi của họ. Ngày 5-5-1945, ông Churchill viết một bức thư gửi tướng de Gaulle: “Nếu ngài tăng cường lực lượng trong lúc này, thì các nước A-rập lâu nay tin vào những lời hứa thương lượng của ngài, có thể nghĩ rằng ngài đang chuẩn bị một sự thu xếp bằng bạo lực. Việc này có thể làm tổn hại đến quan hệ mà ngài và tôi đang thiết lập với họ”.
Với đầu óc luôn thực dụng, ngày 1-6-1945, quân Anh tiến vào Damas và Beyrouth, dồn quân Pháp vào các doanh trại, cho chúng ta một bài học đau đớn và chạm vào lòng tự ái. Tướng de Gaulle rất tức giận, ngày 4-6-1945, ông tuyên bố với đại sứ của Anh quốc là: “Chúng tôi chưa đến mức độ, theo tôi nhận thức, phải tuyên chiến với nước ngài, nhưng vì các ngài đã sỉ nhục nước Pháp và phản bội lại châu Âu. Việc này không thể nào quên được”.
Paul Mus nói: Những người Đông Dương “theo dõi chăm chú những sự kiện xảy ra ở Syrie, họ để tâm nghiên cứu những vận mệnh của trời đất”.
Sự kiện quan trọng trên, bị che giấu ở mẫu quốc, đã đưa đến cho de Gaulle một sự đảo lộn hoàn toàn. Lợi dụng cơ hội tướng Juin sang Mỹ dự một hội nghị ở San Francisco, ông giao cho ông này đề nghị với tướng Marshall cho đặt dưới quyền chỉ huy của Mỹ, trong cuộc hành binh ở Viễn Đông, một binh đoàn gồm hai sư đoàn do tướng Leclerc chỉ huy. Hai sư đoàn này là hai sư dành cho SEAC của tướng Mountbatten: Sư 9è DIC(1) (đóng ở Đức) và sư 1ère DICEO(2) với quân số tính theo lí thuyết và tản mạn. Quân Mỹ đồng ý. Nhưng theo đại tá Guillebon, tham mưu trưởng của Leclerc, hồi tháng 7, ông đến Washington để có những tiếp xúc ban đầu, ông đã lường hết những khó khăn trong việc cải tổ và điều động hai sư đoàn trang bị theo kiểu châu Âu, vượt Đại Tây Dương, để đi tác chiến trong rừng núi xa xăm. Dù sao, quân Mỹ đã từ chối một kiến nghị của quân Anh: họ muốn thắng quân Nhật. Đô đốc Mountbatten và bộ tham mưu của ông không hở một lời cho tướng Blaizot biết. Họ lấy làm phiền lòng và lúng túng trước sự thay đổi bất ngờ của Chính phủ Pháp trong việc quy định giới hạn hoạt động chiến trường của SEAC, luôn phải thay đổi.
Trong thời gian ấy, trung đoàn 5e RIC, đơn vị ứng chiến nhẹ, bao gồm những đơn vị commandos (biệt kích) được huấn luyện để chiến đấu ở rừng núi, được điều đi trước khi đại quân đến Đông Dương. Ngày 8-5-1945, 5e RIC rời căn cứ huấn luyện Djidjelli ở Algeri xuống tàu. Tướng Blaizot có ghi chú là: sau khi đơn vị cuối cùng được chuyển qua, quân du kích Kabyles, tổ chức do Đảng Tuyên ngôn Messali Hadj, đã phá sập chiếc cầu trên con đường độc đạo đi đến Bejaia, là nơi đã diễn ra nhiều điều quá khích với người Âu. Đó là những dấu hiệu ban đầu của những cái mà người ta sẽ gọi là “sự kiện Algeri”, cái xứ Algeri mà sau này sẽ nói đến từ chuyện một trại tù, sau sự thất bại của trại tập trung Điện Biên Phủ.
Một tháng sau khi chuyển giao trách nhiệm của tướng Sabatier, ông này đã gây nên một sự tranh cãi kịch liệt giữa viên tướng Mỹ Wendemeyer và đô đốc Anh Mountbatten. Sự lựa chọn đã không đúng lúc, tướng Blaizot nhận xét: “Sự thành công của chúng ta xa dần hằng ngày trước những tranh giành cá nhân, và trước sự thiếu chắc chắn của chúng ta. Và xa hơn, sự thực chứng mình là người Anh không muốn bị ràng buộc, trước những cử chỉ được áp dụng của DGER, họ trở nên ngập ngừng”.
SABATIER BỊ TRIỆU HỒI VỀ NƯỚC
Ngày 12-6, tứng chỉ huy lữ đoàn Marcel Alessandri, người đã cùng đơn vị của mình qua Trung Quốc hồi tháng 4, được lệnh thay tướng Sabatier bị gọi về nước. Vài ngày sau khi về Pháp, ông được tướng de Gaulle tiếp ở phố Saint Đôminích (Saint Dominique). Sau đây là lời Yves Bréhehet kể lại:
De Gaulle có một uy tín lớn(3): ”Là cứu tinh của nước Pháp” .
Trung uý Guy đưa ông vào.
“Tướng de Gaulle mời ông ngồi…”.
Cuộc gặp gỡ như một cuộc kể chuyện đơn phương của vị Tổng đại diện của nước Pháp ở Đông Dương hơn là một cuộc trao đổi. Vị chỉ huy GPRF hút hết điếu thuốc này qua điều khác(4). Ông lắng nghe không mệt mỏi câu chuyện kể về những gì đã xảy ra ở Đông Dương mà không hề bộc lộ một thái độ, một hành động phản ứng nào trên khuôn mặt.
Vừa nói Sabatier vừa theo dõi đối tác của mình. Hai người đối diện, điều mà mọi người chú ý là cặp mắt của người đối mặt. Hai mắt của De Gaulle không nhấp nháy mà lờ đờ, hai tròng mắt đè nặng bởi hai mí mắt dày cộp.
Cái gì đang được che giấu đằng sau cái mặt nạ không nao núng này? Đây là ý nghĩ của vị tướng. Người ta có thể tưởng tượng là một giấc mơ huyền ảo, kéo dài trong đêm, đang trùm lên cặp mắt của tướng de Gaulle. Thực tế là de Gaulle đang nghe, không như một máy ghi âm, mà với tinh thần và suy nghĩ sâu sắc. Tướng Sabatier không rõ thời gian tướng de Gaulle không cho phép mình nói. Sabatier vội đi vào phần quan trọng của câu chuyện. Tự nhiên, lần đầu tiên, với một giọng trầm và không thay đổi, de Gaulle ngắt lời ông để hỏi về những vụ tàn sát của quân Nhật trong ngày 9-3-1945, de Gaulle nói một cách chểnh mảng là ông đã được tin về vụ tấn công này. Về vấn đề này, Sabatier tỏ vẻ ít quan tâm. Tiếp theo, đã là một cựu sĩ quan tình báo, ông phân tích: Ngày 5-3-1945, những đài vô tuyến của Bộ tham mưu Australia báo là đã bắt được một tin của Nhật về vụ tấn công này. Tuỳ viên quân sự Pháp ở Australia, đại tá Renucci, lập tức chuyển tin về Paris. Paris không chuyển tin này! Mặc dù, theo tướng Gianh đã tuyên bố là đã chuyển tin cho người có trách nhiệm. Vì vậy, mà de Gaulle biết việc này.
Khi Sabatier nói đến một phần những sai lầm về tổ chức kháng chiến ở Đông Dương, vị lãnh đạo GPRF, vừa cười vừa đưa tay mời ông lướt qua chi tiết. De Gaulle không có một chút thái độ cảm ơn đến những người đã chiến đấu và chịu cực nhục, đến những người đã bị tàn sát, bị giết bởi quân Nhật. Đây là một chính khách. Những chuyện nhỏ nhặt của con người, đều dưới tầm quan tâm của nhà chính trị lớn…
Ở Trung Hoa, Sabatier bị kẹp giữa các thế lực Mỹ - Tàu Tưởng và Anh chỉ vì cái DGER, và ông đã lên án nhè nhẹ. De Gaulle trả lời là ông quen với những khó khăn tương tự và ông tinh là tình hình đối với việc này sẽ được dần dần sáng tỏ.
Để két thúc, Sabatier bắt đầu đi vào xem xét triển vọng tương lại. Đã gần ba giờ ông ở trong phòng của tướng de Gaulle. Bóng chiều đã về với Paris, ông phải đi đến kết luận:
- Chúng ta không nên tự đánh lừa về sự trung thành của các nước Đông Dương, đang bị tuyên truyền một cách khôn khéo xu hướng muốn loại chúng ta và cả rời khỏi liên bang. Một khi chủ quyền nước Pháp được lập lại, sẽ cần thiết phải mời trở lại những người có trình độ am hiểu về Đông Dương và kể cả người dân nữa. Lần này ông tự bào chữa cho mình. Thế là kết thúc. De Gaulle đứng dậy tiễn ông và nói:
- Hội đồng liên bộ sẽ nhóm họp, ông có thể giải thích cho họ tất cả những vấn đề này. Phải nói những gì mà ông đã làm cho nước Pháp. Xin cảm ơn ông.
Hai ngày sau, trước một hội đồng gồm 7 bộ trưởng, tướng Juin (Juin) và Giám đốc DGER, tướng Sabatier lập lại câu chuyện của ông. Trong khi chờ đợi những huấn thị của De Gaulle, Sabatier dồn cho các vị bộ trưởng những ghi chú, những quan điểm mà ông phỏng đoán sẽ nhận được khi ông trở về cương vị là Tổng đại diện.
Ngày 10-8, Sabatier nhận được một bức thư viết tay cảu André Diethelm, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh:
“Ngài Sabatier thân mến!
Sau những diễn biến của những sự kiện ở Viễn Đông, Chính phủ đã quyết định chỉ định một vị toàn quyền Đông Dương, đồng thời ngài thôi giữ chức Tổng đại diện. Nhân dịp boá tin cho ngài về quyết định này, toi xin gửi lời cảm ơn về những đức tính cao đẹp mà ngài đã thể hiện và xin bảo đảm với ngài sẽ đặc biệt quan tâm, khi bổ nhiệm ngài vào một cương vị mới. Xin tin ở lời tôi”.
Tướng Sabatier được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh với những lời tuyên dương khích lệ. Cuối đời, ông dành thời gian để tán gẫu ở Hội đồng Quốc phòng tối cao và viết hồi ký.
Cũng trong thời gian này, Bộ Tham mưu của đô đốc Mountbatten có tin là tướng Leclerc được chỉ định làm chỉ huy một binh đoàn gồm hai sư đoàn. Đô đốc tỏ là hoài nghi. Tướng Blaizot ngỏ ý xin phép trở lại Paris để tìm hiểu những lời giải thích về những sự việc trên. Ngày 15-6, trong một buổi dạ hội “Rangoon Victory Parade” mừng ngày chiếm lại tỉnh này từ tay quân Nhật, đô đốc Mugbaten giao cho tướng Blaizot một bức thư nói về sự nghi ngờ của Mỹ trong việc tiếp nhận sự tăng viện của Pháp. Đổi lại, ông tuyên bố chấp nhập kế hoạch của Blaizot, và tham gia đóng góp bằng hai sư đoàn với điều kiện là phía Pháp cũng có hai sư đoàn tham chiến. Tất cả đều đặt dưới sự chỉ huy của Pháp. Ông tỏ sự hi vọng sẽ thấy Đông Dương nằm trong vùng ảnh hưởng của ông sau Hiệp định Potsdam.
Blaizot bị ra rìa
Ngày 22-6, Blaizot bay về Pháp, qua Karachi, Le Caire, Maltes và Louere. Ông đén Paris, theo lời ông viết: “đang diễn ra một cuộc đấu tranh giành những vị trí cao trong Bộ Quốc phòng giữa các chức sắc cao của FFI”(5). Những cuộc thăm hỏi và gặp gỡ với tướng Gianh, với các bộ trưởng Bộ Hải ngoại, Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh, Bộ Không quân đều rất chán nản. Ở đâu ông cũng gặp sự thờ ơ với Đông Dương. Cuộc gặp gỡ với tướng de Gaulle lại càng làm cho ông thêm chán nản. Ông trình bày kế hoạch của mình, để giành lại chủ động, phải dùng vũ lực với sự giúp đỡ của quân Anh, với bốn sư đoàn trong đó có hai sư của Pháp đã chỉ định. De Gaulle gạt sự trình bày, nói rằng: “tất cả đều là ý của Mountbatten, không có gì chững mình là có sự đồng tình của Chính phủ Anh. Thêm nữa trong lúc này chúng ta không thích thú gì trong việc tìm sự giúp đỡ của Anh”. Một tờ tình đánh máy ngay chiều hôm ấy được gửi cho tướng Gianh, tiếp theo là một cuộc xin gặp gỡ. Ông này tỏ ra không bằng lòng về sự khẩn khoản trên, trả lời lại là nước Pháp không thể kham nỏi sự cố gắng trên,vì còn phải có một lực lượng chiếm đóng quan trọng ở Đức, một quân số tạm đủ cho Bắc Phi. Theo nhận xét và tuyên bố của Blaizot việc gửi nhiều sư đoàn qua Đức mà không gửi hai sư đoàn qua Đông Dương sẽ đi đến để mất xứ này hay phải làm một cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém. Gianh trả lời: “Tôi thích Bắc Phi hơn Đông Dương”. Blaizot trả lời: “Trong khi chơi trò chơi làm mất Đông Dương thì nước Pháp mất cả Bắc Phi”. Trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng tiếp theo, đã có dự kiến gửi qua Đông Dương hai sư đoàn cộng với 5e RIC và lữ đoàn Madagascar. Về hình thức, người ta có vẻ đồng ý với Blaizot, nhưng trong cuộc gặp gỡ tay ba với Gianh, ông này khuyên Blaizot nên trở lại Sri Lanca.
Vài ngày sau, tại Hội nghị Potsdam(6), ba nước lớn đã quyết định chia Đông Dương làm đôi từ vĩ tuyến 16 tức là từ phía nam (Đà Nẵng) với mục đích để giải giáp quân Nhật. Phía Nam đặt dưới quyền quân đội Anh, phía Bắc dưới quyền quân đội Tưởng Giới Thạch, đẻ trả công đã tạo điều kiện thuận lợi cho Stalin ở Mãn Châu thuộc Trung Hoa.
Ngày 16-8, de Gaulle gửi thư cho Blaizot(7). Nội dung bức thư có đoạn:
“Ngài Blaizot thâm mến.
Sự kết thúc cuộc chiến tranh với Nhật, đặt ra một vấn đề mới là việc tổ chức chỉ huy của nước Pháp ở vùng Viễn Đông. Bây giờ chỉ còn là việc chỉ huy các lực lượng ở Đông Dương, và sự chỉ huy ấy nên giao cho những người đã quen với việc sử dụng những đơn vị giúp cho chúng ta trở lại với mảnh đất của chúng ta. Vì lẽ ấy mà tôi quyết định chuyển ngài qua một nhiệm vụ mới. Chức vụ này, sẽ xứng đáng với ngài và tin là ngài sẽ bằng lòng.
Cho phép tôi được cảm ơn và khen ngợi ngài trong việc hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và tế nhị. Nếu chúng ta đạt được mục đích lấy lại Đông Dương là nhờ các Đồng minh với những hoạt động cá nhân của ngài đã đóng phần quan trọng. Thân ái.
De Gaulle
Vì lợi ích chung, Blaizot chịu nhẫn nhục không trả lời những phê bình, những lời vu không và từ chối không cho ra một văn bản nào. Chỉ có đô đốc Mountbatten đã gửi cho một bức thư ca ngời những công việc ở Sry Lanca, của vị chỉ huy FEFEO.
“Blaizot và Sabatier, là hai vị tướng chỉ huy, trưởng thành từ đạo quân thuộc địa, là những người am hiểu chiến trường Đông Dương lại không được sử dụng, hai chiếc ghế bị bỏ trống…”(8).
Chú thích:
(1) 9è DIC: 9è Division d’ìnanterie coloniale - Sư bộ binh thuộc địa số 9.
( 2) 1ère DICEO: 1ère Division d’ìnanterie coloniale Extrême Orient - Sư bộ binh thuộc địa Viễn Đông số 1.
( 3) Sau những sự kiện nghiêm trọng của ngày 9-3-1945, chỉ có De Gaulle là người còn giữ uy thế lừng lẫy của mình mới dám đưa ra đường lối chính trị với Đông Dương bằng lời tuyên bố ở Bradavin. Nhưng quyết định sau đấy trong quý II năm 1945 đã nói lên ông đã không nhất quán với những lời tuyên bố trước đây.
( 4) Philippe de Gaulle đã viết trong tập Hồi kí phụ của ông là “Cha tôi thôi hút thuốc lá từ năm 1947 vì sợ ung thư…”.
( 5) FFI: Force francaise intesrieure - lực lượng Pháp nội địa.
(6) Hội nghị những người đứng đầu ba nước lớn, họp ở Pốtxđam, gần Béclin, từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945.
(7) De Gaulle tham gia khoá học 1901-1912 của Trường quân sự đặc biệt Saint-Cyr. Chỉ có thủ khoa lớp là Alphonse Juin, còn dám xưng hô “mày tao” với De Gaulle. Roger Blaizot (1891-1981) tham dự khoá sau (1910-1913).
( 8) Sau này Blaizot còn trở lại Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp từ tháng 2-1948 đến tháng 9-1949.
Qua Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương?
Vào giờ này, tháng 6-1945, tiếng vọng của những chiến hạm ở Syrie và Libane đã đến tận Kandy. Cũng nên nói một vài lời để giải thích sự chấn động của những sự việc trên đối với Trung Đông. Tướng de Gaulle hiểu những nước này, vì ông đã có hai năm ở đây (từ tháng 11-1929 đến tháng 10-1931). Sự xa cách của nó đối với Paris đã là nguyên nhân của một bức thư trơ tráo gửi tháng 1-1928 cho thống chế Pétain về việc soạn thảo một công trình. Sự tỉnh ngộ qua lại của hai con người ngày càng tăng lên trong những năm tháng gần đây.
Một năm sau khi De Gaulle với bộ tham mưu của các lực lượng ở phía Đông, quan tư De Gaulle viết: “Ở đây có những dân tộc không bao giờ thoả mãn bất cứ điều gì, thoả mãn với bất cứ ai, nhưng họ lại cúi đầu chịu khuất phục trước sức mạnh, dù chỉ mới chớm xuất hiện”.
Mười lăm năm sau, sự mất tín nhiệm của người Pháp hồi tháng 6-1940, cộng với những cuộc tranh chấp cốt nhục năm 1941, những khoác lá năm 1944-1945, đã đưa người Syrie nổi dậy và đuổi người Pháp ra khỏi nước họ. De Gaulle đã dùng sức mạnh để can thiệp.
Người Anh tức giận khi thấy chúng ta áp dụng một đường lối cứng rắn có thể làm hại đến quyền lợi của họ. Ngày 5-5-1945, ông Churchill viết một bức thư gửi tướng de Gaulle: “Nếu ngài tăng cường lực lượng trong lúc này, thì các nước A-rập lâu nay tin vào những lời hứa thương lượng của ngài, có thể nghĩ rằng ngài đang chuẩn bị một sự thu xếp bằng bạo lực. Việc này có thể làm tổn hại đến quan hệ mà ngài và tôi đang thiết lập với họ”.
Với đầu óc luôn thực dụng, ngày 1-6-1945, quân Anh tiến vào Damas và Beyrouth, dồn quân Pháp vào các doanh trại, cho chúng ta một bài học đau đớn và chạm vào lòng tự ái. Tướng de Gaulle rất tức giận, ngày 4-6-1945, ông tuyên bố với đại sứ của Anh quốc là: “Chúng tôi chưa đến mức độ, theo tôi nhận thức, phải tuyên chiến với nước ngài, nhưng vì các ngài đã sỉ nhục nước Pháp và phản bội lại châu Âu. Việc này không thể nào quên được”.
Paul Mus nói: Những người Đông Dương “theo dõi chăm chú những sự kiện xảy ra ở Syrie, họ để tâm nghiên cứu những vận mệnh của trời đất”.
Sự kiện quan trọng trên, bị che giấu ở mẫu quốc, đã đưa đến cho de Gaulle một sự đảo lộn hoàn toàn. Lợi dụng cơ hội tướng Juin sang Mỹ dự một hội nghị ở San Francisco, ông giao cho ông này đề nghị với tướng Marshall cho đặt dưới quyền chỉ huy của Mỹ, trong cuộc hành binh ở Viễn Đông, một binh đoàn gồm hai sư đoàn do tướng Leclerc chỉ huy. Hai sư đoàn này là hai sư dành cho SEAC của tướng Mountbatten: Sư 9è DIC(1) (đóng ở Đức) và sư 1ère DICEO(2) với quân số tính theo lí thuyết và tản mạn. Quân Mỹ đồng ý. Nhưng theo đại tá Guillebon, tham mưu trưởng của Leclerc, hồi tháng 7, ông đến Washington để có những tiếp xúc ban đầu, ông đã lường hết những khó khăn trong việc cải tổ và điều động hai sư đoàn trang bị theo kiểu châu Âu, vượt Đại Tây Dương, để đi tác chiến trong rừng núi xa xăm. Dù sao, quân Mỹ đã từ chối một kiến nghị của quân Anh: họ muốn thắng quân Nhật. Đô đốc Mountbatten và bộ tham mưu của ông không hở một lời cho tướng Blaizot biết. Họ lấy làm phiền lòng và lúng túng trước sự thay đổi bất ngờ của Chính phủ Pháp trong việc quy định giới hạn hoạt động chiến trường của SEAC, luôn phải thay đổi.
Trong thời gian ấy, trung đoàn 5e RIC, đơn vị ứng chiến nhẹ, bao gồm những đơn vị commandos (biệt kích) được huấn luyện để chiến đấu ở rừng núi, được điều đi trước khi đại quân đến Đông Dương. Ngày 8-5-1945, 5e RIC rời căn cứ huấn luyện Djidjelli ở Algeri xuống tàu. Tướng Blaizot có ghi chú là: sau khi đơn vị cuối cùng được chuyển qua, quân du kích Kabyles, tổ chức do Đảng Tuyên ngôn Messali Hadj, đã phá sập chiếc cầu trên con đường độc đạo đi đến Bejaia, là nơi đã diễn ra nhiều điều quá khích với người Âu. Đó là những dấu hiệu ban đầu của những cái mà người ta sẽ gọi là “sự kiện Algeri”, cái xứ Algeri mà sau này sẽ nói đến từ chuyện một trại tù, sau sự thất bại của trại tập trung Điện Biên Phủ.
Một tháng sau khi chuyển giao trách nhiệm của tướng Sabatier, ông này đã gây nên một sự tranh cãi kịch liệt giữa viên tướng Mỹ Wendemeyer và đô đốc Anh Mountbatten. Sự lựa chọn đã không đúng lúc, tướng Blaizot nhận xét: “Sự thành công của chúng ta xa dần hằng ngày trước những tranh giành cá nhân, và trước sự thiếu chắc chắn của chúng ta. Và xa hơn, sự thực chứng mình là người Anh không muốn bị ràng buộc, trước những cử chỉ được áp dụng của DGER, họ trở nên ngập ngừng”.
SABATIER BỊ TRIỆU HỒI VỀ NƯỚC
Ngày 12-6, tứng chỉ huy lữ đoàn Marcel Alessandri, người đã cùng đơn vị của mình qua Trung Quốc hồi tháng 4, được lệnh thay tướng Sabatier bị gọi về nước. Vài ngày sau khi về Pháp, ông được tướng de Gaulle tiếp ở phố Saint Đôminích (Saint Dominique). Sau đây là lời Yves Bréhehet kể lại:
De Gaulle có một uy tín lớn(3): ”Là cứu tinh của nước Pháp” .
Trung uý Guy đưa ông vào.
“Tướng de Gaulle mời ông ngồi…”.
Cuộc gặp gỡ như một cuộc kể chuyện đơn phương của vị Tổng đại diện của nước Pháp ở Đông Dương hơn là một cuộc trao đổi. Vị chỉ huy GPRF hút hết điếu thuốc này qua điều khác(4). Ông lắng nghe không mệt mỏi câu chuyện kể về những gì đã xảy ra ở Đông Dương mà không hề bộc lộ một thái độ, một hành động phản ứng nào trên khuôn mặt.
Vừa nói Sabatier vừa theo dõi đối tác của mình. Hai người đối diện, điều mà mọi người chú ý là cặp mắt của người đối mặt. Hai mắt của De Gaulle không nhấp nháy mà lờ đờ, hai tròng mắt đè nặng bởi hai mí mắt dày cộp.
Cái gì đang được che giấu đằng sau cái mặt nạ không nao núng này? Đây là ý nghĩ của vị tướng. Người ta có thể tưởng tượng là một giấc mơ huyền ảo, kéo dài trong đêm, đang trùm lên cặp mắt của tướng de Gaulle. Thực tế là de Gaulle đang nghe, không như một máy ghi âm, mà với tinh thần và suy nghĩ sâu sắc. Tướng Sabatier không rõ thời gian tướng de Gaulle không cho phép mình nói. Sabatier vội đi vào phần quan trọng của câu chuyện. Tự nhiên, lần đầu tiên, với một giọng trầm và không thay đổi, de Gaulle ngắt lời ông để hỏi về những vụ tàn sát của quân Nhật trong ngày 9-3-1945, de Gaulle nói một cách chểnh mảng là ông đã được tin về vụ tấn công này. Về vấn đề này, Sabatier tỏ vẻ ít quan tâm. Tiếp theo, đã là một cựu sĩ quan tình báo, ông phân tích: Ngày 5-3-1945, những đài vô tuyến của Bộ tham mưu Australia báo là đã bắt được một tin của Nhật về vụ tấn công này. Tuỳ viên quân sự Pháp ở Australia, đại tá Renucci, lập tức chuyển tin về Paris. Paris không chuyển tin này! Mặc dù, theo tướng Gianh đã tuyên bố là đã chuyển tin cho người có trách nhiệm. Vì vậy, mà de Gaulle biết việc này.
Khi Sabatier nói đến một phần những sai lầm về tổ chức kháng chiến ở Đông Dương, vị lãnh đạo GPRF, vừa cười vừa đưa tay mời ông lướt qua chi tiết. De Gaulle không có một chút thái độ cảm ơn đến những người đã chiến đấu và chịu cực nhục, đến những người đã bị tàn sát, bị giết bởi quân Nhật. Đây là một chính khách. Những chuyện nhỏ nhặt của con người, đều dưới tầm quan tâm của nhà chính trị lớn…
Ở Trung Hoa, Sabatier bị kẹp giữa các thế lực Mỹ - Tàu Tưởng và Anh chỉ vì cái DGER, và ông đã lên án nhè nhẹ. De Gaulle trả lời là ông quen với những khó khăn tương tự và ông tinh là tình hình đối với việc này sẽ được dần dần sáng tỏ.
Để két thúc, Sabatier bắt đầu đi vào xem xét triển vọng tương lại. Đã gần ba giờ ông ở trong phòng của tướng de Gaulle. Bóng chiều đã về với Paris, ông phải đi đến kết luận:
- Chúng ta không nên tự đánh lừa về sự trung thành của các nước Đông Dương, đang bị tuyên truyền một cách khôn khéo xu hướng muốn loại chúng ta và cả rời khỏi liên bang. Một khi chủ quyền nước Pháp được lập lại, sẽ cần thiết phải mời trở lại những người có trình độ am hiểu về Đông Dương và kể cả người dân nữa. Lần này ông tự bào chữa cho mình. Thế là kết thúc. De Gaulle đứng dậy tiễn ông và nói:
- Hội đồng liên bộ sẽ nhóm họp, ông có thể giải thích cho họ tất cả những vấn đề này. Phải nói những gì mà ông đã làm cho nước Pháp. Xin cảm ơn ông.
Hai ngày sau, trước một hội đồng gồm 7 bộ trưởng, tướng Juin (Juin) và Giám đốc DGER, tướng Sabatier lập lại câu chuyện của ông. Trong khi chờ đợi những huấn thị của De Gaulle, Sabatier dồn cho các vị bộ trưởng những ghi chú, những quan điểm mà ông phỏng đoán sẽ nhận được khi ông trở về cương vị là Tổng đại diện.
Ngày 10-8, Sabatier nhận được một bức thư viết tay cảu André Diethelm, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh:
“Ngài Sabatier thân mến!
Sau những diễn biến của những sự kiện ở Viễn Đông, Chính phủ đã quyết định chỉ định một vị toàn quyền Đông Dương, đồng thời ngài thôi giữ chức Tổng đại diện. Nhân dịp boá tin cho ngài về quyết định này, toi xin gửi lời cảm ơn về những đức tính cao đẹp mà ngài đã thể hiện và xin bảo đảm với ngài sẽ đặc biệt quan tâm, khi bổ nhiệm ngài vào một cương vị mới. Xin tin ở lời tôi”.
Tướng Sabatier được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh với những lời tuyên dương khích lệ. Cuối đời, ông dành thời gian để tán gẫu ở Hội đồng Quốc phòng tối cao và viết hồi ký.
Cũng trong thời gian này, Bộ Tham mưu của đô đốc Mountbatten có tin là tướng Leclerc được chỉ định làm chỉ huy một binh đoàn gồm hai sư đoàn. Đô đốc tỏ là hoài nghi. Tướng Blaizot ngỏ ý xin phép trở lại Paris để tìm hiểu những lời giải thích về những sự việc trên. Ngày 15-6, trong một buổi dạ hội “Rangoon Victory Parade” mừng ngày chiếm lại tỉnh này từ tay quân Nhật, đô đốc Mugbaten giao cho tướng Blaizot một bức thư nói về sự nghi ngờ của Mỹ trong việc tiếp nhận sự tăng viện của Pháp. Đổi lại, ông tuyên bố chấp nhập kế hoạch của Blaizot, và tham gia đóng góp bằng hai sư đoàn với điều kiện là phía Pháp cũng có hai sư đoàn tham chiến. Tất cả đều đặt dưới sự chỉ huy của Pháp. Ông tỏ sự hi vọng sẽ thấy Đông Dương nằm trong vùng ảnh hưởng của ông sau Hiệp định Potsdam.
Blaizot bị ra rìa
Ngày 22-6, Blaizot bay về Pháp, qua Karachi, Le Caire, Maltes và Louere. Ông đén Paris, theo lời ông viết: “đang diễn ra một cuộc đấu tranh giành những vị trí cao trong Bộ Quốc phòng giữa các chức sắc cao của FFI”(5). Những cuộc thăm hỏi và gặp gỡ với tướng Gianh, với các bộ trưởng Bộ Hải ngoại, Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh, Bộ Không quân đều rất chán nản. Ở đâu ông cũng gặp sự thờ ơ với Đông Dương. Cuộc gặp gỡ với tướng de Gaulle lại càng làm cho ông thêm chán nản. Ông trình bày kế hoạch của mình, để giành lại chủ động, phải dùng vũ lực với sự giúp đỡ của quân Anh, với bốn sư đoàn trong đó có hai sư của Pháp đã chỉ định. De Gaulle gạt sự trình bày, nói rằng: “tất cả đều là ý của Mountbatten, không có gì chững mình là có sự đồng tình của Chính phủ Anh. Thêm nữa trong lúc này chúng ta không thích thú gì trong việc tìm sự giúp đỡ của Anh”. Một tờ tình đánh máy ngay chiều hôm ấy được gửi cho tướng Gianh, tiếp theo là một cuộc xin gặp gỡ. Ông này tỏ ra không bằng lòng về sự khẩn khoản trên, trả lời lại là nước Pháp không thể kham nỏi sự cố gắng trên,vì còn phải có một lực lượng chiếm đóng quan trọng ở Đức, một quân số tạm đủ cho Bắc Phi. Theo nhận xét và tuyên bố của Blaizot việc gửi nhiều sư đoàn qua Đức mà không gửi hai sư đoàn qua Đông Dương sẽ đi đến để mất xứ này hay phải làm một cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém. Gianh trả lời: “Tôi thích Bắc Phi hơn Đông Dương”. Blaizot trả lời: “Trong khi chơi trò chơi làm mất Đông Dương thì nước Pháp mất cả Bắc Phi”. Trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng tiếp theo, đã có dự kiến gửi qua Đông Dương hai sư đoàn cộng với 5e RIC và lữ đoàn Madagascar. Về hình thức, người ta có vẻ đồng ý với Blaizot, nhưng trong cuộc gặp gỡ tay ba với Gianh, ông này khuyên Blaizot nên trở lại Sri Lanca.
Vài ngày sau, tại Hội nghị Potsdam(6), ba nước lớn đã quyết định chia Đông Dương làm đôi từ vĩ tuyến 16 tức là từ phía nam (Đà Nẵng) với mục đích để giải giáp quân Nhật. Phía Nam đặt dưới quyền quân đội Anh, phía Bắc dưới quyền quân đội Tưởng Giới Thạch, đẻ trả công đã tạo điều kiện thuận lợi cho Stalin ở Mãn Châu thuộc Trung Hoa.
Ngày 16-8, de Gaulle gửi thư cho Blaizot(7). Nội dung bức thư có đoạn:
“Ngài Blaizot thâm mến.
Sự kết thúc cuộc chiến tranh với Nhật, đặt ra một vấn đề mới là việc tổ chức chỉ huy của nước Pháp ở vùng Viễn Đông. Bây giờ chỉ còn là việc chỉ huy các lực lượng ở Đông Dương, và sự chỉ huy ấy nên giao cho những người đã quen với việc sử dụng những đơn vị giúp cho chúng ta trở lại với mảnh đất của chúng ta. Vì lẽ ấy mà tôi quyết định chuyển ngài qua một nhiệm vụ mới. Chức vụ này, sẽ xứng đáng với ngài và tin là ngài sẽ bằng lòng.
Cho phép tôi được cảm ơn và khen ngợi ngài trong việc hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và tế nhị. Nếu chúng ta đạt được mục đích lấy lại Đông Dương là nhờ các Đồng minh với những hoạt động cá nhân của ngài đã đóng phần quan trọng. Thân ái.
De Gaulle
Vì lợi ích chung, Blaizot chịu nhẫn nhục không trả lời những phê bình, những lời vu không và từ chối không cho ra một văn bản nào. Chỉ có đô đốc Mountbatten đã gửi cho một bức thư ca ngời những công việc ở Sry Lanca, của vị chỉ huy FEFEO.
“Blaizot và Sabatier, là hai vị tướng chỉ huy, trưởng thành từ đạo quân thuộc địa, là những người am hiểu chiến trường Đông Dương lại không được sử dụng, hai chiếc ghế bị bỏ trống…”(8).
Chú thích:
(1) 9è DIC: 9è Division d’ìnanterie coloniale - Sư bộ binh thuộc địa số 9.
( 2) 1ère DICEO: 1ère Division d’ìnanterie coloniale Extrême Orient - Sư bộ binh thuộc địa Viễn Đông số 1.
( 3) Sau những sự kiện nghiêm trọng của ngày 9-3-1945, chỉ có De Gaulle là người còn giữ uy thế lừng lẫy của mình mới dám đưa ra đường lối chính trị với Đông Dương bằng lời tuyên bố ở Bradavin. Nhưng quyết định sau đấy trong quý II năm 1945 đã nói lên ông đã không nhất quán với những lời tuyên bố trước đây.
( 4) Philippe de Gaulle đã viết trong tập Hồi kí phụ của ông là “Cha tôi thôi hút thuốc lá từ năm 1947 vì sợ ung thư…”.
( 5) FFI: Force francaise intesrieure - lực lượng Pháp nội địa.
(6) Hội nghị những người đứng đầu ba nước lớn, họp ở Pốtxđam, gần Béclin, từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945.
(7) De Gaulle tham gia khoá học 1901-1912 của Trường quân sự đặc biệt Saint-Cyr. Chỉ có thủ khoa lớp là Alphonse Juin, còn dám xưng hô “mày tao” với De Gaulle. Roger Blaizot (1891-1981) tham dự khoá sau (1910-1913).
( 8) Sau này Blaizot còn trở lại Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp từ tháng 2-1948 đến tháng 9-1949.
CHƯƠNG 9
11. Một sai lầm tất yếu…
Thưa ngài đô đốc, ngày hãy nhận hết quyền lực!
Mùa hè năm 1945, những diễn biến đến dồn dập. De Gaulle viết: “Từ 15-6, tôi đã quyết định sự hình thành đoàn quân viễn chinh. Tướng Leclerc sẽ là người chỉ huy. Tôi đã bỏ qua nguyện vọng của ông ta trong vấn đề này:
- Cho tôi qua Marốc, Leclerc đề nghị khẩn khoản.
- Ông qua Đông Dương, tôi nói, vì ở đây khó khăn hơn.
Sau đấy, Leclerc phải lo việc tổ chức các đơn vị của mình. Việc đặt các đơn vị bộ binh, hải quân ở tư thế sẵn sàng, trong khuôn khổ của một binh đoàn phục vụ chiến trường Viễn Đông, là một việc rất công phu. Những người tình nguyện vào 2e DB không đông lắm. Đơn vị bộ binh 2e DB dưới quyền chỉ huy của trung tá Massu theo D’Argenlieu, nay chỉ còn là một đơn vị nhỏ bé. Thêm nữa, đối với người Mỹ, viêc đưa một binh đoàn quân đội Pháp đi vòng quanh quả đất trong lúc này chưa có gì là vội vàng, vì người Pháp chưa cần nó để đánh Nhật, và việc quân đội Pháp đến Đông Dương không làm cho họ vui lòng lắm. Quả bom nguyên tử thả ngày 6-8 trên đảo Hiroshima chấm dứt những trù trừ tránh né: đã đến lúc chấm dứt những vận động khéo léo để đưa quân đội Pháp vào chiến trường Thái Bình Dương. Con đường ngắn nhất để trở lại đông Dương hình như là đã được vạch sẵn: đó là đường qua Ấn Độ Dương và qua Mountbatten.
Chiều ngày 7-8-1945, Gaston Palewski, chánh văn phòng thông tin cho phó đô đốc D’Argenlieu, lời mong muốn của người đứng đầu chính phủ là bổ nhiệm ông làm Toàn quyền Đông Dương. Vừa bất ngờ, vừa cảm thấy hạnh phúc, phó đô đốc tự cho mình một kỉ luật của nội tâm, đó là để một đêm suy nghĩ. Ngày hôm sau, ông gửi thư cho Palewski, trong thư có đoạn: “Tôi nhận thấy thật là lớn lao và khó khăn, vì lợi ích của tổ quốc, về nhiệm vụ sẽ được giao. Việc này buộc tôi không thể từ chối, nếu quốc trưởng tin cậy đến tôi”. Sau đấy ông đi nghỉ mấy ngày với các anh em họ ở Mans. Dạo chơi trên đồng ruộng, qua các rừng thông, ông mơ màng suy nghĩ: “Chính ở Viễn Đông, nơi tôi chưa bao giờ được ở. Trong những năm 1941, 1942, 1943, lúc ấy tôi là Cao uỷ của nước Pháp ở Thái Bình Dương, mà tổng hành dinh thì đóng ở Mouméa, tôi chỉ có thể thình thoảng liếc mắt về phía Đông Dương”. Đúng vậy, ngày 9-7-1941, D’Argenlieu được tấn phong nhưng đến 5-11, ông mới đến Numêa và ngày 23-9-1942, ông rời Numêa để không bao giờ trở lại, trong sự không luyến tiếc của mọi người.
Ngày 13-8-1945, de Gaulle tiếp D’Argenlieu, chấp nhận nguyện vọng và giao cho D’Argenlieu chức vụ Cao uỷ, một chức vụ trức thuộc thủ tướng chính phủ. Ông cũng chỉ định người chỉ huy quân sự: tướng Leclerc (binh đoàn trưởng, hơn D’Argenlieu một sao) và mong muốn cả hai cùng hợp tác vạch ra một chương trình hành động phối hợp được hai nhiệm vụ. Đô đốc viết:
“Chiều thứ tư 15-8, tướng de Gaulle hẹn gặp tôi để nói rõ trách nhiệm của Cao uỷ là thế nào. Mọi việc xong xuôi. Tôi lên đường qua Đông Dương, và bắt tay vào việc. Buổi chiều, tướng Leclerc đã gặp tôi. Chúng tôi đã quen nhau từ tháng 10-1940 ở Doula và chúng tôi đã gặp nhau nhiều lần. Mong muốn của ông ta là được giữ chức Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Pháp ở Viễn Đông. Tôi đề nghị ông lập một phương án để tôi xem xét”.
Leclerc giấu sự ngạc nhiên của mình và bắt tay vào làm việc, với sự thoả thuận của D’Argenlieu, ông tự dành cho mình những quyền hành của một Tổng tư lệnh. Ông nghĩ là những phương tiện quân sự ít ỏi hiện có, nên đặt dưới quyền của một người chỉ huy mà thôi. Ngày 14, Langlade, Tổng Thư kí của Hội đồng Đông Dương, trình bày phương án trên với tướng de Gaulle. De Gaulle bác bỏ phương án đó. Ông không muốn cho Leclerc cái danh nghĩa ấy và quyền hành ấy.
Ngày hôm sau (15-8), ngày mà Nhật đầu hành, bản phương án được D’Argenlieu trực tiếp trình bày với De Gaulle. Đô đốc viết:
“De Gaulle đứng trong phòng làm viêc của mình, theo dõi bản báo cáo. Ông đến ngồi ghế của bàn làm việc, tay cầm bút, ông nói:
- Ngài Đô đốc D’Argenlieu, tôi muốn rằng ông là Tổng chỉ huy, là người viết các thông tư chỉ thị.
- Thưa ông, sứ mệnh làm Cao uỷ đối với riêng tôi nó đã quá nặng.
- Không cần, tôi đề phòng những tranh chấp vè quyền lực bằng cách tập trung tất cả quyền hành vào tay Cao uỷ.
Trên những văn bản trình lên ông, ông phải tự tay sửa chữa, bỏ chữ này thêm chứ kia. Có thể làm thay đổi cả bản gốc. Tôi tránh gây chuyên và suy nghĩ. Tôi được nghe đọc lại biên bản. Tôi đành chấp nhận ý của De Gaulle và hỏi qua chuyện khác.
- Tôi phải chấp hành lệnh của ngài về Đô đốc Decoux như thế nào.
Tôi được trả lời tức khắc và ngắn gọn:
- Ông có trách nhiệm, bằng máy bay và không chậm trễ, đưa ông ta về Paris, các đô đốc Decoux, Bérenger, tướng Aymé. Tướng Mordant cũng phải đưa về Pháp bằng đường không. Chú ý đến vai trò của các ông này trong kháng chiến”.
Tiếp theo là thống kê các lực lượng mỏng manh đặt dưới quyền chỉ huy của hai ông. Một quyết định ngoài sức tưởng tượng! Phó đô đốc Cao uỷ vừa là Tổng chỉ huy nắm trong tay mọi quyền lực. Để tỏ ra có sự phân biệt, de Gaulle không tiếp Leclerc, mà cũng từ ngày 18-7, ông không có dịp gặp. Ông phong cho D’Argenlieu lên chức đô đốc 4 sao, nghĩa là tương đương với Leclerc.
D’Argenlieu chỉ còn việc là xin phép nhà thờ(1), ông viết tiếp: “Để đạt được mục đích trên, thứ hai ngày 20-8, đức cha Roncalli đã tiếp tôi rất lịch sự và nhận từ tay tôi lá đơn có tờ trình. Ông tỏ sự thông cảm và duyệt y dễ dàng”.
Ngày 16-9, de Gaulle bổ sung vào thông tư gửi cho D’Argenlieu bằng một bức thư, ông nhấn mạnh: “Nếu phía Đồng minh có cho ông những công việc tốt, ông phải cương quyết từ chối. Chúng ta không có giải quyết việc cho người của chúng ta qua sự gợi ý của người ngoại quốc…”.
Người của chúng ta : đó là cách nhìn cũ kĩ của con người “của thời đại đế chế” , một cách nhìn tối nguy hiểm và không thích ứng.
Để kết thúc, ngày 27-9, sứ thần toà thánh cho phép đức cha R. P. Louis de la Trinité nhờ ơn đặc biệt cảu thánh thần, được ra khỏi bức tường của sine die (2)”.
Chú thích:
(1) Georges, Luxiơ, Mari, Tiơry D’Argenlieu (1889-1964) gia nhập Trường Hàng hải năm 1907. Trung uý hải quân năm 1919, ông theo đạo năm 1920, theo dòng Carmes dé Chaux. Năm 1939, ông được phong Đức cha, cùng lúc ông bị huy động vào quân đội… Ông sang Anh vào tháng 7-1940. Đến 23-9-1940, ông thất bại trong nhiệm vụ là đại biểu quốc hội ở Đaca trong việc liên kết AOF với nước Pháp. Đến tháng 11-1940, ông được đặt dưới quyền của tướng De Gaulle trong chiến dịch Gabon. Trừ thời gian ở Novell Caledoni, thời gian còn lại ông ở bên cạnh tướng De Gaulle.
(2) Sine die: không thời hạn.
Thưa ngài đô đốc, ngày hãy nhận hết quyền lực!
Mùa hè năm 1945, những diễn biến đến dồn dập. De Gaulle viết: “Từ 15-6, tôi đã quyết định sự hình thành đoàn quân viễn chinh. Tướng Leclerc sẽ là người chỉ huy. Tôi đã bỏ qua nguyện vọng của ông ta trong vấn đề này:
- Cho tôi qua Marốc, Leclerc đề nghị khẩn khoản.
- Ông qua Đông Dương, tôi nói, vì ở đây khó khăn hơn.
Sau đấy, Leclerc phải lo việc tổ chức các đơn vị của mình. Việc đặt các đơn vị bộ binh, hải quân ở tư thế sẵn sàng, trong khuôn khổ của một binh đoàn phục vụ chiến trường Viễn Đông, là một việc rất công phu. Những người tình nguyện vào 2e DB không đông lắm. Đơn vị bộ binh 2e DB dưới quyền chỉ huy của trung tá Massu theo D’Argenlieu, nay chỉ còn là một đơn vị nhỏ bé. Thêm nữa, đối với người Mỹ, viêc đưa một binh đoàn quân đội Pháp đi vòng quanh quả đất trong lúc này chưa có gì là vội vàng, vì người Pháp chưa cần nó để đánh Nhật, và việc quân đội Pháp đến Đông Dương không làm cho họ vui lòng lắm. Quả bom nguyên tử thả ngày 6-8 trên đảo Hiroshima chấm dứt những trù trừ tránh né: đã đến lúc chấm dứt những vận động khéo léo để đưa quân đội Pháp vào chiến trường Thái Bình Dương. Con đường ngắn nhất để trở lại đông Dương hình như là đã được vạch sẵn: đó là đường qua Ấn Độ Dương và qua Mountbatten.
Chiều ngày 7-8-1945, Gaston Palewski, chánh văn phòng thông tin cho phó đô đốc D’Argenlieu, lời mong muốn của người đứng đầu chính phủ là bổ nhiệm ông làm Toàn quyền Đông Dương. Vừa bất ngờ, vừa cảm thấy hạnh phúc, phó đô đốc tự cho mình một kỉ luật của nội tâm, đó là để một đêm suy nghĩ. Ngày hôm sau, ông gửi thư cho Palewski, trong thư có đoạn: “Tôi nhận thấy thật là lớn lao và khó khăn, vì lợi ích của tổ quốc, về nhiệm vụ sẽ được giao. Việc này buộc tôi không thể từ chối, nếu quốc trưởng tin cậy đến tôi”. Sau đấy ông đi nghỉ mấy ngày với các anh em họ ở Mans. Dạo chơi trên đồng ruộng, qua các rừng thông, ông mơ màng suy nghĩ: “Chính ở Viễn Đông, nơi tôi chưa bao giờ được ở. Trong những năm 1941, 1942, 1943, lúc ấy tôi là Cao uỷ của nước Pháp ở Thái Bình Dương, mà tổng hành dinh thì đóng ở Mouméa, tôi chỉ có thể thình thoảng liếc mắt về phía Đông Dương”. Đúng vậy, ngày 9-7-1941, D’Argenlieu được tấn phong nhưng đến 5-11, ông mới đến Numêa và ngày 23-9-1942, ông rời Numêa để không bao giờ trở lại, trong sự không luyến tiếc của mọi người.
Ngày 13-8-1945, de Gaulle tiếp D’Argenlieu, chấp nhận nguyện vọng và giao cho D’Argenlieu chức vụ Cao uỷ, một chức vụ trức thuộc thủ tướng chính phủ. Ông cũng chỉ định người chỉ huy quân sự: tướng Leclerc (binh đoàn trưởng, hơn D’Argenlieu một sao) và mong muốn cả hai cùng hợp tác vạch ra một chương trình hành động phối hợp được hai nhiệm vụ. Đô đốc viết:
“Chiều thứ tư 15-8, tướng de Gaulle hẹn gặp tôi để nói rõ trách nhiệm của Cao uỷ là thế nào. Mọi việc xong xuôi. Tôi lên đường qua Đông Dương, và bắt tay vào việc. Buổi chiều, tướng Leclerc đã gặp tôi. Chúng tôi đã quen nhau từ tháng 10-1940 ở Doula và chúng tôi đã gặp nhau nhiều lần. Mong muốn của ông ta là được giữ chức Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Pháp ở Viễn Đông. Tôi đề nghị ông lập một phương án để tôi xem xét”.
Leclerc giấu sự ngạc nhiên của mình và bắt tay vào làm việc, với sự thoả thuận của D’Argenlieu, ông tự dành cho mình những quyền hành của một Tổng tư lệnh. Ông nghĩ là những phương tiện quân sự ít ỏi hiện có, nên đặt dưới quyền của một người chỉ huy mà thôi. Ngày 14, Langlade, Tổng Thư kí của Hội đồng Đông Dương, trình bày phương án trên với tướng de Gaulle. De Gaulle bác bỏ phương án đó. Ông không muốn cho Leclerc cái danh nghĩa ấy và quyền hành ấy.
Ngày hôm sau (15-8), ngày mà Nhật đầu hành, bản phương án được D’Argenlieu trực tiếp trình bày với De Gaulle. Đô đốc viết:
“De Gaulle đứng trong phòng làm viêc của mình, theo dõi bản báo cáo. Ông đến ngồi ghế của bàn làm việc, tay cầm bút, ông nói:
- Ngài Đô đốc D’Argenlieu, tôi muốn rằng ông là Tổng chỉ huy, là người viết các thông tư chỉ thị.
- Thưa ông, sứ mệnh làm Cao uỷ đối với riêng tôi nó đã quá nặng.
- Không cần, tôi đề phòng những tranh chấp vè quyền lực bằng cách tập trung tất cả quyền hành vào tay Cao uỷ.
Trên những văn bản trình lên ông, ông phải tự tay sửa chữa, bỏ chữ này thêm chứ kia. Có thể làm thay đổi cả bản gốc. Tôi tránh gây chuyên và suy nghĩ. Tôi được nghe đọc lại biên bản. Tôi đành chấp nhận ý của De Gaulle và hỏi qua chuyện khác.
- Tôi phải chấp hành lệnh của ngài về Đô đốc Decoux như thế nào.
Tôi được trả lời tức khắc và ngắn gọn:
- Ông có trách nhiệm, bằng máy bay và không chậm trễ, đưa ông ta về Paris, các đô đốc Decoux, Bérenger, tướng Aymé. Tướng Mordant cũng phải đưa về Pháp bằng đường không. Chú ý đến vai trò của các ông này trong kháng chiến”.
Tiếp theo là thống kê các lực lượng mỏng manh đặt dưới quyền chỉ huy của hai ông. Một quyết định ngoài sức tưởng tượng! Phó đô đốc Cao uỷ vừa là Tổng chỉ huy nắm trong tay mọi quyền lực. Để tỏ ra có sự phân biệt, de Gaulle không tiếp Leclerc, mà cũng từ ngày 18-7, ông không có dịp gặp. Ông phong cho D’Argenlieu lên chức đô đốc 4 sao, nghĩa là tương đương với Leclerc.
D’Argenlieu chỉ còn việc là xin phép nhà thờ(1), ông viết tiếp: “Để đạt được mục đích trên, thứ hai ngày 20-8, đức cha Roncalli đã tiếp tôi rất lịch sự và nhận từ tay tôi lá đơn có tờ trình. Ông tỏ sự thông cảm và duyệt y dễ dàng”.
Ngày 16-9, de Gaulle bổ sung vào thông tư gửi cho D’Argenlieu bằng một bức thư, ông nhấn mạnh: “Nếu phía Đồng minh có cho ông những công việc tốt, ông phải cương quyết từ chối. Chúng ta không có giải quyết việc cho người của chúng ta qua sự gợi ý của người ngoại quốc…”.
Người của chúng ta : đó là cách nhìn cũ kĩ của con người “của thời đại đế chế” , một cách nhìn tối nguy hiểm và không thích ứng.
Để kết thúc, ngày 27-9, sứ thần toà thánh cho phép đức cha R. P. Louis de la Trinité nhờ ơn đặc biệt cảu thánh thần, được ra khỏi bức tường của sine die (2)”.
Chú thích:
(1) Georges, Luxiơ, Mari, Tiơry D’Argenlieu (1889-1964) gia nhập Trường Hàng hải năm 1907. Trung uý hải quân năm 1919, ông theo đạo năm 1920, theo dòng Carmes dé Chaux. Năm 1939, ông được phong Đức cha, cùng lúc ông bị huy động vào quân đội… Ông sang Anh vào tháng 7-1940. Đến 23-9-1940, ông thất bại trong nhiệm vụ là đại biểu quốc hội ở Đaca trong việc liên kết AOF với nước Pháp. Đến tháng 11-1940, ông được đặt dưới quyền của tướng De Gaulle trong chiến dịch Gabon. Trừ thời gian ở Novell Caledoni, thời gian còn lại ông ở bên cạnh tướng De Gaulle.
(2) Sine die: không thời hạn.
CHƯƠNG 10
12. Mặt sau của những tấm bản đồ
Phải ghìm chân Leclerc lại
Trước khi tiếp tục, cần phải nhắc lại một số việc để chứng mình và làm sáng tỏ sự kì quặc của việc tướng Leclerc lệ thuộc vào D’Argenlieu.
D’Argenlieu từ câu chuyện phiêu lưu ở Dakar hồi tháng 9-1940, đã dành cho cá nhân De Gaulle một sự sùng bái gần như vĩnh viễn. Còn Leclerc, thì luôn dành tình cảm sâu sắc với người cầm đầu nước Pháp tự do, những không kiêng nể những lời phê phán với tướng de Gaulle khi cần đến. Cá tính này là do cái tính “chân thật có khi đến tàn bạo”. Những diễn biến ban đầu xảy ra từ tháng 10-1940, sau cuộc hội quân ở Cameroun, Leclerc được điều đi càn quét xứ Gabon. Đếntháng 1-1941, trong một bức thư gửi về nói rõ sự thiếu hiệp đồng của các tổ chức chính quyền khác nhau ở Sát, ông kết luận: ”Không phải là từ London mà người ta có thể điều hành những công việc như thế này…”.
Ngày 25-8-1944, de Gaulle đang đứng đợi tướng Vôn Choltz ở ga Motparnase, ông định gọi Philippe, con trai của ông đang ở gần đấy, Lơclec cắt ngang: “Trung uý De Gaulle, có việc cần anh đấy”(1).
Tháng 12-1944, đã xảy ra một chuyện rắc rối giữa de Lattre và Leclerc, đó là đánh vào cái thứ còn lại, trong việc này, de Gaulle bắt buộc phải tham chiến. Vấn đề là: Ngày 19-11, Binh đoàn số 1 đã chiếm được Mulhouse, ngày 23, sư 2è DB chiếm được Strabourg. Mặc dù thời tiết xấu, cánh đồng bị ngập lụt, tướng Leclerc đã tung các đơn vị của ông vào cánh đồng vùng Alsace, hướng về Colmar. Ngày 29-11, các đơn vị đến cách thành phố 40 km về phía Bác, trong khi ấy ở 20 km về phía Nam, đã có hai sư đoàn: một của Mỹ, một là 5è DB của tướng Vernejoul. Việc chiếm được Colmar chỉ còn là ngày giờ. Bỗng nhiên từ bộ chỉ huy của tướng de Lattre đã có lệnh đình cuộc tấn công trong cánh đồng Alsace và chuyển sư 5è DB thành đơn vị dự binh của binh đoàn. Đó là một chuyện kì quặc. Leclerc viết một bức thư cho tướng Montsabert (chỉ huy binh đoàn, trong đó có sư 5è DB), chạy về sở chỉ huy, và van xin. Khong có cách gì khác, Maja Drestrem kể lại rằng:
“Tôi vừa đến gặp Montsabert (tướng Leclerc nói). Tôi không đồng ý với lệnh của ông ta, đáng ra ông nên theo hướng của tôi, và tung một sư bộ binh theo hướng của đồng bằng. Ông này muốn tấn công Colmar theo hướng từ núi Vosges với quân Bắc Phi của ông. Ông sẽ để nằm lại đây nhiều sinh mệnh, trong khi ấy có thể đột nhập theo hướng của tôi dọc theo bờ sông, một cách dễ dàng, dọc theo vùng đồng bằng và Colmar từ phải rút lui”. Ông nói thêm: “Tướng de Lattre không thích các sư thiết giáp. Ông thường nói: “thiết giáp!” “thiết giáp!”. Ông không biết sử dụng nó, phá hoại sức chiến đấu của nó bằng cách sử dụng xé nhỏ nó ra…”.
Vì sao, vâng, vì sao hôm 29-11 tướng de Lattre lại thay đổi một cách đột ngột hướng tấn công của binh đoàn của ông từ hướng Nam - Bắc theo hướng đồng bằng, thành hướng Tây - Đông từ núi xuống?
Lệnh tác chiến số 75 của tướng Montsabert có thể đưa đến một cách giải thích: “Về mặt tinh thần, sẽ có lợi nếu Binh đoàn số 1 (1ère Armée) đi đầu vào được Colmar”. Và de Lattre đã nói: “Leclerc là người giải phóng được Paris và Strasbourg thì Binh đoàn số 1 đã giải phóng Colmar”. Ngày 30-11, tướng de Lattre ra lệnh cho binh đoàn của ông bỏ hướng tấn công về phía Bắc qua Cernay, chuyển qua tấn công theo hướng Tây qua Káyerberg… Trong hai tháng, đã diễn ra một cuộc đẫm máu trong đổ nát giữa mùa đông giá lạnh, trong khi ấy vào cuối tháng 11-1944, quân Đức đang ở tình trạng rệu rã”.
Chúng ta tiếp tục tóm tắt lại. Trong khi người ta muốn sáp nhập 2è DB với Binh đoàn số 1, thì tướng Leclerc đề nghị, hoặc cho ông cùng quân Mỹ tiến thẳng vào nước Đức, hoặc làm nổ tung sư đoàn của ông ở những nơi ác liệt nhất, để lập lại trật tự và làm yên lòng dân. Sau khi ở Moscow(2) về, de Gaulle thoái thác. Ngày 24-12, Leclerc tiếp De Gaulle, sau khi hai ông dự một buổi lễ tại nhà thờ vào nửa đêm, ở sở chỉ huy của ông. Maja Drestrem tiếp tục kể:
De Gaulle là con người dễ thương. Theo dư luận, ông không bằng lòng lắm về cử chỉ cứng rắn của Leclerc đối với de Lattre, và trong dịp viếng thăm này, ông không do dự nói về người bạn hồi năm 1940, đã phóng bằng xe đạp qua nước Pháp, để tìm gặp ông ta ở London: “Những gì quá đáng đều là vô ích”, điều này, làm cho de Gaulle bớt cay đắng…
Năm ngày sau, khi mà sư đoàn của ông phải rút khỏi Alsace, vào vùng Sarreguemines, để chặn cuộc tấn công của quân Đức trong cuộc phản công của tướng Rundstedt vào vùng Ardennes, Leclerc được biết cuộc rút lui một bộ phận của toàn chiến tuyến, và tiếp theo, quân Mỹ cũng rút khỏi Strasbourg. Lập tức ông điện cho de Gaulle: “Nếu lệnh ấy được ban hành chính thức, chúng ta chỉ còn một việc làm là cả sư đoàn phải qua vùng Alsace, và bị tiêu diệt đến người cuối cùng để bảo vệ danh dự của người Pháp”. May thay, ngày hôm trước De Gaulle đã thực hiện được việc hoãn sơ tán khỏi thành phố.
Đến tháng giêng, một sự việc mới xảy đến với Binh đoàn số 1. Trở về Alsace, sư 2è DB tham dự những trận đánh ác liệt cách 20 km về phía Bắc - Đông của Clomar. Chúng ta đọc lại những lời kể của Maja Drestrem:
“Sau khi chiếm được Grussenheim, một làng mà ông phải trả giá bằng 10 ngày đánh nhau với địch ở giữa Baccarat và Strasbourg, Leclerc quyết định cố giữ. Trước Montsabert, ông ủng hộ các sĩ quan của ông trong việc từ chối việc tấn công vào làng, tiếp theo đó là làng Elsenhein, và một lực lượng bộ binh đã bị mệt mỏi, không có pháo binh, không có không quân yểm hộ. Với một giọng bình tĩnh, ông nói:
- Khi một cấp dưới nói với tôi là mệnh lệnh tôi ban ra là một sự ngu ngốc, tôi nghĩ ngay đến những lí lẽ mà anh ta sẽ trình bày…
Tướng Montsabert hỏi: Ông muốn nói là tôi đã ra những mệnh lệnh ngu ngốc phải không?
- Đúng là vậy.
- Ông có dám trả lời bằng văn bản không?
- Vâng, nếu ngài muốn.
Leclerc lệnh cho viên sĩ quan tuỳ tùng tìm ngay một máy chữ. Ông đọc kháng lệnh, kí, rồi bỏ đi.
Ngày 11-1, ông không do dự trong việc tự bào chữa bằng cách viết trả lời một bức thư cho tướng de Gaulle, về việc ông này đã làm cho Leclerc bực tức với câu: “Những gì quá đáng đều là vô ích”… Không chỉ là ý riêng của tôi, tất cả cái gì mà ông đã làm được dù là lớn, dù là vô ích, trong bốn năm qua, đều là quá đáng và bất hợp lí, Ví dụ như ông đã quyết định coi con người chiến thắng ở Vécđun (Verdun) là một kẻ phản bội tổ quốc. Tiếp theo, tôi chỉ nói đến điều gì mà tôi đã thấy: Cuộc viễn chinh đánh vào Gabon là không hợp lí. Cuộc hành binh ở vùng sa mạc Sahara, ở Bir Hakeim, những thủ đoạn dùng để chống lại một số đồng minh để bảo vệ những quyền lợi của Pháp trong vùng đất của nước Pháp tự do… tất cả những việc ấy đều bất hợp lí…”.
Ngày 2-2,ở Molsheim, sau cuộc họp các cấp tướng chỉ huy sư đoàn, Leclerc xin có một cuộc gặp đặc biệt với tướng de Lattre. Ông khẳng định mong muốn của ông được sáp nhập vào Binh đoàn XVe của Mỹ. De Lattre nổi giận: “Anh có một tính kiêu ngạo không tưởng thượng được, một tính tình hết sức khó chiỵ… anh đang tìm những cái lợi bằng cách đi với quân Mỹ…”.
Sự thực là, ngoài những khác nhau về quan điểm chiến thuật của hai vị tướng, còn xảy ra một vấn đề nữa, là vấn đề cung cấp và vấn đề chăm sóc thương binh, bệnh binh. Những dự trù về dụng cụ y tế không ngang nhau trong vấn đề chăm sóc bệnh nhân của hai đơn vị lớn, là điều đáng chú ý. Tướng Leclerc: Nếu có chỗ trội hơn là vì tôi quan tâm đến các binh sĩ của tôi, và tôi có dự phòng nhiều hơn”. Cuối cùng sự tranh chấp dịu dần, Leclerc hơi buồn khi có người đêm đến cho ông một thông tin làm ông mất lòng: tướng de Gaulle nói là vị chỉ huy 2e DB khó nắm được(3).
Có lần, Sư đoàn 2è DB được điều về nghỉ ở vùng Chatearoux, trong khi ấy, ngày 22-3, Binh đoàn số 1 vượt sông Rhin. Một bộ phận của sư đoàn được điều đến để giúp cho việc tiêu diệt một ổ đề kháng ở Royal, với mục đích là giải phóng cảng Bordeux. Từ 15 đến 17-4 đã diễn ra ba ngày chiến đấu ác liệt. Trận đánh bằng lựu đạn đã gây thương vong lớn. Leclerc luôn bên cạnh các chiến binh của ông. Ông bình tĩnh đứng cạnh chiếc xe Jeep, đạn pháo vây quanh ông. Một quan tư tử trận bên cạnh ông, may mắn ông không việc gì.
Ngày 29-4, ông gửi một bức thư cho Massu: “Cái cớ mà tướng de Gaulle không muốn bỏ… và chúng ta có rộng rãi thời gian để vào đến nước Đức. Có khi ngồi riêng một mình, ông càu nhàu: “Như ở Ford - Lamy, tướng de Gaulle coi tao như một con chó trong một trò hề, trong khi ấy thì lại làm thân với tên toàn quyền”.
Sự mâu thuẫn cuối cùng: Ngày 18-7, de Gaulle có ý định giao cho Leclerc một trách nhiệm ở Paris, như công cụ bạo lực để đàn áp quần chúng khi cần thiết. Leclerc có thái độ phản ứng cương quyết, và viết cho de Gaulle bức thư: “Ngài muốn tôi nhận làm chủ tịch quân quản thành phố Paris và chỉ huy các lực lượng can thiệp khi cần thiết. Tôi hoàn toàn không muốn. Tôi muốn nhận một nhiệm vụ trong đế chế hay ở hải ngoại”.
Vậy thì, tướng de Gaulle có muốn sử dụng con người mãnh liệt này không? Dùng một đại đội trưởng để thành một quân đoàn trưởng (như D’Argenlieu, ở nơi khác), hay sử dụng vận may và nghị lực của con người này, để bằng bạo lực đem con tàu trở lại Đông Dương đang chìm trong mây mù!
Phải chăng ông muốn chơi cho đô đốc một dịp may thi thố cái tài ngoại giao của mình hay lợi dụng sự trung thành của ông này để thực hiện một đường lối chính trị, một ý đồ sàng lọc khi cần thiết. Nhưng, việc giao cho một kị binh, bị khoá tay, con người đã từng tung hoành chiến trận giải phóng vùng Cameroun ở Bavière với kết quả mà nhiều người biết việc cho một anh lính thuỷ đánh bộ không có kinh nghiệm về quân sự, thêm nữa lại là cấp dưới của anh ta trong chiến dịch Gabon hồi tháng 10-1940. Đó là một cách chia để trị, đồng thời để phạm vào một sự bất công và là phạm vào một sai lầm trên mặt phát huy hiệu quả công tác.
Việc đặt tướng Leclerc phụ thuộc vào đô đốc D’Argenlieu, có nghĩa là vị tướng chỉ huy cao cấp chỉ có quyền hành với các đơn vị bộ binh, ngoài ra mọi việc đều phải xin chỉ thị của Đô đốc Tổng chỉ huy khi phải huy động đến lực lượng hải quân hay không quân.
Ông Adré Saint - Mleux đã viết về vấn đề này như sau:
“Tướng de Gaulle muốn hạn chế tướng Leclerc trong nhiệm vụ đơn thuần quân sự ở Đông Dương. Trước ngày chiến thắng ở Âu châu, tháng 6-1945, ông đã từ chối giao cho Leclerc chức vụ toàn quyền ở xứ Marốc mà tướng Leclerc này mong muốn. Tám tháng sau, vào tháng 3-1946, sau khi Leclerc đã vào Hà Nội, đã gửi Leclerc này một bức thư hàm ý: Để việc chính trị cho người khác(4), ngài không thạo về việc này. Đây là một lĩnh vực mà người ta dễ đánh lừa ngài.
Trong hồi kí chiến tranh, de Gaulle có tâm sự:
“Tôi tin ở D’Argenlieu. Tầm vóc, tâm hồn, tính cuonwg nghị của ông có thể đưa ông vượt lên trên mọi âm mưu thủ đoạn. Tài lãnh đạo của ông có thể đưa đến những hiệu quả tốt đẹp. Tài ngoại giao của ông sẽ có đất dụng võ”.
Nhà sử học Jean Michel Gaillard, tác giả kịch bản của một cuốn phim truyền hình được đặt tên là “Leclerc, một giấc mơ về Đông Dương”, đã công bố trong một buổi nói chuyện trước khi phát sóng truyền hình phim(5): “De Gaulle đã bóp nghẹt Leclerc về quân sự, hai người tài ba ngang nhau. Cả hai đều là những nhà quân sự kiêm chính trị, chỉ khác là lúc lâm sự De Gaulle không có một tích anh hùng nào”.
Ngày 25-8-1945, mặc dù không có một báo hiệu nào, đã mở màn cho tướng Leclerc một tương lai đen tối chưa từng có.
Chú thích:
(1) Thuộc Trung đoàn thuỷ binh lục chiến của 2è DB, nhiệm vụ của ông lúc ấy là tiếp nhận sự đầu hàng của quân Đức đang ẩn nấp trong nhà Quốc hội…
(2) De Gaulle muốn dựa vào nước Nga để được công nhận là nước Pháp là một cường quốc chiến thắng. Ông đã sang gặp Stalin để kí một Hiệp ước hữu nghị và tương trợ. Những đoạn phim thời sự chiếu lại ông mặc áo bành tô cổ lông thú, vừa bắt tay từ biệt những Đồng minh của mình, vừa hô: “Nước Nga Xôviết muôn năm!”.
(3) Có lẽ tính từ ‘cứng đầu, cứng cổ”, là chữ mà ông đã nói lên cuối tháng 11-1947 với Claude Guy, người sĩ quan cần vệ của ông trong những năm 1946-1949.
(4) Ám chỉ về cuộc gặp gỡ, ngày 24-3-1946 ở vịnh Hạ Long giữa Hồ Chí Minh và D’Argenlieu.
(5) Cuốn phim ấy được chiếu ngày 14-7-2003, ở Rạp France 2.
Phải ghìm chân Leclerc lại
Trước khi tiếp tục, cần phải nhắc lại một số việc để chứng mình và làm sáng tỏ sự kì quặc của việc tướng Leclerc lệ thuộc vào D’Argenlieu.
D’Argenlieu từ câu chuyện phiêu lưu ở Dakar hồi tháng 9-1940, đã dành cho cá nhân De Gaulle một sự sùng bái gần như vĩnh viễn. Còn Leclerc, thì luôn dành tình cảm sâu sắc với người cầm đầu nước Pháp tự do, những không kiêng nể những lời phê phán với tướng de Gaulle khi cần đến. Cá tính này là do cái tính “chân thật có khi đến tàn bạo”. Những diễn biến ban đầu xảy ra từ tháng 10-1940, sau cuộc hội quân ở Cameroun, Leclerc được điều đi càn quét xứ Gabon. Đếntháng 1-1941, trong một bức thư gửi về nói rõ sự thiếu hiệp đồng của các tổ chức chính quyền khác nhau ở Sát, ông kết luận: ”Không phải là từ London mà người ta có thể điều hành những công việc như thế này…”.
Ngày 25-8-1944, de Gaulle đang đứng đợi tướng Vôn Choltz ở ga Motparnase, ông định gọi Philippe, con trai của ông đang ở gần đấy, Lơclec cắt ngang: “Trung uý De Gaulle, có việc cần anh đấy”(1).
Tháng 12-1944, đã xảy ra một chuyện rắc rối giữa de Lattre và Leclerc, đó là đánh vào cái thứ còn lại, trong việc này, de Gaulle bắt buộc phải tham chiến. Vấn đề là: Ngày 19-11, Binh đoàn số 1 đã chiếm được Mulhouse, ngày 23, sư 2è DB chiếm được Strabourg. Mặc dù thời tiết xấu, cánh đồng bị ngập lụt, tướng Leclerc đã tung các đơn vị của ông vào cánh đồng vùng Alsace, hướng về Colmar. Ngày 29-11, các đơn vị đến cách thành phố 40 km về phía Bác, trong khi ấy ở 20 km về phía Nam, đã có hai sư đoàn: một của Mỹ, một là 5è DB của tướng Vernejoul. Việc chiếm được Colmar chỉ còn là ngày giờ. Bỗng nhiên từ bộ chỉ huy của tướng de Lattre đã có lệnh đình cuộc tấn công trong cánh đồng Alsace và chuyển sư 5è DB thành đơn vị dự binh của binh đoàn. Đó là một chuyện kì quặc. Leclerc viết một bức thư cho tướng Montsabert (chỉ huy binh đoàn, trong đó có sư 5è DB), chạy về sở chỉ huy, và van xin. Khong có cách gì khác, Maja Drestrem kể lại rằng:
“Tôi vừa đến gặp Montsabert (tướng Leclerc nói). Tôi không đồng ý với lệnh của ông ta, đáng ra ông nên theo hướng của tôi, và tung một sư bộ binh theo hướng của đồng bằng. Ông này muốn tấn công Colmar theo hướng từ núi Vosges với quân Bắc Phi của ông. Ông sẽ để nằm lại đây nhiều sinh mệnh, trong khi ấy có thể đột nhập theo hướng của tôi dọc theo bờ sông, một cách dễ dàng, dọc theo vùng đồng bằng và Colmar từ phải rút lui”. Ông nói thêm: “Tướng de Lattre không thích các sư thiết giáp. Ông thường nói: “thiết giáp!” “thiết giáp!”. Ông không biết sử dụng nó, phá hoại sức chiến đấu của nó bằng cách sử dụng xé nhỏ nó ra…”.
Vì sao, vâng, vì sao hôm 29-11 tướng de Lattre lại thay đổi một cách đột ngột hướng tấn công của binh đoàn của ông từ hướng Nam - Bắc theo hướng đồng bằng, thành hướng Tây - Đông từ núi xuống?
Lệnh tác chiến số 75 của tướng Montsabert có thể đưa đến một cách giải thích: “Về mặt tinh thần, sẽ có lợi nếu Binh đoàn số 1 (1ère Armée) đi đầu vào được Colmar”. Và de Lattre đã nói: “Leclerc là người giải phóng được Paris và Strasbourg thì Binh đoàn số 1 đã giải phóng Colmar”. Ngày 30-11, tướng de Lattre ra lệnh cho binh đoàn của ông bỏ hướng tấn công về phía Bắc qua Cernay, chuyển qua tấn công theo hướng Tây qua Káyerberg… Trong hai tháng, đã diễn ra một cuộc đẫm máu trong đổ nát giữa mùa đông giá lạnh, trong khi ấy vào cuối tháng 11-1944, quân Đức đang ở tình trạng rệu rã”.
Chúng ta tiếp tục tóm tắt lại. Trong khi người ta muốn sáp nhập 2è DB với Binh đoàn số 1, thì tướng Leclerc đề nghị, hoặc cho ông cùng quân Mỹ tiến thẳng vào nước Đức, hoặc làm nổ tung sư đoàn của ông ở những nơi ác liệt nhất, để lập lại trật tự và làm yên lòng dân. Sau khi ở Moscow(2) về, de Gaulle thoái thác. Ngày 24-12, Leclerc tiếp De Gaulle, sau khi hai ông dự một buổi lễ tại nhà thờ vào nửa đêm, ở sở chỉ huy của ông. Maja Drestrem tiếp tục kể:
De Gaulle là con người dễ thương. Theo dư luận, ông không bằng lòng lắm về cử chỉ cứng rắn của Leclerc đối với de Lattre, và trong dịp viếng thăm này, ông không do dự nói về người bạn hồi năm 1940, đã phóng bằng xe đạp qua nước Pháp, để tìm gặp ông ta ở London: “Những gì quá đáng đều là vô ích”, điều này, làm cho de Gaulle bớt cay đắng…
Năm ngày sau, khi mà sư đoàn của ông phải rút khỏi Alsace, vào vùng Sarreguemines, để chặn cuộc tấn công của quân Đức trong cuộc phản công của tướng Rundstedt vào vùng Ardennes, Leclerc được biết cuộc rút lui một bộ phận của toàn chiến tuyến, và tiếp theo, quân Mỹ cũng rút khỏi Strasbourg. Lập tức ông điện cho de Gaulle: “Nếu lệnh ấy được ban hành chính thức, chúng ta chỉ còn một việc làm là cả sư đoàn phải qua vùng Alsace, và bị tiêu diệt đến người cuối cùng để bảo vệ danh dự của người Pháp”. May thay, ngày hôm trước De Gaulle đã thực hiện được việc hoãn sơ tán khỏi thành phố.
Đến tháng giêng, một sự việc mới xảy đến với Binh đoàn số 1. Trở về Alsace, sư 2è DB tham dự những trận đánh ác liệt cách 20 km về phía Bắc - Đông của Clomar. Chúng ta đọc lại những lời kể của Maja Drestrem:
“Sau khi chiếm được Grussenheim, một làng mà ông phải trả giá bằng 10 ngày đánh nhau với địch ở giữa Baccarat và Strasbourg, Leclerc quyết định cố giữ. Trước Montsabert, ông ủng hộ các sĩ quan của ông trong việc từ chối việc tấn công vào làng, tiếp theo đó là làng Elsenhein, và một lực lượng bộ binh đã bị mệt mỏi, không có pháo binh, không có không quân yểm hộ. Với một giọng bình tĩnh, ông nói:
- Khi một cấp dưới nói với tôi là mệnh lệnh tôi ban ra là một sự ngu ngốc, tôi nghĩ ngay đến những lí lẽ mà anh ta sẽ trình bày…
Tướng Montsabert hỏi: Ông muốn nói là tôi đã ra những mệnh lệnh ngu ngốc phải không?
- Đúng là vậy.
- Ông có dám trả lời bằng văn bản không?
- Vâng, nếu ngài muốn.
Leclerc lệnh cho viên sĩ quan tuỳ tùng tìm ngay một máy chữ. Ông đọc kháng lệnh, kí, rồi bỏ đi.
Ngày 11-1, ông không do dự trong việc tự bào chữa bằng cách viết trả lời một bức thư cho tướng de Gaulle, về việc ông này đã làm cho Leclerc bực tức với câu: “Những gì quá đáng đều là vô ích”… Không chỉ là ý riêng của tôi, tất cả cái gì mà ông đã làm được dù là lớn, dù là vô ích, trong bốn năm qua, đều là quá đáng và bất hợp lí, Ví dụ như ông đã quyết định coi con người chiến thắng ở Vécđun (Verdun) là một kẻ phản bội tổ quốc. Tiếp theo, tôi chỉ nói đến điều gì mà tôi đã thấy: Cuộc viễn chinh đánh vào Gabon là không hợp lí. Cuộc hành binh ở vùng sa mạc Sahara, ở Bir Hakeim, những thủ đoạn dùng để chống lại một số đồng minh để bảo vệ những quyền lợi của Pháp trong vùng đất của nước Pháp tự do… tất cả những việc ấy đều bất hợp lí…”.
Ngày 2-2,ở Molsheim, sau cuộc họp các cấp tướng chỉ huy sư đoàn, Leclerc xin có một cuộc gặp đặc biệt với tướng de Lattre. Ông khẳng định mong muốn của ông được sáp nhập vào Binh đoàn XVe của Mỹ. De Lattre nổi giận: “Anh có một tính kiêu ngạo không tưởng thượng được, một tính tình hết sức khó chiỵ… anh đang tìm những cái lợi bằng cách đi với quân Mỹ…”.
Sự thực là, ngoài những khác nhau về quan điểm chiến thuật của hai vị tướng, còn xảy ra một vấn đề nữa, là vấn đề cung cấp và vấn đề chăm sóc thương binh, bệnh binh. Những dự trù về dụng cụ y tế không ngang nhau trong vấn đề chăm sóc bệnh nhân của hai đơn vị lớn, là điều đáng chú ý. Tướng Leclerc: Nếu có chỗ trội hơn là vì tôi quan tâm đến các binh sĩ của tôi, và tôi có dự phòng nhiều hơn”. Cuối cùng sự tranh chấp dịu dần, Leclerc hơi buồn khi có người đêm đến cho ông một thông tin làm ông mất lòng: tướng de Gaulle nói là vị chỉ huy 2e DB khó nắm được(3).
Có lần, Sư đoàn 2è DB được điều về nghỉ ở vùng Chatearoux, trong khi ấy, ngày 22-3, Binh đoàn số 1 vượt sông Rhin. Một bộ phận của sư đoàn được điều đến để giúp cho việc tiêu diệt một ổ đề kháng ở Royal, với mục đích là giải phóng cảng Bordeux. Từ 15 đến 17-4 đã diễn ra ba ngày chiến đấu ác liệt. Trận đánh bằng lựu đạn đã gây thương vong lớn. Leclerc luôn bên cạnh các chiến binh của ông. Ông bình tĩnh đứng cạnh chiếc xe Jeep, đạn pháo vây quanh ông. Một quan tư tử trận bên cạnh ông, may mắn ông không việc gì.
Ngày 29-4, ông gửi một bức thư cho Massu: “Cái cớ mà tướng de Gaulle không muốn bỏ… và chúng ta có rộng rãi thời gian để vào đến nước Đức. Có khi ngồi riêng một mình, ông càu nhàu: “Như ở Ford - Lamy, tướng de Gaulle coi tao như một con chó trong một trò hề, trong khi ấy thì lại làm thân với tên toàn quyền”.
Sự mâu thuẫn cuối cùng: Ngày 18-7, de Gaulle có ý định giao cho Leclerc một trách nhiệm ở Paris, như công cụ bạo lực để đàn áp quần chúng khi cần thiết. Leclerc có thái độ phản ứng cương quyết, và viết cho de Gaulle bức thư: “Ngài muốn tôi nhận làm chủ tịch quân quản thành phố Paris và chỉ huy các lực lượng can thiệp khi cần thiết. Tôi hoàn toàn không muốn. Tôi muốn nhận một nhiệm vụ trong đế chế hay ở hải ngoại”.
Vậy thì, tướng de Gaulle có muốn sử dụng con người mãnh liệt này không? Dùng một đại đội trưởng để thành một quân đoàn trưởng (như D’Argenlieu, ở nơi khác), hay sử dụng vận may và nghị lực của con người này, để bằng bạo lực đem con tàu trở lại Đông Dương đang chìm trong mây mù!
Phải chăng ông muốn chơi cho đô đốc một dịp may thi thố cái tài ngoại giao của mình hay lợi dụng sự trung thành của ông này để thực hiện một đường lối chính trị, một ý đồ sàng lọc khi cần thiết. Nhưng, việc giao cho một kị binh, bị khoá tay, con người đã từng tung hoành chiến trận giải phóng vùng Cameroun ở Bavière với kết quả mà nhiều người biết việc cho một anh lính thuỷ đánh bộ không có kinh nghiệm về quân sự, thêm nữa lại là cấp dưới của anh ta trong chiến dịch Gabon hồi tháng 10-1940. Đó là một cách chia để trị, đồng thời để phạm vào một sự bất công và là phạm vào một sai lầm trên mặt phát huy hiệu quả công tác.
Việc đặt tướng Leclerc phụ thuộc vào đô đốc D’Argenlieu, có nghĩa là vị tướng chỉ huy cao cấp chỉ có quyền hành với các đơn vị bộ binh, ngoài ra mọi việc đều phải xin chỉ thị của Đô đốc Tổng chỉ huy khi phải huy động đến lực lượng hải quân hay không quân.
Ông Adré Saint - Mleux đã viết về vấn đề này như sau:
“Tướng de Gaulle muốn hạn chế tướng Leclerc trong nhiệm vụ đơn thuần quân sự ở Đông Dương. Trước ngày chiến thắng ở Âu châu, tháng 6-1945, ông đã từ chối giao cho Leclerc chức vụ toàn quyền ở xứ Marốc mà tướng Leclerc này mong muốn. Tám tháng sau, vào tháng 3-1946, sau khi Leclerc đã vào Hà Nội, đã gửi Leclerc này một bức thư hàm ý: Để việc chính trị cho người khác(4), ngài không thạo về việc này. Đây là một lĩnh vực mà người ta dễ đánh lừa ngài.
Trong hồi kí chiến tranh, de Gaulle có tâm sự:
“Tôi tin ở D’Argenlieu. Tầm vóc, tâm hồn, tính cuonwg nghị của ông có thể đưa ông vượt lên trên mọi âm mưu thủ đoạn. Tài lãnh đạo của ông có thể đưa đến những hiệu quả tốt đẹp. Tài ngoại giao của ông sẽ có đất dụng võ”.
Nhà sử học Jean Michel Gaillard, tác giả kịch bản của một cuốn phim truyền hình được đặt tên là “Leclerc, một giấc mơ về Đông Dương”, đã công bố trong một buổi nói chuyện trước khi phát sóng truyền hình phim(5): “De Gaulle đã bóp nghẹt Leclerc về quân sự, hai người tài ba ngang nhau. Cả hai đều là những nhà quân sự kiêm chính trị, chỉ khác là lúc lâm sự De Gaulle không có một tích anh hùng nào”.
Ngày 25-8-1945, mặc dù không có một báo hiệu nào, đã mở màn cho tướng Leclerc một tương lai đen tối chưa từng có.
Chú thích:
(1) Thuộc Trung đoàn thuỷ binh lục chiến của 2è DB, nhiệm vụ của ông lúc ấy là tiếp nhận sự đầu hàng của quân Đức đang ẩn nấp trong nhà Quốc hội…
(2) De Gaulle muốn dựa vào nước Nga để được công nhận là nước Pháp là một cường quốc chiến thắng. Ông đã sang gặp Stalin để kí một Hiệp ước hữu nghị và tương trợ. Những đoạn phim thời sự chiếu lại ông mặc áo bành tô cổ lông thú, vừa bắt tay từ biệt những Đồng minh của mình, vừa hô: “Nước Nga Xôviết muôn năm!”.
(3) Có lẽ tính từ ‘cứng đầu, cứng cổ”, là chữ mà ông đã nói lên cuối tháng 11-1947 với Claude Guy, người sĩ quan cần vệ của ông trong những năm 1946-1949.
(4) Ám chỉ về cuộc gặp gỡ, ngày 24-3-1946 ở vịnh Hạ Long giữa Hồ Chí Minh và D’Argenlieu.
(5) Cuốn phim ấy được chiếu ngày 14-7-2003, ở Rạp France 2.
CHƯƠNG 11
13. Kéo dài sự sai lầm là một điều kì cục
Với Leclerc, con đường đi đến nhục hình
Với D’Argenlieu, người nắm những bí mật của những ngày đen tối, con người thích xun xoe, cố chấp đã chiến bại trước Dakar tại Mouméa, ít kinh nghiệm chiến đấu, nhưng lại được may mắn vượt lên trước Leclerc; là vị tướng đã chiến thắng giải phóng Paris và Strasbourg, con người cục mịch nhưng hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, đã gặp nhiều may mắn và đã liên tiếp thành công từ tháng 7-1940 đến tháng 7-1945.
Tướng de Gaulle đã quên chăng những điều ông viết năm 1932 trong cuốn hồi ký Lưỡi kiếm của mình:
“Những người làm chính trị hay người lính, những con người tuyệt đối trung thành với tổ quốc ấy thường không phải là những con người mềm dẻo. Những lãnh tụ thường phải có cái dấu ấn riêng của con người lãnh tụ. Phải thấy là một sai lầm trong tính toán khi cúng ta gạt ra ngoài việc quyền lực những con người mà chúng ta cho là kẻ khó tính. Có khi vì những sự khéo léo trong giao tiếp ban đầu mà chúng ta đã mất những vốn quý khi thời cơ lớn đến”.
Nhiều người lấy làm ngạc nghiên, và cũng như ông Pierre Lefranc, một người sùng bái De Gaulle lại không hiểu cội nguồn của sự việc.
Jean Lacouture bình luận quyết định này như sau: “Mâu thuẫn giữa D’Argenlieu và Leclerc bắt nguồn ngay từ những lần gặp gỡ ban đầu, không phải là do họ trái ngược nhau về quan điểm chính trị hay ở nhận thức chiến lược quân sự, mà do ở sự xung khắc về xúc cảm và về lí tính. Leclerc thì nóng nảy, thích sáng sủa và lộng lẫy. Còn D’Argenlieu thì tính toán thận trọng, nhỏ nhặt và trịnh trọng. Đem anh này cưỡi lên đầu anh kia, thì trước sau cũng xảy ra sự đổ vỡ”.
Hai sự bổ nhiệm trên, làm nhiều người ngạc nhiên, bắt nguồn từ … một việc làm độc đoán. Ngày 15-8 đối với De Gaulle không thể là ngày dễ quân, con người tốt số “người đã gửi cuộc đời mình vào đất thánh - mẹ Maria”. Ngyà 17-8, tưởng tượng đến sự thất vọng của Leclerc, de Gaulle hỏi dò đô đốc: “Leclerc có yên tâm không?”, D’Argenlieu trả lời là sáng nay, ông vừa gặp Leclerc, và với tinh thần của một người kháng chiến và cũng vì để phục vụ nước Pháp, mọi việc có vẻ êm”. De Gaulle nói: “Thế thì tốt”(1).
Mọi việc đã xong xuôi, kể cả việc gia đình (ông chỉ gặp được gia đình hai tuần từ năm 1939), cuộc lên đường của Leclerc đã được xác định vào sáng 18-8 tại sân bay Bourget. Leclerc chỉ có một ít thời gian cho xe về Tailly ở Picardie để đón bà Hauteclocque chiều ngày 17-8.
Trưa ngày 18-8-1945, Leclerc lên đường, không một ai nhắc đến tiếng Việt Nam, dù là nửa tiếng Việt Minh, và chắc chắn cả đến tên tướng Blaizot. Ông không biết tin gì về sự phân chia xứ Đông Dương theo quyết định của Hội nghị Potsdam, và lệnh của tướng Mác Arthur không được làm bất cứ việc gì trên vùng đất mà quân Nhật chiếm đóng trước khi cùng làm lễ chính thức đầu hàng. Như trước đây hồn năm 1940, ở Sát, ông đi vào vùng đất lạ, trong vài tuần, ông phải tự quyết định mọi việc. Điều ấy không làm ông lo nghĩ.
Leclerc và cả Bộ tham mưu của ông, đi trên hai chiếc C47 (Dakota), trong điều kiện tiện nghi tương đối cho một chuyến đi dài. Một cựu chiến binh của 2eDB, đại tá Jacques Well, đã kể lại cho Guy Pedroncini trong một cuộc Hội thảo lấy tên là : ”Leclerc và Đông Dương” năm 1990, là phái đoàn của tướng Leclerc không được thông tin gì về việc đảo chính ngày 9-3 của Nhật. Trên máy bay tướng Leclerc đọc Hồi ký của Paul Doumer.
Viên chánh văn phong xác nhận là Leclerc lên đường không có tài liệu gì, một giấy tờ gì, hay là một bản tổng kết trong tay. Ông chỉ có một bức thư của Đô đốc, đề ngày hôm trước, viết một cách vội vàng, bao gồm những chỉ thị hướng dẫn lỗi thời so với thực tế. Trong thư người đọc có thể cảm thấy ý tứ của một ý thức hằn học và ghen tức có từ thời xảy ra sự kiện Gabon.
Đi trong chuyến máy bay có một đại uý sĩ quan dự bị tên là Paul Mus. Anh ta là đặc phái viên của tướng de Gaulle được phái sang với lực lượng kháng chiến Đông Dương hồi tháng 2. Anh này mất công giải thích cho mọi người biết là dân Đông Dương không mong đợi gì sự trở về của chúng ta và từ sau ngày 9-3 có những báo hiệu về sự không muốn chấp nhận một chế độ thuộc địa dưới bất cứ hình thức nào.
Trong cuộc dừng chân ở Karachi, Mountbatten gửi điện yêu cầu Leclerc đến gặp ông ở Sri Lanca. Mountbatten thông báo cho Leclerc biết về việc Đồng minh trong Hội nghị Potsdam đã quyết định chia đôi xứ Đông Dương và việc cấm đổ bộ xuống Sài gòn. Leclerc và Bộ tham mưu của ông ta phải dừng chân lại ở Kandy trong một nhà nghỉ của FEFEO.
Ngày 20-8, lần thứ hai, de Gaulle bay qua Mỹ, theo lời mời của Truman tổng thống mới của nước Mỹ. Tổng thống Roosevelt tiếp De Gaulle ở Washington từ ngày 6 đến ngày 10-7-1944. Tướng Pechkoff, đại sứ của Uỷ ban giải phóng dân tộc Pháp ở Trung Quốc từ tháng 6-1943, đã giục De Gaulle nói cho biết những chi tiết về ý định của Mỹ về Đông Dương. De Gaulle trả lời: “Tình trạng về những quan hệ của chúng ta và sự không ăn ý của chúng ta so với những sắp đặt của tổng thống làm cho sự tranh luận về những vấn đề trên trở nên không đúng lúc”.
Sự cách biệt giữa ông và Roosevelt đã bộc lộ trong vài tháng sau; tháng 3-1945, ở Algeri, de Gaulle từ chối không gặp Roosevelt khi từ Yalta(2) về, và ra chỉ thị cho Đông Dương giữ thái độ trung lập khi có sự đổ bộ của quân Mỹ, ngược với thái độ là đón tiếp và giúp đỡ. Việc này làm cho Decoux rất phẫn nộ.
Trước khi mất, ngày 12-4-1945, tổng thống Roosevelt vẫn tiếp tục theo đuổi ý định cũ, ông khẳng định lại quan điểm cho vị đại sứ của mình ở Trung Quốc là không giúp gì cho nước Pháp. Một số nàh ngoại giao Mỹ nói với đại sứ của Pháp ở Dejan: “Nếu Roosevelt không bị chết trước những sự kiện xảy ra tại Hội nghị San Francisco, thì các ngài không đặt được chân lên đất Đông Dương”. Tổng thống kế nhiệm là Truman đã không thực hiện những ý đồ cũ của Roosevelt. Truman suy nghĩ lại và đã thay đổi toàn bộ.
Trong chuyến đi chính thức qua Washington lần hai, tướng de Gaulle có hai cuộc gặp gỡ với tổng thống mới. Lần này De Gaulle và Truman bàn về Đông Dương và bàn một cách chung chung về vấn đề độc lập cho các nước thuộc địa. Theo ông Maja Drestrem, de Gaulle đã khẳng định trong một cuộc đối thoại với tổng thống Truman:
“Thế kỷ XX là thế kỉ trả lại độc lập cho các nước trước đây bị làm thuiộc địa trên thời gian này. Những diễm phúc này chưa ban cho những nước nào chống lại phương Tây”. Sau đó, Truman nói lên sự đồng tình là chính phủ của ông không phản đối việc nhà cầm quyền và quân đội Pháp rở lại Đông Dương.
Ngày 26-8, trong một cuộc họp báo ở New York, de Gaulle đã tuyên bố với các nhà báo những gì mà ông đã bàn với Truman:
“Thái độ của nước Pháp ở Đông Dương rất giản đơn. Nước Pháp có ý định khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương”.
Tổng thống Truman sau này đã có cơ hội chứng kiến những khó khăn và phức tạp của tình thế nước Pháp.
Chú thích:
(1) Tính đố kị của De Gaulle được nhiều người công nhận. Có phải là một tính bẩm sinh hay là ảnh hưởng của Philippe Potin, là một hình tượng của ông trong thời kì đầu của năm 1920… Những người trung thành với thống chế hay nhắc là họ có một nguyên tắc là sự đố kị với người hơn mình là biểu hiện của những người cứng rắn… Bởi vậy, năm 1961, de Gaulle có ý nghĩ muốn giải tán đội quân lê dương. Métxmơ đã kịch liệt phản đối chủ trương này. Vài năm sau đến lượt với Tổ chức bảo vệ sức khỏe của quân đội. Người đứng đầu tổ chức này thời kì ấy là tướng quân y Petchot - Baccqué, năm 1995, kể lại là đã mất rất nhiều công sức mới thuyết phục nổi việc từ bỏ ý định ấy.
(2) De Gaulle không tham dự hội nghị: Ông đã báo tin cho Georges Bidault là ông từ chối không đến dự. Trong bức thư trả lời cho Tổng thống Hoa Kỳ, ông lưu ý là phải xin phép quá giang qua Alger, là một thành phố của Pháp.
Với Leclerc, con đường đi đến nhục hình
Với D’Argenlieu, người nắm những bí mật của những ngày đen tối, con người thích xun xoe, cố chấp đã chiến bại trước Dakar tại Mouméa, ít kinh nghiệm chiến đấu, nhưng lại được may mắn vượt lên trước Leclerc; là vị tướng đã chiến thắng giải phóng Paris và Strasbourg, con người cục mịch nhưng hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, đã gặp nhiều may mắn và đã liên tiếp thành công từ tháng 7-1940 đến tháng 7-1945.
Tướng de Gaulle đã quên chăng những điều ông viết năm 1932 trong cuốn hồi ký Lưỡi kiếm của mình:
“Những người làm chính trị hay người lính, những con người tuyệt đối trung thành với tổ quốc ấy thường không phải là những con người mềm dẻo. Những lãnh tụ thường phải có cái dấu ấn riêng của con người lãnh tụ. Phải thấy là một sai lầm trong tính toán khi cúng ta gạt ra ngoài việc quyền lực những con người mà chúng ta cho là kẻ khó tính. Có khi vì những sự khéo léo trong giao tiếp ban đầu mà chúng ta đã mất những vốn quý khi thời cơ lớn đến”.
Nhiều người lấy làm ngạc nghiên, và cũng như ông Pierre Lefranc, một người sùng bái De Gaulle lại không hiểu cội nguồn của sự việc.
Jean Lacouture bình luận quyết định này như sau: “Mâu thuẫn giữa D’Argenlieu và Leclerc bắt nguồn ngay từ những lần gặp gỡ ban đầu, không phải là do họ trái ngược nhau về quan điểm chính trị hay ở nhận thức chiến lược quân sự, mà do ở sự xung khắc về xúc cảm và về lí tính. Leclerc thì nóng nảy, thích sáng sủa và lộng lẫy. Còn D’Argenlieu thì tính toán thận trọng, nhỏ nhặt và trịnh trọng. Đem anh này cưỡi lên đầu anh kia, thì trước sau cũng xảy ra sự đổ vỡ”.
Hai sự bổ nhiệm trên, làm nhiều người ngạc nhiên, bắt nguồn từ … một việc làm độc đoán. Ngày 15-8 đối với De Gaulle không thể là ngày dễ quân, con người tốt số “người đã gửi cuộc đời mình vào đất thánh - mẹ Maria”. Ngyà 17-8, tưởng tượng đến sự thất vọng của Leclerc, de Gaulle hỏi dò đô đốc: “Leclerc có yên tâm không?”, D’Argenlieu trả lời là sáng nay, ông vừa gặp Leclerc, và với tinh thần của một người kháng chiến và cũng vì để phục vụ nước Pháp, mọi việc có vẻ êm”. De Gaulle nói: “Thế thì tốt”(1).
Mọi việc đã xong xuôi, kể cả việc gia đình (ông chỉ gặp được gia đình hai tuần từ năm 1939), cuộc lên đường của Leclerc đã được xác định vào sáng 18-8 tại sân bay Bourget. Leclerc chỉ có một ít thời gian cho xe về Tailly ở Picardie để đón bà Hauteclocque chiều ngày 17-8.
Trưa ngày 18-8-1945, Leclerc lên đường, không một ai nhắc đến tiếng Việt Nam, dù là nửa tiếng Việt Minh, và chắc chắn cả đến tên tướng Blaizot. Ông không biết tin gì về sự phân chia xứ Đông Dương theo quyết định của Hội nghị Potsdam, và lệnh của tướng Mác Arthur không được làm bất cứ việc gì trên vùng đất mà quân Nhật chiếm đóng trước khi cùng làm lễ chính thức đầu hàng. Như trước đây hồn năm 1940, ở Sát, ông đi vào vùng đất lạ, trong vài tuần, ông phải tự quyết định mọi việc. Điều ấy không làm ông lo nghĩ.
Leclerc và cả Bộ tham mưu của ông, đi trên hai chiếc C47 (Dakota), trong điều kiện tiện nghi tương đối cho một chuyến đi dài. Một cựu chiến binh của 2eDB, đại tá Jacques Well, đã kể lại cho Guy Pedroncini trong một cuộc Hội thảo lấy tên là : ”Leclerc và Đông Dương” năm 1990, là phái đoàn của tướng Leclerc không được thông tin gì về việc đảo chính ngày 9-3 của Nhật. Trên máy bay tướng Leclerc đọc Hồi ký của Paul Doumer.
Viên chánh văn phong xác nhận là Leclerc lên đường không có tài liệu gì, một giấy tờ gì, hay là một bản tổng kết trong tay. Ông chỉ có một bức thư của Đô đốc, đề ngày hôm trước, viết một cách vội vàng, bao gồm những chỉ thị hướng dẫn lỗi thời so với thực tế. Trong thư người đọc có thể cảm thấy ý tứ của một ý thức hằn học và ghen tức có từ thời xảy ra sự kiện Gabon.
Đi trong chuyến máy bay có một đại uý sĩ quan dự bị tên là Paul Mus. Anh ta là đặc phái viên của tướng de Gaulle được phái sang với lực lượng kháng chiến Đông Dương hồi tháng 2. Anh này mất công giải thích cho mọi người biết là dân Đông Dương không mong đợi gì sự trở về của chúng ta và từ sau ngày 9-3 có những báo hiệu về sự không muốn chấp nhận một chế độ thuộc địa dưới bất cứ hình thức nào.
Trong cuộc dừng chân ở Karachi, Mountbatten gửi điện yêu cầu Leclerc đến gặp ông ở Sri Lanca. Mountbatten thông báo cho Leclerc biết về việc Đồng minh trong Hội nghị Potsdam đã quyết định chia đôi xứ Đông Dương và việc cấm đổ bộ xuống Sài gòn. Leclerc và Bộ tham mưu của ông ta phải dừng chân lại ở Kandy trong một nhà nghỉ của FEFEO.
Ngày 20-8, lần thứ hai, de Gaulle bay qua Mỹ, theo lời mời của Truman tổng thống mới của nước Mỹ. Tổng thống Roosevelt tiếp De Gaulle ở Washington từ ngày 6 đến ngày 10-7-1944. Tướng Pechkoff, đại sứ của Uỷ ban giải phóng dân tộc Pháp ở Trung Quốc từ tháng 6-1943, đã giục De Gaulle nói cho biết những chi tiết về ý định của Mỹ về Đông Dương. De Gaulle trả lời: “Tình trạng về những quan hệ của chúng ta và sự không ăn ý của chúng ta so với những sắp đặt của tổng thống làm cho sự tranh luận về những vấn đề trên trở nên không đúng lúc”.
Sự cách biệt giữa ông và Roosevelt đã bộc lộ trong vài tháng sau; tháng 3-1945, ở Algeri, de Gaulle từ chối không gặp Roosevelt khi từ Yalta(2) về, và ra chỉ thị cho Đông Dương giữ thái độ trung lập khi có sự đổ bộ của quân Mỹ, ngược với thái độ là đón tiếp và giúp đỡ. Việc này làm cho Decoux rất phẫn nộ.
Trước khi mất, ngày 12-4-1945, tổng thống Roosevelt vẫn tiếp tục theo đuổi ý định cũ, ông khẳng định lại quan điểm cho vị đại sứ của mình ở Trung Quốc là không giúp gì cho nước Pháp. Một số nàh ngoại giao Mỹ nói với đại sứ của Pháp ở Dejan: “Nếu Roosevelt không bị chết trước những sự kiện xảy ra tại Hội nghị San Francisco, thì các ngài không đặt được chân lên đất Đông Dương”. Tổng thống kế nhiệm là Truman đã không thực hiện những ý đồ cũ của Roosevelt. Truman suy nghĩ lại và đã thay đổi toàn bộ.
Trong chuyến đi chính thức qua Washington lần hai, tướng de Gaulle có hai cuộc gặp gỡ với tổng thống mới. Lần này De Gaulle và Truman bàn về Đông Dương và bàn một cách chung chung về vấn đề độc lập cho các nước thuộc địa. Theo ông Maja Drestrem, de Gaulle đã khẳng định trong một cuộc đối thoại với tổng thống Truman:
“Thế kỷ XX là thế kỉ trả lại độc lập cho các nước trước đây bị làm thuiộc địa trên thời gian này. Những diễm phúc này chưa ban cho những nước nào chống lại phương Tây”. Sau đó, Truman nói lên sự đồng tình là chính phủ của ông không phản đối việc nhà cầm quyền và quân đội Pháp rở lại Đông Dương.
Ngày 26-8, trong một cuộc họp báo ở New York, de Gaulle đã tuyên bố với các nhà báo những gì mà ông đã bàn với Truman:
“Thái độ của nước Pháp ở Đông Dương rất giản đơn. Nước Pháp có ý định khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương”.
Tổng thống Truman sau này đã có cơ hội chứng kiến những khó khăn và phức tạp của tình thế nước Pháp.
Chú thích:
(1) Tính đố kị của De Gaulle được nhiều người công nhận. Có phải là một tính bẩm sinh hay là ảnh hưởng của Philippe Potin, là một hình tượng của ông trong thời kì đầu của năm 1920… Những người trung thành với thống chế hay nhắc là họ có một nguyên tắc là sự đố kị với người hơn mình là biểu hiện của những người cứng rắn… Bởi vậy, năm 1961, de Gaulle có ý nghĩ muốn giải tán đội quân lê dương. Métxmơ đã kịch liệt phản đối chủ trương này. Vài năm sau đến lượt với Tổ chức bảo vệ sức khỏe của quân đội. Người đứng đầu tổ chức này thời kì ấy là tướng quân y Petchot - Baccqué, năm 1995, kể lại là đã mất rất nhiều công sức mới thuyết phục nổi việc từ bỏ ý định ấy.
(2) De Gaulle không tham dự hội nghị: Ông đã báo tin cho Georges Bidault là ông từ chối không đến dự. Trong bức thư trả lời cho Tổng thống Hoa Kỳ, ông lưu ý là phải xin phép quá giang qua Alger, là một thành phố của Pháp.
CHƯƠNG 12
14. Mặt trái của bức tranh
Khi đức vua Bảo Đại trở nên mơ mộng
Trong giờ phút quyết định này, xin nhường lời cho Hoàng đề Bảo Đại.
Chỉ đến ngày 16-8, ông đại sứ Nhật mới cho tôi biết chỉ dụ của Nhật hoàng ra lệnh ngừng bắn. Nhà ngoại giao già rưng rưng nước mắt nói với tôi: Phái quân sự của chúng tôi đã thất trận, thưa Hoàng đế, đối với nước Việt Nam là một ngày trọng đại. Theo sự thoả thuận của chúng tôi thì xứ Nam Kỳ từ nay thuộc quyền của đức vua.
Tôi cũng tự thấy xúc đồng. Điều mà tổ tiên tôi chưa làm được, thì ngày nay, tôi đã đạt được. Nước Việt Nam đã thống nhất và độc lập. Những hi sinh của dân tộc tôi đã không vô ích.
- Thưa ngài đại sứ, một trang lịch sử mới đã đến vối Việt Nam nhờ ở nước Nhật. Tôi nhờ ngài chuyển đến cho Bộ chỉ huy tối cao là mọi điều hành với đất nước tôi, từ nay chấm dứt và các quan chức từ giờ phút này phải thôi việc. Tôi đã có người đại diện ở Hà Nội. Người mà tôi chỉ định vào Sài gòn sẽ rời Huế ngay ngày mai. Ngay ngày mai, để tỏ rõ tính dứt khoát của nền độc lập. Đối với các nguyên thủ quốc tế, tôi đã gửi một bức điện cho tổng thống Roosevelt, cho vua George VI, cho nguyên soái Tưởng Giới Thạch, cho tướng de Gaulle. Mặc cho những quyết định của Hội nghị Potsdam mà vị đại sứ Yokoyama đã cho tôi biết, tôi không gửi điện cho Stalin. Tôi đã xác định lập trường của mình. Trong bức điện gửi cho de Gaulle, tôi cố giữ một thái độ cảnh giác nhẹ nhàng.
Tôi xin gửi đến nhân dân Pháp, đất nước của tuổi trẻ tôi (1), tôi cũng gửi đến vị Chủ tịch và đồng thời là người giải phóng nước Pháp, tôi muốn nói đến tình bạn lớn hơn là với danh nghĩa là một nguyên thủ quốc gia. Các ông đã quá chịu đựng trong bốn năm để có thể hiểu là nước Việt Nam, một dân tộc không muốn và không thể chịu một sự xâm chiếm nào, một sự cai trị ngoại bang nào. Các ông sẽ càng hiểu hơn, nếu các ông đã thấy những gì đã xảy ra ở đây. Ngay cả nếu các ông đạt được việc đặt lại nền cai trị của nước Pháp, nền cai trị ấy sẽ không nghe theo. Mỗi làng sẽ là một ổ đề kháng, mỗi công tác cũ sẽ là một kẻ thù, và những công chức cũ, những người Pháp cai trị cũ của các ông sẽ tìm cách thoát khỏi bầu không khí nghẹt thở này.
Tôi, mong ngài hiểu rằng cách duy nhất để bảo vệ quyền lời và ảnh hưởng của nước Pháp là công nhận một cách thẳng thắn nền độc lập của Việt Nam và từ bỏ một ý đồ lập lại chủ quyền và sự thống trị của nước Pháp dưới bất cứ hình thức nào. Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu nhau và trở thành những người bạn nếu các ông từ bỏ ý đồ trở thành những người thày của chúng tôi.
Tôi kêu gọi chủ nghĩa lý tưởng nổi tiếng của nhân dân Pháp, và sự sáng suốt của ngài, người giải phóng nước Pháp, tôi hi vọng là hoà bình và hạnh phúc đang đến với các dân tộc trên thế giới, cũng sẽ đến với những người dân bản xứ hay ngoại quốc ở xứ Đông Dương… Chúng ta trở lại bài viết của Bảo Đại:
Nhiều tin không hay đến với tôi. Ở Hà Nội diễn ra những sự kiện quan trọng. Sau khi Nhật đầu hàng, quân của Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện ở thành phố. Dưới con mắt thản nhiên của bọn Nhật, họ đã mở cửa các nhà tù, họ được tăng thêm một số người cứng rắn và không nhân nhượng. Ngày 17-8, một cuộc míttinh đã được thực hiện trước Nhà hát lớn. Mọi người đều hô to khẩu hiệu “Độc lập và kéo cờ đỏ sao vàng. Cờ nhà vua bị hạ. Chiều 22-8, Giám độc Sở Bưu điện Huế chuyển cho tôi một bứcđiện với nội dung: Trước nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, sẵn sàng cho mọi hi sinh để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chúng tôi trân trọng đề nghị Hoàng đế hãy làm một nhiệm vụ lịch sử, đó là thoái vị. Kí tên là đại diện của Uỷ ban những người yêu nước.
Sau đấy tôi đã gửi cho Uỷ ban những người yêu nước ở Hà Nội bức điện: ‘Trả lời lời kêu gọi của các ông, tôi sẵn sàng rút lui để bảo vệ sự thống nhất của đất nước. Tôi đề nghị quý Uỷ ban cử đại biểu vào Huế trong thời gian sớm nhất để nhận sự bàn giao”.
Sáng ngày 25-8, hai đặc phái viên được cử vào hoàng cung, mang theo một uỷ nhiệm thư có chữ kí (không rõ). Và lần đầu tiên tôi được nghe nói đến tên con người Hồ Chí Minh đáng kính trọng. Tôi đưa bản tuyên ngôn thoái vị.
Chiều hôm ấy, đã diễn ra một buổi lễ, Đức vua đã ra mộ biểu dụ cuối cùng ngày 25-8-1945, trong biểu dụ ngài kêu gọi các tổ chức, các đảng phái, các tầng lớp xã hội và cả hoàng gia đoàn kết lại ủng hộ chính phủ dân chủ để bảo vệ nền độc lập của đất nước:
Tôi đọc xong bản tuyên ngôn trong sự im lặng tuyệt đối. Mọi người như bị bàng hoàng. Họ đứng như những bức tượng đá. Với một động tác hơi ngượng nghịu, tôi nhanh chóng đưa ấn tín, biểu tượng quyền lực cho vị đặc phái viên đang bị cảm xúc mà tôi tin chưa bao giờ có trong đời.
Từ ngày hôm ấy, lá cờ Việt Minh thay cho lá cờ vua Gia Long, được treo lên cột cờ lớn trước Ngọ môn…
Ngày 28-8, Uỷ ban khởi nghĩa được thay thế bằng một Chính phủ lâm thời, mà Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Phạm Văn Đồng phụ trách tài chính, Võ Nguyên Giáp phụ trách nội vụ. Ngày 2-9, ông Hồ Chí Minh trong bộ kaki theo kiểu Mao, chân đi dép cao su, trước một cuộc míttinh lớn ở địa điểm Ba Đình, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập , ông Hồ Chí Minh trích dẫn một đoạn trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” tiếp theo là cáo trạng buộc tội chế độ thực dân Pháp:
“Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp…
Nước Việt Nam có quyền hướng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Kết thúc bài diễn văn, ông Hồ Chí Minh hỏi: “Đồng bào có nghe rõ không? - Có!” . Lời hô hưởng ứng của quần chúng vang lên. Ông nhường lời cho Võ Nguyên Giáp, trong khi ấy hai chiếc phi cơ Mỹ lượn thấp trên không như vẫy chào một sự kiện quan trọng…
Chú thích:
(1) Ông Hoàng Vĩnh Thụy (1913-1997) khi lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại. Ông chưa bao giờ rời Huế, ông ở Pháp từ năm 1922 đến năm 1932. Ông được vua cha là Khải Định giử gắm cho ông bà Charles nguyên khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ ở lại Paris, trên đại lộ De la Bourdonnais, chàng thanh niên này thấy bao sự huy hoàng trước mắt ông… Tháng 11-1925, vua cha mất, nhưng bà nội là Hoàng thái hậu đã bảo vệ ngôi vàng cho ông. Ông học hảnh rất tốt (trong một cuộc thi đấu giải Tennis ông được vào chung kết ở trường Lakanai Jacques Dalnas, sau này là thành phố Chaban… Ông dự lớp Khoá học “po”. Ông đi du lịch ở Pháp, ở Bắc Phi… Năm 1930, ông được gặp Mohamed V tại Rabat và trong dịp Hội chợ thuộc địa năm 1931, ông được gặp thống chế Lyoutey. Ông là vị vua cuối cùng của triều Nhà Nguyễn. Ông mất tại Paris, tháng 7-1997.
Khi đức vua Bảo Đại trở nên mơ mộng
Trong giờ phút quyết định này, xin nhường lời cho Hoàng đề Bảo Đại.
Chỉ đến ngày 16-8, ông đại sứ Nhật mới cho tôi biết chỉ dụ của Nhật hoàng ra lệnh ngừng bắn. Nhà ngoại giao già rưng rưng nước mắt nói với tôi: Phái quân sự của chúng tôi đã thất trận, thưa Hoàng đế, đối với nước Việt Nam là một ngày trọng đại. Theo sự thoả thuận của chúng tôi thì xứ Nam Kỳ từ nay thuộc quyền của đức vua.
Tôi cũng tự thấy xúc đồng. Điều mà tổ tiên tôi chưa làm được, thì ngày nay, tôi đã đạt được. Nước Việt Nam đã thống nhất và độc lập. Những hi sinh của dân tộc tôi đã không vô ích.
- Thưa ngài đại sứ, một trang lịch sử mới đã đến vối Việt Nam nhờ ở nước Nhật. Tôi nhờ ngài chuyển đến cho Bộ chỉ huy tối cao là mọi điều hành với đất nước tôi, từ nay chấm dứt và các quan chức từ giờ phút này phải thôi việc. Tôi đã có người đại diện ở Hà Nội. Người mà tôi chỉ định vào Sài gòn sẽ rời Huế ngay ngày mai. Ngay ngày mai, để tỏ rõ tính dứt khoát của nền độc lập. Đối với các nguyên thủ quốc tế, tôi đã gửi một bức điện cho tổng thống Roosevelt, cho vua George VI, cho nguyên soái Tưởng Giới Thạch, cho tướng de Gaulle. Mặc cho những quyết định của Hội nghị Potsdam mà vị đại sứ Yokoyama đã cho tôi biết, tôi không gửi điện cho Stalin. Tôi đã xác định lập trường của mình. Trong bức điện gửi cho de Gaulle, tôi cố giữ một thái độ cảnh giác nhẹ nhàng.
Tôi xin gửi đến nhân dân Pháp, đất nước của tuổi trẻ tôi (1), tôi cũng gửi đến vị Chủ tịch và đồng thời là người giải phóng nước Pháp, tôi muốn nói đến tình bạn lớn hơn là với danh nghĩa là một nguyên thủ quốc gia. Các ông đã quá chịu đựng trong bốn năm để có thể hiểu là nước Việt Nam, một dân tộc không muốn và không thể chịu một sự xâm chiếm nào, một sự cai trị ngoại bang nào. Các ông sẽ càng hiểu hơn, nếu các ông đã thấy những gì đã xảy ra ở đây. Ngay cả nếu các ông đạt được việc đặt lại nền cai trị của nước Pháp, nền cai trị ấy sẽ không nghe theo. Mỗi làng sẽ là một ổ đề kháng, mỗi công tác cũ sẽ là một kẻ thù, và những công chức cũ, những người Pháp cai trị cũ của các ông sẽ tìm cách thoát khỏi bầu không khí nghẹt thở này.
Tôi, mong ngài hiểu rằng cách duy nhất để bảo vệ quyền lời và ảnh hưởng của nước Pháp là công nhận một cách thẳng thắn nền độc lập của Việt Nam và từ bỏ một ý đồ lập lại chủ quyền và sự thống trị của nước Pháp dưới bất cứ hình thức nào. Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu nhau và trở thành những người bạn nếu các ông từ bỏ ý đồ trở thành những người thày của chúng tôi.
Tôi kêu gọi chủ nghĩa lý tưởng nổi tiếng của nhân dân Pháp, và sự sáng suốt của ngài, người giải phóng nước Pháp, tôi hi vọng là hoà bình và hạnh phúc đang đến với các dân tộc trên thế giới, cũng sẽ đến với những người dân bản xứ hay ngoại quốc ở xứ Đông Dương… Chúng ta trở lại bài viết của Bảo Đại:
Nhiều tin không hay đến với tôi. Ở Hà Nội diễn ra những sự kiện quan trọng. Sau khi Nhật đầu hàng, quân của Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện ở thành phố. Dưới con mắt thản nhiên của bọn Nhật, họ đã mở cửa các nhà tù, họ được tăng thêm một số người cứng rắn và không nhân nhượng. Ngày 17-8, một cuộc míttinh đã được thực hiện trước Nhà hát lớn. Mọi người đều hô to khẩu hiệu “Độc lập và kéo cờ đỏ sao vàng. Cờ nhà vua bị hạ. Chiều 22-8, Giám độc Sở Bưu điện Huế chuyển cho tôi một bứcđiện với nội dung: Trước nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, sẵn sàng cho mọi hi sinh để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chúng tôi trân trọng đề nghị Hoàng đế hãy làm một nhiệm vụ lịch sử, đó là thoái vị. Kí tên là đại diện của Uỷ ban những người yêu nước.
Sau đấy tôi đã gửi cho Uỷ ban những người yêu nước ở Hà Nội bức điện: ‘Trả lời lời kêu gọi của các ông, tôi sẵn sàng rút lui để bảo vệ sự thống nhất của đất nước. Tôi đề nghị quý Uỷ ban cử đại biểu vào Huế trong thời gian sớm nhất để nhận sự bàn giao”.
Sáng ngày 25-8, hai đặc phái viên được cử vào hoàng cung, mang theo một uỷ nhiệm thư có chữ kí (không rõ). Và lần đầu tiên tôi được nghe nói đến tên con người Hồ Chí Minh đáng kính trọng. Tôi đưa bản tuyên ngôn thoái vị.
Chiều hôm ấy, đã diễn ra một buổi lễ, Đức vua đã ra mộ biểu dụ cuối cùng ngày 25-8-1945, trong biểu dụ ngài kêu gọi các tổ chức, các đảng phái, các tầng lớp xã hội và cả hoàng gia đoàn kết lại ủng hộ chính phủ dân chủ để bảo vệ nền độc lập của đất nước:
Tôi đọc xong bản tuyên ngôn trong sự im lặng tuyệt đối. Mọi người như bị bàng hoàng. Họ đứng như những bức tượng đá. Với một động tác hơi ngượng nghịu, tôi nhanh chóng đưa ấn tín, biểu tượng quyền lực cho vị đặc phái viên đang bị cảm xúc mà tôi tin chưa bao giờ có trong đời.
Từ ngày hôm ấy, lá cờ Việt Minh thay cho lá cờ vua Gia Long, được treo lên cột cờ lớn trước Ngọ môn…
Ngày 28-8, Uỷ ban khởi nghĩa được thay thế bằng một Chính phủ lâm thời, mà Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Phạm Văn Đồng phụ trách tài chính, Võ Nguyên Giáp phụ trách nội vụ. Ngày 2-9, ông Hồ Chí Minh trong bộ kaki theo kiểu Mao, chân đi dép cao su, trước một cuộc míttinh lớn ở địa điểm Ba Đình, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập , ông Hồ Chí Minh trích dẫn một đoạn trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” tiếp theo là cáo trạng buộc tội chế độ thực dân Pháp:
“Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp…
Nước Việt Nam có quyền hướng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Kết thúc bài diễn văn, ông Hồ Chí Minh hỏi: “Đồng bào có nghe rõ không? - Có!” . Lời hô hưởng ứng của quần chúng vang lên. Ông nhường lời cho Võ Nguyên Giáp, trong khi ấy hai chiếc phi cơ Mỹ lượn thấp trên không như vẫy chào một sự kiện quan trọng…
Chú thích:
(1) Ông Hoàng Vĩnh Thụy (1913-1997) khi lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại. Ông chưa bao giờ rời Huế, ông ở Pháp từ năm 1922 đến năm 1932. Ông được vua cha là Khải Định giử gắm cho ông bà Charles nguyên khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ ở lại Paris, trên đại lộ De la Bourdonnais, chàng thanh niên này thấy bao sự huy hoàng trước mắt ông… Tháng 11-1925, vua cha mất, nhưng bà nội là Hoàng thái hậu đã bảo vệ ngôi vàng cho ông. Ông học hảnh rất tốt (trong một cuộc thi đấu giải Tennis ông được vào chung kết ở trường Lakanai Jacques Dalnas, sau này là thành phố Chaban… Ông dự lớp Khoá học “po”. Ông đi du lịch ở Pháp, ở Bắc Phi… Năm 1930, ông được gặp Mohamed V tại Rabat và trong dịp Hội chợ thuộc địa năm 1931, ông được gặp thống chế Lyoutey. Ông là vị vua cuối cùng của triều Nhà Nguyễn. Ông mất tại Paris, tháng 7-1997.
CHƯƠNG 13
15. “Những người Pháp của năm 1945”
Kiêu ngạo, cố chấp, thấm đậm bởi những thắng lợi gần nhất
Ngày 3-9-1945, sau khi rời khỏi khách sạn Métropole, François Missoffe(1), đi một cách bất ngờ vào nhà khách Chính phủ cũ, ông may mắn được gặp Chính phủ mới trong hành lang. Ông kể lại:
Tôi còn giữ một kỷ niệm đẹp đẽ về cuộc gặp gỡ. Cụ Hồ Chí Minh gặp tôi, nói: “Cách anh là người Pháp mới, những người hiểu chúng tôi hơn. Các anh là người của de Gaulle, và các anh có Brazaville”. Tiếp theo ông nói với tôi về Brazaville, về bài diễn văn của tướng de Gaulle nói về vấn đề thuộc địa.
… Ngày 30-11-1944, trong cái thành phố của châu Phi gần đường xích đạo ấy, tướng de Gaulle đã đọc trước một cử toạ gồm những toàn quyền và khâm sứ, những lời mà ông Hồ Chí Minh còn nhớ:
“Vì cuộc chiến tranh này có cái được, có cái thua, không hơn, không kém, sẽ đi đến phải suy nghĩ về bản thân con người, việc làm mọi người đều được ngẩng đầu lên, nhìn về phía trước và hỏi số phận của mình sẽ di đến đâu…
Ở châu Phi thuộc Pháp, cũng có ở các vùng khác mà người dân sống dưới lá cờ của chúng ta, có những tiến bộ nào không đáng gọi là tiến bộ, nếu những người dân ấy, trên quê hương của họ, mà họ không được hưởng những quyền lợi về vất chất và tinh thần, hay trình độ của họ không được nâng lên để có thể quản lí lấy đất nước mình. Nhiệm vụ nước Pháp là phải làm cho họ đạt được những nguyện vọng trên…”.
Những lời bay bướm đầy trữ tình này hé mở cho các nước phụ thuộc chúng ta ở hải ngoại một hứa hẹn về nền độc lập trong một tương lai gần và có khả năng thực thi. Phải chăng những lời tốt đẹp ấy được nói ra từ một con người đã đứng lên kêu gọi đồng bào của ông đứng dậy kháng chiến từ ngày 18-6-1940. Phải chăng cũng là con người ấy mà trước đài vô tuyến bí mật ở Hà Nội, những người dân Việt Nam đã hoan hô khi có tin Paris được giải phóng. Đáng tiếc thay, khi bản tuyên bố ấy được ban hành, thì đồng thời có lệnh chính thứ phải lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương…
De Gaulle, rất tự tin, chỉ có một chính kiến: “Phải đánh tan mọi sức kháng cự của đối phương trước khi thương lượng, trước khi đạt được mục đích chính trị” vì nước Pháp đã đưa ra hai lời tuyên bố mà ông cho là đã thoáng. Ông phạm sai lầm trên hai mặt: một là ông không hiểu gì về ý chí chống xâm lược từ lâu của người dân Việt Nam; hai là lòng quyết tâm của ông Hồ Chí Minh, được tôi luyện từ bé, được củng cố thêm qua cuộc đời chu du khắp đó đây của ông và bởi những đảo lộn của thời cuộc. Ông tính toán là trong òng 3 đến 5 năm, ông sẽ giành lại được độc lập. Vì vậy Jean Sainteny - Trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Hoa, đã đưa tin này về Pháp trong tháng 7. Ông có cảm tưởng là ở Paris, người ta không quan tâm đến việc cấp bách cần phải có những quyết định… đến sự quan trọng phải có, những nỗ lực phải làm. Ông không thể nào gặp được de Gaulle trong thời gian hai tuần ông ở Paris.
Trong thá ng 8, ở Paris, người ta bịa ra những chuyện và người ta tỏ ra đồng tình với việc cần thiết phải trở lại Đông Dương cả về mặt quân sự lẫn dân sự. Cán chân rết của DGER đặt tại Calcutta ngày 22-8, đã cho thả dù hai đoàn xuống Việt Nam. Mỗi đoàn gồm ba người, trong đó có một đại diện của lực lượng kháng chiến. Pierre Messmer trong đoàn vào phía Bắc, Jean Cédile trong đoàn vào phía Nam. Ông này đến Sài gòn một cách dễ dàng, tạo nên một không khí tự mãn cho nhiều người Pháp tự do; ông từ chối không cho phóng thích 1.500 sĩ quan và lính Pháp bị Nhật giam giữ ở trại Martin des Pallières, từ ngày 2 đến ngày 20-9, thêm nữa, ông còn doạ truy tố họ khi họ trở về Pháp.
Về phía ông, và theo những thoả thuận ở Potsdam, đô đốc Mountbatten đã gửi quân qua Sài gòn. Ngày 12-9, tướng Gracey, người Scoth, nói tiếng Pháp, đến Sài gòn với đội tiền trạm của Sư đoàn 20e người Ấn Độ, và một đại đội của 5e RIC.
Trước sự cấu kết của quân Anh - Pháp, Việt Minh đã đánh thiệt hại đoàn quân Âu bảo vệ sân bay. Những tin đồn về các vụ tàn sát buộc Gracey phải ra lệnh thiết quân luật và kêu gọi sự giúp đỡ cảu quân Pháp. Tối ngày 20-9, lính biệt kích của 5e RIC và một số người Pháp có quyết tâm, đã đánh chiếm kho kỹ thuật hoả pháo, chiêm lại những vũ khí đạn dược mà quân Việt Minh chiếm đoạt được của quân Nhật. Sáng hôm sau, những tù binh ở trại Martin đề Pallières, được trang bị lại, chiếm những điểm chiến lược quan trọng của thành phố, dưới con mắt vô tư của lính Nhật. François Cléret, lúc ấy là trung tá thày thuốc được chứng kiến, đã kể lại:
Đối với chúng tôi, những người tại mặt trận, ở đây không phải là một cuộc chiến tranh chiếm đất, chiến tranh thuộc địa hay tôn giáo. Giản đơn là, bị đau khổ, bị huy hiếp, chúng tôi chiến đấu là đeẻ bảo vệ thần xác của chúng tôi, và ở Sài gòn, là để bảo vệ vợ con chúng tôi. Cao uỷ Cédile nói đây là “một cuộc đảo chính ở Sài gòn” gây nên bởi một số quân nhân nổi dậy, đi đến buộc chúng tôi phải thả hơn 1.000 tù binh Việt Minh…
Trước đó, ngày 2-9, ở Tokyo và ngày 10-9 ở Singapore, tướng Leclerc thay mặt nước Pháp, tham dự lễ kí đầu hàng của quân đội Nhật. Trong những ngày sống trở lại Kandy, trong không khí êm ả của câu lạc bộ người Anh, đối với Leclerc thật là khó chịu. Ông không nhận được một tin tức gì từ Paris, chí ít là một bức điện ghi: “ông cứ việc…”.
Leclerc trở nên lo lắng. Sự tiếp xúc với d’Argenlieu bắt đầu bằng một cái thư rất khô khan: “Ngài Đô đốc, ngài có hứa với tôi cùng cộng tác. Nhưng đã một tháng nay tôi đến Sri Lanca, tôi chưa làm được một việc gì. Nếu tôi bị thất bại, nước Pháp sẽ biết lí do vì sao?”.
Mountbatten luôn nói với những ai là người Pháp có mặt: “Thế nào!, các anh không nghĩ là xứ Đông Dwong đang bị bao vây bởi những nước mà chúng ta đều đã hứa hẹn cho độc lập như: Ấn Độ, Myanma… Còn các anh thì muốn duy trì một thuộc địa cách xa 12.000 km, trong tay chỉ là những phương tiện lạc hậu. Thế là không biết tình hình thế giới đã thay đổi, các anh sẽ không thành công đâu! Nhưng, vì các anh đã hạ quyết tâm, đấy là việc của các anh, chúng tôi không ngăn cản các anh”.
Trong thời gian ở Sri Lanca, Leclerc sống trong một tình trạng căng thẳng. Đại tá Well (Well) kể lại:
Một hôm, tướng Leclerc hỏi có ai cùng đi bộ về nơi nghỉ với ông không? Tôi nhận lời mời. Nhưng chưa bao giờ ông kín miệng như hôm ấy, ông khong nói một lời. Tôi tìm cách gơi chuyện về một vấn đề vu vơ; cũng không cạy được một lời. Đột nhiên sau nửa tiếng, ông túm lấy tôi và nói:
“De Gaulle sẽ sắp mất Đông Dương như đã mất Syrie trước đây”.
Sự li hôn giữa Paris và Kandy có vẻ như đã rất lớn. Không khí được làm dịu đi khi Mountbatten quyết định đưa ra ý kiến để đoàn quân viễn chinh Pháp lên đường.
Sau khi đọc những bức điện từ Paris gửi về, ông ý thức được trách nhiệm của mình trước tình hình của chính phủ trung ương. Leclerc quyết định, không chậm trễ, gửi một đặc phái viên - Đại tá Well về Pháp. Ông này kể lại:
“Tình hình Đông Dương trở nên nghiêm trọng. Xu thế của những người An Nam trở nên sâu sắc và bộc lộ rõ rệt. Nước Pháp không thể cố gắng làm những gì để trở lại Việt Nam như xưa. Chí ít, nếu có thể, chúng ta đi vào cái bối cảnh chung hiện nay ở Đông Nam Á. Chúng ta phải bổ sung vào những thông điệp đã ban hành, bằng những lời hứa hẹn chung chung về độc lập, cũng không cần nói rõ từ độc lập. Nhưng lời hứa hẹn phải vượt xa tầm của những lời tuyên bố của ngày 24-3”.
Tướng de Gaulle, nghe và không ngắt lời tôi… trả lời là một đề nghị như trên rất khó được chấp nhận. Ông không muốn để người ta nói đến việc ông phải ra một tuyên bố mới về tương lai của xứ Đông Dương, một tuyên bố khác sẽ làm yếu đi thế của nước Pháp. Đậm nét hơn nữa, ông nói thêm: “Mà anh biết đấy! Nếu chỉ có những người như Leclerc, thì chúng ta sẽ mất Đông Dương”. Đó là những lời mà Leclerc cũng đã nói với tôi về de Gaulle cách đây ba tuần, ở Kandy, trên đường mà tôi và ông cùng đi(2).
Chú thích:
(1) Thuộc vào đơn vị DGER, Mixốpphơ bắt liên lạc với đoàn của Jean Sainteny ở Trung Quốc vào tháng 4-1945 và cùng ông này về Hà Nội ngày 20-8 trong một chiếc phi cơ quân sự của Mỹ.
(2) Maurice Allord đã viết là cuối năm 1944, những dự án về cải tổ cho Bắc Phi bị bỏ rơi và những vụ định giao cho tướng Catroux, như làm cao ủy trong những vấn đề hồi giáo, đều bị bác bỏ. Tháng 12-1943, De Gaulle đã tuyên bố ở Constantine: “Sau cuộc chiến tranh này, cái được thường là do yếu tố con người, nên mọi người đều phải có trách nhiệm tạo dựng trong từng nước mình một sự thăng bằng trong sinh sống của các con người… Thực tế là ông đã không thừa nhận những chuyển biến trong khối đế chế của nước Pháp. Nước Syrie, xứ Đông Dương và xứ Algeri là những minh chứng.
Kiêu ngạo, cố chấp, thấm đậm bởi những thắng lợi gần nhất
Ngày 3-9-1945, sau khi rời khỏi khách sạn Métropole, François Missoffe(1), đi một cách bất ngờ vào nhà khách Chính phủ cũ, ông may mắn được gặp Chính phủ mới trong hành lang. Ông kể lại:
Tôi còn giữ một kỷ niệm đẹp đẽ về cuộc gặp gỡ. Cụ Hồ Chí Minh gặp tôi, nói: “Cách anh là người Pháp mới, những người hiểu chúng tôi hơn. Các anh là người của de Gaulle, và các anh có Brazaville”. Tiếp theo ông nói với tôi về Brazaville, về bài diễn văn của tướng de Gaulle nói về vấn đề thuộc địa.
… Ngày 30-11-1944, trong cái thành phố của châu Phi gần đường xích đạo ấy, tướng de Gaulle đã đọc trước một cử toạ gồm những toàn quyền và khâm sứ, những lời mà ông Hồ Chí Minh còn nhớ:
“Vì cuộc chiến tranh này có cái được, có cái thua, không hơn, không kém, sẽ đi đến phải suy nghĩ về bản thân con người, việc làm mọi người đều được ngẩng đầu lên, nhìn về phía trước và hỏi số phận của mình sẽ di đến đâu…
Ở châu Phi thuộc Pháp, cũng có ở các vùng khác mà người dân sống dưới lá cờ của chúng ta, có những tiến bộ nào không đáng gọi là tiến bộ, nếu những người dân ấy, trên quê hương của họ, mà họ không được hưởng những quyền lợi về vất chất và tinh thần, hay trình độ của họ không được nâng lên để có thể quản lí lấy đất nước mình. Nhiệm vụ nước Pháp là phải làm cho họ đạt được những nguyện vọng trên…”.
Những lời bay bướm đầy trữ tình này hé mở cho các nước phụ thuộc chúng ta ở hải ngoại một hứa hẹn về nền độc lập trong một tương lai gần và có khả năng thực thi. Phải chăng những lời tốt đẹp ấy được nói ra từ một con người đã đứng lên kêu gọi đồng bào của ông đứng dậy kháng chiến từ ngày 18-6-1940. Phải chăng cũng là con người ấy mà trước đài vô tuyến bí mật ở Hà Nội, những người dân Việt Nam đã hoan hô khi có tin Paris được giải phóng. Đáng tiếc thay, khi bản tuyên bố ấy được ban hành, thì đồng thời có lệnh chính thứ phải lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương…
De Gaulle, rất tự tin, chỉ có một chính kiến: “Phải đánh tan mọi sức kháng cự của đối phương trước khi thương lượng, trước khi đạt được mục đích chính trị” vì nước Pháp đã đưa ra hai lời tuyên bố mà ông cho là đã thoáng. Ông phạm sai lầm trên hai mặt: một là ông không hiểu gì về ý chí chống xâm lược từ lâu của người dân Việt Nam; hai là lòng quyết tâm của ông Hồ Chí Minh, được tôi luyện từ bé, được củng cố thêm qua cuộc đời chu du khắp đó đây của ông và bởi những đảo lộn của thời cuộc. Ông tính toán là trong òng 3 đến 5 năm, ông sẽ giành lại được độc lập. Vì vậy Jean Sainteny - Trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Hoa, đã đưa tin này về Pháp trong tháng 7. Ông có cảm tưởng là ở Paris, người ta không quan tâm đến việc cấp bách cần phải có những quyết định… đến sự quan trọng phải có, những nỗ lực phải làm. Ông không thể nào gặp được de Gaulle trong thời gian hai tuần ông ở Paris.
Trong thá ng 8, ở Paris, người ta bịa ra những chuyện và người ta tỏ ra đồng tình với việc cần thiết phải trở lại Đông Dương cả về mặt quân sự lẫn dân sự. Cán chân rết của DGER đặt tại Calcutta ngày 22-8, đã cho thả dù hai đoàn xuống Việt Nam. Mỗi đoàn gồm ba người, trong đó có một đại diện của lực lượng kháng chiến. Pierre Messmer trong đoàn vào phía Bắc, Jean Cédile trong đoàn vào phía Nam. Ông này đến Sài gòn một cách dễ dàng, tạo nên một không khí tự mãn cho nhiều người Pháp tự do; ông từ chối không cho phóng thích 1.500 sĩ quan và lính Pháp bị Nhật giam giữ ở trại Martin des Pallières, từ ngày 2 đến ngày 20-9, thêm nữa, ông còn doạ truy tố họ khi họ trở về Pháp.
Về phía ông, và theo những thoả thuận ở Potsdam, đô đốc Mountbatten đã gửi quân qua Sài gòn. Ngày 12-9, tướng Gracey, người Scoth, nói tiếng Pháp, đến Sài gòn với đội tiền trạm của Sư đoàn 20e người Ấn Độ, và một đại đội của 5e RIC.
Trước sự cấu kết của quân Anh - Pháp, Việt Minh đã đánh thiệt hại đoàn quân Âu bảo vệ sân bay. Những tin đồn về các vụ tàn sát buộc Gracey phải ra lệnh thiết quân luật và kêu gọi sự giúp đỡ cảu quân Pháp. Tối ngày 20-9, lính biệt kích của 5e RIC và một số người Pháp có quyết tâm, đã đánh chiếm kho kỹ thuật hoả pháo, chiêm lại những vũ khí đạn dược mà quân Việt Minh chiếm đoạt được của quân Nhật. Sáng hôm sau, những tù binh ở trại Martin đề Pallières, được trang bị lại, chiếm những điểm chiến lược quan trọng của thành phố, dưới con mắt vô tư của lính Nhật. François Cléret, lúc ấy là trung tá thày thuốc được chứng kiến, đã kể lại:
Đối với chúng tôi, những người tại mặt trận, ở đây không phải là một cuộc chiến tranh chiếm đất, chiến tranh thuộc địa hay tôn giáo. Giản đơn là, bị đau khổ, bị huy hiếp, chúng tôi chiến đấu là đeẻ bảo vệ thần xác của chúng tôi, và ở Sài gòn, là để bảo vệ vợ con chúng tôi. Cao uỷ Cédile nói đây là “một cuộc đảo chính ở Sài gòn” gây nên bởi một số quân nhân nổi dậy, đi đến buộc chúng tôi phải thả hơn 1.000 tù binh Việt Minh…
Trước đó, ngày 2-9, ở Tokyo và ngày 10-9 ở Singapore, tướng Leclerc thay mặt nước Pháp, tham dự lễ kí đầu hàng của quân đội Nhật. Trong những ngày sống trở lại Kandy, trong không khí êm ả của câu lạc bộ người Anh, đối với Leclerc thật là khó chịu. Ông không nhận được một tin tức gì từ Paris, chí ít là một bức điện ghi: “ông cứ việc…”.
Leclerc trở nên lo lắng. Sự tiếp xúc với d’Argenlieu bắt đầu bằng một cái thư rất khô khan: “Ngài Đô đốc, ngài có hứa với tôi cùng cộng tác. Nhưng đã một tháng nay tôi đến Sri Lanca, tôi chưa làm được một việc gì. Nếu tôi bị thất bại, nước Pháp sẽ biết lí do vì sao?”.
Mountbatten luôn nói với những ai là người Pháp có mặt: “Thế nào!, các anh không nghĩ là xứ Đông Dwong đang bị bao vây bởi những nước mà chúng ta đều đã hứa hẹn cho độc lập như: Ấn Độ, Myanma… Còn các anh thì muốn duy trì một thuộc địa cách xa 12.000 km, trong tay chỉ là những phương tiện lạc hậu. Thế là không biết tình hình thế giới đã thay đổi, các anh sẽ không thành công đâu! Nhưng, vì các anh đã hạ quyết tâm, đấy là việc của các anh, chúng tôi không ngăn cản các anh”.
Trong thời gian ở Sri Lanca, Leclerc sống trong một tình trạng căng thẳng. Đại tá Well (Well) kể lại:
Một hôm, tướng Leclerc hỏi có ai cùng đi bộ về nơi nghỉ với ông không? Tôi nhận lời mời. Nhưng chưa bao giờ ông kín miệng như hôm ấy, ông khong nói một lời. Tôi tìm cách gơi chuyện về một vấn đề vu vơ; cũng không cạy được một lời. Đột nhiên sau nửa tiếng, ông túm lấy tôi và nói:
“De Gaulle sẽ sắp mất Đông Dương như đã mất Syrie trước đây”.
Sự li hôn giữa Paris và Kandy có vẻ như đã rất lớn. Không khí được làm dịu đi khi Mountbatten quyết định đưa ra ý kiến để đoàn quân viễn chinh Pháp lên đường.
Sau khi đọc những bức điện từ Paris gửi về, ông ý thức được trách nhiệm của mình trước tình hình của chính phủ trung ương. Leclerc quyết định, không chậm trễ, gửi một đặc phái viên - Đại tá Well về Pháp. Ông này kể lại:
“Tình hình Đông Dương trở nên nghiêm trọng. Xu thế của những người An Nam trở nên sâu sắc và bộc lộ rõ rệt. Nước Pháp không thể cố gắng làm những gì để trở lại Việt Nam như xưa. Chí ít, nếu có thể, chúng ta đi vào cái bối cảnh chung hiện nay ở Đông Nam Á. Chúng ta phải bổ sung vào những thông điệp đã ban hành, bằng những lời hứa hẹn chung chung về độc lập, cũng không cần nói rõ từ độc lập. Nhưng lời hứa hẹn phải vượt xa tầm của những lời tuyên bố của ngày 24-3”.
Tướng de Gaulle, nghe và không ngắt lời tôi… trả lời là một đề nghị như trên rất khó được chấp nhận. Ông không muốn để người ta nói đến việc ông phải ra một tuyên bố mới về tương lai của xứ Đông Dương, một tuyên bố khác sẽ làm yếu đi thế của nước Pháp. Đậm nét hơn nữa, ông nói thêm: “Mà anh biết đấy! Nếu chỉ có những người như Leclerc, thì chúng ta sẽ mất Đông Dương”. Đó là những lời mà Leclerc cũng đã nói với tôi về de Gaulle cách đây ba tuần, ở Kandy, trên đường mà tôi và ông cùng đi(2).
Chú thích:
(1) Thuộc vào đơn vị DGER, Mixốpphơ bắt liên lạc với đoàn của Jean Sainteny ở Trung Quốc vào tháng 4-1945 và cùng ông này về Hà Nội ngày 20-8 trong một chiếc phi cơ quân sự của Mỹ.
(2) Maurice Allord đã viết là cuối năm 1944, những dự án về cải tổ cho Bắc Phi bị bỏ rơi và những vụ định giao cho tướng Catroux, như làm cao ủy trong những vấn đề hồi giáo, đều bị bác bỏ. Tháng 12-1943, De Gaulle đã tuyên bố ở Constantine: “Sau cuộc chiến tranh này, cái được thường là do yếu tố con người, nên mọi người đều phải có trách nhiệm tạo dựng trong từng nước mình một sự thăng bằng trong sinh sống của các con người… Thực tế là ông đã không thừa nhận những chuyển biến trong khối đế chế của nước Pháp. Nước Syrie, xứ Đông Dương và xứ Algeri là những minh chứng.
CHƯƠNG 14
16. Kẻ mưu sĩ và ông tướng
Những lời tâm sự và những khích lệ
Về phía ông, ngài Cao uỷ mới dành một ít thì giờ nghiên cứu tấm bản đồ bán đảo Đông Dương. Ngày 5-9, ông rời Paris đi Chardernagor, một vùng đất thuộc Pháp. Khi ông lên đường, tướng de Gaulle gửi cho ông một bức điện lên máy bay: “Ngài Đô đốc, chúng ta còn cả một miếng mồi lớn cần phải thu về, một ván bài lớn phải chơi. Đó là việc của ngài. Hãy tiến lên! Hãy tin ở tình bạn của chúng ta”.
Ngày 8-9, được tin Đô đốc đến Sri Lanca, Leclerc viết cho ông một bưc thư để nói rõ quan điểm của mình: Ông muốn được nắm quyền hành bao gồm của lục quân, hải quân, không quân, vì lẽ trong những buổi ban đầu này, ông là người nhận tất cả mọi gánh nặng về trách nhiệm. Ông cũng đề nghị Đô đốc dùng hết quyền lực của mình để huy động mọi lực lượng sẽ sử dụng ở Đông Dương phải được sẵn sàng tại chỗ. Ngày hôm sau, đô đốc trả lời bằng văn bản: “…Tôi đã ở dưới quyền của ông trong những năm 1940, để tiến hành chiến tranh ở Gabon, một ngẫu nhiên đã làm tôi hôm nay trở thành người chỉ huy của ông để cùng nhau hoàn thành mọt nhiệm vụ khó khăn và quan trọng. Quyền hành chính và quân sự trong giai đoạn này tập trung vào trong tay một người. Những nhị định của chính phủ về việc thành lập và tổ chức của Cao uỷ, cũng nhưng những công văn chỉ thị do tướng de Gaulle đã kí đều xác nhận điều này. Tôi nhận tất cả mọi trách nhiệm. Đấy là nhiệm vụ rõ ràng của tôi”. Tiếp theo là những quy định giới hạn về hành động và đặc quyền của tướng Leclerc.
Ngày 16-9, de Gaulle với ý thức cảnh giác, ông gửi điện động viên vị Cao uỷ: “Ngài Đô đốc kính mến, Ngài không được và không được tạo cơ hội cho bất cứ một cách mạng kết nào với các đại diện từ phía Việt Minh nếu không chúng ta sẽ chứng kiến lại những điều hèn hạ đã xảy ra với người Anh ở Syrie… Tôi sẽ làm mọi việc để nhanh chóng chuyển đi những phương tiện về người và vật chất. Tạm biệt ông bạn thân. Nhiệm vụ của bạn thật là nặng nề. Tôi biết. Nhưng tôi tin là bạn sẽ vượt trên tất cả. Hãy tin ở tình bạn trung thành và đáng tin cậy của tôi”.
Vị “sĩ quan của Leclerc” ấy là quan tư Mirambeau, cũng mang đến cho “sếp” của ông một bức thư của de Gaulle. Maja Drestrem kể lại như sau:
Ông này ngạc nhiên vì sao Leclerc chậm có mặt ở Sài gòn. Leclerc cũng ngạc nhiên vì không hiểu biết tình hình Đông Dương. Khi ông được biết Mirambeau bị de Gaulle mắng nhiếc, ông không giấu được nỗi tức giận. Ông gửi một báo cáo mới về tình hình, bản báo cáo gây nên một phản ứng bất ngờ: “Tôi hẹn với tướng Leclerc sẽ có một cuộc gặp gỡ ở Hà Nội”. Rõ ràng là vị đứng đầu chính phủ lâm thời rất bạo gan, hẹn đến Hà Nội ư! Đến cả Leclerc cũng chưa tin là mình có thể đứng vững ở Sài gòn. Tất nhiên nếu không có sự giúp đỡ của quân Anh. Ở Kandy, người độc nhất có thể hiểu và giúp đỡ Leclerc chỉ có Mountbatten (…). Ông này được Leclerc thuyết phục, vì vậy mà quân Anh được lệnh ở lại Sài gòn.
Ngày 29-9, một lệnh mới của de Gaulle gửi đến:
Rất cần thiết là tướng Leclerc phải có mặt không chậm trễ ở Sài gòn và ở lại đó. Mọi chậm trễ sẽ bỏ ngỏ trận địa cho quân Anh. Giả dụ, coi như họ không xấu bụng thì họ cũng không phải là người dại dột”.
Ngày 5-10, để trấn an de Gaulle, d’Argenlieu điện:
Thư của ngài gửi ngày 16-9, đến cùng lúc Leclerc lên đường về Sài gòn. Hôm nay đại bộ phận của 5e RIC cũng vừa đến… Bức thư của ngài là một bằng chứng bổ ích về ý nghĩ sáng suốt, năng động, cứng rắn và là một việc rất tốt. Đối với Đồng minh, ngài hãy yên tâm là chúng tôi luôn mở to mắt. Với tướng Leclerc những quan hệ đều đặt trên một nền tảng vững chắc và qua lại hiểu biết lẫn nhau, mỗi chúng tôi đều giữ đúng trách nhiệm và vị trí của mình. Xin cảm ơn ngài và ngài có thể yên tâm là chúng tôi luôn nghĩ đế những cực nhọc không ngừng của ngài”.
Ngày 3-10, Mountbatten để cho Leclerc lên đường. Ông này lên máy bay cùng với một số sĩ quan, qua Chardernagor, để đi gặp d’Argenlieu. Trong dịp này ông được làm quen với Jean Sainteny, Cao uỷ mới của nền cộng hoà ở Bắc Kỳ. Chiều thứ tư, ngày 5-10, máy bay của ông hạ cánh xuống Sài gòn. Tướng Gracey ra đón Leclerc và hai người lên xe về dinh Norodom, đi giữa hai hàng rào danh dự: một bên là quân Ấn Độ, một bên là quân Nhật.
Cuộc tiếp xúc ban đầu với kiều dân Pháp ở trong thành phố không kém phần long trọng. Một trận mưa dông lớn xảy đến làm ngập các đường phố và tắm đầm đìa đám đông người tụ tập trước dinh của Chính phủ. Maja Drestrem kể lại như sau:
Áo quần ướt đầm dính vào da. Một số cởi trần, thân hình gầy còm, nhăn nheo, mặt hốc hác. Đồng bào bị khổ cực qua bao năm tháng, không biết cơn ác mộng của họ bao giờ mới chấm dứt. Họ bị nhục nhã về vụ thất trận của mẫu quốc năm 1940, bị khổ cực dưới thời Nhật chiếm đóng, và thời quân Việt Minh nổi dậy. Họ không thể hiểu ông tướng mới đến kia là ai? Đó là con người đã chiến thắng vinh quang ở nơi cách xa đến 12.000 km. Họ lao lên xe của ông, bì bõm, nước cao đến 30 phân. Leclerc ra lệnh cho xe dừng lại. Mở cửa, bắt tay một số người, không nghĩ gì đến trời mưa đang trút xuống, giày ông bị ướt đầm. Ông đến Sài gòn trong cảnh tiều tụy.
Bên cạnh lễ đón tiếp long trọng, Leclerc phát hiện không khí nổi dậy về phía người Việt Nam mà ông đã cảm thấy từ Sri Lanca. Những truyền đơn viết có tính răn đe đang được lưu hành như :
THỐNG BÁO CHO MỌI NGƯỜI PHÁP BIẾT:
“Người Việt Nam biết tôn trọng nền tự do của mình và bảo vệ nền độc lập của mình”.
“Họ không giữ hằn thù về những tội ác đã gây ra trên đất họ. Họ sẽ để cho chúng ta yên ổn đến khi chúng ta lên tàu về nước. Chỉ với điều kiện là các anh biết kiềm chế tham vọng của mình, từ bỏ thiên hướng trở lại xâm chiếm Việt Nam như xưa”.
Đừng làm ra vẻ là kẻ chiến thắng, khi anh đã là kẻ chiến bại ở khắp nơi. Và nếu anh được phép còn ở lại đây, thì phải xử sự và hành động như những kẻ chiến bại.
Người Việt Nam không có cái tính hay trả thù. Nhưng họ có trí nhớ tốt. Họ không thể tha thứ cho những người mà họ đã khoan dung, nay muốn trở lại tiếp tục những tội ác lên đầu họ.
“Hãy biết phục thiện, rồi anh sẽ được hưởng sự yên bình mà anh có nhiệm vụ là cho anh được xứng đáng. Một hành động nhỏ, một cử chỉ và ý thức của anh đối với người dân Đông Dương sẽ đưa đến những hậu quả mà không ai có thể đoán trước được sự nghiêm trọng”.
Ngày 11-10, de Gaulle gửi cho d’Argenlieu những chỉ thị bổ sung cho phép một quyền tự trị rộng hơn, nằm trong Liên hiệp Pháp, nhưng ông nhấn mạnh là mối quan hệ mới trong liên bang với những ảnh hưởng của nó về luật pháp và về hành động là vấn đề đặt ngoài mọi tranh luận… Phải chăng ông đã quan tâm đến bức điện của Leclerc mà đại tá Well đã mang đến cho ông… Đến năm 1950, Bảo Đại còn ghi:
Mặc dù có những lời tuyên bố trịnh trọng ở nghị viện, mặc dù chỉ cần có một quyết định quốc gia, người ta luôn nói đến việc nhuộm vàng quyết định Pháp. Ở đây không phải là một mâu thuẫn trái ngược độc nhất của những gì người ta nói ở Paris và người ta làm ở Sài gòn. Đối với nhiều người Pháp, mục đích cần đạt đến, trong khuôn khổ những văn bản được kí kết, trước sau vẫn là sự lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương.
Còn về phía Đô đốc Decoux, từ ngày 7-5, quân Nhật giam giữ ông trong một đồn điền cao su sát biên giới Campuchia. Cao uỷ Cédile, vẫn để cho quân Nhật giam giữ ông trong thời gian từ ngày 22-8 đến ngày 30-9. Ngày 11-10, Cédile cho một máy bay đưa Decoux về Pháp. Dù sao trong những chặng dừng chân ở Rangoon, một tiểu đội lính Anh có súng ống đã bố trí chào danh dự, nhưng khi đến Calcutta, Schlumberger - sĩ quan hầu cận cảu d’Argenlieu, từ chối không bắt tay ông ta…
Đến tháng 10, Leclerc lấy làm nóng ruột chờ đợi quân tiếp viện; với một lực lượng nhỏ nhoi mà ông có trong tay, ông không đủ sức để đánh nhau với một số du kích xung quanh Sài gòn, nói chi đến việc bình định vùng xa gần 100 km quanh thành phố. Ông phát điên lên vì sự chậm trể của quân tiếp viện. Ngày 20-10, trung đoàn Massu đến, ngày 15-11, sư 9e DIC mới đến, đó là những lí do vì sao ông không thấy phấn khởi khi thấy vị Cao uỷ “đổ bộ” xuống Sài gòn. Ngày 26-10, d’Argenlieu gửi một bức điện riêng cho de Gaulle:
Thời tiết xấu ở Bengale làm tôi phải đến Sài gòn chậm mất ba ngày.
Có cần phải nói thêm đến việc tội phải gạt sang một bên những bắt bẻ về sự có mặt của tôi và của tướng Leclerc. Sự kiện chỉ muốn có một mình tôi đã trở nên quá mệt mỏi. Ông đã nêu lên hàng ngàn sáng kiến để nói lên là có trật tự trong sự chỉ huy, tôi phải có mặt. Leclerc đang ở tư thế sẵn sàng cho một giấc mơ xâm chiếm lại thuộc địa. Theo tôi ta nên từ bỏ giấc mơ ấy, chúng ta đến đây không phải để nhận vòng hoa chiến thắng của những trận đánh ác liệt với quân thù. Chúng ta có nhiệm vụ lập lại trật tự một cách cương quyết cho một dân tộc anh em. Dân tộc này có một số xa rời chúng ta vì sự cấu kết với người Nhật và một số phần tử quốc gia cực đoan. Sài gòn được giải toả, Campuchia vẫn giữ tình bạn, mặc dầu có những bất đồng mà tôi chưa có cách giải quyết.
Cuối cùng, tôi xin tạm ngừng. Thưa tổng thống xin hãy giúp tôi trong việc hoàn thành một sự mệnh quan trọng, đó là đem những vinh dự lại cho những lời hứa của nước Pháp. Ở đây thật là khó khăn. Nhưng nếu tôi đạt được sự đoàn kết giữa phái quân sự và phái dân sự, với lòng tin, sự bình tĩnh, sự quyết tâm, và lòng kiên nhẫn tôi sẽ gạt những bèo bọt đi và giải phóng cho mặt biển.
Ngày 30-10, máy bay của Đô đốc hạ cánh xuống Sài gòn.
Để gỡ rối cho một tình hình rối ren, nhất là lại xa lạ với các câu lạc bộ Paris, những chuyên gia về Đông Dương, không phải là thiếu. Có một bộ máy cai trị cao cấp, nó vừa mới được chuyển về Pháp sau sự kiện quân sự. Có ông Paul Mus mà tướng de Gaulle đã quen biết, nhưng bề ngoài người ta thấy ông không được nghe theo, và cả với ông Pierre Messmer, con người mà ngày 22-8-1945, được thả dù xuống Bắc Kỳ. Ông này bị Việt Minh bắt được. Nhưng lập tức “sau hai tháng bị giam, ông tìm cách trốn thoát, khôn gặp bất cứ một hành động cảm tình hay thương hại, ở đây cũng chỉ có căm thù”. Ngày 25-10, ông về đến Hà Nội thì kiệt sức. Người ta chuyển ông về Sài gòn.
Ông kể lại câu chuyện phiêu lưu của ông cho d’Argenlieu nghe. Ngày 8-11, ông được máy bay hồng thập tự chở ông về Pháp. Trước kh về ông có gặp Đô đốc và kể lại:
Khi tôi vào phòng làm việc của d’Argenlieu, ông đứng dậy và ôm lấy tôi. Chúng tôi gặp nhau từ năm 1940, ở Dakar và ở Libreville. Ông mặc bộ quân phục màu trắng với các sĩ quan hải quân, phục vụ ở vùng nhiệt đới, ông rất lịch sự mời tôi ngồi. Phút cảm đông đã qua, ông trở lại với nét mặt thày tu: màu da xanh nhợt, mũi mỏng thín, đôi môi cắn chỉ, đôi mắt sắc lạnh lùng, giọng nói nhè nhẹ, chính xác từng chữ, có khi sắc như dao cạo.
Tôi kể cho ông nghe cầu chuyện phiêu lưu của tôi, tôi nhấn mạnh đến những kết luận mà tôi có với miền Bắc Việt Nam. Trong khi kể chuyện tôi cảm thấy sự tức tối của ông, tiếp theo là sự giận dữ. Bàn tay phải của ông đặt nắm trên mặt bàn lướn bằng gỗ màu xám, ông nắm chặt lại; đôi môi ông mím như biến bất. Ông ngắt lời tôi để nói, với một giọng người chỉ huy, về đường lối chính trị của ông: tóm tắt chỉ là sự áp dụng, một cách rõ ràng và giản đơn bản tuyên bố ngày 24-3 mà tôi phân tích đã lỗi thời. Đô đốc d’Argenlieu quan tâm một cách đặc biệt đến Liên bang Đong Dương, điều khiển bởi những bộ trưởng dưới quyền của một toàn quyền, tất cả chiỵ trách nhiệm trước ông. Dưới mắt ông đó là bánh xe chủ yếu của hiến pháp tương lai của Đông Dương. Theo tôi nghĩ, với Hồ Chí Minh đây là trở ngại chính của nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam.
Đô đốc d’Argenlieu trong tờ Tin tức Đông Dương, luôn dài dòng khi nói đến những diễn biến ở nơi này, không nhắc lại bản báo cáo rầy rà kia. Messmer tiếp tục kể:
Tôi ra khỏi phòng của Đô đốc Cao uỷ, lòng đầy lo nghĩ và thất vọng. Ngay chiều hôm ấy, buổi gặp gỡ với Leclerc làm tôi phấn hứng. Từ cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi ở Cameroun, tháng 10-1940, nhìn bề ngoài ông không có nhiều thay đổi, nhưng những chiến thắng vĩ đại của ông ở Liby, ở Paris, ở Strasbourg đã làm tăng sự tự tin và lòng thanh thản, những điểm trên không làm mất đi tính giản dị của ông. Ở giờ này, sự suy nghĩ của ông là: Khi nào và bằng cách nào đặt chân được lên phía bắc vĩ tuyến 16, là đường ranh giới chia đôi vùng chiếm đóng của Anh và của Tưởng Giới Thạch, theo quy định của Hiệp ước Potsdam. Ông hỏi tôi về vấn đè này và đồng thời cho gọi viên đại tá phụ trách Phòng II.
- Với những phương tiện mà ông có trong tay, thưa đại tướng, tôi không thấy bằng cách nào, đại tướng có thể thực hiện được. Nếu phải đánh nhau, đại tướng phải đánh với cả quân Tàu Tưởng, với cả quân của Chính phủ Hồ Chí Minh. Như vậy là đánh cả cộng sản và cả Quốc dân đảng.
- Tôi hiểu, vì vậy phải có một sự thoả hiệp với Hồ Chí Minh.
- Có phải bản tuyên ngôn ngày 24-3 không thể là chỗ dựa cho cuộc thương lượng không?
- Chúng ta sẽ tìm một cái khác. Một cách bình tĩnh, Leclerc kết luận.
Tôi từ biệt ông, tinh thần phấn khởi, nhưng bối rối khi nghĩ đến sự bất đồng ý kiến: một bên, ông đại tướng thì thực dụng, một bên thì ông đô đốc độc đoán.
Về phía de Gaulle, mọi người coi ông như một người vừa thông minh vừa mơ mộng, hão huyền. Năm 1941, trước mặt Leclerc, ở Tchad, ông đã tiên đoán sự thấp bại của quân Anh ở Aicập; tháng 11-1942, ông ngạc nhiên về sự đổ bộ của quân Mỹ vào Bắc Phi, không ngờ sự đổ bộ là bước ngoặt của cuộc chiến tranh; tháng 1-1943, trong Hội nghị Anfa, ông tuyên bố trước Bộ tham mưu của tướng Giraud là phải tìm chỗ dựa vào nước Nga, làm đối tượng cho sự hằn thù của Roosevelt đối với ông; năm 1944, ông không cảm thấy sự nổi dậy ở Syrie; cuối cùng đến năm 1945, từ đầu tháng 3, ông không biết và không nắm bắt được sự đảo lộn về tình hình ở Viễn Đông, ông không rút được bài học về nguyên nhân và kết quả của những nổi dậy ngày 8-5 ở Sêtíp, ở Guyenna, ở Algeri.
Trở lại với tình hình Đông Dương, Đờo Gôn không muốn để cho ông Hồ Chí Minh ở tầm cỡ là một nguyên thủ quốc gia, lí do ông là một lãnh tụ cộng sản. Đó là một điểu khó hiểu thêm vào đường lối chính trị của ông trong năm 1945, trong khi đã hai năm nay, ông ve vãn Stalin bằng cách công tác với những người cộng sản Pháp, ông giao cho họ 5 ghế bộ trưởng quan trọng: Maurice Thorez(1), Bộ trưởng Quốc gia phụ trách việc công cộng, François Billoux, Bộ Kinh tế quốc gia, Charles Tillon, Bộ trưởng Bộ trang bị vũ khí, Marcel Paul, Bộ trưởng Bộ Sản xuất công nghiệp, và Ambroise Croizat, Bộ trưởng Bộ Lao động.
… Ông Hồ Chí Minh tìm mọi cách, bằng sức thuyết phục của mình để đi đến mục đích cuối cùng một cách hoà bình: sự thống nhất của ba miền, và độc lập…
Chú thích:
(1) Ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1930 đến năm 1961 (BT).
Những lời tâm sự và những khích lệ
Về phía ông, ngài Cao uỷ mới dành một ít thì giờ nghiên cứu tấm bản đồ bán đảo Đông Dương. Ngày 5-9, ông rời Paris đi Chardernagor, một vùng đất thuộc Pháp. Khi ông lên đường, tướng de Gaulle gửi cho ông một bức điện lên máy bay: “Ngài Đô đốc, chúng ta còn cả một miếng mồi lớn cần phải thu về, một ván bài lớn phải chơi. Đó là việc của ngài. Hãy tiến lên! Hãy tin ở tình bạn của chúng ta”.
Ngày 8-9, được tin Đô đốc đến Sri Lanca, Leclerc viết cho ông một bưc thư để nói rõ quan điểm của mình: Ông muốn được nắm quyền hành bao gồm của lục quân, hải quân, không quân, vì lẽ trong những buổi ban đầu này, ông là người nhận tất cả mọi gánh nặng về trách nhiệm. Ông cũng đề nghị Đô đốc dùng hết quyền lực của mình để huy động mọi lực lượng sẽ sử dụng ở Đông Dương phải được sẵn sàng tại chỗ. Ngày hôm sau, đô đốc trả lời bằng văn bản: “…Tôi đã ở dưới quyền của ông trong những năm 1940, để tiến hành chiến tranh ở Gabon, một ngẫu nhiên đã làm tôi hôm nay trở thành người chỉ huy của ông để cùng nhau hoàn thành mọt nhiệm vụ khó khăn và quan trọng. Quyền hành chính và quân sự trong giai đoạn này tập trung vào trong tay một người. Những nhị định của chính phủ về việc thành lập và tổ chức của Cao uỷ, cũng nhưng những công văn chỉ thị do tướng de Gaulle đã kí đều xác nhận điều này. Tôi nhận tất cả mọi trách nhiệm. Đấy là nhiệm vụ rõ ràng của tôi”. Tiếp theo là những quy định giới hạn về hành động và đặc quyền của tướng Leclerc.
Ngày 16-9, de Gaulle với ý thức cảnh giác, ông gửi điện động viên vị Cao uỷ: “Ngài Đô đốc kính mến, Ngài không được và không được tạo cơ hội cho bất cứ một cách mạng kết nào với các đại diện từ phía Việt Minh nếu không chúng ta sẽ chứng kiến lại những điều hèn hạ đã xảy ra với người Anh ở Syrie… Tôi sẽ làm mọi việc để nhanh chóng chuyển đi những phương tiện về người và vật chất. Tạm biệt ông bạn thân. Nhiệm vụ của bạn thật là nặng nề. Tôi biết. Nhưng tôi tin là bạn sẽ vượt trên tất cả. Hãy tin ở tình bạn trung thành và đáng tin cậy của tôi”.
Vị “sĩ quan của Leclerc” ấy là quan tư Mirambeau, cũng mang đến cho “sếp” của ông một bức thư của de Gaulle. Maja Drestrem kể lại như sau:
Ông này ngạc nhiên vì sao Leclerc chậm có mặt ở Sài gòn. Leclerc cũng ngạc nhiên vì không hiểu biết tình hình Đông Dương. Khi ông được biết Mirambeau bị de Gaulle mắng nhiếc, ông không giấu được nỗi tức giận. Ông gửi một báo cáo mới về tình hình, bản báo cáo gây nên một phản ứng bất ngờ: “Tôi hẹn với tướng Leclerc sẽ có một cuộc gặp gỡ ở Hà Nội”. Rõ ràng là vị đứng đầu chính phủ lâm thời rất bạo gan, hẹn đến Hà Nội ư! Đến cả Leclerc cũng chưa tin là mình có thể đứng vững ở Sài gòn. Tất nhiên nếu không có sự giúp đỡ của quân Anh. Ở Kandy, người độc nhất có thể hiểu và giúp đỡ Leclerc chỉ có Mountbatten (…). Ông này được Leclerc thuyết phục, vì vậy mà quân Anh được lệnh ở lại Sài gòn.
Ngày 29-9, một lệnh mới của de Gaulle gửi đến:
Rất cần thiết là tướng Leclerc phải có mặt không chậm trễ ở Sài gòn và ở lại đó. Mọi chậm trễ sẽ bỏ ngỏ trận địa cho quân Anh. Giả dụ, coi như họ không xấu bụng thì họ cũng không phải là người dại dột”.
Ngày 5-10, để trấn an de Gaulle, d’Argenlieu điện:
Thư của ngài gửi ngày 16-9, đến cùng lúc Leclerc lên đường về Sài gòn. Hôm nay đại bộ phận của 5e RIC cũng vừa đến… Bức thư của ngài là một bằng chứng bổ ích về ý nghĩ sáng suốt, năng động, cứng rắn và là một việc rất tốt. Đối với Đồng minh, ngài hãy yên tâm là chúng tôi luôn mở to mắt. Với tướng Leclerc những quan hệ đều đặt trên một nền tảng vững chắc và qua lại hiểu biết lẫn nhau, mỗi chúng tôi đều giữ đúng trách nhiệm và vị trí của mình. Xin cảm ơn ngài và ngài có thể yên tâm là chúng tôi luôn nghĩ đế những cực nhọc không ngừng của ngài”.
Ngày 3-10, Mountbatten để cho Leclerc lên đường. Ông này lên máy bay cùng với một số sĩ quan, qua Chardernagor, để đi gặp d’Argenlieu. Trong dịp này ông được làm quen với Jean Sainteny, Cao uỷ mới của nền cộng hoà ở Bắc Kỳ. Chiều thứ tư, ngày 5-10, máy bay của ông hạ cánh xuống Sài gòn. Tướng Gracey ra đón Leclerc và hai người lên xe về dinh Norodom, đi giữa hai hàng rào danh dự: một bên là quân Ấn Độ, một bên là quân Nhật.
Cuộc tiếp xúc ban đầu với kiều dân Pháp ở trong thành phố không kém phần long trọng. Một trận mưa dông lớn xảy đến làm ngập các đường phố và tắm đầm đìa đám đông người tụ tập trước dinh của Chính phủ. Maja Drestrem kể lại như sau:
Áo quần ướt đầm dính vào da. Một số cởi trần, thân hình gầy còm, nhăn nheo, mặt hốc hác. Đồng bào bị khổ cực qua bao năm tháng, không biết cơn ác mộng của họ bao giờ mới chấm dứt. Họ bị nhục nhã về vụ thất trận của mẫu quốc năm 1940, bị khổ cực dưới thời Nhật chiếm đóng, và thời quân Việt Minh nổi dậy. Họ không thể hiểu ông tướng mới đến kia là ai? Đó là con người đã chiến thắng vinh quang ở nơi cách xa đến 12.000 km. Họ lao lên xe của ông, bì bõm, nước cao đến 30 phân. Leclerc ra lệnh cho xe dừng lại. Mở cửa, bắt tay một số người, không nghĩ gì đến trời mưa đang trút xuống, giày ông bị ướt đầm. Ông đến Sài gòn trong cảnh tiều tụy.
Bên cạnh lễ đón tiếp long trọng, Leclerc phát hiện không khí nổi dậy về phía người Việt Nam mà ông đã cảm thấy từ Sri Lanca. Những truyền đơn viết có tính răn đe đang được lưu hành như :
THỐNG BÁO CHO MỌI NGƯỜI PHÁP BIẾT:
“Người Việt Nam biết tôn trọng nền tự do của mình và bảo vệ nền độc lập của mình”.
“Họ không giữ hằn thù về những tội ác đã gây ra trên đất họ. Họ sẽ để cho chúng ta yên ổn đến khi chúng ta lên tàu về nước. Chỉ với điều kiện là các anh biết kiềm chế tham vọng của mình, từ bỏ thiên hướng trở lại xâm chiếm Việt Nam như xưa”.
Đừng làm ra vẻ là kẻ chiến thắng, khi anh đã là kẻ chiến bại ở khắp nơi. Và nếu anh được phép còn ở lại đây, thì phải xử sự và hành động như những kẻ chiến bại.
Người Việt Nam không có cái tính hay trả thù. Nhưng họ có trí nhớ tốt. Họ không thể tha thứ cho những người mà họ đã khoan dung, nay muốn trở lại tiếp tục những tội ác lên đầu họ.
“Hãy biết phục thiện, rồi anh sẽ được hưởng sự yên bình mà anh có nhiệm vụ là cho anh được xứng đáng. Một hành động nhỏ, một cử chỉ và ý thức của anh đối với người dân Đông Dương sẽ đưa đến những hậu quả mà không ai có thể đoán trước được sự nghiêm trọng”.
Ngày 11-10, de Gaulle gửi cho d’Argenlieu những chỉ thị bổ sung cho phép một quyền tự trị rộng hơn, nằm trong Liên hiệp Pháp, nhưng ông nhấn mạnh là mối quan hệ mới trong liên bang với những ảnh hưởng của nó về luật pháp và về hành động là vấn đề đặt ngoài mọi tranh luận… Phải chăng ông đã quan tâm đến bức điện của Leclerc mà đại tá Well đã mang đến cho ông… Đến năm 1950, Bảo Đại còn ghi:
Mặc dù có những lời tuyên bố trịnh trọng ở nghị viện, mặc dù chỉ cần có một quyết định quốc gia, người ta luôn nói đến việc nhuộm vàng quyết định Pháp. Ở đây không phải là một mâu thuẫn trái ngược độc nhất của những gì người ta nói ở Paris và người ta làm ở Sài gòn. Đối với nhiều người Pháp, mục đích cần đạt đến, trong khuôn khổ những văn bản được kí kết, trước sau vẫn là sự lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương.
Còn về phía Đô đốc Decoux, từ ngày 7-5, quân Nhật giam giữ ông trong một đồn điền cao su sát biên giới Campuchia. Cao uỷ Cédile, vẫn để cho quân Nhật giam giữ ông trong thời gian từ ngày 22-8 đến ngày 30-9. Ngày 11-10, Cédile cho một máy bay đưa Decoux về Pháp. Dù sao trong những chặng dừng chân ở Rangoon, một tiểu đội lính Anh có súng ống đã bố trí chào danh dự, nhưng khi đến Calcutta, Schlumberger - sĩ quan hầu cận cảu d’Argenlieu, từ chối không bắt tay ông ta…
Đến tháng 10, Leclerc lấy làm nóng ruột chờ đợi quân tiếp viện; với một lực lượng nhỏ nhoi mà ông có trong tay, ông không đủ sức để đánh nhau với một số du kích xung quanh Sài gòn, nói chi đến việc bình định vùng xa gần 100 km quanh thành phố. Ông phát điên lên vì sự chậm trể của quân tiếp viện. Ngày 20-10, trung đoàn Massu đến, ngày 15-11, sư 9e DIC mới đến, đó là những lí do vì sao ông không thấy phấn khởi khi thấy vị Cao uỷ “đổ bộ” xuống Sài gòn. Ngày 26-10, d’Argenlieu gửi một bức điện riêng cho de Gaulle:
Thời tiết xấu ở Bengale làm tôi phải đến Sài gòn chậm mất ba ngày.
Có cần phải nói thêm đến việc tội phải gạt sang một bên những bắt bẻ về sự có mặt của tôi và của tướng Leclerc. Sự kiện chỉ muốn có một mình tôi đã trở nên quá mệt mỏi. Ông đã nêu lên hàng ngàn sáng kiến để nói lên là có trật tự trong sự chỉ huy, tôi phải có mặt. Leclerc đang ở tư thế sẵn sàng cho một giấc mơ xâm chiếm lại thuộc địa. Theo tôi ta nên từ bỏ giấc mơ ấy, chúng ta đến đây không phải để nhận vòng hoa chiến thắng của những trận đánh ác liệt với quân thù. Chúng ta có nhiệm vụ lập lại trật tự một cách cương quyết cho một dân tộc anh em. Dân tộc này có một số xa rời chúng ta vì sự cấu kết với người Nhật và một số phần tử quốc gia cực đoan. Sài gòn được giải toả, Campuchia vẫn giữ tình bạn, mặc dầu có những bất đồng mà tôi chưa có cách giải quyết.
Cuối cùng, tôi xin tạm ngừng. Thưa tổng thống xin hãy giúp tôi trong việc hoàn thành một sự mệnh quan trọng, đó là đem những vinh dự lại cho những lời hứa của nước Pháp. Ở đây thật là khó khăn. Nhưng nếu tôi đạt được sự đoàn kết giữa phái quân sự và phái dân sự, với lòng tin, sự bình tĩnh, sự quyết tâm, và lòng kiên nhẫn tôi sẽ gạt những bèo bọt đi và giải phóng cho mặt biển.
Ngày 30-10, máy bay của Đô đốc hạ cánh xuống Sài gòn.
Để gỡ rối cho một tình hình rối ren, nhất là lại xa lạ với các câu lạc bộ Paris, những chuyên gia về Đông Dương, không phải là thiếu. Có một bộ máy cai trị cao cấp, nó vừa mới được chuyển về Pháp sau sự kiện quân sự. Có ông Paul Mus mà tướng de Gaulle đã quen biết, nhưng bề ngoài người ta thấy ông không được nghe theo, và cả với ông Pierre Messmer, con người mà ngày 22-8-1945, được thả dù xuống Bắc Kỳ. Ông này bị Việt Minh bắt được. Nhưng lập tức “sau hai tháng bị giam, ông tìm cách trốn thoát, khôn gặp bất cứ một hành động cảm tình hay thương hại, ở đây cũng chỉ có căm thù”. Ngày 25-10, ông về đến Hà Nội thì kiệt sức. Người ta chuyển ông về Sài gòn.
Ông kể lại câu chuyện phiêu lưu của ông cho d’Argenlieu nghe. Ngày 8-11, ông được máy bay hồng thập tự chở ông về Pháp. Trước kh về ông có gặp Đô đốc và kể lại:
Khi tôi vào phòng làm việc của d’Argenlieu, ông đứng dậy và ôm lấy tôi. Chúng tôi gặp nhau từ năm 1940, ở Dakar và ở Libreville. Ông mặc bộ quân phục màu trắng với các sĩ quan hải quân, phục vụ ở vùng nhiệt đới, ông rất lịch sự mời tôi ngồi. Phút cảm đông đã qua, ông trở lại với nét mặt thày tu: màu da xanh nhợt, mũi mỏng thín, đôi môi cắn chỉ, đôi mắt sắc lạnh lùng, giọng nói nhè nhẹ, chính xác từng chữ, có khi sắc như dao cạo.
Tôi kể cho ông nghe cầu chuyện phiêu lưu của tôi, tôi nhấn mạnh đến những kết luận mà tôi có với miền Bắc Việt Nam. Trong khi kể chuyện tôi cảm thấy sự tức tối của ông, tiếp theo là sự giận dữ. Bàn tay phải của ông đặt nắm trên mặt bàn lướn bằng gỗ màu xám, ông nắm chặt lại; đôi môi ông mím như biến bất. Ông ngắt lời tôi để nói, với một giọng người chỉ huy, về đường lối chính trị của ông: tóm tắt chỉ là sự áp dụng, một cách rõ ràng và giản đơn bản tuyên bố ngày 24-3 mà tôi phân tích đã lỗi thời. Đô đốc d’Argenlieu quan tâm một cách đặc biệt đến Liên bang Đong Dương, điều khiển bởi những bộ trưởng dưới quyền của một toàn quyền, tất cả chiỵ trách nhiệm trước ông. Dưới mắt ông đó là bánh xe chủ yếu của hiến pháp tương lai của Đông Dương. Theo tôi nghĩ, với Hồ Chí Minh đây là trở ngại chính của nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam.
Đô đốc d’Argenlieu trong tờ Tin tức Đông Dương, luôn dài dòng khi nói đến những diễn biến ở nơi này, không nhắc lại bản báo cáo rầy rà kia. Messmer tiếp tục kể:
Tôi ra khỏi phòng của Đô đốc Cao uỷ, lòng đầy lo nghĩ và thất vọng. Ngay chiều hôm ấy, buổi gặp gỡ với Leclerc làm tôi phấn hứng. Từ cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi ở Cameroun, tháng 10-1940, nhìn bề ngoài ông không có nhiều thay đổi, nhưng những chiến thắng vĩ đại của ông ở Liby, ở Paris, ở Strasbourg đã làm tăng sự tự tin và lòng thanh thản, những điểm trên không làm mất đi tính giản dị của ông. Ở giờ này, sự suy nghĩ của ông là: Khi nào và bằng cách nào đặt chân được lên phía bắc vĩ tuyến 16, là đường ranh giới chia đôi vùng chiếm đóng của Anh và của Tưởng Giới Thạch, theo quy định của Hiệp ước Potsdam. Ông hỏi tôi về vấn đè này và đồng thời cho gọi viên đại tá phụ trách Phòng II.
- Với những phương tiện mà ông có trong tay, thưa đại tướng, tôi không thấy bằng cách nào, đại tướng có thể thực hiện được. Nếu phải đánh nhau, đại tướng phải đánh với cả quân Tàu Tưởng, với cả quân của Chính phủ Hồ Chí Minh. Như vậy là đánh cả cộng sản và cả Quốc dân đảng.
- Tôi hiểu, vì vậy phải có một sự thoả hiệp với Hồ Chí Minh.
- Có phải bản tuyên ngôn ngày 24-3 không thể là chỗ dựa cho cuộc thương lượng không?
- Chúng ta sẽ tìm một cái khác. Một cách bình tĩnh, Leclerc kết luận.
Tôi từ biệt ông, tinh thần phấn khởi, nhưng bối rối khi nghĩ đến sự bất đồng ý kiến: một bên, ông đại tướng thì thực dụng, một bên thì ông đô đốc độc đoán.
Về phía de Gaulle, mọi người coi ông như một người vừa thông minh vừa mơ mộng, hão huyền. Năm 1941, trước mặt Leclerc, ở Tchad, ông đã tiên đoán sự thấp bại của quân Anh ở Aicập; tháng 11-1942, ông ngạc nhiên về sự đổ bộ của quân Mỹ vào Bắc Phi, không ngờ sự đổ bộ là bước ngoặt của cuộc chiến tranh; tháng 1-1943, trong Hội nghị Anfa, ông tuyên bố trước Bộ tham mưu của tướng Giraud là phải tìm chỗ dựa vào nước Nga, làm đối tượng cho sự hằn thù của Roosevelt đối với ông; năm 1944, ông không cảm thấy sự nổi dậy ở Syrie; cuối cùng đến năm 1945, từ đầu tháng 3, ông không biết và không nắm bắt được sự đảo lộn về tình hình ở Viễn Đông, ông không rút được bài học về nguyên nhân và kết quả của những nổi dậy ngày 8-5 ở Sêtíp, ở Guyenna, ở Algeri.
Trở lại với tình hình Đông Dương, Đờo Gôn không muốn để cho ông Hồ Chí Minh ở tầm cỡ là một nguyên thủ quốc gia, lí do ông là một lãnh tụ cộng sản. Đó là một điểu khó hiểu thêm vào đường lối chính trị của ông trong năm 1945, trong khi đã hai năm nay, ông ve vãn Stalin bằng cách công tác với những người cộng sản Pháp, ông giao cho họ 5 ghế bộ trưởng quan trọng: Maurice Thorez(1), Bộ trưởng Quốc gia phụ trách việc công cộng, François Billoux, Bộ Kinh tế quốc gia, Charles Tillon, Bộ trưởng Bộ trang bị vũ khí, Marcel Paul, Bộ trưởng Bộ Sản xuất công nghiệp, và Ambroise Croizat, Bộ trưởng Bộ Lao động.
… Ông Hồ Chí Minh tìm mọi cách, bằng sức thuyết phục của mình để đi đến mục đích cuối cùng một cách hoà bình: sự thống nhất của ba miền, và độc lập…
Chú thích:
(1) Ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1930 đến năm 1961 (BT).
CHƯƠNG 15
17. Hoàng tử Vĩnh San
Con bài kéo cánh biến mất ở châu Phi trong một tai nạn máy bay
Mấy tháng nay, de Gaulle ấp ủ nuôi một điều bí mật. Tướng Legentihomme, Cao uỷ của nước Pháp tự do ở Madagascar năm 1943, báo tin bằng điện tín cho London, về sự có mặt của một viên sĩ quan hải quân Đông Dương trên chiến hạm Léopard. Đó là Hoàng tử Vĩnh San. Trong thời gian bị đày ở đảo Reunion, ông tỏ ra thích thú về nghề vô tuyến điện, và trong thời gian chiến tranh ông đã bắt liên lạc với FNFL(1). Trên chiến hạm, ông được phong chức thiếu uý(2) và phục vụ như một điện tín viên. Trong bức điện, Legentihomme nói ông hoàng này có thể có tác dụng.
Tháng 3-1945, do quen biết Vĩnh San ở Madagascar, đại uý Boissieu, đã được điều về chăm sóc Hoàng tử này… Người ta cho ông theo một lớp học đào tạo sĩ quan và bổ nhiệm ông vào một đơn vị để chiến đấu với quân Đức trong những trận cuối cùng. Tháng 9-1945, ông được phong chức đại uý, tiểu đoàn trưởng. Ở thời điểm ấy, Boissieu nhận được ở Vĩnh San một tài liệu gọi là một di chúc chính trị, trong ấy bao gồm những ý kiến về tương lai, mà ông Hoàng để tâm làm việc từ tháng 5-1945: Độc lập tuyệt đối, đồng minh với Pháp trong khuôn khổ của Liên bang Đông Dương, trong ấy có người Campuchia và Lào. Ông Hoàng mong muốn là “mọi người Việt Nam đều phải có ý thức về xây dựng đất nước mình”. Vậy, nội dung của bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945 có làm cho ông quan tâm đến không? Văn phòng Bộ Thuộc địa không muốn nói đến chữ ”Độc lập”, chữ “tinh thần quốc gia”, họ khong muốn có sự tồn tại của một đất nước, một Tổ quốc Việt Nam. Vĩnh San tâm sự với Boissieu, đó là điều đáng lo ngại. Bản tuyên ngôn làm cho những ai quan tâm đến nó, đều có ý nghĩ là tổ quốc của họ vẫn bị nước Pháp xỏ mũi, giật dây. Bản di chúc của ông Hoàng kết thúc bằng hai câu: “Tôi tin là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của một công dân Việt Nam, khi nào tôi làm cho người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau, có được cái ý thức tất cả mọi người đều là anh em ruột thịt một nhà. Bất cứ là sự đoàn kết ấy đặt dưới quyền của một chế độ cộng sản, xã hội, quân chủ, hay độc tài nào. Điều quan trọng là cứu được dân tốc tôi thoát khỏi nạn bị chia cắt…”.
Trước đấy ngày 8-4, lời tuyên bố của một phái đoàn người Đông Dương ở Paris, đã chỉ trích mạnh mẽ đường lối chính trị của de Gaulle là điều lệ tương lai của nước họ. Những câu chữ sau sẽ có ý nghĩa gì: “… có một chính phủ riêng, chủ trì bởi một quan toàn quyền, với những Bộ trưởng, người Pháp hay người Đông Dương, tất cả đều ở dưới quyền của tôi…”.
Tất cả những lời chỉ trích trên có thức tỉnh được de Gaulle khay không? Vào cuối năm 1945, việc chiếm trở lại đất Nam Kỳ, ông có thấy là khó khăn ngoài dự kiếm không? Còn ông Hoàng kia, có phải là một yếu tố để đưa đến hững thành công của nước Pháp không? Ngày 14-12, hai người đã gặp nhau. Ông nghị sĩ Thébaut, Chánh văn phòng cua Phủ toàn quyền đảo Reunion kể lại: Trong buổi gặp gỡ, việc đầu tiên là tướng de Gaulle muốn biết về con người mà người ta giới thiệu cho ông, xem khả năng có thể giải quyết được cái mớ bòng bong Đông Dương hay không? Với Vĩnh San, điều quan trọng là ông được trở lại vị trí của mình trong nước, trên ngai vàng hay trên một cương vị nào đó. Trong câu chuyện, de Gaulle ngỏ ý muốn mời ông trở lại Đông Dương trong một chuyến đi vào những ngày đầu của tháng 3. Để biết việc ông có mặt, có làm phiền gì ông Hoàng không? Hoàng tử đã trả lời cho Boissieu: Tôi không cần làm lễ phong chức, lễ lên ngôi, tôi chưa từ ngôi bao giờ, tôi về nhà tôi như tướng de Gaulle về nhà ông ấy ở Bayeux… Nếu người dân Đông Dương không muốn có vua, nếu họ muốn có nền cộng hoà, chúng ta sẽ thay hiến pháp.
Ngày 24-12, ông đi Reunion để gặp lại gia đình. Đến giữa Fort - Lamy và Bangui, máy bay bị một luồng gió xoáy. Viên phi công bị lạc đường, xăng cạn, định hạ cánh xuống một mảnh ruộng ở giữa rừng, máy bay bị đâm nhào, tất cả hành khách trong chuyến đi đều bị chết. Vài ngày sau, de Gaulle nhận xét trước mặt Boissieu: “Nước Pháp không gặp may trong lúc này”. Một câu nói, nói lên sự bất lực của ông, trong công việc ông không có gì mới trong cách nghĩ, tính ích kỉ về quyền lực, khiến ông khôngthèm đếm xỉa đến nguyện vọng của các dân tộc thuộc địa. Phải chăng sự may mắn đã không mỉm cười với nhân dân Việt Nam, có thể đã làm cho họ mất một vị Hoàng đế, người này có thể tố giác những lạm dụng của nền cai trrị Pháp và ông đã phải trả giá bằng 30 năm tù đày!
Quả nhiên, đến tháng 4-1987, việc rước bình tro của Vĩnh San về nước đã gây một xúc động, nói lên tình cảm của nhân dân đối với ông. Tình cảm này bắt nguồn từ ý chí thống nhất Nam Bắc của ông, một nguyện vọng đã làm thất bại mọi âm mưu thương lượng của Pháp, mà đặc biệt là Hội nghị Fontainebleau (từ tháng 6 đến tháng 9-1946). Sự thống nhất ba kỳ, có nghĩa là loại bỏ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ quy định bởi sự sáp nhập Nam Kỳ vào nước Pháp năm 1862…
De Gaulle từ thơ ấu đến tuổi trẻ sống trong niềm hi vọng là sẽ trả được mối thù lớn, đó là lấy lại mảnh đất mà Bismarck chiếm đoạt. Và ông, cũng như bao người Pháp khác của thời ấy luôn ngoảnh mặt về con đường xanh xanh của vùng Vosges, tất cả đều không hiểu hay không muốn hiểu trong suốt năm 1945, là vùng đất Nam Bộ đã trở thành vùng Alsace - Lorraine đối với Việt Nam . Đi từ những nguyên tắc giống nhau, từ Hoàng tử Vĩnh San, Bảo Đại, đến ông Hồ Chí Minh, họ đều có chung một ý nhĩ về đất nước Việt Nam của họ. Tại sao họ có thể từ chối được việc giải phóng vùng đồng bằng sông Mekong và mũi Cà Mau, đối với họ là vùng sông Rhin, là Nhà thờ Straxbua, ở thời điểm mà mệnh trời đã thuận lợi đối với họ.
Chú thích:
(1) FNFL: Front National Francis de libération - Mặt trận dân tộc giải phóng Pháp.
(2) Tương đương với chức quan trong Bộ binh.
Con bài kéo cánh biến mất ở châu Phi trong một tai nạn máy bay
Mấy tháng nay, de Gaulle ấp ủ nuôi một điều bí mật. Tướng Legentihomme, Cao uỷ của nước Pháp tự do ở Madagascar năm 1943, báo tin bằng điện tín cho London, về sự có mặt của một viên sĩ quan hải quân Đông Dương trên chiến hạm Léopard. Đó là Hoàng tử Vĩnh San. Trong thời gian bị đày ở đảo Reunion, ông tỏ ra thích thú về nghề vô tuyến điện, và trong thời gian chiến tranh ông đã bắt liên lạc với FNFL(1). Trên chiến hạm, ông được phong chức thiếu uý(2) và phục vụ như một điện tín viên. Trong bức điện, Legentihomme nói ông hoàng này có thể có tác dụng.
Tháng 3-1945, do quen biết Vĩnh San ở Madagascar, đại uý Boissieu, đã được điều về chăm sóc Hoàng tử này… Người ta cho ông theo một lớp học đào tạo sĩ quan và bổ nhiệm ông vào một đơn vị để chiến đấu với quân Đức trong những trận cuối cùng. Tháng 9-1945, ông được phong chức đại uý, tiểu đoàn trưởng. Ở thời điểm ấy, Boissieu nhận được ở Vĩnh San một tài liệu gọi là một di chúc chính trị, trong ấy bao gồm những ý kiến về tương lai, mà ông Hoàng để tâm làm việc từ tháng 5-1945: Độc lập tuyệt đối, đồng minh với Pháp trong khuôn khổ của Liên bang Đông Dương, trong ấy có người Campuchia và Lào. Ông Hoàng mong muốn là “mọi người Việt Nam đều phải có ý thức về xây dựng đất nước mình”. Vậy, nội dung của bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945 có làm cho ông quan tâm đến không? Văn phòng Bộ Thuộc địa không muốn nói đến chữ ”Độc lập”, chữ “tinh thần quốc gia”, họ khong muốn có sự tồn tại của một đất nước, một Tổ quốc Việt Nam. Vĩnh San tâm sự với Boissieu, đó là điều đáng lo ngại. Bản tuyên ngôn làm cho những ai quan tâm đến nó, đều có ý nghĩ là tổ quốc của họ vẫn bị nước Pháp xỏ mũi, giật dây. Bản di chúc của ông Hoàng kết thúc bằng hai câu: “Tôi tin là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của một công dân Việt Nam, khi nào tôi làm cho người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau, có được cái ý thức tất cả mọi người đều là anh em ruột thịt một nhà. Bất cứ là sự đoàn kết ấy đặt dưới quyền của một chế độ cộng sản, xã hội, quân chủ, hay độc tài nào. Điều quan trọng là cứu được dân tốc tôi thoát khỏi nạn bị chia cắt…”.
Trước đấy ngày 8-4, lời tuyên bố của một phái đoàn người Đông Dương ở Paris, đã chỉ trích mạnh mẽ đường lối chính trị của de Gaulle là điều lệ tương lai của nước họ. Những câu chữ sau sẽ có ý nghĩa gì: “… có một chính phủ riêng, chủ trì bởi một quan toàn quyền, với những Bộ trưởng, người Pháp hay người Đông Dương, tất cả đều ở dưới quyền của tôi…”.
Tất cả những lời chỉ trích trên có thức tỉnh được de Gaulle khay không? Vào cuối năm 1945, việc chiếm trở lại đất Nam Kỳ, ông có thấy là khó khăn ngoài dự kiếm không? Còn ông Hoàng kia, có phải là một yếu tố để đưa đến hững thành công của nước Pháp không? Ngày 14-12, hai người đã gặp nhau. Ông nghị sĩ Thébaut, Chánh văn phòng cua Phủ toàn quyền đảo Reunion kể lại: Trong buổi gặp gỡ, việc đầu tiên là tướng de Gaulle muốn biết về con người mà người ta giới thiệu cho ông, xem khả năng có thể giải quyết được cái mớ bòng bong Đông Dương hay không? Với Vĩnh San, điều quan trọng là ông được trở lại vị trí của mình trong nước, trên ngai vàng hay trên một cương vị nào đó. Trong câu chuyện, de Gaulle ngỏ ý muốn mời ông trở lại Đông Dương trong một chuyến đi vào những ngày đầu của tháng 3. Để biết việc ông có mặt, có làm phiền gì ông Hoàng không? Hoàng tử đã trả lời cho Boissieu: Tôi không cần làm lễ phong chức, lễ lên ngôi, tôi chưa từ ngôi bao giờ, tôi về nhà tôi như tướng de Gaulle về nhà ông ấy ở Bayeux… Nếu người dân Đông Dương không muốn có vua, nếu họ muốn có nền cộng hoà, chúng ta sẽ thay hiến pháp.
Ngày 24-12, ông đi Reunion để gặp lại gia đình. Đến giữa Fort - Lamy và Bangui, máy bay bị một luồng gió xoáy. Viên phi công bị lạc đường, xăng cạn, định hạ cánh xuống một mảnh ruộng ở giữa rừng, máy bay bị đâm nhào, tất cả hành khách trong chuyến đi đều bị chết. Vài ngày sau, de Gaulle nhận xét trước mặt Boissieu: “Nước Pháp không gặp may trong lúc này”. Một câu nói, nói lên sự bất lực của ông, trong công việc ông không có gì mới trong cách nghĩ, tính ích kỉ về quyền lực, khiến ông khôngthèm đếm xỉa đến nguyện vọng của các dân tộc thuộc địa. Phải chăng sự may mắn đã không mỉm cười với nhân dân Việt Nam, có thể đã làm cho họ mất một vị Hoàng đế, người này có thể tố giác những lạm dụng của nền cai trrị Pháp và ông đã phải trả giá bằng 30 năm tù đày!
Quả nhiên, đến tháng 4-1987, việc rước bình tro của Vĩnh San về nước đã gây một xúc động, nói lên tình cảm của nhân dân đối với ông. Tình cảm này bắt nguồn từ ý chí thống nhất Nam Bắc của ông, một nguyện vọng đã làm thất bại mọi âm mưu thương lượng của Pháp, mà đặc biệt là Hội nghị Fontainebleau (từ tháng 6 đến tháng 9-1946). Sự thống nhất ba kỳ, có nghĩa là loại bỏ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ quy định bởi sự sáp nhập Nam Kỳ vào nước Pháp năm 1862…
De Gaulle từ thơ ấu đến tuổi trẻ sống trong niềm hi vọng là sẽ trả được mối thù lớn, đó là lấy lại mảnh đất mà Bismarck chiếm đoạt. Và ông, cũng như bao người Pháp khác của thời ấy luôn ngoảnh mặt về con đường xanh xanh của vùng Vosges, tất cả đều không hiểu hay không muốn hiểu trong suốt năm 1945, là vùng đất Nam Bộ đã trở thành vùng Alsace - Lorraine đối với Việt Nam . Đi từ những nguyên tắc giống nhau, từ Hoàng tử Vĩnh San, Bảo Đại, đến ông Hồ Chí Minh, họ đều có chung một ý nhĩ về đất nước Việt Nam của họ. Tại sao họ có thể từ chối được việc giải phóng vùng đồng bằng sông Mekong và mũi Cà Mau, đối với họ là vùng sông Rhin, là Nhà thờ Straxbua, ở thời điểm mà mệnh trời đã thuận lợi đối với họ.
Chú thích:
(1) FNFL: Front National Francis de libération - Mặt trận dân tộc giải phóng Pháp.
(2) Tương đương với chức quan trong Bộ binh.
CHƯƠNG 16
18. Động lực của chiến tranh
Điều dại đột cuối cùng: Đồng bạc với giá 17 phrăng
Chính phủ do tướng de Gaulle điều khiển kết thúc năm 1945 bằng một biện pháp tài chính tồi tệ: đó là sự định giá lại đồng bạc Đông Dương.
Từ năm 1930, tỉ giả đồng tiền vàng ở Pháp không còn nữa. Tỉ giá hối đoái đồng bạc Đông Dương, liên quan đến đồng phrăng của Pháp, được quy định là 10 phrăng. Nhưng đến 25-12 xảy ra một vụ mất giá đồng phrăng. Lập tức, một nghị định của Bộ Tài chính đưa tỉ giá đồng bạc Đông Dương lên 17 phrăng. Ông Pierre Messmer viết: “Những lí do về tâm lí nhiều hơn là về kĩ thuật, quyết định của Bộ Tài chính không thuyết phục được tôi”. Hình như người ta áp dụng biện pháp trên với mục đích làm tăng những hoạt động thương mại giữa Pháp và Đông Dương. René Pleven và Georges Bidault, là những người sùng bài de Gaulle từ đầu, là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, không bao giờ giải thích được vấn đề này một cách rõ ràng. Trái lại, Pleven, khi lên làm thủ thướng (11-1951), ông cho xếp hàng lời đề nghị giải thích với Vicent Auriol, lúc ấy là tổng thống Pháp. Ông Messmer viết tiếp: “Không có một ai giải thích được cho việc định giá lại đồng bạc Đông Dương, mà sau đây là sự dẫn chứng tức thời: Trên thị trường tự do Hongkong, trị giá đồng bạc Đông Dương tụt thấp hơn 10 phrăng so với trước. “Nói một cách khác sẽ có một việc hấp dẫn là: Lấy đồng bạc Đông Dương mà sức mua thấp, (trị giá 6 đến 8 phrăng hàng hoá) đem qua Pháp đổi lấy 17 phrăng ở mẫu quốc. Cách tính toán này áp dụng cho cả với đồng đôla. Một đô la trị giá 350 phrăng ở Paris và 50 đồng ở Sài gòn. Nếu bán ở Sài gòn 1 đồng mua ở Paris, thì 50 đồng sau chuyển đổi sẽ thành 850 phrăng! Bài toán sẽ là: gửi tiền Đông Dương qua Pháp, đưa đôla và vàng về Đông Dương. Trong hoạt động này, sức tưởng tượng của mấy anh chàng nghèo cũng như bọn con phe thì vô cùng tận. Những món lãi như vậy giúp cho việc trả công cho một số trung gian trong ấy có Việt Minh. Công việc chỉ là một cách kiếm tiền với ít rủi ro nhất. Jacques Despuech diễn tả rất rõ những hoạt động này: Sự chuyển đổi đồng bạc Đông Dương trở nên rất giản đơn. Mọi người Đông Dương không phân biệt chủng tộc, với việc mua một vé trị giá 10 đồng, được phép chuyển một số tiền là 5.000 phrăng. Trước những cửa thu đổi tiền của bưu điện, những hàng người nối đuôi nhau vô tận, nói lên sự kém hiệu quả của một điều lệnh được ban hành. Tuy vậy cũng có những con người khờ dại hoặc lơ đễnh đến ngày về không có một xu dính túi… Có người tốt bụng nói: “Người ta không có quyền từ chối việc chuyển tiền, ông có thể có 1 triệu đồng. Nếu người ta cho phép ông, tôi sẽ cho ông 15%”. Anh điên này không làm sai. Dưới con mắt của luật pháp, anh này làm đúng vì lẽ M. Pignon - Cao uỷ năm 1948, tuyên bố sau một sự việc xảy ra với một nhân vật chính trị: “Theo luật pháp thì không có gì phạm tội trong việc chuyển tiền Đông Dương”. Không có một luật pháp nào lên án dưới bất cứ hình thức nào việc chuyển đổi đồng bạc Đông Dương sang tiền phrăng của chính quốc.
Phải đợi đến năm 1953, tỉ giả hối đoái tuột xuống một tỉ suất không hấp dẫn, lúc ấy việc buôn bán mới chấm dứt. Trong khi ấy, cách làm ăn trên đã làm giàu kho bạc của phía Việt Minh, họ lợi dụng để mua vũ khí. Kết quả của những sự đổi tiền nhỏ nhặt đã biến thành những viên đạn, những quả lựu đạn, nó giết chết những binh lính trong vài tháng sau.
Vòng quay của đồng bạc Đông Dương của bọn nhà giàu dựa trên những số tiền lớn, đòi hỏi nhiều khôn khéo. Đồng đôla không bao giờ vào Đông Dương. Tất cả chuyển đổi qua đường ngân hàng. Jacques Despuech tiếp tục nói: “Bọn nhà giàu không dại gì mà để cho người ta túm được chúng nó”. Một chuyên gia về tài chính đặt câu hỏi: Liệu việc đặt đồng bạc Đông Dương trị giá lên 17 phrăng là một việc làm cố ý để làm giàu cho một số tập đoàn. Chỉ cần đặt ở Paris một xí nghiệp để xuất nhập khẩu có chi nhánh ở Sài gòn. Từ nước Pháp gửi đến những háo đơn ghi sẵn để chứng minh cho một yêu cầu chuyển đổi. Tất nhiên, số lượng và giá cả hợp lí. Một khi sự chuyển đổi được Ngân hàng hối đoái Đông Dương chấp nhận, đồng bạc chuyển thành đồng phrăng. Việc hàng hoá đến Sài gòn không có gì là quan trọng; có khi chỉ là máy công cụ vứt đi. Đồng phrăng chuyển vào tài khoản đánh số ở Thuỵ Sĩ, chuyển thành đôla, chuyển tiếp qua một tài khoản ở Hongkong. Sau một vụ chuyển đổi thành đồng bạc Đông Dương, đồng bạc lại quay về Đông Dương. Việc quay vòng trên mất hai tháng và vòng quay lại tiếp tục.
Khi mà vàng hay đồng đôla, sự nguy hiểm lại càng lớn. Jacques Despuech kể: Đây là trường hợp của cô Bollaert, quen việc đi lại trên những chuyến đi Hongkong - Sài gòn. Một hòm, một viên hải quan trẻ yêu cầu cô mở xem vali. Sự gây tai tiếng bị dập tắt bởi ông bố cô là Cao uỷ. Và sau đấy chú hải quan trẻ bị điều đi nơi khác vì lí do sức khỏe. Trong một danh sách dài, xuất hiện cả tên của hai nghị sĩ Paul Giaccobi, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Adré Diethelm - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Đức vua Bảo Đại cũng không vắng mặt trong danh sách đó.
Bởi vậy, cái quyết định kém suy nghĩ này đã gây nên hai tổn thất: người dân Pháp đóng thuế, người lính Pháp ở Đông Dương. Jacques Despuech, với danh nghĩa là người trích dẫn, đã trích trong “Công báo kinh tế Đông Dương” của tuần 1 năm 1952, những con số sau:
Chính thức và công khai, sự gánh vác hằng năm của nước Pháp với Đông Dương (trong ấy có phần duy trì đội quân viễn chinh) tính theo con số tỉ phrăng (franc) là:
Năm
1945
1946
1947
1948
1949
1950
1951
Tỉ frans
3
27
53
89
130
201
308
Đây là một phần ba ngân quỹ quốc gia của nước Pháp. Dự kiến ngân sách có thể lên đến 535 tỉ cho năm 1952. Và cứ thế tăng cho những năm 1953, 1954, 1955. Tất cả dự kiến chi phí có thể lên đến 2.385 tỉ phrăng.
Năm 1935, người ta có cảm giác là Đông Dương có dầu mỏ, nhưng phó giáo sư Charles Robequain viết: “Rất nhiều thăm dò dầu khí cho đến nay chưa cho chúng ta những hứa hẹn về việc khai thác có ích”. Sự khôi phục lại nền thống trị của nước Pháp đi đến một con đường cong là làm không công.
Sau đây là những con số nói lên việc mua bán đồng bạc Đông Dương đã đưa đến cho việc tăng cường trang bị cho quân đội Việt Minh như thế nào:
Sự trang bị cho một trung đoàn của Sư đoàn 304
Trong năm 1948
Cuối năm 1951
Quân số: 1.800 người
Quân số: 3.600 người
180 súng tiểu liên
60 0 tiểu liên
700 súng trường
900 súng trường
10 trung liên
60 trung liên
2 đại liên
18 đại liên
2 súng cối
24 súng cối
1 cannon 25
9 bazoka
2 đại bác 75
9 súng không giật
19. Sự rút lui bỏ cuộc
Từ trưa ngày 20-1-1946: các anh hãy tự mà liệu lấy!
Ngày 19-1-1946, các thành viên của Chính phủ được báo tin là sẽ có một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ vào sáng chủ nhật, ngày 20-1. Vào lúc 12 giờ trưa, trong phòng trưng bày trang bị của Bộ Quốc phòng, đường Saint Dominique, không phải ở khách sạn Matignon.
Đúng 12 giờ, de Gaulle đến, trong bộ quân phục, ông bắt tay mọi người, vẫn để mọi người đứng yên, và theo ông, Tanguy Prigent, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, kể lại với Jean Lacouture, de Gaulle tuyên bố:
“Thưa các ngài, tôi xin mời các ngài đến để báo tin là tôi quyết định rút lui. Tôi coi như sứ mệnh của tôi đã hoàn thành. Nước Pháp đã được giải phóng và đã dự lễ chiến thắng cuối cùng. Nó đã đến bên bờ sông Rhin. Đế chế Pháp được giải phóng và được bảo vệ, chúng ta đã trở lại Đông Dương… Ba đảng đang tiếp tục đấu nhau… đối với tôi đây là một tai hoạ cho nước Pháp và tôi, tôi không muốn tham gia vào cuộc đấu tranh giữa các phe phái này…”.
Và lập tức, ông rời phòng họp. Tanguy Prigent kết thúc lời phát biểu và thái độ ra đi của ông bằng suy nghĩ như sau: “Lời phát biểu của tướng de Gaulle và thái độ ra đi của ông được coi như một cuộc rút lui, từ bỏ trách nhiệm, xét theo tình trạng nước Pháp trong lúc bấy giờ”.
Theo ông Oliver Guichard: “Đây là một cuộc ra đi rất tàn nhẫn, rất bất ngờ và kém chính trị nhất”. Người bạn trung thành Pierre Lefranc nói: Đây là một sai lầm. Có phải người ta thấy ở đây ngôi sao của ông bị lu mờ như hồi tháng 9-1940 trước Dakar, và cũng đã xảy ra tương tự ở Baden ngày 29-5-1968. Dù sao, Jean Lacouture tiếp tục phát biểu: “De Gaulle nhận thấy ba vấn đề chủ yếu (Đức, Nhật, Đông Dương) tai hoạ đề đến với ông. Những dự kiếm của ông về kiểm soát bờ trái sông Rhin đã vấp phải sự chống đối ngày càng tăng của phía Đồng minh người Anh. Ở vùng Cận Đông, London muốn đặt một cuộc rút lui của quân Nhật, để cho lá cờ của nước Anh được tung bay từ Cairo đến Bátđa. Mọi thứ bất hạnh đánh vào những quan điểm của de Gaulle mà ông cho là ông bị phản bội”.
Về ba vấn đề chủ yếu, dưới mắt de Gaulle, Đông Dương hồi tháng 1-1946 từ xa tỏ ra xuất sắc, nhưng có lẽ là nơi mà ông ít quan tâm đến nhất. Đối với đất nước xa xăm này, ông gần như hoàn toàn không có hiểu biết, ông tưởng đã làm cho nó cái điều cần thiết nhất, đó là bổ nhiệm vị Đô đốc d’Argenlieu. Ông Laurentie đã viết: “Tâm địa của de Gaulle không gắn bó với Đông Dương cũng như với những mảnh đất khác. Đông Dương không nằm trong lòng ông”. Theo ông Messmer: đúng vậy ông không có những cảm xúc về thuộc địa, mà quỷ nào đã xúi giục ông bám lấy những ý kiến cổ hủ và không chấp nhận bất cứ một biến chuyển nào sau những đảo lộn của thế giới do chiến tranh gây ra. Phải chăng đây là một lối hành động của những con người quen chỉ huy từ xa. Dù sao, những thương lượng với Việt Minh, “bàn đến cả Đông Dương”. Nhưng từ đó, không có một cuộc họp nào được tiến hành, không có một chỉ thị nào của Chủ tịch Chính phủ gửi cho Cao uỷ.
Cuội tháng 12, nhũng cuộc thương lượng ở Hà Nội kéo dài. Đô đốc thảo một báo cáo dài gửi cho tướng de Gaulle, khẩn khoản xin những ý kiếm chỉ đạo về việc đám phán luôn bị húc vào những quan điểm về độc lập và thống nhất của ba kỳ. Ông đề nghị hai công tác: hoặc độc lập trong Liên hiệp Pháp, hoặc độc lập trong liên bang Đông Dương và xin phép cho nói đến chữ “độc lập”. Ngày 7-1, Paul Mus, người mang báo cáo về, xin gặp de Gaulle. De Gaulle cầm bản báo cáo đọc, đặt nó lên bàn rồi nói một cách giản đơn: “Chúng ta trở lại đông Dương vì chúng ta là kẻ mạnh hơn”.
Một câu nói mơ hồ, nói với một đối tượng như Paul Mus(1), chứng tỏ sự kém hiểu biết về tình hình của con người mà nước Pháp đang đặt tất cả niềm hy vọng.
Ngày 15-1, một sứ giả khác, tướng Valluy, chỉ huy sư 9e DIC rời Sài gòn về Paris, vào lúc de Gaulle cũng rời ghế trách nhiệm. Ông mang theo một thông điệp của Cao uỷ nói về một số điều kiện để nước Pháp trở lại Bắc Kỳ… Hồ Chí Minh cần tranh thủ thời gian để tổ chức một lực lượng có đủ sức đánh nhau với quân Pháp, đó là điều cần thiết với ông…
Đối với một cựu chiến binh nước Pháp tự do, đó là một cú sốc mạnh. Để làm an ủi lòng mọi người, Leclerc phải gửi một thông điệp qua đài vô tuyến đến mọi đơn vị. Nhiệm vụ vẫn còn đấy, nhưng đối với những con người lâu nay đặt sự tin tưởng vào tổ quốc qua con người thần thoại, đó là ngày 18-6, thì lòng tin đã bị sa sút. Cộng thêm vào nỗi đau buồn là những cựu chiến binh của Tchad năm xưa lịa mất thêm hai chiến hữu đó là trung uý Vigneux và Gozzi. Đạt được kết quả trên, ta phải trả giá bằng 600 sinh mạng và 1.000 ngươi bị thương, Leclerc đã kết luận bằng câu: ‘Nhờ ở sự nỗ lự, sự hi sinh của các bạn, nhờ ở những hoạt động ấy, các bạn đã phục vụ tốt cho sứ mệnh đới với xứ Đông Dương này”.
Ngày 24-1, đô đốc Cao uỷ d’Argenlieu nhận được một bức điện riêng của tướng de Gaulle:
“Cái quyết định có tính chất thời sự mà tôi vừa mới làm bằng cách rời bỏ mọi chức vụ của tôi, chỉ có ý nghĩa càng làm tăng thêm trách nhiệm của ngài. Tôi đề nghị ngài vẫn triệt để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tôi cũng đề nghị như vậy với tướng Leclerc. Xin hai ông nhận ở đây tình bạn thân thiết của tôi”.
Đối với d’Argenlieu, việc phục hồi chủ quyền nước Pháp trên mảnh đất Đông Dương chưa bao giờ là một nhiệm vụ cấp bách như bây giờ. Trong tháng 10, 11 vừa qua, khi d’Argenlieu ít nhiều có một số ý kiến thoáng, thì Leclerc chủ trương mở một số cuộc hành quân hòng đem lại thế mạnh cho đàm phán. Nhưng trái lại, những khó khăn gặp phải ở miền Nam, cộng với những tin không vui của miền Bắc đã đưa dần vị chỉ huy bộ binh vào xu hướng thương lượng.
Vị đô đốc càng thêm bối rối khi ông tổng thống mới - Félix Gouin - quyết định Georges Bidault làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Marus Moutett làm Bộ trưởng Bộ Hải ngoại, ông này chắc chắn không bao giờ có thể có quan hệ tốt với vị Cao uỷ d’Argenlieu.
Maja Drestrem đã kể chi tiết về một số sự kiện đã xảy ra trong những ngày cuối tháng 1-1946.
Leclerc đã chọn một đường lối ngoại giao làm cho quân Tàu Tưởng phải rút khỏi vùng Bắc Bộ, đó là một điều tốt đẹp. Salan và Crépin ở Trùng Khánh, Sainteny ở Hà Nội, thừa cơ tiến lên. Từ 8-2, người ta đã biết cuộc rút lui của quân Tàu Tưởng sẽ tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 3. Tướng Salan, Crépin ở Trùng Khánh trở về Hà Nội. Ông ngạc nhiên trước thái độ của ông Hồ Chí Minh: Dù cho cả thế giới có chống lại chúng tôi, chúng tôi cũng quyết không trở lại đời nô lệ. Nước Pháp là một nước tự do. Mong rằng nước Pháp mới sẽ để lại cho chúng tôi sự tự do. Chúng ta đã làm cho quân Tàu Tưởng cắn câu, nhưng đối với Hồ Chí Minh, với Võ Nguyên Giáp, điều ấy không phải là dễ. Bị cảm xúc mạnh mẽ trước thái độ cứng rắn của đối phương, Salan quyết định vào Sài gòn để gặp và báo cáo tình hình cho d’Argenlieu và Leclerc.
Ông Đô đốc Hải quân biểu lộ thái độ đứng về phía dùng bạo lực.
Ông giật nảy người khi Salan gợi ý dùng không khéo từ “độc lập” trong một số công báo, mặc dù không loại trừ việc tổ chức đổ bộ. Leclerc tán đồng với Salan.
Ngày 13-2, đô đốc bay về Paris để bàn luận với chính phủ mới, ông bàn giao công việc cho người thay thế là Leclerc. Ngay sau
ngày hôm ấy, Leclerc gửi cho Chính phủ Pháp một bức điện dài…
Bức điện gửi đến Paris trước khi Đô đốc về đến thủ đô, chứng tỏ sự quan hệ trao đổi đưa hai vị đứng đầu Đông Dương gần như không có hay có khi còn là đối địch. Tất nhiên, vị Đô đốc là một con người quá đáng. Sự ngờ vực của ông đối với Leclerc lại càng làm cho tình trạng ấy tăng gấp bội. Về phía Leclerc, ông cho tình trạng tự nhiên của ông phát triển như hồi ở Douala hay ở Koufra. Sự khác nhau về đánh giá tình hình của hai người bắt nguồn từ: một bên là một con người làm việc trong điều kiện đầy đủ tiện nghi của một dinh toàn quyền, lại thường xuyên lên hệ với những người dân sự; còn trái lại ông kia thì luôn ở mặt trận, đâu sóng ngọn gió, trên đồng ruộng, trong rừng rậm, hay trên đường cái. Quan điểm của hai ông không thể dung hoà được.
De Gaulle, tạm thời rút về dinh “De Marly”. Ông tiếp d’Argenlieu ngày hôm sau khi ông này về đến Paris, trước cuộc họp Hội đồng liên bộ. Sau khi liếc qua mọi tình hình, ông tuyên bố: Tôi lấy làm bằng lòng về cách cư xử của ngài trong vấn đề Đông Dương. Tôi đánh giá được tính phức tạp của nó trên nhiều mặt. Tôi mong ngài tiếp tục nhiệm vụ mà tháng 8 năm ngoái tôi đã giao cho ngài. Tôi muốn rặng sự ngự trị của nước Pháp ở miền Bắc phải được ổn định một chác chắc chắn trước khi có bất cứ sự tiếp xúc nào với Chính phủ Hà Nội.
Rõ ràng là sự kém hiểu biết về Đông Dương của tướng de Gaulle đã trở thành một thảm hoạ.
Chú thích:
(1) Năm 1939 các bức tường đều đầy biểu ngữ với những lời tuyên bố: “Chúng ta đã chiến thắng vì chúng ta là kẻ mạnh hơn! Hãy kí vào phiếu cho công việc vũ trang”. Trên phông tấm bản đồ thế giới, đâu là Đức hãy bôi đen.
Điều dại đột cuối cùng: Đồng bạc với giá 17 phrăng
Chính phủ do tướng de Gaulle điều khiển kết thúc năm 1945 bằng một biện pháp tài chính tồi tệ: đó là sự định giá lại đồng bạc Đông Dương.
Từ năm 1930, tỉ giả đồng tiền vàng ở Pháp không còn nữa. Tỉ giá hối đoái đồng bạc Đông Dương, liên quan đến đồng phrăng của Pháp, được quy định là 10 phrăng. Nhưng đến 25-12 xảy ra một vụ mất giá đồng phrăng. Lập tức, một nghị định của Bộ Tài chính đưa tỉ giá đồng bạc Đông Dương lên 17 phrăng. Ông Pierre Messmer viết: “Những lí do về tâm lí nhiều hơn là về kĩ thuật, quyết định của Bộ Tài chính không thuyết phục được tôi”. Hình như người ta áp dụng biện pháp trên với mục đích làm tăng những hoạt động thương mại giữa Pháp và Đông Dương. René Pleven và Georges Bidault, là những người sùng bài de Gaulle từ đầu, là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, không bao giờ giải thích được vấn đề này một cách rõ ràng. Trái lại, Pleven, khi lên làm thủ thướng (11-1951), ông cho xếp hàng lời đề nghị giải thích với Vicent Auriol, lúc ấy là tổng thống Pháp. Ông Messmer viết tiếp: “Không có một ai giải thích được cho việc định giá lại đồng bạc Đông Dương, mà sau đây là sự dẫn chứng tức thời: Trên thị trường tự do Hongkong, trị giá đồng bạc Đông Dương tụt thấp hơn 10 phrăng so với trước. “Nói một cách khác sẽ có một việc hấp dẫn là: Lấy đồng bạc Đông Dương mà sức mua thấp, (trị giá 6 đến 8 phrăng hàng hoá) đem qua Pháp đổi lấy 17 phrăng ở mẫu quốc. Cách tính toán này áp dụng cho cả với đồng đôla. Một đô la trị giá 350 phrăng ở Paris và 50 đồng ở Sài gòn. Nếu bán ở Sài gòn 1 đồng mua ở Paris, thì 50 đồng sau chuyển đổi sẽ thành 850 phrăng! Bài toán sẽ là: gửi tiền Đông Dương qua Pháp, đưa đôla và vàng về Đông Dương. Trong hoạt động này, sức tưởng tượng của mấy anh chàng nghèo cũng như bọn con phe thì vô cùng tận. Những món lãi như vậy giúp cho việc trả công cho một số trung gian trong ấy có Việt Minh. Công việc chỉ là một cách kiếm tiền với ít rủi ro nhất. Jacques Despuech diễn tả rất rõ những hoạt động này: Sự chuyển đổi đồng bạc Đông Dương trở nên rất giản đơn. Mọi người Đông Dương không phân biệt chủng tộc, với việc mua một vé trị giá 10 đồng, được phép chuyển một số tiền là 5.000 phrăng. Trước những cửa thu đổi tiền của bưu điện, những hàng người nối đuôi nhau vô tận, nói lên sự kém hiệu quả của một điều lệnh được ban hành. Tuy vậy cũng có những con người khờ dại hoặc lơ đễnh đến ngày về không có một xu dính túi… Có người tốt bụng nói: “Người ta không có quyền từ chối việc chuyển tiền, ông có thể có 1 triệu đồng. Nếu người ta cho phép ông, tôi sẽ cho ông 15%”. Anh điên này không làm sai. Dưới con mắt của luật pháp, anh này làm đúng vì lẽ M. Pignon - Cao uỷ năm 1948, tuyên bố sau một sự việc xảy ra với một nhân vật chính trị: “Theo luật pháp thì không có gì phạm tội trong việc chuyển tiền Đông Dương”. Không có một luật pháp nào lên án dưới bất cứ hình thức nào việc chuyển đổi đồng bạc Đông Dương sang tiền phrăng của chính quốc.
Phải đợi đến năm 1953, tỉ giả hối đoái tuột xuống một tỉ suất không hấp dẫn, lúc ấy việc buôn bán mới chấm dứt. Trong khi ấy, cách làm ăn trên đã làm giàu kho bạc của phía Việt Minh, họ lợi dụng để mua vũ khí. Kết quả của những sự đổi tiền nhỏ nhặt đã biến thành những viên đạn, những quả lựu đạn, nó giết chết những binh lính trong vài tháng sau.
Vòng quay của đồng bạc Đông Dương của bọn nhà giàu dựa trên những số tiền lớn, đòi hỏi nhiều khôn khéo. Đồng đôla không bao giờ vào Đông Dương. Tất cả chuyển đổi qua đường ngân hàng. Jacques Despuech tiếp tục nói: “Bọn nhà giàu không dại gì mà để cho người ta túm được chúng nó”. Một chuyên gia về tài chính đặt câu hỏi: Liệu việc đặt đồng bạc Đông Dương trị giá lên 17 phrăng là một việc làm cố ý để làm giàu cho một số tập đoàn. Chỉ cần đặt ở Paris một xí nghiệp để xuất nhập khẩu có chi nhánh ở Sài gòn. Từ nước Pháp gửi đến những háo đơn ghi sẵn để chứng minh cho một yêu cầu chuyển đổi. Tất nhiên, số lượng và giá cả hợp lí. Một khi sự chuyển đổi được Ngân hàng hối đoái Đông Dương chấp nhận, đồng bạc chuyển thành đồng phrăng. Việc hàng hoá đến Sài gòn không có gì là quan trọng; có khi chỉ là máy công cụ vứt đi. Đồng phrăng chuyển vào tài khoản đánh số ở Thuỵ Sĩ, chuyển thành đôla, chuyển tiếp qua một tài khoản ở Hongkong. Sau một vụ chuyển đổi thành đồng bạc Đông Dương, đồng bạc lại quay về Đông Dương. Việc quay vòng trên mất hai tháng và vòng quay lại tiếp tục.
Khi mà vàng hay đồng đôla, sự nguy hiểm lại càng lớn. Jacques Despuech kể: Đây là trường hợp của cô Bollaert, quen việc đi lại trên những chuyến đi Hongkong - Sài gòn. Một hòm, một viên hải quan trẻ yêu cầu cô mở xem vali. Sự gây tai tiếng bị dập tắt bởi ông bố cô là Cao uỷ. Và sau đấy chú hải quan trẻ bị điều đi nơi khác vì lí do sức khỏe. Trong một danh sách dài, xuất hiện cả tên của hai nghị sĩ Paul Giaccobi, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Adré Diethelm - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Đức vua Bảo Đại cũng không vắng mặt trong danh sách đó.
Bởi vậy, cái quyết định kém suy nghĩ này đã gây nên hai tổn thất: người dân Pháp đóng thuế, người lính Pháp ở Đông Dương. Jacques Despuech, với danh nghĩa là người trích dẫn, đã trích trong “Công báo kinh tế Đông Dương” của tuần 1 năm 1952, những con số sau:
Chính thức và công khai, sự gánh vác hằng năm của nước Pháp với Đông Dương (trong ấy có phần duy trì đội quân viễn chinh) tính theo con số tỉ phrăng (franc) là:
Năm
1945
1946
1947
1948
1949
1950
1951
Tỉ frans
3
27
53
89
130
201
308
Đây là một phần ba ngân quỹ quốc gia của nước Pháp. Dự kiến ngân sách có thể lên đến 535 tỉ cho năm 1952. Và cứ thế tăng cho những năm 1953, 1954, 1955. Tất cả dự kiến chi phí có thể lên đến 2.385 tỉ phrăng.
Năm 1935, người ta có cảm giác là Đông Dương có dầu mỏ, nhưng phó giáo sư Charles Robequain viết: “Rất nhiều thăm dò dầu khí cho đến nay chưa cho chúng ta những hứa hẹn về việc khai thác có ích”. Sự khôi phục lại nền thống trị của nước Pháp đi đến một con đường cong là làm không công.
Sau đây là những con số nói lên việc mua bán đồng bạc Đông Dương đã đưa đến cho việc tăng cường trang bị cho quân đội Việt Minh như thế nào:
Sự trang bị cho một trung đoàn của Sư đoàn 304
Trong năm 1948
Cuối năm 1951
Quân số: 1.800 người
Quân số: 3.600 người
180 súng tiểu liên
60 0 tiểu liên
700 súng trường
900 súng trường
10 trung liên
60 trung liên
2 đại liên
18 đại liên
2 súng cối
24 súng cối
1 cannon 25
9 bazoka
2 đại bác 75
9 súng không giật
19. Sự rút lui bỏ cuộc
Từ trưa ngày 20-1-1946: các anh hãy tự mà liệu lấy!
Ngày 19-1-1946, các thành viên của Chính phủ được báo tin là sẽ có một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ vào sáng chủ nhật, ngày 20-1. Vào lúc 12 giờ trưa, trong phòng trưng bày trang bị của Bộ Quốc phòng, đường Saint Dominique, không phải ở khách sạn Matignon.
Đúng 12 giờ, de Gaulle đến, trong bộ quân phục, ông bắt tay mọi người, vẫn để mọi người đứng yên, và theo ông, Tanguy Prigent, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, kể lại với Jean Lacouture, de Gaulle tuyên bố:
“Thưa các ngài, tôi xin mời các ngài đến để báo tin là tôi quyết định rút lui. Tôi coi như sứ mệnh của tôi đã hoàn thành. Nước Pháp đã được giải phóng và đã dự lễ chiến thắng cuối cùng. Nó đã đến bên bờ sông Rhin. Đế chế Pháp được giải phóng và được bảo vệ, chúng ta đã trở lại Đông Dương… Ba đảng đang tiếp tục đấu nhau… đối với tôi đây là một tai hoạ cho nước Pháp và tôi, tôi không muốn tham gia vào cuộc đấu tranh giữa các phe phái này…”.
Và lập tức, ông rời phòng họp. Tanguy Prigent kết thúc lời phát biểu và thái độ ra đi của ông bằng suy nghĩ như sau: “Lời phát biểu của tướng de Gaulle và thái độ ra đi của ông được coi như một cuộc rút lui, từ bỏ trách nhiệm, xét theo tình trạng nước Pháp trong lúc bấy giờ”.
Theo ông Oliver Guichard: “Đây là một cuộc ra đi rất tàn nhẫn, rất bất ngờ và kém chính trị nhất”. Người bạn trung thành Pierre Lefranc nói: Đây là một sai lầm. Có phải người ta thấy ở đây ngôi sao của ông bị lu mờ như hồi tháng 9-1940 trước Dakar, và cũng đã xảy ra tương tự ở Baden ngày 29-5-1968. Dù sao, Jean Lacouture tiếp tục phát biểu: “De Gaulle nhận thấy ba vấn đề chủ yếu (Đức, Nhật, Đông Dương) tai hoạ đề đến với ông. Những dự kiếm của ông về kiểm soát bờ trái sông Rhin đã vấp phải sự chống đối ngày càng tăng của phía Đồng minh người Anh. Ở vùng Cận Đông, London muốn đặt một cuộc rút lui của quân Nhật, để cho lá cờ của nước Anh được tung bay từ Cairo đến Bátđa. Mọi thứ bất hạnh đánh vào những quan điểm của de Gaulle mà ông cho là ông bị phản bội”.
Về ba vấn đề chủ yếu, dưới mắt de Gaulle, Đông Dương hồi tháng 1-1946 từ xa tỏ ra xuất sắc, nhưng có lẽ là nơi mà ông ít quan tâm đến nhất. Đối với đất nước xa xăm này, ông gần như hoàn toàn không có hiểu biết, ông tưởng đã làm cho nó cái điều cần thiết nhất, đó là bổ nhiệm vị Đô đốc d’Argenlieu. Ông Laurentie đã viết: “Tâm địa của de Gaulle không gắn bó với Đông Dương cũng như với những mảnh đất khác. Đông Dương không nằm trong lòng ông”. Theo ông Messmer: đúng vậy ông không có những cảm xúc về thuộc địa, mà quỷ nào đã xúi giục ông bám lấy những ý kiến cổ hủ và không chấp nhận bất cứ một biến chuyển nào sau những đảo lộn của thế giới do chiến tranh gây ra. Phải chăng đây là một lối hành động của những con người quen chỉ huy từ xa. Dù sao, những thương lượng với Việt Minh, “bàn đến cả Đông Dương”. Nhưng từ đó, không có một cuộc họp nào được tiến hành, không có một chỉ thị nào của Chủ tịch Chính phủ gửi cho Cao uỷ.
Cuội tháng 12, nhũng cuộc thương lượng ở Hà Nội kéo dài. Đô đốc thảo một báo cáo dài gửi cho tướng de Gaulle, khẩn khoản xin những ý kiếm chỉ đạo về việc đám phán luôn bị húc vào những quan điểm về độc lập và thống nhất của ba kỳ. Ông đề nghị hai công tác: hoặc độc lập trong Liên hiệp Pháp, hoặc độc lập trong liên bang Đông Dương và xin phép cho nói đến chữ “độc lập”. Ngày 7-1, Paul Mus, người mang báo cáo về, xin gặp de Gaulle. De Gaulle cầm bản báo cáo đọc, đặt nó lên bàn rồi nói một cách giản đơn: “Chúng ta trở lại đông Dương vì chúng ta là kẻ mạnh hơn”.
Một câu nói mơ hồ, nói với một đối tượng như Paul Mus(1), chứng tỏ sự kém hiểu biết về tình hình của con người mà nước Pháp đang đặt tất cả niềm hy vọng.
Ngày 15-1, một sứ giả khác, tướng Valluy, chỉ huy sư 9e DIC rời Sài gòn về Paris, vào lúc de Gaulle cũng rời ghế trách nhiệm. Ông mang theo một thông điệp của Cao uỷ nói về một số điều kiện để nước Pháp trở lại Bắc Kỳ… Hồ Chí Minh cần tranh thủ thời gian để tổ chức một lực lượng có đủ sức đánh nhau với quân Pháp, đó là điều cần thiết với ông…
Đối với một cựu chiến binh nước Pháp tự do, đó là một cú sốc mạnh. Để làm an ủi lòng mọi người, Leclerc phải gửi một thông điệp qua đài vô tuyến đến mọi đơn vị. Nhiệm vụ vẫn còn đấy, nhưng đối với những con người lâu nay đặt sự tin tưởng vào tổ quốc qua con người thần thoại, đó là ngày 18-6, thì lòng tin đã bị sa sút. Cộng thêm vào nỗi đau buồn là những cựu chiến binh của Tchad năm xưa lịa mất thêm hai chiến hữu đó là trung uý Vigneux và Gozzi. Đạt được kết quả trên, ta phải trả giá bằng 600 sinh mạng và 1.000 ngươi bị thương, Leclerc đã kết luận bằng câu: ‘Nhờ ở sự nỗ lự, sự hi sinh của các bạn, nhờ ở những hoạt động ấy, các bạn đã phục vụ tốt cho sứ mệnh đới với xứ Đông Dương này”.
Ngày 24-1, đô đốc Cao uỷ d’Argenlieu nhận được một bức điện riêng của tướng de Gaulle:
“Cái quyết định có tính chất thời sự mà tôi vừa mới làm bằng cách rời bỏ mọi chức vụ của tôi, chỉ có ý nghĩa càng làm tăng thêm trách nhiệm của ngài. Tôi đề nghị ngài vẫn triệt để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tôi cũng đề nghị như vậy với tướng Leclerc. Xin hai ông nhận ở đây tình bạn thân thiết của tôi”.
Đối với d’Argenlieu, việc phục hồi chủ quyền nước Pháp trên mảnh đất Đông Dương chưa bao giờ là một nhiệm vụ cấp bách như bây giờ. Trong tháng 10, 11 vừa qua, khi d’Argenlieu ít nhiều có một số ý kiến thoáng, thì Leclerc chủ trương mở một số cuộc hành quân hòng đem lại thế mạnh cho đàm phán. Nhưng trái lại, những khó khăn gặp phải ở miền Nam, cộng với những tin không vui của miền Bắc đã đưa dần vị chỉ huy bộ binh vào xu hướng thương lượng.
Vị đô đốc càng thêm bối rối khi ông tổng thống mới - Félix Gouin - quyết định Georges Bidault làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Marus Moutett làm Bộ trưởng Bộ Hải ngoại, ông này chắc chắn không bao giờ có thể có quan hệ tốt với vị Cao uỷ d’Argenlieu.
Maja Drestrem đã kể chi tiết về một số sự kiện đã xảy ra trong những ngày cuối tháng 1-1946.
Leclerc đã chọn một đường lối ngoại giao làm cho quân Tàu Tưởng phải rút khỏi vùng Bắc Bộ, đó là một điều tốt đẹp. Salan và Crépin ở Trùng Khánh, Sainteny ở Hà Nội, thừa cơ tiến lên. Từ 8-2, người ta đã biết cuộc rút lui của quân Tàu Tưởng sẽ tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 3. Tướng Salan, Crépin ở Trùng Khánh trở về Hà Nội. Ông ngạc nhiên trước thái độ của ông Hồ Chí Minh: Dù cho cả thế giới có chống lại chúng tôi, chúng tôi cũng quyết không trở lại đời nô lệ. Nước Pháp là một nước tự do. Mong rằng nước Pháp mới sẽ để lại cho chúng tôi sự tự do. Chúng ta đã làm cho quân Tàu Tưởng cắn câu, nhưng đối với Hồ Chí Minh, với Võ Nguyên Giáp, điều ấy không phải là dễ. Bị cảm xúc mạnh mẽ trước thái độ cứng rắn của đối phương, Salan quyết định vào Sài gòn để gặp và báo cáo tình hình cho d’Argenlieu và Leclerc.
Ông Đô đốc Hải quân biểu lộ thái độ đứng về phía dùng bạo lực.
Ông giật nảy người khi Salan gợi ý dùng không khéo từ “độc lập” trong một số công báo, mặc dù không loại trừ việc tổ chức đổ bộ. Leclerc tán đồng với Salan.
Ngày 13-2, đô đốc bay về Paris để bàn luận với chính phủ mới, ông bàn giao công việc cho người thay thế là Leclerc. Ngay sau
ngày hôm ấy, Leclerc gửi cho Chính phủ Pháp một bức điện dài…
Bức điện gửi đến Paris trước khi Đô đốc về đến thủ đô, chứng tỏ sự quan hệ trao đổi đưa hai vị đứng đầu Đông Dương gần như không có hay có khi còn là đối địch. Tất nhiên, vị Đô đốc là một con người quá đáng. Sự ngờ vực của ông đối với Leclerc lại càng làm cho tình trạng ấy tăng gấp bội. Về phía Leclerc, ông cho tình trạng tự nhiên của ông phát triển như hồi ở Douala hay ở Koufra. Sự khác nhau về đánh giá tình hình của hai người bắt nguồn từ: một bên là một con người làm việc trong điều kiện đầy đủ tiện nghi của một dinh toàn quyền, lại thường xuyên lên hệ với những người dân sự; còn trái lại ông kia thì luôn ở mặt trận, đâu sóng ngọn gió, trên đồng ruộng, trong rừng rậm, hay trên đường cái. Quan điểm của hai ông không thể dung hoà được.
De Gaulle, tạm thời rút về dinh “De Marly”. Ông tiếp d’Argenlieu ngày hôm sau khi ông này về đến Paris, trước cuộc họp Hội đồng liên bộ. Sau khi liếc qua mọi tình hình, ông tuyên bố: Tôi lấy làm bằng lòng về cách cư xử của ngài trong vấn đề Đông Dương. Tôi đánh giá được tính phức tạp của nó trên nhiều mặt. Tôi mong ngài tiếp tục nhiệm vụ mà tháng 8 năm ngoái tôi đã giao cho ngài. Tôi muốn rặng sự ngự trị của nước Pháp ở miền Bắc phải được ổn định một chác chắc chắn trước khi có bất cứ sự tiếp xúc nào với Chính phủ Hà Nội.
Rõ ràng là sự kém hiểu biết về Đông Dương của tướng de Gaulle đã trở thành một thảm hoạ.
Chú thích:
(1) Năm 1939 các bức tường đều đầy biểu ngữ với những lời tuyên bố: “Chúng ta đã chiến thắng vì chúng ta là kẻ mạnh hơn! Hãy kí vào phiếu cho công việc vũ trang”. Trên phông tấm bản đồ thế giới, đâu là Đức hãy bôi đen.
CHƯƠNG 17
20. Cuối cùng là Hà nội
Leclerc không phí công
D’Argenlieu có mặt ở Paris, Leclerc một mình ở lại Đông Dương. Ổng gửi liên tiếp điện này đến điện khác, ông giục Sainteny và Salan nhanh chóng kết thúc việc đàm phán vì có một lí do cấp bách. Đó là luật của “thuỷ triều”! Dòng nước triều chỉ cho phép các tàu chiến ngược dòng sông vào cảnh Hải Phòng, những ngày 4, 5 và 6-3. Nếu chậm sẽ phải đợi mất nhiều tuần lễ mới lên được. Ngày 20-2-1946, Hội đồng liên bộ họp về Đông Dương, sau khi nghe trình bày của Đô đốc d’Argenlieu, cho phép hạm đội Hải quân lên đường đi hải Phòng. Tất cả tàu bè đều bị trưng dụng, trong đó chiếc Ville de Strasbourg đang chuẩn bị đi Pháp, phải ngừng lại và ngày 1-3 quân đội đã có thể xuống tàu.
Ngày 27-2, d’Argenlieu từ Paris về Sài gòn, ông theo dõi cuộc đàm phán qua báo cáo giữa hai cuộc họp. Đàm phán diễn ra quyết liệt… Sớm ngày 6-3, đoàn tàu từ từ đi vào cảng Hải Phòng. Từ bờ, những tràng liên thanh bắn ra, tiếp theo là một loạt đại bác của quân Tàu Tưởng bắn đến. Tôn trọng những điều đã cam kết, đoàn tàu không kháng cự lại, tiếp tục cuộc hành trình hướng về cảng. Nhưng sau chừng 40 phút, Leclerc ra lệnh nổ súng. Những loạt đạn đầu bắn ra làm câm hẳn hoả lực quân Tàu Tưởng. Về phía Pháp, 34 người thiệt mạng. Vài giờ sau ông Hồ và Sainteny, Salan kí kết một thoả hiệp. Ngày hôm sau, tướng Leclerc gặp tướng Giáp và nắm tay chào theo kiểu cộng sản. Một hàng rào danh dự đón ông Giáp ở trên cầu thang. Ông Giáp khen ngợi Leclerc đã giải phóng thủ đô Paris; bày tỏ quan điểm muốn hợp tác với nước Pháp trong một khuôn khổ mới và nhấn mạnh nước Việt Nam chỉ mong muốn được áp dụng luật các dân tộc có quyền tự giải quyết công việc của mình theo tinh thần của Cách mạng Pháp.
Người Việt Nam được công nhận: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước tự do, có chính phủ, có quốc hội, có quân đội, có nền tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Sự thống nhất đất nước sẽ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ở ba kỳ và quân đội Pháp sẽ rút lui sau 5 năm. Trước đây 6 tháng, nước Pháp ở tình trạng khó khăn. 15 ngàn lính Pháp cộng với 10 ngàn lính Việt Nam làm thành một lực lượng thay thế, và trên cơ sở này chúng ta có thể ngồi bàn về sự duy trì quyền lợi về văn hoá, kinh tế của chugns ta. Một tuần lễ sau đấy, quân đội Pháp và Bộ Tham mưu quân đội Tàu Tưởng kí một thoả hiệp cho phép Leclerc được rời cảng Hải Phòng lên Hà Nội, cùng đi có một đơn vị cơ giới gồm 1.200 người của Sư 9e DIC và trung đoàn Massu. Những điều kí kết với phía Việt Minh cũng đã giải quyết được những vấn đề cơ bản. Tránh được sự cắt quan hệ và sự rút lui của Chính phủ Việt Nam vào chiến khu. Ông Hồ Chí Minh nhấn mạnh là quân đội Pháp sẽ được đón tiếp với tình hữu nghị.
Nhưng với tướng Leclerc, sự vui mừng về sự thành công của cuộc thập tự chinh vừa mới đạt được, bị ám ảnh bởi nỗi lo âu là ông Đô đốc gây ra ở Sài gòn “vụ thành lập Chính phủ tự trị Nam Kỳ”, một sáng kiến có thể đi đến tai hoạ là tạo nên sự rút lui của Chính phủ Việt Nam và mở màn cho một giai đoạn thù địch. Ngày hôm sau, ông đã báo động cho d’Argenlieu biết về sự việc trên.
Maja Drestrem kể về việc quân Pháp vào Hà Nội:
Ngày 18-3, cuối cùng đoàn quân lên đường… và cái cầu Doumer (cầu Long Biên) xuất hiện trước mắt họ… Lập tức khi những người lính Pháp đầu tiên xuất hiện, một số người dân Hà Nội bộc lộ sự vui mừng như một sự bùng nổ. Những ai đã chứng kiến ngày giải phóng Paris, cũng thấy ở đây những giờ phút tương tự. Đoàn xe chậm chạp tiến vào Sở Cảnh sát của nước Cộng hoà Pháp. Leclerc xuất hiện, cùng với Salan, với Cao uỷ Sainteny, ở bao lơn. Một cách giản dị, ông thốt lên: “Hà Nội, đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng…” và quay lại phía Salan ông nói tiếp: “Tôi vừa mới hoàn thiện lời cầu nguyện của thánh Koufra”.
“… Một lát sau, Leclerc đến Phủ Chủ tịch để gặp Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một hàng danh dự Việt Minh, bồng súng chào. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông một cách lịch sự. Từ chiếc ghế trong phòng, ông đứng dậy gặp tướng Leclerc, ông bắt tay lâu, và mời ngồi cạnh ông. Hai con người, gầy gần ngang nhau, ngồi lọt thỏm vào chiếc ghế bành tô được bọc một lớp nệm xám. Ông Hồ tỏ ra ưu ái nhưng cương nghị. Sau khi tỏ ý muốn có sự cộng tác giữa đôi bên, ông lưu ý là trong trường hợp nước Pháp thiếu thiện chí, ông sẽ sẵn sàng thực hiện chính sách vườn không nhà trống và chịu hi sinh 1-2 triệu người. Những diễn biến sau này chứng minh những lời trên không phải là những lời trống rỗng. Trong khi chờ đợi, hai ông vừa cười, gọi mấy chai sâm banh. Hai ông đều không phải là người nát rượu. Ông Hồ ngồi bên cạnh ông Leclerc, nhấm nháp, môi dính vào miệng cốc như cho có lệ. Buổi tiếp diễn ra trong vòng 45 phút”.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Hồ Chí Minh và Leclerc đạt kết quả tốt đẹp. Leclerc hứa hẹn chơi đẹp: và thống nhất lấy Paris làm điểm họp cho hội nghị sau này. Quả nhiên, ông Messmer, sau thời gian bị giam giữ, và với kinh nghiệm bản thân, đã nói lại rằng với người Á Đông việc nói hai lời không bao giờ không bị trừng phạt, và ông tiên đoán trước việc chiếm lại xứ Bắc Kỳ là không thực hiện được. Messmer kể tiếp như sau:
Với một cử chỉ như thách thức và dũng cảm, Leclerc đề nghị cho một đơn vị lính Việt Nam canh giữ bản doanh của ông. Ở đây ông biểu lộ lòng tin của ông vào sự ngay thẳng của dân tộc Việt Nam, lòng tin vào các cấp lãnh đạo Hà Nội.
Theo thứ tự các lễ nghi, sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh vào ngày 22-3. Leclerc đặt thành mọt sự quan tâm với mục đích biểu dương lực lượng quân đội Pháp. Ông chấp nhận sự có mặt của quân đội Việt Nam còn mới mẻ. Trong ngày mang tính đầy nhà binh này, ông mời tướng Giáp đứng cạnh ông.
Lễ nghi bắt đầu bằng việc gắn Huân chương Chiến công voà quân kì của Trung đoàn 9eRIC. Tướng Giáp chào cờ, như thường lệ, ông nắm tay dưới ngang vại. Cuộc diễu binh bắt đầu. Quân đội Việt Nam chừng một tiểu đoàn, trong quân phục màu đen, vừa đánh nhịp bước vừa hô vang các khẩu hiệu, thỉnh thoảng họ giẫm chân tại chỗ, tay vung cao vũ khí. Cuộc duyệt binh kép gây nên một cảm tưởng lắng dịu. Leclerc cảm thấy cần thiết phải rút kinh nghiệm của ngày lịch sử ấy. Ông ra một nhật lệnh đầy ý nghĩa: ”Lịch sử đã sang trang, tương lai sẽ là sự cộng tác thẳng thắn của hai quân đội Việt - Pháp”.
Chiều hôm ấy, tướng Giáp đế dự tiệc với tướng Lư Hán. Ngày hôm sau, ôngđi cùng Sainteny đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ông phải đóng vai trò là Tổng đại diện… Nhưng cuối cùng mọi việc muốn đi đến kết thúc, đều phải dựa vào cuộc hợp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và d’Argenlieu, diễn ra ngày hôm sau trên chiến hạm Émile Bertin.
Trước khi gợi lại câu chuyện trên, chúng ta hãy nghe Đại tá - thày thuốc Jean Bendéritter lúc ấy là đại uý kể lại những ngày bất hạnh của kiều dân Pháp ở Bắc Kỳ. Câu chuyện của ông bắt đầu chừng 15 ngày sau khi Sainteny đến Hà Nội vào khoảng đầu tháng 9-1945:
Tôi không tả nổi sự xúc động và sự vui mừng của tôi khi ngày hôm sau tôi được nhìn thấy vợ và các con của tôi, ở thời điểm ấy, những quân nhân Pháp đều là tù binh, bị giam giữ trong các trại giam do quân Nhật canh gác, ở thành nội của Hà Nội. Các gia đình được đến thăm 2-3 lần mỗi tuần. Lương thực gần như bình thường. Chúng tôi lúc ấy có một đài vô tuyến, nhờ vậy chúng tôi luôn nắm được tin tức thế giới. Chúng tôi đến rụng rời khi biết tin là chính phủ của chúng tôi ở Pháp hoàn toàn không hiểu tí gì về tình hình Đông Dương. Những mệnh lệnh mà chúng tôi nhận được đều lệch lạc. Ví như “phải chiếm lại các đồn luỹ”. Trái lại những tin tức từ Pháp làm cho chúng tôi bối rối. Chúng tôi được biết tổ quốc đang bị đau khổ vì chiến tranh. Những tàn phá ở khắp nước Pháp đòi hỏi một sự nỗ lực lớn để xây dựng lại. Chúng tôi không hiểu rằng, trong hoàn cảnh trên, một trong những biện pháp đầu tiên, đó là ban hành luật làm việc 40 giờ. Vè phía tôi, tôi nghĩ là người Pháp không hiểu biết gì về tình hình Việt Nam… Chúng ta tìm ra được thuốc pénicilline… Những bạn của tôi, những người bị giam giữ ở trại Hoà Bình (vùng có nhiều sốt rét) kể lại cho tôi những đau khổ của họ: Công việc khổ sai nặng nhọc, sự đánh đập, thức ăn thiếu và tồi, điều kiện vệ sinh tồi tệ. Những người bị kiết lị đều bị nhốt vào trong một cái cũi, bọn giám ngục mỗi ngày cho họ một nắm cơm và một gáo nước. Chúng để như vậy không có sự chăm sóc cho đến chết. Quan tư thày thuốc, C. từ Sài gòn đến. Ông này có tham gia chiến dịch đổ bộ vào nước Pháp, cùng với Leclerc. Ông tự cao, vì tự cho mình là dân kháng chiến. Trong bộ quân phục diện, béo phị, ông không làm gì hơn là lên lớp về vệ sinh và lòng dũng cảm của người lính. Đêm 9-3 trong quá trình rút lui riêng tiểu đoàn tôi mất 115 trên 300. Chúng tôi lúc ấy gày còm, suy dinh dưỡng, đa số bị kiết lị hay sốt rét. Chúng tôi khinh bỉ anh chàng ấy, sau đấy anh ta chuồn mất, không quay đầu lại… Tôi được chỉ định làm quân y trưởng của trung đoàn 9èRIC, tập hợp những người tù binh của các trại tập trung sống sót ngày 9-3. Mỗi buổi sáng tôi vào thành để khám bệnh. Thỉnh thoảng tôi thấy vài người Pháp vừa chạy đến vừa kêu la: “đừng đi ngõ ấy, họ tìm đánh người Tây đấy”. Được tin, họ quay lại để đi đườngk hác, tình trạng trên kéo dài đến sáu tháng, với cấp trên cũng như với cấp dưới. Cho đến gày 6-3, khi quân của tướng Leclerc đổ bộ xuống Hải Phòng… Cuộc sống của chúng tôi trở lại ít nhiều yên ổn hơn. Một thời gian sau, đô đốc D’Argenlieu được tướng de Gaulle phái sang thay ông Decoux. Ông ra một thông báo gửi các Pháp kiều ở Bắc Kỳ yêu cầu ở nguyên tại chỗ để giữ sự có mặt của nước Pháp. Quả nhiên, người Mỹ vì hiềm khích với nước Pháp, và để làm vừa lòng người Trung Quốc, đề nghị hồi hương tất cả người Pháp ở Bắc Kỳ, mỗi người được mang theo 5 kilô. Ông Đô đốc này thuộc phái de Gaulle, coi chúng tôi như những kẻ phản bội, vì lẽ về chính thức, chúng tôi không quan hệ với de Gaulle. Người ta đã quên đi rằng, trong bí mật, sự quan hệ ấy được thực hiện bởi những cấp quân sự, những cấp chính quyền, và với tất cả dân chúng. Nếu việc ấy mà công khai, thì không đợi đến năm 1945, mà từ năm 1942 hay năm 1943 quân Nhật đã làm cuộc đảo chính với tất cả những tác hại có thể đưa đến. Bởi vậy cho nên, bản thông điệp còn có nghĩa; Các anh bị ràng buộc với bao sự bất công mà nhân dân Đông Dương phải chịu đựng(1), và bản thông điệp kết thúc bằng câu: “Khi các anh đã chịu đựng, thì nước Pháp ở xa sẽ mở rộng hai bàn tay đón tiếp các anh. Nếu chúng tôi không bị khổ cực, nếu chúng tôi không có gì để được tha thứ. Họ sẽ nhạo báng những bà vợ goá chồng, những trẻ mồ côi, những người đã chết, và tất cả chúng tôi mà cuộc sống, trong nhiều tháng, đã mong manh như treo trên sợi chỉ, chúng tôi đã mất hết tất cả trừ danh dự. Đó là tiếng la ó phản đối. Điều đó nói lên là de Gaulle và chính phủ trung ương đã không hiểu rõ những gì đã xảy ra ở Đông Dương… Với một số đơn vị của quân viễn chinh đóng ở Hà Nội, lúc đầu quan hệ giữa chúng tôi và họ không có gì là tốt đẹp, ít nhiều họ bị ảnh hưởng của tư tưởng của tướng de Gaulle của họ. Để tự đề cao với người Việt Nam, có khi họ nói: “Chúng tôi không phải như những người Pháp kia ở Đông Dương lâu ngày, chúng tôi không phải là thực dân như họ”.
Nhưng đối với người Việt Nam, những lập luận trên không có nghĩa lí gì với họ. Họ muốn đuổi người Pháp, dù là Pháp hay Pháp cũ. Bởi vậy khi một số người của quân đội viễn chinh bị giết, họ hiểu ngay là luận điểm trên không có tác dụng. đều đáng buồn cười là trở nên cứng rắn hơn trong sự đánh giá và cư xử của họ với dân bản xứ… Khi tướng Juin đến Việt Nam, ông tập hợp các sĩ quan, ông lướt qua một số tình hình. Cả ông, cả tướng Leclerc, đều không bao giờ có thái độ thiện chí với những người cũ ở Đông Dương, cũng như một số phận từ kiêu ngạo của quân đội viễn chinh.
Một sĩ quan hậu cần, Bernardini, thoát chết từ Hoà Bình, cho chúng tôi một kết luận chua chát: “Họ chiến đấu dưới ngọn cờ của nước Pháp nhưng không có Huy hiệu chữ thập Lorraine (Lorraine ), vì vậy mà họ trở thành những tên tội phạm”.
Bendéritter và gia đình, sau 45 ngày đi đường, ngày 15-8-1946, hồi hương bằng tàu thuỷ, về đến cảng Toulon. Ông kể lại:
Chỉ đến ngày hôm sau tôi và gia đình mới được xuống tàu. Thành phố còn ngổn ngang những nhà bị phá hoại, vết tích còn lại của những trận đanh quân giải phóng. Điều làm chúng toi ngạc nhiên hơn cả là chúng tôi bị coi nhưng những kẻ tình nghi, những kẻ bị ruồng bỏ. Nhiều gia đình được tin chúng toi trở về, họ ra đón. Sau khi ôm hôn người trong gia đình, chúng tôi bị dồ vào sau một rào chắc. Và để giành giác, người ta phân công một số tù binh Đức canh gác chúng tôi. Được coi như những tội phạm chiến tranh, người ta hỏi khẩu cung rất dài về những hoạt động của chúng tôi trong thời kì chiến tranh. Mỗi người có một hồ sơ. Riêng bộ máy chọn lọc của Đờ Gon làm việc rất tốt. Những hành lí nghèo nàn của chúng tôi bị nhà đoan khám xét. Những gói từ thiện của Hội Hồng thập tự cho chúng tôi (có vài đồ hộp…) không làm dịu được cảm tưởng như bị xối một gáo nước lã lên đầu của chính quyền nước Pháp tự do. Trong khi ấy chúng tôi về nước với tinh thần tràn ngập niềm vui và hi vọng ở tương lai.
Chú thích:
(1) Ám chỉ việc trao đổi bí mật của Alexandredrơ Varen (Alexadre Varên) với đô đốc trong ngày 23-8-1945.
Leclerc không phí công
D’Argenlieu có mặt ở Paris, Leclerc một mình ở lại Đông Dương. Ổng gửi liên tiếp điện này đến điện khác, ông giục Sainteny và Salan nhanh chóng kết thúc việc đàm phán vì có một lí do cấp bách. Đó là luật của “thuỷ triều”! Dòng nước triều chỉ cho phép các tàu chiến ngược dòng sông vào cảnh Hải Phòng, những ngày 4, 5 và 6-3. Nếu chậm sẽ phải đợi mất nhiều tuần lễ mới lên được. Ngày 20-2-1946, Hội đồng liên bộ họp về Đông Dương, sau khi nghe trình bày của Đô đốc d’Argenlieu, cho phép hạm đội Hải quân lên đường đi hải Phòng. Tất cả tàu bè đều bị trưng dụng, trong đó chiếc Ville de Strasbourg đang chuẩn bị đi Pháp, phải ngừng lại và ngày 1-3 quân đội đã có thể xuống tàu.
Ngày 27-2, d’Argenlieu từ Paris về Sài gòn, ông theo dõi cuộc đàm phán qua báo cáo giữa hai cuộc họp. Đàm phán diễn ra quyết liệt… Sớm ngày 6-3, đoàn tàu từ từ đi vào cảng Hải Phòng. Từ bờ, những tràng liên thanh bắn ra, tiếp theo là một loạt đại bác của quân Tàu Tưởng bắn đến. Tôn trọng những điều đã cam kết, đoàn tàu không kháng cự lại, tiếp tục cuộc hành trình hướng về cảng. Nhưng sau chừng 40 phút, Leclerc ra lệnh nổ súng. Những loạt đạn đầu bắn ra làm câm hẳn hoả lực quân Tàu Tưởng. Về phía Pháp, 34 người thiệt mạng. Vài giờ sau ông Hồ và Sainteny, Salan kí kết một thoả hiệp. Ngày hôm sau, tướng Leclerc gặp tướng Giáp và nắm tay chào theo kiểu cộng sản. Một hàng rào danh dự đón ông Giáp ở trên cầu thang. Ông Giáp khen ngợi Leclerc đã giải phóng thủ đô Paris; bày tỏ quan điểm muốn hợp tác với nước Pháp trong một khuôn khổ mới và nhấn mạnh nước Việt Nam chỉ mong muốn được áp dụng luật các dân tộc có quyền tự giải quyết công việc của mình theo tinh thần của Cách mạng Pháp.
Người Việt Nam được công nhận: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước tự do, có chính phủ, có quốc hội, có quân đội, có nền tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Sự thống nhất đất nước sẽ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ở ba kỳ và quân đội Pháp sẽ rút lui sau 5 năm. Trước đây 6 tháng, nước Pháp ở tình trạng khó khăn. 15 ngàn lính Pháp cộng với 10 ngàn lính Việt Nam làm thành một lực lượng thay thế, và trên cơ sở này chúng ta có thể ngồi bàn về sự duy trì quyền lợi về văn hoá, kinh tế của chugns ta. Một tuần lễ sau đấy, quân đội Pháp và Bộ Tham mưu quân đội Tàu Tưởng kí một thoả hiệp cho phép Leclerc được rời cảng Hải Phòng lên Hà Nội, cùng đi có một đơn vị cơ giới gồm 1.200 người của Sư 9e DIC và trung đoàn Massu. Những điều kí kết với phía Việt Minh cũng đã giải quyết được những vấn đề cơ bản. Tránh được sự cắt quan hệ và sự rút lui của Chính phủ Việt Nam vào chiến khu. Ông Hồ Chí Minh nhấn mạnh là quân đội Pháp sẽ được đón tiếp với tình hữu nghị.
Nhưng với tướng Leclerc, sự vui mừng về sự thành công của cuộc thập tự chinh vừa mới đạt được, bị ám ảnh bởi nỗi lo âu là ông Đô đốc gây ra ở Sài gòn “vụ thành lập Chính phủ tự trị Nam Kỳ”, một sáng kiến có thể đi đến tai hoạ là tạo nên sự rút lui của Chính phủ Việt Nam và mở màn cho một giai đoạn thù địch. Ngày hôm sau, ông đã báo động cho d’Argenlieu biết về sự việc trên.
Maja Drestrem kể về việc quân Pháp vào Hà Nội:
Ngày 18-3, cuối cùng đoàn quân lên đường… và cái cầu Doumer (cầu Long Biên) xuất hiện trước mắt họ… Lập tức khi những người lính Pháp đầu tiên xuất hiện, một số người dân Hà Nội bộc lộ sự vui mừng như một sự bùng nổ. Những ai đã chứng kiến ngày giải phóng Paris, cũng thấy ở đây những giờ phút tương tự. Đoàn xe chậm chạp tiến vào Sở Cảnh sát của nước Cộng hoà Pháp. Leclerc xuất hiện, cùng với Salan, với Cao uỷ Sainteny, ở bao lơn. Một cách giản dị, ông thốt lên: “Hà Nội, đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng…” và quay lại phía Salan ông nói tiếp: “Tôi vừa mới hoàn thiện lời cầu nguyện của thánh Koufra”.
“… Một lát sau, Leclerc đến Phủ Chủ tịch để gặp Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một hàng danh dự Việt Minh, bồng súng chào. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông một cách lịch sự. Từ chiếc ghế trong phòng, ông đứng dậy gặp tướng Leclerc, ông bắt tay lâu, và mời ngồi cạnh ông. Hai con người, gầy gần ngang nhau, ngồi lọt thỏm vào chiếc ghế bành tô được bọc một lớp nệm xám. Ông Hồ tỏ ra ưu ái nhưng cương nghị. Sau khi tỏ ý muốn có sự cộng tác giữa đôi bên, ông lưu ý là trong trường hợp nước Pháp thiếu thiện chí, ông sẽ sẵn sàng thực hiện chính sách vườn không nhà trống và chịu hi sinh 1-2 triệu người. Những diễn biến sau này chứng minh những lời trên không phải là những lời trống rỗng. Trong khi chờ đợi, hai ông vừa cười, gọi mấy chai sâm banh. Hai ông đều không phải là người nát rượu. Ông Hồ ngồi bên cạnh ông Leclerc, nhấm nháp, môi dính vào miệng cốc như cho có lệ. Buổi tiếp diễn ra trong vòng 45 phút”.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Hồ Chí Minh và Leclerc đạt kết quả tốt đẹp. Leclerc hứa hẹn chơi đẹp: và thống nhất lấy Paris làm điểm họp cho hội nghị sau này. Quả nhiên, ông Messmer, sau thời gian bị giam giữ, và với kinh nghiệm bản thân, đã nói lại rằng với người Á Đông việc nói hai lời không bao giờ không bị trừng phạt, và ông tiên đoán trước việc chiếm lại xứ Bắc Kỳ là không thực hiện được. Messmer kể tiếp như sau:
Với một cử chỉ như thách thức và dũng cảm, Leclerc đề nghị cho một đơn vị lính Việt Nam canh giữ bản doanh của ông. Ở đây ông biểu lộ lòng tin của ông vào sự ngay thẳng của dân tộc Việt Nam, lòng tin vào các cấp lãnh đạo Hà Nội.
Theo thứ tự các lễ nghi, sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh vào ngày 22-3. Leclerc đặt thành mọt sự quan tâm với mục đích biểu dương lực lượng quân đội Pháp. Ông chấp nhận sự có mặt của quân đội Việt Nam còn mới mẻ. Trong ngày mang tính đầy nhà binh này, ông mời tướng Giáp đứng cạnh ông.
Lễ nghi bắt đầu bằng việc gắn Huân chương Chiến công voà quân kì của Trung đoàn 9eRIC. Tướng Giáp chào cờ, như thường lệ, ông nắm tay dưới ngang vại. Cuộc diễu binh bắt đầu. Quân đội Việt Nam chừng một tiểu đoàn, trong quân phục màu đen, vừa đánh nhịp bước vừa hô vang các khẩu hiệu, thỉnh thoảng họ giẫm chân tại chỗ, tay vung cao vũ khí. Cuộc duyệt binh kép gây nên một cảm tưởng lắng dịu. Leclerc cảm thấy cần thiết phải rút kinh nghiệm của ngày lịch sử ấy. Ông ra một nhật lệnh đầy ý nghĩa: ”Lịch sử đã sang trang, tương lai sẽ là sự cộng tác thẳng thắn của hai quân đội Việt - Pháp”.
Chiều hôm ấy, tướng Giáp đế dự tiệc với tướng Lư Hán. Ngày hôm sau, ôngđi cùng Sainteny đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ông phải đóng vai trò là Tổng đại diện… Nhưng cuối cùng mọi việc muốn đi đến kết thúc, đều phải dựa vào cuộc hợp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và d’Argenlieu, diễn ra ngày hôm sau trên chiến hạm Émile Bertin.
Trước khi gợi lại câu chuyện trên, chúng ta hãy nghe Đại tá - thày thuốc Jean Bendéritter lúc ấy là đại uý kể lại những ngày bất hạnh của kiều dân Pháp ở Bắc Kỳ. Câu chuyện của ông bắt đầu chừng 15 ngày sau khi Sainteny đến Hà Nội vào khoảng đầu tháng 9-1945:
Tôi không tả nổi sự xúc động và sự vui mừng của tôi khi ngày hôm sau tôi được nhìn thấy vợ và các con của tôi, ở thời điểm ấy, những quân nhân Pháp đều là tù binh, bị giam giữ trong các trại giam do quân Nhật canh gác, ở thành nội của Hà Nội. Các gia đình được đến thăm 2-3 lần mỗi tuần. Lương thực gần như bình thường. Chúng tôi lúc ấy có một đài vô tuyến, nhờ vậy chúng tôi luôn nắm được tin tức thế giới. Chúng tôi đến rụng rời khi biết tin là chính phủ của chúng tôi ở Pháp hoàn toàn không hiểu tí gì về tình hình Đông Dương. Những mệnh lệnh mà chúng tôi nhận được đều lệch lạc. Ví như “phải chiếm lại các đồn luỹ”. Trái lại những tin tức từ Pháp làm cho chúng tôi bối rối. Chúng tôi được biết tổ quốc đang bị đau khổ vì chiến tranh. Những tàn phá ở khắp nước Pháp đòi hỏi một sự nỗ lực lớn để xây dựng lại. Chúng tôi không hiểu rằng, trong hoàn cảnh trên, một trong những biện pháp đầu tiên, đó là ban hành luật làm việc 40 giờ. Vè phía tôi, tôi nghĩ là người Pháp không hiểu biết gì về tình hình Việt Nam… Chúng ta tìm ra được thuốc pénicilline… Những bạn của tôi, những người bị giam giữ ở trại Hoà Bình (vùng có nhiều sốt rét) kể lại cho tôi những đau khổ của họ: Công việc khổ sai nặng nhọc, sự đánh đập, thức ăn thiếu và tồi, điều kiện vệ sinh tồi tệ. Những người bị kiết lị đều bị nhốt vào trong một cái cũi, bọn giám ngục mỗi ngày cho họ một nắm cơm và một gáo nước. Chúng để như vậy không có sự chăm sóc cho đến chết. Quan tư thày thuốc, C. từ Sài gòn đến. Ông này có tham gia chiến dịch đổ bộ vào nước Pháp, cùng với Leclerc. Ông tự cao, vì tự cho mình là dân kháng chiến. Trong bộ quân phục diện, béo phị, ông không làm gì hơn là lên lớp về vệ sinh và lòng dũng cảm của người lính. Đêm 9-3 trong quá trình rút lui riêng tiểu đoàn tôi mất 115 trên 300. Chúng tôi lúc ấy gày còm, suy dinh dưỡng, đa số bị kiết lị hay sốt rét. Chúng tôi khinh bỉ anh chàng ấy, sau đấy anh ta chuồn mất, không quay đầu lại… Tôi được chỉ định làm quân y trưởng của trung đoàn 9èRIC, tập hợp những người tù binh của các trại tập trung sống sót ngày 9-3. Mỗi buổi sáng tôi vào thành để khám bệnh. Thỉnh thoảng tôi thấy vài người Pháp vừa chạy đến vừa kêu la: “đừng đi ngõ ấy, họ tìm đánh người Tây đấy”. Được tin, họ quay lại để đi đườngk hác, tình trạng trên kéo dài đến sáu tháng, với cấp trên cũng như với cấp dưới. Cho đến gày 6-3, khi quân của tướng Leclerc đổ bộ xuống Hải Phòng… Cuộc sống của chúng tôi trở lại ít nhiều yên ổn hơn. Một thời gian sau, đô đốc D’Argenlieu được tướng de Gaulle phái sang thay ông Decoux. Ông ra một thông báo gửi các Pháp kiều ở Bắc Kỳ yêu cầu ở nguyên tại chỗ để giữ sự có mặt của nước Pháp. Quả nhiên, người Mỹ vì hiềm khích với nước Pháp, và để làm vừa lòng người Trung Quốc, đề nghị hồi hương tất cả người Pháp ở Bắc Kỳ, mỗi người được mang theo 5 kilô. Ông Đô đốc này thuộc phái de Gaulle, coi chúng tôi như những kẻ phản bội, vì lẽ về chính thức, chúng tôi không quan hệ với de Gaulle. Người ta đã quên đi rằng, trong bí mật, sự quan hệ ấy được thực hiện bởi những cấp quân sự, những cấp chính quyền, và với tất cả dân chúng. Nếu việc ấy mà công khai, thì không đợi đến năm 1945, mà từ năm 1942 hay năm 1943 quân Nhật đã làm cuộc đảo chính với tất cả những tác hại có thể đưa đến. Bởi vậy cho nên, bản thông điệp còn có nghĩa; Các anh bị ràng buộc với bao sự bất công mà nhân dân Đông Dương phải chịu đựng(1), và bản thông điệp kết thúc bằng câu: “Khi các anh đã chịu đựng, thì nước Pháp ở xa sẽ mở rộng hai bàn tay đón tiếp các anh. Nếu chúng tôi không bị khổ cực, nếu chúng tôi không có gì để được tha thứ. Họ sẽ nhạo báng những bà vợ goá chồng, những trẻ mồ côi, những người đã chết, và tất cả chúng tôi mà cuộc sống, trong nhiều tháng, đã mong manh như treo trên sợi chỉ, chúng tôi đã mất hết tất cả trừ danh dự. Đó là tiếng la ó phản đối. Điều đó nói lên là de Gaulle và chính phủ trung ương đã không hiểu rõ những gì đã xảy ra ở Đông Dương… Với một số đơn vị của quân viễn chinh đóng ở Hà Nội, lúc đầu quan hệ giữa chúng tôi và họ không có gì là tốt đẹp, ít nhiều họ bị ảnh hưởng của tư tưởng của tướng de Gaulle của họ. Để tự đề cao với người Việt Nam, có khi họ nói: “Chúng tôi không phải như những người Pháp kia ở Đông Dương lâu ngày, chúng tôi không phải là thực dân như họ”.
Nhưng đối với người Việt Nam, những lập luận trên không có nghĩa lí gì với họ. Họ muốn đuổi người Pháp, dù là Pháp hay Pháp cũ. Bởi vậy khi một số người của quân đội viễn chinh bị giết, họ hiểu ngay là luận điểm trên không có tác dụng. đều đáng buồn cười là trở nên cứng rắn hơn trong sự đánh giá và cư xử của họ với dân bản xứ… Khi tướng Juin đến Việt Nam, ông tập hợp các sĩ quan, ông lướt qua một số tình hình. Cả ông, cả tướng Leclerc, đều không bao giờ có thái độ thiện chí với những người cũ ở Đông Dương, cũng như một số phận từ kiêu ngạo của quân đội viễn chinh.
Một sĩ quan hậu cần, Bernardini, thoát chết từ Hoà Bình, cho chúng tôi một kết luận chua chát: “Họ chiến đấu dưới ngọn cờ của nước Pháp nhưng không có Huy hiệu chữ thập Lorraine (Lorraine ), vì vậy mà họ trở thành những tên tội phạm”.
Bendéritter và gia đình, sau 45 ngày đi đường, ngày 15-8-1946, hồi hương bằng tàu thuỷ, về đến cảng Toulon. Ông kể lại:
Chỉ đến ngày hôm sau tôi và gia đình mới được xuống tàu. Thành phố còn ngổn ngang những nhà bị phá hoại, vết tích còn lại của những trận đanh quân giải phóng. Điều làm chúng toi ngạc nhiên hơn cả là chúng tôi bị coi nhưng những kẻ tình nghi, những kẻ bị ruồng bỏ. Nhiều gia đình được tin chúng toi trở về, họ ra đón. Sau khi ôm hôn người trong gia đình, chúng tôi bị dồ vào sau một rào chắc. Và để giành giác, người ta phân công một số tù binh Đức canh gác chúng tôi. Được coi như những tội phạm chiến tranh, người ta hỏi khẩu cung rất dài về những hoạt động của chúng tôi trong thời kì chiến tranh. Mỗi người có một hồ sơ. Riêng bộ máy chọn lọc của Đờ Gon làm việc rất tốt. Những hành lí nghèo nàn của chúng tôi bị nhà đoan khám xét. Những gói từ thiện của Hội Hồng thập tự cho chúng tôi (có vài đồ hộp…) không làm dịu được cảm tưởng như bị xối một gáo nước lã lên đầu của chính quyền nước Pháp tự do. Trong khi ấy chúng tôi về nước với tinh thần tràn ngập niềm vui và hi vọng ở tương lai.
Chú thích:
(1) Ám chỉ việc trao đổi bí mật của Alexandredrơ Varen (Alexadre Varên) với đô đốc trong ngày 23-8-1945.
CHƯƠNG 18
21. Sự thờ ơ kiêu ngạo
Sự coi thường với Hội nghị Fontainebleau
Được sự cổ vũ của tướng de Gaulle trong cuộc họp ở Marly cùng các văn bản, ban hành của chính phủ trung ương, d’Argenlieu tự đặt cho mình nhiệm vụ phục hồi lại sự thống trị của nước Pháp ở Đông Dương. Ông lập mưu định đánh lừa Hồ Chí Minh: Ông viết cho Sainteny là ông muốn có một cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh và hi vọng rằng cuộc họp chính thức này sẽ có một kết quả khả quan như mong muốn.
Cuộc gặp gỡ được quyết định vào ngày 24-3 tại vịnh hạ Long trên chiến hạm Émile Bertin. Đô đốc kể lại:
Ngày chủ nhật 24-3-1946, dưới một bầu trờ mây phủ kín, biển lặng, gió đông hiu hiu thổi.
Lễ nhà thờ bắt đầu từ 8 giờ trên bãi biển ở phía sau. Tôi đến tham dự, tất nhiên là ở hàng đầu. Tôi cảm thấy dễ chịu và đáng ghi lại những giây phút quan trọng của buổi lễ cầu kinh cho vận mệnh tương lai của xứ Đông Dương này.
Vào lúc 9 giờ 35, vị Chủ tịch lên tàu từ phía đuôi, đón chào bằng 21 phát đạn đại bác. Đáp lại lời chúc mừng của tôi, ông nói: “Thưa Cao ủy, xin chúc cho quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta mãi mãi là tình hữu nghị”. Ẩn ý của ông là hai dân tộc phải luôn ở tư thế bình đẳng.
Hai vị đứng đầu đã có những phút đối diện, đối thoại trực tiếp.
Tiếp theo là xem duyệt binh các chiến hạm. Trong cuộc tiếp xúc tiếp theo, đô đốc cảm thấy có nhiều khúc mắc lớn về đối phương của mình khi nhắc đến lời tuyên bố ngày 24-3-1945 nói về Liên bang Đông Dương. Những cố gắng để thuyết phục của ông đã trở nên vô ích.
Sau bữa cơm, đến dự có tướng Leclerc, và một số người có mặt. Tiếp theo lại xem duyệt binh của các chiến hạm. Đô đốc kể tiếp:
Các chiến hạm diễn qua trong một đội hình tuyệt đẹp trước chiếc Émile Bertin, tuần dương hạm Tourville dẫn đầu, lá cờ lệnh của phó Đô đốc Battet phấp phới bay trước gió. Chiến hạm lướt qua mặt chúng tôi cách chừng 100 thước, hãnh diện và kiêu hùng. Chiếc cuối cùng lướt qua và xa dần trên biển cả. Vào khoảng 15 giờ, tàu Émile Bertin của chúng tôi nhổ neo lên đường về đảo Norway. Nó theo luồng lạch sâu đi vào vịnh Hạ Long. Tôi tranh thủ thời gian đi thăm chiến hạm trên boong tàu cùng với các khách quý Việt Nam và Pháp. Sau đấy 15 giờ 30, hội nghị lại tiếp tục cuộc đàm phán lần thứ ba. Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh có ông Nguyễn Tường Tam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hoàng Minh Giám, người tâm phúc của Hồ Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Về phía Pháp có Cao uỷ Sainteny, Chánh Văn phòng Longeaux. Tôi giải thích cho mọi người hiểu vì sao tôi có sáng kiến mới(1) này để thúc đẩy tốt hơn mối quan hệ giữa hai dân tộc… Đúng 16 giờ 50, ban tham mưu và thuỷ thủ đoàn của chiến hạm, hàng ngũ chỉnh tề xếp thành hai hàng danh dự, để tiễn khách. Các khách quý của tôi rời tàu Émile Bertin vào lúc 17 giờ, với 21 phát đại bác để tiễn biệt.
Đô đốc d’Argenlieu tự giải thích trong những ngày sau: … từ ngày 15 đến ngày 19-3, tôi phải nhân nhượng trong việc tổ chức một chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Paris. Nếu không mọi đổ vỡ có thể xảy đến. Cho đến ngày 26-3, chúng tôi vẫn nắm quyền chủ động, và tình thế vẫn yên tĩnh. Nói chuyện về Hồ Chí Minh, d’Argenlieu kết luận: Ông không có dáng là một nguyên thủ quốc gia, mà là một lãnh tụ cách mạng. Thông minh, hiểu biết nhiều, ông biết tự thu nhỏ mình, khiêm tốn… chiều người. Ông nhạy cảm với mọi thái độ. Sự đón tiếp long trọng ở vịnh Hạ Long và cuộc duyệt bỉnh của hải quân Pháp làm ông thích thú. Khi ông ngỏ lời cảm ơn, ông tỏ ra thành thật và xin lỗi đã làm tôi bận rộn”…
Ngày hôm sau Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho d’Argenlieu một bức thư tỏ lời cảm ơn chân thành và mong muốn có một sự hợp tác chặt chẽ giữa nước Pháp và nước Việt Nam. Nhưng cũng ngày hôm ấy, trên chiếc thuỷ phi cơ về Hà Nội, ông Hồ nói riêng với tướng Leclerc và tướng Salan: Ông ta muốn kéo tôi. Trái lại tôi sẽ kéo ông ấy . Ông Hồ nói: Ông Đô đốc muốn làm tôi dao động vì những chiếc chiến hạm của ông, ông ta đã lầm .
Ngày 1-4, Leclerc đã viết cho d’Argenlieu: Ngài Đô đốc, cho phép tôi được nói, ngài đã dùng những phương pháp tương tự với những đối tác là người Pháp, nghĩa là trong thảo luận, người ta luôn đồng tình với nhau, nhưng khi gửi điện tín, hay khi đọc bức điện gửi về Paris, người ta thấy là những chi tiết về cách viết, những cách hạn chế, những ý nghĩa đã bị thay đổi sâu sắc. Cách làm trên đối với người Pháp đã có những tác hại xấu, với con người cách mạng như ông Hồ Chí Minh thì lại càng tác hại lớn hơn… Tôi đề nghị điểm đàm phán tiếp theo là Đà Lạt, một địa danh không có trong Hiệp định sơ bộ 6-3, trong ấy chỉ nói đến Hà Nội, Sài gòn, Paris…
Maja Drestrem kể lại:
Tướng Leclerc phát biểu là ông muốn có một thái độ thẳng thắn với người Việt Nam. Thái độ mơ hồ của Cao uỷ là ông lo ngại. Ông muốn có những kiến nghị rõ ràng làm theo các đièu khoản của Hiệp định sơ bộ 6-3.
Từ ngày 4 đến ngày 7-4, Leclerc ở lại Hà Nội. Tình hình diễ biến thuận lợi. Quân Tàu Tưởng đang rút lui dần. Tướng Salan được chỉ định đi dự Hội nghị trù bị ở Đà Lạt, một cuộc họp mà không ai tin sẽ có kết quả.
Leclerc tỏ ra tức giận, mệt mỏi. Ông biết trước sau vị Đô đốc cũng sẽ đến Hà Nội và một cuộc va chạm sẽ xảy ra giữa hai người.
Ngày 17-4, d’Argenlieu đến Hà Nội.Ông không kìm nổi sự tức giận khi thây quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng cùng chung một doanh trại, ngay cả cùng chung canh gác, bảo vệ trật tự. Mỗi khi có cơ hội, đô đốc đều tỏ ra bực tức về thái độ bị động và bất động cảu quân đội Pháp ở Hà Nội. Ông nói: Tôi lấy làm ngạc nhiên, đúng vậy, tôi lấy làm ngạc nhiên, là nước Pháp ở Đông Dương đang có một đội quân viễn chinh hùng mạnh, thế mà những cấp chỉ huy của nó chỉ thích điều đình hơn là thích chiến đấu.
Gặp những người hay cộng tác với Leclerc, d’Argenlieu đều phàn nàn sự nhượng bộ của Leclerc trước ông Hồ Chí Minh. Ông coi như một sự biểu hiện của đầu hàng. D’Argenlieu bộc lộ là ông sẽ áp dụng một đường lối cứng rắn hơn đường lối của Leclerc. Ông này từ khi đặt chân lên đất Đông Dương, đã tỏ ra đứng ở hai đầu của hai cực. Ông tỏ ra lơ lửng đối với việc phải bỏ rơi Đông Dương, và cả với phái chủ trương phải đàn áp không thương tiếc đối với mọi bạo loạn.
Vào giữa tháng 4-1946, tướng Juin có nhiệm vụ qua Trung Quốc vì một chuyến công du hữu nghị. Đô đốc d’Argenlieu phái tướng Salan sang Calcutta đẻ đón chào trên bước dừng chân của vị Đại tướng. Leclerc bị lãng quên, bất chấp là không có lệnh, ông tìm đến gặp phái đoàn của tướng Juin.
Ngày chủ nhật 14-4, tướng Juin mời Leclerc và Salan cùng dùng cơm. Trong bữa ăn, tướng Aubouyneau, thay mặt Đô đốc, đến xin gặp riêng tướng Juin. Tướng Leclerc và tướng Salan buộc phải tạm cáo lui. Ôbainô ở lại trao đổi với tướng Juin gần một tiếng. Sau khi Ôbainô ra về, tướng Juin lại cho mời hai khách quý trở lại. Ông mời hai tướng ngồi hai bên, trên một chiếc ghế salon. Vấn đề tướng Juin nói tiếp có nhiều tế nhị. Đô đốc Cao uỷ vừa viết cho chính phủ trung ương một bức thư: trong ấy ông phàn nàn là Leclerc và Salan không chịu phục tùng mình. Ông đề nghị hồi chức hai ông trên. Tướng Juin đề nghị Obaino chỉ đưa bản báo cáo cho chính phủ trung ướng sau khi đã gặp de Gaulle, vì ông này giữ quan hệ rất gần gũi với Đô đốc Cao uỷ.
Khi biết được có sự vận động này, Leclerc tức giận kêu lên: Salan mà còn bị đánh, mặc dù ông này luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Salan đang xin trở lại nước Pháp, ông ấy sẽ lên đường sau Hội nghị trừ bị Đà Lạt. Riêng tôi, tôi cũng không muốn ở dưới quyền con người này. D’Argenlieu không có trí thông minh, lòng ngay thẳng, sự trung thực tối thiểu. Ông ta không dám nói thẳng với tôi trước mặt. Ông dùng một Đô đốc mang thư có dấu ấn… Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước tôi. Tôi cũng sẽ ra đi thôi…
Tướng Juin báo cho Leclerc là ông ta muốn bổ nhiệm Leclerc sau khi ông từ Đông Dương trở về, giữ chức Tổng thanh tra quân đội Pháp ở Bắc Phi. Tướng Juin cũng đề nghị hai tướng tiếp tục ở lại cho đến hết Hội nghị trừ bị Đà Lạt.
Hội nghị mà ông d’Argenlieu bày ra là để ông ta công bố sự ra đời của nước Cộng hoà tự trị Nam Kỳ. Nền cộng hoà này sẽ được công bố ngày 1-6-1946 ở Sài gòn, tại công viên Pigneaux de Béhaine. Ông Hồ Chí Minh vừa đến Paris, được tin này, ông nói ngay với Sainteny: “Việc nước Pháp công bố nhận Chính phủ Nam Kỳ tự trị, làm cho Hiệp định sơ bộ (6-4 ) trở nên vô ích” .
Hội nghị bắt đầu từ 6-7-1946 ở Fontainebleau: Đô đốc có một quan điểm tế nhị, ông muốn cách li phái đoàn Việt Nam xa với Thủ đô Paris. Điều đó không đạt được, vì lẽ ông Hồ Chí Minh không chủ trì phái đoàn, ông ở nhà khác Royal Monceau, sau đấy, thấy nơi ở quá lộng lẫy, ông Hồ chuyển về nhà ông bà Lucie và Raymond Aubrac gần Montmorency, ở đây ông Hồ tự do bình luận thời cuộc trước các nhà báo. Trong thời gian ông Hồ ở Pháp đã xảy ra những sự việc ngẫu nhiên. Khi vừa mới đến đã xảy ra một cuộc khủng hoảng chính phủ, buộc ông Hồ phải chờ đợt mất ba tuần. Sainteny mới tiếp ông tại nhà riêng ở Biarritz… Ông Massu kể lại: “Trong khi ở Hà Nội, tướng Giáp, khi được những tin trên đã cho củng cố các vị trí và tăng cường những hành động phòng vệ”.
Ở sây bay Bourget, khi vừa xuống sân bay, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Trong cả cuộc đời, tôi đã chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng tôi luôn yêu mến và cảm phục nhân dân Pháp, tôi muốn sự hợp tác giữa hai dân tộc chúng ta sẽ thẳng thắn, tự do và hữu nghị. Tôi tin là chúng ta sẽ thành công… Hiện nay một trở lực lớn làm cản trở việc đi đến kết quả: đó là vấn đề Nam Kỳ”.
Ở những phim thời sự ông Hồ xuất hiện trên khán đài danh dự bên cạnh tướng Juin, tướng de Lattre, trong cuộc d iễn binh ngày 14-7, và một vài ngày sau ông đến đặt vòng hoa ở đài chiến sĩ vô danh.
Trong quá trình Hội nghị, phái đoàn Việt Nam tiếp xúc với tướng Legentihomme, Tổng chỉ huy quân sự thành Paris. Phái đoàn nhận thấy ở Hồ Chí Minh, một con người có khả năng lập lại quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt - Pháp. Được phép Georges Bidault,
Legentihomme có một tiếp xúc trong hai tiếng với Chủ tịch Hồ Chí Minh; ông nhận thấy Hồ Chí Minh là con người rất cởi mở. Chủ tịch đã tuyên bố: Sự thành công của những thoả hiện đạt được trong quá trình Hội nghị Fontainebleau tuỷ thuộc vào con người có trách nhiệm thực hiện đúng. Tiếc thay Đô đốc không phải là con người như vậy”.
Một bức thư kể lại những sự việc trên đã được chuyển đến cho ông Boissieu đang làm việc ở Bộ Tổng tham mưu để ông này chuyển đến cho cha vợ của ông ta. Được sự đồng ý của tướng Juin, Boissieu lên đường đi Colombey. Ông chuyển giao những lời căn dặn của tướng Juin:
Tôi không muốn bàn cãi những vấn đề về Đông Dương với tướng Legentihomme mà với Đô đốc d’Argenlieu. Tôi không nhận được tin tức về tình hình bên ấy ngoài những gì tôi được đọc ở báo. Tôi không còn có trách nhiệm nữa. Tôi không tin là chế độ hiện hành vượt qua được những vấn đề khủng hoảng Đông Dương. Ông Hồ Chí Minh có thể tác dụng được với tướng de Gaulle nếu tôi còn tại chức. Ông Hồ Chí Minh ngỏ ý muốn gặp tôi, tôi không muốn gặp vì lẽ: một chế độ như hiện nay không thể đương đầu với một lực lượng cách mạng. Mấy ông già Đảng Xã hội đang nắm quyền về công tác hải ngoại đều là những ông bảo thủ. Khi tôi nói đến chữ độc lập cho Đông Dương trong Hội đồng về Đông Dương, chúng tôi chỉ có ba người trong bàn tròn đồng ý về giải pháp này. Toi cảm thấy các vị khác trong Hội đồng, đặc biệt là vị Bộ trưởng Hải ngoại, đều giục ông Tổng thư ký không đề từ ấy vào biên bản.
Làm thế nào được, khi Laurentie nói với Gilbert Pilleul năm 1981 là de Gaulle trong tháng 8 năm ấy đã nhắc thêm: Không được đem xứ Nam Kỳ cho ông Hồ Chí Minh.
Jacques de Folin nhắc lại một ví dụ trích từ cuốn hồi kí của de Gaulle:
Ngày 15-8-1945, nói về “lập lại chủ quyền nước Pháp ở Liên bang Đông Dương”, trong tập hồi kí “Hi vọng”, tác giả đã viết: Tôi đã giao cho d’Argenlieu và Leclerc mà tôi bổ nhiệm ở Đông Dương, một lực lượng lớn, chỉ để chiếm đóng lại miên Nam. Trừ khi có lệnh, không được đưa quân ra miền Bắc nơi mà Hồ Chí Minh đang lãnh đạo. Ở đây, tôi đã phái Sainteny làm nhiệm vụ đặc phái viên để mở màn cho những thương lượng. Ông đã nhắc lại như vậy năm 1970, những điều mà ông công bố trong một cuộc họp báo ngày 30-6-1954. Người ta không tìm ra những dấu vết về những chỉ thị như vậy trong hồ sơ lưu trữ, khonagr thời gian từ ngày 15-8-1945 đến ngày 20-1-1946. Ngoài ra Leclerc còn đưa cho Salan xem một mệnh lệnh của de Gaulle, đề ngày 25-9-1945: Nhiệm vụ của ông là lập lại chủ quyền của nước Pháp ở Hà Nội, và tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao ông chưa có mặt tại đây?
Về phía tướng Juin, năm 1953 ông đã có nhận xét (về Leclerc) như sau: Tôi nhận thấy là tướng Leclerc hoạt động ở Đông Dương, mặc dù trong tay có rất ít phương tiện, nhưng ông luôn hoạt động với sự cố gắng của một quyết tâm có đắn đo và của một lòng dũng cảm.
Tháng 4-1946, trong một cuộc gặp gỡ với de Gaulle, tướng Buis, lúc ấy là quan tư, đã kể lại; tướng de Gaulle hỏi: Tại sao ta lại đợi đến 8-3 năm ấy, mới đổ bộ lên xứ Bắc Kỳ? Không thể tha thứ sự quá chậm trễ này!
Ông Buis trả lời: “Phải đợi có LCM(2) mới đổ bộ được”. De Gaulle đáp lại ngay: “hàng ngàn năm nay người ta vẫn đổ bộ mà không có LCM”.
Sau này ông Antoine Pinay đã tóm tắt thái độ của de Gaulle bằng câu: “Cái gì tốt đều do tôi, cái gì xấu đều do những người khác”.
Ngày 13-9-1946, Hội nghị Fontainebleau
kết thúc. Người Pháp khước từ một cách cương quyết việc bàn đến nền độc lập và sự thống nhất của ba kỳ.
Ngày 18-10, đoàn Việt Nam về nước. D’Argenlieu đón đoàn trên chiến hạm Suffren. Ông gợi ý một số nhân nhượng nhân ngày ngưng súng 30-10. Ông Hồ Chí Minh từ chối không nhận lợi. Trở về Việt Nam, ông Hồ thể hiện quyết tâm: Cuộc chiến tranh chống Pháp nhất định sẽ xảy ra.
Những sai lầm liên tiếp về chính trị làm cho nước Pháp phải trả giá bằng những chi tiêu tài chính khổng lồ. Đối với quân đội viễn chinh, với các chiến sĩ trong các trận đánh, Đông Dương trở thành một giá treo cổ, nhất là sau nay trong các trại tù binh: tỉ lệ tử vong vượt cao hơn cả trại tập trung của phát xít Đức ở Buchenwald hay ở Dachau. Với dân tộc Việt Nam thì bên cạnh sự thiếu thốn vật chất về mọi mặt, công thêm số người đã ngã xuống sau chín năm chiến tranh, tinh thần phải vươn lên để giành chiến thắng phải nhân lên gấp bộ lần. Trong những buổi đàm phán hồi tháng 3-1946, tướng Giáp có tâm sự với tướng Salan: Mục đích của chiến tranh là tiêu diệt đối phương, bởi vậy để đi đến đích trên, có khi không có giới hạn về sự tàn khốc.
Nhà báo Robert Guillian, cựu chiến binh của chiến tranh Triều Tiên, và là người có mặt ngày 14-3-1954 ở Điện Biên Phủ, trong cứ điểm Gabrielle, đã viết trên báo “Le Monde”: “Không bao giờ tôi cảm thấy ở mức ấy sự căm thù. Một sự căm thù tràn ngập khắp nơi, nó xiết chặt và nó tiêu diệt hết những gì nó nắm chắc được trong tay. Không bao giờ tôi quên được sự tức giận tột độ bốc lên từ đám rừng khi ta đụng đến nó”.
Cuối năm 1946, những đụng độ tiếp diễn ở Nam Bộ, và nhất là ở Bắc Bộ. Ngày 20-11-1946, một việc trục trặc xảy ra ở thuế quan Hải Phòng, đã đưa đến một cuộc đọ súng, và đã biến thành một trận đánh kéo dài trong 5 ngày, gây cho phía Pháp 26 ngươi chết, 80 người bị thương. Còn về phía Việt Nam, dưới làn mưa đại bác, 300 người tử trận. Còn ở Lạng Sơn, ngày 21-11, một đơn vị có nhiệm vụ bốc hài cốt những lính Pháp bị quân Nhật hành hình trong cuộc đảo chính, trong đó có hài cốt của tướng Lomongnie (Émlile), của quan sứ Auphelle. Một trận phục kích đã xảy ra, làm hơn 10 người thiệt mạng.
Sự căng thẳng ngày một tăng. Đêm 19-12-1946, vào lúc 20 giờ, quân Việt Nam mở cuộc tiến công vào các lực lượng quân sự và cả dân sự của Pháp ở Hà Nội. Lực lượng đồn trú của chúng ta phải đương đầu với một lối tiến công khôn khéo. Nhờ có lực lượng cơ giới, ta vẫn làm chủ được thành phố sau một ngày chiến đấu. Cao uỷ Sainteny từ Paris mới sang, với nhiệm vụ làm dịu bớt sự căng thẳng, trong khi ngồi xe để chạy vào thành, ông bị trúng mìn và bị thương nặng. Cả xứ Bắc Kỳ và xứ Trung Kỳ cháy rực lửa. Chính phủ kháng chiến Việt Minh đã biến mất. Có muốn thương thuyết cũng không có ai để mà thương thuyết.
Tướng Gras viết: “Léon Blum cho gọi Leclerc về để báo cáo tình hình mà ông ít am hiểu. Ông không cho gọi d’Argenlieu, vì sợ ông này chỉ trình bày một mặt, một khía cạnh nào mà thôi”.
Thực vậy, lúc ấy, ngày 17, Leclerc đang ở Pháp. Ông nhanh chóng nhận định tình hình và chớp nhoáng đến thăm Henri, cậu con trai của ông bị thương lần thứ hai trong năm(3). Ông nhận xét tính nghiêm trọng của sự bất đồng ý kiến giữa ông và d’Argenlieu. Ông viết một bản báo cáo và tóm tắt nhận định của ông trong ba câu sau:
Vấn đề cốt lõi ngay bây giờ vẫn là vấn đề chính trị. Đến năm 1947, nước Pháp không nên dùng vũ lực để đè đầu đè cổ một dân tộc có 24 triệu người, một dân tộc có một đầu óc quốc gia và một tinh thần bài ngoại mạnh. Muốn chiến thắng phải dùng đòn bẩy lâu dài đó là chiêu bài “chống cộng”.
Lần nữa mãi về sau (27-1), chính phủ lâm thời mời ông làm Cao uỷ, Leclerc đặt ra điều kiện là phải cho ông toàn quyền cả quân sự lẫn chính trị trong ba năm… Sau vài lần hẹn hò, Leclerc đi Colombey để gặp de Gaulle. Tướng Crépin (Crespin) kể lại cuộc gặp gỡ như sau: Leclerc nói:
Tôi đến gặp de Gaulle. Ông bắt đầu bằng một trận xỉ vả như thường lệ. Không đợi tôi nói một lời, ông tuyên bố đình chỉ thi hành kỷ luật vị Đô đốc. Với tôi ông trách là đã nhận lời, nhận lời rồi để buông trôi tất cả. Tôi phản ứng và cãi to. Sự căng thẳng đã đến mức chưa từng có, tôi tuyên bố là ông chỉ hiểu vấn đề thông qua ông Đô đốc và ông chỉ có nghe ông Đô đốc mà thôi. Tôi hỏi ông cái gì sẽ xảy đến. Một khi Đông Dương đã bị mất, ông có hối cải thì lúc ấy đã quá muộn. Trong tranh luận, ông vẫn bộc lộ những quan điểm cứng rắn như: Đông Dương phải nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Với giọng bình tĩnh ông nói: Ông không cho một nhân nhượng nào về vấn đề Nam Bộ. Tuy vậy, cuộc tranh luận cũng ít nhiều làm ông phải suy nghĩ. Cuối cùng, trước khi rời phòng, ông nói với: “Dù sao, tôi thấy cuộc tranh luận hôm nay rất bổ ích”(4).
Ramadier thay thế Léon Blum. Ông đề cử Leclerc làm Cao uỷ. Cuối cùng Leclerc cũng nhận lời. Nhưng chính phủ trung ương không chấp nhận những yêu sách của ông.
Ngày 13-2, một nhân vật quan trọng có thể doán biết xin rút lui. Đó là tướng Juin. Cuối cùng chính phủ đã quyết định Émile Bollaert thay thế d’Argenlieu. Trước khi đi, ông này đến hỏi ý kiến của Leclerc. Leclerc trả lời: “Hãy thương lượng, thương lượng bằng mọi giá”. Ông Cao uỷ mới đến Sài gòn ngày 1-4-1947, quanh ông có Pierre Messmer và Paul Mus.
Chú thích:
(1) Nhận xét của d’Argenlieu: “Cái sáng kiến đề xuất, trong việc giao một nhiệm vụ đi Paris đã nhấn mạnh ý định của tôi muốn đưa Leclerc thoát khỏi ngõ cụt mà ông đang chui vào để làm việc trên, mới sắp xếp đã thực hiện để vị thống soái tối cao không dính vào các cuộc hội thảo của tôi với Hồ Chí Minh. D’Argenlieu khong nói đén ý định của ông muốn tổ chức một hội nghị ở Đà Lạt để quyết định số phận của xứ Nam Kỳ. Nhưng tranh cãi bắt đầu hôm 19-4 kết thúc bằng một thất bại ngày 5-5.
( 2) LCM: Landing craft mechanized - sà lan đổ bộ cho xe cơ giới bánh xích.
(3) Henri Leclerc de Hauteclocque mất ngày 4-1-1952 trong vùng Phát Diệm (Bắc Bộ), trong đợt hai sang Việt Nam.
(4) Cuộc nói chuyện đã gợi ý cho ông là hối cải “Nền hoà bình của những dũng sĩ” sau 12 năm ở Algerie.
Sự coi thường với Hội nghị Fontainebleau
Được sự cổ vũ của tướng de Gaulle trong cuộc họp ở Marly cùng các văn bản, ban hành của chính phủ trung ương, d’Argenlieu tự đặt cho mình nhiệm vụ phục hồi lại sự thống trị của nước Pháp ở Đông Dương. Ông lập mưu định đánh lừa Hồ Chí Minh: Ông viết cho Sainteny là ông muốn có một cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh và hi vọng rằng cuộc họp chính thức này sẽ có một kết quả khả quan như mong muốn.
Cuộc gặp gỡ được quyết định vào ngày 24-3 tại vịnh hạ Long trên chiến hạm Émile Bertin. Đô đốc kể lại:
Ngày chủ nhật 24-3-1946, dưới một bầu trờ mây phủ kín, biển lặng, gió đông hiu hiu thổi.
Lễ nhà thờ bắt đầu từ 8 giờ trên bãi biển ở phía sau. Tôi đến tham dự, tất nhiên là ở hàng đầu. Tôi cảm thấy dễ chịu và đáng ghi lại những giây phút quan trọng của buổi lễ cầu kinh cho vận mệnh tương lai của xứ Đông Dương này.
Vào lúc 9 giờ 35, vị Chủ tịch lên tàu từ phía đuôi, đón chào bằng 21 phát đạn đại bác. Đáp lại lời chúc mừng của tôi, ông nói: “Thưa Cao ủy, xin chúc cho quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta mãi mãi là tình hữu nghị”. Ẩn ý của ông là hai dân tộc phải luôn ở tư thế bình đẳng.
Hai vị đứng đầu đã có những phút đối diện, đối thoại trực tiếp.
Tiếp theo là xem duyệt binh các chiến hạm. Trong cuộc tiếp xúc tiếp theo, đô đốc cảm thấy có nhiều khúc mắc lớn về đối phương của mình khi nhắc đến lời tuyên bố ngày 24-3-1945 nói về Liên bang Đông Dương. Những cố gắng để thuyết phục của ông đã trở nên vô ích.
Sau bữa cơm, đến dự có tướng Leclerc, và một số người có mặt. Tiếp theo lại xem duyệt binh của các chiến hạm. Đô đốc kể tiếp:
Các chiến hạm diễn qua trong một đội hình tuyệt đẹp trước chiếc Émile Bertin, tuần dương hạm Tourville dẫn đầu, lá cờ lệnh của phó Đô đốc Battet phấp phới bay trước gió. Chiến hạm lướt qua mặt chúng tôi cách chừng 100 thước, hãnh diện và kiêu hùng. Chiếc cuối cùng lướt qua và xa dần trên biển cả. Vào khoảng 15 giờ, tàu Émile Bertin của chúng tôi nhổ neo lên đường về đảo Norway. Nó theo luồng lạch sâu đi vào vịnh Hạ Long. Tôi tranh thủ thời gian đi thăm chiến hạm trên boong tàu cùng với các khách quý Việt Nam và Pháp. Sau đấy 15 giờ 30, hội nghị lại tiếp tục cuộc đàm phán lần thứ ba. Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh có ông Nguyễn Tường Tam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hoàng Minh Giám, người tâm phúc của Hồ Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Về phía Pháp có Cao uỷ Sainteny, Chánh Văn phòng Longeaux. Tôi giải thích cho mọi người hiểu vì sao tôi có sáng kiến mới(1) này để thúc đẩy tốt hơn mối quan hệ giữa hai dân tộc… Đúng 16 giờ 50, ban tham mưu và thuỷ thủ đoàn của chiến hạm, hàng ngũ chỉnh tề xếp thành hai hàng danh dự, để tiễn khách. Các khách quý của tôi rời tàu Émile Bertin vào lúc 17 giờ, với 21 phát đại bác để tiễn biệt.
Đô đốc d’Argenlieu tự giải thích trong những ngày sau: … từ ngày 15 đến ngày 19-3, tôi phải nhân nhượng trong việc tổ chức một chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Paris. Nếu không mọi đổ vỡ có thể xảy đến. Cho đến ngày 26-3, chúng tôi vẫn nắm quyền chủ động, và tình thế vẫn yên tĩnh. Nói chuyện về Hồ Chí Minh, d’Argenlieu kết luận: Ông không có dáng là một nguyên thủ quốc gia, mà là một lãnh tụ cách mạng. Thông minh, hiểu biết nhiều, ông biết tự thu nhỏ mình, khiêm tốn… chiều người. Ông nhạy cảm với mọi thái độ. Sự đón tiếp long trọng ở vịnh Hạ Long và cuộc duyệt bỉnh của hải quân Pháp làm ông thích thú. Khi ông ngỏ lời cảm ơn, ông tỏ ra thành thật và xin lỗi đã làm tôi bận rộn”…
Ngày hôm sau Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho d’Argenlieu một bức thư tỏ lời cảm ơn chân thành và mong muốn có một sự hợp tác chặt chẽ giữa nước Pháp và nước Việt Nam. Nhưng cũng ngày hôm ấy, trên chiếc thuỷ phi cơ về Hà Nội, ông Hồ nói riêng với tướng Leclerc và tướng Salan: Ông ta muốn kéo tôi. Trái lại tôi sẽ kéo ông ấy . Ông Hồ nói: Ông Đô đốc muốn làm tôi dao động vì những chiếc chiến hạm của ông, ông ta đã lầm .
Ngày 1-4, Leclerc đã viết cho d’Argenlieu: Ngài Đô đốc, cho phép tôi được nói, ngài đã dùng những phương pháp tương tự với những đối tác là người Pháp, nghĩa là trong thảo luận, người ta luôn đồng tình với nhau, nhưng khi gửi điện tín, hay khi đọc bức điện gửi về Paris, người ta thấy là những chi tiết về cách viết, những cách hạn chế, những ý nghĩa đã bị thay đổi sâu sắc. Cách làm trên đối với người Pháp đã có những tác hại xấu, với con người cách mạng như ông Hồ Chí Minh thì lại càng tác hại lớn hơn… Tôi đề nghị điểm đàm phán tiếp theo là Đà Lạt, một địa danh không có trong Hiệp định sơ bộ 6-3, trong ấy chỉ nói đến Hà Nội, Sài gòn, Paris…
Maja Drestrem kể lại:
Tướng Leclerc phát biểu là ông muốn có một thái độ thẳng thắn với người Việt Nam. Thái độ mơ hồ của Cao uỷ là ông lo ngại. Ông muốn có những kiến nghị rõ ràng làm theo các đièu khoản của Hiệp định sơ bộ 6-3.
Từ ngày 4 đến ngày 7-4, Leclerc ở lại Hà Nội. Tình hình diễ biến thuận lợi. Quân Tàu Tưởng đang rút lui dần. Tướng Salan được chỉ định đi dự Hội nghị trù bị ở Đà Lạt, một cuộc họp mà không ai tin sẽ có kết quả.
Leclerc tỏ ra tức giận, mệt mỏi. Ông biết trước sau vị Đô đốc cũng sẽ đến Hà Nội và một cuộc va chạm sẽ xảy ra giữa hai người.
Ngày 17-4, d’Argenlieu đến Hà Nội.Ông không kìm nổi sự tức giận khi thây quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng cùng chung một doanh trại, ngay cả cùng chung canh gác, bảo vệ trật tự. Mỗi khi có cơ hội, đô đốc đều tỏ ra bực tức về thái độ bị động và bất động cảu quân đội Pháp ở Hà Nội. Ông nói: Tôi lấy làm ngạc nhiên, đúng vậy, tôi lấy làm ngạc nhiên, là nước Pháp ở Đông Dương đang có một đội quân viễn chinh hùng mạnh, thế mà những cấp chỉ huy của nó chỉ thích điều đình hơn là thích chiến đấu.
Gặp những người hay cộng tác với Leclerc, d’Argenlieu đều phàn nàn sự nhượng bộ của Leclerc trước ông Hồ Chí Minh. Ông coi như một sự biểu hiện của đầu hàng. D’Argenlieu bộc lộ là ông sẽ áp dụng một đường lối cứng rắn hơn đường lối của Leclerc. Ông này từ khi đặt chân lên đất Đông Dương, đã tỏ ra đứng ở hai đầu của hai cực. Ông tỏ ra lơ lửng đối với việc phải bỏ rơi Đông Dương, và cả với phái chủ trương phải đàn áp không thương tiếc đối với mọi bạo loạn.
Vào giữa tháng 4-1946, tướng Juin có nhiệm vụ qua Trung Quốc vì một chuyến công du hữu nghị. Đô đốc d’Argenlieu phái tướng Salan sang Calcutta đẻ đón chào trên bước dừng chân của vị Đại tướng. Leclerc bị lãng quên, bất chấp là không có lệnh, ông tìm đến gặp phái đoàn của tướng Juin.
Ngày chủ nhật 14-4, tướng Juin mời Leclerc và Salan cùng dùng cơm. Trong bữa ăn, tướng Aubouyneau, thay mặt Đô đốc, đến xin gặp riêng tướng Juin. Tướng Leclerc và tướng Salan buộc phải tạm cáo lui. Ôbainô ở lại trao đổi với tướng Juin gần một tiếng. Sau khi Ôbainô ra về, tướng Juin lại cho mời hai khách quý trở lại. Ông mời hai tướng ngồi hai bên, trên một chiếc ghế salon. Vấn đề tướng Juin nói tiếp có nhiều tế nhị. Đô đốc Cao uỷ vừa viết cho chính phủ trung ương một bức thư: trong ấy ông phàn nàn là Leclerc và Salan không chịu phục tùng mình. Ông đề nghị hồi chức hai ông trên. Tướng Juin đề nghị Obaino chỉ đưa bản báo cáo cho chính phủ trung ướng sau khi đã gặp de Gaulle, vì ông này giữ quan hệ rất gần gũi với Đô đốc Cao uỷ.
Khi biết được có sự vận động này, Leclerc tức giận kêu lên: Salan mà còn bị đánh, mặc dù ông này luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Salan đang xin trở lại nước Pháp, ông ấy sẽ lên đường sau Hội nghị trừ bị Đà Lạt. Riêng tôi, tôi cũng không muốn ở dưới quyền con người này. D’Argenlieu không có trí thông minh, lòng ngay thẳng, sự trung thực tối thiểu. Ông ta không dám nói thẳng với tôi trước mặt. Ông dùng một Đô đốc mang thư có dấu ấn… Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước tôi. Tôi cũng sẽ ra đi thôi…
Tướng Juin báo cho Leclerc là ông ta muốn bổ nhiệm Leclerc sau khi ông từ Đông Dương trở về, giữ chức Tổng thanh tra quân đội Pháp ở Bắc Phi. Tướng Juin cũng đề nghị hai tướng tiếp tục ở lại cho đến hết Hội nghị trừ bị Đà Lạt.
Hội nghị mà ông d’Argenlieu bày ra là để ông ta công bố sự ra đời của nước Cộng hoà tự trị Nam Kỳ. Nền cộng hoà này sẽ được công bố ngày 1-6-1946 ở Sài gòn, tại công viên Pigneaux de Béhaine. Ông Hồ Chí Minh vừa đến Paris, được tin này, ông nói ngay với Sainteny: “Việc nước Pháp công bố nhận Chính phủ Nam Kỳ tự trị, làm cho Hiệp định sơ bộ (6-4 ) trở nên vô ích” .
Hội nghị bắt đầu từ 6-7-1946 ở Fontainebleau: Đô đốc có một quan điểm tế nhị, ông muốn cách li phái đoàn Việt Nam xa với Thủ đô Paris. Điều đó không đạt được, vì lẽ ông Hồ Chí Minh không chủ trì phái đoàn, ông ở nhà khác Royal Monceau, sau đấy, thấy nơi ở quá lộng lẫy, ông Hồ chuyển về nhà ông bà Lucie và Raymond Aubrac gần Montmorency, ở đây ông Hồ tự do bình luận thời cuộc trước các nhà báo. Trong thời gian ông Hồ ở Pháp đã xảy ra những sự việc ngẫu nhiên. Khi vừa mới đến đã xảy ra một cuộc khủng hoảng chính phủ, buộc ông Hồ phải chờ đợt mất ba tuần. Sainteny mới tiếp ông tại nhà riêng ở Biarritz… Ông Massu kể lại: “Trong khi ở Hà Nội, tướng Giáp, khi được những tin trên đã cho củng cố các vị trí và tăng cường những hành động phòng vệ”.
Ở sây bay Bourget, khi vừa xuống sân bay, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Trong cả cuộc đời, tôi đã chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng tôi luôn yêu mến và cảm phục nhân dân Pháp, tôi muốn sự hợp tác giữa hai dân tộc chúng ta sẽ thẳng thắn, tự do và hữu nghị. Tôi tin là chúng ta sẽ thành công… Hiện nay một trở lực lớn làm cản trở việc đi đến kết quả: đó là vấn đề Nam Kỳ”.
Ở những phim thời sự ông Hồ xuất hiện trên khán đài danh dự bên cạnh tướng Juin, tướng de Lattre, trong cuộc d iễn binh ngày 14-7, và một vài ngày sau ông đến đặt vòng hoa ở đài chiến sĩ vô danh.
Trong quá trình Hội nghị, phái đoàn Việt Nam tiếp xúc với tướng Legentihomme, Tổng chỉ huy quân sự thành Paris. Phái đoàn nhận thấy ở Hồ Chí Minh, một con người có khả năng lập lại quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt - Pháp. Được phép Georges Bidault,
Legentihomme có một tiếp xúc trong hai tiếng với Chủ tịch Hồ Chí Minh; ông nhận thấy Hồ Chí Minh là con người rất cởi mở. Chủ tịch đã tuyên bố: Sự thành công của những thoả hiện đạt được trong quá trình Hội nghị Fontainebleau tuỷ thuộc vào con người có trách nhiệm thực hiện đúng. Tiếc thay Đô đốc không phải là con người như vậy”.
Một bức thư kể lại những sự việc trên đã được chuyển đến cho ông Boissieu đang làm việc ở Bộ Tổng tham mưu để ông này chuyển đến cho cha vợ của ông ta. Được sự đồng ý của tướng Juin, Boissieu lên đường đi Colombey. Ông chuyển giao những lời căn dặn của tướng Juin:
Tôi không muốn bàn cãi những vấn đề về Đông Dương với tướng Legentihomme mà với Đô đốc d’Argenlieu. Tôi không nhận được tin tức về tình hình bên ấy ngoài những gì tôi được đọc ở báo. Tôi không còn có trách nhiệm nữa. Tôi không tin là chế độ hiện hành vượt qua được những vấn đề khủng hoảng Đông Dương. Ông Hồ Chí Minh có thể tác dụng được với tướng de Gaulle nếu tôi còn tại chức. Ông Hồ Chí Minh ngỏ ý muốn gặp tôi, tôi không muốn gặp vì lẽ: một chế độ như hiện nay không thể đương đầu với một lực lượng cách mạng. Mấy ông già Đảng Xã hội đang nắm quyền về công tác hải ngoại đều là những ông bảo thủ. Khi tôi nói đến chữ độc lập cho Đông Dương trong Hội đồng về Đông Dương, chúng tôi chỉ có ba người trong bàn tròn đồng ý về giải pháp này. Toi cảm thấy các vị khác trong Hội đồng, đặc biệt là vị Bộ trưởng Hải ngoại, đều giục ông Tổng thư ký không đề từ ấy vào biên bản.
Làm thế nào được, khi Laurentie nói với Gilbert Pilleul năm 1981 là de Gaulle trong tháng 8 năm ấy đã nhắc thêm: Không được đem xứ Nam Kỳ cho ông Hồ Chí Minh.
Jacques de Folin nhắc lại một ví dụ trích từ cuốn hồi kí của de Gaulle:
Ngày 15-8-1945, nói về “lập lại chủ quyền nước Pháp ở Liên bang Đông Dương”, trong tập hồi kí “Hi vọng”, tác giả đã viết: Tôi đã giao cho d’Argenlieu và Leclerc mà tôi bổ nhiệm ở Đông Dương, một lực lượng lớn, chỉ để chiếm đóng lại miên Nam. Trừ khi có lệnh, không được đưa quân ra miền Bắc nơi mà Hồ Chí Minh đang lãnh đạo. Ở đây, tôi đã phái Sainteny làm nhiệm vụ đặc phái viên để mở màn cho những thương lượng. Ông đã nhắc lại như vậy năm 1970, những điều mà ông công bố trong một cuộc họp báo ngày 30-6-1954. Người ta không tìm ra những dấu vết về những chỉ thị như vậy trong hồ sơ lưu trữ, khonagr thời gian từ ngày 15-8-1945 đến ngày 20-1-1946. Ngoài ra Leclerc còn đưa cho Salan xem một mệnh lệnh của de Gaulle, đề ngày 25-9-1945: Nhiệm vụ của ông là lập lại chủ quyền của nước Pháp ở Hà Nội, và tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao ông chưa có mặt tại đây?
Về phía tướng Juin, năm 1953 ông đã có nhận xét (về Leclerc) như sau: Tôi nhận thấy là tướng Leclerc hoạt động ở Đông Dương, mặc dù trong tay có rất ít phương tiện, nhưng ông luôn hoạt động với sự cố gắng của một quyết tâm có đắn đo và của một lòng dũng cảm.
Tháng 4-1946, trong một cuộc gặp gỡ với de Gaulle, tướng Buis, lúc ấy là quan tư, đã kể lại; tướng de Gaulle hỏi: Tại sao ta lại đợi đến 8-3 năm ấy, mới đổ bộ lên xứ Bắc Kỳ? Không thể tha thứ sự quá chậm trễ này!
Ông Buis trả lời: “Phải đợi có LCM(2) mới đổ bộ được”. De Gaulle đáp lại ngay: “hàng ngàn năm nay người ta vẫn đổ bộ mà không có LCM”.
Sau này ông Antoine Pinay đã tóm tắt thái độ của de Gaulle bằng câu: “Cái gì tốt đều do tôi, cái gì xấu đều do những người khác”.
Ngày 13-9-1946, Hội nghị Fontainebleau
kết thúc. Người Pháp khước từ một cách cương quyết việc bàn đến nền độc lập và sự thống nhất của ba kỳ.
Ngày 18-10, đoàn Việt Nam về nước. D’Argenlieu đón đoàn trên chiến hạm Suffren. Ông gợi ý một số nhân nhượng nhân ngày ngưng súng 30-10. Ông Hồ Chí Minh từ chối không nhận lợi. Trở về Việt Nam, ông Hồ thể hiện quyết tâm: Cuộc chiến tranh chống Pháp nhất định sẽ xảy ra.
Những sai lầm liên tiếp về chính trị làm cho nước Pháp phải trả giá bằng những chi tiêu tài chính khổng lồ. Đối với quân đội viễn chinh, với các chiến sĩ trong các trận đánh, Đông Dương trở thành một giá treo cổ, nhất là sau nay trong các trại tù binh: tỉ lệ tử vong vượt cao hơn cả trại tập trung của phát xít Đức ở Buchenwald hay ở Dachau. Với dân tộc Việt Nam thì bên cạnh sự thiếu thốn vật chất về mọi mặt, công thêm số người đã ngã xuống sau chín năm chiến tranh, tinh thần phải vươn lên để giành chiến thắng phải nhân lên gấp bộ lần. Trong những buổi đàm phán hồi tháng 3-1946, tướng Giáp có tâm sự với tướng Salan: Mục đích của chiến tranh là tiêu diệt đối phương, bởi vậy để đi đến đích trên, có khi không có giới hạn về sự tàn khốc.
Nhà báo Robert Guillian, cựu chiến binh của chiến tranh Triều Tiên, và là người có mặt ngày 14-3-1954 ở Điện Biên Phủ, trong cứ điểm Gabrielle, đã viết trên báo “Le Monde”: “Không bao giờ tôi cảm thấy ở mức ấy sự căm thù. Một sự căm thù tràn ngập khắp nơi, nó xiết chặt và nó tiêu diệt hết những gì nó nắm chắc được trong tay. Không bao giờ tôi quên được sự tức giận tột độ bốc lên từ đám rừng khi ta đụng đến nó”.
Cuối năm 1946, những đụng độ tiếp diễn ở Nam Bộ, và nhất là ở Bắc Bộ. Ngày 20-11-1946, một việc trục trặc xảy ra ở thuế quan Hải Phòng, đã đưa đến một cuộc đọ súng, và đã biến thành một trận đánh kéo dài trong 5 ngày, gây cho phía Pháp 26 ngươi chết, 80 người bị thương. Còn về phía Việt Nam, dưới làn mưa đại bác, 300 người tử trận. Còn ở Lạng Sơn, ngày 21-11, một đơn vị có nhiệm vụ bốc hài cốt những lính Pháp bị quân Nhật hành hình trong cuộc đảo chính, trong đó có hài cốt của tướng Lomongnie (Émlile), của quan sứ Auphelle. Một trận phục kích đã xảy ra, làm hơn 10 người thiệt mạng.
Sự căng thẳng ngày một tăng. Đêm 19-12-1946, vào lúc 20 giờ, quân Việt Nam mở cuộc tiến công vào các lực lượng quân sự và cả dân sự của Pháp ở Hà Nội. Lực lượng đồn trú của chúng ta phải đương đầu với một lối tiến công khôn khéo. Nhờ có lực lượng cơ giới, ta vẫn làm chủ được thành phố sau một ngày chiến đấu. Cao uỷ Sainteny từ Paris mới sang, với nhiệm vụ làm dịu bớt sự căng thẳng, trong khi ngồi xe để chạy vào thành, ông bị trúng mìn và bị thương nặng. Cả xứ Bắc Kỳ và xứ Trung Kỳ cháy rực lửa. Chính phủ kháng chiến Việt Minh đã biến mất. Có muốn thương thuyết cũng không có ai để mà thương thuyết.
Tướng Gras viết: “Léon Blum cho gọi Leclerc về để báo cáo tình hình mà ông ít am hiểu. Ông không cho gọi d’Argenlieu, vì sợ ông này chỉ trình bày một mặt, một khía cạnh nào mà thôi”.
Thực vậy, lúc ấy, ngày 17, Leclerc đang ở Pháp. Ông nhanh chóng nhận định tình hình và chớp nhoáng đến thăm Henri, cậu con trai của ông bị thương lần thứ hai trong năm(3). Ông nhận xét tính nghiêm trọng của sự bất đồng ý kiến giữa ông và d’Argenlieu. Ông viết một bản báo cáo và tóm tắt nhận định của ông trong ba câu sau:
Vấn đề cốt lõi ngay bây giờ vẫn là vấn đề chính trị. Đến năm 1947, nước Pháp không nên dùng vũ lực để đè đầu đè cổ một dân tộc có 24 triệu người, một dân tộc có một đầu óc quốc gia và một tinh thần bài ngoại mạnh. Muốn chiến thắng phải dùng đòn bẩy lâu dài đó là chiêu bài “chống cộng”.
Lần nữa mãi về sau (27-1), chính phủ lâm thời mời ông làm Cao uỷ, Leclerc đặt ra điều kiện là phải cho ông toàn quyền cả quân sự lẫn chính trị trong ba năm… Sau vài lần hẹn hò, Leclerc đi Colombey để gặp de Gaulle. Tướng Crépin (Crespin) kể lại cuộc gặp gỡ như sau: Leclerc nói:
Tôi đến gặp de Gaulle. Ông bắt đầu bằng một trận xỉ vả như thường lệ. Không đợi tôi nói một lời, ông tuyên bố đình chỉ thi hành kỷ luật vị Đô đốc. Với tôi ông trách là đã nhận lời, nhận lời rồi để buông trôi tất cả. Tôi phản ứng và cãi to. Sự căng thẳng đã đến mức chưa từng có, tôi tuyên bố là ông chỉ hiểu vấn đề thông qua ông Đô đốc và ông chỉ có nghe ông Đô đốc mà thôi. Tôi hỏi ông cái gì sẽ xảy đến. Một khi Đông Dương đã bị mất, ông có hối cải thì lúc ấy đã quá muộn. Trong tranh luận, ông vẫn bộc lộ những quan điểm cứng rắn như: Đông Dương phải nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Với giọng bình tĩnh ông nói: Ông không cho một nhân nhượng nào về vấn đề Nam Bộ. Tuy vậy, cuộc tranh luận cũng ít nhiều làm ông phải suy nghĩ. Cuối cùng, trước khi rời phòng, ông nói với: “Dù sao, tôi thấy cuộc tranh luận hôm nay rất bổ ích”(4).
Ramadier thay thế Léon Blum. Ông đề cử Leclerc làm Cao uỷ. Cuối cùng Leclerc cũng nhận lời. Nhưng chính phủ trung ương không chấp nhận những yêu sách của ông.
Ngày 13-2, một nhân vật quan trọng có thể doán biết xin rút lui. Đó là tướng Juin. Cuối cùng chính phủ đã quyết định Émile Bollaert thay thế d’Argenlieu. Trước khi đi, ông này đến hỏi ý kiến của Leclerc. Leclerc trả lời: “Hãy thương lượng, thương lượng bằng mọi giá”. Ông Cao uỷ mới đến Sài gòn ngày 1-4-1947, quanh ông có Pierre Messmer và Paul Mus.
Chú thích:
(1) Nhận xét của d’Argenlieu: “Cái sáng kiến đề xuất, trong việc giao một nhiệm vụ đi Paris đã nhấn mạnh ý định của tôi muốn đưa Leclerc thoát khỏi ngõ cụt mà ông đang chui vào để làm việc trên, mới sắp xếp đã thực hiện để vị thống soái tối cao không dính vào các cuộc hội thảo của tôi với Hồ Chí Minh. D’Argenlieu khong nói đén ý định của ông muốn tổ chức một hội nghị ở Đà Lạt để quyết định số phận của xứ Nam Kỳ. Nhưng tranh cãi bắt đầu hôm 19-4 kết thúc bằng một thất bại ngày 5-5.
( 2) LCM: Landing craft mechanized - sà lan đổ bộ cho xe cơ giới bánh xích.
(3) Henri Leclerc de Hauteclocque mất ngày 4-1-1952 trong vùng Phát Diệm (Bắc Bộ), trong đợt hai sang Việt Nam.
(4) Cuộc nói chuyện đã gợi ý cho ông là hối cải “Nền hoà bình của những dũng sĩ” sau 12 năm ở Algerie.
CHƯƠNG 19
22. Một sĩ quan chỉ biết có chấp hành
Đúng vậy, thưa Đại tướng! Nhưng…
Năm 1949, quân Việt Minh đánh vào các đồn trú của quân đội Pháp đang được bố trí dọc theo biên giới trên đường quốc lộ số 4 - Đường số 4 là con đường chạy từ Cao Bằng qua Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, rồi Lạng Sơn… Phía Nam, không xa lắm có đồn Tiên Yên rồi Móng Cái, một đồn ở sát biên cương.
Mùa hè năm 1950, việc tiếp tế cho các đồn bốt đóng từ Đồng Đăng đến Cao Bằng đã dần dần trở nên tốn kém về người và của, do những trận phục kích, những đoạn dọc đường bị phá hoại - Đặc biệt dọc theo “đoạn đường chết chóc”, nằm giữa Thất Khê và Đông Khê. Lúc này có câu chuyện về Bản tường trình của tướng Rơve làm ra trước một năm theo yêu cầu của tướng Blaizot Tổng chỉ huy Đông Dương, trong đó có đề xuất việc rút bỏ Cao Bằng. Những thất thoát tin tức của bản tường trình này ở Paris, đã làm cản trở Bộ chỉ huy tối cao trong việc quyết định cho rút lui những tiền đồn mà ngày nay người ta gọi là những “ung nhọt” của sự chiếm đóng. Ngày 17-9, sau khi Đông Khê bị thất thủ lần thứ hai, bắt buộc người ta phải đưa ra thực thi việc rút bỏ nhanh chóng tiền đồn Cao Bằng với 1.500 quân và hơn một ngàn dân thường gồm đàn bà và trẻ em.
Ngày 1-10, bắt đầu cuộc rút lui, một binh đoàn gồm 5.000 quân từ Lạng Sơn dọc theo đường số 4 lên đón đoàn quân rút lui từ Cao Bằng về. Bị tiến công mạnh mẽ, hai cánh quân rẽ sang phía Tây, rời xa đường cái, lao vào vùng rừng rậm nhiệt đới. Vượt qua các dốc núi đá, vượt qua đồng ruộng, qua những rừng rậm, hai cánh quân, cuối cùng ngày 7-10 gặp nhau trong một cái thung lũng, một cạm bẫy mà ở đây hai binh đoàn đã bị thiệt hại nặng nề. Trong suốt một tuần, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra - Hai binh đoàn trưởng Lepage - Charton đều bị bắt làm tù binh, 8 tiểu đoàn vào lại tinh nhuệ nhất của quân đội viễn chinh đã bị tiêu diệt, trong 7 ngày quân Pháp đã mất 5.500 quân vừa chết vừa bị thương… bị bắt làm tù binh. Ở chính quốc, trận thất bại ở biên giới là chấn động cả dư luận nước Pháp, đặc biệt ở Paris - ở Bắc Kỳ, sự khủng khiếp, sự chấn nản tràn ngập tinh thần các binh sĩ.
Charles Henri de Pirey kể lại trong cuốn: “Con đường chết”:
Hôm nay, 17-10-1950, những lính Marốc thoát chết từ Cao Bằng hốc hác về đến khu đổ nát Đồ Sơn và dừng chân ở đấy. Những con người bị suy sụp, mất mát gần như không còn gì, đến ở một nhà thờ mà một nữa đã bị phá huỷ. Họ phải tìm lấy cái gì để ăn, để mặc - Họ sẽ nhớ lâu sự đón tiếp chân tình của cơ quan tham mưu của khu Hải Phòng.
Ông M. Letourneau, Bộ trưởng phụ trách những quan hệ với nước Đồng minh, và đại tướng Juin đến Hà Nội. Mục tiêu viếng thăm của những quan khách này đầu tiên là các trẻ mồ côi ở Đồ Sơn(1) rồi đến 300 - 400 lính Marốc là những người thoát nạn của ba tiểu đoàn (gần 2.000 người). Xếp hạng thành từng trung đội, trên một con đường hoàn toàn bị phá hoại của cái khu nghỉ mát tắm biển của xứ Bắc Kỳ. Họ mang theo những trang bị của mình, áo quần tả tơi, súng ống lấm lem những bùn cát và sắt bắt đầu vàng rỉ, những người lính Ma rốc với bộ râu đen, người gày gò, nhem nốc, mắt hốc hác, cố gắng đứng nghiêm với mức cố gắng hết sức mình để chao vị chỉ huy cũ của họ. Họ không giấu nổi sự thiếu thốn, sự mệt nhọc, và sự thống khổ.
Ngay 19-10, René Pleven, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng báo tin cho Quốc hội, sự mất tích của hai tiểu đoàn lính lê dương, đã chiến đấu và bị hi sinh trong khi phải bảo vệ sự rút lui của các đơn vị bạn.
Louis Stein viết: “Cuộc tấn công mà chúng tôi (1er BEP)(2) xông lên ở Cốc Xá, để mở đường tiến lên của binh đoàn Lepage , là một cuộc chiến đấu ác liệt nhất, đẫm máu nhất trong cả cuộc chiến tranh Đông Dương”. Bởi vậy, trong số 23 sĩ quan của tiểu đoàn, thì 10 đã tử trận, 10 bị bắt làm tù binh (4 bị thương) và 3 trốn thoát.
Để vực lại tình hình, chính phủ trung ương đang tìm một người có nghị lực: Juin? Kênic? Cuối cùng tướng de Lattre de Tassigny nhận lời: - với điều kiện được vừa là Cao uỷ vừa là Tổng chỉ huy. Ngày 17-2, ông đến Sài gòn, hai hôm sau, ngày 19-12, ngày kỉ niệm của cuộc nổi dậy năm 1946, ông ra lệnh tổ chức ở Hà Nội một cuộc duyệt binh. Ông tuyên bố: “Cuộc chiến đấu của chúng ta là một cuộc chiến đấu vô tư - chúng ta chiến đấu để bảo vệ nền văn minh trên xứ Bắc Kỳ. Thời kì của những lộn xộn đã qua rồi. Tôi xin cam đoan, thưa các ngài, các ngài sẽ được có sự chỉ huy…”.
Từ đầu tháng 1-1951, ông đã thu được hai thắng lợi: một ở Tiên Yên trên đường số 4, để giữ đường ra biển; hai: trận đánh ở Vĩnh Yên trong đồng bằng Bắc Bộ, để bảo vệ cho Hà Nội. Những thắng lợi trên được báo chí nêu nổi bật(3). Nhưng sau những chiến thắng trên, ông trở nên lo nghĩ (như sự để ý của tướng Gras) về chiến thuật biển người được áp dụng của đối phương, với một sự coi thường kì lạ về những tổn thương{…}. Một yêu cầu tăng viện cho đạo quân viễn chinh đang trở nên cấp bách. Những thư kiến nghị của ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Paris, vì Bộ tham mưu không biết bằng cách gì tìm ra được quân số để đáp ứng yêu cầu. Phải dùng đến cách Letourneau là xin từ chức, vào lúc ấy Hội đồng Quốc phòng, ngày 20-2 chấp nhận gửi vào ngày 1-5 một phần của yêu cầu tăng viện trợ.
Trong bối cảnh ấy, một sự kiện kỳ lạ đã xảy ra ở vườn hoa Le Boisserie, vào đầu tháng 4-1951. Một trung uý cảnh sát ở đồn Chaumont vừa nhận lệnh lên đường sang Đông Dương - tướng cảnh sát René Ommès kể lại:
Để khớp với những chỉ thị của tôi và điều 23 của luật nội bộ về tư cách đạo đức căn cứ vào tinh thần biết trọng danh dự và tự trách của người lính… tôi tỏ ra gương mẫu trong việc đi sang Đông Dương, mà các bạn sĩ quan của tôi hay làm. Khi được chỉ định, tôi phải vì sự cung kính, vì sự ngưỡng mộ, hay vì lễ phép, đến chào tướng de Gaulle ở Colombey. Một đơn vị cảnh sát đã giúp đỡ tôi điều kiện này. Lúc ấy tôi có trong tay một cuốn sách của tướng de Gaulle “Nước Pháp sẽ là nước Pháp”. Tôi chuẩn bị trong đầu một vài câu hỏi ở chương nói về Đông Dương…
Tướng de Gaulle tiếp tôi ở công của biệt thự Le Boisserie. Sau một phút giới thiệu và vòng vo về sức khỏe, về thời gian, tôi từ từ dùng chữ, bắt đầu câu chuyện:
- Thưa tướng quân, ngài nghĩ gì về Đông Dương?
- Anh là sĩ quan - anh chỉ có tuân lệnh…
Tôi cảm thấy ông có vẻ nóng nảy, gần như tức giận, tôi giữ bình tĩnh trả lời:
- Thưa ông: Hành trang của tôi đã sẵn sàng - và cả người sĩ quan cũng vậy.
Tiếp theo là cuộc rút lui trong một may mắn như được chiếu cố.
Trở lại Chaumont , tôi hơi bị bàng hoàng về cuộc gặp gỡ và đợi đến bốn năm sau tôi mới hiểu tại sao tướng de Gaulle lại có thái độ như vậy.
- Có lẽ ông tưởng tôi đã tìm hiểu về những hậu quả của các quyết định của ông trong vấn đề Đông Dương - ông có thể tưởng tượng rằng đây là một câu hỏi hỗn xược.
Một sĩ quan phải chấp hành, đúng vậy - nhưng làm thế nào giải thích được thái độ và những lời nói quả quyết của tướng de Gaulle. Khi đọc cuốn Hồi ký của con và con rể ông, người ta thấy hai sĩ quan trên đã làm một cử chỉ tình nguyện không phải là “được chỉ định để đi qua bên ấy”, phục hồi lại chủ quyền của nước Pháp.
Chú thích:
(1) Điểm tắm biển theo kiẻu thời Đông Dương phồn thịnh. Nằm ở Hải Phòng. Nơi này bị quân Nhật tàn phá và mục đích hạ huy tín người Pháp.
(2) 1er BEP: 1er Bataillon parachutiste étranger- Tiểu đoàn dù lê dương số 1.
(3) Tướng Gras nhắc lại câu chuyện và tướng De Lattre đã nói cho Luyxiêng Bôđa, đặc phái viên của báo “France- Soir” (Nước Pháp buổi chiều): cần gì gây những chiến thắng mà thế giới không biết đến. Những người làm báo là những người trung gian. Họ còn hơn thế nữa, họ tạo nên những sự kiện và sự kiện sẽ không tồn tại, nếu không được phấp phới bay trên các báo. Sáu tháng sau, ngày 30-5, đứa con độc nhất của De Lattre, trung uý Berna bị tử trận ở vùng núi đá Ninh Bình trong chiến dịch ở lưu vực sông Đáy, bởỉ hai sư đoàn Việt Minh, mục đích là tranh thủ lấy gạo trong vụ mùa năm ấy. Đáp lại, lời chia buồn của vua Bảo Đại, tướng De Lattre viết: “Cháu nó là người thứ 59 của khoá Saumur, tử trận ở Đông Dương, và là người thứ 18 là con cấp tướng…”.
23. Con đường xuống địa ngục
“Sự có mặt của nước Pháp phải được thực hiện ở Đông Dương”
Cuối năm 1953, tướng Henri Navarre, Tổng chỉ huy Đông Dương quyết định chặn con đường đi sang Lào của quân đội Việt Minh - mặc cho những lời phản đối về chiến thuật, kỹ thuật của các sĩ quan cao cấp của mình, ông không đếm xỉa đến và ngày 20-11-1953, ông cho mở chiến dịch Castor, mục đích là để chiếm lại sân bay Điện Biên Phủ. Vì mục đích trên, hai tiểu đoàn dù nổ tiếng đã được thả xuống: tiểu đoàn 6è BPC(1), tiểu đoàn dù thuộc địa của quan tư Bigeard và tiểu đoàn II/1er RCP(2), tiểu đoàn dù của quan tư Bréchignac. Một khi chiếm đóng xong, sân bay được dùng cho việc đổ bộ lần lượt 12.000 quân để phân chia bố trí theo kế hoạch phòng thủ ở Điện Biên Phủ thành các bị trí điểm tựa xung quanh đường bay, và ở giữa thung lũng trông như những con nhím bao bọc day thép gai, lởm chớm bở các giao thông hào, các chỗ đặt súng.
Một tập đoàn cứ điểm nằm sâu trong vùng cao của xứ Bắc Kỳ, ở cách xa Hà Nội theo đường chim bay đến 300 km.
Theo tướng Gras giải thích: “Đây là một căn cứ, một trung tâm đề kháng, dùng để làm chỗ dựa tấn công cho một binh đoàn cơ động, cộng với một số lực lượng địa phương, để chống lại Sư đoàn 316 của Việt Minh”. Trái ngược với các dự đoán, ngay từ những tuần đầu, những cuộc xuất quân đầu tiên đều không có kết quả. Trước các đơn vị, người ta thấy một cái tên được nêu đầu tiên của câu chuyện đó là de Castries.
Ngày 13-3-1954, vào lúc 17 giờ, một trận mưa pháo và súng cối với một sức mạnh khác thường mở màn cho một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm.
Ngay từ trong tuần đầu, đường băng của sân bay đã bị hư hỏng và không dùng được do pháo binh địch và cùng chung số phận, sân bay trực thăng củng bị tê liệt bắt đầu từ 24-3. Viện binh, tiếp tế phải thực hiện bằng thả dù - thương binh chồng chất trong cái bệnh viện nhỏ bé nằm dưới đất, hay các trạm xá tiểu đoàn.
Ngày 2-3-1916, ở Verdun(3), đại đội 10 của trung đoàn 33è SRI(4), do đại tướng Charles de Gaulle chỉ huy, đứng ở phía trước làng Douaumont, đang nằm dưới tầm của pháo binh địch. Christine Clerc kể lại: sau khi tung vu vơ một quả lựu đạn, de Gaulle nhảy vào một hố pháo, cùng một lúc với bọn lính Đức, một trong số bọn này đã dùng lưỡi lê đâm de Gaulle một nhát vào đùi trái.
Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang nằm giữa một đám đông thanh niên Đức. Mặc dù mấy lần muốn chạy trốn không thành, ông ra khỏi tù cùng với nhiều người khác. Cuối năm 1918, Christine Clerc tiếp tục kể: “Bùn dính vào chân ông thấm vào quần áo, những chấy bầy nhầy, mùi hôi thối, tiếng nổ của đạn pháo, người chết, người bị thương, máu, ruột gan lẫn với bùn, làm lắng xuống linh hồn của ông, như ông đã kể lại cho cô cháu Geneviève de Gaulle cũng từ cõi chết trở về”.
Tướng Gras tiếp tục kể về Điện Biên Phủ:
Từ 6-4, tình hình hậu cần của căn cứ biệt lập trở nên căng thẳng… việc tiếp tế trở thành một cuộc vận động thực sự của không quân dưới sự yểm trợ của các khu trục. Sự tổn thất thương vong mỗi ngày từ 100 đến 120 người. Phải kêu gọi đến những người tình nguyện nhảy dù mà tìm không ra… Khu vực chính để thả dù nằm vào giữa khu trung tâm và điểm tự Isabelle thì nay đã bị địch chiếm. Tướng Giáp không dùng biện pháp hành quân quy mô lớn, vừa tốn kém về vũ khí, khí tài, vừa tốn về xương máu. Ông dùng phép làm tiêu mòn đối phương bằng cách đánh lấn từ điểm tựa này đến điểm tựa khác để cuối cùng khép chặt vòng vây khu trung tâm. Ông dùng phương phương pháp đánh lấn bằng cách đào đường hầm tiến dần, bao vây, cô lập các cứu điểm, rôi đi đến bóp chết các cứ điểm thiếu lương thực, súng đạn, nước uống.
Những đường “tăngxê” mạng lưới bùn lầy, những trận pháo kích, những trận giáp lá cà, những trận phản kích, tất cả đều giống hệt như ở Verdun - nhưng ở đây là một thứ Verdun tệ hại hơn, vì đây không có việc thay quân, không có “con đường thiêng liêng”.
Ngày 7-4-1954, ở khác sạn Continental, Paris, de Gaulle đọc lời tuyên bố trước một cuộc họp báo:
Những đội quân của Liên hiệp Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương và cuộc chiến đấu đang “gay go”, tôi muốn nói đây để các bạn nghe: “Vinh quang và thắng lợi thuộc về các bạn, những người chỉ huy, những người lính, những người đang cầm trong tay vũ khí của nước Pháp!”.
Trong khi đó những trận đánh vẫn đang tiếp diễn.
“Cuộc chiến đấu đang gay go” gợi lên những đau khổ của các chiên binh, ở đây ông muốn nới về phía các trạm cứu thương, hơn là ở các tăngxê.
Quan năm thày thuộc Ernest Hantz, và ông quản xếp René Cayre, bác sĩ phẫu thuật và người theo dõi thức tỉnh ở máy ACP(5) số 5 - một nhóm phẫu thuật viên nhảy dù gồm một bác sĩ và bảy y tá, một gây mê kiêm phụ trách máy điện - họ kể về những kỷ niệm đã có tại chỗ, tốp ACP 5 đến mặt đất trong đêm 7 rạng sáng ngày 8-4 dưới làn mưa pháo, 1.200 cân dụng cụ thu được, tốp giải phẫu được đặt trong một cái hầm đất che bởi những khúc gỗ tròn.
Việc phân loại thương binh đến từng đội như làn sóng liên tục là một thách thức rất khó khăn cho một phẫu thuật viên trẻ tuổi. Làm thế nào khám bệnh chính xác được cho những thương binh trong bộ áo ướt đẫm bùn và máu, lại không có máy X quang? Việc tắm rửa chớp nhoáng của các tù binh, với nước bùn của sông Nậm U, tranh thủ lấy được lúc yên lặng trong đêm tối, giúp cho việc lên bảng liệt kể một cách tương đối về các vết thương. Lần lượt phải theo thứ tự xếp hàng và đặt chương trình giải phẫu… có khi, chưa đến lượt mà người thương binh khẩn cấp đã phải ra đi yên ngủ giấc ngàn thu. Những dù trắng bọc lên các tương và trần của phòng mổ, nhưng sau một loạt đạn pháo, bụi, đất trùm lên những tấm vải che chắn. Từ những khe hở của mái đất, chảy xuống những dòng nước bùn do những trận mưa của cơn gió mùa, phòng mổ có cảnh thượng như là một hang động. Cứ như vậy diễn ra trong suốt hơn một tháng, không ngớt lần lượt những thương binh đến trên bàn mổ của chúng tôi. Đôi lúc, có những thương binh trong khi chờ đến lượt tự nhiên bệnh tình đột biến tăng lên. Lập tức chúng tôi phải cho làm những ca phẫu thuật đột xuất. Có khi có những diễn biến bất ngờ xảy đến, chúng tôi phải bỏ dở cả cuộc phẫu thuật đang làm, để cấp cứu cho một thương binh mới đến […]
Người ta phỏng đoán có đến 5.000 thương binh, trong đó có tới 3.500 phải mổ xẻ, trong các toóp phải mổ xẻ có chừng 1.500 phải nằm chữa trị bởi các bác sĩ phía trước - xung quanh căn cứ biệt lập này; gọng kìm khép chặt lại, nhữưg điểm tựa cuối cùng sắp bị mất. Ngày 2-5, tốp ACP của Vidal đặt ở bờ sông Nậm U suýt nữa bị rơi vào tay quân Việt Minh. Nó phải rút lui và nhập cùng tốp của tôi, và cả hai chúng tôi cùng làm việc chung cho đến hết chiến tranh.
Chiều ngày 7-5, đạn dược đã cạn kiệt, có lệnh phải ngừng bắn, Việt Minh xâm nhập khắp nơi vào trung tâm.
Họ xuất hiện ở cửa vào khu chúng tôi. Họ ra lệnh ngừng việc mổ xẻ. Bị cách li với thương bệnh binh, các thầy thuốc và y tá, kiệt sức, gầy nhom, mỗi người mất đến 15kg, đều bị đẩy và tập trung cùng với các tù binh chiến đấu khác để rồi đi vào các trại tập trung gần biên giới Trung Quốc. Tiếp theo là cuộc hành quân dài 800 km đi bộ, đi đêm, từng chặng 20-30 km…
Những chiến binh của Điện Biêng Phủ đều ở tâm trạng tinh thần bị hao mòn…, họ không muốn bị ngã xuống vì tay những đối phương, những người đã ký Hiệp định Genève(6)… Họ không được chuyên chở bằng tàu hoả về các trại tập trung bù binh, mà trái lại họ phải kéo bộ, đói rách, mệt mỏi, tinh thần sa sút…
Sáu người đã thành công trong việc vượt ngục qua rừng núi hiểm trở và giữa một dân tộc thù địch.
Roger Bruge kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú này: tên của họ là trung uý Raymond Kakowiak của BPVN(7); thượng sĩ Maurice Rillac và thượng sĩ René Sentenac(8) của Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, hạ sĩ Georges Talmont và Armand Halbardier của tiểu đoàn thiết giáp…
Trong cuốn Hồi ký, Philippe De Gaulle viết: “Ngày 9-5, 48 giờ sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ, cha tôi đi đến đài chiến sĩ vô danh, một số đông người đến vây lấy ông, mỗi lúc một đông, họ có thái độ tôn trọng ông. Trong khi ấy, ông René Pleven, Bộ trưởng bộ Quốc phòng phải rút lui trước sự hò hét của đám đông”.
De Gaulle chưa bao giờ tỏ rõ sự ngờ vực về tính thức thời của cuộc chiến tranh này.
Một tháng sau, ngày 7-6, ông viết một bức thư cảm ơn ông Jean Sainteny về cuốn sách “Lịch sử của một nền hoà binh bị bỏ lỡ”, ông không nhắc gì đến tấn thảm kịch, chỉ nhận xét là “Phương Đông từ nay từ bỏ phương Tây”.
Ngày 10-7, ông Pierre Mendès France, vị tổng thống mới tuyên bố một cách rõ ràng trong buổi nói chuyên thường lệ của mình vào chiều thứ bảy là “ông sẽ dùng mọi sức lực để chấm dứt chiến tranh Đông Dương”. Đó là một sự giễu cợt của lịch sử, người ta thấy một “người Pháp tự do”(9) lại nhận trách nhiệm trong bốn tuần chấm dứt cuộc chiến tranh của nước Pháp ở Đông Dương. Cũng như tướng de Gaulle là dập tắt bằng cách khác trong năm 1962, đám cháy mà ông không làm chủ được từ đầu (từ ngày 9-3-1945 đến ngày 20-1-1946) và nó đã lan sang tận Algeri từ ngày 1-11-1954.
Cũng như ông Clémenceau(10), ông đã giúp cho nước Pháp thắng trận, nhưng cũng như ông ấy với cách đưa lí luận đi vào chỗ mù quáng, ông đã làm mất một cơ hội lập lại hoà bình. Bở vậy, hai ông đều được dựng tượng ở Paris trên đường Champs Élysés, người dân Pháp đã quên đi vế thứ hai về trách nhiệm của hai ông.
Chú thích:
(1) 6è BPC: 6è Bâtillon parachutiste colonial - Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6.
(2) 1er RCP: 1er Régiment colonial parachutiste - Trung đoàn thuộc địa nhảy dù số 1.
(3) Trận Verdun bắt đầu từ ngày 21-2-1916 bằng một trận bắn pháo mạnh của quân Đức. Ngày 25, pháo đài Douaumont bị thất thủ. Pháo đài này bị mất, được lính của Trung đoàn bộ binh Marốc chiếm lại từ 24-10. Ngày 18-1 chấm dứt sự đụng độ khủng khiếp này và chiến tuyến trở lại hình thái ban đầu…
( 4) 33è SRI: 33è sous Régiment interie - lữ đoàn bộ binh số 33.
(5) ACP: Antenne chirurgicale perachutiste - Tiểu đoàn quân y dù.
(6) Những thỏa hiệp ban đầu tại Geneva kí vào ngày 24-8-1864 của 14 nước nói nhiều về người bị thương. Hiệp định này được bổ sung bởi nhiều hiệp định khác, đặc biệt hiệp định ngày 12-8-1949 nói nhiều về tù binh.
(7) BPVN: Bataillon parachutiste Vietnam - Tiểu đoàn dù Việt Nam.
(8) René Sentenac tử trận ngày 21-11-1957 ở Sahara trên một đụn cát Timimoun.
(9) Bị kết tội một cách oan ức về đào ngũ, vì ông trốn qua Marốc trên chiếc tàu Missili), quan hai Pierre Mandes France bị bắt ngày 31-8-1940 tại Cassablanca nơi ông đang làm việc, ở Bộ tham mưu không quân. Ông được chuyển về Clermond Ferand, bị xử án sáu năm tù. Ông trốn khỏi nhà lao, ngày 21-76-1041 và trốn sang Anh, qua Losbonne và được phong đại uý vào tháng 1-1923. Ông tham gia một lớp huấn luyện của RAF và tham gia với cương vị thành viên phi hành đoàn đi ném bom nhiều lần trên đất Pháp. Ông được tướng De Gaulle gọi về làm Bộ trưởng Bộ Tài chính tháng 11-1943. Sau đó làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Chính phủ lâm thời vào tháng 9-1944. Ông đã viết: Tôi đã chưa làm cho ông ấy thích thú trong công việc quản lí kinh tế của tôi. Ông ấy tin vào các lực lượng truyền thống như: quân đội, ngoại giao, đất đai, các con số. “Ông theo phái cứng rắn trong lĩnh vực kinh tế, ông chống đối Rene Pleven ngay cả trước mặt De Gaulle và cuối cùng ông xin từ chức vào tháng 4-1946. Ông tách khỏi De Gaulle từ đầu năm 1958. Ông không thừa nhận là đã lợi dụng thời cuộc, làm rung chuyển nền cộng hoà để trở lại việc chuyên chính.
(10) Chỉ có Aristide Briand đã tỏ ra sáng suốt, và can đảm trong năm 1919 chống lại Clémenceau trong việc bảo vệ toàn bộ đế chế Áo - Hung. Vì lẽ ấy ông khước từ không dự lễ kí kết Hiệp ước Versailles. Những chữ kí ấy được châm chọc gắn cho cái tên “Hội của bọn bán thịt lợn”.
Đúng vậy, thưa Đại tướng! Nhưng…
Năm 1949, quân Việt Minh đánh vào các đồn trú của quân đội Pháp đang được bố trí dọc theo biên giới trên đường quốc lộ số 4 - Đường số 4 là con đường chạy từ Cao Bằng qua Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, rồi Lạng Sơn… Phía Nam, không xa lắm có đồn Tiên Yên rồi Móng Cái, một đồn ở sát biên cương.
Mùa hè năm 1950, việc tiếp tế cho các đồn bốt đóng từ Đồng Đăng đến Cao Bằng đã dần dần trở nên tốn kém về người và của, do những trận phục kích, những đoạn dọc đường bị phá hoại - Đặc biệt dọc theo “đoạn đường chết chóc”, nằm giữa Thất Khê và Đông Khê. Lúc này có câu chuyện về Bản tường trình của tướng Rơve làm ra trước một năm theo yêu cầu của tướng Blaizot Tổng chỉ huy Đông Dương, trong đó có đề xuất việc rút bỏ Cao Bằng. Những thất thoát tin tức của bản tường trình này ở Paris, đã làm cản trở Bộ chỉ huy tối cao trong việc quyết định cho rút lui những tiền đồn mà ngày nay người ta gọi là những “ung nhọt” của sự chiếm đóng. Ngày 17-9, sau khi Đông Khê bị thất thủ lần thứ hai, bắt buộc người ta phải đưa ra thực thi việc rút bỏ nhanh chóng tiền đồn Cao Bằng với 1.500 quân và hơn một ngàn dân thường gồm đàn bà và trẻ em.
Ngày 1-10, bắt đầu cuộc rút lui, một binh đoàn gồm 5.000 quân từ Lạng Sơn dọc theo đường số 4 lên đón đoàn quân rút lui từ Cao Bằng về. Bị tiến công mạnh mẽ, hai cánh quân rẽ sang phía Tây, rời xa đường cái, lao vào vùng rừng rậm nhiệt đới. Vượt qua các dốc núi đá, vượt qua đồng ruộng, qua những rừng rậm, hai cánh quân, cuối cùng ngày 7-10 gặp nhau trong một cái thung lũng, một cạm bẫy mà ở đây hai binh đoàn đã bị thiệt hại nặng nề. Trong suốt một tuần, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra - Hai binh đoàn trưởng Lepage - Charton đều bị bắt làm tù binh, 8 tiểu đoàn vào lại tinh nhuệ nhất của quân đội viễn chinh đã bị tiêu diệt, trong 7 ngày quân Pháp đã mất 5.500 quân vừa chết vừa bị thương… bị bắt làm tù binh. Ở chính quốc, trận thất bại ở biên giới là chấn động cả dư luận nước Pháp, đặc biệt ở Paris - ở Bắc Kỳ, sự khủng khiếp, sự chấn nản tràn ngập tinh thần các binh sĩ.
Charles Henri de Pirey kể lại trong cuốn: “Con đường chết”:
Hôm nay, 17-10-1950, những lính Marốc thoát chết từ Cao Bằng hốc hác về đến khu đổ nát Đồ Sơn và dừng chân ở đấy. Những con người bị suy sụp, mất mát gần như không còn gì, đến ở một nhà thờ mà một nữa đã bị phá huỷ. Họ phải tìm lấy cái gì để ăn, để mặc - Họ sẽ nhớ lâu sự đón tiếp chân tình của cơ quan tham mưu của khu Hải Phòng.
Ông M. Letourneau, Bộ trưởng phụ trách những quan hệ với nước Đồng minh, và đại tướng Juin đến Hà Nội. Mục tiêu viếng thăm của những quan khách này đầu tiên là các trẻ mồ côi ở Đồ Sơn(1) rồi đến 300 - 400 lính Marốc là những người thoát nạn của ba tiểu đoàn (gần 2.000 người). Xếp hạng thành từng trung đội, trên một con đường hoàn toàn bị phá hoại của cái khu nghỉ mát tắm biển của xứ Bắc Kỳ. Họ mang theo những trang bị của mình, áo quần tả tơi, súng ống lấm lem những bùn cát và sắt bắt đầu vàng rỉ, những người lính Ma rốc với bộ râu đen, người gày gò, nhem nốc, mắt hốc hác, cố gắng đứng nghiêm với mức cố gắng hết sức mình để chao vị chỉ huy cũ của họ. Họ không giấu nổi sự thiếu thốn, sự mệt nhọc, và sự thống khổ.
Ngay 19-10, René Pleven, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng báo tin cho Quốc hội, sự mất tích của hai tiểu đoàn lính lê dương, đã chiến đấu và bị hi sinh trong khi phải bảo vệ sự rút lui của các đơn vị bạn.
Louis Stein viết: “Cuộc tấn công mà chúng tôi (1er BEP)(2) xông lên ở Cốc Xá, để mở đường tiến lên của binh đoàn Lepage , là một cuộc chiến đấu ác liệt nhất, đẫm máu nhất trong cả cuộc chiến tranh Đông Dương”. Bởi vậy, trong số 23 sĩ quan của tiểu đoàn, thì 10 đã tử trận, 10 bị bắt làm tù binh (4 bị thương) và 3 trốn thoát.
Để vực lại tình hình, chính phủ trung ương đang tìm một người có nghị lực: Juin? Kênic? Cuối cùng tướng de Lattre de Tassigny nhận lời: - với điều kiện được vừa là Cao uỷ vừa là Tổng chỉ huy. Ngày 17-2, ông đến Sài gòn, hai hôm sau, ngày 19-12, ngày kỉ niệm của cuộc nổi dậy năm 1946, ông ra lệnh tổ chức ở Hà Nội một cuộc duyệt binh. Ông tuyên bố: “Cuộc chiến đấu của chúng ta là một cuộc chiến đấu vô tư - chúng ta chiến đấu để bảo vệ nền văn minh trên xứ Bắc Kỳ. Thời kì của những lộn xộn đã qua rồi. Tôi xin cam đoan, thưa các ngài, các ngài sẽ được có sự chỉ huy…”.
Từ đầu tháng 1-1951, ông đã thu được hai thắng lợi: một ở Tiên Yên trên đường số 4, để giữ đường ra biển; hai: trận đánh ở Vĩnh Yên trong đồng bằng Bắc Bộ, để bảo vệ cho Hà Nội. Những thắng lợi trên được báo chí nêu nổi bật(3). Nhưng sau những chiến thắng trên, ông trở nên lo nghĩ (như sự để ý của tướng Gras) về chiến thuật biển người được áp dụng của đối phương, với một sự coi thường kì lạ về những tổn thương{…}. Một yêu cầu tăng viện cho đạo quân viễn chinh đang trở nên cấp bách. Những thư kiến nghị của ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Paris, vì Bộ tham mưu không biết bằng cách gì tìm ra được quân số để đáp ứng yêu cầu. Phải dùng đến cách Letourneau là xin từ chức, vào lúc ấy Hội đồng Quốc phòng, ngày 20-2 chấp nhận gửi vào ngày 1-5 một phần của yêu cầu tăng viện trợ.
Trong bối cảnh ấy, một sự kiện kỳ lạ đã xảy ra ở vườn hoa Le Boisserie, vào đầu tháng 4-1951. Một trung uý cảnh sát ở đồn Chaumont vừa nhận lệnh lên đường sang Đông Dương - tướng cảnh sát René Ommès kể lại:
Để khớp với những chỉ thị của tôi và điều 23 của luật nội bộ về tư cách đạo đức căn cứ vào tinh thần biết trọng danh dự và tự trách của người lính… tôi tỏ ra gương mẫu trong việc đi sang Đông Dương, mà các bạn sĩ quan của tôi hay làm. Khi được chỉ định, tôi phải vì sự cung kính, vì sự ngưỡng mộ, hay vì lễ phép, đến chào tướng de Gaulle ở Colombey. Một đơn vị cảnh sát đã giúp đỡ tôi điều kiện này. Lúc ấy tôi có trong tay một cuốn sách của tướng de Gaulle “Nước Pháp sẽ là nước Pháp”. Tôi chuẩn bị trong đầu một vài câu hỏi ở chương nói về Đông Dương…
Tướng de Gaulle tiếp tôi ở công của biệt thự Le Boisserie. Sau một phút giới thiệu và vòng vo về sức khỏe, về thời gian, tôi từ từ dùng chữ, bắt đầu câu chuyện:
- Thưa tướng quân, ngài nghĩ gì về Đông Dương?
- Anh là sĩ quan - anh chỉ có tuân lệnh…
Tôi cảm thấy ông có vẻ nóng nảy, gần như tức giận, tôi giữ bình tĩnh trả lời:
- Thưa ông: Hành trang của tôi đã sẵn sàng - và cả người sĩ quan cũng vậy.
Tiếp theo là cuộc rút lui trong một may mắn như được chiếu cố.
Trở lại Chaumont , tôi hơi bị bàng hoàng về cuộc gặp gỡ và đợi đến bốn năm sau tôi mới hiểu tại sao tướng de Gaulle lại có thái độ như vậy.
- Có lẽ ông tưởng tôi đã tìm hiểu về những hậu quả của các quyết định của ông trong vấn đề Đông Dương - ông có thể tưởng tượng rằng đây là một câu hỏi hỗn xược.
Một sĩ quan phải chấp hành, đúng vậy - nhưng làm thế nào giải thích được thái độ và những lời nói quả quyết của tướng de Gaulle. Khi đọc cuốn Hồi ký của con và con rể ông, người ta thấy hai sĩ quan trên đã làm một cử chỉ tình nguyện không phải là “được chỉ định để đi qua bên ấy”, phục hồi lại chủ quyền của nước Pháp.
Chú thích:
(1) Điểm tắm biển theo kiẻu thời Đông Dương phồn thịnh. Nằm ở Hải Phòng. Nơi này bị quân Nhật tàn phá và mục đích hạ huy tín người Pháp.
(2) 1er BEP: 1er Bataillon parachutiste étranger- Tiểu đoàn dù lê dương số 1.
(3) Tướng Gras nhắc lại câu chuyện và tướng De Lattre đã nói cho Luyxiêng Bôđa, đặc phái viên của báo “France- Soir” (Nước Pháp buổi chiều): cần gì gây những chiến thắng mà thế giới không biết đến. Những người làm báo là những người trung gian. Họ còn hơn thế nữa, họ tạo nên những sự kiện và sự kiện sẽ không tồn tại, nếu không được phấp phới bay trên các báo. Sáu tháng sau, ngày 30-5, đứa con độc nhất của De Lattre, trung uý Berna bị tử trận ở vùng núi đá Ninh Bình trong chiến dịch ở lưu vực sông Đáy, bởỉ hai sư đoàn Việt Minh, mục đích là tranh thủ lấy gạo trong vụ mùa năm ấy. Đáp lại, lời chia buồn của vua Bảo Đại, tướng De Lattre viết: “Cháu nó là người thứ 59 của khoá Saumur, tử trận ở Đông Dương, và là người thứ 18 là con cấp tướng…”.
23. Con đường xuống địa ngục
“Sự có mặt của nước Pháp phải được thực hiện ở Đông Dương”
Cuối năm 1953, tướng Henri Navarre, Tổng chỉ huy Đông Dương quyết định chặn con đường đi sang Lào của quân đội Việt Minh - mặc cho những lời phản đối về chiến thuật, kỹ thuật của các sĩ quan cao cấp của mình, ông không đếm xỉa đến và ngày 20-11-1953, ông cho mở chiến dịch Castor, mục đích là để chiếm lại sân bay Điện Biên Phủ. Vì mục đích trên, hai tiểu đoàn dù nổ tiếng đã được thả xuống: tiểu đoàn 6è BPC(1), tiểu đoàn dù thuộc địa của quan tư Bigeard và tiểu đoàn II/1er RCP(2), tiểu đoàn dù của quan tư Bréchignac. Một khi chiếm đóng xong, sân bay được dùng cho việc đổ bộ lần lượt 12.000 quân để phân chia bố trí theo kế hoạch phòng thủ ở Điện Biên Phủ thành các bị trí điểm tựa xung quanh đường bay, và ở giữa thung lũng trông như những con nhím bao bọc day thép gai, lởm chớm bở các giao thông hào, các chỗ đặt súng.
Một tập đoàn cứ điểm nằm sâu trong vùng cao của xứ Bắc Kỳ, ở cách xa Hà Nội theo đường chim bay đến 300 km.
Theo tướng Gras giải thích: “Đây là một căn cứ, một trung tâm đề kháng, dùng để làm chỗ dựa tấn công cho một binh đoàn cơ động, cộng với một số lực lượng địa phương, để chống lại Sư đoàn 316 của Việt Minh”. Trái ngược với các dự đoán, ngay từ những tuần đầu, những cuộc xuất quân đầu tiên đều không có kết quả. Trước các đơn vị, người ta thấy một cái tên được nêu đầu tiên của câu chuyện đó là de Castries.
Ngày 13-3-1954, vào lúc 17 giờ, một trận mưa pháo và súng cối với một sức mạnh khác thường mở màn cho một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm.
Ngay từ trong tuần đầu, đường băng của sân bay đã bị hư hỏng và không dùng được do pháo binh địch và cùng chung số phận, sân bay trực thăng củng bị tê liệt bắt đầu từ 24-3. Viện binh, tiếp tế phải thực hiện bằng thả dù - thương binh chồng chất trong cái bệnh viện nhỏ bé nằm dưới đất, hay các trạm xá tiểu đoàn.
Ngày 2-3-1916, ở Verdun(3), đại đội 10 của trung đoàn 33è SRI(4), do đại tướng Charles de Gaulle chỉ huy, đứng ở phía trước làng Douaumont, đang nằm dưới tầm của pháo binh địch. Christine Clerc kể lại: sau khi tung vu vơ một quả lựu đạn, de Gaulle nhảy vào một hố pháo, cùng một lúc với bọn lính Đức, một trong số bọn này đã dùng lưỡi lê đâm de Gaulle một nhát vào đùi trái.
Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang nằm giữa một đám đông thanh niên Đức. Mặc dù mấy lần muốn chạy trốn không thành, ông ra khỏi tù cùng với nhiều người khác. Cuối năm 1918, Christine Clerc tiếp tục kể: “Bùn dính vào chân ông thấm vào quần áo, những chấy bầy nhầy, mùi hôi thối, tiếng nổ của đạn pháo, người chết, người bị thương, máu, ruột gan lẫn với bùn, làm lắng xuống linh hồn của ông, như ông đã kể lại cho cô cháu Geneviève de Gaulle cũng từ cõi chết trở về”.
Tướng Gras tiếp tục kể về Điện Biên Phủ:
Từ 6-4, tình hình hậu cần của căn cứ biệt lập trở nên căng thẳng… việc tiếp tế trở thành một cuộc vận động thực sự của không quân dưới sự yểm trợ của các khu trục. Sự tổn thất thương vong mỗi ngày từ 100 đến 120 người. Phải kêu gọi đến những người tình nguyện nhảy dù mà tìm không ra… Khu vực chính để thả dù nằm vào giữa khu trung tâm và điểm tự Isabelle thì nay đã bị địch chiếm. Tướng Giáp không dùng biện pháp hành quân quy mô lớn, vừa tốn kém về vũ khí, khí tài, vừa tốn về xương máu. Ông dùng phép làm tiêu mòn đối phương bằng cách đánh lấn từ điểm tựa này đến điểm tựa khác để cuối cùng khép chặt vòng vây khu trung tâm. Ông dùng phương phương pháp đánh lấn bằng cách đào đường hầm tiến dần, bao vây, cô lập các cứu điểm, rôi đi đến bóp chết các cứ điểm thiếu lương thực, súng đạn, nước uống.
Những đường “tăngxê” mạng lưới bùn lầy, những trận pháo kích, những trận giáp lá cà, những trận phản kích, tất cả đều giống hệt như ở Verdun - nhưng ở đây là một thứ Verdun tệ hại hơn, vì đây không có việc thay quân, không có “con đường thiêng liêng”.
Ngày 7-4-1954, ở khác sạn Continental, Paris, de Gaulle đọc lời tuyên bố trước một cuộc họp báo:
Những đội quân của Liên hiệp Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương và cuộc chiến đấu đang “gay go”, tôi muốn nói đây để các bạn nghe: “Vinh quang và thắng lợi thuộc về các bạn, những người chỉ huy, những người lính, những người đang cầm trong tay vũ khí của nước Pháp!”.
Trong khi đó những trận đánh vẫn đang tiếp diễn.
“Cuộc chiến đấu đang gay go” gợi lên những đau khổ của các chiên binh, ở đây ông muốn nới về phía các trạm cứu thương, hơn là ở các tăngxê.
Quan năm thày thuộc Ernest Hantz, và ông quản xếp René Cayre, bác sĩ phẫu thuật và người theo dõi thức tỉnh ở máy ACP(5) số 5 - một nhóm phẫu thuật viên nhảy dù gồm một bác sĩ và bảy y tá, một gây mê kiêm phụ trách máy điện - họ kể về những kỷ niệm đã có tại chỗ, tốp ACP 5 đến mặt đất trong đêm 7 rạng sáng ngày 8-4 dưới làn mưa pháo, 1.200 cân dụng cụ thu được, tốp giải phẫu được đặt trong một cái hầm đất che bởi những khúc gỗ tròn.
Việc phân loại thương binh đến từng đội như làn sóng liên tục là một thách thức rất khó khăn cho một phẫu thuật viên trẻ tuổi. Làm thế nào khám bệnh chính xác được cho những thương binh trong bộ áo ướt đẫm bùn và máu, lại không có máy X quang? Việc tắm rửa chớp nhoáng của các tù binh, với nước bùn của sông Nậm U, tranh thủ lấy được lúc yên lặng trong đêm tối, giúp cho việc lên bảng liệt kể một cách tương đối về các vết thương. Lần lượt phải theo thứ tự xếp hàng và đặt chương trình giải phẫu… có khi, chưa đến lượt mà người thương binh khẩn cấp đã phải ra đi yên ngủ giấc ngàn thu. Những dù trắng bọc lên các tương và trần của phòng mổ, nhưng sau một loạt đạn pháo, bụi, đất trùm lên những tấm vải che chắn. Từ những khe hở của mái đất, chảy xuống những dòng nước bùn do những trận mưa của cơn gió mùa, phòng mổ có cảnh thượng như là một hang động. Cứ như vậy diễn ra trong suốt hơn một tháng, không ngớt lần lượt những thương binh đến trên bàn mổ của chúng tôi. Đôi lúc, có những thương binh trong khi chờ đến lượt tự nhiên bệnh tình đột biến tăng lên. Lập tức chúng tôi phải cho làm những ca phẫu thuật đột xuất. Có khi có những diễn biến bất ngờ xảy đến, chúng tôi phải bỏ dở cả cuộc phẫu thuật đang làm, để cấp cứu cho một thương binh mới đến […]
Người ta phỏng đoán có đến 5.000 thương binh, trong đó có tới 3.500 phải mổ xẻ, trong các toóp phải mổ xẻ có chừng 1.500 phải nằm chữa trị bởi các bác sĩ phía trước - xung quanh căn cứ biệt lập này; gọng kìm khép chặt lại, nhữưg điểm tựa cuối cùng sắp bị mất. Ngày 2-5, tốp ACP của Vidal đặt ở bờ sông Nậm U suýt nữa bị rơi vào tay quân Việt Minh. Nó phải rút lui và nhập cùng tốp của tôi, và cả hai chúng tôi cùng làm việc chung cho đến hết chiến tranh.
Chiều ngày 7-5, đạn dược đã cạn kiệt, có lệnh phải ngừng bắn, Việt Minh xâm nhập khắp nơi vào trung tâm.
Họ xuất hiện ở cửa vào khu chúng tôi. Họ ra lệnh ngừng việc mổ xẻ. Bị cách li với thương bệnh binh, các thầy thuốc và y tá, kiệt sức, gầy nhom, mỗi người mất đến 15kg, đều bị đẩy và tập trung cùng với các tù binh chiến đấu khác để rồi đi vào các trại tập trung gần biên giới Trung Quốc. Tiếp theo là cuộc hành quân dài 800 km đi bộ, đi đêm, từng chặng 20-30 km…
Những chiến binh của Điện Biêng Phủ đều ở tâm trạng tinh thần bị hao mòn…, họ không muốn bị ngã xuống vì tay những đối phương, những người đã ký Hiệp định Genève(6)… Họ không được chuyên chở bằng tàu hoả về các trại tập trung bù binh, mà trái lại họ phải kéo bộ, đói rách, mệt mỏi, tinh thần sa sút…
Sáu người đã thành công trong việc vượt ngục qua rừng núi hiểm trở và giữa một dân tộc thù địch.
Roger Bruge kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú này: tên của họ là trung uý Raymond Kakowiak của BPVN(7); thượng sĩ Maurice Rillac và thượng sĩ René Sentenac(8) của Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, hạ sĩ Georges Talmont và Armand Halbardier của tiểu đoàn thiết giáp…
Trong cuốn Hồi ký, Philippe De Gaulle viết: “Ngày 9-5, 48 giờ sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ, cha tôi đi đến đài chiến sĩ vô danh, một số đông người đến vây lấy ông, mỗi lúc một đông, họ có thái độ tôn trọng ông. Trong khi ấy, ông René Pleven, Bộ trưởng bộ Quốc phòng phải rút lui trước sự hò hét của đám đông”.
De Gaulle chưa bao giờ tỏ rõ sự ngờ vực về tính thức thời của cuộc chiến tranh này.
Một tháng sau, ngày 7-6, ông viết một bức thư cảm ơn ông Jean Sainteny về cuốn sách “Lịch sử của một nền hoà binh bị bỏ lỡ”, ông không nhắc gì đến tấn thảm kịch, chỉ nhận xét là “Phương Đông từ nay từ bỏ phương Tây”.
Ngày 10-7, ông Pierre Mendès France, vị tổng thống mới tuyên bố một cách rõ ràng trong buổi nói chuyên thường lệ của mình vào chiều thứ bảy là “ông sẽ dùng mọi sức lực để chấm dứt chiến tranh Đông Dương”. Đó là một sự giễu cợt của lịch sử, người ta thấy một “người Pháp tự do”(9) lại nhận trách nhiệm trong bốn tuần chấm dứt cuộc chiến tranh của nước Pháp ở Đông Dương. Cũng như tướng de Gaulle là dập tắt bằng cách khác trong năm 1962, đám cháy mà ông không làm chủ được từ đầu (từ ngày 9-3-1945 đến ngày 20-1-1946) và nó đã lan sang tận Algeri từ ngày 1-11-1954.
Cũng như ông Clémenceau(10), ông đã giúp cho nước Pháp thắng trận, nhưng cũng như ông ấy với cách đưa lí luận đi vào chỗ mù quáng, ông đã làm mất một cơ hội lập lại hoà bình. Bở vậy, hai ông đều được dựng tượng ở Paris trên đường Champs Élysés, người dân Pháp đã quên đi vế thứ hai về trách nhiệm của hai ông.
Chú thích:
(1) 6è BPC: 6è Bâtillon parachutiste colonial - Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6.
(2) 1er RCP: 1er Régiment colonial parachutiste - Trung đoàn thuộc địa nhảy dù số 1.
(3) Trận Verdun bắt đầu từ ngày 21-2-1916 bằng một trận bắn pháo mạnh của quân Đức. Ngày 25, pháo đài Douaumont bị thất thủ. Pháo đài này bị mất, được lính của Trung đoàn bộ binh Marốc chiếm lại từ 24-10. Ngày 18-1 chấm dứt sự đụng độ khủng khiếp này và chiến tuyến trở lại hình thái ban đầu…
( 4) 33è SRI: 33è sous Régiment interie - lữ đoàn bộ binh số 33.
(5) ACP: Antenne chirurgicale perachutiste - Tiểu đoàn quân y dù.
(6) Những thỏa hiệp ban đầu tại Geneva kí vào ngày 24-8-1864 của 14 nước nói nhiều về người bị thương. Hiệp định này được bổ sung bởi nhiều hiệp định khác, đặc biệt hiệp định ngày 12-8-1949 nói nhiều về tù binh.
(7) BPVN: Bataillon parachutiste Vietnam - Tiểu đoàn dù Việt Nam.
(8) René Sentenac tử trận ngày 21-11-1957 ở Sahara trên một đụn cát Timimoun.
(9) Bị kết tội một cách oan ức về đào ngũ, vì ông trốn qua Marốc trên chiếc tàu Missili), quan hai Pierre Mandes France bị bắt ngày 31-8-1940 tại Cassablanca nơi ông đang làm việc, ở Bộ tham mưu không quân. Ông được chuyển về Clermond Ferand, bị xử án sáu năm tù. Ông trốn khỏi nhà lao, ngày 21-76-1041 và trốn sang Anh, qua Losbonne và được phong đại uý vào tháng 1-1923. Ông tham gia một lớp huấn luyện của RAF và tham gia với cương vị thành viên phi hành đoàn đi ném bom nhiều lần trên đất Pháp. Ông được tướng De Gaulle gọi về làm Bộ trưởng Bộ Tài chính tháng 11-1943. Sau đó làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Chính phủ lâm thời vào tháng 9-1944. Ông đã viết: Tôi đã chưa làm cho ông ấy thích thú trong công việc quản lí kinh tế của tôi. Ông ấy tin vào các lực lượng truyền thống như: quân đội, ngoại giao, đất đai, các con số. “Ông theo phái cứng rắn trong lĩnh vực kinh tế, ông chống đối Rene Pleven ngay cả trước mặt De Gaulle và cuối cùng ông xin từ chức vào tháng 4-1946. Ông tách khỏi De Gaulle từ đầu năm 1958. Ông không thừa nhận là đã lợi dụng thời cuộc, làm rung chuyển nền cộng hoà để trở lại việc chuyên chính.
(10) Chỉ có Aristide Briand đã tỏ ra sáng suốt, và can đảm trong năm 1919 chống lại Clémenceau trong việc bảo vệ toàn bộ đế chế Áo - Hung. Vì lẽ ấy ông khước từ không dự lễ kí kết Hiệp ước Versailles. Những chữ kí ấy được châm chọc gắn cho cái tên “Hội của bọn bán thịt lợn”.
CHƯƠNG 20
24. Tôi xin nói sự thực…
PHNOM PENH NĂM 1966
Diễn văn về đường lối 20 năm sau
Tháng 7-1954 ở Hội nghị quốc tế Genève, sau những tranh luận căng thẳng, nước Việt Nam lại bị chia cắt làm hai, từ vĩ tuyến 17, khoảng 100km phía bắc Huế. Một điều khoản của văn bản nói đến việc thống nhất Nam - Bắc sẽ do nhân dân hai miền quyết định qua một cuộc trưng cầu dân ý, sau hai năm. Mặc dù có điều khoản ấy, phái đoàn miền Bắc không chịu ký vào Hiệp ước, họ chỉ ký vào biên bản về kết thúc Hội nghị.
Sau ngày ký Hiệp định ớ bộ 6-3-1946, tướng Giáp nhấn mạnh: “Chúng tôi ký kết với nước Pháp là để tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đây chỉ là một thắng lợi ban đầu của chúng tôi. Cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục cho đến khi miền Nam trở lại trong lòng nhân dân Việt Nam”. Một tháng sau, vào tháng 4-1946, tướng Giáp lúc này có trong tay nhiều ngàn quân du kích ở vùng rừng núi. Có vai trăm quân xung quanh Hà Nội - tướng Giáp có lời khuyên với trung uý Pontich, đồn trưởng một đồn lính khố xanh đang đánh nhau với quân Nhật trong chiến khu Việt Bắc, gần với ông, ở tỉnh Cao Bằng: “Đừng nên ở lại, chết đấy!”.
Jacques de Folin kể tiếp:
“Mendès France biết rằng nước Pháp sau 5 năm chiến tranh thế giới, sau 9 năm chiến tranh Đông Dương và lại đang đứng trước một Bắc Phi sôi sục tinh thần quốc gia, cộng thêm là những đóng góp quân sự to lớn cho NATO, nước Pháp, không thể ở chỗ nào cũng có mặt được. Ông từ chối cung cấp những yêu cầu về quân sự và tài chính cũng vì lợi ích của nước Pháp. Ông muốn cứu xứ Nam Kỳ khỏi rơi vào tay cộng sản - ông muốn bàn giao cho nước Mỹ để giúp đỡ về kinh tế và quốc phòng cho xứ này.
Ngày 4-9-1954, ông điện cho Trưởng đoàn Pháp ở Hội nghị Manille (OTASE)(1): “Xin nhắc đến những sự cần thiết về đường lối chính trị áp dụng cho miền Nam Việt Nam phải được bàn bạc kỹ, phải thống nhất với Hoa Kỳ. Chúng ta cần thực hiện với Hoa Kỳ một thoả hiệp về đường lối chính trị cho Sài gòn. Vài ngày sau ông nhấn mạnh thêm: “ở Đông Dương đường lối chính trị của chúng ta phải ăn khớp với đường lối chính trị của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á”. Bởi vậy, để bảo vệ xứ Nam Kỳ chống làn sóng cộng sản, nước Pháp đã kí ngày 8-9-1954, Hiệp ước Manille. Và ngày 30-9, ông Bộ trưởng của Hiệp chủng quốc có thể tuyên bố: “Trong vùng Đông Nam Á, Hoa Kỳ là người chỉ huy của mọi liên kết”.
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ không bao giờ thực hiện được, các nhà lãnh đạo chính trị ở miền Nam phản đối việc này. Miền Bắc tất nhiên cũng không phải giải giáp nữa, nước Mỹ thay thế nước Pháp và những nhân viên quân sự Mỹ sẽ sang để tiếp tục cuộc chiến tranh và dội lên đầu người dân một số bom như đã dội xuống nước Đức phát xít. Trong đó, một số bom mang những chất độc hoá học khủng khiếp làm rụng hết lá cây; năm 1968, quân Mỹ tàn phá một phần Hoàng thành Huế để chống lại một cuộc phản công của quân Việt Minh đang có âm mưu chiếm lại. Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh mất ở Hà Nội, bên cạnh những học trò của ông: Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và bao người khác, sau 24 năm ngày ông đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 30-4-1975, Sài gòn sụp đổ chấm dứt cuộc chiến tranh 30 năm, và đánh dấu với Hà Nội sự thống nhất ba kỳ. Để đi đến kết quả trên, 1 đến 2 triệu người đã hy sinh, một dự đoán khủng khiếp.
Tướng de Gaulle không bàng quan trước những đau thương của dân tộc Việt Nam. Hãy nghe tướng Boissieu kể lại:
Từ năm 1961, tướng de Gaulle rất quan tâm đến những sự phiêu lưu mà người Mỹ áp dụng ở Việt Nam. Vì lẽ ông không tin Mỹ có thể thắng ở Đông Dương - ông đã nói điều này với tổng thống Kennedy trong chuyến ông này sang Paris (4-1961) - tháng 12-1965 ông đã nói ý định can thiệp để tránh cho cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng thành một cuộc chiến tranh quốc tế - ông lợi dụng cơ hội để viết thư trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc, và nhắc nước Pháp có trách nhiệm là nước đã kí kết Hiệp định Geneva năm 1954.
Ngày 8-2-1966, de Gaulle đã viết thư cho Hồ Chí Minh:
Thưa Chủ tịch,
Ngài hãy tin vào sự tích cực và sự thiện cảm, từ đầu và ngay cả gần đây của nước Pháp. Nước Pháp theo dõi tấn bi kích Việt Nam và có thể khẳng định nếu có một sự hiểu biết tốt lẫn nhau giữa Việt Nam và Pháp, sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì đã có thể tránh được một diễn biến đau thương đã tàn phá đất đất nước Ngài. Nói như vậy để tỏ sự quan tâm của nước Pháp trong tác động theo chiều hướng mong muốn để chấm dứt cuộc chiến tranh này .
Ngày 21-2-1966, de Gaulle tuyên bố trong một cuộc họp của Hội đòng Chính phủ là: nước Pháp không thể đồng hành với người Mỹ trong cuộc phiêu lưu ở Đông Nam Á. Đây là lúc ông chọn để tách nước Pháp ra khỏi NATO. Ngày 1-9-1966, tướng de Gaulle đã đọc một diễn văn nổi tiếng tại Phnom Penh, ông nói với người Mỹ là ông không tin ở một chiến thắng quân sự của Mỹ trước một đám đông tụ tập ở sân vận động Phnom Penh, ông tuyên bố:
… Vâng! Thái độ của nước Pháp đứng về phía lên án những điều đang diễn ra hiện nay. Nước Pháp đã nêu một tấm gương ở Bắc Phi, đã chủ trương một cách cương quyết chấm dứt những cuộc chiến đấu diệt chủng trên mảnh đất mà lực lượng của nước Pháp rõ rang đang trội hơn hẳn, nơi mà nước Pháp đã cai trị trực tiếp 132 năm, nơi đây còn gửi lại một triệu con cháu của họ. Nhưng vì những trận đánh nhau không đưa lại cho nước Pháp một mảy may hạnh phúc, một chút tự do và vì trong giai đoạn hiện nay, nó chỉ đưa đến sự hằn thù, sự tàn phá ngày càng tăng. Nước Pháp muốn thoát khỏi cảnh trên mà không làm tổn hại đến uy tín, sức mạnh và sự phồn vinh của mình và trái lại.
Các bạn thấy đấy! Nước Pháp coi những trận đánh đang tàn phá xứ Đông Dương này, không đem lại cho nước Pháp một lối thoát nào. Không thể có hi vọng nào nói lên là các dân tộc châu Á, chịu đặt mình dưới pháp luật của ngoại bang đến từ bên kia Thái Bình Dương, mặc cho bất cứ ý đồ nào của họ .
Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 1-9-1966, 21 năm đã trôi qua, de Gaulle tại sao không công khai công bố là những người phương Tây không thể ấp đặt lâu ngày sự đè nén của họ lên người châu Á. Làm thế nào và tại sao không nhắc lại lời than của Pierre Messmer ở trang cuối của chương nói về sự can thiệp ban đầu của nước Pháp vào Đông Dương trong những năm 1945-1947: “Thật là một sự lộn xộn”.
Năm 1945, với phong cách của một con người Á Đông dày dạn, Hồ Chí Minh đã một lần nói với những người Pháp (hầu hết là những người thiếu tin tưởng vào ông): Khi nào tôi giết chết một người của ông, ông sẽ giết của tôi 10 người, nhưng cuối cùng ông sẽ bị mệt lả .
DE GAULLE VÀ CÂU CHUYỆN BOUDAREL
Năm 1966: đánh dấu mở màn một câu chuyện kì lạ, đó là sự đại xá với Georges Boudarel. Ông Yves Daoudal giải thích:
Năm 1966, khi thảo luận về dự thảo luật đại xá với chiến tranh Algeri hai vị dân biểu cộng sản, ông Guy D’ucoloné và ông Robert Bolanger, đã đạt đến kết quả là thông qua một đạo luật song song về việc những đối tương hay hình phạm có liên quan đến những vụ nổi loạn ở Việt Nam và trước nữa cho đến ngày 1-10-1957 sẽ được đại xá. Đây là một trong những hành động thông đồng giữa de Gaulle và người cộng sản (luật ban hành ngày 18-6-1966).
Ông Bộ trưởng Tư pháp Jean Foyer, đã biết đơn đề nghị của phía Đảng Cộng sản từ tháng 6, nhưng ông không nói gì. Tất nhiên, tướng de Gaulle cũng vậy(2)…
Vừa đến Paris, Georges Boudarel cấp tốc tìm đến một luật sư cộng sản, Matarrasso, để kiểm tra xem ông có được hưởng đại xá hay không? Matarrasso đến Bộ Tư pháp sau đấy đã làm yên lòng Boudarel. Luật đại xá được áp dụng cho trường hợp của ông ấy. Ông được có người giới thiệu bộ luật. Nhưng vì ông trở về, và vẫn chưa hoàn thành phần nghĩa vụ quân sự, một cách tự nhiện, quân đội sẽ có sự hỏi han. Cũng chính ông Luật sư Matarrasso, đã thu xếp bằng cách gặp và can thiệp với Bộ Quốc phòng, mà Pierre Messmer làm Bộ trưởng.
Được đại xá và được giải ngũ, anh chàng Boudarel được quan tâm của những người bạn của ông - người ta cho ông một việc làm ở báo “L’humanité” (Nhân đạo).
Con người này là ai? Người mà các chiến binh đoàn quân viễn chinh nguyền rủa? Hãy xem qua, những việc mà Yves Daoudal kể lại:
“Sinh vào tháng 12-1926 ở Saint Étienne trong một gia đình theo đạo Giatô. Đậu Bắc Philô, ông nghĩ đến làm một mục sư, ông thay đổi ý kiến và năm 1946, ông nhận một thẻ của Đảng Cộng sản - được phòng thuộc địa của Đảng cử sang Đông Dương. Tháng 4-1948, ông đến Sài gòn, ở đây ông cùng các chiến sĩ của Hội nghiên cứu mácxít, hưởng những thú vui như thuốc phiện, rượu, giá. Một chủ nhiệm khoa phát hiện ra ông, chuyển ông lên Lycée Đà Lạt, ở đây ông được cảm tình của mọi người. Bị điều đi Vientian, trường Lycée loại trừ ông vào cuối năm học sau. Tháng 8-1950, người ta thấy ông ở Sài gòn. Ngày 16-12, khi de Lattre qua Việt Nam, ông chạy sang phía Việt Minh; tổ chức này giao cho ông trách nhiệm phụ trách bộ phận phát thanh bằng tiếng Pháp ở đài “Tiếng nói Sài gòn - Chợ Lớn tự do”.
Tháng 6-1952, Uỷ ban điều hành phân công ông ra Bắc để phụ trách công tác tuyên truyền vận động cho hoà bình… bên cạnh các tù binh chiến tranh người Pháp, mà phía Việt Minh muốn dùng làm công cụ tuyên truyền, phóng thích để tạo điều kiện dễ dàng cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Ông phải mất sáu tháng mới ra đến vùng tự do ở chiến khu Việt Bắc, ở vùng Hà Giang - và cuối tháng 1-1953, ông được bổ nhiệm, chính trị viên trại 113 - Trên đường đi nhận chức, ông dừng chân ở trại 115, gặp một người Marốc mà phía Việt Minh đã mời từ Marốc sang để làm việc chuyên về những tù binh gốc Bắc Phi. Ngày 7-2, Boudarel nắm trong tay trại 113 và bắt đầu áp dụng với đồng bào anh những biện pháp hà khắc: làm sỉ nhục con người bằng cách giam đói, hạn chế sự chăm sóc, bắt lao động cực nhọc, chịu cực hình nếu bị bắt bỏ trốn, nhồi sọ chính trị, kí vào những bản tuyên bố gây sự ganh đua, sự tố giác lẫn nhau giữa các tù nhân để mong được khoan hồng, và để được thả ra trước thời hạn. Đầu tháng 1-1954, trại của ông biến mất, ông đưa những người sống sót khỏi trại 122. Một trong những người còn sống sót của trại 113 kể lại:
“Trong số 320 người mà tôi biết lúc tôi đến, 80% đã bị chết vì điều kiện khó khăn của cuộc sống”. Theo sự giới thiệu của Jacques Duclos, ông được kết nạp vào Hội những người trí thức của Đảng Cộng sản Đông Dương, và ông tiếp tục làm công tác tuyên truyền. Buổi phát thanh đầu tiên của ông bằng tiếng Pháp ở Đài Tiếng nói Việt Nam được phát đi ngày 13-3-1954.
Ông chủ trương chiến tranh theo lối cực đoan, những thoả ước của Hội nghị Geneva làm ông thất vọng nhưng cũng tạo cho ông điều kiện trở lại Hà Nội trong hàng ngũ anh bộ đội Cụ Hồ.
- Từ năm 1954 đến năm 1963 ông làm việc ở Đài Phát thanh, viết nhiều bài báo, xuất bản nhiều bản dịch những cốt chuyện về Việt Nam. Khi những quan điểm mácxít xâm nhập vào Việt Nam, ông không thích. Với sự giúp đỡ của Gaston Plissonnier, tháng 5-1964, ông trở về Praha và ở đây ông giữ chức biên tập viên tiếng Pháp của tờ báo Liên đoàn công nhân thế giới. Sau một thời gian ông chán nản và xin PCF(3) cho ông được về Pháp. Nhờ có bộ luật ban hành năm 1966, ông được phép trở lại Paris. Tổ chức SDECE không lúc nào quên theo dõi ông, chính quyền không quên chặng đường ông đã đi qua.
Năm 1968, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè, người quen biết, ông chuẩn bị luận án ở vòng 3 của CNRC(4), ông đạt kết quả tốt và trở thành giáo sư, năm 1970 ở trường Đại học Paris VII, và năm 1980, Giám đốc Nhà xuất bản Inforaise(5) liên kết với CCFD.
Vài năm sau để chuẩn bị nghỉ hưu, ông xin áp dụng luật năm 1982, công nhận thời gian làm việc của ông bắt đầu từ ngày 19-12-1950 đến ngày 30-9-1967, trong đó chú thích thời gian 1951-1954 “đi nghiên cứu ở Viễn Đông” và từ năm 1955 đến năm 1958 “giáo sư tiếng Pháp ở Trường Sư phạm Hà Nội”. Đơn xin sắp được thông qua, thì ngày 13-2-1991, Jean Jacques Beucler cựu tù binh Việt Minh và là cựu bộ trưởng, vạch mặt ông sau một cuộc Hội đàm ở thượng nghị viện, đến nỗi ông Lionel Jospin - Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc bấy giờ phải giải thích trước Thượng nghị viện là ông chia sẻ sự chê bai bày tỏ bởi những ai đã bị chấn động khi phát hiện quá trình của Boudarel. Quá trình nhập ngũ, quá trình công tác, những bước thăng chức, những chế độ là người giảng dạy tìm tòi của ông, đều xuất phát từ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân.
Vài tháng sau (vào tháng 12) ở tuổi 65, ông chính trị viên của trại tù binh 113 theo pháp luật được hưởng các quyền lợi về chế độ hưu trí. Bộ luật ngày 18-6-1966 đã bảo vệ ông, ông được thừa hưởng trong 12 năm.
Chú thích:
(1) OTASE: Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông - Nam Á (tiếng Anh là SEATO)
(2) Hôm trước khi De Gaulle tiến hành công du 10 ngày qua Moscow, để kí một hiệp ước hợp tác trên lĩnh vực không gian. Trong chuyến đi này ông tuyên bố nước Nga là một người bạn truyền thống: “Với nước này sự hiểu biết lẫn nhau và sự cộng tác lẫn nhau và một vấn đề tất yếu, bình thường”. Trong những năm 1941-1942, ông coi cựu đế chế của Nga hoàng, trá hình thành chủ nghĩa cộng sản, mặc dù có Stalin, là một đối tác thích hợp. Không như Saint Pierre et Miquelon bàn cãi với chúng ta về Đông Dương, Syrie, Algerie và Madagascar.
(3) PCF: Parti communiste français - Đảng Cộng sản Pháp.
(4) CNRC: Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia.
(5) Inforasie; Thông tin Á châu.
PHNOM PENH NĂM 1966
Diễn văn về đường lối 20 năm sau
Tháng 7-1954 ở Hội nghị quốc tế Genève, sau những tranh luận căng thẳng, nước Việt Nam lại bị chia cắt làm hai, từ vĩ tuyến 17, khoảng 100km phía bắc Huế. Một điều khoản của văn bản nói đến việc thống nhất Nam - Bắc sẽ do nhân dân hai miền quyết định qua một cuộc trưng cầu dân ý, sau hai năm. Mặc dù có điều khoản ấy, phái đoàn miền Bắc không chịu ký vào Hiệp ước, họ chỉ ký vào biên bản về kết thúc Hội nghị.
Sau ngày ký Hiệp định ớ bộ 6-3-1946, tướng Giáp nhấn mạnh: “Chúng tôi ký kết với nước Pháp là để tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đây chỉ là một thắng lợi ban đầu của chúng tôi. Cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục cho đến khi miền Nam trở lại trong lòng nhân dân Việt Nam”. Một tháng sau, vào tháng 4-1946, tướng Giáp lúc này có trong tay nhiều ngàn quân du kích ở vùng rừng núi. Có vai trăm quân xung quanh Hà Nội - tướng Giáp có lời khuyên với trung uý Pontich, đồn trưởng một đồn lính khố xanh đang đánh nhau với quân Nhật trong chiến khu Việt Bắc, gần với ông, ở tỉnh Cao Bằng: “Đừng nên ở lại, chết đấy!”.
Jacques de Folin kể tiếp:
“Mendès France biết rằng nước Pháp sau 5 năm chiến tranh thế giới, sau 9 năm chiến tranh Đông Dương và lại đang đứng trước một Bắc Phi sôi sục tinh thần quốc gia, cộng thêm là những đóng góp quân sự to lớn cho NATO, nước Pháp, không thể ở chỗ nào cũng có mặt được. Ông từ chối cung cấp những yêu cầu về quân sự và tài chính cũng vì lợi ích của nước Pháp. Ông muốn cứu xứ Nam Kỳ khỏi rơi vào tay cộng sản - ông muốn bàn giao cho nước Mỹ để giúp đỡ về kinh tế và quốc phòng cho xứ này.
Ngày 4-9-1954, ông điện cho Trưởng đoàn Pháp ở Hội nghị Manille (OTASE)(1): “Xin nhắc đến những sự cần thiết về đường lối chính trị áp dụng cho miền Nam Việt Nam phải được bàn bạc kỹ, phải thống nhất với Hoa Kỳ. Chúng ta cần thực hiện với Hoa Kỳ một thoả hiệp về đường lối chính trị cho Sài gòn. Vài ngày sau ông nhấn mạnh thêm: “ở Đông Dương đường lối chính trị của chúng ta phải ăn khớp với đường lối chính trị của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á”. Bởi vậy, để bảo vệ xứ Nam Kỳ chống làn sóng cộng sản, nước Pháp đã kí ngày 8-9-1954, Hiệp ước Manille. Và ngày 30-9, ông Bộ trưởng của Hiệp chủng quốc có thể tuyên bố: “Trong vùng Đông Nam Á, Hoa Kỳ là người chỉ huy của mọi liên kết”.
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ không bao giờ thực hiện được, các nhà lãnh đạo chính trị ở miền Nam phản đối việc này. Miền Bắc tất nhiên cũng không phải giải giáp nữa, nước Mỹ thay thế nước Pháp và những nhân viên quân sự Mỹ sẽ sang để tiếp tục cuộc chiến tranh và dội lên đầu người dân một số bom như đã dội xuống nước Đức phát xít. Trong đó, một số bom mang những chất độc hoá học khủng khiếp làm rụng hết lá cây; năm 1968, quân Mỹ tàn phá một phần Hoàng thành Huế để chống lại một cuộc phản công của quân Việt Minh đang có âm mưu chiếm lại. Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh mất ở Hà Nội, bên cạnh những học trò của ông: Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và bao người khác, sau 24 năm ngày ông đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 30-4-1975, Sài gòn sụp đổ chấm dứt cuộc chiến tranh 30 năm, và đánh dấu với Hà Nội sự thống nhất ba kỳ. Để đi đến kết quả trên, 1 đến 2 triệu người đã hy sinh, một dự đoán khủng khiếp.
Tướng de Gaulle không bàng quan trước những đau thương của dân tộc Việt Nam. Hãy nghe tướng Boissieu kể lại:
Từ năm 1961, tướng de Gaulle rất quan tâm đến những sự phiêu lưu mà người Mỹ áp dụng ở Việt Nam. Vì lẽ ông không tin Mỹ có thể thắng ở Đông Dương - ông đã nói điều này với tổng thống Kennedy trong chuyến ông này sang Paris (4-1961) - tháng 12-1965 ông đã nói ý định can thiệp để tránh cho cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng thành một cuộc chiến tranh quốc tế - ông lợi dụng cơ hội để viết thư trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc, và nhắc nước Pháp có trách nhiệm là nước đã kí kết Hiệp định Geneva năm 1954.
Ngày 8-2-1966, de Gaulle đã viết thư cho Hồ Chí Minh:
Thưa Chủ tịch,
Ngài hãy tin vào sự tích cực và sự thiện cảm, từ đầu và ngay cả gần đây của nước Pháp. Nước Pháp theo dõi tấn bi kích Việt Nam và có thể khẳng định nếu có một sự hiểu biết tốt lẫn nhau giữa Việt Nam và Pháp, sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì đã có thể tránh được một diễn biến đau thương đã tàn phá đất đất nước Ngài. Nói như vậy để tỏ sự quan tâm của nước Pháp trong tác động theo chiều hướng mong muốn để chấm dứt cuộc chiến tranh này .
Ngày 21-2-1966, de Gaulle tuyên bố trong một cuộc họp của Hội đòng Chính phủ là: nước Pháp không thể đồng hành với người Mỹ trong cuộc phiêu lưu ở Đông Nam Á. Đây là lúc ông chọn để tách nước Pháp ra khỏi NATO. Ngày 1-9-1966, tướng de Gaulle đã đọc một diễn văn nổi tiếng tại Phnom Penh, ông nói với người Mỹ là ông không tin ở một chiến thắng quân sự của Mỹ trước một đám đông tụ tập ở sân vận động Phnom Penh, ông tuyên bố:
… Vâng! Thái độ của nước Pháp đứng về phía lên án những điều đang diễn ra hiện nay. Nước Pháp đã nêu một tấm gương ở Bắc Phi, đã chủ trương một cách cương quyết chấm dứt những cuộc chiến đấu diệt chủng trên mảnh đất mà lực lượng của nước Pháp rõ rang đang trội hơn hẳn, nơi mà nước Pháp đã cai trị trực tiếp 132 năm, nơi đây còn gửi lại một triệu con cháu của họ. Nhưng vì những trận đánh nhau không đưa lại cho nước Pháp một mảy may hạnh phúc, một chút tự do và vì trong giai đoạn hiện nay, nó chỉ đưa đến sự hằn thù, sự tàn phá ngày càng tăng. Nước Pháp muốn thoát khỏi cảnh trên mà không làm tổn hại đến uy tín, sức mạnh và sự phồn vinh của mình và trái lại.
Các bạn thấy đấy! Nước Pháp coi những trận đánh đang tàn phá xứ Đông Dương này, không đem lại cho nước Pháp một lối thoát nào. Không thể có hi vọng nào nói lên là các dân tộc châu Á, chịu đặt mình dưới pháp luật của ngoại bang đến từ bên kia Thái Bình Dương, mặc cho bất cứ ý đồ nào của họ .
Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 1-9-1966, 21 năm đã trôi qua, de Gaulle tại sao không công khai công bố là những người phương Tây không thể ấp đặt lâu ngày sự đè nén của họ lên người châu Á. Làm thế nào và tại sao không nhắc lại lời than của Pierre Messmer ở trang cuối của chương nói về sự can thiệp ban đầu của nước Pháp vào Đông Dương trong những năm 1945-1947: “Thật là một sự lộn xộn”.
Năm 1945, với phong cách của một con người Á Đông dày dạn, Hồ Chí Minh đã một lần nói với những người Pháp (hầu hết là những người thiếu tin tưởng vào ông): Khi nào tôi giết chết một người của ông, ông sẽ giết của tôi 10 người, nhưng cuối cùng ông sẽ bị mệt lả .
DE GAULLE VÀ CÂU CHUYỆN BOUDAREL
Năm 1966: đánh dấu mở màn một câu chuyện kì lạ, đó là sự đại xá với Georges Boudarel. Ông Yves Daoudal giải thích:
Năm 1966, khi thảo luận về dự thảo luật đại xá với chiến tranh Algeri hai vị dân biểu cộng sản, ông Guy D’ucoloné và ông Robert Bolanger, đã đạt đến kết quả là thông qua một đạo luật song song về việc những đối tương hay hình phạm có liên quan đến những vụ nổi loạn ở Việt Nam và trước nữa cho đến ngày 1-10-1957 sẽ được đại xá. Đây là một trong những hành động thông đồng giữa de Gaulle và người cộng sản (luật ban hành ngày 18-6-1966).
Ông Bộ trưởng Tư pháp Jean Foyer, đã biết đơn đề nghị của phía Đảng Cộng sản từ tháng 6, nhưng ông không nói gì. Tất nhiên, tướng de Gaulle cũng vậy(2)…
Vừa đến Paris, Georges Boudarel cấp tốc tìm đến một luật sư cộng sản, Matarrasso, để kiểm tra xem ông có được hưởng đại xá hay không? Matarrasso đến Bộ Tư pháp sau đấy đã làm yên lòng Boudarel. Luật đại xá được áp dụng cho trường hợp của ông ấy. Ông được có người giới thiệu bộ luật. Nhưng vì ông trở về, và vẫn chưa hoàn thành phần nghĩa vụ quân sự, một cách tự nhiện, quân đội sẽ có sự hỏi han. Cũng chính ông Luật sư Matarrasso, đã thu xếp bằng cách gặp và can thiệp với Bộ Quốc phòng, mà Pierre Messmer làm Bộ trưởng.
Được đại xá và được giải ngũ, anh chàng Boudarel được quan tâm của những người bạn của ông - người ta cho ông một việc làm ở báo “L’humanité” (Nhân đạo).
Con người này là ai? Người mà các chiến binh đoàn quân viễn chinh nguyền rủa? Hãy xem qua, những việc mà Yves Daoudal kể lại:
“Sinh vào tháng 12-1926 ở Saint Étienne trong một gia đình theo đạo Giatô. Đậu Bắc Philô, ông nghĩ đến làm một mục sư, ông thay đổi ý kiến và năm 1946, ông nhận một thẻ của Đảng Cộng sản - được phòng thuộc địa của Đảng cử sang Đông Dương. Tháng 4-1948, ông đến Sài gòn, ở đây ông cùng các chiến sĩ của Hội nghiên cứu mácxít, hưởng những thú vui như thuốc phiện, rượu, giá. Một chủ nhiệm khoa phát hiện ra ông, chuyển ông lên Lycée Đà Lạt, ở đây ông được cảm tình của mọi người. Bị điều đi Vientian, trường Lycée loại trừ ông vào cuối năm học sau. Tháng 8-1950, người ta thấy ông ở Sài gòn. Ngày 16-12, khi de Lattre qua Việt Nam, ông chạy sang phía Việt Minh; tổ chức này giao cho ông trách nhiệm phụ trách bộ phận phát thanh bằng tiếng Pháp ở đài “Tiếng nói Sài gòn - Chợ Lớn tự do”.
Tháng 6-1952, Uỷ ban điều hành phân công ông ra Bắc để phụ trách công tác tuyên truyền vận động cho hoà bình… bên cạnh các tù binh chiến tranh người Pháp, mà phía Việt Minh muốn dùng làm công cụ tuyên truyền, phóng thích để tạo điều kiện dễ dàng cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Ông phải mất sáu tháng mới ra đến vùng tự do ở chiến khu Việt Bắc, ở vùng Hà Giang - và cuối tháng 1-1953, ông được bổ nhiệm, chính trị viên trại 113 - Trên đường đi nhận chức, ông dừng chân ở trại 115, gặp một người Marốc mà phía Việt Minh đã mời từ Marốc sang để làm việc chuyên về những tù binh gốc Bắc Phi. Ngày 7-2, Boudarel nắm trong tay trại 113 và bắt đầu áp dụng với đồng bào anh những biện pháp hà khắc: làm sỉ nhục con người bằng cách giam đói, hạn chế sự chăm sóc, bắt lao động cực nhọc, chịu cực hình nếu bị bắt bỏ trốn, nhồi sọ chính trị, kí vào những bản tuyên bố gây sự ganh đua, sự tố giác lẫn nhau giữa các tù nhân để mong được khoan hồng, và để được thả ra trước thời hạn. Đầu tháng 1-1954, trại của ông biến mất, ông đưa những người sống sót khỏi trại 122. Một trong những người còn sống sót của trại 113 kể lại:
“Trong số 320 người mà tôi biết lúc tôi đến, 80% đã bị chết vì điều kiện khó khăn của cuộc sống”. Theo sự giới thiệu của Jacques Duclos, ông được kết nạp vào Hội những người trí thức của Đảng Cộng sản Đông Dương, và ông tiếp tục làm công tác tuyên truyền. Buổi phát thanh đầu tiên của ông bằng tiếng Pháp ở Đài Tiếng nói Việt Nam được phát đi ngày 13-3-1954.
Ông chủ trương chiến tranh theo lối cực đoan, những thoả ước của Hội nghị Geneva làm ông thất vọng nhưng cũng tạo cho ông điều kiện trở lại Hà Nội trong hàng ngũ anh bộ đội Cụ Hồ.
- Từ năm 1954 đến năm 1963 ông làm việc ở Đài Phát thanh, viết nhiều bài báo, xuất bản nhiều bản dịch những cốt chuyện về Việt Nam. Khi những quan điểm mácxít xâm nhập vào Việt Nam, ông không thích. Với sự giúp đỡ của Gaston Plissonnier, tháng 5-1964, ông trở về Praha và ở đây ông giữ chức biên tập viên tiếng Pháp của tờ báo Liên đoàn công nhân thế giới. Sau một thời gian ông chán nản và xin PCF(3) cho ông được về Pháp. Nhờ có bộ luật ban hành năm 1966, ông được phép trở lại Paris. Tổ chức SDECE không lúc nào quên theo dõi ông, chính quyền không quên chặng đường ông đã đi qua.
Năm 1968, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè, người quen biết, ông chuẩn bị luận án ở vòng 3 của CNRC(4), ông đạt kết quả tốt và trở thành giáo sư, năm 1970 ở trường Đại học Paris VII, và năm 1980, Giám đốc Nhà xuất bản Inforaise(5) liên kết với CCFD.
Vài năm sau để chuẩn bị nghỉ hưu, ông xin áp dụng luật năm 1982, công nhận thời gian làm việc của ông bắt đầu từ ngày 19-12-1950 đến ngày 30-9-1967, trong đó chú thích thời gian 1951-1954 “đi nghiên cứu ở Viễn Đông” và từ năm 1955 đến năm 1958 “giáo sư tiếng Pháp ở Trường Sư phạm Hà Nội”. Đơn xin sắp được thông qua, thì ngày 13-2-1991, Jean Jacques Beucler cựu tù binh Việt Minh và là cựu bộ trưởng, vạch mặt ông sau một cuộc Hội đàm ở thượng nghị viện, đến nỗi ông Lionel Jospin - Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc bấy giờ phải giải thích trước Thượng nghị viện là ông chia sẻ sự chê bai bày tỏ bởi những ai đã bị chấn động khi phát hiện quá trình của Boudarel. Quá trình nhập ngũ, quá trình công tác, những bước thăng chức, những chế độ là người giảng dạy tìm tòi của ông, đều xuất phát từ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân.
Vài tháng sau (vào tháng 12) ở tuổi 65, ông chính trị viên của trại tù binh 113 theo pháp luật được hưởng các quyền lợi về chế độ hưu trí. Bộ luật ngày 18-6-1966 đã bảo vệ ông, ông được thừa hưởng trong 12 năm.
Chú thích:
(1) OTASE: Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông - Nam Á (tiếng Anh là SEATO)
(2) Hôm trước khi De Gaulle tiến hành công du 10 ngày qua Moscow, để kí một hiệp ước hợp tác trên lĩnh vực không gian. Trong chuyến đi này ông tuyên bố nước Nga là một người bạn truyền thống: “Với nước này sự hiểu biết lẫn nhau và sự cộng tác lẫn nhau và một vấn đề tất yếu, bình thường”. Trong những năm 1941-1942, ông coi cựu đế chế của Nga hoàng, trá hình thành chủ nghĩa cộng sản, mặc dù có Stalin, là một đối tác thích hợp. Không như Saint Pierre et Miquelon bàn cãi với chúng ta về Đông Dương, Syrie, Algerie và Madagascar.
(3) PCF: Parti communiste français - Đảng Cộng sản Pháp.
(4) CNRC: Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia.
(5) Inforasie; Thông tin Á châu.
CHƯƠNG 21
25. Sự thương nhớ cùng luyến tiếc
Xứ Đông Dương đã bị cực hình một cách vô ích
Từ chủ quyền của Pháp quốc, nay còn lại là cái gì?
Là những cái mà người ta còn nhìn thấy: đó là Viện Pasteur, cầu Long Biên, nhà ga Đà lạt, gần giống nhà ga Deuville, nhà bưu điện lớn của Sài gòn, do ông Baltard xây dựng, tượng Yersin ở Nha Trang và nấm mồ của ông luôn đầy hoa, đường sắt Bắc - Nam, một số nhà công sở, những trường Lycée, những biệt thự và vài con đường còn mang tên: Calmette, Pasteur, Yersin và có thể còn loại bánh mỳ que (baguette), và những hộp pho mát “Con bò cười” nằm trên các cửa hàng…
Đi dọc theo Đường số 4, nơi đã xảy ra những trận đánh tháng 10-1950, Pierre Amodon(1) kể:
“Chúng ta có thể có những cuộc gặp gỡ cảm động. Các cháu nhỏ, luôn đông đúc, bồng bột. Với một số gia đình mến khách và nhân đức, họ tặng cái tối thiểu mà họ có: một bát cơm, một ít rau cho lữ khách qua đường… Chúng ta qua một số vùng vịnh Hạ Long trên cạn: những mỏm núi đã lởm chởm mọc như nấm giữa đồng “nước đất” như những rặng đá”.
Ở đây tất cả đều như chìm trong yên lặng, không có một tiếng động do máy móc nào, làm cho nó bị xôn xao. Đời sống nông thôn miền núi diễn ra: Các cô gái Nùng, trong bộ quần áo chàm, đi từng bước, nhịp nhàng, nhưng nhanh nhẹn, trên vai các đòn gánh giữ cân bằng cặp thúng nặng kịt. Chúng ta gặp một số cụ già, một số cụ ông, cụ bà đáng kính, đáng nể, đang sống trong thôn xóm mà tổ tiên để lại…
Về phía nước Pháp, đối với những người là dân sự, hay là quân sự ở Đông Dương, những ý nghĩ buồn man mác luôn đọng trong tâm trí, thêm vào là sự hối hận chợt đến bởi sự thất bại của một cuộc gặp gỡ bất hạnh của nước Pháp và ba nước Đông Dương. Tâm lý này đến với ai đã từng chịu khổ cực và biết sự tù đày. Đô đốc Bernard Klotz người bị pháo cao xạ Việt Minh bắn rơi ngày 24-4-1954 trên vùng trời Điện Biên Phủ, trong chiếc phi cơ Hellcat, đã cùng bao bạn khác, chứng minh cho điều đó(2).
Trong cuộc hội thảo tướng de Gaulle và Đông Dương, tiến hành tháng 2-1981, quan toàn quyền Henri Laurentie đã trả lời cho Gianbe Pilleul như sau:
Gilbert Pilleul: Chúng ta đang đặt ra một vấn đề và đi thẳng vào vấn đề thuộc địa, tôi tự đặt cho mình như là luật sư bào chữa: Có phải lúc ấy là thời điểm tốt cho các nước Đông Dương có quyền được độc lập?”.
Henri Laurentie: Vâng, vâng - đó là đúng lúc và chứng tỏ là de Gaulle không biết điều ấy.
Gilbert Pilleul: Vậy theo ý ngài, ai đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của tướng de Gaulle.
Henri Laurentie: tướng de Gaulle tự quyết định lấy mình và tự mình quyết định hết thảy.
Gilbert Pilleul: Ngài có nghĩ là từ năm 1945, chưa có nói đến vấn đề giải phóng thuộc địa?
Henri Laurentie: Chỉ nói có mức độ, chữ tự do, độc lập, tự trị và những gì mà người ta muốn, nhưng cũng chỉ nói đến mực độ đến thế… Chưa nói đến trình độ là trả lại đất nước cho những người bị đô hộ…
Ngày hôm nay, chúng ta phải thấy nhục nhã để nhận thấy là những cái đinh để dùng treo các dân tộc xứ đông Dương, và các chiến binh của đạo quân viễn chinh lên thánh giá, đều được rèn đúc ngay ở Pháp trong năm 1945.
Trong vòng ba thế kỷ quan hệ thăng trầm, có lúc ưu ái của ba nước Đông Dương với nước Pháp, có nhiều khuôn mặt xuất hiện: nhưng tính từ đầu đến cuối câu chuyện chỉ có hai con người để lại những tình cảm vừa buồn, vừa cay đắng đó là khuôn mặt của Pigneaux de Béhaine, con người hiểu biết về Việt Nam nhưng lại không giúp được gì. Khuôn mặt thứ hai của de Gaulle, con người có thể giúp được, nhưng lại không hiểu gì về đất nước này.
Đã có lúc các dân tộc hải ngoại, được kêu gọi viện trợ cho mẫu quốc như trong những năm 1914-1918 và 1930-1945. Trở lại họ mong đợi sự giúp đỡ và sự hiểu biết hé ra trong bài diễn văn đọc tháng 1-1944 ở Brazaville, hỏi người anh hùng 18-6. Con người này, sau khi đại chiến thế giới chấm dứt, đã trở lại nói những lời cao cả, nhưng ý nghĩa của nó lại trở nên quá ngắn ngủi.
Ông đã không chịu dành thời giờ, không chịu nghe những ý kiến sáng suốt để giải quyết trôi chảy một vấn đề tế nhị, vấn đề Viễn Đông. Những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của ông là nguồn gốc của những chết chóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào ta, cũng như những đau thương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương; các dân tộc ngày nay vĩnh viễn xa rời nước Pháp. Trước đây, de Gaulle không bao giờ thừa nhận trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Sau 12 năm, lịch sử đã kéo ông trở lại. Năm 1958, khi trở lại công tác, ông phải trực diện với châu Phi đương theo đuổi sự mong giành lại độc lập dân tộc, ông đã phải thay đổi quyết tâm, quyết tâm ấy đã hun đúc lên từ sau cái ngưỡng của Việt Nam.
Paris, ngày 8-9-2003.
Chú thích:
(1) Đọc bài L’ancienne RC4 (Đường số 4 năm xưa) của Tạp chí “Enfants du Mékong” (những đứa con của sông Mê Kông), tháng 1-2003.
(2) Một bằng chứng bộc lộ ra trong buổi phát sóng FR3 ngày 9-11-1996 trong mục “Les mercredis de l’histoire”, dưới tên là “Sự bối rối và sự bỏ quên”. Năm 1954, ông là trung uý hải quân…
Xứ Đông Dương đã bị cực hình một cách vô ích
Từ chủ quyền của Pháp quốc, nay còn lại là cái gì?
Là những cái mà người ta còn nhìn thấy: đó là Viện Pasteur, cầu Long Biên, nhà ga Đà lạt, gần giống nhà ga Deuville, nhà bưu điện lớn của Sài gòn, do ông Baltard xây dựng, tượng Yersin ở Nha Trang và nấm mồ của ông luôn đầy hoa, đường sắt Bắc - Nam, một số nhà công sở, những trường Lycée, những biệt thự và vài con đường còn mang tên: Calmette, Pasteur, Yersin và có thể còn loại bánh mỳ que (baguette), và những hộp pho mát “Con bò cười” nằm trên các cửa hàng…
Đi dọc theo Đường số 4, nơi đã xảy ra những trận đánh tháng 10-1950, Pierre Amodon(1) kể:
“Chúng ta có thể có những cuộc gặp gỡ cảm động. Các cháu nhỏ, luôn đông đúc, bồng bột. Với một số gia đình mến khách và nhân đức, họ tặng cái tối thiểu mà họ có: một bát cơm, một ít rau cho lữ khách qua đường… Chúng ta qua một số vùng vịnh Hạ Long trên cạn: những mỏm núi đã lởm chởm mọc như nấm giữa đồng “nước đất” như những rặng đá”.
Ở đây tất cả đều như chìm trong yên lặng, không có một tiếng động do máy móc nào, làm cho nó bị xôn xao. Đời sống nông thôn miền núi diễn ra: Các cô gái Nùng, trong bộ quần áo chàm, đi từng bước, nhịp nhàng, nhưng nhanh nhẹn, trên vai các đòn gánh giữ cân bằng cặp thúng nặng kịt. Chúng ta gặp một số cụ già, một số cụ ông, cụ bà đáng kính, đáng nể, đang sống trong thôn xóm mà tổ tiên để lại…
Về phía nước Pháp, đối với những người là dân sự, hay là quân sự ở Đông Dương, những ý nghĩ buồn man mác luôn đọng trong tâm trí, thêm vào là sự hối hận chợt đến bởi sự thất bại của một cuộc gặp gỡ bất hạnh của nước Pháp và ba nước Đông Dương. Tâm lý này đến với ai đã từng chịu khổ cực và biết sự tù đày. Đô đốc Bernard Klotz người bị pháo cao xạ Việt Minh bắn rơi ngày 24-4-1954 trên vùng trời Điện Biên Phủ, trong chiếc phi cơ Hellcat, đã cùng bao bạn khác, chứng minh cho điều đó(2).
Trong cuộc hội thảo tướng de Gaulle và Đông Dương, tiến hành tháng 2-1981, quan toàn quyền Henri Laurentie đã trả lời cho Gianbe Pilleul như sau:
Gilbert Pilleul: Chúng ta đang đặt ra một vấn đề và đi thẳng vào vấn đề thuộc địa, tôi tự đặt cho mình như là luật sư bào chữa: Có phải lúc ấy là thời điểm tốt cho các nước Đông Dương có quyền được độc lập?”.
Henri Laurentie: Vâng, vâng - đó là đúng lúc và chứng tỏ là de Gaulle không biết điều ấy.
Gilbert Pilleul: Vậy theo ý ngài, ai đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của tướng de Gaulle.
Henri Laurentie: tướng de Gaulle tự quyết định lấy mình và tự mình quyết định hết thảy.
Gilbert Pilleul: Ngài có nghĩ là từ năm 1945, chưa có nói đến vấn đề giải phóng thuộc địa?
Henri Laurentie: Chỉ nói có mức độ, chữ tự do, độc lập, tự trị và những gì mà người ta muốn, nhưng cũng chỉ nói đến mực độ đến thế… Chưa nói đến trình độ là trả lại đất nước cho những người bị đô hộ…
Ngày hôm nay, chúng ta phải thấy nhục nhã để nhận thấy là những cái đinh để dùng treo các dân tộc xứ đông Dương, và các chiến binh của đạo quân viễn chinh lên thánh giá, đều được rèn đúc ngay ở Pháp trong năm 1945.
Trong vòng ba thế kỷ quan hệ thăng trầm, có lúc ưu ái của ba nước Đông Dương với nước Pháp, có nhiều khuôn mặt xuất hiện: nhưng tính từ đầu đến cuối câu chuyện chỉ có hai con người để lại những tình cảm vừa buồn, vừa cay đắng đó là khuôn mặt của Pigneaux de Béhaine, con người hiểu biết về Việt Nam nhưng lại không giúp được gì. Khuôn mặt thứ hai của de Gaulle, con người có thể giúp được, nhưng lại không hiểu gì về đất nước này.
Đã có lúc các dân tộc hải ngoại, được kêu gọi viện trợ cho mẫu quốc như trong những năm 1914-1918 và 1930-1945. Trở lại họ mong đợi sự giúp đỡ và sự hiểu biết hé ra trong bài diễn văn đọc tháng 1-1944 ở Brazaville, hỏi người anh hùng 18-6. Con người này, sau khi đại chiến thế giới chấm dứt, đã trở lại nói những lời cao cả, nhưng ý nghĩa của nó lại trở nên quá ngắn ngủi.
Ông đã không chịu dành thời giờ, không chịu nghe những ý kiến sáng suốt để giải quyết trôi chảy một vấn đề tế nhị, vấn đề Viễn Đông. Những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của ông là nguồn gốc của những chết chóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào ta, cũng như những đau thương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương; các dân tộc ngày nay vĩnh viễn xa rời nước Pháp. Trước đây, de Gaulle không bao giờ thừa nhận trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Sau 12 năm, lịch sử đã kéo ông trở lại. Năm 1958, khi trở lại công tác, ông phải trực diện với châu Phi đương theo đuổi sự mong giành lại độc lập dân tộc, ông đã phải thay đổi quyết tâm, quyết tâm ấy đã hun đúc lên từ sau cái ngưỡng của Việt Nam.
Paris, ngày 8-9-2003.
Chú thích:
(1) Đọc bài L’ancienne RC4 (Đường số 4 năm xưa) của Tạp chí “Enfants du Mékong” (những đứa con của sông Mê Kông), tháng 1-2003.
(2) Một bằng chứng bộc lộ ra trong buổi phát sóng FR3 ngày 9-11-1996 trong mục “Les mercredis de l’histoire”, dưới tên là “Sự bối rối và sự bỏ quên”. Năm 1954, ông là trung uý hải quân…
PHỤ LỤC
Lời tuyên bố của tướng de Gaulle
Brazaville ngày 8-12-1943
Việc tiến hành chiến tranh và sự chiếm đóng những vùng đất tự do ở Viễn Đông và ở Thái Bình Dương của quân đội Nhật từ năm 1940 đã đè lên đầu xứ Đông Dương. Không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ ngoài vào, không nhận được sự giúp đỡ cần thiết của các nước Đồng minh lúc ấy chưa thật đoàn kết và có tổ chức tốt, Xứ Đông Dương phải bắt buộc, sau một vài lần kháng cự một cách anh dũng, nhưng vô vọng, chịu làm những yêu sách của quân thù, phải nhường cho Thái Lan, lúc ấy là Đồng minh của Nhật: tỉnh Báttambang, Xiêm Riệp và Sisophong, và bờ bên phải của nước Lào dọc theo sông Mekong. Quy chế kiểm soát của quân Nhật trên xứ Bắc Kỳ, sự xâm nhập lần lượt của quân Nhật trên toàn cõi Đông Dương.
Trước những hành động xâm lăng và bạo lực, nước Pháp tự do chưa bao giờ chịu khuất phục. Ngày 8-12, Uỷ ban kháng chiến quốc gia Pháp ra tuyên bố đang ở tình trạng chiến tranh với Nhật, ngay ngày hôm sau, khi Nhật tấn công Trân Châu cảng. Nước Pháp đã trân trọng bác bỏ tất cả những hành động, những nhân nhượng mặc cho nó có làm hại đến quyền lợi và quyền hạn của minh. Luôn gắn bó với nước Mỹ, luôn bên cạnh nước Mỹ, nước Pháp đã chiến đấu cho đến ngày chiến thắng kẻ xâm lược, và cho đến ngày giải phóng được toàn Liên bang Đông Dương.
Nước Pháp, luôn nhớ đến tinh thần cao cả, sự thẳng thắn của các vị hoàng đế trị vì các xứ thuộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng tự tôn và cương trực của các dân tộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng trung thành và sự gắn bó của họ với cộng đồng người Pháp. Đối với các dân tộc đã biểu hiện tinh thần quốc gia cộng với tinh thần trách nhiệm chính trị, nước Pháp chủ trương ban hành, trong cộng đồng dân tộc Pháp, một quy chế chính trị mới, nằm trong tổ chức Liên bang, về nền độc lập cho các nước thuộc Liên bang, nền độc lập này sẽ được ban hành và công bố.
Những ý nghĩa chính trị và rộng mở của những điều quy định, sẽ không làm mất đi nền văn minh và truyền thống của các dân tộc. Với quy chế ấy, những người Đông Dương có quyền tham gia vào các chức vụ và công việc của Đông Dương.
Tiếp theo sự thay đổi về quy chế chính trị, sẽ có một đổi mới về quy chế kinh tế của Liên bang làm căn cứ cho tổ chức quản lí kinh tế, hải quan và thuế nó sẽ giúp cho sự phát triển, sự thịnh vương của bản thân Đông Dương và cho cả các nước láng giềng.
Việc giữ quan hệ hữu nghị và thân thiện láng giềng với nước Trung Hoa dân quốc và việc phát triển làm ăn với đất nước vĩ đại này, những quan hệ văn hoá, quan hệ kinh tế, sẽ giúp cho Đông Dương có một tương lai vững chắc và thịnh vượng.
Bởi vậy, nước Pháp mong muốn, theo đuổi, với sự cộng tác bình đẳng và thân thiện của các dân tộc Đông Dương hoàn thành sứ mệnh mà nó phải đảm nhận trên bờ Thái Bình Dương.
***
Lời tuyên bố của chính phủ lâm thời nước cộng hoà Pháp ngày 24-3-1945, liên quan đến Đông Dương
Chính phủ nước Cộng hoà Pháp muốn kêu gọi Đông Dương luôn đóng một vai trò đặc biệt trong tổ chức cộng đồng của nước Pháp. Và được hưởng một nền độc lập thích hợp với trình độ phát triển và khả năng tiếp thu của nó.
Lời hứa hẹn đã được nêu lên trong bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Đã đến lúc, những nguyên tắc có tính khái quát chung công bố ở Brazaville phải được đi vào chi tiết để thể hiện những ý định của Chính phủ:
Ngày hôm nay, xứ Đông Dương đang chiến đấu: lực lượng vũ trang gồm người Pháp và người Đông Dương (là những tinh hoa của các dân tộc Đông Dương) mà quân đội thù địch không thể coi thường, đang chứng minh tinh thần dũng cảm, đang triển khai sức mạnh của mình để đưa đến thắng lợi cho bản thân nó và cho cả cộng đồng dân tộc Pháp. Vì vậy, các xứ thuộc Đông Dương đáng được vinh dự đưa lên những vị trí xứng đáng của nó.
Được xác nhận bởi những diễn biến liên quan đến những ý định đã có, chính phủ nhận thấy có trách nhiệm định nghĩa ngay thế nào là quy chế chính trị của xứ Đông Dương sau khi nó được giải phóng khỏi ách cai trị của quân thù.
Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và một số nước khác của cộng đồng, hợp thành Liên hiệp Pháp, mà những quyền lợi đối ngoại sẽ được nước Pháp là đại diện. Xứ Đông Dương, nằm trong Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng một nền tự do riêng của nó.
Những công dân của Liên bang Đông Dương sẽ vừa là công dân của xứ Đông Dương vừa là công dân của Liên hiệp Pháp. Với ý nghĩa ấy, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc, bình đẳng trước giá trị, những công dân này được bổ nhiệm vào các chức vụ, các công việc của Liên bang, trong xứ Đông Dương, và cả trong Liên hiệp Pháp.
Những điều kiện dể Liên bang Đông Dương tham gia vào các bộ máy Liên hiệp Pháp, đồng thời những quy chế về quyền công dân của Liên hiệp Pháp sẽ do Quốc hội quyết định.
Đông Dương sẽ có một chính phủ Liên bang riêng, do toàn quyền Đông Dương chủ trì, dưới quyền có một số bộ trưởng giúp việc. Các vị này được lựa chọn trong những người của Đông Dương, hay người Pháp ở Đông Dương - bên cạnh vị Toàn quyền có một Hội đồng cố vấn gồm những người cao cấp nhất của Liên bang. Hội đồng có trách nhiệm soạn thảo các luật pháp hay những luật lệ của Liên bang. Một Quốc hội, chúng sẽ được bầu ra trên cơ sở mỗi bang có một quốc hội riêng. Sở ban hành luật tự do bỏ phiếu thích hợp cho từng xứ của Liên bang. Ở đây, những quyền lợi của nước Pháp được có đại diện. Quốc hội sẽ ban hành các loại thuế, xác định quỹ tài chính và sẽ thảo luận các dự án về luật pháp. Những hiệp ước thương mại, hay quan hệ ngoại giao liên quân đến Liên bang Đông Dương đêu được Quốc hội xem xét đến.
Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, báo chí, hội họp, lập hội, hay nói chung là quyền tự do dân chủ sẽ là những quyền cơ bản gốc rễ của luật pháp của Liên bang Đông Dương.
Năm nước của Liên bang có những khác nhau về trình độ văn hoá, về chủng tộc, về truyền thống, phong tục, đều được tôn trọng về những đặc điểm riêng của mình nằm trong Liên bang Đông Dương.
Phủ Toàn quyền, tuỳ theo quyền lợi của từng thành viên, sẽ là trọng tài trung gian. Chính phủ của từng địa phương sẽ được hoàn chỉnh và đổi mới, những công sở và chức trách trong từng nước của Liên bang đều được rộng mở cho mọi công dân từng nước.
Với sự giúp đỡ của chính quốc và trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ của Liên hiệp Pháp, Liên bang Đông Dương sẽ có tổ chức lực lượng vũ trang, vệ binh, hải quân, không quân. Các công dân Đông Dương, có quyền giữ những chức vụ tương đương với chức vụ của những người đến từ chính quốc, hay từ các nơi khác của Liên hiệp Pháp. Những tiến bộ về xã hội, về văn hoá sẽ được theo dõi và thúc đẩy cùng một lúc với tiến bộ về hành chính, về chính trị.
Liên hiệp Pháp sẽ có những biện pháp để làm cho nền tiểu học được phổ cập và có hiệu nghiệm, đồng thời cho phát triển nền trung học và đại học, việc học tiếng và học truyền thông địa phương sẽ được phối hợp mật thiết với học văn hoá Pháp.
Sẽ cho ban hành một tổ chức Thanh tra lãnh đạo, độc lập và có hiệu quả. Sẽ cho phát triển tổ chức Công đoàn. Việc cải thiện đời sống, sự giáo dục xã hội và giải phóng người lao động Đông Dương sẽ luôn được chú ý.
Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng trong Liên hiệp Pháp một quyền tự trị về kinh tế để giúp cho nó đạt đến một sự phát triển cao về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, đạt đến một sự công nghiệp hoá. Giúp cho Đông Dương có thể đương đầu với tình hình thế giới đang phát triển nhờ có tính tự trị ấy, và nối mọi quan hệ buôn bán với tất cả các nước khác. Đặc biệt với nước Trung Hoa, xứ Đông Dương, và tất cả Liên hiệp Pháp mong muốn có những quan hệ hữu nghị và chặt chẽ.
Quy chế mới của Đông Dương, như đã nêu trên sẽ được hoàn chính sau khi tham khảo những quan chức của nước Đông Dương được giải phóng.
Bởi vậy, Liên bang Đông Dương, trong quy chế bảo vệ an ninh của Liên hiệp Pháp, có quyền hưởng tự do, quyền tổ chức những đơn vị cần thiết để khai thác, phát triển các tài nguyên của nó. Nó sẽ có trong khu vực Thái Bình Dương, một vai trò riêng của nó, và chứng minh cho tất cả trong Liên hiệp Pháp, những tài năng của nó.
***
HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ
Một bên là Chính phủ Cộng hoà Pháp do ông Sainteny, người thay mặt và có uỷ nhiệm chính thức của Thủ sư đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, Thượng sứ Pháp thụ nhiệm uỷ quyền của Chính phủ Cộng hoà Pháp, làm đại biểu.
Một bên là Chính phủ Cộng hoà Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.
Hai bên đã thoả thuận về các khoản sau này:
1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hào là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kỳ”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.
2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy.
3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi kí hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về:
a) Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.
b) Chế độ tương lai của Đông Dương.
c) Những quyền lơi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam.
Các thành phố Hà Nội, Sài gòn, Paris có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc hội nghị.
Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946
HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG KHANH SAINTENY
***
TƯ LIỆU THAM KHẢO
ALBORD (Maurice): L’armée française et les État du Levant, CNRS, 2000.
ARGENLIEU (l' amiral d’): Mémoires de guerre, Plon, 1973: Chroniqué d’Indochine, Albin Michel, 1985.
BARRÉ (Jean-Luc): Devenir de Gaulle 1939-1943 , Perrin, 2003.
BAO DAI: Le Dragon d’AnnamI , Plon, 1980.
BENDÉRITTER (Médecin-Colonel): Sous le képi rouge à l’arcre d’or , Ulysse, 1990.
BOISSIEU (général de): Mémoiré , Plon, t.1: 1981, t.2: 1990.
BRÉHÉRET (Yves): Indochine 1946 , Pressé de la cité, 1992.
BRUGE (Roger): Les Hommes de Dien - Bien Phu , Perrin, 1999.
CLERC (Christine): Les De Gaulle, une famille française, Nil, 2000.
CLÉRET (François): Le Cheval du roi , Les Presses du Midi, 2000.
DANSETTE (Adriel): Leclerc , Ed.J’ai lu 1995.
DECOUX (amiral): À la bare de l’Indochine , Plon 1949.
DESPUECH (Jacques): Le Trafic des paistré , Ed. Dé Deux Rives, 1953.
DESTREM (Maja): L’aventure de Leclerc , Fayrd, 1984.
FOLIN (Jacques de): Indochine, la fin d’un reve , Perrin, 1993.
GASTON-BRETON (Tristan): Sauvez l’or de la banque de France! , Le Cherche Midi, 2002.
GAULLE (Charles de): Le Fil de l’Épée , Berger-Levrault 1932, Mémorié de guerre , t.1, Plon, 1954, Mémoires d’espoir , Plon, 1970.
GAULLE (Philippe de): Mémoires accé-soires , Plon, t.1, 1997, t.2, 2000.
GRAS (général): Histoire de la guerre d’Indochine, Plon, 1979.
GUY (Claude): En écoutant De Gaulle , Grasset, 1997.
HÉDUY (Philippe): Histoire de l’Indochine , Albi Michel, 1998.
JUNOT (Michel): Opesration “Torch” , de Fallois, 2001.
LACOUTURE (Jean): De Gaulle , Le Seuil, 1985.
MANH BICH: Le Viêt Nam crucifié 1945-1975 , L’Harmattan, 2000.
MANTIENNE (Frédéric): Mgr Pigneaux de Béhaine, Archives des Missions étranèges, Ed. Églises d’Asie, 1999.
MASSU (général): Sept ans avec Leclerc , Le Rocher, 1997.
MESSMER (Pierre): Mémoires , Albin Michel, 1995.
MUS (Paul): Viêt Nam, Sociologie d’une guerre, Le Seuil, 1952.
OMNÈS (René): L’Indochine avant l’oubli , Ed. Abst, 1994.
FEDRONCINI (Guy): Leclerc et l’Indochine (témoignages suite au colloque cónacré à Leclerc en 1990), Albin Michel, 1992.
PILLEUL (Gibert): Le général de Gaulle et l’Indochine (Colloque de I’íntitut Charles de Gaulle , 20-21 février 1981), Plon, 1982.
PIREY (de, Charles-Henry): Le Route Morte, RC4 1950 , Indo éditions, 2002.
SAINTENY (jean): Historie d’une paix manquée , Fayard, 1967.
STIEN (Louis): Les soldat oubliés , Albin Miche, 1993.
TRAVERS (Sussan): Tant que dure le jour , Plon, 2001.
ARTICLES ET DOCUMENTS
BLAIZOT (général): Notes journalières 1939-1949 , Service historique de L’Armée de Terre, Vincennes.
BRIEUX (Eugène): Quelqué réflẽions sur l’Indochine , in Les grands dossiers de l’Illutration/L’Indochine, rédition: Le Livre de Paris, 1995.
HANTZ (médecin-colonel): Les antennes chiurrgicales à Dien Bien Phu, Revue La Côhrte, no 170, novembre 2002.
FORONDA (François): Le dernier moine-soldat: l’amiral d’Argenlieu , Revue historique des Armée no4, 1996.
SAINT-MILEUX (André): De l’amiral Decoux à l’amiral d’Argenlieui , cònfécrence proncée le 6 février 1998 devant l’Académie des Sciences d’Outre-Mer.
Hommage à Jean Sainteny , Revue de l’institut Charles de Gaulle , no 24, Plon, 1978.
Brazaville ngày 8-12-1943
Việc tiến hành chiến tranh và sự chiếm đóng những vùng đất tự do ở Viễn Đông và ở Thái Bình Dương của quân đội Nhật từ năm 1940 đã đè lên đầu xứ Đông Dương. Không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ ngoài vào, không nhận được sự giúp đỡ cần thiết của các nước Đồng minh lúc ấy chưa thật đoàn kết và có tổ chức tốt, Xứ Đông Dương phải bắt buộc, sau một vài lần kháng cự một cách anh dũng, nhưng vô vọng, chịu làm những yêu sách của quân thù, phải nhường cho Thái Lan, lúc ấy là Đồng minh của Nhật: tỉnh Báttambang, Xiêm Riệp và Sisophong, và bờ bên phải của nước Lào dọc theo sông Mekong. Quy chế kiểm soát của quân Nhật trên xứ Bắc Kỳ, sự xâm nhập lần lượt của quân Nhật trên toàn cõi Đông Dương.
Trước những hành động xâm lăng và bạo lực, nước Pháp tự do chưa bao giờ chịu khuất phục. Ngày 8-12, Uỷ ban kháng chiến quốc gia Pháp ra tuyên bố đang ở tình trạng chiến tranh với Nhật, ngay ngày hôm sau, khi Nhật tấn công Trân Châu cảng. Nước Pháp đã trân trọng bác bỏ tất cả những hành động, những nhân nhượng mặc cho nó có làm hại đến quyền lợi và quyền hạn của minh. Luôn gắn bó với nước Mỹ, luôn bên cạnh nước Mỹ, nước Pháp đã chiến đấu cho đến ngày chiến thắng kẻ xâm lược, và cho đến ngày giải phóng được toàn Liên bang Đông Dương.
Nước Pháp, luôn nhớ đến tinh thần cao cả, sự thẳng thắn của các vị hoàng đế trị vì các xứ thuộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng tự tôn và cương trực của các dân tộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng trung thành và sự gắn bó của họ với cộng đồng người Pháp. Đối với các dân tộc đã biểu hiện tinh thần quốc gia cộng với tinh thần trách nhiệm chính trị, nước Pháp chủ trương ban hành, trong cộng đồng dân tộc Pháp, một quy chế chính trị mới, nằm trong tổ chức Liên bang, về nền độc lập cho các nước thuộc Liên bang, nền độc lập này sẽ được ban hành và công bố.
Những ý nghĩa chính trị và rộng mở của những điều quy định, sẽ không làm mất đi nền văn minh và truyền thống của các dân tộc. Với quy chế ấy, những người Đông Dương có quyền tham gia vào các chức vụ và công việc của Đông Dương.
Tiếp theo sự thay đổi về quy chế chính trị, sẽ có một đổi mới về quy chế kinh tế của Liên bang làm căn cứ cho tổ chức quản lí kinh tế, hải quan và thuế nó sẽ giúp cho sự phát triển, sự thịnh vương của bản thân Đông Dương và cho cả các nước láng giềng.
Việc giữ quan hệ hữu nghị và thân thiện láng giềng với nước Trung Hoa dân quốc và việc phát triển làm ăn với đất nước vĩ đại này, những quan hệ văn hoá, quan hệ kinh tế, sẽ giúp cho Đông Dương có một tương lai vững chắc và thịnh vượng.
Bởi vậy, nước Pháp mong muốn, theo đuổi, với sự cộng tác bình đẳng và thân thiện của các dân tộc Đông Dương hoàn thành sứ mệnh mà nó phải đảm nhận trên bờ Thái Bình Dương.
***
Lời tuyên bố của chính phủ lâm thời nước cộng hoà Pháp ngày 24-3-1945, liên quan đến Đông Dương
Chính phủ nước Cộng hoà Pháp muốn kêu gọi Đông Dương luôn đóng một vai trò đặc biệt trong tổ chức cộng đồng của nước Pháp. Và được hưởng một nền độc lập thích hợp với trình độ phát triển và khả năng tiếp thu của nó.
Lời hứa hẹn đã được nêu lên trong bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Đã đến lúc, những nguyên tắc có tính khái quát chung công bố ở Brazaville phải được đi vào chi tiết để thể hiện những ý định của Chính phủ:
Ngày hôm nay, xứ Đông Dương đang chiến đấu: lực lượng vũ trang gồm người Pháp và người Đông Dương (là những tinh hoa của các dân tộc Đông Dương) mà quân đội thù địch không thể coi thường, đang chứng minh tinh thần dũng cảm, đang triển khai sức mạnh của mình để đưa đến thắng lợi cho bản thân nó và cho cả cộng đồng dân tộc Pháp. Vì vậy, các xứ thuộc Đông Dương đáng được vinh dự đưa lên những vị trí xứng đáng của nó.
Được xác nhận bởi những diễn biến liên quan đến những ý định đã có, chính phủ nhận thấy có trách nhiệm định nghĩa ngay thế nào là quy chế chính trị của xứ Đông Dương sau khi nó được giải phóng khỏi ách cai trị của quân thù.
Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và một số nước khác của cộng đồng, hợp thành Liên hiệp Pháp, mà những quyền lợi đối ngoại sẽ được nước Pháp là đại diện. Xứ Đông Dương, nằm trong Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng một nền tự do riêng của nó.
Những công dân của Liên bang Đông Dương sẽ vừa là công dân của xứ Đông Dương vừa là công dân của Liên hiệp Pháp. Với ý nghĩa ấy, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc, bình đẳng trước giá trị, những công dân này được bổ nhiệm vào các chức vụ, các công việc của Liên bang, trong xứ Đông Dương, và cả trong Liên hiệp Pháp.
Những điều kiện dể Liên bang Đông Dương tham gia vào các bộ máy Liên hiệp Pháp, đồng thời những quy chế về quyền công dân của Liên hiệp Pháp sẽ do Quốc hội quyết định.
Đông Dương sẽ có một chính phủ Liên bang riêng, do toàn quyền Đông Dương chủ trì, dưới quyền có một số bộ trưởng giúp việc. Các vị này được lựa chọn trong những người của Đông Dương, hay người Pháp ở Đông Dương - bên cạnh vị Toàn quyền có một Hội đồng cố vấn gồm những người cao cấp nhất của Liên bang. Hội đồng có trách nhiệm soạn thảo các luật pháp hay những luật lệ của Liên bang. Một Quốc hội, chúng sẽ được bầu ra trên cơ sở mỗi bang có một quốc hội riêng. Sở ban hành luật tự do bỏ phiếu thích hợp cho từng xứ của Liên bang. Ở đây, những quyền lợi của nước Pháp được có đại diện. Quốc hội sẽ ban hành các loại thuế, xác định quỹ tài chính và sẽ thảo luận các dự án về luật pháp. Những hiệp ước thương mại, hay quan hệ ngoại giao liên quân đến Liên bang Đông Dương đêu được Quốc hội xem xét đến.
Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, báo chí, hội họp, lập hội, hay nói chung là quyền tự do dân chủ sẽ là những quyền cơ bản gốc rễ của luật pháp của Liên bang Đông Dương.
Năm nước của Liên bang có những khác nhau về trình độ văn hoá, về chủng tộc, về truyền thống, phong tục, đều được tôn trọng về những đặc điểm riêng của mình nằm trong Liên bang Đông Dương.
Phủ Toàn quyền, tuỳ theo quyền lợi của từng thành viên, sẽ là trọng tài trung gian. Chính phủ của từng địa phương sẽ được hoàn chỉnh và đổi mới, những công sở và chức trách trong từng nước của Liên bang đều được rộng mở cho mọi công dân từng nước.
Với sự giúp đỡ của chính quốc và trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ của Liên hiệp Pháp, Liên bang Đông Dương sẽ có tổ chức lực lượng vũ trang, vệ binh, hải quân, không quân. Các công dân Đông Dương, có quyền giữ những chức vụ tương đương với chức vụ của những người đến từ chính quốc, hay từ các nơi khác của Liên hiệp Pháp. Những tiến bộ về xã hội, về văn hoá sẽ được theo dõi và thúc đẩy cùng một lúc với tiến bộ về hành chính, về chính trị.
Liên hiệp Pháp sẽ có những biện pháp để làm cho nền tiểu học được phổ cập và có hiệu nghiệm, đồng thời cho phát triển nền trung học và đại học, việc học tiếng và học truyền thông địa phương sẽ được phối hợp mật thiết với học văn hoá Pháp.
Sẽ cho ban hành một tổ chức Thanh tra lãnh đạo, độc lập và có hiệu quả. Sẽ cho phát triển tổ chức Công đoàn. Việc cải thiện đời sống, sự giáo dục xã hội và giải phóng người lao động Đông Dương sẽ luôn được chú ý.
Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng trong Liên hiệp Pháp một quyền tự trị về kinh tế để giúp cho nó đạt đến một sự phát triển cao về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, đạt đến một sự công nghiệp hoá. Giúp cho Đông Dương có thể đương đầu với tình hình thế giới đang phát triển nhờ có tính tự trị ấy, và nối mọi quan hệ buôn bán với tất cả các nước khác. Đặc biệt với nước Trung Hoa, xứ Đông Dương, và tất cả Liên hiệp Pháp mong muốn có những quan hệ hữu nghị và chặt chẽ.
Quy chế mới của Đông Dương, như đã nêu trên sẽ được hoàn chính sau khi tham khảo những quan chức của nước Đông Dương được giải phóng.
Bởi vậy, Liên bang Đông Dương, trong quy chế bảo vệ an ninh của Liên hiệp Pháp, có quyền hưởng tự do, quyền tổ chức những đơn vị cần thiết để khai thác, phát triển các tài nguyên của nó. Nó sẽ có trong khu vực Thái Bình Dương, một vai trò riêng của nó, và chứng minh cho tất cả trong Liên hiệp Pháp, những tài năng của nó.
***
HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ
Một bên là Chính phủ Cộng hoà Pháp do ông Sainteny, người thay mặt và có uỷ nhiệm chính thức của Thủ sư đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, Thượng sứ Pháp thụ nhiệm uỷ quyền của Chính phủ Cộng hoà Pháp, làm đại biểu.
Một bên là Chính phủ Cộng hoà Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.
Hai bên đã thoả thuận về các khoản sau này:
1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hào là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kỳ”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.
2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy.
3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi kí hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về:
a) Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.
b) Chế độ tương lai của Đông Dương.
c) Những quyền lơi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam.
Các thành phố Hà Nội, Sài gòn, Paris có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc hội nghị.
Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946
HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG KHANH SAINTENY
***
TƯ LIỆU THAM KHẢO
ALBORD (Maurice): L’armée française et les État du Levant, CNRS, 2000.
ARGENLIEU (l' amiral d’): Mémoires de guerre, Plon, 1973: Chroniqué d’Indochine, Albin Michel, 1985.
BARRÉ (Jean-Luc): Devenir de Gaulle 1939-1943 , Perrin, 2003.
BAO DAI: Le Dragon d’AnnamI , Plon, 1980.
BENDÉRITTER (Médecin-Colonel): Sous le képi rouge à l’arcre d’or , Ulysse, 1990.
BOISSIEU (général de): Mémoiré , Plon, t.1: 1981, t.2: 1990.
BRÉHÉRET (Yves): Indochine 1946 , Pressé de la cité, 1992.
BRUGE (Roger): Les Hommes de Dien - Bien Phu , Perrin, 1999.
CLERC (Christine): Les De Gaulle, une famille française, Nil, 2000.
CLÉRET (François): Le Cheval du roi , Les Presses du Midi, 2000.
DANSETTE (Adriel): Leclerc , Ed.J’ai lu 1995.
DECOUX (amiral): À la bare de l’Indochine , Plon 1949.
DESPUECH (Jacques): Le Trafic des paistré , Ed. Dé Deux Rives, 1953.
DESTREM (Maja): L’aventure de Leclerc , Fayrd, 1984.
FOLIN (Jacques de): Indochine, la fin d’un reve , Perrin, 1993.
GASTON-BRETON (Tristan): Sauvez l’or de la banque de France! , Le Cherche Midi, 2002.
GAULLE (Charles de): Le Fil de l’Épée , Berger-Levrault 1932, Mémorié de guerre , t.1, Plon, 1954, Mémoires d’espoir , Plon, 1970.
GAULLE (Philippe de): Mémoires accé-soires , Plon, t.1, 1997, t.2, 2000.
GRAS (général): Histoire de la guerre d’Indochine, Plon, 1979.
GUY (Claude): En écoutant De Gaulle , Grasset, 1997.
HÉDUY (Philippe): Histoire de l’Indochine , Albi Michel, 1998.
JUNOT (Michel): Opesration “Torch” , de Fallois, 2001.
LACOUTURE (Jean): De Gaulle , Le Seuil, 1985.
MANH BICH: Le Viêt Nam crucifié 1945-1975 , L’Harmattan, 2000.
MANTIENNE (Frédéric): Mgr Pigneaux de Béhaine, Archives des Missions étranèges, Ed. Églises d’Asie, 1999.
MASSU (général): Sept ans avec Leclerc , Le Rocher, 1997.
MESSMER (Pierre): Mémoires , Albin Michel, 1995.
MUS (Paul): Viêt Nam, Sociologie d’une guerre, Le Seuil, 1952.
OMNÈS (René): L’Indochine avant l’oubli , Ed. Abst, 1994.
FEDRONCINI (Guy): Leclerc et l’Indochine (témoignages suite au colloque cónacré à Leclerc en 1990), Albin Michel, 1992.
PILLEUL (Gibert): Le général de Gaulle et l’Indochine (Colloque de I’íntitut Charles de Gaulle , 20-21 février 1981), Plon, 1982.
PIREY (de, Charles-Henry): Le Route Morte, RC4 1950 , Indo éditions, 2002.
SAINTENY (jean): Historie d’une paix manquée , Fayard, 1967.
STIEN (Louis): Les soldat oubliés , Albin Miche, 1993.
TRAVERS (Sussan): Tant que dure le jour , Plon, 2001.
ARTICLES ET DOCUMENTS
BLAIZOT (général): Notes journalières 1939-1949 , Service historique de L’Armée de Terre, Vincennes.
BRIEUX (Eugène): Quelqué réflẽions sur l’Indochine , in Les grands dossiers de l’Illutration/L’Indochine, rédition: Le Livre de Paris, 1995.
HANTZ (médecin-colonel): Les antennes chiurrgicales à Dien Bien Phu, Revue La Côhrte, no 170, novembre 2002.
FORONDA (François): Le dernier moine-soldat: l’amiral d’Argenlieu , Revue historique des Armée no4, 1996.
SAINT-MILEUX (André): De l’amiral Decoux à l’amiral d’Argenlieui , cònfécrence proncée le 6 février 1998 devant l’Académie des Sciences d’Outre-Mer.
Hommage à Jean Sainteny , Revue de l’institut Charles de Gaulle , no 24, Plon, 1978.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét