Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Cờ lau dựng nước - Đinh Bộ Lĩnh

CHƯƠNG 1

NgôQuyền mất. Tin vua băng hà vừa loan ra, thì kinh thành, các cửa đã đóng cả lại. Quân túc vệ, không cho các tướng vào chịu tang. Một lúc sau từ trong cung điện Loa Thành lệnh được truyền ra:
-Vua đã mất cần người có chủ. Con vua là Xương Văn và Xương Ngập còn chưa đủ lông cánh cần phải giúp dập. Dương tướng quân tạm xưng là Bình Vương. Khi nào Xương Ngập, Xương Văn cứng cáp sẽ lại trả ngôi vương như cũ.
Người trong thành nhao nhao:
-Dương Tam Kha, ỷ thế Dương quốc mẫu làm loạn rồi! Họ Dương cướp ngôi vua rồi!...
Mọi người còn chưa biết tính sao. Ngô Xương Ngập là con trưởng của Ngô Quyền, sợ cậu giết mình, liền đem thủy quân từ Loa Thành, ra sông Nguyệt Đức, xuôi bến Bình Than qua Lục Đầu rồi về đóng ở Nam Sách Giang.
Bấy giờ Lệnh Công là Phạm Phòng Át, đóng quân ở Trà Hương, quân gia của Ngô Xương Ngập quá mỏng, không được bao nhiêu. Còn đang lưỡng lự không biết đi đâu về đâu, thì có người hầu già, níu áo lại, quỳ xuống bảo rằng:
-Phạm Lệnh Công ở gần đây, là người được dân chúng mến đức, quân đông, thóc nhiều, ta có thể đến nương tựa được.
Ngô Xương Ngập đang bối rối, nói:
-Ta vừa thoát chết ở nơi hang hùm, lại thấy Phạm Lệnh Công ở Trà Hương, nếu mò đến, liệu có gặp người tốt không. Chẳng may, họ Phạm có lòng kia khác thì có khác gì tránh vuốt hùm lại mắc vào nọc rắn.
Người hầu già nói:
-Phía sau Dương Nam Kha sai hai chỉ huy sứ là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc cất binh sầm sập tới, ta chỉ có vài trăm quân, đất hiểm không có, quân thủy chỉ có vài chục chiếc thuyền, chống đỡ làm sao nổi. Tôi nghe từ ngày Ngô chúa của chúng ta còn, Phạm Phòng át đã khuyên vua không nên quá tin vào họ Dương. Nhưng vua không nghe, do đó bị Dương quốc mẫu và Dương Tam Kha rèm báng mà phải bỏ triều đình sang đất Nam Sách để trấn giữ phía đông. Vua thuận nghe theo. Xem thế thì họ Phạm ghét họ Dương, không ưa gì?
Ngô Xương Ngập vốn hay nghi ngờ, nói:
-Nhưng cha ta đã nghe Dương Tam Kha, đưa Phạm Lệnh Công khỏi tước vị cao, phải ra đất ngoài trấn giữ, thì lòng dạ của ông đối với họ Ngô, đâu còn như trước nữa?
Người hầu già nói:
-Phạm Lệnh Công không phải con người như thế đâu!
Đang nói chuyện thì thấy ở dưới sông một đoàn thuyền vun vút lao lên, đôi bờ phía trên những toán kỵ binh đang phóng tới. Bụi cát trên bờ sông khói bay mù mịt.
Ngô Xương Ngập chưa nhận ra đó là quân của ai, liền dàn thuyền, sai quân thân tín, giương cung, lắp tên liều chết giao chiến. Nhưng từ phía dưới, một thuyền lớn của chủ tướng có cột cờ lớn, phấp phới bay một chữ Phạm, một viên tướng, chít khăn xanh, bận áo màu son, thắt lưng xanh, kiếm đeo ở bên hông, đi hài đen, uy nghi lẫm liệt, phóng thuyền lên, quát to:
- Không được bắn. Chỉ huy sứ Phạm Phòng Át đến đón thái tử đây.
Ngô Xương Ngập thấy lời người hầu già quả là đúng, mừng lắm. Đám quân lính của Xương Ngập thôi không ở thế quyết chiến nữa. Phạm Lệnh Công nhìn thấy Ngô Xương Ngập, vái lạy mà kêu to lên rằng:
-Viên tướng bất tài để thái từ phải long đong, triều đình rối loạn, thật đắc tội. Xin thái tử hạ cố đến đất của hạ thần rồi mọi việc sẽ tính sau.
Thái tử Ngô Xương Ngập, ân cần nhảy sang thuyền của Phạm Lệnh Công, xúc động nói:
-Họ Ngô không nghe lời của tướng quân để đến nỗi này, mà Xương Ngập lại được Lệnh Công tự đến đón, thế mới biết người hiền, nghĩa sĩ, làm những việc mà kẻ tầm thường không làm nổi.
Rồi liền theo Phạm Phòng Át về Trà Hương. Mấy hôm sau quả nhiên Dương Tam Kha sai các chỉ huy sứ Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đến bắt Ngô Xương Ngập.
Dương Cát Lợi cùng Đỗ Cảnh Thạc cho quân vây kín Trà Hương, bắc loa gọi Phạm Phòng Át đem Ngô Xương Ngập ra nộp. Phạm Phòng Át một mặt đem Xương Ngập giấu ở một nhà gia nô, còn mình cưỡi ngựa, mặc giáp, đem quân ra trước trận, Lợi và Thạc vốn cùng là nha tướng của Ngô Quyền xưa, từng quen biết Phạm Phòng Át và biết rất nhiều chuyện về Phòng Át bị Dương Tam Kha và Dương quốc mẫu lấn át dần, rồi đẩy ra đây.
Phạm Phòng Át vái chào Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh rồi nói:
-Chào hai vị tướng quân. Bình Vương sai hai ông đến đây tìm Xương Ngập, vì biết Ngập chạy theo lối này! Nhưng ngả này chỉ là một lối, nhỡ Xương Ngập chạy theo lối khác thì sao. Tôi mời hai vị cứ cho quân vào lục soát, nhưng nếu không có Ngô Xương Ngập ở Trà Hương, các vị sẽ là người thế nào, trước mặt quân sĩ của tôi đây? Các vị sẽ ăn nói thế nào với Át này?
Đỗ Cảnh Thạc vốn rất kính nể Phạm Phòng Át đưa mắt nhìn Dương Cát Lợi. Phạm Phòng Át nói luôn:
-Chúng ta phò Ngô Vương đánh Hoằng Tháo, tình xưa nghĩa cũ đâu đã phai nhòa. Cho dù tôi có chứa Xương Ngập thì hai tướng quân liệu có nỡ bắt tội át này không, khi át này sau trước hết lòng với Ngô Chúa. Nếu hai vị cứ cố lập công với Bình Vương Dương Tam Kha thì xin cứ dẫn quân vào.
Dương Cát Lợi cũng không phải là hạng người bỏ đi nên nghe Phạm Phòng Át cũng thấy đôi chút hổ thẹn, liền vẫy tay ra lệnh cho quân sĩ:
-Lui quân!
Về đến Loa Thành, Dương Tam Kha không thấy đem Xương Ngập về liền bảo:
-Phòng Át không chịu nộp Xương Ngập cho ta ư?
Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đều quỳ nói:
-Chúng tôi đã vây kín Trà Hương, nhưng Phòng Át thân ra nói không giữ Ngô Xương Ngập.
Dương Tam Kha tức điên lên, vùng đứng dậy, đi đi lại lại trong trướng, giọng bực bội:
-Đồ ngu, kẻ làm tướng phải biết rằng, khi đối phương nói không là có. Hai người làm hỏng việc của ta mất rồi. Tức tốc phải đem quân vây bắt lại ngay không thì Ngô Xương Ngập đi xa mất.
Phạm Phòng Át vừa gặp lại Xương Ngập, định là đưa Ngập đến một nơi xa đất Trà Hương cho an toàn, thì lại thấy quân sĩ cho biết Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc lại dẫn quân đến.
Lần này Phạm Phòng Át bảo Xương Ngập, mặc giả là gia nô, rồi theo người đánh trâu ra đồng cày. Cùng lúc ấy Phạm Phòng Át lên ngựa ra đón Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc. Vào đến nơi, Phạm Phòng Át đã cười vang mà nói:
-Chắc là Bình Vương lại cho là tôi lừa hai vị tướng quân nên mới gấp gáp cho quân vây lại đây, chứ gì? Thôi thôi, trăm nghe không bằng một thấy, hai vị cứ vào trướng phủ của tôi thì sẽ rõ.
Phòng Át ân cần đón Dương Cát Lợi vào đất Trà Hương, dẫn đi khắp trướng phủ, các ngõ ngách. Nhà nào Cát Lợi hoặc Cảnh Thạc nghi ngờ muốn lục tìm, Phạm Phòng Át đều mở toang cửa cho hai tướng xem xét đến từng xó vườn, từng xó bếp, từng gian buồng tối. Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đành lại phải dẫn quân về.
Dương Tam Kha thấy mặt hai người, lại thấy về tay không, liền nói ngay:
- Có một thằng nhãi con chạy trốn, đã nhẵn cả mặt mà các ông tìm không nổi là sao. Chẳng lẽ ta lại thân cầm quân đến vây chặt Trà Hương ư? Các ông đã tìm những đâu?
Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đem mọi việc bẩm lại. Dương Tam Kha giậm chân, gắt ầmlên:
- Ngô Xương Ngập không ở Trà Hương thì ở đâu? Từ hôm nó chạy trốn đến nay có mấy ngày. Cửa biển ta đã cho người bịt kín. Đường lên An Bang quân tuần tiễu đã ngày đêm túc trực. Ngô Xương Ngập mang theo cả vài chục chiếc thuyền, vài trăm quân chứ có phải một mình, một ngựa đâu. Các ông chỉ cần hỏi dân chúng dọc đường rút chạy của Xương Ngập là biết. Có thế mà cũng không làm nổi.
Tam Kha lại kiên trì giục Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc quay lại Trà Hương một lần nữa. Lần này Phạm Phòng Át lại bảo Xương Ngập cải trang thành anh lính cắt cỏ ngựa, luẩn quẩn ngay bên trướng phủ.
Quả nhiên, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cho quân lục tìm các vùng sông lạch và hang động trên núi quanh Trà Hương mà không lục soát ở trong làng nữa. Tìm đã chán chê, Cát Lợi và Cảnh Thạc kéo quân định rút về. Phạm Phòng Át nói:
-Tôi và hai ông từng xông pha trước tên bay, dáo mác mà dựng nền tự chủ, tôn phò Ngô Vương, chẳng lẽ lại không cùng nhau uống một chén mọn được ư? Mà, tôi có phải là người làm phản gì đâu. Đất của tôi, tôi giữ mà thôi. Hai ông việc gì mà ngại!
Cát Lợi và Cảnh Thạc nghe Phòng Át bước vào trướng phủ. Phạm Phòng Át cho thịt một con dê béo, đánh tiết canh, quay trên than và củi bồ đề, rồi lấy rượu ngon ra mời khách. Phòng Át nói:
- Tôi còn nhớ bữa đánh thắng Hoằng Tháo trên sông Bạch Đằng, Ngô Tiên chúa khao quân, hôm đó thi uống rượu, tất cả đều thua, cuối cùng chỉ còn tôi và hai ông đấu đến phút chót. Khi cạn ba chén cuối cùng thì cả ba đều say rũ cả. Hôm sau vào xin lỗi tiên chúa, Ngô Vương chỉ cười còn ban thưởng cho chúng ta mỗi người một lạng vàng và năm lạng bạc. Hôm nay hai ông có dám đấu với tôi nữa không?
Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc là người hào phóng, tình nghĩa, nên bữa đó uống rất say, không còn nghi ngờ gì về Phòng Át nữa.
Khi Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, lần thứ ba lại từ Trà Hương trở về Loa Thành tay không, tiễn hai tướng đi rồi, Phạm Phòng Át cho mời Ngô Xương Ngập đến, lạy bốn lạy, ứa nước mắt mà nói:
-Tôi cũng muốn giữ thái tử lại, để nghĩ thêm kế về sau này. Nhưng Dương Tam Kha là đứa xảo quyệt, không để cho yên. Ba lần tôi đã lừa được Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc rồi, lần thứ tư chắc không giữ nổi. Nếu xảy ra để thái tử gặp nạn ở đây thì tội của Phạm Phòng Át này, rửa thế nào cho sạch. Vả lại Nam Sách Giang, Trà Hương là đất trống trải, mà từ Loa Thành tiến xuống, chỉ mất vài ngày đường sông, Dương Tam Kha quyết bắt Thái Tử, trước sau thế nào cũng đạt được ý đồ của hắn. Xin thái tử hãy đến vùng đất khác, kín đáo hơn, an toàn hơn, rồi mưu tính chuyện thu phục lòng người nhớ đến cơ nghiệp của tiên chúa mà dấy binh trả thù.
Ngô Xương Ngập biết Phạm Phòng Át đã hết lòng với mình, nên thuận đi khỏi Trà Hương.
Phạm Phòng Át cấp lương thực, cấp thuyền lại thân đem quân hộ tống Ngô Xương Ngập ra khỏi đất mình rồi mới quay về Trà Hương.
NgôXương Ngập chạy đến Giao Thủy. Trần Lãm vốn cũng rất mến phục Ngô Vương, nên có ý muốn đón về. Đinh Bộ Lĩnh can rằng:
-Ta đang muốn gây dựng sự nghiệp, nay lại đón con vua cũ vào, con e không có lợi.
Trần Minh Công hỏi:
-Sao lại không có lợi?
-Thưa cha, nếu như ta muốn tôn phò họ Ngô thì sao không đem quân về đánh ngay Dương Tam Kha, để thiên hạ biết mình đườngđường chính chính mà cùng theo giúp. Sức ấy, bây giờ cha con ta và binh sĩ ở Giao Thủy chưa làm nổi. Đã không làm nổi mà mình lại chứa Xương Ngập thì e cũng bất cập.
-Mình có lòng thành, người ta gặp hoạn nạn, sao con lại cho là bất cập?
-Tam Kha ngầm chứa mưu cướp ngôi vua từ lâu. Nó cứ tưởng lên ngôi ai cũng phải theo. Nhưng rút cuộc thì những chỉ huy sứ của Ngô Vương xưa, ai cũng thích hùng cứ một phương. Người có thể giúp Xương Ngập là Phạm Lệnh Công, nhưng ông cũng không giúp, mà chỉ hùng cứ ở mảnh đất của mình thôi. Cha con ta lấy sức quân, sức tiềm chứa trong dinh phủ, chỉ bằng một nửa thế lực của Phạm Lệnh Công, nếu giữ Xương Ngập, ắt Dương Tam Kha cất quân đến đánh, thế là mất hết công sức ky cóp, nuôi quân, gây thế lực từ bấy lâu nay. Cha nên nghĩ lại.
Nguyễn Bặc cũng bàn thêm:
-Minh Công nên theo ý của Đinh Bộ Lĩnh. Ngay cả Dương Tam Kha không đem quân đến bắt Xương Ngập, trị chúng ta, mà Ngập sau này tụ binh họp quân chống lại Dương, giành lại ngai vàng, ta không theo, Ngập sẽ trị ta. Để Ngập ở lại khác gì, trong nhà có ngõ ngách, lối quen đường tắt, Ngập sẽ biết cả. Điều đó cũng không có lợi.
Trần Lãm nghe lời Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc, song trong lòng còn chưa yên lại nói với hai tướng;
-Vậy bây giờ nên đối xử với Xương Ngập như thế nào?
Đinh Bộ Lĩnh bảo:
-Cha cứ để cho con và Nguyễn Bặc lo.
Rồi cho dăm thuyền chiến cũ nát, mấy tên quân ốm o, gầy yếu, đến nơi cắm trại của Ngô Xương Ngập.
Ngập nhìn Bộ Lĩnh dẫn quân đến đã thấy ngao ngán. Lĩnh mang đến trước dinh Ngô Xương Ngập, một con dê nhỏ, mươi vò rượu, hai thúng gạo. Ngô Xương Ngập mời Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc vào trong trướng.
Đinh Bộ Lĩnh sụp lạy rồi nói:
-Nghe tin thái tử vận hạn, Phạm Lệnh Công muốn giữ, cha nuôi tôi muốn đến ra mắt, song vì dạo này người ốm yếu luôn, được tin thái tử đến địa hạt mình, cha nuôi tôi gượng dậy lại. Không ra nổi ngoài gió, nên sai tôi và Nguyễn Bặc đem chút lễ vật nhỏ của đất nghèo, xin rước thái tử về dinh...
Ngô Xương Ngập nghĩ: "Mình đã mất kinh thành, đem thân đi nhờ các tướng. Mạnh như Phạm Lệnh Công mà sợ thế lực của Dương Nam Kha cũng bó tay, đẩy ta ra ngoài đất cát cứ của mình. Ta cứ tưởng Trần Lãm ở Giao Thủy quân, lương cũng chẳng kém gì Phòng Át, nhưng hóa ra quân, thuyền đều thứ bỏ đi,nhìn lễ vật họ mang đến, thì biết họ cũng chẳng dư dả, hùng mạnh gì. Dương Tam Kha vẫn theo hút ta. Đã dựa thì phải dựa vào tướng mạnh chứ dựa vào thứ quân cùng, tướng kiệt thế này thì làm sao giữ nổi mạng. Còn nói gì chấn hưng vương nghiệp cho họ Ngô”.
Liền đón Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc vào trướng hỏi han qua loa, sai mở tiệc đãi Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc.
Đang lúc ăn cơm, Ngô Xương Ngập hỏi Bộ Lĩnh:
-Ta nghe nói tướng quân chọn một đội quân cờ lau, luyện tập suốt ngày đêm, ăn thề kết nghĩa, mạnh lắm kia mà; sao quân sĩ đi theo toàn thứ ốm yếu thế kia?
Đinh Bộ Lĩnh cười nói:
-Dân trong vùng yêu Lĩnh này nên cứ nói tôn lên, để người đời cứ lầm thứ trò trẻ đánh trận giả ngày nào, với đội quân thực lực hôm nay. Nếu có thuyền chiến đẹp, ngựa hay, thì tội gì Bộ Lĩnh phải đem mấy cái thuyền nát đến đón thái tử. Ai mà chẳng muốn sang, có ai lại cam phận hèn khi phải ra ngoài đối đáp đâu!
Ngô Xương Ngập càng tin ý nghĩ của mình đúng liền bảo Đinh Bộ Lĩnh:
-Nhờ tướng quân về nói với Trần Minh Công rằng ta cảm ơn thịnh tình của Minh Công. Ta không có ý định dừng lại đây, mà muốn về châu ái...
Nói rồi chia tay Nguyễn Bặc và Đinh Bộ Lĩnh giong thuyền ra biển. Đinh Bộ Lĩnh đem Nguyễn Bặc cũng mấy chiếc thuyền đi theo tiễn đến tận cửa Thần Phù rồi mới quay trở lại...



NgôQuyền mất. Tin vua băng hà vừa loan ra, thì kinh thành, các cửa đã đóng cả lại. Quân túc vệ, không cho các tướng vào chịu tang. Một lúc sau từ trong cung điện Loa Thành lệnh được truyền ra:

-Vua đã mất cần người có chủ. Con vua là Xương Văn và Xương Ngập còn chưa đủ lông cánh cần phải giúp dập. Dương tướng quân tạm xưng là Bình Vương. Khi nào Xương Ngập, Xương Văn cứng cáp sẽ lại trả ngôi vương như cũ.

Người trong thành nhao nhao:

-Dương Tam Kha, ỷ thế Dương quốc mẫu làm loạn rồi! Họ Dương cướp ngôi vua rồi!...

Mọi người còn chưa biết tính sao. Ngô Xương Ngập là con trưởng của Ngô Quyền, sợ cậu giết mình, liền đem thủy quân từ Loa Thành, ra sông Nguyệt Đức, xuôi bến Bình Than qua Lục Đầu rồi về đóng ở Nam Sách Giang.

Bấy giờ Lệnh Công là Phạm Phòng Át, đóng quân ở Trà Hương, quân gia của Ngô Xương Ngập quá mỏng, không được bao nhiêu. Còn đang lưỡng lự không biết đi đâu về đâu, thì có người hầu già, níu áo lại, quỳ xuống bảo rằng:

-Phạm Lệnh Công ở gần đây, là người được dân chúng mến đức, quân đông, thóc nhiều, ta có thể đến nương tựa được.

Ngô Xương Ngập đang bối rối, nói:

-Ta vừa thoát chết ở nơi hang hùm, lại thấy Phạm Lệnh Công ở Trà Hương, nếu mò đến, liệu có gặp người tốt không. Chẳng may, họ Phạm có lòng kia khác thì có khác gì tránh vuốt hùm lại mắc vào nọc rắn.

Người hầu già nói:

-Phía sau Dương Nam Kha sai hai chỉ huy sứ là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc cất binh sầm sập tới, ta chỉ có vài trăm quân, đất hiểm không có, quân thủy chỉ có vài chục chiếc thuyền, chống đỡ làm sao nổi. Tôi nghe từ ngày Ngô chúa của chúng ta còn, Phạm Phòng át đã khuyên vua không nên quá tin vào họ Dương. Nhưng vua không nghe, do đó bị Dương quốc mẫu và Dương Tam Kha rèm báng mà phải bỏ triều đình sang đất Nam Sách để trấn giữ phía đông. Vua thuận nghe theo. Xem thế thì họ Phạm ghét họ Dương, không ưa gì?

Ngô Xương Ngập vốn hay nghi ngờ, nói:

-Nhưng cha ta đã nghe Dương Tam Kha, đưa Phạm Lệnh Công khỏi tước vị cao, phải ra đất ngoài trấn giữ, thì lòng dạ của ông đối với họ Ngô, đâu còn như trước nữa?

Người hầu già nói:

-Phạm Lệnh Công không phải con người như thế đâu!

Đang nói chuyện thì thấy ở dưới sông một đoàn thuyền vun vút lao lên, đôi bờ phía trên những toán kỵ binh đang phóng tới. Bụi cát trên bờ sông khói bay mù mịt.

Ngô Xương Ngập chưa nhận ra đó là quân của ai, liền dàn thuyền, sai quân thân tín, giương cung, lắp tên liều chết giao chiến. Nhưng từ phía dưới, một thuyền lớn của chủ tướng có cột cờ lớn, phấp phới bay một chữ Phạm, một viên tướng, chít khăn xanh, bận áo màu son, thắt lưng xanh, kiếm đeo ở bên hông, đi hài đen, uy nghi lẫm liệt, phóng thuyền lên, quát to:

- Không được bắn. Chỉ huy sứ Phạm Phòng Át đến đón thái tử đây.

Ngô Xương Ngập thấy lời người hầu già quả là đúng, mừng lắm. Đám quân lính của Xương Ngập thôi không ở thế quyết chiến nữa. Phạm Lệnh Công nhìn thấy Ngô Xương Ngập, vái lạy mà kêu to lên rằng:

-Viên tướng bất tài để thái từ phải long đong, triều đình rối loạn, thật đắc tội. Xin thái tử hạ cố đến đất của hạ thần rồi mọi việc sẽ tính sau.

Thái tử Ngô Xương Ngập, ân cần nhảy sang thuyền của Phạm Lệnh Công, xúc động nói:

-Họ Ngô không nghe lời của tướng quân để đến nỗi này, mà Xương Ngập lại được Lệnh Công tự đến đón, thế mới biết người hiền, nghĩa sĩ, làm những việc mà kẻ tầm thường không làm nổi.

Rồi liền theo Phạm Phòng Át về Trà Hương. Mấy hôm sau quả nhiên Dương Tam Kha sai các chỉ huy sứ Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đến bắt Ngô Xương Ngập.

Dương Cát Lợi cùng Đỗ Cảnh Thạc cho quân vây kín Trà Hương, bắc loa gọi Phạm Phòng Át đem Ngô Xương Ngập ra nộp. Phạm Phòng Át một mặt đem Xương Ngập giấu ở một nhà gia nô, còn mình cưỡi ngựa, mặc giáp, đem quân ra trước trận, Lợi và Thạc vốn cùng là nha tướng của Ngô Quyền xưa, từng quen biết Phạm Phòng Át và biết rất nhiều chuyện về Phòng Át bị Dương Tam Kha và Dương quốc mẫu lấn át dần, rồi đẩy ra đây.

Phạm Phòng Át vái chào Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh rồi nói:

-Chào hai vị tướng quân. Bình Vương sai hai ông đến đây tìm Xương Ngập, vì biết Ngập chạy theo lối này! Nhưng ngả này chỉ là một lối, nhỡ Xương Ngập chạy theo lối khác thì sao. Tôi mời hai vị cứ cho quân vào lục soát, nhưng nếu không có Ngô Xương Ngập ở Trà Hương, các vị sẽ là người thế nào, trước mặt quân sĩ của tôi đây? Các vị sẽ ăn nói thế nào với Át này?

Đỗ Cảnh Thạc vốn rất kính nể Phạm Phòng Át đưa mắt nhìn Dương Cát Lợi. Phạm Phòng Át nói luôn:

-Chúng ta phò Ngô Vương đánh Hoằng Tháo, tình xưa nghĩa cũ đâu đã phai nhòa. Cho dù tôi có chứa Xương Ngập thì hai tướng quân liệu có nỡ bắt tội át này không, khi át này sau trước hết lòng với Ngô Chúa. Nếu hai vị cứ cố lập công với Bình Vương Dương Tam Kha thì xin cứ dẫn quân vào.

Dương Cát Lợi cũng không phải là hạng người bỏ đi nên nghe Phạm Phòng Át cũng thấy đôi chút hổ thẹn, liền vẫy tay ra lệnh cho quân sĩ:

-Lui quân!

Về đến Loa Thành, Dương Tam Kha không thấy đem Xương Ngập về liền bảo:

-Phòng Át không chịu nộp Xương Ngập cho ta ư?

Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đều quỳ nói:

-Chúng tôi đã vây kín Trà Hương, nhưng Phòng Át thân ra nói không giữ Ngô Xương Ngập.

Dương Tam Kha tức điên lên, vùng đứng dậy, đi đi lại lại trong trướng, giọng bực bội:

-Đồ ngu, kẻ làm tướng phải biết rằng, khi đối phương nói không là có. Hai người làm hỏng việc của ta mất rồi. Tức tốc phải đem quân vây bắt lại ngay không thì Ngô Xương Ngập đi xa mất.

Phạm Phòng Át vừa gặp lại Xương Ngập, định là đưa Ngập đến một nơi xa đất Trà Hương cho an toàn, thì lại thấy quân sĩ cho biết Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc lại dẫn quân đến.

Lần này Phạm Phòng Át bảo Xương Ngập, mặc giả là gia nô, rồi theo người đánh trâu ra đồng cày. Cùng lúc ấy Phạm Phòng Át lên ngựa ra đón Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc. Vào đến nơi, Phạm Phòng Át đã cười vang mà nói:

-Chắc là Bình Vương lại cho là tôi lừa hai vị tướng quân nên mới gấp gáp cho quân vây lại đây, chứ gì? Thôi thôi, trăm nghe không bằng một thấy, hai vị cứ vào trướng phủ của tôi thì sẽ rõ.

Phòng Át ân cần đón Dương Cát Lợi vào đất Trà Hương, dẫn đi khắp trướng phủ, các ngõ ngách. Nhà nào Cát Lợi hoặc Cảnh Thạc nghi ngờ muốn lục tìm, Phạm Phòng Át đều mở toang cửa cho hai tướng xem xét đến từng xó vườn, từng xó bếp, từng gian buồng tối. Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đành lại phải dẫn quân về.

Dương Tam Kha thấy mặt hai người, lại thấy về tay không, liền nói ngay:

- Có một thằng nhãi con chạy trốn, đã nhẵn cả mặt mà các ông tìm không nổi là sao. Chẳng lẽ ta lại thân cầm quân đến vây chặt Trà Hương ư? Các ông đã tìm những đâu?

Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đem mọi việc bẩm lại. Dương Tam Kha giậm chân, gắt ầmlên:

- Ngô Xương Ngập không ở Trà Hương thì ở đâu? Từ hôm nó chạy trốn đến nay có mấy ngày. Cửa biển ta đã cho người bịt kín. Đường lên An Bang quân tuần tiễu đã ngày đêm túc trực. Ngô Xương Ngập mang theo cả vài chục chiếc thuyền, vài trăm quân chứ có phải một mình, một ngựa đâu. Các ông chỉ cần hỏi dân chúng dọc đường rút chạy của Xương Ngập là biết. Có thế mà cũng không làm nổi.

Tam Kha lại kiên trì giục Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc quay lại Trà Hương một lần nữa. Lần này Phạm Phòng Át lại bảo Xương Ngập cải trang thành anh lính cắt cỏ ngựa, luẩn quẩn ngay bên trướng phủ.

Quả nhiên, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cho quân lục tìm các vùng sông lạch và hang động trên núi quanh Trà Hương mà không lục soát ở trong làng nữa. Tìm đã chán chê, Cát Lợi và Cảnh Thạc kéo quân định rút về. Phạm Phòng Át nói:

-Tôi và hai ông từng xông pha trước tên bay, dáo mác mà dựng nền tự chủ, tôn phò Ngô Vương, chẳng lẽ lại không cùng nhau uống một chén mọn được ư? Mà, tôi có phải là người làm phản gì đâu. Đất của tôi, tôi giữ mà thôi. Hai ông việc gì mà ngại!

Cát Lợi và Cảnh Thạc nghe Phòng Át bước vào trướng phủ. Phạm Phòng Át cho thịt một con dê béo, đánh tiết canh, quay trên than và củi bồ đề, rồi lấy rượu ngon ra mời khách. Phòng Át nói:

- Tôi còn nhớ bữa đánh thắng Hoằng Tháo trên sông Bạch Đằng, Ngô Tiên chúa khao quân, hôm đó thi uống rượu, tất cả đều thua, cuối cùng chỉ còn tôi và hai ông đấu đến phút chót. Khi cạn ba chén cuối cùng thì cả ba đều say rũ cả. Hôm sau vào xin lỗi tiên chúa, Ngô Vương chỉ cười còn ban thưởng cho chúng ta mỗi người một lạng vàng và năm lạng bạc. Hôm nay hai ông có dám đấu với tôi nữa không?

Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc là người hào phóng, tình nghĩa, nên bữa đó uống rất say, không còn nghi ngờ gì về Phòng Át nữa.

Khi Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, lần thứ ba lại từ Trà Hương trở về Loa Thành tay không, tiễn hai tướng đi rồi, Phạm Phòng Át cho mời Ngô Xương Ngập đến, lạy bốn lạy, ứa nước mắt mà nói:

-Tôi cũng muốn giữ thái tử lại, để nghĩ thêm kế về sau này. Nhưng Dương Tam Kha là đứa xảo quyệt, không để cho yên. Ba lần tôi đã lừa được Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc rồi, lần thứ tư chắc không giữ nổi. Nếu xảy ra để thái tử gặp nạn ở đây thì tội của Phạm Phòng Át này, rửa thế nào cho sạch. Vả lại Nam Sách Giang, Trà Hương là đất trống trải, mà từ Loa Thành tiến xuống, chỉ mất vài ngày đường sông, Dương Tam Kha quyết bắt Thái Tử, trước sau thế nào cũng đạt được ý đồ của hắn. Xin thái tử hãy đến vùng đất khác, kín đáo hơn, an toàn hơn, rồi mưu tính chuyện thu phục lòng người nhớ đến cơ nghiệp của tiên chúa mà dấy binh trả thù.

Ngô Xương Ngập biết Phạm Phòng Át đã hết lòng với mình, nên thuận đi khỏi Trà Hương.

Phạm Phòng Át cấp lương thực, cấp thuyền lại thân đem quân hộ tống Ngô Xương Ngập ra khỏi đất mình rồi mới quay về Trà Hương.

NgôXương Ngập chạy đến Giao Thủy. Trần Lãm vốn cũng rất mến phục Ngô Vương, nên có ý muốn đón về. Đinh Bộ Lĩnh can rằng:

-Ta đang muốn gây dựng sự nghiệp, nay lại đón con vua cũ vào, con e không có lợi.

Trần Minh Công hỏi:

-Sao lại không có lợi?

-Thưa cha, nếu như ta muốn tôn phò họ Ngô thì sao không đem quân về đánh ngay Dương Tam Kha, để thiên hạ biết mình đườngđường chính chính mà cùng theo giúp. Sức ấy, bây giờ cha con ta và binh sĩ ở Giao Thủy chưa làm nổi. Đã không làm nổi mà mình lại chứa Xương Ngập thì e cũng bất cập.

-Mình có lòng thành, người ta gặp hoạn nạn, sao con lại cho là bất cập?

-Tam Kha ngầm chứa mưu cướp ngôi vua từ lâu. Nó cứ tưởng lên ngôi ai cũng phải theo. Nhưng rút cuộc thì những chỉ huy sứ của Ngô Vương xưa, ai cũng thích hùng cứ một phương. Người có thể giúp Xương Ngập là Phạm Lệnh Công, nhưng ông cũng không giúp, mà chỉ hùng cứ ở mảnh đất của mình thôi. Cha con ta lấy sức quân, sức tiềm chứa trong dinh phủ, chỉ bằng một nửa thế lực của Phạm Lệnh Công, nếu giữ Xương Ngập, ắt Dương Tam Kha cất quân đến đánh, thế là mất hết công sức ky cóp, nuôi quân, gây thế lực từ bấy lâu nay. Cha nên nghĩ lại.

Nguyễn Bặc cũng bàn thêm:

-Minh Công nên theo ý của Đinh Bộ Lĩnh. Ngay cả Dương Tam Kha không đem quân đến bắt Xương Ngập, trị chúng ta, mà Ngập sau này tụ binh họp quân chống lại Dương, giành lại ngai vàng, ta không theo, Ngập sẽ trị ta. Để Ngập ở lại khác gì, trong nhà có ngõ ngách, lối quen đường tắt, Ngập sẽ biết cả. Điều đó cũng không có lợi.

Trần Lãm nghe lời Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc, song trong lòng còn chưa yên lại nói với hai tướng;

-Vậy bây giờ nên đối xử với Xương Ngập như thế nào?

Đinh Bộ Lĩnh bảo:

-Cha cứ để cho con và Nguyễn Bặc lo.

Rồi cho dăm thuyền chiến cũ nát, mấy tên quân ốm o, gầy yếu, đến nơi cắm trại của Ngô Xương Ngập.

Ngập nhìn Bộ Lĩnh dẫn quân đến đã thấy ngao ngán. Lĩnh mang đến trước dinh Ngô Xương Ngập, một con dê nhỏ, mươi vò rượu, hai thúng gạo. Ngô Xương Ngập mời Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc vào trong trướng.

Đinh Bộ Lĩnh sụp lạy rồi nói:

-Nghe tin thái tử vận hạn, Phạm Lệnh Công muốn giữ, cha nuôi tôi muốn đến ra mắt, song vì dạo này người ốm yếu luôn, được tin thái tử đến địa hạt mình, cha nuôi tôi gượng dậy lại. Không ra nổi ngoài gió, nên sai tôi và Nguyễn Bặc đem chút lễ vật nhỏ của đất nghèo, xin rước thái tử về dinh...

Ngô Xương Ngập nghĩ: "Mình đã mất kinh thành, đem thân đi nhờ các tướng. Mạnh như Phạm Lệnh Công mà sợ thế lực của Dương Nam Kha cũng bó tay, đẩy ta ra ngoài đất cát cứ của mình. Ta cứ tưởng Trần Lãm ở Giao Thủy quân, lương cũng chẳng kém gì Phòng Át, nhưng hóa ra quân, thuyền đều thứ bỏ đi,nhìn lễ vật họ mang đến, thì biết họ cũng chẳng dư dả, hùng mạnh gì. Dương Tam Kha vẫn theo hút ta. Đã dựa thì phải dựa vào tướng mạnh chứ dựa vào thứ quân cùng, tướng kiệt thế này thì làm sao giữ nổi mạng. Còn nói gì chấn hưng vương nghiệp cho họ Ngô”.

Liền đón Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc vào trướng hỏi han qua loa, sai mở tiệc đãi Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc.

Đang lúc ăn cơm, Ngô Xương Ngập hỏi Bộ Lĩnh:

-Ta nghe nói tướng quân chọn một đội quân cờ lau, luyện tập suốt ngày đêm, ăn thề kết nghĩa, mạnh lắm kia mà; sao quân sĩ đi theo toàn thứ ốm yếu thế kia?

Đinh Bộ Lĩnh cười nói:

-Dân trong vùng yêu Lĩnh này nên cứ nói tôn lên, để người đời cứ lầm thứ trò trẻ đánh trận giả ngày nào, với đội quân thực lực hôm nay. Nếu có thuyền chiến đẹp, ngựa hay, thì tội gì Bộ Lĩnh phải đem mấy cái thuyền nát đến đón thái tử. Ai mà chẳng muốn sang, có ai lại cam phận hèn khi phải ra ngoài đối đáp đâu!

Ngô Xương Ngập càng tin ý nghĩ của mình đúng liền bảo Đinh Bộ Lĩnh:

-Nhờ tướng quân về nói với Trần Minh Công rằng ta cảm ơn thịnh tình của Minh Công. Ta không có ý định dừng lại đây, mà muốn về châu ái...

Nói rồi chia tay Nguyễn Bặc và Đinh Bộ Lĩnh giong thuyền ra biển. Đinh Bộ Lĩnh đem Nguyễn Bặc cũng mấy chiếc thuyền đi theo tiễn đến tận cửa Thần Phù rồi mới quay trở lại...

CHƯƠNG 2

Xương Ngập đi rồi, Dương Tam Kha bỗng hoang mang. Các viên chỉ huy sứ, trấn giữ ở cõi xa, không ai chịu thần phục, trừ có hai viên tướng là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc.
Trong khi đó, nếu họ liên minh với nhau, lấy cớ giành lại cơ nghiệp cho họ Ngô xưa, thì chỉ cần Phạm Phòng Át và Trần Lãm hợp với nhau, đem quân đến Cổ Loa, đủ để Dương Tam Kha phải đối phó chật vật rồi. Dương bí kế liền vào hầu Dương Thái Hậu. Thái hậu nói:
-Ta đã bảo, cậu không nghe. Ngô Vương là bậc anh hùng, lại là con rể của cha ta là Dương Đình Nghệ, cậu cứ phò các cháu có phải là vinh hiển một đời không? Lại cứ khăng khăng cho rằng, cơ nghiệp của họ Ngô suy cho kỹ là do họ Dương mà có, bây giờ cậu chỉ lấy lại từ tay họ Ngô thôi. Lộc trời phải có phúc phận, lại phải là người quên mình lúc Đại Việt nguy nan mới đáng hưởng. Điều ấy Ngô Vương có mà cậu không có! Cậu cứ tưởng làm cho họ Dương nhà ta vinh quang hơn cả thời cha ta làm thứ sử Giao Châu, biết đâu lại làm cho họ Dương mang tiếng với thiên hạ!
Dương Tam Kha vò đầu, bứt tai hỏi:
-Thái hậu ban lời xem bây giờ Dương Tam Kha này phải như thế nào?
Thái hậu nói:
-Ta nói cậu nghe thì nghe, không nghe thì thôi, kẻo lại bảo ta vì họ Ngô không vì họ Dương, vì chồng con mà quên mất ruột thịt. Việc nước không phải trò đùa! Nếu cậu khôn ngoan hãy đi đón Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn về.
Dương Tam Kha thấy Thái hậu nói có lý nhưng lại nghĩ: nếu đón cả hai đứa cháu về, chúng nó cấu kết với nhau, chống lại mình thì khác gì nuôi ong tay áo! Vả lại Xương Ngập bị mình cướp ngôi, lại truy đuổi bức bách đến ráo riết, nên Ngập oán mình từ lâu, chi bằng đón Ngô Xương Văn về là hơn. Liền đem quân đi đón Xương Văn về nhận làm con. Ngô Xương Văn tuy ghét Dương Tam Kha, nhưng vì hai em là Ngô Càn Hưng và Ngô Nam Hưng còn nhỏ, lại nể mẹ là ruột thịt của Bình Vương Dương Tam Kha nên chịu lạy cậu làm nghĩa phụ và chịu sự sai khiến của Tam Kha.
Lúc ấy, được tin Trần Minh Công và Đinh Bộ Lĩnh đem quân đến thôn Đường và thôn Nguyễn, Dương Tam Kha gọi Ngô Xương Văn cùng hai viên tướng thân cận nhất, cho đem một ngàn chiếc thuyền đến đánh.
Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi ngay.
Ngày đầu tiên, hai bên giáp trận, bên kia Đinh Bộ Lĩnh dẫn Đinh Điền và Nguyễn Bặc dàn quân thủy giáp chiến. Bộ Lĩnh bầy thế trận xa xa, gần gần, cờ xí rợp trên sóng nước và hai bên bờ sông. Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc vốn đã nghe danh của Bộ Lĩnh, nay thấy dàn trận thủy chiến khá mạch lạc, cứ ngây người mà nhìn, cùng phán đoán xem, các đám cờ trong sương khói kia, đâu là hư, đâu là thực.
Ngô Xương Văn cũng đang suy nghĩ nên đánh vào chỗ nào trước thì mới phá được thế trận của quân xứ Giao Thủy.
Chợt nghe thấy một tiếng khỏe mà vang, một thuyền chiến lớn có đủ quân lính, thủy thủ rẽ nước tiến lên hàng trận, phía sau có bốn thuyền do bốn tướng sát kề hộ tống.
Đinh Bộ Lĩnh rút từ ngang người một bông lau, giơ lên cao mà nói:
-Bạn cũ, bạn cũ có nhớ ta không? Ta là Ðinh Bộ Lĩnh đây! Đinh Bộ Lĩnh con nha tướngÐinh Công Trứ đấy mà!
Thấy không khí hòa dịu, không gay gắt,Ngô Xương Văn cũng ân cần trả lời:
-Đinh Bộ Lĩnh còn nhớ đến Ngô Xương Văn này ư? Chốc đã hơn hai chục năm rồi đấy nhỉ! Anh bây giờ khác quá, nếu không xưng danh, tôi không nhận ra đấy!
Đinh Bộ Lĩnh cười hỏi:
-Liệu anh có thúc quân đánh nhau với tôi không đấy? Nếu đánh nhau tôi xin nghênh tiếp. Nhưng bây giờ là trận mạc thật sự, máu chảy đầu rơi đấy, không như thuở trước tôi với anh, theo cha lên phủ thứ sử, đánh nhau theo trò trẻ con đâu.
Ngô Xương Văn nói:
-Tôi vâng mệnh cha nuôi là Bình Vương đến hỏi tội cha con anh. Nếu anh chịu quy phục thì việc gì phải quyết chiến!
Đinh Bộ Lĩnh cười to mà nói:
-Nếu như Ngô Vương còn thì cha con tôi thế nào chẳng theo về. Còn như gã Dương Tam Kha kia, là đồ bất nghĩa, phản lại Ngô Tiên Chúa, cướp quyền của cháu, thiên hạ khinh bỉ phỉ nhổ, coi như loại cáo, cầy... Tôi mà theo ư! Thật là sỉ nhục. Trận tôi đã bầy, anh cứ vào, tôi sẽ sẵn sàng nghinh đón. Nhưng nếu tôi bắt sống rồi giết anh, thì anh liệu còn khôi phục cơ nghiệp họ Ngô được chăng? Ngô Xương Ngập còn bị xua đuổi, nữa là thân anh. Thằng Tam Kha chỉ mượn anh để đối phó với các viên tướng cũ. Anh hết lòng với cha nuôi, đến khi dẹp hết các chỉ huy sứ ở các vùng đất cho Dương Tam Kha, thì đến lượt anh sẽ rụng đầu trước lưỡi gươm của hắn đấy. Thôi chào anh.
Nói rồi cất tiếng cười vang, lui quân về giữ thế trận.
Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc nhìn nhau rồi đều lui quân. Hai bên đều đối mặt trong thế kìm giữ.
NgôXương Văn đêm ấy thức đến tận sáng không ngủ nổi. Lời của Đinh Bộ Lĩnh không phải là lời khiêu khích, mà chính là ý tứ gợi mở cho mình để biết đâu là phải, trái, từ đó mà hành động.
Ngô Xương Văn lui quân về Từ Liêm, đóng cả ngàn chiến thuyền ở một căn cứ thủy quân.
Đêm ấy, Ngô Xương Văn cho mời Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đến mà hỏi:
-Ta hỏi hai tướng, tiên vương của ta công lao với đất nước này như thế nào? Các ông trước đây đều là tướng của cha ta. Khi giành được ngôi báu, cha ta đối xử với các tướng sĩ, không quên công, từ một kẻ chèo thuyền và coi ngựa. Tướng nào công lớn, thưởng lớn, công nhỏ thưởng nhỏ, do đó mà vua tôi như cha con, trên dưới một lòng. Ta biết các ông chưa quên được tiên vương đâu.
Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đưa mắt nhìn nhau rồi cúi đầu không nói gì cả.
Ngô Xương Văn nhắp một ngụm trà, nói tiếp:
-Ta lần đầu tiên cầm quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn, gặp Đinh Bộ Lĩnh. Ta biết quân sĩ rất có tâm phù tá cho ta, sẵn sàng chết vì ta. Nhưng may thay, Đinh Bộ Lĩnh vốn là bạn thuở nhỏ của ta, trong lòng cũng trọng tiên vương ta, nên mới không đổ máu. Sự nghiệp họ Ngô sẽ cứu vãn được, nếu được các ông phù trợ. Đỗ Cảnh Thạc còn ngại Dương Cát Lợi là người thân của Dương Tam Kha nên chờ chưa nói. Dương Cát Lợi cúi đầu, suy nghĩ lung lắm.
Ngô Xương Văn lại ra sức thuyết phục hai tướng:
-Đức của Ngô Tiên Chúa ta, thấm khắp tận lòng dân. Chính lệnh của cha ta không ai là không theo. Do đó toàn cõi Lĩnh Nam này mới thu về một mối. Không may, người mất đi. Bình Vương Dương Tam Kha làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta. Tội ấy thật trời không dung, đất không tha. Do đó, các tướng cũ của tiên vương ta không theo, còn khinh bỉ cho Dương là kẻ phản phúc. Người nào cũng giữ nguyên vùng đất của họ. Nay sai bọn ta đi thu phục, thế là chúng ta đã vô tình tiếp tay cho tội ác, lòng dạ chúng ta trong sáng cũng bị việc mờ tối của Tam Kha làm cho thiên hạ khinh nhờn. Các ông từng là kẻ đuổi Hoằng Tháo, theo tiên vương ta lập công, lẽ nào chịu tiếng xấu để cho đời sau mai mỉa!
Dương Cát Lợi cắn môi, gật đầu bảo:
-Hậu chúa nói rất phải. Chúng tôi chưa quên họ Ngô đâu. Bây giờ hậu chúa nên tính sao?
Ngô Xương Văn được lời, nói ngay:
-Ta muốn quay về đánh úp Bình Vương để khôi phục lại cơ nghiệp của tiên vương ta, có nên không?
Đỗ Cảnh Thạc thấy Dương Cát Lợi đã xiêu lòng liền hăng hái nói: - Việc hợp với lòng thiên hạ, kẻ trượng phu ở trên đời, sao lại không làm.
Ngô Xương Văn hội quân sĩ lại, đem lời tâm huyết nói trước hàng quân. Đám quân lính cũ của Ngô Vương đều hô ran:
-Hậu chủ vạn tuế, vạn vạn tuế!
Ngô Xương Ngập kéo quân gấp về Loa Thành, chia làm ba mũi, bao vây, tiến thẳng vào hậu cung, bắt sống Dương Tam Kha.
Quân sĩ trong kinh thành thấy Ngô Xương Văn quay lại đánh thành, bắt Dương Tam Kha, đều đem quân đến quy phục.
Ngô Xương Văn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương, giữ nguyên triều nghi như cũ. Phong chức đầu triều cho Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, đón mẹ và hai em vào cung điện như cũ.
Ngô Xương Văn hỏi ý Đỗ Cảnh Thạc về xử sự với Dương Nam Kha. Thạc tâu:
-Kẻ kia đã bức thái tử, giam lỏng hai em và Thái hậu, nhà vua còn chần chừ gì nữa mà không giết đi...
Vốn là người nhân hậu, Ngô Xương Văn không nỡ mang tiếng giết cha nuôi, đồng thời là cậu ruột của mình. Nam Tấn Vương liền hỏi Dương Cát Lợi. Cát Lợi ngẫm nghĩ một lúc rồi thưa:
-Bình Vương tội rất lớn. Nhưng nghĩ, khi cướp ngôi, chưa giết một người thân thích nào của tiên vương. Đó chẳng phải cũng là tình nghĩa hay sao? Còn như việc đuổi theo thái tử Ngô Xương Ngập cũng là chuyện cưỡi lưng hổ rồi, phóng lao thì phải theo lao thôi, nếu ta giết Dương Tam Kha, e rằng, thiên hạ cho nhà vua là hẹp hòi, thiếu ân nghĩa.
Ngô Xương Văn thấy Dương Cát Lợi nói rất trúng ý mình, liền bảo:
-Bình Vương đối với ta, dù sao cũng có ơn riêng, ta đâu nỡ giết cậu ruột! Tuy nhiên không thể giữ ở kinh đô được, e đem lòng kia khác. Nói rồi viết chiếu giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho ấp phong ở đó và bức phải đi khỏi kinh thành ngay.
Ngô Xương Văn vốn là người thương người, trọng lễ. Khi sắp xếp triều đình ở Loa Thành xong, một bận vào hầu mẹ, Dương Thái Hậu nói:
-Con là người có chí khí, đã lấy lại được cơ nghiệp họ Ngô từ tay cậu Kha. Lại khôngnỡ bỏ cái thân tàn của cậu. Mẹ và hai em giờ được hưởng phú quý cùng con. Nhưng anh cả con là Ngô Xương Ngập, đáng lý nó được làm vua, do bị cậu bức bách, trôi nổi tận đâu đâu, ta thương nó lắm!
Ngô Xương Văn hỏi Thái hậu:
-Ý mẹ thế nào?
-Ta muốn con đón anh con về cùng ở ngôi để lo việc thiên hạ...
Ngô Xương Văn nghĩ lâu lắm, mờiĐỗ CảnhThạc lên, nói lại ý của Thái hậu, rồi bảo Thạc bầy kế cho.
Đỗ Cảnh Thạc nói:
-Không nên mời về, mà chỉ cho Xương Ngập một thực ấp. Đã ngồi lên ngai vàng, thì chỉ một ông vua thôi. Hậu chủ nên tính kỹ. Xương Văn hỏi Dương Cát Lợi.
Lợi nói:
-Trị nước không phải là việc gia đình mà bảo trên, dưới quy củ. Vả lại Xương Ngập, tài hèn, trí đoản, thân làm thân chịu, đem về, ở ngôi vua, thì ban lệnh là hậu chủ hay Xương Ngập? Nếu điều hai vua cùng một ý thì không có chuyện gì, nhưng nếu trái ý nhau về việc dùng người, trị nước thì biết làm sao đây?
Ngô Xương Văn chần chừ, nhưng trong lòng lại sợ Thái hậu, nghĩ thương anh ruột nên cho người đi đón Xương Ngập về, cùng trông nom triều chính.
Xương Ngập về kinh đô, xưng là Thiên Sách Vương. Khi coi triều chính, Xương Ngập ngồi bên trái, Xương Văn ngồi bên phải. Nghe tấu, ban lệnh, Xương Ngập lúc đầu còn quay lại hỏi ý em rồi mới nói. Nhưng sau, cho mình là anh trưởng, tự quyết đoán cả. Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, chỉ ngồi làm vì. Thiên Sách Vương lại đưa người của mình lên địa vị ngang hàng với Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, vì cho đó là người của Nam Tấn Vương. Càng nắm được quyền lực, Xương Ngập càng kiêu nhờn.
Một bận, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cùng đi săn với Ngô Xương Văn. Hôm ấy bắn được một con nai. Ba người chất củi lên uống rượu, ăn thịt nướng ở ngay giữa rừng. Đám quân sĩ cũng được chia thịt, ăn uống ở vòng ngoài.
Rượu đã ngà ngà, thấy tay chân ngứa ngáy, Đỗ Cảnh Thạc rút gươm múa và hát. Giọng hát cảm khái mà buồn. Thạc lại vung gương, chém cụt hết cả các ngọn cây lúp xúp bên cạnh.
Ngô Xương Văn hỏi:
-Đỗ chỉ huy sứ hôm nay có điều gì mà buồn vậy?
ĐỗCảnh Thạc nói:
-Tôi cùng Dương chỉ huy sứ phò tá cho hậu chủ, lấy lại cơ nghiệp cho họ Ngô. Những việc làm ban đầu ấy, quả hợp với lòng người.Nếu như đại vương đừng gọi Ngô Xương Ngập mà xuống chiếu kêu gọi các tướng giỏi như Phạm Phòng Át, Trần Lãm về triều cùng nhau lo việc nước, trấn áp đám không muốn giang sơn tụ về một mối thì việc triều đình không đến nỗi có mầm bất ổn như hôm nay.
Ngô Xương Văn thở dài. Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi từ bữa ấy cũng xa dần hậu chủ không gần gũi như trước nữa. Hai người bàn nhau, ai nắm lấy đám quân thân tín của mình, rồi một người đóng ở vòng thành phía nam, một người đóng ở vòng thành phía tây.
Ngô Xương Văn biết ý hai tướng không phục Ngô Xương Ngập nên cũng đành để họ xa mình. Từ khi hai tướng giỏi, có thế lực là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi tách khỏi Nam Tấn Vương thì Ngô Xương Ngập nắm trọn binh quyền vào tay. Thiên Sách Vương đem vây cánh của mình vào triều rất đông. Nam Tấn Vương biết rõ anh, coi thường, quên cả cái nghĩa anh em, quên việc em đón mình về làm vua, để cùng lo chấn hưng vương nghiệp!
Lòng đất buồn nhưng Nam Tấn Vương là người khiêm nhường, không hề có vẻ bực bội, mà chỉ dốc sức làm hết trí lực lo giúp cho anh nắm được binh quyền.
Thôn Đường và thôn Nguyễn lại nổi loạn. Hai thôn này là vùng ngoại vi của kinh thành. Do đó các chỉ huy sứ đều bỏ trống, không với tới. Triều đình cũng mải lo những chuyện lớn.
Hai làng lại là đất nghịch. Đám lục lâm, trộm cướp, hảo hán ở kinh đô đều tụ họp ở đây. Do đó có hai gã đầu lĩnh cầm đầu một làng. Chúng cũng sắm đủ vũ khí, lại là những kẻ sẹo chằng chịt ngang người ngang mặt, đâm thuê chém mướn đã quen. Chúng họp nhau, cứ hễ thuyền buôn lớn nào đi qua, đều cho người ra, đốt muội hương thả vào thuyền, xông lên cướp hết hàng hóa, của nả, tẩu tán vào trong thôn rồi chia nhau.
Lại có thuyền của triều đình từ châu Hoan, châu ái đem các cống vật của các địa phương về cho Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng bị chúng tung quân ra cướp hết.
Tin truyền về đến Loa Thành, Thiên Sách Vương bàn với Nam Tấn Vương: - Cái họa của hai thôn Đường, Nguyễn như gậy chọc bánh xe, như gai đâm vào mắt. Anh muốn em cầm quân đi đánh có được không?
Nam Tấn Vương ngồi lặng không nói gì cả. Thiên Sách Vương hỏi gặng:
-Ý của em nên như thế nào?
-Đánh thôn Đường, thôn Nguyễn không phải dễ đâu?
-Có hai thôn nhỏ, binh lực của chúng chỉ độ mươi chiếc thuyền, vài trăm tên, sao lại không đánh được?
Nam Tấn Vương nói:
-Thôn Đường, thôn Nguyễn tuy nhỏ, có thể dẹp được ngay, nhưng đằng sau chúng là có người chúng dựa dẫm, không thể coi thường được.
-Người đó là ai?
-Thôn Đường, thôn Nguyễn là đường biên của vùng đất của Trần Lãm. Lãm bây giờ giao hết binh quyền ở Giao Thủy cho Đinh Bộ Lĩnh, họ lập căn cứ, đóng thuyền, mua ngựa, luyện quân rất gấp gáp. Nếu đầu lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn bị đánh, cầu cứu Đinh Bộ Lĩnh thì rất bất lợi.
-Vậy phải làm thế nào?
-Muốn diệt được thôn Đường, thôn Nguyễn, ta phải đem quân đi đánh Đinh Bộ Lĩnh, lấy cớ là tại sao không chịu về thần phục, khi đánh được Bộ Lĩnh rồi, thì việc thôn Đường, thôn Nguyễn chỉ như chiếc lá tre vương trên bụi hoa, phẩy sạch lúc nào thì phẩy.
Thiên Sách Vương nghe mừng lắm, liền cất quân cùng em đi đánh Đinh Bộ Lĩnh.
NgôXương Ngập và Ngô Xương Văn đem đại quân đến đánh úp Đinh Bộ Lĩnh ở Giao Thủy. Lúc ấy Trần Minh Công lăn ra ốm, Bộ
Lĩnh đang mải lo chăm sóc cho cha nuôi, trong lòng thương xót rối bời. Lĩnh cũng cho rằng Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn lo củng cố triều đình, đất Giao Thủy xa, họ chưa để mắt đến.
Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đánh thẳng vào doanh trại của Bộ Lĩnh, chia cắt không cho quân của Đinh Điền và Nguyễn Bặc đến cứu, do đó, quân tướng ở Giao Thủy lúng túng không đối phó nổi.
Đinh Bộ Lĩnh vội đem theo binh, thuyền chạy về Hoa Lư, cố thủ không chịu ra. Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cho quân vây kín. Đinh Bộ Lĩnh đang lo người chăm sóc Trần Minh Công, để rảnh tay đối phó với Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương.
Vừa hay, tướng thân tín của Giao Thủy cho người lên đón Trần Minh Công. Đinh Bộ Lĩnh cho rằng giữ Minh Công ở đây cũng bất lợi, liền cho người tắt rừng, tắt núi, đưa Trần Lãm về đất cũ để khôi phục binh lực, làm thế ỷ dốc sau này...
Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn vây Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng chặt. Quân của triều đình ỷ nắm được đường thủy bộ, chặn hết các ngả vào Hoa Lư, không cho tiếp tế muối gạo và các đồ quân dụng vào.
Thế của Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng suy yếu.
Đinh Bộ Lĩnh mời Đinh Điền và Nguyễn Bặc để bàn kế.
Đinh Điền nói:
-Cái thế bao vây họ xiết càng ngày càng chặt. Ta không giữ nổi, nếu họ cho đánh thẳng vào dinh trấn của ta thì sau này có gượng được mà đứng dậy cũng khó. Chi bằng chọn lấy một ngàn binh lính giỏi, xem vòng vây chỗ nào yếu nhất, quyết chiến, mở một đường máu, chạy thoát ra là hơn.
Nguyễn Bặc nói:
-Đinh Điền nói có lý, song kế đó là hạ sách. Ta bây giờ đã bị quân Loa Thành đánh cho sứt mẻ, cần phải bảo toàn thực lực. Tôi nghĩ Ngô Xương Ngập là kẻ tham quyền lấn em, Ngô Xương Văn hiếu thuận nhưng nhu nhược. Hai tướng đáng gờm là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi, vốn phò Ngô Xương Văn, nay Ngô Xương Ngập về, chán Ngập mà lảng ra... Ngô Xương Ngập đa nghi, đánh ta ở đây nhưng ở nhà, vẫn lo ngay ngáy hai tướng Đỗ, Dương làm phản, chắc ngày một ngày hai sẽ phải kéo quân về, nếu ta kìm giữ giỏi.
Bộ Lĩnh liền cho quân lên các chốt hiểm, lấy đá chẹn lại, dùng tên tẩm độc bắn, mỗi khi Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đưa quân lên đánh. Phía sau lại cho đào các hố bẫy voi, ngựa, quân Loa Thành liều vào, ắt sẽ bị sập.
Tuy nhiên, quân triều đình vẫn vây càng chặt hơn. Đinh Bộ Lĩnh bèn cho bắn thư ra phía quân vây ép rằng, nếu chịu rút binh thì Đinh Bộ Lĩnh sẽ thần phục triều đình của hai Vương.
Ngô Xương Ngập liền đòi Bộ Lĩnh phải cho người ra làm con tin và làm tờ cam kết rồi sẽ rút binh.
Đinh Bộ Lĩnh không muốn viết tờ cam kết, nhưng bị vây chặt quá. Quân phía ngoài lại la hét bốn phía sẵn sàng tràn vào Hoa Lư...
Đinh Bộ Lĩnh bàn với Đinh Điền và Nguyễn Bặc rồi gọi con trai là Đinh Liễn tới. Bộ Lĩnh hỏi con:
-Con có gan của người anh hùng không?
Đinh Liễn trả lời cha:
-Con con hổ thì gan phải là gan hổ!
Đinh Bộ Lĩnh nghe, ưng ý lắm, vỗ mạnh vào vai Liễn mà nói:
-Cha từ tay không mà lập nghiệp. Cái bông lau thật, cầm quân trẻ trâu nay đã được thêu lên cờ hiệu, tung hoành ngang dọc. Nhưng bây giờ, quân triều đình vây khốn, con phải sang làm con tin. Chắc là Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng nể ngại ta. Chừng nào ta còn, họ không dám giết con đâu. Nhưng nguy hiểm thì tất không tránh khỏi. Con hãy vì cha mà đi. Cha sẽ đón con trở về động Hoa Lư một ngày gần đây.
Đinh Liễn khảng khái, một mình một ngựa cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh sang trại quân của Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn.
Đinh Liễn sang doanh trại quân triều đình. Ngô Xương Ngập vừa nhìn thấy Liễn đã chỉ mặt nói rằng:
-Ông nội mày là bạn và là tướng của tiên chúa. Cha mày quên nghĩa xưa, không chịu thần phục triều đình. Mày sang đây, không khuyên được cha mày mở cửa thành cho quân chúng ta vào, thì ta bóp cổ mày cho lè lưỡi ra rồi quẳng xác cho cha mày đó.
Đinh Liễn không hề sợ hãi, rút từ ngực áo ra một bức thư của Đinh Bộ Lĩnh, quỳ xuống, hai tay dâng lên:
- Tâu hai vương, tôi được cha tôi cho sang làm con tin, có thư đem theo đây, hai vương xem sẽ rõ hết mọi nhẽ. Còn như, hai vương giết tôi thì tôi cũng phải chịu. Ông nội tôi rất yêu quý tiên chúa. Mà tiên chúa cũng trọng ông tôi. Khi ông tôi mất, tiên chúa còn gửi lời đến an ủi bà nội tôi và cho đại thần đến viếng. Cha tôi trước đây rất thân với hai vương, coi như anh em. Tôi là con Đinh Bộ Lĩnh cũng như con của hai vương. Giết con bạn cũ khác gì giết con mình. Xin tùy hai vương liệu định.
Ngô Xương Văn thấy Đinh Liễn còn trẻ mà rất khảng khái, trong bụng rất yêu, nhưng cũng nghiêm sắc mặt mà bảo:
-Trước kia, chúng ta với cha cháu là bạn để chỏm. Nhưng nay cha cháu không chịu khuất phục, lại là một chuyện khác. Đất nước không thể chia thành năm bè, bẩy mối. Cháu nên khuyên cha cháu về thần phục triều đình.
Rồi cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh cùng anh đọc. Xem hết thư, Ngô Xương Ngập đập bàn quát:
-Thư này đâu phải là quy phục mà chỉ là kế hoãn binh mà thôi. Đinh Bộ Lĩnh quá lắm...
Rồi thúc quân vây ép gắt gao hơn. Đinh Bộ Lĩnh lo toan ra mặt. Nguyễn Bặc dâng kế: - Ta có liên kết với hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn. Tuy Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đem hết quân vây hãm ở đây, vì so với các thế lực chểnh mảng với triều đình, họ ngại ta nhất. Bây giờ nên sai người đến thôn Nguyễn và thôn Đường, khuyên hai thủ lĩnh cất quân vào tận Loa Thành mà quấy rối. Kinh đô xáo động, thế nào Xương Văn và Xương Ngập sẽ rút quân về.
Đinh Điền bàn thêm:
-Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn ngại thêm một người nữa, sao ta không dùng kế phao tin hoang mang ở Loa Thành để Xương Ngập, Xương Văn bán tín, bán nghi.
Đinh Bộ Lĩnh à lên một tiếng rồi nói ngay:
-Có phải là Dương Tam Kha không! Đúng là nên phao tin Dương Tam Kha đưa quân vào thành thì hẳn Xương Ngập, Xương Văn sẽ hoảng hốt. Mà biết đâu, người thôn Nguyễn, thôn Đường vào quấy rối, Dương Tam Khachẳng mang quân về thật. Nhưng ai là người thoát được vòng vây về thôn Nguyễn và kinh thành bây giờ?
Nguyễn Bặc cười tủm tỉm nói:
-Tôi đã nhằm rồi. Người làm việc này phi Ngô Chân Lưu không ai làm nổi! Nhưng thỉnh được Ngô Chân Lưu phi chủ tướng thân vào chùa mời thì không xong.
Đinh Bộ Lĩnh giao cho Đinh Điền và Nguyễn Bặc lo chống trả với triều đình, rồi sai đem gạo nếp, đậu xanh đến, gánh lên chùa Hoa Lư. Lúc đó hòa thượng đã mất, Ngô Chân Lưu đã lên thay chủ trì.
Mới đến chân núi đã nghe thấy tiếng chuông thỉnh và tiếng mõ vang xuống, như thể, nhà chùa không hề biết đến chiến trận phía bên ngoài là gì!
Tiếng kinh Bi hoa, tụng đều đều từ phía tam bảo vọng ra.
Đinh Bộ Lĩnh thấy sư chăm chú đọc kinh, sợ kinh động không dám vào.
Nhưng kìa, chuông đã dứt, mõ đã đổ hồi, tăng thống đã từ tam bảo bước ra. Đến bậc cửa, sư cười ầm lên mà bảo rằng:
-Bộ Lĩnh mới bước chân ra khỏi nhà đi thỉnh ta, ta đã biết rồi!
-Có phải là chim khách đến báo tin cho sư thầy chăng?
Ngô Chân Lưu tuy là bạn cũ của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng là một hòa thượng rất được trọngvọng ở trong vùng, thấy bạn, Chân Lưu đùa bảo:
-Có phải người cầm quân đến gọi thầy chùa đi giải vây cho họ không đây?
Đinh Bộ Lĩnh rất ngạc nhiên, thán phục. Hóa ra Ngô Chân Lưu tuy khoác áo thiền, say kinh, mê Phật, song vẫn không rời mắt khỏi việc nước.
Sư nói:
-Ta biết mẹo của anh rồi. Thế là áo cà sa lại một phen nhuốm bụi trần đấy. Anh có lắng tai nghe đoạn kinh, ta vừa tụng không?
Đinh Bộ Lĩnh nói:
-Bẩm thầy, tôi mới nghe qua chưa hiểu được.
Sư nói:
-Đoạn kinh ấy nói đến công đức của vua Thiện Luân. Nhờ thiên căn và lòng thành sáng láng nên ngài đã nghiễm nhiên trở thành một đức Phật, một đấng Thế Tôn.
Đinh Bộ Lĩnh nghĩ ra, cảm động lắm, thưa:
-A di đà Phật, không biết cái gã trai ở miền đất bông lau này, có theo nổi gót người xưa không?
-Không sao! Không sao! Miễn là lúc nào cũng nghĩ đến chúng sinh hằng hà sa số...
Sư mời Đinh Bộ Lĩnh vào nhà trai, tiếp đón ân cần. Bộ Lĩnh đưa lời nhờ cậy sư về kinh đô làm kế phản gián, để kéo quân vây hãm của triều đình ra khỏi Hoa Lư. Ngô Chân Lưu chầnchừ một lát. Đinh Bộ Lĩnh cố nài, sư nể lòng, liền nhận lời.
Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đang vây hãm Hoa Lư gắt gao. Trong thành, quân lính đã phải ăn cơm một bữa, bữa kia là ngô vỏ và sắn. Được cái dê ngựa có sẵn, nên lương thực có thiếu cũng chưa đến nỗi nào! Hai vương thấy Đinh Bộ Lĩnh không ra thần phục, rất bực, liền cho đem Đinh Liễn ra trước cửa thành làm giá mà treo lên. Đinh Liễn bị treo đến nửa ngày, rất bức xúc, đầu vẫn cố ngẩng cao. Mồ hôi túa ra đầy mặt và ướt đẫm quần áo.
Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đứng ở trước trận gọi Bộ Lĩnh ra đối thoại. Xương Ngập chỉ vào Đinh Liễn, nói với Bộ Lĩnh:
-Ngươi có thấy con ngươi đang bị ta treo trước thành không. Cư xử thế nào, tùy ngươi!
Đinh Bộ Lĩnh nhìn con trai, đứt từng khúc ruột, nhưng vẫn điềm tĩnh hỏi: - Đinh Liễn, con nên nhớ, nhà mình là cha hổ sinh con hổ đấy nhé!
Đinh Liễn chắc mình sẽ chết, và, để giữ cho lời hứa với cha, nên càng giữ thật thẳng người, uy nghi, mặc dù, người bị kéo ra như xé thịt.
Đinh Bộ Lĩnh vung giáo lên, nói rất to, giọng đầy giận dữ:
-Đại trượng phu chỉ lo thực thi chí lớn, lập công danh, há đâu bắt chước bọn đàn bà mà thương con trẻ.
Rồi quát lớn:
-Cung thủ đâu, đem cung ra, nhằm Đinh Liễn mà bắn cho ta!
Đinh Liễn không chút sợ hãi, vươn ngực ra chờ chết. Liễn nghĩ rằng, cha mình thà tự cho bắn mình chết còn hơn là để giặc giết.
Cung thủ vừa rút tên ra nhằm vào Đinh Liễn. Có vài phát tên đầu tiên đã vút ra, nhưng chỉ đi sát người mà không trúng.
Ngô Xương Ngập kinh hoàng nói:
-Đinh Bộ Lĩnh dám bỏ cho con chết thật ư?
Ngô Xương Văn vốn là người trọng nghĩa khí, biết nếu bức Đinh Bộ Lĩnh thì chỉ chuốc lấy thù oán sâu sắc thêm, nên nói với Thiên Sách Vương:
-Ta treo con nó lên là muốn để nó dứt ruột, thương xót, đầu hàng cho chóng vánh, nào ngờ bụng dạ Đinh Bộ Lĩnh tàn nhẫn, coi con đẻ như người dưng, thì treo, thì giết phỏng có ích gì?
Rồi sai thôi không treo Đinh Liễn lên nữa.
NgôChân Lưu về kinh đô cho phao tin người thôn Đường, thôn Nguyễn sẽ đánh vào kinh thành và Dương Tam Kha cũng rục rịch sắm thuyền, sắm ngựa về đòi lại binh quyền... Kinh thành nhốn nháo hẳn lên, vội cho người vào Hoa Lư báo cho Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương...
Mà, người thôn Nguyễn, nhân lúc hai vương đem quân đánh Đinh Bộ Lĩnh cũng vào thành, xông vào chợ cướp của nả hàng hóa. Dương Thái Hậu đã già, phải đi kiệu đến thỉnh Dương Cát Lợi, đem quân vào truy đuổi bọn chúng, chúng mới chịu lui.
Thiên Sách Vương thấy nếu cứ vây giữ Đinh Bộ Lĩnh dài ngày thì kinh thành sẽ sinh biến, liền bàn với Ngô Xương Văn rút quân về.
Từ khi về triều đình, Ngô Xương Ngập vẫn kiềng Ngô Xương Văn, vì cho rằng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi vẫn bất hợp tác vớimình mà vẫn có ý phò tá Nam Tấn Vương. Xương Ngập liền thay hết người của Ngô Xương Văn ở các chức vụ quan trọng, nghiễm nhiên coi mình là vua, còn Ngô Xương Văn chẳng qua là tướng để sai đi đánh dẹp các nơi.
Ngô Chân Lưu vẫn ở kinh thành, chưa quay lại Hoa Lư. Ông có ý muốn giúp họ Đinh dựng nghiệp. Thủ lĩnh của thôn Đường, thôn Nguyễn vốn cũng chuộng đạo Phật, liền rước ông về, rất trọng đãi. Ông bảo họ:
-Nghề lục lâm không phải là kế lâu dài.
Hai ông võ nghệ cao cường, sao không nghĩ đến chuyện lập thân, dựng nghiệp?
Hai thủ lĩnh buồn bã nói:
-Bọn chúng tôi quen nghề trộm cướp trên sông nước, lấy liều lĩnh để giết người, cướp của, sống buông thả đã quen, vào quy củ không nổi. Có muốn theo ai, người ta cũng không nhận vì sợ tính hung dữ, tráo trở, đành suốt đời làm nghề này thôi...
Ngô Chân Lưu nói:
-Có thể, các tín chủ không thích sự ràng buộc đó thôi. Ta xem, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, coi thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trước mắt đấy! Hai ông liệu bề mà phòng bị.
Thủ lĩnh thôn Đường vái sư mà nói:
-Vậy bây giờ làm thế nào?
Ngô Chân Lưu bảo:
-Quân triều đình vẫn thường coi lũ các ông là bọn trộm, cướp nhỏ, nên sẽ bất ngờ đánh lấy từng thôn. Vậy ta phải liên kết với nhau cùng cứu ứng. Nếu thôn Đường bị đánh thì hãy đốt lửa báo hiệu để người thôn Nguyễn đến cứu, nếu thôn Nguyễn bị đánh cũng đốt lửa để người thôn Đường nhanh chóng kéo sang. Hai ông phải rào làng cho kỹ, khi bị đánh thì hãy nghi binh trong làng để quân của triều đình hư thực không biết đánh vào đâu là chính. Vào làng thì tướng cũng khó quay cựa. Làm sao phục binh giết tướng thì quân phải lui...
Hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn rất cảm phục, mang vàng lụa ta ơn, song sư chối từ, ngay đêm ấy đã khoác nải, rời làng, nói là đi giảng kinh ở chùa Kiên Phúc...
Ngô Xương Ngập vẫn ghét đám người thôn Đường, thôn Nguyễn luôn cản trở công việc, quấy rối sự an bình của kinh đô, quyết nhổ cho bằng được liền bảo Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn:
- Đám giặc cỏ ở thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trong mắt, phải nhổ đi thôi, càng để lâu càng không có lợi. Em hãy đem quân đi dẹp bọn chúng cho ta...
Ngô Xương Văn từ ngày bị anh lấn quyềnkhông còn trọng và nhường nhịn Xương Ngập như trước nữa, liền dùng dằng không chịu đi. Không những thế lại thường sang dinh trại của Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi uống rượu múa kiếm, hát những lời đầy cảm khái, bi phẫn...
Ngô Xương Ngập biết em giận mình, cũng đang tìm cách dàn hòa, trao thêm quyền cho em, thì đột nhiên lâm bệnh nặng, rồi mất. Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc tôn phù Nam Tấn Vương chính thức lên ngôi báu.
Ngô Xương Văn vốn là người hiếu đễ, từ khi anh mất, ân hận, lúc sống không hết lòng với anh. Lại nghĩ đến việc Ngô Xương Ngập sai đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn vẫn chưa làm được, liền cất quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn ngay.
Bữa đó, Ngô Xương Văn nằm mộng thấy một chuyện hãi hùng. Nam Tấn Vương đang đi săn giữa rừng sâu, bỗng thấy một con hổ vàng và một con hổ vằn đen bất ngờ tấn công. Nam Tấn Vương đã dùng tên bắn vào giữa trán một con hổ, nhưng con hổ vằn đen đã từ phía sau nhảy đến. Người và hổ vật lộn với nhau, sau Vương bị hổ khỏe hơn, đè xuống, đang sắp cắn vào cổ họng.
Vương kêu thét lên. Tỉnh dậy, trán vã mồ hôi. Nghĩ đến cơn ác mộng, Vương thao thức đến tận sáng vẫn không ngủ được. Trong lòng chần chờ, không muốn tiến binh vào buổi sớm mai nữa!
Nhưng lại nghĩ, lệnh đã ban xuống hàng quân, lui lại không nên. Vả lại, quân lính vốn cũng ghê ngại bọn lục lâm ở hai thôn Đường và thôn Nguyễn, nếu lại bãi binh, thì họ sẽ cho là chủ tướng cũng sợ, thì lần sau điều binh làm sao họ hăng hái được. Liền cứ dẫn quân đi.



Xương Ngập đi rồi, Dương Tam Kha bỗng hoang mang. Các viên chỉ huy sứ, trấn giữ ở cõi xa, không ai chịu thần phục, trừ có hai viên tướng là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc.

Trong khi đó, nếu họ liên minh với nhau, lấy cớ giành lại cơ nghiệp cho họ Ngô xưa, thì chỉ cần Phạm Phòng Át và Trần Lãm hợp với nhau, đem quân đến Cổ Loa, đủ để Dương Tam Kha phải đối phó chật vật rồi. Dương bí kế liền vào hầu Dương Thái Hậu. Thái hậu nói:

-Ta đã bảo, cậu không nghe. Ngô Vương là bậc anh hùng, lại là con rể của cha ta là Dương Đình Nghệ, cậu cứ phò các cháu có phải là vinh hiển một đời không? Lại cứ khăng khăng cho rằng, cơ nghiệp của họ Ngô suy cho kỹ là do họ Dương mà có, bây giờ cậu chỉ lấy lại từ tay họ Ngô thôi. Lộc trời phải có phúc phận, lại phải là người quên mình lúc Đại Việt nguy nan mới đáng hưởng. Điều ấy Ngô Vương có mà cậu không có! Cậu cứ tưởng làm cho họ Dương nhà ta vinh quang hơn cả thời cha ta làm thứ sử Giao Châu, biết đâu lại làm cho họ Dương mang tiếng với thiên hạ!

Dương Tam Kha vò đầu, bứt tai hỏi:

-Thái hậu ban lời xem bây giờ Dương Tam Kha này phải như thế nào?

Thái hậu nói:

-Ta nói cậu nghe thì nghe, không nghe thì thôi, kẻo lại bảo ta vì họ Ngô không vì họ Dương, vì chồng con mà quên mất ruột thịt. Việc nước không phải trò đùa! Nếu cậu khôn ngoan hãy đi đón Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn về.

Dương Tam Kha thấy Thái hậu nói có lý nhưng lại nghĩ: nếu đón cả hai đứa cháu về, chúng nó cấu kết với nhau, chống lại mình thì khác gì nuôi ong tay áo! Vả lại Xương Ngập bị mình cướp ngôi, lại truy đuổi bức bách đến ráo riết, nên Ngập oán mình từ lâu, chi bằng đón Ngô Xương Văn về là hơn. Liền đem quân đi đón Xương Văn về nhận làm con. Ngô Xương Văn tuy ghét Dương Tam Kha, nhưng vì hai em là Ngô Càn Hưng và Ngô Nam Hưng còn nhỏ, lại nể mẹ là ruột thịt của Bình Vương Dương Tam Kha nên chịu lạy cậu làm nghĩa phụ và chịu sự sai khiến của Tam Kha.

Lúc ấy, được tin Trần Minh Công và Đinh Bộ Lĩnh đem quân đến thôn Đường và thôn Nguyễn, Dương Tam Kha gọi Ngô Xương Văn cùng hai viên tướng thân cận nhất, cho đem một ngàn chiếc thuyền đến đánh.

Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi ngay.

Ngày đầu tiên, hai bên giáp trận, bên kia Đinh Bộ Lĩnh dẫn Đinh Điền và Nguyễn Bặc dàn quân thủy giáp chiến. Bộ Lĩnh bầy thế trận xa xa, gần gần, cờ xí rợp trên sóng nước và hai bên bờ sông. Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc vốn đã nghe danh của Bộ Lĩnh, nay thấy dàn trận thủy chiến khá mạch lạc, cứ ngây người mà nhìn, cùng phán đoán xem, các đám cờ trong sương khói kia, đâu là hư, đâu là thực.

Ngô Xương Văn cũng đang suy nghĩ nên đánh vào chỗ nào trước thì mới phá được thế trận của quân xứ Giao Thủy.

Chợt nghe thấy một tiếng khỏe mà vang, một thuyền chiến lớn có đủ quân lính, thủy thủ rẽ nước tiến lên hàng trận, phía sau có bốn thuyền do bốn tướng sát kề hộ tống.

Đinh Bộ Lĩnh rút từ ngang người một bông lau, giơ lên cao mà nói:

-Bạn cũ, bạn cũ có nhớ ta không? Ta là Ðinh Bộ Lĩnh đây! Đinh Bộ Lĩnh con nha tướngÐinh Công Trứ đấy mà!

Thấy không khí hòa dịu, không gay gắt,Ngô Xương Văn cũng ân cần trả lời:

-Đinh Bộ Lĩnh còn nhớ đến Ngô Xương Văn này ư? Chốc đã hơn hai chục năm rồi đấy nhỉ! Anh bây giờ khác quá, nếu không xưng danh, tôi không nhận ra đấy!

Đinh Bộ Lĩnh cười hỏi:

-Liệu anh có thúc quân đánh nhau với tôi không đấy? Nếu đánh nhau tôi xin nghênh tiếp. Nhưng bây giờ là trận mạc thật sự, máu chảy đầu rơi đấy, không như thuở trước tôi với anh, theo cha lên phủ thứ sử, đánh nhau theo trò trẻ con đâu.

Ngô Xương Văn nói:

-Tôi vâng mệnh cha nuôi là Bình Vương đến hỏi tội cha con anh. Nếu anh chịu quy phục thì việc gì phải quyết chiến!

Đinh Bộ Lĩnh cười to mà nói:

-Nếu như Ngô Vương còn thì cha con tôi thế nào chẳng theo về. Còn như gã Dương Tam Kha kia, là đồ bất nghĩa, phản lại Ngô Tiên Chúa, cướp quyền của cháu, thiên hạ khinh bỉ phỉ nhổ, coi như loại cáo, cầy... Tôi mà theo ư! Thật là sỉ nhục. Trận tôi đã bầy, anh cứ vào, tôi sẽ sẵn sàng nghinh đón. Nhưng nếu tôi bắt sống rồi giết anh, thì anh liệu còn khôi phục cơ nghiệp họ Ngô được chăng? Ngô Xương Ngập còn bị xua đuổi, nữa là thân anh. Thằng Tam Kha chỉ mượn anh để đối phó với các viên tướng cũ. Anh hết lòng với cha nuôi, đến khi dẹp hết các chỉ huy sứ ở các vùng đất cho Dương Tam Kha, thì đến lượt anh sẽ rụng đầu trước lưỡi gươm của hắn đấy. Thôi chào anh.

Nói rồi cất tiếng cười vang, lui quân về giữ thế trận.

Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc nhìn nhau rồi đều lui quân. Hai bên đều đối mặt trong thế kìm giữ.

NgôXương Văn đêm ấy thức đến tận sáng không ngủ nổi. Lời của Đinh Bộ Lĩnh không phải là lời khiêu khích, mà chính là ý tứ gợi mở cho mình để biết đâu là phải, trái, từ đó mà hành động.

Ngô Xương Văn lui quân về Từ Liêm, đóng cả ngàn chiến thuyền ở một căn cứ thủy quân.

Đêm ấy, Ngô Xương Văn cho mời Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đến mà hỏi:

-Ta hỏi hai tướng, tiên vương của ta công lao với đất nước này như thế nào? Các ông trước đây đều là tướng của cha ta. Khi giành được ngôi báu, cha ta đối xử với các tướng sĩ, không quên công, từ một kẻ chèo thuyền và coi ngựa. Tướng nào công lớn, thưởng lớn, công nhỏ thưởng nhỏ, do đó mà vua tôi như cha con, trên dưới một lòng. Ta biết các ông chưa quên được tiên vương đâu.

Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đưa mắt nhìn nhau rồi cúi đầu không nói gì cả.

Ngô Xương Văn nhắp một ngụm trà, nói tiếp:

-Ta lần đầu tiên cầm quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn, gặp Đinh Bộ Lĩnh. Ta biết quân sĩ rất có tâm phù tá cho ta, sẵn sàng chết vì ta. Nhưng may thay, Đinh Bộ Lĩnh vốn là bạn thuở nhỏ của ta, trong lòng cũng trọng tiên vương ta, nên mới không đổ máu. Sự nghiệp họ Ngô sẽ cứu vãn được, nếu được các ông phù trợ. Đỗ Cảnh Thạc còn ngại Dương Cát Lợi là người thân của Dương Tam Kha nên chờ chưa nói. Dương Cát Lợi cúi đầu, suy nghĩ lung lắm.

Ngô Xương Văn lại ra sức thuyết phục hai tướng:

-Đức của Ngô Tiên Chúa ta, thấm khắp tận lòng dân. Chính lệnh của cha ta không ai là không theo. Do đó toàn cõi Lĩnh Nam này mới thu về một mối. Không may, người mất đi. Bình Vương Dương Tam Kha làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta. Tội ấy thật trời không dung, đất không tha. Do đó, các tướng cũ của tiên vương ta không theo, còn khinh bỉ cho Dương là kẻ phản phúc. Người nào cũng giữ nguyên vùng đất của họ. Nay sai bọn ta đi thu phục, thế là chúng ta đã vô tình tiếp tay cho tội ác, lòng dạ chúng ta trong sáng cũng bị việc mờ tối của Tam Kha làm cho thiên hạ khinh nhờn. Các ông từng là kẻ đuổi Hoằng Tháo, theo tiên vương ta lập công, lẽ nào chịu tiếng xấu để cho đời sau mai mỉa!

Dương Cát Lợi cắn môi, gật đầu bảo:

-Hậu chúa nói rất phải. Chúng tôi chưa quên họ Ngô đâu. Bây giờ hậu chúa nên tính sao?

Ngô Xương Văn được lời, nói ngay:

-Ta muốn quay về đánh úp Bình Vương để khôi phục lại cơ nghiệp của tiên vương ta, có nên không?

Đỗ Cảnh Thạc thấy Dương Cát Lợi đã xiêu lòng liền hăng hái nói: - Việc hợp với lòng thiên hạ, kẻ trượng phu ở trên đời, sao lại không làm.

Ngô Xương Văn hội quân sĩ lại, đem lời tâm huyết nói trước hàng quân. Đám quân lính cũ của Ngô Vương đều hô ran:

-Hậu chủ vạn tuế, vạn vạn tuế!

Ngô Xương Ngập kéo quân gấp về Loa Thành, chia làm ba mũi, bao vây, tiến thẳng vào hậu cung, bắt sống Dương Tam Kha.

Quân sĩ trong kinh thành thấy Ngô Xương Văn quay lại đánh thành, bắt Dương Tam Kha, đều đem quân đến quy phục.

Ngô Xương Văn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương, giữ nguyên triều nghi như cũ. Phong chức đầu triều cho Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, đón mẹ và hai em vào cung điện như cũ.

Ngô Xương Văn hỏi ý Đỗ Cảnh Thạc về xử sự với Dương Nam Kha. Thạc tâu:

-Kẻ kia đã bức thái tử, giam lỏng hai em và Thái hậu, nhà vua còn chần chừ gì nữa mà không giết đi...

Vốn là người nhân hậu, Ngô Xương Văn không nỡ mang tiếng giết cha nuôi, đồng thời là cậu ruột của mình. Nam Tấn Vương liền hỏi Dương Cát Lợi. Cát Lợi ngẫm nghĩ một lúc rồi thưa:

-Bình Vương tội rất lớn. Nhưng nghĩ, khi cướp ngôi, chưa giết một người thân thích nào của tiên vương. Đó chẳng phải cũng là tình nghĩa hay sao? Còn như việc đuổi theo thái tử Ngô Xương Ngập cũng là chuyện cưỡi lưng hổ rồi, phóng lao thì phải theo lao thôi, nếu ta giết Dương Tam Kha, e rằng, thiên hạ cho nhà vua là hẹp hòi, thiếu ân nghĩa.

Ngô Xương Văn thấy Dương Cát Lợi nói rất trúng ý mình, liền bảo:

-Bình Vương đối với ta, dù sao cũng có ơn riêng, ta đâu nỡ giết cậu ruột! Tuy nhiên không thể giữ ở kinh đô được, e đem lòng kia khác. Nói rồi viết chiếu giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho ấp phong ở đó và bức phải đi khỏi kinh thành ngay.

Ngô Xương Văn vốn là người thương người, trọng lễ. Khi sắp xếp triều đình ở Loa Thành xong, một bận vào hầu mẹ, Dương Thái Hậu nói:

-Con là người có chí khí, đã lấy lại được cơ nghiệp họ Ngô từ tay cậu Kha. Lại khôngnỡ bỏ cái thân tàn của cậu. Mẹ và hai em giờ được hưởng phú quý cùng con. Nhưng anh cả con là Ngô Xương Ngập, đáng lý nó được làm vua, do bị cậu bức bách, trôi nổi tận đâu đâu, ta thương nó lắm!

Ngô Xương Văn hỏi Thái hậu:

-Ý mẹ thế nào?

-Ta muốn con đón anh con về cùng ở ngôi để lo việc thiên hạ...

Ngô Xương Văn nghĩ lâu lắm, mờiĐỗ CảnhThạc lên, nói lại ý của Thái hậu, rồi bảo Thạc bầy kế cho.

Đỗ Cảnh Thạc nói:

-Không nên mời về, mà chỉ cho Xương Ngập một thực ấp. Đã ngồi lên ngai vàng, thì chỉ một ông vua thôi. Hậu chủ nên tính kỹ. Xương Văn hỏi Dương Cát Lợi.

Lợi nói:

-Trị nước không phải là việc gia đình mà bảo trên, dưới quy củ. Vả lại Xương Ngập, tài hèn, trí đoản, thân làm thân chịu, đem về, ở ngôi vua, thì ban lệnh là hậu chủ hay Xương Ngập? Nếu điều hai vua cùng một ý thì không có chuyện gì, nhưng nếu trái ý nhau về việc dùng người, trị nước thì biết làm sao đây?

Ngô Xương Văn chần chừ, nhưng trong lòng lại sợ Thái hậu, nghĩ thương anh ruột nên cho người đi đón Xương Ngập về, cùng trông nom triều chính.

Xương Ngập về kinh đô, xưng là Thiên Sách Vương. Khi coi triều chính, Xương Ngập ngồi bên trái, Xương Văn ngồi bên phải. Nghe tấu, ban lệnh, Xương Ngập lúc đầu còn quay lại hỏi ý em rồi mới nói. Nhưng sau, cho mình là anh trưởng, tự quyết đoán cả. Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, chỉ ngồi làm vì. Thiên Sách Vương lại đưa người của mình lên địa vị ngang hàng với Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, vì cho đó là người của Nam Tấn Vương. Càng nắm được quyền lực, Xương Ngập càng kiêu nhờn.

Một bận, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cùng đi săn với Ngô Xương Văn. Hôm ấy bắn được một con nai. Ba người chất củi lên uống rượu, ăn thịt nướng ở ngay giữa rừng. Đám quân sĩ cũng được chia thịt, ăn uống ở vòng ngoài.

Rượu đã ngà ngà, thấy tay chân ngứa ngáy, Đỗ Cảnh Thạc rút gươm múa và hát. Giọng hát cảm khái mà buồn. Thạc lại vung gương, chém cụt hết cả các ngọn cây lúp xúp bên cạnh.

Ngô Xương Văn hỏi:

-Đỗ chỉ huy sứ hôm nay có điều gì mà buồn vậy?

ĐỗCảnh Thạc nói:

-Tôi cùng Dương chỉ huy sứ phò tá cho hậu chủ, lấy lại cơ nghiệp cho họ Ngô. Những việc làm ban đầu ấy, quả hợp với lòng người.Nếu như đại vương đừng gọi Ngô Xương Ngập mà xuống chiếu kêu gọi các tướng giỏi như Phạm Phòng Át, Trần Lãm về triều cùng nhau lo việc nước, trấn áp đám không muốn giang sơn tụ về một mối thì việc triều đình không đến nỗi có mầm bất ổn như hôm nay.

Ngô Xương Văn thở dài. Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi từ bữa ấy cũng xa dần hậu chủ không gần gũi như trước nữa. Hai người bàn nhau, ai nắm lấy đám quân thân tín của mình, rồi một người đóng ở vòng thành phía nam, một người đóng ở vòng thành phía tây.

Ngô Xương Văn biết ý hai tướng không phục Ngô Xương Ngập nên cũng đành để họ xa mình. Từ khi hai tướng giỏi, có thế lực là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi tách khỏi Nam Tấn Vương thì Ngô Xương Ngập nắm trọn binh quyền vào tay. Thiên Sách Vương đem vây cánh của mình vào triều rất đông. Nam Tấn Vương biết rõ anh, coi thường, quên cả cái nghĩa anh em, quên việc em đón mình về làm vua, để cùng lo chấn hưng vương nghiệp!

Lòng đất buồn nhưng Nam Tấn Vương là người khiêm nhường, không hề có vẻ bực bội, mà chỉ dốc sức làm hết trí lực lo giúp cho anh nắm được binh quyền.

Thôn Đường và thôn Nguyễn lại nổi loạn. Hai thôn này là vùng ngoại vi của kinh thành. Do đó các chỉ huy sứ đều bỏ trống, không với tới. Triều đình cũng mải lo những chuyện lớn.

Hai làng lại là đất nghịch. Đám lục lâm, trộm cướp, hảo hán ở kinh đô đều tụ họp ở đây. Do đó có hai gã đầu lĩnh cầm đầu một làng. Chúng cũng sắm đủ vũ khí, lại là những kẻ sẹo chằng chịt ngang người ngang mặt, đâm thuê chém mướn đã quen. Chúng họp nhau, cứ hễ thuyền buôn lớn nào đi qua, đều cho người ra, đốt muội hương thả vào thuyền, xông lên cướp hết hàng hóa, của nả, tẩu tán vào trong thôn rồi chia nhau.

Lại có thuyền của triều đình từ châu Hoan, châu ái đem các cống vật của các địa phương về cho Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng bị chúng tung quân ra cướp hết.

Tin truyền về đến Loa Thành, Thiên Sách Vương bàn với Nam Tấn Vương: - Cái họa của hai thôn Đường, Nguyễn như gậy chọc bánh xe, như gai đâm vào mắt. Anh muốn em cầm quân đi đánh có được không?

Nam Tấn Vương ngồi lặng không nói gì cả. Thiên Sách Vương hỏi gặng:

-Ý của em nên như thế nào?

-Đánh thôn Đường, thôn Nguyễn không phải dễ đâu?

-Có hai thôn nhỏ, binh lực của chúng chỉ độ mươi chiếc thuyền, vài trăm tên, sao lại không đánh được?

Nam Tấn Vương nói:

-Thôn Đường, thôn Nguyễn tuy nhỏ, có thể dẹp được ngay, nhưng đằng sau chúng là có người chúng dựa dẫm, không thể coi thường được.

-Người đó là ai?

-Thôn Đường, thôn Nguyễn là đường biên của vùng đất của Trần Lãm. Lãm bây giờ giao hết binh quyền ở Giao Thủy cho Đinh Bộ Lĩnh, họ lập căn cứ, đóng thuyền, mua ngựa, luyện quân rất gấp gáp. Nếu đầu lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn bị đánh, cầu cứu Đinh Bộ Lĩnh thì rất bất lợi.

-Vậy phải làm thế nào?

-Muốn diệt được thôn Đường, thôn Nguyễn, ta phải đem quân đi đánh Đinh Bộ Lĩnh, lấy cớ là tại sao không chịu về thần phục, khi đánh được Bộ Lĩnh rồi, thì việc thôn Đường, thôn Nguyễn chỉ như chiếc lá tre vương trên bụi hoa, phẩy sạch lúc nào thì phẩy.

Thiên Sách Vương nghe mừng lắm, liền cất quân cùng em đi đánh Đinh Bộ Lĩnh.

NgôXương Ngập và Ngô Xương Văn đem đại quân đến đánh úp Đinh Bộ Lĩnh ở Giao Thủy. Lúc ấy Trần Minh Công lăn ra ốm, Bộ

Lĩnh đang mải lo chăm sóc cho cha nuôi, trong lòng thương xót rối bời. Lĩnh cũng cho rằng Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn lo củng cố triều đình, đất Giao Thủy xa, họ chưa để mắt đến.

Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đánh thẳng vào doanh trại của Bộ Lĩnh, chia cắt không cho quân của Đinh Điền và Nguyễn Bặc đến cứu, do đó, quân tướng ở Giao Thủy lúng túng không đối phó nổi.

Đinh Bộ Lĩnh vội đem theo binh, thuyền chạy về Hoa Lư, cố thủ không chịu ra. Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cho quân vây kín. Đinh Bộ Lĩnh đang lo người chăm sóc Trần Minh Công, để rảnh tay đối phó với Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương.

Vừa hay, tướng thân tín của Giao Thủy cho người lên đón Trần Minh Công. Đinh Bộ Lĩnh cho rằng giữ Minh Công ở đây cũng bất lợi, liền cho người tắt rừng, tắt núi, đưa Trần Lãm về đất cũ để khôi phục binh lực, làm thế ỷ dốc sau này...

Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn vây Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng chặt. Quân của triều đình ỷ nắm được đường thủy bộ, chặn hết các ngả vào Hoa Lư, không cho tiếp tế muối gạo và các đồ quân dụng vào.

Thế của Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng suy yếu.

Đinh Bộ Lĩnh mời Đinh Điền và Nguyễn Bặc để bàn kế.

Đinh Điền nói:

-Cái thế bao vây họ xiết càng ngày càng chặt. Ta không giữ nổi, nếu họ cho đánh thẳng vào dinh trấn của ta thì sau này có gượng được mà đứng dậy cũng khó. Chi bằng chọn lấy một ngàn binh lính giỏi, xem vòng vây chỗ nào yếu nhất, quyết chiến, mở một đường máu, chạy thoát ra là hơn.

Nguyễn Bặc nói:

-Đinh Điền nói có lý, song kế đó là hạ sách. Ta bây giờ đã bị quân Loa Thành đánh cho sứt mẻ, cần phải bảo toàn thực lực. Tôi nghĩ Ngô Xương Ngập là kẻ tham quyền lấn em, Ngô Xương Văn hiếu thuận nhưng nhu nhược. Hai tướng đáng gờm là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi, vốn phò Ngô Xương Văn, nay Ngô Xương Ngập về, chán Ngập mà lảng ra... Ngô Xương Ngập đa nghi, đánh ta ở đây nhưng ở nhà, vẫn lo ngay ngáy hai tướng Đỗ, Dương làm phản, chắc ngày một ngày hai sẽ phải kéo quân về, nếu ta kìm giữ giỏi.

Bộ Lĩnh liền cho quân lên các chốt hiểm, lấy đá chẹn lại, dùng tên tẩm độc bắn, mỗi khi Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đưa quân lên đánh. Phía sau lại cho đào các hố bẫy voi, ngựa, quân Loa Thành liều vào, ắt sẽ bị sập.

Tuy nhiên, quân triều đình vẫn vây càng chặt hơn. Đinh Bộ Lĩnh bèn cho bắn thư ra phía quân vây ép rằng, nếu chịu rút binh thì Đinh Bộ Lĩnh sẽ thần phục triều đình của hai Vương.

Ngô Xương Ngập liền đòi Bộ Lĩnh phải cho người ra làm con tin và làm tờ cam kết rồi sẽ rút binh.

Đinh Bộ Lĩnh không muốn viết tờ cam kết, nhưng bị vây chặt quá. Quân phía ngoài lại la hét bốn phía sẵn sàng tràn vào Hoa Lư...

Đinh Bộ Lĩnh bàn với Đinh Điền và Nguyễn Bặc rồi gọi con trai là Đinh Liễn tới. Bộ Lĩnh hỏi con:

-Con có gan của người anh hùng không?

Đinh Liễn trả lời cha:

-Con con hổ thì gan phải là gan hổ!

Đinh Bộ Lĩnh nghe, ưng ý lắm, vỗ mạnh vào vai Liễn mà nói:

-Cha từ tay không mà lập nghiệp. Cái bông lau thật, cầm quân trẻ trâu nay đã được thêu lên cờ hiệu, tung hoành ngang dọc. Nhưng bây giờ, quân triều đình vây khốn, con phải sang làm con tin. Chắc là Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng nể ngại ta. Chừng nào ta còn, họ không dám giết con đâu. Nhưng nguy hiểm thì tất không tránh khỏi. Con hãy vì cha mà đi. Cha sẽ đón con trở về động Hoa Lư một ngày gần đây.

Đinh Liễn khảng khái, một mình một ngựa cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh sang trại quân của Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn.

Đinh Liễn sang doanh trại quân triều đình. Ngô Xương Ngập vừa nhìn thấy Liễn đã chỉ mặt nói rằng:

-Ông nội mày là bạn và là tướng của tiên chúa. Cha mày quên nghĩa xưa, không chịu thần phục triều đình. Mày sang đây, không khuyên được cha mày mở cửa thành cho quân chúng ta vào, thì ta bóp cổ mày cho lè lưỡi ra rồi quẳng xác cho cha mày đó.

Đinh Liễn không hề sợ hãi, rút từ ngực áo ra một bức thư của Đinh Bộ Lĩnh, quỳ xuống, hai tay dâng lên:

- Tâu hai vương, tôi được cha tôi cho sang làm con tin, có thư đem theo đây, hai vương xem sẽ rõ hết mọi nhẽ. Còn như, hai vương giết tôi thì tôi cũng phải chịu. Ông nội tôi rất yêu quý tiên chúa. Mà tiên chúa cũng trọng ông tôi. Khi ông tôi mất, tiên chúa còn gửi lời đến an ủi bà nội tôi và cho đại thần đến viếng. Cha tôi trước đây rất thân với hai vương, coi như anh em. Tôi là con Đinh Bộ Lĩnh cũng như con của hai vương. Giết con bạn cũ khác gì giết con mình. Xin tùy hai vương liệu định.

Ngô Xương Văn thấy Đinh Liễn còn trẻ mà rất khảng khái, trong bụng rất yêu, nhưng cũng nghiêm sắc mặt mà bảo:

-Trước kia, chúng ta với cha cháu là bạn để chỏm. Nhưng nay cha cháu không chịu khuất phục, lại là một chuyện khác. Đất nước không thể chia thành năm bè, bẩy mối. Cháu nên khuyên cha cháu về thần phục triều đình.

Rồi cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh cùng anh đọc. Xem hết thư, Ngô Xương Ngập đập bàn quát:

-Thư này đâu phải là quy phục mà chỉ là kế hoãn binh mà thôi. Đinh Bộ Lĩnh quá lắm...

Rồi thúc quân vây ép gắt gao hơn. Đinh Bộ Lĩnh lo toan ra mặt. Nguyễn Bặc dâng kế: - Ta có liên kết với hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn. Tuy Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đem hết quân vây hãm ở đây, vì so với các thế lực chểnh mảng với triều đình, họ ngại ta nhất. Bây giờ nên sai người đến thôn Nguyễn và thôn Đường, khuyên hai thủ lĩnh cất quân vào tận Loa Thành mà quấy rối. Kinh đô xáo động, thế nào Xương Văn và Xương Ngập sẽ rút quân về.

Đinh Điền bàn thêm:

-Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập còn ngại thêm một người nữa, sao ta không dùng kế phao tin hoang mang ở Loa Thành để Xương Ngập, Xương Văn bán tín, bán nghi.

Đinh Bộ Lĩnh à lên một tiếng rồi nói ngay:

-Có phải là Dương Tam Kha không! Đúng là nên phao tin Dương Tam Kha đưa quân vào thành thì hẳn Xương Ngập, Xương Văn sẽ hoảng hốt. Mà biết đâu, người thôn Nguyễn, thôn Đường vào quấy rối, Dương Tam Khachẳng mang quân về thật. Nhưng ai là người thoát được vòng vây về thôn Nguyễn và kinh thành bây giờ?

Nguyễn Bặc cười tủm tỉm nói:

-Tôi đã nhằm rồi. Người làm việc này phi Ngô Chân Lưu không ai làm nổi! Nhưng thỉnh được Ngô Chân Lưu phi chủ tướng thân vào chùa mời thì không xong.

Đinh Bộ Lĩnh giao cho Đinh Điền và Nguyễn Bặc lo chống trả với triều đình, rồi sai đem gạo nếp, đậu xanh đến, gánh lên chùa Hoa Lư. Lúc đó hòa thượng đã mất, Ngô Chân Lưu đã lên thay chủ trì.

Mới đến chân núi đã nghe thấy tiếng chuông thỉnh và tiếng mõ vang xuống, như thể, nhà chùa không hề biết đến chiến trận phía bên ngoài là gì!

Tiếng kinh Bi hoa, tụng đều đều từ phía tam bảo vọng ra.

Đinh Bộ Lĩnh thấy sư chăm chú đọc kinh, sợ kinh động không dám vào.

Nhưng kìa, chuông đã dứt, mõ đã đổ hồi, tăng thống đã từ tam bảo bước ra. Đến bậc cửa, sư cười ầm lên mà bảo rằng:

-Bộ Lĩnh mới bước chân ra khỏi nhà đi thỉnh ta, ta đã biết rồi!

-Có phải là chim khách đến báo tin cho sư thầy chăng?

Ngô Chân Lưu tuy là bạn cũ của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng là một hòa thượng rất được trọngvọng ở trong vùng, thấy bạn, Chân Lưu đùa bảo:

-Có phải người cầm quân đến gọi thầy chùa đi giải vây cho họ không đây?

Đinh Bộ Lĩnh rất ngạc nhiên, thán phục. Hóa ra Ngô Chân Lưu tuy khoác áo thiền, say kinh, mê Phật, song vẫn không rời mắt khỏi việc nước.

Sư nói:

-Ta biết mẹo của anh rồi. Thế là áo cà sa lại một phen nhuốm bụi trần đấy. Anh có lắng tai nghe đoạn kinh, ta vừa tụng không?

Đinh Bộ Lĩnh nói:

-Bẩm thầy, tôi mới nghe qua chưa hiểu được.

Sư nói:

-Đoạn kinh ấy nói đến công đức của vua Thiện Luân. Nhờ thiên căn và lòng thành sáng láng nên ngài đã nghiễm nhiên trở thành một đức Phật, một đấng Thế Tôn.

Đinh Bộ Lĩnh nghĩ ra, cảm động lắm, thưa:

-A di đà Phật, không biết cái gã trai ở miền đất bông lau này, có theo nổi gót người xưa không?

-Không sao! Không sao! Miễn là lúc nào cũng nghĩ đến chúng sinh hằng hà sa số...

Sư mời Đinh Bộ Lĩnh vào nhà trai, tiếp đón ân cần. Bộ Lĩnh đưa lời nhờ cậy sư về kinh đô làm kế phản gián, để kéo quân vây hãm của triều đình ra khỏi Hoa Lư. Ngô Chân Lưu chầnchừ một lát. Đinh Bộ Lĩnh cố nài, sư nể lòng, liền nhận lời.

Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đang vây hãm Hoa Lư gắt gao. Trong thành, quân lính đã phải ăn cơm một bữa, bữa kia là ngô vỏ và sắn. Được cái dê ngựa có sẵn, nên lương thực có thiếu cũng chưa đến nỗi nào! Hai vương thấy Đinh Bộ Lĩnh không ra thần phục, rất bực, liền cho đem Đinh Liễn ra trước cửa thành làm giá mà treo lên. Đinh Liễn bị treo đến nửa ngày, rất bức xúc, đầu vẫn cố ngẩng cao. Mồ hôi túa ra đầy mặt và ướt đẫm quần áo.

Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đứng ở trước trận gọi Bộ Lĩnh ra đối thoại. Xương Ngập chỉ vào Đinh Liễn, nói với Bộ Lĩnh:

-Ngươi có thấy con ngươi đang bị ta treo trước thành không. Cư xử thế nào, tùy ngươi!

Đinh Bộ Lĩnh nhìn con trai, đứt từng khúc ruột, nhưng vẫn điềm tĩnh hỏi: - Đinh Liễn, con nên nhớ, nhà mình là cha hổ sinh con hổ đấy nhé!

Đinh Liễn chắc mình sẽ chết, và, để giữ cho lời hứa với cha, nên càng giữ thật thẳng người, uy nghi, mặc dù, người bị kéo ra như xé thịt.

Đinh Bộ Lĩnh vung giáo lên, nói rất to, giọng đầy giận dữ:

-Đại trượng phu chỉ lo thực thi chí lớn, lập công danh, há đâu bắt chước bọn đàn bà mà thương con trẻ.

Rồi quát lớn:

-Cung thủ đâu, đem cung ra, nhằm Đinh Liễn mà bắn cho ta!

Đinh Liễn không chút sợ hãi, vươn ngực ra chờ chết. Liễn nghĩ rằng, cha mình thà tự cho bắn mình chết còn hơn là để giặc giết.

Cung thủ vừa rút tên ra nhằm vào Đinh Liễn. Có vài phát tên đầu tiên đã vút ra, nhưng chỉ đi sát người mà không trúng.

Ngô Xương Ngập kinh hoàng nói:

-Đinh Bộ Lĩnh dám bỏ cho con chết thật ư?

Ngô Xương Văn vốn là người trọng nghĩa khí, biết nếu bức Đinh Bộ Lĩnh thì chỉ chuốc lấy thù oán sâu sắc thêm, nên nói với Thiên Sách Vương:

-Ta treo con nó lên là muốn để nó dứt ruột, thương xót, đầu hàng cho chóng vánh, nào ngờ bụng dạ Đinh Bộ Lĩnh tàn nhẫn, coi con đẻ như người dưng, thì treo, thì giết phỏng có ích gì?

Rồi sai thôi không treo Đinh Liễn lên nữa.

NgôChân Lưu về kinh đô cho phao tin người thôn Đường, thôn Nguyễn sẽ đánh vào kinh thành và Dương Tam Kha cũng rục rịch sắm thuyền, sắm ngựa về đòi lại binh quyền... Kinh thành nhốn nháo hẳn lên, vội cho người vào Hoa Lư báo cho Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương...

Mà, người thôn Nguyễn, nhân lúc hai vương đem quân đánh Đinh Bộ Lĩnh cũng vào thành, xông vào chợ cướp của nả hàng hóa. Dương Thái Hậu đã già, phải đi kiệu đến thỉnh Dương Cát Lợi, đem quân vào truy đuổi bọn chúng, chúng mới chịu lui.

Thiên Sách Vương thấy nếu cứ vây giữ Đinh Bộ Lĩnh dài ngày thì kinh thành sẽ sinh biến, liền bàn với Ngô Xương Văn rút quân về.

Từ khi về triều đình, Ngô Xương Ngập vẫn kiềng Ngô Xương Văn, vì cho rằng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi vẫn bất hợp tác vớimình mà vẫn có ý phò tá Nam Tấn Vương. Xương Ngập liền thay hết người của Ngô Xương Văn ở các chức vụ quan trọng, nghiễm nhiên coi mình là vua, còn Ngô Xương Văn chẳng qua là tướng để sai đi đánh dẹp các nơi.

Ngô Chân Lưu vẫn ở kinh thành, chưa quay lại Hoa Lư. Ông có ý muốn giúp họ Đinh dựng nghiệp. Thủ lĩnh của thôn Đường, thôn Nguyễn vốn cũng chuộng đạo Phật, liền rước ông về, rất trọng đãi. Ông bảo họ:

-Nghề lục lâm không phải là kế lâu dài.

Hai ông võ nghệ cao cường, sao không nghĩ đến chuyện lập thân, dựng nghiệp?

Hai thủ lĩnh buồn bã nói:

-Bọn chúng tôi quen nghề trộm cướp trên sông nước, lấy liều lĩnh để giết người, cướp của, sống buông thả đã quen, vào quy củ không nổi. Có muốn theo ai, người ta cũng không nhận vì sợ tính hung dữ, tráo trở, đành suốt đời làm nghề này thôi...

Ngô Chân Lưu nói:

-Có thể, các tín chủ không thích sự ràng buộc đó thôi. Ta xem, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, coi thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trước mắt đấy! Hai ông liệu bề mà phòng bị.

Thủ lĩnh thôn Đường vái sư mà nói:

-Vậy bây giờ làm thế nào?

Ngô Chân Lưu bảo:

-Quân triều đình vẫn thường coi lũ các ông là bọn trộm, cướp nhỏ, nên sẽ bất ngờ đánh lấy từng thôn. Vậy ta phải liên kết với nhau cùng cứu ứng. Nếu thôn Đường bị đánh thì hãy đốt lửa báo hiệu để người thôn Nguyễn đến cứu, nếu thôn Nguyễn bị đánh cũng đốt lửa để người thôn Đường nhanh chóng kéo sang. Hai ông phải rào làng cho kỹ, khi bị đánh thì hãy nghi binh trong làng để quân của triều đình hư thực không biết đánh vào đâu là chính. Vào làng thì tướng cũng khó quay cựa. Làm sao phục binh giết tướng thì quân phải lui...

Hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn rất cảm phục, mang vàng lụa ta ơn, song sư chối từ, ngay đêm ấy đã khoác nải, rời làng, nói là đi giảng kinh ở chùa Kiên Phúc...

Ngô Xương Ngập vẫn ghét đám người thôn Đường, thôn Nguyễn luôn cản trở công việc, quấy rối sự an bình của kinh đô, quyết nhổ cho bằng được liền bảo Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn:

- Đám giặc cỏ ở thôn Đường, thôn Nguyễn như cái gai trong mắt, phải nhổ đi thôi, càng để lâu càng không có lợi. Em hãy đem quân đi dẹp bọn chúng cho ta...

Ngô Xương Văn từ ngày bị anh lấn quyềnkhông còn trọng và nhường nhịn Xương Ngập như trước nữa, liền dùng dằng không chịu đi. Không những thế lại thường sang dinh trại của Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi uống rượu múa kiếm, hát những lời đầy cảm khái, bi phẫn...

Ngô Xương Ngập biết em giận mình, cũng đang tìm cách dàn hòa, trao thêm quyền cho em, thì đột nhiên lâm bệnh nặng, rồi mất. Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc tôn phù Nam Tấn Vương chính thức lên ngôi báu.

Ngô Xương Văn vốn là người hiếu đễ, từ khi anh mất, ân hận, lúc sống không hết lòng với anh. Lại nghĩ đến việc Ngô Xương Ngập sai đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn vẫn chưa làm được, liền cất quân đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn ngay.

Bữa đó, Ngô Xương Văn nằm mộng thấy một chuyện hãi hùng. Nam Tấn Vương đang đi săn giữa rừng sâu, bỗng thấy một con hổ vàng và một con hổ vằn đen bất ngờ tấn công. Nam Tấn Vương đã dùng tên bắn vào giữa trán một con hổ, nhưng con hổ vằn đen đã từ phía sau nhảy đến. Người và hổ vật lộn với nhau, sau Vương bị hổ khỏe hơn, đè xuống, đang sắp cắn vào cổ họng.

Vương kêu thét lên. Tỉnh dậy, trán vã mồ hôi. Nghĩ đến cơn ác mộng, Vương thao thức đến tận sáng vẫn không ngủ được. Trong lòng chần chờ, không muốn tiến binh vào buổi sớm mai nữa!

Nhưng lại nghĩ, lệnh đã ban xuống hàng quân, lui lại không nên. Vả lại, quân lính vốn cũng ghê ngại bọn lục lâm ở hai thôn Đường và thôn Nguyễn, nếu lại bãi binh, thì họ sẽ cho là chủ tướng cũng sợ, thì lần sau điều binh làm sao họ hăng hái được. Liền cứ dẫn quân đi.

CHƯƠNG 3

Quân thủy của Nam Tấn Vương xuôi thuyền từ Loa Thành, ra sông Cái rồi tiến về thôn Đường và thôn Nguyễn.
Thủ lĩnh thôn Đường đem vài chục chiến thuyền ra nghênh chiến. Ngô Xương Văn nổi trống tung quân vào đánh..., đuổi gấp vào đến tận đầu thôn... Quân của thôn Nguyễn bỏ thuyền rút chạy vào trong làng. Ngô Xương Văn thúc quân đuổi theo. Thôn Đường nhử cho Nam Tấn Vương đưa quân vào làng, đồng thời đốt lửa báo hiệu cho thôn Nguyễn đến ứng cứu.
Quân của Nam Tấn Vương truy đuổi bọn lục lâm thôn Đường, đến ngõ nào cũng thấy chúng hò hét rồi chạy tụt xuống hút bờ ao mất..., Xô đến nơi thì bọn cướp lẩn đâu cả. Lính quay trở ra, đã thấy bọn chúng đứng trên các nóc nhà, đem tên tẩm độc bắn gục ngay trong ngõ. Ngô Xương Văn thấy lính của mình chết ngập trong ngõ ngách làng Nguyễn, thất kinh, định rút quân ra. Nhưng không kịp nữa, tiếng phèng la tiếng trống thúc từ các ngõ vang lên. Người thôn Nguyễn lại từ lối chính kéo vào, người thôn Đường từ cuối ngõ ập đến. Đám quân của Nam Tấn Vương hết sức phò chủ tướng, nhưng cứ dần dần gục xuống trước dáo, mác của đám hảo hán, lục lâm.
Cuối cùng thì Nam Tấn Vương, dù đâm chết được thủ lĩnh thôn Đường, nhưng cũng bị thủ lĩnh thôn Nguyễn và đám bạn binh giết chết...
Tin Nam Tấn Vương chết trận loan truyền về kinh đô, làm hoang mang khắp cả dân chúng. Nhiều người bỏ Loa Thành chạy về quê. Trong lúc xáo trộn. Đinh Liễn liền cải trang làm người thường, cho đám quân canh giữ con tin ít vàng bạc rồi bỏ về Hoa Lư...
Vương nghiệp của họ Ngô thật sự đã tan,khó bề hàn gắn. Người hai thôn Đường, thôn Nguyễn nhân thế giết được Nam Tấn Vương, kéo vào Loa Thành, giết người, cướp của rất tàn bạo. Dương Cát Lợi lúc ấy đã già, cũng lui binh về giữ đất quê mình. Đỗ Cảnh Thạc lui quân về Đỗ Động, xưng là Đỗ Cảnh Công Lòng người lại phân tán. Loa Thành hoang vắng không khác gì một cảnh chợ chiều.
Trần Minh Công ở Giao Thủy đã khỏi ốm, nhưng tuổi đã cao. Đinh Bộ Lĩnh từ khi quân triều đình rút đi, hùng mạnh hẳn lên, nhanh chóng lấy thêm tráng đinh ở Hoa Lư vào quân ngũ, cho ngả cây lớn, đóng thêm hàng trăm chiến thuyền.
Đinh Bộ Lĩnh cứ chia quân ra năm người làm một ngũ, có ngũ trưởng chỉ huy, năm ngũ làm một ban, có ban trưởng đứng đầu! Mười ban họp lại làm một đội, có đội trưởng chỉ huy
Trong quân chia làm quân chiến và quân thợ. Quân thợ chỉ lo đóng thuyền, rèn vũ khí... Quân chiến thì gồm quân thủy và quân bộ. Mỗi một đội quân bộ lại có một tốp quân kỵ khoảng năm mươi chiến binh, khi xung trận, thường lao lên trước, giao chiến, mở đường. Khi đánh đường núi thì họp các tốp kỵ binh thành một đội, giao cho một đội trưởng làm thủ lĩnh. Trần Minh Công vào Hoa Lư xem Đinh Bộ Lĩnh luyện quân, phục và khen mãi, rồi giục Bộ Lĩnh nhanh chóng sang Giao Thủy để lập lại các cơ ngũ theo cách của Hoa Lư...
Vừa lúc đó, Đinh Liễn bị đưa đi làm con tin, vừa từ Loa Thành thoát được. Cha con, ông cháu gặp nhau, ràn rụa nước mắt. Đinh Bộ Lĩnh rất vui, truyền lệnh:
-Hãy nổi trống đồng và khánh đá lên!
Rồi cho giết trâu, mổ dê, mở tiệc khao quân, mừng đón sự chấn hưng của Hoa Lư và đón Đinh Liễn trở về.
Đinh Bộ Lĩnh hỏi chuyện con về việc ở Loa Thành. Đinh Liễn bảo cha:
-Kinh đô bây giờ không còn là nơi tụ hội nhân tài nữa! Cha liệu định thế nào?
Đinh Bộ Lĩnh nói:
-Thời vùng vẫy của ta đã đến. Con về đúng lúc. Ta sẽ giao cho con đặc trách việc sắm thêm thuyền bè và ngựa quý. Rồi con xem, các tướng sẽ nổi lên mỗi người hùng cứ một phương. Sứ mệnh của họ Ngô đã trao sang cho người khác rồi. Họ Đinh ta phải nhân cơ hội này thâu tóm lấy thiên hạ. Lúc này là lúc hổ giơ nanh, múa vuốt đây! Con về thật đúng lúc.
Quả như lời Đinh Bộ Lĩnh dự doán chỉ trong một tháng, các sứ quân ở khắp nơi mỗi người xưng hùng xưng bá một phương.
Con hoang của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí ở Nam Sách Giang về chiếm cứ Bình Kiều (tức Triệu Sơn, Thanh Hóa ngày nay...) Kiều Công Hãn xưng là Kiều Tam Chế chiếm cứ Phùng Châu (nay thuộc Bạch Hạc, Vĩnh Phúc).
Nguyễn Khoa xưng là Nguyễn Thái Bình, chiếm cứ Tam Đái (thuộc Sơn Tây và Vĩnh Phúc).
Ngô Nhật Khánh là dòng xa Ngô Quyền, tiểu chúa, xưng là An Vương, chiếm cứ Đường Lâm (nay là Sơn Tây).
Đỗ Cảnh Thạc xưng là Đỗ Cảnh Công chiếm giữ vùng Đỗ Động (nay là vùng Thanh Oai, Hà Đông)
-Lý Khuê tự xưng là Lý Công, chiếm giữ Siêu Loại (nay là Bắc Ninh).
Lữ Đường xưng là Lữ Bá Công chiếm cứ vùng Tế Giang (nay là huyện Văn Giang thuộc Hưng Yên).
Nguyễn Siêu, xưng là Nguyễn Hữu Công chiếm giữ Tây Phù Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Nguyễn Thủ Tiệp xưng là Lý Lãng Công chiếm cứ Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh).
Kiều Thuận xưng là Kiều Lệnh Công chiếm cứ Hổ Khê (nay là Cẩm Khê, Phú Thọ).
Phạm Bạch Hổ tức Phạm Hồng át chiếm giữ Đằng Châu (nay thuộc Kim Động, Hưng Yên...).
Khi Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân đến Giao Thủy thì Trần Lãm đón vào trướng nói:
-Con đã đến. Ta có việc lớn muốn bàn ngay với con đây. Việc biên chế quân ngũ, bàn sau cũng được!
Đinh Bộ Lĩnh thưa:
-Việc gì vậy, thưa cha!
Trần Lãm nói:
-Ta già rồi, các nơi đều xưng hùng, xưng bá một phương. Con cần xuất đầu lộ diện để thiên hạ biết.
Đinh Bộ Lĩnh dập đầu đến chảy máu, nói:
-Thưa cha, chừng nào cha còn trên thế gian này. Bộ Lĩnh chỉ là tướng của cha sai khiến thôi.
Trần Lãm cảm động lắm, thấy Đinh Bộ Lĩnh quả thực lòng, liền xưng là Trần Minh Công, nhưng toàn bộ binh quyền ở Giao Thủy đều giao cho Đinh Bộ Lĩnh.

Hainăm sau, Trần Minh Công mất, Đinh Điền, Nguyễn Bặc vào muốn Đinh Bộ Lĩnh phải xưng tên hiệu.
Đinh Bộ Lĩnh cười hỏi:
-Hai người định bảo ta xưng hiệu là gì?
Nguyễn Bặc nói:
-Các sứ quân muốn học thời Đông Chu Liệt quốc đều xưng là Công, tức là khiêm nhường chỉ nhận mình làm bá chủ một phương thôi!
Bộ Lĩnh hỏi Đinh Điền:
-Ông nghĩ thế nào?
Đinh Điền nói:
-Tên hiệu là phụ. Tiềm lực và tài đức để thiên hạ phục, mới là thứ cần thiết!
Đinh Bộ Lĩnh gật đầu, cho đó là một ý nghĩ sâu sắc.
Nhưng, từ bên ngoài, Ngô Chân Lưu đã bước vào nói:
-Bần tăng đã nghe các ông bàn về tên hiệu. Nhưng các ông đã hiểu các bậc đế vương trọng tên hiệu như thế nào chưa?
Đinh Bộ Lĩnh vội mời thầy ngồi và xin được giảng giải.
Ngô Chân Lưu nói:
-Tên hiệu phải xứng với tài đức. Điểm khởi đầu xưng tên hiệu, thiên hạ đều trông vào. Vậy tên hiệu còn là tiêu chí, mục đích của người xưng tên hiệu, đại diện cho dân chúng nữa. Khi xưa, nhà Tần mất, Hạng Vũ và Lưu Bang cùng nổi dậy. Hạng Vũ hỏi Phạm Tăng nên xưng tên hiệu là gì? ý của Hạng Vũ muốn xưng hoàng đế, song lúc đó chưa tiện, chỉ xưng là Bá Vương. Còn Lưu Bang khiêm nhường xưng là Hán Vương. Nhưng sau thì ngôi hoàng đế lại thuộc về Lưu Bang mà không thuộc về Hạng Vũ.
Đinh Bộ Lĩnh nói:
-Ta nghĩ rồi, cũng chỉ nên xưng vương thôi. Ngô Tiên chúa thu phục đất nước về một mối, dựng nên tự chủ. Tài đức khiến mọi người đều phục, mà cũng chỉ xưng vương rồi mất. Ta không muốn làm sứ quân mà muốn non sông liền một dải. Ta sẽ bắt các sứ quân phải quy phục. Bây giờ hãy xưng vương, khi đã dẹp xong các sứ quân rồi thì xưng hoàng đế cũng không muộn. Lưu Bang ngày xưa chẳng cũng từng làm như thế sao?
Mọi người đều thấy Đinh Bộ Lĩnh nói thế là phải. Đinh Điền nói:
-Thế thì xưng là Đinh Vương ư?
Nguyễn Bặc nói:
-Sư thầy Ngô Chân Lưu vừa nói, tên hiệu còn là mục đích là hướng đi tới. Tôi biết tài, đức của chủ tướng sẽ vượt lên trên mười hai sứ quân. Đánh đâu thắng đấy. Chủ tướng nên xưng là Vạn Thắng Vương!
Đinh Bộ Lĩnh lặng ngồi, ngẫm nghĩ thêm. Ngô Chân Lưu nói:
-Tôi thấy tước hiệu ấy hợp với chủ tướng đấy. Bởi Vạn Thắng còn là một tước hiệu của một vị Phật có công đức đã được Phật Tổ Như Lai tuyên phong.
Mọi người đều reo lên:
-Thế thì còn phải bàn bạc gì nữa. Rồi rước Bộ Lĩnh đến giữa trướng phủ, đặt lên ngai vàng, cùng các tướng vào lạy mừng tung hô vang lên:
-Vạn Thắng Vương vạn tuế!
Lễ lên ngôi Vạn Thắng Vương khiến cả vùng Hoa Lư - Giao Thủy nao nức. Vua lên ngôi, phong cho Ngô Chân Lưu làm quân sư, Nguyễn Bặc, Đinh Điền làm đại tướng quân, các viên chỉ huy các đạo đều được phong làm tướng quân. Vạn Thắng Vương ban kiểu áo mũ văn võ để phân biệt tước hiệu. Đại tướng quân Đinh Điền chỉ huy quân thủy. Đại tướng quân Nguyễn Bặc chỉ huy quân kỵ và quân bộ. Vua làm lễ tế trời đất, tôn danh hiệu cho cha mẹ sinh và cha mẹ nuôi, dựng đền thờ ở Hoa Lư...
Quân sĩ đều nức lòng.
Đinh Bộ Lĩnh muốn ra quân một trận thật lừng lẫy.
Điểm mặt các sứ quân để cất quân chinh phục thì ở hai bên nách có hai người đáng gờm nhất là Phạm Phòng Át và Ngô Nhật Khánh. Phòng Át vốn làm tướng thời Ngô Vương, lại là người có uy đức. Đất rộng, dân đông, không thể coi thường. Ngô Nhật Khánh thì chọn Đường Lâm, đất dấy nghiệp của Ngô Tiên Chúa. Quân sĩ vốn là những gia nô lâu đời, đều hết lòng sống chết với họ Ngô.
Đánh Phạm Phòng Át nếu thắng thì uy phong sẽ rất lớn. Nhưng đánh không phải dễ, vì quân sĩ của họ Phạm được huấn luyện kỹ càng, ăn no mặc đủ, quân thủy bộ xem ra cũng không thua kém Vạn Thắng Vương. Nếu đánh mà không xong, dây dưa, thì trận đầu không thắng. Quân sĩ từ đó sẽ bớt nhuệ khí mà các sứ quân cũng xem thường!
Vạn Thắng Vương hỏi ý Đinh Điền, Nguyễn Bặc và quân sư Ngô Chân Lưu.
Đinh Điền, Nguyễn Bặc nói:
-Nếu đánh để cho các sứ quân khiếp hãi sau này, thì cứ nên cất quân đánh Đằng Châu. Phạm Phòng Át dẫu mạnh, nhưng quân ta đang lúc đầy dũng khí, muốn lập công lớn. Dấn lên một chút là thắng. Nếu thắng được Phạm Phòng Át thì coi như sự nghiệp lớn đã được non một nửa.
Ngô Chân Lưu sợ Vạn Thắng Vương cũng nóng ruột muốn tự cường, theo kế của Đinh Điền, Nguyễn Bặc, liền xua tay nói lớn:
-Không được, không được. Kế đó chỉ là"được ăn cả, ngã về không!" Đánh ai, hòa ai, liên kết với ai trong việc quân, phải tính toán thật kỹ không hỏng việc lớn đấy.
Đinh Bộ Lĩnh nóng ruột, giục:
-Xin quân sư nên nói ngay vào việc!
-Hành quân gần và nhanh thì mới bất ngờ và thần tốc được. Bây giờ là loạn 12 sứ quân. Họ thường dùng kế "Tọa sơn quan hổ đấu", tức là ngồi trên núi xem hổ đánh nhau. Hai con hổ tranh hùng tất một con chết, một con cũng thương tích đầy mình. Nếu không chết thì cả hai cũng toạc trán, rách vai, đâu còn được như trước. Lúc đó họ mới thôn tính kẻ dại dột... Lại có kẻ chủ trương: "Mi không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến mi". Ta không theo cái cách của họ thì kế sách phải thật chuẩn mực mới được. Tính sai một ly là đi một dặm đấy!
Nguyễn Bặc chớm hiểu được ý của Ngô Chân Lưu, liền nói:
-Quân sư muốn nói, ta phải dùng kế vừa chiến vừa hòa?
Đinh Điền vẫn chủ trương dùng kế "mạnh lấn yếu", cau mày, bảo:
-Nhưng đánh ai mà hòa ai đây?
-Đánh ai ư? - Ngô Chân Lưu nói! - Mười hai sứ quân, kẻ ở xa, kẻ ở gần. Không phải một lúc mà đánh tất cả hơn mười vùng đất được. Đánh gần thì quân sĩ, lương thực đều dễ vận chuyển, dễ thành công. Gần ta nhất chỉ có Phạm Phòng Át và Ngô Nhật Khánh! Tôi cho rằng phải một đánh, một hòa với hai người này!
Đinh Điền vẫn hậm hực, cãi:
-Nếu ta đủ mạnh, chia hai hướng đánh cả Phạm Phòng Át và Ngô Nhật Khánh không được ư?
Nguyễn Bặc thì lẩm bẩm như tự hỏi mình: - Đánh Phạm Phòng Át hay đánh Ngô Nhật Khánh? Hòa Ngô hay hòa Phạm?
Ngô Chân Lưu bàn:
-Theo tôi thì nên hòa Phạm Phòng Át mà đánh Ngô Nhật Khánh!
Đinh Điền ngồi thừ ra không nói gì cả. Nguyễn Bặc cắt ngang lời quân sư, nói ngược lại:
-Thế đánh Phạm Phòng Át mà hòa Ngô Nhật Khánh không được ư? Thế lực của Phạm Phòng Át khá lớn, nếu ta đánh được thì thanh thế của Vạn Thắng Vương sẽ thâu tóm được cả dải đồng bằng, mấy lũ sứ quân, công nọ, vương kia, chẳng mấy chốc mà dẹp được. Hòa với Ngô Nhật Khánh, ta lại được thiên hạ cho là biết thể tình với họ hàng của Ngô Tiên Chúa!
Ngô Chân Lưu nói:
Đại tướng quân nghĩ thế cũng có lý, song binh pháp, nếu kẻ nào yếu thì hãy đánh trước. Mạnh lấn yếu, xưa nay vẫn thế mà. Ngô Nhật Khánh còn trẻ, tuy gọi là sứ quân, nhưng binh sĩ chẳng qua là gia nhân đầy tớ, nha tướng chẳng qua là lũ quản gia, tổng quản cất nhắc lên. Quân ô hợp vừa mộ đến, chưa được huấn luyện kỹ càng, đánh là thắng thôi. Còn Phạm Phòng Át ư? Phòng Át có đất Hồng Châu, sông đầm dày đặc. Trước đây là căn cứ địa của Triệu Việt Vương, quân của nhà Hậu Lương bên Tần có Trần Bá Tiên rất giỏi, mà, nhờ vào địa thế, Triệu Quang Phục còn đánh trả được, khiến Bá Tiên không làm gì nổi! Vậy hãy hòa Phạm Phòng Át là hơn!
Đinh Điền vặn hỏi:
Nếu ta hòa mà Phạm Phòng Át giả hòa, nhân khi ta đi đánh Ngô Nhật Khánh, Phạm Phòng Át cất đại quân đi đánh Giao Thủy rồi tiến vào Hoa Lư thì sao?
Ngô Chân Lưu trả lời ngay:
-Đinh đại tướng quân lo xa thế, chí phải.
Nhưng Phạm Phòng Át bên nách có Đỗ Cảnh Thạc ở Tế Giang, Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt; xa hơn chút thì có Lý Lãng Công Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du, chắc ông ta không dám cất quân đánh chúng ta đâu! Hòa Phạm Phòng Át đánh Ngô Nhật Khánh là hợp hơn cả.
Đinh Bộ Lĩnh vỗ vai Ngô Chân Lưu nói:
-Kế của quân sư là rất phải. Chúng ta nên theo kế ấy. Tuy là kéo quân đi đánh Ngô Nhật Khánh, nhưng cũng phải để một số quân tinh nhuệ ở lại phòng thủ Giao Thủy và Hoa Lư mới được! Nhưng ai là người đi sang thuyết khách Phạm Phòng Át đây?
Ngô Chân Lưu nói:
-Tôi thấy đại vương đã nhằm tôi rồi đấy.
Còn ngại tôi có đi hay không? Vì nghĩa lớn của đất nước, thì kẻ tu hành này nào có xá gì?
Vạn Thắng Vương mừng lắm, bảo:
-Thật là trời cho ta vị sư thầy giỏi nhất nước này đây.
Nói đoạn, chuẩn bị lễ vật cho Ngô Chân Lưu sang hòa nghị với Phạm Phòng Át. Sai Nguyễn Bặc ở lại trấn giữ Giao Thủy và Hoa Lư. Vạn Thắng Vương đem năm ngàn quân tinh nhuệ đi đánh Ngô Nhật Khánh... Cùng đi có Đinh Điền và Đinh Liễn. Ngô Chân Lưu cũng đi sang châuĐằng đểdùng ba tấc lưỡi thuyết phục Phạm Phòng Át. Vạn Thắng Vương tiễn Ngô Chân Lưu xuống thuyền. Trước khi thuyền nhổ neo, Vạn Thắng Vương hỏi:
-Xin quân sư cho biết chuyến chinh phục đầu tiên này của Đinh Bộ Lĩnh thế nào?
Sư cười, đọc bài kệ như sau:
-Ngựa giỏi lên phương Bắc, Tiếng hí vang núi rừng...
Trai tài gặp gái sắc, Hây hẩy gió nồm nam... Thiện tai Thiện tai...1Rồi quảy níp xuống thuyền.
Ngô Chân Lưu đẩy thuyền vào bãi. Bốn bề lau lách âm u. Tiếng chim bìm bịp như tiếng ma hù dọa. Cá quẫy rùng sóng nước. Những đám sậy, mỗi khi gió mạnh thổi lại vi vút như một thế trận bát quái, lối nào cũng là vào, mà cũng là ra, vừa kín, vừa hở.
Các trạm gác của sứ quân Phạm Phòng Át rất quy củ. Ngô Chân Lưu đang ruổi thuyền đi, chợt nghe phía trước, có tiếng mái chèo vỗ, ngẩng mặt nhìn lên. Trời đã hé ra những mảng lam tím cao vời vợi. Những tảng mây trắng cứ mỏng dần. Trên đầu một đàn giang đang giăng hàng chữ nhất, cất tiếng kêu thích thú, bay về phía những cồn xanh bên cửa biển.
Chợt nghe tiếng dây cung bật đánh tách một tiếng, rồi, một con giang lớn đang bay, lảo đảo, rồi rơi thẳng xuống, ngay trước đầu thuyền của sư thầy Ngô Chân Lưu chưa kịp ngẩng lên thì đã có tiếng chào ấm mà vang. Một chiếc thuyền chiến, ở đầu mũi, một viên tướng trẻ rất hào phóng, cất tiếng chào:
- Xứ Đằng Châu chúng tôi vinh hạnh được đón vị cao tăng giáng lâm!
Ngô Chân Lưu đoán đó là Phạm Công Tử, con Phạm Phòng Át. Quả nhiên, Công Tử chắp tay nói:
- Sát sinh trước mặt vị chân tu, quả là thất lễ. Xin tha thứ! Song cha tôi rất thích ăn thịt chim trời nướng. Thấy chúng bay qua, tôi bắn con đầu đàn về để đãi khách! Không biết cao tăng có định dùng cơm mặn với thịt chim trời chăng?
Ngô Chân Lưu nói:
-Đa tạ, đa tạ. Chỉ xin một đĩa xôi thơm, mấy hạt muối trắng là được rồi. Tôi muốn được công tử cho ra mắt Phạm Lệnh Công!
Phạm Công Tử nói:
-Thì cha tôi, sai tôi đi đón cao tăng đây mà!
Ngô Chân Lưu đi mất một canh giờ, qua mấy trại đóng quân, thấy cờ xí trang nghiêm, quân sĩ thuyền bè chỉnh tề, khí giới sắc và sáng loáng... Lại có cả những máy bắn nỏ liên châu của loại thuyền chiến đặc biệt. Ngô Chân Lưu thầm phục uy vũ của người cầm quân ở châu Đằng.
Phạm Phòng Át tuy tuổi đã cao nhưng dáng vẻ quắc thước, đường hoàng. Mắt xếch mà sáng, mũi thẳng, tay dài, đầy khí tượng kẻ anh hùng. Phạm Sứ quân đón Ngô Chân Lưu vào trong trướng nói:
-Thiện tai, thiện tai. Phòng Át này, tu từ kiếp nào mà được tiếp kiến vị cao tăng này đây! Phòng Át, lâu nay chỉ mong đón ngài về làm thầy, không dè Đinh Bộ Lĩnh lại nhanh tay đón trước mất. Nhưng biết đâu, nhỡ khi, trò chuyện hợp ý tâm đầu, Ngô cao tăng lại ở lại châu Đằng với họ Phạm này!
Rồi rót trà ngon, hai tay ân cần mời Ngô Chân Lưu.
Ngô Chân Lưu kính cẩn đưa thư của Đinh Bộ Lĩnh cho Phạm Phòng Át. Thư viết:"Đinh Bộ Lĩnh cúi đầu dâng lời tâm huyết lên Phạm Lệnh Công xem xét: Lĩnh này là con nha tướng của Ngô vương, lẽ nào không muốn giang sơn về một mối. Cho nên trong thời Ngô Tiên Chúa, tuy không về triều thụ chức, nhưng cũng yên phận ở Hoa Lư. Song, lẽ đời biến thiên, Dương Tam Kha gây loạn, Ngô Xương Văn tuy lấy lại ngôi vua nhưng nhu nhược, Ngô Xương Ngập thì bất tài lại hám quyền, do đó thế nước bị vỡ, chia làm mười hai sứ quân. Đất không chịu trời, trời không chịu đất! Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Lệnh Công nổi danh tài trí, khảng khái hơn đời. Sống quân tử như mạnh Thường Quân, ham kết nghĩa như Kê Khang, Nguyễn Tịch. Đang khi các sứ quân xưng hùng, xưng bá, nếu ta kết liên hòa hiếu, thì, những kẻ hung hãn không dám đụng đến, mà quân sĩ cũng được nhàn. Hơn nữa, nếu kẻ nào đụng đến Đằng Châu, Phạm Lệnh Công đánh tiếng, Đinh Bộ Lĩnh này đâu để chúng yên! Hoặc có đứa càn rỡ xâm phạm Hoa Lư, Phạm Lệnh Công hẳn sẵn lòng giúp dập... Kẻ bất tài cầm cờ lau này, nhờ cao tăng Ngô Chân Lưu, đem chút lễ nhỏ, dâng lên Lệnh Công, xin được cùng nhau hòa hiếu, không xâm lấn nhau, không gây phiền hà cho nhau. Ai giàu nấy hưởng, ai mạnh nấy tự cường, tình hữu hảo láng giềng, trước sau như một. Được như thế Bộ Lĩnh này thật vô cùng hân hạnh. Nếu Lệnh Công ưng thuận, xin đến tận trướng ra mắt".
Phạm Phòng Át xem thư xong bảo Ngô Chân Lưu:
-Tôi nghe cao tăng Phật học uyên thâm, sành binh pháp lại giỏi cả thi, văn lẫn nhâm, cầm, độn, toán... Lòng người đã đành, nhưng còn ý trời, xin Ngài bói cho tôi một quẻ về chuyện này.
Ngô Chân Lưu lấy cỏ thi trong bọc, trai giới, ngay đêm ấy làm phép bói dịch. Quẻ bói như sau:
Lục tam: Thực cựu đức, trinh lệ, chung cát, hoặc tòng vương sự, vô thành!
Hòa thượng trao quẻ bói cho Phạm Phòng Át. Phòng Át xem qua rồi trân trọng thưa:
-Xin sư thầy giảng cho!
-Đây là quẻ "Hào 3 âm, lời kinh dạy rằng: Cứ yên ổn hưởng cái đức cũ củamình, ăn ở cho chính đáng mà để lòng lắng sợ thì rút cục sẽ tốt đẹp, nếuphải theo việc của ngôi trên, thì cũng đừng mong thành công".
-Xin cao tăng giảng cho kỹ thêm!
Ngô Chân Lưu giảng tiếp:
-Hào 3 này đã âm nhu, lại không vào ngôi thẳng, ở chông chênh trên cùng quẻ khảm, chung quanh đều là kẻ thích gây sự, rùm beng, do đó, hào 3 thường phải luôn lắng sợ, hiểu biết, giữ gìn, thì sẽ yên ổn. Hào 3 có hào 6 ở trên ứng và thiện chí. Hào sáu là dương, mạnh, lại là ngôi cao, nên có xu hướng lôi hào 3 theo. Do đó phận hào 3 nên an phận thủ thường, đừng ham danh lớn, ham lập công như vậy mới là điều tốt lành!
Phạm Phòng Át nghe ra nói:
- Ý trời đã thế thì Phạm Phòng Át này trái sao được.
Liền lập hòa ước với Vạn Thắng Vương.
ĐinhBộ Lĩnh, Đinh Liễn, Đinh Điền tiến quân vào đất Dương Lâm. Quân của Ngô Nhật Khánh thường là quân kỵ và quân bộ. Khánh cho đắp thành đất, nhưng chưa xong, còn nham nhở.
Khánh vốn sinh ra trong dòng dõi hùng trưởng, tuy thông minh, nhưng ít trải nghiệm trong đời. Khánh thích dùng quân trẻ, tướng trẻ. Từ đám gia thần, nha tướng được sắp xếp cho lo các việc chu cấp vũ khí, lương thực, lo chuyện đắp thành, dựng trướng phủ, còn quân sĩ của Ngô Nhật Khánh đều trẻ măng như chủ tướng.
Khánh lại thích cho quân mặc đẹp, do đó, quân sĩ đều lấy gấm đỏ làm quần áo, lấy nỉ đen làm mảnh hộ tâm và che vai. Riêng những quân kỵ thì Ngô Nhật Khánh đích thân chọn lấy từng con ngựa. Bầy ngựa của Ngô Nhật Khánh chia ra làm hai đạo quân. Một đạo do một nha tướng trắng trẻo, vận áo đen, quần chẽn đen, đội khăn đen, cầm dáo dài, lưng giắt những mũi chủy ngắn và ống tên, vai đeo cung, cưỡi ngựa xám, bờm đen. Một đạo do một nha tướng rắn rỏi, cao to, mắt xếch, cằm vuông, râu đen nhánh đầy cằm, tay cầm một thanh long đao, mặt đỏ, biệt hiệu là Tiểu Vân Trường, cưỡi ngựa đỏ bờm đỏ... Quân sĩ của hai đạo quân đều cưỡi ngựa mầu lông và bờm đều giống in ngựa của chủ tướng.
Nghe tin Vạn Thắng Vương đến, Ngô Nhật Khánh, không cần bàn bạc với chủ tướng, liền dàn trận ra đánh.
Đinh Bộ Lĩnh ngồi trên xe gỗ, một ngựa kéo, hai bên là Đinh Điền và Đinh Liễn cưỡi ngựa. Quân sĩ dàn phía trước mặt. Thấy phía quân Ngô Nhật Khánh, vào trận mà ăn mặc như quân trẩy hội, Đinh Liễn thừ mặt không nói gì. Đinh Điền cười khẩy mà đáp.
-Mấy thứ người ngựa của đám nhà giầu kia, chỉ đáng cưỡi rong chơi ngắm hoa trong kinh thành, chứ trận mạc gì!
Đinh Điền nói chưa dứt câu thì quân Ngô Nhật Khánh đã phi ngựa ào xông lên trước, Đinh Liễn, Đinh Điền thúc ngựa ra nghinh chiến. Quân Hoa Lư rẽ lối cụm lại thành những vuông người, lấy cung từ xa bắn thẳng vào chân ngựa, mắt ngựa. Nhưng đám ngựa của Ngô Nhật Khánh, phi rất nhanh lao thẳng đến. Kỵ sĩ đâm chết được vài trăm quân của Vạn Thắng Vương.
Đinh Bộ Lĩnh, phất cờ vàng sang ngả trái lại phất sang ngả phải. Đinh Điền và Đinh Liễn, quay ngoắt sang hai phía sườn đồi, nhử hai đạo kỵ binh của Ngô Nhật Khánh đang hò hét đuổi theo. Tuyến giữa chỉ còn Ngô Nhật Khánh và đám quân bộ. Nhật Khánh thấy Bộ Lĩnh còn lại một mình trên xe, không có ai phù trợ, liền xông lại đánh, nghĩ bụng bắt sống được Vạn Thắng Vương, mọi sự đều xong xuôi.
Vạn Thắng Vương quay xe chạy khuất vào một khúc quanh. Ngô Nhật Khánh thúc ngựa đuổi. Khi ngựa xáp đến nơi thì chỉ thấy xe, không thấy Bộ Lĩnh đâu cả. Đang ngơ ngác kiếm tìm thì phía sau lưng đã nghe thấy tiếng quát vang mà lớn:
-Vạn Thắng Vương đây cơ mà!
Ngô Nhật Khánh quay lại thì ngựa của Đinh Bộ Lĩnh đã xô tới, và với một sức khỏe phi thường, chỉ hai hiệp, Ngô Nhật Khánh đã bị đâm ngã ngựa. Quân sĩ xô lại trói Nhật Khánh xông vào chiếm Đường Lâm.
Vạn Thắng Vương cho một trăm quân cầm loa leo lên các cây cao chõ về hướng các cánh quân của nha tướng Ngô Nhật Khánh, thét vang:
-Nhật Khánh đã bị bắt. Quân Đường Lâm hãy đầu hàng, Vạn Thắng Vương sẽ tha mạng.
Tiếng loa dội vào núi sâu. Đinh Điền, Đinh Liễn thúc quân kỵ vây đám quân của Tiểu Vân Trường và tướng thư sinh. Tiểu Vân Trường bị Ðinh Liễn đâm chết. Tướng mặt trắng thì bịÐinh Điền tóm gáy, bắt sống.
Vạn Thắng Vương hội quân ở Đường Lâm. Xuống lệnh, trừ vũ khí quân dụng, kho lương của Nhật Khánh, quân sĩ không được tơ hào mảy may cái tơ, cái tóc của dân chúng. Những chiến lợi phẩm thu được trong trận mạc đều nộp lại cho chủ tướng. Quân Hoa Lư răm rắp tuân theo.
Vạn Thắng Vương cho giải Ngô Nhật Khánh đến trước mặt mà bảo:
-Ngô Nhật Khánh, bây giờ ngươi nghĩ thế nào?
Nhật Khánh cứng cỏi đáp:
-Họ Ngô đã dựng nghiệp, lên ngôi, đứng đầu thiên hạ. Nay chẳng may gặp kẻ loạn thần Dương Tam Kha gây rối mà mất nước. Ta lăm khôi phục cơ nghiệp của tiên chúa. Việc không xong, chém thì chém, hỏi làm gì?
Đinh Bộ Lĩnh thét võ sĩ lôi ra chém! Vừa lúc ấy từ phía ngoài có một thiếu phụ dáng mảnh mai, yểu điệu, chạy tới ôm lấy chân Vạn Thắng Vương, khóc mà rằng:
-Tiên chúa, hậu chúa đã mất rồi. Thiên Sách Vương cũng chẳng còn cậy nhờ gì nữa. Mẹ con thiếp lui về giữ thực ấp họ Ngô ở Đường Lâm, thiếp chỉ còn mỗi một mụn con là Nhật Khánh, xin đại vương nghĩ tình xưa của tiên chúa đối với họ Đinh mà tha chết cho nó.
Đinh Bộ Lĩnh nâng thiếu phụ dậy. Ông sững sờ về vẻ đẹp của bà. Tuy tóc rối, mặt nhòa lệ, nhưng gương mặt trái xoan, làn môi, gương mặt đầy vẻ thanh tú, xinh tươi. Bộ Lĩnh nhớ đến lời kệ của Ngô Chân Lưu đọc khi chia tay dưới bến sông Hoàng Long, cảm thấy sư thầy đã tiên tri mình được gặp giai nhân, liền ân cần nói:
-Phu nhân đã van xin cho giọt máu cuối của họ Ngô, ta nào nỡ giết. Có điều, phu nhân phải theo ta về Hoa Lư, ta sẽ phong phu nhân làm hoàng hậu, coi Nhật Khánh như con của ta, ta sẽ gây dựng cho Khánh nên người hữu ích...
Phu nhân còn đang lưỡng lự,Vạn ThắngVương nghiêm mặt mà nói:
-Một là mẹ con mãi mãi được bên nhau, hưởng phú quý dài lâu, hai là xẩy đàn tan nghé, phu nhân chọn đằng nào thì chọn!
Phu nhân nước mắt chan hòa, quỳ lạy một lần nữa mà nói:
-Cái thân thiếp cũng là thứ bỏ đi rồi, đại vương còn dùng làm gì nữa! Nhưng, đại vương phải hứa với thiếp, đừng bao giờ mưu hại Nhật Khánh!
Vạn Thắng Vương nói:
-Ta hứa với nàng...
Các người hầu, con ở, họ hàng ở lại Đường Lâm. Đinh Bộ Lĩnh chọn lấy những người đẹp đem về Hoa Lư. Vạn Thắng Vương đểĐinhĐiền ở lại giữ Đường Lâm, biên chế quân của Ngô Nhật Khánh ghép vào các đội thủy, bộ, kỵ của mình. Đinh Liễn thấy em gái của Ngô Nhật Khánh xinh đẹp, cũng xiêu lòng, xin cha lấy cho mình. Đinh Bộ Lĩnh nói với phu nhân. Thân cô, thế yếu, phu nhân cũng đành chịu lời.
Để cho phu nhân yên lòng, tin vào lời hứa của mình. Vạn Thắng Vương gả con gái cho Nhật Khánh rồi kéo quân về Hoa Lư.
Vạn Thắng Vương mừng thắng trận, khao quân rồi sai Nguyễn Bặc lo lễ thành hôn cho mình, Đinh Liễn và Ngô Nhật Khánh...
Hôm ấy, quân sĩ Hoa Lư vui say nghiêng ngả. Vua dự hết các cuộc thi đá cầu, đánh phết, bắn cung, rồi dẫn hoàng hậu về cung.
Đinh Liễn cũng dẫn vợ về dinh, cho quân sĩ ăn uống thả cửa.
Chỉ riêng Nhật Khánh dẫn vợ đến chào bố vợ, chào mẹ, rồi sóng vai chồng vợ về dinh phủ mới của mình. Lòng Nhật Khánh buồn rười rượi, song vẫn cố làm ra vẻ vui vẻ..., chiều chuộng vợ. Thấy Nhật Khánh đẹp trai, ăn nói dịu dàng nên công chúa họ Đinh rất mãn nguyện. Nàng e lệ để chồng dắt tay vào phòng riêng, nơi treo đèn, kết hoa lộng lẫy nhất trong ba đám cưới!
Ngô Chân Lưu ở phía chùa, xuống mừng cha con Bộ Lĩnh. Vạn Thắng Vương rất vui, ra đón Ngô Chân Lưu tận ngoài trướng, vái lạy mà thưa rằng:
-Lời sư thầy quả đã đoán hết được việc quá khứ, tương lai.
Ngô Chân Lưu chỉ cười, mắt nheo nheo với Nguyễn Bặc rồi theo Bộ Lĩnh vào trong trướng.
Khi Bộ Lĩnh say, dắt vợ mới vào trong nhà, Ngô Chân Lưu thừ mặt buồn, không nói gì cả.
Nguyễn Bặc hỏi:
-Sư thầy có điều gì bận tâm vậy?
Ngô Chân Lưu chỉ khẽ ngâm bài kệ:
Thông rừng, gió núi chiếu bên hiên Lọ cảnh binh đao, lọ cảnh thiền? Người động, người thì ưa cảnh tĩnh Ngày tàn trời đất ghé sang đêm...
Nguyễn Bặc cố nghiền ngẫm ý tứ thâm thúy, nâng cốc rượu không uống, buột thở dài...
Ở Hoa Lư chừng ba tuần, Ngô Nhật Khánh dẫn vợ vào ra mắt Vạn Thắng Vương nói:
-Tâu phụ vương, con nghe Hoa Lư có nhiều thắng cảnh, con xin được ngao du, đi thăm thú để thưởng lãm.
Đinh Bộ Lĩnh rất vui, bảo:
-Con đem con gái ta theo. Nó rất thuộc những hang động ở đây... Nó sẽ cho con thấy Hoa Lư không chỉ có ngàn lau, rừng lim mà còn có cả những hang động, suối núi đẹp như cảnh tiên vậy.
Liền cho một đạo quân thủy gồm mười thuyền nhỏ, đem lương thực, vũ khí theo đề phòng thú dữ, dẫn phò mã đi chơi sông, nước.
Ngô Nhật Khánh đi qua những dãy núi rất đẹp, luồn qua những hang ngầm trên nước ở Bích Động rồi lại leo lên núi Dục Thúy ở nách sông Hoàng Giang...
Bỗng một đêm, Ngô Nhật Khánh cầm đao, gí vào cổ viên đội trưởng theo hầu, bảo chở thuyền thật nhanh ra cửa biển, rồi giương buồm cứ thế nương gió đi mãi, đi mãi vào đàng trong. Đi ba ngày ba đêm, theo đường biển đã đến đất châu ạ, châu Lý của Chiêm Thành, Ngô Nhật Khánh gọi vợ đến trước mặt, mắng rằng:
-Cha mày cậy mạnh, ức hiếp mẹ con ta, đâu phải chỗ ta nương tựa. Ta làm sao quên được nỗi uất ức này! Nàng hãy trở về Hoa Lư đi! Ta đi tìm nơi khác để nương tựa vậy...
Nhật Khánh lấy gươm xẻo má vợ, rồi gọi viên đội trưởng đến, bắt chở nàng về Hoa Lư...
Công chúa họ Đinh về đến nhà ra mắt cha, khóc ầm lên, đòi cha giết mẹ Nhật Khánh để trả thù. Đinh Bộ Lĩnh nhìn mặt con, tức bầm ruột, nhưng làm sao bỏ nổi người đẹp, liền an ủi con gái rồi sai đưa về phủ riêng của công chúa!
NguyễnBặc có lệnh được đòi vào trướng phủ. Bặc đi ngay. Cứ tưởng Vạn Thắng Vương thế nào cũng say sưa bên người vợ mới, chí ít là hàng tuần trăng. Không dè Đinh Bộ Lĩnh kéo Nguyễn Bặc ngồi ngang hàng như thuở còn kết bạn bè, hỏi ngay:
- Thắng Ngô Nhật Khánh rồi, bây giờ đánh đâu, dừng đâu đây?
Nguyễn Bặc nói:
-Mười hai sứ quân, hòa một diệt một, chỉ còn non mười. Ta nay vào hàng mạnh nhất, có thể đè lấn các hùng trưởng khác. Bây giờ là lúc đánh vào kẻ mạnh, chứ không phải đánh kẻ yếu như trước!
Nguyễn Bặc nói tiếp:
-Mười sứ quân còn lại, tôi thấy mạnh nhất, có lẽ là Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động, kế đến là Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt nên đánh hai người này. Nếu đại thắng, thì chắc chắn các nơi khác đều có thể chinh phục được.
Đinh Bộ Lĩnh cau trán hỏi:
-Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (nay là Triệu Sơn, Thanh Hóa) thế nào?
Nguyễn Bặc nói:
- Con thỏ non chạy tít tận miền rừng núi âm u ấy, đáng kể gì!
Vạn Thắng Vương gật đầu:
-Ông nói đúng. Đánh Tây Phù Liệt vàĐỗĐộng là theo lối tằm ăn dâu. Từ nơi đứng chân, ta ngoạm sang trái, ngoạm sang phải. Đường Lâm lấy rồi, thì chẳng có cách nào là đánh Đỗ Cảnh Thạc và Nguyễn Siêu thôi! Nhưng đánh thế nào để chắc thắng! Đỗ Cảnh Thạc là một viên tướng lão luyện, không phải đùa đâu!
Rồi ghé vào tai Nguyễn Bặc nói nhỏ mấy câu, cười ầm lên nói rằng: cứ như thế như thế...
Ngay hôm sau, Đinh Bộ Lĩnh giao cho quốc sư Ngô Chân Lưu giữ Hoa Lư, Trần Thăng (em ruột Trần Minh Công) giữ Giao Thủy còn mình cùng Đinh Liễn, Nguyễn Bặc kéo quân thủy bộ, tiến đánh Đỗ Cảnh Thạc và Nguyễn Siêu.
Nguyễn Bặc đem quân vây thành sứ quân của họ Nguyễn, hò reo dữ dội, quyết chí đánh bằng được. Nguyễn Siêu đốc quân ra bốn mặt Tây Phù Liệt để chống đỡ.
Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Điền dốc quân vây Đỗ Động. Đỗ Cảnh Thạc đem quân ra nghênh chiến...
Hai bên đánh nhau dữ dội đến vài ba ngày liền. Vạn Thắng Vương cho thuyền đậu kín bãi Bắc sông Nhuệ, sai quân bộ quân kỵ ép ở hai phía đông và nam...
Đinh Bộ Lĩnh cưỡi voi đánh thẳng vào mặt giữa thành...
Đỗ Cảnh Thạc thấy quân Hoa Lư muốn đánh nhanh, thắng nhanh, nên cho quân đóng chặt cửa thành chính, rồi dàn quân ở bốn mặt thành cố thủ...
Đinh Bộ Lĩnh thúc quân đem thang móc câu, đánh đến ngày thứ bảy, cứ rập rình mãi không nổi!
Phía Tây Phù Liệt, thấy Nguyễn Bặc đang vây đánh quyết liệt, bỗng để lại một nửa số quân, không thúc ép dữ dằn như trước. Nguyễn Siêu cho là Bặc, phải đem quân về cứu ứng cho Đinh Bộ Lĩnh đánh Đỗ Cảnh Thạc, liền nửa đêm cho quân đánh thẳng vào dinh quân của Nguyễn Bặc.
Nào ngờ, khi kéo quân đến, lấy giáo đâm vào người thì mới biết đó chỉ là hình nhân. Đuốc đèn đặt vào tay hình nhân đều là đuốc dầu lạc, nhựa thông Hoa Lư, cháy rất đượm.
Biết là mắc mưu, Nguyễn Siêu vội rút quân ra, thì bốn phía đồng, quân của Nguyễn Bặc reo hò dậy đất, xông vào giết, chém... Nguyễn Siêu bị Nguyễn Bặc chém chết, rồi dẫn quân xông thẳng vào chiếm lấy Tây Phù Liệt...
Đến mờ sáng thì quân của Nguyễn Siêu chết rất nhiều. Số còn lại đầu hàng hoặc từng tốp, từng tốp lẩn tránh sang đất khác...
Quân của Tây Phù Liệt thua chạy về Đỗ Động, Vạn Thắng Vương không bắt, cứ mặc kệ cho chúng ùa đến chân thành, xin được nhờ cậy Đỗ Cảnh Thạc. Chỉ những đám nào chống cự với quân Hoa Lư, thì họ mới vây đánh và bắt giữ... Bọn tàn quân này, kêu khóc ầm ĩ, đòi Đỗ mở cửa thành... Lúc này, Đinh Bộ Lĩnh án binh bất động... Đỗ Cảnh Thạc cũng đang cần thêm quân, nên thả dây xuống kéo từng tên quân lên, khám xét kỹ lưỡng, thu vũ khí rồi, sai các tướng tra hỏi kỹ càng, nếu đúng là quân Nguyễn Siêu thì ghép vào hàng ngũ đưa lên mặt thành để chống trả với quân sĩ từ Hoa Lư đến.
Nguyễn Bặc đã đem quân đến trợ chiến... Quân vây Đỗ Động kín vòng trong, vòng ngoài Vạn Thắng Vương khoác áo vàng thúc roi đánh vào mặt chính giữa, thế rất nguy cấp...
Đỗ Cảnh Thạc cho bắn tên độc, dùng gậy ngắn vót nhọn cũng tẩm độc, chọn những tên lính khỏe mạnh, thay nhau lên mặt thành, bắn và ném vào lũ người đang leo bám ở chân thành Vạn Thắng Vương vây thêm ba ngày nữa vẫn không đánh được. Đỗ Cảnh Thạc lên lầu vọng địch, sắc mặt vẫn bình tĩnh ung dung. Đinh Bộ Lĩnh cho tướng đến khiêu khích, thét gọi: - Đỗ Cảnh Thạc, tưởng ngươi là một tướng kiêu hùng của Ngô Tiên Chúa, hóa ra, chỉ là một con dế thò thụt ở trong hang...
Lại cho người mặc quần áo đàn bà, đóng giả làm Đỗ Cảnh Thạc, nhút nhát, hãi sợ trước đám lính của Hoa Lư. Mặc cho Đinh Bộ Lĩnh làm nhục, Đỗ Cảnh Thạc vẫn cố thủ không đem quân ra đánh.Đinh Bộ Lĩnh càng thúc quân đánh giữ ở mặt chính...
Bỗng Đỗ Cảnh Thạc thấy quân phía sau rối loạn, rồi tiếng reo ầm ở ngay trong lòng thành Đỗ Động, đàn bà con trẻ nhốn nháo, quân sĩ bị dồn đến mặt thành chính. Cảnh Thạc cứ tưởng tướng của mình theo giặc làm loạn, hóa ra, cái đám quân của Nguyễn Siêu xin trú chân bữa nọ, quá nửa là do các đội tiềm nhập của Đinh Bộ Lĩnh trà trộn vào. Nhân lúc Cảnh Thạc lo giữ mặt chính, họ đã chém tướng mở cửa phía nam thành cho quân Nguyễn Bặc kéo vào!
Biết là Nguyễn Bặc đã thành công, Đinh Liễn cũng đã vào được ở mặt đông thành, Đinh Bộ Lĩnh thúc voi cùng quân sĩ ào lên, đánh ập lại. Đỗ Cảnh Thạc còn đang nhảy ra mặt thành để đốc chiến, không cho lính bỏ chạy, thì đã bị Đinh Bộ Lĩnh phóng một mũi lao, trúng cổ, nhào xuống chết, máu phun xối xả...
Quân Hoa Lư vào Đỗ Động, kính già trọng trẻ, đem gạo, muối phát cho những người thiếu, đói... Dân chúng vô cùng cảm kích...



Quân thủy của Nam Tấn Vương xuôi thuyền từ Loa Thành, ra sông Cái rồi tiến về thôn Đường và thôn Nguyễn.

Thủ lĩnh thôn Đường đem vài chục chiến thuyền ra nghênh chiến. Ngô Xương Văn nổi trống tung quân vào đánh..., đuổi gấp vào đến tận đầu thôn... Quân của thôn Nguyễn bỏ thuyền rút chạy vào trong làng. Ngô Xương Văn thúc quân đuổi theo. Thôn Đường nhử cho Nam Tấn Vương đưa quân vào làng, đồng thời đốt lửa báo hiệu cho thôn Nguyễn đến ứng cứu.

Quân của Nam Tấn Vương truy đuổi bọn lục lâm thôn Đường, đến ngõ nào cũng thấy chúng hò hét rồi chạy tụt xuống hút bờ ao mất..., Xô đến nơi thì bọn cướp lẩn đâu cả. Lính quay trở ra, đã thấy bọn chúng đứng trên các nóc nhà, đem tên tẩm độc bắn gục ngay trong ngõ. Ngô Xương Văn thấy lính của mình chết ngập trong ngõ ngách làng Nguyễn, thất kinh, định rút quân ra. Nhưng không kịp nữa, tiếng phèng la tiếng trống thúc từ các ngõ vang lên. Người thôn Nguyễn lại từ lối chính kéo vào, người thôn Đường từ cuối ngõ ập đến. Đám quân của Nam Tấn Vương hết sức phò chủ tướng, nhưng cứ dần dần gục xuống trước dáo, mác của đám hảo hán, lục lâm.

Cuối cùng thì Nam Tấn Vương, dù đâm chết được thủ lĩnh thôn Đường, nhưng cũng bị thủ lĩnh thôn Nguyễn và đám bạn binh giết chết...

Tin Nam Tấn Vương chết trận loan truyền về kinh đô, làm hoang mang khắp cả dân chúng. Nhiều người bỏ Loa Thành chạy về quê. Trong lúc xáo trộn. Đinh Liễn liền cải trang làm người thường, cho đám quân canh giữ con tin ít vàng bạc rồi bỏ về Hoa Lư...

Vương nghiệp của họ Ngô thật sự đã tan,khó bề hàn gắn. Người hai thôn Đường, thôn Nguyễn nhân thế giết được Nam Tấn Vương, kéo vào Loa Thành, giết người, cướp của rất tàn bạo. Dương Cát Lợi lúc ấy đã già, cũng lui binh về giữ đất quê mình. Đỗ Cảnh Thạc lui quân về Đỗ Động, xưng là Đỗ Cảnh Công Lòng người lại phân tán. Loa Thành hoang vắng không khác gì một cảnh chợ chiều.

Trần Minh Công ở Giao Thủy đã khỏi ốm, nhưng tuổi đã cao. Đinh Bộ Lĩnh từ khi quân triều đình rút đi, hùng mạnh hẳn lên, nhanh chóng lấy thêm tráng đinh ở Hoa Lư vào quân ngũ, cho ngả cây lớn, đóng thêm hàng trăm chiến thuyền.

Đinh Bộ Lĩnh cứ chia quân ra năm người làm một ngũ, có ngũ trưởng chỉ huy, năm ngũ làm một ban, có ban trưởng đứng đầu! Mười ban họp lại làm một đội, có đội trưởng chỉ huy

Trong quân chia làm quân chiến và quân thợ. Quân thợ chỉ lo đóng thuyền, rèn vũ khí... Quân chiến thì gồm quân thủy và quân bộ. Mỗi một đội quân bộ lại có một tốp quân kỵ khoảng năm mươi chiến binh, khi xung trận, thường lao lên trước, giao chiến, mở đường. Khi đánh đường núi thì họp các tốp kỵ binh thành một đội, giao cho một đội trưởng làm thủ lĩnh. Trần Minh Công vào Hoa Lư xem Đinh Bộ Lĩnh luyện quân, phục và khen mãi, rồi giục Bộ Lĩnh nhanh chóng sang Giao Thủy để lập lại các cơ ngũ theo cách của Hoa Lư...

Vừa lúc đó, Đinh Liễn bị đưa đi làm con tin, vừa từ Loa Thành thoát được. Cha con, ông cháu gặp nhau, ràn rụa nước mắt. Đinh Bộ Lĩnh rất vui, truyền lệnh:

-Hãy nổi trống đồng và khánh đá lên!

Rồi cho giết trâu, mổ dê, mở tiệc khao quân, mừng đón sự chấn hưng của Hoa Lư và đón Đinh Liễn trở về.

Đinh Bộ Lĩnh hỏi chuyện con về việc ở Loa Thành. Đinh Liễn bảo cha:

-Kinh đô bây giờ không còn là nơi tụ hội nhân tài nữa! Cha liệu định thế nào?

Đinh Bộ Lĩnh nói:

-Thời vùng vẫy của ta đã đến. Con về đúng lúc. Ta sẽ giao cho con đặc trách việc sắm thêm thuyền bè và ngựa quý. Rồi con xem, các tướng sẽ nổi lên mỗi người hùng cứ một phương. Sứ mệnh của họ Ngô đã trao sang cho người khác rồi. Họ Đinh ta phải nhân cơ hội này thâu tóm lấy thiên hạ. Lúc này là lúc hổ giơ nanh, múa vuốt đây! Con về thật đúng lúc.

Quả như lời Đinh Bộ Lĩnh dự doán chỉ trong một tháng, các sứ quân ở khắp nơi mỗi người xưng hùng xưng bá một phương.

Con hoang của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí ở Nam Sách Giang về chiếm cứ Bình Kiều (tức Triệu Sơn, Thanh Hóa ngày nay...) Kiều Công Hãn xưng là Kiều Tam Chế chiếm cứ Phùng Châu (nay thuộc Bạch Hạc, Vĩnh Phúc).

Nguyễn Khoa xưng là Nguyễn Thái Bình, chiếm cứ Tam Đái (thuộc Sơn Tây và Vĩnh Phúc).

Ngô Nhật Khánh là dòng xa Ngô Quyền, tiểu chúa, xưng là An Vương, chiếm cứ Đường Lâm (nay là Sơn Tây).

Đỗ Cảnh Thạc xưng là Đỗ Cảnh Công chiếm giữ vùng Đỗ Động (nay là vùng Thanh Oai, Hà Đông)

-Lý Khuê tự xưng là Lý Công, chiếm giữ Siêu Loại (nay là Bắc Ninh).

Lữ Đường xưng là Lữ Bá Công chiếm cứ vùng Tế Giang (nay là huyện Văn Giang thuộc Hưng Yên).

Nguyễn Siêu, xưng là Nguyễn Hữu Công chiếm giữ Tây Phù Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).

Nguyễn Thủ Tiệp xưng là Lý Lãng Công chiếm cứ Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh).

Kiều Thuận xưng là Kiều Lệnh Công chiếm cứ Hổ Khê (nay là Cẩm Khê, Phú Thọ).

Phạm Bạch Hổ tức Phạm Hồng át chiếm giữ Đằng Châu (nay thuộc Kim Động, Hưng Yên...).

Khi Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân đến Giao Thủy thì Trần Lãm đón vào trướng nói:

-Con đã đến. Ta có việc lớn muốn bàn ngay với con đây. Việc biên chế quân ngũ, bàn sau cũng được!

Đinh Bộ Lĩnh thưa:

-Việc gì vậy, thưa cha!

Trần Lãm nói:

-Ta già rồi, các nơi đều xưng hùng, xưng bá một phương. Con cần xuất đầu lộ diện để thiên hạ biết.

Đinh Bộ Lĩnh dập đầu đến chảy máu, nói:

-Thưa cha, chừng nào cha còn trên thế gian này. Bộ Lĩnh chỉ là tướng của cha sai khiến thôi.

Trần Lãm cảm động lắm, thấy Đinh Bộ Lĩnh quả thực lòng, liền xưng là Trần Minh Công, nhưng toàn bộ binh quyền ở Giao Thủy đều giao cho Đinh Bộ Lĩnh.



Hainăm sau, Trần Minh Công mất, Đinh Điền, Nguyễn Bặc vào muốn Đinh Bộ Lĩnh phải xưng tên hiệu.

Đinh Bộ Lĩnh cười hỏi:

-Hai người định bảo ta xưng hiệu là gì?

Nguyễn Bặc nói:

-Các sứ quân muốn học thời Đông Chu Liệt quốc đều xưng là Công, tức là khiêm nhường chỉ nhận mình làm bá chủ một phương thôi!

Bộ Lĩnh hỏi Đinh Điền:

-Ông nghĩ thế nào?

Đinh Điền nói:

-Tên hiệu là phụ. Tiềm lực và tài đức để thiên hạ phục, mới là thứ cần thiết!

Đinh Bộ Lĩnh gật đầu, cho đó là một ý nghĩ sâu sắc.

Nhưng, từ bên ngoài, Ngô Chân Lưu đã bước vào nói:

-Bần tăng đã nghe các ông bàn về tên hiệu. Nhưng các ông đã hiểu các bậc đế vương trọng tên hiệu như thế nào chưa?

Đinh Bộ Lĩnh vội mời thầy ngồi và xin được giảng giải.

Ngô Chân Lưu nói:

-Tên hiệu phải xứng với tài đức. Điểm khởi đầu xưng tên hiệu, thiên hạ đều trông vào. Vậy tên hiệu còn là tiêu chí, mục đích của người xưng tên hiệu, đại diện cho dân chúng nữa. Khi xưa, nhà Tần mất, Hạng Vũ và Lưu Bang cùng nổi dậy. Hạng Vũ hỏi Phạm Tăng nên xưng tên hiệu là gì? ý của Hạng Vũ muốn xưng hoàng đế, song lúc đó chưa tiện, chỉ xưng là Bá Vương. Còn Lưu Bang khiêm nhường xưng là Hán Vương. Nhưng sau thì ngôi hoàng đế lại thuộc về Lưu Bang mà không thuộc về Hạng Vũ.

Đinh Bộ Lĩnh nói:

-Ta nghĩ rồi, cũng chỉ nên xưng vương thôi. Ngô Tiên chúa thu phục đất nước về một mối, dựng nên tự chủ. Tài đức khiến mọi người đều phục, mà cũng chỉ xưng vương rồi mất. Ta không muốn làm sứ quân mà muốn non sông liền một dải. Ta sẽ bắt các sứ quân phải quy phục. Bây giờ hãy xưng vương, khi đã dẹp xong các sứ quân rồi thì xưng hoàng đế cũng không muộn. Lưu Bang ngày xưa chẳng cũng từng làm như thế sao?

Mọi người đều thấy Đinh Bộ Lĩnh nói thế là phải. Đinh Điền nói:

-Thế thì xưng là Đinh Vương ư?

Nguyễn Bặc nói:

-Sư thầy Ngô Chân Lưu vừa nói, tên hiệu còn là mục đích là hướng đi tới. Tôi biết tài, đức của chủ tướng sẽ vượt lên trên mười hai sứ quân. Đánh đâu thắng đấy. Chủ tướng nên xưng là Vạn Thắng Vương!

Đinh Bộ Lĩnh lặng ngồi, ngẫm nghĩ thêm. Ngô Chân Lưu nói:

-Tôi thấy tước hiệu ấy hợp với chủ tướng đấy. Bởi Vạn Thắng còn là một tước hiệu của một vị Phật có công đức đã được Phật Tổ Như Lai tuyên phong.

Mọi người đều reo lên:

-Thế thì còn phải bàn bạc gì nữa. Rồi rước Bộ Lĩnh đến giữa trướng phủ, đặt lên ngai vàng, cùng các tướng vào lạy mừng tung hô vang lên:

-Vạn Thắng Vương vạn tuế!

Lễ lên ngôi Vạn Thắng Vương khiến cả vùng Hoa Lư - Giao Thủy nao nức. Vua lên ngôi, phong cho Ngô Chân Lưu làm quân sư, Nguyễn Bặc, Đinh Điền làm đại tướng quân, các viên chỉ huy các đạo đều được phong làm tướng quân. Vạn Thắng Vương ban kiểu áo mũ văn võ để phân biệt tước hiệu. Đại tướng quân Đinh Điền chỉ huy quân thủy. Đại tướng quân Nguyễn Bặc chỉ huy quân kỵ và quân bộ. Vua làm lễ tế trời đất, tôn danh hiệu cho cha mẹ sinh và cha mẹ nuôi, dựng đền thờ ở Hoa Lư...

Quân sĩ đều nức lòng.

Đinh Bộ Lĩnh muốn ra quân một trận thật lừng lẫy.

Điểm mặt các sứ quân để cất quân chinh phục thì ở hai bên nách có hai người đáng gờm nhất là Phạm Phòng Át và Ngô Nhật Khánh. Phòng Át vốn làm tướng thời Ngô Vương, lại là người có uy đức. Đất rộng, dân đông, không thể coi thường. Ngô Nhật Khánh thì chọn Đường Lâm, đất dấy nghiệp của Ngô Tiên Chúa. Quân sĩ vốn là những gia nô lâu đời, đều hết lòng sống chết với họ Ngô.

Đánh Phạm Phòng Át nếu thắng thì uy phong sẽ rất lớn. Nhưng đánh không phải dễ, vì quân sĩ của họ Phạm được huấn luyện kỹ càng, ăn no mặc đủ, quân thủy bộ xem ra cũng không thua kém Vạn Thắng Vương. Nếu đánh mà không xong, dây dưa, thì trận đầu không thắng. Quân sĩ từ đó sẽ bớt nhuệ khí mà các sứ quân cũng xem thường!

Vạn Thắng Vương hỏi ý Đinh Điền, Nguyễn Bặc và quân sư Ngô Chân Lưu.

Đinh Điền, Nguyễn Bặc nói:

-Nếu đánh để cho các sứ quân khiếp hãi sau này, thì cứ nên cất quân đánh Đằng Châu. Phạm Phòng Át dẫu mạnh, nhưng quân ta đang lúc đầy dũng khí, muốn lập công lớn. Dấn lên một chút là thắng. Nếu thắng được Phạm Phòng Át thì coi như sự nghiệp lớn đã được non một nửa.

Ngô Chân Lưu sợ Vạn Thắng Vương cũng nóng ruột muốn tự cường, theo kế của Đinh Điền, Nguyễn Bặc, liền xua tay nói lớn:

-Không được, không được. Kế đó chỉ là"được ăn cả, ngã về không!" Đánh ai, hòa ai, liên kết với ai trong việc quân, phải tính toán thật kỹ không hỏng việc lớn đấy.

Đinh Bộ Lĩnh nóng ruột, giục:

-Xin quân sư nên nói ngay vào việc!

-Hành quân gần và nhanh thì mới bất ngờ và thần tốc được. Bây giờ là loạn 12 sứ quân. Họ thường dùng kế "Tọa sơn quan hổ đấu", tức là ngồi trên núi xem hổ đánh nhau. Hai con hổ tranh hùng tất một con chết, một con cũng thương tích đầy mình. Nếu không chết thì cả hai cũng toạc trán, rách vai, đâu còn được như trước. Lúc đó họ mới thôn tính kẻ dại dột... Lại có kẻ chủ trương: "Mi không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến mi". Ta không theo cái cách của họ thì kế sách phải thật chuẩn mực mới được. Tính sai một ly là đi một dặm đấy!

Nguyễn Bặc chớm hiểu được ý của Ngô Chân Lưu, liền nói:

-Quân sư muốn nói, ta phải dùng kế vừa chiến vừa hòa?

Đinh Điền vẫn chủ trương dùng kế "mạnh lấn yếu", cau mày, bảo:

-Nhưng đánh ai mà hòa ai đây?

-Đánh ai ư? - Ngô Chân Lưu nói! - Mười hai sứ quân, kẻ ở xa, kẻ ở gần. Không phải một lúc mà đánh tất cả hơn mười vùng đất được. Đánh gần thì quân sĩ, lương thực đều dễ vận chuyển, dễ thành công. Gần ta nhất chỉ có Phạm Phòng Át và Ngô Nhật Khánh! Tôi cho rằng phải một đánh, một hòa với hai người này!

Đinh Điền vẫn hậm hực, cãi:

-Nếu ta đủ mạnh, chia hai hướng đánh cả Phạm Phòng Át và Ngô Nhật Khánh không được ư?

Nguyễn Bặc thì lẩm bẩm như tự hỏi mình: - Đánh Phạm Phòng Át hay đánh Ngô Nhật Khánh? Hòa Ngô hay hòa Phạm?

Ngô Chân Lưu bàn:

-Theo tôi thì nên hòa Phạm Phòng Át mà đánh Ngô Nhật Khánh!

Đinh Điền ngồi thừ ra không nói gì cả. Nguyễn Bặc cắt ngang lời quân sư, nói ngược lại:

-Thế đánh Phạm Phòng Át mà hòa Ngô Nhật Khánh không được ư? Thế lực của Phạm Phòng Át khá lớn, nếu ta đánh được thì thanh thế của Vạn Thắng Vương sẽ thâu tóm được cả dải đồng bằng, mấy lũ sứ quân, công nọ, vương kia, chẳng mấy chốc mà dẹp được. Hòa với Ngô Nhật Khánh, ta lại được thiên hạ cho là biết thể tình với họ hàng của Ngô Tiên Chúa!

Ngô Chân Lưu nói:

Đại tướng quân nghĩ thế cũng có lý, song binh pháp, nếu kẻ nào yếu thì hãy đánh trước. Mạnh lấn yếu, xưa nay vẫn thế mà. Ngô Nhật Khánh còn trẻ, tuy gọi là sứ quân, nhưng binh sĩ chẳng qua là gia nhân đầy tớ, nha tướng chẳng qua là lũ quản gia, tổng quản cất nhắc lên. Quân ô hợp vừa mộ đến, chưa được huấn luyện kỹ càng, đánh là thắng thôi. Còn Phạm Phòng Át ư? Phòng Át có đất Hồng Châu, sông đầm dày đặc. Trước đây là căn cứ địa của Triệu Việt Vương, quân của nhà Hậu Lương bên Tần có Trần Bá Tiên rất giỏi, mà, nhờ vào địa thế, Triệu Quang Phục còn đánh trả được, khiến Bá Tiên không làm gì nổi! Vậy hãy hòa Phạm Phòng Át là hơn!

Đinh Điền vặn hỏi:

Nếu ta hòa mà Phạm Phòng Át giả hòa, nhân khi ta đi đánh Ngô Nhật Khánh, Phạm Phòng Át cất đại quân đi đánh Giao Thủy rồi tiến vào Hoa Lư thì sao?

Ngô Chân Lưu trả lời ngay:

-Đinh đại tướng quân lo xa thế, chí phải.

Nhưng Phạm Phòng Át bên nách có Đỗ Cảnh Thạc ở Tế Giang, Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt; xa hơn chút thì có Lý Lãng Công Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du, chắc ông ta không dám cất quân đánh chúng ta đâu! Hòa Phạm Phòng Át đánh Ngô Nhật Khánh là hợp hơn cả.

Đinh Bộ Lĩnh vỗ vai Ngô Chân Lưu nói:

-Kế của quân sư là rất phải. Chúng ta nên theo kế ấy. Tuy là kéo quân đi đánh Ngô Nhật Khánh, nhưng cũng phải để một số quân tinh nhuệ ở lại phòng thủ Giao Thủy và Hoa Lư mới được! Nhưng ai là người đi sang thuyết khách Phạm Phòng Át đây?

Ngô Chân Lưu nói:

-Tôi thấy đại vương đã nhằm tôi rồi đấy.

Còn ngại tôi có đi hay không? Vì nghĩa lớn của đất nước, thì kẻ tu hành này nào có xá gì?

Vạn Thắng Vương mừng lắm, bảo:

-Thật là trời cho ta vị sư thầy giỏi nhất nước này đây.

Nói đoạn, chuẩn bị lễ vật cho Ngô Chân Lưu sang hòa nghị với Phạm Phòng Át. Sai Nguyễn Bặc ở lại trấn giữ Giao Thủy và Hoa Lư. Vạn Thắng Vương đem năm ngàn quân tinh nhuệ đi đánh Ngô Nhật Khánh... Cùng đi có Đinh Điền và Đinh Liễn. Ngô Chân Lưu cũng đi sang châuĐằng đểdùng ba tấc lưỡi thuyết phục Phạm Phòng Át. Vạn Thắng Vương tiễn Ngô Chân Lưu xuống thuyền. Trước khi thuyền nhổ neo, Vạn Thắng Vương hỏi:

-Xin quân sư cho biết chuyến chinh phục đầu tiên này của Đinh Bộ Lĩnh thế nào?

Sư cười, đọc bài kệ như sau:

-Ngựa giỏi lên phương Bắc, Tiếng hí vang núi rừng...

Trai tài gặp gái sắc, Hây hẩy gió nồm nam... Thiện tai Thiện tai...1Rồi quảy níp xuống thuyền.

Ngô Chân Lưu đẩy thuyền vào bãi. Bốn bề lau lách âm u. Tiếng chim bìm bịp như tiếng ma hù dọa. Cá quẫy rùng sóng nước. Những đám sậy, mỗi khi gió mạnh thổi lại vi vút như một thế trận bát quái, lối nào cũng là vào, mà cũng là ra, vừa kín, vừa hở.

Các trạm gác của sứ quân Phạm Phòng Át rất quy củ. Ngô Chân Lưu đang ruổi thuyền đi, chợt nghe phía trước, có tiếng mái chèo vỗ, ngẩng mặt nhìn lên. Trời đã hé ra những mảng lam tím cao vời vợi. Những tảng mây trắng cứ mỏng dần. Trên đầu một đàn giang đang giăng hàng chữ nhất, cất tiếng kêu thích thú, bay về phía những cồn xanh bên cửa biển.

Chợt nghe tiếng dây cung bật đánh tách một tiếng, rồi, một con giang lớn đang bay, lảo đảo, rồi rơi thẳng xuống, ngay trước đầu thuyền của sư thầy Ngô Chân Lưu chưa kịp ngẩng lên thì đã có tiếng chào ấm mà vang. Một chiếc thuyền chiến, ở đầu mũi, một viên tướng trẻ rất hào phóng, cất tiếng chào:

- Xứ Đằng Châu chúng tôi vinh hạnh được đón vị cao tăng giáng lâm!

Ngô Chân Lưu đoán đó là Phạm Công Tử, con Phạm Phòng Át. Quả nhiên, Công Tử chắp tay nói:

- Sát sinh trước mặt vị chân tu, quả là thất lễ. Xin tha thứ! Song cha tôi rất thích ăn thịt chim trời nướng. Thấy chúng bay qua, tôi bắn con đầu đàn về để đãi khách! Không biết cao tăng có định dùng cơm mặn với thịt chim trời chăng?

Ngô Chân Lưu nói:

-Đa tạ, đa tạ. Chỉ xin một đĩa xôi thơm, mấy hạt muối trắng là được rồi. Tôi muốn được công tử cho ra mắt Phạm Lệnh Công!

Phạm Công Tử nói:

-Thì cha tôi, sai tôi đi đón cao tăng đây mà!

Ngô Chân Lưu đi mất một canh giờ, qua mấy trại đóng quân, thấy cờ xí trang nghiêm, quân sĩ thuyền bè chỉnh tề, khí giới sắc và sáng loáng... Lại có cả những máy bắn nỏ liên châu của loại thuyền chiến đặc biệt. Ngô Chân Lưu thầm phục uy vũ của người cầm quân ở châu Đằng.

Phạm Phòng Át tuy tuổi đã cao nhưng dáng vẻ quắc thước, đường hoàng. Mắt xếch mà sáng, mũi thẳng, tay dài, đầy khí tượng kẻ anh hùng. Phạm Sứ quân đón Ngô Chân Lưu vào trong trướng nói:

-Thiện tai, thiện tai. Phòng Át này, tu từ kiếp nào mà được tiếp kiến vị cao tăng này đây! Phòng Át, lâu nay chỉ mong đón ngài về làm thầy, không dè Đinh Bộ Lĩnh lại nhanh tay đón trước mất. Nhưng biết đâu, nhỡ khi, trò chuyện hợp ý tâm đầu, Ngô cao tăng lại ở lại châu Đằng với họ Phạm này!

Rồi rót trà ngon, hai tay ân cần mời Ngô Chân Lưu.

Ngô Chân Lưu kính cẩn đưa thư của Đinh Bộ Lĩnh cho Phạm Phòng Át. Thư viết:"Đinh Bộ Lĩnh cúi đầu dâng lời tâm huyết lên Phạm Lệnh Công xem xét: Lĩnh này là con nha tướng của Ngô vương, lẽ nào không muốn giang sơn về một mối. Cho nên trong thời Ngô Tiên Chúa, tuy không về triều thụ chức, nhưng cũng yên phận ở Hoa Lư. Song, lẽ đời biến thiên, Dương Tam Kha gây loạn, Ngô Xương Văn tuy lấy lại ngôi vua nhưng nhu nhược, Ngô Xương Ngập thì bất tài lại hám quyền, do đó thế nước bị vỡ, chia làm mười hai sứ quân. Đất không chịu trời, trời không chịu đất! Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Lệnh Công nổi danh tài trí, khảng khái hơn đời. Sống quân tử như mạnh Thường Quân, ham kết nghĩa như Kê Khang, Nguyễn Tịch. Đang khi các sứ quân xưng hùng, xưng bá, nếu ta kết liên hòa hiếu, thì, những kẻ hung hãn không dám đụng đến, mà quân sĩ cũng được nhàn. Hơn nữa, nếu kẻ nào đụng đến Đằng Châu, Phạm Lệnh Công đánh tiếng, Đinh Bộ Lĩnh này đâu để chúng yên! Hoặc có đứa càn rỡ xâm phạm Hoa Lư, Phạm Lệnh Công hẳn sẵn lòng giúp dập... Kẻ bất tài cầm cờ lau này, nhờ cao tăng Ngô Chân Lưu, đem chút lễ nhỏ, dâng lên Lệnh Công, xin được cùng nhau hòa hiếu, không xâm lấn nhau, không gây phiền hà cho nhau. Ai giàu nấy hưởng, ai mạnh nấy tự cường, tình hữu hảo láng giềng, trước sau như một. Được như thế Bộ Lĩnh này thật vô cùng hân hạnh. Nếu Lệnh Công ưng thuận, xin đến tận trướng ra mắt".

Phạm Phòng Át xem thư xong bảo Ngô Chân Lưu:

-Tôi nghe cao tăng Phật học uyên thâm, sành binh pháp lại giỏi cả thi, văn lẫn nhâm, cầm, độn, toán... Lòng người đã đành, nhưng còn ý trời, xin Ngài bói cho tôi một quẻ về chuyện này.

Ngô Chân Lưu lấy cỏ thi trong bọc, trai giới, ngay đêm ấy làm phép bói dịch. Quẻ bói như sau:

Lục tam: Thực cựu đức, trinh lệ, chung cát, hoặc tòng vương sự, vô thành!

Hòa thượng trao quẻ bói cho Phạm Phòng Át. Phòng Át xem qua rồi trân trọng thưa:

-Xin sư thầy giảng cho!

-Đây là quẻ "Hào 3 âm, lời kinh dạy rằng: Cứ yên ổn hưởng cái đức cũ củamình, ăn ở cho chính đáng mà để lòng lắng sợ thì rút cục sẽ tốt đẹp, nếuphải theo việc của ngôi trên, thì cũng đừng mong thành công".

-Xin cao tăng giảng cho kỹ thêm!

Ngô Chân Lưu giảng tiếp:

-Hào 3 này đã âm nhu, lại không vào ngôi thẳng, ở chông chênh trên cùng quẻ khảm, chung quanh đều là kẻ thích gây sự, rùm beng, do đó, hào 3 thường phải luôn lắng sợ, hiểu biết, giữ gìn, thì sẽ yên ổn. Hào 3 có hào 6 ở trên ứng và thiện chí. Hào sáu là dương, mạnh, lại là ngôi cao, nên có xu hướng lôi hào 3 theo. Do đó phận hào 3 nên an phận thủ thường, đừng ham danh lớn, ham lập công như vậy mới là điều tốt lành!

Phạm Phòng Át nghe ra nói:

- Ý trời đã thế thì Phạm Phòng Át này trái sao được.

Liền lập hòa ước với Vạn Thắng Vương.

ĐinhBộ Lĩnh, Đinh Liễn, Đinh Điền tiến quân vào đất Dương Lâm. Quân của Ngô Nhật Khánh thường là quân kỵ và quân bộ. Khánh cho đắp thành đất, nhưng chưa xong, còn nham nhở.

Khánh vốn sinh ra trong dòng dõi hùng trưởng, tuy thông minh, nhưng ít trải nghiệm trong đời. Khánh thích dùng quân trẻ, tướng trẻ. Từ đám gia thần, nha tướng được sắp xếp cho lo các việc chu cấp vũ khí, lương thực, lo chuyện đắp thành, dựng trướng phủ, còn quân sĩ của Ngô Nhật Khánh đều trẻ măng như chủ tướng.

Khánh lại thích cho quân mặc đẹp, do đó, quân sĩ đều lấy gấm đỏ làm quần áo, lấy nỉ đen làm mảnh hộ tâm và che vai. Riêng những quân kỵ thì Ngô Nhật Khánh đích thân chọn lấy từng con ngựa. Bầy ngựa của Ngô Nhật Khánh chia ra làm hai đạo quân. Một đạo do một nha tướng trắng trẻo, vận áo đen, quần chẽn đen, đội khăn đen, cầm dáo dài, lưng giắt những mũi chủy ngắn và ống tên, vai đeo cung, cưỡi ngựa xám, bờm đen. Một đạo do một nha tướng rắn rỏi, cao to, mắt xếch, cằm vuông, râu đen nhánh đầy cằm, tay cầm một thanh long đao, mặt đỏ, biệt hiệu là Tiểu Vân Trường, cưỡi ngựa đỏ bờm đỏ... Quân sĩ của hai đạo quân đều cưỡi ngựa mầu lông và bờm đều giống in ngựa của chủ tướng.

Nghe tin Vạn Thắng Vương đến, Ngô Nhật Khánh, không cần bàn bạc với chủ tướng, liền dàn trận ra đánh.

Đinh Bộ Lĩnh ngồi trên xe gỗ, một ngựa kéo, hai bên là Đinh Điền và Đinh Liễn cưỡi ngựa. Quân sĩ dàn phía trước mặt. Thấy phía quân Ngô Nhật Khánh, vào trận mà ăn mặc như quân trẩy hội, Đinh Liễn thừ mặt không nói gì. Đinh Điền cười khẩy mà đáp.

-Mấy thứ người ngựa của đám nhà giầu kia, chỉ đáng cưỡi rong chơi ngắm hoa trong kinh thành, chứ trận mạc gì!

Đinh Điền nói chưa dứt câu thì quân Ngô Nhật Khánh đã phi ngựa ào xông lên trước, Đinh Liễn, Đinh Điền thúc ngựa ra nghinh chiến. Quân Hoa Lư rẽ lối cụm lại thành những vuông người, lấy cung từ xa bắn thẳng vào chân ngựa, mắt ngựa. Nhưng đám ngựa của Ngô Nhật Khánh, phi rất nhanh lao thẳng đến. Kỵ sĩ đâm chết được vài trăm quân của Vạn Thắng Vương.

Đinh Bộ Lĩnh, phất cờ vàng sang ngả trái lại phất sang ngả phải. Đinh Điền và Đinh Liễn, quay ngoắt sang hai phía sườn đồi, nhử hai đạo kỵ binh của Ngô Nhật Khánh đang hò hét đuổi theo. Tuyến giữa chỉ còn Ngô Nhật Khánh và đám quân bộ. Nhật Khánh thấy Bộ Lĩnh còn lại một mình trên xe, không có ai phù trợ, liền xông lại đánh, nghĩ bụng bắt sống được Vạn Thắng Vương, mọi sự đều xong xuôi.

Vạn Thắng Vương quay xe chạy khuất vào một khúc quanh. Ngô Nhật Khánh thúc ngựa đuổi. Khi ngựa xáp đến nơi thì chỉ thấy xe, không thấy Bộ Lĩnh đâu cả. Đang ngơ ngác kiếm tìm thì phía sau lưng đã nghe thấy tiếng quát vang mà lớn:

-Vạn Thắng Vương đây cơ mà!

Ngô Nhật Khánh quay lại thì ngựa của Đinh Bộ Lĩnh đã xô tới, và với một sức khỏe phi thường, chỉ hai hiệp, Ngô Nhật Khánh đã bị đâm ngã ngựa. Quân sĩ xô lại trói Nhật Khánh xông vào chiếm Đường Lâm.

Vạn Thắng Vương cho một trăm quân cầm loa leo lên các cây cao chõ về hướng các cánh quân của nha tướng Ngô Nhật Khánh, thét vang:

-Nhật Khánh đã bị bắt. Quân Đường Lâm hãy đầu hàng, Vạn Thắng Vương sẽ tha mạng.

Tiếng loa dội vào núi sâu. Đinh Điền, Đinh Liễn thúc quân kỵ vây đám quân của Tiểu Vân Trường và tướng thư sinh. Tiểu Vân Trường bị Ðinh Liễn đâm chết. Tướng mặt trắng thì bịÐinh Điền tóm gáy, bắt sống.

Vạn Thắng Vương hội quân ở Đường Lâm. Xuống lệnh, trừ vũ khí quân dụng, kho lương của Nhật Khánh, quân sĩ không được tơ hào mảy may cái tơ, cái tóc của dân chúng. Những chiến lợi phẩm thu được trong trận mạc đều nộp lại cho chủ tướng. Quân Hoa Lư răm rắp tuân theo.

Vạn Thắng Vương cho giải Ngô Nhật Khánh đến trước mặt mà bảo:

-Ngô Nhật Khánh, bây giờ ngươi nghĩ thế nào?

Nhật Khánh cứng cỏi đáp:

-Họ Ngô đã dựng nghiệp, lên ngôi, đứng đầu thiên hạ. Nay chẳng may gặp kẻ loạn thần Dương Tam Kha gây rối mà mất nước. Ta lăm khôi phục cơ nghiệp của tiên chúa. Việc không xong, chém thì chém, hỏi làm gì?

Đinh Bộ Lĩnh thét võ sĩ lôi ra chém! Vừa lúc ấy từ phía ngoài có một thiếu phụ dáng mảnh mai, yểu điệu, chạy tới ôm lấy chân Vạn Thắng Vương, khóc mà rằng:

-Tiên chúa, hậu chúa đã mất rồi. Thiên Sách Vương cũng chẳng còn cậy nhờ gì nữa. Mẹ con thiếp lui về giữ thực ấp họ Ngô ở Đường Lâm, thiếp chỉ còn mỗi một mụn con là Nhật Khánh, xin đại vương nghĩ tình xưa của tiên chúa đối với họ Đinh mà tha chết cho nó.

Đinh Bộ Lĩnh nâng thiếu phụ dậy. Ông sững sờ về vẻ đẹp của bà. Tuy tóc rối, mặt nhòa lệ, nhưng gương mặt trái xoan, làn môi, gương mặt đầy vẻ thanh tú, xinh tươi. Bộ Lĩnh nhớ đến lời kệ của Ngô Chân Lưu đọc khi chia tay dưới bến sông Hoàng Long, cảm thấy sư thầy đã tiên tri mình được gặp giai nhân, liền ân cần nói:

-Phu nhân đã van xin cho giọt máu cuối của họ Ngô, ta nào nỡ giết. Có điều, phu nhân phải theo ta về Hoa Lư, ta sẽ phong phu nhân làm hoàng hậu, coi Nhật Khánh như con của ta, ta sẽ gây dựng cho Khánh nên người hữu ích...

Phu nhân còn đang lưỡng lự,Vạn ThắngVương nghiêm mặt mà nói:

-Một là mẹ con mãi mãi được bên nhau, hưởng phú quý dài lâu, hai là xẩy đàn tan nghé, phu nhân chọn đằng nào thì chọn!

Phu nhân nước mắt chan hòa, quỳ lạy một lần nữa mà nói:

-Cái thân thiếp cũng là thứ bỏ đi rồi, đại vương còn dùng làm gì nữa! Nhưng, đại vương phải hứa với thiếp, đừng bao giờ mưu hại Nhật Khánh!

Vạn Thắng Vương nói:

-Ta hứa với nàng...

Các người hầu, con ở, họ hàng ở lại Đường Lâm. Đinh Bộ Lĩnh chọn lấy những người đẹp đem về Hoa Lư. Vạn Thắng Vương đểĐinhĐiền ở lại giữ Đường Lâm, biên chế quân của Ngô Nhật Khánh ghép vào các đội thủy, bộ, kỵ của mình. Đinh Liễn thấy em gái của Ngô Nhật Khánh xinh đẹp, cũng xiêu lòng, xin cha lấy cho mình. Đinh Bộ Lĩnh nói với phu nhân. Thân cô, thế yếu, phu nhân cũng đành chịu lời.

Để cho phu nhân yên lòng, tin vào lời hứa của mình. Vạn Thắng Vương gả con gái cho Nhật Khánh rồi kéo quân về Hoa Lư.

Vạn Thắng Vương mừng thắng trận, khao quân rồi sai Nguyễn Bặc lo lễ thành hôn cho mình, Đinh Liễn và Ngô Nhật Khánh...

Hôm ấy, quân sĩ Hoa Lư vui say nghiêng ngả. Vua dự hết các cuộc thi đá cầu, đánh phết, bắn cung, rồi dẫn hoàng hậu về cung.

Đinh Liễn cũng dẫn vợ về dinh, cho quân sĩ ăn uống thả cửa.

Chỉ riêng Nhật Khánh dẫn vợ đến chào bố vợ, chào mẹ, rồi sóng vai chồng vợ về dinh phủ mới của mình. Lòng Nhật Khánh buồn rười rượi, song vẫn cố làm ra vẻ vui vẻ..., chiều chuộng vợ. Thấy Nhật Khánh đẹp trai, ăn nói dịu dàng nên công chúa họ Đinh rất mãn nguyện. Nàng e lệ để chồng dắt tay vào phòng riêng, nơi treo đèn, kết hoa lộng lẫy nhất trong ba đám cưới!

Ngô Chân Lưu ở phía chùa, xuống mừng cha con Bộ Lĩnh. Vạn Thắng Vương rất vui, ra đón Ngô Chân Lưu tận ngoài trướng, vái lạy mà thưa rằng:

-Lời sư thầy quả đã đoán hết được việc quá khứ, tương lai.

Ngô Chân Lưu chỉ cười, mắt nheo nheo với Nguyễn Bặc rồi theo Bộ Lĩnh vào trong trướng.

Khi Bộ Lĩnh say, dắt vợ mới vào trong nhà, Ngô Chân Lưu thừ mặt buồn, không nói gì cả.

Nguyễn Bặc hỏi:

-Sư thầy có điều gì bận tâm vậy?

Ngô Chân Lưu chỉ khẽ ngâm bài kệ:

Thông rừng, gió núi chiếu bên hiên Lọ cảnh binh đao, lọ cảnh thiền? Người động, người thì ưa cảnh tĩnh Ngày tàn trời đất ghé sang đêm...

Nguyễn Bặc cố nghiền ngẫm ý tứ thâm thúy, nâng cốc rượu không uống, buột thở dài...

Ở Hoa Lư chừng ba tuần, Ngô Nhật Khánh dẫn vợ vào ra mắt Vạn Thắng Vương nói:

-Tâu phụ vương, con nghe Hoa Lư có nhiều thắng cảnh, con xin được ngao du, đi thăm thú để thưởng lãm.

Đinh Bộ Lĩnh rất vui, bảo:

-Con đem con gái ta theo. Nó rất thuộc những hang động ở đây... Nó sẽ cho con thấy Hoa Lư không chỉ có ngàn lau, rừng lim mà còn có cả những hang động, suối núi đẹp như cảnh tiên vậy.

Liền cho một đạo quân thủy gồm mười thuyền nhỏ, đem lương thực, vũ khí theo đề phòng thú dữ, dẫn phò mã đi chơi sông, nước.

Ngô Nhật Khánh đi qua những dãy núi rất đẹp, luồn qua những hang ngầm trên nước ở Bích Động rồi lại leo lên núi Dục Thúy ở nách sông Hoàng Giang...

Bỗng một đêm, Ngô Nhật Khánh cầm đao, gí vào cổ viên đội trưởng theo hầu, bảo chở thuyền thật nhanh ra cửa biển, rồi giương buồm cứ thế nương gió đi mãi, đi mãi vào đàng trong. Đi ba ngày ba đêm, theo đường biển đã đến đất châu ạ, châu Lý của Chiêm Thành, Ngô Nhật Khánh gọi vợ đến trước mặt, mắng rằng:

-Cha mày cậy mạnh, ức hiếp mẹ con ta, đâu phải chỗ ta nương tựa. Ta làm sao quên được nỗi uất ức này! Nàng hãy trở về Hoa Lư đi! Ta đi tìm nơi khác để nương tựa vậy...

Nhật Khánh lấy gươm xẻo má vợ, rồi gọi viên đội trưởng đến, bắt chở nàng về Hoa Lư...

Công chúa họ Đinh về đến nhà ra mắt cha, khóc ầm lên, đòi cha giết mẹ Nhật Khánh để trả thù. Đinh Bộ Lĩnh nhìn mặt con, tức bầm ruột, nhưng làm sao bỏ nổi người đẹp, liền an ủi con gái rồi sai đưa về phủ riêng của công chúa!

NguyễnBặc có lệnh được đòi vào trướng phủ. Bặc đi ngay. Cứ tưởng Vạn Thắng Vương thế nào cũng say sưa bên người vợ mới, chí ít là hàng tuần trăng. Không dè Đinh Bộ Lĩnh kéo Nguyễn Bặc ngồi ngang hàng như thuở còn kết bạn bè, hỏi ngay:

- Thắng Ngô Nhật Khánh rồi, bây giờ đánh đâu, dừng đâu đây?

Nguyễn Bặc nói:

-Mười hai sứ quân, hòa một diệt một, chỉ còn non mười. Ta nay vào hàng mạnh nhất, có thể đè lấn các hùng trưởng khác. Bây giờ là lúc đánh vào kẻ mạnh, chứ không phải đánh kẻ yếu như trước!

Nguyễn Bặc nói tiếp:

-Mười sứ quân còn lại, tôi thấy mạnh nhất, có lẽ là Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động, kế đến là Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt nên đánh hai người này. Nếu đại thắng, thì chắc chắn các nơi khác đều có thể chinh phục được.

Đinh Bộ Lĩnh cau trán hỏi:

-Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (nay là Triệu Sơn, Thanh Hóa) thế nào?

Nguyễn Bặc nói:

- Con thỏ non chạy tít tận miền rừng núi âm u ấy, đáng kể gì!

Vạn Thắng Vương gật đầu:

-Ông nói đúng. Đánh Tây Phù Liệt vàĐỗĐộng là theo lối tằm ăn dâu. Từ nơi đứng chân, ta ngoạm sang trái, ngoạm sang phải. Đường Lâm lấy rồi, thì chẳng có cách nào là đánh Đỗ Cảnh Thạc và Nguyễn Siêu thôi! Nhưng đánh thế nào để chắc thắng! Đỗ Cảnh Thạc là một viên tướng lão luyện, không phải đùa đâu!

Rồi ghé vào tai Nguyễn Bặc nói nhỏ mấy câu, cười ầm lên nói rằng: cứ như thế như thế...

Ngay hôm sau, Đinh Bộ Lĩnh giao cho quốc sư Ngô Chân Lưu giữ Hoa Lư, Trần Thăng (em ruột Trần Minh Công) giữ Giao Thủy còn mình cùng Đinh Liễn, Nguyễn Bặc kéo quân thủy bộ, tiến đánh Đỗ Cảnh Thạc và Nguyễn Siêu.

Nguyễn Bặc đem quân vây thành sứ quân của họ Nguyễn, hò reo dữ dội, quyết chí đánh bằng được. Nguyễn Siêu đốc quân ra bốn mặt Tây Phù Liệt để chống đỡ.

Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Điền dốc quân vây Đỗ Động. Đỗ Cảnh Thạc đem quân ra nghênh chiến...

Hai bên đánh nhau dữ dội đến vài ba ngày liền. Vạn Thắng Vương cho thuyền đậu kín bãi Bắc sông Nhuệ, sai quân bộ quân kỵ ép ở hai phía đông và nam...

Đinh Bộ Lĩnh cưỡi voi đánh thẳng vào mặt giữa thành...

Đỗ Cảnh Thạc thấy quân Hoa Lư muốn đánh nhanh, thắng nhanh, nên cho quân đóng chặt cửa thành chính, rồi dàn quân ở bốn mặt thành cố thủ...

Đinh Bộ Lĩnh thúc quân đem thang móc câu, đánh đến ngày thứ bảy, cứ rập rình mãi không nổi!

Phía Tây Phù Liệt, thấy Nguyễn Bặc đang vây đánh quyết liệt, bỗng để lại một nửa số quân, không thúc ép dữ dằn như trước. Nguyễn Siêu cho là Bặc, phải đem quân về cứu ứng cho Đinh Bộ Lĩnh đánh Đỗ Cảnh Thạc, liền nửa đêm cho quân đánh thẳng vào dinh quân của Nguyễn Bặc.

Nào ngờ, khi kéo quân đến, lấy giáo đâm vào người thì mới biết đó chỉ là hình nhân. Đuốc đèn đặt vào tay hình nhân đều là đuốc dầu lạc, nhựa thông Hoa Lư, cháy rất đượm.

Biết là mắc mưu, Nguyễn Siêu vội rút quân ra, thì bốn phía đồng, quân của Nguyễn Bặc reo hò dậy đất, xông vào giết, chém... Nguyễn Siêu bị Nguyễn Bặc chém chết, rồi dẫn quân xông thẳng vào chiếm lấy Tây Phù Liệt...

Đến mờ sáng thì quân của Nguyễn Siêu chết rất nhiều. Số còn lại đầu hàng hoặc từng tốp, từng tốp lẩn tránh sang đất khác...

Quân của Tây Phù Liệt thua chạy về Đỗ Động, Vạn Thắng Vương không bắt, cứ mặc kệ cho chúng ùa đến chân thành, xin được nhờ cậy Đỗ Cảnh Thạc. Chỉ những đám nào chống cự với quân Hoa Lư, thì họ mới vây đánh và bắt giữ... Bọn tàn quân này, kêu khóc ầm ĩ, đòi Đỗ mở cửa thành... Lúc này, Đinh Bộ Lĩnh án binh bất động... Đỗ Cảnh Thạc cũng đang cần thêm quân, nên thả dây xuống kéo từng tên quân lên, khám xét kỹ lưỡng, thu vũ khí rồi, sai các tướng tra hỏi kỹ càng, nếu đúng là quân Nguyễn Siêu thì ghép vào hàng ngũ đưa lên mặt thành để chống trả với quân sĩ từ Hoa Lư đến.

Nguyễn Bặc đã đem quân đến trợ chiến... Quân vây Đỗ Động kín vòng trong, vòng ngoài Vạn Thắng Vương khoác áo vàng thúc roi đánh vào mặt chính giữa, thế rất nguy cấp...

Đỗ Cảnh Thạc cho bắn tên độc, dùng gậy ngắn vót nhọn cũng tẩm độc, chọn những tên lính khỏe mạnh, thay nhau lên mặt thành, bắn và ném vào lũ người đang leo bám ở chân thành Vạn Thắng Vương vây thêm ba ngày nữa vẫn không đánh được. Đỗ Cảnh Thạc lên lầu vọng địch, sắc mặt vẫn bình tĩnh ung dung. Đinh Bộ Lĩnh cho tướng đến khiêu khích, thét gọi: - Đỗ Cảnh Thạc, tưởng ngươi là một tướng kiêu hùng của Ngô Tiên Chúa, hóa ra, chỉ là một con dế thò thụt ở trong hang...

Lại cho người mặc quần áo đàn bà, đóng giả làm Đỗ Cảnh Thạc, nhút nhát, hãi sợ trước đám lính của Hoa Lư. Mặc cho Đinh Bộ Lĩnh làm nhục, Đỗ Cảnh Thạc vẫn cố thủ không đem quân ra đánh.Đinh Bộ Lĩnh càng thúc quân đánh giữ ở mặt chính...

Bỗng Đỗ Cảnh Thạc thấy quân phía sau rối loạn, rồi tiếng reo ầm ở ngay trong lòng thành Đỗ Động, đàn bà con trẻ nhốn nháo, quân sĩ bị dồn đến mặt thành chính. Cảnh Thạc cứ tưởng tướng của mình theo giặc làm loạn, hóa ra, cái đám quân của Nguyễn Siêu xin trú chân bữa nọ, quá nửa là do các đội tiềm nhập của Đinh Bộ Lĩnh trà trộn vào. Nhân lúc Cảnh Thạc lo giữ mặt chính, họ đã chém tướng mở cửa phía nam thành cho quân Nguyễn Bặc kéo vào!

Biết là Nguyễn Bặc đã thành công, Đinh Liễn cũng đã vào được ở mặt đông thành, Đinh Bộ Lĩnh thúc voi cùng quân sĩ ào lên, đánh ập lại. Đỗ Cảnh Thạc còn đang nhảy ra mặt thành để đốc chiến, không cho lính bỏ chạy, thì đã bị Đinh Bộ Lĩnh phóng một mũi lao, trúng cổ, nhào xuống chết, máu phun xối xả...

Quân Hoa Lư vào Đỗ Động, kính già trọng trẻ, đem gạo, muối phát cho những người thiếu, đói... Dân chúng vô cùng cảm kích...

CHƯƠNG 4

Vạn Thắng Vương mở tiệc khao quân. Ngay đêm ấy, đã đem một nửa số quân cùng Đinh Liễn lên Đường Lâm phối hợp với quân của Đinh Điền, cất binh đánh Nguyễn Thái Bình ở Tam Đái... Nguyễn Bặc ở lại giữ Đỗ Động và Tây Phù Liệt.
Đinh Điền đã được mật báo từ trước, khi Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn kéo quân đến, liền hợp binh tiến đánh Nguyễn Thái Bình ở Tam Đái.
Nguyễn Thái Bình tên chính là Nguyễn Khoan, lập trang trại ở Vĩnh Mỗ, Tam Đái, gọi là Nguyễn Gia Loan. Khi Dương Tam Kha cướp ngôi của Ngô Tiên Chúa, Nguyễn cất quân từ trang ấp của mình, thu phục các đầu lĩnh ở suốt một miền Tam Đái rồi xưng là sứ quân. Nguyễn Khoan liên kết với Kiều Công Hãn ở Phong Châu, đắp thành chấn giữ cả một vùng lớn ở ngã ba sông Lô và sông Bạch Hạc, có ảnh hưởng đến cả miền sông Tích và sông Đáy...
Hội quân với Đinh Điền xong, Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn để Đinh Điền cất quân đi trước, vây đánh Nguyễn Thái Bình còn mình và con trai tiến đánh Kiều Công Hãn ở Phong Châu.
Thành Phong Châu ở ngay cạnh mặt đê sông Bạch Hạc. Kiều Công Hãn lấy đê là một khúc thành ngoại, cho đắp thêm ba mặt khác, ở giữa là những chân ruộng lúa tốt, phì nhiêu. Thành nội cũng đắp bằng đất, có đào hào bốn xung quanh thả chông tre và chông sắt có ngạnh, khá cẩn mật...
Thành chỉ có cửa tiền, cửa hậu để ra vào... Thành của Nguyễn Thái Bình ở cách thành Phong Châu khoảng bảy dặm. Hai sứ quân này cũng theo kế liên hoành, bẻ tên, uống rượu máu, thề giúp đỡ nhau để hùng cứ một vùng Phong Châu - Tam Đái.
Đinh Bộ Lĩnh kéo quân đến vây thành Phong Châu. Quân Hoa Lư với những thuyền chiến lớn, đóng chặt ở ngã Ba Hạc, thuyền nào đội ấy, đội ngũ rất quy củ.
Kiều Công Hãn thấy Vạn Thắng Vương kéo quân đến, trong lòng rất lo sợ, liền thông báo cho Nguyễn Thái Bình mau cử quân đến trợ giúp. Nhưng, quân tướng đến Nguyễn Gia Loan lại đem thư trở về, vì ở thành Tam Đái, Nguyễn Thái Bình cũng đang bị Đinh Điền vây đánh rất dữ, không thể nào vào mà xin quân cứu viện được!
Kiều Công Hãn lên mặt thành xem thế trận của Vạn Thắng Vương.
Chỉ thấy, đổm gò bên đông và bên tây có mấy đạo quân ngựa và quân bộ đóng binh bất động như để chờ lệnh.
Chủ lực của Vạn Thắng Vương có đến hàng ngàn thuyền chiến vẫn chưa động binh. Quân do thám đưa tin về, cho biết, Vạn Thắng Vương cho cắm trại, lập trướng phủ ở mặt đê, đang đón các đám hát xoan ở quanh vùng, mời các ca nữ hát cho quân lính mua vui. Chưa thấy họ động binh. Có lẽ họ chờ Đinh Điền hạ xong thành Tam Đái, sẽ vây đánh thành Phong Châu.
Nhưng cữ ấy, mưa to gió lớn suốt mấy ngày đêm. Trong thành Phong Châu, nhà cửa tốc mái hết, mưa như xối xả vào mặt vào người quân sĩ không thể nào đứng trên mặt thành mà canh giữ được Kiều Công Hãn chắc hẳn Đinh Bộ Lĩnh hẳn còn lo cho đội binh thuyền chống bão, thì trong sấm sét đã thấy bốn mặt thành, quân Hoa Lư xuất quỉ nhập thần, tràn vào bốn mặt, xông thẳng vào trướng phủ. Đuốc thông thắp sáng rực khắp chỗ, quân lính của Kiều Công Hãn không kịp trở tay, Hãn bị Đinh Bộ Lĩnh dùng kiếm chém xả vai, chết ngay ở cửa dinh Khi bão tạnh thì cờ của Vạn Thắng Vương đã bay phấp phới khắp bốn mặt thành.
Đinh Bộ Lĩnh giao thành Tam Đái cho Đinh Liễn. Liễn ở lại, thu thập quân lương, vũ khí, giải giáp quân lính của Kiều Công Hãn. Vạn Thắng Vương đem quân xuống đánh dốc thành Tam Đái. Nguyễn Thái Bình đang bị Đinh Điền vây dữ, lại thấy Vạn Thắng Vương kéo quân đến thì hồn bay, phách lạc. Một nha tướng của Nguyễn muốn làm phản từ lâu, liền chém chết Nguyễn Thái Bình, mở cửa thành, đem đầu chủ tướng nộp cho Đinh Bộ Lĩnh.ĐinhBộ Lĩnh để Đinh Điền cùng mấy tướng trẻ, ở lại giữ Tam Đái và Phong Châu, còn mình gọi con là Đinh Liễn, đem binh thuyền xuôi sông Nhị Hà thẳng xuống đánh Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du và Lý Khuê ở Siêu Loại.
Đinh Bộ Lĩnh kéo quân vào Cổ Loa. Đinh Liễn thì từ sông Nhị Hà, theo sông Nguyệt Đức, vòng theo phía sau lưng, chặn đường không cho quân của Lý Khuê ở Siêu Loại đến tiếp ứng! Nguyễn Bặc từ Đỗ Động cũng đến. Vạn Thắng Vương cùng Nguyễn Bặc sắm lễ vật đến đền Thục Vương làm lễ. Tưởng nhớ đến Ngô Vương, Vương nói với Nguyễn Bặc, giọng bùi ngùi:
-Chí lự của một bậc anh hùng như Ngô Tiên Chúa, thật nghìn năm mới có một người. Nhưng trời không ban cho chữ Thọ, chữ Lộc tiếp theo chữ Phúc... Vương triều ngắn ngủi, con lại không nối được nghiệp cha.
Rồi cùng tướng sĩ bầy đồ tế ở chính điện thân vào tế Ngô Vương, sai Nguyễn Bặc viết lời văn ca ngợi công đức của ngài ở trong buổi tế.
Đinh Bộ Lĩnh cảm khái, khóc to lên rồi quay ra nói với các tướng rằng:
-Trước Ngô Vương, người giỏi nước Đại Việt chỉ mong làm tiết độ sứ. Vô tình, coi nước mình chịu làm một quận, huyện của ngoại bang. Chỉ có Ngô Vương, đánh bại quân Nam Hán, vạch riêng bờ cõi, lập triều đình, xưng Vương, đường đường lập quốc. Công nghiệp lớn ấy, chúng ta phải gắng tiếp chí lự của người trước, có đâu lại để nước thành mười mấy mảnh, mười mấy sứ quân được. Các tướng sĩ hãy cùng ta dẹp nốt loạn các Lệnh Công, để đưa lại sự mạnh giầu cho xứ sở, mở mặt với thiên hạ.
Quân lính dạ ran. Vạn Thắng Vương biên chế lại đội ngũ, tập trận ở Loa Thành rồi kéo quân thẳng vào thành Tiên Du, vây một ngày một đêm. Thành vỡ, Nguyễn Thủ Tiệp giả làm thầy lang, đeo bọc thuốc chạy trốn, bị bắt ở bến đò No. Đinh Bộ Lĩnh sai chém đầu rồi cùng Đinh Liễn, Nguyễn Bặc tiến đánh Lý Khuê ở Siêu Loại.
Lý Khuê đóng quân trong thành rất sợ, biết là không chống cự nổi, liền treo cờ hàng mở toang thành cho quân Vạn Thắng Vương kéo vào. Đến nơi, thì phó tướng của Khuê tự trói mình, nộp sổ đinh, sổ điền. Vạn Thắng Vương truy hỏi Lý sứ quân, phó tướng nói, chủ tướng của hắn sợ vỡ mật, đã đem vợ con trốn lên miền thượng du, có lẽ bây giờ đi cũng rất xa rồi... Đinh Bộ Lĩnh cho Đinh Liễn đuổi theo, đến bên sông Phả Lại thì bắt được, chém chết, vứt xác xuống sông...
Vạn Thắng Vương ở lại Siêu Loại ba ngày, rồi tiến đánh Lữ Đường xưng là Lữ Tá Công ở Tế Giang.Vương đóng quân chủ lực ở Siêu Loại, cho Đinh Điền và Nguyễn Bặc đem ba ngàn quân vây thành. Vạn Thắng Vương dặn con trai:
-Đất Tế Giang sình lầy rất nhiều, quanh co dễ bị đánh úp, bị lừa nhử. Quân ta dầu thắng lớn, nhưng không vì thế coi thường, sơ hở. Con hãy liệu kế mà đánh giặc, đừng để quân sĩ mệt nhọc hoặc tổn thất không cần đến.
Đinh Liễn nghe lời cha, đến nơi, quả nhiên thấy Lữ Đường, quân không tập trung, dinh phủ, thành trì rất sơ sài. Lữ chia quân đóng tản mát ở chỗ hiểm yếu. Hễ quân của Hoa Lư đi đông thì tránh mà đi lẻ là chặn đánh, diệt một vài tên lính, rồi lại bỏ chạy.
Đinh Liễn tức lắm, hỏi kế Nguyễn Bặc. Bặc bàn:
- Chúng chia mà tụ, thì ta không dại gì mà đánh theo kế chúng. Cứ đóng quân yên một chỗ, chọn những quân bộ, luồn giỏi, bơi giỏi, nấp kín ở những nơi quân thuyền của từng tốp lại qua, tương kế tựu kế mà diệt. Chúng đã xé lẻ, chắc lương thực đem theo chỉ đủ ăn từng ngày. Vây phục ba ngày là tự chúng phải mò đi lấy lương, ta sẽ diệt được.
Đinh Liễn phục Nguyễn Bặc thật cao kiến, dùng theo kế ấy. Chỉ trong bảy ngày, vành đai ngoài của quân Lữ Đường bị diệt hết, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc đánh sâu vào tung thâm, bắt được Lữ Đường, chém chết, thu phục hoàn toàn đất Tế Giang...
Từ Tế Giang sang Đằng Châu không xa mấy. Đinh Liễn cả đêm không ngủ nổi, từ mờ đất đã sang xin gặp Vạn Thắng Vương.
Đinh Bộ Lĩnh hỏi:
-Con có việc gì mà phải gặp cha gấp vậy...
- Con nghe cha định kéo quân về Hoa Lư, có nên thế chăng?
Đinh Liễn băn khoăn nói:
-Quân Hoa Lư từ buổi cất quân đánh các sứ quân, thế như chẻ tre. Bây giờ là lúc quân uy đang mạnh, sĩ khí đang hăng, sao cha không lấy nốt Đằng Châu, lại kéo quân về?
Vạn Thắng Vương vỗ vai Đinh Liễn, thân mật nói: Làm tướng không nên quá mê mải vào chuyện đánh dẹp. Đánh lúc nào, dừng lúc nào, phải quyết đoán cho đúng tình thế. Đó chính là điều cốt yếu của binh pháp! Vả lại Phạm Lệnh Công là bậc lão luyện, trải đời, nếu ông ấy muốn xưng hùng, xưng bá tranh vương nghiệp với họ Đinh thì cũng khó lòng mà làm gì nổi ông ấy đâu! Ông ấy phải bỏ ngôi đại tướng quân ở Loa Thành mà về cũng là chán ngấy danh lợi, chỉ muốn quay về lo cho thực ấp và bản quán của mình thôi.
Vạn Thắng Vương nhắp một ngụm trà, rồi nói tiếp:
-Trước khi đánh Đường Lâm, Hoa Lư và Đằng Châu đã kết nghĩa hòa hiếu. Ta đã nhờ cao tăng Ngô Chân Lưu sang thuyết phục Phạm Phòng Át, nay lại đem quân đi đánh người ta, như thế có phải là tráo trở không!
Đinh Liễn vẫn còn băn khoăn nói:
-Hòa và chiến thắng chẳng qua chỉ là giao ước giữa hai thế lực. Xưa nay, mạnh lấn yếu vẫn là lẽ thường tình. Quân sĩ từ Tế Giang sang Đằng Châu, chỉ mất non nửa ngày đường. Đánh luôn không hơn sau này lại phải cất quân từ Hoa Lư ư?
Vạn Thắng Vương lại vỗ mạnh vào vai con trai mà bảo:
- Hãy cứ đem quân về Hoa Lư đã. Nếu con muốn cầm quân đánh dẹp, thì cũng còn mấy sứ quân nữa đấy, cha sẽ giao binh quyền cho con đi lấy nốt các sứ ấy!
Nói rồi để lại tướng giữ Tế Giang, đem đại quân về Hoa Lư. Ngô Chân Lưu đem các nha tướng, các chỉ huy sứ ra tận bờ sông Hoàng Giang đón. Ngô Chân Lưu theo Vạn Thắng Vương về trướng phủ vừa đi vừa cười tủm tỉm. Đinh Bộ Lĩnh hỏi:
-Sư thầy có gì mà vui cười vậy?
Ngô Chân Lưu nói:
-Có khách quý đang ngồi chờ đại vương!
Đinh Bộ Lĩnh không biết là ai. Khi ra nơi phòng khách đợi mới biết là Phạm Lệnh Công.
Phạm Phòng Át vỗ tay ba cái. Đám tùy tùng ăn mặc chỉnh tề đem các lễ vật vào. Đinh Bộ Lĩnh nhìn xem thì đều là của quý của châu Đằng: Ngọc trai, đồi mồi, gạo nếp thơm, trâu béo, lại có ngọc trạm trổ rất khéo từ đời nhà Hán.
Phạm Phòng Át vái Đinh Bộ Lĩnh mà nói:
-Đại Vương xưng hiệu Vạn Thắng Vương quả là tin ở sức xoay trời chuyển đất của mình. Cất quân một vòng mà các sứ quân ở Đường Lâm, Phong Châu, Tam Đái, Tiên Du, Siêu Loại, Tế Giang đều tan tác. Kiệt hiệt như Đỗ Lệnh Công ở Đỗ Động, bướng bỉnh như Nguyễn Hữu Công ở Tây Phù Liệt cũng thành tan đất mất. Phòng Át này xưng sứ quân một phương chỉ là thời thế buộc phải thế. Trước sau vẫn muốn giang sơn muôn dặm thu về một mối. Trước đây át thờ Ngô Vương rồi, nên không thể theo về Hoa Lư được là vì thế, do đó khi cao tăng Ngô Chân Lưu mang thư đến, Phòng Át đã đón tiếp và sẵn lòng hòa hiếu. Nay, thân sang mừng chiến thắng của Vạn Thắng Vương. Và, Đằng Châu của viên tướng già này, xin thần phục Hoa Lư. Đại Vương hãy đánh dẹp nốt các sứ quân khác, đừng lo gì đến Đằng Châu cả.
Đinh Bộ Lĩnh vô cùng cảm kích liền nói:
- Bộ Lĩnh tôi đâu phải là kẻ hám quyền lực. Thực ra là không thể giương mắt nhìn đất nước như gấm như hoa bỗng chốc thành mảnh tấm, mảnh vụn, vá víu; cái đám rồng đất ao cạn tranh nhau mấy lũ cá ranh ấy, làm hỏng thời cơ non sông Đại Việt sánh ngang với các nước khác trong thiên hạ. Do đó mà phải biến vải vụn, mảnh xoàng thành một dải sông núi liền nhau, có vương quyền tự chủ, thì mới mong giầu mạnh được. Phạm Lệnh Công tài trí hơn người mà hết lòng vun đắp cho Lĩnh này, thì, giang sơn này, phú quý cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia. Bộ Lĩnh này không bao giờ đụng đến Đằng Châu, chỉ mong khi nước ta có chủ thì hiệu lệnh phát ra từ kinh đô, Phạm Lệnh Công hết lòng giúp dập và thi hành.
Phạm Phòng Át vội nói:
-Tất nhiên! Tất nhiên! châu Đằng phải biết phận mình trong Vương quốc chứ! Đinh Bộ Lĩnh mở tiệc khoản đãi Phạm Phòng Át, gọi người vào múa hát suốt đêm. Đêm ấy ba người bàn bạc về Phật Giáo, Lão Giáo, về Sĩ Vương và việc chấn hưng mở trường dậy chữ nho, rất tâm huyết.
Nhân lúc vui, Đinh Bộ Lĩnh hỏi Ngô Chân Lưu:
-Ta hỏi thầy, Hoa Lư có trở thành đế đô được không? Nếu Hoa Lư trở thành kinh đô thì kế sách nên như thế nào?
Ngô Chân Lưu nói:
-Thiền phái đang thịnh hành ở nước ta do bậc sư tổ là Tì-ni da-liu chi phổ truyền. Thuyết pháp của vị tổ này thường sử dụng thuật sấm vĩ và địa vực trong việc giúp thi hành chính sự. Tôi cũng là học trò của sư tổ. Thiền phái này, được thầy truyền, không những phải học rộng cả tam giáo, Phật, Lão, Nho mà phải biết sấm vĩ và phong thủy nữa! Phong thủy là môn học xem xét địa thế để xây chùa tháp, nhà cửa, mộ phần và thành quách.
Phạm Phòng Át lắng nghe, gật gật đầu, chịu sư thầy kiến thức thực uyên thâm. Đinh Bộ Lĩnh thấy Ngô Chân Lưu dừng lại đúng chỗ mình muốn nghe liền tự tay dâng nước trà ngon cho sư thầy và giục:
-Xin ngài cho nghe tiếp!
Ngô Chân Lưu nói:
-Môn học phong thủy dựa trên sự tin tưởng rằng mặt đất chịu ảnh hưởng của tinh tú trên trời. Và, các gò đống sông ngòi, mô phỏng theo cách sắp đặt của tinh hệ và tinh vân. Địa thế và long mạch đóng một vai trò quan trọng trong sự an nguy và thịnh suy của một nhà, một họ, một vùng hay một nước... Đinh Bộ Lĩnh khen: - Phải lắm! Phải lắm! Vậy Hoa Lư thế nào?
-Hoa lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy, bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển... Họ Đinh là dòng họ lẫy lừng ở đây, dựng nghiệp nhiều đời, chí lự hơn đời. Người ta nói: người giỏi thì ở núi, cũng thu phụcđược các người cùng chí hướng, dù ở góc biển cũng có thể làm nên nghiệp lớn. Hiểu đất mình, dân chúng xung quanh đều hết lòng trung, theo mình dựng nghiệp. Non sông thì tráng lệ, phong thủy hài hòa cũng là đất có thể chọn đôđược!
Đinh Điền ở phía dưới đứng dậy nói:
- Người Hoa Lư thì lấy Hoa Lư làm kinh đô,đểcác nơi phải nhớ đến mà sợ. Ngô Vươngxưa không tự mình dựng đô, dùng đô cũ của vua Thục, do đó mà đã bị Dương Tam Kha lấn quyền, thay người mình vào người của vua đấy!
Đinh Bộ Lĩnh nhắc khéo Đinh Điền:
-Ta hãy nghe sư thầy nói tiếp.
-Nước ta đến nay mới có mấy nơi đô thành. Đó là kinh đô Văn Lang của vua Hùng. Mê Linh của vua Trưng và sau này Loa Thành là kinh đô của Vua Thục. Ngô Vương vì chưa yên tâm về ý đồ lấy lại đất Giao Chỉ của nhà Nam Hán, do đó mới lấy Loa Thành làm kinh đô để phòng ngoại xâm có thể đến một lần nữa. Có biết đâu, đô thành phải phù hợp với vương nghiệp. Loa Thành quá bé không đủ làm kinh đô. Lại không có núi sông hiểm trở... Nếu Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế thì nên lấy Hoa Lư làm kinh đô. Còn đâu hơn đây nữa...!
Vạn Thắng Vương vui lắm, cầm rượu mời Ngô Chân Lưu và các tướng, hôm ấy, Hoa Lư uống hết sạch mấy thuyền rượu quý của Phạm Phòng Át mang sang biếu tặng.
Dẹpnốt các sứ quân còn lại, Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế. Vua phong cho con trai đầu là Đinh Liễn làm thái tử, nam Việt Vương. Tôn hiệu xưng là Tiên hoàng, tức là vị hoàng đế đầu tiên. Vua nói với Ngô Chân Lưu và Nguyễn Bặc:
-Kinh Dương Vương, Hùng Vương, Thục Vương, Trưng Vương, Ngô Vương chỉ xưng vương thôi, vì cho quốc gia mình vương hiệu là đủ. Như thế là tự khiêm hay tự ty? Nước Trung Hoa, vua của họ là hoàng đế, thì vua Đại Việt ta cũng phải xưng là hoàng đế chứ, xưng vương hóa ra kém họ một bậc ư?
Do đó, tôn hiệu lấy là Tiên Hoàng. Vua lập Thái Miếu, thờ tổ tiên, tôn phong cho cha mẹ. Vua cho làm các cung điện ở Hoa Lư, dựng các chùa, quán, rồi xét công ban thưởng, xét tài trao chức, định thứ bậc cho các quan văn võ và tăng đạo. Quán xuyến các việc trong triều, đứng đầu trăm quan là Nguyễn Bặc, lĩnh chức Định Quốc Công. Việc bên ngoài kinh thành giao cho Đinh Điền, lĩnh chức ngoại giáp. Việc hình án trong nước vua giao vào tay Lưucơ, lĩnh chức Đô hộ sĩ sư. Vua vẫn nhớ ơn Trần Minh Công, đem bài vị vào thờ cạnh bố mẹ đẻ của mình ở Thái miếu, lại đem công chúa Minh Châu gả cho Trần Thăng, phong Thăng làm phò mã đô úy.
Vua chọn tăng thống Ngô Chân Lưu làm quốc sư. Những buổi đại triều, các quan đều đứng, riêng quốc sư được ngồi ở ghế dưới thềm vua. Chân Lưu được phong là Khuông Việt đại sư. Trương Ma-Ni là pháp chủ của các đạo quán được phong làm Tăng lục đạo sĩ, lại cho Đặng Huyền Quang, giúp dập Ma-Ni, làm Sùng Chân uy nghi.
Bấy giờ Lê Hoàn là một tướng trẻ lập được nhiều công, đánh dẹp ở phương xa, Đinh Tiên Hoàng rất yêu quí, có ý muốn cất nhắc.
Vua vẫn coi việc quân làm hàng đầu. Từ những trải nghiệm trong việc đánh dẹp các sứ quân, liền định việc quân gồm mười đạo. Một đạo lại chia ra làm mười lữ. Một lữ gồm mười tốt. Một tốt là mười ngũ. Mỗi ngũ là mười chiến binh. Vua phong Lê Hoàn làm thập đạo tướng quân.
Chọn năm người vợ làm hoàng hậu với các tước hiệu: Đan gia, Trinh Minh, Kiều quốc, Cồ quốc và Ca ông...
Điện nơi vua coi chầu rộng chín gian, chuông đồng khánh đá được treo hai bên để làm hiệu lệnh. Lại chọn một ban nhạc để dùng trong việc tiết lễ.
Vua đặt đàn tế trời đất và thần Hậu Tắc. Vua đem vàng ban cho Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, xây chùa lớn ở Hoa Lư. Vua bảo sư thầy rằng:
-Một nước không có văn hiến không thể dài lâu. Chùa là nơi đào tạo người tài. Con các đại thần các công chúa, hoàng tử đến tuổi đều phải vào chùa để học chữ và nhuần thấm kinh kệ, sau khi đã đạt đến bậc trí giả thì triều đình sẽ tùy tài mà trao chức.
Ngô Chân Lưu nhân đó mới cho xây những chùa lớn ở Hoa Lư, cột đều bằng đá. Chân cột cho khắc những câu kinh của các vị Phật đã thành chính quả rất tôn nghiêm. Chùa khánh thành, Tiên hoàng thân mặc áo, nghe giảng kinh một giờ. Năm vị hoàng hậu thì trai giới, hầu lễ cho hết cả một đàn chay.
Vua xưng quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Cho xây thành nội và hoàng thành. Đào hào quanh bốn mặt thành, cho thả sen. Phía ngoài hoàng thành và bến sông Hoàng Giang cho mở các chợ lớn. Lái buôn các nơi đều đổ vào buôn bán.
Chẳng mấy chốc Hoa Lư đã sầm uất hẳn lên. Nhà cửa dựng lên san sát, hàng quán, ca lâu đua nhau mọc lên. Sản phẩm từ núi đổ xuống, từ biển đem lên vô cùng phong phú.Các lái buôn tận Chà Và, Châu ạ, Châu Lý, Châu Khâm, Châu Liêm, đều đem thuyền lớn tận bến Hoàng Giang buôn bán.
Hoa Lư đã thành một đô thành, có người gọi luôn là Tràng An, coi như thể kinh đô của nhà Đường bên Trung Hoa vậy.
Một buổi chầu, Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu đứng đầu hàng văn võ, tâu rằng:
-Triệu Khuông Dẫn ở Trung Hoa đã thu lại được giang san về một mối, lập nên nhà Tống xưng là Thái Tổ, nhân dịp này, để giữ hòa hiếu dài lâu, nên cử người sang Trung Hoa xin thụ phong. Nhà Tống mới lên, hẳn là phải công nhận triều đình của Đại Cồ Việt.
Đinh Tiên Hoàng cho là phải liền sai thái tử nam Việt Vương, sắm sanh cống vật sang xin thụ phong ở triều Tống...
Vua đi săn hổ tận vùng Cổ Tế. Dọc đường thấy một trang trại khang trang, liền cho dừng quân sĩ, vào thăm, khi lên nhà nhìn vào bài vị, bỗng giật mình, cho đi mời trang chủ vào để hỏi.
Trang chủ là một bà già lưng còng, tóc bạc trắng. Nhìn vào gương mặt thì biết trước đây cũng là nhà quyền quý.
Tiên Hoàng hỏi:
-Nhà bà cũng họ Đinh ư? Họ Đinh là họ nhà vua đấy, bà biết không?
Bà già gật đầu. Người lúc tỉnh lúc lẫn. Những người chung quanh nói:
-Đứng trước mặt bà là hoàng đế đấy, cúi lạy đi.
Bà già chống tay xuống, định lạy. Đinh Tiên Hoàng ân cần nâng dậy, nói:
-Bà còng thế, lạy thì khổ quá! Ta miễn lễ...
Rồi lại hỏi:
-Bài vị trong nhà thờ ai vậy?
-Thờ chồng tôi đấy.
-Thế con cái của bà đâu?
-Binh lính của Vạn Thắng Vương giết mất rồi. Xưa kia chồng tôi bức bách Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh. Khi Lĩnh dựa vào Trần Lãm có thế lực đem quân về đánh chồng tôi. Chồng tôi phải bỏ Hoa Lư mà bán xới đến tận đây. Ngờ đâu, sau này có người báo, tướng của Đinh Bộ Lĩnh đem quân đến vây bắt rồi giết mất!
Đinh Bộ Lĩnh thở dài. Vua bãi việc đi săn hổ, bảo bà già đưa mình ra mộ thăm mả chú.
Tiên Hoàng sai sắm lễ vật thân đến tế chú. Rồi quay về nói với bà thím già rằng:
-Cháu chính là Đinh Bộ Lĩnh đây! Việc cũ hãy quên đi. Cháu xin rước thím về Hoa Lư để phụng dưỡng. Thím không nhớ quê ư?
Bà già khóc, khăn đẫm nước mắt nói:
-Nhớ họ hàng, anh em ruột thịt lắm chứ, nhưng nay già rồi, sắp chết rồi, già này xin ở đây trông nom phần mộ của chồng thôi!
Biết thím vẫn giận mình, Tiên Hoàng ban cho bà một trăm lạng vàng để tu sửa phần mộ, và khởi trang nhà cửa cho xứng với người hoàng tộc.
Khi về, vua cho lập bài vị của chú ruột đem vào thờ phụng ở Thái miếu. Lại thân làm một bài văn tế đọc khi làm lễ an vị, hết sức chu đáo.
Đêm ấy, Tiên hoàng thương chú, liền gọi một đứa cháu họ xa, đến làm con nuôi bà thím và được hưởng tước phong như các ông chú, bà cô khác.
Đầu thu Kỷ Mão
8.19
N.V.P



Vạn Thắng Vương mở tiệc khao quân. Ngay đêm ấy, đã đem một nửa số quân cùng Đinh Liễn lên Đường Lâm phối hợp với quân của Đinh Điền, cất binh đánh Nguyễn Thái Bình ở Tam Đái... Nguyễn Bặc ở lại giữ Đỗ Động và Tây Phù Liệt.

Đinh Điền đã được mật báo từ trước, khi Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn kéo quân đến, liền hợp binh tiến đánh Nguyễn Thái Bình ở Tam Đái.

Nguyễn Thái Bình tên chính là Nguyễn Khoan, lập trang trại ở Vĩnh Mỗ, Tam Đái, gọi là Nguyễn Gia Loan. Khi Dương Tam Kha cướp ngôi của Ngô Tiên Chúa, Nguyễn cất quân từ trang ấp của mình, thu phục các đầu lĩnh ở suốt một miền Tam Đái rồi xưng là sứ quân. Nguyễn Khoan liên kết với Kiều Công Hãn ở Phong Châu, đắp thành chấn giữ cả một vùng lớn ở ngã ba sông Lô và sông Bạch Hạc, có ảnh hưởng đến cả miền sông Tích và sông Đáy...

Hội quân với Đinh Điền xong, Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn để Đinh Điền cất quân đi trước, vây đánh Nguyễn Thái Bình còn mình và con trai tiến đánh Kiều Công Hãn ở Phong Châu.

Thành Phong Châu ở ngay cạnh mặt đê sông Bạch Hạc. Kiều Công Hãn lấy đê là một khúc thành ngoại, cho đắp thêm ba mặt khác, ở giữa là những chân ruộng lúa tốt, phì nhiêu. Thành nội cũng đắp bằng đất, có đào hào bốn xung quanh thả chông tre và chông sắt có ngạnh, khá cẩn mật...

Thành chỉ có cửa tiền, cửa hậu để ra vào... Thành của Nguyễn Thái Bình ở cách thành Phong Châu khoảng bảy dặm. Hai sứ quân này cũng theo kế liên hoành, bẻ tên, uống rượu máu, thề giúp đỡ nhau để hùng cứ một vùng Phong Châu - Tam Đái.

Đinh Bộ Lĩnh kéo quân đến vây thành Phong Châu. Quân Hoa Lư với những thuyền chiến lớn, đóng chặt ở ngã Ba Hạc, thuyền nào đội ấy, đội ngũ rất quy củ.

Kiều Công Hãn thấy Vạn Thắng Vương kéo quân đến, trong lòng rất lo sợ, liền thông báo cho Nguyễn Thái Bình mau cử quân đến trợ giúp. Nhưng, quân tướng đến Nguyễn Gia Loan lại đem thư trở về, vì ở thành Tam Đái, Nguyễn Thái Bình cũng đang bị Đinh Điền vây đánh rất dữ, không thể nào vào mà xin quân cứu viện được!

Kiều Công Hãn lên mặt thành xem thế trận của Vạn Thắng Vương.

Chỉ thấy, đổm gò bên đông và bên tây có mấy đạo quân ngựa và quân bộ đóng binh bất động như để chờ lệnh.

Chủ lực của Vạn Thắng Vương có đến hàng ngàn thuyền chiến vẫn chưa động binh. Quân do thám đưa tin về, cho biết, Vạn Thắng Vương cho cắm trại, lập trướng phủ ở mặt đê, đang đón các đám hát xoan ở quanh vùng, mời các ca nữ hát cho quân lính mua vui. Chưa thấy họ động binh. Có lẽ họ chờ Đinh Điền hạ xong thành Tam Đái, sẽ vây đánh thành Phong Châu.

Nhưng cữ ấy, mưa to gió lớn suốt mấy ngày đêm. Trong thành Phong Châu, nhà cửa tốc mái hết, mưa như xối xả vào mặt vào người quân sĩ không thể nào đứng trên mặt thành mà canh giữ được Kiều Công Hãn chắc hẳn Đinh Bộ Lĩnh hẳn còn lo cho đội binh thuyền chống bão, thì trong sấm sét đã thấy bốn mặt thành, quân Hoa Lư xuất quỉ nhập thần, tràn vào bốn mặt, xông thẳng vào trướng phủ. Đuốc thông thắp sáng rực khắp chỗ, quân lính của Kiều Công Hãn không kịp trở tay, Hãn bị Đinh Bộ Lĩnh dùng kiếm chém xả vai, chết ngay ở cửa dinh Khi bão tạnh thì cờ của Vạn Thắng Vương đã bay phấp phới khắp bốn mặt thành.

Đinh Bộ Lĩnh giao thành Tam Đái cho Đinh Liễn. Liễn ở lại, thu thập quân lương, vũ khí, giải giáp quân lính của Kiều Công Hãn. Vạn Thắng Vương đem quân xuống đánh dốc thành Tam Đái. Nguyễn Thái Bình đang bị Đinh Điền vây dữ, lại thấy Vạn Thắng Vương kéo quân đến thì hồn bay, phách lạc. Một nha tướng của Nguyễn muốn làm phản từ lâu, liền chém chết Nguyễn Thái Bình, mở cửa thành, đem đầu chủ tướng nộp cho Đinh Bộ Lĩnh.ĐinhBộ Lĩnh để Đinh Điền cùng mấy tướng trẻ, ở lại giữ Tam Đái và Phong Châu, còn mình gọi con là Đinh Liễn, đem binh thuyền xuôi sông Nhị Hà thẳng xuống đánh Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du và Lý Khuê ở Siêu Loại.

Đinh Bộ Lĩnh kéo quân vào Cổ Loa. Đinh Liễn thì từ sông Nhị Hà, theo sông Nguyệt Đức, vòng theo phía sau lưng, chặn đường không cho quân của Lý Khuê ở Siêu Loại đến tiếp ứng! Nguyễn Bặc từ Đỗ Động cũng đến. Vạn Thắng Vương cùng Nguyễn Bặc sắm lễ vật đến đền Thục Vương làm lễ. Tưởng nhớ đến Ngô Vương, Vương nói với Nguyễn Bặc, giọng bùi ngùi:

-Chí lự của một bậc anh hùng như Ngô Tiên Chúa, thật nghìn năm mới có một người. Nhưng trời không ban cho chữ Thọ, chữ Lộc tiếp theo chữ Phúc... Vương triều ngắn ngủi, con lại không nối được nghiệp cha.

Rồi cùng tướng sĩ bầy đồ tế ở chính điện thân vào tế Ngô Vương, sai Nguyễn Bặc viết lời văn ca ngợi công đức của ngài ở trong buổi tế.

Đinh Bộ Lĩnh cảm khái, khóc to lên rồi quay ra nói với các tướng rằng:

-Trước Ngô Vương, người giỏi nước Đại Việt chỉ mong làm tiết độ sứ. Vô tình, coi nước mình chịu làm một quận, huyện của ngoại bang. Chỉ có Ngô Vương, đánh bại quân Nam Hán, vạch riêng bờ cõi, lập triều đình, xưng Vương, đường đường lập quốc. Công nghiệp lớn ấy, chúng ta phải gắng tiếp chí lự của người trước, có đâu lại để nước thành mười mấy mảnh, mười mấy sứ quân được. Các tướng sĩ hãy cùng ta dẹp nốt loạn các Lệnh Công, để đưa lại sự mạnh giầu cho xứ sở, mở mặt với thiên hạ.

Quân lính dạ ran. Vạn Thắng Vương biên chế lại đội ngũ, tập trận ở Loa Thành rồi kéo quân thẳng vào thành Tiên Du, vây một ngày một đêm. Thành vỡ, Nguyễn Thủ Tiệp giả làm thầy lang, đeo bọc thuốc chạy trốn, bị bắt ở bến đò No. Đinh Bộ Lĩnh sai chém đầu rồi cùng Đinh Liễn, Nguyễn Bặc tiến đánh Lý Khuê ở Siêu Loại.

Lý Khuê đóng quân trong thành rất sợ, biết là không chống cự nổi, liền treo cờ hàng mở toang thành cho quân Vạn Thắng Vương kéo vào. Đến nơi, thì phó tướng của Khuê tự trói mình, nộp sổ đinh, sổ điền. Vạn Thắng Vương truy hỏi Lý sứ quân, phó tướng nói, chủ tướng của hắn sợ vỡ mật, đã đem vợ con trốn lên miền thượng du, có lẽ bây giờ đi cũng rất xa rồi... Đinh Bộ Lĩnh cho Đinh Liễn đuổi theo, đến bên sông Phả Lại thì bắt được, chém chết, vứt xác xuống sông...

Vạn Thắng Vương ở lại Siêu Loại ba ngày, rồi tiến đánh Lữ Đường xưng là Lữ Tá Công ở Tế Giang.Vương đóng quân chủ lực ở Siêu Loại, cho Đinh Điền và Nguyễn Bặc đem ba ngàn quân vây thành. Vạn Thắng Vương dặn con trai:

-Đất Tế Giang sình lầy rất nhiều, quanh co dễ bị đánh úp, bị lừa nhử. Quân ta dầu thắng lớn, nhưng không vì thế coi thường, sơ hở. Con hãy liệu kế mà đánh giặc, đừng để quân sĩ mệt nhọc hoặc tổn thất không cần đến.

Đinh Liễn nghe lời cha, đến nơi, quả nhiên thấy Lữ Đường, quân không tập trung, dinh phủ, thành trì rất sơ sài. Lữ chia quân đóng tản mát ở chỗ hiểm yếu. Hễ quân của Hoa Lư đi đông thì tránh mà đi lẻ là chặn đánh, diệt một vài tên lính, rồi lại bỏ chạy.

Đinh Liễn tức lắm, hỏi kế Nguyễn Bặc. Bặc bàn:

- Chúng chia mà tụ, thì ta không dại gì mà đánh theo kế chúng. Cứ đóng quân yên một chỗ, chọn những quân bộ, luồn giỏi, bơi giỏi, nấp kín ở những nơi quân thuyền của từng tốp lại qua, tương kế tựu kế mà diệt. Chúng đã xé lẻ, chắc lương thực đem theo chỉ đủ ăn từng ngày. Vây phục ba ngày là tự chúng phải mò đi lấy lương, ta sẽ diệt được.

Đinh Liễn phục Nguyễn Bặc thật cao kiến, dùng theo kế ấy. Chỉ trong bảy ngày, vành đai ngoài của quân Lữ Đường bị diệt hết, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc đánh sâu vào tung thâm, bắt được Lữ Đường, chém chết, thu phục hoàn toàn đất Tế Giang...

Từ Tế Giang sang Đằng Châu không xa mấy. Đinh Liễn cả đêm không ngủ nổi, từ mờ đất đã sang xin gặp Vạn Thắng Vương.

Đinh Bộ Lĩnh hỏi:

-Con có việc gì mà phải gặp cha gấp vậy...

- Con nghe cha định kéo quân về Hoa Lư, có nên thế chăng?

Đinh Liễn băn khoăn nói:

-Quân Hoa Lư từ buổi cất quân đánh các sứ quân, thế như chẻ tre. Bây giờ là lúc quân uy đang mạnh, sĩ khí đang hăng, sao cha không lấy nốt Đằng Châu, lại kéo quân về?

Vạn Thắng Vương vỗ vai Đinh Liễn, thân mật nói: Làm tướng không nên quá mê mải vào chuyện đánh dẹp. Đánh lúc nào, dừng lúc nào, phải quyết đoán cho đúng tình thế. Đó chính là điều cốt yếu của binh pháp! Vả lại Phạm Lệnh Công là bậc lão luyện, trải đời, nếu ông ấy muốn xưng hùng, xưng bá tranh vương nghiệp với họ Đinh thì cũng khó lòng mà làm gì nổi ông ấy đâu! Ông ấy phải bỏ ngôi đại tướng quân ở Loa Thành mà về cũng là chán ngấy danh lợi, chỉ muốn quay về lo cho thực ấp và bản quán của mình thôi.

Vạn Thắng Vương nhắp một ngụm trà, rồi nói tiếp:

-Trước khi đánh Đường Lâm, Hoa Lư và Đằng Châu đã kết nghĩa hòa hiếu. Ta đã nhờ cao tăng Ngô Chân Lưu sang thuyết phục Phạm Phòng Át, nay lại đem quân đi đánh người ta, như thế có phải là tráo trở không!

Đinh Liễn vẫn còn băn khoăn nói:

-Hòa và chiến thắng chẳng qua chỉ là giao ước giữa hai thế lực. Xưa nay, mạnh lấn yếu vẫn là lẽ thường tình. Quân sĩ từ Tế Giang sang Đằng Châu, chỉ mất non nửa ngày đường. Đánh luôn không hơn sau này lại phải cất quân từ Hoa Lư ư?

Vạn Thắng Vương lại vỗ mạnh vào vai con trai mà bảo:

- Hãy cứ đem quân về Hoa Lư đã. Nếu con muốn cầm quân đánh dẹp, thì cũng còn mấy sứ quân nữa đấy, cha sẽ giao binh quyền cho con đi lấy nốt các sứ ấy!

Nói rồi để lại tướng giữ Tế Giang, đem đại quân về Hoa Lư. Ngô Chân Lưu đem các nha tướng, các chỉ huy sứ ra tận bờ sông Hoàng Giang đón. Ngô Chân Lưu theo Vạn Thắng Vương về trướng phủ vừa đi vừa cười tủm tỉm. Đinh Bộ Lĩnh hỏi:

-Sư thầy có gì mà vui cười vậy?

Ngô Chân Lưu nói:

-Có khách quý đang ngồi chờ đại vương!

Đinh Bộ Lĩnh không biết là ai. Khi ra nơi phòng khách đợi mới biết là Phạm Lệnh Công.

Phạm Phòng Át vỗ tay ba cái. Đám tùy tùng ăn mặc chỉnh tề đem các lễ vật vào. Đinh Bộ Lĩnh nhìn xem thì đều là của quý của châu Đằng: Ngọc trai, đồi mồi, gạo nếp thơm, trâu béo, lại có ngọc trạm trổ rất khéo từ đời nhà Hán.

Phạm Phòng Át vái Đinh Bộ Lĩnh mà nói:

-Đại Vương xưng hiệu Vạn Thắng Vương quả là tin ở sức xoay trời chuyển đất của mình. Cất quân một vòng mà các sứ quân ở Đường Lâm, Phong Châu, Tam Đái, Tiên Du, Siêu Loại, Tế Giang đều tan tác. Kiệt hiệt như Đỗ Lệnh Công ở Đỗ Động, bướng bỉnh như Nguyễn Hữu Công ở Tây Phù Liệt cũng thành tan đất mất. Phòng Át này xưng sứ quân một phương chỉ là thời thế buộc phải thế. Trước sau vẫn muốn giang sơn muôn dặm thu về một mối. Trước đây át thờ Ngô Vương rồi, nên không thể theo về Hoa Lư được là vì thế, do đó khi cao tăng Ngô Chân Lưu mang thư đến, Phòng Át đã đón tiếp và sẵn lòng hòa hiếu. Nay, thân sang mừng chiến thắng của Vạn Thắng Vương. Và, Đằng Châu của viên tướng già này, xin thần phục Hoa Lư. Đại Vương hãy đánh dẹp nốt các sứ quân khác, đừng lo gì đến Đằng Châu cả.

Đinh Bộ Lĩnh vô cùng cảm kích liền nói:

- Bộ Lĩnh tôi đâu phải là kẻ hám quyền lực. Thực ra là không thể giương mắt nhìn đất nước như gấm như hoa bỗng chốc thành mảnh tấm, mảnh vụn, vá víu; cái đám rồng đất ao cạn tranh nhau mấy lũ cá ranh ấy, làm hỏng thời cơ non sông Đại Việt sánh ngang với các nước khác trong thiên hạ. Do đó mà phải biến vải vụn, mảnh xoàng thành một dải sông núi liền nhau, có vương quyền tự chủ, thì mới mong giầu mạnh được. Phạm Lệnh Công tài trí hơn người mà hết lòng vun đắp cho Lĩnh này, thì, giang sơn này, phú quý cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia. Bộ Lĩnh này không bao giờ đụng đến Đằng Châu, chỉ mong khi nước ta có chủ thì hiệu lệnh phát ra từ kinh đô, Phạm Lệnh Công hết lòng giúp dập và thi hành.

Phạm Phòng Át vội nói:

-Tất nhiên! Tất nhiên! châu Đằng phải biết phận mình trong Vương quốc chứ! Đinh Bộ Lĩnh mở tiệc khoản đãi Phạm Phòng Át, gọi người vào múa hát suốt đêm. Đêm ấy ba người bàn bạc về Phật Giáo, Lão Giáo, về Sĩ Vương và việc chấn hưng mở trường dậy chữ nho, rất tâm huyết.

Nhân lúc vui, Đinh Bộ Lĩnh hỏi Ngô Chân Lưu:

-Ta hỏi thầy, Hoa Lư có trở thành đế đô được không? Nếu Hoa Lư trở thành kinh đô thì kế sách nên như thế nào?

Ngô Chân Lưu nói:

-Thiền phái đang thịnh hành ở nước ta do bậc sư tổ là Tì-ni da-liu chi phổ truyền. Thuyết pháp của vị tổ này thường sử dụng thuật sấm vĩ và địa vực trong việc giúp thi hành chính sự. Tôi cũng là học trò của sư tổ. Thiền phái này, được thầy truyền, không những phải học rộng cả tam giáo, Phật, Lão, Nho mà phải biết sấm vĩ và phong thủy nữa! Phong thủy là môn học xem xét địa thế để xây chùa tháp, nhà cửa, mộ phần và thành quách.

Phạm Phòng Át lắng nghe, gật gật đầu, chịu sư thầy kiến thức thực uyên thâm. Đinh Bộ Lĩnh thấy Ngô Chân Lưu dừng lại đúng chỗ mình muốn nghe liền tự tay dâng nước trà ngon cho sư thầy và giục:

-Xin ngài cho nghe tiếp!

Ngô Chân Lưu nói:

-Môn học phong thủy dựa trên sự tin tưởng rằng mặt đất chịu ảnh hưởng của tinh tú trên trời. Và, các gò đống sông ngòi, mô phỏng theo cách sắp đặt của tinh hệ và tinh vân. Địa thế và long mạch đóng một vai trò quan trọng trong sự an nguy và thịnh suy của một nhà, một họ, một vùng hay một nước... Đinh Bộ Lĩnh khen: - Phải lắm! Phải lắm! Vậy Hoa Lư thế nào?

-Hoa lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy, bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển... Họ Đinh là dòng họ lẫy lừng ở đây, dựng nghiệp nhiều đời, chí lự hơn đời. Người ta nói: người giỏi thì ở núi, cũng thu phụcđược các người cùng chí hướng, dù ở góc biển cũng có thể làm nên nghiệp lớn. Hiểu đất mình, dân chúng xung quanh đều hết lòng trung, theo mình dựng nghiệp. Non sông thì tráng lệ, phong thủy hài hòa cũng là đất có thể chọn đôđược!

Đinh Điền ở phía dưới đứng dậy nói:

- Người Hoa Lư thì lấy Hoa Lư làm kinh đô,đểcác nơi phải nhớ đến mà sợ. Ngô Vươngxưa không tự mình dựng đô, dùng đô cũ của vua Thục, do đó mà đã bị Dương Tam Kha lấn quyền, thay người mình vào người của vua đấy!

Đinh Bộ Lĩnh nhắc khéo Đinh Điền:

-Ta hãy nghe sư thầy nói tiếp.

-Nước ta đến nay mới có mấy nơi đô thành. Đó là kinh đô Văn Lang của vua Hùng. Mê Linh của vua Trưng và sau này Loa Thành là kinh đô của Vua Thục. Ngô Vương vì chưa yên tâm về ý đồ lấy lại đất Giao Chỉ của nhà Nam Hán, do đó mới lấy Loa Thành làm kinh đô để phòng ngoại xâm có thể đến một lần nữa. Có biết đâu, đô thành phải phù hợp với vương nghiệp. Loa Thành quá bé không đủ làm kinh đô. Lại không có núi sông hiểm trở... Nếu Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế thì nên lấy Hoa Lư làm kinh đô. Còn đâu hơn đây nữa...!

Vạn Thắng Vương vui lắm, cầm rượu mời Ngô Chân Lưu và các tướng, hôm ấy, Hoa Lư uống hết sạch mấy thuyền rượu quý của Phạm Phòng Át mang sang biếu tặng.

Dẹpnốt các sứ quân còn lại, Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế. Vua phong cho con trai đầu là Đinh Liễn làm thái tử, nam Việt Vương. Tôn hiệu xưng là Tiên hoàng, tức là vị hoàng đế đầu tiên. Vua nói với Ngô Chân Lưu và Nguyễn Bặc:

-Kinh Dương Vương, Hùng Vương, Thục Vương, Trưng Vương, Ngô Vương chỉ xưng vương thôi, vì cho quốc gia mình vương hiệu là đủ. Như thế là tự khiêm hay tự ty? Nước Trung Hoa, vua của họ là hoàng đế, thì vua Đại Việt ta cũng phải xưng là hoàng đế chứ, xưng vương hóa ra kém họ một bậc ư?

Do đó, tôn hiệu lấy là Tiên Hoàng. Vua lập Thái Miếu, thờ tổ tiên, tôn phong cho cha mẹ. Vua cho làm các cung điện ở Hoa Lư, dựng các chùa, quán, rồi xét công ban thưởng, xét tài trao chức, định thứ bậc cho các quan văn võ và tăng đạo. Quán xuyến các việc trong triều, đứng đầu trăm quan là Nguyễn Bặc, lĩnh chức Định Quốc Công. Việc bên ngoài kinh thành giao cho Đinh Điền, lĩnh chức ngoại giáp. Việc hình án trong nước vua giao vào tay Lưucơ, lĩnh chức Đô hộ sĩ sư. Vua vẫn nhớ ơn Trần Minh Công, đem bài vị vào thờ cạnh bố mẹ đẻ của mình ở Thái miếu, lại đem công chúa Minh Châu gả cho Trần Thăng, phong Thăng làm phò mã đô úy.

Vua chọn tăng thống Ngô Chân Lưu làm quốc sư. Những buổi đại triều, các quan đều đứng, riêng quốc sư được ngồi ở ghế dưới thềm vua. Chân Lưu được phong là Khuông Việt đại sư. Trương Ma-Ni là pháp chủ của các đạo quán được phong làm Tăng lục đạo sĩ, lại cho Đặng Huyền Quang, giúp dập Ma-Ni, làm Sùng Chân uy nghi.

Bấy giờ Lê Hoàn là một tướng trẻ lập được nhiều công, đánh dẹp ở phương xa, Đinh Tiên Hoàng rất yêu quí, có ý muốn cất nhắc.

Vua vẫn coi việc quân làm hàng đầu. Từ những trải nghiệm trong việc đánh dẹp các sứ quân, liền định việc quân gồm mười đạo. Một đạo lại chia ra làm mười lữ. Một lữ gồm mười tốt. Một tốt là mười ngũ. Mỗi ngũ là mười chiến binh. Vua phong Lê Hoàn làm thập đạo tướng quân.

Chọn năm người vợ làm hoàng hậu với các tước hiệu: Đan gia, Trinh Minh, Kiều quốc, Cồ quốc và Ca ông...

Điện nơi vua coi chầu rộng chín gian, chuông đồng khánh đá được treo hai bên để làm hiệu lệnh. Lại chọn một ban nhạc để dùng trong việc tiết lễ.

Vua đặt đàn tế trời đất và thần Hậu Tắc. Vua đem vàng ban cho Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, xây chùa lớn ở Hoa Lư. Vua bảo sư thầy rằng:

-Một nước không có văn hiến không thể dài lâu. Chùa là nơi đào tạo người tài. Con các đại thần các công chúa, hoàng tử đến tuổi đều phải vào chùa để học chữ và nhuần thấm kinh kệ, sau khi đã đạt đến bậc trí giả thì triều đình sẽ tùy tài mà trao chức.

Ngô Chân Lưu nhân đó mới cho xây những chùa lớn ở Hoa Lư, cột đều bằng đá. Chân cột cho khắc những câu kinh của các vị Phật đã thành chính quả rất tôn nghiêm. Chùa khánh thành, Tiên hoàng thân mặc áo, nghe giảng kinh một giờ. Năm vị hoàng hậu thì trai giới, hầu lễ cho hết cả một đàn chay.

Vua xưng quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Cho xây thành nội và hoàng thành. Đào hào quanh bốn mặt thành, cho thả sen. Phía ngoài hoàng thành và bến sông Hoàng Giang cho mở các chợ lớn. Lái buôn các nơi đều đổ vào buôn bán.

Chẳng mấy chốc Hoa Lư đã sầm uất hẳn lên. Nhà cửa dựng lên san sát, hàng quán, ca lâu đua nhau mọc lên. Sản phẩm từ núi đổ xuống, từ biển đem lên vô cùng phong phú.Các lái buôn tận Chà Và, Châu ạ, Châu Lý, Châu Khâm, Châu Liêm, đều đem thuyền lớn tận bến Hoàng Giang buôn bán.

Hoa Lư đã thành một đô thành, có người gọi luôn là Tràng An, coi như thể kinh đô của nhà Đường bên Trung Hoa vậy.

Một buổi chầu, Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu đứng đầu hàng văn võ, tâu rằng:

-Triệu Khuông Dẫn ở Trung Hoa đã thu lại được giang san về một mối, lập nên nhà Tống xưng là Thái Tổ, nhân dịp này, để giữ hòa hiếu dài lâu, nên cử người sang Trung Hoa xin thụ phong. Nhà Tống mới lên, hẳn là phải công nhận triều đình của Đại Cồ Việt.

Đinh Tiên Hoàng cho là phải liền sai thái tử nam Việt Vương, sắm sanh cống vật sang xin thụ phong ở triều Tống...

Vua đi săn hổ tận vùng Cổ Tế. Dọc đường thấy một trang trại khang trang, liền cho dừng quân sĩ, vào thăm, khi lên nhà nhìn vào bài vị, bỗng giật mình, cho đi mời trang chủ vào để hỏi.

Trang chủ là một bà già lưng còng, tóc bạc trắng. Nhìn vào gương mặt thì biết trước đây cũng là nhà quyền quý.

Tiên Hoàng hỏi:

-Nhà bà cũng họ Đinh ư? Họ Đinh là họ nhà vua đấy, bà biết không?

Bà già gật đầu. Người lúc tỉnh lúc lẫn. Những người chung quanh nói:

-Đứng trước mặt bà là hoàng đế đấy, cúi lạy đi.

Bà già chống tay xuống, định lạy. Đinh Tiên Hoàng ân cần nâng dậy, nói:

-Bà còng thế, lạy thì khổ quá! Ta miễn lễ...

Rồi lại hỏi:

-Bài vị trong nhà thờ ai vậy?

-Thờ chồng tôi đấy.

-Thế con cái của bà đâu?

-Binh lính của Vạn Thắng Vương giết mất rồi. Xưa kia chồng tôi bức bách Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh. Khi Lĩnh dựa vào Trần Lãm có thế lực đem quân về đánh chồng tôi. Chồng tôi phải bỏ Hoa Lư mà bán xới đến tận đây. Ngờ đâu, sau này có người báo, tướng của Đinh Bộ Lĩnh đem quân đến vây bắt rồi giết mất!

Đinh Bộ Lĩnh thở dài. Vua bãi việc đi săn hổ, bảo bà già đưa mình ra mộ thăm mả chú.

Tiên Hoàng sai sắm lễ vật thân đến tế chú. Rồi quay về nói với bà thím già rằng:

-Cháu chính là Đinh Bộ Lĩnh đây! Việc cũ hãy quên đi. Cháu xin rước thím về Hoa Lư để phụng dưỡng. Thím không nhớ quê ư?

Bà già khóc, khăn đẫm nước mắt nói:

-Nhớ họ hàng, anh em ruột thịt lắm chứ, nhưng nay già rồi, sắp chết rồi, già này xin ở đây trông nom phần mộ của chồng thôi!

Biết thím vẫn giận mình, Tiên Hoàng ban cho bà một trăm lạng vàng để tu sửa phần mộ, và khởi trang nhà cửa cho xứng với người hoàng tộc.

Khi về, vua cho lập bài vị của chú ruột đem vào thờ phụng ở Thái miếu. Lại thân làm một bài văn tế đọc khi làm lễ an vị, hết sức chu đáo.

Đêm ấy, Tiên hoàng thương chú, liền gọi một đứa cháu họ xa, đến làm con nuôi bà thím và được hưởng tước phong như các ông chú, bà cô khác.

Không có nhận xét nào: