Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố (William Bel) - Phần 2

Nhà Trắng
TUYỆT MẬT. CẤM PHÂN PHÁT.
BỊ VONG LỤC HỘI ĐÀM

Brê-giơ-nhép, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đô-brư-nin; Cô-ni-ên-cô, thành viên đoàn cao cấp Bộ Ngoại giao Liên Xô, Vụ trưởng Vụ Vấn đề Mỹ Vích-to Sư-cô-dơ-rây, thành viên Vụ Vấn đề Mỹ NFA (kiêm phiên dịch); Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh và cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ; Oa-tơ Xơ-tê, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô; Sô-ne-phe-tơ, Cố vấn Ban Sự Vụ quốc gia; Hát-man Hát-man, vụ phó Vụ Châu Âu: Uy-li-am Hi-lát, Cục trưởng Cục Nghiên cứu tình báo; Giêm Lốt, nhân viên cao cấp của Uỷ ban an ninh quốc gia; Pi-tơ Rô-đơ man nhân viên Uỷ ban an ninh quốc gia.

Ngày tháng: Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 1974

Thời gian: 11giờ05 -13giờ57

Địa điểm: Điện Crem-li, phòng làm việc của Brê-giơ-nhép

Chủ đề: Quan hệ Mỹ-Xô, "Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược", những vấn đề khác về kiểm soát vũ khí . 

(B1: Theo luật tự do thông tin Bộ Ngoại giao Mỹ, bản photo.)

(Quốc vụ khanh và những người cùng đi, đến nơi vào 11 giờ sáng và được hoan nghênh nhiệt liệt tại phòng làm việc của Tổng Bí thư. Có mặt nhiều cơ quan báo chí và phóng viên nhiếp ảnh. Một thời gian ngắn cho chụp ảnh và nói chuyện hài hước)
Quan hệ Mỹ-Xô
.

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi hy vọng chúng ta cố gắng không mất nhiều thời gian cho những việc chúng ta đã đạt được thoả thuận, nên nhanh chóng đi thẳng vào chủ đề. Nhưng lúc này tôi thật sự không thể nén nổi biểu lộ niềm vui của tôi về việc các Ngài một lần nữa đến Liên Xô chúng tôi. Tôi nghĩ đây sẽ là lần hội đàm bổ ích cho cả hai bên. Tôi tin rằng không những tiền nhiệm của các ông, mà cả chuyến thăm lần này của các ông, đều sẽ tạo sự tốt đẹp cho nhân dân và dân tộc chúng tôi.

Tôi cho rằng hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình hình thuận lợi hơn trước nhiều, trên thực tế không phải lần đầu tiên chúng ta tiến hành đàm phán. Chúng ta đã có một số kinh nghiệm qua lần đàm phán trước, và đây không phải là bước đi đầu tiên của chúng ta, đây là sự phát triển của tất cả các cuộc đàm phán đã được tiến hành kể từ năm 1972 và 1973.

Tuy nhiên cũng có một ít thay đổi: Lần đàm phán trước đây giữa tôi và Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, ông chỉ có một chức, còn bây giờ ông có hai chức, tôi thì vẫn chỉ có một chức như trước đây. Tôi nói đúng chứ?

Grô-mư-cô: Chỉ có một chức! (tiếng cười)

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt về việc này.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta hãy dành ít thời giàn thảo luận qua về sự phát triển quan hệ hai nước chúng ta trong thời gian gần đây.

Kít-sinh-gơ: Với tư cách cá nhân và thay mặt các đồng sự của tôi, tôi xin bày tỏ niềm vui và cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của Ngài, đặc biệt là Ngài đã cho tôi đưa con tôi đi cùng. Hai bên chúng ta đều cho rằng, chúng ta đã cùng hợp tác trong những năm qua, vậy chúng ta đã có những cơ sở tốt cho sự hợp tác trong tương lai.

Brê-giơ-nhép: Thật sự như vậy. Hai bên chúng ta đã tạo dựng được một nền móng tốt, bây giờ tôi cũng không muốn phát biểu bình luận về những người hòng lay chuyển hoặc phá hoại nền móng này. Tôi cũng tin rằng, sau khi tư tưởng của những người này trở nên hiểu biết đúng đắn hơn, họ sẽ biết xin lỗi nhân dân của nước họ về những tổn hại mà họ đã từng gây ra.

Trước đây chúng tôi luôn luôn và hiện nay vẫn kiên trì giữ thái độ hữu nghị đối với người của chúng tôi. Nhưng tôi cũng muốn nhân dịp này hy vọng các vị có mặt tại đây quan tâm tới mặt khác của hội đàm giữa chúng ta: Tôi hy vọng hội đàm lần này của chúng ta sẽ giúp ích cho việc đón tiếp chuyến thăm Mát-xcơ-va sắp tới của Tổng thống Ních-xơn. Chúng tôi không chuẩn bị tiến hành trao đổi bằng một phương thức hoàn toàn chính thức, nhưng chúng tôi sẽ ký thoả thuận và qua đó tạo dựng một cơ sở mới.

Chúng ta nên tránh bàn những điều siêu thực, nhưng những chi tiết không quan trọng lắm không nên bàn nhiều, nên dành nhiều thời gian cho vấn đề chính sách thật sự quan trọng.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý với ý kiến phát biểu của Ngài.

Brê-giơ-nhép: Không những vậy, nếu xuất phát từ lập trường trên để xem xét quan hệ giữa hai nước chúng ta được xây dựng trong những năm gần đây, thì chúng ta nên từ bỏ những mặt không quan trọng lắm và xem xét nó trên một ý nghĩa rộng lớn hơn. Đồng thời tôi cũng không biết có tồn tại một số vấn đề nội bộ quan trọng không nhưng nói chung, chúng ta có thể nói nó đang phát triển tích cực. (Kít-sinh-gơ gật đầu tán đồng)

Thừa nhận tình hình đầy khó khăn phức tạp chúng ta đã trải qua không phải không phù hợp với lợi ích tốt nhất của hai nước chúng ta. Nhưng các thành tựu chúng ta giành được trong vấn đề quan hệ hai nước Mỹ-Xô trong thời gian qua đã trải qua những thử thách của thời gian và tình thế phức tạp. Vì vậy tôi muốn nhấn mạnh lại điểm này, chúng ta vẫn có những lý do nhiều hơn trước để nhấn mạnh cuộc hội đàm giữa chúng tôi và Tổng thống Ních-xơn có ý nghĩa quan trọng tuyệt đối và thoả thuận cùng sự thông cảm đạt được trong hội đàm lần này cũng sẽ mang những ý nghĩa quan trọng.

Tôi muốn nhấn mạnh và tôi còn nhấn mạnh lại nhiều lần, cả khối lãnh đạo của Liên Xô chúng tôi luôn luôn và hôm nay vẫn xây dựng trên những nguyên tắc đó. Những nguyên tắc này chúng tôi đã trình bày chi tiết trong văn kiện gửi cho Tổng thống Ních-xơn và trong các cuộc gặp trước đây giữa chúng ta. Đối với những sự việc xảy ra ở trong nước Mỹ, quý quốc chưa lưu ý nhiều về các vấn đề chi tiết, chúng tôi đã nghe và đọc rất nhiều bình luận về việc này, chúng tôi hiểu Ngài Tổng thống Ních-xơn đã thể hiện một lập trường kiên định và quyết định tiếp tục tiến lên trong sự nghiệp chúng ta đã đạt được, đưa quan hệ hai nước Mỹ và Liên Xô phát triển, đi lên theo chiều sâu.

Sau khi nói xong những vấn đề này, tôi buộc phải nói hàng loạt khó khăn và trở ngại khiến chúng ta không thể không khắc phục. Những vấn đề này lại không thể tách rời và liên quan mật thiết đến việc cải thiện quan hệ hai nước chúng ta và cải thiện tình hình chính trị thế giới. Sự thật này rất có thể trở thành một khó khăn lớn trước mặt chúng ta. Nhưng tôi tin chắc rằng, trên cơ sở không đi ngược những nguyên tắc chúng ta cùng thoả thuận trước đây, với những kinh nghiệm chúng ta tích luỹ được trong quá khứ, sẽ giúp chúng ta tìm được biện pháp giải quyết đúng đắn.

(Brê-giơ-nhép lật đi lật lại một chiếc hộp đồng thau có nắp tròn đặt trên bàn của ông và mở nắp ra. Trong hộp hiện ra sáu thanh đồng thau thẳng đứng hình ống tròn giống như thùng thuốc súng, ông lấy ra một chiếc nắp của hình ống tròn, trong đó hiện ra sáu điếu xì gà.)

Kít-sinh-gơ: Đó là một chiếc phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng phải không? (cười)

Brê-giơ-nhép: Không, đây là đồ đựng xì gà. Bản chất của nó hoà bình hơn nhiều so với bề ngoài.

Kít-sinh-gơ: Một chuyên gia tình báo của chúng tôi bây giờ sẽ nói, chúng tôi đã biết trên tên lửa của Liên Xô có sáu chiếc MIRV.

Grô-mư-cô: Xuất phát từ hữu nghị, chúng tôi đã làm ra nó.

Kít-sinh-gơ: Điều này hơn hẳn tình báo trí tuệ của chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Giữa chúng ta không tồn tại bí mật nào cả, xin cho phép tôi bày tỏ sự cảm ơn vô cùng đối với Tổng thống Ních-xơn về những thông tin ông đã cung cấp gần đây (thư của Tổng thống viết ngày 21 tháng 3, đọc bảng A). Tôi đã đọc bức thư này với một hứng thú rất lớn và tôi cũng đã trả lời ngay (bảng B). Tôi rất mừng là Đại sứ Đô-brư-nin đã tham gia trao đổi nội dung bức thư này.

Kít-sinh-gơ: Tổng thống rất mừng khi nhận được thư của óng, Tổng thống còn gửi đến ông lời thăm hỏi nhiệt tình của cá nhân Tổng thống.

Brê-giơ-nhép: Rất cảm ơn. Tôi biết ông được uỷ quyền tiến hành đàm phán với chúng tôi (Kít-sinh-gơ mỉm cười với Sô-ne-phe-tơ), nên tôi sẽ không chuẩn bị trao đổi cụ thể với ông về vấn đề chi tiết của sự việc đó, tôi thường nhớ lại những cuộc đối thoại giữa chúng ta trước đây, đặc biệt là lần nói chuyện ở San Cle-men-tê, lần ấy Tổng thống đã nhấn mạnh rằng giữa chúng ta đã hình thành mối quan hệ rất tốt, rất hữu hảo, chúng tôi rất nhớ điểm này, trong thư trả lời của tôi, tôi cũng muốn báo cho Tổng thống biết rằng, chúng tôi cũng kiên trì nguyên tắc của tinh thần này. Sau đây tôi muốn trình bày quan điểm về thực chất của một số vấn đề tương đối cấp bách.

Kít-sinh-gơ: Xin mời.

Brê-giơ-nhép: Một vấn đề thực chất, cơ bản là: chúng ta phải đảm bảo tầm quan trọng về nội dung của chuyến thăm nước tôi sắp tới của Tổng thống Ních-xơn, không thấp hơn hội đàm giữa chúng ta đã tiến hành hai lần trước, nhằm mục đích không phá hoại quan hệ của chúng ta đã xây dựng trước đây, cũng nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển hơn nữa trong tương lai. Chúng ta cần cho nhân dân hai nước biết rằng, tất cả những gì chúng ta làm trước đây đã đúc kết thành nền móng vô cùng an toàn. Nếu chúng ta đi ngược lại, đây sẽ là một dấu hiệu phá hoại đối với nhân dân hai nước chúng ta.

Tôi gắn chặt những lời nói này với đất nước chúng tôi và chiến lược vĩ đại của Đảng chúng tôi. Chúng tôi thường nói, đặc biệt là sau Đại hội đại biểu của Đảng khoá 23 và 24, chính sách của chúng tôi không phải xây dựng trên cơ sở một số suy nghĩ tạm thời. Những chính sách này không chỉ liên quan đến các vấn đề như vấn đề kinh tế v.v... đồng thời còn gắn liền chặt chẽ với chính sách hoà bình của cơ sở này và tính tất yếu phải cứu cả nhân loại ra khỏi chiến tranh hạt nhân nóng, đó là một vai trò cực kỳ quan trọng, điều này phải là tiêu điểm quán xuyến trong cả quá trình trao đổi giữa chúng ta.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ đưa ra nhiều vấn đề trong quá trình trao đổi của chúng ta. (Kít-sinh-gơ gật đầu tán đồng). Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi muốn hỏi ý kiến của ông, ông muốn bắt đầu từ vấn đề gì?

Kít-sinh-gơ: Thưa Tổng Bí thư, chúng tôi hoàn toàn tán đồng lời nối vừa rồi của ông. Khi chúng ta gặp nhau lần đầu cách đây khoảng 2 năm, lúc đó là chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao giữa Ngài và Tổng thống Ních-xơn. Chúng ta còn đang ở vào giai đoạn ban đầu xây dựng quan hệ hoàn toàn mới. Ông và Tổng thống Ních-xơn cho rằng, giữa chúng ta dù tồn tại những bất đồng gì đi nữa, hai nước chúng ta đều có nghĩa vụ cực kỳ đặc biệt đối với hoà bình của bản quốc chúng ta và hoà bình thế giới. Nhiều sự kiện xảy ra trong hai năm qua đã kiên định thêm quan điểm này của chúng ta, đây cũng là nguyên tắc chỉ đạo cho cơ sở phát triển quan hệ hai nước chúng ta. Trong tất cả quan hệ qua lại giữa chúng tôi và Chính phủ Liên Xô, chúng tôi quyết định đều phải tuân thủ những nguyên tắc này.

Brê-giơ-nhép: Tôi cảm thấy rất mừng được nghe những điều này.

Kít-sinh-gơ: Mặt khác, mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa cá nhân Tổng thống Ních-xơn và Tổng Bí thư ngày càng cao, hiện tượng này ít thấy ở các lãnh đạo cường quốc chúng tôi tin chắc rằng, điều này sẽ đảm bảo cho quan hệ hai nước chúng ta phát triển hơn nữa. Vì vậy việc quan trọng nhất là một lần nữa tôi tin chắc rằng Tổng thống và nhà đương cục quý quốc quyết tâm trước sau như một vẫn kiên trì sự nghiệp này, cho dù đôi lúc nảy sinh một số tình hình làm cho người ta thất vọng và chống lại tất cả đề nghị của Chính phủ Mỹ. Mục tiêu cơ bản của chúng tôi là, dù xảy ra bất cứ tình hình gì, đều phải đảm bảo phương thức giữ quan hệ hai nước chúng ta đã xây dựng và phát triển trong hai năm qua không bị dao động.

Brê-giơ-nhép: (ngắt lời phiên dịch của Sư-cô-dơ-rây.) Chúng ta cần loại bỏ từ "thất vọng”, cảm giác của từ "phức tạp” hay hơn.

Kít-sinh-gơ: Từ này thật sự hay hơn.

Brê-giơ-nhép: Vì tôi chưa hề thấy Tổng thống Ních-xơn cảm thấy thất vọng về những việc chúng ta đã làm. Chỉ có (nghị sĩ) Giắc-xơn mới cảm thấy thất vọng.

Kít-sinh-gơ: Tình hình này sẽ được cải thiện trong hai năm tới. (Sư-cô-đơ-rây phiên dịch xong những lời nói trên của Kít-sinh-gơ)

Brê-giơ-nhép: "Không hề dao động", đây chính là từ tôi thích. Tôi nói vậy không chỉ đại diện cho quan điểm của cá nhân tôi mà, đồng thời còn đại diện cho cả Đảng chúng tôi và nhân dân chúng tôi. Tôi có thể cho ông một bộ râu giả như vậy ông có thể đi bất cứ nơi nào trên đất nước chúng tôi và bất cứ ai cũng sẽ nói như vậy khi được ông hỏi. Còn tôi cho rằng, xuất phát từ việc cải thiện quan hệ với Chính phủ Mỹ, chính sách nhấn mạnh quan hệ hoà hoãn thật sự được đông đảo nhân dân Liên Xô tán đồng. Ông hiểu vì sao có được kết quả này không, mà không cần đưa ra bất cứ lời giải thích phức tạp nào cả.

Kít-sinh-gơ: Tình hình trong nước Mỹ cũng vậy. Trong nước, Mỹ còn rất nhiều tổ chức và cá nhân luôn luôn chống lại chính sách hòa hoãn này. Còn có một số tổ chức cho rằng, thắng lợi của chúng tôi là lẽ đương nhiên, vì họ cho rằng họ có thể thi hành chính sách chống Liên Xô trong khi có hoà bình. Nhưng sự nghiệp của chúng ta sẽ không bị những người này thao túng, sự nghiệp này là kết quả đạt được của Ngài và Tổng thống qua hai cuộc hội đàm cao cấp.

Chúng tôi vẫn kiên trì quán triệt điểm này trong cuộc hội đàm tổ chức vào mùa hè sang năm, chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của Tổng Bí thư, nghĩa là hội đàm mùa hè sang năm phải có giá trị như cuộc đàm phán trước đây: đạt được thoả thuận về vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược, thoả thuận về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và một số thoả thuận khác giữa hai bên.

Nhân dịp này tôi còn muốn đặc biệt nhấn mạnh một điểm, nghĩa là dù trong vấn đề thương mại hay trong vấn đề địa lý cụ thể, chúng ta đều phải hết sức tuân thủ và thi hành những thoả thuận hai bên đã đạt được.

Tổng Bí thư cứ hỏi tôi chúng ta nên trao đổi những gì. Tôi tin rằng...

Brê-giơ-nhép: Điều tôi hỏi là chúng ta nên bắt đầu từ vấn đề gì

Kít-sinh-gơ: Vâng, sáng nay Bộ trưởng Ngoại giao đã nhắc đến việc này, tôi đồng ý chúng ta có thể trao đổi vấn đề vũ khí chiến lược trong buổi sáng, chiều sẽ trao đổi vấn đề Trung Đông. Chúng tôi đồng ý đề nghị của Ngài nếu điều đó đúng như mong muốn của Ngài.

Về lĩnh vực khác, chúng tôi cũng muốn trao đổi bất cứ chủ đề gì liên quan đến quan hệ hai nước chúng ta, nhưng chúng tôi cho rằng, thời cơ trao đổi về vấn đề cắt giảm thực lực ở Trung Âu đã chín muồi, còn về mặt Hội nghị An ninh châu Âu, chúng tôi chuẩn bị trao đổi với Tổng Bí thư, làm thế nào để nhanh chóng đi đến kết luận ở mức độ tương đối thoả đáng cho Hội nghị này. Chúng tôi còn chuẩn bị trao đổi về vấn đề thoả thuận thương mại lâu dài và một số vấn đề quan hệ hai bên, thích hợp cho cuộc trao đổi giữa chúng ta.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên tôi tin rằng hai bên chúng ta đều sẽ nghĩ gì nói nấy và triển khai một loạt trao đổi trong một Hội nghị vui vẻ như vậy. Chúng ta cũng sẽ nêu ra bất cứ chủ đề gì xem ra có lợi cho cuộc trao đổi giữa chúng ta một cách không gò bó.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý.

Brê-giơ-nhép: Trên thực tế thì chủ đề chúng ta chuẩn bị trao đổi trước có thể là bất cứ chủ đề gì, còn về cá nhân tôi vấn đề vũ khí chiến lược là chủ đề phức tạp nhất và thích hợp nhất. Nếu Tiến sĩ Kít-sinh-gơ có thể sắp xếp, chế định, thậm chí ký cả một bộ thoả thuận quan trọng và mang chúng về giao lại cho Tổng thống Ních-xơn thì chẳng gì hay bằng. (Grô-mư-cô trình bày rõ cho Brê-giơ-nhép) Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao nói không cần ký chỉ cần văn kiện nguyên gốc, ông muốn tự mình ký những thoả thuận này.

Grô-mư-cô: Ý tôi không phải như vậy, tôi muốn để lại một số vấn đề gì đó cho Hội nghị Nguyên thủ giải quyết.

Kít-sinh-gơ: Bất luận chúng ta đạt được thoả thuận gì tại đây, tất nhiên chúng tôi đều tuân thủ nếu quan hệ hai bên chúng ta có những tiến triển.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên tôi cũng tuân thủ? Chúng ta đều phải tuân thủ nghiêm túc nếu chúng ta đã đạt được thoả thuận trong một số vấn đề cụ thể. Còn ngược lại chúng ta sẽ không còn là đối tác thành thực.

Kít-sinh-gơ: Nếu chúng ta trao đổi về vấn đề vũ khí chiến lược thì tôi muốn gọi thêm một trợ lý của tôi, ông ta đang đợi ở bên ngoài, ông là chuyên gia kỹ thuật về mặt này.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên là được.

(Hi-lát chuẩn bị ra đưa Lô-đa vào, nhưng Hi-lát trở lại một mình vì không tìm thấy Lô-đa.)

Kít-sinh-gơ: Xem ra vấn đề vẫn cứ đơn giản như vậy.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi có thể cam đoan với Ngài, chúng tôi không làm những chuyện bắt cóc như vậy.

Kít-sinh-gơ: Vừa rồi chúng tôi có một quan chức làm việc trong ngành phục vụ ngoại giao bị bắt cóc ở Mê-hi-cô. Bọn chúng đòi 50 vạn Mỹ kim tiền chuộc. Nhưng tôi còn không rõ người ấy có thể đáng 50 vạn Mỹ kim không, nên chúng tôi từ chối trả khoản tiền ấy. Chúng tôi chuẩn bị xong rồi, không có ông ấy chúng ta cứ bắt đầu như thường

(Lô-đa bước vào, người Liên Xô để ông ta chờ ở một phòng đợi khác của hành lang, Kít-sinh-gơ giới thiệu cho mọi người.)

Brê-giơ-nhép: (Nói với Lô-đa) Tiến sĩ Kít-sinh-gơ không muốn ông tham gia Hội nghị này, nhưng tôi kiên trì để ông tham gia.

Lô-đa: Cảm ơn Ngài.

Kít-sinh-gơ: Đúng là người gây chia rẽ? Tôi đã phải chịu nhiều đau khổ về mặt đối xử với cấp dưới.

Brê-giơ-nhép: Khi ông còn là một trợ lý dưới quyền Tổng thống phụ trách về công việc an ninh quốc gia, tôi từng nói với ông rằng tôi có khó khăn, tôi đã từng trao đổi với Ngài. Bây giờ ông đã trở thành Quốc vụ khanh của Mỹ, và còn những chức vụ khác nữa.

Kít-sinh-gơ: Chức vụ khác là gì? Tôi nói là ngoài những thứ họ gọi tôi trên báo chí.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta hãy ăn điểm tâm trước đã (điểm tâm được đưa lên).

Kít-sinh-gơ: Thể trọng của tôi giảm đi 2 Kg trước khi sang Liên Xô.

Brê-giơ-nhép: Khí sắc của Ngài khá lắm, thật đấy. Chúng ta có thể bắt đầu trao đổi.

Kít-sinh-gơ: Xin mời. Hội đàm về hạn chế vũ khí chiến lược

Brê-giơ-nhép: Chúng ta bắt đầu từ vũ khí chiến lược.

Kít sinh-gơ: Vâng Ngài Tổng Bí thư, tôi đã gửi cho Đại sứ của quý quốc một báo cáo nói về một số tình hình chúng tôi chuẩn bị thúc đẩy trao đổi giữa hai bên (xem ghi chép của Mỹ ngày 21 tháng 3, bảng biểu C.) Tôi không biết chúng ta có nên dùng những quan điểm này để bắt đầu cuộc trao đổi hôm nay giữa chúng ta hay không.

Brê-giơ-nhép: Tôi cho rằng cơ sở xuất phát của chúng ta nên bắt đầu từ một sự thật là đoàn đại biểu của chúng tôi phát hiện hai bên đã lâm vào bế tắc khi đàm phán. Họ luôn luôn đàm phán, nhưng cho đến nay kết quả rất ít. Kinh nghiệm trước đây cho thấy, hiện nay đã đến lúc đưa ra những quyết sách ở cấp cao hơn.

Kít-sinh-gơ: Đây cũng là ý của tôi.

Brê-giơ-nhép: Nhân dịp này tôi xin đưa ra một vài bình luận: Nếu chúng ta hoàn toàn mặc cho binh lính của chúng ta tiến vào lĩnh vực này, thì kết quả trước mắt của chúng ta sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có trong lịch sử. Tôi nói như vậy với một thái độ hoàn toàn có trách nhiệm.

Binh lính của quý quốc và binh lính nước tôi hoàn toàn như nhau, Ngài thật sự không thể trách họ. Họ nói rằng chúng tôi hoàn toàn không quan tâm đến tất cả những chính sách này. Còn Bộ trưởng Quốc phòng cũng nói rằng, Mỹ mạnh hơn chúng tôi về mặt quân sự. Ở trong nước Mỹ cũng có một số người luôn cổ động cho quan điểm này và nói rằng "Chúng ta buộc phải xuất phát từ lập trường của một cường quốc quân sự để đàm phán với Liên Xô."

Tất nhiên rồi, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tất cả các cuộc đàm phán của chúng ta sẽ chẳng thu được gì nếu chúng ta mặc cho những luận điệu ấy chi phối bản thân mình. Cơ sở mà hai bên chúng ta luôn kiên trì trước đây và những thành tựu vĩ đại của chúng ta đã giành được trong quá khứ, chính là thoả thuận đầu tiên chúng ta đạt được về mặt phong toả số lượng vũ khí hiện có và cắt giảm vũ khí, còn những thứ này cũng chưa làm thay đổi cục diện cân bằng.

Vì vậy chúng ta tập trung cố gắng đưa ra một số quyết sách ở trên mức hiện nay, không cần đợi đến Giơ-ne-vơ mới đưa ra một số chỉ thị mới. Nếu chúng ta có thể đi đến một nhận thức chung nào đó, đại diện của chúng ta cũng sẽ dùng một ngôn ngữ khác để nói chuyện.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý, đây là phương thức tối ưu để chúng ta tiến hành đàm phán.

Brê-giơ-nhép: Nhưng tôi thật sự muốn Ngài quan tâm đến một sự thật, tất cả những lời bàn về Mỹ đều phải trở nên mạnh hơn một chút.
Alếch-san-dơ-rốp: (nắn lại lời phiên dịch của Sư-cô-đơ-rây) Mạnh mẽ hơn.

Brê-giơ-nhép: Trừ phi chúng ta cấm reo rắc lời bàn tán này trong nước, ngược lại người ta sẽ ngày càng quen với tính tất yếu này, nghĩa là khi đối thoại với Liên Xô, tất yếu phải đứng trên tư thế của một cường quốc. Có lẽ chưa có đoạn ghi chép lịch sử nào chứng tỏ quan điểm của tôi, nhưng xin cho phép tôi nói rằng, mấy thế hệ người Mỹ đang sống hiện nay chưa từng trải qua nội chiến, cũng chưa từng trải qua những cuộc tấn công của phát xít như Xta-lin-gơ-rát đã chịu đựng, vì vậy họ rất dễ nói ra những lời này. Số người Mỹ thương vong trong chiến tranh chưa đến 2 triệu.

Grô-mư-cô: Hãy nghĩ xem có bao nhiêu quả phụ và trẻ mồ côi hiện nay.

Brê-giơ-nhép: Một phần tư số người ở bắc Nga chết trong chiến tranh. Đây chính là nguyên nhân vì sao những người dân trên đất nước chúng tôi căm phẫn chiến tranh. Tôi không thể biện minh cho Mỹ, về vấn đề rất nhạy cảm này. Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh việc này với mọi người và Bộ trưởng Bơ-ren-dơ.

Mặc dù Quốc hội của các ông không đồng ý cấp thêm khoản tiền phụ trợ khổng lồ cho Lầu Năm Góc, thậm chí cho dù Lầu Năm Góc không oán trách gì nhiều về việc này, nhưng nó vẫn là một chủ đề vô cùng nhạy cảm đối với chúng tôi. Những bàn luận này đã làm tăng thêm mức nhạy cảm này. Chúng tôi không thể không nghĩ như vậy.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi muốn nhấn mạnh một điểm, nhiệm vụ trước mắt ông và tôi đều cực kỳ gian nan, nhưng chúng ta có nghĩa vụ về việc này, tôi xin nhắc lại một lần, có nghĩa vụ tìm được một biện pháp giải quyết khả thi đối với cả hai bên, biện pháp giải quyết này sẽ không mang lại ưu thế cho bất cứ bên nào giữa chúng ta. Đây là nguyên tắc mà chúng tôi và Tổng thống Ních-xơn đã thoả thuận, vì vậy tôi hy vọng chúng ta đều tuân thủ.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, tất cả chính sách của Chính phủ Mỹ đều xây dựng trên cơ sở một tiền đề, nghĩa là không bên nào được có một ưu thế quân sự mạnh hơn bên kia, cũng không nên thử giành lấy ưu thế quân sự mạnh hơn bên kia. Nếu bất cứ bên nào muốn đứng trên tư thế cường quốc tiến hành hội đàm với phía bên kia, thì đây sẽ là một tai hoạ lớn đối với nhân dân hai nước chúng ta và đối với cả cộng đồng nhân loại. Tôi đã nêu rõ điểm này trong mọi trường hợp công khai, kể cả trong các cuộc nói chuyện với Tổng thống. Chúng ta tiến hành hội đàm tại đây với tư cách là bạn.

Tôi cũng có thể báo cho Ngài biết rằng, tình hình của một số lĩnh vực trong nước Mỹ đã phát triển, vì vậy tôi muốn nói, việc phát triển theo một hướng khác sẽ khó khăn hơn. Nhưng hướng phát triển của cơ sở chính sách ngoại giao của chúng tôi là bất di bất dịch. Tất nhiên nhân dân nước tôi cũng đang quan tâm đến tình hình phát triển của Liên Xô. Chỉ cần Liên Xô phát triển một loại vũ khí mới, họ sẽ coi đây là một lý do chính đáng để phát triển vũ khí mới của chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Tôi không tán thành những lời nói trên cho lắm, nguyên nhân là thế này.

Trước khi ký Hiệp định Hạn chế vũ khí chiến lược, Mỹ đã có rất nhiều phương tiện chiến lược, chúng tôi lạc hậu hơn Mỹ trong lĩnh vực này. Mặc dù vậy, xuất phát từ mục tiêu nhân đạo nhất, chúng tôi vẫn đồng ý con số này và đã ký Hiệp ước, nội dung này đều được trình bày trong lời mở đầu (của Hiệp ước). Chúng tôi cũng luôn luôn tuân thủ và không tiếp tục đưa vào bất cứ hệ thống tên lửa mới nào, đồng thời chúng tôi còn chấp nhận một số điều kiện liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cũng đang cẩn thận tuân thủ tất cả những điều này.

Kít-sinh-gơ: chúng tôi không hề nghi ngờ việc này.

Brê-giơ-nhép: Đầu sang năm, có thể tôi hoặc uỷ quyền cho người khác dự thảo một báo cáo liên quan, nhưng chúng tôi sẽ báo cáo chính xác sứ mạng chúng tôi đã hoàn thành và những cố gắng của chúng tôi về mặt tàu ngầm hạt nhân. Nhưng đến nay chúng tôi chưa hề sản xuất bất kỳ vũ khí mới nào.

Hai bên chúng ta nhất trí đồng ý có thể có một số cải tiến về mặt nào đó, nhưng cấm tái mở rộng quy mô hoặc tăng thêm bất cứ hệ thống chiến lược mới nào, chúng tôi thật sự đã phát triển một loại phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, nhưng chúng tôi cũng chỉ phát triển đến đây mà thôi.

Chính vì vậy những lời bàn tán nói rằng chúng tôi đang thiết kế vũ khí mới nào đó là sai lầm. Cho dù phát minh ra thứ gì, chúng tôi cũng sẽ không tiếp tục triển khai để mâu thuẫn với thoả thuận đã đạt được. Tổng thống Ních-xơn từng nói Mỹ đang phát triển một số tàu ngầm hạt nhân mới, nhưng chúng tôi đã có 42

Kít-sinh-gơ: 62 chiếc chứ.

Brê-giơ-nhép: Đúng, 62 chiếc, chúng tôi sẽ không tiếp tục đóng tàu ngầm hạt nhân mới nữa.

Kít-sinh-gơ: Nếu các ông muốn đổi số lượng thành 42, chúng tôi cũng không phản đối.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi luôn tuân thủ thận trọng những nguyên tắc này, chúng tôi còn biết các ông đang lắp đặt phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng trên tàu ngầm hạt nhân, đồng thời còn dùng tên lửa Mu-ni-te-tơ-man thay thế Pô-se-đơn.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không có.

Brê-giơ-nhép: Các ông đang lắp đặt tên lửa mới nhằm thay thế những loại đã cũ rích

Kít-sinh-gơ: Điều này thì đúng. ...

Brê-giơ-nhép: Chúng ta cần phải có một số cải tiến có hạn trong phạm vi cho phép của thoả thuận. Vì vậy đưa ra kết luận nói rằng tất cả việc làm của chúng tôi đều mâu thuẫn với thoả thuận là không chính xác, số lượng đầu đạn hạt nhân hiện có của quý quốc vượt xa nước tôi, đây là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi.

Còn một trong những đặc điểm nữa là không thể kiểm soát nổi bằng phương thức theo dõi quốc gia, chúng tôi đoán rằng các ông sẽ còn chế tạo nhiều hơn khi số lượng của các ông đã vượt chúng tôi. Nếu chúng tôi cần xin lỗi về những việc chúng tôi hiện nay còn chưa làm thì đầu đạn hạt nhân của các ông đã vượt chúng tôi, không phải tôi oán trách vấn đề này.

Chúng ta đều phải tuân thủ nghiêm túc những thoả thuận đó. Các ông còn ôm ấp nghiên cứu xây dựng những hệ thống căn cứ tiền tiêu. Cuối cùng thì những đầu đạn này nhằm vào ai? Không thể nhằm vào Pháp được, vì Pháp đâu có thể tuyên chiến với Mỹ chứ.

Kít-sinh-gơ: Điều này có thể sẽ thay đổi nếu sự việc cứ tiếp tục!

Brê-giơ-nhép: Hoặc là Hà Lan, Bỉ, Cộng hoà Liên bang Đức hay là Cộng hoà Dân chủ Đức. Tôi có thể lấy bản đồ chỉ cho ông xem. Ông nói thoả thuận này phải gắn liền với việc Mỹ sản xuất tên lửa có thể đi đến lãnh thổ Liên Xô và Liên Xô sản xuất tên lửa có thể phóng đến lãnh thổ nước Mỹ. Tầm quan trọng của những tên lửa căn cứ tiền tiêu chính là ở đây. (ông lấy ra một tấm bản đồ nhỏ) Chúng có thể đi đến Ta-sken hoặc Ba-ku.

Kít-sinh-gơ: Còn những tàu ngầm hạt nhân đó.

Brê-giơ-nhép: Đúng. Còn những căn cứ không quân. Toàn bộ Liên Xô lớn hơn một phần hai diện tích lục địa châu Âu đều nằm trong tầm bắn này.

Kít-sinh-gơ: Chúng ta buộc phải tách riêng từng vấn đề để trao đổi. Điều quan trọng nhất là, nếu Giô-bớt cứ huênh hoang bàn tán về vấn đề này, chúng tôi sẽ cần đến một phần tên lửa này đánh nước Pháp.

Brê-giơ-nhép: ông không thể đẩy trách nhiệm cho tôi! Lời nói chưa bao giờ gây ra hậu quả mang tính huỷ hoại, chỉ vũ khí mới có thể.

Kít-sinh-gơ: Tàu ngầm hạt nhân đã chứng tỏ điều này chứ?

Brê-giơ-nhép. Căn cứ và tàu thuyền các loại đều chứng tỏ.

Kít-sinh-gơ: Vì vấn đề này là vấn đề liên quan đến tầm bắn của tàu ngầm hạt nhân, còn số lượng tàu ngầm hạt nhân cũng đã được tính toán. chúng cũng là một phần trong thoả thuận. Nhưng chúng không nằm trong hệ thống căn cứ tiền tiêu. Chúng được bao quát trong thoả thuận của thời kỳ quá độ.

Grô-mư-cô: Nhưng đối tượng mà chúng muốn chỉ là chúng tôi, dù là tàu ngầm hạt nhân hay là máy bay vận tải trong căn cứ vận tải. Thoả thuận thứ nhất không gồm vũ khí hàng không chiến lược.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý với ý kiến của ông. Đó là một vấn đề riêng khác. Đây là máy bay chiến đấu của chúng tôi ư?

Brê-giơ-nhép: Những tấm ảnh này chụp không được đẹp lắm, đúng không? Những thứ do máy bay vận tải nằm trong căn cứ châu Âu vận chuyển là vũ khí hạt nhân. Vì vậy chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là cũng cho máy bay của chúng tôi chở vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa.

Kít-sinh-gơ: Tôi có hai vấn đề riêng, ngài Tổng Bí thư. Theo đánh giá của chúng tôi, hiện nay các ông đang nghiên cứu chế tạo bốn loại tên lửa mới. Điều này không trái với thoả thuận. Trên thực tế thì một trong những tên lửa đó khiến nhân dân chúng tôi rất căng thẳng, giả sử đó chỉ là cải tiến thôi, tôi cũng thật sự không thích nhìn thấy một hệ thống như thế này. Trên thực tế, tôi cũng sẽ chúc mừng Xô-mi-nốp về hệ thống mới này, nếu tôi gặp ông ta.

Brê-giơ-nhép: Tôi có thể thay mặt ông Xô-mi-nốp trả lời ông, đồng thời tôi còn có thể nói rằng, chúng tôi không hề chế tạo bất kỳ loại tên lửa mới nào. Chúng tôi chỉ cải tiến một chút tên lửa của chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Đây chỉ là vấn đề định nghĩa. Cải tiến này thật sự lớn quá, vì vậy chúng tôi đánh giá nó giống như một tên lửa mới vậy. Nhưng tôi không muốn tranh cãi nhiều về vấn đề này. Chúng tôi cũng không nói đây là việc làm trái với thoả thuận.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta không nên xuất phát từ lập trường của người khác, nên xuất phát từ phát ngôn chính thức của Chính phủ và lý do gây ra vấn đề kiểm soát.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta nên xuất phát từ suy nghĩ này nếu chúng ta thật sự muốn đi vào chủ đề chính, nghĩa là trong thời gian còn lại trước chuyến thăm của Tổng thống Ních-xơn, đàm phán của đoàn đại biểu hai bên cũng gần như không thu hoạch được gì nếu không có chúng ta. Và khó mà tìm được một biện pháp giải quyết khả dĩ để coi đó là một thoả thuận vĩnh cửu.

Kít-sinh-gơ: Tôi tán đồng ý kiến của ông.

Brê-giơ-nhép: Tôi muốn đưa ra một đề nghị, có lẽ chúng ta có thể bắt tay vào một sự sắp xếp mới, sau lời mở đầu trong đoạn thứ nhất về việc có thể vận hành có hiệu quả hai bên chúng ta nhất trí đồng ý kéo dài thoả thuận tạm thời đến thời hạn năm 1980, đây là điểm thứ nhất. Nghĩa là hai bên đều duy trì mức lực lượng quân đội hiện có. Nhưng chỉ một điều này thôi thì thật sự chưa thể thoả mãn một số người Mỹ nào đó.

Kít-sinh-gơ: Không được đi vào chi tiết cụ thể. Xin nói thẳng rằng, xét về tình hình hiện nay ở trong nước Mỹ, điều này đặc biệt không thể. Cũng xin nói thẳng rằng, đây chỉ có thể là tăng cường lực lượng của nghị sĩ Giắc-xơn.

Brê-giơ-nhép: Vậy tiếp theo sau đó, chúng ta có thể viết một đoạn khác bằng những thuật ngữ mạch lạc nhất, trong đoạn này có thể quy định sơ sài những cam kết của hai bên chúng ta, đoàn đại biểu của chúng ta sẽ cố gắng làm việc, biến thoả thuận tạm thời thành một thoả thuận vĩnh cửu. Nhưng dù thế nào đi nữa, cá nhân tôi cho rằng vẫn còn chưa đủ. Số lượng đầu đạn nhiều như vậy luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, chúng ta hãy quyết định một số lượng tên lửa nhất định sẽ lắp đặt bao nhiêu đầu đạn.

Cô-ni-en-cô: Số lượng tên lửa nhất định này sẽ lắp đặt bao nhiều đầu đạn.

Grô-mư-cô: Cũng phải là phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng.

Brê-giơ-nhép: Chúng phải được quy định bằng số lượng hoặc hình thức phần trăm. Thí dụ Mỹ có quyền lắp đặt 1000 phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng trên tên lửa, còn chúng tôi cũng có quyền lắp đặt 1000 phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng trên tên lửa đạn đạo vượt đại dương.

(Trao đổi kỹ hơn đề nghị do Brê-giơ-nhép đưa ra, về kéo dài thoả thuận tạm thời đến năm 1980),

Brê-giơ-nhép nói: Hai bên đều nên có quyền tự do, nghĩa là hai bên đều có quyền quyết định phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng là tỷ lệ của tên lửa đạn đạo phóng hoặc tên lửa đạn đạo vượt đại dương.

Brê-giơ-nhép: (Vẽ hình một hầm phóng tên lửa dưới mặt đất trên tờ giấy) Thí dụ chúng tôi từng có một hầm phóng tên lửa dưới mặt đất, còn các nhà thiết kế của chúng tôi thay đổi nó hẹp hơn một chút, thì đây không phải là một loại tên lửa mới, vì vậy chúng ta có thể tự do lựa chọn khi lựa chọn việc lắp đặt lại loại vũ khí này dưới mặt đất hoặc lắp đặt nó trên một chiếc tàu ngầm.

Kít-sinh-gơ: Bây giờ tôi đã hiểu sự khác biệt giữa một loại tên lửa mới và một sự cải tiến. Tôi không thể không tán thưởng các nhà thiết kế của các ông, họ đã vận dụng những kỹ xảo vĩ đại trong việc sử dụng không gian hiện có này.

Brê-giơ-nhép: Tôi cũng chỉ có thể nói, các Ngài cũng có một số nhà thiết kế rất siêu. Họ đã đặt tên lửa Mi-nu-tơ-man III vào cùng một cái hầm, mặc dù đây là một loại tên lửa mới.

Kít-sinh-gơ: (cười) Tôi chỉ muốn nói một câu, tôi hy vọng các ngài vĩnh viễn đừng sản xuất một loại tên lửa mới.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi cũng mong muốn các ngài như vậy.

Kít-sinh-gơ: Về cơ bản chúng ta đều đứng trước những vấn đề giống nhau. Tôi có thể nghỉ hai phút được chứ?

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên là được.

(Hội nghị tạm nghỉ, lúc này có một khoảng thời gian giải lao từ 12 giờ 58 phút đến 1 giờ 02 phút chiều, họ nhìn vào tấm ảnh phóng đại của Thượng tướng Brê-giơ-nhép đặt trên bàn gần tường, tấm ảnh này ông chụp ngày 24 tháng 6 năm 1945 tại cuộc diễu binh chào mừng thắng lợi ở Quảng trường Đỏ. Sau đó Hội nghị tiếp tục.)

(Brê-giơ-nhép đề nghị rằng, nếu Mỹ thông qua đề nghị của ông về số lượng tên lửa đã trang bị đầu đạn trên MIRV là 1000, họ sẽ tiếp tục triển khai đàm phán về vấn đề thoả thuận vĩnh cửu và ông sẽ ký thoả thuận khi sang Oa-sinh-tơn vào năm 1975.)

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên, trong khi đó chúng ta cũng có thể đi đến bản ghi nhớ mới về vấn đề hệ thống chống tên lửa đạn đạo. Theo thoả thuận của chúng ta, có lẽ Ngài còn nhớ hai bên chúng ta đã nhất trí đồng ý: Hai bên đều có quyền xây dựng thêm một căn cứ trong tình hình Mỹ đã xây dựng một căn cứ chống tên lửa đạn đạo và Liên Xô cũng đã xây dựng một căn cứ chống tên lửa đạn đạo. Vì vậy chúng ta có thể từ bỏ thoả thuận về xây dựng một căn cứ chống tên lửa đạn đạo khác và duy trì số lượng ở mức độ con số chúng ta đã có.

Mặt khác, các ông cứ gắng sức chế tạo máy bay ném bom B-1, còn chúng tôi thì chế tạo máy bay TU-160 của chúng tôi. Nếu các ông đồng ý ngừng chế tạo máy bay ném bom B-1, chúng tôi cũng sẽ đồng ý ngừng chế tạo máy bay TU-160.

Tất cả những điều trên đều là yếu tố hoà hoãn quan hệ nếu đàm phán của chúng ta tiến triển theo hướng hoà hoãn tình hình.

Tất nhiên nó nằm trong phạm vi của một bản ghi nhớ riêng khác, nhưng tôi chỉ xem xét chúng một thể. Chúng ta hãy ký kết thoả thuận một lần, nhằm kết thúc việc thử hạt nhân dưới lòng đất.

Chúng ta hãy đi đến một thoả thuận trong một niên hạn cố định, thí dụ tính đến năm 1975, 1976 hoặc 1977, hai bên chúng ta đều phải ngừng thử hạt nhân dưới lòng đất, hai bên chúng ta còn phải kêu gọi những nước khác cũng làm như vậy. Thí dụ ngày 1 tháng 1 năm 1976 có thể thời hạn cuối cùng. Chúng ta còn có thể thêm một đoạn trong thoả thuận, quy định rõ nếu nước khác vẫn không chịu ngừng thử hạt nhân, vậy bất cứ một bên nào trong chúng ta đều có thể hành động theo ý của bản thân chúng ta.

Đồng thời chúng ta còn có thể đi đến một thoả thuận, nghĩa là Chính phủ Mỹ và Chính phủ Liên Xô đều đồng ý rút tất cả hệ thống hạt nhân ra khỏi khu vực Địa Trung Hải.

Kít-sinh-gơ: Có phải cấm những hệ thống vũ khí hạt nhân này không?

Brê-giơ-nhép: Là rút về. Chúng tôi sẽ rút tất cả máy bay vận tải chở vũ khí hạt nhân, còn các ông cũng như vậy. Đồng thời còn công bố số lượng tàu chiến và tàu ngầm.

Kít-sinh-gơ: Còn bao gồm tên lửa hoặc vũ khí khác?

Grô-mư-cô: Bất cứ máy bay vận tải nào có thể mang vũ khí hạt nhân.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên, tàu chiến hải quân truyền thống sẽ được phép lưu lại khu vực Địa Trung Hải.

Như vậy, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, trước mặt Ngài hiện nay đang có một kế hoạch có thể tăng cường an ninh và làm cho mức độ an toàn của hai bên chúng ta bằng nhau.

(Kít-sinh-gơ và Sô-ne-phe-tơ trao đổi với nhau)

(Sau khi Brê-giơ-nhép đề nghị ký một thoả thuận về quy định cấm tiếp tục chế tạo tàu ngầm có thể phóng tên lửa như tên lửa Trident của Mỹ chẳng hạn, Kít-sinh-gơ tuyên bố phía Mỹ có thể chấp nhận đề nghị về loại bỏ một căn cứ chống tên lửa đạn đạo do Liên Xô đưa ra. Họ còn trao đổi kỹ hơn về khả năng hạn chế vũ khí hạng nặng như máy bay ném bom B-1 v.v.)

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tất cả nhưng thứ này thuần tuý đều xuất phát từ lập trường của nhân loại, có ý đồ hoà hoãn việc tăng vũ khí hạt nhân của hai bên chúng ta.

(Grô-mư-cô đưa cho Brê-giơ-nhép một tờ giấy.)

Vậy kết quả cuối cùng là, một mặt chúng ta định ra và ký kết các văn bản này, trong đó trình bày mục tiêu rõ ràng của chúng ta, mặt khác chúng ta lại phải nghe ý kiến của cấp dưới chúng ta. Các ông chế tạo tên lửa Trident và máy bay ném bom tầm xa B-1, còn đối với phía chúng tôi, chúng tôi lại phải chế tạo máy bay ném bom TU-160 và tên lửa hạt nhân tầm xa. Nhưng khi người ta phải đối mặt với tất cả hậu quả sẽ xảy ra, họ lại chĩa mũi nhọn vào chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Tôi xin nói về việc 1000 quả tên lửa Ngài Tổng Bí thư vừa nhắc đến, có một loạt vấn đề liên quan đến sự việc này.

Đầu tiên là đầu đạn hạt nhân mang trên tên lửa của các ngài nhiều hơn số lượng của phía chúng tôi, đây là sự thật. Hoặc tôi có thể nói là sẽ vượt số lượng của chúng tôi. Còn sức công phá của mỗi một quả đầu đạn hạt nhân của các ngài đều mạnh hơn của chúng tôi.

Thứ hai, đầu đạn hạt nhân lắp đặt trên tàu ngầm của các ngài còn chưa được là bao. Vì vậy, nếu các Ngài lắp đặt toàn bộ số lượng đầu đạn hạt nhân được thoả thuận cho phép lên tên lửa ở căn cứ mặt đất, như vậy đến thời điểm cuối cùng của thời kỳ này, các Ngài sẽ có thể tuỳ ý lắp đặt số lượng lớn đầu đạn hạt nhân lên tất cả tàu ngầm của các Ngài.

Số lượng đầu đạn các Ngài có thể huy động đã là có hạn, như vậy có nghĩa là chúng tôi hiện nay chỉ là phê chuẩn kế hoạch của phía các Ngài đang tiến hành. Còn kết quả cuối cùng sẽ là số lượng tên lửa trong căn cứ trên mặt đất của các Ngài sẽ vượt xa số lượng của chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Vừa rồi tôi đã nghe con số của Ngài nói, đồng thời tôi cũng đã nghe con số chính xác do quan chức của Bộ Quốc phòng chúng tôi đưa ra khi họ báo cáo với tôi nhưng kết quả của hai bên hoàn toàn khác nhau. Người của chúng tôi báo cáo rằng, số lượng của Mỹ nhiều hơn chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Tình hình này cũng có thể.

Brê-giơ-nhép: Tên lửa của các Ngài còn lắp những 12 quả.

Kít-sinh-gơ: 12 quả gì?

Brê-giơ-nhép: Họ báo cáo rằng: Người Mỹ đang lắp đặt nhiều đầu đạn hạt nhân lên tên lửa cũ của họ. Vì vậy cũng giống như hoàn cảnh của các Ngài, tôi luôn luôn có trách nhiệm nghe quan chức Bộ Quốc phòng báo cáo về tình hình tiến triển của Mỹ trong phương diện này. Cái gì là đầu đạn hạt nhân ư? Sức công phá của một đầu đạn hạt nhân tới 100 nghìn tấn. Khi ông tách nó thành 6 đầu đạn, sức công phá của nó sẽ không được 100 nghìn tấn nữa. Sức công phá của nó đã giảm đi một nửa.

Như vậy nhiều người trong quân đội của chúng tôi cho rằng, tốt nhất là có một loại đầu đạn hạt nhân có sức công phá vừa phải, còn quan điểm của một phe khác là đầu đạn hạt nhân càng nhiều càng tốt. Nhưng cuối cùng thì sự khác biệt giữa 1000 tấn và 50 nghìn tấn ở đâu? Hai kẻ đều nói lên sự chết chóc và huỷ diệt. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, các Ngài chỉ ném có hai quả bom hạt nhân đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn người.

Tôi luôn đọc rất kỹ các bài báo của giới báo chí Mỹ, tôi cho rằng mỗi người ở trong nước Mỹ đều không trách móc gì điều thoả thuận này. Những gì họ đưa ra không liên quan gì đến bản thoả thuận.

Kít-sinh-gơ: Sự thật không phải như vậy. Lời trách của người Mỹ đang ngày một tăng, nhưng chúng ta không nên tranh luận về vấn đề này. Tôi phải thừa nhận, phần lớn phê bình đều do một số người không thành thật đưa ra

Brê-giơ-nhép: Thật sự như vậy.

Kít-sinh-gơ: Nhưng đó chỉ là tình hình phức tạp trong nước Mỹ.

Brê-giơ-nhép: Vậy các Ngài đề nghị dùng gì để thay thế.

Kít-sinh-gơ: Suy nghĩ của chúng tôi đã viết trong bị vọng lục mà chúng tôi đã giao cho Đại sứ của các Ngài vào hôm thứ năm. (Đề nghị viết trong bảng C.) Chúng tôi không bác bỏ việc hạn chế số lượng tên lửa có thể lắp đặt đầu đạn phương tiện bay nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, mặt khác chúng tôi còn phải làm phép tính, xem xem cuối cùng là 1000 hay 900, rõ ràng đều không thể chấp nhận. Tôi tin rằng các Ngài muốn nghe đề nghị của chúng tôi về vấn đề này.

Brê-giơ-nhép: Tôi đang chăm chú nghe đây.

Kít-sinh-gơ; Vừa rồi lần đầu tôi được nghe ý nghĩ của Ngài. Để tôi tạm thời suy nghĩ sang vấn đề số lượng tên lửa sau. Vấn đề chủ yếu của chúng ta là nên có một thoả thuận về bao nhiêu quả tên lửa phải lắp đặt ở căn cứ lục quân.

Brê-giơ-nhép: Điều này không quan trọng, lắp bao nhiêu đầu đạn phương tiện bay nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, việc này có thể hoàn thành trong một năm, vì vậy quyết định ngay số lượng tên lửa ở căn cứ mặt đất là tương đối khó khăn.

Kít-sinh-gơ: Có lẽ vì chúng tôi đã hoàn thành 80% việc lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, còn phía Ngài lại chưa bắt đầu, vì vậy kết quả sẽ có thể là: Trước tiên chúng tôi ngừng lắp đặt 5 năm, đồng thời phía Ngài tiến hành lắp đặt, như vậy mới có thời gian đuổi kịp chúng tôi. Đây chính là ý nghĩ của mọi người trong nước Mỹ.

Grô-mư-cô: Nhưng phía Ngài sẽ có nhiều ưu thế trong tình hình này. Về mặt này phía Ngài đã chủ động định liệu sẵn.

Kít-sinh-gơ: Vâng. Nhưng tự ràng buộc mình vào những số lượng của chúng tôi đã có sẵn đó đâu còn phù hợp lợi ích của nước tôi.

Grô-mư-cô: Nếu không như vậy, toàn bộ vấn đề về hạn chế vũ khí hạt nhân sẽ leo thang, sẽ xuất hiện cuộc chạy đua vũ trang không có điểm dừng.

Kít-sinh-gơ: Nếu phía Liên Xô có thể chấp nhận một số nguyên tắc nêu trong văn kiện của chúng tôi đã giao cho Đại sứ của quý quốc, chúng tôi có thể xem xét ngay vấn đề giới hạn trần. Tiếp theo chúng tôi cũng sẽ suy nghĩ vấn đề số lượng.

Brê-giơ-nhép: Mặc dù các ông có thể tuân thủ giới hạn quy định trong thoả thuận, nhưng thực tế các Ngài đã đi ngược lại thoả thuận về cân bằng quân lực.

Kít-sinh-gơ: Nói vậy là thế nào?

Brêgiênhép: Về đề nghị được nêu ra. Hiện nay hai bên chúng ta đã đồng ý không tiếp tục sản xuất bất kỳ loại tên lửa mới nào cho đến năm 1977. Nhưng được phép có một số cải tiến, tuy nhiên các Ngài còn muốn tước đoạt tất cả cơ hội của chúng tôi làm một số cải tiến.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, tôi cho rằng chúng ta chỉ là trao đổi vấn đề vũ khí mới và vấn đề về cải tiến trên mặt chữ. Nhân viên tình báo của chúng tôi đã báo cáo cho tôi về hệ thống mới của phía các Ngài. Mức độ chú trọng của chúng tôi về vấn đề này chưa hề thay đổi. Chúng tôi cũng chưa hề nói rằng đó là trái với quy định của thoả thuận, Ngài Brê-giơ-nhép, tôi có thể đưa ra câu trả lời với tâm trạng giống nhau của tôi và Ngài.

Brê-giơ-nhép: Các Ngài đã sản xuất ra một loại tên lửa hoàn toàn mới. Tên lửa của các Ngài bây giờ có thể mang theo 5 đầu đạn chứ không phải là 1

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, tin tình báo mà Ngài nhận được là sai. Chúng tôi không hề có tên lửa có thể mang theo 5 hoặc 12 đầu đạn. Đây không phải là khâu then chốt của vấn đề. Ngài Grô-mư-cô cho rằng có thể mang theo 3 đầu đạn. Nguyên nhân là do thay đổi liên tục. Mỗi khi tôi cảm thấy nó đang ở Lát Vê-gát, nó lại ở một căn cứ tên lửa nào.

Grô-mư-cô: Tôi chưa hề được phép vào một căn cứ tên lửa nào đó.

Kít-sinh-gơ: Tôi sẽ dẫn Ngài đi một lần. Ngài Đại sứ của chúng tôi đã từng đưa ra nhiều yêu cầu tôi rất ngạc nhiên chưa từng thấy yêu cầu cần đi tham quan một căn cứ tên lửa nào đó. Vì vậy giống như Bộ trưởng Ngoại giao của các Ngài thường hay nói ra câu trả lời chính xác: Tên lửa căn cứ mặt đất của chúng tôi có thể mang theo số lượng đầu đạn là 3, còn tên lửa của các Ngài lại có thể mang 6 quả. Vì vậy tôi cho rằng, bình đẳng phải xây dựng trên cơ sở về đầu đạn hạt nhân. Số lượng đầu đạn hạt nhân của chúng tôi lắp đặt trên tàu ngầm có nhiều hơn.

Một phương thức khả thi khác là quy định một giới hạn trấn đối với số lượng tên lửa lắp đặt trên phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng. Đồng thời quy định một giới hạn tương đối nhỏ đối với số lượng tên lửa đạn đạo vượt đại châu của hai bên chúng ta, giới hạn tương đối nhỏ này thông thường nên xây dựng trên một cơ sở phân biệt đối xử.

Grô-mư-cô: Ý của Ngài là quy định một giới hạn tương đối nhỏ cho tên lửa căn cứ tàu ngầm và quy định một giới hạn tương đối nhỏ khác cho tên lửa căn cứ lục quân phải không?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, hoàn toàn chính xác. (hai bên bắt đầu hiệp thương)

Đô-brư-nin: Con số chúng tôi xem xét buộc phải là 1000

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi còn buộc phải xem xét 1000 hay 1100. Xem ra cảm giác của 1100 dễ chịu hơn, chúng tôi có thể chấp nhận con số 1100 này. Do tôi chấp nhận điều kiện quá nhanh, nên nhiều cấp dưới của tôi đều mắc bệnh tim bên bàn đàm phán. (hai bên bắt đầu thoả thuận).

Đô-brư-nin: Phải chăng chúng ta nghỉ ăn trưa một lát?

Kít-sinh-gơ: Tất nhiên chúng tôi đồng ý, miễn là đừng về Oa-sinh-tơn ăn là được, nếu có con số thấp hơn giới hạn trần của con số nhỏ, chúng tôi có thể chấp nhận con số 1100 này.

Đô-brư-nin: Giới hạn trần của mức nhỏ ấy là bao nhiêu?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cần xem xét lại. Tôi đồng ý tạm nghỉ một lát vì tôi cảm thấy cấp dưới của tôi sắp làm phản đến nơi rồi.

Grô-mư-cô: Khi kết thúc Hội nghị hôm nay, chúng ta sẽ giao cho giới báo chí một thông cáo chung để phát biểu.

Kít-sinh-gơ: Được. Chúng tôi còn chưa báo cáo lại cho Oa-sinh-tơn về tình hình tiến triển.

Grô-mư-cô: Còn một loạt vấn đề chờ tôi trao đổi.

Kít-sinh-gơ: Sau khi nghỉ giải lao xong, chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi những nội dung gì? Tôi phải biết để dẫn ai đến tham gia Hội nghị sau đó.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta nên tiếp tục trao đổi vấn đề này, sau đó chúng ta còn phải trao đổi vấn đề Trung Đông.

Kít-sinh-gơ: Vậy tôi cứ dẫn số người này đến và báo cho họ rằng những người quan tâm đến vấn đề Trung Đông hãy chờ đợi nghe lệnh.

(Tiếp đó Hội nghị kết thúc)

Lời dẫn

Sau khi ăn trưa, nghỉ ngơi, chiều hôm đó Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô lại tiếp tục gặp đoàn Kít-sinh-gơ và tiếp tục trao đổi về vấn đề Kiểm soát vũ khí hạt nhân. Hai bên đã có được một số tiến triển trong vấn đề chống tên lửa đạn đạo, mỗi bên chỉ được xây dựng một căn cứ chống tên lửa đạn đạo và bao gồm vấn đề hạn chế giới hạn thử hạt nhân dưới lòng đất v. v...

Nhưng vấn đề Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược II, đàm phán vẫn còn tiếp tục. Khi đánh giá về đề nghị do Brê-giơ-nhép đưa ra về giới hạn cao nhất của tên lửa đạn đạo vượt đại dương, lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, Kít-sinh-gơ nói thẳng rằng, việc hạn chế tên lửa lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng ở căn cứ mặt đất, mới cần thiết cho việc làm hoà dịu nỗi lo của Lầu Năm Góc về khả năng Liên Xô phá huỷ tên lửa Mi-nu-tơ-man của họ. Nhưng Brê-giơ-nhép phản đối ý kiến của Kít-sinh-gơ về giới hạn trần tương đối nhỏ, vì như vậy "sẽ đặt chúng tôi vào một hoàn cảnh không bình đẳng." (nguyên văn như vậy)

Brê-giơ-nhép còn muốn nhận được một số thông tin chính xác hơn, nghĩa là nếu thoả thuận tạm thời được kéo dài, phải chăng chính quyền Oa-sinh-tơn sẽ không còn triển khai máy bay ném bom B-1 và tên lửa phóng từ vệ tinh Tri-den kiểu mới. Kít-sinh-gơ cũng có phản ứng về việc này, nhưng đề nghị của Brê-giơ-nhép về rút bớt tàu ngầm và máy bay vận tải chở vũ khí hạt nhân ra khỏi khu vực Địa Trung Hải chưa có tiến triển.

Xem chừng Brê-giơ-nhép tỏ ra uể oải đối với mối nguy hiểm của hệ thống căn cứ tiền tiêu vũ khí hạt nhân, "đừng cho rằng những việc này dễ như tuỳ tiện rút ra một con bài, đây là vũ khí hạt nhân", Kít-sinh-gơ đồng ý đề nghị "nghiên cứu”.

Đối với Kít-sinh-gơ, triển khai hải quân, vũ khí hạt nhân hoặc những thứ khác tương tự đều là một phần không thể tách rời trong chiến lược toàn cầu của chính quyền Mỹ, ông không đưa ra giải thích gì, nhưng giống như ông đã nói với các quan chức của NATO: Chúng là một phương thức triển khai toàn diện ưu thế chiến lược "so sánh" của Chính phủ Mỹ "có hiệu quả hơn về mặt chính trị", vì hải quân và không quân trang bị vũ khí hạt nhân có thể điều chỉnh dễ dàng, đồng thời còn dễ cho người ta nhìn thấy so với những "tên lửa chôn sâu dưới mặt đất".

Tiếp đó hội đàm chuyển sang một số nội dung đưa ra trong cuộc đàm phán về vấn đề mở rộng Hội nghị an ninh và Hợp tác châu Âu. Mặc dù Kít-sinh-gơ không có hứng thú gì về Hội nghị này, nhưng ông vẫn rất thận trọng, còn Brê-giơ-nhép coi Hội nghị này là một Hội nghị củng cố vai trò của Liên Xô, giữ nguyên hiện trạng chính trị và lãnh thổ (gồm nước Đức) được hình thành sau đại chiến thế giới thứ hai.

Còn Đồng minh châu Âu của chính quyền Mỹ lại mưu toan lợi dụng tiến trình Hội nghị này, đặc biệt là trong quá trình thảo luận về tiếp xúc con người (kế hoạch giỏ III), nhằm thúc đẩy hơn nữa nguyên tắc nhân quyền và thoát khỏi sự kiểm soát nội bộ của tập đoàn quân sự Liên Xô.

Ở Giơ-ne-vơ, người tham gia đàm phán của phía Liên Xô từng ám thị rằng: Sẽ có một chút nhượng bộ đối với kế hoạch "giỏ III", nhưng Brê-giơ-nhép nói thẳng rằng, ông sẽ đàm phán đến khi có một kết quả có thể bảo vệ sự kiểm soát chính trị nội bộ của nó. Trong khi đưa ra sự hoài nghi, ông còn cảnh báo rằng: "Nếu có người hòng can thiệp công việc nội bộ của đất nước tôi qua Hội nghị này, mưu toan này nhất định thất bại."

Brê-giơ-nhép không hề chán ngán Hội nghị này và vì vậy ông muốn sớm đi đến một thoả thuận, ông đề nghị rằng, nếu Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu hoàn thành nhiệm vụ của nó trước cuộc gặp nguyên thủ tháng 6, thì Ních-xơn sẽ có một "tài sản chính trị" rất có ích.

Còn Kít-sinh-gơ mỗi khi đưa ra một con bài đều rất cẩn thận: Nếu dốc sức hợp tác với Liên Xô, sẽ chọc tức các nước Đồng minh ở châu Âu, nếu có thái độ công khai ủng hộ các nước Đồng minh, lại sẽ xa rời Brê-giơ-nhép và làm suy yếu tiến trình hoà hoãn quan hệ. Vì Kít-sinh-gơ không mấy quan tâm vấn đề "tiếp xúc con người”, nên việc muốn Mỹ giữ một thái độ trầm lặng hơn người khác trong đàm phán ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là việc chẳng khó khăn gì.

Ngày thứ hai, Kít-sinh-gơ đã thật sự cảm nhận được sự phẫn nộ của Brê-giơ-nhép đối với chính sách Trung Đông của phía Mỹ. Không tìm đâu ra những ghi chép về cuộc hội đàm này, nhưng sau này Kít-sinh-gơ thừa nhận, Brê-giơ-nhép từng lên án ông coi thường tinh thần và chương trình của Hội nghị Giơ-ne-vơ và hoàn toàn loại phía Mát-xcơ-va ra khỏi vòng đàm phán.

Brê-giơ-nhép còn kiên trì đòi Mỹ phải giao cho Hội nghị kế hoạch cuộc đàm phán giữa Xy-ri và It-xra-en sắp được tổ chức, qua đó Liên Xô cũng có thể tham gia đàm phán. Trong bức điện Kít-sinh-gơ gửi cho Đại sứ ở It-xra-en ngay ngày hôm đó đã đưa ra một chút ám thị về nội dung hội đàm lần này: "Cuộc hội đàm kéo dài hai tiếng rưỡi đồng hồ này của tôi với hai người: Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô... là lần hội đàm gian nan nhất và khiến người ta mất vui nhất được tiến hành giữa tôi và người Liên Xô từ trước đến nay. Rõ ràng họ tỏ ra cực kỳ phẫn nộ về vai trò của chúng ta trong việc loại họ ra khỏi quá trình đàm phán và thành công của chính sách ngoại giao của chúng ta."

Mặt khác, Kít-sinh-gơ còn bác lại quan điểm của Brê-giơ-nhép và tuyên bố rằng, nếu giao lại đàm phán Xy-ri và It-xra-en cho Hội nghị Giơ-ne-vơ xử lý, cuộc đàm phán này sẽ không đi đến kết quả gì. Kít-sinh-gơ không cho Brê-giơ-nhép biết về một số quan điểm tổng thể của ông ta, nghĩa là bản thân ông ta sẽ kiểm soát cuộc đàm phán lần này, còn vai trò của phía Mát-xcơ-va chỉ là vai trò ngoại vi.

Khi họ gặp lại nhau vào buổi chiều, cuộc trao đổi đã chuyển sang vấn đề kiểm soát vũ khí, Hội nghị An ninh vào Hợp tác châu Âu và vấn đề giải trừ quân bị cân bằng lẫn nhau. Kít-sinh-gơ và Brê-giơ-nhép đã nhanh chóng đi đến thoả thuận trong vấn đề thủ tiêu các vụ thử hạt nhân giới hạn và cắt giảm hệ thống chống tên lửa đạn đạo. Nhưng hai bên chưa đi đến nhất trí đối với đề nghị của Brê-giơ-nhép đưa ra về vấn đề rút tàu chiến và tàu ngầm có trang bị vũ khí hạt nhân ra khỏi khu vực Địa Trung Hải.

Cũng tương tự như vậy, Kít-sinh-gơ cũng không đưa ra những phản ứng tích cực đối với đề nghị do Brê-giơ-nhép đưa ra về cắt giảm quân lực thời kỳ đầu, trong đó gồm có hệ thống vũ khí hạt nhân. Phía Oa-sinh-tơn không hề muốn đưa vấn đề vũ khí hạt nhân vào cuộc hội đàm về giải trừ quân bị cân bằng lẫn nhau.

Những ghi chép sau đây cho thấy lời nói đùa của Brê-giơ-nhép đối với ngôn từ ngoại giao, và phương thức ngoại giao khi chủ đề cuộc đàm phán chuyển sang Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu.

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi rất mừng khi biết được Ngoại trưởng hai nước chúng ta đã tiến hành cuộc hội đàm với thời gian dài, tôi luôn luôn suy nghĩ về vấn đề này. Kết luận của tôi là: Tôi vĩnh viễn không làm được Bộ trưởng ngoại giao. Tôi sẽ phải mất vài năm trời để nghiên cứu tất cả các cuốn bách khoa toàn thư, qua đó học tập những ngôn từ phức tạp nhất trên thế giới và sau đó đưa từng từ một vào trong câu. Tôi sẽ dành riêng thời gian của mấy năm đó cho việc nghiên cứu và có lẽ cuối cùng tôi cũng sử dụng linh hoạt.

Một kết luận khác của tôi là, phương thức tiến hành đàm phán của Ngoại trưởng chúng ta sử dụng là một phương thức rất lý thú, nhưng họ chẳng giải quyết vấn đề

Kít-sinh-gơ: Như vậy giúp họ có một cảm giác an toàn đối với công việc.

Brê-giơ-nhép: Bây giờ tôi thật sự muốn tự nguyện xung phong tham gia nhiều sứ mạng ở Giơ-ne-vơ. Đó là một trường học thực tiễn.

Grô-mư-cô: Nhưng không được tham gia kế hoạch "Giỏ III".

Brê-giơ-nhép: Một hôm gần đây, tôi gọi điện thoại cho đồng chí Grô-mư-cô và nói rằng: "Tôi thật sự rất kính mến An-dơ-rây An-dơ-rây-vich..."

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư chưa hề nói chuyện này với tôi, nhưng thời gian nhậm chức của tôi không lâu bằng ông ấy.

Brê-giơ-nhép: Và tôi còn nói, "Tôi tin chắc rằng ông sẽ nhấc máy gọi lại cho tôi sau khi tôi đã gọi xong điện thoại. Ấn tượng để lại cho tôi thật sâu sắc, tôi không thể nào quên màn ấy. Tôi không thể quên những động tác ra hiệu bằng tay của ông cho tôi, ông hoàn toàn có thể tin vào những tình cảm của tôi dành cho ông những năm qua.

Nhân dịp này, tôi muốn biết suy nghĩ của ông hiện nay, đồng thời cũng muốn biết qua tình hình sức khoẻ của bà Lin-đa Đe-mi-chia-va, phu nhân của ông, xin chuyển lời chúc tốt đẹp của tôi đến bà, cũng xin cho phép tôi cho ông biết về nguyện vọng của tôi, nghĩa là cuộc hội đàm điện thoại sắp tiến hành lần này sẽ mang lại cho ông niềm vui rất lớn và không gây bất cứ rắc rối gì.

Qua sự từng trải của bản thân tôi trong nhiều năm, tôi tin tưởng vững chắc vào những cố gắng lớn lao của ông đối với mục tiêu của tôi và các đồng nghiệp của tôi đang tìm kiếm: Tôi tin rằng, đàm phán giữa chúng ta sẽ giành được thành công. Sau đây tôi còn có một vài câu chuyện muốn nói, nhưng tôi quên mất một việc. Nhưng ông ấy đã ngắt lời câu chuyện giữa chúng ta và nói, "Tôi vô cùng cảm ơn tình cảm của ông dành cho tôi. Tiếp theo tôi lại trả lời rằng "An-dơ-rây-vich, tôi sẽ không gọi điện thoại cho ông nếu tôi không tin vào tình cảm của ông."

Kít-sinh-gơ: Đối với tôi Ngài phải nói thế này, "Tôi vô cùng cảm ơn tình cảm của Ngài dành cho tôi."

Brê-giơ-nhép: Tôi gọi điện thoại là muốn xác định máy bay của ông đến vào lúc nào. (tiếng cười) "Sau một giờ nữa sẽ tới." Chúng ta đã nói chuyện với nhau tất cả 22 phút. Nhưng tôi muốn nghe qua hội đàm giữa Ngoại trưởng hai nước.

Kít-sinh-gơ: Nhưng tôi chỉ là một Bộ trưởng Ngoại giao mới nhậm chức

Brê-giơ-nhép: Tôi có một khuyết điểm: Tôi thích cuộc đàm phán có ngôn từ ngắn gọn trong sáng. Nhưng chúng ta đã nói chuyện 20 phút về vấn đề tôn kính và sùng bái lẫn nhau và chúng ta vẫn đang tập trung trao đổi cái từ đó. Vì vậy tôi muốn nghe Ngài nói với một thái độ thành khẩn nhất, chuyên tâm nhất. Ngài đồng ý chúng ta trao đổi thông tin lẫn nhau. Tôi cũng sẽ báo cho Tổng thống Ních-xơn các Ngài, Cô-ni-en-cô và Sô-ne-phe-tơ.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết Sô-ne-phe-tơ đã từng trao đổi với ai đó vì Ngài không trao đổi với tôi.

Brê-giơ-nhép: Tôi không bao giờ hoài nghi Sô-ne-phe-tơ từng tham gia vào những việc làm không thiết thực này. Điều tôi có thể nghĩ đến cùng lắm là Ngài ấy viết cho Ngài một mảnh giấy, báo cho Ngài "Đừng tán đồng bất cứ việc gì họ nói."

Kít-sinh-gơ: Thực chất của sự việc là, tôi đã mở miệng, Ngài ấy cũng đã nói chuyện. Khi tôi trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao của các Ngài, ông ấy chưa từng nói rằng: "Tôi hoàn toàn đồng ý." Những câu trả lời tôi nghe được nhiều nhất là, "Tôi cơ bản tán đồng lời nói của Ngài."

Brê-giơ-nhép: Theo tôi, đó cũng là một thí dụ về ông ấy trả lời câu nói của Ngài. "Cảm ơn Ngài. Cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của Ngài dành cho tôi. Tôi thật sự không thể diễn tả hết lòng cảm kích của tôi đối với Ngài. Một lần nữa xin cảm ơn Ngài dành cho tôi những lời nói khiến tôi vui mừng." Đây chính là cái gọi: Một loại tạm hoãn hoặc chưa đi đến cam kết.

Kít-sinh-gơ: Tôi không cho rằng ngôn từ của tôi rất thoả đáng.

Brê-giơ-nhép: (ý chỉ Rô-dơ-man) ông ấy ghi lại những thứ này làm gì?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cần nó để tăng cường huấn luyện ngôn từ ngoại giao của chúng tôi.

Grô-mư-cô: Tôi không biết ông ấy đang viết gì.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi sẽ ghi lại những lời nói này. Chúng tôi sẽ đưa nó vào giáo trình nhằm phục vụ cho ngoại giao.

(Brê-giơ-nhép tỏ ra rất nôn nóng đối với sự tiến triển chậm chạp của cuộc đàm phán về Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu, ông còn lo kế hoạch "Giỏ III" có thể sẽ gây ra những tác động lớn đối với việc kiểm soát chính trị của Liên Xô. Brê-giơ-nhép không những thể hiện chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn, đồng thời còn tỏ ra lo ngại về việc mất đi phạm vi ảnh hưởng bên ngoài, vì vậy Brê-giơ-nhép vẫn tiếp tục phát biểu một bài diễn thuyết dài mang tính chất công kích rất khác thường về đề nghị của Hà Lan đưa ra nhằm triển khai tiếp xúc tự do hơn giữa phương Đông và phương Tây. Ông nói rằng "Nếu họ ngạo mạn tuyên bố tự có quyền mở một nhà hát trên lãnh thổ Liên Xô không chịu sự kiểm soát quản lý của Chính phủ Liên Xô, vậy cuối cùng đây là một đề nghị gì?... Những suy nghĩ này là cực kỳ sai lầm.")

Riêng Kít-sinh-gơ cam đoan với Brê-giơ-nhép rằng, Chính phủ Mỹ sẽ ghi nhận văn bản ghi chép cuối cùng của Hội nghị là "có thể chấp nhận." Nhưng ông không cam kết phải sớm định ra một văn bản ghi chép đàm phán và dành lại việc này để giải quyết trước chuyến thăm của Ních-xơn. Về vấn đề kiểm soát nội bộ mà phía Liên Xô lo ngại, ông đề nghị Brê-giơ-nhép đừng quá lo ngại: "Tôi cho rằng hệ thống chính trị của Liên Xô sẽ không có gì thay đổi vì mở một nhà biểu diễn ca múa nhạc của người Hà Lan tại Mát-xcơ va."

Việc đàm phán về kế hoạch giải trừ quân bị cân bằng lẫn nhau tiến triển rất nhanh, đã phản ánh mối lo sâu sắc của hai bên, đối với vấn đề triển vọng nước Đức sẽ có thực lực mạnh hơn trong khối cộng đồng Tây Âu, trong một cuộc nói chuyện với Pom-pi-đu, Brê-giơ-nhép miêu tả rằng: Một châu Âu không biên giới sẽ là một châu Âu "mọi người đều phải học và biết tiếng Đức".

Trả lời của Kít-sinh-gơ về việc này là: "Đây có thể là một kết quả của xu thế trước mắt." Cũng tương tự như vậy, hai bên đều không rõ vì sao nước Pháp lại ủng hộ suy nghĩ về một khối cộng đồng châu Âu chặt chẽ, vì điều này sẽ dẫn tới Scheel làm chủ khối cộng đồng châu Âu, nói cách khác là Tây Đức sẽ làm chủ khối cộng đồng châu Âu.

Quan điểm trao đổi giữa hai bên cho thấy, ngoài chiến tranh lạnh, các nước Đồng minh được hình thành sau đại chiến thế giới thứ hai vẫn sót lại những vết tích của chạy đua vũ trang, dù chính phủ Mát-xcơ-va hay chính quyền Oa-sinh-tơn, cả hai đều không muốn nhìn thấy một nước Đức "mạnh hơn", có thể đe doạ sự ổn định của châu Âu.

Sau khi trao đổi về vấn đề hợp tác kinh tế, hai bên còn tiến hành một cuộc đàm phán cuối cùng với thời gian dài về vấn đề Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược vào ngày 27 tháng 3. Trong cuộc đàm phán, Kít-sinh-gơ còn cam đoan với Brê-giơ-nhép rằng: ông ta sẽ loại nghị sĩ Giắc-xơn ra ngoài. Không khí đàm phán rất hữu nghị, nhưng họ vẫn không thể đi đến thoả thuận về vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược, vấn đề cốt lõi của cuộc đàm phán giữa họ.

Đối với Kít-sinh-gơ, quy định con số 1000 là giới hạn trần của số lượng tên lửa lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng của hai bên, do Brê-giơ-nhép đề nghị là quá cao, như vậy sẽ mang lại ưu thế rất lớn cho Chính phủ Mát-xcơ-va trong lĩnh vực triển khai phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng: "Điều chúng tôi quan tâm là có được một số số 9, trở thành giới hạn trần thực tế, chứ không chỉ là giới hạn trần của kế hoạch hai bên."

Nhưng Brê-giơ-nhép cũng lo ngại sâu sắc về ưu thế của Mỹ trong phương diện đầu đạn hạt nhân, ông cũng không sẵn sàng chấp nhận ý kiến của Kít-sinh-gơ cho rằng: Có "giới hạn trần thực tế trong thoả thuận mới là đặc trưng cơ bản, nghĩa là đối với con số tên lửa hạng nặng và tàu ngầm hạt nhân phải có giới hạn thực tế.

Nhượng bộ lớn nhất của Brê-giơ-nhép là, cùng lắm ông chỉ có thể cho chính quyền Oa-sinh-tơn biết rằng Liên Xô bắt đầu lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng trên tàu ngầm từ khi nào, trước khi hai bên đi đến thoả thuận về giới hạn trần của số lượng tên lửa lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, sẽ tổ chức một vòng đàm phán khác tiến hành vào cuối năm đó.

Nhà Trắng
BỊ VONG LỤC HỘI ĐÀM
TUYỆT MẬT. CẤM PHÂN PHÁT


Người tham gia hội nghị:

Brê-giơ-nhép, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô;

Grô-mư-cô, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô;

Đô-brư-nin, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ;

Cô-ni-en-cô thành viên cấp cao Bộ Ngoại giao Liên Xô, vụ trưởng Vụ Công việc Mỹ;

Sô-cô-lốp thành viên Vụ Công việc Mỹ,

Sư-cô-dơ-rây, thành viên vụ công việc Mỹ (kiêm phiên dịch);

Hen-ry Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh và Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ;

Oa-tơ Xơ-tê, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô;

Héc-man Sô-ne-phe-tơ, Cố vấn ban Sự vụ quốc gia:

Hát-man Hát-man, vụ phó Vụ châu Âu;

Uy-li-am Hi-lát, Cục trưởng Cục Nghiên cứu tình báo;

Giêm Lốt, nhân viên cao cấp của Uỷ ban An ninh quốc gia;

Pi-tơ Rô-dơ-man, nhân viên Uỷ ban An ninh quốc gia.

Ngày tháng và thời gian : 5 giờ chiều 50 - 9 giờ 10 thứ tư, ngày 27 tháng 3 năm 1974.

Địa điểm: Phòng làm việc của Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép trong điện Cremli

Chủ đề: Chuyến thăm của Tổng thống, Hiệp ước về hạn chế vũ khí chiến lược, vấn đề Trung Đông, kiểm soát vũ khí khác, vấn đề Việt Nam, vấn đề kinh tế, hợp tác khoa học và kỹ thuật.

Brê-giơ-nhép: Tôi luôn cố gắng học ngôn ngữ ngoại giao, nhưng nó khó quá. Tôi là một kỹ sư. Đây là một nghề rất vất vả nhưng lại vô cùng quang vinh. Mười lần gặp mặt tiếp theo, thậm chí tôi cũng có thể sử dụng tiếng Anh để diễn đạt ngôn từ ngoại giao rồi. Các con của Ngài thế nào rồi?

Kít-sinh-gơ: Rất tốt. Con gái tôi rất thích món quà Ngài tặng cho nó.

Brê-giơ-nhép: Bọn trẻ thích gì nhất?

Kít-sinh-gơ: Con gái tôi thích nhất là điện Clemri, con trai tôi thích nhất là câu lạc bộ phi công.

(Brê-giơ-nhép đề nghị cố gắng bố trí cho Kít-sinh-gơ đến biệt thự đồng quê của ông ở E-vi-dô-vơ, nhưng sương mù dày đặc có thể khiến chuyến thăm của ông mất đi một phần thú vị).

Kít-sinh-gơ: Rất cảm ơn, tôi tin lũ lợn rừng cũng sẽ vô cùng cảm kích.

Brê-giơ-nhép: Hôm nay tôi không thể nghe được tất cả báo cáo của Ngài, trong thời gian ngắn như vậy của lần hội đàm này. Có lẽ chúng ta có thể trở lại một số vấn đề quan trọng nhất đã từng trao đổi trước đây. Không phải toàn bộ, mà là những vấn đề tương đối quan trọng.

Kít-sinh:gơ: Tôi đồng ý.

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, còn các bạn của Ngài nữa, tôi sẽ dựa vào lời nhắn của Tổng thống Ních-xơn, bắt đầu từ những vấn đề Ngài đặc biệt trọng thị. Ngài cho rằng những vấn đề này cực kỳ quan trọng.

Nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề khác như tim nhân tạo chẳng hạn, song đây là vấn đề khoa học, các nhà khoa học có thể trao đổi với nhau tốt hơn so với chúng ta. Tôi đã thật sự hỏi qua tình hình tiến triển về kiểm soát bệnh ung thư của phía tôi, được biết đã có sự hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực này.

Kít-sinh-gơ: Vâng.

Brê-giơ-nhép: Tôi biết Tiến sĩ Kít-sinh-gơ cũng nghiên cứu khá sâu về vấn đề trần nhà.

Kít-sinh-gơ: Tôi thật sự nghiên cứu khá sâu về vấn đề thuộc trần nhà.

Brê-giơ-nhép: Bây giờ tôi hiểu rồi. Họ có thể làm cho trần nhà thấp chứ? Thí dụ cao 2 mét 2 chẳng hạn?

Kít-sinh-gơ: Xét về mặt kiến trúc, tôi thích trần nhà cao, còn đối với đầu đạn phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, tôi thích loại thấp.

Brê-giơ-nhép: Vậy nó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của tôi rồi. (cười)

Ông Bí thư thành uỷ nơi sở tại của quê hương tôi tên là Xơ-ốt Xơ-ki. Ban đầu chúng tôi cố gắng tăng cường xây dựng tổ chức Đảng ở nông thôn, vì vậy chúng tôi đưa đảng viên ở thành phố về nông thôn. Nhưng họ bịa ra các lý do để không đi. Có người nói vợ của họ đang ốm, một số người khác lại nói họ bị bệnh trĩ v. v... ông Xơ-ốt-xơ-ki nói rằng: "Tốt lắm. Bây giờ chúng ta đã trao đổi ý kiến về vấn đề này. Các bạn đã nói với tôi những điều có lợi cho các bạn trong việc này. Như vậy việc này đã được quyết định. Các bạn đều phải đi." (cười)

Đây là một nguyên tắc rất tốt.

Bây giờ chúng ta bắt đầu nói về những câu chuyện chúng ta cho là quan trọng nhất, tôi muốn chúng ta đều công nhận vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược là vấn đề quan trọng nhất. Sau đó là vấn đề Trung Đông. Tiếp sau nữa là vấn đề hợp tác kinh tế. Sau cùng mới là vấn đề về Hội nghị châu Âu. Có lẽ vì vậy chúng ta chỉ nên trao đổi một số trong đó.

(Brê-giơ-nhép và Kít-sinh-gơ đã trao đổi vấn đề thời gian chuyến thăm vào cuối tháng 6 của Ních-xơn. Họ nhất trí đồng ý thời gian chuyến thăm của Ních-xơn sẽ bắt đầu vào ngày 24 tháng 6, nhằm tránh việc gây ra xung đột với cuộc gặp lãnh đạo cao cấp và bầu cử ở Liên Xô tiến hành vào trung tuần tháng 6).

Brê-giơ-nhép: Việc bố trí thời gian như vậy là chấp nhận được. Còn thời gian bao lâu, tôi muốn để Tổng thống tự quyết định.

Grô-mư-cô:Tổng thống muốn ở lại bao lâu cũng được.

Brê-giơ-nhép: Tôi nghĩ khoảng 6 ngày chứ.

Kít-sinh-gơ: Có nhiều khả năng.

Brê-giơ-nhép: Khi đó hãy hoãn cuộc họp ở các nơi.

Kít-sinh-gơ: Tôi cũng định nói như vậy.

Brê-giơ-nhép: Dù thế nào thì họ cũng đã mệt rồi.

(Brê-giơ-nhép nói, ông muốn Ních-xơn ở lại khoảng bảy tám ngày, thời tiết trong thời gian đó là thời tiết đẹp nhất trong năm, vì vậy ông có thể đưa Ních-xơn đi Kơ-ri-me-a, thăm cả cung I-lơ-ta nữa. "ông ấy có thể thật sự cảm thụ tại đó").

Brê-giơ-nhép: Bây giờ đã đến lúc bàn về những vấn đề phức tạp nhất rồi, phải dùng một ít trà đã.

(Một nhân viên phục vụ bước vào, người Liên Xô đã lấy một loại điểm tâm, khay đựng mang hình dáng "phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng").

Trong một thời gian mọi người đều sợ những chiếc đĩa bay.

Kít-sinh-gơ: Có một gia đình người Mỹ cho rằng đĩa bay đã đỗ ở sân sau của nhà họ.

Brê-giơ-nhép: Có lẽ là một thứ gì đó do hàng xóm quẳng sang. Có lần tôi đã ném một chiếc khay lên trời và muốn nó bay lên, kết quả nó đã vỡ tan tành. Còn vợ tôi cứ trách mãi. (tiếng cười)

VỀ HIỆP ƯỚC HẠN CHẾ VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC

Tôi nhớ lại vấn đề về đầu đạn phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, hôm qua Ngài đề nghị các Ngài cần có 1000 quả, còn chúng tôi có 600 quả, tôi cảm thấy thật không công bằng. Vì vậy tôi đề nghị các Ngài có 1000 quả, đồng thời chúng tôi cũng phải có 1000 qua.

Kít-sinh-gơ: Đây chính là đặc điểm đàm phán giữa hai bên chúng ta, chúng tôi không chấp nhận đề nghị bất lợi cho bất cứ bên nào.

Brê-giơ-nhép: Dĩ nhiên chúng tôi chỉ đưa ra một số ý kiến mang tính xây dựng. Chúng ta đều đồng ý tối nay chúng ta hãy suy nghĩ kỹ về việc này. Hy vọng Ngài có một giấc mơ đẹp. Vì vậy tôi tin nguồn tin của giới báo chí các Ngài, họ nói đàm phán của chúng ta vừa hữu nghị lại mang tính xây dựng.

Kít-sinh-gơ: Đồng thời có cả ý nghĩa thương mại.

Brê-giơ-nhép: Vì sao phải phá hoại một không khí hữu nghị như vậy? Như vậy chẳng có ích lợi gì cho cả hai bên. (nước chè được đưa vào. Brê-giơ-nhép bắt đầu đếm vài lát chanh.) Đây có mấy quả đầu đạn? 1, 2, 3,...6 quả. Ngài đã kiểm nghiệm như vậy.

(Họ lại giao tranh một lần nữa về số lượng đầu đạn đặt trên tên lửa lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng. Mặt khác, Brê-giơ-nhép và Kít-sinh-gơ tiếp tục tranh luận một hồi về việc kéo dài thoả thuận tạm thời ký năm 1971 và vấn đề làm thế nào "giữ được cân bằng, nhằm tránh một bên nào đó giành được bất cứ ưu thế nào”. Khi Brê-giơ-nhép chỉ rõ ý kiến của Kít-sinh-gơ là khiến cho Mỹ giữ được vị trí dẫn đầu trên phương diện số lượng đầu đạn lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, Kít-sinh-gơ đã thừa nhận ý kiến của Brê-giơ-nhép. Tiếp đó Brê-giơ-nhép còn nói rằng, khi Liên Xô trang bị 62 chiếc tàu ngầm theo quy định của thoả thuận tạm thời, Chính phủ Mát-xcơ-va buộc phải phá huỷ 210 quả tên lửa ở căn cứ mặt đất, vì vậy về tổng thể đã giảm đi rất nhiều đầu đạn.)

Kít-sinh-gơ: Vâng, Ngài Tổng Bí thư. Nhưng số tên lửa các Ngài buộc phải phá huỷ là loại tên lửa mà các Ngài không thể làm cho nó mang nhiều đầu đạn hơn.

Grô-mư-cô: Nhưng chúng tôi có quyền dùng những tên lửa tiên tiến hơn để thay thế chúng. Như tôi đã nói hôm qua, quân đội của các Ngài có thể có quy tắc của nó, chúng tôi cung có quy tắc của riêng mình. Nhưng đều không liên quan gì đến đàm phán chính trị của chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, vấn đề là dù nằm trong phạm vi các Ngài được phép, tên lửa của các Ngài đã có khoảng 1400 quả hoặc nhiều hơn chút ít. Xét về đặc điểm thích hợp nhất của đầu đạn phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, các Ngài có thể trang bị 5 hoặc 6 quả đầu đạn trên tên lửa, có trời mới biết sau này có thể mang bao nhiêu quả.

Brê-giơ-nhép: Điều đầu tiên là, trừ phi chúng ta cứ tranh cãi mãi, vậy tên lửa có thể so sánh là loại tên lửa đặt ở căn cứ mặt đất. Các Ngài có thể lắp đặt đầu đạn ở rất nhiều tên lửa và sức công phá của mỗi một quả đầu đạn đều mạnh hơn phía tôi.

(Brê-giơ-nhép biện giải rằng, Liên Xô muốn đuổi kịp số lượng đầu đạn phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng của Mỹ, ít nhất cũng phải mất 10 năm, Brê-giơ-nhép cũng đề nghị kéo dài thoả thuận tạm thời cho đến năm 1980. Mỹ có thể có 1100 chiếc bệ phóng lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, còn Liên Xô có thể có 1000 chiếc. Brê-giơ-nhép còn tiếp tục chỉ rõ, đề nghị này có ưu thế về mặt chính trị: Nó sẽ giữ chặt "giới hạn trần về hạn chế vũ khí chiến lược", phù hợp với nguyên tắc phòng chống chiến tranh hạt nhân, đồng thời còn có thể khiến chính quyền Oa-sinh-tơn hoàn thành việc trang bị phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng của họ. "Các Ngài còn hy vọng Liên Xô làm thêm những gì khác nữa? Khi các Ngài đã có ưu thế rõ ràng, sao các Ngài lại có thể được đằng chân lân đằng đầu?")

Brê-giơ-nhép: Tôi muốn nhờ Ngài chuyển giúp lời trình bày của tôi đến Tổng thống Ních-xơn. Tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ xem xét nghiêm túc việc này và thừa nhận ý nghĩa quan trọng của lập trường phía tôi.

Kít-sinh-gơ: Để tôi nhìn lại xem, như vậy có thể giúp tôi hiểu rõ hơn.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên là được.

Kít-sinh-gơ: Xét về tổng số, chưa có quy định rõ ràng về mức độ tỷ lệ của phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng đối với mỗi một loại, lắp đặt bao nhiêu trên tên lửa đạn đạo vượt đại dương thuộc loại nào hoặc lắp đặt bao nhiêu trên tàu ngầm thuộc loại nào.

Brê-giơ-nhép: Điều này phụ thuộc vào ý chí của hai bên.

Kít-sinh-gơ: Nhưng thậm chí mọi người đều không trình bày cho nhau về ý đồ của riêng mình.

Brê-giơ-nhép: Tôi không rõ vấn đề này. Chúng ta cần xem xét kỹ hơn nữa. Tất nhiên chúng tôi sẽ báo cho các Ngài biết bao giờ chúng tôi sẽ cắt giảm một số tên lửa ở căn cứ lục quân.

Kít-sinh-gơ: Điều này phải bàn riêng.

Brê-giơ-nhép: Nhưng lại cực kỳ quan trọng.

(Kít-sinh-gơ nêu rõ tính phức tạp của việc phân biệt tên lửa đạn đạo phóng qua vệ tinh có lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng và chưa lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, ông cũng tranh luận rằng "Chúng ta sẽ buộc phải xem xét từng con tàu (tàu ngầm), những con tàu này có khả năng chở tên lửa đã lắp đặt phương tiện bay mang nhiều đầu đạn chia nhiều hướng”. Vì vậy, họ suy đoán tàu ngầm của Liên Xô có thể chở 4000 quả tên lửa, nên Liên Xô "sẽ phải giảm xuống còn 1000 quả tên lửa". Brê-giơ-nhép đề nghị quy định một điều khoản đặc biệt nhằm mục đích trao đổi tình báo và tiến tới giải quyết vấn đề này.)

Brê-giơ-nhép:...Mặt khác chúng tôi còn biết các Ngài có một ưu thế rất lớn về số lượng MIRV. Nhưng xuất phát từ thoả thuận nhất trí giữa chúng ta đã đạt được trong phương diện phòng chống chiến tranh hạt nhân, vì vậy chúng tôi cũng hiểu giữa chúng ta sẽ không nổ ra chiến tranh hạt nhân. Dưới sự chỉ dẫn của tinh thần tin cậy lẫn nhau cao cả này, chúng tôi mới đưa ra đề nghị này.
Đề nghị chúng ta nghỉ 10 phút.

Kít-sinh-gơ: Được. 

(Có một thời gian nghỉ từ 7 giờ 7 phút đến 7 giờ 26 phút)

Kít-sinh-gơ: Tôi đang giải thích cho cộng sự của tôi về đề nghị quân sự của chúng ta, họ chưa từng nghe việc này bao giờ. Ngài Tổng Bí thư, Ngài biết tôi đang nghĩ gì chứ? Xin nói thật, đánh giá của quân nhân hai bên chúng ta đối với tình hình trước mắt đều tương đối phiến diện, người của các Ngài nhấn mạnh số lượng đầu đạn, còn người của phía tôi lại chú trọng trọng lượng đầu đạn của các Ngài.

Brê-giơ-nhép: Tôi không rõ Ngài có thạo về khái niệm trọng lượng đầu đạn và trọng lượng sẽ tổn thất bao nhiêu khi lắp đặt MIRV lên đầu đạn hay không. Còn tôi thì rất rõ .

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu.

Brê-giơ-nhép: Tôi đã tính sơ qua. Trong thực tế, đề nghị của chúng tôi chứng tỏ rằng: Nếu chúng tôi đống ý con số tổng cộng của tên lửa do phía Ngài đưa ra, cộng thêm 100 quả tên lửa các Ngài có được, lại tính cả con số giảm đi trên tàu ngầm của chúng tôi, điều này nói lên Mỹ sẽ có một con số chính xác, là số lượng tên lửa có quyền lắp đặt MIRV của Mỹ sẽ chiếm tới 60% tổng số tên lửa của thoả thuận cho phép, còn số lượng tên lửa có quyền lắp đặt MIRV của Liên Xô chỉ chiếm 42% tổng số tên lửa của thoả thuận cho phép. Nếu Ngài hỏi chuyên gia quân sự của Ngài, câu trả lời có được cũng sẽ như vậy.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Nhưng nếu tôi đi hỏi nhân viên quân sự của chúng tôi, có lẽ họ sẽ nói, điều này chứng tỏ phía Ngài đã lợi hơn phía tôi trong thoả thuận đạt được lần trước. Điều này sẽ khiến các Ngài có thêm nhiều tên lửa có thể lắp đặt MIRV.

Brê-giơ-nhép: Đúng vậy. Ừ nhỉ, người ta có thể nghĩ ra nhiều cách nói. Nhưng Ngài có thể nói rõ Ngài đã trao đổi với người Liên Xô về việc này, và đây chính là thoả thuận các Ngài đã đạt được.

Kít-sinh-gơ: Nếu như thế này thì tôi cho rằng chúng ta sẽ không có tiến triển gì về những con số này. Chúng tôi không muốn lời hơn các Ngài về đầu đạn tên lửa đạn đạo vượt đại dương. Thí dụ, nếu chúng ta có số lượng tên lửa đạn đạo vượt đại dương đã lắp đặt MIRV bằng nhau, vậy số lượng đầu đạn của các Ngài sẽ gần gấp đôi chúng tôi.

Nhưng điều này cũng không thể bù đắp bằng số lượng tên lửa trên tàu ngầm. Vì vậy vấn đề chúng tôi quan tâm không phải là vấn đề này.

Vấn đề chúng tôi xem xét là có được con số hạn chế mang ý nghĩa hiện thực chứ không phải con số lớn nhất mà hai bên vạch ra đơn giản. Bản thân Tổng Bí thư cũng nói rằng Ngài không thể xác định số lượng MIRV.

Tôi đang muốn có thêm nhiều phân tích, Ngài Tổng Bí thư.

Nhưng do thiếu một thoả thuận nên chúng tôi đã dễ dàng trang bị MIRV cho đội quân "Mu-ti-man" của chúng tôi đồng thời triển khai tên lửa Tri-den mặt đất sau năm 1977. Vì vậy chúng tôi đồng ý chấp nhận hạn chế số lượng của đối phương, chúng tôi sẽ chấp nhận hạn chế số lượng thông qua việc kéo dài thoả thuận tạm thời, mặt khác do bất lợi về mặt số lượng, điều này sẽ làm tăng khả năng có thêm nhiều tên lửa của các Ngài trong một thời gian sau này.

Brê-giơ-nhép: Tôi không thể hiểu rõ lôgíc này vì nó không phù hợp với những con số. Tôi muốn Ngài báo cáo lại với Tổng thống.

Kít-sinh-gơ: Tôi sẽ báo cáo. Có lẽ tôi phải làm lại từ đầu khi đó chúng ta sẽ hiểu thêm về tiến trình đàm phán.

Brê-giơ-nhép: Còn một việc nữa, Ngài hỏi về vấn đề tin tức chúng tôi dự định lắp đặt những tên lửa này trên bao nhiêu chiếc tàu ngầm, tôi chưa phủ định tính hiệu quả của đề nghị này. Tôi sẽ xem xét lại, có lẽ đáp án sẽ đáng được chấp nhận.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, để tôi trình bày rõ hơn, nếu như có thể chấp nhận, vậy tôi cho rằng chúng ta sẽ đi đến một thoả thuận. Chí ít thì sự kiện này xem ra cũng sẽ có bộ mặt mới.

Brê-giơ-nhép: Tôi dám nói chúng tôi sẽ không quan tâm đến bất kỳ con số nào do Ngài đề cập, dù 2000 hay 3000 quả tên lửa, vì chúng tôi sẽ xuất phát từ thoả thuận với lòng tin lớn nhất và không sử dụng bất cứ vũ khí hạt nhân nào. Tôi sẽ không nêu ra vấn đề này. Nhưng tiếp đó tôi nghe được bài diễn thuyết của một vị quan chức Mỹ, ông nói rằng "Chúng ta cần phải mạnh hơn", sau đó lại một bài diễn thuyết tương tự như vậy, cuối cùng lại là tin tức về Quốc hội đang tăng thêm chi phí quân sự. Tôi cho rằng những điều này hoàn toàn trái ngược với thoả thuận chúng ta đã đạt được.

Kít-sinh-gơ: Tôi rất hiểu điều này, Ngài Tổng Bí thư, nhưng chúng ta đang cố gắng ngăn chặn chạy đua vũ trang ngay lập tức đang xuất hiện ở Mỹ.

Brê-giơ-nhép: Nói là như vậy, trong khi ngân sách quân sự của các Ngài đang tăng lên, Ngài lại khơi dậy ý chí của dân chúng những tư duy: nước Mỹ phải mạnh lên. Như vậy sẽ làm cho nhân dân Mỹ hiểu rằng Mỹ đang ở thế yếu về mặt quân sự, Mỹ không sao chống nổi những cuộc tấn công.

Kít-sinh-gơ: (cười) Lời nói của Tổng Bí thư thật sự có chút hiểu biết thâm thuý. Về từng luận điểm của Tổng Bí thư, không phải lúc nào cũng mâu thuẫn gay gắt với tôi.

Brê-giơ-nhép: Gần đây tôi đã phát biểu tại An-ma Ta và tôi sẽ tiến hành diễn thuyết tranh cử. Nếu tôi đứng dậy diễn thuyết như vậy: (đứng dậy và vẫy tay) "Các đồng chí, chúng ta phải cố gắng hết sức, chúng ta phải mạnh hơn Mỹ”, vậy kết quả sẽ ra sao? Thế là quân đội của chúng tôi sẽ nói, "Hãy đưa tiền cho chúng tôi."

Kít-sinh-gơ: (cười) Nếu Ngài đã nói như vậy, nghị sĩ Giắc-xơn sẽ cho Ngài nổi trội trên đất Mỹ.

Brê-giơ-nhép: Lại nghị sĩ Giắc-xơn?

Kít-sinh-gơ: Nói về dự toán ngân sách quân sự của chúng tôi, tất nhiên phần lớn tăng trưởng là do yếu tố lạm phát, vả lại phần lớn ngân sách đều phục vụ cho nhân viên. Tổng thống cũng chưa từng nói chúng tôi vĩnh viễn không chịu đứng ở vị trí thứ hai và cũng chưa từng nói chúng tôi phải mạnh hơn Liên Xô.

Brê-giơ-nhép: Có lẽ chúng ta nên kết thúc cuộc trao đổi về chủ đề này. Chúng tôi cảm giác như vậy sẽ tạo cơ sở tốt cho cuộc gặp giữa chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Nếu Ngài có thể xem xét kỹ vấn đề tàu ngầm hạt nhân, thì chúng tôi sẽ xem xét vấn đề số lượng. (Họ hỏi thăm nhau). Giả định chúng tôi có thể chấp nhận số lượng MIRV của các Ngài, còn các Ngài có thể cung cấp cho chúng tôi những thông tin về con số MIRV mà các Ngài sẽ lắp đặt trên tàu ngầm, như vậy chúng tôi sẽ xem xét rất nghiêm túc toàn bộ sự việc.

Brê-giơ-nhép: Tôi đã nói với Ngài rồi, tôi không loại trừ khả năng sẽ thông báo cho Ngài, chúng tôi sẽ bắt đầu lắp đặt lần đầu MIRV trên tàu ngầm vào lúc nào. Có lẽ việc này có tính hợp lý nhất định. Vì vậy tôi chấp nhận đề nghị của Ngài, về chủ đề này, nếu chúng tôi thẳng thắn chân thành thông báo cho các Ngài những thông tin liên quan, điều này không có nghĩa áp đặt bất cứ hạn chế gì cho hai bên chúng ta.

Grô-mư-cô: Nằm trong hạn chế.

Brê-giơ-nhép: Thế này nhé, ví dụ trong 62 chiếc tàu ngầm đã được thẩm tra chấp nhận, chúng tôi sẽ báo cho các Ngài tàu ngầm đã lắp đặt MIRV là 1 chiếc hay 5 chiếc.

Đô-brư-nin: Chỉ là thông báo cho các Ngài. Không có hạn chế gì.

Kít-sinh-gơ: Không, các Ngài có quyền quyết định mức hạn chế trong mỗi một loại.

Grô-mư-cô: Ngài đang thử dẫn đến khái niệm giới hạn trần từ cửa sau.

Kít-sinh-gơ: (cười) Ngay từ phút đầu các Ngài bắt đầu tiến hành thử tên lửa tàu ngầm hạt nhân, tôi đã thử giải thích cho các Ngài và dẫn vào khái niệm giới hạn trần.

(Kít-sinh-gơ tiếp tục nêu rõ, dù trước mắt người Liên Xô chưa thể lắp đặt đầu đạn MIRV trên tên lửa đạn đạo vượt đại dương của họ, nhưng họ đang bắt đầu một loại tên lửa đạn đạo vượt đại dương có thể mang theo MIRV "kiểu mới" hoặc "cải tiến".)

Brê-giơ-nhép: Đây vẫn là một loại tên lửa. Chẳng qua là đã lắp đặt đầu đạn MIRV trong cùng một hầm phóng. Nếu là một loại tên lửa mới thì phải xây mới một hầm phóng dưới mặt đất, điều này là đương nhiên. Ngài cũng hiểu rõ điều này.

Kít-sinh-gơ: Ngài cho rằng chúng nằm trong cùng một hầm phóng dưới mặt đất ư?

Brê-giơ-nhép: Chỉ có thể ở trong hầm phóng hiện có, nếu ngược lại đây sẽ là hành động trái với Hiệp ước.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cho rằng các Ngài sẽ đào cho hầm phóng sâu hơn chứ không trái với Hiệp ước.

Brê-giơ-nhép: Nếu đã mở rộng hầm phóng thì các Ngài đã bắt đầu trách móc từ lâu rồi.

Kít-sinh-gơ: Vậy chúng ta còn nên tiếp tục quá trình suy luận của chúng ta nữa hay không

Brê-giơ-nhép: Tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất là Ngài nên báo cho Tổng thống Ních-xơn biết rằng đó là đề nghị của chúng tôi. Đây là sự nhượng bộ lớn nhất chúng tôi có thể làm được. Còn suy nghĩ của chúng tôi là xuất phát từ tiền đề hai bên chúng ta không tấn công lẫn nhau. (nguyên văn). Nếu Ngài cần đến chúng, đó là vì có thể các Ngài cho rằng Trung Quốc sẽ tấn công các Ngài. Đối với chúng tôi, đảm bảo lớn nhất chính là vĩnh viễn không có ý đồ tấn công Mỹ.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi có thể báo cho Ngài biết, trên thực tế binh lính của chúng tôi rất lo vi phạm thoả thuận, đặc biệt là về việc mở rộng hầm phóng để lắp đặt tên lửa. Ngài có biết sự lo ngại của họ xuất phát từ nguyên nhân gì không? Thực chất của sự việc là trên lãnh thổ nước Mỹ đã che đậy khoảng 500 bệ phóng mặt đất. Tôi đã từng hai lần miêu tả vấn đề này.

Kít-sinh-gơ: Nhưng bây giờ chúng tôi đã dừng lại cách làm này.

Brê-giơ-nhép: Các Ngài vẫn đang tiến hành.

Kít-sinh-gơ: Không thể như vậy.

Brê-giơ-nhép: Như vậy đã sản sinh một số vấn đề. Thực tế chúng tôi không hề muốn nhắc đến việc này, nhưng đây là sự thật. Chúng ta hãy trình bày thẳng thắn.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, đầu tiên tôi phải thẩm định rõ việc này, nhưng chúng tôi đã ra lệnh dừng việc làm này, nếu vẫn chưa dừng lại thì đây là vi phạm mệnh lệnh. Nhưng tôi không lên án các Ngài làm trái thoả thuận. Đó không phải nội dung chúng tôi muốn nói. Điểm duy nhất chúng tôi muốn nói là, xuất phát từ mục đích của thoả thuận hai bên, xuất phát từ mục đích thẩm định, một khi các Ngài sử dụng MIRV tiến hành thử tên lửa, chúng tôi buộc phải đưa ra kết luận: Đó là lắp đặt loại tên lửa này, vì chúng tôi không thể thẩm định trên tên lửa có lắp đặt hay không đầu đạn MIRV.

Brê-giơ-nhép: Đã trả lời rồi, đây là việc liên quan đến kỷ luật quân sự. Có thể chúng tôi chỉ quyết định lắp đặt khoảng một nửa đầu đạn MIRV. Điểm xuất phát của chúng tôi không liên quan gì đến Mỹ, nó chỉ liên quan đến đối thủ tiềm ẩn của chúng tôi. Vì vậy đối tượng chúng ta trao đổi bây giờ đều là hai bên chúng ta có quyền áp dụng hành động.

Kít-sinh-gơ: Được rồi. Vậy làm thế nào chúng tôi mới có thể biết được các Ngài chỉ triển khai một nửa MIRV?

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi không hề phản đối đề nghị của Ngài nêu ra về trao đổi tình báo lẫn nhau. Xem ra đây là đề nghị có thể chấp nhận. Tôi không hề phản đối. Để chúng tôi xem xét kỹ hơn được chứ.

Kít-sinh-gơ: Được. Hai bên chúng ta đều phải xem xét kỹ.

Brê-giơ-nhép: Dù sao phía tôi đã cam kết cho các Ngài biết chúng tôi đang cắt giảm số căn cứ tên lửa mặt đất nhất định và chuyển dịch nó lên tàu ngầm. Có lẽ chúng ta có thể đi đến thoả thuận rộng lớn hơn về mặt trao đổi thông tin lẫn nhau. Nhưng hiện nay tôi chưa thể đưa cho Ngài câu trả lời chính xác.

Kít-sinh-gơ: Được, tôi hiểu, chúng ta hãy gác nó sang một bên.

VẤN ĐỀ TRUNG ĐÔNG

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, hai bên chúng ta có thể làm như đã nói trong thoả thuận đạt được ban đầu và đồng ý hai bên sẽ hợp tác triệt để, tiến tới hoàn thành cuộc trao đổi về vấn đề Trung Đông hay không? Nhân dịp này tôi nhấn mạnh từ "hợp tác" này và ý của tôi không chỉ bó hẹp trong phạm vi trao đổi thông tin lẫn nhau. Nó cần trở thành đặc trưng quan hệ hai bên trong vấn đề Trung Đông.

Kít-sinh-gơ: Tôi và Ngoại trưởng của các Ngài đã tiến hành một cuộc hội đàm ngắn trong ngày hôm nay, chúng tôi nhất trí đồng ý hai bên sẽ tiến hành một cuộc trao đổi thông tin đầy đủ khi ông ấy đến thăm Oa-sinh-tơn. Về vấn đề Trung Đông, và cũng là trả lời cho câu hỏi của Ngài, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các Ngài và không mưu cầu giành được ưu thế đơn phương.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên chúng tôi không hề có mưu đồ muốn giành lấy ưu thế đơn phương. Trừ phi Ngài cho rằng hành động nhằm đảm bảo an ninh cho It-xra-en và tất cả các nước A-rập là một ưu thế đơn phương.

Kít-sinh-gơ: Về mặt này, tôi cho rằng mục đích của hai bên chúng ta là dung hoà được.

Brê-giơ-nhép: Đây cũng chính là suy nghĩ của tôi. Nhưng chúng ta cần làm theo như vậy.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý hai bên chúng ta cần phối hợp lẫn nhau trong hành động.

(Hai bên đã đạt được một thoả thuận sau khi đã trao đổi ngắn gọn vấn đề cấm thử nghiệm giới hạn, vũ khí chiến lược nghĩa là vấn đề mức độ thử nghiệm có giới hạn mong muốn, sẽ do các chuyên gia đưa ra kế hoạch cụ thể. Brê-giơ-nhép còn muốn trao đổi vấn đề điều chỉnh tính thích ứng tình hình của quân đội, nhưng Kít-sinh-gơ có ý kiến bất đồng trong vấn đề này vì lý do phía Mỹ chưa có chuẩn bị. Hai bên còn nhất trí đồng ý sẽ ngăn cản mưu toan phá hoại Hiệp định Pa-ri của Nam Việt Nam, sau đó cuộc trao đổi chuyển sang Hiệp định hợp tác kinh tế và năng lượng.

Brê-giơ-nhép đã đưa ra khả năng về việc Mỹ tài trợ xây dựng nhà máy bột giấy hoặc nhà máy luyện thiếc, Liên Xô sẽ trả nợ khoản vay tín dụng bằng cách xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. (Một đề nghị khác ông đưa ra là về sản xuất kinh doanh Aminic).

Trả lời của Kít-sinh-gơ là "tích cực", nhưng ông cho rằng những dự án này phụ thuộc vào cho vay tín dụng, còn một số người lại muốn cắt giảm tín dụng cho vay. Hai bên đã trao đổi ngắn về hợp tác trong lĩnh vực khoa học, đại loại đề cập dự án năng lượng hoặc một dự án sử dụng không gian, sau đó họ đã đọc thông cáo chung hội đàm hai bên).

Kít-sinh-gơ: Bây giờ Cô-ni-en-cô đã chuẩn bị sẵn bản thảo cho hai bên chúng ta hay chưa? Ngài biết ông ấy là cấp dưới của tôi đã được một năm rồi chứ? Đối với hai bên chúng ta đây đều là tra tấn. Nếu các ông có một người nào đó có thể lật ngược bản thảo để đọc, chúng tôi sẵn sàng dùng Sô-ne-phe-tơ đổi lấy Cô-ni-en-cô.

(Brê-giơ-nhép ra ngoài vài phút và trở lại)

Kít-sinh-gơ: (nói với Grô-mư-cô) Tôi sẽ trao đổi với người Anh về vấn đề Hội nghị An ninh châu Âu. Tôi sẽ cử người báo tin cho Ngài vào thứ sáu.

Grô-mư-cô: Vâng.

Kít-sinh-gơ: Tôi vẫn cho rằng đây là chủ nghĩa quan liêu. Mai tôi sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao Anh Giêm Ka-la-han trao đổi việc này. Có lẽ họ còn chưa có thời gian nghiên cứu vấn đề này.

Brê-giơ-nhép: Thật ư? Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi nghĩ rằng ông định rời khỏi đây ngày mai, thật sự khiến người ta buồn bã.

Kít-sinh-gơ: Từ đầu chí cuối tôi đều rất thích hội đàm giữa chúng ta. Ngài Tổng Bí thư, tôi chợt nghĩ đến một khả năng. Nếu chúng ta có thu hoạch trong vấn đề Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược, tôi sẽ trở lại Mát-xcơ-va trong tháng 5 đợi thêm vài ngày.

Brê-giơ-nhép: Ngài biết tôi cũng đang suy nghĩ vấn đề này, nhưng tôi quyết tâm không nhắc đến nó nữa. Tuy nhiên tôi thật sự cho rằng chúng ta phải tiến hành hội đàm một lần nữa nhằm đi đến mục đích xác định cuối cùng hoặc gần như xác định cuối cùng văn kiện. Tôi không cho rằng đây sẽ là vấn đề liên quan đến Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược vì tôi nghĩ rằng chúng ta đã giải quyết vấn đề đó rồi.

Kít-sinh-gơ: Vậy 3000 quả MIRV giữa bạn bè đó là cái gì? (cười) Nhưng chúng tôi vẫn phải ghi lại những chi tiết này.

Brê-giơ-nhép: Tôi e rằng tôi không thể sống đến ngày có thể nhìn thấy số đầu đạn MIRV của chúng tôi nhiều hơn các Ngài đến 300 quả.

Grô-mư-cô: Để chứng tỏ sự công bằng, chúng tôi phải được phép có 1100 quả, còn số lượng của các Ngài là 1000 quả.

Kít-sinh-gơ: Vậy kết quả cuối cùng là các Ngài sẽ có số đầu đạn hạt nhân nhiều hơn. Chúng tôi sẽ ghi nhận suy nghĩ của các Ngài vì tôi thật sự cho rằng chúng tôi không thể đáp ứng số lượng của các Ngài đưa ra. Cần ghi lại sự phân tích của chúng ta đối với vấn đề này.

Grô-mư-cô: Mỗi khi các ông đưa cho chúng tôi một số tài liệu bằng văn bản, xem ra những quan điểm đó đều là phủ định, đều là những trả lời có điều kiện.

Brê-giơ-nhép: Quan điểm của chúng tôi đưa ra cho các ông thật sự đều là lập trường cuối chúng tôi. Thực tế điều này chứng tỏ những gì chúng tôi đưa ra là mức giới hạn lớn nhất. Ngài nên xem xét kỹ hơn, tôi đã có những nhượng bộ lớn đến nhường nào. Xét về cá nhân tôi, tuyệt đối Ngài chưa từng nghĩ đến tôi sẽ nói ra những việc tôi đã từng làm. Chúng ta đã hoàn thành cuộc trao đổi của chúng ta bằng một phương thức hữu nghị, tôi tin Ngài cũng sẽ không kỳ vọng tôi có những nhượng bộ gì nữa. (cười) Sau khi Ngài báo cáo xong xuôi với Tổng thống, tôi tin Tổng thống nhất định cho thêm Ngài một chức vụ thứ ba, trừ chức vụ hiện nay Ngài đang đảm nhiệm.

(Sau khi hai bên nghiên cứu, đọc kỹ dự thảo thông cáo chung và trao đổi ý kiến lẫn nhau, mọi người nhất trí và đồng ý công bố vào 7 giờ tối giờ Mát-xcơ-va.)

Brê-giơ-nhép: Điều này có thể khiến Ngài thất vọng đôi chút, nhưng tôi thật sự không còn ý đồ xem xét đưa ra đề nghị mới, liên quan đến Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược

Kít-sinh-gơ: Hiện giờ chúng tôi cũng vậy.

Brê-giơ-nhép: Có lẽ sẽ có một số đề nghị mới về phương diện vấn đề tình báo.

Kít-sinh-gơ: Thật sự như vậy. Nếu chúng ta có thể làm một số việc gì đó trên phương diện vấn đề tình báo. Đây cũng đang là hướng suy nghĩ trong đầu óc của tôi.

Brê-giơ-nhép; Tôi tin tôi cũng hy vọng như vậy.

(Họ đã kết thúc cuộc hội đàm lần này sau khi nói với nhau vài câu chuyện hài hước.)

Lời dẫn

Trên đường Mát-xcơ-va về nước, trạm dừng chân đầu tiên của Kít-sinh-gơ là Luân Đôn. Trong thời gian lưu lại Luân Đôn, Kít-sinh-gơ đã trình bày cho ông Ka-la-han, Bộ trưởng Ngoại giao mới của Chính phủ Công Đảng Anh nội dung vắn tắt của hội đàm Mát-xcơ-va. Trên một mức độ nào đó, điều này chứng tỏ quan hệ căng thẳng giữa người Anh và người Mỹ trong thời kỳ Đảng Bảo thủ cầm quyền đã có sự hoà hoãn nhất định, Kít-sinh-gơ cho rằng, khi Đảng Bảo thủ cầm quyền, "điều đáng ghét nhất” là thi hành chính sách độc lập trong trong thời kỳ chiến tranh tháng 10.

Có dấu hiệu cho thấy quan hệ đặc biệt này giữa hai bên có thể được cải thiện. Trong hồi ký cá nhân, Kít-sinh-gơ từng công bố danh mục mà Bộ Ngoại giao cho rằng thích hợp để bàn bạc trong cuộc đàm phán tiếp theo, Ca-la-han từng nói với các quan chức Bộ Ngoại giao của ông trước mặt Kít-sinh-gơ rằng, Kít-sinh-gơ không còn chịu nổi sự "chế diễu lẫn nhau” hơn nữa.

Có thể nói sự miêu tả của Kít-sinh-gơ đối với hội đàm Mát-xcơ-va là công bằng đầy đủ mặc dù ông nhất định pha một chút giọng điệu làm cho sự việc nhẹ đi: "Là một chính sách, trên một mức độ rất lớn, sự hoà hoãn quan hệ còn đang tiến triển." Tuyên bố này và bình luận của ông trước khi sang Mát-xcơ-va đã hình thành sự so sánh rõ ràng, "điều khiến tôi lo ngại là người Liên Xô chẳng được gì về mặt hoà hoãn, quan hệ."

Có lẽ giọng điệu của hai lần tuyên bố này đều quá mạnh: sự hoà hoãn quan hệ tồn tại vấn đề bản thân của nó, còn cơ sở kinh tế của nó cũng đang chịu sự đe doạ, nhưng cuộc hội đàm quan trọng về Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược và Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu đang tiến triển theo hướng có lợi cho hai bên gặt hái những thành quả to lớn.

Trong cuộc hội đàm với người Anh, bình luận của Kít-sinh-gơ lại không phải hào quang sáng chói như vậy: Mọi người đều rõ, nhà lãnh đạo Liên Xô thuộc loại người cứng rắn nhất khi giao thiệp với họ. Tôi đã đề cập (khi ăn trưa) tới bình luận của họ đối với thông báo tình hình trong nước của tôi. Hãy loại bỏ không khí khi đàm phán, trên thực tế thái độ của họ thật sự rất tốt, ngoài những điểm đáng ghét của họ vốn có từ lúc cha sinh mẹ đẻ. Họ đã có những cố gắng rất lớn, có lẽ những bình luận không lựa lời trên mới thật sự nói lên tình cảm chân thật của Kít-sinh-gơ đối với Liên Xô.

Quan điểm của Kít-sinh-gơ và Ních-xơn về việc hoà hoãn quan hệ của hai tập đoàn lớn, điều chính yếu nhất là chấp nhận tính tất yếu mang quan điểm mâu thuẫn của người Liên Xô, xuất phát từ góc độ vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là người hợp tác. Trong một thế giới "mối liên hệ đáng tin cậy nhất giữa chúng tôi và Liên Xô chính là hai bên đều không muốn cuốn vào chiến tranh hạt nhân, hai bên đàm phán đều cho rằng các siêu cường phải tìm được một số biện pháp, làm suy yếu tối đa trạng thái đối đầu, đồng thời xây dựng nền móng cho hợp tác chính trị và kinh tế.

Ri-sác, Sô-lô-môn chuyên gia số một về Trung Quốc của Kít-sinh-gơ không gặp may khi trình bày về tình hình nội bộ Trung Quốc, bởi ông ta suy luận bằng vốn hiểu biết của mình, nhưng không hề hay biết Chu Ân Lai đang ốm nặng, Mao Trạch Đông ngày càng xa lánh Chu Ân Lai. Nhưng ông ta đã có sự phân tích sắc bén, Chu Ân Lai đang có cuộc tranh đấu với phái tạo phản và người lãnh đạo quân đội chung quanh vấn đề tiến trình phát triển của Trung Quốc.

Sô-lô-môn cho rằng, Chu Ân Lai có ý đồ duy trì Đảng Cộng sản ở vị trí cao nhất. Thông qua tranh đấu để khôi phục lại chính quyền của các cơ quan Nhà nước bị cắt bỏ trong thời kỳ cách mạng văn hoá, đồng thời giải quyết vấn đề kinh tế lạc hậu của Trung Quốc và vấn đề yếu kém của quân đội. Còn Mao Trạch Đông minh oan cho Đặng Tiểu Bình, con người chú trọng thực tế. Đặng Tiểu Bình là nạn nhân của cuộc cách mạng văn hoá, đã chọc tức phái tạo phản bằng câu nói nổi tiếng "Bất kể mèo trắng hay mèo đen miễn là bắt được chuột".

Mao Trạch Đông bổ nhiệm Đặng Tiểu Bình làm cấp phó cho Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình có biệt tài tổ chức, rất quan tâm đến việc học tập phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật phương Tây, là điều mà phái tạo phản ra sức ngăn cản và chống lại.

Theo Sô-lô-môn, Chu Ân Lai và các chiến hữu đang ra sức củng cố vị trí của mình, đồng thời không muốn bổ xung đạn dược cho kẻ thù chính trị, trong đó có số người đang nghi ngờ về mối quan hệ công khai hơn với Oa-sinh-tơn của Trung Quốc. Vì vậy, mùa xuân năm 1974, tuy các quan chức cao cấp luôn miệng tán dương quan hệ Trung-Mỹ tốt đẹp, nhưng Sô-lô-môn nhận ra rằng, Trung Quốc "tỏ ra lạnh nhạt và bất hợp tác hơn" trong hành động.

Ngoài chuyện Bộ Ngoại giao có thái độ lạnh nhạt đối với cuộc đàm phán về quyền sở hữu và tài sản, cũng như thúc đẩy buôn bán nửa chính thức, tháng 4, người Trung Quốc còn vi phạm Hiệp định về phòng vệ hải quân. Sau một sự cố nho nhỏ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kiên trì đòi hải quân Mỹ rút đi. Sau khi hải quân rút đi, cơ quan liên lạc sẽ cho thay thế bằng sĩ quan phụ trách An ninh về dân chính của Bộ Ngoại giao.

Đúng như dự đoán của các Cố vấn dưới quyền Kít-sinh:gơ, khi sự nghi ngờ của Bắc Kinh về khả năng và chính sách của Mỹ tăng lên, những bất đồng về chính sách và triết học bị hai bên "chôn vùi" trong cuộc tiếp xúc đầu tiên, đã "bộc lộ gay gắt trước mọi người". Hiện nay những người lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra coi thường sự đe dọa của Liên Xô đối với bản thân họ.

Dù quan điểm của người lãnh đạo Trung Quốc đối với sự báo động về mối đe doạ của Liên Xô do Kít-sinh-gơ đưa ra, trong thời kỳ 1972-1973, Đặng Tiểu Bình vẫn tỏ ra vững vàng trước hành động chống Trung Quốc điên cuồng của siêu cường. Lời lẽ của ông ta nặng về sự đối đầu Mỹ-Xô và mối nguy hiểm Mát-xcơ-va đối với phương Tây. 

Các Trợ lý Ngoại trưởng về vấn đề Viễn Đông Ác-tua Hăm-mơ, Uyn-tơn Lốt và Ri-sác Sô-lô-môn đã nhận ra đó là một phần trong động tác nhỏ, nhằm hạ thấp vai trò đòn bẩy của họ. Theo họ, người Trung Quốc đang dành cho mình sự tự do lớn hơn trong hành động, nhằm giảm bớt sức ép về nhượng bộ Chính trị.

Trong một lần phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Đặng Tiểu Bình tỏ ra vững vàng trước việc "thiên hạ đại loạn", cùng với lời lẽ công kích chủ nghĩa bá quyền siêu cường và chủ nghĩa đế quốc, khiến Oa-sinh-tơn nổi giận.

Đúng như dự đoán, vấn đề Đài Loan trở thành miếng xương khó gặm trong quan hệ Trung-Mỹ. Năm 1973, Chu Ân Lai nêu ra với Mao Trạch Đông đề nghị giải phóng Đài Loan trong “hoà bình", khiến Mao vô cùng tức giận. Vì việc này và một số vụ việc khác, Mao Trạch Đông đã chụp lên đầu Chu Ân Lai cái mũ "đầu hàng" Oa-sinh-tơn.

Tháng 2, Kít-sinh-gơ đồng ý bổ nhiệm quan chức ngoại giao cao cấp Ri-ong Au-gơ làm tân Đại sứ của Mỹ tại Đài Loan. Người Trung Quốc coi hành động này nhằm duy trì quan hệ Oa-sinh-tơn - Đài Bắc ở cấp cao và không lâu sau đó Bắc Kinh phát động phong trào gây sức ép buộc Oa-sinh-tơn phải giải quyết vấn đề Đài Loan. Phong trào được dấy lên mạnh mẽ.

Trong buổi hội kiến với Tổng thống Dăm-bi-a Ca-un-đa, Chu Ân Lai đã nói một câu cứng rắn: "Ngày nào Mỹ còn tiếp máu cho Đài Loan, thì ngày đó quan hệ Trung-Mỹ còn chậm chạp". Trong suốt năm đó, các quan chức Trung Quốc đã trực tiếp hoặc gián tiếp cảnh cáo Oa-sinh-tơn: Lĩnh vực buôn bán và giao lưu có tiến triển hay không, phụ thuộc vào việc Mỹ có hủy bỏ sự thừa nhận đối với Đài Loan hay không để chuyển sang củng cố quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Mặc dù Oa-sinh-tơn đã có bước đi khá dài trong việc giảm số lượng lớn quân đội đóng ở Đài Loan, nhưng các Cố vấn của Kít-sinh-gơ như Sô-lô-môn, Lốt, Hăm-mơ đang dõi theo bước đi tiếp theo của Oa-sinh-tơn, đó là vấn đề chi tiết về cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, lập quan hệ với Trung Quốc Đại lục.

Tuy ba Cố vấn này tán đồng bước đi tiếp theo, nhưng theo họ sẽ phải trả cái giá khá đắt về chính trị, đặc biệt là dẫn đến sự chống đối của lực lượng Mỹ thân Đài Loan. Họ hy vọng Trung Quốc thể hiện một sự linh hoạt nào đó, và cho rằng lập Lãnh sự quán hoặc Cơ quan liên lạc là biện pháp hạn chế tối đa sự phá hoại. Họ cũng hiểu rằng, Bắc Kinh sẽ coi mọi việc mở rộng quan hệ liên Chính phủ là hành động vi phạm "nguyên tắc một nước Trung Quốc". Điều quan trọng hơn, là "lưỡi dao" của bình thường hóa, có nghĩa làm thế nào để đảm bảo an toàn cho "ông bạn cũ” Đài Loan.

Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chu Ân Lai từ năm 1971 đến nay, Kít-sinh-gơ luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Đài Loan thông qua "đàm phán hoà bình" và luôn khích lệ Bắc Kinh xem xét để có lời tuyên bố cho phù hợp. Nhưng các Cố vấn của Kít-sinh-gơ mong muốn Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, đồng thời cho rằng một Hiệp định chính trị khả thi sẽ giúp Mỹ nâng cao uy tín và tránh được những rắc rối với thế lực thân Đài Loan, cần Trung Quốc đưa ra cam kết giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương pháp hoà bình.

Mấy tháng sau đó, các chuyên gia của Kít-sinh-gơ về vấn đề Trung Quốc đã thuyết phục được "xếp" của mình đồng ý đi vào nghiên cứu thực sự vấn đề bình thường hóa. Nhưng đến tháng 8/1974, Kít-sinh-gơ lại cho rằng, cam kết của Trung Quốc phải là một phần trong hệ thống bình thường hóa của Hoa Kỳ. Vì vậy Kít-sinh-gơ đã nói với Pho rằng, nhất thiết phải nói rõ với người Trung Quốc: "Chúng tôi không có nghĩa vụ đưa Đài Loan cho Bắc Kinh quản lý, cũng như dư luận công chúng Mỹ không cho phép chúng tôi đưa ra quyết định đơn phương về tương lai của 15 triệu con người".

Cuối cùng, các chuyên gia của Kít-sinh-gơ về vấn đề Trung Quốc đã đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề Đài Loan. Giải pháp này đòi những người lãnh đạo Trung Quốc phải tự nguyện "cột chân tay mình lại trước mọi người". Tất nhiên, không thể có chuyện đó. Kít-sinh-gơ nhận thấy lời lẽ của các quan chức Trung Quốc cứng rắn hẳn lên, và kiên quyết hơn bao giờ hết, đòi Oa-sinh-tơn phải thực hiện theo "mô thức Nhật Bản", cắt mối quan hệ chính trị và quân sự với Đài Loan.

Về cam kết giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương pháp hoà bình, vào khoảng cuối năm, Đặng Tiểu Bình kiên trì nói rằng, vấn đề Đài Loan là "một công việc nội bộ... Không ai. có quyền can thiệp", đưa ra cam kết là chuyện không thể, nhưng người Trung Quốc sẽ để cho người Mỹ tự quyết định tiến trình bình thường hóa.

Lập trường của Đặng Tiểu Bình không hề làm cho người Mỹ ngạc nhiên, vì họ đã dự báo trước một cục diện bế tắc sẽ xảy ra, bởi những chi tiết trong tiến trình bình thường hóa. Nhưng Kít-sinh-gơ hiểu rõ, hai năm trước, Oa-sinh-tơn đã cam kết công nhận Trung Quốc vào năm 1976. Ních-xơn ra đi, vị Tổng thống mới, một con người hành sự thận trọng, có đầu óc chính trị đang hướng về cuộc bầu cử năm 1976. Vì vậy, hành động ngoại giao theo tiến trình của Ních-xơn vạch ra sẽ có thể là sự phiêu lưu về chính trị.

Đứng trước triển vọng ngoại giao đang bấp bênh, nhưng mối quan hệ chiến lược mà Ních-xơn dự kiến trong thời gian thăm Bắc Kinh vào năm 1973 lại trở nên rõ rệt. Tuy rằng có khó khăn trong việc đạt được nhận thức về chi tiết nhưng sự hợp tác về tình báo trong liên minh Trung Quốc chống Liên Xô dường như được tăng cường. Các tham mưu của Kít-sinh-gơ cung cấp tài liệu tối mật cho Bắc Kinh, và ngược lại Bắc Kinh đã bí mật cung cấp cho Oa-sinh-tơn nhưng địa điểm quan trọng để thu thập tình báo về Liên Xô.

Năm 1974, quan hệ Trung-Mỹ có bước tiến triển quan trọng. Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đã thăm Niu-oóc vào tháng 4 năm 1974. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện ở Mỹ. Một năm trước đó, Đặng Tiểu Bình còn là một trong hàng triệu nạn nhân bị "thanh trừng" trong thời cách mạng văn hóa, trải qua cuộc sống "hạ phóng” - (xuống cơ sở lao động cải tạo) nhưng Mao Trạch Đông đã minh oan cho ông ta, và xin lỗi Đặng Tiểu Bình về những vụ việc xảy ra trong những năm 60. Đó là điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rất rõ, nhưng trên thực tế nó vẫn là một bí mật quốc gia.

Tuy hồi trẻ Đặng Tiểu Bình có xuất dương, nhưng chuyến thăm này đã để lại cho nước Mỹ một ấn tượng sâu sắc. Hăng-ri Kít-sinh-gơ lần đầu tiên có cuộc gặp gỡ không chính thức với Đặng Tiểu Bình, người mà 20 năm sau trở thành người quyết định chính sách quan trọng nhất ở Trung Quốc.

Thay mặt Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình có quyền xử lý công việc ngoại giao. Với chuyến thăm này, ông ta đã có cơ hội để đánh giá hiện trạng quan hệ Trung-Mỹ. Tại Niu-oóc, ông đã công khai tham gia diễn đàn về phát triển quốc tế. Trong buổi diễn thuyết gay gắt ngày 10 tháng 4, Đặng Tiểu Bình đã trình bày một cách rõ ràng lý thuyết "Ba thế giới" của Mao Trạch Đông, gồm có các siêu cường, các quốc gia công nghiệp khác và các nước đang phát triển.

Trung Quốc không có bất kỳ ý đồ nào muốn trở thành siêu cường, ông ta lên án siêu cường đế quốc cho Liên Xô là "điển hình của sự hung ác", và kêu gọi một cuộc cách mạng chống bá quyền và đấu tranh giải phóng. Lời lẽ cứng rắn của Đặng Tiểu Bình đã làm cho người Mỹ lo ngại. Nhưng trong cuộc gặp riêng với Kít-sinh-gơ, Đặng Tiểu Bình chủ động nhận xét quan hệ Trung-Mỹ "tốt đẹp", thậm chí còn khuyến khích cho chính sách ngoại giao Trung Đông của Hoa Kỳ.

Rõ ràng Bắc Kinh vẫn nghiêng về Oa-sinh-tơn, điều đó khiến Kit-sinh-gơ rất hài lòng. Nhưng Kít-sinh-gơ đã bắt đầu nhìn thấy mặt trái của Đặng Tiểu Bình. Sau này, Kít-sinh-gơ đã so sánh giữa Đặng Tiểu Bình với Chu Ân Lai. Theo Kít-sinh-gơ: "Đặng không am hiểu lịch sử bằng Chu, thiếu kỹ năng thuần thục trong các cuộc diễn thuyết ngoại giao. Nhưng Đặng có phong cách cá nhân của một tiền vệ pha chút chua ngoa". Về vai trò của Đặng Tiểu Bình, thậm chí Kít-sinh-gơ còn nhìn ra sự "Thiếu tự tin".

Cuộc Hội đàm ngày 14 tháng 4 cũng có lúc dừng lại giữa chừng, khiến người ta khó xử trong sự buồn tẻ. Nhưng như một người Mỹ nhận xét, khi màn đêm buông xuống là lúc Đặng Tiểu Bình sôi nổi lên. Mặc dù cuộc hội đàm rất quan trọng, nhưng không được ghi lại đúng mức trong hồi ký của Kít-sinh-gơ.

Khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền là lúc cuốn "Năm tháng loạn lạc" ra đời. Kít-sinh-gơ đã nhầm to khi thận trọng trong nguyên tắc, miêu tả Đặng Tiểu Bình là một nhân vật lãnh đạo chính trị có ngày tìm đến cầu xin sự trợ giúp của ông ta.

BỘ NGOẠI GIAO.
BẢN GHI NHỚ HỘI ĐÀM.
TÀI LIỆU TỐI MẬT CHỈ DÙNG ĐỂ THAM KHẢO

Người dự.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Kiều Quán Hoa; Đại diện thường trực Trung Quốc tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc Hoàng Hoa; Phiên dịch Chương Hàm Chi, La Húc và Quách Gia Định;

Ngoại trưởng Mỹ Hăng-ri Kít-sinh-gơ; Trợ lý Ngoại trưởng Giô-dép Xi-scốp; Thiếu tướng lục quân thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Bu-ren Sư-cau-cơ-rôp; Trưởng nhóm xây dựng chính sách thuộc Bộ Ngoại giao Uyn-tơn Lốt; quyền Trợ lý Ngoại trưởng W.Ha-meo; Phiên dịch Bộ Ngoại giao W.Pho-ri-man.

Chủ đề: Ngoại trưởng mời tiệc Phó Thủ tướng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Thời gian: Chủ nhật, ngày 14-4-1974. Buổi tối 8 Giờ 05 – 11 Giờ 00

Địa điểm: Khách sạn A.Sư-tô-ria Niu-oóc

(Ghi chú: nguồn tư liệu từ Cực lưu trữ hồ sơ quốc gia, nhóm hồ sơ.)

(8 giờ 05 phía Trung Quốc tới, với sự hướng dẫn của Pho-ri-man bước vào phòng khách 35A. Sau khi an vị, cuộc toạ đàm bắt đầu)

Kít-sinh-gơ: Rất vui được gặp Ngài Phó Thủ tướng. Tôi biết Ngài Thứ trưởng gần đây có bước đi tương tự... (phóng viên báo chí vào chụp ảnh. Cuộc hội đàm tạm dừng)

Đặng Tiểu Bình: Hôm nay có nhiều phóng viên quá .

Kít-sinh-gơ: Họ đang đề nghị chúng ta bắt tay với Đặng Tiểu Bình và Kiều Quán Hoa. Họ đề nghị ba người chúng ta cùng bắt tay nhau. Xem ra phóng viên của các Ngài "thiện nghệ" hơn phóng viên của chúng tôi.

Đặng Tiểu Bình: Chúng ta không nên nghe theo họ.

Kít-sinh-gơ: Chúng ta phải nghe theo họ. Nếu không họ sẽ đưa lên mặt báo cái ảnh dở nhất (phóng viên chụp ảnh xong ra ngoài).

Sau khi nói vắn tắt về lịch chuyến thăm, Đặng Tiểu Bình hỏi có thể hút thuốc không. Kít-sinh-gơ gật đầu và nói: "Tôi không hút thuốc", Đặng nói tiếp "Hình như ngài còn thiếu chút gì...”

Kít-sinh-gơ: Tôi có tật xấu khác. Đại sứ Hoàng, Ngài đỡ đau lưng chưa.

Đại sứ Hoàng Hoa: Đã đỡ hơn.

Kít-sinh-gơ: Theo ý kiến của Ngài, vị bác sĩ tôi cử đến đã khám cho Ngài chưa?

Đại sứ Hoàng Hoa: Sẽ để bác sĩ khám sau.

Kít-sinh-gơ: Chắc Đại sứ ngại bác sĩ sẽ cấy vào lưng bộ máy nghe lén.

Đặng Tiểu Bình: Ngài đã có kinh nghiệm, vì lâu năm chơi với Liên Xô.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Rất nhiều năm, chơi với người Liên Xô quả là mệt. Ngày đầu tiên còn vui vẻ, ngày thứ hai thì cãi nhau như mổ bò, cho đến ngày cuối cùng chỉ còn hai tiếng đồng hồ nữa là về nước, họ thấy chúng tôi vẫn kiên trì lập trường của mình, thế là họ lại chiều theo và tỏ ra vui vẻ. Lần nào cũng như vậy cả.

Thứ trưởng Kiều Quán Hoa: (nói tiếng Anh) Đó là phép biện chứng

Kít-sinh-gơ: Tôi không nói chuyện này với Ngài Thứ trưởng. Ngài đừng quên hãy còn nợ tôi một bài thơ.

Kiều Quán Hoa: Đúng vậy.

Đặng Tiểu Bình: Tôi cũng có không ít kinh nghiệm chơi với Liên Xô.

Kít-sinh-gơ: Ô. Vậy ư? Năm nào vậy.

Đặng Tiểu Bình: Tôi qua Liên Xô 7 lần

Kít-sinh-gơ: Như vậy là Ngài hơn tôi một lần.

Đặng Tiểu Bình: Theo kinh nghiệm của tôi, chúng tôi chưa bao giờ thoả thuận được Hiệp định với họ.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi có thỏa thuận được Hiệp định, nhưng tiếc là tiến triển rất chậm. Quan điểm của họ về kiểm soát quân bị là, họ phải bắt đầu làm trên cơ sở hiện nay của chúng tôi, có nghĩa họ có 5 năm thời gian làm mưa làm gió.

(Lúc này phu nhân Kít-sinh-gơ bước vào và được dẫn đi chào các vị khách)

Chúng tôi đang nói chuyện về đàm phán với Liên Xô. Phó Thủ tướng qua Liên Xô bảy lần, kinh nghiệm của Phó Thủ tướng cho thấy, Liên Xô chả bao giờ công nhận một cái gì cả. Chúng tôi đã thoả thuận với họ nhiều Hiệp định.

Đặng Tiểu Bình: Các ngài đã đi trước chúng tôi

Kít-sinh-gơ: Nhưng tôi biết rằng, do những lời nói hôm nay, lần sau tới Bắc Kinh, Ngài Thứ trưởng nhất định la hét với tôi.

Đặng Tiểu Bình: Cho đến nay, chắc Ngài đã có vài trận tranh cãi với Thứ trưởng.

Kít-sinh-gơ: Đàm phán với Ngài Thứ trưởng đây thật khó. Nhưng quả là thấu tình đạt lý. Tuy vậy chúng tôi đã đi đến thoả thuận. Ví dụ chúng tôi đã cùng nhau làm việc nhiều đêm để kiểm tra lại các chi tiết về ngôn ngữ trong thông cáo Thượng Hải.

Đặng Tiểu Bình: Mỗi bên cần nói thật, đó là điều quan trọng. .

Kít-sinh-gơ: Trong cuộc đàm phán lần đó, tôi uống quá nhiều rượu Mao Đài, đến mức dùng cả tiếng Trung Quốc trong đàm phán.

Đặng Tiểu Bình: Về điểm này, Ngài giống Thứ trưởng, ông ta cũng rất thích uống Mao Đài.

Kít-sinh-gơ: Ngài có uống nhiều đi chăng nữa, xin đừng có trách tôi.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng Ngài đâu có thất bại trong cuộc đàm phán đó. (Dừng lại giây lát)

Kít-sinh-gơ: Mấy hôm trước đây, qua Grô-mư-cô tôi biết ông ta rất oán trách bài phát biểu của Ngài.

Đặng Tiểu Bình: ông ta không hài lòng ư?

Kít-sinh-gơ: ông ta cảm thấy bị công kích, ông ta đề nghị tôi trả lời với danh nghĩa song phương.

Kiều Quán Hoa: (Nói tiếng Anh) Một sách lược thật khôn ngoan. Thưa Ngoại trưởng Kít-sinh-gơ, nếu Ngài chịu khó lắng nghe bài phát biểu của tôi ngày mai, sẽ không nghe được nhiều lời chỉ trích nữa đâu.

Đặng Tiểu Bình: Tôi lần đầu tiên quen Grô-mư-cô vào năm 1957.

Kít-sinh-gơ: Theo Ngài, ông ta có thay đổi nhiều không.

Đặng Tiểu Bình: ông ta không phải là người quyết định chính sách của Liên Xô.

Kít-sinh-gơ: Đúng. Theo tôi, ông ta bị Brê-giơ-nhép sử dụng như một vai hề phụ. Ngoài công việc có tính chất kỹ thuật, ông ta chưa phát biểu quan điểm của mình trong đàm phán. Gần đây, ông ta trở nên võ đoán do đã vào Bộ Chính trị.

Đặng Tiểu Bình: Trước năm 1964, Brê-giơ-nhép cũng không phải là người quyết định chính sách.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Lúc đó, ông ta chưa am hiểu chính sách ngoại giao. Sau khi ông ta làm việc đó với Khơ-rút-sốp, ông ta trở nên rất thận trọng ngay cả trong các chuyến đi nghỉ.

(Kít-sinh-gơ hướng dẫn khách vào phòng tiệc, và giới thiệu với khách về Giô-dép Xi-scốp và Bu-ren Sư-cau-rốp "ông Xi-scốp là hiện thân của tôi về vấn đề Trung Đông”)

Kiều Quán Hoa: Nói như vậy, nếu Ngài thành công, thì công lao là của Ngài, còn thất bại, Ngài Xi-scốp phải gánh trách nhiệm.

Kít-sinh-gơ: Về việc xảy ra ở Trung Đông, Thứ trưởng Ngoại giao phải chịu trách nhiệm chính. Năm ngoái chúng tôi có làm việc về vấn đề Trung Đông. Sau đó tôi làm việc theo đường lối được hình thành trong buổi làm việc đó.

Thứ trưởng Kiều Quán Hoa: Lần trước điều tôi phát biểu trong cuộc gặp gỡ của chúng ta là căn cứ vào lời phát biểu của Mao Chủ tịch nói với Phó Tổng thống Ai Cập. Mỗi người có hai tay, nên sử dụng cả hai. Một tay dành cho It-xra-en, một tay dành cho người khác.

Kít-sinh-gơ: Tôi luôn luôn tuân theo chính sách được trao đổi giữa chúng ta lúc đó.

Đặng Tiểu Bình: Đúng vậy, nên sử dụng cả hai tay

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Đặng Tiểu Bình: Theo Ngài, liệu có khả năng Xi-ri và It-xra-en từ chối tiếp xúc.

Kít-sinh-gơ: Tôi hy vọng trong 3 tuần tới chúng ta sẽ có bước tiến triển trên vấn đề này. Ngài biết đấy, hôm qua tôi có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục tình báo quân sự Xi-ri, hôm nay lại có cuộc nói chuyện với Đại sứ It-xra-en. Khoảng hai tuần nữa, Ngài sẽ tới Trung Đông làm cái việc cho người Xi-ri và It-xra-en, như tôi đã làm cho It-xra-en, và Ai-cập.

Cũng nên cho các Ngài biết rằng, người Xi-ri nói với tôi một khi các Ngài không có tiếp xúc họ sẽ chuyển sang phía I-rắc, thông qua việc làm nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Liên Xô tại I-rắc. Chắc Ngài không quên, tôi đã trao đổi với Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu vấn đề này, coi đó là một chiến lược lâu dài.

Đặng Tiểu Bình: Đúng vậy Gần đây Tổng chống Xi-ri Át-xát đi thăm Mát-xcơ-va. Theo Ngài, việc này ảnh hưởng tới tình hình ra sao? .

Kít-sinh-gơ: Liên Xô rất muốn giành được vị trí chủ yếu trong đàm phán và luôn luôn tìm cách làm cho khéo léo. Ví dụ, thời gian tôi ở thăm Mát-xcơ-va, Brê-giơ-nhép đã to tiếng với tôi suốt 3 tiếng đồng hồ, rồi khẳng định họ nhất định tham gia đàm phán, Điều khó ở đây là, các nước Ả rập và It-xra-en đều không muốn Liên Xô dính vào.

Khi ở Mát-xcơ-va. Tôi có gửi một bức điện cho Át-xát hỏi ông ta muốn gì... ông ta trả lời: Họ muốn có được quyền kiểm soát bình đẳng trong vụ người Ai-cập của chúng tôi. Tôi tin rằng, ông ta đi Mát-xcơ-va là nhằm cân bằng chuyến thăm của ông ta tại Oa-sinh-tơn. Nhưng chúng tôi cảm nhận Xi-ri có thay đổi lập trường.

Trên thực tế, Grô-mư-cô đề nghị tôi và ông ta tiến hành gặp gỡ tại Đa-mát. Nhưng khi tôi hỏi người Xi-ri ở Oa-sinh-tơn quan niệm ra sao về đề nghị này, thì họ nói không tán thành đề nghị này. Hiện nay, tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta liệu có thuyết phục được người It-xra-en đồng ý rút khỏi vùng họ chiếm đóng ở cao nguyên Gô-lan hay không?
*
*   *

Kít-sinh-gơ: Đây là rượu Mao Đài. Xin hoan nghênh Phó Thủ tướng tới Niu-oóc. Rất vui mừng được gặp Ngài tại đây

Xi-scốt: Đây là lần đầu tiên tôi uống Mao Đài

Kít-sinh-gơ: Nếu Ngài được như Ngài Thứ trưởng đây thì mỗi lần uống là phải cạn.

Lốt: Tôi tin rằng chúng ta có thể dùng Mao Đài để giải quyết khủng hoảng năng lượng.

Đặng Tiểu Bình: Liệu có giải quyết được khủng hoảng nguyên vật liệu không?

Kít-sinh-gơ: Theo tôi, nếu chúng ta uống đủ Mao Đài, thì có thể giải quyết được mọi vấn đề.

Đặng Tiểu Bình: Về nước, tôi nhất định có biện pháp làm tăng sản lượng Mao Đài.

Kít-sinh-gơ: Sau khi từ Trung Quốc về, Tổng thống muốn cho con gái mình biết thế nào là Mao Đài, bèn lấy bình Mao Đài đổ đầy ra đĩa. Sau đó bật diêm đốt cháy, đĩa thủy tinh vỡ tung, còn Mao Đài vung vãi khắp bàn và bàn cũng bốc cháy. Vì vậy suýt nữa Ngài đã đốt cháy Nhà Trắng. Khoảng hai tuần nữa, tôi sẽ phải đi Trung Đông.

Kít-sinh-gơ đã nói với Đặng Tiểu Bình rất nhiều chi tiết về cuộc Hội đàm hoà bình Trung Đông, về Oa-sinh-tơn sẽ cố gắng thuyết phục người It-xra-en rút khỏi cao nguyên Gô-lan theo từng giai đoạn. Nhưng không thể đòi họ rút hoàn toàn ra khỏi cao nguyên Gô-lan, bởi như vậy sẽ dẫn tới bế tắc, và Liên Xô nhân cơ hội này nhảy vào. Nhưng Kít-sinh-gơ nói rằng, nếu chúng ta thu được thành công trong cuộc đàm phán riêng rẽ, thì chúng ta có hy vọng như Ai-cập, giảm bớt được ảnh hưởng của Liên Xô ở Xi ri.

Đặng Tiểu Bình: Nếu Liên Xô thành công ở Xi-ri, thì họ có được 3 điểm tựa ở Trung Đông, đó là Xi-ri, I-rắc và Nam Yê-men.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cố gắng ngăn chặn không để xảy ra tình hình như vậy ở Xi-ri. Hơn nữa chúng tôi cũng đang làm công tác tư tưởng với Nam Yê-men. Theo chúng tôi người Ai-cập sẽ giúp đỡ chúng tôi về mặt này.

Đặng Tiểu Bình: Mao Chủ tịch đã nêu lên điều này, khi trao đổi với Ngài. Thái độ của chúng tôi là: Một mặt ủng hộ các nước Ả-rập, mặt khác cùng với các Ngài ở phía bắc chống lại con gấu Bắc cực.

Kít-sinh-gơ: Đó cũng là lập trường của chúng tôi. Nếu chúng ta có những lập trường có thể gây tranh chấp trong vấn đề Trung Đông, chứng tỏ đã có tiến bộ. Sau đó, tất nhiên có giải pháp để giải quyết tranh chấp. Vì vậy, chúng ta có thể hy vọng tránh xảy ra một số tranh chấp.

(Phiên dịch Trung Quốc gặp khó khăn khi dịch câu trên và họ dừng lại trao đổi với nhau bằng Hán ngữ)

Kít-sinh-gơ: Sau khi Đại sứ Hoàng Trấn về nước, chắc tôi khó có dịp gặp lại ông ta. Nhưng tôi có kế hoạch gặp ông ta vào tuần tới.

Đặng Tiểu Bình: Cho đến giờ phút này, quan hệ của chúng ta chưa có gì thay đổi.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi luôn coi, giữ vững quan hệ bạn bè tốt đẹp giữa Mỹ và Trung Quốc là điều quan trọng nhất. Như Mao Chủ tịch và Chu Thủ tướng đã nói trong hội đàm, chúng tôi sẵn sàng tiến hành tiến trình bình thường hóa giữa chúng ta.

Đặng Tiểu Bình: Cơ sở xây dựng chính sách này được Mao Chủ tịch ủng hộ. Tôi tin rằng, qua hai cuộc nói chuyện dài với Mao Chủ tịch, chắc Ngài hiểu điều đó. Lần trước Ngài đã cùng với Mao Chủ tịch trò chuyện suốt 3 giờ đồng hồ.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đã trao đổi về nhiều chi tiết. Tôi không bao giờ quan tâm tới việc báo chí nói về mối quan hệ của chúng ta. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, người Trung Quốc đã nói là làm.

Đặng Tiểu Bình: Cho dù uống hết chỗ Mao Đài này, ngày mai Ngài vẫn cứ phát biểu rất tuyệt.

Kít-sinh-gơ: Lời phát biểu của tôi làm cho người ta xúc động ư? Có lẽ tôi cần phải chỉ trích siêu cường. Tôi rất vui vì Phó Thủ tướng đã khẳng định điều Thứ trưởng ngoại giao nói ở Bắc Kinh với Đại sứ Blúc-sơ. Quan hệ của chúng ta không thay đổi.

Đặng Tiểu Bình: Tôi đã đọc biên bản về cuộc trao đổi giữa Ngài với Mao Chủ tịch. Chúng ta đã trao đổi về quan hệ Trung-Mỹ xuất phát từ quan điểm chiến lược. Vấn đề khó khăn duy nhất hiện nay là tìm ra trọng tâm chiến lược của Liên Xô.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Cho dù trọng tâm thứ nhất ở đâu thì trọng tâm tiếp theo đều rất rõ ràng. Nếu trọng tâm ở châu Âu, thì trọng tâm tiếp theo chính là Trung Quốc. Còn trọng tâm thứ nhất là Trung Đông, thì trọng tâm sau cũng đã rõ.

Đặng Tiểu Bình: Ở phương Đông, chúng tôi cũng đã trao đổi vấn đề này với các bạn Nhật Bản. Hình như họ cho rằng, trong ý đồ của Liên Xô về phương Đông, không bao gồm Nhật Bản. Ví dụ như khi trao đổi về vấn đề thăm dò dầu mỏ ở Xi-bia, người Nhật nói để không làm mất lòng Trung Quốc, họ phải xem xét lại lập trường của mình. Nhưng họ không thật sự cho rằng lợi ích của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyện đó.

Kít-sinh-gơ: Người Nhật không suy nghĩ vấn đề từ quan điểm chiến lược, mà chủ yếu xem xét từ lợi ích thương mại. Tới hôm nay, tôi đặc biệt vui mừng vì được gặp lại những người bạn cũ đến từ Trung Quốc. Về phía chúng tôi mà nói, chúng tôi coi dịp trao đổi với Mao Chủ tịch và Chu Thủ tướng đến từng chi tiết là khẳng định phương hướng được xác lập bởi chính sách của chúng ta.

Chúng tôi có cuộc tranh luận với bạn Đồng minh châu Âu, nhưng mục đích là để họ hiểu rõ sự thật, thực tế hơn, nhưng không ảnh hưởng tới chiến lược lâu dài, cũng như nguyện vọng của chúng tôi, xây dựng một châu Âu lớn mạnh. Là những người bạn cũ, chắc các Ngài hiểu điều này. Người Pháp luôn giữ một quan điểm ngắn hạn. Gần đây chúng tôi có trao đổi với họ, nhưng đó chỉ là chuyện cãi vã trong gia đình, không ảnh hưởng tới Mỹ-Xô giành giật châu Âu.

Đặng Tiểu Bình: Đúng vậy, có chuyện cãi vã nhỏ, nhưng vẫn đoàn kết.

Kít-sinh-gơ: Ngài nói hay lắm.

Đặng Tiểu Bình: Ngài dành sự quan tâm lớn như vậy cho châu Âu, vậy phải chăng kết quả không tốt?

Kít-sinh-gơ: Phải. Xem đối với ai. Họ rất khác nhau.

Kiều Quán Hoa: Ý của chúng tôi là, chúng tôi không có nhiều tư cách để nói về vấn đề châu Âu, nhưng theo ý tôi sự quan tâm chủ yếu dành cho Pháp. Xin nói thẳng, chúng tôi biết Ngài có nhiều quan điểm chống nước Pháp. Có nên công khai như vậy không? Chúng tôi muốn biết liệu Ngài có dành nhiều sự quan tâm đến nước Pháp không? Họ có ý thức tự tôn rất mạnh và cả niềm tự hào dân tộc.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi từng cộng tác với người Pháp, bởi nhận thấy, người Pháp ủng hộ châu Âu về nhiều phương diện. Về điểm này họ thật là tuyệt. Vì vậy, mỗi khi hành động ở Trung Đông, chúng tôi tìm đến người Pháp và được họ tán thành. Nhưng chúng tôi phát hiện, trên từng khía cạnh của từng vấn đề, người Pháp đều có lời lẽ ngược lại sau lưng chúng tôi. Thứ trưởng ngoại giao có nói trong cuộc hội đàm lần trước rằng, chiến lược của chúng ta đã có sự điều chỉnh. Nhưng người Pháp không có chiến lược, mà chỉ có chiến thuật thôi. Trên vấn đề Trung Đông, họ luôn luôn tìm cách phá hoại ngầm. Điều bất lợi đó không chừa một ai, ngay cả đối với người Pháp. Vì vậy, chúng tôi khẳng định cứ cho công bố công khai để làm rõ vấn đề.

Đặng Tiểu Bình: Nếu vụ việc này không tiếp tục xảy ra trong tình hình công khai là điều tốt.

Kiều Quán Hoa: Xin nói thật, tôi rất kinh ngạc khi thấy Ngài có cuộc trao đổi với nghị sĩ phu nhân.

Kít-sinh-gơ: Tôi chưa bao giờ khuyên bất cứ ai tin vào sự việc đang phát sinh. Tình hình xuất hiện trong điều kiện nền kinh tế không kế hoạch là một ví dụ. Sau khi tới văn phòng, tôi phát hiện rằng mình được thu xếp để trò chuyện với nghị sĩ phu nhân, nên bực quá la hét trước đồng nghiệp. Nhưng chuyện đã rồi, đành phải gặp các bà ấy. Theo tôi, một số trong họ luôn luôn nhất trí với lời tuyên bố của tôi. Thế là thoát rồi. Hai phần ba thời gian cuộc trao đổi, tôi nói chuyện tếu, rằng tôi rất vui bởi không thấy phóng viên ở đó. Nhưng ở đây, tôi lại thấy có phóng viên. Mọi người đều cho rằng, đây là sự sắp xếp có chủ tâm. Nhưng như Ngài nói rất đúng, tôi sẽ không nhắc lại cuộc diễn thuyết đặc biệt này nữa.

(Kít-sinh-gơ đứng dậy, nâng cốc chúc sức khỏe Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và các vị khác, ông ta nói: "Tôi tham gia vào một sứ mạng quan trọng nhất, đó là, chuyến thăm lần đầu tiên tới Bắc Kinh. "Bởi, bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ là nhân tố quan trọng để bảo vệ hoà bình thế giới").

Kít-sinh-gơ: Tôi luôn bị lép vế trong các cuộc trao đổi với Ngài Thứ trưởng ngoại giao. Thứ trưởng đã nghiên cứu triết học, nghiên cứu Hê-ghen còn tôi chỉ nghiên cứu Can- tơ. Tôi tin rằng chỉ trích Pháp mà không chỉ trích Đức, chắc Ngài Thứ trưởng sẽ không tán thành, nhưng chắc không vì thế mà đuổi tôi đi.

Đặng Tiểu Bình: Tại sao vụ Oa-tơ-ghết vẫn cứ ồn ào như vậy?

Kít-sinh-gơ: Trong này có hàng loạt việc khó hiểu. Những người làm ồn ào có hàng mớ lý do để chống Tổng thống.

Đặng Tiểu Bình: Mao Chủ tịch từng nói với Ngài, chúng tôi không vui về chuyện này. Không nên để chuyện này ảnh hưởng tới quan hệ của chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Tôi xin cam đoan với Ngài, cho dù Oa-tơ-ghết có ra sao chăng nữa, chúng ta vẫn cứ cùng nhau thực hiện chính sách của chúng ta, và tiếp tục thực hiện, nó không bị ảnh hưởng bởi vụ Oa-tơ-ghết.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi không quan tâm lắm đến chuyện này.

Kít-sinh-gơ: Chính sách ngoại giao của chúng tôi vẫn giành được sự ủng hộ của đông đảo công chúng Mỹ. Lần đầu tiên gặp Chu Thủ tướng, tôi có nói, Trung Quốc là một xứ sở huyền bí. Giờ đây, nước Mỹ cũng giống như một quốc gia huyền bí.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi khó lý giải những chuyện này.

(Đặng Tiểu Bình đứng dậy nâng cốc, cạn chén vì quan hệ Trung-Mỹ, và nói: Sau chuyến thăm năm 1971-1972 đến nay, quan hệ hai nước có thể nói là tốt đẹp. Kít-sinh-gơ phát biểu một vài nhận xét về tình hình chính trị Trung Quốc do báo chí Hồng Kông đăng tải. Sau đó, ĐặngTiểu Bình giải thích "phê phán Lâm Bưu, Khổng Tử" là nhằm giải phóng tư tưởng nhân dân ra khỏi sự trói buộc cũ)

Kít-sinh-gơ: Báo chí của chúng tôi nói, phong trào này là nhằm vào cá nhân trong thực tế, chứ không phải là người cổ xưa.

Đặng Tiểu Bình: Họ nói như vậy cũng có căn cứ. Khi phê phán một thứ tư tưởng bảo thủ, tất nhiên là ảnh hưởng tới tầng lớp công nhân, một số đại diện mang tư tưởng bảo thủ đáng bị chỉ trích

Kít-sinh-gơ: Tôi theo dõi chính sách ngoại giao của các Ngài trong một thời gian dài đi đến kết luận, chính sách đó là nhất quán. Tất nhiên, chúng tôi không bình luận nhận xét về chính sách nội trị và tình hình trong nước của các Ngài.

Đặng Tiểu Bình: Bình luận của báo chí không đáng tin cậy.

Kít-sinh-gơ: Điều này, tôi khẳng định. (Yên lặng) Grô-mư-cô có hỏi tôi về tình hình Trung Quốc, tôi trả lời: Tôi không nhận thấy có gì thay đổi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. (Yên lặng). Một nguyên nhân khiến tôi chưa bao giờ đưa Xi-scôp đi Trung Quốc chính là tôi chưa hề thất bại ở Trung Quốc, nên chưa cần tới ông ta. Lần trước tôi chỉ đưa một đồng nghiệp của ông ta đi thôi. (Yên lặng)

(Hai bên trao đổi sơ qua về bộ "Nhị thập tứ sử" món quà của Trung Quốc tặng Bộ Ngoại giao Mỹ, do các nhà sử học Trung Quốc biên soạn). 

(Cuộc hội đàm chuyển sang phòng nghỉ)

Kít-sinh-gơ: Lần trước tôi chuyển sang căn phòng này đúng vào lúc nổ ra cuộc chiến tranh Ả-rập-It-xra-en. Xi-cốp dựng tôi dậy vào lúc 6h30 phút sáng. ông ta nói: Nếu nhận điện thoại lúc này có nghĩa "xếp" ngăn chặn được cuộc chiến tranh. Theo tôi bất kỳ ai có đầu óc phán đoán như vậy nên cho thăng cấp.

Kiều Quán Hoa: Có phải cuộc gặp lần trước cũng diễn ra tại đây

Kít-sinh-gơ: Tôi sẽ nêu chuyện này khi đi Liên Hợp Quốc, Lốt đang chuẩn bị cho tôi bài phát biểu ngày mai. Nhưng xin nói với Ngài, nếu tôi có nói điều gì quan trọng, điều đó sẽ là một sai lầm.

Kiều Quán Hoa: Không phải do Mao Đài chứ?

Kít-sinh-gơ: Nếu Ngài Phó Thủ tướng đồng ý, chúng ta có thể nhìn lại vài vấn đề. Chúng ta đã trao đổi về vấn đề Trung Đông. Tôi đưa ra kết luận của. chúng ta. Theo Ngài, Liên Xô có 3 thế mạnh ở Trung Đông, đó là Xi-ri, I-rắc và Nam Yê-men. Chúng tôi đồng ý kết luận này của Ngài. Chúng tôi đã tác động vào Ai-cập để họ thay đổi về chất, chính sách ngoại giao. Cũng nên để Ngài biết rằng, chúng tôi có căn cứ để tin rằng, trong năm nay, người Ai-cập sẽ hủy bỏ Hiệp ước ký với Liên Xô. Tất nhiên, đây là chuyện cơ mật. Tôi chưa bao giờ để lộ bí mật với báo chí Trung Quốc!

(Kít-sinh-gơ nói về kế hoạch của Mỹ viện trợ kinh tế cho Ai-cập, và cho biết ông ta đang cố gắng thông qua Tây Đức Hà Lan và Anh khuyến khích Tây Âu ủng hộ kế hoạch này. Sự ủng hộ còn có thể đến từ Cô-oét, A-rập Xê- út thậm chí Trung Quốc. Kít-sinh-gơ nói: "Điều này phụ thuộc vào Ngài"-Kít-sinh-gơ cho hay, người Ai-cập đang làm việc với chúng tôi về vấn đề Nam Yê-men. Xi-ri, I-rắc sẽ làm việc trên vấn đề I-rắc, I-ran rất sốt sắng trong vấn đề Ô-man. Theo chúng tôi, chúng ta sẽ có thể giảm bớt ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực này trên tổng thể).

Kít-sinh-gơ: Người Liên Xô muốn biết ý đồ của chúng ta. Tôi có thể đồng ý dành chút thể diện cho họ.
Ví dụ.. Tôi đồng ý gặp Grô-mư-cô tại Giơ-ne-vơ trước khi lên đường đi Trung Đông. Tôi sẽ không nói bất cứ việc gì với ông ta. Trong thực tế tôi không thể nói với ông ta, bởi tôi đã đến Trung Đông đâu.

Tôi làm như vậy, nhằm phòng ngừa họ xúi giục những kẻ ủng hộ họ ở Xi-ri.

(Kít-sinh-gơ nói về kế hoạch thăm Trung Đông khoảng 2 tuần, ông ta sẽ thăm I-ran, Cô-oét, và một số tiểu Vương quốc vùng Péc-xích; Kít-sinh-gơ còn nói về việc có khả năng I-ran cung cấp xe tăng cho Pa-ki-xtan, rồi chuyển sang vấn đề I-rắc).

Kít-sinh-gơ: chúng ta hãy làm cho họ lún sâu tại đó không rút ra được, như vậy sẽ không dính được vào nội bộ Xi ri. Chúng tôi nói với Tổng thống Bu-mê-điên, hiện nay chúng tôi chuẩn bị có hành động đối với I-rắc, nhưng hãy còn sớm. Xi-ri hãy xích lại gần chúng tôi, như vậy chúng tôi có thể tiếp cận I-rắc.

Đặng Tiểu Bình: Phó Tổng thống Ai-cập đến thăm Trung Quốc, chúng tôi có nói đến vấn đề viện trợ, nhưng chưa bao giờ đi vào cụ thể. Họ cũng không trực tiếp nêu vấn đề này với chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Bởi họ chưa có sự chuẩn bị.

Kiều Quán Hoa: Nhưng họ nêu ra vấn đề vũ khí nhẹ.

Đặng Tiểu Bình: Về mặt này, khả năng chúng tôi có hạn chế.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết. Các Ngài có định hội đàm với họ không?

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi đã có thái độ tích cực trong hội đàm với họ.

Kít-sinh-gơ: Trực tiếp hội đàm với người Ai-cập sẽ tốt hơn thông qua chúng tôi hội đàm với họ ư?

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi giữ được mối quan hệ khá tốt với người Ai-cập, vì vậy trực tiếp hội đàm sẽ dễ hơn.

Kít-sinh-gơ: Nếu thế thì hay quá.

Hai bên trao đổi về vấn đề viện trợ quân sự cho Pa-ki-xtan. Với lập trường của Quốc hội Mỹ, Kít-sinh-gơ khích lệ Quốc vương I-ran giúp đỡ Ca-ra-chi. Đặng Tiểu Bình hỏi tại sao I-ran dành viện trợ cho Ấn Độ nhiều hơn giành cho Pa-ki-xtan, Kít-sinh-gơ trả lời: "Không thể hiểu nổi", nhưng ông sẽ điều tra.

Kít-sinh-gơ: Trong tất cả các cuộc trao đổi giữa tôi và Quốc vương I-ran, ông ta cho rằng Ấn Độ là mối đe dọa chính đối với an ninh của họ.

Đặng Tiểu Bình: Sự thật có thể chính là như vậy.

Kít-sinh-gơ: Nhưng hiện nay các nước Hồi giáo rất giàu. Chúng ta xem làm thế nào mới nhận được viện trợ quân sự của Pa-ki-xtan.

(Đặng Tiểu Bình yêu cầu Mỹ dành nhiều viện trợ cho Pa-ki-xtan. Hiểu được tâm trạng sốt ruột của Pa-ki-xtan, nhưng Kít-sinh-gơ cho biết "bị chi phối bởi rất nhiều luật”. Sau đó, hai bên trao đổi về cuộc hội đàm Ấn Độ -Pa-ki-xtan-Băng-la-đét và giải pháp cho vấn đề tù nhân Pa-ki-xtan. Về quan hệ Xô-Ấn, Kít-sinh-gơ cho biết, người Ấn Độ đang tìm cách nới lỏng quan hệ với Liên Xô, và tìm cách xích lại với chúng ta)

Đặng Tiểu Bình: Chuyến đi Mát-xcơ-va của Ngài ra sao

Kít-sinh-gơ: Đó là điều tôi muốn trao đổi. Ngài biết đấy Tổng thống sẽ thăm Mát-xcơ-va vào tháng 6. Chúng tôi đã trao đổi về lịch chuyến thăm và Hiệp định sẽ thỏa thuận trong thời gian tới. Chuyến thăm Mát-xcơ-va này của tôi tuân theo phương thức của tôi đã mô tả với Ngài. Đó là ngày đầu tiên và nửa ngày cuối diễn ra tốt đẹp, nhưng một ngày rưỡi là tồi tệ. Lạ lắm, tôi đã có 6 chuyến đi Mát-xcơ-va, nhưng đều bị người ta hù doạ, nhưng tôi đã không lùi bước. Vì vậy, tôi đi đến kết luận Brê-giơ-nhép làm như vậy là để cho Bộ Chính trị coi, chứ chả có mục tiêu cụ thể nào cả.

(Kít-sinh-gơ ôn lại kế hoạch của Hội nghị cấp cao, giữa Ních-xơn và Brê-giơ-nhép, ngoài bàn luận về bệnh đau tim, kỹ thuật vũ trụ và trao đổi thông tin lâu dài về kinh tế ra, không có thỏa thuận bất kỳ một Hiệp định lớn nào cả.

Về vấn đề giới hạn cấm thử vũ khí hạt nhân, có nêu ra về giới hạn 10 tấn không ảnh hưởng tới kế hoạch hạt nhân của Mỹ. Bởi theo Kít-sinh-gơ "Chúng tôi không có ý định thử bất kỳ thứ gì vượt giới hạn trên". ông cho biết, Mỹ bác bỏ đề nghị của Liên Xô về việc ra lời kêu gọi gửi các nước đang thử hạt nhân.)

Kít-sinh-gơ: Bất kể chúng tôi làm cái gì với họ, cũng mang tính chất song phương, không nhằm chi phối nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Kiều Quán Hoa: Các Ngài làm đúng lắm.

(Về cuộc Hội đàm hạn chế vũ khí hạt nhận chiến lược, Kít-sinh-gơ dự kiến sẽ không đi đến thoả thuận, bởi lập trường Mỹ-Xô còn bất đồng quá lớn. Tuy không có tranh cãi về phương tiện chở nhiều đầu đạn, bay trong khí quyển, nhưng theo Kít-sinh-gơ "Đề nghị của Liên Xô có nghĩa đưa ra giới hạn về kho vũ khí của chúng tôi".

Kít-sinh-gơ cho rằng một số báo đã thổi phồng sức mạnh chiến lược hạt nhân của Liên Xô. Về đầu đạn hạt nhân, Mỹ chiếm ưu thế với tỷ lệ 6:1, hơn nữa tên lửa bắn rất chính xác).

Kít-sinh-gơ: Báo chí Mỹ nói bậy bạ đến mức tôi đọc xong cũng sợ luôn. Cho đến nay, tên lửa của Liên Xô chưa mang được nhiều đầu đạn. Họ đang thử nghiệm, nhưng chưa sử dụng. Tôi sẽ cung cấp cho Ngài số liệu về vấn đề này, nhưng đừng để Hu-miu biết

Đặng Tiểu Bình: Tôi cũng có cảm giác, các Ngài không đạt được thoả thuận về phương diện này.

Kít-sinh-gơ: Cũng có thể tôi đã nhầm. Nhưng tôi vẫn chưa nhận thấy tín hiệu khả năng thỏa thuận về một Hiệp định. Chúng tôi có đạt được một Hiệp định mang tính quá độ về số lượng bệ phóng không, không quan trọng lắm.

Ví dụ: Trên tàu ngầm của chúng tôi, cứ mỗi tên lửa kèm 10 đầu đạn bắn riêng, rất chính xác, vào các mục tiêu, do đó, không thể phán đoán xem xét trên cơ sở số lượng. Vì vậy rất ít khả năng đạt được thỏa thuận về Hiệp định. Người Liên Xô vẫn chưa bắt đầu thí nghiệm nhiều đầu đạn trên tầu ngầm trang bị tên lửa. Trên bộ, họ đang thử nghiệm ba loại đa đầu đạn.

Theo tôi, có thể cuối năm họ sẽ hoàn thành một loạt thí nghiệm sau đó đưa vào sản xuất. Còn bây giờ thì chưa được.

Đặng Tiểu Bình: Xét về quan hệ với Liên Xô, biên giới phía đông chưa có chuyện gì, tình hình bố phòng chưa có thay đổi.

Kít-sịnh-gơ: Theo tôi, có chút thay đổi đấy, nhưng chưa dám khẳng định, gần đây họ có tăng thêm 3 sư đoàn, việc này còn phải điều tra thêm.

Thiếu tướng lục quân Sư-cau-crốp: Đúng vậy, có chuyện đó.

Kít-sinh-gơ: Ba sư đoàn không là cái gì?

Đặng Tiểu Bình: Chủ yếu là họ chưa có gì thay đổi.

Kít-sinh-gơ: Tôi cũng nghĩ như vậy.

Đặng Tiểu Bình: Trên tuyến biên giới rất dài của chúng tôi, họ bố trí một triệu quân, phân tán trên cả khu vực biên giới. Họ dùng biện pháp này hù dọa những người yếu bóng vía. Khi trao đổi với Ngài, Mao Chủ tịch từng nói: Một triệu quân không đủ cho phòng thủ lẫn tấn công. Phải tăng thêm một triệu quân nữa.

Kít-sinh-gơ: Còn chờ xem họ định làm gì? Nếu họ định đánh chiếm cả Trung Quốc, thì làm vậy là đúng, nhưng còn tùy thuộc vào mục đích của họ.

Đặng Tiểu Bình: Nếu họ đánh chiếm một số vùng biên giới sẽ nói lên điều gì? Họ muốn lún sâu vào bãi lầy

Kít-sinh-gơ: Tôi chưa dự kiến đến họ có ý đồ như vậy. Nhưng cũng có thể là như vậy. Trong trường hợp nào đó, có khả năng họ tính chuyện đập tan các cơ sở hạt nhân của các Ngài. Tôi không nói là họ có kế hoạch như vậy, mà là nói có khả năng thôi

Đặng Tiểu Bình: Mao Chủ tịch từng nói, sức mạnh hạt nhân chỉ có chút xíu (giơ ngón tay cái và ngón tay trỏ khép hờ lại) nhưng chúng tôi rất cảm ơn Ngài về những thông tin Ngài đã cung cấp cho chúng tôi.

(Về quan hệ song phương, Đặng Tiểu Bình nói, không có vấn đề lớn trong quan hệ song phương. Cả Đặng Tiểu Bình và Kít-sinh-gơ cho rằng, Đa-vít Blúc-sơ, tạm thời trở về Oa-sinh-tơn, Hoàng Trấn tạm thời trở về Bắc Kinh là chuyện "bình thường". Kít-sinh-gơ cho biết, ông ta đã tham khảo ý kiến của Blúc-sơ về vấn đề châu Âu).

Kiều Quán Hoa: Tôi từng hỏi Đại sứ Blúc-sơ tại sao ông ta lại dính vào vấn đề châu Âu, ông ta trả lời: vì thích các câu trả lời của họ, hơn nữa có quen biết ông nội của một số vị lãnh đạo cấp cao châu Âu. Tất nhiên đó không phải là nguyên nhân khiến ông ta dính líu vào vấn đề châu Âu. Tôi dám khẳng định với Ngài, đây không phải là sự phê bình đối với Ngài.

Kít-sinh-gơ: Đại sứ Blúc-sơ là người bạn tốt của tôi.

Kiều Quán Hoa: Tôi có hỏi Đại sứ Blúc-sơ, có đúng vậy không, ông ta trả lời: Đúng vậy?

Đặng Tiểu Bình: Cho dù thế nào chăng nữa, chúng tôi đang đi theo con đường do Thông cáo Thượng Hải vạch ra.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cũng vậy. .

Đặng Tiểu Bình: Theo Ngài thì chúng ta còn phải trao đổi khía cạnh nào trong quan hệ song phương?

Kít-sinh-gơ: (hỏi Hu-miu) Còn vấn đề gì nữa?

(Nói với Đặng Tiểu Bình), Chúng tôi đang bàn với người Nam Triều Tiên về việc rút quân đội Liên Hợp Quốc. Theo tôi, giờ đây chúng tôi và các Ngài cần theo dõi chặt chẽ việc đình chiến, để cảm hóa những người bạn trong bối cảnh này. Hơn nữa, chúng tôi còn phải chuẩn bị trên nguyên tắc để ra tuyên bố rút quân theo đường lối của bản Thông cáo Thượng Hải. Nhưng chúng tôi không thể rút quân ngay. Chúng tôi sẽ thông báo không chính thức tới các Ngài sau khi cùng Nam Triều Tiên vạch ra các chi tiết.

Chúng tôi rất cám ơn các Ngài năm ngoái đã có hành động có lợi đối với quân đội Liên Hợp Quốc, nhất là thực hiện những biện pháp cụ thể tỉ mỉ mà chúng ta đã thoả thuận. Đại sứ thường trực của chúng tôi tại Liên Hợp Quốc Sư-ca-ri là con người dễ xúc động, Ngài Hoàng Đại sứ biết rõ. Trên đường, ông ta mấy lần lên cơn đau tim, ông ta rất tôn trọng Hoàng Đại sứ. Ngài nên biết rằng, tôi luôn luôn suy nghĩ về ngôn từ trong bản Thông cáo cuối cùng mà chúng ta ký tại Bắc Kinh. Chúng ta có thể trao đổi ý tứ của bản thông cáo qua Hoàng Đại sứ, hoặc trao đổi với Ngài vào dịp cuối năm nay, nếu tôi thực hiện được chuyến thăm Bắc kinh mỗi năm một lần.

Đặng Tiểu Bình: (theo ý kiến Đặng Tiểu Bình, vấn đề này có thể trao đổi với Hoàng Đại sứ) Có thể làm gì trong vấn đề Đài Loan.

Kít-sinh-gơ: Như tôi đã nói với Ngài, chúng tôi tiếp tục giảm quân đội đóng ở đó. Chúng tôi đang suy nghĩ biện pháp để thực hiện nguyên tắc một nước Trung Quốc thể hiện trong bản Thông cáo cuối cùng. Chúng tôi chưa có quan điểm về tổng thể, nhưng chúng tôi muốn nghe ý kiến của các Ngài. Từ ngữ trong thông cáo do các Ngài dự thảo.

Kiều Quán Hoa: Tôi đang suy nghĩ về việc này. Thực chất của vấn đề đã rõ ràng, tôi tham gia dự thảo thông cáo với ngôn từ của nó, ý tứ chủ yếu như Mao Chủ tịch đã trao đổi với Ngài. Việc bình thường hóa quan hệ của chúng ta chỉ có thể thực hiện trên cơ sở mô thức Nhật Bản, chỉ có mô thức Nhật Bản mà thôi. Vì vậy, quan hệ hai nước chúng ta cần tiến lên, chứ không phải lùi lại. Tôi đã trao đổi thẳng thắn với Đại sứ Blúc-sơ về vấn đề này. Trong bầu không khí hữu nghị.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết những điều Ngài nói với ông ta. Chúng tôi ghi nhớ kỹ những điều này.

Đặng Tiểu Bình: Vấn đề này còn hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng tôi hy vọng vấn đề được giải quyết nhanh hơn một chút. Thứ hai, nhưng chúng tôi không sốt ruột về vấn đề này, Mao Chủ tịch đã nêu lên hai khía cạnh với Ngài. Tối nay, chúng ta đã trao đổi những vấn đề cần trao đổi. Chúng tôi đã lạm dụng nhiều thời gian của Ngài. Chắc Ngài đã mệt rồi. Ngày mai, Ngài còn phải phát biểu tại Liên Hợp Quốc.

Kít-sinh-gơ: Tôi phải xác định rằng, không nói gì hết. Theo tôi, sự cống hiến và giúp đỡ của đồng nghiệp đã giúp tôi nhanh chóng thành công, cho tôi và Tổng thống gửi lời hỏi thăm tới các bạn Trung Quốc, đặc biệt tôi xin gửi lời chào kính trọng tới Mao Chủ tịch

(Buổi chiêu đãi kết thúc vào 11 giờ đêm. Kít-sinh-gơ hướng dẫn các vị khách Trung Quốc đi vào thang máy)

Lời dẫn

Nếu không phải là sớm hơn, thì hình như sau khi Ních-xơn vừa từ chức, Kít-sinh-gơ bắt đầu vạch kế hoạch chuyến thăm Trung Quốc vào mùa thu năm 1974. Để xua đi sự hoài nghi của người Trung Quốc về tính liên tục trong chính sách của Mỹ và làm tan biến ảnh hưởng của cuộc gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Liên Xô đã nằm trong chương trình nghị sự, Kít-sinh-gơ đã thu xếp cho mình hai chuyến đi, một vào tháng chín, một vào cuối năm.

Kít-sinh-gơ không chỉ muốn thể hiện giá trị về quan hệ Mỹ-Trung mà còn hy vọng sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề bình thường hóa trong chuyến thăm tháng 11 hoặc đầu tháng giêng. Cuối cùng, ông ta tiến hành chuyến thăm vào cuối tháng 11, nhằm "dành được chỗ đứng trên vấn đề Đài Loan ".

Kít-sinh-gơ đã thu xếp cuộc gặp gỡ đặc biệt vào tháng 10, gặp gỡ một người bạn cũ, đó là Thứ trưởng Ngoại giao Kiều Quán Hoa đang tham gia khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Niu-oóc. Cho đến thời điểm lúc đó ngoài việc Ních-xơn từ chức, Pho lên cầm quyền, trong quan hệ Trung-Mỹ còn diễn ra một loạt thay đổi về nhân sự. Chu Ân Lai ốm nặng, không còn là điều gì bí mật nữa. Tháng 6, Mao Trạch Đông chấp thuận tiến hành phẫu thuật và nằm điều trị trong bệnh viện suốt thời gian dài.

Về phía Mỹ, Pho bổ nhiệm Gioóc-giơ Bút-sơ thay Blúc-sơ phụ trách cơ quan liên lạc của Mỹ tại Bắc Kinh. Blúc-sơ cảm thấy kinh ngạc và thất vọng, mặc dù ông ngày càng chán ngấy cái chức vụ này, nhưng ông ta luôn cho rằng việc ra đi lúc nào là chuyện do mình quyết định. Nhưng đối với Bút sơ được bầu làm Phó Tổng thống chỉ là chuyện an ủi.

Cuộc gặp gỡ với Kiều Quán Hoa đã giúp Kít-sinh-gơ tạo ra một cơ may kéo Bút-sơ vào vấn đề quan hệ Trung-Mỹ. Trong thời gian hội đàm với Kiều Quán Hoa, Kít-sinh-gơ nhận thấy người Trung Quốc không chịu dành "chỗ đứng" cho ông ta trên vấn đề Đài Loan. Kít-sinh-gơ hùng hồn biện minh rằng, mô thức bình thường hóa của Nhật Bản không nhất định thích hợp với Mỹ, bởi Mỹ có mối liên hệ lịch sử với Đài Loan, hơn nữa Mỹ lo ngại độ tin cậy về sự cam kết của các Đồng minh.

Kiều Quán Hoa đã dẫn lời của Mao Chủ tịch "Điều quan trọng là chúng ta không để bị coi là phản bội bạn bè", và một mực tuyên bố, Mỹ phải cắt đứt ngay quan hệ ngoại giao với Đài Loan là sự mở đầu tất yếu cho bình thường hóa. Tuy không có mối liên hệ ngoại giao, nhưng quan hệ Trung-Mỹ "đang nóng lên", "Chúng ta hoặc là giải quyết vấn đề này hoặc là để nó tự trôi đi".

Kít-sinh-gơ cho rằng, có khả năng phải kéo dài tiến trình bình thường hóa quan hệ, bởi tranh cãi chỉ có lợi cho Liên Xô. Với lần trao đổi ý kiến này, các Cố vấn của Kít-sinh-gơ dự kiến, trong chuyến thăm Bắc Kinh của Kít-sinh-gơ vào tháng 11, vấn đề bình thường hóa sẽ bị bế tắc, triển vọng mù mịt.

Kiều Quán Hoa thừa nhận, Mát-xcơ-va vẫn là kẻ thù số một của Trung Quốc khiến Kít-sinh-gơ hởi lòng hởi dạ, nhưng cuộc trao đổi trên một số vấn đề chứ, không phải chỉ trên vấn đề bình thường hóa, khiến các Cố vấn cảm nhận "có một chút gì đó thiếu tự nhiên". Họ nhận thức rõ mối quan hệ Trung-Mỹ có một cơ sở sâu đậm "phi cảm tình", nhưng người Trung Quốc không hành sự theo kiểu làm hại tới lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ.

Kiều Quán Hoa hy vọng được Hoa Kỳ trợ giúp, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng ông ta cũng tỏ ra "bất lực" trong vấn đề Cam-pu-chia. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông ta lên án chủ nghĩa bá quyền siêu cường, ủng hộ cách mạng thế giới, ủng hộ các nước xuất khẩu dầu lửa. Những lời phát biểu này của Kít-sinh-gơ đã gây ra sự lo ngại của Bắc Kinh về "ý đồ tổ chức lực lượng thứ ba về lâu dài nhằm vào chúng ta"?

Tại cuộc gặp gỡ đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Mỹ- Xô tổ chức tại Vla-đi-vô-stốc, Brê-giơ-nhép và Pho đã nhất trí đạt được thỏa thuận về dự thảo Hiệp định trong cuộc đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược vòng hai. Sau khi Hội nghị kết thúc, trên đường về Mỹ, Kít-sinh-gơ đem theo đoàn người trong bộ máy bí mật tới sân bay Bắc Kinh. ông ta tin tưởng, mối quan hệ Mỹ - Xô được tăng cường sau cuộc Hội đàm Vla-đi-vô-stốc là "sự hỗ trợ rất lớn cho chuyến thăm Bắc Kinh của chúng ta", nói cách khác nó tăng thêm sức mạnh để đàm phán với Bắc Kinh.

Nhưng sau khi tới Bắc Kinh Kít-sinh-gơ phát hiện rằng sức mạnh của ông ta không đáng kể, ông ta không gặp được Mao Trạch Đông, cũng như Đặng Tiểu Bình không bày tỏ chính thức lập trường về vấn đề bình thường hóa. Trái lại, Đặng Tiểu Bình đã chất vấn gay gắt chính sách hòa hoãn của Mỹ về tổng thể cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đã xuất hiện sự căng thẳng nào đó.

Nhưng Kít-sinh-gơ phát hiện người Trung Quốc đặc biệt thích hợp tác trên lĩnh vực chia sẻ tình báo. Quan chức Mỹ cung cấp thông tin tình báo vắn tắt là điều thường thấy trong hai chuyến thăm. Trợ lý quân sự của Kít-sinh-gơ, Rô-bớc Mắc-pha-lan và một sĩ quan cao cấp Trung Quốc dùng một thời gian tới 03 ngày để thẩm tra lại vài trăm trang thông tin tình báo. Rõ ràng trong thời gian này và cuối năm 1975, người Trung Quốc bắt đầu có sự đáp lại, hoặc công khai hoặc bí mật, cho Oa-sinh-tơn đi đến nhiều địa phương của Trung Quốc, ở đó các cơ quan tình báo Mỹ trực tiếp tiến hành theo dõi Liên Xô.

Cho dù các chuyên gia của Kít-sinh-gơ về các vấn đề Trung Quốc nói với ông ta rằng, lãnh đạo Trung Quốc đang "củng cố mối quan hệ với Mỹ trong sức ép rất lớn". Nhưng Đặng Tiểu Bình lại tỏ ra hờ hững trong việc tiến hành hoạt động ngoại giao có đi có lại trong vấn đề bình thường hóa, và tỏ vẻ giữ vững đường lối cứng rắn của mình.

Kít-sinh-gơ sẵn sàng đưa ra các kiểu cam kết để tiến hành đàm phán, nhưng vô dụng. Liệu Đặng Tiểu Bình có muốn đàm phán không? có trời mà biết. Các chuyên gia về Trung Quốc cuối cùng đưa ra kết luận: Đặng Tiểu Bình đang kéo dài thời gian, nhằm tránh cuộc cãi vã có thể xảy ra trên các vấn đề bất đồng nổ ra trước ngày họp Quốc hội vào đầu năm 1975.

Thực ra, Đặng Tiểu Bình không được tham gia cuộc đàm phán quan trọng về vấn đề Đài Loan. Mao Chủ tịch vừa bổ nhiệm ông ta làm Phó Thủ tướng thứ nhất, trên thực tế trở thành người kế nhiệm Chu Ân Lai. Điều này đã chọc tức phu nhân Mao Trạch Đông là Giang Thanh và phái tạo phản.

Do bị kẻ thù nguy hiểm theo dõi nhất cử nhất động, nên Đặng Tiểu Bình tỏ ra không tự nhiên, điều mà các nhà quan sát đã nhìn ra. Mỗi lần phát biểu, Đặng Tiểu Bình đều ngoái nhìn các đồng sự, hình như muốn nói với mọi người: ông không hề nói sai. Quan điểm cá nhân của Đặng Tiểu Bình trên vấn đề Đài Loan rất linh hoạt, vì vậy "dè chừng chủ nghĩa đầu hàng" là nguyên tắc cao nhất của ông ta.

Sáng ngày 26-11, Kít-sinh-gơ bắt đầu cuộc trao đổi với Đặng Tiểu Bình. Hai người dự đoán vắn tắt về người kế nhiệm Thủ tướng Ta-na-ka. Sau đó Kít-sinh-gơ bày tỏ sẵn sàng trao đổi "toàn bộ vấn đề bình thường hóa". Về vấn đề cụ thể liên quan đến phong tỏa tài sản và thanh toán quyền sở hữu tài sản của nước ngoài.

Kít-sinh-gơ nói ông ta không "quan tâm đến những chi tiết đó". Vấn đề chi tiết quan trọng khi đó nằm trong "quan hệ trọng thể của chúng ta". Bất luận thế nào, Oa-sinh-tơn sẽ không nỗ lực để tranh thủ giải quyết vấn đề này:

"Một khi các Ngài muốn giải quyết, xin hãy thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ tìm được biện pháp". Mặc dù Đặng Tiểu Bình và Kít-sinh-gơ đồng ý trao đổi một số vấn đề nhạy cảm, như vấn đề bình thường hóa, ở nơi riêng biệt, nhưng thông cáo được trích dẫn cho thấy Đặng Tiểu Bình đã bất chấp, bắt đầu "nổ súng" vào Kít-sinh-gơ khi Mỹ phạm sai lầm trên vấn đề Đài Loan"

Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình: Bên ngoài có nhiều dư luận cho rằng: Quan hệ của chúng ta đã nguội lạnh, tốc độ tiến triển chậm lại. Nhưng xét về bản chất, tôi tin rằng hai phía đều nhất trí trong nhận định rằng quan hệ của chúng ta tiến triển bình thường. Nhưng tôi cũng cần phải nói, dư luận đó không có căn cứ và không đúng. Ví dụ như Tiến sĩ đã nói trong ngày hôm qua và trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng tháng 10 rằng, chúng tôi bắt đầu nổ súng dồn dập.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, và ngày càng chính xác.

Đặng Tiểu Bình: Khi các Ngài cử Đại sứ đến Đài Loan, và đồng ý cho lập Lãnh sự quán tại Mỹ, thì những suy đoán trên là tất yếu.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, nhất là khi Ngài tuyệt đối không tin rằng, đó là kết quả về việc làm ngu xuẩn và không có kế hoạch của chúng tôi. Lập Lãnh sự quán rồi tôi mới biết chuyện

Đặng Tiểu Bình: Quan điểm của chúng tôi về vấn đề bình thường hóa, tôi tin rằng Tiến sĩ và các bạn Mỹ đều rõ, đó là mô thức Nhật Bản, là các Ngài cũng đã bày tỏ mong muốn phía chúng tôi nêu ra một mô thức cụ thể. Trong thực tế, từ lâu chúng tôi đã tỏ rõ quan điểm của mình, đó là mô thức Nhật Bản. Phía chúng tôi cũng hy vọng các Ngài hãy tiến về phía trước vài bước.

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Phó Thủ tướng, lời phát biểu của Ngài đã cho chúng tôi thấy một quan điểm tổng thể, đó là mô thức Nhật Bản. Nhưng có người lại cho rằng, Nhật Bản bắt chước chúng tôi. Giờ các Ngài lại buộc chúng tôi đi bắt chước Nhật Bản. Chúng tôi có thể chấp nhận nguyên tắc cơ bản này. Song chúng tôi có rất nhiều tình hình cụ thể mà Nhật Bản không có. Trong quá trình phát triển quan hệ song phương, chúng tôi đều tìm kiếm sự nhất trí với nguyên tắc của các Ngài, đồng thời xem xét việc áp dụng biện pháp cần thiết của mình.

Đòi hỏi các Ngài đưa ra một đề nghị cụ thể về một nguyên tắc dường như rất quan trọng với các Ngài có lẽ là không ổn. Tôi còn nhớ lần đầu tiên đến thăm Bắc Kinh, tôi vẫn chưa quen biết Ngoại trưởng. Khi chúng tôi dự thảo bản thông cáo khác, người Trung Quốc đối xử với tôi bằng lễ tiết. Nhưng Đại sứ Hoàng Hoa, người cùng với tôi dự thảo thông cáo đã nói rằng, chúng ta hãy thẳng thắn nói thật được có tiếng nói chung. Bản thông cáo đã được ra đời như vậy đó.

Theo tôi, trong cái khung của mô thức Nhật Bản, chúng ta phải nói thẳng những điều chúng ta cho cần thiết, nhưng lại không trái với nguyên tắc của các Ngài, sau đó xem có tìm được biện pháp đi đến mục tiêu của chúng ta hay không. Cuối cùng chúng ta mới đưa ra phương án.

Đặng Tiểu Bình: Chúng ta có thể chia nhóm để trao đổi các vấn đề cụ thể hơn, chi tiết hơn.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng tôi phải nổ súng trước.

Kít-sinh-gơ: Nhằm vào tôi ư?

Đặng Tiểu Bình: Đạn thật hay đạn giả, Ngài thích loại nào. Nếu chúng tôi nói, trên vấn đề này, các Ngài còn mắc nợ chúng tôi. Giờ đây, không cần thiết phải thảo luận vấn đề này nữa.

(Đặng Tiểu Bình không nói đó là món nợ gì. Nhưng qua ý tứ lời nói cho thấy, trên vấn đề Đài Loan và tiến trình bình thường hóa, Oa-sinh-tơn mắc món nợ "kiên nhẫn" với Bắc Kinh. Mặc cho ý tứ thật sự của Đặng Tiểu Bình ra sao, ông ta vẫn nhấn mạnh lời nói trước đây của mình, của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai rằng: “Chúng tôi hoan nghênh vấn đề Đài Loan được sớm giải quyết, nhưng chúng tôi không sốt ruột".

Gần như đồng thời Đặng Tiểu Bình dẫn ra lời của Mao Trạch Đông: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm vấn đề quốc tế”, và nêu rõ "môi trường quốc tế phức tạp hơn ví dụ như chính sách khiêu chiến của Liên Xô khiến sự chờ đợi bình thường hóa hoàn toàn của chúng tôi trở nên cần thiết hơn". Sau đó, Đặng Tiểu Bình đã bố trí một Cố vấn tiến hành gặp gỡ riêng và sắp xếp chương trình hội đàm về khía cạnh kỹ thuật , và đồng ý trao đổi vấn đề quốc tế khi vắng người.)

Nhà Trắng
BẢN GHI NHỚ HỘI ĐÀM,
TUYỆT MẬT
KHÔNG PHÂN PHÁT NẾU CHƯA ĐƯỢC QUAN CHỨC CÓ THẨM QUYỀN CHO PHÉP

Người dự:

Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình;

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Kiều Quán Hoa;

Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Oa-sinh-tơn, Đại sứ Hoàng Trấn;

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Hải Dung;

Trưởng ban công tác về Mỹ và châu Đại dương Lâm Bình;

Quyền Trưởng ban công tác về Mỹ và châu Đại dương Đường Văn Sinh,

Quyền Trưởng ban công tác về Mỹ và châu Đại dương Chương Hàm Chi;

Tham tán Văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Oa-sinh-tơn Tiền Đại Dũng;

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, trợ lý về An ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hăng-ri Kít-sinh-gơ;

Chánh văn phòng liên lạc Mỹ Đại sứ Gioóc-giơ Bút-sơ;

Trợ lý Tổng thống Đôn-na Ra-mốt-sư-phi-đen;

Trưởng nhóm hoạch định chính sách Hoa Kỳ Uyn-tơn Lốt;

Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Phi-líp Ha-bip;

Uỷ viên cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia Ri-sác Sô-lô-môn;

Uỷ viên Hội đồng An ninh quốc gia Pi-tơ Rô-đơ-man;

Thư ký Bộ Ngoại giao Ca-lin Ni-pút-sư.

Thời gian: Thứ ba, ngày 26-11-1974. Buổi sáng: 11giờ45 -12 giờ20

Địa điểm: Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh

Đặng Tiểu Bình: Chúng ta nên bắt đầu như thế nào đây. Tôi đề nghị trước tiên hãy nghe Tiến sĩ nói, bởi Ngài vừa đi rất nhiều nước.

Kít-sinh-gơ: Có lẽ chúng ta nên nhìn lại một chút, một số việc lớn diễn biến ra sau cuộc gặp gỡ lần trước đến nay. Tôi đang quyết định nên xem bản danh sách đen gồm 400 trang, hay cuốn sách bìa xanh gồm 200 trang. (cười)

Đặng Tiểu Bình: Ngài tự quyết định lấy.

Kít-sinh-gơ: Nếu vậy tôi xin điểm lại qua tình hình thế giới năm nay.

Mao Chủ tịch cho rằng, chúng ta cần có sự tiến triển trên vấn đề bình thường hóa, và cho rằng đã có môi trường quốc tế để chúng ta cùng tiến bước và quyết định quan hệ của chúng ta về nhiều mặt.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý với sự phân tích của Chủ tịch.

Về mặt này, một số nhân tố hai phía chúng ta đều quan tâm và cũng là yếu tố đi đến một mặt trận chung, đó là bạn Đồng minh của các Ngài và các nước láng giềng phía bắc. Dự đoán của chúng tôi không có gì thay đổi kể từ năm ngoái đến nay. Theo chúng tôi, cuộc tranh luận về mũi nhọn nhằm vào hướng nào không quan trọng, bởi nó có nhằm vào hướng nào đi chăng nữa, thì kết quả chỉ là một. Cho nên, chúng tôi cho rằng điều cần thiết lúc này là nắm vững mục tiêu và có biện pháp thực tế để ngăn chặn no.

Ở đây xin hãy nhớ rằng, tôi đang nói thẳng với Ngài rằng tình hình quốc nội rất phức tạp. Nước Mỹ phải xuất phát từ lập trường và con đường đã chứng minh với nhân dân, tôi đã gắng sức để giành lấy hoà bình, và đã hành động mạnh mẽ trước nguy cơ chiến tranh. Theo tôi, năm ngoái Mao Trạch Đông có nói, trò chơi của Mỹ rất phức tạp, Trò chơi của Trung Quốc cũng rất phức tạp, nhưng có khí thế (cười)

Đặng Tiểu Bình: Theo tôi, Ngài Tiến sĩ đang bàn về sự khác nhau giữa Thái cực quyền và Thiếu lâm quyền, Thiếu lâm quyền có vẻ khí thế hơn.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Nhưng nói theo kiểu này có vẻ khó hiểu. Muốn có lập trường cho một hành động trước nguy cơ, chúng ta phải thường xuyên chơi Thái cực quyền. Điều tôi muốn nói là để Ngài phân biệt sự thật và cái vỏ bọc ngoài nó. Chúng ta không được phép duy trì ưu thế chiến lược đối với Liên Xô, nhưng chúng ta có thể làm yếu chính quyền Liên Xô ở những nơi có khả năng. Đồng thời chúng ta sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn: ở đó hoặc tạo ra trở ngại ngoại giao chống lại Liên Xô; hoặc tạo ra vật cản chính trị nhằm vào hành động quân sự của Liên Xô.

Chúng tôi không muốn tạo ra cục diện quản trị chung với Liên Xô, bởi một chính sách như vậy sẽ gỡ mất các vật cản, loại trừ hành động bành trướng của Liên Xô, và cuối cùng chúng ta gánh chịu hậu quả mà chúng ta tạo ra. Xem ra, những việc lớn trong năm qua phù hợp với mô thức này. Chúng tôi đã thỏa thuận với Liên Xô rất nhiều Hiệp định về hạn chế chạy đua vũ trang có mức độ và hợp tác kỹ thuật về một số lĩnh vực, nhưng đồng thời có tác dụng ngăn chặn chính quyền Liên Xô tiến hành bành trướng dưới bất cứ hình thức nào.

Nếu chúng tôi đứng trên lập trường công khai đối đầu với Liên Xô, thì sẽ tạo ra một tình hình quốc nội như tôi đã miêu tả. Hơn nữa, các quốc gia châu Âu cánh tả sẽ coi chúng tôi là nguồn gốc gây ra tình hình thế giới căng thẳng, dẫn đến sự phân hóa hai cực trong chính giới. Chính sách hiện hành của chúng tôi buộc Đảng Cộng sản I-ta-li và Pháp ủng hộ NATO, tuy rằng họ chỉ đấu tranh quanh vấn đề quốc nội.

(Kít-sinh-gơ vạch rõ, Hiệp định đạt được trong Hội nghị Vla-đi-vô-stốc về hạn chế vũ khí chiến lược chứng tỏ, Liên Xô không mạnh như thỉnh thoảng họ lên gân. Sau khi đề cập vấn đề quan hệ châu Âu-Mỹ được cải thiện, Kít-sinh-gơ chuyển sang tình hình Trung Đông, ông ta cho biết, để ngăn ngừa sự phản ứng mãnh liệt từ quốc nội, ông ta đã vạch ra một kế hoạch kiểu tiến dần tuần tự.

Kít-sinh-gơ nói: "Chính sách của chúng tôi là trả lại lãnh thổ Ả rập cho người Ả-rập. Nhưng phải làm từng bước, nhằm tránh sự phản ứng ở trong nước, dẫn đến chính sách ngoại giao của chúng tôi bị tê liệt. Chúng tôi không bao giờ làm điều này dưới sức ép của Liên Xô”).

Đặng Tiểu Bình: Các Ngài đã quyết định khi nào thì họp với người Liên Xô tại Giơ-ne-vơ.

Kít-sinh-gơ: Không có.

Đặng Tiểu Bình: Theo tôi, Liên Xô muốn họp sớm. Họ sẽ tham dự.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, chúng tôi đã chuẩn bị Hội nghị 4 tháng trời, mà cuộc họp chỉ diễn ra 01 ngày rồi bế mạc (cười). Người Liên Xô cứ giục chúng tôi họp, cuối cùng đành phải họp. Theo tôi, cuộc họp không có khả năng diễn ra trước tháng 3. Các nước Ả-rập sẽ không sốt ruột đến dự một khi họ cho rằng sẽ đạt được sự tiến triển bên lề Hội nghị.

Ngoài Liên Xô ra, chả ai muốn họp. Đại sứ Liên Xô tại Giơ-ne-vơ, Vích-to-cô-ra-tốp hầu như giành toàn bộ thời gian chỉ để chờ đợi cuộc Hội nghị mà chả bao giờ họp được cả. Cứ hai tháng một lần, chúng tôi cử Đại sứ Bân-cơ đến làm bạn với ông ta, chứ chả có công việc gì hết. Chúng tôi cũng không thỏa thuận về ngày họp lại. Theo tôi dự đoán, sớm nhất là tháng 3 mới họp được, trừ phi cuộc hội đàm bí mật chúng tôi tiến hành với Ai-cập và It-xra-en, giữa các nước Ả-rập với It-xra-en tan vỡ hoàn toàn. Nhưng theo tôi, không có chuyện tan vỡ.

Về vấn đề I-ran như tôi đã nói, tình hình phát triển theo hướng cuộc hội đàm năm ngoái giữa tôi với Mao Chủ tịch và Chu Thủ tướng đã thay đổi. (điểm tâm được đưa vào) Vừa rồi tôi đã lo 20 phút trôi qua mà không có cái gì vào bụng (cười). Tôi thật sự băn khoăn làm sao để qua khỏi cơn đói, (cười) (Nói với Ra-mốt-sư-phi-đen) ông thấy chưa, chuyến này cân nặng của tôi lại tăng thêm 5 pao. Chuyện này chúng ta có thể trao đổi. Tôi nói đây là vấn đề I-ran, chứ không phải là vấn đề ăn. (cười). .

(Kít-sinh-gơ đã nói về chuyến thăm Ấn Độ gần đây, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiềm chế. Sau đó ông đề cập đến kế hoạch giúp tiền cho Pa-ki-xtan để mua sắm vũ khí. ông ta nói "Có lẽ phải thuyên giảm nửa số viên chức của ông Lốt đây, mới thực hiện được kế hoạch này.)

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đang chuẩn bị về nguyên tắc để trao đổi vấn đề này với các Ngài và xin bày tỏ với các Ngài quan điểm của chúng tôi. Biết rằng, trên nhiều lĩnh vực các Ngài đưa ra cho chúng tôi những bản tuyên bố rất nhạy cảm. Chúng tôi không thể làm ngơ việc các Ngài "nổ súng" vào chúng tôi trên các vấn đề đó.

Theo tôi, chúng ta nên cố tránh cuộc đối đầu không cần thiết. Bởi chúng tôi phải giải quyết vấn đề năng lượng. Nếu cứ để tình trạng đó tiếp tục trong bối cảnh như hiện nay sẽ dẫn đến Tây Âu bị chia rẽ về chính trị. Chúng tôi có thể, rất dễ dàng giải quyết vấn đề năng lượng. Đó không phải là coi thường nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Thế giới thứ ba chống lại thế giới công nghiệp hóa, không liên quan đến chúng tôi. Hơn nữa, chúng tôi cho rằng, xem xét vấn đề này không nên từ góc độ lý luận cứng nhắc. Còn tôi sẵn sàng trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này. Đó là nét chung về tình hình. Tôi đã nói 50 phút rồi, chắc Tiến sĩ cũng như vậy. Tôi đề nghị nếu tiếp tục trao đổi, nên chọn một một lĩnh vực cụ thể hơn, đó là Liên Xô hoặc Trung Đông.

Còn một vấn đề nữa, tôi xin dành cho phía Trung Quốc quyết định có trao đổi về Cam-pu-chia hay không. Chúng tôi không dám trao đổi về vấn đề này. Tôi có cảm giác vấn đề này đề cập tới bất cứ lúc nào, cách nào đều làm cho phía Trung Quốc bực dọc. Điều này không lạ, bởi nó không xứng với tầm quan trọng nằm trong vấn đề. Từ đó tôi đi đến kết luận, phía Trung Quốc cho rằng, trên vấn đề Cam-pu-chia chúng tôi dốt hơn ngày thường (cười) và các Ngài nhất định cho rằng, chúng tôi đã để sót một điểm nào đó rất rõ ràng.

Nếu các Ngài đồng ý, chúng tôi xin trao đổi lại sự phân tích của chúng tôi. Chúng tôi không chống lại Xi-ha-núc trở về Cam-pu-chia với danh nghĩa là người lãnh đạo. Nhưng nếu quả là ông ta lãnh đạo một Chính phủ thật sự độc lập, thì chúng tôi sẽ không chống lại ông ta. Chúng ta có thể trao đổi quan điểm về vấn đề này, nếu các Ngài đồng ý, và các Ngài hứa là đừng nổi nóng.

Kiều Quán Hoa: Chúng tôi chưa bao giờ nổi nóng

Kít-sinh-gơ: Về cá nhân chưa bao giờ nổi nóng. Không, tôi hiểu sự quan tâm của các Ngài đối với Xi-ha-núc, và sẵn sàng trao đổi vấn đề này. Trên đây chúng tôi vừa điểm lại sân khấu quốc tế. Chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể hơn về lĩnh vực thứ nhất (phía Mỹ trao đổi ý kiến) .

Đặng Tiểu Bình: Các Ngài nên biết rằng, chúng tôi ủng hộ Hoàng thân Nô-rô-đôm Xi-ha-núc và phong trào kháng chiến vũ trang trong nước, hơn nữa chúng tôi ủng hộ lập trường của họ. Xin nói thật, theo chúng tôi, nếu Mỹ muốn đặt hy vọng vào Lon-non hoặc bất kỳ lực lượng vũ trang nào có khả năng thay thế Lon-non, là chuyện không thể tin cậy được.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cho rằng, không có khả năng tiến hành cuộc đàm phán, trong đó xuất hiện một nhân tố. Là Xi-ha-núc. Theo chúng tôi, đưa hẳn vào một lực lượng vũ trang là vì lợi ích của bản thân họ. Lẽ ra họ phải có nhiều lực lượng vũ trang, nhiều yếu tố trong cuộc chơi.

Đặng Tiểu Bình: Đó là quan điểm của các Ngài

Kít-sinh-gơ: Theo chúng tôi, có khả năng tìm được một giải pháp về Cam-pu-chia với sự xuất hiện một lực lượng vũ trang quyết định của Xi-ha-núc.

Đặng Tiểu Bình: Nếu các Ngài muốn, chúng tôi có thể trao đổi cụ thể về vấn đề này.

Kít-sinh-gơ: Đồng ý.

Đặng Tiểu Bình: Theo tôi, cuộc trao đổi sáng nay dừng tại đây.

Kít-sinh-gơ: Nói chung là tốt.

Đặng Tiểu Bình: Thế thì chiều nay chúng ta tiếp tục ra sao đây?

Kít-sinh-gơ: Xin tùy ý Ngài. Chúng ta chưa trao đổi vấn đề bình thường hóa. Còn tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cả

(Họ đồng ý 3 giờ 30 chiều gặp lại ở nhà khách Chính phủ, trao đổi quan hệ song phương và vấn đề bình thường hóa. Số người dự trù một vài cá nhân, còn giữ nguyên như cũ)

Đặng Tiểu Bình: Một thỏa thuận Quý hồ tinh bất quý hồ đa (cười)

Nhà Trắng
OA-SINH-TƠN
BIÊN BẢN GHI NHỚ HỘI ĐÀM.
TỐI MẬT

Người dự:

Phó Thủ tướng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình;

Ngoại trưởng, Trợ lý An ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ Hen-ri Kít-sinh-gơ...

Thời gian: Thứ ba, ngày 26-11-1974. Buổi chiều 3 giờ45 - 5giờ00

Địa điểm: Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc.

Chủ đề: Vấn đề bình thường hoá.

(Ghi chú: nguồn tư liệu từ PPS hòm thư 370 cuộc nói chuyện của Kít-sinh-gơ ở Trung Quốc từ ngày 25-29 tháng 11 năm 1984.)

Kít-sinh-gơ: Hôm nay người của các Ngài nhiều hơn chúng tôi.

Đặng Tiểu Bình: Phía chúng tôi có thêm người. Theo tôi các Ngài không thể đông hơn chúng tôi, bởi chúng tôi có 800 triệu.

(Kít-sinh-gơ cảm ơn Đặng Tiểu Bình đã cử người đưa gia đình ông ta đi thăm Tử cấm thành. Khi Kít-sinh-gơ đề cập chuyện vợ ông ta đồng ý tiến hành châm cứu để chữa bệnh, Đặng Tiểu Bình đã nói về lịch sử môn châm cứu.)

Kít-sinh-gơ: Không ai nghĩ rằng một cây kim cắm trên người lại có thể chữa khỏi bệnh. Điều mà các nền văn minh khác chưa hề nghĩ tới.
Đặng Tiểu Bình: Chúng ta hãy trở lại vấn đề của chúng ta. Chúng tôi muốn nghe Tiến sĩ nói, đồng ý chứ?

Kít-sinh-gơ: Tôi có một số ý kiến về vấn đề bình thường hóa. Ông Ha-bíp đây đã nói về quan hệ song phương rồi. Tôi tin rằng, phía chúng tôi cũng như phía các Ngài đều có thể làm tăng tính chất phức tạp của vấn đề.

(Kít-sinh-gơ điểm lại tình hình Oa-sinh-tơn thực hiện cam kết đối với Trung Quốc trong năm 1971-1972, trong đó có giảm số lượng lớn quân Mỹ đóng ở Đài Loan).

Hiện nay, vấn đề là ở chỗ chúng tôi làm thế nào để hoàn tất quá trình này. Tôi muốn chia ra thành nhiều vấn đề: Vị trí ngoại giao của Đài Loan; quan hệ ngoại giao của Đài Loan với chúng tôi; lực lượng quân sự của chúng tôi ở Đài Loan và cam kết của chúng tôi với Đài Loan về phòng vệ.

Vấn đề của chúng ta không giống Nhật Bản, nói một cách khác, nó không giống với bất cứ quốc gia nào đã chính thức lập quan hệ ngoại giao với các Ngài, chủ yếu thể hiện ở hai điểm sau đây: Trước hết, tồn tại một quan hệ phòng vệ chính thức. Sau đó là ở Mỹ có một nhóm người thân Đài Loan từ lâu. Thực hiện phương thức tiến dần từng bước, rất thận trọng, trên cơ sở hợp tác với các Ngài, chúng tôi làm cho phái thân Đài Loan ở Mỹ không còn cố chấp như xưa.

Nhưng chúng ta cần nhớ một điều, ngăn chặn quan hệ Trung-Mỹ đã trở thành đề tài tranh cãi dữ dội ở Mỹ, là phù hợp với lợi ích chung của chúng ta. Cử một Thượng nghị sĩ hoặc một đoàn Thượng nghị sĩ đi làm một việc giống như Thượng nghị sĩ Giắc-xơn, Mỹ luôn có ý đồ làm những việc vì quan hệ Mỹ-Xô, rõ ràng không phải vì lợi ích của các Ngài, cũng không phải vì lợi ích của chúng tôi.

Tôi xin nói thẳng với các Ngài để chúng ta hiểu nhau, và tất nhiên Ngài cũng nói rõ quan điểm của Ngài với tôi. Sau đó, chúng ta cùng xem có khả năng giải quyết được vấn đề này không. Ở đây, tôi cần loại bỏ, chứ không phải là nấp sau vật cản.

Chúng tôi tin rằng, như tôi đã nói, cho dù nổ súng tới tấp nhưng đều nhằm vào một hướng, và chúng ta cùng đứng trong một chiến tuyến. Như Chu Thủ tướng nói hôm qua, chúng ta đứng bên nhau.

Nếu không có gì nguy hiểm, chúng tôi không muốn làm tổn thương khả năng này, tôi còn nhớ câu nói của Mao Chủ tịch nói với tôi năm ngoái, khả năng đó tạo nên bởi hai bộ phận, bình thường hóa và môi trường quốc tế. Điểm qua như vậy, tôi trở lại vấn để cụ thể của chúng ta.

Thứ nhất, về vấn đề vị trí ngoại giao, chúng tôi chuẩn bị làm theo mô thức Nhật Bản, để giải quyết thực chất vấn đề. Biện pháp mà chúng tôi có thể dễ dàng thực hiện là chúng tôi duy trì một văn phòng liên lạc ở Đài Loan và lập một Đại sứ quán tại Bắc Kinh. Ngoại trừ điều này, chúng tôi sẵn sàng làm theo mô thức Nhật Bản.

Còn về vấn đề quân Mỹ đóng ở Đài Loan, chúng tôi chuẩn bị rút toàn bộ quân đội ra khỏi Đài Loan. Chúng tôi muốn bàn với Ngài về lịch rút quân, cần có cái khung thời gian để hoàn tất việc này. Đến mùa hè năm 1976 chúng tôi sẽ giảm một nửa, số còn lại rút hết vào năm 1977.

Xin nói thêm rằng, điều tôi trao đổi ở đây không phải là chúng tôi muốn phải được chấp thuận. Chúng tôi đồng ý nói ra với các Ngài, nhưng không nên công bố trước năm 1975 về điều chúng ta đã thoả thuận. Hiện nay, chúng tôi muốn đi tới một sự hiểu biết, đó là nên làm thế nào? Giờ đây còn lại vấn đề cuối cùng, đó là quan hệ phòng vệ của chúng tôi đối với Đài Loan. Xin nói thẳng, về vấn đề này, chúng tôi chưa tìm được đáp số.

Vấn đề là ở chỗ, nhìn về bề ngoài nói rằng một quốc gia đã có Hiệp định phòng vệ với một bộ phận của một quốc gia có chủ quyền mà nó thừa nhận, là chuyện hoang đường. Ngoài ra sau khi lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, thừa nhận Bắc Kinh là đại diện cho Chính phủ hợp pháp toàn Trung Quốc, chúng tôi tiếp tục duy trì các căn cứ chiến lược ở Đài Loan, là điều làm cho người ta không thích thú.

Nhưng như tôi nói với Ngài Ngoại trưởng tại Niu-oóc, chúng tôi cần có một phương án, để có một thời gian tối thiểu đảm bảo hoà bình thống nhất. Và tiến hành thẩm tra sau khi cắt đứt quan hệ với Đài Loan nhằm tránh xảy ra vấn đề khó xử như tôi đã miêu tả. Nếu có được một phương án như vậy có nghĩa chúng tôi thừa nhận Bắc Kinh là Chính phủ hợp pháp của Trung Quốc từ lâu, rút lại sự thừa nhận việc đối với Đài Loan, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Chúng tôi có mối quan hệ với sự thống nhất hòa bình.

Xin nói rằng hậu quả chính trị và tâm lý của việc cắt đứt quan hệ Đài Loan làm quan hệ phòng vệ của chúng tôi sẽ bị loại trừ. Nhưng chúng tôi cần có một thời kỳ quá độ cho dư luận công chúng, và toàn bộ quá trình được hoàn tất trong thời kỳ đó tạo nên một tình trạng căng thẳng quá mức trong nước. Đó là quan điểm cơ bản của chúng tôi. Nếu chúng ta thừa nhận nguyên tắc đó, thì cần xem xét nên vạch ra một phương án như thế nào.

Đặng Tiểu Bình: Chỉ có vậy thôi ư?

Kít-sinh-gơ: Vâng, đó là ý tứ cơ bản. Tôi xin nhấn mạnh một điểm, về phía chúng tôi vấn đề cam kết phòng vệ chủ yếu là đặt ra như thế nào về mặt chính trị, chứ không phải là duy trì nó trong một thời gian.

Đặng Tiểu Bình: Có phải, trong thực tế các Ngài tự đặt ra điều luật này không? Liên Hợp Quốc: Điều Luật lệ nào vậy.

Đặng Tiểu Bình: Các Ngài chính là người đặt ra điều luật này, đó là điều luật của các Ngài cam kết với Đài Loan về phòng vệ do các Ngài tự xác định.

Kít sinh-gơ: Tất nhiên, nó hoàn toàn đúng sự thật trăm phần trăm

Đặng Tiểu Bình: Nếu các Ngài đặt ra điều luật, thì các Ngài cũng có thể hủy bỏ nó

Kít-sinh-gơ: Đó cũng là sự thật. Theo quan điểm của chúng ta, không phải là không làm được như vậy, mà lý do đã nói với các Ngài rồi, bởi làm như vậy không tiện. Bản thân hành động thừa nhận sẽ làm thay đổi bản chất của sự hòa giải đó. Bởi chúng tôi không thể ký kết Hiệp ước phòng vệ với một phần lãnh thổ của một quốc gia

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi ghi nhận quan điểm vừa rồi của Tiến sĩ, mà đó là điều tưởng tượng của Tiến sĩ trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng tại Niu-oóc hồi tháng 10. Giờ đây, tôi hiểu hết rồi.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Đặng Tiểu Bình: Tôi tin rằng, Ngoại trưởng cũng đã nói với Ngài nguyên tắc câu trả lời của chúng tôi về các điều chủ yếu. Xét về bản chất, sự tưởng tượng, quan điểm của Ngài dựa trên cơ sở mô thức Nhật Bản, và không thể xem xét. Chúng tôi có cảm giác, về bản chất nó là biến tấu của "một Trung Quốc", "một Đài Loan".

Kít-sinh-gơ: Tại sao Ngài nói vậy.

Đặng Tiểu Bình: Ồ, chủ yếu là do lập trường của các ngài đã thụt lùi, đã thay đổi lập trường về cơ quan liên lạc. Tình hình hiện nay là chúng tôi lập văn phòng liên lạc tại Oa-sinh-tơn, các Ngài lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh. Điều này chứng tỏ vẫn chưa có điều kiện cần thiết để bình thường hóa quan hệ. Nói cách khác, nếu Ngài đảo lại ví trí, lập Đại sứ quán tại Bắc Kinh, lập văn phòng liên lạc tại Đài Loan, có thể coi đó là biện pháp để sửa sai vấn đề.

Người ta sẽ đi đến kết luận, đó chẳng qua là biến tấu về "một Trung Quốc, một Đài Loan". Vì vậy, chúng tôi cho rằng đó là phương án rất khó chấp nhận.

Ngài vừa đề cập đến Hiệp ước phòng vệ ký với Tưởng Giới Thạch, Đài Loan. Nếu chúng ta thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, tuân theo đường lối thông cáo Thượng Hải, thì các Ngài cần hủy bỏ Hiệp ước ký với Đài Loan. Thực ra, vừa rồi Tiến sĩ đã làm rõ nguyên nhân rồi.

Kít-sinh-gơ: Sau khi bình thường hóa về quan hệ, Hiệp ước phòng vệ không còn giá trị quốc tế nữa.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng còn ý nghĩa trong thực tế. Vì vậy xem ra thời cơ để giải quyết vấn đề này chưa chín muồi. Bởi dựa theo phương án của các Ngài, chúng tôi không thể chấp nhận cách bình thường hóa như vậy. Xem ra, các Ngài còn rất cần tới Đài Loan.

Kít-sinh-gơ: Không? Chúng tôi không cần Đài Loan. Đây không phải là vấn đề. Theo tôi, hiểu được là rất quan trọng, hiểu vấn đề như vậy là sai rồi. Chúng tôi hy vọng với cách thức áp dụng lâu nay, chúng tôi đang từng bước tách khỏi Đài Loan. Không còn nghi ngờ gì nữa, vị trí của Đài Loan đã bị yếu đi bởi tiến trình mà chúng tôi tuân theo. Ý kiến chúng tôi đưa ra sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình.

Đặng Tiểu Bình: Còn một vấn đề nữa là cách thức giải quyết vấn đề Đài Loan. Giả thiết rằng các Ngài đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, thì vấn đề Đài Loan hãy để người Trung Quốc chúng tôi tự giải quyết, còn chúng tôi sẽ sử dụng cách thức nào để giải quyết, tôi tin rằng Mao Chủ tịch đã nói rất rõ rồi.

Kít-sinh-gơ: Nếu tôi hiểu đúng, thì Mao Chủ tịch đưa ra tuyên bố 2 điểm: Một là Chủ tịch tin rằng vấn đề Đài Loan phải giải quyết bằng vũ lực, nhưng như Chủ tịch nói, Trung Quốc có thể chờ 100 năm để vấn đề tự nó giải quyết. Không rõ tôi hiểu như vậy có đúng không?

Đặng Tiểu Bình: Đó là sự thật, Mao Chủ tịch đã nói như vậy. Tất nhiên 100 năm chỉ là con số tượng trưng thôi.

Kít-sinh-gơ: Ồ! Tôi hiểu. Tôi muốn nói rằng? 100 năm sau, tôi không còn là Ngoại trưởng nữa. Tôi cần thỉnh thoảng nhắc lại chuyện này để các đồng nghiệp còn hy vọng. Tôi hiểu đây chỉ là con số tượng trưng. Tôi còn hiểu rằng, sau khi bình thường hóa cần loại bỏ bất kỳ từ ngữ nào mang tính khuyến khích trong quan hệ Mỹ-Đài Loan.

Đặng Tiểu Bình: Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói rất rõ rồi, giải quyết vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc, hãy để người Trung Quốc tự giải quyết lấy.

(Hai bên tiếp tục trao đổi các vấn đề trên. Kít-sinh-gơ nói, người Trung Quốc cũng còn mắc một món nợ với người Mỹ, đó là từ năm 1971, Oa-sinh-tơn đã bắt đầu một số tiến trình cuối cùng khiến Trung Quốc được Liên Hợp Quốc thừa nhận. Đặng Tiểu Bình nhắc lại lời tuyên bố của Mao Chủ tịch "Chúng tôi không tin vào cuộc mua bán hoà bình". Lúc đó, Mao Chủ tịch nói: Không có Đài Loan, chúng tôi vẫn không sao, chúng tôi có thể đợi 100 năm để giải quyết vấn đề này... Còn giải quyết vấn đề quan hệ các Ngài với chúng tôi, có lẽ không cần tới 100 năm... Theo tôi ý tứ của cuộc trao đổi cũng đã rất rõ ràng”) .

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Đó cũng là biên bản trao đổi mà tôi giữ được. Từ đó, tôi đi đến một số suy luận bằng cái đầu của mình. Cái đầu tôi có lẽ đần độn hơn người Trung Quốc. Những tuyên bố của tôi chưa hề bị người Trung Quốc bác lại. (cười) Tôi nhớ có lần, Thủ tướng Chu Ân Lai khen tôi rất thông minh. Tôi hỏi, nếu theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc, theo ý Ngài thì tôi là kẻ rất ba phải. Thủ tướng không bác lại lời tôi nói (cười)

Lời dẫn

Tuy hai bên có tranh cãi về tiến trình bình thường hóa, nhưng hôm sau, Đặng Tiểu Bình và Kít-sinh-gơ ra thông cáo trong sự dung hoà. Hại bên đồng ý: Tổng thống Pho thăm Trung Quốc vào năm 1975. Kít-sinh-gơ ra thông cáo báo chí ngắn sau chuyến dừng chân ngắn ngày sẽ công bố tin Pho thăm Trung Quốc. Nhưng trong cuộc hội đàm ngắn mang tính nghi lễ với Chu Ân Lai tại bệnh viện, Kít-sinh-gơ được biết "không tiện" để có cuộc hội kiến với Mao Chủ tịch.

Lúc đó, Mao Chủ tịch không ở Bắc Kinh. Người sắp bị mù và bị hành hạ bởi chứng teo cơ bị và cứng cơ. Không ai nói với Mao Chủ tịch về bệnh tật của Người ... Mao Chủ tịch không chấp nhận tiến hành điều trị đặc biệt, ngay cả với bệnh thong manh của mình, và nhiều tháng đã không điều trị chứng mất thăng bằng. Nhưng Mao Chủ tịch vẫn tiếp một số khách, trong đó có Y-dơ-men Mác-cốt và Thủ tướng Đan Mạch Pôn Ha-tơ-rị-cơ. Việc Kít-sinh-gơ "không gặp được" Mao Trạch Đông có thể bị giới báo chí quốc tế miêu tả như "một cái tát vào mặt".

Biên bản hội đàm vòng hai của Đặng Tiểu Bình với Kít-sinh-gơ đề cập rộng rãi đến nhiều vần đề quốc tế, bao gồm vấn đề vũ khí hạt nhân, vấn đề hoà hoãn, vấn đề Trung Đông, vấn đề quan hệ Trung-Mỹ, vấn đề chủ nghĩa Cộng sản châu Âu; vấn đề Cam-pu-chia và vấn đề khủng hoảng năng lượng.

Nhưng hội đàm rất khó tiến triển. Đặng Tiểu Bình báng nhạo cuộc đàm phán của Mỹ với Liên Xô. Mao Trạch Đông từng nhận xét Đặng là người lính chiến chống chủ nghĩa xét lại Liên Xô. Nhưng Kít-sinh-gơ kiên trì quan điểm của mình. Để tỏ lòng tin tưởng vào khả năng của Mỹ, Kít-sinh-gơ đã lý giải quan điểm của mình về ưu thế chiến lược của Mỹ, né tránh cuộc tranh cãi về mối đe doạ của Liên Xô chống Trung Quốc, nhằm tránh bộc lộ mọi sự lo ngại.

Có lẽ để chọc tức người Trung Quốc, ngay từ đầu Kít-sinh-gơ đề cập với Đặng Tiểu Bình về đề nghị của Brê-giơ-nhép chống Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã bập vào miếng mồi. Sự tập trung của ông ta vào Liên Xô khiến Kít-sinh-gơ tin rằng, ngoại giao tam giác của ông ta đã đạt được hiệu quả cơ bản.

BẢN GHI NHỚ HỘI ĐÀM
TỐI MẬT KHÔNG ĐƯỢC TÁN PHÁT,
NẾU KHÔNG ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA QUAN CHỨC CÓ THẨM QUYỀN

Người dự.

Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa;

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Kiều Quán Hoa;

Chủ nhiệm văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Oa-sinh-tơn Đại sứ Hoàng Trấn;

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Hải Dung;

Trợ lý vụ trưởng về công tác Mỹ và Châu Đại dương Đường Văn Sinh;

Thư ký Liêm Chính Bảo.

Bộ trưởng Ngoại giao, Trợ lý An ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Tiến sĩ Kít-sinh-gơ;

Phụ trách Văn phòng liên lạc của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh Đại sứ Gioóc-giơ Bút-sơ;

Trưởng nhóm hoạch định chính sách Uyn-tơn Lốt;

Thư ký Văn phòng Bộ Ngoại giao Bo-nai Ang-đơ-riu.

Thời gian: Thứ tư, ngày 27-11-1974. Buổi sáng 9 giờ 45 - 11 giờ 32

Địa điểm: Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh

Chủ đề. Tổng thống thăm Trung Quốc; chiến tranh hạt nhân; hội đàm về hạn chế vũ khí chiến lược; Nam Tư.

(Ghi chú: Nguồn tư liệu từ PPS cuộc nói chuyện của Kít-sinh-gơ ở Trung Quốc ngày 25 đến 29 tháng 11 năm 1974.)

Kít-sinh-gơ nói: "Phần lớn người Mỹ không hiểu được lời phát biểu đả kích siêu cường của Kiều Quán Hoa tại Liên Hợp Quốc".

(Sau đó, đề cập nhiều đến vấn đề chung quanh chuyến đi của Sle-sinh-gơ thăm Trung Quốc. Liên Xô từng ba lần mời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm nhưng đều bị phía Mỹ từ chối. Nếu chúng tôi để Bộ trưởng Quốc phòng làm chuyến du lịch ngoại giao, thì ông ta sẽ cho rằng đã đến một nơi mà chưa vừa ý.

Trong khi không xem xét chuyến thăm của Sle-sinh-gơ, nhưng Kít-sinh-gơ lại đề nghị, hoặc để thành viên nội các, hoặc để Tổng thống thực hiện chuyến thăm. Đặng Tiểu Bình hoan nghênh Pho thăm Trung Quốc, hai bên đồng ý thời gian quyết định vào năm 1975. (Trong thông cáo sẽ đưa tin Pho đi thăm Trung Quốc).

Kít-sinh-gơ: Bây giờ, tôi muốn nói với Ngài một chuyện khác, mà tôi đã nêu với Đại sứ của các Ngài rồi. Hồi tháng 10 tôi ở Mát-xcơ-va, Brê-giơ-nhép đề nghị chúng tôi ký kết một Hiệp ước mới, và đã trao đổi cụ thể với Tổng thống Pho tại Vla-đi-vô-stốc. Đề nghị này là hỗn hợp của thiên tiểu thuyết mùi mẫn với bản kiến nghị tinh vi. Họ nêu ra trong đề nghị: Mỹ cùng Liên Xô ký kết một Hiệp ước cam kết hai bên cùng thực hiện phòng vệ cho nhau khi bị bất kỳ một nước nào tấn công, hoặc hai nước bảo vệ Đồng minh của mình không để bị bất cứ nước nào tấn công bằng hạt nhân.

(Một cô gái Trung Quốc mở cửa ngách bước vào, hội đàm dừng lại)

Kít-sinh-gơ: Người của tôi đang ở gian phòng khác, họ sẽ tham gia vào cuộc trao đổi sau đây ít phút.

Phiên dịch: Tôi nói rất to, có lẽ họ nghe thấy.

Kít-sinh-gơ: Lúc đó, chúng tôi đang tìm kiếm sự giải thích thực tế về hành động ra sao. Sự giải thích này như sau: Khi nổ ra chiến tranh giữa Liên Xô với một nước khác, hoặc Mỹ với một nước khác, hoặc giữa các nước là Đồng minh của nhau, bất kỳ ai sử dụng trước vũ khí hạt nhân, Mỹ và Liên Xô đều phải trợ giúp lẫn nhau, nếu không trợ giúp về vật chất thì hãy đứng trung lập trong thiện chí.

Theo tôi, có hai ba mục đích tổng thể. Thứ nhất làm yếu NATO, bởi đưa vũ khí hạt nhân vào cuộc buộc chúng tôi phải hợp tác với Liên Xô chống lại Đồng minh của chúng tôi. Thứ hai, buộc các quốc gia Ả-rập sợ It-xra-en sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ liên minh với Liên Xô. Thứ ba, theo tôi là nhằm vào Trung Quốc. Ngoại trừ ấn tượng tổng thể về sự cai quản chung, theo tôi dường như chỉ có 3 mục đích đó. Lúc đó chúng tôi không đồng ý tiến hành cuộc trao đổi nghiêm túc về đề nghị trên, cả sau này cũng vậy

Kiều Quán Hoa: Thật ra cũng có thể giải thích kiểu này về Hiệp ước ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Không? Tuyệt đối không.

(Kít-sinh-gơ giải thích sự khác nhau giữa đề nghị mới nhất của Liên Xô về tạo ra sự cai quản chung hạt nhân với "Hiệp ước ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân năm 1973".)

Đặng Tiểu Bình: Mục tiêu và mục đích của họ thống nhất với nhau.

Kít-sinh-gơ: Thủ đoạn ngoại giao của họ vụng về mà trắng trợn.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng mục đích của họ thật rõ ràng, mục tiêu cũng rõ ràng. Theo chúng tôi, mục đích của họ không chỉ dừng lại ở đó, mà trước hết là lợi dụng Hiệp ước ký với các Ngài, để làm tăng sự yêu, sự ghét. Sau đó vươn lên bằng và vượt các Ngài về vũ khí hạt nhân. Ngoài ra họ quan tâm đến việc ký với các Ngài một Hiệp định như vậy, chứng tỏ họ đã hưởng hương vị ngọt ngào của Hiệp định. Nếu tôi không lầm, Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước về vấn đề hạt nhân là vào tháng 6 năm 1963, lúc đó tôi đang ở Mát-xcơ-va tiến hành cuộc đàm phán giữa hai Đảng, và Hiệp ước được ký kết đúng vào ngày tôi lên đường về nước.

Kít-sinh-gơ: Lúc đó, quả thật chúng tôi không biết hành tung của Ngài (cười)

Đặng Tiểu Bình: Nhưng cần nói rõ, trình độ vũ khí của Liên Xô lạc hậu nhiều so với các Ngài, song 11 năm qua, phải nói rằng họ đã đuổi kịp các Ngài.

Kít-sinh-gơ: Chưa hẳn đúng. Tôi xin phân tích để Ngài rõ. Các cường quốc công nghiệp hóa tăng số lượng vũ khí hạt nhân là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, ưu thế của nó chỉ thể hiện trên một điểm nào đó chứ không như vũ khí thông thường. Trong cả thời kỳ ký kết Hiệp định ở Vla-đi-vô-stốc, vũ khí hạt nhân của chúng tôi giữ được ưu thế đối với Liên Xô về số lượng, tính đa dạng, tính chính xác và tính linh hoạt. Nếu Ngài muốn nghe, lát nữa hoặc lúc nào đó tôi sẽ trình bày những yếu tố về số lượng và sự đặc trưng của vũ khí hạt nhân

Kiều Quán Hoa: Nếu có thể, tôi xin bổ sung vài lời. Chúng tôi cám ơn Tiến sĩ đã cho biết ý đồ của Liên Xô. Nhưng như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi không coi trọng những Hiệp ước này. Chúng tôi có với Liên Xô một Hiệp ước nhưng chưa hết hạn. Hiện nay, họ đang đề nghị ký với chúng tôi một "Hiệp ước mới về không xâm phạm lẫn nhau”. Tất nhiên sẽ công khai việc chúng ta xử lý thế nào Hiệp ước mới. Nhưng nói chung, chúng tôi không xem trọng những việc đại loại như vậy. Nhân tố quyết định không phải là hiệp ước, mà là chính sách, nguyên tắc và đường lối.

Đặng Tiểu Bình: Tôi chưa nói hết. Vừa rồi tôi mới chỉ đề cập mục tiêu thứ nhất của Liên Xô. Mục tiêu thứ hai của họ như Tiến sĩ Kít-sinh-gơ nói có ý đồ tách các Đồng minh ra khỏi Mỹ. Về điểm này chắc chắn các Ngài đã phát hiện hoặc nhận ra. Cho dù có nói tới điều này, thì họ sẽ không bao giờ từ bỏ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Mục đích thứ ba của họ là duy trì vai trò lũng đoạn trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân của hai nước Xô-Mỹ. Họ không những sẽ lợi dụng điểm này để so sánh với nước các Ngài, mà còn dùng làm con ngáo ộp dọa các nước có ít vũ khí hạt nhân, nhằm đạt mục đích bá quyền của họ.

Vì vậy, quan điểm chung của chúng tôi về loại Hiệp ước này là chỉ quan tâm về khía cạnh chính trị và từ trước tới nay chúng tôi cho rằng, nó không quan trọng lắm. Chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi bất kỳ một Hiệp ước và Hiệp định nào. Như Tiến sĩ cũng đã nhiều lần nói rằng, mục đích của các Ngài không phải nhằm trói buộc người khác.

Kít-sinh-gơ: Mỗi lần thảo luận với Liên Xô đề nghị về thử và phổ biến hạt nhân nhằm vào Trung Quốc, chúng tôi đều né tránh các phương án nhằm vào các nước thế giới thứ ba.

Đặng Tiểu Bình: Nếu họ thật sự làm như vậy và thu được thành công, thì những hiệp ước có tác dụng gì. Chắc không lớn lắm. Nếu họ ký được các Hiệp định kia, thì họ sẽ vung vẩy cái gậy chỉ huy. Còn không ký, trong tay họ vẫn có vũ khí hạt nhân. Còn như vũ khí hạt nhân của chúng tôi như Mao Chủ tịch đã nói rồi "nó bé như con ruồi”.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi chưa bao giờ có cuộc trao đổi vấn đề vũ khí hạt nhân với các Ngài.

Đặng Tiểu Bình: Đúng vậy

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi nói lại với các Ngài về đề nghị của Liên Xô. Không phải nhằm gợi sự chú ý của các Ngài. Bởi nếu để họ nói thì các Ngài sẽ hiểu tình hình hiện nay. Chúng tôi đã đi đến một sự hiểu biết với các Ngài, cam kết không thông báo cho đối tượng, cho dù có sự quan hệ qua lại với Liên Xô. Vì vậy, cho dù các Ngài có chú trọng hay không, chúng tôi vẫn cứ thông báo với các Ngài về mối quan hệ qua lại đó, và không nhằm mục đích yêu cầu các Ngài phải có biện pháp.

Còn một chuyện nữa xảy ra ở Vla-đi-vô-tốc mà tôi muốn nói với các Ngài. Liên Xô đề nghị chúng tôi có cuộc trao đổi về quan hệ Trung-Nhật, và ngăn cản quan hệ đó gần gũi quá mức. Chúng tôi từ chối đề nghị của họ và đã nói chuyện này với người Nhật, cho họ biết chúng tôi đã từ chối đề nghị của Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình: Qua chuyện này, chúng tôi nhìn rõ hơn mục đích của Liên Xô. Ngoại trưởng Liên Xô Grô-mư-cô có một đặc điểm mà chính Khơ-rút-sốp đã nói với chúng tôi khi Mao Chủ tịch qua Liên Xô năm 1957. Giới thiệu Grô-mư-cô với chúng tôi, Khơ-rút-sốp nói: “Trong túi ông ta đựng rất nhiều thứ. Đồng chí Grô-mư-cô có thể nghĩ ra một phương án trong ngày một, ngày hai, và nghĩ ra rất nhiều chuyện. Đó là đặc điểm của đồng chí ấy". Khơ-rút-sốp đã nói về Grô-mư-cô như vậy. Và hình như chính ông ta cũng học được ở Grô-mư-cô đặc điểm này, trong túi ông ta cũng có rất nhiều thứ để chi phối. Còn về vấn đề đối phó với Liên Xô, chúng tôi không dựa vào vũ khí hạt nhân. Chúng tôi có kỹ xảo thông minh, đó là hầm trú ẩn cộng với tiểu mạch và súng trường.

Kít-sinh-gơ: Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các Ngài. Ngoại trừ Hiệp định ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân, còn tất cả Hiệp định chúng tôi ký kết đều không dính tới Trung Quốc. Nhưng theo chúng tôi, Hiệp định cuối cùng hoặc Hiệp định tạm thời đạt được tại Vla-đi-vô-tốc là rất có lợi cho việc cân bằng chiến lược tổng thể. Đánh giá thế nào thuộc quyền của Ngài, nhưng nó không dính dáng đến nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Đặng Tiểu Bình: Tôi muốn nêu một vấn đề. Như Tiến sĩ nói, cuộc hội đàm hiện nay và Hiệp định ký gần đây là sự đột phá quan trọng. Có thật như vậy không? Nói cụ thể hơn, độ tin cậy là bao nhiêu? Triển vọng hòa hoãn và ngừng chạy đua vũ trang trong 10 năm ra sao?

Kít-sinh-gơ: Trước tiên, Ngài cần hiểu rằng, chúng tôi phải tác chiến trên rất nhiều mặt trận. Nếu câu nói này tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là thức thời, thì hiện nay chúng tôi đang có chiến lược cô lập cánh tả ở trong nước.

Đặng Tiểu Bình: Tôi thích cánh hữu

Kít-sinh-gơ: Cánh hữu không có sự lựa chọn nào khác khi phải đứng bên cạnh chúng tôi. Cánh hữu đứng chung với chúng tôi sẽ không có chuyện gì.

Đặng Tiểu Bình: ông Hít, người Anh chẳng phải là cánh hữu nổi tiếng ư?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Đặng Tiểu Bình: ông A-đê-nau, công dân trước đây của Ngài chẳng phải là cánh hữu nổi tiếng là gì? Còn Đờ-gôn, Pom-pi-đu, Gít-sca-đét-tanh nước Pháp; Ta-na-ka O-hi-ra nước Nhật đều là cánh hữu có tiếng tăm. Tôi khá thích những loại người đó.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đã cử cánh tả đến Bắc Kinh.

Đặng Tiểu Bình: Tôi không hiểu ý Ngài.

Kít-sinh-gơ: Đại sứ là người thuộc cánh tả trong Đảng Cộng hòa, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng ông ta. Nhưng ở nước Mỹ, cô lập và đập tan những kẻ ngầm phá hoại kế hoạch phòng vệ chung của chúng ta và những kẻ thi hành chính sách căng thẳng theo tôi là ngu xuẩn, là điều rất quan trọng. Chúng ta có thể đạt được mục đích bằng cách thi hành một chính sách thu nạp tiếng nói của họ.

Hiện nay, tôi xin trả lời vấn đề của Ngài. Tôi không tin rằng điều này có thể đảm bảo hoà hoãn trong 10 năm, chứ không phải là trong một phút. Nhưng tôi tin rằng nếu sự hòa hoãn bị phá vỡ, tôi sẽ bằng tất cả khả năng của mình để động viên dư luận công chúng bảo vệ hoà bình chứ không phải xúi giục họ.

Đặng Tiểu Bình: Theo chúng tôi, không có khả năng để đi tới hòa hoãn, chứ đừng nói đến chuyện duy trì hoà hoãn trong 10 năm. Hơn nữa chúng tôi cho rằng, không có bất kỳ Hiệp định nào có thể trói được tay người Nga.

Kít-sinh-gơ: Đúng là không có. Nhưng họ cũng không có cách nào để những hành động vi phạm hiệp của họ định của họ mà chúng tôi lại không biết. Theo tôi, với họ đây không phải là Hiệp định khôn ngoan. Đối với họ chỉ có sự lựa chọn: hoặc là tuân theo Hiệp định thì chúng tôi giữ được ưu thế chiến lược nhất định, hoặc là vi phạm Hiệp định. Trong trường hợp này, về mặt tâm lý và chính trị chúng tôi sẽ nổi trận lôi đình.

Đặng Tiểu Bình: Như chúng tôi thấy, đề cao cảnh giác vẫn là điều cần thiết.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi tin tưởng sâu sắc điều này.

Đặng Tiểu Bình: Vậy là tuyệt.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi từng nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mét-téc-ních. Theo ông này, thủ đoạn chơi với Na-pô-lê-ông là phải giả vờ ngốc nghếch, nhưng lại không được ngốc nghếch. Ở nước chúng tôi diễn ra chuyện lạ đó là mức hạn chế trong Hiệp định tài trợ của Quốc hội, dễ hơn nhiều so với vốn với số lượng tương tự không có Hiệp định (Nói với Gióoc-giơ Bút-sơ, ông có cho là như vậy không? Bút-sơ: Vâng, tôi cho là như vậy)

Đặng Tiểu Bình: Về cuộc hội đàm cho Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược, tôi xin hỏi thêm một số vấn đề: Phải chăng nó chỉ vũ khí chiến lược! Chỉ dành cho vũ khí hạt nhân ư?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, chỉ dành cho vũ khí hạt nhân có tầm bắn quốc tế.

Đặng Tiểu Bình: Có nghĩa, chỉ bao gồm vũ khí chiến lược chứ không bao gồm các loại vũ khí khác.

Kít-sinh-gơ: Còn phụ thuộc vào định nghĩa của Hiệp định

Đặng Tiểu Bình? Vũ khí chiến lược nằm ngoài Hiệp định gọi là gì? Ví dụ, vũ khí thông thường có được coi là mang tính chiến lược không?

Kít-sinh-gơ: Không.

Đặng Tiểu Bình: Nếu vậy chúng ta có bất đồng trên điểm này, bởi ở đây có vấn đề là: liệu chiến tranh trong tương lai có phải là chiến tranh hạt nhân không?

Kít-sinh-gơ: Theo Ngài thì sao.

Đặng Tiểu Bình: Theo tôi không nhất định như vậy.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Nhưng tôi muốn nói như đã từng nói Mao Chủ tịch và Chu Thủ tướng, chúng tôi coi mọi biểu hiện bành trướng của Liên Xô, bất kể là sang đông hay sang tây, bất kể là nhằm vào quốc gia có hay không nằm trong hiệp ước, đều là sự đe dọa lâu dài nhằm vào chúng tôi. Điều đó không dính dáng đến các quốc gia mà chúng tôi quan tâm, mà chỉ liên quan đến hiện thực chiến lược. Thực ra, chúng tôi không quan tâm đến hành động bành trướng dẫn đến việc sử dụng vũ khí thông thường hay vũ khí hạt nhân.

Đặng Tiểu Bình: Có một sự việc, năm 1954 Khơ-rút-sốp tới Bắc Kinh ngoài việc ông ta nói về kỹ thuật trồng trọt, còn nói rằng tàu chiến hải quân giờ đây chẳng còn tác dụng nữa. ông ta nói, trong thời đại tên lửa, tàu chiến hải quân trở thành cái bia di động, bị tiêu diệt trong nháy mắt. Trong thực tế, hai, ba năm qua Liên Xô đã dừng lại việc xây dựng hải quân. Nhưng họ đã nhanh chóng sửa sai. Từ đó, bên cạnh phát triển mạnh mẽ vũ khí hạt nhân họ tiếp tục xây dựng vũ khí thông thường và hải quân

(Phía Trung Quốc nhấn mạnh, Liên Xô đang gia tăng số lượng hải quân đóng ở Ấn Độ dương và nhiều nơi khác. Nhưng Kít-sinh-gơ lại không nói về hải quân Liên Xô, cho rằng trong cuộc khủng khoảng Trung Đông gần đây, "Liên Xô điều động hải quân rất vụng về. "Biểu hiện sợ sệt" của Mát-xcơ-va trong cuộc khủng hoảng chứng tỏ "hải quân của họ yếu ớt")

Kít-sinh-gơ: Cho là như vậy, về mặt thực lực của lãnh thổ truyền thống, chúng ta không được đánh giá thấp Liên Xô. Về thực lực hải quân, họ không phải là đối thủ của chúng tôi. Có đô đốc hải quân của chúng tôi lại nói rằng, chúng tôi nhất định thua khi phải giao chiến với bất cứ nước nào, ngay cả Thụy Sĩ.

Nhưng trong thực tế, Liên Xô có thể sử dụng máy bay cất cánh từ căn cứ duyên hải đánh hải quân của chúng tôi đóng ở Địa Trung Hải. Nếu họ làm thật như vậy sẽ nổ ra cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Còn nếu là chiến tranh trên biển, hàng không mẫu hạm của chúng tôi ở rất xa, xử dụng hỏa lực mạnh bắn phá hàng không mẫu hạm của họ, thì họ sẽ bị tiêu diệt.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng qua hội đàm giữa chúng tôi và người châu Âu, họ có vẻ lo lắng nhiều hơn các Ngài, không chỉ về hải quân, mà cả vấn đề toàn bộ quân đội thông thường

Kít-sinh-gơ; Về vấn đề quân đội thông thường, mỗi bên đều có nổi lo riêng. Nhưng về vấn đề hải quân, tôi tin rằng chúng tôi có ưu thế hơn nhiều.

Đặng Tiểu Bình: Tốc độ phát triển của Liên Xô rất nhanh. Nếu Liên Xô phát động cuộc chiến, thì có khả năng không phải là chiến tranh hạt nhân, nhiều khả năng là chiến tranh thông thường, vì vậy không thể coi thường vũ khí thông thường trong tình hình này.

Kít-sinh-gơ: Tôi hoàn toàn đồng ý. Các nước châu Âu tồn tại vấn đề này không phải là hải quân, mà là quân đội thường trực mặt đất. Nhưng tôi xin lưu ý Ngài, gần đây chúng tôi tăng thêm vài sư đoàn.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng tỷ lệ tăng quân của các Ngài ít hơn Liên Xô rất nhiều.

Kít-sinh-gơ: Đúng là như vậy. Theo tôi, đây là điều nguy hiểm đối với Liên Xô. Trước tiên không đánh lớn, Liên Xô sẽ không thể giành được thắng lợi quyết định ở châu Âu. Và chúng tôi sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong tình huống này.

Đặng Tiểu Bình: Trong tình huống đó, sức công phá của Liên Xô ngang với các Ngài, liệu các Ngài, còn quyết định được dễ dàng không?

Kít-sinh-gơ: Sức công phá của Liên Xô khác với chúng tôi .

Đặng Tiểu Bình: Không đủ thực lực để đối phó với cuộc tấn công đầu tiên?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Tôi xin giải thích qua với Ngài về cấu tạo của lực lượng vũ trang, bởi hiện nay ở Mỹ có một số người ăn nói lung tung với dụng ý xấu gây nên sự hiểu nhầm.

Chúng tôi có 1054 tên lửa phóng đi từ căn cứ bờ biển, có 656 tên lửa phóng đi từ tầu ngầm, 435 máy bay ném bom B-52, 300 máy bay ném bom F-111. Chúng tôi chưa kiểm lại vì nhiều lý do. Đó chỉ là vũ khí chiến lược. Ngoài ra chúng tôi còn có 4500 máy bay đóng tại châu Âu, và hơn 700 chiếc trên các hàng không mẫu hạn. Chúng tôi đã có kế hoạch bắt đầu từ năm 1979 ít nhất là sản xuất thêm 240 tên lửa "Tri-dơn" trang bị cho tàu ngầm.

Đặng Tiểu Bình: Chẳng phải là các Ngài đang vi phạm Hiệp ước ư?

Kít-sinh-gơ: Không phải. Lát nữa tôi sẽ giải thích về Hiệp ước. Chí ít là sản xuất thêm 250 máy bay ném bom B-1. Nhưng 240 hay 250 chỉ là con số trên kế hoạch. Một khi đi vào sản xuất thì chúng tôi muốn có bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu. Về tên lửa, khoảng 1000 tên lửa phóng đi từ căn cứ bờ biển. Năm 73 trở về trước không có chuyện này. Lát nữa tôi sẽ giải thích với Ngài về nguyên nhân.

Trước đó, chúng tôi duy trì sản xuất tên lửa "Tri-dợn", đến năm 1979 sẽ xuất hiện hàng loạt tên lửa "Tri-dơn". Chúng tôi không nhất thiết dùng nó để trang bị cho tàu ngầm. Nếu muốn, chúng tôi có thể đặt nó trên mặt đất. Vì thế, Liên Xô muốn tấn công vào 1000 tên lửa, trong khi chúng tôi có hơn 1500 tên lửa, thì quả là một hành động ngu xuẩn, cho dù họ có đập tan tất cả các căn cứ phóng ở bờ biển, mà đó là điều họ không bao giờ làm được.

Đặng Tiểu Bình: Vì vậy, bất kể là bên nào nếu sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công đối phương, thì đó là điều phải xem xét cực kỳ thận trọng.

Kít-sinh-gơ: Đó là điều không cần nghi ngờ gì nữa. Tôi đang trả lời về vấn đề liệu Liên Xô có thực hiện được đòn tấn công đầu tiên không. Theo quan điểm của tôi, không có khả năng đó, chúng ta hãy xem xét từ mặt trái của vấn đề.

Tên lửa của Mỹ có khoảng 30% là tên lửa phóng từ căn cứ bờ biển, ngoài ra là tên lửa đặt trên biển và trên máy bay. Tôi xin nói với các Ngài chúng tôi có ý định trang bị tên lửa tầm xa cho máy bay. Về điểm này Liên Xô không thể thực hiện được, bởi máy bay của họ không đủ to.

Lực lượng quân sự của Liên Xô có 85% là tên lửa trên mặt đất. Cho đến nay, tên lửa đặt ở căn cứ trên biển còn rất tồi. Liên Xô chỉ có 120 máy bay có thể bay tới Mỹ, hơn nữa theo tôi biết máy bay đó còn hạn chế về mặt huấn luyện.

Căn cứ theo Hiệp định, thì họ phải giảm số lượng của họ. Họ đã xây dựng lực lượng quân sự của họ một cách tùy hứng. Hiệp định quy định, mỗi bên giữ 2400 máy bay con, số này thấp hơn mức của họ, cao hơn mức của chúng tôi, nếu không tính gộp cả vũ khí trên biển. Do vậy họ phải cắt giảm lực lượng quân sự, theo tôi, họ sẽ tiêu hủy máy bay của mình, nhưng chúng tôi không thể biết được.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng sau khi họ giành được sự tiến triển về chất, họ sẽ không vi phạm Hiệp ước.
Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cũng sẽ như vậy.

Đặng Tiểu Bình: Chính vì vậy, các Ngài vẫn tiếp tục chạy đua.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đã quy hoạch xong lực lượng quân sự của những năm 80, mà họ chỉ mới làm xong quy hoạch những năm 70. Đầu những năm 80, lực lượng quân sự mặt đất dễ bị chọc thủng bởi một đòn tấn công. 85% lực lượng quân sự của họ là trên mặt đất, còn chúng tôi chỉ có 35%.

Ngoài ra, từ xưa đến nay họ chú trọng phát triển lực lượng quân sự mặt đất, rất dễ bị tấn công. Còn chúng tôi luôn luôn phát triển lực lượng quân sự hải quân và không quân, những lực lượng quân sự có thể nói khá lợi hại sắc bén. Ví dụ: Họ chưa thí nghiệm nhiều đầu đạn trên tầu ngầm, có nghĩa họ chưa có khả năng đi vào sản xuất trước năm 1980, cũng có nghĩa chúng tôi vượt trước họ 10-15 năm về độ chính xác và kỹ thuật.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi ủng hộ các Ngài giữ vững ưu thế đối với Liên Xô về các mặt trên.

Kít-sinh-gơ: Tôi xin nhắc lại, nếu ra đòn phủ đầu chống Liên Xô, chúng tôi sẽ sử dụng lực lượng quân sự trên biển. Lực lượng này sẽ bổ sung vào lực lượng quân sự chiến lược như tôi đã nói với Ngài.

Đặng Tiểu Bình: Theo tôi, hôm nay chúng tôi tìm hiểu vấn đề vai trò của vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.

Kít-sinh-gơ: Tôi vừa rồi định trả lời Ngài Ngoại trưởng, có khả năng họ ra tay đánh chúng tôi trước. Quả thật, sử dụng vũ khí hạt nhân bây giờ khó khăn hơn nhiều so với 15 năm trước đây. Đó là sự thật.

Kiều Quán Hoa: Ý tôi nói là, nếu Liên Xô sử dụng vũ khí thông thường phát động chiến tranh thì chưa rõ quy mô lớn hay quy mô vừa, trong trường hợp đó các Ngài rất khó quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Giờ đây khó hơn nhiều so với 10-15 năm trước, còn phải xem địa điểm xảy ra tấn công.

Kiều Quán Hoa: Như chúng ta đã trao đổi ở Niu-oóc. Nếu Nam Tư xảy ra sự biến, họ không cần trực tiếp tấn công, nhưng nếu họ khuyến khích phần tử thân Liên Xô sản xuất trang bị quân sự kiểu Xô viết, thì Ngài sẽ tính sao

Kít-sinh-gơ: Nam Tư ư? Sau cuộc hội đàm, tôi đã đến Nam Tư trao đổi vấn đề này với Ti-tô và cộng sự của ông ta. Trước tiên, bắt đầu từ năm tới chúng tôi sẽ bán vũ khí cho Nam Tư. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu sẽ hành động ra sao nếu xảy ra chuyện. Chúng tôi khẳng định, nhất định phải làm. Nam Tư không giống Tiệp Khắc và Hung-ga-ri, nhưng chúng tôi chưa quyết định sẽ áp dụng biện pháp cụ thể nào.

Nhưng chúng tôi tin rằng nếu quân đội Liên Xô được phép bành trướng thì đó là cái hố không đáy Chính vì vậy, chúng tôi đã phản ứng mạnh mẽ về việc Liên Xô động viên các sư đoàn nhẩy dù trong thời kỳ khủng khoảng Trung Đông. Chúng tôi tin như vậy, một khi được phép phát động cuộc chiến tranh ở ngoài xa biên giới quốc gia, thì Liên Xô lún sâu vào đầm lầy.

Đặng Tiểu Bình: Theo chúng tôi, không chỉ Trung Đông, mà bán đảo Ban-căng cũng là một thùng thuốc súng. Đó là chiến lược cũ xưa của Sa Hoàng.

(Sau đó, Kít-sinh-gơ nói. Nếu năm 1975 tổ chức Hội nghị Hợp tác An nính châu Âu (CSCE), Pho sẽ có ý định đi thăm Ru-ma-ni và Nam Tư "chứng tỏ Mỹ quan tâm đến nền độc lập của hai quốc gia trên. Nhưng chúng tôi chưa công khai tin này”. Đặng Tiểu Bình và Kít-sinh-gơ đồng ý sẽ tiếp tục trao đổi khi đủ người dự.

Một tiếng đồng hồ sau đó Đặng Tiểu Bình đã nói về quan hệ Trung-Mỹ và nêu rõ "Mát-xcơ-va tiếp tục răn đe về quân sự và tiến hành lật đổ chống Trung Quốc". Khi Đặng Tiểu Bình hỏi về CSEE, Kít-sinh-gơ nói, “hội nghị này không có khả năng thành công, không thể đạt được bất kỳ một Hiệp định nào có thực chất”. Trở lại vấn đề tranh chấp với Mát-xcơ-va, Đặng Tiểu Bình muốn thuyết phục Kít-sinh-gơ tin rằng "chúng tôi không quan tâm nhiều đến sự đe doạ của Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình: Lực lượng quân sự Liên Xô ở phương Đông, nhằm vào hạm đội 7, nhằm vào lực lượng hải quân, không quân của các Ngài.

Kít-sinh-gơ: Người Trung Quốc còn nhiều ưu điểm khác.

Đặng Tiểu Bình: Người Trung Quốc còn có "tiểu mạch và súng trường" cộng với địa đạo.

Kít-sinh-gơ: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy địa đạo.

Đặng Tiểu Bình: Đại sứ Bút-sơ không dẫn Ngài đi xem ư? ông ta quên cả nhiệm vụ rồi.

Đại sứ Bút-sơ: Chưa có. Tôi rất vui nếu được đi xem địa đạo.

Đặng Tiểu Bình: Lần sau, Ngài có thể gửi Tiến sĩ một bản báo cáo về địa đạo.

Kít-sinh-gơ: Xin đừng cổ vũ ông ta. Tôi chỉ đọc được bức điện đã đăng trên báo của ông ta trao đổi với Đại sứ Pa-nít Mo-ny-han ở Ấn Độ. . .

Đặng Tiểu Bình: Xem ra, sáng nay chúng ta đã làm việc quá lâu rồi, cần phải ăn cái đã, nếu không cái dạ dày sẽ nổi lên làm cách mạng đấy?

(Sau giờ giải lao, ăn trưa, buổi chiều Đặng Tiểu Bình và Kít-sinh-gơ có cuộc trao đổi rộng rãi về vấn đề quốc tế, bao gồm vấn đề châu Âu, Trung Đông, Nam Á, và Đông Nam Á, vấn đề dầu lửa. Dưới đây trích dẫn một đoạn đối thoại, trong đó Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh việc lập ra Liên minh châu Âu lớn mạnh, nhằm răn đe Liên Xô và mối quan hệ quy luật Âu-Mỹ cần xây dựng trên cơ sở "bình đẳng”)

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý quan điểm của Ngài. Tôi luôn luôn nói rằng, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là người bạn tốt nhất của chúng tôi trong NATO (cười). Nếu Ngài dự cuộc hội thảo của các Bộ trưởng châu Âu, tôi sẽ chỉ cho Ngài thấy một số vị thu được nhiều lợi lộc nhất. (cười) Các Ngài chắc có ảnh hưởng tốt đối với Thủ tướng Đan Mạch, tuy nhiên các Ngài khó mà kiểm soát được thần kinh của ông ta.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi đã có nhiều buổi trao đổi rất tốt.

Kít-sinh-gơ: Rất tốt.

Đặng Tiểu Bình: Thực ra, Thủ tướng Đan Mạch rất sợ chiến tranh.

Kít-sinh-gơ: Bất cứ ai có ý định tấn công Đan Mạch cũng không cần thiết chuẩn bị đánh tới 20 năm, cũng như xây dựng nhiều địa đạo như vậy (cười). Nhưng nói nghiêm túc chúng tôi được biết cuộc trao đổi của các Ngài với các Bộ trưởng châu Âu là rất có kết quả. Chúng tôi cảm thấy thú vị.

(Tiếp sau đó hai bên chuyển sang vấn đề chủ nghĩa Cộng sản châu Âu, vấn đề này đang làm cho Kít-sinh-gơ lo lắng, bởi Đảng Cộng sản I-ta-li và Pháp đang thực hiện một chiến lược "rất có trách nhiệm và được lòng người")

Kít-sinh-gơ: Phân tích chính sách đối ngoại của chúng tôi, các Ngài nên hiểu rằng chúng tôi phải làm những việc không chỉ nhằm đánh đổ phái tả, mà còn nhằm chống lại phái tả ở châu Âu, nói những điều phù hợp với mục tiêu đó. Song chúng tôi phản đối và kiềm chế Chính phủ các nước châu Âu bao che cho phái tả. Chúng tôi làm như vậy ở Bồ Đào Nha, bởi chúng tôi không muốn Bồ Đào Nha nêu gương cho các nước khác. Chúng tôi cũng làm như vậy ở I-ta-li và cả ở Pháp.

(Tuy Đặng Tiểu Bình tỏ vẻ lạnh nhạt với chủ nghĩa Cộng sản ở châu Âu, cho rằng đó là “bài học phản diện", Kít-sinh-gơ vẫn nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ Mỹ trong hành động "kiềm chế”, bởi nếu Đảng Cộng sản giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Pháp hoặc ở I-ta-ly, thì sẽ có ảnh hưởng mạnh về chính trị đối với NATO và Đức. Ông ta cho rằng, "Nếu Đảng Cộng sản I-ta-ly hoặc Pháp thu được thành công sẽ tăng thêm ảnh hưởng cho Đảng Xã hội dân chủ cánh tả ở Đông Đức".

Sau đó, hai bên trao đổi về tình hình Trung Đông và ý đồ đàm phán của Mỹ. Đặng Tiểu Bình chủ trương cần có một giải pháp "công bằng”. Kít-sinh-gơ đồng ý và cho rằng phải làm nhiều việc hơn nữa, nhằm tỏ rõ coi trọng mục tiêu của các nước Ả-rập, nhưng ông ta cảnh báo rằng "Sẽ có nhiều gay go, nhất là khi 15 quốc gia Ả-rập dồn vào một căn nhà, mà họ thì không phân biệt được đâu là sử thi, đâu là chính sách ngoại giao". Đặng Tiểu Bình đề. nghị Kít-sinh-gơ không nên đánh giá thấp các nước Ả-rập).

Đặng Tiểu Bình: Điểm yếu nhất trong lập trường của Mỹ về vấn đề Trung Đông là các Ngài ủng hộ It-xra-en, nhưng cũng là điểm mạnh nhất của chúng tôi. Bởi lời nói bay theo gió, không thể thay đổi các quốc gia Ả-rập, cũng như Liên Xô. Tất cả những ai mong muốn tiến bộ trong đó có cả người Pa-le-xtin đều đến với chúng tôi.

(Về vấn đề Nam Á, Đặng Tiểu Bình và Kít-sinh-gơ đều cho rằng, Mỹ cần thiết phải khai chiến với Ấn Độ nhằm đẩy Ấn Độ về phía Mát-xcơ-va, khiến cho Oa-sinh-tơn dễ dàng cung cấp viện trợ quân sự của Pa-ki-xtan. Còn các vấn đề khác về thế giới thứ ba, hai bên đã không đi đến nhận thức chung. Đặng Tiểu Bình đã bác bỏ đề nghị của Kít-sinh-gơ về lập một Chính phủ liên hiệp bao gồm Xi-ha-núc và Lon-non cùng với những người ủng hộ ông ta. Về vấn đề năng lượng, Kít-sinh-gơ cảnh báo Đặng Tiểu Bình rằng, Trung Quốc ủng hộ các quốc gia sản xuất dầu lửa, sẽ nguy hại đến châu Âu và Nhật Bản, do đó, ảnh hưởng tới nền an ninh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình làm thinh.

Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh ba nguyên tắc về bình thường hóa: chỉ có thể tuân theo mô thức Nhật Bản một khi Oa-sinh-tơn chấm dứt Hiệp ước phòng vệ với nhà đương cục Đài Loan, "vấn đề Đài Loan sẽ trở thành do công việc nội bộ do người Trung Quốc tự giải quyết "Trong quá trình này, chúng tôi, không chấp nhận bất kỳ một sự bình luận nào và cam kết nào cũng như bất kỳ sự dính dáng nào". Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình nói, nếu Oa-sinh-tơn thấy cần Đài Loan hơn hoặc có "khó khăn trong nước" Bắc Kinh có thể chờ đợi)

Đặng Tiểu Bình: Theo tôi, chúng ta khó mà kết thúc được cuộc trao đổi về vấn đề này.

Kít-sinh-gơ: Tôi nghĩ vậy.

Đặng Tiểu Bình: Buổi trao đổi dừng lại ở đây. Ngài giải lao một chút. Sau đó tôi mời Ngài đến Nhà hàng thưởng thức món lẩu dê Bắc Kinh.

Kít-sinh-gơ: Tôi cũng đang đợi đây. Tôi chưa được thưởng thức món này.

(Sau khi hoàn tất bước chuẩn bị cuối cùng cho thông cáo họ thỏa thuận hôm sau có cuộc gặp lại với số thành phần hạn chế).

Sáng hôm sau, Kít-sinh-gơ đi tham quan Tử Cấm Thành. Buổi chiều có cuộc gặp với Đặng Tiểu Bình. Họ trao đổi cụ thể về vấn đề đàm phán Trung Đông, trên cơ sở đó điểm lại quan hệ song phương, bao gồm vấn đề sở hữu và vấn đề tài sản. Đặng Tiểu Bình phản đối Mỹ áp đặt luật pháp Mỹ trong đàm phán, nói rằng: "Luật pháp Mỹ không thể chi phối Trung Quốc”. Kít-sinh-gơ bướng bỉnh nói: "Nhiều nghị sĩ cho rằng Trung Quốc chỉ bằng khu ngoại ô của Chi-ca-gô".

Để né tránh "cuộc đàm phán căng thẳng”, Kít-sinh-gơ bày tỏ thông cảm với nỗi lo lắng của Đặng Tiểu Bình về vấn đề bình thường hóa, Kít-sinh-gơ phát hiện Đặng Tiểu Bình không hề thay đổi lập trường. Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh ba nguyên tắc cơ bản và bổ sung thêm: Mình làm mình chịu, Bắc Kinh sẵn sàng chờ đợi cho đến khi Oa-sinh-tơn chuẩn bị xong để giải quyết vấn đề dựa theo 3 nguyên tắc, nhưng đối với Kít-sinh-gơ, vấn đề không phải ở chỗ chấp nhận, mà là thực hiện như thế nào ba nguyên tắc đó.

Đặng Tiểu Bình tuyên bố. Về phương diện quốc nội, Trung Quốc sẽ không đưa ra bất kỳ cam kết hoặc bất kỳ hứa hẹn nào. Kít-sinh-gơ đề nghị ra một tuyên bố chung về vấn đề Đài Loan, trong đó bày tỏ ý muốn "đơn phương của các Ngài”. Đặng Tiểu Bình hỏi: "Thế chúng tôi nói gì trong tuyên bố?" và ông từ chối trao đổi tiếp vấn đề này.

Trong phần trao đổi về tình hình thế giới căng thẳng, Đặng Tiểu Bình trở lại vấn đề Liên Xô đe doạ phương Tây: "Con gấu Bắc cực đang rượt đuổi các Ngài”, "Đại chiến thế giới là một nguy cơ, nhưng chưa chắc đã là một chuyện xấu "Chuyện xấu có thể chuyển hóa thành chuyện tốt".

Nội dung biên bản trích đoạn dưới đây cho thấy, Đặng Tiểu Bình muốn có một sự hoán vị lớn về vai trò của Mỹ trong nền chính trị thế giới. Đặng Tiểu Bình phát biểu về vấn đề này trên lập trường "tuyến đầu Oa-sinh-tơn". Còn Kít-sinh-gơ thì khuyên khéo Đặng Tiểu Bình không nên tự nổ súng vào mình.

Đặng Tiểu Bình: Còn một chuyện nữa... Tiến sĩ nhiều lần đề cập vấn đề nổ súng, xem ra Ngài rất quan tâm chuyện bom đạn.

Kít-sinh-gơ: Xưa nay tôi vẫn cho đào hầm trú ẩn thật sâu.

Đặng Tiểu Bình: Tôi tán thành điểm này. Nhưng cần phải nổ súng. Như Tiến sĩ nói, tần số và độ chính xác của pháo đều đã nâng cao, độ chính xác nâng cao rồi, sẽ khó mà đảm bảo pháo có dừng lại được hay không. Theo chúng tôi cần thiết phải nghiên cứu việc nổ súng có lý do hay không. Vì vậy, tôi nêu lên điểm này để lưu ý các Ngài là điều hữu ích.

Nói một cách khác, hiện nay Mỹ đang đứng ở tuyến đầu trong hàng loạt vấn đề. Tại đây, Tiến sĩ nhiều lần đề cập đến vấn đề năng lượng và thực phẩm. Ngài nói, Tây Âu, Nhật Bản và một số nước khác bị ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc khủng hoảng, nhưng họ không ở tuyến đầu.

Kít-sinh-gơ: Về quốc phòng họ cũng không đứng ở tuyến đầu.

Đặng Tiểu Bình: Tất nhiên, không phải trong mọi vấn đề Mỹ đều đứng ở tuyến đầu. Nhưng thời gian gần đây các Ngài đã phải đứng trên tuyến đầu trong nhiều vấn đề. Ngược lại, Liên Xô lùi lại tuyến sau. Ví dụ: Vấn đề Síp và Trung Đông cũng thấy rằng dù nhìn nhận vấn đề Trung Đông ra sao, Mỹ đang dung túng It-xra-en thực hiện bành trướng, nên đã đối đầu với 120 triệu người A-rập. Xét về góc độ chính trị, các Ngài ở vào thế yếu!

Đúng, Tiến sĩ nhiều lần giải thích rằng, đó là do nguyên nhân trong nước, nhưng cho dù nguyên nhân nào đi chăng nữa, một khi các nước Ả-rập không thu hồi được phần lãnh thổ đã mất, thì vấn đề nguyên tắc vẫn chưa được giải quyết. Sách lược không giải quyết được vấn đề, thông cáo cũng không giải quyết nổi vấn đề. Vấn đề Trung Đông, vấn đề Đông dương, vấn đề Triều Tiên đều có một cái chung! Tôi nghĩ rằng, chắc Tiến sĩ không coi quan điểm đó mang ác ý chứ.

Kít-sinh-gơ: Không đâu. Thưa Ngài Phó Thủ tướng. Tôi đã tổng kết lại quan điểm của chúng tôi trên những vấn đề này. Chắc Ngài đã nói xong rồi chứ?

Đặng Tiểu Bình: Đúng vậy.

Kít-sinh-gơ: Tôi đã tổng kết quan điểm của Mỹ về vấn đề này. Tôi chỉ nói hai, ba câu thôi. Trước tiên, tôi tán thành quan điểm của Mao Chủ tịch. Dù sao, chuẩn bị để nhanh chóng chống chiến tranh là điều quan trọng. Chính sách của chúng tôi là phòng ngừa điều bất trắc, chứ không tin ở lời cam kết hoặc hứa hẹn về hoà bình. Nói theo kiểu nói trích dẫn của Ngài, chúng tôi tán thành sự phân tích của Chủ tịch về toàn bộ tình hình. Về phương diện này, phương Đông hay phương Tây bị tấn công chỉ là vấn đề thứ yếu. Bởi cho dù bên nào bị tấn công, cuối cùng chúng tôi cũng phải xem xét.

Tôi tán thành phân tích của Ngài. Nếu phương Tây bị tấn công, phương Đông sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại! Và tình huống nào cũng ảnh hưởng tới chúng ta, điều đó không phải là bất đồng giữa chúng ta. Thi hành một biện pháp giống nhau cho nhiều tình huống sẽ để lại hậu quả cho chúng ta. Còn về việc nước Mỹ đứng trên tuyến đầu, là sự nhấn mạnh đặc biệt của các Ngài với chúng tôi trong khi phân tích tình hình.

Ngài Phó Thủ tướng đã vạch ra một cách chính xác rằng, cho dù là nạn nhân chính, nhưng châu Âu và Nhật Bản không đứng trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng. Và theo sự phân tích của các Ngài, họ cũng không đứng ở tuyến đầu trong vấn đề quốc phòng. Về nguyên nhân, có rất nhiều, có dịp thỉnh thoảng chúng ta trao đổi vấn đề này cũng rất thú vị. Các quốc gia này đã có được vai trò chủ yếu và họ tiếp tục tồn tại, dựa vào sự ủng hộ to lớn của Mỹ. Đó là sự thực lịch sử. Vì vậy, trong tình hình đó, dựa vào bản thân, họ không thể trở thành thế giới thứ hai. Nếu quả thật họ trở thành thế giới thứ hai, thì thuận tiện cho chúng ta biết mấy.

Dù sao, chúng tôi cũng tin vào lời nói của Ngài về vấn đề bình đẳng trong quan hệ bè bạn. Vì thế, về vấn đề năng lượng, tôi xin nói rõ quan điểm của tôi, đó là: Châu Âu và Nhật Bản đều không thể có được vai trò chiến lược như tôi và Ngài đã tán đồng, nếu họ không thể đẩy lùi sức ép kinh tế đang lung lay. Đó là nguyên nhân vì sao chúng tôi lại đứng trên tuyến đầu.

Về vấn đề Trung Đông, tôi đã giải thích với Ngài về sách lược phức tạp của chúng tôi. Tôi tán thành quan điểm của Ngài. Nếu không có giải pháp cơ bản, thì phương án sách lược không thể lâu dài. Vì vậy, chúng ta có nhận thức chung trên điểm này. Tôi đã nói rõ với Ngài, chiến lược trong tương lai chúng tôi là gì rồi, và chiến lược của họ sẽ sản sinh ra giải pháp cơ bản bền bỉ. Ngài Phó Thủ tướng đã hiểu mình qua cuộc đời làm chính trị và quân sự, và biết rằng những biến đổi nhỏ tích tụ được khá nhiều, sớm muộn sẽ tạo ra sự biến đổi lớn

Về vấn đề vị trí của Síp, Trung Đông và Liên Xô, theo tôi Liên Xô không làm gì, chỉ to tiếng thế thôi. Trong những vấn đề này, chúng tôi thà không đứng ở tuyến đầu. Trong vấn đề Síp chúng tôi từng có ý định đẩy nước Anh lên tuyến đầu, nhưng lại nảy sinh những vấn đề phức tạp. Còn vấn đề nổ súng, chúng tôi thừa nhận là cần thiết. Chúng tôi có hầm trú ẩn của mình. Chắc các Ngài không nổ súng vào hầm trú ẩn của mình chứ?

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi chưa bao giờ làm như vậy

Kít-sinh-gơ: Tôi không nói các Ngài đã từng làm như vậy vì vậy chúng tôi dựa vào Ngài để làm.

Đặng Tiểu Bình: Ngài có thể nghiên cứu đại bác của chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Nói chung, chúng tôi sẽ không trả đòn. Nhưng điều quan trọng hơn là, chúng ta đã có cuộc hoán vị rất hữu ích, rất tuyệt. Và theo tôi, chúng ta đã trao đổi với tinh thần hữu hảo về nhiều vấn đề phù hợp với lợi ích chung...

Tối hôm đó, Kít-sinh-gơ đã mở tiệc chiêu đãi người Trung Quốc. Nhận xét cá nhân của Kít-sinh-gơ về Kiều Quán Hoa và qua lời chúc rượu đã tinh tế vẽ nên hiện trạng quan hệ Trung-Mỹ ở thời điểm sắp kết thúc năm 1974. Kít-sinh-gơ miêu tả lời chúc rượu của Kiều Quán Hoa là "Hữu hảo và chính xác". Còn về lời chúc rượu của mình, ông ta nói "Tôi đã cẩn thận lựa chọn từ ngữ để thể hiện được sự lạc quan vừa đủ”. Cho dù tiếng đại bác ầm vang trong suốt năm đó, nhưng ý thức do một kẻ thù chung tạo nên đã khiến mói quan hệ trở nên chặt chẽ nhưng lại thiếu màu sắc tình cảm, được tiếp tục duy trì.

chương VII
SỰ HOÀ HOÃN ĐẦY KHÓ KHĂN
OA-SINH-TƠN - MÁT-XCƠ-VA
(1974-1975)

Khi quan hệ với Trung Quốc nguội lạnh đi, thì việc hoà hoãn trong quan hệ Mỹ Xô phải chịu một sức ép ngày càng lớn, đó chính là điều Tổng thống Pho mới nhậm chức sau khi Ních-xơn từ chức vào ngày 8 tháng 8 năm 1974, không hề mong muốn. Pho là một đảng viên Đảng Cộng hoà tương đối bảo thủ, ông đã học được sự thận trọng trên vấn đề chính trị trong mấy năm tại Hạ nghị viện.

Cũng giống như Ních-xơn, Pho đã không thể thoái thác việc gánh vác nhiệm vụ hoà giải, ông đã giữ lại Kít-sinh-gơ trong quá trình xây dựng phương hướng. Trong thời điểm quan trọng của cuộc tái bầu cử lần này, ngoài những sức ép liên tục từ phía thượng nghị sĩ Giắc-xơn và Lầu Năm Góc, vị Tổng thống mới này cũng không muốn mình bị bóc trần trước sự phê phán của thế lực cánh hữu.

Ngay cả trong tình hình "Hiệp ước Hen-xin-ki" được ký kết trong Hội nghị An ninh và châu Âu đang trong thời khắc quan trọng trong lịch sử hoà hoãn, cũng không sao chống lại nổi áp lực của lực lượng đã làm phức tạp hoá tình hình hoà hoãn trong thời gian từ năm 1974 đến 1975.

Khuyết điểm của Kít-sinh-gơ chính là trong vấn đề đàm phán với Quốc hội Mỹ. Tiêu chuẩn kép về hoà hoãn kinh tế của ông và sự từ chối của ông ta không để cho Liên Xô tham gia vào tiến trình hoà bình Trung Đông, cũng đã không làm cho tình hình khá hơn lên chút nào, ông ta thừa nhận, Mỹ có trách nhiệm chuyện này. Tháng 8 năm 1974 sau khi nghe xong những lời oán trách dài dòng của Brê-giơ-nhép đối với chính sách của Mỹ, Kít-sinh-gơ trả lời: "Điều làm tôi phiền lòng là rất nhiều điều Ngài Tổng Bí thư nói đều là sự thật".

Vài tuần trước khi từ chức, Ních-xơn đã đến Mát-xcơ-va tiến hành cuộc hội đàm cấp cao cuối cùng với Brê-giơ-nhép. Cuộc hội đàm giữa họ không có những tiến triển mang tính thực chất, nhưng sự thoả hiệp ở một phần nội dung tương đối thứ yếu trong vấn đề Hiệp định chống tên lửa đạn đạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân lại có lợi cho việc mang lại "cơ hội nhỏ" cho việc hòa hoãn quan hệ Mỹ- Xô

Tuy nhiên, "Cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn 2" (tức SALT 2) vẫn lún sâu trong xình lầy. Ních-xơn tin rằng nó rất quan trọng cho việc hạn chế lực lượng hạt nhân của Liên Xô, nhưng dù là ông ta hay Brê-giơ-nhép đều không thể đi đến nhất trí được về số lượng bệ phóng tên lửa MIRV. Mặc dù vậy, họ vẫn ước hẹn là Brê-giơ-nhép đến thăm Oa-sinh-tơn vào năm 1975. Trong lúc giao thời, họ sẽ tiến hành một cuộc "hội đàm mini", tại nước thứ ba nhằm đi đến nhất trí về cuộc đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.

Tuy nhiên, khi Tổng thống Pho chuẩn bị tham gia tranh cử năm 1976, các thế lực chống đối hòa hoãn quan hệ Mỹ-Xô ngày càng tăng ở trong nước, đã làm cho ông ta trở nên cực kỳ thận trọng trong vấn đề quan hệ Mỹ-Xô. Một số thiên hướng của bản thân ông ta ví dụ như sự ràng buộc bản năng đối với thái độ quân sự mạnh mẽ, mối lo ngại về một ý đồ của Liên Xô và sự từng trải lâu dài trong Quốc hội Mỹ, khiến ông ta nặng về nhìn vấn đề chính sách ngoại giao qua lăng kính chính sách trong nước trước đã đều đã tăng thêm thái độ thận trọng kể trên.

Trên thực tế, sự thận trọng này của Pho cuối cùng đã ngăn cản được mục đích của Ních-xơn và Brê-giơ-nhép, hòng nhanh chóng đi đến thoả thuận về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược. Mặc dù Kít-sinh-gơ buộc phải thích ứng với phong cách chế định chính sách của Tổng thống mới, nhưng hai người vẫn hợp tác với nhau rất vui vẻ.

Ngày 19 tháng 9 năm 1974, Kít-sinh-gơ đã đưa ra một tuyên bố quan trọng trước Uỷ ban quan hệ đối ngoại của Thượng viện, nhằm chứng tỏ sự cam kết của Tổng thống mới trong vấn đề hòa hoãn quan hệ Mỹ-Xô, đồng thời cũng nhằm khuyến cáo thuyết phục phái chống đối. Tuyên bố này bao gồm cả nội dung ủng hộ cuộc tranh luận đối với nguyên nhân gây ra nền kinh tế bị kiềm chế của Liên Xô, nhưng ông vẫn không thể thuyết phục được thượng nghị sĩ Giắc-xơn.

Ngày 18 tháng 8, nghĩa là vài ngày trước Kít-sinh-gơ phải đi hội đàm với Brê-giơ-nhép, Giắc-xơn đã phá hoại kế hoạch của Nhà Trắng hòng giành quy chế tối huệ quốc cho Liên Xô mà Kít-sinh-gơ và Đô-brư-nin đã dày công sắp đặt trước đó. Giắc-xơn đã tiết lộ những thư từ được coi là cơ mật giữa ông ta với Kít-sinh-gơ và nói rằng Kít-sinh-gơ hy vọng giảm bớt áp lực qua việc đưa ra một số điều đảm bảo, thế nhưng lại rất mơ hồ về sự chuyển biến đối với chính sách Liên Xô.

Khi công bố những lá thư này, ông Giắc-xơn nói rằng ông ta đã biết được "một nhận thức lịch sử đối với nhân quyền" và Liên Xô đã đồng ý rằng số dân di cư người Do thái ra đi hàng năm vào khoảng 60000 người. Về số lượng, Liên Xô chưa hề tỏ thái độ rõ ràng, họ cảm thấy sửng sốt về trò bịp của Giắc-xơn và sự bất lực của Nhà Trắng trong việc ngăn chặn Giắc-xơn. Khi thông qua dự luật thương mại được Quốc hội Mỹ thông qua đã giữ nguyên vẹn dự luật Giắc-xơn Va-nich và bao gồm cả một dự luật về ngân hàng xuất nhập khẩu, trên thực tế chính là Quốc hội Mỹ muốn cắt giảm các khoản tiền cho Liên Xô vay.

Điều khiến cho Liên Xô càng thêm kinh ngạc hơn, là Kít-sinh-gơ và Pho đã ngầm chấp nhận sự việc trên rồi. Chính là như An-na-tô-li Đô-brư-nin viết mấy năm sau đó Brê-giơ-nhép và người cộng sự của ông ta đã "không thể tưởng tượng nổi một Tổng thống Mỹ lại không phải là người thống trị cao nhất".

Liên Xô đã trở nên bất an hơn khi họ ý thức được rằng Kít-sinh-gơ không hề có biện pháp chống lại đạo luật hạn chế cho vay: ông ta đã hoàn toàn mơ hồ trong vấn đề trọng đại này. Nếu như trước đây Kít-sinh-gơ đã từng nhìn thấy một áp lực chính trị trong nước nảy sinh do việc lấy giới hạn trần cho vay làm một con bài, thì hiện nay ông đã mất đi quyền tự do nêu ra lợi ích kinh tế này và ông cũng tin rằng phải quan tâm đến việc hạn chế đối với Liên Xô.

Thất bại thảm hại trong việc quyết định cho vay thương mại lần này, đã nói lên đầy đủ sự khủng hoảng quản lý hành chính dành cho một con người vừa là Bộ trưởng lại vừa là Cố vấn An ninh quốc gia như Kít-sinh-gơ sự nghi ngờ đối với độ tin cậy của người bạn Oa-sinh-tơn đã gây ra những tổn thất khôn lường cho việc hòa hoãn quan hệ Mỹ-Xô

Đối với Kít-sinh-gơ, dự luật Giắc-xơn Va-nich là hình thức tiếp nối tồi tệ nhất, vì nó đã phủ nhận quyền lực chi phối lợi ích kinh tế của ông ta, nhằm đưa ra "mồi nhử" hạn chế tế nhị trong việc xây dựng quan hệ hợp tác với Mát-xcơ-va và chính sách ngoại giao đối với Liên Xô. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và Nga quyết định triển khai hợp tác dưới tiền đề giảm thiểu rõ nét kiểu ngoại giao kinh tế, nhưng làm như vậy đã khiến con đường hợp tác giữa hai bên bị bó hẹp lại.

Mặt khác, sự bất lực của Kít-sinh-gơ trong việc ngăn cản Giắc-xơn và những người ủng hộ ông ta còn sẽ thêm đem lại cho Kít-sinh-gơ một trong những mối lo chính yếu, đó là: mối liên hệ giữa Liên Xô và Đông Âu sẽ càng thêm khăng khít. Xu thế này đã gây ra tác động lớn vào lúc bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh hồi năm 1980.

Tại một khu vực then chốt - Trung Đông, sự hợp tác lớn đã trở nên không thể có được, vì Kít-sinh-gơ đã quyết định tiến hành bàn bạc giữa các đối thủ chính về hòa ước hạn chế trong khu vực này, do đó đã gạt Liên Xô ra ngoài. Mặc dù Brê-giơ-nhép đã tỏ ra bình tĩnh hơn so với hồi tháng 3, nhưng bản sao của Hội nghị tháng 10 đã cho ông một tín hiệu về sự mất ổn định của khu vực này, khu vực được coi là "một thùng thuốc súng nổ và ông cũng kiên trì phải họp lại Hội nghị Giơ-ne-vơ nhằm thừa nhận vai trò của Mát- xcơ va và trong tiến trình hoà bình Trung Đông.

Người ta cũng nghi ngờ rằng, việc Kít-sing-gơ lấy lòng đối với ông Tổng Bí thư bằng cách tuyên bố rằng: "Không có một sự lợi dụng nào sẽ nhận được lợi ích lâu dài, trong khi làm tổn hại đến lợi ích của đối phương (trong khu vực này)", lại sẽ đem lại được một niềm an ủi. Brê-giơ-nhép hầu như hoàn toàn hiểu hết ý của Kít-sinh-gơ, là không hề từ bỏ những lợi ích ngoại giao ngắn hạn mà ông ta đã khổ công xây dựng từ hồi diễn ra cuộc chiến tranh tháng 10.

Khả năng đi đến thỏa thuận về vấn đề kinh tế và vấn đề Trung Đông thật mong manh. Giữ được quyền kiểm soát ở khu vực có những tiến triển trọng đại này mang ý nghĩa toàn cục. Khi Kít-sinh-gơ đến Mát-xcơ-va vào ngày 24 tháng 10 năm 1974, hai bên đều cố tìm các phương kế để phá vỡ cục diện bế tắc trong tiến trình hòa đàm về hạn chế vũ khí chiến lược.

Trên thực tế, sự nhất trí cơ bản đạt được trong tháng 10 giữa Kít-sinh-gơ, Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô đã đặt nền móng cho Brê-giơ-nhép và Pho đạt được thoả thuận chung vào tháng 1 tại Vla-đi-vô-stốc. Hai bên không những đi đến thoả thuận về giới hạn trần của tổng số tên lửa chiến lược và máy bay ném bom là 240, mà còn đi đến nhất trí trong một số vấn đề đã khiến cho Brê-giơ-nhép và Kít-sinh-gơ rơi vào cảnh bế tắc trong tháng 3, như quy định hạn chế tên lửa MIRV chẳng hạn.

Mặt khác, lưu ý đến những oán trách trước đó của Brê-giơ-nhép trong vấn đề vũ khí hạt nhân ở khu vực Địa Trung hải, Pho đã dành cho ông ta một bảo đảm là: Oa-sinh-tơn sẽ đóng cửa căn cứ tàu ngầm Ro-ta bên bờ biển Tây Ban Nha, nơi đã từng là khu vực diễn tập đông tiến đến vịnh Gi-bran-ta của tàu ngầm Pô-sêi-đôn. Đối với Pho và Brê-giơ-nhép, việc bàn bạc và cuối cùng hoàn tất hòa ước Vla-đi-vô-stốc vẫn còn bao hàm những cuộc đấu tranh chính trị, trong hai người không một ai có thể dựa vào vành nguyệt quế của mình để bắt đầu chuẩn bị một cuộc hội đàm cấp cao ở Oa-sinh-tơn, để đạt tới một hiệp nghị về SALT2.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Nguyên soái Gơ-rét-sơ-kô và các cộng sự của ông ta đều biết rất rõ thế yếu của Liên Xô trên phương diện tên lửa MIRV, họ chống lại mạnh mẽ sự cưỡng ép trong thể chế về tên lửa đạn đạo vượt đại dương; nhưng Brê-giơ-nhép có thể bắt buộc các nhà quân sự phải tuân theo.

Ít lâu sau, thỏa thuận Vla-đi-vô-stốc cũng nảy ra vấn đề tại Oa-sinh-tơn, làn sóng chống đối hòa đàm ngày một lên cao ở nước Mỹ đã khiến cho việc xác định thỏa thuận trở nên gian nan hơn. Trên thực tế, Giắc-xơn đã công kích thỏa thuận này ngay từ gốc rễ, ông ta cho rằng, quy định số lượng phương tiện vận tải đầu đạn ở mức 2400 là quá cao, giống như hành động của một kẻ kiểm soát quyền lực quá rộng lượng. Giắc-xơn đã yêu cầu phải cắt giảm hơn nữa và xuống mức 1700 để nhằm đạt được mục đích hạn chế lực lượng quân sự của Liên Xô. Cuối cùng thì các bộ ngành hành chính của Mỹ vẫn đem lại sự ủng hộ đầy đủ và giữ nguyên vẹn được con số trong thỏa thuận.

Các quan chức ở Lầu Năm Góc tán đồng con số do Kít-sinh-gơ nêu ra, nhưng họ vẫn cứ theo dõi rất chặt hành động của Kít-sinh-gơ, do lo ngại phong cách đàm phán của ông ta. Việc xử lý của Kít-sinh-gơ đối với loại máy bay ném bom Bách-kơ-phai chính là vấn đề trọng đại mà các quan chức quân sự đều đặc biệt cảnh tỉnh, nó được Rây-mom Giắc-sơn miêu tả một cách sắc sảo là “hàng rào của đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược".

Liên Xô rắp tâm sử dụng “Bách-kơ-phai" vào các kế hoạch khu vực ở châu Âu và châu Á; mặc dù loại máy bay ném bom này phải được tiếp thêm nhiên liệu trong quá trình bay, nhưng nó vẫn có thể đi đến đích là phần lục địa của Mỹ. Mặc dù Liên Xô vốn không đủ lực lượng hỗ trợ cho loại máy bay ném bom Bách-kơ-phai trong một nhiệm vụ có phạm vi rộng lớn như vậy, nhưng Lầu Năm Góc vẫn kiên trì cho rằng Liên Xô đã chuẩn bị xong kế hoạch công kích trung hạn và dài hạn.

Kít-sinh-gơ thừa nhận khả năng có hạn của máy bay ném bom Bach-kơ-phai, đã loại nó ra khỏi giới hạn trần được quy định trong cuộc đàm phán "SALT2" khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Liên Xô vào tháng 10. Mặc dù ông ta đã nói với các phóng viên Mỹ rằng "Loại máy bay ném bom Bach-kơ-phai có thể trở thành một chủng loại hoàn toàn khác” trong một cuộc họp báo không công khai vào tháng 12 năm 1974, nhưng hành vi của ông trên lập trường này là rất khả nghi; sau đó ông ta lợi dụng việc kiểm duyệt đoạn ghi chép chứng cứ này để phủ nhận mình đã từng cam kết như vậy.

Việc Lầu Năm Góc yêu cầu Bach-kơ-phai nằm trong tổng số vũ khí, cuối cùng đã buộc ông ta không thể không đẩy lùi điểm đó trên bàn đàm phán trong sự bất mãn của Mát-xcơ-va.

Những sự bất nhất này trong vấn đề Bach-kơ-phai đã kéo lùi việc ký kết thoả thuận đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược, thí dụ sự khác biệt rất lớn về đăng cấp của tên lửa Crui-se, nhất là trong việc giải trình về tên lửa đất đối không. Từ cuối năm 1973, nếu không phải là sớm hơn, Kít-sinh-gơ coi những tên lửa Crui-se phóng từ trên không đó vừa là một điều kiện mặc cả trong đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược, vừa để bảo vệ cho các máy bay ném bom Mỹ đối với sức phòng ngự trên không của các mục tiêu quan trọng của Liên Xô.

Mối bất đồng nghiêm trọng trong vấn đề tên lửa Crui-se nảy sinh từ việc các quan chức Mỹ và Liên Xô bắt đầu hồi tưởng lại và miêu tả bản thỏa thuận mà Brê-giơ-nhép và Pho đã đạt được tại Vla-đi-vô-tốc. Tổng số trong "SALT2" do Mỹ đưa ra, lẽ ra chỉ bao gồm những tên lửa đạn đạo phóng từ trên không đánh vào Liên Xô; còn Liên Xô thì coi tên lửa Crui-se là một "con đường mới" của chạy đua vũ trang hạt nhân do đó muốn đưa tổng số tên lửa có tầm phóng trên 600 dặm Anh này được khống chế trong phạm vi 2400.

Mặc dù hai bên đều kiên trì những nguyên tắc của mình và điều đó khiến họ cuối cùng đã đạt được nội dung này, nhưng Kit-sinh-gơ và Lầu Năm Góc đều từ chối có những hạn chế lớn đối với việc triển khai tên lửa Crui-se phóng từ trên không.

Mặc dù ý tứ được trình bày trong "SALT2" làm cho những người tham gia hiệp thương đều ngán ngẩm, nhưng cả Mát-xcơ-va, và Oa-sinh-tơn đều đã chấp nhận lần đàm phán này và không để nó có nguy cơ thất bại.

Trong một lĩnh vực khác, tức là trong sự nhất trí quan trọng về việc hai bên hứa hẹn cùng nhau hợp tác tại Trung Đông, mặc dù điều này chẳng có tác dụng gì đối với Kít-sinh-gơ, nhưng "họ có thể ghi những gì tôi quan tâm vào bản thoả thuận tại Hội nghị về An ninh và hợp tác châu Âu”.

Mặt khác, Brê-giơ-nhép giữ thái độ lo lắng về cuộc Hội nghị và về nghi thức tham gia việc ký kết cấp cao lần này. Đối với Liên Xô, việc đạt tới sự nhất trí trong vấn đề biên giới châu Âu bất khả xâm phạm chứng minh một di chứng do Đại chiến thế giới lần thứ hai để lại là vấn đề phân chia lãnh thổ, đây chính là mục đích cơ bản của Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu trong con mắt của họ.

Grô-mư-cô đã thuyết phục được Bộ Chính trị Liên Xô, do đã có khả năng đến một thoả thuận cuối cùng, và nhìn chung Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu vẫn có lợi cho Mát-xcơ-va vì nó đã thừa nhận đường biên giới sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 và đem lại khả năng hợp tác kinh tế với phạm vi rộng lớn hơn. Khi Hội nghị An ninh hợp tác châu Âu đảm bảo quyền lực của mỗi quốc gia, Glô-mư-cô đã trao đổi với Brê-giơ-nhép, cộng sự của ông ta và nêu rằng: Các quy định về nhân quyền của Hội nghị An ninh hợp tác châu Âu không thể làm suy yếu hệ thống chính trị của Liên Xô. "Chúng ta đang kiểm soát ngôi nhà của mình"- ông nói với Bộ Chính trị như vậy.

Grô-mư-cô và Kít-sinh-gơ đều không thể ngờ rằng, dự luật cuối cùng ký kết tại Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu họp tháng 7 năm 1975 tại Hen-xin-ki lại có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ của tất cả những người có ý kiến khác biệt ở Liên Xô. Mặc dù cuộc hội đàm Hen-xín-ki là một thời tiền lịch sử trong chiến tranh lạnh, Pho cho đó là một "thắng lợi" lớn của phương Tây, nhưng ẩn ý của nó đối với quan hệ song phương Mỹ Xô là tế nhị.

Trên thực tế, điều Pho nhận được không phải là khoản cho vay, mà là một trận công kích mạnh mẽ của thượng nghị sĩ Giắc-xơn. Trong cuộc bầu cử khuấy động lòng người năm 1976, đối thủ cạnh tranh của Pho không thể kiên trì sử dụng những chính kiến chống cộng để hòng gây khổ sở cho xu thế chính trị thành hòa hoãn.

Tầng lớp lãnh đạo Liên Xô còn mang theo mối lo đối với quan hệ Trung-Mỹ, lại có nhu cầu lâu dài đối với tiền vốn và công nghệ của phương Tây và hy vọng tránh đối đầu với Oa-sinh-tơn do vậy hoà giải đã không có sự lựa chọn mang tính khả thi. Bộ Chính trị Liên Xô không hiểu được nhược điểm chính trị của Mỹ không có bất kỳ chuẩn bị nào đối với sự lật lọng trong quan hệ của Oa-sinh-tơn.

Đúng như dự báo của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), vấn đề sức khỏe trầm trọng của Brê-giơ-nhép làm cho tình hình càng thêm phức tạp. Chỉ có các viên chức nội bộ Krem-li biết rằng Brê-giơ-nhép đã hai lần ốm nặng tại Hội nghị cấp cao Vla-đi-vô-stốc, điều đó chứng tỏ chứng sơ cứng động mạch não của ông ta đã xấu đi. Ông ta có đủ sức kiên trì nắm quyền trong 10 năm tới, nhưng đã không còn có được tính nhạy bén một sách sáng tạo trong tình trạng căng thẳng của mối quan hệ Mỹ - Xô.

Cuộc hội đàm giữa Brê-giơ-nhép và Kít-sinh-gơ tiến hành từ ngày 24 đến 26 tháng 8 năm 1974 tại Mát-xcơ-va đã khiến cho cuộc hội đàm cấp cao lần này trở nên có khả năng tiến triển. Trước khi Kít-sinh-gơ rời Mát-xcơ-va, việc đi đến nhất trí cơ bản giữa ông và Liên Xô về những con số tuy chưa phải về mọi chi tiết của cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược, nhưng cũng đã trở thành bộ phận quan trọng nhất của Hội nghị cấp cao lần này.

Mặc dù đã có xu thế tốt như vậy, sau khi Kít-sinh-gơ đến Mát-xcơ-va, Brê-giơ-nhép vẫn cứ giành một số thời gian trình bày sự oán trách của ông đối với quyết định của Mỹ. Ngay lập tức Kít-sinh-gơ cũng có ý kiến nói lại cùng với biện pháp, cả hai bên đều bày tỏ tâm trạng chán ngán và phẫn nộ đối với mưu đồ của thượng nghị sĩ Giắc-xơn. (Mặc dù Kít-sinh-gơ không thẳng thắn gì lắm trong khi thảo luận).

TUYỆT MẬT - CẤM PHÂN PHÁT BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

(Nguồn cục tự do thông tin và tư liệu Bộ Ngoại giao Mỹ: phần mở đầu cho hồ sơ bảo mật quốc gia.)

Người tham gia:

Lê-ô-nít I-lích Brê~giơ-nhép, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Uỷ viên Bộ Chính trị;

Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao;

Đô-brư-nin, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ;

Alếch-xan-đơ-rôp Agen-tốp An-đơ-rây, trợ lý của Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép;

Ghê-oóc-ghi Cô-ni-en-cô, Vụ trưởng Vụ Phụ trách các công việc về Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao;

A-léc Xô-kô-lôp, thành viên Vụ phụ trách công việc Mỹ Bộ Ngoại giao;

Vích-to Xen-khốt-tép, thành viên Vụ châu Âu 2 Bộ Ngoại giao (phiên dịch);

Kít-sinh-gơ Bộ trưởng ngoại giao, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống,

Oa-tơ Stê-sen Con, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô;

Hát-man, vụ Phó vụ châu Âu của Mỹ; Tham mưu trưởng bộ Tham mưu hoạch định chính sách Mỹ;

Uy-li-am Hi-lát Cục trưởng Cục điều tra tình báo Mỹ;

Cơ-li-tơ uỷ viên cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia.

Thời gian và ngày tháng: 11 giờ 00 sáng - 2 giờ 00 chiều thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 1974

Địa điểm: Phòng Hội nghị Bộ Chính trị cũ, toà nhà Hội đồng Bộ trưởng điện Krem-li, Mát-xcơ-va, Liên Xô.

Chủ đề. Cuộc viếng thăm Liên Xô của Bộ trưởng Ngoại giao Kít-sinh-gơ, tháng 10 năm 1974

Kít-sinh-gơ: (bắt tay với Brê-giơ-nhép) Thần sắc của Ngài trông khá lắm.

Brê-giơ-nhép: Tôi không ngừng làm cho mình trẻ ra. Ngài biết đấy, khi đến cái tuổi của tôi, Ngài sẽ thấy điều đó là rất bình thường. Tôi nghe nói Ngài uỷ nhiệm cho Đại sứ Oa-tơ Xê-tê sắp xếp việc lên đường của Ngài. (ngồi xuống bên bàn)

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Brê-giơ-nhép: Ngài biết đấy, chúng tôi không bao giờ phê phán Đại sứ của Ngài, ông ấy được tôn trọng cao độ.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cố định phương thức này là vì tôi muốn So-ne-phe-tơ ở lại.

Brê-giơ-nhép: Người nào cũng đều ở trên lập trường có lợi cho mình cả.

Kít-sinh-gơ: Tôi nói với Đại sứ, ông ấy là người đầu tiên biết tất cả mọi việc.

Brê-giơ-nhép: Làm sao ông biết được, cái gì chúng tôi đều báo cho ông ấy.

Grô-mư-cô: Có gì chúng cũng tôi đều báo cho ông ấy cả cho đến khi không còn gì để báo nữa.

Kít-sinh-gơ: Tôi tin điều đó.

Brê-giơ-nhép: Phu nhân Kít-sinh-gơ thế nào?

Kít-sinh-gơ: Bà ấy rất mạnh khỏe, bà ấy rất cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của ông.

Brê-giơ-nhép: Sáng sớm ngủ dậy, nhìn ra cửa sổ, việc đầu tiên tôi nghĩ đến là thời tiết quá tồi tệ. Tôi nghĩ: Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc tham quan của phu nhân Kít-sinh-gơ. Điều thứ hai lại là một ý nghĩ vui vẻ: Lần này, tiến sĩ Kít-sinh-gơ không đi được Lê-nin-grat rồi (cười to)

Kít-sinh-gơ: ít ra tôi cũng biết được chương trình đi Lê-nin-grát hiện nay còn tồn tại. Nhưng điều đó lại càng làm tôi không vui lòng.

Brê-giơ-nhép: Có thể trong chuyến thăm lần sau của Ngài, tôi sẽ dẫn vợ của Ngài dạo quanh Mát-xcơ-va, để Ngài có thể đi Lê-nin-grat.

Kít-sinh-gơ: Ngài muốn đàm phán với vợ tôi?

Brê-giơ-nhép: Tôi nghĩ, đàm phán với bà ấy có lẽ sẽ dễ dàng hơn đàm phán với Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết Ngài đã nói với ông Bộ trưởng Tài chính Uy-li-am Xi-mon câu chuyện liên quan.

Brê-giơ-nhép: Đó là một lần đối thoại thành công, tôi thích ông ta.

Kít sinh-gơ: Đúng vậy, ông ấy là con người khá, nhưng Ngài nói với ông ấy rằng tôi chẳng bao giờ nhượng bộ cả.

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, khi vừa bắt đầu cuộc trao đổi giữa chúng ta, điều Ngài nói đã không đúng sự thật rồi?. Quả thật tôi đã nói cho Bộ trưởng Si-mon và ông Ken-đan biết về sự đánh giá của tôi đối với Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết, đó là chuyện rất hữu nghị mà.

Brê-giơ-nhép: Điều tôi nói là việc có căn cứ thật sự.

Kít-sinh-gơ: Tôi rất coi trọng điều đó.

Brê-giơ-nhép: Đó chẳng có gì là bí cả mật. Những điều tôi nói là tôi hy vọng khiến Tổng thống của các Ngài lưu ý. Tôi tin là Bộ trưởng Si-mon và ông Ken-đan sẽ nhắc nhở Tổng thống.

Kit-sinh-gơ: Quan điểm của Ngài đã được báo cáo với Tổng thống rồi, tôi hết sức coi trọng việc đó.

Brê-giơ-nhép: Điều ấy làm tôi rất vui.

Kít-sinh-gơ: Tôi bị nói sau lưng rồi.

Brê-giơ-nhép: ông biết đấy, đây không phải là làm đầu câu chuyện và đã suy tính kỹ hoặc đã chủ định nói ra đâu. Nó được nhắc đến một cách rất tự nhiên thôi?

Kít-sinh-gơ: Tôi hết sức coi trọng, còn họ thì cũng đã báo cáo cho Tổng thống lại cuộc nói chuyện của Ngài. Nhìn chung lại các vấn đề song phương và các vấn đề quốc tế.

Brê-giơ-nhép: Cuộc hội đàm chúng ta tiến hành hôm nay là cuộc hội đàm thứ 8. Tôi xin được phép bày tỏ và hài lòng về sự kiện này. Cho phép tôi nói lại từ đầu: Cũng như những cuộc hội đàm khác giữa chúng ta, chúng ta có một nhiệm vụ rất trọng đại, đó chính là, tạo ra những tiến triển lớn hơn về sự nhất trí trong mọi vấn đề, của tất cả các lĩnh vực trong quan hệ hai nước chúng ta.

Khi tôi được uỷ nhiệm đến cùng với Ngài xử lý các cuộc đàm phán phức tạp và đầy khó khăn này, tôi đã cảm nhận sâu sắc sự tín nhiệm của Uỷ ban Trung ương và Chính phủ đối với tôi. Cuộc trao đổi của chúng ta rất giúp ích cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước. Tôi tin rằng, Ngài sẽ chú trọng ý đồ cố gắng của tôi theo hướng này.

Tuy nhiên, đàm phán chung quy vẫn là đàm phán. Hai bên đều bình đẳng tự do, cũng giống như trước đây, trình bày quan điểm của bản thân mình, nhưng điều quan trọng là kết quả đàm phán. Có thể có biện luận và tranh cãi trong quá trình trao đổi giữa chúng ta. Nói chung tại cuộc đàm phán của chúng ta kể từ năm 1972 đến nay đã thật sự phát huy tác dụng. Tôi xin nói vắn tắt là, về tổng thể, trong vài năm qua, quan hệ giữa hai nước chúng ta đã được xây dựng trên cơ sở hiệp thương để đi đến nhất trí.

Kể từ cuộc đàm phán lần trước của chúng ta đến nay, ở Mỹ và quả thực là trên thế giới đã xảy ra nhiều sự kiện trọng đại. Tôi muốn nói vài câu trước về tình hình đó, sau đó chúng ta sẽ bàn một số chủ đề tương đối đơn giản, như đầu đạn hạt nhân, tên lửa và vấn đề song phương khác.

Kít-sinh-gơ: Tổng Bí thư đã cho tôi biết không ít sự việc về đầu đạn trong cuộc hội đàm tháng 3 giữa chúng ta.

Brê-giơ-nhép: Ngài biết đấy, tôi nghĩ tôi cần phải cho Ngài biết một số sự việc có liên quan đến những vấn đề đề hiện nay Ngài còn chưa biết. Trên thực tế, về một phần của những sự việc này, chính là tôi đã học được từ chuyên gia của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi rất vui khi họ có thể cho người khác biết những sự việc đó.

Brê-giơ-nhép: Đối với họ, tôi chỉ có cảm kích. Nhưng thôi, điều trước hết tôi muốn nói là kể từ cuộc hội đàm lần thứ nhất của chúng ta đến nay, tôi tin rằng về phía Mỹ không có lý do gì phê phán chúng tôi thiếu lòng tin trong việc thực hiện nghĩa vụ. Không những tôi liên hệ nó với Hiệp định giữa chúng ta, mà còn liên hệ nó với những đường lối chung của chính sách của chúng tôi, liên hệ nó với những lời phát ngôn chính thức của tôi và của các cộng sự của tôi. Chúng tôi không hề có bất cứ lời phát biểu nào can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ. Cho dù đã xảy ra một số sự kiện rất phức tạp, chúng tôi cũng không hề lợi dụng những sự kiện ấy.

Kít-sinh-gơ: Tôi hy vọng tôi có thể nói phía tôi cũng vậy

Brê-giơ-nhép: Do vấn đề thời gian, tôi không định nói tiếp về việc ấy nữa. Nhưng nếu Ngài có lòng kiên nhẫn thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục trao đổi kỹ hơn việc này.

Tôi hy vọng trong những lời phát ngôn chính thức công khai của chúng ta, chúng ta có thể nhấn mạnh điều này. Tôi đã có khá nhiều dịp nhấn mạnh với Đảng của chúng tôi và với Chính phủ của chúng tôi về việc đi theo đường lối tìm tòi sự phát triển trong tất cả các lĩnh vực với Mỹ. Mặc dù trong việc này không thể đề cập đến những vấn đề về mặt ý thức hệ v. v...

Nhưng trong vấn đề này, chúng tôi vẫn cứ nhắc đến và viện dẫn những lời bàn luận của Lê-nin về quan hệ Mỹ-Xô. Đối với Cộng hoà dân chủ Đức ở Ata Ki-si-nhiếp và trong những tuyên bố khác nữa, tôi đều nhấn mạnh nguyên tắc này. Tôi còn nhấn mạnh điều này cả trong Hội nghị Thương mại và kinh tế Mỹ-Xô. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng nên một kiểu quan hệ phát triển ổn định.

Ngài có thể tìm hiểu điều này trong lời phát ngôn công khai của chúng tôi và trong giới báo chí mặc dù giới báo chí còn chưa phê phán mặt nào đó trong chính sách các Ngài. Dĩ nhiên, phía chúng tôi cũng có lời phê bình, nhưng không phải về vấn đề trong nước, mà là chính sách của quốc tế của các Ngài.

Mỗi lần gặp Ngài, tôi đều ý thức được rằng, cuộc gặp mặt của chúng ta là cuộc gặp mặt giữa tôi và đại diện chính thức của Chính phủ Mỹ, dù Ngài đứng trên lập trường trước đây hay hiện nay. Tôi coi cuộc gặp giữa chúng ta là cuộc gặp giữa hai quốc gia.

Quy chế TỐI HUỆ QUỐC

Brê-giơ-nhép: Ngài tiến sĩ Kít-sinh-gơ, bây giờ tôi muốn chuyển sang đề tài nào đó thu hút sự chú ý của chúng ta.

Hiện thời tôi không biết có lý do gì để khiến nước Mỹ không thực hiện nghĩa vụ và lập trường nhất quán của mình. Tôi không hiểu Ngài giải thích việc này ra sao, nhưng tôi muốn nói, chúng tôi rất quan tâm việc này, đồng thời còn cử người điều tra việc này. Trong khi chúng tôi tuân thủ đường lối phát triển quan hệ, thì hành động của Mỹ lại không tuân thủ.

Trước tiên tôi muốn nói đến việc thứ nhất, một sự thật mà trên đó hai bên xây dựng thoả thuận. Xuất phát từ khát vọng đôi bên phải phát triển quan hệ trong tất cả mọi lĩnh vực giữa hai nước và xuất phát từ nguyên tắc hai bên bình đẳng, chúng ta đã đi đến nhất trí về Quy chế tối huệ quốc, và để đáp lại, chúng tôi đã đồng ý trả khoản nợ trao đổi thuê mượn một cách bình đẳng.

Cách đây hai năm rưỡi trở về trước, mỗi một việc chúng ta bàn cũng đều đi đến nhất trí và đều rất rõ ràng. Nhưng chúng tôi không thấy có bất kỳ sự thực hiện nào đối với cam kết. Mấy hôm trước, tôi nghe nói Mỹ sẽ đi đến thỏa thuận về Quy chế tối huệ quốc với một vài nước, trong đó có Trung Quốc. Còn đối với Liên Xô, chế độ tối huệ quốc chỉ được xem là một biện pháp ưu đãi đặc biệt, và chỉ được duy trì trong có 18 tháng.

Tôi nói thẳng rằng: Chúng tôi không thể chấp nhận món "quà" này (tay đập mạnh lên bàn). Chúng tôi coi đó là một hành vi đối xử khác biệt không thể chấp nhận được. Tôi hy vọng vấn đề này sẽ có thể được trọng thị.
TRUNG ĐÔNG

Brê-giơ-nhép: Đó là vấn đề thứ nhất. Bây giờ tôi mong có thể đề cập đến một vấn đề khác. Có lẽ Ngài còn nhớ...

Kít-sinh-gơ: (Khi Vich-to cốt-lép Xu-khốt-lép đã bắt đầu phiên dịch). Tôi đã được giải thích rồi, không cần phải nghe nữa.

Brê-giơ-nhép: Sô-ne-phe-tơ, chớ đánh lạc sự chú ý của Ngài ấy, ông hãy để cho Ngài tiến sĩ Kít-sinh-gơ nhớ lại cuộc nói chuyện của chúng ta tại San Cle-men-tê, về vấn đề Trung Đông, không phải về chi tiết, mà về nội dung chính. Lúc đó, có lẽ sự cố chấp của tôi là không sáng suốt, với tư cách một vị khách, nhưng tôi cảm thấy tôi không thể không nhấn mạnh tính chất nguy hiểm của tình hình lúc đó. Tôi nói, nếu không thật sự giải quyết vấn đề này, Trung Đông sẽ không thể có hòa bình. Bây giờ, với tư cách một người làm chính trị, tôi cho rằng, nếu tôi có được sự tán thành của phía các Ngài đối với tôi, tôi sẽ rất mừng. Nhưng điều ấy vẫn không làm đơn giản hóa việc giải quyết vấn đề trung Đông.

Chúng tôi cảm thấy thông qua sự phát triển thể chế của Liên Hợp Quốc, chúng ta đã đi đến nhất trí trên một biện pháp, đó là thông qua việc tôn trọng quyền lực chính đáng của tất cả quốc gia trong khu vực này, bao gồm cả quyền lực của It-xra-en để giải quyết vấn đề Trung Đông.

Nhưng tình hình đã thay đổi, Ngài bắt đầu đi theo hành trình của Ngài. Ngài lợi dụng những quốc gia này để chia rẽ họ. Tôi tin rằng hiện nay Ngài đã biết những cố gắng của ông không mang lại hiệu quả gì. Các Ngài đã phá hoại sự lý giải về khu vực này với một hẹn ước.

TIÊU THỤ NGŨ CỐC

Brê-giơ-nhép: Bây giờ chúng ta nói tiếp việc thứ ba, một việc chưa hề thấy trong lịch sử, đó là việc chúng tôi mua ngũ cốc của Mỹ. Khi Tổng thống của các Ngài tuyên bố rằng ông ta huỷ bỏ những hợp đồng này thì chúng ta đã ký hợp đồng xong xuôi rồi. Điều này thật khó tưởng tượng, đặc biệt là trong tình hình hai bên đều muốn cải thiện quan hệ. Còn chúng tôi thì cũng đã có câu trả lời rõ ràng. Xuất phát từ lòng mong mỏi này, chúng tôi không muốn làm cho tình hình thêm phức tạp đối với Tổng thống, mà muốn giúp đỡ ông ấy.
VIỆC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi cố gắng giúp đỡ những thương gia Mỹ ở Liên Xô. Chúng tôi cho phép họ tiến hành phỏng vấn theo ý muốn của họ, làm quen với những người họ muốn kết bạn. Chúng tôi còn tích cực xúc tiến ký kết các hợp đồng. Chúng tôi đã làm rất nhiều. Chúng tôi có vốn buôn bán vài tỷ đô la Mỹ.

Nhưng sau đó chúng tôi chú ý thấy rằng các đại diện thương vụ của chúng tôi tại Mỹ, những người xưa nay được đối xử chân thành thì bây giờ lại không được phép tham quan những nhà máy không hề liên quan gì đến nhiệm vụ sản xuất quân sự. Tất cả những việc này không phải là giúp đỡ, khiến chúng tôi phải thay đổi về cách nhìn chính sách của Mỹ đối với Liên Xô.
DÂN DI CƯ LIÊN XÔ / NGƯỜI DO THÁI CỦA LIÊN XÔ

Brê-giơ-nhép: Còn một vấn đề khác. Không phải chỉ mình tôi theo dõi tiến trình quan hệ Mỹ Xô. Đảng của chúng tôi và nhân dân của chúng tôi cũng chú ý đến những sự việc này.

(Brê-giơ-nhép đeo kính lên và bắt đầu đọc văn kiện)

Chỗ chúng tôi có thư của Ngài và thượng nghị sĩ Giắc-xơn. Những lá thư này đã sử dụng ngôn từ ngoại giao khôn khéo, nhưng nhắc đến việc Liên Xô, đã đồng ý về vấn đề dân di cư người Do Thái mang quốc tịch Liên Xô trong đó có số liệu lên tới 60000 người. Ông biết đấy Liên Xô không cần thiết phải đưa ra con số. Chúng tôi đã từng nói, chúng tôi không dựng lên thành trì, mà chúng tôi cũng không kể có thành trì.

(Xem xong văn kiện, Brê-giơ-nhép đưa cho Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ từ trên mặt bàn).

Trên đó có những số liệu thống kê chính thức lấy từ Bộ trưởng Nội vụ của chúng tôi. Đó là con số của tháng 10 năm nay. Dù tôi có cho phép tất cả những người muốn di cư tôi xem ra cũng chỉ có 14000 người là muốn đi. Trong văn kiện này còn nói có 1815 trường hợp xin phép nhưng chưa có quyết định. Dù tôi có thêm con số này vào đi nữa cũng chỉ có 15000 người, còn Giắc-xơn lại nói có 60000 người. Tôi kiếm đâu ra những đơn xin phép đó? Tôi sẽ cho ông một bản sao con số mới nhất về dân di cư.

Tầm quan trọng của cái kiểu làm này ở chỗ Giắc-xơn đã giành được một thắng lợi trọng đại đối với Nhà Trắng, ông ấy đã dành được đặc quyền từ phía Liên Xô một cách thành công. Bây giờ tôi muốn tạm trở lại vấn đề Quy chế tối huệ quốc

Kít-sinh-gơ: (Xu-khốt-lép bắt đầu phiên dịch) Điều làm tôi phiền lòng là những gì Tổng Bí thư nói đều là sự thật.

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, sau tám lần hội đàm chắc chắn là Ngài phải rất hiểu tôi. Xưa nay tôi không hề xa rời thực tế. Những gì tôi nói đều có căn cứ sự thật. Còn những việc Mỹ làm không phải tất cả đều nhằm phát triển quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Tôi cũng thật sự nhìn thấy những khó khăn của Mỹ trong việc giừ gìn lấy bản tính lương thiện thuần khiết của mình. Đây chính là nguyên nhân vì sao chúng tôi không chấp nhận những vấn đề thứ yếu. Tuy nhiên, quan hệ hai nước còn tồn tại một số vấn đề do những ảnh hưởng bản tính của họ. Đây chính là nguyên nhân mà một nước phải tiến hành đối thoại với một nước khác.

Trở lại vấn đề Tối huệ quốc, có một số tổ chức và cá nhân ở Mỹ rêu rao rằng chúng tôi coi Quy chế Tối huệ quốc như một đặc quyền nào đó để cầu xin, chúng tôi không thể không có nó. Tất nhiên, hai bên chúng ta đều chú ý đến sự tăng trưởng thương mại có lợi cho cả hai phía, trong số hợp đồng đã ký kết hàng vài tỷ thì có hàng trăm triệu đã có sự tăng trưởng. Nếu có một thương gia Mỹ đã ký hợp đồng mà không thu được lợi gì cho bản thân mình thì điều đó thật hết sức đáng ngờ.

Tôi còn muốn nói rằng, giữa chúng tôi với châu Âu, và Nhật Bản đều có mối liên hệ kinh tế liên quốc gia lâu dài. Giữa chúng tôi với họ có số hợp đồng lớn gấp 12 lần so với số hợp đồng với Mỹ. Đây là một việc cần xem xét kỹ. Riêng tôi thì tôi sẽ nhấn mạnh sự quan tâm của Mỹ và thương gia Mỹ trong quan hệ thương mại với Liên Xô.

Trở lại vấn đề Trung Đông, phương pháp mà Ngài lựa chọn chỉ có thể nằm trong tình hình hỗn loạn khi phân tích cuối cùng mà thôi. Phương pháp này khiến tình hình giữa các nước Trung Đông càng thêm phức tạp hơn so với tình hình trước cuộc chiến tranh tháng 10.

Trong một thời kỳ nào đó, những gì Ngài làm xem ra có vẻ không đến nỗi tồi tệ lắm. Thế nhưng bây giờ nếu Ngài thử phân tích lại lợi ích của các nước Ả-rập, Ngài không thể không khẳng định rằng nơi đó sẽ có một cuộc bùng nổ mới tồi tệ hơn hồi tháng 10.

Chúng tôi tin rằng chỉ có thông qua những hiểu biết và thông cảm mà chúng ta đạt được trước đây, thì mới khiến cho sức ảnh hưởng của chúng ta tác động được đến những người bất hợp tác, và do đó mang lại hòa bình.

Trong lịch sử trước đây, Việt Nam đã chứng minh điều này là đúng. Tình hình ở đó tuy còn rất hỗn loạn, nhưng đã không có chiến tranh. Tôi có thể cho Ngài xem những văn kiện chính thức đến từ Việt Nam, trong đó nói họ không hề muốn phá hoại Hiệp định Pa-ri. Nếu ta có thể làm như vậy ở Việt Nam, thì ta cũng có thể làm như vậy ở Trung Đông.

HỘI NGHỊ AN NINH HỢP TÁC CHÂU ÂU

Brê-giơ-nhép: Một vấn đề cuối cùng ảnh hưởng đến chúng ta là Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu. Nếu Ngài có ý kiến đề nghị gì về lập trường của chúng tôi, tôi tin rằng các Ngài cũng sẽ làm tới thôi. Trong lập trường của Liên Xô không có những nguy hiểm tiềm tàng gì, mà cũng không có lợi ích đơn phương nào. Hội nghị cần phải thỏa mãn được lợi ích của tất cả các nước thành viên. Nhưng Mỹ đã làm như thế nào?

Tôi không muốn phê phán Tổng thống của các Ngài, nhưng trên thực tế, chúng tôi không cảm thấy Mỹ và Liên Xô tỏ ra mạnh mẽ như nhau trong Hội nghị Giơ-ne-vơ và đưa Hội nghị đi đến thành công. Tôi tin rằng, thoả ước sẽ được ký kết rất sớm nếu Mỹ và Tổng thống muốn. Hiện nay chúng ta lại có sự đẩy lùi mới. Sau đây người ta sẽ lại bảo trời rét quá, sau đó lại nói trời nóng quá.

Việc ký kết không ngừng bị kéo lùi, chúng tôi cảm thấy Mỹ quá bị động. Mỹ đã từng biểu thị phải có hành động. Nhưng ra đến Hội nghị thì lại giữ nín lặng. Pháp có lập trường của họ, Liên bang Đức có lập trường của họ, chúng tôi cho rằng Mỹ cũng nên có lập trường kiên định. Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác muốn đẩy lùi việc ký kết, nhưng sau khi lãnh thổ U-ran của chúng tôi được đề cập đến, thì An ninh châu Âu đã không còn là chính yếu nữa.

Xin lượng thứ cho tôi khi tôi gác lại những vấn đề đơn giản như vấn đề hạt nhân, để trao đổi những vấn đề này, nhưng những gì tôi nêu ra ở đây có mối quan hệ trọng đại tới lòng tin giữa hai nước. Vấn đề còn chưa bị phủ định hoàn toàn. Chúng tôi rất trọng thị một số tuyên bố của các Ngài. Thật ra chúng tôi đều cực kỳ trọng thị những tuyên bố của các Ngài đối với Quốc hội Mỹ và các phóng viên.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi cần xin Ngài thông cảm về những vấn đề đã nêu ra. Tôi đã đi lạc đề rồi, tôi quên nhờ Ngài thay mặt chúng tôi gửi lời chào rất kính trọng đến Tổng thống, và cảm ơn ông ấy đã bày tỏ nguyện vọng tiếp tục phát triển quan hệ hai nước chúng ta, trong công hàm gửi cho tôi vào những ngày đầu. Tôi đã nhờ Bộ trưởng Ngoại giao Grô-mư-cô mang theo phúc đáp khi ông ấy sang thăm Mỹ, xin đặt những tuyên bố ấy vào vị trí hàng đầu trong nội dung hội đàm của chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Tôi nghĩ rằng Ngài Tổng Bí thư muốn nói là sau những lời trình bày sơ bộ, Ngài ấy sẽ đi sâu vào vấn đề thực chất.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta có thể bàn tiếp vấn đề này sau bữa ăn trưa.

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Tổng Bí thư, trước tiên...

Brê-giơ-nhép: Thưa tiến sĩ Kít-sinh-gơ, thực ra thì cũng còn một số sự kiện quan trọng nữa. Mỗi một tháng đều xảy ra một số sự kiện mới mà chúng ta không thể làm lơ được. Còn tôi coi những sự kiện kinh doanh nhà máy xảy ra ở Mỹ là những sự kiện bình thường. Dù chúng ta muốn hay không muốn, tất cả mọi sự kiện đều ảnh hưởng đến quan hệ giữa chúng ta. Những vấn đề đó tuỳ thuộc vào lập trường mà hai bên kiên trì.

Tôi nghĩ có lẽ không cần thiết phải miêu tả lại những sự kiện như thế đã xảy ra ở quý quốc, những sự việc ấy là rất bình thường. Chúng tôi đang chuẩn bị công bố những con số cuối cùng của kế hoạch 5, năm lần thứ 5 năm 1975. Chúng tôi đã bàn bạc về kế hoạch này và đã triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng về vấn đề đó và, tôi đã phát biểu ở Hội nghị. Có thể cũng còn một số vấn đề trên một số lĩnh vực nào đó.

Mỗi người đều muốn được chia tiền càng nhiều càng tốt. Một số người đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Dĩ nhiên, không phải vì thế mà chúng tôi trừng phạt họ. Khi kết thúc kế hoạch 5 năm, chúng tôi sẽ triệu tập Đại hội đại biểu của Đảng vào cuối năm 1975 hoặc 1976, chúng tôi còn chưa quyết định. Trong Đại hội của chúng tôi chúng tôi không những phải nhìn lại chính sách ngoại giao, mà còn nhìn lại công việc trong nước nữa.

Nói tóm lại, nếu tôi miêu tả chân thật xu thế cơ bản, Đại sứ Stê-sen có thể làm chứng cho tôi: đường biểu đồ này sẽ đi lên. Chúng tôi còn cần một đường lên dốc nhiều hơn nữa, nhưng xu thế của đường biên đó chỉ đi lên khi không xảy ra vấn đề. Mà do sự phát triển của chúng tôi về mặt kinh tế, chúng tôi cần mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại giữa chúng tôi với một số quốc gia.

Đến ngày 15 tháng 10, tôi được sự tín nhiệm lớn lao của Đảng chúng tôi, và trở thành Tổng Bí thư của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản đã được 10 năm. Tôi đã nhận được hàng vạn lá thư chúc mừng, nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh không phải là chuyện đó. Mà là trong 10 năm này, 10 năm hơn một chút, một số mặt hàng chính của chúng tôi, như bánh mì, bơ, gạo và một số hàng hóa khác giá bán lẻ đều không tăng. Tiền thuế cũng không tăng một Cô-pếch nào, đó là niềm tự hào của chúng tôi. Những điều tôi nói như vậy không phải là muốn dùng tình hình ấy để làm một số so sánh...

Kít-sinh-gơ: Cũng trong thời kỳ ấy, lương của tôi không tăng một xu.

Brê-giơ-nhép: Vậy thì quá tồi tệ rồi? Sao họ lại có thể bóc lột ông đến như vậy. Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi cũng không thể không oán trách là, trong 10 năm ấy, tiền lương của tôi cũng chẳng tăng một Cô-pếch nào. Họ đều là kẻ bóc lột tuốt.

Kít-sinh-gơ: Đó là Đô-brư-nin hay Grô-mư-cô?

Brê-giơ-nhép: Đô-brư-nin thì khá đấy.

Kít-sinh-gơ: Grô-mư-cô cứ ru rú trong ngôi nhà nhỏ của ông ta ở thôn quê.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta phải hạ mức lương của Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô.

Grô-mư-cô: Quan điểm của tiến sĩ Kít-sinh-gơ đã bị hiểu nhầm rồi.

TRẢ LỜI CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO KÍT-SINH-GƠ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NÊU RA.

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Tổng Bí thư, tôi xin cảm ơn sự trình bày thẳng thắn của Ngài. Khi đến sân bay ngày hôm qua, tôi nói tôi đến đây là để gặp bạn bè. Trong bảy tám lần tôi sang đây, giữa chúng ta đã xây dựng được mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, điều đó khiến chúng ta có thể trao đổi thẳng thắn hơn. Một lần nữa tôi xin chúc mừng Ngài Tổng Bí thư nhân dịp 10 năm kỷ niệm ngày 15 tháng 10.

Brê-giơ-nhép: Cảm ơn Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi tin rằng Ngài Tổng Bí thư sẽ được lưu truyền sử xanh như một con người đã có những đóng góp to lớn cho nhân dân mình và hòa bình thế giới. Tôi muốn nói, là nếu chúng ta suy nghĩ kỹ, chúng ta sẽ biểu được những đóng góp của Ngài Tổng Bí thư cho hoà bình và cho sự phát triển quan hệ Mỹ Xô.

Brê-giơ-nhép: Cho tôi ngắt lời một chút, về mặt này xin ông khỏi phải nghi ngờ. Tôi còn có một nhiệm kỳ dài hơn, ít ra 20 năm, mà tôi vẫn sẽ luôn luôn rất kiên định đấy

Kít-sinh-gơ: Tôi muốn nói là, khi chúng ta gặp nhau vào năm thứ 20 ngày kỷ niệm của Ngài, thì nhất định Ngài Tổng Bí thư sẽ còn giành được những thành tựu to lớn hơn nữa.

Brê-giơ-nhép: Tôi đồng ý. Khi ấy chúng ta không những uống trà mà, còn phải uống cô nhắc loại hảo hạng nữa kia

Kít-sinh-gơ: Tổng thống Pho nhờ tôi chuyển lời thăm hỏi nồng nhiệt của Tổng thống tới Ngài.

Brê-giơ-nhép: Cảm ơn.

Kít-sinh-gơ: ông ấy sẽ kiên định giữ vững chính sách duy trì lâu dài của mình. Ông ấy mong chờ được gặp Ngài ở Vla-đi-vô-stốc.

Brê-giơ-nhép: Tôi cũng mong chờ như vậy.

Kít sinh-gơ: Tôi nghĩ rằng Đại sứ của Ngài đã trình để Ngài biết về những phán đoán của bản thân ông ấy. Nhưng về mặt cá nhân, tôi tin rằng sẽ xây dựng được mối quan hệ cá nhân tích cực.

Tôi tin rằng, khi Ngài sang thăm Mỹ vào mùa hè sang năm, thưa Ngài Tổng Bí thư, lúc ấy, nhiều vấn đề Ngài nêu ra đều đã được giải quyết về thực chất rồi. Dù sao đi nữa, nguyên tắc hàng đầu trong chính sách ngoại giao của chính quyền Pho là chúng tôi mong xây dựng được mối quan hệ không thay đổi giữa hai nước Mỹ-Xô. Và rồi sau này có lúc nào chúng ta lâm vào cảnh khó khăn, hoặc ngẫu nhiên không nhất trí với nhau, thì chúng ta sẽ cần ôn lại những thành tựu trọng đại đã được tạo nên từ năm 1972.

Bây giờ, trước khi trở lại chi tiết câu chuyện của Ngài, tôi muốn cảm ơn Ngài sẽ tiếp kiến tôi trong khi còn đang có một khách nước ngoài đến thăm. Tôi biết việc này đã thêm rắc rối cho chương trình hàng ngày của Ngài. Chúng tôi hết sức cảm ơn sự thân thiện này.

Về phần trình bày của Ngài, thưa Ngài Tổng Bí thư, xin cho phép tôi định sắp xếp câu trả lời của tôi thành hai nhóm, một nhóm vấn đề hoặc ít hoặc nhiều nảy sinh từ tình hình trong nước Mỹ, một nhóm khác hoặc ít hoặc nhiều đã phản ánh tình hình quốc tế.

Trong các vấn đề thuộc nhóm thứ nhất, tôi đã sắp xếp các vấn đề Quy chế Tối huệ quốc, ngũ cốc, tham quan nhà máy và thượng nghị sĩ Giắc-xơn. Nếu Ngài có thể biến thượng nghị sĩ Giắc-xơn thành một vấn đề ngoại giao, tôi sẽ rất mừng. (cười to). Chúng tôi sẽ sắp xếp việc di dân của ông ấy một cách vô điều kiện, coi như một sự nhượng bộ đơn phương đối với bất kỳ một nước nào. Nếu ông ta đến đây, Ngài có thể coi ông ta như cặn bã an ninh quốc gia mà không cần do dự gì.

Tôi không hề nghi ngờ, thưa Ngài Tổng Bí thư, rằng Đại sứ của Ngài đã miêu tả rất đầy đủ với Ngài về tình hình trong nước Mỹ, thế nhưng, lẽ dĩ nhiên, rất rõ ràng rằng, tình hình trong nước Mỹ không phải là cơ sở cho chính sách ngoại giao của Liên Xô. Trên thực tế, Liên Xô cũng đã cho thấy mình có hạn chế đặc biệt trong việc bình luận về tình hình trong nước Mỹ. Tôi muốn nói vài lời để Ngài Tổng Bí thư có thể biết được tình hình áp dụng những hành động nói trên.

Đầu tiên, như Ngài đã biết, tôi là một người cộng sự thân thiết của Tổng thống Ních-xơn. Tôi tin, như tôi đã nói trong tuyên bố công khai, lịch sử sẽ đối xử với ông ta nhân từ hơn so với những người cùng tuổi đối xử với ông ta. Điều này quả đúng như vậy, không hiểu nguyên nhân tại sao, trong giai đoạn cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống của ông ấy lại xuất hiện nhiều trạng thái căng thẳng đến thế.

Hiện nay trong Quốc hội, một phần rất lớn của nguyên nhân đã trở nên rõ ràng hơn. Theo truyền thống, Quốc hội thường chịu sự khống chế của uy tín cá nhân Tổng thống. Nhưng đến năm cuối cùng thì xu thế này đã biến mất, vì vậy, tình hình trở nên gian nan hơn. Trong một tháng cuối cùng, Quốc hội đã làm được rất nhiều việc mà vốn người ta không thể làm được trong nhiệm kỳ bình thường của một Tổng thống.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi cũng chú ý thấy thế.

Kít-sinh-gơ: Tôi nói những điều kể trên không phải để nhằm thay thế sự thật, mà là nhằm giúp thêm cho sự hiểu biết của các Ngài. Sau khi tân Tổng thống lên, ông ta đã bị đuổi kịp rất nhanh trong cuộc cạnh tranh bầu cử Quốc hội mới. Thế nhưng tôi nghĩ, như Ngài đã tận mắt nhìn thấy quan hệ cá nhân giữa tôi và tân Tổng thống chí ít cũng thân mật như với người tiền nhiệm của ông ấy. Ngài có thể dựa vào quan sát của bản thân. Khi kết thúc bầu cử, lúc Quốc hội đưa ra quyết định cuối cùng về việc ai lo việc ngoại giao, thái độ của chúng tôi đều rất kiên quyết.

Brê-giơ-nhép: Có phải mùa thu năm nay không?

Kít-sinh-gơ: Nó sẽ bắt đầu sau Hội nghị Vla-đi-vô-tốc vào tháng 1 năm 1975. Đấu tranh với Quốc hội trước chẳng có ý nghĩa gì. Quốc hội trước sẽ họp trở lại từ hai đến ba tuần vào ngày 18 tháng 11. Chúng tôi phải giành được dự luật thương mại từ nơi họ. Nhưng vấn đề cơ bản còn phải đến tháng 1 mới bàn bạc được.

Trong nội tâm, Ngài đánh giá tình hình và cho rằng trước bầu cử Tổng thống chẳng qua chỉ là quyền Tổng thống. Nhưng ngày hôm qua ông ấy đã tiến hành một loạt diễn thuyết càng kịch liệt hơn nhằm vào quan hệ của chúng ta. Hiểu được sự bắt đầu của tình hình vào đầu tháng 1 kiến chúng ta trở lại với tình trạng năm 1972, chứ không phải tình hình từ năm 1973 đến 1974 như Ngài hiểu.

Đó chính là nguyên nhân vì sao Hội nghị Vla-đi-vô-tốc của Ngài lại rất quan trọng.

Bây giờ, tôi lại xin nói về vấn đề trong nước mà Ngài đã nêu ra, thứ tự lần lượt đi lên theo tầm quan trọng của chúng. Ví dụ, việc nhân viên Liên Xô tham quan nhà máy. Tôi cho rằng, một đạo luật thì không thể do vấn đề ý thức hệ mà ảnh hưởng đến hành vi của các quan chức được. Khi Ngài nói đến những điều kể trên tôi thấy rất phẫn nộ về hành vi của các bạn tôi.

Nhưng dù là tôi hay là họ đều chưa hề nghe những sự việc đó. Chúng ta không thể lại biên soạn một đạo luật nhà nước mới, cho nên tôi đề nghị Ngài Tổng Bí thư, thà đi đến thông cảm sau còn hơn là mất thời gian vào việc này. Dù là chuyến thăm của Tổng Bí thư hay là của Chính phủ Liên Xô chúng tôi đều cho là rất quan trọng. Trừ phi là vấn đề tham quan đầu đạn tên lửa của chúng tôi, còn ngoài ra thì chúng tôi nhất định tán thành hết.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên chúng tôi không để ý đến việc tham quan đầu đạn. Bất kỳ việc xem xét để cho phép này đều phải xuất phát từ Bộ Chính trị, nhưng Bộ Chính trị không bao giờ đồng ý cho phép như vậy cả. Như Bộ trưởng Ngoại giao của chúng tôi nói, xem đầu đạn không phải không có nguy hiểm.

Kít-sinh-gơ: Đúng thế. Nhưng mặc dù vậy, nếu có những chuyến thăm mà ông Đại sứ cho là quan trọng, thì các Ngài cứ yên tâm, nó nhất định sẽ được sắp xếp. Còn nếu nó bị từ chối ở một ngành cấp dưới, thì đó sẽ không phải là kết quả cuối cùng. Đúng rồi, còn một việc nữa tôi muốn nêu là: Đoàn đại biểu nông nghiệp của chúng tôi oán trách rằng trong chuyến sang thăm gần đây nhất của họ, họ chẳng được xem cái gì cả, và đó không phải là vấn đề đơn phương.

Brê-giơ-nhép: Tôi không hề biết việc này.

Kít-sinh-gơ: Chi bằng chúng ta có thể thế này, chỉ cần một bên cho là sự việc hệ trọng, thì chúng ta thông qua Đại sứ sẽ báo cho đối tác bên kia biết.

Brê-giơ-nhép: Tôi đồng ý.

Kít-sinh-gơ: Tôi cam đoan với Ngài rằng chính sách của chúng tôi sẽ không thay đổi về việc mua ngũ cốc, tôi nghĩ rằng Bộ trưởng Xi-mon đã giải thích việc này rồi. Chúng ta đứng trước một tình hình là, nếu chúng ta đồng ý ký kết hợp đồng, vật giá sẽ tăng vọt lên, nhân dân của chúng tôi sẽ phê phán chúng tôi. Điều này chẳng khác gì để cho Quốc hội đi lừa gạt ngành kiểm tra xuất khẩu vì có chủ trương không bán ngũ cốc cho Liên Xô.

Brê-giơ-nhép: Tôi không cho rằng chúng ta phải lãng phí thời gian trong vấn đề này, nhưng sự thực là, qua thông tin của giới báo chí chúng tôi được biết Mỹ đã bán cho Trung Quốc 10 triệu tấn, và các ông còn bán cho những nước khác nữa. Vì sao bán cho những nước đó thì không có vấn đề, mà chỉ không bán cho Liên Xô? Khâu then chốt của vấn đề ở chỗ đặc trưng của hành vi này là chưa từng có trong lịch sử. Đối với một số nước, các ông bán ngũ cốc, còn đối với Liên Xô, các ông lại phân biệt đối xử.

Kít-sinh-gơ: Về vấn đề ngũ cốc, tôi không muốn tranh luận gì. Vai trò tôi muốn phát huy là giúp chúng ta hiểu được động cơ của nó.

Brê-giơ-nhép: Ngài nhắc chúng tôi giữ một thái độ bình tĩnh. Chúng tôi đã có một câu trả lời bình tĩnh không nóng nảy chút nào.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi rất cảm kích về việc này. Mà Ngài Tổng Bí thư cũng sẽ qua ông Đại sứ để biết được một thời tuyên bố công khai của tôi phát biểu, trong đó bày tỏ, việc này sai tại Mỹ, chứ không tại Liên Xô.

(Kít-sinh-gơ đề nghị hai bên cùng nhau thảo luận tình hình nhu cầu của Liên Xô về ngũ cốc, để nếu có đơn đặt hàng đột xuất sẽ không ảnh hưởng đến vật giá. Brê-giơ-nhép giải thích, Liên Xô không thể cung cấp số liệu này, vì họ còn chưa quyết định dự toán nông nghiệp của kế hoạch 5 năm; mà con số về thu hoạch ngũ cốc năm đó cũng chưa đầy đủ. Kít-sinh-gơ đề nghị sẽ bàn tiếp tại Hội nghị Vla-đi-vô-stốc nhằm xác định phương pháp xử lý cuối cùng).

Brê-giơ-nhép: Điều bây giờ tôi muốn nói không liên quan gì đến vấn đề trên, nhưng tôi sực nhớ hình như nghe nói Mỹ bán cho I-ran vài triệu tấn ngũ cốc.

Kít-sinh-gơ: Tôi xin nói để Ngài biết là, đơn đặt hàng 4 triệu tấn này đến cùng lúc với đơn của các Ngài. Chúng tôi đã từ chối cả của họ và của các Ngài.

Brê-giơ-nhép: Tôi chỉ muốn nói về bối cảnh của sự việc này, khi đơn đặt hàng của Liên Xô bị từ chối, các ông vẫn bán cho I-ran và Trung Quốc.

Kít-sinh-gơ: Không, không. Chúng tôi từ chối đơn đặt hàng của tất cả các nước. Chúng tôi cắt giảm đơn đặt hàng của I-ran xuống còn 3,2 triệu tấn, còn các Ngài vẫn được 2,2 triệu tấn.

Brê-giơ-nhép: Nhưng đó là một nước nhỏ.

Kít-sinh-gơ: Song đấy nó là nước Đồng minh của chúng tôi.

QUY CHẾ TỐI HUỆ QUỐC

Kít-sinh-gơ: Thái độ của chúng tôi về hoà giải đã được tôi bày tỏ trong tuyên bố ở Quốc hội. Thứ nữa, quả đúng như vậy một trong những khó khăn ở Quốc hội là, những người phản đối quan hệ Mỹ Xô đã tổ chức những hành động chống đối rất kịch liệt.

Về vấn đề Quy chế tối huệ quốc, năm 1972, trong căn phòng này, hoặc trong một căn phòng tương tự, chúng ta đã đi đến nhất trí về Quy chế Tối huệ quốc và về vấn đề trao đổi thuê nhượng bình đẳng. Tôi chưa hề nghe về đạo luật sủa đổi Giắc-xơn, ngay cả đến lúc này.

Tôi chưa hề đề cập đến người di cư Do thái. Tôi đã tuyên bố công khai nhiều lần, chúng tôi có nghĩa vụ đạo đức trong những vấn đề quyết định độc lập với những sự việc khác này. Còn mọi việc làm của Giắc-xơn nhằm vào Liên Xô thực ra là đều nhằm chĩa mũi nhọn vào tôi, ông ta không những rêu rao đã đánh bại cả Liên Xô, còn rêu rao đã đánh bại tôi.

Sự việc xảy ra thứ sáu tuần trước là mưu kế xảo quyệt của Giắc-xơn. Khi ông ta đứng lên bục báo chí Nhà Trắng, chúng tôi không hiểu ông ta muốn làm gì. Điều này cũng khiến chúng tôi bị khó xử, nhưng tôi có thể cam đoan, chúng tôi sẽ không bị lừa một lần nữa.

Trong vấn đề này, về mặt tôn chỉ những điều các quan chức Liên Xô nói không có gì khác so với những điều Ngài nói hôm nay. Ngài nói, Ngài và ông Bộ trưởng Ngoại giao đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, nhưng bất luận là trong vấn đề xin phép hay cấp thị thực đều sẽ không có trở ngại gì.

Brê-giơ-nhép: Ngoại trừ vấn đề an ninh quốc gia.

Kít-sinh-gơ: Hoàn toàn đúng. Ngài kiên trì từ chối cung cấp một con số đích xác. Trong thư tôi gửi cho thượng nghị sĩ Giắc-xơn, ông không có một con số nào. Những điều tôi nói trong thư đều là sự thật: Việc cấp thị thực là có liên quan đến những đơn xin phép đã nhận được. Giắc-xơn nói điều đó có nghĩa là chứng tỏ có 60000 dân di cư.

Hôm thứ hai Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố, không hiểu Ngài đã xem chưa. Chúng tôi nói rành mạch rõ ràng rằng, Liên Xô chưa hề cấp số liệu cho chúng tôi, những gì Liên Xô cho chúng tôi chỉ là nguyên tắc về xin phép và thị thực. Chúng tôi nói, chúng tôi không bị Giắc-xơn ràng buộc. Chúng tôi chỉ là cân nhắc chút ít về vấn đề này mà thôi. Trong một hoàn cảnh cực kỳ gian nan, Chính phủ Mỹ muốn thử thực hiện một lời hứa với Liên Xô.

Tôi cảm thấy chúng tôi thật sự rất hối tiếc về hành vi của thượng nghị sĩ Giắc-xơn. Nhân danh Chính phủ Mỹ tôi xin bảo đảm với Ngài rằng con số 60.000 không phải do chúng tôi nêu ra, mà chúng tôi cũng không coi đó là con số của các Ngài. Những gì Ngài cho chúng tôi biết, trừ vấn đề An ninh quốc gia ra, các ông sẽ không gây trở ngại gì trong vấn đề xin phép và cấp thị thực.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi đã thi hành việc đó một cách hết sức thận trọng rồi.

Grô-mư-cô: Nhưng nói chung, lại chỉ vì Giắc-xơn đưa ra chứng cứ về sự giải thích đơn phương của ông ta, thì Nhà Trắng mới nói những lời lẽ khách khí này.

Kít-sinh-gơ: Không, không, Giắc-xơn nói: Quốc hội phải áp dụng một tiêu chuẩn nào đó. Chúng tôi nói chúng tôi sẽ xem xét.

Grô-mư-cô: Những gì ông nói đều có trong tuyên bố, nhưng đúng là nó cũng cho biết những căn cứ để giải thích. Tôi vừa đọc qua.

Kít-sinh-gơ: Điều tôi muốn làm sáng tỏ là, về phía Chính phủ, điều họ quan tâm là sự thông cảm về trở ngại trong việc xin phép và cấp thị thực, ngoại trừ vấn đề an ninh. Tôi đã trả lời: Những gì ảnh hưởng đến việc cấp thị thực chỉ là số đơn xin mà thôi. Đây là lý giải của chúng tôi. Chính phủ Mỹ không có quyền nêu ra ý kiến thắc mắc. Nếu không có cản trở gì khác thì sự việc thực hiện thật đơn giản.

Brê-giơ-nhép: Trong thư cũng đã nêu ra những lo ngại về người có đơn xin phép và về cả việc làm của họ.

Kít-sinh-gơ: Bộ trưởng Ngoại giao của Ngài đã cho tôi biết.

Grô-mư-cô: Điều đó không có gì rắc rối cả.

Kít-sinh-gơ: Tôi không nói có rắc rối về điều đó.

Đô-brư-nin: Nhưng trong thư vẫn thấy có ám chỉ việc này.

Kít-sinh-gơ: Mục đích của Chính phủ Mỹ là nhằm làm rõ hơn nữa những sự việc chúng tôi đã được thông báo, để tạo khả năng cho Quy chế Tối huệ quốc. Tôi nghĩ rằng tôi đã phạm một sai lầm. Tôi đã tuyên bố công khai, nhưng đối với Mỹ, nếu dấn bước vào công việc trong nước của Liên Xô là Mỹ sẽ sai lầm. Tôi chưa hề bao giờ tiết lộ cuộc nói chuyện giữa chúng ta cho giới báo chí. Nếu có thì điều rất rõ ràng là, ông ta (chỉ Giắc-xơn) đã phải khuất phục trước quan điểm của Ngài. Chúng tôi bảo ông ấy rằng, nếu cần, ông ấy có thể tiết lộ lá thư ấy tại Thượng viện, chứ không phải ở Nhà Trắng. Hành vi của ông ấy chứ không những là một sỉ nhục đối với tôi, đối với các Ngài cũng là một... (dùng tay đập mạnh lên bàn). Giới báo chí nói Kít-sinh-gơ đã bị Giặc- xởn đánh bại rồi. Tôi cũng bực tức như các Ngài vậy (Bộ trưởng Ngoại giao Kít-sinh-gơ bỏ đi ra 3 phút ).

Grô-mư-cô: Chúng ta có thể lại tiếp tục sau bữa ăn trưa, 5 giờ 30 chiều chứ?

Kít-sinh-gơ: ông nói là ông muốn kết thúc cuộc hội đàm lần này trong khi tôi đang phát biểu làm rung động lòng người?

Brê-giơ-nhép: Tôi vừa nhận được một văn bản chấn động. Sau đây, tôi có thể đưa tiến sĩ Kít-sinh-gơ xem.

(Xu khốt-lép xem xong và đọc nguyên văn thông cáo về cuộc đàm phán Mỹ-Xô một cách "thực sự cầu thị, tích cực”)

Kít-sinh-gơ: Trang đầu của báo chí toàn thế giới đều sẽ phải viết lại.

Brê-giơ-nhép: Đúng vậy.

(Họ thảo luận chi tiết thông cáo và kế hoạch của Tuyên ngôn Hội nghị Vla-đi-vô-stốc).

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Tổng Bí thư, theo lập trường của cá nhân tôi, tôi tin rằng cuộc Hội nghị lần này giữa Ngài với Tổng thống Pho là khá quan trọng. Ngài còn sẽ có một cuộc Hội nghị dài hơn nữa vào mùa hè sang năm, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của thời kỳ quá độ. Hoặc là chúng ta có thể bàn một vài biện pháp xem có thể khiến cho Hội nghị đi đến thành công ở mức cao nhất. Ngài có thể tin tưởng tôi sẽ làm tất cả mọi việc nhằm đạt mục tiêu này. Tổng thống có một nguyện vọng tốt đẹp. Phương pháp của ông ấy khác với các Tổng thống trước đây, giống như Đại sứ của Ngài đã báo cáo với Ngài.

Brê-giơ-nhép: Tôi thì vẫn như trước đây thôi.

Kít-sinh-gơ: Hai Ngài sẽ rất hợp nhau, rất tốt. Ngài không tán thành Hiệp ước NATO ư?

(Khi trao đổi về việc bố trí Hội nghị, Brê-giơ-nhép đề nghị hai đoàn đại biểu Mỹ Xô đáp máy bay trực thăng của Liên Xô đến địa điểm Hội nghị gần Vla-đi-vô-stốc: "Chúng tôi sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn")

Kít-sinh-gơ: Tôi đâu có lo, chỉ sợ nhân viên an ninh của chúng tôi không vui thôi, họ sẽ kiên trì đòi dùng máy bay trực thăng của chúng tôi  (27)

Brê-giơ-nhép: Không sao. Tôi đã từng thấy máy bay trực thăng của các Ngài ở Mỹ. Nếu Ngài được thấy chiếc máy bay trực thăng mà tôi với ông Bơ-ren-đơ đã ngồi thì hay quá? Mặt của ông ấy tái mét như tờ giấy ăn này. Tất cả các máy bay trực thăng của họ duy nhất chỉ có một loại là loại cảnh sát của họ sử dụng. Toàn thân máy bay đều rung lên ầm ẩm. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này.

Kít-sinh-gơ: Cốt sao nó không đổ bộ xuống lãnh thổ Trung Quốc.

Brê-giơ-nhép: Tôi không tin bộ phận đặc công của các Ngài lại cho rằng tôi muốn toi mạng trong tai nạn trên không.

Kít-sinh-gơ: Chúng ta sẽ giải quyết được.

Brê-giơ-nhép: Ngài cần đi dùng bữa trưa rồi, Ngài trễ giờ rồi đấy, ông Grô-mư-cô là con người giữ đúng giờ.

Grô-mư-cô: Tôi không thể không đến trước để tiếp khách.

(Hội nghị kết thúc vào 2 giờ chiều)

(Tối hôm đó, Kít-sinh-gơ và những người cùng đi với ông ta trở lại điện Crem-li trao đổi vấn đề kinh tế, vấn đề Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu và vấn đề Trung Đông, còn một đề tài đơn giản là đề tài kiểm soát vũ khí thì để lại đến ngày thứ hai.

Khi họ nói đến đạo luật Giăc-xơn Va-ních và mối nguy cơ cuối cùng đối với hòa hoãn kinh tế, thì một thượng nghị sĩ đã nghiêm khắc yêu cầu ngân hàng xuất nhập khẩu phải hạn chế việc cho Liên Xô vay tiền. Kít-sinh-gơ muốn cam đoan với Brê-giơ-nhép rằng Chính phủ của mình sẽ đánh bại đối thủ thuộc phe đối kháng trong nước trên vấn đề quan hệ Mỹ-Xô. Kít- sinh-gơ lạc quan nói với Brê-giơ-nhép rằng, sau bầu cử, ông ta sẽ tiến hành một cuộc đối đầu với các thế lực chống lại hòa hoãn, họ sẽ nhất định bị đánh bại.

Giống như hồi tháng 3, Brê-giơ-nhép nói với Kít-sinh-gơ rằng, ông ta rất mệt mỏi về sự tiến triển chậm chạp của Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu, ông yêu cầu Mỹ phát huy hơn nữa vai trò tích cực trong hoà đàm.

Mặc dù Kít-sinh-gơ không tán thành Mỹ phát huy vai trò mạnh mẽ hơn trong Hội nghị Giơ-ne-vơ, nhưng lại đồng ý nên thăm dò xem Đức và những nước Đồng minh khác của Mỹ có thể kết thúc Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu vào tháng 3 hay không.

Tuy vậy, đến đầu tháng 12, đối với việc đẩy lùi Hội nghị, ông ta lại chỉ yêu cầu miễn sao đừng để cho Oa-sinh-tơn bị trách móc là cảm thấy thỏa mãn rồi. "Tôi không quan tâm đến việc Hội nghị lại bị đẩy lùi", ông nói, là vì việc đẩy lùi Hội nghị có thể ràng buộc được hành vi của Liên Xô: "Có khả năng họ không muốn làm gay gắt vấn đề Trung Đông trước khi họp Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu”. Hội nghị tiếp tục lùi đến mùa hè này, cuộc trao đổi tiến hành vài tháng mới kết thúc.

Tối hôm đó, Kít-sinh-gơ và Brê-giơ-nhép đã trao đổi đôi chút về vấn đề tình hình Trung Đông. Sau đây là trích lục những dự báo trước của Liên Xô về việc lực lượng Ả-rập tập kích It-xra-en vào tháng 10 năm 1973).

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Tôi đồng ý tình hình rất nguy kịch. Tôi đã báo cho Ngài Tổng Bí thư, sự phân tích của Ngài tại San Cle-men-te năm 1973 chuẩn xác hơn sự phân tích chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Ngài không quá lời. Lúc đó tôi cũng không biết sẽ có một cuộc chiến tranh mới. Tôi không hề trao đổi gì với người Ả-rập, lúc đó không mà những lúc khác cũng không, mãi đến lúc bùng nổ cuộc chiến tranh tháng 10 tôi mới nhìn thấy tình thế đang phát triển.

Kít-sinh-gơ: Cá nhân tôi tin điều này, nhưng ở Mỹ lại có rất nhiều người không tin.

Brê-giơ-nhép: Dĩ nhiên là Ngài sẽ tranh luận với tôi.

Kít-sinh-gơ: Không, tôi tin. Còn tôi thì đã cho nhân viên tình báo của chúng tôi phân tích, tôi tin điều đó.

Brê-giơ-nhép: Không đến nỗi thế, không đến nỗi thế.

Kít-sinh-gơ: Tôi nghĩ ông đã biết rất rõ từ trước đó ba ngày.

Brê-giơ-nhép: Không thể nói biết rất rõ, chúng tôi chỉ là đã có chú ý đến Ngài thôi. Trong một thời khắc như vậy, với một hình thức như vậy, chúng tôi đã hoàn toàn mất đi khả năng làm bất cứ việc gì cho tình hình đó

Kít-sinh-gơ: Tôi cho rằng, mãi đến Hội nghị San Cle-men-te, các Ngài vẫn còn cố gắng ràng buộc người Ả-rập. Còn từ sau Hội nghị San Cle-men-te, các Ngài đã không còn tiếp tục cố gắng hơn nữa, nhưng các Ngài không hề biết đích xác hành vi tập kích của họ. Thậm chí các Ngài còn khích lệ họ ở mức độ vừa phải. Nhưng đó là dưới tiền đề chưa biết là họ muốn tập kích.

Brê-giơ-nhép: Tôi phủ nhận có sự khích lệ ở mức độ vừa phải, ông biết sự việc đã xảy ra như thế nào. Sa-dat yêu cầu chúng tôi rút các Cố vấn quân sự của chúng tôi. Chúng tôi không hề nói một câu gì. Đó là một hoạt động chính trị.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không biết về...

(Cuộc trao đổi giữa họ về khủng hoảng Trung Đông không hề thúc đẩy được Kít-sinh-gơ có bất cứ nhượng bộ nào trong vấn đề tái họp tại Giơ-ne-vơ, dù cho Brê-giơ-nhép có cảnh cáo rằng khu vực này là một "thùng thuốc súng”. Kít-sinh-gơ đã mất đi sự thẳng thắn từ lâu khi nói với Liên Xô rằng: "Dù chúng tôi đã có làm việc gì chăng nữa cũng đều không cố ý làm tổn hại đến Liên Xô". Ông ta đã không thể giải thích được cho Brê-giơ-nhép về những nguyên tắc cơ bản của ông ta trong ngoại giao Trung Đông, như ông ta đã nói với Đặng Tiểu Bình trong tháng 4. "Nếu chúng ta đã thành công được trong đàm phán huỷ bỏ đính ước này, chúng tôi có thể hy vọng giảm bớt được ảnh hưởng của Liên Xô ở Xi-ri, giống như chúng tôi đã làm ở Ai-cập".

Cuộc đàm phán ngày 24 tháng 10 tập trung xoay quanh mối lo âu của Brê-giơ-nhép đối với thái độ của Mỹ gần đây rêu rào rằng, cần có một loại phòng ngự có khả năng và mạnh mẽ nhất. Trong đoạn trao đổi này, Brê-giơ- nhép đã nêu ra một số vấn đề đã khiến ông ta phiền não.)

Brê-giơ-nhép: Ngài có tin hoặc thừa nhận rằng giữa hai nước chúng ta có thể sẽ xảy ra chiến tranh hạt nhân không? Hoặc có khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân ở một nơi nào đó trên thế giới? Nghe xong câu hỏi của tôi, Ngài có quyền hỏi quan điểm của tôi. Trong vấn đề này, tôi chúc Ngài có giấc mộng tốt.

Kít-sinh-gơ: Vậy Ngài không muốn nghe qua câu trả lời của tôi?

Brê-giơ-nhép: Không, không phải hôm nay.

Kít-sinh-gơ: Nhưng hiện nay, lo âu có thể làm mất ngủ.

Brê-giơ-nhép: Không, tôi vẫn sẽ ngủ được.

Kít-sinh-gơ: Ngày mai tôi sẽ đưa ra câu trả lời, tôi sẽ hỏi qua ý kiến của Sô-ne-phe-tơ.

Sô ne-phe-tơ: Thế thì tôi sẽ phải mất ngủ rồi.

Lời dẫn

Bản sao biên bản hội đàm ngày thứ hai, ngoài nội dung "đàm phán về SALT 2" còn có nội dung về khả năng chiến tranh hạt nhân, đều luôn luôn được giữ bí mật. Nhưng một vài tiến triển nào đó đạt được thì lại chỉ làm trầm trọng thêm mối lo ngại của Brê-giơ-nhép đối với chính sách của Mỹ.

Sự thay đổi về mục tiêu chính sách hạt nhân của Mỹ đã được tuyên bố công khai (chủ nghĩa Sle-sinh-gơ"), thí dụ như, kế hoạch cho Tổng thống Mỹ có quyền lớn hơn trong việc lựa chọn tấn công hạt nhân trong chiến tranh. Còn tháng 6 năm 1974, Thượng viện Mỹ ủng hộ yêu cầu của Chính phủ Mỹ về việc cấp tiền cho việc phát triển tên lửa đạn đạo vượt đại đương, nhằm có được những khả năng tốt hơn để tấn công các hầm phóng đạn trong lòng đất và sở chỉ huy tên lửa đạn đạo vượt đại dương của Liên Xô. Điều này khiến cho Liên Xô hiểu được sự trầm tư của Kít-sinh-gơ khi ông ta nói đến quan hệ lợi ích của ưu thế hạt nhân trong Hội nghị Tổ chức công ước Bắc Đại tây dương (NATO).

Bản sao biên bản của vòng đàm phán cuối cùng giữa Kít-sinh-gơ và Brê-giơ-nhép về hạn chế vũ khí chiến lược đã không còn được liệt vào phạm vi bảo mật nữa. Nó cho thấy Brê-giơ-nhép và Liên Xô đã đi đến nhất trí đối với kế hoạch cuối cùng của Kít-sinh-gơ về tổng số phương tiện vận tải chiến lược là 2200 và về hạn chế số lượng của tên lửa MIRV. Như vậy cũng là sự cúi đầu khuất phục trước thượng nghị sĩ Giắc-xơn. Điều này làm cho Mỹ tạm thời giữ được vị trí ưu thế tên lửa MIRV.

Sự mở đầu của tổng số ngang nhau cho hai bên đã gây ra sự chú ý của Brê-giơ-nhép, vì nó không hề yêu cầu Liên Xô phải có sự cắt giảm lớn. Tối ngày 26 tháng 10, trước khi Brê-giơ-nhép trao đổi với Kít-sinh-gơ về cuộc đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược, ông ta đã nhận được sự phê chuẩn của Bộ Chính trị về tổng số ngang nhau. Ông cũng đã gặp riêng Kít-sinh-gơ và Sô-ne-phe-tơ, nêu ra đề nghị của Liên Xô về việc ký công ước bất xâm phạm bằng vũ khí hạt nhân.

Trong khi hội đàm, Brê-giơ-nhép luôn lắc qua lắc lại chiếc mô hình đại pháo mà chỉ một tiếng hô là sẽ nhả đạn ngay. Tiếp đó, họ đã trao đổi về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược trong một cuộc hội đàm có số người đông hơn. Brê-giơ-nhép đề nghị, tính đến năm 1985, mức cao nhất về số lượng bệ phóng là 2400, con số này đã gần như tiếp cận con số 2200 mà Kít-sinh-gơ có thể chấp nhận.

Nhà Trắng
TUYỆT MẬT / MỨC NHẠY CẢM CAO ĐỘ
CHỈ ĐỂ THAM KHẢO NỘI BỘ
Biên bản hội đàm

(Nguồn: Thư viện Gerald Ford (Trip Briering Books and Cables- Ford, Nov, 1974, Japan, Korea and General)

Người tham gia:

Brê-giơ-nhép, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Uỷ viên Bộ Chính trị;

Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao;

Đô-brư-nin, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ;

Cô-ni-en-cô Vụ trưởng vụ phụ trách công việc Mỹ Bộ Ngoại giao;

Xu khốt-lép, thành viên vụ châu Âu 2 Bộ Ngoại giao; (phiên dịch);

Anđrây Xô-kô-lốp, thành viên Vụ công việc về Mỹ Bộ Ngoại giao;

Kít-sinh-gơ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Cố vấn An ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống,

Oa-tơ Xơ-tê con, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô,

Sô-ne-phe-tơ Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Mỹ;

Hát-man, Vụ phó Vụ châu Âu của Mỹ;

Uy-li-am Hi-lân Cục trưởng Cục điều tra tình báo Mỹ;

Giêm Lốt ủy viên cao cấp ủy ban An ninh quốc gia;

Cơ-lơ- tơ, ủy viên cao cấp ủy ban An ninh quốc gia.

Thời gian và ngày tháng: 7h10 - 10h20 tối ngày 26 tháng 10 năm 1974

Địa điểm: Phòng Hội nghị Bộ Chính trị cũ điện Crem-li, Mát-xcơ-va

(Cuộc họp này tiếp ngay sau cuộc hợp tác 4giờ30- 7giờ00 chiều, họp vào 7giờ10 tại phòng làm việc của Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép, phía Liên Xô có Brê-giơ-nhép, Grô-mư-cô, Xu-khốt-lép; phía Mỹ có Kít-sinh-gơ, Sô-nê-phe-tơ).

Brê-giơ-nhép: Các cộng sự của chúng tôi còn chưa biết quyết định của chúng ta. Tôi muốn nhắc lại nội dung quyết định đó. Sáng mai, chúng ta sẽ đi săn ở Tra-vi-đốp. Đây là ý kiến đề xuất của Sô-ne-phe-tơ. Tiến sĩ Kít-sinh-gơ cũng đã đồng ý. Tôi cảm thấy rất mừng. Dĩ nhiên, nếu những người khác đang có mặt tại đây cũng muốn tham gia, tôi cũng không phản đối. Vì một số nguyên nhân nên sáng hôm nay chúng ta không gặp nhau, nhưng chúng ta cũng không đến nỗi mất quá nhiều thời gian.

Vì mục đích cơ bản của cuộc gặp lần này là xem xét những nguyên tắc để đi đến thoả thuận, vậy bây giờ chúng ta hãy trao đổi qua những nguyên tắc đó. Các vấn đề chi tiết thì có thể là sau đây chúng ta sẽ xác định tỉ mỉ, nhưng đó không phải là vấn đề chính. Cho nên nếu các Ngài đồng ý, chúng ta sẽ dành một số thời gian để thảo luận những nguyên tắc đã nói trên.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý

Brê-giơ-nhép: ông có những tin tức gì mới liên quan đến Mỹ cần thông báo cho tôi không?

Kít sinh-gơ: Ngày hôm qua tôi đã nói với Ngài những ý chính về lập trường của chúng tôi rồi, thưa Ngài Tổng Bí thư.

Brê-giơ-nhép: Không, ý tôi muốn nói là xem ở Mỹ lại có xảy ra một số sự việc lý thú gì không cơ. Tôi không được biết rõ những sự việc đó. Hay là Giắc-xơn lại làm điều gì rồi. Hoặc là qua các chỉ thị Ngài lại có một số nhìn nhận mới thông qua chỉ thị.

Kít-sinh-gơ: Giắc-xơn có chỉ thị gì cho tôi thì phải đưa cho bộ đặc công của chúng tôi trước, nếu không, các ông ấy sẽ đùng đùng nổi giận lên ngay.

Brê-giơ-nhép: Vậy thì, tóm lại là, kể từ sau cuộc gặp lần trước giữa chúng ta, nước Mỹ không xảy ra việc gì mới? Hay là ở Ê-ti-o-pi-a có gì mới chăng?

Kít-sinh-gơ: Quốc vương vẫn sống mạnh khoẻ, sức khỏe còn rất tốt.

Brê-giơ-nhép: Ngài là con người rất hóm hỉnh.

Kít-sinh-gơ: Bài chúc rượu của quốc vương Ê-ti-o-pi-a là bài dài nhất so với tất cả mọi người.

Brê-giơ-nhép: Tôi đã từng gặp ông ấy, nhưng chưa có dịp nghe lời chúc rượu của ông ta.

Kít-sinh-gơ: Khi ông ta nói chuyện riêng, lời lẽ của ông ta y hệt như bài chúc rượu. Cách phát biểu của ông ta giống hệt quốc vương Fai-san

Brê-giơ-nhép: Tôi không thích nghe.

Kít-sinh-gơ: Không thích nghe Fai-san hay là không thích nghe quốc vương Ê-ti-o-pi-a?

Brê-giơ-nhép: Quốc vương.

Kít-sinh-gơ: Tôi có thể báo để Ngài biết, quốc vương Fai-san cho rằng Mát-xcơ-va nằm dưới sự kiểm soát của Je-ru-sa-lem.

Brê-giơ-nhép: Tôi thích bức ảnh chụp chung giữa Ngài với Fai-san.

Kít-sinh-gơ: Đối với tôi ông ấy là ngoại lệ rồi?

Brê-giơ-nhép: Kìa, ông được hưởng biết bao đặc quyền mà? Thôi, để chúng ta trao đổi cụ thể một chút những vấn đề chúng ta muốn trao đổi.

Thứ nhất, khái quát về quan điểm chính trị, chúng ta có thể tuyên bố là hai bên đều nhắc lại quyết định của họ về cố gắng phát triển và tạm thi hành thoả ước nhất trí trong quan hệ hai nước, đồng thời mưu cầu sự không thể đảo ngược được của bước tiến bộ này. Tôi cảm thấy, điều này là với nguyện vọng của Tổng thống Mỹ.

Thứ hai, theo như tôi thấy, để đi đến kết quả này, hai bên không những phải cố gắng phát triển quan hệ song phương giữa họ, mà còn phải hợp tác chặt chẽ trong công việc quốc tế, đồng thời giữ được sự kính nể đồng đẳng với nước được quan tâm Hội đồng châu Âu và Trung Đông.

Thứ ba, chúng ta đồng ý duy trì hiệu lực của Hiệp ước 1972 và 1973. Hai bên đã nhấn mạnh quyết tâm tuân thủ nghiêm khắc, đặc biệt là vấn đề vũ khí chiến lược đã được quan tâm chú ý, không cho phép lợi dụng tình trạng thời gian kết thúc thời gian thỏa ước bị kéo dài để vi phạm Hiệp ước.

Thứ tư, hai bên đồng ý ngăn chặn nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân nóng, nhằm xuất phát từ mục đích không chỉ bảo vệ hòa bình của hai nước, mà còn bảo vệ cả hòa bình thế giới, hai bên chuẩn bị sang năm tới sẽ ký thoả thuận về vũ khí chiến lược được sử dụng thích hợp cho đến năm 1985.

Những nguyên tắc cơ bản tiếp theo đã nhấn mạnh thỏa ước mới này, nghĩa là, đến cuối năm 1985, làm cho số lượng các phương tiện vận tải vũ khí chiến lược của hai bên ngang nhau, con số là 2200 (nhưng rồi bản thân ông ta đã tự chữa lại), con số này là 2400.

Xét về địa lý và những yếu tố khác, Liên Xô có thể được uỷ quyền thi hành những quy định này, thận trọng lựa chọn việc bố trí những phương tiện vận tải này, trên đất liền, trên biển hoặc trang bị cho máy bay ném bom.

Trong cùng thời kỳ, Mỹ cũng sẽ thực hiện các hạng mục hoặc kế hoạch của mình, trên thực tế là có quyền lựa chọn tương đối với 2200 phương tiện vận tải vũ khí chiến lược của hai bên, nhưng theo thoả thuận, đến cuối năm 1985, tổng số phương tiện vận tải chiến lược phải bằng nhau.

Mỹ và Liên Xô đều đồng ý tổng số tên lửa MIRV đến cuối năm 1985 phải bằng nhau, mỗi bên có 1320 chiếc.

Hai bên đồng ý tuân thủ những điều cam kết trong thời hạn thỏa thuận, các bên đều sẽ không vi phạm cam kết trên, bao gồm cả những giao ước về phương tiện vận tải vũ khí chiến lược mới. Nhưng hai bên đều có quyền đẩy mạnh việc hiện đại hóa và việc phát triển tên lửa đạn đạo trên mặt đất, làm cho nó nhất trí với thoả thuận kể trên, giống như đã được nêu trong thoả ước năm 1972.

Brê-giơ-nhép: ông hiểu chứ, ông Sô-ne-phe-tơ?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi hiểu. Chúng tôi kinh ngạc về khả năng phát biểu không cần văn bản của ông.

Brê-giơ-nhép: Ồ, khi mọi việc đã rất rõ ràng thì chẳng cần đến văn bản gì nữa.

Kít-sinh-gơ: Điều này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi

Brê-giơ-nhép: Sau khi những điều nhất trí kể trên đã kết thúc nghĩa là, Mỹ sẽ có thể đóng 10 chiếc tàu ngầm Ty-phoon trước cuối năm 1985. Số lượng tên lửa trên những con tàu ngầm này phải trở thành một bộ phận trong tổng số của thoả ước.

Mỹ có thể chế tạo máy bay ném bom loại B chở phi đạn, có tầm bắn không vượt qua 3000 km. Tổng số tên lửa trên máy bay ném bom này do Mỹ quyết định, nhưng trước cuối năm 1985, nó vẫn là một phần trong tổng số của thỏa ước. Liên Xô có thể được yêu cầu lựa chọn, giữa việc chế tạo một máy bay ném bom có khả năng chở vũ khí hạt nhân, hay là bố trí chức năng vận tải này trên mặt đất hoặc trên tàu ngầm. Những con số này lớn hay nhỏ đều phải phục tùng Hiệp ước kèm theo. Thí dụ, nếu nó không được sử dụng trên máy bay, thì nhất định nó phải được thay thế bằng những bệ phóng trên mặt đất có cơ số giống như vậy với số lượng là 15 hoặc ít hơn một chút.
Hai bên đã đi đến nhất trí, con số phương tiện vận tải được trang bị phi đạn phải bằng nhau, nhưng theo tổng số dự báo nhận được từ nước thứ ba, trước năm 1985 những quốc gia này đều sẽ liên minh với Mỹ.

Sau khi Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô đã ký nháy, thỏa thuận trên còn phải trình Tổng thống Pho và Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép ký cuối cùng, (trong kế hoạch của Brê-giơ-nhép thì phải trước khi Nga đưa ra quyết định cuối cùng. Cuộc đối thoại sau đây đã diễn ra).

Brê-giơ-nhép: Sau khi Ngài nghe những điều này xong, chúng ta cần có ít rượu cô nhắc và xúc xích nóng để làm vài chén. Việc này đáng để chúng ta uống vài chén: Tôi đã thúc đẩy được một hoà ước có giá trị hỗ trợ cho cả hai bên như vậy.

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Tổng Bí thư, không cần phải nghe phiên dịch đâu ạ, các cộng sự của tôi và tôi đã có một ấn tượng sâu sắc về phương pháp của Ngài, đưa toàn bộ các nguyên lý của một lập trường như vậy vào bộ óc của Ngài. Nếu là chúng tôi thì chúng tôi sẽ không thể không vẽ một biểu đồ.

Brê-giơ-nhép: Điều đó dễ thôi. Còn có những việc phức tạp hơn nhiều!

Kít-sinh-gơ: Trước khi tôi nghe phiên dịch...

Brê-giơ-nhép: Tôi không cho rằng chúng ta lại đi tranh luận về một quả tên lửa ở đây, một chiếc Mig 17 ở kia, rồi lại một chất keo ở chỗ nào đó khô nhanh hơn, cái chất keo của Ngài xem ra không thể khô được đâu. Vậy mà tôi tin rằng, bê tông của Ngài hiện nay đã khô cứng rồi. Tôi tin rằng trước khi Ngài trang bị phi đạn mới thì trời cũng chưa mưa đâu?.

Kít-sinh-gơ: Đô-brư-nin, ông ấy đã xem dự toán quốc phòng của chúng tôi rồi và biết rằng chúng tôi không hề tăng thêm phi đạn mới cho hầm phóng phi đạn ở dưới đất.

Brê-giơ-nhép: Đồng chí Đô-brư-nin đã bất đắc dĩ phải viết một bản báo cáo về mạng lưới trên nóc nhà của đồng chí Kít-sinh-gơ mất rồi. Đã xảy ra vấn đề gì, nóc nhà của Ngài bị dột ư?

Kít-sinh-gơ: Vậy là Ngài sẽ phiên dịch hay là tôi phải phát biểu bằng tiếng Nga đây nhỉ?

Brê-giơ-nhép: Chúng ta hãy làm như thế này! (ông ta đưa cho Bộ trưởng Ngoại giao Kít-sinh-gơ một chiếc bút máy).

(Xu khốt-lép đã phiên dịch đề nghị của Brê-giơ-nhép về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược, như đã nêu trong đoạn trên).

Brê-giơ-nhép: Chúng ta có thể nói rằng, các vị tham mưu hải lục quân đều đã đồng ý là trong quá trình hiệp thương sau này của họ, họ sẽ tuân thủ các nguyên tắc trên trong vấn đề này.

Kít sinh-gơ: Tôi xin hỏi mấy vấn đề trước.

Brê-giơ-nhép: Xin mời.

Kít-sinh-gơ: Trước hết, đây là một đề nghị trọng đại, nó cho chúng ta một cơ sở để bàn thảo, và những công việc nhằm tìm hiểu quan điểm của chúng ta như vậy là đã kết thúc. Trong vài phương diện đã có những vấn đề gây khó khăn cho chúng ta. Nhưng chúng đã đem lại cho chúng ta cái khung đàm phán.

(Kít-sinh-gơ đã hỏi về vấn đề tổng số, Brê-giơ-nhép khẳng định rằng không lực lượng của bên nào được vượt quá tổng số trong thời gian từ năm 1977 đến 1985. Kít-sinh-gơ nhắc lại câu hỏi của ông ta: Phải chăng theo thoả thuận Mỹ có thể có từ 2200 bệ phóng trở lên?.)

Brê-giơ-nhép: Vậy nhé, bây giờ Ngài muốn hỏi hết tất cả các vấn đề trước đã, để việc bàn luận được giản tiện hơn, hay là, Ngài muốn hỏi từng vấn đề một?

(Brê-giơ-nhép giơ tay, hình như muốn cởi áo vet-tông)

Kít-sinh-gơ: Không, không. Tôi không sao cả.

(Kít-sinh-gơ nhắc lại câu hỏi của ông ta về vấn đề vượt quá tổng số, và hỏi rằng, ngoài 10 chiếc tàu ngầm Nép-tun ra, phải chăng Mỹ có thể có tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hiện đại hơn. Mặc dù Brê-giơ-nhép đã nói rồi, Mát-xcơ-va vẫn có thể sẽ triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm kiểu mới, tức tàu ngầm Ty-phoon, và cả hai bên đều có thể biến tàu ngầm cũ thành đống phế liệu Trong lúc Kít-sinh-gơ đang bối rối, Brê-giơ-nhép trả lời rằng: Những chiếc tàu ngầm ấy sẽ không bị cái mới thay thế, vì trên thực tế chúng nó đã lỗi thời rồi.)

Kít-sinh-gơ: Theo tôi hiểu, mỗi một vị Tham mưu đều có quyền lực tự do tổ hợp vũ khí chiến lược.

Brê-giơ-nhép: Đúng vậy.

Kít-sinh-gơ: Nhưng, nếu Ngài không thể xây dựng dưới những hầm phóng phi đạn dưới đất, nếu như Ngài không thể thay những con tàu ngầm cũ đó đi, thì Ngài sẽ chẳng có sự lựa chọn gì được. Không phải là tôi tranh luận, chỉ là thử lý giải thôi.

Brê-giơ-nhép: Với tinh thần thẳng thắn, tôi xin giải thích vì sao chúng tôi lại yêu cầu tổng số của chúng tôi là 2400, còn của các Ngài là 2000. Ngài sẽ ý thức được rằng trừ phi chúng ta xây dựng những tiêu chuẩn này, nếu không chúng ta sẽ không thể không phá bỏ một số lượng nhất định phi đạn mặt đất.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu.

Brê-giơ-nhép: Đó chính là nguyên nhân của vấn đề.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết...

Brê-giơ-nhép: Cho nên, trên thực tế đó là bình đẳng, dù xem trong văn kiện thì hình như chúng tôi có vẻ có ưu thế hơn các Ngài. Đây chính là nguyên nhân. Nó bày ra trước mặt Ngài không hề che đậy gì.

Kít-sinh-gơ: Một câu hỏi nữa: Tôi không hiểu vấn đề phi đạn trên máy bay ném bom là thế nào. Phi đạn loại gì cũng đều tính cả chứ? Giả dụ có một phi đạn tầm bắn chỉ là 100 km, thì cũng tính chứ?

Brê-giơ-nhép: Được...

(Brê-giơ-nhép trao đổi một lúc với Grô-mư-cô và Co-ni-en-co)

Được tiến sĩ Kít-sinh-gơ, trong thỏa thuận trước đây của chúng ta không nêu vấn đề máy bay ném bom. Cho nên những máy bay ném bom tôi nêu ra hôm nay không phải loại máy bay ném bom kiểu cũ mà là máy bay ném bom chở tên lửa hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Nghĩa là loại B-1?

Brê-giơ-nhép: B-1. Hiện thời các Ngài còn chưa có máy bay ném bom B-1 chở tên lửa hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Trong quy hoạch này Ngài còn chưa bao gồm các máy bay ném bom B-52.

Brê-giơ-nhép: Thông thường mà nói, đây là điểm chúng ta cần xem xét thêm.

(Brê-giơ-nhép lại trao đổi một lúc với Grô-mư-cô, Cô-ni-en-cô, Đô-brư-nin).

Vì vậy, nếu thỏa thuận kể trên còn chưa đề cập đến những vấn đề mới, chúng ta cũng không cần phải phức tạp hóa nó. Ai biết được hoặc giả có khi chúng ta đang còn đi sâu vào phương án này, các Ngài lại muốn phế bỏ phương án của các Ngài đi, cho nên, có thể là chúng ta đều không cần bắt đầu kế hoạch của mình.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu. Cho tôi được...

Brê-giơ-nhép: Vì vậy, tôi cho rằng, trong thoả thuận lần trước, sở dĩ chúng tôi có ưu thế về con số tên lửa là vì các Ngài có ưu thế về máy bay ném bom.

Kít-sinh-gơ: Phải, tôi hiểu điều đó. Tôi có thể xin được hỏi về câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất của tôi không?

Brê-giơ-nhép: Ngài không có câu hỏi gì khác nữa chứ?

Kít-sinh-gơ: Tôi còn có câu hỏi về nhân viên kỹ thuật, nhưng không có vấn đề gì có thể khiến các Ngài chú ý.

Brê-giơ-nhép: Ngài không có vấn đề gì về MIRV?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi chú ý thấy là Ngài không nói gì đến tên lửa hạng nặng.

Brê-giơ-nhép: Không nên nhắc đến loại tên lửa đó.

Kít-sinh-gơ: Đây là vấn đề chúng ta có thể trao đổi.

Brê-giơ-nhép: Tôi không cho rằng chúng ta cần dùng đến con số 1300 để kết thúc vấn đề này. Các Ngài có thể muốn lắp đặt tên lửa MIRV trên máy bay ném bom của các Ngài. Có thể muốn dùng một quả tên lửa hạng nặng để đổi lấy vài quả tên lửa hạng nhẹ. Để chúng ta xét xem vấn đề này nên xử lý ra sao.

Kít-sinh-gơ: Đừng nên cho rằng những vấn đề tôi chưa hỏi là tôi đã đồng ý. Tôi không thể không trao đổi qua với cộng sự của tôi. Điều này chỉ có nghĩa là tôi đã hiểu, giống như tôi đã nói với Ngài rằng, trong đề nghị của Ngài có rất nhiều thành phần đúng.

Brê-giơ-nhép: Thế thì tốt, vậy bây giờ chúng ta nên kết thúc công việc của chúng ta như thế nào đây?

Kít-sinh-gơ: Trước hết, chúng tôi cần suy tính xem nên ghi lại đề nghị của Ngài hay không?.

Brê-giơ-nhép: Các cộng sự của Ngài đã ghi vào sổ ghi chép của Ngài rồi đấy.

Kít-sinh-gơ: Đó là một việc làm không đáng tin cậy, nhưng chúng tôi vẫn có thể trích lục nó từ sổ ghi chép của chúng tôi.

Grô-mư-cô: Đúng rồi, mà Ngài cũng chưa hề đưa cho chúng tôi một văn bản chính thức nào cả.

Kít-sinh-gơ: Không, chúng tôi đã đưa cho Đô-brư-nin một văn bản.

Grô-mư-cô: Trong phạm vi nào đó, có thể làm.

Kít-sinh-gơ: Nó sẽ khiến cuộc điều tra của chúng ta thêm vất vả hơn, nhưng chúng ta có thể trích nó từ trong sổ ghi chép của chúng tôi rồi đặt vào một chỗ.

Brê-giơ-nhép: Được, Đô-brư-nin sẽ coi đó là một văn bản thực thi.

Kít-sinh-gơ: Tốt quá, một văn bản thực thi.

Brê-giơ-nhép: ông ấy không có quyền sửa đổi một chữ, nhưng ông ấy có thể... Mà tôi có một câu hỏi: ông chuẩn bị đặt bao nhiêu quả tên lửa trên máy bay ném bom B-1S? Tôi hỏi vấn đề này hoàn toàn chỉ xuất phát từ hiếu kỳ, chứ không phải là để quản chế.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên. Đó là những bệ phóng trên không mà. Sang đây đi.

(Brê-giơ-nhép lấy tay ra hiệu cho Kít-sinh-gơ. Họ cùng đứng dậy, Brê-giơ-nhép đi trước dẫn đường, đến trước một bản đồ thế giới lớn dán trên tường. ông ta chỉ vào Mỹ và Liên Xô).

Những máy bay ấy có thể cất cánh từ lãnh thổ của các Ngài và lãnh thổ các nước Đồng minh của các Ngài. Khi bay đến một mục tiêu chỉ định, chúng phóng tên lửa của các Ngài. Phạm vi tấn công của chúng có thể là một phần nào đó của vùng lãnh thổ này, vì vậy, nó là bệ phóng trên không.

Kít-sinh-gơ: Nhưng cái đó lại không phải là mục đích của máy bay ném bom B-1, vì nếu như vậy, nó sẽ không cần phải được thiết kế thành máy bay ném bom siêu âm làm gì. Nếu như chúng tôi muốn phóng một quả tên lửa có tầm bắn 5000 km, chúng tôi phải ở chỗ này. (ông ta chỉ vào một khu vực nào đó gần Mỹ).

Brê-giơ-nhép: Đó chính là điều tôi muốn nói. Những máy bay ấy chẳng là cái gì cả, chỉ là một loại bệ phóng trên không. Một việc khác nữa là các ông có thể bay qua Ba-lan, cũng giống như chúng tôi vậy, và đây là câu trả lời cho câu hỏi của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi không thể giành lấy nó trước khi Sô-ne-phe-tơ lấy được Hot-đót.

Brê-giơ-nhép: Tôi có một câu hỏi: Rốt cuộc vì sao phải ở trên không?

Kít-sinh-gơ: Ngài muốn hỏi, chúng tôi có thể phóng tên lửa ở Mỹ, tại sao lại còn phải phóng ở trên không?

Brê-giơ-nhép: Tại sao phải chế tạo máy bay ném bom

Kít-sinh-gơ: Vấn đề này tôi đã hỏi các vị tướng lĩnh của chúng tôi mấy năm nay rồi.

Brê-giơ-nhép: Đây chính là nguyên nhân tôi có thể nói ngay khi Ngài muốn bắt đầu. Đây chính là nguyên nhân vì sao tôi nói chúng tôi có quyền định ra một con số bình đẳng. Còn một việc khác khiến người ta khó hiểu là: Vì sao phải đặt tên lửa ở Bắc cực, lại còn lấy tuyết phủ kín đi nữa

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi có một chiếc máy bay ném bom, bay đến bầu trời nước nào thì mở quốc ca của nước đó. (Họ cùng trở về bên cạnh bàn)

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, sự chất vấn của Ngài cũng thật sự có lý do chính đáng. Các Ngài muốn chúng tôi, chuyển đến các Ngài một văn bản về lập trường của chúng tôi. Tôi nói để Ngài biết là đồng chí Đô-brư-nin của chúng tôi sẽ có một văn bản. Tôi đồng ý rằng, trên một số vấn đề nào đó cần có một văn bản chính thức.

Kít-sinh-gơ: Văn bản ấy không nhất thiết phải ký kết chính thức. Nhưng nó có thể giúp chúng tôi nghiên cứu đề nghị của các Ngài.

Brê-giơ-nhép: Vì vậy, vì vậy, xin đừng cho tôi là con người chỉ biết nói mà không dám làm.

Kít-sinh-gơ: Ngài có thể trả lời câu hỏi thứ nhất một chút được không: Sau năm 1977, có thể các Ngài thật sự sẽ quyết không vượt quá 2400 chứ?

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, đến cuối năm 1985, tổng số của hai bên chúng ta là phải bằng nhau. Chúng ta là bình đẳng. Trong thời kỳ này, tổng số của chúng tôi sẽ không vượt quá 2400, nhưng số tên lửa của phía Ngài còn phải trừ đi số của các nước Đồng minh của Mỹ

Kít-sinh-gơ: Trừ đi thế nào?

Brê-giơ-nhép: Trong tổng số tên lửa.

Kít-sinh-gơ: ở phía nào?

Brê-giơ-nhép: Hai phía. Các nước Đồng minh của chúng tôi vừa không có tên lửa, lại không có tầu ngầm có thể chở vũ khí hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc có.

Brê-giơ-nhép: Hãy gác việc này sang một bên. Nếu chúng ta đụng đến vấn đề này, thì hãy để chúng ta uống một ly rượu, ăn một chút xúc xích để chúc mừng Sô-ne-phe-tơ? (Sô-ne-phe-tơ đã uống ly rượu của ông ta) ông ấy là con người thật thà, còn tất cả những người khác mắt kính đều có lưới hết. (chuyển sang Hy-lát) ông chính là cái anh chàng đã phủ lưới lên tên lửa đấy sao?

Kít-sinh-gơ: Vậy thì có gì bù đắp cho số tên lửa của các nước Đồng minh như các Ngài suy nghĩ?

Brê-giơ-nhép: Không có bù đắp, chúng tôi sẽ tính nó vào tổng số.

Kít-sinh-gơ: (cười to) Của phía Ngài hay phía tôi?

Brê-giơ-nhép: Phía Ngài. Nếu bây giờ ông Wil-sơn đến Liên Xô báo cho tôi biết nước Anh cần gia nhập khối Điều ước Vác sa-va thì chúng tôi sẽ cộng cả số tên lửa của ông ấy vào. .

Kít-sinh-gơ: Như vậy nghĩa là chúng tôi phải trừ đi của Pháp và Anh trong số 2200 hay là chúng tôi đã được trừ đi từ trước rồi?

Brê-giơ-nhép: Không, chúng nằm trong số 2200.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu. Câu hỏi của tôi là: Trong số 2200 này, là 2200 toàn là của Mỹ hay phải trừ đi con số của Pháp và của Anh?

Đô-brư-nin: 2200 này có thể toàn là của Mỹ.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi coi tổng số tên lửa này toàn là nhằm vào chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: 2200 trừ đi 64 của Anh?

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ rất không may là, chúng tôi vì không có bất kỳ Đồng minh nào để có thể cộng vào hoặc trừ đi.

Kít-sinh-gơ: Tôi không hiểu Ngài dùng nguyên lý nào giải thích cho ưu thế 200, mà phía tôi lại còn phải trừ đi con số của Anh nữa. (nghỉ 25 phút)

Brê-giơ-nhép: Lần nghỉ này làm chúng ta mất hết mọi niềm vui. Tôi xin được đối chiếu điều chỉnh lại một chút các con số, làm như vậy là để trả lời câu hỏi của Ngài về ý nghĩa của con số 2200 này, nghĩa là, nó có phải toàn là của Mỹ hay không. Xét về nguyên tắc của tính chất bình đẳng, thì 2200 này có thể toàn là của Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu: 2200 trừ đi lực lượng của Anh. Ngài Tổng Bí thư, tôi có thể nêu một đề nghị không? Tôi tin chúng ta có thể làm như vậy. Xin nói thật, tôi tin là Đô-brư-nin sẽ chứng minh cho điều tôi nói là đúng. Nếu chúng tôi đưa đề nghị này vào hệ thống hành chính của chúng ta, nó sẽ dẫn đến một tiến triển bất lợi cho Liên Xô, cũng bất lợi cho hội đàm Vla-đi-vô-stốc.

Tôi đề nghị khi Đại sứ Đô brư-nin đến Oa-sinh-tơn ông sẽ chuẩn bị sẵn một văn bản, chúng ta hoàn toàn có thể tiến hành trao đổi qua con đường này. Như vậy, chúng ta có thể làm cho quan điểm càng cô đọng hơn. Tôi cho rằng trong đề nghị của các Ngài, có những thành phần đáng để chúng tôi nghiêm túc lắng nghe. Mà một số đề nghị của chúng tôi các ông cũng nên nghiêm túc lắng nghe. Trước Hội nghị Vla-đi-vô-stốc, tôi thà dùng phương thức này để xử lý vấn đề.

Tôi đề nghị Đô-brư-nin và tôi sẽ gặp nhau vài lần ở Oa-sinh-tơn, không phải để hiệp thương, mà để làm rõ quan điểm. Sau đó, Ngài và Tổng thống có thể tiến hành hội đàm tại Vla-đi-vô-stốc. Tôi làm như vậy là để nhằm ngăn chặn những người gây rầy rà. Vì tôi tin rằng, ở đây có cùng các bạn đồng sự với tôi trên phương diện chúng ta có thể nghiêm túc lắng nghe. Tôi sẽ chỉ tiến hành công việc này với cộng sự của tôi, tất cả những người có mặt trong gian phòng này.

Nhưng chúng tôi phải nói rằng, các Ngài còn chưa đưa cho tôi một bản kế hoạch chính thức. Cái đó sẽ làm cơ sở căn cứ cho chúng tôi. Nếu không, chúng tôi lại có thể phải đi lắng nghe ý kiến của thượng nghị sĩ Giắc-xơn. Mà Ngài biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi nghe ý kiến này, ông ta sẽ mở cuộc họp điều trần.

Brê-giơ-nhép: Tôi đồng ý với quan điểm của Ngài trong một tình huống nhất định, dù Ngài đính chính gì đi nữa, Ngài vẫn không nằm trong đạo lý thông thường của đề nghị mới hoặc nguyên tắc mới. Vì trước hết là tôi không muốn, tiến hành một cuộc tranh luận với Tổng thống.

Kít-sinh-gơ: Nếu có khó khăn, chúng ta có thể gạt nó ra khỏi chương trình nghị sự để tiếp tục trao đổi thêm bước nữa. Sẽ không có bất trắc ở Vla-đi-vô-stốc. Tôi có thể cho Đô-brư-nin biết về suy nghĩ của chúng tôi Còn nếu có khó khăn chúng ta sẽ kéo dài thêm hội đàm. Nhưng chúng tôi không định đưa ra bất cứ đề nghị gì hoàn toàn mới. Tôi nghĩ, trong chuyến thăm này, chúng ta càng thêm gần nhau hơn.

Ý đồ của chúng tôi là rút ngắn chứ không phải mở rộng khoảng cách. Nhưng nếu chúng tôi làm vào hoàn cảnh khó khăn trong quá trình phân tích đề nghị của các Ngài, chúng ta sẽ đẩy lùi đàm phán. Nhưng nguyện vọng của tôi là có thể khiến chúng ta đến gần hơn nữa. Cách nhìn nhận tình hình của chúng tôi hoàn toàn nằm trong vấn đề do tôi phụ trách cho nên đều có thể dự kiến được.

Brê-giơ-nhép: Ngài thật sự hiểu rõ việc tôi nói có liên quan đến máy bay ném bom B-1 chứ?

Kít-sinh-gơ: Vâng, nhưng chúng tôi phải nghiên cứu đã vì tôi còn chưa có đáp án chính xác. Tôi muốn nghiên cứu tầm bắn của tên lửa và một số việc đã. Thí dụ, theo tôi biết, có một số tên lửa của chúng tôi chỉ là dùng cho phòng ngự trên không thôi, và là tầm ngắn. Đây chính là nguyên nhân vì sao tôi phải nghiên cứu cẩn thận trước khi đưa ra câu trả lời. Nhưng tôi hiểu nguyên tắc này.

Brê-giơ-nhép: Ý tôi nói là về máy bay ném bom B-1S, chỉ là về máy bay ném bom chở tên lửa chiến lược thôi.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu, đó chính là điều tôi đang muốn nghiên cứu.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên, tôi muốn đến lúc đó sẽ được trực diện hỏi ngay tiến sĩ Kít-sinh-gơ một vấn đề. Còn bây giờ, tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn và hài lòng đối với những công việc tích cực và có ích của chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Tôi cho rằng, chúng ta làm việc rất nghiêm túc. Chúng ta đã đạt được những tiến triển rõ rệt. Chúng ta sẽ cố gắng xây dựng được một thoả ước trước khi Ngài sang thăm Mỹ vào năm 1975. Chúng tôi sẽ hết sức cố gắng làm cho Hội nghị Vla-đi-vô-stốc thành công, khởi đầu sự hợp tác thân mật giữa Ngài và Tổng thống Pho.

Brê-giơ-nhép: Cảm ơn! Đó chính là điều tôi mong muốn. Xin Ngài không những đừng quên tôn chỉ về vấn đề tên lửa ta bàn bạc lần này, mà còn đừng quên cả sự việc chúng ta đã trao đổi lần đầu tiên. Tôi biết Ngài chưa quên nên tôi không nhắc lại nữa. Tôi đã hết sức cố gắng trình bày thật rõ ràng lập trường của chúng tôi, tôi tin là Ngài không thể không đồng ý.

Kít-sinh-gơ: Tôi sẽ suy nghĩ nghiêm túc. Trong bữa ăn trưa, tôi và Bộ trưởng Ngoại giao của Ngài đã có cuộc trao đổi. Tôi nói với ông ấy rằng nếu có dịp, có thể tuần sau tôi sẽ đi thăm Ăng-gô-la, tôi còn hứa hẹn cho cuộc tiếp xúc lần sau.

Brê-giơ-nhép: Vậy thì tốt quá. Những sửa đổi hết sức thứ yếu của chúng tôi đối với mọi bản thông cáo chỉ là hy vọng, nó sẽ có lợi cho cuộc Hội đàm Vla-đi-vô-stốc.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Ngài đã hiểu rõ được câu hỏi của chúng tôi trong vấn đề đàm phán cùng nhau tái giảm quân bị ở mức ngang nhau

Brê-gơ-nhép: Chúng tôi có thể chấp nhận.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cũng vậy. Nếu Ngài còn có những nhượng bộ tương tự, thì sang năm Ngài sẽ có cả A-lát-ska.

(Xu khốt-lép phiên dịch một lần, Grô-mư-cô lại phiên dịch một lần nữa. Brê-giơ-nhép và các đại biểu phía Liên Xô đều cười rộ lên).

(Khi bàn đến từ ngữ trong thông cáo và thời gian công bố, Kít-sinh-gơ và đại diện phía Liên Xô đã có sự tranh chấp về một câu của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ. Họ đồng ý biểu tỏ "triệu tập Hội nghị sớm hơn... sẽ phát huy tác dụng có lợi cho việc giải quyết vấn đề Trung Đông").

Brê-giơ-nhép: (Tổng Bí thư đứng dậy, đi đến phía đại diện Mỹ). Chỉ còn việc bắt tay thôi. (ông ta bắt tay các đại diện Mỹ từng người một).

Kít-sinh-gơ: Mong gặp lại vào tháng sau.

Brê-giơ-nhép: Tôi hết sức coi trọng Hội nghị lần ấy, tôi cảm ơn nguyện vọng của Tổng thống muốn tiến hành một Hội nghị có tính chất thi hành hiệp nghị. Đây là một bước tiến lớn về chuyến thăm của tôi đến Oa-sinh-tơn. Tôi tin cuộc gặp lần ấy sẽ có ích phần nào cho tình hình chính trị của Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Điều đó đã không còn quan trọng lắm nữa đâu.

Brê-giơ-nhép: Điều quan trọng là Pho và Kít-sinh-gơ không nằm trong khói lửa chiến tranh nữa, mà chỉ còn Sô-nê-phe-tơ?.

(Hội nghị kết thúc vào 10 giờ 20 phút tối, Kít-sinh-gơ và Brê-giơ-nhép lại tiến hành một cuộc đàm thoại riêng nữa).

Lời dẫn

Kít-sinh-gơ lập tức gọi điện thoại cho Pho, báo cho ông ta biết, kế hoạch này là "một bước lớn tiến đến hiệp nghị đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược", vì nó giúp Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn đi đến chấp nhận lẫn nhau trên nguyên tắc về tổng số, về tên lửa MIRV, và "có thể còn có một số vấn đề khác nữa" .

Tuy nhiên, ông ta lo Lầu Năm Góc sẽ "xé vụn" hình thức hiện nay của kế hoạch này. Cho nên ông ta đề nghị Pho: giữ bí mật các vấn đề chi tiết, chỉ cho Bộ trưởng Sle-sinh-gơ biết rằng Liên Xô đã phúc đáp bằng một "phương thức dung hòa".

Kít-sinh-gơ còn nói với Pho rằng: Brê-giơ-nhép muốn tiến hành một cuộc hội đàm tại Vla-đi-vô-stốc, nhằm ủng hộ hướng phát triển đi lên của quan hệ Mỹ-Xô. Ông còn nhắc nhở Tổng thống: "Dấu hiệu cho thấy, phải chăng hai bên đã có quan hệ thích ứng đầy đủ đến mức có thể đưa đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược bước vào một khuôn khổ hiệp thương thật sự ?".

Trong vài tuần tiếp sau, Kít-sinh-gơ và Đô-brư-nin đã xác định được cái khung chính xác hơn của hòa ước mà Pho và Brê-giơ-nhép sẽ ký kết tại Vla-đi-vô-stốc. Sự hiểu biết giữa hai bên là về cái khung cho hiệp nghị của đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược, trong đó mỗi bên là 2400 phương tiện vận chuyển và tên lửa MVIR, mỗi bên là 1320 quả và sự nhất trí về thực chất đối với quyền lựa chọn chúng.

Đối với phương pháp xử lý có thể chấp nhận được thì cũng đã có quyết định hòm hòm. Nhưng mối lo của Kít-sinh-gơ vẫn cứ trở thành hiện thực: Thái độ cứng rắn của quan chức hai bên trong vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai và tên lửa Crui-giơ đã khiến sự việc lâm vào cảnh bế tắc.

Trước khi tình hình hiệp thương về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược trở nên gian nan, sự hòa hoãn kinh tế cũng chưa đạt được. Vào giữa tháng 12, khi Thượng nghị viện Mỹ bắt đầu quyết định đưa dự luật Giắc-xơn Va-ních hòa vào dự luật thương mại, Liên Xô công khai chỉ trích rằng "Bất kỳ mưu đồ nào muốn can thiệp vào công việc trong nước của Liên Xô đều là mối lo của Liên Xô".

Trong khi Kít-sinh-gơ vẫn đang kỳ vọng vào một phương án khả thi thì Đô-brư-nin cho ông biết, nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Giắc-xơn Va-nich, hạn chế các khoản cho vay của ngân hàng xuất khẩu và các khu vực Mỹ kiểm soát chỉ trong phạm vi 3 tỷ, thì điều đó nhất định sẽ chẳng khác nào việc đóng thêm vài chiếc đinh lên chiếc quan tài chôn vùi quan hệ Mỹ-Xô.

Vài tuần sau đó, sau khi gặp các thuộc hạ của mình, Kít-sinh-gơ đã thừa nhận rằng, ông ta "không quan tâm đến dự luật cho vay của ngân hàng xuất nhập khẩu”. Bởi lẽ ông đang tập trung toàn bộ tinh thần vào dự luật Giắc-xơn Va-nich. Nhưng ông biết Mát-xcơ-va sẽ không chấp nhận hành động của Thượng viện: 3 tỷ, trên thực tế khác nào không cho vay.

Quốc hội Mỹ vừa thông qua dự luật thương mại, Pho đã ghi ngay nó vào pháp luật trong đầu tháng 1, mặc dù ông ta đã thể hiện một cách hết sức rõ nét đặc trưng của chênh lệch bình đẳng.

Sự đối kháng với Quốc hội mà Kít-sinh-gơ đã hứa hẹn với Brê-giơ-nhép không hề xảy ra. Ngày 10 tháng 1, do hạn chế cho vay và vấn đề khả năng của Quy chế Tối huệ quốc, Liên Xô đã tuyên bố với Mỹ rằng, Hiệp định thương mại năm 1972 là vô dụng. Thất bại của Mỹ trong việc thực hiện Hiệp nghị thương mại năm 1972 sẽ cản trở hòa hoãn Xô-Mỹ, nhưng Brê-giơ-nhép hầu như không để ý, ông ta đã từ chối hòa ước không hề do dự.

Đối với Mát-xcơ-va, thương mại Mỹ-Xô đã không còn quan trọng như vài năm trước đây nữa. Liên Xô đã tìm được rất nhiều bạn hàng thương mại đáng tin cậy, và đã nhận được vài tỷ tiền cho vay từ các đối thủ thương mại của Mỹ ở Tây Âu, đặc biệt là Tây Đức. Do vậy, sau khi xu thế hòa hoãn giữa các siêu cường bị đình trệ, thì sự hợp tác kinh tế giữa Mát-xcơ-va và Tây Âu lại phát triển, một kết quả khiến Kít-sinh-gơ phiền lòng.

Xu thế phát triển của các loại tình thế trong vài tháng tiếp theo, như sự suy sụp của miền Nam Việt Nam và sự nhạy cảm đối với độ tin cậy của Mỹ xảy ra sau đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ-Xô trong thế giới thứ ba và cục diện bế tắc của SALT2, đã khiến cho tiến trình hòa hoãn ngày càng gian nan, dù cho các siêu cường luôn một mực khẳng định những nguyên tắc cơ bản.

Đầu tháng 7 năm 1975, Kít-sinh-gơ đến Giơ-ne-vơ tham gia Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu, thì đó cũng chính là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của các quốc gia theo quyết định cuối cùng của Hiệp ước Hen-xin-ki. Các Bộ trưởng đã sắp xếp thời gian để Hội nghị Hen-xin-ki họp vào cuối tháng 7, và thông qua phần chính của dự luật cuối cùng.

"Giỏ I" gồm lập trường về nguyên tắc cơ bản, (như nhân quyền, không can thiệp công việc nội bộ và biên giới lẫn nhau, sự chuyển biến hòa bình bất khả xâm phạm), và còn có cả những quy định đối với biện pháp đánh lừa về mặt quân sự. "Giỏ II" gồm hợp tác kinh tế Đông Tây. Còn "Giỏ III”, thì gồm cả hợp tác nhân đạo, bao gồm xây dựng lại gia đình và tự do truyền bá thông tin.

Hội đàm Hen-xin-ki tiếp theo là thời khắc vĩ đại của hoà hoãn Đông Tây, nhưng trong hội đàm tại Giơ-ne-vơ, Grô-mư-cô và Kít-sinh-gơ vẫn bày tỏ mối lo ngại và hoài nghi lâu dài vốn có trước đây đối với chiến tranh lạnh trong hội đàm. Trong cuộc nói chuyện riêng với Đô-brư-nin, Kít-sinh-gơ đã tỏ ý lo ngại về mối quan hệ Xô-Mỹ: "Chúng ta không nên cạnh tranh vì thế giới thứ ba. Những gì họ làm chỉ là muốn gạt bỏ chúng ta. Chúng tôi không phải là cạnh tranh với các Ngài". Đô-brư-nin không trả lời, Kít-sinh-gơ cũng không giải thích gì về lời nói của ông ta.

Đúng lúc ấy hiệu quả mang kịch tính ở Ăng-gô-la đang bắt đầu diễn ra, khiến những lời tuyên bố của Kít-sinh-gơ về không cạnh tranh ngày càng gần hiện thực. Mấy tháng sau cuộc cách mạng ở Bồ Đào Nha tháng 4 năm 1974, thuộc địa thực dân của nó là Ăng-gô-la đã đi đến độc lập. Toàn bộ lược lượng vũ trang của chủ nghĩa dân tộc chống đối đều đã rời bỏ trung tâm. Người lãnh đạo của Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la là Hô-đơn Rô-bớc-tô đã nhận được tiền viện trợ của CIA từ năm 1960; khi Kít- sinh-gơ phê chuẩn 300 nghìn USD vào tháng 1 năm 1975, sự viện trợ bí mật đã bắt đầu.

Trên thực tế, mãi đến tháng 7 năm 1975, Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la hình như đã muốn thuyết phục đối thủ chính của nó là Tổ chức của Phong trào giải phóng nhân dân Ăng-gô-la. Tổ chức này cho đến mùa xuân năm 1975 luôn được sự viện trợ của Liên Xô và Cu Ba, mặc dù Liên Xô chỉ mới bắt đầu tăng thêm viện trợ và Cuba bắt đầu đưa cố vấn quân sự sang, như đã giúp đỡ cho họ cạnh tranh với Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la.

Vào sáu tháng đầu năm 1975, sự ủng hộ của Liên Xô cho Tổ chức của Phong trào giải phóng nhân dân Ăng-gô-la chưa gây ra lo ngại gì, Kít-sinh-gơ thấy sự cạnh tranh có tiết chế này giống như cạnh tranh kinh tế thường xảy ra trong quá trình hòa hoãn, vả chăng nước theo đuôi Mỹ hiện nay lại đang là kẻ thắng. Tuy nhiên, khi Kít-sinh-gơ gặp Grô-mư-cô tại Giơ-ne-vơ, Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la đã bắt đầu bị đánh bại. Kít-sinh-gơ đã phát hiện ra cái chỗ khiến người ta phiền lòng trong cuộc cạnh tranh này.

Nhìn Ăng-gô-la qua chiến tranh lạnh, ông ta phát hiện, độ tin cậy của Mỹ là cực kỳ quan trọng. ông phản đối những chuyên gia châu Phi mà Bộ Ngoại giao tỏ ra hoài nghi, và yêu cầu CIA trong vòng hai ngày phải đưa ra kế hoạch hành động bí mật cho Ăng-gô-la. Ngày 18 tháng 7, Tổng thống Pho phê chuẩn kế hoạch này: trong vòng hai tuần, Tổ chức giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la có thể nhận được vũ khí do Mỹ tài trợ lắp ráp tại Zaị-ya, điều đó khiến biên giới giữa họ và tổ chức Phong trào giải phóng nhân dân Ăng-gô-la chỉ là tạm thời.

Sau khi kết thúc công việc tại Hội nghị An ninh hợp tác châu Âu, Grô-mư-cô và Kít-sinh-gơ đã gặp nhau vào chiều ngày 11 tháng 7, họ trao đổi về một số vấn đề khác, bắt đầu từ vấn đề Trung Đông. Nhưng Kít-sinh-gơ luôn từng bước thực hiện chính sách ngoại giao Trung Đông của ông ta, thí dụ như thỏa thuận với lực lượng vũ trang của Ít-xra-en, yêu cầu họ rút khỏi bán đảo Si-nai.

Liên Xô luôn tỏ ra rất bất mãn về việc Mỹ độc chiếm công việc Trung Đông. Grô-mư-cô đưa ra đề nghị họp lại Hội nghị Giơ-ne-vơ nhằm đưa Mát-xcơ-va trở lại tiến trình hoà bình Trung Đông và ngăn chặn "thùng thuốc súng" của khu vực này bùng nổ trở lại. Kít-sinh-gơ đưa ra một cam kết mập mờ nước đôi, thì thật ra ông ta cũng không lý thú gì về việc này: "Khi chúng ta dùng một tốc độ rất nhanh để làm những việc chúng ta không thể làm được, một áp lực rất lớn sẽ ập đến ngay sau đó".

Khi Grô-mư-cô nhắc đến vấn đề Pa-le-xtin thì, Kít-sinh-gơ nói, nếu các đoàn đại biểu của Xi-ri, Pa-le-xtin và các nước A-rập khác mà gặp nhau trong một căn phòng, "họ sẽ đánh thuốc độc cho nhau."

Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô còn tiến hành một cuộc đàm thoại riêng nữa. Grô-mư-cô đã chuyển một bức thư của Brê-giơ-nhép cho Pho. Trong thư bày tỏ sự lo ngại đối với tuyên bố công khai của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Sle-sinh-gơ về việc sử dụng đầu tiên vũ khí hạt nhân.

Ông ta rêu rao, Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân khi có cuộc tiến công quy mô lớn của Liên Xô vào Tây Âu, Sle-sinh-gơ cho rằng một sách lược sử dụng đầu tiên vũ khí hạt nhân được công nhận sẽ là điều kiện không thể thiếu của chiến tranh kẽ hở: "Nếu ai không chấp nhận chính sách sử dụng đầu tiên, người ấy chính là đã chấp nhận một đạo luật tự phủ định mình bằng cách giảm bớt sức uy hiếp của mình".

Những tuyên bố này là đứng trên lập trường của Mỹ về phương châm hạt nhân, nhưng đối với Brê-giơ-nhép, thì chúng hình như không ăn khớp gì với hoà hoãn cả. Sự bảo đảm của Pho đối với Brê-giơ-nhép là không có hiệu quả. Kít-sinh-gơ cố tìm cách làm yên lòng ông ta, nhưng tính chất nhạy cảm của vấn đề lại khiến ông ta trở nên khó chịu hơn.

Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô cũng ít nhiều đề cập đến Trung Quốc và Nhật Bản. Hai quốc gia này đã bắt đầu thương thảo một hòa ước hòa bình và hữu nghị. Các siêu cường cũng đều đang mật thiết quan tâm theo dõi sự phát triển của tình hình ấy. Trước đây, Kít-sinh-gơ đã từng kiên quyết từ chối đề nghị của Liên Xô về một cuộc Hội nghị liên quan đến quan hệ với Nhật Bản, nhưng tình hình mối quan hệ Trung-Mỹ không sáng sủa gì lắm đã thúc ông nói với Grô-mư-cô rằng, quan hệ quá thân thiết giữa Nhật Bản và Bắc Kinh sẽ không gây hứng thú cho các siêu cường.

Tuy nhiên, ông ta không tiết lộ một nguyên tắc khác của quan hệ Mỹ-Nhật, đã không cho phép Nhật Xô hợp tác, điểm này ông ta đã từng nói với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Do hợp tác Tô-ky-ô - Mát-xcơ-va và hợp tác Tôkyô-Bắc Kinh đều không thể thực hiện trong thời gian gần, Kít-sinh-gơ phản đối làm suy giảm quan hệ Mỹ-Nhật, khiến Nhật càng thêm độc lập hoặc nói khác đi là chính sách Nhật Bản sẽ là chính sách của chủ nghĩa dân tộc. Ông và cộng sự của ông cho rằng, quan hệ Mỹ - Nhật như vậy là điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế Đông Á.

Trong vấn đề Trung Quốc, Kít-sinh-gơ giữ thái độ trầm mặc; ông không sẵn sàng trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao của nước địch thủ chính của Trung Quốc về các chi tiết trong quan hệ Oa-sinh-tơn - Bắc Kinh. Ông đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của ông cho rằng: Trung Quốc lớn mạnh lên rồi, tình hình sẽ trở nên "rắc rối hơn".

Vài năm trước ông cũng đã từng nói với Đại sứ Mỹ như vậy: Một khi khả năng hạt nhân của Trung Quốc phát triển đến mức khó đối phó, "họ sẽ có chủ kiến hơn" và không cần ngả về phía Oa-sinh-tơn, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn.

CƠ MẬT. CẤM PHÂN PHÁT.
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

Người tham gia;

Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Grô-mư-côi;

Vích-to Xu-khốt-lép thành viên Vụ châu Âu 2 bộ Ngoại giao Liên Xô (phiên dịch);

Kít-sinh-gơ Bộ trưởng Ngoại giao, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống;

Pi-tơ Rê-đi-man: Uỷ viên hội đồng An ninh quốc gia.

Thời gian và ngày tháng: 1 giờ 10 - 2 giờ 20 chiều ngày 11 tháng 7 năm 1975, thứ sáu.

Địa điểm: Khách sạn quốc tế, phòng nghỉ của Bộ trưởng Ngoại giao Kít-sinh-gơ.

Chủ đề: Truyền đạt miệng ý kiến của Brê-giơ-nhép; đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược; Trung Quốc và Nhật Bản; chính sách hạt nhân của Bra-zin; quan hệ hai bên

(Nguồn: Cục tự do thông tin và tư liệu Bộ Ngoại giao Mỹ: Bản sao của cơ quan lưu trữ hồ sơ mật quốc gia.).

Grô-mư-cô: (Nói với Xu-khốt-lép bằng tiếng Nga). Đưa lá thứ ấy cho tôi. Thưa ông Bộ trưởng Ngoại giao tôi xin gửi ông một bản thông tin miệng của Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép chuyển tới Tổng thống Pho về những tuyên bố lặp lại nhiều lần của Bộ trưởng Quốc phòng qúy Quốc Sle-sinh-gơ. Chúng tôi đề nghị các ông lưu tâm. Nói thẳng ra là chúng tôi hết sức sửng sốt về việc này, tất cả những người lãnh đạo của Liên Xô, kể cả Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đều rất quan tâm đến việc này.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng: Đây là một bản thông tin miệng. Tôi xin định chuyển tới ông một phần bản nguyên văn tiếng Nga chính thức và một bản dịch (ghi chép A).

Phiên dịch như sau:

"Kính thưa ông Tổng thống!

Tôi không thể không trao đổi với ông một lần nữa về những vấn đề đã được nêu ra và đã đi đến nhất trí tại Hội nghị Vla-đi-vô-stốc.

Điều tôi muốn nói đến những lời phát ngôn của các quan chức cao cấp Mỹ, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng của ông. Đoạn phát ngôn này không những nhấn mạnh chạy đua vũ trang, đồng thời còn nêu ra khả năng Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Liên Xô và các nước thành viên của Hiệp ước Vác-sa-va.

Mặc dù chúng ta đã có được những lời bảo đảm tương ứng, nhưng những lời phát ngôn như thế này không những không có chiều hướng chấm dứt, mà còn ngày một nhộn nhịp thêm và ngày một mang thêm tính chất thách thức. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ như một cái chuông reo liên hồi không nghỉ. Hầu như không có ngày nào ông ta không nói gì về điều này. Có lúc ông ta nói đến sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại châu Âu, có lúc lại nói về tiến hành cuộc tấn công mang tính nốc ao đối với Liên Xô. cuối cùng, cách đây vài ngày, ông ta đã tuyên bố khả năng Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chống Liên Xô.

Thưa ông Tổng thống, có lẽ ông cũng phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của tình hình này thật là kỳ quặc, lẽ nào không nên chấm dứt?
Một mặt, chúng ta cũng đã xây dựng được mục tiêu ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, và hy vọng ký kết một hòa ước cơ bản trong vấn đề này. Trong Hội nghị Vla-đi-vô-tốc chúng ta đều đã đồng ý lấy phương hướng cố gắng chung cần quan tâm làm vấn đề trọng tâm để phát triển quan hệ Xô-Mỹ.

Mặt khác những lời tuyên bố đó lại là do một quan chức trọng yếu của Mỹ phát biểu, quan điểm có khả năng của chúng và một số sự việc không sao tránh khỏi, như chiến tranh chẳng hạn, sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đối với công chúng. Rốt cuộc, điều Bộ trưởng Quốc phòng của ông ngày nào cũng nói là việc phải xây dựng quy tắc ứng xử của chiến tranh hạt nhân chỉ không phải là ngăn chặn một cuộc chiến tranh như vậy.

Những lời tuyên bố như vậy chẳng phải là chứng tỏ một hướng đi trái ngược với "quyết tâm” của hai nước chúng ta hay sao? Chúng tôi đã nhận được các loại giải thích về những tuyên bố này. Nhưng sự thật là những tuyên bố ấy - ở đằng sau chúng nhất định có một chủ trương mơ hồ nào đó - vẫn cứ được phát biểu.

Vấn đề chính là chúng ta nên phản ứng như thế nào về những tuyên bố kể trên? Nếu những tuyên bố ấy cũng xuất hiện ở Liên Xô, thì điều đó đối với quan hệ tương hỗ giữa chúng ta và các quốc gia quy mô nhỏ trên thế giới sẽ không có gì khó hiểu.

Vấn đề này, tôi xin nhắc lại, là rất nghiêm trọng. Nó liên quan đến vấn đề nguyên tắc, liên quan đến ý đồ tương hỗ giữa các quốc gia. Điều này là hết sức rõ ràng.

Cộng sự của tôi và tôi đều hy vọng, thưa ông Tổng thống, rằng ông sẽ chú ý đến vấn đề chúng tôi nêu ra".

Kít-sinh-gơ: (Xem qua một lượt) Thông báo này lập tức khiến Tổng thống chú ý ngay. Nhưng xin nói thật, cách làm của các Ngài chẳng có ích gì vì nó không phản ánh quan điểm của Tổng thống. Nó phản ánh ý đồ tham gia sửa đổi của một thành viên nội các trong năm bầu cử. Nhưng điều đó là không thể thực hiện được.

Grô-mư-cô: Tôi chỉ muốn bày tỏ hy vọng của chúng tôi và tôi biết, đây cũng là điều Tổng Bí thư muốn tôi phải nói, thông báo phải được đối xử hết sức nghiêm túc. Nếu Tổng Bí thư nêu vấn đề này với Tổng thống trong Hội nghị Hen-xin-ki sẽ thì không cảm thấy không thích hợp, mà nhất định nó còn sẽ được xử đối hết sức rất nghiêm túc.

(Grô-mư-cô còn đặc biệt nêu: Đoàn đại biểu không có gì để nói trong "SALT2" được tiếp tục sau Hội nghị Giơ-ne- vơ; ông yêu cầu Kít-sinh-gơ chỉ thị cho đặc phái viên của Mỹ chuyển sang vấn đề khác, như vậy, hai bên sẽ có được câu chuyện để nói.)

Grô-mư-cô: Còn một vấn đề nữa là: Trước Hội nghị thường kỳ của Nghị viện Mỹ năm nay, sẽ có một Hội nghị đặc biệt chuyên về vấn đề kinh tế quốc tế, tiếp tục thảo luận những vấn đề này trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc. Theo ông, lúc đó sẽ thảo luận những gì? Việc triệu tập Hội nghị về những vấn đề này có phải là một chủ ý tốt hay không? Đây không thể coi là một tuyên bố có lý do đầy đủ.

Kít-sinh-gơ: Không, tôi hiểu. Tuần sau, tôi sẽ có một cuộc diễn thuyết, cảnh cáo những hành vi chống đối trong Liên Hợp Quốc, đặc biệt là không liên quan gì đến Liên Xô, nhưng liên quan đến một số quốc gia mới. Với những tư liệu để bàn thảo với các, chúng tôi sẽ soạn ra một kế hoạch để trao đổi với các ông. Chúng tôi cho rằng, không nên để cho các quốc gia mới chỉ định những vấn đề này. Chúng tôi sẽ đưa ra kế hoạch của chúng tôi, chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường này, tôi có thể cam đoan với Ngài như vậy.

(Hai người đã trao đổi ý kiến về kế hoạch của họ trong việc tham dự Hội nghị Liên Hợp Quốc mùa thu năm nay, Grô-mư-cô đã nhận lời mời đi Oa-sinh-tơn gặp Tổng thống Pho theo lời mời của Kít-sinh-gơ).

Grô-mư-cô: ...Ngài còn nhớ trước đây đã nói đến khả năng gia nhập Liên Hợp Quốc của Việt Nam không?

Kít-sinh-gơ: Nhớ.

Grô-mư-cô: Ngài có ý kiến gì? Ngài nhìn nhận thế nào về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gia nhập Liên Hợp Quốc?

Kít-sinh-gơ: Nếu nam bắc Triều Tiên đều gia nhập Liên Hợp Quốc cả thì chúng tôi sẽ tán đồng.

Grô-mư-cô: Đó vẫn là lập trường của ông ư?

Kít-sinh-gơ : Đúng vậy.

Grô-mư-cô: Nếu như Nam Bắc Triều Tiên thật sự gia nhập Liên Hợp Quốc, vậy thì rốt cuộc phải đối xử với Việt Nam ra sao?

Kít-sinh-gơ: (trầm tư suy nghĩ) Tôi không hoàn toàn từ chối xem xét vấn đề này. Để tôi suy nghĩ đã.

Grô-mư-cô: Khu vực châu Á đang xảy ra những chuyện gì? Người bạn Trung Quốc và người bạn Nhật Bản của ông đang xảy ra những chuyện gì?

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc rất kỳ vọng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống. Hiện nay, chúng tôi định sắp xếp vào tháng 11 hoặc tháng 12, cũng có thể là cuối tháng 11. Trước chuyến thăm của Tổng thống, tôi sẽ đích thân đến Trung Quốc trước. Trước 6 tuần.

Grô-mư-cô: Sẽ đàm phán với Mao Trạch Đông chứ?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không kỳ vọng sẽ có những kết quả gây kinh ngạc. .

Grô-mư-cô: Đó sẽ là một chuyến thăm ngắn ngày hay dài ngày?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi còn chưa trao đổi vấn đề này. Họ muốn kéo dài một tuần. Chúng tôi có thể rút ngắn lại.

Grô-mư-cô: ông có tình báo gì về Trung-Nhật xây dựng quan hệ hữu nghị, liệu có khả năng đạt được thỏa thuận không? Thời gian qua, chúng ta đã trao đổi thấy mục đích của Nhật Bản trong sự kiện này là ...

Kít-sinh-gơ: Bá quyền

Grô-mư-cô: Bá quyền, vậy thì Trung Quốc nghĩ thế nào về điều này.

Kít-sinh-gơ: Dự đoán của tôi, đây không phải là dự đoán dựa vào tình báo, là họ rất có thể sẽ đạt được.

Grô-mư-cô: Đạt được?

Kít-sinh-gơ: Đạt được thỏa thuận ấy.

Grô-mư-cô: Vậy là Trung Quốc sẽ dành thắng lợi.

Kít-sinh-gơ : Đây không phải là dự đoán dựa vào tình báo, mà là dự đoán dựa vào tính cách của người Nhật.

Grô-mư-cô: Thủ tướng Nhật không kiên định.

Kít-sinh-gơ: ông ấy không kiên định. Tháng 8 ông ấy sẽ đến thăm Oa-sinh-tơn. Chúng tôi không khuyến khích quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật đi đến chỗ có gì thân mật quá mức.

Grô-mư-cô: Điều dễ thấy là Thủ tướng Nhật Mi-ki khá coi thường việc Trung Quốc muốn có một ưu thế rõ rệt nhằm trực tiếp chống lại Liên Xô, việc đó đối với Mỹ, ông biết là tình thế ấy là thích hợp nhất cho Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không có hứng thú gì về vấn đề này.

Grô-mư-cô: Điều ấy khiến chúng tôi sửng sốt. Chúng tôi không hiểu tại sao Ta-kei Mi-ki coi nhẹ điểm ấy. Khi ông gặp Thủ tướng Nhật, nếu như ông có nhắc đến chủ trương của chúng tôi với ông ấy - chúng tôi không cầu khẩn ông làm như vậy - thì chúng tôi cũng sẽ không phản đối. Nhật và những nước láng giềng của họ, kể cả Liên Xô, đều có liên quan đến nhau, đó là điều Nhật Bản phải xem xét. Nhưng hình như họ không hề làm như vậy.

Không phải là việc nói trên đã khiến chúng tôi kinh hoàng như vậy đâu, nhưng chúng tôi có khả năng tự bảo vệ mình! Thế nhưng, chúng tôi muốn giữ quan hệ hữu nghị bình thường với Nhật Bản, còn chúng tôi cho rằng làm như vậy có lợi nhất cho Nhật Bản.

Kít-sinh-gơ: Tôi đã từng nói với ông đối với hai nước chúng ta, việc giữ được một tầm nhìn xa trông rộng là rất quan trọng. Tôi tin chắc rằng, sang thập kỷ 80, bản tính của lợi ích sẽ trở thành một dạng tự tin.

Hiện nay là sự tự tin về phương diện vũ khí hạt nhân; đến thập kỷ 80, nó sẽ trở thành hiện thực trong rất nhiều vấn đề chính trị. Chúng ta không nên coi nhẹ sự thật này.

Thứ hai, chúng tôi cho rằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản có quan hệ thân mật quá mức thì sẽ là nguy hiểm.

Thứ ba, một ngày nào đó những Hiệp ước bá quyền ấy sẽ được dùng để đối phó với chúng ta.

Tôi không loại trừ khả năng quan hệ giữa chúng tôi và Trung Quốc trong mười năm tới sẽ tiến triển, nhưng trong vòng mười năm thì có khả năng vẫn sẽ khó khăn. Hiện nay quan hệ giữa chúng tôi với Trung Quốc khá hơn chút ít so với quan hệ giữa các ông và Trung Quốc.

Grô-mư-cô: Phần nào thôi ư?

Kít-sinh-gơ: Nhưng tuỳ theo sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, tình hình đối với chúng tôi cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Grô-mư-cô: Tôi thấy đó là điều hết sức thú vị. Quả thực chúng tôi cũng tin vào điều đó, nghĩa là chúng ta đang đứng trước những vấn đề nghiệt ngã đối với vai trò lãnh đạo của chúng tôi và vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nếu các ông thật sự muốn nhìn vào quan hệ tương lai giữa các ông và các nước châu Á thì những vấn đề này cũng phải giúp ích cho Mỹ...

Chúng tôi đang tập trung chú ý vào một việc và luôn cố gắng đánh giá ý nghĩa trọng đại của sự việc đó, mà chưa thể rút ra bất cứ kết luận lạc quan nào, đó là việc Tây Đức và Bra-zin ký kết Hiệp định về việc cung cấp lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị. Đánh giá của chúng tôi và đánh giá của các nước khác về việc này là giống nhau, đó là Bra-zin đang chuẩn bị chế tạo vũ khí hạt nhân và muốn nhận được sự giúp đỡ của Tây Đức. Đây không phải là một vấn đề lý thuyết, mà là một vấn đề thuộc chính sách thực tế, tôi nói vậy có đúng không?

Chúng ta là những nước tham gia "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân", điều này liên quan đến hai nước chúng ta. Tiện thể xin nói, Đức là nước tham gia "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân", còn Bra-xin thì không. Về mặt địa lý, Ngài và Bra-xin rất gần nhau, về mặt chính trị, Ngài và Bra-xin càng gần gũi hơn. Còn chúng tôi tin là Ngài càng hiểu rất rõ khả năng Đức sẽ làm gì trong việc này.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không cho rằng Bra-xin đã quyết định phải xây dựng hệ thống vũ khí hạt nhân, nhưng cuộc giao dịch này đã cung cấp những khả năng cho Bra-xin. Chúng tôi quan tâm đến tương lai. Một khi thiết bị tuần hoàn nhiên liệu hoàn chỉnh đã được cung cấp, thì khả năng tiếp theo là được cung cấp về nhiên liệu. Nhưng chúng tôi quan tâm, và đã công khai bày tỏ mối lo ngại của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng Hội nghị các nhà cung cấp lần này sẽ đi đến nhất trí trong vấn đề an toàn. Nhưng nếu như không được như ý, chúng ta sẽ phải chuẩn bị tốt cho việc tiến hành giao lưu về tư tưởng giữa hai bên, vì đây là một tiến triển nguy hiểm.

Grô-mư-cô: Chúng ta sẽ chuẩn bị tốt cho việc tiến hành một cuộc giao lưu về tư tưởng, quan điểm.

Kít-sinh-gơ: Vậy nhé. Chúng ta đi ăn cơm trưa, được chứ?

Grô-mư-cô: Về quan hệ song phương giữa chúng ta, tôi còn nhớ rất rõ những lời Ngài nói với tôi khi ở Việt Nam (Nguyên văn tiếng Trung Quốc, ND), còn tôi thì đã từng bày tỏ hy vọng của mình, và tôi không muốn lặp lại những lời tôi đã nói. Chúng tôi luôn luôn kiên trì đường lối, đặc biệt là đường lối đã được hai Hội nghị nguyên thủ trước đây đặt ra.

Quả là đôi khi Mỹ tùy tiện đưa ra một số tuyên bố không thật phù hợp với đường lối đó, nhưng còn Tổng thống, mà ông cũng đã từng đại diện cho Tổng thống một lần nữa nhấn mạnh rằng phải trước sau như một kiên trì đường lối đó. Điều dó chỉ có thể gây ra phản ứng tích cực của chúng tôi.

Chúng tôi tin chắc rằng, nếu như chúng ta tiếp tục sự nghiệp này, thì hai nước chúng ta đều chẳng những có thể tràn đầy lòng tin nhìn về tương lai, mà còn tràn đầy lòng tin tiếp tục tiến lên trên con đường chúng ta đã bắt đầu trong những năm gần đây. Nó không những có lợi cho nhân dân Mỹ và nhân dân Liên Xô, mà còn có lợi cho nhân dân các nước trên thế giới. Trên thực tế, dù là Đô-mi-nich, Thủ tướng nước Man-ta cũng không thể khiến chúng ta nản lòng trong việc này. Vừa rồi là tôi muốn một lần nữa nhắc lại hy vọng này của tôi.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi hiểu điều đó. Chúng tôi còn tin là điều đó sẽ có lợi cho cả hòa bình thế giới, như tôi vừa nói, trong những năm sắp tới, tính tất yếu phải làm như vậy sẽ ngày càng lớn hơn. Lập trường của Tổng thống chúng tôi đang trở nên kiên định, hầu như cho đến tận tuần này, vì vậy cho tới khi Tổng thống Pho rời khỏi phòng làm việc của mình vào năm 1981, nó sẽ trở thành một chuyên đề đặc tả biểu hiện mãi mãi trên trường quốc tế.

Grô-mư-cô: Ngài rất lạc quan.

Kít-sinh-gơ: Tất cả các cuộc điều tra cho thấy, nếu như bây giờ tổ chức bầu cử, ông ta sẽ giành thắng lợi với ưu thế áp đảo. Trừ phi tình hình trong nước sụp đổ. Nhân dân cả nước cho rằng tình hình đang phát triển theo hướng tốt.

Grô-mư-cô: Tình hình của Đảng Dân chủ ra sao?

Kít-sinh-gơ: Ham-phơ-rey đã được đề cử. Giắc-xơn vẫn có khả năng; nghe nói Ken-nơ-đi có thể sẽ thỏa hiệp.

Grô-mư-cô: Nhưng ông ta còn chưa tự mình tuyên bố. Điều đó có thể không?

Kít-sinh-gơ: Tôi cho rằng không thể, nhưng tôi cũng không loại trừ khả năng đó. Tôi nghĩ rằng ông ta đang chờ đợi năm 1980. Khi Tổng thống còn làm việc trong văn phòng của ông, thì việc đấu đá nội bộ giữa họ sẽ làm chính bản thân họ bị tổn hại. (Mọi người đều đứng dậy)

Grô-mư-cô: Hội nghị sắp kết thúc sẽ khiến nhiều việc trở nên có khả năng.

Kít sinh-gơ: Tôi đã chỉ thị cho các Đại sứ của chúng tôi, yêu cầu các Đại sứ báo cho các đoàn đại biểu khác rằng: Sau hai năm cố gắng, việc đồng ý và kiên trì Hiệp ước này chẳng có ý nghĩa gì cả.

Grô-mư-cô: "Liên hệ" là ý gì? Là người nào cũng sẵn sàng giữ liên hệ. Chẳng ai có thể thực thi quyết định cả.

Kít-sinh-gơ: Tôi tán đồng.

Grô-mư-cô: Đây là lần gặp mặt vui vẻ.

(2 giờ 2 phút chiều, hội đàm kết thúc, các thành viên trong đoàn nghỉ chuẩn bị dự chiêu đãi cơm).

Lời dẫn:

Dự đoán của Kít-sinh-gơ về "hòa hoãn" sẽ trở thành "một chuyên đề đặc biệt mãi mãi xuất hiện trên trường quốc tế năm 1981 là hoàn toàn sai lầm, nhưng trong điều kiện bất lợi rõ rệt, ông ta kiên trì cố gắng ký kết thỏa thuận SALT2, nhằm chứng thực lời dự đoán này của mình. Khi ở Giơ-ne-vơ, Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô đã từng bàn bạc bản thỏa thuận SALT2, và đến cuối tháng 7, khi Pho dự Hội nghị Hen-xin-ki, ông ta đã hai lần hội đàm với Brê-giơ-nhép, trao đổi về Hiệp định SALT và những Hiệp ước song phương khác.

Tới lúc đó, vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai và tên lửa Crui-giơ đã khiến đàm phán trở nên phức tạp, sự phức tạp mà tất cả những người lãnh đạo chủ chốt đều đã không thể ngờ tới vào một năm trước đó Brê-giơ-nhép và Pho cùng làm việc với nhau rất hòa hợp trong thời gian ở Hen-xin-ki, nhưng các cuộc hội đàm của họ và các cuộc hội đàm tiếp theo được tổ chức ở Oa-sinh-tơn và Niu-oóc vào tháng 9 đều không có được những tiến triển lớn, về mặt khắc phục những bất đồng.

Trong khi Kít-sinh-gơ tìm cách né tránh việc hạn chế mạnh mẽ tên lửa Crui-giơ do Mát-xcơ-va thôi thúc, thì Liên Xô lại kiên trì cho rằng không nên đưa vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai vào nội dung đàm phán. Kít-sinh-gơ luôn muốn coi vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai là một hệ thống vũ khí "hỗn hợp" (không muốn coi nó là một quả bom chiến lược xét về ý nghĩa nghiêm khắc), hệ thống đó được coi như một vấn đề chịu sự hạn chế đặc biệt cùng với tên lửa Crui-giơ phóng từ phi thuyền của Mỹ.

Tuy nhiên, Grô-mư-cô không chút nhiệt thành: "Nếu máy bay ném bom phi hạng nặng của chúng tôi nằm trong tình trạng cô lập do không có sự hợp tác của Mỹ, thì chúng tôi sẽ không kêu la". Ông còn nghĩ rằng Kít-sinh-gơ đang đau buồn vì lưu luyến những tên lửa Crui-giơ đó, nhưng Mỹ không muốn chấp nhận đề nghị có tính chiến lược do Grô-mư-cô đưa ra, về việc coi tên lửa Crui-giơ phóng từ trên không là điểm hội tụ của đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược. Mặc dù Kít-sinh-gơ đề nghị nên tiếp tục xích gần hơn chủ trương của Liên Xô trong vấn đề tên lửa Crui-giơ, nhưng cuộc trao đổi vẫn lâm vào bế tắc.

Sau khi Grô-mư-cô trở về Mát-xcơ-va, Pho đã đưa ra đề nghị mới nhất trong lá thư Kít-sinh-gơ viết cho cho Brê-giơ-nhép và tuyên bố lại một lần nữa: Tiến tới tiếp tục những cuộc trao đổi này. Nhưng điều đó không phát huy tác dụng gì. Cuối tháng 10, Brê-giơ-nhép đã từ chối đề nghị này với những lời lẽ cứng rắn. Khi Kít-sinh-gơ trở lại Mát-xcơ-va mang theo những đề nghị mới, quyền lực của Brê-giơ nhép đã bị suy giảm, còn tình hình Ăng-gô-la cũng đang phủ một bóng mây lên hòa hoãn.

chương VIII
"GIỮA CHÚNG TÔI VÀ TRUNG QUỐC CÓ MỘT SỐ VẤN ĐỀ"

Lời dẫn

Chính quyền bù nhìn của Mỹ ở Việt Nam và Cam-pu-chia sụp đổ, xung đột chính trị giữa Mỹ với Bắc Kinh ngày càng gay gắt, cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ và sự hòa hoãn quan hệ Mỹ-Xô sáng nắng chiều mưa, đều là những thách thức nghiêm túc đối với quan hệ Trung-Mỹ do Kít-sinh-gơ dày công sắp xếp. Mặt khác, Kít-sinh-gơ biết rằng, nếu nói mục tiêu chính trị của Tổng thống Pho là thông qua việc cản trở những tiến bộ trong tiến trình bình thường hóa, để phức tạp hóa quan hệ Mỹ và Bắc Kinh, thì trên thực tế là ngấm ngầm phá hoại tiếng tăm của Kít-sinh-gơ trong Chính phủ.

Tháng 10 năm 1975, sau khi Kít-sinh-gơ tiến hành chuyến thăm Trung Quốc đầy gian nan, ông ta đã báo cáo với Pho rằng, quan hệ thật sự đang nguội đi. Ông ta còn viết trong báo cáo rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc "không đưa ra trả lời với một thái độ ngạo mạn và tự cho mình công bằng lương thiện". Mặc dù không khí đã được cải thiện chút ít sau chuyến thăm của Tổng thống Pho nhưng Kít-sình-gơ và Cố vấn của ông không thể giữ một quan điểm lạc quan về triển vọng của ngoại giao tam giác.

Dù Trung Quốc không hài lòng đối với chính sách của Mỹ và chỉ quan tâm đến kết quả đàm phán có tính tiêu biểu năm 1971-1973, nhưng ác cảm đối với Liên Xô vẫn là vấn đề trọng tâm của chính sách, vì thế Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Oa-sinh-tơn không gặp cản trở cơ bản nào trong nội bộ Chính phủ Trung Quốc.

Tháng 11 năm 1974, vài tháng sau khi Kít-sinh-gơ tiến hành chuyến thăm Bắc Kinh, quan hệ Oa-sinh-tơn và Bắc Kinh không ổn định, nhưng sau này gần như lại trở về quỹ đạo trước đây. Cuối năm 1974, trong giới báo chí đã xuất hiện những chỉ trích về sự trì trệ của tiến trình quan hệ bình thường hóa, nhưng Kít-sinh-gơ đã cho phép áp dụng một số thủ đoạn nghiêm khắc, ông vốn dĩ có khả năng ngăn chặn những lời phỉ báng này.

Mặc dù Trung Quốc đã nở nụ cười, nhưng những tuyên bố chối tai về hai siêu cường vẫn liên tiếp phát đi từ Bắc Kinh. Ông Gióoc-giơ Bút-sơ, Chủ nhiệm phòng liên lạc đang làm báo cáo phản hồi, cũng không khỏi lo ngại về tác động của những ngôn từ chống chủ nghĩa bá quyền của Bắc Kinh, thí dụ, lời chúc rượu của Bộ trưởng Ngoại giao Kiều Quán Hoa đọc trong một bữa tiệc chiêu đãi ngoại giao vào một buổi trưa, chính là những lời nói về hai siêu cường, miệng niệm nam mô bụng bồ dao găm.

Tuy nhiên, Bút-sơ cũng rút ra kết luận rằng: "Quan hệ cơ bản không bị xấu đi", ông cho rằng, đối với Bắc Kinh, có được liên hệ với Oa-sinh-tơn là "mục đích quan trọng nhất của thành phố này", nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy những tiến triển rõ rệt, sự giao lưu về phương án thương mại và kế hoạch cũng đang "dao động chưa ổn định".

Tháng 4 năm 1975 chính quyền Sài Gòn sụp đổ, sự kiện chính trị rung động mọi người đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa Mỹ và nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đầu tháng 5 năm 1975, Klt-sinh-gơ đã thừa nhận vấn đề chi tiết cần thiết cho "chữ tín" và học thuyết Đô-mi-nô nhằm tìm hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam. Tuy nhiên, ông cảm thấy loại bỏ những quan niệm ấy là rất khó khăn.

Vài tuần trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Kít-sinh-gơ đã nhấn mạnh tầm quan trọng phải biện hộ cho việc họ hứa sẽ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn khi tình hình nguy cấp, nhằm duy trì chữ tín của Mỹ trên phạm vi thế giới. Lần này, ông nhấn mạnh lại chữ tín và cố gắng xây dựng lại chữ tín với mức độ thấp. Đối thủ và các nhà bình luận (phần lớn là người cánh hữu và đặc biệt là những kẻ kiên quyết ủng hộ Đài Loan) sẽ luôn kiểm tra tỷ mỉ bất cứ dấu hiệu khó xác định nào trong chính sách ngoại giao của Chính phủ Mỹ về mặt nghĩa vụ quốc tế.

Năm 1975, Kít-sinh-gơ viết thư cho Pho nói rằng, sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn khiến chúng ta hiểu rõ đầu đuôi ngọn ngành của mỗi một thay đổi chính trong quan hệ giữa chúng ta và Đài Loan, còn những đầu đuôi ngọn ngành này ám chỉ sự bỏ rơi một người bạn khác do nguyên nhân của chính sách đối ngoại và chính trị trong nước là không được hoan nghênh.

Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ không lâu, áp lực nảy sinh từ việc trên đối với chính sách Trung Quốc của Pho và Kít-sinh-gơ trở nên rõ nét hơn. Trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 5, Pho tuyên bố, ông ta sẽ "nhắc lại nghĩa vụ của chúng ta đối với Đài Loan" và nghĩa vụ đối với những nước khác trong khu vực này, như Nam Triều Tiên, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin. Trong tuyên bố ông không hề nêu quan hệ của Mỹ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thái độ kiên quyết này phải chăng đi ngược lại những cố gắng của Chính phủ nhằm biến Đài Loan thành một trung tâm không gây chú ý, và cũng khiến những ảnh hưởng cửa tuyên bố mới đây của Pho về thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giảm đi rất nhiều. Nhưng điều này khiến người ta liên tưởng đến việc ông ta hiểu thế nào về quan hệ với Việt Nam, Đài Loan, những nhân sĩ Đảng Cộng hòa bảo thủ và người Đồng minh-hải ngoại, "nếu như có việc gì có thể gây ra sự phản ứng của một nhân sĩ bảo thủ đối với Pho", thì nó sẽ là chống lại Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan.

Trong tháng 8, tiến trình quan hệ bình thường hóa lúc này trở nên hóc búa hơn, do gặp phải nhiều hạn chế, khi đó Ri-gân, người đã từng phê phán chính sách Trung Quốc của Chính phủ đã tuyên bố tư cách ứng cử viên Tổng thống của ông ta. Ngày 6 tháng 5 lẽ ra tuyên bố của Pho đưa ra chỉ làm cho Trung Quốc tức giận vì nó thể hiện rõ Oa-sinh-tơn vẫn "cần" Đài Loan. Mặc dù Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã nhắc lại nhiều lần Trung Quốc sẽ khoan dung, nhưng Kít-sinh-gơ và Cố vấn của ông ta ý thức rất rõ việc Bắc Kinh lo ngại Oa-sinh-tơn đang gắn họ vào vấn đề Đài Loan.

Tháng 10 năm 1975, Kít-sinh-gơ thử giải thích cho Tổng thống Pho vì sao quan hệ với Trung Quốc nguôi đi, ông ta cần biết tiến trình hoàn toàn bình thường hóa quan hệ đang gặp trở ngại chính trị, những trở ngại này chỉ có thể khiến Bắc Kinh hoài nghi độ tin cậy của Mỹ. Tuy nhiên, Cố vấn của ông ta chỉ rõ một điểm khi đặt vấn đề Đài Loan một cách nghiêm túc, tức lập trường đàm phán của Oa-sinh-tơn sẽ yếu; Trung Quốc thì khoan dung, còn Mỹ đang bị người Trung Quốc đặt "các ông vào trong tâm cảnh khoan hồng, rộng lượng tha, thứ bỏ qua của họ".

Tuy nhiên, tuyên bố của Pho không thể ngăn cản việc Đặng Tiểu Bình tuyên bố, Bắc Kinh hy vọng tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo cao cấp với Oa-sinh-tơn. Ngày 2 tháng 6 năm 1975, ông ta nói với các nhà báo Mỹ đang có mặt tại Trung Quốc rằng, Trung Quốc hoan nghênh Tổng thống Pho thăm Trung Quốc dù ông ta có phải xử lý những sự việc quan trọng hay không.

Nhưng trong vài tháng trước khi Pho đến thăm Bắc Kinh vào tháng 12, mong muốn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh về cuộc gặp nguyên thủ trở nên nhạt đi, và bắt đầu không ngừng phê phán gay gắt chính sách của Mỹ. Chỉ vài tuần sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh tỏ ra hoài nghi về những cam kết An ninh của Oa-sinh-tơn đưa ra nhằm chống lại Liên Xô, một bài xã luận quyết liệt của "Nhân dân nhật báo" đã lên án Liên Xô là "kẻ phát xít xã hội chủ nghĩa" và thực hiện "chuyên chính độc đoán chuyên quyền kiểu Hít-le".

Xã luận cho rằng, Mỹ ngày một dễ bị phê phán và rơi vào thế bị động về chiến lược là tất nhiên. Nhưng Kít-sinh-gơ báo cho Trung Quốc, ông thay mặt Chính phủ Mỹ kiên quyết không đồng ý với sự phê phán này, ông cảm thấy biện giải tháng 10 của Đặng Tiểu Bình thậm chí còn khiến lòng người rối hơn. Đặng Tiểu Bình lên án Oa-sinh-tơn nhu nhược do thất bại trong việc chống Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình đã thật sự không nể nang và đem chính sách của Mỹ so sánh với thái độ của Cham-bơ-lên trước đại chiến thế giới thứ hai. Trung Quốc miệt thị hòa hoãn và từ chối yêu cầu tình báo Mỹ luôn được coi trọng trong thời gian Kít-sinh-gơ tiến hành chuyến thăm Trung Quốc, Trung Quốc chứng tỏ họ muốn giữ một khoảng cách nhất định với Oa-sinh-tơn và giữ hành động tự do trong nền chính trị thế giới.

Ý kiến có tính chất phê phán của Đặng Tiểu Bình và những bình luận tương tự của Mao Trạch Đông khiến Kít-sinh-gơ kinh ngạc, đồng thời còn tác động đến cái gọi là "biểu hiện kiêu ngạo nhất trong quan hệ Trung-Mỹ" của ông ta.

Tháng 10 năm 1975, Kít-sinh-gơ đến Bắc Kinh bàn về chuyến thăm của Tổng thống Pho. Điều này cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đã có tiến triển, và cũng cho thấy một phần biện pháp đối với quan hệ bình thường hóa của Mỹ. Tuy nhiên, mãi đến đêm hôm trước ngày xuất phát, Kít-sinh-gơ mới nhận được dự thảo của phía Trung Quốc trả lời.

Trong dự thảo đã đặt ra bốn điều cho vấn đề bình thường hóa, nó đã loại bỏ bất cứ biện pháp từng phần nào, nguy cơ của đại chiến thế giới và những lời tán thưởng về xu thế cách mạng - "Đối với Mao Trạch Đông, dù thảo của Kít-sinh-gơ là không thể chấp nhận, vì nó khiến cho biện pháp cho phép phát ngôn ngoại giao của Mỹ được hợp pháp hóa hơn nữa; đồng thời còn cho rằng dự thảo trả lời . của Mao Trạch Đông là khiến làm người ta mất vui, vì nó có "quá nhiều ngôn từ và tranh luận, khiến người ta không hài lòng", và sẽ khiến người ta suy nghĩ về những khó khăn giữa Oa-sinh-tơn và Bắc Kinh.

Vì vậy Kít-sinh-gơ chưa hề nhận được thông cáo của ông ta, khi tháng 12 năm 1975 sắp tới và sát ngày chuyến thăm của Pho, ông ta và Cố vấn của ông cố gắng trình bày với Tổng thống mối quan hệ Trung-Mỹ đang nguội dần và những tranh cãi về vấn đề hòa hoãn, ông ta đã nhìn thấy sự "hoài nghi ngày càng tăng, làm cho ông lo sợ quan điểm cho rằng Mỹ là một cường quốc thế giới của Trung Quốc giảm đi".

Trong báo cáo ông không hề nhắc đến người lãnh đạo Trung Quốc khiến người ta cảm thấy Bắc Kinh "đã bị thao túng dưới sự uy hiếp của Liên Xô". Cảm giác này có thể mang tính linh hoạt lớn hơn trong việc đối phó với Oa-sinh-tơn. Có lẽ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình hy vọng cùng Mỹ áp dụng cách làm như nhau, là khiến Oa-sinh-tơn nhu mì hơn trong vấn đề quan hệ bình thường hóa.

Mặc dù gặp những rắc rối liên quan đến chuyến thăm và thái độ ngạo mạn của Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông, nhưng Kít-sinh-gơ cho rằng không có nguy cơ lớn nào có thể xoay chuyển việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ngược lại, ông còn hoài nghi Đặng Tiểu Bình đang cố gắng đặt Oa-sinh-tơn vào vị trí phòng ngự, thậm chí có thể sẽ đẩy lùi thời gian chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pho.

Tuy nhiên, Kít-sinh-gơ thừa nhận Trung Quốc coi sự hợp tác giữa họ và Oa-sinh-tơn là cực kỳ quan trọng trong việc chống lại bá quyền Liên Xô, nhưng do sự hoài nghi đối với Bắc Kinh nên Kít-sinh-gơ dự báo sẽ gần như không có tiến triển trong đàm phán trong thời gian gần đây: Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ với Mỹ ở "mức độ hiện nay, đủ để đáp ứng mục đích chính trị của họ".

Trong khi đó, áp lực chính trị trong nước Mỹ đã làm suy yếu vị trí của Kít-sinh-gơ trong Chính phủ. Những vị Cố vấn Tổng thống khác đều ý thức được những đấu khẩu giữa Kít-sinh-gơ và Bộ trưởng quốc phòng Sle-sinh-gơ đang tổn hại đến danh tiếng của Tổng thống Pho, phái bảo thủ trong Đảng Cộng hòa đang chống lại Kít-sinh-gơ, vì vậy họ đề nghị sắp xếp lại nội các, Pho đã sa thải Sle-sinh-gơ (dù sao Sle-sinh-gơ cũng là con người ông ta không thích), và Tổng Tham mưu trưởng Đô-nan Rum-sphen lên thay chức vụ này.

Ông Pho cũng sa thải Giám đốc Cục tình báo Trung ương Uy-li-am Cô-bai và cử ông Gioóc-giơ Bút-sơ thay vào chức vụ này. Mặt khác, Pho báo cho Kít-sinh-gơ rằng, sẽ thay thế chức vụ tại Nhà Trắng của ông ta, nhằm làm yếu tầm nhìn của Kít-sinh-gơ: Kít-sinh-gơ lại vẫn giữ chức vụ Quốc vụ khanh, nhưng sẽ không còn là người điều phối chính sách trung tâm nữa. Mãi đến trước khi Pho khiến ông phấn chấn trở lại, Kít-sinh-gơ mới nghiêm túc đưa ra suy nghĩ từ chức của mình. Nhưng ít lâu sau Kít-sinh-gơ lại biết rằng tác động của ông không còn giống như trước đây, trong thời gian hội đàm về hạn chế vũ khí chiến lược vào tháng 1 năm 1976.

Trung Quốc đã sai lầm khi cho rằng Sle-sinh-gơ hoàn toàn chống lại hoà hoãn, cho nên họ lý giải việc sa thải Sle-sinh-gơ là một dấu hiệu an ủi. Tuy nhiên, một khi đã giải quyết xong việc sắp xếp cụ thể chuyến thăm của Pho và sự tán đồng đối với thông cáo, không khí đã hòa dịu đi rất nhiều.

Trong con mắt của Kít-sinh-gơ, chuyến thăm của Tổng thống Pho là rất cần thiết đối với việc bắt đầu nối lại đối thoại cao cấp và lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đây là một nội dung quan trọng của ngoại giao Mỹ.

Chuyến thăm của Pho đã giành được những ảnh hưởng có tính tượng trưng như mong muốn, ông đã nhận được sự đón tiếp hữu nghị trong chuyến thăm 4 ngày. Cuộc trao đổi giữa ông, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều diễn ra trong không khí nhiệt thành và đã đề cập đến tất cả các vấn đề quốc tế như vấn đề Ăng-gô-la, Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây dương và nguyện vọng về quan hệ bình thường hóa.

So với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã trình bày sâu hơn về bất đồng của Liên Xô, có lẽ là muốn giữ một thế phòng ngự với Mỹ. Còn Pho và Sle-sinh-gơ đều kiên trì quan điểm của mình trong tranh luận, không chịu nhượng bộ trong việc sắp xếp lịch trình và phát ngôn ngoại giao. Nhưng nguyện vọng chung của họ về cố gắng ủng hộ quan hệ không ổn định với Bắc kinh khiến thái độ của họ đối với bình thường hóa và đối với vấn đề chấp nhận đề nghị của Trung Quốc về nhu cầu máy tính cao tốc năm 1976 đã được điều hoà.

Trong mấy tháng tiếp theo, quan hệ giữa Mỹ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữ ở mức hình thức. Trước khi Pho cử Bút-sơ sang Phòng liên lạc Mỹ tại Bắc Kinh, Hoàng Trấn luôn rời khỏi Oa-sinh-tơn, sau khi Hoàng Trấn thật sự trở về Oa-sinh-tơn, ông ta rất ít gặp Kít-sinh-gơ. Để chứng tỏ sự quan tâm liên tục của Bắc Kinh, Trung Quốc đã mời Ri-sác Ních-xơn sang thăm Bắc Kinh vào tháng 2 năm 1976, nhưng lại cảm thấy ngay lập tức đây không phải là hành động quan hệ giao tiếp tốt nhất.

Dù phê phán của Bắc Kinh về chính sách Ăng-gô-la của Mỹ là một hành động làm cho Oa-sinh-tơn tức giận, nhưng Kít-sinh-gơ và Chính phủ của ông tiếp tục chìa bàn tay ra với Bắc Kinh. Trong lúc duy trì Thông cáo Thượng Hải, Oa-sinh-tơn tiếp tục rút nhân viên quân sự ra khỏi Đài Loan dù chính sách chung về rút quân ghi trong bị vong lục của Hội nghị An ninh quốc gia cho thấy, Nhà Trắng luôn đẩy lùi hành động này đến sau Đại hội của Đảng Cộng hòa. Đến cuối năm 1976, nhân viên quân sự của Mỹ đóng tại Đài Loan đã từ 9000 người giảm xuống còn 1140 người.

Chính phủ Mỹ uỷ quyền cho công ty kiểm soát số liệu bán máy tính cao tốc cho Trung Quốc, gọi là nhằm mục đích khai thác dầu mỏ, trên thực tế những máy tính này có thể dùng vào mục đích quân sự, còn Pho và Kít-sinh-gơ đều thừa nhận không thể kiểm soát việc sử dụng của họ.

So với những tiến bộ chính trị đáng kinh ngạc của Trung Quốc thì những cuộc gặp giữa Pho, Kít-sinh-gơ và Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông chẳng là gì cả. Mặc dù trong những cuộc gặp này không có dấu hiệu về sự khó khăn của Đặng Tiểu Bình, nhưng sự không may mắn lại một lần nữa giáng xuống đầu Đặng Tiểu Bình: Những thử nghiệm gian nan của ông ta nhằm lấy lại công bằng cho  những nạn nhân trong cuộc đại Cách mạng văn hóa đã chọc tức bà Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông và những thành viên trong phái cấp tiến của bà ta nên tháng 1 năm 1976, sau khi Chu Ân Lai qua đời, Mao Trạch Đông  đã bổ nhiệm một người không có tiếng nói gì, Bộ trưởng Bộ Công an Hoa Quốc Phong lên thay Đặng Tiểu Bình làm quyền Thủ tướng. Hoa Quốc Phong trở thành là một nhân vật trung tâm, hành động này đã dự báo trước nhiều xung đột chính trị chống đối của phái cấp tiến.

Đầu tháng 4, những hoạt động kỷ niệm ngày sinh Chu Ân Lai và lên án Giang Thanh được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn đã biến thành một cuộc bạo loạn có huy động cảnh sát cưỡng chế đàn áp. Mao Trạch Đông tán đồng kết luận của Bộ Chính trị: Đặng Tiểu Bình là kẻ đứng sau cuộc "bạo loạn phản cách mạng này". Sau đó Mao lại bổ nhiệm Hoa Quốc Phong làm Thủ tướng và tước bỏ toàn bộ chức vụ của Đặng Tiểu Bình.

Lần này, Đặng Tiểu Bình đã vạch ra một kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong cảnh khốn đốn; ông đã thoát khỏi sự công kích bức hại của Giang Thanh và những người khác trong "lũ bốn 1 tên", và được một Uỷ viên Bộ Chính trị thân thiết bảo vệ bí mật.

Sau sự kiện chính trị ở Quảng trường Thiên An Môn, uy tín của Mao Trạch Đông trong nhân dân giảm mạnh. Tình hình chính trị ở Trung Quốc trở nên rất phức tạp khi "lũ bốn tên" lại công kích Hoa Quốc Phong và cản trở tính tích cực của ông ta. Hoa Quốc Phong đã thỏa hiệp, nhưng sự qua đời của Mao Trạch Đông ngày 9 tháng 9 năm 1976 buộc phải có những quyết định cho cuộc khủng hoảng chính trị và lúc đó "lũ bốn tên" yêu cầu Bộ Chính Trị bổ nhiệm Giang Thanh làm Thủ tướng.

Do lo sợ người cầm đầu của phái cấp tiến tìm cách giành lấy chính quyền, Hoa Quốc Phong ra lệnh bắt gọn chúng vào ngày 6 tháng 10.  Không còn Mao Trạch Đông, "lũ bốn tên" đã mất đi chiếc ô và Hoa Quốc Phong bắt đầu củng cố địa của vị mình. Đặng Tiểu Bình đã nối lại liên hệ với Hoa Quốc Phong trong vài ngày và bày tỏ sự trung thành với ông ta, đồng thời còn đưa ra những kiến nghị về chính sách và chính trị. Khôi phục danh dự cho Đặng Tiểu Bình là một thử thách gian nan, nhưng sau đó những người lãnh đạo Trung Quốc đã khôi phục chức vụ cho ông ta chỉ trong vài tháng.

Trong nhiều năm qua, Kít-sinh-gơ luôn lo lắng sự ra đi của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Mỹ. Tuy nhiên vài tháng trước đó, những sự kiện này đã bắt đầu bộc lộ mối lo trực tiếp hơn, đó chính là việc khi Oa-sinh-tơn cố gắng bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, lại không muốn gây ra sự chống đối của Đài Loan và những nhân vật Mỹ ủng hộ Đài Loan.

Đầu tháng 7 năm 1975, Kít-sinh-gơ gặp trưởng đại diện Văn phòng liên lạc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hoàng Trấn, Kít-sinh-gơ đã hội đàm với chuyên gia Trung Quốc của ông và đánh giá lại chính sách một cách vắn tắt. Phi-líp Ha-bíp, Uyn-tơn Lốt và Ri-sác Sô-lô-môn đã trình cho ông một kế hoạch bí mật trong thời gian gần đây, đề nghị ông phải quyết định thật nghiêm túc việc, liệu Tổng thống Pho có thể giải quyết vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong chuyến thăm sắp tới của ông ta hay không. Dù các Cố vấn có chống lại bình thường hóa thế nào đi nữa, họ cũng thật sự cho rằng một chính sách khả thi sẽ có lợi cho việc ổn định một quan hệ không chống đối

Tuy nhiên, bản thân thỏa ước bí mật do các Cố vấn đưa ra chứa đựng một số vấn dề gây tranh luận: Cố gắng duy trì quan hệ đi lại giữa Mỹ và Đài Loan ở mức độ quan chức, Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, hành động này sẽ gây ra tranh cãi. Còn Bắc Kinh cũng đã đơn phương ra tuyên bố bày tỏ quan điểm của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là không muốn sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Đài Loan. Kít-sinh-gơ đã có phản ứng ngay về kế hoạch này

CƠ MẬT CAO ĐỘ
Bị vong lục Hội đàm phi chính thức

Người tham gia: Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh; Phi-líp Ha-bíp, Trợ lý Quốc vụ khanh; Uyn-tơn Lốt, Quyền Trợ lý Quốc vụ khanh Uy-li-am Hăng-ri Gley-xơ-tin; ông Ri-sác Sô-lô-môn, Uỷ ban bảo mật quốc gia; Giê-li Bơ-rai-mơ người ghi chép.
CHỦ ĐỀ: TRUNG QUỐC

Ngày tháng: Ngày 6 tháng 7 năm 1975

Quốc vụ khanh: Tôi thật sự không có gì nhiều để nói. Tôi đã đọc bài viết của các ông, tôi không biết áp dụng cách làm trong bài viết. Nội dung bài viết ấy chẳng khác gì nội dung bài viết năm ngoái các ông đã đưa cho tôi.

Lốt: Không, không phải đâu. Vấn đề chính là: ông đẩy thời gian chuyến đi sớm hơn là nhằm có những cố gắng thật sự để tìm ra những yêu cầu của họ?

Quốc vụ khanh: Trước năm 1976, Mỹ không thể có những cố gắng thử nghiệm nhằm bình thường hoá quan hệ vì những lí do chính trị. Nếu có bất cứ việc gì có thể gây ra phản ứng trong tiến hành trao đổi với Pho, thì chính là vấn đề đó.

Lốt: Chúng tôi biết những việc đó, đồng thời còn cho rằng nếu quan hệ khá lên thì có thể không trở thành vấn đề chính trị.

Quốc vụ khanh: Tôi đã có rắc rối ở Pa-na-ma, Trung Quốc. Thậm chí tôi không tán thành quan điểm của các ông, nghĩa là đã đến lúc bắt buộc nó phải nêu vấn đề một cách cụ thể.

Lốt: Lần trước họ không muốn trao đổi về vấn đề đó.

Quốc vụ khanh: Dù họ có trao đổi đi nữa, những gì họ nói cho giáo sư chính là vì tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước. Các ông không thể ủng hộ Chính phủ nghe theo những gì họ nói.

Lốt: Chúng tôi sẽ mạo muội đưa ra tuyên bố của mình.

Quốc vụ khanh: Cơ sở pháp luật để chúng ta biện hộ cho một quốc gia là gì?

Glây-xơ-tin: Không có.

Quốc vụ khanh: Nếu vậy, chúng ta không gánh nổi việc đưa nó vào phong trào chính trị.

Sô-lô-môn: Gần đây, họ đã vắn tắt nói rõ yêu cầu của họ là có tính linh hoạt. Họ lo Pho sẽ huỷ chuyến thăm Trung Quốc .

Quốc vụ khanh: Chuyến thăm Trung Quốc là đã rõ, họ rất mong chuyến thăm của Pho, nhưng tôi không thấy có sự linh hoạt trong vấn đề Đài Loan.

Lốt: Chúng tôi biết khoảng trống cơ động không lớn. Vấn đề duy nhất chính là ông có định xem qua những điều kiện đàm phán đó hay không.

Ha-bíp: ông muốn tránh bàn bạc trong chuyến đi này là rất khó khăn.

Quốc vụ khanh: Nhưng, giả thiết họ cho chúng ta những điều kiện rộng lượng hơn? Vậy chúng ta nên làm thế nào? Gác nó sang một bên rồi nói, "chúng tôi sẽ có hai năm không liên hệ"?

Glây-xơ-tin: Không đâu. Vấn đề chính là họ sẽ cho phép quan hệ nào.

Quốc vụ khanh: Chúng ta có thể suy nghĩ vấn đề này khi tiến hành giải trình cho Quốc hội. Tiện thể xin hỏi qua, lúc đó chúng ta nói những gì? Chúng ta sẽ tiếp tục cử quân đội ư?

Glây-xơ-tin: ông cần phải nói "Đúng vậy".

Quốc vụ khanh: Nhưng chúng ta có cơ sở hợp pháp không?

Glây-xơ-tin:Nếu Chính phủ ngầm thừa nhận, thì sẽ không trở ngại về pháp luật, đó là phương diện có tính quyết định nhất của vấn đề

Ha-bíp: Họ sẽ bán. Không cho chịu.

Quốc vụ khanh: Nhưng trong phạm vi quyền hạn cơ bản của họ, họ có quyền ngăn cản bất cứ lúc nào.

Lốt: Kể từ sau khi chúng ta bắt đầu có mối quan hệ này, chúng ta luôn gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Các ông cần trình bày rõ điểm này trong tuyên bố đơn phương của các ông.

Quốc vụ khanh: Tôi rất muốn biết, nếu như tôi tiếp tục đi theo con đường này, chúng ta sẽ đi đến đâu. Tôi sẽ thử nêu vấn đề này cho Tổng thống, nhưng tôi biết câu trả lời Những người ở bên đó thậm chí không suy nghĩ ngay vấn đề Pa-na-ma.

Lốt: Bài viết cho thấy tầm quan trọng của việc làm này đối với vị trí quốc tế của chúng ta, đồng thời cũng cho thấy ông cần phải bàn bạc một số vấn đề nghiêm túc khi đến đó vào tháng 8.

Quốc vụ khanh: Ai nói tôi sẽ có chuyến đi vào tháng 8? Tôi khẳng định không có ý định đi vào tháng 8.

Lốt: Nếu họ tiếp đón ông một cách vô lễ, thì địa vị của ông sẽ được tăng cường. Nhưng nếu họ đưa ra đề nghị, thì tôi đồng ý chúng ta có một sự ràng buộc.

Quốc vụ khanh: Nếu họ đưa ra hạn chế thì nên làm thế nào?

Gley-xơ-tin: Tôi cho rằng phản ứng của họ có khả năng vượt quá phạm vi này không lớn. Tôi cho rằng điều kiện trong đàm phán của chuyến thăm tiền trạm sẽ rất khó đối phó.

Quốc vụ khanh: Tôi cho rằng chúng ta có thể nói cụ thể hơn, chúng ta sẽ không đi nếu không có sự cam đoan về vấn đề an ninh.

Ha-bíp: Tôi nghĩ rằng khi các ông nằm lì ở đấy, họ sẽ không cho các ông biết chủ trương cuối cùng của họ đâu. Họ không biết báo cho Tổng thống ư?

Lốt: Không biết.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Đó không phải là phương thức trao đổi đàm phán của họ.

Sô-lô-môn: Có thể họ sẽ thêm một số điều kiện về mặt nào đó cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống.

Quốc vụ khanh: Không, ông cho rằng nếu Tổng thống thăm những nước châu Á khác như Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a chẳng hạn, họ sẽ có phản ứng gì?

Ha-bíp: Điều đó phụ thuộc vào tình hình xảy ra ở đó.

Quốc vụ khanh: Các ông có thể đến thăm Ốt-xtrây-li-a mà không đến thăm Niu Di-lân ư?

Ha-bíp: Khó lắm, nhân dân Niu Di-lân sẽ không hiểu nổi.

Quốc vụ khanh: Họ là những người gây phiền toái nhất trên thế giới.

Ha-bíp: Đó là vì chúng ta chưa hề có chuyện rắc rối với họ. Tất cả những gì họ nói đều liên quan đến bơ và pho mát.

Quốc vụ khanh: Còn thịt cừu nữa. Tối nay chúng ta muốn có được những gì của họ?

Lốt: ông muốn trao đổi về chuyến đi của ông, phải không?

Quốc vụ khanh: Họ phải đưa ra đề nghị cho chúng ta.

Lốt: Kể từ khi cuộc gặp lần cuối, họ trở nên căng thẳng hơn

Quốc vụ khanh: Tôi chú ý đến một tình huống, bất kể ông nói với họ những gì liên quan đến Sle-sinh-gơ, họ đều không chấp nhận. Họ nói với một số người I-ran rằng, họ cho rằng quyền thế của Rum-sphen và Hat-man đang vượt sức ảnh hưởng của tôi, điều đó thật ngu xuẩn. Tôi có thể hiểu được Rum-sphen, còn tôi chẳng hiểu chút gì về Hst- man.

Sô-lô-môn: Các nước thế giới thứ ba bắn tín hiệu cho họ.

Quốc vụ khanh: Vai trò của Hat-man trong Nhà Trắng đang giảm xuống, khẳng định không liên quan gì đến tôi.

Lốt: Đưa ra đề nghị cho chuyến thăm Trung Quốc của ông là trách nhiệm của họ. (điện thoại gọi Quốc vụ khanh)

Ha-bíp: Trong chuyến thăm, ông phải đưa ra một số cơ hội cho chuyến đi của Tổng thống, còn họ trả lời rằng mọi việc đều bình thường. Tôi đề nghị hiện giờ ông có thể đưa ra một thời gian rõ ràng.

Quốc vụ khanh: Vì sao họ không thể đưa ra câu chuyện về chuyến thăm?

Ha-bíp: Tôi nghĩ rằng rất có thể họ cho rằng họ đã ỷ lại vào ông rồi.

Sô-lô-môn: Nếu ông thật sự nêu ra nỗi lo của họ, vậy thì căn bản không cần đề cập đến điều đó. Ngược lại ông chỉ có thể nói đến chuyến thăm của ông, điều đó sẽ khiến họ nhẹ đi chút ít

Lốt: Phải chăng nên hỏi qua họ xem có nhận được thông tin gì thêm từ Bắc Kinh hay không?

Ha-bíp: Trả lời của họ sẽ là "do ông quyết định".

Quốc vụ khanh: Trừ phi họ hiểu tôi đi gặp Mao Trạch Đông, còn lần sau tôi sẽ không đi nữa. Tôi sẽ không thể nhắc lại việc này một lần nữa trong giới báo chí.

Lốt: Tôi đồng ý, chúng ta không nên thăm dò việc giành được quan hệ bình thường hóa, trừ phi chúng ta sẵn sàng chấp nhận nó.

Quốc vụ khanh: Kinh nghiệm giao thiệp của tôi với người Trung Quốc sẽ cho họ biết chính xác tình hình của chúng ta như thế nào. Phải đối xử với họ thẳng thắn.

Lốt: Mối lo của chúng ta là nếu hai năm tiếp theo không xảy ra chuyện gì, thì quan hệ Trung-Mỹ sẽ có xu thế tan rã.

Quốc vụ khanh: Tôi không biết. Theo tôi, quan hệ Trung-Mỹ được xây dựng trên cơ sở Trung Quốc sợ Nga.

Glây-xơ-tin: Đúng như vậy, nhưng nhân dân chúng ta có những lý giải khác nhau về nó.

Ha-bíp: Một vấn đề khác là quan hệ của ông và tiến trình bình thường hóa và hiểu biết sâu hơn của họ về ông, ông là người còn lại duy nhất, điều đó có ý nghĩa với họ.

Glây-xơ-tin: Đối với Đài Loan, thời gian sáu tháng đến một năm là rất thích hợp, khiến người Đài Loan phấn chấn. Điểm này không được nhắc đến trong bài viết.

Quốc vụ khanh: Nếu chúng ta có thể tìm được một giải pháp đi đến bình thường hóa, thì tôi sẽ chấp nhận. Nhưng có giải pháp nào đâu?

Lốt: Thí dụ như hạ địa vị của Đài Loan xuống mức uỷ thác quản lý, giảm số lượng vũ khí của chúng ta cung cấp cho Đài Loan.

Glây-xơ-tin: Về điểm này ông sẽ gặp rắc rối ở trong nước đấy.

Quốc vụ khanh: Có lẽ ông có thể nhấn mạnh sự phối hợp nhất trí và tìm ra phương án giải quyết những rắc rối đó

Sô-lô-môn: Dù sao đó cũng là con bài mạnh nhất để đối phó với họ. Đó là cốt lõi của vấn đề bình thường hóa. Tôi nghĩ rằng có thể họ sẽ cho Đặng Tiểu Bình làm nhân vật đại diện.

Quốc vụ khanh: Nếu họ muốn làm như vậy thì chúng ta có thể làm một số việc theo đường lối đó.

Ha-bíp: Tôi cho rằng nếu ông muốn nói về quan điểm, chủ trương của ông thì sẽ phải nói với Grô-mư-cô vào chiều hôm nay, sau đó bắt đầu hành trình của ông.

Sô-lô-môn: Lý do để áp dụng biện pháp chỉ có một, đó chính là nếu tình hình của họ ở đó thật là tồi tệ, họ sẽ cần sự giúp đỡ của Liên Xô. Có lẽ áp dụng biện pháp hành động sẽ khiến Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông làm cho tất cả trong nước họ ủng hộ quan hệ giữa chúng ta.

Quốc vụ khanh: Vậy tôi muốn tìm con đường ngắn cho quan hệ bình thường hóa.

(Ngày thứ hai, khi Hoàng Trấn gặp Kít-sinh-gơ để nhìn lại những tiến bộ có được trong thời gian đó, Hoàng Trấn đã nhắc lại tuyên bố của Đặng Tiểu Bình về việc hoan nghênh Pho đến thăm Bắc Kinh một cách vô điều kiện: "Nếu có thể tiến hành đàm phán cũng tốt". Trong vấn đề song phương, Kít-sinh-gơ ám chỉ việc có thể áp dụng cách làm trung gian giao lưu tư tưởng, nhưng Hoàng Trấn không hề cảm ơn sự ám chỉ này.

Các Cố vấn của Kít-sinh-gơ đã nghiên cứu những "biện pháp từng phần" này. Thí dụ: Mỹ tuyên bố chỉ có một nước Trung Quốc, đã khai thông đường dây nóng và có nhiều cuộc giao lưu trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu và giáo dục. Nhưng Trung Quốc không cảm thấy thú vị về những biện pháp thiếu triệt để này.)

Khi tiến hành hội đàm một lần nữa với Kít-sinh-gơ vào cuối tháng 9, Ngoại trưởng Trung Quốc Kiều Quán Hoa đã trình bày rõ điểm này. Sau khi trao đổi bàn bạc một thời gian dài về các vấn đề quốc tế, câu chuyện lại chuyển về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pho. Nhưng trích dấn sau đây là tường thuật về việc Kít-sinh-gơ đang thăm dò "biện pháp thúc đẩy" của Kiều Quán Hoa trên cơ sở Thông cáo Thượng Hải và cũng cho thấy Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đang né tránh trả lời.

Bộ trưởng Ngoại giao Kiều Quán Hoa: Cũng có thể nghi ngờ về điểm này. Chúng ta có những cơ sở chung. Điều này đã trình bày rõ trong "Thông cáo Thượng Hải". Nhưng nếu không có tiến triển cũng không quan trọng.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Các Ngài hiểu rằng chúng tôi không thể làm được thật hoàn mỹ vấn đề Đài Loan, nhưng chúng ta có thể giành được một số tiến triển (trong lĩnh vực khác).

Ngoại trưởng Kiều Quán Hoa: (rõ ràng đang định điều chỉnh chủ đề câu chuyện). Đây không phải là cuộc tiếp xúc hữu nghị lần đầu giữa chúng ta. Ngài đánh giá triển vọng của tình hình thế giới ra sao? Chúng ta có thể chung sống hoà bình, hay là sẽ nổ ra chiến tranh?

(Kiều Quán Hoa không đưa ra câu trả lời khiến Kít-sinh-gơ như quả bóng xẹp hơi, ông định thử khuyến cáo Trung Quốc ủng hộ những biện pháp từng phần, giúp cho việc bình thường hóa quan hệ. Ngày 19 tháng 12, ông đến Bắc Kinh tiến hành cuộc trao đổi vài ngày, nhưng chủ yếu là trao đổi thông cáo về chuyến thăm của Tổng thống Pho. Kít-sinh-gơ kỳ vọng sẽ đưa ra đề nghị và đề nghị được chấp nhận trong quá trình trao đổi, ông muốn coi văn kiện cuối cùng tượng trưng cho "tiến bộ tương đối" trong quan hệ Trung-Mỹ.

Tuy nhiên sự bắt đầu chuyến thăm của ông ta rất tồi tệ, lúc đó Kiều Quán Hoa phê phán quan hệ của ông ta trong lời chúc rượu: "Tình hình hiện thực rất rõ ràng là quan hệ hòa hoãn không có sự bắt đầu của một giai đoạn mới, mà là nguy cơ bùng nổ một cuộc đại chiến thế giới mới đang tăng lên". ông nói tiếp: "Tư duy sai lầm của một con người, coi hy vọng thành hiện thực một cách sai lầm... sẽ chỉ có thể kích động những tham vọng bành trướng".)

Sáng sớm ngày thứ hai, Kít-sinh-gơ đã tiến hành hội đàm với Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông. Hai bên đã đưa ra những vấn đề chi tiết cho chuyến thăm của Pho. Khi Kít-sinh-gơ nhắc họ "Nếu chúng ta tranh cãi sẽ bất lợi cho lợi ích của cả hai bên. Tôi cho rằng chúng ta nên bảo lưu điểm đó cho Liên Hợp Quốc chứ không phải vì chuyến thăm của Tổng thống".

Khẳng định trong lời chúc rượu của Kiều Quán Hoa vẫn văng vẳng trong đầu của ông: "Tiêu điểm chính của cuộc hội đàm là Kít-sinh-gơ giới thiệu vắn tắt thông thường về tình hình thế giới, gồm vấn đề Trung Đông, quan hệ Âu Mỹ và vấn đề Đông Á, ngôn từ sử dụng hoàn toàn là ngôn từ thông thường nhằm ngăn cản bá quyền Liên Xô”. Ông nêu rõ Trung Quốc sẽ lựa chọn thái độ sẵn sàng áp dụng biện pháp cơ động của Mỹ, nhưng cần lưu ý tình hình chính trị trong nước Mỹ là ngăn cản cách làm đó, mặc dù Chính phủ Ăng-gô-la, Bồ Đào Nha và những địa phương khác đang chống lại bành trướng. Trong đoạn trích lục này, ông ta cũng có những bình luận.

Kít-sinh-gơ: ... Những người luôn luôn lấy hòa hoãn quan hệ để công kích chúng ta, tôi đang nói về một số người Mỹ, sau đó, tôi sẽ nói cho người nước ngoài biết những rắc rối ở Trung Đông, đó là tất cả những chính sách phải tránh. Ở đây các Ngài đã có đủ dư luận của nhân dân, nên các Ngài có thể hình thành phán đoán của mình. Nhưng chúng tôi đã làm theo cách làm của ông Van-sơ mà cộng sự của ông ta giới thiệu cho tôi, nghĩa là loại bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, vậy những tác động đối với nguyên lý cơ bản của chúng ta về chính quyền, sẽ dẫn đến Tây Âu "Phần Lan hóa".

Nhưng điều đó là không thể, còn chúng tôi tin rằng cho phép Liên Xô nghĩ rằng chúng tôi sẽ chấp nhận một cuộc thay đổi có tính chiến lược quan trọng về vũ khí hạt nhân, cuộc biến cách này nhằm vào các nước phương Đông hoặc các nước phương Tây. Cần cho Liên Xô tin rằng dù sử dụng vũ khí gì, chúng tôi đều không ngầm thừa nhận rằng, phá vỡ thế cân bằng là phù hợp với lợi ích của Mỹ.

(Trong quá trình trao đổi, Đặng Tiểu Bình đã tỏ ra nghi ngờ về những vấn đề, như việc Mỹ bán lúa mạch cho Liên Xô, tín dụng phương Tây, bán kỹ thuật cho Mát-xcơ-va và kết quả của Hội nghị Hen-xin-ki v.v...)

Kít-sinh-gơ: Khi chúng ta nói nhiều hơn đến việc làm về mặt tín dụng kinh tế, các nước châu Âu làm nhiều hơn nói. Tất cả họ đã liên kết lại và có khoản tín dụng khoảng 7,5 tỷ USD. Trong những năm qua chúng ta đã cung cấp cho họ khoảng 5 tỷ USD.

Đặng Tiểu Bình: 7 tỷ chứ?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật và hy vọng khiến cho chính sách đối ngoại của họ triển khai hoà hoãn. Còn chúng tôi đang thử sử dụng một chiến lược khiến Liên Xô giữ tính ỷ lại, không phải thông qua việc bán nhà máy thiết bị cho họ mà là cắt đứt quan hệ với họ. Điều bất hạnh là, những khoản cho vay ít ỏi do Mỹ cung cấp đã có những tác động đối với việc hồi sinh kinh tế của các nước châu Âu. Đối với chúng tôi; đó không phải là một vấn đề kinh tế.

Đặng Tiểu Bình: ... Chúng tôi cũng đã biết những người nhiệt tâm nhất đối với việc tuyên bố về cái gọi là thắng lợi của Hội nghị An ninh châu Âu, trước tiên là Liên Xô và tiếp theo là Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Không. Trước tiên là Liên Xô, tiếp đến là phái chống đối ở trong nước Mỹ. Chính phủ Mỹ không yêu cầu phải giành được bất kỳ thắng lợi nào ở Hội nghị An ninh châu Âu. Liên Xô đã thực hiện chính sách này 50 năm rồi, ám chỉ của chúng ta có lẽ Liên Xô đã cảm thấy. Dù họ có công khai nói những gì, thì sự quan tâm của họ đối với Hội nghị An ninh châu Âu là sai lầm. Những gì họ nhận được từ phương Tây chỉ là tuyên bố thông thường đối với các vấn đề trước đây đã giải quyết. Còn chúng ta đã có được phương thức gây sức ép, đặc biệt đối với vấn đề thực tế.

Ở châu Âu không có vấn đề biên giới phải giải quyết. Năm 1946-1947, vấn đề khó khăn ở các nước trong bán đảo Ban-căng đã được giải quyết tại Hội nghị hòa bình Pa- ri, vấn đề biên giới ở phía đông Ba Lan cũng đã được giải quyết trên Hội nghị Y-an-ta. Đông Đức và Tây Đức đều đã thừa nhận biên giới phía tây Ba Lan. Châu Âu không còn biên giới chưa được thừa nhận. Không phải tất cả các nhà chính trị đều biết điểm này, nhưng đó là sự thật hợp pháp.

(Trong khi nhìn lại quan hệ Trung-Mỹ, Kít-sinh-gơ tìm cách chứng minh việc ông ta nhấn mạnh những biện pháp không triệt để trong "Thông cáo" là có lý).

Kít-sinh-gơ: ... Cho phép tôi nói qua về quan hệ song phương giữa chúng ta. Trong tiến trình bình thường hóa, chúng tôi đã trình bày rõ, chúng tôi sẽ có một số trình bày hệ thống với các Ngài về "Thông cáo Thượng Hải", đề nghị các Ngài có những tiến triển theo hướng đó. Chúng tôi cho rằng thể hiện sức sống trong quan hệ tay đôi giữa chúng ta và thúc đẩy quan hệ đó phát triển lên là rất quan trọng. Chúng tôi chưa làm như vậy bởi mới chỉ sự quan tâm có mức độ với quan hệ thương mại Trung-Mỹ.

Chúng tôi cũng tin rằng, một Trung Quốc đã có lịch sử hai nghìn năm không quan hệ rộng rãi với Mỹ cũng là hợp lý, nếu có đó là cuộc cách mạng. Nhưng đối với chúng tôi, đây không phải là vấn đề cần nói. Đối với chúng tôi, vấn đề là khi chống lại tham vọng bá quyền của các nước phương Tây và phương Đông, phải làm thế nào điều chỉnh vị trí của chúng ta đến chỗ tốt nhất. Nếu như vậy, cần có một số hành động cho quan hệ của chúng ta là điều rất quan trọng.

Nếu trong ý thức của người Mỹ, Trung Quốc không phải là một yếu tố quan trọng, thì để giành được sự ủng hộ của công chúng đối với những việc đã làm là điều rất khó khăn. Trừ phi quan hệ hai bên của chúng ta được cải thiện, nhưng sẽ là điều không thể. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các ngài.

(Mặc dù buổi sáng Đặng Tiểu Bình đã đưa ra những nghi vấn đối với chính sách của Mỹ với những lời lẽ gay gắt, nhưng ông ta vẫn kiềm chế bản thân và không nổi giận. Mãi đến chiều, ông ta mới đưa ra lời phê phán gay gắt chua chát. Kít-sinh-gơ tin rằng đề cương trong bài phê phán là do Mao Trạch Đông chỉ đạo.

Sau khi so sánh chính sách của chính quyền lúc đó và chính quyền Ních-xơn, Đặng Tiểu Bình nói đến câu chuyện ông ta đã từng nhấn mạnh một năm trước đó, tức "Tiêu điểm mà con gấu Bắc cực quan tâm là phương Tây chứ không phải phương Đông: nó là nhằm vào Mỹ đấy".)

Đoạn trích lục sau đây chứng tỏ Đặng Tiểu Bình sẽ giải thích sâu hơn. Những ngôn ngữ ông ta nói đến sẽ là những ngôn ngữ mà Ri-gân thưởng thức. Ông ta công kích Hội nghị Hen-xin-ki và tuyên bố công khai của Hội nghị về hòa hoãn, thí dụ chính sách "an ủi".

Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi luôn cho rằng chúng tôi phải dựa vào sức mạnh độc lập của bản thân chúng tôi để đối phó với Liên Xô. Chúng tôi không hề có bất cứ ảo tưởng gì trong vấn đề hòa hoãn này. Chúng tôi đã cho Tiến sĩ biết về quan điểm này và cũng báo cho những người bạn Mỹ đến thăm chúng tôi biết. Chúng tôi không dựa vào vũ khí hạt nhân, thậm chí không cần bảo hộ hạt nhân (của những nước khác).

Tôi dựa vào hai việc: Thứ nhất là tinh thần anh dũng bất khuất và kiên cường bền bỉ của hàng trăm triệu nhân dân Trung Quốc. Nếu Liên Xô muốn tấn công Trung Quốc, thì phải chuẩn bị tinh thần ít nhất đánh hai năm. Chúng tôi chủ yếu dựa vào súng trường cộng với tiểu mạch. Tất nhiên, súng trường cộng tiểu mạch này khác hẳn súng trường cộng tiểu mạch trong thời kỳ chúng tôi ở Diên An. Chúng tôi thực hiện chính sách tự lực cánh sinh trong công cuộc xây dựng kinh tế và trong vấn đề chiến lược của chúng tôi.

Qua việc nhìn lại lịch sử, ý của tôi muốn chỉ thời kỳ năm 1936 đến 1939, thời kỳ trước Đại chiến thế giới thứ hai là rất đáng hồi tưởng lại. Tiến sĩ là người chuyên nghiên cứu lịch sử, tôi nghĩ học thức sẽ rộng lớn hơn tôi... (nội thị và quản gia). Trong Đại chiến thế giới thứ hai, châu Âu cùng Đồng minh thực hiện chính sách bình định đối với Hít-le, ít lâu sau đã ký Hiệp định Mu-ních.

Mục đích thực hiện chính sách này của các nghị sĩ rất rõ. Họ muốn chuyển nguy hiểm sang phía đông, nên mục tiêu đầu tiên của họ là nhượng bộ Hít-le để Hít-le không hành động vội vàng. Mục tiêu thứ hai của họ là dẫn nước lũ sang phía đông. Hiện thực của lịch sử đã cho thấy chính sách của các nghị sĩ đã hoàn toàn thất bại. Chính sách của họ đã dẫn đến một kết quả hoàn toàn trái ngược.

Vì vậy trên thực tế, những chính sách này đã khiến Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ sớm hơn. Trong cuộc tiếp xúc giữa chúng tôi với nhiều nước châu Âu họ thường xuyên nhắc đến bài học của chính sách bình định Mu-nich. Theo quan sát của chúng tôi, chúng tôi cho rằng nguy cơ lập lại bi kịch lịch sử này đang ngày càng tăng.

Về mặt chiến lược, vũ khí của Liên Xô tiên tiến hơn nhiều so với vũ khí của các nước phương Tây. Còn về lực lượng quân sự tổng thể, sau khi cộng cả lực lượng của Mỹ và các nước châu Âu, cũng không mạnh bằng lực lượng quân sự của Liên Xô. Nhưng Liên Xô có hai nhược điểm lớn: Một là họ thiếu thực phẩm và ngũ cốc; hai là thiết bị và kỹ thuật công nghiệp của họ lạc hậu. Xét về góc độ lâu dài, mặc dù Liên Xô có lực lượng quân sự hùng mạnh, nhưng hai nhược điểm lớn này đã khiến Liên Xô rơi vào thế suy yếu. Họ không đủ sức kiên trì lâu hơn.

Vì vậy lẽ ra các Ngài phải đứng trên thế mạnh hơn trong cuộc đàm phán.

Về đánh giá của chúng tôi đối với Hội nghị Hen-xin-ki, tôi nghĩ các Ngài đã hiểu quan điểm của chúng tôi, quan điểm đó khác với quan điểm của các Ngài. Chúng tôi gọi Hội nghị đó là Hội nghị mất mát An ninh châu Âu, còn các Ngài gọi nó là Hội nghị An ninh châu Âu. Hiệp định Mu-ních đã che mất tầm nhìn của các nghị sĩ, các đại thần và một số người dân châu Âu. Khi các Ngài cung cấp thực phẩm cho họ và bù đắp điểm yếu của Liên Xô, chính là các Ngài đã giúp Liên Xô khắc phục những chỗ yếu của họ.

Các Ngài có thể cho rằng các Ngài đã che mất tầm nhìn của các nước phương Tây và khiến các nước phương Tây lâm vào tình cảnh hỗn loạn, đồng thời khiến họ phải đi chậm lại. Người Trung Quốc chúng tôi có câu: "Sở dĩ con người có thể khiến con lừa kéo cối xay đá, vì con người đã bịt mắt con lừa trước khi nó bắt đầu kéo".

Chúng tôi vẫn cứ cảm thấy mưu đồ dựa vào Hội đồng An ninh châu Âu và những cơ quan khác để nhượng bộ Liên Xô nhất định sẽ thất bại.

Về phía Trung Quốc, chúng tôi đã nói với các Ngài trong rất nhiều trường hợp, chúng tôi sẵn sàng thẳng thắn một lần với các Ngài, giữa trời đất này không có sự vật gì có thể làm Trung Quốc lo sợ. Trung Quốc không đi tìm sự giúp đỡ của bất cứ ai. Chúng tôi dựa vào địa đạo, dựa vào tiểu mạch cộng súng trường để giải quyết tất cả các vấn đề quốc tế và khu vực, kể cả vấn đề của các nước phương Đông.

(Kít-sinh-gơ cảm thấy rất bi thương và tủi thân khi nghe những câu chuyện này, ông đặc biệt nhắc đến, nếu không phải vì vụ Oa-tơ-ghết hiện nay, Chính phủ Mỹ sẽ thực hiện ngay chính sách của Tổng thống Ních-xơn, tiếp theo ông đã hết lời biện hộ cho thái độ của phía mình đối với Liên Xô).

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Tôi cần phải nói rõ, tôi cảm thấy rất đau buồn khi nghe tuyên bố của Phó Thủ tướng.

Trước đây tôi cho rằng, rõ ràng bây giờ xem ra là không chính xác, tôi vốn cho rằng một số tuyên bố công khai tôi đã được nghe có tác động công khai

... Phó Thủ tướng đã chỉ ra bài học lịch sử từ năm 1936 đến năm 1939 với thái độ rất hữu hảo, chỉ rõ những nước phương Tây âm mưu dẫn nước lũ về phía Đông, cuối cùng đã trở thành nạn nhân đầu tiên và sự thật cũng đúng như vậy. Nhưng các quốc gia phương Đông âm mưu thông qua việc đẩy kẻ xâm lược sang phương Tây để tránh cảnh khốn đốn cuối cùng cũng trở thành mục tiêu tấn công của kẻ xâm lược. Đây cũng là sự thật.

Khi chúng tôi cho rằng phương Đông và phương Tây tồn tại những rắc rối chiến lược có bản chất giống nhau, chúng tôi không cho rằng đó là vì chúng tôi quan tâm đến hành động tham gia bảo vệ phương Đông. Những ai hiểu tình hình nước Mỹ nhất định biết đây không thể trở thành một mục tiêu hoài bão không thể ngăn cản được của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng, dù tấn công bất kỳ nước nào, đều ảnh hưởng đến một nước khác, đó là xuất phát từ ý nghĩa toàn cục. Còn các Ngài cũng có những hành động trên cơ sở của quan điểm này.

Chúng tôi đã từng có ba lần đối kháng với Liên Xô: Một lần là về căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Cu Ba; một lần là về Xi-ri xâm lược Gioóc-đan; một lần là về vấn đề chờ lệnh hành động ở Trung Đông năm 1973. Không. Có bốn lần. Một lần nữa là về vấn đề con đường đánh chiếm Béc-lin. Chúng tôi xử lý những việc đó hoàn toàn chủ động, không biết những nước khác, càng không biết Trung Quốc xử lý chúng như thế nào.

… Vừa rồi Phó Thủ tướng nói đến chủ nghĩa bình định. Tôi đã nghiên cứu qua thời kỳ đó, đồng thời còn là một nạn nhân đã sống qua thời kỳ đó, cho nên tôi rất hiểu lịch sử thời gian đó. Những Chính phủ thực hiện chính sách bình định dung túng Mu-ních đều phủ nhận chính sách đó là nguy hiểm. Họ muốn thông qua việc phủ nhận sự tồn tại nguy hiểm để trốn tránh những rắc rối cho họ. Chúng tôi đã từng cố gắng thử cho họ biết điều này:

Chính sách hiện nay của Mỹ là nguy hiểm, nhưng cũng cố gắng tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để chống lại những hiện thực đặc biệt trước mắt chúng ta. Người ta không thể cho rằng một quốc gia hàng năm chi ra 110 tỷ USD để dùng vào việc phòng ngự quân sự lại đang thực hiện chính sách chủ nghĩa bình định.

Nhưng hiện thực trước mắt chúng ta là đã sản sinh ra một thái độ ở Mỹ, cũng là một thái độ tồn tại rộng lớn hơn ở châu Âu.

Tôi hiểu một số người châu Âu Ngài vừa nói. Trong đó có một số người còn là bạn thân của tôi. Nhưng không có một người châu Âu nào trong đó hoài nghi Mỹ sẽ có hành động không phù hợp. Dù có đe doạ gì đi nữa chúng tôi luôn luôn đứng về phía bên đó. Điều chúng tôi lo là những người châu Âu đó liệu có kiên cường đứng ở đó không. Mỹ không phải là người đề xướng họp Hội nghị An ninh châu Âu. Xuất phát từ quan điểm giảm bớt áp lực cho Chính phủ các nước châu Âu, mãi đến năm 1971 chúng tôi mới miễn cưỡng tán đồng Hội nghị An ninh châu Âu.

Một việc có liên quan đến lực lượng quân sự là trong 10 năm qua, Liên Xô đã có một lực lượng tương ứng. Điều này hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu các ông phân tích kết quả của Hiệp định về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược năm 1972, ông sẽ thấy, kể từ năm 1972, lực lượng quân sự chiến lược của Liên Xô như thế nào. Trong một số lĩnh vực ngoài vũ khí chiến lược, rất khó chuyển ưu thế quân sự sang ưu thế chính trí, đây cũng phù hợp với tình hình thực tế.

Về Hiệp định thứ hai, Hiệp định Vla-đi-vô-stốc, các Ngài nhất định có những sai sót khi dịch lời nói của tôi từ tiếng Đức sang tiếng Hán. Sau khi ký kết Hiệp định Valđivostok, lực lượng quân sự của Liên Xô không có gì thay đổi. Liên Xô có 27.000 quả tên lửa vì họ không dỡ bỏ những tên lửa cũ rích, họ đã kéo dài 5 năm. Sau Hiệp định Vla-đi-vô-stốc, lẽ ra họ phải tinh giảm 200 quả tên lửa. Do chúng tôi đã tinh giảm những tên lửa cũ của chúng tôi nên quân đội của chúng tôi chỉ có không đến 2400 quả. Nhưng dù sao đi nữa con số không phải là quan trọng lắm, vì mỗi một quả tên lửa (Mỹ) có thể mang nhiều đầu đạn.

Mặt khác, Liên Xô thích những vũ khí lớn chiếm cứ không gian, 85% đến 90% trang bị quân sự của họ đều ở trên mặt đất và mặt đất rất dễ bị tấn công bằng vũ lực, mà độ chính xác của vũ khí của chúng tôi đã được nâng lên rất nhiều. Trang bị quân sự mặt đất của chúng tôi không đến 20% và nó cũng không dễ gì bị tấn công. Cho nên không phải chúng tôi thật sự không bằng Liên Xô về mặt cân bằng chiến lược, dù rất nhiều bài viết trên báo chí Mỹ tuyên truyền điểm này mang mục đích chính trị.

Năm 1960, Tổng thống Ken-nơ-di trúng cử Tổng thống chỉ vì ông ta nói rằng, mặc dù Liên Xô chỉ có 30 quả tên lửa, công tác chuẩn bị để phóng một quả tên lửa phải mất 10 tiếng đồng hồ, còn chúng ta có 1200 chiếc máy bay, 34 quả tên lửa nhưng giữa Mỹ và Liên Xô vẫn có một khoảng cách về mặt tên lửa. Từ đó, nói đến khoảng cách tên lửa trong diễn thuyết tranh cử đã trở thành nguyện vọng bí mật của mỗi vị ứng cử viên Tổng thống, cho nên chúng ta đang nằm trong nguy cơ bốn năm bùng nổ một lần như thế này.

... Chúng tôi không thể không tán thành thái độ của các Ngài đối với tình hình quốc tế. Chúng tôi cho rằng, xét về bản chất thì nó là đúng, cũng thật sự là rất có ích. Nhưng khi Ngài trực tiếp nhằm thẳng vào chúng tôi với thái độ này, khi các Ngài lên án chúng tôi phản bội bạn bè, cố tình thúc đẩy chiến tranh bùng nổ nhưng lại khoanh tay đứng nhìn nó uy hiếp an ninh thế giới, khi sự thật là chúng tôi đang có hành động thực tế để ngăn chặn chiến tranh và duy trì cân bằng thế giới, thì chúng tôi thật sự lên án thái độ này của các Ngài.

Các Ngài có thể hình thành một tư duy đúng đối với mục tiêu của chúng tôi là điều rất quan trọng. Nếu các Ngài cho rằng điều chúng tôi áp dụng chỉ là một sách lược tùy cơ ứng biến không đáng kể, thì đó là một điều đáng tiếc đối với cả hai bên chúng ta. Các Ngài không đề nghị giúp đỡ, chúng tôi cũng không đề nghị giúp đỡ. Cơ sở để đưa ra những chính sách đúng là nhận thức chính xác khái niệm "lợi ích quốc gia" và hai bên đều tôn trọng lợi ích quốc gia của đối phương.

Đây chính là nguyên nhân vì sao chúng tôi cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pho là rất bổ ích, đây chính là mục tiêu của chính sách mà chúng tôi thực thi. Chúng tôi không cần những hiệu quả như kỳ tích gây sự chú ý, chúng tôi cũng không cần các Ngài kiềm chế lực lượng của Liên Xô, đó sẽ là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, và nó cũng có thể sẽ gây ra một tai họa lớn giống như tai họa của thập kỷ 30.

Một lần nữa tôi xin tuyên bố, chúng tôi rất chú trọng quan hệ giữa chúng ta. Chúng tôi đã sẵn sàng hợp tác. Chúng tôi cho rằng các Ngài rất nghiêm túc, chúng tôi cũng nghiêm túc như vậy. Trên cơ sở này, tôi tin rằng chúng ta sẽ có được một quan hệ hữu ích.

Lời dẫn:

Cuộc thảo luận về vấn đề sườn phía nam châu Âu vào chiều ngày thứ hai đã mang lại cơ hội cho Kít-sinh-gơ, để chứng tỏ Chính phủ Mỹ luôn ủng hộ những người chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Bồ Đào Nha như thế nào, viện trợ quân sự cho Nam Tư như thế nào, chống lại sự thoả hiệp giữa những người chủ nghĩa dân chủ Cơ đốc giáo và những người theo chủ nghĩa cộng sản ở Ý như thế nào. Khi cuộc trao đổi kết thúc, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Mao Chủ tịch chuẩn bị tiếp Kít-sinh-gơ và các thành viên trong đoàn.

Không khí của cuộc hội đàm này rất đặc biệt bởi. Mao Trạch Đông vừa bị ốm nặng. Nhưng Kít-sinh-gơ bình luận rằng "Với sức mạnh của ý chí để kiên trì cuộc hội đàm hai tiếng đồng hồ là điều không thể tin nổi". Tuy nhiên Kít-sinh-gơ khẳng định, rất cảm ơn Mao Trạch Đông đã tiếp ông. Cuộc gặp lần trước giữa họ là vào tháng 11 năm 1973, Kít-sinh-gơ cảm thấy cuộc hội đàm lần này thật sự "làm rối lòng người", đến nỗi khiến ông suýt quên cả việc trình bày theo cách nịnh bợ thường lệ.

Tuy nhiên những lời nói công kích trong tuyên bố của Mao Trạch Đông giống như chủ đề mà chuyện Đặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh. Mao Trạch Đông đã phê phán Oa-sinh-tơn tiếp xúc trước với Mát-xcơ-va. ông còn chỉ thị cho Mỹ rằng thà áp dụng biện pháp "Dunkerque" (nghĩa là tinh thần quyết không đầu hàng khi gặp nguy hiểm) chứ không chịu hy sinh bản thân để bảo vệ châu Âu.

QUỐC VỤ VIỆN.
CƠ MẬT TỐI CAO.
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM PHI CHÍNH THỨC


Người tham gia:

Chủ tịch Mao Trạch Đông; Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình; Bộ trưởng Ngoại giao Kiều Quán Hoa; Chủ nhiệm phòng liên lạc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Oa-sinh-tơn, Đại sứ Hoàng Trấn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Hải Dung; phiên dịch Đường Văn Sinh; Quyền vụ trưởng vụ vấn đề Mỹ và Châu đại dương Chương Hàm Chi;

Quốc vụ khanh và Trợ lý Tổng thống về An ninh quốc gia Kít-sinh-gơ; Chủ nhiệm phòng liên lạc Mỹ tại Bắc Kinh, Đại sứ Gioóc-giơ Bút-sơ; Tham mưu trưởng chính sách kế hoạch Quốc vụ viện Uyn-tơn Lốt.

Ngày tháng và thời gian: 6 giờ 05 chiều ngày 21 tháng 10 năm 1975, thứ ba

Địa điểm : Bắc Kinh, nơi ở của Mao Trạch Đông.

Khi Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ và Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình tiến hành hội đàm vào 4 giờ 45 phút chiều, Đặng Tiểu Bình báo cho Kít-sinh-gơ, Mao Chủ tịch sẽ tiếp ông vào 6 giờ 30, yêu cầu ông ta liệt kê danh sách thành viên trong đoàn gồm cả vợ ông, đồng thời còn gồm cả hai quan chức sẽ cùng ông ta tham gia hội đàm.

Cuộc nói chuyện giữa Kít-sinh-gơ và Đặng Tiểu Bình lại kéo dài 15 phút, sau đó Tiến sĩ Kít-sinh-gơ và tùy tùng nghỉ đến 6 giờ 15 phút, lúc đó họ xuất phát từ Đại lễ đường nhân dân để đến nơi ở của Mao Chủ tịch .

Sau khi giới thiệu từng thành viên trong đoàn, trao đổi những lời thăm hỏi ngắn gọn và chụp ảnh, trong phòng chỉ còn lại Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ, Đại sứ Bút-sơ và ông Lốt.

Những người tham gia hội đàm ngồi vào ghế hình bán cầu. Trong cả quá trình hội đàm, Chủ tịch rất mệt khi nói chuyện, đồng thời phiên dịch Đường và Vương lặp lại câu nói của Chủ tịch, xác định rõ rồi sau mới phiên dịch, hoặc là Chủ tịch viết những bình luận của mình trên tấm đệm, bút ký cầm trong tay cô hộ lý. Trong cả quá trình hội đàm, Chủ tịch dùng tay và ngón tay ra hiệu rất mạnh khi cần nhấn mạnh những lời nói của mình.

Mao Chủ tịch: Các Ngài biết đấy, toàn thân tôi đều mất cân bằng. Chẳng bao lâu tôi sẽ đi gặp thượng đế.

Kít-sinh-gơ: Còn lâu lắm

Mao Chủ tịch: Chẳng bao lâu đâu. Tôi đã nhận được giấy mời của thượng đế rồi.

Kít-sinh-gơ: Tôi hy vọng ông không chấp nhận nó lâu dài.

Mao Chủ tịch: Tôi chấp nhận mệnh lệnh của Tiến sĩ.

Kít-sinh-gơ: Cảm ơn. Tổng thống rất muốn thăm Trung Quốc, cũng rất muốn có dịp gặp Chủ tịch.

Mao Chủ tịch: Ngài Tổng thống sẽ được hoan nghênh vô cùng

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cho rằng quan hệ giữa chúng tôi với Trung Quốc có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Mao Chủ tịch: Có một số ý nghĩa quan trọng chứ không phải cực kỳ quan trọng, (dùng ngón tay ra hiệu). Các Ngài như thế này (khoảng cách giữa hai ngón tay lớn), còn chúng tôi như thế này (khoảng cách giữa hai ngón tay nhỏ lại). Vì các ông có bom nguyên tử, còn chúng tôi không.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, nhưng Chủ tịch đã từng thường xuyên nói, lực lượng quân sự không phải yếu tố quyết định duy nhất.

Mao Chủ tịch: Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình cũng đã nói đến điều này, tiểu mạch cộng súng trường.

Kít-sinh-gơ: Chúng ta có một số đối thủ chung nào đó.

Mao Chủ tịch: Đúng vậy.

Kít-sinh-gơ: Vừa rồi ông nói bằng tiếng Anh và cũng viết bằng tiếng Anh. Tôi có thể xem qua một lần không?

Mao Chủ tịch: Được. (ông đưa cuốn sổ ghi chép vừa viết)

Kít-sinh-gơ: Tôi nghĩ rằng Chủ tịch đang có những tiến bộ về mặt học tiếng Anh. Chúng ta có một số đối thủ chung nào đó.

Mao Chủ tịch: Không (giơ hai ngón tay khép chặt vào nhau), Ngài đã từng tranh cãi với ông ta (chỉ vào Đặng Tiểu Bình).

Kít-sinh-gơ: Chỉ là những phương thức cần áp dụng, nhằm thực hiện những lợi ích chung.

Mao Trạch Đông: Hôm qua, khi Ngài tranh cãi với Phó Thủ tướng, Ngài nói Mỹ không cần gì đến Trung Quốc, Trung Quốc không cần gì đến Mỹ. Theo tôi, nói như vậy không hoàn toàn đúng và cũng không hoàn toàn sai. Đài Loan là vấn đề nhỏ, thế giới là vấn đề lớn. (ông bắt đầu ho, hộ lý chạy lại giúp ông). Nếu hai bên đều không cần gì đến nhau thì tại sao các Ngài lại muốn đến Bắc Kinh, vì sao chúng tôi muốn tiếp đón Ngài và Tổng thống?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đến Bắc Kinh là vì chúng ta có kẻ thù chung, là vì chúng tôi cho rằng các ông là nước đánh giá rõ ràng nhất tình hình thế giới trong số các nước chúng tôi đã có quan hệ. Ý kiến của chúng tôi và các ông về một số... về rất nhiều mặt là giống nhau.

Mao Chủ tịch: Điều đó không đáng tin cậy. Những chuyện đó không đáng tin cậy. Sở dĩ những chuyện đó không đáng tin cậy là vì dựa vào trình tự xem xét ưu tiên của các Ngài: Thứ nhất là Liên Xô, thứ hai là châu Âu, thứ ba là Nhật Bản.

Kít-sinh-gơ: Điều đó không đúng. Đối với chúng tôi, Liên Xô là mối nguy hiểm rất lớn chứ không phải được xem là ưu tiên nhất.

Mao Chủ tịch: Điều đó không đúng. Đó là một nước siêu cường. Trên thế giới chỉ có hai nước siêu cường (đếm trên ngón tay của ông). Chúng tôi lạc hậu (đếm trên ngón tay của ông): Mỹ, Liên Xô, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, đấy

Kít-sinh-gơ: Tôi biết tôi gần như đều đồng ý với quan điểm của Chủ tịch, nhưng điểm này thì không đúng, chỉ vì nó không phải là điều chúng tôi ưu tiên xem xét.

Mao Chủ tịch: (Vỗ lên hai vai của ông) Chúng tôi hiểu những việc các Ngài đang làm, đứng trên vai chúng tôi nhảy qua Mát-xcơ-va, nhưng hiện nay đôi vai này đã mất tác dụng. Ngài xem, chúng tôi là chú Năm. Chúng tôi chỉ là ngón tay út.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không hề được bất cứ gì của Mát-xcơ-va.

Mao Chủ tịch: Nhưng các Ngài có thể có được Đài Loan của Trung Quốc.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi có thể có được Đài Loan của Trung Quốc ư?

Mao Chủ tịch: Hiện nay các Ngài đang có Đài Loan của Trung Quốc.

Kít-sinh-gơ: Nhưng chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này với nhau.

Mao Chủ tịch: Sau 100 năm.

Kít-sinh-gơ: Lần trước Chủ tịch cũng nói như vậy khi tôi ở đây

Mao Chủ tịch: Đúng vậy.

Kít-sinh-gơ: ít hơn nhiều. Không cần đến thời gian 100 năm.

Mao Chủ tịch? (Ra hiệu bằng tay và đếm) Rất khó nói. Năm, mười năm, hai mươi năm, một trăm năm. Rất khó. (chỉ lên trần nhà) Khi tôi đến thiên quốc gặp thượng đế tôi sẽ nói với thượng đế rằng hiện nay tốt nhất là đặt Đài Loan dưới sự bảo hộ của Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Thượng đế sẽ rất kinh ngạc khi nghe Chủ tịch nói những lời này.

Mao Chủ tịch: Không đâu, vì thượng đế phù hộ các Ngài, không phù hộ chúng tôi. Thượng đế không thích chúng tôi (vẫy tay) vì tôi là một "quân phiệt thích đấu”, và (chỉ vào 3 người Mỹ). Thượng đế thích ông, Ngài và Ngài.

Kít-sinh-gơ: Xưa nay tôi đều không thích gặp ông ta vì tôi không tin.

Mao Chủ tịch: Tôi có thể tin chắc. Hiện nay tôi 82 tuổi. (Chỉ vào Kít-sinh-gơ) Ngài bao nhiêu? Có lẽ 50.

Kít sinh-gơ: 51 tuổi.

Mao Chủ tịch: (chỉ vào Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình) ông 71 tuổi. (lắc đầu). Sau khi chúng tôi chết cả, tôi, ông này (chỉ Đặng Tiểu Bình), Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, còn các Ngài vẫn sống. Hiểu chứ? Thế hệ già chúng tôi sẽ không thể thực hiện. Chúng tôi không định giải quyết việc này.

Kít-sinh-gơ: Tôi có thể nói một việc liên quan đến quyền ưu tiên tương ứng mà Chủ tịch đã nhắc đến trước đó

Mao Chủ tịch: Được.

Kít-sinh-gơ: Liên Xô là một nước siêu cường nên có rất nhiều quyền ưu tiên là điều không tránh khỏi, còn chúng ta không thể không có những cuộc tiếp xúc nhiều lần với nó. Nhưng về mặt chiến lược, chúng tôi sẽ cố gắng ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô, đây chính là nguyên nhân vì sao Trung Quốc có quyền ưu tiên về chiến lược đối với chúng tôi. Nhưng chúng tôi không muốn lợi dụng Trung Quốc để nhảy qua Mát-xcơ-va vì đó sẽ là tự dấn thân vào chỗ chết.

Mao Chủ tịch: Các Ngài đã nhảy qua chỗ đó rồi, tuy nhiên các Ngài không còn cần đôi vai của chúng tôi nữa.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi còn chưa nhảy qua. Tổng thống sẽ cho các Ngài tin chắc chúng tôi đang nằm trong giai đoạn chiến lược này.

Mao Chủ tịch: Vậy xin chuyển lời thăm hỏi của tôi đến quý Tổng thống.

Kít-sinh-gơ: Tôi sẽ làm như vậy.

Mao Chủ tịch: Chúng tôi hoan nghênh ông ấy đến thăm. Ông có cách gì giúp tôi hiện nay trở lại nói chuyện rõ ràng hơn không?

Kít-sinh-gơ: Cho dù như bây giờ, Ngài vẫn có thể cho mọi người dễ dàng nghe hiểu lời nói của Ngài.

Mao Chủ tịch: Bộ phận này (chỉ lên đầu) dùng rất tốt, tôi ăn được ngủ được; (vỗ nhẹ lên đầu gối) những bộ phận này không tốt, chúng không đau, nhưng khi tôi đi thì chúng không vững chắc. Phổi của tôi cũng có trục trặc. Nói chung sức khỏe của tôi không tốt, đồng thời còn không thoải mái, rất nghiêm trọng (đúng nguyên văn).

Kít-sinh-gơ: Gặp Chủ tịch luôn khiến tôi vô cùng phấn khởi.

Mao Chủ tịch: Ngài biết đấy, đối với khách đến thăm, tôi là một quầy trưng bày trong cuộc triển lãm.

Kít-sinh-gơ: Tôi đã đọc lại nội dung hội đàm của chúng ta hai năm trước. Ngài Chủ tịch, tôi cho rằng đó là những đánh giá sâu sắc nhất về công việc quốc tế, tôi rất nghiêm túc về điều này.

Mao Trạch Đông: Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chờ xem và quan sát một số việc. Một số đánh giá do tôi đưa ra vẫn phải sửa đổi theo tình hình khách quan.

Kít-sinh-gơ: Nhưng tôi cho rằng những đánh giá cơ bản của Chủ tịch về tình hình đưa ra lúc đó đã có tiến triển, đã được thực tế chứng minh là đúng, chúng tôi cơ bản tán đồng đánh giá này. Chúng ta đã trải qua một thời kỳ gian nan do Tổng thống Ních-xơn từ chức. Chúng ta không thể không có những sách lược cơ động lớn hơn so với điều chúng ta mong muốn.

Mao Chủ tịch: Tôi nghĩ có thể làm như thế. Điều chỉnh cơ động có thể cho phép được.

Kít-sinh-gơ: Điều đó là cần thiết, nhưng chúng ta sẽ bỏ lại sau lưng chúng ta tình hình.

Mao Chủ tịch: Châu Âu hiện nay yếu đuối quá.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý cách nói của Chủ tịch, châu Âu quá yếu đuối.

Mao Chủ tịch: Họ sợ Liên Xô

Kít-sinh-gơ: Họ sợ Liên Xô và tình hình trong nước họ.

Kít-sinh-gơ: Nhật còn chưa chuẩn bị tốt cho việc mưu cầu bá quyền. Điều đó sẽ cần phải tiến hành điều chỉnh một lần nữa đối với người lãnh đạo. Nhưng Nhật Bản có khả năng tiềm tàng mưu cầu bá quyền.

Mao Chủ tịch: Đúng vậy.

Kít-sinh-gơ: Tôi nghĩ đến người lãnh đạo thế hệ sau, học trò của tôi Na-ka-so-ne. Khi tôi làm giáo sư, ông ta là học trò của tôi... thế hệ này sẽ biết sử dụng lực lượng của Nhật Bản dễ hơn.

Mao Chủ tịch: Châu Âu quá phân tán, quá rời rạc.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Chúng tôi mong thấy châu Âu thống nhất và trở nên mạnh hơn.

Mao Chủ tịch: Chúng tôi cũng thế. Nhưng nó quá rời rạc, quá rộng lớn, thực hiện châu Âu thống nhất rất khó khăn.

Kít-sinh-gơ: Nó còn chưa có nhiều nhà lãnh đạo mạnh.

Mao Chủ tịch: Ừ, đúng

Mao Chủ tịch: Pháp sợ Đức. (Đếm ngón tay của ông) Họ sợ sự thống nhất giữa Tây Đức và Đông Đức, sẽ tạo thành một quả đấm.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, Pháp muốn thà Đức giữ trạng thái chia cắt.

Mao Chủ tịch: (gật đầu) Như vậy không tốt.

Kít-sinh-gơ: Nhưng họ có thể thống nhất lại trên cơ sở dân tộc, nước Đông Tây Đức.

Mao Chủ tịch: Đúng vậy, chúng ta tán thành thống nhất trở lại.

Kít-sinh-gơ: Vậy phụ thuộc vào ai.

Mao Chủ tịch: Tây Đức có 50 triệu dân, còn Đông Đức chỉ có 18 triệu dân.

Kít-sinh-gơ: Về mặt trang bị, Tây Đức có chất lượng tốt nhất.

Mao Chủ tịch: Nhưng thống nhất lại nước Đức hiện nay sẽ không tạo ra mối nguy hiểm.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi tán thành thống nhất nước Đức nhưng nó sẽ lập tức gặp những trở ngại của Liên Xô về mặt quân sự. Song Mỹ ủng hộ sự thống nhất trớ lại của nước Đức .

Mao Chủ tịch: Chúng tôi ủng hộ việc này, các Ngài và chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không sợ một nước Đức thống nhất, nhưng trước khi thống nhất, lực lượng của Liên Xô ở châu Âu phải được khẳng định sẽ bị yếu đi.

Mao Chủ tịch: Nếu không xảy ra chiến tranh, Liên Xô không thể bị yếu đi.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, song chúng ta chọn cho nó một thời cơ thích hợp là rất quan trọng. Trong thời kỳ của vụ Oa-tơ-ghết, chúng tôi không có thời gian lo về vấn đề này. Đó chính là một sự kiện thứ yếu bị một lũ người có tầm nhìn thiển cận diễn thành một vở bi kịch dân tộc và quốc tế Tổng thống Ních-xơn là một vị Tổng thống tốt (Mao Trạch Đông gật đầu khẳng định), tôi vẫn giữ mối liên hệ thường xuyên với ông ta.

Mao Chủ tịch: Xin chuyển lời thăm hỏi của tôi đến Ních-xơn.

Kít-sinh-gơ: Về nước tôi sẽ gọi điện ngay

Mao Chủ tịch: Vậy đầu tiên xin chuyển lời thăm hỏi của tôi đến Tổng thống Pho, sau đó mới chuyển lời hỏi thăm của tôi đến Ngài Ních-xơn.

Kít-sinh-gơ: Tôi rất vui lòng chuyển lời thăm hỏi đến hai người.

Mao Chủ tịch: Ngài quá bận.

Kít-sinh-gơ: Ngài cho rằng hành trình của tôi dài quá hay sao?

Mao Chủ tịch: Vừa nãy tôi nói Ngài quá bận, nếu không bận như vậy, thì xem ra Ngài không phát huy được tác dụng. Ngài không thể không bận. Khi mưa gió tới thì con chim én luôn bận rộn.

Kít-sinh-gơ: Muốn hoàn toàn lĩnh hội hàm ý sâu sắc của câu nói này tôi phải mất vài ngày.

Mao Chủ tịch: Thế giới này không yên tĩnh, một cơn bão tố, mưa gió sẽ ập tới. Khi mưa gió sắp tới, con chim én luôn bận rộn.

Phiên dịch Đường: Ngài hỏi tôi con "chim én" tiếng Anh là gì, "chim sẻ" là gì. Tôi nói đó là hai loại chim khác nhau.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, song tôi hy vọng tác động của tôi đối với bão tố phải lớn hơn so với tác động của chim én đối với mưa gió.

Mao Chủ tịch: Cho mưa gió đến chậm lại là có khả năng, nhưng muốn ngăn chặn nó là khó khăn.

Kít-sinh-gơ: Song khi bão ập đến, liệu có tìm được một tình thế tốt nhất để đối phó với bão hay không là điều rất quan trọng, đó là chuyện thường tình. Chúng tôi tán đồng quan điểm của Ngài cho rằng mưa gió sắp tới hoặc có thể sẽ tới, chúng ta cố gắng điều chỉnh bản thân trong tình thế tốt nhất, song không phải là né tránh mà là chiến thắng nó.

Mao Chủ tịch: Tinh thần Dunkerque (tinh thần quyết không đầu hàng khi gặp nguy hiểm).

Kít-sinh-gơ: Không phải vì chúng tôi.

Mao Chủ tịch: Điều đó không đáng tin cậy. Các Ngài cũng hiểu rõ, đối với các Ngài hiện nay đó không phải là tình hình thật.

Kít-sinh-gơ: Trong tương lai, đối với chúng tôi đó sẽ là tình hình thật.

Mao Chủ tịch: Điều đó không đáng tin cậy. Một phóng viên quân sự của "Thời báo Niu-oóc" đã xuất bản một cuốn sách vào tháng 8.

Kít-sinh-gơ: ông ta là ai?

Phiên dịch Đường : (sau khi mấy người Trung Quốc trao đổi với nhau) Chúng tôi sẽ về tra tư liệu và sau đó báo cáo cho các Ngài.

Mao Chủ tịch: Ngài cho rằng 300 nghìn quân Mỹ đóng tại châu Âu có thể chống lại cuộc tấn công của Liên Xô hay sao?

Kít-sinh-gơ: Lực lượng yếu kém ở châu Âu không phải là quân đội Mỹ, mà là quân đội của các nước châu Âu. Tôi cho rằng chúng tôi có vũ khí, hạt nhân, chúng tôi có thể chống lại tấn công của Liên Xô.

Mao Chủ tịch: Vị phóng viên đó không tin Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: "Thời báo Niu-oóc" rất quan tâm đến thất bại của Mỹ trong mười năm qua. Nếu phát động một cuộc tiến công lớn vào châu Âu, chúng tôi khẳng định sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi có 7000 vũ khí, Liên Xô không thể cướp được nó. Đó là ở châu Âu, còn ở Mỹ, vũ khí của chúng tôi càng nhiều.

Mao Chủ tịch: Nhưng số người Mỹ không tin các Ngài sẽ sử dụng nó chiếm một tỷ lệ khá cao. Họ không tin người Mỹ chịu hy sinh vì châu Âu.

Kít-sinh-gơ: Ngài Chủ tịch, chúng tôi đã trải qua một thời kỳ tình hình trong nước cực kỳ khó khăn, một phần do vấn đề Đông Dương gây ra, một phần do vụ Oa-tơ-ghết gây ra. Trong vụ Oa-tơ-ghết, nhiều phần tử chạy trốn đã hoạt động công khai. Nhưng các ông đã lưu ý những hành động của chúng tôi làm trong năm năm qua chưa? Chúng tôi luôn chống lại Liên Xô, còn Liên Xô luôn lùi về phía sau. Tôi có thể cam đoan. với các Ngài, Tổng thống cũng sẽ một lần nữa cam đoan điều này với các Ngài: Nếu Liên Xô tấn công châu Âu, chúng tôi khẳng định sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mao Chủ tịch: Các Ngài rất có lòng tin, các Ngài tin vào vũ khí hạt nhân. Các Ngài không tin vào quân đội của chính các Ngài, đây chính là hiện thực. Còn một hiện thực quan trọng nhất là không có một nước châu Âu nào sẽ đi xây dựng một quân đội đồ sộ. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng chiến lược sách lược phù hợp với hiện thực. Có hai khả năng. Một là khả năng mà các Ngài chứng tỏ, khả năng khác là của "Thời báo Niu-oóc" cho thấy. Nó cũng phản ánh bài diễn văn của Thượng nghị sĩ Gô-đơ-vô phát biểu tại Thượng viện ngày 30 tháng 6.

Kít-sinh-gơ: Ngài nói gì?

Phiên dịch Đường: Chúng tôi sẽ cho Ngài một bản sao. Đó là cuộc tranh luận của Thượng viện về chính sách ngoại giao ngày 30 tháng 6.

Kít-sinh-gơ: Nhưng nội dung chính của nó là gì?

Mao Chủ tịch: Hoài nghi của Ngài đối với châu Âu.

Kít-sinh-gơ: Các Ngài cần hiểu rõ, Ngài Chủ tịch, điều đó xảy ra một năm trước khi có cuộc bầu cử, nhiều nội dung ông ta nói đến đều là nhằm gây ảnh hưởng trong nước. Suốt 20 năm "Thời báo Nỉu-oóc" luôn có một lập trường nào đó, còn những bản tin và lời nói sai lầm của nó là bất nhất.

Mao Chủ tịch: Nghe nói "Thời báo Niu-oóc" do một gia tộc người Do Thái kiểm soát

Kít-sinh-gơ: Điều đó đúng.

Mao Chủ tịch: Còn "Báo Oa-sinh-tơn".

Kít-sinh-gơ: "Báo Oa-sinh-tơn", không còn đúng. (sau đó ông trao đổi với Đại sứ Bút-sơ, Bút-sơ nói rằng phu nhân Grô-em là người Do Thái, là con gái của Ngài Mai-ê) Ngài nói đúng rồi.

Mao Chủ tịch: Bà chủ ấy là người Do Thái. Vị Đại sứ này (nhìn vào Bút-sơ) đang trong cảnh cực kỳ khó khăn ở Bắc Kinh. Tại sao Ngài không đến thăm tôi?

Bút-sơ: Tôi vô cùng hân hạnh tối nay tôi được ở đây. Tôi nghĩ rằng Ngài rất bận, không có thời gian tiếp một vị chủ nhiệm bình thường như tôi.

Mao Chủ tịch: Tôi không bận vì tôi không cần xem xét tất cả công việc thường ngày. Tôi chỉ đọc thời sự quốc tế

Kít-sinh-gơ: Nhưng Chủ tịch hiểu hơn tôi mọi người đang viết gì ở Mỹ. Trước đây tôi không biết cuốn sách do "Thời báo Niu-oóc" phát hành, cũng không biết bài diễn thuyết của Thượng nghị sĩ.

Mao Chủ tịch: Không có thời gian, Ngài bận quá. (nhìn sang Lốt) Ngài Lốt, bây giờ Ngài được đề bạt rồi.

Lốt: Vâng, Thưa Ngài Chủ tịch.

Mao Chủ tịch: (nhìn sang Bút-sơ và Lốt) Hai vị đều được đề bạt.

Kít-sinh-gơ: ông này (chỉ Bút-sơ) còn chưa. Phải đến năm 1980. .

Mao Chủ tịch: ông này có thể trở thành Tổng thống.

Kít-sinh-gơ: Năm 1980.

Mao Chủ tịch: Các Ngài không hiểu tính cách của tôi. Tôi thích người ta chửi rủa tôi (nâng cao giọng, dùng tay đập lên ghế). Các Ngài khẳng định rằng tôi là một ông quan liêu già, tôi sẽ tăng tốc trong tình huống đó và tiếp các Ngài. Trong tình hình này, tôi sẽ tiếp các Ngài qua loa. Nếu các Ngài không chửi rủa tôi thì tôi không tiếp các Ngài, tôi chỉ đi ngủ một giấc ngon lành.

Kít-sinh-gơ: Bắt chúng tôi làm như vậy rất khó, đặc biệt là phải gọi Ngài là quan liêu.

Mao Chủ tịch: Tôi cho phép (dùng tay đập mạnh lên ghê). Khi tất cả người ngoại quốc đập lên bàn chửi rủa tôi thì tôi rất mừng.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi coi Chủ tịch là quan liêu thì đó sẽ là chiến thuật cơ động độc lập với chiến lược.

Mao Chủ tịch: Nhưng tôi là một người quan liêu. Ngoài ra tôi còn là một quân phiệt. Đó là danh hiệu Liên Xô giành cho tôi.

Kít-sinh-gơ: Nhưng tôi ở đây không thấy bất cứ người Liên Xô nào đến thăm trong thời gian gần đây.

Mao Chủ tịch: (trước khi lời nói của Kít-sinh-gơ được phiên dịch thành Hán ngữ) Vì vậy tôi đã chấp nhận hai danh hiệu "quân phiệt" và "quan liêu”. Không còn vinh dự nào lớn hơn vinh dự này. Các Ngài đã từng nói tôi là một con buôn chiến tranh và kẻ xâm lược.

Kít-sinh-gơ: Tôi?

Mao Chủ tịch: Mỹ ở Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc đã thông qua một dự thảo nghị quyết do Mỹ đưa ra, rêu rao Trung Quốc đã phạm tội xâm lược Triều Tiên.

Kít-sinh-gơ: Đó là chuyện của 25 năm trước.

Mao Chủ tịch: Đúng, vì vậy nó không liên quan trực tiếp đến ông. Đó là thời kỳ của Tơ-ru-man.

Kít-sinh-gơ: Vâng. Đó là chuyện rất lâu rồi, còn tư duy của chúng tôi đã thay đổi.

Mao Chủ tịch: (dùng tay xoa đầu) Nhưng nghị quyết đó còn chưa được huỷ bỏ. Tôi vẫn đội trên đầu chiếc mũ "kẻ xâm lược". Tôi cũng coi đó như một vinh dự không gì sánh nổi. Nó rất tốt, cực kỳ tốt.

Kít-sinh-gơ: Song lúc đó chúng tôi không thể thay đổi nghị quyết của Liên Hợp Quốc?

Mao Chủ tịch: Không, không cần làm vậy. Chúng tôi chưa hề nêu ra yêu cầu đó. Chúng tôi cảm thấy vinh dự đội chiếc mũ này trên đầu. Xin Ngài giúp tôi phát biểu công khai tuyên bố này được chứ, hoặc trong một thư mục vắn tắt của Ngài? Nghĩa là Liên Xô đã trao cho tôi danh hiệu "quân phiệt và quan liêu”, còn Mỹ trao cho tôi danh hiệu "con buôn chiến tranh và kẻ xâm lược".

Kít-sinh-gơ: Tôi cho rằng tôi sẽ để Ngài tách ra phát biểu công khai những tuyên bố đó, có lẽ tôi phát biểu một tuyên bố chính xác trên lịch sử:

Mao Chủ tịch: Tôi đã phát biểu công khai trước Ngài rồi, tôi còn nói chuyện này với rất nhiều người nước ngoài đến thăm, trong đó có cả người châu Âu. Ngài có tự do ngôn luận không?

Kít-sinh-gơ: Hoàn toàn có.

Mao Chủ tịch: Tôi cũng có tự do ngôn luận, súng liên thanh của tôi bắn ra còn mạnh hơn súng liên thanh của họ.

Kít-sinh-gơ: Tôi chú ý đến điều đó.

Mao Chủ tịch: Ngài đã chú ý đến...

Kít-sinh-gơ: Súng liên thanh của Chủ tịch.

Mao Chủ tịch: Xin thay mặt tôi gửi lời hỏi thăm Bộ trưởng Quốc phòng của quý Quốc.

Kít sinh-gơ: Tôi sẽ làm.

Mao Chủ tịch: Tôi rất không hài lòng về việc ông ấy đã đến Nhật Bản mà không đến Bắc Kinh. Chúng tôi muốn mời ông ấy đến đây để cho người Liên Xô xem, nhưng các Ngài quá hà tiện. Mỹ giàu có như vậy, nhưng về mặt này lại quá bủn xỉn.

Kít-sinh-gơ: Trong thời gian Tổng thống ở đây, chúng ta có thể trao đổi vấn đề này.

Mao Chủ tịch: Đưa ông ấy sang đây một thể, ông có thể đưa một dân thường và một nhân viên quân sự đi theo Tổng thống, một dân thường và một nhân viên quân sự

Kít-sinh-gơ: Tôi là dân thường, Sle-sinh-gơ là thành viên quân sự, phải không?

Mao Chủ tịch: Đúng vậy, nhưng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các Ngài. Các Ngài quyết định sẽ cử ai là do các Ngài.

Kít-sinh-gơ: Vậy ông ấy sẽ không đến cùng Tổng thống. Có lẽ đến sau.

Mao Chủ tịch: Chúng tôi sẽ mời ông ấy đi thăm vùng Đông bắc, Mông Cổ, Tân Cương của đất nước chúng tôi, có lẽ ông ấy không muốn đi, ông ấy không đủ can đảm.

Kít-sinh-gơ: Tôi đủ can đảm.

Mao Chủ tịch: (nhìn Bút-sơ) ông ấy có đủ can đảm không?.

Kít-sinh-gơ: Tôi khẳng định sẽ đi.

Mao Chủ tịch: Tốt quá.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đã cố gắng đề nghị với các Ngài, nghĩa là trong một số vấn đề đó, chúng tôi đã làm xong công việc chuẩn bị để đưa ra đề nghị giúp đỡ.

Mao Chủ tịch: Về mặt quân sự, hiện nay chúng tôi không muốn trao đổi. Phải chờ đến sau khi chiến tranh bùng nổ, chúng tôi mới xem xét những vấn đề này.

Kít-sinh-gơ: Vâng, nhưng các Ngài nên biết rằng bên chúng tôi sẽ chuẩn bị xem xét nó.

Mao Chủ tịch: Vậy phải chăng chúng ta coi nó là phần kết của Hội nghị?

Kít-sinh:gơ: Đúng vậy.

Sau đó Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ, Đại sứ Bút-sơ và Ngài Lốt chia tay với Mao Chủ tịch. Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ và Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình xác định việc Trung Quốc sẽ đưa ra tuyên bố công khai khi hội kiến, cần lập tức gửi ngay về Mỹ bản nguyên văn. (Tuyên bố của Trung Quốc là A ghi chép). Tiếp theo, những người Mỹ chia tay với các quan chức Trung Quốc.

Lời dẫn

Chiều ngày thứ hai, Kít-sinh-gơ biết rằng Trung Quốc có thái độ cứng rắn trong thông cáo, lúc đó còn chưa có quan hệ bình thường hóa. Đặng Tiểu Bình nói; "Một số thỏa thuận ký giữa hai quốc gia là thông lệ, không chính quy thỏa thuận về thương nghiệp và hàng hải". Theo ông, nếu như, vấn đề quyền yêu cầu và tài sản không được giải quyết trong một trăm năm, "thì cũng được sao"?

Song mãi đến nửa đêm Trung Quốc mới đưa ra câu trả lời chính thức của họ, lúc đó họ trao cho Kít-sinh-gơ một bản sao dự thảo "thông cáo". Kít-sinh-gơ phản đối những trình bày hệ thống cứng rắn do Trung Quốc đưa ra trong vấn đề Đài Loan ("Hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc") và vấn đề bình thường hóa (rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi eo biển Đài Loan) và những lời nói hoa mỹ về cách mạng.

Kiều Quán Hoa chỉ rõ, dự thảo của Mỹ cũng không được vừa ý, vì nó che đậy những quan điểm khác nhau của Bắc Kinh và Oa-sinh-tơn đối với các công việc quốc tế, đồng thời còn bỏ sót "khoản nợ” của Mỹ trong vấn đề Đài Loan, khi ông mượn cớ đe doạ rằng có thể chuyến thăm của Tổng thống Pho sẽ bị đẩy lùi, lúc đó hai bên mới đồng ý đẩy lùi việc công bố thông cáo cho đến khi hai bên đưa ra được một thông cáo vừa ý.

Kít-sinh-gơ cảm thấy cuộc tranh luận cuối cùng "khiến người ta phiền não nhất”, còn người Trung Quốc thì "ngạo mạn vô lễ", nhưng ông vẫn thật sự tin rằng Bắc Kinh "không có sự lựa chọn thật sự về chiến lược... nhằm phát triển quan hệ của chúng ta".

Kiều Quán Hoa và Đặng Tiểu Bình tỏ ra rất cứng rắn, thậm chí họ dòi tiếp tục đẩy lùi việc tuyên bố về chuyến thăm của Tổng thống, tiếp theo Pho quyết định rút ngắn thời gian chuyến thăm của ông và nghỉ lại ở một nơi khác trong khu vực đó. Trong phút cuối cùng, Đặng Tiểu Bình và Kiều Quán Hoa tuyên bố họ không muốn nguy hại đến chuyến thăm của Tổng thống. nhưng sự phê bình gay gắt này đối với chính sách của Mỹ rất có thể khiến Kít-sinh-gơ và Pho có thái độ chấp nhận hơn trong vấn đề công nhận ngoại giao.

Các quan chức ở Quốc vụ viện sau đó chú ý đến điểm này. Trung Quốc "muốn khiến chúng ta nằm dưới một áp lực tâm lý, tức tìm cách khiến chúng ta muốn thiết lập quan hệ với họ cấp bách hơn là họ muốn thiết lập quan hệ với chúng ta". Một khi hai bên đồng ý tuyên bố về chuyến thăm của Tổng thống, thì "không khí sẽ trở lại bình thường";

Trong trận chiến về thông cáo, Kít-sinh-gơ đã bại trận, song chuyến thăm của Tổng thống còn quan trọng hơn nhiều so với văn kiện; ông ta viết: "Lộ diện trong trường chính thức là tất cả". Quan hệ Trung-Mỹ không những khó khăn, đồng thời còn tương đối yếu: không có quan hệ ngoại giao chính thức, mức độ thương mại và cấp bậc tiếp xúc mặt đối mặt giữ ở mức thấp, xuất phát từ những điểm trên, Kít-sinh-gơ đề nghị Pho coi chuyến thăm Trung Quốc của ông như một chuyến thăm "phải tiếp tục", Pho có thể chống đỡ quan hệ của họ "chịu đựng một áp lực lớn tượng trưng" thông qua việc chỉ thăm Trung Quốc và cố gắng "giữ" quan niệm chung với những người lãnh đạo đó.

Nhiều đối thoại giữa Pho, Kít-sinh-gơ, Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông là rất ngột ngạt vô vị, thí dụ khi trình bày về sự đe doạ của Liên Xô, đã có một số đối thoại trong đó khiến người ta hồn xiêu phách lạc. Pho chú ý đến đề nghị chắc như đinh đóng cột của Bút-sơ đưa ra, trong thái độ đối với Liên Xô, Trung Quốc và những nước khác.

Ông ta cố gắng để lại một ấn tượng sâu sắc cho người Trung Quốc, trong việc ông ta giải quyết chiến tranh lạnh, trong việc ông ta chiến đấu với châu Âu, thậm chí ông ta còn tuyến bố sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để "chống lại bành trướng”. Ông phủ nhận chính sách của Mỹ có liên quan đến chính sách bình định Mu-nich, ông cho rằng hòa hoãn quan hệ là cần thiết cho việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và còn biện hộ cho nó. Như vậy, Ăng-gô-la còn là điểm bùng nổ chiến tranh, những bản sao này còn vạch trần quan điểm của Pho, Kít-sinh-gơ về tình hình thế giới và nhìn nhận của Mao Trạch Đông về tình hình thế giới.

Những cuộc trao đổi ý kiến này cũng ngầm cho thấy thực tế Bắc Kinh không thể gây sức ép cho Mỹ để khiến họ có tính linh hoạt hơn trong vấn đề thông thường và về chính sách xuất khẩu kỹ thuật cao có thể dùng vào mục đích quân sự cho Trung Quốc.

Ngày đầu tiên thăm Trung Quốc, Pho đã tiếp xúc với Mao Chủ tịch. Lúc đầu ông ta không nghĩ rằng tình trạng sức khỏe của Mao Trạch Đông sẽ khiến cho cuộc gặp của ông ta không thành nhưng Mao đã cho ông ta thấy điều gì sẽ là trọng tâm của chuyến thăm, đồng thời chỉ cho ông ta thấy phải cộng khai mối quan hệ Trung-Mỹ phát triển không ngừng.

Pho đã ở lại gần 2 tiếng đồng hồ, sau những lời hàn huyên họ đã chuyển sang các tình hình quốc tế, từ vấn đề Tây Ban Nha và triển vọng của Trung Đông đến tình hình của Nhật Bản và Ăng-gô-la v.v...

Mao Trạch Đông tuyên bố "Giữa chúng ta không có xung đột” và đã so sánh hội đàm giữa Trung Quốc - Liên Xô và hội đàm giữa Trung Quốc - Mỹ với thái độ không tán thành. Điều này cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn không có những thay đổi cơ bản, đối với sự hợp tác cùng nhau chống lại Liên Xô do Pho đề xuất, Mao tỏ ra không chút quan tâm: "Đây chỉ là trò chuyện".

Mặt khác, ông Mao đã chứng thực quan hệ Trung-Mỹ sẽ ở trong tình trạng đình trệ cơ bản trước khi đi đến thoả thuận bình thường hóa, trong một hoặc hai năm, "giữa hai nước chúng ta sẽ không xảy ra sự kiện trọng đại".

Vào cuối hôm đó, Kít-sinh-gơ đã có những cố gắng cuối cùng nhằm đạt được thông cáo hoặc chí ít một tuyên bố chung. Trước đó Bút-sơ đã khuyên ông ta đừng “cố gắng vô ích vì thông cáo", nhưng Kít-sinh-gơ lại biện bạch rằng: Để đề phòng những suy đoán tiếp theo của các nhà báo "vô Chính phủ” về quan hệ Trung-Mỹ đang "nguội đi", làm như vậy là rất cần thiết.

Song Kiều Quán Hoa cũng không chịu nhượng bộ: Sau khi bánh được bày lên bàn, Kiều Quán Hoa chỉ cho phép "cạn chén vì những điều chúng ta suy nghĩ". Kít-sinh-gơ muốn cho giới báo chí biết rằng: Quan hệ hai nước cơ bản là tốt và đang cải thiện từng bước. Đối với Kiều Quán Hoa, trước khi bình thường hóa quan hệ hai nước, hai nước sẽ không thể không tạm hoãn việc cải thiện quan hệ trong lĩnh vực khác như cải thiện quan hệ thương mại và hối đoái.

Trong cuộc gặp hôm sau, Pho và Đặng Tiểu Bình đã có những đánh giá sâu hơn về tình hình thế giới; cuộc trao đổi của họ chuyển từ châu Âu và Trung Đông sang Cam-pu-chia, sau đó lại chuyển sang Ăng-gô-la. Đặng Tiểu Bình nói, dù Trung Quốc không thể tham gia, nhưng cũng không phản đối Mỹ nhúng tay vào Ăng-gô-la, Đặng Tiểu Bình còn nhấn mạnh sự cần thiết phải chú trọng thái độ "gay gắt" của Liên Xô đối với Ăng-gô-la và chính sách của Mỹ đối với sự có mặt của Liên Xô tại Ăng-gô-la.

Nội dung hội đàm sau đây cho thấy, khi Đặng Tiểu Bình nói rằng Chính phủ Trung Quốc có kinh nghiệm hơn về mặt đối phó với Liên Xô, Pho đã đưa họ vào tình cảnh khó xử qua việc thăm hỏi khéo léo Bắc Kinh ngăn chặn Liên Xô như thế nào.

Đặng Tiểu Bình: ... Nói thẳng ra, tôi hy vọng tôi nói như vậy sẽ không phạm đến Ngài, về mặt đối Phó với Liên Xô chúng tôi có kinh nghiệm hơn các Ngài.

Tổng thống: Điều tôi muốn nói là, Ngài Phó Thủ tướng, chúng tôi từng có một số kinh nghiệm đối phó lại họ, như tôi đã trình bày ngày hôm qua, chúng tôi đã từng gặp họ và thách thức họ trong nhiều tình huống. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục làm như vậy. Nhưng tôi muốn qua cuộc nói chuyện thẳng thắn này với Ngài, nếu có thể tiết lộ những phương thức quý Quốc đón nhận thách thức này ở các nơi, dù ở Đông Nam Á, Trung Đông hay châu Phi đều sẽ rất có ích, chúng ta có thể hiểu rõ hơn chúng thì ta nên làm thế nào trong tình hình tương tự.

Đặng Tiểu Bình: (trên mặt hiện rõ vẻ căng thẳng) Chúng tôi chỉ làm hai việc, một là làm tốt công việc chuẩn bị cho chúng tôi, công việc chuẩn bị chắc chắn. Hai là chúng tôi tung ra những lời nói suông. Những lời nói suông này gồm có việc khuyến khích Nhật tăng cường quan hệ với Mỹ, khuyến khích việc thống nhất châu Âu và các nước châu Âu tăng cường quan hệ với Mỹ.

Tôi tin Ngài cũng hiểu. Chúng tôi nói với người châu Âu: Lực lượng quân sự tổng thể của Liên Xô còn mạnh hơn cả lực lượng quân sự của Mỹ và Tây Âu cộng lại...

(Sau khi trao đổi rộng rãi về các vấn đề thời sự quốc tế gồm cả vấn đề Ăng-gô-la, mặc dù Đặng Tiểu Bình đề nghị Mỹ can thiệp sâu hơn vào các cuộc tranh chấp, nhưng Đặng Tiểu Bình lại đóng vai một người Trung Quốc mang ý đồ xấu ở đó. Sau đó cuộc trao đổi lại trở về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của vấn đề bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ.

Pho đã bày tỏ sự cảm ơn đối với thái độ chịu đựng của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan và cam đoan với Đặng Tiểu Bình rằng Chính phủ của ông sẽ tuân theo phương thức Nhật Bản. Tuy nhiên ông cũng tuyên bố thận trọng rằng, vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước là vấn đề quan trọng hàng đầu, ngược lại ông cũng cam đoan với Đặng Tiểu Bình rằng: Mặc dù phải mất một thời gian dài để đi đến mục tiêu này, nhưng ông sẽ có một lập trường tốt hơn trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau bầu cử.

Đúng như dự đoán, Đặng Tiểu Bình không hề nhượng bộ, ông đã lập lại những trình bày rõ ràng của Mao Trạch Đông về tính chất bất khả kháng của quá độ hòa bình. Sau khi nêu ra những kết quả điều tra của Trung Quốc về những sai lầm trong hành động của Mỹ nhằm vào Trung Quốc, tiếp theo Đặng Tiểu Bình lại đưa ra kháng nghị về việc Đạt Lai lạt ma, mặt khác lại đưa ra yêu cầu mua máy tính cao tốc.

Mặc dù máy tính tiềm ẩn những giá trị ứng dụng trong quân sự, nhưng Kít-sinh-gơ vẫn rất quan tâm việc có thế phá vỡ những hạn chế trong vấn đề bán công nghệ liên quan đến quân sự cho Bắc Kinh. Chính phủ đã thông qua đề án bán động cơ máy bay của Anh cho Trung Quốc. Những phản bác cấp thiết của Pho và Kít-sinh-gơ đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của họ đối với việc phải có những nỗ lực lớn hơn, nhằm cố gắng làm dịu tình hình căng thẳng trong thời gian gần đây).

Đặng Tiểu Bình: ...Trong tình hình hiện nay, các Ngài có thể không cung cấp cho chúng tôi những gì chúng tôi quan tâm. Máy tính có tốc độ 10 triệu phép tính/giây là một ví dụ. Nhưng chúng tôi cho rằng vấn đề này không quan trọng lắm.

Kít-sinh-gơ: Vấn đề là chúng tôi đã từ chối bán loại máy tính nào cho Liên Xô. Tôi cho rằng chúng tôi có thể cho phép bán máy tính chất lượng cao cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chỉ cần chúng ta có thể đồng thời giữ chính sách đối với Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình: Tôi cho rằng vấn đề này có thể trao đổi qua con đường thương mại. Còn chúng tôi cho rằng nếu các Ngài thấy có lẽ bây giờ triển khai việc này hơi khó khăn thì cũng không quan trọng. Việc này không quan trọng lắm.

Tổng thống: Ngài Phó Thủ tướng, về nguyên tắc, chúng tôi nhiệt thành hy vọng có thể giúp quý Quốc trong lĩnh vực máy tính, chúng tôi cho rằng chúng tôi có thể làm được. Tuy nhiên, việc đó có thể giao cho các thương gia trao đổi, nhưng tôi cho rằng thái độ tổng thể của chúng ta, ắt sẽ có những tiến triển trong việc này.

Đặng Tiểu Bình: Tốt lắm.

Kít-sinh-gơ: Ngài Phó Thủ tướng, tôi có thể nêu một đề nghị chứ?

Đặng Tiểu Bình: Xin mời.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết trình tự thông thường của các Ngài là tiến hành qua con đường thương mại. Điều này rất quan trọng, Ngài có thể sẽ yêu cầu mua một loại máy tính có ký hiệu đặc biệt nhưng chúng tôi sẽ từ chối yêu cầu của Ngài, vì việc này sẽ buộc phải đề cập đến quan hệ giữa chúng tôi và Liên Xô chứ không phải quan hệ với Trung Quốc. Nếu Đại sứ của quý Quốc có thể cho chúng tôi biết trước, không chính thức suy nghĩ của Ngài, có lẽ chúng tôi sẽ tìm được một loại máy chất lượng cao có thể thỏa mãn được nhu cầu của các Ngài và tin chắc sẽ được phê chuẩn.

Chúng tôi có thể cùng tiến hành việc này với các công ty vì đối với các Ngài nhiều loại máy tính đều rất có ích. Nếu máy tính chúng ta cần tìm chỉ là một loại máy có ký hiệu khác biệt về kỹ thuật và có thể giữ được nguyên tắc đối với Liên Xô, vậy chúng tôi có thể cung cấp cho các Ngài và khẳng định chúng tôi sẽ tìm được .... Mục đích phải làm như vậy là để được phép chứ không phải bị phủ quyết.

Tổng thống: Quốc vụ khanh đã đưa ra trình tự khá tốt để xử lý việc này, hy vọng Ngài Phó Thủ tướng có thể hiểu được, chúng tôi nhiệt thành hy vọng có thể giúp đỡ trong lĩnh vực này. Khả năng hợp tác của chúng ta sẽ rất lớn nếu chúng ta tuân theo những trình tự đúng.

Đặng Tiểu Bình: Tốt lắm. Vậy chúng tôi cho rằng, đầu tiên chúng tôi có thể nghiên cứu vấn đề này, sau đó tiếp tục suy nghĩ kỹ, chúng tôi nghĩ rằng việc giải quyết những vấn đề đặc biệt như vậy, hoặc vẫn phải chờ giải quyết, sẽ không có những tác động lớn đối với quan hệ tổng thể của chúng ta. (người Trung Quốc đều cười lên).

(Sau khi kết thúc chương trình nghị sự chính thức, Pho và Đặng Tiểu Bình đã chuyển sang trao đổi những vấn đề khác gồm: vấn đề Triều Tiên và Nhật Bản. Nhưng trao đổi nhiều nhất vẫn là vấn đề Tây Tạng, vấn đề nông nghiệp và dân số quá đông của Trung Quốc. Đặng Tiếu Bình thừa nhận: "Chúng tôi vẫn rất lạc hậu”.

Khi trao đổi về vấn đề Đông Bắc Á đã đề cập đến cảnh cáo của Mỹ đối với việc Bắc Triều Tiên đe doạ Hàn Quốc, mặt khác hai người còn trao đổi sơ qua về sự đe doạ của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và sự cần thiết phải ngăn chặn Nhật Bản đóng vai trò chính trị hoặc quân sự tại Hàn Quốc.

Trong quá trình thảo luận, Kít-sinh-gơ và Pho đều nhắc đến quyền Bộ trưởng Quốc phòng Xi-rút Van-xơ một cách mỉa mai, Van-xơ là Cố vấn về chính sách đối ngoại hàng đầu của Đảng Dân chủ, điều này cho thấy họ quá tự tin đối với cuộc bầu cử năm 1976).

Đặng Tiểu Bình: Khi ngài Van-xơ dẫn đầu đoàn đại biểu Tổ chức sự vụ thế giới thăm Trung Quốc, chúng tôi đã trao đổi (vấn đề Triều Tiên).

Kít-sinh-gơ: Nó giống như Đạt Lai lạt ma. (cười) Một Chính phủ lưu vong. (cười).

Lời dẫn

Chuyến thăm của Pho đã tạm thời làm dịu đi một số tình hình căng thẳng. Nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ thái độ phê phán đối với tâm lý dạng Mu-nich trong việc hoà hoãn với Oa-sinh-tơn. Điều mỉa mai là, vài tuần sau khi có cuộc hội đàm giữa Pho và Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông, tình hình hoà hoãn Mỹ-Xô trở nên xấu hơn.

Tình hình Ăng-gô-la là yếu tố quan trọng, mặt khác, sự công kích đối với hòa hoãn ở trong nước cũng làm suyyếu cơ sở của tiến trình SALT, bản thân vị trí của Kít-sinh-gơ cũng đang lung lay, nên cũng không đủ sức tăng cường cơ sở của nó.

Tiếp theo việc tiến trình hòa hoãn, các Cố vấn của Kít-sinh-gơ bắt đầu rút ra kết luận rằng Liên Xô hiểu rõ Bắc Kinh và Oa-sinh-tơn vẫn chưa đi lại với nhau. Họ cũng lo rằng, con bài Trung Quốc của Kít-sinh-gơ sẽ ngày càng trở nên yếu đuối trong cuộc hội đàm với Liên Xô, do sự tồn tại cố hữu của Liên Xô trong việc làm suy yếu chính sách của Mỹ.

Kít-sinh-gơ tỏ ra rất quan tâm đến cuộc đấu tranh chính trị tháng 1 năm 1976, tiến hành nhân dịp Chu Ân Lai qua đời, đặc biệt là sự kiện Thiên An Môn và Đặng Tiểu Bình bị đả đảo, vì họ đã nhắc đến quan hệ Mỹ-Trung trong cuộc đấu tranh ...

Ngay trước khi sự việc bắt đầu thoát khỏi sự kiểm soát, vào cuối tháng 1, Chính phủ Trung Quốc còn mời Ních-xơn đến thăm Bắc Kinh. Rõ ràng là muốn cam đoan lại với Pho và Kít-sinh-gơ rằng sự qua đời của Chu Ân Lai và Hoa Quốc Phong được bầu làm Quyền Thủ tướng không báo hiệu sự thay đổi về chính sách đối ngoại.

Bút-sơ lúc này đang phụ trách Cục tình báo trung ương (CIA), còn Đại sứ Hoàng Trấn thì luôn ở Bắc Kình trước khi Pho cử ra một Chủ nhiệm phòng liên lạc mới. Như vậy liên lạc cấp cao giữa hai nước đã bị gián đoạn. Bắc Kinh không có nhân vật đủ khả năng hiểu biết về Mỹ để phát động cuộc hội đàm mới của các nhân vật cao cấp thậm chí là đưa ra những đánh giá mới về nhân vật cao cấp.

Việc tìm một con người thích hợp đã mất một thời gian dài hơn so với dự định. Mãi đến tháng 3 năm 1976, Nhà Trắng mới chọn được một ứng cử viên đủ yêu cầu, để lại cho Bắc Kinh một ấn tượng sâu sắc, đó là Thô-mát Gết, nhà ngân hàng ở thành phố Phi-la-đen-phi-a, từng là Bộ trưởng hải quân và Bộ trưởng Quốc phòng. Ngày 19 tháng 3, Pho, Kít-sinh-gơ, và Sư-cau-crốp đãcùng gặp Thô-mát Gết và cho ông biết nhiệm vụ đầu tiên là phải bắt đầu tiếp xúc với Hoa Quốc Phong.

Thô-mát Gết đã nghe qua tình hình đại để của việc này từ Kít-sinh-gơ. Xem ra Kít-sinh-gơ rất không vui, thậm chí có thể kinh ngạc về việc Trung Quốc đặt Chính phủ Mỹ vào cảnh khó xử trong tiến trình bình thường hóa…

Nhà Trắng
CƠ MẬT. CẤM PHÂN PHÁT

Người tham gia: Tổng thống Pho; chủ nhiệm phòng liên lạc của Mỹ tại Bắc Kinh Thô-mát Gết, Quốc vụ khanh, tiến sĩ Hăng-ri Kít-sinh-gơ; Trợ lý An ninh quốc gia của Tổng thống Sư-cau-crốp

Ngày tháng và thời gian: 10 giờ 10 phút - 10 giờ 25 phút, sáng thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 1976.

(Nguồn, hòm thư PPS, 332, trao đổi ý kiến về vấn đề Trung Quốc tháng 5 - tháng 7 năm 1 976.) 

(Đầu tiên có một cuộc họp thông báo tin tức trước. Sau đó các phóng viên ra ngoài)

Tổng thống: Công việc của Đại sứ rất phức tạp. Tôi chỉ có thể cho ông thời gian 6 tháng.

Gết: Rất tốt. Tôi đoán phần này là vì Ngài muốn chuẩn bị một số cử chỉ để phát tín hiệu cho Chính phủ Trung Quốc.

Kít-sinh-gơ: Họ sẽ giải thích như thế.

Sư-cau-cốp; Đây sẽ trở thành tín hiệu quan trọng để chúng ta đổ lỗi cho họ.

Tổng thống: Thật sự chúng ta không thể không có một số hành động đại loại vào năm 1977. Nhưng chúng ta không thể không đối phó với công kích của người khác vào một thời gian sau bầu cử.

Kít-sinh-gơ: Họ không thể không bắt đầu hành động sau bầu cử. Tôi muốn viết thư cho Tom chứ không phải cho Mao Trạch Đông hoặc Hoa Quốc Phong, như vậy chúng ta sẽ có được bản báo cáo chi tiết về từng câu nói của họ. Xem có hay không những thay đổi nho nhỏ. Ních-xơn không để lại những ghi chép đầy đủ tường tận có thể giúp ích gì.

Gết: Có thể Hoa Quốc Phong không đủ lòng tin đưa ra những trần thuật về chính sách.

Kít-sinh-gơ: Cho dù ông ta đã đọc rồi cũng là điều tốt. Tôi sẽ tổ chức một bữa cơm trưa cho ông và mời cả người Trung Quốc đến dự, tôi sẽ trực tiếp ủng hộ ông, tôi sẽ mời cả Bút-sơ và Blúc-sơ.

Lời dẫn

Cuộc hội đàm giữa Gết và Thủ tướng vài tháng sau đó cho thấy, Hoa Quốc Phong quyết tâm tiếp tục tuân theo đường lối của Mao Trạch Đông trong chính sách đối với Mỹ. Nhưng sự kiện xảy ra vào hè thu năm 1976 đã khiến cho Kít-sinh-gơ và các Cố vấn của ông muốn biết quan hệ Mỹ-Trung sẽ đi đến đâu.

Tiếp theo việc tiến hành cuộc bầu cử năm 1976, sức ép đối với những người Đảng Cộng hòa cũng như đối với những ngươi Đảng Dân chủ đã tăng lên trong việc tuyên thệ trung thành với Đài Loan. Tổng thống Pho đã hạ bút ký và đồng ý Đài Loan tham gia Đại hội Ô-lem-píc tổ chức ở Ca-na-da, các chính khách của Đảng Cộng hoà kêu gọi phải đảm bảo An ninh cho Đài Loan, đồng thời trong cương lĩnh của Đảng Cộng hòa thực chất cũng bao gồm chính sách hai Trung Quốc (Kít-sinh-gơ đọc được trên tạp chí và họ gọi sự kiện này là một hành động bạo lực).

Còn ứng cử viên Đảng Dân chủ Jiêm Ca-tơ cũng không thể không lên tiếng, ông ta nói rằng: Nếu không thể đảm bảo Đài Loan "không bị trấn áp và kiểm soát quân sự bình thường hóa sẽ trở nên không có khả năng”.

Trong vấn đề bình thường hóa, lập trường của Trung Quốc trở lên cứng rắn, từ năm 1974 và đến giữa năm 1976 thậm chí còn cứng rắn hơn. Vì vậy, trong cuộc gặp thượng nghị sĩ Hăng-scốt, người toàn lực ủng hộ đảm bảo An ninh cho Đài Loan vào giữa tháng 7, Phó Thủ tướng Trương Xuân Kiều (một trong lũ bốn người) đã nói đến công tác chuẩn bị quân sự nhằm giải phóng Đài Loan và khả năng không thể "giải phóng hoà bình".

Trong đoạn trích lục sau đây về cuộc hội đàm giữa Kít-sinh-gơ và Hoàng Trấn vào giữa tháng 8 cho thấy, Kít-sinh-gơ thật sự cảm nhận được Chính phủ Trung Quốc rất lo Chính phủ Mỹ sẽ thay đổi lập trường trong vấn đề Đài Loan. Và Kít-sinh-gơ gần như thay đổi lập trường trong vấn đề Trung Quốc, trong cương lĩnh tranh cử của Đảng Cộng hòa, nhưng ông cũng bày tỏ hy vọng Chính phủ Trung Quốc có thể tránh những cuộc "tranh luận vô ích".

Hoàng Trấn: Tôi muốn nói về vấn đề này (vấn đề Đài Loan). Người Mỹ gần đây đưa ra nhiều bình luận chính thức và không chính thức về quan hệ Đài Loan - Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Những gì là chính thức? Tôi không cho rằng cương lĩnh tranh cử của Đảng Cộng hòa là chính thức.

Hoàng Trấn: (ngắt lời Kít-sinh-gơ) Tôi muốn nói vài câu. Tôi có chuyện phải nói. Mỹ can thiệp vào công việc Đài Loan (phiên dịch sai câu này thành "ác ý xâm lược Đài Loan"), vì vậy đã nợ Trung Quốc một khoản. Mỹ cần đáp ứng 3 điều kiện của chúng tôi: Cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, rút quân khỏi Đài Loan và xóa bỏ Hiệp định phòng thủ với Đài Loan. Ba điều kiện này không điều nào là ngoại lệ, khi thực hiện không có gì phải bàn. Ngược lại Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc trì hoãn tiến trình bình thường hóa quan hệ.
Con đường và thời gian giải phóng Đài Loan là công việc nội bộ của Trung Quốc, không cần thiết phải bàn cãi. Chúng tôi đã trình bày rõ lập trường của Trung Quốc với các Ngài trước khi các Ngài muốn lập lại quan hệ ngoại giao với chúng tôi.

Hiện nay người Mỹ nói việc giải phóng của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ làm cho quan hệ Đài Loan-Mỹ tê liệt. Họ (chỉ người Mỹ) nói quan hệ Đài Loan-Mỹ chỉ có thể phồn thịnh khi phía Trung Quốc xem xét đến mối lo ngại của Mỹ. Đây là cái cớ đã được thiết kế trước, là sự đe doạ trắng trợn đối với Trung Quốc, chúng tôi không thể chấp nhận.

Kít-sinh-gơ: Đe doạ là cái gì?

Hoàng Trấn: Phó Thủ tướng Trương Xuân Kiều và Ngoại trưởng Kiều Quán Hoa đã giải thích rõ cho thượng nghị sĩ Hăng-scốt đe doạ là gì. Tôi cho rằng tôi nói đến đây là đủ.

Kít-sinh-gơ: Tôi cần nêu rõ cách nói về xem xét mối lo ngại của Mỹ trên nguyên tắc không thích hợp vấn đề Đài Loan, nó thích hợp cho sự hợp tác rộng rãi hơn giữa chúng ta. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cùng có lợi là chính sách cơ bản của Trung Quốc.

Hoàng Trấn: Tôi hy vọng chúng ta có thể tiến lên trên cơ sở thông cáo Thượng Hải như Phó Thủ tướng Trương Xuân Kiều đã nói với thượng nghị sĩ Hăng-scốt.

Kít-sinh-gơ: Đây là mục tiêu kiên định của chúng tôi phải làm như vậy. Chúng tôi sẽ lấy đó làm cơ sở, chứ không phải lấy những câu viết trong cương lĩnh này hay cương lĩnh nọ làm cơ sở hành động.

Hoàng Trấn: Ngài còn nhớ Mao Chủ tịch đã nói với Ngài năm 1973, chúng tôi nhất định phải giải phóng Đài Loan, chúng tôi không tin vào sự giải phóng hoà bình. Phó Thủ tướng Trương Xuân Kiều đã giải thích với Ngài Scốt rằng, thông cáo Thượng Hải chưa thể chỉ rõ việc giải quyết vấn đề Đài Loan là hoà bình hay là những thứ khác. Tôi muốn nhắc Ngài, tôi đến (gặp Ngài) không phải để trao đổi về vấn đề này, nhưng tôi không thể không phát biểu ý kiến (về vấn đề Đài Loan).

Kít-sinh-gơ: Tôi rất tán thưởng đàm luận của Ngài, về cơ bản phó Thủ tướng Trương Xuân Kiều không nói ra những gì có ý mới. Mao Chủ tịch và những người khác trước đó đã nêu ra những quan điểm giống nhau. Đối với việc đây là quan điểm cơ bản của các ông, chúng tôi bày tỏ tán thưởng. Xin nói thẳng thắn, chúng tôi không tán thành cách làm của Thượng nghị sĩ Scốt và các ông tiến hành trao đổi về vấn đề này.

Như chúng tôi đã báo với Ngài năm ngoái, trong những tháng bầu cử của Mỹ không thích hợp cho việc chế định hiệp nghị về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước chúng ta. Ngược lại chúng tôi phải bắt đầu hành động ít lâu sau cuộc bầu cử.

Tôi đảm bảo với với Ngài, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ thông cáo Thượng Hải và cố gắng hoàn thành công việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Không có ai có quyền nói thay chúng tôi. Chúng ta đã làm thì nhất định phải tiến hành trên chuẩn mực này. Tôi ý thức được thời gian là có hạn. Về phía tôi, chúng tôi sẽ kiểm soát những trao đổi bất lợi bằng những cố gắng lớn nhất: Chúng tôi cho rằng trao đổi công khai tất hơn trao đổi riêng.

Lời dẫn

Xích mích trên vấn đề Đài Loan đã bị gác sang một bên do Mao Trạch Đông mất ngày 8 tháng 9. Không có nhà lãnh đạo nào ở Trung quốc có một uy tín sánh nổi với Mao Trạch Đông để đảm nhận vai trò "thống nhất" trong chính trường Trung Quốc, bởi ông không để lại phương pháp lựa chọn người kế nhiệm. Ngành tình báo đã cố hết sức suy đoán kết quả có thể xảy ra. Giữa Hoa Quốc Phong và Trương Xuân Kiều ắt sẽ có những cuộc cạnh tranh, nhưng người khác lại nhằm vào tập đoàn lãnh đạo hoặc Chính phủ liên hiệp của phe cánh và cơ cấu chính trị chủ yếu.

Cục tình báo và nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ lại cho rằng Hoa Quốc Phong đang muốn "biến mình thành lãnh tụ của dân tộc ... một nhân vật đứng trên cuộc đấu tranh phe phái, (nhưng) ông còn phải đi một đoạn đường rất dài". Bản báo cáo này còn dự báo rằng, chính sách đối ngoại lớn sẽ không có gì thay đổi trừ phi sinh ra một liên minh cánh tả.

Trong sự kiện này, Trung Quốc sẽ có một "tư thế khiến Trung Quốc áp dụng chính sách đối ngoại chủ nghĩa Xô vanh đứng ở vị trí có khoảng cách bằng nhau “giữa hai siêu cường", nhằm ủng hộ chính sách kinh tế chủ nghĩa dân tộc và gây sức ép lớn hơn trong vấn đề Đài Loan.

Trong tất cả những yếu tố khó xác định, Kít-sinh-gơ đã trải qua điều ông ta cho là làm nhục danh dự cá nhân khi đối thủ cạnh tranh cũ của ông ta, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Sle-sinh-gơ đến thăm Bắc Kinh vào ngày mồng 9 theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc.
Do phê phán gay gắt chính sách hòa hoãn của Mỹ với Liên Xô, Sle-sinh-gơ đã trở thành một trong những người Mỹ được Trung Quốc hoan nghênh nhất, Kít-sinh-gơ đã chấp nhận động cơ chống Liên Xô của Trung Quốc, nhưng ông ta vẫn coi việc này là sự "làm nhục có tính toán lâu dài và trắng trợn" đối với Chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, sự không vui vẻ của Kít-sinh-gơ đã nhanh chóng tiêu tan khi Hoa Quốc Phong cùng đồng đảng và lũ bốn tên công khai chống lại nhau vào đầu tháng 10. Lúc đầu, thông tin về sự kiện này bị bưng bít. Nhưng tình báo của Bộ Ngoại giao đã nắm được tình hình then chốt của sự việc này trước khi được công khai.

Tiếp theo việc phái tạo phản loại trừ những người dị kỷ nắm vị trí quyền lực ở trung ương và tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc ổn định trong Chính phủ liên hợp do Hoa Quốc Phong làm nòng cốt, trợ lý Quốc vụ khanh Han Min đã nói với Kít-sinh-gơ, nếu đánh giá trên quan điểm vì lợi ích của Mỹ, kết quả tĩnh cuối cùng sẽ là có lợi".

Ngày 12 tháng 10, Tổng thống Pho đã ký dự án do Kít-sinh-gơ và Rum-xơ-phai trình lên về việc bán hai chiếc máy tính của Công ty dữ liệu CDC cho Trung Quốc khi Bộ Ngoại giao Mỹ đang thử ghép lại những câu chuyện về biến động này. Về bên ngoài, hai chiếc máy tính này được dùng vào việc xử lý số liệu địa chấn, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dầu khí, nhưng với bên trong nó cũng có thể dùng vào việc thử tên lửa hoặc thiết kế vũ khí hạt nhân.

Khi mua những chiếc máy tính CDC giống, Liên Xô đã từng chấp nhận những thẩm tra rất nghiêm ngặt, nhưng Kít-sinh-gơ biết rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không phải chịu những đối xử giống như vậy vì ông ta đã chú ý đến cam kết của Pho về việc "luôn giữ mối quan tâm hữu hảo về phương diện máy tính". Việc phê chuẩn dự án này đã gây ra sự tránh cãi giữa một số đại lý đối với rủi ro của cách làm giương đông kích tây này.

Tuy nhiên, Kít-sinh-gơ và các Cố vấn của ông cho rằng, sự mua bán này rất cần thiết cho việc chứng tỏ Mỹ "luôn luôn quan tâm cải thiện quan hệ", đồng thời cũng ngầm tán đồng sự quan tâm của Lầu Năm Góc về mặt hợp tác quân sự với Trung Quốc và các chuyên gia khoa học công nghệ cao quan tâm đến thị trường Trung Quốc.

Vài tuần sau khi Hoa Quốc Phong chiến thắng "lũ bốn tên", Kít-sinh-gơ đã gặp các Cố vấn cao cấp về vấn đề Trung Quốc (trừ Ri-sác Sô-lô-môn). cùng nhau nhìn lại tác động của sự việc này đối với tình hình phát triển thời gian gần đây của Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ. Sau khi trao đổi, họ nhất trí cho rằng, việc phái tạo phản bị lật đổ rất có thể cải thiện được quan hệ với Trung Quốc.

Nhưng Kít-sinh-gơ lại bi quan trong vấn đề bình thường hóa, lý do có thể là nghĩ đến việc nhất cử nhất động của ông ta trong quá trình tranh cử Tổng thống, sẽ phải chịu những công kích phũ phàng vào bất cứ lúc nào.

BỘ NGOẠI GIAO.
BỊ VONG LỤC ĐÀM THOẠI.
CƠ MẬT. CẤM PHÂN PHÁT

Ngày tháng: Ngày 29 tháng 10 năm 1976

Người tham gia: Quốc vụ khanh; phó Quốc vụ khanh về sự vụ chính trị Phi-líp Ha-bíp; trợ lý Quốc vụ khanh Han-min con; Bộ trưởng Bộ Tham mưu chế định chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ Uyn-tơn Lốt; thành viên Hội đồng An ninh quốc gia Glây-xơ-tin con: Quyền Trợ lý Quốc vụ khanh Am-xtơ-roong; giám đốc cơ quan Sự vụ Đông Á Thái Bình dương Bộ Ngoại giao Mỹ (EA/PRCM) (thư ký viên) Ha-du Tai; giám đốc phòng nghiên cứu phân tích Đông Á Thái Bình dương cục nghiên cứu tình báo Bộ Ngoại giao (INR/DDR/REA) Hô-rô-uýt

Chủ đề: Sự phát triển của Trung Quốc

(Nguồn từ hòm thư PPS. 332, cuộc trao đổi ý kiến về vấn đề Trung Quốc tháng 8 năm 1976 đến tháng 1 năm 1977.)

Quốc vụ khanh: Các ông nhìn nhận thế nào về tình hình Trung Quốc?

Han-min: Chúng tôi muốn biết nhìn nhận của Ngài và chỉ thị của Ngài.

Quốc vụ khanh: Mục đích của tôi phải triệu tập Hội nghị lần này là hy vọng các ông dùng trí tuệ phi thường của mình để đưa ra một đánh giá cho tôi về tình hình hiện nay. Lát nữa tôi sẽ cho các ông biết về suy nghĩ của tôi.

Giây-xơ-tin: Nói chung chúng ta không thể đưa ra chất vấn đối với những giải thích của giới báo chí đại chúng. Nhưng chúng ta không thể kết luận tình trạng cân bằng hiện nay.

Quốc vụ khanh: Việc này xảy ra như thế nào? Có phải là một cuộc đảo chính không?

Glây-xơ-tin: Có thể là đảo chính, nếu không phái ôn hòa sẽ nắm lấy cái gọi là đảo chính để làm cái cớ chống lại phái tạo phản như vậy họ sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Quốc vụ khanh: Tôi không cho rằng có cuộc thử đảo chính.

Am-xtơ-roong: Hoa Quốc Phong liên minh với phái ôn hòa của ông.

Glây-xơ-tin: Chúng tôi đã thấy mô thức được khởi động sau khi Chu Ân Lai qua đời. Một mặt Trương Xuân Kiều và những người khác thách thức Đặng Tiểu Bình; mặt khác cũng có lực lượng chống lại Trương Xuân Kiều.

Han-min: Chính phủ Trung Quốc nói đó là những cố gắng chống lại Chu Ân Lai. Điều này khiến cho lũ bốn tên bị cô lập trong dân Trung Quốc. Nhưng chúng ta có thể nhìn ngược lại một chút, điều chúng tôi nói là "cuộc đấu tranh giữa hai con đường" trong tư tưởng Mao Trạch Đông. Việc này có hai luồng đối lập, kẻ chủ nghĩa lý tưởng đối lập với chủ nghĩa thực dụng. Mao Trạch Đông đã nhiều lần khuyến khích cả hai luồng.

Glây-xơ-tin: Mao Trạch Đông là người cân bằng và bố trí lực lượng. Phái tạo phản đã chèn ép Chu Ân Lai, tiếp theo là Đặng Tiểu Bình dưới sự ủng hộ của Mao Trạch Đông.

Lốt: Chúng ta cũng không nên quên câu nói của Mao Trạch Đông, đàn bà là phiền phức lôi thôi.

Quốc vụ khanh: Đúng vậy, Mao Trạch Đông đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại câu nói này.

Ông Ha-bíp: Nhìn lại sự biến lần này, lũ bốn người thật sự đã từng muốn huy động quân đội. Tôi luôn nói quân đội là khâu then chốt trong tình hình như vậy. Dự báo hướng đi của quân đội là rất quan trọng.

Glây-xơ-tin: Có suy đoán nói rằng, có thể phái tạo phản có một sư đoàn ở Đông Bắc và một sư đoàn ở Thượng Hải. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy hai sư đoàn này đang hành động.

Ha-bíp: Tình hình đóng quân ở Bắc Kinh như thế nào .

Han-min: Họ thật sự muốn thử phát động một cuộc chính biến nào đó. Nhưng không có những cố gắng quân sự thuần túy. Xét về ý nghĩa chính trị, phát động chính biến có thể là đúng, nhưng không có mưu đồ phản loạn quân sự thực tế.

Quốc vụ khanh: Trong thời kỳ đầu, Hoa Quốc Phong được phái tạo phản chấp nhận, vì sao sau này lại không?

Glây-xơ-tin: Hoa Quốc Phong được phái tạo phản "nhẫn nại khoan dung” chứ không phải "chấp nhận".

Am-xtơ-roong: Theo nguồn tin đáng tin cậy, Mao Trạch Đông đã đưa Hoa Quốc Phong vào ví trí này sau khi Đặng Tiểu Bình bị lật đổ.

Hô-rô-uýt: Sau này sự kiện đó lại có những phát triển mới, báo cáo nói có thể Hoa Quốc Phong làm Chủ tịch, Còn Trương Xuân Kiều là Thủ tướng.

Lốt: Phái tạo phản có thể chấp nhận việc này ư?

Hô-rô-uýt: Phái tạo phản và Trương Xuân Kiều bị đẩy vào cảnh khốn đốn vượt quá quyền lực thực tế của họ. Họ không thành công, đồng thời còn huỷ cả cơ sở sinh tồn của mình trong tiến trình này, mặc dù tiến trình này bị kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục phát triển, nó bắt đầu trở lại sau khi Mao Trạch Đông qua đời. Phái tạo phản tiếp tục chú ý và hòng làm chủ các chức vụ then chốt, còn phái ôn hòa rất có thể chống lại việc này.

Ha-bíp: Rô-mu-lô nói, khi ở Niu-oóc, ông ta từng hỏi Kiều Quán Hoa: Quân đội có ủng hộ Hoa Quốc Phong hay không?

Lốt : Trang phục của quân đội mặc khi tập hợp đã chứng thực điều này.

Glây-xơ-tin: Có những câu chuyện nói đến Đảng Cộng sản, nhân dân và quân đội, nói quân đội là người trung gian.

Hô-rô-uýt: Sau khi Chu Ân Lai qua đời và Đặng Tiểu Bình bị đả đảo, lực lượng tiềm tàng của phái tạo phản lúc này rất mạnh.

Quốc vụ khanh: Đặng Tiểu Bình điều động tư lệnh có ý nghĩa quan trọng gì?

Glây-xơ-tin: Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản và Đặng Tiểu Bình muốn làm như vậy. Những người khác ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình vì ông ta có khả năng làm như vậy

Han-min: Quyền lực quân sự quá lớn sau Đại cách mạng văn hóa. Lực lượng quân sự Trung ương đã giao quyền lực cho Đặng Tiểu Bình để làm như vậy.

Ha-bíp: Theo báo cáo, Diệp Kiếm Anh vẫn ủng hộ Đặng Tiểu Bình và rất phẫn nộ về việc Đặng Tiểu Bình bị trục xuất.

Tiếng nói: Đúng vậy. Cuối cùng Diệp Kiếm Anh đã rời khỏi Bắc Kinh.

Glây-xơ-tin: Diệp Kiếm Anh được rất nhiều người kính trọng, ông là người cùng thế hệ thật sự duy nhất của Mao Trạch Đông.

Han-min: Vậy bao giờ chúng ta có thể thấy rõ, quân đội đứng ở phía phái ôn hòa.

Glây-xơ-tin: Nhưng quân đội không phải là một đoàn thể đơn giản do các nhóm tổ hợp lại.

Quốc vụ khanh: Vậy ai đại diện cho quân đội?

Glây-xơ-tin: Diệp Kiếm Anh và các tham mưu trưởng. Sau đó còn có lãnh đạo địa phương nắm trong tay một lực lượng khủng khiếp. Thí dụ ở Bắc Kinh có Trần Thích Liên, Đông Bắc có Lý Đức Sinh, Quảng Châu có Hứa Thế Hữu và Vi Quốc Thanh.

Quốc vụ khanh: Cảnh ngộ của những người trong phải tạo phản ở các tỉnh này ra sao?

Han-min: Rất rõ ràng, một số người đã bị bắt, nhưng có tin nói rằng phần lớn trong số họ lùi về phía sau trong tập đoàn lãnh đạo mới.

Quốc vụ khanh: Bốn người đó bị xử tử hình không?

Glây-xơ-tin: Tôi hoài nghi là có thể. Tôi nghĩ họ sẽ phải chịu sự xử lý như đối với Lưu Thiếu Kỳ.

Quốc vụ khanh: Bốn người đó hiện nay ở đâu?

Glây-xơ-tin: Bắc Kinh.

Am-stơ-roong: Trên thực tế, họ đã bị khai trừ và cách ly.

Han-min: Họ đã bị cách ly!

Glây-xơ-tin: Vấn đề then chốt chính là cách ly.

Han-min: Những người chống lại họ gồm những hồng vệ binh từng bị đưa về nông thôn và còn có cả học sinh, những người này có tổ chức lại theo sự lớn lên của lực lượng.

Quốc vụ khanh: Họ có kết thúc tấn kịch này không? Như vậy chí ít chúng ta cũng không phải chịu những sự việc xảy ra ở Bắc Kinh.

Lốt: Có những chứng cứ rõ ràng cho thấy, mức độ mở cửa văn hóa đang tăng lên.

Quốc vụ khanh: Tôi và Kiều Quán Hoa khi gặp nhau ở Niu-oóc, tôi hỏi "ông có biết chuyện chỉnh đốn này không"?, ông ta không trả lời.

Han-min: Kiều Quán Hoa rất kiềm chế và luôn luôn đề phòng.

Quốc vụ khanh: Hiện nay Hoa Quốc Phong đã bị kiểm soát chưa?

Glây-xơ-tin: Hoa Quốc Phong là Chủ tịch, nhưng không có quyền lực độc lập, ông ta sẽ rất cẩn thận, cơ hội tồn tại của ông ta là 50:50.

Han-min: Nếu Hoa Quốc Phong sụp đổ sẽ tác động nghiêm trọng đến thái độ tổng thể của nhân dân Trung Quốc.

Glây-xơ-tin: Vấn đề Đặng Tiểu Bình trở lại Trung ương rất quan trọng, đây là một bước ngoặt quan trọng.

Han-min: Có một vấn đề: Sẽ có hiện tượng chống lại Mao Trạch Đông giống như chống lại Sta-lin sau khi ông chết hay không?

Quốc vụ khanh: Di thể của Mao Trạch Đông có cho người chiêm ngưỡng không?

Glây-xơ-tin: Không. Nhưng tôi cho rằng sẽ có. Sẽ đưa ra tuyên bố sau khi quyết định vào ngày 6-7 tháng 10.

Quốc vụ khanh: Điều này có gì khác biệt không? Chu Ân Lai thật sự được hoan nghênh hơn, nếu Chu Ân Lai còn sống, ông ta sẽ hơn Mao Trạch Đông hay không?

Glây-xơ-tin: Sẽ hơn.

Am-xtơ-roong: Nếu họ theo đuổi Mao Trạch Đông, lòng tin của nhân dân sẽ bị giảm mạnh, ông ta là Lê-nin và Sta-lin của Trung Quốc.

Han-min: Đối với họ, làm như vậy quá nguy hiểm.

Glây-xơ-tin: Trong vấn đề xây dựng Trung Quốc, khả năng sẽ không xuất hiện việc chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông. Nhưng trong vấn đề này gây tranh cãi nhiều, khả năng chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông có mức độ.

Han-min: Sau khi Lâm Bưu sụp đổ, người ta chỉ trách rằng ông ta đã đưa Mao Trạch Đông vào con đường sai lầm.

Quốc vụ khanh: Các ông suy nghĩ thế nào về việc của Lâm Bưu? Tôi tin ông ta không ở trên máy bay.

Am-xơ-roong: Chúng tôi thật sự tin ông ấy đã chết, chết vì mưu đồ phản bội của mình.

Glây-xơ-tin: Có thể máy bay của ông ấy đã hết xăng, nhưng có báo cáo nói trên máy bay có dấu tích bị bắn. Nhưng vấn đề đáng quan tâm hơn là Lâm Bưu mưu tính điều gì? Có lẽ ông ta thân Liên Xô hơn Mao Trạch Đông, chỉ là chúng ta không biết thôi.

Han-min: Thật sự khiến người uể oải, sự việc luôn luôn vượt ra ngoài dự đoán của chúng ta. Nhưng dù sao thì Lâm Bưu đã rất kinh ngạc, Đặng Tiểu Bình rất kinh ngạc và Giang Thanh cũng rất kinh ngạc.

Quốc vụ khanh: Tôi không hài lòng về rất nhiều việc của Bộ Ngoại giao, nhưng không phải về việc này.

Glây-xơ-tin: Việc phân tích là khó khăn

Quốc vụ khanh: Những ngày này phòng liên lạc Trung Quốc (tại Oa-sinh-tơn) đang làm những gì?

Ha-bíp: Vẫn lý thú như mọi khi.

Han-min: Nhưng gần đây Tạ Khởi Mỹ ngừng việc cổ động cho Mặt trận thống nhất.

Glây-xơ-tin: Nhưng mãi đến sau khi Mao Trạch Đông qua đời mới đình chỉ. Bây giờ Phòng liên lạc Trung Quốc là hữu hảo và thận trọng.

Am-xtơ-roong: Theo báo cáo, xem ra các nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc khác đều tán thành việc đã xảy ra

Han-min: Trong tay chúng tôi có một báo cáo đến từ Tôkyô nói về tình hình đại diện của Trung Quốc ở đó. Về việc họ nói biến cách lần này là chống lại Liên Xô, điều đó có thể không đúng, nhưng đại loại chúng ta có thể coi đó là những tín hiệu trực tiếp liên quan đến quan hệ hai nước chúng ta.

Quốc vụ khanh: Những thay đổi này nói lên điều gì về chính sách đối ngoại.

Glây-xơ-tin: Chúng tôi đã nhận được tín hiệu đi theo hướng hòa hoãn trong thái độ đối với Mỹ. Chúng tôi còn có được những phản hồi về đường lối "kiên nhẫn" và những dấu hiệu khác.

Ha-bíp: Có lẽ đó là phản tác dụng đối với việc chúng ta chống lại Mặt trận thống nhất.

Quốc vụ khanh: Tôi cho rằng tự thân nó sẽ không làm như vậy. Nhưng chính sách đối ngoại lại ra sao?

Han-min: Có thể dự kiến thái độ của họ đối với Liên Xô sẽ mềm đi.

Glây-xơ-tin: Đúng vậy. Nhưng thái độ đối với chúng ta cũng sẽ mềm di. Lần này là một chính sách quá ư quen thuộc.

Ha-bíp: Vì sao thái độ của họ đối với Liên Xô sẽ mềm hơn.

Quốc vụ khanh: Đây là những cử chỉ sáng suốt về sách lược sẽ làm cho lực lượng của họ mạnh hơn.

Ha-bíp: Thái độ trước đây đối với Liên Xô là tự huỷ diệt, nhưng khẳng định sẽ có sự điều chỉnh, và vẫn tồn tại sự lo sợ của họ đối với Liên Xô.

Han-min: Liên Xô vẫn là đối thủ chính, còn quan hệ với chúng ta là thứ hai. Xuất phát từ nhu cầu sách lược, nhất định họ sẽ điều chỉnh chính sách đối với Liên Xô.

Glây-xơ-tin: Tất cả những thứ này đều rút ra trên cơ sở giả định các tập đoàn hiện nay có thể đoàn kết nhất trí với nhau.

Han-min: Sự thay đổi sẽ là lạnh buốt. Khi Ngài thăm Trung Quốc, việc quyết định tiếp đón Ngài có thể do hai người đưa ra, còn bây giờ phải trải qua một loạt văn tự chi tiết khi đưa ra một quyết định.

Quốc vụ khanh: Có phải hai người đó (Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai) cộng thêm Diệp Kiếm Anh. Diệp Kiếm Anh không để lại ấn tượng sâu sắc gì cho chúng ta.

Glây-xơ-tin: Nếu Lâm Bưu công kích chính sách thân Mỹ thì sự liên hợp giữa Diệp Kiếm Anh và Ngài sẽ cho thấy sự ủng hộ quân sự đối với chính sách thân Mỹ.

Quốc vụ khanh: Chúng ta còn mang theo một món quà cho Lâm Bưu, phải không.

Lốt: Đúng vậy.

Quốc vụ khanh: Chúng ta không rõ Diệp Kiếm Anh là con người như thế nào. Nhất định đó là một việc lớn đặc biệt ở Trung Quốc.

Han-min: Những quyết định này bây giờ phải do Uỷ ban làm.

Quốc vụ khanh: Năm 1971 tình hình rất căng thẳng, nhưng Chu Ân Lai bị kiểm soát.

Glây-xơ-tin: Việc họ muốn thử làm bây giờ là xây dựng Uỷ ban Trung ương và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc để thông qua các nghị quyết.

Quốc vụ khanh: Về quan hệ đối với Mỹ, sẽ có hay không xu thế hòa hoãn?

Glây-xơ-tin: Sẽ có.

Quốc vụ khanh: Họ sẽ ngừng những hành vi khiến loài người bực bội đối với chúng ta chứ?

Glây-xơ-tin: Chúng ta cần phải lưu ý khi họ làm như vậy

Quốc vụ khanh: Chúng ta đã làm như vậy rồi. Hành vi giữa họ và Sle-sinh-gơ thật sự khiến mọi người bực tức. Thậm chí họ còn cho Sle-sinh-gơ biết về nội dung hội đàm của Tổng thống về vấn đề Ăng-gô-la tiến hành tại Bắc Kinh.

Glây-xơ-tin: Chính sách của Trung Quốc sẽ không có những chuyển biến cơ bản, nhưng hành vi của họ sẽ phải dẹp bớt.

Quốc vụ khanh: Tình hình bên Nhật ra sao?

Ha-bíp: Nhật Bản sẽ không thể không khuất phục trước bá quyền và ký kết Hiệp định. Họ phải tiến hành bầu cử trước, sau đó mới có thể ký Hiệp ước.

Glây-xơ-tin: Điều này hoàn toàn không có khả năng. Người Trung Quốc không thích Ta-kei Mi-ki (thủ tướng Nhật).

Ha-bíp: Họ cũng không thích Ta-na-ka.

Ha-bíp: Họ cũng không thích Ta-na-ka.

Quốc vụ khanh: Vì sao họ không thích Ta-kei Mi-ki?

Glây-xơ-tin: Vì ông ta quá hữu hảo với Liên Xô.

Am-xtơ-roong: ông ta còn không chấp nhận tuyên ngôn bá quyền.

Glây-xơ-tin: Tôi đã từng hỏi Phòng liên lạc Trung Quốc về việc của Ta-kei Mi-ki, họ trả lời rằng ông ta quá thân với Liên Xô. Sau này khi Lý Tiên Niệm hội đàm với thượng nghị sĩ Man-xơn-phai, Man-xơn-phai nói hy vọng Nhật sẽ có những cố gắng nhiều hơn, Lý Tiên Nhiệm nói "Nhưng cũng đừng quá nhiều”. Trung Quốc lo Nhật Bản trở thành một cường quốc chính, đặc biệt là cường quốc quân sự.
Quốc vụ khanh: Quyền chủ nợ của chúng ta mang lại những gì? Họ chấp nhận không?

Am-xtơ-roong: Có thể lắm. Chỉ cần những sự việc khác liên quan đến bình thường hóa đều được đưa vào quỹ đạo

Quốc vụ khanh: Bình thường hóa là không thể thực hiện được. Đi đến bình thường hóa phải trả một cái giá như thế nào?

Glây-xơ-tin: Chúng ta không thể nói nhất định sẽ thành công, nhưng chúng ta có thể thử xem.

Quốc vụ khanh: Kế hoạch trao đổi (về vấn đề Đài Loan) năm 1974 ra sao rồi? Dù nó được chấp nhận cũng chỉ là một trò lừa bịp. Chúng ta phải làm như thế nào? Phát động chiến tranh ư?.

Lốt: Thủ đoạn duy nhất của chúng ta chính là việc làm của chúng ta trong quan hệ Trung-Mỹ.

Glây-xơ-tin: Câu trả lời duy nhất đúng là tiến công, Đài Loan phải chịu những rủi ro quá lớn, không những phải chịu rủi ro đắc tội với Liên Xô, còn phải chịu rủi ro bị Nhật và Mỹ phản đối.

Quốc vụ khanh: Chúng ta sẽ không thể không chấp nhận chất vấn trước Quốc hội.

Lốt: Phương pháp tốt nhất là đưa ra tuyên bố đơn phương. (quốc vụ khanh rời khỏi phòng rồi lại trở về)

Quốc vụ khanh: Có thể các ông sẽ hân hạnh nhận được một quả tim nhỏ máu sau bầu cử. Tôi chưa hề tin bình thường hóa sẽ trở thành khả năng.

Han-min: Trung Quốc sẽ gây sức ép về việc này, phải không?

Quốc vụ khanh: Có lẽ không.

Han-min: Cục tình báo nói với Gết rằng, xâm lược là không có khả năng. Nhưng đây không phải là trọng điểm. Đây chỉ là ý kiến ở phạm vi khá cao. Phạm vi tương đối thấp đến từ chính đất nước Mỹ và những sức ép khác do không tấn công Đài Loan gây ra.

Quốc vụ khanh: Nếu chúng ta thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc, vậy đối với họ đây là điều không thể thay đổi. Chúng ta nói, chúng ta hy vọng có một biện pháp giải quyết hoà bình không sử dụng vũ lực. Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, chúng ta phải làm gì với nó.

Glây-xơ-tin: Địa vị hợp pháp này không nghiêm ngặt. Chúng ta có thể thừa nhận Đài Loan là "một bộ phận của Trung Quốc" chứ không phải là “một tỉnh của Trung Quốc".

Quốc vụ khanh: Đối với chúng ta, chúng ta triển khai một cuộc chiến tranh với một quốc gia được thế giới công nhận, còn chúng ta lại cử Đại sứ thường trú đến một bộ phận của quốc gia đó, chúng ta sẽ thừa nhận bộ phận này thuộc quốc gia của họ, đây sẽ là một chuyện cực kỳ hoang đường.

Han-min: Nếu Đài Loan quyết định trở về với Trung Quốc, đó sẽ là biện pháp giải quyết lý tưởng nhất. Nếu chúng ta có thể tìm ra một con đường nằm giữa hai người, đây sẽ là phương thức giải quyết tuyệt đối lý tưởng trên quan điểm của chúng ta.

Am-xtơ-roong: Khả năng này rất ít.

Glây-xơ-tin: Đúng vậy. Nhưng khả năng thấp,

Lốt: Trung Quốc có thể gây sức ép kinh tế đối với Đài Loan.

Han-min: Họ sẽ làm như vậy. Ý kiến về Đài Loan độc lập sẽ cấu thành mối đe doạ nghiêm trọng.

Quốc vụ khanh: Họ nói như vậy ư?

Han-min: Không.

Glây-xơ-tin: Nếu họ làm như vậy, họ sẽ bị cô lập triệt để.

Ha-bíp: Mục đích làm như vậy là gì?

Quốc vụ khanh nói với Han-min: Điều này có liên quan gì đến lá thư của Gu-de-guốt?

Han-min: Ngài đã đưa ra khẳng định về việc Đài Loan, không thể có thiết bị tự chế tạo máy bay.

Quốc vụ khanh: Điều này không phù hợp với lợi ích của chúng ta ư?

Glây-xơ-tin: Trung Quốc sẽ chỉ trích. Điều này sẽ mâu thuẫn với mỗi lời nói của chúng ta đối với Chính phủ Trung Quốc.

Han-min: Việc này tôi đã viết trong bị vong lục gửi cho Ngài. Điểm xuất phát của chúng ta là tốt.

Quốc vụ khanh: Chúng ta nên phản đối cái gì?

Han-min: Chúng ta nên phản đối họ thiết kế và xây dựng cơ sở huấn luyện bay và những việc chúng ta không thể kiểm soát.

Quốc vụ khanh: Biến cách của Trung Quốc có những tác động gì đối với chính sách trong nước của họ?

Han-min: Tác động về mặt quân sự khá mạnh, mặt khác, sự chú ý của họ chuyển dịch theo hướng xây dựng kinh tế và nâng cao trình độ phát triển kinh tế.

Glây-xơ-tin: Nhưng họ không thể nâng mức lương lên quá nhanh.

Quốc vụ khanh: Vì không có hàng hoá gì có thể mua?

Han-min: Họ muốn nâng sản lượng thì đầu tiên phải chuyển biến tư tưởng sang nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều.

Am-xtơ-roong: Họ còn có một số vấn đề giống nhau: Sự cân bằng về lòng nhiệt tình, tư tưởng và hoàn thành công việc, sự phân bố tài nguyên v.v...

Quốc vụ khanh : Có lẽ Mao Trạch Đông đúng. Nếu Trung Quốc thực hiện hiện đại hoá, nó sẽ trở thành một nước chủ nghĩa quan liêu. Hình thái ý thức rất quan trọng. Nhưng sự tồn tại của 35 triệu quan chức, ông ta quản lý hệ thống quan liêu khổng lồ này như thế nào? hình thái ý thức khiến Trung Quốc lạc hậu, phái ôn hoà khiến Trung Quốc trở nên yếu đuối. Nếu như không có phái tả, Trung Quốc sẽ trở thành một nước chủ nghĩa quan liêu. Họ có trở về trạng thái nửa thực dân hay không?

Hãy xem Tiệp Khắc và Ba Lan. Họ có hệ thống công nghiệp vượt hẳn thực lực của bản thân. Nếu ông ta tiếp tục một đường lối khác, ông sẽ được gì? Tôi cho rằng không có một nước xã hội chủ nghĩa nào có thể làm cho quy chế kinh tế vận hành bình thường... Mao Trạch Đông là một nhân vật "kì quái". Nghĩ lại Hội nghị tháng 10 năm 1975, một Hội nghị kéo dài 2 tiếng đồng hồ, sức mạnh ý chí của ông ta thật sự không thể tin nổi. Tôi tin rằng nếu họ muốn giữ hai đường lối, giữ cân bằng thì thật không dễ chút nào.

Glây-xơ-tin: Những năm gần đây không có cân bằng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông . Lâu dài như vậy ắt sẽ lụi bại.

Quốc vụ khanh: Bắt đầu từ Chu Ân Lai, chính sách đối ngoại của họ không còn khó đoán nữa.

Hô-rô-uýt: Chính sách quốc nội trong mấy năm qua cũng không phải là không có phương hướng.

Quốc vụ khanh: Hiện nay Ấn Độ làm tốt hơn Trung Quốc chứ?

Glây-xơ-tin: Không. Trung Quốc làm tốt hơn Ấn Độ.

Quốc vụ khanh: Nhưng Trung Quốc lạc hậu hơn về mặt quân sự...

Han-min: Không nói về vấn đề quan liêu của xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc nhất định sẽ phát triển tốt hơn hiện nay.

(Sau đó Han-min yêu cầu nói chuyện riêng với Quốc vụ khanh về một chuyện đặc biệt, Am-xtơ-roong, Tai và Hơ-rô-uýt cáo từ)

chương IX
"NHƯNG 8000 NGƯỜI CU BA ĐÃ BAO VÂY..."

KÍT-SINH-GƠ ở MÁT-XCƠ-VA

Lời dẫn (tháng 1 năm 1976)

Khi Kít-sinh-gơ thử bắt đầu tăng cường lại quan hệ Mỹ-Trung, ông ta phát hiện chính kiến của Tổng thống cũng ảnh hưởng lớn đến sự hoà hoãn của các nước siêu cường. Cuộc bầu cử năm 1976 đã bắt đầu, Kít-sinh-gơ trở thành khẩu súng ngắn nên đã giảm bớt được sự phê phán tổng thống đến từ đối thủ của Pho. Dù là người thuộc đảng Cộng hoà của Ri-gân hay là phái Đảng Dân chủ của Giắc-xơn, cũng đều tỏ ra hoài nghi tính đúng đắn của sự hoà hoãn.

Mặt khác, những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh tả Ăng-gô-la sắp giành thắng lợi với sự ủng hộ của Liên Xô, đã khiến Kít-sinh-gơ nổi cơn lôi đình, ông cho rằng việc này không phù hợp với tiến trình hoà hoãn đang tiến hành, và tạo ra mối đe doạ đối với độ tin cậy của Mỹ. Vì vậy khi ông trao đổi với Brê-giơ-nhép về SALT II trong chuyến thăm Mát-xcơ-va vào tháng 1 năm 1976, việc trao đổi vấn đề này đã trở thành thời khắc khó khăn, trong quan hệ đàm phán giữa ông và Liên Xô.

Trong quá trình hội đàm, ông không thể khuyến cáo thuyết phục Brê-giơ-nhép chấm dứt hành động ủng hộ quân đội Cu Ba ở Ăng-gô-la. Về mặt rút ngắn bất đồng ý kiến trong vấn đề SALT II ông đã giành được thành công khá lớn, đã trở nên có ý nghĩa chính trị hơn bao giờ hết, điều này khiến Kít-sinh-gơ khó mà giành được những tiến triển có tính đột phá ở Mát- xcơ.va. Vì vậy, tiến trình SALT đã bị đình trệ khi Chính phủ Mỹ thăm dò trừng phạt Liên Xô vì những hành vi lãnh đạo của Liên Xô ở Ăng-gô-la. Ngôn ngữ đối ngoại của Kít-sinh-gơ trở nên cứng rắn, chính sách hoà hoãn của Mỹ đã lộ rõ chân tướng là sách lược hạn chế lực lượng của Liên

Sách lược chính trị của Tổng thống là yếu tố quan trọng hạn chế quan hệ Mỹ-Xô trong năm 1976. Cuộc thăm dò dư luận tiến hành vài tuần trước khi Kít-sinh-gơ sang thăm Mát-xcơ-va cho thấy, triển vọng tái đắc cử của Tổng thống Pho trong cuộc tranh cử không hề dễ dàng. Tỷ lệ chống lại ông ta cao tới 40%. Chỉ có 39% số người ủng hộ sự lãnh đạo của ông trong thời kỳ nhậm chức.

Mặt khác, một cuộc thăm dò dư luận khác tiến hành vào tháng 12 cho thấy Ri-gân và đặc biệt là phần tử cánh hữu đang từng bước ăn mòn vị trí của ông ta, 40% số người trong Đảng Dân chủ và 27% số người trong tất cả nhân sĩ không đảng phái đều sẵn sàng bỏ phiếu cho Ri-gân. Là con "ngựa ô” trong cuộc tranh cử, Ri-gân đã đẩy mạnh hoạt động công kích Chính phủ, ông phê phán chính sách đối với Trung Quốc của Pho và cuộc hội đàm SALT II do Kít-sinh-gơ chủ trì, nhằm củng cố và tăng cường khẩu hiệu ủng hộ phái bảo thủ trong Đảng Cộng hoà do ông nêu ra.

Mặc dù có ưu thế tại chức, Pho vẫn không thể giành được phiếu bầu của họ một cách dễ dàng trong đại hội tranh cử. Một báo cáo phân tích nhạy bén của Quốc vụ viện ghi rõ: Vào thời kỳ đầu trong 10 năm cái sân hoà hoãn quá rộng, khiến đã tổn phí những "cố gắng trong quan hệ công chúng khổng lồ" là một phần nguyên nhân biến hợp tác Mỹ-Xô thành một trận bóng đá chính trị: "Hiện nay chúng ta đã nhận được báo ứng của sự lãng phí trước đây".

Đầu tháng 1 Kít-sinh-gơ tỏ ra đồng ý gánh vác một phần "cái giá phải trả" và đã gửi lên Pho một tờ trình dự thảo. Không ngoài dự đoán của Kít-sinh-gơ, Pho đã bác lại tờ trình của ông ta. Mặc dù nhiều đảng viên Đảng Cộng hoà giữ thái độ hoài nghi rất lớn đối với hoà hoãn, đồng thời cũng không thích gì phương thức nói chuyện bóng bẩy và mập mờ kiểu ấy của Kít-sinh-gơ, Pho vẫn cứ từ chối rời bỏ Quốc vụ khanh của ông hoặc là chính sách ông coi như sinh mạng, ngược lại, ông còn biện hộ cho hoà hoãn, nói đó là một lợi ích Quốc gia mang tính cưỡng chế.

Do sự bất hợp tác của đảng đối lập cánh hữu, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng NBC ngày 3 tháng 1 Pho nói: "Đối với một Tổng thống, ... từ bỏ hoà hoãn là thiếu sáng suốt, tôi cho rằng hoà hoãn là lợi ích lớn nhất của Quốc gia này. Nó phù hợp với lợi ích của ổn định và hoà bình thế giới".

Brê-giơ-nhép không phải chịu những phiền phức vụn vặn đối với hoà hoãn và những chính sách cơ bản khác từ trong nước. ông giải thích với phóng viên rằng "Nhân dân Liên Xô" đã quen chấp nhận những sự việc xảy ra.

Mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về ông ta và sự nghi ngờ về tình trạng sức khoẻ của ông giảm đi từ năm 1974, nhưng trợ lý Quốc vụ khanh về vấn đề Châu Âu, Hat-man đã nhìn thấy mức độ khó xác định rất lớn, ông đoán Brê-giơ-nhép có thể nghỉ hưu vào tuổi 70 (tháng 12 Brê-giơ-nhép bước vào tuổi 69)

Hát-man còn suy đoán rằng Brê-giơ-nhép bị xuất huyết não khi tiếp khách nước ngoài, rất có thể là chịu ảnh hưởng của thuốc. Sau này sự thật đúng như vậy, ông bình luận tiếp: "Theo quan sát trước đây, tâm trạng của ông thường trở nên ỉu sìu”

Kể từ chuyến thăm Mát-xcơ-va vào tháng 10 năm 1974 lần trước của Kít-sinh-gơ, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi Giắc-xơn Va-ních làm cho chương trình mở rộng giao lưu thương mại Mỹ-Xô tan vỡ. Mặc dù Brê-giơ-nhép có thể rất đau lòng về sự việc này, nhưng ông vẫn kiên trì với hợp tác Mỹ-Xô, cho dù những sự việc cần xem xét ưu tiên của ông về mặt tư tưởng và chính trị khiến ông gặp nhiều khó khăn.

Đại hội 25 của Đảng Cộng sản Liên Xô dự kiến họp vào cuối tháng 2, Brê-giơ-nhép hy vọng sẽ chứng tỏ những tiến triển về ổn định quan hệ Mỹ-Xô trong bài phát biểu quan trọng của mình. Hiệp định SALT II và việc lãnh đạo cấp cao Oa-sinh-tơn ký kết Hiệp định này sẽ giống như bông hoa đẹp nhất được trang điểm lên chiếc bánh ga tô.

Tuy nhiên Brê-giơ-nhép cũng không chịu nổi phải có những nhượng bộ hơn nữa, ông đã khuyến cáo thuyết phục được các quan chức ở Bộ Quốc phòng chấp nhận Hiệp ước Vla-đi-vô-stốc. Vì tên lửa Cơ-rui-giơ đã trở thành "phương tiện mới trong chạy đua vũ trang". Sự quan tâm của Oa-sinh-tơn về tên lửa Crui-giơ khiến Liên Xô đứng trước những vấn đề nghiệt ngã, và việc muốn đuổi kịp Mỹ trên phương diện MIRVS đã trở thành vấn đề khó khăn.

Những đóng góp của Brê-giơ-nhép cho sự hợp tác của các nước siêu cường không phải không hề thay đổi. Quyết định của ông trong vấn đề Ăng-gô-la khiến họ phải trả cái giá rất đắt trong tiến trình hòa hoãn. Sự hữu hảo thân thiện nhất quán đối với phong trào giải phóng dân tộc, sự cạnh tranh với Bắc Kinh về phạm vi ảnh hưởng chính trị ở Châu Phi và sự lo ngại về quan hệ Trung-Mỹ duy trì hợp tác chính thức với Mặt trận giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la, dẫn tới Mát-xcơ-va đưa ra quyết định tăng viện trợ quân sự cho Phong trào giải phóng nhân dân Ăng-gô-la vào 6 tháng cuối năm 1974 và thậm chí Brê-giơ-nhép còn phê chuẩn viện trợ nhiều hơn vào mùa thu năm 1975.

Nhưng kể từ sau đó, so với Bắc Kinh, người đã từng bỏ rơi Mặt trận Giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la, ông quan tâm hơn đến sự can thiệp của Nam Phi và sự gia tăng ủng hộ ngấm ngầm của Mỹ. Tháng 12, khi người Cu Ba bắt đầu gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển nhân viên và vật tư qua Đại Tây Dương, Liên Xô đã có bước "phát triển mới trọng đại" trong quá trình cạnh tranh giữa họ và Oa-sinh-tơn. Họ đã cung cấp máy đường dài, khiến Cu Ba có thể giúp đỡ nước Cộng hoà nhân dân mới tuyên bố độc lập đánh bại đối thủ.

Trong con mắt của Oa-sinh-tơn, mặc dù những hành động này mang ý nghĩa cực kỳ thách thức, nhưng những người lãnh đạo Liên Xô tin rằng vai trò của Liên Xô ở Ăng-gô-la hoàn toàn không hề xung đột với hoà hoãn. Bất hoà trong vấn đề Ăng-gô-la là một cuộc khủng hoảng lớn về cân bằng lực lượng giữa hai châu lục Âu-Á sẽ xuất hiện vào giữa thập kỷ 70 như Kít-sinh-gơ đã từng dự báo.

Nhưng ông vẫn cho rằng hành động của Mỹ ở miền nam châu Phi không những thật sự là cơ hội tốt khiến cho sự phụ thuộc của Liên Xô tổn thất nặng nề, đồng thời còn có thể xây dựng lại độ tin cậy của Mỹ nhân dịp này. Vì vậy trong tuyệt đại bộ phận thời gian của năm 1975, khi trao đổi với Liên Xô về vấn đề Ăng-gô-la, ông tỏ ra không có hứng thú gì, còn về tìm kiếm con đường hạn chế cạnh tranh của các nước siêu cường tại khu vực này thì ông lại tỏ ra rất chí thú.

Chỉ khi trò chơi này sắp bước vào giai đoạn cuối lúc Nam Phi đứng ra can thiệp, trách nhiệm của Cu Ba tăng lên và Mặt trận giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la được Mỹ ủng hộ mất đi, ông mới bắt đầu vấn đề Ăng-gô-la và tiến trình hoà hoãn một cách rõ ràng, yêu cầu Liên Xô ngừng hoạt động, và cho phép Chính phủ Ăng-gô-la tự giải quyết bất đồng trong tình hình không có sự can thiệp của bên ngoài.

Ngày 8 tháng 12 năm 1975, khi gặp Đô-brư-nin. Kít-sinh-gơ yêu cầu Liên Xô tạm dừng xuất khẩu vũ khí. Pho báo cho Đô-brư-nin rằng, vấn đề Ăng-gô-la khiến Chính phủ Mỹ trở nên yếu hơn trước những tấn công chính trị, ông nói công chúng coi sự phát triển của miền nam châu Phi là sự thí nghiệm về hòa hoãn. Nhưng Pho cũng tin rằng, mối quan hệ lợi hại liên quan đến vấn đề Ăng-gô-la là không đáng kể và căn bản không thể làm cho quan hệ Mỹ-Xô dao động. Vì vậy, ông ta thôi thúc hợp tác thúc đẩy kết thúc đối đầu và nhường nhịn lẫn nhau trong vấn đề xuất khẩu vũ khí.

Quả nhiên Liên Xô đã tạm ngừng xuất khẩu vũ khí của họ sau vài ngày. Xuất phát từ sự hoài nghi đối với CIA và chiến tranh bí mật của nó, mối nghi hoặc đối với giải thích của Kít-sinh-gơ về sự kiện dính líu vào Ăng-gô-la, cộng thêm sự quan tâm đến vấn đề vai trò của Nam Phi và sự quan tâm rộng rãi về can thiệp leo thang đối với xung đột của thế giới thứ 2.

Ngày 9 tháng 12, Thượng nghị viện Mỹ đã phủ quyết yêu cầu cấp kinh phí 28 triệu USD cho sự kiện Ăng-gô-la do Chính phủ đưa ra, hơn nữa còn cấm cả việc viện trợ ngấm ngầm tiếp theo. Ít lâu sau, Nhà Trắng đã thông qua đạo luật tương tự, đây còn là những đạo luật Pho đã ký một cách không vui vẻ nhưng khiến nó hợp pháp hóa vào đầu năm 1976.

Tuy nhiên vào thời điểm trước cuối tháng 12, Liên Xô đã bắt đầu khởi động lại việc xuất khẩu vũ khí của họ. MPLA (Mặt trận dân tộc giải phóng Ăng-gô-la) tiếp tục giữ tư thế tấn công. Ít lâu sau quân đội Nam Phi đã tạm ngừng hành động và cuối cùng đã rút khỏi Ăng-gô-la, FNLA (Phong trào nhân dân giải phóng hoàn toàn Ăng-gô-la) bắt đầu trở thành bong bóng mặc dù UNITA (Liên minh vì độc lập hoàn toàn của Ăng-gô-la.) của Sa-vin-bi đã gắng sức khiến nó kéo dài thêm vài năm.

Với sự tham gia của quân đội Cu-ba, nhận được sự ủng hộ của Liên Xô về vũ khí, vị trí của MPLA được củng cố rất nhanh, đến tháng 12, Tổ chức thống nhất châu Phi đã công nhận nó là Chính phủ hợp pháp của Ăng-gô-la.

Tất nhiên, Kít-sinh-gơ thấy căm ghét về việc Liên Xô và Cu Ba đã đóng vai trò quan trọng hơn so với Oa-sinh-tơn trong trò chơi mang tính cạnh tranh lần này. Ông cũng cảm thấy bực tức đối với Pho vì ông ta đã không cố gắng tránh "mô thức Ních-xơn" của Quốc hội, ông quyết định quan sát hành vi gây rối của Brê-giơ-nhép khi gặp ông ta nhưng thực tế Chính phủ Trung ương đã mất đi tất cả ảnh hưởng trong việc triển khai hợp tác với Ăng-gô-la.

Kinh tế Mỹ vẫn lún sâu trong đầm lầy, vì vậy Pho đã lấy hạn chế xuất khẩu mới làm thủ đoạn trừng phạt Liên Xô. Biện pháp này đã gây ra việc các chủ nông trang Mỹ dựa vào xuất khẩu chống lại chương trình nghị sự của Nhà Trắng trong năm bầu cử. Ngay vào đầu tháng 1, Pho đã cam đoan với Hiệp hội nông trường Mỹ rằng, tình hình Ăng-gô-la sẽ không dẫn tới cấm vận cây nông nghiệp.

Tiến trình SALT II cũng không có tác dụng gì. Tại Mát-xcơ-va, Kít-sinh-gơ lên án mạnh mẽ hành vi của Ăng-gô-la đã gây tổn thất cho hợp tác của các siêu cường. Nhưng ông ta cũng hiểu rõ không thể không "cố gắng nghiêm túc tách biệt" Ăng-gô-la và SALT. Ông ta đã giải thích khi nói chuyện với công chúng sau này rằng: Hạn chế chạy đua vũ trang không phải là "tấm huân chương chúng ta trao cho Liên Xô, có thể dựa vào tình hình nổi chìm của quan hệ giữa chúng ta để đeo lên hoặc tháo xuống bất cứ lúc nào"

Brê-giơ-nhép đã mời Kít-sinh-gơ đến Mát-xcơ-va vào tháng 12 để trao đổi về SALT II. Nhưng do Ban đại diện thụ lý không chịu đưa cho Pho một loạt dự án SALT để lựa chọn, nên Kít-sinh-gơ buộc phải hoãn chuyến đi, điều này khiến ông vô cùng bực tức.

Quốc vụ khanh mới Rum-xơ-phai không có ý định phê chuẩn một kế hoạch SALT đang tranh cãi, vì ông ta giữ thái độ nghi ngờ đối với hoà hoãn và cả Kít-sinh-gơ và Rum-xơ-phai đã áp dụng thành công sách lược "trì trệ và khiến người ta phiền não" nhằm đảm bảo tự do hành động của ông và Hiệp định SALT II được chấp nhận cả về mặt hành chính và trong các quan chức.

Các nhà phê bình đòi Pho và Kít-sinh-gơ chịu trách nhiệm về việc Liên Xô vi phạm Hiệp ước SALT I. Vì vậy, Nhà Trắng buộc phải hết sức sự thận trọng khi lên kế hoạch mới và không dám đi sai nửa bước.

Giữa tháng 1 năm 1976, Pho đã có một loạt lựa chọn để xem xét, để khi cần Mỹ triển khai ngay được tên lửa Crui-giơ. Nhà Trắng biết rõ máy bay ném bom Bách-cơ-phai là vấn đề then chốt.

Trong Hội nghị của Uỷ ban An ninh Quốc gia, Pho đã phê chuẩn lập trường hiệp thương SALT, có áp dụng biện pháp hạn chế đối với Bách-cơ-phai, ngoài 120 máy bay ném bom chế tạo sau tháng 10 năm 1970, tất cả máy bay ném bom đều nằm trong tổng số 2400 phương tiện vận tải chiến lược. Còn về tên lửa Crui-giơ phóng từ trên không (ALCM), tên lửa Crui-giơ phóng từ mặt biển (SLCM) và tên lửa Crui-giơ phóng từ mặt đất (LCMS) đều sẽ bị hạn chế trong tầm 2500 km, còn tên lửa Crui-giơ trên tàu ngầm sẽ bị hạn chế trong phạm vi 600 km. Máy bay ném bom hạng nặng được phép chở ALCM không vượt quá 2500 km, coi đó là sự nhượng bộ đối với Liên Xô. Ngoài tất cả máy bay ném bom, trong tổng số 2400 của hệ thống chiến lược, có giới hạn trần là 1320 cho phương tiện vận tải MIRV.

Sau khi thông qua việc tự do triển khai tên lửa Crui-giơ được Mát-xcơ-va chấp nhận, Pho và Hội đồng an ninh Quốc gia coi chúng là con bài để mặc cả theo kế hoạch của Kít-sinh-gơ. Còn Kít-sinh-gơ vẫn có khoảng trống để mặc cả. Chỉ cần Mỹ đồng ý bỏ tên lửa tàu ngầm thì có thể khiến Liên Xô chấp nhận tên lửa Crui-giơ ALCM và LCMS.

Tuy nhiên Pho ý thức được Liên Xô sẽ từ chối chấp nhận bất cứ kế hoạch nào, được quy định trong Hiệp ước Vla-đi-vô-stốc, vì vậy ông uỷ quyền cho Kít-sinh-gơ có thể đưa ra những hạn chế riêng cho Bách-cơ-phai nhằm duy trì cuộc đàm phán và khiến nó ngang với sự hạn chế đối với SLCM.

Bản sao dưới đây cho thấy Kít-sinh-gơ, Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô đều đã có những cố gắng gian khổ nhằm tìm kiếm lập trường chung trong vấn đề tên lửa Crui-giơ và máy bay ném bom Bách-cơ-phai. Có được thành quả này thật không dễ dàng, nhưng khi hội đàm đã có thể đi đến thoả hiệp, thì phải làm sao cho quan sát viên Hội nghị tin ràng hai bên đã có những "đột phá"

Pho tán đồng với Kít-sinh-gơ rằng thoả thuận "rất tiếp cận" yêu cầu, hoặc nói là buộc hội đồng An ninh Quốc gia có được ý kiến giống như thoả thuận của ông phải qua nhượng bộ mới đạt được. Pho sẽ không bị thuyết phục bởi quan điểm kẻ thù chính trị của Kít-sinh-gơ ở Bộ Quốc phòng. Cục Quản chế giải trừ quân bị Mỹ và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhưng ông không thể coi thường ý kiến của Quốc vụ khanh Rum-sơ-phai, vì ông ta đã "xoay chuyển càn khôn” trong vấn đề SALT. Dù Kít-sinh-gơ có thể đi đến một thoả thuận lấy nhượng bộ làm cơ sở nhưng sau này nó sẽ vấp phải sự chống đối của các quan chức cao cấp ở Lầu Năm Góc đó là điều Pho không thể tán thành trong năm bầu cử.

Trong vài tuần tiếp theo, các thành viên Hội đồng an ninh quốc gia đã xây dựng một kế hoạch khác dễ chấp nhận hơn giao cho Lầu Năm Góc. Pho hy vọng có thể mang lại sinh khí cho đàm phán nhân dịp này, nhưng khi đưa nó cho Brê-giơ-nhép trong tháng 2, ông cho rằng đây là sự thụt lùi về thái độ của Kít-sinh-gơ khi ở Mát-xcơ-va, vì vậy ông phủ quyết rất nhanh.

Sau này ông Pho viết trong hồi ký của mình rằng: "Tôi dã rút ra kết luận về việc chúng ta không thể ký kết thoả thuận SALT vào năm 1976 với tâm trạng không thoải mái".

Kít-sinh-gơ đã phải chịu thất bại triệt để hơn trong việc làm thay đổi thái độ của Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô trên vấn đề Ăng-gô-la. Đại sứ Đô-brư-nin lo chính sách của Mát-xcơ-va bị thao túng trong tay của phái chống hoà hoãn ở Mỹ, nhưng Brê-giơ-nhép từ chối trao đổi về vấn đề này. Grô-mư-cô thật không hiểu nổi tại sao cử chỉ chính nghĩa của Cu Ba sẽ tổn hại đến quan hệ Mỹ-Xô.

Tuy nhiên Kít-sinh-gơ không thể thừa nhận người Cu Ba có những tự do đầy đủ để hành động như vậy trong sự kiện Ăng-gô-la, hành động của họ dường như cho thấy tình hình hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô. Sau này Đô-brư-nin gọi đó là "đối thoại với người điếc"

Tiếp theo việc triển khai Hội đàm Mát-xcơ-va, Kít-sinh-gơ thật sự buồn vì không thể làm gì cho việc phát động cuộc chiến tranh ngấm ngầm chống lại quân đội Cu Ba. Kít-sinh-gơ quyết định ra sức ngăn cản điều sẽ xảy ra, những vấn đề Ăng-gô-la do lo sợ những thất bại trong sự kiện ở Ăng-gô-la sẽ làm suy giảm lòng tin của mọi người đối với lực lương của Mỹ và dẫn tới phá vỡ sự ổn định trên toàn cầu.

Trong lời phát biểu công khai, Kít-sinh-gơ không còn coi hoà hoãn là những cố gắng nhằm tạo dựng mối "quan hệ mang tính xây dựng" với Liên Xô nữa. ông bắt đầu sử dụng những ngôn ngữ nghiệt ngã có nội dung như thời chiến tranh lạnh. "Chính sách mà Chính phủ này tìm kiếm là nhằm ngăn cản sự bành trướng của Liên Xô". Ông nói Mỹ không tìm kiếm sự chống đối không cần thiết với lực lượng của Liên Xô, nhưng "Chúng ta có thể ngăn cản nước này sử dụng ưu thế đơn phương và bành trướng chính trị"

Tuy nhiên, thủ đoạn cứng rắn của Kít-sinh-gơ đối với Mát-xcơ-va chỉ làm gay gắt thêm sự công kích đối với chính sách đối ngoại của Chính phủ sau thất bại bầu cử vòng đầu ở bang Niu Ham-sai, ông chỉ trích rằng, Mỹ "đã lùi xuống vị thí thứ hai trong các cường quốc trên thế giới, đứng thứ yếu là nguy hiểm nếu không phải là thí mạng", ông còn nói "Liên Xô sẽ không dừng lại trong việc lợi dụng hoà hoãn trừ phi có một Tổng thống và Quốc vụ khanh mới”.

Ngày 5 tháng 3 năm 1976, khi trả lời câu hỏi sau những lời phát biểu, ông ta tuyên bố rằng: "Chúng tôi sẽ quên đi việc sử dụng từ hoà hoãn". Sau đó ông ta nắm lại tôn chỉ của hoà hoãn, hiệp thương chứ không phải đối kháng, nhưng ông ta cũng bắt đầu nhấn mạnh tầm quan trọng của thủ đoạn sử dụng lực lượng quân sự để đảm bảo quan hệ Mỹ-Xô là "hai con đường song song".

Ít lâu sau Kít-sinh-gơ cũng bắt đầu theo gương ông chủ, và từ "hoà hoãn" cũng mất hút trong lời nói của ông ta.

Sự công kích của Ri-gân là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc Chính phủ Mỹ sử dụng lời lẽ cứng rắn, nhưng cũng còn nhiều nguyên nhân quan trọng khác. Sự kiện xảy ra lúc đó bộc lộ những mâu thuẫn cơ bản tồn tại giữa Ních-xơn và Kít-sinh-gơ trong khái niệm "hoà hoãn". Như Kít-sinh-gơ đã nhiều lần chứng tỏ với Chính phủ Trung Quốc, ông ta và Nich-xơn nói chung đều sử dụng hoà hoãn để kiềm chế Liên Xô, đương nhiên cũng là sách lược duy trì vai trò trung tâm của Mỹ trong nền chính trị thế giới.

Tuy nhiên, khi Kít-sinh-gơ muốn thử đi đến Hiệp định tạm thời với Mát-xcơ-va, thậm chí khi tìm con đường đưa Liên Xô vào hệ thống quốc tế, ông ta lại không muốn chấp nhận lợi ích và mục tiêu của họ, vì ông ta cho rằng họ thù địch với cả khối phương Tây.

Mặt khác, tư duy bảo vệ độ tin cậy của Mỹ đã ăn sâu trong người ông ta, cũng cản trở ông ta nghĩ đến lợi ích của Liên Xô, vì vậy một khi tình hình căng thẳng, như ở Ăng-gô-la lại làm cho ông ta hài lòng, còn Brê-giơ-nhép lại không chịu đồng ý với quan điểm của Kít-sinh-gơ về hạn chế vũ khí và ổn định toàn cầu, vì thế những khó khăn trong hoà hoãn trở nên rõ nét hơn.

Pho và Kít-sinh-gơ đều thấy rằng, dù họ có chống lại chính sách Ăng-gô-la của Liên Xô mạnh đến đâu, nhưng để biến những lời lẽ cứng rắn thành hành động thực tế là điều rất khó khăn. Họ không muốn xa rời Liên Xô, còn áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Liên Xô cũng bất lợi cho bản thân, vì vậy Chính phủ Mỹ đã có một loạt những bước đi nhỏ nhằm chứng tỏ lập trường chống đối của họ trong vấn đề Ăng-gô-la. Họ không yêu cầu Quốc hội tạm dừng thực thi Luật sửa đổi Giắc-sơn Va-ních và Kít-sinh-gơ cũng huỷ bỏ một số Hội nghị cấp cao, trao đổi về kinh tế và năng lượng.

Nhưng sự cố gắng cho hợp tác chưa hoàn toàn ngừng lại, những thành quả trước đó như hạn chế SALT I, tiến trình Hen-xin-ki và sự ổn định hơn nữa của Béc-lin không bị đe doạ, nhưng sự kiện Ăng-gô-la và tác động tổng hợp của cuộc bầu cử năm 1976, khiến việc thúc đẩy hoà hoãn gặp nhiều khó khăn. Còn Liên Xô chỉ việc chờ xem có hay không một khả năng đi đến quan hệ khả thi với một Chính phủ khác, còn Chính phủ này do Pho hoặc một trong những đối thủ cạnh tranh của Pho lãnh đạo đều không quan trọng.

Những bản sao sau đây cho thấy những cố gắng lớn của Mỹ-Xô nhằm đi tới thoả thuận tạm thời về SALT II. Nhưng cũng cho thấy những bất đồng trong vấn đề Ăng-gô-la. Trong Hội nghị của Uỷ ban an ninh Quốc gia, Kít- sinh-gơ dự đoán Brê-giơ-nhép "không chịu chấp nhận thất bại" trong hội đàm về SALT, nhưng nếu ông ta hy vọng Liên Xô sẽ có những nhượng bộ do nhu cầu đi đến thoả thuận, ông ta đã sai lầm.

Ngay từ vòng một của hội đàm Mát-xcơ-va đã xuất hiện những dấu hiệu bất lợi cho Mỹ khi Brê-giơ-nhép tuyên bố với giới báo chí rằng ông ta không có ý định bàn về vấn đề Ăng-gô-la.

Nhà Trắng
BỊ VONG LỤC HỘI ĐÀM.
CƠ MẬT. CẤM PHÂN PHÁT.

Người tham gia:

Brê-giơ-nhép, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Uỷ viên Bộ Chính trị; Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao; Đô-brư-nin, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ; An-đơ-rây tham mưu của Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép; Cô-ni-ec-cô Vụ trưởng phụ trách vấn đề Mỹ Bộ Ngoại giao; Xu-khốt-lép thành viên Vụ Châu Âu 2 Bộ Ngoại giao (phiên dịch) thành viên Vụ phụ trách công việc Mỹ Bộ Ngoại giao, Nguyên soái Cô-he Cô-lốp;

Kít-sinh-gơ Quốc vụ khanh, Cố vấn an ninh Quốc gia Tổng thống; Oa-tơ Xơ-tê con Đại sứ Mỹ tại Liên Xô; Uyn-tơn Lốt, người phụ trách nhóm hoạch định chính sách; Sô-ne-phe-tơ Cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ; Hát-man, thư ký trợ lý Vụ Châu Âu của Mỹ; Uy-li-am Hi-lát, trợ lý an ninh Quốc gia của Tổng thống; Jiêm Lô-đa, Uỷ viên cao cấp Uỷ ban An ninh Quốc gia; Pi-tơ Rô-đơ-man, Uỷ viên Uỷ ban an ninh Quốc gia.

Thời gian : 11 giờ sáng - 1 giờ 50 chiều thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 1976

Địa điểm: Điện Krem-li Mát-xcơ-va, phòng làm việc của Brê-giơ-nhép

Chủ đề: SALT, vấn đề Ăng-gô-la.

Ghi chú: Bộ Tự do thông tin Mỹ công bố ghi chép từ phòng hồ sơ an ninhQuốc gia;

(Brê-giơ-nhép bước vào trước, ông mặc một bộ comple lanh xanh, sơ mi xanh, cà vạt màu đỏ có hình vẽ, trước ngực đeo bốn Huân chương: Huân chương Anh hùng Liên Xô, Huân chương Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô, Huy chương Giải thưởng Lê nin và Huy chương Giải thưởng Du-li-ốt Cu-li. Ông đứng bên bàn dài, trên bàn có nhiều đồ uống khác nhau, trong đó có chai pepsi. Trên tường có treo ảnh đen trắng của Mác và Lê nin)

Brê-giơ-nhép (nói với giới báo chí): Đây là cuộc họp báo do Liên Xô và Mỹ phối hợp tổ chức.

(Khi ông bước vào đã nói với Kít-sinh-gơ): Trông Ngài trẻ ra

Kít-sinh-gơ: Trông thần sắc Ngài khá lắm.

Brê-giơ-nhép: Cảm ơn sự tán thưởng của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi béo quá

Grô-mư-cô: Không. Ngài gầy đi.

(Kít-sinh-gơ giới thiệu thành viên phía Quốc vụ khanh. Phóng viên chụp ảnh)

Đa-ni-rốp: Ngài có thể đánh giá qua hiện trạng của quan hệ Mỹ-Xô?

Brê-giơ-nhép: Tôi rất khó đánh giá. Điều này phải xem Kít-sinh-gơ có nói điều gì hay không đã.

Kít-sinh-gơ:Tôi hy vọng ông ấy (Đa-ni-rốp) nói bằng tiếng Nga có hay hơn tiếng Anh.

Đa-ni-rốp: Câu chuyện chính trong hội đàm của các ông là gì?

Brê-giơ-nhép: Câu chuyện cơ bản là phải đi đến thoả thuận SALT mới. Cũng có vấn đề về giải trừ quân bị ở Châu Âu và đánh giá chung về tình hình quốc tế. Thế giới lớn như vậy, câu chuyện của chúng tôi là vô tận.

Phóng viên: Gồm cả vấn đề Ăng-gô-la chứ?

Brê-giơ-nhép: Tôi không có nghi vấn gì về sự kiện Ăng-gô-la, Ăng-gô-la không phải đất nước tôi.

Kít-sinh-gơ; Tất nhiên sẽ bàn chuyện này.

Grô-mư-cô: Chương trình nghị sự luôn phải thông qua thoả thuận chung.

Kít-sinh-gơ: Vậy tôi sẽ bàn chuyện này.

Brê-giơ-nhép: Ngài sẽ nói chuyện này với Sô-ne-phe-tơ. Vậy sẽ đảm bảo một thoả thuận hoàn chỉnh. Tôi chưa hề thấy ông có ý kiến khác với Sô-ne-phe-tơ.

Ma-đơ (phóng viên báo Bưu điện Oa-sinh-tơn): Vào ngày 24 tháng 2 hai nước đều có sự kiện lớn. Bầu cử vòng đầu ở bang Niu Ham-sai và Đại hội Đảng. Ngài hy vọng (bị cắt lời)

Brê-giơ-nhép: Đối với Đảng chúng tôi và cả đất nước chúng tôi, Đại hội Đảng đều là sự kiện lớn. Đối với tôi, nó là sự kiện lớn thật sự, tôi sẽ có một báo cáo quan trọng tại Đại nội. Đó là một vấn đề lớn.

Ma-đơ: Ngài sẽ báo cáo về thoả thuận SALT chứ?

Brê-giơ-nhép: Tôi sẽ nhắc đến nó nếu thật sự đã đi đến một thoả thuận. Nhưng tôi chắc đến lúc đó vẫn chưa đạt được thoả thuận. Trong báo cáo của tôi vẫn sẽ xuất hiện một số việc có liên quan. Nhân dân chúng tôi đã quen chấp nhận việc đã xảy ra.

Phóng viên: Ngài hy vọng tiến hành cuộc gặp Nguyên thủ Chính phủ trong chuyến thăm Oaisinh-tơn sắp diễn ra chứ?

Brê-giơ-nhép: Tôi mong muốn như vậy. Tôi không thể khẳng định vào lúc nào. Nếu tôi có thể trở lại phần đầu của vấn đề này, điều tôi muốn nói là, tầm quan trọng cơ bản của chuyến thăm này là phải đi đến thoả thuận. Vậy tôi có thể đến Oa-sinh-tơn để ký kết thoả thuận này.

Phóng viên: Ngài hy vọng hội đàm này sẽ đạt được một thoả thuận chứ?

Brê-giơ-nhép: Tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác trước khi hội đàm. Nhưng tôi rất tán thưởng tính hiếu kỳ của ông. Trong câu hỏi của ông đã gồm cả đáp án rồi.

Grô-mư-cô: Đây là câu trả lời ngoại giao.

Brê-giơ-nhép: Tôi tán thưởng sự hứng thú của ông, cảm ơn sự quan tâm của ông, ông nên hiểu rõ, tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trước khi diễn ra Hội nghị.

(Phóng viên được đưa ra ngoài, hai bên ngồi xuống bên bàn và bắt đầu hội đàm)

Brê-giơ-nhép: Một lần nữa tôi xin chân thành hoan nghênh chuyến thăm Mát-xcơ-va của Ngài. Kể từ cuộc gặp lần trước giữa chúng ta đến nay đã hơn một năm, nhiều sự việc trên thế giới đã có những thay đổi.

Nhưng chúng tôi cho rằng yếu tố chính là ở chỗ, bỏ sang bên tất cả những việc phức tạp hiện tại, hai chúng ta đã dành được thành công trong sự nghiệp củng cố hoà hoãn và cải thiện quan hệ Mỹ-Xô. Tôi phải nói rằng, sự nghiệp này hiện đã trải qua những thử thách có tính lâu bền. Còn chúng tôi cho rằng, nó đã chứng tỏ được tính lâu bền và sáng suốt của nó. Chúng tôi rất tán thưởng Tổng thống Pho và Ngài Quốc vụ khanh của Mỹ, đã trước sau ủng hộ sự nghiệp này bất chấp sự công kích của nhiều người không tán thành việc này.

Tại đây, tôi muốn nhấn mạnh một điểm rất quan trọng về mặt nguyên tắc. Từ hôm nay và ngày mai chúng ta sẽ phải bàn bạc rất nghiêm túc, tôi muốn nhấn mạnh một điểm. Về phía chúng tôi: chúng tôi vẫn dốc sức cho những thoả thuận và Hiệp định cơ bản, đã đi đến nhận thức chung giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi vẫn sẵn sàng tiếp tục cố gắng để những thoả thuận đó được quán triệt và thực thi. Đồng thời tôi phải nói thẳng rằng, vài tháng gần đây, không phải tất cả mọi việc đều phát triển thuận lợi như chúng ta mong muốn.

Tôi còn muốn nhấn mạnh, đã xuất hiện trở ngại nào đó trong quá trình phát triển quan hệ giữa chúng ta. Nhưng đó không phải là sai lầm của Liên Xô. Tôi nghĩ trong đó có cả công tác chuẩn bị cho thoả thuận mới về hạn chế chạy đua vũ trang chiến lược. Chúng tôi cho rằng đây không chỉ là sai lầm, nó còn cho phép xuất hiện bất kỳ gián đoạn nào trong quá trình thực thi sự nghiệp liên hợp mà chúng ta đang tiến hành, mặt khắc, bất kỳ sự đình trệ nào cũng đều có hại.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi nghĩ tôi nói vậy không sai, Ngài rất hiểu Liên Xô, gồm Chính phủ Xô Viết, toàn Đảng và bản thân tôi, đều ủng hộ một quan hệ thật sự có hệ thống với Mỹ trong phạm vi rộng lớn. Tôi không hiểu vì sao Ngài lại đưa ra ý kiến chống lại và việc thông qua đề nghị đều trở nên phức tạp như vậy, về mặt này chúng tôi coi như là những lĩnh vực chưa đề cập tới. Chúng tôi phải tiến lên theo đường lối này.

Tôi phải nói thẳng rằng, tôi tin Ngài cũng sẽ đồng ý quan điểm của tôi, hai nước chúng ta không có quyền buông lỏng cố gắng trong việc kết thúc sự đe doạ của chiến tranh và chạy đua vũ trang. Còn nhiều vấn đề cần đến sự cố gắng chung của chúng ta.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, đây quyết không phải là cuộc gặp lần đầu giữa chúng ta. Chúng ta đã gặp nhau nhiều lần và đã trở thành những thông lệ tốt trong quá khứ. Đây là một Hội nghị có thể trao đổi ý kiến thẳng thắn về bất cứ vấn đề gì nẩy sinh, tôi cũng đề nghị các Ngài bàn bạc bất cứ vấn đề gì chúng ta có thái độ chung.

Vừa rồi nhà báo hỏi, chúng ta sẽ trao đổi vấn đề gì, tôi trả lời rằng, quan trọng nhất là đàm phán về thoả thuận SALT II. Tôi tin Ngài cũng sẽ đồng ý. Vì vậy tôi hy vọng Tiến sĩ Kít-sinh-gơ có thể bắt đầu từ vấn đề SALT và trình bày vấn đề này.

Tôi muốn nói một câu, trong tay tôi có toàn văn bài diễn thuyết của Tổng thống tại Liên Hợp Quốc, nhưng tôi chưa có dịp nghiên cứu kỹ. Có lẽ đến lượt Ngài rồi, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ. Xin mời ăn điểm tâm. Chỉ một cái thôi. Tôi thật sự không cho rằng chúng sẽ gây ra nguy hiểm gì cho Ngài (cười)

Grô-mư-cô: Ngài nên biết rằng tất cả các đĩa ở đây đều là MIRV (tiếng cười)

Kít-sinh-gơ: Chí ít cá nhân Tổng Bí thư phải chịu trách nhiệm về việc tôi tăng trọng 15 pound.

Brê-giơ-nhép: Chúa ơi! Thêm phần này vào trách nhiệm khác của tôi ư? Nếu đây là toàn bộ trách nhiệm thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tôi còn muốn báo cho Ngài một việc, tôi đã cai thuốc lá. Tôi phải mất một ngày để làm việc này.

Kít-sinh-gơ: Cái hộp đựng thuốc có đồng hồ của Ngài đâu rồi?

Brê-giơ-nhép: Tôi có hai chiếc hộp như vậy, một chiếc tôi đã mang biếu người khác, còn một chiếc tôi cũng chẳng biết hiện nó ở đâu. Bác sĩ của tôi đề nghị tôi, vì sao Ngài không cai thuốc? Tôi thật kinh ngạc khi thấy cai thuốc dễ như vậy.

Kít-sinh-gơ: Khi Tổng Bí thư sang Mỹ, mong Ngài dạy vợ tôi cai thuốc thế nào.

Brê-giơ-nhép: Tôi không hiểu có gánh nổi không. Vì sự thèm thuốc cứ thế biến mất. Trước đây tôi hay hút thuốc trước khi đi ngủ, hiện nay tôi có chút thèm thuồng, nhưng tôi vẫn không hút.

Kít-sinh-gơ: Vợ tôi hiện nay làm việc tại bệnh viện, buộc phải cai thuốc, cho nên bà ấy hơi nóng nẩy. Một năm trước, bác sĩ đưa bà ấy đến nơi có một người biết dùng thuật thôi miên, hy vọng qua đó giúp bà ấy thôi hút thuốc. Bác sĩ còn cử một hộ lý đi theo. Sau này bà trở về phòng làm việc của tôi và cho tôi biết câu chuyện này. Đang lúc bà ấy kể lại câu chuyện đó cho tôi nghe thì bà ấy lại châm một điếu thuốc (cười). Nhưng người hộ lý đó lại cai được thuốc (cười)

Brê-giơ-nhép: Giống như một câu chuyện của Giô-chen-cô. Tôi gần như còn nhớ được từng câu nói trong chuyện đó. Ông ta đã viết rất nhiều truyện ngắn hài hước. Trong đó có một truyện nói về tác hại của hút thuốc. Một người nói: Tôi chỉ muốn cai thuốc, nhưng muốn làm được điều này thật khó, vì vậy có người đề nghị tôi đi tìm một người biết dùng thuật thôi miên, thế là tôi đi, gian phòng gần tối như mực, tôi ngồi luôn lên ghế.

Người ấy nói: Bỏ tất cả những gì trong túi ra và đặt lên bàn. Tôi lấy ra một bao thuốc nội địa, ông ta vẫy tay liên hồi và nói với tôi: Không được nghĩ về điều gì. Tôi thì tự nhắc mình đừng quên việc gì, nhưng khi về lại quên bao thuốc (cười)

Câu chuyện này nằm trong tập truyện xuất bản ở nước tôi, tác giả là Giô-chen-cô.

Tôi cho rằng nếu mọi người có thể cười đùa với nhau, điều đó chứng tỏ tâm trạng của họ thoải mái và đang thích hợp cho việc trao đổi. Con người không biết đùa không phải là con người ưu tú.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, đầu tiên tôi xin thay mặt Tổng thống Pho chuyển tới Ngài lời thăm hỏi và lòng kính trọng chân thành, ông ta hy vọng vào lần đàm phán này tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp và mong Ngài sớm sang thăm Mỹ, hy vọng là vào mùa xuân.

Brê-giơ-nhép: Cảm ơn sự thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Ngài. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và lòng kính trọng sâu sắc đối với Tổng thống.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, khi tôi lần đầu đến Mát-xcơ-va vào tháng 4 năm 1972, thời kỳ then chốt đặc biệt trong quan hệ 2 nước, tình hình thế giới đột nhiên trở nên căng thẳng. Hội đàm về vũ khí chiến lược lâm vào tình trạng bế tắc. Xung đột nổ ra ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, đang đe doạ quan hệ hai nước chúng ta.

Song hai nước chúng ta đều nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình và chung sức loại bỏ tất cả trở ngại. Những điều chúng ta có thể làm được trong bối cảnh lúc đó đã chứng minh trách nhiệm đặc biệt của chúng ta về mặt cùng gánh vác công việc hạn chế chạy đua vũ trang hạt nhân và mang lại hoà bình cho thế giới.

Xét về góc độ nào đó, Hội nghị lần này diễn ra trong tình hình tương tự. Những điều chúng ta có thể hoàn thành hoặc không thể hoàn thành trong vài ngày tiếp theo, sẽ có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Xô-Mỹ trong một thời gian sau này, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoà bình thế giới.

Hai nước chúng ta là hai nước có lực lượng hạt nhân mạnh nhất trên thế giới. Những người khác có thể bàn các vấn đề không quan trọng, nhưng chúng ta có một trách nhiệm đặc biệt, gồm giảm bớt sự đe doạ của chiến tranh hạt nhân, làm dịu tình hình căng thẳng có thể gây ra đối kháng và cùng cố gắng tạo dựng một thế giới hoà bình hơn.

Tôi đã có nhiều dịp đối thoại với Tổng Bí thư, tôi biết Tổng thống cố gắng cải thiện quan hệ hai nước, Tổng thống và chúng tôi đều ý thức rõ trách nhiệm đặc biệt của hai nước chúng ta đang gánh vác. Về lập trường của chúng tôi, Tổng thống kiên định tập trung sức lực vào việc cải thiện quan hệ của chúng ta. Tổng thống sẽ luôn luôn kiên trì phương châm này, bất chấp những công kích của một số người cạnh tranh xuất phát từ chức vụ Tổng thống của hai Đảng trong hoạt động tranh cử của chúng tôi.

Tôi cố gắng gạt bỏ mọi dư luận để đến đây nhằm chứng tỏ mục đích thiện chí của chúng tôi. Song một điều rõ ràng là những thành quả chúng ta có được ở đây sẽ phải chịu sát hạch nghiêm ngặt nhất ở Mỹ.

Tôi cũng hiểu rõ, thưa Ngài Tổng Bí thư, Ngài sẽ có một báo cáo trước toàn Đảng vào tháng sau, vậy chúng ta đều có lý do coi thành quả của Hội nghị lần này là một phần rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của hai nước chúng ta.

Chúng ta đều nhiều lần nhắc đến trách nhiệm của mình và sự cần thiết phải làm cho quan hệ của chúng ta được cải thiện. Điều này không thể đảo ngược. Đây cũng là mục tiêu của chúng tôi, nhưng tất cả những gì xảy ra trong 12 tháng qua chứng tỏ mục tiêu này chưa được thực hiện. Phần lớn người Mỹ vẫn tin rằng, tiếp tục cải thiện quan hệ của hai nước hùng mạnh nhất thế giới và hạn chế hơn nữa vũ khí chiến lược là rất cần thiết cho hoà bình thế giới.

(Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô nói chuyện với nhau rất to khi Tiến sĩ Kít-sinh-gơ tiếp tục nói)

Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. Nhưng chúng tôi không thể coi thường một sự thật là khả năng này sẽ phải chịu những ảnh hưởng lớn của thời sự. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của Hội nghị lần này là chúng ta phải có những tiến triển về mặt hạn chế vũ khí chiến lược, sau đó là những tiến triển trong luận đàm về các vấn đề khác nhằm chia rẽ hai nước chúng ta.

Hội nghị Vla-đi-vô-stốc qua đi đã hơn 1 năm. Hai bên đều đã xuất hiện những vấn đề mới không thể dự báo trước vào thời điểm đó, chúng ta quyết không cho phép những vấn đề này trở thành chướng ngại vật ngăn cản thành quả có ý nghĩa lịch sử thật sự mà chúng ta đã giành được ở Vla-đi-vô-stốc.

Tôi đã trao cho Đại sứ của quý Quốc một đề nghị mới, đề nghị này chủ yếu nhằm vào tên lửa Crui-giơ và máy bay ném bom Bách-cơ-phai. Chúng tôi tin những đề nghị này đại diện cho những cố gắng lớn lao của chúng tôi, đồng thời tin rằng nếu chúng ta có dịp đi đến những thoả thuận mới, bây giờ chính là thời cơ tốt để hai bên nghiên cứu trao đổi vấn đề này với phương thức chiết trung.

Hôm tôi rời Oa-sinh-tơn, Tổng thống Pho đã triệu tập Hội nghị Uỷ ban An ninh Quốc gia lần thứ ba chuyên bàn về vấn đề này. Khi Hội nghị kết thúc, ông ta nhấn mạnh với các Cố vấn các cộng sự của ông ta, cũng là nhấn mạnh với tôi rằng: Tổng thống cho rằng đàm phán giành được kết quả thành công có một ý nghĩa trọng đại.

Công bằng mà nói, cho dù tất cả ý kiến của ông ta không phải đều được nhất trí thông qua, song điều này cũng đã chứng tỏ chỉ thị của ông đối với sứ mạng của tôi và sự chân thành với quyết tâm và mọi cố gắng. Tổng thống đã phê chuẩn đề nghị này và chỉ thị tôi phải cố gắng hết sức để đi đến một thoả thuận mà hai bên có thể chấp nhận sau khi đến đây.

Tôi muốn nghe qua cảm tưởng của Ngài về biện pháp mới này. 
Ăng-gô-la.

Nhưng trước khi tôi có kết luận, tôi muốn đưa ra một vấn đề xảy ra giữa chúng ta, chúng tôi không thể tha thứ việc một Quốc gia ở Tây bán cầu phát động một cuộc xâm lược thực chất đối với châu Phi. Mặt khác, sự ủng hộ của Liên Xô đối với quân đội Cu Ba đã mở ra một tiền lệ, đây là điều Mỹ phải chống lại. Chúng ta đã tạo ra những nguyên tắc cực kỳ quan trọng cho quan hệ của chúng ta, đó chính là một nước lớn phải thực thi chức trách hạn chế chứ không phải cố gắng mưu cầu ưu thế đơn phương với một nước nhỏ. Nếu nguyên tắc này bị loại bỏ bây giờ, triển vọng sẽ là phản ứng dây chuyền có hậu quả tai hoạ tiềm tàng.

Ngoài vấn đề Ăng-gô-la, chúng tôi còn chuẩn bị trao đổi vấn đề Trung Đông.

Brê-giơ-nhép: Giọng điệu nói chuyện của Ngài dường như là đang đe dọa bởi một cuộc chiến tranh nào đó sắp bùng nổ.

Kít-sinh-gơ: Đây không phải là sự đe doạ của chiến tranh, thưa Ngài Tổng Bí thư. Nhưng nếu mỗi Quốc gia đều làm như vậy sẽ là tạo ra một cục diện cực kỳ nguy hiểm.

Brê-giơ-nhép: Nhưng tôi cho rằng chúng ta phải trao đổi trước, còn trọng điểm là vấn đề SALT. Nếu chúng ta cứ trao đổi những việc không liên quan đến chủ đề này, chúng ta sẽ không thể hoàn thành việc gì.

Khi đang ngủ trên giường, tôi chợt nghe được câu chuyện ở Bồ Đào Nha, tôi không hề biết gì về chuyện này. Sau đó tôi nghe nói Cốt-sta Gô-nét muốn thăm Liên Xô. Và tôi đã đồng ý tiếp ông ta. Ngài có thể đọc qua thông báo. Về mặt thương mại, chúng tôi đã đưa ra cam kết với ông ta. Vậy thì sao? Chúng tôi có quan hệ thương mại với rất nhiều nước. Còn về lãnh tụ Đảng Cộng sản, ông Ava-rô Kun-han, cả đời tôi chưa hề nhìn thẳng vào ông ta.

Tiếp theo lại có chuyện của Ăng-gô-la. Bồ Đào Nha tuyên bố độc lập. Net-tô đã đến Cu Ba sau khi quân xâm lược được kiểm soát, còn Cu Ba đồng ý ủng hộ họ. Quân đội Liên Xô không hề dính đến sự kiện Ăng-gô-la.

Chúng tôi đã từng đồng ý bán cho họ một số xe tăng trước khi Ăng-gô-la độc lập, nhưng đây không phải là bí mật. Nếu điều Ngài nói đây là hậu quả tai hoạ do Liên Xô thì nói như vậy là sai. Tôi cũng có thể nói hậu quả tai hoạ của Mỹ gây ra ở Trung Đông, song đây là phương thức sai lầm.

Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đi đến thoả thuận hạn chế vũ khí chiến lược mà chúng tôi đưa ra. Chúng ta đã ký một Hiệp ước quan trọng tại Vla-đi-vô-stốc hiện nay có người nói đó chỉ là lời nói rỗng tuếch, chúng ta cần xử lý nó một cách mạch lạc.

Tôi không biết Grô-mư-cô nghĩ thế nào về việc này, ông ấy là quan chức ngoại giao. Nhưng dù Tổng thống Pho ngồi ở đây tôi cũng sẽ nói như vậy.

Tôi không muốn bàn về phát biểu của Tổng thống ở Liên Hợp Quốc vì tôi còn chưa đọc. Nhưng chúng tôi đã có dịp bàn về việc này ngày hôm qua. Nhưng nói đến dự toán ngân sách quân sự thì năm 1976 cao hơn rất nhiều so với 1975. Đây là xuất phát từ nhu cầu cần có một lực lượng khi bàn về nhu cầu của các vấn đề gồm có SALT.

Tôi quyết không cho phép những suy nghĩ cần phải dành cho thoả thuận quan trọng như vậy một thái độ lạnh nhạt.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý, thưa Ngài Tổng Bí thư. Suy xét đầu tiên phải là thoả thuận mới về vũ khí chiến lược.

Brê-giơ-nhép: Tôi đồng ý.

Kít-sinh-gơ: Xét về thực lực và lợi ích chiến lược của chúng ta trên thế giới, hai nước chúng ta có trách nhiệm đặc biệt để chứng tỏ sự hạn chế này là sự thật. Tôi chưa hề quên những cuộc đối thoại với Tổng Bí thư lúc đó, ông ấy cho tôi biết cha ông ấy nói là cần đặt tượng đài kỷ niệm những người tạo dựng nên hòa bình ở ngọn núi cao nhất.

Chúng ta cần nhớ rằng, những vấn đề xem ra rất quan trọng hiện nay có thể sẽ chẳng là gì sau vài năm. Hàng triệu người đã chết trong cuộc chiến An-sa Lo-ren, điều này có khác gì ngày hôm nay? Thương vong của cuộc chiến tương lai sẽ kết thúc cuộc sống văn minh mà chúng ta đã biết.

Tôi phải nói thẳng với Ngài rằng, đội quân viễn chinh Cu Ba tiến vào Ăng-gô-la với sự ủng hộ của vũ khí Liên Xô là sự việc chúng ta phải nhìn nhận rất nghiêm túc. Tôi cũng đồng ý, chúng ta cần chuẩn bị cho vấn đề vũ khí chiến lược.

Về vấn đề này chúng ta đã làm việc gần 5 năm rồi. Nếu chúng ta không thể hoàn thành thì những người kế tục chúng ta sẽ không hoàn thành. Chúng ta ta sẽ dùng tất cả thiện chí để hoàn thành Hiệp định đã đạt được ở Vla-đi-vô-stốc. Chúng tôi không cho rằng nó chỉ là một tờ giấy lộn.

Brê-giơ-nhép: Tôi rất mừng như vậy. Nếu Ngài nhận được chỉ thị phải có thái độ nghiêm túc về việc này thì đây là chuyện đùa: đây là một việc khác cần phải có phương thức nghiêm túc.

Chúng tôi hiểu rõ vấn đề thay thế sự thật như thế nao.

Ngài đã nhắc đến chuyến thăm đầu tiên năm 1972 và bối cảnh lúc đó. Ngài rất đúng, tình hình lúc đó thật sự rất phức tạp. Lúc đó chúng tôi từng bày tỏ nguyện vọng, Liên Xô muốn xây dựng quan hệ hữu nghị với Mỹ. Chúng tôi không mong có chiến tranh, điều chúng tôi mong muốn là tất cả các dân tộc đều chung sống hoà bình. Khi đó không có chứng cứ tốt nhất để có thể chứng minh những đóng góp của chúng tôi cho hoà bình.

Khi bom đạn thả trên bầu trời Việt Nam, những người Cộng sản trên toàn thế giới đều lên án mạnh mẽ Mỹ. Chúng tôi rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề có nên tiếp Kít-sinh-gơ và Tổng thống Ních-xơn ở Mát-xcơ-va hay không. Chúng tôi có thể đưa ra chứng cứ về việc này.

Chúng tôi biết chiến tranh ở Việt Nam cuối cùng sẽ kết thúc và không thể hình thành đại chiến thế giới. Quyết định chúng tôi đưa ra lúc đó chính là minh chứng về đóng góp của chúng tôi cho hoà bình. Tôi sẽ phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 25 với tinh thần này. Không phải xuất phát từ góc độ sức mạnh mà là từ góc độ mưu cầu hoà bình.

Đến đây chúng ta bàn về SALT chứ? hay là vấn đề Ăng-gô-la? Chúng tôi cần những gì từ thành công của sự kiện Ăng-gô-la? Chúng tôi không cần bất cứ lợi ích gì ở Ăng-gô-la. Nhưng qua báo chí, cả thế giới đều biết phương Tây và Mỹ đang cung cấp vũ khí và tiền bạc cho Ăng-gô-la. Ngài quy tất cả mọi việc vào sự kiện này. Tôi chưa từng đến Bồ Đào Nha, chúng tôi không phải chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì xảy ra ở đó.

Ở Tây Ban Nha, nhiều nơi đang tiến hành bãi công Ngài có thể đòi Liên Xô phải chịu trách nhiệm về việc này. Nếu Ngài có chứng cứ ngược lại thì đặt nó lên trên bàn.

An-đơ-rây: Nói cho ông ấy biết Ngài đã đọc được gì

Brê-giơ-nhép: Gần đây tôi đọc được tin trên báo nói rằng Kít-sinh-gơ sẽ đến Tây Ban Nha. Có một đoàn đại biểu Mỹ đang ở đấy chuẩn bị cho một thoả thuận mới về căn cứ quân sự. Ở đây tôi đang dốc sức vì hoà bình, còn Kít-sinh-gơ lại đang chuẩn bị ký kết thoả thuận về căn cứ quân sự.

Tôi sẽ không nói chuyện này trước công chúng, nhưng việc này tôi luôn luôn nhớ trong lòng. Tôi sẽ không xuất ngoại để tổ chức xây dựng căn cứ quân sự nếu tôi đang bàn vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược, tôi sẽ về báo cáo với Tổng thống Pho và tập trung vào thoả thuận vũ khí chiến lược mới. Vậy Ngài sẽ chỉ có thể đến Mát-xcơ-va trên đường đi, hoặc mục tiêu chính của Ngài là thăm Ma-drít nếu Ngài muốn làm như vậy. Song tất nhiên như vậy Ngài sẽ không được kính trọng trên thế giới.

HỘI ĐÀM VỀ HẠN CHẾ VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC
.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ: Bây giờ cho tôi nói vắn tắt về SALT, những điểm quan trọng trong mục đích chính của chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, gần đây chúng tôi đã trình bày cho Tổng thống những đánh giá của chúng tôi về công việc nhà nước trong thoả thuận mới. Chúng tôi hoàn toàn thẳng thắn chân thành, tuyệt đối không quanh co.

Kít-sinh-gơ: Tổng Bí thư ám chỉ điều gì?

Đô-brư-nin: Lá thư trước

Brê-giơ-nhép: Dù sao công việc trù bị cho thỏa thuận mới còn chưa xong, vì vậy việc thực hiện thoả thuận đạt được ở Vla-đi-vô-stốc còn xa. Tôi tin rằng tất cả những việc này phải quan trọng như nhau đối với cả hai bên. Do vậy chúng tôi tin rằng Mỹ sẽ không quan tâm tới bất cứ thoả thuận nào có mức độ hạn chế hơn so với của Liên Xô.

Trong các cuộc đàm phán sau Vla-đi-vô-stốc, về phía tôi, chúng tôi đã thoả mãn yêu cầu của Mỹ trong các vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với Mỹ và biểu thị ý nguyện mưu cầu phương thức giải quyết, mang tính xây dựng cho các vấn đề có ý nghĩa quan trọng to lớn, đồng thời còn có những bước đi lớn. Nhưng cho đến nay, Mỹ vẫn chưa có hành động tương ứng hoặc thậm chí có thể so sánh với chúng tôi

Qua đề án mới nhất ngày 14 tháng 1 của phía Mỹ có thể nhận thấy, một mặt phía Mỹ muốn hạn chế những vũ khí hoàn toàn không thuộc vũ khí chiến lược của Liên Xô, mặt khác lại muốn hợp pháp hóa hệ thống mới của mình mà thực chất là hệ thống chiến lược. Không cần nói nhiều, cách làm này đã phức tạp hóa tiến trình đi đến thoả thuận.

Chúng ta nghỉ 5 phút được chứ.

Kít-sinh-gơ: Tôi cũng có ý như vậy.

Brê-giơ-nhép: Vậy chúng ta đã đi đến thoả thuận thứ nhất của chúng ta.

(12 giờ 25 phút đến 12 giờ 41 phút, hội đàm dừng, sau đó lại tiếp tục)

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, xin cho phép tôi bày tỏ sự hài lòng đối với điều Ngài đã nhận được, như Ngài đã nói, chỉ thị phải tìm ra một thoả thuận hai bên đều có thể chấp nhận về vấn đề vũ khí chiến lược, còn tôi cũng đã nhận được chỉ thị như vậy. Tôi hy vọng hai bên chúng ta đều có thể hoàn hành chỉ thị một cách trung thành mà không cần lo những vấn đề thứ yếu khác.

Chúng ta đều có thể có những ý kiến khác nhau về máy bay ném bom và hàng trăm vấn đề khác, Ngài có thể đặt vấn đề với tôi và tôi cũng có thể làm như vậy với Ngài. Nhưng phải đảm bảo chúng ta đạt được một thoả thuận hoà bình như chúng ta mong muốn, cộng với sự kích lệ đối với cố gắng của chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Đây là tinh thần chúng ta phải quán triệt trong quá trình bàn bạc.

Brê-giơ-nhép: Tốt lắm.

(Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô trao đổi ý kiến về sắp xếp chương trình nghị sự)

Chúng ta đang chịu mối đe doạ nghiêm trọng của đói. Chúng tôi có mang chè và tất cả đồ ăn cho mỗi người chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Tôi nghĩ Ngài nhất định đã từng cho khách của nhiều nước phải nhịn đói ở điện Krem-li. Hôm qua tôi đã gặp Nữ hoàng Đan Mạch. Bà ta có những ấn tượng rất sâu sắc về chuyến thăm Liên Xô.

Brê-giơ-nhép: Tôi không tiếp bà ấy.

Kít-sinh-gơ: Nếu Ngài làm suy yếu vương quyền... Bà ta nhìn thấy một số châu báu ở Điện Krem-li (cười)

Grô-mư-cô: Là một nhân vật nổi tiếng, bà ta đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.

Brê-giơ-nhép: ở đó cũng có một số người khiến người ta khó quên

Kít-sinh-gơ: Khi Ngài chuẩn bị để lại ấn tượng sâu sắc cho hoàng thất Châu Âu, cảm giác sự an toàn sẽ rất lớn (cười)

Brê-giơ-nhép: Đàn bà luôn bắt đầu từ việc xem châu báu. Đây chính là nguyên nhân vì sao có rất ít phụ nữ trong chính giới.

Kít-sinh-gơ: Giả sử có cũng rất khác nhau

Brê-giơ-nhép: Vậy ai sẽ nói về điều khoản của thoả thuận mới? Chúng tôi đã chuẩn bị viết bản thảo.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đã chuẩn bị cho Ngài một đề nghị, nhưng chúng tôi chưa nhận được trả lời cho đề nghị này, chúng tôi đã cố gắng thật sự để đáp ứng một số yêu cầu của các Ngài trong đề nghị này. Vì vậy nếu các Ngài có thể xem xét hoặc trả lời cho chúng tôi, chúng tôi sẽ vô cùng cảm kích. Tất nhiên chúng ta cũng có thể trực tiếp ký vào bản đề án này, vậy ngày mai tôi có thể đi Lê-nin-grat. Nếu có thể được.

Grô-mư-cô: Có thể Lê-nin-grat chỉ là một truyền kỳ bắt đầu lưu truyền từ thời đại Lê-nin vĩ đại.

Kít-sinh-gơ: Kể từ sau khi vợ tôi thấy nó, tôi càng tin điều này.

Grô-mư-cô: Đó không thể là thuật thôi miên chứ? (cười)

Brê-giơ-nhép: Giống như con người ngồi đó chỉ nghĩ đến một việc duy nhất trên thế giới, đừng quên bao thuốc lá (cười)

Đầu tiên tôi cho rằng cần thiết phải nhắc nhở Ngài, ý nguyện về việc đưa số lượng 1320 quả MIRV và tất cả số lượng tên lửa phải chịu kiểm tra cùng với MIRV vào tổng số dù quá khứ hay hiện tại đều phải kết luận theo phương pháp giải quyết hai bên đều có thể chấp nhận đối với những vấn đề vẫn nổi cộm đó.

Kít-sinh-gơ: Tôi có thể hiểu được.

Brê-giơ-nhép: Vậy tôi tin chúng ta sẽ không có sự hiểu nhầm trong vấn đề này.

Kít-sinh-gơ: Bộ trưởng Ngoại giao đã nói rõ vấn đề này. Tôi không loại trừ khả năng còn một hai người trong Chính phủ chúng tôi tin Ngài đã thừa nhận việc này. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao đã nói rõ vấn đề này trong mỗi cuộc họp của chúng ta.

Brê-giơ-nhép: Bây giờ hãy nói về tên lửa Crui-giơ không đối đất. Chúng tôi cho rằng, tính đến lúc này tên lửa Crui-giơ không đối đất có tầm bắn trên 600 km do máy bay ném bom hạng nặng chuyên chở, phải có trạng thái bằng nhau về đạn đạo phóng đi cùng đẳng cấp, đồng thời tính trong 2400 phương tiện vận tải vũ khí chiến lược, mỗi chiếc tính là một phương tiện vận tải.

Kít-sinh-gơ: Đây luôn là lập trường của các Ngài

Brê-giơ-nhép: Phương pháp giải quyết hữu hiệu nhất là có thể thoả mãn mục đích hạn chế vũ khí chiến lược, đồng thời đảm bảo được sự nhất trí với nội dung chính của thoả thuận Vla-đi-vô-stốc. Đồng chí Kít-sinh-gơ, ý của tôi là Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, (cười)

Kít-sinh-gơ: Đại khái các Ngài cũng xưng hô với tôi như vậy trong Đại hội Đảng (cười). Tôi tin nếu Tổng Bí thư xưng hô với tôi là đồng chí Kít-sinh-gơ, sẽ không ảnh hưởng gì đến cuộc bầu cử vòng một tiếp theo. Giắc-xơn và Ri-gân sẽ rất cảm kích.

Brê-giơ-nhép: Tôi chẳng hiểu chút gì về tất cả kết quả bầu cử của các Ngài, vì vậy, tốt nhất tôi kháng nghị.

(Brê-giơ-nhép đã giải thích cụ thể những lập trường khác và một số quan điểm của Liên Xô trong vấn đề tên lửa Crui-giơ, thí dụ ALCM đã chứng tỏ một số nhân nhượng đối với Oa-sinh-tơn mặc dù cũng yêu cầu cấm LLCM và SLCM, có tầm bắn trên 600 Km.

Về Bách-cơ-phai, Brê-giơ-nhép kiên trì cho rằng nó thuộc dạng phi chiến lược, nó chỉ đảm nhiệm một số công việc di chuyển quan trọng nhằm đảm bảo bán kính chiến đấu của nó vào khoảng 2400 km, hoặc trong phạm vi 1491 dặm Anh.

Kít-sinh-gơ nói đùa rằng: "Nếu một chiếc máy bay bay vào vùng trời Mỹ và thả bom, chúng tôi sẽ biết ngay nó không phải là máy bay ném bom Bách-cơ-phai)

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, không phải chỉ một mình Ngài, để chúng ta làm một thí nghiệm, Sô-ne-phe-tơ ngồi lên máy bay và rót đầy xăng vào máy bay, sau đó lái nó bay đến Niu-oóc. Có lẽ cần phải gọi nó là MIRV.

Đây là một đáp án rất quan trọng, vì tôi không thể hiện nó một cách thẳng thắn cởi mở. Một khi sự thật không đúng như vậy, thì tôi sẽ bị lật tẩy trước toàn thế giới. Nếu đây không phải là sự thật, còn tôi lại đồng ý ghi nó vào văn bản với tư cách là đại diện chính thức thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Kít-sinh-gơ: Để tôi nói qua vấn đề này trong 5 phút.

Brê-giơ-nhép: Được, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi nghĩ rằng giữa ông và tôi cần phải trao đổi thật kỹ, không nên đùn đẩy nhau.

Kít-sinh-gơ: ông nói đúng. Tướng lĩnh của chúng tôi cho rằng phạm vi của Bách-cơ-phai lớn gấp đôi, còn tướng lĩnh của các Ngài lại rút nó xuống còn một nửa.

Brê-giơ-nhép: Các tướng lĩnh không nên kiểm soát Chính phủ của các Ngài, không nên làm quá đáng như thế. Nếu cho phép các tướng lĩnh trị quốc thì rất dễ nổ ra đại chiến thế giới. Lúc đó xung quanh chúng ta không còn tồn tại sinh vật gì và tất nhiên sẽ không còn người để thống trị nữa.

(Hội đàm nghỉ 10 phút, từ 1 giờ 30 đến giờ 40, sau đó lại tiếp tục)

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi có thể nói vài câu được chứ? Tôi muốn nêu một đề nghị. Vấn đề chúng ta trao đổi là vấn đề rất quan trọng, đây khẳng định là vấn đề cốt lõi trong quan hệ của hai bên chúng ta. Vì vậy tôi mới nêu ra đề nghị này. Việc này khẳng định phải xem xét và cân nhắc, tất nhiên cũng cần phải có thời gian. Cũng có thể chúng ta phải tuyên bố nghỉ họp. Đồng chí Grô-mư-cô đã chuẩn bị cơm trưa cho Ngài. Nói chuyện cần có thời gian, việc này cũng cần có thời gian. Có lẽ 5 giờ chiều chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu thảo luận.

Kít-sinh-gơ: Ý này rất hay.

Brê-giơ-nhép: Tôi không phải chỉ vì lợi ích của riêng tôi.

Kít-sinh-gơ: Tôi cũng vậy.

Brê-giơ-nhép: Hy vọng những điều các Ngài nêu ra là hợp lý. (chỉ vào Album ảnh mà Kít-sinh-gơ cầm ra). Đó là cái gì?

Kít-sinh-gơ: (đưa Album ảnh cho Brê-giơ-nhép). Đây là những tấm ảnh của Tổng Bí thư mà chúng tôi chụp ở Vla-đi-vô-stốc và Hen-xin-ki, trong đó có mấy tấm chụp rất đẹp.

Brê-giơ-nhép: (lật album ảnh). Bây giờ tôi nặng 85- 86 kg, nặng hơn nhiều so với khi còn ở Hen-xin-ki.

Kít-sinh-gơ: Khí sắc của Tổng Bí thư khá lắm.

Brê-giơ-nhép: Tôi cố gắng giữ gìn, tất cả bọn trẻ đều tự mình cố gắng như vậy nên tôi cũng phải cố gắng giữ gìn.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết lời phát biểu của Tổng Bí thư (chỉ tại Đại hội Đảng) phải mất 2-3 tiếng đồng hồ, phải mất nhiều tinh thần và sức lực.

Brê-giơ-nhép: Có nhiều lần thời gian còn dài hơn

A-lếch-san-đơ-ra; Có lần đã nói 10 tiếng đồng hồ.

Brê-giơ-nhép: Nhưng già nửa tinh thần của chúng tôi tập trung vào phần quốc tế. Một phần là kinh tế, một phần là bản thân chính Đảng. Chúng tôi đã đưa ra kế hoạch 5 năm tiếp theo trong Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa 24. Trong 5 năm qua chúng tôi đã có những bước phát triển lớn trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tinh thần. Tổ chức nhân dân và chính Đảng của chúng tôi đã lớn mạnh. Đối với một tổ chức có khoảng 15 đến 15,5 triệu đảng viên, sức mạnh của tổ chức này lớn lắm.

Kít-sinh-gơ: Chiều nay chúng ta lại phải gặp nhau

Brê-giơ-nhép: Tốt lắm.

Kít-sinh-gơ: Có thể nói chuyện riêng với Tổng Bí thư 1 phút được chứ?

(Kít-sinh-gơ và Tổng Bí thư trao đổi riêng)

Nói chung, chúng tôi muốn nói với Tổng Bí thư, chúng tôi thật sự thành tâm muốn ký thoả thuận với các Ngài. Hoàn cảnh của chúng tôi rất khó khăn. Ngài Brê-giơ-nhép: Hy vọng chúng ta có thể đi đến thoả thuận, như vậy sẽ giúp ích cho hoàn cảnh của Pho.

Kít-sinh-gơ: Đây không phải là vấn đề hoàn cảnh Pho mà là chúng ta đã có mục tiêu cụ thể để đánh bại đối thủ cạnh tranh (dùng biện pháp hoà hoãn). Chúng tôi biết ở Ăng-gô-la các Ngài chẳng được gì, chúng tôi cũng chẳng được gì. Chỉ là 8000 người Cu Ba chạy khắp nơi... Các Ngài cũng không muốn để cho dân đang ở khắp nơi chống lại Liên Xô? (Hội đàm kết thúc)

(Sau bữa cơm trưa và gần chiều, Brê-giơ-nhép và Kít-sinh-gơ trở lại đàm phán về vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược nhưng chẳng bao lâu thì nhắc đến Trung Quốc)

Nhà Trắng
CƠ MẬT TỐI CAO. CẤM PHÂN PHÁT.
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

Người tham gia: Brê-giơ-nhép, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Grô-mư-cô, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao; Hăng-ri Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh.

Ngày tháng, thời gian : 5 giờ 02 - 6 giờ 30, chiều thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 1976.

Địa điểm: Phòng làm việc của Brê-giơ-nhép tại Krem-li, Mát-xcơ-va

Chủ đề: Đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược

(Ghi chú: Nguồn từ Bộ Tự do thông tin Bộ Ngoại giao: bản sao NSA)

Brê-giơ-nhép: Trong khi nghỉ, tôi đã đọc một số bản tin, trong đó gồm có người bạn Trung Quốc của các Ngài.

Kít-sinh-gơ: Họ vừa cho các Ngài một chiếc máy bay trực thăng.

Grô-mư-cô: Là của chính chúng tôi

Brê-giơ-nhép: Họ đã thành lập một uỷ ban gồm 107 người cho tang lễ của Chu Ân Lai, trong đó có Mao Trạch Đông. Nhưng ông ta không tham dự lễ tang, cũng không nói một câu nào ủng hộ Chu Ân Lai. Có lẽ ông ta đang ấp ủ một bài thơ tiếp theo.

Kít-sinh-gơ: Chức vụ nguy hiểm nhất trên thế giới chính là ngôi vị thứ hai của Trung Quốc.

Brê-giơ-nhép: Tôi không muốn đàm luận về Trung Quốc.

Kít-sinh-gơ: Nếu Ngài muốn trao đổi với tôi vấn đề nhỏ hơn là hoàn toàn có thể.

Brê-giơ-nhép: Vừa rồi chúng tôi hơi hồ đồ, bây giờ cần tỉnh lại. .

(Để có lợi cho việc giải quyết vấn đề máy bay ném bom Bách-cơ-phai, Kít-sinh-gơ đã nghiêm túc xem xét đề nghị do Brê-giơ-nhép đưa ra, về việc đưa vào Hiệp định những thông tin liên quan. Kít-sinh-gơ cố gắng tạo cơ sở cho tên lửa Crui-giơ. Kít-sinh-gơ và người Liên Xô nhất trí đồng ý loại bỏ tên lửa Crui-giơ phóng từ tàu ngầm vượt quá 600km, mặt khác còn duy trì tổng số máy bay ném bom ALCM và MIRV ở mức 2400 chiếc. Đồng thời sẽ loại bỏ máy bay ném bom ALCM tầm bay trên 2500km.

Kít-sinh-gơ tuyên bố số lượng tên lửa Crui-giơ của họ triển khai kể trên sẽ nhất trí với số lượng tên lửa trên B52, nhằm loại trừ mối lo của người Liên Xô về ALCM trên máy bay ném bom siêu âm B-1. Nhưng người Liên Xô phản đối)

Đô brư-nin: Tốc độ hai loại khác nhau.

Kít-sinh-gơ: Tốc độ không liên quan gì đến tên lửa Crui-giơ. Tên lửa Crui-giơ chậm hơn tốc độ âm thanh, còn máy bay ném bom B-1 là siêu âm. Ngài không muốn cho máy bay nhanh hơn tên lửa Crui-giơ ư?

Grô-mư-cô: Chẳng có gì khác biệt cả. Máy bay ném bom có thể thả bom trong thời gian này.

Kít-sinh-gơ: Nếu nghiên cứu kỹ, Ngài sẽ thấy máy bay ném bom B-1 chỉ bay với tốc độ siêu âm trong một thời gian. Vì vậy thời gian nó tiếp cận địa điểm thả bom chẳng có gì khác biệt cả.

Brê-giơ-nhép: Vậy mà chúng ta bàn đến "tiếp cận địa điểm thả bom" thật khủng khiếp.

Kít-sinh-gơ: Mục tiêu cao nhất của chúng ta chính là ngăn chặn sự việc xảy ra.

(Việc đi đến thoả thuận về hạn chế vũ khí chiến lược vấp phải nhưng trở ngại do bất đồng quan điểm về ALCM và SLCM. Vì vậy Kít-sinh-gơ đề nghị rút lui vấn đề này, cá nhân Pho cũng đã từng tán thành cách làm này. Sau khi đi đến nhất trí trong vấn đề vũ khí mà Oa-sinh-tơn quan tâm nhất,

Kít-sinh-gơ bắt tay vào việc giải quyết vấn đề máy bay ném bom Bách-cơ-phai và tên lửa Crui-giơ phóng từ trên biển, vấn đề mà hai bên đang tranh cãi, mặc dù hai vấn đề không nằm trong cùng một thoả thuận, nhưng đặt chúng vào một chỗ. Cho dù không thể nhận thấy máy bay ném bom Bách-cơ-phai như vấn đề chiến lược, nhưng Kít-sinh-gơ vẫn cho rằng áp dụng một số biện pháp ràng buộc là cần thiết về mặt chính trị.

Kít-sinh-gơ cũng đưa ra lời phê phán nhằm vào trình độ phóng và vận chuyển chiến lược quá cao, hoặc có thể sẽ giảm tổng số của nó từ 2400 xuống 2300 vào năm 1980.

Lúc đầu Brê-giơ-nhép kiên quyết phản đối thay đổi số lượng (Như vậy chẳng khác gì sửa đổi Hiệp định Vla-đi-vô- tốc) ông cũng chẳng thích gì sự "kết hợp tất cả những thứ này", gồm vấn đề máy bay ném bom Bách-cơ-phai vào thoả thuận. Nhưng Brê-giơ-nhép cũng không muốn phủ nhận tất cả).

Brê-giơ-nhép: Trong vấn đề này, có lẽ chúng ta không nên làm nó đi vào ngõ cụt. Làm việc suốt cả ngày như vậy, có lẽ chúng ta đều đã quá mệt.

Kít-sinh-gơ: Lý thuyết của chúng tôi là phải chia vũ khí có tầm bắn ngang nhau thành hai loại.

Grô-mư-cô: Ngài muốn chỉ máy bay ném bom Bách-cơ phai và tên lửa Crui-giơ trên biển?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Grô-mư-cô: Nói tóm lại, Ngài muốn trở về vấn đề máy bay ném bom Bách-cơ-phai và sẽ liệt nó vào vũ khí chiến lược nhưng về nguyên tắc, chúng tôi cho rằng máy bay ném bom Bách-cơ-phai không phải là một loại vũ khí chiến lược.

Kít-sinh-gơ: Nhưng chúng tôi cho rằng tên lửa Crui-giơ 600 km phóng từ biển cũng không nằm trong phạm vi vũ khí chiến lược.

Grô-mư-cô: Tên lửa này và những tên lửa khác có thể phát huy tác dụng như nhau. Ngài biết rõ những vũ khí đó có tầm phóng đến lãnh thổ Liên Xô.

Brê-giơ-nhép: Tôi cho rằng chúng ta nên xem xét kỹ vấn đề đó tôi không muốn cứ giơ tay là biểu thị chống lại.

Kít-sinh-gơ: Rất hay. Nếu không cũng có thể đưa ra đề nghị ngược lại.

(Họ trao đổi ý kiến với nhau. Cô-ni-en-cô đưa cho Brê-giơ-nhép một tờ giấy, có lẽ là thông báo về Hội nghị lần thứ hai. Hai bên đều đang trao đổi. Người Liên Xô trao đổi việc sắp xếp chương trình ngày thứ hai).

Brê-giơ-nhép: Chúng ta có nên tuyên bố tạm nghỉ hay không, nghỉ một lát chứ? Ngài đồng ý không?

Kít-sinh-gơ: Đồng ý. Tôi có thể đi xem qua nhà hát múa Ba lê, không biết hiện nay nó còn tồn tại hay không?

Grô-mư-cô: Ngài đến đó làm gì? So sánh sân khấu vũ Ba lê với máy bay ném bom Bách-cơ-phai ư?

Kít-sinh-gơ: Tôi đến để xem sân khấu lớn đến đâu.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta không dùng phương pháp này, chúng tôi cũng không có phương pháp luận này (ông vẽ một bức tranh). Đây là hình tam giác. Ngài ngồi trong ghế lô có một khoảng cách, ngồi trong dàn nhạc lại có khoảng cách khác. Đây hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí mặt đất (cười to)

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi muốn làm như vậy và tôi sẽ làm như vậy.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta nên gặp lại vào 12 giờ ngày mai.

Kít-sinh-gơ: Tốt lắm

(Hội đàm kết thúc, Quốc vụ khanh và nhân viên tuỳ tùng khác đến thẳng nhà hát Bon-sôi xem buổi biểu diễn dành riêng cho Quốc vụ khanh, cùng đi với đoàn có Đại sứ Đô-brư-nin)

(Vào giờ X ngày hôm đó, có thể là giờ X sau hội đàm Brê-giơ-nhép, Kít-sinh-gơ cảm thấy rất uể oải. Theo yêu cầu của Lầu Năm Góc, Tổng thống Pho đã triệu tập Hội nghị đặc biệt của Uỷ ban An ninh Quốc gia. Bộ trưởng Quốc phòng, Đô đốc Hải quân tối cao và Cục trưởng Cục Quản chế giải trừ quân bị đã truyền đạt mối lo ngại của họ đối với đàm phán Mát-xcơ-va.

Điều tồi tệ hơn là những gì Đô đốc Hải quân tối cao Uy-li-am muốn về tên lửa hoàn toàn ngược lại với những gì Kít-sinh-gơ đang đàm phán. Uỷ ban An ninh Quốc gia đã họp khi ông ta đi đàm phán và điều này đã làm cho Kít-sinh-gơ tức giận. Nhưng sau này Uy-li-am Hi-lát nói lại rằng ông ta đã bị "khuất phục rất kỳ lạ" vì "ông ta ý thức được" vài trò của ông đã khác trước rồi".

Dù việc Pho sắp đặt Kít-sinh-gơ vào vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia có cố ý hay không, nhưng trò chơi xuất phát từ quyền lực của chủ nghĩa quan liêu này đã chứng tỏ địa vị của Kít-sinh-gơ bị "tổn hại".

Tối hôm sau, Kít-sinh-gơ lại tiếp tục đàm phán với người Liên Xô về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược. Cuộc đàm phán bắt đầu từ một câu chuyện vui.

Nhà Trắng
CƠ MẬT TỐI CAO CẤM PHÂN PHÁT
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM.

Người tham gia: Brê-giơ-nhép Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Tiến sĩ Kít-sinh-gơ Quốc vụ khanh. .

Thời gian, ngày tháng: 6 giờ 04 - 9 giờ 42 chiều thứ 5 ngày 22 tháng 1 năm 1976

Địa điểm: Phòng làm việc của Brê-giơ-nhép Điện Klem-li Mát-xcơ-va

Chủ đề: Đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược, vấn đề Ăng-gô-la, đàm phán giải pháp giải trừ quân bị đồng đều với nhau

(Bộ tư do thông tin Bộ Ngoại giao, bản sao NSA)

Brê-giơ-nhép: Tôi cho rằng chúng ta không cần thiết phải đặt vấn đề với nhau, những gì cần xem xét đã quá đủ rồi. Ngài đã chuyển lời thăm hỏi của tôi đến Tổng thống Pho chưa?

Kít-sinh-gơ; Tôi đã chuyển lời thăm hỏi của Ngài vào tối qua. Tôi còn báo cho ông ấy rằng chúng ta trao đổi rất nghiêm túc. Tổng thống còn nhờ tôi hỏi thăm Ngài.

Brê-giơ-nhép: Cám ơn. Có lẽ hôm nay chúng ta sẽ có tiến triển nhanh hơn một chút.

Kít-sinh-gơ: Thế thì rất tốt.

Brê-giơ-nhép: Đây là mấy que diêm. (Ông bật diêm và tỏ ra muốn đốt cháy bản thảo nội dung trao đổi)

Kít-sinh-gơ: Tôi cảm giác Ngài định đưa khẩu đại bác ra.

Brê-giơ-nhép: Có đại bác trong phòng làm việc của tôi ư?

Kít-sinh-gơ: Lần trước Ngài chẳng lấy ra dọa tôi là gì

Brê-giơ-nhép: Chỉ cần Mỹ doạ chúng tôi, thì chúng tôi phải doạ Mỹ. Khẩu đại bác đó hiện nay đã lắp đầu đạn MIRV, trong đó có một quả nhằm vào ngôi nhà của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Vậy tôi phải mang theo con chó của tôi (cười to)

Brê-giơ-nhép: (nhìn vào bản thảo nói chuyện) Các Ngài có một đội quân lớn và số lượng đông đến mức khiến nước người ta kinh ngạc. Tôi không hiểu các Ngài kiếm đâu ra số người đông như vậy, ở Châu Âu còn rất đông.

Kít-sinh-gơ: Nếu tướng lĩnh của các Ngài cũng đem đếm như tướng lĩnh của chúng tôi thì thưa Ngài Tổng Bí thư, con số cũng rất khủng khiếp.

Brê-giơ-nhép: Tổng thống còn nói gì ngoài chuyện thăm hỏi? Tôi biết ông ấy nói những gì, ông ấy sẽ nói: "Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, hãy tiếp tục đi, mọi vấn đề do ông tự quyết định"

Kít-sinh-gơ: (cười) Sợ rằng không được!

Brê-giơ-nhép: Tổng thống thay đổi rồi? Mặc dù hôm qua đã trao đổi vài vấn đề, nhưng còn chưa trao đổi hết. Có lẽ chúng ta nên trao đổi những vấn đề còn chưa bàn tới, sau đó trao đổi tiếp những vấn đề có tính quyết định. Nhưng xét về nguyện vọng của các Ngài, có lẽ chúng ta hãy cứ giải quyết nó trước. Thời gian trước, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ nói ông ấy sợ tôi, nhưng tôi muốn nói là tôi cũng sợ ông ấy. Vì vậy, tôi cho rằng nên cho thêm ông ấy một ít bánh ngọt để ông ấy trở nên hiền lành hơn (ông chuyển một đĩa bánh ngọt sang bên kia), mặt khác còn một yêu cầu: Có thể cho Sô-ne-phe-tơ ngồi lùi xa về phía sau được chứ? (cười)

Kít-sinh-gơ: Xuống dưới gầm bàn.

Brê-giơ-nhép: Vậy thì mất lịch sự quá, ông ấy bình đẳng với chúng ta.

Kít-sinh-gơ: Tôi luôn muốn làm như vậy trong 7 năm qua.

Brê-giơ-nhép: Thời chiến tranh, các chiến sĩ đã tạo ra một thói quen, cầm đồng hồ ra đứng sang bên kia và nói "Không cần xem nữa, chúng ta trao đổi đi?"

Kít-sinh-gơ: Ngài muốn dùng Cô-ni-en-cô đổi lấy Sô-ne-phe-tơ ư?

Brê-giơ-nhép: Không, như vậy không công bằng đối với Cô-ni-en-cô.

Sô-ne-phe-tơ: Sáng nay tôi đến chỗ một bác sĩ nha khoa của các Ngài khám bệnh, Ngài đã mất một dịp may.

Kít-sinh-gơ: Họ đã đặt một chiếc loa vào trong đó, muốn nghe rõ một câu nói của Sô-ne-phe-tơ thì phải cần đến một ê kíp.

Brê-giơ-nhép: Cả Lầu Năm Góc? Tại sao các ông gọi nó là Lầu Năm Góc?

Kít-sinh-gơ: Toà kiến trúc này có 5 mặt.

Brê-giơ-nhép: Có thể cho tôi xem qua đồng hồ của Ngài không? (Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ đưa đồng hồ cho Brê-giơ- nhép)

Grô-mư-cô: Rẻ lắm, rẻ lắm.

Kít-sinh-gơ: Ngài đã cho tôi một chiếc đồng hồ Liên Xô vào thời kỳ ngừng bắn ở Trung Đông (tháng 10 năm 1973).

Brê-giơ-nhép: Tôi đã đeo chiếc đồng hồ điện tử này được vài tháng rồi.

Kít-sinh-gơ: Của Liên Xô sản xuất ư?

Brê-giơ-nhép: Đúng (Brê-giơ-nhép đưa chiếc đồng hồ của ông cho Kít-sinh-gơ). Rất đẹp (trả lại chiếc đồng hồ cho Kít-sinh-gơ).

(Đối với đề nghị mới của Kít-sinh-gơ, Brê-giơ-nhép không đồng ý vấn đề thứ hai, tức vấn đề MIRV. Một máy bay B-1 mang tên lửa Crui-giơ có ngang với ba chiếc máy bay ném bom B-52 được trang bị như nhau hay không. Ông ta coi máy bay Bách-cơ-phai và SLCM là trở ngại chính trong đàm phán và cho rằng, vấn đề máy bay ném bom Bách-cơ-phai là do người Mỹ đặt ra. Brê-giơ-nhép tuyên bố đề nghị cho Bách-cơ-phai và SLCM vào một là "không thể chấp nhận được".

Brê-giơ-nhép còn cam đoan Liên Xô sẽ không coi nó là vũ khí chiến lược và sẽ hạn chế phổ biến nó. Về cơ bản Brê-giơ-nhép vẫn phản đối hạn chế số lượng đối với máy bay ném bom Bách-cơ-phai và gắn nó với tên lửa Crui-giơ phóng từ trên biển. Brê-giơ-nhép kiên trì việc phải liệt tên lửa có tầm bắn 2500km vào diện vũ khí chiến lược. Brê-giơ-nhép còn muốn có thêm những hạn chế đối với SLCM như đối với ALCM.

Brê-giơ-nhép tỏ rõ sự hoài nghi của mình về đề nghị cắt giảm vũ khí chiến lược vào năm 1980 do Kít-sinh-gơ nêu ra, ông cho rằng trong đề nghị không nêu ra sự hạn chế đối với việc phát triển tên lửa Crui-giơ).

Brê-giơ-nhép: ... Chúng tôi cũng cần phát biểu một số quan điểm về việc này. Trong điều kiện bảo lưu quyền chế tạo hàng nghìn hàng vạn vũ khí chiến lược mới, tức tên lửa Crui-giơ, bàn đến chuyện cắt giảm 100 chiếc chỉ là chuyện lừa gạt bản thân và lừa gạt công chúng.

(Cuối cùng thì ý nghĩa chính trị thật sự của việc cắt giảm vũ khí chiến lược đã khiến Brê-giơ-nhép đồng ý đề nghị của Kít-sinh-gơ, thậm chí số lượng còn không dừng lại ở 100. Brê-giơ-nhép kiên trì nói rằng, việc đạt được thoả thuận phụ thuộc vào việc giải quyết trọn vẹn vấn đề tên lửa Crui-giơ.

Mặc dù những cuộc tranh luận về các vấn đề quan trọng như ALCM/SLEM Và máy bay ném bom Bách-cơ-phai vẫn tiếp tục, nhưng Brê-giơ-nhép cho rằng họ đã tìm được một "không gian hiệp thương”. Kít-sinh-gơ cũng bày tỏ rằng "Chúng ta đang dần dần đi đến thống nhất trong nhiều vấn đề”. "Tôi cho rằng chúng ta đã giành được những tiến triển trọng đại trong nhiều vấn đề”. Ngài nói rằng sẽ đưa ra câu trả lời "trong vòng vài tuần" về những ý kiến phản đối)

Brê-giơ-nhép: Chỉ có một yêu cầu chân thành: Đừng nghĩ ra những vấn đề khác nữa. Nếu không, Ngài đi rồi, đột nhiên tôi nhận được điện báo của Oa-sinh-tơn nói về những vấn đề mới. Chúng ta hãy cùng nhau làm những đứa trẻ hoà thuận của thời đại mới?

Kít-sinh-gơ: Hãy trao đổi trong cái khung đã được xác định Chúng tôi sẽ đứng trên lập trường của các Ngài xem xét bản thân mình.

Brê-giơ-nhép: Cho dù nhìn qua kính phóng đại đi nữa thì Ngài vẫn thấy nó là đề nghị tốt. Nếu dùng kính phóng đại của Giắc-xơn và Ri-gân thì sẽ vô cùng tồi tệ.

Kít-sinh-gơ: Tôi rất ít gặp Giắc-xơn, tôi nghĩ rằng trước khi duy trì hoà bình với tôi, Giắc-xơn phải duy trì hoà bình với Ngài trước.

Brê-giơ-nhép: ông ta chỉ cố gắng nói nhiều, cố gắng huy động tiền vốn để phát biểu trên đài phát thanh và đài truyền hình, ông ta muốn đánh bại Pho và đánh bại Ngài.

Kít-sinh-gơ: Hôm qua ông ta còn phát biểu trên truyền hình nói rằng tôi nhượng bộ quá nhiều.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi không đồng ý quan điểm của ông ta, vì chúng tôi đang quan hệ với Mỹ và Chính phủ Mỹ, một Chính phủ Mỹ được nhân dân cả nước Mỹ tín nhiệm. Tôi muốn quan hệ với nhân dân Mỹ không được sao? Ngày mai lại có 10 người khác muốn nói chuyện rồi.

Kít-sinh-gơ: Đã có 12 ứng cử viên. Chúng tôi chỉ mong các Ngài đừng tạo uy tín quốc tế cho họ.

Brê-giơ-nhép: Tôi cho rằng phải đặt một số người vào trong tên lửa.

Kít-sinh-gơ: Tôi cũng nghĩ như vậy. Như tôi đã nói, chúng ta đã giành được một số tiến bộ. Chúng ta sẽ nghiên cứu và xem xét đề nghị của chúng tôi theo như các Ngài nói, chúng tôi sẽ nghiên cứu nghiêm túc.

Brê-giơ-nhép: Rất cảm ơn. Dù tình hình thế nào đi nữa, tôi cũng dám khẳng định, Tổng thống đánh giá rất cao khả năng của ông trong lĩnh vực ngoại giao. Tôi dám khẳng định, việc làm của Ngài có thể tác động đến ông ta. Tôi đã gặp ông nhiều lần như vậy, ông cũng biết tôi không bao giờ cho phép bản thân can thiệp vào công việc nội bộ của nước Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Trừ khi đứng về phía chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Nếu tôi có thể làm như vậy thì tốt quá.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, chúng tôi đã gặp nhau nhiều lần và giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng.

Brê-giơ-nhép: Tôi đã nói ngay từ đầu, con đường chúng ta đã đi qua rất dài. Dù có bao nhiêu đường rẽ và hoàn cảnh gian nan đến đâu, có sự tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo hai nước, chúng ta sẽ duy trì được quan hệ hai nước.

(Brê-giơ-nhép rất lạc quan về cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược, ông nói trước, một khi đạt được thoả thuận, ông sẽ sang thăm Mỹ sau Đại hội Đảng kết thúc một thời gian)

Kít-sinh-gơ: Tôi phát hiện Tổng Bí thư tin chắc mình sẽ được bầu lại trong Đại hội Đảng.

Brê-giơ-nhép: Khó nói lắm.

Kít-sinh-gơ: Ngài phải dạy chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Tôi nói ngay trước mặt cộng sự của tôi, tôi có lòng tin, đảng viên đều ủng hộ tôi.

Grô-mư-cô: Huống chi chúng tôi không có 12 ứng cử viên?

Brê-giơ-nhép: Nhưng khi bắt đầu bỏ phiếu, ông có thể chui vào trong mũ, họ sẽ không trông thấy đâu.

Kít-sinh-gơ: Như vậy nhất định phải có sự trợ giúp về mặt kỹ thuật.

(Kít-sinh-gơ đã thận trọng tách riêng việc kiểm soát vũ khí và tình hình Ăng-gô-la để bàn bạc trong cuộc gặp lần này, ông đã nhắc lại việc phản đối vai trò của người Cu Ba tại Ăng-gô-la sau khi cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược đã có tiến triển rõ rệt. Ông đã mấy lần thử hướng Brê-giơ-nhép vào câu chuyện này, nhưng Brê-giơ-nhép từ chối hợp tác, còn Grô-mư-cô thì kiên quyết không thừa nhận)

Ăng-gô-la

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, Ngài biết đây là gì không? Đây là bản đồ chúng tôi tấn công nước Mỹ (ông chỉ vào tấm bản đồ trên tường bị rèm vải che)

Kít-sinh-gơ: Tất nhiên, bắt đầu từ Ăng-gô-la? (cười phá lên)

Brê-giơ-nhép: Đừng có nhắc đến từ ấy với tôi. Quốc gia ấy không liên quan gì đến chúng tôi. Tôi không được bàn về Quốc gia ấy.

(Sau đó Brê-giơ-nhép không nói chuyện nữa. Grô-mư-cô và Đại sứ Xơ tê trao đổi với Kít-sinh-gơ)

Kít-sinh-gơ: Người Cu Ba đã có mặt tại Ăng-gô-la trước khi người Nam Phi tiến vào nước này. Chúng tôi hỏi các Ngài, nếu người Nam Phi rút hỏi Ăng-gô-la, thì người Cu Ba có rút không?

Grô-mư-cô: Nó không liên quan gì đến chúng tôi. Chúng tôi chỉ cung cấp một số thiết bị cho Chính phủ hợp pháp, chỉ có vậy thôi.

Kít-sinh-gơ: Các Ngài dùng máy bay của các Ngài vận chuyển người Cu Ba, máy bay họ dùng là máy bay của Liên Xô.

Grô-mư-cô: Ngài chỉ máy bay gì? Máy bay vận chuyển trang bị quân sự ư? Chúng tôi chưa hề vận chuyển quân đội.

Đại sứ Xơ tê: Không, trước đây máy bay của Liên Xô vận chuyển người Cu Ba đến Ăng-gô-la.

Grô-mư-cô: (Không trả lời trực tiếp) Người Nam Phi vẫn ở lại đó, họ không hề muốn rút lui.

Kít-sinh-gơ: Người Nam Phi đang trong quá trình rút lui

Grô-mư-cô: Nếu các Ngài tuyên bố công khai, chúng tôi sẽ có thái độ.

Kít-sinh-gơ: Tôi trịnh trọng nói với Ngài rằng, chúng tôi vĩnh viễn không thể chấp nhận 8000 quân ở Ăng-gô-la.

(Hội đàm sắp kết thúc, Kít-sinh-gơ một lần nữa muốn đưa vấn đề Ăng-gô-la lên bàn đàm phán, thậm chí ông ta còn đưa ra một lời đe doạ, nhưng Brê-giơ-nhép vẫn không bị mắc lừa).

HẠN CHẾ VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC
.

Brê-giơ-nhép: Xin hỏi, Ngài có hài lòng về cuộc đàm phán của chúng ta không?

Kít-sinh-gơ: Tôi cảm thấy chúng ta đã có những tiến triển trong đàm phán về vũ khí chiến lược. Ý kiến của Ngài nêu ra hôm nay rất thú vị, còn việc hai bên phối hợp như thế nào thì cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ hơn.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta trao đổi xong chưa?.

Đô-brư-nin: Xong rồi.

Brê-giơ-nhép: Tôi nghĩ việc ấy có thể kết thúc được rồi. Một lần nữa xin nhờ ông chuyển lời chúc tốt đẹp của tôi đến Tổng thống, bày tỏ sự chúc phúc đối với chức trách nặng nề mà Tổng thống gánh vác. Tôi tin chắc rằng, khi Ngài trở về và báo cáo với Tổng thống, nhất định Tổng thống sẽ tán thưởng những cố gắng của chúng ta và những thành quả mang tính xây dựng đã có được qua những cuộc trao đổi.

Kít-sinh-gơ: Ngài yên tâm, tôi sẽ báo cáo. Chúng ta đã có những tiến triển mang tính quyết định, phía Ngài đã có những cố gắng lớn. Chúng ta nhất định sẽ đạt được thoả thuận mang tính lịch sử nếu chúng ta tiếp tục cố gắng.
Ăng-gô-la

Tôi cần nói về một việc. Tôi không muốn các Ngài hiểu nhầm việc này. Ngài nói Ngài không muốn trao đổi câu chuyện (Ăng-gô-la) ngoài khuôn khổ. Còn chúng tôi không muốn nhìn thấy sự gia tăng của quân số Cu Ba ở Ăng-gô-la. Chúng ta phải có biện pháp về tình hình ấy.

Brê-giơ-nhép: Đây là vấn đề ngoại giao, Ngài trao đổi với Grô-mư-cô!

Trên thực tế, chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra biện pháp giải quyết sự kiện Ăng-gô-la cho phía Mỹ và Tổng thống. Tuy nhiên, qua những tuyên bố gần đây của các Ngài đối với Đại sứ của chúng tôi cho thấy, phía Mỹ vẫn tiếp tục xuyên tạc lập trường của chúng tôi, vẫn tiếp tục tìm kiếm quyền lực can thiệp việc Liên Xô và những nước khác giúp đỡ Chính phủ hợp pháp của Ăng-gô-la chống lại sự xâm lược của nước ngoài và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nam Phi.

Ở đó không có quân đội Liên Xô. Chúng tôi chỉ bán cho họ vài chiếc xe tăng. Chúng tôi chỉ có một vai trò như vậy ở đó, chỉ có vậy thôi.

Kít-sinh-gơ: Hai tuần trước chúng tôi đã nêu một vấn đề đến nay các Ngài còn chưa trả lời.

Grô-mư-cô: 9 giờ 30 sáng mai chúng ta bàn tiếp, lúc đó Ngài đã ngủ dậy rồi chứ?

Kít-sinh-gơ: Tất nhiên. Khi tôi hội đàm với Thủ tướng Ý, không một lần nào ông ta tỉnh ngủ trừ phi chúng ta toàn nói chuyện đàn bà (cười phá lên)

Brê-gịơ-nhép: Tôi tin rằng Tổng thống sẽ hiểu được ý nghĩa chuyến thăm của tôi.

Brê-gịơ-nhép: Tôi tin rằng Tổng thống sẽ hiểu được ý nghĩa chuyến thăm của tôi.

Kít-sinh-gơ: Đột nhiên, chúng tôi phải cho giới báo chí một thái độ rõ ràng.

Brê-giơ-nhép: Tôi đoán ngày mai Ngài sẽ nói những gì với giới báo chí.

Kít-sinh-gơ: Vâng. Như tôi đã nói với Ngài, chúng ta đã trao đổi làm sáng tỏ vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược và có những tiến triển nhất định trong lĩnh vực quan trọng này. Một số chủ đề mới đáng quan tâm do Tổng Bí thư nêu ra, chúng ta sẽ trao đổi sâu hơn ở Oa-sinh-tơn. Một số vấn đề đã thống nhất sơ bộ trên nguyên tắc sẽ chuyển đến Giơ-ne-vơ để trao đổi. Chỉ có vậy. 

(Khi nói về những chuyện này, Quốc vụ khanh đưa cho Tổng Bí thư một tập ảnh do Đa-vit Ka-na-li chụp cho ông khi ở Hen-xin-ki, Ka-na-li hy vọng có được chữ ký của Brê-giơ-nhép. Brê-giơ-nhép đột nhiên đứng dậy và đi vào phòng trong sau khi xem xong tập ảnh. Đại sứ Đô-brư-nin giải thích rằng Brê-giơ-nhép không thích những tấm ảnh chụp trộm, ông phải đi tìm một bức khá hơn)

(Su khốt-lép đọc phần nội dung trao đổi ý kiến "có lợi” và đàm phán tiến hành "trong không khí chính thức và mang tính xây dựng". Kít-sinh-gơ muốn để cho Sô-ne-phe-tơ thêm vào vài câu)

(Brê-giơ-nhép trở lại với những tấm ảnh chính thức của ông và hai chiếc đồng hồ tặng cho Sô-ne-phe-tơ)

Kít-sinh-gơ: (nhìn vào chiếc đồng hồ cho Sô-ne-phe-tơ) Nếu bánh răng không quay sẽ dừng lại.

Brê-giơ-nhép: Tấm ảnh này khá lắm.

Kít-sinh-gơ: Rất cảm ơn.

Brê-giơ-nhép: Tôi cho rằng không nên có những bóng mây trong thành tựu mà chúng ta đã giành được. Điều này bất lợi cho cả hai bên, không đáp ứng lợi ích của Liên Xô và của Mỹ.

(Ông trình bày cách điều chỉnh đồng hồ cho Sô-ne-phe-tơ).

Tôi đảm bảo nó chạy rất chính xác.

Kít-sinh-gơ: Tôi biết nó có thể phát tín hiệu. Nó còn nhận được tín hiệu không? (cười phá lên) Giữa bánh răng Liên Xô và đồng hồ Liên Xô ...

Brê-giơ-nhép: Đây chỉ là chiếc đồng hồ!

Được rồi, cảm ơn Ngài, hai hôm nay thật không dễ dàng chút nào.

Kít-sinh-gơ: Cảm ơn Ngài đã dành cho chúng tôi hai ngày trong chương trình làm việc của Ngài. Để bố trí thời gian cho cuộc gặp, chương trình hàng ngày của Ngài đã có những thay đổi lớn.

Brê-giơ-nhép: Chuyện bình thường. Điều quan trọng nhất là đối xử chân thành với nhau.

Kít-sinh-gơ: Ngài nói rất đúng (hội đàm kết thúc)

Lời dẫn

Trong cuộc gặp sáng hôm sau, Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô đã bàn lại mấy vấn đề nóng bỏng trong quan hệ Mỹ Xô như vấn đề Trung Đông, Ăng-gô-la, Trung Quốc và Nhật Bản. Grô-mư-cô không hề nhắc đến sự kiện Ăng-gô-la. Cuộc trao đổi giữa họ cho thấy, mặc dù sự hoà hoãn trong quan hệ quốc tế đã đi vào "đường một làn xe" như Ri-gân tuyên bố, nhưng nhìn chung trong lĩnh vực then chốt liên quan đến lợi ích của phương Tây như vấn đề Đông Á và Trung Đông, vai trò của Liên Xô không lớn.

Trong cuộc khủng hoảng Ả-rập - Ít-xra-en, thành tựu mới của chính sách ngoại giao con thoi Kít-sinh-gơ dành được là đạt được Hiệp định thứ hai cho sự kiện Si-nai. Điều này liên quan đến nhiều vấn đề như giải trừ quân bị của Ít-xra-en, vai trò kinh tế của Mỹ trong Hiệp định và viện trợ kinh tế giá trị hàng trăm triệu cho Ít-xra-en, v.v...

Mỹ cũng tỏ thái độ rằng, Mỹ chỉ công nhận Tổ chức giải phóng Pa-le-stin và đàm phán với PLO (Tổ chức Giải phóng Pa-le-stin) khi PLO công nhận Ít-xra-en. Hiệp định này đã nhanh chóng gây ra sự bất hoà trong thế giới Ai-cập (Tổng thống Xi-ri A-xát lên án Tổng thống Ai-cập Xa-đát đã khuất phục Ít-xra-en), đồng thời cũng xuất hiện thành quả mới, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Xô, Liên Xô cam kết công nhận Pa-le-stin. Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng bắt đầu thảo luận khủng hoảng Ả-rập - Ít-xra-en vào ngày 12 tháng 1 năm 1976.

Trong tình hình này, Kít-sinh-gơ kiên trì nói với Grô-mư-cô rằng, có thể họp lại Hội nghị Giơ-ne-vơ nếu PLO công nhận Ít-xra-en. Grô-mư-cô tỏ ra khó chấp nhận việc này và nói lại rằng, chí ít Ít-xra-en và PLO phải đồng thời chủ động bày tỏ thái độ.

Cuộc trao đổi đã bộc lộ những điểm mù quáng của Kít-sinh-gơ trong vấn đề Pa-le-stin: ông ta không giải quyết trực tiếp vấn đề bằng cách khuyên bảo Ít-xra-en áp dụng phương thức linh hoạt, ngược lại hy vọng tìm cách làm cho tiếng nói của Pa-le-stin yếu đi và kỳ vọng xuất hiện biện pháp giải quyết ổn thoả hơn. Mặt khác, ông ta còn gạt Liên Xô ra khỏi tiến trình hoà bình nhằm duy trì ưu thế đặc biệt của Mỹ.

Grô-mư-cô giới thiệu vắn tắt cuộc gặp giữa ông và các nhà lãnh đạo Nhật Bản tại Tô-ky-ô và có lẽ Kít-sinh-gơ đã nhận được chút ít an ủi qua việc này. Tháng 12, Grô-mư-cô gặp Thủ tướng Nhật Ta-kei Mi-ki, mục đích nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ hai bên, đồng thời cũng muốn ngăn cản Nhật Bản công nhận thêm điều khoản chống bá quyền khi ký kết Hiệp ước hoà bình hữu nghị với Trung Quốc. Lúc đó Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán. Tuy nhiên cuộc trao đổi giữa Liên Xô và Trung Quốc không đạt được kết quả vì Liên Xô từ chối tiến hành đàm phán về vấn đề "lãnh thổ phương bắc" do Nhật Bản nêu ra.

Ngày 13 tháng 1, Thủ tướng Ta-kei Mi-ki bày tỏ "khuynh hướng thân Bắc Kinh rõ ràng hơn” và ông tuyên bố ủng hộ việc đưa thêm điều khoản chống bá quyền trong Hiệp ước. Như Hát-man đã báo cáo với Kít-sinh-gơ, tình hình phát triển này "khiến Brê-giơ-nhép cảnh giác sự đe doạ vũ lực tiềm tàng từ phía châu Á"

Tình hình Trung Quốc rất phức tạp. Nhưng cuộc trao đổi giữa Brê-giơ-nhép và Grô-mư-cô cho thấy, tình hình vẫn có lợi cho phía Mỹ. Cố vấn của Kít-sinh-gơ nói với ông rằng, Liên Xô coi Trung Quốc là mối "đe doạ chính lâu dài" và từ chối cải thiện quan hệ với Trung Quốc, tình trạng này đang dần dần phá hoại cán cân trong quan hệ Trung-Mỹ.

Mặt khác, việc Chu Ân Lai qua đời và Mao Trạch Đông sắp đi xa cũng nói lên "khả năng sản sinh những ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ Trung-Mỹ sẽ lớn hơn" ở các nhà lãnh đạo kế nhiệm của Trung Quốc, thậm chí khiến quan hệ Trung-Mỹ còn tồi tệ hơn quan hệ Xô Trung hiện nay.

Tuy nhiên, cuộc đối thoại Trung-Nhật và ý kiến cá nhân của Kít-sinh-gơ tán thành việc Anh bán động cơ máy bay cho Trung Quốc, đã đặt nền móng cho Trung Quốc tiếp cận kỹ thuật quân sự tiên tiến của phương Tây và chứng tỏ cho Liên Xô rằng, Trung Quốc có lòng tin đuổi kịp đối thủ cạnh tranh của họ.

CƠ MẬT TỐI CAO. CẤM PHÂN PHÁT.
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

Người tham gia :

Về phía Liên Xô.

Grô-mư-cô, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô.

Kun-ni-sốp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Cô-ni-en-cô Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Đô-brư-nin, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ.

Mắc-khơ-rốp, trưởng đoàn Đoàn Cố vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Com-phai-tô, Giám đốc điều hành Vụ vấn đề Mỹ, Bộ Ngoại giao.

Xô-khô-lép Giám đốc Sở nghiên cứu khủng hoảng Ảrập, Ít-xra-en, Bộ Ngoại giao.

Xu khô-đlép: Cố vấn Vụ Châu Âu 2, Bộ Ngoại giao.

Về phía Mỹ:

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh;

Ca-tơ Xô-tê, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô

Sô-ne-phe-tơ, Cố vấn Bộ Ngoại giao;

Uy-li-am Hi-lát, Phó trợ lý Cục trưởng Cục Bảo mật quốc gia;

Pit-tơ Rô-đơ-man, thành viên Hội đồng An ninh quốc gia.

Ngày tháng thời gian: 9giờ34 – 11giờ45 sáng thứ 6 ngày 23-1-1976

Chủ đề. Khủng hoảng Ả-rập, Ít-xra-en, Ăng-gô-la. Nhật Bản, Trung Quốc hạn chế vũ khí huỷ diệt quy mô lớn, đàm phán PNE.

(Ghi chú: Bộ Tự do thông tin Bộ Ngoại giao: bản sao NSA)

Grô-mư-cô: Chúng ta hãy cứ bàn về khủng hoảng Ả-rập, Ít-xra-en đã, vì đến nay còn chưa trao đổi vấn đề này, còn vấn đề Ăng-gô-la đã trao đổi rồi. Trừ phi Ngài không còn gì để nói về vấn đề Ả-rập - Ít-xra-en, vậy...

Kít-sinh-gơ: Tôi có chuyện phải nói. Nhưng muốn Tôi chỉ vấn đề Ăng-gô-la, nhà lãnh đạo cao cấp của các Ngài có khuynh hướng không muốn trả lời, đây là tình huống mới xuất hiện trong quan hệ hai nước chúng ta.

Grô-mư-cô: Ngài có đề nghị gì? Kít-sinh-gơ: Ngài đề nghị bàn về khủng hoảng Ả-rập – Ít-xra-en, tôi đề nghị bàn Ăng-gô-la, chúng ta có thể trung hòa, trao đối qua vấn đề hoà bình và thử vũ khí hạt nhân (cười phá lên)

Grô-mư-cô: Được? vậy ta trao đổi khủng hoảng Ả-rập – Ít-xra-en trước. Tôi chỉ muốn bày tỏ lập trường của chúng tôi trong vấn đề Ăng-gô-la, chúng tôi còn muốn nghe câu trả lời về một số vấn đề.

Grô-mư-cô: Ngài đã nói rồi. (người phục vụ mang cà phê và điểm tâm đến) Khó mà trao đổi các vấn đề như khủng hoảng Ả-rập - Ít-xra-en, Ăng-gô-la và hoà bình về thử vũ khí hạt nhân khi không có cà phê. Khủng hoảng A-rập Ít-xra-en

(Kít-sinh-gơ chủ trương phải họp lại Hội nghị Gơ-ne-vơ sau khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc kết thúc cuộc trao đổi về khủng hoảng Ả-rập Ít-xra-en, nhưng không cần đợi đến khi Pa-le-stin tìm được "tư cách" tham gia Hội nghị này dù nó có mang tính chất dự bị hay không. Kít-sinh-gơ phản đối Pa-le-stin tham gia Hội nghị ngay từ đầu)

Grô-mư-cô: Đồi với các Ngài, hiện nay không thể tham gia hội đàm đa phương với sự có mặt của Pa-le-stin, còn đối với chúng tôi và một số nước khác, không thể tham gia hội đàm đa phương trong tình hình vắng mặt Pa-le-stin.

Tất nhiên, có thể chấp nhận khi tất cả các bên đều nhất trí và đồng ý triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ. Hội nghị có thể tổ chức trong tình hình vắng mặt Pa-le-stin. Trên thực tế, Pa-le-stin có thể tham gia thảo luận ngay khi Hội nghị bắt đầu. Tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng sự nhất trí của các bên tất nhiên là cần thiết, nhưng cũng phải trao đổi qua với Pa-le-stin.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cho rằng điều kiện còn chưa chín muồi. Chúng tôi đã từng nói chúng tôi không thể để Ít-xra-en di đàm phán với một chính đảng chưa được công nhận. Mặt khác cũng không phù hợp nghị quyết số 242 và 338

Grô-mư-cô: Chúng tôi biết lập trường của Ít-xra-en trong sự kiện này, chúng tôi cũng biết Mỹ ủng hộ lập trường của họ. Nhưng dù sao Ít-xra-en vẫn chưa hề có thái độ rõ ràng trong vấn đề đảm bảo quyền lực hợp pháp của Pa-le-stin, đặc biệt là đối với yêu cầu hợp pháp của Pa-le-stin về thành lập một nhà nước nhân dân của riêng họ. Trong tình hình này, Ít-xra-en làm sao có thể yêu cầu họ công nhận Ít-xra-en được. Nếu Ít-xra-en muốn thấy Pa-le- stin có lập trường như họ mong muốn, thì nhất định Ít-xra-en phải có sự thay đổi như tôi đã nói.

Không còn nghi ngờ gì, việc quyết định ai sẽ có bước thay đổi đầu tiên là rất khó, ai sẽ nói "A”. Khi đã sắp xếp được một bên nói "A” thì phía bên kia dễ dàng nói "B". Đây chính là mục đích của ngoại giao. Khi vấn đề thực chất được giải quyết thì những vấn đề khác trở nên thứ yếu. Chúng tôi có một không gian đầy đủ để trí tưởng tượng tự do bay bổng. Có lẽ Ngài còn nhớ tôi đã từng nói với Ngài những điều này khi ở Mỹ. Trên thực tế, với Ngoại trưởng Ít-xra-en A-lơn, tôi cũng nói như vậy.

Kít-sinh-gơ: Tôi ở đây không phải để nói thay cho Ít-xra-en. Trong một số vấn đề, quan điểm của chúng tôi nhất trí với họ, nhưng cũng bất đồng quan điểm một số vấn đề. Bất kỳ tiến triển nào đều phụ thuộc vào tác động của Mỹ đối với Ít-xra-en. Đúng vậy. Chúng tôi đang chuẩn bị làm như vậy. Mỹ xin nhắc lại, chỉ giải quyết vấn đề Pa-le-stin sau khi Pa-le-stin đã thừa nhận Ít-xra-en và Nghị quyết số 242 và 338 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó Mỹ sẽ đưa ra chính sách tương ứng nếu Pa-le-stin làm được điều này.

Grô-mư-cô: Nhưng Pa-le-stin nêu rõ, họ chỉ làm như vậy khi nào Ít-xra-en đã công nhận quyền hợp pháp của họ, đặc biệt là quyền thành lập một nhà nước nhân dân Pa-le-stin độc lập. Chúng tôi hiểu rất rõ điều này. Không hiểu các Ngài có rõ hay không, còn chúng tôi thì biết rõ. Tất nhiên, vấn đề tôi vừa nêu, rốt cuộc ai sẽ nói "A” trước; là trở ngại đối với việc chúng ta muốn có tiến triển. Vì vậy tôi mới hỏi mục đích của ngoại giao là gì? Nếu ngay cả vấn đề ai nói "A” cũng không thể giải quyết được thì xin cho biết, Mục đích của ngoại giao là gì?

Kít-sinh-gơ: Đây là đề nghị của tôi. Pa-le-stin phải nói "A”.

Grô-mư-cô: Vấn đề phải được giải quyết với điều kiện uy tín của hai bên không bị tổn hại. Nếu chỉ có một trở ngại, Mỹ và Liên Xô sẽ có thể sắp xếp để hai bên cùng nói "A". Tất nhiên cũng không thể có những trở ngại hoàn toàn không thể khắc phục

(Cô-ni-en-cô đưa cho Grô-mư-cô một bài phát biểu).

Kít-sinh-gơ: Cô-ni-en-cô lại gây rắc rối ư?

Cô-ni-en-cô: Dùng hai "A” thay cho một "A” và một "B"

Kít-sinh-gơ: Tôi đã nói mà, nếu ngài hiểu bóng đá kiểu Mỹ thì chúng ta sẽ dùng Sô-ne-phe-tơ để đổi lấy Cô-ni-en-cô.

Grô-mư-cô: Hai "A".

Kít-sinh-gơ: Hai vấn đề này là những vấn đề độc lập với nhau, một là vấn đề thái độ của Ít-xra-en đối với Pa-le-stin, một là vấn đề của Mỹ đối với Pa-le-stin. Thái độ của Ít-xra-en đối với Pa-le-stin tụt hậu so với thái độ của Mỹ đối với Pa-le-stin là không thể tránh khỏi trong tình hình nội bộ phức tạp của họ. Tất nhiên tình hình trong nước của chúng tôi không phức tạp. Bản thân sự tồn tại của Pa-le-stin chính là một sự thật quan trọng dù Pa-le-stin không chịu công nhận Ít-xra-en trong thời gian dài. Nhưng tôi vẫn luôn luôn nhấn mạnh, Mỹ không coi nhẹ tuyên bố của Pa-le-stin.

(Kết quả trao đổi không đạt được thoả thuận gì ngoại trừ việc Mỹ-Xô cần phải có sự "ngăn chặn” tại khu vực này).
Ăng-gô-la

Kít-sinh-gơ: Bây giờ tôi muốn trình bày quan điểm của chúng tôi về vấn đề Ăng-gô-la, chúng tôi biết Liên Xô luôn luôn ủng hộ MPLA, chúng tôi cũng biết một số sự việc của Ăng-gô-la có nguồn gốc lịch sử của nó và những nguyên nhân khác có thể hiểu được. Trong những tháng qua, chúng tôi luôn kêu gọi sự chú ý của Chính phủ Liên Xô đối với những vấn đề chúng tôi quan tâm và đã cố gắng nhiều lần nhằm ngăn cản sự can thiệp của nước ngoài. Thậm chí chúng tôi còn nói phải lôi kéo quân đội khác rút quân thông qua tác động của việc quân đội Nam Phi rút quân.

Nhưng sự thật trước mắt chúng tôi là: Vẫn chưa có câu trả lời sau vài tháng trôi qua.

Chúng tôi không thể chấp nhận đội quân viễn chinh 10000 người do máy bay Liên Xô đưa đến và trang bị quân sự của họ cũng do Liên Xô cung cấp. Vì vậy chúng tôi phải ra tuyên bố phản đối. Điều đáng buồn là, số người chủ trương áp dụng chính sách hoà hoãn đối với Liên Xô trước đây trong chúng tôi, đã chuyển sang lập trường công kích chính sách này ngày một đông.

Chúng tôi cho rằng phải có biện pháp về vấn đề này nhằm tránh gây ra những tổn thất không sao hàn gắn nổi trong thời gian tới. Chúng tôi đã đưa ra những đề nghị cụ thể trong mấy tuần qua. Đây là thái độ của chúng tôi và chúng tôi không thể từ bỏ.

Grô-mư-cô: Đầu tiên tôi muốn nói về những nguyên tắc cơ bản nhất của phía chúng tôi trong vấn đề Ăng-gô-la. Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đã trình bày rõ với Ngài khi Ngài mới đến đất nước này.

Bình luận của các Ngài về Cu Ba và dù Cu Ba có những hành động gì, tôi đều không muốn bàn luận. Chính phủ Cu Ba không uỷ quyền cho chúng tôi nói thay cho họ. Nhưng chúng tôi biết đích xác viện trợ cho Ăng-gô-la theo yêu cầu của Chính phủ hợp pháp Ăng-gô-la, điều chúng tôi nói nhất định khác với điều Mỹ nói, đó là việc giữa Cu Ba và Chính phủ hợp pháp Ăng-gô-la.

Vừa rồi là nói về Cu Ba. Còn về Liên Xô, sẽ nói như thế nào?.

Đầu tiên, chúng tôi chú ý đến, không phải chỉ có Liên Xô phần lớn các Quốc gia đều chú ý đến, Ăng-gô-la đã trở thành vật hy sinh của
sự can thiệp của nước ngoài đã từ lâu Quân đội của Chính phủ Nam Phi tiến vào Ăng-gô-la chẳng phải là một minh chứng rõ ràng hay sao? Có người muốn nhắm mắt lờ đi, nhưng thực tế chúng tôi đã nhìn thấy và những người khác cũng nhìn thấy vì sự việc thật sự đã xảy ra. Còn có người nói họ đang trong quá trình rút lui. Nhưng nếu báo cáo mà chúng tôi đọc hàng ngày đều nói rằng quân số Nam Phi đang tăng lên, vậy thì sự thật này nên giải thích thế nào?

Vì vậy việc thứ nhất là miệng nói phải loại trừ thế lực can thiệp bên ngoài, nhưng sự thật là Nam Phi đang xâm lược Ăng-gô-la.

Đây là điều thứ nhất. Còn điều thứ hai.

Liên Xô ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của MPLA nhằm giành lại độc lập dân tộc. Về điểm này chúng tôi tuyệt đối không giữ bí mật và đã nói công khai. Sau khi giải phóng, chúng tôi đã lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ hợp pháp mới thành lập. Chúng tôi coi Ăng-gô-la là một quốc gia độc lập có chủ quyền trên cơ sở Chính phủ và hành động thực tiễn phù hợp. Trước đây Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đã nói với các ngài số lượng vũ khí bán đi tôi cảm thấy như muối bỏ bể. Tiện thể xin nói, nhiều thông tin cho thấy, Mỹ chưa hề ngừng cung cấp tiền bạc cho bọn ly khai Ăng-gô-la. Bọn ly khai có kẻ đứng sau rất mạnh. Mọi người đều biết, Mỹ viện trợ cho chúng rất nhiều.

Điểm thứ ba, nếu tồn tại một ấn tượng: Ngoài việc liên minh với một số quốc gia tiến hành đối thoại tiếp xúc với Ăng-gô-la và ngăn cản bất cứ hình thức xâm lược, Liên Xô không việc gì phải làm và cũng chẳng làm gì cả thì quan điểm này thật là sai lầm. Chúng tôi chưa hề tỏ thái độ tán thành hoặc phản đối những cuộc tiếp xúc và hội đàm đó. Chúng tôi cho rằng đó là việc riêng của Chính phủ Ăng-gô-la có chủ quyền.

Đây chính là câu trả lời cho cái gọi là đề nghị của Ngài. Liên Xô đã đưa ra ý kiến phản đối vấn đề này chưa? Tất nhiên là không.

Điểm thứ tư, cũng là quan điểm cuối cùng là:

Sự tiến triển có thể xuất hiện ở Ăng-gô-la ngược lại sẽ dẫn đến tác động xấu đến quan hệ Mỹ-Xô như ông ám thị. Nếu Mỹ thật sự muốn làm như vậy thì ắt sẽ bất lợi cho những thành quả đã đạt được, sẽ vượt qua những lo lắng hoặc tình hình xuất hiện tạm thời ở Ăng-gô-la. Vì vậy khách quan mà nói, không có lý do gì việc xảy ra ở Ăng-gô-la lại tác động xấu đến quan hệ Xô-Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Thưa Ngài Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi có mấy ý kiến.

Điều Ngài nói Mỹ ủng hộ bọn ly khai Ăng-gô-la không phải là sự thật. Mỹ chỉ cung cấp viện trợ quân sự cho đội quân đó sau khi Liên Xô đã viện trợ rất nhiều cho MPLA. Kỳ thực Mỹ đã từ bỏ nhiều cơ hội có thể cung cấp viện trợ vào năm 1974, vì chúng tôi không muốn có quá nhiều thế lực chống đối ở châu Phi. Thậm chí chúng tôi còn đề nghị các Ngài đừng nhúng tay vào Ăng-gô-la khi Liên Xô đã bắt đầu cung cấp viện trợ.

Không phải chúng tôi chống lại MPLA, chỉ vì chúng tôi không thể thừa nhận một Chính phủ chưa được nửa số quốc gia châu Phi công nhận và có tác động chống lại nghị quyết của Tổ chức Thống nhất châu Phi là một Chính phủ hợp pháp.

Vì vậy chúng tôi cho rằng có nhiều cơ hội có thể thực hiện trách nhiệm của chúng tôi đối với việc loại trừ chạy đua vũ trang quy mô lớn. Chúng tôi sử dụng ảnh hưởng của mình để quân đội Nam Phi rút quân. Chúng tôi chỉ cần quân đội nước ngoài khác cũng cam kết rút quân.

Trong một tuần, máy bay của Liên Xô đã 20 lần bay từ Cu Ba sang Ăng-gô-la. Chính phủ Liên Xô luôn nói điều này chẳng liên quan gì đến Liên Xô và chẳng có tác dụng gì cả. Vậy Liên Xô nghĩ sao nếu Mỹ đưa quân đội của mình đến nước khác?

Vì vậy vấn đề chính là nhiều sự thật trái với nguyên tắc mà chúng ta ký hồi tháng 6 năm 1972.

Mặt khác, bình luận của Bộ trưởng Ngoại giao không chú ý đến tình hình trong nước Mỹ là nguyên nhân xảy ra những bi kịch này. Ở trong nước, thông qua công kích vấn đề này, những người bảo thủ tìm đủ mọi cách để phá hoại chính sách của chúng tôi, chúng tôi không có cách nào để phản bác lại việc này. Thậm tệ hơn là họ phản đối làm như vậy ở Ăng-gô-la và đề nghị không cần phải nhằm vào Ăng-gô-la, ngược lại nên có hành động trực tiếp đối với Liên Xô.

Điều đáng buồn là Liên Xô chẳng được gì ở Ăng-gô-la và chúng tôi cũng vậy, chẳng được gì ở Ăng-gô-la. Với tư cách là người bảo vệ quan hệ Mỹ-Xô, tôi mới nói như vậy.

Grô-mư-cô: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trong đó: Liên Xô không muốn được gì ở Ăng-gô-la và cũng không theo đuổi một cách phiến diện điều gì. Chúng tôi chỉ muốn nhìn thấy Ăng-gô-la trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền, chỉ có vậy thôi...

Kít-sinh-gơ: Họ khó mà giành được độc lập và chủ quyền nếu ở đó còn 10000 quân đội nước ngoài. Đối mặt với 8000 quân đội Bồ Đào Nha là một cuộc chiến tranh du kích, tôi sẽ không cảm thấy lạ nếu nói rằng đối mặt với 10000 quân đội Cu Ba là một cuộc chiến tranh lâu dài.

Grô-mư-cô: Đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền, tôi cảm thấy việc khó xử lý nhất là trong nước có những hoạt động chống Chính phủ hợp pháp do quân xâm lược có trang bị tốt tiến hành. Đây thật sự là những khó khăn cho một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ngài nói chúng tôi chưa trả lời đề nghị của Ngài. Tôi chưa rõ điểm này. Chung quy Ngài muốn câu trả lời như thế nào? Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đã đưa ra tuyên bố và trả lời. Ngài còn muốn nghe thêm điều gì nữa?

Kít-sinh-gơ: Nếu quân đội Nam Phi rút lui, vấn đề quân đội Cu Ba sẽ được giải quyết bằng "phương thức tự nhiên" đây là điểm cuối cùng chúng tôi biết được qua Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép. Chúng tôi muốn biết ý của cái gọi là "phương thức tự nhiên" của các Ngài là gì, nó sẽ tiến hành như thế nào. Nhưng đã hơn hai tuần, các Ngài vẫn chưa cho chúng tôi câu trả lời.

Grô-mư-cô: Tôi đã nói ngay từ đầu, chúng tôi không thể đại diện cho Cu Ba để nói chuyện, chúng tôi cũng không có quyền nói thay họ. Vì vậy câu hỏi của Ngài là một vấn đề mang tính giả thiết, sẽ xảy ra điều gì nếu Cu Ba rút quân. Tôi không có gì để nói về việc này. Còn việc rút lui của quân đội Nam Phi, khả năng Chính phủ hợp pháp của Ăng-gô-la sẽ là người đầu tiên đưa ra phản ứng quan trọng. Nhưng đây chỉ là giả thiết vì quân đội Nam Phi đâu có rút.

Kít-sinh-gơ: Qua Tổng Bí thư chúng tôi được biết, những vấn đề khác sẽ được giải quyết bằng "phương thức tự nhiên" nếu Nam Phi rút quân. Xin hỏi rốt cuộc đây là ý gì?

Grô-mư-cô: Chính là ý như vậy. Nhưng việc Ngài trao đổi bây giờ thuần tuý chỉ là một vấn đề giả thiết. Nam Phi đâu có rút quân.

Kít-sinh-gơ: Tôi muốn hỏi là sẽ xảy ra chuyện gì nếu Nam Phi rút quân. Rất rõ ràng, nhất định quân đội Nam Phi đâu có rút quân trước.

Grô-mư-cô: Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Ăng-gô-la sẽ đưa ra phản ứng sau khi Nam Phi rút quân. Liên Xô không phải là Chính phủ của các nước Cộng hoà nhân dân Ăng-gô-la. Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc như Ngài Tổng Bí thư nói ngay từ đầu. Trong vấn đề đó, những gì cần nói tôi đã nói hết, tiếp theo chỉ có thể nhắc đi nhắc lại những gì tôi vừa nói.

Kít-sinh-gơ: Tôi muốn nói hai việc: Chính phủ Cu Ba hoàn toàn ỷ lại vào Liên Xô, hoàn toàn ỷ lại viện trợ hậu cần của Liên Xô, nếu chúng tôi bỏ qua Liên Xô, trực tiếp giải quyết việc này với Cu Ba thì các Ngài sẽ không nói như vậy. Mặt khác, các Ngài không thể nói chẳng khác nhau là bao khi can thiệp của Cu Ba có chấm dứt hay không, họ được máy bay và tàu thuỷ của Liên Xô đưa sang bên đó. Huống chi là tình hình này đến nay vẫn chưa chấm dứt, chúng ta cũng không nên nói như vậy. Thật đáng tiếc, nhiều cơ hội có thể giúp hai bên giải quyết vấn đề này xuất phát từ lợi ích lâu dài đã bị bỏ qua.

Grô-mư-cô: Thật đáng tiếc Ngài đã rút ra một kết luận như vậy. Không có gì phải bổ xung vào tuyên bố của phía chúng tôi. Những tuyên bố này đại diện cho quan điểm của chúng tôi, nhưng khác với lý giải của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Cuối cùng thì sự việc không ai giải thích nổi đã gây ra những hậu quả to lớn, sự việc này không phải lần đầu xảy ra trong lịch sử.

Grô-mư-cô: Chúng tôi cho rằng không ai có thể hiểu lập trường và quan điểm của chúng tôi ngoài bản thân chúng tôi. Thử lý giải hành vi của nó bằng phương thức sai lầm bất kỳ khi nào cũng chỉ có thể khiến người ta cảm thấy đáng tiếc.

Sau khi trở về Mỹ, nếu Ngài thổi phồng vấn đề này và làm cho nó xấu đi, thì chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm gì về những hậu quả mà nó gây ra, trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. Tôi cho rằng như thế sẽ bất lợi cho tình hình trên toàn thế giới.

Kít-sinh-gơ: Được, tôi cũng đã trình bày quan điểm của tôi, tôi cho rằng không cần thiết phải nhắc lại.

Grô-mư-cô: Vậy thì tốt, chúng ta trao đổi vấn đề tiếp theo.

Kít-sinh-gơ: Vấn đề vừa rồi do tôi nêu ra, tiếp theo là Ngài.

NHẬT BẢN

Grô-mư-cô: Vấn đề Viễn Đông được chứ? Quan điểm và ý kiến của các Ngài về vấn đề này thế nào? Các Ngài cho rằng sẽ xảy ra chuyện gì bất ngờ? ở đó các Ngài có rất nhiều bạn, những bạn ấy của các Ngài không hữu hảo với chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Thời gian gần đây Ngài ở Viễn Đông khá nhiều. Vì sao Ngài không trình bày trước quan điểm của Ngài?

Grô-mư-cô: (cười) Không sao. Có thể nói vài câu. Sau khi đến Nhật Bản, tôi đã nói rõ lập trường của phía tôi về quan hệ Xô-Nhật. Hội đàm lần này có lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa bình thường hóa quan hệ hai bên, có lợi cho hoà bình thế giới và hoà hoãn trong quan hệ quốc tế. Nói tóm lại chúng tôi tuân thủ nguyên tắc được nhấn mạnh trong quan hệ Mỹ-Xô và các thoả thuận Mỹ-Xô đã ký kết.

Có một vấn đề chính trị của Nhật Bản cũng nằm trong phạm vi xem xét của chúng tôi, đó là khả năng ký kết Hiệp ước Trung-Nhật. Phía tôi đã trình bày quan điểm về việc Trung Quốc muốn thêm điều khoản trực tiếp nhằm vào Liên Xô trong Hiệp ước, ông hiểu ý tôi muốn nói gì chứ. Sau khi đánh giá tình hình, phía Nhật Bản nói, đối với yêu cầu do Trung Quốc nêu ra, tiêu chuẩn so sánh của họ áp dụng hơi khác với chúng tôi.

Trên thực tế họ đã đánh giá quá thấp ý đồ của Trung Quốc về mặt này. Nhưng phía Nhật lại hoàn toàn hiểu rõ lập trường của chúng tôi. Chúng tôi cũng biết đàm phán hiện nay còn chưa kết thúc. Chúng tôi tin người Nhật phải hiểu vấn đề này, giống như họ biết tầm quan trọng của quan hệ Xô- Nhật vậy.

Chúng tôi nêu ra việc phải xây dựng quan hệ kinh tế song phương, nhưng còn chưa ký kết hiệp định cụ thể. Mặt khác chúng tôi còn đề cập đến những vấn đề song phương thuần tuý, như quyền đánh bắt cá v.. v... nhưng không nhiều lắm, đối với những việc đại loại như thế này, chúng tôi đã thành lập các uỷ ban chuyên môn về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của họ.

Ngài cũng biết, người Nhật thường xuyên nhắc đến cái gọi là vấn đề lãnh thổ phương bắc. Trong chuyến thăm này vấn đề lãnh thổ cũng đã được đề cập, và đều được chính thức trao đổi trong mấy lần hội đàm nhưng lập trường và quan điểm của hai bên hoàn toàn khác nhau.

Giống như ở nơi khác, khi ở Nhật, tôi cũng không muốn ký kết những Hiệp ước vi phạm lợi ích quốc gia của nước khác, trong đó có Mỹ. Ngài có thể xác nhận điều này qua người Nhật. Dù trong trường hợp công khai hay hội đàm riêng, tôi đều nói như vậy.

Phải chăng Ngài rất thất vọng?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi biết các Ngài không giành được những lợi ích đơn phương ở Nhật Bản, đây chính là linh hồn của quan hệ hai bên giữa chúng ta. Rất cảm ơn lời trình bày của Ngài. Tôi cho rằng, dù ở đâu, những nguyên tắc mang tính ràng buộc này đều phải phát huy vai trò giám sát đôn đốc đối với chúng ta, nó là cơ sở của quan hệ hai nước Mỹ-Xô.

Nguồn tin từ phía Nhật giống như Bộ trưởng đã nói. Việc làm của Bộ trưởng Ngoại giao hoàn toàn phù hợp lợi ích của hai bên chúng ta, chúng tôi không nghe thấy những gì đối lập cả.

Grô-mư-cô: Tôi có thể nêu vấn đề chứ?

Kít-sinh-gơ: Được.

Grô-mư-cô: Nhiều ấn phẩm xuất bản đều nói đến việc Mỹ-Nhật sẽ chuẩn bị thành lập một tổ chức hoặc cơ quan về thoả thuận xử lý vấn đề vũ khí và quân đội. Ngài có thể cung cấp một ít thông tin về việc này chứ? Về biện pháp bảo vệ động vật và loài chim hoang dã do người Nhật đưa ra, chúng tôi không lo. Chúng tôi còn có thể hợp tác với họ trong lĩnh vực này. Nhưng khi nghe đến chuyện quân vũ trang thì chúng tôi lại lo, chuyện này không phải không có cơ sở .

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi chỉ biết có một Hiệp định như vậy: Giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Quốc vụ khanh Mỹ mỗi năm gặp nhau hai lần. Trên thực tế chúng tôi không cần thiết phải sắp xếp cuộc gặp đặc biệt gì, vì chúng tôi thường xuyên gặp nhau trong các Hội nghị quốc tế. Tôi biết rõ không có cái gọi là Hiệp định về vấn đề vũ khí. Tuy nhiên, trên cơ sở có thể có dù ở cấp cao không có. Tôi sẽ báo cho Đô-brư-nin sau khi xác minh lại.

Grô-mư-cô: Nhất định là phía quân đội không báo cho Bộ Ngoại giao.

Kít-sinh-gơ: Các Ngài nhận được nguồn tin này từ đâu? Nhật-Mỹ là Đồng minh, tôi không biết giữa hai nước có cơ quan mới thành lập. Tuyệt đối không thể thành lập cơ quan mới khi chưa được sự đồng ý của chúng tôi. Để tránh hiểu nhầm, tôi vẫn cứ phải xác minh lại. Các Ngài nhận được nguồn tin từ đâu?

Cô-ni-en-cô: Tin này có từ cuối tháng 12.

Grô-mư-cô: Từ báo chí. Tôi đã đọc được điều này trước khi đi Nhật Bản.

Kít-sinh-gơ: Tuyệt đối không có chuyện thành lập một tổ chức gì đó để xử lý vấn đề quân sự. Nhưng tôi sẽ xác minh rõ và báo cho Đô-brư-nin.

TRUNG QUỐC

Grô-mư-cô: Bây giờ chúng ta tập trung tinh thần trao đổi vấn đề Trung Quốc. Đối với các Ngài thì rất đáng tin cậy vì Ngài đã trực tiếp sang Trung Quốc. Nhưng tình hình lại phức tạp hơn nhiều đối với chúng tôi. Có thể Ngài sẽ hỏi tiếp, quan điểm của tôi rất cuộc ra sao, điều đó hoàn toàn hợp lý.

Quan hệ hai bên của chúng tôi trong những tháng gần đây không có gì thay đổi.

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc? Ngài muốn nói về Trung Quốc với tôi?

Grô-mư-cô: Đúng vậy! Về quan hệ hai bên chúng tôi trong những tháng gần đây không có gì thay đổi.

Về chính sách ngoại giao Trung Quốc, hoàn toàn nhằm vào chúng tôi, trên thực tế cũng hoàn toàn nhằm vào những chính sách nêu trong Hiệp định chung Mỹ-Xô. Quan điểm của họ là nhìn nhận sự việc càng tồi tệ càng tốt, thời gian gần đây Ngài ở đó, Ngài đã buộc phải kiên nhẫn nghe các bản báo cáo.

Thấy những lúc Ngài buộc phải chịu đựng những thứ này, tôi cứ nghĩ, nếu nhìn thấy mặt Tiến sĩ Kít-sinh-gơ ngay lúc ấy thì hay biết bao, không biết cảm giác của Ngài khi ấy ra sao.

Kít-sinh-gơ: Tất nhiên các Ngài có những điều kiện thuận lợi, các Ngài có Đại sứ ở Bắc Kinh, còn chúng tôi chỉ có một giám đốc phòng liên lạc. Vì vậy, chúng tôi không được mời dự nhiều cuộc họp ngoại giao, ít ra thì số lần được bố trí không bằng Đại sứ của các Ngài.

Người Trung Quốc đã nói ra quan điểm của họ đối với quan hệ với chúng tôi, họ cho rằng quan hệ tương đối tốt. Thật sự mà nói, so với trước đây là đáng mừng. Trên thực tế quan hệ (với Trung Quốc) song phương của chúng tôi đang không ngừng phát triển theo hướng bình thường hóa. Sự phát triển này đã được chứng minh trong thời gian Tổng thống Pho thăm Trung Quốc.

Grô-mư-cô: Tôi cần nêu một vấn đề, tất nhiên, trả lời hay không là quyền của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Nếu không phải quyền của tôi, Ngài buộc tôi trả lời ư (cười phá lên)?

Grô-mư-cô: Ngài biết rất rõ đường lối chính trị chung của Trung Quốc và chính sách đối với các khu vực khác nhau trên thế giới, gồm chính sách đối với Liên Xô, Châu Âu và châu Á. Ngài cũng biết chính sách của họ hoàn toàn trái ngược với những mô tả của chúng ta trong Hiệp định và đường lối của chúng ta trao đổi trong thời gian gần đây.

Nhưng các nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ, gồm Tổng thống và Quốc vụ khanh cố tình không bình luận gì về đường lối hoàn toàn chống lại hòa hoãn, thậm chí tổn hại đến quan hệ Xô-Mỹ đó. Các nhà lãnh đạo Liên Xô rất muốn biết, cuối cùng thì lý do gì đã khiến các Ngài mất đi chủ kiến, giữ được lòng kiên nhẫn và chấp nhận đường lối đó. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn thực hiện chính sách hoà bình và hoà hoãn.

Kít-sinh-gơ: Có lẽ Bộ trưởng Ngoại giao chưa đọc qua lời chúc rượu của tôi phát biểu trong buổi chiêu đãi hồi tháng 10 khi ở thăm Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp tôi đều nói rằng, Mỹ sẽ duy trì chính sách của mình nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Cá nhân tôi cũng nói rất rõ. Vì vậy cần xác định rõ, chúng tôi không hề cho phép Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết đối với chính sách của chúng tôi.

Như tôi đã từng nói với Ngài Tổng Bí thư, chúng tôi giữ nguyên lập trường trong việc thực thi chính sách chúng tôi Chúng tôi nghe nói có một số người của Liên Xô trong ban lãnh đạo Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ cho các Ngài biết chúng tôi đã tỏ thái độ phải duy trì mối quan hệ với Liên Xô.

Thấy những sự việc xảy ra giữa chúng ta họ rất mừng. Nhưng tôi vẫn cứ tuyên bố chúng tôi chuẩn bị cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Grô-mư-cô: Ngài sẽ quay lại Bắc Kinh khi nào?

Kít-sinh-gơ: Thời gian cụ thể còn chưa xác định

Grô-mư-cô: Nếu những lời đồn chính xác, ký nghỉ Ngài sẽ sang châu Phi.

Kít-sinh-gơ: Trước cuối tháng 3

Đô-brư-nin: Sang châu Mỹ La tinh

Kít-sinh-gơ: Châu Mỹ La tinh là trạm đầu tiên.

Grô-mư-cô: Ngài sang can thiệp châu Mỹ trước, sau đó sang can thiệp vào châu Phi.

Kít-sinh-gơ: Không, Ngài buộc chúng tôi sang châu Phi với phương thức tích cực chủ động.

(Họ trao đổi vắn tắt về Hiệp ước giải trừ vũ khí bằng phương thức đối thoại của Liên Hợp Quốc và cuộc đàm phán Xô-Mỹ về sử dụng hạt nhân đang tiến hành, cuộc đàm phán này đã đạt được Hiệp định về thử vũ khí hạt nhân, vì mục đích hòa bình, sau đó cuộc trao đổi lại trở về cuộc đàm phán về MBFR tại Viên.

Liên Xô đưa ra đề nghị cắt giảm 23% quân đội NATO và Vác-xa-va. Đề nghị này không được chấp nhận bằng thái độ rõ ràng. Grô-mư-cô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa ra một "thời hạn mới" cho MBFR, Kít-sinh-gơ tỏ ra không "lạc quan lắm" về việc này, nhưng ông cũng cho rằng cần thiết phải đạt được tiến triển nhất định).

Grô-mư-cô: Tốt lắm. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trách chúng ta về nhiều mặt, chủ yếu là trách chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc sẽ rất tức giận, tất nhiên Trung Quốc sẽ rất tức giận nếu đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược đạt được thành công. Chỉ có điều gần đây họ không cho chúng tôi máy bay trực thăng, vì vậy có lẽ Ngài nên cho chúng tôi biết các Ngài đang làm gì.

Grô-mư-cô: (cười) Trung Quốc đã cho chúng tôi một chiếc máy bay trực thăng vì vốn dĩ chiếc máy bay là của chúng tôi. Tất nhiên họ cũng biết mình đã nhầm. Tôi được biết Tiến sĩ Kít-sinh-gơ cần ở lại một tuần. Bây giờ những người này lại nói Ngài phải đi.

Kít-sinh-gơ: Một số việc cứ kỳ quặc như vậy!

(Hai bên đã xem lại bản dự thảo thông cáo về chuyến thăm, Kít-sinh-gơ đề nghị sửa lại một chút về lời lẽ và phía Liên Xô đã chấp nhận. Kít-sinh-gơ hỏi phía Liên Xô chắc chắn sẽ hoàn thành vào lúc nào sau khi đã trao đổi xong thời gian phát thông cáo.)

Grô-mư-cô: Lại một nhượng bộ nữa của phía tôi.

Kít-sinh-gơ: Thật kỳ lạ, tại sao các Ngài cho đây là nhượng bộ.

Grô-mư-cô: Từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác.

Kít-sinh-gơ: Ai ai cũng nói đối phó với các Ngài rất khó .

Đô-brư-nin: Hoàn toàn là sự hiểu nhầm.

Kít-sinh-gơ: Hoàn toàn là hiểu nhầm. Trước khi sang đây tôi còn lo thời gian hai ba ngày không đủ để các Ngài đưa ra nhiều nhượng bộ như vậy

(kết thúc Hội nghị).

Lời dẫn.

Mặc dù Kít-sinh-gơ cho rằng đàm phán Mát-xcơ-va đã phát huy vai trò có tính "đột phá" đối với Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn II, nhưng Pho không tỏ thái độ gì về việc này, vì Pho muốn tách riêng hai việc hoạt động tranh cử Tổng thống và tranh chấp kiểm soát vũ khí. Còn Lầu Năm Góc thì tỏ ra hoài nghi khả năng đóng vai người đàm phán của Kít-sinh-gơ.

Sau này Hi-lát kể lại rằng, hành động của Pho là một "biện pháp bóp chết đàm phán thông minh". Pho đã nhìn lại những thoả thuận đạt được ở Mát-xcơ-va và những cam kết của phía Liên Xô đưa ra trên vấn đề máy bay ném bom Bach-cơ-phai trong một bức thư dài gửi cho Brê-giơ-nhép. Tuy nhiên ông ta cũng đề nghị đẩy lùi Hiệp định Vla-đi-vô-stốc và những vấn đề khác như sự ràng buộc có tính tạm thời đối với máy bay Bách-cơ-phai và tên lửa Crui-giơ ngoại trừ ALCM cho đến năm 1979 mới thực hiện.

Đúng như dự báo của mọi người, câu trả lời của Brê-giơ-nhép đưa ra một tháng sau đó ông phản đối việc đẩy lùi những vấn đề này, cho rằng những đề nghị mới này là bước "thụt lùi" dựa trên những đề nghị do Kít-sinh-gơ đưa ra.

Trong thời gian này, Kít-sinh-gơ cố gắng tách vấn đề kiểm soát vũ khí và các cuộc diễn thuyết ngày càng khó khăn của ông ta và những biện pháp phản động nhằm vào Ăng-gô-la. Ông ta hy vọng Pho xem lại đề nghị tháng 2 hoặc trở lại Mát-xcơ-va một lần nữa nhằm đạt được thoả thuận. Tuy nhiên Pho quyết định không muốn tiếp tục tranh chấp về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.

Nếu Pho cho rằng tỏ rõ thái độ chính trị trong tiến trình đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược hoặc ngay cả việc thụt lùi trong "hoà hoãn" đều có thể đưa đến cho ông ta những lợi ích chính trị to lớn, vậy thì ông ta đã sai lầm. Trong khi đó Ri-gân vẫn tiếp tục gây sức ép và không ngừng công kích chính sách ngoại giao "Pho - Kít-sinh-gơ". Ông ta tuyên bố: Bản thân chính sách làm rối lòng người chứ không phải do Ri-gân. Ông ta muốn giành được chỗ đứng trong cuộc cạnh tranh gay gắt thông qua việc công kích Kít-sinh-gơ.

Ri-gân rêu rao rằng, khi ở Hen-xin-ki, Kít-sinh-gơ đã bán đứng Đông Âu như một "tù binh" và họ "nên từ bỏ yêu cầu chủ quyền quốc gia và chỉ trở thành một bộ phận của Liên Xô”. Ri-gân nêu rõ, chủ nghĩa bi quan lịch sử của Kít-sinh-gơ là nguyên nhân khiến ông ta vội vã đi đến nhất trí ý kiến với Liên Xô. Ông ta còn nói "Tiến sỹ Kít~inh-gơ... coi Mỹ như A-then, coi Liên Xô như Xpa-tắc", ông ta cho rằng thời đại thuộc về Mỹ đã qua rồi.

Kít-sinh-gơ coi Ri-gân chẳng là gì và chỉ mải lo tương lai của Pho bị phá hoại. Do quá đề xướng hoà hoãn trong quan hệ quốc tế và chính sách này cũng không nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị, nên Kít-sinh-gơ đã "mất rất nhiều”. Ông đã bắt đầu xa rời tiến trình hoà bình và phần lớn thời gian trong năm 1976 ông ta đều ở nước ngoài. Đến trước cuối tháng 8, ông ta đã đi gần 40 nước.

Mặc dù Kít-sinh-gơ không ở trong nước, nhưng sự công kích của Ri- gân không hề giảm đi. Ban tranh cử của Ri-gân cũng dự báo rằng, giả sử Pho có trúng cử đi nữa thì Kít-sinh-gơ cũng không thể được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh nữa. Pho đã phủ định suy đoán này, nhưng ông ta đã ngầm thừa nhận bài diễn thuyết của Ri-gân mang nội dung chống lại chính sách ngoại giao của Kít-sinh-gơ tại Hội nghị của Đảng Cộng hoà họp vào tháng 8, nhằm mục đích không mất đi số phiếu bầu cần thiết.

Về một mức độ rất lớn, việc Đảng Cộng hoà của Ri-gân hoan nghênh lập trường ủng hộ hai nước Trung Quốc trong bài diễn thuyết đã làm tức giận Trung Quốc và nhằm mục đích bài xích Kít-sinh-gơ (mặc dù một ngày nào đó ông ta vẫn phải quan hệ với những phần tử cánh hữu này).

Kít-sinh-gơ đã rút khỏi Ban bầu cử của Pho. Cuối tháng 8, ông ta nói với Cố vấn của Bộ Ngoại giao rằng ông ta sẽ không "tham gia bất cứ hoạt động chính trị nào nữa" và đã giảm số lần phát biểu của ông ta đến mức thấp nhất nhằm duy trì “tính chuyên môn và tính liên tục của chính sách ngoại giao của chúng ta". Có lẽ Pho và Cố vấn tranh cử của ông ta cũng thà làm như vậy.

Trong cuộc gặp giữa Grô-mư-cô và Kít-sinh-gơ tiến hành trước bầu cử vài tuần, Grô-mư-cô còn khuyến khích Kít-sinh-gơ tiếp tục trao đổi những vấn đề còn lại của tháng 1 khi bàn về cuộc đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược. Nhưng Kít-sinh-gơ không có quyền đi trệch yêu cầu của Pho đưa ra gần đây. Tuy nhiên, ban tranh cử của Ka-tơ vẫn cứ lo Pho sẽ đột nhiên đưa ra một Hiệp định về kiểm soát vũ khí lúc tranh cử.

Vài năm sau Pho thừa nhận, tình cảnh của ông ta sẽ khá hơn nhiều nếu đạt được Hiệp định kiểm soát vũ khí vào năm 1976. Tuy nhiên một hành động táo bạo như vậy không thể thực hiện được trong không khí chính trị căng thẳng như năm 1976. Lúc đó sự công kích của phần tử cánh hữu và mối lo về độ tin cậy đối với Mỹ đã khiến Pho và Kít-sinh-gơ kéo giãn tiến trình hòa bình và không tìm đường giải quyết vấn đề nữa.

HẬU KÝ "TÔI MUỐN LÀM MỘT CHỦ TỊCH GÌ GÌ ĐÓ..."

Lời dẫn

Vài tuần trước khi rời khỏi cương vị, Kít-sinh-gơ bắt đầu gặp đại diện của Tổng thống mới đắc cử Jiêm Ka-tơ và giải quyết việc bàn giao giữa chính quyền cũ cho chính quyền mới. Ngoài những cuộc hội đàm kéo dài với Pluyên Gioó-giơ và Ka-tơ, Kít-sinh-gơ còn gặp Quốc vụ khanh Xi-rút Van-xơ sắp nhậm chức. Hai bên đã trao đổi những chính sách trước mắt.

Kít-sinh-gơ còn giới thiệu cho họ các quan chức ngoại giao nước ngoài như người đứng đầu phòng liên lạc Trung Quốc Hoàng Trấn... mặc dù bản thân Ka-tơ không sâu về chính trị, nhưng các Cố vấn chính sách đối ngoại của ông ta lại là những người cùng nhóm với Kít-sinh-gơ, họ đều là thành viên của phía Mỹ trong Uỷ ban ba bên, Uỷ ban này là một diễn đàn trao đổi gồm những thành viên là quan chức hành chính hợp tác ba bên của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, còn có cả những quan chức Chính phủ trước đây và các chuyên gia, giáo sư ở các trường đại học có ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Ka-tơ, Quốc vụ khanh sắp nhiệm chức Van-xơ và Brê-giơ-nhép đều là thành viên của Uỷ ban ba bên và chính điều này đã gắn kết họ lại với nhau. Trong Chính phủ của Ka-tơ, những thành viên khác trong Uỷ Ban ba bên cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng, trong đó có Bộ trưởng tài chính W. Mi-ka-en và Bộ trưởng quốc phòng Hát Bơ-râu.

Dĩ nhiên Kít-sinh-gơ cho rằng bàn giao công việc là một việc làm chẳng vui vẻ gì. Người ứng cử Tổng thống Jiêm Ka-tơ cũng coi việc công kích chính sách ngoại giao của Kít-sinh-gơ là một nội dung trong hoạt động tranh cử giống như Ri-gân vào đầu năm 1976.

Đối thủ cũ của Kít-sinh-gơ, giáo sư trường đại học Cô-lôm-bia Bê-zin-ki thực tế chính là một trong những Cố vấn về chính sách của Ka-tơ, ông đã cùng Ka-tơ công kích Kít-sinh-gơ áp dụng "chính sách đội biệt động" và "coi nhẹ nhân quyền", bị Liên Xô "vượt hẳn trong mọi việc" và "khiến nguyên tắc trở nên vô đạo đức”.

Ít lâu sau, Ka-tơ đã nhìn nhận vấn đề hoà hoãn với một thái độ tích cực, còn các Cố vấn lại cho rằng cách làm duy trì lực lượng lục quân ngang nhau do Kít-sinh-gơ chủ trương là bóp méo tư tưởng của Tổng thống và khiến ông ta không thể nhìn rõ thế giới thứ ba trong thời kỳ chiến tranh lạnh và không thể hiểu nổi tác dụng quan trọng của nhân quyền tạo ra đối với sức ảnh hưởng của Mỹ

Rốc-cơ-phe-lơ là một trong những người ủng hộ chính của Kít-sinh-gơ, còn người sáng lập diễn đàn ba bên lại chính là anh ruột của ông ta, Chủ tịch ngân hàng Man-hat-tan Đa-vit Rốc-cơ-phe-lơ. Bắt đầu từ năm 1972, ông ta đã vội vã triệu tập những "người tham gia diễn đàn ba bên" và mục đích chính là nhằm vào chính sách thương mại và tài chính tiền tệ đơn phương của Ních-xơn.

Rốc-cơ-phe-lơ lo những chính sách này sẽ gây rạn nứt giữa các nước tư bản công nghiệp hóa, thậm chí gây ra chiến tranh kinh tế. Trong khi cổ vũ cho việc phải dựa vào nhau, "người đề xướng diễn đàn ba bên" còn xúc tiến nhiều cuộc hiệp thương và hợp tác chính sách ba bên Mỹ-Nhật-Âu nhằm tránh gây chia rẽ. Kít-sinh-gơ kiên quyết ủng hộ cách làm theo kiểu chủ nghĩa đơn phương khi còn tại chức, nhưng ông ta bắt đầu tán thành cách làm của Uỷ ban sau khi Ních-xơn từ chức và thậm chí sau khí bản thân ông ta rời khỏi Chính phủ.

Ngày 8 tháng 1 năm 1977, Kít-sinh-gơ đã gặp Van-xơ và Hoàng Trấn, nhằm trình bày tầm quan trọng của Uỷ ban ba bên, mặt khác cũng là một dịp để ông ta nhìn lại lịch sử xây dựng bang giao với Trung Quốc, trong đó còn bàn đến việc làm sau này của ông.

Trao đổi trình bày về vấn đề quan hệ với Trung Quốc, chính quyền mới có biện pháp riêng. Hoàng Trấn nói với Van-xơ, trong vài lần phát biểu gần đây, Ka-tơ đặt Đài Loan và Trung Quốc ngang hàng với nhau, điều này thấy rõ trong lời phát biểu của Ka-tơ, nhưng ông ta lại không nói với Hoàng Trấn rằng chẳng vội gì phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ với Van-xơ rất quan trọng, nhưng ông lại thà không tiếp cận với Bắc Kinh vì việc hoà hoãn với Liên Xô được đặt ở vị trí ưu tiên hơn.

Trong cuộc gặp, có lẽ Hoàng Trấn biết Van-xơ rất quan tâm đến hoà hoãn và nêu rõ, phía Bắc Kinh đã chính thức đưa ra lời cảnh báo về chương trình Gấu Bắc cực nhằm thử xem nhiệt độ nước đến mức nào. Mặc dù Van-xơ không trả lời về việc này, nhưng cuối cùng thì Trung Quốc cũng bịt được các thành viên trong nhóm Ka-tơ, đặc biệt là Bê-zin-ki có khuynh hướng chống Liên Xô ở mức độ nhẹ.

Năm 1978 và 1979, khi chính quyền mới không còn đưa ra những cố gắng cho tiến trình hoà hoãn khó có thể cứu vãn được, Ka-tơ Trợ lý An ninh quốc gia và Van-xơ đã mất hăng hái mới thật sự hiểu được ý nghĩa của mưu đồ chiến lược của Kít-sinh-gơ về tạo dựng một hệ thống Bắc Kinh - Oa-sinh-tơn.

Sau một thời gian dài. Ngoại giao tam giác của Kít-sinh-gơ đã khống chế được Liên Xô nhưng lại không tổn hại đến quan hệ Mỹ-Xô. Trong tình hình căng thẳng cuối thập kỷ 70, "con bài Trung Quốc" trong tay Ka-tơ là nguyên nhân quan trọng để Liên Xô từ chối hoà hoãn và xâm nhập Ap-ga-ni-stan.

CƠ MẬT TỐI CAO. CẤM PHÂN PHÁT
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

Thời gian: 1 giờ 15 - 2 giờ 40 chiều thứ bảy ngày 8 tháng 1 năm 1977.

Địa điểm: Tầng 8 Bộ Ngoại giao phòng ăn của Quốc vụ khanh.

Người tham gia:

Đại sứ Hoàng Trấn, chủ nhiệm phòng liên lạc Trung Quốc;

Ông Tiền Đại Vĩnh, Cố vấn phòng liên lạc (người quan trọng thứ 3);

Ông Đồ Thượng Vĩ phiên dịch;

Tiến sĩ Henry Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh,

Xi-rút Van-xơ, Quốc vụ khanh nhiệm kỳ sau

Phi-lip Ha-bip, Thứ trưởng Bộ Chính sự,

Uyn-tơn Lốt, trưởng Ban hoạch định chính sách.

(Sau khi giới thiệu Hoàng Trấn và những nhân viên khác của phía Trung Quốc cho Van-xơ, Kít-sinh-gơ phát biểu vài câu ngắn gọn trước các nhà báo và Van-xơ cũng trả lời mấy câu hỏi)

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Xi-rút, dù ông sang Bắc Kinh vào bất cứ lúc nào, ông cũng sẽ mất đi dáng người lịch thiệp.

Đại sứ Hoàng Trấn: Năm trước, nghĩa là năm 1975, Ngài Van-xơ đã từng thăm Trung Quốc, tôi không gặp được ông mặc dù lúc đó tôi đang ở Bắc Kinh.

Van-xơ: Vâng, tôi biết. Mặc dù tôi ăn rất nhiều khi ở Trung Quốc, nhưng thể trọng lại không tăng bao nhiêu.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài ở lại Trung Quốc bao lâu?

Van-xơ: Khoảng ba tuần.

(Khi đó, chuyến thăm của ông từ bắc xuống nam, từ Bắc Kinh xuống Thượng Hải).

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Điều tôi muốn nói ở đây là sớm muộn ông Ha-bíp cũng là Cục trưởng Cục ngoại vụ có uy tín. Khi đến đây, ông Xi-rút đã hiểu lầm ông ấy sẽ nắm giữ Bộ Ngoại giao. Nhưng sớm muộn họ sẽ chú ý đến ông ta (cười phá lên).

Van-xơ: Họ đã báo trước cho tôi rồi. Trước đây tôi đã quen ông ta và đã từng cùng làm việc.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Nhu cầu bức thiết của Quốc vụ viện là tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa (cười).

(Kít-sinh-gơ hồi tưởng lại chuyến thăm Trung Quốc bí mật để sau đó đi đến ký kết thông cáo Thượng Hải).

Sau khi phải uống vài chén rượu Mao Đài trong bữa tiệc, khi đàm phán vào buổi tối thì phần lớn tôi đã có thể nói bằng Hán ngữ rồi (cười).

Đại sứ Hoàng Trấn: Một số từ trong Thông cáo Thượng Hải cũng do Ngài nghĩ ra (cười).

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Làm thế nào chỉ dùng một câu nói để trình bày cuộc trao đổi về một Trung Quốc, ấn tượng của người Trung Quốc sâu sắc nhất. Sau đó chúng tôi nghĩ ra một câu như vậy: người Trung Quốc ở hai bờ eo biển Đài Loan kiên trì chỉ có một Trung Quốc, Mỹ không có ý kiến chống lại việc này.

Đại sứ Hoàng Trấn: Như Ngài đã nói, trong Thông cáo Thượng Hải, Mỹ công nhận chỉ có một Trung Quốc, Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Vì vậy bắt đầu từ khi ấy, Chính phủ Mỹ đã biết phương châm của Chính phủ Trung Quốc rồi. Chúng tôi cực lực phản đối bất cứ âm mưu nào muốn tạo ra hai Trung Quốc, một Trung Quốc và một Đài Loan hoặc một Trung Quốc hai Chính phủ.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Có lẽ tôi nên tổng kết quan hệ giữa hai bên mà tôi đã nói với Van-xơ, như vậy Ngài Đại sứ sẽ biết chúng tôi có nói đúng hay không. Đầu tiên tôi nói với ông Van-xơ rằng, tôi luôn coi quan hệ Mỹ- Trung là yếu tố quan trọng nhất tích cực nhất nhằm duy trì hoà bình quốc tế. Điều này đã được chúng tôi trình bày trong Thông cáo Thượng Hải và một số thông cáo khác, chúng tôi đều rất lo chủ nghĩa bá quyền và những nguy hại của chủ nghĩa bá quyền đối với thế giới.

Vì vậy chúng tôi luôn cố gắng báo cho phía Trung Quốc các thông tin một cách cụ thể, thậm chí còn báo cho các Ngài toàn bộ kế hoạch thoả thuận giữa chúng tôi và những nước khác. Mao Chủ tịch và tôi đã có vài cuộc trao đổi rất rộng rãi và cũng có hai cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, Mao Chủ tịch đã trình bày rõ quan điểm của Trung Quốc về tình hình quốc tế. Có nhiều quan điểm hoàn toàn nhất trí với chúng tôi.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài đã gặp ông ấy năm lần?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Đợi họ làm xong hãy nói (chỉ người phục vụ). Đây đều là những người bạn cũ (dùng tay ra hiệu chỉ các nhân viên Trung Quốc). Chúng ta biết mỗi chuyến thăm đều có họ.

Van-xơ: Ngài đã đi Trung Quốc mấy lần, Hăng-ry?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Chín lần.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài đã năm lần gặp cố Mao Chủ tịch. Phải nói là Tiến sĩ trao đổi với Mao Chủ tịch lâu nhất, những ngần ấy lần cơ mà? Mao Chủ tịch đã trình bày quan điểm của chúng tôi về tình hình quốc tế, về quan hệ hai bên và những vấn đề quốc tế chính. Trong nhiều vấn đề quan điểm của hai bên chúng ta là nhất trí. Thí dụ chống lại chương trình "Gấu Bắc cực" (cười).

Van-xơ: Đúng.

(Tiếp theo là lời chúc rượu của những người bạn cũ và mới)

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Chúng tôi khẳng định sẽ kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố chúng tôi không ủng hộ hành vi hai Trung Quốc hoặc một Trung Quốc một Đài Loan và cũng không ủng hộ bất kỳ hành vi nào như Đại sứ vừa nói. Nhưng đến nay chúng tôi còn chưa tìm thấy con đường thoả đáng để giải quyết vấn đề này (ông ta lặp lại một lần "con đường thoả đáng” do nghi vấn của phiên dịch nêu ra). Chúng tôi biết việc này phải được giải quyết.

Đại sứ Hoàng Trấn: Trong vấn đề này, thái độ của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi đưa ra ba điểm: cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quân Mỹ rút khỏi Đài Loan, xóa bỏ các Hiệp ước ký với Đài Loan.

Ông Van-xơ đã sang thăm Trung Quốc năm ngoái, Tiến sĩ Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ và ông Van-xơ đều đã là bạn cũ của chúng tôi, vậy tôi sẽ nói thẳng một việc. Chúng tôi thấy tạp chí Thời đại số ra gần đây đăng bài đối thoại giữa ông Ka-tơ và tạp chí này, ông ta đã công khai xưng Đài Loan là "Trung Quốc" trong cuộc đối thoại, nếu không cũng đặt Đài Loan ngang hàng với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Phía tôi cho rằng, những ngôn từ này trái với nguyên tắc được nêu trong Thông cáo Thượng Hải.

Van-xơ: Về Ngài Tổng thống Ka-tơ, tôi hoàn toàn có thể cam đoan với các Ngài, Tổng thống luôn ủng hộ việc thực hiện Thông cáo Thượng Hải vì đó là những nguyên tắc có tính chỉ đạo giám sát sự phát triển bình thường của quan hệ đôi bên chúng ta.

(Ông Ha-bíp nói chuyện với Quốc vụ khanh khi phía Trung Quốc đang chờ câu trả lời. Quốc vụ khanh giải thích rằng ông thường xuyên nhận được chỉ thị từ ông Ha-bíp (cười).

Đại sứ Hoàng Trấn: Nói thật, Thông cáo Thượng Hải là toàn bộ cơ sở của quan hệ Trung-Mỹ. Quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn nữa nếu hai bên đều tuân thủ nghiêm khắc tất cả các nguyên tắc nêu trong Thông cáo Thượng Hải. Mọi việc làm trái với nguyên tắc Thông cáo đều chỉ có thể làm tổn hại đến quan hệ Trung-Mỹ.

Van-xơ: Tôi hoàn toàn chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Vấn đề này bây giờ đã giải quyết rồi. Chúng ta tiếp tục giải quyết mọi vấn đề (cười)

Đại sứ Hoàng Trấn: Vấn đề này đã giải quyết, vậy những vấn đề khác sẽ dễ thôi. (nói chuyện phiếm một hồi, trong đó có cả chuyện giải thích "vấn đề thể trọng" do ăn quá nhiều món ăn Trung Quốc)

Van-xơ: Tôi đã gặp một người bạn cách đây ít lâu, ông Đa-vít Rốc-cơ-phe-lơ, ông ấy cũng là đồng chí của hai vị.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Đúng.

Van-xơ: Vâng, ông ấy sắp đi Trung Quốc.

Đại sứ Hoàng Trấn: ông ấy đã giới thiệu thông qua Bê-zin-ki, ông Van-xơ. Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, đằng nào chúng ta cũng quen biết lâu rồi, ông ấy cho chúng tôi biết các Ngài đều là thành viên của Uỷ ban ba bên.

Van-xơ: Đúng vậy.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Không phải tôi.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài Van-xơ, có phải ông là Chủ tịch của Tổ chức Quỹ Rốc-cơ-phe-lơ?

Van-xơ: Vâng.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Uỷ ban ba bên là một Chính phủ lưu vong, tôi thật sự muốn đến đó để chúc mừng ông Van-xơ.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngày 21 tháng 1 ông Rốc-cơ-phe-lơ đi Trung Quốc.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Vâng.

Van-xơ: Tôi gặp ông ấy vào một buổi tối, ông ấy nói với tôi là sẽ đi Trung Quốc sau khi sang Nhật. Nói đến Uỷ ban ba bên, hôm nay họ lại có một cuộc họp. Nhưng phía Nhật Bản không còn người nữa do thành viên của Uỷ ban ba bên đều đã vào Chính phủ mới.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Van-xơ, tôi phát hiện chúng ta luôn luôn báo cho người bạn Trung Quốc những phương châm chính trị chủ yếu của phía ta, có thể họ không hoàn toàn đồng ý với một số điều trong đó, nhưng dù sao nói chuyện thẳng thắn cũng có lợi cho việc tăng thêm hiểu biết lẫn nhau.

Van-xơ: Tôi rất hy vọng chúng ta có thể tiếp tục những cuộc đối thoại thẳng thắn như vậy.

Đại sứ Hoàng Trấn: Chúng tôi cũng vậy. (trao đổi lẫn nhau giữa các nhân viên Trung Quốc, không dịch sang tiếng Anh)

Van-xơ: Tổng thống Ka-tơ nhờ tôi chuyển lời hỏi thăm của ông ấy đến Chủ tịch Hoa Quốc Phong, ông ấy còn nhấn mạnh, chúng tôi rất chú trọng tiếp tục phát triển quan hệ Mỹ-Trung.

Đại sứ Hoàng Trấn: Tôi sẽ chuyển tới Chủ tịch Hoa Quốc Phong lời thăm hỏi của ông ấy, đồng thời cũng nhờ Ngài chuyển lời chúc mừng của chúng tôi đến ông Ka-tơ.

Van-xơ: Cảm ơn, tôi sẽ chuyển.

Đại sứ Hoàng Trấn: (chuyển sang Quốc vụ khanh) Được biết Ngài nhận được rất nhiều lời mời qua báo chí, gần đây có tin nói rằng Chủ tịch của CBS sẽ từ chức, ông ấy có để Ngài thay vào chức vị của ông ấy không?

Van-xơ: Có đúng vậy không?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Chủ tịch của CBS là một người bạn rất thân của tôi, bất cứ ai quen biết ông ấy đều biết không thể có chuyện ông ấy từ chức.

Van-xơ: Không thể.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: ông ấy là bạn thân của tôi hai chúng tôi thường xuyên gặp nhau, tôi muốn làm một Chủ tịch gì gì đó (cười).

Van-xơ: Vậy tốt quá. Tôi có nơi để tố khổ rồi.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Tôi thích chức vụ này (cười).

Ha-bíp: Ngài có thể làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương

Đại sứ Hoàng Trấn: Chủ tịch cũng như Tổng thống.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Ngài nói đúng. Chủ tịch rất quan tâm đến tiền đồ chính trị của tôi.

(Lại là cuộc trò chuyện tương đối thoải mái và vài lời chúc rượu. Hoàng Trấn nói gần đây ông ta đã tham quan miền Nam, Kít-sinh-gơ nói về chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông ta) .

Đại sứ Hoàng Trấn: Thời gian trôi nhanh quá, chuyến đi bí mật đầu tiên đến nay đã lâu lắm rồi.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Gần sáu năm rồi. Tôi còn nhớ tất cả các cuộc đàm phán về Pa-kit-xtan.

Van-xơ: Là thời khắc xúc động nhất trong cuộc đời Ngài chứ?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Dĩ nhiên. Đó là lần đầu tiên tôi hiểu được phong cách ngoại giao của Trung Quốc, như tôi đã từng nói công khai, tôi đã học được Hán ngữ ở đó, Hán ngữ của các bạn Trung Quốc.

Van-xơ: Thật sự như vậy.

Đại sứ Hoàng Trấn: Còn nhớ lần trước khi gặp Ngài, Ngài còn đặc biệt nhắc đến câu này. Ngài nói khi phát biểu quan điểm trước các nhà báo, còn so sánh với một phía khác (Liên Xô).

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Đại sứ Hoàng Trấn: Xin nói thẳng, sau nhiều lần giao thiệp với người Liên Xô, chúng tôi có thể rút ra lời nói của họ không thể tin được (cười). Đây chính là nguyên nhân vì sao mãi mãi không thể trở thành kẻ yếu. Nếu Ngài yếu đuối "Gấu Bắc Cực" sẽ ăn thịt Ngài.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Quan điểm của tôi là, nếu một người từ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăng tiến lên chức Quốc vụ khanh, người ấy sẽ hiểu tính hiện thực của quyền lực là gì.

Van-xơ: Đúng, tôi nghĩ tôi sẽ hiểu được tính hiện thực của quyền lực.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Ngài biết sáu tháng trước đây tôi đã đề cử Van-xơ khi ông ấy còn chưa có chức vị này. (ông Lốt cho rằng dù thế nào Van-xơ cũng giữ chức vụ này). Sáu tháng trước, tôi đến họp với Bộ biên tập tạp chí Thời đại, họ hỏi tôi ai sẽ làm Quốc vụ khanh nếu Ka-tơ trúng cử Tổng-thống. Mặc dù tôi hoàn toàn có thể không trả lời, nhưng tôi vẫn nói ra "ông Van-xơ".

Van-xơ: Ngài xem, ông ta thật sự là một Chủ tịch.

(Kít-sinh-gơ tuyên bố khi chúc rượu và trò chuyện, ông ta sẽ "ra sức ủng hộ" khi Chính phủ mới chủ động cải thiện quan hệ với Trung Quốc).

Đại sứ Hoàng Trấn: Các nhà lãnh đạo của chúng tôi thường xuyên chuyển đến các Ngài quan điểm của chúng tôi về quan hệ Xô-Mỹ.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Có thể như thế, nhưng tôi phải báo cáo quan điểm này với Đại sứ, theo chúng tôi, cách làm này của họ xem ra chẳng có gì khác cả, chúng tôi phải đồng thời lo cả Châu Âu lẫn châu Á.

Van-xơ: Đúng vậy.

Đại sứ Hoàng Trấn: (sau khi trao đổi với nhân viên phía Trung Quốc) Chúng tôi hiểu suy nghĩ của các Ngài.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Tôi không phủ nhận khả năng xảy ra tình hình đó. Qua hoạt động tranh cử của chúng tôi các Ngài cũng biết, tranh cử Tổng thống phải dốc nhiều tinh thần sức lực vào việc củng cố quan hệ Mỹ- Tây Âu và những vấn đề xây dựng quân đội ở đó.

Van-xơ: (quay sang Kít-sinh-gơ) Tôi muốn nói vài lời về việc này. Có lẽ tôi nên nói qua việc này. Như Kít-sinh-gơ đã nói, chúng tôi đã nhắc lại nhiều lần trong hoạt động tranh cử, nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Ka-tơ không chỉ nhằm tăng cường mối quan hệ chính trị giữa Mỹ và các nước Tây Âu, đồng thời còn phải tăng cường quân đội của NATO.

(Van-xơ đề nghị nên hợp lý hóa việc triển khai quân đội NATO, thật sự đảm bảo trang bị tốt cho họ nhằm khiến họ có những phản ứng nhanh trước thay đổi mới)

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Thực tế có năm 8

Van-xơ: Một tập đoàn lũng đoạn?

Đại sứ Hoàng Trấn: Tôi cho rằng kế hoạch tăng cường quân đội NATO mà Ngài Van-xơ vừa nêu rất quan trọng. Trước đây chúng tôi đã từng nói với Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, các nước Tây Âu quá yếu đuối và không đủ sức, vì vậy chúng ta nên khuyến khích họ liên hợp lại và tăng cường lực lượng quân đội. Ai cũng biết Châu Âu cần Mỹ và ngược lại. Sở dĩ chúng tôi mong các Ngài tăng cường hợp tác chính là xuất phát từ nguyên nhân này.

Chúng tôi cũng hy vọng một việc khác, đáng chú ý là chúng tôi hy vọng phải loại trừ tận gốc tư tưởng chủ nghĩa bình định của Tây Âu, vì quan điểm này sẽ khiến người mất cảnh giác và làm suy yếu sức chiến đấu của họ. Nếu xảy ra tình trạng này thì quân đội không còn sĩ khí.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Tình hình trong nước ở Tây Âu rất phức tạp. Ngài Đại sứ người sau này sẽ giao thiệp với ông sẽ là bạn của tôi, Ngài Van-xơ, chúng tôi rất mừng và cũng rất vinh hạnh về chuyến thăm của Ngài..

(Sau một hồi trò chuyện, ông Uyn-tơn Lốt đi cùng đại diện phía Trung Quốc sang Bộ Ngoại giao)

HẾT


Không có nhận xét nào: