Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng chủ
nghĩa phát xít Nhà xuất bản "ЄKЗAMEH" Mátxcơva
(Liên bang Nga) ấn hành cuốn sách “Chiến tranh Việt Nam
là thế đó (1965-/973)" với lời đề tựa: “để
tưởng nhớ các chuyên gia quân sự xôviêt - các cựu
chiến binh tại Việt Nam. Đây là một
tập hồi ký chân thực, sinh động và hấp dẫn của các
chuyên gia Liên Xô - cả dân sự lẫn quân sự - từng công
tác tại Việt Nam trong những năm 1965-1973.
Nhà xuất bản ЄKЗAMEH Mátxcơva, 2005
LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn sách này là để tưởng nhớ tới các chuyên gia quân sự và dân sự Liên Xô đã từng công tác tại Việt Nam trong những năm chiến tranh, những người bằng lao động quả cảm của mình, đã góp phần làm cho thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược và tái thống nhất đất nước mau đến gần.
Trong lịch sử hiện đại, cuộc xung đột vũ trang ở Việt Nam là cuộc chiến tranh kéo dài nhất, tiêu hao nhiều nhất về tiền của, vật chất và chiến cụ và dẫn tới những hy sinh tính mạng nhiều nhất nếu so sánh với các cuộc chiến tranh cục bộ khác ở thế kỷ XX.
Cuộc can thiệp vũ trang của Mỹ vào công việc của Việt Nam bắt đầu từ năm 1961, sau đó đã biến thành cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại và bao trùm lên cả Lào và Campuchia.
Như đã rõ, Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào công việc nội bộ các nước Đông Dương gần như ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và sau thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam năm 1945. Họ đã khước từ việc công nhận Hiệp định Giơnevơ ký kết năm 1945 quy định tạm thời chia cắt Việt Nam từ Vĩ tuyến 17. Chính quyền Mỹ đã tìm mọi cách để phá hoại việc thực hiện các ký kết đó. Năm 1955 tại miền Nam Việt Nam, trên đống đổ nát của thuộc địa Pháp đã lập ra cái gọi là Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hoàn toàn kiểm soát.
Nhưng nhân dân miền Nam đã không chấp nhận điều đó và kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ. Sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời năm 1960, phong trào đó đã có quy mô đặc biệt rộng lớn.
Về phần mình, năm 1961 Hoa Kỳ đã can thiệp mạnh hơn vào công việc của Nam Việt Nam. Thay vì phải tìm ra giải pháp chính trị, Oasinhtơn lại chuyển sang các hành động chiến tranh trực tiếp ở Nam Việt Nam, đưa quân vào Nam Việt Nam và năm 1968 số quân đó đã lên trên 500 ngàn. Nhưng sự giúp đỡ to lớn về quân sự và kinh tế của Mỹ cho chế độ Sài Gòn đã không mang lại kết quả như mong muốn. Không đàn áp nổi phong trào giải phóng dân tộc ở Nam Việt Nam, đồng thời cho rằng phong trào đó duy trì được chỉ là nhờ có sự ủng hộ của Bắc Việt Nam, nên Mỹ đã quyết định ném bom bắn phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xóa bỏ nguyên nhân chủ yếu đã ngăn cản Mỹ "giải quyết" vấn đề Nam Việt Nam. Ngày 5-8-1964, sau khi nặn ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ đã gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân để chống lại miền Bắc Việt Nam.
Quyết định đó đã làm cho Mỹ phải trả giá qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, mất hàng trăm tỷ đô la, hàng trăm nghìn lính Mỹ bị chết và bị thương.
Cuộc xâm lược của Mỹ chống Việt Nam, về thực chất, là sự tiếp tục cuộc chiến tranh được bắt đầu từ năm 1940 với việc quân Nhật đổ bộ vào Đông Dương. Nói cách khác, cuộc chiến tranh ở Việt Nam, với một vài gián đoạn, đã kéo dài gần 35 năm. Hàng chục năm gian khổ đó đã tác động đến không chỉ một thế hệ người Việt Nam, để lại dấu ấn trên mọi mặt của đời sống chính trị - xã hội; kinh tế - xã hội của đất nước, làm cho hàng triệu người Việt Nam bị hy sinh và tàn phế.
Phát biểu tại cuộc họp báo
ngày 18-1-1971 Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ G.
Mắchôven tuyên bố. "Nước Mỹ đã tiêu hao mồ hôi
và máu của mình trong các rừng rậm Đông Nam Á, công
khai phớt lờ lương tri của thế giới văn minh".
Sau đó, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Mắcnamara trong cuốn hồi ký gây xôn xao dư luận có nhan đề "Nhìn lại quá khứ. Việt Nam - Tấn thảm kịch và bài học lịch sử " (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) cũng thừa nhận rằng đất nước đó là rất khó hiểu đối với ông ta và cuộc chiến tranh đó là "một sai lầm bi thảm và người Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến tranh đó".
Những nhận định tương tự về cuộc xâm lược của Mỹ chống Việt Nam trước và sau đó đã nhiều lần được các đại diện chính quyền Mỹ, các nhân vật chính thức, các nhà hoạt động chính trị, xã hội nhiều nước phương Tây nhắc lại.
Mọi người đã biết, Hoa Kỳ đã dùng Việt Nam làm nơi thử nghiệm các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự, các cách thức sử dụng chúng trong điều kiện chiến tranh, là nơi vạch ra các nguyên tắc chủ yếu của cuộc chiến chống du kích, và nói chung là cuộc đấu tranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
Nhưng cả việc tham gia trực tiếp của quân Mỹ ở miền Nam, cả những cuộc ném bom khốc hệt ở miền Bắc đều không mang lại thắng lợi cho họ trong cuộc chiến tranh đó. Oasinhtơn buộc phải đi tới giải pháp chính trị và năm 1968, cuộc đàm phán Pari đã bắt đầu. Cuộc đàm phán ấy đã kéo dài và rất khó khăn, nhưng cuối cùng vào tháng Giêng 1973, Hiệp định Pari được ký kết và tháng Ba năm đó những đơn vị cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời khỏi Việt Nam.
Toàn thế giới đã hài lòng đón nhận việc ký kết Hiệp định Pari chấm dứt sự xâm lược của Mỹ chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và trên thực tế là ghi nhận sự thất bại hoàn toàn của Mỹ trong cuộc chiến tranh này.
Chế độ Sài Gòn, mặc dù có số lượng lớn vũ khí khí tài do Mỹ để lại mặc dầu vẫn tiếp tục nhận được viện trợ kinh tế, chính trị từ Mỹ, vẫn không giữ nổi chính quyền và mùa xuân 1975 nó đã tan rã dưới đòn tấn công của những người yêu nước.
Lịch sử của cuộc xung đột Mỹ - Việt Nam đã được mô tả trong các tài liệu nghiên cứu và hồi ký. Lịch sử của sự hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam thì ngược lại, được ít người biết. Sự hợp tác đó đã được bắt đầu từ những năm 50 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng Giêng 1950, nhưng cho đến trước khi cuộc xâm lược của Mỹ bắt đầu, sự hợp tác đó chỉ mang tính chất thứ yếu.
Sau khi Mỹ dùng không quân tấn công Việt .Nam thì tình hình đã thay đổi hẳn. Những phương hướng chính của sự hợp tác trong tình hình mới đã được xác định trong chuyến thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxưghin tháng Hai 1965 trong tiếng bom đạn của không quân Mỹ.
Rõ ràng cuộc chiến tranh đã đặt dấu ấn ảm đạm lên tất cả các mặt của đời sống của Bắc Việt Nam. Các cơ sở công nghiệp trọng yếu, các trường học, nhiều cơ quan nhà nước, các cơ sở y tế đã phải sơ tán khỏi thành phố.
Tuy vậy cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Sau các trận ném bom, nhiều xí nghiệp, cơ quan, trường học, bảo tàng, rạp hát lại được khôi phục và tiếp tục hoạt động. Chẳng hạn, tháng 3-1967, tại Nhà hát thành phố Hà Nội đã diễn ra buổi hòa nhạc cổ điển trong tiếng động cơ máy bay Mỹ gầm rú trên bầu trời Hà Nội và tiếng bom rền.
Trong những năm chiến tranh khó khăn đó, ở Việt Nam không chỉ có các chuyên gia quân sự và dân sự Xôviết làm việc mà cả các chuyên gia đến từ các nước xã hội chủ nghĩa khác. Sự hợp tác quốc tế của đại diện các nước đó ở Việt Nam, cũng như sự ủng hộ vô cùng rộng lớn của quốc tế dành cho Việt Nam thời kỳ đó không chỉ đơn giản là lời nói, khẩu hiệu mà là công việc thực tế hàng ngày.
Đầu năm 1973, tại Pari đã diễn ra Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Đại diện của tất cả các nước tham gia Hội nghị đã nồng nhiệt chào mừng việc ký kết Hiệp định Pa ri.
Nhưng chiến tranh chỉ hoàn toàn chấm dứt vào tháng 4- 1975, khi các lực lượng dân tộc yêu nước hoàn toàn giải phóng Nam Việt Nam. Ước mơ hàng thế kỷ của nhân dân Việt Nam đã được thực hiện - Tổ quốc của họ đã được tự do và thống nhất.
Tháng 4-1976 đã diễn ra cuộc bầu cử lịch sử Quốc hội thống nhất của cả nước, và trong không khí phấn chấn của toàn dân, Quốc hội đã tuyên bố việc thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tháng Bảy năm đó. Đó là thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa, thắng lợi của tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Các chuyên gia quân sự Xôviết, những người đã từng công tác tại Việt Nam trong những năm đó đã có đóng góp xứng đáng cho thắng lợi, họ đã dành sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần quốc tế chủ nghĩa đối với nhân dân Việt Nam đang chiến đấu. Ngày nay, khi chủ nghĩa thực dụng mang tính thị trường đang chế ngự, thì nói về điều đó không hợp mốt, song đó là sự thật lịch sử và không thể bỏ nó ra khỏi lịch sử được.
Cuốn sách này là một ý tưởng muốn chỉ rõ một phần không lớn, nhưng rất quan trọng của một giai đoạn lớn trong lịch sử quan hệ Xô - Việt. Chúng tôi hy vọng rằng những câu chuyện thật không hề kèm theo một yêu cầu nào của những người đã tham gia các sự kiện đó sẽ giúp những người đồng hương của chúng tôi hiểu rõ hơn sự thật lịch sử về cuộc đấu tranh của Việt Nam chống bọn xâm lược Mỹ, về hoạt động dũng cảm của các chuyên gia Liên Xô trong những điều kiện vô cùng khó khăn của cuộc chiến tranh bằng không quân.
Sau đó, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Mắcnamara trong cuốn hồi ký gây xôn xao dư luận có nhan đề "Nhìn lại quá khứ. Việt Nam - Tấn thảm kịch và bài học lịch sử " (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) cũng thừa nhận rằng đất nước đó là rất khó hiểu đối với ông ta và cuộc chiến tranh đó là "một sai lầm bi thảm và người Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến tranh đó".
Những nhận định tương tự về cuộc xâm lược của Mỹ chống Việt Nam trước và sau đó đã nhiều lần được các đại diện chính quyền Mỹ, các nhân vật chính thức, các nhà hoạt động chính trị, xã hội nhiều nước phương Tây nhắc lại.
Mọi người đã biết, Hoa Kỳ đã dùng Việt Nam làm nơi thử nghiệm các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự, các cách thức sử dụng chúng trong điều kiện chiến tranh, là nơi vạch ra các nguyên tắc chủ yếu của cuộc chiến chống du kích, và nói chung là cuộc đấu tranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
Nhưng cả việc tham gia trực tiếp của quân Mỹ ở miền Nam, cả những cuộc ném bom khốc hệt ở miền Bắc đều không mang lại thắng lợi cho họ trong cuộc chiến tranh đó. Oasinhtơn buộc phải đi tới giải pháp chính trị và năm 1968, cuộc đàm phán Pari đã bắt đầu. Cuộc đàm phán ấy đã kéo dài và rất khó khăn, nhưng cuối cùng vào tháng Giêng 1973, Hiệp định Pari được ký kết và tháng Ba năm đó những đơn vị cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời khỏi Việt Nam.
Toàn thế giới đã hài lòng đón nhận việc ký kết Hiệp định Pari chấm dứt sự xâm lược của Mỹ chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và trên thực tế là ghi nhận sự thất bại hoàn toàn của Mỹ trong cuộc chiến tranh này.
Chế độ Sài Gòn, mặc dù có số lượng lớn vũ khí khí tài do Mỹ để lại mặc dầu vẫn tiếp tục nhận được viện trợ kinh tế, chính trị từ Mỹ, vẫn không giữ nổi chính quyền và mùa xuân 1975 nó đã tan rã dưới đòn tấn công của những người yêu nước.
Lịch sử của cuộc xung đột Mỹ - Việt Nam đã được mô tả trong các tài liệu nghiên cứu và hồi ký. Lịch sử của sự hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam thì ngược lại, được ít người biết. Sự hợp tác đó đã được bắt đầu từ những năm 50 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng Giêng 1950, nhưng cho đến trước khi cuộc xâm lược của Mỹ bắt đầu, sự hợp tác đó chỉ mang tính chất thứ yếu.
Sau khi Mỹ dùng không quân tấn công Việt .Nam thì tình hình đã thay đổi hẳn. Những phương hướng chính của sự hợp tác trong tình hình mới đã được xác định trong chuyến thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxưghin tháng Hai 1965 trong tiếng bom đạn của không quân Mỹ.
Rõ ràng cuộc chiến tranh đã đặt dấu ấn ảm đạm lên tất cả các mặt của đời sống của Bắc Việt Nam. Các cơ sở công nghiệp trọng yếu, các trường học, nhiều cơ quan nhà nước, các cơ sở y tế đã phải sơ tán khỏi thành phố.
Tuy vậy cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Sau các trận ném bom, nhiều xí nghiệp, cơ quan, trường học, bảo tàng, rạp hát lại được khôi phục và tiếp tục hoạt động. Chẳng hạn, tháng 3-1967, tại Nhà hát thành phố Hà Nội đã diễn ra buổi hòa nhạc cổ điển trong tiếng động cơ máy bay Mỹ gầm rú trên bầu trời Hà Nội và tiếng bom rền.
Trong những năm chiến tranh khó khăn đó, ở Việt Nam không chỉ có các chuyên gia quân sự và dân sự Xôviết làm việc mà cả các chuyên gia đến từ các nước xã hội chủ nghĩa khác. Sự hợp tác quốc tế của đại diện các nước đó ở Việt Nam, cũng như sự ủng hộ vô cùng rộng lớn của quốc tế dành cho Việt Nam thời kỳ đó không chỉ đơn giản là lời nói, khẩu hiệu mà là công việc thực tế hàng ngày.
Đầu năm 1973, tại Pari đã diễn ra Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Đại diện của tất cả các nước tham gia Hội nghị đã nồng nhiệt chào mừng việc ký kết Hiệp định Pa ri.
Nhưng chiến tranh chỉ hoàn toàn chấm dứt vào tháng 4- 1975, khi các lực lượng dân tộc yêu nước hoàn toàn giải phóng Nam Việt Nam. Ước mơ hàng thế kỷ của nhân dân Việt Nam đã được thực hiện - Tổ quốc của họ đã được tự do và thống nhất.
Tháng 4-1976 đã diễn ra cuộc bầu cử lịch sử Quốc hội thống nhất của cả nước, và trong không khí phấn chấn của toàn dân, Quốc hội đã tuyên bố việc thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tháng Bảy năm đó. Đó là thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa, thắng lợi của tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Các chuyên gia quân sự Xôviết, những người đã từng công tác tại Việt Nam trong những năm đó đã có đóng góp xứng đáng cho thắng lợi, họ đã dành sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần quốc tế chủ nghĩa đối với nhân dân Việt Nam đang chiến đấu. Ngày nay, khi chủ nghĩa thực dụng mang tính thị trường đang chế ngự, thì nói về điều đó không hợp mốt, song đó là sự thật lịch sử và không thể bỏ nó ra khỏi lịch sử được.
Cuốn sách này là một ý tưởng muốn chỉ rõ một phần không lớn, nhưng rất quan trọng của một giai đoạn lớn trong lịch sử quan hệ Xô - Việt. Chúng tôi hy vọng rằng những câu chuyện thật không hề kèm theo một yêu cầu nào của những người đã tham gia các sự kiện đó sẽ giúp những người đồng hương của chúng tôi hiểu rõ hơn sự thật lịch sử về cuộc đấu tranh của Việt Nam chống bọn xâm lược Mỹ, về hoạt động dũng cảm của các chuyên gia Liên Xô trong những điều kiện vô cùng khó khăn của cuộc chiến tranh bằng không quân.
THIẾU TƯỚNG
ĐEMSENCÔ IURI ALẾCHXÊÊVÍCH
ĐEMSENCÔ IURI ALẾCHXÊÊVÍCH
Ông sinh ngày 28-12-1938 tại làng Nô vô - Mưsatôp thuộc tỉnh Craxnôđa, là người Nga.
Năm 1956 ông học xong lớp 10 phổ thông và vào học Trường sĩ quan Không quân Cadan và đã tốt nghiệp năm 1959. Ông tiếp tục phục vụ quân đội, là kỹ thuật viên phụ trách hỏa lực trên máy bay trong Trung đoàn không quân phóng ngư lôi số 49 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, về sau chỉ huy trung đội, trở thành sĩ quan chỉ huy khẩu đội bệ phóng tên lửa, Tham mưu trưởng tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn tên lửa phòng không số 345 thuộc Quân khu phòng không Ba cu.
Năm 1971 ông tốt nghiệp Học viện đào tạo sĩ quan chỉ huy của Binh chủng phòng không và được cử làm Tham mưu trưởng, Phó chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không số 708, sau đó được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không số 726. Năm 1976 ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy phòng tác chiến của Bộ tham mưu, Tham mưu trưởng - phó chỉ huy Lữ đoàn đặc nhiệm số 17 Quân khu phòng không Mátxcơva.
Từ tháng 3-1965 đến tháng 2-1966 ông đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, với chức vụ chỉ huy khẩu đội bệ phóng Tiểu đoàn hỏa lực số 82 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ,, Huân chương Vì phục vụ Tổ quốc trong các lực lượng vũ trang Liên Xô hạng III và được tặng thưởng 9 huy chương, trong đó có Huy chương Hữu nghị, do Chính phả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng.
ĐÃ CÓ BAO NHIÊU
ĐIỀU TRẢI QUA Ở VIỆT NAM...
Tiếp nhận các
phương tiện kỹ thuật và những cuộc diễn tập bắn
đạn thật tại bãi thử tên lửa ở Capuxtin Iarơ
Năm 1964 tôi được lệnh làm thủ tục để thực hiện chuyến đi ra nước ngoài. Tháng 8-1964 tôi được đưa tới địa điểm tập huấn và đào tạo - trường đào tạo các cán bộ chuyên môn sơ cấp của binh chủng tên lửa phòng không thuộc Quân khu Bacu, tại thị trấn Subanư. Ở đó chẳng có ai giấu giếm việc chúng tôi sẽ sang nước Angiêri. Nhóm chúng tôi chủ yếu gồm các sĩ quan và các đơn vị được gia hạn phục vụ thuộc binh chủng tên lửa phòng không của quân khu và các học viên thuộc Trường quân sự Oócgiơnikítde. Thời gian đào tạo đã kết thúc vào tháng 11. Đã có chỉ thị cho tất cả chúng tôi được nghỉ phép năm 1965. Đầu tháng 1-1965, trong thời gian nghỉ phép năm ở tỉnh Iếccút tôi nhận được bức điện của chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá I. P. Têrêkhin cho biết cần lập tức có mặt tại trung tâm huấn luyện. Tôi đã lập tức đáp máy bay từ Iếccút đến Bacu.
Khi đến địa điểm tập kết tôi được biết là chúng tôi không đi Angiêri, mà sẽ có chuyến công tác quan trọng hơn đến một nước khác, một nước cũng có khí hậu nhiệt đới nhưng độ ẩm cao. Bất ngờ tiếp theo là việc cơ cấu khung ban chỉ huy mới được bổ nhiệm gồm: Chỉ huy trung đoàn là Đại tá Nicôlai Vaxiliêvích Bagienốp, tham mưu trưởng là Trung tá A. Musencô, kỹ sư trưởng là Đại úy Anatôli Bôrixôvích Daica và phó chỉ huy trung đoàn phụ trách công tác chính trị là Đại tá I. I. Xmiếcnốp. Trung tá I. A. Liakisép đã được bổ nhiệm giữ chức chỉ huy tiểu đoàn tên lửa phòng không thay cho Trung tá I. P. Têrêkhin.
Hàng ngày lại có thêm những sĩ quan mới, những trung sĩ và các binh sĩ đến từ các đơn vị thuộc quân khu. Tôi được lệnh xây dựng khẩu đội bệ phóng tên lửa gồm những sĩ quan, các trung sĩ và các binh sĩ mới tới. Sau khi đã tổ chức xong nhân sự của khẩu đội bệ phóng tên lửa thì bắt đầu giai đoạn tổ chức các khẩu đội chiến đấu. Trung úy Iu. N. Dakhmưlốp và A. I. Miacuscô được bổ nhiệm làm chỉ huy các trung đội, còn các trung sĩ V. Súpsencô, N. Rêva, V Xêmencô, N. Cônsencô và N. Maruxencô thì được bổ nhiệm làm chỉ huy các bệ phóng tên lửa. Đó là những chàng trai có thể lực tráng kiện, được đào tạo rất chu đáo và nắm rất vững công việc của mình. Trong các bài tập hiệp đồng thao tác của khẩu đội, Đại úy A. B. Daica đều luôn có mặt. Ông đã nhiều lần động viên những sĩ quan, các trung sĩ và binh sĩ luyện tập xuất sắc.
Đến cuối tháng 1, về cơ bản đã kết thúc công việc sắp xếp hình thành các khẩu đội chiến đấu và tiểu đoàn. Hầu hết các cán bộ chuyên môn đã nâng cao thứ hạng của mình. Tôi cũng đạt được bằng "master".
Đến đầu tháng 2-1965 toàn bộ anh em trong nhóm đã tập trung khẩn cấp theo lệnh của Chỉ huy trung đoàn. Đại tá N. V. Bagienốp công bố cho chúng tôi biết lệnh điều động chúng tôi thực hiện chuyến công tác đặc biệt sắp tới ra nước ngoài và toàn bộ trung đoàn được chuyển sang quy chế thời chiến: đã quy định quân phục dã ngoại, mỗi người đã được cấp bổ sung 5 bộ quần áo lót; tất cả các sĩ quan, các trung sĩ và binh sĩ được hưởng khẩu phần thời chiến. Chúng tôi cũng bị tuyệt đối cấm thông báo bất kỳ thông tin nào về chuyến công tác đặc biệt sắp tới thông qua các thư từ và trong những buổi tiếp xúc. Sau đó mọi người được yêu cầu một lần nữa cân nhắc khả năng hoàn thành nhiệm vụ sắp tới và tự đưa ra quyết định cuối cùng. Chỉ có hai sĩ quan tỏ ý không muốn sang Việt Nam: một người tỏ ý bực tức vì gia đình anh ta không được cấp căn hộ, còn người thứ hai thì tỏ ý bất bình vì không được giải quyết nguyện vọng được mua chiếc ôtô. Cả hai sĩ quan này đã lập tức được điều trở lại đơn vị cũ của mình.
Sau đấy toàn bộ trung đoàn được đưa lên một đoàn tầu để đến bãi phóng tên lửa Capuxtin Iarơ nhận các thiết bị kỹ thuật và tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật. Việc tiếp nhận các phương tiện kỹ thuật bị kéo dài vì một số nguyên nhân. Trước hết vì nguyên nhân các thiết bị ấy không đồng bộ và hiệu chỉnh chưa tốt. Nhưng chúng tôi được lệnh không tham gia vào công việc khắc phục những sử trục trặc: phía cung cấp các thiết bị kỹ thuật phải khắc phục mọi trục trặc ấy. Những thiết bị máy móc của khẩu đội kỹ thuật vô tuyến thì chủ yếu được lấy từ trung tâm huấn luyện thuộc Học viện đào tạo sĩ quan chỉ huy thuộc binh chủng phòng không tại thành phố Calinin. còn thiết bị bệ phóng thì được lấy từ quân đoàn phòng không Xvéclốp. Đó là phiên bản đầu tiên của bộ khí tài tên lửa phòng không X-75 mang tên "Đexna". Thiết bị này được cải tiến từ bộ khí tài tên lửa có 6 cabin thành loại có 3 cabin. Các bộ khí tài tên lửa này được trang bị các tên lửa thuộc thế hệ đầu tiên V-750 (1d). Do thiết bị bệ phóng không đồng bộ nên đã có quyết định nhận các thiết bị này tại Quân khu phòng không Ba cu.
Cuối cùng, sau khi tiểu đoàn đã
nhận được đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, sẽ còn
nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của các thiết bị ấy
thông qua khâu bắn thử như trong chiến đấu. Để làm
việc này chúng tôi đã triển khai khẩu đội kỹ thuật
vô tuyến với đầy đủ quân số và vẻn vẹn chỉ một
giàn tên lửa XM-63. Ngay khi mở máy lần đầu đã phát
hiện thấy hiện tượng không ăn khớp trong hệ thống
theo dõi mục tiêu: giàn phóng quay một đằng, cabin "P"
quay một nẻo. Viên sĩ quan điều hành bãi phóng đã điều
tiểu đoàn tên lửa phòng không bên cạnh đó - tiểu đoàn
này đến từ nước Tiệp Khắc và đã nhận được sự
đánh giá không tốt về lần bắn diễn tập, ông cũng đã
triệu tập hai sĩ quan của giàn phóng, tuyên bố với họ
rằng nếu đến sáng mai họ chuẩn bị tốt giàn phóng
thì ông ấy sẽ thay đổi cách đánh giá họ. Các sĩ quan
ấy (các thượng úy) đã hăng hái bắt tay và chuẩn bị
giàn phóng và đến sáng thì họ đã báo cáo với sĩ quan
điều hành bãi phóng rằng giàn phóng đã sẵn sàng.
Cuộc bắn thử được ấn định vào lúc 10 giờ sáng. Sĩ quan chỉ huy lần bắn thử này là Đại tá Đêmiđốp. Còn chúng tôi có nhiệm vụ theo dõi và ghi nhận những thiếu sót. Tuy nhiên, vì sĩ quan trực ban tác chiến ra lệnh cấm tuyệt đối không được phát sóng, cho nên vào ngày hôm ấy cuộc bắn thử đã không được tiến hành.
Mấy ngày sau lệnh cấm phát sóng đã được bãi bỏ, nhờ vậy đã tiến hành cuộc bắn thử. Khâu hướng dẫn đường bay cho tên lửa đã được thực hiện rất tốt, và tên lửa đã bắn trúng mục tiêu và tuyệt đối không sai sót.
Giai đoạn đầu của cuộc chuẩn bị đã kết thúc. Các viên chỉ huy các khẩu đội đã có những báo cáo bằng văn bản, sau đó chỉ huy các tiểu đoàn đã báo cáo với ban chỉ huy trung đoàn về việc tiếp nhận các khí tài kỹ thuật và về tình hình các khí tài ấy đã sẵn sàng cho việc sử dụng. Sau đấy các khí tài đã được bốc xếp lên một đoàn tẩu, đến cuối tháng 2-1965 thì trung đoàn đã rời Capuxtin Iarơ đi xe lửa về hướng Sêliabinxcơ.
Trước lúc lên tầu, Ban chỉ huy trung đoàn đã chỉ thị cho tất cả đội ngũ các sĩ quan và binh sĩ về sự cần thiết phải tuân thủ chế độ giữ bí mật hết sức nghiêm ngặt trên đường hành quân. Trên thực tế các trung sĩ và anh em binh sĩ đã bị cấm ra khỏi các toa tầu, không được phép tiếp xúc với dân thường. Trong những trường hợp hết sức đặc biệt chỉ cho phép trả lời tất cả các câu hỏi bằng một câu trả lời duy nhất: "Chúng tôi đi diễn tập". Trong phiếu ghi lộ trình, điểm đến cuối cùng của đoàn tầu là thành phố Khabarốpxcơ.
Nhưng tại thành phố Sêliabinxcơ đoàn tầu chúng tôi lại quay về hướng đông, đến sáng hôm sau chúng tôi đã có mặt tại ga Cuốcgan, vào lúc 19 giờ chúng tôi đã có mặt tại Ômxcơ.
Vì vợ tôi đang mang thai, nên tháng 8-1964 tôi đã đưa cô ấy về ở với mẹ vợ tại thành phố Angácxcơ. Để cô ấy lại một mình ở tiểu đoàn xa xôi trong tình trạng như vậy quả thật không yên tâm. Ngày 29-12-1964, con gái của chúng tôi đã chào đời. Tôi chỉ được ở bên cháu không quá một tuần, vào kỳ nghỉ phép. Tôi có ý định và hy vọng sẽ được gặp vợ và con gái một lần nữa. Chúng tôi được phép rời khỏi các toa tầu, nhưng chỉ được ở quanh gần đoàn tầu. Tôi và một số sĩ quan nữa đã đến nhà ga. Ở đó tôi gửi cho vợ bức điện, trong đó tôi thông báo một cách áng chừng thời điểm đoàn tầu của chúng tôi sẽ đi qua thành phố Angácxcơ và bảo vợ ra ga, đưa theo cả con gái nữa.
Vào thời điểm tôi nêu trong bức điện, đoàn tầu đã đến Angácxcơ. Tôi mặc áo khoác và bước ra lối lên xuống của toa xe. Tôi thử mở cánh cửa toa xe, nhưng nó bị khoá. Đoàn tầu lúc ấy đang vào đoạn đường cua, từ xa tôi trông thấy tòa nhà ga có ánh đèn chiếu sáng, phía đối diện là ngôi nhà của mẹ vợ tôi. Nhà ga mỗi lúc một gần. Cuối cùng tôi đã nhìn thấy vợ tôi đứng cạnh cửa vào ga, em gái của vợ tôi và cả chiếc. xe nôi của con gái. Đoàn tầu chạy rất nhanh như cố tình. Vậy là đã không diễn ra cuộc gặp mặt của vợ chồng chúng tôi, mà cứ tưởng là hoàn toàn có khả năng gặp nhau được. Tôi đứng một mình hồi lâu ở lối ra vào toa xe với những suy nghĩ của mình. Đằng sau ô cửa sổ là bóng đêm.
Trong toa chúng tôi chẳng có lúc nào cảm thấy buồn tẻ, đặc biệt vào các đêm. Trong nhóm chúng tôi có một chuẩn úy được gia hạn phục vụ trong quân đội. Anh ấy đến từ trung đoàn Pôtixki, là kỹ thuật viên của hệ thống vô tuyến thu - phát, là một người miên hành. Tuy anh này nằm ở giường tầng phía trên, nhưng anh ta hoàn toàn dễ dàng nhỏm dậy giữa đêm tối, mặc quân phục gọn gàng và đầy đủ mắt nhắm rồi đi đi lại lại suốt đêm trong toa xe đến sáng, đưa ra các chỉ thị khác nhau hoặc bình thản chuyện trò với người vợ tưởng tượng của mình. Nhưng không một ai trong ban chỉ huy trung đoàn biết hiện tượng này. Còn viên chuẩn úy miên hành ấy lại hoàn thành đầy đủ và xuất sắc mọi bổn phận của mình trong những tình huống bất thường và nhờ vậy đã được chính phủ khen thưởng ở mức cao.
Cuộc bắn thử được ấn định vào lúc 10 giờ sáng. Sĩ quan chỉ huy lần bắn thử này là Đại tá Đêmiđốp. Còn chúng tôi có nhiệm vụ theo dõi và ghi nhận những thiếu sót. Tuy nhiên, vì sĩ quan trực ban tác chiến ra lệnh cấm tuyệt đối không được phát sóng, cho nên vào ngày hôm ấy cuộc bắn thử đã không được tiến hành.
Mấy ngày sau lệnh cấm phát sóng đã được bãi bỏ, nhờ vậy đã tiến hành cuộc bắn thử. Khâu hướng dẫn đường bay cho tên lửa đã được thực hiện rất tốt, và tên lửa đã bắn trúng mục tiêu và tuyệt đối không sai sót.
Giai đoạn đầu của cuộc chuẩn bị đã kết thúc. Các viên chỉ huy các khẩu đội đã có những báo cáo bằng văn bản, sau đó chỉ huy các tiểu đoàn đã báo cáo với ban chỉ huy trung đoàn về việc tiếp nhận các khí tài kỹ thuật và về tình hình các khí tài ấy đã sẵn sàng cho việc sử dụng. Sau đấy các khí tài đã được bốc xếp lên một đoàn tẩu, đến cuối tháng 2-1965 thì trung đoàn đã rời Capuxtin Iarơ đi xe lửa về hướng Sêliabinxcơ.
Trước lúc lên tầu, Ban chỉ huy trung đoàn đã chỉ thị cho tất cả đội ngũ các sĩ quan và binh sĩ về sự cần thiết phải tuân thủ chế độ giữ bí mật hết sức nghiêm ngặt trên đường hành quân. Trên thực tế các trung sĩ và anh em binh sĩ đã bị cấm ra khỏi các toa tầu, không được phép tiếp xúc với dân thường. Trong những trường hợp hết sức đặc biệt chỉ cho phép trả lời tất cả các câu hỏi bằng một câu trả lời duy nhất: "Chúng tôi đi diễn tập". Trong phiếu ghi lộ trình, điểm đến cuối cùng của đoàn tầu là thành phố Khabarốpxcơ.
Nhưng tại thành phố Sêliabinxcơ đoàn tầu chúng tôi lại quay về hướng đông, đến sáng hôm sau chúng tôi đã có mặt tại ga Cuốcgan, vào lúc 19 giờ chúng tôi đã có mặt tại Ômxcơ.
Vì vợ tôi đang mang thai, nên tháng 8-1964 tôi đã đưa cô ấy về ở với mẹ vợ tại thành phố Angácxcơ. Để cô ấy lại một mình ở tiểu đoàn xa xôi trong tình trạng như vậy quả thật không yên tâm. Ngày 29-12-1964, con gái của chúng tôi đã chào đời. Tôi chỉ được ở bên cháu không quá một tuần, vào kỳ nghỉ phép. Tôi có ý định và hy vọng sẽ được gặp vợ và con gái một lần nữa. Chúng tôi được phép rời khỏi các toa tầu, nhưng chỉ được ở quanh gần đoàn tầu. Tôi và một số sĩ quan nữa đã đến nhà ga. Ở đó tôi gửi cho vợ bức điện, trong đó tôi thông báo một cách áng chừng thời điểm đoàn tầu của chúng tôi sẽ đi qua thành phố Angácxcơ và bảo vợ ra ga, đưa theo cả con gái nữa.
Vào thời điểm tôi nêu trong bức điện, đoàn tầu đã đến Angácxcơ. Tôi mặc áo khoác và bước ra lối lên xuống của toa xe. Tôi thử mở cánh cửa toa xe, nhưng nó bị khoá. Đoàn tầu lúc ấy đang vào đoạn đường cua, từ xa tôi trông thấy tòa nhà ga có ánh đèn chiếu sáng, phía đối diện là ngôi nhà của mẹ vợ tôi. Nhà ga mỗi lúc một gần. Cuối cùng tôi đã nhìn thấy vợ tôi đứng cạnh cửa vào ga, em gái của vợ tôi và cả chiếc. xe nôi của con gái. Đoàn tầu chạy rất nhanh như cố tình. Vậy là đã không diễn ra cuộc gặp mặt của vợ chồng chúng tôi, mà cứ tưởng là hoàn toàn có khả năng gặp nhau được. Tôi đứng một mình hồi lâu ở lối ra vào toa xe với những suy nghĩ của mình. Đằng sau ô cửa sổ là bóng đêm.
Trong toa chúng tôi chẳng có lúc nào cảm thấy buồn tẻ, đặc biệt vào các đêm. Trong nhóm chúng tôi có một chuẩn úy được gia hạn phục vụ trong quân đội. Anh ấy đến từ trung đoàn Pôtixki, là kỹ thuật viên của hệ thống vô tuyến thu - phát, là một người miên hành. Tuy anh này nằm ở giường tầng phía trên, nhưng anh ta hoàn toàn dễ dàng nhỏm dậy giữa đêm tối, mặc quân phục gọn gàng và đầy đủ mắt nhắm rồi đi đi lại lại suốt đêm trong toa xe đến sáng, đưa ra các chỉ thị khác nhau hoặc bình thản chuyện trò với người vợ tưởng tượng của mình. Nhưng không một ai trong ban chỉ huy trung đoàn biết hiện tượng này. Còn viên chuẩn úy miên hành ấy lại hoàn thành đầy đủ và xuất sắc mọi bổn phận của mình trong những tình huống bất thường và nhờ vậy đã được chính phủ khen thưởng ở mức cao.
Đoàn tầu chúng tôi lao nhanh về hướng đông. Khi đến
sát thành phố Sita đoàn tầu dừng lại gần một ngày
đêm. Sau này chúng tôi được biết, việc này được
thực hiện nhằm mục đích đánh lạc hướng cơ quan tình
báo của địch. Khoảng 22 giờ đoàn tầu đã đến ga
Sita, đến sáng thì đến ga biên giới Dabaicanxcơ. Người
ra đón đoàn tầu chúng tôi là Cục trưởng Cục tổ chức
cơ động của Quân khu phòng không, Trung tướng V. Đ.
Gôđun. Chỉ đến lúc ấy tất cả chúng tôi mới hay biết
mình sẽ đến đâu?
Toàn bộ đơn vị có mặt trên đoàn tầu này được đưa lên những chiếc ôtô có bạt che và được chuyển đến những doanh trại đã dành sẵn cho chúng tôi. Đại tá N. V. Bagienốp đã trao cho tôi nhiệm vụ: dẫn theo một số lượng bình sĩ cần thiết và tiến hành gia cố việc bảo quản các khí tài trên các toa tầu của đoàn tầu và ngụy trang thật tốt cho các khí tài ấy. Sau khi mang theo tất cả những gì cần thiết cho việc bảo quản khí tài trên đoàn tầu, chúng tôi đã lập tức bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao. Một lúc sau Trung tướng Gôđun đến. Từ lúc ấy cho đến khi kết thúc mọi việc vị tướng này đã có mặt cạnh chúng tôi để kiểm tra chất lượng công việc của chúng tôi. Sau khi kết thúc việc chằng buộc khí tài, chúng tôi đã tiến hành ngụy trang khí tài. Tất cả các ca bin điều khiển khí tài đều được phủ lưới ngụy trang.
Phải nói rằng đây là công việc cực nhọc, vì lúc ấy trời rất lạnh và gió thổi mạnh. Sau khi kết thúc công việc, người ta đưa chúng tôi lên ôtô mui trần và chở thẳng đến nhà tắm. Vì chúng tôi là những người cuối cùng đến nhà tắm, nên nước đã cạn kiệt, do vậy chúng tôi đành phải bằng lòng với những giọt nước vắt từ những chiếc khăn tắm, cốt để lau người mà thôi. Mặc dù phải "tắm" theo kiểu ấy, nhưng chúng tôi vẫn thấy thỏa mãn về mặt tinh thần: dù sao thì cũng trở nên sạch sẽ hơn.
Toàn bộ đơn vị có mặt trên đoàn tầu này được đưa lên những chiếc ôtô có bạt che và được chuyển đến những doanh trại đã dành sẵn cho chúng tôi. Đại tá N. V. Bagienốp đã trao cho tôi nhiệm vụ: dẫn theo một số lượng bình sĩ cần thiết và tiến hành gia cố việc bảo quản các khí tài trên các toa tầu của đoàn tầu và ngụy trang thật tốt cho các khí tài ấy. Sau khi mang theo tất cả những gì cần thiết cho việc bảo quản khí tài trên đoàn tầu, chúng tôi đã lập tức bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao. Một lúc sau Trung tướng Gôđun đến. Từ lúc ấy cho đến khi kết thúc mọi việc vị tướng này đã có mặt cạnh chúng tôi để kiểm tra chất lượng công việc của chúng tôi. Sau khi kết thúc việc chằng buộc khí tài, chúng tôi đã tiến hành ngụy trang khí tài. Tất cả các ca bin điều khiển khí tài đều được phủ lưới ngụy trang.
Phải nói rằng đây là công việc cực nhọc, vì lúc ấy trời rất lạnh và gió thổi mạnh. Sau khi kết thúc công việc, người ta đưa chúng tôi lên ôtô mui trần và chở thẳng đến nhà tắm. Vì chúng tôi là những người cuối cùng đến nhà tắm, nên nước đã cạn kiệt, do vậy chúng tôi đành phải bằng lòng với những giọt nước vắt từ những chiếc khăn tắm, cốt để lau người mà thôi. Mặc dù phải "tắm" theo kiểu ấy, nhưng chúng tôi vẫn thấy thỏa mãn về mặt tinh thần: dù sao thì cũng trở nên sạch sẽ hơn.
Hướng đến biên
giới Việt Nam - quá cảnh qua Trung Quốc thân hữu
Từ nhà tắm toàn bộ nhóm chúng tôi được đưa đến địa điểm tạm trú. Khi tôi bước vào trong doanh trại, tôi không thể hiểu được gì cả: tất cả các cán bộ chuyên môn chúng tôi đều mặc thường phục. Hầu như mọi người đều lao về phía chúng tôi, rối rít thúc giục chúng tôi khẩn trương, vì tất cả mọi người chỉ chờ đợi chúng tôi: thời gian đoàn tầu khởi hành để đi tiếp sẽ phụ thuộc vào chúng tôi. Khi tôi hỏi Trung tá Liakisép, chỉ huy tiểu đoàn chúng tôi, rằng tại sao chúng tôi lại mặc "thường phục" thì được trả lời rằng Chính phủ Trung Quốc yêu cầu như vậy.
Ngoài bộ quần áo vét, mỗi chúng tôi còn được phát 1 áo măng tô, 2 bộ quần áo, 1 mũ, đôi giầy đen kiểu Trung Quốc. Mỗi người chúng tôi đựng bộ quân phục của mình vào một chiếc túi đặc biệt; ghi trên đó địa chỉ đơn vị phục vụ trước kia. Mỗi người đều mang theo tiền. Chúng tôi được yêu cầu tiêu hết số tiền ấy ngay lúc đó để không mang theo qua biên giới. Trong số tiền 120 rúp có trong túi, sau khi mua mọi thứ tôi vẫn còn lại cả thảy 8 rúp.
Khi đã kết thúc mọi công việc chuẩn bị, tất cả chúng tôi xếp thành đội hình, Trung tướng V. Đ. Gôđun đã dặn dò chúng tôi lần cuối trước lúc lên đường. Ông nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi đại diện cho một quốc gia vĩ đại - Liên bang Xôviết, vì vậy mọi hành động của chúng tôi phải được cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng; chúng tôi sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cùng với các chiến sĩ Việt Nam, và chúng tôi phải hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ ấy.
Trước khi ngừng lời, ông hỏi:
- Có ai nhát gan không?
Không một ai lên tiếng. Sau đó, các quân nhân thuộc diện trong hạn phục vụ và gia hạn phục vụ được đưa ra khỏi phòng họp, chỉ còn lại các sĩ quan. Một lần nữa vị tướng đã nhắc đến nghĩa vụ quân nhân, đến danh dự của người sĩ quan và đến sự cần thiết phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong cách hành xử tại một nước khác. Và vị tướng ấy đã khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi tuyên bố rằng ở Việt Nam hầu hết các chị em phụ nữ đều mặc áo rộng cổ"! Cuối cùng ông hỏi lại:
- Có ai không muốn đi tiếp không?
Từ trong hàng quân có hai sĩ quan bước ra và tỏ ý không muốn sang Việt Nam, viện lý do sức khoẻ của các thành viên gia đình mình không được tốt. Người ta đã chấp nhận nguyện vọng của hai sĩ quan này.
Mỗi chuyên gia được cấp phát 75 nhân dân tệ. Sau đó tất cả mọi người được bố trí vào các toa tầu. Ban chỉ huy trung đoàn và các sĩ quan cấp cao được bố trí trong các cupê, những người còn lại thì được bố trí trong các toa có giường nằm cứng. Các toa tầu có hình dáng dễ coi, tất cả các cửa sổ đều buông rèm kín mít. Chúng tôi được lệnh về chỗ của mình, không được ra ngoài và chờ giờ khởi hành. Sau đó ít lâu, các toa tầu của chúng tôi đã lăn bánh trên lãnh thổ Trung Quốc.
Đêm buông xuống. Tất cả chúng tôi đã thấm mệt, tuy chưa có chăn gối, nhưng chúng tôi mặc nguyên quần áo rồi thiếp đi trên các giường nằm của mình. Vào thời gian đó, các cán bộ chuyên môn Trung Quốc tiến hành việc chuyển các toa trần với các khí tài quân sự của chúng tôi sang các toa tầu của họ, vì chiều rộng đường sắt Trung Quốc hẹp hơn đôi chút so với đường sắt ở nước chúng tôi.
Công việc thay khung toa xe bị kéo dài và chúng tôi đã thấy buồn chán vì ngồi rỗi việc. Mọi người khẩn khoản đề nghị cho phép ra ngoài toa xe. Chúng tôi đã được phép ra ngoài, đến cửa hàng tại ga xe lửa, đi dạo quanh các toa tàu. Lần đầu trong đời được đến một đất nước khác là sự kiện lớn! Khi tôi bước ra ngoài toa xe và ngó nhìn chung quanh thì vật đầu tiên đập vào mắt là vô số những ống khói cao từ 3 đến 5 mét của những ngôi nhà nằm sát ga xe lửa. Tôi đã lập tức đoán ngay được thực chất của bức tranh này.
Vào đầu những năm 60 Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện trên toàn quốc chính
sách "đại nhảy vọt". Một trong những bộ phận
cấu thành của chính sách ấy trong lĩnh vực kinh tế là
nhiệm vụ chiến lược: đuổi kịp và vượt các nước
tư bản chủ nghĩa tiên tiến (Mỹ và Anh) về sản lượng
gang và thép (gần 220 triệu tấn/năm). Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã huy động mọi sức lực và của cải để
đạt cho được những cái mốc đã định. Nhằm thực
hiện mục tiêu ấy đâu đâu người ta cũng xây dựng
những lò cao loại nhỏ. Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm
vụ đề ra, nhưng chất lượng của gang và thép đã đạt
mức thấp đến nỗi không thể sử dụng chúng được.
Tại các nhà ga xe lửa, cạnh các ngôi nhà, tại các lều
cư trú của những người chăn thả súc vật, hầu như
trên suốt chiều dài của tuyến đường sắt chạy từ
biên giới đến Bắc Kinh đâu đâu cũng thấy la liệt
những thỏi gang không được sử dụng, còn những lò cao
thủ công thì đã ngừng hoạt động từ lâu.
Sau khi dạo quanh các toa trần, chúng tôi bước vào các toa tầu. Cuối cùng đoàn tầu đã chuyển bánh.
Kể từ thời điểm ấy các khí tài kỹ thuật của chúng tôi được các chiến sĩ Trung Quốc bảo vệ, công việc quản lý trong toa tầu do người Trung Quốc đảm nhiệm. Cùng với chúng tôi còn có các chuyên gia sửa chữa đi trên tầu, trong một khoang riêng, và có hai phiên dịch người Trung Quốc. Cuối cùng chúng tôi được phát chăn gối và đệm trải giường. Các chiếc gối được nhồi chặt bằng rơm. Những chiếc gối ấy rất cứng và nặng đến mức có thể dùng để làm cho một người nào đó bị thương! Đệm trải giường cũng không mềm hơn.
Trong đoàn tầu này, trên một toa xe có trang bị đặc biệt, người ta đã bố trí một bếp nấu ăn và phòng ăn. Chúng tôi ăn uống tại đó. Kíp nấu ăn là một tổ gồm các đầu bếp Trung Quốc và một chuyên gia Liên Xô, đó là đầu bếp binh nhất Páckhômsúc. Mọi công việc phục vụ được thực hiện với chất lượng cao nhất. Các bàn ăn được trang bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết, trên các bàn ăn có thừa thãi các bao thuốc lá Trung Quốc. Sau khi nếm thử những điếu thuốc rất thơm nhưng quá nhẹ ấy, tất cả chúng tôi đều kết luận rằng những sản phẩm thuốc lá của chúng tôi có ưu thế hơn.
Trên đường đi dần dần đã hình thành những mối quan hệ giữa chúng tôi với các chuyên gia Trung Quốc. Chúng tôi bắt đầu tích cực tiếp xúc với họ thông qua những người phiên dịch. Cả họ và chúng tôi đều đưa ra cùng một câu hỏi: có điều gì chúng tôi đã không chia sẻ với nhau, vì chúng tôi là những con người bình thường?
Những người Trung Quốc trên đoàn tầu có quyền tự do ra ngoài tại các nơi tầu dừng bánh. Lợi dụng quyền này, có một lần họ đưa vào toa những chai rượu cô nhắc Trung Quốc và bia. Đến chiều chúng tôi đã tổ chức một bữa nhậu nhỏ cùng nhau. Chúng tôi đã cùng hát bài hát nổi tiếng mà người Trung Quốc nào cũng biết: "Mátxcơva - Bắc Kinh. Các dân tộc tiến lên, vì nền hòa bình bền vững, vì con đường sán lạn, dưới ngọn cờ tự do! Xtalin và Mao Trạch Đông nghe thấy tiếng nói của chúng ta, nghe thấy tiếng nói của chúng ta?..." và v.v.. Chúng tôi đã dạy tất cả những người ấy biết chơi bài tây.
Trong suốt lộ trình chạy qua lãnh thổ Trung Quốc, ở tất cả các ga xe lửa chúng tôi đều không thấy bóng một người nào khi đoàn tầu chúng tôi đi ngang qua. Tất cả các cửa sổ trong các toa tầu chở khách của Trung Quốc dừng đỗ tại một ga nào đó cùng lúc với đoàn tầu chúng tôi đều được che kín phía trong bằng tấm vải đen hoặc bằng mảnh nilông. Hành khách đi trên những đoàn tầu ấy cũng bị cấm ra khỏi các toa tầu tại những nơi tầu dừng lại. Không thấy bóng dáng con người thì mọi thứ chung quanh như không có sự sống.
Đến ngày thứ mười đoàn tầu chúng tôi đã đến thủ đô Bắc Kinh của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Cách Bắc Kinh khoảng 30 kilômét, đoàn tầu đi vào đường cụt. Các đại diện phía Trung Quốc đã đến chỗ chúng tôi, xem xét tất cả các toa tầu của chúng tôi, sau đó họ triệu tập mọi người vào phòng ăn để nghe ý kiến phản ánh của phía chúng tôi. Chúng tôi không đưa ra ý kiến phàn nàn gì. Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại có những ý kiến phàn nàn. Người đại diện của Trung Quốc chịu trách nhiệm lo việc ăn uống cho các chuyên gia Liên Xô đã bầy tỏ thái độ không hài lòng do trên đường đi chúng tôi đã trả tiền ăn uống. Ông ta cho biết, lẽ ra không nên làm như thế, vì vấn đề này đã được giải quyết trong cuộc viếng thăm gần đây của A. N. Côxưghin đến Trung Quốc và số tiền trả về khoản ăn uống đã được đưa vào tổng số tiền (50 triệu rúp) mà Liên Xô đã trả cho phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để đảm bảo việc vận chuyển các đoàn tầu của chúng tôi quá cảnh qua lãnh thổ Trung Quốc. Dĩ nhiên, số tiền mà chúng tôi đã trả thì không được hoàn lại. Nhưng từ lúc ấy cho đến hết lộ trình chúng tôi đã không trả tiền ăn uống nữa.
Sau khi đến Bắc Kinh chúng tôi được đưa lên xe buýt và được đi tham quan thành phố. Trước hết đập vào mắt là số lượng người đông đúc trên các đường phố Bắc Kinh, có nhiều cửa hàng và quầy hàng, có hàng nghìn chiếc xe đạp được sắp xếp cẩn thận ở các bãi để xe thuộc các xí nghiệp công nghiệp, cũng như ở bên ngoài các cửa hàng. Có nhiều xe xích lô.
Các xe buýt dừng lại tại quảng trường chính của thành phố, và người ta đề nghị chúng tôi ra khỏi xe. Phía bên trái là dãy khán đài, cao hơn một chút, ở phía xa là tòa nhà, nơi làm việc của Mao Trạch Đông, phía bên phải là tòa nhà to lớn làm bằng kính. Đó là nơi diễn ra tất cả những cuộc hội họp chính trị quan trọng. Sau đó các xe buýt hướng đến Bảo tàng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Vào thời điểm đó rất nhiều đơn vị quân đội có mặt tại địa điểm này. Họ được trang bị các khẩu súng CKC do Trung Quốc sản xuất. Trong các đơn vị ấy có nhiều cô gái. Ngay trước lối vào Bảo tàng là bức tượng cao và lớn của Mao Trạch Đông được làm bằng đá cẩm thạch trắng. Trên một khoảng trống ngoài trời có những chiếc máy bay cánh quạt một động cơ tịch thu được của Tưởng Giới Thạch.
Sau đó toàn thể nhóm chúng tôi đến công viên phía nam. Tại đó chúng tôi rất thích thú xem tất cả những gì được giới thiệu. Đặc biệt đáng ghi nhớ là các loài cây, hồ nước do các nô lệ ngày xưa đào, những hoa văn trên tường trong các tòa nhà, những hình rồng, ngôi nhà hai tầng bằng đá được xây dựng trên một cái cột. Loại vữa xây tòa nhà này được làm bằng nước cơm với lòng trứng; được sử dụng từ trước công nguyên.
Sau khi đi thăm công viên đã diễn ra buổi chiêu đãi chung tại nhà hàng, do phía Trung Quốc tổ chức. Sau bữa tiệc chúng tôi trở lại đoàn tầu. Tháp tùng chúng tôi vẫn là những nhân vật đã đón tiếp chúng tôi. Phía trước vẫn còn 2 ngày đêm đi trên lãnh thổ Trung Quốc. Trên đường đi, sau cùng chúng tôi đã nhìn thấy một gia đình những nông dân lao động bình thường ở Trung Quốc: người chồng, người vợ và đứa con. Người chồng kéo cầy, người vợ cõng trên lưng đứa con nhỏ thì đi sau chiếc cầy để trợ giúp cho người chồng. Tôi muốn nêu rõ rằng trên suốt lộ trình chạy trên lãnh thổ Trung Quốc chúng tôi đã không nhìn thấy một máy cày nào hoặc một máy gặt đập liên hợp nào.
Sang ngày hôm sau, vào khoảng 20 giờ, theo giờ địa phương, đoàn tầu của chúng tôi đã tới ga biên giới với Việt Nam.
Sau khi dạo quanh các toa trần, chúng tôi bước vào các toa tầu. Cuối cùng đoàn tầu đã chuyển bánh.
Kể từ thời điểm ấy các khí tài kỹ thuật của chúng tôi được các chiến sĩ Trung Quốc bảo vệ, công việc quản lý trong toa tầu do người Trung Quốc đảm nhiệm. Cùng với chúng tôi còn có các chuyên gia sửa chữa đi trên tầu, trong một khoang riêng, và có hai phiên dịch người Trung Quốc. Cuối cùng chúng tôi được phát chăn gối và đệm trải giường. Các chiếc gối được nhồi chặt bằng rơm. Những chiếc gối ấy rất cứng và nặng đến mức có thể dùng để làm cho một người nào đó bị thương! Đệm trải giường cũng không mềm hơn.
Trong đoàn tầu này, trên một toa xe có trang bị đặc biệt, người ta đã bố trí một bếp nấu ăn và phòng ăn. Chúng tôi ăn uống tại đó. Kíp nấu ăn là một tổ gồm các đầu bếp Trung Quốc và một chuyên gia Liên Xô, đó là đầu bếp binh nhất Páckhômsúc. Mọi công việc phục vụ được thực hiện với chất lượng cao nhất. Các bàn ăn được trang bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết, trên các bàn ăn có thừa thãi các bao thuốc lá Trung Quốc. Sau khi nếm thử những điếu thuốc rất thơm nhưng quá nhẹ ấy, tất cả chúng tôi đều kết luận rằng những sản phẩm thuốc lá của chúng tôi có ưu thế hơn.
Trên đường đi dần dần đã hình thành những mối quan hệ giữa chúng tôi với các chuyên gia Trung Quốc. Chúng tôi bắt đầu tích cực tiếp xúc với họ thông qua những người phiên dịch. Cả họ và chúng tôi đều đưa ra cùng một câu hỏi: có điều gì chúng tôi đã không chia sẻ với nhau, vì chúng tôi là những con người bình thường?
Những người Trung Quốc trên đoàn tầu có quyền tự do ra ngoài tại các nơi tầu dừng bánh. Lợi dụng quyền này, có một lần họ đưa vào toa những chai rượu cô nhắc Trung Quốc và bia. Đến chiều chúng tôi đã tổ chức một bữa nhậu nhỏ cùng nhau. Chúng tôi đã cùng hát bài hát nổi tiếng mà người Trung Quốc nào cũng biết: "Mátxcơva - Bắc Kinh. Các dân tộc tiến lên, vì nền hòa bình bền vững, vì con đường sán lạn, dưới ngọn cờ tự do! Xtalin và Mao Trạch Đông nghe thấy tiếng nói của chúng ta, nghe thấy tiếng nói của chúng ta?..." và v.v.. Chúng tôi đã dạy tất cả những người ấy biết chơi bài tây.
Trong suốt lộ trình chạy qua lãnh thổ Trung Quốc, ở tất cả các ga xe lửa chúng tôi đều không thấy bóng một người nào khi đoàn tầu chúng tôi đi ngang qua. Tất cả các cửa sổ trong các toa tầu chở khách của Trung Quốc dừng đỗ tại một ga nào đó cùng lúc với đoàn tầu chúng tôi đều được che kín phía trong bằng tấm vải đen hoặc bằng mảnh nilông. Hành khách đi trên những đoàn tầu ấy cũng bị cấm ra khỏi các toa tầu tại những nơi tầu dừng lại. Không thấy bóng dáng con người thì mọi thứ chung quanh như không có sự sống.
Đến ngày thứ mười đoàn tầu chúng tôi đã đến thủ đô Bắc Kinh của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Cách Bắc Kinh khoảng 30 kilômét, đoàn tầu đi vào đường cụt. Các đại diện phía Trung Quốc đã đến chỗ chúng tôi, xem xét tất cả các toa tầu của chúng tôi, sau đó họ triệu tập mọi người vào phòng ăn để nghe ý kiến phản ánh của phía chúng tôi. Chúng tôi không đưa ra ý kiến phàn nàn gì. Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại có những ý kiến phàn nàn. Người đại diện của Trung Quốc chịu trách nhiệm lo việc ăn uống cho các chuyên gia Liên Xô đã bầy tỏ thái độ không hài lòng do trên đường đi chúng tôi đã trả tiền ăn uống. Ông ta cho biết, lẽ ra không nên làm như thế, vì vấn đề này đã được giải quyết trong cuộc viếng thăm gần đây của A. N. Côxưghin đến Trung Quốc và số tiền trả về khoản ăn uống đã được đưa vào tổng số tiền (50 triệu rúp) mà Liên Xô đã trả cho phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để đảm bảo việc vận chuyển các đoàn tầu của chúng tôi quá cảnh qua lãnh thổ Trung Quốc. Dĩ nhiên, số tiền mà chúng tôi đã trả thì không được hoàn lại. Nhưng từ lúc ấy cho đến hết lộ trình chúng tôi đã không trả tiền ăn uống nữa.
Sau khi đến Bắc Kinh chúng tôi được đưa lên xe buýt và được đi tham quan thành phố. Trước hết đập vào mắt là số lượng người đông đúc trên các đường phố Bắc Kinh, có nhiều cửa hàng và quầy hàng, có hàng nghìn chiếc xe đạp được sắp xếp cẩn thận ở các bãi để xe thuộc các xí nghiệp công nghiệp, cũng như ở bên ngoài các cửa hàng. Có nhiều xe xích lô.
Các xe buýt dừng lại tại quảng trường chính của thành phố, và người ta đề nghị chúng tôi ra khỏi xe. Phía bên trái là dãy khán đài, cao hơn một chút, ở phía xa là tòa nhà, nơi làm việc của Mao Trạch Đông, phía bên phải là tòa nhà to lớn làm bằng kính. Đó là nơi diễn ra tất cả những cuộc hội họp chính trị quan trọng. Sau đó các xe buýt hướng đến Bảo tàng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Vào thời điểm đó rất nhiều đơn vị quân đội có mặt tại địa điểm này. Họ được trang bị các khẩu súng CKC do Trung Quốc sản xuất. Trong các đơn vị ấy có nhiều cô gái. Ngay trước lối vào Bảo tàng là bức tượng cao và lớn của Mao Trạch Đông được làm bằng đá cẩm thạch trắng. Trên một khoảng trống ngoài trời có những chiếc máy bay cánh quạt một động cơ tịch thu được của Tưởng Giới Thạch.
Sau đó toàn thể nhóm chúng tôi đến công viên phía nam. Tại đó chúng tôi rất thích thú xem tất cả những gì được giới thiệu. Đặc biệt đáng ghi nhớ là các loài cây, hồ nước do các nô lệ ngày xưa đào, những hoa văn trên tường trong các tòa nhà, những hình rồng, ngôi nhà hai tầng bằng đá được xây dựng trên một cái cột. Loại vữa xây tòa nhà này được làm bằng nước cơm với lòng trứng; được sử dụng từ trước công nguyên.
Sau khi đi thăm công viên đã diễn ra buổi chiêu đãi chung tại nhà hàng, do phía Trung Quốc tổ chức. Sau bữa tiệc chúng tôi trở lại đoàn tầu. Tháp tùng chúng tôi vẫn là những nhân vật đã đón tiếp chúng tôi. Phía trước vẫn còn 2 ngày đêm đi trên lãnh thổ Trung Quốc. Trên đường đi, sau cùng chúng tôi đã nhìn thấy một gia đình những nông dân lao động bình thường ở Trung Quốc: người chồng, người vợ và đứa con. Người chồng kéo cầy, người vợ cõng trên lưng đứa con nhỏ thì đi sau chiếc cầy để trợ giúp cho người chồng. Tôi muốn nêu rõ rằng trên suốt lộ trình chạy trên lãnh thổ Trung Quốc chúng tôi đã không nhìn thấy một máy cày nào hoặc một máy gặt đập liên hợp nào.
Sang ngày hôm sau, vào khoảng 20 giờ, theo giờ địa phương, đoàn tầu của chúng tôi đã tới ga biên giới với Việt Nam.
Người "Liên
Xô” trong rừng Việt Nam
Mỗi khi có ai đó trong những người Việt Nam phát âm cụm từ này thì chúng tôi hiểu rằng đó là nói về chúng tôi. Sau khi đoàn tầu đến ga biên giới với Việt Nam, chúng tôi được các xe buýt chở đến nhà khách. Chưa kịp tắm rửa cẩn thận sau khi đi đường và chưa kịp ổn định chỗ ở thì tất cả chúng tôi đã được mời đi ăn tối. Sau đấy mọi người trở về các phòng ở của mình để chờ những chỉ dẫn tiếp theo. Nhà khách là một tòa nhà không lớn, đâu đâu cũng ngăn nắp trật tự. Tôi và viên sĩ quan chỉ huy trung đội là Trung úy Iu. Dakhmưlốp được bố trí vào một căn phòng có 2 giường với đầy đủ tiện nghi: 2 chiếc giường gỗ cao, những chiếc gối mềm, mỗi giường có 1 chiếc quạt làm bằng lông công, bên cạnh là phòng tắm và toa lét. Ý nghĩ trước tiên từ lâu đã theo đuổi tôi - đó là được tắm vòi sen. Tôi cởi quần áo và bắt đẩu đứng dưới vòi tắm. Tôi chưa kịp gội đầu xong thì nghe thấy tiếng gõ cửa. Một binh sĩ ở ban chỉ huy trung đoàn đến và thông báo rằng Đại tá Bagienốp triệu tập gấp tôi đến gặp ông. Tôi lập tức mặc quần áo và đến trình diện.
Trong phòng, ngoài Đại tá Bagienốp, còn có tất cả các sĩ quan chỉ huy của trung đoàn, viên chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá I. A. Liakisép và một nhân vật dân sự Liên Xô mà tôi chưa quen biết. Đại tá Bagienốp thông báo: vì khung đường sắt, cũng như tất cả các cây cầu và đường hầm trên lãnh thổ Việt Nam đều hẹp hơn nhiều so với của Liên Xô và Trung Quốc, cho nên cần chuyển tất cả các khí tài của chúng tôi từ các toa xe của chúng tôi sang các toa xe trần của Việt Nam, chằng buộc chặt các khí tài và ngụy trang. Tất cả công việc này được giao cho khẩu đội của tôi. Tôi phải chỉ huy công việc này và hoàn thành công việc trước lúc rạng đông. Để trợ giúp, một trung đội các binh sĩ Trung Quốc sẽ tới ngay sau đó, đến nơi tiến hành công việc này.
Mọi vấn đề đều phải được giải quyết với nhân vật đại diện của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô là người chịu trách nhiệm về việc vận chuyển các đoàn tẩu chở hàng của Liên Xô qua biên giới Việt - Trung. Vị này chính là nhân vật dân sự Liên Xô mà tôi chưa quen biết và đã có mặt trong cuộc họp.
Tôi đã đem theo 6 chiến sĩ trong khẩu đội bệ phóng của mình: Súpsencô, Côsencô,. Xêmencô, Rê va, Máctưnsúc, Lítvinốp. Tôi đã cùng họ khẩn trương đi xe buýt đến đoàn tầu. Không chờ tới lúc có thêm bộ đội Trung Quốc tới giúp, chúng tôi đã bắt tay ngay vào việc tháo gỡ dây chằng khí tài ra khỏi khung toa xe. Ngay sau đó một đội binh sĩ Trung Quốc (gồm 15 binh sĩ) đã tới giúp, chỉ huy toán binh sĩ này là một trung sĩ. Theo lệnh của viên trung sĩ này, những binh sĩ Trung Quốc đã tiến đến một bệ phóng và tìm cách chuyển dịch nó ra khỏi bệ toa xe, nhưng tất cả mọi nỗ lực của họ đều vô hiệu. Họ hội ý, sau đó họ đem từ đâu đến một dây cáp lớn, buộc nó vào bệ phóng. Họ nắm chặt dây cáp và lại cố chuyển dịch bệ phóng xuống mặt đường nhưng không có kết quả. Sau đó, theo mệnh lệnh của viên chỉ huy, tất cả toán bộ đội Trung Quốc đã xếp hàng trên mặt đường nhựa và bắt đầu thực hiện những động tác thể dục thư giãn. Việc này diễn ra khoảng 15 phút. Tôi không còn thích thú xem cảnh đó nữa, vì trời sắp sáng rồi. Theo lệnh của tôi, 6 binh sĩ của chúng tôi tiến đến bệ phóng và theo hiệu lệnh "Một - hai, ba kéo nào” đã kéo bệ phóng ra khỏi sàn toa tầu xuống mặt đường nhựa, kéo thêm khoảng 30 mét nữa. Điều này tác động rất mạnh đến tất cả toán bộ đội Trung Quốc. Sau đó họ làm việc nhịp nhàng cùng với chúng tôi.
Ngay sau đấy người ta đã chuyển những toa xe trần Việt Nam đến. Chúng quả thật hẹp hơn nhiều so với các toa xe lửa của chúng tôi. Chúng tôi bắt tay vào việc chuyển khí tài lên toa trần. Sự khác biệt về bề rộng của các toa xe trần đã gây khó khăn rất nhiều cho công việc. Mặc dù gặp những phức tạp, nhưng đến khi trời sáng chúng tôi đã kịp kết thúc công việc.
Đến chiều tối người ta đưa chúng tôi lên các toa tầu có giường cứng, bây giờ là các toa giường cứng của Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy những toa tầu ấy hẹp đến nỗi 2 người gặp nhau trong hành lang của toa tầu thì khó mà đi qua nổi. Các giường nằm thì ngắn đến nỗi nếu một người có chiều cao trung bình mà nằm xuống giường ở phía dưới thì đôi chân của anh ta sẽ thò ra ngoài chạm đến sàn.
Trên đường đi, từ toa tầu có thể nhìn thấy nhiều điều thú vị. Tại một trong số các trạm dừng tầu, điều đập vào mắt là vô số những ôtô tải hạng nậng nhãn hiệu ZIL-157 do Trung Quốc sản xuất, được chất đầy hàng nghìn khẩu súng trường CKC.
Cùng đi với chúng tôi có một Đại tá của Quân đội nhân dân Việt Nam, nói tiếng Nga khá tốt và kể tỉ mỉ cho chúng tôi biết về tình hình chính trị ở Đông Dương. Vị Đại tá này kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ tất cả các biện pháp ngụy trang. Ông này cũng hút thuốc như chúng tôi. Do vậy, lúc hút thuốc chúng tôi thường ra đầu toa xe và, thận trọng châm thuốc, lấy hai tay che điếu thuốc để hút. Vị Đại tá này đã nhiều lần nhắc chúng tôi rằng bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện máy bay trinh sát của Mỹ. Chúng tôi không hiểu điều này: tại sao máy bay Mỹ lại có thể bay trên không phận Việt Nam mà không bị trừng phạt?
Mỗi khi có ai đó trong những người Việt Nam phát âm cụm từ này thì chúng tôi hiểu rằng đó là nói về chúng tôi. Sau khi đoàn tầu đến ga biên giới với Việt Nam, chúng tôi được các xe buýt chở đến nhà khách. Chưa kịp tắm rửa cẩn thận sau khi đi đường và chưa kịp ổn định chỗ ở thì tất cả chúng tôi đã được mời đi ăn tối. Sau đấy mọi người trở về các phòng ở của mình để chờ những chỉ dẫn tiếp theo. Nhà khách là một tòa nhà không lớn, đâu đâu cũng ngăn nắp trật tự. Tôi và viên sĩ quan chỉ huy trung đội là Trung úy Iu. Dakhmưlốp được bố trí vào một căn phòng có 2 giường với đầy đủ tiện nghi: 2 chiếc giường gỗ cao, những chiếc gối mềm, mỗi giường có 1 chiếc quạt làm bằng lông công, bên cạnh là phòng tắm và toa lét. Ý nghĩ trước tiên từ lâu đã theo đuổi tôi - đó là được tắm vòi sen. Tôi cởi quần áo và bắt đẩu đứng dưới vòi tắm. Tôi chưa kịp gội đầu xong thì nghe thấy tiếng gõ cửa. Một binh sĩ ở ban chỉ huy trung đoàn đến và thông báo rằng Đại tá Bagienốp triệu tập gấp tôi đến gặp ông. Tôi lập tức mặc quần áo và đến trình diện.
Trong phòng, ngoài Đại tá Bagienốp, còn có tất cả các sĩ quan chỉ huy của trung đoàn, viên chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá I. A. Liakisép và một nhân vật dân sự Liên Xô mà tôi chưa quen biết. Đại tá Bagienốp thông báo: vì khung đường sắt, cũng như tất cả các cây cầu và đường hầm trên lãnh thổ Việt Nam đều hẹp hơn nhiều so với của Liên Xô và Trung Quốc, cho nên cần chuyển tất cả các khí tài của chúng tôi từ các toa xe của chúng tôi sang các toa xe trần của Việt Nam, chằng buộc chặt các khí tài và ngụy trang. Tất cả công việc này được giao cho khẩu đội của tôi. Tôi phải chỉ huy công việc này và hoàn thành công việc trước lúc rạng đông. Để trợ giúp, một trung đội các binh sĩ Trung Quốc sẽ tới ngay sau đó, đến nơi tiến hành công việc này.
Mọi vấn đề đều phải được giải quyết với nhân vật đại diện của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô là người chịu trách nhiệm về việc vận chuyển các đoàn tẩu chở hàng của Liên Xô qua biên giới Việt - Trung. Vị này chính là nhân vật dân sự Liên Xô mà tôi chưa quen biết và đã có mặt trong cuộc họp.
Tôi đã đem theo 6 chiến sĩ trong khẩu đội bệ phóng của mình: Súpsencô, Côsencô,. Xêmencô, Rê va, Máctưnsúc, Lítvinốp. Tôi đã cùng họ khẩn trương đi xe buýt đến đoàn tầu. Không chờ tới lúc có thêm bộ đội Trung Quốc tới giúp, chúng tôi đã bắt tay ngay vào việc tháo gỡ dây chằng khí tài ra khỏi khung toa xe. Ngay sau đó một đội binh sĩ Trung Quốc (gồm 15 binh sĩ) đã tới giúp, chỉ huy toán binh sĩ này là một trung sĩ. Theo lệnh của viên trung sĩ này, những binh sĩ Trung Quốc đã tiến đến một bệ phóng và tìm cách chuyển dịch nó ra khỏi bệ toa xe, nhưng tất cả mọi nỗ lực của họ đều vô hiệu. Họ hội ý, sau đó họ đem từ đâu đến một dây cáp lớn, buộc nó vào bệ phóng. Họ nắm chặt dây cáp và lại cố chuyển dịch bệ phóng xuống mặt đường nhưng không có kết quả. Sau đó, theo mệnh lệnh của viên chỉ huy, tất cả toán bộ đội Trung Quốc đã xếp hàng trên mặt đường nhựa và bắt đầu thực hiện những động tác thể dục thư giãn. Việc này diễn ra khoảng 15 phút. Tôi không còn thích thú xem cảnh đó nữa, vì trời sắp sáng rồi. Theo lệnh của tôi, 6 binh sĩ của chúng tôi tiến đến bệ phóng và theo hiệu lệnh "Một - hai, ba kéo nào” đã kéo bệ phóng ra khỏi sàn toa tầu xuống mặt đường nhựa, kéo thêm khoảng 30 mét nữa. Điều này tác động rất mạnh đến tất cả toán bộ đội Trung Quốc. Sau đó họ làm việc nhịp nhàng cùng với chúng tôi.
Ngay sau đấy người ta đã chuyển những toa xe trần Việt Nam đến. Chúng quả thật hẹp hơn nhiều so với các toa xe lửa của chúng tôi. Chúng tôi bắt tay vào việc chuyển khí tài lên toa trần. Sự khác biệt về bề rộng của các toa xe trần đã gây khó khăn rất nhiều cho công việc. Mặc dù gặp những phức tạp, nhưng đến khi trời sáng chúng tôi đã kịp kết thúc công việc.
Đến chiều tối người ta đưa chúng tôi lên các toa tầu có giường cứng, bây giờ là các toa giường cứng của Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy những toa tầu ấy hẹp đến nỗi 2 người gặp nhau trong hành lang của toa tầu thì khó mà đi qua nổi. Các giường nằm thì ngắn đến nỗi nếu một người có chiều cao trung bình mà nằm xuống giường ở phía dưới thì đôi chân của anh ta sẽ thò ra ngoài chạm đến sàn.
Trên đường đi, từ toa tầu có thể nhìn thấy nhiều điều thú vị. Tại một trong số các trạm dừng tầu, điều đập vào mắt là vô số những ôtô tải hạng nậng nhãn hiệu ZIL-157 do Trung Quốc sản xuất, được chất đầy hàng nghìn khẩu súng trường CKC.
Cùng đi với chúng tôi có một Đại tá của Quân đội nhân dân Việt Nam, nói tiếng Nga khá tốt và kể tỉ mỉ cho chúng tôi biết về tình hình chính trị ở Đông Dương. Vị Đại tá này kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ tất cả các biện pháp ngụy trang. Ông này cũng hút thuốc như chúng tôi. Do vậy, lúc hút thuốc chúng tôi thường ra đầu toa xe và, thận trọng châm thuốc, lấy hai tay che điếu thuốc để hút. Vị Đại tá này đã nhiều lần nhắc chúng tôi rằng bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện máy bay trinh sát của Mỹ. Chúng tôi không hiểu điều này: tại sao máy bay Mỹ lại có thể bay trên không phận Việt Nam mà không bị trừng phạt?
Chúng tôi đi tầu gần 8 giờ trên đất Việt Nam và
đến mờ sáng thì đến điểm dân cư có tên gọi là
Trại Cau. Lúc đó trời nóng, ẩm ướt, mưa nhẹ. Tại
nhà ga, các quân nhân Việt Nam đang chờ đón chúng tôi.
Họ đã lập tức bắt tay vào bốc dỡ hàng trên tầu
xuống. Và ở đây chúng tôi đã phải giúp họ vì các
hòm đựng ZIP (bộ linh kiện dự trữ và dụng cụ chuyên
dùng) của các bệ phóng quá nặng đối với các binh sĩ
Việt Nam.
Khoảng 9 giờ đã có lệnh báo động đầu tiên đối với chúng tôi: trên bầu trời Việt Nam đã xuất hiện 1 máy bay trinh sát của Mỹ. Mọi công việc lập tức ngừng lại. Phải nói là tất cả những chuyên gia Liên Xô chúng tôi trong ba ngày cuối cùng ấy đã bị mệt nhoài bởi lao động chân tay và ngồi tàu căng thẳng. Do mệt mỏi, mọi người đã thật sự không đứng vững, khát nước và muốn ngủ kinh khủng.
Toàn bộ số khí tài vừa bốc dỡ khỏi đoàn tầu đã được bố trí phân tán từng phần quanh khu vực nhà ga và được ngụy trang. Chỉ đến tối người ta mới chuyển các khí tài ấy vào rừng là nơi dự định triển khai Trung tâm huấn luyện. Sau khi kết thúc công việc bốc dỡ, tất cả chúng tôi được chuyển đến địa điểm cư trú sau này và được đưa đến nhà ăn.
Sự mệt mỏi tích tụ trong suốt thời gian đi qua một quãng đường dài, cũng như khí hậu nóng bức đã có tác động: sau vài ngày, trong số các chuyên gia chúng tôi đã bắt đầu phát sinh bệnh tật. Trên thực tế, tất cả chúng tôi trong ít nhất ba ngày liền đã bị sốt cao và bị nhức đầu ghê gớm. Đấy có phải là bệnh sốt nóng hay là sốt rét - về chuyện này tốt hơn hãy để các bác sĩ phát biểu, vì họ chữa chạy và chăm sóc cho chúng tôi. Bệnh tật đã làm chậm lại đôi chút việc triển khai các khí tài và việc chuẩn bị khí tài để huấn luyện cho các khẩu đội Việt Nam.
Trong vòng một tuần lễ, tất cả chúng tôi đã được bố trí về các phòng. Tôi đã được sắp xếp nơi ở cùng với các sĩ quan chỉ huy của các trung đội - Dakhmưlốp và Miacuscô. Nhưng về đêm những con muỗi và những con thạch sùng bò trên trần nhà không để chúng tôi yên. Sau cùng: theo chỉ thị của ban chỉ huy Việt Nam, tất cả các giường nằm của chúng tôi đều có màn chống muỗi. Bấy giờ chúng tôi có thể ngủ yên giấc.
Trong nhà ăn có quầy giải khát, tại đấy có bán nước khoáng nhãn hiệu "Boócgiômi", nhưng chúng tôi không có tiền Việt Nam để mua. Chẳng bao lâu sau đó mỗi người chúng tôi được phát các biđông quân đội. Thế là mỗi buổi sáng chúng tôi đổ đầy nước sôi vào đấy hoặc đổ nước trà vào đấy và uống cả ngày
Hàng ngày, sau bữa điểm tâm buổi sáng toàn đoàn tập hợp để nhận các nhiệm vụ trong ngày. Ít lâu sau chúng tôi đến địa điểm triển khai Trung tâm huấn luyện tương lai. Địa điểm ấy nằm sâu trong rừng, cách điểm dân cư Trại Cau 20 phút đi xe. Đến thời điểm ấy tất cả số khí tài đã được tập trung ở đây và được bọc kín. Chúng tôi có nhiệm vụ cùng với các khẩu đội Việt Nam chuẩn bị địa điểm để triển khai tổ hợp tên lửa với quân số hạn chế. nhằm đảm bảo khâu huấn luyện lý thuyết và thực hành cho các khẩu đội với điều kiện giữ lại tối đa số lượng cây cối và đảm bảo ngụy trang.
Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, chúng tôi đã bắt tay vào huấn luyện các khẩu đội Việt Nam. Trong mỗi nhóm có hai khẩu đội chiến đấu, với đầy đủ quân số theo biên chế thời chiến, được huấn luyện. Những buổi lên lớp về lý thuyết được tiến hành trong các nhà lán đơn sơ bằng tre, còn những buổi tập thực hành thì được tiến hành trên các khí tài chiến đấu. Mỗi chuyên gia - huấn luyện viên đều có một phiên dịch viên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để thiết lập được sự hiểu biết lẫn nhau một cách nhanh chóng. Thoạt đầu các phiên dịch viên gặp khó khăn rất nhiều trong việc dịch văn bản tài liệu của chúng tôi, đành phải vài lần nhắc lại cùng một vấn đề, và phải thay đổi một số cách diễn đạt.
Có một lần, trong những bài giảng lý thuyết trong nhóm của tôi đã xảy ra một trường hợp rất buồn cười. Trong lúc nghe giảng, các học viên của tôi bỗng nhiên kêu ầm lên, một số nhảy ra khỏi phòng học, nhiều người giơ cao chân lên và nhảy lên bàn. Sau đấy có một số người nhảy bổ về phía tường, lao xuống đất và trong nháy mắt, họ đã long trọng giơ lên cho mọi người thấy một con rắn to vừa bị tóm! Đến hôm sau người phiên dịch cho tôi biết rằng con rắn bắt được hôm qua là loại rắn ăn được và thịt nó rất ngon?
Trên quãng đường từ Trại Cau đến Trung tâm huấn luyện có một nhánh sông đã bị cạn của một con suối nào đó. Trong trận mưa rào nhiệt đới, nhánh nước cạn ấy đã lập tức tràn đầy nước, thế là con suối ấy lập tức tỏ rõ sự hung dữ của mình, trong dòng thác ào ào nó cuốn trôi không những cây cối, mà đôi khi còn cuốn trôi cả những con trâu. Đối với chúng tôi đây là lần đầu tiên, khi trở về từ Trung tâm huấn luyện, cảnh tượng không đơn giản ấy trở thành một tình huống hoàn toàn bất ngờ. Tất cả chúng tôi đã phải cởi quần áo, chỉ mặc quần đùi, để quần áo trên nóc xe buýt, đóng chặt các cửa xe và hò nhau đẩy xe buýt sang bờ suối bên kia.
Khoảng 9 giờ đã có lệnh báo động đầu tiên đối với chúng tôi: trên bầu trời Việt Nam đã xuất hiện 1 máy bay trinh sát của Mỹ. Mọi công việc lập tức ngừng lại. Phải nói là tất cả những chuyên gia Liên Xô chúng tôi trong ba ngày cuối cùng ấy đã bị mệt nhoài bởi lao động chân tay và ngồi tàu căng thẳng. Do mệt mỏi, mọi người đã thật sự không đứng vững, khát nước và muốn ngủ kinh khủng.
Toàn bộ số khí tài vừa bốc dỡ khỏi đoàn tầu đã được bố trí phân tán từng phần quanh khu vực nhà ga và được ngụy trang. Chỉ đến tối người ta mới chuyển các khí tài ấy vào rừng là nơi dự định triển khai Trung tâm huấn luyện. Sau khi kết thúc công việc bốc dỡ, tất cả chúng tôi được chuyển đến địa điểm cư trú sau này và được đưa đến nhà ăn.
Sự mệt mỏi tích tụ trong suốt thời gian đi qua một quãng đường dài, cũng như khí hậu nóng bức đã có tác động: sau vài ngày, trong số các chuyên gia chúng tôi đã bắt đầu phát sinh bệnh tật. Trên thực tế, tất cả chúng tôi trong ít nhất ba ngày liền đã bị sốt cao và bị nhức đầu ghê gớm. Đấy có phải là bệnh sốt nóng hay là sốt rét - về chuyện này tốt hơn hãy để các bác sĩ phát biểu, vì họ chữa chạy và chăm sóc cho chúng tôi. Bệnh tật đã làm chậm lại đôi chút việc triển khai các khí tài và việc chuẩn bị khí tài để huấn luyện cho các khẩu đội Việt Nam.
Trong vòng một tuần lễ, tất cả chúng tôi đã được bố trí về các phòng. Tôi đã được sắp xếp nơi ở cùng với các sĩ quan chỉ huy của các trung đội - Dakhmưlốp và Miacuscô. Nhưng về đêm những con muỗi và những con thạch sùng bò trên trần nhà không để chúng tôi yên. Sau cùng: theo chỉ thị của ban chỉ huy Việt Nam, tất cả các giường nằm của chúng tôi đều có màn chống muỗi. Bấy giờ chúng tôi có thể ngủ yên giấc.
Trong nhà ăn có quầy giải khát, tại đấy có bán nước khoáng nhãn hiệu "Boócgiômi", nhưng chúng tôi không có tiền Việt Nam để mua. Chẳng bao lâu sau đó mỗi người chúng tôi được phát các biđông quân đội. Thế là mỗi buổi sáng chúng tôi đổ đầy nước sôi vào đấy hoặc đổ nước trà vào đấy và uống cả ngày
Hàng ngày, sau bữa điểm tâm buổi sáng toàn đoàn tập hợp để nhận các nhiệm vụ trong ngày. Ít lâu sau chúng tôi đến địa điểm triển khai Trung tâm huấn luyện tương lai. Địa điểm ấy nằm sâu trong rừng, cách điểm dân cư Trại Cau 20 phút đi xe. Đến thời điểm ấy tất cả số khí tài đã được tập trung ở đây và được bọc kín. Chúng tôi có nhiệm vụ cùng với các khẩu đội Việt Nam chuẩn bị địa điểm để triển khai tổ hợp tên lửa với quân số hạn chế. nhằm đảm bảo khâu huấn luyện lý thuyết và thực hành cho các khẩu đội với điều kiện giữ lại tối đa số lượng cây cối và đảm bảo ngụy trang.
Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, chúng tôi đã bắt tay vào huấn luyện các khẩu đội Việt Nam. Trong mỗi nhóm có hai khẩu đội chiến đấu, với đầy đủ quân số theo biên chế thời chiến, được huấn luyện. Những buổi lên lớp về lý thuyết được tiến hành trong các nhà lán đơn sơ bằng tre, còn những buổi tập thực hành thì được tiến hành trên các khí tài chiến đấu. Mỗi chuyên gia - huấn luyện viên đều có một phiên dịch viên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để thiết lập được sự hiểu biết lẫn nhau một cách nhanh chóng. Thoạt đầu các phiên dịch viên gặp khó khăn rất nhiều trong việc dịch văn bản tài liệu của chúng tôi, đành phải vài lần nhắc lại cùng một vấn đề, và phải thay đổi một số cách diễn đạt.
Có một lần, trong những bài giảng lý thuyết trong nhóm của tôi đã xảy ra một trường hợp rất buồn cười. Trong lúc nghe giảng, các học viên của tôi bỗng nhiên kêu ầm lên, một số nhảy ra khỏi phòng học, nhiều người giơ cao chân lên và nhảy lên bàn. Sau đấy có một số người nhảy bổ về phía tường, lao xuống đất và trong nháy mắt, họ đã long trọng giơ lên cho mọi người thấy một con rắn to vừa bị tóm! Đến hôm sau người phiên dịch cho tôi biết rằng con rắn bắt được hôm qua là loại rắn ăn được và thịt nó rất ngon?
Trên quãng đường từ Trại Cau đến Trung tâm huấn luyện có một nhánh sông đã bị cạn của một con suối nào đó. Trong trận mưa rào nhiệt đới, nhánh nước cạn ấy đã lập tức tràn đầy nước, thế là con suối ấy lập tức tỏ rõ sự hung dữ của mình, trong dòng thác ào ào nó cuốn trôi không những cây cối, mà đôi khi còn cuốn trôi cả những con trâu. Đối với chúng tôi đây là lần đầu tiên, khi trở về từ Trung tâm huấn luyện, cảnh tượng không đơn giản ấy trở thành một tình huống hoàn toàn bất ngờ. Tất cả chúng tôi đã phải cởi quần áo, chỉ mặc quần đùi, để quần áo trên nóc xe buýt, đóng chặt các cửa xe và hò nhau đẩy xe buýt sang bờ suối bên kia.
Cũng như khi còn ở Liên Xô. chỗ
chúng tôi cũng có tổ chức đảng hoạt động, các cuộc
họp đảng vẫn được tiến hành. Trong cuộc họp tổ
đảng, đầu tiên tôi được bầu làm phó bí thư chi bộ
của nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô thuộc Trung tâm huấn
luyện số 2. Có lần, trong cuộc trao đổi với tôi Đại
tá I. I Xmiếcnốp, phó chỉ huy phụ trách công tác chính
trị, vì đã nắm rõ các thành tích của tôi trong trung
đoàn, nên đã khuyên tôi tổ chức hoạt động văn nghệ
nghiệp dư.
Sau khi nhận thêm việc này, tôi đã tích cực tìm kiếm các tài năng, lựa chọn những người biểu diễn. Trong hàng ngũ chuyên gia chúng tôi hóa ra có khá nhiều người có tài năng văn nghệ. Cần suy nghĩ và soạn thảo chương trình văn nghệ và tổ chức tập luyện cho những người tham gia hoạt động văn nghệ. Đối với tôi đó là công việc bình thường, vì trước kia tôi cũng đã tổ chức hoạt động văn nghệ nghiệp dư như vậy tại Tiểu đoàn số 2 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 345, Quân khu phòng không Ba cu. Tập thể của chúng tôi đã thành công trong những buổi biểu diễn văn nghệ trước toàn đội ngũ đơn vị và đã luôn luôn giữ những vị trí hàng đầu trong các cuộc thi văn nghệ.
Sau một tháng, tổ văn nghệ nghiệp dư của Trung tâm huấn luyện số 2 đã sẵn sàng trình diễn. Một lần vào buổi sáng người ta đã cho một chiếc ôtô "Pôbêđa" đến Trung tâm huấn luyện đón tôi với lệnh của Đại tá N. V. Bagienốp yêu cầu đến gặp ông ngay lập tức. Người ta dẫn tôi vào nhà ăn. Khi tôi bước vào phòng ăn, tôi trông thấy có nhiều người Việt Nam, chủ yếu là các cô gái. Tất cả họ đều mặc quân phục, mỗi cô đều có hành lý để cạnh và có các phương tiện ngụy trang.
Đại tá I. I. Xmiếcnốp giới thiệu tôi với những người có mặt rằng tôi là người chỉ đạo hoạt động văn nghệ. Tôi được mời ngồi vào bàn. Đối diện với tôi là một cô gái duyên dáng có nước da bánh mật. Cô lập tức tự giới thiệu tên cô là Vũ Thanh (By Tahь) và bắt đầu vồn vã rót trà và mời tôi ăn bánh. Mọi người đều có thái độ thoải mái: họ cùng nhau trò chuyện, uống trà, hút thuốc. Đó là Đoàn ca múa của lực lượng phòng không - không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đoàn ca múa này từ Hà Nội đã phải đi mất ba ngày mới đến được chỗ chúng tôi. Tại đây người ta đã quyết định tiến hành buổi biểu diễn văn nghệ chung để phục vụ các chuyên gia của Trung tâm và toàn thể đội ngũ của Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 sau này của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng tôi đã thỏa thuận chi tiết các tiết mục biểu diễn, ấn định thời gian và địa điểm tiến hành buổi biểu diễn.
Đến tối đã diễn ra buổi văn nghệ chung đẩu tiên và đã rất thành công. Đội văn nghệ nghiệp dư của tôi đã giành được quyền trình diễn. Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã biểu diễn thành công trước dân chúng trong tỉnh. Đã có vài nghìn người Việt Nam tụ họp trong rừng để xem buổi biểu diễn văn nghệ ấy.
Vào đầu tháng 8, vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Liên Xô tại Việt Nam - ông I. X. Sécbacốp - đã đến thăm Trung tâm huấn luyện của chúng tôi. Vị đại sứ đã tìm hiểu tiến trình đào tạo các khẩu đội Việt Nam, đã tham quan các khí tài chiến đấu và đứng trước đội ngũ các chuyên gia Liên Xô, ông đại sứ đã tuyên bố rằng thời gian sắp tới chúng tôi sẽ ra các trận địa để tác chiến.
I. X. Sécbacốp đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết ở mỗi chuyên gia Xôviết phải có ý thức trách nhiệm cao, vì điều đó sẽ có ý nghĩa quyết định rất lớn đối với nhiều vấn đề trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Việc cung cấp các phương tiện kỹ thuật chiến đấu đã được Liên Xô đẩy nhanh. Một phần số phương tiện ấy đã được vận chuyển qua ngả Trung Quốc, cũng như bằng đường biển.
Những phương tiện kỹ thuật được chở đến đã được tập trung trong rừng bên cạnh Trung tâm huấn luyện. Để trung đoàn chúng tôi xuất kích thì cần phải thành lập bốn tiểu đoàn hỏa lực, một khẩu đội điều khiển và một tiểu đoàn kỹ thuật của trung đoàn. Tất cả số chuyên gia quân sự Liên Xô của Trung tâm huấn luyện đã được phân bổ về các đơn vị ấy, với số chuyên gia còn lại người ta đã thành lập Tiểu đoàn tên lửa phòng không số 82 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không thứ hai (trung đoàn 238) của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Rõ ràng là phía Mỹ đã phát hiện được địa điểm đóng quân của Trung tâm chúng tôi, và chẳng bao lâu sau trên bầu trời Trại Cau đã có ba máy bay tiêm kích Mỹ bay qua rất thấp. Sang ngày hôm sau, vào khoảng 17 giờ các máy bay địch đã phóng xuống Trung tâm huấn luyện một số tên lửa không điều khiển, nhưng không gây ra tổn thất nào cả. Đến thời điểm ấy đã có ba máy bay Mỹ bị hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn tên lửa thứ nhất (Trung đoàn 236) bắn rơi. Tình hình luôn luôn trở nên phức tạp. Vậy là trung đoàn của chúng tôi nhận được lệnh tiến ra trận địa chiến đấu. Đó là vào giữa tháng 8 - 1965. Đã kết thúc thêm một giai đoạn bình yên trong đời sống của Tiểu đoàn 82 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không thứ hai (trung đoàn 238) của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau khi nhận thêm việc này, tôi đã tích cực tìm kiếm các tài năng, lựa chọn những người biểu diễn. Trong hàng ngũ chuyên gia chúng tôi hóa ra có khá nhiều người có tài năng văn nghệ. Cần suy nghĩ và soạn thảo chương trình văn nghệ và tổ chức tập luyện cho những người tham gia hoạt động văn nghệ. Đối với tôi đó là công việc bình thường, vì trước kia tôi cũng đã tổ chức hoạt động văn nghệ nghiệp dư như vậy tại Tiểu đoàn số 2 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 345, Quân khu phòng không Ba cu. Tập thể của chúng tôi đã thành công trong những buổi biểu diễn văn nghệ trước toàn đội ngũ đơn vị và đã luôn luôn giữ những vị trí hàng đầu trong các cuộc thi văn nghệ.
Sau một tháng, tổ văn nghệ nghiệp dư của Trung tâm huấn luyện số 2 đã sẵn sàng trình diễn. Một lần vào buổi sáng người ta đã cho một chiếc ôtô "Pôbêđa" đến Trung tâm huấn luyện đón tôi với lệnh của Đại tá N. V. Bagienốp yêu cầu đến gặp ông ngay lập tức. Người ta dẫn tôi vào nhà ăn. Khi tôi bước vào phòng ăn, tôi trông thấy có nhiều người Việt Nam, chủ yếu là các cô gái. Tất cả họ đều mặc quân phục, mỗi cô đều có hành lý để cạnh và có các phương tiện ngụy trang.
Đại tá I. I. Xmiếcnốp giới thiệu tôi với những người có mặt rằng tôi là người chỉ đạo hoạt động văn nghệ. Tôi được mời ngồi vào bàn. Đối diện với tôi là một cô gái duyên dáng có nước da bánh mật. Cô lập tức tự giới thiệu tên cô là Vũ Thanh (By Tahь) và bắt đầu vồn vã rót trà và mời tôi ăn bánh. Mọi người đều có thái độ thoải mái: họ cùng nhau trò chuyện, uống trà, hút thuốc. Đó là Đoàn ca múa của lực lượng phòng không - không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đoàn ca múa này từ Hà Nội đã phải đi mất ba ngày mới đến được chỗ chúng tôi. Tại đây người ta đã quyết định tiến hành buổi biểu diễn văn nghệ chung để phục vụ các chuyên gia của Trung tâm và toàn thể đội ngũ của Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 sau này của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng tôi đã thỏa thuận chi tiết các tiết mục biểu diễn, ấn định thời gian và địa điểm tiến hành buổi biểu diễn.
Đến tối đã diễn ra buổi văn nghệ chung đẩu tiên và đã rất thành công. Đội văn nghệ nghiệp dư của tôi đã giành được quyền trình diễn. Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã biểu diễn thành công trước dân chúng trong tỉnh. Đã có vài nghìn người Việt Nam tụ họp trong rừng để xem buổi biểu diễn văn nghệ ấy.
Vào đầu tháng 8, vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Liên Xô tại Việt Nam - ông I. X. Sécbacốp - đã đến thăm Trung tâm huấn luyện của chúng tôi. Vị đại sứ đã tìm hiểu tiến trình đào tạo các khẩu đội Việt Nam, đã tham quan các khí tài chiến đấu và đứng trước đội ngũ các chuyên gia Liên Xô, ông đại sứ đã tuyên bố rằng thời gian sắp tới chúng tôi sẽ ra các trận địa để tác chiến.
I. X. Sécbacốp đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết ở mỗi chuyên gia Xôviết phải có ý thức trách nhiệm cao, vì điều đó sẽ có ý nghĩa quyết định rất lớn đối với nhiều vấn đề trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Việc cung cấp các phương tiện kỹ thuật chiến đấu đã được Liên Xô đẩy nhanh. Một phần số phương tiện ấy đã được vận chuyển qua ngả Trung Quốc, cũng như bằng đường biển.
Những phương tiện kỹ thuật được chở đến đã được tập trung trong rừng bên cạnh Trung tâm huấn luyện. Để trung đoàn chúng tôi xuất kích thì cần phải thành lập bốn tiểu đoàn hỏa lực, một khẩu đội điều khiển và một tiểu đoàn kỹ thuật của trung đoàn. Tất cả số chuyên gia quân sự Liên Xô của Trung tâm huấn luyện đã được phân bổ về các đơn vị ấy, với số chuyên gia còn lại người ta đã thành lập Tiểu đoàn tên lửa phòng không số 82 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không thứ hai (trung đoàn 238) của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Rõ ràng là phía Mỹ đã phát hiện được địa điểm đóng quân của Trung tâm chúng tôi, và chẳng bao lâu sau trên bầu trời Trại Cau đã có ba máy bay tiêm kích Mỹ bay qua rất thấp. Sang ngày hôm sau, vào khoảng 17 giờ các máy bay địch đã phóng xuống Trung tâm huấn luyện một số tên lửa không điều khiển, nhưng không gây ra tổn thất nào cả. Đến thời điểm ấy đã có ba máy bay Mỹ bị hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn tên lửa thứ nhất (Trung đoàn 236) bắn rơi. Tình hình luôn luôn trở nên phức tạp. Vậy là trung đoàn của chúng tôi nhận được lệnh tiến ra trận địa chiến đấu. Đó là vào giữa tháng 8 - 1965. Đã kết thúc thêm một giai đoạn bình yên trong đời sống của Tiểu đoàn 82 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không thứ hai (trung đoàn 238) của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những hoạt động
chiến đấu của Tiểu đoàn tên lửa phòng không 82.
Những thắng lợi và những sai sót
Những thắng lợi và những sai sót
Trận địa hỏa lực thứ nhất của tiểu đoàn nằm ở phía bắc Hà Nội, trên một cánh đồng bằng phẳng với nền đất mềm và những con đường đất dẫn vào trận địa. Bên cạnh là những đồng lúa và một rặng cây non nhỏ. Trận địa không phải là một công trình kỹ thuật được xây đắp hẳn hoi. Toàn bộ khí tài được bố trí lộ thiên. Chỉ được ngụy trang bằng lưới.
Tiểu đoàn luôn được đặt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Do vậy hàng ngày cả khí tài và con người đều hoạt động từ 12 giờ đến 16 giờ trong một chế độ căng thẳng và trong những điều kiện khác thường. Do bị quá hun nóng và do độ ẩm cao nên một số cụm linh kiện khí tài bắt đầu hư hỏng. Trước hết đó là những máy biến thế trong các bộ nguồn của các máy điện tử khuếch đại thuộc bệ phóng tên lửa. Những hỏng hóc ấy rất thường xảy ra. Vì trong kho linh kiện dự trữ (ZIP) không có các máy biến thế, nên chúng tôi đành phải tự sửa lại những biến thế đã hư hỏng. Một người gỡ máy biến thế ra, còn người kia thì quấn dây đồng lên một cái chai rỗng. Dây đồng có đường kính bằng sợi tóc. Cứ làm như vậy cho đến khi tìm ra chỗ dây bị đứt. Sau đấy hàn chỗ bị đứt, kiểm tra mạch điện, rồi quấn trở lại. Các sĩ quan thuộc khẩu đội kỹ thuật vô tuyến là V. Lưsaghin và V. Sennhicốp luôn giúp đỡ tôi trong việc khôi phục lại các máy biến thế và sửa chữa những hỏng hóc khác của những thiết bị phóng tên lửa.
Việc thay đổi trận địa chiến đấu chỉ được tiến hành ban đêm, còn việc thu gom khí tài thì tiến hành vào khoảng 17 giờ. Thông thường thì tất cả những lần thay đổi trận địa đều diễn ra sau mỗi trận phóng tên lửa chiến đấu vào các mục tiêu. Trong suốt thời gian tội có mặt trong quân số của Tiểu đoàn tên lửa phòng không 82, đã có 17 lần thay đổi trận địa. Đôi khi các trận địa cũ được sử dụng trở lại. Dần dần các chuyên gia Việt Nam đã có được những kỹ năng thực hành, kinh nghiệm. Do vậy họ đã có thể độc lập thực hiện đa số các thao tác.
Cần phải nói rằng tổ chức đảng trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam có những quyền hạn rất lớn. Khi đưa ra lệnh thay đổi trận địa, ban chỉ huy đã tính đến tình hình thực tế trên không và những khuyến nghị của tổ chức đảng. Trên tuyến đường di chuyển của đơn vị tên lửa khi thay đổi trận địa trong khu vực có các cây cầu, hoặc đường hẹp, thì chính quyền địa phương phái các đơn vị dò đường gồm các chiến sĩ tự vệ, phần lớn là các chị phụ nữ. Họ được trang bị khá thô sơ, bằng những khẩu súng cổ lỗ, những giáo mác tự làm.
Hầu như luôn luôn có các quan sát viên Trung Quốc đi theo cùng đơn vị tên lửa của chúng tôi. Họ ở cách tiểu đoàn chúng tôi không xa. Có một lần, trên đường hành quân một bộ phận của đơn vị đã bị kẹt lại do lỗi của các sĩ quan Trung Quốc tại đoạn đường hẹp. Tôi đã phải can thiệp bằng cách giãn họ sang một bên để nối lại đội hình đơn vị chúng tôi. Điều đập vào mắt là nhiều sĩ quan Việt Nam nói thạo tiếng Trung Quốc.
Tình hình diễn biến tiếp theo đã buộc phía Việt Nam phải có những biện pháp bổ sung để đảm bảo an toàn. Tất cả đều được phát mũ sắt, các tiểu đoàn tên lửa bắt đầu được sự yểm trợ bảo vệ của các đơn vị pháo cao xạ với số lượng ngày càng tăng. Tất cả các sĩ quan và binh sĩ Việt Nam đều được cấp vũ khí. Họ luôn mang vũ khí bên mình. Các trận địa của chúng tôi bắt đầu được ngụy trang bằng cách trồng thêm các bụi tre hoặc bụi chuối. Tại các trận địa có các buồng điều khiển và các bệ phóng người ta bắt đầu đào hầm trú ẩn, chung quanh các bệ phóng đôi khi người ta đắp những thành bằng đất không cao. Để xây đắp trận địa người ta ngày càng sử dụng dân chúng ở các khu dân cư kế cận.
Vì trời nắng nóng và độ ẩm cao nên tại trận địa tất cả các chuyên gia Liên Xô đều mặc quần đùi, đầu đội mũ cối, tay cầm biđông đựng nước trà. Đề phòng bất trắc, những chiếc mũ sắt được để trong xe buýt.
Theo thông lệ, buổi tối và đêm thứ bảy chúng tôi được đưa đến trụ sở của Bộ tư lệnh trung đoàn để nghỉ ngơi, nhận thư từ, nhận tiền chi tiêu và mua sắm. Lần nào cũng vậy các đồng chí Việt Nam đều gửi tiền và liệt kê tên hàng nhờ tôi mua đủ thứ. Tại Hà Nội có duy nhất một cửa hàng quốc tế. Tại đó có thể mua sắm vài thứ, nhưng người Việt Nam không được vào cửa hàng ấy. Tại cửa hàng này cũng quy định số hàng hóa được mua mỗi lần. Vì thế, tôi đành phải xếp hàng vài lần, bởi vì có một lần người ta nhờ tôi mua, chẳng hạn, 65 chiếc đèn pin, nhưng mỗi lần chỉ đươc mua 5 chiếc. Cuối cùng thì tôi đã xuất hiện quá nhiều trước mặt các nhân viên bán hàng, làm cho họ ngao ngán, đến nỗi họ để mặc tôi đến khi đóng cửa và bán hết các mặt hàng tôi mua. Chủ yếu người ta nhờ tôi mua đèn pin Trung Quốc, bật lửa, xăng dùng cho bật lửa, len đan ao.
Đến mùa thu năm 1965 máy bay Mỹ
tăng cường rõ rệt các trận bắn phá miền Bắc Việt
Nam. Những trận bắn phá dữ dội nhất của máy bay Mỹ
thường diễn ra vào những ngày chủ nhật. Thứ hai là
ngày nghỉ đối với chúng. Tôi sẽ trình bày chi tiết
hơn về các sự kiện đã diễn ra vào các ngày chủ nhật
- 17 và 31-10-1965.
Đầu tháng 10 chúng tôi đóng quân trong một trận địa không thuận lợi xét về mặt chiến thuật: trên tất cả các hướng chính, các góc che khuất lại lớn, bên cạnh là những đồi núi, nền trận địa thì có đá và cứng như sắt. Tiểu đoàn được triển khai theo đúng "điều lệnh" - tất cả các góc, các cự ly v. v. đều hợp chuẩn. Nhưng khí tài không được bảo vệ bằng bức tường thành đất, cũng không có vật liệu ngụy trang ngoài số lưới ngụy trang được cấp.
Người ta đào một số hầm trú ẩn dành cho khẩu đội chiến đấu và dựng hai nhà bạt quân y. Bên cạnh các nhà bạt của chúng tôi, trong một nhà bạt khác cùng loại là nơi ở của ban chỉ huy Việt Nam và bộ phận cơ yếu. Cách chúng tôi 100 mét về phía bắc là trận địa của trung đội súng máy cao xạ 4 nòng.
Để nghỉ qua đêm, chúng tôi được bố trí trong một trường học cũ (có phên bằng tre, không có cửa ra vào và không có cửa sổ).
Vào hôm trước ngày thứ bảy khẩu đội của tôi đã tiếp nhận một binh sĩ trẻ Vitali Xmiếcnốp vừa từ Liên Xô sang được mấy ngày. Anh này đến từ Trường trung cấp kỹ thuật vô tuyến Craxnôia. Tại đó anh đã phục vụ theo thời hạn nghĩa vụ quân sự tại một đơn vị phụ trợ. Vợ và con gái một tuổi của anh sống ở khu nhà ga Iaia, thuộc tỉnh Kêmêrốp. Tôi có ý định chỉ định anh làm trắc thủ của bệ phóng và để anh trong tổ trực chiến tại trận địa trong thời gian thực tập.
Vào chủ nhật ngày 17-10, vào lúc 8 giờ, đã có các nhân viên kỹ thuật tới trận địa để kiểm tra khí tài. Sau khi kiểm tra tư thế sẵn sàng của khí tài, chúng tôi để lại ở trận địa một tốp trực chiến và trở về nơi đóng quân. Trong khi dùng bữa điểm tâm chúng tôi trao đổi về kế hoạch công việc trong ngày hôm đó. Người thì dự định viết thư, người đi giặt quần áo, người thì chơi bài, v.v..
Chưa kịp kết thúc bữa sáng, chúng tôi đã nghe thấy còi báo động. Thế là vứt bỏ mọi việc, chúng tôi lao vào xe buýt và ra trận địa. Lúc ấy là gần 10 giờ sáng. Khi chúng tôi đến nơi thì máy móc đã được khởi động, các quả tên lửa đã được tháo bạt che, khẩu đội đang tìm kiếm mục tiêu. Đội ngũ của khẩu đội phóng tên lửa đã ở khu vực trú ẩn, một số người tụ họp chung quanh bản đồ tác chiến vừa được đem đến từ buồng điều khiển và được bảo quản ở lều bên cạnh. Trong nhà bạt lớn, ngồi trên sàn là nhân viên cơ yếu Việt Nam đang bỏ tài liệu cơ yếu vào cặp, trong nhà bạt khác chiến sĩ Vitali Xmiếcnốp đang nằm trên giường gấp, tay cầm quyển sách. Phía sau các lều bạt là một thợ cắt tóc vừa từ Hà Nội đến đang cắt tóc cho một binh sĩ Việt Nam, cạnh đó còn có 5 người nữa chờ đến lượt mình.
Tôi hô to gọi Xmiếcnốp vào hầm trú ẩn, còn tôi bước vào ca bin "U". Trung úy Dakhmưlốp báo cáo với tôi, tôi báo cáo với chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá Liakisép rằng khẩu đội bệ phóng đã sẵn sàng chiến đấu.
Trên bản đồ quan trắc không lưu đã hiện lên những lộ trình rắm rối của các mục tiêu. Nhân viên bản đồ quan trắc người Việt đã báo cáo mọi thông tin nhận được cho vị chỉ huy tiểu đoàn của mình. Chỉ sau đó người phiên dịch mới thông báo bằng tiếng Nga cho chúng tôi. Trung tá I. A. Liakisép tỏ ra bức xúc. Trong tình hình như vậy ông đã ra lệnh cho viên sĩ quan điều khiển tên lửa là Đại úy Nicôlai Ômêlensúc phát sóng và tiến hành tìm mục tiêu, ông lệnh cho tôi đưa tên lửa vào tư thế chuẩn bị. Bắt đầu tiến hành quét sóng vòng tròn tìm mục tiêu, các bệ phóng đã được đưa vào tư thế hoạt động đồng bộ, các tên lửa đã trong tư thế sẵn sàng phóng.
Sĩ quan điều khiển tên lửa báo cáo đã phát hiện một tốp mục tiêu tại một hướng. Mục tiêu này được che khuất bằng phương pháp gây nhiễu mạnh. Tách mục tiêu ra khỏi khu vực nhiễu là điều không thể làm được. Trung tá Liakisép lệnh cho tôi đem bản đồ quan trắc đặt ở cạnh ca bin "U", rồi từ đó dùng điện thoại báo cho Trung tá biết góc phương vị và khoảng cách đến mục tiêu. Tôi lập tức thực hiện lệnh này và lập tức tính toán thông số về mục tiêu trên bản đồ quan trắc, đồng thời cũng theo dõi hướng quay của các bệ phóng.
Tất cả sự chú ý của tiểu đoàn đều tập trung vào các mục tiêu đang hoạt động ở hướng bắc. Nhưng các màn hình bị nhiễu dầy đặc, do đó sẽ vô nghĩa nếu phóng tên lửa vào các mục tiêu. Toàn khẩu đội ở trong tình trạng căng thẳng và tỏ ra bức xúc. Vào lúc ấy tôi nghe thấy tiếng kêu vọng lại từ các khẩu đội súng máy yểm trợ tiểu đoàn chúng tôi. Vén chiếc màn của lều bạt lên, tôi bỗng nhìn thấy ở khoảng cách 1,5 - 2 km bóng dáng đen sẫm của chiếc máy bay Mỹ, nó bay đến từ hướng nam, sà rất thấp, ngay phía trên những ngọn núi. Nó bay thấp đến nỗi tưởng chừng như sắp sửa chạm vào những ngọn núi ấy. Tôi lập tức dùng điện thoại báo cáo với Trung tá Liakisép về chiếc máy bay Mỹ. Tôi xét theo vị trí của các bệ phóng thì thấy rằng trắc thủ dẫn đường cho tên lửa đã không ngắm về hướng đó. Tôi liền thét vào điện thoại: "Ngắm về hướng trái! Về hướng trái chút nữa". Các ăngten và bệ phóng bắt đầu quay về hướng mục tiêu.
Đầu tháng 10 chúng tôi đóng quân trong một trận địa không thuận lợi xét về mặt chiến thuật: trên tất cả các hướng chính, các góc che khuất lại lớn, bên cạnh là những đồi núi, nền trận địa thì có đá và cứng như sắt. Tiểu đoàn được triển khai theo đúng "điều lệnh" - tất cả các góc, các cự ly v. v. đều hợp chuẩn. Nhưng khí tài không được bảo vệ bằng bức tường thành đất, cũng không có vật liệu ngụy trang ngoài số lưới ngụy trang được cấp.
Người ta đào một số hầm trú ẩn dành cho khẩu đội chiến đấu và dựng hai nhà bạt quân y. Bên cạnh các nhà bạt của chúng tôi, trong một nhà bạt khác cùng loại là nơi ở của ban chỉ huy Việt Nam và bộ phận cơ yếu. Cách chúng tôi 100 mét về phía bắc là trận địa của trung đội súng máy cao xạ 4 nòng.
Để nghỉ qua đêm, chúng tôi được bố trí trong một trường học cũ (có phên bằng tre, không có cửa ra vào và không có cửa sổ).
Vào hôm trước ngày thứ bảy khẩu đội của tôi đã tiếp nhận một binh sĩ trẻ Vitali Xmiếcnốp vừa từ Liên Xô sang được mấy ngày. Anh này đến từ Trường trung cấp kỹ thuật vô tuyến Craxnôia. Tại đó anh đã phục vụ theo thời hạn nghĩa vụ quân sự tại một đơn vị phụ trợ. Vợ và con gái một tuổi của anh sống ở khu nhà ga Iaia, thuộc tỉnh Kêmêrốp. Tôi có ý định chỉ định anh làm trắc thủ của bệ phóng và để anh trong tổ trực chiến tại trận địa trong thời gian thực tập.
Vào chủ nhật ngày 17-10, vào lúc 8 giờ, đã có các nhân viên kỹ thuật tới trận địa để kiểm tra khí tài. Sau khi kiểm tra tư thế sẵn sàng của khí tài, chúng tôi để lại ở trận địa một tốp trực chiến và trở về nơi đóng quân. Trong khi dùng bữa điểm tâm chúng tôi trao đổi về kế hoạch công việc trong ngày hôm đó. Người thì dự định viết thư, người đi giặt quần áo, người thì chơi bài, v.v..
Chưa kịp kết thúc bữa sáng, chúng tôi đã nghe thấy còi báo động. Thế là vứt bỏ mọi việc, chúng tôi lao vào xe buýt và ra trận địa. Lúc ấy là gần 10 giờ sáng. Khi chúng tôi đến nơi thì máy móc đã được khởi động, các quả tên lửa đã được tháo bạt che, khẩu đội đang tìm kiếm mục tiêu. Đội ngũ của khẩu đội phóng tên lửa đã ở khu vực trú ẩn, một số người tụ họp chung quanh bản đồ tác chiến vừa được đem đến từ buồng điều khiển và được bảo quản ở lều bên cạnh. Trong nhà bạt lớn, ngồi trên sàn là nhân viên cơ yếu Việt Nam đang bỏ tài liệu cơ yếu vào cặp, trong nhà bạt khác chiến sĩ Vitali Xmiếcnốp đang nằm trên giường gấp, tay cầm quyển sách. Phía sau các lều bạt là một thợ cắt tóc vừa từ Hà Nội đến đang cắt tóc cho một binh sĩ Việt Nam, cạnh đó còn có 5 người nữa chờ đến lượt mình.
Tôi hô to gọi Xmiếcnốp vào hầm trú ẩn, còn tôi bước vào ca bin "U". Trung úy Dakhmưlốp báo cáo với tôi, tôi báo cáo với chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá Liakisép rằng khẩu đội bệ phóng đã sẵn sàng chiến đấu.
Trên bản đồ quan trắc không lưu đã hiện lên những lộ trình rắm rối của các mục tiêu. Nhân viên bản đồ quan trắc người Việt đã báo cáo mọi thông tin nhận được cho vị chỉ huy tiểu đoàn của mình. Chỉ sau đó người phiên dịch mới thông báo bằng tiếng Nga cho chúng tôi. Trung tá I. A. Liakisép tỏ ra bức xúc. Trong tình hình như vậy ông đã ra lệnh cho viên sĩ quan điều khiển tên lửa là Đại úy Nicôlai Ômêlensúc phát sóng và tiến hành tìm mục tiêu, ông lệnh cho tôi đưa tên lửa vào tư thế chuẩn bị. Bắt đầu tiến hành quét sóng vòng tròn tìm mục tiêu, các bệ phóng đã được đưa vào tư thế hoạt động đồng bộ, các tên lửa đã trong tư thế sẵn sàng phóng.
Sĩ quan điều khiển tên lửa báo cáo đã phát hiện một tốp mục tiêu tại một hướng. Mục tiêu này được che khuất bằng phương pháp gây nhiễu mạnh. Tách mục tiêu ra khỏi khu vực nhiễu là điều không thể làm được. Trung tá Liakisép lệnh cho tôi đem bản đồ quan trắc đặt ở cạnh ca bin "U", rồi từ đó dùng điện thoại báo cho Trung tá biết góc phương vị và khoảng cách đến mục tiêu. Tôi lập tức thực hiện lệnh này và lập tức tính toán thông số về mục tiêu trên bản đồ quan trắc, đồng thời cũng theo dõi hướng quay của các bệ phóng.
Tất cả sự chú ý của tiểu đoàn đều tập trung vào các mục tiêu đang hoạt động ở hướng bắc. Nhưng các màn hình bị nhiễu dầy đặc, do đó sẽ vô nghĩa nếu phóng tên lửa vào các mục tiêu. Toàn khẩu đội ở trong tình trạng căng thẳng và tỏ ra bức xúc. Vào lúc ấy tôi nghe thấy tiếng kêu vọng lại từ các khẩu đội súng máy yểm trợ tiểu đoàn chúng tôi. Vén chiếc màn của lều bạt lên, tôi bỗng nhìn thấy ở khoảng cách 1,5 - 2 km bóng dáng đen sẫm của chiếc máy bay Mỹ, nó bay đến từ hướng nam, sà rất thấp, ngay phía trên những ngọn núi. Nó bay thấp đến nỗi tưởng chừng như sắp sửa chạm vào những ngọn núi ấy. Tôi lập tức dùng điện thoại báo cáo với Trung tá Liakisép về chiếc máy bay Mỹ. Tôi xét theo vị trí của các bệ phóng thì thấy rằng trắc thủ dẫn đường cho tên lửa đã không ngắm về hướng đó. Tôi liền thét vào điện thoại: "Ngắm về hướng trái! Về hướng trái chút nữa". Các ăngten và bệ phóng bắt đầu quay về hướng mục tiêu.
Vào thời điểm đó, theo hiệu
lệnh bằng cờ của viên chỉ huy trung đội, các khẩu
đội súng máy phòng không 4 nòng đã khai hoả. Sau vài
giây chiếc máy bay đã bốc cháy, kéo theo một vệt khói
đen. Bay thêm 500 mét nó đâm vào núi, cách chỗ chúng tôi
không xa. Mọi người trong trung đội súng máy đã reo hò.
Vào thời điểm ấy, bỗng nhiên từ hướng khác - hướng tây có một âm thanh giống như tiếng sấm rền, cứ mỗi lúc một to. Sau vài giây có ba tiếng nổ mạnh ở phía sau cabin điều khiển. Tôi nhìn về hướng đó và trông thấy hai đám khói đen do vụ nổ, đúng chỗ các lều bạt của chúng tôi, một quả tên lửa từ bệ phóng số 1 tung lên trời và vỡ ra thành nhiều mảnh, và tôi nhìn thấy 3 chiếc máy bay Mỹ đang vòng sang hướng trái. Sau vài giây lại vang lên loạt đạn súng máy và vài tiếng nổ. Ngay lập tức tiếng động cơ các máy điêden của chúng tôi đã im bặt. Tôi nhìn thấy bóng các binh sĩ nhảy ra khỏi các cabin điều khiển và các sĩ quan chạy theo hướng vào các hầm trú ẩn gần nhất. Có ai đó đẩy tôi theo hướng ấy. Chẳng mấy chốc Chuẩn úy Nicôlencô bế trên tay anh thợ máy điêden người Việt bị thương vào ngực và đưa anh ta vào hầm trú ẩn. Sau đó binh nhất Máctưnsúc bị thương vào vai cũng chạy tới.
Đột nhiên mọi chuyện im bặt, và tôi đã nhảy ra khỏi hầm trú ẩn. Điều tôi nhìn thấy trước tiên là lưới ngụy trang trên các ca bin điều khiển đang bốc cháy, trên bệ phóng số 6 lửa đang bốc cháy ở khoang chứa nhiên liệu của tên lửa. Sức nổ đã làm văng quả tên lửa ra khỏi bệ phóng số 1 và bệ phóng này ở trong vị trí xuất phát ban đầu. Còn 5 bệ phóng có các quả tên lửa thì nằm im theo cùng một hướng. Tất cả mọi người lao vào dập tắt lửa cho các tấm lưới ngụy trang. Trong lúc đó chỉ huy của tiểu đoàn, Trung tá Liakisép kêu gào mọi người hãy vào hầm trú ẩn ngay lập tức, vì bộ phận nổ (gồm 3600 mảnh) của quả tên lửa đang cháy ở bệ phóng số 6 có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Tôi không chui vào hầm trú ẩn mà chỉ ngồi tránh ở một phía và đau xót nhìn quả tên lửa đang bốc cháy. Thật uất quá vì tiểu đoàn chúng tôi đã không kịp giáng trả các máy bay Mỹ và đã bị ném bom. Thật không thể tin được rằng cảnh tượng ấy đã có thể diễn ra: tên lửa của chúng tôi đang bốc cháy, còn những chiếc máy bay ấy đã bay đi mà không bị trừng phạt, nếu không kể chiếc máy bay đã bị các chiến sĩ súng máy Việt Nam bắn rơi.
Khoang nhiên liệu của quả tên lửa trên bệ phóng số 6 vẫn tiếp tục cháy, nhiên liệu chảy xuống đất. Sau vài giây đã vang lên một tiếng nổ rất mạnh mà cường độ của nó to hơn hẳn những tiếng nổ do bom gây ra. Những mảnh của đầu đạn tên lửa đã chọc thủng vỏ các cabin. Trên bệ phóng chỉ còn lại các mảnh tên lửa được giữ lại nhờ các ốc chốt và các bánh xích ở phía sau. Quả tên lửa này không gây nổ được nữa, nhưng để chắc ăn hơn, tôi đã ra lệnh tách phần khớp nối điện, tách bộ phận vận hành ra khỏi bệ phóng.
Bệ phóng bị cháy mất một nửa, đa số các nắp khoang bị bong ra, trên thực tế hệ thống dây điện và các cụm linh kiện khí tài trên bệ phóng đã bị cháy trụi. Các đường dây cáp điện và cáp tín hiệu dẫn từ bệ phóng đến các động cơ điêden và dẫn đến cabin "P" đã bị vỡ đứt do một loạt đạn pháo từ máy bay Mỹ phóng xuống. Đó cũng là nguyên nhân khiến các động cơ điêden bị hư hỏng ngay từ đầu.
Không đụng chạm thêm vào bất cứ thứ gì, mọi người tiến đến bệ phóng số 1. Sức nổ đã làm cho tên lửa trên bệ phóng này bị hất tung ra. Bệ phóng đã không bị hỏng. Một số quả bom rơi cạnh lều bạt. Trong một cái hố bom người ta thấy phần đầu đạn của tên lửa, còn cạnh đó, trong ruộng lúa, là những thỏi thuốc cháy của động cơ phản lực nhiên liệu rắn của tên lửa. Những thỏi nhiên liệu ấy nằm tung toé trong ruộng lúa nước. Còn thân động cơ tên lửa thì bị vỡ toang ra, bị xé nát như tờ giấy bị rách không còn dấu vết gì của khoang chứa nhiên liệu tên lửa và khoang chứa máy móc trong tên lửa.
Trung úy Iu. Dakhmưlốp tiến đến đầu đạn của tên lửa, rút ống kíp nổ ra rồi đem nó ra xa, thận trọng đặt nó xuống đất. Đầu đạn của tên lửa không nguy hiểm nữa. Sau đấy tôi tới chỗ trước kia là những lều bạt. Như lúc đầu tôi đã nói, tôi đã nhìn thấy hai đám khói den do bom nổ, nghĩa là đó là tất cả những gì còn lại của các lều bạt. Ở đấy tôi còn tìm thấy chiếc thắt lưng quần mà sau khi giặt tôi đã phơi trên dây phơi bên cạnh lều bạt.
Nơi mà anh thợ cạo đã cắt tóc cho các chiến sĩ Việt Nam đã đọng lại một vũng máu lớn - anh ấy đã hy sinh.
Vào thời điểm ấy, bỗng nhiên từ hướng khác - hướng tây có một âm thanh giống như tiếng sấm rền, cứ mỗi lúc một to. Sau vài giây có ba tiếng nổ mạnh ở phía sau cabin điều khiển. Tôi nhìn về hướng đó và trông thấy hai đám khói đen do vụ nổ, đúng chỗ các lều bạt của chúng tôi, một quả tên lửa từ bệ phóng số 1 tung lên trời và vỡ ra thành nhiều mảnh, và tôi nhìn thấy 3 chiếc máy bay Mỹ đang vòng sang hướng trái. Sau vài giây lại vang lên loạt đạn súng máy và vài tiếng nổ. Ngay lập tức tiếng động cơ các máy điêden của chúng tôi đã im bặt. Tôi nhìn thấy bóng các binh sĩ nhảy ra khỏi các cabin điều khiển và các sĩ quan chạy theo hướng vào các hầm trú ẩn gần nhất. Có ai đó đẩy tôi theo hướng ấy. Chẳng mấy chốc Chuẩn úy Nicôlencô bế trên tay anh thợ máy điêden người Việt bị thương vào ngực và đưa anh ta vào hầm trú ẩn. Sau đó binh nhất Máctưnsúc bị thương vào vai cũng chạy tới.
Đột nhiên mọi chuyện im bặt, và tôi đã nhảy ra khỏi hầm trú ẩn. Điều tôi nhìn thấy trước tiên là lưới ngụy trang trên các ca bin điều khiển đang bốc cháy, trên bệ phóng số 6 lửa đang bốc cháy ở khoang chứa nhiên liệu của tên lửa. Sức nổ đã làm văng quả tên lửa ra khỏi bệ phóng số 1 và bệ phóng này ở trong vị trí xuất phát ban đầu. Còn 5 bệ phóng có các quả tên lửa thì nằm im theo cùng một hướng. Tất cả mọi người lao vào dập tắt lửa cho các tấm lưới ngụy trang. Trong lúc đó chỉ huy của tiểu đoàn, Trung tá Liakisép kêu gào mọi người hãy vào hầm trú ẩn ngay lập tức, vì bộ phận nổ (gồm 3600 mảnh) của quả tên lửa đang cháy ở bệ phóng số 6 có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Tôi không chui vào hầm trú ẩn mà chỉ ngồi tránh ở một phía và đau xót nhìn quả tên lửa đang bốc cháy. Thật uất quá vì tiểu đoàn chúng tôi đã không kịp giáng trả các máy bay Mỹ và đã bị ném bom. Thật không thể tin được rằng cảnh tượng ấy đã có thể diễn ra: tên lửa của chúng tôi đang bốc cháy, còn những chiếc máy bay ấy đã bay đi mà không bị trừng phạt, nếu không kể chiếc máy bay đã bị các chiến sĩ súng máy Việt Nam bắn rơi.
Khoang nhiên liệu của quả tên lửa trên bệ phóng số 6 vẫn tiếp tục cháy, nhiên liệu chảy xuống đất. Sau vài giây đã vang lên một tiếng nổ rất mạnh mà cường độ của nó to hơn hẳn những tiếng nổ do bom gây ra. Những mảnh của đầu đạn tên lửa đã chọc thủng vỏ các cabin. Trên bệ phóng chỉ còn lại các mảnh tên lửa được giữ lại nhờ các ốc chốt và các bánh xích ở phía sau. Quả tên lửa này không gây nổ được nữa, nhưng để chắc ăn hơn, tôi đã ra lệnh tách phần khớp nối điện, tách bộ phận vận hành ra khỏi bệ phóng.
Bệ phóng bị cháy mất một nửa, đa số các nắp khoang bị bong ra, trên thực tế hệ thống dây điện và các cụm linh kiện khí tài trên bệ phóng đã bị cháy trụi. Các đường dây cáp điện và cáp tín hiệu dẫn từ bệ phóng đến các động cơ điêden và dẫn đến cabin "P" đã bị vỡ đứt do một loạt đạn pháo từ máy bay Mỹ phóng xuống. Đó cũng là nguyên nhân khiến các động cơ điêden bị hư hỏng ngay từ đầu.
Không đụng chạm thêm vào bất cứ thứ gì, mọi người tiến đến bệ phóng số 1. Sức nổ đã làm cho tên lửa trên bệ phóng này bị hất tung ra. Bệ phóng đã không bị hỏng. Một số quả bom rơi cạnh lều bạt. Trong một cái hố bom người ta thấy phần đầu đạn của tên lửa, còn cạnh đó, trong ruộng lúa, là những thỏi thuốc cháy của động cơ phản lực nhiên liệu rắn của tên lửa. Những thỏi nhiên liệu ấy nằm tung toé trong ruộng lúa nước. Còn thân động cơ tên lửa thì bị vỡ toang ra, bị xé nát như tờ giấy bị rách không còn dấu vết gì của khoang chứa nhiên liệu tên lửa và khoang chứa máy móc trong tên lửa.
Trung úy Iu. Dakhmưlốp tiến đến đầu đạn của tên lửa, rút ống kíp nổ ra rồi đem nó ra xa, thận trọng đặt nó xuống đất. Đầu đạn của tên lửa không nguy hiểm nữa. Sau đấy tôi tới chỗ trước kia là những lều bạt. Như lúc đầu tôi đã nói, tôi đã nhìn thấy hai đám khói den do bom nổ, nghĩa là đó là tất cả những gì còn lại của các lều bạt. Ở đấy tôi còn tìm thấy chiếc thắt lưng quần mà sau khi giặt tôi đã phơi trên dây phơi bên cạnh lều bạt.
Nơi mà anh thợ cạo đã cắt tóc cho các chiến sĩ Việt Nam đã đọng lại một vũng máu lớn - anh ấy đã hy sinh.
Từ trong một hầm trú ẩn ở
giữa trận địa vọng ra những tiếng rên. Tôi tiến đến
chỗ ấy. Có mấy đồng chí Việt Nam đang đỡ trên tay
anh Vitali Xmiếcnốp bị thương nặng. Anh ấy rên rất to.
Người phiên dịch cho tôi biết rằng vào phút chót, khi
nửa người đã vào được hầm trú ẩn, đồng chí
Xmiếcnốp lại bị hai vết thương do mảnh bom - vào sườn
và vào chân.
Tại nơi trước đó là lều bạt với các tài liệu mật, tôi trông thấy một cánh tay trái nằm lại, trên ngón tay đeo nhẫn vẫn còn chiếc nhẫn vàng. Cách đó không lâu khẩu đội của tôi tiếp nhận trung sĩ Côbưncô đến từ Quân khu phòng không Mátxcơva. Đồng chí ấy đã có vợ và cũng đeo nhẫn. Nhưng, những lo lắng của tôi không đúng. Trung sĩ Côbưncô vẫn còn sống. Người bị mất cánh tay là nhân viên người Việt Nam.
Lúc đó một chiếc máy bay lên thẳng xuất hiện trên bầu trời và đã nhanh chóng hạ cánh cạnh trận địa chúng tôi. Có vài người bước ra từ máy bay, đem theo cáng thương và đi về phía trận địa. Tất cả những người bị thương và hy sinh đã được chuyển đi ngay.
Sau đó tôi đã xem xét 4 bệ phóng còn lại với các quả tên lửa. Có hai tên lửa bị hư hại vì mảnh bom - các cánh ổn định hướng bay, và các cánh ổn định phía trước đã bị uốn cong queo. Trên 2 bệ phóng, những nắp đậy các khoang đã bị hất tung. Như vậy, trong 6 bệ phóng chỉ còn 2 bệ phóng và chỉ còn 2 quả tên lửa còn có khả năng chiến đấu.
Tôi kiểm tra quân số của khẩu đội và thấy rằng trong thời gian bị máy bay tập kích đã có 3 chiến sĩ trẻ vì hốt hoảng do tiếng bom và tên lửa nổ, họ đã bỏ chạy khỏi trận địa và bị dân quân địa phương "bắt làm tù binh", vì họ bị nhận lầm là các phi công Mỹ nhảy dù. Người ta đã thông báo chuyện này cho chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá Liakisép. Ông đã khẩn trương đi xe commăngca đến hiện trường để "giải thoát cho các tù binh" ấy. Viên chỉ huy khẩu đội 1 là Đại úy Iu. C. Pêtơrốp tạm thay ông chỉ huy tại trận địa. Tôi đã báo cáo tình hình với đồng chí Pêtơrốp và đề nghị khẩn trương chuyển những quả tên lửa còn nguyên vẹn sang các bệ phóng chưa bị hư hỏng.
Sau khi được "duyệt", tôi đã lập tức cùng với các khẩu đội bắt đầu chuyển dịch các tên lửa. Mất gần một giờ để làm việc này. Sau đó chúng tôi tháo dỡ tất cả các dây cáp và các dây điện bị dứt. Sau cùng đã khởi động được toàn bộ máy móc và bắt đầu khâu kiểm tra.
Vào khoảng 12 giờ trưa người ta bắt đầu thông báo tọa độ của một tốp mục tiêu tiến đến từ hướng bắc ở độ cao trung bình, không gây nhiễu. Tốp mục tiêu này đã nhanh chóng tiến đến gần trận địa của tiểu đoàn tên lửa. Tất cả đã sẵn sàng chiến đấu. Theo lệnh của Đại úy Pêtơrốp, 2 quả tên lửa cuối cùng đã sẵn sàng xuất phát theo hướng có mục tiêu. Mọi chuyện diễn ra thuận lợi, có 2 máy bay bị bắn rơi, những chiếc khác không dám tấn công vào trận địa của tiểu đoàn, hạ độ cao, chuyển hướng và bay đi mất.
Cách trận địa không xa, trong một tòa nhà lớn, chắc là một kho hàng cũ, còn có 12 quả tên lửa chưa nạp nhiên liệu được để trên các giá đỡ: Tôi lưu ý Đại úy Pêtơrốp rằng tại trận địa của chúng tôi không còn một quả tên lửa nào cả và chúng tôi cần gấp rút nạp nhiên liệu vào 12 quả tên lửa ấy và chở chúng đến trận địa. Đại úy Pêtơrốp ra lệnh cho tôi trực tiếp tới kho tên lửa ấy và đảm bảo nạp nhiên liệu rồi chuyển các tên lửa tới trận địa. Sau khi đưa ra những chỉ dẫn và ủy nhiệm cho Trung úy Dakhmưlốp thay mình chỉ huy, tôi đã đem theo trắc thủ số 1 thuộc khẩu đội bệ phóng, hai thiết bị chống hơi độc, sau đó đi trên xe kéo pháo loại ZIL-157 để đến địa điểm bảo quản các tên lửa.
Sau khi tới nơi, chúng tôi tháo dỡ các tấm bạt che phủ các giá đỡ tên lửa, đeo thiết bị phòng hơi độc vào và lập tức tiến hành nạp nhiên liệu vào các quả tên lửa. Để tranh thủ thời gian, chúng tôi thực hiện công việc nạp nhiên liệu mà không sử dụng các quần áo bảo vệ, xem thường sự nguy hiểm. Sau hai giờ, tất cả các quả tên lửa đã được chuyển đến trận địa. Đến lúc này Trung tá Liakisép đã trở về cùng với mấy vị đào binh. Tiện đây xin nói rằng sau này những binh sĩ ấy không bao giờ tỏ thái độ nhát gan nữa và trong những trận bị tập kích sau này họ đã tỏ ra xứng đáng.
Tại nơi trước đó là lều bạt với các tài liệu mật, tôi trông thấy một cánh tay trái nằm lại, trên ngón tay đeo nhẫn vẫn còn chiếc nhẫn vàng. Cách đó không lâu khẩu đội của tôi tiếp nhận trung sĩ Côbưncô đến từ Quân khu phòng không Mátxcơva. Đồng chí ấy đã có vợ và cũng đeo nhẫn. Nhưng, những lo lắng của tôi không đúng. Trung sĩ Côbưncô vẫn còn sống. Người bị mất cánh tay là nhân viên người Việt Nam.
Lúc đó một chiếc máy bay lên thẳng xuất hiện trên bầu trời và đã nhanh chóng hạ cánh cạnh trận địa chúng tôi. Có vài người bước ra từ máy bay, đem theo cáng thương và đi về phía trận địa. Tất cả những người bị thương và hy sinh đã được chuyển đi ngay.
Sau đó tôi đã xem xét 4 bệ phóng còn lại với các quả tên lửa. Có hai tên lửa bị hư hại vì mảnh bom - các cánh ổn định hướng bay, và các cánh ổn định phía trước đã bị uốn cong queo. Trên 2 bệ phóng, những nắp đậy các khoang đã bị hất tung. Như vậy, trong 6 bệ phóng chỉ còn 2 bệ phóng và chỉ còn 2 quả tên lửa còn có khả năng chiến đấu.
Tôi kiểm tra quân số của khẩu đội và thấy rằng trong thời gian bị máy bay tập kích đã có 3 chiến sĩ trẻ vì hốt hoảng do tiếng bom và tên lửa nổ, họ đã bỏ chạy khỏi trận địa và bị dân quân địa phương "bắt làm tù binh", vì họ bị nhận lầm là các phi công Mỹ nhảy dù. Người ta đã thông báo chuyện này cho chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá Liakisép. Ông đã khẩn trương đi xe commăngca đến hiện trường để "giải thoát cho các tù binh" ấy. Viên chỉ huy khẩu đội 1 là Đại úy Iu. C. Pêtơrốp tạm thay ông chỉ huy tại trận địa. Tôi đã báo cáo tình hình với đồng chí Pêtơrốp và đề nghị khẩn trương chuyển những quả tên lửa còn nguyên vẹn sang các bệ phóng chưa bị hư hỏng.
Sau khi được "duyệt", tôi đã lập tức cùng với các khẩu đội bắt đầu chuyển dịch các tên lửa. Mất gần một giờ để làm việc này. Sau đó chúng tôi tháo dỡ tất cả các dây cáp và các dây điện bị dứt. Sau cùng đã khởi động được toàn bộ máy móc và bắt đầu khâu kiểm tra.
Vào khoảng 12 giờ trưa người ta bắt đầu thông báo tọa độ của một tốp mục tiêu tiến đến từ hướng bắc ở độ cao trung bình, không gây nhiễu. Tốp mục tiêu này đã nhanh chóng tiến đến gần trận địa của tiểu đoàn tên lửa. Tất cả đã sẵn sàng chiến đấu. Theo lệnh của Đại úy Pêtơrốp, 2 quả tên lửa cuối cùng đã sẵn sàng xuất phát theo hướng có mục tiêu. Mọi chuyện diễn ra thuận lợi, có 2 máy bay bị bắn rơi, những chiếc khác không dám tấn công vào trận địa của tiểu đoàn, hạ độ cao, chuyển hướng và bay đi mất.
Cách trận địa không xa, trong một tòa nhà lớn, chắc là một kho hàng cũ, còn có 12 quả tên lửa chưa nạp nhiên liệu được để trên các giá đỡ: Tôi lưu ý Đại úy Pêtơrốp rằng tại trận địa của chúng tôi không còn một quả tên lửa nào cả và chúng tôi cần gấp rút nạp nhiên liệu vào 12 quả tên lửa ấy và chở chúng đến trận địa. Đại úy Pêtơrốp ra lệnh cho tôi trực tiếp tới kho tên lửa ấy và đảm bảo nạp nhiên liệu rồi chuyển các tên lửa tới trận địa. Sau khi đưa ra những chỉ dẫn và ủy nhiệm cho Trung úy Dakhmưlốp thay mình chỉ huy, tôi đã đem theo trắc thủ số 1 thuộc khẩu đội bệ phóng, hai thiết bị chống hơi độc, sau đó đi trên xe kéo pháo loại ZIL-157 để đến địa điểm bảo quản các tên lửa.
Sau khi tới nơi, chúng tôi tháo dỡ các tấm bạt che phủ các giá đỡ tên lửa, đeo thiết bị phòng hơi độc vào và lập tức tiến hành nạp nhiên liệu vào các quả tên lửa. Để tranh thủ thời gian, chúng tôi thực hiện công việc nạp nhiên liệu mà không sử dụng các quần áo bảo vệ, xem thường sự nguy hiểm. Sau hai giờ, tất cả các quả tên lửa đã được chuyển đến trận địa. Đến lúc này Trung tá Liakisép đã trở về cùng với mấy vị đào binh. Tiện đây xin nói rằng sau này những binh sĩ ấy không bao giờ tỏ thái độ nhát gan nữa và trong những trận bị tập kích sau này họ đã tỏ ra xứng đáng.
Gần đến chiều tối, Đại tá
A. M. Đdưda và Đại úy A. B. Daica đã từ Hà Nội lên
trận địa. Họ đã quan sát kỹ lưỡng trận địa và
quyết định dời trận địa đến nơi khác. Mãi đến
lúc ấy tôi mới nhận ra rằng toàn bộ trận địa đều
vương vãi các mảnh bom trông giống như các mảnh gỗ. Sĩ
quan chỉ huy tiểu đoàn là Trung tá Liakisép đã ra lệnh
"Báo yên - lên đường hành quân".
Sau khi kết thúc cuộc hành quân, tiểu đoàn chúng tôi được bố trí trong một khu rừng nhỏ, nhưng không triển khai khí tài. Còn chúng tôi thì, theo thông lệ, đã được bố trí nơi ở tại một ngôi làng gần nhất. Sang ngày hôm sau đã có những chuyên gia sửa chữa đến đơn vị chúng tôi và bắt tay vào sửa chữa những hư hỏng cơ khí trong các khí tài. Đến chiều tối đã có 5 bệ phóng thuộc khẩu đội bệ phóng đã sẵn sàng, còn bệ phóng có quả tên lửa bị nổ tung thì vẫn trong tình trạng cũ. Tôi hỏi Đại úy A. B. Daica rằng liệu bệ phóng ấy sẽ được đưa về Liên Xô phục hồi hay không, hay là chúng tôi sẽ thử tìm cách khôi phục nó bằng sức mình. Đại úy Daica trả lời rằng tốt nhất hãy tự mình khôi phục bệ phóng ấy. Chúng tôi đã quyết định như vậy.
Sau này, khi vừa có cơ hội là tôi đã lập tức bắt tay vào công việc phục hồi bệ phóng này, cũng như trước kia, trong công việc này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ vô giá của các sĩ quan xác định tọa độ V. Sennhicốp và V. Lưsaghin. Khó khăn lớn nhất đã nảy sinh khi phục hồi các mạch điện, vì các dây dẫn không có các ký hiệu, cho nên chúng tôi đã buộc phải tìm kiếm rất lâu các dây kép ấy ở những chỗ bị đứt dùng đồng hồ kiểm tra chúng, rồi hàn chúng lại.
Điều làm chúng tôi kinh ngạc là việc này được thực hiện rất hợp lý trên các máy bay Mỹ. Các linh kiện trên các máy bay ấy là do các đồng chí Việt Nam cung cấp cho chúng tôi: cứ cách hai xăngtimét thì dây dẫn lại được nhà máy đánh dấu số hiệu của các dây. Căn cứ vào hiệu ấy có thể dễ dàng tìm ra đoạn dây thứ hai sau khi bị đứt.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những khó khăn và những bất tiện, đến cuối tháng 12 bệ phóng này đã được khôi phục hoàn toàn và được bố trí tại trận địa. Những nỗ lực của chúng tôi không uổng phí: ngày 11-1-1966 quả tên lửa được phóng đi từ bệ phóng này đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát không người lái. Không cần phải nói, không những chúng tôi, mà cả ban chỉ huy trung đoàn và cả các đồng chí Việt Nam đã phấn khởi biết nhường nào.
Đến cuối tháng 10 Trung tá Liakisép cho tôi biết rằng có chuyến xe buýt của chúng tôi về Hà Nội và tôi cần đến Quân y viện trung ương để thăm đồng chí Vitali Xmiếcnốp đang dưỡng thương tại đó. Trước đó Đại úy Daica đã thăm anh Vitali rồi. Cũng tại quân y viện này tôi đã gặp ba nhà phẫu thuật Xôviết được điều từ Liên Xô sang để phẫu thuật thận cho anh Xmiếcnốp.
Ở cổng vào quân y viện có một con khỉ to, bị cột vào một ống sắt, đã làm trò giải khuây cho những người rỗi việc xúm quanh nó. Tôi cũng dừng lại và lấy làm kinh ngạc trước những khả năng của con khỉ này. Nó nóng lòng chờ đợi người cho nó ăn, luôn ngó nghiêng nhìn về phía người kia có thể xuất hiện. Khi người ấy, mặc bộ pigiama của bệnh viện và cầm chiếc bát nhôm xuất hiện thì con khỉ đứng thẳng lên, đứng nghiêm, giơ tay trái lên đầu, tay phải ấn vào thái dương để chào, rồi nó kêu to lên những âm thanh giống như những tiếng: "Chào đồng chí?". Sau khi nhận được bát cơm với rau, con khỉ đã lập tức ăn hết, vươn thẳng người, úp chiếc bát lên đầu và phát ra câu "Tiến về Sài Gòn?" đồng thời đưa tay phải về phía trước, khiến cho những người vây chung quanh trầm trồ khâm phục.
Tại quân y viện, người ta đã không cho chúng tôi gặp anh Xmiếcnốp, với lý do anh ấy đang trong tình trạng nguy kịch. Không được gặp anh ấy, tôi đã quay trở về tiểu đoàn. Như đã biết, ngay sau khi bị thương người ta đã lập tức phẫu thuật cho đồng chí ấy và cắt bỏ quả thận bị dập nát vì mảnh bom. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức, song quả thận còn lại đã không chịu đựng nổi sự quá tải trong điều kiện khí hậu nóng bức của Việt Nam. Đến ngày 24-10 Xmiếcnốp đã qua đời.
Đây là tổn thất nặng nề đối với tất cả chúng tôi. Mỗi người đều hiểu rằng mình có thể rơi vào tình cảnh như anh ấy. Người ta đã đưa thi hài anh ấy về Liên Xô. Dĩ nhiên, cha mẹ của anh ấy đã không biết con mình đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường nào. Sau này anh Xmiếcnốp đã được truy tặng Huân chương Cờ đỏ.
Sau khi kết thúc mọi công việc khôi phục khí tài, tiểu đoàn chúng tôi đã thực hiện cuộc hành quân ban đêm. Trận địa mới được chọn bố trí trên một ruộng lúa trước kia và là một khoảng trống bằng phẳng với nền đất mềm. Cách trận địa 2-3 kilômét về phía nam có những ngọn núi. Cách đó không xa là một trường học. Người ta đã bố trí nơi ở của chúng tôi tại đó. Có khoảng 100 người dân địa phương được huy động để xây dựng trận địa. Họ được trang bị những chiếc thúng, quang gánh, xẻng và cuốc. Công việc chủ yếu của họ là dùng đất ắp những bức tường thành chung quanh bệ phóng và tạo những vật liệu ngụy trang tự nhiên bằng các cành tre hoặc bằng các cây chuối.
Sau khi kết thúc cuộc hành quân, tiểu đoàn chúng tôi được bố trí trong một khu rừng nhỏ, nhưng không triển khai khí tài. Còn chúng tôi thì, theo thông lệ, đã được bố trí nơi ở tại một ngôi làng gần nhất. Sang ngày hôm sau đã có những chuyên gia sửa chữa đến đơn vị chúng tôi và bắt tay vào sửa chữa những hư hỏng cơ khí trong các khí tài. Đến chiều tối đã có 5 bệ phóng thuộc khẩu đội bệ phóng đã sẵn sàng, còn bệ phóng có quả tên lửa bị nổ tung thì vẫn trong tình trạng cũ. Tôi hỏi Đại úy A. B. Daica rằng liệu bệ phóng ấy sẽ được đưa về Liên Xô phục hồi hay không, hay là chúng tôi sẽ thử tìm cách khôi phục nó bằng sức mình. Đại úy Daica trả lời rằng tốt nhất hãy tự mình khôi phục bệ phóng ấy. Chúng tôi đã quyết định như vậy.
Sau này, khi vừa có cơ hội là tôi đã lập tức bắt tay vào công việc phục hồi bệ phóng này, cũng như trước kia, trong công việc này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ vô giá của các sĩ quan xác định tọa độ V. Sennhicốp và V. Lưsaghin. Khó khăn lớn nhất đã nảy sinh khi phục hồi các mạch điện, vì các dây dẫn không có các ký hiệu, cho nên chúng tôi đã buộc phải tìm kiếm rất lâu các dây kép ấy ở những chỗ bị đứt dùng đồng hồ kiểm tra chúng, rồi hàn chúng lại.
Điều làm chúng tôi kinh ngạc là việc này được thực hiện rất hợp lý trên các máy bay Mỹ. Các linh kiện trên các máy bay ấy là do các đồng chí Việt Nam cung cấp cho chúng tôi: cứ cách hai xăngtimét thì dây dẫn lại được nhà máy đánh dấu số hiệu của các dây. Căn cứ vào hiệu ấy có thể dễ dàng tìm ra đoạn dây thứ hai sau khi bị đứt.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những khó khăn và những bất tiện, đến cuối tháng 12 bệ phóng này đã được khôi phục hoàn toàn và được bố trí tại trận địa. Những nỗ lực của chúng tôi không uổng phí: ngày 11-1-1966 quả tên lửa được phóng đi từ bệ phóng này đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát không người lái. Không cần phải nói, không những chúng tôi, mà cả ban chỉ huy trung đoàn và cả các đồng chí Việt Nam đã phấn khởi biết nhường nào.
Đến cuối tháng 10 Trung tá Liakisép cho tôi biết rằng có chuyến xe buýt của chúng tôi về Hà Nội và tôi cần đến Quân y viện trung ương để thăm đồng chí Vitali Xmiếcnốp đang dưỡng thương tại đó. Trước đó Đại úy Daica đã thăm anh Vitali rồi. Cũng tại quân y viện này tôi đã gặp ba nhà phẫu thuật Xôviết được điều từ Liên Xô sang để phẫu thuật thận cho anh Xmiếcnốp.
Ở cổng vào quân y viện có một con khỉ to, bị cột vào một ống sắt, đã làm trò giải khuây cho những người rỗi việc xúm quanh nó. Tôi cũng dừng lại và lấy làm kinh ngạc trước những khả năng của con khỉ này. Nó nóng lòng chờ đợi người cho nó ăn, luôn ngó nghiêng nhìn về phía người kia có thể xuất hiện. Khi người ấy, mặc bộ pigiama của bệnh viện và cầm chiếc bát nhôm xuất hiện thì con khỉ đứng thẳng lên, đứng nghiêm, giơ tay trái lên đầu, tay phải ấn vào thái dương để chào, rồi nó kêu to lên những âm thanh giống như những tiếng: "Chào đồng chí?". Sau khi nhận được bát cơm với rau, con khỉ đã lập tức ăn hết, vươn thẳng người, úp chiếc bát lên đầu và phát ra câu "Tiến về Sài Gòn?" đồng thời đưa tay phải về phía trước, khiến cho những người vây chung quanh trầm trồ khâm phục.
Tại quân y viện, người ta đã không cho chúng tôi gặp anh Xmiếcnốp, với lý do anh ấy đang trong tình trạng nguy kịch. Không được gặp anh ấy, tôi đã quay trở về tiểu đoàn. Như đã biết, ngay sau khi bị thương người ta đã lập tức phẫu thuật cho đồng chí ấy và cắt bỏ quả thận bị dập nát vì mảnh bom. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức, song quả thận còn lại đã không chịu đựng nổi sự quá tải trong điều kiện khí hậu nóng bức của Việt Nam. Đến ngày 24-10 Xmiếcnốp đã qua đời.
Đây là tổn thất nặng nề đối với tất cả chúng tôi. Mỗi người đều hiểu rằng mình có thể rơi vào tình cảnh như anh ấy. Người ta đã đưa thi hài anh ấy về Liên Xô. Dĩ nhiên, cha mẹ của anh ấy đã không biết con mình đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường nào. Sau này anh Xmiếcnốp đã được truy tặng Huân chương Cờ đỏ.
Sau khi kết thúc mọi công việc khôi phục khí tài, tiểu đoàn chúng tôi đã thực hiện cuộc hành quân ban đêm. Trận địa mới được chọn bố trí trên một ruộng lúa trước kia và là một khoảng trống bằng phẳng với nền đất mềm. Cách trận địa 2-3 kilômét về phía nam có những ngọn núi. Cách đó không xa là một trường học. Người ta đã bố trí nơi ở của chúng tôi tại đó. Có khoảng 100 người dân địa phương được huy động để xây dựng trận địa. Họ được trang bị những chiếc thúng, quang gánh, xẻng và cuốc. Công việc chủ yếu của họ là dùng đất ắp những bức tường thành chung quanh bệ phóng và tạo những vật liệu ngụy trang tự nhiên bằng các cành tre hoặc bằng các cây chuối.
Vào thời điểm công việc diễn
ra sôi nổi nhất thì Đại tá N. V. Bagienốp và Đại úy
A. B. Daica đã đến thăm trận địa. Tôi báo cáo vắn tắt
tình hình cho họ biết. Khi quan sát trận địa, Đại tá
Bagienốp bắt đầu trao đổi về những việc làm của
tôi ngày 17-10. Tôi đã cảm nhận được ngay lập tức
thái độ thân mật đối với tôi, thân mật hơn bất kỳ
những cuộc gặp gỡ nào trước kia.
Công việc chuẩn bị trận địa đã nhanh chóng được hoàn tất: Tiểu đoàn đã tiếp nhận trận địa. Sau khi triển khai khí tài, khẩu đội chiến đấu đã kiểm tra, hiệu chỉnh khí tài khả năng hoạt động của nó. Đến sáng thì tất cả đã sẵn sàng chiến đấu. Tất cả mọi người, trừ những người trực chiến, đều lên xe buýt đi về nơi đóng quân của chúng tôi. Tôi và Trung tá I. A. Liakisép đi cùng với Đại tá N. V. Bagienốp trên chiếc xe có nhãn hiệu "Vácsava" (trước kia có tên gọi là "Pôbêđa"). Trên đường đi chúng tôi trông thấy cạnh một thửa ruộng có một khẩu pháo cao xạ 57 ly không hiểu lý do gì lại nằm ở đáy một hố sâu mà nông dân vẫn lấy nước từ đó lên để tưới ruộng. Quay thẳng về phía tôi, Đại tá Bagienốp nói:
- Đồng chí Đemsencô. Hãy đem theo các binh sĩ, một xe kéo ATL và thử kéo nó lên nhé.
Sau khi đến nơi đóng quân, tôi đã đem theo hai chiến sĩ trong khẩu đội của mình và sau nửa giờ đã đưa xe kéo hạng nhẹ ATL đến sát khẩu pháo bị mắc kẹt. Một chiến sĩ sau khi buộc dây thừng vào xe kéo, đã bám vào dây rồi tụt xuống đáy hố nước, cột dây cáp vào khẩu pháo. Chúng tôi đã dùng tời của xe kéo đưa khẩu pháo ấy lên phía trên. Khẩu đội pháo phòng không được chỉ định yểm trợ tiểu đoàn chúng tôi và được bố trí cách đó không xa trên một điểm cao. Chúng tôi chuyển khẩu pháo tới đó và chuyển giao nó cho khẩu đội pháo trực chiến ở đó. Đến chiều một trung úy chỉ huy khẩu đội pháo phòng không ấy đã đến nơi đóng quân của chúng tôi và nồng nhiệt cảm ơn đồng chí chỉ huy, Trung tá I. A. Liakisép, về việc đã chuyển giao khẩu pháo đó cho họ.
Sang ngày hôm sau, ngày 30-10-1965 (thứ bảy), ngay từ sáng sớm đã có báo động: đã phát hiện một mục tiêu bay chậm ở tầm cao. Xét theo mọi thông số thì chúng tôi xác định đây là máy bay trinh sát không có người lái. Độ cao của mục tiêu là 22 nghìn mét. Khi bệ phóng vừa kịp khởi động đồng bộ thì Trung tá Liakisép phát lệnh.
- Tiêu diệt mục tiêu bằng một quả tên lửa! Điều này khiến tất cả chúng tôi ngạc nhiên.
Theo "quy tắc xạ kích" thì trong trường hợp này được ấn định phóng 3 tên lửa và bắn theo loạt, mỗi lần phóng cách nhau 6 giây. Chỉ vài giây sau mục tiêu đã rơi vào rìa vùng bị tiêu diệt. Đến khi tên lửa bay đến điểm đã được tính toán thì mục tiêu đã ra khỏi vùng bị tiêu diệt, và ở độ cao lớn tên lửa đã tự nổ tung. Việc phóng tiếp tên lửa nữa là vô ích, bởi vì xét theo các thông số của mục tiêu thì thậm chí cũng không thể bắn đuổi theo được.
Máy bay trinh sát đã bay đi, giờ đây có thể máy bay sẽ đến oanh tạc Nhưng trong ngày hôm đó đã không xảy ra một cuộc bắn phá nào. Một thời gian sau Đại úy Daica đến gặp tiểu đoàn chúng tôi. Thế là đã diễn ra một cuộc phân tích không thú vị về lần phóng tên lửa không thành công. Trung tá Liakisép đã công khai thừa nhận sai sót của mình, nhưng đã tuyên bố ngay rằng ông sẽ không bắn 3 quả tên lửa vào một mục tiêu như vậy! Trung tá Liakisép ở lại chỉ huy tiểu đoàn tên lửa này cho đến lúc đồng chí ấy trở về Liên Xô.
Không rõ vì lý do gì mà lần này tiểu đoàn đã không thay đổi trận địa.
Chúng tôi được lệnh trao quyền tự chủ nhiều hơn nữa cho các khẩu đội Việt Nam, bởi vì sẽ đến một lúc nào đó chúng tôi sẽ trao mọi thứ cho họ và trở về nước. Ngoài ra, bản thân các đồng chí Việt Nam cũng hết sức mong mỏi được tự chủ tiến hành tác chiến. Chấp hành mệnh lệnh nói trên, chúng tôi đã để cho các khẩu đội tên lửa và những chuyên viên Việt Nam đảm nhiệm độc lập khâu trực chiến. Trên thực tế, trong tác chiến tại chỗ, khẩu đội hỗn hợp đã cùng tác chiến.
Công việc chuẩn bị trận địa đã nhanh chóng được hoàn tất: Tiểu đoàn đã tiếp nhận trận địa. Sau khi triển khai khí tài, khẩu đội chiến đấu đã kiểm tra, hiệu chỉnh khí tài khả năng hoạt động của nó. Đến sáng thì tất cả đã sẵn sàng chiến đấu. Tất cả mọi người, trừ những người trực chiến, đều lên xe buýt đi về nơi đóng quân của chúng tôi. Tôi và Trung tá I. A. Liakisép đi cùng với Đại tá N. V. Bagienốp trên chiếc xe có nhãn hiệu "Vácsava" (trước kia có tên gọi là "Pôbêđa"). Trên đường đi chúng tôi trông thấy cạnh một thửa ruộng có một khẩu pháo cao xạ 57 ly không hiểu lý do gì lại nằm ở đáy một hố sâu mà nông dân vẫn lấy nước từ đó lên để tưới ruộng. Quay thẳng về phía tôi, Đại tá Bagienốp nói:
- Đồng chí Đemsencô. Hãy đem theo các binh sĩ, một xe kéo ATL và thử kéo nó lên nhé.
Sau khi đến nơi đóng quân, tôi đã đem theo hai chiến sĩ trong khẩu đội của mình và sau nửa giờ đã đưa xe kéo hạng nhẹ ATL đến sát khẩu pháo bị mắc kẹt. Một chiến sĩ sau khi buộc dây thừng vào xe kéo, đã bám vào dây rồi tụt xuống đáy hố nước, cột dây cáp vào khẩu pháo. Chúng tôi đã dùng tời của xe kéo đưa khẩu pháo ấy lên phía trên. Khẩu đội pháo phòng không được chỉ định yểm trợ tiểu đoàn chúng tôi và được bố trí cách đó không xa trên một điểm cao. Chúng tôi chuyển khẩu pháo tới đó và chuyển giao nó cho khẩu đội pháo trực chiến ở đó. Đến chiều một trung úy chỉ huy khẩu đội pháo phòng không ấy đã đến nơi đóng quân của chúng tôi và nồng nhiệt cảm ơn đồng chí chỉ huy, Trung tá I. A. Liakisép, về việc đã chuyển giao khẩu pháo đó cho họ.
Sang ngày hôm sau, ngày 30-10-1965 (thứ bảy), ngay từ sáng sớm đã có báo động: đã phát hiện một mục tiêu bay chậm ở tầm cao. Xét theo mọi thông số thì chúng tôi xác định đây là máy bay trinh sát không có người lái. Độ cao của mục tiêu là 22 nghìn mét. Khi bệ phóng vừa kịp khởi động đồng bộ thì Trung tá Liakisép phát lệnh.
- Tiêu diệt mục tiêu bằng một quả tên lửa! Điều này khiến tất cả chúng tôi ngạc nhiên.
Theo "quy tắc xạ kích" thì trong trường hợp này được ấn định phóng 3 tên lửa và bắn theo loạt, mỗi lần phóng cách nhau 6 giây. Chỉ vài giây sau mục tiêu đã rơi vào rìa vùng bị tiêu diệt. Đến khi tên lửa bay đến điểm đã được tính toán thì mục tiêu đã ra khỏi vùng bị tiêu diệt, và ở độ cao lớn tên lửa đã tự nổ tung. Việc phóng tiếp tên lửa nữa là vô ích, bởi vì xét theo các thông số của mục tiêu thì thậm chí cũng không thể bắn đuổi theo được.
Máy bay trinh sát đã bay đi, giờ đây có thể máy bay sẽ đến oanh tạc Nhưng trong ngày hôm đó đã không xảy ra một cuộc bắn phá nào. Một thời gian sau Đại úy Daica đến gặp tiểu đoàn chúng tôi. Thế là đã diễn ra một cuộc phân tích không thú vị về lần phóng tên lửa không thành công. Trung tá Liakisép đã công khai thừa nhận sai sót của mình, nhưng đã tuyên bố ngay rằng ông sẽ không bắn 3 quả tên lửa vào một mục tiêu như vậy! Trung tá Liakisép ở lại chỉ huy tiểu đoàn tên lửa này cho đến lúc đồng chí ấy trở về Liên Xô.
Không rõ vì lý do gì mà lần này tiểu đoàn đã không thay đổi trận địa.
Chúng tôi được lệnh trao quyền tự chủ nhiều hơn nữa cho các khẩu đội Việt Nam, bởi vì sẽ đến một lúc nào đó chúng tôi sẽ trao mọi thứ cho họ và trở về nước. Ngoài ra, bản thân các đồng chí Việt Nam cũng hết sức mong mỏi được tự chủ tiến hành tác chiến. Chấp hành mệnh lệnh nói trên, chúng tôi đã để cho các khẩu đội tên lửa và những chuyên viên Việt Nam đảm nhiệm độc lập khâu trực chiến. Trên thực tế, trong tác chiến tại chỗ, khẩu đội hỗn hợp đã cùng tác chiến.
Do rút ra những bài học từ trận
địch đánh trúng trận địa lần trước và do phía Mỹ
sử dụng các tên lửa tự tìm mục tiêu kiểu "Sraicơ",
cho nên bộ chỉ huy của Việt Nam đã áp dụng một loạt
cách nghi binh mới: xây các trận địa giả, làm giả hoạt
động của các phương tiện trinh sát, v.v. . Giờ đây các
đường hào để ẩn nấp dành cho đơn vị đã được
xây dựng hầu như chung quanh trận địa và có hình ngoằn
ngoèo chứ không thẳng, để ngăn cản không cho các mảnh
bom văng theo đường hào ẩn nấp. Các dây cáp dẫn đến
bệ phóng tên lửa được vùi xuống những đường hào
nông, đường hào cho người thì được che phủ bằng các
cành tre. Trung tâm của tiểu đoàn cũng được bao quanh
bằng một bức tường đất.
Vì theo lời khai của các phi công Mỹ bị bắt làm tù binh thì thấy rằng những quả tên lửa mầu trắng bạc của chúng ta rất dễ trông thấy từ xa. Do vậy chúng tôi đã bức xúc nêu lên vấn đề cần sơn các quả tên lửa thành mầu ngụy trang và nhất thiết cần phải ngụy trang bệ phóng tên lửa và ăngten thu - phát của ca bin "P". Đáng tiếc là chúng tôi đã được các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng đưa ra câu trả lời không hoàn toàn có sức thuyết phục. Nội dung câu trả lời ấy là: nếu các quả tên lửa được sơn thì sẽ làm giảm tính năng khí động học của tên lửa. Chẳng bao lâu sau lại xảy ra một sự việc liên quan trực tiếp đến vấn đề ngụy trang? tiểu đoàn phụ trách kỹ thuật bị oanh tạc (chỉ huy tiểu đoàn này là Thiếu tá N. I. Ivanốp). Tiểu đoàn này bị phát hiện trước hết do không được ngụy trang khi tiến hành kiểm tra các quả tên lửa.
Việc tranh luận về vấn đề sơn ngụy trang cho khí tài và các quả tên lửa đã kéo dài gần nửa năm. Chỉ mãi đến cuối năm 1965 vấn đề này mới được giải quyết ổn thoả. Điều đó đã cản trở nhiều đối với việc quan sát bằng mắt thường của các tiểu đoàn, nhất là khi khởi động các hoạt động đồng bộ và khi tất cả các bệ phóng được đặt vào tư thế phóng.
Sang ngày hôm sau, chủ nhật 31-10-1965, vào khoảng 12 giờ trưa, chúng tôi nhận được thông báo có vài tốp mục tiêu đang hoạt động ở hướng tây và tây - nam. Nếu ở hướng tây - nam có núi thì ở hướng tây có đồng bằng. Ở phía đó, cách chúng tôi khoảng 8 - 10 kilômét, có sân bay Kép, là căn cứ của các máy bay tiêm kích MIG-17. Các khí tài hoạt động không ngơi nghỉ, các quả tên lửa đã sẵn sàng, các máy móc đã được đưa vào tư thế hoạt động đồng bộ. Chúng tôi liên tục tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu ở hướng tây. Các quả tên lửa đã nhiều lần được đưa vào tư thế chuẩn bị phóng.
Sau này, theo lời kể của những người có mặt tại trận địa, người ta đã khôi phục lại toàn bộ sơ đồ vụ oanh tạc vào tiểu đoàn. Một tốp máy bay gồm khoảng 30 chiếc đã bao vây sân bay Kép và ném một số bom và bắn một số tên lửa nhằm không để cho các máy bay tiêm kích có thể cất cánh. Tốp thứ hai gồm 3 chiếc bay ở phía trên dãy núi từ hướng tây - nam về phía tiểu đoàn chúng tôi. Khi những chiếc máy bay này hướng về phía tiểu đoàn chúng tôi thì khẩu đội pháo yểm hộ chúng tôi - và được chúng tôi trao cho khẩu pháo vớt được từ dưới hố sâu - đã khai hỏa từ tất cả các khẩu pháo và tạo một lưới lửa phía bên trên tiểu đoàn chúng tôi. Các máy bay này vòng sang phía trái, lợi dụng dãy núi để bay đi.
Vào thời điểm ấy có vài tốp, mỗi tốp có 2-3 máy bay, đã tách khỏi nhóm hoạt động ở hướng tây. Chúng bay hết sức thấp và lao vào trận địa của tiểu đoàn. Chúng tôi kịp phát hiện mục tiêu đi đầu và phóng 2 quả tên lửa vào nó. Khi tên lửa bay tới gần mục tiêu đi đầu thì có 2 chiếc tiêm kích ném bom được nghi trang đã lộn nhào để tránh tên lửa rồi bay về hướng cũ. Các quả tên lửa bay tới tốp mục tiêu rồi nổ, tiêu diệt được 2 máy bay.
Vào lúc ấy từ hướng đông ngày càng nghe rõ những loạt đạn pháo cao xạ. Điều này chứng tỏ máy bay đang tới gần. Nhờ những hoạt động hữu hiệu của pháo cao xạ yểm hộ, cho nên chỉ có một máy bay địch lao được vào trận địa của tiểu đoàn để oanh tạc và cũng phóng được một vài loạt rốc két. Vào thời khắc ấy bỗng nhiên tất cả các máy móc đều bị tắt.
Sau khi bước ra khỏi ca bin điều khiển, tôi phát hiện thấy từ trong khoang chứa nhiên liệu của một tên lửa có luồng khói vàng tỏa ra. Sau khi xem xét tên lửa, tôi nhận ra rằng khoang chứa nhiên liệu không bị hỏng, chỉ có thùng chứa chất ôxy hóa bị một lỗ thủng nhỏ ở sườn. Nhưng trong tình trạng này không thể sử dụng được tên lửa. Nó liền được một khẩu đội Việt Nam dỡ khỏi bệ phóng và đưa tới tiểu đoàn kỹ thuật.
Vì theo lời khai của các phi công Mỹ bị bắt làm tù binh thì thấy rằng những quả tên lửa mầu trắng bạc của chúng ta rất dễ trông thấy từ xa. Do vậy chúng tôi đã bức xúc nêu lên vấn đề cần sơn các quả tên lửa thành mầu ngụy trang và nhất thiết cần phải ngụy trang bệ phóng tên lửa và ăngten thu - phát của ca bin "P". Đáng tiếc là chúng tôi đã được các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng đưa ra câu trả lời không hoàn toàn có sức thuyết phục. Nội dung câu trả lời ấy là: nếu các quả tên lửa được sơn thì sẽ làm giảm tính năng khí động học của tên lửa. Chẳng bao lâu sau lại xảy ra một sự việc liên quan trực tiếp đến vấn đề ngụy trang? tiểu đoàn phụ trách kỹ thuật bị oanh tạc (chỉ huy tiểu đoàn này là Thiếu tá N. I. Ivanốp). Tiểu đoàn này bị phát hiện trước hết do không được ngụy trang khi tiến hành kiểm tra các quả tên lửa.
Việc tranh luận về vấn đề sơn ngụy trang cho khí tài và các quả tên lửa đã kéo dài gần nửa năm. Chỉ mãi đến cuối năm 1965 vấn đề này mới được giải quyết ổn thoả. Điều đó đã cản trở nhiều đối với việc quan sát bằng mắt thường của các tiểu đoàn, nhất là khi khởi động các hoạt động đồng bộ và khi tất cả các bệ phóng được đặt vào tư thế phóng.
Sang ngày hôm sau, chủ nhật 31-10-1965, vào khoảng 12 giờ trưa, chúng tôi nhận được thông báo có vài tốp mục tiêu đang hoạt động ở hướng tây và tây - nam. Nếu ở hướng tây - nam có núi thì ở hướng tây có đồng bằng. Ở phía đó, cách chúng tôi khoảng 8 - 10 kilômét, có sân bay Kép, là căn cứ của các máy bay tiêm kích MIG-17. Các khí tài hoạt động không ngơi nghỉ, các quả tên lửa đã sẵn sàng, các máy móc đã được đưa vào tư thế hoạt động đồng bộ. Chúng tôi liên tục tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu ở hướng tây. Các quả tên lửa đã nhiều lần được đưa vào tư thế chuẩn bị phóng.
Sau này, theo lời kể của những người có mặt tại trận địa, người ta đã khôi phục lại toàn bộ sơ đồ vụ oanh tạc vào tiểu đoàn. Một tốp máy bay gồm khoảng 30 chiếc đã bao vây sân bay Kép và ném một số bom và bắn một số tên lửa nhằm không để cho các máy bay tiêm kích có thể cất cánh. Tốp thứ hai gồm 3 chiếc bay ở phía trên dãy núi từ hướng tây - nam về phía tiểu đoàn chúng tôi. Khi những chiếc máy bay này hướng về phía tiểu đoàn chúng tôi thì khẩu đội pháo yểm hộ chúng tôi - và được chúng tôi trao cho khẩu pháo vớt được từ dưới hố sâu - đã khai hỏa từ tất cả các khẩu pháo và tạo một lưới lửa phía bên trên tiểu đoàn chúng tôi. Các máy bay này vòng sang phía trái, lợi dụng dãy núi để bay đi.
Vào thời điểm ấy có vài tốp, mỗi tốp có 2-3 máy bay, đã tách khỏi nhóm hoạt động ở hướng tây. Chúng bay hết sức thấp và lao vào trận địa của tiểu đoàn. Chúng tôi kịp phát hiện mục tiêu đi đầu và phóng 2 quả tên lửa vào nó. Khi tên lửa bay tới gần mục tiêu đi đầu thì có 2 chiếc tiêm kích ném bom được nghi trang đã lộn nhào để tránh tên lửa rồi bay về hướng cũ. Các quả tên lửa bay tới tốp mục tiêu rồi nổ, tiêu diệt được 2 máy bay.
Vào lúc ấy từ hướng đông ngày càng nghe rõ những loạt đạn pháo cao xạ. Điều này chứng tỏ máy bay đang tới gần. Nhờ những hoạt động hữu hiệu của pháo cao xạ yểm hộ, cho nên chỉ có một máy bay địch lao được vào trận địa của tiểu đoàn để oanh tạc và cũng phóng được một vài loạt rốc két. Vào thời khắc ấy bỗng nhiên tất cả các máy móc đều bị tắt.
Sau khi bước ra khỏi ca bin điều khiển, tôi phát hiện thấy từ trong khoang chứa nhiên liệu của một tên lửa có luồng khói vàng tỏa ra. Sau khi xem xét tên lửa, tôi nhận ra rằng khoang chứa nhiên liệu không bị hỏng, chỉ có thùng chứa chất ôxy hóa bị một lỗ thủng nhỏ ở sườn. Nhưng trong tình trạng này không thể sử dụng được tên lửa. Nó liền được một khẩu đội Việt Nam dỡ khỏi bệ phóng và đưa tới tiểu đoàn kỹ thuật.
Khi đi kiểm tra số khí tài còn
lại, tôi nghe thấy từ hầm trú ẩn vọng ra những câu
chửi thề rất to và không biết bao nhiêu lời nguyền rủa
bọn Mỹ bằng tiếng Nga. Khi đến gần, tôi nhìn thấy
một trắc thủ của khẩu đội bệ phóng. Người anh ta
bị nhiều vết thương do mảnh quả rốc két nổ bên
cạnh. Binh sĩ này được đưa lên cáng và đem đi khỏi
trận địa. Hóa ra, trong lúc máy bay đang oanh tạc anh lính
này chộp lấy khẩu tiểu liên và quát:
- Lũ khốn! Tao sẽ cho chúng mày thấy”. Rồi anh ta xả súng bắn vào chiếc "Con ma" lúc ấy đang bổ nhào sát đất.
Rất tiếc là tôi không nhớ họ tên của binh sĩ ấy, vì anh ta được đưa ngay về Liên Xô để chữa trị các vết thương. Sau đấy tôi không gặp lại anh ta nữa.
Ngay cạnh hầm trú ẩn còn một quả rốc két nữa không nổ. Nó không có ngòi nổ. Cách bệ phóng 3 mét có một hố bom sâu. Ở gần sát nơi này đã không có các mục tiêu không kích.
Ngày đã hết, cần phải đưa ra quyết định chuyển trận địa. Lần này đã lập tức nhận được lệnh di chuyển tiểu đoàn. Về cơ bản, khẩu đội Việt Nam và một số chuyên gia của chúng tôi đã kết thúc chuyến hành quân đến khu vực đã ấn định. Sau khi cho đơn vị xuất phát, chúng tôi đã thu dọn đồ đạc và lên xe buýt đến trận địa mới. Trên đường đi chúng tôi ghé thăm các chiến sĩ pháo cao xạ Việt Nam. Trung tá Liakisép đã nồng nhiệt cảm ơn họ đã yểm trợ bằng hỏa lực.
Sau khi đến khu vực mới, tiểu đoàn đã triển khai khí tài bên cạnh một điểm dân cư nào đó, dưới tán lá những hàng cây. Khi chỉ còn cách địa điểm này khoảng 1 kilômét thì chúng tôi nhìn thấy một tốp 3 chiếc máy bay đang đến gần tiểu đoàn. Do thời tiết xấu, trời âm u, những chiếc máy bay ấy trông đen ngòm và hùng dữ. Chúng tôi dừng lại và bước ra khỏi xe buýt, chờ đợi những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng những máy bay ấy đã bay qua phía trên tiểu đoàn, không phát hiện ra tiểu đoàn và không gây hại gì cho tiểu đoàn nhờ được ngụy trang tốt.
Đã kết thúc những ngày chủ nhật nặng nề ấy đối với nhiều chuyên gia quân sự Liên Xô và các chiến sĩ Việt Nam. Mặt khác, những sự kiện xảy ra trong hai ngày ấy đã buộc chúng tôi phải xem xét nhiều vấn đề về lý thuyết và thực tiễn các hoạt động tác chiến của binh chủng phòng không. Chính vào thời gian ấy chúng tôi đã bắt đầu hiểu chiến thuật tác chiến của không quân Mỹ nhắm vào các phương tiện phòng không. Trong chiến đấu đã bộc lộ những thiếu sót và phát hiện ra những mặt yếu của khí tài.
Mọi người đã biết, vào thời kỳ ấy bộ đội chúng ta đã được trang bị những bộ khí tài tên lửa phòng không và những hệ thống điều khiển tối tân nhất. Khoa học quân sự đã làm thay đổi hẳn những quan điểm của chúng ta về lý thuyết và thực hành trong tác chiến. Trong vấn đề này có sự cống hiến không nhỏ của những người đã tham gia vào những sự kiện ấy.
Sau khi di chuyển trận địa, tiểu đoàn đã không triển khai trong mấy ngày liền. Chúng tôi được phép nghỉ ngơi đôi chút. Không để uổng phí thời gian, nhiều người trong chúng tôi đã giúp bà con nông dân địa phương gặt lúa bằng liềm .
- Lũ khốn! Tao sẽ cho chúng mày thấy”. Rồi anh ta xả súng bắn vào chiếc "Con ma" lúc ấy đang bổ nhào sát đất.
Rất tiếc là tôi không nhớ họ tên của binh sĩ ấy, vì anh ta được đưa ngay về Liên Xô để chữa trị các vết thương. Sau đấy tôi không gặp lại anh ta nữa.
Ngay cạnh hầm trú ẩn còn một quả rốc két nữa không nổ. Nó không có ngòi nổ. Cách bệ phóng 3 mét có một hố bom sâu. Ở gần sát nơi này đã không có các mục tiêu không kích.
Ngày đã hết, cần phải đưa ra quyết định chuyển trận địa. Lần này đã lập tức nhận được lệnh di chuyển tiểu đoàn. Về cơ bản, khẩu đội Việt Nam và một số chuyên gia của chúng tôi đã kết thúc chuyến hành quân đến khu vực đã ấn định. Sau khi cho đơn vị xuất phát, chúng tôi đã thu dọn đồ đạc và lên xe buýt đến trận địa mới. Trên đường đi chúng tôi ghé thăm các chiến sĩ pháo cao xạ Việt Nam. Trung tá Liakisép đã nồng nhiệt cảm ơn họ đã yểm trợ bằng hỏa lực.
Sau khi đến khu vực mới, tiểu đoàn đã triển khai khí tài bên cạnh một điểm dân cư nào đó, dưới tán lá những hàng cây. Khi chỉ còn cách địa điểm này khoảng 1 kilômét thì chúng tôi nhìn thấy một tốp 3 chiếc máy bay đang đến gần tiểu đoàn. Do thời tiết xấu, trời âm u, những chiếc máy bay ấy trông đen ngòm và hùng dữ. Chúng tôi dừng lại và bước ra khỏi xe buýt, chờ đợi những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng những máy bay ấy đã bay qua phía trên tiểu đoàn, không phát hiện ra tiểu đoàn và không gây hại gì cho tiểu đoàn nhờ được ngụy trang tốt.
Đã kết thúc những ngày chủ nhật nặng nề ấy đối với nhiều chuyên gia quân sự Liên Xô và các chiến sĩ Việt Nam. Mặt khác, những sự kiện xảy ra trong hai ngày ấy đã buộc chúng tôi phải xem xét nhiều vấn đề về lý thuyết và thực tiễn các hoạt động tác chiến của binh chủng phòng không. Chính vào thời gian ấy chúng tôi đã bắt đầu hiểu chiến thuật tác chiến của không quân Mỹ nhắm vào các phương tiện phòng không. Trong chiến đấu đã bộc lộ những thiếu sót và phát hiện ra những mặt yếu của khí tài.
Mọi người đã biết, vào thời kỳ ấy bộ đội chúng ta đã được trang bị những bộ khí tài tên lửa phòng không và những hệ thống điều khiển tối tân nhất. Khoa học quân sự đã làm thay đổi hẳn những quan điểm của chúng ta về lý thuyết và thực hành trong tác chiến. Trong vấn đề này có sự cống hiến không nhỏ của những người đã tham gia vào những sự kiện ấy.
Sau khi di chuyển trận địa, tiểu đoàn đã không triển khai trong mấy ngày liền. Chúng tôi được phép nghỉ ngơi đôi chút. Không để uổng phí thời gian, nhiều người trong chúng tôi đã giúp bà con nông dân địa phương gặt lúa bằng liềm .
Tổ quốc không quên
chúng tôi
Khi mới đến Việt Nam tất cả chúng tôi đều trải qua cùng một khó khăn: sự nóng bức và độ ẩm cao, khát nước liên tục, thời gian dài vắng bóng thư từ của gia đình. Chỉ mãi tháng 8-1965 mới nhận được những bức thư đầu tiên. Khí hậu ẩm ướt, tình trạng thiếu thốn các phương tiện cần thiết bảo đảm vệ sinh cá nhân, trước hết là thiếu vòi tắm và bồn tắm, - đó là nguyên nhân đầu tiên khiến cho nhiều chuyên gia chúng tôi bị ngã bệnh. Thông thường, những căn bệnh ấy không chữa trị được ở đây và bệnh nhân được đưa về Liên Xô chữa trị.
Ngoài ra, những khoản tiền cấp phát thời gian đầu là quá ít ỏi hầu như chật vật lắm mới đủ chi dùng cho ăn uống và thuốc lá. Mọi người bắt đầu công khai phàn nàn. Ban chỉ huy Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đã thông báo vấn đề này với Cục trưởng hữu quan trong Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô. Đến cuối tháng 8-1965 có một đại diện Tổng cục Tài chính Bộ Quốc phòng Liên Xô đến Hà Nội để giải quyết tất cả những vấn đề đã chín muồi. Chẳng bao lâu sau quả thật tất cả các sĩ quan đã được tăng lương, các gia đình chúng tôi ở Liên Xô được trích 70% - chứ không phải 30% - số lương của chúng tôi theo chức vụ khi còn ở Liên Xô. Việc nhận thư từ cũng được cải thiện. Giờ đây đã có thể mua sắm đôi chút cho bản thân và cho gia đình.
Ngày 6-11-1965, nhân kỷ niệm Quốc khánh Liên Xô, Bộ tư lệnh phòng không - không quân Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức tại Hà Nội buổi chiêu đãi trọng thể tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô. Trong buổi lễ này Thượng tá Đdưda đã công bố lệnh phong quân hàm như thường lệ! quân hàm thiếu tướng cho Đại tá N. V. Bagienốp; quân hàm thiếu tá cho Đại úy A. B. Daica. Cuối cùng mỗi chuyên gia được phát một bao thuốc lá Liên Xô. Sau buổi tiếp đón long trọng, đoàn ca múa của Binh chủng phòng không - không quân Việt Nam đã có buổi biểu diễn văn nghệ ngắn.
Vào giữa tháng 11 đã bắt đầu việc rút về Liên Xô các chuyên gia quân sự đã đến Việt Nam hồi tháng 4-1965, trong nhóm chuyên gia quân sự đầu tiên của Liên Xô. Những người về nước chủ yếu là những chuyên gia mà vai trò giúp đỡ của họ không còn cần thiết nữa, vì đa số các chuyên viên Việt Nam đã tự mình đảm đương được công việc hoặc là những người bị đau ốm hoặc do hoàn cảnh gia đình. Dĩ nhiên, những người còn ở lại cũng mong được như họ. Trong số những chuyên gia về nước có viên chỉ huy trung đoàn, Tướng N. V. Bagienốp, các viên chỉ huy các tiểu đoàn là Trung tá I. A. Liakisép, Thiếu tá Iu. G. Têrêsencô và những chuyên gia khác.
Ngay trước Tết, Thiếu tá Daica đã thông báo cho chúng tôi về chuyến thăm Hà Nội sắp tới của đoàn đại biểu cao cấp của Đảng và Chính phủ Liên Xô. Hơn nữa, chúng tôi sẽ được gặp gỡ với những vị lãnh đạo của phái đoàn ấy, vì họ sẽ trao cho chúng tôi các phần thưởng của Chính phủ.
Chúng tôi, mặc lễ phục, xếp hàng theo đội hình. Thiếu tá Daica kiểm tra từng người, nhắc nhở về phong cách bề ngoài và ấn định thời hạn sửa chữa các khiếm khuyết.
Đây là Đoàn đại biểu quan trọng và có thẩm quyền. Đứng đầu phái đoàn này là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô A. N. Sêlêpin. Các đoàn viên gồm có Đ. Ph. Uxtinốp là nhân vật hồi ấy phụ trách các vấn đề quốc phòng, Đại tướng pháo binh Tôlúpcô và những nhân vật quan trọng khác. Tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đã tập hợp tại Sứ quán Liên Xô. Tôi ngồi cạnh Thiếu tá A. B. Daica, ở ghế thứ hai, cách bục phát biểu khoảng 5 mét. Ngay sau đó, tất cả các thành viên của phái đoàn đã xuất hiện trong hội trường. Ông A. N. Sêlêpin phát biểu đầu tiên. Ông đánh giá cao công việc của chúng tôi và tuyên bố rằng Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chăm chú theo dõi tình hình diễn biến tại Việt Nam. Cuối cùng, A. N. Sêlêpin chúc tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong nhiệm vụ quan trọng của mình.
Sau đó Đại tá A. M. Đdưda công bố danh sách những người lưu lại hội trường và những người rời sang hội trường khác. Trong hội trường của chúng tôi có Đ. Ph. Uxtinốp, một cán bộ công bố Sắc lệnh khen thưởng và một nhân viên nhiếp ảnh.
Đứng đầu danh sách những người
được khen thưởng là Tướng G. A. Bêlốp - Trưởng đoàn
chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Người thứ hai
trong danh sách này là tôi. Tôi bước lên giơ tay chào
Uxtinốp theo điều lệnh. Uxtinốp đã trao cho tôi Huân
chương Cờ đỏ và chúc mừng tôi đã được nhận phần
thưởng cao quý. Sau khi quay người với câu đáp lễ thông
thường: "Nguyện phục vụ Liên bang Xôviết?",
tôi trở về chỗ ngồi. Thiếu tá Daica cũng chân thành
chúc mừng tôi đã được nhận phần thưởng. Sau 2 người
nứa đã đến lượt thiếu tá Daica được nhận phần
thưởng như vậy. Sau buổi trao thưởng mọi người đã
tập hợp ở hội trường. Tướng G. A. Bêlốp tiến lại
chỗ ông A. N. Sêlépin và nghiêng đầu nói nhỏ gì đó
với ông Sêlêpin. Ông Sêlêpin lập tức lớn tiếng tuyên
bố. "Dĩ nhiên là có thể!". Tướng Bê lốp nhìn
xuống hội trường và hỏi: "Ai biết cách mở rượu
sâm banh nào?"
Không hẹn nhau, tựa hồ như theo mệnh lệnh, tôi và 3 anh bạn ngồi cạnh - V. Sennhicốp, V. Lưsaghin và A Nikitin đã giơ tay. Ngay lập tức Tướng Bêlốp chỉ thị cho chúng tôi sang phòng bên cạnh, mở tất cả các chai sâm banh và rót vào cốc Chúng tôi đã nhanh chóng bước sang phòng bên và rất tích cực thực hiện tất cả mọi việc theo yêu cầu. Một lúc sau ông A. N. Sêlêpin và các thành viên phái đoàn đã có mặt trong hội trường. Mọi người đã nâng cốc, sau câu chúc mừng vắn tắt, đã cạn chén.
Cùng với phái đoàn Đảng và Chính phủ đến Hà Nội còn có một máy bay nữa chở quà tặng cho chúng tôi. Mỗi người được nhận một gói quà: các sĩ quan cấp trên thì nhận được gói số 1, các sĩ quan cấp dưới nhận được gói quà số 2, những chuyên gia được gia hạn phục vụ, các hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ theo thời hạn nghĩa vụ thì nhận được gói quà số 3.
Nội dung trong các gói quà đều giống nhau, nhưng chỉ có sự khác nhau về độ giá trị của loại rượu: các sĩ quan cấp trên nhận được rượu sâm banh và 2 chai cô- nhắc, các sĩ quan cấp dưới thì nhận được rượu sâm banh, 1 chai vốt ca "Thủ đô", 1 chai rượu trắng "Mátxcơva", những chuyên gia khác thì nhận được 1 chai sâm banh, 2 chai rượu trắng "Mátxcơva':.
Ngoài ra, trong mỗi gói quà đều có tấm thiệp của Bộ trưởng Quốc phòng đích thân chúc mừng, có cả giò, trứng cá, bánh bích quy, thuốc lá nhãn hiệu "Nôvốt", đôi dép đi trong nhà, đôi giầy cao cổ theo .. kiểu giầy mà bộ binh Mỹ vẫn sử dụng ở Nam Việt Nam, áo đi mưa, quần dài, áo len. Cũng còn có thêm một túi đựng 4kg bánh mì đen cho mỗi người! Bánh mì đen, cá trích muối và nước ướp lạnh - đó là mơ ước của mỗi chúng tôi. Cuối cùng thì một phần ước mơ ấy đã thành sự thật! Ai ai cũng có bánh mì đen, chỉ ăn mọi thứ với bánh mì đen, nhắm rượu cũng với bánh mì đen:
Những túi quà được trao vào ngày 31-12 tại nơi ở của chúng tôi, ngay sau khi nhận phần thưởng. Vẫn còn lâu mới tới nửa đêm. Mọi người long trọng xử lý các phần thưởng vừa nhận được. Để đón đêm giao thừa Năm mới 1966, vào đúng nửa đêm tất cả mọi người tập hợp tại nhà ăn. Tại đây A. B. Daica đã tổ chức các hình thức vui chơi có thưởng, thi hát, thi khiêu vũ và thi độc tấu văn nghệ nghiệp dư. Mọi người đều hồ hởi tham gia vào các tiết mục ấy.
Chúng tôi cũng không quên các đồng chí Việt Nam. Tôi đã tặng chiếc áo choàng và đôi giầy cao cổ cho anh phiên dịch. Hầu hết các chuyên gia chúng tôi đều làm như vậy. Những ngày vui đã kết thúc như thế. Nhưng chiến tranh thì vẫn tiếp tục. Thế là chúng tôi lại ra trận địa để thi hành nhiệm vụ.
Không hẹn nhau, tựa hồ như theo mệnh lệnh, tôi và 3 anh bạn ngồi cạnh - V. Sennhicốp, V. Lưsaghin và A Nikitin đã giơ tay. Ngay lập tức Tướng Bêlốp chỉ thị cho chúng tôi sang phòng bên cạnh, mở tất cả các chai sâm banh và rót vào cốc Chúng tôi đã nhanh chóng bước sang phòng bên và rất tích cực thực hiện tất cả mọi việc theo yêu cầu. Một lúc sau ông A. N. Sêlêpin và các thành viên phái đoàn đã có mặt trong hội trường. Mọi người đã nâng cốc, sau câu chúc mừng vắn tắt, đã cạn chén.
Cùng với phái đoàn Đảng và Chính phủ đến Hà Nội còn có một máy bay nữa chở quà tặng cho chúng tôi. Mỗi người được nhận một gói quà: các sĩ quan cấp trên thì nhận được gói số 1, các sĩ quan cấp dưới nhận được gói quà số 2, những chuyên gia được gia hạn phục vụ, các hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ theo thời hạn nghĩa vụ thì nhận được gói quà số 3.
Nội dung trong các gói quà đều giống nhau, nhưng chỉ có sự khác nhau về độ giá trị của loại rượu: các sĩ quan cấp trên nhận được rượu sâm banh và 2 chai cô- nhắc, các sĩ quan cấp dưới thì nhận được rượu sâm banh, 1 chai vốt ca "Thủ đô", 1 chai rượu trắng "Mátxcơva", những chuyên gia khác thì nhận được 1 chai sâm banh, 2 chai rượu trắng "Mátxcơva':.
Ngoài ra, trong mỗi gói quà đều có tấm thiệp của Bộ trưởng Quốc phòng đích thân chúc mừng, có cả giò, trứng cá, bánh bích quy, thuốc lá nhãn hiệu "Nôvốt", đôi dép đi trong nhà, đôi giầy cao cổ theo .. kiểu giầy mà bộ binh Mỹ vẫn sử dụng ở Nam Việt Nam, áo đi mưa, quần dài, áo len. Cũng còn có thêm một túi đựng 4kg bánh mì đen cho mỗi người! Bánh mì đen, cá trích muối và nước ướp lạnh - đó là mơ ước của mỗi chúng tôi. Cuối cùng thì một phần ước mơ ấy đã thành sự thật! Ai ai cũng có bánh mì đen, chỉ ăn mọi thứ với bánh mì đen, nhắm rượu cũng với bánh mì đen:
Những túi quà được trao vào ngày 31-12 tại nơi ở của chúng tôi, ngay sau khi nhận phần thưởng. Vẫn còn lâu mới tới nửa đêm. Mọi người long trọng xử lý các phần thưởng vừa nhận được. Để đón đêm giao thừa Năm mới 1966, vào đúng nửa đêm tất cả mọi người tập hợp tại nhà ăn. Tại đây A. B. Daica đã tổ chức các hình thức vui chơi có thưởng, thi hát, thi khiêu vũ và thi độc tấu văn nghệ nghiệp dư. Mọi người đều hồ hởi tham gia vào các tiết mục ấy.
Chúng tôi cũng không quên các đồng chí Việt Nam. Tôi đã tặng chiếc áo choàng và đôi giầy cao cổ cho anh phiên dịch. Hầu hết các chuyên gia chúng tôi đều làm như vậy. Những ngày vui đã kết thúc như thế. Nhưng chiến tranh thì vẫn tiếp tục. Thế là chúng tôi lại ra trận địa để thi hành nhiệm vụ.
Những ngày cuối
cùng trên đất Việt Nam
Ngay từ trước khi ra trận địa chúng tôi đã được biết các khẩu đội tên lửa của Việt Nam thuộc các Tiểu đoàn tên lửa 81 và 82 đã bắn rơi một máy bay trinh sát không người lái. Đã có 7 tên lửa phóng vào chiếc máy bay ấy. Trong quá trình phân tích những loạt tên lửa vừa được phóng, người ta đã tìm ra nguyên nhân của việc bắn ra một số lượng lớn tên lửa như vậy: chưa có được sự điều khiển một cách thích đáng từ sở chỉ huy trung đoàn và thiếu sự hiệp đồng tác chiến giữa các tiểu đoàn. Trường hợp này cũng bộc lộ một điều nữa: các khẩu đội và ban chỉ huy trung đoàn chưa có được một sự chuẩn bị đầy đủ. Điều này có nghĩa là nếu không có sự giúp đỡ của chúng tôi thì phía Việt Nam chưa thể tác chiến một mình được. Do vậy, nhiều chuyên gia quân sự Liên Xô đã phải hoãn thời gian trở về nước muộn hơn. Trong số đó có tôi.
Theo quyết định của Trưởng đoàn chuyên gia binh chủng tên lửa phòng không A. M. Đdưda người ta đã tiến hành kiểm tra sự sẵn sàng của các khẩu đội Việt Nam trong việc tác chiến độc lập. Về khâu này đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chỉ mãi đến cuối tháng 1 mới đạt được những kết quả mong muốn. Có một nhóm đông đảo chuyên gia quân sự Liên Xô chuẩn bị về nước. Trong số này có cả tôi.
Trong những ngày ấy Đoàn ca múa Craxnôia đã đến Hà Nội biểu diễn. Đến tối người ta chở chúng tôi đến xem buổi biểu diễn văn nghệ kéo dài đến 3 giờ sáng. Sau đó chúng tôi còn có mặt thêm vài ngày ở trận địa. Trước ngày lên đường về nước chúng tôi tập hợp tại khách sạn Kim Liên.
Đến sáng Thiếu tá Daica cho chúng tôi biết vào khoảng 5 giờ sáng mai máy bay sẽ cất cánh. Tất cả mọi người đều phấn chấn. Bỗng nhiên vào khoảng 16 giờ có một xe buýt đến khu chung cư của chúng tôi. Từ trong xe bước ra là Thiếu tá Daica và người phiên dịch. Cả hai đều tiến đến chỗ tôi. Thiếu tá cho tôi biết hiện nay bệ phóng tên lửa mà tôi phục hồi lại bị trục trặc: nó không quay đồng bộ với ăngten của ca bin "P". Do vậy tôi cần đến ngay trận địa và khắc phục sự trục trặc mới nảy sinh.
Trận địa ở cách Hà Nội khoảng một giờ rưỡi đi xe. Tiểu đoàn đã triển khai trong một vườn chuối. Người ta nóng lòng chờ đợi tôi. Tôi lập tức bắt tay vào việc. Chẳng có gì đặc biệt phức tạp trong việc tìm ra và khắc phục sự cố, trên bệ phóng bộ ly hợp truyền đã bị lỏng. Để hiệu chỉnh nó chỉ cần vài phút. Sau khi kiểm tra bệ phóng đồng bộ với hệ thống ăngten và hướng dẫn thêm cho người chỉ huy khẩu đội, tôi sửa soạn ra về, nhưng người ta lại giữ tôi lại
Toàn thể khẩu đội tỏa về các phía, họ lôi từ đâu ra những chiếc bàn, những chiếc bảng, tạo thành một chiếc bàn dài để tiến hành một tiết mục gì đó. Trên bàn có rượu Lúa mới (chúng tôi gọi nó là "rượu gạo"), bia, nước khoáng, các thức nhắm. Mọi người đã nhanh chóng ngồi vào bàn. Thế là bắt đầu bữa tiệc chia tay. Tất cả các bạn Việt Nam đã cám ơn tôi, hỏi han về gia đình, về nhà cửa và v.v.. Sau đó họ tặng cho tôi 12 chiếc nhẫn rất đẹp làm bằng nhôm lấy từ các ống trên các máy bay Mỹ bị bắn rơi. Họ đeo ngay 10 chiếc nhẫn lên các ngón tay của tôi, tôi bỏ 2 chiếc còn lại vào túi. Cuối cùng chúng tôi chia tay và tôi quay về khách sạn Kim Liên.
Khi chúng tôi quay trở về khách sạn thì trời đã tối. Chúng tôi cho xe chạy chậm, không bật đèn. Chúng tôi đến một điểm dân cư nào đó. Trong túi tôi có 15 đồng Việt Nam, không có lý gì đem nó về nước. Dọc đường đi, tại một quán cà phê tôi đã dùng số tiền ấy mua 5 chai rượu vang nhãn hiệu "Đồng Tháp".
Đến gần nửa đêm tôi về đến khách sạn Kim Liên. Tại đó hầu như không có người nào ngủ cả: mọi người sốt ruột chờ đến sáng và chờ đợi giờ phút cất cánh, vì phía trước là ngày gặp lại Tổ quốc. Cho đến sáng mọi thứ uống có cồn đều được uống hết với bạn bè. Gần 5 giờ sáng một xe buýt đến đưa chúng tôi ra sân bay.
Ra tiễn chúng tôi có Thiếu tá A. B. Dai ca và viên chỉ huy tiểu đoàn tên lửa, Đại úy Iu. P. Bôgđanốp. Dĩ nhiên, mặc dù đã hết sức cố giấu nỗi hồi hộp, nhưng chúng tôi vẫn hồi hộp: tại nơi đây, trên đất Việt Nam đã có biết bao nhiêu điều trải qua. Những bạn chiến đấu của chúng tôi vẫn đang lưu lại nơi đây. Chắc chắn chúng tôi sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy họ.
Mọi người đã nhanh chóng vào chỗ ngồi trên máy bay. Sau vài phút máy bay bay về phía biên giới Trung Quốc. Sau 30 phút chúng tôi đã bay trên không phận Trung Quốc và mãi mãi từ biệt Việt Nam. Vậy là đã kết thúc một trong những giai đoạn quan trọng và không thể quên trong cuộc đời binh nghiệp của tôi. Giai đoạn ấy đã có vai trò to lớn trong số phận sau này của tôi.
Thị trấn Lexnôi,
tháng 1-2003
GLADUNỐP ÉPGHÊNHI
PAVLÔVÍCH
Ông là Phó tiến sĩ kinh tế, cố vấn ngoại giao cấp 1, viện sĩ Viện Hàn lâm quốc tếcác công trình nghiên cứu hệ thống.
Ông sinh ngày 4-4-1931 tại thành phố Bixcơ thuộc miền An tai. Bắt đầu cuộc đời lao động, ông làm công nhân từ năm 1943.
Năm 1963 ông tốt nghiệp Học viện quan hệ quốc tế Mátxcơva thuộc Bộ Ngoại giao Liên Xô.
Từ năm 1963 đến năm 1965 là tuỳ viên, sau đó là Bí thư thứ ba, và từ năm 1974 đến năm 1978 là Tham tán công sứ của Sứ quán Liên Xô tại Việt Nam.
Trong những năm 1965 - 1974 là chuyên viên của Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Đã nhiều lần có mặt tại Việt Nam trong những chuyến công tác.
Từ năm 1978 đến năm 1991 là Vụ trưởng Vụ các nước Đông Dương thuộc Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
Từ năm 1991 là Chủ tịch Hội hữu nghị Xô - Việt. Năm 2004 được bầu làm Chủ tịch Hội liên hiệp hợp tác quốc tế của Liên bang Nga.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hữu nghị giữa các dân tộc, Huy hiệu Vẻ vang, các Huy chương Vì lao động xuất sắc trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941 - 1945; 50 năm Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941 - 1945; Lao động lão thành. Ông được tặng thưởng Huân chương Hữu nghị, Huân chương Lao động hạng 1 và hạng II và các Huy chương của Việt Nam
QUÃNG ĐỜI KHÔNG
THỂ NÀO QUÊN CỦA TÔI
Theo tôi, viết hồi ký là công việc khá khó khăn. Không chỉ vì phải lục lọi các tài liệu lưu trữ trong lớp bụi, tìm kiếm những ghi chép cũ, khẳng định và làm rõ thêm những sự việc nào đó, những ngày tháng, những tình tiết. Mà còn vì trong những tìm kiếm ấy ta cảm nhận được một cách đặc biệt rõ rằng thời gian trôi đi rất nhanh. Thật vậy, khi ta nhìn vào những bức ảnh cũ, những trang ghi chép ngày xưa trong các cuốn nhật ký, bỗng nhiên ký ức buộc ta quay trở về quá khứ, ta bắt đầu nghĩ về nhiều dự định đã không được thực hiện. Những suy nghĩ ấy đã xuất hiện trong tôi khi tôi bắt đầu viết các bài báo kể về những ngày công tác xa xưa của tôi tại Việt Nam.
Rõ ràng mỗi con người đều trải qua con đường đời của riêng mình. Con đường ấy không giống đường đời của người khác. Đúng như vậy, nhưng rõ ràng điều chủ yếu lại ở chỗ khác: con đường đời ấy sẽ để lại dấu tích gì trong ký ức của người thân, trong ký ức của mọi người. Đó có phải là một luống cày sâu hay chỉ là một vết xước khó nhận biết mà bụi thời gian sẽ che phủ mất rất nhanh.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX chúng tôi còn là những nhà ngoại giao trẻ tuổi, hôm qua vừa mới tốt nghiệp Viện quan hệ đối ngoại Mátxcơva và cũng vừa mới tới Hà Nội công tác. Chúng tôi vẫn còn có thói quen trình diễn các tiết mục văn nghệ nghiệp dư và diễn những tiết mục của Câu lạc bộ những người vui tính và tháo vát, các vở kịch ngắn trong câu lạc bộ của Sứ quán chúng tôi. Dĩ nhiên, tất cả những tiết mục văn nghệ nghiệp dư và những buổi trình diễn các tiết mục của Câu lạc bộ những người vui tính và tháo vát ấy đã phai mờ trong ký ức; ngoại trừ một số tình tiết. Chỉ còn nhớ lại sự hài hước bất tận của những vở kịch thời thanh niên ấy và khẩu hiệu chính của những vở diễn ấy là: "Những ai tháo vát thì làm việc ở Pa ri, còn tất cả những ai vui tính thì làm việc ở Hà Nội".
Tại thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày ấy bao trùm bầu không khí tỉnh lẻ, ngoại giao đoàn không đông đảo, chủ yếu gồm sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và châu Á. Thành viên của các đoàn ngoại giao ấy còn trẻ tuổi, do vậy chúng tôi đã sớm làm quen với nhau.
Tôi đã đến Hà Nội sau lần làm việc với đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, thăm chính thức Liên Xô vào hồi tháng 7-1961. Do vậy tôi đã có được khá nhiều người quen trong Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài việc đọc và tìm hiểu qua báo chí địa phương, tất cả những điều đó đã giúp tôi nhanh chóng tìm hiểu đất nước Việt Nam, có thêm những người bạn mới và những người quen mới.
Vào đầu năm 1965 các cán bộ trẻ của Sứ quán Liên Xô, cùng với các đồng chí lớp trên trong Sứ quán và cùng với những bạn Việt Nam cũng trẻ tuổi như chúng tôi và mới hôm qua còn là những bạn đồng môn với chúng tôi, đã tiến hành Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô. Chúng tôi hồi tưởng những lần chúng tôi đi xe lửa từ Mátxcơva đến Hà Nội, xuyên qua toàn bộ đất nước Liên Xô và Trung Quốc, thay đổi chỗ ngồi trên các toa xe tại biên giới Xô - Trung và biên giới Việt - Trung. Chúng tôi đã mơ ước đến ngày mở đường bay sắp tới Mátxcơva - Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi đi lại bằng máy bay và không phải nghe suốt hai tuần lễ những tiếng lách cách của các bánh xe lửa. Cảnh vật thường xuyên thay đổi, thấp thoáng sau các ô cửa sổ. Thoạt đầu đó là cảnh tượng thú vị, nhưng sau đấy làm cho người ta nhanh chóng mệt mỏi.
Bắt đầu viết hồi ký từ đâu? Cần nêu bật những giây phút nào trong quãng đời "Việt Nam" của tôi trong vô vàn những sự kiện lớn nhỏ, những cuộc gặp gỡ và những công việc đan kết chặt với nhau và tạo nên thực chất cuộc sống của chúng tôi?
Số là, chuyến công tác đầu tiên của tôi đến Việt Nam năm 1962 đã liên quan đến một vài sự việc còn lưu lại trong ký ức tôi trong nhiều năm. Sự việc thứ nhất là chuyến du ngoạn cùng với một người bạn Việt Nam. Trong lần làm quen đó anh ấy cho tôi biết rằng anh ấy làm nghề luật sư và đang trở về nước sau chuyến công tác đến một số nước châu Âu. Anh ấy nói chuyện rất hay và là một con người rất thú vị. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ ấy lẽ ra chỉ là một câu chuyện nhỏ trên đường, nếu không có một chi tiết thú vị: sau nhiều năm tôi gặp lại người bạn đường xa xưa ấy. Anh ấy hỏi về tình hình công việc của tôi, làm tôi kinh ngạc về trí nhớ của anh ấy Anh ấy gọi tên vợ tôi, tên con gái tôi mà anh ấy đã cùng trò chuyện ngày xửa ngày xưa trên xe lửa. Tôi kể ra điều này vì trong những năm tôi công tác ở Việt Nam tôi đã nhiều lần lấy làm kinh ngạc về trí nhớ kỳ lạ của nhiều bạn Việt Nam của tôi. Họ kể chi tiết về những sự việc đã qua từ lâu và đôi khi lại là những sự việc không có ý nghĩa gì lắm.
Sự việc thứ hai là thời gian
dừng chân ngắn ngủi tại Thiên Tân. Tại đó tôi đã
gặp lại anh bạn đồng môn với tôi. Anh ấy đến Trung
Quốc sớm hơn một chút để thực tập. Tôi đã cùng với
anh ấy, và được anh ấy hướng dẫn nếm thử lần đầu
tiên các món ăn Trung Quốc, trong dó có món ăn được nấu
từ những con cầu gai. Chúng tôi đã cùng nhau đến Bắc
Kinh và đã lưu lại Bắc Kinh mấy ngày đi dạo quanh thành
phố, chúng tôi đã đến tham quan các ngôi mộ thời Minh
vừa được phát hiện trước đó ít lâu. Sau đó lại
lên đường tới Hà Nội. Tôi còn nhớ chuyến đi xe lửa
của chúng tôi trên nền đường sắt và qua cây cầu mới
xây tạm, vì những nền đường và cây cầu cố định
trước đó đã bị phá huỷ nặng nề bởi nước sông
Hoàng Hà tràn mạnh vào. Trận lụt năm ấy đã phá huỷ
nhiều chục kilômét đường bộ và đường sắt, hàng
trăm ngôi làng. Trong nhiều năm tôi vẫn còn lưu giữ
những ấn tượng về chuyến xe lửa đi qua khu vực bị
ngập lụt ấy. Ở đó lần đầu tiên tôi đã chứng kiến
tác động phá hủy dữ dội của sức mạnh thiên nhiên.
Sự việc thứ ba: những bước chân đầu tiên trên đất Việt Nam và những ấn tượng đầu tiên tại ga biên giới Đồng Đăng đã gặp phải một sự cố buồn: con gái của tôi lúc ấy ở tuổi mẫu giáo, đã chạy băng qua đường sắt, bị vấp ngã và bị gãy tay. Tiếng kêu thét của cháu đã làm tất cả mọi người chung quanh đó nhớn nhác - chỉ có bà con Việt Nam chạy tới giúp chúng tôi, khiến vợ chồng tôi lại càng lúng túng hơn, không biết phải làm gì. Nhưng các cán bộ của nhà ga đã nhanh chóng tìm được các bác sĩ. Các bác sĩ đã bôi một loại thuốc nước mầu đỏ lên tay con gái tôi và băng bó chặt chỗ đó. Giữa những lời động viên, chúng tôi bước vào toa xe và xe lửa chuyển bánh về Hà Nội.
Cho đến tận cuối năm 1964 công việc tại Sứ quán vẫn diễn ra bình thường. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ, những chuyến công vụ ở trên đất nước này cùng với vị Đại sứ và những cán bộ khác của Sứ quán. Ngày ấy ngay ở Hà Nội - chưa kể ở đâu đó nơi tỉnh lẻ - mọi sự xuất hiện của người châu Âu trên đường phố đều làm xuất hiện một tốp những cậu bé tò mò và hết sức hồn nhiên. Chúng nhất thiết chăm chú liếc ngắm, còn những cậu bé bạo dạn nhất thì sờ mó những ông Tây "mũi dài" ấy. Cuộc làm quen ấy thường hay kèm theo những tiếng hô: "Liên Xô! Liên Xô!", mặc dù những câu hô ấy có thể không liên quan đến những công dân Liên Xô. Nhưng đó không phải là điều chủ yếu trong lúc này. Điều chủ yếu là ở chỗ khác: tại Việt Nam thời hiện đại, một Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường tiến bộ, có thể chưa nhanh lắm, nhưng đã không còn nữa những nét hồn nhiên đáng yêu, không còn sự giao tiếp cởi mở giữa mọi người, đó cũng đã từng là những nét vốn có trước đây ở các tỉnh lẻ của nước Nga.
Chúng tôi đi ôtô đến khu vực phi quân sự ở Vĩ tuyến 17. Từ những rặng cây chúng tôi nhìn thấy lá cờ có các vạch sọc vàng của chế độ Sài Gòn bay trên bò bên kia sông Bến Hải. Năm 1963 chúng tôi đã cùng Đại sứ đến dự lễ khai mạc đợt một của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà. Báo chí Việt Nam đã đưa tin về buổi lễ khai mạc ấy. Báo "Nhân Dân" đã đăng bức ảnh chụp buổi lễ khai mạc. Tóm lại, cuộc sống trôi đi một cách bình thản và đều đều.
Tình hình này kéo dài đến tháng 8-1964, khi nổ ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ mà ngày nay toàn thế giới đã biết đến. Các tuần dương hạm của Mỹ đã bắn phá vùng duyên hải Việt Nam, sau đó là những trận ném bom đầu tiên của không quân Mỹ vào vùng mỏ than Hòn Gai. Những sự kiện ấy không chỉ làm chấn động thế giới và Việt Nam, mà còn làm thay đổi hẳn phong cách sống của chúng tôi ở Hà Nội. Ngày ấy người ta thường nói: trên bầu trời Hà Nội đã sực mùi chiến tranh. Trước đó, đối với chúng tôi chiến tranh chỉ tồn tại trong những câu chuyện kể của các thành viên trong ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ.
Sự việc thứ ba: những bước chân đầu tiên trên đất Việt Nam và những ấn tượng đầu tiên tại ga biên giới Đồng Đăng đã gặp phải một sự cố buồn: con gái của tôi lúc ấy ở tuổi mẫu giáo, đã chạy băng qua đường sắt, bị vấp ngã và bị gãy tay. Tiếng kêu thét của cháu đã làm tất cả mọi người chung quanh đó nhớn nhác - chỉ có bà con Việt Nam chạy tới giúp chúng tôi, khiến vợ chồng tôi lại càng lúng túng hơn, không biết phải làm gì. Nhưng các cán bộ của nhà ga đã nhanh chóng tìm được các bác sĩ. Các bác sĩ đã bôi một loại thuốc nước mầu đỏ lên tay con gái tôi và băng bó chặt chỗ đó. Giữa những lời động viên, chúng tôi bước vào toa xe và xe lửa chuyển bánh về Hà Nội.
Cho đến tận cuối năm 1964 công việc tại Sứ quán vẫn diễn ra bình thường. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ, những chuyến công vụ ở trên đất nước này cùng với vị Đại sứ và những cán bộ khác của Sứ quán. Ngày ấy ngay ở Hà Nội - chưa kể ở đâu đó nơi tỉnh lẻ - mọi sự xuất hiện của người châu Âu trên đường phố đều làm xuất hiện một tốp những cậu bé tò mò và hết sức hồn nhiên. Chúng nhất thiết chăm chú liếc ngắm, còn những cậu bé bạo dạn nhất thì sờ mó những ông Tây "mũi dài" ấy. Cuộc làm quen ấy thường hay kèm theo những tiếng hô: "Liên Xô! Liên Xô!", mặc dù những câu hô ấy có thể không liên quan đến những công dân Liên Xô. Nhưng đó không phải là điều chủ yếu trong lúc này. Điều chủ yếu là ở chỗ khác: tại Việt Nam thời hiện đại, một Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường tiến bộ, có thể chưa nhanh lắm, nhưng đã không còn nữa những nét hồn nhiên đáng yêu, không còn sự giao tiếp cởi mở giữa mọi người, đó cũng đã từng là những nét vốn có trước đây ở các tỉnh lẻ của nước Nga.
Chúng tôi đi ôtô đến khu vực phi quân sự ở Vĩ tuyến 17. Từ những rặng cây chúng tôi nhìn thấy lá cờ có các vạch sọc vàng của chế độ Sài Gòn bay trên bò bên kia sông Bến Hải. Năm 1963 chúng tôi đã cùng Đại sứ đến dự lễ khai mạc đợt một của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà. Báo chí Việt Nam đã đưa tin về buổi lễ khai mạc ấy. Báo "Nhân Dân" đã đăng bức ảnh chụp buổi lễ khai mạc. Tóm lại, cuộc sống trôi đi một cách bình thản và đều đều.
Tình hình này kéo dài đến tháng 8-1964, khi nổ ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ mà ngày nay toàn thế giới đã biết đến. Các tuần dương hạm của Mỹ đã bắn phá vùng duyên hải Việt Nam, sau đó là những trận ném bom đầu tiên của không quân Mỹ vào vùng mỏ than Hòn Gai. Những sự kiện ấy không chỉ làm chấn động thế giới và Việt Nam, mà còn làm thay đổi hẳn phong cách sống của chúng tôi ở Hà Nội. Ngày ấy người ta thường nói: trên bầu trời Hà Nội đã sực mùi chiến tranh. Trước đó, đối với chúng tôi chiến tranh chỉ tồn tại trong những câu chuyện kể của các thành viên trong ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ.
Đó là đầu năm 1965, khi bầu
trời Bắc Việt Nam chỉ mới bị vẩn đục ở ngưỡng
cửa của một nguy cơ chiến tranh sẽ nổ ra trong tương
lai. Thời điểm ấy Sứ quán chúng tôi đang tích cực
chuẩn bị cho chuyến viếng thăm sắp tới của Đoàn đại
biểu Liên Xô, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên
Xô A. N. Côxưghin dẫn đầu.
Cuộc viếng thăm ấy diễn ra đầu tháng 2-1965. Những cuộc gặp gỡ trước đó của các nhà lãnh đạo hai nước, hoạt động tích cực của tất cả các đơn vị thuộc các cơ quan ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và văn hóa của Liên Xô và của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo mọi tiền đề cần thiết cho cuộc viếng thăm ấy, là cuộc viếng thăm sẽ mở ra giai đoạn mới trong mối quan hệ Việt - Xô.
Tôi còn nhớ rõ chuyến viếng thăm ấy của phái đoàn Liên Xô, cuộc đón tiếp phái đoàn tại sân bay Gia Lâm. Trên thực tế tại đó đã có mặt toàn bộ ban lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, (lúc đó sân bay Gia Lâm là sân bay quốc tế duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng sân bay này chỉ có khả năng tiếp nhận những máy bay không lớn như loại IL-14. Vì vậy, đoàn đại biểu Liên Xô do bay từ Mátxcơva trên loại máy bay IL-18, nên đã phải hạ cánh xuống sân bay quân sự Nội Bài, từ đó lại bay trên máy bay IL-14 hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm).
Tôi sẽ không nói về những cuộc hội đàm, vì trước kia đã có nhiều bài viết về những cuộc hội đàm ấy rồi. Tôi chỉ nói rằng những hiệp định được ký kết nhờ kết quả cuộc viếng thăm ấy đã tạo các tiền đề cần thiết để mở rộng sự hợp tác kinh tế và quân sự - kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam. Sự hợp tác ấy đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất cho thắng lợi trong tương lai của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam Việt Nam và thống nhất đất nước.
Nhân tiện tôi cũng kể lại rằng gần sáng hôm sau, sau khi phái đoàn Liên Xô tới Việt Nam, giữa đêm tôi đã bị cán bộ trực ban của nhà nghỉ đánh thức dậy và yêu cầu đi ngay. Sau khi tới nơi, tôi được biết có một bức điện từ miền Nam Việt Nam gửi cho ông A. N. Côxưghin và cần dịch ngay bức điện ấy sang tiếng Nga. Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ chào mừng phái đoàn Liên Xô đã đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nêu rõ rằng nhân dân miền Nam Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của Liên Xô, coi sự giúp đỡ ấy là "nguồn khích lệ hết sức mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình", đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Chính phủ Liên Xô và nhân dân Liên Xô đã dành sự ủng hộ cho nhân dân Việt Nam.
Trở lại cuộc viếng thăm của ông A. N. Côxưghin tại Hà Nội, tôi muốn kể về một sự việc mà hồi ấy các nhà báo không để ý tới nhưng, theo tôi, sự việc ấy đã có vai trò không nhỏ trong sự hình thành những quan hệ thân hữu giữa cá nhân hai nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô và Việt Nam - giữa ông Phạm Văn Đồng và ông A. N. Côxưghin.
Câu chuyện xảy ra vào một trong những ngày diễn ra cuộc viếng thăm đáng ghi nhớ ấy. Buổi trưa đã diễn cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng buổi chiều thì không có hoạt động nào trong chương trình làm việc. Hồi ấy vị đứng đầu Chính phủ Liên Xô và những nhân vật tháp tùng ông đã nghỉ tại Phủ Chủ tịch ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hôm ấy tôi là đại diện của Sứ quán ngồi trực tại đó. Sau bữa trưa mọi người đi nghỉ. Tôi bước ra ngoài hành lang và suy nghĩ xem lấp chỗ trống trong chương trình như thế nào. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng chân phía sau lưng, tôi ngoảnh lại và trông thấy ông A. N. Côxưghin. Ông cho biết không muốn ngồi trong phòng, tỏ ý muốn đi dạo quanh vườn bao quanh Phủ Chủ tịch.
Vì Thủ tướng Liên Xô sau bữa trưa muốn nghỉ ngơi, cho nên tất cả các nhân vật Liên Xô tháp tùng ông và các đồng chí Việt Nam cũng tỏa về các phòng của mình hoặc đi làm việc Tôi tìm cách can ngăn ông A. N. Côxưghin không đi dạo hoặc chí ít cho phép tôi gọi ai đó trong đội bảo vệ đến. Ông trả lời rằng không nên làm phiền mọi người, rồi bảo tôi đi dạo cùng ông. Dĩ nhiên, tôi không thể tranh cãi với Thủ tướng. Thế là chúng tôi đi tham quan khu vườn.
Ở cổng ra của khuôn viên, tại cái gọi là Cổng Đỏ, nơi có trụ sở của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chúng tôi trông thấy xe ôtô của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc ấy ông trở về làm việc sau bữa trưa. Khi vừa trông thấy chúng tôi, ông bước ra khỏi xe và lấy làm ngạc nhiên hỏi vị đồng nhiệm Liên Xô: "Tại sao đồng chí vi phạm chế độ nghỉ ngơi? Cuối buổi hội đàm đồng chí có nói rằng sau bữa trưa đồng chí sẽ nghỉ trưa cơ mà”
A. N. Côxưghin đáp lại rằng ông muốn nghỉ ngơi một cách tích cực và tìm hiểu đôi chút về Hà Nội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị cùng trò chuyện với ông. Thế là cả hai vị Thủ tướng đã đi về phía Hồ Tây. Trên đường đi, tất cả các nhân vật được gọi là các nhân vật hữu quan của phía Liên Xô và Việt Nam đều đuổi kịp chúng tôi.
Cuộc viếng thăm ấy diễn ra đầu tháng 2-1965. Những cuộc gặp gỡ trước đó của các nhà lãnh đạo hai nước, hoạt động tích cực của tất cả các đơn vị thuộc các cơ quan ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và văn hóa của Liên Xô và của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo mọi tiền đề cần thiết cho cuộc viếng thăm ấy, là cuộc viếng thăm sẽ mở ra giai đoạn mới trong mối quan hệ Việt - Xô.
Tôi còn nhớ rõ chuyến viếng thăm ấy của phái đoàn Liên Xô, cuộc đón tiếp phái đoàn tại sân bay Gia Lâm. Trên thực tế tại đó đã có mặt toàn bộ ban lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, (lúc đó sân bay Gia Lâm là sân bay quốc tế duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng sân bay này chỉ có khả năng tiếp nhận những máy bay không lớn như loại IL-14. Vì vậy, đoàn đại biểu Liên Xô do bay từ Mátxcơva trên loại máy bay IL-18, nên đã phải hạ cánh xuống sân bay quân sự Nội Bài, từ đó lại bay trên máy bay IL-14 hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm).
Tôi sẽ không nói về những cuộc hội đàm, vì trước kia đã có nhiều bài viết về những cuộc hội đàm ấy rồi. Tôi chỉ nói rằng những hiệp định được ký kết nhờ kết quả cuộc viếng thăm ấy đã tạo các tiền đề cần thiết để mở rộng sự hợp tác kinh tế và quân sự - kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam. Sự hợp tác ấy đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất cho thắng lợi trong tương lai của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam Việt Nam và thống nhất đất nước.
Nhân tiện tôi cũng kể lại rằng gần sáng hôm sau, sau khi phái đoàn Liên Xô tới Việt Nam, giữa đêm tôi đã bị cán bộ trực ban của nhà nghỉ đánh thức dậy và yêu cầu đi ngay. Sau khi tới nơi, tôi được biết có một bức điện từ miền Nam Việt Nam gửi cho ông A. N. Côxưghin và cần dịch ngay bức điện ấy sang tiếng Nga. Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ chào mừng phái đoàn Liên Xô đã đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nêu rõ rằng nhân dân miền Nam Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của Liên Xô, coi sự giúp đỡ ấy là "nguồn khích lệ hết sức mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình", đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Chính phủ Liên Xô và nhân dân Liên Xô đã dành sự ủng hộ cho nhân dân Việt Nam.
Trở lại cuộc viếng thăm của ông A. N. Côxưghin tại Hà Nội, tôi muốn kể về một sự việc mà hồi ấy các nhà báo không để ý tới nhưng, theo tôi, sự việc ấy đã có vai trò không nhỏ trong sự hình thành những quan hệ thân hữu giữa cá nhân hai nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô và Việt Nam - giữa ông Phạm Văn Đồng và ông A. N. Côxưghin.
Câu chuyện xảy ra vào một trong những ngày diễn ra cuộc viếng thăm đáng ghi nhớ ấy. Buổi trưa đã diễn cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng buổi chiều thì không có hoạt động nào trong chương trình làm việc. Hồi ấy vị đứng đầu Chính phủ Liên Xô và những nhân vật tháp tùng ông đã nghỉ tại Phủ Chủ tịch ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hôm ấy tôi là đại diện của Sứ quán ngồi trực tại đó. Sau bữa trưa mọi người đi nghỉ. Tôi bước ra ngoài hành lang và suy nghĩ xem lấp chỗ trống trong chương trình như thế nào. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng chân phía sau lưng, tôi ngoảnh lại và trông thấy ông A. N. Côxưghin. Ông cho biết không muốn ngồi trong phòng, tỏ ý muốn đi dạo quanh vườn bao quanh Phủ Chủ tịch.
Vì Thủ tướng Liên Xô sau bữa trưa muốn nghỉ ngơi, cho nên tất cả các nhân vật Liên Xô tháp tùng ông và các đồng chí Việt Nam cũng tỏa về các phòng của mình hoặc đi làm việc Tôi tìm cách can ngăn ông A. N. Côxưghin không đi dạo hoặc chí ít cho phép tôi gọi ai đó trong đội bảo vệ đến. Ông trả lời rằng không nên làm phiền mọi người, rồi bảo tôi đi dạo cùng ông. Dĩ nhiên, tôi không thể tranh cãi với Thủ tướng. Thế là chúng tôi đi tham quan khu vườn.
Ở cổng ra của khuôn viên, tại cái gọi là Cổng Đỏ, nơi có trụ sở của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chúng tôi trông thấy xe ôtô của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc ấy ông trở về làm việc sau bữa trưa. Khi vừa trông thấy chúng tôi, ông bước ra khỏi xe và lấy làm ngạc nhiên hỏi vị đồng nhiệm Liên Xô: "Tại sao đồng chí vi phạm chế độ nghỉ ngơi? Cuối buổi hội đàm đồng chí có nói rằng sau bữa trưa đồng chí sẽ nghỉ trưa cơ mà”
A. N. Côxưghin đáp lại rằng ông muốn nghỉ ngơi một cách tích cực và tìm hiểu đôi chút về Hà Nội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị cùng trò chuyện với ông. Thế là cả hai vị Thủ tướng đã đi về phía Hồ Tây. Trên đường đi, tất cả các nhân vật được gọi là các nhân vật hữu quan của phía Liên Xô và Việt Nam đều đuổi kịp chúng tôi.
Trong đống giấy tờ lưu trữ
riêng của tôi còn lưu giữ một tấm ảnh nghiệp dư khổ
nhỏ, ghi lại cuộc đi dạo ấy. Còn có một tấm ảnh
như thế đã được công bố nhiều năm về trước trên
một tạp chí nào đó của Liên Xô.
Chúng tôi đi dạo dọc đường Thanh Niên (tôi nghĩ, đó là tên gọi con đường ngăn cách hai hồ. Con đường này đã được đắp lên từ thời xưa theo lệnh của một ông vua thích đi dạo quanh hồ vào những buổi chiều). Ông Phạm Văn Đồng đã kể cho vị khách về lịch sử của thành phố và của hồ này. Khi chúng tôi tiến gần nhà thuyền mới được xây dựng, ông đã nhắc tới nó và nói rằng hiện chưa có nhiều thuyền, nhưng nam nữ thanh niên rất thích bơi thuyền trên hồ. .
A. N. Côxưghin (ông vốn ưa thích bơi thuyền, thích thực hiện những chuyến đi bộ đường dài và nói chung, theo tôi nghĩ, là một người ưa thể thao) đã rất chăm chú nghe những lời kể đó và đã lập tức đề nghị Thủ tướng Phạm Văn Đồng bơi thuyền trên hồ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng là một người ưa thể thao, và người ta bảo rằng hồi trẻ ông đã từng là cầu thủ trong đội tuyển bóng đá của Đông Dương. Một phút suy nghĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau đó đã vui vẻ ủng hộ sáng kiến ấy. Nhưng những người tháp tùng hai vị Thủ tướng ấy thì chẳng hào hứng chút nào với sáng kiến ấy. Những lời khuyên can tập thể của chúng tôi về việc từ bỏ ý định bơi thuyền đã vô hiệu.
Hai vị thủ tướng say mê thể thao. Họ ngồi vào hai chiếc thuyền nhỏ, thuộc kiểu thuyền cá nhân (vào thời điểm ấy ở nhà thuyền này hoàn toàn chẳng có loại thuyền nào khác). Hai vị đã vui vẻ bơi thuyền. Đội bảo vệ đã lao tới chiếc canô cũ kỹ đậu gần đó. Rất lâu họ mới nổ máy được. Có mấy người nữa, trong đó có tôi, ngồi vào mấy chiếc ôtô vừa tới và đi xe dọc bờ hồ, về phía bên kia hồ. Nơi đó hồi ấy có những biệt thự của chính phủ và chờ đón hai vị thủ tướng bơi thuyền tới. Hai vị Thủ tướng đã bơi thuyền tới đó, tuy mệt nhoài nhưng rất vui. Họ lập tức lên xe và quay về nơi nghỉ. Trên đường hai vị đã trao đổi cảm tưởng về chuyến du ngoạn.
Tôi tin chắc rằng chuyến du ngoạn ngẫu hứng ấy đã có ảnh hưởng rõ rệt đến mối quan hệ sau này của hai vị thủ tướng - họ là những người bạn tốt. Dù sao thì sau này, trong những cuộc gặp gỡ với ông tại Mátxcơva hoặc tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhắc đến cuộc dạo chơi ấy. Còn ông A. N. Côxưghin cũng nhắc tới cuộc du ngoạn ấy hồi tháng 9-1969 khi tôi cùng ông đến Hà Nội để tham gia Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi nhớ lại những cuộc bắn phá đầu tiên của không quân Mỹ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hồi mùa xuân 1965. Một trong những cuộc bắn phá ấy đã xảy ra đúng vào những ngày phái đoàn Liên Xô đang ở thăm Hà Nội. Điều này đã gây ra sự phản đối gay gắt từ phía Chính phủ Liên Xô. Cuộc oanh tạc lần khác đã diễn ra đúng vào ngày sinh của tôi, hồi tháng 4, vì vậy tôi đặc biệt nhớ kỹ. Sự việc xảy ra vào buổi sáng, vào lúc chúng tôi vừa tới nơi làm việc. Đột nhiên vang lên còi báo động "Báo động có máy bay địch!".
Theo chỉ thị cách đó không lâu của Đại sứ, tất cả các nhân viên của Sứ quán, trong trường hợp như vậy phải ẩn nấp trong những căn phòng kín không có cửa sổ, để tránh mảnh bom. Tại tầng một của Sứ quán Liên Xô có hai phòng như vậy. Thay vì thực hiện chỉ thị của vị Đại sứ, tất cả chúng tôi bổ nhào ra khỏi Sứ quán, quay về nhà để cứu giúp gia đình mình. Vào cái ngày hôm ấy chúng tôi không có lý do để vui cười. Chúng tôi - trong đó có cả tôi - đã chạy dọc theo đường phố giữa những tiếng đạn nổ loạn xạ và những tiếng hô của công an Hà Nội và các đội tuần tiễu của quân đội. Họ tỏ ra có kỷ luật hơn chúng tôi, họ nấp trong các hầm trú ẩn cá nhân đào dọc bên đường, hoặc nấp dưới những tán lá cây.
Mấy ngày sau trận oanh kích ấy, theo chỉ thị của Đại sứ chúng tôi đào hầm trú ẩn tại Sứ quán, vui vẻ đùa với nhau và kể cho nhau hay về việc từng người đã chạy về nhà như thế nào, trong khi ấy các bà vợ và con cái của chúng tôi lại chạy đến nấp dưới mái nhà của Sứ quán. Phải thú thực rằng vị Đại sứ - ông Ilia Xécghêêvích Sécbacốp, bản thân ông đã tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại - sau sự kiện trên đã mở hội nghị kiểm điểm và như người ta vẫn thường nói, đã "cạo chúng tôi một trận".
Chúng tôi đi dạo dọc đường Thanh Niên (tôi nghĩ, đó là tên gọi con đường ngăn cách hai hồ. Con đường này đã được đắp lên từ thời xưa theo lệnh của một ông vua thích đi dạo quanh hồ vào những buổi chiều). Ông Phạm Văn Đồng đã kể cho vị khách về lịch sử của thành phố và của hồ này. Khi chúng tôi tiến gần nhà thuyền mới được xây dựng, ông đã nhắc tới nó và nói rằng hiện chưa có nhiều thuyền, nhưng nam nữ thanh niên rất thích bơi thuyền trên hồ. .
A. N. Côxưghin (ông vốn ưa thích bơi thuyền, thích thực hiện những chuyến đi bộ đường dài và nói chung, theo tôi nghĩ, là một người ưa thể thao) đã rất chăm chú nghe những lời kể đó và đã lập tức đề nghị Thủ tướng Phạm Văn Đồng bơi thuyền trên hồ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng là một người ưa thể thao, và người ta bảo rằng hồi trẻ ông đã từng là cầu thủ trong đội tuyển bóng đá của Đông Dương. Một phút suy nghĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau đó đã vui vẻ ủng hộ sáng kiến ấy. Nhưng những người tháp tùng hai vị Thủ tướng ấy thì chẳng hào hứng chút nào với sáng kiến ấy. Những lời khuyên can tập thể của chúng tôi về việc từ bỏ ý định bơi thuyền đã vô hiệu.
Hai vị thủ tướng say mê thể thao. Họ ngồi vào hai chiếc thuyền nhỏ, thuộc kiểu thuyền cá nhân (vào thời điểm ấy ở nhà thuyền này hoàn toàn chẳng có loại thuyền nào khác). Hai vị đã vui vẻ bơi thuyền. Đội bảo vệ đã lao tới chiếc canô cũ kỹ đậu gần đó. Rất lâu họ mới nổ máy được. Có mấy người nữa, trong đó có tôi, ngồi vào mấy chiếc ôtô vừa tới và đi xe dọc bờ hồ, về phía bên kia hồ. Nơi đó hồi ấy có những biệt thự của chính phủ và chờ đón hai vị thủ tướng bơi thuyền tới. Hai vị Thủ tướng đã bơi thuyền tới đó, tuy mệt nhoài nhưng rất vui. Họ lập tức lên xe và quay về nơi nghỉ. Trên đường hai vị đã trao đổi cảm tưởng về chuyến du ngoạn.
Tôi tin chắc rằng chuyến du ngoạn ngẫu hứng ấy đã có ảnh hưởng rõ rệt đến mối quan hệ sau này của hai vị thủ tướng - họ là những người bạn tốt. Dù sao thì sau này, trong những cuộc gặp gỡ với ông tại Mátxcơva hoặc tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhắc đến cuộc dạo chơi ấy. Còn ông A. N. Côxưghin cũng nhắc tới cuộc du ngoạn ấy hồi tháng 9-1969 khi tôi cùng ông đến Hà Nội để tham gia Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi nhớ lại những cuộc bắn phá đầu tiên của không quân Mỹ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hồi mùa xuân 1965. Một trong những cuộc bắn phá ấy đã xảy ra đúng vào những ngày phái đoàn Liên Xô đang ở thăm Hà Nội. Điều này đã gây ra sự phản đối gay gắt từ phía Chính phủ Liên Xô. Cuộc oanh tạc lần khác đã diễn ra đúng vào ngày sinh của tôi, hồi tháng 4, vì vậy tôi đặc biệt nhớ kỹ. Sự việc xảy ra vào buổi sáng, vào lúc chúng tôi vừa tới nơi làm việc. Đột nhiên vang lên còi báo động "Báo động có máy bay địch!".
Theo chỉ thị cách đó không lâu của Đại sứ, tất cả các nhân viên của Sứ quán, trong trường hợp như vậy phải ẩn nấp trong những căn phòng kín không có cửa sổ, để tránh mảnh bom. Tại tầng một của Sứ quán Liên Xô có hai phòng như vậy. Thay vì thực hiện chỉ thị của vị Đại sứ, tất cả chúng tôi bổ nhào ra khỏi Sứ quán, quay về nhà để cứu giúp gia đình mình. Vào cái ngày hôm ấy chúng tôi không có lý do để vui cười. Chúng tôi - trong đó có cả tôi - đã chạy dọc theo đường phố giữa những tiếng đạn nổ loạn xạ và những tiếng hô của công an Hà Nội và các đội tuần tiễu của quân đội. Họ tỏ ra có kỷ luật hơn chúng tôi, họ nấp trong các hầm trú ẩn cá nhân đào dọc bên đường, hoặc nấp dưới những tán lá cây.
Mấy ngày sau trận oanh kích ấy, theo chỉ thị của Đại sứ chúng tôi đào hầm trú ẩn tại Sứ quán, vui vẻ đùa với nhau và kể cho nhau hay về việc từng người đã chạy về nhà như thế nào, trong khi ấy các bà vợ và con cái của chúng tôi lại chạy đến nấp dưới mái nhà của Sứ quán. Phải thú thực rằng vị Đại sứ - ông Ilia Xécghêêvích Sécbacốp, bản thân ông đã tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại - sau sự kiện trên đã mở hội nghị kiểm điểm và như người ta vẫn thường nói, đã "cạo chúng tôi một trận".
Việc xây dựng hầm tránh bom
trong khuôn viên Sứ quán, với công sức tập thể của
chúng tôi sau giờ làm việc, đã kết thúc một cách hoàn
toàn ngoài mong đợi. Cuối cùng thì chúng tôi đã rất
vất vả đào được hầm trú ẩn (tại địa điểm vốn
là công trường với đống gạch và rác thải xây dựng)
sâu bằng chiều cao của người. Nhưng đêm hôm ấy có
trận mưa rào như trút nước và trận mưa đã hoàn toàn
làm ngập công trình của chúng tôi. Tất cả mọi người,
kể cả vị Đại sứ đều đi đến kết luận cho rằng
thật vô nghĩa nếu cứ làm theo kiểu nghiệp dư như vậy.
Mãi sau này, sau khi tôi trở về nước, tại địa điểm ấy đã được xây dựng lên một hầm trú ẩn vững chắc thật sự. Tôi đã từng trú ẩn trong hầm tránh bom ấy cùng với anh chị em nhân viên Sứ quán Liên Xô để tránh máy bay Mỹ trong những lần tôi sang Hà Nội sau đấy.
Chẳng bao lâu sau đó đã diễn ra những cuộc oanh kích liên tiếp nhau vào ban đêm. Đó không chỉ là tiếng còi báo động khó chịu giữa đêm, mà còn có tiếng súng nổ dữ dội xé toạc bầu trời về đêm thành hàng nghìn hình vuông và những hình đa cạnh chói loà. Trong một trận oanh kích như vậy, tôi đã không thuyết phục được vợ xuống nơi trú ẩn ở tầng một, còn bản thân tôi lại trèo lên mái nhà để ngắm "vở kịch ban đêm". Tôi lặng người theo dõi những loạt đạn bắn lên xé toạc màn đêm, ánh sáng chói lòa của các loạt đạn ấy hòa lẫn với ánh sáng của các vì sao, trên cao lần lượt loé lên những chùm sáng của đạn pháo cao xạ nổ và ngay trên đầu tôi có những loạt rốc két nổ do máy bay Mỹ bắn xuống.
Bỗng nhiên tôi nghe thấy cách không xa có những tiếng động xào xạc trong những cành lá của những cây cao phía trên mái nhà. Một tiếng "bịch" khô khốc vang lên ngay bên cạnh, có cái gì đó rơi gần chân tôi. Tôi cúi xuống, bò một đoạn và dùng tay lần theo mái nhà. Đột nhiên tay tôi bị bỏng. Hóa ra, đây là mảnh rốc két. Tôi nghĩ, mảnh rốc két này cũng có thể không rơi trúng mái nhà, mà rơi đúng vào đầu tôi. Tâm trạng của tôi liền thay đổi. Tôi đã quyết định từ bỏ trò trình diễn nghiệp dư ấy và lập tức tụt xuống phía dưới, nấp dưới mái nhà mình. Nhưng tôi vẫn lưu giữ mảnh đạn rốc két ấy rất lâu, về sau nó bị thất lạc mất.
Sau những lần oanh tạc ấy không lâu, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị sơ tán tất cả phụ nữ và trẻ em thuộc đoàn ngoại giao ra khỏi Hà Nội, trừ những người ở lại vì nhiệm vụ. Trong quyển sổ nhật ký cũ tôi đọc thấy dòng chữ sau đây, được ghi vào tháng 4-1965: "Vợ và con gái đi sơ tán vì lý do máy bay Mỹ bắt đầu bay quá gần bầu trời Hà Nội".
Đoàn tầu chở phụ nữ và trẻ em "dưới sự hướng dẫn" của một người đàn ông châu Âu duy nhất - đó là một cán bộ của Sứ quán Bungari đã hết hạn công tác tại Việt Nam và cùng gia đình về nước - đã từ từ chuyển bánh rời sân ga Hà Nội. Còn chúng.tôi tiễn đưa họ, nghẹn ngào trong họng, vẫy tay tiễn đưa đoàn tầu khuất dần. Đa số những người đi tiễn đưa đều hiểu rõ cụm từ "sơ tán" với tất cả những hậu quả của nó. Vì nhiều người trong số đó, đặc biệt là trong số các cán bộ Liên Xô, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vài tháng sau cuộc tiễn đưa ấy tôi về nước nghỉ phép, nhưng được giữ lại làm việc ở Mátxcơva.
Trong những năm tháng chiến tranh ấy, trên thực tế, hàng ngày - đôi khi vài lần trong ngày, có khi cả ban đêm - ở một khu vực nào đó của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những tiếng còi vang lên báo động cho người dân Việt Nam về những cuộc oanh kích của không quân Mỹ. Sau những cuộc oanh tạc ấy là những ngôi nhà, những trường học, những con đường, những công trình thuỷ lợi và bệnh viện bị phá huỷ. Tiện thể tôi cũng nói thêm rằng hồi ấy báo chí Mỹ nhiều lần đưa tin cho biết các máy bay Mỹ chỉ ném bom vào các cơ sở quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng theo các số liệu của ủy ban điều tra tội ác của Mỹ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì: tính đến tháng 10-1966 các cuộc ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam đã phá huỷ 294 trường học, 74 bệnh viện, 80 nhà thờ và 30 ngôi chùa. Nếu đó là những cơ sở có ý nghĩa quân sự chiến lược, vậy thì liệt những gì vào danh sách các công trình dân sự?
Mãi sau này, sau khi tôi trở về nước, tại địa điểm ấy đã được xây dựng lên một hầm trú ẩn vững chắc thật sự. Tôi đã từng trú ẩn trong hầm tránh bom ấy cùng với anh chị em nhân viên Sứ quán Liên Xô để tránh máy bay Mỹ trong những lần tôi sang Hà Nội sau đấy.
Chẳng bao lâu sau đó đã diễn ra những cuộc oanh kích liên tiếp nhau vào ban đêm. Đó không chỉ là tiếng còi báo động khó chịu giữa đêm, mà còn có tiếng súng nổ dữ dội xé toạc bầu trời về đêm thành hàng nghìn hình vuông và những hình đa cạnh chói loà. Trong một trận oanh kích như vậy, tôi đã không thuyết phục được vợ xuống nơi trú ẩn ở tầng một, còn bản thân tôi lại trèo lên mái nhà để ngắm "vở kịch ban đêm". Tôi lặng người theo dõi những loạt đạn bắn lên xé toạc màn đêm, ánh sáng chói lòa của các loạt đạn ấy hòa lẫn với ánh sáng của các vì sao, trên cao lần lượt loé lên những chùm sáng của đạn pháo cao xạ nổ và ngay trên đầu tôi có những loạt rốc két nổ do máy bay Mỹ bắn xuống.
Bỗng nhiên tôi nghe thấy cách không xa có những tiếng động xào xạc trong những cành lá của những cây cao phía trên mái nhà. Một tiếng "bịch" khô khốc vang lên ngay bên cạnh, có cái gì đó rơi gần chân tôi. Tôi cúi xuống, bò một đoạn và dùng tay lần theo mái nhà. Đột nhiên tay tôi bị bỏng. Hóa ra, đây là mảnh rốc két. Tôi nghĩ, mảnh rốc két này cũng có thể không rơi trúng mái nhà, mà rơi đúng vào đầu tôi. Tâm trạng của tôi liền thay đổi. Tôi đã quyết định từ bỏ trò trình diễn nghiệp dư ấy và lập tức tụt xuống phía dưới, nấp dưới mái nhà mình. Nhưng tôi vẫn lưu giữ mảnh đạn rốc két ấy rất lâu, về sau nó bị thất lạc mất.
Sau những lần oanh tạc ấy không lâu, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị sơ tán tất cả phụ nữ và trẻ em thuộc đoàn ngoại giao ra khỏi Hà Nội, trừ những người ở lại vì nhiệm vụ. Trong quyển sổ nhật ký cũ tôi đọc thấy dòng chữ sau đây, được ghi vào tháng 4-1965: "Vợ và con gái đi sơ tán vì lý do máy bay Mỹ bắt đầu bay quá gần bầu trời Hà Nội".
Đoàn tầu chở phụ nữ và trẻ em "dưới sự hướng dẫn" của một người đàn ông châu Âu duy nhất - đó là một cán bộ của Sứ quán Bungari đã hết hạn công tác tại Việt Nam và cùng gia đình về nước - đã từ từ chuyển bánh rời sân ga Hà Nội. Còn chúng.tôi tiễn đưa họ, nghẹn ngào trong họng, vẫy tay tiễn đưa đoàn tầu khuất dần. Đa số những người đi tiễn đưa đều hiểu rõ cụm từ "sơ tán" với tất cả những hậu quả của nó. Vì nhiều người trong số đó, đặc biệt là trong số các cán bộ Liên Xô, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vài tháng sau cuộc tiễn đưa ấy tôi về nước nghỉ phép, nhưng được giữ lại làm việc ở Mátxcơva.
Trong những năm tháng chiến tranh ấy, trên thực tế, hàng ngày - đôi khi vài lần trong ngày, có khi cả ban đêm - ở một khu vực nào đó của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những tiếng còi vang lên báo động cho người dân Việt Nam về những cuộc oanh kích của không quân Mỹ. Sau những cuộc oanh tạc ấy là những ngôi nhà, những trường học, những con đường, những công trình thuỷ lợi và bệnh viện bị phá huỷ. Tiện thể tôi cũng nói thêm rằng hồi ấy báo chí Mỹ nhiều lần đưa tin cho biết các máy bay Mỹ chỉ ném bom vào các cơ sở quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng theo các số liệu của ủy ban điều tra tội ác của Mỹ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì: tính đến tháng 10-1966 các cuộc ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam đã phá huỷ 294 trường học, 74 bệnh viện, 80 nhà thờ và 30 ngôi chùa. Nếu đó là những cơ sở có ý nghĩa quân sự chiến lược, vậy thì liệt những gì vào danh sách các công trình dân sự?
Trong những năm chiến tranh, mãi
đến tận năm 1974, khi tôi trở lại làm việc tại Sứ
quán Liên Xô ở Hà Nội, tôi đã có dịp mỗi năm vài
lần đáp máy bay đến Việt Nam trong những lần tháp tùng
các phái đoàn và đi công tác một mình. Trong những
chuyến công tác như vậy có nhiều chuyện xảy ra. Nhưng
tôi chỉ kể về một chuyến đi như thế. Tháng 3-1967
phái đoàn của chúng tôi, đứng đầu là Chủ tịch ủy
ban quan hệ văn hóa của Liên Xô X. C. Rômanốpxki, đã đáp
máy bay quá cảnh Trung Quốc để sang Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Hồi đó ở Trung Quốc "cách mạng văn hoá"
đã đạt đến đỉnh điểm.
Nói chung, tôi ghi nhớ chuyến đi này vì nhiều nguyên nhân: vì rằng ở mọi nơi phái đoàn chúng tôi luôn được các cảnh binh đeo súng tiểu liên đón tiếp... Và cũng còn vì lẽ trên đường bay trở về Mátxcơva, cùng với trên chuyến bay ấy có một họa sĩ mới mở đầu con đường sáng tác của mình, nhưng nay đã nổi tiếng trên toàn thế giới - đó là người trùng họ với tôi - họa sĩ Ilia Gladunốp. Do nghề nghiệp, họa sĩ ấy mang một số lượng khổng lồ giấy vẽ và đến đâu cũng thực hiện các bức ký họa bằng bút chì, trong đó có cả những bức ký họa các nghệ sĩ nghiệp dư đã từng trình diễn cho chúng tôi xem và ca ngợi Mao Trạch Đông giữa tiếng reo hò thán phục của người Trung Quốc.
Tại mỗi sân bay mà chúng tôi được cung cấp đồ ăn thì họa sĩ Ilia Xécghêêvích đều tranh cãi với các nhân viên chạy bàn người Trung Quốc đem món ăn đến cho chúng tôi theo yêu cầu. Tôi yêu cầu các món Trung Quốc, còn họa sĩ Ilia Xécghêêvích thì gọi các món châu Âu. Nhưng các nhân viên chạy bàn Trung Quốc không rõ vì sao cứ luôn luôn nhầm lẫn tôi với họa sĩ: họ mang món ăn do tôi gọi đến chỗ họa sĩ Ilia Gladunốp. Ông ấy lập tức lớn tiếng phản đối rằng ông sẽ không ăn món đó. Họ lại đem món do ông ấy đặt đến chỗ tôi sau đấy, giữa tiếng cười của mọi người, các nhân viên chạy bàn đã ngượng nghịu chuyển đổi các món ăn.
Thời tiết buộc chúng tôi lưu lại Nam Ninh thêm một ngày nữa. Trong thời gian cực chẳng đã phải ngồi không ở Nam Ninh, tôi đã nhờ các cán bộ của Lãnh sự quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sở tại cung cấp một số tờ báo Việt Nam và tôi chăm chú đọc những số báo ấy, tường thuật lại nội dung chủ yếu những gì đã đọc cho các đồng chí của tôi trong phái đoàn. Ví dụ, báo "Nhân Dân" số ra ngày 5-3-1967 đã viết như sau về tỉnh Hà Tĩnh. Tờ báo nêu lên rằng tỉnh này rất nghèo và thường xuyên phải chịu thiên tai (lũ lụt, hạn hán) và viết tiếp: "Ngoài ra, năm 1966 tỉnh này còn gánh chịu những trận đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 1966 số lượng lần đánh phá đã tăng hơn 3 lần so với 6 tháng cuối năm 1965. Ngoài những trận bắn phá các bệnh viện, trường học, nhà thờ và chùa chiền, máy bay Mỹ đã ném bom 166 lần vào các công trình thuỷ lợi của tỉnh này, gây ra thiệt hại đáng kể về vật chất và những hy sinh về nhân mạng".
Chuyến đi này còn được ghi nhớ, vì khi bay đến gần biên giới Việt Nam máy bay của chúng tôi rơi vào một cơn dông cường độ rất mạnh. Vào thời kỳ ấy chúng tôi đi máy bay đến Việt Nam chủ yếu vào ban đêm, tắt các đèn trên thân sườn máy bay, vì ban ngày các phi công Mỹ hết sức đeo bám quấy rầy các máy bay của chúng tôi trên đường bay, thật sự nhòm thẳng vào các máy bay này. Trong những chuyến bay sau này đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôi đã nhiều lần nhìn qua cửa sổ và thấy rõ mặt các phi công Mỹ bay quanh máy bay chúng tôi.
Khi máy bay chúng tôi bay gần đến biên giới Việt Nam trên bầu trời tối đen bỗng vang lên một tiếng ầm hết sức mạnh, làm im bặt tiếng động cơ máy bay. Một ánh chớp loé lên sáng chói, làm đau cả mắt. Nó như một thanh kiếm lửa xé toang bầu trời ban đêm. Ghế ngồi của tôi không rõ biến đi đâu mất. Máy bay bị hạ độ cao rất nhiều và đột ngột. Sau cùng là những tiếng kêu hoảng hốt của các cô gái tiếp viên Trung Quốc mà trước đó một giờ đã "chiêu đãi" chúng tôi bằng những đoạn trích trước tác của Mao Trạch Đông. Tất cả tình cảnh ấy đã buộc chúng tôi quên đi những điều nhỏ nhặt hàng ngày trong cuộc sống, chúng tôi bắt đầu vĩnh biệt nhau. Tình hình lúc ấy thật hoàn toàn bi đát. Rồi đột nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ, nghe hết sức phấn chấn! Hoan hô! Thế là máy bay của chúng ta vẫn bay
Trong nhật ký của tôi có đoạn ghi rất ngắn về sự cố này: "Khoảng 30 phút trước lúc hạ cánh, thiên nhiên đã đón chào chúng tôi nồng nhiệt. Thoạt đầu ở mạn bên phải máy bay, bầu trời như bị vỡ làm đôi, còn tia lửa ngoằn ngoèo của sét đã ngước nhìn chúng tôi với vẻ hung dữ. Sau đấy, người đẹp ấy thấp thoáng phía bên trái với tiếng nổ hết sức mạnh mà tiếng vang rền của nó còn theo đuổi chúng tôi mãi".
Sau cuộc thử thách ấy chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Hà Nội trong tình trạng hoàn toàn kiệt quệ. Cũng khó nhận ra tổ lái Trung Quốc - họ cũng rất khó nhọc bước ra khỏi máy bay.
Nói chung, tôi ghi nhớ chuyến đi này vì nhiều nguyên nhân: vì rằng ở mọi nơi phái đoàn chúng tôi luôn được các cảnh binh đeo súng tiểu liên đón tiếp... Và cũng còn vì lẽ trên đường bay trở về Mátxcơva, cùng với trên chuyến bay ấy có một họa sĩ mới mở đầu con đường sáng tác của mình, nhưng nay đã nổi tiếng trên toàn thế giới - đó là người trùng họ với tôi - họa sĩ Ilia Gladunốp. Do nghề nghiệp, họa sĩ ấy mang một số lượng khổng lồ giấy vẽ và đến đâu cũng thực hiện các bức ký họa bằng bút chì, trong đó có cả những bức ký họa các nghệ sĩ nghiệp dư đã từng trình diễn cho chúng tôi xem và ca ngợi Mao Trạch Đông giữa tiếng reo hò thán phục của người Trung Quốc.
Tại mỗi sân bay mà chúng tôi được cung cấp đồ ăn thì họa sĩ Ilia Xécghêêvích đều tranh cãi với các nhân viên chạy bàn người Trung Quốc đem món ăn đến cho chúng tôi theo yêu cầu. Tôi yêu cầu các món Trung Quốc, còn họa sĩ Ilia Xécghêêvích thì gọi các món châu Âu. Nhưng các nhân viên chạy bàn Trung Quốc không rõ vì sao cứ luôn luôn nhầm lẫn tôi với họa sĩ: họ mang món ăn do tôi gọi đến chỗ họa sĩ Ilia Gladunốp. Ông ấy lập tức lớn tiếng phản đối rằng ông sẽ không ăn món đó. Họ lại đem món do ông ấy đặt đến chỗ tôi sau đấy, giữa tiếng cười của mọi người, các nhân viên chạy bàn đã ngượng nghịu chuyển đổi các món ăn.
Thời tiết buộc chúng tôi lưu lại Nam Ninh thêm một ngày nữa. Trong thời gian cực chẳng đã phải ngồi không ở Nam Ninh, tôi đã nhờ các cán bộ của Lãnh sự quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sở tại cung cấp một số tờ báo Việt Nam và tôi chăm chú đọc những số báo ấy, tường thuật lại nội dung chủ yếu những gì đã đọc cho các đồng chí của tôi trong phái đoàn. Ví dụ, báo "Nhân Dân" số ra ngày 5-3-1967 đã viết như sau về tỉnh Hà Tĩnh. Tờ báo nêu lên rằng tỉnh này rất nghèo và thường xuyên phải chịu thiên tai (lũ lụt, hạn hán) và viết tiếp: "Ngoài ra, năm 1966 tỉnh này còn gánh chịu những trận đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 1966 số lượng lần đánh phá đã tăng hơn 3 lần so với 6 tháng cuối năm 1965. Ngoài những trận bắn phá các bệnh viện, trường học, nhà thờ và chùa chiền, máy bay Mỹ đã ném bom 166 lần vào các công trình thuỷ lợi của tỉnh này, gây ra thiệt hại đáng kể về vật chất và những hy sinh về nhân mạng".
Chuyến đi này còn được ghi nhớ, vì khi bay đến gần biên giới Việt Nam máy bay của chúng tôi rơi vào một cơn dông cường độ rất mạnh. Vào thời kỳ ấy chúng tôi đi máy bay đến Việt Nam chủ yếu vào ban đêm, tắt các đèn trên thân sườn máy bay, vì ban ngày các phi công Mỹ hết sức đeo bám quấy rầy các máy bay của chúng tôi trên đường bay, thật sự nhòm thẳng vào các máy bay này. Trong những chuyến bay sau này đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôi đã nhiều lần nhìn qua cửa sổ và thấy rõ mặt các phi công Mỹ bay quanh máy bay chúng tôi.
Khi máy bay chúng tôi bay gần đến biên giới Việt Nam trên bầu trời tối đen bỗng vang lên một tiếng ầm hết sức mạnh, làm im bặt tiếng động cơ máy bay. Một ánh chớp loé lên sáng chói, làm đau cả mắt. Nó như một thanh kiếm lửa xé toang bầu trời ban đêm. Ghế ngồi của tôi không rõ biến đi đâu mất. Máy bay bị hạ độ cao rất nhiều và đột ngột. Sau cùng là những tiếng kêu hoảng hốt của các cô gái tiếp viên Trung Quốc mà trước đó một giờ đã "chiêu đãi" chúng tôi bằng những đoạn trích trước tác của Mao Trạch Đông. Tất cả tình cảnh ấy đã buộc chúng tôi quên đi những điều nhỏ nhặt hàng ngày trong cuộc sống, chúng tôi bắt đầu vĩnh biệt nhau. Tình hình lúc ấy thật hoàn toàn bi đát. Rồi đột nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ, nghe hết sức phấn chấn! Hoan hô! Thế là máy bay của chúng ta vẫn bay
Trong nhật ký của tôi có đoạn ghi rất ngắn về sự cố này: "Khoảng 30 phút trước lúc hạ cánh, thiên nhiên đã đón chào chúng tôi nồng nhiệt. Thoạt đầu ở mạn bên phải máy bay, bầu trời như bị vỡ làm đôi, còn tia lửa ngoằn ngoèo của sét đã ngước nhìn chúng tôi với vẻ hung dữ. Sau đấy, người đẹp ấy thấp thoáng phía bên trái với tiếng nổ hết sức mạnh mà tiếng vang rền của nó còn theo đuổi chúng tôi mãi".
Sau cuộc thử thách ấy chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Hà Nội trong tình trạng hoàn toàn kiệt quệ. Cũng khó nhận ra tổ lái Trung Quốc - họ cũng rất khó nhọc bước ra khỏi máy bay.
Sau khi ổn định nơi nghỉ tại
khách sạn, chúng tôi đã quyết định đi dạo quanh Hà
Nội vào buổi tối. Tôi lại trở lại đọc cuốn nhật
ký cũ nát. Trong đó có đoạn ghi: "ở đây tôi phải
thú thật rằng sau Nam Ninh tôi đã đến Hà Nội như trở
lại nhà mình. Tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu của cảm
nhận này là: tại đây tôi được gặp lại nhiều người
quen. Cảm tưởng trước hết về buổi tối ở Hà Nội
là tựa hồ như không có chiến tranh và hòa bình đang ngự
trị trên đất nước Việt Nam. Chỉ có một cảnh đập
vào mắt là trên đường phố có rất ít người, có ít
thanh niên mà trước kia thường sóng đôi bên nhau đi dạo
quanh hồ Hoàn Kiếm. Có một dấu hiệu nữa của chiến
tranh - chung quanh hồ này có nhiều hầm tránh bom, những
tường nhô cao của những hầm này luôn đập vào mắt.
Một sự sắp xếp lại cho phù hợp với hoàn cảnh.
Tình hình ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quả thật rất phức tạp. Đại sứ Liên Xô I. X. Sécbacốp cũng cho chúng tôi biết tình hình này trong buổi gặp gỡ với phái đoàn chúng tôi. Các đồng chí Việt Nam cũng nói đến điều đó. Những cuộc bắn phá của không quân Mỹ vẫn tiếp diễn - mỗi ngày có 150 - 250 lần chiếc máy bay. Mặc dù những chiến sĩ bảo vệ Việt Nam có tinh thần chiến đấu cao, nhưng sự mỏi mệt về tâm lý, tình trạng thiếu ngủ thường xuyên, khó khăn về lương thực - tất cả những yếu tố ấy đã tác động đến tâm trạng của dân chúng. Có nhiều người bắt đầu bộc lộ hoài nghi về khả năng chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Điều này cũng được những người trò chuyện với chúng tôi không giấu giếm nói ra tại Hà Nội, cả trong lần về Nam Định.
Nhân tiện xin nói, ngay vào thời gian ấy trong cuộc trò chuyện với tôi, giáo sư Chung (TЮHR), chuyên gia nổi tiếng về khoa thần kinh hồi ấy tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã nêu ý kiến cho rằng những cuộc ném bom thường xuyên cả ngày lẫn đêm đã làm cho mọi người kiệt quệ, thời gian gần đây đã gia tăng mạnh số người mắc các bệnh thần kinh, đặc biệt trong các trẻ em. Vì thiếu lương thực, tình trạng suy dinh dưỡng cũng khá phổ biến.
Ban lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biết rõ những vấn đề ấy và đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức đời sống và lao động của mọi người trong những điều kiện thời chiến hết sức khó khăn. Đầu năm 1967, trong bài phát biểu tại tỉnh Thái Bình, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã nói như sau: "Việc phòng không nhân dân phải làm tốt hơn nữa. Địch càng thua càng liều lĩnh. Chiến tranh có thể còn gay go hơn. Cho nên phải đào nhiều hầm hào để bảo về tính mạng và tài sản của nhân dân". Tại từng gia đình, tại nơi sản xuất, hễ ở đâu có người thì đều phải có hầm trú ẩn. Cần tổ chức ở khắp mọi nơi các đội cấp cứu, các đội cứu hoả, đảm bảo kịp thời chuyển những người bị thương vào bệnh viện. Các đội dân quân tự vệ phải trở thành nòng cốt và người khởi xướng toàn bộ công tác này.
Bài phát biểu này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đăng trên báo "Nhân Dân", số ra ngày 17-1-1967. Tôi dẫn ra bài phát biểu này vì tôi đã đọc nó trên đường từ Hà Nội đến Nam Định. Nội dung bài phát biểu này hoàn toàn khớp với những gì tôi đã nhìn thấy và nghe thấy. Do vậy, nó gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt.
Ngày 26-3 tôi ghi những dòng dưới đây trong nhật ký: Vào lúc 15 giờ đã bắt đầu cuộc hội đàm chính thức tại trụ sở ủy ban liên lạc văn hóa. Sau đó ít phút người ta loan báo máy bay Mỹ cách Hà Nội 20 km. Còi báo động rú lên. Các đồng chí Việt Nam khẩn thiết đề nghị chúng tôi xuống hầm trú ẩn. Cuộc bắn phá kéo dài 40 phút. Chúng tôi không muốn ngồi trong hầm trú ẩn theo yêu cầu của các đồng chí Việt Nam và chỉ đứng cạnh đó thôi. Chúng tôi nhìn thấy những chiếc máy bay bay qua và nghe thấy tiếng bom và đạn rốc két nổ, cũng như những loạt súng máy phòng không và pháo cao xạ nổ chát chúa. Chúng tôi đã đội những chiếc mũ sắt do phía Việt Nam phát và thậm chí đã chụp ảnh.
Sau khi báo yên, Chủ tịch ủy ban liên lạc văn hóa là ông Thuần (Txyah) đã nói đùa: "Ngài Giônxơn đã thu thuế 40 phút của chúng ta, là khoản thuế trả về bước mở đầu cuộc hội đàm".
Dù gì đi nữa, nhưng cuộc hội đàm về hợp tác văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô đã mở đầu từ cuộc tránh bom. Đối với tôi, tất cả những cái đó như có ý nghĩa biểu tượng: chiến tranh đang diễn ra. Vậy mà chúng tôi lại tiến hành hội đàm về hợp tác văn hóa và khoa học. Chắc chắn điều này chứng tỏ chúng tôi đã tin vào thắng lợi chung của chúng tôi. Nhân tiện xin nói, sang ngày hôm sau tôi ghi những dòng sau đây: "Cả ngày hôm qua chúng tôi đã có cuộc hội đàm khó khăn, kéo dài tới tận đêm. Trên bầu trời Hà Nội đã có 3 máy bay bị bắn hạ".
Tình hình ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quả thật rất phức tạp. Đại sứ Liên Xô I. X. Sécbacốp cũng cho chúng tôi biết tình hình này trong buổi gặp gỡ với phái đoàn chúng tôi. Các đồng chí Việt Nam cũng nói đến điều đó. Những cuộc bắn phá của không quân Mỹ vẫn tiếp diễn - mỗi ngày có 150 - 250 lần chiếc máy bay. Mặc dù những chiến sĩ bảo vệ Việt Nam có tinh thần chiến đấu cao, nhưng sự mỏi mệt về tâm lý, tình trạng thiếu ngủ thường xuyên, khó khăn về lương thực - tất cả những yếu tố ấy đã tác động đến tâm trạng của dân chúng. Có nhiều người bắt đầu bộc lộ hoài nghi về khả năng chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Điều này cũng được những người trò chuyện với chúng tôi không giấu giếm nói ra tại Hà Nội, cả trong lần về Nam Định.
Nhân tiện xin nói, ngay vào thời gian ấy trong cuộc trò chuyện với tôi, giáo sư Chung (TЮHR), chuyên gia nổi tiếng về khoa thần kinh hồi ấy tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã nêu ý kiến cho rằng những cuộc ném bom thường xuyên cả ngày lẫn đêm đã làm cho mọi người kiệt quệ, thời gian gần đây đã gia tăng mạnh số người mắc các bệnh thần kinh, đặc biệt trong các trẻ em. Vì thiếu lương thực, tình trạng suy dinh dưỡng cũng khá phổ biến.
Ban lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biết rõ những vấn đề ấy và đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức đời sống và lao động của mọi người trong những điều kiện thời chiến hết sức khó khăn. Đầu năm 1967, trong bài phát biểu tại tỉnh Thái Bình, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã nói như sau: "Việc phòng không nhân dân phải làm tốt hơn nữa. Địch càng thua càng liều lĩnh. Chiến tranh có thể còn gay go hơn. Cho nên phải đào nhiều hầm hào để bảo về tính mạng và tài sản của nhân dân". Tại từng gia đình, tại nơi sản xuất, hễ ở đâu có người thì đều phải có hầm trú ẩn. Cần tổ chức ở khắp mọi nơi các đội cấp cứu, các đội cứu hoả, đảm bảo kịp thời chuyển những người bị thương vào bệnh viện. Các đội dân quân tự vệ phải trở thành nòng cốt và người khởi xướng toàn bộ công tác này.
Bài phát biểu này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đăng trên báo "Nhân Dân", số ra ngày 17-1-1967. Tôi dẫn ra bài phát biểu này vì tôi đã đọc nó trên đường từ Hà Nội đến Nam Định. Nội dung bài phát biểu này hoàn toàn khớp với những gì tôi đã nhìn thấy và nghe thấy. Do vậy, nó gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt.
Ngày 26-3 tôi ghi những dòng dưới đây trong nhật ký: Vào lúc 15 giờ đã bắt đầu cuộc hội đàm chính thức tại trụ sở ủy ban liên lạc văn hóa. Sau đó ít phút người ta loan báo máy bay Mỹ cách Hà Nội 20 km. Còi báo động rú lên. Các đồng chí Việt Nam khẩn thiết đề nghị chúng tôi xuống hầm trú ẩn. Cuộc bắn phá kéo dài 40 phút. Chúng tôi không muốn ngồi trong hầm trú ẩn theo yêu cầu của các đồng chí Việt Nam và chỉ đứng cạnh đó thôi. Chúng tôi nhìn thấy những chiếc máy bay bay qua và nghe thấy tiếng bom và đạn rốc két nổ, cũng như những loạt súng máy phòng không và pháo cao xạ nổ chát chúa. Chúng tôi đã đội những chiếc mũ sắt do phía Việt Nam phát và thậm chí đã chụp ảnh.
Sau khi báo yên, Chủ tịch ủy ban liên lạc văn hóa là ông Thuần (Txyah) đã nói đùa: "Ngài Giônxơn đã thu thuế 40 phút của chúng ta, là khoản thuế trả về bước mở đầu cuộc hội đàm".
Dù gì đi nữa, nhưng cuộc hội đàm về hợp tác văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô đã mở đầu từ cuộc tránh bom. Đối với tôi, tất cả những cái đó như có ý nghĩa biểu tượng: chiến tranh đang diễn ra. Vậy mà chúng tôi lại tiến hành hội đàm về hợp tác văn hóa và khoa học. Chắc chắn điều này chứng tỏ chúng tôi đã tin vào thắng lợi chung của chúng tôi. Nhân tiện xin nói, sang ngày hôm sau tôi ghi những dòng sau đây: "Cả ngày hôm qua chúng tôi đã có cuộc hội đàm khó khăn, kéo dài tới tận đêm. Trên bầu trời Hà Nội đã có 3 máy bay bị bắn hạ".
Đặc biệt cần kể về chuyến
đi đến thành phố Nam Định. Chúng tôi khởi hành từ Hà
Nội ngày 27-3-1967, đi trên 2 chiếc ôtô, có đội bảo vệ
đi theo. Thật ra xe đã phải chạy suốt đêm, mặc dù
quãng đường đến Nam Định chưa đến 100 km. Theo lộ
trình, chúng tôi phải đi qua thị xã Phủ Lý. Chung quanh
khu vực này có các khẩu đội pháo cao xạ bảo vệ bầu
trời Hà Nội. Cho nên Mỹ đã ném bom đặc biệt tàn khốc
khu vực này. Nhật ký ghi như sau: "Phủ Lý là địa
danh Liđixe (tên một thành phố bị tàn phá khủng khiếp
trong Chiến tranh thế giới thứ hai - BT.) ở Việt Nam.
Hiện nay trong thị xã này không còn một bóng người. Mọi
nhà cửa đã bị phá huỷ. Tất cả dân cư đã rời khỏi
thị xã. Anh tài xế trên xe chúng tôi kể rằng Mỹ đã
ném bom Phủ Lý suốt mấy ngày liền".
Chúng tôi không được phép đi ngang qua thị xã Phủ Lý, vì theo lời của các chiến sĩ bảo vệ chúng tôi thì tất cả các cây cầu trong thị xã này đều đã bị phá hủy và đi qua thị trấn ấy vào ban đêm là không an toàn. Khi xe chúng tôi đến gần Phủ Lý thì chúng tôi bị kẹt trong cuộc tập kích dữ dội. Sự việc xảy ra như sau: Chúng tôi đi trên con đường nham nhở hố bom, nắm chặt vào tay vịn trên xe và bám chắc vào nhau để không văng ra khỏi xe. Cả lúc này, cả trong những lần sau đó đến Việt Nam trong thời chiến, tôi đều rất ngạc nhiên trước tài năng của các chiến sĩ lái xe Việt Nam. Họ có thể lái xe trong bóng tối của đêm miền nhiệt đới, với ánh sáng tối thiểu của một đèn pha - ít khi cả hai đèn sáng - có chụp đèn che kín.
Dọc đường, phía bên dưới các hàng cây, thường lập loè ánh sáng le lói của những con đom đóm. Có người trong phái đoàn nói rằng trong rừng nhiệt đới có nhiều loài côn trùng phát ra ánh sáng. Nhưng trong trường hợp này không phải là những con đom đóm, mà đó là những đội tuần tra thanh niên trực đêm. Họ được trang bị bằng những cây đèn dầu bé nhỏ được làm từ vỏ đạn súng máy cỡ lớn. Những chàng trai và những cô gái đi tuần tra dọc suốt con đường.
Đến gần Phủ Lý họ buộc chúng tôi dừng xe và cho biết không thể đi tiếp vì sắp đến giờ máy bay địch oanh tạc. Ngay lúc ấy chúng tôi nghe thấy tiếng ầm ầm của những chiếc máy bay đang đến gần. Đột nhiên, ngay phía trên đầu chúng tôi vụt sáng lên một quả pháo sáng do máy bay thả xuống. Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên được thứ ánh sáng trắng bệch, chói lòa làm đau nhức mắt, chỉ muốn lập tức vùi đầu vào nền đường. Cả hai chiếc xe của chúng tôi đã rẽ ngoặt - một cách kỳ lạ, gần như ngay tại chỗ - và lập tức ẩn dưới rặng cây. Các chiến sĩ trong đội tuần tra chộp lấy tay chúng tôi và lôi vào ẩn nấp dưới tán cây.
Ngay vào giờ phút ấy đã mở màn "buổi hòa nhạc" trong đêm. Một cây cầu nhỏ, cách chúng tôi không xa, mà lẽ ra chúng tôi phải vượt qua đó, đã bay tung lên không trung. Đã nghe thấy những tiếng nổ, xa hơn một chút đã xuất hiện những vầng lửa, làm nổi lên đám khói dầy đặc. Bầu trời bừng sáng với những đường đạn bay lên từng loạt, với những loạt rốc két và đạn pháo cao xạ nổ. Đâu đó rất gần đã nghe thấy những mảnh đạn quen thuộc rơi ào ào xuống những ngọn cây quanh chúng tôi. Sau một hồi "buổi hòa nhạc" kết thúc. Trở lại im lặng hoàn toàn. Sự im lặng ấy đặc biệt thật nặng nề trong bóng tối mù mịt. Phải một lúc sau, sau những ánh sáng chói loá, những con mắt mới lại nhận biết trong bóng tối.
Sau đó chúng tôi lại lên đường, vòng phía sau Phủ Lý. Con đường chạy ngoằn ngoèo trên một địa hình bằng phẳng. Lần đầu tiên tôi đi trên một con đường như thế, và dĩ nhiên, tôi ngạc nhiên nhìn vào những hàng cây hùng dũng được trồng ven đường. Đó là những cây bạch đàn. Có thể giấu cả đàn trâu dưới tán lá một số cây bạch đàn ấy. Chúng tôi đi được chừng 30-40 km tôi thì mải suy nghĩ về bức tranh hòa bình, tôi ngước nhìn lên bầu trời tối đen về đêm và trông thấy vầng trăng đỏ như bị nung chảy. Trên cánh đồng lúa chạy dọc con đường là nhũng con đom đóm bay lập loè ánh sáng xanh lam hoặc ánh sáng xanh. ánh sáng của những chiếc đèn pha được che đậy thỉnh thoảng lại làm lộ rõ trong bóng đêm những tốp thanh niên đứng bên đường, hoặc bóng một cô thôn nữ trở về nhà sau một ngày lao động, hoặc một con trâu. Tất cả đều tạo thành bức tranh yên bình và hòa bình, tựa hồ như chưa diễn ra cuộc bắn phá vừa rồi, tựa hồ như chưa xảy ra những cuộc bắn phá của máy bay và đạn pháo của Mỹ trên mảnh đất yên lành này.
Tôi bừng tỉnh khỏi trạng thái yên bình ấy khi nghe thấy giọng nói khe khẽ của người lái xe. Hình như anh ta cũng đang suy nghĩ điều gì đó rồi nhìn lên vầng trăng, nói to:
- Ngày trước các cụ già của chúng tôi thường nói: gấu ăn trăng và coi đây là điềm xấu. Khi tôi hỏi điều đó có nghĩa là gì thì người lái xe trả lời rằng có thể thời tiết sẽ xấu hoặc sẽ xảy ra điều bất hạnh. Các cụ bô lão đã giải thích như vậy.
Câu chuyện ấy đưa tôi trở lại hiện tại. Tôi nghĩ, họ làm tất cả những cái đó để làm gì? Vì điều gì mà ngày mai phi công Mỹ phải bay đến nơi này và ném bom xuống mảnh đất xa lạ đối với người phi công ấy, một mảnh đất đang đem lại nước uống và thức ăn cho một dân tộc tốt bụng, dũng cảm và yêu chuộng hòa bình? Vì sao mà các em bé hiện đang đứng bên đường và tò mò nhìn theo xe của chúng tôi, nhưng ngày mai chúng sẽ lại phải ẩn nấp trong hầm trú ẩn khi có báo động? Vì sao và trên cơ sở luật pháp nào mà tên phi công Mỹ ấy lại có thể cướp đi tuổi thơ và cuộc sống của các em đó?
Chúng tôi không được phép đi ngang qua thị xã Phủ Lý, vì theo lời của các chiến sĩ bảo vệ chúng tôi thì tất cả các cây cầu trong thị xã này đều đã bị phá hủy và đi qua thị trấn ấy vào ban đêm là không an toàn. Khi xe chúng tôi đến gần Phủ Lý thì chúng tôi bị kẹt trong cuộc tập kích dữ dội. Sự việc xảy ra như sau: Chúng tôi đi trên con đường nham nhở hố bom, nắm chặt vào tay vịn trên xe và bám chắc vào nhau để không văng ra khỏi xe. Cả lúc này, cả trong những lần sau đó đến Việt Nam trong thời chiến, tôi đều rất ngạc nhiên trước tài năng của các chiến sĩ lái xe Việt Nam. Họ có thể lái xe trong bóng tối của đêm miền nhiệt đới, với ánh sáng tối thiểu của một đèn pha - ít khi cả hai đèn sáng - có chụp đèn che kín.
Dọc đường, phía bên dưới các hàng cây, thường lập loè ánh sáng le lói của những con đom đóm. Có người trong phái đoàn nói rằng trong rừng nhiệt đới có nhiều loài côn trùng phát ra ánh sáng. Nhưng trong trường hợp này không phải là những con đom đóm, mà đó là những đội tuần tra thanh niên trực đêm. Họ được trang bị bằng những cây đèn dầu bé nhỏ được làm từ vỏ đạn súng máy cỡ lớn. Những chàng trai và những cô gái đi tuần tra dọc suốt con đường.
Đến gần Phủ Lý họ buộc chúng tôi dừng xe và cho biết không thể đi tiếp vì sắp đến giờ máy bay địch oanh tạc. Ngay lúc ấy chúng tôi nghe thấy tiếng ầm ầm của những chiếc máy bay đang đến gần. Đột nhiên, ngay phía trên đầu chúng tôi vụt sáng lên một quả pháo sáng do máy bay thả xuống. Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên được thứ ánh sáng trắng bệch, chói lòa làm đau nhức mắt, chỉ muốn lập tức vùi đầu vào nền đường. Cả hai chiếc xe của chúng tôi đã rẽ ngoặt - một cách kỳ lạ, gần như ngay tại chỗ - và lập tức ẩn dưới rặng cây. Các chiến sĩ trong đội tuần tra chộp lấy tay chúng tôi và lôi vào ẩn nấp dưới tán cây.
Ngay vào giờ phút ấy đã mở màn "buổi hòa nhạc" trong đêm. Một cây cầu nhỏ, cách chúng tôi không xa, mà lẽ ra chúng tôi phải vượt qua đó, đã bay tung lên không trung. Đã nghe thấy những tiếng nổ, xa hơn một chút đã xuất hiện những vầng lửa, làm nổi lên đám khói dầy đặc. Bầu trời bừng sáng với những đường đạn bay lên từng loạt, với những loạt rốc két và đạn pháo cao xạ nổ. Đâu đó rất gần đã nghe thấy những mảnh đạn quen thuộc rơi ào ào xuống những ngọn cây quanh chúng tôi. Sau một hồi "buổi hòa nhạc" kết thúc. Trở lại im lặng hoàn toàn. Sự im lặng ấy đặc biệt thật nặng nề trong bóng tối mù mịt. Phải một lúc sau, sau những ánh sáng chói loá, những con mắt mới lại nhận biết trong bóng tối.
Sau đó chúng tôi lại lên đường, vòng phía sau Phủ Lý. Con đường chạy ngoằn ngoèo trên một địa hình bằng phẳng. Lần đầu tiên tôi đi trên một con đường như thế, và dĩ nhiên, tôi ngạc nhiên nhìn vào những hàng cây hùng dũng được trồng ven đường. Đó là những cây bạch đàn. Có thể giấu cả đàn trâu dưới tán lá một số cây bạch đàn ấy. Chúng tôi đi được chừng 30-40 km tôi thì mải suy nghĩ về bức tranh hòa bình, tôi ngước nhìn lên bầu trời tối đen về đêm và trông thấy vầng trăng đỏ như bị nung chảy. Trên cánh đồng lúa chạy dọc con đường là nhũng con đom đóm bay lập loè ánh sáng xanh lam hoặc ánh sáng xanh. ánh sáng của những chiếc đèn pha được che đậy thỉnh thoảng lại làm lộ rõ trong bóng đêm những tốp thanh niên đứng bên đường, hoặc bóng một cô thôn nữ trở về nhà sau một ngày lao động, hoặc một con trâu. Tất cả đều tạo thành bức tranh yên bình và hòa bình, tựa hồ như chưa diễn ra cuộc bắn phá vừa rồi, tựa hồ như chưa xảy ra những cuộc bắn phá của máy bay và đạn pháo của Mỹ trên mảnh đất yên lành này.
Tôi bừng tỉnh khỏi trạng thái yên bình ấy khi nghe thấy giọng nói khe khẽ của người lái xe. Hình như anh ta cũng đang suy nghĩ điều gì đó rồi nhìn lên vầng trăng, nói to:
- Ngày trước các cụ già của chúng tôi thường nói: gấu ăn trăng và coi đây là điềm xấu. Khi tôi hỏi điều đó có nghĩa là gì thì người lái xe trả lời rằng có thể thời tiết sẽ xấu hoặc sẽ xảy ra điều bất hạnh. Các cụ bô lão đã giải thích như vậy.
Câu chuyện ấy đưa tôi trở lại hiện tại. Tôi nghĩ, họ làm tất cả những cái đó để làm gì? Vì điều gì mà ngày mai phi công Mỹ phải bay đến nơi này và ném bom xuống mảnh đất xa lạ đối với người phi công ấy, một mảnh đất đang đem lại nước uống và thức ăn cho một dân tộc tốt bụng, dũng cảm và yêu chuộng hòa bình? Vì sao mà các em bé hiện đang đứng bên đường và tò mò nhìn theo xe của chúng tôi, nhưng ngày mai chúng sẽ lại phải ẩn nấp trong hầm trú ẩn khi có báo động? Vì sao và trên cơ sở luật pháp nào mà tên phi công Mỹ ấy lại có thể cướp đi tuổi thơ và cuộc sống của các em đó?
Chúng tôi đã bắt đầu thấm
mệt, trong xe mọi người không còn chuyện trò nữa. Khi
đến gần Nam Định, một đồng chí Việt Nam ngồi cạnh
tôi hỏi xem trước kia tôi đã có lần nào đến thành
phố này chưa? Tôi trả lời rằng đã đến đó vài lần,
đã đến thăm Nhà máy dệt Nam Định nổi tiếng trên
toàn Việt Nam. Đáp lại, đồng chí ấy bảo: Vậy thì
anh đã biết khách sạn lớn của thành phố này. Khách
sạn này được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ
XX. Chúng ta sẽ nghỉ tại đó, tắm rửa, ăn sáng và sẽ
nghỉ ngơi. Sau bữa trưa chúng ta sẽ tham quan nhà máy dệt.
Tôi nhớ lại khách sạn cổ duy nhất và khá tiện nghi của thành phố này. Quả thật ở khách sạn này có thể nghỉ ngơi tốt.
Đến rạng sáng chúng tôi tới thành phố Nam Định. Chỉ còn cách thành phố ấy khoảng 3 - 5 km thì bỗng nhiên nghe thấy còi báo động rú lên và một đội tuần tra của thanh niên bước ra từ bụi cây và dừng xe chúng tôi lại. Trong khoảnh khắc xe của chúng tôi đã ngoặt vào bóng cây chúng tôi được đưa đến một căn nhà tranh tuềnh toàng. Đấy là nhà khách địa phương ở nơi sơ tán. Bên trong là một căn phòng lớn có chiếc bàn lớn đặt ở giữa. Dọc theo tường là những chiếc giường được sắp đặt gọn gàng.
Bất giác tôi muốn trở lại những dòng nhật ký cũ. Những dòng ấy ghi như sau: "... tôi viết những dòng này nhờ ánh sáng đèn dầu của nhà khách ở nơi sơ tán. Nhà khách này tọa lạc trong một hợp tác xã nông nghiệp". Chúng tôi đã ngạc nhiên không ít khi nhìn thấy dưới bàn có một đường hào khá sâu. Có thể đi theo cái hào ấy để nhanh chóng rút ra khỏi đó và chạy đến một hầm trú ẩn cách đó không xa.
Nhân thể xin nói thêm rằng cả phía bên dưới chiếc giường mà người ta dành cho tôi để nghỉ ngơi cũng có một cái hầm cá nhân. (Theo lời của người cán bộ đại diện cho tỉnh ủy đón tiếp chúng tôi thì một người phải mất nửa ngày mới đào xong chiếc hầm cá nhân có ống thông hơi. Nói cách khác, trong một ngày lao động một người có thể đào được hai cái hầm trú ẩn cá nhân. Theo lời người cán bộ ấy, năm 1966 đã có hơn 100 héc ta được dùng vào các công trình quốc phòng. Việc đó được thực hiện trong điều kiện diện tích ruộng đất cày cấy rất có hạn ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!) Chung quanh nhà khách ngẫu nhiên ấy của chúng tôi có những cây anh đào Nhật Bản, với thân cây mảnh mai vươn lên cao. Mùi hương thoang thoảng của hoa anh đào gợi cho tôi nhớ đến ngôi nhà của chúng tôi ở Xibiri. Tại đó hồi còn thơ ấu tôi đã cùng mẹ tôi trồng vài bụi tử đinh hương.
Khi chúng tôi ngồi vào bàn ăn, mỗi người đều được phát một hộp nhỏ chứa những thức ăn đơn giản - gà rán, khoai tây luộc cả vỏ và mấy quả trứng. Giống như thể chúng tôi đang ngồi không phải cạnh thành phố bị tàn phá, đến đó thật nguy hiểm, mà giống như là một cuộc du ngoạn dã ngoại ra ngoại thành. Nhưng chúng tôi không muốn ngồi lỳ trong căn nhà tranh ấy. Chúng tôi bước ra ngoài, bất chấp những lời can ngăn của các vị chủ nhà và ngồi dưới tán lá cây quan sát cuộc oanh tạc của không quân Mỹ vào thành phố này (về sau người ta cho chúng tôi biết rằng đến thời điểm ấy thành phố Nam Định đã bị đánh phá 68 lần và gần một nửa thành phố này đã bị phá huỷ. Còn các công trình thuỷ lợi của tỉnh Nam Định thì bị đánh phá gần 170 lần).
Khi quan sát cuộc bắn phá, tôi bỗng nhớ lại cuộc trò chuyện trước đó không lâu tại Hà Nội rằng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra những biện pháp bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Báo "Nhân Dân" số ra ngày 5-3-1967 đã đăng tin cho biết tỉnh Quảng Bình đã được ủy ban bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh Trung ương thưởng Cờ đỏ luân lưu và bằng khen về hoạt động tốt trong lĩnh vực này. Vâng... tình hình là như thế đó. Có những người tìm mọi cách tiêu diệt cuộc sống, nhưng có những người khác lại tìm cách bảo vệ và duy trì cuộc sống.
Cuộc oanh tạc thành phố Nam Định đã nhanh chóng kết thúc. Máy bay Mỹ đã bay đi. Thế là chúng tôi lại lên xe và đi tiếp. Dưới ánh sáng ban ngày, những khuôn mặt của các đồng chí Việt Nam tháp tùng chúng tôi như thể được tạc từ loại cẩm thạch xám, không còn những dấu vết của những nụ cười ngày hôm qua. Họ chỉ nhìn vào con đường, và có cảm giác là họ không nhìn thấy chúng tôi. Tâm trạng của chúng tôi cũng u sầu hết chỗ nói.
Chúng tôi vào thành phố giữa làn khói. Chung quanh hai bên đường các ngôi nhà vẫn cháy, đâu đâu cũng nghe thấy những tiếng la hét và nước mắt. Về sau chúng tôi được biết là do cuộc oanh tạc xảy ra vào sáng sớm, khi mọi người sửa soạn đến nơi làm việc, cho nên có nhiều thương vong. Khi chúng tôi tới gần nhà khách thì thật ra chúng tôi chỉ thấy đống đổ nát - khách sạn ấy đã bị phá huỷ nghiêm trọng. Anh bạn Việt Nam mới hồi tối hôm trước còn mơ mộng nói đến khả năng chúng tôi nghỉ tại khách sạn ấy thì nay đã bước ra khỏi xe, lánh sang một bên và hoàn toàn im lặng hồi lâu. Anh bạn ấy nghĩ gì thì chỉ có Thượng đế mới biết. Nhưng khi quay trở lại xe, anh ấy đã trở nên già đi rõ rệt.
Tôi nhớ lại khách sạn cổ duy nhất và khá tiện nghi của thành phố này. Quả thật ở khách sạn này có thể nghỉ ngơi tốt.
Đến rạng sáng chúng tôi tới thành phố Nam Định. Chỉ còn cách thành phố ấy khoảng 3 - 5 km thì bỗng nhiên nghe thấy còi báo động rú lên và một đội tuần tra của thanh niên bước ra từ bụi cây và dừng xe chúng tôi lại. Trong khoảnh khắc xe của chúng tôi đã ngoặt vào bóng cây chúng tôi được đưa đến một căn nhà tranh tuềnh toàng. Đấy là nhà khách địa phương ở nơi sơ tán. Bên trong là một căn phòng lớn có chiếc bàn lớn đặt ở giữa. Dọc theo tường là những chiếc giường được sắp đặt gọn gàng.
Bất giác tôi muốn trở lại những dòng nhật ký cũ. Những dòng ấy ghi như sau: "... tôi viết những dòng này nhờ ánh sáng đèn dầu của nhà khách ở nơi sơ tán. Nhà khách này tọa lạc trong một hợp tác xã nông nghiệp". Chúng tôi đã ngạc nhiên không ít khi nhìn thấy dưới bàn có một đường hào khá sâu. Có thể đi theo cái hào ấy để nhanh chóng rút ra khỏi đó và chạy đến một hầm trú ẩn cách đó không xa.
Nhân thể xin nói thêm rằng cả phía bên dưới chiếc giường mà người ta dành cho tôi để nghỉ ngơi cũng có một cái hầm cá nhân. (Theo lời của người cán bộ đại diện cho tỉnh ủy đón tiếp chúng tôi thì một người phải mất nửa ngày mới đào xong chiếc hầm cá nhân có ống thông hơi. Nói cách khác, trong một ngày lao động một người có thể đào được hai cái hầm trú ẩn cá nhân. Theo lời người cán bộ ấy, năm 1966 đã có hơn 100 héc ta được dùng vào các công trình quốc phòng. Việc đó được thực hiện trong điều kiện diện tích ruộng đất cày cấy rất có hạn ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!) Chung quanh nhà khách ngẫu nhiên ấy của chúng tôi có những cây anh đào Nhật Bản, với thân cây mảnh mai vươn lên cao. Mùi hương thoang thoảng của hoa anh đào gợi cho tôi nhớ đến ngôi nhà của chúng tôi ở Xibiri. Tại đó hồi còn thơ ấu tôi đã cùng mẹ tôi trồng vài bụi tử đinh hương.
Khi chúng tôi ngồi vào bàn ăn, mỗi người đều được phát một hộp nhỏ chứa những thức ăn đơn giản - gà rán, khoai tây luộc cả vỏ và mấy quả trứng. Giống như thể chúng tôi đang ngồi không phải cạnh thành phố bị tàn phá, đến đó thật nguy hiểm, mà giống như là một cuộc du ngoạn dã ngoại ra ngoại thành. Nhưng chúng tôi không muốn ngồi lỳ trong căn nhà tranh ấy. Chúng tôi bước ra ngoài, bất chấp những lời can ngăn của các vị chủ nhà và ngồi dưới tán lá cây quan sát cuộc oanh tạc của không quân Mỹ vào thành phố này (về sau người ta cho chúng tôi biết rằng đến thời điểm ấy thành phố Nam Định đã bị đánh phá 68 lần và gần một nửa thành phố này đã bị phá huỷ. Còn các công trình thuỷ lợi của tỉnh Nam Định thì bị đánh phá gần 170 lần).
Khi quan sát cuộc bắn phá, tôi bỗng nhớ lại cuộc trò chuyện trước đó không lâu tại Hà Nội rằng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra những biện pháp bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Báo "Nhân Dân" số ra ngày 5-3-1967 đã đăng tin cho biết tỉnh Quảng Bình đã được ủy ban bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh Trung ương thưởng Cờ đỏ luân lưu và bằng khen về hoạt động tốt trong lĩnh vực này. Vâng... tình hình là như thế đó. Có những người tìm mọi cách tiêu diệt cuộc sống, nhưng có những người khác lại tìm cách bảo vệ và duy trì cuộc sống.
Cuộc oanh tạc thành phố Nam Định đã nhanh chóng kết thúc. Máy bay Mỹ đã bay đi. Thế là chúng tôi lại lên xe và đi tiếp. Dưới ánh sáng ban ngày, những khuôn mặt của các đồng chí Việt Nam tháp tùng chúng tôi như thể được tạc từ loại cẩm thạch xám, không còn những dấu vết của những nụ cười ngày hôm qua. Họ chỉ nhìn vào con đường, và có cảm giác là họ không nhìn thấy chúng tôi. Tâm trạng của chúng tôi cũng u sầu hết chỗ nói.
Chúng tôi vào thành phố giữa làn khói. Chung quanh hai bên đường các ngôi nhà vẫn cháy, đâu đâu cũng nghe thấy những tiếng la hét và nước mắt. Về sau chúng tôi được biết là do cuộc oanh tạc xảy ra vào sáng sớm, khi mọi người sửa soạn đến nơi làm việc, cho nên có nhiều thương vong. Khi chúng tôi tới gần nhà khách thì thật ra chúng tôi chỉ thấy đống đổ nát - khách sạn ấy đã bị phá huỷ nghiêm trọng. Anh bạn Việt Nam mới hồi tối hôm trước còn mơ mộng nói đến khả năng chúng tôi nghỉ tại khách sạn ấy thì nay đã bước ra khỏi xe, lánh sang một bên và hoàn toàn im lặng hồi lâu. Anh bạn ấy nghĩ gì thì chỉ có Thượng đế mới biết. Nhưng khi quay trở lại xe, anh ấy đã trở nên già đi rõ rệt.
Chúng tôi được đưa đến một
nhà khách khác. Tại đó chúng tôi nghỉ ngơi chút ít và
ăn sáng. Sau đấy theo chương trình, chúng tôi đến thăm
Nhà máy dệt Nam Định. Đến đây tôi lại muốn trở lại
một đoạn viết tay trong nhật ký. Đoạn nhật ký này có
đầu đề "Bông màu đen" và được tôi ghi lại
mấy ngày sau khi thực hiện chuyến đi nêu trên: "Trên
tay tôi là một vốc những sợi bông bị cháy sém. Tôi
không biết nó được chở từ đâu đến nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa - từ Liên Xô hay là từ Cộng hòa Ảrập
thống nhất. Vả lại, đó không phải là điều chủ yếu.
Điều quan trọng là những sợi bông ấy được sản xuất
ra bởi những bàn tay cần cù của người nông dân và
được các thuỷ thủ Liên Xô chở tới hoặc được một
con tầu của nước khác chở tới để những người thợ
dệt Việt Nam có thể cung cấp cho nhân dân nước mình
những thước vải đẹp.
Nhưng lần này những thợ dệt đang thận trọng lựa chọn những đống bông đã cháy sém còn đang nóng bỏng. Họ gỡ những sợi bông đã cháy sém và cố cứu vãn phần còn lại của kiện bông. Họ chẳng cần có thêm ánh sáng, ánh sáng như vậy đã đủ ánh sáng đến từ nguồn sáng chung - mặt trời, ánh sáng ấy đã dễ dàng xuyên qua những mái nhà bị phá huỷ để chiếu rọi cho họ. Những phần mái nhà còn sót lại nằm vương vãi trên sàn nhà, đôi chỗ những mảnh mái nhà ấy đã che đỡ cho những đường hào được đào ngay giữa phân xưởng.
Tưởng chừng như phân xưởng bị phá huỷ và trơ trọi ấy, với những chiếc cột cô quạnh của mình, đã cầu xin mọi người hãy giúp nó che đậy sự trơ trọi của nó. Thế nhưng những người nữ công nhân ngồi quanh những kiện bông lớn đã bị cháy sém thì tuồng như họ không cảm nhận thấy những sự bất tiện ấy và hồ hởi làm việc bằng đôi tay của mình". Tuy nhiên, tại nhà máy dệt này, cũng như ở khắp nơi tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giờ đây phần lớn công nhân là phụ nữ. Đã có nhiều bài viết về chủ nghĩa anh hùng của họ. Tuy vậy, tại đây, tại nhà máy này tôi lại nghĩ suy về gánh nặng to lớn mà chiến tranh đã trút lên những bờ vai mảnh mai ấy. Thật ra, đã có lần tôi thử kiểm tra độ bền của những đôi vai ấy, khi tôi quẩy trên vai chiếc đòn gánh với hai thúng lúa. Ối chao ôi? Quả thật rất bất tiện. Nhưng tôi phải công nhận rằng tôi đã không thể di chuyển một cách dễ dàng và uyển chuyển với tải trọng nặng gần 60 kg như một phụ nữ có tuổi đã làm, người mà tôi đã yêu cầu để tôi gánh hộ.
Song điều tôi muốn nói lại hoàn toàn không phải như vậy. Kiện bông bị cháy sém đã làm trỗi dậy trong tôi những ký ức hoàn toàn khác. Trước mắt tôi là những phân xưởng bị phá huỷ của Nhà máy dệt Nam Định, nơi đã lộ ra bầu trời xám xịt ảm đạm được chiếu rọi qua những mái nhà bị tàn phá. Nhân thể xin nói, nếu bầu trời xanh thì có nghĩa là hãy chuẩn bị chờ đợi sự có mặt của những vị khách không mời...
Không lâu trước ngày chúng tôi đến thăm thành phố Nam Định, tại trung tâm thành phố này đã dựng đài tưởng niệm những nạn nhân của khu tập thể công nhân. Chúng tôi đứng cạnh đài tưởng niệm này. Ngước nhìn tấm bia khiêm tốn ấy tôi nghĩ rằng cũng như ngày hôm nay, tại đài tưởng niệm ấy những đóa hoa thể hiện tình thương yêu và quý trọng của nhân dân sẽ đời đời xanh tươi và lấp lánh trong ánh mặt trời nhiệt đới. Nhưng, như dòng nhật ký ngày ấy của tôi đã ghi, tôi không tin chắc rằng sẽ có những bông hoa trên mồ tên phi công Mỹ đã theo mệnh lệnh của các viên tướng của mình đến oanh tạc và ném bom thành phố này. Dĩ nhiên, đã mấy chục năm qua đi từ sau sự kiện ấy, giờ đây tôi đã có những suy nghĩ khác, bình thản hơn. Trong trường hợp này tôi quyết định không đụng vào những dòng ghi trong cuốn nhật ký ngày xưa. Hãy để cho bạn đọc phán xét xem những suy nghĩ của chúng tôi lúc đó có đúng hay không.
Tôi có ấn tượng đặc biệt về chuyến đến thăm một bệnh viện sơ tán ra khỏi thành phố và được đặt dưới lòng đất, cách thành phố Nam Định không xa. Chỉ có vài phòng nhỏ, nếu có thể gọi như vậy về những căn buồng ấy dưới lòng đất. Tại một phòng như thế, dưới ánh sáng của bóng đèn điện phía trên chiếc bàn, đã diễn ra cuộc phẫu thuật. Chúng tôi không vào đó mà chỉ nhìn vào qua tấm phông màu trắng. Ở trong một phòng khác, còn nhỏ hơn, có một ông trung niên, vã mồ hôi, ngồi trên một chiếc xe đạp và guồng pêđan làm quay đinamô phát điện cho phòng mổ. Phái đoàn chúng tôi không thể lưu lại đó lâu được. (sau đó nhiều năm tôi nhớ lại bệnh viện ấy khi tôi có mặt tại khu tam giác thép" Củ Chi cách Sài Gòn không xa. Tại đó tôi đã xuống những ngách hầm địa đạo để xem trước kia các du kích Nam Việt Nam đã sống và chiến đấu như thế nào.)
Nhưng lần này những thợ dệt đang thận trọng lựa chọn những đống bông đã cháy sém còn đang nóng bỏng. Họ gỡ những sợi bông đã cháy sém và cố cứu vãn phần còn lại của kiện bông. Họ chẳng cần có thêm ánh sáng, ánh sáng như vậy đã đủ ánh sáng đến từ nguồn sáng chung - mặt trời, ánh sáng ấy đã dễ dàng xuyên qua những mái nhà bị phá huỷ để chiếu rọi cho họ. Những phần mái nhà còn sót lại nằm vương vãi trên sàn nhà, đôi chỗ những mảnh mái nhà ấy đã che đỡ cho những đường hào được đào ngay giữa phân xưởng.
Tưởng chừng như phân xưởng bị phá huỷ và trơ trọi ấy, với những chiếc cột cô quạnh của mình, đã cầu xin mọi người hãy giúp nó che đậy sự trơ trọi của nó. Thế nhưng những người nữ công nhân ngồi quanh những kiện bông lớn đã bị cháy sém thì tuồng như họ không cảm nhận thấy những sự bất tiện ấy và hồ hởi làm việc bằng đôi tay của mình". Tuy nhiên, tại nhà máy dệt này, cũng như ở khắp nơi tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giờ đây phần lớn công nhân là phụ nữ. Đã có nhiều bài viết về chủ nghĩa anh hùng của họ. Tuy vậy, tại đây, tại nhà máy này tôi lại nghĩ suy về gánh nặng to lớn mà chiến tranh đã trút lên những bờ vai mảnh mai ấy. Thật ra, đã có lần tôi thử kiểm tra độ bền của những đôi vai ấy, khi tôi quẩy trên vai chiếc đòn gánh với hai thúng lúa. Ối chao ôi? Quả thật rất bất tiện. Nhưng tôi phải công nhận rằng tôi đã không thể di chuyển một cách dễ dàng và uyển chuyển với tải trọng nặng gần 60 kg như một phụ nữ có tuổi đã làm, người mà tôi đã yêu cầu để tôi gánh hộ.
Song điều tôi muốn nói lại hoàn toàn không phải như vậy. Kiện bông bị cháy sém đã làm trỗi dậy trong tôi những ký ức hoàn toàn khác. Trước mắt tôi là những phân xưởng bị phá huỷ của Nhà máy dệt Nam Định, nơi đã lộ ra bầu trời xám xịt ảm đạm được chiếu rọi qua những mái nhà bị tàn phá. Nhân thể xin nói, nếu bầu trời xanh thì có nghĩa là hãy chuẩn bị chờ đợi sự có mặt của những vị khách không mời...
Không lâu trước ngày chúng tôi đến thăm thành phố Nam Định, tại trung tâm thành phố này đã dựng đài tưởng niệm những nạn nhân của khu tập thể công nhân. Chúng tôi đứng cạnh đài tưởng niệm này. Ngước nhìn tấm bia khiêm tốn ấy tôi nghĩ rằng cũng như ngày hôm nay, tại đài tưởng niệm ấy những đóa hoa thể hiện tình thương yêu và quý trọng của nhân dân sẽ đời đời xanh tươi và lấp lánh trong ánh mặt trời nhiệt đới. Nhưng, như dòng nhật ký ngày ấy của tôi đã ghi, tôi không tin chắc rằng sẽ có những bông hoa trên mồ tên phi công Mỹ đã theo mệnh lệnh của các viên tướng của mình đến oanh tạc và ném bom thành phố này. Dĩ nhiên, đã mấy chục năm qua đi từ sau sự kiện ấy, giờ đây tôi đã có những suy nghĩ khác, bình thản hơn. Trong trường hợp này tôi quyết định không đụng vào những dòng ghi trong cuốn nhật ký ngày xưa. Hãy để cho bạn đọc phán xét xem những suy nghĩ của chúng tôi lúc đó có đúng hay không.
Tôi có ấn tượng đặc biệt về chuyến đến thăm một bệnh viện sơ tán ra khỏi thành phố và được đặt dưới lòng đất, cách thành phố Nam Định không xa. Chỉ có vài phòng nhỏ, nếu có thể gọi như vậy về những căn buồng ấy dưới lòng đất. Tại một phòng như thế, dưới ánh sáng của bóng đèn điện phía trên chiếc bàn, đã diễn ra cuộc phẫu thuật. Chúng tôi không vào đó mà chỉ nhìn vào qua tấm phông màu trắng. Ở trong một phòng khác, còn nhỏ hơn, có một ông trung niên, vã mồ hôi, ngồi trên một chiếc xe đạp và guồng pêđan làm quay đinamô phát điện cho phòng mổ. Phái đoàn chúng tôi không thể lưu lại đó lâu được. (sau đó nhiều năm tôi nhớ lại bệnh viện ấy khi tôi có mặt tại khu tam giác thép" Củ Chi cách Sài Gòn không xa. Tại đó tôi đã xuống những ngách hầm địa đạo để xem trước kia các du kích Nam Việt Nam đã sống và chiến đấu như thế nào.)
Tôi không thể không dẫn ra đây một đoạn ghi chép
nữa trong cuốn nhật ký: "Chu Thị Hoa - cô gái thuộc
một gia đình theo đạo Thiên Chúa. Trước kia cô vẫn đều
đặn đến nhà thờ và là một giáo dân mẫu mực. Giờ
đây cô ấy là chỉ huy phó của đội dân quân, đã nhiều
lần tham gia chiến đấu chống không quân Mỹ.
Sau khi trở về Hà Nội chúng tôi được mời tới dự buổi trình diễn văn nghệ. Buổi văn nghệ này diễn ra tại Nhà hát thành phố và giữa những hồi còi báo động phòng không và tiếng máy bay từ xa vọng lại. Nhưng hội trường vẫn đông nghịt người và không một khán giả nào muốn xuống hầm tránh bom ở bên cạnh. Trong cuốn nhật ký có ghi lại một số tiết mục mà tôi thích. Ví dụ, ca khúc hát về người nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam Võ Thị Sáu, do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác. "Phải nghe giai điệu của bài hát này mới hình dung được đầy đủ tinh thần bất khuất của người nữ anh hùng, nỗi đau mất mát và lòng khâm phục trước chiến công của người nữ anh hùng ấy". Đã có nhiều bài ca và điệu múa được trình diễn trong buổi văn nghệ ấy. Tất cả những tiết mục ấy đều ngợi ca tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược ngoại bang, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam.
Buổi biểu diễn văn nghệ hôm ấy phục vụ những đại biểu tham dự hội nghị cán bộ ngành vận tải của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29-3-1967 tờ báo thanh niên "Tiền Phong" đã viết như sau: "Ngày 27-3 đã có hơn 600 đại biểu của đội quân 100 nghìn nam nữ thanh niên công tác trong ngành vận tải về Hà Nội tụ hội để kỷ niệm 36 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam".) Trong quyển nhật ký có đoạn viết: "Tôi không biết tại sao, nhưng tôi ví buổi biểu diễn văn nghệ ngày hôm nay với cuộc trình diễn lần đầu bản giao hưởng số 7 hoặc số 9 của Sôxtacôvích tại thành phố Lêningrát lúc ấy đang bị bao vây.
Có thể sự so sánh ấy là không đạt cho lắm, nhưng trong lúc diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ trong tôi đã xuất hiện một cảm giác đúng là như vậy. Nên nhớ rằng một nửa miền Bắc Việt Nam đã bị phá huỷ một cách căn bản, vẫn đang diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt. Vậy mà tại đây, tại Hà Nội, lại đang diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ tràn đầy tinh thần lạc quan. Chúng tôi xem vở vũ ba lê của Thuý Quỳnh - phiên bản Việt Nam của vở "Hồ Thiên nga". Sau đó nam ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam Trần Hiếu đã hát bài hát Liên Xô mà chúng ta đã quen thuộc "Đất nước tôi bao la" đã có thời được nam ca sĩ Mỹ nổi tiếng Pôn Rốpxơn trình bày. Giai điệu Nga êm đềm ấy đã vang lên dưới bầu trời nhiệt đới của Hà Nội".
Sau đấy lại diễn ra những cuộc hội đàm, thường bị cắt ngang do những cuộc báo động phòng không và do phải xuống hầm trú ẩn. Tiện đây xin nói rằng trong hầm trú ẩn không khí thật nóng bức và ngột ngạt. Vì vậy, tuy có sự phản đối của các đồng chí Việt Nam, chúng tôi vẫn đứng ở cửa hầm thôi. Chúng tôi không nhịn cười được khi thấy anh chàng phóng viên Nhật Bản, với chiếc micrô giơ xa ra phía trước, cứ chạy quanh chiếc hầm trú ẩn để ghi lại toàn bộ "cuộc trình diễn" trận chiến đấu trên bầu trời Hà Nội.
Ngày 30-3-1967 đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã tiếp phái đoàn chúng tôi. Trong cuộc trao đổi với phái đoàn chúng tôi, đồng chí Lê Duẩn cho biết: Báo chí Việt Nam đưa tin rộng rãi về các chuyến viếng thăm của các đoàn Việt Nam sang Liên Xô và các đoàn Liên Xô sang thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng chí nói: "Chúng tôi cố gắng làm sao để nhân dân chúng tôi biết rõ về sự giúp đỡ mà Liên Xô dành cho chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống cuộc xâm lược của ngoại bang. Hiện nay, khi đất nước chúng tôi đang trải qua thời kỳ rất khó khăn, ở đất nước chúng tôi đã phổ biến rộng rãi các sách báo của Liên Xô kể về cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, về Cách mạng tháng Mười. Chúng tôi giáo dục nhân dân, đặc biệt giáo dục thanh niên, thông qua những truyền thống anh hùng của nhân dân Liên Xô và của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Chúng tôi biết rằng trong những năm Chiến tranh vệ quốc, Liên Xô đã chịu những tổn thất lớn lao. Vì vậy chúng tôi nói với nhân dân nước mình rằng nền độc lập của chúng tôi giành được có sự đóng góp, khích lệ bởi những hy sinh và chiến công của nhân dân Liên Xô".
Tôi thiết nghĩ, hồi đó đồng chí Lê Duẩn đã trình bày một suy nghĩ thú vị. Đồng chí nói rằng các sinh viên Việt Nam, khi theo học ở Liên Xô, không những thu nhận kiến thức, mà còn hấp thụ nền văn hóa Xôviết mà họ có nhiệm vụ phải truyền lại cho nhân dân nước mình và qua đó góp phần phát triển các quan hệ văn hóa giữa hai nước chúng ta.
Ngày hôm sau chúng tôi rời Hà Nội. Sau khi trở về Mátxcơva, đã có không những báo cáo chính thức, mà đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, nhiều buổi trao đổi kể về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, về hoạt động của các chuyên gia quân sự và dân sự Liên Xô ở đó.
Vào những năm tiếp theo đã có nhiều chuyến công tác đến Việt Nam trong thời chiến. Những chuyến công tác ấy đã để lại những kỷ niệm sâu sắc trong ký ức tôi. Tôi sẽ không viết về tất cả những chuyến công tác ấy. Nhưng tôi cần phải kể về một chuyến công tác. Tôi muốn nói về chuyến công tác hồi tháng 9-1969 của phái đoàn Liên Xô, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Côxưghin dẫn đẩu, đến Hà Nội dự tang lễ của người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ quốc tế xuất sắc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đó các đoàn đại biểu từ khắp thế giới đã đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau này tôi đã không có dịp nào được chứng kiến một sự hội tụ các vị khách cao cấp ngoại quốc đông như vậy. Tôi cũng không có dịp nào được nhìn thấy một sự tập trung đông đảo như thế của dân chúng trong thời gian tang lễ. Tưởng chừng như cả nước đã về Quảng trường Ba Đình lịch sử để vĩnh biệt lãnh tụ của mình. Sau này cũng tại quảng trường này và cũng với một số lượng người rất đông đã tiến hành buổi lễ khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cơ duyên là như vậy đó: tôi cũng có cơ hội chứng kiến tại Hà Nội ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam vào mùa Xuân năm 1975. Nhưng đó là một mùa Xuân khác biệt - mùa Xuân Đại thắng, chiến thắng đó đã thật sự hiện diện trước ngưỡng cửa của mỗi gia đình Việt Nam. Chiến thắng ấy đã rọi ánh sáng rực rỡ lên tất cả những sự kiện trong cuộc sống của chúng tôi ở Hà Nội, trong đó ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với quan hệ song phương của hai nước chúng ta - đó là Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 1-1975). Chiến thắng ấy đã đem lại sắc thái đặc biệt, tràn đầy không khí ngày hội cho những sự kiện ấy.
Người Hà Nội yêu mến thành phố của mình (cũng giống như chúng tôi yêu mến thành phố Mátxcơva của chúng tôi). Ngay cả vào thời kỳ ấy, vào thời kỳ chiến tranh gian khổ, người ta đã cố gắng tô điểm cho Hà Nội đẹp hơn và sạch hơn. Đó là lý do tại sao tôi muốn kết thúc những dòng ghi chép về quãng đời của tôi sống ở Hà Nội ngày xưa bằng những câu thơ của nhà thơ trứ danh Tế Hanh được đăng từ lâu lắm trên báo "Nhân Dân".
Sau khi trở về Hà Nội chúng tôi được mời tới dự buổi trình diễn văn nghệ. Buổi văn nghệ này diễn ra tại Nhà hát thành phố và giữa những hồi còi báo động phòng không và tiếng máy bay từ xa vọng lại. Nhưng hội trường vẫn đông nghịt người và không một khán giả nào muốn xuống hầm tránh bom ở bên cạnh. Trong cuốn nhật ký có ghi lại một số tiết mục mà tôi thích. Ví dụ, ca khúc hát về người nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam Võ Thị Sáu, do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác. "Phải nghe giai điệu của bài hát này mới hình dung được đầy đủ tinh thần bất khuất của người nữ anh hùng, nỗi đau mất mát và lòng khâm phục trước chiến công của người nữ anh hùng ấy". Đã có nhiều bài ca và điệu múa được trình diễn trong buổi văn nghệ ấy. Tất cả những tiết mục ấy đều ngợi ca tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược ngoại bang, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam.
Buổi biểu diễn văn nghệ hôm ấy phục vụ những đại biểu tham dự hội nghị cán bộ ngành vận tải của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29-3-1967 tờ báo thanh niên "Tiền Phong" đã viết như sau: "Ngày 27-3 đã có hơn 600 đại biểu của đội quân 100 nghìn nam nữ thanh niên công tác trong ngành vận tải về Hà Nội tụ hội để kỷ niệm 36 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam".) Trong quyển nhật ký có đoạn viết: "Tôi không biết tại sao, nhưng tôi ví buổi biểu diễn văn nghệ ngày hôm nay với cuộc trình diễn lần đầu bản giao hưởng số 7 hoặc số 9 của Sôxtacôvích tại thành phố Lêningrát lúc ấy đang bị bao vây.
Có thể sự so sánh ấy là không đạt cho lắm, nhưng trong lúc diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ trong tôi đã xuất hiện một cảm giác đúng là như vậy. Nên nhớ rằng một nửa miền Bắc Việt Nam đã bị phá huỷ một cách căn bản, vẫn đang diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt. Vậy mà tại đây, tại Hà Nội, lại đang diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ tràn đầy tinh thần lạc quan. Chúng tôi xem vở vũ ba lê của Thuý Quỳnh - phiên bản Việt Nam của vở "Hồ Thiên nga". Sau đó nam ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam Trần Hiếu đã hát bài hát Liên Xô mà chúng ta đã quen thuộc "Đất nước tôi bao la" đã có thời được nam ca sĩ Mỹ nổi tiếng Pôn Rốpxơn trình bày. Giai điệu Nga êm đềm ấy đã vang lên dưới bầu trời nhiệt đới của Hà Nội".
Sau đấy lại diễn ra những cuộc hội đàm, thường bị cắt ngang do những cuộc báo động phòng không và do phải xuống hầm trú ẩn. Tiện đây xin nói rằng trong hầm trú ẩn không khí thật nóng bức và ngột ngạt. Vì vậy, tuy có sự phản đối của các đồng chí Việt Nam, chúng tôi vẫn đứng ở cửa hầm thôi. Chúng tôi không nhịn cười được khi thấy anh chàng phóng viên Nhật Bản, với chiếc micrô giơ xa ra phía trước, cứ chạy quanh chiếc hầm trú ẩn để ghi lại toàn bộ "cuộc trình diễn" trận chiến đấu trên bầu trời Hà Nội.
Ngày 30-3-1967 đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã tiếp phái đoàn chúng tôi. Trong cuộc trao đổi với phái đoàn chúng tôi, đồng chí Lê Duẩn cho biết: Báo chí Việt Nam đưa tin rộng rãi về các chuyến viếng thăm của các đoàn Việt Nam sang Liên Xô và các đoàn Liên Xô sang thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng chí nói: "Chúng tôi cố gắng làm sao để nhân dân chúng tôi biết rõ về sự giúp đỡ mà Liên Xô dành cho chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống cuộc xâm lược của ngoại bang. Hiện nay, khi đất nước chúng tôi đang trải qua thời kỳ rất khó khăn, ở đất nước chúng tôi đã phổ biến rộng rãi các sách báo của Liên Xô kể về cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, về Cách mạng tháng Mười. Chúng tôi giáo dục nhân dân, đặc biệt giáo dục thanh niên, thông qua những truyền thống anh hùng của nhân dân Liên Xô và của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Chúng tôi biết rằng trong những năm Chiến tranh vệ quốc, Liên Xô đã chịu những tổn thất lớn lao. Vì vậy chúng tôi nói với nhân dân nước mình rằng nền độc lập của chúng tôi giành được có sự đóng góp, khích lệ bởi những hy sinh và chiến công của nhân dân Liên Xô".
Tôi thiết nghĩ, hồi đó đồng chí Lê Duẩn đã trình bày một suy nghĩ thú vị. Đồng chí nói rằng các sinh viên Việt Nam, khi theo học ở Liên Xô, không những thu nhận kiến thức, mà còn hấp thụ nền văn hóa Xôviết mà họ có nhiệm vụ phải truyền lại cho nhân dân nước mình và qua đó góp phần phát triển các quan hệ văn hóa giữa hai nước chúng ta.
Ngày hôm sau chúng tôi rời Hà Nội. Sau khi trở về Mátxcơva, đã có không những báo cáo chính thức, mà đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, nhiều buổi trao đổi kể về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, về hoạt động của các chuyên gia quân sự và dân sự Liên Xô ở đó.
Vào những năm tiếp theo đã có nhiều chuyến công tác đến Việt Nam trong thời chiến. Những chuyến công tác ấy đã để lại những kỷ niệm sâu sắc trong ký ức tôi. Tôi sẽ không viết về tất cả những chuyến công tác ấy. Nhưng tôi cần phải kể về một chuyến công tác. Tôi muốn nói về chuyến công tác hồi tháng 9-1969 của phái đoàn Liên Xô, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Côxưghin dẫn đẩu, đến Hà Nội dự tang lễ của người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ quốc tế xuất sắc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đó các đoàn đại biểu từ khắp thế giới đã đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau này tôi đã không có dịp nào được chứng kiến một sự hội tụ các vị khách cao cấp ngoại quốc đông như vậy. Tôi cũng không có dịp nào được nhìn thấy một sự tập trung đông đảo như thế của dân chúng trong thời gian tang lễ. Tưởng chừng như cả nước đã về Quảng trường Ba Đình lịch sử để vĩnh biệt lãnh tụ của mình. Sau này cũng tại quảng trường này và cũng với một số lượng người rất đông đã tiến hành buổi lễ khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cơ duyên là như vậy đó: tôi cũng có cơ hội chứng kiến tại Hà Nội ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam vào mùa Xuân năm 1975. Nhưng đó là một mùa Xuân khác biệt - mùa Xuân Đại thắng, chiến thắng đó đã thật sự hiện diện trước ngưỡng cửa của mỗi gia đình Việt Nam. Chiến thắng ấy đã rọi ánh sáng rực rỡ lên tất cả những sự kiện trong cuộc sống của chúng tôi ở Hà Nội, trong đó ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với quan hệ song phương của hai nước chúng ta - đó là Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 1-1975). Chiến thắng ấy đã đem lại sắc thái đặc biệt, tràn đầy không khí ngày hội cho những sự kiện ấy.
Người Hà Nội yêu mến thành phố của mình (cũng giống như chúng tôi yêu mến thành phố Mátxcơva của chúng tôi). Ngay cả vào thời kỳ ấy, vào thời kỳ chiến tranh gian khổ, người ta đã cố gắng tô điểm cho Hà Nội đẹp hơn và sạch hơn. Đó là lý do tại sao tôi muốn kết thúc những dòng ghi chép về quãng đời của tôi sống ở Hà Nội ngày xưa bằng những câu thơ của nhà thơ trứ danh Tế Hanh được đăng từ lâu lắm trên báo "Nhân Dân".
Hà Nội ơi! Trong
trái tim mỗi người chúng ta
Người bừng lên ngọn lửa không bao giờ tắt.
Người bừng lên ngọn lửa không bao giờ tắt.
Mátxcơva, năm 2003
ĐẠI TÁ
CÔNXTANTINỐP VLAĐIXLÁP MIKHAILÔVÍCH
CÔNXTANTINỐP VLAĐIXLÁP MIKHAILÔVÍCH
Ông sinh ngày 14-11-1939 tại thành phố Upha.
Năm 1958 ông vào học trường Kỹ thuật quân sự mang tên Ăng ghen, thuộc binh chủng phòng không, và tốt nghiệp trường này vào năm 1961. Cuộc đời binh nghiệp của ông được tiếp tục với các chức vụ: kỹ thuật viên trưởng, phó chỉ huy khẩu đội số 1 của tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Từ tháng 4-1955 đến tháng 4-1965 ông là sĩ quan điều khiển tên lửa của Tiểu đoàn tên lửa số 63 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 263 (Trung đoàn đầu tiên) của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đã tham gia trận chiến đấu đầu tiên của Tiểu đoàn tên lửa phòng không ở ngoại ô Hà Nội diễn ra vào ngày 24-7-1965.
Sau khi từ Việt Nam trở về nước, ông là sĩ quan chỉ huy khẩu đội số 1 của tiểu đoàn tên lửa phòng không, là học viên của Học viện sĩ quan chỉ huy thuộc binh chủng phòng không mang tên Giucốp ở Calinin. Sau khi tốt nghiệp Học viện này vào năm 1972 ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của tiểu đoàn, chỉ huy trưởng của tiểu đoàn, trưởng khóa học cán bộ chính trị pháo binh bộ đội phòng không. Năm 1990 ông kết thúc thời gian phục vụ trong quân đội.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, Huân chương Sao đỏ, Huy hiệu vẻ vang, 12 Huy chương của Liên Xô và Huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
HỒI ỨC VỀ NHỮNG
NGƯỜI BẠN CHIẾN ĐẤU
Thời gian càng lùi sâu vào lịch sử thì ta càng hiếm sâu sắc hơn và càng thấy ý nghĩa quan trọng của những sự kiện lịch sử mà chúng tôi đã tham gia vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng vào thời kỳ ấy thậm chí đã không ngờ đến điều đó.
Trước thời điểm đó chúng tôi - các binh sĩ và sĩ quan đã tập trung tại thành phố Xvéclốp. Tại đấy trên cơ sở Quân đoàn độc lập số 4, thuộc binh chủng phòng không, đã hình thành đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên để thực hiện chuyến công tác biệt phái. Người ta đã kiểm tra kỹ càng những người được dự tuyển, người ta đã nghiên cứu và trao đổi hỏi han nhiều với chúng tôi. Cùng lúc chúng tôi đã có nhiều buổi tập luyện với bộ khí tài tên lửa phòng không X-75. Bản thân chúng tôi cũng tìm hiểu nhau cũng như tìm hiểu những binh sĩ và các hạ sĩ quan có thể sẽ là những người dưới quyền của mình.
Không một ai được biết cụ thể về mục đích chuyến công tác về đất nước chúng tôi đến và về vai trò của mình trong chuyến đi này. Chỉ đến đầu tháng 2 - là khi mỗi người chúng tôi được trực tiếp triệu tập đến gặp một trong số các ủy viên hội đồng quân sự của quân đoàn - thì chúng tôi mới được biết đất nước sẽ đến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được biết rất đại thể về nhiệm vụ và mục đích của chuyến công tác. Sau đó hình thành một nhóm sĩ quan với nhiệm vụ đặt ra là: đến thành phố Ba cu để tiếp nhận tại đó tại kho vũ khí", một bộ khí tài tên lửa phòng không huấn luyện kiểu có 6 cabin điều khiển. Sau đó có kế hoạch bắn thử loại tên lửa này tại bãi bắn thử Capuxtin Iarơ. Chỉ sau đó bộ khí tài này mới hoàn toàn thuộc quyền chi phối của chúng tôi.
Nhóm sĩ quan ấy gồm:
1. Thiếu tá N. A. Mêscốp - trưởng nhóm. Đồng chí ấy là kỹ sư trưởng của Trung đoàn Magnhitôgo.
2. Đại úy Ruđônphơ Nicôlaiêvích Ivanốp - chỉ huy đại đội kỹ thuật vô tuyến.
3. Thượng úy Vlađimia Sêlêxtốp - kỹ thuật viên hệ thống định vị.
4. Thượng úy Bôrít Ivanôvích Côlêxnhích - kỹ thuật viên hệ thống phát lệnh.
5. Thượng úy Valentin Tôđôrascô - kỹ thuật viên máy phát lệnh vô tuyến.
6. Thượng úy Valentin Puxtôvôitốp - kỹ thuật viên cabin thu - phát vô tuyến.
7. Thượng úy Vlađixláp Mikhailôvích Cônxtantinốp - sĩ quan điều khiển tên lửa.
Cùng với các sĩ quan của "kho vũ khí", chúng tôi đã tham gia lắp ráp và kiểm tra bộ khí tài, chuyển và bốc xếp nó lên xe lửa và chuyển đến bãi thử ở Capuxtin Iarơ. Tại đó đã có các đại diện đến từ Mátxcơva. Bộ khí tài tên lửa được kiểm tra thêm và cuối cùng chúng tôi đã thực hiện hai lần bắn theo các thiết bị phản chiếu góc. Cả hai lần bắn ấy đều đạt kết quả. Bộ khí tài đã được chuyển giao cho chúng tôi. Việc này đã được thực hiện vào cuối tháng 2- 1 965.
Sau khi bốc xếp bộ khí tài tên lửa lên các toa xe lửa chuyên dụng, chúng tôi đã lên đường đến thành phố Sêliabinxcơ. Tại đó các thành viên khác trong nhóm chuyên gia đã nhập vào đoàn chúng tôi. Một số đoàn xe lửa chuyên dụng khác cũng đã hình thành thêm.
Thoạt đầu đoàn tầu chuyên dụng của chúng tôi đã đến Bắc Dabaican, và sau đấy đi băng qua lãnh thổ Trung Quốc đến biên giới Việt - Trung. Đến hạ tuần tháng 4 chúng tôi đã tới biên giới. Chúng tôi chuyển khí tài sang các toa xe chuyên dụng khác và đến ngày 16-4-1965 thì tới Hà Nội. Sau đó chúng tôi bắt tay vào thành lập Trung tâm huấn luyện đầu tiên. Chỉ huy Trung tâm này là Đại tá Mikhain Nicôlaiêvích Xưgancốp. Phó chỉ huy, phụ trách công tác chính trị là Trung tá Mikhaỉn Phêđôrôvích Bácxusencô, Thiếu tá Êgôrốp được bổ nhiệm làm quyền tham mưu trưởng, Thiếu tá N. A. Mêscốp được bổ nhiệm làm kỹ sư trưởng. Từ cuối tháng 4 Trung tâm huấn luyện này bắt đầu công việc huấn luyện.
Theo nghiệp vụ chuyên ngành của
mình, mỗi chuyên gia Liên Xô nhận nhiệm vụ huấn luyện
cho một tốp các đồng chí Việt Nam. Chúng tôi soạn các
chương trình huấn luyện, đề cương kế hoạch từng
buổi lên lớp. Công việc khó khăn nhất là đào tạo
phiên dịch cho các buổi lên lớp. Thời gian biểu trong
ngày rất kín: dậy vào 5 giờ sáng, sau đó ăn sáng và
lên lớp từ 6 giờ đến 12 giờ; sau 16 giờ: là lúc bớt
oi bức, lại lên lớp cho đến 19 giờ. Buổi tối: từ 20
giờ, theo lịch làm việc, chúng tôi đến khu vực tự
huấn luyện cho đến 22 giờ thì kết thúc.
Các bạn Việt Nam của chúng tôi đã phải chịu một cường độ làm việc lớn. Chương trình đào tạo huấn luyện được dự tính trong 4 tháng. Nhưng cuộc sống thực tế và tình hình trên bầu trời đã buộc phải có những thay đổi bổ sung. Thời gian đào tạo bị cắt giảm xuống còn 2,5 tháng. Tôi nghĩ, nguyên nhân của điều này là phải nhanh chóng trừng phạt những hành động của không quân Mỹ. Cần phải ngăn chặn các hành động ấy.
Kết quả là vào thượng tuần tháng 7-1965 chỉ huy của Trung tâm huấn luyện đã triệu tập hội nghị sĩ quan và công bố quyết định tập thể của ban chỉ huy là chuẩn bị 2 tiểu đoàn để đưa ra trận địa chiến đấu. Nhiệm vụ này trở nên phức tạp chủ yếu vì các bộ khí tài tên lửa đều là những bộ khí tài dùng cho huấn luyện. Chúng đã được sử dụng trong thời gian dài với mục đích huấn luyện. Nhiều thông số đã rất không phù hợp với những tiêu chuẩn quy định. Thêm vào đó, cùng thời gian này, phía Trung Quốc đã cắt giảm mạnh số lượng các đoàn tầu chuyên dụng của chúng tôi chạy qua lãnh thổ của họ. Chúng tôi chỉ còn biết trông cậy vào bộ ZIP (bộ linh kiện dự trữ và dụng cụ chuyên dùng) tồn tại duy nhất vào lúc đó ở Việt Nam.
Nhưng quyết định đã được thông qua. Hai tiểu đoàn (tiểu đoàn 63 và Tiểu đoàn 64) của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 đã được thành lập và có đầy đủ quân số Chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị khí tài. Tất cả các chuyên gia của trung tâm huấn luyện đều tham gia vào công việc này. Nhiệm vụ quả là rất phức tạp. Chúng tôi đã thực hiện những loại công việc mà trong điều kiện ở nhà thì chỉ có thể thực hiện được trong các xưởng đặc biệt hoặc với sự tham gia của ngành công nghiệp. Ví dụ, trong cabin tín hiệu chúng tôi đã thay thế một số cụm cơ khí trong phần theo dõi mục tiêu bằng tay. Cả thảy đã phải mất một tuần lễ cho việc chuẩn bị các bộ khí tài. Chúng tôi đã làm việc không kể ngày đêm. Làm việc vào ban đêm thậm chí thuận tiện hơn vì không bị máy bay Mỹ quấy rầy, và cũng bớt nóng bức.
Vậy là trong những ngày 20 của tháng 7, cả hai tiểu đoàn đã sẵn sàng ra trận địa chiến đấu.
Chỉ huy tiểu đoàn thứ nhất là Trung tá Bô rít Ivanôvích Môgiaép.
Chỉ huy tiểu đoàn thứ hai là Trung tá Phêđo Pavlôvích Ilinức.
Thành phần tiểu đoàn thứ nhất gồm có:
1. Chỉ huy khẩu đội kỹ thuật vô tuyến là Đại úy Valentin Xécghêêvích Bruxnhikin.
2. Chỉ huy khẩu đội bệ phóng là Đại úy Êđua Ivanôvích Vôrônin.
3. Kỹ thuật viên cabin "P" là Valentin Puxtôvôitốp.
4. Kỹ thuật viên của hệ thống định vị là Thượng úy Vlađimia Sêlêxtốp.
5. Kỹ thuật viên của hệ thống phát lệnh là Thượng úy Bô rít Ivanôvích Côlêxnhích.
6. Kỹ thuật viên máy phát lệnh vô tuyến là Thượng úy Valentin Tôđôrascô.
7. Kỹ thuật viên cabin tín hiệu là Thượng úy Vlađixláp Mikhailôvích Cônxtantinốp.
Các trắc thủ vận hành máy bằng tay gồm có: binh nhất Iuri Papusốp, hạ sĩ Anatôh Bônđarencô, binh nhất Vlađimia Tinsencô, nhân viên vận hành đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu là binh nhất Víchto Cubusép.
Chỉ huy đại đội kỹ thuật vô tuyến trong tiểu đoàn thứ hai là Đại úy Ruđônphơ Nicôlaiêvích Ivanốp. Thượng úy Anatôli Bônđarép chỉ huy khâu điều khiển tên lửa.
Đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 7 chúng tôi bắt đầu hành quân. Chúng tôi di chuyển phần nhiều vào ban đêm. Đến rạng sáng ngày 24-7 chúng tôi đã lập xong trận địa. Trận địa này chưa hoàn chỉnh đầy đủ. Các cabin điều khiển được bố trí lộ thiên. Trong 6 bệ phóng chỉ triển khai được 3 bệ. Cách trận địa của chúng tôi khoảng 10 - 15 kilômét là trận địa của tiểu đoàn thứ hai. Đại tá M. N. Xưgancốp chốt tại sở chỉ huy của trung đoàn.
Các bạn Việt Nam của chúng tôi đã phải chịu một cường độ làm việc lớn. Chương trình đào tạo huấn luyện được dự tính trong 4 tháng. Nhưng cuộc sống thực tế và tình hình trên bầu trời đã buộc phải có những thay đổi bổ sung. Thời gian đào tạo bị cắt giảm xuống còn 2,5 tháng. Tôi nghĩ, nguyên nhân của điều này là phải nhanh chóng trừng phạt những hành động của không quân Mỹ. Cần phải ngăn chặn các hành động ấy.
Kết quả là vào thượng tuần tháng 7-1965 chỉ huy của Trung tâm huấn luyện đã triệu tập hội nghị sĩ quan và công bố quyết định tập thể của ban chỉ huy là chuẩn bị 2 tiểu đoàn để đưa ra trận địa chiến đấu. Nhiệm vụ này trở nên phức tạp chủ yếu vì các bộ khí tài tên lửa đều là những bộ khí tài dùng cho huấn luyện. Chúng đã được sử dụng trong thời gian dài với mục đích huấn luyện. Nhiều thông số đã rất không phù hợp với những tiêu chuẩn quy định. Thêm vào đó, cùng thời gian này, phía Trung Quốc đã cắt giảm mạnh số lượng các đoàn tầu chuyên dụng của chúng tôi chạy qua lãnh thổ của họ. Chúng tôi chỉ còn biết trông cậy vào bộ ZIP (bộ linh kiện dự trữ và dụng cụ chuyên dùng) tồn tại duy nhất vào lúc đó ở Việt Nam.
Nhưng quyết định đã được thông qua. Hai tiểu đoàn (tiểu đoàn 63 và Tiểu đoàn 64) của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 đã được thành lập và có đầy đủ quân số Chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị khí tài. Tất cả các chuyên gia của trung tâm huấn luyện đều tham gia vào công việc này. Nhiệm vụ quả là rất phức tạp. Chúng tôi đã thực hiện những loại công việc mà trong điều kiện ở nhà thì chỉ có thể thực hiện được trong các xưởng đặc biệt hoặc với sự tham gia của ngành công nghiệp. Ví dụ, trong cabin tín hiệu chúng tôi đã thay thế một số cụm cơ khí trong phần theo dõi mục tiêu bằng tay. Cả thảy đã phải mất một tuần lễ cho việc chuẩn bị các bộ khí tài. Chúng tôi đã làm việc không kể ngày đêm. Làm việc vào ban đêm thậm chí thuận tiện hơn vì không bị máy bay Mỹ quấy rầy, và cũng bớt nóng bức.
Vậy là trong những ngày 20 của tháng 7, cả hai tiểu đoàn đã sẵn sàng ra trận địa chiến đấu.
Chỉ huy tiểu đoàn thứ nhất là Trung tá Bô rít Ivanôvích Môgiaép.
Chỉ huy tiểu đoàn thứ hai là Trung tá Phêđo Pavlôvích Ilinức.
Thành phần tiểu đoàn thứ nhất gồm có:
1. Chỉ huy khẩu đội kỹ thuật vô tuyến là Đại úy Valentin Xécghêêvích Bruxnhikin.
2. Chỉ huy khẩu đội bệ phóng là Đại úy Êđua Ivanôvích Vôrônin.
3. Kỹ thuật viên cabin "P" là Valentin Puxtôvôitốp.
4. Kỹ thuật viên của hệ thống định vị là Thượng úy Vlađimia Sêlêxtốp.
5. Kỹ thuật viên của hệ thống phát lệnh là Thượng úy Bô rít Ivanôvích Côlêxnhích.
6. Kỹ thuật viên máy phát lệnh vô tuyến là Thượng úy Valentin Tôđôrascô.
7. Kỹ thuật viên cabin tín hiệu là Thượng úy Vlađixláp Mikhailôvích Cônxtantinốp.
Các trắc thủ vận hành máy bằng tay gồm có: binh nhất Iuri Papusốp, hạ sĩ Anatôh Bônđarencô, binh nhất Vlađimia Tinsencô, nhân viên vận hành đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu là binh nhất Víchto Cubusép.
Chỉ huy đại đội kỹ thuật vô tuyến trong tiểu đoàn thứ hai là Đại úy Ruđônphơ Nicôlaiêvích Ivanốp. Thượng úy Anatôli Bônđarép chỉ huy khâu điều khiển tên lửa.
Đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 7 chúng tôi bắt đầu hành quân. Chúng tôi di chuyển phần nhiều vào ban đêm. Đến rạng sáng ngày 24-7 chúng tôi đã lập xong trận địa. Trận địa này chưa hoàn chỉnh đầy đủ. Các cabin điều khiển được bố trí lộ thiên. Trong 6 bệ phóng chỉ triển khai được 3 bệ. Cách trận địa của chúng tôi khoảng 10 - 15 kilômét là trận địa của tiểu đoàn thứ hai. Đại tá M. N. Xưgancốp chốt tại sở chỉ huy của trung đoàn.
Ngay lần phát sóng đầu tiên
chúng tôi đã phát hiện được nhiều mục tiêu. Lúc đầu
rất khó định hướng. Đôi khi các mục tiêu tiếp cận
vùng phóng tên lửa, nhưng chúng tôi ở trong những điều
kiện không thuận lợi để phóng tên lửa. Chúng tôi
không được phép bắn trượt mục tiêu, vì vậy chúng
tôi phải phóng tên lửa thật chính xác. Không khí trong
các cabin điều khiển thật sự không thể chịu nổi vì
nóng bức. Hơn nữa lại có 2 khẩu đội cùng ngồi trong
mỗi buồng như vậy.
Thời gian cứ trôi đi như thế cho đến bữa trưa. Đại tá M. N. Xưgancốp xuất hiện. Ông thăm hỏi anh em và tình hình đơn vị. Các khí tài hoạt động rất tốt. Sau khi vị chỉ huy ra về, chúng tôi lại vận hành khí tài, và sau ít phút chúng tôi phát hiện thấy 2 chấm đen mục tiêu. Sau đó, khi các tên lửa nổ, chúng tôi đã hiểu ra rằng mỗi chầm gồm 2 máy bay "Con ma", vì chúng bay sóng đôi, y như trong cuộc duyệt binh, chúng không ngờ tới điều gì sẽ xảy ra vào những giây phút tiếp theo.
Vào lúc 14 giờ 25 phút, cách nhau 15 giây, tôi đã ấn nút "Phóng" ở cả hai kênh. Quả tên lửa thứ nhất bắn trúng mục tiêu đi đầu. Nó bắt đầu tách ra. Trắc thủ trực tiếp vận hành thiết bị theo dõi mục tiêu xác định góc định vị - Iuri Patusốp - đã báo cáo rằng mục tiêu hạ thấp góc định vị. Quả tên lửa thứ hai trên thực tế đã bắn trúng mục tiêu đang rơi. Tôi dùng hệ thống liên lạc nội bộ để báo cáo với Trung tá Môgiaép và toàn thể đồng đội biết rằng mục tiêu đã bị tiêu diệt. Chúng tôi ngồi trong các ca bin tín hiệu của mình để theo dõi tiểu đoàn thứ hai phóng tên lửa và điều khiển đường bay cho các tên lửa của mình. Họ đã bắn hạ chiếc "F-4C" thứ ba.
Như vậy là, trong số 4 chiếc "Con ma" tham gia oanh tạc đã có 3 chiếc bị tiêu diệt. Có 2 phi công bị bắt làm tù binh và cung cấp lời khai. Trong số các chuyên gia của chúng tôi chỉ có Thiếu tá trinh sát Nicôlai Xtêpanôvích Xôlômatin đã có mặt tại chỗ máy bay rơi. Đồng chí ấy đã mô tả cho chúng tôi về những gì đã tận mắt chứng kiến trong cánh rừng.
Tại tiểu đoàn thứ hai, hạ sĩ Piốt Dalípxki, binh nhất Valeri Malưga, - còn người thứ ba thì tôi không nhớ tên, - ngồi sau các cần điều khiển thiết bị luôn bám sát mục tiêu
Sau trận bắn hạ máy bay, chúng tôi đã nhanh chóng thu dọn khí tài và đưa khí tài che giấu trong những hầm gần nhất. Đến đêm, trên đường hành quân của đơn vị, Đại tá Xưgancốp đã đến thăm. Ông tỏ ra hài lòng về kết quả trận đánh và chúc mừng tất cả chúng tôi nhân chiến thắng đầu tiên. Có thể thấy ông đã gánh vác trách nhiệm như thế nào. Vả lại, chúng tôi cũng vậy.
Ngày hôm ấy - ngày 24-7-1965 đã đi vào lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lịch sử của các lực lượng vũ trang của đất nước ấy. Theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm ngày này là Ngày truyền thống của Binh chủng Tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam. Toàn thể Tiểu đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Việt Nam đã được tặng thưởng các Huân chương và Huy chương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiểu đoàn này đã được tặng thưởng Cờ Danh dự, họ đã trải qua con đường chiến đấu vẻ vang, được nhận nhiều hình thức tuyên dương. Sau này Tiểu đoàn tên lửa này đã được phong danh hiệu "Anh hùng".
Về sau này chúng tôi đã có dịp cùng với Tiểu đoàn này thực hiện một trận phục kích rất phức tạp nữa. Còn tạm thời vào thời điểm sau ngày 24-7, chúng tôi đã triển khai ở ngoại ô Hà Nội và chiếm lĩnh trận địa. Vào thời điểm ấy không quân Mỹ không oanh kích Hà Nội, vì chúng sợ tên lửa. Tuy vậy, còi báo động vẫn thường xuyên vang lên. Và trạm ra đa vẫn đều đặn được khởi động và hoạt động vào ban ngày. Chúng tôi đóng quân ở ngoại thành Hà Nội gần 10 ngày. Trong thời gian ấy chúng tôi bảo dưỡng khí tài và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Vào thời gian ấy sự kiện nổi bật nhất là những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến trận địa chúng tôi. Trong suốt thời gian ấy tiểu đoàn chúng tôi được đón tiếp Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, và cuối cùng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh. Tất cả các vị lãnh đạo đã đánh giá rất cao các hoạt động chung của các chuyên gia chúng tôi và các chuyên gia Việt Nam. Cũng vào thời gian ấy các Tiểu đoàn số 3 và số 4 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 đã được thành lập. Các đơn vị này cũng đã thu được thắng lợi trong những trận đánh đầu tiên.
Thời gian cứ trôi đi như thế cho đến bữa trưa. Đại tá M. N. Xưgancốp xuất hiện. Ông thăm hỏi anh em và tình hình đơn vị. Các khí tài hoạt động rất tốt. Sau khi vị chỉ huy ra về, chúng tôi lại vận hành khí tài, và sau ít phút chúng tôi phát hiện thấy 2 chấm đen mục tiêu. Sau đó, khi các tên lửa nổ, chúng tôi đã hiểu ra rằng mỗi chầm gồm 2 máy bay "Con ma", vì chúng bay sóng đôi, y như trong cuộc duyệt binh, chúng không ngờ tới điều gì sẽ xảy ra vào những giây phút tiếp theo.
Vào lúc 14 giờ 25 phút, cách nhau 15 giây, tôi đã ấn nút "Phóng" ở cả hai kênh. Quả tên lửa thứ nhất bắn trúng mục tiêu đi đầu. Nó bắt đầu tách ra. Trắc thủ trực tiếp vận hành thiết bị theo dõi mục tiêu xác định góc định vị - Iuri Patusốp - đã báo cáo rằng mục tiêu hạ thấp góc định vị. Quả tên lửa thứ hai trên thực tế đã bắn trúng mục tiêu đang rơi. Tôi dùng hệ thống liên lạc nội bộ để báo cáo với Trung tá Môgiaép và toàn thể đồng đội biết rằng mục tiêu đã bị tiêu diệt. Chúng tôi ngồi trong các ca bin tín hiệu của mình để theo dõi tiểu đoàn thứ hai phóng tên lửa và điều khiển đường bay cho các tên lửa của mình. Họ đã bắn hạ chiếc "F-4C" thứ ba.
Như vậy là, trong số 4 chiếc "Con ma" tham gia oanh tạc đã có 3 chiếc bị tiêu diệt. Có 2 phi công bị bắt làm tù binh và cung cấp lời khai. Trong số các chuyên gia của chúng tôi chỉ có Thiếu tá trinh sát Nicôlai Xtêpanôvích Xôlômatin đã có mặt tại chỗ máy bay rơi. Đồng chí ấy đã mô tả cho chúng tôi về những gì đã tận mắt chứng kiến trong cánh rừng.
Tại tiểu đoàn thứ hai, hạ sĩ Piốt Dalípxki, binh nhất Valeri Malưga, - còn người thứ ba thì tôi không nhớ tên, - ngồi sau các cần điều khiển thiết bị luôn bám sát mục tiêu
Sau trận bắn hạ máy bay, chúng tôi đã nhanh chóng thu dọn khí tài và đưa khí tài che giấu trong những hầm gần nhất. Đến đêm, trên đường hành quân của đơn vị, Đại tá Xưgancốp đã đến thăm. Ông tỏ ra hài lòng về kết quả trận đánh và chúc mừng tất cả chúng tôi nhân chiến thắng đầu tiên. Có thể thấy ông đã gánh vác trách nhiệm như thế nào. Vả lại, chúng tôi cũng vậy.
Ngày hôm ấy - ngày 24-7-1965 đã đi vào lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lịch sử của các lực lượng vũ trang của đất nước ấy. Theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm ngày này là Ngày truyền thống của Binh chủng Tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam. Toàn thể Tiểu đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Việt Nam đã được tặng thưởng các Huân chương và Huy chương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiểu đoàn này đã được tặng thưởng Cờ Danh dự, họ đã trải qua con đường chiến đấu vẻ vang, được nhận nhiều hình thức tuyên dương. Sau này Tiểu đoàn tên lửa này đã được phong danh hiệu "Anh hùng".
Về sau này chúng tôi đã có dịp cùng với Tiểu đoàn này thực hiện một trận phục kích rất phức tạp nữa. Còn tạm thời vào thời điểm sau ngày 24-7, chúng tôi đã triển khai ở ngoại ô Hà Nội và chiếm lĩnh trận địa. Vào thời điểm ấy không quân Mỹ không oanh kích Hà Nội, vì chúng sợ tên lửa. Tuy vậy, còi báo động vẫn thường xuyên vang lên. Và trạm ra đa vẫn đều đặn được khởi động và hoạt động vào ban ngày. Chúng tôi đóng quân ở ngoại thành Hà Nội gần 10 ngày. Trong thời gian ấy chúng tôi bảo dưỡng khí tài và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Vào thời gian ấy sự kiện nổi bật nhất là những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến trận địa chúng tôi. Trong suốt thời gian ấy tiểu đoàn chúng tôi được đón tiếp Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, và cuối cùng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh. Tất cả các vị lãnh đạo đã đánh giá rất cao các hoạt động chung của các chuyên gia chúng tôi và các chuyên gia Việt Nam. Cũng vào thời gian ấy các Tiểu đoàn số 3 và số 4 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 đã được thành lập. Các đơn vị này cũng đã thu được thắng lợi trong những trận đánh đầu tiên.
Trong mười ngày đầu tháng 8
tiểu đoàn chúng tôi đã nhận được một nhiệm vụ
chiến đấu mới. Phải thực hiện cuộc hành quân theo
đường số 1 (dài khoảng 270 km) và triển khai đơn vị
tại tỉnh Thanh Hóa. Ở khu vực này của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa máy bay Mỹ ngang nhiên hoạt động dữ dội. Ít
ra thì đó cũng là ý kiến phát biểu của các nhà lãnh
đạo tỉnh trong cuộc gặp gỡ sau khi chúng tôi mới tới.
Tiểu đoàn đã di chuyển trong suốt 3 ngày, đến ngày thứ
ba tiểu đoàn chúng tôi đã triển khai tại trận địa
với đầy đủ đội hình.
Mục tiêu thì không thiếu. Chỉ huy tiểu đoàn chúng tôi quyết định phóng tên lửa vào những mục tiêu đầu tiên lọt vào tầm bắn. Tiểu đoàn chúng tôi đã phóng 5 quả tên lửa: phóng 3 quả vào tốp mục tiêu đầu và phóng 2 quả vào tốp mục tiêu thứ hai. Cả hai loạt đạn diễn ra với khoảng cách thời gian ngắn. Còn lại một quả tên lửa để dự phòng.
Cả hai đợt phóng tên lửa đều trúng: đã có 2 chiếc máy bay cường kích A-6D của hải quân Mỹ bị hắn hạ. Có 2 phi công bị bắt làm tù binh. Trong số tù binh ấy có tên chỉ huy phi đội và viên phó của y trên tầu sân bay "Mítuây". Theo lời kể của các đồng chí Việt Nam, bọn chúng đã khai rằng theo tin tức tình báo của chúng thì trong khu vực này không thể có các bộ khí tài tên lửa Liên Xô. Chúng đã bay rất ngang nhiên và xấc xược. Đó là lần thứ hai chiến thuật dùng tên lửa phục kích đã tỏ ra là đúng.
Sau trận phục kích ấy, chúng tôi đã nhanh chóng thu dọn khí tài và ẩn nấp trong các lùm cây rậm. Tất nhiên, ban lãnh đạo của tỉnh này đã tổ chức khao quân. Điều khiến cho các đồng chí Việt Nam đặc biệt vui mừng là nhân dân trong tỉnh đã chứng kiến các tên lửa được phóng lên và hạ máy bay như thế nào. Trong trận chiến đấu này các khẩu đội Việt Nam tựa hồ như đã trải qua kỳ sát hạch để có thể độc lập đảm đương công việc tại các vị trí chiến đấu vì lần ấy họ đã ngồi đằng sau những chiếc cần điều khiển của thiết bị dẫn đường tên lửa.
Sau khi thực hiện cuộc hành quân trở về, tiểu đoàn chúng tôi lại triển khai trận địa ở ngoại thành Hà Nội. Đến mùa thu năm ấy, chỉ còn một tốp nhỏ các chuyên gia Liên Xô, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Mêscốp, ở lại tại Trung đoàn tên lửa đầu tiên. Nhóm chuyên gia này, trong hoàn cảnh chiến đấu, đã trợ giúp trong những trường hợp nảy sinh những trục trặc nào đó hoặc trong những tình huống bất thường khác. Còn chúng tôi được cử sang trung đoàn thứ hai. Trong suốt 3 tháng trời chúng tôi đã huấn luyện trung đoàn này cũng theo cùng một chương trình và cùng một phương pháp như đã huấn luyện trung đoàn thứ nhất.
Tháng 12-1965, cùng với một tiểu đoàn trong số các tiểu đoàn thuộc trung đoàn thứ hai, chúng tôi đã chiếm lĩnh trận địa ở ngoại thành Hà Nội. Trong suốt tháng 1 và một phần tháng 2, chúng tôi luôn luôn thay đổi trận địa để bảo vệ Hà Nội. Trong thời kỳ ấy chỉ huy trưởng tiểu đoàn chúng tôi là Đại úy R. N. Ivanốp. Cũng trong thời kỳ ấy đã thành lập những trung tâm huấn luyện khác, đào tạo cho những trung đoàn mới. Chúng tôi đã tới một số trung đoàn ấy để trao đổi kinh nghiệm.
Mùa đông năm ấy đã diễn ra những sự kiện rất quan trọng. Tháng 2-1966 đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô, do A. N. Sêlêpin và Đ. Ph. Uxtinốp dẫn đầu, đã có chuyến viếng thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn đã đến thăm trận địa của tiểu đoàn chúng tôi ở ngoại thành Hà Nội. Trong buổi gặp mặt với toàn tiểu đoàn, Đoàn đã nồng nhiệt khen ngợi công việc của chúng tôi và đánh giá cao lao động của các chuyên gia Liên Xô trong chiến đấu. Ngoài ra, Đoàn còn trao các Huân chương và Huy chương cho chúng tôi theo Sắc lệnh không công khai của Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô ngay trước thềm năm mới.
Điều cần nói là vào thời điểm ấy không quân Mỹ đã thay đổi hẳn chiến thuật của mình và đã phát hiện ra những mặt yếu của chúng tôi: kẻ địch bắt đầu sử dụng những phương pháp gây nhiễu khác nhau, hạ thấp độ cao khi bay và bay ở tầm thấp: đã gia tăng đáng kể số lần đánh phá vào trận địa của các tiểu đoàn. Đã có những tổn thất. Trong lúc máy bay địch đánh phá trận địa của tiểu đoàn tên lửa phòng không, vị chỉ huy khẩu đội bệ phóng đã ở lại bệ phóng để khắc phục một trục trặc vừa xuất hiện. Ông đã bị tử thương.
Mục tiêu thì không thiếu. Chỉ huy tiểu đoàn chúng tôi quyết định phóng tên lửa vào những mục tiêu đầu tiên lọt vào tầm bắn. Tiểu đoàn chúng tôi đã phóng 5 quả tên lửa: phóng 3 quả vào tốp mục tiêu đầu và phóng 2 quả vào tốp mục tiêu thứ hai. Cả hai loạt đạn diễn ra với khoảng cách thời gian ngắn. Còn lại một quả tên lửa để dự phòng.
Cả hai đợt phóng tên lửa đều trúng: đã có 2 chiếc máy bay cường kích A-6D của hải quân Mỹ bị hắn hạ. Có 2 phi công bị bắt làm tù binh. Trong số tù binh ấy có tên chỉ huy phi đội và viên phó của y trên tầu sân bay "Mítuây". Theo lời kể của các đồng chí Việt Nam, bọn chúng đã khai rằng theo tin tức tình báo của chúng thì trong khu vực này không thể có các bộ khí tài tên lửa Liên Xô. Chúng đã bay rất ngang nhiên và xấc xược. Đó là lần thứ hai chiến thuật dùng tên lửa phục kích đã tỏ ra là đúng.
Sau trận phục kích ấy, chúng tôi đã nhanh chóng thu dọn khí tài và ẩn nấp trong các lùm cây rậm. Tất nhiên, ban lãnh đạo của tỉnh này đã tổ chức khao quân. Điều khiến cho các đồng chí Việt Nam đặc biệt vui mừng là nhân dân trong tỉnh đã chứng kiến các tên lửa được phóng lên và hạ máy bay như thế nào. Trong trận chiến đấu này các khẩu đội Việt Nam tựa hồ như đã trải qua kỳ sát hạch để có thể độc lập đảm đương công việc tại các vị trí chiến đấu vì lần ấy họ đã ngồi đằng sau những chiếc cần điều khiển của thiết bị dẫn đường tên lửa.
Sau khi thực hiện cuộc hành quân trở về, tiểu đoàn chúng tôi lại triển khai trận địa ở ngoại thành Hà Nội. Đến mùa thu năm ấy, chỉ còn một tốp nhỏ các chuyên gia Liên Xô, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Mêscốp, ở lại tại Trung đoàn tên lửa đầu tiên. Nhóm chuyên gia này, trong hoàn cảnh chiến đấu, đã trợ giúp trong những trường hợp nảy sinh những trục trặc nào đó hoặc trong những tình huống bất thường khác. Còn chúng tôi được cử sang trung đoàn thứ hai. Trong suốt 3 tháng trời chúng tôi đã huấn luyện trung đoàn này cũng theo cùng một chương trình và cùng một phương pháp như đã huấn luyện trung đoàn thứ nhất.
Tháng 12-1965, cùng với một tiểu đoàn trong số các tiểu đoàn thuộc trung đoàn thứ hai, chúng tôi đã chiếm lĩnh trận địa ở ngoại thành Hà Nội. Trong suốt tháng 1 và một phần tháng 2, chúng tôi luôn luôn thay đổi trận địa để bảo vệ Hà Nội. Trong thời kỳ ấy chỉ huy trưởng tiểu đoàn chúng tôi là Đại úy R. N. Ivanốp. Cũng trong thời kỳ ấy đã thành lập những trung tâm huấn luyện khác, đào tạo cho những trung đoàn mới. Chúng tôi đã tới một số trung đoàn ấy để trao đổi kinh nghiệm.
Mùa đông năm ấy đã diễn ra những sự kiện rất quan trọng. Tháng 2-1966 đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô, do A. N. Sêlêpin và Đ. Ph. Uxtinốp dẫn đầu, đã có chuyến viếng thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn đã đến thăm trận địa của tiểu đoàn chúng tôi ở ngoại thành Hà Nội. Trong buổi gặp mặt với toàn tiểu đoàn, Đoàn đã nồng nhiệt khen ngợi công việc của chúng tôi và đánh giá cao lao động của các chuyên gia Liên Xô trong chiến đấu. Ngoài ra, Đoàn còn trao các Huân chương và Huy chương cho chúng tôi theo Sắc lệnh không công khai của Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô ngay trước thềm năm mới.
Điều cần nói là vào thời điểm ấy không quân Mỹ đã thay đổi hẳn chiến thuật của mình và đã phát hiện ra những mặt yếu của chúng tôi: kẻ địch bắt đầu sử dụng những phương pháp gây nhiễu khác nhau, hạ thấp độ cao khi bay và bay ở tầm thấp: đã gia tăng đáng kể số lần đánh phá vào trận địa của các tiểu đoàn. Đã có những tổn thất. Trong lúc máy bay địch đánh phá trận địa của tiểu đoàn tên lửa phòng không, vị chỉ huy khẩu đội bệ phóng đã ở lại bệ phóng để khắc phục một trục trặc vừa xuất hiện. Ông đã bị tử thương.
Từ nửa cuối tháng 2 đến cuối
tháng 4-1966 tiểu đoàn của chúng tôi đã làm nhiệm vụ
bảo vệ Hải Phòng và thường xuyên thay đổi trận địa
dọc theo bờ biển vịnh Bắc Bộ. Đúng vào thời gian đó
bộ chỉ huy quân sự của Việt Nam đã chủ trương dùng
tên lửa phòng không để bắn vào tầu sân bay, thông qua
việc sử dụng các thiết bị nổi. Đến thời điểm đó
đã nghiên cứu được phương pháp bắn tên lửa vào các
mục tiêu trên mặt đất. Nhưng trong hoàn cảnh lúc đó
nếu áp dụng phương pháp ấy để bắn vào các mục tiêu
trên biển sẽ là điều không thực tế. Thật là tốt
khi cuộc "thử nghiệm" ấy đã không diễn ra!
Và đây là một trong những tình huống tác chiến diễn ra vào tháng 3 - tháng 4-1966. Ngoài vịnh lúc ấy có sương mù dầy đặc (xin nói thêm rằng, nó đã cứu chung tôi rất nhiều, vì đảm bảo được sự ngụy trang tự nhiên và đáng tin cậy). Trạm ra đa đã được khởi động, nhưng chúng tôi nghe rất rõ tiếng động cơ máy bay. Tất cả đều nhanh chóng vào các ca bin chức năng, khởi động trạm ra đa và đã trông thấy mấy tốp mục tiêu. Rõ ràng những máy bay ấy đang làm nhiệm vụ. Chúng tôi đã đón bắt mục tiêu và phóng 2 quả tên lửa: Mục tiêu đã bị bắn hạ và rơi xuống vịnh. Đáng tiếc là đã không khẳng định được bằng mắt việc máy bay bị bắn hạ do tầm nhìn không tốt và do không có các trạm quan sát ở gần bờ. Nhưng đối với chúng tôi thì trường hợp này không phải là điều bất ngờ. Sự cố này cũng đã xảy ra trước đó với những tiểu đoàn khác.
Đến cuối tháng 4-1966 nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô sang Việt Nam trong tháng 3 đã đến thay thế cho đa số nhóm chuyên gia chúng tôi. Đã đến lúc phải chia tay với các bạn Việt Nam của chúng tôi.
Chúng tôi được tiễn đưa một cách trọng thể, ấm áp tình hữu nghị: Đến thời điểm ấy, trong thành phần tiểu đoàn thứ nhất ở Việt Nam chỉ còn lưu lại 5 sĩ quan Liên Xô. Bàn ăn trong nhà khách đã được dọn ra. Lần đầu tiên sau suốt một năm công tác biệt phái chúng tôi mới được ăn món penmen (món ăn của Nga, tương tự như các viên mằn thắn). Đại tá Phùng Thế Tài, Tư lệnh Binh chủng phòng không của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đến dự buổi liên hoan chia tay. Chúng tôi được tặng thưởng các huy chương Hữu nghị của Việt Nam, những huy hiệu kỷ niệm, bằng khen của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các vật lưu niệm. Tháng 5 năm ấy chúng tôi về đến Mátxcơva bằng máy bay, quá cảnh Bắc Kinh.
Còn một kỷ niệm nữa. Đó là Tổ quốc - mà đại diện là Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô R. Ia. Mahnốpxki - đã chúc mừng tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô nhân dịp năm mới 1966. Mỗi người chúng tôi đều nhận được thiệp chúc mừng cá nhân và túi quà trong đó có mọi thứ cần thiết để đón mừng năm mới một cách đàng hoàng khi xa người thân trong gia đình. Trong túi quà có hai chai rượu vốtca, chai sâm panh, đồ nhắm và một món ăn quý nhất - một ổ bánh mì đen và cá trích muối. Chúng tôi đã cùng với các bạn chiến đấu Việt Nam vui vẻ đón chào năm mới.
Đến những năm 80 tôi lại có dịp nhớ đến Việt Nam lần nữa. Sự việc là thế này. Anh Lã Đình Chi nguyên là học viên Việt Nam đầu tiên do tôi hướng dẫn, là sĩ quan điều khiển tên lửa của Việt Nam, cũng mang quân hàm Đại tá và đến thời điểm ấy đã trở thành chỉ huy Trung đoàn tên lửa, đã sang Liên Xô theo học khóa đào tạo chỉ huy quân sự tại Học viện sĩ quan, mang tên Nguyên soái Giucốp: thuộc binh chủng phòng không. Tiếc thay, chúng tôi đã không có cơ hội gặp nhau.
Về sau, thông qua một sĩ quan Việt Nam theo học lớp sĩ quan tuỳ tùng của Học viện này hồi năm l981: tôi đã gửi một lá thư cho người bạn chiến đấu của mình và quà lưu niệm. Đáp lại cũng thông qua viên sĩ quan kể trên, tôi đã nhận được thư của Lã Đình Chi và quà lưu niệm. Anh bạn chiến đấu Việt Nam của tôi đã kết thúc thời gian phục vụ quân ngũ với chức vụ sư đoàn phó. Tôi dẫn ra đây lá thư của người bạn chiến đấu ấy và mong mọi người coi đây không phải là những dòng trao đổi thư từ cá nhân, mà như là bằng chứng về lòng quý trọng của những bạn Việt Nam đối với sự lao động chiến đấu của tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đã từng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong những năm chiến tranh.
Trong lá thư này anh bạn của tôi cho biết, trong những năm chiến tranh anh đã có gần 100 lần phóng tên lửa và đã bắn hạ được 32 máy bay Mỹ, trong đó có 12 phi công Mỹ bị bắt làm tù binh.
Và đây là một trong những tình huống tác chiến diễn ra vào tháng 3 - tháng 4-1966. Ngoài vịnh lúc ấy có sương mù dầy đặc (xin nói thêm rằng, nó đã cứu chung tôi rất nhiều, vì đảm bảo được sự ngụy trang tự nhiên và đáng tin cậy). Trạm ra đa đã được khởi động, nhưng chúng tôi nghe rất rõ tiếng động cơ máy bay. Tất cả đều nhanh chóng vào các ca bin chức năng, khởi động trạm ra đa và đã trông thấy mấy tốp mục tiêu. Rõ ràng những máy bay ấy đang làm nhiệm vụ. Chúng tôi đã đón bắt mục tiêu và phóng 2 quả tên lửa: Mục tiêu đã bị bắn hạ và rơi xuống vịnh. Đáng tiếc là đã không khẳng định được bằng mắt việc máy bay bị bắn hạ do tầm nhìn không tốt và do không có các trạm quan sát ở gần bờ. Nhưng đối với chúng tôi thì trường hợp này không phải là điều bất ngờ. Sự cố này cũng đã xảy ra trước đó với những tiểu đoàn khác.
Đến cuối tháng 4-1966 nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô sang Việt Nam trong tháng 3 đã đến thay thế cho đa số nhóm chuyên gia chúng tôi. Đã đến lúc phải chia tay với các bạn Việt Nam của chúng tôi.
Chúng tôi được tiễn đưa một cách trọng thể, ấm áp tình hữu nghị: Đến thời điểm ấy, trong thành phần tiểu đoàn thứ nhất ở Việt Nam chỉ còn lưu lại 5 sĩ quan Liên Xô. Bàn ăn trong nhà khách đã được dọn ra. Lần đầu tiên sau suốt một năm công tác biệt phái chúng tôi mới được ăn món penmen (món ăn của Nga, tương tự như các viên mằn thắn). Đại tá Phùng Thế Tài, Tư lệnh Binh chủng phòng không của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đến dự buổi liên hoan chia tay. Chúng tôi được tặng thưởng các huy chương Hữu nghị của Việt Nam, những huy hiệu kỷ niệm, bằng khen của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các vật lưu niệm. Tháng 5 năm ấy chúng tôi về đến Mátxcơva bằng máy bay, quá cảnh Bắc Kinh.
Còn một kỷ niệm nữa. Đó là Tổ quốc - mà đại diện là Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô R. Ia. Mahnốpxki - đã chúc mừng tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô nhân dịp năm mới 1966. Mỗi người chúng tôi đều nhận được thiệp chúc mừng cá nhân và túi quà trong đó có mọi thứ cần thiết để đón mừng năm mới một cách đàng hoàng khi xa người thân trong gia đình. Trong túi quà có hai chai rượu vốtca, chai sâm panh, đồ nhắm và một món ăn quý nhất - một ổ bánh mì đen và cá trích muối. Chúng tôi đã cùng với các bạn chiến đấu Việt Nam vui vẻ đón chào năm mới.
Đến những năm 80 tôi lại có dịp nhớ đến Việt Nam lần nữa. Sự việc là thế này. Anh Lã Đình Chi nguyên là học viên Việt Nam đầu tiên do tôi hướng dẫn, là sĩ quan điều khiển tên lửa của Việt Nam, cũng mang quân hàm Đại tá và đến thời điểm ấy đã trở thành chỉ huy Trung đoàn tên lửa, đã sang Liên Xô theo học khóa đào tạo chỉ huy quân sự tại Học viện sĩ quan, mang tên Nguyên soái Giucốp: thuộc binh chủng phòng không. Tiếc thay, chúng tôi đã không có cơ hội gặp nhau.
Về sau, thông qua một sĩ quan Việt Nam theo học lớp sĩ quan tuỳ tùng của Học viện này hồi năm l981: tôi đã gửi một lá thư cho người bạn chiến đấu của mình và quà lưu niệm. Đáp lại cũng thông qua viên sĩ quan kể trên, tôi đã nhận được thư của Lã Đình Chi và quà lưu niệm. Anh bạn chiến đấu Việt Nam của tôi đã kết thúc thời gian phục vụ quân ngũ với chức vụ sư đoàn phó. Tôi dẫn ra đây lá thư của người bạn chiến đấu ấy và mong mọi người coi đây không phải là những dòng trao đổi thư từ cá nhân, mà như là bằng chứng về lòng quý trọng của những bạn Việt Nam đối với sự lao động chiến đấu của tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đã từng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong những năm chiến tranh.
Trong lá thư này anh bạn của tôi cho biết, trong những năm chiến tranh anh đã có gần 100 lần phóng tên lửa và đã bắn hạ được 32 máy bay Mỹ, trong đó có 12 phi công Mỹ bị bắt làm tù binh.
Lá thư của một
người bạn
Hà Nội ngày 20-4-
1990
Xin chào người bạn thân quý mến, đồng chí Đại tá Cônxtantinốp!
Tôi đã nhận được thư của đồng chí thông qua đồng chí Xuân (Cyah). Vậy là đã 25 năm trôi qua, và chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ trở thành những ông già. Những ký ức của tôi đang trở lại những ngày xa xôi ấy của thời chiến tranh. Đặc biệt không thể nào quên ngày 25-7-1965, khi chúng ta cùng nhau chia sẻ niềm vui chiến thắng trận đầu.
Đồng chí Cônxtantinốp kính mến! Chúng tôi có câu ngạn ngữ. “Trái đất tròn, vì vậy chúng ta sẽ lại gặp nhau".
Tôi sẽ rất vui nếu được gặp lại đồng chí, người chỉ huy quý mến của tôi.
Trong ký ức của tôi, đồng chí vẫn như 25 năm về trước, vẫn trẻ đẹp và năng nổ. Tôi đặc biệt nhớ cái nhìn thông minh, đôi mắt mầu xanh của đồng chí đã từng làm cho nhiều cô gái của chúng tôi say đắm.
Nhớ lại những năm tháng xa xưa ấy, tôi rất vui mừng thấy rằng con đường binh nghiệp của đồng chí đã tiến triển tốt đẹp. Tôi rất lấy làm tiếc vì chúng ta không gặp được nhau khi tôi học khóa bồi dưỡng tại Học viện quân sự ở Calinin.
Sẽ vui sướng biết bao nếu trong năm nay cuối cùng chúng ta có cơ hội gặp lại nhau! Ngay cả việc gặp gỡ nhau trên thư từ thế này đã thật là hạnh phúc trong đời tôi rồi.
Chủ nghĩa quốc tế và học thuyết của Lênin đã giúp chúng ta và nhân dân hai nước chúng ta trở thành những người bạn của nhau.
Vào cái ngày đáng ghi nhớ của trận đầu ấy đã có nhiều khó khăn. Nhưng vì tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta, các đồng chí đã vượt mọi khó khăn để bắn rơi các máy bay Mỹ.
Thời gian đầu, được các đồng chí giúp đỡ, sau đó tôi đã tự hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc, cũng như các đồng chí, tôi không lùi bước trước những khó khăn. Tôi cùng đồng đội đã thực hiện gần 100 lần phóng tên lửa và đã bắn hạ được 32 máy bay Mỹ, đồng thời có 12 phi công Mỹ bị bắt làm tù binh.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho tôi huy hiệu của Người.
Hiện nay tôi có một gia đình, tổng cộng là 16 người: hai con trai và hai con gái - các con tôi đều đã xây dựng gia đình và tôi đã có 6 cháu nội ngoại. Gia đình của đồng chí thế nào, có bao nhiêu con và bao nhiêu cháu?
Sắp đến Lễ kỷ niệm 25 năm ngày truyền thông Binh chủng phòng không của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là ngày hội chung của chúng ta!
Xin nhờ đồng chí chuyển lời thăm hỏi của tôi tới tất cả các đồng chí đã tham gia trận đánh ngày 24-7-1965! Tôi vô cùng kính trọng và biết ơn họ!
Tôi trân trọng gửi tới đồng chí và toàn gia quyến của đồng chí lời chào anh em và những lời chúc tốt đẹp nhất trong cuộc sống: xin chúc toàn gia đình và người thân của đồng chí dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc!
Xin đồng chí chuyển lời thăm nồng nhiệt của vợ tôi đến phu nhân của đồng chí.
Tôi hy vọng, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ có cơ hội tặng cho đồng chí món quà kỷ niệm của Việt Nam. Mong rằng đó sẽ là món quà của số phận dành cho đồng chí.
Kính thư,
Lã Đình Chi”
Lã Đình Chi”
Sau đây là những cảm nhận rút
ra từ tất cả những gì đã gắn kết tôi với chuyến
công tác đặc biệt đáng ghi nhớ ấy cũng là lời kết
cho hồi ức của tôi:
1. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ chống bọn xâm lược một phần là nhờ sự chiến đấu anh dũng của mình và nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ vô tư của Liên Xô. Và điều rất tốt là nhân dân Việt Nam đã không quên điều đó
2. Tôi tin rằng trong hoàn cảnh chiến đấu mọi người chúng ta tìm thấy trong mình những nguồn nghị lực, trở nên kiên cường, bền bỉ, mưu trí và có tài thao lược, những điều mà trong cuộc sống đời thường và trong hoạt động của quân sự không phải luôn luôn được bộc lộ ra và không phải lúc nào cũng bộc lộ ra một cách đầy đủ.
3. Những hình thức và các phương pháp huấn luyện của chúng tôi đối với từng đơn vị đã giúp cho các chiến sĩ Việt Nam dựa vào những kiến thức đã học được và những kỹ năng thực hành sẵn có để áp dụng thành công trong hoàn cảnh chiến đấu thực tế và hành động với hiệu quả cao.
4. Và dĩ nhiên còn có yếu tố tinh thần. Sự chuẩn bị tinh thần và tâm lý của những con người mà tôi đã cùng họ phục vụ trong quân ngũ và đã từng tham gia trong các trận chiến đấu ở Việt Nam hồi năm 1965 xa xưa, - sự chuẩn bị ấy đã được thực hiện ở trình độ rất cao. Điều này đã cho phép chúng tôi hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra trong những điều kiện tác chiến phức tạp.
5. Và điều cuối cùng. Với tình cảm nồng ấm và biết ơn, tôi luôn luôn nhớ đến các đồng đội và những người đồng chí của tôi mà số phận đã đưa tôi đến với họ trên mảnh đất Việt Nam anh hùng:
- đó là các đồng chí lớn tuổi hơn tôi, đã từng trải qua chiến tranh - Đại tá M. N. Xưgancốp, Trung tá B. I. Môgiaép và Ph. P. Ilinức. Tôi luôn nhớ tới họ vì họ đã gieo cho chúng tôi lòng tin. Bên họ chúng tôi cảm thấy vững vàng và bình thản trong mọi hoàn cảnh;
- tôi luôn nhớ tới các đồng chí và đồng đội khác vì tôi đã luôn luôn có thể trông cậy vào họ trong mọi tình huống;
- tôi luôn nhớ tới các bạn Việt Nam vì lòng yêu nước trong sáng vô bờ bến của họ, vì niềm tin tất thắng đối với quân xâm lược.
Đứng bên cạnh họ, chúng tôi không có quyền lao động và chiến đấu tồi.
1. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ chống bọn xâm lược một phần là nhờ sự chiến đấu anh dũng của mình và nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ vô tư của Liên Xô. Và điều rất tốt là nhân dân Việt Nam đã không quên điều đó
2. Tôi tin rằng trong hoàn cảnh chiến đấu mọi người chúng ta tìm thấy trong mình những nguồn nghị lực, trở nên kiên cường, bền bỉ, mưu trí và có tài thao lược, những điều mà trong cuộc sống đời thường và trong hoạt động của quân sự không phải luôn luôn được bộc lộ ra và không phải lúc nào cũng bộc lộ ra một cách đầy đủ.
3. Những hình thức và các phương pháp huấn luyện của chúng tôi đối với từng đơn vị đã giúp cho các chiến sĩ Việt Nam dựa vào những kiến thức đã học được và những kỹ năng thực hành sẵn có để áp dụng thành công trong hoàn cảnh chiến đấu thực tế và hành động với hiệu quả cao.
4. Và dĩ nhiên còn có yếu tố tinh thần. Sự chuẩn bị tinh thần và tâm lý của những con người mà tôi đã cùng họ phục vụ trong quân ngũ và đã từng tham gia trong các trận chiến đấu ở Việt Nam hồi năm 1965 xa xưa, - sự chuẩn bị ấy đã được thực hiện ở trình độ rất cao. Điều này đã cho phép chúng tôi hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra trong những điều kiện tác chiến phức tạp.
5. Và điều cuối cùng. Với tình cảm nồng ấm và biết ơn, tôi luôn luôn nhớ đến các đồng đội và những người đồng chí của tôi mà số phận đã đưa tôi đến với họ trên mảnh đất Việt Nam anh hùng:
- đó là các đồng chí lớn tuổi hơn tôi, đã từng trải qua chiến tranh - Đại tá M. N. Xưgancốp, Trung tá B. I. Môgiaép và Ph. P. Ilinức. Tôi luôn nhớ tới họ vì họ đã gieo cho chúng tôi lòng tin. Bên họ chúng tôi cảm thấy vững vàng và bình thản trong mọi hoàn cảnh;
- tôi luôn nhớ tới các đồng chí và đồng đội khác vì tôi đã luôn luôn có thể trông cậy vào họ trong mọi tình huống;
- tôi luôn nhớ tới các bạn Việt Nam vì lòng yêu nước trong sáng vô bờ bến của họ, vì niềm tin tất thắng đối với quân xâm lược.
Đứng bên cạnh họ, chúng tôi không có quyền lao động và chiến đấu tồi.
Thành phố Tờ ve,
năm 2002
ĐẠI TÁ
DAICA ANATÔLI BÔRIXÔVÍCH
DAICA ANATÔLI BÔRIXÔVÍCH
Ông sinh ngày 6-7-1928 tại thành phố Vônsanxcơ thuộc Ucraina.
Đã tốt nghiệp Trường pháo binh Cờ đỏ Xumxcơ.
Năm 1958 ông tốt nghiệp Học viện kỹ thuật vô tuyên pháo binh Khác cốp mang tên Gôvôrốp. Ông từng phục vụ trong Binh chủng phòng không thuộc Quân khu Ba cu, sau đó tại Quân khu Mátxcơva, với những chức vụ khác nhau.
Từ tháng 5-1965 đến tháng 5-1966 ông tham gia chiến đấu tại Việt Nam với chức vụ Kỹ sư trưởng của Trung tâm huấn luyện số 2, sau đó là Trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô ở Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông đã mãn hạn phục vụ trong quân đội vào năm 1980 với chức vụ phụ trách căn cứ sửa chữa - phục hồi của Binh chúng phòng không toàn quốc.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ hạng III, Huân chương Vì sự phục vụ Tổ quốc trong các lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều Huy chương, trong đó có Huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
Ông qua đời ngày 2-6-2001 tại thành phố Balasích.
NHỮNG CHIẾN THẮNG
KHÔNG ĐẾN DỄ DÀNG
Ngày 24-7-1965, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Hà Nội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các tiểu đoàn tên lửa phòng không dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Binh chủng phòng không thuộc Quân khu Mátxcơva, Thiếu tá Ph. P. Ilinức và Thiếu tá B. I. Môgiaép, đã bắn rơi 3 máy bay Mỹ.
Việc hai trận đánh đầu tiên ấy đã gây ấn tượng như thế nào thì có thể xét đoán qua sự thật là trong vòng 2-3 tuần lễ đã hoàn toàn chấm dứt các cuộc bắn phá của không quân Mỹ xuống miền Bắc Việt Nam. Đế quốc Mỹ đã hiểu ra rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những phương tiện mới để đối phó với không lực Hoa Kỳ. Chúng bắt đầu tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng từ trên không, bằng cách trước hết sử dụng các máy bay không người lái, đề ra những cách thức mới và chiến thuật mới trong việc tiến hành không kích. .
Xin kể đôi lời về câu chuyện trước đó. Việc đào tạo các chuyên viên quân sự Việt Nam được tiến hành tại hai trung tâm huấn luyện. Trung tâm huấn luyện số 1 được hình thành gồm các sĩ quan và binh sĩ thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Mátxcơva, Trung tâm huấn luyện số 2 - nơi tôi làm việc gồm các sĩ quan và binh sĩ thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Ba cu.
Chúng tôi đến Việt Nam ngày 30-4-1965. Ra đón chúng tòi có Phó tư lệnh Binh chủng phòng không - không quân của Việt Nam là tướng Đỗ Đức Kiên (sau này là giám sát viên thường trực theo dõi việc thành lập các đơn vị tên lửa phòng không); Chỉ huy trưởng Trung đoàn tên lửa phòng không 238 tương lai của Việt Nam - Thiếu tá Hội (XOH), các Viên phó của ông; ngoài ra còn có Đại tá A. M. Đdưda, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô thuộc binh chủng tên lửa phòng không.
Về phía Liên Xô, những sĩ quan chỉ đạo xây dựng trung đoàn tên lửa phòng không gồm có: Đại tá (từ tháng Mười là Thiếu tướng) Nicôlai Vaxiliêvích Bagienốp - Trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại Trung tâm huấn luyện, Thiếu tá Anatôli Bôrixôvích Dai ca - Kỹ sư trưởng thuộc nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô, Đại tá Ivan Ivanôvích Xmirnốp - Phó trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô, phụ trách công tác chính trị.
Về phía Việt Nam, chỉ huy trung đoàn tên 1ửa là Thiếu tá Hội - người dường như đã tham gia tất cả các cuộc chiến tranh giải phóng mà nhân dân Việt Nam tiến hành trong thế kỷ XX. Thiếu tá Hội là người có học vấn cao, kiên định, có đầu óc thực tế, là một người luôn luôn hoàn thiện những kiến thức của mình. Ông biết cách tổ chức các quan hệ công tác bình thường với các chuyên gia Liên Xô. Chúng tôi cũng hướng tới điều đó: cho nên vấn đề này đã được giải quyết khá nhanh chóng. Đây là nguyên nhân đầu tiên và có thể là một trong những nhân tố chủ yếu tạo ra hoạt động có kết quả của một tập thể đa dân tộc.
Về phía Việt Nam, Kỹ sư trưởng là đồng chí Ngọc – một chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Ông đã tốt nghiệp tại một trong số những trường cao đẳng bách khoa kỹ thuật tại Mátxcơva, nói thạo tiếng Nga. Điều này đã giúp ông nắm vững khá nhanh việc làm chủ bộ khí tài tên lửa phòng không. Những sĩ quan khác của trung đoàn này có trình độ hiểu biết khá thành thạo. Nhiều người trong số họ biết tiếng Nga vì trước đấy đã từng học tập ở Liên Xô, một số người đã có kinh nghiệm tác chiến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Bộ chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện một công tác tổ chức rất quy mô. Những đơn vị vừa được thành lập được đặt dưới sự giám sát thường trực của Tư lệnh Binh chủng phòng không - không quân Lê Văn Tri. Người giám sát theo dõi lực lượng tên lửa phòng không là Phó Tư lệnh phòng không - không quân của Việt Nam Đỗ Đức Kiên. Ông là người rất có thiện cảm với các chuyên gia Liên Xô, luôn luôn nắm chắc các nhu cầu của chúng tôi không chỉ những nhu cầu quân sự, mà cả các nhu cầu về sinh hoạt.
Việc đào tạo các chuyên gia Việt Nam được bắt đầu từ giờ làm việc chung đầu tiên. Công việc bốc dỡ khí tài, hành quân, triển khai các bộ khí tài tên lửa... Sự chung vai sát cánh trong công việc đã trở thành nền tảng cho sự hiểu biết lẫn nhau. Các bạn Việt Nam đã hiểu ra rằng chúng tôi cũng là con em của nhân dân lao động giống như họ. Điều đó rất quan trọng trong tình
Chúng tôi cố gắng làm cho những
học viên của chúng tôi và cũng là những bạn chiến đấu
của chúng tôi trong tương lai hiểu rõ rằng: chúng tôi
đến đất nước họ không chỉ đơn giản là những
chuyên gia quân sự - các giảng viên, theo quy chế chính
thức. Chúng tôi còn là những chiến sĩ mà khi cần thiết
sẽ không chỉ đưa ra những đòi hỏi thi hành điều lệnh
chiến đấu và các chỉ dẫn chiến đấu, mà sẽ còn
phải hành động. Ngoài ra, chúng tôi có quy định luôn
luôn nói sự thật dù đó là sự thật khó nghe. Và còn
một điều nữa - chúng tôi luôn luôn thể hiện ý thức
trách nhiệm cá nhân trước công việc được giao phó, ý
thức tự hào thầm lặng, ẩn kín bên trong về đất nước
mình.
Tất cả những yếu tố đó là cơ sở cho quan hệ giữa chúng tôi với các bạn Việt Nam. Phải nói rằng các bạn Việt Nam đã hiểu đúng và đánh giá đúng những hành động của chúng tôi. Tất nhiên, cũng còn nhờ kinh nghiệm của vị Chỉ huy Trung tâm huấn luyện là tướng N. V. Bagienốp - người đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại - và của vị Phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị là Đại tá I. I Xmirnốp.
Ngày 20-6, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa I. X. Sécbacốp đến thăm Trung tâm của chúng tôi. Phát biểu trước toàn thể đơn vị chúng tôi, Đại sứ nói; "Hoạt động chiến đấu của các đồng chí tại các trận địa, số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi, quan hệ công việc cụ thể với các chiến sĩ Việt Nam sẽ là hòn đá tảng cho việc cải thiện các quan hệ chính trị, ngoại giao và quan hệ hữu nghị với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Chúng tôi đã ghi nhớ điều này, nhất là vào thời điểm ấy quan hệ với Việt Nam trong tình hình không đơn giản. Cần phải làm việc khéo léo, bằng những cử chỉ tế nhị và cởi mở để tạo bước ngoặt trong tình hình lúc bấy giờ.
Ba tháng trôi đi nhanh như một tuần lễ. Các đồng chí Việt Nam đã học được nhiều điều. Đã thiết lập được những quan hệ tốt đẹp. Trong những phút nghỉ ngơi chúng tôi đã thi đấu bóng chuyền, chơi bóng bàn... Nhưng tình hình trên không thay đổi không phải theo chiều hướng tốt. Mệnh lệnh thành lập các tiểu đoàn hoả lực và chiếm lĩnh các trận địa đã được ban hành.
Trên thực tế, vào thời điểm ấy, cả các tiểu đoàn, cả các trung đoàn, nếu chỉ có lực lượng chuyên gia Việt Nam thì chưa đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đã thông qua quyết định: thành lập các khẩu đội chiến đấu có quân số rút gọn gồm các chuyên gia quân sự Liên Xô với khoảng 35-40 người trong biên chế mỗi tiểu đoàn tên lửa.
Số chuyên gia còn thiếu đã được Liên Xô gửi gấp sang. Trong một thời gian hết sức ngắn các khí tài đã được chuyển đến. Chỉ mất chưa đầy một tháng để thành lập và trang bị cho trung đoàn. Chúng tôi đã chuẩn bị chiến đấu cho các tổ hợp tên lửa phòng không, các quả tên lửa, tổ chức hoạt động của các khẩu đội chiến đấu.
Các chuyên gia quân sự Liên Xô hiểu rõ rằng phía trước là những trận chiến đấu thực sự chống một kẻ thù rất mạnh, do vậy họ đã làm việc hết mình. Các bạn Việt Nam cũng làm việc tích cực như thế.
Ngày 20-9-1965 Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh trận đầu. Trong ngày hôm ấy Tiểu đoàn 83, dưới sự chỉ huy của Thiếu tá G. X. Rưgiức (sĩ quan điều khiển tên lửa là Trung úy A. N. Ôpáccô), đã đánh 3 trận và đã bắn rơi 3 máy bay.
Ngày 1-10 tiểu đoàn của Trung tá Bôrixốp đã đánh 2 trận và bắn rơi 2 máy bay.
Ngày 5-10 tiểu đoàn của Thiếu tá A. G. Têrêsencô đã tiêu diệt 4 máy bay.
Ngày 17- 10 Tiểu đoàn 82 của Trung tá I. A. Liakisép đã tiêu diệt 2 máy bay địch.
Trận chiến đấu ấy đầy kịch tính và nặng nề. Lúc đầu tiểu đoàn này bị máy bay Mỹ bắn phá làm cho các bộ khí tài tên lửa bị hư hỏng nghiêm trọng. Tưởng chừng như tiểu đoàn đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trong thời gian dài. Tốp máy bay thứ hai của địch đã chuẩn bị thực hiện cú đánh thứ hai để kết liễu. Nhưng anh em trong đơn vị đã không sờn lòng - họ đã khôi phục tư thế sẵn sàng chiến đấu của bộ khí tài và đã dùng hỏa lực đánh trả đợt tấn công thứ hai của máy bay địch. Họ đã tiêu diệt 2 máy bay cường kích của hải quân Mỹ. Hoan hô! Chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng lần đầu, nhưng chiến thắng ấy quý giá hơn cả trăm lần so với chiến thắng dễ dàng. Trong trận chiến đấu ấy chúng tôi đã chịu những tổn thất đầu tiên - anh chiến sĩ V. E. Xmirnốp đã bị tử thương.
Tất cả những yếu tố đó là cơ sở cho quan hệ giữa chúng tôi với các bạn Việt Nam. Phải nói rằng các bạn Việt Nam đã hiểu đúng và đánh giá đúng những hành động của chúng tôi. Tất nhiên, cũng còn nhờ kinh nghiệm của vị Chỉ huy Trung tâm huấn luyện là tướng N. V. Bagienốp - người đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại - và của vị Phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị là Đại tá I. I Xmirnốp.
Ngày 20-6, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa I. X. Sécbacốp đến thăm Trung tâm của chúng tôi. Phát biểu trước toàn thể đơn vị chúng tôi, Đại sứ nói; "Hoạt động chiến đấu của các đồng chí tại các trận địa, số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi, quan hệ công việc cụ thể với các chiến sĩ Việt Nam sẽ là hòn đá tảng cho việc cải thiện các quan hệ chính trị, ngoại giao và quan hệ hữu nghị với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Chúng tôi đã ghi nhớ điều này, nhất là vào thời điểm ấy quan hệ với Việt Nam trong tình hình không đơn giản. Cần phải làm việc khéo léo, bằng những cử chỉ tế nhị và cởi mở để tạo bước ngoặt trong tình hình lúc bấy giờ.
Ba tháng trôi đi nhanh như một tuần lễ. Các đồng chí Việt Nam đã học được nhiều điều. Đã thiết lập được những quan hệ tốt đẹp. Trong những phút nghỉ ngơi chúng tôi đã thi đấu bóng chuyền, chơi bóng bàn... Nhưng tình hình trên không thay đổi không phải theo chiều hướng tốt. Mệnh lệnh thành lập các tiểu đoàn hoả lực và chiếm lĩnh các trận địa đã được ban hành.
Trên thực tế, vào thời điểm ấy, cả các tiểu đoàn, cả các trung đoàn, nếu chỉ có lực lượng chuyên gia Việt Nam thì chưa đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đã thông qua quyết định: thành lập các khẩu đội chiến đấu có quân số rút gọn gồm các chuyên gia quân sự Liên Xô với khoảng 35-40 người trong biên chế mỗi tiểu đoàn tên lửa.
Số chuyên gia còn thiếu đã được Liên Xô gửi gấp sang. Trong một thời gian hết sức ngắn các khí tài đã được chuyển đến. Chỉ mất chưa đầy một tháng để thành lập và trang bị cho trung đoàn. Chúng tôi đã chuẩn bị chiến đấu cho các tổ hợp tên lửa phòng không, các quả tên lửa, tổ chức hoạt động của các khẩu đội chiến đấu.
Các chuyên gia quân sự Liên Xô hiểu rõ rằng phía trước là những trận chiến đấu thực sự chống một kẻ thù rất mạnh, do vậy họ đã làm việc hết mình. Các bạn Việt Nam cũng làm việc tích cực như thế.
Ngày 20-9-1965 Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh trận đầu. Trong ngày hôm ấy Tiểu đoàn 83, dưới sự chỉ huy của Thiếu tá G. X. Rưgiức (sĩ quan điều khiển tên lửa là Trung úy A. N. Ôpáccô), đã đánh 3 trận và đã bắn rơi 3 máy bay.
Ngày 1-10 tiểu đoàn của Trung tá Bôrixốp đã đánh 2 trận và bắn rơi 2 máy bay.
Ngày 5-10 tiểu đoàn của Thiếu tá A. G. Têrêsencô đã tiêu diệt 4 máy bay.
Ngày 17- 10 Tiểu đoàn 82 của Trung tá I. A. Liakisép đã tiêu diệt 2 máy bay địch.
Trận chiến đấu ấy đầy kịch tính và nặng nề. Lúc đầu tiểu đoàn này bị máy bay Mỹ bắn phá làm cho các bộ khí tài tên lửa bị hư hỏng nghiêm trọng. Tưởng chừng như tiểu đoàn đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trong thời gian dài. Tốp máy bay thứ hai của địch đã chuẩn bị thực hiện cú đánh thứ hai để kết liễu. Nhưng anh em trong đơn vị đã không sờn lòng - họ đã khôi phục tư thế sẵn sàng chiến đấu của bộ khí tài và đã dùng hỏa lực đánh trả đợt tấn công thứ hai của máy bay địch. Họ đã tiêu diệt 2 máy bay cường kích của hải quân Mỹ. Hoan hô! Chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng lần đầu, nhưng chiến thắng ấy quý giá hơn cả trăm lần so với chiến thắng dễ dàng. Trong trận chiến đấu ấy chúng tôi đã chịu những tổn thất đầu tiên - anh chiến sĩ V. E. Xmirnốp đã bị tử thương.
Tổng thành tích của trung đoàn
trong những trận đầu là 11 chiếc máy bay đã bị bắn
hạ. Đối với các học viên thì đấy là kết quả đầy
ấn tượng, và thú thực các ông thầy cũng tỏ ra hài
lòng. Tóm lại, tất cả các tiểu đoàn hỏa lực đã
giành thắng lợi khi trải qua tất cả những thử thách
đầu tiên trong chiến đấu - khí tài không phụ lòng tin,
bản thân chúng tôi đã không sờn lòng. Trong những trận
chiến đấu ấy những học viên của chúng tôi - các bạn
Việt Nam đã xứng đáng với những lời khen cao nhất về
tinh thần hy sinh quên mình, tinh thần dũng cảm và tinh
thần cần cù rất cao trong quá trình nắm vững khí tài
tên lửa phòng không.
Về sau chiến thuật phục kích đã được áp dụng khá rộng rãi. Những đơn vị thực hiện các trận phục kích gồm cả những tốp hỗn hợp, cũng như các bộ khí tài tên lửa phòng không đơn lẻ. Trận địa phục kích được xây dựng ở cạnh những mục tiêu bị máy bay Mỹ bắn phá thường xuyên nhất, hoặc trên lộ trình của các máy bay Mỹ. Đôi khi còn lập ra những cái bẫy phục kích.
Ý nghĩa của những trận phục kích ấy là như thế này: tạo ra một cụm pháo cao xạ khá mạnh và trong điều kiện ngụy trang rất kín. Bộ khí tài tên lửa phòng không được ghép vào cụm pháo cao xạ ấy và khi mục tiêu xuất hiện thì khai hoả. Sau khi trận đánh kết thúc, bộ khí tài tên lửa liền lập tức rời khỏi trận địa. Trận địa này được ngụy trang thành một trận địa tên lửa đang hoạt động. Cụm pháo cao xạ nín thở chờ đợi và thường thì không phải chờ đợi uổng công.
Mục đích chính của không quân Mỹ khi phát hiện ra tên lửa phòng không là tiêu diệt nó ngay. Để thực hiện mục đích này không quân Mỹ đã sử dụng mọi phương cách có thể. Nhưng các chiến sĩ phòng không cũng sẵn sàng đối phó. Sự trừng phạt thật khốc liệt - những máy bay bay tầm thấp khi tấn công đã phải hứng chịu hỏa lực pháo bắn vào tới tấp. Bằng cách ấy ta đã bắn hạ được hai, ba máy bay, có khi còn bắn hạ được nhiều hơn thế. Các chiến sĩ cao xạ rất hãnh diện với những trận đánh như vậy mỗi khi giành thắng lợi. Những trận đánh như vậy chẳng những gây tổn thất vật chất đáng kể cho không quân Mỹ, mà còn giáng đòn mạnh về phương diện tinh thần - tâm lý. Các phi công ghi nhớ rất lâu những cú đánh như thế.
Chiến thuật phục kích đã đem lại những kết quả tích cực. Nó làm rối mù các số liệu trinh sát của cơ quan trinh sát đường không của địch, tạo cơ hội giáng những đòn hữu hiệu bất ngờ vào các tốp máy bay, khiến những máy bay ấy luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng, buộc kẻ địch phải hao tổn một khối lượng to lớn về sức lực, tiền của vào khâu trinh sát và đảm bảo hoàn thành trận đánh của không quân. Nghĩa là trên thực tế, chiến thuật ấy làm tăng khả năng đối phó và hiệu quả của Binh chủng phòng không - không quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các trận đánh vẫn tiếp diễn. Sau những trận thắng đầu tiên giành được tương đối dễ dàng, bắt đầu diễn ra những trận đánh không thành công. Kẻ địch buộc phải thay đổi chiến thuật. Không quân Mỹ áp dụng chiến thuật đánh thọc sâu vào các tiểu đoàn, sử dụng có hiệu quả những cuộc tấn công ở tầm thấp. Các máy bay đã được trang bị những thiết bị cảnh báo khi lọt vào vùng phủ sóng của bộ khí tài tên lửa phòng không và cảnh báo về các tên lửa xuất phát. Chúng áp dụng những hình thức gây nhiễu tích cực, học các cách cơ động tránh tên lửa. Địch bắt đầu sử dụng các loại tên lửa tự tìm mục tiêu có tên gọi là "Sraicơ". Bắt đầu diễn ra cuộc đấu trí - từ trắc thủ vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay, sĩ quan điều khiển đường bay của tên lửa, viên chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh phóng tên lửa, cho đến các phòng thiết kế trung ương nghiên cứu và tạo ra các khí tài.
Trong những điều kiện như vậy, các nhân tố quyết định sẽ là:
1. Kinh nghiệm và tài nghệ của sĩ quan phóng tên lửa, sự kiên định và lòng dũng cảm của sĩ quan ấy.
2. Tài nghệ của sĩ quan điều khiển tên lửa, sự kiên định và thao tác ăn nhịp của toàn thể khẩu đội các trắc thủ bám sát mục tiêu bằng tay.
3. Tài nghệ và động tác nhịp nhàng của khẩu đội kỹ thuật tên lửa và khẩu đội bệ phóng.
Đó là những yếu tố cơ bản của nghệ thuật và kinh nghiệm chiến đấu. Tôi muốn dẫn ra đây một vài ví dụ để cho thấy những đặc điểm tác chiến của các bộ khí tài tên lửa phòng không và tài nghệ của một số trắc thủ tên lửa.
Về sau chiến thuật phục kích đã được áp dụng khá rộng rãi. Những đơn vị thực hiện các trận phục kích gồm cả những tốp hỗn hợp, cũng như các bộ khí tài tên lửa phòng không đơn lẻ. Trận địa phục kích được xây dựng ở cạnh những mục tiêu bị máy bay Mỹ bắn phá thường xuyên nhất, hoặc trên lộ trình của các máy bay Mỹ. Đôi khi còn lập ra những cái bẫy phục kích.
Ý nghĩa của những trận phục kích ấy là như thế này: tạo ra một cụm pháo cao xạ khá mạnh và trong điều kiện ngụy trang rất kín. Bộ khí tài tên lửa phòng không được ghép vào cụm pháo cao xạ ấy và khi mục tiêu xuất hiện thì khai hoả. Sau khi trận đánh kết thúc, bộ khí tài tên lửa liền lập tức rời khỏi trận địa. Trận địa này được ngụy trang thành một trận địa tên lửa đang hoạt động. Cụm pháo cao xạ nín thở chờ đợi và thường thì không phải chờ đợi uổng công.
Mục đích chính của không quân Mỹ khi phát hiện ra tên lửa phòng không là tiêu diệt nó ngay. Để thực hiện mục đích này không quân Mỹ đã sử dụng mọi phương cách có thể. Nhưng các chiến sĩ phòng không cũng sẵn sàng đối phó. Sự trừng phạt thật khốc liệt - những máy bay bay tầm thấp khi tấn công đã phải hứng chịu hỏa lực pháo bắn vào tới tấp. Bằng cách ấy ta đã bắn hạ được hai, ba máy bay, có khi còn bắn hạ được nhiều hơn thế. Các chiến sĩ cao xạ rất hãnh diện với những trận đánh như vậy mỗi khi giành thắng lợi. Những trận đánh như vậy chẳng những gây tổn thất vật chất đáng kể cho không quân Mỹ, mà còn giáng đòn mạnh về phương diện tinh thần - tâm lý. Các phi công ghi nhớ rất lâu những cú đánh như thế.
Chiến thuật phục kích đã đem lại những kết quả tích cực. Nó làm rối mù các số liệu trinh sát của cơ quan trinh sát đường không của địch, tạo cơ hội giáng những đòn hữu hiệu bất ngờ vào các tốp máy bay, khiến những máy bay ấy luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng, buộc kẻ địch phải hao tổn một khối lượng to lớn về sức lực, tiền của vào khâu trinh sát và đảm bảo hoàn thành trận đánh của không quân. Nghĩa là trên thực tế, chiến thuật ấy làm tăng khả năng đối phó và hiệu quả của Binh chủng phòng không - không quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các trận đánh vẫn tiếp diễn. Sau những trận thắng đầu tiên giành được tương đối dễ dàng, bắt đầu diễn ra những trận đánh không thành công. Kẻ địch buộc phải thay đổi chiến thuật. Không quân Mỹ áp dụng chiến thuật đánh thọc sâu vào các tiểu đoàn, sử dụng có hiệu quả những cuộc tấn công ở tầm thấp. Các máy bay đã được trang bị những thiết bị cảnh báo khi lọt vào vùng phủ sóng của bộ khí tài tên lửa phòng không và cảnh báo về các tên lửa xuất phát. Chúng áp dụng những hình thức gây nhiễu tích cực, học các cách cơ động tránh tên lửa. Địch bắt đầu sử dụng các loại tên lửa tự tìm mục tiêu có tên gọi là "Sraicơ". Bắt đầu diễn ra cuộc đấu trí - từ trắc thủ vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay, sĩ quan điều khiển đường bay của tên lửa, viên chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh phóng tên lửa, cho đến các phòng thiết kế trung ương nghiên cứu và tạo ra các khí tài.
Trong những điều kiện như vậy, các nhân tố quyết định sẽ là:
1. Kinh nghiệm và tài nghệ của sĩ quan phóng tên lửa, sự kiên định và lòng dũng cảm của sĩ quan ấy.
2. Tài nghệ của sĩ quan điều khiển tên lửa, sự kiên định và thao tác ăn nhịp của toàn thể khẩu đội các trắc thủ bám sát mục tiêu bằng tay.
3. Tài nghệ và động tác nhịp nhàng của khẩu đội kỹ thuật tên lửa và khẩu đội bệ phóng.
Đó là những yếu tố cơ bản của nghệ thuật và kinh nghiệm chiến đấu. Tôi muốn dẫn ra đây một vài ví dụ để cho thấy những đặc điểm tác chiến của các bộ khí tài tên lửa phòng không và tài nghệ của một số trắc thủ tên lửa.
Để bảo vệ cây cầu đường
sắt bắc qua sông Hồng tại khu vực thành phố Hải
Dương, người ta đã thiết lập nên một cụm pháo cao xạ
khá mạnh, trong đó gồm có cả tiểu đoàn tên lửa phòng
không của chúng tôi. Hoạt động tác chiến ở tiểu đoàn
này không được suôn sẻ. Tình hình này gây lo lắng cho
bộ chỉ huy Việt Nam, cũng làm cho chúng tôi lo ngại. Khi
kiểm tra đã phát hiện thấy cần phải thay trắc thủ
làm nhiệm vụ phóng tên lửa: tuy được đào tạo tốt
và nắm được kiến thức, nhưng trong hoàn cảnh chiến
đấu viên sĩ quan này tỏ ra yếu thần kinh, làm ảnh
hưởng đến toàn khẩu đội và làm cho các thao tác không
vững vàng.
Trên thực tế đã không có sự lựa chọn - mọi người lúc đó đang trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm. Vậy là chúng tôi đã chọn Đại úy Iuri Pêtơrôvích Bôgđanốp. Chính sĩ quan này trong thao tác chiến đấu mới có thể tập trung hoàn toàn sự chú ý và bắt toàn thể khẩu đội chiến đấu phải làm việc tập trung, với tất cả sức lực.
Trong 3 ngày tiểu đoàn này đã bắn rơi 5 máy bay. Đó là ví dụ cho thấy ý nghĩa, vai trò của trắc thủ phụ trách khâu khai hoả tốt. Đối với tiểu đoàn này thì đó là tất cả? Về sau, con số các trận đánh thắng của tiểu đoàn này đã tăng lên. Tiểu đoàn đã đi vào quỹ đạo bình thường của công việc chiến đấu. Vì những trận đánh thắng đó, Đại úy Bôgđanốp đã được đề nghị phần thưởng cao, nhưng đồng chí ấy chỉ được tặng thưởng lần thứ hai Huân chương Sao Đỏ. Sau này, khi trở về Liên Xô, Iu. P. Bôgđanốp đã trở thành chỉ huy cấp lữ đoàn, quân đoàn, đã tốt nghiệp Học viện quân sự của Bộ Tổng tham mưu, đã làm việc tại Bộ Tổng tham mưu.
Tôi xin dẫn ra đây một ví dụ nữa: các tiểu đoàn chúng tôi bị đánh phá nghiêm trọng do các máy bay bay ở tầm thấp. Miền Bắc Việt Nam là khu vực có khá nhiều núi, cộng với những lưu vực đồng bằng của các con sông. Do vậy có rất nhiều cơ hội để máy bay bí mật tiến đến các mục tiêu trận địa của chúng tôi.
Thiếu tá A. G. Têrêsencô đã bố trí một chiến sĩ, có trang bị điện thoại, chốt trên một ngọn núi ở hướng nam là hướng nguy hiểm nhất. Chiến sĩ ấy chỉ có một nhiệm vụ: không được bỏ qua các máy bay tập kích từ hướng đó! Nếu phát hiện thấy máy bay địch thì phải gọi điện báo cáo ngay? Phải "gắn ống nghe vào tai". Việc "gắn ống nghe vào tai" cũng liên quan đến một chiến sĩ khác ngồi trong ca bin U ngay cạnh sĩ quan chỉ huy.
Vào thời điểm tiểu đoàn chuẩn bị khai hỏa vào mục tiêu bay đến từ hướng bắc thì lại có báo cáo của trắc thủ quan sát: "Mục tiêu đã ở bên cạnh, nó tiến đến từ hướng nam!" Lập tức các cần ăngten đổi hướng quay, diễn ra các thao tác tìm mục tiêu, bắt mục tiêu, phóng tên lửa. Thế là mục tiêu đã bị tiêu diệt. Các ăngten lại lập tức chuyển về hướng khác. Vẫn đủ thời gian để bắn vào mục tiêu tiến đến từ hướng bắc. Dĩ nhiên, trường hợp này nghe ra có vẻ hài hước, nhưng là trường hợp bổ ích, tuy đó là trường hợp cá biệt. Tôi dẫn ra ví dụ này, bởi vì trong chiến đấu tất cả mọi phương pháp đều tốt miễn là đem lại chiến thắng.
Mỗi trận đánh qua đi chúng tôi lại tích luỹ thêm kinh nghiệm, các học viên có thêm kiến thức. Các bạn Việt Nam thật sự khao khát được tác chiến độc lập. Trận đánh mà tôi xem như cuộc sát hạch về khả năng tác chiến độc lập của các bạn Việt Nam là trận đánh do họ thực hiện tại vùng núi Bắc Việt Nam. Kết quả trận đánh này là một máy bay do thám đã bị bắn rơi. Nó bay tới từ Thái Lan và tiến hành việc chỉ điểm cho các trận oanh kích của máy bay Mỹ, tung ra những biện pháp tích cực để gây nhiễu mạnh và tiến hành một cuộc trinh sát thật sự bằng ra đa. Nó làm cho tất cả chúng tôi rất bực mình. Bộ chỉ huy Phòng không - không quân của Việt Nam đã trao cho Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 nhiệm vụ bắn hạ chiếc máy bay này.
Lúc đầu nhiệm vụ này có vẻ là một sự phiêu lưu hoàn toàn. Nhưng lòng quyết tâm, lòng kiên trì, sự tính toán tỉnh táo và niềm tin vào sức mạnh của mình đã thắng. Chúng tôi đã tìm được một bãi phẳng không rộng trong vùng núi. Tại đó, thật ra chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn mới triển khai được bộ khí tài tên lửa phòng không: các ca bin chức năng của khẩu đội kỹ thuật vô tuyến được bố trí sát ngay dưới tán lá cây um tùm, còn các bệ phóng thì được bố trí dưới các cây với những khoảng cách tối thiểu. Không biết bằng cách nào mà chúng tôi đã kéo được khí tài vào vùng núi băng qua những địa hình không có đường sá gì cả, đó là điều không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi ngụy trang, ẩn kín tại địa điểm phục kích và chờ đợi. Chúng tôi phải chờ đợi lâu nhưng đã chớp được thời cơ và hạ được chiếc máy bay ấy. Đó là chiến thắng lẫy lừng! Cả một ngày trời máy bay Mỹ rà soát kỹ lưỡng khu rừng núi ấy để tìm kiếm tiểu đoàn chúng tôi, nhưng vô hiệu.
Trên thực tế đã không có sự lựa chọn - mọi người lúc đó đang trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm. Vậy là chúng tôi đã chọn Đại úy Iuri Pêtơrôvích Bôgđanốp. Chính sĩ quan này trong thao tác chiến đấu mới có thể tập trung hoàn toàn sự chú ý và bắt toàn thể khẩu đội chiến đấu phải làm việc tập trung, với tất cả sức lực.
Trong 3 ngày tiểu đoàn này đã bắn rơi 5 máy bay. Đó là ví dụ cho thấy ý nghĩa, vai trò của trắc thủ phụ trách khâu khai hoả tốt. Đối với tiểu đoàn này thì đó là tất cả? Về sau, con số các trận đánh thắng của tiểu đoàn này đã tăng lên. Tiểu đoàn đã đi vào quỹ đạo bình thường của công việc chiến đấu. Vì những trận đánh thắng đó, Đại úy Bôgđanốp đã được đề nghị phần thưởng cao, nhưng đồng chí ấy chỉ được tặng thưởng lần thứ hai Huân chương Sao Đỏ. Sau này, khi trở về Liên Xô, Iu. P. Bôgđanốp đã trở thành chỉ huy cấp lữ đoàn, quân đoàn, đã tốt nghiệp Học viện quân sự của Bộ Tổng tham mưu, đã làm việc tại Bộ Tổng tham mưu.
Tôi xin dẫn ra đây một ví dụ nữa: các tiểu đoàn chúng tôi bị đánh phá nghiêm trọng do các máy bay bay ở tầm thấp. Miền Bắc Việt Nam là khu vực có khá nhiều núi, cộng với những lưu vực đồng bằng của các con sông. Do vậy có rất nhiều cơ hội để máy bay bí mật tiến đến các mục tiêu trận địa của chúng tôi.
Thiếu tá A. G. Têrêsencô đã bố trí một chiến sĩ, có trang bị điện thoại, chốt trên một ngọn núi ở hướng nam là hướng nguy hiểm nhất. Chiến sĩ ấy chỉ có một nhiệm vụ: không được bỏ qua các máy bay tập kích từ hướng đó! Nếu phát hiện thấy máy bay địch thì phải gọi điện báo cáo ngay? Phải "gắn ống nghe vào tai". Việc "gắn ống nghe vào tai" cũng liên quan đến một chiến sĩ khác ngồi trong ca bin U ngay cạnh sĩ quan chỉ huy.
Vào thời điểm tiểu đoàn chuẩn bị khai hỏa vào mục tiêu bay đến từ hướng bắc thì lại có báo cáo của trắc thủ quan sát: "Mục tiêu đã ở bên cạnh, nó tiến đến từ hướng nam!" Lập tức các cần ăngten đổi hướng quay, diễn ra các thao tác tìm mục tiêu, bắt mục tiêu, phóng tên lửa. Thế là mục tiêu đã bị tiêu diệt. Các ăngten lại lập tức chuyển về hướng khác. Vẫn đủ thời gian để bắn vào mục tiêu tiến đến từ hướng bắc. Dĩ nhiên, trường hợp này nghe ra có vẻ hài hước, nhưng là trường hợp bổ ích, tuy đó là trường hợp cá biệt. Tôi dẫn ra ví dụ này, bởi vì trong chiến đấu tất cả mọi phương pháp đều tốt miễn là đem lại chiến thắng.
Mỗi trận đánh qua đi chúng tôi lại tích luỹ thêm kinh nghiệm, các học viên có thêm kiến thức. Các bạn Việt Nam thật sự khao khát được tác chiến độc lập. Trận đánh mà tôi xem như cuộc sát hạch về khả năng tác chiến độc lập của các bạn Việt Nam là trận đánh do họ thực hiện tại vùng núi Bắc Việt Nam. Kết quả trận đánh này là một máy bay do thám đã bị bắn rơi. Nó bay tới từ Thái Lan và tiến hành việc chỉ điểm cho các trận oanh kích của máy bay Mỹ, tung ra những biện pháp tích cực để gây nhiễu mạnh và tiến hành một cuộc trinh sát thật sự bằng ra đa. Nó làm cho tất cả chúng tôi rất bực mình. Bộ chỉ huy Phòng không - không quân của Việt Nam đã trao cho Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 nhiệm vụ bắn hạ chiếc máy bay này.
Lúc đầu nhiệm vụ này có vẻ là một sự phiêu lưu hoàn toàn. Nhưng lòng quyết tâm, lòng kiên trì, sự tính toán tỉnh táo và niềm tin vào sức mạnh của mình đã thắng. Chúng tôi đã tìm được một bãi phẳng không rộng trong vùng núi. Tại đó, thật ra chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn mới triển khai được bộ khí tài tên lửa phòng không: các ca bin chức năng của khẩu đội kỹ thuật vô tuyến được bố trí sát ngay dưới tán lá cây um tùm, còn các bệ phóng thì được bố trí dưới các cây với những khoảng cách tối thiểu. Không biết bằng cách nào mà chúng tôi đã kéo được khí tài vào vùng núi băng qua những địa hình không có đường sá gì cả, đó là điều không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi ngụy trang, ẩn kín tại địa điểm phục kích và chờ đợi. Chúng tôi phải chờ đợi lâu nhưng đã chớp được thời cơ và hạ được chiếc máy bay ấy. Đó là chiến thắng lẫy lừng! Cả một ngày trời máy bay Mỹ rà soát kỹ lưỡng khu rừng núi ấy để tìm kiếm tiểu đoàn chúng tôi, nhưng vô hiệu.
Cuối tháng 10-1965 Bộ chỉ huy Phòng không - không quân
của Quân đội nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Đoàn
chuyên gia quân sự Liên Xô đã quyết định rút một bộ
phận chuyên gia Liên Xô ra khỏi Trung đoàn tên lửa phòng
không số 238, và chỉ để lại - trong các khẩu đội kỹ
thuật vô tuyến của các tiểu đoàn - một khẩu đội
chiến đấu hạn chế, gồm: sĩ quan phóng tên lửa, trưởng
nhóm chuyên gia Liên Xô bên cạnh viên chỉ huy tiểu đoàn
tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam, các kỹ thuật
viên của tất cả các hệ thống và 2 - 3 trắc thủ vận
hành máy theo dõi mục tiêu bằng tay để giúp phía Việt
Nam trong tác chiến và hoàn tất khâu huấn luyện. Tổng
số các chuyên gia quân sự Liên Xô trong một tiểu đoàn
được quy định trong giới hạn 11 - 13 người, cộng với
các chuyên gia của tiểu đoàn kỹ thuật và trung đoàn.
Trong mỗi trung đoàn tống số chuyên gia Liên Xô phải
giới hạn ở con số 50 - 60 người.
Tôi được bổ nhiệm làm Trưởng nhóm chuyên gia này. Tất cả những ai không thuộc vào nhóm này đều chuyển về Khách sạn Kim Liên và nóng lòng chờ chuyến bay đặc biệt để trở về nước. Công việc ở trung đoàn thì vẫn tiếp tục với nhịp độ và với những nhiệm vụ như trước. Trước mắt chúng tôi là sự trưởng thành của các chuyên gia tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đà trình độ của họ tăng lên thì có sự giảm bớt số lượng chuyên gia Liên Xô trong các tiểu đoàn thuộc trung đoàn này. Thoạt đầu là các chiến sĩ Việt Nam ngồi sau những cần điều khiển để trực tiếp vận hành máy bám sát mục tiêu, sau đó đến lượt các sĩ quan điều khiển tên lửa người Việt Nam.
Đó là giai đoạn chót của đợt công tác của chúng tôi tại trung đoàn. Giai đoạn này kết thúc vào tháng 4-1966. Những sĩ quan Liên Xô phụ trách điều khiển tên lửa và các sĩ quan phóng tên lửa là những người cuối cùng rời các trận địa của các tiểu đoàn. Tại trung đoàn này chỉ còn lại tốp chuyên gia quân sự Liên Xô với khoảng 10 người để giúp sửa chữa, khai thác các bộ khí tài tên lửa và để giúp giải quyết nhiều vấn đề khác mà nhiều khi không lường trước được trong hoàn cảnh tác chiến.
Về sau, trên thực tế Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Việt Nam đã độc lập tác chiến và, như tôi được biết, trong suốt cuộc chiến tranh trung đoàn này đã bắn rơi khoảng 360 máy bay Mỹ, trong đó lần đầu tiên đã bắn rơi máy bay ném bom chiến lược B-52. Nhưng trung đoàn ấy không đơn độc. Các con số tổng kết về cuộc chiến tranh đã qua đi từ lâu cho thấy Binh chủng tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn rơi 1293 máy bay chiến đấu của không quân Mỹ, trong đó có 54 máy bay B-52. Việt Nam có lý do để tự hào, cả chúng tôi những chiến sĩ Liên Xô, cũng có lý do để tự hào.
Tôi không thể không nói đến đóng góp cá nhân của một số chuyên gia chúng tôi vào thắng lợi chung - đó là các viên chỉ huy các tiểu đoàn, các sĩ quan phóng tên lửa.
Khi phân tích hoạt động chiến đấu của các sĩ quan phóng tên lửa thuộc các tiểu đoàn hỏa lực của trung đoàn tên lửa, ta có thể lấy làm hài lòng nêu lên rằng tất cả các đồng chí ấy và các khẩu đội chiến đấu của họ đã hành động một cách hoàn toàn kết quả:
- Thiếu tá A. G. Têrêsencô đã tham gia 11 trận, và đã bắn hạ 10 máy bay;
- Thiếu tá G. X. Rưgiức - tham gia 9 trận, bắn hạ 8 máy bay;
- Trung úy kỹ sư Iu. P. Bôgđanốp đã tham gia 10 trận, hạ 8 máy bay;
- Trung tá Bôrixốp tham gia 7 trận, hạ 5 máy bay;
- Trung tá I. A. Liakisép - tham gia 8 trận, hạ 5 máy bay;
- Thượng úy V. X. Tikhômirốp - tham gia 6 trận, hạ 5 máy bay.
- Trung úy kỹ sư A. A. Pimênốp - tham gia 2 trận, hạ 2 máy bay địch.
Tôi được bổ nhiệm làm Trưởng nhóm chuyên gia này. Tất cả những ai không thuộc vào nhóm này đều chuyển về Khách sạn Kim Liên và nóng lòng chờ chuyến bay đặc biệt để trở về nước. Công việc ở trung đoàn thì vẫn tiếp tục với nhịp độ và với những nhiệm vụ như trước. Trước mắt chúng tôi là sự trưởng thành của các chuyên gia tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đà trình độ của họ tăng lên thì có sự giảm bớt số lượng chuyên gia Liên Xô trong các tiểu đoàn thuộc trung đoàn này. Thoạt đầu là các chiến sĩ Việt Nam ngồi sau những cần điều khiển để trực tiếp vận hành máy bám sát mục tiêu, sau đó đến lượt các sĩ quan điều khiển tên lửa người Việt Nam.
Đó là giai đoạn chót của đợt công tác của chúng tôi tại trung đoàn. Giai đoạn này kết thúc vào tháng 4-1966. Những sĩ quan Liên Xô phụ trách điều khiển tên lửa và các sĩ quan phóng tên lửa là những người cuối cùng rời các trận địa của các tiểu đoàn. Tại trung đoàn này chỉ còn lại tốp chuyên gia quân sự Liên Xô với khoảng 10 người để giúp sửa chữa, khai thác các bộ khí tài tên lửa và để giúp giải quyết nhiều vấn đề khác mà nhiều khi không lường trước được trong hoàn cảnh tác chiến.
Về sau, trên thực tế Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Việt Nam đã độc lập tác chiến và, như tôi được biết, trong suốt cuộc chiến tranh trung đoàn này đã bắn rơi khoảng 360 máy bay Mỹ, trong đó lần đầu tiên đã bắn rơi máy bay ném bom chiến lược B-52. Nhưng trung đoàn ấy không đơn độc. Các con số tổng kết về cuộc chiến tranh đã qua đi từ lâu cho thấy Binh chủng tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn rơi 1293 máy bay chiến đấu của không quân Mỹ, trong đó có 54 máy bay B-52. Việt Nam có lý do để tự hào, cả chúng tôi những chiến sĩ Liên Xô, cũng có lý do để tự hào.
Tôi không thể không nói đến đóng góp cá nhân của một số chuyên gia chúng tôi vào thắng lợi chung - đó là các viên chỉ huy các tiểu đoàn, các sĩ quan phóng tên lửa.
Khi phân tích hoạt động chiến đấu của các sĩ quan phóng tên lửa thuộc các tiểu đoàn hỏa lực của trung đoàn tên lửa, ta có thể lấy làm hài lòng nêu lên rằng tất cả các đồng chí ấy và các khẩu đội chiến đấu của họ đã hành động một cách hoàn toàn kết quả:
- Thiếu tá A. G. Têrêsencô đã tham gia 11 trận, và đã bắn hạ 10 máy bay;
- Thiếu tá G. X. Rưgiức - tham gia 9 trận, bắn hạ 8 máy bay;
- Trung úy kỹ sư Iu. P. Bôgđanốp đã tham gia 10 trận, hạ 8 máy bay;
- Trung tá Bôrixốp tham gia 7 trận, hạ 5 máy bay;
- Trung tá I. A. Liakisép - tham gia 8 trận, hạ 5 máy bay;
- Thượng úy V. X. Tikhômirốp - tham gia 6 trận, hạ 5 máy bay.
- Trung úy kỹ sư A. A. Pimênốp - tham gia 2 trận, hạ 2 máy bay địch.
Trong thời gian từ 20-9-1965 (đây là trận đầu tiên
của các chuyên gia quân sự Liên Xô trong thành phần Trung
đoàn tên lửa phòng không số 238) đến ngày 17-4-1966 (là
trận cuối cùng dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia
quân sự Liên Xô) tổng thành tích là như sau: trong 61 trận
đã hạ được 48 máy bay Mỹ, số lượng tên lửa bắn
đi là 71 quả.
Trên thực tế cứ một quả rưỡi tên lửa được phóng đi thì có một chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đây là hiệu suất rất cao.
Các sĩ quan điều khiển tên lửa: Đại úy V. A. Iuriép, Thượng úy I. N. Pruxốp, Trung úy A. N. Ôpáccô mỗi người đã bắn hạ được 5 máy bay và nhiều hơn thế. Không lời khen nào tả xiết đối với các trắc thủ ở các bệ phóng dưới sự chỉ huy của Đại úy N. A. Ghêlêvêra, Thượng úy Iu. A. Đemsencô, Trung úy Iu. N. Dakhmưlốp.
Trung úy V. L. Bungacốp đã lao động quên mình trong việc duy trì tư thế sẵn sàng chiến đấu của trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu không chỉ trong trung đoàn chúng tôi, mà cả ở trung đoàn khác nữa. Đó là một sự lao động nặng nhọc, mất ngủ và đã được tuyên dương bằng Huân chương Cờ đỏ và Huy chương Dũng cảm.
Làm sao có thể quên được những trắc thủ vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay, những con người bình thường luôn luôn khiêm tốn và không thể thay thế được: trung sĩ A. A. Môđênốp, các chiến sĩ V. V. Dốpnhin, V. A. Lâysencô, V. N. Ruđencô. Họ đã đưa ra những thông tin về bầu trời với số lượng tối thiểu những sai sót.
Các chuyên gia thuộc tiểu đoàn kỹ thuật đã có đóng góp xứng đáng vào những thành tích chung: Trung tá N. I. Ivanốp - chỉ huy, Đại úy A. E. Vôn cốp, Đại úy V. A. Xêcrêtariúc, Đại úy V. A. Ilin.
Nhiều người chúng tôi lẽ ra đã gặp biết bao chuyện chẳng lành nếu không có những lời khuyên và những yêu cầu cứng rắn nhưng đầy thiện ý của người bác sĩ của chúng tôi là ông Xavêli Ignatôvích Mác cốp. Tôi cũng muốn dành những lời trìu mến về vị chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam là đồng chí Hội, vị chính ủy của ông là đồng chí Bích, tham mưu trưởng Sơn, kỹ sư trưởng Ngọc và tất cả các chiến sĩ và sĩ quan của trung đoàn này.
Tôi muốn bạn đọc đừng tưởng rằng nhìn chung những thắng lợi đã giành được một cách dễ dàng. Không phải như vậy, hoàn toàn không. Các phi công Mỹ không phải là những "cậu bé dễ bắt nạt". Đó là những chiến binh có kinh nghiệm, dũng cảm, có định hướng mục tiêu, nắm rất vững các kỹ thuật tiên tiến thời kỳ ấy và có trong tay những vũ khí hùng hậu. Giao chiến với các phi công ấy đòi hỏi phải có tinh thần hoàn toàn quên mình. Có như vậy chúng tôi mới giành được thắng lợi.
Trên thực tế cứ một quả rưỡi tên lửa được phóng đi thì có một chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đây là hiệu suất rất cao.
Các sĩ quan điều khiển tên lửa: Đại úy V. A. Iuriép, Thượng úy I. N. Pruxốp, Trung úy A. N. Ôpáccô mỗi người đã bắn hạ được 5 máy bay và nhiều hơn thế. Không lời khen nào tả xiết đối với các trắc thủ ở các bệ phóng dưới sự chỉ huy của Đại úy N. A. Ghêlêvêra, Thượng úy Iu. A. Đemsencô, Trung úy Iu. N. Dakhmưlốp.
Trung úy V. L. Bungacốp đã lao động quên mình trong việc duy trì tư thế sẵn sàng chiến đấu của trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu không chỉ trong trung đoàn chúng tôi, mà cả ở trung đoàn khác nữa. Đó là một sự lao động nặng nhọc, mất ngủ và đã được tuyên dương bằng Huân chương Cờ đỏ và Huy chương Dũng cảm.
Làm sao có thể quên được những trắc thủ vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay, những con người bình thường luôn luôn khiêm tốn và không thể thay thế được: trung sĩ A. A. Môđênốp, các chiến sĩ V. V. Dốpnhin, V. A. Lâysencô, V. N. Ruđencô. Họ đã đưa ra những thông tin về bầu trời với số lượng tối thiểu những sai sót.
Các chuyên gia thuộc tiểu đoàn kỹ thuật đã có đóng góp xứng đáng vào những thành tích chung: Trung tá N. I. Ivanốp - chỉ huy, Đại úy A. E. Vôn cốp, Đại úy V. A. Xêcrêtariúc, Đại úy V. A. Ilin.
Nhiều người chúng tôi lẽ ra đã gặp biết bao chuyện chẳng lành nếu không có những lời khuyên và những yêu cầu cứng rắn nhưng đầy thiện ý của người bác sĩ của chúng tôi là ông Xavêli Ignatôvích Mác cốp. Tôi cũng muốn dành những lời trìu mến về vị chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không số 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam là đồng chí Hội, vị chính ủy của ông là đồng chí Bích, tham mưu trưởng Sơn, kỹ sư trưởng Ngọc và tất cả các chiến sĩ và sĩ quan của trung đoàn này.
Tôi muốn bạn đọc đừng tưởng rằng nhìn chung những thắng lợi đã giành được một cách dễ dàng. Không phải như vậy, hoàn toàn không. Các phi công Mỹ không phải là những "cậu bé dễ bắt nạt". Đó là những chiến binh có kinh nghiệm, dũng cảm, có định hướng mục tiêu, nắm rất vững các kỹ thuật tiên tiến thời kỳ ấy và có trong tay những vũ khí hùng hậu. Giao chiến với các phi công ấy đòi hỏi phải có tinh thần hoàn toàn quên mình. Có như vậy chúng tôi mới giành được thắng lợi.
Thành phố Balasích,
ngày 17-8-2000
THƯỢNG SĨ CẬN VỆ
CÔLÊXNHÍCH NICÔLAI NICÔLAÊVÍCH
CÔLÊXNHÍCH NICÔLAI NICÔLAÊVÍCH
Giáo Sư danh dự của RAEN (PAEH)
Ông sinh ngày 28-1-1943 tại tỉnh Khác cốp. Năm 1959 tốt nghiệp trung học phổ thông, năm 1951 tốt nghiệp Trường kỹ thuật sô 15 tại thành phố Gorlốpca, sau đó làm việc tại Sở hiệu chỉnh máy tự động của thành phố Gorlốpca, là thợ hiệu chỉnh điện các máy tự động trong thang máy của mỏ.
Từ năm 1963 đến năm 1956 phục vụ trong Quân đội Xôviêt theo chế độ nghĩa vụ.
Từ tháng 7-1965 đến tháng 3-1966 ông đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam. ông từng là chỉ huy bệ phóng - phó chỉ huy trung đội, chỉ huy trung đội thuộc đại đội bệ phóng của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236, sau đó là Trung đoàn số 261 của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1972 ông tốt nghiệp Đại học Năng lượng Mátxcơva, là cán bộ phụ trách cơ khí - năng lượng của phân xưởng, kỹ sư thiết kế chính, phân xưởng trưởng tại các xí nghiệp công nghiệp hàng không và công nghiệp quốc phòng, đồng thời làm công tác giảng dạy.
Từ năm 1994 là chuyên gia chính, sau đó là Trưởng ban Kỹ thuật điện của Đuma quốc gia.
Năm 1994 ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội cựu chiến binh liên vùng của các cựu chiến binh đã chiến đấu tại Việt Nam.
Ông được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ và 8 huy chương, trong đó có Huy chương Lão thành lao động, Vì sự củng cố cộng đồng chiến đấu, "Chiến đấu vẻ vang, cũng như Huy chương Hữu nghị của Việt Nam và các huy hiệu Chiến sĩ quốc tế, Cựu chiến binh của Binh chủng phòng không Liên Xô và Việt Nam.
CHUYẾN CÔNG TÁC BÍ
MẬT ĐẾN VIỆT NAM
Cuối tháng 3-1965 người ta đã triệu tập chúng tôi - gồm 5 người thuộc khẩu đội bệ phóng của Tiểu đoàn số 3 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ Putilốpxcơ - Kirốpxki số 236 - lên phòng tham mưu trung đoàn. Có một người trong số những người tiễn chúng tôi hình như đó là Chuẩn úy Suxtanốp, đã nói đùa?
- Các anh ấy sẽ sang Việt Nam.
Anh ấy nói bâng quơ như vậy...
Chẳng bao lâu sau đó chuyện này đã thật sự diễn ra.
Tại phòng tham mưu, sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn chúng tôi Thiếu tá cận vệ Ivan Cônxtantinôvích Prôxcurnin, đã chờ sẵn chúng tôi. Tại đó còn có những binh sĩ và hạ sĩ quan thuộc các tiểu đoàn khác trong cùng trung đoàn chúng tôi. Tất cả gồm 15 người.
Trong tiểu đoàn chúng tôi, trừ viên chỉ huy ra, đã có mặt gần như toàn bộ Trung đội 2 của tôi thuộc các khẩu đội bệ phóng: binh nhất Raphain (Tôlia) Akhunốp, binh nhì Alếchxây Phômisép thuộc khẩu đội 5 và binh nhất Anatôli Psênhisnư và binh nhì Anđrây Xáptrúc thuộc khẩu đội 6. Trong số những người thuộc những tiểu đoàn khác của trung đoàn có các trắc thủ vận hành máy bám sát mực tiêu bằng tay - các binh nhất Alếchxanđrơ Buốcxép, Tácdan Séccơviani, Nicôlai Gavrilúc, trắc thủ vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay - binh nhất Víchto Cubusép và trắc thủ bệ phóng - binh nhì Ivan Agalacốp.
Người ta đã mời Đại tá cận vệ An tôn Xtêpanôvích Pôbôgiacốp đến phòng làm việc của vị chỉ huy Trung đoàn. Đại tá Pôbôgiacốp nói với chúng tôi:
- Dự kiến sẽ có chuyến công tác đến một đất nước có khí hậu nhiệt đới để thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong những điều kiện sát với những điều kiện chiến đấu. Cần có những người được đào tạo tốt, nắm vững các phương tiện kỹ thuật chiến đấu. Có những đòi hỏi đặc biệt về kỷ luật. Do vậy các đồng chí được đề cử thực hiện nhiệm vụ này. Trưởng nhóm của các đồng chí sẽ là Thiếu tá cận vệ Prôxcurnin.
Sau cuộc trao đổi ngắn người ta dành cho chúng tôi thời gian suy nghĩ. Dĩ nhiên, chúng tôi đã đoán ngay được đó là đất nước nào.
Khi còn học ở trường phổ thông, tôi chỉ biết về Việt Nam qua sách giáo khoa môn địa lý, như là một nước nhiệt đới xa xôi vừa đánh đuổi được bọn thực dân Pháp. Còn bây giờ mỗi ngày, trong chương trình "Thời sự" buổi tối trên truyền hình, chúng tôi được xem những phóng sự truyền hình về những cuộc bắn phá của không quân Mỹ đánh vào miền Bắc Việt Nam.
Vì những lý do khác nhau đã có vài người từ chối việc đề cử sang Việt Nam (trong danh sách không ghi họ tên của họ). Số anh em còn lại đã phải trải qua đợt giám định y khoa nghiêm ngặt.
Tất cả những người đã qua đợt giám định y khoa thì được gửi đến Hội đồng quân sự của quân đoàn. Tại đó đã diễn ra cuộc trao đổi còn ngắn gọn hơn.
Trước lúc lên
đường đi xa
Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7-1965 chúng tôi gồm khoảng 80 người được tuyển từ các đơn vị khác nhau thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Mátxcơva, đã được tập kết tại khu quân sự của Trung đoàn tên lửa phòng không Putilốpxcơ - Kirốpxki, tại làng Mitinô.
Chỉ còn khoảng 3 tuần lễ là đến ngày lên đường..Chúng tôi luyện tập quân sự (nghiên cứu các điều lệnh về tác chiến và những hướng dẫn về khai thác các khí tài), cũng như rèn luyện thể lực.
Trước ngày lên đường mỗi người được phát một chiếc valy, khẩu phần thức ăn khô cho 3 ngày và quần áo dân sự.
Khi mặc "thường phục", chúng tôi - những quân nhân - không còn nhận ra nhau. Chỉ mãi vào ngày lên đường chúng tôi mới được phát hộ chiếu xuất cảnh và được nghe tuyên bố chính thức rằng chúng tôi lên đường sang Việt Nam, nhưng chúng tôi được lệnh tuyệt đối không được viết thư thông báo việc này cho gia đình. Trong thư viết về nhà tôi thông báo rằng kỳ nghỉ mà người ta dành cho tôi sau kết quả kỳ kiểm tra mùa đông đã bị hoãn do có chuyến công tác biệt phái khẩn cấp và lâu dài.
Sau bữa trưa và buổi chia tay ngắn ngủi với bạn bè và với gia đình các sĩ quan - họ tiễn đưa chúng tôi như tiễn đưa người thân, - chúng tôi lên xe buýt và đến sân bay Sơcalốp.
Chúng tôi bay trên loại máy bay AN-10B. Chúng tôi đáp xuống sân bay cuối cùng và ngủ qua đêm tại Iếccút. Đến mờ sáng chúng tôi đáp máy bay rời khỏi Iếccút. Sau hơn một giờ bay chúng tôi bay qua biên giới quốc gia Liên Xô - Mông Cổ, sau 2 giờ nữa thì bay qua biên giới Mông Cổ - Trung Quốc.
Trung Quốc
Chúng tôi hạ cánh ở Bắc Kinh. Qua các ô cửa trên máy bay chúng tôi nhìn thấy những đội thiếu niên Trung Quốc cầm cờ hoa và biểu ngữ xếp hàng trên sân trước tòa nhà chính của sân bay. Từ các loa phóng thanh vang lên điệu nhạc hùng tráng và những tiếng hô chào mừng bằng thứ ngôn ngữ xa lạ mà chúng tôi không hiểu được.
Chẳng lẽ người ta đón chào chúng tôi một cách long trọng đến thế? - chúng tôi băn khoăn tự hỏi.
Chúng tôi bước xuống máy bay và nhìn thấy đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên đang đi tới tòa nhà chính của sân bay. Bấy giờ mọi chuyện mới rõ ràng.
Ra đón chúng tôi có các nhân viên thuộc Sứ quán Liên Xô và các vị đại diện của Trung Quốc. Tại quán ăn chúng tôi được phục vụ một bữa trưa ngon tuyệt. Sau đó chúng tôi được đưa về thành phố. Người ta bố trí chúng tôi nghỉ tại một khách sạn loại sang, trong những phòng có hai giường.
Đến sáng chúng tôi phân thành các tốp nhỏ đi vào phố. Trong các cửa hàng có đầy các loại hàng hóa khác nhau, nhưng không một ai mua sắm thứ gì - mọi thứ đều rất đắt do vậy không hề phải xếp hàng. Trong mỗi cửa hàng đều có treo những bức ảnh của Mác, Ăng ghen, Lênin, Xtalin và bức ảnh to nhất - bức ảnh Mao Trạch Đông.
Đến buổi chiều chúng tôi được đưa ra sân bay. Chúng tôi tiếp tục chuyến bay và có một lần hạ cánh giữa đường, tại sân bay của thành phố Sansa. Tại đó người ta mời chúng tôi tham quan xưởng thêu nghệ thuật của địa phương. Cho đến bây giờ, bức tranh thêu hình con mèo con mầu xám vẫn hiện rõ trước mắt tôi, với từng sợi lông như thật, còn chiếc râu thì động đậy như râu thật.
Cuối cùng, máy bay của chúng tôi bay tiếp về hướng nam.
Trên đất Việt Nam
Chúng tôi đã bay gần nửa giờ trên lãnh thổ Việt Nam. Máy bay hạ độ cao. Qua cửa khoang máy bay, chúng tôi chăm chú quan sát tấm thảm ghép nhiều mảnh được ánh nắng rọi vào - đó là những thửa ruộng hình chữ nhật chủ yếu có mầu xanh ngọc bích. Trên những thửa ruộng ấy thấp thoáng những chiếc nón mầu vàng nhạt của những người nông dân đang làm việc. Họ ngừng tay và ngoảnh mặt về phía máy bay của chúng tôi, họ vẫy tay chào. Máy bay lượn vòng, rồi hạ cánh. Chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm của Hà Nội. Vậy là lần đầu tiên chúng tôi bước chân đến đất Việt Nam, mà với thời gian đất nước này đã trở thành thân thiết đối với chúng tôi.
Ra đón chúng tôi là các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng tôi chăm chú nhìn vào nhau. Điều đập vào mắt chúng tôi là bộ quân phục lạ lẫm, mũ đội đầu, các phù hiệu phân biệt cấp bậc. Những khuôn mặt của các chiến sĩ Việt Nam cũng chưa quen đối với chúng tôi, khiến chúng tôi thấy khuôn mặt của họ đều giống nhau như những anh em sinh đôi.
“Tôi sẽ phân biệt họ bằng cách nào đây” - Tôi chợt nghĩ. Về sau mới rõ, người Việt Nam cũng thấy chúng tôi "có cùng một khuôn mặt", chỉ có tuổi tác là khác nhau và cách ăn mặc có đôi chút khác nhau.
Lễ đón chính thức ngắn ngủi đã kết thúc. Chúng tôi được mời uống trà. Chúng tôi ngồi dưới "những cái ô" to rộng, được làm từ những chiếc dù của Mỹ và được giương lên cao trên những chiếc sào bằng tre. Trong lúc uống trà đã diễn ra những cuộc làm quen ban đầu, nói chuyện với nhau thông qua phiên dịch. Các bạn Việt Nam đưa ra những câu hỏi xã giao truyền thống: "Tên đồng chí là gì?", Đồng chí bao nhiêu tuổi?", "Sức khoẻ của đồng chí thế nào?", "Đồng chí có gia đình chưa?", "Đồng chí có bao nhiêu con?".
Đến cuối buổi dùng trà tôi đã biết câu chào bằng tiếng Việt: "Xịn chào" và "tạm biệt". Vậy là dưới bóng chiếc dù của Mỹ đã diễn ra bài học tiếng Việt đầu tiên của tôi.
Chúng tôi phải đi khá lâu mới đến được nơi ở, vì đường bị cày xới bởi những hố bom sâu và tài xế phải luôn luôn tìm đường đi vòng.
Quang cảnh ở Việt Nam rất độc đáo và nổi bật là cảnh tĩnh mịch và hài hòa. Những thửa ruộng được ngăn cách bằng những bờ ruộng thẳng và những con mương tưới nước bé nhỏ. Mọi cảnh vật tưởng như yên bình và rất xa chiến tranh, nếu không có vô số những hố bom ....
Khi sắp tới Hà Nội, một chốt kiểm soát đã dừng xe chúng tôi. Người ta kiểm tra giấy tờ, nhưng khi biết trên xe là các đồng chí "Liên Xô" vừa từ Mátxcơva tới thì 'họ ngừng kiểm tra, họ nở nụ cười chào đón và cho hay con đường này đã bị ném bom ban ngày, do vậy chúng tôi sẽ phải đi vòng rất xa.
Hà Nội vào buổi chiều tối đã đón tiếp chúng tôi với đông đảo người qua lại trên những con phố nhỏ. Những dòng người bất tận di chuyển theo các hướng ngược xuôi, làm sôi động không gian bằng tiếng người, thỉnh thoảng lại bị chặn lại bởi những chiếc ôtô rú còi inh ỏi. Đa số họ là những thanh niên. Tưởng chừng như chiến tranh đã không cản trở họ vui chơi giải trí và yêu nhau.
Nhằm mục đích ngụy trang, về ban đêm phố xá Hà Nội không có đèn chiếu sáng. Do vậy, trong bóng tối thật khó ngắm nhìn thành phố này. Tuy nhiên, cũng đã hiện ra những kiến trúc với những hình dáng khác lạ đối với chúng tôi. Khi xe chúng tôi đang chạy trong thành phố thì Hà Nội đã bắt đầu chuẩn bị đi vào nghỉ ngơi có nhiều người chuẩn bị chỗ ngủ ngay trong sân nhà mình và thậm chí trên vỉa hè ở gần nhà. Tôi hỏi anh bạn Tuấn:
- Tại sao họ ngủ trên đường phố?.
- Bởi vì, ban ngày các ngôi nhà xây đã bị hun rất nóng và đến tối thì trong nhà vẫn còn rất ngột ngạt. Hầu như không thể ngủ trong nhà được. Vì vậy, vào lúc nóng bức nhiều người không cần đến mái nhà. Đối với người Việt Nam sân và hè phố là sự tiếp nối của ngôi nhà, - anh bạn Tuấn giải thích như vậy.
Ngay trong đêm ấy tôi đã thấy rõ những lời anh Tuấn nói là đúng. Khi xe còn chạy, ngọn gió nhẹ thổi ngược chiều còn thấy mát đôi chút, cho nên chúng tôi chưa thấy khổ nhiều vì oi bức. Nhưng sau nửa giờ, sau khi chúng tôi đã tới nơi nghỉ qua đêm thì quần áo chúng tôi ướt đẫm mồ hôi, y như chúng tôi vừa giặt quần áo và mặc lên người mà chưa kịp phơi khô. Chúng tối đã phải phơi quần áo suốt đêm ấy.
Đêm đầu tiên ở
xứ nhiệt đới
Hầu như chẳng có ai trong chúng tôi ngủ được. Người ướt đẫm mồ hôi, thỉnh thoảng chúng tôi trò chuyện với nhau, chia sẻ với nhau những ấn tượng trong những ngày gần đây. Tôi nằm nhìn qua ô cửa sổ, tôi ngắm bầu trời phương Nam chưa quen thuộc và lắng nghe những âm thanh lạ lẫm của màn đêm nhiệt đới.
Mãi đến gần sáng tôi mới chợp mắt được. Đến sáng, chúng tôi ngạc nhiên phát hiện ra rằng sau cả một đêm quần áo của chúng tôi không hề khô một chút nào... Hóa ra, vào mùa ấy độ ẩm trong không khí quá cao, đến nỗi ngay cả phơi. ngoài nắng chang chang thì quần áo cũng không khô hoàn toàn nếu không có gió thổi. Còn những vũng nước sau trận mưa rào thì vẫn còn nguyên, qua hàng tháng trời vẫn không cạn nước ngay cả vào thời tiết nóng bức nhất.
Đến đêm lũ muỗi đã quấy rầy chúng tôi ghê gớm. Khi bị chúng đốt trên da xuất hiện những nốt sưng và thấy rất ngứa, khiến người ta bất giác phải gãi vào những chỗ bị đốt. Những chỗ ấy biến thành mụn nhọt. Với độ ẩm cao và môi trường có nhiều vi trùng những mụn ấy không lành được trong nhiều tuần lễ. Loài muỗi rất háu ăn, nên chúng đốt xuyên qua cả quần áo và - như chúng tôi vẫn nói đùa - chúng đốt xuyên cả túi sau quần và xuyên thủng cả đế giày. Xin nói thêm rằng chúng tôi đã phải nhanh chóng thay giày và chuyển sang loại mềm chân hơn, đó là những đôi dép cao su của Việt Nam mà đã có người trong chúng tôi gọi bằng một tên gọi chính xác là "dép nhũn". Dùng loại dép này quả thật dễ đi hơn.
Sau đó một ngày người ta đã phát cho chúng tôi một thứ đồ trang bị nữa, rất cần thiết trong hoàn cảnh lúc đó: mỗi người đều nhận được một mũ sắt do Liên Xô sản xuất. Và biết đâu được! Nếu ngày ấy tôi xem thường dụng cụ đội đầu cổ xưa ấy của các chiến binh thì có thể giờ đây tôi đã không còn để viết những dòng hồi ức này. Những chiếc mũ sắt đã bảo vệ chắc chắn những mái đầu của chúng tôi chống lại mảnh bom Mỹ và mảnh rốc két loại "không đối đất”. Việc được phát mũ sắt nhắc tôi nhớ đến chiến tranh... Vả lại, chiến tranh cũng đã ngay lập tức tự nhắc đến sự hiện diện của nó.
Cuộc oanh tạc đầu
tiên
Đêm đã về khuya, chúng tôi bị đánh thức bởi những tiếng kẻng gõ vào thân quả bom Mỹ được buộc vào một cành cây - "Báo động có máy bay địch”. Tôi vớ lấy quần áo chiếc mũ sắt, chạy theo những người khác, tôi nhảy qua ô cửa sổ ra ngoài đường. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng rít làm thót tim, ập đến với tôi từ phía trên.
‘Bom rơi", - bỗng vụt loé trong tôi ý nghĩ này.
Tôi ngã xuống, cằm đập vào nền đất ướt đẫm. Tôi đội mũ sắt lên đầu, lấy tay bịt tai lại và chờ tiếng nổ. Có vật gì đó rất to, với tiếng rít dữ dội, lao thẳng vào tôi. Tôi nằm ép chặt vào đất, trong tư thế bất động. Tưởng chừng như cả một thế kỷ đang trôi qua. Bỗng nhiên, những lưới lửa mầu vàng cùng lúc đó rọi sáng những nòng pháo cao xạ dài ở phía bên phải tôi. Một loạt bom nổ. Tiếng nổ chát chúa của bom đập mạnh vào tai và trong khoảnh khắc đã không nghe thấy tiếng rít làm thắt ruột gan.
Những tiếng nổ búp búp trên bầu trời, một tiếng nghe khô khốc như tiếng roi quất mạnh. Tiếng rít bỗng thay đổi, giọng điệu dữ dằn của nó thành một giọng thảm thiết, lặng đi rồi im bặt trong bất lực.
“Vậy là không phải bom" - tôi nghĩ vậy và với vẻ ngạc nhiên tôi nghe ngóng sự yên tĩnh bỗng nhiên trở lại.
Tôi từ từ đứng dậy và nhìn thấy có vật gì đó bùng cháy như cây nến lao nhanh xuống đường chân trời.
"Máy bay bị bắn rơi!", - một ý nghĩ vụt loé trong tôi. Tôi nhìn dõi theo nó rơi xuống tận mặt đất. Một ánh chớp sáng rực trong khoảnh khắc đã chiếu sáng bầu trời. Sau đó dội lại âm thanh của một tiếng nổ đanh ở đằng xa...
20 phút sau còi báo yên vang lên. Trong trạng thái xúc động, run run, chúng tôi uể oải trở về phòng nghỉ của mình với hy vọng rằng có thể còn chợp mắt được cho đến bình minh. Đến sáng mới hay biết chiếc máy bay bị bắn rơi ban đêm đã rơi cách chỗ chúng tôi 8 km. Phi công trên chiếc máy bay này đã không còn cần đến chiếc ghế phóng dù.
Tôi ghi nhớ mãi cái đêm đầy lo âu đó. Đã trôi qua tuần lễ đầu tiên chúng tôi ở trên đất Việt Nam và cuộc chạm trán đầu tiên với chiến tranh...
Từ thời thơ ấu, trong tiềm thức, tôi. hình dung chiến tranh như một con quái vật hung dữ và khủng khiếp. Từ chiến tranh" luôn luôn buộc tôi nhớ đến một từ khác - đó là từ “người cha" mà chiến tranh đã cướp đi mất của tôi.
Cha tôi, ông Nicôlai Đimitơriêvích Côlêxnhích, một thượng sĩ cận vệ, pháo thủ thuộc Lữ đoàn xe tăng số 186, đã hy sinh ngày 30-10-1944 trong trận đánh giải phóng thành phố Liêpaia của Látvia. Ông đã được mai táng tại đó tại nghĩa trang chôn cất các liệt sĩ ở Prixcunxcơ, với số mộ 1344. Hồi ấy ông mới có 20 tuổi.
Bắt đầu công việc
luyện tập
Sau vài ngày, tại vùng Hà Đông ở ngoại thành Hà Nội, chúng tôi đã tiếp nhận các khí tài, tháo dỡ chúng, tiến hành kiểm tra chức năng các hệ thống và bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của mình là: trong một thời gian ngắn huấn luyện cho các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam biết tác chiến và sau 3 tháng đưa Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Việt Nam vào hoạt động.
Trong thời gian tháo dỡ và kiểm tra khí tài chúng tôi đã có dịp làm quen hơn với vị chỉ huy Tiểu đoàn 61 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 là Đại úy Hồ Sĩ Hữu (Xo ШИ XЫY), với các sĩ quan Việt Nam và với các khẩu đội bệ phóng của Việt Nam. Vị chỉ huy tiểu đoàn này nói và viết thạo tiếng Nga: năm 1964 ông đã tốt nghiệp Học viện sĩ quan binh chủng phòng không tại Liên Xô. .
Mỗi khẩu đội Liên Xô lại kèm cặp một khẩu đội Việt Nam, còn tại khấu đội bệ phóng, do thiếu quân số, nên mỗi khẩu đội phải kèm cặp một trung đội. Tôi còn nhớ về người chỉ huy khẩu đội đầu tiên của tôi - đó là Trung sĩ Thành (Txahъ). Anh ấy quê ở miền Nam (là người thành phố Sài Gòn), có vóc người cao hơn những người khác và có thân hình chắc nịch. Anh Thành rất cẩn thận và tập trung.
Trắc thủ số một trong khẩu đội - binh nhất Sơn (Щoh) là một chàng trai cần cù khiêm tốn. Đôi mắt của anh luôn nheo lại trong nụ cười e thẹn. Tuy trông có vẻ lù khù chậm chạp nhưng anh ấy đã học thành thạo trong việc thao tác chiến đấu một cách rất chuẩn xác, nhanh hơn các trắc thủ số 1 ở những khẩu đội khác. Do vậy, mọi người đều quý trọng anh vì phẩm chất ấy.
Trắc thủ số 2 là binh nhất Tiến (TЙEH), có tầm vóc không cao, nhanh nhẹn, rắn rỏi, tự biết giá trị của mình. Anh có tuổi đời lớn hơn so với anh Sơn và anh Lai (ЛАЙ) trắc thủ số 3. Cũng giống như anh Thành, anh Tiến mới 20 tuổi, còn anh Sơn và anh Lai thì mới vừa tròn 18 tuổi, nhưng vấn đề không phải ở tuổi đời.
Trước ngày trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập, anh Tiến phục vụ trong một trung đoàn xe tăng, đã chiến đấu ở miền Nam, rất yêu quý những gì liên quan đến xe bọc thép đã từng che chở anh trong chiến đấu. Anh không hài lòng khi được chuyển sang binh chủng tên lửa. Lúc đầu anh Tiến có thái độ hoài nghi đối với các phương tiện kỹ thuật tên lửa, đặc biệt không thích những động tác tập luyện nặng nhọc khi chuyển bệ phóng từ tư thế hành quân sang tư thế chiến đấu và ngược lại. Sau này, trong điều kiện chiến đấu anh ấy đã thao tác tuyệt đối nhanh và chính xác. Sau khi chúng tôi bắn hạ được những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên, anh Tiến thấy quý trọng tên lửa.
Pháo thủ số 3 là chiến sĩ Lai, có vóc người vừa phải, hơi gầy đã tất nghiệp lớp 10 phổ thông trước khi nhập ngũ và làm nghề buôn bán nhỏ ở Hà Nội. Anh ấy là một thanh niên ham hiểu biết nhưng không cần mẫn lắm. Lúc đầu anh luôn phản ứng lại mọi mệnh lệnh và thậm chí đã tìm cách tranh cãi với anh Thành, nhưng anh Thành đã kiên quyết và bình tĩnh giữ ý kiến của mình.
Phải nói rằng Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập gồm những người có trình độ học vấn ít nhất là lớp 8 và đã đôi chút hiểu biết kỹ thuật. Trong số các sĩ quan có những người đã từng phục vụ trong pháo binh, từng là các chiến sĩ xe tăng và thậm chí là những nhân viên kỹ thuật của ngành hàng không. Một số người đã tốt nghiệp các trường quân sự, nhưng đa số họ đã học các lớp ngắn hạn đào tạo sĩ quan, còn khoa học quân sự thì họ tiếp nhận trong thực tiễn. Đa số các chàng trai xuất thân từ nông dân thì trước đó chưa hề nhìn thấy phương tiện kỹ thuật nào phức tạp hơn chiếc xe đạp. Tất nhiên, huấn luyện họ là công việc phức tạp... nhưng như người ta vẫn nói, nếu thực lòng mong muốn thì cái gì cũng có thể học được.
Trung đoàn đầu tiên cũng may mắn có người chỉ huy: Thiếu tá Nguyễn Văn Tuyên (Hryeh BAH Tyeh) cũng nói thạo tiếng Nga, vì trước đó không lâu đồng chí này cũng tốt nghiệp Học viện quân sự tại Liên Xô.
Anh Tuyên là người chỉ huy có trình độ, là một người dũng cảm và táo bạo. Anh đã được đào tạo rất tốt về quân sự. Cách đây không lâu tôi được biết tin buồn: cựu chỉ huy của Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên, Trung đoàn 236 của Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam, Đại tá Nguyễn Văn Tuyên đã qua đời do những vết thương trong chiến tranh.
Vài nét về Quân
đội nhân dân Việt Nam
Vào thời ấy trong Quân đội nhân dân Việt Nam chưa có chế độ một thủ trưởng theo quan niệm của chúng tôi, vì trong một số trường hợp chính ủy có quyền bác bỏ lệnh của chỉ huy. Cấp dưới có thể thảo luận mệnh lệnh của chỉ huy... Có thể, ở miền Nam Việt Nam, trong điều kiện chiến tranh du kích, điều đó có thể chấp nhận được. Nhưng trong nhiệm vụ đánh trả các cuộc đánh phá của máy bay thì cơ chế ấy hoàn toàn không giúp cho việc giành thắng lợi.
Vào thời kỳ ấy, một trong những đặc điểm của Quân đội nhân dân Việt Nam là khâu tổ chức cung cấp lương thực cho tập thể các đơn vị. Mỗi tháng mỗi người đều được cung cấp một cách tập trung một số tiền nhất định để mua lương thực. Người chỉ huy đơn vị dùng số tiền ấy mua tập trung lương thực tại các hợp tác xã nông nghiệp gần nhất (chủ yếu mua gạo và rau) và ở ngoài chợ (thịt, cá, dầu, mỡ...).
Khẩu phần bữa trưa của các quân nhân Việt Nam gồm bát canh rau, tô cơm và mấy miếng cá hoặc mấy miếng thịt, sau cùng là uống nước chè theo truyền thống. Sáng và chiều thì khẩu phần gồm một tô cơm và nước chè. Vào những năm ấy ở Việt Nam chưa có bánh mì kiểu như bánh mì của chúng tôi và chưa sử dụng bột mì. Gạo đóng vai trò bánh mì của Việt Nam.
Từ gạo có thể chế biến thành hơn 80 món ăn, nhưng thông thường người ta nấu cơm ăn với rau, với thịt hoặc với cá. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tạm dừng chủ đề các món ăn của Việt Nam để trở lại đề tài cuộc chiến ở Việt Nam...
Quá trình huấn luyện được tổ chức như sau: Các phương tiện kỹ thuật chiến đấu được ngụy trang thành những khu nhà ở và các cơ sở kinh tế trên một khu đất cách Hà Nội không xa. Tại đó cũng có những lán trại bằng tre kiểu dã ngoại dành cho các khẩu đội Việt Nam. Còn nơi ở của chúng tôi vẫn như trước.
Hàng ngày, chúng tôi thức dậy vào 5 giờ sáng, ăn sáng vào lúc 5 giờ 30 phút. Từ 6 giờ đến 12 giờ trưa lên lớp: nghiên cứu phần vật chất, những hướng dẫn thao tác trong chiến đấu, sau đó thực tập trên các khí tài - những thao tác chiến đấu, soạn thảo các khẩu lệnh, tiến hành những công việc theo quy chế.
Từ 12 giờ trưa đến 14 giờ - thời điểm nóng nhất trong ngày - ăn, nghỉ trưa.
Từ 14 giờ đến 17 giờ 30 - tiếp tục lên lớp: nhắc lại những điều đã học, giải đáp những thắc mắc.
18 giờ - ăn tối, từ 20 giờ đến 22 giờ - tự học..
Vào các chủ nhật chỉ lên lớp đến 12 giờ trưa.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng thực hiện theo đúng thời gian biểu ấy. Có những việc làm không đúng thời gian biểu do hội họp, đón tiếp các đại diện bộ chỉ huy binh chủng Phòng không, do điều kiện thời tiết, nhưng thường thường là do những trận bắn phá của không quân Mỹ.
Có những buổi lên lớp riêng cho các khẩu đội bệ phóng và riêng cho các khẩu đội kỹ thuật vô tuyến trong trung đoàn. Toàn đội ngũ đều có mặt trong các giờ lên lớp, trừ những người ốm đau và đang trong phiên trực.
Các phiên dịch viên
quân sự
Trong trung đoàn chúng tôi có những phiên dịch viên rất xuất sắc là các đồng chí Lao (Лao) và Hào (Xao). Sau 10 ngày lên lớp họ đã trở thành những "kỹ thuật viên" thực sự vì họ có năng lực tuyệt vời trong việc nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật. Tất cả các phiên dịch viên đều là các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Rất nhiều điều phụ thuộc vào thái độ của họ trong việc giải quyết một số vấn đề. Do vậy, trong Trung đoàn các phiên dịch viên là những nhân vật nổi trội và được kính trọng. Các sĩ quan Liên Xô cũng như các sĩ quan Việt Nam đều coi trọng ý kiến của họ.
Tên lửa "trở
về vị trí cũ” do hàng rào ngôn ngữ
Như tôi đã nói, việc giao tiếp thường xuyên hằng ngày với các bạn Việt Nam không phải bao giờ cũng thông qua các phiên dịch viên, vì số lượng họ không đủ. Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng học cách hiểu bằng các từ tiếng Việt, còn các đồng chí Việt Nam thì cố gắng hiểu bằng các từ tiếng Nga. Tôi phải nói rằng việc làm này không phải không có kết quả. Tôi đã học được khá nhanh các từ Việt Nam để hiểu các mệnh lệnh, tên gọi những đồ vật, những từ chỉ sự định hướng trong không gian và trong thời gian, ví dụ: "Đã sẵn sàng", "Lên trên”, "Xuống dưới", "Nhanh hơn", "Chậm hơn", "Hướng thẳng”, "Sang trái", "Sang phải", "Hướng lên phía trước", "Lui lại", "Nhiều', "ít" và v.v..
Các bạn Việt Nam cũng đã nhanh chóng hiểu bằng tiếng Nga những khái niệm như: "Nào", "Nhanh hơn", "Dừng lại!", "Ngay bây giờ", "Về sau”, "Không được ngủ”, "Kết thúc".
Thật ra, cũng có khi xảy ra những hiểu nhầm và những chuyện nực cười. Có một lần, trong giờ tự học, trắc thủ vận hành của cabin "U" Xasa Buốcxép đã chứng kiến câu chuyện xảy ra giữa hai trắc thủ vận hành là hai đồng chí Hiển (XИEH) và Phát (Фat). Họ đã ra câu hỏi cho nhau để nhắc lại tính năng các cơ quan điều khiển trong cabin. Đồng chí Hiển chỉ vào nút ấn "Trở lại vị trí cũ” - đó là nút ấn dùng để đưa hệ thống điều khiển bệ phóng vào vị trí ban đầu sau khi phóng tên lửa - và hỏi đồng chí Phát:
- Còn cái nút này để làm gì?
Suy nghĩ một lát, đồng chí Phát trả lời một cách thông thái:
- Đó là trường hợp nếu tên lửa đi chệch mục tiêu thì ấn vào nút "Trở về vị trí cũ” để đưa tên lửa trở về bệ phóng. Đồng thời đồng chí Phát còn lấy tay vạch một cách rất ấn tượng đường bay tưởng tượng của tên lửa trở về bệ phóng.
Đồng chí Xasa, sau khi nghe thấy câu giải thích như vậy đã không nhịn cười được. Các đồng chí Việt Nam thì tỏ ra ngượng nghịu vì chuyện này. Đồng chí Buốcxép giải thích một lần nữa cho các bạn Việt Nam rõ về tính năng thực sự của nút ấn "Quay trở lại".
- Còn như đồng chí Phát nói, nếu tên lửa thực sự quay trở về thì tất cả chúng ta sẽ bay lên trời.
Đến đấy mọi người vui vẻ cười phá lên.
Tình hình chiến sự
trở nên phức tạp
Tình hình diễn biến khiến cho thời gian huấn luyện của trung đoàn tên lửa đầu tiên lúc đầu dự tính kéo dài ba tháng thì nay phải rút xuống còn một tháng. Không quân Mỹ đã tăng cường đánh phá ồ ạt vào lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thành thử các phương tiện cao xạ của Binh chủng phòng không và các máy bay tiêm kích của Việt Nam không đủ sức đánh trả một cách có hiệu quả những cuộc oanh tạc ấy. Đã có những ngày máy bay Mỹ thực hiện hơn 200 lần chiếc đánh phá vào lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Máy bay Mỹ đánh phá đặc biệt ngang nhiên, và trên thực tế đã không bị trừng phạt đích đáng nhất là tại các tỉnh ở phía nam của Bắc Việt Nam, tại khu vực kế cận vĩ tuyến 17 và ở phía tây gần biên giới với Lào.
Bộ chỉ huy của Việt Nam biết phía Mỹ đã thảo xong kế hoạch tiêu diệt Hà Nội. Theo ý kiến của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Giônxơn thì Hà Nội là căn cứ chủ yếu của cuộc chiến tranh du kích chống chế độ Sài Gòn. Chiến lược gia chủ chốt của chính quyền Giônxơn là Rôxtâu đã đưa ra luận thuyết: "Có thể bóp chết cách mạng, nếu chặt dứt hoặc thủ tiêu các nguồn hậu thuẫn và tiếp tế cho cuộc cách mạng đó". Nhằm phát triển luận thuyết ấy Mỹ đã thảo ra một kế hoạch như sau:
Như đã biết, Hà Nội ở trong vùng trũng - thấp hơn 9 mét so với mực nước của một loạt các hồ chứa nước được xây dựng trong nhiều năm và được bảo vệ bằng một hệ thống phức tạp các con đê đất và các con đập. Phía Mỹ lên kế hoạch dùng những đợt ném bom ồ ạt để phá huỷ những đoạn đê chính dẫn từ các hồ chứa nước lớn và qua đó tạo ra dòng thác nước sẽ nhấn chìm thành phố sau vài giờ, bao gồm cả những tòa nhà cao nhất. Vì vậy, Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được giao nhiệm vụ chiến đấu là bảo vệ không phận ở các ngả gần Hà Nội và chặn đứng mọi mưu toan của không quân Mỹ định thực hiện những gì do các chiến lược gia tham mưu của Mỹ đã vạch ra.
Trận địa đầu
tiên
Vào hạ tuần tháng 7-1965 Tiểu đoàn tên lửa 61 của chúng tôi đã chiếm lĩnh trận địa ở đường 32, ngoại ô thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội 35 km về phía tây. Tại trận địa đầu tiên này các chiến sĩ tên lửa của Việt Nam đã có được một cơ hội luyện tập tốt, vì để tác chiến thắng lợi thì cần có đủ kinh nghiệm thực tế qua việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong những điều kiện thực tế. Khi huấn luyện cho các chiến sĩ tên lửa của Việt Nam thì bản thân chúng tôi cũng đã học được nhiều điều.
Đã bắt đầu những ngày nóng bỏng, nói chính xác hơn, đó là những tháng nóng bỏng. Tình hình chung quanh Hà Nội càng trở nên căng thẳng. Trung tâm theo dõi mục tiêu trên thực tế, phải vất vả cả ngày lẫn đêm. Có những ngày các trắc thủ dẫn đường và toàn bộ đội ngũ khẩu đội kỹ thuật vô tuyến không bước ra khỏi ca bin điều khiển đóng kín suốt 12 - 14 giờ liền. Nhiệt độ trong các ca bin điều khiển đã từng lên đến + 70oC. Anh em đã phải mặc quần đùi ngồi sau những cần điều khiển, nhưng như vậy cũng không thoát khỏi bầu không khí nóng nực và ngột ngạt. Hàng vũng mồ hôi người đã đọng lại phía dưới mỗi chiếc ghế xoay. Có nhiều khi vì thần kinh quá căng thẳng và không khí nóng nực không chịu nổi mà nhiều người đã bị ngất xỉu. Đáng chú ý là tình trạng này thường xảy ra vào những thời điểm tương đối bớt căng thẳng, khi các mục tiêu đã ra khỏi tầm hỏa lực của tiểu đoàn.
Các khí tài chiến đấu của Liên Xô trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới và chế độ hoạt động căng thẳng gần như suốt ngày đêm đã tỏ rõ tính chất đáng tin cậy tuyệt đối và tính chất dẻo dai của mình. Trong những thời điểm căng thẳng nhất, cả người, cả khí tài đều không làm hỏng việc, nhưng đôi khi đã phải tắt các trạm dẫn đường tên lửa do có sự cố, do bị nóng quá, động cơ điện của quạt gió làm nguội các máy phát từ đã bị cháy. Chỉ mất mấy giây người ta đã thay thế động cơ bị cháy, mặc cho tay bị bỏng và thế là lại trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Thời kỳ xả hơi
"trong những đợt mưa”
May thay, mùa mưa nhiệt đới đã đến. Tưởng chừng như không có cách gì tránh khỏi mưa.
Những cơn mưa rào kéo dài hơn một tuần lễ. Chúng tôi đã quen với những cơn mưa như vậy, đến nỗi khi hết mưa, chúng tôi cảm thấy thiếu một điều gì đó. Trong ngày đầu có nắng chúng tôi đã tiến hành kiểm tra cục bộ các khí tài, điều chỉnh độ phẳng ngang của bệ phóng, sau đó kiểm tra hoạt động của toàn bộ tổ hợp.
Vào những ngày tiếp sau đó máy bay Mỹ đã nhiều lần tìm cách luồn tới Hà Nội. Nhưng lần nào cũng vậy, khi chỉ còn cách Hà Nội 50 km là chúng quay trở lại, tựa như chúng cảm nhận được rằng chỉ cần bay tới gần hơn nữa là chúng sẽ gặp điều chẳng lành. Chẳng rõ hồi ấy chúng có biết rằng trên đường bay vào Hà Nội chúng nhất định sẽ gặp phải các tên lửa Liên Xô. Có thể nghĩ rằng chúng đã biết trước điều đó. Tuy nhiên, cuộc gặp ấy vẫn đã diễn ra.
Loạt tên lửa đầu
tiên
Sự kiện này xảy ra ngày 24-7-1965, vào buổi chiều, cách Hà Nội 50 km về phía đông bắc. Dưới sự chỉ huy của các Thiếu tá Bôrít Môgiaép và Phêđo Ilinức, bằng đòn tên lửa mạnh mẽ, các Tiểu đoàn tên lửa 63 và 64 đã hạ được 3 chiếc máy bay tiêm kích chứa đầy bom của Mỹ và bay ở độ cao 2000 mét hướng về Hà Nội. Những chỉ huy đồng nhiệm Việt Nam của các tiểu đoàn ấy là các Đại úy Nguyễn Văn Thân (Hryeh BAH Txah) và Nguyễn Văn Ninh (Hryeh BaH Hиhъ). Thượng úy Vlađixláp Cônxtantinốp (trắc thủ tập sự - đồng nhiệm Việt Nam là Trung úy Lã Đình Chi) và Thượng úy Anatôli Bônđarép trắc thủ tập sự - đồng nhiệm Việt Nam là Trung úy Phạm Trường Uy (фam Чыоhъ Yh) - sau này là Anh hùng lực lượng vũ trang của Việt Nam) lần đầu tiên xung trận trong tư cách là các sĩ quan điều khiển đường bay của tên lửa. Sau này họ đã dược tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ và Huân chương Sao đỏ vì các chiến công đã đạt được.
Đó là những chiếc máy bay thứ 399, 400 và 401 của Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam kể từ ngày 5-8-1964 - ngày mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Các bạn Việt Nam đã dùng mảnh chiếc máy bay Mỹ thứ 400 để làm ra những vật kỷ niệm: trên nền chiếc máy bay Mỹ đang bốc cháy và đâm vào núi là con số "400", trên cuống kỷ niệm chương có dòng chữ Việt Nam "Chiến thắng đầu tiên" và ghi ngày "24.07.65". Tất cả các chiến sĩ tên lửa thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 của Quân đội nhân dân Việt Nam đều được tặng kỷ niệm chương này.
Sau trận này, trừ các máy bay không người lái, trong hai tuần lễ đã hoàn toàn không có phi vụ nào của không quân Mỹ bay về hướng Hà Nội. Nhưng máy bay Mỹ vẫn tiếp tục ngang nhiên ném bom các tỉnh phía nam của miền Bắc Việt Nam.
Tiếp nhiên liệu
cho tên lửa
Nạp chất ôxi hóa cho tên lửa là công việc khó khăn nhất khi chuyển bệ phóng từ "tư thế chiến đấu” sang "tư thế hành quân" và ngược lại.
Mặc dù không tốn nhiều sức lực khi thực hiện, nhưng chẳng ai ưa thích công đoạn này. Nguyên nhân là vì cái nóng và trang bị rườm rà: trước khi làm công việc nạp chất ôxi hóa họ phải khoác lên người bộ quần áo bảo vệ may bằng dạ rất dày, phía ngoài được phủ một lớp màng cao su. Họ phải xỏ chân vào những chiếc ủng cao su, phải chụp mặt nạ phòng khí độc, phía trên mặt nạ đó là một chiếc mũ bằng cao su trùm kín đầu, hai bàn tay phải đi găng cao su. Trong bộ quần áo kiểu "thợ lặn" ấy dưới cái nóng 35oC họ phải thao tác gần một giờ với những chiếc clê, những ống dẫn và những cái van. Mồ hôi chảy đầm đìa.
Sau mỗi lần nạp chất ôxi hóa như thế, người thực hiện công việc này trong 40 phút làm việc, bị sút cân gần 1 kg. Những ai đã thực hiện công việc này sẽ phải chờ đến lần tiếp theo, xem đó như là một sự tra tấn, nhưng ngoài người đó ra thì chẳng còn người nào khác làm việc này.
Nghỉ ngơi
Sau những giờ lên lớp, luyện tập và nạp nhiên liệu, chúng tôi đã không ngồi không. Chúng tôi ngồi ôn lại những câu chuyện diễn ra trong quãng đời trước khi nhập ngũ và "trước khi sang Việt Nam", kể cho nhau nghe giai thoại. Xin nói thêm là các bạn Việt Nam rất thích những giai thoại của chúng tôi.
Trong những giở nghỉ các bạn Việt Nam hay hỏi chúng tôi về đời sống ở Liên Xô, về phong tục tập quán của các dân tộc ở Liên Xô, mà trong nhóm chúng tôi có các anh em thuộc 12 dân tộc: người Nga, người Ucraina, người Bêlarút, người Látvia, người Étxtônia, 1 người Tácta, 1 người Cadắc, 1 người Grudia, 1 người Kiếcghidia, 1 người Iếccút, 1 người Udơbếch và thậm chí 1 người Bungari sinh ra ở Mônđavi.
Vào các buổi tối chúng tôi ca hát có đệm đàn ghita. Ở chỗ chúng tôi có một tay chơi ghita rất cừ, biết nhiều bài hát, đó là đồng chí Xasa Curakin. Những bài thường hay được hát nhất là những bài: "Anh em ơi? Điều chủ yếu là trái tim không được già!", "Người đồng chí bay đến xứ sở xa xôi", "Chiều Mátxcơva"*, "Bài ca về thời tuổi trẻ đầy lo âu”, "ở nơi ấy, xa xa bên kia sông", "Cây thùy dương"*, “Anh em ơi! Hãy tháo yên ngựa", "Trước lúc lên đường đi xa", “Chiều hải cảng"*, "Điệu van Xêvaxtôpôn", "Con tầu Vanắc", "Đàn chim di cư", "Mẹ ơi! Hãy viết thư đến Ai Cập cho con", "Cây phong mảnh mai của tôi", "Những người địa chất"*, "Lá mùa thu”, "Cuộc sống ơi! Ta mến yêu người?"*, và tất nhiên có bài hát "Cachiusa"* v.v..
Có nhiều bài trong số ấy (được đánh dấu *) được các bạn Việt Nam cùng hát với chúng tôi bằng tiếng Nga và bằng tiếng Việt. Trong số các bài hát của Việt Nam chúng tôi đã từng hát khúc quân hành của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là bài "Giải phóng miền Nam".
Thỉnh thoảng chúng tôi tổ chức thi đấu bóng chuyền giữa các đội tuyển của Liên Xô và Việt Nam. Buổi tối chúng tôi vui chơi khi trời đã bớt nóng.
Ngày hội thực sự là những ngày, nói đúng hơn đó là những buổi tối có đoàn chiếu phim lưu động đến chiếu các bộ phim tại trận địa. Thoạt đầu chiếu bộ phim tài liệu ngắn về những hoạt động chiến sự gần đây nhất ở miền Nam Việt Nam có lời dịch song song, sau đó chiếu phim truyện, phim của Liên Xô.
Bộ phim luôn được ưa ,thích là bồ phim "Chú chó Bácbốt và cuộc thi chạy việt dã". Người ta chiếu bộ phim này mấy lần. Lần nào cũng khiến chúng tôi cười sảng khoái. Đó là bộ phim duy nhất không cần có lời dịch cũng hiểu được.
Tiến về phía nam
và cuộc phục kích đầu tiên
.
Xét thấy tình hình vùng trời Hà Nội tạm lắng dịu, Bộ chỉ huy Binh chủng phòng không đã giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn tên lửa 61 của chúng tôi trong thời gian ngắn nhất bí mật di chuyển đến vùng thị xã Phủ Lý và tổ chức cuộc phục kích ở đấy.
Vào buổi tối, sau khi có lệnh "lên đường hành quân" chúng tôi đã rời khỏi trận địa, tổ chức thành đội hình và hành quân trong hai ngày đêm, chủ yếu vào ban đêm, về phía nam theo lộ trình đã vạch sẵn, về hướng tây đường số 1 .
Những ai chưa được nhìn thấy các con đường ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thì khó mà hình dung được tất cả những khó khăn trên đường hành quân của chúng tôi đi ngang qua những cánh đồng lúa, những khu rừng nhiệt đới và sau cùng là những ngọn núi. Ở nhiều nơi, những con đường bị cày xới trên hàng chục kilômét bởi những hố bom sâu do máy bay Mỹ thả xuống phá huỷ. Chúng tôi đã phải đi vòng, trực tiếp trên các ruộng lúa. Đây là công việc quá khó khăn, vì thậm chí những chiếc xe kéo kiểu ATC của Liên Xô cũng phải trầy trật lắm mới vượt qua được những thửa ruộng ngập bùn lầy. Chỉ có “những con trâu nước" của Việt Nam mới có thể dễ dàng và với một vẻ duyên dáng nào đó di chuyển được trên những ruộng bùn lầy này. Những bệ phóng nặng nề thì mắc kẹt và sa lầy đến tận khung xe. Xích của các xe kéo gầm rú, guồng mạnh và khó khăn lắm mới kéo được những bệ phóng lên nền đường cứng.
Dưới sự chỉ huy của các vị chỉ huy dầy dạn kinh nghiệm - Trưởng ban vận tải của trung đoàn là Đại úy Đ. M. Uđôvencô và phó của ông là Thượng úy V. E. Abrôximốp - các tài xế trên những chiếc xe kéo kiểu ATE và KRAZ đã tỏ ra nhanh trí đến kỳ diệu để vượt qua những địa hình và những trở ngại tưởng chừng như hoàn toàn không thể vượt qua nổi.
Trong các khu rừng nhiệt đới tình hình cũng không dễ dàng hơn bao nhiêu. Nhờ có những vật ngụy trang tự nhiên nên chúng tôi đã di chuyển băng qua rừng ngay cả ban ngày mà không sợ bị phát hiện từ trên không.
Đến chiều tối ngày thứ hai, cuối cùng thì chúng tôi đã ra khỏi các khu rừng. Trước mặt chúng tôi là con sông rộng chừng 35-40 mét, nước chảy rất xiết. Cây cầu đã bị phá huỷ. Chỉ còn lại những khúc gỗ bị cháy sém, bị sức nổ làm văng lên bờ. Có thể thấy rõ rằng bọn Mỹ đã không tiếc bom để dội xuống nơi đây.
Anh em công binh đã đến giúp chúng tôi. Họ đã nhanh chóng bắc cầu phao. Nhờ đó, dưới bóng đêm, chúng tôi đã bình yên vượt qua bờ bên kia của con sông.
Xét thấy tình hình vùng trời Hà Nội tạm lắng dịu, Bộ chỉ huy Binh chủng phòng không đã giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn tên lửa 61 của chúng tôi trong thời gian ngắn nhất bí mật di chuyển đến vùng thị xã Phủ Lý và tổ chức cuộc phục kích ở đấy.
Vào buổi tối, sau khi có lệnh "lên đường hành quân" chúng tôi đã rời khỏi trận địa, tổ chức thành đội hình và hành quân trong hai ngày đêm, chủ yếu vào ban đêm, về phía nam theo lộ trình đã vạch sẵn, về hướng tây đường số 1 .
Những ai chưa được nhìn thấy các con đường ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thì khó mà hình dung được tất cả những khó khăn trên đường hành quân của chúng tôi đi ngang qua những cánh đồng lúa, những khu rừng nhiệt đới và sau cùng là những ngọn núi. Ở nhiều nơi, những con đường bị cày xới trên hàng chục kilômét bởi những hố bom sâu do máy bay Mỹ thả xuống phá huỷ. Chúng tôi đã phải đi vòng, trực tiếp trên các ruộng lúa. Đây là công việc quá khó khăn, vì thậm chí những chiếc xe kéo kiểu ATC của Liên Xô cũng phải trầy trật lắm mới vượt qua được những thửa ruộng ngập bùn lầy. Chỉ có “những con trâu nước" của Việt Nam mới có thể dễ dàng và với một vẻ duyên dáng nào đó di chuyển được trên những ruộng bùn lầy này. Những bệ phóng nặng nề thì mắc kẹt và sa lầy đến tận khung xe. Xích của các xe kéo gầm rú, guồng mạnh và khó khăn lắm mới kéo được những bệ phóng lên nền đường cứng.
Dưới sự chỉ huy của các vị chỉ huy dầy dạn kinh nghiệm - Trưởng ban vận tải của trung đoàn là Đại úy Đ. M. Uđôvencô và phó của ông là Thượng úy V. E. Abrôximốp - các tài xế trên những chiếc xe kéo kiểu ATE và KRAZ đã tỏ ra nhanh trí đến kỳ diệu để vượt qua những địa hình và những trở ngại tưởng chừng như hoàn toàn không thể vượt qua nổi.
Trong các khu rừng nhiệt đới tình hình cũng không dễ dàng hơn bao nhiêu. Nhờ có những vật ngụy trang tự nhiên nên chúng tôi đã di chuyển băng qua rừng ngay cả ban ngày mà không sợ bị phát hiện từ trên không.
Đến chiều tối ngày thứ hai, cuối cùng thì chúng tôi đã ra khỏi các khu rừng. Trước mặt chúng tôi là con sông rộng chừng 35-40 mét, nước chảy rất xiết. Cây cầu đã bị phá huỷ. Chỉ còn lại những khúc gỗ bị cháy sém, bị sức nổ làm văng lên bờ. Có thể thấy rõ rằng bọn Mỹ đã không tiếc bom để dội xuống nơi đây.
Anh em công binh đã đến giúp chúng tôi. Họ đã nhanh chóng bắc cầu phao. Nhờ đó, dưới bóng đêm, chúng tôi đã bình yên vượt qua bờ bên kia của con sông.
Chế độ "bí
mật nghiêm ngặt”
Suốt đêm chúng tôi tiếp tục hành quân. Điều bất ngờ nhất là mặc dù lộ trình của chúng tôi đã được giữ bí mật nghiêm ngặt, song tại mỗi điểm dân cư mà chúng tôi đi qua mọi người dân từ trẻ đến già đều đã ra đón chào chúng tôi.
Người lớn chăm chú ngắm nghía những bệ phóng tên lửa có hình dáng lạ thường được phủ kín vải bạt và sôi nổi trao đổi cảm tưởng. Các em nhỏ, với những cặp mắt sáng và nép người vào nhau để đẩy các em mạnh dạn nhất lên phía trước cho gần các bác "Liên Xô" to lớn nhưng không có vẻ gì đáng sợ. Trong không khí oi ả ngột ngạt của đêm vùng nhiệt đới, những giọng nói thánh thót của họ (bằng tiếng Nga) bay vút lên tựa như những ngọn lửa nồng cháy:
- Liên Xô! Liên Xô! Xin chào? Tốt lắm! Mạc Tư Khoa!
Tài xế chiếc xe ATX của chúng tôi, anh Vanhia Slantrắc đã được bà con Việt Nam, đặc biệt là các cô gái Việt Nam chú ý tới. Anh này có dáng người cao, cân đối, tóc hung và đẹp trai, ngoài ra có bộ râu rất đẹp. Ngay khi anh vừa bước ra khỏi buồng lái đã lọt ngay vào một "vòng vây" khép kín. Ai cũng cố gắng nắm tay chúng tôi hoặc sờ được vào quần áo. Vào cái đêm hôm ấy chúng tôi đã có dịp tham dự vào ba cuộc mít tinh chớp nhoáng chào đón chúng tôi. Cuộc mít tinh thứ ba diễn ra lúc trời đã tảng sáng.
Cơn nóng đã phần nào dịu bớt, không khí trở nên mát mẻ hơn. Trên nền bầu trời đang hửng sáng đã hiện ra những đường nét xám mờ của những ngọn núi không cao lắm .
Sau khi phân tán và ngụy trang các khí tài, chúng tôi đã thoải mái tắm rửa để gột bỏ những lớp bụi mầu đỏ sau chặng đường dài, bằng những thùng nước do bà con nông dân đã có nhã ý đem đến cho chúng tôi. Sau đó, chúng tôi nhấm nháp nhanh khẩu phần khô và những quả chuối do nông dân tặng cho rồi nằm nghỉ dưới một mái che lớn làm bằng những tấm phên tre.
Không khí mát mẻ buổi sáng vẫn còn (chỉ khoảng 27oc) và cơn đói đã dịu nhờ bữa sáng khiến cho chúng tôi buồn ngủ. Ngay khi đầu vừa chạm vào những chiếc gối độn đầy rơm là chúng tôi đã thiếp đi vì mệt nhừ sau chặng đường dài đầy khó nhọc.
Điều bất ngờ
dưới gối vào buổi sáng
Chúng tôi bừng tỉnh vì tiếng kêu thất thanh: Á - á!
Lêsin Phômisép, một anh chàng thường ngày là người bình tĩnh và không hay bực tức, đang gào thét, tay cầm chiếc gối và mắt thì mở to vẻ sợ hãi.
Tuy chưa hiểu điều gì đã xảy ra, nhưng tôi lao đến giúp anh ấy và nhìn thấy một con rắn to với cái lưng có các khoang trắng đen đang từ từ trườn khỏi nơi Lêsin vừa đặt chiếc gối rơm. Sau khoảnh khắc con rắn đã biến mất trong một bụi rậm đầy gai mọc bên cạnh bức phên tre. Nhưng ngoài con rắn ấy, trong khi ngủ chúng tôi còn bị những "cư dân" khác của vùng này viếng thăm.
Có hai cậu, khi ngủ dậy đã phát hiện thấy trên tay mình có những vết đỏ không rõ do đâu mà xuất hiện. Những vết đỏ ấy gây ra một cơn ngứa khá mạnh và một lúc sau thì nổi lên những cái mụn con li ti. Bác sĩ của chúng tôi nhận định đây là vết rộp bỏng do hóa chất. Các bạn Việt Nam đã khẳng định sự phán đoán ấy và giải thích nguồn gốc của các vết rộp là: ở vùng này có một loài côn trùng hiếm thấy, giống như con sâu. Khi chạm phải chỗ hở trên thân thể người, nó tiết ra một thứ khí đặc biệt qua các lỗ nhỏ xíu dưới bụng làm cho lớp da thượng bì bị rộp bỏng. Bác sĩ của chúng tôi đã bôi lớp thuốc mỡ lên chỗ rộp bỏng và băng kín lại. Những chỗ rộp bỏng ấy rất lâu sau vẫn không lành và để lại những vết sẹo thấy rõ trên tay mấy anh chàng ấy.
Chuẩn bị trận địa
chiến đấu - Sự giúp đỡ của nông dân
Khi trời bắt đầu tối, đoàn quân chúng tôi di chuyển tới trận địa được lựa chọn sẵn cho tiểu đoàn và sau một giờ thì có mặt tại trận địa.
Trận địa này rất đạt xét trên phương diện chiến thuật, vì đó là sườn dốc, chặn ngang hẻm núi chạy từ phía nam lên phía bắc. Địa hình như vậy đảm bảo cho chúng tôi có tầm nhìn bao quát tốt chung quanh ở hướng nam. Nhưng về phương diện kỹ thuật thì trận địa gây rất nhiều khó khăn: ngọn núi có độ dốc hơn 25 độ, và để bố trí bệ phóng và các ca bin điều khiển chúng tôi đã phải làm những bãi phẳng ngang nhô ra.
Nền thì toàn đá, vậy mà đã phải dùng những chiếc thuổng và xẻng thông thường để khoét vào núi. Công việc diễn ra suốt đêm trong điều kiện ánh sáng được hoàn toàn ngụy trang vì vào thời điểm ấy máy bay Mỹ vẫn ném bom thị xã Phủ Lý, chỉ cách chúng tôi có 8 kilômét về hướng đông nam.
Cứ sau những khoảng thời gian nhất định, máy bay Mỹ lại thả dù gắn những quả pháo sáng cháy trong 5-8 phút. Chúng đã ném bom có bài bản thị xã này, một thị xã mà dân cư đã sơ tán đi từ lâu và trở thành hoang vắng. Chúng sử dựng những đống đổ nát của thị xã như bãi tập ném bom ban đêm. Sau khi ném bom xong, trên đường trở về, các máy bay Mỹ lượn vòng ngay ở phía trên trận địa chúng tôi.
Trên nền bầu trời bắt đầu hửng sáng chúng tôi nhìn thấy rõ những hình dáng màu đen hung dữ của những máy bay ấy. Tiếng động cơ phản lực gầm rú inh tai ngay trên đầu và những tiếng nổ của những quả bom ném xuống thị xã Phủ Lý đã làm tăng thêm sự lo lắng.
Khoảng nửa giờ sau chúng tôi có sự trợ giúp của bà con nông dân đến từ các làng gần đó. Theo lời kêu gọi của huyện ủy, mọi người đã đến giúp chúng tôi: phụ nữ, trẻ em, các cụ già. Với những chiếc rọ và đòn gánh quẩy đất, với những chiếc cuốc, cuốc chim và xẻng, bà con đã bắt tay làm việc hồ hởi. Công việc ngày càng sôi nổi, người đến ngày càng đông. Trận địa lúc ấy trông giống như một tổ kiến lớn bị khuấy động. .
Vào đêm ấy đã có khoảng 300 thường dân đến giúp chúng tôi xây trận địa. Chỉ có nhờ sự giúp đỡ của họ mà đến lúc trời sáng trận địa mới được hoàn thành, chúng tôi bắt đầu triển khai khí tài. Chúng tôi đã cảm ơn mọi người đến giúp và mời họ về nghỉ. Tuy mệt nhọc, nhưng họ không bỏ về ngay mà lại chăm chú quan sát các công việc đang diễn ra lúc ấy, ngắm nghía những vật kỳ lạ - những quả tên lửa, những chiếc xe kéo có xích, những bệ phóng và ngắm nghía những người lính Xôviết chúng tôi. Bất chấp sự mệt mỏi rã rời, những động tác của cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn diễn ra một cách lôgíc, chặt chẽ và có định hướng rõ rệt.
Công việc quả phức tạp khi trong đêm tối phải xác định được độ phẳng ngang của bãi đất nhô ra. Do vậy, tôi đã sử dụng tấm ván phẳng dài 2 mét trên đó có đặt một chai nước để làm dụng cụ đo độ phẳng ngang của bãi đất. Nhờ “dụng cụ đo độ phẳng" ấy chúng tôi đã nhanh chóng giảm được độ nghiêng của bãi đất so với đường chân trời xuống còn 3 độ. Như vậy đã hoàn toàn đáp ứng yêu cầu. Đôi khi, “dụng cụ đo độ phẳng" được thay bằng hai xô nước đổ lên trên bãi đất.
Vì thấy nền đất có đá, và chủ yếu là để giảm thời gian tháo dỡ khí tài sau trận đánh, chúng tôi đã áp dụng một mẹo nhỏ: chúng tôi chỉ chôn sâu một nửa các chân đế của bệ phóng. Như vậy sẽ dễ dàng và nhanh chóng rút chân đế của bệ phóng và nhờ đó rút ngắn được 2-3 phút.
Chúng tôi còn có những bí quyết khác của người lính để nhanh chóng chuyển khí tài từ tư thế hành quân sang tư thế chiến đấu và ngược lại, những mẹo giảm thời gian thực hiện các định mức khác, nhưng tôi sẽ không tiết lộ những mẹo vặt ấy.
Những sự chuẩn bị
sau cùng
Sau cùng thì các khí tài đã được triển khai. Chỉ còn nhiệm vụ đặt các đường dây cáp điều khiển và các dây dẫn điện. Để bảo vệ những dây cáp ấy cần đào một đường rãnh nông, dài khoảng 10 mét. Chúng tôi đã dồn hết sức lực còn lại vào công việc này. Tôi nhìn thấy anh Lai ngồi xổm đào đất những nhát cuốc chim bổ vào đất thưa dần... Anh ấy giáng nhát cuối cùng và rồi tiếng cuốc chim lặng im. Mệt quá bị kiệt sức, đồng chí Lai đã thiếp đi cùng chiếc cuốc chim trong tay. Đồng chí Thành đưa anh Lai về nghỉ.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng đào xong đoạn rãnh đó và nối liền các đoạn dây cáp lại với nhau. Bệ phóng "sống động" trở lại. Chúng tôi đã điều chỉnh độ phẳng ngang, định hướng, đặt các góc nạp đạn và các góc giới hạn, tiến hành kiểm tra cục bộ và kiểm tra các tính năng của hệ thống điều khiển - mọi cái đều chuẩn. Chúng tôi chuyển những xe vận chuyển nhiên liệu TZM đến và nạp vào các bệ phóng. Lúc ấy kim đồng hồ chỉ 5 giờ 30 phút sáng. Tôi dùng điện thoại báo cáo với sĩ quan chỉ huy:
- Bệ phóng số 5 đã trong tư thế chiến đấu. Bệ phóng đã nạp tên lửa.
- Chấp nhận. Đồng chí hãy kiểm tra bệ phóng số 6. Hãy giúp họ nếu cần.
Tôi trượt xuống sườn núi có những cây đu đủ non mọc dầy để đến bệ phóng số 6. Ở đấy các chiến sĩ đang nạp tên lửa vào bệ phóng.
- Công việc của các đồng chí thế nào? - tôi hỏi đồng chí Akhunốp.
- Khó nhọc lắm, - đồng chí ấy đáp, - chúng tôi nạp quả đạn này lần thứ hai. Lần thứ nhất chúng tôi không quay được càng của chiếc xe chở nhiên liệu TZM. Quả tên lửa mắc kẹt vào thành vách dựng đứng. Đành phải chặt ngắn bớt khoảng 8 centimét ống dẫn của phần tiếp nhận áp lực không khí.
Sau khi thấy mọi việc ở bệ phóng số 6 đâu vào đấy rồi, tôi trở lại bệ phóng số 5 của mình. Chân bước xiêu vẹo vì mệt, lưng mỏi nhừ, các ngón tay cứng đờ. Trời đã sáng hẳn. Chúng tôi tiến hành kiểm tra cục bộ một lần nữa, điều chỉnh các góc nạp đạn. Đúng vào lúc ấy còi báo động vang lên:
- Báo động chiến đấu!
Tôi nhìn đồng hồ. Kim đồng hồ chỉ đúng 6 giờ sáng.
Vòng đu quay trên
trời
Chúng tôi nhanh chóng chuẩn bị các quả tên lửa trong tư thế sẵn sàng phóng và đi xuống phía dưới chân núi. Tôi báo cáo với người chỉ huy tiểu đoàn:
- Trung đội 3 đã ở trong hầm trú ẩn.
Mặc dù thật ra không có hầm trú ẩn nào cả.
- Chấp nhận. Có một tốp mục tiêu từ biển tiến về phía bắc. Khoảng cách là 240.
Tôi ước tính: khoảng 10 phút nữa các mục tiêu sẽ lọt vào tầm bắn, ít nhất thì cũng cần phải đào những hào ẩn nấp không sâu lắm. Ở chỗ này nền đất không có nhiều đá cứng như ở trên núi. Nhưng không có cuốc chim và xẻng thì không thể làm gì được.
Sau đó nửa giờ có lệnh "Báo yên": các mục tiêu không tiến vào tầm bắn và đã quay sang hướng đông, vòng qua chúng tôi ở phía trái. Sau đó khoảng 20 phút còi báo động lại vang lên. Cả lần này nữa máy bay cũng không bay vào tầm bắn. Trò đu quay trên trời như thế đã diễn ra cả ngày hôm ấy.
Còi báo động đã khiến chúng tôi phải 18 lần ngồi vào vị trí chiến đấu và chờ lệnh "Phóng". Mười tám lần thần kinh chúng tôi bị căng đến tột độ. Lần nào cũng vậy, thay vì lệnh "Phóng" lại vang lên lệnh "Báo yên": 1-2 phút trước khi bay vào tầm bắn các máy bay đã chuyển hẳn hướng bay, đi vòng qua trận địa chúng tôi ở phía bên phải hoặc phía bên trái.
Chúng tôi đoán rằng hồi đêm các phi công Mỹ, khi
lượn vòng phía trên trận địa của chúng tôi, đã đánh
dấu trận địa và bây giờ chúng đang thăm dò khu vực
chúng tôi, và hy vọng rằng chúng tôi sẽ hết kiên nhẫn
và sẽ tự làm lộ mình bằng hành động phóng tên lửa
quá sớm .
Trong ngày hôm ấy chúng tôi đã ba lần ngồi vào ăn bữa trưa - cả ba lần bữa trưa bị gián đoạn bởi hồi còi báo động, và chúng tôi đã phải bỏ mọi thứ để lao đến các bệ phóng và các cabin điều khiển. Bữa trưa đã kết thúc ngay trên các bệ phóng và trong các cabin điều khiển.
Đến buổi chiều máy bay Mỹ ít xuất hiện hơn, hơn nữa chúng không bay đến gần hơn 70 km. Chúng tôi ăn tối yên ổn hơn ít nhiều. Chúng tôi đã chuẩn bị nghỉ đêm. Các khẩu đội Việt Nam dựng lều bạt cách không xa các hầm trú ẩn vừa được đào lúc ban ngày. Còn chúng tôi, nhằm mục đích phân tán thưa ra, đã dựng lều ở chỗ cao hơn một chút, ở phía bên kia dãy núi.
Hôm trước đó đài phát thanh dự báo có thể sẽ có mưa rào nhiệt đới và dông. Vì vậy chúng tôi phủ bạt thật chặt và kỹ lên bệ phóng có tên lửa trên đó. Chúng tôi đã thận trọng chống sẵn các cây sào để khi cần thì tháo dỡ vải bạt. Chúng tôi bố trí người trực gác, chúc nhau ngủ ngon, rồi đi nghỉ.
Trong ngày hôm ấy chúng tôi đã ba lần ngồi vào ăn bữa trưa - cả ba lần bữa trưa bị gián đoạn bởi hồi còi báo động, và chúng tôi đã phải bỏ mọi thứ để lao đến các bệ phóng và các cabin điều khiển. Bữa trưa đã kết thúc ngay trên các bệ phóng và trong các cabin điều khiển.
Đến buổi chiều máy bay Mỹ ít xuất hiện hơn, hơn nữa chúng không bay đến gần hơn 70 km. Chúng tôi ăn tối yên ổn hơn ít nhiều. Chúng tôi đã chuẩn bị nghỉ đêm. Các khẩu đội Việt Nam dựng lều bạt cách không xa các hầm trú ẩn vừa được đào lúc ban ngày. Còn chúng tôi, nhằm mục đích phân tán thưa ra, đã dựng lều ở chỗ cao hơn một chút, ở phía bên kia dãy núi.
Hôm trước đó đài phát thanh dự báo có thể sẽ có mưa rào nhiệt đới và dông. Vì vậy chúng tôi phủ bạt thật chặt và kỹ lên bệ phóng có tên lửa trên đó. Chúng tôi đã thận trọng chống sẵn các cây sào để khi cần thì tháo dỡ vải bạt. Chúng tôi bố trí người trực gác, chúc nhau ngủ ngon, rồi đi nghỉ.
Trận đánh trong đêm
Tôi lập tức thiếp đi... Trong mơ tôi nghe thấy còi báo động và không thể hiểu được: đó là mơ hay thật sự là còi báo động? Bởi vì cả một ngày còi báo động đã "làm ù tai" rồi.
Tôi hiểu ra rằng đó không phải là mơ. Tôi chồm dậy và lay anh em dậy:
- Dậy ngay? Báo động số 1!
Chúng tôi chộp lấy quần áo, mũ sắt, vừa chạy vừa mặc quần áo, nhanh chóng lao đến các bệ phóng. Trong bóng tối tôi lao nhanh qua các bụi cây thấp, chạy lên phía trên. Đây rồi, bệ phóng. Tôi mò mẫm tháo những chốt cài vải bạt. Tay làm việc như cái máy. Chỉ sau 15 giây đã mở xong tất cả các chốt cài. Phải tháo bạt che. Nhưng đồng chí Thành cùng khẩu đội ở đâu? Một mình tôi không thể tháo dỡ vải bạt che bệ phóng. Tôi chạy đến chỗ có lều của khẩu đội để gọi họ. Đây là nơi chúng tôi chia tay vào buổi tối hôm qua... Nhưng quỷ tha ma bắt? Chẳng thấy lều đâu cả! Cách đó không xa tôi nghe thấy tiếng xoong nồi loảng xoảng. Tôi chạy tới chỗ có tiếng động. Ở đấy là lán ngủ của các đầu bếp thuộc trung đội hậu cần của Việt Nam. Tôi chạy đến lán. Các anh nuôi đều có mặt tại chỗ. Tôi hỏi họ:
- Khẩu đội bệ phóng đâu? Lều của họ biến đi đâu rồi?
Các bạn Việt Nam ngơ ngác nhìn tôi. Sau khi hiểu rõ vấn đề họ đã chỉ tay về phía đồi cao:
- Họ ở đằng kia kìa
Tôi chạy theo hướng đó. Được khoảng 40 mét tôi quả thật thấy có chiếc lều. Hóa ra, lúc chập tối, do sợ bị ngập nước, khẩu đội Việt Nam đã dời nó lên chỗ cao hơn và chưa kịp báo cho tôi biết. Trong cái lều bạt này chuông điện thoại réo rất to, còn chiếc lều thì cứ quay tứ tung bùng nhùng. Tôi hiểu ra, do bị ngái ngủ, các chiến sĩ ấy đã không biết làm cách nào để tìm thấy cửa ra trong đêm tối. Tôi giật mạnh cọc chốt lều ở một góc và vạch góc ấy lên. Anh em trong khẩu đội Việt Nam lần lượt chui ra qua lỗ hổng ấy.
- Chạy mau ra bệ phóng! - tôi hét lên - Chạy thanh lên phía trên!
Chúng tôi dùng các cây sào tháo
bỏ vải bạt và hất xuống đất. Hết sức nhanh. Mỗi
người thao tác rất nhanh công đoạn chuẩn bị phóng của
mình. Thời gian tính bằng giây
- Số 1 đã sẵn sàng!
- Số 2 đã sẵn sàng?
- Số 3 đã sẵn sàng! - các trắc thủ trong khẩu đội báo cáo dứt khoát.
Tôi kiểm tra vị trí của các bộ cảm biến, nối mạch những ổ cắm trên thân tên lửa OS-10. Tôi báo cáo về ca bin "X":
- Bệ phóng số 5 đã sẵn sàng chiến đấu!
- Chấp nhận. Tôi cho phép chuẩn bị phóng.
Trong ống nghe tôi nghe thấy rõ những câu trao đổi qua hệ thống liên lạc khuếch đại:
- Góc phương vị 120, khoảng cách – 32, chuyển sang chế độ AX! (tự động theo dõi mục tiêu).
- Rõ. Chuyển sang chế độ AX!
Tôi hạ lênh:
- Khẩu đội vào hầm trú ẩn!
Tôi vừa đặt ống nghe và đóng sập cửa khoang trên bệ phóng thì đã nghe thấy hiệu lệnh đưa vào tư thế "Đồng bộ", và bệ phóng cùng tên lửa bắt đầu điều chỉnh các góc đã định. Chúng tôi lao nhanh xuống phía dưới, vào các hầm trú ẩn. Tôi báo cáo qua điện thoại:
- Trung đội 3 đã ở trong hầm trú ẩn!
- Chấp nhận!
- Tiêu diệt tốp mục tiêu! Bằng một loạt 3 quả đạn, khoảng cách thời gian - 6'
- Bệ số 1 phóng! - tôi nghe thấy giọng khàn khàn của Thiếu tá Chỉ huy trưởng Prôxcuốcnin trong ống nghe khuếch đại.
- Rõ! Bệ số 1 phóng đạn? - viên sĩ quan điều khiển tên lửa báo cáo. Đó là Trung úy Carétnhicốp.
Một tiếng nổ inh tai khiến chúng tôi phải nằm rạp xuống đất. Quả tên lửa như mũi tên chọc thủng bầu trời tối đen, bay vút lên và biến về hướng nam. Tiếp đó là bệ số 2, bệ số 3...
- Bắt được mục tiêu rồi?
- Đã dẫn đường được tên lửa! - các báo cáo của các trắc thủ thao tác và của viên sĩ quan điều khiển tên lửa vang lên qua hệ thống hên lạc khuếch đại âm thanh.
Từ phía trên, các mảnh đá rơi ồ ạt xuống chỗ chúng tôi. Những mảnh đá ấy do luồng khí đẩy của động cơ tên lửa hất tung lên cao mấy chục mét. Những cú đập vào lưng khá mạnh. May mà đã có mũ sắt bảo vệ đầu.
Các động cơ của tên lửa đã tách rời: của tên lửa số 1, số 2 và số 3. Có 3 chấm nhỏ màu đỏ - là các tên lửa - bay lên phía trên.
- Kích hoạt ngòi nổ vô tuyến "K3"!
Một ánh chớp sáng chói làm lóa mắt.
- Quả thứ nhất đã nổ! Mục tiêu đã bị tiêu diệt? - tôi nghe thấy giọng đầy xúc động của viên sĩ quan điều khiển tên lửa là Trung úy Cônxtantin Carétnhicốp.
- Quả thứ hai đã nổ!
- Quả thứ ba đã nổ!
- Cả tốp mục tiêu đã bị tiêu diệt. Số tên lửa đã phóng - 3 quả.
Những chiếc máy bay nổ tan ra thành các mảnh bốc cháy, kéo theo một cột khói, vạch rõ đường rơi của chúng. Có đến nửa bầu trời rực lửa. Dần dần lửa được thay bằng một cột khói khổng lồ có mầu nâu trong ánh hồi quang lửa hồng. Đó là một bức tranh đầy ấn tượng.
- Số 1 đã sẵn sàng!
- Số 2 đã sẵn sàng?
- Số 3 đã sẵn sàng! - các trắc thủ trong khẩu đội báo cáo dứt khoát.
Tôi kiểm tra vị trí của các bộ cảm biến, nối mạch những ổ cắm trên thân tên lửa OS-10. Tôi báo cáo về ca bin "X":
- Bệ phóng số 5 đã sẵn sàng chiến đấu!
- Chấp nhận. Tôi cho phép chuẩn bị phóng.
Trong ống nghe tôi nghe thấy rõ những câu trao đổi qua hệ thống liên lạc khuếch đại:
- Góc phương vị 120, khoảng cách – 32, chuyển sang chế độ AX! (tự động theo dõi mục tiêu).
- Rõ. Chuyển sang chế độ AX!
Tôi hạ lênh:
- Khẩu đội vào hầm trú ẩn!
Tôi vừa đặt ống nghe và đóng sập cửa khoang trên bệ phóng thì đã nghe thấy hiệu lệnh đưa vào tư thế "Đồng bộ", và bệ phóng cùng tên lửa bắt đầu điều chỉnh các góc đã định. Chúng tôi lao nhanh xuống phía dưới, vào các hầm trú ẩn. Tôi báo cáo qua điện thoại:
- Trung đội 3 đã ở trong hầm trú ẩn!
- Chấp nhận!
- Tiêu diệt tốp mục tiêu! Bằng một loạt 3 quả đạn, khoảng cách thời gian - 6'
- Bệ số 1 phóng! - tôi nghe thấy giọng khàn khàn của Thiếu tá Chỉ huy trưởng Prôxcuốcnin trong ống nghe khuếch đại.
- Rõ! Bệ số 1 phóng đạn? - viên sĩ quan điều khiển tên lửa báo cáo. Đó là Trung úy Carétnhicốp.
Một tiếng nổ inh tai khiến chúng tôi phải nằm rạp xuống đất. Quả tên lửa như mũi tên chọc thủng bầu trời tối đen, bay vút lên và biến về hướng nam. Tiếp đó là bệ số 2, bệ số 3...
- Bắt được mục tiêu rồi?
- Đã dẫn đường được tên lửa! - các báo cáo của các trắc thủ thao tác và của viên sĩ quan điều khiển tên lửa vang lên qua hệ thống hên lạc khuếch đại âm thanh.
Từ phía trên, các mảnh đá rơi ồ ạt xuống chỗ chúng tôi. Những mảnh đá ấy do luồng khí đẩy của động cơ tên lửa hất tung lên cao mấy chục mét. Những cú đập vào lưng khá mạnh. May mà đã có mũ sắt bảo vệ đầu.
Các động cơ của tên lửa đã tách rời: của tên lửa số 1, số 2 và số 3. Có 3 chấm nhỏ màu đỏ - là các tên lửa - bay lên phía trên.
- Kích hoạt ngòi nổ vô tuyến "K3"!
Một ánh chớp sáng chói làm lóa mắt.
- Quả thứ nhất đã nổ! Mục tiêu đã bị tiêu diệt? - tôi nghe thấy giọng đầy xúc động của viên sĩ quan điều khiển tên lửa là Trung úy Cônxtantin Carétnhicốp.
- Quả thứ hai đã nổ!
- Quả thứ ba đã nổ!
- Cả tốp mục tiêu đã bị tiêu diệt. Số tên lửa đã phóng - 3 quả.
Những chiếc máy bay nổ tan ra thành các mảnh bốc cháy, kéo theo một cột khói, vạch rõ đường rơi của chúng. Có đến nửa bầu trời rực lửa. Dần dần lửa được thay bằng một cột khói khổng lồ có mầu nâu trong ánh hồi quang lửa hồng. Đó là một bức tranh đầy ấn tượng.
Trước những gì đã nhìn thấy,
anh em chiến sĩ không thể nào trấn tĩnh lại được.
Chúng tôi vui sướng bắt tay nhau.
- Chúc mừng chiến thắng đầu tiên!
Nhưng thời gian là quý báu.
- Hãy về bệ phóng! - tôi phát lệnh, và chúng tôi lại lao lên phía trên.
Trong lúc tên lửa được phóng đi, luồng khí của hơi đốt đã làm bật tung một chân giá đỡ của bệ phóng và hất nó đi xa.
Chúng tôi tìm thấy nó ở cách đó 15 mét và đã nhanh chóng đặt nó vào chỗ cũ. Chiếc xe TZM kéo quả tên lửa mới mãi vẫn chưa thấy tới. Tôi chạy đến chỗ đỗ xe TZM ở phía dưới dốc núi.
Chiếc TZM vẫn đứng tại chỗ. Cửa buồng lái mở toang. Không thấy lái xe ở trong buồng lái.
- Quỷ quái thật! - tôi lầu bầu - phải tìm kiếm tài xế ở đâu bây giờ.
Tôi ngồi vào buồng lái. Chìa khóa vẫn cắm trong ổ khoá. Tôi mở công tắc điện, đạp vào bàn đạp khởi động. Máy nổ. Tôi cài số 1, bóp còi, nhả bộ ly hợp. Lập tức, tài xế Hải hốt hoảng bò ra khỏi gầm xe. Anh ta tưởng những tiếng nổ khi tên lửa được phóng đi là những tiếng bom nổ. Thế là anh ta nấp vào "chỗ an toàn" ở bên dưới quả tên lửa. Tôi nhường chỗ cho anh ta trong buồng lái. Chúng tôi lùa chiếc TZM vào phía dưới các càng đỡ tên lửa. Chúng tôi quay chiếc rầm ngang. Lập tức phát hiện thấy rằng ống phụt hơi của động cơ đẩy tên lửa đã bị mắc vào thành dựng đứng của khung đỡ, sâu vào khoảng 50 milimét.
Trong đêm tối chúng tôi đưa chiếc xe TZM vào nơi cách bệ phóng quá xa. Không còn thời gian để đưa tên lửa lần thứ hai vào chỗ có bệ phóng. Chúng tôi cầm lấy xẻng, cuốc chim và vội vàng tạo một rãnh trên thành khung đỡ tên lửa, ở tầm cao chỗ động cơ đẩy tên lửa lọt qua được. Sau 3 phút mọi việc đã hoàn thành. Tôi ra lệnh cho khẩu đội:
- Nạp tên lửa vào bệ phóng!
Chúng tôi nhanh chóng nạp tên lửa vào bệ phóng, gắn thân tên lửa vào bệ phóng.
- Bệ phóng số 5 đã sẵn sàng - tôi báo cáo về ca bin "X".
- Chấp nhận. Tất cả ở yên vị trí của mình! - hiệu lệnh vang lên nhưng không cần phải phóng tên lửa nữa, vì không còn mục tiêu.
Cả 4 máy bay, bay thành một đội hình kín, ở độ cao 3 nghìn mét đã bị bắn hạ bởi 3 quả tên lửa. Sự kiện này xảy ra ngày 11-8-1965 vào lúc 23 giờ 50 phút, cạnh ngôi làng Gia Sơn, xã Xích Thổ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Chờ đợi thêm nửa giờ, sĩ quan chỉ huy quyết định rời khỏi trận địa. Sau đó 40 phút tiểu đoàn chúng tôi đã hành quân và rút vào rừng. Đó là trận đầu và là chiến thắng đầu tiên của Tiểu đoàn 61 của chúng tôi mà sau này đã trở thành "Tiểu đoàn Anh hùng".
- Chúc mừng chiến thắng đầu tiên!
Nhưng thời gian là quý báu.
- Hãy về bệ phóng! - tôi phát lệnh, và chúng tôi lại lao lên phía trên.
Trong lúc tên lửa được phóng đi, luồng khí của hơi đốt đã làm bật tung một chân giá đỡ của bệ phóng và hất nó đi xa.
Chúng tôi tìm thấy nó ở cách đó 15 mét và đã nhanh chóng đặt nó vào chỗ cũ. Chiếc xe TZM kéo quả tên lửa mới mãi vẫn chưa thấy tới. Tôi chạy đến chỗ đỗ xe TZM ở phía dưới dốc núi.
Chiếc TZM vẫn đứng tại chỗ. Cửa buồng lái mở toang. Không thấy lái xe ở trong buồng lái.
- Quỷ quái thật! - tôi lầu bầu - phải tìm kiếm tài xế ở đâu bây giờ.
Tôi ngồi vào buồng lái. Chìa khóa vẫn cắm trong ổ khoá. Tôi mở công tắc điện, đạp vào bàn đạp khởi động. Máy nổ. Tôi cài số 1, bóp còi, nhả bộ ly hợp. Lập tức, tài xế Hải hốt hoảng bò ra khỏi gầm xe. Anh ta tưởng những tiếng nổ khi tên lửa được phóng đi là những tiếng bom nổ. Thế là anh ta nấp vào "chỗ an toàn" ở bên dưới quả tên lửa. Tôi nhường chỗ cho anh ta trong buồng lái. Chúng tôi lùa chiếc TZM vào phía dưới các càng đỡ tên lửa. Chúng tôi quay chiếc rầm ngang. Lập tức phát hiện thấy rằng ống phụt hơi của động cơ đẩy tên lửa đã bị mắc vào thành dựng đứng của khung đỡ, sâu vào khoảng 50 milimét.
Trong đêm tối chúng tôi đưa chiếc xe TZM vào nơi cách bệ phóng quá xa. Không còn thời gian để đưa tên lửa lần thứ hai vào chỗ có bệ phóng. Chúng tôi cầm lấy xẻng, cuốc chim và vội vàng tạo một rãnh trên thành khung đỡ tên lửa, ở tầm cao chỗ động cơ đẩy tên lửa lọt qua được. Sau 3 phút mọi việc đã hoàn thành. Tôi ra lệnh cho khẩu đội:
- Nạp tên lửa vào bệ phóng!
Chúng tôi nhanh chóng nạp tên lửa vào bệ phóng, gắn thân tên lửa vào bệ phóng.
- Bệ phóng số 5 đã sẵn sàng - tôi báo cáo về ca bin "X".
- Chấp nhận. Tất cả ở yên vị trí của mình! - hiệu lệnh vang lên nhưng không cần phải phóng tên lửa nữa, vì không còn mục tiêu.
Cả 4 máy bay, bay thành một đội hình kín, ở độ cao 3 nghìn mét đã bị bắn hạ bởi 3 quả tên lửa. Sự kiện này xảy ra ngày 11-8-1965 vào lúc 23 giờ 50 phút, cạnh ngôi làng Gia Sơn, xã Xích Thổ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Chờ đợi thêm nửa giờ, sĩ quan chỉ huy quyết định rời khỏi trận địa. Sau đó 40 phút tiểu đoàn chúng tôi đã hành quân và rút vào rừng. Đó là trận đầu và là chiến thắng đầu tiên của Tiểu đoàn 61 của chúng tôi mà sau này đã trở thành "Tiểu đoàn Anh hùng".
Sự cảm ơn của
nông dân
Nhưng khi chúng tôi rời khỏi khu vực trận địa thì cũng như vào đêm trước, bà con các làng gần đó, bị đánh thức bởi những tiếng nổ to của trận đánh, đã kéo đến trận địa. Họ chúc mừng thắng lợi và nồng nhiệt cảm ơn chúng tôi:
- Xin cám ơn các đồng chí đã bắn rơi những chiếc máy bay đáng nguyền rủa. Chúng không cho chúng tôi được yên cả ngày lẫn đêm
Có nhiều người đem quà đến: rất nhiều cam, chuối, mít. Chúng tôi rất cảm động trước sự quan tâm như vậy. Sau khi cảm ơn tất cả những người đã đến chúc mừng chiến thắng của chúng tôi và tặng quà, chúng tôi lên đường trở về.
Những quả "tên
lửa" bằng tre
Khi rời trận địa ra đi, chúng tôi thấy trận địa do chúng tôi để lại đã được thay thế bằng "tiểu đoàn tên lửa" được chở trên những chiếc xe đẩy của nông dân.
Thân các tên lửa ấy được làm bằng tre, bên ngoài bọc chiếu rơm. Với nước sơn bên ngoài là nước vôi, những chiếc tên lửa này trông như đang diễu binh và nếu nhìn từ trên cao xuống chúng không khác gì nhiều so với tên lửa thật sự.
Những "tên lửa" này được bố trí ở trận địa, được nối với nhau bằng một "hệ thống điều khiển" sao cho mô phỏng giống việc thực hiện lệnh "kích hoạt đồng bộ". “Hệ thống điều khiển" do một người khởi động. Người này ngồi sâu dưới hầm trú ẩn ở ngoài trận địa. Nếu sử dụng phương pháp ngụy trang khéo léo thì có cảm nhận hoàn toàn rằng đây là tổ hợp tên lửa phòng không đang hoạt động.
Nhân thể xin nói thêm, khi bị mảnh bom xuyên thủng, những "tên lửa" này không bị hư hại nghiêm trọng. Chỉ cần sửa chữa qua loa là "tên lửa" lại như mới.
Hành quân trở về thì nhanh hơn nhiều, vì chúng tôi di chuyển không chỉ về đêm, mà cả ban ngày mà không sợ bị phát hiện. Bọn Mỹ bị choáng váng trước sự mất tích đột ngột của 4 chiếc máy bay của chúng tại khu vực mà trước đó chúng vẫn bay ngang nhiên mà không bị trừng phạt.
Sau này các đồng chí Việt Nam cho chúng tôi biết rằng ngày hôm sau bọn Mỹ đã dùng máy bay trinh sát không người lái phát hiện ra trận địa giả của chúng tôi. Chúng quyết định tiêu diệt bằng được trận địa này và chúng đã phải trả giá bằng 3 chiếc máy bay nữa. Các chiến sĩ cao xạ việt Nam đã bắn rơi 3 chiếc máy bay ấy. Hồi ấy có 23 khẩu đội pháo cao xạ 37 ly, 57 ly và 100 ly cùng 3 khẩu đội súng máy phòng không loại 4 nòng - tổng cộng là 100 nòng pháo - bảo vệ trận địa của Tiểu đoàn 61 của chúng tôi. Những khẩu đội pháo ấy đã tạo thành lưới lửa dày đặc tiêu diệt máy bay. Đối với các phi công Mỹ thì đó là cái bẫy thực sự mà những "tên lửa" bằng tre là mồi nhử.
Một trong số phi công trên những chiếc máy bay bị bắn rơi đã kịp nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Trong cuộc hỏi cung, chính tên phi công này đã thổ lộ cảm nghĩ của y trong lần ném bom trận địa do chúng tôi để lại:
- Có điều gì đó không thể hiểu nổi đã xảy ra. Tôi cứ nghĩ rằng mình bị rơi vào trạng thái ảo giác: tôi ném bom, nhìn thấy chúng nổ bên cạnh các bãi phóng tên lửa. Nhưng những tên lửa ấy như có phép lạ, đã không bị hề hấn gì, chúng chỉ nẩy lên một cách kỳ lạ. Tôi bổ nhào lần thứ hai - vẫn kết quả như vậy. Khi tôi vừa làm xong động tác bổ nhào và vụt lên thì bị pháo cao xạ bắn trúng. Tôi đã kịp nhảy dù. Khì chạm chân xuống đất, tôi liền bị các nông dân có vũ trang vây kín. Tôi chỉ còn biết giơ tay hàng.
Sau khi hiểu ra rằng đó là trận địa giả và không phát hiện thấy những tên lửa thật ở gần đó, bọn Mỹ cứ thắc mắc không rõ từ đâu bay ra những quả tên lửa đã tiêu diệt một lúc 4 chiếc máy bay của chúng vào đêm ngày 11 rạng ngày 12-8. Chúng không hề hoài nghi đó là những quả tên lửa thực, vì sự biến mất của những chiếc máy bay của chúng đã nói lên điều đó.
Ba ngày sau đài phát thanh "Tiếng nói Hoa Kỳ" đã phát đi bản tin sau đây: "ở Bắc Việt Nam, người ta đã sử dựng loại tên lửa "đất đối không" mới của Liên Xô. Loại tên lửa này có thể được phóng đi ở ngoại ô Hà Nội để bắn hạ những máy bay hoạt động ở khu vực sát Vĩ tuyến 17".
Chuyến viếng thăm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau cuộc phục kích thắng lợi đầu tiên, tiểu đoàn của chúng tôi đã trở lại vùng ngoại ô Hà Nội và lại sẵn sàng trong tư thế trực chiến. Mấy ngày đầu máy bay Mỹ hoàn toàn không xuất hiện trên bầu trời. Sau đó bắt đầu xuất hiện các máy bay trinh sát không người lái. Chúng thường bị chúng tôi cố gắng bắn hạ chính xác, bởi vì chúng liên tục truyền thông tin về vùng chúng bay qua.
Vài ngày sau - ngày 26-8-1965 - Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Hồ Chí Minh đã đến thăm trận địa của chúng tôi. Người mặc bộ quần áo giản dị màu nâu sáng, chân đi dép không có bít tất. Sau khi xem xét khí tài và quan sát các thao tác chiến đấu của khẩu đội bệ phóng dưới sự điều khiển của thượng sĩ Đêlốp, Người đã chúc mừng thắng lợi đầu tiên của chúng tôi, cảm ơn sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Mỹ. Khi chia tay, Chủ tịch bắt tay từng người và phát biểu vài câu bằng tiếng Nga:
- Cảm ơn sự giúp đỡ hiệu quả của các đồng chí. Chúc các đồng chí dồi dào sức khoẻ và giành được những thắng lợi mới. Với 3 quả tên lửa mà các đồng chí đã bắn rơi 4 máy bay địch. Tôi mong các chiến sĩ cao xạ của Việt Nam hãy noi gương các đồng chí và hãy dùng 4 viên đạn để bắn rơi chí ít 1 máy bay Mỹ, - Chủ tịch kết thúc câu nói ấy với nụ cười trên môi.
Dĩ nhiên, đấy là câu nói vui của Chủ tịch. Theo con số thống kê, trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, tính trung bình khoảng 800 viên đạn cao xạ mới bắn rơi được 1 máy bay.
Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến trận địa của Tiểu đoàn 61 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 236 đã được các phóng viên nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh và được các nhà quay phim Việt Nam ghi hình. Song, tôi không biết liệu có lưu giữ được những thước phim lịch sử ấy hay không.
Tình hình sau đó tiếp diễn như sau: bọn Mỹ tìm cách tiêu diệt các tiểu đoàn tên lửa, áp dụng mọi phương tiện kỹ thuật và những thủ đoạn chiến thuật. Còn chúng tôi thì tìm ra những mặt yếu của chúng và luôn luôn cơ động để thực hiện nhiệm vụ của mình. Không nghi ngờ gì nữa, đối với không quân Mỹ thì tên lửa Liên Xô đã trở thành kẻ thù số một, chúng đã bắt đầu thực sự săn lùng các bộ khí tài tên lửa. Để tồn tại, chúng tôi đã phải luôn luôn áp dụng chiến thuật phục kích, di chuyển trận địa sau mỗi trận đánh.
Về điều này tôi đã viết một bài thơ.
Những ký ức về
Việt Nam
Năm 65 qua đã thật lâu rồi.
Thế giới đầy lo âu, không yên ắng.
Chúng tôi đi, những người con Xôviêt
Giữ bình yên cho mảnh đất hậu phương.
Trong những cánh rừng ẩm ướt Việt Nam
Ở cách xa quê hương Nga ngàn dặm,
Mũ rộng vành trên đầu che đạn giặc
Tôi nhớ về những bà mẹ yêu thương.
Chẳng dám thật lòng nói với mẹ đâu:
Cớ sao phải làm lo âu các mẹ.
Phải hết sức mình đem ra bảo vệ.
Điều chúng tôi đã học cách hiểu ra.
Ở nơi đây toàn những cánh rừng già
Khác những cánh rừng nước Nga tôi nhớ.
Vẫn tràn qua rất nhiều cơn bão lửa
Cao ngút bầu trời những cột khói đen.
Tôi đi qua số phận trên đường đêm
Những bước ngoặt nguy nan đầy trước mặt.
Những ngọn núi đá, đầm lầy, rừng rậm,
Đường hành quân, phục kích, “Bắn!”, ngụy trang.
Tiểu đoàn tôi trận địa đã sẵn sàng.
Thúc giục tôi, buổi bình minh đang đến
Tôi và anh, nào có ai hay biết
Trận đánh diễn ra sau đấy mấy giờ.
Nơi heo hút, "bãi phóng" đá mấp mô,
Nhát cuốc chim đào đường đi toé lửa.
Giá tên lửa cũng đã chèn yên vị.
Tôi chợt thèm mươi lăm phút thảnh thơi.
Nóng triền miên như trong nhà tắm hơi
Độ ẩm kinh người càng thêm ngột ngạt.
Mồ hôi mặn chảy tràn qua khoé mắt
Làm héo khô rát bỏng những làn môi.
“Còi Báo động!". Lũ quạ đen lao đến
Hòng cắn sâu vào đất nước màu xanh.
“Báo cáo! Đã sẵn sàng chờ chúng tới!"'
Anh em tôi hơn chúng mấy giây nhanh.
Khẩu lệnh "Phóng!", thời gian như dồn nén.
Phá tan bầu không khí đang tĩnh yên
Trúng mục tiêu, tên lửa lao chính xác,
Lũ ném bom trong chốc lát tan tành.
Trong chiến đấu ta nhiều lần đã thắng
Nhưng không phải trong bất cứ trận nào.
Trên mảnh đất lửa bom đang rực cháy
Nằm lại nhiều những đồng chí thân thương.
Không phải ai cũng được trở về nhà
Để sum họp với người thân xa nhớ.
Mong sao chẳng bao giờ còn thấy nữa
Cảnh chiến tranh lửa khói ở Việt Nam.
Năm 65 qua đã thật lâu rồi.
Thế giới đầy lo âu, không yên ắng.
Chúng tôi đi, những người con Xôviêt
Giữ bình yên cho mảnh đất hậu phương.
Trong những cánh rừng ẩm ướt Việt Nam
Ở cách xa quê hương Nga ngàn dặm,
Mũ rộng vành trên đầu che đạn giặc
Tôi nhớ về những bà mẹ yêu thương.
Chẳng dám thật lòng nói với mẹ đâu:
Cớ sao phải làm lo âu các mẹ.
Phải hết sức mình đem ra bảo vệ.
Điều chúng tôi đã học cách hiểu ra.
Ở nơi đây toàn những cánh rừng già
Khác những cánh rừng nước Nga tôi nhớ.
Vẫn tràn qua rất nhiều cơn bão lửa
Cao ngút bầu trời những cột khói đen.
Tôi đi qua số phận trên đường đêm
Những bước ngoặt nguy nan đầy trước mặt.
Những ngọn núi đá, đầm lầy, rừng rậm,
Đường hành quân, phục kích, “Bắn!”, ngụy trang.
Tiểu đoàn tôi trận địa đã sẵn sàng.
Thúc giục tôi, buổi bình minh đang đến
Tôi và anh, nào có ai hay biết
Trận đánh diễn ra sau đấy mấy giờ.
Nơi heo hút, "bãi phóng" đá mấp mô,
Nhát cuốc chim đào đường đi toé lửa.
Giá tên lửa cũng đã chèn yên vị.
Tôi chợt thèm mươi lăm phút thảnh thơi.
Nóng triền miên như trong nhà tắm hơi
Độ ẩm kinh người càng thêm ngột ngạt.
Mồ hôi mặn chảy tràn qua khoé mắt
Làm héo khô rát bỏng những làn môi.
“Còi Báo động!". Lũ quạ đen lao đến
Hòng cắn sâu vào đất nước màu xanh.
“Báo cáo! Đã sẵn sàng chờ chúng tới!"'
Anh em tôi hơn chúng mấy giây nhanh.
Khẩu lệnh "Phóng!", thời gian như dồn nén.
Phá tan bầu không khí đang tĩnh yên
Trúng mục tiêu, tên lửa lao chính xác,
Lũ ném bom trong chốc lát tan tành.
Trong chiến đấu ta nhiều lần đã thắng
Nhưng không phải trong bất cứ trận nào.
Trên mảnh đất lửa bom đang rực cháy
Nằm lại nhiều những đồng chí thân thương.
Không phải ai cũng được trở về nhà
Để sum họp với người thân xa nhớ.
Mong sao chẳng bao giờ còn thấy nữa
Cảnh chiến tranh lửa khói ở Việt Nam.
Tên lửa "Sraicơ”
Chúng tôi hoạt động khá kết quả. Vì vậy, đối với các phi công Mỹ thì khi nhận lệnh ném bom lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chẳng khác nào lĩnh bản án tử hình. Đôi khi các phi công Mỹ nhảy dù ngay khi các hệ thống thiết bị trên máy bay của chúng phát hiện tên lửa phòng không đã được phóng đi.
Để yểm trợ các máy bay tiêm kích ném bom, bọn Mỹ đã sử dụng các máy tạo nhiễu, cả hình thức tạo nhiễu tích cực và nhiễu thụ động. Hình thức nhiễu tích cực là gây lóa mắt cho các pháo thủ vận hành máy theo dõi mục tiêu bằng tay, bằng cách làm cho các màn hình của các máy XNR hoàn toàn bị trắng xoá. Các tên lửa kiểu "Sraicơ" cũng là mối nguy hiểm lớn cho chúng tôi. Khi được phóng ra khỏi máy bay, những tên lửa này cứ theo sóng phát ra từ đài điều khiển tên lửa phòng không mà lao thẳng vào trạm phát sóng. Cách duy nhất để thoát hiểm là kịp thời tắt máy phát sóng của trạm. Các chiến sĩ vận hành có kinh nghiệm ở ca bin theo dõi mục tiêu bằng tay khi thấy “chớp loé" từ mục tiêu là họ xác định được thời điểm tên lửa "Sraicơ" được phóng khỏi máy bay địch. Thế là họ quay ăng ten về phía khác và lập tức tắt máy phát sóng của ra đa bám sát mục tiêu. Bằng cách này họ hướng các tên lửa "Sraicơ" bay chệch về hướng khác.
Đáng tiếc là không phải bao giờ cũng làm động tác ấy một cách thành công, đặc biệt là khì những người ngồi sau các cần điều khiển là những chiến sĩ Việt Nam chưa có đầy đủ kinh nghiệm.
Cuối tháng 10-1965 việc thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành. Một bộ phận các chuyên gia quân sự Liên Xô trong tiểu đoàn tên lửa của chúng tôi đã được điều sang huấn luyện trung đoàn ấy, trong đó có cả khẩu đội bệ phóng của tôi.
Thật bịn rịn khi phải chia tay với các chàng trai Việt Nam trong Tiểu đoàn 61 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 236 - các anh Vinh, Thành, Sơn, Tiến và Lai. Nhưng chúng tôi đang được chờ đợi tại Trung tâm huấn luyện để huấn luyện cho Trung đoàn tên lửa phòng không 261.
Công tác huấn luyện
Trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba - Trung đoàn 261
Tại trung đoàn mới này, gần như mọi chuyện phải bắt đầu từ số không. Dĩ nhiên, kinh nghiệm hoạt động tại trung đoàn thứ nhất đã giúp rất nhiều, nhưng nảy sinh những khó khăn khác. Trước hết, đó là bệnh tật. Trung tâm huấn luyện sơ cấp của trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng trong vùng rừng núi Trại Cau. Phụ trách Trung tâm huấn luyện này là đại tá C. V. Davátxki, chỉ huy của Trung đoàn 261 trong tương lai. Về phía Việt Nam, chỉ huy trung đoàn này là một sĩ quan trẻ, đã tốt nghiệp trường quân sự tại Liên Xô, Thiếu tá Nguyễn Văn Phiệt (Hryeh Bah Фhet)
Chúng tôi được bố trí trong một số căn nhà gạch một tầng nối liền nhau được xây trên đồi cao. Phía bên dưới, cách chỗ chúng tôi khoảng 300 mét, có con đường sắt chạy qua. Đằng sau con đường sắt ấy, cũng trên quả đồi, là một nhà máy cơ khí nhỏ. Cách chỗ ở của chúng tôi không xa, trên một số ngọn núi đá, là trận địa của những cụm súng máy phòng không và những khẩu đội cao xạ với các cỡ nòng khác nhau.
Cách nơi ở của chúng tôi 3 kilômét, người ta xây dựng một trận địa huấn luyện của Trung đoàn tên lửa thứ ba. Trận địa này được bố trí trong những khu rừng rậm trên sườn núi. Các bệ phóng tên lửa và các cabin điều khiển dẫn đường tên lửa thì bố trí dưới những tán lá các cây to. Cùng với các vật ngụy trang đáng tin cậy, những cây to ấy đã bảo vệ chúng tôi và các khí tài chống lại ánh nắng thiêu đốt.
Các chiến sĩ khẩu
đội bệ phóng thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 261
Theo quy định, quân số của Trung đoàn tên lửa thứ ba của Việt Nam được tuyển theo biên chế thời chiến, nghĩa là với những khẩu đội chiến đấu có số quân tăng gấp đôi. Trong các cabin điều khiển chật chội của tổ hợp tên lửa kiểu 6 “cabin điều khiển" XA-75, các khẩu đội, với quân số tăng gấp ba lần (cộng cả các chuyên gia Liên Xô) gồm các kỹ thuật viên và các trắc thủ vận hành, thì xét về thể chất, thật sự không thể ngồi được trong các cabin ấy, nhưng các chiến sĩ bệ phóng thì cảm thấy bình thường. Nhờ các khẩu đội đã tăng quân số lên gấp đôi, chúng tôi trên thực tế đã giảm được một nửa số thời gian phiên dịch.
Khẩu đội bệ phóng mà tôi có dịp thường xuyên huấn luyện có trình độ am hiểu kỹ thuật đôi phần kém hơn khẩu đội của Thành, nhưng tất cả những chàng trai ấy đều dày dạn. Giữa chúng tôi đã nhanh chóng có được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.
Chỉ huy khẩu đội tên là Chiến, có tính nết phần nào giống tính nết của đồng chí Sơn - một người cũng rất chăm chỉ và cẩn trọng.
Trắc thủ số 1 - Tích là một chàng trai lực lưỡng, khoan thai, lúc đầu không mấy tự tin: anh ta không hiểu rõ lắm khi nghiên cứu các sơ đồ điện, nhưng trong thao tác chiến đấu anh ấy thuộc vào số những người đi đầu.
Trắc thủ số 2 - Nin là một chàng trai thành thị có tướng mạo trí thức. Trong những giây phút nghỉ ngơi anh ta thích bàn luận về văn chương, về âm nhạc. Anh rất yêu thích nhà văn Sêkhốp. Anh Nin mơ ước một lúc nào đó sẽ sang Mátxcơva để viếng mộ nhà văn Sêkhốp. Điều thú vị là người anh của Nin tên là Lê. Nếu ghép hai cái tên này lại với nhau thì sẽ có được tên Lênin. Để tỏ lòng tôn kính vị lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười, người cha - một đảng viên cộng sản lão thành đã đặt tên ấy cho hai người con.
Trắc thủ số 3, cậu Hòa là chàng trai trẻ nhất trong số tất cả các chiến sĩ. Cách đó không lâu anh ta vừa tròn 17 tuổi ảnh ấy có thân hình gầy, cao, nhanh nhẹn. Hòa được mọi người yêu quý. Như cách nói của người đời, cậu ấy nắm bắt được mọi cái rất nhanh. Nhưng cậu ấy xem như thế còn ít, nên cậu ấy đưa ra nhiều câu hỏi hơn tất cả những người khác, cố gắng đi sâu tìm hiểu cặn kẽ tài liệu nghiên cứu, dù đó là tài liệu về cơ khí hay là về các sơ đồ điện. Hòa rất thích học nói thạo tiếng Nga và anh ta tiến bộ rất nhanh trong chuyện này. Hòa phát âm rõ những từ tiếng Nga, gần như rất chuẩn.
Có lúc tôi lên lớp về thao tác chiến đấu mà không có phiên dịch, vì vẫn thiếu phiên dịch. Tôi phát tất cả mọi khẩu lệnh bằng tiếng Nga và lặp lại bằng tiếng Việt. Các khẩu đội Việt Nam hiểu rất tốt những khẩu lệnh ấy. Rồi họ cũng cố gắng báo cáo đáp lại bằng tiếng Nga khi thao tác những công đoạn ấy
Một thời gian sau, khi Đại úy Xirencô trở về Liên Xô thì tại Trung tâm huấn luyện của chúng tôi không có một sĩ quan nào thuộc khẩu đội bệ phóng. Một mình tôi đã phải lên lớp cho tất cả các sĩ quan Việt Nam thuộc các khẩu đội bệ phóng của Trung đoàn, giảng về cấu tạo của bệ phóng, về loại xe TZM, cấu tạo của tên lửa cũng như về các thông số kỹ thuật và chiến thuật của chúng.
Trong buổi lên lớp đầu tiên giảng bài cho các sĩ quan khẩu đội bệ phóng thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 261, người phiên dịch đã giới thiệu về tôi như sau:
- Chỉ huy trung đội thuộc đại đội phóng tên lửa, trung sĩ Côlêxnhích Nicôlai.
Nhưng hình như trong buổi lên lớp thứ tư có một viên sĩ quan Việt Nam thuộc khẩu đội bệ phóng đã hỏi lại:
- Có thể đồng chí phiên dịch của chúng tôi đã nhầm khi giới thiệu đồng chí là trung sĩ. Chắc chắn đồng chí là sĩ quan, vì trên cầu vai của đồng chí có 2 ngôi sao như ở cầu vai quân hàm trung sĩ, chỉ có sự khác biệt là có vạch kim loại phía bên dưới, có đúng như vậy không ạ? - viên sĩ quan ấy bổ sung cho chính xác vì căn cứ vào các ký hiệu quân hàm của Việt Nam.
- Tại sao đồng chí nghĩ như vậy? - Tôi hỏi lại.
- Trung sĩ, ngay cả một trung sĩ Liên Xô, không thể hiểu rõ kỹ thuật và giải thích chi tiết và dễ hiểu đến như thế về cấu tạo kỹ thuật của khí tài, - anh ấy trả lời như vậy.
Tôi cố thuyết phục anh ta rằng quả thật tôi là trung sĩ. Nhưng anh Xuân, phiên dịch viên đã không dịch lại đầy đủ câu trả lời của tôi, mà chỉ nói:
- Tôi đã "sửa lại sự nhầm lẫn" và đã thăng quân hàm trung úy cho đồng chí. Như thế sẽ chuẩn hơn và sẽ tốt hơn cho quá trình huấn luyện.
Tôi đành phải đồng ý với lý lẽ của người phiên dịch. Vậy là tôi đã trở thành "trung úy” trong con mắt các đồng chí người Việt Nam.
Trước khi nhập ngũ, ở tuổi 16 tôi đã tốt nghiệp trung học phổ thông (năm 1949 ở trường sơ cấp còn thiếu nhiều học sinh, cho nên theo đề nghị của tôi, người ta đã ghi tên tôi vào lớp 1 từ lúc tôi mới 6 tuổi). Về sau tôi tốt nghiệp trung học kỹ thuật và có hai năm làm thợ mắc đường dây điện trong các tổ thang máy của các mỏ than ở vùng Đônbát. Khi còn học trên ghế nhà trường tôi đã bắt đầu tham gia câu lạc bộ yêu thích vô tuyến điện: đã từng sửa chữa các máy thu thanh dùng đèn điện tủ, đã lắp ráp được những máy thu thanh bán dẫn, máy phát sóng ngắn, sửa chữa các máy thu hình. Do đó? tôi khá am hiểu kỹ thuật - bệ phóng, tên lửa và các hệ thống điều khiển tên lửa - hiểu một cách cặn kẽ. Thời gian 9 tháng huấn luyện tại trường đào tạo hạ sĩ quan thuộc binh chủng tên lửa phòng không tại Côxtêrêvô và nửa năm phục vụ tại tiểu đoàn hỏa lực của trung đoàn đã đảm bảo cho tôi có được trình độ đào tạo đầy đủ
Hãy nhớ tới
Ácsimét
Tôi còn nhớ, ngay khi mới bắt đầu đào tạo, khẩu đội của đồng chí Chiến đã xảy ra sự cố có thể gây thương tật nặng hoặc thậm chí gây tử vong cho một người nào đó.
Đó là những thao tác chiến đấu trong mục chuyển bệ phóng từ tư thế hành quân sang tư thế chiến đấu. Mọi chuyện diễn ra bình thường. Khẩu đội của đồng chí Chiến đang kết thúc việc hạ bệ phóng xuống đất và chuẩn bị đẩy khung lăn ra.
Có lẽ vì muốn chứng tỏ rằng khẩu đội của mình có khả năng thao tác độc lập, nên anh ấy đã phạm phải một sai lầm lớn. Chiến quyết định đẩy khung có bánh xe phía sau ra mà chưa đặt trụ đỡ chịu lực lớn thay vào đó. Không thể nào giữ được khung đỡ nếu không có trụ đỡ chịu lực - trọng tâm của khung đỡ ở phía cao hơn đường trục của các bánh xe, cho nên thế nào cũng sẽ xảy ra sự cố, khung đỡ tên lửa sẽ bị lật nhào. Khi lật nhào, cầu của khung đỡ sẽ đè bẹp tất cả những ai cố giữ lấy nó...
Tôi nhìn thấy cảnh tượng ấy và hiểu rằng sau một khoảnh khắc nữa có thể sẽ xảy ra sự cố không sửa chữa được tôi thét lên:
- Dừng lại? Phải giữ lấy cầu của khung đỡ? Không được cử động! -
Rồi tôi nhanh chóng đưa chiếc kích vào, rồi định vị khung đỡ có bánh xe. Sau đó tôi giải thích cho khẩu đội thấy hậu quả có thể xảy ra với "sáng kiến của họ". Trắc thủ số 3 Hòa đã bổ sung lời giải thích của tôi;
- Tôi đã nói rồi. Không có càng thì không thể tách khung đỡ ra được. Chiếc càng dài và nặng là cần thiết để dễ điều khiển và giữ được khung đỡ tên lửa. Đó là chiếc đòn bẩy để đỡ đấy. Hãy nhớ tới Ácsimét.
Trận oanh kích vào
chủ nhật
Không lâu trước ngày Trung đoàn tên lửa phòng không 261 chiếm lĩnh trận địa chiến đấu, các máy bay cường kích của Mỹ đã dùng tên lửa "không đối đất" để bắn phá nơi đóng quân của chúng tôi ở khu Trại Cau.
Sự việc xảy ra vào buổi sáng của một ngày chủ nhật. Đúng lúc đó chúng tôi đang chuẩn bị lên xe để về Hà Nội. Đột nhiên trên ngọn núi đá gần đó khẩu đội pháo cao xạ 37 ly đã phát ra tiếng "ho khan"
- Khục ! Khục ! Khục ! Khục !
Hòa nhịp với những tiếng nổ ấy là những loạt đạn vội vã của các khẩu súng máy phòng không và những loạt pháo đều đều của các khẩu pháo cao xạ 57 ly. Có 2 chiếc F-105 sơn mầu xanh loang lổ vọt ra khỏi dãy núi đá phía bắc. Chúng bay ở tầm cao gần 200 mét hướng thẳng tới chúng tôi. Chúng tôi chạy tản ra chung quanh để tìm chỗ có thể ẩn nấp. Có 4 tiếng nổ mạnh của những quả tên lửa “không đối đất", gần như nổ cùng lúc, làm tung đất cách chỗ chúng tôi khoảng 120 mét. Đồng thời 2 loạt súng máy đã làm thủng các bức tường và mái ngói dãy nhà ở của chúng tôi. Mọi chuyện diễn ra chỉ trong vài giây. May thay, không ai bị hề hấn gì do những quả tên lửa ấy. Nhưng có hai anh không kịp nằm xuống nên đã bị thương nhẹ do những mảnh ngói văng vào. Song, điều đó cũng không cản trở chuyến đi được mong đợi từ lâu của họ về Hà Nội.
Trên đường đi, sau khi đã trấn tĩnh lại đôi chút, chúng tôi sôi nổi thảo luận về những chuyện vừa diễn ra và cười sặc sụa trước sự cố là đã có một người, vì quá hoảng sợ, đã nhảy ào xuống một cái hố nước, có người đã chui rất nhanh xuống gầm xe, suýt nữa đập trán vào trục các- đăng. Trục các đăng thì còn nguyên, nhưng trên trán tay "thợ lặn" ấy thì có một cái bướu to sưng vù.
Tự học
Vào chiều tối chúng tôi lần lượt đến nơi tự học. Các học viên Việt Nam ôn lại các tài liệu đã học, trên cơ sở sử dụng những bức tranh minh họa và các sơ đồ. Nếu họ có những câu hỏi thì chúng tôi lập tức giải thích về những gì còn chưa hiểu.
Buổi tự học tiếp tục đến 9 giờ tối. Sau một ngày anh em đều rất mệt và đến cuối buổi tự học thì họ ngủ gật. Đành phải cho giải lao và đôi khi động viên họ bằng các mẩu giai thoại hoặc kể vắn tắt về những trường hợp nực cười trong cuộc đời mình. Tất cả anh em lại tỉnh ngủ, đặc biệt là nếu trong câu chuyện kể có nói đến các cô gái hoặc về một sự cố nực cười nào đó.
Đến thời điểm ấy một bộ phận chuyên gia Liên Xô trong Trung tâm huấn luyện của chúng tôi đã trở về nước.
Ít lâu sau xe lửa đã chuyển khí tài đến. Chúng tôi tháo dỡ vào ban đêm. Tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đã tham gia vào công việc tháo dỡ. Cần hoàn thành công việc này trước lúc trời sáng và phải kịp giấu khí tài vào các hầm trú ẩn.
Thời tiết lúc ấy tồi tệ khủng khiếp và lạnh một cách hiếm thấy: mưa lất phất kèm theo gió bấc, với nhiệt độ khoảng +10oC. Sau một giờ toàn bộ quần áo ướt sũng, nhưng công việc vẫn tiếp tục. Chúng tôi làm việc nhịp nhàng. Mặc dù có mưa và gió, nhưng quần áo của chúng tôi vẫn bốc hơi, người nóng lên do làm việc.
Đến lúc.trời sáng mọi việc đã xong: tiểu đoàn di chuyển thành một đoàn dài gần 1 kilômét trong cuộc hành quân đầu tiên của mình.
Ngay trước lúc tiểu đoàn chúng tôi tới trận địa chiến đấu lại có thêm lực lượng bổ sung: đó là Đại úy Épghênhi Ivanôvích Bôgun, chỉ huy khẩu đội bệ phóng và viên trung úy trẻ (rất tiếc là tôi quên họ tên của người này) chỉ huy trung đội bệ phóng. Họ mới bay từ Liên Xô sang Việt Nam.
Trong nhũng ngày đầu tiên, do chưa nắm vững hoàn cảnh và những đặc điểm trong quan hệ ở nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô thuộc Trung đoàn chúng tôi, cho nên họ định thiết lập một trật tự thường thấy ở các đơn vị phòng không tĩnh tại đóng ở Liên Xô. Dĩ nhiên, tất cả các quân nhân phục vụ theo thời hạn nghĩa vụ quân sự đã kịch liệt phản đối, nhưng không xảy ra xung đột. Có đôi lần chúng tôi xếp hàng đi đến nhà ăn. Trong bữa trưa còi báo động đã rú lên:
- Báo động chiến đấu
Tất cả mọi người đã lập tức bỏ bát đũa, lao nhanh đến các bệ phóng và các ca bin điều khiển. Bữa trưa đã kéo dài thêm 40 phút. Khi quay trở lại nhà ăn chúng tôi cùng đi với nhau và sôi nổi thảo luận tình hình bầu trời. Tại Việt Nam chúng tôi không đi theo đội hình nữa.
Trong hoàn cảnh chiến đấu các tiêu chí và những sự đánh giá về kỷ luật quân đội, nhất là về tinh thần trách nhiệm và mức độ đoàn kết của đơn vị lại mang những sắc thái hoàn toàn khác, không có tính chất hình thức. Một đội quân hùng mạnh là nhờ ở tài điều binh của các vị chỉ huy và nhờ tinh thần dũng cảm, anh dũng và kiên cường của binh lính. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyên soái Giucốp đã nói rằng đối với một vị tướng thì lời khen ngợi cao nhất là khi binh sĩ nói về vị tướng ấy rằng: "... đó là vị tướng biết chiến đấu, là một người lính đích thực".
Khi làm chủ một thứ vũ khi tập thể như tổ hợp tên lửa phòng không X-75 thì mỗi người chúng tôi tuân theo nguyên tắc:
Mỗi người vì mọi người, và mọi người vì mỗi người". Mỗi người đều có vai trò quyết định thắng lợi như nhau. Nếu anh là một người đàn ông đích thực thì anh phải làm tất cả để không làm hại đến các đồng chí của mình.
“Mình có thể chết nhưng phải cứu người đồng chí" - đó không đơn giản là một câu nói. Bạn chiến đấu là những người bạn trung thành nhất và đáng tin cậy nhất.
Bệnh tật
Do sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và do luôn phải chịu sức ép, cho nên cơ thể nhanh chóng bị suy yếu. Và bệnh tật đã đến rất nhanh. Những loại bệnh quấy rầy chúng tôi nhiều nhất là những bệnh ngoài da: khắp người nổi lên các nốt phát ban và nấm xuất hiện ở chân. Một số anh em bị phát ban và nấm chân rất nặng. Họ hầu như không đi lại được do nổi các nốt ban rất dầy ở vùng bẹn và háng, ở trên da phía dưới mông, ở nách. Các nốt ban ấy nhanh chóng chuyển thành mụn nhọt khó lành. Nấm chân cũng hoành hành dữ dội. Những bàn chân bị nấm ăn khủng khiếp, chẳng còn chỗ nào lành lặn. Cái chính là không có loại thuốc đặc hiệu nào để chống căn bệnh này.
Điều khó chịu nhất là trong anh em chúng tôi đã xuất hiện bệnh kiết lỵ. Nguyên nhân là do sống và sinh hoạt trong những điều kiện dã chiến. Bạn thử hình dung xem: làm sao mà tránh được bệnh kiết lỵ khi mà có những lúc còi báo động làm bữa trưa của chúng tôi bị gián đoạn đến 2-3 lần, trong khi đó những con ruồi bay khắp nơi tha hồ oanh tạc bữa trưa của chúng tôi.
Sau khi xuất hiện những ca bệnh kiết lỵ đầu tiên, bác sĩ của đơn vị đã tuyệt đối cấm chúng tôi dùng thức ăn bị bỏ dở chừng dù chỉ một thời gian ngắn. Biện pháp này và một số cách phòng ngừa khác đã khống chế sự lan truyền của bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, đã có một số người trong đó có tôi, đã phải vào bệnh viện vì bị chẩn đoán nhiễm "trực khuẩn kiết lỵ".
Thật may mắn, mọi chuyện đã qua đi. Sau 17 ngày tôi đã lại về với trung đoàn.
Trở về nhà
Tháng 3-1966 đã đến. Thật bất ngờ đối với nhóm chúng tôi khi được rút khỏi danh sách trực chiến và được đưa về Hà Nội: chúng tôi được lệnh trở về Liên Xô. Bộ trưởng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổ chức tiễn đưa các chuyên gia quân sự Liên Xô trở về nước. Tại buổi lễ chia tay này chúng tôi đã được tặng Huy chương Hữu nghị của Việt Nam, bằng tuyên dương do Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ký, cũng như quà lưu niệm. Đã đến lúc được trở về nhà.
Ngay cả trước lúc máy bay cất cánh, tôi vẫn không tin rằng đối với tôi đã kết thúc tất cả cảnh địa ngục với những máy bay Mỹ ngày nào cũng mang trong bụng chúng đầy bom đạn và trút sự chết chóc xuống đầu dân chúng các thành phố và làng mạc Việt Nam.
Cuộc chia tay thật buồn. Nỗi buồn đã đến với những ai đã kết thúc chuyến công tác, đặc biệt với những ai còn ở lại. Những người ở lại là các đồng chí Vôlôđia Ilin, Xlava Philin, Víchto Cubusép, Đại úy E. I. Bôgun, viên Trung úy trợ lý của đồng chí ấy và tất cả những người đến Việt Nam hồi tháng 12. Chúng tôi hiểu rằng sẽ hầu như không bao giờ còn gặp lại nhau nữa. Ai mà biết được, có thể ngày mai đây trong số những người ở lại sẽ có người hy sinh? Chúng tôi không muốn nghĩ đến điều đó, nhưng chúng tôi đã không thể quên đi điều đó: chiến tranh vẫn là chiến tranh.
Đưa tiễn chúng tôi có đại diện của các trung đoàn tên lửa phòng không số 1 và số 3. Trong số các đại diện ấy có cả đồng chí Thành. Tôi nóng ruột hỏi đồng chí ấy về tình hình trong Tiểu đoàn 61, tình hình anh em ở đó ra sao, tất cả vẫn còn sống chứ? Đồng chí Thành trấn an tôi:
- Mọi cái vẫn bình thường đồng chí Nicôlai ạ. Hôm nay đã bắn hạ chiếc máy bay thứ 15. Mọi người vẫn còn sống và mạnh khoẻ. Chúng tôi vẫn luôn nhớ đến đồng chí đấy. Tất cả mọi người gửi lời thăm hỏi và chúc tất cả các đồng chí lên đường may mắn. Giờ đây đồng chí Tiến là chỉ huy khẩu đội, tôi được bổ nhiệm chỉ huy Trung đội 3, còn đồng chí Vinh đã trở thành chỉ huy phó của khẩu đội.
- Đồng chí Thành, xin chúc mừng! Giỏi lắm! Cứ giữ vững như thế nhé?
- Tình hình gia đình thế nào hả đống chí Nicôlai? Có nhận được thư của mẹ không?
- Mọi chuyện đều ổn. Tôi vừa nhận được thư. Mọi cái đều tốt đẹp cám ơn đồng chí Thành.
Để kỷ niệm, đồng chí Thành tặng tôi tấm ảnh của mình, có ghi địa chỉ nhà ở Hà Nội:
- Đồng chí Nicôlai ạ, đây là địa chỉ của bà cô tôi. Cô tôi sống ở Hà Nội. Nhưng anh biết đấy, nhà tôi ở Sài Gòn. Sau ngày chúng tôi giành thắng lợi nhất định mời đồng chí đến thăm tôi ở Sài Gòn nhé. Sài Gòn là thành phố rất đẹp.
Anh ấy mỉm cười nói thêm:
- Con gái Sài Gòn đẹp lắm. Hãy đến nhé.
Lần cuối cùng chúng tôi xiết chặt tay nhau và ôm ba lần theo kiểu Nga. Anh Thành còn muốn nói thêm điều gì đó nữa nhưng đã nở nụ cười buồn rầu, rồi lặng lẽ nhìn sang phía khác.
Tôi bước chậm về phía xe buýt. Đó là những bước đi lần cuối trên mảnh đất Việt Nam đã trở nên thân thương.
Chiếc xe chuyển bánh. Đồng chí Thành nhìn theo tôi với đôi mắt ướt lệ và vẫy tay hồi lâu. Tôi cũng nghẹn ngào không nói nên lời.
- Tạm biệt tất cả mọi người. Việt Nam ơi? Người sẽ mãi trong trái tim tôi.
Tháng Sáu 1968
THIẾU TƯỚNG
BÊLỐP GRIGÔRI ANĐRÊÊVÍCH
BÊLỐP GRIGÔRI ANĐRÊÊVÍCH
Ông sinh ngày 28-11-1918 tại tỉnh Xmôlenxcơ. Bắt đầu phục vụ trong quân đội từ năm 1938 với tư cách học viên Trường đào tạo sĩ quan biên phòng tại thành phố Oócgiơnhikítde.
Tháng 6-1941 ông đã tốt nghiệp trước thời hạn với quân hàm trung úy và được chuyển ra Mặt trận phía Tây. Ông từng trải qua các chức vụ chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn. Khi chiến tranh kết thúc ông là chỉ huy phó trung đoàn với quân hàm trung tá.
Sau chiến tranh ông tiếp tục phục vụ tại Bộ tham mưu Quân khu Tavrích.
Năm 1954 ông tốt nghiệp Học viện quân sự mang tên Phrunde, chỉ huy trung đoàn, về sau chỉ huy Sư đoàn bộ binh cơ giới thuộc Quân khu Dacápcadơ.
Từ tháng 7-1955 đến tháng 7-19S7 ông là Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam.
Sau khi trở về Liên Xô, ông làm việc tại Bộ máy trung ương của Bộ Quốc phòng Liên Xô. Ông phục vụ tại cơ quan này đến năm 1978.
Ông được tặng thưởng: Huân chương Lênin, Huân chương Cờ đỏ Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng I và hạng II, ba Huân chương Sao đỏ, Huân chương Vì phục vụ Tổ quốc trong các lực lượng vũ trang Liên Xô hạng I, Huân chương Lao động hạng I và nhiều Huy chương của Việt Nam.
NHỮNG HỒI ỨC VỀ
CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Tháng 8-1965 tôi chỉ huy Sư đoàn bộ binh cơ giới thuộc Quân khu Dacápcadơ, ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nhận xét của Bộ chỉ huy Quân khu, sư đoàn của tôi đã giải quyết thắng lợi các nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu, là sư đoàn luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chính vì vậy mà năm 1964 tôi được phong quân hàm thiếu tướng.
Đến giữa tháng 8-1965 tôi nhận được điện thoại gọi từ Bộ tham mưu Quân khu. Người ta chuyển cho tôi lệnh " phải lập tức bay về Mátxcơva gặp Bộ trưởng Quốc phòng”. Tôi vô cùng ngạc nhiên về tính chất khẩn cấp của lệnh triệu tập và tính chất bí mật về lý do cuộc triệu tập ấy.
Ngày 14-8 tôi có mặt tại Mátxcơva. Người đón tiếp tôi là Tổng Tham mưu trưởng Nguyên soái Liên Xô M. V. Dakharốp. Sau khi hỏi thăm sức khoẻ của tôi, về gia đình tôi, ông không hỏi thêm điều gì và lệnh cho tôi cùng ông đến gặp Bộ trưởng Quốc phòng. Khi giới thiệu tôi với Bộ trưởng Quốc phòng là Nguyên soái Liên Xô R. Ia. Malinốpxki, Nguyên soái Dakharốp có nói rằng tạm thời thiếu tướng Bêlốp chưa biết gì về lý do của việc triệu tập mình.
Bộ trưởng tiến về phía tôi, bắt tay tôi và nói với vẻ tin cậy như sau: "Sư đoàn của đồng chí được Bộ Quốc phòng đánh giá tốt, vì vậy, với tư cách là chỉ huy sư đoàn này, đồng chí xứng đáng để thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng của Chính phủ. Ở bên ngoài lãnh thổ Liên Xô. Đồng chí được trao nhiệm vụ lãnh đạo một đoàn quân nhân được phái sang Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) để giúp đỡ về quân sự trong cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược.
- Chính phủ đã quyết định giúp đỡ Việt Nam. Sau vài ngày nữa các đồng chí sẽ bay đến Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau 4 ngày, trong những bộ thường phục, tôi cùng với Đại tá M. E. Bônxencô, Chỉ huy phó phụ trách công tác chính trị, Đại tá N. I. Vancôvích, Tham mưu trưởng và các sĩ quan khác, đã đáp máy bay đặc biệt AN-24 từ sân bay Sơcalốp để bay tới Hà Nội.
Sau chặng dừng chân ngắn ngủi tại Bắc Kinh, ngày 20-8 chúng tôi đã tới Hà Nội. Ra đón chúng tôi có Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thiếu tướng Trần Sâm, và các sĩ quan khác của Việt Nam.
Trong số những ngươi ra đón chúng tôi còn có Tham tán - công sứ Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa P. I. Privalốp và tùy viên quân sự Anh hùng Liên Xô, Đại tá A. I. Lêbêđép.
Sau khi được giới thiệu gặp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam I. X. Sécbacốp, các vị trong ban lãnh đạo của Việt Nam - Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Quốc phòng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - tôi liền bắt tay thi hành các trách nhiệm của Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đó là tên gọi chính thức của đoàn các binh sĩ, hạ sĩ quan và các sĩ quan của Liên Xô ở Việt Nam).
Vào thời điểm ấy trong Bộ chỉ huy Liên Xô chưa có quan điểm đồng nhất về sự phát triển và tính chất các hành động quân sự của quân đội Mỹ chống lại Bắc Việt Nam. Không loại trừ khả năng Mỹ đổ quân vào lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và triển khai các hoạt động tác chiến bằng lực lượng bộ binh. Vì vậy, người được bổ nhiệm lãnh đạo Đoàn chuyên gia phải là một viên tướng chỉ huy tất cả mọi quân nhân, chứ không chỉ là chuyên gia về binh chủng phòng không, mặc dù vào thời kỳ ấy và sau đó các hoạt động quân sự tích cực chỉ diễn ra trên bầu trời Việt Nam.
Trong trường hợp quân đội Mỹ triển khai tác chiến trên lãnh thổ Bắc Việt Nam (các hoạt động tác chiến trên bộ) thì không tránh khỏi phải giải quyết ngay và không chậm trễ vấn đề gửi các chuyên gia chuyên trách sang Việt Nam, trong đó có những đại diện bộ binh.
Vào thời điểm ấy trước hết phải thiết lập hệ thống phòng không bao gồm cả những trung đoàn tên lửa phòng không đang có mặt tại các trận địa chiến đấu (lúc ấy có 2 trung đoàn như vậy), các trung đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn máy bay tiêm kích (các máy bay kiểu MIG- 17, MIG-21), các đơn vị kỹ thuật ra đa và những đơn vị khác.
Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam
I. X. Sécbacốp đã dành một số phòng của Sứ quán làm
trụ sở làm việc của Bộ tham mưu Đoàn chuyên gia. Trong
một cuộc họp của các cán bộ Sứ quán, sau khi giới
thiệu tôi với họ, Đại sứ Sécbacốp đã giao nhiệm vụ
cho họ phải hết sức giúp đỡ chúng tôi thực hiện các
nhiệm vụ được trao cho Đoàn chuyên gia quân sự Liên
Xô, đặc biệt nhấn mạnh tính chất và vai trò tuyệt
đối quan trọng của các chuyên gia này. Tôi biết ơn Đại
sứ Sécbacốp đã dành cho chúng tôi sự giúp đỡ và quan
tâm hết sức cụ thể.
Trước hết phải nói rằng trong suốt thời gian công tác ở Việt Nam (trong 2 năm) tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ không ngừng và toàn diện và sự quan tâm từ phía các cán bộ Sứ quán Liên Xô tại Việt Nam. Tôi nhận được sự giúp đỡ đặc biệt của các tham tán sứ quán: Privalốp, Xidốp, Grusétxki, đại diện của ủy ban Nhà nước về quan hệ kinh tế V. N. Gôriusin, đại diện thương mại của Liên Xô tại Việt Nam Páplốp, tùy viên quân sự A. I. Lêbêđép và các phụ tá của họ - E. A. Lêgôxtaép, I. P. Spoóctơ và những cán bộ khác trong Sứ quán.
Sau khi nghe các báo cáo của Đại tá A. M. Đdưda, trưởng nhóm chuyên gia tên lửa phòng không, của các viên chỉ huy các trung đoàn tên lửa phòng không là các Đại tá N. V. Bagienốp, Đại tá M. N. Xưgancốp, chỉ huy nhóm chuyên gia không quân là Tướng V. P. Xensencô và các vị khác, - tôi thông báo cho họ về các nhiệm vụ mà Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô trao cho các chuyên gia quân sự Liên Xô. Tôi cũng đã xác định những biện pháp trước nhất nhằm giải quyết các nhiệm vụ ấy.
Phải mất vài ngày để tìm hiểu và nghiên cứu tình hình trực tiếp ở các đơn vị, tại địa bàn đóng quân của các đơn vị ấy. Sau đó, trong cuộc họp mở rộng của ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chúng tôi đã giải quyết các vấn đề phối hợp hành động, đặc biệt là vấn đề sau đây: theo ý kiến của phía Việt Nam thì Liên Xô cần cung cấp những vũ khí gì và những phương tiện kỹ thuật nào, số lượng các loại đó, tương ứng là số lượng chuyên gia quân sự Liên Xô cần gửi bổ sung thêm sang Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tướng Trần Sâm và Tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân, Đại tá Phùng Thế Tài đã được giao nhiệm vụ trực tiếp tham gia giải quyết tất cả các vấn đề và nhiệm vụ của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô.
Chúng tôi, các quân nhân Xôviết đầu tiên trong lịch sử hợp tác quân sự với Việt Nam, đã phải giải quyết hai nhiệm vụ: nhiệm vụ thứ nhất là tổ chức sự giúp đỡ quân sự cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong việc chống trả cuộc xâm lược của Mỹ, và nhiệm vụ thứ hai là thiết lập quan hệ trực tiếp với các bạn Việt Nam ở mọi cấp.
Chúng tôi là những người tiên phong trong việc giải quyết nhiều nhiệm vụ, cho nên thường phải suy nghĩ nhiều xem cần làm như thế nào cho tốt hơn.
Trong quá trình giúp đỡ các bạn Việt Nam chiến đấu, nếu chúng tôi nói "hãy làm theo tôi", tức là hãy nghiên cứu và nắm vững kỹ thuật và vũ khí như chúng tôi hiểu biết và nắm vững những thứ đó; hãy thực hiện nhiệm vụ chính xác và rõ ràng như chúng tôi, hãy bắn như chúng tôi thì trong lĩnh vực quan hệ con người, vấn đề lại phức tạp hơn.
Các bạn Việt Nam - cả các quân nhân, cả các cán bộ dân sự - đều nhìn vào chúng tôi, tìm hiểu và cố hiểu xem chúng tôi đến với họ nhằm theo đuổi những mục đích gì và những ý định như thế nào - thực dân Pháp mới bị đánh đuổi ra khỏi Việt Nam có hơn 10 năm thôi. Chỉ sau khi hiểu ra rằng chúng tôi dành cho họ sự giúp đỡ vô tư, sự giúp đỡ chân thành không tiếc sức mình, rằng chúng tôi chỉ mong nhân dân Việt Nam thắng bọn xâm lược, - họ mới tỏ thái độ quý trọng sâu sắc đối với chúng tôi, và tôi có thể nói rằng họ đã yêu quý chúng tôi.
Chẳng bao lâu sau khi cảm nhận được thái độ quý trọng chúng tôi của các bạn Việt Nam, chúng tôi thấy dễ dàng hơn nhiều trong việc tổ chức hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp và quan trọng được giao phó cho chúng tôi.
Tại những cuộc mít tinh, những cuộc gặp gỡ hội họp, đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu: "Liên Xô - Việt Nam muôn năm!". Đó là khẩu hiệu của tình bạn chiến đấu trong suốt những năm sau đó của đợt công tác của chúng tôi tại Việt Nam.
Trước hết phải nói rằng trong suốt thời gian công tác ở Việt Nam (trong 2 năm) tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ không ngừng và toàn diện và sự quan tâm từ phía các cán bộ Sứ quán Liên Xô tại Việt Nam. Tôi nhận được sự giúp đỡ đặc biệt của các tham tán sứ quán: Privalốp, Xidốp, Grusétxki, đại diện của ủy ban Nhà nước về quan hệ kinh tế V. N. Gôriusin, đại diện thương mại của Liên Xô tại Việt Nam Páplốp, tùy viên quân sự A. I. Lêbêđép và các phụ tá của họ - E. A. Lêgôxtaép, I. P. Spoóctơ và những cán bộ khác trong Sứ quán.
Sau khi nghe các báo cáo của Đại tá A. M. Đdưda, trưởng nhóm chuyên gia tên lửa phòng không, của các viên chỉ huy các trung đoàn tên lửa phòng không là các Đại tá N. V. Bagienốp, Đại tá M. N. Xưgancốp, chỉ huy nhóm chuyên gia không quân là Tướng V. P. Xensencô và các vị khác, - tôi thông báo cho họ về các nhiệm vụ mà Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô trao cho các chuyên gia quân sự Liên Xô. Tôi cũng đã xác định những biện pháp trước nhất nhằm giải quyết các nhiệm vụ ấy.
Phải mất vài ngày để tìm hiểu và nghiên cứu tình hình trực tiếp ở các đơn vị, tại địa bàn đóng quân của các đơn vị ấy. Sau đó, trong cuộc họp mở rộng của ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chúng tôi đã giải quyết các vấn đề phối hợp hành động, đặc biệt là vấn đề sau đây: theo ý kiến của phía Việt Nam thì Liên Xô cần cung cấp những vũ khí gì và những phương tiện kỹ thuật nào, số lượng các loại đó, tương ứng là số lượng chuyên gia quân sự Liên Xô cần gửi bổ sung thêm sang Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tướng Trần Sâm và Tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân, Đại tá Phùng Thế Tài đã được giao nhiệm vụ trực tiếp tham gia giải quyết tất cả các vấn đề và nhiệm vụ của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô.
Chúng tôi, các quân nhân Xôviết đầu tiên trong lịch sử hợp tác quân sự với Việt Nam, đã phải giải quyết hai nhiệm vụ: nhiệm vụ thứ nhất là tổ chức sự giúp đỡ quân sự cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong việc chống trả cuộc xâm lược của Mỹ, và nhiệm vụ thứ hai là thiết lập quan hệ trực tiếp với các bạn Việt Nam ở mọi cấp.
Chúng tôi là những người tiên phong trong việc giải quyết nhiều nhiệm vụ, cho nên thường phải suy nghĩ nhiều xem cần làm như thế nào cho tốt hơn.
Trong quá trình giúp đỡ các bạn Việt Nam chiến đấu, nếu chúng tôi nói "hãy làm theo tôi", tức là hãy nghiên cứu và nắm vững kỹ thuật và vũ khí như chúng tôi hiểu biết và nắm vững những thứ đó; hãy thực hiện nhiệm vụ chính xác và rõ ràng như chúng tôi, hãy bắn như chúng tôi thì trong lĩnh vực quan hệ con người, vấn đề lại phức tạp hơn.
Các bạn Việt Nam - cả các quân nhân, cả các cán bộ dân sự - đều nhìn vào chúng tôi, tìm hiểu và cố hiểu xem chúng tôi đến với họ nhằm theo đuổi những mục đích gì và những ý định như thế nào - thực dân Pháp mới bị đánh đuổi ra khỏi Việt Nam có hơn 10 năm thôi. Chỉ sau khi hiểu ra rằng chúng tôi dành cho họ sự giúp đỡ vô tư, sự giúp đỡ chân thành không tiếc sức mình, rằng chúng tôi chỉ mong nhân dân Việt Nam thắng bọn xâm lược, - họ mới tỏ thái độ quý trọng sâu sắc đối với chúng tôi, và tôi có thể nói rằng họ đã yêu quý chúng tôi.
Chẳng bao lâu sau khi cảm nhận được thái độ quý trọng chúng tôi của các bạn Việt Nam, chúng tôi thấy dễ dàng hơn nhiều trong việc tổ chức hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp và quan trọng được giao phó cho chúng tôi.
Tại những cuộc mít tinh, những cuộc gặp gỡ hội họp, đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu: "Liên Xô - Việt Nam muôn năm!". Đó là khẩu hiệu của tình bạn chiến đấu trong suốt những năm sau đó của đợt công tác của chúng tôi tại Việt Nam.
Vào thời gian ấy đã có hai
trung đoàn tên lửa phòng không được đưa vào hoạt động
để chống lại không quân Mỹ. Đó là Trung đoàn 236 dưới
sự chỉ huy của Đại tá M. N. Xưgancốp và Trung đoàn
238 dưới sự chỉ huy của Đại tá N. V. Bagienốp.
Thành tích của những trung đoàn này là đã có vài chục máy bay Mỹ bị bắn rơi, chấm dứt sự thống trị trên không phận và những cuộc ném bom không bị trừng trị của không quân Mỹ trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sau khi bị mất mấy chục máy bay trong các trận đánh do các chiến sĩ tên lửa Xôviết thực hiện, các máy bay Mỹ khi đến gần mục tiêu đã bay ở tầm cực thấp (100 - 200 mét) và chúng đã trở thành mục tiêu dễ bắn hạ đối với các chiến sĩ pháo cao xạ Việt Nam (có các cỡ nòng 37 ly và 57 ly).
Theo thống kê chính thức thì hơn một nửa số máy bay bị bắn rơi (60%) là do chính pháo cao xạ bắn hạ.
Kinh nghiệm tác chiến của các đơn vị tên lửa phòng không và của không quân ở Việt Nam đã được phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng và được áp dụng rộng rãi trong công tác huấn luyện chiến đấu của Binh chủng phòng không Liên Xô.
Những vấn đề như các biện pháp đối phó với loại tên lửa tự tìm mục tiêu "Sraicơ", biện pháp yểm trợ các trận địa phóng tên lửa bằng các trung đoàn pháo cao xạ đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của Tư lệnh Binh chủng phòng không Liên Xô - Nguyên soái P. Ph. Batítxki (ông đã nhiều lần đến thăm Việt Nam vào thời kỳ ấy) và của những vị lãnh đạo quân sự khác của Binh chủng phòng không Liên Xô.
Theo nhiệm vụ do Nguyên soái Batítxki giao cho, một nhóm sĩ quan, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng V. X. Kixhanxki - trưởng nhóm chuyên gia binh chủng tên lửa phòng không bên cạnh Tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam - đã thực hiện một khối lượng công việc to lớn nhằm phân tích, hệ thống hóa và tổng kết kinh nghiệm tác chiến, chuẩn bị cho xuất bản cuốn sách “Kinh nghiệm tác chiến của binh chủng tên lửa phòng không ở Việt Nam". Cuốn sách này được ấn hành ngày 23-2-1968, do Phó Tư lệnh Binh chủng tên lửa phòng không Liên Xô là Trung tướng X. Ph. Vikhorơ làm chủ biên. Đây là cuốn sách được đóng dấu "Mật" và được phổ biến đến từng tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Ban lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam đã đề nghị chúng tôi tiếp tục triển khai việc thành lập các trung đoàn tên lửa phòng không mới. Bắt đầu việc thành lập, tuyển quân số và huấn luyện cho Trung đoàn tên lửa phòng không 261 (trung đoàn thứ ba) dưới sự chỉ huy của Đại tá C. V. Davátxki, Trung đoàn tên lửa phòng không 274 (trung đoàn thứ tư) dưới sự chỉ huy của Đại tá V. V. Phêđorốp và trung đoàn không quân thứ hai gồm các máy bay tiêm kích MIG-21.
Tổng cộng trong 2 năm tôi làm việc tại Việt Nam đã có 8 trung đoàn tên lửa phòng không, 2 trung đoàn không quân và một số đơn vị khác được đưa vào hoạt động.
Các thành viên thuộc Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô được đưa sang Việt Nam bằng các chuyến máy bay đặc biệt, gồm các máy bay kiểu IL-18 cất cánh từ sân bay Sơcalốp. Các phi công trên hai máy bay IL-18 ấy là các Trung tá Xukhinin và Mascốp chuyên trách nhiệm vụ chuyên chở các binh sĩ Liên Xô sang Việt Nam. Họ cũng chuyên chở từ Việt Nam về Liên Xô các binh sĩ hết hạn phục vụ ở Việt Nam.
Các phương tiện kỹ thuật và vũ khí được chuyên chở từ Liên Xô sang Việt Nam chủ yếu bằng đường xe lửa qua lãnh thổ Trung Quốc dưới hình thức tháo rời, và một phần được chuyên chở bằng đường biển qua cảng Hải Phòng.
Có một đội ngũ đông đảo các binh sĩ và sĩ quan Quân đội Liên Xô đảm nhiệm công việc lắp ráp các phương tiện kỹ thuật và vũ khí được chuyển tới.
Tôi đặc biệt muốn giới thiệu các phi công quân sự là các Thiếu tá Sêsulin và Xưganốp. Sau khi các máy bay MIG-21 được lắp ráp, họ có nhiệm vụ bay thử những chiếc máy bay này trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày.
Nhìn chung, khi đánh giá sự giúp đỡ quân sự và kỹ thuật quân sự của Liên Xô dành cho Việt Nam, cần nêu rõ rằng sự giúp đỡ ấy là kịp thời, vô tư và đã góp phần đảm bảo cho nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu vì tự do và nền độc lập của Tổ quốc.
Thành tích của những trung đoàn này là đã có vài chục máy bay Mỹ bị bắn rơi, chấm dứt sự thống trị trên không phận và những cuộc ném bom không bị trừng trị của không quân Mỹ trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sau khi bị mất mấy chục máy bay trong các trận đánh do các chiến sĩ tên lửa Xôviết thực hiện, các máy bay Mỹ khi đến gần mục tiêu đã bay ở tầm cực thấp (100 - 200 mét) và chúng đã trở thành mục tiêu dễ bắn hạ đối với các chiến sĩ pháo cao xạ Việt Nam (có các cỡ nòng 37 ly và 57 ly).
Theo thống kê chính thức thì hơn một nửa số máy bay bị bắn rơi (60%) là do chính pháo cao xạ bắn hạ.
Kinh nghiệm tác chiến của các đơn vị tên lửa phòng không và của không quân ở Việt Nam đã được phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng và được áp dụng rộng rãi trong công tác huấn luyện chiến đấu của Binh chủng phòng không Liên Xô.
Những vấn đề như các biện pháp đối phó với loại tên lửa tự tìm mục tiêu "Sraicơ", biện pháp yểm trợ các trận địa phóng tên lửa bằng các trung đoàn pháo cao xạ đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của Tư lệnh Binh chủng phòng không Liên Xô - Nguyên soái P. Ph. Batítxki (ông đã nhiều lần đến thăm Việt Nam vào thời kỳ ấy) và của những vị lãnh đạo quân sự khác của Binh chủng phòng không Liên Xô.
Theo nhiệm vụ do Nguyên soái Batítxki giao cho, một nhóm sĩ quan, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng V. X. Kixhanxki - trưởng nhóm chuyên gia binh chủng tên lửa phòng không bên cạnh Tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam - đã thực hiện một khối lượng công việc to lớn nhằm phân tích, hệ thống hóa và tổng kết kinh nghiệm tác chiến, chuẩn bị cho xuất bản cuốn sách “Kinh nghiệm tác chiến của binh chủng tên lửa phòng không ở Việt Nam". Cuốn sách này được ấn hành ngày 23-2-1968, do Phó Tư lệnh Binh chủng tên lửa phòng không Liên Xô là Trung tướng X. Ph. Vikhorơ làm chủ biên. Đây là cuốn sách được đóng dấu "Mật" và được phổ biến đến từng tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Ban lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam đã đề nghị chúng tôi tiếp tục triển khai việc thành lập các trung đoàn tên lửa phòng không mới. Bắt đầu việc thành lập, tuyển quân số và huấn luyện cho Trung đoàn tên lửa phòng không 261 (trung đoàn thứ ba) dưới sự chỉ huy của Đại tá C. V. Davátxki, Trung đoàn tên lửa phòng không 274 (trung đoàn thứ tư) dưới sự chỉ huy của Đại tá V. V. Phêđorốp và trung đoàn không quân thứ hai gồm các máy bay tiêm kích MIG-21.
Tổng cộng trong 2 năm tôi làm việc tại Việt Nam đã có 8 trung đoàn tên lửa phòng không, 2 trung đoàn không quân và một số đơn vị khác được đưa vào hoạt động.
Các thành viên thuộc Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô được đưa sang Việt Nam bằng các chuyến máy bay đặc biệt, gồm các máy bay kiểu IL-18 cất cánh từ sân bay Sơcalốp. Các phi công trên hai máy bay IL-18 ấy là các Trung tá Xukhinin và Mascốp chuyên trách nhiệm vụ chuyên chở các binh sĩ Liên Xô sang Việt Nam. Họ cũng chuyên chở từ Việt Nam về Liên Xô các binh sĩ hết hạn phục vụ ở Việt Nam.
Các phương tiện kỹ thuật và vũ khí được chuyên chở từ Liên Xô sang Việt Nam chủ yếu bằng đường xe lửa qua lãnh thổ Trung Quốc dưới hình thức tháo rời, và một phần được chuyên chở bằng đường biển qua cảng Hải Phòng.
Có một đội ngũ đông đảo các binh sĩ và sĩ quan Quân đội Liên Xô đảm nhiệm công việc lắp ráp các phương tiện kỹ thuật và vũ khí được chuyển tới.
Tôi đặc biệt muốn giới thiệu các phi công quân sự là các Thiếu tá Sêsulin và Xưganốp. Sau khi các máy bay MIG-21 được lắp ráp, họ có nhiệm vụ bay thử những chiếc máy bay này trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày.
Nhìn chung, khi đánh giá sự giúp đỡ quân sự và kỹ thuật quân sự của Liên Xô dành cho Việt Nam, cần nêu rõ rằng sự giúp đỡ ấy là kịp thời, vô tư và đã góp phần đảm bảo cho nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu vì tự do và nền độc lập của Tổ quốc.
Tháng 1-1966 Đoàn đại biểu Đảng
Cộng sản Liên Xô gồm các Bí thư Trung ương Đảng Cộng
sản Liên Xô A. N. Sêlêpin, Đ. Ph. Uxtinốp và cả Thượng
tướng V. Ph. Tôlúpcô đã đến Hà Nội.
Trong thời gian Đoàn lưu lại, người ta đã công bố Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô về việc tặng thưởng các Huân chương và Huy chương Liên Xô cho đông đảo các chiến sĩ Xôviết vì những chiến công của họ trong việc giúp đỡ quân sự cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
Vì những lý do như đã biết, Sắc lệnh này được giữ kín. Việc trao tặng các Huân chương và Huy chương đã được tiến hành tại bốn nhóm cấp trung đoàn, ở ngay trên các trận địa. Các ông Sêlêpin, Uxtinốp, Tôlúpcô và Đại sứ Sécbacốp đã thực hiện việc trao tặng các huân huy chương này.
Trong số những người được tặng thưởng có các trợ lý của tôi là M. E. Bônxencô và A. M. Đdưda.
Ông Đ. Ph. Uxtinốp cũng đã trao tặng Huân chương Cờ đỏ cho tôi. Trong số những người được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ còn có các sĩ quan chỉ huy các trung đoàn. Đó là các Đại tá N. V. Bagienốp, M. N. Xưgancốp, C. V. Davátxki, các kỹ sư trưởng tại các trung đoàn, gồm các Thiếu tá A. B. Daica và N. A. Mêscốp, các sĩ quan chỉ huy các tiểu đoàn, gồm các Thiếu tá Ph. I. Ilinức, B. I. Môgiaép, I. A. Liakisép, G. X. Rưgiức, các sĩ quan chỉ huy các khẩu đội kỹ thuật vô tuyến V. X. Bruxnhikin, R. N. Ivanốp, các sĩ quan điều khiển tên lửa: Thượng úy A. Bônđarép, V. M. Cônxtantinốp, A. N. Ôpáccô Trung úy C. Carétnhicốp, trắc thủ vận hành máy theo dõi mục tiêu bằng tay - Hạ sĩ A. Bônđarencô, sĩ quan chỉ huy khẩu đội bệ phóng - Thượng úy Iu. A. Đemsencô, ngoài ra còn có viên chỉ huy bệ phóng - Trung sĩ N. N. Côlêxnhích - nay là Chủ tịch Tổ chức liên vùng các cựu chiến binh đã chiến đấu tại Việt Nam.
Ngoài những phần thưởng cao quý, Chính phủ Liên Xô và Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô còn quan tâm đến chúng tôi bằng những cách thức khác.
Các chuyên gia quân sự Liên Xô được đảm bảo 100% tiền lương của chúng tôi (như tại đất nước đang lâm chiến) được để lại cho gia đình chúng tôi, còn tại Việt Nam thì chúng tôi được nhận tiền của nước sở tại, với số lượng tiền tương đương một suất tiền lương, tùy theo chức vụ đang giữ và quân hàm.
Từ khoản lương đó, tất cả các binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan được phía Việt Nam đảm bảo về thực phẩm, theo mức trả 210 đồng Việt Nam mỗi tháng (1 đồng của Việt Nam bằng 52 côpếch của Liên Xô, mà 1 rúp thì bằng 100 côpếch).
Số tiền còn lại họ có thể chi tiêu tùy ý hoặc chuyển thành những tờ chứng phiếu có vạch tím được trao đổi lấy hàng hóa tại các cửa hàng Liên Xô thuộc hệ thống cửa hàng "Bạch dương" hoặc được đổi ra đồng rúp tại ngân hàng.
Các sĩ quan và các nhân viên làm việc tại Ban tham mưu và trụ sở của Đoàn chuyên gia thì ăn uống theo ý mình tại nhà ăn của Sứ quán, hoặc tự mình lo việc ăn uống.
Phía Việt Nam đảm bảo miễn phí cho các chuyên gia về nơi ở, đi lại, công tác bảo vệ và nước uống.
Các đồng chí Việt Nam đảm bảo hoàn toàn tốt khâu ăn uống cho các chuyên gia Liên Xô: có chất lượng và đa dạng. Trong thực đơn có thịt (chủ yếu là thịt lợn), thịt gà, cơm, khoai tây, rau tươi quanh năm, hoa quả (chuối, dứa, đu đủ) và những thực phẩm khác. Trên bàn luôn luôn có trà xanh của Việt Nam ướp mấy cánh hoa nhài khô.
Theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, ngày 23-2 vào dịp năm Mới, có chuyên cơ chở các gói quà thực phẩm đến tặng tất cả anh em binh sĩ, các hạ sĩ quan và các sĩ quan.
Bên trong các túi quà ấy có rượu vang, rượu trắng, rượu cô nhắc, phomát, cà phê, giò, bánh kẹo, thuốc lá, trứng cá và những thứ khác.
Một phần những gói quà ấy được dành cho các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã cùng chiến đấu với các chiến sĩ Xôviết.
Trong thời gian Đoàn lưu lại, người ta đã công bố Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô về việc tặng thưởng các Huân chương và Huy chương Liên Xô cho đông đảo các chiến sĩ Xôviết vì những chiến công của họ trong việc giúp đỡ quân sự cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
Vì những lý do như đã biết, Sắc lệnh này được giữ kín. Việc trao tặng các Huân chương và Huy chương đã được tiến hành tại bốn nhóm cấp trung đoàn, ở ngay trên các trận địa. Các ông Sêlêpin, Uxtinốp, Tôlúpcô và Đại sứ Sécbacốp đã thực hiện việc trao tặng các huân huy chương này.
Trong số những người được tặng thưởng có các trợ lý của tôi là M. E. Bônxencô và A. M. Đdưda.
Ông Đ. Ph. Uxtinốp cũng đã trao tặng Huân chương Cờ đỏ cho tôi. Trong số những người được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ còn có các sĩ quan chỉ huy các trung đoàn. Đó là các Đại tá N. V. Bagienốp, M. N. Xưgancốp, C. V. Davátxki, các kỹ sư trưởng tại các trung đoàn, gồm các Thiếu tá A. B. Daica và N. A. Mêscốp, các sĩ quan chỉ huy các tiểu đoàn, gồm các Thiếu tá Ph. I. Ilinức, B. I. Môgiaép, I. A. Liakisép, G. X. Rưgiức, các sĩ quan chỉ huy các khẩu đội kỹ thuật vô tuyến V. X. Bruxnhikin, R. N. Ivanốp, các sĩ quan điều khiển tên lửa: Thượng úy A. Bônđarép, V. M. Cônxtantinốp, A. N. Ôpáccô Trung úy C. Carétnhicốp, trắc thủ vận hành máy theo dõi mục tiêu bằng tay - Hạ sĩ A. Bônđarencô, sĩ quan chỉ huy khẩu đội bệ phóng - Thượng úy Iu. A. Đemsencô, ngoài ra còn có viên chỉ huy bệ phóng - Trung sĩ N. N. Côlêxnhích - nay là Chủ tịch Tổ chức liên vùng các cựu chiến binh đã chiến đấu tại Việt Nam.
Ngoài những phần thưởng cao quý, Chính phủ Liên Xô và Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô còn quan tâm đến chúng tôi bằng những cách thức khác.
Các chuyên gia quân sự Liên Xô được đảm bảo 100% tiền lương của chúng tôi (như tại đất nước đang lâm chiến) được để lại cho gia đình chúng tôi, còn tại Việt Nam thì chúng tôi được nhận tiền của nước sở tại, với số lượng tiền tương đương một suất tiền lương, tùy theo chức vụ đang giữ và quân hàm.
Từ khoản lương đó, tất cả các binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan được phía Việt Nam đảm bảo về thực phẩm, theo mức trả 210 đồng Việt Nam mỗi tháng (1 đồng của Việt Nam bằng 52 côpếch của Liên Xô, mà 1 rúp thì bằng 100 côpếch).
Số tiền còn lại họ có thể chi tiêu tùy ý hoặc chuyển thành những tờ chứng phiếu có vạch tím được trao đổi lấy hàng hóa tại các cửa hàng Liên Xô thuộc hệ thống cửa hàng "Bạch dương" hoặc được đổi ra đồng rúp tại ngân hàng.
Các sĩ quan và các nhân viên làm việc tại Ban tham mưu và trụ sở của Đoàn chuyên gia thì ăn uống theo ý mình tại nhà ăn của Sứ quán, hoặc tự mình lo việc ăn uống.
Phía Việt Nam đảm bảo miễn phí cho các chuyên gia về nơi ở, đi lại, công tác bảo vệ và nước uống.
Các đồng chí Việt Nam đảm bảo hoàn toàn tốt khâu ăn uống cho các chuyên gia Liên Xô: có chất lượng và đa dạng. Trong thực đơn có thịt (chủ yếu là thịt lợn), thịt gà, cơm, khoai tây, rau tươi quanh năm, hoa quả (chuối, dứa, đu đủ) và những thực phẩm khác. Trên bàn luôn luôn có trà xanh của Việt Nam ướp mấy cánh hoa nhài khô.
Theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, ngày 23-2 vào dịp năm Mới, có chuyên cơ chở các gói quà thực phẩm đến tặng tất cả anh em binh sĩ, các hạ sĩ quan và các sĩ quan.
Bên trong các túi quà ấy có rượu vang, rượu trắng, rượu cô nhắc, phomát, cà phê, giò, bánh kẹo, thuốc lá, trứng cá và những thứ khác.
Một phần những gói quà ấy được dành cho các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã cùng chiến đấu với các chiến sĩ Xôviết.
Theo đề nghị của tôi, người
ta đã cử sang Việt Nam (không kể các bác sĩ thuộc biên
chế các trung đoàn) một nhóm đông đảo các bác sĩ quân
y thuộc các chuyên khoa khác nhau, dưới sự lãnh đạo của
vị bác sĩ xuất sắc - Đại tá quân y I. A. Ivanốp. Những
bác sĩ này chăm chú nghiên cứu các loại bệnh tật ở
các chiến sĩ Xôviết và chữa trị các căn bệnh này một
cách thành công.
Tôi phải nói rằng dĩ nhiên là điều kiện sinh hoạt của các chiến sĩ Liên Xô ở Việt Nam rất gian khổ.
Thứ nhất: tất cả các anh em đều phải xa gia đình trong một - hai năm (kể cả ban chỉ huy của Đoàn chuyên gia), liên lạc với gia đình chỉ qua thư từ được chuyển rất chậm (lâu đến 3 tháng) .
Thứ hai: khí hậu của vùng Đông - Nam Á với cải nóng nhiệt đới và độ ẩm cao (mùa hè có khi nhiệt độ lên đến +40oC và với độ ẩm 100%) là loại khí hậu rất khó chịu đựng đối với chúng tôi, những cư dân châu Âu.
Cuối cùng, thứ ba: đó là cuộc chiến tranh diễn ra trong hoàn cảnh chiến đấu căng thẳng, với những trận bắn phá liên tiếp của không quân Mỹ, tính mạng con người luôn luôn bị đe doạ.
Tôi xin nêu rõ rằng mặc dù vậy chúng tôi bị tổn thất không đáng kể về người: trong 2 năm tôi lưu lại ở đất nước này chỉ có 6 người hy sinh.
Bất chấp những điều kiện hết sức gian khổ, các chiến sĩ Liên Xô tỏ ra rất cừ: họ không than vãn, không kêu ca về những khó khăn. Họ đã thực hiện một cách mẫu mực nghĩa vụ quân sự của mình trong việc giúp đỡ quốc tế cho Việt Nam.
Mùa hè năm 1966 Thượng tướng quân y và là nhà phẫu thuật hàng đầu của Bộ Quốc phòng Liên Xô A. A. Visnhépxki đã đến thăm chúng tôi. Ngoài việc tìm hiểu những loại bệnh mà các chiến sĩ Xôviết đã mắc phải, ông còn nghiên cứu quá trình chữa trị cho những bạn Việt Nam bị bỏng do bom napan mà không quân Mỹ đã sử dụng rộng rãi, kể cả sử dụng để chống lại dân thường.
Đến mùa xuân năm 1966 chúng tôi chờ một nhóm chiến sĩ Xôviết đến Việt Nam theo định kỳ. Trong thông báo về thời gian họ đến có chỉ rõ rằng chuyến máy bay IL-18 (phi công là Trung tá Xukhinin) sẽ chở một nhóm sĩ quan pháo binh (gồm 4 người, đứng đầu là Trung tá Adarốp) cùng các khí tài sang Việt Nam để thao diễn cho Bộ chỉ huy quân sự của Việt Nam xem những cuộc bắn pháo từ các bệ phóng phản lực.
Công tác tổ chức cuộc thao diễn này được giao trực tiếp cho cá nhân tôi. Ngoài ra, còn cho biết rằng Trưởng nhóm chuyên gia pháo binh ấy là Trung tá Adarốp sẽ báo cáo mọi chi tiết.
Thấy trước tính chất quan trọng của công việc này, tôi chỉ thị cho tướng A. M. Đdưda cấp tốc tuyển chọn trong đội ngũ các chuyên gia tên lửa phòng không những sĩ quan đã từng phục vụ trong binh chủng pháo mặt đất. Có 10 sĩ quan như thế.
Qua báo cáo của Trung tá Adarốp vừa bay sang Việt Nam tôi được biết: có chủ trương thông qua Bắc Việt Nam cung cấp các giàn tên lửa có sức công phá nhỏ (đó là những giàn tên lửa Cachiusa" dã chiến thu nhỏ) được lắp đặt trên đế ba chân kiểu cơ động để cung cấp cho các đơn vị thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Dự định tiến hành cuộc bắn trình diễn từ những giàn tên lửa ấy như sau: triển khai tiểu đoàn pháo phản lực (12 giàn phóng) tại trận địa hỏa lực và nhằm các quả pháo phản lực ấy vào mục tiêu ở cách đó 8 kilômét.
Ngay ngày hôm sau tôi đến gặp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam là tướng Trần Sâm và thông báo cho ông biết kế hoạch tiến hành các cuộc bắn trình diễn. Cùng với ông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát địa hình (tại trường bắn), xác định vị trí các trận địa hỏa lực và mục tiêu tập bắn, rồi bắt tay vào chuẩn bị.
Đúng vào giờ đã ấn định, các tướng lĩnh và sĩ quan trong Bộ Chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam tới địa điểm sẽ diễn ra các cuộc bắn trình diễn. Bộ trưởng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến sau cùng. Tôi báo cáo với Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp cuộc trình diễn đã sẵn sàng. Bộ trưởng bảo tôi hãy chờ thêm chút ít. Mười lăm phút sau đó một chiếc xe hơi nhãn hiệu "Pôbêđa" chạy tới, từ trong xe Chủ tịch Hồ Chí Minh bước ra.
Tôi phải nói rằng dĩ nhiên là điều kiện sinh hoạt của các chiến sĩ Liên Xô ở Việt Nam rất gian khổ.
Thứ nhất: tất cả các anh em đều phải xa gia đình trong một - hai năm (kể cả ban chỉ huy của Đoàn chuyên gia), liên lạc với gia đình chỉ qua thư từ được chuyển rất chậm (lâu đến 3 tháng) .
Thứ hai: khí hậu của vùng Đông - Nam Á với cải nóng nhiệt đới và độ ẩm cao (mùa hè có khi nhiệt độ lên đến +40oC và với độ ẩm 100%) là loại khí hậu rất khó chịu đựng đối với chúng tôi, những cư dân châu Âu.
Cuối cùng, thứ ba: đó là cuộc chiến tranh diễn ra trong hoàn cảnh chiến đấu căng thẳng, với những trận bắn phá liên tiếp của không quân Mỹ, tính mạng con người luôn luôn bị đe doạ.
Tôi xin nêu rõ rằng mặc dù vậy chúng tôi bị tổn thất không đáng kể về người: trong 2 năm tôi lưu lại ở đất nước này chỉ có 6 người hy sinh.
Bất chấp những điều kiện hết sức gian khổ, các chiến sĩ Liên Xô tỏ ra rất cừ: họ không than vãn, không kêu ca về những khó khăn. Họ đã thực hiện một cách mẫu mực nghĩa vụ quân sự của mình trong việc giúp đỡ quốc tế cho Việt Nam.
Mùa hè năm 1966 Thượng tướng quân y và là nhà phẫu thuật hàng đầu của Bộ Quốc phòng Liên Xô A. A. Visnhépxki đã đến thăm chúng tôi. Ngoài việc tìm hiểu những loại bệnh mà các chiến sĩ Xôviết đã mắc phải, ông còn nghiên cứu quá trình chữa trị cho những bạn Việt Nam bị bỏng do bom napan mà không quân Mỹ đã sử dụng rộng rãi, kể cả sử dụng để chống lại dân thường.
Đến mùa xuân năm 1966 chúng tôi chờ một nhóm chiến sĩ Xôviết đến Việt Nam theo định kỳ. Trong thông báo về thời gian họ đến có chỉ rõ rằng chuyến máy bay IL-18 (phi công là Trung tá Xukhinin) sẽ chở một nhóm sĩ quan pháo binh (gồm 4 người, đứng đầu là Trung tá Adarốp) cùng các khí tài sang Việt Nam để thao diễn cho Bộ chỉ huy quân sự của Việt Nam xem những cuộc bắn pháo từ các bệ phóng phản lực.
Công tác tổ chức cuộc thao diễn này được giao trực tiếp cho cá nhân tôi. Ngoài ra, còn cho biết rằng Trưởng nhóm chuyên gia pháo binh ấy là Trung tá Adarốp sẽ báo cáo mọi chi tiết.
Thấy trước tính chất quan trọng của công việc này, tôi chỉ thị cho tướng A. M. Đdưda cấp tốc tuyển chọn trong đội ngũ các chuyên gia tên lửa phòng không những sĩ quan đã từng phục vụ trong binh chủng pháo mặt đất. Có 10 sĩ quan như thế.
Qua báo cáo của Trung tá Adarốp vừa bay sang Việt Nam tôi được biết: có chủ trương thông qua Bắc Việt Nam cung cấp các giàn tên lửa có sức công phá nhỏ (đó là những giàn tên lửa Cachiusa" dã chiến thu nhỏ) được lắp đặt trên đế ba chân kiểu cơ động để cung cấp cho các đơn vị thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Dự định tiến hành cuộc bắn trình diễn từ những giàn tên lửa ấy như sau: triển khai tiểu đoàn pháo phản lực (12 giàn phóng) tại trận địa hỏa lực và nhằm các quả pháo phản lực ấy vào mục tiêu ở cách đó 8 kilômét.
Ngay ngày hôm sau tôi đến gặp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam là tướng Trần Sâm và thông báo cho ông biết kế hoạch tiến hành các cuộc bắn trình diễn. Cùng với ông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát địa hình (tại trường bắn), xác định vị trí các trận địa hỏa lực và mục tiêu tập bắn, rồi bắt tay vào chuẩn bị.
Đúng vào giờ đã ấn định, các tướng lĩnh và sĩ quan trong Bộ Chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam tới địa điểm sẽ diễn ra các cuộc bắn trình diễn. Bộ trưởng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến sau cùng. Tôi báo cáo với Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp cuộc trình diễn đã sẵn sàng. Bộ trưởng bảo tôi hãy chờ thêm chút ít. Mười lăm phút sau đó một chiếc xe hơi nhãn hiệu "Pôbêđa" chạy tới, từ trong xe Chủ tịch Hồ Chí Minh bước ra.
Theo đúng nghi thức, tôi báo cáo
với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng cuộc trình diễn đã
sẵn sàng và trình bày nội dung các cuộc bắn pháo. Sau
đó chúng tôi đi xuống trận địa hỏa lực và xem xét
các giàn pháo phản lực và các quả đạn trên các giàn
phóng ấy.
Trong 15 phút 144 quả đạn phản lực (mỗi giàn chứa 12 quả đạn) đã được phóng vào mục tiêu tập bắn. Các quả đạn réo ầm ầm cùng với những cái đuôi lửa lao tới mục tiêu, sau đấy chúng tôi nghe thấy những tiếng nổ của chúng. Sau khi tiến hành xong cuộc bắn trình diễn chúng tôi đi ôtô cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nơi các quả đạn đã nổ. Những gì chúng tôi nhìn thấy quả là khủng khiếp. Các hầm hào bị đất lấp đầy, những công trình bằng bê tông, các mô hình máy bay lên thẳng đều đã bị phá huỷ và cháy trụi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến về phía tôi và nói bằng tiếng Nga: "Đồng chí Bêlốp, cảm ơn về tất cả. Tôi đề nghị đồng chí chuyển lời cảm ơn của chúng tôi tới Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô và mong rằng những giàn phóng đạn pháo phản lực này sẽ được cung cấp hết sức nhanh chóng để chuyển cho những người anh em của chúng tôi thuộc Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam".
Các sĩ quan pháo binh Liên Xô đã tham gia chuẩn bị cuộc bắn trình diễn ấy đã được mời đến gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam để nhận quà tặng và Huy chương Hữu nghị.
Tôi đã lập tức báo cáo về Trung tâm kết quả các cuộc bắn trình diễn ấy cũng như sự đánh giá của ban lãnh đạo Việt Nam.
Tháng 7-1966 tôi được về nước nghỉ phép. Sau khi về đến Mátxcơva, tôi đã được R. Ia. Malinốpxki tiếp. Sau khi nghe tôi báo cáo về tình hình của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, Bộ trưởng đã nhấn mạnh vai trò to lớn của các binh sĩ Liên Xô tại Việt Nam và đánh giá tốt hoạt động của ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia. Dịp tôi trở về Mátxcơva trùng với hai sự kiện trong gia đình: cô con gái của tôi Xvétlana kết thúc những năm học ở trường đại học và đang chuẩn bị lấy chồng.
Sau khi biết chuyện này, Bộ trưởng đã lệnh cho Tổng tham mưu trưởng lập tức cấp cho tôi một căn hộ ở Mátxcơva (đường Cômxômôn, nhà số 15). Như vậy, sau 20 năm sống phiêu bạt theo các cơ sở đồn trú quân sự ở trong nước, tôi đã định cư tại Mátxcơva.
Đồng thời Bộ trưởng còn lệnh cho tôi sang Việt Nam thêm một năm nữa. Trong báo cáo gửi Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô tôi đã chỉ rõ rằng sẽ là điều hợp lý nếu bổ nhiệm một vị tướng thuộc Binh chủng phòng không thay thế tôi trong chức vụ Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Bộ trưởng trả lời sau một năm nữa Bộ sẽ giải quyết vấn đề này.
Khi sống ở Việt Nam, các chiến sĩ Xôviết đã thường xuyên cảm nhận được sự quan tâm to lớn từ phía các bạn Việt Nam, trong đó có sự quan tâm của ban lãnh đạo. Tất cả các bạn Việt Nam mà chúng tôi đã có dịp công tác hoặc gặp gỡ: từ những bác nông dân, các chiến sĩ bình thường cho đến các nhà lãnh đạo dân sự cũng như quân sự ở tất cả các cấp đều dành cho chúng tôi những tình cảm nồng ấm .
Sau khi kết thúc giai đoạn cơ bản trong việc huấn luyện chiến đấu cho Trung đoàn thứ nhất và Trung đoàn thứ hai của Binh chủng tên lửa phòng không, các chuyên gia quân sự Liên xô - từng nhóm nhỏ - đi nghỉ một tuần ở vùng núi Tam Đảo. Ở đó tương đối yên tĩnh và mát mẻ hơn là ở những vùng đồng bằng trung tâm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Dĩ nhiên, thời gian nghỉ ngơi rất ngắn như vậy không thể hoàn toàn phục hồi sức lực và hệ thần kinh của các chiến sĩ Xôviết, nhưng đợt nghỉ ngơi ấy lại hết sức cần thiết: bầu không khí chiến đấu căng thẳng, tình trạng luôn luôn cảm nhận mối nguy hiểm trong điều kiện khí hậu nóng bức nhiệt đới đã làm cho sức khoẻ bị suy sụp mạnh. Sau đợt nghỉ ngơi ngắn, các chuyên gia Liên Xô lại bắt tay vào công việc huấn luyện Trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba và Trung đoàn tên lửa phòng không thứ tư của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tôi đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh bảy lần, có một lần tôi được mời đến nhà của Chủ tịch dùng bữa tối (ngôi nhà nhỏ nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch). Tôi cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với nhau bằng tiếng Nga (Chủ tịch nói tiếng Nga không tồi). Tôi có những quan hệ rất tốt đẹp với các vị lãnh đạo quân sự của Việt Nam.
Tất cả những đề nghị, ý kiến tư vấn và các khuyến nghị của tôi cũng như của các trợ lý của tôi đều được các cấp lãnh đạo của Việt Nam chấp nhận và đưa ra thực hiện.
Trong 15 phút 144 quả đạn phản lực (mỗi giàn chứa 12 quả đạn) đã được phóng vào mục tiêu tập bắn. Các quả đạn réo ầm ầm cùng với những cái đuôi lửa lao tới mục tiêu, sau đấy chúng tôi nghe thấy những tiếng nổ của chúng. Sau khi tiến hành xong cuộc bắn trình diễn chúng tôi đi ôtô cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nơi các quả đạn đã nổ. Những gì chúng tôi nhìn thấy quả là khủng khiếp. Các hầm hào bị đất lấp đầy, những công trình bằng bê tông, các mô hình máy bay lên thẳng đều đã bị phá huỷ và cháy trụi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến về phía tôi và nói bằng tiếng Nga: "Đồng chí Bêlốp, cảm ơn về tất cả. Tôi đề nghị đồng chí chuyển lời cảm ơn của chúng tôi tới Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô và mong rằng những giàn phóng đạn pháo phản lực này sẽ được cung cấp hết sức nhanh chóng để chuyển cho những người anh em của chúng tôi thuộc Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam".
Các sĩ quan pháo binh Liên Xô đã tham gia chuẩn bị cuộc bắn trình diễn ấy đã được mời đến gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam để nhận quà tặng và Huy chương Hữu nghị.
Tôi đã lập tức báo cáo về Trung tâm kết quả các cuộc bắn trình diễn ấy cũng như sự đánh giá của ban lãnh đạo Việt Nam.
Tháng 7-1966 tôi được về nước nghỉ phép. Sau khi về đến Mátxcơva, tôi đã được R. Ia. Malinốpxki tiếp. Sau khi nghe tôi báo cáo về tình hình của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, Bộ trưởng đã nhấn mạnh vai trò to lớn của các binh sĩ Liên Xô tại Việt Nam và đánh giá tốt hoạt động của ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia. Dịp tôi trở về Mátxcơva trùng với hai sự kiện trong gia đình: cô con gái của tôi Xvétlana kết thúc những năm học ở trường đại học và đang chuẩn bị lấy chồng.
Sau khi biết chuyện này, Bộ trưởng đã lệnh cho Tổng tham mưu trưởng lập tức cấp cho tôi một căn hộ ở Mátxcơva (đường Cômxômôn, nhà số 15). Như vậy, sau 20 năm sống phiêu bạt theo các cơ sở đồn trú quân sự ở trong nước, tôi đã định cư tại Mátxcơva.
Đồng thời Bộ trưởng còn lệnh cho tôi sang Việt Nam thêm một năm nữa. Trong báo cáo gửi Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô tôi đã chỉ rõ rằng sẽ là điều hợp lý nếu bổ nhiệm một vị tướng thuộc Binh chủng phòng không thay thế tôi trong chức vụ Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Bộ trưởng trả lời sau một năm nữa Bộ sẽ giải quyết vấn đề này.
Khi sống ở Việt Nam, các chiến sĩ Xôviết đã thường xuyên cảm nhận được sự quan tâm to lớn từ phía các bạn Việt Nam, trong đó có sự quan tâm của ban lãnh đạo. Tất cả các bạn Việt Nam mà chúng tôi đã có dịp công tác hoặc gặp gỡ: từ những bác nông dân, các chiến sĩ bình thường cho đến các nhà lãnh đạo dân sự cũng như quân sự ở tất cả các cấp đều dành cho chúng tôi những tình cảm nồng ấm .
Sau khi kết thúc giai đoạn cơ bản trong việc huấn luyện chiến đấu cho Trung đoàn thứ nhất và Trung đoàn thứ hai của Binh chủng tên lửa phòng không, các chuyên gia quân sự Liên xô - từng nhóm nhỏ - đi nghỉ một tuần ở vùng núi Tam Đảo. Ở đó tương đối yên tĩnh và mát mẻ hơn là ở những vùng đồng bằng trung tâm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Dĩ nhiên, thời gian nghỉ ngơi rất ngắn như vậy không thể hoàn toàn phục hồi sức lực và hệ thần kinh của các chiến sĩ Xôviết, nhưng đợt nghỉ ngơi ấy lại hết sức cần thiết: bầu không khí chiến đấu căng thẳng, tình trạng luôn luôn cảm nhận mối nguy hiểm trong điều kiện khí hậu nóng bức nhiệt đới đã làm cho sức khoẻ bị suy sụp mạnh. Sau đợt nghỉ ngơi ngắn, các chuyên gia Liên Xô lại bắt tay vào công việc huấn luyện Trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba và Trung đoàn tên lửa phòng không thứ tư của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tôi đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh bảy lần, có một lần tôi được mời đến nhà của Chủ tịch dùng bữa tối (ngôi nhà nhỏ nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch). Tôi cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với nhau bằng tiếng Nga (Chủ tịch nói tiếng Nga không tồi). Tôi có những quan hệ rất tốt đẹp với các vị lãnh đạo quân sự của Việt Nam.
Tất cả những đề nghị, ý kiến tư vấn và các khuyến nghị của tôi cũng như của các trợ lý của tôi đều được các cấp lãnh đạo của Việt Nam chấp nhận và đưa ra thực hiện.
Tôi biết ơn Bộ trưởng Quốc phòng (thời kỳ ấy)
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, các vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là
Thượng Tướng Văn Tiến Dũng và Tướng Trần Sâm, Bộ
Tư lệnh Phòng không - không quân các Đại tá Phùng Thế
Tài và Đặng Tính (Дahr Tинъ) vì sự hiểu biết lẫn
nhau, vì sự giúp đỡ và quan tâm dành cho các chiến sĩ
Xôviết.
Tôi muốn dẫn ra đây một sự việc nói lên tình cảm của những người bạn Việt Nam đối với chúng tôi. Tôi sử dụng chiếc xe GAZ-64 do phía Việt Nam cấp cho tôi để đi lại. Người lái xe là thượng sĩ Tuấn, còn đồng chí Tính vừa là phiên dịch, vừa là người bảo vệ tôi. Trong một chuyến đi công tác chiếc xe của chúng tôi bị máy bay Mỹ ném bom. Có một quả bom nổ cách chúng tôi 60-70 mét. Tôi ra lệnh cho mọi người cấp tốc tìm nơi ẩn nấp ở cạnh đường. Một quả bom nữa rơi cách chúng tôi 15-20 mét. Chúng tôi bị đất vùi. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có cái gì đó rất nặng từ phía trên đè xuống người tôi. Ngoảnh nhìn lên, tôi thấy anh Tính, phiên dịch của tôi, là người đã đè lên tôi. Tôi hỏi: "Đồng chí Tính ơi, có chuyện gì vậy?". Đồng chí ấy nói đã được lệnh phải bảo vệ tôi bằng mọi giá kể cả bằng mạng sống của mình. Đây là ví dụ có sức thuyết phục nói lên sự quan tâm đối với tôi.
Trước sự quan tâm quên mình ấy, tôi quyết định cảm ơn các đồng chí Việt Nam. Tháng 10-1967, tôi bàn giao công việc - của Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô cho Tướng V. N. Abramốp mới được bổ nhiệm thay tôi. Trước khi sửa soạn lên đường về nước, tôi đã tặng đồng chí Tính và Tuấn hai chiếc xe đạp được phi công Xukhinin chở đến từ Mátxcơva theo đề nghị của tôi. Vào thời đó, đối với người Việt Nam chiếc xe đạp chẳng khác gì chiếc ôtô vào thời nay. Sau khi trao tặng phẩm và chia tay với đồng chí Tính và đồng chí Tuấn, tôi thấy họ rưng rưng lệ tỏ lòng cảm ơn.
Trước lúc tôi trở về Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng tôi Huân chương cao quý của Việt Nam và khẩu súng lục kiểu "Smít-oétxơn" có khắc tên Chủ tịch (hiện nay khẩu súng này được trưng bày tại Bảo tàng Trung ương các lực lượng vũ trang), ngoài ra còn tặng cho vợ tôi một bộ đồ nữ trang bằng bạc có gắn ngọc lam.
Đúng vào thời điểm tôi trở về Liên Xô, tôi đã được tặng thưởng Huân chương Lênin. Cả Tướng M. E. Bôrixencô, vị chính uỷ của. tôi: cũng được tặng thưởng Huân chương Lênin.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô R. Ia. Malinốpxki qua đời (ngày 31-3-l967), Nguyên soái A. A. Grêscô trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Sự quan tâm của Bộ trưởng Grêscô đối với các chuyên gia quân sự Liên Xô không được như sự quan tâm của Bộ trưởng Malinốpxki.
Sau khi về đến Mátxcơva và sau khi trình bản báo cáo lên Bộ Tổng tham mưu, tôi đi nghỉ phép. Trong báo cáo của tôi có chỉ rõ rằng trong 2 năm - từ tháng 7-1965 đến tháng 10-1967 - tất cả các lực lượng phòng không của Việt Nam, với sự tham gia trực tiếp của các chiến sĩ Xôviết, đã bắn rơi hơn 2 nghìn chiếc máy bay Mỹ các loại trong đó có 1 4 "pháo đài bay" B-52.
Sau kỳ nghỉ phép trở về tôi nhận được một loạt đề xuất về cuộc đời binh nghiệp tiếp theo của tôi trong lực lượng vũ trang. Trong các đề xuất ấy có đề xuất trao cho tôi chức vụ cao tại Quân khu Bêlarútxia.
Sau khì nghiên cứu tất cả mọi đề xuất, tôi gửi thư cho Đại tướng I. G. Páplốpxki, Tư lệnh Bộ binh của Quân đội Liên Xô, trong đó có đoạn viết: "Thưa đồng chí Tư lệnh! Tôi cảm ơn đồng chí đã tín nhiệm tôi, đã đề xuất với tôi đảm nhận chức vụ cao. Nhưng tôi sắp tròn 49 tuổi, tôi sẽ không trở thành vị thống lĩnh được. Tôi đã có căn hộ ở Mátxcơva, vì vậy, tôi đề nghị (nếu có thể được) hãy để tôi ở lại phục vụ tại Mátxcơva".
Vị Tư lệnh bộ binh đã ủng hộ lời thỉnh cầu của tôi. Theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, tôi được ghi tên vào biên chế của Bộ máy trung ương của Bộ Quốc phòng và được bổ nhiệm làm Phó giám đốc quản lý các trường quân sự của Quân chủng lục quân. Tôi đã phục vụ 10 năm trong chức vụ này cho đến ngày được chuyển sang diện dự bị - tháng 2-1977 - do tuổi tác.
Tôi muốn dẫn ra đây một sự việc nói lên tình cảm của những người bạn Việt Nam đối với chúng tôi. Tôi sử dụng chiếc xe GAZ-64 do phía Việt Nam cấp cho tôi để đi lại. Người lái xe là thượng sĩ Tuấn, còn đồng chí Tính vừa là phiên dịch, vừa là người bảo vệ tôi. Trong một chuyến đi công tác chiếc xe của chúng tôi bị máy bay Mỹ ném bom. Có một quả bom nổ cách chúng tôi 60-70 mét. Tôi ra lệnh cho mọi người cấp tốc tìm nơi ẩn nấp ở cạnh đường. Một quả bom nữa rơi cách chúng tôi 15-20 mét. Chúng tôi bị đất vùi. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có cái gì đó rất nặng từ phía trên đè xuống người tôi. Ngoảnh nhìn lên, tôi thấy anh Tính, phiên dịch của tôi, là người đã đè lên tôi. Tôi hỏi: "Đồng chí Tính ơi, có chuyện gì vậy?". Đồng chí ấy nói đã được lệnh phải bảo vệ tôi bằng mọi giá kể cả bằng mạng sống của mình. Đây là ví dụ có sức thuyết phục nói lên sự quan tâm đối với tôi.
Trước sự quan tâm quên mình ấy, tôi quyết định cảm ơn các đồng chí Việt Nam. Tháng 10-1967, tôi bàn giao công việc - của Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô cho Tướng V. N. Abramốp mới được bổ nhiệm thay tôi. Trước khi sửa soạn lên đường về nước, tôi đã tặng đồng chí Tính và Tuấn hai chiếc xe đạp được phi công Xukhinin chở đến từ Mátxcơva theo đề nghị của tôi. Vào thời đó, đối với người Việt Nam chiếc xe đạp chẳng khác gì chiếc ôtô vào thời nay. Sau khi trao tặng phẩm và chia tay với đồng chí Tính và đồng chí Tuấn, tôi thấy họ rưng rưng lệ tỏ lòng cảm ơn.
Trước lúc tôi trở về Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng tôi Huân chương cao quý của Việt Nam và khẩu súng lục kiểu "Smít-oétxơn" có khắc tên Chủ tịch (hiện nay khẩu súng này được trưng bày tại Bảo tàng Trung ương các lực lượng vũ trang), ngoài ra còn tặng cho vợ tôi một bộ đồ nữ trang bằng bạc có gắn ngọc lam.
Đúng vào thời điểm tôi trở về Liên Xô, tôi đã được tặng thưởng Huân chương Lênin. Cả Tướng M. E. Bôrixencô, vị chính uỷ của. tôi: cũng được tặng thưởng Huân chương Lênin.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô R. Ia. Malinốpxki qua đời (ngày 31-3-l967), Nguyên soái A. A. Grêscô trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Sự quan tâm của Bộ trưởng Grêscô đối với các chuyên gia quân sự Liên Xô không được như sự quan tâm của Bộ trưởng Malinốpxki.
Sau khi về đến Mátxcơva và sau khi trình bản báo cáo lên Bộ Tổng tham mưu, tôi đi nghỉ phép. Trong báo cáo của tôi có chỉ rõ rằng trong 2 năm - từ tháng 7-1965 đến tháng 10-1967 - tất cả các lực lượng phòng không của Việt Nam, với sự tham gia trực tiếp của các chiến sĩ Xôviết, đã bắn rơi hơn 2 nghìn chiếc máy bay Mỹ các loại trong đó có 1 4 "pháo đài bay" B-52.
Sau kỳ nghỉ phép trở về tôi nhận được một loạt đề xuất về cuộc đời binh nghiệp tiếp theo của tôi trong lực lượng vũ trang. Trong các đề xuất ấy có đề xuất trao cho tôi chức vụ cao tại Quân khu Bêlarútxia.
Sau khì nghiên cứu tất cả mọi đề xuất, tôi gửi thư cho Đại tướng I. G. Páplốpxki, Tư lệnh Bộ binh của Quân đội Liên Xô, trong đó có đoạn viết: "Thưa đồng chí Tư lệnh! Tôi cảm ơn đồng chí đã tín nhiệm tôi, đã đề xuất với tôi đảm nhận chức vụ cao. Nhưng tôi sắp tròn 49 tuổi, tôi sẽ không trở thành vị thống lĩnh được. Tôi đã có căn hộ ở Mátxcơva, vì vậy, tôi đề nghị (nếu có thể được) hãy để tôi ở lại phục vụ tại Mátxcơva".
Vị Tư lệnh bộ binh đã ủng hộ lời thỉnh cầu của tôi. Theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, tôi được ghi tên vào biên chế của Bộ máy trung ương của Bộ Quốc phòng và được bổ nhiệm làm Phó giám đốc quản lý các trường quân sự của Quân chủng lục quân. Tôi đã phục vụ 10 năm trong chức vụ này cho đến ngày được chuyển sang diện dự bị - tháng 2-1977 - do tuổi tác.
Trong những hồi ức vắn tắt của mình, tôi không đề
cập đến các chi tiết trong các hoạt động tác chiến
có sự tham gia của các chiến sĩ Xôviết. Sở dĩ tôi làm
như vậy là vì những chi tiết của các vấn đề ấy sẽ
được mô tả một cách chuyên nghiệp bởi các binh sĩ,
các hạ sĩ quan và các sĩ quan Liên Xô - đó là các chiến
sĩ tên lửa, pháo cao xạ, các phi công đã trực tiếp có
mặt trong oác đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam,
họ đã chỉ huy các bệ phóng tên lửa, chỉ huy hỏa lực
pháo cao xạ, chỉ huy những phi vụ chiến đấu của các
máy bay.
Đã có hàng nghìn chiến sĩ Xôviết trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam. Tất cả những chiến sĩ Xôviết ấy, trong những điều kiện vô cùng khó khăn, đã hoàn thành nghĩa vụ người lính của mình một cách vẻ vang, với tinh thần anh hùng và hy sinh quên mình, nhờ vậy họ đã giương cao hơn nữa uy tín của Liên Xô và của các lực lượng vũ trang Xôviết.
Tôi cảm ơn và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ Xôviết ấy vì sự lao động của họ phục vụ quân đội cũng như vì tinh thần quả cảm trong chiến đấu của họ.
Con người thuộc lứa tuổi của tôi - tôi vừa tròn 85 tuổi - thường nhớ lại những năm tháng đã qua. Trong cuộc đời mình, tôi cho rằng sự nghiệp chủ yếu là được phục vụ Tổ quốc được phục vụ các lực lượng vũ trang quang vinh, được phục vụ nhân dân. Với lương tâm trong sáng tôi có thể nói: tôi đã làm tất cả để hoàn thành bổn phận của mình.
Những sự kiện ở Việt Nam - nơi tôi đã có đóng góp bé nhỏ sức lao động của mình - sẽ mãi mãi còn đọng lại trong ký ức của tôi, cũng giống như những năm tháng cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại mà tôi đã trải qua từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng.
Chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ nhớ mãi với những suy nghĩ tốt đẹp, về những người bạn chiến đấu trung thành cùng tôi ở Việt Nam, - đó là những bạn đồng đội của tôi: M. E. Bôrixencô, A. M. Đdưda, V. X. Kixlianxki, V. P. Xensencô, N. V. Bagienốp, V. V. Phêđôrốp, A. Vaganốp, C. V Davátxki, M. N. Xưgancốp, Ph. I. Ilinức, B. I. Môgiaép, I A. Liakisép, M. Ph. Bácxutrencô, M. I. Vôrôbiốp, V. M. Cônxtantinốp, các đồng đội thuộc quân chủng không quân Sêsulin, Xưganốp, tham mưu trưởng B. A. Vôrônốp, các quân nhân phục vụ trong Văn phòng trụ sở của Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự: các nữ đồng chí Liubốp Rôxliacôva, Natasa Iônaitít. Tôi vẫn còn nhớ đến họ và sẽ còn nhớ đến họ đến hết quãng đời còn lại của tôi.
Mỗi năm qua đi thì lại càng vợi đi con số những người đã từng tham gia vào các sự kiện ở Việt Nam. Có những đồng đội gần gũi và là những bạn chiến đấu của tôi đã không còn trên cuộc đời này, đó là các Tướng Mikhain Bônxencô, Xécgây Đdưda, Cônxtantin Bagienốp, các Đại tá Vlađimia Phêđôrốp, Phêđo Ilinức và những người khác.
Họ đáng được ghi nhớ mãi trong ký ức.
Song, tôi tin chắc rằng thời gian sẽ không thể làm lu mờ ý nghĩa vĩ đại của những điều mà tất cả chúng tôi đã trải qua và đã làm trong 2 năm tại đất nước Việt Nam đang chiến đấu.
Đã có hàng nghìn chiến sĩ Xôviết trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam. Tất cả những chiến sĩ Xôviết ấy, trong những điều kiện vô cùng khó khăn, đã hoàn thành nghĩa vụ người lính của mình một cách vẻ vang, với tinh thần anh hùng và hy sinh quên mình, nhờ vậy họ đã giương cao hơn nữa uy tín của Liên Xô và của các lực lượng vũ trang Xôviết.
Tôi cảm ơn và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ Xôviết ấy vì sự lao động của họ phục vụ quân đội cũng như vì tinh thần quả cảm trong chiến đấu của họ.
Con người thuộc lứa tuổi của tôi - tôi vừa tròn 85 tuổi - thường nhớ lại những năm tháng đã qua. Trong cuộc đời mình, tôi cho rằng sự nghiệp chủ yếu là được phục vụ Tổ quốc được phục vụ các lực lượng vũ trang quang vinh, được phục vụ nhân dân. Với lương tâm trong sáng tôi có thể nói: tôi đã làm tất cả để hoàn thành bổn phận của mình.
Những sự kiện ở Việt Nam - nơi tôi đã có đóng góp bé nhỏ sức lao động của mình - sẽ mãi mãi còn đọng lại trong ký ức của tôi, cũng giống như những năm tháng cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại mà tôi đã trải qua từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng.
Chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ nhớ mãi với những suy nghĩ tốt đẹp, về những người bạn chiến đấu trung thành cùng tôi ở Việt Nam, - đó là những bạn đồng đội của tôi: M. E. Bôrixencô, A. M. Đdưda, V. X. Kixlianxki, V. P. Xensencô, N. V. Bagienốp, V. V. Phêđôrốp, A. Vaganốp, C. V Davátxki, M. N. Xưgancốp, Ph. I. Ilinức, B. I. Môgiaép, I A. Liakisép, M. Ph. Bácxutrencô, M. I. Vôrôbiốp, V. M. Cônxtantinốp, các đồng đội thuộc quân chủng không quân Sêsulin, Xưganốp, tham mưu trưởng B. A. Vôrônốp, các quân nhân phục vụ trong Văn phòng trụ sở của Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự: các nữ đồng chí Liubốp Rôxliacôva, Natasa Iônaitít. Tôi vẫn còn nhớ đến họ và sẽ còn nhớ đến họ đến hết quãng đời còn lại của tôi.
Mỗi năm qua đi thì lại càng vợi đi con số những người đã từng tham gia vào các sự kiện ở Việt Nam. Có những đồng đội gần gũi và là những bạn chiến đấu của tôi đã không còn trên cuộc đời này, đó là các Tướng Mikhain Bônxencô, Xécgây Đdưda, Cônxtantin Bagienốp, các Đại tá Vlađimia Phêđôrốp, Phêđo Ilinức và những người khác.
Họ đáng được ghi nhớ mãi trong ký ức.
Song, tôi tin chắc rằng thời gian sẽ không thể làm lu mờ ý nghĩa vĩ đại của những điều mà tất cả chúng tôi đã trải qua và đã làm trong 2 năm tại đất nước Việt Nam đang chiến đấu.
Mátxcơva, tháng
12-2003
CÔVALÉP NICÔLAI
IVANÔVÍCH
Ông sinh ngày 11-11-1932 tại tỉnh Kirôvôgrát thuộc Ucraina.
Năm 1950 ông tốt nghiệp trung học phổ thông với huy chương bạc. Năm 1955 ông tốt nghiệp Học viện kỹ sư hàng hải ở Ôđétxa.
Từ năm 1955 đến năm 1981 ông giữ các chức vụ khác nhau tại các cơ quan điều hành hoạt động của các cảng và hoạt động của các đội tầu biển thuộc các công ty vận tải biển ở Viễn Đông, Biển Đen, Nôvôraxixcơ.
Năm 1961 ông tốt nghiệp bộ môn tiếng Trung Quốc thuộc Khoa đặc biệt Học viện các ngôn ngữ phương Đông thuộc Đại học tổng hợp quốc gia mang tên M. V. Lômônôxốp tại Mátxcơva. Ông biết tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Ucraina.
Từ tháng 9-1965 đến tháng 7-1968 ông là đại diện đầu tiên của Cơ quan Hàng hải của Liên Xô tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Từ năm 1976 đến năm 1979 ông là Giám đốc Công ty liên doanh đại lý Xô - Thái "TASOS" tại Băngcôc.
Từ tháng 12-1981 ông làm Trưởng ban tại Viện nghiên cứu khoa học thuộc “Dự án Liên hiệp hàng hải”, và từ năm 1984 đến năm 1992 ông làm việc tại Bộ Hàng hải.
Từ tháng 4-1999 đến tháng 4-2001 ông là Giám đốc điều hành của Hiệp hội vận tải liên vùng.
Ông được tặng thưởng Huân chương Danh dự, các Huy chương Lao động lão thành, 1,300 năm Hạm đội Nga, các huy hiệu "Chiến sĩ quốc tế, Người lao động danh dự của ngành vận tải Nga, các bằng danh dự của Bộ trưởng Hàng hải tặng, bằng khen của Bộ trưởng Ngoại thương tặng, nhiều bằng khen do các cấp lãnh đạo các hãng tầu biển tặng.
MIỀN ĐẤT ẤY...
HẢI PHÒNG
Làm quen
Làm quen
Hải Phòng là thành phố cảng lớn duy nhất ở phía bắc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời gian Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến tranh chống nước Việt Nam và các nước khác ở Đông Dương vào những năm 1965 - 1972, thành phố này là nơi tiếp nhận số hàng viện trợ hết sức to lớn đến từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trước hết từ Liên Xô.
Mùa xuân năm 1965, Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cơ quan đại diện của Bộ Hàng hải Liên Xô có trụ sở tại thành phố Hải Phòng.
Tôi là đại diện đầu tiên của Bộ Hàng hải Liên Xô. Thời kỳ ấy tôi là Phó phòng vận tải - Trưởng ban quy hoạch tác nghiệp của đội tầu tiếp dầu thuộc Cục điều hành đội tàu chở dầu của Công ty tầu biển Hắc Hải, có trụ sở tại thành phố Nôvôraxixcơ.
Sau thời gian thực tập tại các Cục và Ban tại thành phố Nôvôraxixcơ, tại Công ty tầu biển ở Ôđétxa và tại Bộ Hàng hải ở Mátxcơva, chiều ngày 21-9-1965 tôi đáp máy bay từ Mátxcơva qua Bắc Kinh và đến ngày 23-9 vào lúc 17 giờ 30 phút, máy bay đã hạ cánh xuống đất nước Việt Nam - sân bay Hà Nội.
Ra đón tôi có các cán bộ của Cơ quan đại diện thương mại của Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Kỹ sư trưởng về vấn đề vận tải Ađônphơ Tơriaxôrúc, là người sau này cộng tác chặt chẽ với tôi trong 3 năm tôi làm việc tại Việt Nam, và Kỹ sư trưởng Lép Kixvianxép.
Sau khi đến Cơ quan đại diện thương mại, tôi đã đến trình diện với Trưởng đại diện thương mại Ivan Iacốplêvích Đuđin và vị phó của ông là Alếchxây Iacốplêvích Mihucốp.
Tôi được sắp xếp chỗ ở tại một ngôi nhà của Cơ quan đại diện thương mại. Tôi lưu trú ở đó trong hai tuần lễ. Tôi làm quen tìm hiểu tình hình, thực hiện những thủ tục như đã quy định, lập dự toán chi tiêu của cơ quan đại diện Bộ Hàng hải. Tôi được giới thiệu với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ilia Xécghêêvích Sécbacốp, Lãnh sự Êphim Ghêoócghiêvích Ivanốp và những cán bộ khác của Sứ quán Liên Xô, của Cơ quan đại diện thương mại, của Văn phòng cố vấn ủy ban nhà nước về hợp tác kinh tế và các cán bộ thuộc các cơ quan khác của Liên Xô tại Hà Nội, với các vị lãnh đạo của “Vietfract", của Bộ Ngoại thương và của các công ty ngoại thương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tại Hà Nội, lần đầu tiên tôi nghe thấy còi báo động có máy bay địch. Thật ra, vào lúc ấy chưa xảy ra những cuộc ném bom và chưa có những đợt hỏa lực lớn của pháo cao xạ. Nhưng đó chỉ là bước đầu.
Ngày 14-10-1965, cùng với Phó đại diện thương mại A. Ia. Miliucốp và Ađônphơ Tơriaxôrúc tôi đã tới thành phố cảng Hải Phòng. Tại thành phố này tôi đã sống và làm việc tròn ba năm dài không yên tĩnh.
Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng chỉ có 107 km. Con đường này chạy qua ba chiếc cầu dành cho cả xe lửa và đường bộ, băng qua ba con sông. Ngay tại Hà Nội có chiếc cầu đẹp bắc qua sông Hồng. Đó là cầu Long Biên dài 1800 mét - một trong số những chiếc cầu dài nhất ở Đông Nam Á, do người Pháp xây dựng vào năm 1911 và được kỹ sư nổi tiếng Épphen thiết kế.
Ở ngoại ô Hải Phòng, phía tả ngạn sông Cấm - nơi có hải cảng - là kho xăng lớn nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với dung tích 60.000 tấn được bảo quản, có một bến cảng nhỏ để chuyển dầu từ các tẩu chở dầu lên.
Đoạn tiếp nối tự nhiên của con đường từ Hà Nội về cảng chính là đường phố trung tâm của Hải Phòng, mang tên một địa danh huyền thoại ở miền Bắc Việt Nam - đường Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là nơi mà ngày 7-5- 1954 quân đội Việt Nam đã bao vây và đánh tan đội quân viễn chinh Pháp đông hàng chục nghìn người.
Tại thành phố này có trụ sở
của Hãng tầu biển Việt nam (VOSA). Đây là hãng duy nhất
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm đại lý
cho các tầu biển ngoại quốc ghé vào các cảng biển của
miền Bắc Việt Nam.
Các đồng chí Alếchxây Iacốplêvích Miliucốp và Ađônphơ Tơriaxôrúc tháp tùng tôi. Họ là những người đã có mặt vài lần ở thành phố này và giờ đây họ giới thiệu tôi với ông Đào Liên (Дao Lиен), Giám đốc Hãng tầu biển Việt Nam VOSA, một người có thân hình mảnh mai, năng động và vui tính, mắt đeo kính. Ông ở vào độ tuổi 43-45, biết tiếng Pháp, tiếng Anh và nói tiếng Nga một cách rất ngộ nghĩnh, theo kiểu "ôsen carasô”. Ông Đào Liên giới thiệu tôi với các vị phó của mình, với các trưởng phòng Dệt, Lý, Long, Chức (Зet, Ли, Лohr, Чыk) và với ba cán bộ của hãng là Tuấn, Hưng, Chiến (Tyah, Xынь, Чен). Những người này cũng nói được tiếng Nga và làm đại lý cho các tầu Liên Xô tại cảng Hải Phòng.
Tôi cùng với ông Đào Liên thảo luận về vấn đề quy chế hoạt động của tôi tại Hải Phòng. Ông ấy khẳng định rằng về tất cả mọi vấn đề đều có thể và cần trao đổi chỉ với ông mà thôi. Về phía ông sẽ có thái độ hoàn toàn hỗ trợ và ủng hộ trong mọi vấn đề. Thật vậy, phía đồng chí Đào Liên thường xuyên có sự giúp đỡ trên tình bạn bè và sự hậu thuẫn dành cho tôi trong suốt ba năm tôi lưu trú tại Việt Nam.
Đồng chí Đào Liên đề nghị soạn ra chương trình làm quen với tất cả lãnh đạo các ban ngành của thành phố Hải Phòng - ủy ban hành chính của thành phố, Sở Ngoại vụ trực thuộc ủy ban hành chính, giám đốc Sở Du lịch, ban lãnh đạo Cục Vận tải đường biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ban lãnh đạo của Cảng, của Sở Ngoại thương Hải Phòng, của các chi nhánh thuộc các công ty ngoại thương và những tổ chức khác có liên quan đến khâu làm thủ tục cho các tẩu biển ghé vào các cảng biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Buổi tối, tại Hãng đại lý tầu biển, ông Đào Liên đã tổ chức một cuộc đón tiếp nhỏ để chào mừng chúng tôi. Ông đưa ra những ý kiến đánh giá nhận xét rất tốt về các thuỷ thủ Xôviết. Ông nói: "Họ xa gia đình trong thời gian dài, nhưng bất chấp gió bão và những nỗi vất vả khác trên đường đi biển, cũng như bất chấp những cuộc bay lượn nhòm ngó của máy bay Mỹ và bất chấp những trở ngại khác trên đường đi của những con tàu hướng tới Việt Nam, họ tỏ rõ những tình cảm rất hữu nghị đối với người Việt Nam và họ sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người Việt Nam vào bất kỳ lúc nào. Họ hoàn thành vẻ vang nghĩa vụ quốc tế của mình".
Sang ngày hôm sau các đồng chí A. Ia. Miliucốp và A. Tơriaxôrúc trở về Hà Nội, còn tôi ở lại Hải Phòng. Một mình tôi sống ở một đất nước xa xôi, trong một thành phố mới lạ, không có gia đình ở bên cạnh, không có bạn bè vào thời buổi chiến tranh đầy lo âu.
Vị Giám đốc cảng Hải Phòng ông Nguyễn Đức Hoè (Hryeh Дыk Xoe), Vị phó giám đốc phụ trách khai thác, ông Nguyễn Thanh Võ, giới thiệu với tôi về hoạt động của cảng, cơ cấu quản lý cảng, về những nhiệm vụ và những khó khăn của cảng.
Cảng nằm bên bờ phải của sông Cấm. Cảng này không lớn, chỉ có 6 bến tầu, trong số đó có 3 bến tầu được xem là bến nước sâu và có khả năng tiếp nhận tầu biển lớn có mớn nước 7,5 - 8 mét. Tại các bến cảng không có cần cẩu và những thiết bị cơ giới khác. Tất cả mọi loại hàng hóa đều được ôtô bốc dỡ từ boong tầu và chở đi hoặc chở đi bằng các sà lan chạy trên sông. Các kho bãi cũng không lớn, diện tích cảng có hạn. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả giải phóng các con tầu ở trong cảng. Cảng Hải Phòng chịu tác động lớn của thuỷ triều lên xuống - vào những lúc triều cường (mực nước dâng cao nhất) và thuỷ triều xuống thì mức nước chênh lệch trên sông, trên luồng vào cảng và tại các bến cảng đạt tới 4 mét.
Không nghi ngờ gì cả, những dao động lớn của mức nước đã có ảnh hưởng lớn đến công việc bốc dỡ hàng trên các tầu có trọng tải lớn ra vào cảng Hải Phòng (lượng bốc dỡ hàng hóa bị hạn chế bởi mớn nước của phương tiện), cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ cảng. Đó là những đặc điểm chủ yếu và cơ bản của cảng Hải Phòng.
Các đồng chí Alếchxây Iacốplêvích Miliucốp và Ađônphơ Tơriaxôrúc tháp tùng tôi. Họ là những người đã có mặt vài lần ở thành phố này và giờ đây họ giới thiệu tôi với ông Đào Liên (Дao Lиен), Giám đốc Hãng tầu biển Việt Nam VOSA, một người có thân hình mảnh mai, năng động và vui tính, mắt đeo kính. Ông ở vào độ tuổi 43-45, biết tiếng Pháp, tiếng Anh và nói tiếng Nga một cách rất ngộ nghĩnh, theo kiểu "ôsen carasô”. Ông Đào Liên giới thiệu tôi với các vị phó của mình, với các trưởng phòng Dệt, Lý, Long, Chức (Зet, Ли, Лohr, Чыk) và với ba cán bộ của hãng là Tuấn, Hưng, Chiến (Tyah, Xынь, Чен). Những người này cũng nói được tiếng Nga và làm đại lý cho các tầu Liên Xô tại cảng Hải Phòng.
Tôi cùng với ông Đào Liên thảo luận về vấn đề quy chế hoạt động của tôi tại Hải Phòng. Ông ấy khẳng định rằng về tất cả mọi vấn đề đều có thể và cần trao đổi chỉ với ông mà thôi. Về phía ông sẽ có thái độ hoàn toàn hỗ trợ và ủng hộ trong mọi vấn đề. Thật vậy, phía đồng chí Đào Liên thường xuyên có sự giúp đỡ trên tình bạn bè và sự hậu thuẫn dành cho tôi trong suốt ba năm tôi lưu trú tại Việt Nam.
Đồng chí Đào Liên đề nghị soạn ra chương trình làm quen với tất cả lãnh đạo các ban ngành của thành phố Hải Phòng - ủy ban hành chính của thành phố, Sở Ngoại vụ trực thuộc ủy ban hành chính, giám đốc Sở Du lịch, ban lãnh đạo Cục Vận tải đường biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ban lãnh đạo của Cảng, của Sở Ngoại thương Hải Phòng, của các chi nhánh thuộc các công ty ngoại thương và những tổ chức khác có liên quan đến khâu làm thủ tục cho các tẩu biển ghé vào các cảng biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Buổi tối, tại Hãng đại lý tầu biển, ông Đào Liên đã tổ chức một cuộc đón tiếp nhỏ để chào mừng chúng tôi. Ông đưa ra những ý kiến đánh giá nhận xét rất tốt về các thuỷ thủ Xôviết. Ông nói: "Họ xa gia đình trong thời gian dài, nhưng bất chấp gió bão và những nỗi vất vả khác trên đường đi biển, cũng như bất chấp những cuộc bay lượn nhòm ngó của máy bay Mỹ và bất chấp những trở ngại khác trên đường đi của những con tàu hướng tới Việt Nam, họ tỏ rõ những tình cảm rất hữu nghị đối với người Việt Nam và họ sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người Việt Nam vào bất kỳ lúc nào. Họ hoàn thành vẻ vang nghĩa vụ quốc tế của mình".
Sang ngày hôm sau các đồng chí A. Ia. Miliucốp và A. Tơriaxôrúc trở về Hà Nội, còn tôi ở lại Hải Phòng. Một mình tôi sống ở một đất nước xa xôi, trong một thành phố mới lạ, không có gia đình ở bên cạnh, không có bạn bè vào thời buổi chiến tranh đầy lo âu.
Vị Giám đốc cảng Hải Phòng ông Nguyễn Đức Hoè (Hryeh Дыk Xoe), Vị phó giám đốc phụ trách khai thác, ông Nguyễn Thanh Võ, giới thiệu với tôi về hoạt động của cảng, cơ cấu quản lý cảng, về những nhiệm vụ và những khó khăn của cảng.
Cảng nằm bên bờ phải của sông Cấm. Cảng này không lớn, chỉ có 6 bến tầu, trong số đó có 3 bến tầu được xem là bến nước sâu và có khả năng tiếp nhận tầu biển lớn có mớn nước 7,5 - 8 mét. Tại các bến cảng không có cần cẩu và những thiết bị cơ giới khác. Tất cả mọi loại hàng hóa đều được ôtô bốc dỡ từ boong tầu và chở đi hoặc chở đi bằng các sà lan chạy trên sông. Các kho bãi cũng không lớn, diện tích cảng có hạn. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả giải phóng các con tầu ở trong cảng. Cảng Hải Phòng chịu tác động lớn của thuỷ triều lên xuống - vào những lúc triều cường (mực nước dâng cao nhất) và thuỷ triều xuống thì mức nước chênh lệch trên sông, trên luồng vào cảng và tại các bến cảng đạt tới 4 mét.
Không nghi ngờ gì cả, những dao động lớn của mức nước đã có ảnh hưởng lớn đến công việc bốc dỡ hàng trên các tầu có trọng tải lớn ra vào cảng Hải Phòng (lượng bốc dỡ hàng hóa bị hạn chế bởi mớn nước của phương tiện), cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ cảng. Đó là những đặc điểm chủ yếu và cơ bản của cảng Hải Phòng.
Đồng chí Lê Văn Ký (ЛE BAH KИ)
cũng lưu ý tôi về điểm này. Đó là một người đàn
ông ở độ tuổi 50, cha của 4 đứa trẻ, có vóc người
cao với mái tóc hoa râm, và là một người thú vị, đã
từng làm việc trong một thời gian dài với chức vụ
Giám đốc cảng Hải Phòng. Vào thời điểm ấy ông là
Cục trưởng Cục Vận tải đường biển thuộc Bộ Giao
thông vận tải Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có trụ sở
tại Hải Phòng.
Ông Lê Văn Ký biết chút ít tiếng Nga, đã từng có mặt ở Liên Xô - đã từng thực tập nửa năm tại cảng Ôđétxa, đã từng đến các cảng Kherơxôn, Crưm cũng như các cảng Tuápxe và Nôvôraxixcơ .
Tôi và đồng chí Ký đã nhanh chóng có mối quan hệ thân tình và đã thỏa thuận với nhau rằng khi cần có thể đề xuất bất kỳ lúc nào với đồng chí ấy thông qua ông Đào Liên. Sau này tôi và đồng chí Ký đã không ít lần gặp nhau để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất và có tính nguyên tắc liên quan đến việc giải phóng bốc xếp các tầu Liên Xô tại các cảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng chí Ký đã có rất nhiều cố gắng để hoạt động của người đại diện Đội tầu biển Liên Xô thu được kết quả và thành công.
Đồng chí Nguyễn Vân (Hryeh BAH) - Giám đốc Sở Ngoại thương Hải Phòng và là cấp trên của tất cả các chi nhánh các công ty ngoại thương hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở Hải Phòng - đã từng học tập ở Trung Quốc và khá thông thạo tiếng Trung Quốc. Trong những lần gặp nhau chúng tôi thường hay nói tiếng Trung Quốc. Đồng chí Vân đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi với tư cách đại diện Đội tầu biển của Liên Xô trong hoạt động tại thành phố Hải Phòng.
Tôi cần phải nghiên cứu tỉ mỉ hoạt động của tất cả các tổ chức hàng hải và ngoại thương, các tập quán địa phương, nếp sống, tập tục và toàn bộ khung cảnh mà trong đó tôi sẽ sống và làm việc trong điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân do Hoa Kỳ tiến hành ngày càng leo thang nhằm chống lại miền Bắc Việt Nam. .
Những cuộc báo động có máy bay địch, còi báo động rú, những cuộc oanh kích của máy bay Mỹ có tốc độ cao, những loạt đạn được bắn ra từ những khẩu đội pháo phòng không được bố trí khắp trong thành phố, tất cả những cái đó là thực tế hàng ngày lấy đi nhiều sức lực của mọi người, lấy đi thời gian và làm hao tổn thần kinh, khiến mọi người xa rời công việc, làm giảm tiến độ bốc dỡ hàng ở cảng.
Vào những ngày cuối tháng 10-1965 các máy bay không người lái của Mỹ bắt đầu bay lượn trên bầu trời để trinh sát thành phố Hải Phòng.
Ngày 20-10, vào buổi chiều thời tiết nắng nóng - bầu trời không hề có một gợn mây. Bỗng nhiên, từ trên cao nghe thấy tiếng ầm ì, sau đó trên nền trời xanh biếc xuất hiện bóng dáng mờ mờ mầu đen của chiếc máy bay.
Tôi cùng thuyền trưởng và đại phó của chiếc tầu chở dầu "Crátxnôvốtxcơ" thuộc Công ty vận tải Biển Đen – lúc ấy đang bơm dầu điêden và xăng tại cầu tàu của Kho dầu Hải Phòng - đã trèo lên boong để quan sát chiếc máy bay ấy. Nó bay từ phía đông - bắc hướng vào thành phố.
Bỗng nhiên, từ phía xa, từ mặt trước dãy núi bên kia sông, một quả tên lửa bay vụt lên và đuổi kịp chiếc máy bay ăn cướp ấy khi nó đang bay ở phía trên thành phố. Đám khói mầu vàng của vụ nổ loé lên. Chiếc máy bay vỡ thành nhiều mảnh, bắt đầu rơi và đâm xuống đất ở phía ngoài thành phố. Kết cục thật bất ngờ đến mức khiến tất cả chúng tôi vui sướng ngỡ ngàng. Quả tên lửa của Liên Xô đã phát huy tác dụng của nó. Đó là chiếc máy bay trinh sát không người lái, vả lại đó là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hải Phòng. Những mảnh còn lại của chiếc máy bay ấy về sau đã được đem trưng bày tại cuộc triển lãm của thành phố và sau đó được đưa vào Bảo tàng lịch sử Hải Phòng.
Hồi ấy tôi thậm chí không ngờ rằng trước khi Tổng thống Giônxơn tuyên bố ngừng chiến vào năm 1968 tôi sẽ được nhìn thấy phần lớn trong số 211 chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Hải Phòng bất khuất và anh hùng. Kể cả chiếc thứ 211 sau cùng, bị bắn rơi vào tháng 7-1968 trong lần Mỹ ném bom Nhà máy ximăng.
Ông Lê Văn Ký biết chút ít tiếng Nga, đã từng có mặt ở Liên Xô - đã từng thực tập nửa năm tại cảng Ôđétxa, đã từng đến các cảng Kherơxôn, Crưm cũng như các cảng Tuápxe và Nôvôraxixcơ .
Tôi và đồng chí Ký đã nhanh chóng có mối quan hệ thân tình và đã thỏa thuận với nhau rằng khi cần có thể đề xuất bất kỳ lúc nào với đồng chí ấy thông qua ông Đào Liên. Sau này tôi và đồng chí Ký đã không ít lần gặp nhau để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất và có tính nguyên tắc liên quan đến việc giải phóng bốc xếp các tầu Liên Xô tại các cảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng chí Ký đã có rất nhiều cố gắng để hoạt động của người đại diện Đội tầu biển Liên Xô thu được kết quả và thành công.
Đồng chí Nguyễn Vân (Hryeh BAH) - Giám đốc Sở Ngoại thương Hải Phòng và là cấp trên của tất cả các chi nhánh các công ty ngoại thương hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở Hải Phòng - đã từng học tập ở Trung Quốc và khá thông thạo tiếng Trung Quốc. Trong những lần gặp nhau chúng tôi thường hay nói tiếng Trung Quốc. Đồng chí Vân đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi với tư cách đại diện Đội tầu biển của Liên Xô trong hoạt động tại thành phố Hải Phòng.
Tôi cần phải nghiên cứu tỉ mỉ hoạt động của tất cả các tổ chức hàng hải và ngoại thương, các tập quán địa phương, nếp sống, tập tục và toàn bộ khung cảnh mà trong đó tôi sẽ sống và làm việc trong điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân do Hoa Kỳ tiến hành ngày càng leo thang nhằm chống lại miền Bắc Việt Nam. .
Những cuộc báo động có máy bay địch, còi báo động rú, những cuộc oanh kích của máy bay Mỹ có tốc độ cao, những loạt đạn được bắn ra từ những khẩu đội pháo phòng không được bố trí khắp trong thành phố, tất cả những cái đó là thực tế hàng ngày lấy đi nhiều sức lực của mọi người, lấy đi thời gian và làm hao tổn thần kinh, khiến mọi người xa rời công việc, làm giảm tiến độ bốc dỡ hàng ở cảng.
Vào những ngày cuối tháng 10-1965 các máy bay không người lái của Mỹ bắt đầu bay lượn trên bầu trời để trinh sát thành phố Hải Phòng.
Ngày 20-10, vào buổi chiều thời tiết nắng nóng - bầu trời không hề có một gợn mây. Bỗng nhiên, từ trên cao nghe thấy tiếng ầm ì, sau đó trên nền trời xanh biếc xuất hiện bóng dáng mờ mờ mầu đen của chiếc máy bay.
Tôi cùng thuyền trưởng và đại phó của chiếc tầu chở dầu "Crátxnôvốtxcơ" thuộc Công ty vận tải Biển Đen – lúc ấy đang bơm dầu điêden và xăng tại cầu tàu của Kho dầu Hải Phòng - đã trèo lên boong để quan sát chiếc máy bay ấy. Nó bay từ phía đông - bắc hướng vào thành phố.
Bỗng nhiên, từ phía xa, từ mặt trước dãy núi bên kia sông, một quả tên lửa bay vụt lên và đuổi kịp chiếc máy bay ăn cướp ấy khi nó đang bay ở phía trên thành phố. Đám khói mầu vàng của vụ nổ loé lên. Chiếc máy bay vỡ thành nhiều mảnh, bắt đầu rơi và đâm xuống đất ở phía ngoài thành phố. Kết cục thật bất ngờ đến mức khiến tất cả chúng tôi vui sướng ngỡ ngàng. Quả tên lửa của Liên Xô đã phát huy tác dụng của nó. Đó là chiếc máy bay trinh sát không người lái, vả lại đó là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hải Phòng. Những mảnh còn lại của chiếc máy bay ấy về sau đã được đem trưng bày tại cuộc triển lãm của thành phố và sau đó được đưa vào Bảo tàng lịch sử Hải Phòng.
Hồi ấy tôi thậm chí không ngờ rằng trước khi Tổng thống Giônxơn tuyên bố ngừng chiến vào năm 1968 tôi sẽ được nhìn thấy phần lớn trong số 211 chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Hải Phòng bất khuất và anh hùng. Kể cả chiếc thứ 211 sau cùng, bị bắn rơi vào tháng 7-1968 trong lần Mỹ ném bom Nhà máy ximăng.
Ngày 5-11-1965, vào lúc 14 giờ đã
có báo động máy bay địch. Còi báo động rú lên. Khoảng
5 phút sau, khi còi báo động vừa tắt đã nghe thấy tiếng
gầm rít của máy bay, có những tiếng nổ ở phía đằng
xa và những loạt đạn bắn loạn xạ từ các loại súng
bộ binh. Đã qua rồi cái thời có thể dùng loại vũ khí
ấy để tự vệ, mà cũng không phải để chống lại
những chiếc máy bay "Con ma" F-105 bay với tốc độ
siêu âm. Vào thời điểm ấy, việc này chẳng khác gì
dùng pháo để bắn lên cung trăng.
Thành phố này cần phải được bảo vệ bằng những phương tiện phòng không đáng tin cậy, và đã có những phương tiện như thế. Đó là những giàn tên lửa phòng không của Liên Xô thuộc loại "đất đối không". Những giàn tên lửa này đã được bố trí ở ven thành phố Hải Phòng. Song, để duy trì tinh thần chiến đấu của nhân dân, người ta huấn luyện anh chị em dân quân tự vệ tập ngắm bắn vào các mô hình máy bay di chuyển ở độ cao 5-6 mét trên sợi dây được căng ra giữa những cây sào cách xa nhau.
Về sau được biết, sở dĩ có báo động máy bay địch là vì đã xảy ra vụ ném bom đầu tiên - kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu - nhằm phá cây cầu có đường sắt và đường bộ chạy qua là cầu Lai Vu nằm giữa Hải Phòng và Hải Dương, cách Hải Phòng 35 km.
Sáng hôm sau, tức là vào ngày 6-11, tôi lên Hà Nội dự lễ kỷ niệm 48 năm Cách mạng Tháng Mười. Buổi lễ do phía Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn của Thủ đô. Ngày 7-11 tôi tham dự buổi chiêu đãi tại Sứ quán với sự góp mặt của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng.
Trên đường về Hà Nội xe chúng tôi chạy qua cây cầu vừa bị ném bom ngày hôm qua. Cây cầu vẫn còn nguyên vẹn, nhưng dọc hai bờ có những hố bom to, còn những ngôi nhà nhỏ và cây cối thì bị quét sạch. Có một quả bom rơi trúng nền đường sắt ngay ở đoạn đường dẫn đầu cầu. Hố bom to tướng đã được san lấp, những thanh tà vẹt mới toanh đã được đặt vào và đoạn đường sắt này đã được sửa lại như cũ. Mặc dù còn cần phải nện và đầm thêm nền đường, song đoàn tầu chở hàng từ Hải Phòng lên vẫn chạy qua chỗ đoạn đường sắt mới được sửa, khiến cho đường ray ở chỗ bom rơi hơi bị cong xuống.
Lần ấy cây cầu còn nguyên vẹn. Nhưng về sau, trong suốt ba năm cây cầu này đã bị ném bom nhiều lần, bị phá hỏng nhiều lần, nhưng chỉ qua một thời gian cây cầu ấy lại "tái sinh", và những đoàn tầu vẫn từ cảng Hải Phòng chuyên chở qua cây cầu ấy những hàng hóa cần thiết cho đất nước. Sau đó 12 ngày; tức là vào ngày 17-11, cây cầu này lại bị ném bom, một phần cây cầu bị phá hỏng, nhưng phía Mỹ đã phải trả giá đắt - chúng bị mất 4 máy bay. Lần thứ ba - vào ngày 1-12, cây cầu này đã bị phá huỷ với cái giá phía Mỹ phải trả là 5 máy bay bị bắn rơi.
Sau này tôi đã nhiều lần có dịp nhìn thấy những khung kim loại của cây cầu này bị sức nổ của bom làm cong queo đến mức tưởng chừng như những khung kim loại ấy không thể dùng vào đâu được. Nhưng nhờ những bàn tay khéo léo của các thợ hàn, thợ lắp ráp và những công nhân khác của Việt Nam, cho nên chỉ sau vài đêm những khung thép ấy đã lại có những hình dáng cần thiết và tiếp tục được sử dụng như trước kia.
Thế nhưng sau 2-3 ngày, những dầm thép ấy, sau lần bắn phá như thường lệ, lại bị hư hỏng đến mức không thể nhận ra được. Thế rồi người ta lại lao động kiên cường, quên mình vào ban đêm. Câu chuyện cứ như thế diễn ra không biết bao nhiêu lần nữa, mãi cho đến ngày chiến thắng.
Tinh thần lao động vĩ đại của nhân dân Việt Nam đoàn kết, yêu chuộng tự do và bất khuất thật đáng khâm phục. Có những đội dân quân và thanh niên chuyên trách, do ban chỉ huy quân sự và các cơ quan chính quyền ở các tỉnh và các huyện thành lập, thường xuyên lao động nhằm khôi phục lại các cây cầu, các tuyến đường sắt và đường bộ. Những đội lao động chuyên trách này đã thể hiện tinh thần anh hùng và hy sinh quên mình kỳ diệu, cho nên chỉ trong những khoảng thời gian hết sức ngắn, vào ban đêm, hơn nữa trong điều kiện nguy trang tuyệt đối không có ánh sáng, họ đã khôi phục lại được các tuyến đường sắt, dùng những chiếc sọt gánh đất để lấp các hố bom, bắc các cây cầu phao qua nhiều con sông, tiến hành nhiều công việc hàn vá và những công việc khôi phục khác.
Cuộc leo thang ném bom và bắn phá bằng những máy bay siêu âm hiện đại của không lực Hoa Kỳ trên lãnh thổ yên lành của miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu như thế đấy.
Thành phố này cần phải được bảo vệ bằng những phương tiện phòng không đáng tin cậy, và đã có những phương tiện như thế. Đó là những giàn tên lửa phòng không của Liên Xô thuộc loại "đất đối không". Những giàn tên lửa này đã được bố trí ở ven thành phố Hải Phòng. Song, để duy trì tinh thần chiến đấu của nhân dân, người ta huấn luyện anh chị em dân quân tự vệ tập ngắm bắn vào các mô hình máy bay di chuyển ở độ cao 5-6 mét trên sợi dây được căng ra giữa những cây sào cách xa nhau.
Về sau được biết, sở dĩ có báo động máy bay địch là vì đã xảy ra vụ ném bom đầu tiên - kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu - nhằm phá cây cầu có đường sắt và đường bộ chạy qua là cầu Lai Vu nằm giữa Hải Phòng và Hải Dương, cách Hải Phòng 35 km.
Sáng hôm sau, tức là vào ngày 6-11, tôi lên Hà Nội dự lễ kỷ niệm 48 năm Cách mạng Tháng Mười. Buổi lễ do phía Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn của Thủ đô. Ngày 7-11 tôi tham dự buổi chiêu đãi tại Sứ quán với sự góp mặt của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng.
Trên đường về Hà Nội xe chúng tôi chạy qua cây cầu vừa bị ném bom ngày hôm qua. Cây cầu vẫn còn nguyên vẹn, nhưng dọc hai bờ có những hố bom to, còn những ngôi nhà nhỏ và cây cối thì bị quét sạch. Có một quả bom rơi trúng nền đường sắt ngay ở đoạn đường dẫn đầu cầu. Hố bom to tướng đã được san lấp, những thanh tà vẹt mới toanh đã được đặt vào và đoạn đường sắt này đã được sửa lại như cũ. Mặc dù còn cần phải nện và đầm thêm nền đường, song đoàn tầu chở hàng từ Hải Phòng lên vẫn chạy qua chỗ đoạn đường sắt mới được sửa, khiến cho đường ray ở chỗ bom rơi hơi bị cong xuống.
Lần ấy cây cầu còn nguyên vẹn. Nhưng về sau, trong suốt ba năm cây cầu này đã bị ném bom nhiều lần, bị phá hỏng nhiều lần, nhưng chỉ qua một thời gian cây cầu ấy lại "tái sinh", và những đoàn tầu vẫn từ cảng Hải Phòng chuyên chở qua cây cầu ấy những hàng hóa cần thiết cho đất nước. Sau đó 12 ngày; tức là vào ngày 17-11, cây cầu này lại bị ném bom, một phần cây cầu bị phá hỏng, nhưng phía Mỹ đã phải trả giá đắt - chúng bị mất 4 máy bay. Lần thứ ba - vào ngày 1-12, cây cầu này đã bị phá huỷ với cái giá phía Mỹ phải trả là 5 máy bay bị bắn rơi.
Sau này tôi đã nhiều lần có dịp nhìn thấy những khung kim loại của cây cầu này bị sức nổ của bom làm cong queo đến mức tưởng chừng như những khung kim loại ấy không thể dùng vào đâu được. Nhưng nhờ những bàn tay khéo léo của các thợ hàn, thợ lắp ráp và những công nhân khác của Việt Nam, cho nên chỉ sau vài đêm những khung thép ấy đã lại có những hình dáng cần thiết và tiếp tục được sử dụng như trước kia.
Thế nhưng sau 2-3 ngày, những dầm thép ấy, sau lần bắn phá như thường lệ, lại bị hư hỏng đến mức không thể nhận ra được. Thế rồi người ta lại lao động kiên cường, quên mình vào ban đêm. Câu chuyện cứ như thế diễn ra không biết bao nhiêu lần nữa, mãi cho đến ngày chiến thắng.
Tinh thần lao động vĩ đại của nhân dân Việt Nam đoàn kết, yêu chuộng tự do và bất khuất thật đáng khâm phục. Có những đội dân quân và thanh niên chuyên trách, do ban chỉ huy quân sự và các cơ quan chính quyền ở các tỉnh và các huyện thành lập, thường xuyên lao động nhằm khôi phục lại các cây cầu, các tuyến đường sắt và đường bộ. Những đội lao động chuyên trách này đã thể hiện tinh thần anh hùng và hy sinh quên mình kỳ diệu, cho nên chỉ trong những khoảng thời gian hết sức ngắn, vào ban đêm, hơn nữa trong điều kiện nguy trang tuyệt đối không có ánh sáng, họ đã khôi phục lại được các tuyến đường sắt, dùng những chiếc sọt gánh đất để lấp các hố bom, bắc các cây cầu phao qua nhiều con sông, tiến hành nhiều công việc hàn vá và những công việc khôi phục khác.
Cuộc leo thang ném bom và bắn phá bằng những máy bay siêu âm hiện đại của không lực Hoa Kỳ trên lãnh thổ yên lành của miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu như thế đấy.
Những ngày đầy lo
âu
Ngày 24-11-1965. Tôi đến cảng Cẩm Phả cùng với vị phó đại diện thương mại A. Miliucốp, đồng chí A. Tơriaxôrúc và Giám đốc Hãng đại lý tầu biển VOSA Đào Liên.
Ngày 25-11-1965. Sáng sớm (vào lúc 4 giờ sáng) tại cảng Hòn Gai chúng tôi đã dùng xuồng máy thực hiện cuộc du ngoạn trong vịnh Hạ Long. Vịnh này thật tuyệt vời có hàng nghìn đảo nhỏ nhô lên khỏi mặt nước. Trên những hòn đảo nhỏ có mầu xám ấy, chắc hẳn có nguồn gốc núi lửa, có rất ít cây cối. Chúng tôi rất hài lòng sau chuyến du ngoạn buổi sáng trong khu vực lạ thường này. Sau đó chúng tôi đến Cẩm Phả. Tại Hải Phòng người ta bắt đầu sơ tán trẻ em, người già và phụ nữ, một bộ phận công nhân viên các xí nghiệp, tài sản quý giá, các giấy tờ quan trọng.
Tại cảng Hải Phòng có các tàu "Minxcơ", "Lêninxki Piônhe" (thuộc Công ty vận tải Biển Đen), "Ôxtơrôgôgiơxcơ" (thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông) đang cập bến.
Ngày 15-12-1965. Lần đầu tiên Nhà máy điện Uông Bí bị ném bom, cách Hải Phòng 20 km (vào lúc 8 giờ sáng nhà máy điện này bị phá huỷ). Từ trong các đám mây, từ độ cao lớn, máy bay Mỹ đã dùng những quả tên lửa tự tìm mục tiêu loại mới bắn phá cây cầu lớn ở Hải Dương. Chiếc cầu này bị hư hỏng nhẹ. Giờ đây, đi lên Hà Nội bằng ôtô phải mất 5-6 giờ, đi đêm (trước kia chỉ mất 2 giờ), phải qua ba con sông trên những chiếc phà - "Ôi? Có bao nỗi nhọc nhằn".
Ngày 20-12-1965. Trước đấy máy bay Mỹ chỉ bay ban ngày - từ 10 giờ đến 16 giờ, nhưng từ hôm đó chúng cất cánh từ các tàu sân bay và bay suốt ngày đêm. Tình hình này tiếp diễn suốt tháng 12.
…
Ngày 11-1-1965, đúng vào ngày sinh nhật của tôi, tôi được tham dự buổi chiêu đãi tại Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội nhân dịp có chuyến viếng thăm của phái đoàn từ Mátxcơva.
Trong buổi chiêu đãi có các đại biểu Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn, Bộ trưởng Quốc phòng nước việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Trưởng đoàn đại biểu Liên Xô - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô A. N. Sêlêpin cùng các thành viên của Đoàn: Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Đ. Ph. Uxtinốp, Tư lệnh binh chủng Phòng không Liên Xô, Anh hùng Liên Xô, Nguyên soái P. Ph. Batítxki, Anh hùng Liên Xô, cựu chiến sĩ thuộc binh chủng tăng thiết giáp và là nữ thi sĩ Inna Lépsencô (vợ của nhà thơ E. Đônmatốpxki), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ cộng hòa I. X. Sécbacốp, Đại diện thương mại của Liên Xô mới được bổ nhiệm tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa A. A. Páplốp, và các nhà hoạt động nhà nước khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 19-4-1966 lần đầu tiên khu mỏ than Cẩm Phả bị ném bom, nhà máy làm giầu quặng ở cạnh đó cũng bị ném bom (có những tổn thất hy sinh lớn và những sự tàn phá nghiêm trọng).
Đã có 5 cuộc báo động, 3 vụ ném bom, 2 vụ trong số đó rơi vào các tầu biển Trung Quốc cách bến tầu 30 mét. Họ đã dùng các khẩu súng máy trên tầu bắn vào máy bay, nên gây ra những cuộc ném bom đánh trả.
Vào thời điểm ấy trong cảng có tầu "Xanxcơ" thuộc công ty vận tải biển Viễn Đông của Liên Xô, tầu của Bungari "Bênhépxki" đang cập bến. Chiếc tầu "Nam Hải - 153" của Trung Quốc bị hư hại ở phần máy vô tuyến định vị, ngoài ra còn có chiếc tầu của Hy Lạp "Ác mê".
Trong cảng có 1 bến tầu bị phá huỷ (trong số 2 bến tẩu) và một trong số bốn ụ cần cẩu bị phá hỏng.
Trong suốt thời gian tháng 5 - tháng 6-1966 hằng ngày có 4-6 cuộc báo động máy bay, những cuộc bắn phá và ném bom Nhà máy điện Uông Bí và những cơ sở khác ở Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả cũng như những cây cầu và các bến phà qua các con sông ở Hải Dương, sông Hồng v.v. .
Ngày 7-6-1966, theo đề nghị của
chúng tôi, tại Hải Phòng chính quyền đã đồng ý cho mở
các trạm thu phát vô tuyến trên tầu để truyền về
Trung tâm và về các công ty tầu biển của chúng tôi kết
quả bầu cử của Xôviết Tối cao Liên Xô.
Ngày 20-6-1966 tầu chở dầu "Cômxômôn" đã đến phao số "O" của cảng Hải Phòng, chở theo 9973 tấn xăng và đã bắt đầu bốc dỡ số xăng này trên sông Bạch Đằng.
Ngày 29 - vào lúc 11 giờ 15 phút theo giờ địa phương, đã diễn ra cuộc bắn phá dữ dội vào Hải Phòng Có gần 30 máy bay Mỹ đã ném bom kho dầu làm nó bốc cháy dữ dội. Theo phía Việt Nam thông báo thì phần lớn bể chứa (trong số 60 nghìn tấn dung tích) đã bị phá huỷ, bến đỗ của tẩu chở dầu đã bị phá huỷ. Không còn nơi để bốc dỡ dầu trên các tầu chở dầu thuộc Công ty vận tải biển Nôvôraxixcơ có trọng tải lên đến 12 nghìn tấn, trừ việc bốc dỡ trên sông Bạch Đằng và trong vịnh Hạ Long, chất lên sà lan với số lượng hạn chế, trên bờ nhìn chung đã không còn các bể chứa dầu.
Hoạt động của cảng Hải Phòng cũng bị ngừng lại, vì không có nhiên liệu dùng cho các phương tiện vận chuyển của cảng và của khách hàng để chuyên chở hàng được bốc dỡ từ các tầu biển.
Tôi đã lập tức gặp các đồng chí Lê Văn Ký và Nguyễn Đức Hoè và đề nghị họ đưa các phương tiện chuyên chở dầu áp sát vào boong các tầu Liên Xô đang đậu ở bến, để tiếp nhận nhiên liệu. Tôi chỉ thị cho các thuyền trưởng xuất mỗi tầu 30 tấn dầu điêden để dùng cho các xe tải. Bốn tàu thuộc Công ty vận tải Biển Đen - các tầu "Minxcơ", "Nicôlaiép", "Mêgiơgôriê", "Môdơđốc" - đã lập tức xuất ra cho cảng mỗi tầu 10 tấn dầu điêden.
Hoạt động của cảng được khôi phục trở lại.
Theo đề xuất của chúng tôi, tại nhiều địa điểm, tại các xí nghiệp ở Hải Phòng, Gòn Gai và Cẩm Phả, cũng như trong các xí nghiệp ven biển của miền Bắc Việt Nam, phía Việt Nam đã bắt đầu dùng những tấm thép do các tàu Liên Xô chở tới để xây những bể chứa không lớn và những sà lan chứa và vận chuyển các sản phẩm dầu lửa được chuyển đến từ các tàu chở dầu của Liên Xô. Các công ty ngoại thương của Việt Nam đã gấp rút đặt đóng các sà lan chứa dầu và các tàu chở dầu loại nhỏ được chế tạo tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Nhằm làm giảm nhẹ khó khăn trong việc giải phóng hàng trên các tàu chở dầu và để tránh hiện tượng các tàu phải đậu lâu ở cảng, tôi đề nghị với Trung tâm như sau: Tạm thời không gửi các tàu chở dầu loại lớn, có trọng tải 10- 12 nghìn tấn đến Việt Nam. Nếu gửi đi những chiếc tàu loại ấy thì chỉ có thể qua các cảng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Về vấn đề này ban lãnh đạo của Việt Nam sẽ phải thương lượng trước với phía Trung Quốc. Nên gửi đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những tàu chở dầu có trọng tải 4000 tấn (loại tàu “Ambácsích") và 1500 tấn (loại tàu "Baxcunsắc"), hơn nữa nên xuất phát từ các cảng Vlađivôxtốc và Nakhốtca. Bộ Hàng hải của Liên Xô đã thực hiện cách làm này.
Tối ngày 2-7 tôi đi xuồng máy trên sông Bạch Đằng, nơi neo đậu tầu chở dầu "Cômxômôn" và đã yêu cầu phía Việt Nam đưa tầu này vào một địa điểm an toàn hơn trong vịnh Hạ Long. Sau đó sẽ đưa tàu vào một cảng phía Nam Trung Quốc - cảng Sam Công - để bốc dỡ dầu. Đến khuya tầu Cômxômôn đã được đưa vào vịnh Hạ Long.
Ngày 3-7, vào lúc 18 giờ tầu chở dầu "Côxtơrôma" mặc dù chưa bốc lên bờ được một tấn dầu nào tại Việt Nam, nhưng đã nhổ neo và đi đến cảng Sam Công của Trung Quốc.
Sau đó tại hải cảng này, cũng như tại Thượng Hải và Triết Giang, trong nhiều tháng người ta đã giải phóng và bốc dỡ được cho hàng chục chiếc tàu chở dầu của Liên Xô vận chuyển dầu cho Việt Nam - những tàu có trọng tải hàng chục nghìn tấn đến từ Biển Đen và những tầu có trọng tải bốn nghìn tấn đến từ Vlađivôxtốc. Sau khi được bốc dỡ, số dầu ấy được chở tới Việt Nam bằng các sà lan của Việt Nam và bằng những tàu chở dầu có trọng tải nhỏ khoảng 1- 1,5 nghìn tấn.
Đó là cách giải quyết vấn đề nhiên liệu sau khi máy bay Mỹ đã phá hủy kho dầu ở Hải Phòng.
Về sau, nhờ việc xây dựng trên khắp lãnh thổ Bắc Việt Nam những kho chứa dầu nhỏ và nhờ có những chiếc sà lan chứa dầu, cho nên các tầu chở dầu lại bốc dỡ dầu tại Việt Nam lên những chiếc sà lan ấy trong vịnh Hạ Long và tại cửa sông Bạch Đằng.
Ngày 20-6-1966 tầu chở dầu "Cômxômôn" đã đến phao số "O" của cảng Hải Phòng, chở theo 9973 tấn xăng và đã bắt đầu bốc dỡ số xăng này trên sông Bạch Đằng.
Ngày 29 - vào lúc 11 giờ 15 phút theo giờ địa phương, đã diễn ra cuộc bắn phá dữ dội vào Hải Phòng Có gần 30 máy bay Mỹ đã ném bom kho dầu làm nó bốc cháy dữ dội. Theo phía Việt Nam thông báo thì phần lớn bể chứa (trong số 60 nghìn tấn dung tích) đã bị phá huỷ, bến đỗ của tẩu chở dầu đã bị phá huỷ. Không còn nơi để bốc dỡ dầu trên các tầu chở dầu thuộc Công ty vận tải biển Nôvôraxixcơ có trọng tải lên đến 12 nghìn tấn, trừ việc bốc dỡ trên sông Bạch Đằng và trong vịnh Hạ Long, chất lên sà lan với số lượng hạn chế, trên bờ nhìn chung đã không còn các bể chứa dầu.
Hoạt động của cảng Hải Phòng cũng bị ngừng lại, vì không có nhiên liệu dùng cho các phương tiện vận chuyển của cảng và của khách hàng để chuyên chở hàng được bốc dỡ từ các tầu biển.
Tôi đã lập tức gặp các đồng chí Lê Văn Ký và Nguyễn Đức Hoè và đề nghị họ đưa các phương tiện chuyên chở dầu áp sát vào boong các tầu Liên Xô đang đậu ở bến, để tiếp nhận nhiên liệu. Tôi chỉ thị cho các thuyền trưởng xuất mỗi tầu 30 tấn dầu điêden để dùng cho các xe tải. Bốn tàu thuộc Công ty vận tải Biển Đen - các tầu "Minxcơ", "Nicôlaiép", "Mêgiơgôriê", "Môdơđốc" - đã lập tức xuất ra cho cảng mỗi tầu 10 tấn dầu điêden.
Hoạt động của cảng được khôi phục trở lại.
Theo đề xuất của chúng tôi, tại nhiều địa điểm, tại các xí nghiệp ở Hải Phòng, Gòn Gai và Cẩm Phả, cũng như trong các xí nghiệp ven biển của miền Bắc Việt Nam, phía Việt Nam đã bắt đầu dùng những tấm thép do các tàu Liên Xô chở tới để xây những bể chứa không lớn và những sà lan chứa và vận chuyển các sản phẩm dầu lửa được chuyển đến từ các tàu chở dầu của Liên Xô. Các công ty ngoại thương của Việt Nam đã gấp rút đặt đóng các sà lan chứa dầu và các tàu chở dầu loại nhỏ được chế tạo tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Nhằm làm giảm nhẹ khó khăn trong việc giải phóng hàng trên các tàu chở dầu và để tránh hiện tượng các tàu phải đậu lâu ở cảng, tôi đề nghị với Trung tâm như sau: Tạm thời không gửi các tàu chở dầu loại lớn, có trọng tải 10- 12 nghìn tấn đến Việt Nam. Nếu gửi đi những chiếc tàu loại ấy thì chỉ có thể qua các cảng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Về vấn đề này ban lãnh đạo của Việt Nam sẽ phải thương lượng trước với phía Trung Quốc. Nên gửi đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những tàu chở dầu có trọng tải 4000 tấn (loại tàu “Ambácsích") và 1500 tấn (loại tàu "Baxcunsắc"), hơn nữa nên xuất phát từ các cảng Vlađivôxtốc và Nakhốtca. Bộ Hàng hải của Liên Xô đã thực hiện cách làm này.
Tối ngày 2-7 tôi đi xuồng máy trên sông Bạch Đằng, nơi neo đậu tầu chở dầu "Cômxômôn" và đã yêu cầu phía Việt Nam đưa tầu này vào một địa điểm an toàn hơn trong vịnh Hạ Long. Sau đó sẽ đưa tàu vào một cảng phía Nam Trung Quốc - cảng Sam Công - để bốc dỡ dầu. Đến khuya tầu Cômxômôn đã được đưa vào vịnh Hạ Long.
Ngày 3-7, vào lúc 18 giờ tầu chở dầu "Côxtơrôma" mặc dù chưa bốc lên bờ được một tấn dầu nào tại Việt Nam, nhưng đã nhổ neo và đi đến cảng Sam Công của Trung Quốc.
Sau đó tại hải cảng này, cũng như tại Thượng Hải và Triết Giang, trong nhiều tháng người ta đã giải phóng và bốc dỡ được cho hàng chục chiếc tàu chở dầu của Liên Xô vận chuyển dầu cho Việt Nam - những tàu có trọng tải hàng chục nghìn tấn đến từ Biển Đen và những tầu có trọng tải bốn nghìn tấn đến từ Vlađivôxtốc. Sau khi được bốc dỡ, số dầu ấy được chở tới Việt Nam bằng các sà lan của Việt Nam và bằng những tàu chở dầu có trọng tải nhỏ khoảng 1- 1,5 nghìn tấn.
Đó là cách giải quyết vấn đề nhiên liệu sau khi máy bay Mỹ đã phá hủy kho dầu ở Hải Phòng.
Về sau, nhờ việc xây dựng trên khắp lãnh thổ Bắc Việt Nam những kho chứa dầu nhỏ và nhờ có những chiếc sà lan chứa dầu, cho nên các tầu chở dầu lại bốc dỡ dầu tại Việt Nam lên những chiếc sà lan ấy trong vịnh Hạ Long và tại cửa sông Bạch Đằng.
Tầu chở dầu "Cômxômôn"
đã đậu ở cửa sông Bạch Đằng và trong vịnh Hạ Long
cả thảy 54 ngày và mãi đến ngày 13-8 mới nhổ neo trở
lại Biển Đen mang theo 199 tấn xăng còn lại.
Trong suốt thời gian ấy, thuyền trưởng tầu này Đ. C. Khôliápcô và thủy thủ đoàn của ông gồm 47 người đã chịu rất nhiều thiếu thốn. Chiếc tầu chở dầu ấy được Hoa Kỳ giao cho Liên Xô theo cơ chế cho thuê trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cho nên nó không được trang bị các thiết bị thông gió và làm mát. Trong điều kiện nhiệt đới vào mùa hè nhiệt độ của không khí trong bóng râm đã lên đến +45oC - 48oC. Thủy thủ đoàn của tầu này đặc biệt chịu cực trong thời gian tầu đậu trên sông Bạch Đằng mà hai bên bờ toàn là rừng rậm, nơi tụ tập những đàn muỗi hung dữ.
Bầu không khí ngột ngạt khủng khiếp trong những phòng ngủ của thủy thủ, sự quấy nhiễu dữ tợn của lũ muỗi rừng trong nhiều ngày đêm. Máy bay siêu âm của Mỹ thường xuyên bay lượn ở tầm thấp bên trên tầu chở dầu đang mang theo hàng nghìn tấn xăng máy bay và nhiên liệu dùng cho các máy bay tiêm kích (MIG- 19 và MIG-21 của Việt Nam). Máy bay Mỹ dùng súng máy cỡ lớn và rốc két oanh tạc - ngay trước mắt đoàn thủy thủ Liên Xô - vào các sà lan Việt Nam đang rời khỏi mạn chiếc tầu chở dầu, với số nhiên liệu vừa được bơm lên sà lan. Những quả bom thả vào các sà lan ấy, những tiếng nổ, lửa cháy và những tiếng kêu gào của những người bị nạn cầu cứu sự giúp đỡ - tất cả những điều đó đều là sự thử thách không dễ dàng đối với đoàn thủy thủ trên tầu "Cômxômôn".
Chính vì lý do ấy mà tôi đã yêu cầu phía Việt Nam đưa tầu “Cômxômôn" vào vịnh Hạ Long nhằm phần nào giảm bớt tình cảnh cực khổ của đoàn thủy thủ. Trong vịnh Hạ Long ít muỗi hơn nhiều, không khí mát mẻ hơn, ngoài ra những sà lan Việt Nam chở nhiên liệu cũng có thể ẩn nấp giữa vô số những hòn đảo nhỏ ở trong vịnh để tránh máy bay Mỹ. Thủy thủ đoàn trên tầu chở dầu "Cômxômôn" đã anh dũng chịu đựng mọi thử thách gian nan, tìm mọi cách giúp đỡ các thủy thủ trên các sà lan Việt Nam: thực phẩm, y tế, giúp họ thoát chết sau những trận oanh tạc của máy bay.
Chiếc tầu chở dầu "Cômxômôn" làm nhiệm vụ ở Việt Nam đã chịu đựng những thử thách gian khổ giống như những thử thách mà con tầu chuyên chở hàng khô “Cômxômôn" cùng tên với nó làm nhiệm vụ ở Tây Ban Nha trong thời gian nổ ra cuộc nội chiến ở đó. (Sau những ngày 17-18 tháng 7-1936 - sau khi ở nước này nổ ra cuộc binh biến phát xít được sự ủng hộ của Italia và Đức với sự dung túng của các cường quốc phương Tây - chiếc tầu chở hàng khô mang tên "Cômxômôn" vẫn chuyên chở lương thực, các loại thiết bị, các phương tiện kỹ thuật cho chế độ cộng hòa ở Tây Ban Nha, đã bị máy bay của bọn phát xít tấn công.)
Tôi lại xin nêu ra đây một chiến công của thủy thủ đoàn trên tầu "Pêrêcốp" lúc đó làm nhiệm vụ tại Việt Nam. Ngày 10-8-1967 chiếc tầu này (thuyền trưởng là đồng chí Xiđôrencô Xécgây Xavenhêvích, với thủy thủ đoàn gồm 48 người) thả neo ở cửa sông Bạch Đằng, cách Hải Phòng 6 hải lý và chờ đến lượt vào cảng để bốc dỡ hàng. Tưởng chừng như thời tiết không báo trước điều gì xấu. Các thuyền đánh cá Việt Nam, với những cánh buồm mầu nâu, đã xuất phát ra bãi đánh cá trên sông Bạch Đằng.
Bỗng nhiên, khi bóng tối chập choạng buông xuống vào cuối ngày, thời tiết đã thay đổi hẳn - những đám mây đen nặng trĩu kéo đến, gió thổi mạnh, cơn mưa nhiệt đới và trận dông hung dữ đã đổ ầm ầm xuống mặt đất và dòng sông. Bóng tối khủng khiếp đổ ụp xuống. Những cơn gió đã cuộn sóng lên cao. Nỗi bất hạnh đột nhiên trút lên đầu các ngư dân Việt Nam. Cơn dông bão đã hất tung những cánh buồm, làm gãy các cột buồm, xô đẩy những đợt sóng lớn trùm lên các thuyền đánh cá.
Lần lượt những chiếc thuyền buồm ấy bị nhấn chìm trong bóng đêm mịt mù.
Thủy thủ đoàn của tầu "Pêrêcốp" đã nghe thấy tiếng kêu cứu của những người đang lâm nạn. Con tầu của họ cũng đang bị đe dọa rơi vào hiểm nguy, nhưng họ đã không nghĩ đến bản thân. Thuyền trưởng phát lệnh báo động. Mười phút sau chiếc xuồng máy cứu sinh được thả xuống. Đã có 11 thủy thủ và thợ cơ khí của tầu xuống xuồng máy đó, dưới sự chỉ huy của đại phó - đồng chí Bôrít Vêrêsác.
Trong suốt thời gian ấy, thuyền trưởng tầu này Đ. C. Khôliápcô và thủy thủ đoàn của ông gồm 47 người đã chịu rất nhiều thiếu thốn. Chiếc tầu chở dầu ấy được Hoa Kỳ giao cho Liên Xô theo cơ chế cho thuê trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cho nên nó không được trang bị các thiết bị thông gió và làm mát. Trong điều kiện nhiệt đới vào mùa hè nhiệt độ của không khí trong bóng râm đã lên đến +45oC - 48oC. Thủy thủ đoàn của tầu này đặc biệt chịu cực trong thời gian tầu đậu trên sông Bạch Đằng mà hai bên bờ toàn là rừng rậm, nơi tụ tập những đàn muỗi hung dữ.
Bầu không khí ngột ngạt khủng khiếp trong những phòng ngủ của thủy thủ, sự quấy nhiễu dữ tợn của lũ muỗi rừng trong nhiều ngày đêm. Máy bay siêu âm của Mỹ thường xuyên bay lượn ở tầm thấp bên trên tầu chở dầu đang mang theo hàng nghìn tấn xăng máy bay và nhiên liệu dùng cho các máy bay tiêm kích (MIG- 19 và MIG-21 của Việt Nam). Máy bay Mỹ dùng súng máy cỡ lớn và rốc két oanh tạc - ngay trước mắt đoàn thủy thủ Liên Xô - vào các sà lan Việt Nam đang rời khỏi mạn chiếc tầu chở dầu, với số nhiên liệu vừa được bơm lên sà lan. Những quả bom thả vào các sà lan ấy, những tiếng nổ, lửa cháy và những tiếng kêu gào của những người bị nạn cầu cứu sự giúp đỡ - tất cả những điều đó đều là sự thử thách không dễ dàng đối với đoàn thủy thủ trên tầu "Cômxômôn".
Chính vì lý do ấy mà tôi đã yêu cầu phía Việt Nam đưa tầu “Cômxômôn" vào vịnh Hạ Long nhằm phần nào giảm bớt tình cảnh cực khổ của đoàn thủy thủ. Trong vịnh Hạ Long ít muỗi hơn nhiều, không khí mát mẻ hơn, ngoài ra những sà lan Việt Nam chở nhiên liệu cũng có thể ẩn nấp giữa vô số những hòn đảo nhỏ ở trong vịnh để tránh máy bay Mỹ. Thủy thủ đoàn trên tầu chở dầu "Cômxômôn" đã anh dũng chịu đựng mọi thử thách gian nan, tìm mọi cách giúp đỡ các thủy thủ trên các sà lan Việt Nam: thực phẩm, y tế, giúp họ thoát chết sau những trận oanh tạc của máy bay.
Chiếc tầu chở dầu "Cômxômôn" làm nhiệm vụ ở Việt Nam đã chịu đựng những thử thách gian khổ giống như những thử thách mà con tầu chuyên chở hàng khô “Cômxômôn" cùng tên với nó làm nhiệm vụ ở Tây Ban Nha trong thời gian nổ ra cuộc nội chiến ở đó. (Sau những ngày 17-18 tháng 7-1936 - sau khi ở nước này nổ ra cuộc binh biến phát xít được sự ủng hộ của Italia và Đức với sự dung túng của các cường quốc phương Tây - chiếc tầu chở hàng khô mang tên "Cômxômôn" vẫn chuyên chở lương thực, các loại thiết bị, các phương tiện kỹ thuật cho chế độ cộng hòa ở Tây Ban Nha, đã bị máy bay của bọn phát xít tấn công.)
Tôi lại xin nêu ra đây một chiến công của thủy thủ đoàn trên tầu "Pêrêcốp" lúc đó làm nhiệm vụ tại Việt Nam. Ngày 10-8-1967 chiếc tầu này (thuyền trưởng là đồng chí Xiđôrencô Xécgây Xavenhêvích, với thủy thủ đoàn gồm 48 người) thả neo ở cửa sông Bạch Đằng, cách Hải Phòng 6 hải lý và chờ đến lượt vào cảng để bốc dỡ hàng. Tưởng chừng như thời tiết không báo trước điều gì xấu. Các thuyền đánh cá Việt Nam, với những cánh buồm mầu nâu, đã xuất phát ra bãi đánh cá trên sông Bạch Đằng.
Bỗng nhiên, khi bóng tối chập choạng buông xuống vào cuối ngày, thời tiết đã thay đổi hẳn - những đám mây đen nặng trĩu kéo đến, gió thổi mạnh, cơn mưa nhiệt đới và trận dông hung dữ đã đổ ầm ầm xuống mặt đất và dòng sông. Bóng tối khủng khiếp đổ ụp xuống. Những cơn gió đã cuộn sóng lên cao. Nỗi bất hạnh đột nhiên trút lên đầu các ngư dân Việt Nam. Cơn dông bão đã hất tung những cánh buồm, làm gãy các cột buồm, xô đẩy những đợt sóng lớn trùm lên các thuyền đánh cá.
Lần lượt những chiếc thuyền buồm ấy bị nhấn chìm trong bóng đêm mịt mù.
Thủy thủ đoàn của tầu "Pêrêcốp" đã nghe thấy tiếng kêu cứu của những người đang lâm nạn. Con tầu của họ cũng đang bị đe dọa rơi vào hiểm nguy, nhưng họ đã không nghĩ đến bản thân. Thuyền trưởng phát lệnh báo động. Mười phút sau chiếc xuồng máy cứu sinh được thả xuống. Đã có 11 thủy thủ và thợ cơ khí của tầu xuống xuồng máy đó, dưới sự chỉ huy của đại phó - đồng chí Bôrít Vêrêsác.
Dông bão và trận mưa nhiệt đới trút nước xuống ầm
ầm đã khiến cho họ không thể định hướng được.
Chiếc xuồng bị quăng đi quăng lại như một khúc gỗ.
Các thủy thủ đã liều với tính mạng của mình trong
lúc họ sục sạo trên dòng sông hung dữ, cốt để tìm
kiếm và đưa lên boong tầu các ngư dân Việt Nam đang lâm
nạn. Họ đã đón nhận, hết người này đến người
khác, những ngư dân khốn khổ và đã kiệt sức.
Bỗng nhiên chiếc xuồng máy hoàn toàn mất lái. Có một mảnh buồm mắc vào chân vịt của chiếc xuồng. Thấy vậy, thủy thủ V. Bêliaép lao bổ xuống nước và dùng dao cắt mảnh buồm ra khỏi chân vịt.
Trong suốt 2 giờ thực hiện công việc cứu hộ, thủy thủ đoàn đã hành động kiên quyết và bình tĩnh.
Vậy là đã có 16 ngư dân Việt Nam được cứu sống. Nhiều người trong số họ bị ngất đi. Viên bác sĩ trên tàu đã lập tức giúp đỡ họ về mặt y tế, còn các thủy thủ thì quan tâm chăm sóc những ngư dân vừa được cứu sống. Các ngư dân được cấp quần áo khô ráo, được ăn thức ăn nóng. Sau đó vài giờ khi dông bão đã ngớt, họ đã bình yên trở về với người thân. Khi gặp lại các ngư dân được cứu sống, vợ con họ đã bật khóc vì sung sướng. Tất cả những con người ấy đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thủy thủ Liên Xô.
Ban giám đốc cảng Hải Phòng, ủy ban hành chính thành phố và tất cả dân cư cũng đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của tầu “Pêrêcốp" và chân thành cảm ơn họ.
Trên báo "Nhân Dân", cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, trong số ra ngày 15-8-1968, phóng viên thường trú của báo tại Hải Phòng Vũ Hải đã viết như sau: "Chúng ta khâm phục trước chiến công của thủy thủ đoàn trên tầu "Pêrêcốp". Chiến công ấy đã thể hiện bản chất cao đẹp của những con người Xôviết, tinh thần quốc tế chủ nghĩa cao cả của họ".
Để tuyên dương hành động cứu tính mạng cho các công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chủ nghĩa anh hùng thể hiện qua việc này, ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng đã trao tặng cho toàn bộ thủy thủ đoàn của tầu “Pêrêcốp" những tặng phẩm lưu niệm được làm bằng mảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi.
Hồi ấy Cơ quan đại diện của Bộ Hàng hải Liên Xô có trụ sở tại Hải Phòng đã nhận được bức thư dưới đây:
"Các thủy thủ trên tầu “Pêrêcốp" của Liên Xô đã thể hiện lòng quả cảm và tinh thần anh dũng trong khi cứu các ngư dân Việt Nam trên sông Bạch Đằng. Tinh thần quên mình và tinh thần cao thượng của toàn thể thủy thủ đoàn là sự biểu hiện rõ nhất tình hữu nghị và tình đoàn kết đặc trưng cho quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta.
Thay mặt nhân dân thành phố và bà con ngư dân Hải Phòng, chúng tôi nhờ đồng chí Đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng chuyển lời chào nồng nhiệt, lòng biết ơn chân thành đến đồng chí thuyền trưởng tầu “Pêrêcốp” , toàn thể anh em thủy thủ.
Chúng tôi chúc họ dồi dào sức khoẻ và thu được nhiều thành tích trong công tác".
Bỗng nhiên chiếc xuồng máy hoàn toàn mất lái. Có một mảnh buồm mắc vào chân vịt của chiếc xuồng. Thấy vậy, thủy thủ V. Bêliaép lao bổ xuống nước và dùng dao cắt mảnh buồm ra khỏi chân vịt.
Trong suốt 2 giờ thực hiện công việc cứu hộ, thủy thủ đoàn đã hành động kiên quyết và bình tĩnh.
Vậy là đã có 16 ngư dân Việt Nam được cứu sống. Nhiều người trong số họ bị ngất đi. Viên bác sĩ trên tàu đã lập tức giúp đỡ họ về mặt y tế, còn các thủy thủ thì quan tâm chăm sóc những ngư dân vừa được cứu sống. Các ngư dân được cấp quần áo khô ráo, được ăn thức ăn nóng. Sau đó vài giờ khi dông bão đã ngớt, họ đã bình yên trở về với người thân. Khi gặp lại các ngư dân được cứu sống, vợ con họ đã bật khóc vì sung sướng. Tất cả những con người ấy đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thủy thủ Liên Xô.
Ban giám đốc cảng Hải Phòng, ủy ban hành chính thành phố và tất cả dân cư cũng đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của tầu “Pêrêcốp" và chân thành cảm ơn họ.
Trên báo "Nhân Dân", cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, trong số ra ngày 15-8-1968, phóng viên thường trú của báo tại Hải Phòng Vũ Hải đã viết như sau: "Chúng ta khâm phục trước chiến công của thủy thủ đoàn trên tầu "Pêrêcốp". Chiến công ấy đã thể hiện bản chất cao đẹp của những con người Xôviết, tinh thần quốc tế chủ nghĩa cao cả của họ".
Để tuyên dương hành động cứu tính mạng cho các công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chủ nghĩa anh hùng thể hiện qua việc này, ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng đã trao tặng cho toàn bộ thủy thủ đoàn của tầu “Pêrêcốp" những tặng phẩm lưu niệm được làm bằng mảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi.
Hồi ấy Cơ quan đại diện của Bộ Hàng hải Liên Xô có trụ sở tại Hải Phòng đã nhận được bức thư dưới đây:
"Các thủy thủ trên tầu “Pêrêcốp" của Liên Xô đã thể hiện lòng quả cảm và tinh thần anh dũng trong khi cứu các ngư dân Việt Nam trên sông Bạch Đằng. Tinh thần quên mình và tinh thần cao thượng của toàn thể thủy thủ đoàn là sự biểu hiện rõ nhất tình hữu nghị và tình đoàn kết đặc trưng cho quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta.
Thay mặt nhân dân thành phố và bà con ngư dân Hải Phòng, chúng tôi nhờ đồng chí Đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng chuyển lời chào nồng nhiệt, lòng biết ơn chân thành đến đồng chí thuyền trưởng tầu “Pêrêcốp” , toàn thể anh em thủy thủ.
Chúng tôi chúc họ dồi dào sức khoẻ và thu được nhiều thành tích trong công tác".
Thay mặt ủy ban hành
chính thành phố Hải Phòng.
Ủy viên Thường vụ
Dương Thành Mạnh
(Зыонгr Txaнъ Maнъ)
Ủy viên Thường vụ
Dương Thành Mạnh
(Зыонгr Txaнъ Maнъ)
Ngày 24-9-1968 tầu "Pêrêcốp" đã về đến hải cảng quê hương Ôđétxa của mình. Một tin vui đã chờ sẵn họ tại đây: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tặng thưởng Huy chương Hữu nghị và bằng khen cho toàn thể thủy thủ đoàn trên tầu này.
Tháng 10 qua đi trong bầu không
khí tương đối yên tĩnh.
Bất chấp 6 cuộc báo động máy bay trong ngày 4-11-1966, các đồng chí Việt Nam trong Cục Vận tải đường biển, Cảng Hải Phòng, Hãng đại lý tàu biển và các công ty ngoại thương Việt Nam đã đến chúc mừng Cơ quan đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô nhân kỷ niệm 49 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Sang ngày hôm sau, vào buổi tối tôi đã cùng với vợ tôi Nina về Hà Nội. Trên đường đi người ta đã thông báo có báo động - có máy bay tại khu vực cầu Lai Vu. Một giờ sau khi xe chúng tôi đi qua cầu Hải Dương, máy bay Mỹ đã ném bom cây cầu Lai Vu. Cũng vào buổi tối hôm đó, trong buổi biểu diễn văn nghệ nghiệp dư tại Sứ quán, chúng tôi đã cùng với đồng chí Ghêoócghi Pêsêricốp, Bí thư thứ ba của Sứ quán, hát bài "Brigantina" và đã được giải.
Ngày 6-11 chúng tôi đã tham dự buổi lễ long trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhân kỷ niệm 49 năm Cách mạng Tháng Mười. Tại buổi lễ này phi công vũ trụ số 2, Anh hùng Liên Xô Ghécman Titốp đã đọc diễn văn.
Ngày 7-11 chúng tôi đã tham dự buổi chiêu đãi trọng thể do Đại sứ I. X. Sécbacốp tổ chức. Tham dự buổi chiêu đãi có Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp và những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam, các đại diện ngoại giao đoàn, các thành viên trong đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Xô - Việt gồm: nhà du hành vũ trụ G. X. Titốp - Trưởng đoàn, Bí thư thứ nhất Đảng ủy miền Craxnôđa, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô G. X. Dôlôtuklun - Phó trưởng đoàn, đạo diễn điện ảnh Giapha Ibraghimốp và những thành viên khác.
Chúng tôi đã làm quen với mọi người và thỏa thuận về chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu đến Hải Phòng và về chuyến viếng thăm tầu "Bengôrốt - Đơnhextơrốpxki".
Thế là sang ngày hôm sau, tức là ngày 8-11, vào lúc 9 giờ tối, tại khách sạn Cát Bi ở Hải Phòng, chúng tôi đã được đón đoàn.
Sáng ngày 9-11, đoàn đại biểu cùng với các đồng chí Việt Nam tháp tùng đã đến thăm tàu "Bengôrốt - Đơnhextơrốpxki" thuộc Công ty vận tải Biển Đen lúc đó đang đậu ở cầu tàu. Mọi người tham quan con tàu. Đồng chí Ghécman Titốp và các thành viên khác của đoàn đã trò chuyện với thuyền trưởng A. C. Gôgua, với các thủy thủ và chụp ảnh kỷ niệm.
Trong khi chúng tôi tổ chức ngày kỷ niệm thì bọn Mỹ đã không ngồi yên. Ngày 8-11 chúng ném bom Cẩm Phả. Đoạn đường sắt gần xí nghiệp tuyển than (cách cảng 150-170 mét) đã bị hư hỏng nặng. Mọi hoạt động trong cảng bị ngừng lại. Trong khu vực cảng lúc ấy có tàu "Xtêpan Radin", tầu "Xpaxcơ - Đannhi" thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông và hai chiếc tàu của Trung Quốc là tàu "Nam Hải - 157" và "Nam Hải - 174". Vào thời gian ấy, tại thị xã Hòn Gai máy bay Mỹ đã ném bom tan tành khách sạn “Bến Hải", cũng như ngôi nhà gần khách sạn và các ngôi nhà cạnh bến phà.
Cuối tháng 11-1966 Hải Phòng bắt đầu tiếp nhận các bộ phận của các sà lan chở dầu được chở đến bằng tàu biển. Chẳng hạn ví dụ, ngày 17-11 từ thành phố Vlađivôxtốc, tầu “Amuaxcơ" đã chở 5 sà lan, còn tầu "Anápca" đã chở 8 sà lan đến Hải Phòng. Mỗi chiếc trong số 8 sà lan này có trọng tải 250 tấn, còn 6 chiếc sà lan khác thì có trọng tải 100 tấn.
Ngày 14-12, Cơ quan đại diện thương mại đã nhận được thông báo gửi đến từ Mátxcơva cho biết rằng vào nửa đầu năm 1967 Liên Xô sẽ cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 500 đơn vị bồn chứa bằng vải bọc cao su dùng để chứa các sản phẩm dầu lửa.
Đến giữa tháng 12-1966 tôi đã gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Hàng hải và các vị giám đốc Công ty vận tải Biển Đen và Công ty vận tải biển Viễn Đông về việc tăng 50% lương cho các thủy thủ vì tính chất nguy hiểm của tuyến đường biển đến Việt Nam. Nhằm luận chứng cho kiến nghị này, tôi đã phân tích tình hình trên các tầu Ba Lan, Bungari, Hồng Công, Anh, Hy Lạp trong hoàn cảnh tương tự. Các hãng tầu biển kể trên đã trả phụ cấp lương cho các thủy thủ do phải hoạt động trong vùng chiến sự nguy hiểm, mà Việt Nam được coi là vùng nguy hiểm.
Bất chấp 6 cuộc báo động máy bay trong ngày 4-11-1966, các đồng chí Việt Nam trong Cục Vận tải đường biển, Cảng Hải Phòng, Hãng đại lý tàu biển và các công ty ngoại thương Việt Nam đã đến chúc mừng Cơ quan đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô nhân kỷ niệm 49 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Sang ngày hôm sau, vào buổi tối tôi đã cùng với vợ tôi Nina về Hà Nội. Trên đường đi người ta đã thông báo có báo động - có máy bay tại khu vực cầu Lai Vu. Một giờ sau khi xe chúng tôi đi qua cầu Hải Dương, máy bay Mỹ đã ném bom cây cầu Lai Vu. Cũng vào buổi tối hôm đó, trong buổi biểu diễn văn nghệ nghiệp dư tại Sứ quán, chúng tôi đã cùng với đồng chí Ghêoócghi Pêsêricốp, Bí thư thứ ba của Sứ quán, hát bài "Brigantina" và đã được giải.
Ngày 6-11 chúng tôi đã tham dự buổi lễ long trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhân kỷ niệm 49 năm Cách mạng Tháng Mười. Tại buổi lễ này phi công vũ trụ số 2, Anh hùng Liên Xô Ghécman Titốp đã đọc diễn văn.
Ngày 7-11 chúng tôi đã tham dự buổi chiêu đãi trọng thể do Đại sứ I. X. Sécbacốp tổ chức. Tham dự buổi chiêu đãi có Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp và những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam, các đại diện ngoại giao đoàn, các thành viên trong đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Xô - Việt gồm: nhà du hành vũ trụ G. X. Titốp - Trưởng đoàn, Bí thư thứ nhất Đảng ủy miền Craxnôđa, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô G. X. Dôlôtuklun - Phó trưởng đoàn, đạo diễn điện ảnh Giapha Ibraghimốp và những thành viên khác.
Chúng tôi đã làm quen với mọi người và thỏa thuận về chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu đến Hải Phòng và về chuyến viếng thăm tầu "Bengôrốt - Đơnhextơrốpxki".
Thế là sang ngày hôm sau, tức là ngày 8-11, vào lúc 9 giờ tối, tại khách sạn Cát Bi ở Hải Phòng, chúng tôi đã được đón đoàn.
Sáng ngày 9-11, đoàn đại biểu cùng với các đồng chí Việt Nam tháp tùng đã đến thăm tàu "Bengôrốt - Đơnhextơrốpxki" thuộc Công ty vận tải Biển Đen lúc đó đang đậu ở cầu tàu. Mọi người tham quan con tàu. Đồng chí Ghécman Titốp và các thành viên khác của đoàn đã trò chuyện với thuyền trưởng A. C. Gôgua, với các thủy thủ và chụp ảnh kỷ niệm.
Trong khi chúng tôi tổ chức ngày kỷ niệm thì bọn Mỹ đã không ngồi yên. Ngày 8-11 chúng ném bom Cẩm Phả. Đoạn đường sắt gần xí nghiệp tuyển than (cách cảng 150-170 mét) đã bị hư hỏng nặng. Mọi hoạt động trong cảng bị ngừng lại. Trong khu vực cảng lúc ấy có tàu "Xtêpan Radin", tầu "Xpaxcơ - Đannhi" thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông và hai chiếc tàu của Trung Quốc là tàu "Nam Hải - 157" và "Nam Hải - 174". Vào thời gian ấy, tại thị xã Hòn Gai máy bay Mỹ đã ném bom tan tành khách sạn “Bến Hải", cũng như ngôi nhà gần khách sạn và các ngôi nhà cạnh bến phà.
Cuối tháng 11-1966 Hải Phòng bắt đầu tiếp nhận các bộ phận của các sà lan chở dầu được chở đến bằng tàu biển. Chẳng hạn ví dụ, ngày 17-11 từ thành phố Vlađivôxtốc, tầu “Amuaxcơ" đã chở 5 sà lan, còn tầu "Anápca" đã chở 8 sà lan đến Hải Phòng. Mỗi chiếc trong số 8 sà lan này có trọng tải 250 tấn, còn 6 chiếc sà lan khác thì có trọng tải 100 tấn.
Ngày 14-12, Cơ quan đại diện thương mại đã nhận được thông báo gửi đến từ Mátxcơva cho biết rằng vào nửa đầu năm 1967 Liên Xô sẽ cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 500 đơn vị bồn chứa bằng vải bọc cao su dùng để chứa các sản phẩm dầu lửa.
Đến giữa tháng 12-1966 tôi đã gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Hàng hải và các vị giám đốc Công ty vận tải Biển Đen và Công ty vận tải biển Viễn Đông về việc tăng 50% lương cho các thủy thủ vì tính chất nguy hiểm của tuyến đường biển đến Việt Nam. Nhằm luận chứng cho kiến nghị này, tôi đã phân tích tình hình trên các tầu Ba Lan, Bungari, Hồng Công, Anh, Hy Lạp trong hoàn cảnh tương tự. Các hãng tầu biển kể trên đã trả phụ cấp lương cho các thủy thủ do phải hoạt động trong vùng chiến sự nguy hiểm, mà Việt Nam được coi là vùng nguy hiểm.
Cuối tháng 3-1967, thông qua Sứ
quán Liên Xô ở Hà Nội, tôi đã nhận được thông báo
của Bộ trưởng Hàng hải Liên Xô, sau đó thông qua một
tàu thuộc Công ty vận tải Biển Đen đang đỗ tại Hải
Phòng, cho biết rằng từ ngày 21-3-1967 tất cả thủy thủ
đoàn trên các tàu Liên Xô thực hiện các chuyến đi đến
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều được nhận thêm khoản
phụ cấp lương bằng 50% trong suốt thời gian có mặt tại
khu vực có chiến sự. Khu vực được hưởng phụ cấp
là khu vực Việt Nam trong phạm vi từ Vĩ tuyến 7 đến Vĩ
tuyến 23 và từ Kinh tuyến 105 đến Kinh tuyến 115.
Đại diện Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng, trong các bản báo cáo hàng tuần gửi cho Đại sứ Liên Xô về tình hình giải phóng hàng hóa của các tàu Liên Xô ở các cảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như trong những cuộc gặp gỡ thường xuyên với ban lãnh đạo của Việt Nam tại Hải Phòng (Lê Văn Ký, Nguyễn Đức Hoè, Đào Liên) đã thường xuyên nêu lên vấn đề cần có những biện pháp bổ sung để đẩy nhanh tốc độ bốc dỡ hàng hóa trên các tầu Liên Xô tại các cảng Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả, đưa ra nhiều kiến nghị cụ thể về vấn đề này, và một phần những kiến nghị ấy đã được chấp thuận.
Theo khuyến nghị của tôi, trên một số tầu Liên Xô người ta đã thành lập ra các đội liên hoàn để tham gia vào những công việc làm thông ca nhằm bốc dỡ các hàng hóa đòi hỏi nhiều sức lực. Cuối tháng 7-1966 tàu "Nicôlaép" đã chuyển đến cảng Hải Phòng một xe kéo tăng. Theo đề nghị của đồng chí Lê Văn Ký ngày 30-7, chúng tôi cùng với đồng chí ra cửa sông Bạch Đằng và cùng với các chuyên gia Liên Xô Muxa và Anxiphêrốp tham gia vào việc vận hành thử chiếc xe kéo tăng đầu tiên.
Trong một lần chúng tôi đi đến các cảng than ở Hòn Gai và Cẩm Phả, máy bay Mỹ đã ném bom phá hỏng trạm phát điện cung cấp điện cho các máy móc trong mỏ để khai thác than rồi chuyển lên các tàu Liên Xô đang chờ ăn than. Được sự đồng thuận của các thuyền trưởng tàu "Xanxcơ" và tàu “Nhesaêvô", tôi đã đề nghị phía Việt Nam nối cáp điện lên tầu để các máy phát điện công suất lớn trên tầu có thể cung cấp điện cho công việc khai thác than ở mỏ và chuyển than lên chính những tầu ấy. Đề nghị này đã được chấp thuận rất hồ hởi và đã góp phần làm tăng khả năng xuất khẩu than của phía Việt Nam và giảm thời gian phi sản xuất của các tầu Liên Xô đỗ trong cảng.
Theo đề nghị của chúng tôi, phía Việt Nam bắt đầu sử dụng tốt hơn khả năng của những tầu có những hầm hàng lớn và có cần cẩu để cẩu hàng lên bờ và cẩu hàng xuống các sà lan.
Trong thời gian tạm lắng dịu - không có những cuộc oanh kích và ném bom của không quân Mỹ xuống miền Bắc Việt Nam - cũng như trong thời gian diễn ra những ngày lễ chung như: Lễ Giáng sinh của đạo Thiên chúa, năm Mới, Lễ Phục sinh, năm Mới của Việt Nam (tết âm lịch) và vào những dịp khác, cũng như vào những thời gian ngừng bắn theo thỏa thuận giữa phía Mỹ và phía Việt Nam ở Nam Việt Nam, các vị khách từ Mátxcơva đã đến thăm Cơ quan đại diện Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng. Những vị khách ấy là những nhà thơ, nhà văn, họa sĩ Liên Xô, các đại điện của Bộ Tổng tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô và v.v.. Đôi khi những vị khách ấy đến Hà Nội bằng máy bay hoặc đáp tàu thủy từ các cảng thuộc Biển Đen, nhưng thông thường là từ Vlađivôxtốc.
Chẳng hạn, vào sáng sớm ngày 6-4-1967, Cơ quan đại diện Hàng hải đã tiếp một vị khách từ Hà Nội đến. Đó là nhà thơ Xôviết nổi tiếng Épghênhi Đônmatốpxki. Nhà thơ Épghênhi Đônmatốpxki đã chia sẻ các ấn tượng của mình về Việt Nam qua các bài thơ: "Cô gái mặc áo trắng”, "Công" và "Liên Xô", đến tối nhà thơ đến làm khách nhà tôi.
Ngày 6-3-1967 họa sĩ Ilia Gladunốp đã từ Vlađivôxtốc đi trên con tàu "Radơđônnôiê" với tư cách hành khách đến Hải Phòng. Giờ đây họa sĩ Gladunốp lãnh đạo Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga. Ông cũng là khách đến thăm tôi. Sau này, tại Liên Xô các tác phẩm của ông về Việt Nam đã được đem triển lãm mấy lần và thu được thành công.
Trong những năm 1966 - 1968, vào những thời điểm khác nhau, những vị khách đã từng đến thăm Cơ quan đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng gồm có những nhân vật sau đây: nhà văn nổi tiếng chuyên viết về đề tài biển Lêônít Xôbôlép, nhà văn Iulian Xêmênốp, các thi sĩ Inna Lépsencô, Bôđiun, nhà thơ người Ucraina Lêônít Tenđiúc và những nhân vật khác.
Đại diện Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng, trong các bản báo cáo hàng tuần gửi cho Đại sứ Liên Xô về tình hình giải phóng hàng hóa của các tàu Liên Xô ở các cảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như trong những cuộc gặp gỡ thường xuyên với ban lãnh đạo của Việt Nam tại Hải Phòng (Lê Văn Ký, Nguyễn Đức Hoè, Đào Liên) đã thường xuyên nêu lên vấn đề cần có những biện pháp bổ sung để đẩy nhanh tốc độ bốc dỡ hàng hóa trên các tầu Liên Xô tại các cảng Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả, đưa ra nhiều kiến nghị cụ thể về vấn đề này, và một phần những kiến nghị ấy đã được chấp thuận.
Theo khuyến nghị của tôi, trên một số tầu Liên Xô người ta đã thành lập ra các đội liên hoàn để tham gia vào những công việc làm thông ca nhằm bốc dỡ các hàng hóa đòi hỏi nhiều sức lực. Cuối tháng 7-1966 tàu "Nicôlaép" đã chuyển đến cảng Hải Phòng một xe kéo tăng. Theo đề nghị của đồng chí Lê Văn Ký ngày 30-7, chúng tôi cùng với đồng chí ra cửa sông Bạch Đằng và cùng với các chuyên gia Liên Xô Muxa và Anxiphêrốp tham gia vào việc vận hành thử chiếc xe kéo tăng đầu tiên.
Trong một lần chúng tôi đi đến các cảng than ở Hòn Gai và Cẩm Phả, máy bay Mỹ đã ném bom phá hỏng trạm phát điện cung cấp điện cho các máy móc trong mỏ để khai thác than rồi chuyển lên các tàu Liên Xô đang chờ ăn than. Được sự đồng thuận của các thuyền trưởng tàu "Xanxcơ" và tàu “Nhesaêvô", tôi đã đề nghị phía Việt Nam nối cáp điện lên tầu để các máy phát điện công suất lớn trên tầu có thể cung cấp điện cho công việc khai thác than ở mỏ và chuyển than lên chính những tầu ấy. Đề nghị này đã được chấp thuận rất hồ hởi và đã góp phần làm tăng khả năng xuất khẩu than của phía Việt Nam và giảm thời gian phi sản xuất của các tầu Liên Xô đỗ trong cảng.
Theo đề nghị của chúng tôi, phía Việt Nam bắt đầu sử dụng tốt hơn khả năng của những tầu có những hầm hàng lớn và có cần cẩu để cẩu hàng lên bờ và cẩu hàng xuống các sà lan.
Trong thời gian tạm lắng dịu - không có những cuộc oanh kích và ném bom của không quân Mỹ xuống miền Bắc Việt Nam - cũng như trong thời gian diễn ra những ngày lễ chung như: Lễ Giáng sinh của đạo Thiên chúa, năm Mới, Lễ Phục sinh, năm Mới của Việt Nam (tết âm lịch) và vào những dịp khác, cũng như vào những thời gian ngừng bắn theo thỏa thuận giữa phía Mỹ và phía Việt Nam ở Nam Việt Nam, các vị khách từ Mátxcơva đã đến thăm Cơ quan đại diện Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng. Những vị khách ấy là những nhà thơ, nhà văn, họa sĩ Liên Xô, các đại điện của Bộ Tổng tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô và v.v.. Đôi khi những vị khách ấy đến Hà Nội bằng máy bay hoặc đáp tàu thủy từ các cảng thuộc Biển Đen, nhưng thông thường là từ Vlađivôxtốc.
Chẳng hạn, vào sáng sớm ngày 6-4-1967, Cơ quan đại diện Hàng hải đã tiếp một vị khách từ Hà Nội đến. Đó là nhà thơ Xôviết nổi tiếng Épghênhi Đônmatốpxki. Nhà thơ Épghênhi Đônmatốpxki đã chia sẻ các ấn tượng của mình về Việt Nam qua các bài thơ: "Cô gái mặc áo trắng”, "Công" và "Liên Xô", đến tối nhà thơ đến làm khách nhà tôi.
Ngày 6-3-1967 họa sĩ Ilia Gladunốp đã từ Vlađivôxtốc đi trên con tàu "Radơđônnôiê" với tư cách hành khách đến Hải Phòng. Giờ đây họa sĩ Gladunốp lãnh đạo Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga. Ông cũng là khách đến thăm tôi. Sau này, tại Liên Xô các tác phẩm của ông về Việt Nam đã được đem triển lãm mấy lần và thu được thành công.
Trong những năm 1966 - 1968, vào những thời điểm khác nhau, những vị khách đã từng đến thăm Cơ quan đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô tại Hải Phòng gồm có những nhân vật sau đây: nhà văn nổi tiếng chuyên viết về đề tài biển Lêônít Xôbôlép, nhà văn Iulian Xêmênốp, các thi sĩ Inna Lépsencô, Bôđiun, nhà thơ người Ucraina Lêônít Tenđiúc và những nhân vật khác.
Theo đà gia tăng sự viện trợ kinh tế của Liên Xô
dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào những năm 1966 -
1968 số lượng tàu biển của Liên Xô ra vào các cảng
Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả ngày càng tăng lên và đã
có lúc đạt tới con số 10-13 tàu mỗi ngày.
Ngoài khối lượng to lớn những công việc giải quyết cho các con tầu và cho các thành viên thủy đoàn trên những con tầu ấy trong điều kiện khắc nghiệt của những trận oanh kích gần như thường xuyên của máy bay Mỹ, những trận bắn phá và ném bom vào các cơ sở công nghiệp và các cơ sở của cảng và thậm chí vào các tàu biển, dưới cái nóng oi bức của vùng nhiệt đới và với những khó khăn khác, thì tôi trong vai trò là đại diện Hàng hải Liên Xô - ngoài những trách nhiệm trực tiếp là đẩy nhanh việc bốc dỡ hàng hóa trên các tầu lại còn phải làm các chức năng lãnh sự và những chức năng khác không thuộc về chức trách của tôi.
Mọi tình hình diễn biến dẫn đến thực tế là tại Hải Phòng đã chín muồi điều kiện khách quan để mở Lãnh sự quán Liên Xô.
Đầu năm 1967 đánh dấu sự cải thiện trong việc bốc dỡ hàng trên các con tàu tại cảng Hải Phòng. Tình hình này đặc biệt biểu hiện rõ nét trong tháng 3.
Ví dụ, nếu trong quý I năm 1967 đã có 135 nghìn tấn hàng cả thảy được bốc dỡ khỏi 28 tàu chở hàng khô, thì trong tháng 3 đã có 70 nghìn tấn hàng hóa được bốc dỡ lên bờ từ 14 tàu, còn trong số 14 tàu chở dầu và 61 nghìn tấn sản phẩm dầu lửa được bốc dỡ lên bờ từ những tầu ấy, thì riêng trong tháng 3 đã có 24 nghìn tấn nhiên liệu được bốc dỡ lên bờ từ 6 tầu chở dầu.
Theo thỏa thuận đã đạt được giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về niên vụ 1967 thì trong các tháng tiếp theo dự kiến lượng hàng sẽ tăng và do đó, số lần chiếc của đội tầu biển Liên Xô ra vào các hải cảng của Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẽ tăng lên.
Ngoài khối lượng to lớn những công việc giải quyết cho các con tầu và cho các thành viên thủy đoàn trên những con tầu ấy trong điều kiện khắc nghiệt của những trận oanh kích gần như thường xuyên của máy bay Mỹ, những trận bắn phá và ném bom vào các cơ sở công nghiệp và các cơ sở của cảng và thậm chí vào các tàu biển, dưới cái nóng oi bức của vùng nhiệt đới và với những khó khăn khác, thì tôi trong vai trò là đại diện Hàng hải Liên Xô - ngoài những trách nhiệm trực tiếp là đẩy nhanh việc bốc dỡ hàng hóa trên các tầu lại còn phải làm các chức năng lãnh sự và những chức năng khác không thuộc về chức trách của tôi.
Mọi tình hình diễn biến dẫn đến thực tế là tại Hải Phòng đã chín muồi điều kiện khách quan để mở Lãnh sự quán Liên Xô.
Đầu năm 1967 đánh dấu sự cải thiện trong việc bốc dỡ hàng trên các con tàu tại cảng Hải Phòng. Tình hình này đặc biệt biểu hiện rõ nét trong tháng 3.
Ví dụ, nếu trong quý I năm 1967 đã có 135 nghìn tấn hàng cả thảy được bốc dỡ khỏi 28 tàu chở hàng khô, thì trong tháng 3 đã có 70 nghìn tấn hàng hóa được bốc dỡ lên bờ từ 14 tàu, còn trong số 14 tàu chở dầu và 61 nghìn tấn sản phẩm dầu lửa được bốc dỡ lên bờ từ những tầu ấy, thì riêng trong tháng 3 đã có 24 nghìn tấn nhiên liệu được bốc dỡ lên bờ từ 6 tầu chở dầu.
Theo thỏa thuận đã đạt được giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về niên vụ 1967 thì trong các tháng tiếp theo dự kiến lượng hàng sẽ tăng và do đó, số lần chiếc của đội tầu biển Liên Xô ra vào các hải cảng của Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẽ tăng lên.
Leo thang chiến tranh
phá hoại
Việc một số lượng lớn các tầu Liên Xô thường xuyên có mặt tại các cảng Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả là sự bảo vệ đáng tin cậy đối với những cảng ấy tránh bị những cuộc bắn phá có thể xảy ra. Điều đó đã làm thất bại âm mưu của Mỹ muốn phong tỏa các hải cảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tuy nhiên, diễn biến tình hình về sau cho thấy phía Mỹ dần dần bắt đầu xem thường điều đó.
Ngày 15-2-1967, vào lúc 13 giờ, các máy bay Mỹ đã ném hai quả bom xuống cảng Cẩm Phả. Lúc ấy tầu “Khôrôn" đậu ở cầu tầu để ăn than chở sang Nhật Bản, còn các tầu "Tưmlát" và "Môngugai" thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông thì đang neo đậu trong khu vực cảng. May thay, cầu cảng và các con tầu không bị hư hại gì.
Trước đó, các tàu Trung Quốc đã bị ném bom khi neo đậu trong khu vực cảng Cẩm Phả.
Ngày 11-3, vào lúc 10 giờ 30 phút đã xảy ra cuộc tập kích vào Hải Phòng - các máy bay Mỹ đã bắn rốc két xuống một số địa điểm trong thành phố, ném bom bi, còn đến tối chúng ném bom Nhà máy điện Hải Phòng.
Tháng 4 là tháng đặc biệt gian khổ. Hàng ngày, cả ngày lẫn đêm diễn ra nhiều vụ máy bay địch bắn phá.
…
Ngày 25-4 đã có hai đợt bắn phá vào Hải Phòng với sự tham gia của hàng chục chiếc máy bay Mỹ. Những quả rốc két đã nổ ngay bên cạnh tầu "Đácphót" của Anh lúc đó đang neo đậu không tải. Có 6 thủy thủ trên tầu này bị thương (5 người Hồng Kông gốc Hoa và 1 người Anh). Trong số này có 2 người bị thương nặng. Một tuần sau đó thủy thủ người Anh đã chết tại một bệnh viện ở Hải Phòng.
Trong ngày hôm ấy đã có 12 máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Hải Phòng. Có một phi công bị bắt làm tù binh. Nhưng thành phố và cảng Hải Phòng đã bị mất điện thắp sáng trong hai ngày. Đến đêm gần như tất cả cư dân ở đây đã rời thành phố. Vì sự nóng bức, vì không có điện chiếu sáng và vì máy lạnh không hoạt động, cho nên tôi cũng phải ngủ hai đêm trên tầu "Balasích".
Vì chiến công này thành phố Hải Phòng đã được tặng Huân chương Độc lập hạng nhất (là thành phố đầu tiên và lần đầu tiên tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
Ngày 26-4 có 8 cuộc báo động có
máy bay. Vào lúc 9 giờ 30 phút lại xảy ra một cuộc bắn
phá rất dữ dội vào Hải Phòng. Nơi bị ném bom nằm ở
phía sau khu kho dầu, các tên lửa nổ rải rác trong khoảng
250-300 mét. Lần đầu tiên những chiếc máy bay MIG-19 và
MIG-21 của Việt Nam tham chiến trên không.
Có 5 máy bay phản lực và 1 máy bay lên thẳng của Mỹ bị bắn rơi. Máy bay lên thẳng bị bắn hạ khi nó toan cứu viên phi công Mỹ nhảy dù.
Từ ngày 12 đến ngày 26-4, chiếc tầu Liền Xô "Brianxki Rabôtri" (thuộc Công ty vận tải Biển Đen) thả neo ở cửa sông Bạch Đằng, trên boong có 96 tấn đạn dành cho các khẩu pháo cao xạ Việt Nam. Hình như bọn Mỹ đã biết chuyện này. Từ ngày 20 đến ngày 25-4, các máy bay Mỹ, bay với tốc độ siêu âm ở tầng thấp, đã chao lượn phía trên con tầu này nhằm gây tác động tâm lý đối với các thủy thủ, bắn những tràng rốc két cách chiếc tầu không xa, nhưng vẫn chưa dám ngang nhiên tấn công con tầu.
Sau những trận ném bom ồ ạt hồi tháng 4, ngày 2-5-1967 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết về việc tăng cường đưa hàng hóa ra khỏi cảng và ra khỏi thành phố Hải Phòng. Đến thời điểm ấy thành phố Hải Phòng đã biến thành một kho hàng thực sự. Dọc theo các đường phố, tại các quảng trường và trên các sân vận động của thành phố là những contenơ đựng thiết bị, máy cái, nằm la liệt, những tấm thép cán và thép định hình, những ống tròn và những vật liệu khác.
Do vậy, gần như trong suốt tháng 5 hoạt động của cảng đã giảm, các tầu chờ giải phóng hàng rất lâu. Hiển nhiên là phía Việt Nam dự đoán thành phố và hải cảng Hải Phòng sẽ bị tăng cường ném bom. Do vậy, cùng một lúc các bạn Việt Nam giải quyết hai nhiệm vụ - cứu số hàng đã được chở đến Việt Nam và dựa vào việc các tầu Liên Xô chờ giải phóng hàng hóa trên tầu, họ đã dùng những chiếc tầu ấy để gián tiếp bảo vệ cảng không bị ném bom.
Trong tình hình như vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho các tầu Liên Xô tôi đã đề xuất với Trung tâm và với các công ty tầu biển một loạt kiến nghị, cụ thể là:
1. Trên boong tầu và trên nắp hầm hàng lớn nhất của tầu cần sơn những hình quốc kỳ màu đỏ của Liên Xô, để khi bay lượn quan sát từ trên không các phi công Mỹ sẽ nhìn rõ nguồn gốc quốc tịch của con tầu.
2. Cấp cho các đoàn thủy thủ sang Việt Nam những chiếc mũ sắt và trong thời gian có mặt ở Việt Nam cấm họ đứng trên boong tàu mà không đội mũ sắt.
3. Tăng cường các phương tiện cứu hỏa và đảm bảo cho thủy thủ trên những con tầu Liên Xô đến Việt Nam đều có mặt nạ phòng hơi độc.
4. Đưa tới Hải Phòng một tàu cứu hộ để giúp các tàu Liên Xô trong trường hợp cần thiết.
5. Bàn bạc ở cấp chính phủ về việc đảm bảo có một đài vô tuyến điện hoạt động thường xuyên trên tàu cứu hộ ấy.
6. Cũng thỏa thuận về việc đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô được sử dụng đài vô tuyến điện này vào mọi thời điểm, đặc biệt để kịp thông báo cho Trung tâm và Sứ quán biết về các trường hợp không quân Mỹ tấn công vào các tàu Liên Xô đậu tại các hải cảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một thời gian sau, thông qua Sứ quán Liên Xô, tôi nhận được thông báo sau đây của Bộ trưởng Hàng hải Liên Xô:
“Đồng chí Nicôlai Ivanôvích thân mến! Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô trong phiên họp thường kỳ đã xem xét những kiến nghị của đồng chí và đã tán thành những kiến nghị ấy. Giữa Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận về việc gửi từ Vlađivôxtốc đến Hải Phòng và đặt dưới quyền điều hành của đồng chí chiếc tàu cứu hộ "Ácgút" với đài vô tuyến điện thường trực. Các giám đốc Công ty vận tải Biển Đen và Công ty vận tải biển Viễn Đông đã nhận được nhũng chỉ thị cần thiết để nhanh chóng thực hiện việc này. Chúng tôi chúc đồng chí đạt thắng lợi".
Có 5 máy bay phản lực và 1 máy bay lên thẳng của Mỹ bị bắn rơi. Máy bay lên thẳng bị bắn hạ khi nó toan cứu viên phi công Mỹ nhảy dù.
Từ ngày 12 đến ngày 26-4, chiếc tầu Liền Xô "Brianxki Rabôtri" (thuộc Công ty vận tải Biển Đen) thả neo ở cửa sông Bạch Đằng, trên boong có 96 tấn đạn dành cho các khẩu pháo cao xạ Việt Nam. Hình như bọn Mỹ đã biết chuyện này. Từ ngày 20 đến ngày 25-4, các máy bay Mỹ, bay với tốc độ siêu âm ở tầng thấp, đã chao lượn phía trên con tầu này nhằm gây tác động tâm lý đối với các thủy thủ, bắn những tràng rốc két cách chiếc tầu không xa, nhưng vẫn chưa dám ngang nhiên tấn công con tầu.
Sau những trận ném bom ồ ạt hồi tháng 4, ngày 2-5-1967 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết về việc tăng cường đưa hàng hóa ra khỏi cảng và ra khỏi thành phố Hải Phòng. Đến thời điểm ấy thành phố Hải Phòng đã biến thành một kho hàng thực sự. Dọc theo các đường phố, tại các quảng trường và trên các sân vận động của thành phố là những contenơ đựng thiết bị, máy cái, nằm la liệt, những tấm thép cán và thép định hình, những ống tròn và những vật liệu khác.
Do vậy, gần như trong suốt tháng 5 hoạt động của cảng đã giảm, các tầu chờ giải phóng hàng rất lâu. Hiển nhiên là phía Việt Nam dự đoán thành phố và hải cảng Hải Phòng sẽ bị tăng cường ném bom. Do vậy, cùng một lúc các bạn Việt Nam giải quyết hai nhiệm vụ - cứu số hàng đã được chở đến Việt Nam và dựa vào việc các tầu Liên Xô chờ giải phóng hàng hóa trên tầu, họ đã dùng những chiếc tầu ấy để gián tiếp bảo vệ cảng không bị ném bom.
Trong tình hình như vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho các tầu Liên Xô tôi đã đề xuất với Trung tâm và với các công ty tầu biển một loạt kiến nghị, cụ thể là:
1. Trên boong tầu và trên nắp hầm hàng lớn nhất của tầu cần sơn những hình quốc kỳ màu đỏ của Liên Xô, để khi bay lượn quan sát từ trên không các phi công Mỹ sẽ nhìn rõ nguồn gốc quốc tịch của con tầu.
2. Cấp cho các đoàn thủy thủ sang Việt Nam những chiếc mũ sắt và trong thời gian có mặt ở Việt Nam cấm họ đứng trên boong tàu mà không đội mũ sắt.
3. Tăng cường các phương tiện cứu hỏa và đảm bảo cho thủy thủ trên những con tầu Liên Xô đến Việt Nam đều có mặt nạ phòng hơi độc.
4. Đưa tới Hải Phòng một tàu cứu hộ để giúp các tàu Liên Xô trong trường hợp cần thiết.
5. Bàn bạc ở cấp chính phủ về việc đảm bảo có một đài vô tuyến điện hoạt động thường xuyên trên tàu cứu hộ ấy.
6. Cũng thỏa thuận về việc đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô được sử dụng đài vô tuyến điện này vào mọi thời điểm, đặc biệt để kịp thông báo cho Trung tâm và Sứ quán biết về các trường hợp không quân Mỹ tấn công vào các tàu Liên Xô đậu tại các hải cảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một thời gian sau, thông qua Sứ quán Liên Xô, tôi nhận được thông báo sau đây của Bộ trưởng Hàng hải Liên Xô:
“Đồng chí Nicôlai Ivanôvích thân mến! Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô trong phiên họp thường kỳ đã xem xét những kiến nghị của đồng chí và đã tán thành những kiến nghị ấy. Giữa Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận về việc gửi từ Vlađivôxtốc đến Hải Phòng và đặt dưới quyền điều hành của đồng chí chiếc tàu cứu hộ "Ácgút" với đài vô tuyến điện thường trực. Các giám đốc Công ty vận tải Biển Đen và Công ty vận tải biển Viễn Đông đã nhận được nhũng chỉ thị cần thiết để nhanh chóng thực hiện việc này. Chúng tôi chúc đồng chí đạt thắng lợi".
Thật vậy, sau khoảng một tháng,
chiếc tàu cứu hộ lớn “Ácgút" dưới sự chỉ huy
của thuyền trưởng Iuri Mikhailôvích Bưsơcốp đã đến
Hải Phòng. Hai chúng tôi, trong thời gian dài, đã làm việc
rất ăn ý và đã trở thành bạn thân.
Nhằm đảm bảo sự liên lạc đáng tin cậy với Trung tâm vào mọi lúc trong ngày, dưới sự chỉ đạo chung của tôi một bản hướng dẫn liên lạc đã được soạn ra, có kết hợp với các cán bộ chuyên môn của Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội, với sự tham gia tích cực của đài trưởng đài vô tuyến điện trên tàu cứu hộ và của các vị phụ trách các đài vô tuyến trên một số tàu Liên Xô lúc ấy còn đậu tại cảng Hải Phòng. Bản hướng dẫn này đã có hiệu lực sau khi được Bộ trưởng Hàng hải Liên Xô phê duyệt mà không có sự sửa đổi và nhận xét nào.
Trong lúc đó hầu như hàng ngày vẫn tiếp diễn - với những khoảng thời gian cách nhau ngắn - những cuộc oanh tạc, bắn phá và ném bom của không quân Mỹ vào Hải Phòng.
Ví dụ ngày 10-5-1967, vào lúc 11 giờ trưa, khoảng 30 máy bay Mỹ đã ném bom nhà máy xi măng, các kho dầu và lần đầu tiên chúng ném bom những kho hậu cần của cảng, cách các cầu tầu và các tầu Liên Xô chở hàng khô đậu tại các cầu tầu ấy chừng 300-400 mét. Đó là những tàu Liên Xô có tên "Ximphêrôpôn", "Bacuriani", "Nagaêvô", tầu chở chuối "Cura". Tầu của Trung Quốc "Xìn Hồ" đang đậu tại cầu tàu số 4, bên cạnh các tầu Liên Xô, đã bắn súng máy vào các máy bay Mỹ. Đã có 4 máy bay bị bắn rơi nhưng không phải do người Trung Quốc, mà là bị bắn rơi bởi các tên lửa Liên Xô loại "đất đối không" được bố trí để bảo vệ thành phố Hải Phòng.
Ngày 12-5 Mỹ đã ném bom phá huỷ hoàn toàn các nhà máy điện nhỏ ở Hòn Gai và Cẩm Phả.
Bất chấp tình hình đáng lo ngại và khả năng cảng Hải Phòng bị ném bom, từ ngày 1-5-1967 các đồng chí Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ quốc tế của cảng, tổ chức các cuộc tham quan, những cuộc thi đấu bóng chuyền và bóng đá cho anh em thủy thủ.
Kể từ ngày 15-5-1967 cảng Hải Phòng chỉ hoạt động theo phương án trực tiếp: từ boong tầu chuyển thẳng vào toa xe lửa, từ boong tầu bốc thẳng lên ôtô, từ boong tầu xuống thẳng sà lan, rồi vận chuyển hàng ra ngoài thành phố. Vì vậy tiến độ của công việc bốc dỡ hàng bị chậm lại.
Ngày 2-6-1967, vào lúc 15 giờ 40 phút có hai máy bay Mỹ đã bắn vào chiếc tầu "Tuốckextan" thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông lúc đó đậu trong cảng Cẩm Phả để bốc than lên tầu chở đến Nhật Bản.
Chiếc tầu này đã bị những viên đạn súng máy cỡ lớn và pháo cỡ nhỏ bắn từ máy bay làm thủng 67 lỗ trên thân tầu làm cho 7 thủy thủ bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng, và về sau họ đã chết. Đó là anh thợ điện Nicôlai Rưbachúc và thợ máy Van Demxốp.
Vào lúc 10 giờ 30, tôi đã cùng với các bí thư Sứ quán và Giám đốc Hãng đại lý tầu biển Đào Liên đi xe ra Cẩm Phả. Đến 16 giờ 30 phút thì chúng tôi đã có mặt trên tầu "Tuốckextan". Thuyền trưởng V. V. Xôcôlốp và Đại phó V. N. Mianhicốp (trong những năm 1955-1959 tôi đã cùng đồng chí này làm việc tại Thương cảng Vlađivôxtốc) đã chỉ cho chúng tôi thấy nhiều lỗ thủng trên tầu: ở trên boong thượng, trong các phòng ngủ của thủy thủ đoàn, ở phần ống khói và ở những phần khác của tầu. Họ kể về tất cả những gì đã xảy ra, họ cũng bố trí để chúng tôi hỏi các nhân chứng trong thủy thủ đoàn.
Chúng tôi đã lập hồ sơ về sự việc này, đã chụp ảnh, đã hỏi và lấy lời khai của các nhân chứng Việt Nam trong số các chiến sĩ biên phòng Việt Nam lúc ấy đang có mặt trên boong tầu, hỏi những người làm việc trong cảng, thu thập các đầu đạn và các mảnh đạn để đem đi giám định.
Chúng tôi đã đưa tất cả những chứng cứ thu thập được về Hà Nội và báo cáo với Đại sứ I. X. Sécbacốp. Cùng với bức thư đính kèm, Đại sứ đã chuyển gấp bằng đường bưu điện ngoại giao tất cả những tài liệu ấy về Mátxcơva cho Bộ trưởng Ngoại giao A. A. Grômưcô.
Nhằm đảm bảo sự liên lạc đáng tin cậy với Trung tâm vào mọi lúc trong ngày, dưới sự chỉ đạo chung của tôi một bản hướng dẫn liên lạc đã được soạn ra, có kết hợp với các cán bộ chuyên môn của Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội, với sự tham gia tích cực của đài trưởng đài vô tuyến điện trên tàu cứu hộ và của các vị phụ trách các đài vô tuyến trên một số tàu Liên Xô lúc ấy còn đậu tại cảng Hải Phòng. Bản hướng dẫn này đã có hiệu lực sau khi được Bộ trưởng Hàng hải Liên Xô phê duyệt mà không có sự sửa đổi và nhận xét nào.
Trong lúc đó hầu như hàng ngày vẫn tiếp diễn - với những khoảng thời gian cách nhau ngắn - những cuộc oanh tạc, bắn phá và ném bom của không quân Mỹ vào Hải Phòng.
Ví dụ ngày 10-5-1967, vào lúc 11 giờ trưa, khoảng 30 máy bay Mỹ đã ném bom nhà máy xi măng, các kho dầu và lần đầu tiên chúng ném bom những kho hậu cần của cảng, cách các cầu tầu và các tầu Liên Xô chở hàng khô đậu tại các cầu tầu ấy chừng 300-400 mét. Đó là những tàu Liên Xô có tên "Ximphêrôpôn", "Bacuriani", "Nagaêvô", tầu chở chuối "Cura". Tầu của Trung Quốc "Xìn Hồ" đang đậu tại cầu tàu số 4, bên cạnh các tầu Liên Xô, đã bắn súng máy vào các máy bay Mỹ. Đã có 4 máy bay bị bắn rơi nhưng không phải do người Trung Quốc, mà là bị bắn rơi bởi các tên lửa Liên Xô loại "đất đối không" được bố trí để bảo vệ thành phố Hải Phòng.
Ngày 12-5 Mỹ đã ném bom phá huỷ hoàn toàn các nhà máy điện nhỏ ở Hòn Gai và Cẩm Phả.
Bất chấp tình hình đáng lo ngại và khả năng cảng Hải Phòng bị ném bom, từ ngày 1-5-1967 các đồng chí Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ quốc tế của cảng, tổ chức các cuộc tham quan, những cuộc thi đấu bóng chuyền và bóng đá cho anh em thủy thủ.
Kể từ ngày 15-5-1967 cảng Hải Phòng chỉ hoạt động theo phương án trực tiếp: từ boong tầu chuyển thẳng vào toa xe lửa, từ boong tầu bốc thẳng lên ôtô, từ boong tầu xuống thẳng sà lan, rồi vận chuyển hàng ra ngoài thành phố. Vì vậy tiến độ của công việc bốc dỡ hàng bị chậm lại.
Ngày 2-6-1967, vào lúc 15 giờ 40 phút có hai máy bay Mỹ đã bắn vào chiếc tầu "Tuốckextan" thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông lúc đó đậu trong cảng Cẩm Phả để bốc than lên tầu chở đến Nhật Bản.
Chiếc tầu này đã bị những viên đạn súng máy cỡ lớn và pháo cỡ nhỏ bắn từ máy bay làm thủng 67 lỗ trên thân tầu làm cho 7 thủy thủ bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng, và về sau họ đã chết. Đó là anh thợ điện Nicôlai Rưbachúc và thợ máy Van Demxốp.
Vào lúc 10 giờ 30, tôi đã cùng với các bí thư Sứ quán và Giám đốc Hãng đại lý tầu biển Đào Liên đi xe ra Cẩm Phả. Đến 16 giờ 30 phút thì chúng tôi đã có mặt trên tầu "Tuốckextan". Thuyền trưởng V. V. Xôcôlốp và Đại phó V. N. Mianhicốp (trong những năm 1955-1959 tôi đã cùng đồng chí này làm việc tại Thương cảng Vlađivôxtốc) đã chỉ cho chúng tôi thấy nhiều lỗ thủng trên tầu: ở trên boong thượng, trong các phòng ngủ của thủy thủ đoàn, ở phần ống khói và ở những phần khác của tầu. Họ kể về tất cả những gì đã xảy ra, họ cũng bố trí để chúng tôi hỏi các nhân chứng trong thủy thủ đoàn.
Chúng tôi đã lập hồ sơ về sự việc này, đã chụp ảnh, đã hỏi và lấy lời khai của các nhân chứng Việt Nam trong số các chiến sĩ biên phòng Việt Nam lúc ấy đang có mặt trên boong tầu, hỏi những người làm việc trong cảng, thu thập các đầu đạn và các mảnh đạn để đem đi giám định.
Chúng tôi đã đưa tất cả những chứng cứ thu thập được về Hà Nội và báo cáo với Đại sứ I. X. Sécbacốp. Cùng với bức thư đính kèm, Đại sứ đã chuyển gấp bằng đường bưu điện ngoại giao tất cả những tài liệu ấy về Mátxcơva cho Bộ trưởng Ngoại giao A. A. Grômưcô.
Về phần mình, tôi cũng gửi báo
cáo chi tiết cho Bộ trưởng Hàng hải của tôi và cho
Giám đốc Công ty vận tải biển Viễn Đông. Tuy nhiên,
ngay sau sự cố xảy ra thuyền trưởng của tàu này cũng
đã gửi bức điện tường trình sự việc về Mátxcơva
và về Công ty vận tải biển Viễn Đông. Trên cơ sở đó
Bộ Ngoại giao Liên Xô đã gửi một bức công hàm liên
quan đến sự cố này cho Hoa Kỳ. Phía Mỹ đã không thừa
nhận việc máy bay Mỹ oanh kích và bắn vào tàu
"Tuốckextan".
Tuy nhiên, trên cơ sở những tài liệu điều tra về vụ máy bay Mỹ cố ý tấn công chiếc tầu Liên Xô "Tuốckextan" do có bức công hàm thứ hai của chính phủ Liên Xô gửi Chính phủ Hoa Kỳ được soạn thảo trên cơ sở những tài liệu ấy, phía Mỹ đã buộc phải thừa nhận có lỗi, nhận trả phí tổn sửa chữa con tàu và trả khoản trợ cấp suốt đời cho gia đình các thủy thủ đã chết.
Một thời gian sau trong Công ty vận tải biển Viễn Đông xuất hiện hai tầu mới được đặt tên nhằm tôn vinh các thủy thủ đã hy sinh tại Việt Nam - đó là tầu "Nicôlai Rưbachúc" và tầu "Van Demxốp".
Vào những tháng mùa hè năm 1967 trên lãnh thổ Bắc Việt Nam bầu không khí lặng yên đôi chút, không có những cuộc oanh kích của không quân Mỹ. Tuy vậy, bắt đầu từ tháng 9 các cuộc ném bom lại tái diễn với sức mạnh mới.
Sau những công việc chính tại cảng, công nhân và những người lao động khác của cảng Hải Phòng ngày càng được thu hút, vào thời gian buổi tối, vào các công việc khôi phục và những công việc khác trong thành phố. Họ tham gia công việc sửa chữa đường sá, phá bom nổ chậm, giúp đỡ những người bị thương và bộ đội. Anh em tự vệ của cảng đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ.
Vì thành tích lao động anh hùng của công nhân cảng, năm 1967 cảng Hải Phòng đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II. Vì thành tích hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ tiếp nhận và giải phóng hàng hóa của ngành ngoại thương trong những năm 1966 - 1967 nên Sở Ngoại thương thành phố Hải Phòng và Hãng đại lý tầu biển đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.
Nhằm mục đích bảo vệ chống lại máy bay, vào tháng 9 - tháng 10-1967 các đồng chí Việt Nam đã bố trí các ụ pháo cao xạ tại nhiều địa điểm trong thành phố Hải Phòng, kể cả chung quanh Cơ quan Đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô, ở khoảng cách từ 20 m đến 100 m.
Hồi tháng 9, cách trụ sở Cơ quan đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô 80 - 100 mét, đã có 3 quả rốc két nổ tại Ngân hàng Hải Phòng, sau đó một quả bom nặng 300 kg đã nổ cách cơ quan 400 mét.
Tháng 11 những cuộc oanh kích lại tái diễn. Máy bay Mỹ ném bom xuống các khu dân cư, bến phà, cầu cảng.
Cuối tháng 11-1967 các chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ thành phố Hải Phòng đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 2600 trong tổng số máy bay đã bị tiêu diệt trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Vì chiến công này thành phố Hải Phòng đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng I và là thành phố đầu tiên ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phong tặng danh hiệu Thành phố Anh hùng.
Trong những chuyến công tác về Hà Nội ngày 12 và 13-10-1967, tôi đã kiến nghị với Trung tâm và các công ty vận tải biển về việc cần thiết chuẩn bị tài liệu để tặng thưởng huân chương và huy chương cho các thủy thủ Liên Xô vì công lao của họ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi cũng báo cáo đề xuất này với Đại sứ Liên Xô I. X. Sécbacốp và với Đại diện thương mại Liên Xô A. A. Páplốp.
Ngày 13-12, sau một thời gian tạm ngừng vì thời tiết xấu, các cuộc ném bom xuống Hà Nội và Hải Phòng lại tiếp diễn. Một chiếc cầu xe lửa lớn ở Hà Nội và một cây cầu đường bộ ở Hải Phòng đã bị ném bom phá huỷ. Sự cố này đã gây khó khăn lớn kéo dài đáng kể thời gian đi lại giữa Hà Nội và Hải Phòng vì giờ đây phải đi qua một số bến phà trên sông giữa hai thành phố này.
Tuy nhiên, trên cơ sở những tài liệu điều tra về vụ máy bay Mỹ cố ý tấn công chiếc tầu Liên Xô "Tuốckextan" do có bức công hàm thứ hai của chính phủ Liên Xô gửi Chính phủ Hoa Kỳ được soạn thảo trên cơ sở những tài liệu ấy, phía Mỹ đã buộc phải thừa nhận có lỗi, nhận trả phí tổn sửa chữa con tàu và trả khoản trợ cấp suốt đời cho gia đình các thủy thủ đã chết.
Một thời gian sau trong Công ty vận tải biển Viễn Đông xuất hiện hai tầu mới được đặt tên nhằm tôn vinh các thủy thủ đã hy sinh tại Việt Nam - đó là tầu "Nicôlai Rưbachúc" và tầu "Van Demxốp".
Vào những tháng mùa hè năm 1967 trên lãnh thổ Bắc Việt Nam bầu không khí lặng yên đôi chút, không có những cuộc oanh kích của không quân Mỹ. Tuy vậy, bắt đầu từ tháng 9 các cuộc ném bom lại tái diễn với sức mạnh mới.
Sau những công việc chính tại cảng, công nhân và những người lao động khác của cảng Hải Phòng ngày càng được thu hút, vào thời gian buổi tối, vào các công việc khôi phục và những công việc khác trong thành phố. Họ tham gia công việc sửa chữa đường sá, phá bom nổ chậm, giúp đỡ những người bị thương và bộ đội. Anh em tự vệ của cảng đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ.
Vì thành tích lao động anh hùng của công nhân cảng, năm 1967 cảng Hải Phòng đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II. Vì thành tích hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ tiếp nhận và giải phóng hàng hóa của ngành ngoại thương trong những năm 1966 - 1967 nên Sở Ngoại thương thành phố Hải Phòng và Hãng đại lý tầu biển đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.
Nhằm mục đích bảo vệ chống lại máy bay, vào tháng 9 - tháng 10-1967 các đồng chí Việt Nam đã bố trí các ụ pháo cao xạ tại nhiều địa điểm trong thành phố Hải Phòng, kể cả chung quanh Cơ quan Đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô, ở khoảng cách từ 20 m đến 100 m.
Hồi tháng 9, cách trụ sở Cơ quan đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô 80 - 100 mét, đã có 3 quả rốc két nổ tại Ngân hàng Hải Phòng, sau đó một quả bom nặng 300 kg đã nổ cách cơ quan 400 mét.
Tháng 11 những cuộc oanh kích lại tái diễn. Máy bay Mỹ ném bom xuống các khu dân cư, bến phà, cầu cảng.
Cuối tháng 11-1967 các chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ thành phố Hải Phòng đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 2600 trong tổng số máy bay đã bị tiêu diệt trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Vì chiến công này thành phố Hải Phòng đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng I và là thành phố đầu tiên ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phong tặng danh hiệu Thành phố Anh hùng.
Trong những chuyến công tác về Hà Nội ngày 12 và 13-10-1967, tôi đã kiến nghị với Trung tâm và các công ty vận tải biển về việc cần thiết chuẩn bị tài liệu để tặng thưởng huân chương và huy chương cho các thủy thủ Liên Xô vì công lao của họ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi cũng báo cáo đề xuất này với Đại sứ Liên Xô I. X. Sécbacốp và với Đại diện thương mại Liên Xô A. A. Páplốp.
Ngày 13-12, sau một thời gian tạm ngừng vì thời tiết xấu, các cuộc ném bom xuống Hà Nội và Hải Phòng lại tiếp diễn. Một chiếc cầu xe lửa lớn ở Hà Nội và một cây cầu đường bộ ở Hải Phòng đã bị ném bom phá huỷ. Sự cố này đã gây khó khăn lớn kéo dài đáng kể thời gian đi lại giữa Hà Nội và Hải Phòng vì giờ đây phải đi qua một số bến phà trên sông giữa hai thành phố này.
Năm Mới 1968 đã
đến
.
Ngày 3-1-1968 tại Hải Phòng và tại cảng Cẩm Phả đã có 5 cuộc báo động phòng không. Buổi sáng hôm ấy đã có một máy bay bị bắn rơi và đã bắt sống một phi công Mỹ. Sau bữa trưa các máy bay địch đã thả xuống thành phố nhiều loạt bom bi.
Ngày 4-1-1968 những cuộc báo động phòng không đã không ngớt từ sáng sớm cho đến tối mịt. Trước giờ ăn trưa, trong suốt một giờ liền đã diễn ra cuộc ném bom dữ dội: máy bay đã ném bom phá huỷ đoạn đường sắt và cây cầu ở trước cửa nhà máy xi măng, bắn phá các ụ pháo cao xạ ở phía bờ bên kia sông và những mục tiêu khác.
Cũng ngày hôm ấy, vào lúc 15 giờ 30 phút, tầu "Pêrêxláplơ - Dalétxki" (thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông) đang đậu tại phao số 3 để bốc dỡ các bao bột mì xuống sà lan thì có một quả bom hẹn giờ rơi trúng sà lan cách tầu có hai mét. Sau 25 phút quả bom nổ, gây hư hại nghiêm trọng cho con tầu. Chiếc sà lan này đã chìm trong phút chốc.
Theo thông báo của thuyền trưởng tầu "Pêrêxláplơ - Dalétxki", vào lúc 20 giờ 30 phút cách tầu không xa đã có hai quả bom nữa nổ. May thay, cả hai trường hợp đã không có ai trong thủy thủ đoàn bị thương.
Tôi đã lên con tầu này, tiến hành điều tra, chụp ảnh những chỗ hư hại trên tầu (động cơ chính, các máy móc phụ trợ, thân tầu và phần ca bin của con tầu), tiến hành lấy lời khai của các nhân chứng, tôi đã quyết định thành lập một ban điều tra vụ việc và xác định mức độ thiệt hại.
Trên cơ sở bức điện của thuyền trưởng gửi cho Trung tâm và cho Công ty của mình thông báo về vụ chiếc tầu bị ném bom, Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Mỹ về vụ này. Tuy nhiên, phía Mỹ đã chối bỏ vụ tấn công vào tầu Liên Xô.
Sau khi ban điều tra do tôi lãnh đạo tiến hành điều tra cặn kẽ những chỗ hư hại của tầu và đặc biệt ở động cơ chính của tầu; làm cho con tầu này không thể vận hành độc lập được cũng như sau khi tôi gửi các tài liệu đến Sứ quán Liên Xô, Chính phủ Liên Xô lại một lần nữa gửi Công hàm cho Chính phủ Mỹ. Trước các tài liệu hiển nhiên và không thể chối cãi, phía Mỹ đã buộc phải thừa nhận lỗi của mình. Họ còn khẳng định sẽ trả khoản phí tổn sửa chữa và đền bù những tổn thất liên quan đến những hư hỏng trên tầu và những tổn thất khác về vật chất và thời gian.
Theo yêu cầu của tôi chiếc tầu bị hư hại đã được tầu cứu bộ "Ácgút" dắt về bến đỗ. Sau khi số bột mì được bốc dỡ hết tầu "Pêrêxláplơ - Dalétxki" được dắt đến "phao số 0" của cảng Hải Phòng để trở về căn cứ sửa chữa ở Vlađivấtxtốc. Tôi có mặt trên tầu cứu hộ "Ácgút" đến "phao số 0" để tiễn con tầu bị nạn về nước.
Sau này, cho đến tận khi kết thúc đợt công tác của tôi ở Việt Nam và đến ngày tôi lên đường trở về Tổ quốc vào cuối tháng 7-1968, đã xảy ra rất nhiều cuộc oanh tạc, bắn phá và ném bom của không quân Mỹ nhằm vào các cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả và nhằm vào các tầu Liên Xô đậu tại những cảng ấy. Sau ngày tôi về nước, máy bay Mỹ còn thả thủy lôi ở những luồng biển dẫn vào cảng và đã diễn ra hành động phong tỏa cảng Hải Phòng.
Tuy nhiên, bất chấp những thử thách vô cùng nặng nề và biết bao hy sinh, nhân dân Việt Nam, được sự hậu thuẫn và chi viện toàn diện của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, đã trụ vững và chiến thắng trong cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất đất nước.
Tôi tự hào và hạnh phúc vì đã có cơ hội góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc giành thắng lợi lịch sử ấy của nhân dân Việt Nam.
Ngày 3-1-1968 tại Hải Phòng và tại cảng Cẩm Phả đã có 5 cuộc báo động phòng không. Buổi sáng hôm ấy đã có một máy bay bị bắn rơi và đã bắt sống một phi công Mỹ. Sau bữa trưa các máy bay địch đã thả xuống thành phố nhiều loạt bom bi.
Ngày 4-1-1968 những cuộc báo động phòng không đã không ngớt từ sáng sớm cho đến tối mịt. Trước giờ ăn trưa, trong suốt một giờ liền đã diễn ra cuộc ném bom dữ dội: máy bay đã ném bom phá huỷ đoạn đường sắt và cây cầu ở trước cửa nhà máy xi măng, bắn phá các ụ pháo cao xạ ở phía bờ bên kia sông và những mục tiêu khác.
Cũng ngày hôm ấy, vào lúc 15 giờ 30 phút, tầu "Pêrêxláplơ - Dalétxki" (thuộc Công ty vận tải biển Viễn Đông) đang đậu tại phao số 3 để bốc dỡ các bao bột mì xuống sà lan thì có một quả bom hẹn giờ rơi trúng sà lan cách tầu có hai mét. Sau 25 phút quả bom nổ, gây hư hại nghiêm trọng cho con tầu. Chiếc sà lan này đã chìm trong phút chốc.
Theo thông báo của thuyền trưởng tầu "Pêrêxláplơ - Dalétxki", vào lúc 20 giờ 30 phút cách tầu không xa đã có hai quả bom nữa nổ. May thay, cả hai trường hợp đã không có ai trong thủy thủ đoàn bị thương.
Tôi đã lên con tầu này, tiến hành điều tra, chụp ảnh những chỗ hư hại trên tầu (động cơ chính, các máy móc phụ trợ, thân tầu và phần ca bin của con tầu), tiến hành lấy lời khai của các nhân chứng, tôi đã quyết định thành lập một ban điều tra vụ việc và xác định mức độ thiệt hại.
Trên cơ sở bức điện của thuyền trưởng gửi cho Trung tâm và cho Công ty của mình thông báo về vụ chiếc tầu bị ném bom, Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Mỹ về vụ này. Tuy nhiên, phía Mỹ đã chối bỏ vụ tấn công vào tầu Liên Xô.
Sau khi ban điều tra do tôi lãnh đạo tiến hành điều tra cặn kẽ những chỗ hư hại của tầu và đặc biệt ở động cơ chính của tầu; làm cho con tầu này không thể vận hành độc lập được cũng như sau khi tôi gửi các tài liệu đến Sứ quán Liên Xô, Chính phủ Liên Xô lại một lần nữa gửi Công hàm cho Chính phủ Mỹ. Trước các tài liệu hiển nhiên và không thể chối cãi, phía Mỹ đã buộc phải thừa nhận lỗi của mình. Họ còn khẳng định sẽ trả khoản phí tổn sửa chữa và đền bù những tổn thất liên quan đến những hư hỏng trên tầu và những tổn thất khác về vật chất và thời gian.
Theo yêu cầu của tôi chiếc tầu bị hư hại đã được tầu cứu bộ "Ácgút" dắt về bến đỗ. Sau khi số bột mì được bốc dỡ hết tầu "Pêrêxláplơ - Dalétxki" được dắt đến "phao số 0" của cảng Hải Phòng để trở về căn cứ sửa chữa ở Vlađivấtxtốc. Tôi có mặt trên tầu cứu hộ "Ácgút" đến "phao số 0" để tiễn con tầu bị nạn về nước.
Sau này, cho đến tận khi kết thúc đợt công tác của tôi ở Việt Nam và đến ngày tôi lên đường trở về Tổ quốc vào cuối tháng 7-1968, đã xảy ra rất nhiều cuộc oanh tạc, bắn phá và ném bom của không quân Mỹ nhằm vào các cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả và nhằm vào các tầu Liên Xô đậu tại những cảng ấy. Sau ngày tôi về nước, máy bay Mỹ còn thả thủy lôi ở những luồng biển dẫn vào cảng và đã diễn ra hành động phong tỏa cảng Hải Phòng.
Tuy nhiên, bất chấp những thử thách vô cùng nặng nề và biết bao hy sinh, nhân dân Việt Nam, được sự hậu thuẫn và chi viện toàn diện của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, đã trụ vững và chiến thắng trong cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất đất nước.
Tôi tự hào và hạnh phúc vì đã có cơ hội góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc giành thắng lợi lịch sử ấy của nhân dân Việt Nam.
Tháng 2- 2003
ĐẠI TÁ.
PÊTƠRỐP ALẾCHXÂY LACỐPLÊVÍCH
PÊTƠRỐP ALẾCHXÂY LACỐPLÊVÍCH
Ông sinh ngày 24-6-1934. Năm 1954 ông tốt nghiệp Trường pháo cao xạ Ôrenbuôc, năm 1963 ông tốt nghiệp Khoa kỹ thuật vô tuyến Học viện kỹ thuật quân sự mang tên Gôvôrốp tại thành phố Kháccốp.
Từ tháng 3-1966 đến tháng 4-1967 ông tham gia chiến đấu tại Việt Nam; thời kỳ 1972 - 1974 ông tham gia vào công cuộc chi viện quốc tế cho Angiêri. Ông trải qua con đường binh nghiệp từ chức vụ chỉ huy trung đội đến chức phó chỉ huy lữ đoàn tên lửa - phòng không phụ trách khâu vũ khí - khí tài.
Vì tinh thần quả cảm và anh dũng trong khi thi hành các nhiệm vụ đặc biệt của Chính phủ giao phó, năm 1957 ông đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ và Huy chương Hữu nghị của Việt Nam, năm 1998 ông được tặng Huân chương Dũng cảm.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ TRƯỞNG TRONG TRUNG ĐOÀN TÊN LỬA
PHÒNG KHÔNG Ở VIỆT NAM
Từ tháng 3-1966 đến tháng 4-1967 tôi đã có mặt tại Việt Nam trong thành phần các khẩu đội chiến đấu của Trung đoàn tên lửa phòng không 260 thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Mátxcơva, với chức vụ chỉ huy phó trung đoàn - kỹ sư trưởng. Đó là trường hợp đầu tiên các khẩu đội chiến đấu của trung đoàn với đầy đủ quân số cùng với vị chỉ huy của mình, thực hiện chuyến biệt phái làm nhiệm vụ quốc tế ở nước ngoài. Thượng tướng không quân G. V. Dimin, Phó Tư lệnh thứ nhất Binh chủng phòng không Liên Xô, đã trao nhiệm vụ công tác cho chúng tôi gồm: Chỉ huy trưởng trung đoàn, Đại tá V V. Phêđôrốp, Trưởng ban chính trị trung đoàn, Trung tá V V Nhegienxki và tôi.
Chúng tôi đã hiểu rõ tính chất phức tạp của nhiệm vụ trong chuyến công tác biệt phái sắp tới, trách nhiệm lớn lao trao cho trung đoàn Quân khu thủ đô chúng tôi. Khi nhìn lại, có thể nói một cách hoàn toàn có trách nhiệm rằng toàn thể đội ngũ Trung đoàn 260 của chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao. Trong một thời gian ngắn, với những điều kiện phức tạp của cuộc chiến tranh, trung đoàn chúng tôi đã đào tạo thành công và đưa vào đội ngũ chiến đấu Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời còn bắn rơi 25 máy bay Mỹ.
Các sĩ quan và binh sĩ của trung đoàn chúng tôi đã thể hiện nghệ thuật cao trong chiến đấu, tinh thần tổ chức, lòng dũng cảm và tinh thần anh dũng; đã hoàn thành vẻ vang bổn phận người lính của mình trong công cuộc chi viện mang tinh thần quốc tế dành cho nhân dân Việt Nam. Họ đã không tiếc công sức và nghị lực của mình, bất chấp mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách để đem lại sự vẻ vang xứng đáng cho trung đoàn và Quân khu phòng không Mátxcơva. Bởi vì họ ý thức được rằng những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó là nhiệm vụ chiến đấu của Tổ quốc trao cho.
Vì tinh thần quả cảm và anh dũng của bản thân, nhiều người trong số họ đã được nhận những phần thưởng cao quý của Chính phủ. Ví dụ, chỉ huy trưởng trung đoàn chúng tôi, đồng chí V. V. Phêđôrốp, người đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 3, Thiếu tá X. T. Vôrôbiốp và sĩ quan điều khiển tên lửa của tiểu đoàn này, Trung uý V. I. Sécbacốp, được tặng thưởng Huân chương Lênin, còn Trung tá Ph. P. Ilinức được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ và Huân chương Lênin.
Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 1 của chúng tôi, Trung tá Ph. P. Ilinức, đã được cử sang Việt Nam trước chúng tôi - đó là đơn vị chủ chốt của trung đoàn - và đã có mặt tại Việt Nam hơn 1 năm. Trong thời gian kể trên tiểu đoàn của đồng chí ấy đã bắn rơi 24 máy bay Mỹ và những huyền thoại về lòng dũng cảm của Ph. P. Ilinức, về sự táo bạo và sự kiên quyết của đồng chí ấy, về những chiến thắng trước quân thù mà tiểu đoàn đã giành được dưới sự chỉ huy của đồng chí ấy đã lan truyền khắp nơi.
Bộ chỉ huy Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam đã đề nghị phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho Trung tá Ilinức. Nhưng những trở ngại có tính chất quan liêu chủ nghĩa và tình hình chính trị thời kỳ ấy đã không tạo cơ hội cho người chỉ huy chiến đấu ấy được nhận danh hiệu xứng đáng - người ta chỉ trao cho đồng chí Huân chương Lênin không kèm theo ngôi sao Anh hùng.
Nhờ thành tích trong năm 1966, Trung đoàn tên lửa phòng không 260 đã được tặng Cờ đỏ luân lưu của Xôviết Mátxcơva và Thành ủy Mátxcơva. Năm 1968, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Các lực lượng vũ trang Liên Xô, Trung đoàn đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ vì thành tích hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc tế và vì những thành tích trong chuẩn bị chiến đấu và học tập chính trị. Đó là trường hợp hiếm có trong thời bình. Tiếc thay, ngày nay, do kết quả "những cải cách căn bản" trong lực lượng vũ trang Liên bang Nga mà Trung đoàn Cờ đỏ không tồn tại nữa. Nhưng những chiến công của các chiến sĩ trung đoàn ấy vẫn không phai mờ trong ký ức của nhân dân Nga và nhân dân Việt Nam.
Những nhiệm vụ
được thực hiện theo từng giai đoạn
Khi chúng tôi đáp máy bay tới Việt Nam thì Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Binh chủng phòng không - không quân Quân đội nhân dân Việt Nam - trung đoàn mà chúng tôi có nhiệm vụ đào tạo và đưa vào chiến đấu đã được thành lập và đóng quân trong rừng, tại nơi gọi là Trung tâm huấn luyện. Chúng tôi được đón tiếp rất niềm nở và nồng hậu. Cho đến nay thật khó mà quên được cuộc tiếp đón nồng hậu nhường đó mà các đồng chí Việt Nam đã dành cho chúng tôi ở trong khu rừng ấy.
Những chiếc xe buýt và những chiếc ôtô bịt kín đã đưa chúng tôi từ sân bay quốc tế Hà Nội về thẳng Trung tâm huấn luyện. Sau đó, chúng tôi đi bộ tiếp khoảng 3 kilômét theo những con đường mòn. Trên suốt dọc đường đến Trung tâm đều có các chiến sĩ và sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam đứng dọc hai bên con đường mòn để chào đón và tặng hoa cho chúng tôi. Trời đã tối nhưng cánh rừng rung chuyển bởi những tiếng hô chúc mừng tình hữu nghị Việt - Xô, những tiếng hô vang chào mừng các chiến sĩ Quân đội Xôviết và những viên chỉ huy của họ.
Chúng tôi cư trú trong các nhà lán được dựng lên từ các phên liếp bằng tre, mái lợp bằng lá cọ. Các bạn Việt Nam thường xuyên chăm lo cho chúng tôi, cố gắng để chúng tôi tránh gặp phải mọi điều khó chịu.
Chúng tôi không gặp rắc rối nào trong vấn đề ăn uống. Bếp trưởng của Trung tâm huấn luyện này là một chuẩn uý Liên Xô, chủ yếu các món ăn là các món ăn kiểu Âu được chế biến từ thịt bò, thịt lợn, cá, thịt gà, cùng với các loại rau quả địa phương. Trong rừng không khí thật vô cùng ngột ngạt, Vì nguyên nhân này mà đa số anh em chúng tôi đã mắc phải một số loại bệnh nấm da, làm tổn thương những vùng "kín" nhất trên cơ thể.
Anh em chuyên gia Liên Xô không quen sống trong rừng. Tiện đây xin nói thêm rằng Thượng tướng A. A. Visnhépxki, nhà phẫu thuật đầu ngành của Quân đội Liên Xô, cùng với một tốp sĩ quan quân y đến Trung tâm huấn luyện của chúng tôi và sống trong các lán trại trong vòng 2 tuần lễ, với mục đích nghiên cứu thực tế điều kiện sinh hoạt và phục vụ quân sự của các chiến sĩ Xôviết.
Tại Trung tâm huấn luyện, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc kiêm Chỉ huy trưởng của trung đoàn là Đại tá V. V. Phêđôrốp, chúng tôi đã tổ chức những buổi lên lớp căng thẳng và trong vòng 3 tháng đã tiến hành đào tạo về lý thuyết cho các khẩu đội chiến đấu của trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam. Tôi trực tiếp phụ trách tổ chức toàn bộ quá trình huấn luyện và trực tiếp lên lớp huấn luyện kỹ thuật cùng với các sĩ quan chỉ huy của Trung đoàn tên lửa phòng không 274.
Trong giai đoạn này có những khó khăn chủ yếu sau đây:
- Trình độ đào tạo chung của các đồng chí Việt Nam còn thấp: đa số các học viên trước đó chưa hề được làm quen với kỹ thuật tên lửa, với kỹ thuật vô tuyến - điện tử, nhiều khi cũng chưa biết bất kỳ một kỹ thuật nào khác;
- Rào cản ngôn ngữ: rất thiếu phiên dịch viên và các cuốn từ điển cho họ;
- Có rất nhiều nhóm đào tạo chuyên ngành (lên đến con số 60 nhóm) trong mỗi nhóm đó có khoảng 40 người. Ví dụ, để tiến hành bài giảng kéo dài 6 giờ, thì từ hôm trước phải viết bản đề cương tóm tắt và làm việc với phiên dịch viên ít nhất trong 6 giờ để giải thích từng từ;
- Thiếu tất cả mọi thứ (hiểu theo nghĩa trực tiếp của từ này) để có thể tiến hành các buổi lên lớp;
- Trung tâm huấn luyện nằm trong rừng; không khí nóng bức không tả xiết và độ ẩm cao đã làm phức tạp thêm tình hình. Ngoài ra, những buổi lên lớp cứ luôn luôn bị cắt ngang vì những cuộc oanh tạc của máy bay địch.
Phải nói rằng các đồng chí Việt Nam đã hết sức nhanh chóng nâng cao trình độ đào tạo chưa đầy đủ ban đầu nhờ tinh thần cần cù tuyệt diệu, tinh thần cố gắng đáng khâm phục và tinh thần ham hiểu biết. Tất cả mọi học viên, từ chiến sĩ bình thường cho đến viên chỉ huy trung đoàn là Thiếu tá Nguyễn Nùng, đều có thái độ hết sức nghiêm túc với bài học, họ nắm bắt từng từ một.
Khi nói về những khó khăn thì
không thể không nhắc đến thời kỳ những năm 1966 -
1967. Đó là thời kỳ đỉnh điểm của "Cách mạng
văn hoá" ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Điều này
không thể không tác động, và dĩ nhiên đã tác động
đến hoạt động của chúng tôi ở Việt Nam...
Đây là câu chuyện đã xảy ra vào tháng 12-1966. Có hai tiểu đoàn của chúng tôi tiến vào khu vực biên giới giữa ba nước Lào - Trung Quốc - Việt Nam để tiến hành phục kích chiến đấu. Đây là khu vực các máy bay của không quân Mỹ, sau khi cất cánh từ các căn cứ không quân ở Thái Lan, tập trung lại, chấn chỉnh đội hình để rồi dưới sự yểm trợ của những phương tiện gây nhiễu mạnh được tạo ra bởi những chiếc máy bay đặc biệt, giáng những đòn đánh phá các mục tiêu trong khu vực Hà Nội.
Cùng với các chuyên gia Việt Nam, chúng tôi đi trên 2 ôtô để đến đó nhằm giúp sức. Trong xe thứ nhất tôi ngồi ở ghế phía trước. Thiếu tá A. X. Xamôrucốp đi xe thứ hai. Vào thời điểm ấy các đơn vị Trung Quốc đang xây dựng một con đường chạy từ biên giới Trung Quốc đến Hà Nội. Dọc toàn bộ con đường này có nhiều biểu ngữ, khẩu hiệu, các bức chân dung của Mao Trạch Đông và những biểu tượng khác của "Cách mạng văn hoá". Tại một đoạn đường binh lính đã chặn phía trước chiếc xe thứ hai. Tôi nói với người phiên dịch (tôi biết đồng chí ấy nói thạo tiếng Trung Quốc).
- Đồng chí hãy nói lại với sĩ quan Trung Quốc rằng chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế chung của chúng ta chiến đấu chống bọn xâm lược, và chúng ta không có thừa thời gian.
Người phiên dịch đã dịch mấy câu nói của tôi. Chỉ sau đấy chúng tôi mới có thể tiếp tục đi được. Người ta đã không chặn chiếc xe của tôi Họ tưởng tôi là người Việt Nam.
Thư từ gửi từ bên nước thì hiếm khi chúng tôi nhận được. Chỉ mãi sau khi về tới Mátxcơva người ta mới trao cho tôi 29 bức thư của vợ tôi, những bức thư tràn đầy những lời thương yêu, quan tâm và an ủi, là những lời không nhận được khi tôi còn ở Việt Nam.
Nhìn lại qua tấm lăng kính của những năm tháng đã qua, có thể nói rằng nếu không vì những hậu quả của "Cách mạng văn hoá" thì có nhiều vấn đề, kể cả những vấn đề cung cấp kịp thời phương tiện kỹ thuật và vũ khí, vấn đề hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật ấy trong chiến đấu, vấn đề hậu cần, tiếp thu kinh nghiệm chiến đấu của các loại hình binh chủng phòng không, và điều chủ yếu là vấn đề thực hiện một cách nhanh chóng kinh nghiệm ấy, cùng những nhiệm vụ khác lẽ ra đã được giải quyết một cách có lợi hơn rất nhiều cả cho các đồng chí Việt Nam, cả cho phía chúng tôi.
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện về lý thuyết, các tiểu đoàn tên lửa được đưa đến các trận địa chiến đấu. Đến thời điểm đó, dưới sự chỉ đạo của tôi, số phương tiện kỹ thuật được chở từ Liên Xô đến cho trung đoàn chúng tỏi đã được bốc dỡ, phân tán ra, được kiểm tra và được triển khai trong chế độ chiến đấu, tuân theo đúng kế hoạch phòng không chung của đất nước.
Ở giai đoạn hai, sau khi đưa các tiểu đoàn tên lửa phòng không đến các trận địa chiến đấu, trong suốt 3 tháng những hoạt động tác chiến chống không quân Mỹ đều chỉ do các khẩu đội chiến đấu của Liên Xô thực hiện, còn các khẩu đội Việt Nam thì làm việc ở ngay cạnh. Ở giai đoạn này nhiệm vụ cơ bản là nêu rõ ứng dụng chiến đấu của các phương tiện kỹ thuật chiến đấu của Liên Xô trong hoàn cảnh thực tế, chỉ ra cách thức khai hỏa chính xác tên lửa phòng không có điều khiển, nhằm mục đích thực hiện tối đa các khả năng tác chiến của các bộ khí tài tên lửa phòng không trong việc đối phó với không quân Mỹ.
Trong suốt thời gian ấy các khẩu đội Liên Xô đã thực hiện 43 lần phóng tên lửa và tiêu diệt được 23 máy bay địch, trong đó có các loại máy bay F-105, F-4, A-6, A-7, EB-66.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của tôi (trong vai trò kỹ sư trưởng) là đảm bảo khả năng thường xuyên sẵn sàng chiến đấu của các khí tài, bảo trì tốt những khí tài ấy huấn luyện công việc này cho các khẩu đội Việt Nam, ngoái ra còn có nhiệm vụ phải nhanh chóng phát biện và khắc phục những hỏng hóc và hư hại mới phát sinh trong quá trình tác chiến.
Đây là câu chuyện đã xảy ra vào tháng 12-1966. Có hai tiểu đoàn của chúng tôi tiến vào khu vực biên giới giữa ba nước Lào - Trung Quốc - Việt Nam để tiến hành phục kích chiến đấu. Đây là khu vực các máy bay của không quân Mỹ, sau khi cất cánh từ các căn cứ không quân ở Thái Lan, tập trung lại, chấn chỉnh đội hình để rồi dưới sự yểm trợ của những phương tiện gây nhiễu mạnh được tạo ra bởi những chiếc máy bay đặc biệt, giáng những đòn đánh phá các mục tiêu trong khu vực Hà Nội.
Cùng với các chuyên gia Việt Nam, chúng tôi đi trên 2 ôtô để đến đó nhằm giúp sức. Trong xe thứ nhất tôi ngồi ở ghế phía trước. Thiếu tá A. X. Xamôrucốp đi xe thứ hai. Vào thời điểm ấy các đơn vị Trung Quốc đang xây dựng một con đường chạy từ biên giới Trung Quốc đến Hà Nội. Dọc toàn bộ con đường này có nhiều biểu ngữ, khẩu hiệu, các bức chân dung của Mao Trạch Đông và những biểu tượng khác của "Cách mạng văn hoá". Tại một đoạn đường binh lính đã chặn phía trước chiếc xe thứ hai. Tôi nói với người phiên dịch (tôi biết đồng chí ấy nói thạo tiếng Trung Quốc).
- Đồng chí hãy nói lại với sĩ quan Trung Quốc rằng chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế chung của chúng ta chiến đấu chống bọn xâm lược, và chúng ta không có thừa thời gian.
Người phiên dịch đã dịch mấy câu nói của tôi. Chỉ sau đấy chúng tôi mới có thể tiếp tục đi được. Người ta đã không chặn chiếc xe của tôi Họ tưởng tôi là người Việt Nam.
Thư từ gửi từ bên nước thì hiếm khi chúng tôi nhận được. Chỉ mãi sau khi về tới Mátxcơva người ta mới trao cho tôi 29 bức thư của vợ tôi, những bức thư tràn đầy những lời thương yêu, quan tâm và an ủi, là những lời không nhận được khi tôi còn ở Việt Nam.
Nhìn lại qua tấm lăng kính của những năm tháng đã qua, có thể nói rằng nếu không vì những hậu quả của "Cách mạng văn hoá" thì có nhiều vấn đề, kể cả những vấn đề cung cấp kịp thời phương tiện kỹ thuật và vũ khí, vấn đề hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật ấy trong chiến đấu, vấn đề hậu cần, tiếp thu kinh nghiệm chiến đấu của các loại hình binh chủng phòng không, và điều chủ yếu là vấn đề thực hiện một cách nhanh chóng kinh nghiệm ấy, cùng những nhiệm vụ khác lẽ ra đã được giải quyết một cách có lợi hơn rất nhiều cả cho các đồng chí Việt Nam, cả cho phía chúng tôi.
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện về lý thuyết, các tiểu đoàn tên lửa được đưa đến các trận địa chiến đấu. Đến thời điểm đó, dưới sự chỉ đạo của tôi, số phương tiện kỹ thuật được chở từ Liên Xô đến cho trung đoàn chúng tỏi đã được bốc dỡ, phân tán ra, được kiểm tra và được triển khai trong chế độ chiến đấu, tuân theo đúng kế hoạch phòng không chung của đất nước.
Ở giai đoạn hai, sau khi đưa các tiểu đoàn tên lửa phòng không đến các trận địa chiến đấu, trong suốt 3 tháng những hoạt động tác chiến chống không quân Mỹ đều chỉ do các khẩu đội chiến đấu của Liên Xô thực hiện, còn các khẩu đội Việt Nam thì làm việc ở ngay cạnh. Ở giai đoạn này nhiệm vụ cơ bản là nêu rõ ứng dụng chiến đấu của các phương tiện kỹ thuật chiến đấu của Liên Xô trong hoàn cảnh thực tế, chỉ ra cách thức khai hỏa chính xác tên lửa phòng không có điều khiển, nhằm mục đích thực hiện tối đa các khả năng tác chiến của các bộ khí tài tên lửa phòng không trong việc đối phó với không quân Mỹ.
Trong suốt thời gian ấy các khẩu đội Liên Xô đã thực hiện 43 lần phóng tên lửa và tiêu diệt được 23 máy bay địch, trong đó có các loại máy bay F-105, F-4, A-6, A-7, EB-66.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của tôi (trong vai trò kỹ sư trưởng) là đảm bảo khả năng thường xuyên sẵn sàng chiến đấu của các khí tài, bảo trì tốt những khí tài ấy huấn luyện công việc này cho các khẩu đội Việt Nam, ngoái ra còn có nhiệm vụ phải nhanh chóng phát biện và khắc phục những hỏng hóc và hư hại mới phát sinh trong quá trình tác chiến.
Độ ẩm lớn, nhiệt độ cao,
các khí tài được vận hành gần như không ngừng nghỉ,
- những điều này không thể không góp phần làm xuất
hiện những trục trặc thường xuyên. Ngoài ra máy bay
địch đã thường xuyên đánh vào các tổ hợp tên lửa
phòng không. Theo lời khai của các phi công Mỹ bị bắt
làm tù binh thì trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
oanh tạc nếu phát hiện thấy trận địa tên lửa phòng
không thì các phi công tự động bãi bỏ mọi nhiệm vụ
oanh tạc mà chỉ tập trung vào việc tiêu diệt các tổ
hợp tên lửa phòng không ấy. Để thực hiện nhiệm vụ
này phía Mỹ đã sử dụng các phương tiện hết sức
khác nhau để tiêu diệt mục tiêu: dùng tên lửa tự động
tìm diệt các trạm ra đa như kiểu tên lửa "Sraicơ",
thả bom rải thảm có định vị và không định vị, bắn
các loại pháo phản lực.
Chỉ có nhờ trình độ chuyên môn cao của các kỹ sư Liên Xô các kỹ thuật viên, các sĩ quan chỉ huy trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy mới đảm bảo được cho các khí tài thường xuyên ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những kỹ sư Liên Xô dưới đây đã tỏ rõ là những bậc thầy thực sự am hiểu công việc của mình: V. E. Muraviép, V. N. Ácchuscốp, Ph. X. Mamin, G. M. Êphrêmốp, các kỹ thuật viên trưởng thuộc hệ thống các đài điều khiển tên lửa G. A. Ivanốp, N. E. Baculin, R. A. Cadacốp, A. I. Camarinxki, N. I Ôblôghin, N. I. Ôbôdơnưi, trưởng trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu A. V. Guxép, các sĩ quan chỉ huy các khẩu đội kỹ thuật vô tuyến V. Đ. Đavưđốp, N. Ia. Madurencô, A. M. Burốp, Iu. Đ. Cun cốp, P. X. Khabarốp, các sĩ quan chỉ huy các khẩu đội bệ phóng V. A. Côxarép, G. Ia. Sêlômưtốp, các trợ lý của tôi R. Ph. Ignatốp, N. E. Têlêghin, các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn X. T. Vôrôbiốp, I. V. Vôlôđin, A X. Xamôrucốp, I. E. Pôgiđaép, B. I. Dađôrin và những người khác.
Đó là những ngày căng thẳng nhất đối với tất cả chúng tôi. Việc ngủ và nghỉ ngơi chỉ có thể thực hiện trên đường đi từ tiểu đoàn này đến tiểu đoàn khác, tức là ở trong ôtô.
Ở giai đoạn kết thúc quá trình đào tạo các khẩu đội của Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Quân đội nhân dân Việt Nam thì số lượng các chuyên gia Liên Xô trong trung đoàn này đã được cắt giảm. Trong 6 tháng tiếp theo trong trung đoàn này chỉ còn lại một nhóm nhỏ - nhóm chuyên gia bảo trì và sửa chữa các khí tài, do tôi chỉ huy.
Trong thời kỳ ấy nhiệm vụ chủ yếu là giúp đỡ một cách thực tế cho các chuyên gia Việt Nam duy trì các khí tài thường xuyên trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, cũng như thực hiện mọi công việc theo quy định. Trong thời gian đầu sau khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi các tiểu đoàn này để trở về nước thì lại càng cần thiết có sự giúp đỡ như vậy. Tình trạng còn thiếu kinh nghiệm ở các chuyên viên Việt Nam, tình trạng họ chưa tự tin trong công việc là các chuyên gia Liên Xô, trong đó có tôi, không phải chỉ thường xuyên có mặt trong các tiểu đoàn tên lửa và không chỉ tiến hành lên lớp, tư vấn, đề xuất và đưa ra những khuyến nghị đối với những vấn đề hết sức khác nhau về bảo trì và sửa chữa các khí tài, mà còn phải trực tiếp tìm ra và khắc phục những chỗ hỏng hóc và trục trặc đã phát sinh.
Chỉ có nhờ trình độ chuyên môn cao của các kỹ sư Liên Xô các kỹ thuật viên, các sĩ quan chỉ huy trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy mới đảm bảo được cho các khí tài thường xuyên ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những kỹ sư Liên Xô dưới đây đã tỏ rõ là những bậc thầy thực sự am hiểu công việc của mình: V. E. Muraviép, V. N. Ácchuscốp, Ph. X. Mamin, G. M. Êphrêmốp, các kỹ thuật viên trưởng thuộc hệ thống các đài điều khiển tên lửa G. A. Ivanốp, N. E. Baculin, R. A. Cadacốp, A. I. Camarinxki, N. I Ôblôghin, N. I. Ôbôdơnưi, trưởng trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu A. V. Guxép, các sĩ quan chỉ huy các khẩu đội kỹ thuật vô tuyến V. Đ. Đavưđốp, N. Ia. Madurencô, A. M. Burốp, Iu. Đ. Cun cốp, P. X. Khabarốp, các sĩ quan chỉ huy các khẩu đội bệ phóng V. A. Côxarép, G. Ia. Sêlômưtốp, các trợ lý của tôi R. Ph. Ignatốp, N. E. Têlêghin, các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn X. T. Vôrôbiốp, I. V. Vôlôđin, A X. Xamôrucốp, I. E. Pôgiđaép, B. I. Dađôrin và những người khác.
Đó là những ngày căng thẳng nhất đối với tất cả chúng tôi. Việc ngủ và nghỉ ngơi chỉ có thể thực hiện trên đường đi từ tiểu đoàn này đến tiểu đoàn khác, tức là ở trong ôtô.
Ở giai đoạn kết thúc quá trình đào tạo các khẩu đội của Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Quân đội nhân dân Việt Nam thì số lượng các chuyên gia Liên Xô trong trung đoàn này đã được cắt giảm. Trong 6 tháng tiếp theo trong trung đoàn này chỉ còn lại một nhóm nhỏ - nhóm chuyên gia bảo trì và sửa chữa các khí tài, do tôi chỉ huy.
Trong thời kỳ ấy nhiệm vụ chủ yếu là giúp đỡ một cách thực tế cho các chuyên gia Việt Nam duy trì các khí tài thường xuyên trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, cũng như thực hiện mọi công việc theo quy định. Trong thời gian đầu sau khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi các tiểu đoàn này để trở về nước thì lại càng cần thiết có sự giúp đỡ như vậy. Tình trạng còn thiếu kinh nghiệm ở các chuyên viên Việt Nam, tình trạng họ chưa tự tin trong công việc là các chuyên gia Liên Xô, trong đó có tôi, không phải chỉ thường xuyên có mặt trong các tiểu đoàn tên lửa và không chỉ tiến hành lên lớp, tư vấn, đề xuất và đưa ra những khuyến nghị đối với những vấn đề hết sức khác nhau về bảo trì và sửa chữa các khí tài, mà còn phải trực tiếp tìm ra và khắc phục những chỗ hỏng hóc và trục trặc đã phát sinh.
Tổ chức thực hiện
các công việc định kỳ
Các công việc cần thực hiện theo định kỳ đối với các bộ phận máy móc của bộ khí tài tên lửa được tổ chức tiến hành theo đúng các bản hướng dẫn vận hành và theo các bản chỉ dẫn đối với các loại khí tài tương ứng. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình hình trên bầu trời cũng cho phép tiến hành đều đặn các công việc theo định kỳ đối. với tất cả các loại khí tài. Thông thường những công việc ấy được thực hiện tùy theo hoạt động của máy bay địch.
Thường các công việc bảo trì hằng ngày khí tài bắt đầu tiến hành khi trời đã tối (vào khoảng 18 giờ, theo giờ địa phương), và những công việc ấy kết thúc vào gần nửa đêm. Vào khoảng 3 giờ sáng thì bắt đầu một chuỗi công việc chuẩn bị chiến đấu cho tất cả các loại khí tài. Các công việc định kỳ được tiến hành sau mỗi nửa năm, theo mùa, cũng như theo từng tháng được kết hợp với các đợt di chuyển trận địa của các tiểu đoàn tên lửa, trong mùa mưa, trong các đợt ngừng chiến, v.v..
Cần đặc biệt bàn về công tác chuẩn bị chiến đấu hằng ngày cho các khí tài. Công tác chuẩn bị chiến đấu ấy được thực hiện tuân theo một chế độ mới được chúng tôi soạn thảo và đem áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Thực chất của chế độ này là: trên cơ sở kinh nghiệm vận hành và khai thác các khí tài và những cuộc tập bắn chiến đấu trên bãi thử (tại Liên Xô) sẽ kịp thời quy định các thông số của các cụm linh kiện, các hệ thống của đài điều khiển tên lửa, cũng như của trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu, của các thiết bị phóng tên lửa và của các tên lửa. Những thông số này đều có ý nghĩa quyết định tư thế sẵn sàng chiến đấu của toàn bộ bộ khí tài tên lửa.
Trong bảng liệt kê những công việc kiểm tra bắt buộc hằng ngày cũng còn bao gồm cả những khâu kiểm tra liên hệ thống và toàn tổ hợp. Khâu chuẩn bị chiến đấu cho khí tài được kết thúc bằng khâu kiểm tra mở rộng đối với hoạt động của các đài điều khiển tên lửa và hoạt động của các thiết bị của bệ phóng, với các quả tên lửa đã được nạp vào bệ phóng; kiểm tra hoạt động của các bộ phận phản hồi trên tất cả các quả tên lửa, cũng như nghiên cứu hình ảnh các điểm "cục bộ" trên màn hình của các máy tín hiệu.
Chế độ chuẩn bị chiến đấu cho khí tài như vậy đã hoàn toàn tỏ ra đúng đắn. Tất nhiên, muốn vậy thì cần có tài nghệ hết sức cao, sự khéo léo, và các kỹ năng đã trở thành những động tác thuần thục, cần có một sự phối hợp nhịp nhàng tuyệt đối chính xác giữa các khẩu đội chiến đấu. Tôi có bổn phận phải trực tiếp chỉ huy các công việc kiểm tra khí tài sau mỗi lần các tiểu đoàn tên lửa triển khai trên trận địa mới, đồng thời cũng cần đặc biệt chú ý đến chất lượng thực hiện các công việc kiểm tra toàn bộ bộ khí tài tên lửa.
Tất cả các loại công việc cần thực hiện theo quy định đều được tiến hành - trong thời kỳ các khẩu đội chiến đấu của Liên Xô tiến hành tác chiến - bởi các chuyên gia Liên Xô. Họ là những kỹ sư, các kỹ thuật viên, các nhân viên vận hành, các trắc thủ trong các khẩu đội, dưới sự hướng dẫn của các sĩ quan chỉ huy, còn các khẩu đội Việt Nam thì học hỏi ở họ để tích luỹ kinh nghiệm. Sau khi các chuyên gia Liên Xô rút khỏi các tiểu đoàn tên lửa thì các chuyên gia thuộc nhóm của tôi đã có mặt trong các buổi tiến hành các công việc hằng tháng theo quy định và trong các buổi thực hiện tất cả các hình thức bảo trì theo định kỳ dài hơn. Các công việc kiểm tra diễn ra dưới sự kiểm soát của họ. Cách làm này bảo đảm tính kế thừa đối với toàn thể đội ngũ các khẩu đội và đảm bảo hoạt động đáng tin cậy của khí tài.
Sửa chữa khí tài
Tất nhiên, trong suốt thời gian tôi công tác ở Việt Nam thì một trong số những nhiệm vụ chủ yếu của tôi là sửa chữa và phục hồi các khí tài bị hỏng. Khi giải quyết nhiệm vụ này tôi đã dựa vào toàn thể đội ngũ kỹ sư - kỹ thuật viên của trung đoàn. Những trợ lý của tôi gồm có: Kỹ sư năng lượng của trung đoàn, Thiếu tá N. E. Têlêghin, chuyên gia về các thiết bị bệ phóng và về tên lửa, Thiếu tá R. Ph. Ignatốp, chuyên gia về các thiết bị ra đa, Đại uý kỹ sư V. E. Muraviép.
Sau khi các sĩ quan Liên Xô trở về nước, trong 6 tháng sau cũng đã có 9 chuyên gia khác về các chuyên ngành kỹ thuật đã làm việc cùng với tôi. Họ đã giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến sửa chữa và phục hồi các khí tài, ngoài ra họ còn giữ vai trò tư vấn. Bên cạnh đó, người ta đã tuyển lựa - trong số những sĩ quan được đào tạo tốt nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam - các chuyên viên về tất cả các chuyên ngành kỹ thuật (về các hệ thống điều khiển tên lửa, các hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu, về tên lửa, về các thiết bị nguồn điện, thiết bị bệ phóng và thiết bị công nghệ, v.v.) "và thành lập Ban vũ khí tên lửa của Trung đoàn tên lửa phòng không 274 Quân đội nhân dân Việt Nam. Dần dần hoạt động của ban chuyên trách này trở nên có hiệu quả.
Tại sở chỉ huy trung đoàn, trong số các cán bộ chuyên môn, người ta cử ra một sĩ quan trực ban kỹ thuật (ngoài sĩ quan trực tác chiến). Sĩ quan trực ban kỹ thuật nhanh chóng thu thập các dữ liệu về tình hình khí tài của trung đoàn và nếu thấy cần thiết thì đưa ra những biện pháp khẩn cấp nhằm khôi phục tư thế sẵn sàng chiến đấu của các khí tài. Trong quá trình tác chiến hình thức trực ban kỹ thuật thực sự là cần thiết, vì việc phục hồi các khí tài đòi hỏi phải có những hành động khẩn cấp nhất, mạnh mẽ nhất, không được phép có bất kỳ một sự chậm trễ nào. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện lực lượng và phương tiện bị hạn chế.
Trong quá trình khôi phục lại các khí tài bị máy bay địch gây hư hỏng cần xác định khối lượng công việc có thể phải tiến hành, bản liệt kê và số lượng vật tư cần thiết. Theo quy tắc, để phục hồi các khí tài được đưa vào nơi trú ẩn, cần tập trung một số lượng cần thiết các cán bộ chuyên môn (kể cả những cán bộ chuyên môn thuộc các tiểu đoàn khác và thuộc xưởng của trung đoàn), cũng như tất cả các phương tiện kỹ thuật có trong tay để tiến hành sủa chữa. Đã có hai cabin điều khiển "P", các máy móc của hai cabin điều phối "R", ba trạm phát điện bằng động cơ điêden, tám bệ phóng tên lửa, ba trạm ra đa P-12 được phục hồi bằng cách ấy sau khi chúng bị hư hại do bị trúng tên lửa chống ra đa "Sraicơ" và bom bi. Các bệ phóng bị hư hỏng thì được phục hồi bằng phương pháp sửa chữa theo cụm thiết bị lớn.
Trong tiến trình sửa chữa các khí tài có những lúc phải thực hiện cả những loại công việc mà ngay tại Liên Xô, để thực hiện chúng, cần phải có những thiết bị đặc biệt của những xưởng cố định (những công việc như sửa chữa hai hệ thống ăngten của đài điều khiển tên lửa đã bị hư hại vì mảnh tên lửa chống ra đa "Sraicơ", bộ phận cao tần ở máy ngắt mạch của ca bin điều khiển "PA", cụm linh kiện ở máy đóng mở ăngten P-23 với việc tháo dỡ hoàn toàn cụm linh kiện này). .
Đặc biệt hay gặp trường hợp các tuyến dây cáp bị hư hại sau các trận oanh tạc từ trên không của máy bay địch. Nhưng tại các tiểu đoàn tên lửa và tại trung đoàn tên lửa lại không có các cơ số dây cáp dự trữ. Việc sửa chữa các tuyến dây cáp truyền lực cũng như các tuyến dây cáp truyền tín hiệu đã chiếm mất rất nhiều thời gian.
Dự trữ tên lửa
tại trận địa
Trong thời gian diễn ra những hoạt động tác chiến cường độ cao thì mối quan tâm đặc biệt của kỹ sư trưởng của trung đoàn là sự chuẩn bị và hoạt động của tiểu đoàn kỹ thuật nhằm đảm bảo cho các tiểu đoàn hỏa lực có được một số lượng cần thiết các quả tên lửa đã sẵn sàng, dự trữ chúng tại các trận địa có các bệ phóng tên lửa.
Tiểu đoàn kỹ thuật được triển khai ở các địa điểm khác nhau, phân bố trên những khoảng cách quy định. Các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng của Tiểu đoàn được phân tán tại 5 địa điểm, còn các quả tên lửa và những bộ phận cấu thành của nó, những thùng chứa các thành phần nhiên liệu, các xe chuyên dụng dùng cho những thứ đó thì được bố trí tại 12 địa điểm cách xa nhau. Để chuẩn bị các quả tên lửa thì các phương tiện kỹ thuật, các xe chuyên dụng và các thiết bị chuyên dụng, các khẩu đội chiến đấu tập trung tại một trong số những trận địa dã chiến đã được lựa chọn từ trước để tổ chức quy trình công nghệ liên tục. Các loại công việc chỉ được tiến hành vào ban đêm và với một số lượng người tối thiểu được huy động.
Trong thành phần tiểu đoàn kỹ thuật có lập ra một nhóm chuyên trách, đứng đầu là trưởng ban tham mưu. Nhóm này chỉ thực hiện việc vận chuyển các quả tên lửa đến tiểu đoàn tên lửa phòng không. Thành phần nhóm này gồm 6 chiếc xe vận chuyển và nạp đạn, một xe cần cẩu K-61 với 2 nhân viên vận hành cần cẩu và 2 người móc dây cáp (trừ các lái xe). Cả hai kíp của tiểu đoàn kỹ thuật làm việc cách nhau một ngày hoặc làm việc cùng một lúc ở những trận địa khác nhau.
Tại các trận địa của tiểu đoàn tên lửa phòng không, số lượng các tên lửa dự trữ và hoàn toàn sẵn sàng được bố trí trên các xe vận chuyển và nạp tên lửa, giấu trong các hầm trú ẩn ở cách các trận địa phóng tên lửa khoảng 2 - 3 km. Tiểu đoàn tên lửa phòng không giữ liên lạc thường xuyên với những hầm trú ẩn ấy và với sở chỉ huy trung đoàn.
Trong suốt thời gian tôi có mặt ở Việt Nam đã không xảy ra các trường hợp phải hủy bỏ lệnh phóng tên lửa hoặc tên lửa không khởi động do lỗi của tiểu đoàn kỹ thuật. Toàn thể đội ngũ tiểu đoàn kỹ thuật - dưới sự chỉ huy của Trung tá B. I. Dađôrin, là người đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô và cuộc chiến tranh năm 1953 ở Triều Tiên - đã hoàn thành vẻ vang các nhiệm vụ được giao phó.
Đảm bảo an toàn
khi vận hành khí tài
Trong suốt thời gian tôi làm việc tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cương vị kỹ sư trưởng của trung đoàn tên lửa, ngoài việc giải quyết các nhiệm vụ nêu trên, tôi còn đặc biệt chú ý đến việc tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy tắc an toàn kỹ thuật và những yêu cầu ghi trong các bản chỉ dẫn và hướng dẫn vận hành các khí tài.
Kỹ thuật tên lửa phòng không của Liên Xô là loại vũ khí đáng sợ đối với kẻ thù. Bọn Mỹ biết rõ điều này. Nhưng vũ khí ấy cũng có thể không kém phần nguy hiểm và trở thành sức mạnh phá huỷ đối với quân ta nếu nó nằm trong tay những con người không tuân thủ hoặc vi phạm những quy tắc an toàn kỹ thuật và những đòi hỏi ghi trong các bản hướng dẫn vận hành. Vấn đề là ở chỗ: khi khai thác kỹ thuật tên lửa phòng không chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những vật rất nguy hiểm: trong thành phần nhiên liệu lỏng của tên lửa có chứa những chất lỏng cực kỳ dễ phát nổ; bộ phận đầu đạn của tên lửa, với tổng trọng lượng 196 kg, được nhồi loại chất nổ gốc hecsogen; trong các quả tên lửa có sử dụng khối khí nén với áp suất 350 átmốtphe; trong các trạm ra đa dẫn đường cho tên lửa và trinh sát mục tiêu có những dòng điện cao thế (lên đến 22 kilôvôn). Những ví dụ dẫn ra trên đây chỉ là phần rất nhỏ những gì gây nguy hiểm cho những người vận hành kỹ thuật tên lửa phòng không. Ngay cả khi không có những kiến thức về kỹ thuật tên lửa phòng không cũng có thể hình dung hậu quả có thể xảy ra nếu có bất cứ một sự vi phạm nhỏ nào đối với những quy tắc vận hành kỹ thuật...
Sự việc dưới đây xảy ra tại một trong số các tiểu đoàn thuộc trung đoàn tên lửa của chúng tôi vào một ngày tháng 8-1966. Khi "mùa khô" đến thì đã có những ngày rất nóng bức. Không quân Mỹ hàng ngày gia tăng cường độ bắn phá. Các máy bay Mỹ đã đều đặn bay vào tầm hỏa lực của tiểu đoàn tên lửa, bắt đầu từ 7 giờ sáng. Vào khoảng 15 giờ tiểu đoàn này đã phóng tên lửa vào chiếc máy bay đi đầu của một tốp máy bay tiêm kích ném bom. Quả tên lửa đầu tiên đã bắn rơi chiếc máy bay này. Còn quả tên lửa thứ hai thì rơi xuống ngay sau khi được phóng đi cách trận địa của tiểu đoàn không xa, gây nên những tàn phá lớn và hỏa hoạn. Tôi đã tới địa điểm tên lửa rơi xuống và trên thực tế đã tìm thấy tất cả những thành phần của quả tên lửa ấy. Những mảnh tên lửa vương vãi trên một diện tích lớn. Hóa ra, ngay sau khi được phóng đi tầng thứ nhất của tên lửa đã nổ trong không khí. Sự cố này xảy ra vì trong buồng đốt của động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn, thay vì sự cháy bình thường của những hạt nhiên liệu, thì lại xảy ra hiện tượng kích nổ những hạt nhiên liệu ấy. Điều đó gây ra vụ nổ của phần động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng và kích nổ bộ phận đầu đạn của tên lửa.
Nguyên nhân làm cho tên lửa bị rơi là do từ 7 giờ sáng đến thời điểm phóng tên lửa (15 giờ) trên thực tế quả tên lửa đã liên tục (phù hợp với chu kỳ kỹ thuật) ở trong chế độ chuẩn bị phóng và nằm dưới ánh nắng như thiêu đốt. Các phương tiện ngụy trang - đồng thời cũng được dùng làm phương tiện chống bức xạ nhiệt - đã được dỡ ra khỏi bệ phóng vào lúc 6 giờ 30 phút. Quả tên lửa, kể cả tầng thứ nhất của nó, đã được sơn một lớp sơn ngụy trang. Hệ quả của tất cả những yếu tố ấy là vào thời điểm tên lửa được phóng đì thì ở trong buồng đốt của động cơ phóng đã hình thành nhiệt độ cao quá mức cho phép. Hơn nữa, tiết diện giới hạn ống phóng của động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn đã bị phơi dưới nhiệt độ ngoài trời từ lúc 6 giờ sáng, trước lúc tên lửa được nạp vào bệ phóng, nhưng sau đó đã không được điều chỉnh lại theo đúng yêu cầu ghi trong bản hướng dẫn vận hành tên lửa.
Chúng tôi đã rút ra những kết luận cần thiết, đã soạn thảo và đưa ra những khuyến cáo về vận hành tên lửa. Thậm chí khó có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra nếu tầng thứ nhất của tên lửa bị kích nổ khi quả tên lửa vẫn còn nằm trên bệ phóng.
Chúng tôi đã phải thường xuyên giải thích về các quy tắc an toàn kỹ thuật cho các học viên rõ, từng bước làm cho họ thấm nhuần một cách vững chắc những quy tắc ấy, làm cho họ có được và củng cố những kỹ năng và biết cách áp dụng những phương pháp an toàn trong vận hành. Chúng tôi đã đặc biệt chú ý đến việc vận hành tên lửa và tất cả những thiết bị liên quan đến các thành phần của nhiên liệu tên lửa, liên quan đến khối khí nén, bộ phận đầu đạn của tên lửa, ngoài ra còn chú ý đến khâu bảo quản và vận hành các phương tiện nâng / hạ.
Tại Việt Nam nguồn điện cung cấp cho tổ hợp tên lửa phòng không và cho tất cả các phương tiện đảm bảo đều được cung cấp từ những máy phát điện độc lập và cơ động. Viên trợ lý phụ trách nguồn điện của tôi N. E. Têlêghin đã đào tạo được một số lượng cần thiết các chuyên gia về nguồn điện để cung cấp cho Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Quân đội nhân dân Việt Nam, và đã thực hiện tất cả các biện pháp đồng bộ nhằm vận hành an toàn các thiết bị nguồn điện của trung đoàn.
Một số khuyến cáo
do tôi đề xuất với phía Việt Nam
Vì sĩ quan chỉ huy trung đoàn, Đại tá V. V. Phêđôrốp và các sĩ quan chỉ huy các tiểu đoàn tên lửa phòng không đã kết thúc nhiệm kỳ công tác và trở về Liên Xô, cho nên trong giai đoạn chót của đợt công tác tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngoài việc chỉ huy chiến đấu, tôi còn phải đảm nhận thêm một nhiệm vụ phức tạp và không kém phần quan trọng, đó là trực tiếp giúp đỡ đồng chí Trung đoàn trưởng Trung đoàn tên lửa phòng không 274, các trung đoàn phó và chỉ huy các tiểu đoàn là người Việt Nam trong vấn đề tiến hành tác chiến, ngoài ra tôi còn đưa ra những ý kiến tư vấn trong những điều kiện khác nhau trong chiến đấu.
Những vấn đề đặc biệt phức tạp là vấn đề phóng tên lửa trong điều kiện kẻ địch sử dụng các hình thức gây nhiễu với cường độ mạnh và sử dụng tên lửa chống ra đa. Vấn đề là đến cuối năm 1966, đặc biệt là vào năm 1967, không quân Mỹ đã chuyển sang biện pháp khống chế mạnh mẽ các tổ hợp tên lửa phòng không bằng các phương tiện vô tuyến điện tử trên tất cả các băng tần, áp dụng những thủ đoạn chiến thuật mới và những phương tiện kỹ thuật mới để tạo ra và sử dụng các hình thức gây nhiễu đối với sóng vô tuyến. Hơn nữa, các tổ hợp tên lửa phòng không kiểu XA-75 còn chưa được bảo vệ tốt chống lại những phương tiện ấy.
Trong điều kiện như vậy chúng tôi đã đề ra và chuyển đến phía Việt Nam những khuyến cáo mới trong công tác tổ chức và tiến hành tác chiến trong điều kiện diễn ra cuộc chiến vô tuyến điện tử, gồm: sử dụng các chế độ làm việc khác nhau của đài điều khiển tên lửa (điều chỉnh tự động độ khuếch đại, điều chỉnh bằng tay độ khuếch đại, điều chỉnh tự động chớp nhoáng độ khuếch đại, hằng số nhỏ về thời gian, phương pháp "cào bằng", kích nổ bộ phận đầu đạn của tên lửa theo lệnh "KZ" ở chế độ "AĐA" - khí cầu tự hành), các phương pháp dẫn đường tên lửa phòng không có điều khiển, với việc sử dụng tối đa chế độ làm việc thụ động của các kênh mục tiêu trong đài điều khiển tên lửa, sử dụng phương pháp dùng tay điều chỉnh tần số của các máy phát từ trong quá trình theo dõi mục tiêu; lựa chọn tên lửa căn cứ theo công suất của các thiết bị phản hồi và theo độ nhạy của các thiết bị tiếp nhận sóng vô tuyến của các ngòi nổ vô tuyến, v.v..
Chúng tôi đã kịp thời đề xuất các khuyến cáo trong khâu phóng các tên lửa phòng không có điều khiển trong điều kiện kẻ địch sử dụng tên lửa chống ra đa "Sraicơ". Những khuyến cáo này đã được áp dụng thành công trong thực tiễn chiến đấu, giúp hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chiến đấu được đặt ra và tăng sức đề kháng của các tiểu đoàn tên lửa.
Trong thời gian tôi làm việc ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với vai trò kỹ sư trưởng, tôi đã thường xuyên chú ý liến việc đưa ra những khuyến cáo về những vấn đề hết sức khác nhau trong quá trình vận hành vũ khí, bảo quản vũ khí, gìn giữ, sửa chữa nó, kịp thời đảm bảo một cách đầy đủ mọi thứ cần thiết (các bộ phụ tùng linh kiện thay thế và dụng cụ chuyên dùng, các vật tư nhiên liệu - mỡ bôi trơn, những vật tư tiêu hao, và v.v.).
Trong số những khuyến cáo ấy tôi cho rằng những
khuyến cáo dưới đây là quan trọng nhất và nóng hổi
nhất và được tôi đề xuất với phía Việt Nam ở
những giai đoạn công tác khác nhau:
1. Hệ thống các công việc theo quy định đối với các tổ hợp tên lửa phòng không trong thời gian tiến hành tác chiến;
2. Tổ chức thực hiện công tác bảo trì theo quy định - theo định kỳ dài - đối với các vũ khí của tiểu đoàn tên lửa phòng không trong thời gian diễn ra chiến sự;
3. Những đặc điểm trong khâu tổ chức ban tần số của trung đoàn trong điều kiện diễn ra cuộc chiến vô tuyến điện tử;
4. Phương pháp phát hiện và khắc phục những hỏng hóc trong các hệ thống và các cụm linh kiện của đài điều khiển tên lửa và trạm ra đa, trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu;
5. Phương pháp tiến hành công việc ráp nối các cấu kiện vũ khí của tiểu đoàn tên lửa phòng không sau mỗi lần thay đổi trận địa;
6. Những đặc điểm trong khâu vận hành đài điều khiển tên lửa và trạm ra đa của đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu trong điều kiện có độ ẩm cao, nhiệt độ cao và cường độ tác chiến căng thẳng;
7. Những đặc điểm của nơi trú ẩn, trong khâu ngụy trang các tên lửa phòng không có điều khiển, việc bảo vệ các tên lửa ấy chống lại bức xạ mặt trời.
Những khuyến cáo này và những khuyến cáo khác đã được tôi báo cáo lại tại Liên Xô với ban lãnh đạo Binh chủng tên lửa phòng không của Liên Xô và báo cáo lại với các tổ chức nghiên cứu khoa học.
Để kết thúc tôi muốn nói rằng toàn thể đội ngũ kỹ sư - kỹ thuật viên, các sĩ quan chỉ huy của Trung đoàn tên lửa phòng không 260 thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Mátxcơva đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao phó trong việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên tinh thần quốc tế, đã tích luỹ được kinh nghiệm hết sức to lớn về vận hành và khai thác kỹ thuật tên lửa phòng không Liên Xô trong điều kiện tác chiến. Trong một thời gian hết sức ngắn và trong những điều kiện vô cùng khó khăn họ đã đào tạo thành công - từ con số 0 - trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã huấn luyện cho đội ngũ chiến sĩ trung đoàn tên lửa Việt Nam nắm vững được các phương tiện kỹ thuật chiến đấu hiện đại của Liên Xô và sử dụng hữu hiệu kỹ thuật ấy để chống lại kẻ thù rất mạnh và được vũ trang tốt - không lực Hoa Kỳ.
Tôi đã làm việc với vai trò kỹ sư trưởng của trung đoàn và lữ đoàn trong hơn 12 năm và tôi có thể nói rằng ở những nơi nào mà chính bản thân vị chỉ huy của tiểu đoàn nắm vững và yêu quý các phương tiện kỹ thuật, chính bản thân vị chỉ huy ấy đi sâu và hiểu rõ những vấn đề chuẩn bị khí tài và các kỹ thuật viên cho chiến đấu, thì ở đó các tổ hợp tên lửa luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ở đó trình độ kỹ thuật và trình độ chuyên môn của đội ngũ sĩ quan và binh sĩ cao hơn, và xét cho cùng thì ở đó thu được thành công và thắng lợi.
1. Hệ thống các công việc theo quy định đối với các tổ hợp tên lửa phòng không trong thời gian tiến hành tác chiến;
2. Tổ chức thực hiện công tác bảo trì theo quy định - theo định kỳ dài - đối với các vũ khí của tiểu đoàn tên lửa phòng không trong thời gian diễn ra chiến sự;
3. Những đặc điểm trong khâu tổ chức ban tần số của trung đoàn trong điều kiện diễn ra cuộc chiến vô tuyến điện tử;
4. Phương pháp phát hiện và khắc phục những hỏng hóc trong các hệ thống và các cụm linh kiện của đài điều khiển tên lửa và trạm ra đa, trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu;
5. Phương pháp tiến hành công việc ráp nối các cấu kiện vũ khí của tiểu đoàn tên lửa phòng không sau mỗi lần thay đổi trận địa;
6. Những đặc điểm trong khâu vận hành đài điều khiển tên lửa và trạm ra đa của đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu trong điều kiện có độ ẩm cao, nhiệt độ cao và cường độ tác chiến căng thẳng;
7. Những đặc điểm của nơi trú ẩn, trong khâu ngụy trang các tên lửa phòng không có điều khiển, việc bảo vệ các tên lửa ấy chống lại bức xạ mặt trời.
Những khuyến cáo này và những khuyến cáo khác đã được tôi báo cáo lại tại Liên Xô với ban lãnh đạo Binh chủng tên lửa phòng không của Liên Xô và báo cáo lại với các tổ chức nghiên cứu khoa học.
Để kết thúc tôi muốn nói rằng toàn thể đội ngũ kỹ sư - kỹ thuật viên, các sĩ quan chỉ huy của Trung đoàn tên lửa phòng không 260 thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Mátxcơva đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao phó trong việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên tinh thần quốc tế, đã tích luỹ được kinh nghiệm hết sức to lớn về vận hành và khai thác kỹ thuật tên lửa phòng không Liên Xô trong điều kiện tác chiến. Trong một thời gian hết sức ngắn và trong những điều kiện vô cùng khó khăn họ đã đào tạo thành công - từ con số 0 - trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã huấn luyện cho đội ngũ chiến sĩ trung đoàn tên lửa Việt Nam nắm vững được các phương tiện kỹ thuật chiến đấu hiện đại của Liên Xô và sử dụng hữu hiệu kỹ thuật ấy để chống lại kẻ thù rất mạnh và được vũ trang tốt - không lực Hoa Kỳ.
Tôi đã làm việc với vai trò kỹ sư trưởng của trung đoàn và lữ đoàn trong hơn 12 năm và tôi có thể nói rằng ở những nơi nào mà chính bản thân vị chỉ huy của tiểu đoàn nắm vững và yêu quý các phương tiện kỹ thuật, chính bản thân vị chỉ huy ấy đi sâu và hiểu rõ những vấn đề chuẩn bị khí tài và các kỹ thuật viên cho chiến đấu, thì ở đó các tổ hợp tên lửa luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ở đó trình độ kỹ thuật và trình độ chuyên môn của đội ngũ sĩ quan và binh sĩ cao hơn, và xét cho cùng thì ở đó thu được thành công và thắng lợi.
Tại những tiểu đoàn tên lửa
như thế bản thân người chỉ huy và tất cả các khẩu
đội tác chiến đều cảm thấy tự tin trong chiến đấu,
vì họ biết chắc rằng vào giờ phút quyết định của
trận đánh các khí tài của họ sẽ không làm hại họ.
Đó là sự bảo đảm cho thành công trong những hành động
kiên quyết và hy sinh quên mình trong những điều kiện
phức tạp nhất của hoàn cảnh chiến đấu. Ví như đồng
chí Ph. P. Ilinức: nguyên chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 1 của
trung đoàn chúng tôi, là người đã được nói đến ở
phần trên, - thì đích thân đồng chí ấy nắm vững kỹ
thuật, cá nhân đồng chí ấy thường xuyên tiến hành
kiểm tra tình hình máy móc, giúp đỡ các kỹ thuật viên
không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng việc làm. Còn có
Thiếu tá X. T. Vôrôbiốp Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 3 là
tiểu đoàn đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ, là người cũng như
Ph. P. Ilinức, đã được tặng thưởng Huân chương Lênin
và đã trải qua mọi nấc thang chức vụ, từ cương vị
là kỹ thuật viên của hệ thống, trưởng thành đến
chức chỉ huy tiểu đoàn tên lửa. Đồng chí ấy nắm
vững kỹ thuật và đi sâu vào mọi chi tiết của tư thế
sẵn sàng chiến đấu của tiểu đoàn.
Những viên chỉ huy ấy có trong tay những khẩu đội chiến đấu được đào tạo rất tốt và làm việc nhịp nhàng. Dưới sự lãnh đạo của những vị chỉ huy ấy đã có những chuyên gia trưởng thành và được tôi luyện, chẳng hạn như sĩ quan điều khiển tên lửa V. I. Sécbacốp, là người đã được tặng thưởng Huân chương Lênin, các trắc thủ bám sát mục tiêu bằng tay - Lôbôđa, Prôkhôrốp, Mennhisúc, các kỹ thuật viên cao cấp G. A. Ivanốp, N. E. Baculin, trưởng ban R. A. Cadacốp, chỉ huy trưởng khẩu đội bệ phóng V. P. Côraxép, là những người đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, các kỹ sư V. E. Muraviép, G. M. Êphrêmốp, trạm trưởng trạm trinh sát và chỉ thị mực tiêu A. V. Guxép, họ đã được tặng thưởng các Huân chương Sao đỏ.
Đó là những đầu tàu thực sự trong công việc của mình. Bằng lao động ngoan cường, bằng sự cần mẫn và bằng lòng dũng cảm của mình họ đã đạt đến những đỉnh cao nhất của nghệ thuật chiến đấu. Tấm gương của họ với tinh thần quên mình phục vụ Tổ quốc, cũng như tấm gương của nhiều chiến sĩ khác, của hạ sĩ quan và các sĩ quan khác trong trung đoàn chúng tôi đã cổ vũ và sẽ cổ vũ những thế hệ chiến sĩ binh chủng phòng không đạt được những chiến công.
Công việc của các chuyên gia có trình độ cao là phải biết vận hành thành thạo và khai thác kỹ thuật tên lửa phòng không hiện đại và rất phức tạp, là duy trì kỹ thuật ấy luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và trên cơ sở ấy thực hiện đầy đủ tất cả mọi khả năng chứa đựng trong kỹ thuật ấy. Cần hướng tới mục tiêu ấy, cần thường xuyên hoàn thiện các kiến thức và những kỹ năng của mình trong mọi hoàn cảnh.
Cuối cùng tôi muốn dẫn ra đây những lời cảm ơn các chuyên gia quân sự Liên Xô vào ngày chúng tôi lên đường trở về Tổ quốc. Đó là những câu nói của Thiếu tá Nguyễn Nùng (Hryeh Hyhr), sĩ quan chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không 274 Quân đội nhân dân Việt Nam do chúng tôi đào tạo và huấn luyện: "Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những nỗ lực của các đồng chí trong quá trình huấn luyện trung đoàn chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những trận chiến đấu do chúng ta cùng nhau tiến hành, trong đó các chiến sĩ Xôviết và các chiến sĩ Việt Nam đã kề vai sát cánh chiến đấu. Chúng tôi học tập ở các đồng chí tinh thần ngoan cường trong công việc, lòng dũng cảm và táo bạo trong chiến đấu. Chúng ta đã mãi mãi trở thành những người bạn chiến đấu. Chúng tôi sẽ mãi mãi biết ơn nhân dân Liên Xô vì sự giúp đỡ mà các đồng chí đã dành cho chúng tôi".
Những viên chỉ huy ấy có trong tay những khẩu đội chiến đấu được đào tạo rất tốt và làm việc nhịp nhàng. Dưới sự lãnh đạo của những vị chỉ huy ấy đã có những chuyên gia trưởng thành và được tôi luyện, chẳng hạn như sĩ quan điều khiển tên lửa V. I. Sécbacốp, là người đã được tặng thưởng Huân chương Lênin, các trắc thủ bám sát mục tiêu bằng tay - Lôbôđa, Prôkhôrốp, Mennhisúc, các kỹ thuật viên cao cấp G. A. Ivanốp, N. E. Baculin, trưởng ban R. A. Cadacốp, chỉ huy trưởng khẩu đội bệ phóng V. P. Côraxép, là những người đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, các kỹ sư V. E. Muraviép, G. M. Êphrêmốp, trạm trưởng trạm trinh sát và chỉ thị mực tiêu A. V. Guxép, họ đã được tặng thưởng các Huân chương Sao đỏ.
Đó là những đầu tàu thực sự trong công việc của mình. Bằng lao động ngoan cường, bằng sự cần mẫn và bằng lòng dũng cảm của mình họ đã đạt đến những đỉnh cao nhất của nghệ thuật chiến đấu. Tấm gương của họ với tinh thần quên mình phục vụ Tổ quốc, cũng như tấm gương của nhiều chiến sĩ khác, của hạ sĩ quan và các sĩ quan khác trong trung đoàn chúng tôi đã cổ vũ và sẽ cổ vũ những thế hệ chiến sĩ binh chủng phòng không đạt được những chiến công.
Công việc của các chuyên gia có trình độ cao là phải biết vận hành thành thạo và khai thác kỹ thuật tên lửa phòng không hiện đại và rất phức tạp, là duy trì kỹ thuật ấy luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và trên cơ sở ấy thực hiện đầy đủ tất cả mọi khả năng chứa đựng trong kỹ thuật ấy. Cần hướng tới mục tiêu ấy, cần thường xuyên hoàn thiện các kiến thức và những kỹ năng của mình trong mọi hoàn cảnh.
Cuối cùng tôi muốn dẫn ra đây những lời cảm ơn các chuyên gia quân sự Liên Xô vào ngày chúng tôi lên đường trở về Tổ quốc. Đó là những câu nói của Thiếu tá Nguyễn Nùng (Hryeh Hyhr), sĩ quan chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không 274 Quân đội nhân dân Việt Nam do chúng tôi đào tạo và huấn luyện: "Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những nỗ lực của các đồng chí trong quá trình huấn luyện trung đoàn chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những trận chiến đấu do chúng ta cùng nhau tiến hành, trong đó các chiến sĩ Xôviết và các chiến sĩ Việt Nam đã kề vai sát cánh chiến đấu. Chúng tôi học tập ở các đồng chí tinh thần ngoan cường trong công việc, lòng dũng cảm và táo bạo trong chiến đấu. Chúng ta đã mãi mãi trở thành những người bạn chiến đấu. Chúng tôi sẽ mãi mãi biết ơn nhân dân Liên Xô vì sự giúp đỡ mà các đồng chí đã dành cho chúng tôi".
Tháng 4- 2003
THIẾU TƯỚNG
CANAÉP VLACHEXLÁP MIKHAILÔVÍCH
CANAÉP VLACHEXLÁP MIKHAILÔVÍCH
Giáo sư, Phó tiến sĩ khoa học quân sự.
Ông sinh ngày 5-7-1939 tại thành phố Giêledơnôđarôgiơnưi thuộc tỉnh Mátxcơva. Năm 1957 ông tốt nghiệp lớp 10 phổ thông và vào học tại trường Kỹ thuật vô tuyên điện Goócki của Binh chủng phòng không và đã tốt nghiệp trường này năm 1960. Tiếp sau đó, ông phục vụ trong quân ngũ tại Quân đoàn phòng không Lêningrát (Quân đoàn độc lập số 6): là kỹ thuật viên hệ thông, sĩ quan điều khiển tên lửa, phân đội trưởng..
Từ tháng 3 đến tháng 11-1966 ông tham gia chiến đấu tại Việt Nam với chức vụ sĩ quan điều khiển tên lửa - sĩ quan chỉ huy Đại đội 1 của Tiểu đoàn tên lửa số 1 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không số 5 của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1973, ông tốt nghiệp Học viện sĩ quan Binh chủng phòng không mang tên Giucốp và được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Trung đoàn tên lửa phòng không thuộc Quân khu phòng không Mátxcơva.
Từ năm 1974 đến năm 1981, ông chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không, sau đó là sĩ quan cấp cao trong Cục tác chiến của Quân khu phòng không Mátxcơva.
Từ năm 1981 đến năm 1983, ông theo học tại Viện Hàn lâm quân sự của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô.
Từ năm 1983 đến năm 1988 ông là Cục phó Cục tác chiến Quân khu phòng không Mátxcơva. Từ năm 1988 đến nay ông là giảng viên Viện Hàn lâm quân sự của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, giáo sư bộ môn không quân.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, Huân chương Vì sự phục vụ Tổ quốc trong các lực lượng vũ trang Liên Xô hạng III và được tặng thưởng 13 huy chương trong đó có Huy chương Hữu nghị do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao tặng.
KHẨU ĐỘI CHIẾN
ĐẤU CỦA CHÚNG TÔI
Tháng 12-1965, tôi được triệu tập đến gặp Trưởng phòng tổ chức của Lữ đoàn tên lửa phòng không để trao đổi. Trong 4 năm tôi đã phục vụ với chức vụ sĩ quan điều khiển tên lửa tại một trong số các tiểu đoàn của lữ đoàn này. Trong lúc trao đổi về triển vọng phục vụ trong quân ngũ, vị Trưởng phòng cán bộ đã đề xuất với tôi tham gia đợt thi tuyển người đi công tác nước ngoài, đến một nước có khí hậu nóng ẩm.
Sau này mới được biết, từ các đơn vị thuộc lữ đoàn này người ta đã thành lập một khẩu đội chiến đấu của tiểu đoàn, với quân số rất hạn chế. Vào tháng 1 và tháng 2-1966, với quân số như vậy, chúng tôi đã chuẩn bị cho chuyến công tác ấy, đã nghiên cứu những đặc điểm của các phương tiện kỹ thuật do Liên Xô cung cấp cho các nước khác. Vào tháng 3 chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi được cử đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để giúp đào tạo các khẩu đội cho các tiểu đoàn tên lửa phòng không của Việt Nam.
Đầu tháng 4 chúng tôi đáp máy bay đến Việt Nam và hạ cánh tại sân bay Gia Lâm. Chúng tôi lập tức được đưa đến Trung tâm huấn luyện trong rừng, cách Hà Nội không xa. Trung tâm huấn luyện này gồm những ngôi nhà nhỏ để ở được làm bằng tre nứa và được ngụy trang kỹ lưỡng: những khu hậu cần và các lớp học. Về sau, sau khi tiếp nhận các phương tiện kỹ thuật, thì đây cũng là nơi triển khai các bộ khí tài tên lửa phòng không để phục vụ việc nghiên cứu phần máy móc và huấn luyện thao tác chiến đấu Tại Trung tâm huấn luyện này người ta nghiêm cấm việc phát sóng. Vì vậy, công việc huấn luyện thao tác chiến đấu được tiến hành bằng phương pháp mô phỏng. Bất chấp những điều kiện khí hậu khác lạ - độ ẩm cao - và thời gian học trong ngày bị kéo dài, nhưng đội ngũ các giảng viên đã cố gắng hết sức mình để đào tạo cho được các khẩu đội tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giờ lên lớp diễn ra từ sáng đến chiều tối, có 2 giờ nghỉ giải lao vào buổi trưa nóng nực của khí hậu Việt Nam.
Phải biểu dương khả năng làm việc tuyệt diệu của các chiến sĩ, hạ sĩ quan và các sĩ quan trong khẩu đội Việt Nam. Mặc dù trình độ hiểu biết chung trong lĩnh vực kỹ thuật vô tuyến và kỹ thuật điện còn yếu, song bằng con đường tự học sau ngày học tập kéo dài, họ đã biết tự bồi dưỡng khá tốt cho khâu thực hiện thao tác chiến đấu và bảo trì khí tài với khối lượng công việc tương ứng với chức trách của mình. Tôi cho rằng trong việc đạt được những kết quả ấy có công của các đồng chí của tôi: N. Gôvôrukhin, V. Lupencốp, Iu. Bôn xốp, V. Gu lơ, V. Uốcban, G. Mixiucốp, Iu Cáctônôgiơcô và sĩ quan Việt Nam chỉ huy tiểu toàn tên lửa này là Thiếu tá Huấn (Xyah)
Một khối lượng lớn công việc đã trút lên vai những phiên dịch viên. Cho đến nay tôi vẫn nhớ đôi mắt chăm chú và hiền hậu của đồng chí phiên dịch tên Tuyên (Tyeh), là người mà tôi đã cùng làm việc tại Trung tâm huấn luyện và cả tại các trận địa chiến đấu. Đồng chí ấy là mắt xích chính trong việc giao tiếp giữa chúng tôi với các đồng chí Việt Nam. Bởi vì điều rất quan trọng là không đơn giản chỉ phiên dịch những gì huấn luyện viên giảng, mà còn phải tin chắc rằng học viên đã hiểu đúng mọi điều. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo sĩ quan điều khiển tên lửa. Do vậy, người phiên dịch chỉ làm việc với tôi. Anh ấy có một ước mơ thầm kín là được sang nước Nga. Đáng tiếc, tôi không biết ước mơ đó đã tác thành sự thật hay chưa.
Sau thời gian được đào tạo và huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện, tiểu đoàn tên lửa được triển khai trên một trận địa được xây dựng từ trước về phương diện kỹ thuật. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình đào tạo, nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là huấn luyện các khẩu đội tiến hành thao tác chiến đấu có bắn đạn thật.
Trong giai đoạn này, thao tác chiến đấu do khẩu đội các huấn luyện viên Liên Xô đảm nhiệm, còn khẩu đội chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam thì có mặt ngay cạnh các "thầy giáo" của mình. Giai đoạn hai kéo dài một tháng rưỡi.
Trong giai đoạn ba các trắc thủ của các khẩu đội Việt Nam thực hiện các thao tác chiến đấu dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô.
Thời gian biểu trong ngày của
chúng tôi căn cứ vào hoàn cảnh thực tế. Thức dậy khi
trời còn tối. Đội ngũ tiểu đoàn và các huấn luyện
viên tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số
chiến đấu trước khi trời sáng - kiểm tra và hiệu
chỉnh những thông số có ảnh hưởng lớn nhất đến độ
chính xác của việc tác xạ. Khi trời hửng sáng - mà
trời hửng sáng cũng nhanh như khi hoàng hôn ập tới - thì
phải kiểm tra xong thông số cuối cùng: độ đồng bộ
của các ăng-ten với các bệ phóng, và bộ khí tài phải
trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Sau đó mọi người
ăn sáng và trong khi chờ máy bay địch đến oanh tạc,
chúng tôi vẫn tiếp tục huấn luyện cho các khẩu đội
Việt Nam.
Ngay trước khi đơn vị ra trận địa chiến đấu thì sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn tên lửa của chúng tôi lâm bệnh nặng. Đồng chí ấy được cấp tốc chuyển về Liên Xô, và sĩ quan chỉ huy Đại đội 1 là Đại úy Alếchxanđrơ Páplôvích Glađưsép được bổ nhiệm làm chỉ huy tiểu đoàn. Anh là một sĩ quan trẻ 27 tuổi, có trình độ, ngay từ trước khi được điều sang Việt Nam công tác, đồng chí ấy đã được nhận phần thưởng của Chính phủ - Huân chương Sao đỏ vì đã thành công trong việc chinh phục kỹ thuật mới. Trong chiến đấu mới bộc lộ đầy đủ nhất những phẩm chất của đồng chí ấy.
Khả năng tính toán và trình độ hiểu biết giỏi của Đại úy Glađưsép đã được chứng minh qua trường hợp sau. Có một lần, vào ban đêm tiểu đoàn tên lửa bị đặt vào tình trạng báo động và đã phát hiện thấy mục tiêu đang tiến đến gần cơ sở được bảo vệ. Điều kiện xạ kích thật lý tưởng - độ cao tối đa (6 km), tốc độ không lớn, nhưng chính điều đó đã khiến cho đồng chí Alếchxanđrơ Páplôvích phải cảnh giác. Đồng chí đã không phát lệnh khai hoả. Sau vài giây mới vỡ nhẽ rằng đấy là chiếc máy bay bưu chính do Trung Quốc sản xuất. Nó không được trang bị hệ thống máy nhận dạng. Trực giác và kinh nghiệm của sĩ quan chỉ huy đã cứu đội bay và chiếc máy bay ấy khỏi bị tử vong.
Sau những tổn thất lớn, đặc biệt vào ngày 7-8-1966 - mà người Mỹ gọi là "Ngày chủ nhật đen tối" - bộ chỉ huy của Mỹ đã chấm dứt các cuộc oanh tạc nhằm vào các mục tiêu ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiểu đoàn tên lửa chúng tôi đã 8 lần phóng tên lửa và tiêu diệt được 6 máy bay địch với 15 quả tên lửa được phóng đi.
Trận đánh đầu tiên của chúng tôi là trận đánh rất tiêu biểu. Trận đánh ấy đáng chú ý, ít ra cũng bởi vì chúng tôi đã bắn rơi chiếc máy bay địch thứ 1300 mang ý nghĩa như một "mốc ghi nhớ". Quỹ đạo bay của nó, so với vị trí của trận địa tiểu đoàn chúng tôi, có thông số lớn, nghĩa là chiếc máy bay ấy ở cách khá xa và chỉ lọt vào tầm bắn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau này, khi nghiên cứu bản đồ của tên phi công bị bắt làm tù binh mới rõ là máy bay của y phải oanh tạc vào tiểu đoàn tên lửa hàng xóm của chúng tôi lúc ấy đang tiến hành những công việc bảo trì theo quy định. Xuất phát từ các điều kiện xạ kích thì, ở cuối đường bay quả tên lửa được dẫn đường hầu như đuổi theo sau chiếc máy bay ấy. Cho nên khi nổ, quả tên lửa đã phá hủy phần đuôi của nó, vì thế rõ ràng đã làm thay đổi hướng di chuyển của máy bay. Chiếc máy bay ấy bị mất điều khiển, với phần đuôi bốc cháy, bắt đầu lao về hướng tiểu đoàn chúng tôi. Tên phi công đã nhảy dù cách không xa trận địa chúng tôi và bị bắt làm tù binh.
Thế là xảy ra một trường hợp tức cười. Sĩ quan chỉ huy khẩu đội bệ phóng, khi thấy cảnh tượng như vậy liền báo về sở chỉ huy tiểu đoàn
- Tên lửa đã bay ngược lại và đang lao về hướng chúng ta!
Trên một khoảng cách rất xa nên đồng chí ấy tưởng chiếc máy bay đang bốc cháy là quả tên lửa.
Vì chiếc máy bay bị bắn rơi ấy mang tính chất "mốc ghi nhớ", cho nên buổi tối hôm ấy ban lãnh đạo của tỉnh sở tại đã đến trận địa và tặng quà cho chúng tôi: một chiếc máy thu thanh, trái cây và một sọt dứa. Những vị khách mới tới cho biết dân chúng tỉnh họ lần đầu tiên, ở khoảng cách gần như vậy đã nhìn thấy các tên lửa Liên Xô bắn rơi máy bay Mỹ như thế nào. Điều đó củng cố niềm tin của mọi người vào thắng lợi của Việt Nam. Chúng tôi đã ăn những quả dứa, còn những tặng phẩm khác thì được trao lại cho khẩu đội Việt Nam.
Ngay trước khi đơn vị ra trận địa chiến đấu thì sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn tên lửa của chúng tôi lâm bệnh nặng. Đồng chí ấy được cấp tốc chuyển về Liên Xô, và sĩ quan chỉ huy Đại đội 1 là Đại úy Alếchxanđrơ Páplôvích Glađưsép được bổ nhiệm làm chỉ huy tiểu đoàn. Anh là một sĩ quan trẻ 27 tuổi, có trình độ, ngay từ trước khi được điều sang Việt Nam công tác, đồng chí ấy đã được nhận phần thưởng của Chính phủ - Huân chương Sao đỏ vì đã thành công trong việc chinh phục kỹ thuật mới. Trong chiến đấu mới bộc lộ đầy đủ nhất những phẩm chất của đồng chí ấy.
Khả năng tính toán và trình độ hiểu biết giỏi của Đại úy Glađưsép đã được chứng minh qua trường hợp sau. Có một lần, vào ban đêm tiểu đoàn tên lửa bị đặt vào tình trạng báo động và đã phát hiện thấy mục tiêu đang tiến đến gần cơ sở được bảo vệ. Điều kiện xạ kích thật lý tưởng - độ cao tối đa (6 km), tốc độ không lớn, nhưng chính điều đó đã khiến cho đồng chí Alếchxanđrơ Páplôvích phải cảnh giác. Đồng chí đã không phát lệnh khai hoả. Sau vài giây mới vỡ nhẽ rằng đấy là chiếc máy bay bưu chính do Trung Quốc sản xuất. Nó không được trang bị hệ thống máy nhận dạng. Trực giác và kinh nghiệm của sĩ quan chỉ huy đã cứu đội bay và chiếc máy bay ấy khỏi bị tử vong.
Sau những tổn thất lớn, đặc biệt vào ngày 7-8-1966 - mà người Mỹ gọi là "Ngày chủ nhật đen tối" - bộ chỉ huy của Mỹ đã chấm dứt các cuộc oanh tạc nhằm vào các mục tiêu ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiểu đoàn tên lửa chúng tôi đã 8 lần phóng tên lửa và tiêu diệt được 6 máy bay địch với 15 quả tên lửa được phóng đi.
Trận đánh đầu tiên của chúng tôi là trận đánh rất tiêu biểu. Trận đánh ấy đáng chú ý, ít ra cũng bởi vì chúng tôi đã bắn rơi chiếc máy bay địch thứ 1300 mang ý nghĩa như một "mốc ghi nhớ". Quỹ đạo bay của nó, so với vị trí của trận địa tiểu đoàn chúng tôi, có thông số lớn, nghĩa là chiếc máy bay ấy ở cách khá xa và chỉ lọt vào tầm bắn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau này, khi nghiên cứu bản đồ của tên phi công bị bắt làm tù binh mới rõ là máy bay của y phải oanh tạc vào tiểu đoàn tên lửa hàng xóm của chúng tôi lúc ấy đang tiến hành những công việc bảo trì theo quy định. Xuất phát từ các điều kiện xạ kích thì, ở cuối đường bay quả tên lửa được dẫn đường hầu như đuổi theo sau chiếc máy bay ấy. Cho nên khi nổ, quả tên lửa đã phá hủy phần đuôi của nó, vì thế rõ ràng đã làm thay đổi hướng di chuyển của máy bay. Chiếc máy bay ấy bị mất điều khiển, với phần đuôi bốc cháy, bắt đầu lao về hướng tiểu đoàn chúng tôi. Tên phi công đã nhảy dù cách không xa trận địa chúng tôi và bị bắt làm tù binh.
Thế là xảy ra một trường hợp tức cười. Sĩ quan chỉ huy khẩu đội bệ phóng, khi thấy cảnh tượng như vậy liền báo về sở chỉ huy tiểu đoàn
- Tên lửa đã bay ngược lại và đang lao về hướng chúng ta!
Trên một khoảng cách rất xa nên đồng chí ấy tưởng chiếc máy bay đang bốc cháy là quả tên lửa.
Vì chiếc máy bay bị bắn rơi ấy mang tính chất "mốc ghi nhớ", cho nên buổi tối hôm ấy ban lãnh đạo của tỉnh sở tại đã đến trận địa và tặng quà cho chúng tôi: một chiếc máy thu thanh, trái cây và một sọt dứa. Những vị khách mới tới cho biết dân chúng tỉnh họ lần đầu tiên, ở khoảng cách gần như vậy đã nhìn thấy các tên lửa Liên Xô bắn rơi máy bay Mỹ như thế nào. Điều đó củng cố niềm tin của mọi người vào thắng lợi của Việt Nam. Chúng tôi đã ăn những quả dứa, còn những tặng phẩm khác thì được trao lại cho khẩu đội Việt Nam.
Tôi muốn nhớ lại với sự cảm
ơn các chiến sĩ và hạ sĩ quan Liên Xô ngày ấy đã hoàn
thành tốt các nhiệm vụ và không có một lời kêu ca nào
về những điều kiện sinh hoạt. Những người đặc biệt
gần gũi đối với tôi là những trắc thủ vận hành máy
theo dõi mục tiêu bằng tay. Thao tác của họ quyết định
rất nhiều: độ chính xác và tính chất nhịp nhàng trong
thao tác bám sát mục tiêu, cũng tức là nghệ thuật dẫn
đường cho tên lửa, tài khéo léo không để mất mục
tiêu giữa những luồng sóng nhiễu, phát hiện và phản
ứng trước sự cơ động của mục tiêu, phát hiện kịp
thời việc máy bay địch phóng tên lửa "Sraicơ"
chống ra đa và nhiều yếu tố khác.
Hạ sĩ Vlađimia Trécnencô, trắc thủ tính khoảng cách, mấy ngày trước hôm ra trận địa, đã bị con rết độc cắn vào chân. Chân của đồng chí ấy sưng vù, cho nên người ta đã phải đưa đồng chí ấy vào quân y viện. Chẳng có ai thay thế vào vị trí của đồng chí ấy. Chúng tôi chỉ có một khẩu đội, không có đồng chí ấy thì tiểu đoàn không thể phóng tên lửa được.
Vlađimia hiểu rõ điều đó và đã thuyết phục các bác sĩ chấp nhận cho anh chữa trị ngoại trú. Trong suốt 3 tháng trời bệnh tình của đồng chí ấy đã mấy lần kịch phát, nhưng cho đến ngày lên đường về Liên Xô đồng chí ấy đã không rời vị trí chiến đấu của mình, thao tác chính xác và làm tất cả những gì có thể để đạt thắng lợi trong các trận đánh.
Trắc thủ phụ trách điều chỉnh góc phương vị Misa Lôdốpxki, người Lêningrát, là biểu tượng của sự bình tĩnh. Có cảm tưởng rằng nói chung đồng chí ấy không thể mắc sai sót nào trong những tình huống hết sức căng thẳng. Và đúng là đồng chí ấy đã không mắc sai sót nào.
Trắc thủ phụ trách góc định vị V. Têrenchiép thì tính nết lại hoàn toàn trái ngược với các đồng chí của mình - dễ bị kích động, nhưng vị trí làm việc của anh ấy lại ở bên cạnh tôi, và nhờ cùng nhau làm việc nên chúng tôi đã tránh được các sai sót.
Chính phủ Liên Xô đã đánh giá cao lao động của họ trong chiến đấu. Tất cả các trắc thủ vận hành máy theo dõi mục tiêu bằng tay đều được tặng thưởng các huân chương và huy chương của Liên Xô: V. Trécnencô và M. Lôdốpxki đã được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ, còn V. Têrenchiép được tặng Huy chương Chiến công.
Xin nói đôi lời về sự hợp tác giữa chúng tôi với khẩu đội Việt Nam trong chiến đấu. Phải nói rõ rằng vào thời kỳ đất nước còn nhiều gian khổ ấy, phía Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể để đảm bảo sinh hoạt cho chúng tôi cũng như để chúng tôi hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được đề ra tại trận địa.
Dần dần, nhờ kết quả công việc hợp tác với các đồng chí Việt Nam, nên thái độ của phía Việt Nam đối với chúng tôi đã thay đổi. Theo tôi nghĩ, thái độ ấy đã có bước ngoặt hoàn toàn do ảnh hưởng của một trường hợp tưởng chừng không quan trọng.
Như đã biết, chúng tôi phải thường xuyên thay đổi các trận địa hỏa lực. Nhiệm vụ này hoàn toàn do khẩu đội Việt Nam đảm nhiệm. Có một lần, vào ban đêm khi đã kết thúc công việc nặng nhọc là thu dọn bộ khí tài tên lửa, chúng tôi phát hiện thấy các đồng nghiệp Việt Nam đã mệt nhoài đang vây quanh chiếc rơmoóc chở bộ ăngten. Họ không thể nào đưa chiếc rơmoóc ấy từ trận địa ra đến đường. Lúc ấy khẩu đội của chúng tôi - cả sĩ quan, cả anh em chiến sĩ gồm có 6-7 người đã nhất tề bắt tay vào và đẩy chiếc rơmoóc ấy, sau đó cùng với các đồng chí Việt Nam chúng tôi đã nhanh chóng sửa soạn khí tài để di chuyển địa điểm. Khi ấy chúng tôi thấy trong mắt họ ánh lên niềm ngạc nhiên và thái độ biết ơn về sự giúp đỡ.
Không thể không nêu ra đây một chi tiết nữa. Trong lúc tiến hành thao tác chiến đấu tôi để ý thấy các học viên của tôi, các sĩ quan người Việt phụ trách dẫn đường cho tên lửa thuộc khẩu đội Việt Nam, đang tiến rất gần về phía tôi và do đó đã vô tình cản trở thao tác chiến đấu của tôi. Lúc đầu tôi tưởng rằng họ không nhìn thấy rõ tất cả, nên cố gắng đến gần tôi để nhìn rõ hơn. Về sau tôi mới hiểu ra rằng không phải thế - dĩ nhiên, tôi đã không giữ bí mật gì về các phương pháp thao tác. Tôi đã nhờ người phiên dịch làm rõ điều hiểu nhầm ấy. Sau đó mọi chuyện đã được làm rõ. Hóa ra, các học viên ấy đã được lệnh phải bảo vệ để không một huấn luyện viên Liên Xô nào bị nạn trong khi máy bay địch oanh tạc. Vì vậy trong thời gian diễn ra trận đánh họ đã lấy thân mình để bảo vệ chúng tôi. Còn ở tiểu đoàn bên cạnh thì trong thời gian máy bay địch oanh kích đã làm hư hỏng một bệ phóng tên lửa. Do vậy một trung sĩ huấn luyện viên Liên Xô đã lao vào sửa chữa chỗ hư hỏng. Khẩu đội Việt Nam đã đuổi kịp trung sĩ Liên Xô ấy và lấy thân mình che đỡ cho người trung sĩ kia. Đã có 5 chiến sĩ Việt Nam bị thương, còn trung sĩ Liên Xô ấy thì hoàn toàn không bị một vết xây xát nào.
Nói chung cần nêu lên tinh thần dũng cảm tuyệt vời và thái độ không hề run sợ của các chiến sĩ và sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Chính ý nguyện cháy bỏng của họ muốn bằng mọi cách bắn rơi máy bay địch ngay cả khi bản thân họ gặp nguy hiểm, - chính ý nguyện ấy nhiều khi đã giúp họ chiến thắng trong chiến đấu. Cuối cùng thì bằng những nỗ lực hy sinh quên mình của toàn thể dân tộc, Việt Nam đã bảo vệ được nền độc lập của mình và giành được chiến thắng đầy thuyết phục trước bọn xâm lược Mỹ, xua tan huyền thoại về sức mạnh quân sự không gì phá vỡ nổi của Hoa Kỳ. Tôi tự hào vì trong việc giành thắng lợi ấy đã có phần nhỏ sự lao động chiến đấu của tôi.
Hạ sĩ Vlađimia Trécnencô, trắc thủ tính khoảng cách, mấy ngày trước hôm ra trận địa, đã bị con rết độc cắn vào chân. Chân của đồng chí ấy sưng vù, cho nên người ta đã phải đưa đồng chí ấy vào quân y viện. Chẳng có ai thay thế vào vị trí của đồng chí ấy. Chúng tôi chỉ có một khẩu đội, không có đồng chí ấy thì tiểu đoàn không thể phóng tên lửa được.
Vlađimia hiểu rõ điều đó và đã thuyết phục các bác sĩ chấp nhận cho anh chữa trị ngoại trú. Trong suốt 3 tháng trời bệnh tình của đồng chí ấy đã mấy lần kịch phát, nhưng cho đến ngày lên đường về Liên Xô đồng chí ấy đã không rời vị trí chiến đấu của mình, thao tác chính xác và làm tất cả những gì có thể để đạt thắng lợi trong các trận đánh.
Trắc thủ phụ trách điều chỉnh góc phương vị Misa Lôdốpxki, người Lêningrát, là biểu tượng của sự bình tĩnh. Có cảm tưởng rằng nói chung đồng chí ấy không thể mắc sai sót nào trong những tình huống hết sức căng thẳng. Và đúng là đồng chí ấy đã không mắc sai sót nào.
Trắc thủ phụ trách góc định vị V. Têrenchiép thì tính nết lại hoàn toàn trái ngược với các đồng chí của mình - dễ bị kích động, nhưng vị trí làm việc của anh ấy lại ở bên cạnh tôi, và nhờ cùng nhau làm việc nên chúng tôi đã tránh được các sai sót.
Chính phủ Liên Xô đã đánh giá cao lao động của họ trong chiến đấu. Tất cả các trắc thủ vận hành máy theo dõi mục tiêu bằng tay đều được tặng thưởng các huân chương và huy chương của Liên Xô: V. Trécnencô và M. Lôdốpxki đã được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ, còn V. Têrenchiép được tặng Huy chương Chiến công.
Xin nói đôi lời về sự hợp tác giữa chúng tôi với khẩu đội Việt Nam trong chiến đấu. Phải nói rõ rằng vào thời kỳ đất nước còn nhiều gian khổ ấy, phía Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể để đảm bảo sinh hoạt cho chúng tôi cũng như để chúng tôi hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được đề ra tại trận địa.
Dần dần, nhờ kết quả công việc hợp tác với các đồng chí Việt Nam, nên thái độ của phía Việt Nam đối với chúng tôi đã thay đổi. Theo tôi nghĩ, thái độ ấy đã có bước ngoặt hoàn toàn do ảnh hưởng của một trường hợp tưởng chừng không quan trọng.
Như đã biết, chúng tôi phải thường xuyên thay đổi các trận địa hỏa lực. Nhiệm vụ này hoàn toàn do khẩu đội Việt Nam đảm nhiệm. Có một lần, vào ban đêm khi đã kết thúc công việc nặng nhọc là thu dọn bộ khí tài tên lửa, chúng tôi phát hiện thấy các đồng nghiệp Việt Nam đã mệt nhoài đang vây quanh chiếc rơmoóc chở bộ ăngten. Họ không thể nào đưa chiếc rơmoóc ấy từ trận địa ra đến đường. Lúc ấy khẩu đội của chúng tôi - cả sĩ quan, cả anh em chiến sĩ gồm có 6-7 người đã nhất tề bắt tay vào và đẩy chiếc rơmoóc ấy, sau đó cùng với các đồng chí Việt Nam chúng tôi đã nhanh chóng sửa soạn khí tài để di chuyển địa điểm. Khi ấy chúng tôi thấy trong mắt họ ánh lên niềm ngạc nhiên và thái độ biết ơn về sự giúp đỡ.
Không thể không nêu ra đây một chi tiết nữa. Trong lúc tiến hành thao tác chiến đấu tôi để ý thấy các học viên của tôi, các sĩ quan người Việt phụ trách dẫn đường cho tên lửa thuộc khẩu đội Việt Nam, đang tiến rất gần về phía tôi và do đó đã vô tình cản trở thao tác chiến đấu của tôi. Lúc đầu tôi tưởng rằng họ không nhìn thấy rõ tất cả, nên cố gắng đến gần tôi để nhìn rõ hơn. Về sau tôi mới hiểu ra rằng không phải thế - dĩ nhiên, tôi đã không giữ bí mật gì về các phương pháp thao tác. Tôi đã nhờ người phiên dịch làm rõ điều hiểu nhầm ấy. Sau đó mọi chuyện đã được làm rõ. Hóa ra, các học viên ấy đã được lệnh phải bảo vệ để không một huấn luyện viên Liên Xô nào bị nạn trong khi máy bay địch oanh tạc. Vì vậy trong thời gian diễn ra trận đánh họ đã lấy thân mình để bảo vệ chúng tôi. Còn ở tiểu đoàn bên cạnh thì trong thời gian máy bay địch oanh kích đã làm hư hỏng một bệ phóng tên lửa. Do vậy một trung sĩ huấn luyện viên Liên Xô đã lao vào sửa chữa chỗ hư hỏng. Khẩu đội Việt Nam đã đuổi kịp trung sĩ Liên Xô ấy và lấy thân mình che đỡ cho người trung sĩ kia. Đã có 5 chiến sĩ Việt Nam bị thương, còn trung sĩ Liên Xô ấy thì hoàn toàn không bị một vết xây xát nào.
Nói chung cần nêu lên tinh thần dũng cảm tuyệt vời và thái độ không hề run sợ của các chiến sĩ và sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Chính ý nguyện cháy bỏng của họ muốn bằng mọi cách bắn rơi máy bay địch ngay cả khi bản thân họ gặp nguy hiểm, - chính ý nguyện ấy nhiều khi đã giúp họ chiến thắng trong chiến đấu. Cuối cùng thì bằng những nỗ lực hy sinh quên mình của toàn thể dân tộc, Việt Nam đã bảo vệ được nền độc lập của mình và giành được chiến thắng đầy thuyết phục trước bọn xâm lược Mỹ, xua tan huyền thoại về sức mạnh quân sự không gì phá vỡ nổi của Hoa Kỳ. Tôi tự hào vì trong việc giành thắng lợi ấy đã có phần nhỏ sự lao động chiến đấu của tôi.
Mátxcơva, 2003
THIẾU TÁ
SÊLÔMƯTỐP GHENAĐI IACỐPLÊVÍCH
SÊLÔMƯTỐP GHENAĐI IACỐPLÊVÍCH
Ông sinh ngày 9-3-1940 ở Crônstát.
Năm 1960 ông tốt nghiệp trường Kỹ thuật quân sự Pribantích của Binh chủng phòng không Liên Xô. Ông đã trải qua thời gian phục vụ trong quân ngũ tại Quân đoàn độc lập số 4 của Binh chủng phòng không, với chức vụ chỉ huy trưởng trung đội bệ phóng, về sau chỉ huy đại đội bệ phóng Trung đoàn tên lửa phòng không 250, Quân đoàn Brianxcơ thuộc Quân khu phòng không Mátxcơva.
Từ tháng 3-1966 đến tháng 4-1967 ông đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, trong đội ngũ trung đoàn tên lửa.
Năm 1972 ông tốt nghiệp Viện Hàn lâm quân sự pháo binh mang tên Đgiécginxki tại Mátxcơva và tiếp tục phục vụ tại trạm trắc đạc mặt đất thuộc Tổ hợp chỉ huy trắc đạc tại thành phố Iêccút. Từ năm 1976 đến năm 1990 ông là Kỹ sư trưởng Bộ môn thu tín hiệu quân sự thuộc Viện Nghiên cứu khoa học liên lạc vô tuyên.
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ và 14 Huy chương, trong đó có Huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
MỌI NGƯỜI ĐỀU
CHO RẰNG ĐIỀU ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ XẢY RA
Từ thành phố Brianxcơ, Trung đoàn tên lửa phòng không 260 thuộc Quân khu phòng không Mátxcơva của chúng tôi đã tới Việt Nam vào tháng 3-1966, nghĩa là 8 tháng sau ngày các bộ khí tài tên lửa phòng không của Liên Xô được sử dụng lần đầu tiên để bảo vệ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước đó, các máy bay Mỹ thực hiện các chuyến tập kích từ độ cao lớn cả ngày lẫn đêm, trong mọi thời tiết. Đối với các phi công Mỹ, những loạt tên lửa phòng không đầu tiên khai hỏa là một sự bất ngờ hoàn toàn. Các tên lửa đã buộc máy bay Mỹ bay gần mặt đất hơn, nhưng đến khi trung đoàn chúng tôi đến nơi thì các máy bay Mỹ cũng đã học được cách tác chiến:
1. Chúng bắt đầu bay ở tầm thấp và chỉ vào thời gian còn sáng trong ngày, vào tiết trời có nắng, bay sát vùng núi để khi thấy tên lửa được phóng ra thì kịp thời lẩn trốn sau các dãy núi. Tình hình này gây phức tạp rất nhiều cho việc xạ kích, vì các bộ khí tài tên lửa phòng không X-75 không có khả năng bắn vào các mục tiêu bay thấp, mặc dù trong quá trình sử dụng tại Việt Nam nó đã được cải tiến để có tầm bắn thấp hơn.
2. Trên các máy bay có bố trí hệ thống tín hiệu cảnh báo cho phi công biết đã lọt vào tầm phủ sóng của trạm theo dõi mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa và về hoạt động của trạm phát sóng truyền lệnh sau khi tên lửa được phóng đi.
3. Các máy bay Mỹ bắt đẩu sử dụng rộng rãi các tên lửa tự tìm mục tiêu "Sraicơ" bay theo hướng sóng phát ra tối đa, tức là hướng vào ăngten phát sóng của đài điều khiển tên lửa. Thông thường máy phát sóng này nằm ở trung tâm trận địa tên lửa phòng không.
4. Mỹ bắt đầu sử dụng bom bi nhằm mục đích sát thương hàng loạt.
5. Song song với việc sử dụng các loại bom phá thông thường, Mỹ còn sử dụng rộng rãi các tên lửa không được điều khiển "Bunpap".
6. Trong trường hợp phát hiện thấy trận địa tên lửa phòng không thì các phi công được quyền không thực hiện nhiệm vụ của cuộc oanh tạc đã định để thực hiện các đòn oanh kích từ trên không vào trận địa của tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Nhiệm vụ của các chuyên gia quân sự Liên Xô (đó là tên gọi lúc bấy giờ của chúng tôi) là đào tạo và huấn luyện đội ngũ Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Quân đội nhân dân Việt Nam đủ khả năng độc lập đánh trả các cuộc tấn công của máy bay Mỹ vào lãnh thổ Bắc Việt Nam. Trung đoàn 274 chỉ vừa mới được thành lập. Người được bổ nhiệm làm sĩ quan chỉ huy của trung đoàn này là Thiếu tá Nùng (Hyhr). Đồng chí Nùng đã tốt nghiệp loại giỏi Viện Hàn lâm thông tin quân sự tại Lêningrát và nói thạo tiếng Nga.
Sau khi đến Việt Nam, trong suốt
2 tháng chúng tôi đã lên lớp huấn luyện cho các khẩu
đội Việt Nam nắm vững hoạt động của máy móc trong
bộ khí tài. Đến thời điểm này các phương tiện chiến
đấu cũng được chở từ Liên Xô đến. Chúng tôi đã
triển khai các phương tiện kỹ thuật chiến đấu ấy để
phục vụ tác chiến.
Các trận địa không được xây dựng theo bài bản kỹ thuật. Do vậy, về cơ bản đã phải triển khai khí tài chiến đấu trên những khoảnh đất nằm giữa các đồng lúa, ở rìa các ngôi làng và thị tứ, đôi khi trực tiếp trên những diện tích từng là nền các ngôi nhà đã bị các trận bom phá hủy. Nhiều khi chúng tôi không có khả năng triển khai tất cả 6 bệ phóng, vì chỉ đủ chỗ cho 3-4 bệ phóng mà thôi.
Trong suốt một tháng bản thân chúng tôi đã phải ngồi đằng sau các bảng điều khiển, còn các chiến sĩ Việt Nam thì ngồi bên cạnh và quan sát các thao tác của chúng tôi để tích luỹ kinh nghiệm khai hỏa trong chiến đấu. Sau đó, các đồng chí Việt Nam ngồi vào các bảng điều khiển, còn chúng tôi đứng phía sau lưng để kiểm tra các thao tác của họ. Công việc này tiếp diễn suốt 3-4 tháng liền.
Theo đà tích luỹ kinh nghiệm chiến đấu của các đồng chí Việt Nam, các chuyên gia quân sự Liên Xô, theo từng tốp nhỏ đã dần dần trở về nước. Sau cùng, trong trung đoàn này chỉ còn lại một tốp nhỏ của Kỹ sư trưởng Thiếu tá A. Ia. Pêtơrốp gồm 11 người. Trong nhóm này có các chuyên gia thuộc mọi hệ thống. Họ khắc phục những hỏng hóc mới phát sinh, hiệu chỉnh và kiểm tra các hệ thống sau khi thay đổi trận địa.
Chúng tôi luôn luôn sống trên xe. Các trận địa phải luôn thay đổi - sau. mỗi lần phóng tên lửa chiến đấu. Những trận địa bị các phi công Mỹ phát hiện thấy thì sang ngày hôm sau, có khi chỉ sau vài giờ, thế nào cùng bị ném bom ồ ạt. Vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu ở lại trận địa cũ.
Trong trung đoàn tên lửa phòng không, tiểu đoàn chúng tôi dưới sự chỉ huy của Thiếu tá I. V. Vôlôđin, là tiểu đoàn đầu tiên xung trận.
Sự việc này diễn ra vào tháng 5-1966 khi chúng tôi triển khai trận địa chiến đấu tại khu vực gần Hà Nội, để bảo vệ thành phố này chống lại những cuộc tấn công từ trên không. Điều kiện địa hình ở đó chỉ cho phép chúng tôi triển khai 3 bệ phóng.
Cuộc oanh kích bắt đầu diễn ra sau bữa ăn trưa. Lúc ấy trời nắng, không khí khô ráo, tầm nhìn rất tốt. Các trắc thủ vận hành các thiết bị đã kịp thời phát hiện trên màn hình những mục tiêu bay thấp. Khi các mục tiêu này lọt vào tầm bắn thì chúng tôi phát lệnh phóng 2 tên lửa. Vụ phóng tên lửa diễn ra cách dãy núi không xa. Vì vậy, sau khi thực hiện động tác cơ động tránh tên lửa, các phi công Mỹ đã kịp lẩn vào phía sau dãy núi. Thế là chúng tôi bị mất không 2 quả tên lửa.
Sau khi tên lửa được phóng đi, phía sau đuôi của tên lửa hình thành một cột bụi cao tới 25 - 30 m. Đối với các phi công đây là vật định hướng rõ nhất để chúng ngắm vào mục tiêu khi thả bom. Thế là có 3 máy bay lao theo hướng này. Máy bay thứ hai thả 5 quả bom phá. Chiếc thứ nhất chắc hẳn đã điều chỉnh hướng ném bom cho những máy bay bay phía sau nó. Quả bom thứ nhất rơi đúng vào cột bụi, tạo ra một cái hố có độ sâu 7 - 8 mét, với đường kính khoảng 15 m. Những quả bom còn lại đã tạo thành một hố dọc có tổng chiều dài 75 m. Một khối lượng đất rất lớn bị hất tung lên không trung, rồi sau đó từ không trung đổ ập xuống chúng tôi. Đúng là cảnh tượng mà tôi đã có lần được nhìn thấy trong phim: một vụ nổ vào thời bình nhằm mục đích xây con đập của nhà máy thủy điện.
Vào đúng lúc ấy từ phía đài điều khiển tên lửa vang lên lệnh đưa tên lửa tới và nạp các quả tên lửa mới vào bệ phóng. Từ các ca bin điều khiển của đài không thể thấy được những gì đang diễn ra ở bên ngoài. Chỗ vốn là đường đã hình thành một cái hố lớn sâu hơn 7m. Để xe chở được tên lửa đến và nạp tên lửa vào bệ phóng thì cần làm mới một đoạn đường dẫn vào trận địa.
Chúng tôi vẫn còn gặp may, vì gió đã kịp thổi cột bụi dạt sang phía khác, cách trận địa 50 mét sau khi các tên lửa được phóng đi, bấy giờ các phi công Mỹ mới phát hiện thấy cột bụi ấy. Nếu lúc ấy không có gió thổi thì có lẽ đã không còn chúng tôi và cũng chẳng còn phần vật chất nào của bộ khí tài tên lửa.
Các trận địa không được xây dựng theo bài bản kỹ thuật. Do vậy, về cơ bản đã phải triển khai khí tài chiến đấu trên những khoảnh đất nằm giữa các đồng lúa, ở rìa các ngôi làng và thị tứ, đôi khi trực tiếp trên những diện tích từng là nền các ngôi nhà đã bị các trận bom phá hủy. Nhiều khi chúng tôi không có khả năng triển khai tất cả 6 bệ phóng, vì chỉ đủ chỗ cho 3-4 bệ phóng mà thôi.
Trong suốt một tháng bản thân chúng tôi đã phải ngồi đằng sau các bảng điều khiển, còn các chiến sĩ Việt Nam thì ngồi bên cạnh và quan sát các thao tác của chúng tôi để tích luỹ kinh nghiệm khai hỏa trong chiến đấu. Sau đó, các đồng chí Việt Nam ngồi vào các bảng điều khiển, còn chúng tôi đứng phía sau lưng để kiểm tra các thao tác của họ. Công việc này tiếp diễn suốt 3-4 tháng liền.
Theo đà tích luỹ kinh nghiệm chiến đấu của các đồng chí Việt Nam, các chuyên gia quân sự Liên Xô, theo từng tốp nhỏ đã dần dần trở về nước. Sau cùng, trong trung đoàn này chỉ còn lại một tốp nhỏ của Kỹ sư trưởng Thiếu tá A. Ia. Pêtơrốp gồm 11 người. Trong nhóm này có các chuyên gia thuộc mọi hệ thống. Họ khắc phục những hỏng hóc mới phát sinh, hiệu chỉnh và kiểm tra các hệ thống sau khi thay đổi trận địa.
Chúng tôi luôn luôn sống trên xe. Các trận địa phải luôn thay đổi - sau. mỗi lần phóng tên lửa chiến đấu. Những trận địa bị các phi công Mỹ phát hiện thấy thì sang ngày hôm sau, có khi chỉ sau vài giờ, thế nào cùng bị ném bom ồ ạt. Vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu ở lại trận địa cũ.
Trong trung đoàn tên lửa phòng không, tiểu đoàn chúng tôi dưới sự chỉ huy của Thiếu tá I. V. Vôlôđin, là tiểu đoàn đầu tiên xung trận.
Sự việc này diễn ra vào tháng 5-1966 khi chúng tôi triển khai trận địa chiến đấu tại khu vực gần Hà Nội, để bảo vệ thành phố này chống lại những cuộc tấn công từ trên không. Điều kiện địa hình ở đó chỉ cho phép chúng tôi triển khai 3 bệ phóng.
Cuộc oanh kích bắt đầu diễn ra sau bữa ăn trưa. Lúc ấy trời nắng, không khí khô ráo, tầm nhìn rất tốt. Các trắc thủ vận hành các thiết bị đã kịp thời phát hiện trên màn hình những mục tiêu bay thấp. Khi các mục tiêu này lọt vào tầm bắn thì chúng tôi phát lệnh phóng 2 tên lửa. Vụ phóng tên lửa diễn ra cách dãy núi không xa. Vì vậy, sau khi thực hiện động tác cơ động tránh tên lửa, các phi công Mỹ đã kịp lẩn vào phía sau dãy núi. Thế là chúng tôi bị mất không 2 quả tên lửa.
Sau khi tên lửa được phóng đi, phía sau đuôi của tên lửa hình thành một cột bụi cao tới 25 - 30 m. Đối với các phi công đây là vật định hướng rõ nhất để chúng ngắm vào mục tiêu khi thả bom. Thế là có 3 máy bay lao theo hướng này. Máy bay thứ hai thả 5 quả bom phá. Chiếc thứ nhất chắc hẳn đã điều chỉnh hướng ném bom cho những máy bay bay phía sau nó. Quả bom thứ nhất rơi đúng vào cột bụi, tạo ra một cái hố có độ sâu 7 - 8 mét, với đường kính khoảng 15 m. Những quả bom còn lại đã tạo thành một hố dọc có tổng chiều dài 75 m. Một khối lượng đất rất lớn bị hất tung lên không trung, rồi sau đó từ không trung đổ ập xuống chúng tôi. Đúng là cảnh tượng mà tôi đã có lần được nhìn thấy trong phim: một vụ nổ vào thời bình nhằm mục đích xây con đập của nhà máy thủy điện.
Vào đúng lúc ấy từ phía đài điều khiển tên lửa vang lên lệnh đưa tên lửa tới và nạp các quả tên lửa mới vào bệ phóng. Từ các ca bin điều khiển của đài không thể thấy được những gì đang diễn ra ở bên ngoài. Chỗ vốn là đường đã hình thành một cái hố lớn sâu hơn 7m. Để xe chở được tên lửa đến và nạp tên lửa vào bệ phóng thì cần làm mới một đoạn đường dẫn vào trận địa.
Chúng tôi vẫn còn gặp may, vì gió đã kịp thổi cột bụi dạt sang phía khác, cách trận địa 50 mét sau khi các tên lửa được phóng đi, bấy giờ các phi công Mỹ mới phát hiện thấy cột bụi ấy. Nếu lúc ấy không có gió thổi thì có lẽ đã không còn chúng tôi và cũng chẳng còn phần vật chất nào của bộ khí tài tên lửa.
Tại một bệ phóng đã xuất
hiện một sự hỏng hóc. Phải khắc phục sự trục trặc
này trong một hoàn cảnh căng thẳng. Có nguy cơ lặp lại
cảnh tượng vừa xảy ra, vì trời còn sáng, các máy bay
có thể quay trở lại bất cứ lúc nào và ném bom lần
nữa. May thay, điều đó đã không xảy ra.
Sau khi quan sát các hố bom và nhận thức về mọi sự việc vừa xảy ra, chúng tôi nghĩ rằng cái chết đang ở gần kề chúng tôi, và điều có thể dễ xảy ra nhất là cái chết có thể đến với chúng tôi ngay sau khi tên lửa được phóng đi, khi chúng tôi không còn các phương tiện ngụy trang, để lộ mình ra và trở thành mục tiêu thực sự và rất hấp dẫn đối với các phi công Mỹ.
Ba giờ sau sĩ quan chỉ huy trung đoàn, Trung tá V. V. Phêđôrốp đến trận địa chúng tôi. Sau khi xem xét cảnh trận địa bị ném bom, ông bảo rằng chúng tôi đã gặp vận may.
Ở Việt Nam sau khi mặt trời lặn trời tối rất nhanh. Điều này có lợi cho chúng tôi - chúng tôi chuyển khí tài vào tư thế hành quân, rời khỏi trận địa và ngay đêm ấy di chuyển đến trận địa mới. Sau này, sau mỗi lần bắn tên lửa, chúng tôi nhất thiết phải thay đổi trận địa chiến đấu.
Về sau những lần phóng tên lửa tác chiến đối với chúng tôi - các quân nhân - đã trở thành công việc thường nhật thực sự. Bản thân chúng tôi cũng phải nếm trải những tên lửa tự tìm mục tiêu do các phi công Mỹ sử dụng, tên lửa kiểu "Sraicơ", loại chứa các mảnh, cũng như loại chứa các viên bi.
Trong tiểu đoàn tên lửa do Thiếu tá X. T. Vôrôbiốp chỉ huy, sau khi phóng tên lửa vào mục tiêu, trắc thủ bám sát mục tiêu bằng tay V. C. Mennhisúc đã phát hiện thấy trên màn hình có vệt "loé sáng" ở mục tiêu và một chấm di động tách khỏi mục tiêu. Đồng chí ấy lập tức báo cáo với chỉ huy:
- Tôi phát hiện thấy tên lửa "Sraicơ"? Nó lao về hướng chúng ta.
Trong khi người ta còn đang phải thông qua người phiên dịch giải quyết với ban chỉ huy Việt Nam vấn đề ngừng phát sóng thì quả tên lửa "Sraicơ" đã kịp bay tới đài điều khiển tên lửa. Lúc này sĩ quan điều khiển tên lửa, Trung úy Vađim Sécbacốp đã tự ra quyết định và chuyển sóng ăngten sang hướng khác. Chỉ sau có 5 giây đã phát ra một tiếng nổ. Trong cabin "P", nơi có cột ăngten phát sóng, sức nổ đã làm bật tung cánh cửa và mảnh tên lửa đã giết chết trắc thủ Việt Nam. Những cái cây mọc cạnh cabin này đã bị các mảnh của tên lửa "Sraicơ" phạt ngang như bị cưa đứt. Chiếc lều bạt mà trước đó là nơi ăn ngủ của cả đại đội thì chỉ còn lại những mảnh bạt bị xé thành những mảnh to bằng chiếc khăn tay. Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã gặp may: tất cả họ đều không việc gì.
Trong trường hợp tên lửa "Sraicơ" có chứa các viên bi nổ tung thì những viên bi ấy bắn toé ra khắp trận đỉa tên lửa, cắm vào các tên lửa đang nằm trên các bệ phóng. Đầu đạn của tên lửa nặng 200 kg sẽ nổ cùng với phần thân chứa chất ôxi hóa và nhiên liệu, sức nổ sẽ kích nổ những quả tên lửa nằm trên các bệ phóng khác Tất cả những vật bằng kim loại sẽ biến thành những mảnh vụn méo mó giống như vỏ chiếc đàn phong cầm. Nhiên liệu trong tên lửa bén lửa và bốc cháy sẽ sinh ra hóa chất độc hại. Tôi xin thưa với độc giả rằng cảnh tượng ấy gây ra một cảm giác hoàn toàn không dễ chịu chút nào.
Chúng tôi cũng học được cách áp dụng những phương pháp đối phó với loại tên lửa "Sraicơ". Khi phát hiện thấy tên lửa "Sraicơ" mà cột ăngten phát sóng đang hoạt động thì chúng tôi hướng ăngten của cabin "P" về hướng khác hoặc hướng lên phía trên. Tên lửa "Sraicơ" bay theo hướng phát sóng tối đa, vì vậy nó cũng quay về hướng khác hoặc hướng lên phía trên. Sau đó chúng tôi lập tức chấm dứt phát sóng ở ăngten của máy phát trong đài điều khiển tên lửa. Thế là tên lửa "Sraicơ" bị mất tín hiệu để tự tìm mục tiêu. Những cánh điều khiển hướng bay của nó bị kẹt lại bởi bộ nhớ, nó cứ bay tiếp trong tư thế đó, giống như loại tên lửa bình thường không có điều khiển và rơi cách trận địa tên lửa từ 1,5 km đến 2 km hoặc ở một khoảng cách tương tự phía sau trận địa. Bằng cách ấy, tuy bảo vệ được tiểu đoàn, nhưng chúng tôi đã uổng phí những quả tên lửa đã phóng đi. Tự bản thân chúng tôi đã học được cách đối phó và huấn luyện cho các bạn Việt Nam cách đối phó với kẻ địch thực tế và có sức mạnh.
Sau khi quan sát các hố bom và nhận thức về mọi sự việc vừa xảy ra, chúng tôi nghĩ rằng cái chết đang ở gần kề chúng tôi, và điều có thể dễ xảy ra nhất là cái chết có thể đến với chúng tôi ngay sau khi tên lửa được phóng đi, khi chúng tôi không còn các phương tiện ngụy trang, để lộ mình ra và trở thành mục tiêu thực sự và rất hấp dẫn đối với các phi công Mỹ.
Ba giờ sau sĩ quan chỉ huy trung đoàn, Trung tá V. V. Phêđôrốp đến trận địa chúng tôi. Sau khi xem xét cảnh trận địa bị ném bom, ông bảo rằng chúng tôi đã gặp vận may.
Ở Việt Nam sau khi mặt trời lặn trời tối rất nhanh. Điều này có lợi cho chúng tôi - chúng tôi chuyển khí tài vào tư thế hành quân, rời khỏi trận địa và ngay đêm ấy di chuyển đến trận địa mới. Sau này, sau mỗi lần bắn tên lửa, chúng tôi nhất thiết phải thay đổi trận địa chiến đấu.
Về sau những lần phóng tên lửa tác chiến đối với chúng tôi - các quân nhân - đã trở thành công việc thường nhật thực sự. Bản thân chúng tôi cũng phải nếm trải những tên lửa tự tìm mục tiêu do các phi công Mỹ sử dụng, tên lửa kiểu "Sraicơ", loại chứa các mảnh, cũng như loại chứa các viên bi.
Trong tiểu đoàn tên lửa do Thiếu tá X. T. Vôrôbiốp chỉ huy, sau khi phóng tên lửa vào mục tiêu, trắc thủ bám sát mục tiêu bằng tay V. C. Mennhisúc đã phát hiện thấy trên màn hình có vệt "loé sáng" ở mục tiêu và một chấm di động tách khỏi mục tiêu. Đồng chí ấy lập tức báo cáo với chỉ huy:
- Tôi phát hiện thấy tên lửa "Sraicơ"? Nó lao về hướng chúng ta.
Trong khi người ta còn đang phải thông qua người phiên dịch giải quyết với ban chỉ huy Việt Nam vấn đề ngừng phát sóng thì quả tên lửa "Sraicơ" đã kịp bay tới đài điều khiển tên lửa. Lúc này sĩ quan điều khiển tên lửa, Trung úy Vađim Sécbacốp đã tự ra quyết định và chuyển sóng ăngten sang hướng khác. Chỉ sau có 5 giây đã phát ra một tiếng nổ. Trong cabin "P", nơi có cột ăngten phát sóng, sức nổ đã làm bật tung cánh cửa và mảnh tên lửa đã giết chết trắc thủ Việt Nam. Những cái cây mọc cạnh cabin này đã bị các mảnh của tên lửa "Sraicơ" phạt ngang như bị cưa đứt. Chiếc lều bạt mà trước đó là nơi ăn ngủ của cả đại đội thì chỉ còn lại những mảnh bạt bị xé thành những mảnh to bằng chiếc khăn tay. Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã gặp may: tất cả họ đều không việc gì.
Trong trường hợp tên lửa "Sraicơ" có chứa các viên bi nổ tung thì những viên bi ấy bắn toé ra khắp trận đỉa tên lửa, cắm vào các tên lửa đang nằm trên các bệ phóng. Đầu đạn của tên lửa nặng 200 kg sẽ nổ cùng với phần thân chứa chất ôxi hóa và nhiên liệu, sức nổ sẽ kích nổ những quả tên lửa nằm trên các bệ phóng khác Tất cả những vật bằng kim loại sẽ biến thành những mảnh vụn méo mó giống như vỏ chiếc đàn phong cầm. Nhiên liệu trong tên lửa bén lửa và bốc cháy sẽ sinh ra hóa chất độc hại. Tôi xin thưa với độc giả rằng cảnh tượng ấy gây ra một cảm giác hoàn toàn không dễ chịu chút nào.
Chúng tôi cũng học được cách áp dụng những phương pháp đối phó với loại tên lửa "Sraicơ". Khi phát hiện thấy tên lửa "Sraicơ" mà cột ăngten phát sóng đang hoạt động thì chúng tôi hướng ăngten của cabin "P" về hướng khác hoặc hướng lên phía trên. Tên lửa "Sraicơ" bay theo hướng phát sóng tối đa, vì vậy nó cũng quay về hướng khác hoặc hướng lên phía trên. Sau đó chúng tôi lập tức chấm dứt phát sóng ở ăngten của máy phát trong đài điều khiển tên lửa. Thế là tên lửa "Sraicơ" bị mất tín hiệu để tự tìm mục tiêu. Những cánh điều khiển hướng bay của nó bị kẹt lại bởi bộ nhớ, nó cứ bay tiếp trong tư thế đó, giống như loại tên lửa bình thường không có điều khiển và rơi cách trận địa tên lửa từ 1,5 km đến 2 km hoặc ở một khoảng cách tương tự phía sau trận địa. Bằng cách ấy, tuy bảo vệ được tiểu đoàn, nhưng chúng tôi đã uổng phí những quả tên lửa đã phóng đi. Tự bản thân chúng tôi đã học được cách đối phó và huấn luyện cho các bạn Việt Nam cách đối phó với kẻ địch thực tế và có sức mạnh.
Chúng tôi cũng từng nếm trải bom bi là thế nào. Có
một lần máy bay Mỹ oanh kích ngôi nhà ở của chúng tôi.
Chúng ném xuống một quả bom mẹ trong có chứa các trái
bom bi. Ở độ cao 500 m cách mặt đất nó vỡ ra. Từ
trong đó văng ra 300 "quả bom bi nhỏ" và rơi xuống
mái nhà và xuống mặt đất chung quanh ngôi nhà. Khi rơi
xuống đất, bị đập mạnh, những quả bom bi phát nổ,
làm cho hàng trăm viên bi có đường kính 3-4 mm bắn tung
toé về mọi phía. Tất cả những người có mặt
trong ngôi nhà lúc ấy đều nằm rạp xuống sàn nhà.
Những quả bom bi tiếp tục nổ trong vòng vài phút. Các
viên bi đập vào cửa sổ, cắm vào tường nhà và trần
nhà. Những quả bom bi nổ trên mái nhà thì không gây
thương tích cho ai cả, vì ngôi nhà này có hai tầng. Những
người có mặt ở ngoài ngôi nhà thì đã kịp ẩn nấp
đằng sau những cột nhà ở phía sau bức tường thấp
của hành lang. Thùng đựng nước uống đặt phía trước
cột nhà thì đã biến thành chiếc thùng tưới, từ đó
luồng nước trong veo chảy toé ra tứ phía. Sau trận bom
này, trên đầu viên Trung úy 24 tuổi Nicôlai Baculin - là
người đã có mặt ở bên ngoài ngôi nhà lúc xảy ra trận
bom - đã xuất hiện mảng tóc bạc.
Có một nửa quả bom mẹ vỡ ra, với chiều dài 2100 mm và có đường kính 300 mm, cắm thẳng xuống đất ngay trước cửa ra vào của ngôi nhà, mặt lồi ra của nó hướng về phía chúng tôi. Khi mọi chuyện đã lắng yên, chúng tôi bắt đầu bước ra bên ngoài. Khi trông thấy nửa quả bom này, chúng tôi chạy bổ vào trong nhà vì tưởng đó là quả bom chưa nổ.
Sau khi nhận ra đó là quả bom rỗng, chúng tôi quyết định đặt nó dưới đệm giường của viên chỉ huy tiểu đoàn để trêu đồng chí ấy. Đứng ở trận địa, viên chỉ huy tiểu đoàn đã nhìn thấy cấp dưới của mình bị ném bom như thế nào, và đồng chí ấy nghĩ rằng có thể nhiều người đã hy sinh. Nhưng, thật may mắn cho chúng tôi, mọi chuyện đã chấm dứt suôn sẻ. Khi viên chỉ huy tiểu đoàn từ trận địa về đến ngôi nhà, chúng tôi đã ra đón đồng chí ấy với bài hát: “Hãy còn sớm để chúng ta có thể chết, ở nhà chúng ta còn có nhiều việc cần làm...". Khi nhìn thấy "vật lạ" ở dưới đệm giường mình, vị chỉ huy ấy đã phá lên cười cùng chúng tôi.
Sau một lần bị oanh tạc như vậy, một viên sĩ quan của chúng tôi - anh Xasa Guxép - đã sáng tác một bài ca chiến đấu phỏng theo điệu của bài hát nổi tiếng "Trên điểm cao không tên" trong bộ phim "Yên tĩnh".
Có một nửa quả bom mẹ vỡ ra, với chiều dài 2100 mm và có đường kính 300 mm, cắm thẳng xuống đất ngay trước cửa ra vào của ngôi nhà, mặt lồi ra của nó hướng về phía chúng tôi. Khi mọi chuyện đã lắng yên, chúng tôi bắt đầu bước ra bên ngoài. Khi trông thấy nửa quả bom này, chúng tôi chạy bổ vào trong nhà vì tưởng đó là quả bom chưa nổ.
Sau khi nhận ra đó là quả bom rỗng, chúng tôi quyết định đặt nó dưới đệm giường của viên chỉ huy tiểu đoàn để trêu đồng chí ấy. Đứng ở trận địa, viên chỉ huy tiểu đoàn đã nhìn thấy cấp dưới của mình bị ném bom như thế nào, và đồng chí ấy nghĩ rằng có thể nhiều người đã hy sinh. Nhưng, thật may mắn cho chúng tôi, mọi chuyện đã chấm dứt suôn sẻ. Khi viên chỉ huy tiểu đoàn từ trận địa về đến ngôi nhà, chúng tôi đã ra đón đồng chí ấy với bài hát: “Hãy còn sớm để chúng ta có thể chết, ở nhà chúng ta còn có nhiều việc cần làm...". Khi nhìn thấy "vật lạ" ở dưới đệm giường mình, vị chỉ huy ấy đã phá lên cười cùng chúng tôi.
Sau một lần bị oanh tạc như vậy, một viên sĩ quan của chúng tôi - anh Xasa Guxép - đã sáng tác một bài ca chiến đấu phỏng theo điệu của bài hát nổi tiếng "Trên điểm cao không tên" trong bộ phim "Yên tĩnh".
Tên lửa để lại
một vệt trên bầu trời
Đã bao nhiêu lần rồi.
Những ai dù chỉ một lần
Nhìn thấy cảnh những chiếc F-105 thả bom.
Những hố bom trông giống những lòng chảo
Ai cũng biết, không phải vô cớ
Chúng tôi đứng chân giữa cảnh đổ nát
Tại một cây cầu trên đất Thái Nguyên.
Chúng tôi đã nếm trải sức tàn phá của tên lửa “Sraicơ"
Những trái phá nổ ngay trên đầu
Nhưng điều đó chỉ khiến chúng tôi
Thân thiết nhau hơn,
Vì không có tình bạn nào mạnh hơn
Tình bạn chiến đấu...
Không có tình bạn nào mạnh hơn
Tình bạn giữa những người lính,
Vì nó được tôi luyện như thép
Trong cuộc chiến chống bầy giặc Mỹ
Nơi cây cầu trên đất Thái Nguyên
Chúng tôi sát cánh cùng những bạn Việt Nam
Đứng vững trên con đường đó.
Bạn gọi tôi là “tavaris"
Còn tôi gọi bạn là “đồng chí"
Tình anh em đó chính là
Sự đảm bảo cho chiến thắng và cũng là ước mơ.
Các đơn vị thuộc trung đoàn Brianxcơ
Đã hun đúc nên niềm vinh quang
Tại cây cầu trên đất Thái Nguyên.
Đã bao nhiêu lần rồi.
Những ai dù chỉ một lần
Nhìn thấy cảnh những chiếc F-105 thả bom.
Những hố bom trông giống những lòng chảo
Ai cũng biết, không phải vô cớ
Chúng tôi đứng chân giữa cảnh đổ nát
Tại một cây cầu trên đất Thái Nguyên.
Chúng tôi đã nếm trải sức tàn phá của tên lửa “Sraicơ"
Những trái phá nổ ngay trên đầu
Nhưng điều đó chỉ khiến chúng tôi
Thân thiết nhau hơn,
Vì không có tình bạn nào mạnh hơn
Tình bạn chiến đấu...
Không có tình bạn nào mạnh hơn
Tình bạn giữa những người lính,
Vì nó được tôi luyện như thép
Trong cuộc chiến chống bầy giặc Mỹ
Nơi cây cầu trên đất Thái Nguyên
Chúng tôi sát cánh cùng những bạn Việt Nam
Đứng vững trên con đường đó.
Bạn gọi tôi là “tavaris"
Còn tôi gọi bạn là “đồng chí"
Tình anh em đó chính là
Sự đảm bảo cho chiến thắng và cũng là ước mơ.
Các đơn vị thuộc trung đoàn Brianxcơ
Đã hun đúc nên niềm vinh quang
Tại cây cầu trên đất Thái Nguyên.
Lời của bài hát ấy đã nói lên tất cả. Bài hát này đã trở thành bài ca truyền thống của trung đoàn tên lửa chúng tôi. Bài hát ấy cùng chúng tôi có mặt khắp nơi, nó vang lên trong tất cả những cuộc hành quân và trong tất cả mọi cuộc gặp gỡ với các bạn chiến đấu thuộc các tiểu đoàn khác của trung đoàn.
Vào thời gian ấy những cuộc
bắn phá ồ ạt của không quân Mỹ vào các cơ sở chiến
lược quan trọng của Bắc Việt Nam đã bắt đầu được
tiến hành dưới sự yểm trợ của các loại hình thiết
bị gây nhiễu bằng sóng vô tuyến. Những thiết bị này
được đặt trên các máy bay chuyên gây nhiễu. Đó là
những máy bay ném bom chiến lược hạng nặng kiểu B-47
và B-52. Khi bay đi bay lại dọc theo biên giới Việt - Lào
và Việt Nam - Campuchia, chiếc máy bay ấy tạo nhiễu để
gây cản trở khiến các trạm ra đa điều khiển tên lửa
của chúng tôi không phát hiện được mục tiêu. Trong
điều kiện như vậy các máy bay Mỹ có thể thực hiện
các phi vụ của mình mà không bị trừng phạt.
Để làm thất bại các kế hoạch chiến thuật của bọn Mỹ thì cần phải tiêu diệt chiếc máy bay gây nhiễu. Để làm việc này, mùa thu năm 1966 chúng tôi cùng đội ngũ của một tiểu đoàn thuộc trung đoàn chúng tôi đã tổ chức cuộc phục kích tại phía tây nam đường biên giới Việt - Lào, để đón chặn chiếc máy bay này tại nơi nó không ngờ sẽ gặp chúng tôi. Chúng tôi di chuyển bí mật vào ban đêm tắt đèn pha để tránh bị địch phát hiện. Sau khi thực hiện chuyến hành quân gian nan kéo dài vài trăm kilômét trên những con đường núi đầy hố bom, chúng tôi đã triển khai tiểu đoàn tên lửa phòng không của mình trong rừng rậm. Chúng tôi ngụy trang kỹ lưỡng các khí tài và bắt đầu chờ đợi.
Vào một ngày nọ chiếc máy bay gây nhiễu đã xuất hiện. Đó là chiếc RB-47, được tháp tùng bởi 10 chiếc máy bay tiêm kích ném bom kiểu F-105 và những máy bay cường kích kiểu A-4D. Chiếc máy bay RB-47 chứa đầy ắp các thiết bị máy móc vô tuyến, với đội bay đông khoảng 15 người, có giá rất đắt. Vì vậy nó được bảo vệ rất cẩn thận. Chúng tuyệt nhiên không thể ngờ sẽ chạm trán với chúng tôi ở cách xa mục tiêu oanh tạc của chúng.
Các trắc thủ tại đài điều khiển tên lửa đã chộp bắt được chiếc máy bay RB-47, sau đó đã phóng một loạt 3 quả tên lửa. Mục tiêu đã bị tiêu diệt. May mắn cho chúng tôi, trong cảnh hoảng loạn khi xảy ra trận đánh, các máy bay hộ tống bảo vệ chiếc RB-47 đã không phát hiện thấy chúng tôi, cho nên chúng đã thả bom xuống trận địa tên lửa giả của chúng tôi. Trận địa này đã được kịp thời nghi trang đầy đủ, để bọn phi công tưởng đó là trận địa thật. Khi trời tối, chúng tôi đã thu dọn khí tài, đưa nó vào tư thế hành quân và lên đường quay trở về.
Vào đúng lúc chúng tôi tiêu diệt được chiếc máy bay gây nhiễu thì cuộc oanh tạc ồ ạt ở khu vực Hà Nội nhằm vào các cơ sở chiến lược và tại những khu vực khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp diễn. Các phi công Mỹ cho rằng mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch của chúng và chúng hoàn toàn được an toàn để tiến hành các phi vụ của mình mà không sợ các tên lửa phòng không nữa.
Thế là cả ở những khu vực này, do không còn có được sự yểm trợ của sóng gây nhiễu, nên chúng cũng đã tính toán rất sai lầm: các tiểu đoàn tên lửa đã hoạt động mạnh và trong ngày hôm ấy đã bắn rơi hơn một chục máy bay Mỹ. Sau những tổn thất nặng nề về người và của ấy, các phi công Mỹ đã buộc phải ngừng tác chiến trong mấy ngày.
Còn chúng tôi, sau khi thực hiện cuộc hành quân gian nan trở về đã triển khai trận địa mới để tiếp tục chiến đấu.
Như vậy đó, chúng tôi lúc ấy còn là những trung úy mới 20 - 25 tuổi, cũng như các binh sĩ và hạ sĩ quan còn trẻ hơn đang làm nghĩa vụ quân sự? đã dần dần trưởng thành và tích luỹ kinh nghiệm chiến đấu. Tự bản thân chúng tôi đã tham gia chiến đấu và huấn luyện các chiến sĩ tên lửa Việt Nam biết cách chiến đấu và chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống.
Dần dần chúng tôi trở thành những người công nhân bình thường ngoài mặt trận. Ngay cả trong những tình huống rất khó khăn và phức tạp, chúng tôi cũng vẫn vui đùa, sáng tác và ca hát, và cũng không nghĩ tới khả năng sẽ không còn sống để trở về nhà, nơi người thân và bạn bè vẫn chờ đợi chúng tôi.
Vào thời gian ấy người thân và bạn bè không biết tường tận điều gì về nơi chúng tôi đang có mặt, còn mẹ tôi thì chỉ đoán biết lơ mơ mà thôi. Trước ngày lên đường sang Việt Nam chúng tôi được cảnh báo nghiêm ngặt rằng đây là nhiệm vụ rất bí mật. Cho nên trong một thời gian dài mọi người cho rằng điều đó không bao giờ có thể xảy ra. Nhưng tất cả điều đó đã thật sự diễn ra.
Trung đoàn tên lửa phòng không 260 của chúng tôi thuộc Quân khu phòng không Mátxcơva, đóng quân tại thành phố Brianxcơ, là trung đoàn duy nhất trong toàn Liên Xô được phái sang Việt Nam với đầy đủ quân số. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đặc biệt được Chính phủ giao phó hoàn thành tại Việt Nam, trung đoàn chúng tôi đã thực hiện 43 lần phóng tên lửa chiến đấu và bắn rơi 25 máy bay Mỹ. Tất cả những khẩu đội chiến đấu khác của các trung đoàn (các trung tâm huấn luyện) đã được hình thành từ các thành phần hợp tuyển - một số người được tuyển lựa từ các trung đoàn khác nhau và các quân khu phòng không khác nhau từ mọi miền của Liên Xô và được tuyển lựa trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tại Việt Nam.
Đối với cá nhân tôi - sĩ quan chỉ huy đại đội bệ phóng thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 260 - chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam đã kết thúc vào tháng 4-1966, là khi một nhóm chuyên gia quân sự mới của Liên Xô gồm 11 người đến Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Quân đội nhân dân Việt Nam để thay thế nhóm chuyên gia chúng tôi và tiếp tục công việc của chúng tôi.
Để làm thất bại các kế hoạch chiến thuật của bọn Mỹ thì cần phải tiêu diệt chiếc máy bay gây nhiễu. Để làm việc này, mùa thu năm 1966 chúng tôi cùng đội ngũ của một tiểu đoàn thuộc trung đoàn chúng tôi đã tổ chức cuộc phục kích tại phía tây nam đường biên giới Việt - Lào, để đón chặn chiếc máy bay này tại nơi nó không ngờ sẽ gặp chúng tôi. Chúng tôi di chuyển bí mật vào ban đêm tắt đèn pha để tránh bị địch phát hiện. Sau khi thực hiện chuyến hành quân gian nan kéo dài vài trăm kilômét trên những con đường núi đầy hố bom, chúng tôi đã triển khai tiểu đoàn tên lửa phòng không của mình trong rừng rậm. Chúng tôi ngụy trang kỹ lưỡng các khí tài và bắt đầu chờ đợi.
Vào một ngày nọ chiếc máy bay gây nhiễu đã xuất hiện. Đó là chiếc RB-47, được tháp tùng bởi 10 chiếc máy bay tiêm kích ném bom kiểu F-105 và những máy bay cường kích kiểu A-4D. Chiếc máy bay RB-47 chứa đầy ắp các thiết bị máy móc vô tuyến, với đội bay đông khoảng 15 người, có giá rất đắt. Vì vậy nó được bảo vệ rất cẩn thận. Chúng tuyệt nhiên không thể ngờ sẽ chạm trán với chúng tôi ở cách xa mục tiêu oanh tạc của chúng.
Các trắc thủ tại đài điều khiển tên lửa đã chộp bắt được chiếc máy bay RB-47, sau đó đã phóng một loạt 3 quả tên lửa. Mục tiêu đã bị tiêu diệt. May mắn cho chúng tôi, trong cảnh hoảng loạn khi xảy ra trận đánh, các máy bay hộ tống bảo vệ chiếc RB-47 đã không phát hiện thấy chúng tôi, cho nên chúng đã thả bom xuống trận địa tên lửa giả của chúng tôi. Trận địa này đã được kịp thời nghi trang đầy đủ, để bọn phi công tưởng đó là trận địa thật. Khi trời tối, chúng tôi đã thu dọn khí tài, đưa nó vào tư thế hành quân và lên đường quay trở về.
Vào đúng lúc chúng tôi tiêu diệt được chiếc máy bay gây nhiễu thì cuộc oanh tạc ồ ạt ở khu vực Hà Nội nhằm vào các cơ sở chiến lược và tại những khu vực khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp diễn. Các phi công Mỹ cho rằng mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch của chúng và chúng hoàn toàn được an toàn để tiến hành các phi vụ của mình mà không sợ các tên lửa phòng không nữa.
Thế là cả ở những khu vực này, do không còn có được sự yểm trợ của sóng gây nhiễu, nên chúng cũng đã tính toán rất sai lầm: các tiểu đoàn tên lửa đã hoạt động mạnh và trong ngày hôm ấy đã bắn rơi hơn một chục máy bay Mỹ. Sau những tổn thất nặng nề về người và của ấy, các phi công Mỹ đã buộc phải ngừng tác chiến trong mấy ngày.
Còn chúng tôi, sau khi thực hiện cuộc hành quân gian nan trở về đã triển khai trận địa mới để tiếp tục chiến đấu.
Như vậy đó, chúng tôi lúc ấy còn là những trung úy mới 20 - 25 tuổi, cũng như các binh sĩ và hạ sĩ quan còn trẻ hơn đang làm nghĩa vụ quân sự? đã dần dần trưởng thành và tích luỹ kinh nghiệm chiến đấu. Tự bản thân chúng tôi đã tham gia chiến đấu và huấn luyện các chiến sĩ tên lửa Việt Nam biết cách chiến đấu và chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống.
Dần dần chúng tôi trở thành những người công nhân bình thường ngoài mặt trận. Ngay cả trong những tình huống rất khó khăn và phức tạp, chúng tôi cũng vẫn vui đùa, sáng tác và ca hát, và cũng không nghĩ tới khả năng sẽ không còn sống để trở về nhà, nơi người thân và bạn bè vẫn chờ đợi chúng tôi.
Vào thời gian ấy người thân và bạn bè không biết tường tận điều gì về nơi chúng tôi đang có mặt, còn mẹ tôi thì chỉ đoán biết lơ mơ mà thôi. Trước ngày lên đường sang Việt Nam chúng tôi được cảnh báo nghiêm ngặt rằng đây là nhiệm vụ rất bí mật. Cho nên trong một thời gian dài mọi người cho rằng điều đó không bao giờ có thể xảy ra. Nhưng tất cả điều đó đã thật sự diễn ra.
Trung đoàn tên lửa phòng không 260 của chúng tôi thuộc Quân khu phòng không Mátxcơva, đóng quân tại thành phố Brianxcơ, là trung đoàn duy nhất trong toàn Liên Xô được phái sang Việt Nam với đầy đủ quân số. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đặc biệt được Chính phủ giao phó hoàn thành tại Việt Nam, trung đoàn chúng tôi đã thực hiện 43 lần phóng tên lửa chiến đấu và bắn rơi 25 máy bay Mỹ. Tất cả những khẩu đội chiến đấu khác của các trung đoàn (các trung tâm huấn luyện) đã được hình thành từ các thành phần hợp tuyển - một số người được tuyển lựa từ các trung đoàn khác nhau và các quân khu phòng không khác nhau từ mọi miền của Liên Xô và được tuyển lựa trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tại Việt Nam.
Đối với cá nhân tôi - sĩ quan chỉ huy đại đội bệ phóng thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 260 - chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam đã kết thúc vào tháng 4-1966, là khi một nhóm chuyên gia quân sự mới của Liên Xô gồm 11 người đến Trung đoàn tên lửa phòng không 274 của Quân đội nhân dân Việt Nam để thay thế nhóm chuyên gia chúng tôi và tiếp tục công việc của chúng tôi.
Tháng 7-1977
ISENCO IVAN
CÔNXTANTINÔVÍCH
Ông sinh ngày 10-9-1928 tại làng Gôlubi huyện Temriúc thuộc tỉnh Craxnôđa. Ông bắt đầu làm việc vào tháng 8-1943 trong các xí nghiệp đánh cá ở Biển Đen và Biển Adôp.
Từ năm 1953, sau khi tốt nghiệp khoa kinh tế của Viện Hàn lâm nông nghiệp Mátxcơva mang tên C. A. Timiriadép, ông trở thành kỹ sư trưởng nông nghiệp, rồi trở thành Giám đốc Trạm máy kéo và máy nông nghiệp ở tỉnh Tờ ve.
Sau thời kỳ tiến hành cải tạo các trạm máy kéo và máy nông nghiệp, từ năm 1958 đến năm 1964, ông làm việc tại Bộ Nông nghiệp Liên Xô.
Từ năm 1964 đến năm 1972 ông làm việc tại Văn phòng tham tán kinh tế của Sứ quán Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chuyên viên, phó tham tán). Trong những năm tiếp theo ông làm việc tại ủy ban nhà nước về hợp tác kinh tế (Bộ Kinh tế đối ngoại) Vụ các nước Đông Nam Á, chủ yếu phụ trách mảng vấn đề Việt Nam (tổng cộng 25 năm). .
Ông được tặng thưởng Huân chương Hữu nghị giữa các dân tộc, Huy hiệu vẻ vang, Huân chương Độc lập hạng B của Việt Nam và 9 huy chương, trong đó có Huy chương Hữu nghị do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng.
CỨU NGUY CHO MÙA
MÀNG
Tôi đã có cơ hội được công tác một thời gian dài (các năm 1964 - 1972) trong cơ quan đại diện kinh tế trực thuộc Sứ quán Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là phối hợp hoạt động của các tổ chức Liên Xô và các tổ chức của Việt Nam trong việc xây dựng nhiều cơ sở kinh tế quốc dân tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên Xô (các mỏ than và các mỏ lộ thiên, các nhà máy điện, các đường tải điện cao thế, các cơ sở vận tải, các công trình xã hội, nông nghiệp và nhiều cơ sở khác). Có thể nói chúng tôi là cầu nối trong lĩnh vực hợp tác kinh tế Việt Xô.
Đó là thời kỳ khó khăn - thời kỳ nhân dân Việt Nam triển khai trên quy mô rộng rãi công cuộc xây dựng cuộc sống mới nhưng cũng đồng thời buộc phải đánh trả cuộc xâm lược quân sự của Mỹ. Mỗi người dân Việt Nam, từ trẻ đến già, đều mang tinh thần yêu nước cao cả, lao động hoặc chiến đấu với tinh thần quên mình. Một lần nữa tôi nhấn mạnh cụm từ này - với tinh thần quên mình. Họ làm công việc gì, điều đó không quan trọng - làm công việc khai thác than, trồng lúa hay là đánh trả những cuộc oanh tạc của không quân Mỹ - mỗi người đều lập công trên vị trí của mình. Trong hành động của người dân Việt Nam không hề có chút phô trương nào cả. Mọi cái đều tự nhiên và đơn giản. Không cần phải thúc ép ai hoặc không phải thuyết phục về điều gì đó. Mọi người dân đều mang niềm tin sâu sắc về tương lai tốt đẹp và thắng lợi của dân tộc mình. Từng cá nhân và cả cộng đồng đều làm một việc là bảo vệ nền tự do và độc lập vừa mới giành được. Nếu nói một cách ngắn gọn thì đó là bầu không khí chung của xã hội Việt Nam trong những năm đó.
Do tính chất công việc, tôi thường hay có dịp đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, gặp gỡ với các cán bộ Việt Nam. Mỗi chuyến đi công tác hoặc mỗi cuộc gặp gỡ ấy đều rất có ý nghĩa đối với bản thân tôi.
Tôi còn nhớ một trường hợp như sau. Vào một buổi sáng sớm của một ngày đầu tháng 7-1966 có một cán bộ của một tổ chức kinh tế đối ngoại thuộc Chính phủ Việt Nam đến cơ quan đại diện của chúng tôi. Đó là đồng chí Trần Lạc (Чaн Лак), cán bộ bên "Nhập khẩu thiết bị", một đồng sự với tôi. Với giọng lo âu đồng chí ấy cho biết ở tỉnh Hà Nam Ninh, tại trạm bơm Cổ Đạm - vào đêm hôm trước trạm bơm này được chuyển sang chế độ bơm nước ra khỏi các cánh đồng lúa - có một bơm dừng lại. Ba bơm còn lại đang hoạt động thì không kịp bơm nước ra khỏi các cánh đồng. Còn cụm máy bơm thứ năm, cụm sau cùng thì còn đang trong giai đoạn xây lắp.
Tôi xin giải thích với bạn đọc rằng trạm bơm Cổ Đạm là một trong số 5 trạm bơm đã và đang được xây dựng vào thời gian đó tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên Xô. Những trạm bơm ấy có nhiệm vụ bơm nước từ dưới sông vào các kênh thủy lợi để tưới cho các cánh đồng lúa. Trong trường hợp mưa quá nhiều (ở Việt Nam không hiếm những trường hợp như vậy) thì các trạm bơm này có thể làm việc theo chế độ ngược lại, nghĩa là hút nước từ các đồng lúa và bơm ra sông. Đó là những trạm bơm có công suất lớn. Chỉ riêng một bơm của trạm này có khả năng bơm được 5 nghìn mét khối nước trong một giờ.
Vào những ngày ấy - tức là những ngày đang được nói tới - mưa như trút nước đã 3 ngày liền. Tại khu vực hoạt động của trạm bơm Cổ Đạm mực nước trong đồng lúa đã vượt quá mức cho phép - thân cây lúa gần như chìm hoàn toàn trong nước. Thực sự đã xuất hiện nguy cơ có thể làm cho lúa chết hoặc ít ra cũng làm giảm mạnh sản lượng thu hoạch. Cần phải có những biện pháp khẩn cấp nhằm đưa thật nhanh tổ máy bơm bị hỏng trở lại hoạt động.
Sau cuộc họp ngắn chúng tôi quyết định cử đến đó một nhóm chuyên gia Liên Xô và Việt Nam để bước đầu chí ít xác định cho được nguyên nhân gây ra sự cố. Tôi và đồng chí Trần Lạc đã cùng nhóm chuyên gia này đi đến đó.
Cuộc tập hợp diễn ra một cách
nhanh chóng, khẩn trương. Trên đường đi chúng tôi ghé
vào khu Kim Liên - một khu chung cư nhỏ ấm cúng không xa
trung tâm Hà Nội. Đây là nơi ở của các chuyên gia nước
ngoài. Nhập vào nhóm chúng tôi còn có chuyên gia Liên Xô
N. I. Maxlô đến từ thành phố Nôvôxibiếcxcơ, là nơi
sản xuất ra các thiết bị điện trong những cỗ máy
phức tạp ấy. Vị kỹ sư người Việt đã ngồi trong xe
rồi.
Chúng tôi nhanh chóng phóng xe ra ngoài thành phố Hà Nội, vùng ven đô, rồi chạy theo con đường khá hẹp, hai bên đường là mênh mông những ruộng lúa chạy dài đến tận chân trời. Những ruộng lúa ấy ngập sâu đến nửa mét trong nước. Chỉ đôi chỗ mới nhìn thấy những bờ đất ngăn ruộng này với ruộng bên. Ngọn lúa chỉ nhô ra khỏi mặt nước không quá 5 centimét. Hiển nhiên là nếu không hút nước ra khỏi các cánh đồng lúa thì vụ thu hoạch sẽ bị mất trắng.
Chúng tôi hành động khẩn trương. Nhưng không thể cho xe chạy nhanh hơn được: cả hai phía đều có những chiếc xe đạp nối đuôi nhau thành hàng dài. Người lái xe của chúng tôi, anh Tuấn (Tyah) thực sự là tay lái cừ khôi, đã cho xe chạy ngoằn ngoèo đến chóng mặt để tránh và vượt lên trên những chiếc xe đạp ấy mà không tông hoặc quệt phải người nào cả.
Nhưng vào khoảng giữa trưa, từ phía trái, từ phía biển, có một đám mây xám rất lớn di chuyển về phía chúng tôi. Nó tạo thành hình cánh cung. Đám mây đen ấy sôi lên, mọi cái trong đó đảo lộn, những tia chớp không ngừng loé sáng, tiếng sấm vang rền. Đó là đợt đầu của cơn dông đang kéo đến - phần trực diện của nó. Ngay sau đó gió thổi mạnh, mưa trút xuống thành những luồng nước chéo. Mây mưa dữ dội và dầy đặc đến nỗi trong một nháy mắt chung quanh đã tối đen, không còn trông thấy đường đi nữa. Thậm chí cũng không nhìn thấy được biểu tượng con hươu đang phi ở phía trước mũi xe "Vônga" của chúng tôi. Từ trên trời nước tuôn xối xả; thật đúng là mưa như trút nước. Tất nhiên, không thể đi tiếp được nữa. Anh lái xe thận trọng đậu xe bên lề đường. Chúng tôi dừng lại và đóng các cửa kính của xe. Trong xe lại càng trở nên tối hơn và ngột ngạt như trong phòng tắm hơi tràn đầy hơi nước. Tình hình mưa như vậy kéo dài gần nửa giờ. Trong lúc chúng tôi đứng đợi tạnh mưa thì đồng chí Trần Lạc pha trò, bảo rằng cơn dông ập đến mà chẳng báo trước, rằng năm ấy mùa mưa đến sớm hơn thường lệ. Thông thường mùa mưa bắt đầu vào tháng 8 - tháng 9.
Sau trận mưa - nó chấm dứt cũng chớp nhoáng như lúc nó ập đến - chúng tôi nhìn thấy một cảnh tượng gây chấn động. Trên đoạn đường mà vừa mới trước đó còn đông đúc những chiếc xe đạp thì nay chẳng còn thấy một bóng người. Bất giác trong đầu nảy ra một ý nghĩ cho rằng cơn mưa vừa rồi đã quét sạch mọi sự sống khỏi mặt đường hiểu theo ý nghĩa thực sự, chứ không phải nghĩa bóng. Đâu đó trên mặt đường thấy vương vãi những thân cây bị gió quật đổ Còn những ngọn lúa trước đó còn thấy ló ra trên cánh đồng thì hầu như đã hoàn toàn bị chìm dưới mặt nước.
Chúng tôi im lặng nhìn nhau trong suy tư. Đồng chí Tuấn lái xe tì tay lên ngực, rồi chỉ vào biển nước bao quanh chúng tôi từ mọi phía mà nói: "Tôi không thể nhìn tiếp. Đau tim mất. Mùa vụ sẽ bị mất trắng, công lao động , cực nhọc của mọi người sẽ bị mất trắng". Đồng chí Tuấn nói ra những lời ấy bằng tiếng Nga rất rõ. Tiện đây xin nói, đồng chí Tuấn còn biết khá thành thạo tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc. Còn bây giờ lại học rất có kết quả cả tiếng Nga nữa.
Vào khoảng 3 giờ chiều chúng tôi đã đi trên con đê chạy dọc theo sông. Ở xa xa đâu đó trên con đê này có trạm bơm. Sau cơn mưa trời lại quang mây, mặt trời lại ló ra. Không khí trở nên nóng bức và ngột ngạt. Thỉnh thoảng mới bắt gặp những chiếc xe đạp và những chiếc ôtô con đi lại chậm chạp. Ở phía dưới chân đê, sát phía ruộng lúa có những con trâu được chăn thả, các em nhỏ Việt Nam ngồi trên lưng trâu hoặc ngủ gà ngủ gật ôm lấy lưng trâu, những con vật hiền lành do chúng chăn dắt. Tóm lại, tất cả mọi vật chung quanh đều yên lành, đời thường, bình yên, không có gì báo trước về một thảm họa nào.
Bỗng nhiên chiếc "commăngca" chạy ở phía trước chúng tôi đột ngột dừng lại. Từ trong chiếc xe ấy có bốn binh sĩ cầm súng nhảy bổ ra, nhanh chóng tụt xuống phía sông và chuẩn bị bắn lên không trung. Những người đi xe đạp trên mái đê đã quẳng xe đạp và bỏ chạy xuống phía chân đê để tìm một nơi ẩn nấp nào đó. Chúng tôi liền hiểu ngay điều đó có nghĩa là gì, bởi vì, tiếc thay trước đó chúng tôi cũng đã gặp phải những tình huống như vậy. Đó là cuộc oanh tạc của các máy bay tiêm kích - ném bom "Con ma" của Mỹ.
Chúng tôi nhanh chóng phóng xe ra ngoài thành phố Hà Nội, vùng ven đô, rồi chạy theo con đường khá hẹp, hai bên đường là mênh mông những ruộng lúa chạy dài đến tận chân trời. Những ruộng lúa ấy ngập sâu đến nửa mét trong nước. Chỉ đôi chỗ mới nhìn thấy những bờ đất ngăn ruộng này với ruộng bên. Ngọn lúa chỉ nhô ra khỏi mặt nước không quá 5 centimét. Hiển nhiên là nếu không hút nước ra khỏi các cánh đồng lúa thì vụ thu hoạch sẽ bị mất trắng.
Chúng tôi hành động khẩn trương. Nhưng không thể cho xe chạy nhanh hơn được: cả hai phía đều có những chiếc xe đạp nối đuôi nhau thành hàng dài. Người lái xe của chúng tôi, anh Tuấn (Tyah) thực sự là tay lái cừ khôi, đã cho xe chạy ngoằn ngoèo đến chóng mặt để tránh và vượt lên trên những chiếc xe đạp ấy mà không tông hoặc quệt phải người nào cả.
Nhưng vào khoảng giữa trưa, từ phía trái, từ phía biển, có một đám mây xám rất lớn di chuyển về phía chúng tôi. Nó tạo thành hình cánh cung. Đám mây đen ấy sôi lên, mọi cái trong đó đảo lộn, những tia chớp không ngừng loé sáng, tiếng sấm vang rền. Đó là đợt đầu của cơn dông đang kéo đến - phần trực diện của nó. Ngay sau đó gió thổi mạnh, mưa trút xuống thành những luồng nước chéo. Mây mưa dữ dội và dầy đặc đến nỗi trong một nháy mắt chung quanh đã tối đen, không còn trông thấy đường đi nữa. Thậm chí cũng không nhìn thấy được biểu tượng con hươu đang phi ở phía trước mũi xe "Vônga" của chúng tôi. Từ trên trời nước tuôn xối xả; thật đúng là mưa như trút nước. Tất nhiên, không thể đi tiếp được nữa. Anh lái xe thận trọng đậu xe bên lề đường. Chúng tôi dừng lại và đóng các cửa kính của xe. Trong xe lại càng trở nên tối hơn và ngột ngạt như trong phòng tắm hơi tràn đầy hơi nước. Tình hình mưa như vậy kéo dài gần nửa giờ. Trong lúc chúng tôi đứng đợi tạnh mưa thì đồng chí Trần Lạc pha trò, bảo rằng cơn dông ập đến mà chẳng báo trước, rằng năm ấy mùa mưa đến sớm hơn thường lệ. Thông thường mùa mưa bắt đầu vào tháng 8 - tháng 9.
Sau trận mưa - nó chấm dứt cũng chớp nhoáng như lúc nó ập đến - chúng tôi nhìn thấy một cảnh tượng gây chấn động. Trên đoạn đường mà vừa mới trước đó còn đông đúc những chiếc xe đạp thì nay chẳng còn thấy một bóng người. Bất giác trong đầu nảy ra một ý nghĩ cho rằng cơn mưa vừa rồi đã quét sạch mọi sự sống khỏi mặt đường hiểu theo ý nghĩa thực sự, chứ không phải nghĩa bóng. Đâu đó trên mặt đường thấy vương vãi những thân cây bị gió quật đổ Còn những ngọn lúa trước đó còn thấy ló ra trên cánh đồng thì hầu như đã hoàn toàn bị chìm dưới mặt nước.
Chúng tôi im lặng nhìn nhau trong suy tư. Đồng chí Tuấn lái xe tì tay lên ngực, rồi chỉ vào biển nước bao quanh chúng tôi từ mọi phía mà nói: "Tôi không thể nhìn tiếp. Đau tim mất. Mùa vụ sẽ bị mất trắng, công lao động , cực nhọc của mọi người sẽ bị mất trắng". Đồng chí Tuấn nói ra những lời ấy bằng tiếng Nga rất rõ. Tiện đây xin nói, đồng chí Tuấn còn biết khá thành thạo tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc. Còn bây giờ lại học rất có kết quả cả tiếng Nga nữa.
Vào khoảng 3 giờ chiều chúng tôi đã đi trên con đê chạy dọc theo sông. Ở xa xa đâu đó trên con đê này có trạm bơm. Sau cơn mưa trời lại quang mây, mặt trời lại ló ra. Không khí trở nên nóng bức và ngột ngạt. Thỉnh thoảng mới bắt gặp những chiếc xe đạp và những chiếc ôtô con đi lại chậm chạp. Ở phía dưới chân đê, sát phía ruộng lúa có những con trâu được chăn thả, các em nhỏ Việt Nam ngồi trên lưng trâu hoặc ngủ gà ngủ gật ôm lấy lưng trâu, những con vật hiền lành do chúng chăn dắt. Tóm lại, tất cả mọi vật chung quanh đều yên lành, đời thường, bình yên, không có gì báo trước về một thảm họa nào.
Bỗng nhiên chiếc "commăngca" chạy ở phía trước chúng tôi đột ngột dừng lại. Từ trong chiếc xe ấy có bốn binh sĩ cầm súng nhảy bổ ra, nhanh chóng tụt xuống phía sông và chuẩn bị bắn lên không trung. Những người đi xe đạp trên mái đê đã quẳng xe đạp và bỏ chạy xuống phía chân đê để tìm một nơi ẩn nấp nào đó. Chúng tôi liền hiểu ngay điều đó có nghĩa là gì, bởi vì, tiếc thay trước đó chúng tôi cũng đã gặp phải những tình huống như vậy. Đó là cuộc oanh tạc của các máy bay tiêm kích - ném bom "Con ma" của Mỹ.
Chúng tôi nhảy ra khỏi xe và
trông thấy ở phía bên phải có hai chiếc máy bay như
thế. Chúng bay ở tầm thấp, và hình như bay với tốc độ
chậm hơn âm thanh, nhằm thẳng hướng kho xăng nhỏ hiện
ra ở phía trước chúng tôi, ở khoảng cách 2 âm, cách
con sông không xa. Bỗng nhiên, không rõ từ đâu, có những
loạt súng nổ inh tai nhức óc. Người ta bắn từ đủ
các loại súng gì có thể bắn được: pháo cao xạ, súng
trường, súng tiểu liên và thậm chí cả súng săn. Ở
trên không trung là những quả đạn pháo nổ, còn những
mảnh đạn thì rơi xuống đất, phạt đứt lá cây và
cành cây.
Các phi công Mỹ thả những quả bom gây chết chóc, nhưng đã không chính xác. Những quả bom bị rơi chệch sang phía bên phải kho xăng chừng một kilômét. Rõ ràng là hỏa lực bắn chặn dầy đặc đã cản trở không để cho chúng ném bom chính xác hơn.
Cuối cùng thì lúc xẩm tối chúng tôi đã đến được địa điểm cần đến. Mọi người đã nóng lòng chờ chúng tôi từ lâu. Sau buổi uống trà nghi thức và tất nhiên có kèm theo những ý kiến trao đổi sôi nổi về các sự kiện đã xảy ra, mọi người đã bắt tay vào việc. Các chuyên gia đã nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc của máy bơm. May thay, chỗ hỏng không phức tạp lắm. Có thể khắc phục chỗ hỏng hóc trong điều kiện của trạm bơm ấy, với những dụng cụ sửa chữa sẵn có của trạm bơm.
Công việc diễn ra sôi nổi suốt đêm. Đến lúc mặt trời mọc thì các chuyên gia đã vui mừng cho biết rằng mọi thứ đã sẵn sàng và có thể khởi động máy bơm cho nó hoạt động. Thao tác quan trọng ấy - khởi động tổ máy - đã được trao cho một chàng trai Việt Nam trẻ tuổi nhất. Anh thanh niên này vừa mới tốt nghiệp trường kỹ thuật và rất muốn thật mau chóng tinh thông những bí quyết trong cái nghề phức tạp và quan trọng của mình. Đứng lặng một giây lát tựa hồ như chuẩn bị xông vào giao chiến với con giao long vô hình, chàng thanh niên ấy, với vẻ dứt khoát đã tiến đến bàn điều khiển và ấn vào nút khởi động. Tất cả tòa nhà trạm bơm rung chuyển. Động cơ điện với công suất lớn đã bắt đầu từ từ tăng vòng quay. Thế là chẳng bao lâu sau từ cái miệng ống to lớn của máy bơm xuất hiện dòng nước sủi bọt. Dòng nước ấy bắt đầu được hút từ phía dưới, rồi khi lên đến độ cao ở phía trên thì ầm ầm đổ vào con sông.
Mặc dù suốt đêm không được ngủ, nhưng không có ai tỏ ra mỏi mệt. Mọi người vui vẻ chúc mừng nhau, với vẻ thỏa mãn họ lắng tai nghe tiếng ầm ầm, đều đều tự tin và làm yên lòng người của tổ máy khổng lồ đã cứu nguy cho vụ mùa.
Sau một lát nghỉ ngơi, với sự tuân thủ mọi biện pháp an toàn được khuyến cáo, chúng tôi lên đường trở về Hà Nội.
Các phi công Mỹ thả những quả bom gây chết chóc, nhưng đã không chính xác. Những quả bom bị rơi chệch sang phía bên phải kho xăng chừng một kilômét. Rõ ràng là hỏa lực bắn chặn dầy đặc đã cản trở không để cho chúng ném bom chính xác hơn.
Cuối cùng thì lúc xẩm tối chúng tôi đã đến được địa điểm cần đến. Mọi người đã nóng lòng chờ chúng tôi từ lâu. Sau buổi uống trà nghi thức và tất nhiên có kèm theo những ý kiến trao đổi sôi nổi về các sự kiện đã xảy ra, mọi người đã bắt tay vào việc. Các chuyên gia đã nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc của máy bơm. May thay, chỗ hỏng không phức tạp lắm. Có thể khắc phục chỗ hỏng hóc trong điều kiện của trạm bơm ấy, với những dụng cụ sửa chữa sẵn có của trạm bơm.
Công việc diễn ra sôi nổi suốt đêm. Đến lúc mặt trời mọc thì các chuyên gia đã vui mừng cho biết rằng mọi thứ đã sẵn sàng và có thể khởi động máy bơm cho nó hoạt động. Thao tác quan trọng ấy - khởi động tổ máy - đã được trao cho một chàng trai Việt Nam trẻ tuổi nhất. Anh thanh niên này vừa mới tốt nghiệp trường kỹ thuật và rất muốn thật mau chóng tinh thông những bí quyết trong cái nghề phức tạp và quan trọng của mình. Đứng lặng một giây lát tựa hồ như chuẩn bị xông vào giao chiến với con giao long vô hình, chàng thanh niên ấy, với vẻ dứt khoát đã tiến đến bàn điều khiển và ấn vào nút khởi động. Tất cả tòa nhà trạm bơm rung chuyển. Động cơ điện với công suất lớn đã bắt đầu từ từ tăng vòng quay. Thế là chẳng bao lâu sau từ cái miệng ống to lớn của máy bơm xuất hiện dòng nước sủi bọt. Dòng nước ấy bắt đầu được hút từ phía dưới, rồi khi lên đến độ cao ở phía trên thì ầm ầm đổ vào con sông.
Mặc dù suốt đêm không được ngủ, nhưng không có ai tỏ ra mỏi mệt. Mọi người vui vẻ chúc mừng nhau, với vẻ thỏa mãn họ lắng tai nghe tiếng ầm ầm, đều đều tự tin và làm yên lòng người của tổ máy khổng lồ đã cứu nguy cho vụ mùa.
Sau một lát nghỉ ngơi, với sự tuân thủ mọi biện pháp an toàn được khuyến cáo, chúng tôi lên đường trở về Hà Nội.
Tháng 2- 2004
BÔNĐARENCÔ IGO
VLAĐIMIRÔVÍCH
Ông sinh ngày 18-4-1928 tại thành phố Poóckhôvô thuộc tỉnh Lêningrát, trong một gia đình quân nhân.
Năm 1947 ông vào học Trường bộ binh số 1 mang tên X M. Kirốp. Sau khi tốt nghiệp trường này, từ năm 1949 đến năm 1959 ông phục vụ trong Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 70 thuộc Quân đoàn 38, với các chức vụ chỉ huy trung đội, chỉ huy đại đội, phó chỉ huy tiểu đoàn súng máy cao xạ.
Năm 1955 ông tốt nghiệp khóa học cao cấp của Binh chủng phòng không tại thành phố Éppatôria.
Từ năm 1959 đến năm 1961 ông phục vụ trong tập đoàn quân Liên Xô tại Đức, với chức vụ Tham mưu trưởng tiểu đoàn rồi Phó tham mưu trưởng lữ đoàn pháo cao xạ.
Sau khi trải qua khóa bồi dưỡng từ năm 1961 đến năm 1969 ông tiếp tục phục vụ trong lữ đoàn tên lửa phòng không thuộc Quân khu Trung Á, với chức vụ chỉ huy tiểu đoàn cao xạ, trưởng ban trinh sát, trưởng đài chỉ huy - phó tham mưu trưởng lữ đoàn, phụ trách công tác điều hành tác chiến.
Tư tháng 9-1965 đến tháng 8-1967 ông đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, với chức vụ chỉ huy tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Từ năm 1969 đến năm 1981 ông phục vụ tại Bộ tham mưu Cục phòng vệ dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết Cưrơgưxtan.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, Huy hiệu Chiến sĩ quốc tế và 10 huy chương, trong đó có Huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
Ông mất ngày 5-11-2001.
TRẬN PHỤC KÍCH
TRÊN DÃY TAM ĐẢO
Trước ngày được điều sang công tác tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tôi phục vụ trong quân ngũ tại một địa điểm cách ga xe lửa Aiagudơ 20 km thuộc tỉnh Xêmipalatin, là nơi đóng quân hồi ấy của lữ đoàn tên lửa phòng không của chúng tôi. Công việc phục vụ trong quân ngũ trên miền thảo nguyên Cadắcxtan thật khắc nghiệt và gian khổ. Ngày nào cũng vậy, đặc biệt vào mùa đông, phải giải quyết các vấn đề đảm bảo đời sống cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn trong giá lạnh -40oC, gió thổi liên tục. Mùa hè thì nóng tới +40oC.
Đầu mùa hè 1966 người ta đề xuất cử tôi sang Việt Nam, là nơi mà lúc đó đang diễn ra một cuộc chiến tranh thực sự. Tôi đã lập tức đồng ý. Việc thành lập hai trung đoàn tên lửa phòng không, hay là theo cách gọi lúc bấy giờ hai trung tâm huấn luyện các chiến sĩ tên lửa Việt Nam, dưới sự chỉ huy của Đại tá A. Iarôxlápxép và Đại tá A. Vaganốp đã diễn ra bằng cách tuyển nhân sự từ Quân đoàn không quân Tasken tại thành phố Đusanbe. Từ đó đáp các máy bay kiểu IL- 18, bay qua Iếccút - Bắc Kinh để đến Hà Nội. Trung tâm của chúng tôi dưới sự chỉ huy của Đại tá Iarôxlápxép đã đến trước tiên vào ngày 16-9. Sau đó 5 ngày "quân của Đại tá Vaganốp" đã đến.
Sau cuộc họp huấn thị vắn tắt - điều khiển cuộc họp này là một người đàn ông đã có tuổi, dáng vẻ đường bệ, tự giới thiệu là thủ trưởng của chúng tôi, phụ trách binh chủng tên lửa phòng không trong Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, đó là tướng A. Đdưda - người ta đưa chúng tôi lên xe buýt, đi theo hướng Hà Bắc. Ngay đêm hôm đó chúng tôi đã hiểu rằng tại đây đang diễn ra cuộc chiến tranh thực sự với người Mỹ khi xe chúng tôi chạy qua thành phố Thái Nguyên. Đâu đó cách không xa nghe thấy những tiếng nổ, những loạt đạn cao xạ cỡ nhỏ vạch thành những vệt sáng trong đêm tối như mực của vùng nhiệt đới.
Chúng tôi lưu lại trong rừng Hà Bắc chỉ một tuần lễ: không quân Mỹ bắt đầu hoạt động mạnh ở khu vực này. Trận địa của tiểu đoàn kỹ thuật ở cách chúng tôi 4 km đã bị ném bom. Cột khói dầy đặc mầu nâu phát ra từ bình chứa axit nitric bị nổ bốc lên cuồn cuộn trên cánh rừng. Ban chỉ huy đã quyết định chuyển chúng tôi đến vùng ngoại thành Hà Nội, tức là đến vùng Hà Đông, để tránh nguy hiểm. Chính tại đây đã diễn ra những buổi lên lớp cho toàn đội ngũ của trung đoàn tên lửa phòng không của Việt Nam. Tôi được giao nhiệm vụ lên lớp về chiến thuật và môn xạ kích của binh chủng tên lửa phòng không.
Vào những buổi tối, trong giờ nghỉ ngơi hiếm hoi và ngắn ngủi chúng tôi hát những bài hát ưa thích. Việc làm này giúp rất nhiều trong việc giải tỏa tình trạng thần kinh căng thẳng và được các bạn Việt Nam rất hoan nghênh.
Tại Trung tâm huấn luyện số 8,
dưới sự chỉ đạo của Phó chỉ huy tiểu đoàn phụ
trách công tác chính trị là đồng chí V. N. Côsulanốp và
Phó chỉ huy trung đoàn phụ trách công tác chính trị là
đồng chí V. A. Crúpnốp, đã hình thành một đội văn
nghệ nhỏ, trong đó người lĩnh xướng là Thượng úy V.
A. Malôletốp, sĩ quan điều khiển tên lửa. Một trong số
những bài hát ưa thích của đồng chí ấy là bài hát
tuyệt diệu của Ucraina có tên là "Trêremsina".
Trong bài hát này có những câu hát khiến tôi nhớ mãi:
“cô gái ngồi trong vườn lẳng lặng đợi ai..."
Vào giữa tháng 10-1966 Trung tướng pháo binh X. Ph. Vikhorơ, Phó tư lệnh Binh chủng tên lửa phòng không Liên Xô, đã từ Liên Xô sang Việt Nam, đến thăm và thanh tra Trung tâm huấn luyện của chúng tôi. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi Trung tướng trực tiếp nhấn mạnh rằng tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang diễn ra cuộc đấu súng thực sự giữa binh chủng tên lửa phòng không của Liên Xô với không quân Mỹ.
Vào cuối tháng 11 - đầu tháng 12, cường độ các cuộc bắn phá của máy bay địch đã tăng lên. Theo thông báo của vị chỉ huy của chúng tôi, người ta đã tìm thấy trong người tên Thiếu tá phi công Mỹ một bản đồ bay, trên đó thị trấn của chúng tôi được đánh dấu như là mục tiêu oanh tạc dự phòng. Do vậy, ngày 18-12 chúng tôi lại được chuyển vào khu rừng thuộc tỉnh Hà Bắc, đến chỗ cũ là nơi mà chúng tôi đã bắt tay vào tổ chức các khẩu đội chiến đấu Cũng tại đó chúng tôi đón mừng năm Mới 1967. Điều quá bất ngờ đối với chúng tôi là những túi quà đặc biệt được gửi từ Mátxcơva nhân dịp năm Mới. Những túi quà này đã được Thiếu tá V. N. Côsulanốp, phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị, đem đến từ hôm trước.
Cuối tháng 1-1967 tổ chuyên gia chúng tôi gồm 5 người - sĩ quan điều khiển tên lửa, Thượng úy V. Malôletốp, các trắc thủ vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay là trung sĩ V. Sécnôgô - Ôgơnhép, các binh nhất M. Bôlétxki và M. Ghítkích đã được phái đi thực hành một tháng tại Trung đoàn tên lửa phòng không 261 ở Hải Phòng. Đại tá Rôkhmixtơrốp thuộc Quân đoàn phòng không Nôvôxibiếc chỉ huy.
Vào thời gian ấy tại cảng Hải Phòng có nhiều tầu ngoại quốc neo đậu nhưng máy bay Mỹ chưa dám oanh tạc những tầu này. Trong số những con tầu ấy có hai chiếc của Liên Xô: tầu chở hàng khô "Bacuriani" và tầu chở dầu "Abacan". Các thủy thủ tầu "Bacuriani" đã hai lần mời chúng tôi lên tầu, còn về phía mình, chúng tôi đã tổ chức các chuyến đi cho họ đến thăm trận địa chiến đấu của. tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc trung đoàn kể trên. Trong chuyến tham quan trận địa ấy họ đã thật sự cảm nhận được mùi vị của chiến tranh: họ đã nhìn thấy những cây cầu và kho xăng ở Hải Phòng bị bom phá hủy, những mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi. Đối với chúng tôi đợt điều động công tác này rất bổ ích: tất cả các chỉ huy tiểu đoàn đã hồ hởi chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu của mình, mà tính đến thời điểm ấy thì trung đoàn tên lửa phòng không này đã trải qua hàng chục trận đánh.
Trong tháng Ba chúng tôi vẫn tiếp tục quá trình thành lập các khẩu đội chiến đấu. Sau cùng, trong tháng Tư chúng tôi đã nhận được khí tài chiến đấu được chở đến bằng đường sắt quá cảnh Trung Quốc. .
Ngày 25-4 đã diễn ra sự kiện hân hoan nhất kể từ đầu chuyến công tác tại Việt Nam. Vào lúc một giờ đêm; cuối cùng thì lần đầu tiên kể từ năm Mới chúng tôi đã nhận được thư nhà. Tôi đã nhận được ngay một lúc 13 bức thư của gia đình và bạn bè! Sau đó năm ngày đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể đánh dấu việc chuyển giao chìa khóa của bộ khí tài tên lửa (tức là những chìa khoá để mở các cabin điều khiển) cho các đồng chí Việt Nam. Trưởng nhóm bàn giao chìa khóa là Trung tá G. N. Titốp đã trao những chiếc chìa khóa ấy cho viên sĩ quan chỉ huy Tiểu đoàn 41 của chúng tôi là Đại úy Thành (Txah). Trước khi tiến hành thủ tục long trọng này đã diễn ra công việc rất căng thẳng để tiếp nhận, hiệu chỉnh và khai thác vận hành bộ khí tài.
Trong những ngày ấy Tiểu đoàn tên lửa phòng không 42 của Trung tá V. Nôvicốp và Tiểu đoàn tên lửa phòng không 44 của Thiếu tá V. Gniđin đã thực hiện những cuộc phóng tên lửa đầu tiên và mỗi tiểu đoàn đã bắn rơi một máy bay Mỹ - vậy là Trung đoàn tên lửa phòng không 263 đã mở sổ ghi chiến công.
Tiểu đoàn 41 của tôi đã xuất trận lần đầu tiên vào chủ nhật, ngày 21-5. Vào ngày hôm ấy chúng tôi đã bắn rơi cùng một lúc hai mục tiêu - một chiếc máy bay tiêm kích F-105 và một máy bay cường kích A-6D. Sau đó bốn ngày chúng tôi nhận được lệnh: chuyển giao toàn bộ các cần điều khiển cho khẩu đội chiến đấu Việt Nam.
Vào giữa tháng 10-1966 Trung tướng pháo binh X. Ph. Vikhorơ, Phó tư lệnh Binh chủng tên lửa phòng không Liên Xô, đã từ Liên Xô sang Việt Nam, đến thăm và thanh tra Trung tâm huấn luyện của chúng tôi. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi Trung tướng trực tiếp nhấn mạnh rằng tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang diễn ra cuộc đấu súng thực sự giữa binh chủng tên lửa phòng không của Liên Xô với không quân Mỹ.
Vào cuối tháng 11 - đầu tháng 12, cường độ các cuộc bắn phá của máy bay địch đã tăng lên. Theo thông báo của vị chỉ huy của chúng tôi, người ta đã tìm thấy trong người tên Thiếu tá phi công Mỹ một bản đồ bay, trên đó thị trấn của chúng tôi được đánh dấu như là mục tiêu oanh tạc dự phòng. Do vậy, ngày 18-12 chúng tôi lại được chuyển vào khu rừng thuộc tỉnh Hà Bắc, đến chỗ cũ là nơi mà chúng tôi đã bắt tay vào tổ chức các khẩu đội chiến đấu Cũng tại đó chúng tôi đón mừng năm Mới 1967. Điều quá bất ngờ đối với chúng tôi là những túi quà đặc biệt được gửi từ Mátxcơva nhân dịp năm Mới. Những túi quà này đã được Thiếu tá V. N. Côsulanốp, phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị, đem đến từ hôm trước.
Cuối tháng 1-1967 tổ chuyên gia chúng tôi gồm 5 người - sĩ quan điều khiển tên lửa, Thượng úy V. Malôletốp, các trắc thủ vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay là trung sĩ V. Sécnôgô - Ôgơnhép, các binh nhất M. Bôlétxki và M. Ghítkích đã được phái đi thực hành một tháng tại Trung đoàn tên lửa phòng không 261 ở Hải Phòng. Đại tá Rôkhmixtơrốp thuộc Quân đoàn phòng không Nôvôxibiếc chỉ huy.
Vào thời gian ấy tại cảng Hải Phòng có nhiều tầu ngoại quốc neo đậu nhưng máy bay Mỹ chưa dám oanh tạc những tầu này. Trong số những con tầu ấy có hai chiếc của Liên Xô: tầu chở hàng khô "Bacuriani" và tầu chở dầu "Abacan". Các thủy thủ tầu "Bacuriani" đã hai lần mời chúng tôi lên tầu, còn về phía mình, chúng tôi đã tổ chức các chuyến đi cho họ đến thăm trận địa chiến đấu của. tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc trung đoàn kể trên. Trong chuyến tham quan trận địa ấy họ đã thật sự cảm nhận được mùi vị của chiến tranh: họ đã nhìn thấy những cây cầu và kho xăng ở Hải Phòng bị bom phá hủy, những mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi. Đối với chúng tôi đợt điều động công tác này rất bổ ích: tất cả các chỉ huy tiểu đoàn đã hồ hởi chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu của mình, mà tính đến thời điểm ấy thì trung đoàn tên lửa phòng không này đã trải qua hàng chục trận đánh.
Trong tháng Ba chúng tôi vẫn tiếp tục quá trình thành lập các khẩu đội chiến đấu. Sau cùng, trong tháng Tư chúng tôi đã nhận được khí tài chiến đấu được chở đến bằng đường sắt quá cảnh Trung Quốc. .
Ngày 25-4 đã diễn ra sự kiện hân hoan nhất kể từ đầu chuyến công tác tại Việt Nam. Vào lúc một giờ đêm; cuối cùng thì lần đầu tiên kể từ năm Mới chúng tôi đã nhận được thư nhà. Tôi đã nhận được ngay một lúc 13 bức thư của gia đình và bạn bè! Sau đó năm ngày đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể đánh dấu việc chuyển giao chìa khóa của bộ khí tài tên lửa (tức là những chìa khoá để mở các cabin điều khiển) cho các đồng chí Việt Nam. Trưởng nhóm bàn giao chìa khóa là Trung tá G. N. Titốp đã trao những chiếc chìa khóa ấy cho viên sĩ quan chỉ huy Tiểu đoàn 41 của chúng tôi là Đại úy Thành (Txah). Trước khi tiến hành thủ tục long trọng này đã diễn ra công việc rất căng thẳng để tiếp nhận, hiệu chỉnh và khai thác vận hành bộ khí tài.
Trong những ngày ấy Tiểu đoàn tên lửa phòng không 42 của Trung tá V. Nôvicốp và Tiểu đoàn tên lửa phòng không 44 của Thiếu tá V. Gniđin đã thực hiện những cuộc phóng tên lửa đầu tiên và mỗi tiểu đoàn đã bắn rơi một máy bay Mỹ - vậy là Trung đoàn tên lửa phòng không 263 đã mở sổ ghi chiến công.
Tiểu đoàn 41 của tôi đã xuất trận lần đầu tiên vào chủ nhật, ngày 21-5. Vào ngày hôm ấy chúng tôi đã bắn rơi cùng một lúc hai mục tiêu - một chiếc máy bay tiêm kích F-105 và một máy bay cường kích A-6D. Sau đó bốn ngày chúng tôi nhận được lệnh: chuyển giao toàn bộ các cần điều khiển cho khẩu đội chiến đấu Việt Nam.
Cần phải nói rằng vào mùa xuân
- đặc biệt vào tháng Năm - không quân Mỹ tăng cường
hoạt động mạnh. Vì vậy, ngày nào chúng tôi cũng ở
trong tình thế hoàn toàn sẵn sàng cấp 1. Dĩ nhiên, điều
kiện lúc bấy giờ rất gian khổ. Chúng tôi luôn luôn
sống trong điều kiện dã ngoại, ở ngoài trời, đã nếm
trải tất cả những điều "thú vị" của khí
hậu nhiệt đới. Trong các cabin điều khiển có treo những
chiếc nhiệt kế có chia độ +70. Thông thường vào khoảng
10 giờ cột thủy ngân trong nhiệt kế chỉ trị số đỉnh
điểm và dừng lại mãi ở điểm ấy. Hơn thế nữa,
trong những cabin điều khiển chật chội, đóng kín mít
ấy có mặt một số lượng người đông gấp 3 lần so
với mức quy định. Quạt điện trong các buồng điều
khiển thường bị tắt, vì chúng lùa không khí nóng bỏng
vào chúng tôi, không đem lại sự dễ thở hơn, mà là
ngược lại. Cách duy nhất để thoát khỏi nóng nực là
những cơn mưa rào nhiệt đới - khi cơn dông diễn ra thì
mọi cuộc oanh tạc của máy bay đều chấm dứt và đó
là những giờ nghỉ ngơi mát mẻ đối với chúng tôi.
Tin lớn nhất đối với chúng tôi là quyết định của Bộ Tư lệnh Binh chủng phòng không - không quân Quân đội nhân dân Việt Nam tăng biên chế cho các trung đoàn tên lửa phòng không lên thành 6 tiểu đoàn nhằm mục đích tăng cường sức mạnh hỏa lực. Tiểu đoàn 41 của chúng tôi và Tiểu đoàn 43 hàng xóm của tôi vốn thuộc Trung đoàn 263 được phiên chế về Trung đoàn tên lửa phòng không thứ tư (trung đoàn 274). Trung đoàn này bảo vệ những tuyến đường đi vào Hà Nội, còn các Tiểu đoàn 42 và 44 thì được chuyển sang trung đoàn thứ nhất (Trung đoàn 236). Trung đoàn này trực tiếp bảo vệ Thủ đô. Giờ đây vị chỉ huy mới của chúng tôi là Đại tá Siculia, còn kỹ sư trưởng là Thiếu tá Gientốp, Phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị là Trung tá V. A. Crúpnốp. Vậy là đã bắt đầu giai đoạn mới của chuyến công tác biệt phái.
Ngày 8-6 tiểu đoàn chúng tôi nhận được lệnh: chuyển trận địa hỏa lực và rút vào núi Tam Đảo để tổ chức cuộc phục kích. Nhiệm vụ chủ yếu là bắn rơi các máy bay trinh sát PB-66 và máy bay gây nhiễu EB-66.
Công việc hệ trọng này đòi hỏi ở chúng tôi một nghệ thuật cao và sự căng thẳng về sức lực. Vì phải vượt sông Lô cho nên chúng tôi chỉ đưa theo 3 bệ phóng. Trong vùng núi ấy chúng tôi đã thay đổi trận địa hơn 10 lần. Tất cả các trận địa ấy đều mang tính chất tạm thời và hoàn toàn không được xây dựng theo bài bản kỹ thuật. Đôi khi các trận địa ấy được bố trí bên ngoài các ngôi làng sở tại, trên các ruộng trồng lạc, trồng sắn, các đồi chè. Chúng tôi đã phải ngụy trang cẩn thận các khí tài bằng các cành cây nhiệt đới mọc đầy rẫy. Có một lần phải bố trí bệ phóng ở ngay trên nền nhà tại một điểm dân cư đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy hoàn toàn.
Trong các ngày 18 và 30-6 đã diễn ra những trận đánh ra mắt của các khẩu đội Việt Nam. Với sự có mặt của chúng tôi và với sự giúp đỡ của chúng tôi các khẩu đội Việt Nam đã thực hiện hai lần phóng tên lửa đầu tiên. Có thể nói rằng đó là những lần khai hỏa chung của chúng tôi - các khẩu đội Liên Xô thì bọc lót cho các bạn Việt Nam và đã cố gắng giúp đỡ họ trong mọi vấn đề. Có lẽ, xét về mặt tâm lý thì điều đó còn khó hơn là tự mình bắn tên lửa, khi mà chúng tôi trực tiếp kiểm soát tình huống và diễn biến của trận đánh.
Vào buổi chiều ngày 30-6 cuộc chiến đấu diễn ra trong điều kiện quân Mỹ gây nhiễu. Có 2 tốp mục tiêu bay về phía chúng tôi. Tiểu đoàn đã dùng hai quả tên lửa bắn vào tốp mục tiêu đi đầu. Kết quả là một chiếc F-105 bị bắn rơi. Tuy nhiên, ngay sau khi các tên lửa được phóng đi và nổ thì trận địa của chúng tôi liền bị bắn phá, do tốp máy bay thứ hai của địch tiến hành. Có một quả bom rơi vào một cây to. Dưới tán lá của cây ấy là những xe rơmoóc để vận chuyển ăngten của đài điều khiển tên lửa. Có một rơmoóc bị phá hủy hoàn toàn, còn hai chiếc khác thì bị hư hại. Mảnh bom đã phá hủy bệ phóng cùng với quả tên lửa trên đó phá hủy ca bin "RMA" và nhiều dây cáp kết nối khác.
Ngay khi vừa có lệnh "Vào hẩm trú ẩn!", tôi cùng với khẩu đội đã nhảy ra khỏi ca bin điều khiển "V". Nhưng tôi chưa kịp chạy mấy bước về phía đường hào cứu hộ thì bỗng cảm thấy như có một sức mạnh vô hình nào đó nhấc bổng tôi lên khỏi mặt đất và hất ngược tôi trở lại nằm vật ra. Cùng lúc đó vang lên một tiếng nổ rất mạnh, rồi tôi rơi xuống hào. Các chiến sĩ cao xạ Việt Nam (các khẩu cao xạ cỡ nhỏ và những khẩu đội súng máy phòng không) nhả những loạt đạn dài vào máy bay Mỹ để yểm trợ cho trận địa chúng tôi. Khi tôi nhô ra khỏi hầm trú ẩn để quan sát thì nhìn thấy một cột khói đen bốc lên trời, ở phía bên phải của con đường, gần ngôi làng. Đồng thời cũng nghe thấy tiếng nổ nhỏ liên tục.
Tin lớn nhất đối với chúng tôi là quyết định của Bộ Tư lệnh Binh chủng phòng không - không quân Quân đội nhân dân Việt Nam tăng biên chế cho các trung đoàn tên lửa phòng không lên thành 6 tiểu đoàn nhằm mục đích tăng cường sức mạnh hỏa lực. Tiểu đoàn 41 của chúng tôi và Tiểu đoàn 43 hàng xóm của tôi vốn thuộc Trung đoàn 263 được phiên chế về Trung đoàn tên lửa phòng không thứ tư (trung đoàn 274). Trung đoàn này bảo vệ những tuyến đường đi vào Hà Nội, còn các Tiểu đoàn 42 và 44 thì được chuyển sang trung đoàn thứ nhất (Trung đoàn 236). Trung đoàn này trực tiếp bảo vệ Thủ đô. Giờ đây vị chỉ huy mới của chúng tôi là Đại tá Siculia, còn kỹ sư trưởng là Thiếu tá Gientốp, Phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị là Trung tá V. A. Crúpnốp. Vậy là đã bắt đầu giai đoạn mới của chuyến công tác biệt phái.
Ngày 8-6 tiểu đoàn chúng tôi nhận được lệnh: chuyển trận địa hỏa lực và rút vào núi Tam Đảo để tổ chức cuộc phục kích. Nhiệm vụ chủ yếu là bắn rơi các máy bay trinh sát PB-66 và máy bay gây nhiễu EB-66.
Công việc hệ trọng này đòi hỏi ở chúng tôi một nghệ thuật cao và sự căng thẳng về sức lực. Vì phải vượt sông Lô cho nên chúng tôi chỉ đưa theo 3 bệ phóng. Trong vùng núi ấy chúng tôi đã thay đổi trận địa hơn 10 lần. Tất cả các trận địa ấy đều mang tính chất tạm thời và hoàn toàn không được xây dựng theo bài bản kỹ thuật. Đôi khi các trận địa ấy được bố trí bên ngoài các ngôi làng sở tại, trên các ruộng trồng lạc, trồng sắn, các đồi chè. Chúng tôi đã phải ngụy trang cẩn thận các khí tài bằng các cành cây nhiệt đới mọc đầy rẫy. Có một lần phải bố trí bệ phóng ở ngay trên nền nhà tại một điểm dân cư đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy hoàn toàn.
Trong các ngày 18 và 30-6 đã diễn ra những trận đánh ra mắt của các khẩu đội Việt Nam. Với sự có mặt của chúng tôi và với sự giúp đỡ của chúng tôi các khẩu đội Việt Nam đã thực hiện hai lần phóng tên lửa đầu tiên. Có thể nói rằng đó là những lần khai hỏa chung của chúng tôi - các khẩu đội Liên Xô thì bọc lót cho các bạn Việt Nam và đã cố gắng giúp đỡ họ trong mọi vấn đề. Có lẽ, xét về mặt tâm lý thì điều đó còn khó hơn là tự mình bắn tên lửa, khi mà chúng tôi trực tiếp kiểm soát tình huống và diễn biến của trận đánh.
Vào buổi chiều ngày 30-6 cuộc chiến đấu diễn ra trong điều kiện quân Mỹ gây nhiễu. Có 2 tốp mục tiêu bay về phía chúng tôi. Tiểu đoàn đã dùng hai quả tên lửa bắn vào tốp mục tiêu đi đầu. Kết quả là một chiếc F-105 bị bắn rơi. Tuy nhiên, ngay sau khi các tên lửa được phóng đi và nổ thì trận địa của chúng tôi liền bị bắn phá, do tốp máy bay thứ hai của địch tiến hành. Có một quả bom rơi vào một cây to. Dưới tán lá của cây ấy là những xe rơmoóc để vận chuyển ăngten của đài điều khiển tên lửa. Có một rơmoóc bị phá hủy hoàn toàn, còn hai chiếc khác thì bị hư hại. Mảnh bom đã phá hủy bệ phóng cùng với quả tên lửa trên đó phá hủy ca bin "RMA" và nhiều dây cáp kết nối khác.
Ngay khi vừa có lệnh "Vào hẩm trú ẩn!", tôi cùng với khẩu đội đã nhảy ra khỏi ca bin điều khiển "V". Nhưng tôi chưa kịp chạy mấy bước về phía đường hào cứu hộ thì bỗng cảm thấy như có một sức mạnh vô hình nào đó nhấc bổng tôi lên khỏi mặt đất và hất ngược tôi trở lại nằm vật ra. Cùng lúc đó vang lên một tiếng nổ rất mạnh, rồi tôi rơi xuống hào. Các chiến sĩ cao xạ Việt Nam (các khẩu cao xạ cỡ nhỏ và những khẩu đội súng máy phòng không) nhả những loạt đạn dài vào máy bay Mỹ để yểm trợ cho trận địa chúng tôi. Khi tôi nhô ra khỏi hầm trú ẩn để quan sát thì nhìn thấy một cột khói đen bốc lên trời, ở phía bên phải của con đường, gần ngôi làng. Đồng thời cũng nghe thấy tiếng nổ nhỏ liên tục.
Hóa ra, đó là tiếng nổ của
quả bom bi Mỹ. Cột khói bốc lên từ những thùng chứa
nhiên liệu bốc cháy ở vệ đường đã thu hút sự chú
ý của các phi công địch. Thế là chúng thả xuống ngôi
làng này mấy quả bom bi. Một trong những quả bom bi ấy
đã nổ phía trên nhà trẻ. Đã có nhiều trẻ nhỏ và
người lớn bị chết. Các chiến sĩ pháo cao xạ Việt
Nam yểm trợ cho chúng tôi đã bị tổn thất: hai người
đã hy sinh và 10 người bị thương. Bác sĩ quân y, Thượng
úy Valên Xpiranđê được điều đến chăm sóc chúng tôi
trong thời gian tiến hành phục kích, y tá Xcôrôbrêkha và
trắc thủ Côriaghin đã lao đi băng bó cho các chiến sĩ
và dân làng bị thương. Bác sĩ của chúng tôi đã phải
phẫu thuật cho một số người ngay tại chỗ. .
Trong lúc đó kíp lên trận địa thay chúng tôi đã bắt tay vào thu dọn bộ khí tài tên lửa. Vì các xe rơmoóc kéo tên lửa bị phá hủy, cho nên đành phải chuyển các ăngten vào thùng xe ZIL- 151, đặt lên trên những tầu lá cọ vừa được chặt và buộc vào thành xe. Tiểu đoàn đã nhanh chóng rời khỏi trận địa, gần như trong nháy mắt, vượt tất cả các chỉ tiêu đã đề ra.
Vụ bắn phá trận địa chúng tôi ở chân núi Tam Đảo đã buộc chúng tôi phải tìm kiếm trận địa hỏa lực mới. Để làm việc này chúng tôi lại vượt sông Lô. Tại trận địa mới, trước ngày 15-7 chúng tôi đã khắc phục xong những hư hại do cuộc oanh kích gây ra.
Vào thời kỳ ấy chúng tôi đã nhận được từ Mátxcơva lời khuyến cáo hoàn toàn phi lý về việc đối phó với tên lửa "Sraicơ". Người ta đề xuất phương pháp dùng tên lửa của Liên Xô để tiêu diệt những tên lửa "Sraicơ". Tôi còn nhớ, đã có ai đó trong số những chiến sĩ tên lửa từng trải phát biểu rất chính xác rằng, nếu bắt chúng tôi phóng tên lửa để bắn hạ tên lửa "Sraicơ" thì chẳng khác nào bắt các pháo thủ cao xạ bắn vào những quả bom, chứ không phải bắn vào những chiếc máy bay thả những quả bom ấy.
Tuy nhiên, cũng đã có một lần, sau khi tên lửa "Sraicơ" được phóng đi, tôi thử tìm cách theo dõi nó, nhưng trên màn hình của sĩ quan điều khiển tên lửa tôi chỉ nhìn thấy thời khắc tên lửa "Sraicơ" tách khỏi máy bay. Sau nháy mắt, quả tên lửa "Sraicơ" ấy đã biến mất, bởi vì diện tích phản xạ của nó rất nhỏ. Vì vậy, nếu tiếp tục tìm kiếm nó thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nó tự định hướng vào ăngten của đài điều khiển. Chúng tôi vẫn xử lý theo cách như trước, bằng cách áp dụng phương pháp chính xác và đã được thử nghiệm: chúng tôi đổi góc phương vị của ăngten và ngắt dòng điện cao thế. Sau 10-15 giây chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ đanh - "vị khách" ngoại bang ấy đã nổ cách chúng tôi một kilômét, sau khi đâm vào khu rừng rậm.
Chúng tôi đã luôn luôn xử trí như vậy mỗi khi thấy máy bay định giở thủ đoạn, thấy chấm loé sáng trên màn hình và chấm ấy tách khỏi mục tiêu hoặc căn cứ vào lời cảnh báo của sĩ quan chỉ huy khẩu đội bệ phóng, là người được trang bị dụng cụ quang học (kính chỉ huy cao xạ), để xác định có tên lửa "Sraicơ" được phóng ra. Đã có hai lần máy bay địch phóng cùng lúc hai quả tên lửa ' Sraicơ" vào chúng tôi, nhưng đã uổng công - chúng không thể đánh lừa chúng tôi được.
Chúng tôi đã cố gắng truyền đạt đầy đủ cho các khẩu đội Việt Nam kinh nghiệm đối phó với các tên lửa "Sraicơ" của chúng tôi. Đáng tiếc, sau khi chúng tôi ra đi thì không phải lúc nào họ cũng thực hiện chính xác và dứt khoát những khuyến cáo của chúng tôi, những khuyến cáo đã được kiểm nghiệm trong chiến đấu. Hậu quả là vào tháng 11-1967 Tiểu đoàn tên lửa phòng không 41 của chúng tôi đã bị tên lửa "Sraicơ" bắn trúng cột ăngten của cabin "P". Các trắc thủ (hai người) trong cabin điều khiển đã bị trọng thương. Còn các khẩu đội của Liên Xô do tuân thủ những biện pháp sơ đẳng nhưng hữu hiệu nhằm đối phó với loại tên lửa chống ra đa đó thì trên thực tế lại không bị chúng gây thiệt hại.
Chẳng bao lâu sau chúng tôi nhận được lệnh mới của bộ chỉ huy - trong thời gian chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, các chuyên gia quân sự Liên Xô không được có mặt tại trận địa. Điều đó có nghĩa là khẩu đội Việt Nam nhận được "sự tán thành" hoàn toàn để họ độc lập tác chiến. Còn đối với chúng tôi thì đến tháng 8 sẽ quay trở về Hà Nội để về nước.
Trong lúc đó kíp lên trận địa thay chúng tôi đã bắt tay vào thu dọn bộ khí tài tên lửa. Vì các xe rơmoóc kéo tên lửa bị phá hủy, cho nên đành phải chuyển các ăngten vào thùng xe ZIL- 151, đặt lên trên những tầu lá cọ vừa được chặt và buộc vào thành xe. Tiểu đoàn đã nhanh chóng rời khỏi trận địa, gần như trong nháy mắt, vượt tất cả các chỉ tiêu đã đề ra.
Vụ bắn phá trận địa chúng tôi ở chân núi Tam Đảo đã buộc chúng tôi phải tìm kiếm trận địa hỏa lực mới. Để làm việc này chúng tôi lại vượt sông Lô. Tại trận địa mới, trước ngày 15-7 chúng tôi đã khắc phục xong những hư hại do cuộc oanh kích gây ra.
Vào thời kỳ ấy chúng tôi đã nhận được từ Mátxcơva lời khuyến cáo hoàn toàn phi lý về việc đối phó với tên lửa "Sraicơ". Người ta đề xuất phương pháp dùng tên lửa của Liên Xô để tiêu diệt những tên lửa "Sraicơ". Tôi còn nhớ, đã có ai đó trong số những chiến sĩ tên lửa từng trải phát biểu rất chính xác rằng, nếu bắt chúng tôi phóng tên lửa để bắn hạ tên lửa "Sraicơ" thì chẳng khác nào bắt các pháo thủ cao xạ bắn vào những quả bom, chứ không phải bắn vào những chiếc máy bay thả những quả bom ấy.
Tuy nhiên, cũng đã có một lần, sau khi tên lửa "Sraicơ" được phóng đi, tôi thử tìm cách theo dõi nó, nhưng trên màn hình của sĩ quan điều khiển tên lửa tôi chỉ nhìn thấy thời khắc tên lửa "Sraicơ" tách khỏi máy bay. Sau nháy mắt, quả tên lửa "Sraicơ" ấy đã biến mất, bởi vì diện tích phản xạ của nó rất nhỏ. Vì vậy, nếu tiếp tục tìm kiếm nó thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nó tự định hướng vào ăngten của đài điều khiển. Chúng tôi vẫn xử lý theo cách như trước, bằng cách áp dụng phương pháp chính xác và đã được thử nghiệm: chúng tôi đổi góc phương vị của ăngten và ngắt dòng điện cao thế. Sau 10-15 giây chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ đanh - "vị khách" ngoại bang ấy đã nổ cách chúng tôi một kilômét, sau khi đâm vào khu rừng rậm.
Chúng tôi đã luôn luôn xử trí như vậy mỗi khi thấy máy bay định giở thủ đoạn, thấy chấm loé sáng trên màn hình và chấm ấy tách khỏi mục tiêu hoặc căn cứ vào lời cảnh báo của sĩ quan chỉ huy khẩu đội bệ phóng, là người được trang bị dụng cụ quang học (kính chỉ huy cao xạ), để xác định có tên lửa "Sraicơ" được phóng ra. Đã có hai lần máy bay địch phóng cùng lúc hai quả tên lửa ' Sraicơ" vào chúng tôi, nhưng đã uổng công - chúng không thể đánh lừa chúng tôi được.
Chúng tôi đã cố gắng truyền đạt đầy đủ cho các khẩu đội Việt Nam kinh nghiệm đối phó với các tên lửa "Sraicơ" của chúng tôi. Đáng tiếc, sau khi chúng tôi ra đi thì không phải lúc nào họ cũng thực hiện chính xác và dứt khoát những khuyến cáo của chúng tôi, những khuyến cáo đã được kiểm nghiệm trong chiến đấu. Hậu quả là vào tháng 11-1967 Tiểu đoàn tên lửa phòng không 41 của chúng tôi đã bị tên lửa "Sraicơ" bắn trúng cột ăngten của cabin "P". Các trắc thủ (hai người) trong cabin điều khiển đã bị trọng thương. Còn các khẩu đội của Liên Xô do tuân thủ những biện pháp sơ đẳng nhưng hữu hiệu nhằm đối phó với loại tên lửa chống ra đa đó thì trên thực tế lại không bị chúng gây thiệt hại.
Chẳng bao lâu sau chúng tôi nhận được lệnh mới của bộ chỉ huy - trong thời gian chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, các chuyên gia quân sự Liên Xô không được có mặt tại trận địa. Điều đó có nghĩa là khẩu đội Việt Nam nhận được "sự tán thành" hoàn toàn để họ độc lập tác chiến. Còn đối với chúng tôi thì đến tháng 8 sẽ quay trở về Hà Nội để về nước.
Vào đêm rạng ngày 1-8 đã có
kíp đến thay chúng tôi. Đó là Trung tá Riphcát Garaêvích
Iacubốp cùng với những người dưới quyền của mình.
Buổi tối hôm ấy đã diễn ra cuộc chia tay đầy cảm
động với các bạn chiến đấu Việt Nam và với các
chuyên gia Liên Xô. Trời vẫn còn chưa sáng khi xe chúng
tôi tới bến phà qua sông. Đồng chí phó chính ủy tiểu
đoàn tiễn đưa chúng tôi đã thuyết phục được viên
thuyền trưởng chiếc tầu lai dắt nhận chúng tôi lên
phà. Thế là chiếc xe buýt "đồng hương" của
chúng tôi "PAZ" trong tư thế cô đơn kiêu hãnh, đã
bò lên chiếc phà trống rỗng. Song, chỉ mấy phút sau,
chiếc phà ấy đã chật ních người dân địa phương. Đó
là những phụ nữ, trẻ em và các ông bà già. Hóa ra, khi
trời vẫn còn tối đã có rất đông người và xe tụ
tập và ngồi trong các bụi rậm trên bờ sông để chờ
đến lượt mình được sang sông.
Chiếc tàu kéo dắt phà của chúng tôi rất chật vật, cẩn trọng và từ từ đưa chiếc phà qua dòng sông chảy xiết. Lúc này nước sông đã lên to sau những trận mưa xối xả. Đến đó là chấm dứt cảnh êm đềm yên lành của chuyến qua sông vào buổi sáng hôm ấy. Bất ngờ có một chiếc máy bay Mỹ bay sát mặt đất hiện ra từ bờ sông đầy cây cối và lao thẳng về phía chúng tôi. Sau một lúc mới nghe thấy tiếng động cơ của nó.
Sau khi phát hiện thấy mục tiêu, chiếc tiêm kích ấy vòng lại và lại bay qua phía trên chiếc phà không được bảo vệ. Ruột gan đau thắt khi phải nhìn thấy nét mặt hoảng hốt của những phụ nữ tội nghiệp. Họ giữ chặt những đứa trẻ đang khóc vào lòng trong nỗi sợ hãi trước cái chết đang đến gần. Chiếc tàu kéo cố hết sức, nhưng bờ sông, nơi có thể tìm chỗ thoát hiểm thì xích lại rất chậm... Tên phi công Mỹ sà xuống lần thứ ba. Máy bay bay thấp đến nỗi chúng tôi nhìn thấy mặt của tên phi công đang nhìn chúng tôi. Trên phà rộ lên những tiếng than khóc.
Tôi nghĩ: "Thôi thế là hết. Chúng ta đi đời rồi!". Vào giây phút gay cấn ấy tôi và đồng chí phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị đứng cạnh tôi là Thiếu tá V. Môgiarencô đã chuẩn bị ra lệnh cho tất cả anh em rời phà và bơi vào bờ. Nhưng may thay, tên phi công Mỹ lại vòng lượn trên đầu chúng tôi mà không nổ súng. Không có ai bắn vào nó. Có thể điều này đã cứu sống chúng tôi.
Tại sao sự kiện này lại được lưu lại trong ký ức. Chắc hẳn bởi vì đó là sự mở đầu con đường trở về nhà của chúng tôi. Sau đó một tuần lễ, sau khi giúp tiến hành các công việc theo quy định tại Tiểu đoàn 88 thuộc trung đoàn mới của chúng tôi, chúng tôi được những chiếc xe buýt chở tới một ga xe lửa tại biên giới Việt - Trung. Xin tạm biệt nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ. Tính đến ngày chúng tôi lên đường trở về Tổ quốc, tổng số máy bay kẻ cướp Mỹ bị bắn rơi là 2.148 chiếc. Chúng tôi đã góp phần vào con số đó.
Không bao lâu sau, chuyến xe lửa tốc hành đã đưa chúng tôi đi qua Bắc Kinh và trở về Tổ quốc.
Tái bút :
Ngày 11-7-2001, vào lúc 22 giờ tôi đã rất chăm chú theo dõi trên kênh 1 chương trình truyền hình "Điều đó xảy ra như thế đó" - "Liên Xô trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những năm 1965 - 1973". Tôi đã gián tiếp được biết vị Chủ tịch tổ chức liên miền các cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam N. N. Côlêxnhích và những nhân vật khác tham gia chương trình truyền hình hôm đó. Tiếc là chương trình hôm đó không kéo dài, nhưng chỉ chừng đó cũng xin cảm ơn - chí ít người ta cũng nhớ đến chúng tôi.
Chương trình truyền hình hôm ấy như đã đưa tôi trở lại Việt Nam của những năm tháng xa xôi. Một lần nữa tôi nhớ lại các bạn chiến đấu của mình: vị chỉ huy Trung tâm huấn luyện số 8 của chúng tôi - sĩ quan chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không 263, Đại tá A. Đ. Iarôxlápxép (tiếc rằng ông không còn nữa), Chỉ huy phó phụ trách công tác chính trị, Đại tá V. A. Crúpnốp, kỹ sư trưởng của trung đoàn E. I. Lêpikhốp, các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn R. G. Iacubốp, V. I. Gniđin, V. P. Nôvicốp, các sĩ quan vận hành đài điều khiển tên lửa thuộc các tiểu đoàn trên I. A. Ecsốp, L. P. Makhơlai, Điasúc, sĩ quan V. A. Malôletốp của tôi và các phó chỉ huy phủ trách công tác chính trị của tiểu đoàn là V. N. Côsulanốp và V. Ph. Môgiarencô, sĩ quan chỉ huy đại đội bệ phóng V. C. Xiđennhicốp, các sĩ quan chỉ huy trong đại đội kỹ thuật vô tuyến Taraxencô, Đuygicốp, các trắc thủ điều khiển tên lửa V. Sécnôgô - Ôgơnhép; M. Bôlétxki, M. Gítkích, bác sĩ quân y V. V. Xpiranđê.
Tiếc rằng tôi không còn nhớ họ tên của một số người...
Chiếc tàu kéo dắt phà của chúng tôi rất chật vật, cẩn trọng và từ từ đưa chiếc phà qua dòng sông chảy xiết. Lúc này nước sông đã lên to sau những trận mưa xối xả. Đến đó là chấm dứt cảnh êm đềm yên lành của chuyến qua sông vào buổi sáng hôm ấy. Bất ngờ có một chiếc máy bay Mỹ bay sát mặt đất hiện ra từ bờ sông đầy cây cối và lao thẳng về phía chúng tôi. Sau một lúc mới nghe thấy tiếng động cơ của nó.
Sau khi phát hiện thấy mục tiêu, chiếc tiêm kích ấy vòng lại và lại bay qua phía trên chiếc phà không được bảo vệ. Ruột gan đau thắt khi phải nhìn thấy nét mặt hoảng hốt của những phụ nữ tội nghiệp. Họ giữ chặt những đứa trẻ đang khóc vào lòng trong nỗi sợ hãi trước cái chết đang đến gần. Chiếc tàu kéo cố hết sức, nhưng bờ sông, nơi có thể tìm chỗ thoát hiểm thì xích lại rất chậm... Tên phi công Mỹ sà xuống lần thứ ba. Máy bay bay thấp đến nỗi chúng tôi nhìn thấy mặt của tên phi công đang nhìn chúng tôi. Trên phà rộ lên những tiếng than khóc.
Tôi nghĩ: "Thôi thế là hết. Chúng ta đi đời rồi!". Vào giây phút gay cấn ấy tôi và đồng chí phó chỉ huy phụ trách công tác chính trị đứng cạnh tôi là Thiếu tá V. Môgiarencô đã chuẩn bị ra lệnh cho tất cả anh em rời phà và bơi vào bờ. Nhưng may thay, tên phi công Mỹ lại vòng lượn trên đầu chúng tôi mà không nổ súng. Không có ai bắn vào nó. Có thể điều này đã cứu sống chúng tôi.
Tại sao sự kiện này lại được lưu lại trong ký ức. Chắc hẳn bởi vì đó là sự mở đầu con đường trở về nhà của chúng tôi. Sau đó một tuần lễ, sau khi giúp tiến hành các công việc theo quy định tại Tiểu đoàn 88 thuộc trung đoàn mới của chúng tôi, chúng tôi được những chiếc xe buýt chở tới một ga xe lửa tại biên giới Việt - Trung. Xin tạm biệt nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ. Tính đến ngày chúng tôi lên đường trở về Tổ quốc, tổng số máy bay kẻ cướp Mỹ bị bắn rơi là 2.148 chiếc. Chúng tôi đã góp phần vào con số đó.
Không bao lâu sau, chuyến xe lửa tốc hành đã đưa chúng tôi đi qua Bắc Kinh và trở về Tổ quốc.
Tái bút :
Ngày 11-7-2001, vào lúc 22 giờ tôi đã rất chăm chú theo dõi trên kênh 1 chương trình truyền hình "Điều đó xảy ra như thế đó" - "Liên Xô trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những năm 1965 - 1973". Tôi đã gián tiếp được biết vị Chủ tịch tổ chức liên miền các cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam N. N. Côlêxnhích và những nhân vật khác tham gia chương trình truyền hình hôm đó. Tiếc là chương trình hôm đó không kéo dài, nhưng chỉ chừng đó cũng xin cảm ơn - chí ít người ta cũng nhớ đến chúng tôi.
Chương trình truyền hình hôm ấy như đã đưa tôi trở lại Việt Nam của những năm tháng xa xôi. Một lần nữa tôi nhớ lại các bạn chiến đấu của mình: vị chỉ huy Trung tâm huấn luyện số 8 của chúng tôi - sĩ quan chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không 263, Đại tá A. Đ. Iarôxlápxép (tiếc rằng ông không còn nữa), Chỉ huy phó phụ trách công tác chính trị, Đại tá V. A. Crúpnốp, kỹ sư trưởng của trung đoàn E. I. Lêpikhốp, các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn R. G. Iacubốp, V. I. Gniđin, V. P. Nôvicốp, các sĩ quan vận hành đài điều khiển tên lửa thuộc các tiểu đoàn trên I. A. Ecsốp, L. P. Makhơlai, Điasúc, sĩ quan V. A. Malôletốp của tôi và các phó chỉ huy phủ trách công tác chính trị của tiểu đoàn là V. N. Côsulanốp và V. Ph. Môgiarencô, sĩ quan chỉ huy đại đội bệ phóng V. C. Xiđennhicốp, các sĩ quan chỉ huy trong đại đội kỹ thuật vô tuyến Taraxencô, Đuygicốp, các trắc thủ điều khiển tên lửa V. Sécnôgô - Ôgơnhép; M. Bôlétxki, M. Gítkích, bác sĩ quân y V. V. Xpiranđê.
Tiếc rằng tôi không còn nhớ họ tên của một số người...
Thành phố Puskin,
tháng 7- 2001
ĐẠI TÁ
SIXLỐP GHENNAĐI VAXILIÊVÍCH
SIXLỐP GHENNAĐI VAXILIÊVÍCH
Phó giáo sư, Phó tiến sĩ khoa học quân sự.
Ông sinh ngày 2-1-1938 tại tỉnh Penden. Năm 1956 ông vào học tại Trường kỹ thuật quân sự Ăng ghen của Binh chủng phòng không, đến năm 1959 ông tốt nghiệp xuất sắc trường này. Ông tiếp tục phục vụ trong quân ngũ với các chức vụ: chỉ huy trung đội, chỉ huy đại đội, tham mưu trưởng tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Từ tháng 9-1966 đến tháng 9-1967 ông đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, trong vai trò là chuyên gia quân sự bên cạnh Chỉ huy tiểu đoàn tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1972 ông đã tốt nghiệp xuất sắc, với Huy chương vàng, Học viện quân sự đào tạo sĩ quan chỉ huy Binh chủng phòng không và tốt nghiệp nghiên cứu sinh tại Phân viện quân sự cao cấp thuộc Học viện này. Ông được chuyển sang lực lượng dự bị năm 1993.
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ, Huân chương Vì phục vụ Tổ quốc trong các lực lượng vũ trang Liên Xô hạng III và 13 huy chương, trong đó có Huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
MỘT NĂM TRONG ĐỘI
NGŨ CHIẾN ĐẤU
Trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, tại Đông Nam Á trên lãnh thổ miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã diễn ra một trong những cuộc chiến tranh cục bộ đẫm máu và tàn khốc. Nhân dân Liên Xô dành cảm tình cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của Hoa Kỳ. Hàng vạn người dân Liên Xô đã tham gia công cuộc giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh này. Các chuyên gia Liên Xô đã giúp đào tạo cán bộ cho nền kinh tế quốc dân và cho các lực lượng vũ trang của Việt Nam, xây dựng các cơ sở công nghiệp, tiến hành thăm dò các mỏ khoáng sản hữu ích, giải quyết các nhiệm vụ kinh tế và trực tiếp tham gia đánh trả quân xâm lược.
Tôi cũng có dịp tham gia giúp đỡ Việt Nam với tư cách là một chuyên gia quân sự. Tháng 2-1966, khi đang giữ chức chỉ huy Đại đội phóng tên lửa thuộc Tiểu đoàn tên lửa phòng không X-75M (đóng quân ở Ucraina), tôi được điều đến Adécbaidan. Tại đây đang gấp rút thành lập Trung tâm huấn luyện thuộc Quân khu phòng không Ba cu với nhiệm vụ đào tạo lại và huấn luyện một trung đoàn tên lửa phòng không của Việt Nam gồm chủ yếu các chuyên viên pháo binh, để họ nắm vững kỹ thuật tên lửa phòng không. Trong cuộc họp đầu tiên với các sĩ quan, chỉ huy trung tâm này là Đại tá V. Bêlônin đã trao nhiệm vụ cho chúng tôi như sau:
- Trong thời hạn nửa năm, đào tạo đội ngũ trung đoàn tên lửa Việt Nam, hình thành các khẩu đội chiến đấu, các tiểu đoàn tên lửa và các sở chỉ huy, đào tạo đội ngũ chỉ huy tác chiến của trung đoàn, cũng như đào tạo đội ngũ chỉ huy tác chiến độc lập của các tiểu đoàn tên lửa phòng không;
- Hãy tạm gác những khóa học hiện tại về luyện tập tác xạ về sẵn sàng chiến đấu và những chương trình giảng dạy hiện tại về đào tạo chuyên gia của binh chủng tên lửa phòng không, và trong thời hạn 2 tuần lễ phải soạn thảo những chương trình giảng dạy mới và thời khóa biểu mới, xuất phát từ một tiền đề duy nhất - trung đoàn này sau khi được đào tạo lại sẽ trở về Việt Nam, nhận các phương tiện kỹ thuật chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ;
- Kết thúc khóa huấn luyện vào đầu tháng 8 bằng việc các khẩu đội Việt Nam thực hiện xạ kích chiến đấu tại bãi thử vũ khí Asulúc.
Với tư cách là giảng viên chính về thiết bị phóng và về tên lửa, nhiệm vụ của tôi là soạn thảo chương trình và thời khoá biểu học tập để đào tạo lại cho 4 đại đội bệ phóng với đầy đủ quân số, chuẩn bị xây dựng - bằng nỗ lực của đội ngũ giảng viên. và huấn luyện viên - một cơ sở vật chất để đảm bảo quá trình huấn luyện. Ngoài ra, tôi còn lên lớp cho đội ngũ chỉ huy của trung đoàn này và cho các quân nhân khác về các vấn đề thiết bị phóng tên lửa và tên lửa.
Các nhiệm vụ đặt ra đã được thực hiện đẩy đủ. Điều này đã được khẳng định qua những buổi xạ kích chiến đấu thành công tại bãi thử vũ khí do tất cả các tiểu đoàn tiến hành. Thật ra, việc giải quyết những nhiệm vụ ấy đòi hỏi phải có những nỗ lực thực sự nghiêm túc, phải mất thời gian, những nỗ lực về tinh thần và thể chất. Gánh nặng hàng ngày của mỗi giảng viên gồm có 6 giờ lên lớp theo thời khóa biểu và 3 giờ bắt buộc có mặt trong buổi tự học của các tốp học viên Việt Nam. Ngoài ra, cần phải chuẩn bị bài giảng, kiểm tra và chuẩn bị khí tài chiến đấu cho các buổi lên lớp ấy. Trên thực tế, ngày làm việc của mỗi chúng tôi kéo dài 10-12 giờ. Nhưng tất cả những công việc ấy được chúng tôi coi là những việc làm cần thiết, là công việc của chúng tôi, là sự đóng góp của chúng tôi vào sự chi viện quốc tế dành cho Việt Nam. Trong thời gian tiến hành khóa đào tạo lại, giữa chúng tôi đã hình thành mối quan hệ đồng chí tốt đẹp với các học viên và với các phiên dịch viên.
Đến cuối tháng 7 - đầu tháng
8-1966 các ủy viên trong Hội đồng quân sự của Quân khu
phòng không Bacu đã đến trung tâm huấn luyện của chúng
tôi để tuyển chọn người gửi sang Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa làm chuyên gia quân sự. Trong số chúng tôi không
có ai gặp phải vấn đề gì và chúng tôi đã sẵn sàng
chấp nhận đề xuất sang Việt Nam.
Có hơn 10 sĩ quan được tuyển chọn để cùng với trung đoàn tên lửa Việt Nam rời khỏi Trung tâm huấn luyện của Quân khu phòng không Bacu, số sĩ quan còn lại (gần 60 người) gồm những quân nhân thuộc các đơn vị tên lửa phòng không đóng quân ở Ucraina. Trong số đó tôi được lựa chọn giao nhiệm vụ làm chuyên gia về thiết bị bệ phóng và về tên lửa thuộc Tiểu đoàn tên lửa phòng không XA-75M ("Đvina"). Quyết định cuối cùng về việc cử các chuyên gia quân sự đến Trung đoàn tên lửa phòng không thứ sáu (Trung đoàn tên lửa phòng không 245) đã được thông qua tại Hội đồng quân sự của Tổng cục 10 Bộ Quốc phòng (Liên Xô). Các chiến sĩ và hạ sĩ quan làm nhiệm vụ chuyên gia vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay và vận hành các hệ thống điều khiển việc phóng tên lửa được biên chế trong các tiểu đoàn tên lửa phòng không gồm các quân nhân Liên Xô đã từng có mặt tại trung tâm huấn luyện trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tôi được bổ nhiệm làm chuyên gia bên cạnh viên sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn tên lửa phòng không Việt Nam và có mặt tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ tháng 9-1966 đến tháng 9-1967. Nằm trong thành phần trung đoàn tên lửa phòng không, tiểu đoàn chúng tôi đã tham gia đánh trả các trận oanh tạc của không quân Mỹ nhằm vào các thành phố Hà Nội và Hải Phòng, thực hiện cách đánh "phục kích", ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác tại 11 tỉnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chúng tôi phải thường xuyên thay đổi trận địa phóng tên lửa trong điều kiện hệ thống đường sá bị hư hỏng nặng và địa hình không có đường sá. Tiểu đoàn chúng tôi đã thực hiện 54 lần phóng tên lửa chiến đấu, tiêu diệt được 34 máy bay Mỹ, trong đó có những loại máy bay hiện đại nhất thời bấy giờ là loại F-4, A-4 và những loại máy bay khác.
Ngày 8-11-1966 tiểu đoàn chúng tôi lần đầu tiên phóng tên lửa chiến đấu. Với một quả tên lửa tiểu đoàn đã tiêu diệt được một máy bay trinh sát tầm thấp. Sau khi tiếp nhận các phương tiện kỹ thuật chiến đấu, tiểu đoàn được triển khai trên một trận địa hiện đại tại khu vực Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội), chỉ cách trường Đại học nông nghiệp vài trăm mét. Có hai khẩu đội pháo cao xạ 57 mm yểm trợ tiểu đoàn chúng tôi.
Hôm ấy là một ngày nắng. Buổi sáng hôm ấy đoàn đại biểu giảng viên và sinh viên của trường Đại học nông nghiệp đã đến thăm các chuyên gia quân sự chúng tôi với những lẵng hoa quả, họ mặc lễ phục (trong suốt một năm trời chúng tôi sống tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên và là lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy các đồng chí Việt Nam mặc những bộ lễ phục như vậy) và chúc mừng chúng tôi nhân kỷ niệm 49 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Hai chục chuyên gia quân sự Liên Xô, với sự giúp sức của các đồng chí Việt Nam đã nhanh chóng tạo ra những chiếc bàn làm từ thùng đạn, bày lên những chiếc bàn ấy tất cả những gì chúng tôi có và những gì đoàn khách đem đến, và thế là chúng tôi đã tiến hành kỷ niệm ngày lễ ấy. Trên thực tế, tất cả các vị khách đều nói tiếng Nga khá tốt (tất cả các giảng viên của trường Đại học nông nghiệp của Việt Nam đều đã tốt nghiệp trường Đại học nông nghiệp Tasken). Theo chúng tôi nghĩ, họ cũng biết và hát rất hay các bài hát Liên Xô. Có một cô sinh viên Việt Nam chơi đàn phong cầm rất hay. Buổi lễ kéo dài khoảng 2 giờ. Sau đó tôi cùng một trắc thủ, là binh nhất Xasa Oóclốp, tiễn khách ra về. Khi chúng tôi còn đang đi trên trận địa thì thấy vang lên còi "Báo động chiến đấu". Các vị khách nhanh chóng ra về, còn tôi và Xasa chạy ngay về ca bin điều khiển.
Từ phía Hà Nội, ở rìa khu vực cấm khai hỏa, ở khoảng cách 20 km đã phát hiện thấy mục tiêu bay thấp và tiến về hướng tiểu đoàn. Mục tiêu đã lọt vào tầm theo dõi bằng tay và nằm trong tầm bám sát sít sao. Tôi đề nghị cho khai hỏa vào mục tiêu. Chỉ huy tiểu đoàn lúc đầu trả lời rằng không được bắn về hướng Hà Nội, nhưng sau đó ông hạ lệnh phóng một tên lửa, và tên lửa ấy đã tiêu diệt mục tiêu. Từ thời điểm phát tín hiệu báo động đến khi mục tiêu bị tiêu diệt không quá 2 phút.
Có hơn 10 sĩ quan được tuyển chọn để cùng với trung đoàn tên lửa Việt Nam rời khỏi Trung tâm huấn luyện của Quân khu phòng không Bacu, số sĩ quan còn lại (gần 60 người) gồm những quân nhân thuộc các đơn vị tên lửa phòng không đóng quân ở Ucraina. Trong số đó tôi được lựa chọn giao nhiệm vụ làm chuyên gia về thiết bị bệ phóng và về tên lửa thuộc Tiểu đoàn tên lửa phòng không XA-75M ("Đvina"). Quyết định cuối cùng về việc cử các chuyên gia quân sự đến Trung đoàn tên lửa phòng không thứ sáu (Trung đoàn tên lửa phòng không 245) đã được thông qua tại Hội đồng quân sự của Tổng cục 10 Bộ Quốc phòng (Liên Xô). Các chiến sĩ và hạ sĩ quan làm nhiệm vụ chuyên gia vận hành máy bám sát mục tiêu bằng tay và vận hành các hệ thống điều khiển việc phóng tên lửa được biên chế trong các tiểu đoàn tên lửa phòng không gồm các quân nhân Liên Xô đã từng có mặt tại trung tâm huấn luyện trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tôi được bổ nhiệm làm chuyên gia bên cạnh viên sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn tên lửa phòng không Việt Nam và có mặt tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ tháng 9-1966 đến tháng 9-1967. Nằm trong thành phần trung đoàn tên lửa phòng không, tiểu đoàn chúng tôi đã tham gia đánh trả các trận oanh tạc của không quân Mỹ nhằm vào các thành phố Hà Nội và Hải Phòng, thực hiện cách đánh "phục kích", ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác tại 11 tỉnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chúng tôi phải thường xuyên thay đổi trận địa phóng tên lửa trong điều kiện hệ thống đường sá bị hư hỏng nặng và địa hình không có đường sá. Tiểu đoàn chúng tôi đã thực hiện 54 lần phóng tên lửa chiến đấu, tiêu diệt được 34 máy bay Mỹ, trong đó có những loại máy bay hiện đại nhất thời bấy giờ là loại F-4, A-4 và những loại máy bay khác.
Ngày 8-11-1966 tiểu đoàn chúng tôi lần đầu tiên phóng tên lửa chiến đấu. Với một quả tên lửa tiểu đoàn đã tiêu diệt được một máy bay trinh sát tầm thấp. Sau khi tiếp nhận các phương tiện kỹ thuật chiến đấu, tiểu đoàn được triển khai trên một trận địa hiện đại tại khu vực Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội), chỉ cách trường Đại học nông nghiệp vài trăm mét. Có hai khẩu đội pháo cao xạ 57 mm yểm trợ tiểu đoàn chúng tôi.
Hôm ấy là một ngày nắng. Buổi sáng hôm ấy đoàn đại biểu giảng viên và sinh viên của trường Đại học nông nghiệp đã đến thăm các chuyên gia quân sự chúng tôi với những lẵng hoa quả, họ mặc lễ phục (trong suốt một năm trời chúng tôi sống tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên và là lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy các đồng chí Việt Nam mặc những bộ lễ phục như vậy) và chúc mừng chúng tôi nhân kỷ niệm 49 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Hai chục chuyên gia quân sự Liên Xô, với sự giúp sức của các đồng chí Việt Nam đã nhanh chóng tạo ra những chiếc bàn làm từ thùng đạn, bày lên những chiếc bàn ấy tất cả những gì chúng tôi có và những gì đoàn khách đem đến, và thế là chúng tôi đã tiến hành kỷ niệm ngày lễ ấy. Trên thực tế, tất cả các vị khách đều nói tiếng Nga khá tốt (tất cả các giảng viên của trường Đại học nông nghiệp của Việt Nam đều đã tốt nghiệp trường Đại học nông nghiệp Tasken). Theo chúng tôi nghĩ, họ cũng biết và hát rất hay các bài hát Liên Xô. Có một cô sinh viên Việt Nam chơi đàn phong cầm rất hay. Buổi lễ kéo dài khoảng 2 giờ. Sau đó tôi cùng một trắc thủ, là binh nhất Xasa Oóclốp, tiễn khách ra về. Khi chúng tôi còn đang đi trên trận địa thì thấy vang lên còi "Báo động chiến đấu". Các vị khách nhanh chóng ra về, còn tôi và Xasa chạy ngay về ca bin điều khiển.
Từ phía Hà Nội, ở rìa khu vực cấm khai hỏa, ở khoảng cách 20 km đã phát hiện thấy mục tiêu bay thấp và tiến về hướng tiểu đoàn. Mục tiêu đã lọt vào tầm theo dõi bằng tay và nằm trong tầm bám sát sít sao. Tôi đề nghị cho khai hỏa vào mục tiêu. Chỉ huy tiểu đoàn lúc đầu trả lời rằng không được bắn về hướng Hà Nội, nhưng sau đó ông hạ lệnh phóng một tên lửa, và tên lửa ấy đã tiêu diệt mục tiêu. Từ thời điểm phát tín hiệu báo động đến khi mục tiêu bị tiêu diệt không quá 2 phút.
Trong những trận đánh tiếp theo
chúng tôi có những thắng lợi, nhưng cũng có những thất
bại. Những trận đánh thành công nhất là hai trận đánh
hồi mùa hè năm 1967. Trong mỗi trận ấy đều tiêu diệt
được hai máy bay F-4. Đã nhiều lần trận địa của
tiểu đoàn bị địch ném bom, bắn phá bằng tên lửa và
hỏa lực. Đã hai lần tiểu đoàn chúng tôi bị loại
khỏi vòng chiến đấu trong thời gian dài và cả hai lần
đều được đội ngũ chiến sĩ của tiểu đoàn đưa trở
lại tư thế sẵn sàng chiến đấu, trước hết nhờ các
chuyên gia quân sự Liên Xô. Hàng ngày có đến vài lần
có tín hiệu báo động và chúng tôi phải ngồi vào các
vị trí chiến đấu của mình, phải ngồi nhiều giờ
trước màn hình các máy tín hiệu để giúp các đồng
chí Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Những
người đã thể hiện là những chuyên gia có trình độ
cao là các Đại úy V. Dúpcô và A Crưlốp, Thượng úy Ph.
Ốpxiêvích, Trung úy L. Xcrưnxki. Trước hết là nhờ những
nỗ lực của họ mà tiểu đoàn luôn luôn ở trong tư thế
sẵn sàng chiến đấu.
Tổ chuyên gia quân sự Liên Xô trong tiểu đoàn này là một tập thể đồng lòng, đoàn kết. Quan hệ giữa các chiến sĩ hạ sĩ quan và sĩ quan là quan hệ bình đẳng, thân thiết. Theo thông lệ, chúng tôi gọi nhau theo tên. Ngoại trừ trường hợp đó là những thành viên ban chỉ huy trung đoàn và bác sĩ của nhóm chuyên gia Liên Xô là Đại úy Vaxili Iacốplêvích Vaxilencô (có lẽ do ông có vóc dáng đáng nể trọng, sự am hiểu chuyên môn và thái độ ân cần). Hoàn cảnh đưa đẩy khiến vị bác sĩ đã hiện diện trong tiểu đoàn chúng tôi và cùng chúng tôi đi suốt con đường chiến đấu, dành sự giúp đỡ y tế không những cho các chuyên gia quân sự Liên Xô, mà cho cả dân chúng địa phương, cho những bệnh nhân và những người bị thương.
Mùa hè năm 1967 là thời kỳ gian khổ nhất trong những trang sử chiến đấu của tiểu đoàn. Có thể nói vắn tắt về thời kỳ ấy như sau: Không quân Mỹ hoàn toàn thống trị trên bầu trời, tình trạng hoàn toàn không có đường sá, việc vận chuyển hàng bằng đường biển bị phong toả. Các tiểu đoàn trong tình trạng chỉ được nhận cơ số hạn chế, sau khi bắn cạn số tên lửa dự trữ thì chỉ nhận được mỗi lần từ một đến ba quả tên lửa mà thôi. Trong khi ấy ngày nào cũng vậy, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều không quân Mỹ tiến hành những cuộc đánh phá trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không ít lần dùng mắt thường cũng thấy trên bầu trời có đến 8, 16, 24 và thậm chí là 32 máy bay Mỹ.
Vào một ngày như thế sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn quyết định bắn tên lửa vào một tốp máy bay, trước đó đồng chí ấy ra lệnh cho các chuyên gia quân sự Liên Xô và các đồng chí Việt Nam nào không trực tiếp tham gia chiến đấu phải vào hẩm trú ẩn. Trong tiểu đoàn lúc ấy chỉ có 2 quả tên lửa và chúng đã được phóng đi. Gió thổi về phía các ngôi làng những cột khói đen dầy đặc của thuốc súng và bụi bốc lên bởi luồng khí phụt ra từ các động cơ gia tốc tên lửa khi được phóng đi. Những chiếc máy bay bay trên bầu trời lúc đó bắt đầu bắn tên lửa và ném bom vào đám mây khói ấy với diện tích ngày một rộng ra. Hậu quả những cuộc oanh tạc ấy là trên thực tế ngôi làng đã bị thiêu rụi và đã có một số lượng lớn dân thường bị thương vong. Tiểu đoàn chúng tôi bị những hư hại nhỏ ở đài điều khiển tên lửa, còn đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu của tiểu đoàn ở phía ngoài trận địa thì bị phá hủy.
Sau trận đánh này hai tiểu đoàn của trung đoàn chúng tôi nhận nhiệm vụ đánh theo kiểu "phục kích", rời trận địa đến tỉnh Sơn La theo tuyến đường Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La, với nhiệm vụ đánh các máy bay gây nhiễu EB-66. Cuộc chuyển quân này được thực hiện theo kiểu “bắc cầu”, nghĩa là chỉ có một tiểu đoàn có thể ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu tại trận địa phóng tên lửa, còn tiểu đoàn thứ hai thì hành quân hoặc trong tư thế hành quân và được ngụy trang. Mỗi tiểu đoàn nhận được 12 quả tên lửa. Tốp chuyên gia quân sự Liên Xô trong tiểu đoàn đảm nhận việc triển khai tiểu đoàn tại trận địa phóng tên lửa sau khi kết thúc hành quân và đưa khí tài vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cũng như huấn luyện cho các trắc thủ điều khiển thiết bị bám sát mục tiêu bằng tay và giúp đỡ các chuyên viên Việt Nam giải quyết những nhiệm vụ được đặt ra cho họ.
Cuộc chuyển quân của các tiểu đoàn diễn ra bình thường. Tại những trận địa mới đến họ đã tiến hành mấy trận đánh thắng lợi, nhưng trận đánh chính yếu nhằm vào chiếc EB-66 thì bị thất bại do lỗi của một trắc thủ vận hành thiết bị bám sát mục tiêu bằng tay. Chiếc máy bay tạo nhiễu đã không bị hề hấn gì và bay đi mất.
Tháng 7 - tháng 8-1967 tốp chuyên gia quân sự của chúng tôi huấn luyện cho một tiểu đoàn tên lửa phòng không và đảm bảo việc chuyển tiểu đoàn này về khu vực phía nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào khu vực thành phố Vinh, với cách đánh theo kiểu "phục kích" nhằm vào các máy bay ném bom chiến lược B52. Cuộc chuyển quân của tiểu đoàn diễn ra thành công. Tốp chuyên gia quân sự của chúng tôi trong tiểu đoàn này đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình và trở về Tổ quốc với đầy đủ quân số, rời tiểu đoàn sau khi đã chuẩn bị cho tiểu đoàn có tư thế sẵn sàng chiến đấu với đội ngũ chiến đấu đã được đào tạo huấn luyện tốt và làm việc nhịp nhàng.
Tổ chuyên gia quân sự Liên Xô trong tiểu đoàn này là một tập thể đồng lòng, đoàn kết. Quan hệ giữa các chiến sĩ hạ sĩ quan và sĩ quan là quan hệ bình đẳng, thân thiết. Theo thông lệ, chúng tôi gọi nhau theo tên. Ngoại trừ trường hợp đó là những thành viên ban chỉ huy trung đoàn và bác sĩ của nhóm chuyên gia Liên Xô là Đại úy Vaxili Iacốplêvích Vaxilencô (có lẽ do ông có vóc dáng đáng nể trọng, sự am hiểu chuyên môn và thái độ ân cần). Hoàn cảnh đưa đẩy khiến vị bác sĩ đã hiện diện trong tiểu đoàn chúng tôi và cùng chúng tôi đi suốt con đường chiến đấu, dành sự giúp đỡ y tế không những cho các chuyên gia quân sự Liên Xô, mà cho cả dân chúng địa phương, cho những bệnh nhân và những người bị thương.
Mùa hè năm 1967 là thời kỳ gian khổ nhất trong những trang sử chiến đấu của tiểu đoàn. Có thể nói vắn tắt về thời kỳ ấy như sau: Không quân Mỹ hoàn toàn thống trị trên bầu trời, tình trạng hoàn toàn không có đường sá, việc vận chuyển hàng bằng đường biển bị phong toả. Các tiểu đoàn trong tình trạng chỉ được nhận cơ số hạn chế, sau khi bắn cạn số tên lửa dự trữ thì chỉ nhận được mỗi lần từ một đến ba quả tên lửa mà thôi. Trong khi ấy ngày nào cũng vậy, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều không quân Mỹ tiến hành những cuộc đánh phá trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không ít lần dùng mắt thường cũng thấy trên bầu trời có đến 8, 16, 24 và thậm chí là 32 máy bay Mỹ.
Vào một ngày như thế sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn quyết định bắn tên lửa vào một tốp máy bay, trước đó đồng chí ấy ra lệnh cho các chuyên gia quân sự Liên Xô và các đồng chí Việt Nam nào không trực tiếp tham gia chiến đấu phải vào hẩm trú ẩn. Trong tiểu đoàn lúc ấy chỉ có 2 quả tên lửa và chúng đã được phóng đi. Gió thổi về phía các ngôi làng những cột khói đen dầy đặc của thuốc súng và bụi bốc lên bởi luồng khí phụt ra từ các động cơ gia tốc tên lửa khi được phóng đi. Những chiếc máy bay bay trên bầu trời lúc đó bắt đầu bắn tên lửa và ném bom vào đám mây khói ấy với diện tích ngày một rộng ra. Hậu quả những cuộc oanh tạc ấy là trên thực tế ngôi làng đã bị thiêu rụi và đã có một số lượng lớn dân thường bị thương vong. Tiểu đoàn chúng tôi bị những hư hại nhỏ ở đài điều khiển tên lửa, còn đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu của tiểu đoàn ở phía ngoài trận địa thì bị phá hủy.
Sau trận đánh này hai tiểu đoàn của trung đoàn chúng tôi nhận nhiệm vụ đánh theo kiểu "phục kích", rời trận địa đến tỉnh Sơn La theo tuyến đường Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La, với nhiệm vụ đánh các máy bay gây nhiễu EB-66. Cuộc chuyển quân này được thực hiện theo kiểu “bắc cầu”, nghĩa là chỉ có một tiểu đoàn có thể ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu tại trận địa phóng tên lửa, còn tiểu đoàn thứ hai thì hành quân hoặc trong tư thế hành quân và được ngụy trang. Mỗi tiểu đoàn nhận được 12 quả tên lửa. Tốp chuyên gia quân sự Liên Xô trong tiểu đoàn đảm nhận việc triển khai tiểu đoàn tại trận địa phóng tên lửa sau khi kết thúc hành quân và đưa khí tài vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cũng như huấn luyện cho các trắc thủ điều khiển thiết bị bám sát mục tiêu bằng tay và giúp đỡ các chuyên viên Việt Nam giải quyết những nhiệm vụ được đặt ra cho họ.
Cuộc chuyển quân của các tiểu đoàn diễn ra bình thường. Tại những trận địa mới đến họ đã tiến hành mấy trận đánh thắng lợi, nhưng trận đánh chính yếu nhằm vào chiếc EB-66 thì bị thất bại do lỗi của một trắc thủ vận hành thiết bị bám sát mục tiêu bằng tay. Chiếc máy bay tạo nhiễu đã không bị hề hấn gì và bay đi mất.
Tháng 7 - tháng 8-1967 tốp chuyên gia quân sự của chúng tôi huấn luyện cho một tiểu đoàn tên lửa phòng không và đảm bảo việc chuyển tiểu đoàn này về khu vực phía nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào khu vực thành phố Vinh, với cách đánh theo kiểu "phục kích" nhằm vào các máy bay ném bom chiến lược B52. Cuộc chuyển quân của tiểu đoàn diễn ra thành công. Tốp chuyên gia quân sự của chúng tôi trong tiểu đoàn này đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình và trở về Tổ quốc với đầy đủ quân số, rời tiểu đoàn sau khi đã chuẩn bị cho tiểu đoàn có tư thế sẵn sàng chiến đấu với đội ngũ chiến đấu đã được đào tạo huấn luyện tốt và làm việc nhịp nhàng.
Trong một năm tác chiến, tiểu
đoàn chúng tôi đã nhiều lần được Bộ Tư lệnh Phòng
không - không quân của Việt Nam khích lệ. Tiểu đoàn đã
được trao tặng một số phần thưởng trong chiến đấu,
do nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng (vào thời kỳ
ấy ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa áp dụng việc trao
tặng tập thể). Tất cả các chuyên gia Liên Xô trong tổ
chúng tôi đã được tặng Huy chương Hữu nghị của
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đến cuối năm
1967 chúng tôi được tặng thưởng các Huân chương Liên
Xô: Huân chương Sao đỏ hoặc các Huy chương Chiến công.
Từ đó đến nay đã mấy thập kỷ trôi qua, làm mờ đi trong ký ức một số sự kiện, họ tên của một số đồng đội. Nhưng trong những cuộc gặp gỡ gần như hằng năm vào ngày 5-8 tại Mátxcơva, với lòng kính trọng, chúng tôi nhớ đến nhiều đồng chí chúng tôi, trước hết là Trung tá N. Bêrêgovôi, người chỉ huy tốp chuyên gia quân sự Liên Xô trong trung đoàn các chuyên gia về khí tài trong đài điều khiển tên lửa các Đại úy V. Dúpcô và A. Crưlốp, Thượng úy Ph. Ốpxiêvích, Trung úy L. Xcrưnxki, V. Vaxilencô bác sĩ của nhóm chuyên gia trong trung đoàn, trắc thủ vận hành thiết bị bám sát mục tiêu bằng tay, binh nhất A. Oóclốp. Nhớ về thời ấy, chúng tôi nói: mặc dù chúng tôi không xông vào tấn công các đồn bốt địch, không dẫn các đơn vì xông lên tấn công và không phải lúc nào cũng chỉ huy trận đánh và thực hiện những vụ phóng tên lửa vào các mục tiêu trên bầu trời và dẫn đường cho các tên lửa, nhưng chúng tôi đã làm một công việc lớn lao - đã đào tạo các bạn Việt Nam để họ giải quyết thắng lợi những nhiệm vụ chiến đấu.
Các chuyên gia Liên Xô đã đảm bảo tư thế sẵn sàng chiến đấu cao của tiểu đoàn nhằm đánh trả các cuộc oanh tạc của không quân địch. Họ đã không nao núng trong những tình huống phức tạp và nguy hiểm của các trận không chiến trong điều kiện diễn ra cuộc chiến vô tuyến điện tử và hỏa lực. Cùng với các bạn Việt Nam họ đã thực hiện công việc nặng nhọc là chuyển các khí tài chiến đấu từ tư thế hành quân sang tư thế sẵn sàng chiến đấu và ngược lại. Đồng thời mỗi chuyên gia làm việc bằng hai và thậm chí bằng ba người.
Tinh thần kiên cường và tự chủ của họ là tấm gương cho các bạn Việt Nam, những người mà cho tới nay vẫn được chúng tôi dành cho những tình cảm thân thiết và những thiện cảm, sự kính trọng và niềm tự hào vì tình hữu nghị giữa chúng tôi, được tôi luyện trong chiến đấu, đã trụ vững trước sự thử thách của thời gian và khoảng cách.
Từ đó đến nay đã mấy thập kỷ trôi qua, làm mờ đi trong ký ức một số sự kiện, họ tên của một số đồng đội. Nhưng trong những cuộc gặp gỡ gần như hằng năm vào ngày 5-8 tại Mátxcơva, với lòng kính trọng, chúng tôi nhớ đến nhiều đồng chí chúng tôi, trước hết là Trung tá N. Bêrêgovôi, người chỉ huy tốp chuyên gia quân sự Liên Xô trong trung đoàn các chuyên gia về khí tài trong đài điều khiển tên lửa các Đại úy V. Dúpcô và A. Crưlốp, Thượng úy Ph. Ốpxiêvích, Trung úy L. Xcrưnxki, V. Vaxilencô bác sĩ của nhóm chuyên gia trong trung đoàn, trắc thủ vận hành thiết bị bám sát mục tiêu bằng tay, binh nhất A. Oóclốp. Nhớ về thời ấy, chúng tôi nói: mặc dù chúng tôi không xông vào tấn công các đồn bốt địch, không dẫn các đơn vì xông lên tấn công và không phải lúc nào cũng chỉ huy trận đánh và thực hiện những vụ phóng tên lửa vào các mục tiêu trên bầu trời và dẫn đường cho các tên lửa, nhưng chúng tôi đã làm một công việc lớn lao - đã đào tạo các bạn Việt Nam để họ giải quyết thắng lợi những nhiệm vụ chiến đấu.
Các chuyên gia Liên Xô đã đảm bảo tư thế sẵn sàng chiến đấu cao của tiểu đoàn nhằm đánh trả các cuộc oanh tạc của không quân địch. Họ đã không nao núng trong những tình huống phức tạp và nguy hiểm của các trận không chiến trong điều kiện diễn ra cuộc chiến vô tuyến điện tử và hỏa lực. Cùng với các bạn Việt Nam họ đã thực hiện công việc nặng nhọc là chuyển các khí tài chiến đấu từ tư thế hành quân sang tư thế sẵn sàng chiến đấu và ngược lại. Đồng thời mỗi chuyên gia làm việc bằng hai và thậm chí bằng ba người.
Tinh thần kiên cường và tự chủ của họ là tấm gương cho các bạn Việt Nam, những người mà cho tới nay vẫn được chúng tôi dành cho những tình cảm thân thiết và những thiện cảm, sự kính trọng và niềm tự hào vì tình hữu nghị giữa chúng tôi, được tôi luyện trong chiến đấu, đã trụ vững trước sự thử thách của thời gian và khoảng cách.
Thành phố Tờve,
ngày 28-3-2002
ĐẠI TÁ
VÔICÔ ĐMITƠRI ĐANILÔVÍCH
VÔICÔ ĐMITƠRI ĐANILÔVÍCH
Ông là Phó tiẾn sĩ khoa học kỹ thuật, chức danh cán bộ khoa học chủ chốt.
Ông sinh ngày 1-11-1942 tại tỉnh Vinhít.
Năm 1950 ông vào học tại Trường Kỹ thuật vô tuyến quân sự Cờ đỏ ở Gitômia. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1963 ông tiếp tục phục vụ trong Binh chủng phòng không Liên Xô.
Từ tháng 10-1966 đến tháng 10-1967 ông đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, với vai trò là kỹ thuật viên trưởng trong hệ thông xác định tọa độ của bộ khí tài tên lửa phòng không.
Sau khi từ Việt Nam trở về nước, ông được cử giữ chức chỉ huy Tiểu đội 1 - sĩ quan đài điều khiển tên lửa của tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Năm 1974 ông tốt nghiệp Học viện kỹ thuật công trình vô tuyên quân sự mang tên Nguyên soái Gôvôrốp và được cử đến Mátxcơva làm việc tại Viện nghiên cứu khoa học quân sự là nơi ông đã kết thúc sự nghiệp phục vụ quân ngũ vào năm 1996 với chức vụ quyền trưởng ban.
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ, Huy hiệu Chiến sĩ quốc tê và 12 huy chương, trong đó có Huy chương Hữu Nghị của Việt Nam.
TRÊN MẢNH ĐẤT
VIỆT NAM NÓNG BỎNG TRONG KHÁNG CHIẾN
Đối với tôi thông báo về chuyến công tác sang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một tin rất đột ngột, tuy có khá nhiều thông tin về nhưng sự kiện đang diễn ra tại đó, kể cả thông tin về sự có mặt của các chuyên gia quân sự Liên Xô tại quốc gia thân hữu ấy và về sự tham gia của họ vào cuộc chiến đấu chống không quân Mỹ.
Việc này xảy ra vào cuối tháng 8-1966, ngay sau ngày tiểu đoàn tên lửa phòng không nơi tôi phục vụ trở về từ bãi thử vũ khí, sau khi thực hành các cuộc khai hỏa tác chiến và được nhận điểm "xuất sắc".
Sau gần một tháng có mặt ở vùng sa mạc miền nam Liên Xô và đã mệt lử vì cái nóng làm kiệt sức, nhưng tâm trạng của tôi (lúc ấy tôi chưa lập gia đình) lại phấn chấn vì được chỉ huy cho nghỉ một ngày. Tôi đã vào thành phố để nghỉ ngơi và gặp gỡ bạn bè.
Buổi tối hôm ấy thật tuyệt, có âm nhạc và rượu vang. Nhưng khi bữa tối gần kết thúc thì vị chỉ huy trực tiếp của tôi (trưởng nhóm) bất ngờ xuất hiện trong gian nhà hàng và thông báo tôi được triệu tập khẩn cấp đến ban tham mưu của trung đoàn liên quan đến một vấn đề rất quan trọng.
Toàn bộ việc này kết thúc bằng chuyến đi của tôi trong thành phần một đoàn lớn các chuyên gia quân sự Liên Xô sang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 10-1966.
Máy bay chở chúng tôi hạ cánh ở ngoại thành Hà Nội vào ban đêm. Mọi người rất căng thẳng (dù gì thì đại đa số những người trong đoàn chuyên gia này lần đầu tiên đặt chân đến miền đất đang bùng cháy ngọn lửa chiến tranh). Ấy vậy ở đây còn trông thấy những ánh chớp loé lên trên bầu trời đen như mực của phương nam và tiếng bom nổ vọng đến tận sân bay.
Từ sân bay về thành phố Hà Nội chúng tôi đi xe tô, hầu như không bật đèn pha. Những đèn "cốt" chỉ chiếu sáng ở phía dưới bánh xe mà thôi. Thực ra, đây cũng là cách di chuyển trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong suốt thời gian tôi phục vụ tại Việt Nam.
Sau một thời gian ngắn lưu lại Hà Nội liên quan đến việc giải quyết các vấn đề tổ chức, tôi đã được bố trí trong thành phần tốp chuyên gia Liên Xô gồm 10 người, đứng đầu là Đại tá Vaxih Grigônêvích Bai cốp, người đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô (tiếc rằng, nay ông đã qua đời). Chúng tôi đã tới tận phía nam của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, tức là đến tỉnh Nghệ An để thay thế cho các đồng chí đã mãn hạn phục vụ.
Tôi muốn nói những lời tốt
đẹp để nhớ đến các bạn cùng chiến đấu với tôi
ở Việt Nam - các bạn thuộc nhóm chuyên gia Liên Xô cùng
ở một trung đoàn, đó là:
Kỹ sư trưởng của trung đoàn, Trung tá Iuri Pêtơrôvích Men sích;
Sĩ quan đài điều khiển tên lửa, Thượng úy Iuri Carataép;
Kỹ thuật viên ca bin điều khiển "P", Thượng úy Vaxili Grigôriêvích Igrépxki;
Kỹ thuật viên hệ thống phát lệnh, Thượng úy Alếchxanđrơ Xtêpanôvích Pôpađencô;
Kỹ thuật viên máy phát lệnh vô tuyến, Thượng úy Vlađimia Paxcô;
Chỉ huy trung đội thuộc đại đội phóng tên lửa, Trung úy Ivan Môrôdốp;
Chỉ. huy trung đội trinh sát (thuộc trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu), Thượng úy Iuri Giơđanốp;
Đại úy bác sĩ quân y Vlađimia Mikhailôvích Côcarép.
Sau hai đêm chúng tôi đã đến địa điểm được ấn định. Trong quá trình hành quân chúng tôi đã rơi vào một số tình huống bất bình thường đối với chúng tôi mà về sau đã trở thành thông lệ.
Chẳng hạn, ngay trong đêm đầu tiên của cuộc hành quân, trên đường đi chúng tôi đột nhiên gặp phải một chướng ngại vật. Do hậu quả trận mưa nhiệt đới, thay vì một con suối nhỏ cắt ngang đường (ở Việt Nam có hàng nghìn những con suối như vậy) lại xuất hiện một con sông có bề rộng chừng 50 mét và sâu đến khoảng một mét rưỡi. Tình hình này buộc chúng tôi phải cởi gần hết quần áo, cột quần áo lên đầu, còn 2 chiếc ôtô (kiểu GAZ-69) thì phải đẩy bằng tay sang bờ bên kia và tiếp tục đi như vậy.
Vào đêm thứ hai, trên con đường núi trước mặt chúng tôi xuất hiện một trở ngại không vượt qua nổi. Đó là một cái hố to xuất hiện do một quả bom Mỹ ném xuống chưa lâu. Hậu quả là bị tắc đường. Trên đoạn đường này đã bình thành một dãy xe tô kéo dài (chủ yếu là các xe tải chở hàng vào miền Nam). Đến đây dân chúng địa phương (bà con nông dân) ra giúp chúng tôi. Trong quá trình lấp hố bom này họ đã thực sự lập nên những kỳ tích. Trong đêm tối, trên thực tế không có đèn chiếu sáng và không có các phương tiện kỹ thuật làm đường chuyên dụng (họ chỉ có cuốc chim, xẻng và các sọt đựng đất) và trong một thời gian khá ngắn, họ đã phục hồi con đường. Thế là các phương tiện vận tải lại tiếp tục hoạt động.
Ngay sau khi đến địa điểm được ấn định, chúng tôi liền bắt tay vào công việc. Trước hết chúng tôi gặp Ban chỉ huy của Trung đoàn tên lửa phòng không 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam và của các tiểu đoàn tên lửa phòng không, thảo luận tình hình trong khu vực đóng quân của trung đoàn, tình hình khí tài và những nhiệm vụ được đặt ra cho trung đoàn. Sĩ quan chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không 238 của Việt Nam là Trung tá Hội, phó chỉ huỷ là Thiếu tá Cảnh (Kaнь), kỹ sư trưởng là Thiếu tá Ngọc. Tất cả những đồng chí ấy là những viên chỉ huy được đào tạo có bài bản, đã có kinh nghiệm chiến đấu khá phong phú trong việc đánh trả các cuộc oanh tạc của không quân Mỹ.
Đặc điểm của Trung đoàn tên lửa phòng không 238 - nơi nhóm chuyên gia chúng tôi triển khai hoạt động - là ở chỗ nó là đơn vị duy nhất chiếm vị trí tiền đồn trong công cuộc phòng thủ của Quân đội nhân dân Việt Nam chống không quân địch và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu không có sự yểm trợ của những phương tiện chiến đấu khác. Vì vậy, các đơn vị chiến đấu của nó (các tiểu đoàn), nhằm tránh bị tổn thất, đã buộc phải thay đổi trận địa chiến đấu của mình sau mỗi lần phóng tên lửa và tạo ra các "điểm phục kích" mới để hạ máy bay Mỹ. Chúng tôi cũng đã cùng với họ di chuyển khắp vùng phía nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Kỹ sư trưởng của trung đoàn, Trung tá Iuri Pêtơrôvích Men sích;
Sĩ quan đài điều khiển tên lửa, Thượng úy Iuri Carataép;
Kỹ thuật viên ca bin điều khiển "P", Thượng úy Vaxili Grigôriêvích Igrépxki;
Kỹ thuật viên hệ thống phát lệnh, Thượng úy Alếchxanđrơ Xtêpanôvích Pôpađencô;
Kỹ thuật viên máy phát lệnh vô tuyến, Thượng úy Vlađimia Paxcô;
Chỉ huy trung đội thuộc đại đội phóng tên lửa, Trung úy Ivan Môrôdốp;
Chỉ. huy trung đội trinh sát (thuộc trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu), Thượng úy Iuri Giơđanốp;
Đại úy bác sĩ quân y Vlađimia Mikhailôvích Côcarép.
Sau hai đêm chúng tôi đã đến địa điểm được ấn định. Trong quá trình hành quân chúng tôi đã rơi vào một số tình huống bất bình thường đối với chúng tôi mà về sau đã trở thành thông lệ.
Chẳng hạn, ngay trong đêm đầu tiên của cuộc hành quân, trên đường đi chúng tôi đột nhiên gặp phải một chướng ngại vật. Do hậu quả trận mưa nhiệt đới, thay vì một con suối nhỏ cắt ngang đường (ở Việt Nam có hàng nghìn những con suối như vậy) lại xuất hiện một con sông có bề rộng chừng 50 mét và sâu đến khoảng một mét rưỡi. Tình hình này buộc chúng tôi phải cởi gần hết quần áo, cột quần áo lên đầu, còn 2 chiếc ôtô (kiểu GAZ-69) thì phải đẩy bằng tay sang bờ bên kia và tiếp tục đi như vậy.
Vào đêm thứ hai, trên con đường núi trước mặt chúng tôi xuất hiện một trở ngại không vượt qua nổi. Đó là một cái hố to xuất hiện do một quả bom Mỹ ném xuống chưa lâu. Hậu quả là bị tắc đường. Trên đoạn đường này đã bình thành một dãy xe tô kéo dài (chủ yếu là các xe tải chở hàng vào miền Nam). Đến đây dân chúng địa phương (bà con nông dân) ra giúp chúng tôi. Trong quá trình lấp hố bom này họ đã thực sự lập nên những kỳ tích. Trong đêm tối, trên thực tế không có đèn chiếu sáng và không có các phương tiện kỹ thuật làm đường chuyên dụng (họ chỉ có cuốc chim, xẻng và các sọt đựng đất) và trong một thời gian khá ngắn, họ đã phục hồi con đường. Thế là các phương tiện vận tải lại tiếp tục hoạt động.
Ngay sau khi đến địa điểm được ấn định, chúng tôi liền bắt tay vào công việc. Trước hết chúng tôi gặp Ban chỉ huy của Trung đoàn tên lửa phòng không 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam và của các tiểu đoàn tên lửa phòng không, thảo luận tình hình trong khu vực đóng quân của trung đoàn, tình hình khí tài và những nhiệm vụ được đặt ra cho trung đoàn. Sĩ quan chỉ huy Trung đoàn tên lửa phòng không 238 của Việt Nam là Trung tá Hội, phó chỉ huỷ là Thiếu tá Cảnh (Kaнь), kỹ sư trưởng là Thiếu tá Ngọc. Tất cả những đồng chí ấy là những viên chỉ huy được đào tạo có bài bản, đã có kinh nghiệm chiến đấu khá phong phú trong việc đánh trả các cuộc oanh tạc của không quân Mỹ.
Đặc điểm của Trung đoàn tên lửa phòng không 238 - nơi nhóm chuyên gia chúng tôi triển khai hoạt động - là ở chỗ nó là đơn vị duy nhất chiếm vị trí tiền đồn trong công cuộc phòng thủ của Quân đội nhân dân Việt Nam chống không quân địch và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu không có sự yểm trợ của những phương tiện chiến đấu khác. Vì vậy, các đơn vị chiến đấu của nó (các tiểu đoàn), nhằm tránh bị tổn thất, đã buộc phải thay đổi trận địa chiến đấu của mình sau mỗi lần phóng tên lửa và tạo ra các "điểm phục kích" mới để hạ máy bay Mỹ. Chúng tôi cũng đã cùng với họ di chuyển khắp vùng phía nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm
chuyên gia quân sự Liên Xô là duy trì các bộ khí tài tên
lửa phòng không trong trạng thái kỹ thuật tốt và thường
xuyên nâng cao trình độ tác chiến và trình độ kỹ
thuật của các chuyên gia quân sự trong trung đoàn.
Phần kỹ thuật của nhiệm vụ được giải quyết bằng cách đưa các chuyên gia tương ứng đến tận cơ sở (các tiểu đoàn). Tại đó tiến hành công việc khắc phục những hư hỏng hoặc cùng với các chuyên viên Việt Nam tiến hành các công việc bảo trì (theo quy định). Không ai ấn định và kiểm đếm số lần đi cơ sở. Tất cả các chuyên gia trong nhóm đều chấp nhận một cách bình thản tính chất cần thiết, tính chất cấp bách và tính chất bất ngờ của những công việc ấy, xem đó là bổn phận hoặc như vẫn nói ở Liên Xô đó là việc cần làm!
Đồng thời cũng diễn ra quá trình huấn luyện cho các chuyên viên Việt Nam và truyền đạt cho họ kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, việc giải quyết phần thứ hai của nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể là công tác huấn luyện được chú ý rất nhiều trong thời kỳ ấy, đồng thời cũng chú ý nhiều đến những đơn vị chiến đấu của trung đoàn mà vì những lý do nào đó đã không thể tham gia tác chiến.
Tuy nhiên, trong quá trình nhóm chuyên gia chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ được đặt ra đã xuất hiện nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau, trước hết do những đặc điểm của tình hình diễn biến trong khu vực đóng quân của trung đoàn. Trên thực tế các máy bay trinh sát hoặc các máy bay chiến đấu liên tục quần đảo trên bầu trời. Bên cạnh đó là tình trạng không có các cây cầu bắc qua sông (vì đã bị phá hủy trong các trận oanh tạc của máy bay địch) - ở Việt Nam số lượng các con sông ấy rất lớn - và những trận bắn phá thường xuyên của máy bay địch nhằm vào các bến phà qua sông (vào ban đêm địch dùng pháo sáng) tại những nơi cần vượt sông để tới các địa điểm đã định. Những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu Việt Nam đã để lại dấu ấn: không khí oi bức, độ ẩm cao làm cho cơ thể người mất trọng lượng đáng kể, đôi khi còn dẫn đến chỗ bị ngất.
Về phương diện này tôi chỉ muốn kể về một trường hợp. Theo tôi, trường hợp này sẽ cho phép nhấn mạnh sự thật là các chuyên gia quân sự Liên Xô đã phải làm việc trong những điều kiện phức tạp như thế nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế của mình.
Đầu tháng 2-1967 nhân dịp Tết của Việt Nam theo lịch phương Đông, giữa Mỹ và miền Bắc Việt Nam tuyên bố ngừng chiến trong mấy ngày.
Tranh thủ thời gian ngừng chiến này Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định đưa một tiểu đoàn tên lửa phòng không đến khu phi quân sự (Vĩ tuyến 17) nhằm mục đích tổ chức "phục kích" tại đó và giáng đòn bất ngờ vào kẻ địch. Nhóm chuyên gia chúng tôi cũng lên đường theo sau tới khu vực ấy.
Tình hình ở vùng giáp ranh giữa Bắc và Nam Việt Nam thật sự giống khu vực giáp mặt trận (hoàn toàn theo nghĩa đen của từ này). Phần lớn các ngôi nhà ở đó đã bị phá trụi sau những trận ném bom bất tận. Đa số dân chúng địa phương sống trong các hầm ngầm dưới đất. Chúng tôi cũng được bố trí sống trong những căn hầm như thế.
Trên thực tế trong mỗi ngôi nhà (mỗi căn hầm) mà chúng tôi có dịp đến thăm đều có những khẩu súng và những chuỗi lựu đạn treo trên vách hầm. Dân chúng trong tư thế sẵn sàng lao vào trận chiến không cân sức với quân xâm lược đã đến chiếm đóng miền Nam và bất cứ lúc nào cũng có thể thâm nhập vào lãnh thổ miền Bắc. Mặc dù có ngừng chiến trong dịp Tết nhưng pháo hạng nặng của Mỹ vẫn tiếp tục bắn vào lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đạn pháo vẫn thường xuyên rít trên đầu chúng tôi). Đã diễn ra liên tục các cuộc chuyển quân của quân giải phóng từ Nam ra Bắc (để nghỉ ngơi) và ngược trở vào miền Nam (để tiếp tục chiến đấu). Trong bối cảnh ấy người ta thấy hành động xấc xược của các phi công Mỹ. Bọn này bay lượn lòng vòng chỉ cách chỗ chúng tôi đóng quân 5 - 10 km để luyện tập ném bom chính xác. Vì sự chủ quan này mà chẳng bao lâu sau đó chúng đã phải thực sự trả giá. Sau đây một chút tôi sẽ đề cập đến chuyện này.
Sau khi tới khu vực đã định (sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn) nhóm chuyên gia chúng tôi đã đến trận địa của tiểu đoàn. Đến thời điểm ấy bộ khí tài tên lửa phòng không đã được triển khai và ngụy trang khá tốt. Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cẩn thận khí tài để thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Công việc được tiến hành cả đêm lẫn ngày, vì thời gian ngừng chiến rất ngắn, mà nhiệm vụ đặt ra lại đòi hỏi tiểu đoàn phải ở trong tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trước khi thời gian ngừng chiến kết thúc.
Phần kỹ thuật của nhiệm vụ được giải quyết bằng cách đưa các chuyên gia tương ứng đến tận cơ sở (các tiểu đoàn). Tại đó tiến hành công việc khắc phục những hư hỏng hoặc cùng với các chuyên viên Việt Nam tiến hành các công việc bảo trì (theo quy định). Không ai ấn định và kiểm đếm số lần đi cơ sở. Tất cả các chuyên gia trong nhóm đều chấp nhận một cách bình thản tính chất cần thiết, tính chất cấp bách và tính chất bất ngờ của những công việc ấy, xem đó là bổn phận hoặc như vẫn nói ở Liên Xô đó là việc cần làm!
Đồng thời cũng diễn ra quá trình huấn luyện cho các chuyên viên Việt Nam và truyền đạt cho họ kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, việc giải quyết phần thứ hai của nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể là công tác huấn luyện được chú ý rất nhiều trong thời kỳ ấy, đồng thời cũng chú ý nhiều đến những đơn vị chiến đấu của trung đoàn mà vì những lý do nào đó đã không thể tham gia tác chiến.
Tuy nhiên, trong quá trình nhóm chuyên gia chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ được đặt ra đã xuất hiện nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau, trước hết do những đặc điểm của tình hình diễn biến trong khu vực đóng quân của trung đoàn. Trên thực tế các máy bay trinh sát hoặc các máy bay chiến đấu liên tục quần đảo trên bầu trời. Bên cạnh đó là tình trạng không có các cây cầu bắc qua sông (vì đã bị phá hủy trong các trận oanh tạc của máy bay địch) - ở Việt Nam số lượng các con sông ấy rất lớn - và những trận bắn phá thường xuyên của máy bay địch nhằm vào các bến phà qua sông (vào ban đêm địch dùng pháo sáng) tại những nơi cần vượt sông để tới các địa điểm đã định. Những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu Việt Nam đã để lại dấu ấn: không khí oi bức, độ ẩm cao làm cho cơ thể người mất trọng lượng đáng kể, đôi khi còn dẫn đến chỗ bị ngất.
Về phương diện này tôi chỉ muốn kể về một trường hợp. Theo tôi, trường hợp này sẽ cho phép nhấn mạnh sự thật là các chuyên gia quân sự Liên Xô đã phải làm việc trong những điều kiện phức tạp như thế nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế của mình.
Đầu tháng 2-1967 nhân dịp Tết của Việt Nam theo lịch phương Đông, giữa Mỹ và miền Bắc Việt Nam tuyên bố ngừng chiến trong mấy ngày.
Tranh thủ thời gian ngừng chiến này Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định đưa một tiểu đoàn tên lửa phòng không đến khu phi quân sự (Vĩ tuyến 17) nhằm mục đích tổ chức "phục kích" tại đó và giáng đòn bất ngờ vào kẻ địch. Nhóm chuyên gia chúng tôi cũng lên đường theo sau tới khu vực ấy.
Tình hình ở vùng giáp ranh giữa Bắc và Nam Việt Nam thật sự giống khu vực giáp mặt trận (hoàn toàn theo nghĩa đen của từ này). Phần lớn các ngôi nhà ở đó đã bị phá trụi sau những trận ném bom bất tận. Đa số dân chúng địa phương sống trong các hầm ngầm dưới đất. Chúng tôi cũng được bố trí sống trong những căn hầm như thế.
Trên thực tế trong mỗi ngôi nhà (mỗi căn hầm) mà chúng tôi có dịp đến thăm đều có những khẩu súng và những chuỗi lựu đạn treo trên vách hầm. Dân chúng trong tư thế sẵn sàng lao vào trận chiến không cân sức với quân xâm lược đã đến chiếm đóng miền Nam và bất cứ lúc nào cũng có thể thâm nhập vào lãnh thổ miền Bắc. Mặc dù có ngừng chiến trong dịp Tết nhưng pháo hạng nặng của Mỹ vẫn tiếp tục bắn vào lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đạn pháo vẫn thường xuyên rít trên đầu chúng tôi). Đã diễn ra liên tục các cuộc chuyển quân của quân giải phóng từ Nam ra Bắc (để nghỉ ngơi) và ngược trở vào miền Nam (để tiếp tục chiến đấu). Trong bối cảnh ấy người ta thấy hành động xấc xược của các phi công Mỹ. Bọn này bay lượn lòng vòng chỉ cách chỗ chúng tôi đóng quân 5 - 10 km để luyện tập ném bom chính xác. Vì sự chủ quan này mà chẳng bao lâu sau đó chúng đã phải thực sự trả giá. Sau đây một chút tôi sẽ đề cập đến chuyện này.
Sau khi tới khu vực đã định (sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn) nhóm chuyên gia chúng tôi đã đến trận địa của tiểu đoàn. Đến thời điểm ấy bộ khí tài tên lửa phòng không đã được triển khai và ngụy trang khá tốt. Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cẩn thận khí tài để thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Công việc được tiến hành cả đêm lẫn ngày, vì thời gian ngừng chiến rất ngắn, mà nhiệm vụ đặt ra lại đòi hỏi tiểu đoàn phải ở trong tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trước khi thời gian ngừng chiến kết thúc.
Nhờ những nỗ lực chung của
các chuyên gia Liên Xô và các chuyên viên Việt Nam, mọi
công việc chuẩn bị đã được hoàn thành đúng thời
gian quy định, còn các thông số của bộ khí tài tên lửa
phòng không thì đã được lập chuẩn. Phải nhấn mạnh
rằng các bạn Việt Nam rất quan tâm đến các chuyên gia
Liên Xô và trong những giây phút nguy hiểm họ đã nỗ
lực hết sức để bảo vệ sinh mạng của các chuyên
gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã trực tiếp chỉ thị
về vấn đề này. Ý thức này cũng được thể hiện cả
trong hoàn cảnh của chúng tôi.
Thời gian ngừng chiến đã chấm dứt, bộ khí tài tên lửa phòng không đã sẵn sàng, do đó Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đề nghị nhóm chúng tôi rút ra khỏi "khu vực" để chúng tôi không bị rơi vào nguy hiểm. Khi trưởng nhóm chuyên gia của chúng tôi tìm cách tỏ ý không tán thành đề nghị này thì người ta đã lịch sự đáp lại: "Các đồng chí đã hoàn thành phần nhiệm vụ của mình, còn chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất phần nhiệm vụ còn lại. Chúng tôi chịu trách nhiệm về sinh mạng của từng người trong các đồng chí".
Sự quan tâm và thái độ chú ý đến chúng tôi còn thể hiện cả trong thời gian các trận địa chiến đấu của bộ khí tài tên lửa phòng không bị oanh kích, cả trong những chuyến công tác trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cũng như trong những hoàn cảnh nguy hiểm khác. Mỗi bước đi của chúng tôi đều có sự nguy hiểm rình rập. Điều này đã được chúng tôi một lần nữa nhận thức được khi quay trở về từ "khu vực" đã nêu trên.
Chúng tôi rút ra khỏi "khu vực" ấy đúng vào lúc địch tiếp tục những cuộc oanh tạc với cường độ cao vào lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuộc hành quân ấy hóa ra là rất phức tạp. Chúng tôi đi vào ban đêm. Mặt đất và bầu trời thật sự rung chuyển vì những tiếng bom nổ và "những chiếc đèn pha" treo lơ lửng ở khắp nơi. Xe chúng tôi chạy chậm, nhiều khi phải dừng lại và ẩn nấp dưới tán lá cây hoặc dưới lòng con mương nào đó. Mọi chuyện đã trôi qua.
Đến đêm khuya chúng tôi tới một bến phà qua con sông rộng khoảng 500 - 600 mét. May mắn là vào thời điểm ấy chung quanh chúng tôi đều im ắng (có thể bọn Mỹ đã đi nghỉ), do vậy chúng tôi đã lên phà qua sông suôn sẻ. Sau đấy các bạn Việt Nam bố trí chúng tôi nghỉ lại tại một ngôi làng ở gần con sông. Chúng tôi ngủ trên những chiếc chiếu. Một giấc ngủ chập chờn không yên sau những gì đã trải qua trong ngày hôm ấy. Đến sáng hôm sau dân chúng địa phương cho chúng tôi biết chiếc phà đêm hôm trước chở chúng tôi qua sông đã nổ tung vì vướng phải thủy lôi nổi trên mặt nước. Bọn Mỹ vào thời gian ấy đã bắt đầu sử dụng rộng rãi loại thủy lôi ấy ở vùng cửa sông của những con sông lớn, tại các bến phà. Chúng tôi được biết, chiếc phà ấy bị nổ khi thực hiện chuyến vượt sông ngay sau khi đưa chúng tôi qua sông. Vậy là một lần nữa chúng tôi lại gặp may.
Vài ngày sau khi về đến địa điểm "thường trú” của mình, chúng tôi nhận được tin là tại khu vực Vĩ tuyến 17, các chiến sĩ tên lửa của Việt Nam thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 238 lần đầu tiên đã bắn rơi những chiếc máy bay chiến lược B-52. Về sau được biết rõ thêm về những chi tiết của trận đánh ấy.
Sau khi ngụy trang cẩn thận và tuân thủ chế độ tuyệt đối không phát sóng, tiểu đoàn tên lửa phòng không đã kiên trì chờ đợi tại điểm phục kích. Bọn phi công Mỹ vì đã bao nhiêu lần tin vào sự an toàn không bị trừng phạt của mình, nên tốp B-52 gồm 3 chiếc đã thực hiện trận oanh tạc thường lệ vào các mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gần Vĩ tuyến 17 mà không cần sự yểm trợ bằng gây nhiễu. Do vậy, chúng đã phải trả giá: với 2 quả tên lửa phóng đi, các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn rơi 2 chiếc B-52. Một chiếc rơi trong vùng núi trên lãnh thổ Lào, chiếc thứ hai rơi xuống biển, còn chiếc thứ ba thì bỏ chạy.
Không nghi ngờ gì nữa, trong thắng lợi này, yếu tố bất ngờ của trận phục kích đã đóng vai trò to lớn. Ngoài ra khí tài cũng không có sự trục trặc nào. Thắng lợi này là kết quả của những sự nỗ lực chung của các chuyên gia quân sự Liên Xô và Việt Nam.
Rất đáng tiếc, trong trận đánh này không tránh được tổn thất cho bộ khí tài tên lửa phòng không. Trên thực tế bọn Mỹ không thể bình thản chấp nhận thất bại của mình, các máy bay yểm trợ đã hoàn toàn phá hủy bộ khí tài và không thể phục hồi được.
Sau cùng tôi thấy cần phải nêu rõ rằng trong thời gian tham gia chiến đấu tại Việt Nam, các chuyên gia quân sự Liên Xô đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương tiện vô tuyến - ra đa trong chiến đấu và khai thác những phương tiện ấy trong những điều kiện phi chuẩn. Kinh nghiệm này đã giúp phát triển hơn nữa và hoàn thiện các phương tiện tên lửa phòng không của Binh chủng phòng không của Liên Xô.
Thời gian ngừng chiến đã chấm dứt, bộ khí tài tên lửa phòng không đã sẵn sàng, do đó Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đề nghị nhóm chúng tôi rút ra khỏi "khu vực" để chúng tôi không bị rơi vào nguy hiểm. Khi trưởng nhóm chuyên gia của chúng tôi tìm cách tỏ ý không tán thành đề nghị này thì người ta đã lịch sự đáp lại: "Các đồng chí đã hoàn thành phần nhiệm vụ của mình, còn chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất phần nhiệm vụ còn lại. Chúng tôi chịu trách nhiệm về sinh mạng của từng người trong các đồng chí".
Sự quan tâm và thái độ chú ý đến chúng tôi còn thể hiện cả trong thời gian các trận địa chiến đấu của bộ khí tài tên lửa phòng không bị oanh kích, cả trong những chuyến công tác trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cũng như trong những hoàn cảnh nguy hiểm khác. Mỗi bước đi của chúng tôi đều có sự nguy hiểm rình rập. Điều này đã được chúng tôi một lần nữa nhận thức được khi quay trở về từ "khu vực" đã nêu trên.
Chúng tôi rút ra khỏi "khu vực" ấy đúng vào lúc địch tiếp tục những cuộc oanh tạc với cường độ cao vào lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuộc hành quân ấy hóa ra là rất phức tạp. Chúng tôi đi vào ban đêm. Mặt đất và bầu trời thật sự rung chuyển vì những tiếng bom nổ và "những chiếc đèn pha" treo lơ lửng ở khắp nơi. Xe chúng tôi chạy chậm, nhiều khi phải dừng lại và ẩn nấp dưới tán lá cây hoặc dưới lòng con mương nào đó. Mọi chuyện đã trôi qua.
Đến đêm khuya chúng tôi tới một bến phà qua con sông rộng khoảng 500 - 600 mét. May mắn là vào thời điểm ấy chung quanh chúng tôi đều im ắng (có thể bọn Mỹ đã đi nghỉ), do vậy chúng tôi đã lên phà qua sông suôn sẻ. Sau đấy các bạn Việt Nam bố trí chúng tôi nghỉ lại tại một ngôi làng ở gần con sông. Chúng tôi ngủ trên những chiếc chiếu. Một giấc ngủ chập chờn không yên sau những gì đã trải qua trong ngày hôm ấy. Đến sáng hôm sau dân chúng địa phương cho chúng tôi biết chiếc phà đêm hôm trước chở chúng tôi qua sông đã nổ tung vì vướng phải thủy lôi nổi trên mặt nước. Bọn Mỹ vào thời gian ấy đã bắt đầu sử dụng rộng rãi loại thủy lôi ấy ở vùng cửa sông của những con sông lớn, tại các bến phà. Chúng tôi được biết, chiếc phà ấy bị nổ khi thực hiện chuyến vượt sông ngay sau khi đưa chúng tôi qua sông. Vậy là một lần nữa chúng tôi lại gặp may.
Vài ngày sau khi về đến địa điểm "thường trú” của mình, chúng tôi nhận được tin là tại khu vực Vĩ tuyến 17, các chiến sĩ tên lửa của Việt Nam thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 238 lần đầu tiên đã bắn rơi những chiếc máy bay chiến lược B-52. Về sau được biết rõ thêm về những chi tiết của trận đánh ấy.
Sau khi ngụy trang cẩn thận và tuân thủ chế độ tuyệt đối không phát sóng, tiểu đoàn tên lửa phòng không đã kiên trì chờ đợi tại điểm phục kích. Bọn phi công Mỹ vì đã bao nhiêu lần tin vào sự an toàn không bị trừng phạt của mình, nên tốp B-52 gồm 3 chiếc đã thực hiện trận oanh tạc thường lệ vào các mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gần Vĩ tuyến 17 mà không cần sự yểm trợ bằng gây nhiễu. Do vậy, chúng đã phải trả giá: với 2 quả tên lửa phóng đi, các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn rơi 2 chiếc B-52. Một chiếc rơi trong vùng núi trên lãnh thổ Lào, chiếc thứ hai rơi xuống biển, còn chiếc thứ ba thì bỏ chạy.
Không nghi ngờ gì nữa, trong thắng lợi này, yếu tố bất ngờ của trận phục kích đã đóng vai trò to lớn. Ngoài ra khí tài cũng không có sự trục trặc nào. Thắng lợi này là kết quả của những sự nỗ lực chung của các chuyên gia quân sự Liên Xô và Việt Nam.
Rất đáng tiếc, trong trận đánh này không tránh được tổn thất cho bộ khí tài tên lửa phòng không. Trên thực tế bọn Mỹ không thể bình thản chấp nhận thất bại của mình, các máy bay yểm trợ đã hoàn toàn phá hủy bộ khí tài và không thể phục hồi được.
Sau cùng tôi thấy cần phải nêu rõ rằng trong thời gian tham gia chiến đấu tại Việt Nam, các chuyên gia quân sự Liên Xô đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương tiện vô tuyến - ra đa trong chiến đấu và khai thác những phương tiện ấy trong những điều kiện phi chuẩn. Kinh nghiệm này đã giúp phát triển hơn nữa và hoàn thiện các phương tiện tên lửa phòng không của Binh chủng phòng không của Liên Xô.
Tháng 3- 2004
RÔXLIACÔVA LIUBỐP
IVANỐPNA
Bà sinh ngày 23-6-1939 tại thành phô Sácgiâu thuộc Tuốcmênia.
Năm 1956 bà tốt nghiệp phổ thông ở tỉnh Tam bốp, sau đó bà đã học 2 khóa học của khoa lịch sử Trường Đại học tổng hợp quốc gia Mátxcơva. Bà làm việc tại Viện Hàn lâm không quân mang tên Giucốp ở Mátxcơva.
Từ tháng 3-1967 đến tháng 7-1968 bà phục vụ trong Quân đội Liên Xô, công tác tại Văn phòng Tham mưu trưởng - Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam.
Từ năm 1971 đến nay bà là chuyên viên cao cấp tại Viện Lịch sử quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.
Bà được tặng thưởng các Huy chương: Lao động vẻ vang, Lao động xuất sắc, Lao động lão thành, 100 năm nguyên soái Giucốp, 200 năm Bộ Quốc phòng nước Nga và Huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
NHỮNG NĂM THÁNG
KHÔNG THỂ NÀO QUÊN
Cuối năm 1966 tôi được triệu tập đến Tổng cục 10 Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Liên Xô và nhận được lời đề nghị sang công tác tại ban tham mưu của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam.
Tôi chỉ biết về đất nước Việt Nam qua các sách giáo khoa cũng như qua các phóng sự truyền hình về cuộc chiến tranh tàn khốc trên đất nước ấy, nỗi đau và những nỗi khổ cực của nhân dân Việt Nam. Thật khủng khiếp khi nhìn thấy cảnh địa ngục mà bọn Mỹ đã bắt nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình phải gánh chịu. Tưởng chừng tôi phải nêu câu hỏi: liệu tôi có cần đi đến đất nước ấy không, để làm việc trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ? Nhưng tôi đã không nêu ra câu hỏi ấy, vì tôi muốn có một sự giúp đỡ nào đó dành cho nhân dân Việt Nam đánh trả cuộc xâm lược của Mỹ. Nếu ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định gửi đến đất nước ấy các chuyên gia quân sự để giúp Quân đội nhân dân Việt Nam đang chiến đấu thì điều đó là cần thiết, tức là một giọt sức lao động của tôi sẽ được rót vào công cuộc giúp đỡ chung dành cho Việt Nam. Tất cả chỉ có vậy. Vấn đề đã được giải quyết, tôi đã đồng ý.
Không một ai, kể cả gia đình tôi được biết việc tôi được cử sang công tác tại Việt Nam. Tại Đảng ủy của Bộ Thương mại - nơi hồi ấy tôi đang làm việc và là cơ quan cấp giấy nhận xét xuất cảnh cho tôi - người ta rất bất bình vì tôi không nêu tên đất nước tôi sắp tới công tác. Người ta khăng khăng đòi hỏi tôi phải nêu tên đất nước tôi sẽ đến. Người ta bảo rằng có thể tôi đang sửa soạn sang Mỹ.
Sáng hôm sau tôi đành phải báo cáo chuyện này lên Tổng cục 10 Bộ Tổng tham mưu cho Đại tá A. A. Alếchxêép. Cuối ngày hôm ấy một ủy viên trong Đảng ủy của Bộ đã đem đến cho tôi giấy giới thiệu đã được phê chuẩn, không ghi tên nước đến công tác, ngoài ra vị này còn xin lỗi về sự thiếu tế nhị xảy ra hôm trước.
Vào cuối tháng 3-1967 tôi ở trong Đoàn chuyên gia quân sự xuất phát từ sân bay quân sự Sơcalốp bay đến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao cho - theo cách nói tại Tổng cục 10 Bộ Tổng tham mưu.
Chúng tôi đáp máy bay đến Việt Nam vào đêm khuya, chung quanh đều im lặng. Khi vừa từ máy bay bước ra tôi lấy làm kinh ngạc trước cảnh tối như mực, không khí ngột ngạt, nóng bức và nồng nồng. Những người đến đón chúng tôi là các quân nhân Việt Nam và các đại diện ban chỉ huy của phía Liên Xô. Trong số các chuyên gia quân sự đã tới Việt Nam thì ngoài tôi ra không có phụ nữ nào cả. Từ sân bay người ta chở chúng tôi tới khách sạn ở khu Kim Liên. Người ta chuyển những chiếc vali của tôi vào phòng khách sạn và bảo rằng sẽ có người đến đưa tôi đến nơi nhận cộng tác.
Khi còn lại một mình tôi mới ngắm nghía căn phòng mà tôi sẽ phải sống trong một thời gian. Mọi cái đều rất thích, chỉ có một thứ mà tôi không rõ mục đích sử dụng: đó là một tấm vải màn được chằng cột vào những que kim loại ở phía đầu giường. Nhưng vì tôi phải nhanh chóng đến nơi làm việc, cho nên không có thời gian suy nghĩ về chuyện này và tôi đã ngủ thiếp đi. Nhưng đến khi thức dậy và soi vào gương thì tôi không nhận ra mình nữa, vì bị muỗi đốt khắp người. Đến lúc đó tôi đã hiểu chiếc màn cuộn ở phía trên giường là dùng vào việc gì: để khỏi bị muỗi đốt.
Vào 7 giờ sáng người ta chở
tôi đến nơi làm việc (ngày làm việc bắt đầu từ 7
giờ sáng). Từ 12 giờ đến 13 giờ là giờ ăn trưa, sau
đó nghỉ đến 17 giờ, sau 17 giờ lại làm việc tới
khuya hoặc đến sáng. Sau bữa ăn trưa nhất thiết phải
nghỉ ngơi, vì không khí nóng nực gây mệt mỏi và độ
ẩm đạt đến 99%. Cả ngày lẫn đêm nhiệt độ và độ
ẩm đều giống nhau, không có chút mát mẻ nào. Thời
gian nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa có tác dụng lấy lại sức
lực đôi chút.
Tôi bắt đầu làm việc ngày đầu tiên trong phòng làm việc của Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam - đó là Thiếu tướng Grigôri Anđrêêvích Bêlốp. Khi người ta giới thiệu tôi với đồng chí ấy, sau khi nhìn thấy trên khuôn mặt tôi những nốt muỗi cắn chi chít, đồng chí đã tỏ ra rất hốt hoảng và bực tức trước việc người ta đã không báo trước cho tôi biết tính chất nguy hiểm của những vết muỗi đốt ấy và không bảo cho tôi phải nằm màn khi ngủ để khỏi bị muỗi đốt.
Trong cuộc trao đổi với tôi, đồng chí Grigôri Anđrêêvích đã báo trước rằng công việc sẽ bận rộn và phải thực hiện những công việc ấy một cách có chất lượng, nhanh chóng, không kể giờ giấc, bởi vì mỗi tháng có 2 lần thông tin được gửi về Mátxcơva theo đường bưu điện ngoại giao. Để kịp thời chuẩn bị và lập thủ tục mọi giấy tờ tài liệu gửi Bộ Tổng tham mưu cho kịp chuyến bưu điện thường kỳ thì đôi khi tôi phải làm việc suốt từ sáng hôm trước đến tận sáng ngày hôm sau.
Khi sống ở Việt Nam tất cả chúng tôi rất mong chờ những chuyến bưu điện ngoại giao. Đối với chúng tôi ngày nhận bưu phẩm luôn luôn là ngày hội, bởi vì vào những ngày ấy chúng tôi nhận được thư nhà. Không có hình thức liên lạc nào khác với gia đình, với người thân.
Có rất nhiều thư từ gửi cho tất cả các chuyên gia Liên Xô: đôi khi chúng tôi tiếp nhận đến mấy bọc to những thư từ ấy.
Sau một thời gian người ta chuyển chỗ ở của tôi đến một ngôi nhà đã có 4 người đang ở - đó là các cán bộ của Sứ quán. Tất cả chúng tôi sống với nhau rất hòa thuận, giúp đỡ nhau theo khả năng của mình. Nếu có trường hợp nhận được bánh mì đen hoặc cá trích muối thì chúng tôi cũng chia đều cho nhau những thức ăn ưa thích đó và ngày hôm ấy cũng là ngày hội đối với chúng tôi.
Khoảng đầu tháng Tư, lần đầu tiên tôi được nghe thấy còi báo động, mà vẫn chưa hay biết đó là cái gì. Sau đấy từ loa phóng thanh vọng ra những câu như: "Có máy bay Mỹ!" Có máy bay Mỹ!" hóa ra đó là báo động có máy bay Mỹ, còn phát thanh viên thì thông báo máy bay Mỹ đang đến gần, cần vào hầm trú ẩn tránh bom. Trong mỗi sân nhà và trên mỗi đường phố đều có những hầm trú ẩn như vậy. Thuật ngữ "hầm tránh bom" ở đây chưa đúng nghĩa lắm. Trên thực tế đây là cái hố có nắp đậy, sâu khoảng 1 mét rưỡi và đường kính rộng khoảng nửa mét. Chiếc hầm như vậy chỉ vừa chỗ cho khổ người Việt Nam.
Tôi chưa kịp hoàn hồn thì trận oanh tạc đã bắt đầu. Thế là tôi đành phải nhảy xuống một chiếc hầm như vậy. Tôi bắt đầu đậy nắp hầm nhưng không thể đậy được nếu không có sự huấn luyện. Nhưng khi tôi tìm cách đẩy cái nắp hầm gần hơn về phía mình thì mới thấy chiếc hầm quá nông đối với tôi, cho nên đầu tôi thò ra bên trên hầm và không được bảo vệ. Sau khi hiểu ra rằng chiếc hầm sẽ không cứu được tôi, tôi đã chật vật trèo ra khỏi chiếc hầm ấy và chạy ngược trở lại vào nhà. Tại đó cảm thấy yên tâm hơn. Sau trận oanh tạc tôi lại đến nơi làm việc.
Hà Nội bị oanh tạc ban ngày, với khoảng thời gian ngừng ném bom vào giờ ăn trưa, sau giờ nghỉ trưa - đến chiều và đêm thì máy bay lại oanh kích dữ dội. Hàng ngày các phi công Mỹ thực hiện đến 30-40 lần xuất kích. Vào những ngày như vậy cảm thấy rất gian khổ, đặc biệt vào ban đêm. Khi có tín hiệu báo động, tôi và những bạn hàng xóm chồm dậy khỏi chăn, với y phục như lúc ngủ, đứng trong khung cửa lối ra vào phòng ở của mình. Đôi khi những khung cửa ra vào phòng ngủ vẫn còn nguyên vẹn, không bị tường và trần nhà đổ đè vào, cứu thoát được nhiều người. Trong giờ làm việc, khi xảy ra ném bom, tất cả chúng tôi cũng đứng trong các khung cửa phòng, và có rất đông người đứng dưới khung cửa như vậy, khiến cho nhìn từ bên ngoài vào có cảm tưởng là cửa bị lèn chặt.
Tôi bắt đầu làm việc ngày đầu tiên trong phòng làm việc của Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam - đó là Thiếu tướng Grigôri Anđrêêvích Bêlốp. Khi người ta giới thiệu tôi với đồng chí ấy, sau khi nhìn thấy trên khuôn mặt tôi những nốt muỗi cắn chi chít, đồng chí đã tỏ ra rất hốt hoảng và bực tức trước việc người ta đã không báo trước cho tôi biết tính chất nguy hiểm của những vết muỗi đốt ấy và không bảo cho tôi phải nằm màn khi ngủ để khỏi bị muỗi đốt.
Trong cuộc trao đổi với tôi, đồng chí Grigôri Anđrêêvích đã báo trước rằng công việc sẽ bận rộn và phải thực hiện những công việc ấy một cách có chất lượng, nhanh chóng, không kể giờ giấc, bởi vì mỗi tháng có 2 lần thông tin được gửi về Mátxcơva theo đường bưu điện ngoại giao. Để kịp thời chuẩn bị và lập thủ tục mọi giấy tờ tài liệu gửi Bộ Tổng tham mưu cho kịp chuyến bưu điện thường kỳ thì đôi khi tôi phải làm việc suốt từ sáng hôm trước đến tận sáng ngày hôm sau.
Khi sống ở Việt Nam tất cả chúng tôi rất mong chờ những chuyến bưu điện ngoại giao. Đối với chúng tôi ngày nhận bưu phẩm luôn luôn là ngày hội, bởi vì vào những ngày ấy chúng tôi nhận được thư nhà. Không có hình thức liên lạc nào khác với gia đình, với người thân.
Có rất nhiều thư từ gửi cho tất cả các chuyên gia Liên Xô: đôi khi chúng tôi tiếp nhận đến mấy bọc to những thư từ ấy.
Sau một thời gian người ta chuyển chỗ ở của tôi đến một ngôi nhà đã có 4 người đang ở - đó là các cán bộ của Sứ quán. Tất cả chúng tôi sống với nhau rất hòa thuận, giúp đỡ nhau theo khả năng của mình. Nếu có trường hợp nhận được bánh mì đen hoặc cá trích muối thì chúng tôi cũng chia đều cho nhau những thức ăn ưa thích đó và ngày hôm ấy cũng là ngày hội đối với chúng tôi.
Khoảng đầu tháng Tư, lần đầu tiên tôi được nghe thấy còi báo động, mà vẫn chưa hay biết đó là cái gì. Sau đấy từ loa phóng thanh vọng ra những câu như: "Có máy bay Mỹ!" Có máy bay Mỹ!" hóa ra đó là báo động có máy bay Mỹ, còn phát thanh viên thì thông báo máy bay Mỹ đang đến gần, cần vào hầm trú ẩn tránh bom. Trong mỗi sân nhà và trên mỗi đường phố đều có những hầm trú ẩn như vậy. Thuật ngữ "hầm tránh bom" ở đây chưa đúng nghĩa lắm. Trên thực tế đây là cái hố có nắp đậy, sâu khoảng 1 mét rưỡi và đường kính rộng khoảng nửa mét. Chiếc hầm như vậy chỉ vừa chỗ cho khổ người Việt Nam.
Tôi chưa kịp hoàn hồn thì trận oanh tạc đã bắt đầu. Thế là tôi đành phải nhảy xuống một chiếc hầm như vậy. Tôi bắt đầu đậy nắp hầm nhưng không thể đậy được nếu không có sự huấn luyện. Nhưng khi tôi tìm cách đẩy cái nắp hầm gần hơn về phía mình thì mới thấy chiếc hầm quá nông đối với tôi, cho nên đầu tôi thò ra bên trên hầm và không được bảo vệ. Sau khi hiểu ra rằng chiếc hầm sẽ không cứu được tôi, tôi đã chật vật trèo ra khỏi chiếc hầm ấy và chạy ngược trở lại vào nhà. Tại đó cảm thấy yên tâm hơn. Sau trận oanh tạc tôi lại đến nơi làm việc.
Hà Nội bị oanh tạc ban ngày, với khoảng thời gian ngừng ném bom vào giờ ăn trưa, sau giờ nghỉ trưa - đến chiều và đêm thì máy bay lại oanh kích dữ dội. Hàng ngày các phi công Mỹ thực hiện đến 30-40 lần xuất kích. Vào những ngày như vậy cảm thấy rất gian khổ, đặc biệt vào ban đêm. Khi có tín hiệu báo động, tôi và những bạn hàng xóm chồm dậy khỏi chăn, với y phục như lúc ngủ, đứng trong khung cửa lối ra vào phòng ở của mình. Đôi khi những khung cửa ra vào phòng ngủ vẫn còn nguyên vẹn, không bị tường và trần nhà đổ đè vào, cứu thoát được nhiều người. Trong giờ làm việc, khi xảy ra ném bom, tất cả chúng tôi cũng đứng trong các khung cửa phòng, và có rất đông người đứng dưới khung cửa như vậy, khiến cho nhìn từ bên ngoài vào có cảm tưởng là cửa bị lèn chặt.
Mỗi khi diễn ra trận ném bom,
cảm giác thật khủng khiếp. Tôi cảm thấy chỉ một
mình tôi thấy sợ hãi. Có một lần tôi khắc phục sự
rụt rè và hỏi đồng chí Thiếu tướng Vlađimia
Pêtơrôvích Xensencô, Anh hùng Liên Xô và đã từng tham
gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, rằng có khi nào
đồng chí ấy cảm thấy khiếp sợ không. Đồng chí ấy
trả lời rằng có cảm thấy khiếp sợ và thậm chí còn
rất khiếp sợ. Chỉ có ai đã chết mới không sợ chết,
còn người sống thì luôn luôn sợ chết. Điều đó là
tự nhiên.
Sau đấy, ông còn nói rằng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, khi diễn ra cuộc oanh tạc có thể nấp, chẳng hạn ở góc nhà, trong bụi cây, chạy vào rừng v.v., còn trong cuộc chiến tranh này (tức là cuộc chiến tranh ở Việt Nam) bom trút từ trên không xuống dầy đặc cho nên không nấp hoặc trốn chạy vào đâu được. Bom, và nhất là bom bi, đều gây thương vong cho người ở trong nhà, trong rừng, tóm lại, ở khắp mọi nơi. Con người không có gì và không có nơi nào để tự bảo vệ mình. Do vậy, tại nơi này, xét về phương diện tâm lý, có cảm giác gian khó hơn nhiều.
Sau cuộc trò chuyện ấy, tôi cảm thấy dễ chịu hơn, như trút được tảng đá đang đè nặng người mình. Tôi hiểu ra rằng tôi thấy khiếp sợ không phải vì tôi yếu đuối và là phụ nữ. Hóa ra, ai ai cũng thấy sợ hãi, ngay cả nam giới.
Những đêm không ngủ đã gây ảnh hưởng, đặc biệt sau những trận oanh tạc kéo dài: chẳng muốn uống, cũng chẳng muốn ăn, khi ngồi làm việc thì đôi mắt cứ díp lại vì thiếu ngủ, khi ấy tôi chỉ muốn ngủ, dù chỉ một giờ, nhưng phải làm việc. Không ai cho phép chúng tôi ngừng làm việc vì các trận oanh tạc. Có cả những trận bom phá và bom bi. Tôi nhớ rất kỹ ấn tượng về bom bi.
Vào một ngày mùa hè đã diễn ra một cuộc ném bom như vậy, khiến giờ đây nhớ lại tôi vẫn còn cảm thấy hãi hùng. Một quả bom bi rơi vào góc ngôi nhà là chỗ ở của các cán bộ thuộc Văn phòng tùy viên quân sự của Liên Xô. Hình như ngôi nhà ấy có ba tầng. Toàn bộ một góc nhà bị phá sập, chỉ còn lại một cái hố sâu, còn toàn bộ bức tường của ngôi nhà thì bị bom bi găm vào lỗ chỗ. Những ngôi nhà bên cạnh và nằm đối diện cũng bị hư hại. May mắn thay, lúc ấy mọi người đều ở nơi làm việc, cho nên không có ai bị chết.
Sau trận bom, chúng tôi đã bước vào một căn phòng của ngôi nhà nằm bên cạnh (trong ngôi nhà này có bố trí trạm y tế của chúng tôi) và nhìn thấy những lỗ bom bi chi chít trên các bức tường có lẽ dày khoảng 40 centimét. Các viên bi vương vãi trên giường, trên bàn và trên sàn nhà. Phía đối diện là những ngôi nhà của các đại diện ngoại giao và ngôi nhà của tôi. Tôi chợt nghĩ: "Không biết giờ đây căn phòng của tôi ra sao?". Khi bước vào căn phòng ấy tôi nhìn thấy cảnh tượng thế này: máy điều hòa bật ra khỏi tường và văng ra ngoài đường cách xa 3 mét, tủ lạnh thì lăn lóc ở cuối phòng, cạnh bức tường đối diện, các khung cửa vỡ nát với những mảnh kính nằm vung vãi trên sàn, các cánh cửa cũng vậy. Không thể nào bình thản nhìn cảnh tượng này. Vậy mà thời gian của chuyến công tác biệt phái chỉ mới bắt đầu...
Một thời gian sau có tin đồn bọn Mỹ rải truyền đơn trong đó nói đến những cuộc ném bom hủy diệt thành phố Hà Nội, sau đấy chúng sẽ phá đê sông Hồng để nhấn chìm tất cả dân cư và mọi thứ. Những việc đó sẽ diễn ra nhanh chóng đến nỗi chúng tôi sẽ không kịp rút chạy đi đâu cả. Tôi đã hình dung ra cảnh bị chìm ngập dưới nước.
Tôi không biết bơi, vì vậy tôi đã ngắm nghía một cây cao có những bông hoa đỏ mọc cạnh ngôi nhà tôi ở và một cành cây to trên ấy, để khi cần sẽ trèo lên, dĩ nhiên là nếu tôi còn kịp làm việc đó. Tôi nghĩ, việc làm ấy sẽ không cứu được tôi nhưng tôi chuẩn bị cho mình về mặt tâm lý để sẵn sàng cho "lối thoát" ấy. May thay, điều đó đã không xảy ra. Máy bay Mỹ ném bom cả ngày lẫn đêm nhưng các chiến sĩ tên lửa Việt Nam với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô, đã không để cho bọn Mỹ ném bom phá sập đê sông Hồng.
Sau đấy, ông còn nói rằng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, khi diễn ra cuộc oanh tạc có thể nấp, chẳng hạn ở góc nhà, trong bụi cây, chạy vào rừng v.v., còn trong cuộc chiến tranh này (tức là cuộc chiến tranh ở Việt Nam) bom trút từ trên không xuống dầy đặc cho nên không nấp hoặc trốn chạy vào đâu được. Bom, và nhất là bom bi, đều gây thương vong cho người ở trong nhà, trong rừng, tóm lại, ở khắp mọi nơi. Con người không có gì và không có nơi nào để tự bảo vệ mình. Do vậy, tại nơi này, xét về phương diện tâm lý, có cảm giác gian khó hơn nhiều.
Sau cuộc trò chuyện ấy, tôi cảm thấy dễ chịu hơn, như trút được tảng đá đang đè nặng người mình. Tôi hiểu ra rằng tôi thấy khiếp sợ không phải vì tôi yếu đuối và là phụ nữ. Hóa ra, ai ai cũng thấy sợ hãi, ngay cả nam giới.
Những đêm không ngủ đã gây ảnh hưởng, đặc biệt sau những trận oanh tạc kéo dài: chẳng muốn uống, cũng chẳng muốn ăn, khi ngồi làm việc thì đôi mắt cứ díp lại vì thiếu ngủ, khi ấy tôi chỉ muốn ngủ, dù chỉ một giờ, nhưng phải làm việc. Không ai cho phép chúng tôi ngừng làm việc vì các trận oanh tạc. Có cả những trận bom phá và bom bi. Tôi nhớ rất kỹ ấn tượng về bom bi.
Vào một ngày mùa hè đã diễn ra một cuộc ném bom như vậy, khiến giờ đây nhớ lại tôi vẫn còn cảm thấy hãi hùng. Một quả bom bi rơi vào góc ngôi nhà là chỗ ở của các cán bộ thuộc Văn phòng tùy viên quân sự của Liên Xô. Hình như ngôi nhà ấy có ba tầng. Toàn bộ một góc nhà bị phá sập, chỉ còn lại một cái hố sâu, còn toàn bộ bức tường của ngôi nhà thì bị bom bi găm vào lỗ chỗ. Những ngôi nhà bên cạnh và nằm đối diện cũng bị hư hại. May mắn thay, lúc ấy mọi người đều ở nơi làm việc, cho nên không có ai bị chết.
Sau trận bom, chúng tôi đã bước vào một căn phòng của ngôi nhà nằm bên cạnh (trong ngôi nhà này có bố trí trạm y tế của chúng tôi) và nhìn thấy những lỗ bom bi chi chít trên các bức tường có lẽ dày khoảng 40 centimét. Các viên bi vương vãi trên giường, trên bàn và trên sàn nhà. Phía đối diện là những ngôi nhà của các đại diện ngoại giao và ngôi nhà của tôi. Tôi chợt nghĩ: "Không biết giờ đây căn phòng của tôi ra sao?". Khi bước vào căn phòng ấy tôi nhìn thấy cảnh tượng thế này: máy điều hòa bật ra khỏi tường và văng ra ngoài đường cách xa 3 mét, tủ lạnh thì lăn lóc ở cuối phòng, cạnh bức tường đối diện, các khung cửa vỡ nát với những mảnh kính nằm vung vãi trên sàn, các cánh cửa cũng vậy. Không thể nào bình thản nhìn cảnh tượng này. Vậy mà thời gian của chuyến công tác biệt phái chỉ mới bắt đầu...
Một thời gian sau có tin đồn bọn Mỹ rải truyền đơn trong đó nói đến những cuộc ném bom hủy diệt thành phố Hà Nội, sau đấy chúng sẽ phá đê sông Hồng để nhấn chìm tất cả dân cư và mọi thứ. Những việc đó sẽ diễn ra nhanh chóng đến nỗi chúng tôi sẽ không kịp rút chạy đi đâu cả. Tôi đã hình dung ra cảnh bị chìm ngập dưới nước.
Tôi không biết bơi, vì vậy tôi đã ngắm nghía một cây cao có những bông hoa đỏ mọc cạnh ngôi nhà tôi ở và một cành cây to trên ấy, để khi cần sẽ trèo lên, dĩ nhiên là nếu tôi còn kịp làm việc đó. Tôi nghĩ, việc làm ấy sẽ không cứu được tôi nhưng tôi chuẩn bị cho mình về mặt tâm lý để sẵn sàng cho "lối thoát" ấy. May thay, điều đó đã không xảy ra. Máy bay Mỹ ném bom cả ngày lẫn đêm nhưng các chiến sĩ tên lửa Việt Nam với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô, đã không để cho bọn Mỹ ném bom phá sập đê sông Hồng.
Những cuộc ném bom dữ dội diễn
ra đặc biệt vào tháng 5-1967 vì gần đến ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và thế là ngày ấy đã đến,
ngày 19 tháng Năm. Máy bay Mỹ bắn phá từ sáng, tôi vất
vả lắm mới tới được Sứ quán, đi trên đường thật
là sợ hãi, đất rung chuyển, từ trên cao tới tấp rơi
xuống những mảnh đạn cao xạ. Nhưng tôi luôn luôn đội
trên đầu chiếc mũ sắt mà tôi được tặng vào ngày
8-3 và không rời nó cả ngày lẫn đêm. Trên đường đi
đến nơi làm việc tôi cũng đội mũ sắt. Máy bay liên
tục ném bom cho đến giờ ăn trưa, sau đó như mọi khi,
chúng nghỉ giải lao. Thế là chúng tôi kịp ăn trưa tại
nhà ăn, nhưng rồi sau giờ nghỉ trưa lại bắt đầu
những gì mà tưởng như đã đến ngày tận thế.
Sau đó một lúc chúng tôi ngó ra ngoài đường và nhìn thấy ở trên bầu trời, cách ngôi nhà của chúng tôi không xa, một chiếc máy bay Mỹ bốc cháy đang từ từ rơi xuống. Chiếc máy bay ấy có thể đâm vào đâu thì không ai biết: rơi vào ngôi nhà chúng tôi hay là rơi vào ngôi nhà bên cạnh. Tưởng chừng chiếc máy bay ấy rơi thẳng xuống đầu chúng tôi. Chúng tôi nhìn lên bầu trời và bắt đầu vĩnh biệt cuộc đời. Chỉ một giây nữa là chúng tôi có thể sẽ không còn nữa nếu chiếc máy bay ấy nổ tung. Không chỉ đối với chúng tôi đang sống trong ngôi nhà ấy, mà còn đối với tất cả ở chung quanh nếu máy bay rơi xuống cùng với cái bụng đầy bom.
Chiếc máy bay ấy cứ rơi thấp dần, lao về phía ngôi nhà chúng tôi ở và Câu lạc bộ quốc tế, mà ở phía sau Câu lạc bộ là Sứ quán Liên Xô. Chúng tôi nín thở và nhìn về phía có một tiếng nổ mạnh khủng khiếp đến nỗi trong vài giây tôi đã không còn nghe được gì nữa. Sau khi trấn tĩnh, tất cả chúng tôi đều chạy đến chỗ đang bốc lên ngọn lửa cháy dữ dội. Khi chạy tới nơi, chúng tôi nhìn thấy máy bay rơi xuống đường phố ngay cạnh tường rào của Sứ quán Liên Xô, cắm sâu xuống đất, bên trên chỉ còn nhìn thấy những chiếc cánh của nó.
May mắn là nó không rơi thẳng vào Sứ quán và khoang chứa bom cũng đã cạn. Nhưng trong các bình nhiên liệu của nó lại có kêraxin (xăng nhẹ), do vậy loại nhiên liệu này bốc cháy. Nhưng điều đó không còn khiến người ta sợ hãi nữa. Sức ép đã làm cho trần nhà bong ra và kính trong một số phòng của Sứ quán văng ra ngoài. May mắn là không có thương vong.
Chúng tôi chưa kịp trấn tĩnh thì địch lại ném bom và có tin đồn rằng thế nào máy bay Mỹ cũng sẽ ném bom phá hủy đê.
Một lúc sau Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, Thiếu tướng G. A. Bêlốp đến gặp tôi và ra lệnh xuống hầm tránh bom ở cách Sứ quán không xa, trong khuôn viên Cơ quan đại diện thương mại Liên Xô. Tôi đã nhanh chóng chạy tới đó, lần đầu tiên tôi trông thấy một căn hầm tránh bom thật sự và liền chui xuống đó. Ở trong hầm tránh bom đã có nhiều người rồi. Chúng tôi ngồi ở dưới đó rất lâu ở phía trên nghe thấy tiếng nổ lớn làm rung chuyển trần nhà, tường nhà, mặt đất và tất cả mọi vật chung quanh. Sau đó mọi cái dần dần lắng xuống. Có ai đó bạo dạn quyết định ló mặt ra ngoài phố. Sau đó anh ta trở vào hầm trú ẩn và vui mừng báo tin rằng đã bắt đầu trận mưa rào rất to và có thể sẽ bớt những cuộc oanh tạc, bởi vì khi bầu trời nhiều mây thì tầm nhìn sẽ giảm. Quả thật vậy, máy bay Mỹ nhanh chóng bay đi theo hướng chúng đã xuất phát, nghĩa là bay về hướng vịnh Bắc Bộ, trở về các tầu sân bay.
Chúng tôi rất đỗi vui mừng vì cơn mưa này. Kể từ ngày ấy bắt đầu có những cơn mưa kéo dài, còn chúng tôi ước những cơn mưa ấy không bao giờ chấm dứt.
Chúng tôi sống ở Việt Nam trong điều kiện có những trận bom dữ dội, sự nóng bức không thể chịu nổi và độ ẩm cao, tựa hồ như suốt cả ngày chúng tôi ngồi trong buồng tắm hơi. Ngay cả những chiếc ghế đá đặt ngoài đường phố cũng ướt vì hơi nước đọng lại. Trên người chúng tôi quần áo lúc nào cũng ướt sũng, chứ không chỉ bị ẩm, dính chặt vào lưng vì mồ hôi. Còn mồ hôi thì chảy dọc theo sống lưng và theo các ngón tay rồi nhỏ xuống đất. Trên những ngón tay thường xuyên có những giọt mồ hôi. Mồ hôi làm cho da xót bị cháy rát, như thể đụng phải lá han.
Ngoài tất cả những điều đó ra lại còn những vết muỗi đốt, những con dĩn. Số lượng chúng nhiều vô kể, bay thành từng đàn. Tất cả những chỗ nào không có quần áo che đậy đều bị muỗi cắn khắp lượt. Đặc biệt vì lý do nào không rõ chúng rất thích đốt vào bàn chân phụ nữ. Chúng tôi không có các loại kem bôi chống muỗi - khi còn ở Mátxcơva không có ai cho chúng tôi biết về chuyện này. Đôi khi các đồng chí làm công tác địa chất có chia sẻ với chúng tôi loại kem bôi "Taiga" có tác dụng khoảng 2 giờ.
Sau đó một lúc chúng tôi ngó ra ngoài đường và nhìn thấy ở trên bầu trời, cách ngôi nhà của chúng tôi không xa, một chiếc máy bay Mỹ bốc cháy đang từ từ rơi xuống. Chiếc máy bay ấy có thể đâm vào đâu thì không ai biết: rơi vào ngôi nhà chúng tôi hay là rơi vào ngôi nhà bên cạnh. Tưởng chừng chiếc máy bay ấy rơi thẳng xuống đầu chúng tôi. Chúng tôi nhìn lên bầu trời và bắt đầu vĩnh biệt cuộc đời. Chỉ một giây nữa là chúng tôi có thể sẽ không còn nữa nếu chiếc máy bay ấy nổ tung. Không chỉ đối với chúng tôi đang sống trong ngôi nhà ấy, mà còn đối với tất cả ở chung quanh nếu máy bay rơi xuống cùng với cái bụng đầy bom.
Chiếc máy bay ấy cứ rơi thấp dần, lao về phía ngôi nhà chúng tôi ở và Câu lạc bộ quốc tế, mà ở phía sau Câu lạc bộ là Sứ quán Liên Xô. Chúng tôi nín thở và nhìn về phía có một tiếng nổ mạnh khủng khiếp đến nỗi trong vài giây tôi đã không còn nghe được gì nữa. Sau khi trấn tĩnh, tất cả chúng tôi đều chạy đến chỗ đang bốc lên ngọn lửa cháy dữ dội. Khi chạy tới nơi, chúng tôi nhìn thấy máy bay rơi xuống đường phố ngay cạnh tường rào của Sứ quán Liên Xô, cắm sâu xuống đất, bên trên chỉ còn nhìn thấy những chiếc cánh của nó.
May mắn là nó không rơi thẳng vào Sứ quán và khoang chứa bom cũng đã cạn. Nhưng trong các bình nhiên liệu của nó lại có kêraxin (xăng nhẹ), do vậy loại nhiên liệu này bốc cháy. Nhưng điều đó không còn khiến người ta sợ hãi nữa. Sức ép đã làm cho trần nhà bong ra và kính trong một số phòng của Sứ quán văng ra ngoài. May mắn là không có thương vong.
Chúng tôi chưa kịp trấn tĩnh thì địch lại ném bom và có tin đồn rằng thế nào máy bay Mỹ cũng sẽ ném bom phá hủy đê.
Một lúc sau Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, Thiếu tướng G. A. Bêlốp đến gặp tôi và ra lệnh xuống hầm tránh bom ở cách Sứ quán không xa, trong khuôn viên Cơ quan đại diện thương mại Liên Xô. Tôi đã nhanh chóng chạy tới đó, lần đầu tiên tôi trông thấy một căn hầm tránh bom thật sự và liền chui xuống đó. Ở trong hầm tránh bom đã có nhiều người rồi. Chúng tôi ngồi ở dưới đó rất lâu ở phía trên nghe thấy tiếng nổ lớn làm rung chuyển trần nhà, tường nhà, mặt đất và tất cả mọi vật chung quanh. Sau đó mọi cái dần dần lắng xuống. Có ai đó bạo dạn quyết định ló mặt ra ngoài phố. Sau đó anh ta trở vào hầm trú ẩn và vui mừng báo tin rằng đã bắt đầu trận mưa rào rất to và có thể sẽ bớt những cuộc oanh tạc, bởi vì khi bầu trời nhiều mây thì tầm nhìn sẽ giảm. Quả thật vậy, máy bay Mỹ nhanh chóng bay đi theo hướng chúng đã xuất phát, nghĩa là bay về hướng vịnh Bắc Bộ, trở về các tầu sân bay.
Chúng tôi rất đỗi vui mừng vì cơn mưa này. Kể từ ngày ấy bắt đầu có những cơn mưa kéo dài, còn chúng tôi ước những cơn mưa ấy không bao giờ chấm dứt.
Chúng tôi sống ở Việt Nam trong điều kiện có những trận bom dữ dội, sự nóng bức không thể chịu nổi và độ ẩm cao, tựa hồ như suốt cả ngày chúng tôi ngồi trong buồng tắm hơi. Ngay cả những chiếc ghế đá đặt ngoài đường phố cũng ướt vì hơi nước đọng lại. Trên người chúng tôi quần áo lúc nào cũng ướt sũng, chứ không chỉ bị ẩm, dính chặt vào lưng vì mồ hôi. Còn mồ hôi thì chảy dọc theo sống lưng và theo các ngón tay rồi nhỏ xuống đất. Trên những ngón tay thường xuyên có những giọt mồ hôi. Mồ hôi làm cho da xót bị cháy rát, như thể đụng phải lá han.
Ngoài tất cả những điều đó ra lại còn những vết muỗi đốt, những con dĩn. Số lượng chúng nhiều vô kể, bay thành từng đàn. Tất cả những chỗ nào không có quần áo che đậy đều bị muỗi cắn khắp lượt. Đặc biệt vì lý do nào không rõ chúng rất thích đốt vào bàn chân phụ nữ. Chúng tôi không có các loại kem bôi chống muỗi - khi còn ở Mátxcơva không có ai cho chúng tôi biết về chuyện này. Đôi khi các đồng chí làm công tác địa chất có chia sẻ với chúng tôi loại kem bôi "Taiga" có tác dụng khoảng 2 giờ.
Sau những trận bom kéo dài làm cho tôi không thiết ăn
uống, độ ẩm cao, tình trạng nhiều mồ hôi và những
vết muỗi đốt đã khiến tôi cảm thấy tim bị đau, hệ
thống tiêu hóa hoạt động kém, các mu ngón tay thì sưng
tấy lên. Các bác sĩ quân y Ivanốp Alếchxây Ivanôvích và
Pêrêguđốp Ivan Ghêóocghiêvích (nay đã qua đời) đã
khẩn khoản khuyên tôi trở về Mátxcơva để tình hình
sức khoẻ không xấu thêm. Tôi đã từ chối việc trở
về Mátxcơva với lý do là: Tôi sẽ nói gì ở Mátxcơva?
Có phải vì tôi không đảm đương nổi nhiệm vụ? Tôi
không thể chấp nhận điều đó, dù họ thuyết phục tôi
như thế nào cũng mặc.
Tôi đã đồng ý mọi phương pháp điều trị mà họ đề xuất. Người ta bắt đầu tiêm cho tôi, cho uống các loại thuốc viên, bôi kem và băng lại những ngón tay bị sưng tấy. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng tôi vẫn không tháo băng trong một thời gian dài. Vì vậy một số người khi chào tôi, không dám bắt tay nữa vì tưởng rằng tôi bị bệnh truyền nhiễm gì đó. Để xua tan điều nghi ngại ấy, đôi khi tôi đã phải tháo băng ra, để lộ những ngón tay sưng vù. Tôi rất biết ơn các bác sĩ A. I. Ivanốp và I. G. Pêrêguđốp. Họ đã làm tất cả những gì có thể để tôi có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế, nhờ đó mà tôi đã được Chính phủ Liên Xô tặng Huy chương Lao động vẻ vang. Trong suốt thời gian chiến tranh ở Việt Nam tôi là phụ nữ duy nhất trong Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô được Chính phủ khen thưởng.
Vào các ngày lễ chúng tôi nhận được những lời chúc mừng của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô: nhân ngày Quân đội Xôviết, 23-2-1968, chúng tôi được ông tặng quà, còn vào ngày 8-3 thì tôi nhận được bức thiệp chúc mừng của Anh hùng Liên Xô Alếcxây Pêtơrôvích Marêxiép. Đối với tôi đó là niềm vui lớn, vì chúng tôi được giáo dục qua những cuốn sách kể về các anh hùng của chiến tranh. Cuốn sách kể về người phi công huyền thoại ấy - "Một người chân chính" của nhà văn Bôrít Pôlêvôi là một trong số những cuốn sách tôi yêu thích nhất.
Mỗi năm hai lần người ta chở hoa quả đến cho chúng tôi bằng tàu biển từ "Đất Mẹ", như cách nói của chúng tôi. Chúng tôi mua những hoa quả ấy với số lượng đủ dùng cho tới chuyến tàu tiếp sau đó. Chủ yếu đó là những hoa quả đóng hộp. Đôi khi người ta cũng còn cấp cho chúng tôi những món "khoái khẩu”: bánh mì đen đựng trong túi nilông kín để khỏi bị cứng lại, bánh sấy đựng trong các hộp kim loại. Đối với chúng tôi những thứ đó quý giá và ưa thích hơn là trứng cá, cua hộp và các loại giò đắt tiền. Có một lần người ta chở táo tới. Chúng tôi thèm nhỏ nước miếng và chờ người ta đưa táo vào cửa hiệu. Mùi thơm tỏa ra khắp phố gợi nhớ hương vị của quê hương, hương vị như ở nhà. Mà những quả táo ấy sao mà ngon đến thế, tưởng chừng như trước đó tôi chưa được ăn chúng bao giờ.
Tôi cũng chia sẻ hoa quả với các bạn Việt Nam vẫn làm công việc dọn dẹp trong nhà. Những người làm công việc dọn dẹp trong nhà đều là các chị phụ nữ, đôi khi họ còn đưa các cháu nhỏ con của họ tới. Một lần có một chị đã đem đứa con trai của mình tới: cháu học lớp 4. Chị ấy nói tôi có thể nói tiếng Nga với cháu bé. Tôi hỏi cậu bé tên là gì học lớp mấy, có các anh chị em không. Cháu bé trả lời tôi rất thạo bằng tiếng Nga và sau cùng còn nói rằng cậu ấy muốn được nhìn thấy Mátxcơva và Quảng trường Đỏ. Tôi khen cậu bé nói thạo tiếng Nga và tặng cậu những chiếc kẹo.
Tôi đã đồng ý mọi phương pháp điều trị mà họ đề xuất. Người ta bắt đầu tiêm cho tôi, cho uống các loại thuốc viên, bôi kem và băng lại những ngón tay bị sưng tấy. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng tôi vẫn không tháo băng trong một thời gian dài. Vì vậy một số người khi chào tôi, không dám bắt tay nữa vì tưởng rằng tôi bị bệnh truyền nhiễm gì đó. Để xua tan điều nghi ngại ấy, đôi khi tôi đã phải tháo băng ra, để lộ những ngón tay sưng vù. Tôi rất biết ơn các bác sĩ A. I. Ivanốp và I. G. Pêrêguđốp. Họ đã làm tất cả những gì có thể để tôi có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế, nhờ đó mà tôi đã được Chính phủ Liên Xô tặng Huy chương Lao động vẻ vang. Trong suốt thời gian chiến tranh ở Việt Nam tôi là phụ nữ duy nhất trong Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô được Chính phủ khen thưởng.
Vào các ngày lễ chúng tôi nhận được những lời chúc mừng của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô: nhân ngày Quân đội Xôviết, 23-2-1968, chúng tôi được ông tặng quà, còn vào ngày 8-3 thì tôi nhận được bức thiệp chúc mừng của Anh hùng Liên Xô Alếcxây Pêtơrôvích Marêxiép. Đối với tôi đó là niềm vui lớn, vì chúng tôi được giáo dục qua những cuốn sách kể về các anh hùng của chiến tranh. Cuốn sách kể về người phi công huyền thoại ấy - "Một người chân chính" của nhà văn Bôrít Pôlêvôi là một trong số những cuốn sách tôi yêu thích nhất.
Mỗi năm hai lần người ta chở hoa quả đến cho chúng tôi bằng tàu biển từ "Đất Mẹ", như cách nói của chúng tôi. Chúng tôi mua những hoa quả ấy với số lượng đủ dùng cho tới chuyến tàu tiếp sau đó. Chủ yếu đó là những hoa quả đóng hộp. Đôi khi người ta cũng còn cấp cho chúng tôi những món "khoái khẩu”: bánh mì đen đựng trong túi nilông kín để khỏi bị cứng lại, bánh sấy đựng trong các hộp kim loại. Đối với chúng tôi những thứ đó quý giá và ưa thích hơn là trứng cá, cua hộp và các loại giò đắt tiền. Có một lần người ta chở táo tới. Chúng tôi thèm nhỏ nước miếng và chờ người ta đưa táo vào cửa hiệu. Mùi thơm tỏa ra khắp phố gợi nhớ hương vị của quê hương, hương vị như ở nhà. Mà những quả táo ấy sao mà ngon đến thế, tưởng chừng như trước đó tôi chưa được ăn chúng bao giờ.
Tôi cũng chia sẻ hoa quả với các bạn Việt Nam vẫn làm công việc dọn dẹp trong nhà. Những người làm công việc dọn dẹp trong nhà đều là các chị phụ nữ, đôi khi họ còn đưa các cháu nhỏ con của họ tới. Một lần có một chị đã đem đứa con trai của mình tới: cháu học lớp 4. Chị ấy nói tôi có thể nói tiếng Nga với cháu bé. Tôi hỏi cậu bé tên là gì học lớp mấy, có các anh chị em không. Cháu bé trả lời tôi rất thạo bằng tiếng Nga và sau cùng còn nói rằng cậu ấy muốn được nhìn thấy Mátxcơva và Quảng trường Đỏ. Tôi khen cậu bé nói thạo tiếng Nga và tặng cậu những chiếc kẹo.
Người dân Hà Nội có tình cảm
tốt với chúng tôi. Nhiều người trong số họ hiểu được
tiếng Nga. Các em nhỏ đặc biệt có tình cảm tốt với
chúng tôi. Nhiều lúc, tôi đi trên đường phố, mấy cháu
nhỏ đi theo và hô: "Liên Xô! Liên Xô!".
Bọn trẻ ngắm nghía kỹ chúng tôi. Mỗi cháu đều muốn đụng vào người bác Liên Xô. Trong chiến tranh trẻ em trông già dặn hơn tuổi. Những em lớn hơn thì chăm sóc cho những em nhỏ hơn. Ngay khi vừa rú còi báo động có máy bay địch và bắt đầu xảy ra trận ném bom thì các em nhiều tuổi hơn liền cắp các em bé nhỏ hơn vào nách và nhảy xuống hầm trú ẩn cá nhân ở ven đường. Trên đường phố không còn một ai, các con phố thực sự trở nên vắng tanh. Nét mặt của bọn trẻ thay đổi hết sức nhanh mỗi khi chúng nghe thấy tiếng động cơ của máy bay Việt Nam (máy bay Liên Xô) và động cơ của máy bay Mỹ. Ánh mắt của chúng tỏ ra hết sức sợ hãi khi máy bay Mỹ đến gần Và khi thấy những chiếc MIG bay qua chúng nhìn dõi theo với biết bao niềm hy vọng trìu mến!
Tháng 3-1968 là thời điểm kết thúc chuyến công tác biệt phái của tôi. Tôi phải chuẩn bị cho chuyến trở về nước. Tôi bắt đầu đóng gói đồ đạc. Rồi tháng Ba, tháng Tư và tháng Năm trôi qua, nhưng vẫn chưa có người thay tôi. Người ta nói cho tôi biết rằng ở Mátxcơva đã làm thủ tục cho người thay tôi, nhưng vào phút chót người ấy đã từ chối sang Việt Nam, bởi vì không ai muốn đi đến một nơi có những điều kiện như vậy. Những tháng chờ đợi trôi qua rất lâu.
Tháng Bảy đã tới. Một lần vào cuối ngày làm việc, Trung tướng V. N. Abramốp (nay đã qua đời), là người tới thời điểm ấy đã sang thay Thiếu tướng G. A. Bêlốp, triệu tập tôi đến phòng làm việc của ông và cho biết Chính phủ Việt Nam đã tặng tôi huy chương, ông cho biết ngày trao tặng phần thưởng này. Ngày ấy đã đến. Nhân dịp trao tặng phần thưởng người ta đã tổ chức một buổi chiêu đãi nhỏ. Cục trưởng Cục quan hệ đối ngoại Bộ Tổng tham mưu Việt Nam đã tiếp tôi cùng các sĩ quan trong Ban tham mưu của Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, do Đại tá A. I. Xiđiacô dẫn đầu, và đã trao cho tôi tấm Huy chương Hữu nghị của Việt Nam. Tất cả diễn ra trong bầu không khí long trọng và hứng khởi. Trong buổi chiêu đãi ấy tôi đã được nghe nhiều lời tốt đẹp về tôi.
Cuối cùng, vào cuối tháng Bảy, đã có người đến thay tôi. Vậy là thay vì một năm, tôi đã làm việc tại Việt Nam một năm và 4 tháng.
Sau khi trở về Mátxcơva, một tháng sau tôi lại được cử sang một đất nước mới mẻ đối với tôi - Tiệp Khắc. Tại đó đã bắt đầu diễn ra các sự kiện khác mà chúng ta đã biết - những sự kiện tháng 8-1968. Nhưng đó là chủ đề của những hồi ức khác...
Từ đó đến nay đã gần 35 năm trôi qua. Có nhiều điều đã bị lãng quên, duy chỉ có chuyến công tác biệt phái sang Việt Nam thì tôi không bao giờ có thể quên được.
Bọn trẻ ngắm nghía kỹ chúng tôi. Mỗi cháu đều muốn đụng vào người bác Liên Xô. Trong chiến tranh trẻ em trông già dặn hơn tuổi. Những em lớn hơn thì chăm sóc cho những em nhỏ hơn. Ngay khi vừa rú còi báo động có máy bay địch và bắt đầu xảy ra trận ném bom thì các em nhiều tuổi hơn liền cắp các em bé nhỏ hơn vào nách và nhảy xuống hầm trú ẩn cá nhân ở ven đường. Trên đường phố không còn một ai, các con phố thực sự trở nên vắng tanh. Nét mặt của bọn trẻ thay đổi hết sức nhanh mỗi khi chúng nghe thấy tiếng động cơ của máy bay Việt Nam (máy bay Liên Xô) và động cơ của máy bay Mỹ. Ánh mắt của chúng tỏ ra hết sức sợ hãi khi máy bay Mỹ đến gần Và khi thấy những chiếc MIG bay qua chúng nhìn dõi theo với biết bao niềm hy vọng trìu mến!
Tháng 3-1968 là thời điểm kết thúc chuyến công tác biệt phái của tôi. Tôi phải chuẩn bị cho chuyến trở về nước. Tôi bắt đầu đóng gói đồ đạc. Rồi tháng Ba, tháng Tư và tháng Năm trôi qua, nhưng vẫn chưa có người thay tôi. Người ta nói cho tôi biết rằng ở Mátxcơva đã làm thủ tục cho người thay tôi, nhưng vào phút chót người ấy đã từ chối sang Việt Nam, bởi vì không ai muốn đi đến một nơi có những điều kiện như vậy. Những tháng chờ đợi trôi qua rất lâu.
Tháng Bảy đã tới. Một lần vào cuối ngày làm việc, Trung tướng V. N. Abramốp (nay đã qua đời), là người tới thời điểm ấy đã sang thay Thiếu tướng G. A. Bêlốp, triệu tập tôi đến phòng làm việc của ông và cho biết Chính phủ Việt Nam đã tặng tôi huy chương, ông cho biết ngày trao tặng phần thưởng này. Ngày ấy đã đến. Nhân dịp trao tặng phần thưởng người ta đã tổ chức một buổi chiêu đãi nhỏ. Cục trưởng Cục quan hệ đối ngoại Bộ Tổng tham mưu Việt Nam đã tiếp tôi cùng các sĩ quan trong Ban tham mưu của Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, do Đại tá A. I. Xiđiacô dẫn đầu, và đã trao cho tôi tấm Huy chương Hữu nghị của Việt Nam. Tất cả diễn ra trong bầu không khí long trọng và hứng khởi. Trong buổi chiêu đãi ấy tôi đã được nghe nhiều lời tốt đẹp về tôi.
Cuối cùng, vào cuối tháng Bảy, đã có người đến thay tôi. Vậy là thay vì một năm, tôi đã làm việc tại Việt Nam một năm và 4 tháng.
Sau khi trở về Mátxcơva, một tháng sau tôi lại được cử sang một đất nước mới mẻ đối với tôi - Tiệp Khắc. Tại đó đã bắt đầu diễn ra các sự kiện khác mà chúng ta đã biết - những sự kiện tháng 8-1968. Nhưng đó là chủ đề của những hồi ức khác...
Từ đó đến nay đã gần 35 năm trôi qua. Có nhiều điều đã bị lãng quên, duy chỉ có chuyến công tác biệt phái sang Việt Nam thì tôi không bao giờ có thể quên được.
Tháng 6- 2003
.
ĐẠI TÁ
VÔRÔNỐP BÔRÍT ALẾCHXANĐRÔVÍCH
VÔRÔNỐP BÔRÍT ALẾCHXANĐRÔVÍCH
Ông sinh ngày 18-4-1921 tại thành phố Pêtơrôgrát.
Năm 1939 ông tốt nghiệp Trường pháo binh chuyên nghiệp Lêningrát, mùa xuân 1941 ông tốt nghiệp Trường pháo binh Cờ đỏ Lêningrát và được bổ nhiệm làm trung đội trưởng trong trung đoàn pháo binh thuộc sư đoàn bộ binh.
Từ ngày 22-6-1941 đến ngày 9-5-1945 ông đã tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại với những chức vụ chỉ huy và tham mưu khác nhau.
Ông đã tham gia các trận đánh gian khổ làm kiệt sức mọi người như thời gian bảo vệ Crưm, Mátxcơva và các thành phố Xapôrôgiê, Rútxa Cổ, Bêlưi tham gia giải phóng các thành phố Ennhi, Xmôlenxcơ, Velikie Luca, Riga và những thành phố khác.
Từ tháng 8-1944 đến mùa xuân 1945 ông chiến đấu trong thành phần Quân đoàn Ba Lan trong chiến dịch giải phóng Vácsava.
Ông đã ba lần bị thương nặng trong chiến đấu và đã hai lần bị thương đến bất tỉnh.
Khi kết thúc chiến tranh, ông có mặt tại Béclin với quân hàm Thiếu tá. Sau chiến tranh ông tiếp tục phục vụ trong quân đội với các chức vụ chỉ huy và tham mưu khác nhau tại thành phố Brét, sau đó ở Viễn Đông, Camsátca.
Năm 1950 ông vào học tại Học viện pháo binh mang tên Giécginxki. Sau khi tốt nghiệp năm 1955 ông được cử giữ chức chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không, sau đó được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng tại một căn cứ tên lửa, trưởng ban tác chiến trong Bộ tham mưu Quân khu phòng không Mátxcơva.
Từ tháng 6-1967 đến tháng 4-1969, ông tham gia chiến đấu tại Việt Nam, với chức vụ Tham mưu trưởng của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô.
Từ năm 1969 đến 1975 ông giữ chức Tham mưu trưởng kiêm Phó chỉ huy Quân đoàn phòng không Brianxcơ. Sau khi xuất ngũ ra khỏi Lực lượng vũ trang Liên Xô vào năm 1975, ông đã công tác 10 năm tại Bộ Xây dựng Liên Xô.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng I, 2 Huân chương Sao đỏ, Huân chương Gruynvanđi và Huy chương Chiến công của Ba Lan, Huân chương Chiến công hạng II của Việt Nam và được tặng thưởng 20 huy chương, trong đó có các Huy chương "Chiến công” ,“Vì công cuộc phòng thủ Mátxcơva”, "Vì chiến đấu giải phóng Vacsava", "Vì đã tham gia đánh chiếm Béclin" và Huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
Ông mất ngày 16-11-1996.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét