Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)

Lời tựa

Những cuốn đầu trong loạt sách "Nước Mỹ trong các cuộc khủng hoảng đã xuất hiện năm 1965, năm mà Lyndon Johnson lần đầu tiên gửi lính chiến tới Việt Nam. Là người biên tập loạt sách này, lúc ấy tôi không có dự định gì về một cuốn sách về lịch sử của cuộc xung đột Việt Nam. Khi cuộc chiến trở nên dữ dội trong những năm sau đó, thật là khó để viết với sự đánh giá không bị chi phối bởi những trúc cảm sâu sắc mà cuộc xung đột đó đã gây ra tại Mỹ. Việc công bố Văn kiện Lầu Năn góc năm 1971 đã làm lộ ra nhiều điều chưa biết, lần đầu tiên các nhà sử học có thể tiếp cận những tài liệu bí mật đó, nhưng cuộc luận chiến liên tiếp về sự sáng suất của những cam kết của người Mỹ đã ngăn cản những phân tích bình tĩnh và khách quan. Khi Mỹ chấm dứt việc tham gia trực tiếp vào Việt Na n năm 1973 cùng với chiến thắng cuối cùng của Bắc Việt hai năm sau đó đưa cuộc chiến tới hồi kết, thì người Mỹ đã phản ứng lại bằng cách cố xoá đi những xung đột đáng buồn trong ký ức của họ. Tuy nhiên, cuối thập niên 1 970, các nhà sử học đã bắt đầu một sự đánh giá lại tuy có phần chậm chạp về một phần tư thế kỷ của sự dính líu của người Mỹ tại Việt Nam.

Goerge Herring đã dựa trên Văn kiện Lầu Năm góc, một tài liệu công khai mới đây trong các thư viện tổng thống, và rất nhiều bài báo, sách và hồi ký về Việt Nam để đưa ra một sự đánh giá toàn diện và Có Cân nhắc về vai trò của người Mỹ tại Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1975. ông đã miêu tả sinh động sự tham gia của người Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam như là cực điểm đầy logic của chính sách ngăn chặn - chính sách đã bắt đầu từ dưới thời Harry Trumen vào cuối thập niên 1940.

Những chính quyền kế tiếp chưa bao giờ đặt câu hỏi nghiêm túc về sự thừa nhận lợi ích quốc gia của Mỹ trong việc đòi hỏi Nam Việt Nam phải khước từ chủ nghĩa cộng sản. Hậu quả là sự can thiệp từng bước, mà không thể tránh được, vào một cuộc xung đột nội chiến. Đầu tiên Mỹ theo đuổi việc duy trì sự kiểm soát của người Pháp, rồi xây dựng và duy trì sự độc lập cho người dân Nam Việt Nam, và cuối cùng không cho Bắc Việt chiến thắng. Năm vị tổng thống đã phải vật lộn với thế khó xử của Việt Nam mà không có một ai thành công, và đối với hai người, Lyndon Johnson và Richard Nixon, những nỗ lực đã hoá thành những thảm hoạ chính trị. Như tác giả đã minh chứng xuyên suốt trong cuốn sách này, không một người nào trong đó đã xem xét những tiền đề cơ bản - tức là tầm quan trọng của Nam Việt Nam với vị trí của Mỹ trên thế giới và khả năng đứng vững của chính phủ Nam Việt Nam như một thực thể chính trị. Thất bại cuối cùng tại Việt Nam, như Herring kết luận, đã cho thấy những sai lầm cố hữu trong chính sách ngăn chặn toàn cầu.
Robert A. Divinc


LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam đã được xuất bản lần đầu tiên ngay sau khi cuộc xung đột Việt Nam kết thúc. Nhiều công trình nghiên cứu quan trọng đã được công bố kể từ đó và mặc dù tất cả các văn kiện chính thức của Mỹ vẫn chưa được công bố rộng rãi cho các học giả, nhưng cũng có những tài liệu mới quan trọng được phát hành. Mục đích của lần xuất bản thứ hai này là cập nhật cho cuốn sách những thông tin, những giải thích và phát triển mới tại Mỹ, Đông Nam Á, và thế giới kể từ khi chấm dứt cuộc chiến. Như trong lần xuất bản đầu tiên, trọng tâm phân tích của cuốn sách nằm ở phía Mỹ trong cuộc xung đột, nhưng tôi đã cố gắng làm sâu sắc thêm những luận điểm của mình về phim Việt Nam và đặc biệt là phía Bắc Việt vai trò của Việt Cộng, nơi có nhiều phát hiện mới đã xuất hiện trong những năm gần đây. Tôi cũng mở rộng thêm phạm vi viết về phong trào phản đối chống chiến tranh tại nước Mỹ và cố gắng giải thích với sự chính xác hơn tác động của nó tới việc chỉ đạo cuộc chiến, đây vốn là đề tài của rất nhiều tác phẩm từ năm 1 975 và cũng là một chủ đề mà rất nhiều các công trình nghiên cứu đến nay vẫn đang tiến hành. Mặc dù "chủ nghĩa xét lại" đang nổi lên trong những năm gần đây, nhưng luận điểm chính của tôi không thay đổi. Tôi tin rằng, như tôi đã viết năm 1979, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam dựa trên một chính sách sai lầm về cơ bản ngay từ những tiền đề và giả thuyết của nó. Tôi không cho rằng chiến tranh có thể "thắng lợi" ở bất kỳ một khía cạnh có ý nghĩa nào dù về giá trị vật chất hay là đạo lý mà hầu hết người dân Mỹ dường như đã chấp nhận.

Rất nhiều tổ chức và cá nhân đã trợ giúp tôi trong lần sửa chữa này, và tôi Chỉ Có thể nêu ra có hạn tại đây. Tôi biết ơn rất nhiều nhà phê bình và đồng nghiệp, những người đã đưa ra nhiều nhận xét phê bình có tính xây dựng cho lần xuất bản đầu tiên. Tôi đặc biệt cảm ơn những đồng nghiệp đã đưa ra những đề xuất chi tiết cho lần ấn bản thứ hai này, đó là Richard H.

Immerman - Đại học Hawaii tại Manoa, Gary R. Hess - Đại học Công lập Bowling Green và Stephen E. Pelze - Đại học Massachusetts-Amherst. Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới giáo sư Richard W. Leopold - Đại học Nonhwesten vì những ủng hộ và khuyến khích của ông nhiều năm qua cùng việc đọc ấn bản thứ nhất dưới con mắt của một nhà phê bình sắc sảo.

Viện Lịch sử Quân sự Mỹ và quỹ Lyndon Baines Johnson đã tài trợ cho các chuyến đi tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu của tôi có liên quan tới mối quan tâm của họ về Việt Nam.

Tại trại Carlisle-pensylvania, Richard Sommers và David Keough đã có những hỗ trợ vô giá, và tại Austin-Texas, David Humphrey đã tích cực giúp tôi tìm được những tài liệu mới được tiết lộ tại thư viện Johnson.

Tôi đã biết được nhiều hơn những gì đã dạy trong những  chuyên đề khác nhau về Việt Nam mà tôi có may mắn tham gia trong mấy năm qua. Tôi cảm ơn sự tài trợ của Trung tâm Quốc tế cho học giả Woodrow Wilson, đại học Nam California, Trung tâm Lịch sử quân sự, và đặc biệt là tiến sĩ Harry Wilmer và viện nghiên cứu nhân loại tại Salado, Texas đã mời tôi tham gia những cuộc trao đổi rất bổ ích. Tôi cũng mong muốn gửi lời cảm ơn những sinh viên của tôi, cả trước đây và hiện nay, vì những sự giúp đỡ của họ và đặc biệt vì tình bạn của họ. Những ảnh hưởng của họ hiện tại trong cuốn sách này còn nhiều hơn những gì mà chú thích và thư mục tham khảo sẽ chỉ ra.

Với Katie Vignery, David Follmer và Chrisopher J. Roger, tôi xin gửi lời cảm ơn tới họ - những người đã thúc đẩy tôi hiểu rõ nỗ lực này và một sự muộn mằn nhưng không có nghĩa là thú nhận miền cưỡng rằng việc sửa chữa được minh chứng và thực sự là cần thiết.

Một lời cảm ơn rất đặc biệt dành cho Carol Reardon, người đã đọc bản in thử và đã chuẩn bị phần danh mục với sự khẩn trương và những giúp đỡ vô giá trong việc sửa cuốn sách Lịch sử Ngoại giao đã cho phép tôi hoàn thành bản sửa chữa này để kịp thời hạn.
                                                          
Goerge C. Herring Lexington, Kentucky Tháng 9-1985.



CHƯƠNG I
MT NGÕ CT ĐƯờNG CÙNG: M, PHÁP VÀ CUC CHIN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LN TH NHT (1950-1954)

Ngày 2-9-1945, khi tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn lời Thomas Jefferson để mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.

Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm - được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Trong buổi lễ mừng độc lập tại Hà Nội sau đó trong ngày, máy bay Mỹ lượn chào trên bầu trời thành phố, trên kỳ đài một số sĩ quan quân đội Mỹ đứng bên cạnh tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều vị lãnh đạo khác duyệt diễu binh và một ban nhạc người Việt Nam chơi bài "Star-spangled Banner" (Ngọn cờ đầy sao).

Gần kết thúc buổi lễ, tướng Giáp đã nồng nhiệt nói về mối quan hệ đặc biệt mật thiết" Việt - Mỹ và ông lưu ý, "đây là một mối quan hệ thật thú vị"(l). Sau này người ta mới thấy
----------------------------------------
(1) R. Harris Smith. OSS: Lịch sử bí mật của Cơ quan tình báo Mỹ đầu' tiên Delta Ed, New York, 1973, tr 354.
----------------------------------------

vai trò nổi bật của người Mỹ vào lúc khai sinh ra nước Việt Nam hiện đại lại là một trong những điều cay đắng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cho dù đã nồng nhiệt thể hiện tình hữu nghị ngay từ ngày 2-9-1945, nhưng Mỹ lại ngầm ủng hộ quân đội Pháp quay trở lại Việt Nam, rồi sau đó, từ năm 1950 đến 1954. Mỹ đã chủ động hỗ trợ Pháp đàn áp cách mạng Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu trong cuộc chiến đấu kéo dài một phần tư thế kỷ của người Mỹ nhằm kiểm soát tình hình tại Việt Nam.

Cuộc cách mạng của Việt Nam được tiến hành dưới sự lãnh đạo sáng suốt của vị lãnh tụ giàu lòng yêu nước Hồ Chí Minh. Sinh ra tại Nghệ An, cái nôi của các cuộc cách mạng Việt Nam, vị lãnh tụ kiệt xuất này thừa hưởng từ người cha - một nhà nho từ quan - lòng yêu nước kiên trung cùng tinh thần xả thân vì nghiệp lớn. Rời Việt Nam năm 1911, làm phụ bếp phục vụ trên một tàu buôn nước ngoài, sau nhiều năm bôn ba, cuối cùng Người đã dừng lại ở Pháp và năm 1919 cùng với một số người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Veseir bản yêu sách đòi độc lập cho Việt Nam nhưng bị bác bỏ. Sau đó, Người đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã hoạt động cách mạng hơn 20 năm ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Năm 1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương góp phần khơi dậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Năm 1940, khi Hitler xâm chiếm Pháp và Nhật Bản bắt đầu nam tiến hướng xuống Việt Nam, Người đã trở lại quê hương. Với vóc người mảnh dẻ, lịch thiệp luôn toát ra tình cảm ấm áp, Người thực sự là một nhà tổ chức tài ba và đầy quyết tâm cách mạng.

Trong một hang đá bên núi Các Mác và suối Lê nin gần biên giới Trung Quốc, Người đã sáng lập tổ chức chính trị Việt Minh và đề ra chiến lược đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam. Trong lịch sử, Việt Nam có truyền thống kiên cường chiến đấu chống nhiều kẻ ngoại xâm, như Trung Quốc, Mông Cổ, và gần nhất là Pháp. Hồ Chí Minh và các cán bộ Việt Minh đã khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, đưa họ đi theo con đường cách mạng và đề ra một cương lĩnh rộng rãi, nhấn mạnh tới độc lập và những cải cách dân chủ. Rút ra bài học về tầm quan trọng của vùng nông thôn qua nhiều cuộc khởi nghĩa không thành trong những năm 30, Việt Minh đã cẩn trọng xây dựng cơ sở cách mạng vững chắc tại các tỉnh miền Bắc. Có tính tổ chức và kỷ luật tốt hơn nhiều so với những nhóm chủ nghĩa dân tộc đang tranh giành ảnh hưởng khác, rất nhiều trong số đó đã phí phạm thời gian vào việc xung đột lẫn nhau, Việt Minh đã thiết lập được hình ảnh của mình như một đại diện tiêu biểu nhất cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam (l).

Việt Minh đã tận dụng được hoàn cảnh thuận lợi duy nhất của Chiến tranh thế giới thứ 2 để phát động cuộc cách mạng. Ban đầu, Nhật cho phép nhà cầm quyền thực dân Pháp duy trì một quyền lực bù nhìn, rồi sau đó, Nhật đảo chính pháp đã khiến cho Việt Nam rơi vào ách "một cổ hai tròng". Những gánh nặng do Nhật và bọn bù nhìn Pháp
----------------------------
(1) Xem william J. Duiker. Con đường cộng sản giành quyền lực tại Việl Nam. NXB Boulder, Colorado, 1981, tr.7-89 và Douglas Pike, Lịch sử Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam, 1925-1976, NXB Standford, Califomia. 1978, tr.15-54.
-----------------------

mang lại, cùng với nạn đói lan tràn, đã làm bùng lên ngọn lửa căm phẫn của nhân dân Việt Nam. Mùa xuân 1945. Hồ Chí Minh đã phát động được phong trào quần chúng rộng rãi tại phía bắc Việt Nam, và với sự trợ giúp của Võ Nguyên Giáp, một cựu giáo sư lịch sử, đã xây dựng được một đội quân 5.000 người. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3 - 1 945, Việt Minh đã bắt đầu tiến hành đấu tranh có hệ thống. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh tháng 8-1945, Việt Minh đã nhanh chóng chớp thời cơ, giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9, trong bộ đồ kaki bạc màu và đôi dép cao su, những thứ sau này trở thành biểu tượng của Người, Hồ Chí Minh trước đông đảo quần chúng nhân dân đang nồng nhiệt reo mừng đã đọc lời Tuyên ngôn độc lập cho đất nước Việt Nam (1).

Tuy nhiên, Việt Nam đã không giành được độc lập một cách dễ dàng, vì người Pháp đã quyết tâm trở lại kiểm soát đất nước này một lần nữa. ý thức được vị trí đang suy giảm của Pháp trên trường quốc tế, nhiều chính trị gia nước này thấy rằng Pháp "chỉ có thể là một siêu cường chừng nào quốc kỳ Pháp còn tiếp tục tung bay trên các lãnh thổ nước ngoài"(2). Đông Dương thuộc Pháp, bao gồm Campuchia, Lào và Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ của
-----------------------------------
(1) Ellen Hammer: Cuộc chiếu đấu vì Đông Dương, 1940-/955, NXB Standford, Califomia, 1966, tr.11-53, tr.94-l05, và John T. McAlister, Việt Nam: Căn nguyên của cách mạng. NXB Ancnor, New York, 1971, toàn bộ tác phẩm.
(2) Jean-jeacques Juglas trích trong Ronald E. Irving, Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất: Chính sách của Pháp và Mỹ, 1945-/954. Lon don, 1975, tr.144.

--------------------------------

Việt Nam, nằm trong số những vùng trù phú và có thanh thế nhất của Pháp. Do Việt Minh chưa thể xác lập một cơ sở quyền lực vững mạnh tại miền Nam Việt Nam, với sự giúp đỡ của lực lượng quân Đồng Minh Anh, lực lượng được trao trách nhiệm giải giáp quân Nhật từ phía Nam vĩ tuyến 17, người Pháp đã tái lập quyền kiểm soát đối với phần phía Nam Việt Nam.

Trong hơn một năm, Pháp và Việt Minh đã cố gắng đàm phán một hiệp định nhưng không đạt được kết quả vì mục đích của hai bên không thể hoà hợp. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp luôn nhấn mạnh tới sự đồng hoá, sự phụ thuộc hoàn toàn của Việt Nam vào Pháp, chứ không chú trọng đến độc lập hoặc địa vị tự trị, nên Pháp đã né tránh yêu cầu trước tiên về quyền tự trị và sau cùng là đòi độc lập của Việt Minh. Đối với Việt Minh, việc thống nhất đất nước lại là khát vọng hàng thế kỷ của cả dân tộc. Vì vậy các cuộc đàm phán kéo dài chẳng đi đến đâu. Vào tháng 11 -1946, một tuần dương hạm của Pháp đã nã pháo vào Hải Phòng giết hại 6.000 thường dân, sự việc này đã châm ngòi cho một cuộc chiến mà ở nhiều cung bậc khác nhau, đã kéo dài tới gần thập kỷ (1).

Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ban đầu Mỹ phản đối Pháp quay trở lại Đông Dương. Thật ra đến trước năm 1941, Mỹ hầu như không chú ý đến vùng này, nhưng rồi việc Nhật chiếm đóng nơi đây đã khiến Mỹ nhận ra đó là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu thô quan trọng đồng thời là một tiền đồn chiến lược bảo vệ các con
---------------------
(1) Hammerm. Cuộc đấu tranh vì Đông Dương, tr. 148-202.
------------------------

đường thuỷ quan trọng trong khu vực Nam Á. Một số quan chức Mỹ nhận thấy cách mạng Việt Nam đã phát triển và lo ngại rằng những nỗ lực của Pháp nhằm giành lại sự kiểm soát thuộc địa này có thể làm nổ ra một cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu, dẫn tới sự bất ổn định ở một khu vực có tầm quan trọng cả về kinh tế và chiến lược này.

Thậm chí ngay cả khi Pháp thành công, nước này cũng sẽ tiếp tục duy trì sự kiểm soát độc quyền khiến Mỹ không thể với tới các nguồn nguyên liệu thô và cơ sở hải quân trong khu vực. Tổng thống Franklin D. Roosevelt lúc đó dường như đã nhận ra rằng, chủ nghĩa thực dân đã tới ngày tận số và Mỹ phải liên kết với các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc tại châu Á. Hơn thế, Roosevelt hết sức không ưa Pháp cùng nhà lãnh đạo của nước này, Charles dễ Gaulle, và coi Pháp là "kẻ thực dân kém cỏi" đã "quản lý quá tồi" Đông Dương và bóc lột nhân dân ở đó (1). Roosevelt vì thế chủ trương đặt Đông Dương dưới quyền uỷ trị của quốc tế như một bước chuẩn bị tiến tới trao trả độc lập cho khu vực này.

Tuy nhiên đến năm 1945, Roosevelt đã quay ngoắt lập trường kiên quyết trước đó trong việc ủng hộ trao trả nền
---------------------------
(1) Edward R. Stettinius, Nhật ký ngày 17-3-1944. Edward R. Stettinius, Văn kiện thư viện đại học Virginia, Charlottesville, Va. Chi tiết về Roosevelt và Đông Dương, xem Walter LaFeber. "Roosevelt, Churchill và Đông Dương". 1942-1945. Tạp chí Lịch sử nước Mỹ, số 80, tháng 12-1975, tr.1277-l295: Gary R. Hess, "Franklin D. Roosevelt và Đông Dương", Tạp chí Lịch sử nước Mỹ, XLV, tháng 12- 1972, tr.353-368; và Christopher Thorne, "Đông Dương và quan hệ Anh-Mỹ, 1942-/945". Tạp chí Lịch sử Thái Bình Dương, số XLV, tháng 2-1976, tr.73-96.
----------------------------

độc lập cho Đông Dương. Lo ngại cho chính những thuộc địa của mình. nước Anh ra sức phản đối kế hoạch uỷ trị của Mỹ và rất nhiều cố vấn hàng đầu của Roosevelt đã đề nghị ông ta không nên thúc giục thi hành kế hoạch này nhằm tránh gây thù địch với một nước đồng minh quan trọng. Tại Hội nghị Yalta tháng 2-1945, tổng thống Roosevelt đã hạ giọng hơn trong chính sách của mình bằng cách tán thành một đề xuất theo đó các thuộc địa có thể được đặt dưới sự uỷ trị chỉ khi có sự chấp thuận của mẫu quốc". Mà Pháp lại luôn bộc lộ ra ý đồ quay trở lại thuộc địa cũ, nên kế hoạch này đã hoàn toàn loại trừ một sự uỷ trị cho Đông Dương.

Sau khi Roosevelt qua đời vào tháng 4-1945, Mỹ đã theo đuổi một chính sách còn tạo thuận lợi hơn cho Pháp.

Harry S. Truman không cùng chung mối quan tâm với người tiền nhiệm của mình về vấn đề Đông Dương cũng như về chủ nghĩa thực dân. Suy nghĩ của người Mỹ về một thế giới hậu chiến cũng trải qua một sự tái định hướng ghê gớm trong mùa xuân năm 1945. Các nhà chiến lược quân sự và dân sự đã nhận thức rằng chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến cho Liên Xô trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất ở châu Âu và châu Á, đồng thời việc Liên Xô chinh phục Đông Âu đã dấy lên mối lo ngại ngày một lớn rằng Joseph Stalin còn nung nấu những kế hoạch to lớn hơn, có thể mang tầm cỡ toàn cầu. Do ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố các chính phủ ổn định và thân thiện tại Tây Âu nhằm tạo dựng một "con đê" chống lại sự bành trướng của Liên Xô, chính quyền Truman đã đi đến kết luận rằng, Mỹ "chẳng có lợi lộc gì" trong việc "đấu tranh cho việc thực hiện kế hoạch uỷ trị quốc tế', cái có thể làm suy yếu "các Nhà nước châu Âu, những chính thể giúp Mỹ tạo thế cân bằng sức mạnh với Liên Xô tại châu Âu và khiến họ xa lánh Mỹ (1). pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch mới, nên Bộ Ngoại giao Mỹ nhất định muốn Mỹ phải hàn gắn những vết rạn nứt nảy sinh dưới thời Roosevrelt bằng cách hợp tác "toàn tâm" với Pháp nhằm làm giảm thiểu "sự lo sợ của Pháp rằng chúng ta đang muốn giành lãnh thổ này khỏi tay họ" (2). Chính quyền Truman nhanh chóng loại bỏ những gì còn lại trong kế hoạch uỷ trị của Roosevelt và đến mùa hè năm 1945 đã cam kết chắc chắn với Charles de Gaulle rằng Mỹ không cản trở Pháp khôi phục lại chủ quyền tại Đồng Dương.

Mỹ quan sát sự bùng nổ của cuộc chiến tại Đông Dương với tâm trạng đầy lo ngại. Cùng với các cuộc cách mạng tại Mianma, Malaysia và Indonesia, những biến động ở Việt Nam cho thấy rõ sức mạnh và sự dễ bùng phát của chủ nghĩa dân tộc tại khu vực Đông Nam Á. Việc Pháp ngoan cố theo đuổi những mục tiêu thực dân lỗi thời dường như đã loại trừ mọi giải pháp, trừ giải pháp quân sự, nhưng Vụ Viễn Đông Bộ Ngoại giao Mỹ không tin Pháp có khả năng dập tắt phong trào cách mạng bằng vũ lực và lo ngại
----------------------
(1) Văn phòng Vụ Chiến lược, Những vấn đề và mục tiêu của Chính sách Mỹ", ngày 2-4-1945, Văn kiện Harry S. Truman,Thư viện Harry S. Truman, Độc lập, Mo., hồ sơ Rose Conway, hộp 15.
(2) Hồi ký của James Dunn, ngày 23-4-1945. 851G.00/4-2345, lưu trữ văn thư Bộ Ngoại giao Mỹ. Thư viện Quốc gia, Washington, D.C, Xem George C. Herring, "Chính quyền Truman và sự khôi phục lại chủ quyền của Pháp tại Đông Dương", Tạp chí Lịch sử Ngoại giao, I (mùa xuân 1977), tr.97-117.

---------------------

rằng sự thất bại của người Pháp có thể làm mất đi ảnh hưởng của phương Tây ở khu vực có tầm quan trọng cả về kinh tế và chiến lược này. Các chuyên gia về châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo chính quyền Mỹ về những mối nguy hiểm của việc câu kết với chủ nghĩa thực dân Pháp và thúc ép Mỹ phải sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc Pháp phải dàn xếp với Việt Nam.

Tuy nhiên, những m01 quan ngại của Mỹ tại châu Âu đã lấn át thái độ hoài nghi của nước này đối với chính sách của Pháp tại châu Á. Vào mùa xuân năm 1947, Mỹ đã chính thức cam kết tiến hành ngăn chặn sự "bành trướng" của Liên X0 tại Châu Âu. và trong suốt hai năm sau đó Mỹ đặc biệt chú ý tới nước Pháp, nơi mà tình trạng đình đốn về kinh tế và sự bất ổn định về chính trị đã làm nảy sinh những mối lo ngại nghiêm trọng về khả năng Cộng sản có thể chiếm quyền.

Được cảnh báo bởi các chính trị gia ôn hoà của Pháp rằng sự can thiệp bên ngoài vào các vấn đề thuộc địa có thể làm lợi cho Đảng Cộng sản Pháp, Mỹ đã để mặc cho Pháp tự giải quyết vấn đề Đông Dương theo cách thức của nước này. Bộ Ngoại giao Mỹ đã kết luận: "Lợi ích sống còn và trực tiếp" trong việc duy trì "một chính phủ thân thiện để giúp thúc đẩy các mục đích của chúng ta tại châu Âu phải được "ưu tiên hơn so với các biện pháp tích cực tiến tới việc thực hiện những mục tiêu của chúng ta tại Đông Dương"(l).

Hơn thế, đầu năm 1947 chính quyền Truman đã rút ra
-----------------------
(1) Bộ Ngoại giao, "Tuyên bố chính sách về Đông Dương", ngày 27-9- 1948, trích trong: Bộ Ngoại giao, Quan hệ ngoại giao của Mỹ, 1948 Washington D.C, 1974, VI. 48. Sau đây được dẫn như là FR với ngày và quyển nêu trên.
----------------------

một số kết luận về phong trào cách mạng Việt Nam và điều đó sẽ có tác dụng quyết định tới chính sách của Mỹ tại Việt Nam trong vòng hai thập kỷ sau đó. Trong nhiều dịp, Hồ Chí Minh đã thể hiện thái độ thân thiện với Mỹ (1).

Các nhà ngoại giao Mỹ tại Việt Nam khẳng định không tìm thấy một bằng chứng nào cho thấy Liên Xô trực tiếp quan hệ với Việt Minh, đồng thời nhấn mạnh rằng, về mặt ý thức hệ, Hồ Chí Minh đã xây dựng hình ảnh bản thân như một "biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc và của cuộc chiến đấu vì tự do trước đại đa số nhân dân"(2). Nhưng những lý lẽ trên không thuyết phục nổi một chính quyền đang ngày càng bị ám ảnh bởi mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản tại châu Âu. Các báo cáo tình báo nhấn mạnh rằng, trong suốt sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào Mátxcơva và việc chưa có mối quan hệ mật thiết với Liên Xô đơn giản chỉ bởi vì Người được uỷ thác thực hiện kế hoạch của Stalin mà không bị giám sát.

Do thiếu những bằng chứng cho điều ngược lại, nên Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng, Mỹ chỉ có thể "kết luận rằng Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo của Mátcơva". Theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ George C. Marshall, do không muốn thấy "các đế chế và chính quyền thực dân được thay thế bằng các tư tưởng và các thiết chế chính trị bắt nguồn từ điện Kremlin", nên chính quyền Mỹ đã từ chối tiến
---------------------
(1) Robert Blum, "Hồ Chí Minh và Mỹ, 1944-1946" trích trong: Quốc hội Mỹ, ủy ban Quan hệ đối ngoại, Mỹ và Việt Nam: 1944-/947, Washington, 1972, tr.13.
(2) "Chính sách và Thông cáo về Đông Dương", tháng 7-1947, Hồ sơ Philippine và Đông Nam Á, Phòng lưu trữ quốc gia, hộp 10.

------------------

hành bất kỳ một biện pháp nào có thể tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa cộng sản" giành thắng lợi tại Đông Dương (1).

Kết quả là trong 3 năm đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ đã giữ một thái độ "trung lập" nhưng ủng hộ Pháp rất rõ ràng. Chẳng muốn tự đặt bản thân vào một vị thế khó xử là công khai ủng hộ chủ nghĩa thực dân, chính quyền Truman đã bí mật trao cho Pháp nhiều khoản viện trợ về tài chính và quân sự (2). Hơn thế, các nguồn tài trợ thực tế khổng lồ của Mỹ đưa ra trong Kế hoạch Marshall đã cho phép Pháp sử dụng các nguồn lực của chính nước này để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tại Đông Dương. Lo ngại trước làn sóng phản đối của đồng minh châu Âu và sợ mang tiếng là giúp đỡ cho Việt Minh dù là gián tiếp, Washington không chịu thừa nhận đã nhận được lời kêu gọi Mỹ ủng hộ của cụ Hồ và còn từ chối dùng ảnh hưởng của mình để chấm dứt cuộc chiến hoặc đi đến một giải pháp qua thương lượng.

Trước khả năng Pháp thất bại, cùng lúc phe cộng sản giành thắng lợi tại Trung Quốc, nên đầu năm 1950 Mỹ quyết định hỗ trợ Pháp tại Đông Dương. Quyết định này đã đánh dấu bước đầu tiên Mỹ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Pháp phát động cuộc chiến năm 1946 với niềm tin chắc chắn vào chiến thắng, nhưng cụ Hồ đã dự đoán một cách chính xác về bản chất và kết quả cuối
----------------------
(1) George C. Marshall gửi Đại sứ quán Mỹ tại Paris, ngày 3-2-1947, FR, năm 1947, VI, tr.67-68.
(2) George McT. Kahin, Quyền lực và Sự thực: Sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. New York, năm 1986, Chương I.

----------------------

cùng của cuộc xung đột. Người nói: "Nếu mỗi khi con hổ (tức Việt Minh) dừng bước thì con voi (tức Pháp) sẽ dùng đôi ngà dũng mãnh của mình để đánh gục hổ. Nhưng con hổ sẽ không dừng bước và con voi sẽ chết vì kiệt sức và mất máu" (1). Việt Minh rút về vùng nông thôn tránh những cuộc giao tranh lớn, huy động sự ủng hộ của quần chúng và tập kích các tiền đồn của Pháp. Quân Pháp giữ các thành phố và thị xã lớn, nhưng hàng loạt các cuộc tấn công của Pháp vấp phải thất bại và phải trả giá đắt, cùng nhiều vụ tấn công chớp nhoáng do du kích Việt Minh tiến hành đã khiến Pháp ngày một hao kiệt các nguồn nhân lực và vật lực đồng thời ngày một tạo ra tâm trạng mệt mỏi vì chiến tranh ngay tại chính nước Pháp. Sự sụp đổ của chính quyền Tưởng Giới Thạch tại Trung Quốc năm 1949 và ưu tiên hướng nam của quân đội Mao Trạch Đông đã báo hiệu khả năng cộng tác giữa chính quyền cộng sản Trung Quốc với Việt Minh. Từ cuối năm 1949, các quan chức Pháp đã đưa ra nhiều nhãn gửi ngày một khẩn thiết rằng, nếu không có sự giúp đỡ quân sự trực tiếp của Mỹ, họ sẽ có thể bị buộc phải rút khỏi Đông Dương.

Những khẩn cầu của Pháp được đưa ra vào một thời điểm khi mà Washington, thực sự rơi vào tình trạng thất đảm đang điên cuồng đánh giá lại chiến lược chiến tranh lạnh toàn cầu của mình. Sự sụp đổ của Quốc dân Đảng ở Trung Quốc và việc Liên Xô thử thành công vũ khí hạt nhân đã khiến nhiều quan chức Mỹ tin rằng mối đe dọa
---------------------
(1) Trích trong Jean Lacouture, Hồ Chí Minh: Một tiểu sự chính trị, New York, năm 1968, tr.171.
-----------------

của chủ nghĩa cộng sản đối với Mỹ còn lớn hơn nhiều so với mối đe dọa của khối Trục trước đó một thập kỷ từng gây ra. Đối với Mỹ, mọi nghi ngờ về sự điều chỉnh chính sách ngoại giao của Stalin đã được giải toả: Liên Xô, "được cổ vũ bởi niềm tin cuồng tín", đã quyết định áp đặt sự thống trị hoàn toàn lên phần còn lại của thế giới"; những thành công gần đây dường như đã đẩy các nhà lãnh đạo Liên Xô tới chỗ tự tin và quyết tâm hơn, và trong con mắt của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đã thực sự đạt tới mức độ không được phép vượt quá. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ báo động: Bất kỳ một sự "mở rộng thêm lãnh thổ của điện Kremli sẽ dẫn đến khả năng không tập hợp nổi một liên minh nào đủ mạnh để đối đầu với Kremli" (1). Trong một thế giới được chia thành hai khối thù địch với sự cân bằng quyền lực mong manh cùng khả năng nổ ra chiến tranh thế giới tiếp theo, chính quyền Truman đã bắt đầu triển khai các kế hoạch tăng cường khả năng quân sự của Mỹ, nâng cao năng lực quốc phòng của Tây Âu và mở rộng chính sách kiềm chế tới tận vùng Viễn Đông.

Trong khuôn khổ những biến chuyển chiến lược to lớn của năm 1950, việc Mỹ ủng hộ Pháp tại Đông Dương được cho là cần thiết đối với an ninh của Tây Âu. Những phí tổn khổng lồ cho cuộc chiến chống Việt Minh đã làm chậm lại quá trình hồi phục kinh tế của Pháp cũng như quá trình đạt được mức độ ổn định chính trị cần thiết để chống đỡ trước
---------------------
(1) NSC 68, ngày 4-4-1950, in trong Tạp chí Naval War College, tháng 5 và 6-1975, tr.51-l08.
--------------------

mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản. Biết chắc rằng châu Âu lúc này trở nên dễ bị tổn thất hơn bao giờ hết trước mối đe dọa từ Liên Xô, các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong đầu năm 1950 đã bắt đầu đề ra các kế hoạch xây dựng lực lượng quân sự cần thiết để chống Liên Xô. Những đề xuất sơ bộ ban đầu của họ là yêu cầu Pháp đóng góp một số lượng quân khá lớn và bảo đảm tái vũ trang Tây Đức, những biện pháp mà người Pháp rất có thể phản đối. Chính quyền Truman do vậy lo sợ rằng nếu như Mỹ không đáp ứng tích cực yêu cầu của đồng minh xin trợ giúp tại Đông Dương, Pháp có thể không chịu hợp tác với Mỹ thực hiện kế hoạch chiến lược bảo vệ Tây Âu này.

Việc Mỹ sốt sắng ủng hộ Pháp tại Đông Dương cũng phản ánh mối quan ngại đang tăng dần của nước này về tương lai Đông Nam Á. Những xung đột ác liệt tại Đông Dương và các cuộc nổi dậy ở Miến Điện, Malaysia và Indonesia, tất cả đều xuất phát từ căn nguyên bản xứ, nhưng trong một thế giới dường như đã bị phân cực, sự tồn tại của những cuộc cách mạng này và xu hướng tả khuynh của chúng đã làm cho Mỹ tin rằng Đông Nam Á là "mục tiêu của một cuộc tác chiến hiệp đồng do Kremlin chỉ đạo,, Các nước thực dân châu Âu và những chính phủ mới độc lập còn non trẻ và rất yếu ớt trong khu vực dường như không đủ khả năng để chế ngự các cuộc cách mạng, đồng thời sự hiện diện của một Trung Quốc thù dịch ở phương Bắc càng làm mối đe dọa này trở nên nguy hiểm gấp bội.

Sau khi Trung Hoa Dân quốc sụp đổ, các nhà chiến lược Mỹ kết luận Đông Nam Á có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh của Mỹ. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ khuyến cáo: Nếu khu vực này bị chủ nghĩa cộng sản kiểm soát, "chúng ta sẽ phải gánh chịu một thất bại thảm hại về mặt chính trị mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên toàn thế giới". Việc mất đi khu vực rộng lớn và đông dân này có thể làm lệch cán cân lực lượng, đẩy Mỹ vào thế hạ phong. Những thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản gần đây đã thực sự dấy lên bầu không khí hoảng loạn tại châu Âu, và do vậy một chiến thắng quan trọng tiếp theo nữa có thể đẩy châu Âu ngả về phía Liên Xô. Hậu quả kinh tế cũng không kém phần nghiêm trọng. Mỹ và các đồng minh châu Âu có thể không thâm nhập được vào những thị trường quan trọng này và châu Âu sẽ mất đi phần lớn nguồn tài chính cần thiết nhằm khôi phục lại nền kinh tế kiệt quệ của họ. Đông Nam Á là nơi sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới và cũng có các nguồn tài nguyên quan trọng như dầu, thiếc, vonfam, cùng rất nhiều hàng hoá chiến lược khác. Nếu quyền kiểm soát những nguồn nguyên liệu thô cực kỳ quan trọng đó bị đổi chủ, thì khối Xô-viết sẽ được tăng cường sức mạnh lên rất nhiều, trong khi phương Tây sẽ phải gánh chịu tổn thất to lớn.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng lo sợ rằng việc mất đi vùng Đông Nam Á sẽ gây tổn thất không thể bù đắp nổi đối với vị trí chiến lược của nước này tại vùng Viễn Đông. Việc kiểm soát một loạt đảo ngoài khơi trải dài từ Nhật Bản tới Philippines, tuyến phòng thủ đầu tiên của Mỹ ở Thái Bình Dương, sẽ gặp nguy hiểm. Đường hàng không và đường biển giữa Australia và Trung Đông, Mỹ và ấn Độ có thể bị cắt đứt, gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự khi xảy ra chiến tranh. Nhật Bản, ấn Độ và Australia, những quốc gia mà phương Tây văn duy trì được ảnh hưởng vượt trội, sẽ bị tách khỏi nhau và lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Sự tác động tới Nhật Bản, đồng minh Viễn Đông chủ yếu của Mỹ và cũng là nền kinh tế thịnh vượng nhất tại khu vực này, sẽ đặc biệt tai hại. Thậm chí trước khi Trung Hoa Dân Quốc sụp đổ, Mỹ đã tích cực hoạt động để hoà nhập Nhật Bản với Đông Nam Á, một vựa lúa và nguồn cung nguyên liệu thô thiết yếu đồng thời cũng là thị trường của Nhật. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc hoàn toàn rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản, việc mất đi khu vực Đông Nam Á sẽ khiến cho Nhật không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải dung hoà với chủ nghĩa cộng sản ở khu vực này. Mỹ do vậy đã nhanh chóng chuyển sang "bảo vệ" một khu vực được cho là một "bộ phận có tầm quan trọng sống còn" trong "đại vòng cung" kiềm chế trải dài từ Nhật đến ấn Độ (1).

Các quan chức Mỹ đã nhất trí rằng Đông Dương, và đặc biệt là Việt Nam, là then chốt trong việc phòng thủ ở Đông Nam Á. Việc Liên Xô công nhận Việt Minh ngày 30-1-1950 đã xác nhận niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Đối với Mỹ, đây là
-----------------------
(1) Hội đồng An ninh Quốc gia 48/1, "Lập trường của Mỹ với việc bảo vệ Châu Á", ngày 23-12-1949. Quốc hội Mỹ, Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Quan hệ Mỹ-Việt Nam (1949-1967): Nghiên cứu được chuẩn bị bởi Bộ Quốc phòng, Washington, năm 1971. Cuốn 8, tr.226-272. Sau đây được trích là USVN. Michael Schaller "Bảo vệ Đại vầng trăng lưỡi liềm: Nhật Bản và nguồn gốc của con đê tại Đông Nam Á", Tạp chí Lịch sử nước Mỹ, số 69, tháng 12-1982, tr.392-413.
-----------------------------

một điềm xấu "nghiêm trọng và đáng ngại" khi Stalin có ý định "thúc đẩy tiến trình cách mạng" tại Đông Nam Á (1).

Quân du kích được tổ chức tốt của Hồ Chủ tịch đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trước quân đội Pháp và với sự ủng hộ gia tăng mạnh mẽ từ Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam có thể buộc Pháp phải rút quân. Nếu vậy bức tường ngăn chặn quân sự cuối cùng giữa Trung Quốc và phần còn lại của Đông Nam Á sẽ bị dỡ bỏ. Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận: Đông Dương đang nằm trong "mối nguy hiểm sát sườn nhất", do đó "đây là một khu vực có tầm quan trọng chiến lược nhất của Đông Nam Á" (2).

Thực ra, Đông Dương được xem là có tầm quan trọng vì có nguồn cung dồi dào nguyên liệu thô, gạo, căn cứ hải quân, nhưng người ta còn cho rằng khu vực này có tầm quan trọng lớn hơn nhiều nếu xét dưới khía cạnh tác động của việc Đông Dương thất thủ lên những khu vực khác.

Đầu năm 1950, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đưa ra quan niệm mà sau này mang tên "thuyết Đôminô", tức là niềm tin rằng việc thất thủ của Đông Dương sẽ dẫn tới sự sụp đổ kế tiếp nhanh chóng của các quốc gia còn lại trong khu vực Đông Nam Á. Việc chấp nhận khái niệm đó phản ánh số phận mong manh của khu vực Đông Nam Á vào năm 1950, với kinh nghiệm rút ra từ Chiến tranh thế
-----------------------
(1) Thông báo Bộ Ngoại giao ngày 13-2-1950, 244; bị vong lục Charles Yort ngày 31-1-1959, FR 1950, VI, 710-711.
(2) Dean Rusk gửi James H. Burns ngày 7-3-1950, Quốc hội Mỹ, Thượng viện, Tiểu ban Công trình và Hạ tầng, Văn kiện Lầu năm góc (bản gửi tới các thượng nghị sĩ) (4 quyển; Boston, 1971), I, tr.363. Sau đây trích là Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel).

----------------------

giới thứ 2, khi mà chỉ trong vòng 3 tháng Hitler đã giày xéo toàn bộ Tây Âu còn Nhật thì chiếm được Đông Nam Á thậm chí trong thời gian ngắn hơn. Được vận dụng lần đầu tiên để biện hộ cho việc trợ giúp cho Hy Lạp năm 1947, ý tưởng này một lần nữa được áp dụng với Đông Nam Á và đã nhanh chóng trở thành một điều khoản cam kết. Mỹ tin chắc nếu như Đông Dương thất thủ, phần còn lại của Đông Nam Á sẽ bị đẩy vào tình trạng hiểm nghèo. Việc đánh giá lại chiến lược của năm 1950 do đó đã chấm dứt lập trường "trung lập" của Mỹ và vào đầu tháng 3 đã dẫn đến một cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp trong cuộc chiến tranh chống Việt Minh. Việc làm này cũng xác lập những nguyên tắc quy định cơ sở cho chính sách của Mỹ tại Việt Nam trong nhiều năm tới và cuối cùng dẫn tới một sự dính líu với quy mô lớn hơn.

Việc lập nên các chính phủ độc lập dù chỉ trên danh nghĩa tại Đông Dương khiến cho Mỹ hợp lý hoá hành động ủng hộ Pháp dễ dàng hơn. Không thể đánh bại nổi Việt Minh về quân sự, Pháp mưu toan hạn chế tác động về mặt chính trị của họ bằng cách lập ra các chính phủ bản xứ tại Lào, Campuchia và Việt Nam - chính phủ ở Việt Nam thì do cựu hoàng An nam Bảo Đại đứng đầu - đồng thời cho các chính phủ này được hưởng địa vị của những "nước tự do" trong khối Liên hiệp Pháp. Nhiều quan chức Mỹ đã hoài nghi về cái gọi là "giải pháp Bảo Đại", cảnh báo rằng đó chỉ là màn hoả mù để Pháp tiếp tục thống trị và cho rằng giải pháp này có rất ít cơ hội thành công. Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận những lập luận trên là có trọng lượng, nhưng theo lời Bộ trưởng Dean Acheson, dường như Bảo Đại là phương án lựa chọn duy nhất để thoát khỏi "sự thống trị của cộng sản tại Đông Dương" và mặc dù sự ủng hộ của Mỹ không đảm bảo cho thành công của Bảo Đại, nhưng nếu thiếu nó thì chắc chắn ông ta sẽ gặp thất bại (1).

Tuy nhiên, bằng việc hậu thuẫn Bảo Đại, Mỹ ít nhất sẽ tránh khỏi bị coi là kẻ tòng phạm của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Tháng 2-1950, chính quyền Truman đã chính thức công nhận chính phủ của Bảo Đại và các quốc gia "tự do" Lào và Campuchia, đồng thời bắt đầu kế hoạch viện trợ kinh tế và kỹ thuật để hỗ trợ cho chính quyền các nước này.

Nhìn lại thì những giả thuyết làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong những năm 1950 đều chứa đựng sai lệch. Matxcơva không thúc đẩy các cuộc cách mạng của Đông Nam Á. Liên Xô và Trung Quốc vào những thời điểm đó đều ít có khả năng kiểm soát các cuộc cách mạng này vì họ không đủ sức mạnh quân sự, nhất là sức mạnh hải quân, đồng thời chủ nghĩa dân tộc địa phương cũng có những cản trở đáng kể. Đánh giá của Mỹ về hiện trạng của Việt Nam dường như rất sai lầm. Là một nhà cộng sản hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, nhưng cụ Hồ không phải là một công cụ trong tay Liên Xô. Dù cụ Hồ sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của các nước cộng sản lớn, nhưng cũng không để cho nền độc lập của Việt Nam phụ thuộc vào họ. Những lo ngại lịch sử của
----------------
(1) Dean Acheson gửi Đại sứ quán Mỹ tại Manila, ngày 7-1-1950, FR, 1950, VI, tr.692; Garry R.Hess, "Cam kết đầu tiên của người Mỹ tại Đông Dương: Việc chấp nhận giải pháp Bảo Đại", Tạp chí Lịch sử Ngoại giao, số 2, mùa thu năm 1978, tr.331-350.
------------------

Việt Nam về nước láng giềng lớn phương bắc đã khiến cho việc quy phục Trung Quốc chắc chắn không thể xảy ra (1).

Với việc ủng hộ Pháp, dù dưới chiêu bài "giải pháp Bảo Đại, Mỹ đã tự trói buộc mình với nguyên nhân thất bại.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không phải không nhận thức được những khó khăn, nguy hiểm khi can thiệp vào Đông Dương. Một chuyên gia về châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo: Nếu như Mỹ ủng hộ Bảo Đại và rồi ông ta trở thành bù nhìn trong tay Pháp, "chúng ta khi đó phải nhắm mắt đâm đầu vào một ngõ cụt không lối thoát, phải chi tiêu các nguồn lực có giới hạn của chúng ta... trong một trận chiến vô vọng"(2). Một số quan chức Mỹ thậm chí còn mơ hồ nhận thấy rằng. Mỹ có thể bị dính líu trực tiếp vào Việt Nam.

Nhưng cam kết bước đầu có vẻ chỉ là hạn chế và những mạo hiểm dường như là nhỏ hơn nếu không hành động gì cả. Bị kẹt lại trong một cuộc chiến toàn cầu như Chiến tranh thế giới thứ 2, với việc Liên Xô thay thế vị trí của Đức ở châu Âu và Trung Quốc thay thế vị trí của Nthật ở châu Á, các quan chức Mỹ tin chắc rằng, nếu như Mỹ không ủng hộ Pháp và Bảo Đại, thì có thể sẽ mất Đông Nam Á, điều này khiến Mỹ phải đứng trước một lựa chọn đáng sợ, nghĩa là hoặc "đầu tư lớn, vào để khắc phục tổn thất hoặc lui về một tuyến phòng thủ "thu hẹp hẳn" trong vòng Tây Thái Bình Dương (3).
-------------------------------
(1) Trích từ Lacouture, Hồ Chí Minh, tr.21, Carles Reed gửi Walton Bulterworth. ngà, 14-4-1949, 851G.Oo/th00g 4-1949. hồ sơ lưu goại giao.  (3) Acheson gửi Truman. ngày 14-5-1950. Văn kiện Truman, Hồ sơ mật, Robert M. Blum, Hoạch định đường lối: Nguồn gốc chính sách  ngăn chặn của Mỹ tại Châu Á, New York, năm 1982, tr.198-213.
------------------------------------

vào lúc mà Mỹ cam kết ủng hộ Pháp, Việt Minh đã giành được thế chủ động về quân sự tại Đông Dương. Lực lượng của cụ Hồ đã kiểm soát được khoảng hai phần ba vùng nông thôn, với bộ đội chính quy và quân du kích đã lên tới hàng trăm nghìn người. Trung Quốc giúp họ xây dựng những căn cứ an toàn bên kia biên giới cùng nhiều kho vũ khí lớn. Đầu năm 1950, tự tin vào sức mạnh quân đội Việt Minh, tướng Giáp bắt đầu phản công. Quân Pháp  vẫn tiếp tục kiểm soát các thành phố và các trung tâm sản xuất quan trọng, nhưng cũng phải trả giá rất đắt, riêng năm 1949 có 1.000 quân thương vong mỗi tháng, tiêu tốn 167 triệu Francs vào cuộc chiến. Thậm chí ngay tại những vùng do Pháp kiểm soát, Việt Minh đã gây kinh hoàng cho quân Pháp. Một phóng viên mặt trận Mỹ phản ánh, tâm lý sợ hãi đã bao trùm lên quân đội Pháp (1).

Chính Bảo Đại đã thừa nhận một cách thảm hại rằng, giải pháp Bảo Đại "chỉ là một giải pháp của người Pháp" (2).

"Vị Hoàng đế tay chơi" mang quá nhiều tai tiếng này trên thực tế là một nhân vật đầy bi kịch. Gần như cả đời Bảo Đại chỉ là một con rối trong tay Pháp và rồi sau đó là Nhật Bản. ông ta phung phí thời gian vào những đam mê phù phiếm vô độ như xe hơi đua, đàn bà và cờ bạc, thỏa thuận tháng 2-1950 khiến ông ta chẳng có gì nhiều để làm. Theo văn kiện phức tạp dày 258 trang này thì Pháp vẫn tiếp tục kiểm soát ngân khố, thương mại, chính sách đối ngoại và
----------------------
(1) Tilman Durdin, "Cuộc chiến khoogn vì đất đai mà vì con người", Thời báo New York, ngày 28-5-1950, tr.48.
(2) Robert Shaplen, Cuộc cách mạng bị thất bại: Mỹ tại Việt Nam, 1946 -1966. New York, năm 1966, tr.64.

----------------------

quân sự của Việt Nam. Thậm chí họ còn không chịu bàn giao cung điện Norodom ở Sài Gòn làm trụ sở cho chính phủ bù nhìn Bảo Đại. Bản thân chính quyền này chủ yếu bao gồm các điền chủ miền Nam giàu có, nhiều người trong số họ mang tính cách của người châu Âu hơn Việt Nam và không hề đại diện cho nhân dân. Những người theo chủ nghĩa dân tộc có uy tín thì từ chối ủng hộ Bảo Đại còn quần chúng nhân dân hoặc ủng hộ kháng chiến hoặc giữ thái độ đứng ngoài cuộc. Vị hoàng đế này có thể đã hy vọng trở thành một nhà lãnh đạo, nhưng ông ta thiếu kinh nghiệm và khí chất để làm được điều đó. Với cách sống hướng nội cùng tính khí thất thường, lúc trầm cảm, lúc biếng nhác, ông ta sống biệt lập tại một trong những lâu đài hoặc ra nước ngoài ngao du trên chiếc du thuyền trọng tải 600 tấn có máy điều hoà, hay trốn tới vùng Riviera của Pháp, đồng thời cất giấu hàng đống tiền trong những tài khoản riêng tại các ngân hàng Thuỵ Sĩ (1).

Cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào mùa hè năm 1950 đã làm phức tạp thêm vấn đề vốn đã khó khăn thực sự. Chính quyền Truman coi việc "xâm lược" Nam Triều Tiên của Bắc Triều Tiên như là một sự khẳng định mối nghi ngờ của nước này rằng Liên Xô đang cố gắng xâm chiếm toàn bộ châu Á, và ở vào thời điểm gay cấn của cuộc chiến, việc phòng thủ Đông Dương thậm chí dường như có tầm quan trọng lớn hơn trong con mắt của Mỹ. 
---------------------------
(1) Heath gửi John Foster Dulles, ngày 28-4-1953, FR, 1952-1954, XIII 523: Ellen Hammer, "Cuộc thử nghiệm Bảo Đại", Tạp chí Các vân đề Thái Bình Dương, số 23, tháng 3-1950, tr.58.
---------------------------

Tuy nhiên, cuối năm đó, Mỹ và Pháp đã phải chịu nhiều thất bại lớn. Việc Trung Quốc can thiệp vào Triều Tiên đã buộc tướng Douglas MacArthur phải vội vã rút khỏi sông Áp Lục. Cùng lúc đó, tướng Giáp đã giáng cho Pháp một đòn chí tử, "một thất bại trên xứ thuộc địa nặng nề nhất kể từ khi Montcalm chết tại Quebec", bẫy toàn bộ quân đội ở Cao Bằng tại Đông Bắc Việt Nam và gây tổn thất cho Pháp hơn 6.000 lính và thu được trang thiết bị đủ để cung cấp cho toàn bộ một sư đoàn của Việt Minh (1). Sự can thiệp của Trung Quốc vào Triều Tiên đã làm nảy sinh mối lo ngại về một cuộc điều quân tương tự, ồ ạt, vượt qua biên giới vào Việt Nam, do đó các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng ngày một lo ngại rằng tư tưởng chủ bại đang lớn dần tại Pháp có thể sẽ dẫn đến yêu sách đòi rút quân khỏi Đông Dương.

Trong hoàn cảnh đang có sự thất bại kinh hoàng ở Viễn Đông, chính quyền Truman đã rất cố gắng xây dựng một chính sách khả thi đối với Đông Dương. Do Mỹ đã đưa một số lượng lớn quân vào Triều Tiên và châu Âu, nên hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã thống nhất rằng thậm chí nếu Trung Quốc có xâm lược Đông Dương, Mỹ cũng không thể đưa lực lượng quân sự vào Đông Dương để phòng thủ. Pháp phải chịu trách nhiệm chính trong cuộc chiến tranh này. Do tin chắc hơn bao giờ hết rằng Đông Dương thực sự quan trọng đối với an ninh của Mỹ, nên chính quyền Mỹ buộc phải dùng viện trợ quân sự để củng
--------------------------------
(1) Bemard Fall, Đường phố không chút hân hoan, New York, năm 1972, tr.33
----------------------------------

cố các hệ thống phòng thủ của Pháp. Đến cuối năm 1950, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 133 triệu USD cùng một số lượng lớn vũ khí và quân trang quân dụng, tàu thuyền, máy bay và xe quân sự.

Tuy vậy, đa số người Mỹ đều tán thành rằng chỉ riêng các trang bị quân sự là chưa đủ. Vào đầu tháng 5, Acheson đã phàn nàn là người Pháp dường như "bị tê liệt, trong một trạng thái không tiến cũng chẳng lùi", và một phái đoàn tìm hiểu thực tế đã được cử tới Đông Dương trước cả khi thảm bại ở Cao Bằng càng củng cố hơn những mối lo ngại của ông ta (1). Các quan sát viên Mỹ đã báo cáo rằng trạng thái tinh thần của Pháp là "trì độn thậm chí là nguy hiểm" và cảnh báo rằng nếu Pháp không theo đuổi cuộc chiến với quyết tâm lớn hơn, không tận dụng hiệu quả hơn các nguồn nhân lực bản xứ, không hành động táo bạo và không tranh thủ lôi kéo được người Việt Nam, thì Mỹ và ông bạn đồng minh này có thể "rơi vào một thảm bại mà không nước nào trong chúng ta có thể đủ sức chịu đựng"(2).

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã đề nghị Mỹ cần đặt điều kiện là sẽ viện trợ quân sự nếu như Pháp hứa sẽ có những biện pháp quyết liệt, bao gồm cả lời hứa cuối cùng sẽ trao trả độc lập cho chính quyền bản xứ.

Chính quyền Mỹ đã rất thận trọng khi giải quyết vấn đề này. Acheson đã thừa nhận nếu như Mỹ ủng hộ "những
---------------
(1) Vài phút gặp gỡ, Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 4-4- 1950, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống.
(2) Báo cáo Phái bộ Melby, ngày 6-8-1950, VI, tr.843-844; Bị vong lục nhân viên hoạch định chính sách, ngày 16-8-1950, sách đã dẫn, tr.857-858

---------------------------------- 

quan điểm thực dân kiểu cũ của Pháp, nước này có thể "mất tất cả". Nhưng ông ta nhanh chóng bổ sung, sự hiện diện của người Pháp là điều cần thiết để bảo vệ Đông Dương chống chủ nghĩa cộng sản và Mỹ không thể ép buộc đến mức Pháp phải thốt lên: "Được thôi, hãy tiếp quản đất nước chết tiệt này đi. Chúng tôi hết muốn nó rồi".

Acheson thừa nhận sự không nhất quán trong chính sách của Mỹ và kết luận rằng, lựa chọn duy nhất là khuyến khích Pháp tiếp tục ở lại cho tới khi cuộc khủng hoảng dịu đi, đồng thời thuyết phục họ "bắt tay" với phong trào chủ nghĩa dân tộc và trao cho Bảo Đại một cơ hội thực sự để lôi kéo những nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc về phía ông ta"(1). Do không chấp nhận mọi hình thức gây áp lực, nên chính quyền Mỹ chỉ có cách cố nhẹ nhàng thuyết phục Pháp nhượng bộ tượng trưng và xây dựng một quân đội người Việt. Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể thúc đẩy Bảo Đại thực hiện quyền lãnh đạo hiệu quả dưới sự bảo hộ của Pháp.(2) Để tăng cường sức mạnh cho các chính phủ Đông Dương và tranh thủ quần chúng cho những chính phủ này, Mỹ đã đề ra một chương trình viện trợ kinh tế và kỹ thuật trong năm 1950 và trong 2 năm sau đó đã chi hơn 50 triệu USD cho nhiều dự án. Các chuyên gia Mỹ cung cấp phân bón, hạt giống để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây
-----------------
(1) Quốc hội Mỹ, Thượng viện, Tình hình Thế giới: 1949-1950 Điều trần trong phiên họp kín trước Uỷ ban Đối ngoại, Washington, D.C, năm 1974, tr 266-268, tr.292-193.
(2) Livingston Merchant gửi Dean Rusk, ngày 19-10-1950, FR, 1950, VI, tr.901-902.

-----------------

dựng bệnh xá và cấp phát thuốc men, phát triển các chương trình kiểm soát bệnh sốt rét, và phân phát lương thực và quần áo cho dân tị nạn. Nhằm đảm bảo chương trình này sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, Mỹ yêu cầu các khoản viện trợ phải trao trực tiếp cho chính phủ bản xứ chứ không phải là thông qua Pháp. Và để bảo đảm tuyên truyền đạt hiệu quả tối đa, các quan chức viện trợ "đầy nhiệt tâm" Mỹ đã thực hiện chiến thuật dán áp phích lên tường các chùa chiền và thả truyền đơn xuống các làng xã nói rõ chương trình này là quà tặng của Mỹ nhằm lấn át các hoạt động dân vận của Việt Minh(1).

Chính sách của Truman chỉ đem lại những kết quả hạn chế. Hy vọng về một thắng lợi vẻ vang đã được hồi sinh bởi triển vọng của việc viện trợ quy mô lớn từ Mỹ, Pháp trong cuối những năm 1950 đã bổ nhiệm Jean de Lattre de Tassigny, một kẻ khoa trương, làm chỉ huy các lực lượng vũ trang Pháp tại Đông Dương và chỉ thị cho ông ta tiến hành mạnh mẽ cuộc chiến tranh. Là một lính viễn chinh bẩm sinh và là người thực hành cái mà ông ta gọi là thuyết động lực, De Lattre huyênh hoang tuyên bố ngay khi đến
--------------------
(1) cơ quan hỗ trợ An ninh, Múi giờ Sài Gòn - Cuộc chiến tranh thầm lặng của chúng ta tại Đông Dương, Washington, D.C, năm 1952. Cơ quan thông tin Mỹ thậm chí còn chuẩn bị một ấn bản tiếng Việt cuốn Sơ lược về Lịch sử Mỹ với phần giới thiệu của tổng thống Truman bày tỏ hy vọng rằng "gỉải thích, tường thuật về tiến trình của người dân Mỹ hướng tới một xã hội hạnh phúc và công bằng có thể là một sự truyền cảm hứng cho những người dân Việt Nam những người hôm nay biết về một vài những khó khăn tương tự khi họ xây dựng một quốc gia mới". Roger Tubby gửi Joseph Short, ngày 8-3-1951, Văn kiện Truman, Hồ sơ chính thức 203-F.
--------------------

Việt Nam rằng ông ta sẽ giành được chiến thắng chỉ trong vòng 15 tháng. Và dưới sự lãnh đạo của ông ta, quân đội Pháp có đẩy lùi được một trận tấn công của Việt Minh ở đồng bằng sông Hồng đầu năm 1951. Nhưng khi De Lattre định phát huy thắng lợi bằng cách tấn công một số cứ điểm của Việt Minh ngay phía nam Hà Nội, quân Pháp đã phải hứng chịu những thiệt hại tồi tệ nhất trong cuộc chiến. Đầu năm 1952, De Lattre bị chết vì ung thư và vị thế quân sự của Pháp-lúc này trở nên khó khăn hơn khi ông ta đến Việt Nam.

Có rất ít những tiến triển ở những lĩnh vực khác. Do thiếu nhân lực trầm trọng, Pháp cuối cùng đã miễn cưỡng trang bị vũ trang cho người Việt Nam và De Lattre đã có nhiều nỗ lực kiên quyết để thành lập nên "Quân đội Quốc gia Việt Nam". Nhưng khá dễ hiểu là người Việt không muốn chiến đấu cho sự nghiệp của Pháp, nên đến cuối năm 1951, Quân đội Quốc gia Việt Nam mới có quân số chỉ khoảng 38.000 người, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến là 115.000 người. Đáp lại lời khẩn cầu của Mỹ, Pháp hứa hẹn qua quýt sẽ "hoàn thiện" nền độc lập của các nước trong khối Liên hiệp, nhưng việc Mỹ ồ ạt đổ hàng viện trợ và chiến thắng đến sớm của De Lattre dường như đã khiến họ không thấy cấp thiết phải có những nhượng bộ thực sự.

Pháp không muốn chiến đấu vì nền độc lập của Việt Nam và không bao giờ nghiêm túc xem xét đến một nhượng bộ duy nhất có thể thỏa mãn nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Pháp chuyển giao cho các chính phủ bản xứ thêm một số trách nhiệm, nhưng vẫn duy từ một ảnh hưởng quyết định đối với các chính phủ vốn không có thực quyền cũng như không có sự ủng hộ của quần chúng này.

Đến năm 1952, Mỹ đã gánh vác tới gần một phần ba chi phí của cuộc chiến, nhưng nước này vẫn không hài lòng với những kết quả đạt được và cảm thấy rằng bản thân Mỹ chẳng có chút ảnh hưởng nào đối với chính sách quân sự của người Pháp. Ngay từ năm 1950, một phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) đã được điều sang Việt Nam để thẩm tra những đề nghị viện trợ của Pháp, giúp huấn luyện binh lính người Việt và cố vấn về mặt chiến lược. Tuy nhiên, bằng việc tới trực tiếp Washington để xin xỏ tất cả những gì mà mình muốn, De Lattre đã khiến cho lực lượng MAAG thực sự bị vô hiệu hoá. Với tính cách kiêu ngạo, nhạy cảm và rất dân tộc chủ nghĩa, ông ta phớt lờ "các nhà cố vấn" Mỹ trong việc hoạch định chiến lược, không cho họ giữ bất kỳ một vai trò gì trong việc huấn luyện binh lính người Việt và thậm chí còn khước từ cung cấp thông tin cho họ về các hoạt động hiện tại cũng như kế hoạch tương lai của mình (1).

Hết sức nghi ngờ về sự xâm nhập của người Mỹ vào lãnh địa của mình, Pháp công khai bày tỏ sự thù ghét đối với chương trình viện trợ và tìm cách ngăn cản việc thực hiện chương trình đó. De Lattre đã cay đắng than phiền rằng, vô số người Mỹ ở Việt Nam chi tiêu quá nhiều tiền bạc và chương trình viện trợ của người Mỹ đang làm cho Pháp "trông giống như một người anh em nghèo khó trong mắt người Việt Nam", và rằng người Mỹ đang
---------------------------
(1) Ronald H. Spector, Cố vấn và ủng hộ: Những năm đầu 1941 -1960, Washington, D.C, tr.115-121.
---------------------

"thổi bùng lên ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan".

Các quan chức Pháp cố tình cản trở những dự án không đóng góp trực tiếp cho cuộc chiến và khuyến khích sự ngờ vực của người Việt Nam đối với Mỹ bằng việc cảnh báo rằng trợ giúp của người Mỹ chứa đựng những "cạm bẫy ngầm" phá hoại "nền độc lập" của họ. Kết quả là với chủ trương phá rối của Pháp, chương trình viện trợ đã chỉ tới được một số lượng nhỏ người dân. Các quan chức Mỹ đã thừa nhận rằng "những kết quả tâm lý có lợi phần lớn bị phủ nhận bởi Mỹ cùng lúc đó đang theo đuổi một chương trình viện trợ cho Pháp. Người Mỹ bị xem như "là một kẻ ủng hộ chủ nghĩa thực dân hơn là người bạn của một quốc gia mới"(1).

Trong khi chống đối quyết liệt ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Dương, Pháp vẫn đề nghị Mỹ viện trợ quân sự lớn hơn và mở rộng cam kết. Vốn đã vấp phải mối đe dọa sụp đổ cả về quân sự và chính trị tại Đông Dương, Pháp càng lo ngại khi những cố gắng đàm phán chấm dứt cuộc chiến tại Triều Tiên của Mỹ làm tăng dần khả năng rằng quân đội Trung Quốc có thể rảnh tay tràn xuống phương Nam. Đầu năm 1952, Pháp liên tục thúc ép Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, thực hiện dàn xếp một thỏa thuận an ninh tập thể để bảo vệ Đông Nam Á, và thực hiện cam kết bảo đảm chuẩn bị cho các lực lượng chiến đấu Mỹ vào khu vực này nếu như quân đội Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam.
--------------
(1) Shaplen, Cuộc cách mạng thất bại, tr86-89, Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao, ngày 15-5-1951, FR, 1951, VI, tr.419.
-----------------------

Washington cực kỳ thận trọng đối với việc mở rộng cam kết. Đề xuất về một thỏa thuận an ninh tập thể dường như là cái bẫy hòng lôi kéo Mỹ lao sâu hơn vào cuộc xung đột nên chính quyền Truman ngay lập tức đã bác bỏ đề xuất đó. Acheson sau này kể lại, đường lối đó là "ở một số nơi như châu âu và NATO, chúng tôi có một trách nhiệm chung. Còn ở các nơi khác, nước này hay nước kia phải giữ vai trò tiên phong" (1). Mỹ cũng từ chối cam kết điều bộ binh vào Đông Dương trong bất kỳ tình huống nào. Chính quyền Mỹ từng khởi động một chương trình hiện đại hoá vũ khí có quy mô lớn, nhưng tiến trình thực hiện chương trình đó đã bị chậm lại do cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, nên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ kết luận rằng, nước này đang phải đứng trước "một mối đe dọa liên tục của một cuộc chiến toàn cầu, cũng như là các vụ xâm lược cục bộ trong một bối cảnh không đủ sức mạnh quân sự tương xứng"(2). Sự bế tắc kéo dài và hao tống tiền của tại Triều Tiên đã gây ra một tâm trạng vô cùng thất vọng trong dân chúng Mỹ và làm cho những khó khăn của việc chiến đấu trong một cuộc chiến trên bộ tại châu Á trở nên hết sức rõ ràng. Acheson nhận xét, "thật là vô ích và sai lầm để bảo vệ Đông Dương ngay tại Đông Dương. Chúng ta không thể
------------------
(1) Bộ trưởng Acheson, chuyên đề Princeton", ngày 14-3-1954, Văn kiện Bộ trưởng Acheson, Thư viện Harry S. Truman, Độc lập, Mo, hộp 66. Xem phòng thủ Đông Nam Á", ngày 2-1-1952, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống, các cuộc gặp giữa Churchill-Truman, hộp 116.
(2) Nghiên cứu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngày 20-12- 1951, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký tổng thống, hộp 216.

-------------

để xảy ra một Triều Tiên thứ hai, và chúng ta không thể đưa bộ binh vào Đông Dương" (1).

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chưa sẵn sàng bỏ rơi Pháp.

Đầu năm 1952, thuyết Đôminô trở thành một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ Các nhà hoạch định chính sách Mỹ thống nhất răng Đông Nam Á không thể được phép rơi vào tay của chủ nghĩa cộng sản và rằng một sự hiện diện tiếp tục của Pháp tại Đông Dương là cần thiết bảo vệ khu vực trọng yếu này (2). Cho rằng mối đe dọa đối với Đông Dương đã gia tăng kể từ năm 1950, và sợ rằng Pháp có thể rút khỏi nếu như những yêu cầu của họ không được đáp ứng, chính quyền Mỹ trong tháng 6-1952 đã phê chuẩn một khoản viện trợ quân sự bổ sung trị giá 150 triệu USD cho Pháp. Tiến một bước vượt xa so với cam kết của mình năm 1950, Hội đồng An ninh Quốc gia nhất trí rằng, nếu như Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến, Mỹ sẽ gửi các đơn vị hải quân và không quân tới bảo vệ Đông Dương và sẽ phải cân nhắc khả năng hoạt động không quân và hải quân chống lại chính Trung Quốc(3).

Mặc dù không hoàn toàn thỏa mãn với hoạt động của Pháp trong cuộc chiến Đông Dương và bất bình sâu sắc
-----------------
(1) Bị vong lục Acheson, ngày 17-6-1952, Văn kiện Lần Năm góc (Gravel), I, tr.381.
(2) Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 24-6-1952, hiệp ước Thái Bình Dương", ngày 2-1-1952, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống, các cuộc gặp Churchill-Truman, hộp 116.
(3) Hội đồng An ninh Quốc gia, 124/2, ngày 25-6-1952, Văn kiện Lầu năm góc (Gravel), I, tr.385-386.

----------------

trước thái độ giữ bí mật và chủ trương phá rối của nước này, nhưng chính quyền Truman cũng không đưa ra bất kỳ điều kiện ràng buộc nào cho những cam kết mới của mình.

Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu chính quyền Mỹ dùng ảnh hưởng của mình để buộc Pháp phải thực hiện một "chương trình mạnh mẽ nhằm cải thiện tích cực tình hình quán sự và chính trị". Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ lại lo ngại rằng nếu như chính quyền Mỹ "gây áp lực quá mạnh cho người Pháp, họ sẽ rút khỏi hoặc để mặc chúng ta giữ lấy khu vực non nớt này (1)".  Chính sách Đông Dương của Mỹ tiếp tục là con tin của chính sách của nước này ở châu âu, một khu vực mà Truman và Acheson giành cho ưu tiên cao nhất. Từ năm 1951, Mỹ liên tục gây áp lực thúc ép đồng minh tán thành một cộng đồng phòng thủ châu âu, một kế hoạch hợp nhất quân đội Pháp và Đức thành một quân đội đa quốc gia mà Pháp từng đề xuất để cản trở hoạt động tái vũ trang của Đức Pháp liên tiếp thông báo rằng họ không thể cung cấp các lực lượng bảo vệ châu âu mà không có sự ủng hộ hào phóng của Mỹ tại Đông Dương, một thủ đoạn mà Acheson đã mô tả chính xác là một kiểu "làm tiền". Cộng đồng phòng thủ châu âu cũng đã trở thành một chủ đề tranh luận chính trị phức tạp tại Pháp, nơi mà những quan điểm theo chủ nghĩa dân tộc phản đối mạnh mẽ việc từ bỏ bản sắc quân đội Pháp cùng việc cộng tác với một kẻ thù cũ.

Acheson sau đó hồi tưởng, khi vấn đề này vẫn còn nằm
----------------
(1) Trích lừ John M. Allison, Đại sứ từ thảo nguyên, hoặc Thế giới kỳ diệu Allison, New York, năm 1976, tr.191, 194.
--------------

chờ Quốc hội Pháp phê chuẩn, không có ai dám "khuyên bảo nghiêm túc" rằng việc chấm dứt hoặc đe dọa chấm dứt viện trợ cho Đông Dương là khôn ngoan trừ phi Mỹ thực hiện kế hoạch cải cách quân sự và chính trị" (1). Tháng 6- 1952, chính sách quan trọng về Đông Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chỉ dừng lại ở một tuyên bố rằng Mỹ nên sử dụng "ảnh hưởng để thúc đẩy các chính sách chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội tích cực..."(2) - Trong nửa cuối năm 1952, Acheson đã có một nỗ lực phối hợp để phá vỡ việc giữ bí mật của Pháp. Ngoại trưởng Mỹ thẳng thừng thông báo với các quan chức Pháp vào tháng 7 rằng, vì Mỹ đang chi trả khoảng một phần ba chi phí chiến tranh, nên không thể là "bất hợp lý" nếu nước này được biết những thông tin chi tiết về diễn biến của cuộc chiến. Acheson sau đó kể lại, Pháp không phản đối, nhưng "kết quả chẳng có gì nhiều". Sau một phiên họp gay gắt và kéo dài của Hội đồng các ngoại trưởng tại Paris vào tháng 12, Pháp một lần nữa nhắc lại yêu cầu xin viện trợ quân sự. Acheson kể lại, "lúc đó do mệt, đói và bực mình, tôi đã không giữ được kiên nhẫn nữa". Rồi ông ta phàn nàn rằng, Mỹ đã "hoàn toàn không thỏa mãn" với những thông tin họ nhận được và cảnh cáo rằng "tình hình này cần được khắc phục. Chúng ta phải biết đích xác tình hình đang diễn ra thế nào và cái gì chúng ta đang tiến hành mỗi khi chúng
-----------------
(1) Bộ trưởng G. Acheson, Món quà tạo hoá, New York, năm 1969, tr.676.
(2) Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 25-6-1952, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), I, tr.387.

--------------------------

ta có bất kỳ một bước tiến thêm" (1). Thái độ phản đối của Acheson cho thấy Mỹ đã thất vọng sâu sắc thế nào sau hơn 2 năm hợp tác với Pháp, nhưng đã quá muộn để đón chờ một kết quả tích cực. Trong vòng chưa tới 1 tháng nữa, Chính quyền Truman sẽ hết nhiệm kỳ, do vậy không còn phải chịu thêm trách nhiệm gì nữa.

Mặc dù đầu tư quá nhiều vào Đông Dương, Truman và Acheson đã bỏ lại cho những người kế nhiệm một vấn đề vô vàn phức tạp và nguy hiểm hơn so với vấn đề mà họ đã  tiếp nhận năm 1950. Thoạt đầu chỉ là một cuộc chiến có tính chất quốc gia chống thực dân Pháp, tới nay nó đã phát triển thành một cuộc xung đột có tầm cỡ lớn quốc tế. Lúc này Mỹ chịu hơn 40% chi phí của cuộc chiến và đã đặt cược vào kết quả của nó. Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh mỗi tháng đã tăng từ 400 tấn lên tới hơn 3.000 tấn đồng thời có khoảng 4000 "tình nguyện quân" Trung Quốc sang giúp đỡ Việt Minh dưới nhiều hình thức. Cuộc chiến đã lan sang cả Lào và Thái Lan, nơi được Trung Quốc và Việt Minh hậu thuẫn cho các lực lượng kháng chiến chống lại các chính phủ do Mỹ và Pháp bảo trợ.

Ngay tại Việt Nam, sự kiểm soát của Pháp đã bị giảm  xuống còn chỉ ở những vùng quanh Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn cùng một dải đất hẹp dọc theo biên giới Campuchia và người Pháp đang phải đối mặt với những kiểu loại đe dọa quân sự mới rất đáng ngại. Phóng viên kỳ cựu Theodore Whlte nhận xét, "đối phương trước đây phải
-----------------------------
(1) Bộ trưởng G. Acheson, Món quà tạo hoá, New York, năm 1969, tr.676-677.
------------------------

nguỵ trang đánh bom, bắn lén, phục kích trong đêm, nay đã trở thành một lực lượng hiện đại, thiện chiến được trang bị pháo binh, tổ chức thành nhiều sư đoàn" (1). Pháp hy vọng rằng viện trợ của Mỹ có thể giúp họ không phải hi sinh nhiều hơn, nhưng rồi họ cũng nhận ra rằng cuộc chiến ngày càng cần thêm sức lực của chính họ. Lo sợ Pháp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ và cũng thấy rằng để chiến thắng sẽ đòi hỏi một cố gắng tổng lực, nên cuối năm 1952 một số chính trị gia Pháp đã lên tiếng đề nghị Pháp rút quân khỏi Đông Dương. Trong khi đó tại Mỹ, Acheson cảnh báo cho chính quyền sắp tiếp quản biết rằng, vấn đề "thực sự" là "Pháp phải tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh"(2).

chính quyền cộng hoà dưới quyền Dwight D.

Eisenhower đã chấp thuận không mảy may sửa đổi các nguyên tắc trong chính sách Đông Dương do chính quyền Đảng Dân chủ để lại. Eisenhower và Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đã nhất trí rằng sự sụp đổ của Đông Dương sẽ dẫn đến chỗ mất toàn bộ Đông Nam Á với những hậu quả tai hại về chính trị, kinh tế và chiến lược cho Mỹ. Trong cuộc vận động bầu cử năm 1952, Đảng Cộng hoà công kích Đảng Dân chủ đã không ngăn cản được bước tiến của chủ nghĩa cộng sản, và họ thậm chí còn quyết tâm hơn những nhà tiền nhiệm trong việc ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của Đông Dương. Trong khi tích cực tuyên
--------------------
(1) Theodore H.White, "Pháp cưỡi trên lưng hổ Đông Dương", Thời báo New York ngày 8-6-1952, tr9.
(2) Henry Cabot Lodge, Vốn là nó, New York, năm 1976, tr36.

----------------

bố sẽ tiến hành quyết liệt chiến tranh lạnh, Eisenhower và Dulles cũng đã hứa hẹn cắt giảm chi phí quốc phòng và đưa ra chính sách quốc phòng "Tầm nhìn mới" nhằm cắt giảm mạnh lực lượng bộ binh Mỹ. Họ thậm chí còn do dự hơn cả Truman và Acheson trong việc điều lực lượng chiến đấu Mỹ sang Đông Nam Á và cho rằng Pháp phải tiếp tục ở lại Đông Dương và chịu gánh nặng của cuộc xung đột.

Những thay đổi mà Eisenhower và Dulles đưa ra là những biến chuyển về tinh thần và sách lược hơn là về thực chất của vấn đề. Trong suốt lịch sử can thiệp lâu dài Mỹ vào Việt Nam, mỗi chính quyền mới lên cầm quyền đều tin rằng việc vận dụng những biện pháp mới hoặc áp dụng kiên trì hơn những biện pháp cũ có thể làm xoay chuyển tình hình đang xấu đi. Đảng Cộng hoà đã nhanh chóng đi đến kết luận rằng Mỹ và Pháp đã mắc những sai lầm nghiêm trọng. Eisenhower cho rằng các tướng lĩnh Pháp tại Đông Dương là một "bọn kém cỏi" và rằng cần có sự thay đổi. Giới quân sự Mỹ phàn nàn về chiến lược phòng ngự thận trọng của Pháp cùng với việc họ do dự sử dụng binh lính người Việt. Quân đội Mỹ từng giành được nhiều thắng lợi to lớn tại chiến tranh Triều Tiên do huấn luyện được quân đội Nam Triều Tiên và sử dụng chiến lược tấn công tích cực chống lại quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Do đó, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân kết luận rằng Pháp có thể giành được chiến tháng trong cuộc chiến này chỉ trong vòng một năm nữa nếu như nước này tăng cường sử dụng lực lượng binh lính người Việt và thực hiện một chiến lược tích cực nhằm tiêu diệt các đơn vị chính quy của đối phương. phần lớn các quan chức Mỹ đều cho ràng pháp đã không tranh thủ được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc bằng việc có những nhượng bộ chính trị thực chất và đúng lúc. Eisenhower và Dulles cảm thấy rằng chính quyền Truman đã bỏ phí ảnh hưởng mà họ có trong tay và đồng ý với tướng J. Lawton Collins rằng là cần phải "thúc đẩy Pháp năng động lên" (1).

Chính quyền mới đã tích cực khắc phục những sai lầm của chính quyền nhiệm kỳ trước. Do lo sợ về tâm trạng mệt mỏi vì chiến tranh đang tăng dần tại Pháp, Eisenhower và Dulles cam đoan chắc chắn về việc tiếp tục viện trợ cho Pháp và hứa hẹn rằng "sự mệt mỏi" của nước này sẽ "tan biến trước một chương trình tích cực và xây dựng"(2). Tuy nhiên, việc tiếp tục viện trợ phải kèm theo một số điều kiện như Mỹ phải được thông báo những thông tin chi tiết và cụ thể về kế hoạch và hoạt động quân sự của người Pháp, đồng thời Pháp phải cam kết phát triển quân đội quốc gia Việt Nam và có một chiến lược mới tích cực theo một lịch trình cụ thể nhằm đánh bại quân chủ lực của Việt Minh. Bản thân Eisenhower khuyên đại sứ Douglas Dillon tại Paris hãy làm cho Pháp hiểu rõ tầm quan trọng của việc bổ nhiệm một "nhà lãnh đạo mạnh mẽ và tinh thần phấn chấn, được trao các phương tiện và quyền lực để giành chiến thắng", và ra "một thông cáo công khai, được nhắc lại càng thường xuyên càng tốt", rằng nền độc lập hoàn
----------------------------
(1) Cuộc họp của J.C.S, ngày 24-4-1953, FR, 1952-1954, XIII, tr.500.
(2) Dulls gửi Đại sứ quán Mỹ tại Paris, ngày 27-3-1953, USVN, quyển 9, tr.20.

---------------------

toàn sẽ được trao "ngay khi cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản giành thắng lợi" (1).

Dưới áp lực ngày một gia tăng phải hành động tích cực hoặc rút khỏi Đông Dương, chính phủ Pháp nhanh chóng có phản ứng. Đầu tháng 5-1953, Pháp bổ nhiệm tướng Henrri Navarre làm chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương.

Hai tháng sau đó, nội các mới do Joseph Laniel đứng đầu đã hứa hẹn "hoàn thiện" nền độc lập của các nước thuộc khối Liên hiệp Pháp bằng cách chuyển giao các trách nhiệm đang được Pháp đảm nhận. Sau đó không lâu, Pháp đệ trình Mỹ thông qua một chiến lược mới, có tên gọi Kế hoạch Navarre. Nhằm đáp ứng rất nhiều chi tiết do các tham mưu trưởng liên quân Mỹ đề ra, bản kế hoạch cho phép tăng cường mạnh mẽ Quân đội Quốc gia Việt Nam và đặt ra một chương trình huấn luyện mới, đồng thời đưa thêm vào Đông Dương 9 tiểu đoàn quân chính quy Pháp.

Navarre đề xuất rút những lực lượng phân tán của Pháp từ những đồn bót biệt lập, phối hợp với những lực lượng mới mà ông ta có và bắt đầu một cuộc tấn công lớn để đánh bật Việt Minh ra khỏi các cứ điểm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Trong một báo cáo mật gửi về Paris, Navarre đã cảnh báo rằng không thể giành được thắng lợi hoàn toàn về mặt quân sự trong cuộc chiến tranh này và nhiều lắm thì cũng chỉ có hy vọng thủ hoà. Chính phủ Laniel thông qua bản kế hoạch này như một biện pháp cuối cùng nhằm cố
---------------------
(1) Eisenhower gửi Dillon, ngày 6-5-1953, Văn kiện Dwight D. Eisenhower, thư viện Dwight D. Eisenhower, Abilence, Kans, Hồ sơ quốc tế: Pháp, năm 1953, hộp 10.
-----------------

vớt vát những khoản tiền đã đổ vào cuộc chiến và củng để bảo đảm Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ. Họ cũng đưa ra một cái giá khá cao, thông báo cho Washington biết rằng nếu không có thêm 400 triệu USD viện trợ nữa thì Pháp không thể thực hiện được kế hoạch và sẽ phải cân nhắc khả năng rút quân khỏi Đông Dương.

Dù vẫn còn hoài nghi về ý định và năng lực của Pháp, Washington thấy không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận bản kế hoạch này. Eisenhower phàn nàn một cách kín đáo rằng Laniel đưa ra lời hứa trao độc lập cho các nước trong khối Liên hiệp Pháp với giọng điệu "lập lờ, quanh co chứ không phải là mạnh dạn, thẳng thắn và nhất quán" (1). Các tham mưu trưởng liên quân không tin Pháp có khả năng tích cực thực thi Kế hoạch Navarre. Tuy nhiên vào lúc này, cả hai nước đang bị kẹt trong mối bòng bong và phụ thuộc lẫn nhau với những cam kết ngày càng tăng và Mỹ thấy buộc phải đi cùng với Pháp- Các tham mưu trưởng liên quân kết luận ít nhất "Kế hoạch Navarre" cũng đem lại một tia hi vọng thành công. Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo trước rằng chính phủ Laniel là chính phủ đầu tiên của Pháp tỏ ra "sẵn sàng làm những gì cần thiết để kết thúc cuộc chiến tại Đông-Dương" và nếu như họ thất bại thì chắc chắn thay vào ví trí đó sẽ là một chính phủ sẵn sàng thực hiện một giải pháp thông qua thương lượng, như vậy có nghĩa là "cuối cùng cái rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản không chỉ là Đông Dương mà còn là toàn bộ Đông
----------------------
(1) Eisenhower gửi Ralph Flanders, ngày 7-7-1953, Văn kiện Eisenhower, Nhật ký, hộp 2.
--------------------

Nam Á" (1). Sau khi ép Pháp phải quyết tâm tiếp tục theo đuổi Kế hoạch Navarre, tháng 9-1953 chính quyền Mỹ đồng ý viện trợ quân sự thêm cho Pháp 385 triệu USD. Và Dulles đã công khai tuyên bố chiến lược mới của Pháp sẽ "đập tan cuộc tấn công của chủ nghĩa cộng sản vào cuối năm 1955"(2).

Trong vòng 6 tháng sau khi Pháp và Mỹ thống nhất "tấn công chấm dứt cuộc chiến tranh", tình hình quân sự và chính trị ở Đông Dương đã xấu đi nhanh chóng.

Navarre bị buộc phải bỏ dở bản kế hoạch của mình ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Mùa thu năm 1953, ông ta bắt đầu huy động lực lượng cho một cuộc tấn công dự kiến ở vùng đồng bằng. Nhận thấy phải đánh một đòn quyết định trước khi Mỹ tăng cường viện trợ mới phát huy được tác dụng, tướng Giáp đã đưa quân sang vùng Trung và Nam Lào, đẩy mạnh hoạt động du kích tại vùng đồng bằng và chuẩn bị đánh lớn ở Bắc Lào. Phản ứng duy nhất mà Navarre có thể tiến hành là phân tán chính các lực lượng mà ông ta vừa tập hợp lại để đối phó với các hoạt động quân sự của Việt minh.

Đến đầu năm 1954, cả hai bên đều điều các lực lượng quân lớn tới Điện Biên Phủ, một vùng xa xôi ở Tây Bắc Việt Nam. Navarre đã thiết lập một cứ điểm ở vùng giao điểm của nhiều con đường quan trọng gần biên giới Lào với hi vọng đập tan các cuộc tấn công dự
------------------
(1) Báo cáo của Bộ Ngoại giao gửi tới Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ngày 5-8-1953, USVN, quyển 9, tr.128.
(2) Trích trong Bemard Faii, Hai Việt Nam: Một phân tích về chính trị và quân sự, New York, năm 1967, tr.122.

---------------

kiến và dụ các đơn vị chủ lực Việt Minh vào một chiến trường lộ thiên. Trong một thung lũng rộng được bao bọc bởi nhiều quả đồi có độ cao tới 300 m, ông ta xây dựng một tập đoàn cứ điểm quân sự có dây thép gai bao bọc và boongke liên hoàn, rồi vội vã điều 12 tiểu đoàn quân chính quy có máy bay và pháo hạng nặng yểm trợ.

Tướng Giáp đã tóm lấy "con mồi". Sau khi đánh chớp nhoáng vào Lào, tướng Giáp rút lui theo đường cũ và bao vây tập đoàn cứ điểm này của Pháp. Lúc này Navarre mới nhận thấy lực lượng 12.000 quân tinh nhuệ của mình đã bị cô lập ở một vùng xa xôi của Việt Nam.

Tuy không còn chắc có thể trụ vững trước sự tấn công mãnh liệt của Việt Minh, nhưng vào tháng 1, Navarre vẫn quyết định giữ tập đoàn cứ điểm này.

Trong lúc đó, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam bùng lên mạnh mẽ đã có tác động xấu đến vị thế chính trị vốn đã mỏng manh của Pháp. Khi Pháp bắt đầu các cuộc đàm phán để "hoàn thiện" nền độc lập của Việt Nam, các nhà dân tộc chủ nghĩa phi cộng sản, kể cả một số người ủng hộ Bảo Đại, đã đòi hỏi không chỉ một nền độc lập hoàn toàn mà còn là cắt đứt mọi liên hệ với Pháp. Mỹ lâm vào một tình thế cực kỳ khó xử. Tuy trước đó Mỹ ra sức ủng hộ trao lại quyền độc lập cho Việt Nam, nhưng lại sợ rằng những yêu sách của người Việt Nam sẽ khiến Pháp phải rút quân và rồi chính phủ Bảo Đại không thể tự mình tồn tại. Đại sứ Heath buộc tội người Việt Nam có thái độ "trẻ con" và "vô trách nhiệm". Dulles tức giận lên án những hoạt động "thiếu cân nhắc" của phái dân tộc chủ nghĩa và đưa ra lời hứa hẹn rằng Mỹ sẽ viện trợ quy mô lớn nếu họ hợp tác (1). Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thì gây áp lực buộc người Việt Nam phải hạ thấp yêu sách. Một nhà ngoại giao Mỹ hài hước nhận xét: "Chúng tôi đã làm điều đó giống như những kẻ dân thực dân Pháp cuối cùng tại Đông Dương"(2). Mặc dù Mỹ đã có nhiều cố gắng để dàn xếp, nhưng Pháp và Việt Nam không thể đi đến được một thỏa thuận về quy chế cho một Việt Nam độc lập.

Cuộc khủng hoảng chính trị cuối năm 1953, cùng với sự chuyển đổi rõ rệt được trong chính sách ngoại giao của Liên Xô, đã làm Pháp nghiêng mạnh về hướng giải quyết cuộc chiến tranh thông qua thương lượng. Nhiều chính trị gia Pháp kết luận, cùng lắm chỉ có thể vớt vát được ở cuộc chiến tranh này một điểm, đó là việc người Việt Nam chịu nằm trong khối Liên hiệp Pháp dù chỉ về hình thức, mà nếu không được như vậy thì chẳng có lý do gì để kéo dài nỗi thống khổ này. Sau khi Stalin qua đời, các nhà lãnh đạo trước đây từng nắm quyền trong điện Kremli đã đi theo đường lối hoà giải trong nhiều vấn đề lớn của cuộc chiến tranh lạnh, trong đó có vấn đề Đông Dương, và do vậy Pháp hy vọng ảnh hưởng Của Liên Xô sẽ cho phép họ đạt được một giải pháp có lợi. Dù Dulles phản đôi kịch liệt, đầu năm 1954 Pháp đã đồng ý đưa Đông Dương vào chương trình nghị sự của Hội nghị Đông-Tây sẽ họp tại Geneva để xem xét các vấn đề Viễn Đông.

Eisenhower và Dulles chỉ có thể miễn cưỡng chấp
-----------------------
(1) Heath gửi tới Bộ Ngoại giao, ngày 18-10-1953, FR, 1952-1954, XIII, tr.836; Dulles gửi Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, ngày 21-10-1953, USVN, quyển 9, tr.169-170.
(2) Trích từ Hammer, Đấu tranh vì Đông Dương, tr.319.

------------------------

nhận. Dù không tin vào lời đề nghị của Liên Xô và nghi ngờ về tính sáng suốt trong những quyết định của Pháp, nhưng họ không muốn đặt Mỹ vào vị thế là cường quốc duy nhất chống lại việc giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng quốc tế lớn này. Hơn nữa, mặc dù Dulles đe dọa Mỹ sẽ "đánh giá lại" các cam kết, Pháp vẫn không chịu tán thành cộng đồng phòng thủ châu âu và đường lối mới của Liên- Xô càng làm triển vọng tình hình thêm phức tạp vì các nước châu âu rất lo sợ Liên Xô sẽ tấn công. Cũng giống như vị bộ trưởng tiền nhiệm Acheson, Dulles không muốn ép pháp quá mạnh về vấn đề Đông Dương và sợ rằng họ sẽ cùng nhau bác bỏ tổ chức cộng đồng phòng thủ châu âu làm tan rã các đồng minh phương Tây khiến tình hình có lợi cho Liên Xô.

Tháng 1-1954, lần đầu tiên Mỹ đứng trước việc lựa chọn phải can thiệp quân sự trực tiếp vào Đông Dương.

Với những lời lẽ hùng hồn, Eisenhower tuyên bố trước Hội đồng An ninh Quốc gia rằng, ông ta kịch liệt phản đối việc đưa quân Mỹ vào các vùng rừng núi Đông Dương. Nhưng Eisenhower lại nhấn mạnh Mỹ không được quên những lợi ích quan trọng của mình ở khu vực này. Ví Đông Dương như một "con đê đang bị rò rỉ", ông ta cảnh báo, trong tình huống như vậy "đôi khi giải pháp tốt hơn lại là mó tay vào còn hơn là để cả con đê bị cuốn trôi" (1). Các quan chức Mỹ đặc biệt lo sợ tâm lý chán chường chiến tranh của Pháp có thể dẫn đến kết cục đầu hàng tại Hội nghị Geneva. Một uỷ
-----------------------
(1) Biên bản cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 8-1-1954, FR, các năm 1952-1954, III, tr.949 và 952.
---------------------

ban đặc biệt do tổng thống Mỹ cử ra nhằm xem xét chính sách đối với Đông Dương vào giữa tháng 3 đã khuyến nghị rằng, Mỹ cần tìm cách đẩy lùi khuynh hướng chủ bại tại Pháp và cần sử dụng ảnh hưởng của mình tại Geneva để đảm bảo sẽ không có một thỏa thuận nào có thể đạt được.

Dù Mỹ có nhiều nỗ lực, nhưng nếu Pháp cứ chấp nhận một giải pháp không thỏa đáng, thì Mỹ có thể phải dàn xếp với các nước trong khối Liên hiệp cũng như những quốc gia có liên quan khác để tiếp tục cuộc chiến mà không cần tới Pháp.

Trong khi Eisenhower cùng những cố vấn của ông ta đang cân nhắc về khả năng tầm xa Mỹ can thiệp vào Đông Dương, tướng Giáp đã xiết chặt thòng lọng quanh Điện Biên Phủ. Ngày 13-3-1954, Việt Minh mở một cuộc tấn công tổng lực và trong vòng 24 tiếng đã chiếm được hai quả đồi Him Lam và Độc Lập, những tiền đồn do Pháp lập ra để bảo vệ các pháo đài nằm ở thung lũng phía dưới. Các chuyên gia Mỹ và Pháp dự đoán không thể kéo pháo lên các điểm cao bao quanh cụm cứ điểm này. Nhưng Việt Minh lại dùng các "phương tiện vận tải thô sơ nhất", đưa những khẩu pháo đã được tháo rời, rồi lắp ráp lại và nguỵ trang rất khéo léo, hiệu quả dưới làn đạn đánh phá rất ác liệt của pháo binh và máy bay Pháp. Các khẩu pháo hạng nặng của Việt Minh đã nhanh chóng vô hiệu hoá sân bay, khiến cho đối phương không thể tiếp tế, ngoại trừ bằng cách thả dù, khiến cho 12.000 quân Pháp bị cô lập và chịu tổn thất.

Chiến thắng vang dội của Việt Minh ở Điện Biên Phủ đã làm nảy sinh khả năng Mỹ sẽ can thiệp khẩn cấp. Trong chuyến thăm Washington cuối tháng 3, Tham mưu trưởng Pháp tướng Paul Ely vẫn dự đoán "cơ hội thắng thua tại Điện Biên Phủ là 50-50" và chỉ yêu cầu Mỹ chuyển một số máy bay bổ sung cho Pháp dùng để oanh kích các phòng tuyến của Việt Minh quanh cụm cứ điểm này. Tuy nhiên, Ely lo sợ sâu sắc về khả năng Trung Quốc can thiệp nên công khai hỏi Dulles Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu xảy ra tình huống bất trắc này (1). Người ít lạc quan về Điện Biên Phủ hơn cả là đô đốc Arthur Radford, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Trong lúc Ely thăm Washington, đô đốc Radford bắt đầu nghiêm túc cân nhắc một kế hoạch mà các sĩ quan Pháp và Mỹ đã thiết kế ở Sài Gòn. Kế hoạch này yêu cầu sử dụng máy bay B-29 của Mỹ và máy bay trên các hàng không mẫu hạm ném bom ồ ạt, và có thể sử dụng vũ khí chiến thuật hạt nhân để giải vây cho Điện Biên Phủ. Mặc dù Radford không có một cam kết nào, nhưng ông ta đã khiến Ely hoàn toàn tin rằng ông ta sẽ cố gắng để bản kế hoạch được phê duyệt nếu như Pháp chính thức yêu cầu.

Song đề xuất sử dụng máy bay tấn công giành được rất ít sự ủng hộ tại Washington. Eisenhower cũng chỉ nghĩ thoáng qua về ý tưởng của một "cuộc oanh tạc đơn lẻ (do phi công Mỹ lái những chiếc máy bay không mang quân hiệu) nếu chắc chắn phải làm thì nó sẽ đem lại những kết
-----------------------------
(1) Biên bản cuộc đàm thoại, Ely và Dulles, ngày 23-3-1954, 751 G.00/3-2354, hồ sơ lưu Bộ Ngoại giao. Chi tiết hơn về những sự kiện này xem: George C. Herring và Rcharch H. Immerman, ~Eisenhower, Dulles và Điện Biên Phủ:"Ngày chúng ta không đi tới chiến tranh" xem lại ", Tạp chí Lịch sử nước Mỹ, số 71, tháng 9-1984, tr.343-363.
----------------------------------

quả quyết định", rồi ông ta vội vã nói thêm, "dĩ nhiên, nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ phải phủ nhận nó vĩnh viễn" (1). Dulles thì tích cực xem xét các hoạt động của không quân và hải quân tại Đông Dương, nhưng đó chỉ là giải pháp cuối cùng. Ngoại trưởng Mỹ lo ngại về mối đe dọa lâu dài đối với Đông Nam Á nhiều hơn mối đe dọa trước mắt với Điện Biên Phủ, vì vậy ông ta thiên về cái mà ông ta gọi là "Hành động phối hợp" (United Action), tức là thành lập một liên minh gồm Mỹ, Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Philippines, Thái Lan và các nước thuộc khối Liên hiệp Pháp để bảo đảm an ninh cho Đông Nam Á.Sự tồn tại của một liên minh như vậy có thể ngăn ngừa Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương cung như việc mở rộng ảnh hưởng của nước này tại bất kỳ đâu ở châu Á.Nếu như can thiệp quân sự trở nên cần thiết, "Hành động phối hợp" sẽ rửa được vết nhơ của cuộc chiến đối với chủ nghĩa thực dân của Pháp và sẽ đảm bảo rằng toàn bộ gánh nặng tài chính sẽ không đè lên vai Mỹ. Theo học thuyết về chính sách phòng thủ tầm nhìn mới", các lực lượng địa phương và khu vực có thể đảm nhiệm phần chính của cuộc chiến tranh trên bộ còn Mỹ bảo đảm chi viện không quân và hải quân, cung cấp tiền bạc và nhu yếu phẩm, huấn luyện các đội quân bản xứ.

Dulles và Eisenhower cũng không muốn can thiệp trừ khi họ buộc được Pháp phải có những nhượng bộ quan
------------------------
(1) Biên bản cuộc đàm thoại giữa Eisenhower và Dulles ngày 24-3- 1954, lô 64D199, hộp 222, Hồ sơ lưu Bộ Ngoại giao; Nhật ký James Hagerty, ngày 1-4-1954, Văn kiện James Hagerty, thư viện Dwight D.
Eisenhower, Abilene, Kans.

--------------------

trọng. Dulles cảnh báo rằng nếu Mỹ can thiệp, uy tín của nước này sẽ bị mắc kẹt vì Mỹ muốn chiến thắng mà nếu bị thất bại sẽ có ảnh hưởng không tốt trên toàn thế giới (1).

Chính quyền Eisenhower quy thất bại của Pháp là do họ không nắm được người Việt Nam và không chịu tiến hành cuộc chiến một cách mạnh mẽ; những nỗ lực kiên trì của Mỹ nhằm buộc Pháp thay đổi thái độ đã không mang lại kết quả. Hơn thế, không lâu trước đó Ely đã bác bỏ đề nghị mở rộng vai trò của đoàn cố vấn quân sự Mỹ, phàn nàn gay gắt về "bản chất xâm lược" của Mỹ và "quyết tâm kiểm soát và điều hành mọi công việc quan trọng"(2). Dulles và Eisenhower nhất trí rằng Mỹ không được mạo hiểm uy tín của mình tại Đông Dương cho tới khi Pháp có những cam kết chắc chắn duy trì quân đội của họ lại đó và thúc đẩy bước tiến tới trao quyền độc lập thật sự, đồng thời cho phép Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong việc huấn luyện các đội quân bản xứ và hoạch định các chiến lược quân sự.

Hầu hết các cố vấn quân sự cao cấp của Elsenhower đều kịch liệt phản đối việc sử dụng không quân tại Điện Biên Phủ. Một số người đặt câu hỏi liệu việc không kích có thể giải vây mà không huỷ diệt chính cụm cứ điểm này hay không; những người còn lại thì phân vân không biết một khi đã can thiệp rồi thì còn có thể giữ được trong phạm vi hạn chế hay không. Một nhà phân tích thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo: chúng ta không thể vượt thác
----------------------------
(1) Dwight D. Eisenhower, Mệnh lệnh thay đổi, 1953-1956, New York, năm 1963, tr.345.
(2) Radford gửi Eisenhower, ngày 29-3-1954, USVN, quyển 9, tr.283-284.

----------------------------

Niagara chỉ bằng một chiếc thùng nhỏ" (1) Trong hội đồng tham mưu trưởng liên quân, chỉ có tướng không quân Nathan F. Twining là tán thành việc sử dụng không quân oanh kích ở Điện Biên Phủ đồng thời đòi đặt ra những điều kiện trói buộc mà Pháp chắc chắn sẽ khó chấp thuận. Các tham mưu trưởng khác thì cảnh báo rằng việc can thiệp bằng không lực tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn và sẽ không có tác động quyết định tới kết cục của cuộc chiến. Là một người bộc trực, tham mưu trưởng lục quân Matthew Ridway đã đáp lại đòi hỏi của Radford về một cuộc không kích theo đề nghị chỉ với "một từ 'Không rõ ràng và trực tiếp".

Được báo động bởi cái mà ông ta xem như là một "ý tưởng hão huyền cũ rích... rằng chúng ta có thể làm mọi thứ theo một cách thức dễ dàng và rẻ mạt", Ridgway sau đó đã cảnh báo Eisenhower rằng chỉ riêng không quân thì không thể đảm bảo được thắng lợi tại Đông Dương và bất kỳ một lực lượng bộ binh nào được điều động tới đây sẽ phải chiến đấu với những điều kiện cực kỳ khó khăn về hậu cần và trong một địa hình vô cùng bất 1ợi (2).

Mặc dù hết sức hoài nghi về kết quả của cuộc không kích theo dự kiến tại Điện Biên Phủ, chính quyền Mỹ cũng thấy lo lắng trước cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Đông Dương và đã tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của quốc hội cho khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào khu vực này. Vào
--------------------------------
(1) văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), I, tr.89.
(2) Biên bản cuộc họp giữa Ridgway và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân ngày 2-4-1954, Văn kiện Matthew B. Ridgway, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Carlisle, Barracks, Pa.; Matthew B. Ridgway, Người lính New York, năm 1956, tr.276-277.

---------------------------------

đầu tháng 4, dường như khả năng Điện Biên Phủ thất thủ đã trở nên chắc chán. Eisenhower và Dulles lúc đó hy vọng nhiều vào việc "Hành động phối hợp với những quốc gia khác nhưng lại lo ngại rằng một thất bại tại Điện Biên Phủ có thể khiến Pháp sụp đổ trước khi có thể thực hiện kế hoạch "Hành động phối hợp", và khi đó chỉ còn một lựa chọn duy nhất để cứu vãn được Đông Dương là sử dụng các lực lượng không quân và hải quân Mỹ. Bài học đắt giá rút ra từ số phận của Truman trong cuộc chiến tranh Triều Tiên khiến Eisenhower không muốn hành động mà không được quốc hội hậu thuẫn, do vậy ông ta chỉ thị cho Dulles thăm dò ý kiến các nhà lãnh đạo quốc hội xem trong những điều kiện nào thì quốc hội cho phép sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ. Mục đích của cuộc gặp quan trọng tại Bộ Quốc phòng ngày 3-4 không phải là để tranh thủ sự ủng hộ cho việc tấn công bằng không quân như mọi người tương, mà để giành quyền tự do hành động nhằm triển khai các lực lượng không quân và hải quân Mỹ-dù có hay không sự ủng hộ của các đồng minh - nếu việc Điên Biên Phủ thất thủ gây nên nguy cơ mất đi toàn bộ vùng Đông Dương.

Chính quyền Eisenhower đã vấp phải một sự phản đối kiên quyết. Dulles và Radford nghiêm khắc cảnh báo rằng nếu không có hành động quyết định thì Mỹ có thể mất toàn cõi Đông Nam Á và tổng thống phải sử dụng các lực lượng không quân và hải quân "nếu ông ta thấy cần thiết vì lợi ích an ninh quốc gia". Không một ai nghi ngờ ý kiến đánh giá trên đây về mức độ nghiêm trọng của tình hình, nhưng các nghị sĩ yêu cầu "không được để xảy ra thêm một cuộc chiến tranh Triều Tiên nữa, khi mà Mỹ phải đảm nhiệm tới 90% nhân lực", và còn tỏ rõ họ sẽ không phê duyệt bất kỳ điều gì cho tới khí chính quyền Mỹ được các quốc gia khác cam kết ủng hộ chắc chắn. Dulles vẫn kiên trì cam đoan với các nhà lập pháp rằng chính quyền Mỹ không có ý định điều bộ binh sang Đông Dương và ông ta có thể dễ dàng tranh thủ được sự ủng hộ từ các đồng minh nếu ông ta có thể đảm bảo những gì chính quyền Mỹ sẽ làm. Nhưng các nghị sĩ không bị lung lay trước những lập luận đó. Họ cho rằng, "một khi đã quyết định tham chiến thì chắc chắn bước tiếp theo là sẽ sử dụng lực lượng bộ binh". Giống như chính quyền, họ cũng không tin tưởng vào Pháp, nên đã đề nghị Mỹ không nên tham chiến ủng hộ chủ nghĩa thực dân. Họ chỉ nhất trí đưa quân Mỹ vào Đông Dương khi đã tranh thủ được "những cam kết đầy đủ, của Anh và những đồng minh khác ủng hộ giải pháp can thiệp quân sự, từ việc Pháp cam kết "quốc tế hoá" cuộc chiến, đẩy nhanh việc trao quyền độc lập. Việc quốc hội Mỹ khăng khăng đòi phải có sự cam kết trước của đồng minh, đặc biệt của Anh, đã loại trừ phương án Mỹ đơn phương can thiệp và gây trở ngại lớn đối với kế hoạch "Hành động phối hợp" (1).

Cuộc họp ngày 3-4 dường như làm tan biến mọi khả năng dùng không quân đánh vào Điện Biên Phủ. Mặc dù không tha thiết với triển vọng Mỹ can thiệp dưới bất kỳ
---------------------------
(1) Bút lục Dulles, ngày 5-4-1954, "Hội đàm với các nhà lãnh đạo quốc hội", ngày 3-4-1954", Văn kiện John Foster Dulles, Thư viện Dwight D. Etsenhower, Abilence, Kans.
----------------------------

hình thức nào, nhưng chính phủ Pháp cuối cùng phải đi đến kết luận rằng, một cuộc không kích sẽ mang lại một hy vọng duy nhất là cứu nguy cho cụm cứ điểm đang bị bao vây, nên vào ngày 5-4 họ đã đề nghị thực hiện bản kế hoạch này. Nhưng Eisenhower ngay lập tức bác bỏ đề nghị của Pháp và bày tỏ tâm trạng bực mình với Radford vì ông ta đã làm Pháp hiểu nhầm ý đồ của Mỹ, rồi tuyên bố rõ ràng rằng đề nghị này là "bất khả thi về mặt chính trị" (1).

Trong một cuộc họp vào ngày 6-4, hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã thống nhất rằng việc hoạch định kế hoạch và động viên khả thi sau sự can thiệp nên "được tiến hành ngay lập tức", đồng thời chính quyền phải có những nỗ lực kiên quyết để đáp ứng những tiền đề cần thiết cho hành động phối hợp (2).

Trong khi số phận của Điện Biên Phủ vẫn chưa được định đoạt thì Mỹ điên cuồng thúc đẩy thực hiện kế hoạch "Hành động phối hợp". Dulles đi London và Paris để thương thuyết với các nhà lãnh đạo Anh và Pháp.

Eisenhower viết một bức thư riêng rất dài cho thủ tướng Anh Winston Churchill yêu cầu Anh ủng hộ liên minh "sẵn sàng chiến đấu ngăn cản sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á". Trong một cuộc họp báo được tuyên truyền rùm beng vào ngày 7-4, tổng thống Eisenhower đã xác lập cơ sở cho khả năng can thiệp của Mỹ. Bằng những lời lẽ dễ hiểu, ông ta phác hoạ những
----------------------------------
(1) Biên bản đàm thoại điện thoại, Eisenhower và Dulles, ngày 5-4- 1954,Văn kiện Eisenhower, Nhật ký hộp 3.
(2) Biên bản cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 6-4-1954, FR, 1952-195. XIII, tr.1253.
----------------------------------

nguyên tắc đã hình thành nên nền tảng cho chính sách của Mỹ trong 4 năm qua, và nhấn mạnh rằng Đông Dương là một nguồn quan trọng cung cấp thiếc, vonfram và cao su, và việc để Trung Quốc rơi vào tay "chế độ độc tài cộng sản", Mỹ "không thể chịu được tiếp những thiệt hại to lớn hơn". Quan trọng hơn, ông cảnh báo, nếu như Đông Dương thất thủ, các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á sẽ "nhanh chóng tan rã", giống như "hiệu ứng đôminô", và điều này sẽ gây ra những thiệt hại to lớn hơn về nguồn cung cấp nguyên liệu thô, nguy hại cho vị trí chiến lược của Mỹ ở Viễn Đông, và đẩy Nhật về phía phe cộng sản.

Eisenhower kết luận: "Hậu quả nhãn tiền mà sự mất mát này có thể đem lại đối với thế giới tự do là không thể tính nổi" (1).

Sự nhộn nhịp của hoạt động ngoại giao Mỹ trong tháng 4-1954 đã bộc lộ những bất đồng sâu sắc giữa Mỹ và các đồng minh. Chính phủ Churchill sẵn sàng tham gia dàn xếp một hiệp ước an ninh tập thể sau hội nghị Geneva, nhưng họ phản đối kịch liệt hành động can thiệp ngay vào Đông Dương. Churchill và ngoại trưởng Anh Anthony Eden không chia sẻ với Mỹ nỗi lo việc mất tất cả hoặc một phần của Đông Dương sẽ dẫn đến sự sụp đổ của toàn cõi Đông Nam Á.Họ tin rằng Pháp vẫn giữ được ảnh hưởng thích đáng để vớt vát được một giải pháp hợp lý tại hội nghị Geneva và họ sợ rằng hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài sẽ phá vỡ mọi hy vọng về một giải pháp qua
----------------------------------
(1) Eisenhower, Mệnh lệnh thay đổi, tr.346-347; DHwight D. Eisenhower, Văn kiện công khai, 1954, Washington, D.C., năm 1955, tr.382-384.
---------------------------

thương lượng và thậm chí có thể khơi lên một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Quan trọng hơn cả, họ không muốn Anh dính vào một cuộc chiến tranh mà họ cảm thấy là không thể nào giành được chiến thắng.

Những cuộc thảo luận của Dulles với Pháp cũng không đem lại kết quả và làm bộc lộ rõ giữa hai nước còn có những quan điểm khác nhau về cuộc chiến tranh cũng như về việc đàm phán tại hội nghị Geneva. Mỹ sẵn sàng muốn can thiệp vào Đông Dương, nhưng chỉ với điều kiện là Pháp phải chống lại một giải pháp thông qua thương lượng tại hội nghị Geneva, đồng ý tiếp tục ở lại Đông Dương chiến đấu lâu dài và chịu để cho đồng minh giữ vai trò lớn hơn trong việc hoạch định chiến lược và huấn luyện các lực lượng bản xứ, đồng thời chấp nhận những đòi hỏi của người Việt Nam về một nền độc lập hoàn toàn. Pháp khăng khăng cho rằng Việt Nam phải có mối quan hệ ràng buộc với khối Liên hiệp Pháp. Họ chỉ muốn một cuộc không kích nhằm giải vây cho Điện Biên Phủ. Họ chống lại việc quốc tế hoá cuộc chiến tranh, một việc không chỉ đe dọa uy tín của họ tại Đông Dương mà còn làm cho quyền kiểm soát tuột khỏi tay họ. Dulles hy vọng rằng nếu giúp Pháp, ông ta có thể cứu vãn được Cộng đồng phòng thủ châu âu, nhưng chính phủ Pháp đã nêu rõ. Cộng đồng phòng thủ châu âu sẽ không có một cơ may được chấp thuận nếu như Pháp phải cam kết duy trì quân đội tại Đông Dương vô thời hạn.

Chính quyền Mỹ khó chịu sâu sắc trước phản ứng của các đồng minh. Các quan chức Mỹ thì phàn nàn Anh "thiếu dũng khí", còn Eisenhower trách cứ kín đáo rằng Churchill và Eden tỏ ra "thiếu hiểu biết một cách đáng tiếc" về những mối hiểm hoạ của việc khoanh tay không hành động tại Đông Nam Á (1). Dulles đã hiểu nhầm việc Eden sẵn sàng thảo luận về những dàn xếp an ninh dài hạn như một cam kết mang tính thăm dò đối với kế hoạch hành động phối hợp, do đó khi được thông báo về lập trường thực sự của Anh, ông ta vô cùng tức giận. Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng phát khùng vì sự ngang ngạnh của Pháp.

Eisenhower đổ lỗi hoàn toàn cho Pháp đã đẩy Mỹ vào tình thế khốn khó hiện tại. Trong một bức thư gửi bạn Eisenhower viết, trước đó Pháp đã dùng "những lời nói quanh co để hứa hẹn trao quyền độc lập và mặc dù vì lý do này hay những yếu tố khác, họ đã phải hứng chịu những điều trái với mong đợi không thể tha thứ". Ông ta cự tuyệt xem xét việc can thiệp vào Đông Dương theo điều kiện của Pháp, với lập luận rằng người Pháp "muốn chúng ta tham gia cuộc chiến như một đối tác thấp kém hơn và cung cấp tiền của... trong khi bản thân họ vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực ở khu vực này" và Eisenhower sẽ "không đi cùng họ... trong bất kỳ một khía cạnh nào"(2).

sự phản đối của Quốc hội chỉ khiến chính phủ Mỹ củng cố thêm quyết tâm tránh đơn phương can thiệp để hỗ trợ Pháp. Trong một bài diễn văn được cả hai phe tán thưởng, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John F. Kennedy
--------------------
(1) Nhật ký Hagerty, ngày 25-4, Văn kiện Hagerty; Nhật ký Eisenhower, ngày 27-4-1954, Văn kiện Eisenhower, Nhật ký, hộp 3.
(2) Eisenhower gửi E.E. Hazlett, ngày 27-4-1954, Văn kiện Eisenhower, Nhật ký, hộp 4; biên bản điện đàm, Eisenhower và Walter Bedell Smith, ngày 24-4-1954, sách đã dẫn, hộp 3.

---------------------

bang Massachusetts đã cảnh báo rằng không một khối lượng viện trợ quân sự nào có thể chinh phục "được một kẻ thù của người dân nhưng lại được sự ủng hộ và sự mến mộ của họ", và chiến thắng đó không thể giành được chừng nào Pháp vẫn còn hiện diện tại Đông Dương. Khi một nhân vật cấp cao trong chính quyền Mỹ, sau đó được biết là phó tổng thống Richard M. Nixon, nhận xét "ngoài lề" rằng nếu như kế hoạch Hành động phối hợp thất bại thì Mỹ có thể phải hành động một mình, phản ứng đã bùng lên ngay lập tức và mạnh mẽ (1).

Ngay cả khi Pháp có xuống giọng hơn chút ít, thì việc Anh tiếp tục phản đối hành động can thiệp quân sự đã quyết định số phận của kế hoạch Hành động phối hợp.

Cuối tháng 4, Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault, người mà Dulles mô tả là "đang sắp hết thời", đã có một thỉnh cầu tuyệt vọng cuối cùng đề nghị Mỹ hỗ trợ, với lời cảnh báo ràng chỉ có một cuộc không kích "ồ ạt" mới có thể cứu nổi Điện Biên Phủ và bóng gió rằng Pháp sẵn sàng chấp nhận quốc tế hoá cuộc chiến tranh. Với hy vọng việc thực thi Hành động phối hợp lại bất ngờ trỗi dậy, Dulles thông báo cho Bidault rằng nếu như thuyết phục được Anh cùng hành động thì chính quyền Mỹ sẽ cố gắng đề nghị quốc hội ra nghị quyết cho phép can thiệp. Trong 3 ngày sau đó, vị ngoại trưởng này đã cố gắng hết sức thuyết phục Eden
--------------------
(l) Tuyên bố của Nixon đôi khi được xem như như một trái bóng thăm dò, nhưng nó chưa được phép và không phản ánh suy nghĩ của chính quyền vào thời điểm đó, Xem Nhật ký Hagerty, ngày 17-4-1954, Văn kiện Hagerty, và Richard M.Nixon, RN: Hồi ký của Richar M.Nixon, New York, năm 1978, tr.152-153.
------------------

thay đổi lập trường, với lời cảnh báo khẩn cấp rằng nếu không có sự ủng hộ của đồng minh, Pháp có thể phải từ bỏ cuộc chiến. Tuy nhiên,'Anh vẫn không đồng tình, do vậy chính quyền Mỹ buộc phải dừng bước. Ngày 26-4, Eisenhower thông báo cho các nhà lãnh đạo quốc hội rằng sẽ là một "sai lầm chiến lược nếu một mình tham gia cuộc chiến như một đối tác của Pháp" và thể hiện rõ rằng Hoà Kỳ sẽ can thiệp chỉ với tư cách là một thành phần trong một "tổ chức các quốc gia có liên quan". Ba ngày sau, hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã chính thức quyết định "tạm thời đình chỉ mọi hoạt động quân sự lúc này tại Đông Dương cho tới khi chúng ta thấy rõ diễn biến của hội nghị Geneva" (1).

Quyết định của Mỹ đã khiến sự thất thủ của Điện Biên Phủ là không thể tránh khỏi. Không có không lực Mỹ, Pháp không còn cách nào để cứu vãn cụm cứ điểm này.

Dưới hoả lực như mưa của pháo binh cùng hàng loạt các đợt xung kích bộ binh của Việt Minh, quân Pháp tuy đông nhưng đầy tuyệt vọng đã phải đầu hàng vào ngày 7-5, sau 55 ngày đêm kháng cự vô ích. Các bên tham chiến và các nước quan tâm đến tình hình Đông Dương đã nhanh chóng chuyển sang chú ý theo dõi hội nghị Geneva, nơi mà những ngày sau vấn đề Đông Dương sẽ được bàn tới. Với chiến thắng sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, Việt Minh bước vào đàm phán với niềm tin tưởng lớn. Do ảnh hưởng
----------------
(1) Dulles gửi Bộ Ngoại giao ngày 22-4-1954, Văn kiện Eisenhower, Hồ sơ Ann Withman, tóm tắt cuộc họp, ngày 26-4-1954, Văn kiện Eisenhower, hồ sơ giải mật, hộp 16, Nhật ký Hagerty, ngày 29-4- 1954, Văn kiện Hagerty.
-----------------

của Pháp ở Bắc Việt Nam hiện chỉ còn giới hạn ở một số khu vực nhỏ quanh Hà Nội, quân Pháp bắt đầu có sự chuẩn bị cho việc rút khỏi miền Bắc và cố cứu vãn càng nhiều càng tốt ở khu vực nam vĩ tuyến 16. Bidault than vãn, phái đoàn Pháp tới Geneva chỉ có những quân bài không đáng giá là "hai quân nhép và ba quân rô"(1).

Tại Geneva, Mỹ chỉ miễn cưỡng tham dự. Việc thương lượng với bất kỳ một quốc gia cộng sản là điều Mỹ ghét cay ghét đắng, đặc biệt là sự hiện diện của Trung Quốc cộng sản đã khiến cho họ thực sự khó chịu. Dulles chỉ có mặt ở Geneva rất ngắn và theo người viết tiểu sử của ông ta, Dulles đã hành xử như "một người khắt khe"(2). Dulles có lần nói rằng, cách duy nhất để ông ta và trưởng đoàn đại diện Trung Quốc Chu ân Lai gặp gỡ là ô tô của họ đâm vào nhau, và theo tin tức cho biết khi hai người thực sự gặp nhau trực diện, ông Chu đưa tay ra bắt còn ngoại trưởng Dulles thì đã quay lưng lại. Chính quyền Mỹ từ lâu lo sợ rằng hội nghị Geneva chỉ đơn thuần tạo điều kiện cho Pháp dâng nộp lại Đông Dương mà không bị sỉ nhục, và sự thất thủ của Điện Biên Phủ càng làm tăng thêm mối lo ngại này. Sau khi rời Geneva, Dulles chỉ thị cho đoàn đại biểu Mỹ rằng cần tham gia hội nghị này chỉ với tư cách một "quốc gia quan tâm", chứ không phải như "một bên tham chiến hay một nhân vật chính trong các cuộc thương lượng" và không được tán thành bất kỳ thỏa ước nào có tác
-----------------------
(1) Trích trong Chester Cooper, Cuộc thập tự chinh thất bại: Mỹ tại Việt Nam, New York, năm 1970, tr.79.
(2) Townsend Hoopers, Sự xấu xa và Jonh Foster Dullles, Boston, năm 1973, tr.222.

hại ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đến sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khối Liên hiệp (1). Trước vị thế quân sự của Việt Minh, khi hội nghị khai mạc, Dulles tuyên bố Mỹ sẽ không tán thành bất kỳ một thỏa thuận nào.

Thực ra, chính quyền Mỹ hy vọng hội nghị sẽ không đạt được một thỏa thuận nào, và trong suốt 5 tuần đầu của hội nghị Geneva, nước này vẫn giữ quan điểm về một triển vọng can thiệp quân sự. Khi Laniel yêu cầu Mỹ chi viện quân sự trong trường hợp Trung Quốc ngăn cản các đàm phán, trong lúc đó Việt Minh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động để giành thắng lợi trên chiến trường, Dulles và Eisenhower đã nghiêm túc xem xét một kế hoạch can thiệp mới. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân liền vạch ra các kế hoạch chi tiết cho việc triển khai quân đội Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có một chi tiết là sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu Mỹ muốn có lợi thế về quân sự. Các quan chức chính quyền Mỹ đã dự thảo một nghị quyết của quốc hội cho phép tổng thống triển khai quân đội tại Đông Dương.

Tuy nhiên, cũng như trước đó, Mỹ và Pháp không thể đạt được sự nhất trí về các điều khoản đặt ra. Lúc này, chính quyền Mỹ không đặt điều kiện chỉ can thiệp nếu được Anh ủng hộ, nhưng họ đã xiết chặt hơn những nhượng bộ mà Pháp phải thực hiện, nhấn mạnh rằng Pháp phải rõ ràng và nhanh chóng cam kết quốc tế hoá cuộc chiến và đảm bảo rằng các nước liên hiệp có thể rút khỏi khối Liên hiệp Pháp bất kỳ lúc nào. Pháp tỏ thái độ chỉ muốn bàn về những điều kiện của Mỹ và bổ sung một số yêu sách mà
-----------------------------
(1) Dulles gửi Smith ngày 12-5-1954, USVN, quyển 9, tr.457-459.

washington không thể chấp nhận, kể cả ít nhất Mỹ cũng cam kết tượng trưng là đưa quân vào cam kết ưu tiên triển khai không lực nếu Trung Quốc can thiệp. Cuộc thảo luận kéo dài mà chẳng đi đến đâu do vậy mỗi bên đều tăng dần mối cảnh giác với nhau. Cuối cùng, chính phủ Pháp quyết định phải tận dụng mọi khả năng giải quyết chiến tranh qua thương lượng trước khi xem xét đến việc kéo dài cuộc chiến. Eisenhower và Dulles phỏng đoán Pháp chủ yếu chỉ muốn duy trì khả năng Mỹ can thiệp vào Đông Dương "như là một lá bài tại Hội nghị Geneva", và họ không muốn cho phép Pháp được sử dụng Mỹ như một phương án vô hạn định. Các cuộc đàm phán đã chấm dứt vào giữa tháng 6 (1).

Trong lúc đó, hội nghị tại Geneva đã cố gắng để đi đến một thỏa thuận. Dưới áp lực từ nhiều phía, Việt Minh miễn cưỡng đồng ý với nguyên tắc chia cắt tạm thời Việt Nam để cho Pháp tập kết quân sự sau khi ngừng bắn. Laniel trước đó đã có những cam kết với Bảo Đại là không chấp nhận bất kỳ một hình thức chia cắt nào, nhưng chính phủ của Laniel đã bị hạ bệ ngày 12-6, thay vào đó là chính phủ của Pierre Mendes. Vị tân thủ tướng này tỏ ra linh hoạt trong vấn đề chia cắt và khi nhậm chức, ông ta hứa sẽ từ chức nếu không đi đến một giải pháp trước ngày 21-7.

Mặc dù rất nhiều chi tiết vẫn còn phải được bàn thảo, nhưng đã bắt đầu hình thành những nét tổng quát của một thỏa thuận chính trị khi các trưởng đoàn đại diện đồng ý tạm nghỉ vào ngày 19-6.
-----------------------
(1) Dulles gửi Toà lãnh sự Mỹ tại Geneva, ngày 8-6-1954, sách đã dẫn, tr.541.

vào lúc này, chính quyền Eisenhower có thay đổi về chính sách hướng về dài hạn. Nhận thấy không thể kéo dài cuộc chiến mà không phải hứng chịu những rủi ro không thể chấp nhận nổi và Việt Minh đã giành thắng lợi tại Geneva, chính quyền Mỹ bắt đầu đưa ra kế hoạch phòng thủ cho phần còn lại của Đông Dương và Đông Nam Á.

Ngày 24-6, Dulles thông báo cho các nhà lãnh đạo quốc hội Mỹ rằng bất kỳ một thỏa thuận nào tại Geneva sẽ là "những cái mà chúng ta phải đối phó", tuy nhiên ông ta đã tỏ vẻ lạc quan rằng Mỹ vẫn có thể "vãn hồi được điều gì đó" tại khu vực Đông Nam Á "không còn dấu vết của thực dân Pháp". Mỹ sẽ đảm nhận từ Pháp trách nhiệm bảo vệ Lào, Campuchia và phần còn lại của Việt Nam ở phía nam đường phân chia giới tuyến. Điều cơ bản đầu tiên là phải lập ra một phòng tuyến mà cộng sản không thể vượt qua, rồi sau đó "giữ vững vùng này và chiến đấu lật đổ (các chính thể cộng sản) trong khu vực này với tất cả sức mạnh mà chúng ta (Mỹ) có" thông qua viện trợ kinh tế và xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh. Mỹ phải đi đầu trong việc hình thành một tập đoàn phòng thủ khu vực đủ mạnh để "duy trì tự do tại Đông Nam Á"(1).

Trong vài tuần sau đó, Dulles cố gắng không mệt mỏi để đạt được một giải pháp cho phép Mỹ "bảo vệ Đông Dương và Đông Nam Á sau hội nghị Geneva. Ông ta tranh thủ được Anh đồng ý đặt ra một số nguyên tắc sẽ tạo nên một giải pháp "có thể chấp nhận được", kể cả việc bảo đảm cho Lào, Campuchia và Nam Việt Nam được tự do
--------------------------
(1) Nhật ký Hagerty, ngày 23, 24 và 28-6-1954, Văn kiện Hagerty.

duy trì "các chế độ ổn định và phi cộng sản" và tiếp nhận vũ khí và các cố vấn nước ngoài. Ông ta đã gây một áp lực cực lớn, thậm chí đe dọa là Mỹ sẽ rút hoàn toàn không tham gia hội nghị Geneva, cho tới khi Mèndes-france chấp nhận cái gọi là 7 điểm làm cơ sở cho lập trường thương lượng của Pháp. Tuy có được những hứa hẹn chắc chắn của Anh và Pháp, nhưng Dulles vẫn rất thận trọng trong những giai đoạn cuối cùng của hội nghị với quyết tâm duy trì quyền hoàn toàn tự do hành động. Ông ta thông báo cho trưởng đoàn đàm phán Mỹ Walter Bedell Smith rằng Mỹ chỉ được giữ một vai trò thụ động trong cuộc thương lượng. Nếu thỏa thuận đáp ứng được những nguyên tắc mà họ đề ra, chính quyền Mỹ sẽ có bản tuyên bố tán thành đơn phương, nhưng không đạt được các tiêu chuẩn mà họ đề ra, thì Mỹ vẫn giữ được quyền hoàn toàn tự do để "công khai tách ra khỏi thỏa thuận đó". Trong bất kỳ tình huống nào, Mỹ cũng sẽ không "cùng ký với cộng sản" và họ sẽ không ở vào vị thế phải bảo đảm thực hiện kết quả mà hội nghị đem lại (1).

Khi hội nghị họp trở lại, áp lực phải đi đến một thỏa thuận càng tăng mạnh. Hạn cuối ngày 21-7 đã nhanh chóng cận kề đối với Mèndes-france, và sự ủng hộ của Anh-Mỹ đã tăng cường thêm vị thế thương lượng của ông ta. Quan trọng hơn, mặc dù vị thế quân sự của Việt Minh mang lại cho họ có quyền yêu sách mạnh mẽ về ảnh hưởng đối với toàn Việt Nam, nhưng cả Trung Quốc và Liên Xô đã gây một áp lực cực lớn để có một nền hoà bình được
--------------------
(1) Văn kiện Lầu Năm góc, I, 152.

thỏa hiệp. Liên Xô chỉ có một lợi ích hạn chế ở Đông Nam Á và dường như đang theo đuổi một đường lối hoà giải đối với Pháp để khích lệ Pháp bác bỏ cộng đồng phòng thủ châu âu. Trung Quốc lúc này đang cố gắng nâng cao uy tín quốc tế và gia tăng ảnh hưởng của mình ở những quốc gia trung lập ở Nam và Đông Nam Á bằng cách đóng vai trò của một người tạo dựng hoà bình. Hơn thế, hình như Trung Quốc đang lo ngại rằng một cuộc chiến tranh kéo dài sẽ dẫn tới hiểm hoạ Mỹ sẽ can thiệp, do vậy có thể họ thấy rằng một hiệp định chia cắt Việt Nam sẽ khiến cho Việt Minh sẽ chịu bị ảnh hưởng của họ dễ dàng hơn. Với nhiều lý do từ phía bản thân mình, cả Liên Xô và Trung Quốc đã tiết chế bớt những yêu cầu của Việt Minh và đóng vai trò quan trọng trong việc dàn xếp thỏa hiệp.

Hiệp định Geneva 1954 đã phản ánh những áp lực này.

Việt Nam bị chia cắt theo vĩ tuyến 17 cho phép cả hai bên tập kết lực lượng quân sự. Hiệp định nhấn mạnh sự phân chia này chỉ có giá trị tạm thời và rằng không nên hiểu nó như "một đường biên giới chính trị hoặc lãnh thổ". Đất nước này sẽ được tái thống nhất bằng các cuộc tuyển cử chịu giám sát của một uỷ ban quốc tế bao gồm Canada, Ba Lan và Ấn Độ theo lịch trình vào mùa hè năm 1956. Để đảm bảo cho những xung đột không được nhen lại trong thời gian chuyển tiếp, hiệp định đã quy định rằng các lực lượng quân sự phải rút khỏi các vùng chia cắt tương ứng trong vòng 300 ngày, và cấm đưa vào những lực lượng vũ trang mới cũng như cấm thiết lập các căn cứ quân sự của nước ngoài. Không bên nào trong hai miền của Việt Nam được tham gia bất kỳ một liên minh quân sự. Hiệp định cũng đã thiết lập những dàn xếp đình chiến ở Lào và Campuchia. Quyền tự vệ của hai quốc gia này cũng được thừa nhận, nhưng để làm giảm nỗi lo ngại của Trung Quốc khả năng Mỹ can thiệp, hai nước này cũng không được tham gia bất kỳ một liên minh quân sự hoặc cho phép đặt căn cứ quân sự của nước ngoài trên đất của họ trừ trường hợp khi an ninh của họ bị đe dọa.

Chính quyền Eisenhower đón nhận hiệp định Geneva với những cảm giác lẫn lộn. Đúng như họ từng lo ngại trước đây, bản hiệp định này đã tạo ra một phản ứng dữ dội về mặt chính trị trong nước; nhà lãnh đạo thượng viện của Đảng Cộng hoà William Knowland coi đây là một "thắng lợi vĩ đại nhất mà chủ nghĩa cộng sản từng giành được trong hai mươi năm qua". Bản thân chính quyền Mỹ cũng lo ngại về việc mất đi miền Bắc Việt Nam-"hòn đá tảng trên đỉnh mái vòm Đông Nam Á". Theo Smith thì Eisenhower và Dulles đã nhận thấy "hoạt động ngoại giao hiếm khi có thể cho phép giành được thắng lợi tại bàn đàm phán những gì không thể giữ nổi được trên chiến trường".

Chính quyền Mỹ đã tự bảo vệ bản thân trước những chỉ trích ở trong nước và vẫn giữ được quyền tự do hành động bằng cách không chịu trực tiếp tham gia hiệp định. Trong một tuyên bố đơn phương, Mỹ chỉ đơn giản "ghi nhận" về hiệp định Geneva và Mỹ sẽ không "gây phiền hà cho những thỏa thuận này" bằng việc đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực (1).

Tuy nhiên, không phải toàn thể chính quyền Mỹ không
----------------------------
(1) Đã dẫn, 571-572.

hoàn toàn hài lòng với những kết quả đạt được. Những thỏa thuận trong bản hiệp định này còn tốt đẹp hơn là những gì Mỹ từng dự kiến vào lúc khai mạc và chúng cho phép Mỹ có phạm vi tự do đủ để tiếp tục theo đuổi đường lối mà Dulles đã vạch ra. Việc chia cắt Việt Nam chẳng dễ chịu gì, nhưng nó đã mang lại cho Mỹ cơ hội xây dựng lực lượng phi cộng sản tại Nam Việt Nam, một thử thách mà Eisenhower và Dulles rất sốt sắng đón nhận. Bản hiệp định này có đặt ra những hạn chế về sự can thiệp từ bên ngoài, nhưng chính quyền Mỹ không cho rằng đó là những hạn chế không thể vi phạm. Và một số quy định dường như là có lợi cho Mỹ. Thí dụ, Eisenhower và Dulles thống nhất rằng nếu như tuyển cử được tổ chức ngay lập tức, cụ Hồ sẽ dễ dàng giành thắng lợi. Nhưng sự trì hoãn 2 năm cho Mỹ "cơ hội khá tốt" để chuẩn bị và sự hiện diện của Canada trong Uỷ ban giám sát sẽ cho phép Mỹ "thực hiện được ý đồ của mình"(1).

Tuy chủ nghĩa thực dân Pháp dường như đã chấm dứt ở Đông Nam Á, nhưng Eisenhower và Dulles nhìn nhận vấn đề này với tâm trạng bình thản, nếu không nói là hoàn toàn phấn chấn. Ngay từ đầu, quan hệ đối tác Pháp-Mỹ ở Đông Dương đã mang nặng sự nghi ngờ lẫn nhau sâu sắc và căng thẳng ngấm ngầm. Từ năm 1950 đến 1954, tổng viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp là 2,6 tỷ USD, nhưng Mỹ đã thất bại trong việc gây ảnh hưởng đối với các chính sách của Pháp dù bằng những lời lẽ thuyết phục thân thiện hoặc
------------------------
(1) Biên bản điện đàm, Eisenhower và Dulles, ngày 20-7-1954, Văn kiện Eisenhower, Nhật ký, Hộp 4.

bằng cách áp đặt các điều kiện ràng buộc, và trong thực tế, sự cam kết với Pháp rút cục là một "ngõ cụt đường cùng".

Eisenhower và Dulles đã quy kết những thất bại của Pháp chủ yếu là do Pháp mưu toan duy trì vĩnh viễn chủ nghĩa thực dân tại Đông Dương, và họ tự tin rằng không có vấn đề mà pháp gây ra, Mỹ có thể xây dựng được một lực lượng Phi cộng sản có khả năng thế chân Việt Minh.

Eisenhower nhận xét: "Chúng ta phải cộng tác với những người này, và rồi tự họ sẽ sớm nhận ra rằng chúng ta là bạn bè của họ và họ không thể sống thiếu chúng ta"(1). Tuy nhiên thừa nhận là hiệp định Geneva chứa đựng "rất nhiều điều mà chúng tôi không muốn", nhưng Dulles nhấn mạnh ràng bản hiệp định đó có nhiều "khía cạnh có lợi", quan trọng hơn cả, "địa vị độc lập thực sự" cho Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Ông ta kết luận: "Điều quan trọng nhất không phải khóc thương cho quá khứ mà phải nắm lấy cơ hội tương lai nhằm ngăn chặn không để việc mất Bắc Việt Nam để cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương"(2).

---------------------------
(1) Nhật ký Hagerly, ngày 23-7-1954, Văn kiện Hagerty.
(2) Họp báo của Dulles ngày 23-7-1954, Văn kiện John Foster Dulles, Thư viện nguyên cảo Seeley G.Mudd, N.J.


Chương II

CON ĐẺ CỦA NƯỚC MỸ: XÂY DỰNG MT QUỐCC GIA TẠI NAM VIỆT NAM (1954-1961)


Năm 1956, thượng nghị sĩ John F. Kennedy tuyên bố: "Những nguyên lý cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ tuỳ thuộc đáng kể vào một nước Việt Nam tự do và hùng mạnh. Việt Nam tượng trưng cho Thế giới Tự do tại Đông Nam Á, là tảng đá đỉnh vòm, là chân móng của con đê".

Kennedy cảnh báo, nếu "làn thuỷ triều đỏ của chủ nghĩa cộng sản" đổ vào Việt Nam thì phần lớn châu Á sẽ bị đe doạ. Vị thượng nghị sĩ này còn phát biểu, nền kinh tế Việt Nam rất quan trọng đối với nền kinh tế của Đông Nam Á, "sự tự do chính trị" của Việt Nam là một "nguồn động viên cho những ai đang phấn đấu để đạt tới hoặc duy trì tự do ở khắp khu vực châu Á - và thậm chí là trên toàn thế giới". Mỹ có một bổn phận đặc biệt xuất phát từ lợi ích quốc gia đối với Việt Nam và vì thế Kennedy đã nhấn mạnh trong phần kết: "Việt Nam là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ rơi nó và cũng không thể làm ngơ trước những nhu cầu của nó" (1).
--------------------------
(1) John F. Kennedy, "Lợi ích của Mỹ tại Việt Nam", Tuyển tập diễn văn quan trọng, số 22, ngày 1-8-1956, tr. 617-619.

Lúc Kennedy phát biểu trước Hội những người bạn Mỹ của Việt Nam (American Friends of Viet Nam), có thể ông ta đã sa đà vào lối nói cường điệu, nhưng bài diễn văn đó đã bao quát những lý do căn bản trong chính sách của Mỹ tại Việt Nam trong những năm 1950, đã đề cập ít nhiều tới vai trò then chốt của Mỹ vào lúc khai sinh ra nước Việt Nam và nêu bật tầm quan trọng của đất nước này sau đó.

Vì cho rằng nếu Việt Nam rơi vào taychủ nghĩa cộng sản thì nguy cơ mất toàn bộ Đông Nam Á rất dễ xảy ra, nên sau hội nghị Geneva, chính quyền Eisenhower đã kiên quyết thực hiện việc tạo dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia mà sau này sẽ là thành trì chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và đóng vai trò như một nơi thử nghiệm cho "nền dân chủ" ở châu Á.Bắt nguồn từ tình trạng khẩn cấp của chiến tranh lạnh, công cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia này đã thu hút sự quan tâm của xã hội Mỹ và mang nhiều dáng dấp của một cuộc thập tự chinh.

Bắt đầu như một canh bạc đầy rủi ro, nhưng có lúc công cuộc thử nghiệm này lại có vẻ như là một trong những câu chuyện thành công nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời hậu chiến. Chỉ vào cuối thập kỷ đó, khi mà phong trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam thì người Mỹ mới nhận thức đầy đủ về tầm vóc và sự phức tạp của vấn đề mà trước đó họ đã gánh vác.

Cảnh báo rằng hội nghị Geneva là một "thảm họa" tạo điều kiện cho "chủ nghĩa cộng sản có bước nhảy vọt nghiêm trọng", mùa hè năm 1954 hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ kêu gọi thực hiện một "sáng kiến mới" để giữ vững địa vị của Mỹ ở Đông Nam Á.Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đề nghị nhiều vấn đề, trong đó có việc dùng "mọi biện pháp hiện có" để làm suy yếu chế độ Việt Minh còn non nớt ở miền Bắc Việt Nam (1). Trong thời gian còn lại của năm đó, một nhóm CIA nằm ở Sài Gòn dưới sự chỉ huy của đại tá Edward Lansdale đã đề ra nhiều biện pháp nhằm hoạt động lén lút quấy rối chính quyền Hà Nội. Nhiều toán bán quân sự thâm nhập qua khu vực phi quân sự thực hiện các nhiệm vụ phá hoại, như phá huỷ các nhà máy in, đổ chất ô nhiễm vào động cơ xe buýt làm tê liệt hệ thống giao thông vận tải. Những toán này cũng thực hiện các hoạt động "tâm lý chiến" nhằm gây khó khăn cho chính quyền Việt Minh và kích động người dân di cư vào Nam. Chúng rải truyền đơn giả loan báo những biện pháp khắc nghiệt mà chính quyền miền Bắc sẽ áp dụng, thậm chí còn sử dụng các nhà chiêm tinh dự đoán cái gọi là thời kỳ khó khăn gian khổ ở miền Bắc và thời kỳ tốt đẹp ở miền Nam (2) Trong lúc đó, Dulles vội vã tới Manila thương lượng về một hiệp ước an ninh Đông Nam Á mà trước đây trong cuộc khủng hoảng Điện Biên Phủ ông ta từng xúc tiến mạnh mẽ. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) có quá nhiều điểm yếu. Các quốc gia trung lập lớn của khu
---------------------------------
(1) Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, "Chính sách của Mỹ tại Viễn Đông". tháng 8-1954, Quốc hội Mỹ, House, Uỷ ban Quân dịch, Quan hệ Mỹ- Việt Nam 1945-1967: Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Washington, D.C, năm 1971, quyển 10. tr.731-741.
(2) Neo Sheehan, sách đã dẫn, văn kiện Lầu Năm góc được công bố bởi Thời báo New York, New York, năm 1971, tr.16-18, Sau đây xin được trích là Văn kiện Lầu Năm góc (NYT).

vực này như Mianma, ấn Độ, Indonesia đều từ chối tham gia và vì những hạn chế do hiệp định Geneva áp đặt nên Lào, Campuchia và Nam Việt Nam cũng không thể chính thức tham gia. Các nước thành viên chỉ cam kết "đối phó với những mối nguy hiểm chung" theo "những quy trình hiến định" của bản thân họ và có "tham khảo" ý kiến lẫn nhau. Tuy nhiên theo quan điểm của Dulles, thì nghị định thư SEATO vượt quá sự mong đợi. Ông ta hy vọng rằng, chỉ riêng sự tồn tại của liên minh này cũng đủ để răn đe cộng sản tấn công khu vực Đông Nam áp Quan trọng hơn, một nghị đính thư tách rời đã quy định cụ thể Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam là những khu vực mà nếu bị "đe doạ" sẽ gây "nguy hiểm" cho "hoà bình và an ninh của các nước ký Hiệp ước". Trong cuộc khủng hoảng Điện Biên Phủ, Dulles nhận thấy bị bó buộc do thiếu cơ sở pháp lý cho việc can thiệp vào Đông Dương. Nghị định thư SEATO không chỉ khắc phục khiếm khuyết này mà còn tạo cơ sở cho tình huống cần phải có "Hành động phối hợp trong tương lai và đem lại cho miền Nam Việt Nam một vị thế quốc tế bề ngoài như một quốc gia "tự do" (1).

Vấn đề then chốt để tiến tới một "sáng kiến mới" của Mỹ là miền Nam Việt Nam. Tháng 8-1954, hội đồng An ninh quốc gia đã khuyến nghị rằng Mỹ "cần phải cố hết sức để duy trì một Nam Việt Nam thân thiện phi cộng sản và ngăn cản cộng sản giành thắng lợi qua tổng tuyển cử
-----------------------------------------------
(1). Thành viên của SEATO bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Auslralia, New Zealand, Thái Lan, Philippines, Pakistan, Về thái độ của Dulles với liên minh này, xem phỏng vấn của Richard Bissell, Văn kiện Dulles, Princeton, N.J.

nhưng không công khai trái với lập trường của Mỹ đối với các hiệp định đình chiến..."(1) Vi phạm tinh thần và đôi khi cả lời văn của hiệp định Geneva, trong năm 1954 rồi cả sau đó, chính quyền Eisenhower đã câu kết chặt chẽ với chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam và không tiếc tay vung vãi các nguồn lực của mình vào việc xây dựng một quốc gia phi cộng sản có khả năng đứng vững tại Nam Việt Nam mà sau này sẽ đóng vai trò là một "hòn đá tảng của Thế giới Tự do tại Đông Nam á'? Giá như Mỹ nhìn rộng ra toàn thế giới thì chắc hẳn họ không thể lựa chọn một địa điểm kém triển vọng như vậy để thử nghiệm việc xây dựng một quốc gia. Giải pháp chia cắt đã để 14 trong số 25 triệu dân Việt Nam ở lại trên vĩ tuyến 17. Chế độ Bắc Viết không phải không gặp khó khăn và họ cũng đang phải đương đầu với những thách thức to lớn của công cuộc tái thiết hậu chiến. Tuy vậy, miền Bắc có một lực lượng quân đội hùng hậu được trang bị khá tốt và một chính quyền được tổ chức chặt chẽ. Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo dân tộc có uy tín nhất trên cả nước và Việt Minh đã giành được tình cảm quý trọng của nhân dân về việc lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tất cả các dân tộc Việt Nam đều thiết tha với nguyện vọng thống nhất đất nước...

Tại miền Nam Việt Nam, tình hình đã trở nên rối ren.

Nền kinh tế thuộc địa lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu gạo và cao su để cung cấp tài chính nhập khẩu
---------------------------
(1) Hội đồng An ninh Quốc gia, "Chính sách của Mỹ tại Viễn Đông" tháng 8-1954, USVN, quyển 10,tr.73l-741.

hàng hoá thiết yếu. Trải qua gần 14 năm chiến tranh, miền Nam bị tàn phá nặng nề và chỉ có những khoản chi tiêu quân sự khổng lồ của Pháp mới có thể giữ cho vùng đất này khỏi tan rã, nhưng những khoản chi tiêu đó sẽ chấm dứt trong nay mai. Pháp cuối cùng đã trao quyền độc lập cho nhà nước Việt Nam vào tháng 6-1954, nhưng chính phủ trên danh nghĩa do Bảo Đại đứng đầu chỉ là hư danh.

Đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng từ mùa hè năm 1954, Ngô Đình Diệm-một nhân vật kiên cường chống Pháp- đã thừa kế những thể chế cổ lỗ theo kiểu Pháp, rất không phù hợp với nhu cầu của một quốc gia độc lập - đó là "một nền chuyên chính phương Đông mang bản sắc Pháp" theo cách gọi đầy miệt thị của một người Mỹ. Chính quyền Diệm thiếu các viên chức có kinh nghiệm, lại bị hoen ố bởi mối quan hệ lâu dài không lấy gì làm tốt đẹp với Pháp nên chính phủ này không có cơ sở ủng hộ ở nông thôn hoặc trong số các nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc phi cộng sản ở Sài Gòn. Quân đội của chính quyền này được Pháp dựng lên trong tâm trạng tuyệt vọng ở những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến và tướng Navarre đã từng gọi một cách chính xác là một "đám quân ô hợp" (1).

Pháp dùng chính sách cổ điển "chia để trị" đối với các xứ thuộc địa Đông Dương và sau hội nghị Geneva, thực trạng cơ bản ở miền Nam Việt Nam là sự chia rẽ về chính trị. Quân Pháp tiếp tục ở lại và chính phủ Pháp vẫn còn níu kéo hy vọng phát huy ảnh hưởng ở thuộc địa cũ của mình.
-----------------------------------
(1) Robert Mcclintock gửi Bộ Ngoại Giao, ngày 20-5-1953, và ngày 8- 5-1954, FR, 1952-1954, XIII, tr.575, tr.1519.

Việt Minh kiểm soát được nhiều nơi, thậm chí ngay cả cửa ngõ Sài Gòn. Các phe phái, tổ chức chính trị-tôn giáo với chính quyền và quân đội riêng thống trị đồng bằng sông Cửu Long và ngoại Ô Sài Gòn như những lãnh địa riêng của họ. Vì coi việc di cư ồ ạt từ miền Bắc Việt Nam như là một biện pháp có khả năng thực hiện làm lệch cán cân chính trị có lợi cho miền Nam và thậm chí là giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1956, nên Pháp và Mỹ đã tích cực kích động dân miền Bắc vượt giới tuyến 17. Trong vài tuần sau hiệp định Geneva, các giáo dân Công giáo miền Bắc đã đổ vào miền Nam với nhịp độ khoảng 7.000 người một ngày, bổ sung thêm những căng thẳng tôn giáo và sắc tộc trong một hỗn thế vốn đã vô cùng bất ổn.

Một số quan chức Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc về những cạm bẫy trong công cuộc xây dựng quốc gia tại miền Nam Việt Nam. Bản đánh giá của cơ quan tình báo quốc gia tháng 8-1954 đã khuyến cáo rằng, dù Mỹ có tích cực ủng hộ thì cũng có "rất ít" cơ hội để thiết lập một chính phủ mạnh và ổn định (1) tại Nam Việt Nam. Khi nhận được đề nghị xây dựng chương trình huấn luyện quân đội Nam Việt Nam, hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã lưỡng lự và cho rằng, nếu xây dựng một quân đội thiếu "sự kiểm soát của một chính phủ dân sự ổn định và tương đối mạnh" thì điều đó sẽ trở thành "vô vọng"(2). Do nhất trí
--------------------------------
(1) Đánh giá của tình báo quốc gia số 63-5-54, "Viễn cảnh hậu Geneva tại Đông Dương", ngày 3-8-1954, USVN, Quyển 10, tr.692.
(2) Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân gửi Bộ trưởng Quốc phòng, ngày 4, 12-8-1954, sách đã dẫn, tr.701-702, tr.759-760.

-----------------------------
rằng, tình hình miền Nam Việt Nam là "cực kỳ vô vọng", bộ trưởng quốc quốc phòng Charles E. Wilson đã yêu cầu Mỹ rút ra "một cách hoàn toàn càng sớm càng tốt". Với những lời lẽ mang tính tiên tri trong hơn một thập kỷ sau, Wiison cảnh báo rằng ông nhận thấy "không có gì ngoài nỗi thống khổ đang chờ đợi chúng ta nếu chúng ta vẫn tiếp tục bám lấy khu vực đó" (1).

Song những lời dự báo bi quan đó không làm nản lòng Eisenhower và Dulles. Ngoại trưởng Dulles thừa nhận rằng, cơ hội thành công có thể không quá một phần mười.

Nhưng mặt khác ông ta và tổng thống Eisenhower vẫn cho rằng, nếu không hành động thì có nguy cơ toàn bộ khu vực có tầm quan trọng sinh tử này rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản. Dường như cảm thấy rằng mình xuất phát từ động cơ trong sáng và sử dụng những phương pháp ưu việt nên Mỹ cho rằng họ có thể thành công ở nơi mà Pháp đã thất bại trong việc xây dựng một quân đội Nam Việt Nam mạnh và một chính phủ có khả năng trụ vững. Thêm nữa, trong hai năm đầu cầm quyền, chính quyền Eisenhower chỉ với những nỗ lực ở mức độ hạn chế đã lật đổ được các chính phủ không thân thiện ở Iran và Guatemala, do vậy Eisenhower và Dulles có thể đã đi đến kết luận rằng họ cũng có thể giải quyết được tình hình rối loạn ở Việt Nam.

Tuy thừa nhận mình có sa đà vào một cuộc tranh luận kiểu "gà đẻ ra trứng hay trứng đẻ ra gà", nhưng Dulles đã trực tiếp thông báo cho các tham mưu trưởng liên quân rằng,
------------------------------
(1) Biên bản họp Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 26-10-1954, FR 1952-1954, III. 2184-2186.
----------------------------------
một quân đội mạnh có thể làm ổn định chính phủ Nam Việt Nam hơn bất kỳ một yếu tố nào khác (1). Lập luận của ông ta cuối cùng đã thuyết phục được tổng thống Eisenhower. Tại cuộc họp của hội đồng An ninh Quốc gia ngày 22-10-1954, Eisenhower đã dùng một câu châm ngôn để khẳng định với "lòng tin sâu sắc" rằng "kẻ chột làm vua xứ mù", qua đó có thể ông ta muốn nói rằng, dù có nhiều trở ngại nhưng Mỹ vẫn đủ tài lực để chiến thắng (2). Ngay sau đó, chính quyền Mỹ đã lao vào một chương trình viện trợ lớn cho Nam Việt Nam. Cam kết này được chuẩn bị một cách thận trọng và kèm với điều kiện về những cải cách cơ bản mà Diệm phải thực hiện, nhưng ý nghĩa của bước đi này thật rõ ràng: Cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia đã bắt đầu được thực hiện.

Nhân vật mà Eisenhower trao cho cam kết mang tính định mệnh này có những phẩm chất hoàn hảo của một người theo chủ nghĩa dân tộc, theo quan điểm của người Mỹ, quan trọng hơn, là một người chống Cộng. Là một trong 9 người con của Ngô Đình Khả, một vị quan của triều đình phong kiến Huế, Ngô Đình Diệm theo học trường dòng Công giáo của Pháp tại Huế và trường Hành chính công ở Hà Nội, nơi mà sau khi đỗ thủ khoa, ông ta được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy của nhà nước bảo hộ của An Nam. Là một con chiên mộ đạo, ông ta trở thành một phần tử chống cộng khét tiếng trước khi trở
---------------------------
(1) Dulles gửi Charles E. Wilson, ngày 18-8- 1954, USVN, Quyển 10, tr.728-729.
(2) Biên bản của cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 22-l0- 1954, FR. 1952-1954, XIII, tr. 2154.

---------------------------------
thành một nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc. Khi đảm nhiệm chức trách tại miền Trung Việt Nam, Diệm đã phát hiện ra một cuộc khởi nghĩa do Cộng sản khởi xướng năm 1929 và ông ta đã ra sức đàn áp các nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa đó. Để thưởng công, Pháp bổ nhiệm Diệm giữ chức vụ bộ trưởng nội vụ, chức vụ cao nhất trong nội các.

Nhưng khi Pháp không chịu thực hiện cải cách theo đề nghị của ông ta, Diệm đã từ chức và không chịu giữ chức vụ đó nữa kể cả khi bị đe dọa trục xuất. Trong phần lớn hai thập niên tiếp theo, Diệm gần như chịu cảnh lưu đày trên chính quê hương mình, sống một cuộc đời ẩn dật, không nhận lời mời của Nhật, Việt Minh và Bảo Đại tham gia một số chính phủ thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Cuối cùng, Diệm rời Việt Nam, tới Rome, rồi dừng lại ở tu viện Maryknoll tại Lakewood, bang New Jersey. Khi ở Mỹ, ông ta đã đi diễn thuyết ở nhiều nơi và bằng những lời kêu gọi đầy nhiệt huyết cho một nước Việt Nam độc lập, phi cộng sản, ông ta đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn như Hồng y giáo chủ Spellman thuộc dòng Francis và các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ là John F. Kenneđy và Mike Mansfield (1).

Đầu óc dân tộc chủ nghĩa và kinh nghiệm quản lý hành chính của Diệm đã khiến cho ông ta xuất hiện như một lựa chọn logic cho chức vụ thủ tướng của một Việt Nam độc lập nhưng ông ta thiếu nhiều phẩm chất cần thiết để đối phó những thách thức vấp phải. Và phẩm chất đáng chú ý
------------------------------------
(1) Frances FitzGerald, Lửa trong lòng hồ: Người Việt Nam và Người Mỹ tại Việt Nam, Boston, năm 1972 tr.80-84, 98-99.
-------------------------------------
nhất của ông ta dường như là một lòng quyết tâm ương ngạnh kiên trì đương đầu với những hiểm nguy và một thiên hướng sinh tồn rất rõ rệt. Là người rất nguyên tắc Diệm có xu hướng cầu toàn, điều đó khiến cho ông ta mất đi sự linh hoạt cần thiết để xử lý những vấn đề nan giải và những xung đột sâu sắc mà ông ta vấp phải. Tình yêu đất nước trừu tượng của Diệm thật "sâu sắc", nhưng ông ta là một con người sống xa lánh quần chúng, ít nhạy bén trước nhu cầu và khó khăn của người dân Việt Nam. Không nhận thức được thực chất của các quy trình chính trị và giá trị truyền thống bị mai một và phá huỷ do chiến tranh, ông ta nhìn về Việt Nam như một đế chế phong kiến không còn tồn tại. Diệm không có một kế hoạch xây dựng một quốc gia hiện đại hoặc động viên dân chúng. Là một người hướng nội và trầm lặng, ông ta không gây dựng được uy tín như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Robert Shaplen hồi tưởng: "Diệm thấp và đậm người, khuôn mặt tròn trịa và mái tóc đen dày, dáng đi lật đật. Ông ta luôn mặt đồ trắng và trông như được tạc bằng ngà". Tuy có tài ăn nói - "chỉ một câu hỏi cũng làm bùng lên thành một bài diễn giải kéo dài một giờ hoặc hơn"- nhưng Diệm lại ít chịu lắng nghe và tỏ ra lãnh đạm với ngay cả phản ứng mà ông ta gây ra cho người khác (1).

Con đường dẫn tới chức tổng thống Nam Việt Nam của Diệm đến nay vẫn còn chưa sáng tỏ. Nhà lãnh đạo theo Công giáo này đã có liên hệ với chính quyền Mỹ từ năm
---------------------
(1) Robert Shaplen, Cuộc cách mạng thất bại: Mỹ ở Việt Nam, 1946- 1966, New York, năm 1966, tr.104.
------------------
1951, ông ta phê phán sự lãnh đạo của Bảo Đại và thể hiện một cách khôn ngoan niềm hy vọng "có phần khát khao" rằng Mỹ có thể đưa quân vào Việt Nam. Thái độ chống Pháp dữ dội của Diệm có thể đã quá mức dưới con mắt của Bộ Ngoại giao Mỹ do bộ trưởng Dean Acheson đứng đầu lúc bấy giờ, và các nhà ngoại giao Mỹ đã đánh giá nhà dân tộc tự lưu đầy này là quá cứng nhắc, quá Thiên chúa giáo và quá "thầy tu" để làm một nhà lãnh đạo hiệu quả. Tuy nhiên, Diệm cũng giành được sự chú ý của tướng William Donovan, cục trưởng Cục Tình báo Trung ương Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2, người mà lúc đó từ văn phòng của mình ở phố Wall đang chỉ huy một mạng lưới chống cộng trên toàn cầu. Donovan và những người Mỹ theo đạo Thiên chúa danh tiếng như Spellman và Mansfield, dù được sự ủng hộ của CIA hay không, có thể đã gây sức ép buộc Bảo Đại phải chấp nhận Diệm. Hoặc vị hoàng đế này có thể đã tìm đến Diệm như một cách thức để ông ta giành được sự ủng hộ cần thiết của người Mỹ nhằm thoát khỏi ách thống trị của Pháp (1).

Tuy Mỹ có thể có tác động đến việc bổ nhiệm Diệm, nhưng rất nhiều quan chức cấp cao của Mỹ không mấy
--------------------------------
(1) Acheson gửi Công sứ quán tại Sài Gòn, ngày 16-1-1951 văn kiện số #3051, Văn kiện William J. Donovan, Viện Lịch sử Quân sự Mỹ, Carlisle Barrcks, Pa. Các hoạt động chống cộng của Donovan được phân tích trong Anthony Cave Brown, Vị Anh hùng cuối cùng: Wild Bill Donovan (New York, 1984), tr.820-822, 828. Về sự vận động của giới Thiên Chúa Giáo và sự liên can của CIA trong dẫn đến việc cầm quyền của Diệm: xem nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, Chính quyền Mỹ và Cuộc chiếu tranh Việt Nam, phần I, Washington, D.C., năm 1983, tr.261-262.
----------------------------------

phấn khích trước việc Diệm lên cầm quyền. Thực vậy, sau này nhìn lại người ta mới ngạc nhiên vì những dự đoán thực tế ban đầu về tài lãnh đạo của vị tổng thống này đã gợi ra những vấn đề lớn có thể phát triển về sau. Từ Geneva, Walter Bedell Smith đã tỏ ý hi vọng rằng Diệm có thể là "một Gianđa chính trị hiện đại" với "khả năng tập hợp đất nước hậu thuẫn cho mình". Tuy nhiên, tại Paris Đại sứ Douglas Dillon cũng đành bằng lòng trước sự xuất hiện của "nhân vật thần bí" này chỉ bởi vì các vị tiền nhiệm của ông ta đã đặt ra những chuẩn mực quá thấp.

Trong vài tuần lễ đầu khi Diệm nhậm chức, đại diện Robert McClintock tại Sài Gòn đã gọi ông ta là "một đấng cứu thế không có lời phán truyền", phàn nàn về "tầm nhìn thiển cận" của Diệm rồi chua cay nhận xét rằng "chính sách duy nhất mà Diệm có thể đưa ra được là yêu cầu Mỹ viện trợ ngay dưới mọi hình thức" (1).

Trong suốt thu đông 1954-1955, Diệm là tiêu điểm của cuộc tranh cãi gay gắt và kéo dài giữa Mỹ và Pháp. Tranh cãi chắc chắn là điều không thể tránh khỏi do những căng thẳng kéo dài trong 4 năm hợp tác đầy khó khăn, và cuộc tranh cãi này càng trở nên gay gắt hơn do nhiều mối nghi ngờ lẫn nhau hết sức sâu sắc, từ cấp hoạch định chính sách cao cấp tại Paris và Washington xuống cấp thực hiện ở Sài Gòn. Pháp chỉ ủng hộ cho Diệm ở mức độ vừa phải, còn
------------------------------------
(1) T.B. Millar, tái bản, Bộ trưởng Ngoại giao Allstralia: Nhật ký của R.
G. Cassey, 1951-1960, London, năm 1972, tr.159; Dillon gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 24-5-1954, FR, 1952-1954, XIII, tr.1608-1609; McClintock gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 4-7-1954, sách đã dẫn, tr.1783-1784.
-------------------------------------
Mỹ với một số lý do biện minh lại lo ngại rằng Paris chơi trò hai mặt, vừa tìm cách duy trì địa vị của họ ở miền Nam vừa mưu toan xây dựng cầu nối với Hà Nội. Các quan chức Mỹ cũng sợ rằng xu hướng của chính phủ Pháp là để cho người tài năng nhất chiến thắng trong cuộc tuyển cử sắp tới có thể tạo điều kiện cho Hồ Chí Minh thắng lợi. Pháp lúc nào cũng bực bội với việc Mỹ nhảy vào Việt Nam và nghi ngờ rằng Mỹ sử dụng Diệm để tìm cách thay chân họ. Một nhà báo Pháp hằm hè: "Diệm có phẩm chất hiếm có và đáng quý ở châu Á, đó chính là ông ta là một kẻ thân Mỹ" (1). Những mối bất hoà về vấn đề Việt Nam càng thêm gay gắt do Pháp bác bỏ cộng đồng Phòng thủ châu âu, điều này khiến cho quan hệ Pháp-Mỹ trở nên căng thẳng hơn và chí ít cũng tạm thời đẩy liên minh phương Tây vào một thế lộn xộn.

Tại Việt Nam, Mỹ đã nắm hầu hết các con bài và cuối cùng họ có thể bắt nước Pháp cứng đầu chịu sự áp đặt chính sách của họ. Pháp vẫn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ để chi viện cho quân đội của họ ở Việt Nam và vào mùa thu năm 1954 Washington đã dùng lợi thế này để buộc Paris cam kết ủng hộ Diệm. Chính quyền Eisenhower cũng đòi viện trợ kinh tế và quân sự trực tiếp cho chính phủ Diệm chứ không phải là rót qua phái đoàn Pháp ở Sài Gòn như Paris đề nghị. Trong suốt mùa đông năm 1954- 1955, các quan chức Pháp vẫn khăng khăng nói rằng, Diệm không có khả năng điều hành chính phủ và đề nghị để Bảo Đại hoặc một nhân vật dân tộc danh tiếng nào đó
----------------------------------
(1) Trích trong FR, 1952-1954, XIII, tr.2333.
------------------------------------
thay Diệm. Nhưng Dulles không chấp thuận. Vị bộ trưởng này kết luận: nếu đúng như Pháp lập luận Bảo Đại là người duy nhất có thể cứu được Việt Nam thì "chúng ta chắc chắn sẽ tuyệt vọng". Ông ta thừa nhận Diệm có một số nhược điểm, nhưng đồng ý với lý lẽ của đại sứ Donald Heath rằng "không ai có thể thay thế ông ta để phục vụ tốt hơn cho lợi ích của Mỹ" (1). Hơn hết, sự ủng hộ tích cực và hào phóng của Dulles và Mỹ chính là nhân tố giúp Diệm tiếp tục cầm quyền bất chấp sự phản đối kịch liệt của Pháp.

Sự hỗ trợ kịp thời của Mỹ đã giúp Diệm đè bẹp hàng loạt âm mưu quân sự chống chính phủ của ông ta. Đại sứ quán Mỹ đã ngăn chặn một âm mưu đảo chính vào mùa thu năm 1954 bằng cách tuyên bố công khai rằng, bất kỳ sự thay đổi chính phủ nào sẽ dẫn đến Mỹ ngừng viện trợ cho Nam Việt Nam. Edward Lansdale cũng tự tay chặn lại một cuộc đảo chính khác vào tháng 11. Nguyên là một viên chức làm nhiệm vụ thông tín, Lansdale đã phục vụ tại cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và sau đó đã giúp tổng thống Philippines Ramon Maggsaysay trấn áp nghĩa quân Huk. Là một nhà hoạt động khoa trương và giàu óc tưởng tượng với nhiều mưu ma chước quỷ, ông ta đã nhanh chóng tranh thủ được tình cảm của Diệm và trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất cũng như người ủng hộ lớn tiếng nhất của vị thủ tướng này. Khi biết một nhóm sĩ quan đang âm mưu
---------------------------------
(1) Đại Sứ quán Mỹ tại Paris gửi Bộ Ngoại giao, ngày 19-12-1954,  USVN, quyển 10, tr.826-834; Heath gửi Walter Robertson, ngày 17-1 12-1954, sách đã dẫn, tr.824-825.
---------------------------------
lật đổ chính phủ Diệm, Lansdale đã dụ dỗ đưa một số người cầm đầu ra nước ngoài bằng cách bỏ tiền cho họ đi du lịch tại Manila và âm mưu này đã nhanh chóng thất bại.

Mỹ cũng giúp Diệm đối phó với một số vấn đề lớn trong năm đầu nhậm chức, mà đáng chú ý nhất là cuộc di dân ồ ạt từ miền Bắc vào. Hưởng ứng lời kêu gọi tha thiết của nhà thờ Công giáo miền Nam rằng "Chúa đã vào Nam" và lời cảnh báo rằng sinh mạng của họ sẽ bị đe dọa nếu họ vẫn tiếp tục sống dưới chế độ cộng sản, sau hiệp định Geneva khoảng 900.000 dân di cư, phần lớn là các giáo dân, đã trốn chạy khỏi miền Bắc. Mỹ đã tổ chức một lực lượng đặc nhiệm gồm khoảng 50 chiếc thuyền theo một chương trình mang cái tên mĩ miều "Hành trình đến Tự do" và song song với những hoạt động từ thiện tư nhân, họ đã thành lập nhiều trung tâm đón tiếp, cung cấp lương thực, thực phẩm, quần áo và thuốc men khẩn cấp cho dân di cư. Vì cùng là dân Bắc kỳ nên Diệm nhiệt tình với dân di cư và chính phủ của ông ta đã trợ cấp xây dựng nhà ở và lo cơm ăn áo mặc cho họ. Harold Stassen, người phụ trách hoạt động đối ngoại, đã gọi chương trình "Hành trình đến Tự do" này là "một trong những mốc son" của lịch sử Viễn Đông hiện đại, và việc Diệm giải quyết hiệu quả những vấn đề trước mắt do dân di cư tạo ra cũng được nêu lên như bằng chứng ban đầu minh chứng cho khả năng cai trị Nam Việt Nam của ông ta dưới sự giám hộ của Mỹ. Tuy vậy vấn đề tái định cư và hoà nhập về lâu dài đã tỏ ra khó khăn
---------------------------
(1) Sheehan, Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.20.
---------------------------
hơn nhiều, và thái độ thiên vị với dân Bắc kỳ của Diệm lại là một trong nhiều điều quan trọng được nêu trong bản cáo trạng chống lại ông ta sau này (l).

Dù có sự giúp đỡ của Mỹ, Diệm cũng suýt chết trong cuộc khủng hoảng giáo phái năm 1955. Cao Đài và Hoà Hảo đại diện cho các lực lượng chính trị có tiềm lực nhất trong một xã hội bị chia cắt của Việt Nam sau hội nghị Geneva. Được tổ chức theo đường lối của nhà thờ Thiên chúa giáo với "Giáo chủ" đứng đầu, đạo Cao Đài có 2 triệu tín đồ, một đội quân 20.000 người và nắm quyền kiểm soát chính trị với phần lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đạo Hoà Hảo có khoảng 1 triệu tín đồ và 15.000 quân, kiểm soát vùng Tây Bắc Sài Gòn. Ngoài ra, phái Bình Xuyên, một tổ chức kiểu mafla dưới quyền tướng cướp Bảy Viễn, có quân số 25.000 người, kiếm chác nhiều khoản tiền bẩn thỉu lớn từ những sòng bạc và lầu xanh tại Sài Gòn và trong thực tế còn điều hành được cả lực lượng cảnh sát thành phố. Do không thể trị được các giáo phái trong khi phải đánh nhau với Việt Minh, Pháp đã cho họ quyền tự trị thực sự. Vốn đã quen với việc tự điều hành công việc, các giáo phái trên không muốn để quyền lực và tiền tài của mình rơi vào tay chính phủ quốc gia mới (2).

Chiến thuật "chia để thuần phục" của Diệm chỉ làm cho các giáo phái cố kết chống lại ông ta. Ông ta cho Cao Đài và Hoà Hảo giữ ghế trong nội các. Lansdale đi sâu vào
-------------------------------------
(1) Stassen gửi Eisenhower, ngày 7-6-1955, Văn kiện Eisenhower, Hồ sơ 181-B, Hộp 862, Gertrude Samuels, "Hành trình đến Tự do", Địa lý Quốc gia, số 107, tháng 6-1955, tr.858-874.
(2) FitzGerald, Lửa trong lòng hồ, tr.56-57.

---------------------------------------
các cánh rừng gần biên giới Campuchia và mua chuộc được những lãnh tụ quan trọng nhất của Cao Đài ra làm việc cho chính phủ Diệm. Đại sứ quán Mỹ lại hậu thuẫn cho Diệm bằng cách cảnh báo rằng nếu các giáo phái lật đổ tổng thống thì Mỹ sẽ ngừng viện trợ, phó mặc Nam Việt Nam cho Việt Minh định đoạt. Tuy nhiên, Diệm đã ngang ngạnh cự tuyệt đàm phán với phái Bình Xuyên và việc nối lại quan hệ hữu hảo giữa Diệm với Cao Đài và Hoà Hảo đã tan vỡ khi ông ta từ chối đề nghị của họ đòi tự trị trong phạm vi lãnh thổ của hai giáo phái này. Mùa xuân năm 1955, các giáo phái này phối hợp với Bình Xuyên mở một cuộc tấn công tổng lực chống lại chính phủ. Đến tháng 3, quân đội chính phủ và các lực lượng quân sự của các giáo phái đã bắt đầu đánh nhau công khai trên đường phố Sài Gòn.

Việc Diệm không giải quyết nổi các giáo phái đã làm cho các quan chức cấp cao của Pháp và Mỹ ở Sài Gòn tính chuyện phải hạ bệ ông ta. Tướng Paul Ely, cao uỷ Pháp ở Việt Nam, góp ý với đại sứ quán Mỹ rằng, Diệm gần như mắc chứng hoang tưởng tự đại, không nên giữ nguyên chức vụ cho ông ta, và nếu tiếp tục giữ Diệm lại thì tức là "chúng ta đã giữ lại cho Việt Nam một vị lãnh đạo kém cỏi nhất từ trước đến nay". Tướng J. Lawton Collins, người được Eisenhower bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam tháng 12, cũng nhất trí với điều này. Ngay từ khi đến Việt Nam, Collins đã tỏ ra nghi ngờ Diệm, và cuộc khủng hoảng giáo phái này càng khiến cho ông ta tin rằng sự nghi ngờ của mình là đúng. Ngày 7-4, Collins khuyến cáo Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Diệm không có "khả năng xây dựng được sự thống nhất về mục tiêu và hành động cần thiết... để ngăn chặn nước này rơi vào vòng kiểm soát của chủ nghĩa cộng sản" (1).

Sau đó vài tuần, Collins về Washington để giải trình việc thay thế Diệm. Nhưng Dulles giữ nguyên lập trường cũ với lý lẽ những vấn đề mà Diệm mắc phải là do âm mưu của Pháp và "các lãnh chúa" Việt Nam, và nếu để cho quan điểm của Pháp thắng thế thì rồi "chúng ta sẽ trả tiền, còn Pháp thì đưa ra chủ trương" (2). Tuy nhiên Collins đã thuyết phục được tổng thống, thế là Dulles và Bộ Ngoại giao chỉ còn cách dàn xếp một thỏa hiệp nhằm vớt vát thể diện, qua đó Diệm vẫn giữ được ghế tổng thống, một chức vụ chủ yếu trên danh nghĩa, còn thực quyền trong chính phủ được trao cho người khác.

Trong lúc Collins trên đường sang Việt Nam để thực hiện sự thay đổi này thì đã xảy ra một sự biến tạo cơ hội mới cho những người Mỹ ủng hộ Diệm. Khi phái Bình Xuyên mở cuộc tấn công bằng đạn cối vào dinh tổng thống, Diệm đã hạ lệnh cho quân đội chính phủ vào trận, và thật ngạc nhiên, họ đã nhanh chóng đẩy lùi quân đối lập vào Chợ Lớn, một quận tập trung nhiều người Hoa ở Sài Gòn. Mặc dù đã chỉ thị chỉ được giữ thái độ trung lập, nhưng nhiều người Mỹ đã công khai đứng về phía Diệm.

Theo Lansdale, trưởng phái đoàn quân sự Mỹ, tướng John W. O'Daniel, "đã phóng xe có treo cờ Mỹ qua chỗ quân
---------------------------------
(1) Collins gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 7-4-1955, Văn kiện Eisenhower, Hồ sơ quốc tế, Việt Nam (2), hộp 50.
(2) Nhật ký Hagerty, ngày 30-3, 12, 20-4-1955, Văn kiện Hagerty; USVN, quyển 10, tr.909.

chính phủ, giơ ngón tay cái lên ra hiệu và hét to: "Hãy đánh tan xác chúng đi" (1). Bản thân Lansdale cũng thuyết phục được toà đại sứ đa nghi tin rằng, cuộc phản công thắng lợi chứng tỏ lòng trung thành của quân đội và Diệm có sức mạnh để lãnh đạo. Hơn nữa, vào một thời điểm gay cấn trong cuộc đấu tranh, một điệp viên CIA đã thuyết phục được Diệm phớt lờ bức điện của Bảo Đại đòi ông ta từ chức.

Thắng lợi của Diệm trong cuộc đấu tranh chống lại phái Bình Xuyên đã tạo nên sự đảo lộn có ý nghĩa to lớn về lâu dài trong chính sách của Mỹ. Các nhà lãnh đạo thượng viện Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ Mansfield và thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hoà đại diện cho bang Califomia William Knowland đã tích cực vận động để giữ Diệm ở lại.

Sau khi thua Collins ở keo đầu, với sự ủng hộ của người em của mình là Allen Dulles, giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), ngoại trưởng Mỹ Dulles đã khéo léo khai thác những diễn biến ở Sài Gòn. ông ta lập luận rằng, Diệm là lựa chọn duy nhất "để cứu Nam Việt Nam và chống phá phong trào cách mạng", nên cần phải "toàn tâm toàn ý" ủng hộ Diệm và không được cho phép Diệm trở thành một Karensky nữa". Ngoại trưởng Dulles đã thuyết phục tổng thống tiếp tục dùng con người mà vừa hôm qua thôi sự nghiệp chính trị còn đứng bên bờ vực thẳm (2).

Việc Mỹ ủng hộ Diệm đã gây nên một cuộc khủng
---------------------------
(1) Edward G. Landsdale, ở giữa cuộc chiến, New York, năm 1972, tr.288.
(2) Dulles gửi Bộ Ngoại giao, ngày 8-5-1955, USVN, quyển 10, tr.962-963.

--------------------
hoảng cuối cùng với Pháp - một cuộc khủng hoảng mà theo quan điểm của Mỹ không phải là không thú vị. Trong một cuộc chạm trán dữ dội ở Paris vào giữa tháng 5, thủ tướng Pháp Edgar Faure gay gắt cho rằng "Diệm không chỉ bất lực mà còn điên khùng" và "Pháp không thể tiếp tục chuốc lấy rủi ro cùng với ông ta"; nếu Mỹ cứ khăng khăng ủng hộ Diệm thì Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam (l). Được hội đồng tham mưu trưởng liên quân khuyến nghị là việc Pháp rút quân, dù về lâu dài cũng là điều nên làm, nhưng sẽ làm cho quốc gia mới này rất dễ bị tổn thương, Dulles sau đó đã thuyết phục Pháp tiếp tục ở lại và ủng hộ Diệm cho tới khi mà bản thân người Việt Nam có thể tự giải quyết tương lai của đất nước họ thông qua tổng tuyển cử.

ông ta cũng bộc lộ rằng Mỹ sẽ độc lập xây dựng chính sách của mình và không tham khảo ý kiến của Pháp trước khi hành động. Tóm lại, đó là một màn biểu diễn xuất sắc của Dulles. Thỏa thuận này bảo đảm cho một sự ủng hộ trước mắt của Pháp, nhưng lại để cho Mỹ được hoàn toàn tự do hành động. Do thất vọng với Dulles và với Diệm, đồng thời lại đang phải đối phó với nghĩa quân ở các thuộc địa Bắc Phi, Pháp đã phải giã từ những gì còn lại trong giấc mộng viễn chinh của mình và bắt đầu rút quân từng giai đoạn khỏi nơi mà trước đây từng là viên ngọc toả sáng nhất trong khối Liên hiệp Pháp.

Được cổ vũ bởi thắng lợi của chính mình và sự giúp đỡ của Mỹ, Diệm nhanh chóng củng cố quyền lực. Quân đội chính phủ đã đẩy lực lượng Bình Xuyên vào các đầm lầy ở
-----------------
(1) Sách đã dẫn.
--------------------
phía Đông Sài Gòn, nơi mà cuối cùng lực lượng này buộc phải đầu hàng, và dồn quân Hoà Hảo về vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bị cô lập, Cao Đài không còn lựa chọn nào khác là phải chạy về phía Diệm. Với sự giúp đỡ của Mỹ, một cuộc trưng cầu dân ý "quốc gia" (trên toàn miền Nam) được vội vã dàn xếp giữa Diệm và Bảo Đại. Các cố vấn Mỹ thông báo cho Diệm biết chỉ cần 60% số phiếu bầu là đã vượt qua đa số cần thiết, nhưng Diệm và em của ông ta là Ngô Đình Nhu đã cố ý gian lận nên đạt tới 98,2% số phiếu với việc thu được 605.000 lá phiếu, trong khi chỉ có 450.000 cử tri đăng ký đi bỏ phiếu tại Sài Gòn. Như vậy, mặc dù đã đối mặt với nguy cơ sụp đổ vào tháng 5- 1955, nhưng với sự giúp đỡ của Mỹ, Diệm đã thiết lập được quyền kiểm soát chính phủ Nam Việt Nam mà không phe nào tranh chấp nổi vào cuối năm này.

Với sự hậu thuẫn vững chắc của Mỹ, Diệm cũng ngăn cản tuyển cử theo quy định của hiệp định Geneva. Lập trường này là khó xử đối với Mỹ do họ vẫn có truyền thống ủng hộ tuyển cử tự do cùng những chính sách của họ ở Đức và Triều Tiên. Nhưng ngay cả những nhân vật ủng hộ Diệm cũng thấy rằng danh tiếng của và lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh đã khiến cho cuộc tổng tuyển cử chỉ đem nguy cơ rủi ro đến với Diệm. Và dù sao thì miền Bắc đông dân hơn - lại đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội - sẽ chắc chắn giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử này.

Washington và Sài Gòn quy chụp cho Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định Geneva để biện minh cho lập trường của họ. Họ còn viện tới những lý do pháp lý, khăng khăng cho rằng các điều khoản của hiệp định Geneva yêu cầu tổng tuyển cử là không có "giá trị pháp lý" và chỉ thể hiện nguyện vọng mang tính đạo đức giả" chẳng can hệ đến ai.

Ngoài mặt, Mỹ và Nam Việt Nam vẫn khẳng định họ sẽ tham gia tuyển cử tự do thực sự. Dulles lập luận, một lập trường như vậy là "điều không ai có thể chê trách về ý đồ", và không có gì nguy hiểm vì các nước cộng sản không bao giờ chịu cho phép một tiến trình chính trị tự do và công khai (1).

Việc Diệm chối bỏ tham gia tổng tuyển cử đã chấm dứt mọi cơ hội thống nhất đất nước, ít nhất là trong tạm thời, và việc chia cắt đất nước ngày càng mang tính lâu dài.

Diệm không cho phép qua lại với miền Bắc, kể cả trao đổi thư từ. Vĩ tuyến 17 đã trở thành một trong những đường biên giới bị hạn chế nhất trên thế giới.

Sau khi đảm bảo cho chế độ Diêm tồn tại được trong những năm đầu đầy sóng gió, Mỹ đã hào phóng chi viện cho chế độ này trong suốt những năm còn lại của thập kỷ 50. Mục tiêu cơ bản trong chính sách của Mỹ vẫn là tiếp tục duy trì một Nam Việt Nam độc lập làm thành trì chống lại sự thâm nhập của cộng sản vào Đông Nam á. Trong những năm giữa thập kỷ 50, chiến trường chính của chiến tranh lạnh đã chuyển từ châu âu sang những quốc gia mới trỗi dậy ở châu á và châu Phi, nơi Mỹ và Liên Xô tranh
--------------------------------
(1) Trần Văn Chương, "Bình luận về yêu cầu của Việt Minh đối với Tổng tuyển cử tại Việt Nam", tài liệu số 4051, Văn kiện Donovan; Hội những người bạn Mỹ của Việt Nam, "Vấn đề tuyển cử", n.d, sao trong Văn kiện Hans Morgenthau, thư viện Quốc hội, Washington, D.C., Họp báo của Dulles, ngày 30-8-1955, Văn kiện Dulles, Princeton, N.J., hộp 95.
------------------------------
giành ảnh hưởng và tìm cách phô trương những giá trị ưu việt trong chế độ của mình. Trong bối cảnh này, Nam Việt Nam càng có tầm quan trọng, vì đó là một nơi thử nghiệm sức sống của những tư tưởng và thể chế Mỹ ở các nước chậm phát triển.

Cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia do Dulles vội vã khởi xướng đã nhanh chóng mang dáng vẻ của một cuộc thập tự chinh. Các quỹ từ thiện tư nhân cấp phát lương thực, xà phòng, bàn chải đánh răng và thuốc men cấp cứu cho dân di cư, và tích cực làm việc để cải thiện cuộc sống cho họ trong các trại ti nạn. ủy ban Cứu hộ quốc tế còn tiến xa hơn. Ban đầu ủy ban Cứu hộ quốc tế được thành lập để trợ giúp dân di cư từ nước Đức quốc xã, sau đó chuyển những nỗ lực của mình sang phục vụ chiến tranh lạnh. Tại Việt Nam, họ tuyên bố sẽ đóng vai trò của "ngọn hải đăng khích lệ" cho những ai có khát vọng duy trì và mở rộng "nhận thức về một nền văn hoá dân chủ". Uỷ ban Cứu hộ quốc tế đã lưu diễn các vở kịch chống cộng tại các làng xã và tài trợ cho những cuộc biểu diễn cũng như các triển lãm nghệ thuật ở thành phố xoay quanh chủ đề dân chủ. Uỷ ban này còn tổ chức ra các trung tâm tự do ở Sài Gòn, Huế và Đà Lạt qua nhiều hoạt động đa dạng và có vẻ mâu thuẫn nhau để tranh thủ những trí thức và sinh viên Việt Nam bất mãn, như nghiên cứu "văn hoá Việt Nam thuần tuý" và các khoá học tiếng Anh (1). Trong khi đó ở Mỹ, những người theo phái tự do và bảo thủ phối hợp
-----------------------
(1) Báo cáo của Robert MacAlister gửi Uỷ ban Cứu hộ quốc tế tháng 5 đến tháng 10-1955, tài liệu số 4084, Văn kiện Donovan.
--------------------------
thành lập tổ chức Những người bạn Mỹ của Việt Nam (AFV) do Donovan đứng đầu nhằm làm sáng tỏ quan điểm của Mỹ về "thực tế" tại Việt Nam và vận động chính phủ Mỹ ủng hộ chính quyền Diệm. Tổ chức AFV trong lời tuyên bố về mục đích của của mình đã khẳng định: "Một nước Việt Nam tự do có nghĩa là một đảm bảo lớn hơn cho tự do trên toàn thế giới". Còn tướng O'Daniel, một thành viên danh dự của tổ chức này, năm 1960 đã viết: "Chỉ có một số ít trong chúng ta có mặt ở đất nước xa xôi đó" (1).

Do đã dính sâu vào Nam Việt Nam, nên chính quyền Eisenhower cũng chẳng cần đến sự thúc ép của các nhóm vận động riêng lẻ. Từ năm 1955 đến năm 1961, Mỹ đã rót trên 1 tỷ USD vào viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam, và tính đến năm 1961, chính quyền Diệm đã đứng thứ 5 trong số các nước nhận viện trợ nhiều nhất từ Mỹ. Vào cuối thập kỷ 50, đã có trên 1.500 người Mỹ ở Nam Việt Nam, giúp đỡ cho chính quyền Diệm dưới nhiều hình thức và phái bộ Mỹ ở Sài Gòn đã có quy mô lớn nhất so với các phái bộ của Mỹ ở các nơi khác trên thế giới.

Chương trình viện trợ của Mỹ ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng một quân đội Nam Việt Nam. Dulles ngay từ đầu đã nhấn mạnh rằng, việc phát triển quân đội mạnh và hiện đại là bước cần thiết đầu tiên để xây dựng một chính phủ ổn định. Các yếu tố như quân viễn chinh Pháp rút về nước, sự hiện diện của một quân đội lớn và dày dạn
--------------------------------
(1) Những người bạn Việt Nam của Mỹ, "Tuyên bố về mục đích", n.d., sao trong Văn kiện Morgenthau; John W. O'Daniel, Quốc gia bị chối bỏ để chết đói, New York, năm 1960, tr.11.
-----------------------------
kinh nghiệm trận mạc ở miền Bắc và tình trạng liên tục bất ổn định tại miền Nam đều làm nổi bật sự cần thiết phải gây dựng cho Nam Việt Nam một lực lượng quân sự hùng hậu.

Từ năm 1955 đến năm 1961, viện trợ quân sự chiếm hơn 78% tổng chương trình ngoại viện của Mỹ tại Nam Việt Nam.

Đầu năm 1956, Mỹ thay Pháp gánh vác toàn bộ trách nhiệm huấn luyện quân đội Nam Việt Nam. Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) ở Sài Gòn đảm nhiệm một chương trình cấp tốc xây dựng quân đội Nam Việt Nam trở thành một lực lượng thực sự có hiệu lực. Bị hiệp định Geneva hạn chế số lượng của phái đoàn MAAG ở mức 342 người nên Mỹ đã dùng nhiều thủ đoạn gian trá để nâng số nhân viên này lên 692 người. Từ năm 1955 đến năm 1960, phái đoàn này nằm dưới sự chỉ huy của trung tướng Samuel Williams, một cựu binh đỏm dáng đã trải qua hai cuộc thế chiến và gần đây là chiến tranh Triều Tiên, vốn nổi danh như một huyền thoại trong quân đội Mỹ về tính kỷ luật nghiêm minh và một giọng lưỡi cay nghiệt.

Phái đoàn MAAG đã thực sự đương đầu với những khó khăn to lớn. Mỹ tiếp quản từ Pháp một đội quân khoảng hơn 250.000 người, được tổ chức, huấn luyện cũng như trang bị rất tồi tệ, nhuệ khí suy sụp, thiếu một tinh thần vì quốc gia, và các sĩ quan và các chuyên gia đã qua đào tạo như pháo binh và công binh thì bất tài, kém cỏi. Vấn đề hậu cần của quân đội này lại càng tồi tệ do Pháp khi ra đi đã mang theo hầu hết các trang thiết bị tốt nhất và những gì bỏ lại Việt Nam chỉ là hàng tấn vũ khí, trang bị cổ lỗ và vô dụng. Các cố vấn Mỹ cũng phải khoả lấp những khoảng cách sâu sắc về ngôn ngữ và văn hoá. Dù có thiện ý, nhưng các cố vấn Mỹ thường tỏ thái độ trịch thượng với người Việt Nam và có khi còn gọi họ là "dân bản xứ". Một sĩ quan trong phái đoàn MAAG lúc đó đã viết: "Có lẽ một vấn đề lớn nhất duy nhất mà MAAG vấp phải là họ luôn có nhiệm vụ làm cho người Việt Nam yên lòng rằng Mỹ không phải là một nước thực dân-một sự cam đoan mà mỗi cố vấn mới đến đều phải tự mình nhắc lại" (l). Từ nền tảng yếu kém này và trước nhiều khó khăn nghiêm trọng trong thực tế, MAAG được giao nhiệm vụ đầy thử thách là xây dựng một đội quân có năng lực duy trì an ninh nội bộ và giữ vững phòng tuyến chống xâm lược từ miền Bắc cho đến khi có thể đưa quân đội nước ngoài vào.

Dưới sự chỉ đạo của MAAG, Mỹ đã tổ chức lại, trang bị và huấn luyện cho quân đội Nam Việt Nam. Mỹ đã cung cấp khoảng 85 triệu USD mỗi năm dưới hình thức trang bị quân sự, trong đó có quân trang, vũ khí hạng nhẹ, otô, xe tăng và máy bay trực thăng. Mỹ trả lương cho sĩ quan và binh lính, tài trợ xây dựng các căn cứ quân sự và đảm nhận chi phí cho các chương trình huấn luyện.

MAAG đã giảm quân số Nam Việt Nam xuống còn 150.000 người và tổ chức chúng thành các sư đoàn cơ động có thể thực hiện các nhiệm vụ kép. Họ đã thực hiện chương trình huấn luyện đầy tham vọng, trên cơ sở mô
----------------------------
(1) Judson J. Conner, "Những chiếc răng cho con Rồng của Thế giới Tự do", Thông tin Quân đội, tháng 11-1960, tr.41; Ronald H. Spector, Cố vấn và Hỗ trợ: Những năm đầu, I941-1960, Washington, D.C., 1983, tr.278-282.
-------------------------
hình quân đội Mỹ, gồm có học viện chỉ huy và tổng tham mưu cho các sĩ quan cao cấp, các trường đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Chỉ riêng năm 1960, đã có hơn 1.600 binh lính Việt Nam tham gia các chương trình "hải ngoại", học tập tại Mỹ và các nước thuộc "Thế giới Tự do". Các phát ngôn viên chính thức tuyên bố rằng cho đến năm 1960, Mỹ đã đạt được một "kỳ tích nhỏ", tức là đã chuyển hoá cái mà trước đây chỉ "nhỉnh hơn một tập hợp đầy hạn chế những người được trang bí vũ khí" thành một đội quân hiện đại và có hiệu lực (l).

Nhưng, như vẫn thường xảy ra ở Việt Nam, thực tế khác xa so với những lời nói hoa mỹ khoa trương. Vào năm 1960, quân đội Nam Việt Nam vẫn thiếu những sĩ quan có năng lực, và sau này tướng Williams đã thú nhận rằng, nhiều sĩ quan giữ cương vị chủ chốt vẫn còn "kém về chất lượng". Theo một trong những trợ lý hàng đầu của tướng Williams thì "không ai có thể đào tạo được những chỉ huy giỏi bằng cách cử đến các căn cứ huấn luyện ở Benning, Knox, Leavenworth hay Quantico những cậu học trò thiếu giáo dục, được trang bị, huấn luyện yếu kém và thiếu động cơ phấn đấu" (2). Quyết tâm của Diệm duy trì một chế độ kiểm soát chặt chẽ với quân đội đã làm vô hiệu hoá những nỗ lực của MAAG nhằm xây dựng một hệ thống chỉ huy vận hành trơn tru. Tổng thống Diệm đích thân ra lệnh cho các đơn vị đi chiến đấu, phớt lờ Bộ Quốc
-----------------------------
(1) Conner, "Những chiếc răng cho con Rồng của Thế giới Tự do", tr.33.
(2) Robert H. Whitlow, "Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam, 1954-1960", luận văn Thạc sĩ, Đại học Kentucky, năm 1972, tr.87.

-----------------------------
phòng và Bộ Tổng Tham mưu. ông ta chọn những sĩ quan tin cẩn để giao những chức vụ quan trọng chứ không chọn các sĩ quan có năng lực, đề bạt sĩ quan theo lòng trung thành chứ không căn cứ thành tích và thường xuyên cải tổ bộ máy chỉ huy cấp cao. ở Sài Gòn đã có một câu nói châm biếm rằng: "Các vị tướng và đại tá là những lữ khách hạng nhất duy nhất ở Việt Nam" (1).

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là quân đội được huấn luyện để làm một nhiệm vụ sai lầm. Cần phải phê phán kịch liệt MAAG đã không chuẩn bị cho quân đội Nam Việt Nam khả năng đối phó với lối tác chiến du kích, nhưng theo tầm nhìn của giữa những năm 50 thì trọng tâm của phái đoàn này cũng khá hợp lý. Đứng trước một nhiệm vụ hầu như không thể thực hiện nổi là từ một con số không xây dựng nên một đội quân có khả năng thực hiện hai nhiệm vụ rất khác nhau, MAAG theo lẽ tự nhiên phải ngả về lối tác chiến chính quy là điều quen thuộc đối với họ nhất. Hơn nữa, ít nhất cho đến tận năm 1958, vùng nông thôn vẫn còn khá yên tĩnh và dường như Diệm đã cố thủ vững chắc. Williams và hầu hết các nhân viên của ông ta đã phục vụ ở Triều Tiên, cùng nét tương đồng đáng ngạc nhiên giữa tình hình Việt Nam và Triều Tiên đã khiến họ ngả sang hướng tập trung vào mối đe dọa của một cuộc xâm lược từ miền Bắc. Cũng do rút kinh nghiệm từ thực tiễn chiến tranh ở Hy Lạp và Philippines, họ nghi ngờ Bắc Việt Nam có thể đủ khả năng đe dọa miền Nam. Do vậy, quân đội Nam Việt Nam được huấn luyện, tổ chức và trang bị
-----------------------------------
(1) Jean Lacouture, Việt Nam giữa hai lần đình chiến, New York, năm 1966, tr.117.
-----------------------------------
chủ yếu để tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô và chỉ sau khi Nam Việt Nam bị một cuộc chiến tranh nổi dậy ở nông thôn bao vây thì toàn bộ những yếu kém của đội quân này mới hộc lộ rõ.

Dân phòng là một lực lượng bán quân sự có nhiệm vụ hỗ trợ cho quân đội duy trì trị an, nhưng ngay từ đầu nó đã bị cản trở bởi những mâu thuẫn trong công tác tổ chức và huấn luyện. Các cố vấn từ trường đại học Michigan được điều sang giúp xây dựng lực lượng dân phòng thấy chỉ cần xây dựng một lực lượng nhỏ được huấn luyện và trang bị một nhóm nhỏ để làm nhiệm vụ cảnh sát ở cấp tỉnh và xã, nhưng Diệm được sự ủng hộ của Lansdale và phái đoàn MAAG lại thiên về một lực lượng quân sự bổ trợ có trang bị trực thăng, xe thiết giáp, súng bazôca và có khả năng tác chiến ở quy mô nhỏ. Washington ủng hộ nhóm cố vấn tới từ đại học Michigan và không chịu viện trợ cho lực lượng dân phòng cho đến khi Diệm buộc phải chấp thuận, nhưng lực lượng này chưa bao giờ được phát triển lên thành một lực lượng có hiệu lực. Diệm dùng lực lượng dân phòng như một bãi rác để gom vào đó các sĩ quan kém cỏi. Theo lời lẽ của Lansdale thì việc huấn luyện của các chuyên gia cảnh sát tới từ đại học Michigan khiến cho "lực lượng dân phòng không có khả năng đối phó với những thực tế của vùng nông thôn Việt Nam. Một tiểu đội cảnh sát lực lượng dân phòng, được trang bị còi, dùi cui và súng ngắn cỡ 9,2 ly khó có khống chế được một tiểu đội du kích có tiểu liên, súng trường, lựu đạn và súng cối" (1).

------------------------
(1) Lansdale, ở giữa cuộc chiến, tr.353.

Mỹ cũng đổ hàng triệu USD viện trợ cho nền kinh tế Nam Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1960, phần lớn trong số đó thông qua chương trình nhập khẩu thương mại. Một quan chức Mỹ đầu óc mang đầy tính đố kỵ đã mô tả chương trình nhập khẩu thương mại này là "một phát minh lớn nhất sau khi phát minh ra bánh xe", nó được thiết kế để khắc phục tình trạng thâm hụt ngoại tệ trầm trọng của Nam Việt Nam trong khi vẫn tránh được nạn lạm phát phi mã do đổ một khối lượng lớn hàng hoá tiêu dùng vào một nền kinh tế quá yếu kém (1). Các nhà nhập khẩu Việt Nam nhập từ các hãng xuất khẩu nước ngoài nhiều loại hàng hoá từ thực phẩm cho tới ôtô, với những hoá đơn do Washington thanh toán. Các nhà nhập khẩu thanh toán bằng tiền Việt Nam, rồi sau đó những khoản tiền này chảy vào một "ngân quỹ tương ứng" do ngân hàng quốc gia Việt Nam quản lý và được chính quyền Diệm sử dụng để trang trải chi phí hoạt động và cung cấp tài chính cho các dự án phát triển. Từ năm 1955 đến năm 1959, chương trình nhập khẩu thương mại đã lên tới gần 1 tỷ USD. Hơn nữa, trong thời gian này Mỹ cũng viện trợ kinh tế trực tiếp hơn 120 triệu USD và viện trợ kỹ thuật hơn 16 triệu USD cho chính quyền Nam Việt Nam.

Chương trình viện trợ của Mỹ đã mang lại những kết quả đáng kể. Chương trình nhập khẩu thương mại giải quyết dược tình trạng thâm hụt ngoại tệ của Nam Việt Nam và chặn đứng được nạn lạm phát do nhập khẩu một số lượng lớn hàng
---------------------------------------
(1) ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Hiện trạng tại Việt Nam, Điều trần, năm 1959,Washington. D.C., 1959, tr. 203.
---------------------------------------
hoá tiêu dùng. Đồng tiền và kỹ thuật của Mỹ đã giúp khắc phục những những thiệt hại to lớn do hơn một thập kỷ chiến tranh gây nên, xây dựng lại các xa lộ, hệ thống đường sắt, kênh rạch và làm tăng năng suất nông nghiệp chút đỉnh. Các chuyên gia tới từ các trường đại học nông nghiệp Mỹ thúc đẩy phát triển các loại hoa màu mới và tạo những điều kiện thuận lợi về tín dụng cho các điền chủ nhỏ. Các nhà giáo dục Mỹ giám sát việc thành lập các trường học và cung cấp sách giáo khoa. Chuyên gia y tế cung cấp thuốc men và dụng cụ y tế đồng thời giúp đào tạo y tá và nhân viên y tế không chuyên. Một nhóm chuyên gia quản trị hành chính công tới từ trường đại học Michigan huấn luyện cho các viên chức Việt Nam những kỹ năng từ đánh máy cho tới quản lý nhân sự, và thậm chí còn lập trường đào tạo cảnh sát để huấn luyện cái mà người ta quảng cáo là "những người hoàn hảo nhất của Việt Nam" (1).

Viện trợ của Mỹ đã giúp cho Nam Việt Nam tồn tại được trong những năm đầu tiên đầy gian khó, và đến cuối thập kỷ 50 một quốc gia mới đã dường như đang trên đà phát triển. Theo nhận xét của một du khách thì "tại Sài Gòn, các cửa hiệu và chợ búa tràn ngập hàng hoá tiêu dùng; đường phố đầy rẫy xe máy đời mới và ô tô đắt tiền; và ở khu cư trú của những người có thu nhập cao, nhiều toà nhà mới lộng lẫy đang mọc lên"(2). Sau khi tiến hành điều
------------------------------
(1) Các hoạt động của Phái bộ Mỹ, Xây dựng Sức mạnh kinh tế (Washington, D.C., 1958), tr.75.
(2) Milton C. Taylor, "Nam Việt Nam: Viện trợ hào phóng, những tiến bộ còn hạn chế", Tạp chí Các vấn đề Thái Bình Dương, số 34 (năm 1961), tr.242.

---------------------------------
tra về việc sử dụng viện trợ kinh tế của Mỹ, thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Gale McGee của bang Wyoming đã đề nghị rằng cần biến Nam Việt Nam thành một "phòng trưng bày" của chương trình viện trợ nước ngoài, một nơi mà dân chúng các nước khác có thể tới xem tận mắt "toàn bộ hiệu quả của những nỗ lực của Mỹ giúp các dân tộc khác tự phát triển" (1).

Tuy nhiên, một lần nữa cái vẻ bề ngoài lại lừa dối chúng ta, bởi vì nhiều lắm thì chương trình viện trợ của Mỹ chỉ đem lại những kết quả hỗn tạp. Chắc chắn người nhận viện trợ biết ơn tấm lòng hào phóng của Mỹ, nhưng họ không thể không có nghi ngờ. Một người Mỹ nhận xét: "Sau 80 năm bị người Pháp bóc lột tàn nhẫn, nhiều người Việt Nam lại không hiểu vì sao bỗng nhiên mà Mỹ lại chi quá nhiều tiền ở Việt Nam đến vậy"(2). Quan trọng hơn dù viện trợ của Mỹ có ngăn chặn được sự suy sụp kinh tế và duy trì được mức sống cao tại Sài Gòn, nhưng nó cũng chẳng có tác dụng gì trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế hoặc để cải thiện điều kiện sống ở các vùng nông thôn, nơi có hơn 90% dân số Nam Việt Nam đang sinh sống. Từ năm 1955 đến năm 1959, viện trợ quân sự gấp 4 lần viện trợ kinh tế và viện trợ kỹ thuật cộng lại, và trong số gần 1 tỷ USD trong "ngân quỹ tương ứng", có hơn 78% dành cho mục đích quân sự. Chính vì cả các quan chức Việt Nam lẫn Mỹ đều quá bận tâm về vấn đề "an ninh" nên những người
----------------------------
(1) Thượng viện, Điều trần, 1959, tr.369.  (2) Thượng viện Mỹ, Uỷ ban Đối ngoại, Báo cáo về chương trình viện trợ của Mỹ tại Việt Nam, ngày 26-2-1960 (Washington, D.C., 1960), tr.8.
----------------------------
quan tâm đến các dự án khác thấy phải dùng lý do quốc phòng để biện minh cho các dự án đó. Cả Sài Gòn và Washington đều nhấn mạnh rằng một khi vẫn tiếp tục hiện diện những mối đe dọa nghiêm trọng từ bên trong lẫn bên ngoài thì họ không có lựa chọn nào khác; nhưng việc quá chú trọng vào viện trợ quân sự đã dẫn đến số tiền viện trợ cho phát triển kinh tế dài hạn chẳng còn bao nhiêu. Năm 1960, một uỷ ban của thượng viện Mỹ đã chỉ ra rằng, chương trình viện trợ quân sự "chỉ là một bộ phận nhưng lại điều khiển được tổng thể" (1).

Nhưng chương trình nhập khẩu thương mại cũng hàm chứa nhiều điểm yếu. Chương trình này là một sự lãnh phí to lớn vì các nhà nhập khẩu thường xuyên nhập khối lượng hàng nhiều hơn mức tiêu thụ và nó cũng tạo nên vô số cơ hội để thu lợi mau chóng. Tuy nhiên, điểm yếu nghiêm trọng nhất của chương trình lại nằm ở chỗ nó tài trợ cho một mức sống giả tạo cao trong khi đóng góp quá ít ỏi cho sự phát triển. Đến tận năm 1957, khoảng 2/3 hàng nhập khẩu vẫn là hàng tiêu dùng và phần lớn tiền của đổ vào tiêu dùng chứ không đổ vào công nghiệp hay nông nghiệp.

Diệm ngoan cố chống lại ý định giảm tỷ lệ hàng tiêu dùng của Mỹ với lý lẽ việc giảm mức sống sẽ tạo nên bất ổn trong nước. Mỹ cũng có một số điều chỉnh, qua việc giảm bớt những thứ hàng xa xỉ như dàn âm thanh Hi-Fi, dụng cụ lướt ván và giảm số hàng tiêu dùng xuống còn 1/3 tổng số
--------------------------
(1) Thượng viện Mỹ, Uỷ ban Đối ngoại, Báo cáo về Chương trình viện trợ của Mỹ tại Việt Nam, ngày 26-2-1960, Washinglon. D.C., năm 1960, tr.8.
--------------------------
hàng nhập, nhưng hiệu quả thu được vẫn không đáng kể.

Năm 1963, Robert Scigliano kết luận rằng, chương trình nhập khẩu thương mại thực ra là "một dự án cứu tế quy mô lớn nhưng không có tác dụng đem lại sự phát triển kinh tế đáng kể tại Việt Nam" (1).

Dù chỉ chi tiêu một tỷ lệ nhỏ số tiền được viện trợ vào công cuộc phát triển, nhưng Mỹ và Nam Việt Nam vẫn thường xuyên bất hoà. Mỹ nhấn mạnh rằng phát triển công nghiệp phải dựa vào doanh nghiệp tư nhân, và cho đến những năm 1960, Mỹ vẫn không chịu cấp vốn cho các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Diệm và thuộc hạ cùng chung một thái độ miệt thị của tầng lớp quan lại đối với giới thương nhân và cùng quan điểm với những người theo chủ nghĩa dân tộc không tin vào tư bản nước ngoài. Họ lên án thái độ của Mỹ là "cổ lỗ lạc hậu" rồi khăng khăng đòi phải để cho chính phủ sở hữu các ngành quan trọng, ít nhất là vào lúc đầu. Kết quả là một sự bế tắc cay đắng ngăn cản mọi chương trình phát triển công nghiệp có tính xây dựng.

Viện trợ ồ ạt của Mỹ đã duy trì được sự sống cho nền kinh tế Nam Việt Nam, nhưng lại nuôi dưỡng tính phụ thuộc chứ không tạo ra cơ sở cho một quốc gia độc lập thực sự. Sản lượng lúa gạo tăng gấp đôi trong giai đoạn 1955-1960, nhưng sự tăng trưởng chủ yếu do tiêu dùng trong nước tăng lên, trong khi năng suất công nghiệp lại chẳng giành được sự tăng trưởng đáng kể nào. Nam Việt Nam dựa vào nhập khẩu ở mức độ cao để duy trì mức sống
--------------------------
(1) Robert Scigliano: Nam Việt Nam: Một quốc gia bị dồn nén, Boston, năm 1964, tr.125.
---------------------------
và dựa vào đồng USD của Mỹ để thanh toán cho những khoản tiêu dùng này. Cả hai bên đều biết nếu Mỹ giảm hoặc ngừng viện trợ thì sẽ dẫn đến sự suy sụp về kinh tế và chính trị ở Nam Việt Nam. Năm 1961, Milton Taylor đã viết: Nền kinh tế Việt Nam là "một mô hình mà thu nhập quốc dân phụ thuộc vào các lực lượng bên ngoài chẳng khác khi còn là thuộc địa của Pháp... Viện trợ của Mỹ chỉ xây dựng được một lâu đài trên cát" (1).

Tuy nhiên, chính trị chính là vấn đề cơ bản trong xây dựng quốc gia, đó là việc giúp Việt Nam xây dựng một nền dân chủ kiểu Mỹ. Các cố vấn Mỹ đã giúp thảo ra một bản Hiến pháp, trong đó có nhiều dấu hiệu của các nền dân chủ phương Tây như tổng thống và cơ quan lập pháp do dân bầu và những đảm bảo về các quyền chính trị cơ bản.

Trong thực tế, Mỹ rất ít chú ý đến các vấn đề chính trị và mặc dù những khoản viện trợ của họ là to lớn nhưng ảnh hưởng mà nó mang lại không lớn. Một số người Mỹ ngây thơ cho rằng, Diệm cùng chung những chuẩn mực chính trị của họ; một số khác lại quá bận tâm với vấn đề an ninh mà lúc đó dường như là cấp bách nhất. Đa số người Mỹ chung quan điểm với ngoại trưởng Dulles cho rằng, đối với Diệm "chỉ cần có hiệu lực, chống cộng và mạnh mẽ" là đủ, và tuy chính phủ theo chính thể đại nghị là một mục tiêu mong muốn dài hạn nhưng không thể thực hiện nó một sớm một chiều (2). Dù vì lý do gì chăng nữa, chính phủ Mỹ
------------------------------
(1) Taylor, "Nam Việt Nam", tr.256.
(2) Họp báo của Dulles, ngày 7-5-1955, Văn kiện Dulles, Princeton, N.J., Hộp 99, Frederick Reinhardt phỏng vấn, đã dẫn.

----------------------------
và phái bộ của nước này ở Sài Gòn cũng đã làm được rất ít để thúc đẩy dân chủ, hoặc cải tổ chính trị cho đến khi phong trào cách mạng bùng lên trên toàn miền Nam Việt Nam.

Dù sao đi nữa, Diệm cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đối với Diệm, nền dân chủ là thứ xa lạ với tính cách của ông ta cũng như những gì Diệm đã trải qua. Do ông ta có một triết lý chính trị riêng, đó là một khái niệm mơ hồ về "chủ nghĩa cá nhân", một thứ pha trộn tư tưởng Đông-tây mà Diệm và Nhu sử dụng để hợp lý hoá cho thứ quyền lực tuyệt đối của nhà nước, cho việc không tin vào chế độ cai trị của quần chúng và cho niềm tin rằng một nhóm nhỏ giới tinh hoa có trách nhiệm định đoạt phúc lợi chung của xã hội. Thần tượng của Diệm là vua Minh Mạng, một nhà cải cách thế kỷ XIX đã tạo nên một tập hợp quan lại để ủng hộ các chỉ dụ của ông. Triết lý cai trị của Diệm được thể hiện súc tích qua một dòng mà chính ông ta bổ sung vào hiến pháp: "Tổng thống được trao quyền lãnh đạo quốc gia". Diệm cho những những nguyên tắc của mình là một điều thiện cho tất cả và tin chắc rằng dân chúng phải được dìu dắt dưới bàn tay che chở của những người biết cái gì là tốt nhất cho họ. Như Bemard Fall đã viết, Diệm là một người rất đa nghi, nên ông ta tin rằng "không có chỗ cho sự thỏa hiệp và nhất thiết mọi sự chống đối đều mang tính lật đổ và phải trấn áp nó mới mọi sức lực mà chế độ có thể có" (1).

---------------------------
(1) Bemard Fall, Hai nước Việt Nam: Một phân tích về chính trị và quân sự (New York, 1967), tr.237.

Để làm vừa lòng các cố vấn Mỹ, thỉnh thoảng Diệm cũng nói đến dân chủ, nhưng trong thực tế, ông ta nắm quyền lực tuyệt đối. Đích thân Diệm khống chế ngành hành pháp trong chính phủ, giành cho cá nhân mình và các anh em ruột mọi quyền quyết định, 3 trong số này được bổ nhiệm vào một nội các chỉ có 6 người. Không thể hoặc không muốn giao quyền, Diệm đã giám sát hoạt động của toàn bộ chính phủ tới những chi tiết nhỏ nhất. Các thành viên nội các hoặc các viên chức cấp cao nào tỏ ý phản đối sẽ nhanh chóng bị đẩy đi làm đại sứ ở nước ngoài, hoặc chịu những hình phạt tồi tệ hơn. Ngành hành pháp át chế hoàn toàn ngành lập pháp, tuy cơ quan này được xây dựng qua những tiến trình bầu cử được vận hành thận trọng.

Trong những năm đầu tiên, quốc hội chẳng tự đưa ra được điều gì quan trọng và chỉ biết ngoan ngoãn thông qua mọi thứ do tổng thống đệ trình lên.

Chính phủ Diệm có lẽ vẫn tồn tại nếu như đã theo đuổi những chính sách đúng đắn, nhưng việc chính phủ này không quan tâm đến nhu cầu của dân chúng, đàn áp tàn bạo những người bất đồng ý kiến đã khơi dậy một tâm trạng bất mãn mà cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ này. Chính sách của Diệm đối với các làng xã - xưa nay vẫn là xương sống của xã hội Việt Nam - thể hiện sự thiếu quan tâm và gần như là vô trách nhiệm đến nhẫn tâm. Lansdale thuyết phục Tổng thống Diệm thực hiện chương trình Công dân vụ (Civil Action Program) để tăng cường giúp đỡ các làng xã, nhưng Diệm hầu như không quan tâm đến chương trình này, và, như sau này Lansdale tường trình, "nó đã thất bại" (1). Do Mỹ tiếp tục đề nghị, chính quyền Diệm đã thực hiện một chương trình cải cách điền địa, nhưng rồi cũng chỉ được thực hiện một cách miễn cưỡng và không làm được gì nhiều để đáp ứng được lòng khát khao ruộng đất đang dâng cao của nông dân Nam Việt Nam.

"Cải cách" quan trọng duy nhất mà chính quyền Diệm thực hiện trong những năm 50 đã làm bùng lên sự căm phẫn trong các làng xã. Hành động sai lầm là Diệm đã huỷ bỏ các cuộc bầu cử địa phương truyền thống và bắt đầu bổ nhiệm quan chức ở cấp tỉnh và xã, nhằm tập trung hoá quyền lực và làm giảm ảnh hưởng của Việt Minh ở nông thôn. Dân làng từ nhiều thế kỷ nay được hưởng quyền tự quản và nay phải tiếp đón những kẻ ngoại quốc, theo Frances FitzGerald, "cứ như là họ phải đón tiếp các thống đốc từ nước đi chinh phục" (2). Nỗi lo sợ vì sự có mặt của những kẻ ngoại lai thường bị tăng lên do những hành động của bọn chúng. Nhiều quan chức được Diệm chọn vì lòng trung thành cá nhân và phần lớn trong số đó ít được đào tạo về nghiệp vụ. Một số sử dụng địa vị của mình để làm giầu cá nhân; một số tỉnh trưởng còn bắt bớ những người có chút của cải với những tội lỗi bịa đặt và buộc họ phải hối lộ để được thả về.

Cuộc khủng bố tàn khốc của Diệm chống lại các đối thủ chính trị đã gây ra ngày càng nhiều bất mãn ở thành phố cũng như ở nông thôn. Các báo chí phê phán chính
-------------------------
(1) Lansdale, ở giữa các cuộc chiến, tr.212.
(2) FitzGerald, Lửa trong lòng hồ, tr.154.

-----------------------
phủ lập tức bị đóng cửa. Sở nghiên cứu chính trị dưới sự chỉ đạo của Nhu đã khủng bố dã man những người bị tình nghi có hành vi lật đổ. Sử dụng quyền hạn được tổng thống giao phó qua nhiều sắc lệnh, chính phủ Nam Việt Nam đã dồn hàng ngàn người Việt Nam - cả cộng sản lẫn phi cộng sản - vào các "Trung tâm Cải huấn". Họ bị buộc tội vô cớ là đe dọa trật tự công cộng. Chương trình cải huấn lúc đầu nhằm vào lực lượng Việt Minh "nằm vùng" nhưng đã mở rộng tới tất cả những người dám lên tiếng chống đối chính quyền Diệm. Chế độ Diệm đã thừa nhận đến năm 1956 đã bỏ tù 20.000 người và chiến dịch này sau đó càng được đẩy mạnh. Năm 1960, một báo cáo tình báo Mỹ đã kết luận rằng, chính quyền Diệm "có xu hướng nghi ngờ và cưỡng ép dân chúng để rồi phải chuốc lấy thái độ ghẻ lạnh và oán hận của họ" (1).

ở Mỹ, Diệm vẫn là một hình ảnh được sủng ái chỉ cho đến khi Nam Việt Nam bị nhấn chìm trong phong trào cách mạng vào đầu những năm 1960. Cho đến tận cuối thập kỷ đó, ngay cả những người Mỹ thân cận với chính quyền Diệm cũng không biết mức độ mà Diệm đã làm cho dân chúng xa lánh. Hơn nữa, dưới con mắt của người Mỹ, lập trường chống cộng mạnh mẽ của Diệm đã bù đắp những nhược điểm của ông ta. Những nhà biện hộ như Wesley Fishel, giáo sư đại học Michigan, thừa nhận: "Diệm đã dùng các biện pháp chuyên chế", nhưng lại lý giải rằng: "Do Việt Nam thiếu kinh nghiệm về dân chủ
------------------------
(1) "Báo cáo đặc biệt về tình hình an ninh Sài Gòn", ngày 7-3-1960, USVN, Quyển 10, tr.1267-1280.
----------------------
cùng với mối đe dọa từ nội bộ do chủ nghĩa cộng sản gây ra, nên ông ta không còn lựa chọn nào khác". Giới truyền thông Mỹ thì tập trung nói về tình hình ổn định ở Việt Nam nhờ sự lãnh đạo của "một con người bé nhỏ, cứng rắn và phi thường". Khi Diệm đi thăm Mỹ năm 1957, ông ta được tiếp đón và hoan nghênh đặc biệt ở nhiều nơi.

Hình ảnh này vẫn còn lưu lại, thậm chí sau cả khi cuộc nổi dậy đã lan rộng khắp Nam Việt Nam. Năm 1959, phóng viên báo Newsweek Emest Lindley phải thốt lên rằng: "Với bảng thành tích của mình, Diệm phải được xếp vào một trong lãnh tụ tài ba nhất của châu á tự do. Chúng ta (tức người Mỹ) có thể tự hào về sự chi viện của mình" (1).

Đúng vào lúc người Mỹ tán dương những điều "thần kỳ" do Diệm tạo nên thì phong trào cách mạng, mà cuối cùng cuốn ông ta khỏi chiếc ghế quyền lực và buộc Mỹ phải can thiệp ồ ạt, đang bám rễ sâu hơn. Sau này chính phủ Mỹ đã dùng nhiều lập luận để chứng minh rằng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai là kết quả của "hành động xâm lược miền Bắc", rằng quyết tâm của Bắc Việt Nam muốn áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên "nước láng giềng" phía Nam. Nhưng nhiều nhà phê bình chính sách Mỹ lại quả quyết rằng, cuộc cách mạng đó đã bắt nguồn từ bên trong, chủ yếu là để đối phó với hành động đàn áp của Diệm rồi sau đó đã phát triển lên mà không có sự hỗ trợ quan trọng của miền Bắc. Tuy còn nhiều điều chưa rõ về nguồn gốc của cuộc chiến, nhưng bản đánh giá có sức
--------------------
(1) Emest K. Lindley, "Một đồng minh đáng giá", Newsweek (ngày 29-6-1959), tr.31.
--------------------
thuyết phục nhất của William Duiker kết luận rằng, phong trào đồng khởi này là một "cuộc khởi nghĩa chân chính ở miền Nam nhưng được tổ chức và chỉ đạo từ miền Bắc" (1).

Trong những năm sau hiệp định Geneva, Bắc Việt Nam rất thận trọng trong vấn đề thống nhất đất nước. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều dường như không ủng hộ một phương sách gây hấn. Dù sao chăng nữa, Hồ Chí Minh và các cộng sự của ông cũng vấp phải nhiều khó khăn to lớn trong công cuộc tái thiết và xây dựng quốc gia sau chiến tranh. Cải cách ruộng đất đã được Hà Nội tiến hành, song những báo cáo về "cuộc tắm máu", trong đó khoảng 500.000 người bị hành hình khi thực hiện chương trình này, là thực sự cường điệu (2)...

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử đảng cộng sản thì hậu quả là "một thời kỳ đen tối nhất" đối với cách mạng miền Nam. Các cuộc tuyển cử không được tổ chức và cũng không có sự khoan hồng như đã hứa hẹn trong hiệp định Geneva. Quan trọng hơn, Diệm rốt cuộc trở thành mối đe dọa lớn hơn dự kiến của các đối thủ. Các chiến dịch chống cộng của ông ta cực kỳ tàn bạo, đến năm 1957, số lượng đảng viên cộng sản ở Nam Việt Nam đã giảm sút đáng kể.

Trước nguy cơ tan vỡ, cán bộ lãnh đạo ở các địa phương bắt đầu tự vệ nhằm bảo tồn lực lượng.

Từ năm 1957 đến năm 1959, Hà Nội chỉ đạo và tham gia tích cực hơn phong trào cách mạng đang phát triển ở
-----------------------------
(1) William J. Duiker, Con đường nắm quyền của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, Boulder, Colo., năm 1981, tr.198.  (2) Edwin E. Moise, Cải cách Ruộng đất tại Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Chaper Hill, N.C., năm 1983, tr.178-268.
-----------------------------
miền Nam. Mặc dù vậy trong thời gian này, Hà Nội vẫn tiếp tục ưu tiên củng cố cách mạng ở miền Bắc, nhưng cho phép phong trào cách mạng ở miền Nam sử dụng vũ lực để bảo tồn lực lượng. Tháng 3-1957, Hà Nội thông qua kế hoạch hiện đại hoá quân đội. Năm 1959 là năm có nhiều quyết định quan trọng. Nhận thấy lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam đang ở tình trạng gay go và sự đàn áp của Diệm đã tạo nên một bầu không khí thuận lợi cho cuộc cách mạng, vào mùa xuân năm 1959, Hà Nội đã cho phép tiếp tục đấu tranh vũ trang và thực hiện những biện pháp tích cực để chi viện cho cách mạng miền Nam. Với khẩu hiệu "bí mật tuyệt đối, an toàn tuyệt đối", một lực lượng đặc biệt mang tên Đoàn 559 đã được thành lập, có nhiệm vụ xây dựng tuyến đường đưa người và hàng tiếp tế vào miền Nam Việt Nam qua Lào, và bắt đầu đưa lực lượng đã tập kết ra miền Bắc sau hiệp định Geneva trở về miền Nam giành lại thế chủ động. Tháng 9-1960, đại hội đảng lần thứ III đã chính thức phê chuẩn việc chuyển sang đấu tranh vũ trang, ưu tiên cho công cuộc giải phóng miền Nam ngang bằng với nhiệm vụ củng cố, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 12-1960, lực lượng cách mạng miền Nam đã thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam, một tổ chức có cơ sở quần chúng rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tập hợp đông đảo lực lượng yêu nước chống Mỹ. Trong những bước đi này, dường như Bắc Việt Nam muốn che giấu sự tham gia của mình với hi vọng rằng có thể lật đổ Diệm bằng một cuộc cách mạng mang dáng dấp nội bộ mà không khiêu khích Mỹ can thiệp.

Kết quả là phong trào cách mạng miền Nam đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1958, ước tính có 700 quan chức trong chính quyền Diệm bị ám sát; năm 1960, con số này lên đến 2.500 người. Năm 1959, những trận đánh có quy mô lớn đã thay thế cho các trận đánh chớp nhoáng diễn ra ở các vùng nông thôn do chính quyền Diệm kiểm soát và đặt các đơn vị quân đội Nam Việt Nam vào thế bị nguy hiểm. Các mạng lưới tình báo và tuyên truyền sau hiệp định Geneva phải tạm nằm im thì nay tiếp tục hoạt động trở lại và nhiều cuộc vận động chính trị mạnh mẽ đã được phát động ở các làng mạc. Do những chính sách sai lầm của Diệm, mà cuộc đồng khởi này đã dễ dàng thu hút được quần chúng nhân dân - người nông dân lúc này giống như "một cây rơm sẵn sàng bốc cháy" (1). Vào lúc mà Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam được chính thức thành lập, Việt cộng (một ngôn từ mà chế độ Diệm dùng để ám chỉ những người cộng sản Việt Nam, với hàm ý miệt thị) đã thu hút được hàng ngàn nông dân và đã hiện diện ở khắp các vùng nông thôn Nam Việt Nam.

Sự đàn áp của chính quyền Diệm đối với phong trào cách mạng càng thổi bùng ngọn lửa căm thù của dân chúng với chính thể này. Diệm đẩy mạnh các chiến dịch chống cộng ở các vùng nông thôn và xiết chặt kiểm soát ở các thành phố, bắt bớ rất nhiều người mà họ gán cho cái mác bất mãn với chế độ. Năm 1959, Diệm thực hiện một chương trình có cái tên hẩm hiu là "Dinh điền" (agroville)
----------------------------
(1) Quốc hội Mỹ, Thượng viện, Văn kiện Lầo Năm góc (bản dành cho các Thượng nghị sĩ) (4 quyển), Boston, năm 1971, I, 329. Sau đây xin được dẫn là Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel).
--------------------------
để đối phó với phong trào cách mạng đang dâng lên ở nông thôn, qua đó một lần nữa minh chứng rằng nông thôn miền Nam Việt Nam không nằm trong sự kiểm soát của ông ta. Mục đích của chương trình này là đưa dân vào định cư ở những vùng do quân đội quốc gia kiểm soát, tránh các hoạt động quân sự và tuyên truyền của Việt cộng và chính quyền Diệm đã tìm cách làm cho chương trình này trở nên hấp dẫn bằng cách xây dựng ở những khu tập trung mới này nhiều trường học, trạm xá và cả điện sinh hoạt. Nhưng người nông dân rất căm phẫn khi bị cưỡng ép rời bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả tổ tiên đến ở những nơi mà họ không muốn. Mỗi gia đình chỉ được nhận 5,5 USD, không đủ tiền mua mảnh đất cần thiết và bị buộc phải làm việc cho những công trình công cộng mà không được trả công.

Chương trình "Dinh điền" cuối cùng đã phải huỷ bỏ sau khi gây ra bao nỗi thống khổ cho người dân và càng làm tăng thêm lòng căm hờn của người dân với chính quyền Diệm.

Trong suốt năm 1960, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự yếu kém của chính quyền Diệm.

Phong trào cách mạng phát triển không thể kìm hãm nổi ở nông thôn, và các hoạt động vũ trang tăng mạnh.

Tháng 1-1960, tại Trảng Súp, một xã ở phía Đông Bắc Sài Gòn, 4 đại đội quân Việt Cộng đã tiêu diệt một sở chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hoà và thu nhiều vũ khí khiến cho binh lính của Diệm và các cố vấn Mỹ rơi vào tâm trạng kinh hoàng. Vào tháng 4, sự mất lòng dân của chế độ nguỵ quyền Sài Gòn đã bộc lộ rõ rệt khi một nhóm chính trị gia phi cộng sản, trong đó có rất nhiều người đã từng phục vụ trong nội các của Diệm, tụ họp tại khách sạn Caravelle thông qua tuyên ngôn phản đối gay gắt hành động đàn áp của chính quyền Diệm, kêu gọi những cải cách sâu rộng. Đến tháng 11, Diệm chỉ chút nữa đã bị hạ bệ bởi một âm mưu đảo chính của 3 tiểu đoàn lính dù, những đơn vị vốn được xem như các lực lượng trung thành nhất của ông ta. Các báo cáo tình báo của Mỹ đã cảnh báo rằng, nếu xu hướng này còn tiếp tục thì gần như chắc chắn chế độ Diệm sẽ sụp đổ.

Do chậm nhận ra sức mạnh của phong trào cách mạng miền Nam và sự bất lực của chính quyền cũng như quân đội Nam Việt Nam, đến năm 1960 Mỹ mới chuyển trọng tâm các chương trình quân sự từ tác chiến đặc biệt sang chống nổi dậy. Các quan chức quân sự Mỹ ở Washington và Sài Gòn bắt đầu xây dựng một kế hoạch toàn diện để phát triển và tổ chức lại quân đội và lực lượng dân phòng, trang bị cũng như huấn luyện chúng về tác chiến chống quân du kích. Trong khi kế hoạch này đang hình thành, phái bộ Mỹ ở Sài Gòn đã thực hiện những bước đi nhỏ giúp chính quyền Nam Việt Nam.

Những chương trình huấn luyện hiện hành đều được định hướng lại. Các toán lực lượng đặc biệt của Mỹ được điều đến huấn luyện các tiểu đoàn biệt động, còn cố vấn quân sự Mỹ được bố trí ở cấp trung đoàn để góp ý ngay tại chỗ cũng đánh giá khả năng và nhu cầu của từng đơn vị. Tuy việc chuyển sang chống nổi dậy đã ngầm thừa nhận rằng chương trình cố vấn ban đầu đã thất bại, nhưng sự chuyển hướng này cũng không tạo ra được những thay đổi đáng kể. Nó chỉ làm cho viện trợ quân sự tăng lên và nảy sinh thêm nhiều đề nghị cho việc tổ chức lại bộ máy chính quyền (1).

Lúc này, nhiều quan chức dân sự đã tế nhị thuyết phục Diệm thay đổi phương sách nhưng họ đã không thành công. Nhiều quan chức Mỹ, trong đó có đại sứ Elbridge Durbrow, lo ngại rằng nếu Diệm không cải tổ nội các và tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng thì lực lượng nổi dậy sẽ đè bẹp chính quyền Nam Việt Nam. Tháng 10, Durbrow được Washington cho phép nói thẳng vấn đề này với Diệm.

Ông ta khéo léo yêu cầu tổng thống Diệm mở rộng chính quyền bằng cách bổ nhiệm một nội các mới, nới lỏng chế độ kiểm soát đối với báo chí và quyền tự do của nhân dân, đồng thời cố gắng tranh thủ dân ở vùng nông thôn bằng cách phục hồi các cuộc bầu cử hương xã và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân nghèo dễ vay tiền hơn. Diệm trả lời nước đôi rằng, những đề nghị này cũng phù hợp với quan điểm của ông ta, nhưng cái "khó nhất" là thực hiện chúng trong lúc chính quyền đang vấp phải sự chống đối từ bên trong (2). Vài tuần sau, Diệm xiết chặt chế độ kiểm soát bằng việc đặt quân đội vào tình trạng khẩn cấp và bắt giữ các nhà chính trị đã ra tuyên bố Caravelle.

Cuối năm đó, những người Mỹ ở Sài Gòn vô cùng kinh hoàng trước cuộc khủng hoảng và rất lúng túng trong việc khắc phục. Durbrow báo nguy cho Washington rằng, chính quyền Sài Gòn đang "lâm nguy trầm trọng" và cần có hành động "nhanh, thậm chí mạnh mẽ" để cứu nó. Về vấn đề
--------------------------
(1) Spector, Cố vấn và Viện trợ, tr.372.
(2) Hồi ký của Durbrow, ngày 15-10-1960, USVN, quyển 10, tr.1318.

-----------------------
viện trợ quân sự bổ sung, ông ta khuyên chính quyền Mỹ cần buộc Diệm phải thực hiện những cải cách sâu rộng (1).

Phái bộ Mỹ tại Sài Gòn kiên quyết chống lại đề nghị của Durbrow. Mối quan tâm chính của MAAG là phát triển một lực lượng quân sự để đối phó hiệu quả với lực lượng nổi dậy, và nếu quá nhấn mạnh vào cải cách "dân chủ" sẽ làm suy giảm sự quan tâm chú ý đến cuộc chiến tranh và sẽ làm suy yếu Diệm. Trong năm 1960, cuộc tranh cãi này càng gay gắt hơn, nhưng theo lời một nhân vật tham dự thì các cuộc họp tại toà đại sứ lúc ấy "thực ra rất lịch sự" (2).

Mặc dù cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia đang bị đe dọa vào cuối năm 1960, nhưng chính quyền Eisenhower không giải quyết các tranh cãi ở Sài Gòn mà cũng chẳng có biện pháp đáng kể nào để cứu vãn khoản đầu tư khổng lồ của họ. Trong phần lớn thời gian của năm 1960, Mỹ tập trung chú ý vào nơi khác. Một đốm lửa loé lên ở Berlin làm tăng thêm những căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh ở châu Âu và sự cố máy bay U-2 cũng như cuộc họp cấp cao không thành ở Paris đã dẫn đến những căng thẳng to lớn trong quan hệ Xô-Mỹ. Sự xuất hiện một chính quyền cách mạng ở Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro và quan hệ mật thiết giữa Cuba và Liên Xô đã làm nảy sinh nỗi lo sợ rằng cộng sản sẽ thâm nhập vào Tây bán cầu. Sự suy yếu của chính quyền Nam Việt Nam diễn ra dần dần và người ta chưa ý thức được một cuộc khủng hoảng đang tới dần cho đến cuối năm đó,
---------------------------------------------------
(1) Durbrow gửi Bộ Ngoại giao (Mỹ), ngày 5-12-1960, sách đã dẫn, tr.1334-1336.
(2) William Colby, Những quý ông tôn kính, New York, năm 1978, tr.160.

trước khi Eisenhower đã có kế hoạch bàn giao quyền lực cho chính quyền của Đảng Dân chủ mới đắc cử của John F. Kennedy.

Mặc dù thế, lúc này Lào lại được xem là vấn đề quan trọng nhất ở Đông Dương chứ không phải là Nam Việt Nam. Một chính phủ đôi chút thân phương Tây đã lên cầm quyền ở Lào sau hiệp định Geneva và đã nhận được sự ủng hộ hào phóng của Mỹ, nhưng khi họ định đi đến hoà giải với Pathet Lào, lực lượng cách mạng chiến đấu sát cánh bên Việt Minh, thì Mỹ đã giật dây thực hiện một cuộc đảo chính của phái hữu. Chính phủ mới do Mỹ đỡ đầu đã mở một chiến dịch quân sự đầy tham vọng nhằm đánh bại Pathet Lào nhưng không mấy thành công, và đến năm 1960 chính phủ này đã bị lật đổ bởi cái gọi là phái trung lập. Không chấp nhận một giải pháp chính trị thỏa hiệp, chính quyền Eisenhower kiên quyết ủng hộ cho chính phủ do mình bảo trợ và đẩy phái trung lập phải liên minh một cách đầy khó khăn với Pathet Lào. Vào cuối năm đó, Bắc Việt Nam và Liên Xô bắt đầu viện trợ với quy mô lớn cho các lực lượng chống Mỹ, và cuộc chiến tranh đã trở nên khốc liệt hơn.

Vào đầu năm 1961, Eisenhower đã nghiêm túc cân nhắc khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Lào. Ngay từ tháng 5-1959, ông ta đã nghiêm khắc cảnh báo rằng, Lào có thể "phát triển lên thành một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới"(1). Ngày 19-1-1961, trong một buổi chỉ dẫn cho
------------------------------------------
(1) Hồi ký của Gordon Gray, ngày 14-9-1959, Văn kiện Eisenhower, hồ sơ giải mật, hộp 5.
-----------------------------------
tổng thống mới đắc cử Kennedy, Eisenhower đã góp ý rằng, việc Lào thất thủ sẽ đe dọa Thái Lan, Campuchia và Nam Việt Nam, và nếu Mỹ không có những biện pháp kiên quyết ở Lào thì họ có thể phải "từ bỏ" toàn bộ phần còn lại ở Đông Nam á. Eisenhower còn nhận xét, hành động can thiệp phải mang tính đa phương, nhưng việc bảo vệ Lào quan trọng đến mức nếu như Mỹ không thể thuyết phục được các đồng minh SEATO tham gia thì họ có thể tự mình can thiệp. So với Lào, Nam Việt Nam dường như chỉ là vấn đề "thứ yếu", và thậm chí không được đề cập tới trong buổi chỉ dẫn tháng 1 về tình hình Đông Nam á (1).

Từ năm 1954 đến năm 1961, Mỹ đã quay trở về điểm xuất phát ban đầu ở Việt Nam. Đứng trước khả năng sụp đổ của Pháp, chính quyền Eisenhower đã nhanh chóng xem xét đến việc can thiệp quân sự để cứu Đông Dương khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản. Tin rằng, do không mang theo tư tưởng của chủ nghĩa thực dân, Mỹ có thể thành công ở nơi mà Pháp từng thất bại, Eisenhower và Dulles đã chấp nhận để Pháp thất bại về quân sự và gánh vác công cuộc "xây dựng quốc gia". Lẽ ra Việt Nam phải giống như Hy Lạp và Triều Tiên, nơi mà Mỹ đã vực dậy được các đồng minh đang bị tấn công, nhưng do thiếu hiểu biết về lịch sử và văn hoá Việt Nam, người Mỹ đã đánh giá quá thấp những khó khăn trong công cuộc "xây dựng quốc gia" ở khu vực này. Những chương trình đầy tham vọng trong những năm 50 chỉ che đậy chứ không giải quyết
---------------
(1) Hồi ký của Clark Clifford về buổi toạ đàm, ngày 19-1-1961, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), II, tr.635-637.
---------------
được những vấn đề của Nam Việt Nam. Hơn nữa, để xây dựng được một quốc gia có thể trụ vững ở Nam Việt Nam, có lẽ phải cần có những "lãnh tụ" người Việt với quyết tâm, giàu óc tư duy và sáng suốt, những tố chất mà Mỹ không thể cung cấp. Ngô Đình Diệm có thể là "gương mặt sáng giá nhất" vào lúc đó, theo như Dulles miêu tả, và Mỹ đã hoàn toàn đặt hy vọng vào ông ta cũng như đã giúp ông ta tồn tại trong những năm 1954-1955 đầy sóng gió (1).

Nhưng Diệm thiếu năng lực cần thiết để đối phó với những thách thức to lớn trong công cuộc xây dựng quốc gia và vào năm 1960, ông ta, giống như người Pháp trước đó, dường như không thể kiểm soát nổi tình hình. Do sự tình cờ của năm bầu cử, nên Eisenhower không được chứng kiến thất bại cuối cùng của những chính sách mà ông ta đã đề xướng ở Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn sau khi nhậm chức, John F. Kennedy sẽ phải lựa chọn hoặc là bỏ rơi cái mà trước đó ông ta gọi là "con đẻ của chúng ta" hoặc tăng cường cam kết ở mức độ lớn hơn.
------------------
(1) Họp báo của Dulles, ngày 1-3-1955, Văn kiện Dulles, Princeton, N.J., hộp 99.


Chương III

S CộNG TÁC CÓ GII HN GIA KENEDY Và DIM (l961-1963)

Tháng 1-1961, John F. Kennedy đã báo nguy cho nước Mỹ rằng: "Các vấn đề của chúng ra thật gay cấn. Xu hướng có chiều bất lợi. Tình hình sẽ tồi tệ hơn rồi mới khá lên" (1). Đây cũng là giọng điệu của Kennedy trong suốt chiến dịch vận động tranh cử năm 1960 và nó đã định hướng cho chính quyền của ông ta. Lúc này thế giới dường như đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm nhất trong lịch sử. Cuộc đấu tranh để thoát ra khỏi quá khứ thuộc địa và xây dựng các thể chế hiện đại của hàng trăm quốc gia mới đã sinh ra rối loạn ở nhiều nơi trên thế giới. Lời nói và hành động của nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khruschchev cho thấy cộng sản có một thái độ táo bạo và thậm chí là liều lĩnh mới và một quyết tâm tận dụng tình trạng bất ổn đang lan tràn. Vào cuối những năm 50, đối đầu Xô-Mỹ đã mở rộng và sâu sắc hơn, rồi
------------------------
(1) John F. Kennedy, Diễn văn ngày 30-1-1961, John F. Kelmedy, Văn kiện công khai, 1961, Washington, D.C, năm 1962, tr.27.
----------------------
việc phát triển những loại vũ khí mới càng làm cho tình hình trở nên đặc biệt lo ngại. Nhìn về lâu dài, chủ nghĩa dân tộc cho thấy đây là một lực lượng mạnh hơn chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa tư bản dân chủ và chỉ trong vòng 2 năm, sự đổ vỡ trong quan hệ Trung-Xô đã bộc lộ rõ những bí ẩn trong "khối cộng sản". Vào năm 1961, tình hình thế giới trở nên căng thẳng. ở nước Mỹ, Kennedy lên cầm quyền với niềm tin chắc chắn rằng sự sống còn của nước Mỹ phụ thuộc vào khả năng họ có bảo vệ được các thể chế "tự do" hay không. ông ta cho rằng, nếu Mỹ lung lay thì "toàn thế giới tất yếu sẽ bắt đầu rẽ sang phía chủ nghĩa cộng sản" (1).

Kêu gọi đồng bào của mình hãy trở thành "những người lính gác trên thành trì của tự do" và hứa hẹn về một sự lãnh đạo kiên quyết và mạnh mẽ, Kennedy đã đưa chính quyền Mỹ bước vào một cuộc đấu tranh với những hiểm hoạ của thời đạt mới. ông ta tập trung quanh mình một đội ngũ cố vấn trẻ tuổi, nhiệt tình và trí tuệ được bố trí ở những cương vị hàng đầu của các học viện và ngành công nghiệp.

Họ là những người tự tin, tích cực cùng chung quyết tâm với tổng thống "đưa nước Mỹ hoạt động trở lại". Những người tham gia chương trình Biên giới mới đã chấp nhận không chút vương vấn những giả định của chính sách ngăn chặn, nhưng họ cũng tin rằng họ phải "tiến lên để chiến đấu với chủ nghĩa cộng sản chứ không đợi chủ nghĩa cộng sản tấn công rồi mới phản ứng" như những lời Kennedy
------------------
(1) Trích trong Seyom Brow, Thể diện của các cường quốc, New York, (năm 1969), tr.217.
--------------------------
nói (1). Trưởng thành về chính trị trong chiến tranh thế giới thứ 2, họ rất lo sợ trước nguy cơ nổ ra một thảm hoạ toàn cầu mới. Nhưng những người này cũng phấn chấn trước triển vọng có thể dẫn dắt đất nước qua những thời kỳ khó khăn và giành thắng lợi cuối cùng, họ cùng chung quan điểm kiểu Wilson rằng vận mệnh đã chọn đất nước họ làm người bảo vệ và phổ biến lý tưởng dân chủ (2).

Kennedy và các cố vấn cũng nhận thấy tình hình chính trị trong nước đòi hỏi phải có một chính sách đối ngoại cứng rắn và thành công. Với những lời lẽ khoa trương trong cuộc vận động bầu cử năm 1960, ngài thượng nghị sĩ bang Massachusetts này đã lên án Eisenhower thiếu kiên quyết trong việc hứa lấy lại thế chủ động trong chiến tranh lạnh. Sau khi thắng cử với tỷ số sát nút nhất từ xưa đến nay, vị tân tổng thống cũng biết rất rõ những chỗ yếu của mình. Đặc biệt trong hai năm đầu nhậm chức, Kennedy luôn cảnh giác theo dõi tình hình trong nước khi có những quyết định về chính sách đối ngoại và ông ta vô cùng nhạy cảm trước những lời buộc tội của phe cộng hoà về những điểm yếu hoặc thái độ nhân nhượng của mình.

Chính quyền mới của Mỹ ngay lập tức bắt đầu đối phó với những thách thức của cuộc chiến tranh lạnh. Tổng thống Kennedy ra lệnh ồ ạt xây dựng lực lượng hạt nhân và tên lửa tầm xa để tạo nên một khả năng răn đe thực sự
----------------------------
(1) Trích trong Henry Fairline, Lời hứa của Kennedy, New York, năm 1973. tr.72.
(2) Thomas G. Parerson, "Nảy sinh gánh nặng: Mội cái nhìn phê phán về chính sách đối ngoại của John F. Kennedy", Tạp chí Virginia hàng quý, 54, mùa xuân năm 1978, tr.197.

đối với sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Do Eisenhower dựa quá nhiều vào vũ khí hạt nhân khiến Mỹ đã phải chịu bó tay và bị coi là "vai u thịt bắp" trong nhiều tình huống ngoại giao nên Kennedy chú trọng phát triển và hiện đại hoá các lực lượng quân sự Mỹ để có thể "phản ứng linh hoạt" trước nhiều loại hình và mức độ bị tấn công. Biết chắc rằng các quốc gia non trẻ sẽ là "chiến địa chính trong đó các lực lượng tự do và lực lượng cộng sản sẽ đọ sức", chính quyền Mỹ đã chú ý nhiều đến việc phát triển khả năng phản ứng có hiệu quả với chiến tranh du kích - "một căn bệnh quốc tế" mà Mỹ phải tìm cách "tiêu diệt" (1). Tuy nhiên Kennedy cũng thấy rằng, Mỹ phải xoá bỏ nguồn gốc của "căn bệnh" và nhấn mạnh vào việc đưa ra những chương trình viện trợ kinh tế và kỹ thuật nhằm xoá bỏ điều kiện để chủ nghĩa cộng sản phát triển và lái các lực lượng cách mạng đi theo con đường dân chủ.

Việt Nam là một di sản bi thảm nhất của chiến lược toàn cầu trong kỷ nguyên Kennedy. Trước đó Kennedy đã rất quan tâm đến Việt Nam, nơi mà có lần vị tổng thống này gọi là "viên đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam á". Hơn nữa trong con mắt ông ta và nhiều cố vấn, Nam Việt Nam sẽ trở thành một nơi thử nghiệm quyết tâm trong việc giữ vững cam kết của Mỹ ở thế giới đầy hiểm hoạ, đồng thời thử nghiệm khả năng của Mỹ đối phó với những thách thức mới của cuộc chiến tranh du kích tại các nước đang trỗi dậy. Kennedy từng tham gia các cuộc công kích
------------------------
(1) John McCloy và Walt W. Rostow trích trong Fairlie. Lời hứa của Kennedy, tr.132, 264.
--------------------
Truman vì đã "đánh mất" Trung Quốc và ông ta cực kỳ nhạy cảm với những tổn thất chính trị do việc sẽ để mất thêm một vùng đất khác ở châu á. Vì vậy, so với Truman và Eisenhower, ông ta lại càng ít muốn để Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản hơn.

Kế thừa từ Eisenhower sự nguy hiểm gia tăng nếu vẫn giữ những cam kết có giới hạn, Kennedy lao sâu hơn vào bãi lầy. Như một số nhà phê bình đã nêu, Kennedy không tích cực đón lấy gánh nặng ở Việt Nam và hành động của ông ta tương phản rõ nét với lời nói của chính quyền Mỹ (1).

Khi giải quyết các vấn đề chính sách lớn, ông ta thận trọng chứ không táo bạo, do dự chứ không quyết đoán và tuỳ hứng chứ không tính toán cẩn thận. Kennedy lần lữa không có cam kết kiên quyết trong gần một năm và rồi hành động chỉ khi chính phủ rệu rã của Diệm đã đến sát bờ vực sụp đổ. Lo ngại về những hậu quả trong nước và quốc tế của một giải pháp thương lượng nhưng không muốn mạo hiểm về một sự dính líu hoàn toàn, nên ông ta chọn con đường dung hoà, vừa mở rộng vai trò của Mỹ đồng thời lại duy trì vai trò này ở mức hạn chế. Trước mắt, một đường hướng như vậy tạo ra nhiều thuận lợi, nhưng về lâu dài thì nó mang tính ảo tưởng và mạo hiểm. Nó khuyến khích Diệm tiếp tục con đường tự huỷ diệt, trong khi vẫn làm cho người Mỹ tin rằng họ có thể đạt được một kết quả thuận lợi mà không phải trả giá cao. Đường hướng này thu hẹp hẳn những sự lựa chọn, làm cho khó thoát ra hơn và
---------------------------
(1) Thí dụ xem Bruce Miroff, Những ảo ảnh của chủ nghĩa thực dụng, New York, năm 1976, chi tiết tại tr.142-166.
-------------------------
tạo nên một lập luận tự nó có lý để đi đến một sự cam kết lớn hơn và nguy hiểm hơn.

Trong các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, Kennedy đã nhấn mạnh những mối nguy hiểm mà nước Mỹ đã phải đương đầu, vậy mà lúc này chính vị tân tổng thống lại chưa sẵn sàng trước những vấn đề mà ông ta được thừa hưởng. Sự đe dọa của Khrushchev về việc giải quyết vị thế của thành phố Berlin bị chia cắt theo cách của ông ta đã đẻ ra khả năng đối đầu trực tiếp giữa các siêu cường. Tháng 1-1961, Khruschchev đã có một diễn văn quan trọng thừa nhận Liên Xô có chi viện cho các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Có thể bài diễn văn này đã được soạn thảo để cho Trung Quốc và Mỹ cùng nghe, nhưng chính quyền Kennedy hiểu nó như một lời tuyên chiến thực sự. Việc Liên Xô tăng cường viện trợ cho Cuba, Congo và Lào dường như khẳng định tính chất nghiêm trọng của mối đe dọa này. Chính trạng thái tâm lý bị o bế này đã ám ảnh nhà Trắng vào đầu năm 1961, đến mức có lúc Kennedy phải chào đón các cố vấn của mình bằng một câu hỏi nghiêm trọng: "Hôm nay có sự kiện gì chống lại chúng ta không?" (1).

Trong 100 ngày đầu của chính quyền Kennedy, Việt Nam không được coi là điểm rắc rối lớn. Trong các buổi thông báo của mình, Eisenhower thậm chí còn không nhắc đến Việt Nam. Chỉ cho đến tháng 1, sau khi đọc một báo cáo bi đát của Lansdale, Kennedy mới biết về sự phát triển
------------------------------
(1) Trích trong Walt Whitman Rostow. Sự phổ quát quền lực: Một tiểu luận về lịch sử hiện đại, New York, năm 1972, tr.170.
------------------------
của phong trào đồng khởi miền Nam và nhiều vấn đề mà Diệm phải đối phó. Lansdale đã dự đoán một cuộc tấn công quy mô lớn của Việt Cộng trước khi kết thúc năm đó, nhưng ông ta lại lạc quan kết luận rằng, "một nỗ lực lớn của Mỹ" có thể vô hiệu hoá được cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát của cộng sản. Giống như hai bậc tiền nhiệm là Truman và Eisenhower, Kennedy cũng tin rằng, Việt Nam có tầm quan trọng sống còn đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ, và rồi ông ta đã phê chuẩn thêm 42 triệu USD viện trợ để phát triển quân đội Nam Việt Nam (1).

Vào cuối tháng tư, các trợ lý của Kennedy một lần nữa lại theo dõi sát sao Việt Nam. Theo lời khuyên của đại sứ Durbrow, tổng thống Kennedy đã ra điều kiện là khoản viện trợ trong tháng 1 là để đổi lấy việc Diệm thực hiện những cải cách quân sự và chính trị. Nhưng Diệm ngần ngại và ba tháng sau chương trình viện trợ vẫn dậm chân tại chỗ và rồi cuộc chiến tranh chống Việt Cộng suy giảm dần.

Vào thời điểm này, những thất bại to lớn về chính sách ngoại giao tại Cuba và Lào dường như đã làm tăng tầm quan trọng của Việt Nam. Các hoạt động lén lút chống Fidel Castro kết thúc thảm bại tại Vịnh Con Lợn khiến Kennedy vô cùng choáng váng và chính quyền của ông ta cực kỳ lúng túng. Sau vụ Vịnh Con Lợn, Kennedy không
---------------------------
(1) McGeorge Bundy gửi Rostow, ngày 30-1-1961, Văn kiện Kennedy, Hồ sơ An ninh quốc gia, Hộp 192. Những phân tích chi tiết về chính sách của Kennedy trong năm đầu nhậm chức, xem Stephen Pelz, "Quyết định về cuộc chiến Việt Nam của John F. Kennedy", Tạp chí Nghiên cứu chiến lược, số 4, tháng 12-1981, tr.356-385.
----------------------
còn tin tưởng vào hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và Cục Tình báo Trung ương, do đó đã bác bỏ nhiều đề nghị đưa quân vào Lào để ngăn chặn thất bại sắp xảy đến đối với chính phủ do Mỹ bảo trợ. Giới quân sự cảnh báo rằng, việc bảo vệ quân Mỹ được gửi đến Lào chiến đấu chống lại những hoạt động của Trung Quốc và Bắc Việt Nam sẽ đòi hỏi những biện pháp cực đoan, thậm chí đòi hỏi sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Đất nước này nằm sâu trong đất liền, nếu xét về khía cạnh hậu cần thì việc can thiệp vào Lào quả là một lựa chọn tồi. Nhiều cố vấn của Kennedy cũng như đại sứ John Kenneth Galbraith cho rằng, là một "đồng minh quân sự, toàn bộ nước Lào rõ ràng là thua kém một tiểu đoàn những người từ chối nhập ngũ từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2" (1). Hơn nữa, chính Tổng thống Kennedy nhiều lần chỉ rõ sẽ khó giải thích cho công chúng Mỹ lý do tại sao đưa quân sang nước Lào xa xôi mà lại không đưa quân sang Cuba ở ngay cạnh sườn. Cuối tháng 4, tổng thống Kennedy kết luận rằng, một giải pháp qua thương lượng là giải pháp phù hợp nhất mà ông ta có thể có ở Lào, và Mỹ đồng ý tham gia một hội nghị hoà bình tại Geneva.

Trước hết, quyết định thương lượng ở Lào đã khiến chính quyền Mỹ phải xem xét cẩn thận chính sách của họ ở Việt Nam. Cùng với việc từ chối đưa quân đến Vịnh Con Lợn, việc không muốn can thiệp quân sự vào Lào dường như làm tăng tầm quan trọng của việc giữ lập trường kiên
-------------
(1) Galbraith gửi Kennedy, ngày 10-5-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 20.
------------------
quyết ở những nơi khác. Chính quyền trước đó đã thu hút sự chú ý của toàn quốc vì họ tỏ ra hăng hái hành động, nhưng trong những tháng đầu họ chẳng mấy thành công.

McGeorge Bundy thú nhận là "vào lúc này, chúng tôi giống như những lữ khách xứ Harlem, đi lên trước, vòng ra sau, sang hai bên rồi đi từ dưới lên. Nhưng chẳng có ai thu lượm được gì hết" (1). Kennedy thông báo cho nhà báo Arthur Krock người làm việc cho tờ Thời báo New York rằng, ông ta phải bảo đảm "Khruschev không được hiểu lầm sự việc ở Cuba, Lào... để nói lên rằng Mỹ có thể nhân nhượng trong các vấn đề như Berlin" (2). Hơn nữa, do chưa biết chắc về kết quả của các cuộc đàm phán ở Lào và dường như cấp thiết phải chuẩn bị cho một vị trí dự phòng ở Đông Nam á, nên đa số các quan chức chính quyền Mỹ nhất trí rằng trái với Lào, Việt Nam sẽ là nơi thích hợp nhất để Mỹ đứng chân.

Mùa xuân năm 1961, mặc dù ngày càng lo ngại về Việt Nam, nhưng chính quyền Mỹ đã không thực hiện những thay đổi lớn về chính sách hoặc mở rộng hẳn những cam kết của mình. Tổng thống Kennedy cho phép tăng thêm 100 cố vấn cho phái bộ MAAG và điều sang Việt Nam 400 tính thuộc lực lượng đặc biệt để huấn luyện chống nổi dậy. Từ các cuộc đàm phán ở Lào, Kennedy tin rằng phải đối xử với Diệm đặc biệt cẩn thận, do vậy ông ta đã triệu hồi đại sứ Durbrow- người đi đầu trong chủ trương thực
---------------------
(1) Fairle, Lời hứa của Kellnedy, tr.180.
(2) Hồi ký của Krock về cuộc đàm luận với Kennedy, ngày 5-5-1961, Văn kiện Arthur Krock, Thư viện nguyên cảo Seeley G. Mudd, Princelon, N.J., hộp 59.
----------------------
hiện chiến thuật mặc cả cứng rắn và cử đích thân phó tổng thống Lyndon B. Johnson sang Sài Gòn nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ chính quyền Diệm. Để hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của mình mà không gây ra dư luận phản đối ở trong nước và quốc tế, chính quyền Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh bí mật ở Đông Dương. Mỹ đã cử các toán biệt kích lén lút vượt vĩ luyến 17 để đánh vào các đường tiếp tế, phá hoại các mục tiêu quân sự, dân sự và chống phá chế độ miền Bắc. Đồng thời, CIA cũng bắt đầu "cuộc chiến tranh bí mật" tại Lào, vũ trang cho khoảng 9.000 người Mèo hoạt động phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh với một chiến dịch bán quân sự lớn nhất.

Tuy nhiên sự đánh giá lại tình hình mùa xuân năm 1961 quan trọng ở các vấn đề nêu ra hơn là các giải pháp đề xuất. Theo lời cố vấn nhà Trắng Walt W. Rostow thì những quyết sách của chính quyền phản ánh một chính sách có tính toán "nhằm kéo dài thời gian bằng cách đưa thêm có mức độ các nguồn lực của Mỹ vào" (1). Nhưng nhiều quan chức sợ rằng làm như vậy chưa đủ và một tổ đặc nhiệm do Kennedy chỉ định nhằm xem xét lại những lựa chọn của Mỹ ở Việt Nam đã bắt đầu đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn nếu các cuộc đàm phán ở Lào đổ vỡ hoặc nếu quân cộng sản tấn công lớn ở miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1954, tổ đặc nhiệm này công khai nêu khả năng đưa lính chiến của Mỹ vào Việt Nam và bàn đến các hoạt động không quân và hải quân chống Bắc Việt Nam.
----------------------------
Rostow, Sự phổ quát quyền lực, tr.27
---------------------------------

Trong khi chính quyền Mỹ đang nghiên cứu nhiều sự lựa chọn khác nhau thì áp lực đòi Mỹ mở rộng sự dính líu vào Việt Nam đã tăng lên. Sau một chuyến thăm Viễn Đông chớp nhoáng với một chặng dừng chân quan trọng ở Sài Gòn, phó tổng thống Mỹ Johnson báo cáo là quyết định thương lượng ở Lào đã làm cho Diệm suy giảm lòng tin vào Mỹ, do đó nếu muốn ngăn chặn sự sa sút về tinh thần của Diệm thì đối với Mỹ, "lời nói phải đi đôi với việc làm" (1). Sau chuyến đi của Johnson, Diệm đã yêu cầu tăng cường viện trợ. Ông ta tỏ ra không quan tâm đến việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam khi phó tổng thống Johnson tế nhị nhắc tới vấn đề này. Vốn có tính độc lập mạnh mẽ và hiểu rõ tình trạng chống đối đang gia tăng đối với chế độ của mình, Diệm sợ rằng nếu đưa một số lượng lớn quân Mỹ vào Việt Nam thì điều đó chẳng những tạo cho Việt Cộng cơ hội tốt để kêu gọi tập hợp lực lượng mà còn làm cho phe đối lập phi cộng sản có được lợi thế đáng kể. Tuy vậy, ngay sau khi Johnson rời Sài Gòn, Diệm đã báo nguy cho Kennedy rằng, tình hình Việt Nam đã trở nên "nghiêm trọng hơn nhiều" và đề nghị Mỹ tăng cường viện trợ cũng như đưa thêm cố vấn vào đủ để tăng quy mô của quân đội Nam Việt Nam khoảng 100.000 người (2).

Vvào mùa hè năm 1961, cuộc chiến tranh lạnh đã đi vào
-----------------------
(1) Johnson gửi Kennedy, ngày 23-5-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 30.
(2) Quốc hội Mỹ, Thượng viện, tiểu ban công trình công cộng, Văn kiện Lầu Năm góc, (Bản gửi cho các Thượng nghị sĩ) (4 quyển): Boston, năm 1971, quyển II, năm 60. Sau đây được dẫn là Văn kiện Lầu Năm góc (Glavel).
----------------------------
chiều sâu, và một số cố vấn của Kennedy bắt đầu yêu cầu thực hiện một sự cố gắng toàn lực ở Việt Nam. Trong cuộc họp thượng đỉnh gay gắt ở Vienna vào tháng 6, Khruschev một lần nữa khẳng định cam kết của Liên Xô với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, điều này đã làm cho chính quyền Mỹ thêm lo ngại. Rostow vốn từ lâu đã chủ trương sử dụng "những phương tiện chống du kích" ở Việt Nam như máy bay trực thăng và lực lượng quân mũ nồi xanh mới thành lập. ông ta khuyên Kennedy: "Dù sao thì cũng là sai lầm khi phát triển những khả năng này mà không dùng chúng vào một chiến trường quan trọng. Theo phương ngôn từ thời Knute Rockne thì chúng ta không để dành cho chúng cuộc đi vũ hội". Nhà kinh tế học và cựu giáo sư học viện MIT này đã so sánh mùa hè năm 1961 với năm 1942 khi quân Đồng minh bị thất bại khắp nơi trên thế giới, và ông ta cảnh báo Kennedy rằng, "để xoay ngược tình thế", Mỹ phải "thắng" ở Việt Nam. ông ta cho rằng, nếu giữ được Việt Nam, thì có thể cứu được Thái Lan, Lào, Campuchia và khẳng định "chúng ta có thể đối phó với chiến thuật chiến tranh du kích của cộng sản" (1).

Quá bận tâm với các vấn đề cấp bách như Berlin, Kennedy đã né tránh những cố vấn có thái độ hiếu chiến và chỉ cho phép tăng cường những khoản viện trợ khiêm tốn. Chỉ khi tình hình xấu hẳn đi vào mùa thu năm 1961, ông ta mới buộc phải hành động. Số quân thâm nhập vào
----------------------
(1) Rostow gửi Kennedy, ngày 29-3-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 192, và ngày 17-6-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 65.
--------------------
Nam Việt Nam đã tăng gấp đôi lên tới con số 4.000 người.

Việt Cộng đẩy mạnh hoạt động vào tháng 9 và chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm được một tỉnh lỵ chỉ cách Sài Gòn khoảng 90 km. Các chuyên gia phân tích tình báo cho biết số quân chính quy Việt Cộng đã tăng lên rất nhiều.

Nhà báo Theodore H.White lưu ý về "một sự suy sụp chính trị ở mức độ đáng kể" tại Nam Việt Nam (1). Và vào tháng 9, Diệm khẩn thiết đề nghị tăng cường viện trợ kinh tế.

Đến đầu tháng 10, cả hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và hội đồng An ninh quốc gia đều xem xét lại việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam trên quy mô lớn.

Kennedy lúc này vẫn thận trọng. ông ta bộc lộ với Krock về tâm trạng không muốn đưa quân Mỹ vào lục địa châu á. Kennedy không tin là Mỹ cần can thiệp vào "những rối loạn nội bộ do du kích gây ra" và còn nói thêm rằng "khó chứng minh tình hình Việt Nam phổ biến là như vậy" (2). Lo ngại trước tình hình quân sự và chính trị ngày càng xấu đi ở Nam Việt Nam, và lo ngại trước việc phải mở rộng cam kết của Mỹ, Kennedy phái Rostow và cố vấn quân sự riêng của mình là tướng Maxwell D.Taylor sang Việt Nam để đánh giá tình hình tại chỗ và cân nhắc xem có cần đưa quân Mỹ vào cuộc hay không.

Taylor và Rostow công nhận tính xác thực của những bản báo cáo bi quan từ Sài Gòn gửi về vào tháng trước.
------------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), II, 70.
(2) Hồi ký của Krock về cuộc đàm luận với Kennedy, ngày 11-10-1961, Văn kiện Krock, hộp 20.
-----------------------
Quân đội Việt Nam Cộng hoà đang chịu nhiều thất bại do cái mà như Taylor gọi là "quan điểm phòng ngự". Chính quyền Diệm thì rệu rã, bất lực và ngày càng mất lòng dân.

Xuất phát từ những sự kiện xảy ra ở Lào, sự đẩy mạnh hoạt động của Việt Cộng cùng với nạn lụt đang tàn phá đồng bằng sông Cửu Long, hai người này nhận xét, vấn đề cơ bản hiện nay chính là "cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc và sự suy sụp nghiêm trọng về tinh thần lan tràn trên khắp Nam Việt Nam". Sau này Taylor hồi tưởng: "Không ai cảm thấy tình hình là vô vọng, nhưng mọi người đều cho rằng tình hình thật nghiêm trọng và yêu cầu có những biện pháp khẩn cấp" (1).

Taylor và Rostow khuyến nghị tăng mạnh viện trợ của Mỹ nhằm chặn đứng tình hình đang xấu đi ở Nam Việt Nam. Họ nhấn mạnh: Người Việt phải tự giành chiến thắng; Mỹ không thể làm hộ họ điều đó. Nhưng họ cũng kết luận rằng, nếu Mỹ cung cấp trang bị và các cố vấn lành nghề để cộng tác chặt chẽ với các cấp chính quyền Diệm thì có thể làm cho "bộ máy dân sự và quân sự Việt Nam Cộng hoà hoạt động tốt hơn, tích cực hơn và tự tin hơn nhiềư" (2). các Cố vấn được huấn luyện tốt, bố trí ở các vị trí chiến lược trong toàn bộ máy của chính quyền Nam Việt Nam có thể giúp phát hiện và khắc phục những vấn đề lớn về chính trị, kinh tế và quân sự. Huấn luyện tốt hơn cho lực lượng phòng vệ dân sự và các đoàn tự vệ thôn xã sẽ tạo cho
------------------------------
(1) Maxwell D. Taylor, Thanh gươm và lưỡi cày, New York, năm 1972, tr. 241.
(2) Rostow, Sự phổ quát của quyền lực, tr.275.
-----------------------
quân chính quy rảnh tay đối phó với các cuộc tấn công, và các trang bị như trực thăng sẽ tạo cho quân đội Việt Nam Cộng hoà sức cơ động cần thiết để tác chiến hiệu quả.

Điều gây tranh cãi nhiều nhất trong đề nghị của Taylor và Rostow là điều động "lực lượng đặc nhiệm hậu cần" 8.000 quân, trong đó có công binh, quân y và cả bộ binh để hỗ trợ. Mục tiêu bề ngoài của lực lượng này là giúp khắc phục thiệt hại do lụt lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thật ra Taylor còn có những động cơ khác quan trọng hơn. Trong khi Diệm tiếp tục phản đối việc việc đưa quân Mỹ vào thì nhiều quan chức chính quyền và nhiều người Mỹ ở Sài Gòn cho rằng rất cần có quân đội Mỹ. Chính Taylor cũng cảm thấy "vô cùng cần thiết phải làm gì đó để lấy lại tinh thần cho Nam Việt Nam và củng cố lòng tin ở Mỹ". Taylor khuyên Kennedy rằng, lực lượng đặc nhiệm sẽ có tác dụng như một "biểu tượng hiển nhiên chứng tỏ Mỹ có ý định nghiêm túc và sẽ là một lực lượng quân sự dự bị vô giá nếu tình hình Nam Việt Nam đột nhiên xấu đi" (1). Theo Taylor và Rostow thì mục đích nhân đạo là lý do thuận lợi để đưa lực lượng này vào Việt Nam và khi công việc hoàn thành Mỹ có thể rút về một cách dễ dàng; đồng thời họ còn nhấn mạnh rằng, đề nghị của họ chỉ là những biện pháp tối thiểu và nếu chúng chưa đủ để cứu Nam Việt Nam thì Mỹ có thể phải thực hiện những bước đi mạnh mẽ hơn như đưa quân vào hoặc phát động các đợt hành quân tấn công chống lại Bắc Việt Nam.

Trong lúc báo cáo của Taylor và Rostow lưu hành tại
-----------------------------
(1) Taylor, Thanh gươm và Lưỡi cày, tr.239.
------------------------
washington thì thứ trưởng ngoại giao Mỹ Chester Bowles và nhà ngoại giao kỳ cựu W. Averell Harriman, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ về vấn đề Lào, lại đưa ra một đường hướng rất khác. Harriman tỏ ra rất nghi ngờ khả năng tồn tại của "chế độ đàn áp, độc tài và mất lòng dân" của Diệm trong bất kỳ tình hình nào, và khuyến cáo Mỹ không nên "liều lĩnh đặt cược uy tín của mình ở Việt Nam". Bowles nghiêm khắc phê phán rằng, Mỹ được "dẫn dắt quá nhanh vào một ngõ cụt". Hai nhân vật này đề nghị Kennedy hoãn thực hiện cam kết lớn với Diệm, và đề xuất: Nếu các cuộc thương lượng ở Lào tiến triển tốt đẹp thì lúc đó Mỹ có thể mở rộng nội dung hội nghị để đưa vấn đề Việt Nam vào và tìm một giải pháp chung trên cơ sở hiệp định Geneva 1954 (1). Báo cáo của Taylor, đề nghị của Bowles và Harriman lần đầu tiên đặt ra sự lựa chọn dứt khoát ở Việt Nam.

Kennedy thẳng thừng bác bỏ một giải pháp qua thương lượng. Chính quyền Mỹ đã hứa đẩy mạnh chiến tranh lạnh, nhưng trong những tháng đầu tiên, họ đã phải chịu nhiều thất bại rõ rệt ở Cuba, Lào và vào tháng 8, Liên Xô đã xây dựng một bức tường bê tông cốt thép ngăn Đông và Tây Berlin mà không hề báo trước. Trong suốt năm đó, phái Cộng hoà và các đảng viên Đảng Dân chủ cánh hữu đã buộc tội chính quyền Kennedy là yếu kém, và Kennedy hình như sợ một quyết định thương lượng ở Việt Nam sẽ
----------------------------
(1) Harriman gửi Kennedy, ngày 11-11-1961, Văn kiện Kennedy, Hồ sơ An ninh Quốc gia, Hộp 195; Chester Bowles, Những hứa hẹn sẽ giữ (New York, 1971), tr.409; Pelz, "Quyết định của Kennedy", tr.378.
----------------------
làm bùng lên những trận đả kích chính trị nội bộ nhắm vào ông ta giống như những trận đả kích đầy hiềm thù và tác hại đã xảy ra sau khi Trung Hoa Dân quốc sụp đổ năm 1949.

Tuy vậy, tổng thống Kennedy cũng quan tâm đến ảnh hưởng của vấn đề này trên trường quốc tế. Các chiến lược gia của chính quyền Mỹ thấy, trong một thế giới đối đầu đầy nguy hiểm này rất cần xây dựng lòng tin vào những cam kết của Mỹ. Nếu nước Mỹ tỏ ra yếu kém thì đồng minh sẽ mất lòng tin và kẻ thù của Mỹ sẽ được khích lệ để đẩy mạnh tấn công và nếu như quá trình đó không bị chặn lại thì đến lúc nào đó có thể đặt Mỹ vào một sự lựa chọn nguy hiểm: hoặc để hoàn toàn mất chỗ đứng trên trường quốc tế, hoặc thực hiện chiến tranh hạt nhân. Vào cuối năm 1961, Kennedy và nhiều cố vấn của ông ta tin rằng họ phải chứng minh cho Khruschev thấy sự kiên quyết của họ. Trong cuộc "khủng hoảng Berlin", tổng thống Kennedy đã phải thốt lên: "Thằng cha chết tiệt ấy không thèm để ý đến nhưng gì hắn nói. Phải cho hắn thấy các ngài hành động ra sao" (1).

Ngày 14-11, Kennedy nói với các trợ lý, "vấn đề cơ bản không phải là Diệm có là một nhà lãnh đạo giỏi hay không mà là Mỹ có thể chấp nhận mà không trừng phạt hành động "xâm lược" của cộng sản ở Nam Việt Nam hay không".

Những hành động lúc này của Mỹ thực hiện sẽ "được cả hai phía của bức màn sắt xem xét... như một biểu hiện của ý đồ và quyết tâm của chính quyền Mỹ" và nếu chính quyền quyết định thương lượng thì "trong thực tế họ có thể bị xem
-----------------------
(1) Trích trong Paterson, "Nảy sinh gánh nặng", tr.206.
----------------------------------------
là yếu thế hơn ở Lào". Tuy thừa nhận những mối nguy hiểm của một cam kết mở rộng ở Việt Nam, Kennedy vẫn kết luận rằng, ở nơi nào Mỹ đã thể hiện "sức mạnh và quyết tâm" thì họ đều thành công mà ít tốn kém" (1).

Nhưng tổng thống Mỹ lại từ chối chủ trương của Taylor.

Các cố vấn của Kennedy sợ rằng việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam có thể đe dọa các cuộc đàm phán ở Lào và dẫn đến leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ chất vấn liệu lực lượng mà Taylor đề nghị có đủ mạnh hay không, hoặc liệu nó có thể lấy lại tinh thần cho chính quyền Nam Việt Nam hay không, vì mục đích đã tuyên bố của nó là cứu trợ nạn lụt. Lực lượng này có thể bị tấn công và lúc đó Mỹ sẽ vấp phải một sự lựa chọn còn khó khăn hơn: Hoặc đưa quân vào để hỗ trợ cho nó, hoặc rút toàn bộ về nước. Một thành viên của hội đồng An ninh quốc gia đã khuyến cáo: "Nếu chúng ta đưa 6 đến 8 ngàn quân vào rồi rút ra khi khó khăn, thì chúng ta sẽ không còn chỗ đứng ở Việt Nam và có thể ở toàn cõi Đông Nam á" (2).

Kennedy thì nghi ngờ khả năng của lực lượng đó và sợ rằng rồi sẽ có những yêu cầu xin thêm quân. ông ta nói với Arthur Schelesinger rằng: "Đoàn quân sẽ tiến vào; nhạc sẽ được tấu lên; đám đông sẽ hoan hô và trong 4 ngày mọi người sẽ quên sạch. Giống như ta uống rượu, khi men rượu tan thì ta lại phải uống thêm một ly nữa" (3).
-----------------------
(1) Hồi ký của Kennedy, ngày 14-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 128.
(2) Robert Johnson gửi Bundy, ngày 31-10-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 194.
(3) Trích trong Arthur M. Schelesinger, Jr., Một ngàn ngày, (Boston, l965), tr.547.
---------------------

Đứng trước một sự lựa chọn khó khăn, hoặc đàm phán hoặc đưa quân chiến đấu vào, Kennedy đã chọn biện pháp nửa vời. ông ta phê duyệt những khuyến nghị của Talor về tăng hẳn khối lượng viện trợ và số cố vấn Mỹ với hy vọng rằng việc làm này sẽ đủ để ngăn chặn sự suy sụp chính trị và quân sự ở Nam Việt Nam. Khi thực hiện những biện pháp này, chính quyền Mỹ biết rất rõ rằng họ đã vi phạm hiệp định Geneva năm 1954. Ngày 15-12, họ cho ra cuốn Sách trắng nêu chi tiết những hành động vi phạm hiệp định của Bắc Việt Nam và cho rằng việc Hà Nội tiếp tục tấn công Nam Việt Nam đã dẫn đến những phản ứng của Mỹ (1).

Trong khi thực hiện cái mà Taylor gọi là "sự hợp tác có mức độ" với Nam Việt Nam, lúc đầu chính quyền Kennedy theo đuổi một đường lối cứng rắn. Các quan chức Mỹ từ lâu nhất trí rằng, chính phủ bất lực và chỉ biết đàn áp của Diệm là trở ngại lớn cho việc đánh bại lực lượng cách mạng. Như lời của bộ trưởng Dean Rusk, do không muốn đặt cược quân lực, tiền của và uy tín của Mỹ vào "một con ngựa thua", chính quyền Mỹ đã chỉ thị cho sứ quán ở Sài Gòn thông báo cho Diệm biết là việc chuẩn y chương trình viện trợ mới sẽ phụ thuộc vào những lời hứa cụ thể của chính quyền Nam Việt Nam như tổ chức lại và cải tổ bộ máy chính phủ, cho phép Mỹ tham gia quá trình hoạch định chính sách (2).
-----------------------
(1) Bộ Ngoại giao (Mỹ), Mối đe dọa với hoà bình: Những hỗ lực của Bắc Việt Nam tấn công Nam Việt Nam, Washington, D.C., năm 1961.
(2) Rust gửi Bộ Ngoại giao, ngày 1-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 194: Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.120.
------------------------
Tuy nhiên, yêu sách của Mỹ lập tức gây ra một cuộc tranh cãi ở Sài Gòn và chính quyền Mỹ phải nhanh chóng rút lui ý kiến. Diệm tức giận phản đối tính chất hạn chế trong những cam kết của Mỹ, đả kích dữ dội những đề nghị về mối quan hệ mới, rồi thông báo cho đại sứ Frederick Nolting rằng, Nam Việt Nam "không muốn trở thành một nước bị bảo hộ" (1). Lúc đầu chính quyền Mỹ phản ứng quyết liệt, ngừng các chuyến tàu chở trang bị quân sự và ngầm tìm kiếm một nhân vật có thể thay Diệm.

Nhưng Nolting chất vấn chính sách mới này với lời khuyên rằng "cách xử sự bình tĩnh và không nóng vội là cơ hội thành công lớn nhất" (2). Song Bộ Ngoại giao Mỹ không thể tìm được một chính trị gia Nam Việt Nam nào có thể thay thế Diệm. Theo như Kennedy, do bị thuyết phục rằng "Diệm vẫn là Diệm và đó là người khá nhất mà chúng ta có" nên chính quyền Mỹ đã lùi bước (3). Hai bên xác định lại mối quan hệ mới, nêu rõ rằng không bên nào được hành động mà không tham khảo bên kia. Hai chính phủ thỏa thuận về việc công bố nguyên tắc khẳng định những điểm này, do đó cuộc khủng hoảng đã qua đi.

Như vậy, quyết định của Kennedy năm 1961 đã đánh dấu một bước ngoặt nữa trong quá trình dính líu của Mỹ vào Việt Nam. Bác bỏ cả hai cực thương lượng hoặc điều
-------------------
(1) Nolting gửi Bộ Ngoại giao, ngày 18-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 165.
(2) Nolting gửi Bộ Ngoại giao, ngày 29-ll-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 195.
(3) Trích trong Benjamin Bradell, Đàm luận với Kelmedy (New York, 1976), tr.59.
---------------
quân, Kennedy chọn một sự cam kết có mức độ về viện trợ và cố vấn. Song, ngay từ đầu ông ta đã nhận biết rằng làm như vậy có thể còn chưa đủ để cứu Nam Việt Nam và nhiều sự kiện cho thấy một khi đã có cam kết thì không dễ gì giữ nó ở mức độ hạn chế. Hơn nữa, qua việc nhượng bộ Diệm, chính quyền Mỹ đã làm tổn thương nghiêm trọng đến chính những tiêu chuẩn họ đề ra cho một chương trình chống nổi dậy thành công. Nếu vào thời điểm đó Mỹ giữ thái độ kiên quyết thì có thể cũng không ép được Diệm thay đổi phương thức của mình, nhưng ít nhất cũng gây được áp lực trước khi Mỹ can thiệp sâu hơn vào Việt Nam.

Nhưng qua việc nhượng bộ Diệm, Mỹ đã khích lệ tính ngang ngược của ông ta và mở đường tới những va chạm sẽ làm cho ngôn từ "hợp tác" trở thành trò hề và sẽ gây hậu quả bi đát cho tất cả các bên hữu quan (1).

Dù sao, bất đồng cũng được giải quyết và vào đầu năm 1962, Mỹ và Nam Việt Nam thực hiện "Kế hoạch hai gọng kìm" để kiềm chế sự nổi dậy của Việt Cộng. Với sự hỗ trợ của một số lượng trang bị và cố vấn Mỹ lớn hơn nhiều, quân đội Nam Việt Nam đã tiến hành tấn công Việt Cộng.

Đồng thời chính quyền Diệm cũng thực hiện cái gọi là "chương trình ấp chiến lược" do chuyên gia chống nổi dậy người Anh Robert Thompson phát triển lên từ những kinh nghiệm ở Malaysia và Philippines nhằm cô lập quân Việt cộng với người dân Nam Việt Nam - nguồn hỗ trợ chính
---------------------------
(1) Kennedy tìm cách củng cố đường hướng nửa vời ở Nam Việt Nam và ở các khu vực khác qua một sự kiện gọi là "Cuộc thanh trừng vào lễ tạ ơn", trong đó Bowles "bồ câu" bị cách chức thứ trưởng ngoại giao và Rostow "diều hâu" được điều về Bộ Ngoại giao.
--------------------------
của họ. Theo kế hoạch của Thompson, nông dân từ nhiều làng phân tán sẽ được đưa vào các ấp có hào và rào tre bao quanh, có lực lượng quân sự canh giữ. Những ấp này được xem không chỉ như phương tiện chống Việt cộng, mà còn là công cụ của một cuộc cách mạng kinh tế-xã hội ràng buộc người nông dân với chính quyền. Việc nối lại những cuộc bầu cử ở làng xã, đề ra chương trình cải cách điền địa, xây dựng trường học và trạm xá sẽ thuyết phục dân chúng rằng cuộc sống dưới sự cai trị của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đem lại nhiều thứ hơn là sống với Việt cộng. Theo như một cố vấn của Kennedy, ông Roger Hilsman, thì mục tiêu cuối cùng là biến Việt cộng thành "những băng đảng đói rách ngoài vòng pháp luật, phải dồn sức để duy trì cuộc sống" và buộc họ phải ra khỏi nơi ẩn náu, phải chiến đấu theo một cách thức của quân đội Việt Nam Cộng hoà áp đặt (1).

Để hỗ trợ "Chương trình chống nổi dậy", Mỹ đã mở rộng vai trò của họ ở Việt Nam với cái gọi là "Kế hoạch tăng cường sức mạnh". Phái đoàn MAAG được thay bằng Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam (gọi tắt là MACV) lớn hơn và đã được tổ chức lại, có trụ sở ở Sài Gòn do tướng Paul Harkin đứng đầu. Chỉ trong vòng hai năm 1961 đến 1962, viện trợ quân sự Mỹ đã tăng hơn gấp đôi và có cả những trang bị quan trọng như xe thiết giáp và hơn 300 máy bay quân sự. Kennedy cho phép dùng hoá chất làm trụi lá cây nhằm triệt phá nơi trú quân của Việt cộng,
---------------------------
(1) Roger Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, New York, năm 1967, tr.432.
---------------------
chiếm giữ những con đường lớn, cho phép sử dụng hạn chế chất diệt cỏ để phá huỷ các nguồn tiếp tế lương thực của Việt cộng.  Tính đến tháng 12-1961, số lượng "cố vấn" Mỹ ở Nam Việt Nam là 3.205, và đến cuối năm 1962, con số này đã tăng lên hơn 9.000. Các cố vấn Mỹ là những người chuyên nghiệp được đào tạo công phu, nhiều người trọng số này là cựu chiến binh trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến  tranh Triều Tiên, có thể coi đó là mẫu mực cho "tinh thần cam kết" toàn cầu và "tinh thần có thể làm được tất thảy" của kỷ nguyên Kennedy. Họ ăn mặc xuềnh xoàng với mũ kê-pi sáng màu, vai đeo bao súng và băng đạn, điều đó nói lên nhiệm vụ khác thường của họ. Họ phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và bệnh tật; họ không chỉ chống Việt cộng, mà còn chuẩn bị đối phó với các cuộc chiến tranh trong tương lai. Một phi công trực thăng nói với nhà báo Mỹ: "Rèn luyện như một người Việt Nam là điều kiện quan trọng với chúng tôi" (1). Các cố vấn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và luôn mở rộng đặc vụ. Các lực lượng đặc biệt tiến hành Chương trình Công dân vụ cùng với người Thượng Tây Nguyên. Phi công trực thăng không quân và hải quân thả các phân đội lính Việt Nam Cộng hoà vào các bãi chiến trường sâu trong đầm lầy rồi lại nhặt tử sĩ và thương binh về khi kết thúc trận đánh. Người Mỹ cùng bay với các học viên Việt Nam trong các phi vụ ném bom oanh tạc và khi quân đội Việt Nam Cộng hoà thiếu
------------------------------
(1) Richard Tregaskis, Nhật ký Việt Nam, New York, năm 1963, tr.149.
-----------------------
phi công, những phi công Mỹ này đã tự lái máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ. Sĩ quan và binh sĩ Mỹ thực hiện các chương trình huấn luyện mở rộng cho quân đội Việt Nam Cộng hoà và lực lượng phòng vệ dân sự, còn các cố vấn được bố trí xuống tận cấp tiểu đoàn cùng tham gia với các quân đội Việt Nam Cộng hoà trong các nhiệm vụ tác chiến.

Việc Mỹ ồ ạt đưa cố vấn và vũ khí vào đã tức khắc vực dậy tinh thần cho chính quyền Nam Việt Nam. Máy bay trực thăng tỏ ra là một thứ vũ khí lợi hại và dường như chúng đã xoay chuyển được cục diện trận chiến: Sau này Hilsman kể lại, chúng tạo cho quân đội Việt Nam Cộng hoà "một sức cơ động tuyệt vời". Trong vài tháng đầu, Việt cộng chỉ có chạy, bị dồn khỏi hầm trú ẩn, họ chạy giữa trời và trở thành những mục tiêu dễ hạ (1). Được khích lệ nhờ vũ khí mới và tinh thần tiến công mới, quân đội Việt Nam Cộng hoà tiến hành nhiều trận tấn công mãnh liệt vào các cứ điểm của Việt cộng trong mùa xuân-hè 1962, và lần đầu tiên tưởng như đã giành được thế chủ động trên chiến trường.

Nhưng lợi thế này chẳng giữ được bao lâu. Dù có máy bay và thiết bị điện tử tinh vi nhưng quân đội Việt Nam Cộng hoà vẫn gần như không thể xác định được vị trí các căn cứ của Việt cộng ở các vùng rừng rậm và đầm lầy ở Nam Việt Nam. Chính tính chất của các cuộc hành quân "Không-bộ" - kiểu oanh tạc rồi sau đó đổ bộ binh xuống - đã báo động cho đối phương biết sắp có một trận đánh, do
------------------------
(1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.444.
-----------------
đó đủ thời gian cho phép họ rút quân an toàn. Một cố vấn Mỹ nản chí phàn nàn: "Các anh phải đổ quân xuống đầu họ, nếu không họ sẽ biến mất"; một sĩ quan cao cấp Mỹ còn khinh miệt gọi các cuộc hành quân có trực thăng là "khua chiêng gõ mõ một cách lố bịch báo động khắp vùng nông thôn" (1). Quân đội việt Nam Cộng hoà thường ném bom tàn phá những khu vực rộng rồi đổ quân với quy mô lớn mà chẳng mấy kết quả, để rồi khi họ rút đi, Việt cộng lại tái chiếm. Hơn nữa, lực lượng quân giải phóng đã thích nghi mau chóng với trực thăng. Đôi khi họ đứng thẳng lên mà bắn, họ biết cách dùng vũ khí hạng nhẹ để bắn hạ lũ máy bay chậm chạp, vụng về. Trong nhiều tình huống khác, họ nằm im trong hầm cho đến khi lũ trực thăng bay đi rồi phục kích quân đổ bộ.

Vào cuối năm 1962, Việt cộng đã giành lại thế chủ động. Trong khi quân đội Việt Nam Cộng hoà và cố vấn Mỹ đuổi theo quân chủ lực của Việt cộng thì mặt trận lại được mở tập trung ở các làng xã. Nhờ khéo léo kết hợp công tác tổ chức với công tác tuyên truyền vận động, song song với sử dụng lực lượng có chọn lọc đạt hiệu quả cao, Việt cộng đã thành công trong việc huy động quần chúng. Vào cuối năm 1962, họ đã thu hút được khoảng 300.000 quân và khoảng hơn 1 triệu dân đi theo. Ở một số nơi, thậm chí Việt cộng còn thực hiện các chương trình cải cách ruộng đất. Về mặt quân sự, các đơn vị quân giải phóng ngày càng táo bạo và bắt đầu gây tổn thất lớn cho các lực lượng Việt Nam
----------------------
(1) Tregaskis, Hồi ký Việt Nam, tr.155; Malcolm W.Browne, Diện mạo mới của cuộc chiến (Indianapolis, 1968), tr.76.
-----------------------
cộng hoà. Khi việc tác chiến trở nên dễ bị thất bại hơn, các chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hoà, có lẽ là theo lệnh Diệm, đã trở lại với kiểu tác chiến thận trọng ngày xưa, ngày càng dựa dẫm vào không lực và không chịu liều ném quân vào trận đánh. Sự chuyển đổi ưu thế trong cuộc chiến đã bộc lộ rõ rệt từ tháng 1-1963, khi một lực lượng Việt Nam Cộng hoà chiếm ưu thế về số lượng và hoả lực rơi vào ổ phục kích của quân giải phóng ở ấp Bắc, chịu thiệt hại 5 trực thăng và thương vong nặng.

Tác động chính trị của những thủ đoạn được vận dụng trong tác chiến ngày càng làm phiền lòng một số người Mỹ trên chiến trường Nam Việt Nam và các quan chức dân sự tại Washington. Thật khó phân biệt Việt cộng với người dân vô tội và lính Việt Nam Cộng hoà với tinh thần kém cỏi cũng chẳng cần phân biệt cẩn thận trước khi bắn giết.

Thế là dân thường, thậm chí là phụ nữ và trẻ em cũng bị hạ sát khiến cho Việt cộng có thêm vũ khí tuyên truyền đầy sức nặng. Những làng xóm bị nghi là chứa chấp Việt cộng bị ném bom tàn phá, bị bom napan cùng với hoá chất làm trụi cây cỏ đã tăng lòng căm thù của nhân dân với chính quyền Nam Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những hoạt động nói trên gây hại nhiều hơn là lợi. Dù vậy, các quan chức quân sự Mỹ và Việt Nam vẫn khăng khăng cho rằng rất cần có không quân yểm trợ cho tác chiến trên bộ, rồi Diệm và tướng Harkins mạnh mẽ thúc đẩy việc dùng bom napan. Harkins nói: "Nó thực sự làm cho Việt cộng kinh sợ và đó chính là yếu tố mang lại hiệu quả" (1).
-----------------------------
(1) Trích trong Hilsman, Chuyển hoá một dân tộc, tr.442.
-----------------------
"Chương trình ấp chiến lược" được quảng cáo rùm beng cũng chỉ đem lại kết quả không đáng kể. Frances Fitz Gerald nhận xét: "Chương trình này là một nghiên cứu về phép loại suy không đúng chỗ" (1). Một kế hoạch tương tự đã được thực hiện thắng lợi tại Malaysia, nơi mà những làng mạc Malaysia được củng cố để chống lại các cuộc nổi dậy, nhưng các ấp chiến lược ở Việt Nam bị dựng lên để chống lại chính người dân, những người đã sống ở các làng mạc với nhiều thế hệ. Ngoài ra và việc cấp trên 7 triệu thẻ căn cước đã tỏ ra là một biện pháp bảo vệ chưa đủ thích đáng để chống thâm nhập. Về mặt lý thuyết, chương trình này nhằm tránh việc di dân ồ ạt khỏi những nơi quê cha đất tổ thiêng liêng, một điểm yếu của chương trình "Dinh điền" bạc phận trước đây. Nhưng ở vùng đồng bằng, nơi dân cư sống rải rác, thì không thể lập ấp mà không gây nên cảnh di dân. Hành động "nhổ rễ" nông dân quy mô lớn như vậy đã càng làm tăng thêm làn sóng phản đối vốn đã tràn lan trong nông thôn từ khi Diệm lên cầm quyền.

Hơn nữa, chính chương trình này còn được thực hiện một cách tồi tệ. Cuối năm 1962, chính quyền Diệm đã lập được 3.500 ấp, ngoài ra còn trên 2.000 ấp nữa đang xây dựng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Diệm và Nhu đã đi quá nhanh vì lập ấp ở những vùng chưa được bảo đảm an ninh và dễ dàng bị Việt cộng chiếm hoặc thâm nhập những khu dân cư đó. Rất nhiều ấp không có phòng bị thích đáng. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 1963,
------------------------
(1) Frances Fitzgerald. Lửa trong lòng hồ: Người Việt Nam và người Mỹ ở Việt Nam, Boston, năm 1972, tr.123.
------------------

Hilsman phát hiện thấy nhiều ấp trải ra trên những vùng rộng lớn đến mức phải cần tới một sư đoàn để phòng thủ.

Ông ta nhớ lại: "Những lực lượng phòng thủ chỉ là một số người già cả, với trang bị như kiếm, súng kíp và khoảng nửa tá súng cabin Mỹ" (1).

Hơn nữa, dưới ách cai trị của Diệm và Nhu, chương trình này không ràng buộc được dân với chính quyền. Cải cách điền địa không được đưa vào kế hoạch này và nhiều nông dân không có một mảnh đất cắm dùi. Mỹ đã chi rất nhiều tiền để tổ chức các dịch vụ tại các ấp chiến lược, nhưng do bất lực hoặc tham nhũng, phần lớn số tiền này không đến đúng địa chỉ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thiếu những người có năng lực để làm việc theo chương trình và nhiều quan chức bất tài và tham nhũng lại đại diện cho chương trình ở cấp xã. Trong mọi tình huống, Diệm và Nhu coi chương trình này chủ yếu là biện pháp để mở rộng kiểm soát đối với vùng nông thôn và không chỉ có vậy, những thủ đoạn xấu xa của bọn cấp dưới của anh em nhà Diệm chỉ càng làm cho người dân trở nên xa lánh.

"Chương trình ấp chiến lược" không hoàn thành mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc chiến ngay tại vùng nông thôn. Là biện pháp "bảo vệ" người dân khỏi bị Việt Cộng trực tiếp tấn công, chương trình này mới chỉ đạt mục tiêu trước mắt, nhưng đối với người Thượng ở Tây Nguyên, nơi mà Mỹ đóng vai trò chủ yếu trong công tác bình định, kết quả của chương trình tại đây có khả quan hơn. Tuy vậy, vào đầu năm 1963, ngay cả đối với những người ủng
-----------------------
(1) Hilsman, Chuyển hoá một dân lộc, tr.456.
------------------------
hộ nhiệt tình nhất cho chương trình này cũng thấy rõ nó có những khiếm khuyết cơ bản mà nếu không sửa chữa ngay thì sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã thực hiện một chiến dịch có hệ thống, có hiệu quả, đánh vào một số ấp chiến lược then chốt, và xây dựng những đơn vị đặc công để tiêu diệt các ấp đó bằng cách tấn công trực diện hoặc thâm nhập (1).

Một số cố vấn của Kennedy nhấn mạnh, một chương trình "chống nổi dậy" hữu hiệu đòi hỏi phải có nhiều cải cách chính trị sâu rộng, nhưng Diệm kiên quyết chống lại lời khuyên đó. Để xoa dịu "đối tác" Mỹ, Diệm thực hiện một vài cải cách tượng trưng, như thành lập hội đồng cố vấn kinh tế. Thay vì mở rộng chính phủ như thúc giục của Mỹ, Diệm ngày càng co mình vào thế biệt lập, gần như dựa hoàn toàn vào Nhu, một kẻ nham hiểm, đa nghi, hoang tưởng và tự đại. Diệm và Nhu thân chinh chỉ đạo các trận đánh trên chiến trường và chỉ huy "chương trình ấp chiến lược", và họ không cho phép cố vấn Mỹ can thiệp. Vợ Nhu, một phụ nữ xinh đẹp, có tham vọng, ăn nói chua ngoa, được gọi là "Long nữ chủ nhân" (một nhân vật hoạt hình quen thuộc) từ năm 1962 ngày càng đóng vai trò người phát ngôn cho chế độ gia đình trị này.
---------------------------------
(1) William J. Duiker, Con đường Cộng sản giành quyền lực tại Việt Nam, Boulder, Colo., năm 1981, tr.214. "Đánh giá không chính thức lần 2 về hiện trạng của chương trình ấp chiến lược", ngày 1-9-1963. Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 2-2. Về những tranh cãi xung quanh chương trình này, xem Douglas S. Blaufarb, Kỷ nguyên chống nổi dậy: Học thuyết và hành động của Mỹ, New York, năm 1977, tr.89-127.
----------------------------------------

Anh em nhà họ Ngô đa nghi và cô lập đã thắt chặt chứ không nới lỏng quyền kiểm soát. Quốc hội ngoan ngoãn thông qua các luật cấm dân chúng tụ tập dưới mọi hình thức như đám cưới, đám tang, nếu chưa được phép của chính quyền. Diệm áp đặt chế độ kiểm duyệt gắt gao các loại ấn phẩm đối với người Việt Nam cũng như người Mỹ.

Ông ta tức giận cắt hợp đồng với phái đoàn cố vấn trường đại học Michigan khi một số thành viên của phái đoàn này sau khi phục vụ ở Việt Nam trở về đã viết những bài báo mà ông ta quy cho là "không đúng, không công bằng và có dụng ý xấu" (1). Nhà báo kỳ cựu Francois Sully của tờ New sweek cũng đã bị trục xuất khỏi Sài Gòn vì những nhận xét mang tính phê phán đối với bà Nhu.

Trong suốt cả năm 1962, vấn đề trở ngại của Việt Nam là về mặt thực thi chứ không phải mặt chính sách. Do quá bận bịu với nhiều vấn đề bức xúc hơn như sự tăng cường thực lực quân sự của Liên Xô tại Cuba nên các quan chức cao cấp Mỹ ít chú ý hơn đến Việt Nam. Với những khó khăn khi quyết định chính sách năm 1961, họ bằng lòng trao việc thực thi chính sách cho những người trên chiến trường và không quan tâm tới bất kỳ một thay đổi quan trọng nào trong cách xử lý vấn đề. Kennedy bác bỏ đề nghị của Rostow về việc gây áp lực với Liên Xô buộc Bắc Việt Nam ngừng đưa quân và hàng tiếp viện vào miền Nam.

ông ta cũng phớt lờ những lời cảnh báo của Galbrainth rằng Mỹ đang sa vào "một cuộc dính líu lâu dài không có
---------------------------------
(1) Wesley Fishel gửi John Hannah, ngày 17-2-1962, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh Quốc gia, hộp 196.
---------------------------------------
kết quả" và có thể sẽ "kiệt sức như người Pháp", đồng thời bỏ qua đề nghị của Bowles "đánh giá lại nghiêm khắc" chính sách Việt Nam của Mỹ (1).

Đến cuối năm 1962, đại sứ quán và Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn tỏ ra quá lạc quan về bước tiến bộ của "chương trình chống nổi dậy". Nhưng niềm tin của họ rõ ràng đã đặt nhầm chỗ, và cùng với thời gian, họ trở thành một lũ xuẩn ngốc và giả dối. Những khiếm khuyết của chương trình này ngày càng lộ rõ. Vì là những kẻ xa lạ ở Việt Nam, những người Mỹ chỉ biết dựa vào chính quyền Nam Việt Nam để nắm bắt thông tin, mà chính phủ này lại rất thành thạo trong việc tạo ra những số liệu thống kê đầy ấn tượng về một chương trình tiến triển tốt. Nolting và Harkins rất sai lầm khi chỉ thuần tuý nhìn vào giá trị bề ngoài của những con số, tuy nhiên nếu căn cứ vào những cuộc xung đột thì cũng chẳng phải là những điều dễ phân tích, họ cũng như nhiều nhà quan sát khác rất ấn tượng trước sự thay đổi tình hình từ năm 1961, khi mà chính quyền Diệm bên bờ vực sụp đổ. Những người này cho rằng chính sách của Mỹ đang phát huy hiệu lực và nếu có thời gian và lòng kiên trì có thể giành thắng lợi.

Cuối năm 1962, đội ngũ nhà báo Mỹ tại Sài Gòn bắt đầu thách thức tâm trạng lạc quan của các giới chức. Các nhà báo như David Halberstam của tờ Thời báo New York  và Neil Sheehan của tờ United Press International tuy không thắc mắc về tầm quan trọng của việc kiềm chế chủ
------------------------------
(1) Galbraith gửi Kennedy, ngày 4-4-1962, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 196.
------------------------------
nghĩa cộng sản tại Việt Nam, nhưng đã nêu lên những lý lẽ gay gắt cho rằng cuộc chiến tranh đang thất bại. Họ lên án chính quyền Diệm là tham nhũng, hà khắc và mất lòng dân và chương trình ấp chiến lược là một trò lừa bịp. Các nhà báo chất vấn những báo cáo chính thức nói về tiến bộ quân sự, chứng minh các con số do chính quyền Diệm cung cấp đã được thổi phồng và quân đội Việt Nam Cộng hoà tiến hành "tác chiến theo giờ hành chính", tức là tác chiến qua loa vào ban ngày rồi đến tối lại quay về căn cứ. Trút lên đầu Diệm hầu hết các sai lầm, họ cho rằng không thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này chừng nào mà Mỹ còn cố theo đuổi chính sách "chết chìm hay bơi cùng Ngô Đình Diệm". Phản ứng giận dữ và thế thủ của toà đại sứ và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn ("Bọn này ăn ý đấy?" một quan chức quân sự cấp cao quát nạt một nhà báo bất đồng quan điểm) chỉ làm cho các nhà báo nổi khùng và đưa ra những lời buộc tội chính phủ cố tình lừa nhân dân Mỹ (1).

Nhiều nhà quan sát khác thậm chí còn đưa ra những vấn đề gai góc hơn. Tháng 12-1962, Mike Mansfield, là bạn cũ và trước đây cùng trong Thượng viện Mỹ với Kennedy, đã sang Việt Nam theo đề nghị của tổng thống Mỹ và trở về cùng với ý kiến đánh giá vô cùng bi quan.

Trong một tuyên bố chính thức, Mansfield nhận xét tình hình không mấy tiến bộ so với lần ông ta thăm Việt Nam
------------------------------
(1) Thái độ của các nhà báo bất đồng quan điểm và trải nghiệm của họ được trình bày chi tiết trong cuốn sách David Halberstam, Sự tạo dựng một bãi lầy, New York, năm 1964.
--------------------------------

năm 1955, và trong một báo cáo gửi riêng lên tổng thống Kennedy, ông còn dùng lời lẽ mạnh hơn, trong đó so sánh vai trò của Mỹ với vai trò của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Mansfield cảnh báo rằng, Mỹ có thể bị cuốn vào một cuộc xung đột quy mô lớn và vô nghĩa. Sau này Mansfield nhớ lại là đã mô tả cho tổng thống một bức tranh chẳng thú vị chút nào (1).

Những ý kiến phê phán về chính sách của Mỹ ở Việt Nam đã làm nảy sinh mối lo ngại sâu sắc ở Washington.

Trước đó, chính quyền Mỹ cố tình che đậy sự dính líu của mình vào Việt Nam, nhưng số binh lính Mỹ tử trận tăng lên và những phê phán của giới báo chí đã đặt ra nhiều vấn đề phiền phức. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ nhiều thời giờ nghiên cứu tin tức của các nhà báo và trả lời những cáo buộc của họ, và đích thân Kennedy đã tìm cách buộc Thời báo Nên York triệu hồi nhà báo Halbersatm nhưng sự việc này đã bất thành. Rất nhạy cảm trước các ý kiến phê phán, tổng thống Kennedy vô cùng tức giận khi đọc báo cáo của Mansfield. Tuy vậy, ông ta cũng không thể bỏ qua lời báo nguy của một người bạn cũ còn rất cao giá. Vì vậy, ngay lập tức Kennedy cử Hilsman và Michael Forrestal, một quan chức của nhà Trắng, sang Việt Nam tìm hiểu thực tế.

Được đệ trình lên tổng thống đầu năm 1963, báo cáo của Hilsman và Forrestal thể hiện thái độ trung dung, không phê phán gay gắt như các nhà báo, cũng không lạc quan tô hồng như đại sứ quán. Hai vị này tỏ ra rất phân vân
--------------------------
(1) Phỏng vấn Mike Mansfield, Văn kiện Kennedy.
-----------------------------
về hiệu quả của hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam Cộng hoà, đồng thời cũng thấy được những khiếm khuyết trong việc thực hiện "chương trình ấp chiến lược" và cho biết Diệm ngày càng bị cô lập trước dân chúng. Họ kết luận rằng Mỹ và Nam Việt Nam "có thể thắng" nhưng cuộc chiến tranh sẽ phải "kéo dài hơn và tốn kém hơn về sinh mạng và tiền của hơn so với dự kiến" (1). Dù đánh giá tình hình nhìn chung là bi quan, nhưng Hilsman và Forrestal cũng đưa ra những kết luận lạc quan và thấy chính sách của Mỹ là đúng về mặt nhận thức và chỉ khuyến nghị một số thay đổi sách lược để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả hơn. Báo cáo của họ cũng làm tăng thêm sự nghi ngờ những dự đoán chính thức về bước tiến của cuộc chiến, nhưng nó vẫn làm cho người ta hy vọng rằng Mỹ có thể đạt được những gì họ định làm ở Việt Nam.

Suốt mùa xuân năm 1963, lạc quan và lo lắng là hai tâm trạng cùng tồn tại cả ở Sài Gòn và Washington. Toà đại sứ Mỹ và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ thì giữ thái độ lạc quan, thậm chí tướng Harkins còn thông báo trước một cuộc họp các quan chức cấp cao ở Honolulu vào tháng 4 rằng chiến tranh sẽ kết thúc trước lễ Giáng sinh tới. Nhưng các bản phân tích tình báo thì thận trọng hơn nhiều, trong đó có kèm theo lời cảnh báo tình hình quân sự vẫn mong manh và không lường trước được. Tại nhà Trắng, trong các cấp hành chính thấp hơn trong bộ máy chính quyền Mỹ và trong số những người Mỹ ở Việt Nam, có một tâm trạng lo
----------------------------------
(1) Trích trong Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.464.
-----------------------
lắng không biết cuộc chiến tranh thực sự tiến triển ra sao và nỗi phân vân là Mỹ sẽ đi theo hướng nào nếu cuộc chiến tranh không tiến triển tốt.

Tâm trạng lo lắng càng tăng thêm khi có nhiều bằng chứng cho thấy sự căng thẳng đang leo thang trong quan hệ Mỹ - Nam Việt Nam. Sự căng thẳng này diễn ra ở mọi cấp, do Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở Việt Nam và do những quan điểm khác nhau giữa hai dân tộc. Với bản chất nôn nóng và thiếu kiên trì, người Mỹ hăm hở xúc tiến công việc và thất vọng trước sức ỳ tràn lan trong chính quyền và quân đội Nam Việt Nam. Như cố vấn Mỹ thừa nhận, sự tự ái của quan chức và sĩ quan Việt Nam Cộng hoà thường thể hiện qua thái độ: "Tránh ra đừng cản trở tôi, để tôi tự làm thì tốt hơn" (1). Người Việt Nam thực sự giận dữ trước thái độ tự phụ của người Mỹ lúc này đang tìm cách dạy bảo họ cách điều hành đất nước.

Vào mùa xuân 1963, quan hệ tại các cấp chóp bu trong chính quyền Mỹ và Diệm trở nên vô cùng căng thẳng.

Người Mỹ đòi Diệm có những cải cách dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, nhưng Diệm sợ những cải cách như vậy sẽ phá hoại chứ không củng cố địa vị của ông ta. Kẹt trong thế bế tắc, Diệm nhận thấy rằng tuy sự hiện diện của Mỹ giúp chính quyền ông ta chống Việt Cộng, nhưng cũng đem lại một nhân tố mới vào tình hình chính trị vốn đã bất ổn của Nam Việt Nam - một nhân tố trung tâm, và Diệm ngày càng nhạy cảm trước những ý
----------------------------------
(1) Trích trong Chester Cooper, Cuộc viễn chinh thát bại: Người Mỹ ở Việt Nam, New York, năm 1970, tr.207.
-----------------------
kiến phê phán của người Mỹ. Tháng 5-1963, tâm trạng bất ổn ngày càng tăng của Nhu đã bộc lộ rõ khi ông ta công khai chất vấn liệu Mỹ có biết những gì họ đang làm ở Việt Nam hay không và đồng thời chống đối lại việc tăng cường thêm cố vấn Mỹ. Đầu mùa hè năm 1963, Diệm và Nhu bắt đầu thăm dò khả năng tiến tới một giải pháp với Hà Nội, và nếu vậy điều đó sẽ buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam (1).

Kennedy dường như cũng có những suy nghĩ như thế.

Từ năm 1962, hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã bắt đầu vạch kế hoạch tầm xa về việc xây dựng quân đội để đảm bảo sự cân đối giữa cam kết của Mỹ ở Việt Nam và những yêu cầu toàn cầu khác, và năm 1963 đưa ra kế hoạch đề nghị Mỹ rút cố vấn theo từng giai đoạn với thời hạn chót vào năm 1965. Kế hoạch này là sự thể hiện niềm lạc quan của Lầu Năm góc về những bước tiến trong việc kiềm chế các phong trào nổi dậy. Nhưng một số cộng sự của Kennedy lại cho rằng, việc tổng thống phê chuẩn kế hoạch này cho thấy ông ta quyết tâm tránh một cam kết "vô thời hạn". Thực vậy, Hilsman và quan chức nhà Trắng Keneth O' Donnell thừa nhận vào mùa hè năm 1963, Kennedy đã nhận ra rằng sự dính líu của Mỹ ở Nam Việt Nam là vô nghĩa và sẽ chuẩn bị chấm dứt sự dính líu đó ngay khi ông ta tái đắc cử. Theo như đã đưa tin, Kennedy giải thích với Mansfield: "Nếu như rút khỏi Việt Nam ngay lúc này chúng ta sẽ có một cuộc náo động đỏ kiểu Joe McCathy
-----------------------
(1) Về những tiếp xúc Nam-Bắc Việt Nam trong năm 1963, xem King C. Chen, "Ba quyết định của Hà Nội và sự leo thang của chiến tranh Việt Nam", tạp chí hàng quý Khoa học chính trị, số hè năm 1975, tr.
254-255.
---------------------
khác" (1). Mức độ Kennedy đã cam kết về vấn đề này đến đâu còn chưa rõ, những kế hoạch rút quân theo từng giai đoạn này đã phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của ông ta đề vấn đề Việt Nam và mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Diệm.

Vào lúc mà Kennedy và Diệm suy tính lại về mối quan hệ hợp tác có tính định mệnh giữa họ thì xảy ra một sự kiện động trời trong giới phật tử ở các thành phố lớn của Nam Việt Nam. Sự kiện này tạo ra một mối đe dọa mới đầy kịch tính đối với chế độ Diệm, cũng như tạo ra những yếu tố phức tạp mới cho một chính sách vốn đã lao đao của Mỹ. Sự việc bắt đầu ngày 8-5 khi quân Việt Nam Cộng hoà nổ súng vào những đám đông tụ tập ở Huế phản đối lệnh cấm treo cờ Phật nhân lễ Phật đản. Sự kiện ngày 8-5 đã khơi dậy một phong trào phản đối mới mãnh liệt. Các phật tử buộc tội chính quyền Nam Việt Nam đàn áp tôn giáo và đòi tự do tôn giáo. Không thể hoặc không muốn hoà giải với đối thủ mới. Diệm giận dữ phủ nhận việc đàn áp tôn giáo và đổ cho Việt Cộng gây nên vụ rối loạn. Phản ứng của Diệm lại gây nên một cuộc phản kháng mới. Các hoà thượng đã tổ chức rất nhiều cuộc tuyệt thực, nhiều cuộc tụ tập ở Huế và Sài Gòn đã thu hút rất đông người.

Phong trào phản đối đạt tới đỉnh điểm vào ngày 11-6, khi một nhà sư tự thiêu trước đám đông đang sục sôi ý chí phản kháng tại một ngã tư lớn ngay trung tâm Sài Gòn. Sự
---------------------------
(1) Trích trong Keneth P.O' Donnell và David F.PowTer, "Johnny, chúng tôi khó hiểu lòng anh: Những kỷ niệm về John Fitzgerald Kennedy, New York, năm 1973, tr.16.
-----------------------------
kiện trên đã thu hút sự chú ý của giới báo chí quốc tế, và thế là bức ảnh chụp một nhà sư chìm trong lửa đã xuất hiện trên báo chí và màn ảnh nhỏ toàn thế giới.

Sau đó, cuộc phản kháng của giới phật tử đã phát triển thành một phong trào chính trị mạnh mẽ đe dọa sự tồn vong của chính quyền Diệm. Thầm lặng qua nhiều giai đoạn ổn định, giới phật tử qua suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đã giành lấy vai trò lãnh đạo chính trị và tinh thần trong cuộc khủng hoảng này. Frances EitzGerald đã viết, "một hoà thượng tự thiêu là lời hiệu triệu vùng lên, kéo theo sự hưởng ứng của dân chúng các thành phố Nam Việt Nam." (1). Sinh viên đại học và học sinh trung học, trong đó có cả các giáo dân Thiên chúa giáo cũng tham gia biểu tình, rồi tâm trạng bất mãn lan sang cả quân đội. Phản ứng của chính quyền Diệm chỉ làm cho phong trào phản kháng bùng lên thêm mạnh mẽ. Trong khi Diệm không có ý kiến gì thì bà Nhu lại công khai miệt thị, gọi cuộc tự thiêu này như một trò "nướng thịt" và đề nghị cung cấp xăng và diêm để cho tiếp tục tự thiêu. Vào giữa mùa hè năm 1963, chính quyền Diệm dường như sắp tan rã.

Cuộc khủng hoảng này đã đem lại sự lo ngại tột đỉnh cho Washington vốn dĩ đã bất an về chính sách Việt Nam của mình. Chính quyền Mỹ hoàn toàn bất ngờ về cuộc đấu tranh, kinh ngạc trước những phản ứng bùng lên và choáng váng trước vụ tự thiêu của phật tử. Sợ rằng những phát triển mới của tình hình đáng ngại này có thể làm tổn thương tới sự ủng hộ của Mỹ cho cuộc chiến tranh và gây
---------------------------
(1) FitzGerald, Lửa trong lòng hồ, tr.134.
--------------------
nguy hiểm thêm cho chương trình chống nổi dậy vốn đã bị ngờ là thất bại, chính quyền Mỹ tích cực hoà giải hai bên bằng cách cử nhiều phái viên đến gặp các nhà lãnh đạo Phật giáo và ép Diệm có những biện pháp hoà giải. Thực ra thì Diệm cũng chỉ có những nhượng bộ tượng trưng. Các cuộc biểu tình và tự thiêu vẫn liếp tục diễn ra; cả thảy đã có 7 nhà sư chết vì tự thiêu. Trong lúc báo chí Sài Gòn do bà Nhu và chính quyền kiểm duyệt cho xuất bản nhiều bài báo chỉ trích gay gắt các phật tử và Mỹ thì cảnh sát của Nhu lại bắt hàng trăm người phản đối vào các nhà tù vốn đã chật cứng người.

Vào cuối mùa hè năm đó, chính quyền Kennedy ngày càng gặp nhiều khó khăn và bị chia rẽ sâu sắc. Một cố vấn của Kennedy sau này thừa nhận, việc các phật tử nghĩ gì vẫn là điều chưa biết, nhưng phần lớn người Mỹ đều cho rằng phản ứng của Diệm quả là khiêu khích (1). Lúc ấy, người ta sợ rằng không tìm được con bài thay thế Diệm và một sự thay đổi chính quyền có thể làm cho Nam Việt Nam rối loạn hơn. Một số quan chức chính quyền Mỹ vẫn tin vào Diệm và đổ hết tội lỗi lên đầu vợ chồng Nhu, rồi nêu rõ nếu hai nhân vật này ra đi thì vẫn có thể cứu vãn được tình hình. Nhưng một số người khác bắt đầu coi cuộc khủng hoảng Phật giáo này đã cho thấy những điểm yếu tiêu biểu, cơ bản và không thể khắc phục được của chế độ này, và kết luận rằng Mỹ phải đón nhận khả năng thay người.

Sự cố vào cuối tháng 8 lại đem lại một cơ hội cho một
------------------------------
(1) Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại, tr.210.
---------------------
số nhân vật chống Diệm ở Washington. Nhiệm kỳ đại sứ của Nolling chấm dứt vào mùa hè năm 1963, và khi viên đại sứ Mỹ đến chào từ biệt, Diệm đã cam đoan với Nolting rằng, sẽ không có thêm bất kỳ một hành động đàn áp nào đối với các Phật tử nữa. Nhưng đến này 21-8, lực lượng đặc biệt của Nhu do Mỹ đào tạo đã lại thực hiện những trận đàn áp ồ ạt ở Huế, Sài Gòn và các thành phố lớn khác, lục soát chùa chiền, bắt trên 1.400 Phật tử. Diệm có phê chuẩn cho các cuộc đàn áp này hay không cho đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng theo nhiều người Mỹ thì việc sau đó Diệm phủ nhận mọi hành động của Nhu khiến cho ông ta phải gánh toàn bộ trách nhiệm. Phái chống Diệm coi hành động đàn áp mới nhất này chỉ xảy ra vài ngày sau khi Diệm hứa hẹn với Nolting là một sự "lăng mạ có chủ ý" và cần phải kiên quyết trả đũa. Sau này, Roger Hilsman nhớ lại: "Chúng tôi không thể ngồi yên và làm bù nhìn cho chính sách chống Phật giáo của Diệm" (1).

Chỉ vài ngày sau trận đàn áp nhắm vào chùa chiền, một nhóm tướng lĩnh Nam Việt Nam bí mật liên lạc với Mỹ.

Họ báo động rằng sự cố mới đây nhất cho thấy rõ Nhu sẽ không từ thủ đoạn nào. Báo cáo về những bằng chứng này cho thấy ông ta không chỉ đang chuẩn bị thực hiện mà còn đang đàm phán với Hà Nội về một giải pháp bán rẻ nền độc lập của Nam Việt Nam, các tướng lĩnh Mỹ đã thẩm tra nguồn tin này. Nhóm chống Diệm ở Washington kinh
---------------------------
(1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc", tr.482; phỏng vấn Hilsman. Văn kiện Kennedy, Geoffrey Warner. " Mỹ và sự sụp đổ của Diệm", Phần I: "Hành động phi thường chưa từng xảy ra", Autralian Oullook, số 28, tháng 12-1974, tr.245-258.
--------------------
hoàng khi nghe tin Nhu đang có những cuộc thương lượng với Hà Nội, và do vậy họ càng thêm tin rằng phải có hành động gì đó. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn từ những yêu cầu của các tướng lĩnh người ta thấy rằng cuối cùng đã có thể tìm được người thay Diệm.

Đề nghị của các tướng lĩnh nói trên đã đến Washington vào ngày thứ bảy khi mà nhiều quan chức cấp cao đã rời khỏi thành phố, và Hilsman, Forrester và Harriman đã chớp lấy cơ hội để làm cái mà sau này Taylor mô tả là "bước ngoại lệ cuối cùng" (1). Họ chuẩn bị một bức điện lời lẽ cứng rắn, tuy có phần mập mờ, chỉ thị cho đại sứ mới bổ nhiệm Henry Cabot Lodge tạo cho Diệm một cơ hội phế bỏ Nhu, nhưng cũng nói thêm rằng nếu Diệm từ chối, Mỹ phải "đón lấy khả năng là không thể giữ được ngay cả Diệm nữa". Họ cũng chỉ thị cho Lodge phải nêu rõ với các tướng lĩnh rằng. Mỹ sẽ không tiếp tục ủng hộ Diệm nếu Diệm không hợp tác và Mỹ sẽ bảo đảm "chi hiện trực tiếp cho họ trong giai đoạn tạm thời khi chính quyền trung ương tan rã" (2).

Những lời lẽ cuối cùng này cố ý để mập mờ những gì Mỹ có thể làm và làm trong những tình huống nào, những tín hiệu nhắn gửi thật rõ ràng: Nếu Diệm cứ ngoan cố thì Mỹ sẵn sàng vứt bỏ hắn. Bức điện được gửi đến Kennedy thông qua vì lúc đó ông ta đang đi nghỉ ở Cape Cod, và sự phê chuẩn của tổng thống đã
----------------------------------
(1) Taylor, Thanh gươm và lưỡi cày, tr.292.
(2) Điện tín, ngày 24-8-1963, Quốc hội Mỹ, Thượng viện, ủy ban Quân dịch, Quan hệ Mỹ-Việt, 1945-1967: Một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Washinglon, D.C., năm 1971, quyển 12, tr.536-537.
--------------------------
được dùng để tranh thủ sự đồng tình của các quan chức có trách nhiệm trong Bộ Quốc phòng.

Lodge không bỏ phí thời gian trong việc thực thi các chỉ thị này. Vị đại sứ này cùng chia sẻ nỗi căm phẫn của Hilsman đối với sự cố 21-8. Sau này, ông ta kể lại, lúc ấy ông ta nghĩ là cuộc bố ráp chùa chiền chắc chắn "đánh dấu bước đâu đi đến kết thúc chế độ Diệm" (1). Sau cuộc gặp gỡ Diệm lần đầu, niềm tin của ông ta càng được củng cố. Khi Lodge khuyến cáo rằng, cách chính quyền giải quyết vấn đề phật giáo đã đặt sự ủng hộ của Mỹ cho Nam Việt Nam vào thế nguy hiểm, thì Diệm đáp lại bằng bài diễn thuyết dài dòng về những khó khăn trong việc cai trị một đất nước "thiếu những người có giáo dục" (2). Sau đó, đại sứ quán Mỹ lại tiếp xúc với các tướng lĩnh qua một nhân viên CIA-để khỏi lộ bàn tay Mỹ chính thức nhúng vào-cam đoan với họ là Mỹ sẽ ủng hộ nếu họ lật đổ chính quyền Diệm thành công nhưng cũng nói trước rằng Mỹ sẽ không giúp họ làm đảo chính hoặc "bảo lãnh cho họ" nếu như họ gặp trục trặc (3).

Vào lúc mà Kennedy họp với các cố vấn của ông ta vào thứ hai ngày 26-8, Mỹ đã ngả hẳn về hướng đảo chính.

Cuộc họp căng thẳng và có những ý kiến trao đổi gay gắt.
-----------------------------------
(1) Phỏng vấn Lodge, Văn kiện Kennedy.
(2) Forrestal gửi Kennedy, ngày 26-8-1963, Văn kiện Kennedy, hồ sơ Công tác, hộp 128.
(3) Neil Sheehan đã dẫn, Văn kiện Lầu Năm góc được công bố trên Thời báo New York, New York, năm 1971, tr.195-196. Được trích dẫn sau đây là Văn kiện Lầu Năm góc (NYT). Xem hồi ký, "Tiếp xúc với các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà", ngày 23-10-1963, Văn kiện Lyndon B. Johnson, thư viện Lyndon B. Johnson, DSDUF, hộp 2.
--------------------------
Taylor và bộ trưởng quốc phòng Robert Mc.Namara phản đối việc gửi bức điện chỉ thị thay đổi cơ bản về chính sách của Mỹ được gửi cho Lodge sau lưng họ, còn tổng thống Kennedy cũng tỏ ra không vui, và theo lời của một cố vấn của Kennedy sau này kể lại, tổng thống Kennedy cảm thấy "như đã bị dồn vào chân tường và lẽ ra ông muốn trả lời cho các tướng lĩnh với lời lẽ nước đôi hơn nữa" (1). Nhưng điều quan trọng là Kennedy không rút khỏi đường lối đã đề ra trước đó. Trong những bức điện tiếp theo, ông ta khuyên Lodge tiến hành công việc một cách thận trọng, nhưng cũng khẳng định lại những chỉ thị ngày 24-8 và cho ông đại sứ được quyền tự do hành động rộng rãi một cách khác thường khi thực thi các chỉ thị đó. Lodge được phép nhắc lại với nhóm tướng lĩnh những lời cam đoan rằng Mỹ sẽ không hỗ trợ cuộc đảo chính nhưng sẽ ủng hộ một chính phủ mới có triển vọng thành công. Hơn nữa, ông tự cho phép mình thông báo công khai về việc Mỹ giảm viện trợ cho Diệm, một tín hiệu mà các tướng lĩnh yêu cầu để chứng tỏ sự ủng hộ của Mỹ.

Trong khi các quan chức Mỹ ở Washington và Sài Gòn hồi hộp chờ đợi câu trả lời của các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa thì các kế hoạch đảo chính đã dần dần lộ rõ.

Những người cầm đầu âm mưu đảo chính không tranh thủ được sự ủng hộ của các đơn vị quân đội chủ chốt ở khu vực Sài Gòn, mặc dù có sự cam đoan của nhân vật CIA trung gian nhưng họ vẫn không dám chắc về sự ủng hộ của Mỹ.

Ngày 31-8, họ báo cho Harkins rằng cuộc đảo chính đã bị
---------------------------
(1) Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại, tr.212.
----------------------
huỷ bỏ. Lodge thất vọng điện cho Washington rằng "các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà không có ý chí và cũng chẳng có tổ chức để làm bất kỳ điều gì" (1). Tuy âm mưu đảo chính tháng 8-1963 chẳng đi đến đâu, nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Nhiều quan chức rất phân vân không biết có nên đảo chính, có thể đảo chính hay không và những hậu quả của nó có thể xảy ra sẽ ra sao, nhưng phái chống Diệm có thể lái chính quyền Mỹ theo quan điểm của họ.

Bằng việc làm như vậy, chính quyền đã khuyến khích phái đối lập và làm cho khó dễ, nếu không nói là không thể, trong việc hoà giải thực sự với Diệm. Theo lời Lodge thì Mỹ "đã bị dồn vào thế không thể lùi lại mà không bị mất uy tín".

Bốn tuần sau đó, chính quyền Kennedy bàn cãi gay gắt về những lựa chọn mở ra cho họ. Nhu điều vợ ra nước ngoài, có thể vừa vì sự an toàn cá nhân, vừa để làm hài lòng Mỹ, nhưng ông ta kiên quyết không từ chức và chính quyền không thực sự tìm cách hoà giải mới Phật tử.

Hilsman và một số người khác tranh luận rằng, không thể ổn định Nam Việt Nam khi Nhu vẫn còn giữ chức, và báo trước rằng Nhu có thể đã lao vào một thỏa thuận với Hà Nội mà sau này sẽ đẩy Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Họ đi đến kết luận, chính quyền Mỹ phải gây sức ép mạnh mẽ với Diệm, kể cả cắt viện trợ buộc Diệm phải phế bỏ Nhu và thực hiện thay đổi những chính sách cần thiết để đánh
--------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), II, tr.240.
(2) Lodge gửi cho Rusk, ngày 29-8-1963, đã dẫn, tr.738.
----------------------
bại Việt Cộng. Những người khác như Nolting thì đề nghị cố gắng hoà giải lần cuối cùng. Họ lý luận rằng, thất bại của âm mưu đảo chính tháng 8 cho thất rõ là không có nhân vật nào có thể thực sự thay Diệm. Tổng thống Diệm không có ý định phế bỏ Nhu dù cho Mỹ gây sức ép gay gắt nhất là việc cắt viện trợ chỉ làm hại đến cuộc chiến chống Việt Cộng, đẩy dân Nam Việt Nam vào thế đối kháng và càng làm cho chế độ này mất ổn định. Họ kết luận rằng vẫn còn có cơ hội thắng trong cuộc chiến tranh nếu Mỹ cải thiện quan hệ với chính quyền Diệm.

Việc đưa phái đoàn tìm hiểu thực tế sang Nam Việt Nam chỉ làm tăng thêm tình trạng bất ổn. Tướng Victor Krulak thuộc bộ Quốc phòng xem nhẹ khả năng đảo chính và khuyên rằng nếu Mỹ kiên quyết ủng hộ Diệm thì có thể thắng trong cuộc chiến tranh. Trái lại, Joseph Mendenhall thuộc Bộ Ngoại giao lại báo cáo rằng "có sự tan vỡ trong chính quyền Sài Gòn" và báo động có thể xảy ra chiến tranh tôn giáo giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo, đồng thời kết luận rằng, không có khả năng đánh bại Việt Cộng trừ phi "Nhu phải rút hoặc bị gạt ra khỏi chính phủ". Nhận được những ý kiến như vậy, Kennedy rất bực tức đặt ra câu hỏi: "Cả hai người đều đã tới cùng một nước đấy chứ?" (1).

Lúc này chính quyền Mỹ bất đồng về vấn đề Việt Nam hơn bất kỳ một vấn đề nào khác. Tình trạng rối ren này đến mức Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy phải nêu lên câu hỏi tối hậu, nêu rõ sự phân vân liệu không biết có chính phủ Nam Việt Nam nào có thể giành thắng lợi trong
------------------------
(1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.502.
----------------

cuộc chiến tranh này hay không, và tại sao Mỹ không rút ra khỏi mớ bòng bong đó.

Câu hỏi của Bộ trưởng Tư pháp xuất hiện vừa đúng lúc vừa thích hợp. Sự rối loạn ở Nam Việt Nam đã đạt đến một điểm mà cả hai phái trong chính quyền Mỹ đều thống nhất, tức là không thể ổn định đất nước này dù có Diễm hay không có Diễm. Hơn nữa, những diễn biến mới quan trọng lần đầu tiên đã làm loé lên hy vọng về một giải pháp qua thương lượng. Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10-1962, mối hiềm khích âm ỉ từ lâu giữa Liên Xô và Trung Quốc bùng lên công khai, còn Mỹ và Liên Xô đã có những bước đầu tiên làm giảm căng thẳng của chiến tranh lạnh. Môi trường quốc tế mới và phức tạp của năm 1963 đã tạo ra cơ hội thực sự cuối cùng cho giải pháp thương lượng tại Việt Nam. Đến nay còn rất nhiều điều chưa biết về cuộc thương lượng Nam- Bắc năm 1963. Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã chủ động đề nghị Mỹ rút quân, trung lập hoá Nam Việt Nam và trao đổi kinh tế và văn hoá giữa hai miền Nam- Bắc trước khi có một giải pháp chính trị. Khi Diễm và Nhu tỏ vẻ chấp nhận, De Gaulle đã thông qua một nhà ngoại giao Balan để thăm dò Hà Nội về triển vọng này.

Mỹ văn chưa biết liệu sáng kiến của De Gaulle có tạo ra khả năng đi đến giải pháp hay không. Song do những thù địch giữa Diễm và Hà Nội trước đây, và những mong muốn trái ngược nhau của mỗi bên, nên giải pháp này khó thực hiện. Tuy nhiên, mỗi bên đều có lý do xác đáng để tránh một cuộc chiến tranh quy mô lớn mà lúc đó rất có khả năng xảy ra. Kế hoạch của De Gaulle với  sự ủng hộ của các cường quốc lẽ ra đã đưa đến một giải pháp tạm thời, tạo cho Mỹ một lối thoát đàng hoàng khỏi tình hình đang nhanh chóng trở nên xấu đi. Một cố vấn của Kennedy cũng nghĩ đến những phương sách tương tự khi đề nghị "một cuộc chơi ngoại giao tay ba" đầy sáng tạo nhưng cũng rất phức tạp, qua đó Mỹ sẽ rút khỏi Nam Việt Nam để đổi lấy việc Liên Xô rút quân khỏi Cuba và khuyến khích Pháp phấn đấu cho một nước Việt Nam không còn chịu ảnh hưởng của nước ngoài, nhờ đó Mỹ và Nga có thể chấm dứt những cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm mà vẫn không mất thể diện, và một Liên Xô hoà giải hơn có thể lâm vào tình trạng nguy khốn trước một Trung Quốc đang hiếu chiến, và De Galle sẽ "có được vinh quang về một giải pháp tại Việt Nam giữa những cái đầu nóng" (1).

Sau này nhìn lại thì thấy cách giải quết đó là rất hợp lý, nhưng chính quyền Mỹ đã chẳng suy xét đến nó.

Kennedy ngày càng thất vọng trước tình hình đang chuyển biến đến mức không thể kiểm soát nổi, nhưng ông ta chưa sẵn sàng từ bỏ một chính sách đã được đề ra từ hơn một thập kỷ nay. Tổng thống và các cố vấn của mình quá bận tâm với các công việc sự vụ hàng ngày nên khó nghĩ ra một giải pháp tầm xa. Có lẽ những lời nói đã cầm tù chính họ, do vậy họ không thể nghiêm túc tính đến một giải pháp Mỹ rút quân. Một số chuyên gia Mỹ nghiên cứu Việt Nam cho rằng, rất ít khả năng hoà giải Nam-Bắc Việt Nam, đơn
---------------------------------
(1). "Quan sát về Việt Nam và Cuba", Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 128.
--------------------------------- 
giản là vì Nhu chỉ gợi lên "bóng ma" đó để tạo điều kiện cho mình dễ hoạt động hơn trước sức ép của Mỹ" (1). Một số người đã nghiêm túc xem xét khả năng này là thấy đó là lý do tốt để thanh toán Nhu và Diễm. Không hiểu vì sao câu hỏi của Robert Kennedy không được nêu lên lần nữa. Chính quyền Mỹ đã để mặc cho tình hình diễn ra, nội bộ mâu thuẫn và không có một ý tưởng rõ ràng là đang đi về đâu.

Sau hơn một tháng tranh cãi, vào đầu tháng 10 Kennedy đã chọn một chính sách ngắn hạn mang tính dung hoà giữa hai cực đoan mà các cố vấn của ông ta đề xuất. Nhưng do chưa nắm chắc tình hình đang diễn ra ở Nam Việt Nam nên ông ta cử Taylor và McNamara đến Sài Gòn để có "sự đánh giá tại chỗ tốt nhất" tình hình quân sự và chính trị (2). Có thể trên cơ sở đã bàn bạc với Lodge, hai nhân vật này đã nhanh chóng gạt bỏ ý tưởng hoà giải với Diệm và lập luận rằng điều đó chỉ làm cho Diễm có thể bắt Mỹ làm theo ý kiến của mình. Để đánh giá các khả năng đảo chính, một cuộc đấu tennis giữa Taylor và tướng Dương Văn Minh, một trong những lãnh tụ của âm mưu đảo chính tháng 8 trước đó, đã được bố trí tại câu lạc bộ sĩ quan Sài Gòn. Sau này Taylor kể lại "hình như buổi chiều hôm đó Minh chỉ quan tâm đến tennis" và người Mỹ phỏng đoán rằng các tướng lĩnh "ít có gan" để cố gắng lần thứ hai làm đảo chính (3). Vì vậy, Talor và McNamara kết
-------------------------------------------------
(1) Chester Cooper gửi Giám đốc CIA, ngày 19-9-1963, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 200.
(2) Kennedy gửi McNamara, 19-9-1963, Hồ sơ An ninh Quốc gia, hộp 200.
(3) Taylor, Thanh gươm và lưỡi cày, tr.297.
------------------------------------------------- 
luận rằng, đường hướng thực tế nhất là dùng "sức ép có lựa chọn" kể cả cắt viện trợ đối với chế độ này. Cách làm như vậy có thể không buộc Diễm phải gạt bỏ Nhu nhưng ít nhất có thể thuyết phục Diễm chấm dứt đàn áp các nhân vật bất đồng quan điểm chính trị. Nhìn chung là Mỹ lạc quan về bước tiến của "chương trình chống nổi dậy".

Taylor và McNamara kết luận, nếu điều khiển được Diệm thì đến năm 1965, lực lượng nổi dậy có thể bị thu hẹp xuống "ở mức độ không hơn một băng đảng có tổ chức" (1).

Mặc dù đánh giá sai tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, nhưng báo cáo Taylor-Mc.Namara đã tạo nền tảng cho chính sách của Mỹ đối với Việt Nam sau đó. Tình hình tương đối ổn định ở nông thôn Nam Việt Nam cuối năm 1963 có thể là do Hà Nội và lực lượng giải phóng cố ý làm vậy để khuyến khích thương lượng chứ không phải là do "chương trình chống nổi dậy"' có hiệu lực. Taylor và Mc.Namara đã đánh giá thấp triển vọng của một cuộc đảo chính, đánh giá cao hiệu lực của việc gây sức ép với Diễm.

Hình như thấy không có lối thoát nào khác, Kennedy đã phê chuẩn kiến nghị của họ vào ngày 5-10 và trong vài tuần sau, chính quyền Mỹ dần thực hiện chính sách "gây sức ép có lựa chọn". Lodge vẫn tránh xa dinh tổng thống của Diễm vì cho rằng Diệm phải đến gặp ông ta. Trong lúc đó chính quyền Mỹ triệu hồi trưởng phân cục CIA tại Sài Gòn John Richardson, một nhân vật mà nhiều người Việt Nam và Mỹ cho là bạn thân của Nhu, cắt kinh phí cho lực
---------------------------
(1) Báo cáo Taylor-Mc.Namara, ngày 2-10-1963, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.751-766.
-----------------------------------
lượng đặc biệt của Nhu và đình chỉ các chuyến tàu chở thuốc lá, gạo, sữa theo chương trình nhập khẩu hàng hoá.

Sau này rất nhiều cố vấn của Kennedy phủ nhận về việc những biện pháp này được thực hiện là nhằm khuyến khích đảo chính, và về nghĩa đen, họ đã đúng. Báo cáo Mc.Namara-Taylor đã dứt khoát bác bỏ việc khuyến khích đảo chính, và việc cắt viện trợ được thực hiện là nhằm gây áp lực với Diễm. Nhưng chính quyền Mỹ không ngây thơ.

Hilsmam sau này thừa nhận rằng: "Một số việc chúng tôi làm đã khuyến khích đảo chính, còn một số việc chúng tôi làm là để gây sức ép với Diễm dù biết là điều đó sẽ khuyến khích đảo chính" (1). Kennedy và các cố vấn của ông ta quả là ngây ngô nếu như họ không nhận ra rằng việc triệu hồi Richarson, người mà các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà trước đó sợ là sẽ để lộ về cuộc đảo chính tháng 8, và việc cắt lên trợ, một tín hiệu chứng tỏ sự ủng hộ mà các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà đã đề nghị, sẽ ảnh hưởng đến các đối thủ của Diễm. Bài toán thời gian quả là quan trọng.

Việc cắt viện trợ được thực hiện sau khi các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà một lần nữa hỏi xem Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu có một cuộc đảo chính. Dù có ý đồ gì chăng nữa, những biện pháp thực hiện trong tháng 10 có thể đã khích lệ các tướng lĩnh đẩy mạnh việc vạch kế hoạch và tìm kiếm thêm những lời cam đoan của Mỹ.

Khi biết các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà một lần nữa vạch ra kế hoạch đảo chính, Mỹ cũng không làm gì để can ngăn họ. Lời giải đáp mập mờ đó đủ để xoa dịu nhưng
------------------------------
(1) Phỏng vấn Hilsman, Văn kiện Kennedy.
-----------------------------------------------------
người thích đảo chính, nhưng lại không muốn nhận trách nhiệm trực tiếp và cũng đủ để thỏa mãn nỗi phân vân của những người vẫn cảnh giác với việc vứt bỏ Diễm. Nhưng các chỉ thị này đã mang lại những cam đoan mà các tướng lĩnh cần. Lodge được phép thông báo cho các vị chủ mưu rằng, tuy Mỹ không khuyến khích đảo chính" nhưng họ sẽ không ngăn cản việc thay đổi chính phủ hoặc từ chối viện trợ kinh tế và quân sự cho một chế độ mới nếu chế độ đó tỏ ra có khả năng làm tăng hiệu lực của hoạt động quân sự bảo đảm sự ủng hộ của dân để giành thắng lợi trong cuộc chiến đồng thời cải thiện mối quan hệ hợp tác với Mỹ (1).

Chính quyền Mỹ bất đồng sâu sắc về cách giải quyết vấn đề Việt Nam. Kennedy vẫn giữ vững chính sách thỏa hiệp của mình. Harriman, Hilsman và nhiều người khác cảm thấy rằng Diệm cần phải ra đi. Phó tổng thống Johnson, các quan chức cấp cao CIA và Lầu Năm góc, và Harkins vẫn khăng khăng cho rằng không có ai thực sự thay được Diễm và việc phế bỏ Diễm sẽ làm cho Nam Việt Nam rối loạn. Theo lời Harkins, họ cũng cảm thấy rằng sau 10 năm ủng hộ Diễm, quả là "không thích hợp nếu hạ bệ và thanh toán ông ta" (2). Bản thân Kennedy cũng do dự, thực hiện một chính sách không công khai ủng hộ nhưng cũng không ngăn cản đảo chính. Nhưng trong trường hợp
------------------------------
(1) CIA gửi Lodge, ngày 6-10-1963, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.769. Xem Geoffrey Warner, "Mỹ và sự sụp đổ của Diễm", Phần II: "Cái chết của Diễm". Autraliall Outlook, số 29, tháng 3-1975, tr.3-17.
(2) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.785.
------------------------------------------------------
này, không quyết định chính có nghĩa là đã quyết định, và bằng việc trao mọi việc cho Lodge, một con người ai cũng biết có quan điểm ra sao, tổng thống Mỹ thực ra đã biết kết quả rồi sẽ thế nào. Những ngày cuối tháng 10 năm đó thực sự là những ngày tràn ngập lo âu đối với Kennedy và các cố vấn của ông ta bởi họ thực sự lo ngại nếu như cuộc đảo chính này thất bại, nó sẽ khiến cho Mỹ lâm vào tình thế khó xử và không thể biện bạch được. Vậy mà vào lúc đó, tổng thống Mỹ vẫn bằng lòng để Lodge tự phán xét lần cuối cùng về khả năng thành công và tự quyết định xem nên huỷ bỏ hay trì hoãn cuộc đảo chính.

Trong tuần cuối cùng của tháng 10, Sài Gòn căng thẳng đến nghẹt thở với những lời đồn đại khi những diễn viên chính đang trình diễn màn kịch đầy rối rắm và bi thảm của họ. Quyết tâm tránh những sai lầm của năm 1960 và của tháng 8-1963, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà bố trí lực lượng cẩn trọng tới từng chi tiết nhỏ. Trong khi đó, Nhu đã vạch ra kế hoạch chi tiết để giữ chiếc ghế quyền lực cho cả hai anh em bằng cách tiến hành đảo chính giả và dùng nó làm cớ để thanh toán những đối thủ tình nghi. Tình hình càng thêm phức tạp vào những giờ chót trước đảo chính vì Diễm bỗng nhiên tỏ thái độ hoà giải với Mỹ và trong cuộc gặp gỡ cuối cùng với Lodge ông ta đã hỏi Mỹ muốn gì ở ông ta. Liệu ông ta chỉ đơn thuần tìm cách kéo dài thời gian, hay đã đi đến kết luận rằng phải đặt số phận mình vào tay Mỹ là điều cho đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Dù thế nào, sự nhượng bộ bề ngoài đó của Diễm vẫn tới quá muộn.

Trong khi Diễm trao đổi với Lodge vào đầu giờ chiều ngày 1-11, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà đã chiếm được các vị trí quân sự và các hệ thống thông tin ở Sài Gòn, thu phục được lực lượng đặc biệt của Nhu, đòi Diễm và Nhu từ chức. Ngoan cố chống đỡ đến cùng, anh em Diễm Nhu yêu cầu các tướng lĩnh đến dinh tổng thống để thương thuyết, một thủ đoạn đã diễn ra thành công vào năm 1960. Diễm còn gọi điện thoại cho Lodge để xác định thái độ chính thức của Mỹ đối với cuộc đảo chính. Chẳng tìm được sự ủng hộ nào, họ thoát ra nhà thờ ở một quận Hoa kiều bằng đường hầm bí mật, nơi họ đã thường tới để xưng tội và được rửa tội. Sau đó anh em đã bị bắt và bất chấp lời hứa bảo đảm an toàn cho họ, anh em Diễm đã bị lực lượng đảo chính hạ sát tàn bạo trên ghế sau của một chiếc xe bọc thép.

Trong suốt cuộc đảo chính, Mỹ đã thực hiện lời hứa của mình chính xác đến từng chữ một là "không cản trở việc thay đổi chính quyền". Các quan chức Mỹ sau này ngoan cố nói rằng họ chẳng biết gì về thời gian hoặc kế hoạch đảo chính cụ thể. Thực ra, đặc vụ CIA Lucien Conien đã duy trì quan hệ chặt chẽ với các tướng Việt Nam Cộng hoà trong giai đoạn vạch kế hoạch qua các cuộc họp bí mật tại một phòng khám nha khoa và đã giữ liên lạc bằng điện thoại với họ khi cuộc đảo chính diễn ra.

Mỹ thậm chí còn từ chối can thiệp để bảo đảm an toàn cho Diễm và Nhu. Nhưng Kennedy quả có cử một người bạn cũ đi thuyết phục Diễm loại trừ Nhu và xin tìm nơi ẩn náu ở đại sứ quán Mỹ nhưng Diễm đã từ chối do vậy chính quyền Mỹ gần như đã bỏ rơi ông ta. Lodge tỏ ra thiếu trung thực trong cuộc điện đàm với Diễm khi vờ không biết thái độ của Washington. Trong lần điện đàm thống thiết lần cuối cùng với Diễm, Lodge nhận giúp đỡ, nhưng sau đó ông ta đi ngủ, mặc cho các lực lượng đảo chính giải quyết công việc. Có thể ông ta đã chấp nhận lời hứa ngoài miệng của các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà xin tha mạng cho Diễm, Nhu hoặc sợ rằng mọi hành động thay mặt cho anh em họ Ngô sẽ được hiểu là vi phạm cam kết trước đây là Mỹ sẽ không can dự.

Tin về cuộc đảo chính là cái chết của anh em họ Ngô gây phản ứng rất khác biệt. ở Sài Gòn, những đám đông hoan hỉ đập vỡ bức tượng Diễm và nhảy múa trên đường phố. Theo một thành ngữ cổ của người Việt Nam thì khổ nạn trời giáng đã qua. Tại Washington, một số cố vấn của Kennedy chấp nhận tin này như điều dĩ nhiên phải đến. Roger Hilsman nói với một phóng viên: "Dân chúng đã phải chịu nhiều đau khổ" (1). Nolting, Richardson và một số người khác tổ chức cái mà một nhân vật tham dự mô lả là "cuộc canh xác duy nhất cho anh em họ Ngô". Mọi tin tức cho thấy bản thân Kennedy vô cùng phiền lòng. Sau này Taylor kể lại, khi Kennedy biết tin Diễm và Nhu bị sát hại, "ông đứng bật dậy, lao ra khỏi phòng với vẻ mặt kinh hoàng mà tôi chưa bao giờ thấy" (2). Một số người khác nhận xét từ sau vụ Vịnh Con Lợn đây là giai đoạn tổng thống chán nản hơn bất kỳ lúc nào và họ đoán Kennedy đã nhận ra rằng Việt Nam là thất bại lớn nhất của ông ta trong chính sách đối ngoại (3).
------------------------------
(l) Trích trong Marguerite Higgin, Cơn ác mộng Việt Nam của chúng ta, New York, năm 1965, tr.225.
(2) Talor, Thanh gươm và lưỡi cày, tr.301.
(3) Schelesinger, Một ngàn ngày, tr.997-998.
-------------------------------------------
Chỉ ba tuần sau, Kennedy bị ám sát ở Dalas. Những người bảo vệ Kennedy, nhiều người trong số đó sẽ trở thành những người lớn tiếng phản đối chiến tranh, sau này lập luận rằng, trước lúc qua đời, Kennedy đang hoạch định việc đưa Mỹ ra khỏi cái mà ông ta cho là một vũng lầy.

Nhưng nhiều tài liệu đã nói lên điều ngược lại. Trong bài diễn văn lẽ ra được đọc vào ngày bị ám sát, Kennedy thừa nhận rằng những cam kết với các nước thế giới thứ ba có thể "đau đớn, rủi ro và tốn kém", nhưng cũng báo trước "chúng ta không được mệt mỏi vì cuộc thử nghiệm này" (1).

Trong bất kỳ tình huống nào, điều mà Kennedy đáng ra có thể làm không bao giờ có thể biết và chính quyền của ông ta phải được phán xét về những việc đã làm trong thời gian ngắn ngủi đó. Kennedy và phần lớn các cố vấn của ông đã chấp nhận mà không hề phân tích cẩn trọng về một nước Việt Nam phi cộng sản có tầm quan trọng sinh tử đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ, và lý lẽ của họ trong thực tế đã củng cố thêm nhận định đó. Việc bản thân tổng thống Kennedy không bao giờ chú trọng đầy đủ đến Việt Nam, như những người bảo vệ ông đã nói, dường như đã rõ.

Kennedy phản ứng với các cuộc khủng hoảng và ứng biến cách đối phó kiểu hàng ngày, ít khi xem đến ảnh hưởng của việc mình làm. Tuy vậy, đường hướng trung dung thận trọng của ông đã được mở rộng đáng kể vai trò và sự cam kết của Mỹ vào Việt Nam và với cuộc đảo chính này. Mỹ phải gánh vác trách nhiệm trực tiếp đối với chính quyền
------------------------------
(1), Trích trong Herbert S.Parmet, JKF: Nhiệm kỳ Tổng thống của John F.Kenedy (New York, 1984), tr.336.
----------------------------
Nam Việt Nam. Tuy những mối nghi ngờ ngày càng tăng làm Kennedy phiền lòng, nhưng đã không chịu đối mặt với những vấn đề gai góc, ngay cả sau khi những khó khăn với Diễm đã đạt tới sự khủng hoảng. Có lẽ khi giấu nước Mỹ về những mối nguy hiểm của sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam ngày càng tăng, Kennedy đã tự lừa dối mình. Dù những mối lo ngại và ý đồ cuối cùng của ông ta là gì, Kennedy cũng đã để lại cho người kế nhiệm một công việc thực sự nguy hiểm hơn so với cái mà ông ta thừa kế từ Eisenhower.


Chương IV
ĐỦ NHƯNG KHÔNG QUÁ NHIU: NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA JOHNSON ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1963-1965)

Từ tháng 11-1963 đến tháng 7-1965, Lyndon Baines Johnson đã chuyển từ cam kết giúp đỡ hạn chế sang cam kết không hạn chế để duy trì một chính quyền Nam Việt Nam phi cộng sản và độc lập. Johnson tiếp nhận từ Kennedy một Nam Việt Nam với tình hình đang xấu đi thanh chóng. Lo ngại rằng một sự dính líu quy mô lớn của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội thắng cử của ông ta năm 1964 và đe dọa chương trình Đại Xã hội (Great Society) trong nước, Johnson đã thực hiện các biện pháp tạm thời trong hơn một năm, bằng cách tiếp tục tăng cường viện trợ Mỹ và tăng số lượng cố vấn với hy vọng một chính sách gần giống như của vị tiền nhiệm nhưng được tập trung hơn có thể đẩy lùi được tai hoạ. Nhưng vào đầu năm 1965, sự sống còn của Nam Việt Nam trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết, và trong 6 tháng sau đó, Johnson đã có những quyết định mang đầy tính định mệnh: Thực hiện Chiến dịch oanh tạc liên tục đối với miền Bắc Việt Nam và điều các lực lượng bộ binh Mỹ sang để dập tắt phong trào cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ ở Nam Việt Nam. Đến tháng 7-1965, Mỹ đã trực tiếp dính vào cuộc chiến tranh quy mô lớn ở lục địa châu á.

Cuối năm 1963, chiến sự tại Nam Việt Nam đã leo thang đáng kể. Sự kiện Diễm bị lật đổ đã đem lại một điều may mắn hỗn tạp cho Hà Nội. Nó loại trừ một nhà lãnh đạo chống cộng đầy nguy hiểm. Tại kỳ họp thứ 9 của Trung ương Đảng vào tháng 12-1963, các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản đã chỉ thị cho quân giải phóng đẩy mạnh hoạt động chính trị và quân sự tại miền Nam Việt Nam. Hà Nội tăng cường thâm nhập miền Nam và thậm chí cử quân chính quy tham chiến. Bắc Việt lúc này dường như chưa chắc chắn về sự hỗ trợ của Liên Xô và họ nhận thấy khả năng sẽ có một cuộc chiến với Mỹ. Nhưng hình như Bắc Việt cho rằng sự mở rộng nhanh chóng cuộc chiến có thể làm tan rã Nam Việt Nam, buộc Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải rút khỏi khu vực này.

Đối Tới Johnson và Mỹ, con đường dẫn tới chiến tranh thật dài và gian truân. Ngày 24-11-1963 sau khi nghe bản đánh giá bi quan về triển vọng của chính phủ Nam Việt Nam sau đảo chính, Johnson tuyên bố có cảm tưởng "như một chú cá trê vừa đớp phải con mồi lớn có mắc lưỡi câu sắc". Tuy nhiên, bị tân tổng thống này bày tỏ quyết tâm chấp nhận sự thách thức của cộng sản và không để Việt Nam đi theo con đường của Trung Quốc. Ông ta chỉ chị cho Lodge "trở lại và báo cho các tướng lĩnh Sài Gòn biết rằng, Lyndon Johnson có ý định giữ lời...". Hai ngày sau, Bị vong lục Hành động (NSAM) số 273 của hội đồng An ninh Quốc gia đã ghi nhận lời hứa của Johnson vào chính sách của Mỹ và khẳng định rằng, mục tiêu trung tâm của Mỹ là giúp "nhân dân và chính quyền" Nam Việt Nam giành "chiến thắng trong cuộc thử nghiệm chống cộng sản"  Trong ba tháng đầu cầm quyền của Johnson, tình hình ở Nam Việt Nam ngày một xấu đi. Trước đó, một số người Mỹ cho rằng việc lật đổ Diễm, Nhu sẽ lấy lại sự hoà hợp trong nước và thúc đẩy đoàn kết chính trị, nhưng tác động của sự kiện này là hoàn toàn trái ngược. Diễm đã tiêu diệt một cách có hệ thống phe phái đối lập và cái chết của Diễm đã để lại một khoảng trống quyền lực. Phật tử và giáo dân thiên chúa giáo đã hình thành nên những nhóm đoàn kết trong thành phố, nhưng không nhóm nào đại diện cho một lực lượng chính trị đủ mạnh. Giới Phật tử bị tan tác thành nhiều phe phái hỗn hợp, còn phía Thiên chúa giáo tuy có kỷ luật chặt chẽ hơn nhưng lại không có cương lĩnh chính trị hoặc không có sức thu hút quần chúng. Cuộc đảo chính làm bung ra các lực lượng từ lâu bị dồn nén và trong những tháng sau đó nhiều tổ chức mới đã xuất hiện lan tràn. ở nông thôn, tình trạng mọt ruỗng trở nên phổ biến. Việc thủ tiêu sự kiểm soát thông tin theo kiểu Diễm đã làm lộ ra những con số thống kê do chính quyền Nam
---------------------------------
(1) Bill Moyer, "Hồi tưởng", Newsweek (ngày l0-2-1975), tr.76, Quốc hội Mỹ, Thượng viện, Tiểu ban công trình công cộng: Văn kiện Lầu Năm góc (Bản gửi tới cho Thượng nghị sĩ), (4 quyển), Boston: năm 1971, quyển III, tr.17-20. Sau đây trích là Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel).
---------------------------------
Việt Nam cung cấp là hoàn toàn dối trá. Các quan chức Mỹ sợ hãi khi phát hiện rằng lực lượng cách mạng đã kiểm soát các vùng lãnh thổ và số dân nhiều hơn dự đoán.

"Chương trình ấp chiến lược" đang hỗn loạn, nhiều ấp chiến lược chủ chốt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bị Việt cộng hoặc chính những người dân trong ấp phá tan.

Cuối tháng 12, McNamara báo cho Johnson biết rằng, nếu không xoay ngược được tình thế thì chỉ trong vài tháng, Nam Việt Nam có thể thất thủ (1).

Nhóm tướng lĩnh lên cầm quyền ở Nam Việt Nam sau vụ đảo chính cũng chẳng làm được gì nhiều để chặn đứng sự suy sụp này. 12 sĩ quan trong Hội đồng quân sự cách mệnh đều từng tu nghiệp ở Pháp và đã phục vụ cho Pháp trong phần lớn cuộc đời binh nghiệp của mình. Họ thiếu kinh nghiệm, không xây dựng được cương lĩnh và không giành được sự ủng hộ của các tổ chức chống Diễm trước đây. Nghi kỵ lẫn nhau và nghi kỵ giữa các nhóm ganh đua khác trong quân đội, cùng việc chưa biết nên đi theo hướng nào, nên họ giam mình trong tổng hành dinh gần sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn. Những việc làm được của họ rất ít ỏi và chỉ làm tăng thêm sự rối loạn. Việc phế bỏ các tỉnh trưởng trong hệ thống chính quyền Diễm trước đây khiến cho chính quyền địa phương tê liệt, còn Harkins thì lo ngại những cố gắng của nhóm tướng lĩnh trên sẽ hạn chế vai trò của cố vấn Mỹ.

Ngày 29-1-1964, một nhóm sĩ quan trẻ do tướng
----------------------------
(1) McNamara gửi Johnson, ngày 21-12-1963, hệ thống các văn kiện được giải mật (R)88E, sau đây trích là DDRS.
---------------------------
Nguyễn Khánh cầm đầu đã lật đổ nhóm tướng lĩnh đảo chính cầm quyền đang chia rẽ và bất lực. Hình như Khánh có lý do xác đáng để nghi ngờ khả năng lãnh đạo của nhóm tướng lĩnh đảo chính và biện bạch rằng, cuộc đảo chính được thực hiện vì một số uỷ viên hội đồng quân sự cách mệnh đã bí mật tán thành các đề nghị của De Gaulle về một miền Nam Việt Nam trung lập. Nhưng rõ ràng là võ tướng này ôm hận vì bị nhóm tướng lĩnh đảo chính gạt ra ngoài cuộc và ông ta hành động vì tham vọng cá nhân. Vai trò của Mỹ trong cuộc đảo chính này vẫn còn chưa rõ.

Harkins và các cố vấn của ông ta thấy khó chịu trước việc nhóm tướng lĩnh đảo chính không tích cực hoạt động và tư tưởng độc lập, nên có thể họ đã khuyến khích và thậm chí giúp Khánh thực hiện âm mưu. Chí ít Mỹ cũng biết âm mưu đảo chính và đã không làm gì để ngăn chặn nó (1).

Cuộc đảo chính đã làm tăng mối nghi ngờ của Washington về đất nước này. Nguyễn Khánh nổi tiếng là một nhân vật chống cộng hung hăng và là một chỉ huy quân sự có năng lực. Nhưng trong cuộc đời binh nghiệp thăng trầm của mình, ông ta đã từng ủng hộ Việt Minh và Pháp, rồi đã cộng tác với Diễm, sau lại chống Diễm, do đó lẽ ra không thể đánh giá ông ta là người đáng tin cậy. Đặt ứng cử viên sáng giá nhất vào một tình huống khó khăn, Lodge dự tính rằng chế độ cai trị độc tài có thể tốt hơn là một nhóm tướng lĩnh chia rẽ, và việc Khánh cam kết hành
------------------------------
(1) George Mc.T Kahin, "Phân cực chính trị tại Nam Việt Nam: Chính sách của Mỹ trong giai đoạn hậu Diễm", Tạp chí Các rạp đề Thái Bình Dương, số 52, mùa đông năm 1979-1980, tr.647-673, Phỏng vấn Paul Harkins, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Carlisle Barracks, Pa.
----------------------------- 
động táo bạo và quyết đoán đã khích lệ ý tưởng này của ông ta. Thế là vì đại sứ này báo cho Khánh là chẳng có gì làm cho Mỹ hài lòng hơn là "nhìn thấy một quốc trưởng phương Đông muốn đi nhanh và không ngần ngại đá đít những người khác" - Khánh phản hồi là "muốn lựa chọn để đá đít những kẻ đáng đá". Tuy vậy, câu trả lời này chẳng làm cho Mỹ yên tâm lắm và Lodge thừa nhận rằng còn quá sớm để đoán là chính phủ mới này sẽ tồn tại được lâu (1).

Mỹ nhanh chóng công nhận Khánh, nhưng với thái độ chẳng mấy nhiệt tình và thậm chí kém tin tưởng.

Chính quyền của Khánh vấp phải những vấn đề thực sự đáng ngại. Các hoạt động quân sự và chương trình ấp chiến lược đã hoàn toàn bế tắc. Quyền lực của chính quyền không tồn tại ở khắp vùng nông thôn, và tình trạng gần như vô chính phủ lan tràn ở các thành phố lớn. Tướng William Westmoreland sau này kể lại, tại Sài Gòn "bầu không khí nặng mùi bất mãn, với các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của sinh viên, báo chí địa phương thì thực hiện một chiến dịch dai dẳng phê phán chính phủ mới" (2). Khi các sự cố do Việt Cộng gây ra tăng về số lượng và mức độ táo bạo, thì Sài Gòn trông giống như một doanh trại vũ trang. Các toà nhà chính phủ, cửa hiệu, thậm chí cả các tiệm giải khát đều có dây thép gai bao quanh, bên cạnh đó là binh lính đứng gác trong các bốt gác bê tông có bao cát chất quanh. Bản thân Khánh phải ẩn náu
-----------------------------------
(1) Lodge gửi Bộ trưởng Ngoại giao, ngày 5-2-1964, DDRS (75)215A.
(2) William Westmoreland, Thành tích quân nhân, Garden City, N.Y., năm 1976, tr.63.
------------------------
tại một ngôi nhà bên sông Sài Gòn để có thể dùng thuyền tháo chạy khi cần thiết. Giới tình báo Mỹ báo động rằng, nếu chính phủ Mỹ không nhanh chóng đảm nhận và giải quyết những khó khăn một cách có hiệu quả. Nam Việt Nam "cùng lắm chỉ có khả năng chống trả mối đe dọa của quân cách mạng trong vòng vài tuần hoặc vài tháng tới" (1).

Đối với Johnson và thuộc hạ của ông ta, cuộc khủng hoảng đầu năm 1964 là điều không có gì khó chịu hơn. Vị tân tổng thống nhậm chức vào giờ phút quốc gia phải gánh chịu tấn thảm kịch khủng khiếp đã đề ra nhiệm vụ hàng đầu của ông ta là thực hiện bước đi quá độ có trật tự và khôi phục lại sự ổn định. ông ta coi việc thông qua chương trình lập pháp của Kennedy, một chương trình từ lâu bị bế tắc tại quốc hội, là việc cực kỳ quan trọng, bởi lẽ ông ta muốn tưởng nhớ tới nhà lãnh đạo xấu số này và muốn lấy việc đó làm bàn đạp để có thể mở chiến dịch vận động bầu cử cho riêng mình. Nếu xét trên góc độ này thì chỉ có thể xem sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng ở Việt Nam là một trở ngại.

Nhưng trở ngại đó phải được giải quyết hiệu quả.

Johnson coi Cam kết của Mỹ với Nam Việt Nam như một phần của cương lĩnh Kennedy mà ông ta thể tiếp bước.

Hơn nữa, từ lúc lên cầm quyền, nhiều người đã đặt câu hỏi vào khả năng của Johnson giải quyết các vấn đề phức tạp trong chính sách ngoại giao và ông ta nhận thấy Việt Nam có thể là một cuộc thử nghiệm đối với bản thân trong năm bầu cử. Biết mình chưa có kinh nghiệm trong chính sách
----------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lần Năm góc (Grarel), quyển III, tr.42.
----------------------
đối ngoại, Johnson giữ lại các cố vấn hàng đầu của Kennedy và dựa hẳn vào họ. Ngoại trưởng Rusk, bộ trưởng quốc phòng McNamara và Cố vấn An ninh quốc gia McGeorge Bundy đều từng đóng vai trò hàng đầu trong việc tạo dựng chính sách Việt Nam của Kennedy và họ có sự quan tâm cá nhân rất sâu sắc để giữ vững chính sách đó.

Thậm chí họ cho là việc mở rộng các cam kết của Mỹ từ năm 1961 bản thân nó đã gia tăng tầm quan trọng của việc giữ vững đường lối của Mỹ tại đó.

Đến năm 1964, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thấy mức độ thay đổi trong tình hình chính trị thế giới nên đã thay đổi những nhận định cũ. Người Mỹ đánh giá khác nhau về cuộc xung đột Xô-Trung. Một số người lập luận rằng, cuộc xung đột chỉ là bề ngoài và có tính sách lược, và nếu có xảy ra xung đột với phương Tây theo kiểu gì đi nữa thì hai đối thủ này rồi sẽ sát cánh lại. Đến năm 1964, nhiều người lại cho rằng sự chia rẽ này là không thể hàn gắn được và đến lúc nào đó có thể xảy ra chiến tranh giữa hai nước cộng sản khổng lồ này. Các cố vấn của Johnson cũng nhận thấy xung đột Xô-Trung có ảnh hưởng to lớn đến cuộc chiến ở việt Nam. Họ nhận định, Hà Nội cùng phe với Bắc Kinh, và ảnh hưởng của Liên Xô tại Việt Nam là không đáng kể. Một số nhà hoạch định chính sách Mỹ còn đi xa hơn khi tính toán rằng, tuy Trung Quốc viện trợ cho Bắc Việt Nam nhưng viện trợ của họ chưa mang tính quyết định và nếu xét từ góc độ Việt Nam vốn xưa nay vẫn sợ ách độ hộ của Trung Quốc thì Hà Nội chỉ muốn duy trì ở mức độ như vậy. Những diễn tiến quan trọng này do vậy làm suy yếu dần quan điểm trước đây cho rằng ở Việt Nam hay bất kỳ nơi nào khác, Mỹ đều phải đối chọi vụn một khối chủ nghĩa cộng sản đoàn kết trong cuộc chiến giành quyền bá chủ hoàn cầu.

Tuy nhiên theo nhãn quan của các chuyên gia về chính sách ngoại giao thì cuộc xung đột Việt Nam vẫn có ý nghĩa quốc tế sinh tử. Liên Xô dường như dang bước vào giai đoạn hoà giải, và một số người Mỹ ấp ủ những niềm hy vọng về sự bớt căng thẳng lâu dài. Tuy vậy, không ai có thể hoàn toàn chắc rằng Liên Xô đã từ bỏ những mục tiêu trước đây của họ và như McNamara cảnh báo thì luôn có khả năng là chính cuộc ganh đua "dữ dội" với Trung Quốc có thể làm tăng tính hiếu chiến của Liên Xô (1. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Adlai E.Stevrenson và nhiều người Mỹ nhất trí rằng một nước Trung Quốc "kiêu ngạo, hiếu chiến, có nguồn lực và kiên quyết" có thể nắm vai trò lãnh đạo của cuộc cách mạng thế giới (2).

Đông Nam Á dường như là một mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động gây rối của Trung Quốc. Trong khi Việt Nam đang chới với bên bờ vực thảm hoạ, thì hiệp định Lào năm 1962 bị cả hai bên phá bỏ và hoàng tử Sihanouk của Campuchia không thiết gì viện trợ của Mỹ đang kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế để đảm bảo sự trung lập cho đất nước của mình. Trong lúc đó, một Sukarno khoa trương và đồng bóng của Indonesia đã bắt đầu e vãn mãnh liệt Trung Quốc và tiến hành cuộc chiến
----------------------------------
(l) Tuyên bố của McNamara trước Tiểu ban đặc trách, ngày 6-2-1963, DDRS(75)150D.
(2) Stevenson gửi Johnson, ngày 11-8-1964, DDRS(75)212B.
------------------------
công khai chống lại chính phủ thân phương Tây của Malaysia. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nhận ra rằng những xung đột quốc gia và sắc tộc lịch sử cũng như chủ nghĩa cộng sản là những nguyên nhân chính của tình trạng bất ổn định tại khu vực Đông Nam Á.Nhưng họ lo sợ rằng bất kỳ một thay đổi đột ngột nào làm đảo lộn hiện trạng có thể có những ảnh hưởng sâu rộng tới khu vực đầy bất an này. Những nhà hoạch định chính sách Mỹ cho rằng, Trung Quốc chịu sự thiếu hụt lương thực kinh niên có thể liều lĩnh tuyệt vọng tràn xuống Đông Nam Á để giành lấy lương thực. Tối thiểu, Trung Quốc có thể hy vọng lợi dụng sự rối loạn chính trị ở những nước ngoại vi của họ (1).

Tình trạng bùng lên hiện tượng "đa trung tâm" trên phạm vi toàn thế giới càng dấy lên nỗi lo lắng tại Washington. Nước Pháp của De Gaulle đang trực tiếp thách thức địa vị lãnh đạo của Mỹ ở Đông Nam Á cũng như ở châu Âu. Bạo loạn ở Panama làm nổi bật sự bùng nổ của phong trào chống Mỹ ở Tây bán cầu, tạo nên những cơ hội mà Fidel Castro ở Cuba có thể khai thác. Những dự đoán tình báo tầm xa cảnh báo rằng "cách mạng" và "rối loạn" đã lan tràn khắp các quốc gia đang trỗi dậy, đe dọa trật tự thế giới "ổn định" do Mỹ và các nước phương Tây đặt ra. Các thế lực cộng sản, dù hành động đoàn kết hoặc riêng rẽ, có thể "mưu toan" lợi dụng tình trạng bất ổn đang tăng lên ở các nước kém phát triển, hoặc có thể bị cuốn
--------------------------
(1) Tuyên bố của McNamara gửi Uỷ ban Quân dịch Thượng viện, ngày 8-2-1964, DDRS(75)151B.
--------------------------
vào các cuộc xung đột địa phương. Cục Tình báo Trung ương Mỹ cảnh báo, "sự rối loạn lan tràn trên toàn thế giới" đã tạo ra trở ngại to lớn cho bất kỳ một sự giảm dần căng thẳng thật sự nào giữa Liên Xô và Mỹ đồng thời gia tăng hiểm hoạ của sự va chạm có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân (1).

Johnson và các cố vấn của ông ta thấy có những lý do thuyết phục để giữ vững đường lối tại Việt Nam. Mục tiêu trước mắt theo tổng thống Mỹ là răn đe hành động của Mỹ ở Đông Nam Á và "kịp thời đem lại cho nhân dân châu Á niềm tin và sự giúp đỡ mà họ cần để tập hợp các nguồn lực của họ một cách có tổ chức nhằm sống trong hoà bình, ổn định bên cạnh các nước láng giềng hùng mạnh". Tuy nhiên Johnson và các trợ lý của ông ta cảm thấy rất rõ là cách họ đối phó với cộng sản ở Việt Nam sẽ có "hậu quả sâu rộng ở mọi nơi". Họ bác bỏ quan điểm của nhiều người châu Âu và một số người Mỹ cho rằng, châu Á là một khu vực có tầm quan trọng thứ yếu. Khi một nhà ngoại giao Pháp nhận xét rằng: "Những lợi ích ở châu Âu rất lớn", còn nếu Nam Việt Nam thất thủ "chúng ta sẽ chẳng mất gì nhiều", thì ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk đã nóng nảy phản bác lại rằng: Nếu Mỹ không bảo vệ Nam Việt Nam thì "những bảo đảm của chúng tôi đối với Berlin sẽ thiếu độ tin cậy".

Đó là "một bộ phận của cùng một cuộc đấu tranh". Một lập trường kiên quyết của Mỹ ở Việt Nam sẽ làm nhụt chí mọi ý tưởng phiêu lưu của Liên Xô và khích lệ xu thế hoà
---------------------------------
(1) CIA, "Những xu hướng trong hiện trạnh thế giới", ngày 9-6-1964, DDRS(75)251A.
--------------------------------
hoãn. Hơn nữa, nó sẽ đảm bảo trật tự và ổn định trong một thế giới đã bị chiến tranh tàn phá bằng cách minh chứng rằng những thách thức bạo lực nhằm thay đổi hiện trạng sẽ vấp phải sự phản kháng. Johnson khẳng định: "Sức mạnh của chúng ta đặt lên vai chúng ta nghĩa vụ bảo đảm rằng loại hình xâm lược này không thành công" (1). Do vậy, tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông ta gạt bỏ mọi ý kiến về một cuộc rút lui của Mỹ khỏi Việt Nam mà chẳng có một cân nhắc nghiêm túc nào về kế hoạch trung lập hoá Nam Việt Nam do De Gaulle đề nghị với sự ủng hộ của thượng nghị sĩ Mike Mansfield và nhà báo Walter Lippmann.

Dù có quan tâm tới Việt Nam, nhưng tổng thống Mỹ chưa sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự Mỹ với quy mô lớn vào đầu năm 1964. Giống như Kennedy và Eisenhower trước đó, Johnson không hào hứng với việc đưa quân đội Mỹ với quy mô lớn vào lục địa châu Á.Hơn nữa. ông ta và các cố vấn của mình sợ rằng việc Mỹ hoá cuộc chiến tranh sẽ làm giảm tinh thần tự lực của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Việc đưa lực lượng Mỹ với quy mô lớn vào Việt Nam sẽ tạo ra những làn sóng thù địch Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. Nó có thể gây rối loạn lớn trong nước, đe dọa chương trình lập pháp của Johnson cùng chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta. Do vậy, Johnson bác bỏ đề nghị của hội đồng tham mưu trưởng liên quân về việc tiến hành các hoạt động tác chiến trên không và trên bộ chống Bắc Việt Nam.
------------------------------
(1) Johnson gửi Charles Bohlen, ngày 28-2-1964, DDRS(75)97C; Bút lục đàm luận, Rusk và đại sứ Pháp, ngày 1-7-1964, DDRS(75)l05A.
-----------------------------
Sau một cuộc xem xét lại chính sách cơ bản vào giữa tháng 3, tổng thống Johnson kết luận rằng "phương án thực tiễn duy nhất" là "cứ làm như trước nhưng với cường độ mạnh hơn và với hiệu quả lớn hơn" (1). Vì thế NSAM 288 được phê chuẩn ngày 17-3 đã nói lên những mục tiêu của Mỹ với lời lẽ khoáng đạt hơn trước, nhấn mạnh rằng mục tiêu quan trọng của Mỹ là duy trì một miền Nam Việt Nam phi cộng sản và độc lập. Nhưng chính quyền Mỹ vẫn hy vọng rằng, chương trình viện trợ quân sự và kinh tế của họ sẽ phát huy hiệu lực, và vào lúc này họ chỉ muốn cung cấp phương tiện để làm cho chương trình có hiệu lực hơn.

Nhận thức rõ vấn đề cấp bách nhất bấy giờ là sự yếu kém của chính quyền Nam Việt Nam, Washington công khai ủng hộ Khánh và thông báo riêng cho phái bộ Mỹ làm mọi việc có thể làm để tránh những cuộc đảo chính tiếp theo.

NSAM 288 cũng kêu gọi thực hiện kế hoạch động viên toàn Nam Việt Nam để tạo cơ sở cho Việt Nam Cộng hoà bước chân vào cuộc chiến và kêu gọi tăng cường đáng kể về quy mô lực lượng vũ trang của Nam Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã chỉ định tướng William Westmoreland, một sĩ quan dù có hạng và là cựu binh trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh Triều Tiên, sang thay thế một Harkins bất tài và mắc bệnh lạc quan mãn tính. Trong vòng 9 tháng sau đó, Mỹ đã tăng số "cố vấn" từ 16.300 lên 23.000 người và tăng cường viện trợ kinh tế thêm 50 triệu USD. Vào tháng 4, Johnson báo cho Lodge: "Ông phải ...
---------------------------------
(1) Doris Kearns, Lyndon Johnson và Giấc mộng của Mỹ, New York, năm 1976, tr.196.
----------------------------------

chuẩn bị mọi thứ cần thiết để giúp Nam Việt Nam tiến hành công việc và về phần tôi, tôi cam đoan sẽ hành động ngay tức khắc để xoá bỏ những trở ngại hoặc hạn chế dù chúng xuất hiện ở đâu"(1).

Trong mùa xuân 1964, mặc dù chính quyền Mỹ chẳng làm được gì nhiều hơn ngoài việc hoạch định chính sách, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Washington đã ngày càng chuyển hướng sự chú ý sang Bắc Việt Nam. Sự thay đổi này phản ánh mối lo ngại ngày một tăng của Mỹ trước việc người và hàng hoá từ miền Bắc thâm nhập vào miền Nam mà chẳng chịu thiệt hại gì. Một số quan chức Mỹ kết luận rằng, dù sao thì hành động chống miền Bắc cũng có thể phần nào bù đắp lại cho tình trạng trì trệ ở miền Nam. Một số người khác muốn bắn tin cho Hà Nội rằng, họ phải trả giá đắt nếu tiếp tục can thiệp vào Nam Việt Nam. Tuy những hành động lén lút tại Bắc Việt Nam không thành công, nhưng vào đầu năm 1964, các chuyến bay thu thập tin tức tình báo, thả truyền đơn và các cuộc tập kích bằng lực lược biệt kích theo kế hoạch OPLAN 34A dọc bờ biển Bắc Việt Nam tăng lên. Chính quyền Mỹ cũng đẩy mạnh việc lập kế hoạch chuẩn bị cho các lực lượng thực hiện các hoạt động tác chiến "kiểm soát biên giới" có thể xảy ra tại Lào và Campuchia cũng như chuẩn bị cho các trận oanh tạc trả đũa kiểu "ăn miếng trả miếng" đối với Bắc Việt Nam, và hàng loạt các "áp lực công khai tăng dần" chống Bắc Việt Nam, kể cả các trận ném bom vào nhiều mục tiêu quân sự và công nghiệp. Những lời cảnh cáo cứng rắn đã được chuyển
----------------------------
(1) Johnson gửi Lodge, ngày 4-4-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ An ninh Quốc gia, Hồ sơ Quốc gia: Việt Nam, hộp 3.
---------------------------- 
tới Hà Nội thông qua một số nhân vật trung gian người Canada rằng việc tiếp tục chi viện cho lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ khiến cho chính miền Bắc Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Tại cuộc họp của hội đồng An ninh quốc gia ngày 17-3, các quan chức chóp bu của chính quyền Mỹ bày tỏ lòng tin rằng việc tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế đủ để dập tắt phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Song họ cũng nhất trí rằng, sự thất bại của chương trình nêu trong NSAM 288 có thể đẩy họ đến chỗ không có sự lựa chọn nào khác là đưa chiến tranh lan ra miền Bắc Việt Nam (1).

Cũng như nhiều chương trình trước đó, chương trình mùa xuân năm 1964 chỉ đạt được những kết quả nghèo nàn. Dưới sự giám sát của Mỹ, Khánh đã triển khai nhiều kế hoạch đầy tham vọng để đưa chính quyền xuống cấp xã, nhưng giữa kế hoạch và thực hiện vẫn còn khoảng cách rất lớn. Theo ước tính của Mỹ, Việt cộng kiểm soát hơn 40% lãnh thổ và hơn 50% dân số của Nam Việt Nam, và ở nhiều vùng, Việt cộng đã giành được chỗ đứng vững chắc đến nỗi không thể đánh bật họ nếu không huy động lực lượng lớn. ở những nơi chính quyền có thể hoạt động dễ dàng thì lại vấp phải nhiều trở ngại như thiếu những người lãnh đạo lành nghề và cái mà theo mô tả của một người Mỹ là "những quan điểm, chỉ thị, thói quen lỗi thời và nạn quan liêu và thiếu nguồn lực tại chỗ" (2). Do tỷ lệ đào ngũ tăng, nên quân số của quân đội Việt Nam Cộng hoà chỉ
----------------------------------
(1) Tài liệu tổng hợp về cuộc họp của hội đồng An ninh quốc gia, ngày 17-3-1964. Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 1.
(2) Hồi ký của William Colby, ngày 11-5-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 3.
----------------------------------
còn dưới mức cho phép trước khi có sự gia tăng theo kế hoạch. Quân đội Việt Nam Cộng hoà có giành thắng lợi trong một vài trận giao chiến nhỏ vào đầu mùa hè, nhưng chưa bao giờ họ có thể giành được thế chủ động. Các quan chức Mỹ công khai hào phóng ca ngợi "sự lãnh đạo có năng lực và xông xáo" của Khánh, còn Khánh thì làm theo những gợi ý của Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, như đích thân xuống thăm nhiều làng xã và thành phố, thậm chí còn có nhiều buổi "trò chuyện bên bếp lửa".

Nhưng nghịch lý ở chỗ trong khi một lời nói từ Mỹ có thể làm lật đổ các chính phủ tại Nam Việt Nam thì nó lại chẳng thể đem lại sự ổn định, và những lời nói suông đó không đủ để đoàn kết các lực lượng chính trị ô hợp của Nam Việt Nam. Giáo dân và phật tử huy động lực lượng chống lại lẫn nhau và chống lại một chính quyền mà chẳng bên nào tin cậy. Sau một thời gian im ắng, phong trào sinh viên lại hoạt động trở lại. Bản thân chính quyền bị chia rẽ vì những bất hoà nội bộ và một âm mưu đảo chính vào tháng 7 đã thất bại chỉ vì Mỹ tỏ thái độ phản đối. Maxwell Taylor, người mới thay Lodge giữ chức đại sứ vào giữa mùa hè, đã báo cho Washington vào giữa tháng 8 rằng: Điều hay nhất có thể nói về chính quyền của Khánh là nó đã tồn tại được 6 tháng và khả năng tồn tại tiếp cho đến hết năm chỉ là 50/50" (1).

Vào thời gian này, Hà Nội rất hiên ngang trước những đe dọa của Mỹ. Không có lý do gì cho thấy các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam muốn tiến hành chiến tranh với Mỹ.
---------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.82.
--------------------------- 
Trái lại, họ vẫn hy vọng rằng việc tăng cường chi viện cho lực lượng giải phóng sẽ làm cho chính quyền Nam Việt Nam sụp đổ và Mỹ chỉ còn cách từ bỏ đồng minh. Có thể họ coi những "tín hiệu của Mỹ chỉ là trò dọa dẫm. Dù sao đi nữa. họ không sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của mình kể cả khi bị Mỹ đe doạ. Vào xuân hè 1964, Bắc Việt Nam động viên lực lượng cho một cuộc chiến, đẩy mạnh nâng cấp đường mòn Hồ Chí Minh thành một mạng lưới hậu cần hiện đại có thể phục vụ xe tải cỡ lớn và bắt đầu xây dựng các đơn vị chính quy để tiến vào Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Blair Seabom, người Canada, vào tháng 6 rằng những rủi ro lớn không chỉ dành cho Bắc Việt Nam mà còn cho cả Mỹ nữa, và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cùng những người ủng hộ của tổ chức này đã sẵn sàng chịu đựng với bất kỳ cái giá phải trả nào. ông kết luận với một tuyên bố hùng hồn: "Nếu Mỹ gây chiến tranh với miền Bắc Việt Nam thì chúng tôi sẽ giành chiến thắng" (1).

Trong tình thế này, Mỹ đã hướng vào miền Bắc để tìm kiếm một giải pháp mà họ không thể tìm được ở miền Nam Việt Nam. Lo lắng vì tình hình miền Nam không có tiến triển, tức tối vì phản ứng đanh thép của Hà Nội và sợ rằng Bắc Việt Nam có thể tìm cách khai thác cái mà họ cho là chính quyền Mỹ sẽ không hành động gì trong năm bầu cử, một số cố vấn của Johnson vào giữa mùa hè năm
-----------------------------
(1) George C.Herring, đã dẫn, "Ngoại giao bí mật trong cuộc chiến tranh Việt Nam: Loạt văn kiện Lần Năm góc về thương lượng (Austin, Tex, 1983), tr.8.
----------------------------- 
1964 đã triển khai một "kịch bản" đầy đủ gồm những áp lực công khai từng bước chống miền Bắc, theo đó tổng thống Mỹ sẽ cho phép ném bom một số mục tiêu có chọn lựa ở Bắc Việt Nam sau khi được quốc hội Mỹ chuẩn y.

Các bộ trưởng Rusk và McNamara cuối cùng đã bác bỏ kế hoạch này và sợ rằng nó sẽ "đẻ ra hàng loạt vấn đề không thể nhất trí nổi", có thể gây những tác hại xấu cho việc thông qua dự luật về nhân quyền của chính quyền, nhưng các đề nghị này rõ ràng nói lên sự thụ động của Mỹ vào thời gian này (1).

Chính quyền Mỹ thực hiện phần lớn "kịch bản" đã đề nghị để phản ứng trước một loạt sự cố ở Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng 8. Trong khi tiến hành do thám bằng thiết bị điện tử ngoài khơi thuộc vùng biển của miền Bắc Việt Nam vào sáng 1-8, khu trục hạm Maddox đã đụng phải một tốp tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt Nam. Các tàu chiến Nam Việt Nam tham gia tác chiến trong kế hoạch OPLAN 34A đã pháo kích đảo Hòn Mã ở gần đó vào buổi tối hôm trước, và Bắc Việt Nam cho rằng tàu Maddox đang chi viện cho các trận đánh bí mật nên đã áp sát nó.

Trong một trận đấu hết sức chớp nhoáng, tàu Maddox đã khai hoả, các tàu tuần tiễu phóng ngư lôi và máy bay từ tàu hàng không mẫu hạm USS Ticonderoga cũng nhập trận.

Kết quả là các tàu phóng ngư lôi bị đẩy lùi và một chiếc trong đó đã bị hỏng nặng.

Tin tức cho biết, Johnson đã nổi giận khi biết có vụ
--------------------------
(1) Bút lục Mc.Namara-Rusk, ngày 11-6-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, Hộp 4.
-------------------------
đụng độ, nhưng ông ta không ra lệnh trả đũa. Ngoại trưởng Dean Rusk nhận xét: "Phía bên kia bị ăn đòn trong vụ này.

Nếu họ lặp lại điều đó, họ sẽ bị ăn đòn tiếp" (1). Để tránh thể hiện là yếu kém và khẳng định những tuyên bố truyền thống về sự tự do trên biển, hải quân Mỹ ra lệnh cho tầu Maddox tiếp tục hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ và điều khu trục hạm C. Turner Joy đi hộ tống. Chính quyền Mỹ cho hai khu trục hạm này hoạt động sát bờ biển Việt Nam ở những nơi mà chúng dễ bị tấn công nhất. Do sốt sắng cho "đợt mở màn" cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, nhiều quan chức quân sự hữu trách trong khu vực lúc này đang chọn các mục tiêu cho các trận oanh tạc.

Đêm ngày 8-4, trong khi đang hoạt động trên vùng biển cách bờ biển Bắc Việt Nam khoảng 100 km, hai tàu Maddox và Tumer Joy đột nhiên báo cáo là bị tấn công. Tin tức ban đầu dựa trên liên lạc bằng thiết bị đo sóng âm (xôna) và ra-đa là những thiết bị được thừa nhận là không đáng tin cậy khi thời tiết xấu cũng như dựa vào sự phát hiện ngư lôi và đèn quét của đối phương bằng mắt thường mà một thuỷ thủ đã mô tả là "tối hơn đêm 30". Thuyền trưởng tàu Maddox sau này thừa nhận rằng bằng chứng về một cuộc tấn công chưa đủ chính xác. Có lẽ các chiến hạm của Bắc Việt Nam đang hoạt động ở vùng đó nhưng chưa bao giờ người ta đưa ra được bằng chứng là họ có hành động tấn công.

Lần này, Washington sẵn sàng đánh trả. Sáng sớm ngày 4-8, tin về một trận tấn công đang rình rập đã bung ra và hội
--------------------------
(1) Trích trong John Galloway, Giải pháp Vịnh Bắc Bộ, Rutherford. N.J., năm 1970, tr.52. Ngoài ra xem: "Trận chiến ảo" dẫn tới chiến tranh", Tin tức Mỹ và Thế giới ngày 23-7-1964, tr.56-67.
--------------------------

đồng tham mưu trưởng liên quân lập tức đề nghị Mỹ phải "đánh bại hoàn toàn" cuộc tấn công. Suốt buổi sáng hôm đó, trong lúc có tin các khu trục hạm đang bị tấn công liên tục thì các tham mưu trưởng liên quân vạch ra một loạt các phương án trả đũa từ những cuộc oanh tạc hạn chế đánh vào các cơ sở hải quân Bắc Việt Nam, tới việc thả thuỷ lôi ở một số vùng ven biển.

Khi tổng thống họp với các cố vấn vào đầu giờ chiều thì không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc đụng độ đã xảy ra. CIA giải thích rất hợp lý rằng, Hà Nội đang cố làm cho Mỹ trở thành "con hổ giấy". Theo lời McNamara, Johnson và các
cố vấn của ông ta đều nhất trí rằng, chúng ta không thể ngồi yên để cho họ đánh chúng ta trên biển. Mỹ nhanh chóng quyết định thực hiện "một trận ném bom trả đũa chớp nhoáng nhưng kiên quyết" nhằm vào các căn cứ của các tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt Nam (1).

Tuy sau đó có nhiều câu hỏi gay gắt được nêu lên chất vấn thực chất của những cuộc tấn công ngộ nhận, nhưng chính quyền Mỹ vẫn giữ nguyên quyết định. Những bức điện "khẩn" gửi từ tàu Maddox đến Washington vào đầu giờ chiều chỉ rõ "những khác thường của thời tiết" tác động lên ra-đa và thiết bị đo sóng âm xô-na cũng như những nhân viên vận hành quá tuổi có thể là nguyên nhân khiến cho có tin về các
--------------------------------
(1) "Biên niên sự kiện, ngày 4 và 5-8-1964, Vụ đụng độ Vịnh Bắc Bộ", Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 18: tổng kết của cuộc họp thứ 538 của Hội đồng an ninh quốc gia. ngày 4-8-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia, hộp 1: Rusk gửi Taylor, ngày 8-8-1964. DDRS(75)845-H.
-----------------------------------
cuộc tấn công của tàu phóng ngư lôi và về sự tiếp cận của đối phương. Trái với những bức điện trước, vị chỉ huy tầu Maddox cũng cho biết "không ai nhìn thấy gì" và "cần phải đánh giá lại hoàn toàn" các chứng cứ trước khi ra lệnh trả đũa. McNamara tạm thời đình chỉ việc thực hiện các trận oanh tạc để "kiểm tra cho chắc là có xảy ra các cuộc tấn công hay không". Nhưng cuối buổi chiều hôm đó, ông ta đã bị thuyết phục trên cơ sở những chứng cứ đáng ngờ. Phớt lờ thái độ không dám chắc đã có phần muộn màng của những nhân vật tại nơi xảy ra sự việc, bộ trưởng quốc phòng đã chấp nhận sự đánh giá nông cạn của tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Grant Sharp đóng ở Honolulu, còn ông đô đốc này thì lại khẳng định sự việc theo tin tức đầu tiên từ tàu Maddox và những thông tin nghe trộm qua những bức điện của Bắc Việt Nam thông báo về hai tàu tuần tiễu đã "hy sinh". Không phải McNamara và các cố vấn quân sự của ông ta biết mà vẫn nói dối về các trận lấn công ngộ nhận, nhưng rõ ràng họ buộc phải trả đũa và dường như họ sàng lọc từ những chứng cứ có trong tay để có những gì có thể khẳng định.

Chấp nhận kết luận của McNamara mà không thắc mắc gì, cuối buổi chiều hôm đó, Johnson cho phép oanh tạc trả đũa vào các căn cứ tàu ngư lôi và các kho dầu gần đó của Bắc Việt Nam. Những trận oanh tạc này được hội đồng tham mưu trưởng liên quân mô tả là "một nỗ lực khá tốt" và đã tiêu diệt được 25 tàu tuần tiễu và 90% các kho dầu tại Vinh (1).
-----------------------------
(1) "Biên niên sự kiện, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 18: "Lời thoại của các cuộc điện đàm, ngày 4, 5-8", Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 228.
-----------------------------
Tổng thống Johnson cũng chớp thời cơ để tranh thủ quốc hội thông qua một nghị quyết cho phép ông ta "dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi mọi cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng Mỹ và ngăn chặn ở mức độ cao hơn đối với hành động xâm lược. Johnson không xem nghị quyết này như một sự bảo đảm có toàn quyền hành động phục vụ việc sau này mở rộng cuộc chiến tranh mà ông ta đã cam kết. Vào thời điểm này, ông ta vẫn hy vọng có thể đạt được các mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam bằng những biện pháp hạn chế. Mục đích chính của ông ta là để chỉ rõ cho Bắc Việt Nam thấy rằng, nước Mỹ thống nhất với quyết tâm đứng vững tại Việt Nam. Nghị quyết này cũng phục vụ những nhu cầu chính trị trước mắt trong nước.

Việc phô trương sức mạnh và sức thu hút sự ủng hộ của cả nước cho phép ông ta hạ đối thủ của Đảng Cộng hoà - thượng nghị sĩ Barry Goldwater, người mà trước đó đã lớn tiếng đòi leo thang chiến tranh, và cho phép ông ta thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích của Mỹ mà không liều lĩnh mở rộng chiến tranh. Nhưng khi trình bày lý lẽ của mình, chính quyền Mỹ đã cố ý lừa dối quốc hội và nhân dân Mỹ. Họ không nói gì về những hoạt động phá hoại ngầm. Các báo cáo chính thức nêu rõ tàu Maddox đang đi tuần tiễu bình thường trên vùng biển quốc tế. Các sự kiện được trình bày như là "những cuộc tấn công có chủ ý" và "hành động gây hấn công khai trên vùng biển khơi".

Quốc hội phản ứng nhanh và mềm dẻo. Thượng nghị sĩ Wayne Morse thuộc bang Oregon đã nêu lên một số câu hỏi khó chịu về các hoạt động phá hoại ngầm và nhiệm vụ của các khu trục hạm Mỹ. Thượng nghị sĩ Ernest Gruening của bang Alaska thì đả kích nghị quyết này như "một lời tuyên chiến có đề ngày sẵn" và thượng nghị sĩ Gaylord Nelson của bang Wisconsin muốn hạn chế việc giao quyền lực cho ngành hành pháp. Tuy nhiên, trong lúc lợi ích quốc gia của Mỹ liên tục bị đe dọa, thì việc quyết định đó được thông qua cũng dễ hiểu khi mà quốc hội đã quá quen với việc thông qua những đề xuất của ngành hành pháp mà không chất vấn nhiều, đồng thời bầu không khí khủng hoảng đã khiến quốc hội chẳng còn thời gian để tranh cãi.

Hạ nghị sĩ Ross Adair của bang Indiana thốt lên: "Thế là họ thiêu cháy quốc kỳ Mỹ rồi. Chúng ta sẽ không và không thể tha thứ cho  việc làm đó" (1).

Thượng nghị  viện bàn về nghị quyết này trong chưa đầy 10 giờ, phần lớn thời gian đó trong phòng họp chỉ có chưa đầy 1/3 số thượng nghị sĩ. Thượng nghị sĩ J. William Fullbright cũng chấp nhận vấn đề nhưng nặng nề về việc giải toả thách thức của Goldwater chứ không phải vì muốn trao cho Johnson toàn quyền hành động sau này, và vì thế ông đã cẩn thận chèo lái nghị quyết, gạt được ý kiến tranh cãi và những đề nghị sửa đổi. Số phiếu của thượng nghị viện ở mức áp đảo 88/2, chỉ có Morse và Gruening phản đối. Còn ở nhà Trắng thì vấn đề được xem xét qua loa hơn, chỉ mất có 40 phút để thông qua với số phiếu nhất trí hoàn toàn.

Từ góc độ chính trị nội bộ, cách Johnson xử lý sự kiện Vịnh Bắc Bộ quả là khéo léo. "Phản ứng kiên quyết, nhưng hạn chế" của ông ta trước những cuộc "tấn công" của Bắc
---------------------------
(1) Trích trong Anthony Austin, Cuộc chiến của Tổng thống, Philadelphia, năm 1971, tr.98.
-----------------------------------------------
Việt Nam được nhiều người ủng hộ, tỷ lệ phiếu ủng hộ ông ta trong cuộc thăm dò bỏ phiếu Louis Harris đã nhanh chóng tăng vọt từ 42% lên 72%. ông ta đã vô hiệu hoá được Goldwater trong vấn đề Việt Nam, một thực tế góp phần vào thắng lợi áp đảo của ông ta trong cuộc bầu cử tháng 11. Hơn nữa, cuộc tranh luận chính thức đầu tiên của quốc hội về Việt Nam đã dẫn đến sự tán thành gần như hoàn toàn đối với các chính sách của tổng thống và tạo cho ông một cơ sở vững chắc để từ đó xây dựng chính sách cho tương lai.

Rồi có lúc Johnson phải trả giá đắt cho thắng lợi dễ dàng của mình. Lúc này Mỹ đã đặt cược uy tín của mình một cách công khai và mãnh liệt hơn không chỉ vào việc bảo vệ Nam Việt Nam mà còn vào cả việc đối phó với Bắc Việt Nam. Khi đánh vào các mục tiêu ở miền Bắc, tổng thống tạm thời bịt được miệng của nhiều nhà phê bình theo phái diều hâu ở trong và ngoài chính phủ, nhưng làm như vậy ông ta cũng đồng thời phá đi chiếc barie vốn có từ lâu ngăn chặn việc đưa chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam. Sau khi thực hiện được bước đi đầu tiên này, thì những bước tiếp theo sẽ dễ dàng hơn. Thắng lợi của Johnson ở quốc hội đã khuyến khích ông ta đẩy các nhà lập pháp nhẹ nhàng vào việc đề ra nhưng quyết định, chính sách tương lai đối với Việt Nam. Sau này, khi lập luận của chính quyền Mỹ biện bạch cho những đòn trả đũa lộ ra là sai sự thật, thì nhiều nghị sĩ quốc hội kết luận rất đúng là họ đã bị lừa dối.

Thắng lợi vang dội của tổng thống trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã cuốn theo những chi phí khổng lồ chưa thể lường hết được.

Chính quyền Johnson không tiếp tục đánh phá miền Bắc sau những đòn trả đũa vì sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Tổng thống không muốn leo thang để rồi làm hại đến vận may chính trị của mình. Sau khi tỏ rõ quyết tâm bảo vệ lợi ích của Mỹ bằng vật lực nếu cần thiết, trong những tháng cuối cùng của cuộc vận động bầu cử, ông ta nhấn mạnh ước muốn của mình là càng hạn chế sự dính líu của Mỹ càng tốt. Trong nhiều bài diễn văn ông ta đều nói: "Chúng ta không muốn có một chiến tranh lớn hơn".

Trong lúc đó, rối loạn chính trị ở Nam Việt Nam khiến cho Mỹ càng cần phải thận trọng. Mưu toan lợi dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ để cứu vãn thể diện chính trị của mình, nên từ ngày 6-8. Khánh đã nắm quyền hành gần như độc tài và hạn chế gắt gao quyền tự do dân sự, Hàng ngàn người dân Sài Gòn ngay tức khắc xuống đường phản đối và khi quần chúng giận dữ buộc Khánh đứng trên nóc xe tăng và hô to "đả đảo chế độ độc tài" thì viên tướng bị nhục mạ này đã từ chức. Trong nhiều ngày sau đó, một tình trạng gần như vô chính phủ bao trùm Sài Gòn, nhiều đám đông biểu tình trên đường phố, phật tử và giáo dân công khai đánh nhau, nhiều băng nhóm côn đồ đánh lộn và cướp bóc. Còn ở hậu trường, các chính trị gia và tướng lĩnh, kể cả Khánh đang đua tranh, giành giật quyền lực.

Trong tình hình đó, chính quyền Mỹ kết luận: Nếu leo thang chiến tranh thì quả là ngu xuẩn. Vào đầu tháng 9, không quân và hải quân lục chiến thúc ép kéo dài các trận không kích vào Bắc Việt Nam. Đại sứ Taylor và một số người khác thú nhận: Những bước đi như vậy sẽ phải được thực hiện đúng lúc, nhưng họ lập luận nếu làm cho chính

phủ Nam Việt Nam hiện đang suy yếu trở nên quá kiệt quệ bằng một hành động mạnh mẽ trong tương lai trước mắt" thì quả là mạo hiểm. Johnson đồng tình và nêu rằng, ông không muốn "đưa người bệnh vào một trận đấu kéo dài 10 hiệp trong khi anh ta không có sức để trụ được một hiệp. Chúng ta phải làm cho anh ta có sức chịu ít nhất là 3,4 hiệp". Tuy vẫn để dành những phương án khác, chính quyền Mỹ đã quyết định chỉ tiếp tục các hoạt động lén lút chống phá Bắc Việt Nam và sẵn sàng trả đũa hành động khiêu khích của họ theo kiểu "ăn miếng trả miếng" (1).

Johnson vẫn rất quan tâm đến tình hình nội bộ ở Nam Việt Nam đến mức ông ta quyết định không trả đũa khi Việt cộng đánh vào căn cứ quân sự của Mỹ tại sân bay Biên Hoà tiêu diệt 4 lĩnh Mỹ và phá huỷ 5 máy bay. Tuy nhiên, đến cuối tháng 11 đã có sự nhất trí của Mỹ phải nhanh chóng thực hiện cái mà Talor gọi là "một cuộc ném bom được phối hợp cẩn thận" chống miền Bắc Việt Nam (2). Tuy các quan chức Mỹ còn bất đồng ý kiến về lý do ném bom, một số người cho rằng đó là cách làm tăng tinh thần ở Nam Việt Nam, một số người khác lại coi nó như một vũ khí để buộc Hà Nội ngừng chi viện cho quân giải phóng miền Nam. Họ cũng chưa nhất trí về việc phải thực hiện một chiến dịch ném bom kiểu gì. Các tham mưu trưởng liên quân đề nghị một chiến dịch "chớp nhoáng và vắt kiệt", tức là đánh ồ ạt vào các mục tiêu công nghiệp và
-------------------------------------------
(1) Bút lục của McGoerge Bundy, ngày 14-9-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 6.
(2) Taylor gửi Bộ Ngoại giao, ngày 18-8-1964, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.547.

---------------------------------
quân sự lớn. Các viên chức ở Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao thì chủ trương "vắt kiệt dần", tức là một loạt các trận ném bom tăng dần và mục tiêu mở đầu là các con đường thâm nhập Lào, sau đó từ từ mở rộng ra các mục tiêu ở Bắc Việt Nam. Dù có những ý kiến cảnh báo từ các cơ quan tình báo rằng, chiến dịch ném bom có thể sẽ không gây tác động quyết định đến cuộc chiến tranh ở miền Nam, nhưng đa số cố vấn của Johnson ván tán thành việc dùng không lực dưới hình thức đó.

Chỉ có thứ trưởng ngoại giao George Ball kịch liệt phản đối. Là một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm đã từng chứng kiến thất bại của Pháp ở Đông Dương khi ông làm cố vấn cho sứ quán Pháp, Ball lập luận mạnh mẽ và sinh động rằng, cuộc tấn công bằng đường không sẽ không giải quyết được sự bế tắc của Mỹ ở Việt Nam. ông cho rằng chưa có gì để chứng minh việc ném bom miền Bắc sẽ làm tăng tinh thần ở Nam Việt Nam. Hơn nữa, có lý do xác đáng để phân vân không biết liệu không lực có buộc được Hà Nội ngừng chi viện cho quân giải phóng miền Nam hay không và nếu họ ngừng chi viện thì liệu Nam Việt Nam có thể đánh bại được Việt cộng hay không. Theo Ball, những rủi ro của hành động leo thang còn lớn làm những gì có thể giành được. Hà Nội có thể trả đũa bằng cách đổ nguồn
---------------------------------
(sách thiếu 1 đoạn)
---------------------------------
chưa biết chắc có kiểm soát nổi các sự kiện sau khi đã bắt đầu quá trình leo thang hay không. Ball kết luận: "Một khi đã cưỡi lên lưng hổ rồi thì chúng ta không dám chắc đến đâu thì tụt xuống được"(1).

Lập luận của Ball chẳng có mấy tác động ở Washington. Các cố vấn của Johnson công nhận là chiến dịch ném bom có thể không đạt được mục tiêu của nó,  nhưng họ sẵn sàng thử vận may. Họ cho rằng tối thiểu thì chiến dịch này cũng tạo cho chính quyền Nam Việt Nam "thời gian để lấy lại sức và cơ hội cải thiện tình hình". Hơn nữa, họ tin rằng họ có thể kiểm soát được những rủi ro của hành động leo thang. Vai trò của Matxcơva tại Việt Nam "dường như là tương đối nhỏ". Một chiến dịch ném bom hạn chế đã không đe dọa sự sống còn của Bắc Việt Nam sẽ không đem lại cho Trung Quốc cơ hội can thiệp, và lo ngại về sự đô hộ của Trung Quốc sẽ khiến cho Hà Nội không muốn Trung Quốc dính líu vào Việt Nam quy mô lớn hơn. Hơn thế, hậu quả của khả năng thất bại tại Việt Nam sẽ tạo nên sự mạo hiểm nhất định. Trung Quốc vừa cho thử nghiệm vũ khí hạt nhân, gia tăng uy thế và tiềm năng gây mất ổn định tại Viễn Đông, và vậy là các quan chức Mỹ kết luận rằng việc cấp thiết hơn là phải giữ vững đường lối tại Việt Nam. Michael Forrestal nhận định: "Chúng ta cần cản trở việc Trung Quốc muốn nuốt chửng Đông Nam á chừng nào mà Trung Quốc (1) có thái độ hoà
---------------------------------------------------
(1) George W. Ball, "Tối mật: Lời tiên tri về vị tổng thống bị miễn nhiệm", Alantic, 230, tháng 7-1972, tr.35-49, Xem George W.Ball, Qúa khứ đã có một mô hình khác, New York, năm 1982, tr.380-385.
-----------------------------------
dịu hơn và (2) thấy rằng cái mà nước này định nuốt là không thể tiêu hoá nổi" (1). Tin rằng phải làm một cái gì đó để tránh cho Nam Việt Nam sụp đổ hoàn toàn và nhận thấy chiến dịch ném bom đỡ rủi ro hơn là đưa bộ binh vào, chính quyền Mỹ quay sang lấy không lực làm giải pháp duy nhất chấp nhận được để giải quyết vấn đề cấp bách này.

Cuối tháng 11, các cố vấn cao cấp của Johnson đã đưa ra những đề xuất cụ thể cho việc sử dụng không lực Mỹ ở Việt Nam. Bác bỏ một kế hoạch cực đoan hơn của hội đồng tham mưu trương liên quân họ chủ trương một kế hoạch hai giai đoạn để dần tăng cường đánh phá bằng không quân. Giai đoạn thứ nhất, trong khoảng một tháng, sẽ bao gồm những trận ném bom vào các con đường thâm nhập ở Lào song song với các trận ném bom trả đũa vào các mục tiêu ở miền Bắc. Trong thời gian đó, Taylor sẽ dùng lời hứa ném bom trực tiếp vào các mục tiêu ở miền Bắc để thuyết phục giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà về việc lập lại trật tự ở khu vực này. Khi chính quyền Sài Gòn đạt tới một mức độ ổn định chấp nhận được thì Mỹ sẽ bước vào giai đoạn hai, tức là mở cuộc tấn công bằng không quân quy mô lớn kéo dài từ hai đến sáu tháng, nếu cần thì sau đó sẽ dùng hải quân phong toả Bắc Việt Nam.

Tình trạng bất ổn kéo dài ở Sài Gòn đã làm việc thực hiện chương trình này chậm hơn hai tháng. Ngày 1/2, Johnson mới phê chuẩn việc triển khai ngay lập tức kế hoạch ném bom giai đoạn một ở Lào, nhưng ông ta không
----------------------------------------
(1) Forrestal gửi William Bundy, ngày 23-11-1964, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.644.
---------------------------------------
đi xa hơn. ông ta nói đi nói lại rằng: "Nhảy vào hoặc rút ra đều là điều dễ dàng, nhưng giữ kiên trì mới là điều khó khăn". Johnson ra lệnh cho Taylor làm những điều cần thiết để đoàn kết người Nam Việt Nam lại. ông ta sẽ không điều binh sĩ Mỹ "đi đến chỗ chết" trong khi người Nam Việt Nam "đang hành động như hiện tại". Hơn nữa, nếu Mỹ cho Bắc Việt Nam "ăn đòn" thì Nam Việt Nam và Mỹ phải chuẩn bị để "nhận đòn trả đũa". Tổng thống và các cố vấn nhất trí là phải thực hiện các đòn trả đũa, nhưng họ chưa quyết định về thời điểm và hình thức trả đũa (1).

Sau này, tổng thống Johnson biện bạch cho việc mình không hành động vào lúc đó với lý lẽ rằng, đòn trả đũa có thể khiêu khích Việt cộng tiếp tục tấn công vào lúc "nền tảng chính trị ở miền Nam quá lung lay không chống được một trận đánh lớn của Việt cộng"(2).

Nhưng đến cuối tháng 1-1965, lý lẽ chính chống leo thang lại trở thành lý lẽ thúc ép nhất ủng hộ việc leo thang chiến tranh. Sau khi Khánh từ chức, một chính quyền dân sự được thành lập ở Nam Việt Nam, nhưng nó chưa bao giờ có thể củng cố được chỗ đứng. Sau khi trở lại Sài Gòn, Taylor triệu tập các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự chóp bu của Việt Nam Cộng hoà lại và thông báo cho họ biết rằng Mỹ sẽ xem xét đến việc leo thang chiến tranh nếu họ có thể đoàn kết với nhau và ổn định chính quyền. Chỉ vài hôm sau, câu hỏi đó được trả lời khi một nhóm sĩ quan trẻ
----------------------------------------------
(1) Cuộc họp về Việt Nam, ngày 1-12-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ về cuộc họp, hộp 1.
(2) Lyndon B. Johnson, Lợi điểm (New York. 1971), tr.121.
----------------------------------------------

do thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu tiến hành một cuộc "thanh trừng" tương tự một cuộc đảo chính. Taylor điên tiết cho gọi các sĩ quan đó lại lên lớp cho họ như cách một huấn luyện viên nói với một nhóm tân binh. Có lẽ tiếng Pháp của ông ta có vấn đề, ông ta đặt câu hỏi này với vẻ châm chọc, bởi vì các sĩ quan rõ ràng không hiểu mệnh lệnh của ông ta về việc ổn định tình hình. ông ta tức giận nói thêm: "Bây giờ các ông đã làm cho tình hình thực sự rối loạn. Chúng tôi không thể cưu mang các ông mãi nếu các ông cứ làm ăn như thế này" (1).

Về sau Taylor nhớ lại, những lời quở trách nghiêm khắc này đã làm cho một số người cười "xấu hổ" nhưng rồi cũng chẳng có kết quả gì hết (2). Cuối cùng, cánh quân sự cũng đồng ý hợp tác với các chính trị gia dân sự để thành lập một chính phủ mới, nhưng các lãnh tụ Phật giáo không tham gia, mà họ lại mở các đợt biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu ngày càng mang tính chất chống Mỹ. Những người phản đối đã công khai đòi Taylor từ chức và vào cuối tháng 1, 5.000 học sinh, sinh viên đã lục soát thư viện của cơ quan thông tin Mỹ tại Huế. Tin đồn về các âm mưu đảo chính ầm ĩ suốt cả tháng đó, còn các quan chức Mỹ lo ngại rằng, từ tình hình rối loạn này sẽ xuất hiện một chính phủ mới muốn thương lượng với Việt Cộng và Bắc Việt Nam một khi Mỹ rút ra. Trong lúc đó, Việt Cộng đã đánh tan
---------------------------------
(1) Trích trong Neil Sheehan, đã dẫn. Văn kiện Lầu Năm góc được Thời báo New York công bố, New York, năm 1971, tr.371-381.
(2) Maxwell D.Taylor, Thanh gươm và Lưỡi cày, New York, năm 1972, tr.330.
----------------------------------

hai đơn vị tinh nhuệ của Nam Việt Nam trong những trận đánh lớn. Cùng với những báo cáo cho biết các đơn vị chính quy Bắc Việt Nam đang tiến vào Nam, những thất bại này càng khiến cho người ta thêm sợ rằng đối phương đã quyết định mở một cuộc tấn công tổng lực mà quân đội Việt Nam Cộng hoà không thể chống đỡ. Taylor lo sợ cảnh báo: "Không hành động tích cực bây giờ tức là chấp nhận thất bại trong tương lai không xa" (1).

Vào cuối tháng 1, đa số cố vấn của Johnson cho rằng tình trạng bất ổn kéo dài ở miền Nam đòi hỏi Mỹ phải ném bom miền Bắc. William Bundy cho rằng, cuộc ném bom có thể không có tác động quyết định đối với cuộc chiến tranh, nhưng "ít nhất nó cũng đem lại một hy vọng mong manh là sẽ thực sự cải thiện được tình hình Nam Việt Nam". Quan trọng hơn, sự sụp đổ trông thấy ở Nam Việt Nam làm sáng tỏ rằng, nếu cứ tiếp tục chính sách hiện tại thì chỉ có thể dẫn đến "thất bại thảm hại mà thôi". Trợ lý bộ trưởng quốc phòng John McNaughton chỉ rõ, dù cho Mỹ không thể giữ miền Nam Việt Nam nhưng nếu họ "tích cực đến cùng" chứ không đơn thuần chấp nhận thất bại thì họ sẽ chứng tỏ là mạnh hơn trong con mắt đồng minh cũng như kẻ thù. Chưa có một quyết sách chính thức nào nhưng vào Cuối tháng 1, phần lớn các quan chức trong chính quyền Mỹ đều thống nhất rằng, Mỹ phải chớp lấy cơ hội đầu tiên để thực hiện những trận ném bom và sau đó "thăm dò" trước một chiến dịch ném bom
----------------------------------------
(1) Johnson, Lợi điểm, tr.122.
-----------------------------------------
kéo dài chống Bắc Việt Nam (1).

Thời cơ đó chẳng bao lâu đã tới. Ngày 6-2, các đơn vị Việt cộng đã tấn công một doanh trại lính Mỹ ở Pleiku và một căn cứ không quân gần đó, tiêu diệt 9 lính Mỹ và phá huỷ 5 máy bay. Tối hôm đó, sau khi một cuộc họp bàn kéo dài chưa đến 2 giờ đồng hồ, chính quyền Mỹ đã quyết định trả đũa. Chỉ có thượng nghị sĩ Mansfield là phản đối vì cho rằng, Mỹ có thể khiêu khích can thiệp, nhưng tổng thống Johnson đã thô bạo bác bỏ lập luận của Mansfield. Với vẻ mất bình tĩnh, ông ta thốt lên: "Chúng ta giấu súng trong áo choàng và cất bom trong kho đã quá lâu. Tôi không thể đề nghị binh lính Mỹ đi sang đó tiếp tục chiến đấu mà một tay quặt ra sau lưng" (2). Tổng thống Mỹ ra lệnh thực hiện ngay kế hoạch "Hoả tiễn", một kế hoạch trả đũa mà hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã vạch ra. Cuối ngày hôm đó và ngày hôm sau, máy bay Mỹ đánh vào các vị trí quân sự của Bắc Việt Nam ở ngay bên kia vĩ tuyến 17.

Ngày 10-2 khi quân Việt Cộng tấn công một khu cư xá của lính Mỹ tại Quy Nhơn thì tổng thống Mỹ lại ra lệnh thực hiện một loạt các trận không kích dữ dội hơn.

Trong chưa đầy 48 tiếng đồng hồ, chính quyền Mỹ đã đi từ những trận đánh trả đũa sang một chương trình ném bom liên tục, tăng dần vào Bắc Việt Nam. McGeorge Bundy từ Việt Nam trở về sau các trận đánh ở Pleiku nói: "Nếu Mỹ không hành động gì thì không tránh khỏi thất
----------------------------------------
(1) Bundy gửi Rusk, ngày 6-1-1965, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.685.
(2) Johnson, Lợi điểm, tr.125.
-----------------------------------------
bại, không phải là trong vài tuần, vài tháng mà trong vòng một năm hay khoảng như vậy". ông ta và McNaughton, người đã cùng Bundy sang Việt Nam, đòi thực hiện ngay chính sách "trả đũa kéo dài" chống miền Bắc.

McNaughton thừa nhận rủi ro nhưng lý luận rằng, "nếu so đo tính toán về cái giá phải trả khi thất bại" thì chương trình ném bom sẽ "rẻ mạt hơn" và thậm chí nếu nó không xoay chuyển được cục diện thì "giá trị của nỗ lực này" cũng còn lớn hơn "cái giá phải trả" (1). Ngày hôm sau, chính quyền Mỹ không tranh cãi gì thêm và bắt đầu "Chiến dịch Sấm rền", một chiến dịch từng bước tăng cường các trận không kích theo như đề nghị của Bundy và McNaughton.

Chính quyền Mỹ không chân thật khi giải thích cho công chúng Mỹ lý do và ý nghĩa của quyết định ném bom Bắc Việt Nam. Các phát ngôn viên từ tổng thống trở xuống đều biện bạch rằng, các trận không kích là để "trả đũa" các trận tấn công ở Pleiku và phủ nhận không hề có thay đổi cơ bản gì trong chính sách của Mỹ về Việt Nam. Nhưng rất rõ ràng là Pleiku chỉ là cái cớ chứ không phải là nguyên nhân của quyết định tháng 2. Khả năng Nam Việt Nam sụp đổ dường như rất thiết yếu để thực hiện một chính sách mà các quan chức Mỹ đề nghị đã hơn hai tháng qua. Do vậy vấn đề chỉ là tìm thời cơ thích hợp để biện minh cho các biện pháp mà chính quyền Mỹ đã thực hiện. Sự kiện Pleiku đã mang lại thời cơ đó, dù Mỹ dễ dàng có thể kiếm bất kỳ một sự việc nào khác nữa để tạo cớ. Sau này,
-------------------------------------------
(1) Đã dẫn, tr.127-128.
--------------------------------------------------------------------------

McGeorge Bundy nhận xét: "Sự kiện như Pleiku thì đầy rẫy ở miền Nam" (1). Mặc dù nhiều người trong chính quyền Mỹ phủ nhận, song những quyết định hồi tháng 2 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến tranh. Việc bắt đầu những trận ném bom thường xuyên đã vượt xa những trận đánh "trả đũa" hạn chế kiểu "ăn miếng trả miếng" sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ và tạo nên một lập luận định sẵn để tiếp tục leo thang nếu cần thiết.

Thực vậy, ngay khi "Chiến dịch Sấm rền" bắt đầu thì đã có nhiều sức ép đòi mở rộng nó. Những trận ném bom đầu tiên đạt ít kết quả khiến Taylor kêu ca rằng, "sấm rền" chẳng qua chỉ là "một vài tiếng sấm lẻ tẻ" và đề nghị "tăng cường độ" các cuộc không kích đánh phá Bắc Việt Nam (2).

Thông tin tình báo cho thấy tình hình quân sự ở Nam Việt Nam đang xấu hẳn đi và với nhịp độ này thì chỉ trong 6 tháng chính quyền Sài Gòn sẽ chỉ còn lại những ốc đảo nhỏ nằm tại các tỉnh lỵ. Ngay từ đầu, Johnson đã khẳng định sẽ duy trì sự kiểm soát của cá nhân ông ta đối với cuộc chiến tranh bằng không quân; ông ta từng khoe khoang: "Thậm chí họ không thể ném bom ngay cả một nhà vệ sinh nếu không được tôi phê duyệt"(3). Nhưng trước những lời báo động khẩn cấp này, tổng thống Mỹ đã cho phép leo thang từng bước chiến dịch ném bom và nới lỏng các hạn chế đối với việc thực hiện chiến dịch này. Ông ta cho phép dùng bom napan để đảm bảo sức huỷ diệt lớn
---------------------------------------------
(1) Trích trong Anthony Lake, tái bản, Di sản Việt Nam, New York, năm 1976, tr.183.
(2) Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.335.
(3) Westmoreland, Báo cáo của người lính, tr.119.
----------------------------------------------

hơn và phi công được quyền đánh các mục tiêu dự phòng trong trường hợp không tấn công được các mục tiêu lúc đầu mà không cần phải xin phép. Vào tháng 4, các phi công Mỹ và Nam Việt Nam đã thực hiện 3.600 phi vụ đánh vào các mục tiêu của Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh không quân đã nhanh chóng phát triển từ một nỗ lực rời rạc, ngập ngừng sang một chương trình đều đặn và quyết tâm.

Cuộc chiến tranh bằng không quân mở rộng cũng tạo cớ để đưa các đơn vị bộ binh đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam. Dự đoán Việt cộng sẽ tấn công vào các căn cứ không quân Mỹ để trả đũa "Chiến dịch Sấm rền", vào cuối tháng 2 Westmoreland đã khẩn thiết đề nghị đưa 2 tiểu đoàn hải quân lục chiến vào bảo vệ căn cứ không quân Đà Nẵng.

Tuy công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ căn cứ không quân này, nhưng Taylor tỏ ý rất lo ngại về tác động lâu dài mà đề nghị của Westmoreland có thể gây ra. Ông ta chất vấn liệu các lực lượng lính chiến Mỹ có được huấn luyện đầy đủ để đối phó với chiến tranh du kích ở vùng rừng rậm châu Á hay không, và cảnh báo rằng việc đưa vào những lực lượng như vậy sẽ chỉ khuyến khích quân đội Việt Nam Cộng hoà ỷ lại và đẩy trách nhiệm quân sự sang cho quân Mỹ. Quan trọng hơn, việc đưa vào một số quân chiến đấu dù nhỏ nhưng có nhiệm vụ cụ thể, hạn chế sẽ vi phạm luật lệ chiến đấu trên bộ mà Mỹ đã tuân thủ nghiêm túc từ khi cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu, và một khi đã thực hiện nhiệm vụ bước đầu thì "rất khó khăn để giữ kiên định đường lối ban đầu" (1).
------------------------------------------
(1) Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.418.
------------------------------------------

Những ý kiến phản đối của Taylor về nhiều mặt có tính chất tiên tri, nhưng chúng chẳng được ai chú ý. Nhu cầu dường như rất thúc ép và cấp bách, còn sự cam kết lại quá nhỏ bé, đến mức quyết định được đề ra thường xuyên và chẳng bàn bạc gì nhiều về hậu quả của nó. Sau chưa đầy một tuần tranh cãi qua quýt, tổng thống Johnson đã chuẩn y đề nghị của Westmoreland và ngày 8-3, hai tiểu đoàn hải quân lục chiến với trang bị đầy đủ kèm theo xe tăng và lựu pháo 203 li đã ầm ĩ đổ quân xuống bờ biển gần Đà Nẵng với sự đón tiếp nồng nhiệt của các quan chức Nam Việt Nam. Đó là sự khởi đầu vui vẻ đầy mỉa mai cho cái mà sau này trở thành một trải nghiệm đớn đau của cả Mỹ và Nam Việt Nam.

Như Taylor đã tiên đoán, một khi đã tiến bước đầu thì rất khó để giữ vững đường lối đã định ra trước đây. Được báo động về việc quân đội Việt Nam Cộng hoà quá chậm chạp trong việc xây dựng lực lượng và nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công lớn ở Tây Nguyên của Việt Cộng, giữa tháng 3 Westmoreland kết luận rằng, nếu như Mỹ muốn tránh thảm hoạ ở Việt Nam thì "không có giải pháp nào khác ngoài việc phải nhúng tay thực sự vào" (1). Do đó Westmoreland đề nghị đưa ngay vào Việt Nam 2 sư đoàn lục quân Mỹ, một vào Tây Nguyên và một vào khu vực Sài Gòn. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã tán thành mạnh mẽ đề nghị của Westmoreland. Vốn từ lâu đã mất bình tĩnh trước thái độ thận trọng của chính quyền Mỹ và sốt sắng muốn gánh toàn bộ trách nhiệm đối với cuộc
---------------------------------------------
(1) Westmoreland, Báo cáo của người lính, tr.126.
----------------------------------------------

chiến tranh Việt Nam, họ thậm chí còn vượt cả Westmoreland vì đã thúc ép triển khai tới 3 sư đoàn để sử dụng trong các trận tấn công chống quân Việt cộng.

Lúc này, chính quyền Mỹ nhận thấy họ đã rơi vào thế "tiến thoái, dừng lại đều khó khăn" như McNaughton dự đoán. Trước đây, họ đã kiên quyết gạt bỏ các phương án rút ra, hoặc tiến hành chiến tranh bằng không quân với quy mô lớn đánh phá Bắc Việt Nam. Dường như đến giữa tháng 3, chính quyền Mỹ nhận thấy chiến dịch ném bom hạn chế thực hiện vào tháng 2 không đem lại kết quả tức thì và những lời báo động khẩn thiết của Westmoreland làm nảy sinh nỗi lo là nếu không tiếp tục hành động thì có thể khiến Nam Việt Nam sụp đổ. Do đó nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ đã miễn cưỡng kết luận rằng, chẳng có cách nào khác là đưa bộ binh Mỹ vào Nam Việt Nam.

Mặt khác, họ đánh giá đầy đủ những hậu quả chính trị trong nước có thể có nếu thực hiện một cam kết như Westmoreland đề nghị. Mặc dù lúc này Taylor đã cảnh báo rằng nếu đưa bộ phận lớn quân Mỹ vào vùng cao nguyên sẽ dẫn đến những tổn thất nặng nề, thậm chí có thể dẫn tới một "Điện Biên Phủ" của Mỹ.

Chính quyền Mỹ đã giải quyết thế "tam nan" này bằng một sự thỏa hiệp: Bác bỏ đề nghị của Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân, nhưng vẫn đồng ý đưa vào nhiều lực lượng bộ binh và mở rộng nhiệm vụ của chúng.

Tại một hội nghị được tổ chức tại Honolulu vào cuối tháng 4, McNamara, Taylor và các tham mưu trưởng liên quân đã gác lại những bất đồng và thống nhất về một chiến lược ứng biến nhanh với mục tiêu "bẻ gãy ý chí của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Việt cộng bằng cách tước đi thắng lợi mà họ đang cố giành". Chiến dịch ném bom sẽ được duy trì ở "nhịp độ hiện tại" trong 6 tháng đến 1 năm. Nhưng các đại biểu dự hội nghị này đều nhất trí, theo lời của McNamara, là chỉ riêng ném bom "sẽ không được việc" (1).

Do đó, họ quyết định điều tới Việt Nam thêm 40.000 lính bộ binh Mỹ nữa. Lực lượng này sẽ không được sử dụng tại cao nguyên hoặc sẽ giao cho chúng một nhiệm vụ không hạn chế như chủ trương của Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân, mà sẽ được sử dụng trong "chiến dịch căn cứ lõm" đầy thận trọng do Taylor đề xuất. Triển khai ở các các vùng lõm quanh các căn cứ lớn của Mỹ, dựa lưng vào biển, các lực lượng này được phép hoạt động tác chiến trong bán kính 80km từ các khu căn cứ của chúng.

Chính quyền Mỹ hy vọng việc đưa lực lượng quân Mỹ hạn chế như  vậy vào Việt Nam sẽ đủ để ngăn đối phương đánh một đòn đo ván và như vậy cho phép có đủ thời gian để Việt Nam Cộng hoà xây dựng lực lượng và để chiến dịch ném bom gây tổn thất lớn cho Hà Nội. Mặc dù những quyết định tháng 4 còn dưới mức lực lượng mà giới quân sự đề nghị, nhưng chúng đã vượt xa mục tiêu ban đầu là bảo vệ căn cứ và đánh dấu một bước quan trọng tiến tới việc Mỹ dính líu quy mô lớn vào cuộc chiến tranh trên bộ.

Chiến lược mới đã chuyển trọng tâm từ cuộc chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam sang cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, vàt bằng việc thông qua chiến
----------------------------------------
(1) McNamara gửi Johnson, ngày 21-4-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ An ninh Quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 13.
----------------------------------------

lược này, ít nhất chính quyền Mỹ cũng đã ngầm cam kết sẽ tăng cường lực lượng khi tình hình chiến sự đòi hỏi.

Lúc này, Johnson đã thừa nhận rằng để đạt được các mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam, chính quyền Mỹ cần phải có các cam kết kéo dài và tốn kém, nhưng ông ta không chịu đưa những chính sách của mình ra cho công chúng hoặc quốc hội Mỹ bàn luận. Nhiều quan chức chính quyền Mỹ cùng chung một quan điểm mà nhiều người đã chấp nhận vào lúc đỉnh điểm của chiến tranh lạnh là các vấn đề chính sách đối ngoại quá phức tạp và quá quan trọng không thể để cho những người dân ngu dốt, thờ ơ và một quốc hội chia rẽ, cồng kềnh giải quyết. Johnson dường như lo ngại rằng, nếu tuyên chiến sẽ gây phản ứng của Trung Quốc hoặc Liên Xô, hoặc làm tăng sức ép trong nước đòi thực hiện một cuộc chiến tranh không hạn chế ở Việt Nam. Sau này Johnson hồi tưởng, lúc đó ông ta sợ rằng một cuộc tranh luận của quốc hội về cuộc chiến tranh đáng ghét đó sẽ huỷ hoại "chương trình Đại xã hội tâm huyết của tôi" (l). Sự hiểu biết vô song của vị tổng thống Mỹ này về quốc hội và lòng tin vào tài thuyết phục nổi tiếng của mình đã khích lệ ông ta tin rằng mình có thể mở rộng chiến tranh mà không gây phản ứng quyết liệt, và một quốc hội luôn phục tùng ý kiến của ngành hành pháp càng làm cho vị tổng thống này không còn lý do nào để dự kiến một thách thức lớn.

Như vậy, Johnson đã đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh bằng cách quanh co và che dấu sự thật. Chiến dịch
------------------------------------------------
(1) Trích trong Kearms, Johnson, tr.251.
------------------------------------------------

ném bom được công khai biện bạch là để "trả đũa" trận đánh ở Pleiku và hành động "xâm lược" mở rộng của Bắc Việt Nam chứ không phải là ý đồ tuyệt vọng muốn chặn đứng tình hình chính trị và quân sự đang xấu đi nghiêm trọng ở miền Nam. Chính quyền Mỹ chưa bao giờ công khai thừa nhận việc chuyển từ trả đũa sang "gây sức ép kéo dài". Việc điều động bộ binh Mỹ thì được giải thích là vì cần bảo vệ căn cứ quân sự Mỹ, và mãi đến tháng 6 khi ngẫu nhiên sự thật lộ ra trong một bài báo thì các phát ngôn viên của chính quyền Mỹ thừa nhận rằng, quân Mỹ được phép tiến hành các cuộc tấn công.

Tuy chính quyền Mỹ đã che giấu được phương hướng trong chính sách của mình, nhưng việc mở rộng chiến tranh, nhất là chiến dịch ném bom, rõ ràng đã thu hút ngày càng nhiều ý kiến chỉ trích. Nhiều thư từ gửi về nhà Trắng phê phán kịch liệt chiến dịch ném bom. Một vài tờ báo cùng với tờ Thời báo New York cảnh báo về cái giá phải trả "bằng sinh mạng, máu và tiền của phung phí" để tiến hành cuộc chiến tranh trên mặt trận rừng núi "cách bờ biển Califomia tới hơn 11.000 km". Một số thượng nghị sĩ danh tiếng thuộc Đảng Dân chủ như Frank Church, Mike Mansfield và George McGovrem đã kêu gọi tổng thống Mỹ tìm kiếm một giải pháp qua thương lượng. Các giáo sư của các trường đại học Michigan, Harvard và Syracuse đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo thâu đêm, sinh viên từ nhiều trường đại học đã tổ chức các cuộc mítting phản đối và đề xuất kiến nghị chống ném bom. Vào tháng 4, 12.000 sinh viên đã tập trung ở Washington để tuần hành phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hành động leo thang chiến tranh đã gây ra nhiều ý kiến  chỉ trích ở ngoài nước Mỹ và khiến nhiều nước, trong đó có cả một số đồng minh trung thành nhất của Mỹ cũng kêu gọi Mỹ cần kiềm chế, tổng thư ký Liên hiệp quốc UThant, người Mianma, đã bỏ ra nhiều tháng dàn xếp những cuộc đàm phán riêng giữa Mỹ và Bắc Việt Nam, và khi chính quyền Mỹ lạnh nhạt đáp lại những cố gắng của ông và bắt đầu chiến dịch ném bom, ông đã công khai lên án Washington không cho nhân dân Mỹ biết sự thật. Vào đầu tháng 4, 17 quốc gia trong khối Không liên kết đã ra "Lời kêu gọi khẩn cấp" kêu gọi đàm phán vô điều kiện. Nước Anh với tư cách chủ tịch hội nghị Geneva thì kêu gọi các bên xung đột hãy nói rõ điều kiện của họ về một giải pháp. Một việc khiến Johnson đặc biệt phiền lòng là thủ tướng Canada Lester Pearson, khi phát biểu trên đất Mỹ, đã kêu gọi Washington ngừng ném bom và phấn đấu cho một giải pháp hoà bình.

Chính quyền Mỹ nhanh chóng có hành động đối phó với những lời chỉ trích. Các trợ lý của nhà Trắng đã tổ chức chiến dịch mang tên "Mục tiêu: các trường đại học", bằng cách điều động "các cán bộ trẻ giỏi giang nhất" đi diễn thuyết tại các trường đại học và mời các giáo sư và sinh viên đến Washington để dự các buổi "hội nghị chuyên đề" (1). Tổng thống Mỹ mời các nghị sĩ, chủ bút các báo và đại diện các chính phủ nước ngoài đến dự các phiên họp mà đôi khi kéo dài 3 giờ đồng hồ với mục đích là để tích cực bảo vệ các chính sách của mình và nhắc các vị khách nhớ lại những ân sủng Mỹ đã ban phát trước đây. Các phát
--------------------------------
(1) Jack Valentin gửi Mc George Bundy, ngày 23-4-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam: hộp 13.
--------------------------------

ngôn viên của chính quyền Mỹ công khai trả lời các nhà phê bình với lời lẽ mà ngay từ đầu đã bộc lộ sự xúc phạm và kiêu ngạo, nới rộng thêm khoảng cách giữa Washington và những người phản đối chiến tranh. Khi phát biểu trước hội Luật gia quốc tế, ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk còn diễn đạt một sự nghi ngờ: "Những người tưởng là sẽ giúp thanh niên chúng ta biết cách suy nghĩ, lại ương bướng không chịu xem xét đến những sự thực đã quá rõ ràng ... (1)".

Chính quyền cũng cố gắng làm tiêu tan sự nghi ngờ của các nhà phê bình bằng nhiều sáng kiến hoà bình giật gân. Trong bài nói chuyện tại trường đại học Johns Hopkins ngày 7-4. Johnson khẳng định Mỹ sẵn sàng bước vào đàm phán "vô điều kiện" và thậm chí còn phô trương một chương trình phát triển kinh tế trị giá 1 tỷ USD cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, một chương trình "có quy mô lớn hơn chương trình đồng bằng Tenessy của chúng ta" (2). Vào đầu tháng 5, Johnson miễn cưỡng chuẩn y ngừng ném bom 5 ngày đi kèm với những tín hiệu riêng cho Hà Nội nêu rõ, nếu Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam giảm hoạt động quân sự thì Mỹ sẽ giảm ném bom.

Rõ ràng Tổng thống Mỹ có "có ý muốn hoà bình", song những sáng kiến mùa xuân năm 1965 chủ yếu nhằm bịt miệng các nhà phê bình trong nước và quốc tế chứ không phải là thực sự bắt đầu những cố gắng kiên quyết
-------------------------------------
(1) Trích trong Thời báo Time ngày 30-4-1965, tr.29.
(2) Văn kiện công khai của tổng thống Mỹ, Lyndon B.Johnson, 1965, Washington, D.C., năm 1966, quyển I, tr.394-399.
------------------------------------------

tìm một giải pháp hoà bình. Mặc dù Johnson đề nghị tham gia "đàm phán vô điều kiện", nhưng thực sự không muốn bắt đầu những cuộc thương lượng nghiêm túc vào thời điểm mà thế mặc cả của họ quá yếu. Thực ra, trong nội bộ họ cũng chưa bàn bạc để đề ra một chương trình thương lượng. Hơn nữa, tổng thống Mỹ đã nêu rõ trong bài diễn văn tại trường đại học Johns Hopkins rằng, Mỹ sẽ không hy sinh mục tiêu cơ bản của họ là một Nam Việt Nam độc lập có nghĩa là một miền Nam Việt Nam phi cộng sản.

Các quan chức chính quyền Mỹ biết chắc rằng Bắc Việt Nam sẽ không đàm phán trên cơ sở này.

Như dự kiến, những "sáng kiến hoà bình" này không đưa hai nước nhích gần hơn đến bàn thương lượng. Không hề sợ hãi trước việc Mỹ gây áp lực đòi nhượng bộ, Hà Nội kịch liệt lên án Mỹ đưa ra con bài tạm ngưng ném bom chỉ là "một thủ đoạn lừa dối và đe dọa cũ rích". Không biết lúc đó Hà Nội có thiện chí muốn thương lượng ở mức độ nào, nhưng dù sao Mỹ cũng chẳng tỏ ý khuyến khích thương lượng nhiều lắm. Ngày 8-4, thủ tướng Phạm Văn Đồng có đưa ra một kế hoạch thương lượng gồm 4 điểm. Chí ít về lý thuyết, phần lớn kế hoạch này không mâu thuẫn với các mục tiêu cơ bản của Mỹ. Một số quan chức Mỹ đòi tiếp xúc thêm để thăm dò kỹ hơn về lập trường của Hà Nội, nhưng tổng thống Johnson và các cố vấn hàng đầu của ông ta cho rằng, câu "một giải pháp phải phù hợp với cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" chẳng qua chỉ là những lời che đậy thô sơ cho kế hoạch của cộng sản ở Nam Việt Nam và thấy không có lý do gì để bàn thêm về chuyện đó.

 Nhưng những "sáng kiến hoà bình" đó cũng tạm thời giúp giải toả những ý kiến phê phán ở trong và ngoài nước, và chính quyền Mỹ dùng thời gian ngừng ném bom này để củng cố sự ủng hộ của quốc hội. Ngày 4-5, Johnson đệ trình lên quốc hội Mỹ đề nghị duyệt 700 triệu USD chi viện cho các hoạt động quân sự ở Việt Nam và nêu rõ rằng, ông ta sẽ coi việc bỏ phiếu chấp thuận khoản ngân sách kia là sự tán thành của các chính sách của ông ta. Dĩ nhiên, những quyết định cơ bản đã được sắp đặt và tổng thống Johnson chẳng cần làm gì để làm sáng tỏ chính sách ông ta đang thực sự theo đuổi. Các nhà lập pháp rất khó bỏ phiếu chống việc cấp ngân sách cho các binh sĩ ngoài mặt trận, nên quốc hội Mỹ đã nhanh chóng thông qua đề nghị này mà chẳng có một ý kiến phản đối. Johnson sau này lấy sự phê chuẩn này cùng với việc phê chuẩn nghị quyết Vịnh Bắc Bộ để bác lại những nhà phê bình nói rằng ông ta đã không cho quốc hội có cơ hội thông qua chính sách của ông ta tại Việt Nam.

Trong 3 tháng sau đợt ngừng ném bom tháng 5, chính quyền Johnson tiến dần từng bước tới quyết định tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Dù Mỹ thực hiện chiến dịch ném bom, tiếp tục tăng viện trợ và đưa quân vào miền Nam Việt Nam, nhưng tình hình quân sự vẫn xấu hẳn đi. Đúng vào giai đoạn gay cấn nhất này của cuộc chiến tranh thì quân đội Việt Nam Cộng hoà đang trên bờ vực tan rã. Tỷ lệ đào ngũ trong lính quân dịch tại các trung tâm huấn luyện đã lên tới hơn 50%. Thất vọng trước việc chiến dịch ném bom không xoay chuyển được cuộc chiến tranh và thể hiện một xu hướng ngày càng tăng là "mặc kệ cho quân Mỹ chiến đấu", đội ngũ sĩ quan Việt Nam Cộng hoà trở nên cẩn trọng hơn. Bộ chỉ huy cấp cao "gần như vô chính phủ do đấu đá nội bộ (1). Được sự hỗ trợ của 4 trung đoàn quân chính quy Bắc Việt Nam, quân giải phóng miền Nam đã mở đợt tấn công vào tháng 5 và trong các trận đánh lớn ở cao nguyên và ngay ở phía Bắc Sài Gòn, họ đánh tan tác và  gây thương vong lớn cho quân đội Việt Nam Cộng hoà.

Những thất bại to lớn này làm tăng những nghi ngờ về khả năng của quân đội Việt Nam Cộng hoà mà Westmoreland đã nói, và những tổn thất lớn đã hoàn toàn làm đảo lộn kế hoạch xây dựng một quân đội Nam Việt Nam của ông ta.

Vào cuối tháng 5, ông ta đi đến kết luận sẽ cần đưa thêm nhiều quân Mỹ vào để ngăn chặn thất bại ở Nam Việt Nam.

Tình hình chính trị tại Nam Việt Nam không có dấu hiệu cải thiện. Sau khi từ chức vào tháng 8-1964, Nguyễn Khánh vẫn đóng vai trò chính trị công khai bằng việc tiếp tục giữ chức thủ tướng một thời gian rồi lại thống lĩnh các lực lượng vũ trang. Sau hơn một năm ở, hoặc ở gần vị trí quyền lực trung tâm, trong thời gian này ông ta làm tăng thêm sự chia rẽ ở Nam Việt Nam lên gấp bội, Nguyễn Khánh cuối cùng rút khỏi chính trường ,vào tháng 2-1965, và người Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm khi ông ta nhận chức "đại sứ lưu động". Sau hàng loạt vụ đảo chính và phản đảo chính rối loạn không thể tránh được, một chính quyền dân sự
-----------------------------------
(1) Bút lục về tài liệu Wilham Depuy ngày 9-3-1965 và Bút lục gửi tới Westmoreland ngày 13-4-1965, Văn kiện William Depuy, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, trại Carlisle, Pa., hộp tài liệu D(65).
----------------------------------- 

do Phan Huy Quát đứng đầu đã được thành lập và tình hình tương đối yên tĩnh trong một thời gian. Nhưng khi Quát tìm cách thay đổi lại nội các vào tháng 5, một cuộc khủng hoảng đã nổ ra và cái gọi là các tướng lĩnh trẻ - gồm có thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và tướng Nguyễn Văn Thiệu - đã xuất hiện, giải tán chính phủ Quát rồi chiếm quyền. Chính quyền mới, cũng là chính quyền thứ 5 sau cái chết của Diệm, tồn tại lâu hơn hẳn bất kỳ một chính quyền Việt Nam Cộng hoà nào trước đó, nhưng ngay lúc đầu, tương lai của nó dường như cũng bấp bênh. Thiệu giữ chức tư lệnh các lực lượng vũ trang và được Mỹ trọng vọng như một nhà lãnh đạo quân sự có năng lực và Taylor coi ông ta như một con người đầy "tự tin và sáng suốt"(1). Thủ tướng Kỳ lại hoàn toàn khác, luôn mặc bồ độ bay loè loẹt, cổ quàng khăn màu huyết dụ nhạt, khẩu súng lục báng chạm ngà voi phô trương trên hông, vị thiếu tướng không quân thích phô trương này nổi tiếng là "hay nhậu nhẹt, cờ bạc và đuổi theo phụ nữ", nói năng bừa bãi và dùng không quân vào mưu đồ chính trị cá nhân (2).

Người Mỹ thấy khó trông cậy vào Kỳ và thấy ít lý do để lạc quan trước việc ông ta lên cầm quyền. Sau này William Bundy nhớ lại, nhóm lãnh đạo Thiệu-Kỳ "đối với chúng tôi dường như đã là tồi tệ nhất rồi" (3).

Trong tình hình như vậy, các cố vấn của Johnson bắt đầu đòi hành động mạnh mẽ để ngăn chặn cái mà dường như một thất bại chắc chắn. Vốn từ lâu đã chán chường với
------------------------------
(1) Taylor, Thanh gươm và Lưỡi cày, tr.345.
(2) Bút lục của CIA, ngày 19-8-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 7.
(3) phỏng vấn William Bundy, Văn kiện Johnson.
------------------------------

những quy định hạn chế việc ném bom, Westmoreland, các tham mưu trưởng liên quân và Rostow thuộc Bộ Ngoại giao đều đòi tăng cường cuộc chiến tranh bằng không quân. Họ lý luận, mức độ chiến tranh hiện tại chỉ làm cho Hà Nội sống không được dễ chịu và những hạn chế về ném bom đã khiến cho Bắc Việt Nam tự do củng cố khả năng phòng thủ lẫn tấn công. Cụ thể, Rostow còn nói thẳng rằng, thắng lợi quân sự nằm trong tầm tay nếu Mỹ đánh thẳng vào cơ sở công nghiệp của Bắc Việt Nam.

Đồng thời Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân chủ trương tăng cường ở mức độ lớn các lực lượng bộ binh của Mỹ và thực hiện chiến lược tấn công ở miền Nam. Biết rõ hơn bao giờ hết là Nam Việt Nam không đủ nhân lực để đứng vững, Westmoreland được các tham mưu trưởng liên quân hậu thuẫn đã xin điều thêm 150.000 quân Mỹ sang Việt Nam vào đầu tháng 6. Vốn mang tư duy truyền thống trong việc sử dụng lực lượng quân sự, Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân ngay từ đầu đã phản đối chiến lược căn cứ lõm và lúc này họ lại nhấn mạnh cần bỏ chiến lược đó đi để thực hiện một chiến lược tấn công tích cực. Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng Earle Wheeler, khẳng định "không ai có thể chiến thắng nếu như chỉ ngồi một chỗ" (1). Thực tế vào mùa hè năm 1965, ngay đại sứ Taylor, sau này kể lại, cũng thừa nhận rằng; "Sức mạnh tấn công của đối phương đã hoàn toàn làm cho tôi không còn do dự về việc dùng bộ
----------------------------------------
(1) Graff, Nội các ngày thứ ba, tr.138.
----------------------------------------

binh Mỹ vào cuộc chiến đấu toàn diện nữa" (1).

Chỉ có George Ball và luật sư Clark Clifford, một cố vấn riêng thường xuyên của Johnson là kịch liệt phản đối việc triển khai lực lượng bộ binh Mỹ với quy mô lớn vào miền Nam Việt Nam. Ball tỏ ý nghi ngờ sâu sắc là Mỹ có thể đánh bại Việt Cộng "hoặc thậm chí buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán theo điều kiện của chúng ta, dù cho chúng ta có đưa thêm hàng trăm ngàn quân ngoại quốc, da trắng (Mỹ)". ông ta tỏ ý vô cùng lo ngại việc phê chuẩn những đề nghị của Westmoreland sẽ dẫn đến "một cuộc chiến tranh kéo dài khiến Mỹ phải đưa lực lượng vào vô tận, làm số thương vong Mỹ tăng lên, không bảo đảm một giải pháp thỏa đáng và có nguy cơ cuối cùng buộc phải leo thang". ông báo trước, một khi đã đưa quân Mỹ vào thì không thể lùi được, và nói "sự dính líu của chúng ta sẽ lớn đến mức chúng ta không thể dừng lại nếu không đạt được những mục tiêu cuối cùng mà không cảm thấy xỉ nhục đối với đất nước". Clifford cũng nhất trí và đã yêu cầu tổng thống Johnson giữ quân số Mỹ ở mức tối thiểu và thăm dò "mọi con đường nghiêm túc dẫn đến một giải pháp có thể có", rồi kết luận, "đó không phải là điều mà chúng ta muốn, nhưng chúng ta có thể tìm cách chung sống với nó" (2).

Sau một chuyến đi chớp nhoáng nữa sang Sài Gòn vào đầu tháng 7, bộ trưởng quốc phòng McNamara đã đưa ra
---------------------------------------
(1) Taylor, Thanh gươm và Lưỡi cày, tr.347.
(2) Ball gửi Johnson ngày 1-7-1965, Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.449-454; Clifford gửi Johnson ngày 17-5-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, Hộp 16.
-------------------------------------

một lập luận rất quan trọng. ông nhấn mạnh những báo cáo bi quan của Westmoreland và Taylor, rồi cảnh báo rằng, nếu tiếp tục chiến tranh và phấn đấu dành cơ hội may mắn, thì sẽ chỉ "làm chậm sự lựa chọn giữa leo thang chiến tranh và rút ra, có thể sẽ đến lúc quá muộn chẳng còn làm được điều gì nữa". McNamara thừa nhận việc mở rộng sự dính líu của Mỹ sẽ làm cho quyết định rút lui sau này "trở nên khó khăn và tốn kém hơn bây giờ". Mặc khác ông ta đề nghị chỉ dần từng bước triển khai thêm 100.000 quân chiến đấu Mỹ tại Việt Nam (1).

Cuối tháng 7, Johnson đã đưa ra những quyết định mang tính định mệnh, đưa nước Mỹ vào một đường hướng mà nó không thể đi chệch trong suốt gần 3 năm và mở đường cho 7 năm chiến tranh đẫm máu tại Việt Nam. Tổng thống Mỹ không phê chuẩn chiến dịch ném bom tổng lực do Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân đề nghị. ông ta và các cố vấn dân sự vẫn sợ rằng, nếu đánh trực tiếp với quy mô lớn vào Bắc Việt Nam có thể khiêu khích Trung Quốc can thiệp. Họ cũng cảm thấy rằng, cơ sở công nghiệp xung quanh Hà Nội là một con chủ bài trong tay Mỹ và mối đe dọa huỷ diệt nó còn có giá trị hơn là việc thực sự huỷ diệt nó. Chính quyền Mỹ đã thông qua đề nghị của Westmoreland dùng máy bay B.52 ném bom rải thảm ở Nam Việt Nam và cho phép tăng cường từng bước cường độ ném bom Bắc Việt Nam. Số phi vụ ném bom tăng đã từ 3.600 vào tháng 4 lên 4.800 vào tháng 6, và sau đó còn tăng lên nữa. Johnson kiểm soát chặt chẽ chiến dịch ném
-----------------------------------
(1) Johnson, Lợi điểm, tr.145-146.
------------------------------------

bom, đích thân phê duyệt trước mục tiêu cho mỗi trận oanh tạc và hạn chế ném bom chỉ trong khu vực nam vĩ tuyến.

Đồng thời, tổng thống Mỹ còn phê duyệt việc đưa thêm một lực lượng bộ binh lớn vào Nam Việt Nam và thực hiện chiến lược mới để chỉ đạo việc triển khai lực lượng này.

Quyết tâm đứng vững ở Việt Nam và ngày càng lo sợ trước những báo cáo về tình trạng suy sụp về chính trị và quân sự ở Nam Việt Nam, vào tháng 7, Johnson đã phê chuẩn đề nghị đưa ngay lập tức 50.000 quân nữa vào trước khi kết thúc năm đó và như vậy, ít nhất cũng ngầm cam kết cung cấp thêm bất kỳ lực lượng nào nữa cần đến sau này.

Johnson cũng cho phép Westmoreland "đưa lực lượng Mỹ chiến đấu độc lập hoặc phối hợp với quân Việt Nam Cộng hoà trong bất kỳ tình huống nào khi cần sử dụng chúng để củng cố địa vị so sánh của các lực lượng Nam Việt Nam" (1). Hơn nữa, qua việc cho Westmoreland tự do hành động, Johnson đã mở đường để Mỹ gánh vác phần lớn gánh nặng cuộc chiến đấu ở Nam Việt Nam.

Một số cố vấn của Johnson khuyến nghị quyết liệt rằng tổng thống nên nói thẳng với cả nước về những quyết định hồi tháng 7. Các tham mưu trưởng liên quân gây áp lực đòi động viên lực lượng dự bị và huy động lực lượng cảnh vệ quốc gia để tỏ rõ là Mỹ không dính líu vào "một hành động phiêu lưu quân sự không đáng làm" (2). McNamara rất lo ngại về tác động chính trị nội bộ của những quyết định
----------------------------------
(1) Sheehan, Văn kiện Lần Năm góc (NYT), tr.412.
(2) Phỏng vấn Earle Wheller, Văn kiện Johnson.
-----------------------------------

nói trên đã thúc giục Johnson tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và yêu cầu quốc hội tăng thuế. Nói tóm lại, ông ta muốn không cần tuyên chiến mà vẫn đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh. Bản thân tổng thống Johnson như đang đùa giỡn với ý tưởng tranh thủ một nghị quyết nữa của quốc hội công khai ủng hộ các chính sách của mình.

Sau khi suy tính mọi nhẽ, Johnson quyết định phản bác tất cả các biện pháp nói trên. ông ta vẫn sợ rằng bất kỳ việc làm nào giống như một sự tuyên chiến đều có thể khiêu khích Liên Xô và Trung Quốc. Chưởng lý của chính quyền Mỹ cam đoan rằng tổng thống có quyền điều động những lực lượng lớn mà không phải trình lên quốc hội (1).

Có lẽ điều quan trọng nhất là lúc đó các đạo luật nhân quyền và y tế đang trong quá trình đưa ra xem xét tại quốc hội và việc phê chuẩn của quốc hội còn phụ thuộc vào nhiều đề nghị khác của chính quyền. Johnson quyết tâm tạo cho mình một chỗ đứng trong lịch sử bằng cách thực hiện những cải cách sâu rộng trong nước và sợ rằng nếu xin quốc hội cho tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì giấc mơ tạo dựng một xã hội vĩ đại trong nước sẽ tan vỡ. Do đó, ông ta bác bỏ lời khuyên của các tham mưu trưởng liên quân và McNamara, rồi báo cho văn phòng nhà Trắng biết, ông ta muốn các quyết định nói trên được thực hiện theo cách thức không ồn ào để (a) tránh gây thách thức đột ngột đối với khối Cộng sản và (b) tránh nỗi lo ngại và kích động không đúng lúc trước quốc hội và dư
--------------------------------
(1) Nicholas Katzenbach gửi Johnson, ngày 10-6-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 17.
---------------------------------

luận quần chúng trong nước" (1).

Để tránh "gây kích động không đúng lúc", tổng thống Mỹ tiếp tục lừa dối quốc hội và dân chúng về tầm quan trọng của những biện pháp mà ông ta đang thực hiện. Để làm cho những quyết định của mình dễ được chấp nhận đối với những nhân vật có thể sẽ dao động, Johnson và các trợ lý đã đưa ra những lời cảnh báo đáng sợ rằng, nếu không hành động một cách dứt khoát sẽ chỉ có lợi cho những kẻ muốn có những biện pháp mãnh liệt, "nhóm nghị sĩ Goldwater", là "lực lượng có số lượng đông hơn, mạnh hơn và nguy hiểm hơn các vị giáo sư hay chỉ trích" (2). Để xoa dịu những nhân vật đa nghi như lãnh tụ phái đa số thượng viện Mike Mansfield, Johnson bóng gió sẽ giành ưu tiên tương tự cho việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột, nhưng không hề để lộ ra là ông ta biết chắc những nỗ lực đó sẽ thất bại. Trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo quốc hội và trong buổi truyền hình trực tiếp bài diễn văn ngày 28-7, ông ta cho biết hiện đang điều động 50.000 quân sang Việt Nam, và sau này còn sẽ cần nhiều quân hơn nữa. ông ta hoàn toàn phủ nhận việc cho phép bất kỳ một thay đổi nào trong chính sách và cũng không hé mở rõ ràng những gì đang chờ đợi phía trước, thậm chí còn không nói đến cả cảm nhận của ông ta lúc đó. Thủ đoạn của Johnson cho thấy, ông ta vẫn quyết tâm đạt tới những mục tiêu ở Việt Nam, không phải hy sinh chương trình xã
--------------------------
(1) Bút lục Benjamin Read ngày 23-7-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 16.
(2) McGeorge Bundy gửi Johnson ngày 14-7-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ lưu Nhật ký, hộp 19.
---------------------------

hội vĩ đại và tin chắc có thể hoàn thành cả hai việc cùng một lúc.

Những quyết định hồi tháng 7 - điều sát nhất với một quyết định tiến hành chiến tranh tại Việt Nam là đỉnh cao của một năm rưỡi Mỹ vật lộn với chính sách Việt Nam và về cơ bản nó phát sinh từ chỗ chính quyền Mỹ không chịu chấp nhận hậu quả của việc rút lui. Johnson và Rusk từng nếm trải những biến động chính trị sau vụ Trung Hoa Dân quốc sụp đổi năm 1949, và họ tin rằng, nếu để mất Việt Nam thì sẽ nảy sinh một cuộc tranh cãi ầm ĩ hơn, như có lần Johnson đã nhận định, "đó là một cuộc tranh cãi nhỏ nhen và tai hoạ có thể làm mất đi chức tổng thống của tôi, bóp chết chính quyền của tôi và làm tổn hại đến nền dân chủ của chúng ta" (1). Họ cũng rất sợ những hậu quả quốc tế nếu rút khỏi Việt Nam. Những nhân vật đề ra quyết định năm 1965 cảm thấy rằng, họ đang cố gắng giữ vững các chính sách mà Mỹ theo đuổi từ cuối những năm 1940, những chính sách vẫn còn giá trí mặc dù đã có nhiều thay đổi to lớn trên thế giới. Họ luôn luôn mơ hồ không biết họ đang kiềm chế cái gì, đôi khi họ nhấn mạnh đến Trung Quốc, lúc thì chú trọng đến chủ nghĩa cộng sản và đến cả các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nói chung. Trong mọi tình huống, họ vẫn tin rằng nếu rút khỏi Việt Nam thì sẽ khuyến khích rối loạn trên toàn thế giới và làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ. Là những con người của hành động và đứng đầu một quốc gia chỉ biết chiến thắng, họ không muốn đối mặt với triển vọng thất bại. Có lần Johnson đã
---------------------------
(1) Kearns, Johnson, tr.252.
------------------------------------------

cảnh báo, nếu Mỹ rút khỏi Việt Nam, nước này "có thể sẽ phải đầu hàng ở mọi nơi khác, như rút khỏi Berlin, Nhật Bản, Nam Mỹ" (1).

Khi đưa ra những cam kết hồi tháng 7, chính quyền Mỹ thấy mình thận trọng di chuyển giữa hai cực đoan, hoặc là rút quân khỏi Việt Nam hoặc là phải tiến hành chiến tranh tổng lực. Theo lời lẽ của Johnson thì chính quyền Mỹ đã tìm cách làm "những gì sẽ là đủ nhưng không quá nhiều". Tổng thống Johnson và các cố vấn của ông ta không tìm cách đánh bại Bắc Việt Nam. Theo nhà sử học Henry Graff thì họ không "nói về việc chinh phục trên chiến trường ... như những con người từ ngàn xưa đã nói về chiến thắng". Trái lại, mục tiêu của họ là gây tổn thất cho Bắc Việt Nam và Việt cộng đủ để buộc họ phải thương lượng theo điều kiện có thể chấp nhận được đối với Mỹ - nói theo kiểu ẩn dụ ở bang Texas, quê hương Johnson, thì gây sức mạnh cho đến khi đối phương "tỉnh ra và hạ vũ khí" (2).

Bộc lộ kỹ năng chính trị khôn khéo tột bực vốn là nét đặc trưng của mình, trong tuần cuối tháng 7, Johnson tìm cách lạo nên sự nhất trí ủng hộ trong chính quyền cho chính sách Việt Nam của ông. Dường như ngay từ đầu, ông ta đã bị lôi kéo vào một chính sách khiến cho Mỹ "được bảo vệ tối đa với chi phí tối thiểư" (3). Tuy nhiên, từ ngày 21 đến ngày 28-7, tổng thống Mỹ đã cho các tham
--------------------------
(1) John D.Pomfreit, Bút lục về cuộc đàm luận với Johnson, ngày 24-6- 1965, Văn kiện Krock, hộp 59.
(2) Graff, Nội các ngày thứ 3, tr.54, 59.
(3) Tóm lược về cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia ngày 11-6- 1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Các cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia, Hộp 1.
----------------------------

mưu trưởng liên quân và George Ball nhiều ngày trình bày ý kiến, cẩn thận lắng nghe những lập luận của họ và nêu nhiều câu hỏi thăm dò trước khi bác bỏ đề nghị leo thang với quy mô lớn và rút quân của họ (1). Trong các cuộc họp với giới lãnh đạo quốc hội, Johnson đã nhấn mạnh với các nhân vật bảo thủ về quyết tâm đứng vững ở Việt Nam, đồng thời bảo đảm với phái tự do rằng, ông ta không cho phép cuộc chiến tranh tuột khỏi tầm kiểm soát của Mỹ.

Johnson nói với thượng nghị sĩ George McGovem: "Tôi sẽ theo sát bước chân cụ Hồ Chí Minh mọi lúc" (2). Đường hướng trung dung của Johnson có thể đã phản ánh tâm nguyện của công chúng cũng như quốc hội Mỹ và vị tổng thống này đã lao vào cuộc chiến tranh với một sự ủng hộ có vẻ vững chắc.

Đối với Johnson, việc nhảy vào cuộc chiến hoá ra lại dễ hơn là rút ra rất nhiều. Những quyết định của chính quyền Johnson tháng 7-1965 đã chứng tỏ là có dựa trên hai tính toán sai lầm cốt yếu. Trong khi tìm cách để tiến hành hoạt động "đủ nhưng không quá nhiều", tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông ta chưa bao giờ thăm dò một cách thực sự xem hành động như thế nào là đủ. Mặc dù không ảo tưởng là có thể giành được thắng lợi mà không trải qua khó khăn, đau đớn, nhưng họ đã đánh giá quá thấp quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam và họ cũng không tiên liệu được cái giá mà Mỹ phải trả cho cuộc chiến tranh. Khi Ball khuyến cáo là có thể phải cần tới cả nửa triệu quân, McNamara đã gọi lập luận này có ý đồ bẩn thỉu và cho con số này là "thái quá" (3). Là những người đứng đầu của một quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới, các quan chức Mỹ không thể tin rằng, một nước nhỏ bé và lạc hậu lại có thể dám đứng lên chống lại họ. Johnson thật quá mạo hiểm khi tính toán rằng, cuộc chiến sẽ như một trận đánh "đầu tiên là sự kháng cự với quy mô lớn sau đó giảm dần, rồi Chủ tích Hồ Chí Minh sẽ vội vã tìm cách kết thúc cuộc chiến" (4).
----------------------------------
(1) Larry Berman, Hoạch định Chiến lược: Mỹ hoá cuộc chiến tranh tại Việt Nam (New York, 1982).
(2) George McGovem, Dân chúng, (New York, 1977), tr.104-105.
(3) Phỏng vấn Benjamin Read, Văn kiện Johnson.
(4) Kearns, Johnson, tr.266.
-----------------------------------

Do tính toán sai lầm cái giá phải trả tại Việt Nam mà chính quyền Mỹ không tránh được việc đánh giá cao sự sẵn sàng trả giá của nước Mỹ. Ngày 27-7-1965, thượng nghị sĩ Mike Mansfield đã viết một bản báo cáo dài, đầy tính hùng biện và tiên tri cảnh báo ông bạn cũ của mình là Johnson và khuyên ông ta rằng quốc hội và đất nước ủng hộ Johnson và ông ta là tổng thống, chứ không phải họ hiểu hoặc cam kết sâu vào chính sách của ông ở Việt Nam và ngấm ngầm bên trong xã hội Mỹ là một tâm trạng rối loạn và bất an mà đến lúc nào đó sẽ bùng lên thành một sự chống đối kịch liệt (1). Mansfield đã nhận thức đúng đắn tính nông cạn của sự ủng hộ đối với Johnson lúc đó. Chừng nào có thể đạt được những mục tiêu của Mỹ với cái giá tối thiểu thì người Mỹ sẵn sàng ở lại Việt Nam. Nhưng khi cuộc chiến tranh bộc lộ là sẽ kéo dài hơn nhiều và cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều so với dự kiến thì sự ủng hộ dành cho tổng thống Mỹ sẽ giảm dần, và những người chủ trương leo thang hoặc rút lui mà vào tháng 7-1965 tổng thống đã khéo léo né tránh đến lúc đó sẽ càng khó xử lý.

Johnson không để ý đến lời khuyên can của Mansfield. Sau nhiều tháng phân vân, cuối cùng ông ta đã định được hướng đi của mình, và vào tháng 7-1965, thầm lặng và không một lời phô trường ầm ĩ, Johnson đã đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh mà sau này sẽ trở thành một cuộc chiến tranh dài ngày nhất, thất vọng nhất và gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
------------------------------------
(1) Mansfield gửi Johnson, ngày 27-7-1965, Văn kiện Johnson, hồ sơ an ninh quốc gia, Lịch sử Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ: Triển khai quân đội Mỹ quy mô lớn tại Việt Nam, tháng 7-1965, hộp 40.
------------------------------------


Chương V
CƯỠI TRÊN LƯNG HỔ: NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN
(1965-l967)

Trong khi di thăm hàng không mẫu hạm Rannger ngoài khơi Việt Nam năm 1965, Robert Shaplen đã nghe được lời nhận xét của một ông bạn nhà báo: "Chúng ta cần phải phô diễn hạm tàu này cho Việt cộng thấy, như vậy sẽ khiến họ phải đầu hàng" (1). Năm 1965 cả nước Mỹ, từ tổng thông Johnson ở nhà Trắng cho tới binh sĩ Mỹ ở chiến trường, đã bước vào cuộc chiến tranh Việt Nam với cách suy nghĩ như vậy. Tổng thống Mỹ đã đặt cược mọi thứ vào cách suy nghĩ rất bình thường rằng, nếu dùng sức mạnh quân sự của Mỹ thì có thể nhanh chóng dồn đối phương vào chân tường. Lực lượng lính chiến Mỹ đầu tiên bước chân tới Việt Nam cũng có quan điểm tương tự. Đại uý hải quân lục chiến Philli Caputo sau này viết: "Khi chúng tôi hành quân qua các đồng lúa vào buổi chiều tháng ba chết
---------------------------------------
(1) Robert Shaplen. Cuộc cách mạng bị thất bại: Nước Mỹ tại Việt Nam, 1946-1966, New York, năm 1966, tr.l86.
---------------------------------------
tiệt đó cùng với ba lô và súng trên lưng, chúng tôi mang theo cả niềm tin thầm kín là chẳng bao lâu Việt cộng sẽ bị đánh bại" (1). Tuy chắc chắn chẳng phải là một cái gì đó đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam, nhưng chủ nghĩa lạc quan cũng rất có giá trị để giải thích hình thức Mỹ lựa chọn để can thiệp vào cuộc chiến tranh đó. Mỹ chưa bao giờ phát triển một chiến lược thích hợp cho cuộc chiến tranh họ đang thực hiện, bởi phần nào họ cho rằng, chỉ cần dùng  sức mạnh quân sự to lớn của họ là đủ. Khi mức độ này thất bại thì Mỹ nhanh chóng dùng mức độ tiếp theo và rồi tiếp theo nữa cho đến khi cuộc chiến tranh đi đến chỗ mà năm 1965 không ai dám nghĩ đến. Quan trọng hơn cả, chủ nghĩa lạc quan mà đất nước này mang theo vào cuộc chiến tranh chính là điều giải thích rõ tại sao sau này cả trong và ngoài chính quyền Mỹ lại có tâm trạng vô cùng thất vọng đến vậy. Thất vọng không bao giờ đến một cách dễ dàng, trái lại nó tới đặc biệt khó khăn, chỉ vì trước đó người ta đã dự kiến sẽ giành được chiến thắng với một cái giá không đáng kể.

Trong hai năm, chủ nghĩa lạc quan của năm 1965 đã nhường chỗ cho nỗi thất vọng sâu sắc và đớn đau. Tính đến năm 1967, Mỹ đã đưa gần nửa triệu lính chiến vào Nam Việt Nam. Họ đã ném nhiều bom hơn tổng số bom thả xuống tất cả các chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ II và đã chi cho cuộc chiến tranh hơn 2 tỷ USD mỗi tháng. Một số quan chức Mỹ tự huyễn hoặc mình là đã đạt được nhiều tiến triển, nhưng một thực tế không thể phủ
-------------------------------------
(1) Phillip Caputo, Lời đồn về cuộc chiến, New York, năm 1977, tr..xii.
---------------------------------------
nhận được là cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Do vậy, Johnson đã vấp phải thế tiến thoái lưỡng nan. Không thể kết thúc cuộc chiến tranh bằng biện pháp quân sự và không muốn có những nhượng bộ cần thiết để đi đến một giải pháp qua thương lượng, tổng thống Mỹ đã chợt hiểu là đã quá muộn màng về điều mà George Ban đã cảnh báo từ năm 1964: "Khi đã cưỡi lên lưng hổ thì chúng ta không biết chắc đến đâu thì xuống được".

Chiến lược của Mỹ ở Việt Nam được ứng biến tuỳ hoàn cảnh chứ không được thiết kế cẩn thận và chứa đựng rất nhiều điểm thiếu nhất quán. Mỹ nhảy vào cuộc chiến tranh năm 1965 để ngăn chặn sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà, nhưng chưa bao giờ Mỹ có thể huy động được sức mạnh quân sự to lớn để thực hiện nhiệm vụ cơ bản là thiết lập một chính phủ có sức sống ở Sài Gòn. Chính quyền Mỹ nhấn mạnh rằng, phải giữ cuộc chiến tranh ở mức độ hạn chế - không được khiêu khích Liên Xô và Trung Quốc can thiệp - nhưng tổng thống Johnson lại trông cậy vào một thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất để tránh bất ổn trong nước. Johnson và các cố vấn dân sự của ông ta hình như chưa bao giờ biết rằng những mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau. Mỹ đã huy động sức mạnh quân sự của mình vào cuộc chiến để làm tê liệt Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và thuyết phục Bắc Việt Nam chấm dứt "xâm lược". Tuy nhiên, chính quyền Mỹ lại đánh giá rất thấp khả năng của Bắc Việt Nam và đã không giải quyết một vấn đề quan trọng là sẽ cần những gì để đạt mục tiêu của mình, mãi cho đến khi họ sa lầy vào một thế bế tắc đẫm máu.

Trong khi tổng thống Mỹ và các cố vấn dân sự của ông ta đặt giới hạn cho việc tiến hành chiến tranh, thì họ lại không có những phương châm chiến lược vững chắc đối với việc sử dụng sức mạnh của Mỹ. Giới quân sự được tự do hoạch định chiến lược và đã tiến hành cuộc chiến tranh quy ước mà họ chuẩn bị đối phó, mà không nghiên cứu những điều kiện đặc biệt ở Việt Nam. Westmoreland và  các tham mưu trưởng liên quân bực dọc vì những kiềm chế do giới quan chức dân sự áp đặt. Nhưng lo ngại trước số phận của MacAthur tại Nam Triều Tiên, họ không trực tiếp chất vấn tổng thống hoặc công khai trình bày lý luận của họ. Mặt khác, họ từ chối phát triển một chiến lược dung hoà với những hạn chế cho đến khi đạt được điều kiện mong muốn. Kết quả là vô cùng mập mờ về mục đích và phương pháp, mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa dân sự và quân sự với những bước leo thang đã đem lại lổn thất ngày càng tăng, còn sự thành công lại rất không chắc chắn.

Mỹ chủ yếu dựa vào sức mạnh không quân. Học thuyết quân sự dạy rằng, ném bom có thể huỷ diệt khả năng chiến tranh của đối phương, do vậy buộc đối phương phải thương lượng. Thành công hạn chế của sức mạnh không quân khi sử dụng với quy mô lớn trong chiến tranh thế giới thứ 2 và với quy mô hạn chế trong chiến tranh Triều Tiên đã đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm túc về giá trị của nhận định trên và những điều kiện đặc thù của một đất nước lạc hậu ít có mục tiêu đáng giá như Việt Nam lẽ ra đã có thể gợi lên nhiều ý tưởng khác. Nhưng không quân và hải quân Mỹ có nhiều kỳ vọng thiếu thực tế về những gì mà không quân có thể hoàn thành và việc ngoan cố bám lấy ý tưởng này sau  những trải nghiệm thực tế đã minh chứng họ không thể biện minh về hành động của mình. Các quan chức dân sự chấp nhận lý lẽ của giới quân sự ở một điểm là ném bom đỡ tốn kém về sinh mạng hơn và do đó dễ được chấp nhận ở trong nước hơn, và vì thế nó có thể mang lại một giải pháp nhanh và tương đối dễ dàng cho một vấn đề phức tạp (1). Được tiến hành bắt đầu vào năm 1965 cũng là do thiếu các phương án khác cũng như vì bất kỳ lý do nào khác, chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam được mở rộng trong hai năm sau đó với hy vọng mỏng manh rằng, ném bom sẽ chặn được các lực lượng Bắc Việt Nam thâm nhập vào miền Nam và buộc họ phải ngồi vào bàn hội nghị.

Cuộc chiến tranh bằng không quân dần phát triển tới một quy mô lớn. Tổng thống Johnson kiên quyết phản đối đề nghị của các tham mưu trưởng liên quân đánh một đòn hạ gục đối phương, nhưng mỗi giai đoạn ném bom không đem lại kết quả, thì ông lại mở rộng danh sách mục tiêu và số lần oanh tạc. Số phi vụ đánh phá Bắc Việt Nam đã tăng lừ 25.000 năm 1965 lên 79.000 năm 1966 và 108.000 năm 1967; số bom ném xuống đã tăng từ 63.000 tấn lên 136.000 rồi 226.000 tấn. Trong suốt năm 1965, "Chiến dịch Sấm rền" tập trung vào các căn cứ quân sự, kho tiếp tế và các con đường thâm nhập ở phần phía nam Việt Nam. Từ đầu năm 1966 trở đi, các trận ném bom ngày càng nhằm vào các hệ thống công nghiệp và vận tải của Bắc Việt Nam, rồi chuyển dịch theo hướng Bắc. Trong mùa hè năm 1966, Johnson cho
-------------------------------------------------------
(1) Robert L.Gallucci, Chẳng có hoà bình lẫn niềm vinh dự: Khía cạnh chính trị của Chính sách quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Baltimore, 1975), tr.74-80. 
----------------------------------------------------------
phép mở các trận ném bom ồ ạt vào các kho xăng dầu và mạng lưới giao thông vận tải. Một năm sau, ông ta cho phép đánh vào các nhà máy thép, nhà máy điện và các mục tiêu được phê duyệt xưng quanh Hà Nội và Hải Phòng, cũng như ở một số khu vực cấm dọc biên giới Trung Quốc.

Chiến dịch ném bom gây thiệt hại tới khoảng 600.000 triệu USD cho một quốc gia vẫn đang phấn đấu để phát triển một nền kinh tế có sức sống và hiện đại. Các trận không kích làm tê liệt sản xuất công nghiệp của Bắc Việt Nam và phá hoại nền nông nghiệp của họ. Một số thành phố thực sự bị san bằng, một số thành phố khác bị tổn thất nặng- Những chiếc B.52 khổng lồ có sức chở tới 58.000 pound (29 tấn) bom đã không ngừng thả bom một cách tàn bạo xuống các khu vực dẫn tới dường mòn Hồ Chí Minh khiến cho nhiều vùng nông thôn trở nên đổ nát với dày đặc những hố bom khổng lồ. Chiến dịch ném bom không nhằm đánh vào dân thường nhưng chính quyền Mỹ tuyên truyền rằng số dân thương vong chỉ ở mức tối thiểu. Nhưng theo ước lính của CIA thì năm 1967 tổng số thương vong đã lên tới 2.800 người mỗi tháng, trong đó có rất nhiều dân thường; còn McNamara thì thừa nhận rằng riêng số dân thường bị thương vong hàng tháng lên tới 1.000 người trong những thời gian ném bom ác liệt. Một nhà ngoại giao Anh sau này kể lại, vào mùa thu năm 1967, nhân dân các thành phố lớn có dấu hiệu suy dinh dưỡng phổ biến (1).
----------------------------------------
(1) Raphael Littauer và Norman Uphoff, tái bản, Cuộc chiến tranh bằng không quân tại Đông Dương, Boston, 1972, tr.29-43. Về tác động của việc ném bom, xem John Colvin, "Hà Nội trong đời tôi", Washington hàng quý, mùa xuân năm 1981, tr.138-154.
-------------------------------------------
 Tuy nhiên cách sử dụng không lực ở Việt Nam thực sự không đạt được những mục tiêu dự kiến. Theo lập luận của các tham mưu trưởng liên quân thì một cuộc chiến tranh trên không ồ ạt, không hạn chế có thể phát huy hiệu quả hay không vẫn còn là điều rất đáng ngờ. Trong thực tế, vào năm 1967, Mỹ đã huỷ diệt nhiều mục tiêu quan trọng nhưng điều đó cũng chẳng có tác động rõ rệt đến cuộc chiến tranh. Song cách đánh phá dần từng bước của Mỹ đã tạo cho Hà Nội thời gian để xây dựng một hệ thống phòng không, bảo vệ những nguồn lực sinh tử của họ và phát triển các phương thức vận tải dự phòng. Chắc chắn là chiến lược leo thang dần từng bước đã khuyến khích Bắc Việt Nam kiên trì chống trả cho dù họ phải chịu nhiều tổn thất.

Bắc Việt Nam đã thể hiện sự cực kỳ tài trí và nhẫn nại trong việc đối phó với các trận ném bom. Dân thường được sơ tán khỏi các thành phố và phân tán về khắp vùng nông thôn; các ngành công nghiệp và các kho tàng được bố trí rải rác và trong nhiều trường hợp được giấu trong các hang động hoặc hầm ngầm. Trên 48.000 km địa đạo được đào đắp và ở những vùng bị ném bom dữ dội, dân chúng sống chủ yếu dưới địa đạo. Khoảng 90.000 người Bắc Việt Nam đã làm việc suốt ngày đêm để duy trì cho các con đường vận tải thông suốt, và dọc những con đường quan trọng có nhiều đống đá chuẩn bị sẵn để giúp các đội thanh niên xung phong lấp hố bom chỉ vài giờ sau trận ném bom.

Nhiều cầu bê tông cốt thép được thay thế bằng phà hoặc cầu treo làm bằng tre, ban ngày được nhấn chìm xuống nước để khỏi bị phát hiện. Lái xe tải dùng lá để nguỵ trang xe và cho xe chạy đêm, không bật đèn trước, chỉ dựa vào  các cọc tiêu màu trắng dọc đường. Những chiếc B.52 đánh phá có tính huỷ diệt các con đường hẹp chạy qua đèo Mụ Giạ dẫn đến đường mòn Hồ Chí Minh, nhưng người Mỹ rất sửng sốt vì những đoàn xe lại chạy trở lại qua đèo trong vài ngày. Một người Mỹ nhận xét với vẻ thất vọng pha lẫn khâm phục: "Bọn da trắng không thể thực sự hình dung nổi kiểu lao động như bầy kiến này có thể làm được những gì" (1).

Số viện trợ gia tăng của Liên Xô và Trung Quốc cho Bắc Việt Nam cũng không bù lại những tổn thất về trang bị quân sự và nguyên liệu, xe cộ. Cho đến năm 1965, Liên Xô vẫn tách mình ra khỏi cuộc xung đột, nhưng giới lãnh đạo mới kế nhiệm Khrushchev vào tháng 10-1964 đã quan tâm nhiều hơn đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam và hành động leo thang của Mỹ đã tạo nên nhiều cơ hội và cả những thách thức mà họ không thể bỏ qua. Chiến dịch ném bom của Mỹ đã tạo ra nhu cầu về trang thiết bị vũ khí quân sự tinh vi mà chỉ có Liên Xô mới có khả năng cung cấp, điều này đã mang lại cơ hội cho Liên Xô kéo Việt Nam ra xa dần Trung Quốc. Kế đó khi Trung Quốc phê phán mạnh mẽ sự lãnh đạm của Liên Xô với số phận của các cuộc cách mạng trên toàn thế giới, mối đe dọa trực tiếp đối với một nhà nước cộng sản bởi các cuộc không kích đã đòi hỏi Liên Xô phải chứng tỏ họ có đáng được tin cậy hay không.

Sự leo thang chiến tranh của Mỹ đã không buộc hai đối thủ
---------------------------------------------
(1) Trích trong Townsend Hoopes, Những hạn chế của cuộc can thiệp, New York, năm 1970, tr.79, Về đối phó của Bắc Việt Nam với cuộc chiến bằng không quân của Mỹ, xem Jonh M. Van Dyke, Chiến lược sinh tồn của Bắc Việt Nam, Palo Alto, Calif., năm 1972.
--------------------------------------------
cộng sản này quay lại với nhau như George Ball dự đoán.

Lo sợ trước sự xâm nhập của Liên Xô vào Việt Nam, Trung Quốc đã giận dữ bác bỏ lời kêu gọi "hành động phối hợp" của Matxcơva (một từ vay mượn, có thể là có chủ ý, từ Dulles) và thâm chí còn cản trở hoạt động viện trợ của Liên Xô dành cho Bắc Việt Nam. Nhưng chính sự ganh đua quyết liệt đang nóng dần lên giữa Trung Quốc-Liên Xô lại cho phép Hà Nội kích các bên gia tăng thêm viện trợ và ngăn không để cho bên nào giành ảnh hưởng vượt trội. Trung Quốc tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một khối lượng lớn gạo, vũ khí hạng nhẹ, đạn dược và xe cộ. Viện trợ của Liên Xô tăng mạnh sau năm 1965, bao gồm cả vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và xe tăng. Theo ước tính thì tổng số viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc cho Bắc Việt Nam trong những năm 1965- 1968 đã vượt quá 2 tỷ USD.

Nhiều nhân tố khác đã làm giảm hiệu lực của chiến dịch đánh phá bằng không quân. Những trận mưa lớn và sương mù dày đặc đã buộc Mỹ phải cắt giảm các phi vụ ném bom trong mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 5.

Các phi công Mỹ huyênh hoang tuyên bố có thể ném bom với độ chính xác tuyệt đối nhưng với thời tiết và trình độ kỹ thuật chẳng có gì tiến bộ hơn chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo nên tình trạng vô cùng thiếu chính xác và nhiều mục tiêu đã bị ném bom nhiều lần mới có thể phá huỷ nổi. Hơn nữa, khi bay gần đến Hà Nội và Hải Phòng thì các máy bay Mỹ đã vấp phải hệ thống phòng không rất có hiệu lực.

Tên lửa bắn máy bay và các máy bay chiến đấu MIG do Liên Xô cung cấp tuy không đạt tỷ lệ tiêu diệt địch cao   song đã làm đảo lộn các phương thức ném bom và buộc phi công Mỹ phải hạ độ cao, do đó máy bay Mỹ dễ bị ăn đạn của hoả lực dày đặc từ pháo phòng không và cả vũ khí hạng nhẹ.

Mặc dù tàn phá trên diện rộng ở Bắc Việt Nam nhưng chiến dịch ném bom vẫn không đạt được mục tiêu đặt ra.

Nó đã huy động nhiều nguồn nhân lực và vật lực lẽ ra có thể chuyển sang dùng vào các mục đích quân sự khác.

Chiến dịch này cản trở việc đưa người và hàng vào Nam Việt Nam và những người chủ trương ném bom thì lý luận rằng nếu không có ném bom thì mức độ thâm nhập của Bắc Việt Nam có thể đã lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, theo ước đoán chính thức của Mỹ thì mức độ thâm nhập này đã tăng từ 35.000 người trong năm 1965 lên tới 90.000 người trong năm 1967, ngay cả khi hoạt động ném bom dữ dội hơn và mang tính huỷ diệt hơn. Không thể tính toán chính xác tác động tâm lý của chiến dịch ném bom đối với Bắc Việt Nam, nhưng nó không làm lung lay quyết tâm giành chiến thắng của Hà Nội và thậm chí còn giúp giới lãnh đạo Bắc Việt Nam động viên nhân dân chi viện một cách có hiệu quả hơn cho miền Nam.

Đến năm 1967, Mỹ đã trả giá rất đắt mà chỉ đạt được hiệu quả rất hạn chế. Chi phí cho một phi vụ sử dụng máy bay B.52 lên tới 30.000 USD cho mỗi lần xuất kích ném bom. Cái giá trực tiếp phải trả cho cuộc chiến tranh bằng không quân, trong đó chi phí vận hành máy bay, bom đạn thay thế máy bay bị tiêu diệt, có thể lên tới 1,7 tỷ USD trong hai năm 1965 và 1966, trong giai đoạn này số máy bay bị bắn rơi vượt quá 500 chiếc. Tổng cộng, trong 3 năm  từ 1965 đến 1968, Mỹ đã mất tại Việt Nam 950 máy bay, trị giá hơn 6 tỷ USD. Theo con số ước tính, nếu Mỹ gây thiệt hại cho Bắc Việt Nam được 1 USD thì họ phải bỏ ra tới 9,6 USD. Nhưng không thể tính toán tổn thất chỉ bằng tiền bạc. Các phi công Mỹ bị bắt mang lại cho Hà Nội một thứ con tin ngày càng quan trọng trong cuộc chiến tranh.

Việc một nước giàu nhất và tiên tiến nhất thế giới cứ liên tục đánh bom một nước nhỏ bé và lạc hậu đã mang lại cho Việt Nam một lợi thế tuyên truyền và Bắc Việt Nam đã khai thác lợi thế này khá hữu hiệu. Phong trào phản chiến trong nước Mỹ ngày càng dâng cao tập trung vào chiến dịch ném bom, một chiến dịch mà theo nhiều nhà phê bình thì không có hiệu quả nếu không nói là vô đạo đức.

Các hoạt động tác chiến trên bộ của Mỹ ở Nam Việt Nam cũng leo thang mạnh từ năm 1965 đến năm 1967.

Thậm chí trước khi có trong tay một số lớn quân chiến đấu, Westmoreland đã định hình một chiến lược sau đó ông ta còn sử dụng cho tới đầu năm 1968. Đó là chiến lược tiêu hao sinh lực địch, có mục tiêu quan trọng là xác định  trí nhằm tiêu diệt các đơn vị chính quy Bắc Việt Nam và Việt Cộng. Westmoreland đã kịch liệt phủ nhận rằng, ông ta không hề bị kích động bởi bất kỳ "niềm hứng thú kiểu Napoleon để điều động các đơn vị và cũng chẳng hứng thú khi nghe tiếng súng ca-nông", nhưng cái mà sau này được gọi là "tìm và diệt" lại nói lên học thuyết chiến tranh truyền thống của quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Westmoreland, quyết định của Bắc Việt Nam điều các đơn vị quân đội với quy mô lớn tham gia cuộc chiến tranh khiến cho ông ta không còn sự lựa chọn nào khác là phải  đi theo đường hướng này. ông ta không có đủ lực lượng để giám sát toàn bộ đất nước này và thậm chí nếu chỉ để kiềm chế quân chủ lực của đối phương thì cũng không đủ sức.

ông ta nói: "Phải dùng pháo và bom để giã vào họ, rồi cuối cùng đẩy họ vào một trận đánh trên bộ nếu như muốn họ không còn là mối đe dọa mãi mãi". Rồi ông ta lý sự rằng, một khi tiêu diệt được quân chủ lực của đối phương thì chính phủ Nam Việt Nam sẽ có thể ổn định vị thế của mình và bình định vùng nông thôn, đồng thời buộc Hà Nội không còn lựa chọn nào khác là phải thương lượng theo những điều kiện mà Mỹ đưa ra (1).

Chiến lược hung hăng của Westmoreland đòi hỏi tăng số quân Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam. Thậm chí trước khi hoàn thành việc tăng cường số quân vào năm 1965, vị tướng này đã yêu cầu tăng cường thêm quân đủ để đưa tổng quân số lên tới 450.000 người trước cuối năm 1966.

Trái ngược với cuộc chiến tranh bằng không quân chịu sự kiểm soát chặt chẽ, chính quyền Mỹ đã cho Westmorcland được tự do hành động trong việc phát triển và xây dựng một chiến lược trên bộ và chính quyền Mỹ thấy không có cách nào khác là cung cấp cho ông ta hầu hết số quân mà ông ta yêu cầu. Tháng 6-1966, tổng thống Johnson phê chuẩn mức quân phải có là 431.000 vào giữa năm 1967.

Trong khi chính quyền Mỹ đang phê chuẩn những đợt triển khai này thì Westmoreland đã trong quá trình thực hiện đề nghị tăng quân số lên 542.000 vào cuối năm 1967.
--------------------------------
(1) William C. Westmoreland, Báo cáo của người lính, Tp. Garden, N.Y., năm 1976, tr.149-150.
-----------------------------------

Được cung cấp hàng ngàn lính Mỹ sung sức cùng một khối lượng lớn vũ khí hiện đại, Westmoreland đã đẩy cuộc chiến đến sát tận lãnh địa của đối phương. ông ta đã hoàn thành cái mà nếu gọi là "chuyện thần kỳ về hậu cần" thì quả là thích hợp, tức là ông ta cho xây dựng chớp nhoáng các cơ sở vật chất để phục vụ một số lượng lớn quân Mỹ cùng trang thiết bị với quy mô lớn. Lính Mỹ được điều đến Nam Việt Nam là những người được trang bị tốt nhất.

Trong cuộc chiến tranh mà Westmoreland mô tả là "tinh vi nhất trong lịch sử", Mỹ tìm cách khai thác ưu thế công nghệ của họ để đối phó với một cuộc chiến tranh du kích.

Để xác định đúng vị trí đối phương biến hoá tài tình, quân đội Mỹ sử dụng các máy ra đa xách tay, nhỏ và các "máy ngửi" có thể phát hiện được cả mùi nước tiểu. Người ta dùng máy tính 1430 của hãng IBM được lập trình để dự đoán thời gian và địa điểm mà đối phương tấn công. Thuốc diệt cỏ được dùng trên quy mô lớn và gây nhiều hậu quả môi sinh nhằm làn phá sự che chở của thiên nhiên đối với Việt cộng. Phi hành đoàn "RANCHHAND" trên máy bay C-123, với khẩu hiệu rất mỉa mai "chỉ có các anh là chặn được các khu rừng", đã rải khoảng 50.000 tấn hoá chất mang tên Tác nhân da cam lên hàng triệu héc ta rừng, huỷ diệt một nửa các rừng cây lấy gỗ của Nam Việt Nam và để lại những tổn thất to lớn về con người mà nhiều thập kỷ sau vẫn chưa xác định được. Máy bay vận tải C-24 được chuyển đổi thành máy bay vũ trang, có thể bắn tới 18.000 viên đạn một phút.

Mỹ dựa nhiều vào pháo binh và không quân để đánh bật đối phương với cái giá rẻ nhất và đã tiến hành một  cuộc chiến tranh điên cuồng đánh vào các căn cứ của Việt cộng và Bắc Việt Nam. Tướng William Depuy, một trong những kiến trúc sư chính của chiến lược "tìm và diệt", đã nhận xét: "Giải pháp ở Việt Nam là thêm bom, thêm đạn pháo, thêm napan... cho đến khi phía bên kia sụp đổ và đầu hàng" (1). Từ năm 1965 đến năm 1967, các phi công Nam Việt Nam và Mỹ đã ném hơn 1 triệu tấn bom xuống Nam Việt Nam, gấp hai lần số bom ném xuống miền Bắc, và còn dùng kiểu ném bom trả đũa đánh vào các làng xóm tình nghi có Việt cộng. Không quân được sử dụng để chi viện cho các lực lượng chiến đấu theo quan điểm "đánh chồng chất", theo đó quân Mỹ bao vây các đơn vị quân giải phóng sau đó gọi máy bay đến ném bom. Một sĩ quan mô tả quan điểm này là: "đánh tơi tả rồi quét sạch" (2 ). Một tỷ lệ lớn hơn hẳn các trận ném bom tạo nên cái mà người ta gọi là đánh chặn- tức là những trận oanh tạc ồ ạt, bừa bãi chủ yếu bằng B- 52 đánh vào các khu căn cứ và các mạng lướt hậu cần.

Nhiều khu vực ở Nam Việt Nam được gọi là các "khu bắn phá tự do", nghĩa là có thể tàn phá mà không cần để mắt tới dân sống tại đó.

Bắc Việt Nam đã chống chọi với sự leo thang chiến tranh của Mỹ và sẵn sàng đương đầu với thử thách này.

Cuối năm 1965, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã tổng động viên toàn quốc nhằm đánh bại đế quốc Mỹ xâm
----------------------------------------------
(1) Trích trong Daniel Ellsberg, Tư liệu về cuộc chiến tranh, New York, năm 1972, tr.234.
(2) Littauer và Uphoff, Không chiến, tr.52.

-----------------------------------------------
lược". Nhận thấy chính quyền và quân đội Nam Việt Nam cùng dư luận tiến bộ Mỹ là những điểm yếu nhất của đối thủ nên Bắc Việt Nam đã tìm cách dùng lối tác chiến du kích kết hợp với tác chiến chủ lực nhằm gây sức ép quân sự tối đa cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà và gây thương vong cho quân đội Mỹ ở mức độ cao nhất với hy vọng nhờ đó có thể khiến Mỹ chán chường và kiệt sức bởi cuộc chiến tranh. Giữa những năm 1960, Bắc Việt Nam có năng lực vận chuyển tới 400 tấn hàng một tuần và 5.000 quân trong vòng một đến ba tháng qua đường mòn Hồ Chí Minh trong chuyến đi dài gần 1.000 km vào Nam Việt Nam.

Trong suốt năm 1965-1966, quân chính quy Bắc Việt Nam và Việt Cộng đã không cho quân Mỹ giữ thế cân bằng, bằng cách đập tan các hoạt động tác chiến "tìm và diệt" của quân đội Mỹ. Năm 1967, họ đã kéo quân đội Mỹ vào các trận đánh lớn xung quanh các khu phi quân sự nhằm đẩy quân Mỹ khỏi những vùng đông dân và bỏ lại vùng nông thôn cho Việt cộng. Về mặt chiến thuật, Bắc Việt Nam dựa vào các cuộc mai phục và các hoạt động tác chiến chớp nhoáng và tìm cách "nắm lấy thắt lưng" quân Mỹ trong những trận chiến giáp lá cà nhằm tối thiểu hoá tác động của hoả lực vượt trội của Mỹ.

Giống như Việt cộng, quân chính quy Bắc Việt Nam cũng rất thiện chiến. Một cố vấn Mỹ đã bực dọc thán phục những người lính này sau một trận chiến ở cao nguyên trung phần vào cuối năm l965: "Mẹ kiếp, hãy cho tôi 200 lính có kỷ luật tuyệt vời như vậy, tôi sẽ  giành được toàn bộ đất nước này" (1).

Trong suốt năm 1966 và 1967, chiến sự ác liệt đã diễn ra trên phần lớn Nam Việt Nam. Dọc các khu phi quân sự, hải quân lục chiến Mỹ và quân chính quy Bắc Việt Nam cố thủ vững chắc như các lực lượng chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ 1, dùng pháo binh nã vào nhau không thương tiếc. ở các vùng rừng núi, các đơn vị quy mô nhỏ của Mỹ dò dẫm tìm lực lượng đối phương ẩn náu theo kiểu chiến dịch "tìm và diệt" đánh vào các khu căn cứ của Việt cộng. Hành quân CEDAR FALLS, một chiến dịch lớn vào đầu năm 1967, đã điều khoảng 30.000 quân Mỹ đánh vào Tam giác sắt, cứ điểm của Việt Cộng ngay ở Bắc Sài Gòn.

Sau khi máy bay B-52 rải thảm vùng này, quân Mỹ bao vây và trực thăng đổ quân chiến đấu được huấn luyện đặc biệt xuống các làng xã. Sau khi di dân ra khỏi khu vực, những chiếc máy xúc Rome khổng lồ có răng to ở phía trước san bằng khu vực đó, huỷ diệt những cây cối còn lại nhằm làm cho quân giải phóng không còn chỗ án náu. Sau đó toàn vùng bị đốt cháy và ném bom một lần nữa để phá huỷ nhiều km địa đạo do quân giải phóng đào đắp.

Kết quả của các trận đánh trên bộ của Mỹ từ năm l965 đến năm 1967 cho đến nay vẫn còn rất khó đánh giá. Quân Mỹ đã chiến đấu cừ, bất chấp những điều kiện gian khổ mà
------------------------------------------------------
(1) Thời báo New York ngày 28-10-1965, William J. Duiker, Con đường giành quền lực của Cộng sản tại Việt Nam, Boulder, Colo., năm 1981, tr.240-256, có những đánh giá khá thuyết phục về chiến lược của Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Đường mòn Hồ Chí Minh cũng được kể chi tiết trong Douglas Pike, "Con đường dẫn tới chiến thắng", Chiến và Hòa bình, 5, số 60, năm 1984, tr.1196-1199.
-------------------------------------------------------
họ phải chịu đựng như rừng rậm, đầm lầy, kiến lửa, đỉa, hầm chông, phục kích và một đối phương biến hoá khôn lường và tác chiến ngoan cường. Trong những tình huống có những đơn vị chủ lực thực sự tham chiến thì quân Mỹ thường giành thắng lợi và không có nơi nào ở Nam Việt Nam mà đối phương không bị hoả lực Mỹ đe doạ. Năm 1967 đã chứng tỏ rằng việc đưa quân Mỹ vào đã ngăn chặn được thất bại chắc chắn vào năm 1965.

Trong một cuộc chiến tranh không chiến tuyến, không có mục tiêu lãnh thổ, với mục tiêu chính là "tiêu hao địch", thì "việc đếm xác" trở thành chỉ số xác định sự tiến triển.

Phần lớn các giới quan chức Mỹ đều nhất trí rằng các con số công bố là không dáng tin. Chỉ riêng sự huỷ diệt của trận chiến cũng gây khó khăn cho việc đếm chính xác quân số bị chết trong chiến đấu. Không thể phân biệt đâu là Việt cộng, đâu là dân thường, và trong khói lửa của trận đánh, "các nhà thống kê" Mỹ chẳng nỗ lực gì nhiều.

Phillipo Caputo hồi tưởng, "nếu có xác chết là người Việt Nam thì đó là Việt cộng, đây là việc làm theo kinh nghiệm" (1). Trong hệ thống chỉ huy đã có lệnh đòi đưa ra những con số có lợi và hiện tượng thêm thắt vào các con số đều xảy ra ở mỗi cấp cho đến khi báo về Washington thì những con số này không còn tính trung thực. Dù con số đếm xác có bị thổi phồng lên và ước tính sự điều chỉnh thêm thắt đến 30% thì rõ ràng Mỹ cũng đã gây tổn thất cho đối phương. Theo những con số chính thức thì số bị tiêu diệt là 220.000 người đến cuối năm 1967. Chủ yếu
------------------------------------------------
(1) Caputo, Những đồn đại về cuộc chiến, tr.xviii.
------------------------------------------------
dựa vào những con số đó, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ nhấn mạnh Mỹ đang "thắng" trong cuộc chiến tranh này.

Cũng giống như cuộc chiến tranh bằng không quân, chiến lược tiêu hao cũng chứa đựng nhiều sai lầm nghiêm trọng. Chiến lược này cho rằng Mỹ có thể gây những tổn thất khủng khiếp cho đối phương nhưng vẫn hạn chế được tổn thất của mình trong phạm vi chấp nhận được, một nhận định trái với kinh nghiệm thu được trong các cuộc chiến tranh trên bộ ở châu á và thực tế ở Việt Nam. Hàng năm, ước tính có khoảng 200.000 người Bắc Việt Nam đến tuổi nhập ngũ và Hà Nội Có thể bù đắp số quân hao hụt theo sát từng bước leo thang chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, những điều kiện theo đó cuộc chiến tranh được tiến hành lại cho phép Hà Nội hạn chế được thiệt hại của họ. Quân chính quy Bắc Việt Nam và Việt cộng có tài ẩn hiện phi thường, họ có thể tránh giao chiến khi thích hợp. Họ chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm tấn công trên địa hình thuận lợi với họ. Nếu thiệt hại lên đến mức không thể chấp nhận được thì họ chỉ việc toả vào rừng hoặc rút về các căn cứ địa ở Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia.

Do vậy, Mỹ đã lâm vào thế bế tắc. Bắc Việt Nam và Việt cộng trong một vài trường hợp cũng bị tổn thất, nhưng quân chủ lực của họ chưa bao giờ bị tiêu diệt. Họ vẫn giữ được thế chủ động trên chiến lược, có thể đánh mạnh và đánh nhanh bất kỳ ở đâu và khi nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ. Westmoreland không có đủ quân để tiến hành chiến tranh và kiểm soát vùng nông thôn. Vì thế, cơ cấu chính trị của Việt cộng chủ yếu vẫn chưa bị động chạm đến và thậm chí ở những vùng như Tam giác sắt, khi quân  Mỹ tiếp tục triển khai chiến đấu ở nơi khác, Việt cộng lại lãng lẽ luồn trở lại. Năm 1967, Robert Shaplen nhận xét, tất cả các yếu tố trên dồn lại tạo nên một "tình trạng không có nổi một giải pháp nào cả" (1).

Ngày càng nhiều người hoài nghi chất vấn rằng liệu những tiến bộ đã đạt được có bù đắp nổi những thiệt hại của các hoạt động tác chiến quân sự quy mô lớn của quân đội Mỹ hay không. Chỉ riêng năm 1966, những quả bom và đạn chưa nổ của Mỹ đã cung cấp cho Việt Cộng đủ thuốc nổ để tiêu diệt hàng ngàn người. Chiến dịch ném bom ồ ạt và hoả lực phá hoại nền nông nghiệp vốn là chỗ dựa của nền kinh tế Nam Việt Nam, gây thương vong cho dân thường và đẩy hàng triệu người dân vào các trại tị nạn được xây dựng vội vã hoặc vào các thành phố quá đông đúc. Các hoạt động quân sự Mỹ càng phá hoại thêm cơ cấu xã hội của một "quốc gia" vốn đã yếu kém và đẩy nhân dân càng xa rời chính quyền Sài Gòn vốn trước đó chưa từng có cơ sở ủng hộ vững chắc của người dân. Một quan chức Mỹ sau này nhận xét: "Việc làm này như thể xây một căn nhà mà lại dùng xe ủi và cần cẩư" (2).

việc Mỹ hoá cuộc chiến tranh cũng có tác động làm suy yếu quân đội Nam Việt Nam. Westmoreland đã xin điều quân Mỹ vì ông ta không tin vào sức chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hoà, và khi có được quân Mỹ, ông ta đã dựa chủ yếu lực lượng này. Trong thời kỳ Mỹ
----------------------------------
(1) Robert Shaplen, Con đường từ chiến tranh: Việt Nam, 19ó5-1970, New York, năm 1970, tr.167.
(2) Stephen Young, trích trong W.Scott Thompson và Donaldson D. Frizzell, Những bài học Việt Nam, New York, năm 1977, tr.225.

---------------------------------
chiếm ưu thế về quân sự, quân đội Việt Nam Cộng hoà bị gạt sang một bên, được giao cho thi hành những hoạt động ít quan trọng hoặc làm nhiệm vụ kiểm soát dân và những công việc vặt mà đám sĩ quan coi là hạ mình vrà thực hiện với thái độ rất miễn cưỡng. Cảm nhận về địa vị thấp kém do tình hình trên tạo ra không thể giải quyết được nhiều vấn đề nhất là về tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhiều thời gian và liền bạc đã được đổ vào huấn luyện và trang bị cho quân đội Việt Nam Cộng hoà từ năm 1965 đến 1967, nhưng tất cả đều dập theo khuôn mẫu của Mỹ, chuẩn bị cho quân đội Việt Nam Cộng hoà chiến đấu trong cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành. Quân đội Việt Nam Cộng hoà vì thế trở nên phụ thuộc vào Mỹ hơn bao giờ hết và không được chuẩn bị tốt để gánh vác nhiệm vụ chiến đấu vào thời gian chưa được ấn định cụ thể.

Mỹ đã phải trả giá đắt để có được những thành công hạn chế. Trong nhiều cuộc hành quân, họ đã phung phí rất nhiều hoả lực và đôi khi chỉ thu lượm được kết quả không đáng kể. Tham mưu trưởng Harold Johnson sau này nhớ lại một số cuộc điều tra cho thấy có tới 85% số bom đạn sử dụng bừa bãi, "ở một quy mô cao tới mức choáng váng" (1). Tuy Mỹ diệt được 700 quân Việt Cộng trong cuộc hành quân CEDAR FALLS, nhưng lực lượng chủ lực của đối phương đã thoát được. Nhưng đến cuối năm 1967, số lính Mỹ bị chết trong chiến đấu đã lên tới 13.500 người
-------------------------------------
(1) Phỏng vấn Harold Johnson, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle. Pa.
-------------------------------------
cùng số thương vong tăng vọt và mức động viên quân dịch tăng lên đã khiến cho sự phản đối chiến tranh tăng lên ngay trong lòng nước Mỹ.

Dù có những con số đếm xác rất gây ấn tượng, nhưng vào giữa năm 1967, nhiều nhà quan sát thấy rõ là niềm hy vọng về một thắng lợi quân sự nhanh chóng và tương đối ít chi phí quả là đã đặt nhầm chỗ. Nhà báo Malcolm Browne nhận xét, "mỗi cú đánh của Mỹ giống như một nhát búa tạ đánh vào chiếc nút li-e nổi. Nhưng chiếc nút này không chịu chìm xuống" (1). Vào lúc này Mỹ đã có gần 450.000 quân tại Việt Nam. Westmoreland thừa nhận rằng nếu như yêu cầu tăng thêm 200.000 quân nữa của ông ta được thông qua, cuộc chiến có lẽ chỉ kéo dài thêm nhiều nhất là 2 năm nữa. Nếu không, ông ta cảnh báo, nó có thể kéo dài ít nhất là 5 năm thậm chí còn lâu hơn nữa.

Trong khi tích cực mở rộng hoạt động quân sự tại Việt Nam, Mỹ cũng phải vật lộn với cái mà nhiều người vẫn luôn coi là một vấn đề trung tâm, tức là xây dựng một quốc gia Nam Việt Nam có sức sống. Cao Kỳ đã làm cho những nhân vật đa nghi kinh ngạc vì đã tồn tại được hơn 6 tháng trên cương vị của mình. Tin rằng họ đã tìm được một cơ sở vững chắc để từ đó phát triển lên, vào đầu năm 1966, chính quyền Mỹ đã quyết định nêu rõ những cam kết của mình và ép Kỳ cải cách chính phủ. Tại cuộc họp "thượng đỉnh" được dàn xếp vội vã tại Honolulu, Johnson đã công khai ôm hôn Kỳ, thể hiện một cam kết mới và tìm cách để Kỳ
------------------------------------------------------
(1) Malcolm W.Brownc, Diện mạo mới của cuộc chiến tranh, NXB lndianpolis, năm 1968, tr.xi.
------------------------------------------------------
nhất trí thực hiện một chương trình cải cách sâu rộng.

Tổng thống Johnson không hề tỏ ý nghi ngờ tầm quan trọng mà ông ta dành cho chương trình đó. ông ta tuyên bố, thông cáo Honolulu là một loại "kinh thánh". Nhưng ông ta cũng không thỏa mãn với những lời hứa hoặc "những từ ngữ nghe rất kêu" mà phải "có những kết quả cụ thể" (1).

Ngay khi về Sài Gòn, Kỳ đã vấp phải một thách thức nội bộ rất quyết liệt. Sau khi im lặng gần một năm, thấy cuộc gặp gỡ Honolulu là một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ Kỳ được sự giúp đỡ của Mỹ sẽ giữ quyền lực tuyệt đối, giới Phật giáo một lần nữa xuống đường. Cũng giống như những gì đã diễn ra vào năm 1963, biểu tình bắt đầu nổ ra ở Huế và dưới sự lãnh đạo của các hoà thượng, những cuộc biểu tình này lan nhanh đến Sài Gòn và hội tụ được nhiều nhóm người phản đối chế độ như học sinh, sinh viên, công đoàn lao động, giáo dân và thậm chí cả các phe phái trong quân đội. Những cuộc biểu tình này mang màu sắc chống Mỹ ngày một cao. ở Huế và Đà Nẵng xuất hiện các khẩu hiệu "Đả đảo ách thống trị nước ngoài trên đất nước chúng ta". Một đám đông giận dữ đã đốt lãnh sự quán Mỹ ở Huế và lính cứu hoả thì không chịu dập tắt lửa.

Cuộc khủng hoảng Phật giáo bộc lộ rõ những yếu kém của chính quyền Sài Gòn và thế yếu của Mỹ ở Việt Nam.

Sự tồn tại của một cuộc nội chiến thực sự trong lòng một cuộc chiến tranh đã dập tắt những mối hy vọng vừa mới
---------------------------------------
(1) Chỉ thị của Johnson. ngày 8-2-1966, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các cuộc gặp quốc tế: Honolulu, Hộp 2.
---------------------------------------
nhen nhóm lên về chính quyền của Kỳ. Những người phản đối thì chủ trương tổ chức bầu cử và khôi phục lại chính quyền dân sự, những vấn đề mà Mỹ khó có thể từ chối. Bộ Ngoại giao Mỹ lại sợ rằng nếu nhân nhượng cho phật tử thì sẽ "đẩy chúng ta nhanh đến một con đường đầy chông gai và cạm bẫy hơn dự kiến của chúng ta rất nhiều", và Rusk đã chỉ thị cho sứ quán thuyết phục các lãnh tụ Phật giáo ôn hoà rút những "yêu sách thiếu thực tê" vì làm như vậy chỉ tạo nên "mối nguy hiểm nghiêm trọng là chuyển giao đất nước cho Việt cộng" (1). Khi hoạt động "hoà giải" của Mỹ thất bại và cuộc khủng hoảng trở nên xấu đi thì một số quan chức trong chính quyền Mỹ đề nghị bỏ rơi Kỳ để cứu Nam Việt Nam, và một số người khác còn bắt đầu xây dựng kế hoạch để Mỹ rút lui trong danh dự. Nguyễn Cao Kỳ bị ăn đòn tứ phía đã hành động mà không xin phép Mỹ trước để rồi cuối cùng giải toả được thế bế tắc của Mỹ và cũng tự cứu mình bằng cách điều 1.000 lính hải quân lục chiến Việt Nam Cộng hoà tới Đà Nẵng trấn áp lực lượng "phiến loạn". Phật tử phải lùi bước trước lực lượng áp đảo hơn, rồi phải rút lui tuy có phản đối yếu ớt. Tuy rất bực về cách làm việc "vượt mặt" của Kỳ, nhưng chính quyền Mỹ rất thỏa mãn với kết quả đạt được. William Bundy nhớ lại: "Tổng thống Johnson dứt khoát gạt bỏ phương án rút lui và tất cả chúng tôi đều thấy nhẹ người"(2).
----------------------------------------------
(1) Rusk gửi Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, ngày 16-3-1966, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các nước:Việt Nam, hộp 28; Rusk gửi Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. ngày 5-4-1966, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các nước:Việt Nam, hộp 29.
(2) Phỏng vấn William Bundy, Văn kiện Johnson.

------------------------------------------------
Sau cuộc khủng hoảng Phật giáo, Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam phấn đấu giữ vững những lời cam kết tại Honolulu. Theo quan điểm của Washington, việc bình định là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Cải thiện mức sống cho dân chúng Nam Việt Nam được coi là một lĩnh vực của cuộc chiến tranh. Johnson tin rằng cần tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng để tạo cho cuộc chiến tranh đi tới một mục đích cao cả hơn. ông ta trau chuốt bài hùng biện bằng những thứ như chương trình tiêm chủng, cải cách giáo dục và dùng các chuyên gia của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam nuôi giống lợn thịt to hơn hoặc trồng được nhiều khoai lang hơn. Có lần ông ta thốt lên: "Mẹ kiếp! Chúng ta cần thể hiện niềm say mê hơn cho những người dân Việt Nam chân chất này... Chúng ta phải được thấy chính quyền Nam Việt Nam giành chiến thắng... tranh thủ trái tim và lòng yêu mến của người dân"(1). Dưới sự thúc đẩy của Washington, những người Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã thiết kế một chương trình phát triển nông thôn có tên gọi khá kêu là Chương trình Phát triển cách mạng (RD), một chương trình bắt chước cách làm của Việt cộng, theo đó các tổ với quy mô 59 người được huấn luyện về công tác tuyên truyền và dịch vụ xã hội đi xuống các làng xã sống cùng với dân vàthực hiện các nhiệm vụ để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng đối với chính quyền nhằm làm suy yếu Việt cộng.
---------------------------------------
(1) Jack Valenti, Một Tổng thống thật "nhân đạo", New York, năm 1973, tr.133, Loay Bua Johnson, Nhật ký Nhà Trắng, New York, năm 1970, tr.370-371.
-----------------------------------------
công cuộc phát triển nông thôn cũng vấp phải nhiều vấn đề giống như trước đây đã làm vô hiệu hoá "chương trình bình định". Bộ máy quan liêu của Sài Gòn và sự hợp tác tồi tệ giữa các quan chức Mỹ và Nam Việt Nam đã cản trở công tác quản lý kế hoạch này. Không thể tuyển được người có đủ năng lực ở một nước thiếu nguồn nhân lực và thực sự chỉ có chưa đầy một nửa số người cần thiết để tham dự huấn luyện.

Các ứng viên được huấn luyện đại trà trong 3 tháng và phần lớn chưa được chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ nặng nề đang chờ đợi họ. Khi đi vào thực tế, các toán phát triển nông thôn cảm thấy thất vọng ngay vì các quan chức địa phương coi họ như một mối đe doạ. Kinh phí hứa hẹn cho nhiều dự án không bao giờ đến đúng địa chỉ. Còn người dân từng chứng kiến nhiều chương trình khác đến rồi lại đi, nên họ đón chào các công vụ viên, những người đi thực hiện chương trình này, với sự thận trọng và lãnh đạm. Do tình trạng thiếu nhân lực kinh niên, rất nhiều công cụ viên thường được điều chuyển tới các vùng mới trước khi hoàn thành công việc ở nơi cũ và cho dù những thành quả đạt được là gì thì chúng cũng mau chóng tan biến. Có khi những việc làm tốt của các toán phát triển nông thôn lại bị các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hoà phá hỏng vì họ thường bóp nặn dân làng nộp thuế, phí và ăn cắp cả lợn gà. Khi được hỏi cái gì là yếu tốt cốt lõi để thực hiện thành công công tác bình định ở khu vực của mình, một cố vấn Mỹ đã thẳng thừng nói rõ: "Hãy điều sư đoàn 22 của Việt Nam Cộng hoà cút khỏi tỉnh đó" (1).
-----------------------------------------
(1) Giác thư của Daniel Ellsberg, ngày 30-3-1966, Văn kiện John P.Vang, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, trại Carlisle, Pa.
-----------------------------------------
vấn đề cơ bản là thiếu an ninh. Lực lượng quân sự Mỹ bị cuốn hút vào cuộc chiến đấu và ít có thời gian chú ý đến cái mà sau này được gọi là "một cuộc chiến tranh khác" (bản thân cụm từ này nói lên sự thiếu hiệp đồng giữa chương trình bình định và các hoạt động quân sự). Trong hầu hết các trường hợp, quân đội Việt Nam Cộng hoà không thể bảo đảm an ninh và ở một số vùng thì an ninh lại là vấn đề chính yếu. Đôi khi các toán phát triển nông thôn đạt được những thành tích nhất định, nhưng thành tích đó lại trở thành con số không khi máy bay Mỹ ném bom các làng xóm mà họ vừa xây dựng. Các Công vụ viên thường được cử đến những vùng mất an ninh, nơi có Việt cộng quấy rối. Nhiều người đã bỏ chạy, những người ở lại và làm việc hiệu quả thường bị trừng trị. Trong tháng 7- 1963, 3.015 công vụ viên tham gia chương trình phát triển nông thôn đã bị giết hoặc bắt cóc (1).

Trong tình hình đó, "chương trình bình định" hầu như không đạt kết quả. Tuy đường xá được sửa sang, trường học được xây dựng, các cuộc bầu cử hương xã được tổ chức, nhưng với những phương pháp định lượng rất không chính xác, nên trong thực tế số xã "được bình định" chỉ tăng 5% trong năm đầu tiên. Cố gắng làm hồi sinh chương trình này, vào mùa xuân năm 1967, tổng thống Johnson đã trao cho Bộ tư lệnh quân sự Mỹ trực tiếp phụ trách chương trình này và Westmoreland đã thuyết phục quân đội Việt Nam Cộng hoà vốn đang lừng khừng phải triển khai một
-------------------------------------------------
(1) Douglas A. Blaufarb, Kỷ nguên chống nổi dậy: Các học thuyết và việc thực hiện của Mỹ, New York, năm 1977, tr.205-242.
----------------------------------------------
lực lượng lớn để bảo đảm an ninh ở các vùng nông thôn.

Những thay đổi này cuối cùng đã đem lại kết quả tốt hơn, nhưng vào lúc mà cố gắng quân sự to lớn của Mỹ không thu được kết quả gì hơn một thế bế tắc thì thất bại của "chương trình bình định" đã thực sự khiến nhiều người phải nản lòng.

ít nhất có một lĩnh vực mà hai quốc gia đã đạt được mục tiêu của thông cáo Honolulu là soạn thảo được Hiến pháp mới và tổ chức được tuyển cử. Người Mỹ không cho rằng việc xuất khẩu dân chủ sẽ giải quyết được các vấn đề của Nam Việt Nam. Ngược lại, nhiều người nhất trí với Lodge (lúc này trở lại nhiệm kỳ đại sứ lần thứ hai) rằng, việc tạo dựng một nền dân chủ thực sự ở một nơi vốn không có truyền thống dân chủ phương Tây "quả là một việc không thể làm được". Một số người lo sợ rằng, một quá trình chính trị mở cửa thực sự sẽ dẫn đến rối loạn. Tuy vậy người Mỹ cũng cảm thấy một Hiến pháp mới và các cuộc tuyển cử sẽ tạo cho Nam Việt Nam một hình ảnh đẹp hơn, theo lời của Lodge, thì "có thể làm cho các cuộc đảo chính triền miên không còn thế hợp pháp nữa"(1).

Chế độ Nguyễn Cao Kỳ đã ngoan ngoãn nghe theo lời khuyên của Mỹ nhưng theo cách thức vẫn bảo đảm cho mình đứng vững. Các cuộc tuyển cử để bầu ra quốc hội hợp hiến bị kiểm soát chặt chẽ đến mức bị giới Phật giáo tẩy chay. Quốc hội Việt Nam Cộng hoà đã họp vào đầu năm 1967 và ban hành ra Bản Tuyên ngôn nhân quyền, với
-------------------------------------------
(1) Henry Cabot Lodge, Jr, Quá nhiều mắt bão, New York, năm 1973, tr.215.
---------------------------------------------
nội dung dựa trên các mô hình của Mỹ và Pháp, chứa đựng những lời lẽ bóng bẩy. Tuy nhiên, chính phủ vẫn có được quyền hành pháp mạnh mẽ và có những quy định cho phép tổng thống Việt Nam Cộng hoà nắm quyền lực gần như là độc tài trong những trường hợp khẩn cấp, những trường hợp có thể được tuyên bố tuỳ ý của tổng thống. Những ai bị gán là cộng sản, hoặc "những người thuộc phái trung lập có cảm tình với cộng sản" đều bị gạt ra khỏi chính quyền.

Tổng thống được bầu trên cơ sở đa số phiếu, đảm bảo rằng các ứng cử viên đối lập không thể liên kết lại để giành thắng lợi.

Trong quá trình vận động trước bầu cử, Mỹ lặng lẽ nhưng kiên quyết ủng hộ những nỗ lực của chính quyền Việt Nam Cộng hoà giữ vững quyền lực. Bộ Ngoại giao Mỹ tỏ ý lo ngại về việc gạt bỏ toàn bộ các ứng cử viên đối lập nhưng Lodge đã thắng thế với lập luận rằng "đừng làm chính quyền Nam Việt Nam nản chí không thực hiện những biện pháp ôn hoà để ngăn cản Việt cộng lợi dụng các cuộc bầu cử làm phương tiện tiếm quyền" (1). Thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền Nam Việt Nam nảy sinh từ cuộc đấu đá nội bộ gay gắt mà chỉ giải quyết được nhờ sức ép quyết liệt của Mỹ, và sau một cuộc họp kéo dài đầy vẻ đạo đức giả trong cuộc họp này, Nguyễn Cao Kỳ "buồn bã" nhân nhượng và đồng ý ra tranh cử chức phó tổng thống trong một danh sách do Thiệu đứng đầu.
----------------------------------
(1) Thượng viện Quốc hội Mỹ, Tiểu ban Xây dựng công trình công cộng, Văn kiện Lầu Năm góc (Bản gửi tới các Thượng nghị sĩ) (4 quyến), Boston, năm 1971, quyển II, tr.384.
----------------------------------
cuộc tuyển cử tháng 9-1967 không xấu xa như lời buộc tội của các nhà phê bình, và cũng không trong sạch như tuyên bố của Johnson. Chế độ này đã tiến hành tuyển cử theo những điều kiện khó dẫn họ đến sự thất bại và cũng có những chứng cứ về sự gian lận ở mức độ lớn vào phút chót. Những kết quả bầu cử và việc tổ chức tuyển cử trong không khí chiến tranh được Mỹ nêu lên như chứng cứ của sự trưởng thành ngày càng tăng về chính trị của chính quyền Sài Gòn. Nhìn lại thì thấy thắng lợi của chính quyền Sài Gòn cũng chỉ ở mức độ hẹp. Liên minh Thiệu-Kỳ được 35% số phiếu, Trương Đình Du (một luật sư vô danh, người đã tranh cử với một cương lĩnh thương lượng với Việt cộng) được 17% số phiếu. Cuộc tuyển cử có thể làm cho chế độ này được tôn trọng ở mức độ nào đó, nhưng đồng thời cũng nói lên rằng nó vẫn còn yếu kém. Trong một quốc gia mà quyền lực chính trị do ý trời định đoạt và sự ủng hộ của quần chúng chỉ dừng ở mức thực hiện nghĩa vụ, thì mức độ nhỏ bé của thắng lợi là điều lố bịch. Nhiều người Việt Nam mỉa mai gọi toàn bộ quá trình này là "một màn kịch do Mỹ đạo diễn với dàn diễn viên Nam Việt (l).

Trong khi Mỹ và Nam Việt Nam phấn đấu giải quyết những vấn đề cũ thì quá trình Mỹ hoá cuộc chiến tranh đã sản sinh ra nhiều vấn đề phức tạp, trong đó gay cấn nhất là bi đát nhất là vấn đề dân tị nạn. Các hoạt động quân sự của Mỹ và của đối phương phát triển lên đã đẩy khoảng 4 triệu dân Nam Việt Nam, khoảng 25% số dân, khỏi quê hương
------------------------------------------------------
(1) Shaplen, Con đưowfng từ chiến tranh, tr.151.
--------------------------------------------------------
của họ. Một số dạt về các thành phố vốn đã đông đúc; một số khác bị dồn vào các trại tị nạn tồi tàn. Mỹ đã cấp cho chính quyền Nam Việt Nam khoảng 30 triệu USD/năm để lo cho dân tị nạn, nhưng phần lớn số tiền này không đến tay người dân. Các chương trình tái định cư thỉnh thoảng cũng được khởi động nhưng vấn đề diễn ra phức tạp đến mức những quan chức giàu tưởng tượng nhất cũng không còn giữ nổi tính trung thực. Không gì có thể bù đắp lại những thiệt hại cho dân tị nạn khi họ bị mất nhà cửa, ruộng vườn. Một bộ phận lớn dân Nam Việt Nam lâm vào tình trạng vô gia cư và trở nên có thái độ thù địch với chính quyền Việt Nam Cộng hoà, còn các trại tị nạn lại trở thành mảnh đất màu mỡ để Việt Cộng hoạt động.

Việc đột ngột đưa vào nửa triệu quân Mỹ, hàng trăm cố vấn dân sự, nhiều tỉ USD đã phá hoại sâu sắc một quốc gia vốn đã yếu kém và chia rẽ. Mức độ tăng cường lực lượng quá nhanh và quá lớn đến nỗi nó đe dọa đè bẹp Nam Việt Nam. Các cảng của Sài Gòn chật cứng tàu bè, hàng hoá, và các tàu chờ dỡ hàng đậu thành dãy dài ra tận biển. Shaplen nhận xét: Thành phố này đã trở thành "một thành phố phát triển nhanh toàn diện", phố phường tràn ngập xe cộ, các nhà hàng "nhung nhúc binh lính dữ dằn", các quán rượu "đông đặc như các chuyến xe điện ngầm ở New York vào giờ cao điểm" (1). Dấu hiệu về sự hiện diện của Mỹ tràn ngập khắp nơi. Nhiều quán rượu và nhà chứa nhanh chóng mọc lên quanh các khu căn cứ. Tại một làng xa xôi gần Đà Nẵng, Caputo trông thấy nhiều căn nhà làm bằng lon bia
---------------------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.20-21.
--------------------------------------
bỏ đi: "Lon bia Budweiser màu đỏ trắng, lon bia Miller màu vàng, lon bia Schlitz màu kem và nâu, lon bia Hamm màu xanh lơ và vàng" (1).

Sự tiêu xài của lính Mỹ có tác động phá hoại nền kinh tế yếu kém của Nam Việt Nam. Giá cả tăng đến 170% chỉ trong 2 năm đầu Mỹ tăng cường lực lượng. Cuối cùng, Mỹ phải kiểm soát tỷ lệ lạm phát bằng cách trả lương lính Mỹ bằng séc và đổ vào Nam Việt Nam một lượng hàng hoá tiêu dùng lớn, nhưng chính những biện pháp khắc phục này cũng có nhiều tác dụng phụ tai hại. Thay vì dùng tiền viện trợ Mỹ để thúc đẩy phát triển kinh tế, các nhà nhập khẩu Nam Việt Nam đã mua đồng hồ, đài bán dẫn, xe Hon da để bán cho những người làm thuê cho Mỹ. Việc đổ ào ạt hàng hoá Mỹ vào đã phá huỷ một số ít ỏi các ngành công nghiệp địa phương và làm cho nền kinh tế của Nam Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào viện trợ triền miên của nước ngoài. Đến năm 1967, phần lớn dân thành phố đã được thuê để cung cấp dịch vụ cho Mỹ.

Trong bầu không khí phồn vinh đó, tội phạm và tham nhũng nở rộ. Tham nhũng không phải là mới mẻ đối với Nam Việt Nam hoặc là một hiện tượng khác thường ở một số nước có chiến tranh, nhưng vào năm 1966, nó đã hoành hành ở mức độ không thể tin nổi. Các quan chức chính quyền Sài Gòn cho Mỹ thuê đất với giá rất cao, đòi hối lộ để cấp giấy phép lái xe, hộ chiếu, thị thực và giấy phép lao động, thu tiền "lại quả" của những người nhận hợp đồng xây dựng và phục vụ các khu cư xá và căn cứ, tham gia
-----------------------------------------------
(1) Caputo, Lời đồn về cuộc chiến, tr.107.
-----------------------------------------------
nhập thuốc phiện. Chợ đen buôn bán séc, USD và hàng Mỹ ăn cắp được đã trở thành những hoạt động kinh doanh phát đạt Tại các khu căng-tin của lính Mỹ ở Sài Gòn, có một chợ trời trải dài tới hai dãy nhà lớn và bao gồm trên 100 sạp hàng, khách hàng có thể mua mọi thứ từ lựu đạn đến rượu whisky Scotch với giá đắt hơn tới 300%.

Người Mỹ và Nam Việt Nam thu được lợi nhuận béo bở qua trao đổi tiền tệ bất hợp pháp. Những tên lừa đảo quốc tế và bọn buôn lậu tiền nhanh chóng nhảy vào làm ăn và hoạt động buôn lậu tiền đã phát triển thành "một mạng lưới tài chính quốc tế to lớn" trải ra từ Sài Gòn tới tận phố Wall với nhiều mối quan hệ với các ngân hàng Thụy Sĩ và tập đoàn Arập. Nạn tham nhũng lan tràn đã phá hoại chương trình viện trợ Mỹ và cản trở những cố gắng của Mỹ nhằm ổn định nền kinh tế Nam Việt Nam (1).

Các quan chức Mỹ nhận thức được vấn đề nhưng họ không thể tìm ra giải pháp. Nguyễn Cao Kỳ phải thừa nhận rằng, "đa số các tướng lĩnh đều tham nhũng. Một số quan chức cao cấp ở các tỉnh đều tham nhũng". Sau đó ông ta còn bình tĩnh bổ sung: "Tham nhũng có ở mọi nơi và dân chúng có thể chung sống với một mức độ tham nhũng nào đó như các ngài vẫn cùng tồn tại với nó ở Chicago và New York vậy" (2). Đại Sứ quán Mỹ ép chính quyền Sài Gòn loại
-------------------------------------------------------
(1) Thời báo New York, ngày 16-11-1966: Abraham Ribicoff gửi Robert McLellan, ngày 15-11-1969, và bút lục, ngày 15-1-1979, Văn kiện Abraham Ribicoff, Thư viện Quốc hội, Washington D.C., hộp 432.
2) Harry McPherson gửi Johnson, ngày 13-6-1967, Văn kiện Johnson, Hồ sơ McPherson, hộp 29.

-------------------------------------------------------
bỏ các quan chức tham nhũng nhưng cũng chẳng mấy kết quả. Một người Mỹ với tâm trạng chán nản đã giải thích cho David Halberstam: "Anh đấu tranh vật lộn để buộc sa thải một số người và phần lớn là anh thất bại và anh càng làm cho nạn tham nhũng tệ hại hơn. Có những lúc anh đạt được mục đích thì họ lại bổ nhiệm cho anh một số người cũng tệ hại không kém" (1). Mỹ thất vọng khi thấy cam kết của họ càng tăng thì ảnh hưởng của họ càng giảm. Nỗi lo lắng về nạn tham nhũng và sự bất lực luôn luôn bị dồn nén lại vì lo ngại rằng một hành động nặng tay có thể làm cho chính quyền Nam Việt Nam xa lánh và dẫn đến chỗ sụp đổ. Lodge và Westmoreland có chiều hướng chấp nhận tình hình và quay sang giải quyết những vấn đề khác.

Khi quân Mỹ càng tăng lên thì quan hệ giữa người Mỹ à Nam Việt Nam càng trở nên căng thẳng. Do những yếu kém về an ninh nên Mỹ không để người Nam Việt Nam tới gần các căn cứ lớn của họ và do việc Việt Cộng leo sâu vào hàng ngũ cấp cao của quân đội Việt Nam Cộng hoà nên các sĩ quan Mỹ buộc phải giữ bí mật với các đồng nghiệp Nam Việt Nam về chi tiết của các hoạt động quân sự lớn.

Người Mỹ công khai nghi ngờ đồng minh của mình. Một sĩ quan Mỹ nhận xét với ý mỉa mai rằng: "Tôi chỉ ước sao các thành viên của bộ tộc phía Nam này thể hiện được phẩm chất chiến đấu giống như những người anh em miền Bắc của họ"(2). Quân đội việt Nam Cộng hoà thực sự trở
----------------------------------------------------------
(1) David Halberstam, Trở lại Việt Nam, Harpers 235, tháng 12-1967, tr.52.
(2) Tướng A.S. Collins gửi Edward F.Smith, ngày 15-11-1966, Văn kiện A.S. Collins, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle, Pa.

-------------------------------------------------------
 thành mục tiêu để diễu cợt. Theo một chuyện tiếu lâm tiêu biểu của quân Mỹ thì cách đánh của quân Việt Nam Cộng hoà được thể hiện tốt nhất qua bức tượng người lính ngồi trong nghĩa trang quân sự toàn quốc. Việc quân đội Việt Nam Cộng hoà chậm tiếp thu các phương pháp của Mỹ khiến cho các cố vấn Mỹ rất bực bội. Một người Mỹ chua chát nói: "Tôi tin chắc rằng, nếu để cho Sài Gòn tự bảo vệ mình thì nơi này 20 năm sau sẽ lại trở thành những cánh đồng lúa"(1). Vẻ thờ ơ của nhiều người Việt Nam, trong khi người Mỹ đang bỏ xác trên chiến trường, đã khơi dậy lòng căm phẫn và hận thù. Khả năng của nông dân giỏi tránh mìn và hố chông cạm bẫy mà họ làm ra từng giết hại và làm tàn tật lính Mỹ đã dẫn đến những lời buộc tội họ đồng loã với kẻ thù.

Thái độ của người Nam Việt Nam đối với người Mỹ vẫn rất mập mờ. Nhìn chung, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đánh giá cao lòng quảng đại của Mỹ, nhưng họ không ưa cách làm việc của người Mỹ. Họ phàn nàn lính Mỹ "khinh thường" nhân dân, phá hoại đường xá và đe dọa sinh mạng của dân thường qua việc điều khiển xe cộ và hoả lực một cách bừa bãi. Một thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng hoà phản đối việc Mỹ chỉ tin cậy những người Việt Nam ngoan ngoãn chấp nhận cách hành động của họ, và Mỹ phân phát viện trợ nhỏ giọt "theo cách bố thí cho kẻ ăn mày"(2). Chính quyền Việt Nam Cộng hoà thừa nhận họ
--------------------------------------------------------
(1) Nhật ký Curtis Herrick. ngày 13-1-1965, Văn kiện Curtis Herrick, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle, Pa.
(2) Báo cáo tác chiến Psyops hàng tuần, ngày 2-12-1967, Văn kiện Vann.

----------------------------------
cần Mỹ giúp đỡ và một số người bằng lòng để Mỹ gánh vác trách nhiệm hoàn toàn đối với chiến tranh. Mặt khác, nhiều người trong số họ căm ghét thái độ hống hách của người Mỹ và coi "ách chiếm đóng" của Mỹ như là một "tai hoạ làm suy sụp tinh thần". Theo nhận xét của Shaplen, những người Việt Nam có đầu óc sâu sắc thừa nhận Mỹ không phải là "lũ thực dân" nhưng "ở đây đã nảy nở một không khí thực dân mà đôi khi có thể còn tệ hơn là chính quyền chủ nghĩa thực dân" (1).

Do vậy, bước tiến trong lĩnh vực kiến thiết quốc gia quan trọng này thậm chí còn hạn chế hơn bước tiến trên chiến trường. Nhưng chắc chắn chính quyền Sài Gòn đã tồn tại được và sau thời kỳ bất ổn triền miên dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Khánh, đã có biểu hiện tiến bộ. Nhưng thực ra họ tồn tại được chủ yếu là do sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ, chứ không phải là nhờ sự ủng hộ tăng lên của nhân dân hoặc sức mạnh nội tại. Trở lại Nam Việt Nam sau nhiều năm vắng mặt, Halberstam cứ bị ám ảnh bởi một cảm giác quen thuộc. Đúng là có những bộ mặt mới, những chương trình mới, vô số nguồn lực và người Mỹ vẫn tiếp tục ăn nói đầy lạc quan. Nhưng các vấn đề cũ vẫn còn là những giải pháp "mới" dường như chẳng có gì hơn. Ông ta kết luận, "điều cuối cùng làm tôi kinh ngạc là ở đây sự thay đổi thực sự mới nhỏ bé làm sao" (2).

Tình trạng dần mở rộng chiến tranh đã khơi dậy những sức ép mạnh mẽ trong nước và quốc tế đòi thương lượng,
------------------------------------------------
(1) Shaplen, Con đường từ cuộc chiến, tr.154.
(2) Halberstam, "Trở lại Việt Nam", tr.50.

-------------------------------------------
nhưng những bế tắc về quân sự cũng lại tạo nên một thế bế tắc ngoại giao nặng nề không kém. Các quan chức Mỹ về sau đã tổng kết lại là từ năm 1965 đến năm 1967, đã có tới hơn 2.000 nỗ lực nhằm bắt đầu các cuộc đàm phán hoà bình. Không có bên nào tỏ ra thờ ơ với những nỗ lực như vậy nhưng cũng chẳng có bên nào muốn có những nhượng bộ cần thiết để các cuộc đàm phán trở thành hiện thực. Mỹ sợ rằng Bắc Việt Nam lợi dụng các sáng kiến hoà bình để giành lợi thế tuyên truyền, và tranh thủ sự mệt mỏi về cuộc chiến tranh này của dân chúng Mỹ. Hà Nội thì kiên quyết từ chối thương lượng nếu như Mỹ không có những nhượng bộ lớn. Johnson và các cố vấn của ông ta không thể làm ngơ trước nhiều đề nghị thương lượng, nhưng họ không tin là sẽ đạt được kết quả từ các cuộc thương lượng đó, và họ có lý do để nghi ngờ rằng, Hà Nội tỏ ra quan tâm đến thương lượng chỉ vì muốn Mỹ ngừng ném bom. Dù hoàn toàn chưa có bằng cớ gì về kết quả sẽ đến, nhưng tổng thống Johnson, ít ra cho đến năm 1967, vẫn tự tin rằng, cuối cùng thì Bắc Việt Nam sẽ bị khuất phục trước áp lực quân sự của Mỹ. Do vậy, ông ta lo ngại rằng nếu như tỏ ra quá hoà giải thì sẽ có hại cho chiến lược của mình. Để tháo ngòi nổ cho các chỉ trích từ trong nước và quốc tế, Johnson nhiều lần khẳng định rằng ông ta sẵn sàng đàm phán nhưng lại từ chối những nhượng bộ mà Bắc Việt Nam đòi hỏi. Khi mỗi bên đều dồn sức nhiều hơn vào cuộc chiến thì khả năng thương lượng nghiêm túc cứ giảm dần (1).
----------------------------------------------
(1) Allan E.Goodman, Hoà bình bị đánh mất: Sự mưu cầu giải pháp đàm  phán của Mỹ về vấn đề Việt Nam, Stanford, Calif, năm 1978, tr.23-60.
-------------------------------------------------
Lập trường của cả hai bên không có chỗ cho sự thỏa hiệp. Bắc Việt Nam lên án Mỹ dính líu vào Việt Nam là vi phạm trắng trợn hiệp định Geneva, và nhấn mạnh điều kiện tiên quyết để đi đến thương lượng là Mỹ phải rút quân, triệt thoái các căn cứ quân sự, ngừng mọi hoạt động chiến tranh chống đất nước họ. Hà Nội nhấn mạnh rằng, vấn đề của Nam Việt Nam phải do chính người Nam Việt Nam giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Rõ ràng, Bắc Việt Nam linh hoạt trong vấn đề đặt thời gian và cơ chế cho một sự thay đổi chính trị ở miền Nam, nhưng họ lại rất kiên quyết đối với các vấn đề cơ bản, rằng phải thay chế độ "bù nhìn" Sài Gòn bằng một chính quyền đại diện cho "nhân dân", trong đó Mặt trận Dân tộc- giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ đóng vai trò chủ đạo. Hơn thế, Hà Nội tuyên bố rõ ràng "thống nhất đất nước cũng là một vấn đề phải thương lượng chẳng khác gì vấn đề độc lập của chúng tôi" (1).

Mỹ chính thức nêu rõ lập trường của mình vào đầu năm 1966. Được thuyết phục rằng chẳng bao lâu nữa sẽ phải mở rộng ném bom và tăng số quân đưa vào miền Nam, nên Johnson thỏa thuận, nhưng có phần lưỡng lự, là sẽ bắt đầu một đợt ngừng ném bom vào ngày lễ giáng sinh. Theo lời McNamara, đợt ngừng ném bom này phần nào được dàn dựng để "đặt nền tảng trong tư duy dân chúng Mỹ và dư luận thế giới... về một giai đoạn chiến tranh mở rộng"(2).
-------------------------------------------
(1) Trích trong Gareth Porter, Một nền hoà bình bị chối từ: Mỹ, Việt Nam và Hiệp định Paris (Bloomington, Ind, 1975), tr.29.
(2) Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), IV, 33.

-----------------------------------------------------

Do vậy, tổng thống quyết định kết hợp đợt ngừng ném bom này với một "chiến dịch hoà bình" được tuyên truyền ầm ĩ. Với cách thức hết sức phô trương, Johnson đã cử những nhân vật xuất sắc như Averell Harriman và phó tổng thống Hubert Humphrey vượt dại dương truyền đạt một thông điệp cho thấy Mỹ sẵn sàng thương lượng để đi đến một giải pháp.

Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Mỹ "tiết lộ" những điều kiện của Mỹ cho một giải pháp. Sau này, Rusk tuyên bố, "chúng tôi đặt mọi thứ vào cuộc thương lượng, chỉ trừ sự đầu hàng của Nam Việt Nam", nhưng trong thực tế kế hoạch Mười bốn điểm của chính quyền Mỹ đưa ra chứa đựng rất ít điểm nhân nhượng (1). Mỹ nêu rõ họ sẵn sàng ngừng ném bom nhưng chỉ sau khi Hà Nội có những bước xuống thang tương tự. Họ sẽ rút quân khỏi miền Nam nhưng chỉ sau khi đã đạt được một giải pháp chính trị thỏa đáng. Chính quyền Mỹ chấp nhận nguyên tắc: tương lai của Nam Việt Nam sẽ phải do người Nam Việt Nam tạo dựng. Đồng thời, chính quyền Nam Việt Nam cũng nêu rõ họ sẽ không chấp nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia chính quyền. Một hành động mà theo tuyên bố công khai của Humphrey sẽ giống như "nhốt cáo vào chuồng gà"(2). Kế hoạch mười bốn điểm chỉ thừa nhận rằng quan điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam "sẽ chẳng khó khăn gì để được trình
-----------------------------------------
(1) Chester Cooper, Cuộc thập tự chinh thất bại: Nước Mỹ tại Việt Nam (New York, 1970), tr.294.
(2) Henry Graff, Nội các ngày thứ ba (Englewood Cliffs. N.J., 1970), tr.67.

------------------------------------------
bày", nhưng chỉ sau khi Hà Nội "ngừng xâm lược". Đằng sau những lời lẽ mập mờ này là cả một quyết tâm to lớn muốn duy trì một Nam Việt Nam độc lập, phi cộng sản.

Số phận của "chiến dịch hoà bình" của Johnson càng đào sâu hố ngăn cách to lớn giữa hai quốc gia. Câu trả lời chính thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không thỏa hiệp.

Bắc Việt Nam chỉ ra sự khác nhau giữa việc Mỹ can thiệp vào một nước khác, sự dính líu của họ vào các vấn đề liên quan đến người Việt Nam và họ kiên quyết từ chối có hành động đáp lại để đổi lấy việc ngừng ném bom. Sau khi lên án đợt ngừng ném bom là "trò lừa bịp hoà bình", Hồ Chí Minh đòi "Mỹ chấm dứt ném bom và các hoạt động đánh phá khác chống Việt Nam một cách vô điều kiện và mãi mãi" (1). Một số quan chức chính quyền Mỹ yêu cầu tổng thống Johnson kéo dài đợt ngừng ném bom, nhưng ông ta đã tức giận từ chối. Sau khi ngừng ném bom 37 ngày, Johnson lại tiếp tục và mở rộng chiến dịch ném bom. Ông ta chưa bao giờ hào hứng với việc ngừng ném bom, và từ lúc này trở đi, ông ta có thái độ cứng rắn trong việc đưa ra những biện pháp hoà giải. Theo Bundy, "đó là một hiệp đấu gay cấn hơn"(2).

Để bịt miệng các nhà phê bình trong nước và quốc tế, vào cuối năm 1966 chính quyền Mỹ điều chỉnh lập trường của họ đôi chút. Trong suốt mùa hè và mùa thu, phía trung gian cố tìm một cơ sở chung để tiến tới thương lượng, và sau nhiều chuyến đi lại không mệt mỏi giữa Hà Nội và Sài
-------------------------------------------------
(1) Cooper, Cuộc Thập tự chinh thất bại, tr.294.
(2) Phỏng vấn William Bundy, Văn kiện Johnson.

-------------------------------------------------------------
Gòn, nhà ngoại giao Ba Lan Januscz Lewandowski đã thảo ra một kế hoạch 10 điểm để giải quyết cuộc xung đột.

Johnson và các cố vấn của ông ta rất nghi ngờ cuộc vận động hoà bình mà ông ta khinh miệt gọi là "cơn sốt giải thưởng Nobel". Họ cảm thấy bản dự thảo của Lewandowki rất mập mờ về nhiều điểm quan trọng và khiến Mỹ thua thiệt quá nhiều. Nhưng chính quyền Mỹ không dám tỏ ra không nhượng bộ và cuối cùng họ chấp nhận đề nghị của Lewandowki làm cơ sở cho thương lượng, nhưng dè dặt đối với bản kế hoạch này khi cho rằng "một số điểm cụ thể còn tuỳ thuộc ở mức độ quan trọng vào những cách hiểu khác nhau". Đáp lại lời đề nghị tha thiết của Lewandowki, Mỹ cũng đưa ra một đề nghị hai hướng nhằm tạo một lối thoát danh dự lách qua được lập trường của Hà Nội phản đối việc hai bên cùng xuống thang. Mỹ sẽ ngừng ném bom để đổi lấy lời cam kết có thể tin cậy được của Hà Nội về việc Bắc Việt Nam sẽ ngừng thâm nhập vào các khu vực then chốt của Nam Việt Nam trong một thời gian hợp lý.

Một khi Hà Nội chấp nhận thì Mỹ sẽ giữ các lực lượng chiến đấu ở mức độ hiện tại và các cuộc hoà đàm có thể bắt đầu (1).

Sáng kiến mang mật danh Cúc vạn thọ (MARIGOLD) của Ba Lan đã kết thúc trong sự thất bại. Sau này, các phát ngôn viên của Hà Nội tuyên bố rằng, một phái đoàn Việt Nam lúc ấy đã trên đường tới Vác-sa-va, nơi các cuộc đàm
----------------------------------------------------
(1) George C.Hening , Ngoại giao bí mật của chiến tranh Việt Nam: Phần về đàm phán trong các Tài liệu của Lầu Năm góc, Austin, Texas, năm 1983, tr.211-370.
---------------------------------------------------
phán đã được ấn định bắt đầu vào tháng 12, nhưng cho đến nay Mỹ vẫn chưa rõ Bắc Việt Nam lúc đã nhất trí với bản kế hoạch 10 điểm đó đến mức độ nào và sẵn sàng thỏa hiệp những vấn đề cơ bản đến đâu. Dù sao chăng nữa, thì rõ ràng là sáng kiến này đã chết yểu. Vài ngày trước khi khai mạc các cuộc đàm phán theo lịch trình, máy bay Mỹ đã đánh các ga xe lửa chỉ cách trung tâm Hà Nội 8km, gây thiệt hại lớn cho dân cư và cướp di sinh mạng của nhiều dân thường. Dù vẫn được giải thích cuộc ném bom này là một sản phẩm của sự hiệp đồng tồi trong chính quyền Mỹ, tức là tay phải không biết tay trái đang làm gì, nhưng thật ra cuộc ném bom này là kết quả của một quyết định có tính toán. Lodge, McNamara và thứ trưởng Ngoại giao Nicholas Katzenbach đều yêu cầu tổng thống Mỹ kiềm chế đừng ném bom gần Hà Nội trong giai đoạn vô cùng tế nhị khi Lewandowki đang thực hiện cuộc vận động ngoại giao của mình, nhưng Johnson đã bỏ ngoài tai. Cũng giống như các quan chức Mỹ khác, ông ta nghi ngờ toàn bộ sự dàn xếp này là một "trò hề" và nhấn mạnh rằng, cuộc ngừng ném bom trước đây đã không được coi như điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán Vácsava (1). Có thể những ý kiến đánh giá của Johnson về ý đồ của Hà Nội là đúng, nhưng chắc hẳn trong con mắt của Hà Nội thì các trận ném bom tháng 12 diễn ra sau một đợt ngừng dài do thời tiết xấu là một bước leo thang của cuộc chiến tranh được tính toán cho trùng khớp với cuộc vận động hoà bình Bắc Việt
-------------------------------------------
(1) Phỏng vấn William Bundy và Nicholas Katzenbach, Văn kiện Johnson.
------------------------------------------
Nam luôn nhấn mạnh rằng, họ sẽ không thương lượng trong tình trạng bị gây sức ép và họ đã nhanh chóng chấm dứt tiếp xúc. Kế hoạch Cúc vạn thọ đã "tàn lụi".

Một sáng kiến do thủ tướng Anh Harold Wilson khởi xướng cũng chịu chung số phận vào đầu năm 1967.

Wilson đã thuyết phục thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin, lúc đó đang ở thăm London, cố gắng đưa Bắc Việt Nam tới các cuộc thương lượng hoà bình chính thức trên cơ sở đề nghị hai hướng đã được tiết lộ trong cuộc vận động cho kế hoạch Cúc vạn thọ. Nhưng vào lúc Kosygin đồng ý với kế hoạch của Wilson thì lập trường của Mỹ lại cứng rắn lên.

Với tâm trạng điên khùng, Johnson quay lại lập trường cũ là Hà Nội phải ngừng thâm nhập trước khi ông ta ngừng ném bom. Wilson không được thông báo về sự thay đổi này. Khi biết được lập trường thực sự của Johnson, ông vô cùng tức giận với một cảm nghĩ chính đáng rằng, ông đang bị đẩy vào "một tình huống chết tiệt". Nhưng vị thủ tướng kiên trì này đã nhanh chóng tìm được một biện pháp thỏa hiệp mà Kosygin đồng ý chuyển cho Hà Nội, nhưng Washington chỉ cho ông 15 giờ để hoàn thành công việc trước khi lệnh ném bom được liếp tục. Cái mà sau này Wilson miêu tả là một "cơ hội lịch sử" đã qua đi do "thời gian biểu rất phi thực tế này" (1).
---------------------------------------------
(1) Harold Wilson, Chính phủ Lao động, 1964-/970: Bản lưu riêng, London, năm 1971, tr.359-3365. Benjamin Read, thư ký thường trực gửi Dean Rusk, sau này xác nhận rằng sự hiểu lầm có nguyên nhân bởi cách nói tuỳ tiện trong bức điện gửi London. Bức điện này giải thích về lập trường của Mỹ, theo Read, đã sẵn sàng "thắp đèn dầu nửa đêm mà chẳng cần sự hiện diện của luật sư", phỏng vấn Read, Văn kiện Johnson.
-----------------------------------------------

 Wilson thật ra đã thổi phồng về khả năng của các cuộc thương lượng. Sự sẵn lòng của Kosygin trong vai trò trung gian đã cho thấy sự chuyển hướng quan trọng trong chính sách của Liên Xô. Chừng nào mà cuộc chiến làm chệch hướng tập trung và nguồn lực của Mỹ khỏi những khu vực khác và cho phép chúng hạ bớt ảnh hưởng của Trung Quốc với Hà Nội, thì Liên Xô sẵn sàng tiếp tục hướng đi. Nhưng sự leo thang tiếp tục của Mỹ, sự nổi lên của Cách mạng văn hoá ở Trung Quốc, cùng lối nói gay gắt gia tăng của Trung Quốc có thể đã làm khơi dậy nỗi lo ngại của Liên Xô rằng tình hình ở Đông Nam á sắp không thể kiểm soát nổi. Liên Xô dường như cũng bị báo động bởi những tiếp xúc công khai Trung-Mỹ tại Vácsava, qua việc giận dữ buộc tội hai nước này đang âm mưu hiệp lực để áp đặt điều kiện cho Bắc Việt Nam. Kosygin có thể đã rút ra kết luận vào đầu năm 1967 rằng Liên Xô mong muốn chấm dứt chiến tranh, và một giải pháp thông qua thương lượng sẽ cô lập Trung Quốc và củng cố vị thế của Liên Xô với Bắc Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, khả năng đi tới một giải pháp của Liên Xô cũng rất hạn chế. Kosygin không thể gây sức ép với Hà Nội quá gay gắt để cho Hà Nội rơi vào tay Trung Quốc, nước đang buộc tội Liên Xô "phá đám và phản bội" khi câu kết với Mỹ gây tổn thất cho Hà Nội.

Nhưng Kosygin có thể đồng ý không gì khác là một giải pháp có thể đáp ứng được những mục tiêu cơ bản của Hà Nội.

Để đối phó với sức ép quốc tế, và trong trường hợp của Mỹ là có cả sức ép trong nước, vào năm 1967, mỗi bên đều thận trọng nhích từng bước khỏi lập trường cứng nhắc của họ trong 2 năm về trước. Bắc Việt Nam không còn đòi hỏi Mỹ phải chấp nhận 4 điểm của họ, trong đó có việc Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam như điều kiện tiên quyết đi đến thương lượng, tuy nhiên, Mỹ vẫn phải ngừng ném bom vô điều kiện. Hà Nội cũng nới lỏng các điều kiện cho một giải pháp, và trong nhiều điều nêu ra có một ý cho rằng, việc thống nhất đất nước có thể diễn ra trong một thời gian dài.

Mỹ rút khỏi lập trường ban đầu là Bắc Việt Nam phải rút quân khỏi miền Nam để đổi lấy việc Mỹ ngừng ném bom, mà chỉ yêu cầu không được tiếp tục thâm nhập vào miền Nam nữa. Dù cho có nhượng bộ như vậy, lập trường của cả hai bên vẫn còn cách nhau rất xa về vấn đề làm cách nào để bắt đầu các cuộc thương lượng. Dù lập trường thương lượng của họ đã thay đổi chút ít, nhưng họ vẫn chưa từ bỏ các mục tiêu cơ bản. Mỗi bên đều đã nếm mùi thất bại và đã chịu tổn thất nặng trên chiến trường nhưng đều giữ hy vọng có thể buộc bên kia chấp nhận điều kiện của mình. Do vậy, hai bên vẫn chưa muốn nhượng bộ về một vấn đề trọng tâm-tương lai của Nam Việt Nam- tới mức mà các mục tiêu của họ có thể sẽ bị nguy hại. Chính quyền Johnson đã xử lý tồi sáng kiến Wilson-kosygin, nhưng ít có lý do để cho rằng, một đường lối đối ngoại dù tài giỏi nhất và kiên trì nhất chưa chắc đã đạt được một bước đột phá trong hoàn cảnh không nước nào sẵn sàng chịu nhượng bộ. Một học giả đã kết luận: Câu chuyện về các sáng kiến hoà bình trong những năm 1965-1967 đã đánh dấu "một trong những chương thất bại nhất trong hoạt động ngoại giao của Mỹ" (1).
---------------------------------------------
(1) Goodman, Nền hoà binh bị đánh mất, tr.24.
-----------------------------------------------
Giữa năm 1967, Johnson đã bị sập vào chiếc bẫy mà ông ta đã vô tình dăng ra cho chính mình. Niềm hy vọng của ông ta về một thắng lợi nhanh và ít đau đớn đã tan vỡ. Lúc này, Johnson tha thiết muốn kết thúc chiến tranh, nhưng lại không thể làm điều đó bằng sức mạnh, và vào lúc không có một lợi thế quân sự rõ ràng hoặc một vị thế chính trị mạnh hơn ở Nam Việt Nam, ông ta cũng không thể làm được điều đó thông qua thương lượng. Hơn nữa, khi cái giá phải trả cho cuộc xung đột tăng lên, ông ta thấy mình bị kẹt trong một cuộc tranh cãi ngày càng dữ dội và chia rẽ ở trong nước, cuộc tranh cãi mà vào năm 1967 dường như có thể đe dọa chức vị tổng thống của ông ta và làm tơi tả nước Mỹ.

Một đầu cực đoan là phái "diều hâu", phần lớn bao gồm các đảng viên cánh hữu của Đảng Cộng hoà và các đảng viên bảo thủ của Đảng Dân chủ, nhìn nhận cuộc xung đột ở Việt Nam như là một bộ phận cần thiết trong chiến lược toàn cầu chống chủ nghĩa cộng sản. Họ lập luận nếu Mỹ không đứng vững ở Việt Nam thì cộng sản sẽ được khuyến khích bành trướng, các đồng minh và các nước trung lập sẽ khuất phục trước áp lực của cộng sản và Mỹ chỉ còn lại một mình đơn độc đối phó với một kẻ thù mạnh. Vốn là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, biết chắc về sức mạnh vô địch của Mỹ và rất thất vọng trước thế bế tắc ở Việt Nam, phái "diều hâu" kiên quyết phản đối những quy định kiềm chế đối với giới quân sự và đòi chính quyền làm tất cả những gì cần thiết để giành thắng lợi. Hạ nghị sĩ Mendel River đã khuyên tổng thống Johnson vào đầu năm 1966: "Chiến thắng hoặc cút ra"(1).
---------------------------------------------
(1) Biên bản cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội, ngày 25-1-1966, Văn kiện Johnson, Biên bản các cuộc họp, hộp 1.
---------------------------------------------
Còn ở đầu cực đoan kia là phái "bồ câu", một nhóm có quy mô lớn với nhiều thành phần, có thái độ chống chiến tranh ngày càng gay gắt và mãnh liệt. Phong trào chống chiến tranh tăng lên tỷ lệ thuận với mức độ leo thang chiến tranh. Nhóm này gồm nhiều cá nhân rất khác nhau như bác sĩ nhi khoa Benjamin Spock, nhà vô địch quyền Anh hạng nặng Mohammad Ali, nữ diễn viên Jane Fonda và nhà văn Norman Mailer, những nhân vật theo đường lối hoà bình kiểu cũ như A.J. Muste và những người cấp tiến như Tom Hayden, nhà hoạt động nhân quyền người da đen tiến sĩ Luther King và thượng nghị sĩ bang Arkansas William Fulbright. Phái "bồ câu" chỉ bao gồm một tỷ lệ nhỏ dân số nhưng đó là một nhóm duy nhất có tài diễn thuyết là rất sôi nổi. Họ đả kích đường lối đối ngoại của Mỹ một cách mạnh mẽ và không thương tiếc. Có lúc phong trào của họ gắn chặt với cuộc cách mạng văn hoá đang tràn ngập nước Mỹ vào cuối thập niên 1960 và thách thức những thể chế và chuẩn mực cơ bản nhất của nước Mỹ.

Mặc dù không tuân theo một cách phân loại chính xác nào, nhưng phong trào chống chiến tranh có xu hướng tập hợp theo 3 đường lối cơ bản (1). Đối với những nhân vật theo chủ nghĩa hoà bình như Muste, những người chống mọi cuộc chiến tranh vì coi nó là vô đạo đức, thì Việt Nam chỉ là một giai đoạn tiếp theo trong một cuộc thập tự chinh suốt đời. Đối với phong trào cấp tiến non trẻ của thập niên 1960, thì việc chống chiến tranh vượt ra ngoài ranh giới
-----------------------------------------
(1) Charles DeBenedetti, Cải cách hoà bình trong lịch sử nước Mỹ, Bloomington, năm 1984, tr.171-178.
-----------------------------------------
của những vấn đề đạo đức. Bắt nguồn từ phong trào đòi dân quyền, "phái tả mới" chủ yếu thu hút thanh niên thuộc giai cấp trung lưu lớp trên từ các trường đại học và nó đã hoà nhập với các tổ chức tả khuynh lâu đời hơn trong cách nhìn nhận cuộc chiến tranh như một thí dụ cổ điển về cách giai cấp thống trị Mỹ bóc lột người dân để duy trì một hệ thống tư bản chủ nghĩa mọt ruỗng (1). Những người theo phái tự do chống chiến tranh có số lượng nhiều hơn hẳn số người theo chủ nghĩa hoà bình và cấp tiến. Nói chung tuy không chất vấn "chế độ", nhưng họ đặt dấu hỏi nhiều về cuộc chiến tranh ở cả hai mặt đạo đức và thực tế. Nhiều người theo chủ nghĩa quốc tế tự do đã từng ủng hộ chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh lạnh lại thấy cuộc chiến tranh Việt Nam thật đáng chê trách về mặt đạo đức. Những người này lý luận, qua việc nâng đỡ cho một chính quyền thối nát và chuyên chế, nước Mỹ đã phản bội những nguyên tắc của chính mình. Trong tình hình không có mối đe dọa trực tiếp với nền an ninh - Mỹ thì không thể nào biện bạch cho sự tàn phá trút lên hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Nhiều nhân vật khác theo phái tự do chất vấn về cuộc chiến tranh trên những vấn đề thực tiễn. Họ cho rằng thực chất đó là một cuộc đấu tranh nội bộ, nếu có liên quan đến chiến tranh lạnh thì cũng chỉ là liên quan gián tiếp. Phái tự do còn chất vấn giá trị của thuyết Đô-mi-nô, đặc biệt sau khi quân đội Indonesia lật đổ Sukamo và đàn áp Đảng Cộng sản của nước này. Họ nhất trí rằng, Việt Nam cũng chỉ có ý nghĩa hạn chế đối
-----------------------------------------
(1) lrwin Unger, Phong trào, New York, năm 1974, tr.35-93.
-----------------------------------------------------
với nền an ninh của Mỹ. Họ nhấn mạnh rằng, số tiền to lớn đầu tư vào đó đã làm phân tán sự quan tâm của Mỹ đối với các vấn đề cấp bách hơn ở trong nước và quốc tế, gây thiệt hại cho quan hệ giữa Mỹ và đồng minh và cản trở việc phát triển mối quan hệ có tính xây dựng hơn với Liên Xô. Sự phê bình của phái tự do nhanh chóng phát triển thành việc lên án "chủ nghĩa toàn cầu" của Mỹ. Fulbright nói, Mỹ đã  trở thành nạn nhân của thói "kiêu ngạo về quyền lực" và "những dấu hiệu của sự kiêu ngạo chết người đó - việc dàn trải quá mức sức mạnh và nhiệm vụ của mình - chính là những yếu tố trước đây từng huỷ hoại thành phố Athens cổ đại, nước Pháp của Napoleon và nước Đức trong tay chế độ quốc xã" (1).

Các nhóm khác nhau hình thành nên "phong trào" đó lại bất đồng với nhau và trong nội bộ từng nhóm về mục tiêu và phương pháp. Đối với các nhân vật theo phái tự do và chủ nghĩa hoà bình thì việc kết thúc chiến tranh chính là cái đích, nhưng đối với phái cấp tiến thì nó chỉ là một phương tiện để đi đến cái đích cuối cùng là lật đổ chủ nghĩa tư bản Mỹ. Nhiều nhân vật cấp tiến thuộc "phái tả mới" sợ rằng, nếu kết thúc chiến tranh sớm có thể làm hao mòn tinh thần cách mạng và cản trở việc đạt tới mục tiêu chính. Phần lớn các nhân vật theo phái tự do không đi quá đà tới chỗ chủ trương rút khỏi Việt Nam, lại càng không muốn làm cách mạng trong nước mà chỉ đòi hỏi chấm dứt ném bom, xuống thang từng bước và đi đến thương lượng.
----------------------------------------
(1) Thomas Powers, Việt Nam: Cuộc chiến từ trong nước, Boston, năm 1984, tr.118.
-----------------------------------------
 Sự bất đồng về phương pháp còn gay gắt hơn. Phái tự do nói chung thiên về cách phản đối phi bạo lực và hoạt động chính trị trong khuôn khổ có trật tự và tìm cách gạt những người cộng sản ra khỏi cuộc biểu tình. Các nhân vật cấp tiến và một số người theo chủ nghĩa hoà bình ngày càng thúc ép phải chuyển từ chỗ phản đối sang chống đối, và một số người còn công khai chủ trương dùng bạo lực để lật đổ một chế độ vốn mang tính bạo lực.

Hoạt động chống chiến tranh mang rất nhiều hình thức khác nhau. Fulbright đã thực hiện một loạt các cuộc điều trần được truyền hình toàn quốc, trình bày công khai vấn đề trước toàn thể các nhà phê bình về chính sách của chính quyền Mỹ. Hàng trăm hành động thách thức cá nhân diễn ra. Nữ ca sĩ Joan Baez không chịu nộp phần thuế thu nhập vì cho rằng khoản tiền đó rồi sẽ bị rót vào ngân sách quốc phòng. Muhammad Ali tuyên bố từ chối nhập ngũ vì lương tâm thấy điều đó không đúng nên không nhận lệnh gọi quân dịch. Ba lính nghĩa vụ lục quân-được mệnh danh là bộ ba của căn cứ Fort Hood - chất vấn lính hợp hiến của cuộc xung đột bằng cách từ chối tham gia cuộc chiến tranh mà theo họ là "phi nghĩa, vô đạo đức và bất hợp pháp". Đại uý Howard Levy dùng lý luận về trách nhiệm cá nhân nêu trong các phiên toà xét xử tội phạm chiến tranh tại Nuremberg để biện minh cho việc ông từ chối huấn luyện cho các toán lính chiến sau đó sẽ được ném vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Hàng ngàn thanh niên Mỹ khai thác những kẽ hở pháp lý, thậm chí một số người còn tự làm mình tàn tật, để trốn quân dịch; một số người khác trốn sang Canada hoặc thà ngồi tù chứ không chịu sang Việt Nam chiến đấu. Một số ít người sử dụng cách thức phản đối của sư sãi Nam Việt Nam và đã công khai tự thiêu. Năm 1966-1967, những cuộc mít-linh và biểu tình chống chiến tranh đã thu hút được nhiều người hơn. Hàng ngày, những người phản đối diễu hành quanh nhà Trắng hô lớn: "Này Johnson, hôm nay ông giết chết bao nhiêu đứa trẻ?" và "Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ thắng". Các lực lượng phản chiến tìm cách "biểu tình nằm" trước các căn cứ huấn luyện của quân đội, hiến máu cho Việt cộng và cản trở công việc của các Uỷ ban tuyển quân, quan chức tuyển quân và công ty hoá chất Dow, một trong những công ty sản xuất bom napan được sử dụng ở Việt Nam. Ngày 21-10-1967 đã diễn ra một hành động phản đối gây tiếng vang nhất khi có khoảng 100.000 người chống chiến tranh tập trung ở Washington và khoảng 35.000 người biểu tình ở Lầu Năm góc - "cơ quan đầu não của chủ nghĩa quân phiệt Mỹ".

Tác động của hoạt động phản đối chiến tranh vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Những biểu hiện bất mãn rõ ràng ở Mỹ đã khích lệ Hà Nội tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành thắng lợi. Phong trào phản đối chiến tranh không làm cho dân chúng Mỹ chống chiến tranh như lý luận của một số nhà phê bình. Hiệu quả của phong trào này cũng có mức độ bởi chính trong hàng ngũ của nó cũng có sự chia rẽ. Các cuộc bỏ phiếu thăm đò dư luận công chúng cho thấy, đa số phần tử cực đoan và "hippie" còn đáng ghét hơn là chính cuộc chiến tranh.

Thậm chí do được tiến hành theo một cách thức sai lầm nên phong trào phản đối có thể còn củng cố thêm sự ủng hộ cho một cuộc chiến tranh vốn tự nó không được lòng dân. Tác động của phong trào lại càng hạn chế và không rõ ràng. Nó làm cho công chúng Mỹ nhận thức được vấn đề Việt Nam, nó không thừa nhận lý do của cuộc chiến tranh và của những chính sách đối ngoại thời chiến tranh lạnh.

Phong trào phản đối đã hạn chế những lựa chọn quân sự của Johnson và có thể ngăn cản mọi xu hướng leo thang chiến tranh mạnh mẽ hơn. Có lẽ quan trọng nhất là các vụ phá rối và chia rẽ do phong trào chống chiến tranh gây nên đã tạo sự mệt mỏi và lo lắng trong các nhà hoạch định chính sách và trong công chúng, do đó cuối cùng đã khuyến khích những nỗ lực nhằm tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh (1).

Đa số dân chúng Mỹ bác bỏ cả lập trường "diều hâu" lẫn "bồ câu", nhưng khi cuộc chiến tranh kéo dài và cuộc tranh cãi ngày càng phân tán thì nỗi lo của công chúng tăng hẳn lên. Sau khi mở rộng chiến tranh năm l965, sự ủng hộ của công chúng tăng lên, đó là hiện tượng tập hợp dưới cột cờ vẫn thường diễn ra.

Nhưng rồi sự thất bại của việc leo thang chiến tranh không tạo được kết quả rõ rệt và có nhiều dấu hiệu cho thấy phải cần thêm quân và tăng thuế cao hơn để duy trì một cuộc chiến tranh kéo dài và có thể không có kết thúc thì những yếu tố này đã tạo nên tâm trạng tuyệt ...
----------------------------------------------
(1) DeBenedetii, Cải cách hoà bình, tr.l74-182; Melvin Small, "Tác động của phong trào chống chiến tranh đối với Lyndon Johnson, 1965- 1968: Một báo cáo sơ bộ", Hoà bình rà Biến động, quyển X, mùa xuân năm 1984, tr.1-17.
-----------------------------------------------

… vọng và mất bình tĩnh ngày càng tăng (1). Nhà phân tích dư luận xã hội Samuel Lubell nhận xét: Nếu có một loài chim tiêu biểu cho sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam thì đó là loài hải âu lớn, khi nhiều người Mỹ cùng chung "ý muốn sôi sục muốn rũ bỏ một gánh nặng không mong đợi", ý kiến sau đây của một bà nội trợ có lẽ phản ánh hay nhất thái độ của công chúng Mỹ: "Tôi muốn rút ra nhưng tôi không muốn nhân nhượng"(2).

Trong năm 1967, sự ủng hộ cho cuộc chiến đã giảm hẳn. Cho đến mùa hè năm đó, số lượng động viên quân dịch vượt quá 30.000 mỗi tháng và đã có trên 13.000 lính Mỹ chết ở Việt Nam. Đầu tháng 8, tổng thống Johnson đề nghị tăng thuế thêm 10% để trang trải cho những chi phí đang tăng dần của cuộc chiến tranh. Những cuộc bỏ phiếu thăm dò dư luận ngay sau đó cho thấy lần đầu tiên đa số người Mỹ cảm thấy nước mỹ đã sai lầm khi can thiệp vào Việt Nam, và đại đa số cho rằng, dù có cố đổ thêm nhiều nguồn lực vào cuộc chiến thì nước Mỹ cũng "chẳng làm nên chuyện gì khá hơn". Tỷ lệ công chúng tán thành cách Johnson xử lý cuộc chiến giảm chỉ còn 28% vào tháng 10.
-----------------------------------------------------------
(1) Sidney Verba, đã dẫn, "Dư luận xã hội và cuộc chiến tranh tại Việt Nam", Tạp chí Khoa học chính trị Mỹ số 61, tháng 6-1967, John E. Mueller, "Những xu hướng trong sự ủng hộ của dân chúng đối với cuộc chiến tranh tại Triều Tiên và Việt Nam", sánh đã dẫn, số 65, tháng 6-1967, tr.358-375; và Peter W. Sperlich và William L.Lunch, "Dư luận xã hội Mỹ và cuộc chiến tranh tại Việt Nam", Tạp chí Chính trị học Phương Tây hàng qúi, số 32, tháng 3-1979, tr.21-44.  (2) Samuel Mueller, Cuộc khủng hoảng bị che dấu trong lòng nước Mỹ, New Yrork, năm 1971, tr.254-260.
----------------------------------------------------------
Sự giảm sút niềm tin trong dân chúng Mỹ cũng được thể hiện trên báo chí và trong quốc hội. Một số tờ nhật báo lớn ở thủ đô đã chuyển từ ủng hộ sang chống cuộc chiến tranh vào năm 1967 và những ấn phẩm đầy ảnh hưởng của tạp chí Cuộc sống lúc đầu cực kỳ "diều hâu" nhưng bây giờ lại bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi gay gắt đối với các chính sách của chính quyền. Các nghị sĩ quốc hội thấy không thể bỏ phiếu chống lại việc cấp ngân sách cho các lực lượng Mỹ trên chiến trường và do dự không muốn thách thức trực tiếp tổng thống, song cũng nhiều người lúc đầu kiên quyết ủng hộ thì nay lại công khai chống lại Johnson. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Thruston B. Morton thuộc bang Kentucky thừa nhận là đã có lúc ông theo phái "diều hâu cực đoan", nhưng rồi lại phàn nàn rằng, Mỹ "đã bị dồn vào chân tường ở đó", và nhấn mạnh, "cần phải có sự thay đổi" (1). Các phụ tá của nhà Trắng lo lắng cảnh báo về những sự đổi hướng sâu hơn trong quốc hội và sự thất bại của cuộc bầu cử quan trọng trong năm 1968 nếu thiếu những biến đổi quan trọng trong cục diện cuộc chiến (2).

Đến cuối năm 1967, với nhiều nhà quan sát, cuộc chiến tranh đã trở thành một biểu lượng rõ nét nhất của một tình trạng bất ổn gây khổ sở cho toàn bộ xã hội Mỹ. Không
-----------------------------------------------------
(1) Về bước chuyển của năm 1967, xem Don Oberdorfer, Tết?! (Tp. Gadern, N.Y., 1971), tr.83-92, và Louis Harris, Nỗi thống khổ của sự biến động, New York, năm 1973, tr.60-61.
(2) Rostow gửi Johnson, ngày 1-8-1967, Văn kiện Johnson, Tài liệu giải mật từ hồ sơ chưa được xử lý (DSDUF), Harry McPherson gửi Johnson, ngày 25-8-1967, Hồ sơ Harry Mcpherson, Thư viện Lyndon Baines Johnson, Austin, Tex, hộp 32.

----------------------------------------------------
phải tất cả đều đồng ý với ý kiến khẳng định của Fulbright rằng chương trình "xã hội vĩ đại" là một "xã hội đau ốm", nhưng nhiều người cảm thấy rằng, Mỹ đang nếm trải một kiểu căn bệnh suy nhược thần kỳ trên quy mô toàn quốc.

"Khoảng cách lòng tin", tức là sự khác nhau giữa lời nói và việc làm của chính quyền, đã gây nên tâm trạng bất tín nhiệm của nhiều người đối với chính quyền Mỹ. Hành  động gây rối ở các thành phố, tỷ lệ tội phạm gia tăng đến chóng mặt và những cuộc biểu tình ồn ào trên đường phố đã cho thấy bạo lực ở nước ngoài đã gây ra bạo lực ở trong nước. Ngày càng bị chia rẽ chống lại chính mình, nước Mỹ dường như đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nội bộ gay gắt không kém gì cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930. Nỗi lo về cuộc chiến tranh không biến thành sự nhất trí cao ủng hộ leo thang hoặc rút lui, trái lại thái độ của quần chúng-mệt mỏi, giận dữ và thất vọng- đã tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Mỹ hơn cả phong trào chống chiến tranh.

Cùng với cuộc tranh cãi của công chúng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam là sự chia rẽ ngày một sâu sắc trong chính quyền Mỹ. Bác bỏ những dự đoán tình báo làm giảm tác động của hoạt động quân sự của Mỹ đối với đối phương, Westmoreland nhấn mạnh rằng quân Mỹ hiện đang đạt được một số tiến bộ và có thể thắng trong cuộc chiến tranh nếu Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự của mình có hiệu quả hơn. Dù đã bỏ rất nhiều quy định hạn chế đối với chiến dịch ném bom vào năm 1967, nhưng các tham mưu trưởng liên quân vẫn vô cùng khó chịu với cách tiến hành cuộc không chiến và rất tức giận khi tổng thống tiếp tục từ chối động viên lực lượng dự bị. Westmoreland đã được phép khá tự do trong việc thực hiện các hoạt động tác chiến trên bộ, nhưng ông ta lại rất căm ghét cái mà sau này ông ta gọi là lời khuyên khờ khạo và vu vơ" mà westmoreland thường xuyên nhận được từ "các vị đô đốc dã chiến tự phong" ngồi tại Ngoại giao và bộ Quốc phòng. Ông ta vô cùng thất vọng trước những hạn chế đã ngăn cản không cho ông truy kích kẻ địch tới tận những vùng đất thánh của họ" (1).

Vào mùa xuân năm 1967, Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân đã hợp lực để giành được lời cam kết thực hiện chiến tranh tổng lực. Do vẫn tin là chiến lược "tìm và diệt" có thể thành công nên Westmoreland đề nghị tăng thêm 200.000 quân đẩy mạnh tác chiến trên bộ để chống lại đối phương. Các tham mưu trưởng liên quân tích cực ủng hộ ông ta và đòi phải động viên có mức độ lực lượng dự bị để đảm bảo cho các đợt tăng quân mới. Nhằm không cho đối phương sử dụng các vùng đất thánh của họ, giới quân sự đòi thực hiện các hoạt động tác chiến trên bộ và trên không với cường độ cao ở Campuchia và Lào, cũng như "dùng quân đổ bộ đường biển vượt khu phi quân sự vào Bắc Việt Nam".

Tuy thừa nhận rằng chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam đã đạt đến mức "bão hoà về mục tiêu", nhưng các tham mưu trưởng liên quân vẫn chủ trương tăng cường ném bom khu vực Hà Nội, Hải Phòng và thả thuỷ lôi phong toả các cảng biển của Bắc Việt Nam. Với sự thống nhất
--------------------------------
(1) Westmoreland, Báo cáo của người lính, tr.161.
------------------------------------
cao độ, giới quân sự đòi tiếp tục leo thang và mở rộng chiến tranh nhằm đánh bại Bắc Việt Nam (1).

Vào lúc mà giới quân sự trình bày các đề nghị của mình, một số cố vấn dân sự của Johnson công khai chủ trương từ bỏ các chính sách mà họ đánh giá là đã phá sản.

Trong suốt năm 1966, trong chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục có sự phản đối leo thang chiến tranh. Một số nhà phê bình trong nội bộ chính quyền, trong đó có Bill Moyers thuộc Văn phòng Nhà Trắng và George Ball, đã lặng lẽ từ chức, mang theo một cảm giác mà sau này James Thomson miêu tả, "hoàn toàn tẩy chay chính sách lúc đó nhưng bất lực vì không thay đổi được nó"(2). Sự chống đối vẫn tiếp tục tăng và ngày càng tập trung vào một số người ở Bộ Quốc phòng. Thật mỉa mai, vào mùa xuân năm 1967, nhân vật chính chủ trương thay đổi lại chính là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, một người đã từng gắn bó với việc leo thang chiến tranh đến mức có thời người ta gọi đó là "cuộc chiến tranh của McNamara". Đầu mùa hè năm 1967, McNamara bắt đầu lo ngại rằng, việc mở rộng chiến tranh quá mức sẽ gây nguy hiểm cho cục diện an ninh toàn cầu mà từ ngày lên nắm quyền vào năm 1961, ông ta đã dày công xây dựng.

Ông ta thấy phiền lòng vì tính huỷ diệt của cuộc chiến tranh, đặc biệt về số thường dân bị thương vong, và sự
-------------------------------------------------------
(1) Westmoreland gửi các tham mưu trưởng liên quân, ngày 28-3-1967, trong Neil Sheehan, sách đã dẫn, Văn kiện Lầu Năm góc được công bố bởi Thời báo New York, New York, năm 1971, tr.560-565: Các tham mưu trưởng gửi McNamara, ngày 20-4-1967, sách đã dẫn, tr.565~567.
(2) James C.Thomson, "Rút lui và nói thẳng", Tạp chí Chính sách Ngoại giao, số 13, mùa đông 1973-1974, tr.57.

--------------------------------------------------------
chống đối trong nước ngày một tăng, những điều mà ông ta ngày càng thấy rõ trong những lần xuất hiện trước công chúng. Trước đây, McNamara từng lừng danh là một nhà kinh doanh và một viên chức có khả năng đạt được kết quả tối đa với một chi phí tối thiểu. Nhưng vào năm 1967, ông ta buộc phải thừa nhận rằng, leo thang chiến tranh không đem lại kết quả quan trọng cuối cùng là "bẻ gãy tinh thần và hiệu lực chính trị của đối phương". Chính quyền Nam Việt Nam dường như cũng chẳng ổn định hơn trước; bình định thì "không tiến, thậm chí còn thụt lùi". Cuộc chiến tranh bằng không quân rất tốn kém mà lại chẳng đem lại kết quả. McNamara phải thú nhận với các nhân viên của mình: "Hồ Chí Minh là một cụ già cứng rắn và không chịu lùi bước cho dù chúng ta có ném bom đến mức độ nào"(1).

Hơn nữa, bộ trưởng quốc phòng thừa nhận rằng, chiến dịch ném bom đã khiến Mỹ phải trả giá đắt về dư luận trong nước và thế giới. Đầu năm 1967, McNamara khuyên tổng thống Johnson: "Hình ảnh một siêu cường hạng nhất thế giới giết hại hoặc làm bị thương nặng 1.000 dân mỗi tuần trong lúc tìm cách gây áp lực bắt một nước nhỏ, lạc hậu phải chấp nhận một điều mà giá trị của nó mọi người còn đang tranh cãi gay gắt là một hình ảnh không đẹp chút nào"(2). McNamara và các cố vấn của ông ta cũng mất ảo tưởng về cuộc chiến tranh trên bộ ở Nam Việt Nam.

Những đợt tăng quân của Mỹ không làm tăng thiệt hại của
----------------------------------------------------------
(1) Henry Trewhitt, McNamra, New York, năm 1971, tr.235.
(2) McNamara gửi Johnson, ngày 18-5-1967, trong Sheehan: Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.580.

----------------------------------------------------------

... đối phương ở mức độ lớn tương ứng và không có gì chứng tỏ rằng việc tiếp tục mở rộng chiến tranh sẽ thực sự làm cạn kiệt nguồn nhân lực của Bắc Việt Nam.

Trong suốt năm 1967, McNamara đã thầm lặng và có phần do dự khi thúc ép phải có những thay đổi cơ bản trong chính sách. Với lập luận rằng những mục tiêu quân sự lớn ở Bắc Việt Nam đã bị huỷ diệt, ông ta đề nghị hoặc ngừng ném bom vô điều kiện, hoặc ném bom ở khu vực phía nam vĩ tuyến 20. McNamara nói thêm, bước đi như vậy sẽ giúp làm hài lòng các nhà phê bình trong nước và có thể dẫn tới những cuộc thương lượng nghiêm túc. Vị bộ trưởng quốc phòng này còn chủ trương giới hạn mức trần của số quân Mỹ và chuyển từ chiến lược "tìm và diệt" sang một chiến lược hạn chế hơn trong tác chiến mặt đất trên cơ sở bảo đảm an ninh cho dân chúng Nam Việt Nam. Với những lời lẽ có phần mập mờ, ông ta còn tiếp tục đề nghị hạ thấp các mục tiêu chính trị của Mỹ. Ông ta lý luận rằng, nếu như Mỹ tiến hành chiến tranh để kiềm chế Trung Quốc thì họ đã thắng: chủ nghĩa cộng sản đã thất bại ở Indonesia, rối loạn chính trị lan tràn ở Trung Quốc đã cho thấy xu thế ở châu á lúc này có hại cho Trung Quốc và có lợi cho Mỹ. Do vậy, chính quyền Mỹ có thể theo đuổi một lập trường mặc cả linh hoạt hơn. Họ vẫn có thể hy vọng có một Việt Nam độc lập, phi cộng sản nhưng không có nghĩa vụ "phải bảo đảm vai khẳng định những điều kiện này". Ít nhất, McNamara cũng bóng gió đề nghị Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự để tìm ra một giải pháp rút khỏi bế tắc ở Việt Nam trong danh dự (1).
----------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.584-585.
-------------------------------------------
Đến mùa hè năm 1967, Johnson trở nên vô cùng phiền muộn, mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần, thất vọng vì không thành công, bị giằng xé giữa các cố vấn không biết nên đi theo hướng nào. Dường như ông ta cũng chia sẻ nhiều nỗi niềm phân vân như McNamara và bác bỏ thẳng thừng quan điểm lấy mở rộng cuộc chiến tranh làm giải pháp của giới quân sự. Các tham mưu trưởng liên quân Johnson vỡ mộng. Nhiều lần ông ta phàn nàn: "Các ngài chỉ biết có ném bom, ném bom và ném bom"(1). Johnson rất lo ngại trước việc thực thi chiến lược trên bộ của Westmoreland và vào tháng 4 khi ông này đề nghị xin thêm quân, Johnson đã mỉa mai hỏi vị tướng này: "Khi chúng ta tăng thêm các sư đoàn, chẳng lẽ đối phương không thể tăng thêm các sư đoàn hay sao? Nếu như thế thì rồi sẽ đi đến đâu?"(2). Johnson vẫn kịch liệt chống động viên lực lượng dự bị và mở rộng chiến tranh. Những biện pháp như vậy sẽ làm tăng thêm sự chống đối trong nước.

Chúng sẽ không làm vừa lòng giới quân sự mà sẽ chỉ dẫn đến những áp lực đòi leo thang hơn nữa, thậm chí đòi sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông ta vẫn sợ đụng đầu với Liên Xô và Trung Quốc nên luôn nói: "Tôi sẽ không kiêu khích Trung Quốc" (3).

Tuy nhiên, Johnson không thể chấp nhận đề xuất của
-----------------------------------------------
(1) Lawrence J. Korb, Tham mưu trưởng liên quân: 25 năm đầu, Bloomington, năm 1976, tr.181.
(2) Trích dẫn từ đàm luận của Johnson-Westmoreland, ngày 20-4-19ó7, trong Sheehan, Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.567.
(3) C. L. Sulzberger, Bảy lục địa và bốn mươi năm, New York, năm 1977, tr.435.

-------------------------------------------------
McNamara. Ông ta đã dần mất lòng tín đối với vị bộ trưởng quốc phòng này. Theo Johnson sở dĩ McNamara có quan điểm "bồ câu" chính là do ảnh hưởng xấu của Robert Kennedy, đối thủ chính của Johnson. Vào cuối năm 1967, mối quan hệ giữa Johnson và McNamara xấu đi đến mức bộ trưởng quốc phòng vui mừng chấp nhận quyết định bổ nhiệm ông ta trở thành chủ tịch ngân hàng thế giới. Thêm nữa, Westmorelan tiếp tục báo cáo là cuộc chiến có những tiến bộ vững chắc do đó tổng thống chưa sẵn sàng chịu thất bại. ông ta cũng không quay lại chiến lược "căn cứ lõm".

Ông ta đặt câu hỏi: "Chúng ta không thể cứ chúi xuống như giống con lừa trong cơn dông bão", hoặc đặt giới hạn về mức quân đưa vào cuộc chiến (1). Dù ông ta nhất trí là cuộc ném bom chẳng đạt kết quả gì, nhưng ông ta vẫn chưa sẵn sàng ngừng -hoặc thậm chí giới hạn nó. Lên án đề nghị của McNamara là một "trận Điện Biên Phủ trên không", các tham mưu trưởng liên quân đe dọa từ chức hàng loạt nếu Johnson phê duyệt các đề nghị đó, thậm chí thượng nghị sĩ chủ chiến John Stennis của bang Mississippi còn có kế hoạch điều tra việc tiến hành chiến tranh trên không (2). Tổng thống chưa chuẩn bị để mạo hiểm đón một cuộc đụng đầu lớn với phái "diều hâu" hoặc một cuộc tranh luận của công chúng về cuộc ném bom mà triển vọng sẽ gây một tranh cãi lớn. Hơn nữa, nhiều người mà Johnson tìm đến xin lời khuyên đều gay gắt chống lại những đề nghị của McNamara. Dean Rusk, Walt Rostow,
--------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.436.
(2) Korb, Tham muuw trưởng liên quân, tr.166.

----------------------------------------
Maxwell Taylor, Clark Clifford và McGeorge Bundy đều nhất trí rằng, việc ngừng ném bom cũng sẽ không làm vừa lòng các nhà phê bình trong nước, Bundy lớn tiếng cảnh báo: "Không bao giờ có thể thỏa mãn khẩu vị của phái"bồ câu" cũng như "diều hâu", nếu ta nhượng bộ họ thì họ sẽ còn đòi thêm nữa... Hơn nữa, sự nhượng bộ đó trong con mắi Hà Nội sẽ là một dấu hiệu của sự yếu đuối" (1).

Do vậy, Johnson tiếp tục thực hiện chính sách trung dung giữa hai cực đoan mà các cố vấn của ông ta đưa ra.

Ông ta bác bỏ đề nghị của giới quân sự đòi mở rộng chiến tranh và chỉ cho phép tăng thêm 55.000 quân, trong khi đề nghị của Weslmoreland đòi tăng thêm 200.000 quân.

Nhưng người ta đã không đặt ra một giới hạn trần nào cả.

cũng không đánh giá lại chiến lược "tìm và diệt". Johmson cũng bác bỏ đề nghị của McNamara hạn chế hoặc ngừng ném bom. Thực ra để chiều ý các nhân vật "diều hâu" trong quốc hội cùng các tham mưu trưởng liên quân, Johnson đã phải mở rộng danh sách mục tiêu cho phép đánh vào cầu, đường, xe lửa và doanh trại trong phạm vi Hà Nội, Hải Phòng và những khu vực cấm trước đây dọc biên giới Trung Quốc.

Những quyết định của Johnson năm 1967 có tính ứng biến hơn cả những quyết định năm 1965, bất chấp logic quân sự và không đối phó nổi, lại càng không giải quyết được những mâu thuẫn trong chiến lược của Mỹ. Cuộc ném bom được duy trì không phải vì có người nghĩ rằng nó
-------------------------------------------------------------
(1) Bundy gửi Johnson, ngày 4-5-1967, trong Sheehan: Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.569-572.
-----------------------------------------------------------------
có hiệu lực mà vì Johnson cho rằng nó cần thiết để làm yên lòng một số phe phái trong nước và vì ngừng ném bom có thể được coi là một biểu hiện của sự yếu kém. Tổng thống từ chối cung cấp cho tư lệnh chiến trường số quân mà ông ta cho là cần thiết để chiến lược của mình có hiệu quả nhưng lại không chịu đối đầu với những mâu thuẫn trong chiến lược đó.  Vào cuối năm 1967, chính quyền Mỹ một lần nữa điều chỉnh lập trường thương lượng của mình. Cái gọi là công thức San Antonio, đầu tiên được nhà khoa học chính trị trường đại học Harvard Henry Kissinger bí mật chuyển cho Bắc Việt Nam thông qua các nhân vật trung gian Pháp và sau đó được công bố vào tháng 9, có hạ thấp đôi chút so với một thỏa thuận trước đây là hai bên cùng xuống thang.

Mỹ sẽ ngừng ném bom "với sự ngầm hiểu" rằng việc làm này sẽ nhanh chóng dẫn tới những cuộc thảo luận có hiệu quả họ có thể tin rằng Bắc Việt Nam không lợi dụng thời gian ngưng ném bom. Như lời giải thích sau này, điều đó có nghĩa là Hà Nội sẽ không tăng ở mức độ lớn việc đưa người và hàng tiếp tế qua vĩ tuyến 17 (1). Chính quyền Mỹ cũng nêu ra ý muốn chấp nhận cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia các hoạt động chính trị ở Nam Việt Nam, một bước tiến quan trọng so với lập trường trước đây. Tuy nhiên, việc Mỹ làm mềm bớt lập trường mặc cả của họ không nói lên rằng nước này có sự thay đổi mục tiêu mà McNamara đã khuyến nghị. Sự cam kết ủng hộ chế độ Thiệu vẫn kiên quyết và thái độ sẵn sàng
------------------------------------------------------
(1) Herring, Ngoại giao bí mật, tr.538-544.
------------------------------------------------------
muốn thương lượng với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam dường như dựa vào niềm hy vọng có thể hợp tác với Việt cộng hoặc đánh bại Việt cộng bằng các biện pháp chính trị.

Hơn thế đến cuối năm 1967, Johnson thấy cần thực hiện một số bước nữa để tránh thảm bại. Sau nhiều tháng còn phân vân bất ổn, vào cuối mùa hè, chính quyền Mỹ đã kết luận rằng, thực ra họ đang đạt được bước tiến bộ chậm nhưng chắc ở Việt Nam. Các quan chức tại Sài Gòn lạc quan đưa tin rằng các trận đánh của Mỹ hiện làm cho đối phương mất thăng bằng và gây tổn thất to lớn. Tỷ lệ đào ngũ của quân đội Việt Nam Cộng hoà đã giảm hẳn và hiệu quả chiến đấu của một số đơn vị đã tăng. Sau nhiều tháng chao đảo, "chương trình bình định" cuối cùng dường như đã khởi sắc. Ngay cả McNamara tuy có thái độ bi quan nhưng đến tháng 7 cũng chuyển sang nhận xét rằng "không có bế tắc quân sự" (1).

Nhưng vào lúc này, tình hình trong nước của Mỹ rõ ràng đang suy sụp. Sự nhất trí mà Johnson đã cẩn trọng xây dựng năm 1964 đang bị đổ vỡ. Kể từ cuộc nội chiến trong lịch sử của mình, lúc này nước Mỹ bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Sự chống đối trong quốc hội, cũng như sự thiếu quan tâm chú ý và quản lý kém, phần nào do việc chính quyền Mỹ quá bận tâm tới chiến tranh Việt Nam, đã đẩy các chương trình xã hội vĩ đại mà Johnson từng ấp ủ đến chỗ bế tắc. Bản thân Johnson là con người đang bị bao vây
-------------------------------------------
(1) Ghi chép trong cuộc họp ngày 12-7-1967, Văn kiện Johson, Ghi chép của Tom Johnson về các cuộc họp, hộp 1.
--------------------------------------------------------

... ngay trong nhà Trắng, dân chúng ngày càng giảm lòng tin vào tổng thống và ông ta trở thành mục tiêu cho nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt. Người ta đã phải lén lút đưa các cố vấn cấp cao của Johnson để diễn thuyết nhằm xoa dịu quần chúng.

Johnson kinh sợ khi ông ta bị dồn vào một vị thế khó khăn, bị các ngay trong nhà Trắng, dân chúng ngày càng giảm lòng tin vào tổng thống và ông ta trở thành mục tiêu cho nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt. Người ta đã phải lén lút đưa các cố vấn cấp cao của Johnson để diễn thuyết nhằm xoa dịu quần chúng.

Johnson kinh sợ khi ông ta bị dồn vào một vị thế khó khăn, bị các nhà phê bình đả kích, tình cảm bị tổn thương sâu sắc khi các trợ lý thân tín như McNamara đều từ bỏ mình. Ông ta tức giận gọi những lời phê phán mình là thiếu công bằng và nhấn mạnh rằng, các nhà phê bình cũng chẳng đưa ra được giải pháp gì. Johnson ngoan cố cho rằng ông ta đã hoàn thành được nhiều việc lớn ở trong nước và còn nói thêm là các nhà báo chẳng thể làm được gì hơn là gào lên "Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam" giống như một đứa bé đang kêu khóc (1). ý kiến phê bình càng gay gắt thì Johnson càng coi khinh và không tin vào nguồn gốc của ý kiến đó: Fulbright chỉ như một "mụ già vô dụng" bởi vì ông ta chưa bao giờ được bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng quốc phòng; sự bất đồng quan điểm của lớp trẻ xuất phát từ sự ngu dốt, họ không trải qua chiến tranh thế giới thứ 2, họ sẽ không bao giờ biết được về "người cộng sản nếu như chưa từng phải đương đầu với chúng". Với tâm trạng đầy thỏa mãn, tổng thống Johnson dẫn ra từ một báo cáo của FBI, một số lớn những kẻ đốt thẻ quân nhân đều đã từng ở các trại tâm thần (2)...
---------------------------------------
(1) Sulzberger, Bảy lục địa, tr.443.
(2) Doris Kearns, Lyndon Johnson và Giấc Mông của Mỹ, New York, năm 1976, tr.312-313: Graff, Nội các ngày thứ ba, tr.99-100: ghi chép về cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội, ngày 31-10-1967, Văn kiện Johnson, Sao lưu nhật ký.

---------------------------------------
Tuy vậy, Johnson thừa nhận rằng ông ta không thể làm ngơ trước sự chống đối. Ngay từ đầu cuộc chiến, ông ta đã nhận thức rõ: "Điểm yếu nhất của chúng ta là dư luận công chúng". Trong những năm đầu, dường như ông ta chỉ phản ứng với phái "diều hâu" hơn là phái "bồ câu", nhưng vào cuối năm 1967, quan điểm của ông ta đã thay đổi. Tháng 9-1967, Johnson nói với các cố vấn của mình, "mối đe dọa to lớn của chúng ta đến từ phái "bồ câu" (1). Ngày càng lo sợ là cuộc chiến tranh có thể bị thua ngay trên đất Mỹ, tổng thống Johnson đã mở cuộc phản công gọng kìm nhằm bịt miệng những đối thủ lớn tiếng nhất và giành sự ủng hộ của công chúng cho các chính sách của mình.

Do sai lầm tin rằng phong trào hoà bình đang xoay chuyển công chúng sang chống chiến tranh, Johnson bắt đầu tiêu diệt phong trào này. Ông ta chỉ thị cho CIA thực hiện một chương trình giám sát các nhà lãnh đạo của phong trào chống chiến tranh để chứng minh cho nỗi nghi ngờ rằng họ hành động theo lệnh của các chính phủ ngoại quốc. Chương trình này sau đó được thể chế hoá thành chiến dịch CHAOS, vi phạm cương lĩnh hoạt động của CIA. Cuối cùng, chiến dịch này đã dẫn đến việc tập hợp hồ sơ của trên 7.000 người Mỹ. Johnson nhiều lần bộc lộ rằng ông ta không muốn sa đà vào các biện pháp chống cộng điên cuồng McCarthyite, nhưng khi CIA không thể chứng minh những mối liên hệ mà tổng thống nghi ngờ, thì Johnson lại tiết lộ cho các nghị sĩ phái hữu rằng ông ta có
-----------------------------------------------
(1) Ghi chép của Jim Jones về cuộc họp, ngày 5-9-1967, Văn kiện Johnson, hồ sơ ghi chép về các cuộc họp, hộp 2.
--------------------------------------
chứng cứ như vậy và để cho họ đưa ra những ý kiến phê phán công khai rằng "phong trào hoà bình bị điều khiển ngay từ Hà Nội". Cuộc chiến chống lại phong trào hoà hình mau chóng chuyển từ giám sát sang quấy rối và chống phá. Các cơ quan thi thành luật bắt đầu buộc tội các nhà lãnh đạo chống chiến tranh như bác sĩ Spock về những tội như kêu gọi chống quân dịch. FBI cho người trà trộn vào phong trào hoà bình với mục tiêu phá hoại hoạt động của phong trào này và lái họ đến những hành động tự làm mất uy tín trong con mắt công chúng (1).

 Đồng thời, chính quyền Mỹ còn thực hiện một chiến dịch tích cực xây dựng quan hệ với quần chúng để củng cố sự ủng hộ của họ cho cuộc chiến tranh. Từ hậu trường, các quan chức chính quyền giúp tổ chức ủy ban vì hoà bình tự do ở Việt Nam, một tổ chức có vẻ tư nhân do nguyên thượng nghị sĩ bang Illinois Paul Douglas cầm đầu. Mục tiêu chính của tổ chức này là động viên "trung tâm tĩnh lặng" trong nền chính trị Mỹ. Các cố vấn của Johnson cung cấp tin tức cho bạn bè là các thượng nghị sĩ, trong đó có các nhân vật của Đảng Cộng hoà, để phản bác lại những lời buộc tội của các nghị sĩ "bồ câu" trong quốc hội. Một ban thông tin về Việt Nam được thành lập ở nhà Trắng để theo dõi phản ứng của công chúng đối với cuộc chiến tranh và xử lý ngay các vấn đề mới phát sinh (2). Nhận ra trở ngại lớn vấp phải là nhận thức của nhiều người cho rằng cuộc ...
------------------------------------------------------
(1) Charles DeBenedetti, "Phân tích của CIA về Phong trào chống chiến tranh Việt Nam: tháng l0-1967", Hoà bình và Biến động, số 9, mùa xuân năm 1983, tr.31-35.
(2) văn kiện Johnson, Hồ sơ Marvin Watson, hộp 32.

---------------------------
... chiến tranh đã lâm vào thế bế tắc, vì vậy Johnson ra lệnh cho đại sứ quán và bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn tích cực tìm kiếm cơ hội để đưa ra "chứng cứ xác thực" về bước tiến bộ ở Việt Nam. Các quan chức Mỹ hưởng ứng với tinh thần trách nhiệm và đưa ra nhiều số liệu cho thấy con số đếm xác và số làng bình định được đang tăng dần, rồi họ còn công bố nhiều tài liệu thu được có nội dung hỗ trợ cho những tuyên bố nói trên. Nhà Trắng thậm chí còn giúp thực hiện những dàn xếp cho nhiều nhân vật có ảnh hưởng sang Việt Nam quan sát những bước tiến đang đạt được ở đó (1).

Là một phần của chiến dịch xây dựng mối quan hệ với dân chúng, Westmoreland được cử về nước vào tháng 11 với bề ngoài là tham dự một cuộc trao đổi ý kiến cấp cao, nhưng thực tế là để làm yên lòng một dân tộc đang rối bời.

Ngay khi tới Washington, viên tướng này đã nói với các phóng viên: "Tôi rất phấn khởi... Chúng ta đang đạt được những bước tiến thật sự". Trong bài diễn văn phát biểu trước quốc hội, Westmoreland đưa ra ý kiến đánh giá lạc quan về cuộc chiến tranh, cho rằng tuy đối phương chưa bị đánh bại nhưng họ đã bị tổn thất nặng. Ông ta kết luận, Mỹ đã đạt đến một điểm quan trọng nơi kết cục của cuộc chiến tranh bắt đầu le lói", thậm chí ông ta còn nói bóng gió rằng, Mỹ có thể bắt đầu rút quân trong vòng 2 năm tới (2).

------------------------------------------
(1) Rostow gửi Bunker, ngày 27-9-1967, Văn kiện Johnson, DSDUF, hộp 4; Eugene Locke gửi Johnson, ngày 7-10-1967, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 99.
(2) Richard R.Stebbins: Nước Mỹ trong các vân đề thế giới, 1967, New York, năm 1968, tr.68.

-----------------------------------
Mặc dù chiến dịch xây dựng quan hệ với công chúng đã bắt đầu thể hiện kết quả ngay, nhưng vào cuối năm đó, Johnson đã kết luận rằng, có thể cũng cần có sự thay đổi chiến lược ở Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc chiến này ở ngay từ trong lòng nước Mỹ. Trong suốt năm 1967, nhiều người gây sức ép đòi phải bỏ các trận đánh "tìm và diệt" của Westmoreland. Do ngày càng vỡ mộng trước cái giá phải trả quá đắt trong khi kết quả thu lại chẳng bao nhiêu nên các cố vấn của McNamara thúc ép đòi chuyển sang thực hiện các cuộc tuần tiễu của các đơn vị nhỏ có khả năng đạt hiệu quả cao hơn, đỡ tốn kém hơn và làm giảm thương vong của Mỹ (1). Trong bản bị vong lục chính sách quan trọng cuối cùng của mình gửi Tổng thống Johnson, McNamara đã chấp nhận ý kiến của các cố vấn và đề nghị nghiên cứu các hoạt động quân sự ở miền Nam Việt Nam để tìm cách giảm thương vong của quân đội Mỹ và buộc Việt Nam Cộng hoà phải gánh vác trách nhiệm chiến đấu lớn hơn. Nhận thấy rằng sự thất vọng của dân chúng Mỹ chẳng những đe dọa thắng lợi ở Việt Nam mà còn đe dọa cả chính sách đối ngoại theo đường lối chủ nghĩa quốc tế mà nước Mỹ đang theo đuổi kể từ Thế chiến thứ II, một nhóm các nhân vật hàng đầu trong "giới quyền uy" đã họp lại dưới sự bảo trợ của Carnegie Endowment đề nghị thực hiện chiến lược "làm trong sạch và nắm giữ nhằm bình ổn cuộc chiến tranh ở một mức độ có thể chấp nhận được về mặt chính trị" và cứu Nam Việt Nam "mà
---------------------------------------------------
(1) Depuy gửi Westmoreland, ngày 19-10-1967, Văn kiện Depuy, Thư mục WXYZ (67).
---------------------------------
không phải đầu hàng cũng như không có nguy cơ mở rộng chiến tranh"(1).

Động lực chính đòi thay đổi phát sinh từ cái gọi là "Những nhà thông thái", tức là một nhóm cựu quan chức chính phủ kiệt xuất mà Johnson vẫn thỉnh thoảng tìm đến để xin ý kiến chỉ đạo. Thừa nhận là ông ta "quá lo lắng đến chiều hướng suy giảm trong sự ủng hộ của quần chúng", vào đầu tháng 11, Johnson cầu cứu nhóm người này cho lời khuyên về cách thức đoàn kết cả nước làm hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh. "Những nhà thông thái này nói chung tán thành các chính sách hiện tại, nhưng họ báo động rằng "cuộc chiến đấu triền miên không kết thúc" là "nguyên nhân duy nhất nghiêm trọng nhất gây sự bất mãn trong nước". Để đối phó, họ đề nghị thực hiện một chiến lược bộ binh có chi phí thấp hơn về sinh mạng và tiền của, đồng thời họ khuyên Johnson cần chuyển giao cho người Việt Nam trách nhiệm chiến đấu lớn hơn. Cựu trợ lý tổng thống McGeorge Bundy với tư cách là phát ngôn viên của "những nhà thông thái" đã tiến thêm một bước nữa. Tuy thừa nhận nếu thách thức vị tư lệnh chiến trường Westmoreland vào thời điểm này của cuộc chiến tranh thì thực ra là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng Bundy khuyên tổng thống rằng vì Việt Nam lúc này đã trở thành một vấn đề gay cấn nên ông có nghĩa vụ làm như vậy. Bundy đòi hỏi Johnson phải "sẵn sàng nắm quyền chỉ huy một cuộc
---------------------------------------------
(1) "Đề xuất của Carnegie Endowment", ngày 5-12-1967, Văn kiện Matthew G. Ridgway, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle, Pa, Hộp 34A.
----------------------------------------
chiến đấu mang tính chính trị hơn bất kỳ một cuộc chiến nào khác trong lịch sử nước Mỹ, trừ cuộc nội chiến trước đây, và phải tìm một chiến lược có thể chấp nhận được, xét về cái giá mà nhân dân Mỹ phải trả trong 5 hoặc 1 0 năm tới, đó là thời gian cần thiết để ổn định tình hình Việt Nam (1). Cuối năm đó, Johrlson cũng chưa bắt đầu thay đổi về chiến lược. Nhưng khi nói chuyện này, ông cam kết "xem xét lại" việc tiến hành các trận đánh trên bộ với mục đích làm giảm thương vong của Mỹ và chuyển cho Việt Nam Cộng hoà trách nhiệm lớn hơn (2). Thậm chí vào trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, Johnson đã chuyển sang chiều hướng mà sau này gọi là "Việt Nam hoá chiến tranh".

Tuy bắt đầu xem xét lại những thay đổi chiến lược, nhưng Johnson không đánh giá lại những mục tiêu cơ bản của mình ở Việt Nam. Việc thực hiện điều đó có thể sẽ khó khăn cho bất kỳ ai vẫn còn hy vọng đạt tới thắng lợi cuối cùng. Đối với Johnson, thì công việc đó càng đặc biệt khó khăn. Do tham vọng to lớn, ông ta đã đề ra những mục đích xa vời trong thời gian giữ chức vụ tổng thống và ông ta không muốn từ bỏ các mục tiêu đó ngay cả khi trong nước có tâm trạng thất vọng và bất ổn. Đây không phải là vì thiếu lòng dũng cảm bởi vì khi cứ tiếp tục theo đuổi chiến tranh trong tình hình sự ủng hộ của dân chúng giảm
-------------------------------------------------
(1) Ghi chép của Jim Jones về cuộc họp, ngày 2-11-1967, Văn kiện Johnson, Hồ sơ ghi chép các cuộc họp, Hộp 2, Bundy gửi Johnson, ngày 10-11-1967, Văn kiện Johnson, Sao lưu Nhật ký, hộp 81.
(2) Bị vong lục của Johnson, ngày 18-12-1967, trong Lyndon B.Johnson, Lợi điểm (New York, 1971), tr. 600-601.

---------------------------------------------
sút, Johnson đã thể hiện được lòng dũng cảm cũng như sự ngoan cố của mình. Nhưng đây chủ yếu là vấn đề của niềm kiêu hãnh. Trước đó, tổng thống Johnson quả thực không muốn tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhưng khi đã nhảy vào cuộc, ông ta đã ném uy tín cá nhân vào đó tới mức độ không thể lùi bước. Vào năm 1967, Johnson chọn cách tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam vì những lý do khiến ông ta lúc đầu tham chiến, bởi vì Johnson không thấy có giải pháp nào khác có thể cứu vãn nước Mỹ khỏi thất bại hoặc thua trận.

Trong khi âm thầm tính toán thay đổi chiến lược, tổng thống Johnson công khai nêu rõ quyết tâm muốn tiến hành chiến tranh cho đến khi giành được thắng lợi cuối cùng.

Ông ta nhiều lần tuyên bố: "Chúng ta sẽ không nhân nhượng. Chúng ta sẽ không lay chuyển. Chúng ta sẽ đi đến kết thúc bằng một nền hoà bình trong danh dự mà toàn thể người Mỹ đều mong muốn". Tại bữa tiệc chiêu đãi thủ tướng Singapore tại nhà Trắng, Johnson thể hiện sự cam kết của mình với những lời lẽ khác. Ông ta nói: "Thưa Ngài thủ tướng, ở khu vực các ngài có một câu thành ngữ rất hợp với quyết tâm của chúng tôi. Các ngài gọi là "cưỡi lên lưng hổ". Các ngài đã cưỡi lên lưng hổ. Chúng tôi cũng sẽ cưỡi lên lưng hổ". Những lời lẽ đó sẽ rất mỉa mai vào đầu năm 1968, một năm cao điểm của cuộc chiến tranh (1).
------------------------------------------------
(1) Stebbins, Nước Mỹ trong các vấn đề thế giới, 1967, tr.397-398.
-------------------------------------------


Chương VI.
CUỘC TỔNG TẤN CÔNG VÀ  NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968

Vào 2 giờ 45 sáng ngày 30 tháng 1 năm 1968, một đơn vị đặc công Việt cộng đã dùng mìn nổ sập một mảng lớn tường bao quanh đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn và tấn công vào sân sau toà đại sứ. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quan trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tính nhất trong cuộc chiến tranh. Không thể vượt qua được cánh cửa đồ sộ ở lối vào chính của toà đại sứ, quân giải phóng đã rút trở lại sân, nấp dưới những bồn trồng hoa lớn bằng bê tông, nã rốc két vào toà nhà và bắn nhau với một phân đội quân cảnh. Họ giữ vững những vị trí này đến 9 giờ 15 phút thì hoàn toàn bị áp đảo. Toàn bộ 19 chiến sỹ quân giải phóng đã hy sinh hoặc bị thương nặng.

Trận đánh vào đại sứ quán Mỹ chỉ là một phần nhỏ của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loạt có hiệp đồng của quân giải phóng vào các khu vực đô thị quan trọng miền Nam Việt Nam. Phía tấn ... 

... công cũng phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Vào cuối buổi sáng ngày 30-1-1968, Westmoreland đứng trong sân của đại sứ quán giữa khung cảnh đổ nát và xác chết ngổn ngang, khung cảnh mà một nhà báo đã tả lại như "lò sát sinh ở vườn địa đàng", đã đưa ra lời nhận xét, đánh giá của ông ta về sự kiện Tết Mậu Thân: "Các kế hoạch được chuẩn bị cẩn thận của Bắc Việt Nam và Việt cộng đã thất bại. Chiến lược của họ đã khiến họ tự bộc lộ lực lượng và gánh chịu thương vong nặng nề". Tuy các nhà báo có mặt lúc đó chưa tin lời nhận xét của ông ta, nhưng nếu xét trên quan điểm sách lược thì Westmoreland hoàn toàn đúng.

Tổng tiến công Tết Mậu Thân là một tổn thất đối với đối phương (1). Tuy nhiên như Bemard Brodie nhận xét; "Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đặc biệt ở chỗ, bên bị thua về mặt sách lược đã giành được thắng lợi áp đảo về phương diện tâm lý và chính trị" (2). cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đã có tác động to lớn đến nước Mỹ và mở ra một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh dường như bất tận.

Vào khoảng mùa xuân hay mùa hè năm 1967, Bắc Việt Nam đã quyết định thay đổi chiến lược. Một số người Mỹ đã mô tả cuộc tấn công Tết Mậu Thân như một sự dãy giụa hấp hối, một hành động tuyệt vọng, có thể so sánh với trận Bulge, tại đó Bắc Việt Nam giữa vòng vây kìm kẹp đang cố gắng giành thắng lợi. Điều này dường như khó tin, mặc dù quyết định từ Hà Nội tiến hành cuộc tổng tiến công
-----------------------------------
(1) Don Oberdorfer, Tết, NXB Garden City, New York, năm 1973, tr.34.
(2) "Trận đánh quyết định của thế kỷ 20", Lon don, năm 1976, tr. 321.

----------------------------------
chắc chắn đã phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về những thương vong nặng nề ở Nam Việt Nam và sự tổn thất chi phí cho việc kéo dài cuộc chiến tranh với Mỹ. Có nhiều khả năng là cuộc tổng tấn công đã được đề ra với tâm trạng lạc quan quá mức khi cho rằng các khu vực đồng bằng Nam Việt Nam đã chín muồi cho cuộc cách mạng.

Nhưng không hề có dấu hiệu cho thấy Hà Nội nghĩ rằng cuộc tấn công sẽ mang tính quyết định. Chắc chắn những nhà lãnh đạo của cuộc tấn công đã hài lòng với việc dùng sức mạnh để đánh đổ chính quyền Nam Việt Nam và buộc Mỹ rút quân. Nhưng cũng rất có thể họ xem cuộc tấn công là một phần cần thiết của chiến lược "vừa đánh, vừa đàm" nhiều mặt, phức tạp và lâu dài. Không có gì chứng tỏ Bắc Việt Nam đã ấn định thời gian của cuộc tổng tấn công trùng hợp thời điểm của giai đoạn đầu chiến dịch vận động bầu cử tổng thống Mỹ, mặc dù chắc chắn họ hy vọng khai thác được tâm trạng chán chường chiến tranh ngày một tăng ở Mỹ.

Trong năm 1967, Hà Nội bắt đầu triển khai các kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược mới. Nhằm nhử quân đội Mỹ ra khỏi các trung tâm đông dân cư và tiếp tục gây thương vong lớn cho Mỹ, quân giải phóng đã mở hàng loạt cuộc tấn công quy mô lớn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Họ còn mở những cuộc tấn công được hiệp đồng tốt đánh vào các thành phố chính và thị trấn lớn ở Nam Việt Nam với mục đích làm suy yếu chính quyền Sài Gòn và nhen nhóm ngọn lửa "tổng khởi nghĩa" trong dân chúng. Đồng thời, nhiều nỗ lực mới để mở ra cuộc đàm phán với Mỹ cũng được Bắc Việt Nam thúc đẩy. Bắc Việt Nam rất có thể đã  hy vọng thông qua hàng loạt hành động hiệp đồng này buộc Mỹ chấm dứt ném bom, làm suy yếu chế độ Sài Gòn, làm sâu sắc thêm mối bất đồng giữa nước Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam và tăng áp lực đối với sự thay đổi chính sách tại nước Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của họ là giành được một giải pháp thương lượng có thể chấp nhận được, trong đó những yếu tố tối thiểu cũng sẽ là một chính phủ liên minh tạm thời và Mỹ phải rút quân.

Hà Nội bắt đầu tiến hành kế hoạch vào cuối năm 1967.

Trong tháng 10 và tháng 11, quân chính quy Bắc Việt Nam tấn công căn cứ hải quân lục chiến ở Cồn Tiên gần biên giới Lào, và các thị xã Lộc Ninh, Sông Bé gần Sài Gòn và Đắc Tô ở Tây Nguyên. Ngay sau đó, hai sư đoàn Bắc Việt Nam bao vây căn cứ hải quân lục chiến tại Khe Sanh gần biên giới Lào. Cùng lúc, các đơn vị tinh nhuệ của Việt cộng tiến vào các thành phố và thị xã, tích luỹ hàng dự trữ, chuẩn bị cho những bước cuối cùng của kế hoạch. Nhằm làm suy yếu chính quyền Sài Gòn, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khuyến khích thành lập "mặt trận nhân dân" gồm những nhân vật trung lập và cố gắng lôi kéo quan chức chính phủ và binh lính Việt Nam Cộng hoà đào ngũ bằng cách rộng lượng khoan hồng và cho giữ một số chức vụ trong chính phủ liên hiệp. Nhằm khoét sâu sự bất đồng ý kiến giữa Mỹ và Thiệu Mặt trận còn tiến hành tiếp xúc bí mật với đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tung tin về các cuộc đàm phán hoà bình. Tiếp đó vào tháng 12- 1967, Hà Nội tuyên bố dứt khoát rằng họ sẽ đàm phán với Mỹ nếu Jonhson ra lệnh ngừng ném bom.

Giai đoạn đầu trong kế hoạch của Bắc Việt Nam đã ...

... được thực hiện một cách hoàn hảo. Việc Westmoreland nhanh chóng gửi quân chi viện đến Cồn Tiên, Lộc Ninh, Sông Bé và Đắc Tô tuy có đẩy lùi được quân Bắc Việt Nam ở những khu vực này nhưng cũng phân tán lực lượng Mỹ và khiến cho các thành phố rơi vào tình trạng dễ bị tấn công. Cuối năm 1967, tổng thống Mỹ cùng Westmoreland và gần như cả nước Mỹ đều dồn hết sự chú ý vào khu vực Khe Sanh, nơi mà rất nhiều người Mỹ phỏng đoán rằng đó là nơi tướng Giáp lựa chọn để lặp lại trận Điện Biên Phủ. Chiến sự được báo chí và truyền hình đưa tin hàng ngày. Johnson thường xuyên nhấn mạnh phải giữ cứ điểm đó bằng mọi giá và thường xuyên theo dõi sát trận chiến trên bản đồ địa hình treo trong "Phòng tác chiến" nhà Trắng. Westmoreland điều 6.000 quân đến bảo vệ khu đồn trú này và máy bay B-52 thực hiện các trận không kích dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh với số lượng bom ném xuống hơn 100.000 tấn trên một bãi chiến trường rộng khoảng 13 km2 (1).

Trong khi Mỹ tập trung chú ý vào Khe Sanh thì Bắc Việt Nam và Việt cộng chuẩn bị giai đoạn hai của chiến dịch. Cuộc tấn công vào các thành phố được ấn định trùng với ngày bắt đầu Tết âm lịch, một lễ hội truyền thống của Việt Nam. Hà Nội đã nhận định chính xác rằng trong thời gian đó Nam Việt Nam sẽ xả hơi và vui chơi, bính lính về thăm nhà, quan chức chính phủ nghỉ việc. Trong khi người Mỹ và Nam Việt Nam chuẩn bị cho những ngày nghỉ thì
------------------------------------------------
(1) Sự kết thúc của phòng tuyến: Cuộc bao vây Khe Sanh, New York, năm 1982.
---------------------------------
các đơn vị Việt cộng đã chuẩn bị sẵn sàng cho một trận đánh ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh. Trà trộn trên các phương tiện giao thông đông đúc nhân ngày nghỉ, quân giải phóng cải trang thành lính Việt Nam Cộng hoà hoặc dân thường thâm nhập vào các thành phố và thị xã, một số người còn táo bạo đi nhờ xe Mỹ. Vũ khí được chở bí mật trên các xe chở rau hoặc thậm chí trong xe các đám tang giả.

Trong 24 giờ sau giao thừa, ngày 30-1-1968, Việt cộng mở hàng loạt cuộc tấn công mở rộng từ khu phi quân sự tới mũi Cà Mau, nơi địa đầu phía Nam Việt Nam. Họ đánh 36 trong số 44 tỉnh lỵ, 5 trong số 6 thành phố lớn, 64 huyện lỵ và 50 ấp. Tại Sài Gòn, ngoài trận đánh táo bạo vào đại sứ quán Mỹ, các đơn vị Việt cộng còn tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, dinh tổng thống và trụ sở Bộ tổng tham mưu.

Tại Huế, 7.500 Việt cộng và quân đội Nam Việt Nam đã đánh như vũ bão và cuối cùng chiếm được khu thành cổ, đại nội.

Cuộc tổng tấn công nổ ra đúng thời điểm Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam không có sự phòng bị. Trước đó, tình báo Mỹ đã thu được các dấu hiệu về hoạt động tích cực của Việt cộng trong các thành phố và khu vực lận cận và thậm chí đã cho dịch một số tài liệu thu được, trong đó tuy không nêu cụ thể ngày tháng, nhưng phác hoạ khá chi tiết một kế hoạch tấn công. Nhưng Bộ chỉ huy Mỹ vì quá bận tâm với Khe Sanh đến mức họ coi những chứng cứ về hoạt động ở thành phố là chiến thuật nghi binh đánh lạc hướng họ ra khỏi chiến trường chính. Mỹ lại đánh giá thấp khả năng của đối phương như những lần trước. Quân giải phóng dường như bị tổn thất quá nặng nề trong các chiến dịch năm 1967, đến mức người Mỹ không thể tưởng tượng rằng họ có thể phục hồi và giáng một đòn tầm cỡ như cuộc tổng tiến công này. Một sĩ quan tình báo của Westmoreland sau này thừa nhận: "Điều đó đã xảy ra nhưng nó vô lý đến mức tôi không thể báo cho bất kỳ người nào" (1).

Mặc dù bị bất ngờ nhưng Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Thời gian của cuộc tổng tấn công được hiệp đồng không tốt và những cuộc tấn công vội vã ở một số thị trấn đã rung lên tiếng chuông cảnh báo khiến Westmoreland có thể đưa quân chi viện đến các vùng dễ bị tấn công. Bên cạnh đó, Việt cộng chậm phát huy những thành công ban đầu khiến Mỹ có thời gian để tổ chức phòng thủ vững vàng. ở Sài Gòn, các lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đã chặn được những cuộc tấn công đầu tiên và trong vài ngày đã đẩy lùi đối phương ra khỏi thành phố, gây cho đối phương thương vong lớn. ở các nơi khác, kết quả cũng tương tự. Lính Việt Nam Cộng hoà đã chiến đấu tốt hơn những gì Mỹ mong đợi, Mỹ và quân Việt Nam Cộng hoà sử dụng ưu thế về sức cơ động và hoả lực để giành lợi thế to lớn. Ngày 18-2, Việt cộng tiếp tục mở đợt tấn công thứ hai, nhưng đó chỉ là những trận nã rốc két và đạn cối vào các cơ sở quân sự Mỹ và Nam Việt Nam rồi sau đó nhanh chóng giảm cường độ.

Huế là ngoại lệ duy nhất trong khuôn mẫu. Trận đánh ...
-------------------------------------------------
(1) Trích từ cuốn William C.Westmoreland, "Ghi chép của thột người lính" - NXB Garden City, New York, năm 1976, tr.321.
----------------------------------------

... giành lại thành phố Huế kéo dài gần 3 tuần và phải sử dụng đến những trận ném bom dữ dội cũng như hoả lực mạnh của pháo. Đây là một trong những trận đánh dẫm máu nhất và mang tính huỷ diệt nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Mỹ và Việt Nam Cộng hoà thiệt hại khoảng 500 quân. Trận đánh dữ dội này đã gây thương vong lớn cho dân thường và khiến cho khoảng 100.000 người lâm vào cảnh tị nạn. Thành phố Huế thơ mộng với nhiều công trình kiến trúc quý giá mà theo như lời một nhà quan sát "trở nên xơ xác, các phố phường trở nên nghẹt thở bởi sự đổ nát và những xác chết đã bốc mùi"(1).

Thậm chí đến tận bây giờ, việc đánh giá tác động của các trận đánh tổng tấn công Tết Mậu Thân vẫn còn rất khó khăn.

Nếu xét dưới một góc độ nào đó thì tổng tấn công Tết Mậu Thân là "thất bại" của đối phương, nhưng đó lại là "thắng lợi" đắt giá đối với Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam. Các lực lượng Việt Nam Cộng hoà phải rút từ nông thôn về bảo vệ các thành phố và "Chương trình bình định" lại chịu bước thất bại lớn nữa. Sự tàn phá ở các thành phố đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề trầm trọng mới đè nặng lên một chính quyền mà trước đó dã tỏ ra rất hạn chế về khả năng điều hành công việc thường ngày. Tuy thương vong của Mỹ và Nam Việt Nam tương đối cao: trong hai tuần đầu của chiến dịch, Mỹ thiệt hại 1.100 quân và Nam Việt Nam là 2.300. Ước tính 12.500 dân thường bị chết và có tới 1 triệu dân tị nạn. Cuộc chiến tranh này đã gây ra sự tàn phá khốc liệt và thương vong nặng nề nhưng hoàn toàn không rõ ai thắng, ai thua.
------------------------------------------------------
(1) Dave Richard Palmer, "Summons of Trumpet", NXB San Rafael, Calif, năm 1978, tr.194.
------------------------------------------
Nếu như Bắc Việt Nam tiến hành tổng tấn công Tết Mậu Thân để gây ảnh hưởng với Mỹ thì họ đã thành công vì nó ngay lập tức gây ra chấn động mạnh trên toàn nước Mỹ. Một số bản tin ban đầu đã thổi phồng thành công của trận đánh vào toà đại sứ, thậm chí một số bản tin còn chỉ ra rằng Việt công đã chiếm nhiều tầng của toà đại sứ. Tuy những tin tức ban đầu này đã được kịp thời sửa sai nhưng phản ứng trước sự kiện này vẫn là điều không thể không tin. Người ta nói phát thanh viên danh tiếng Walter Cronkite đã đốp chát: "Điều quái quỷ gì đang xảy ra vậy? Vậy mà tôi tưởng chúng ta đang thắng cuộc chiến tranh này cơ đấy" (1).

Các bản tin tường thuật trận chiến đẫm máu ở Sài Gòn và Huế trên truyền hình làm cho những báo cáo cuối năm đầy lạc quan của Johnson và Westmoreland trở thành trò cười, khoét sâu thêm khoảng cách về lòng tin, và nhiều nhà báo đã công khai chỉ trích những tuyên bố thắng lợi của Westmoreland. Nghệ sĩ hài Art Buchwald đã diễu cợt những tuyên bố của vị tướng nói trên bằng cách dùng lời nói của Custer tại trận Little Big Horn như sau: "Bọn Sioux đang tháo chạy. Dĩ nhiên chúng ta còn một số việc làm để thu dọn chiến trường nhưng bọn da đỏ hiện bị thương vong nặng và việc chúng đầu hàng chỉ còn là vấn đề thời gian".(2) Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đã đặt ra những câu hỏi nâng nhận thức của công chúng Mỹ lên một tầm cao
-----------------------------------------------
(1) Oberdorfer, "Tết", tr.158.
(2) Washington Post, ngày 6-2-1968

------------------------------------------
mới về cuộc chiến tranh bị che đậy khá lâu về nhiều điều.

Nhận xét ngoài lề của một sỹ quan quân đội Mỹ từng tham gia trận đánh chiếm lại một làng ở Bến Tre, "chúng ta phải phá huỷ thị xã để cứu nó" là hình ảnh thu nhỏ về sự huỷ diệt phi nghĩa của chiến tranh. Những bức ảnh chân thực về một trùm cảnh sát Sài Gòn dí súng lục vào đầu một tù binh Việt cộng rồi nổ súng là hình tượng trần trụi phơi bày sự thật rằng bạo lực đã vượt lên trên cả đạo đức và luật pháp (1).  Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đã đẩy Washington vào trạng thái "rối loạn đầy khó chịu và bất ổn" (2).

Westmoreland khăng khăng nói rằng các trận đánh đã bị đẩy lùi và không cần thiết phải lo lắng bất cứ trở ngại nào, nhiều quan chức chính quyền công khai nhắc lại những tuyên bố của ông ta. Nhưng Johnson và các cố vấn của ông ta thực sự bị sốc trước sự bất ngờ và tầm vóc của cuộc tấn công. Những đánh giá của cơ quan tình báo còn bi quan hơn cả Westmoreland. Nhiều quan chức lo sợ rằng Tết chỉ là giai đoạn mở đầu của một cuộc tấn công lớn hơn của Việt cộng. Một số người cảm thấy Khe Sanh vẫn là mục tiêu chính, nỗi lo sợ này dường như được xác nhận khi các lực lượng bao vây lại tiếp tục tấn công căn cứ hải quân lục ...
----------------------------------------------
(1) Oberdorfer, Tết, tr.164-171, 184-185; George A. Bailey và Lawrence W. Lichty, Công lý tàn bạo trên đưòng phố Sài Gòn: Một nghiên cứu trong phim Sự tiến hành Tổng tiến công Tết Mậu Thân do NBC thực hiện", Tạp chí Báo chí hàng qúy, 49, Mùa hè năm 1972, tr.221-229.
(2) Townsend Hoopes: Giới hạn của sự can thiệp, New York, năm 1970, tr.145.

-----------------------------------------------------
... chiến đó vào đầu tháng 2. Một số người khác lại sợ một trận đánh lớn ở các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam hoặc đợt tấn công thứ hai vào các thành phố. Taylor về sau nhận xét: một "bầu không khí bi quan" bao phủ trong các cuộc bàn luận ở nhà Trắng và tướng Wheeler ví von không khí đó với bầu không khí sau trận đánh đầu tiên tại Bull Run (1).

Tổng thống đáp lại bằng một quyết tâm sắt đá là phải trụ vững bằng mọi giá. Ông ta nhấn mạnh phải giữ bằng được Khe Sanh và yêu cầu Westmorland hãy sẵn sàng điều bất kỳ lực lượng tiếp viện nào cần thiết để bảo vệ cứ điểm này cũng như để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào khác.

Wheeler báo cho Sài Gòn: "Nếu các ngài cần thêm quân thì cứ yêu cầu và Mỹ không chấp nhận thất bại ở Nam Việt Nam". Khi Westmorland nói ông ta đánh giá cao mọi sự giúp đỡ mà ông có thể nhận được, Johnson đã tức khắc ra lệnh điều thêm 10.500 quân sang Việt Nam. Trong những tuần đầu sau Tết, mối quan tâm chính của tổng thống là "tiếp tục cuộc chiến tranh càng nhanh càng tốt", không chỉ bằng cách điều thêm quân tiếp viện mà còn bằng cách tăng cường các trận không kích vào Bắc Việt Nam (2).

Theo quan điểm của giới quân sự thì tinh thần khẩn trương mới ở Washington tạo cơ hội đúng lúc để buộc phải có những quyết định vốn đã bị trì hoãn quá lâu. Wheeler và các tham mưu trưởng liên quân từ năm 1965 đã thúc ép động
-------------------------------------------------------
(1) Phỏng vấn Earle Wheeler, Văn kiện Johnson.
(2) Herbert Schandler, "Sự thay đổi của một tổng thống: Lyndon Johnson và Việt Nam", NXB Princelon, N.J, 1977, tr.91; "Diễn văn ngày 31-3" Văn kiện Johnson, Văn kiện an ninh quốc gia, Lịch sử Hội đồng An ninh Quốc gia: Diễn văn ngày 31-3-1968, hộp 47.

----------------------------------------------------
viên lực lượng dự bị, và vào tháng 2-1968 họ khẳng định rằng phải làm việc này ngay tức khắc. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cho thấy rõ khả năng sẽ phải đưa thêm quân tăng cường cho Nam Việt Nam. Vụ Bắc Triều Tiên bắt giữ chiến hạm pueblo của Mỹ hồi tháng 1 và sự cố mới ở Berlin đã làm thức dậy nỗi lo sợ rằng Mỹ có thể phải điều thêm quân đến những điểm rắc rối kinh niên của cuộc chiến tranh lạnh. Các lực lượng hiện có thì gần như đã cạn kiệt và Wheeler lo rằng Mỹ không thể đáp ứng được những cam kết toàn cầu nếu không thực hiện động viên lực lượng dự bị ngay.

Tin chắc có thể khai thác được thất bại của đối phương hồi Tết và phấn khởi trước việc tổng thống tỏ ý sẵn sàng điều thêm số lượng lớn quân chi viện, Westmorland lại nêu lên những đề nghị mở rộng chiến tranh mà ông ta đưa ra từ năm 1967. Ông ta nói với Washington rằng quyết định của đối phương "ném toàn bộ sức mạnh quân sự vào chiếu bạc và liều thân" sẽ tạo cho Mỹ "cơ hội lớn". Việt cộng không thể khắc phục được những tổn thất nặng nề trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và Westmorland tin chắc với số quân tăng viện lớn, ông ta có thể nắm thế thượng phong. Chiến lược "Hai nắm đấm" với "một cú đấm móc bằng lực lượng đổ bộ đường biển" vào các căn cứ của Bắc Việt Nam và các khu vực xung quanh khu phi quân sự, các trận đánh vào những vùng đất thánh ở Lào, Camphuchia và một chiến dịch ném bom dữ dội chống Bắc Việt Nam đã được ông ta định hình. Westmorland tin rằng nếu tấn công đối phương vào lúc họ đang bị căng ra, ông ta có thể nhanh chóng rút ngắn cuộc chiến tranh (1).
-----------------------------------------------------------
(1) Chính sách đối ngoại, tháng 2 năm 1968, số 4, mùa thu năm 1971, tr. 17.
-------------------------------------------------------
Cuối tháng 2, Wheeler và Westmoriand họp bàn ở Sài Gòn để vạch ra một kế hoạch buộc tổng thống phải nhúng tay vào. Dường như Wheeler lâu nay vẫn ít lạc quan hơn Westmorland về những triển vọng trước mắt ở Việt Nam, nhưng ông ta nhất trí nhất rằng dù tổng tấn công Tết Mậu Thân đã tạo nên vận hội mới hay những mối nguy hiểm lớn hơn thì nó cũng biện minh cho đòi hỏi tăng quân chi viện lớn. Hai nhân vật này nhất trí với con số 206.000 quân, một con số đủ lớn để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp ở Việt Nam và đủ để buộc phải động viên lực lượng dự bị. Gần nửa số này sẽ được triển khai sang Việt Nam vào cuối năm và số còn lại được dùng làm lực lượng dự bị chiến lược. Wheeler không phản đối những thay đổi về chiến lược theo đề nghị của Westmorland, nhưng ông ta thuyết phục vị tư lệnh dã chiến tốt nhất là dừng lại đề nghị nói trên cho đến khi tổng thống phê chuẩn mức quân mới.

Ông ta hiểu thực chất của việc tổng thống phản đối mở rộng chiến tranh và nếu trình bày ý kiến xin thêm quân trên cơ sở một đánh giá lạc quan và một chiến lược tấn công thì có thể ý kiến đó sẽ bị bác. Quân số, chứ không phải là chiến lược, đã tạo nên "một điểm mạnh hơn để nói chuyện" (1).

Báo cáo của Wheeler đệ trình lên Washington rất bi quan. Sau khi mô tả cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân như một cái gì đó "suýt thành công", ông ta báo động rằng những trận đánh ban đầu của đối phương gần như đã thắng lợi ở nhiều nơi và chỉ bị đẩy lùi khi quân Mỹ "phản ứng ...
------------------------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.21.
---------------------------------

... kịp thời". Bắc Việt Nam và Việt cộng chịu tổn thất nặng nhưng họ đã thể hiện khả năng khôi phục nhanh và có thể họ sẽ tìm cách kéo dài cuộc tấn công bằng những trận đánh mới. Rồi ông ta kết luận, nếu không được tăng thêm quân thì Mỹ phải "sẵn sàng chấp nhận một số bước lùi".

Đây là một suy tính khôn khéo nhằm gây ảnh hưởng để tổng thống phải chấp nhận, bởi trước đó, ông ta đã nêu rõ là không chấp nhận thất bại. Wheeler nhấn mạnh cần có những đợt tăng quân lớn để bảo vệ các thành phố, đẩy đối phương ra khỏi các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam và bình định nông thôn. Có thể sự bi quan của ông ta là chân thật vì trước đây ông ta chưa bao giờ có niềm tin như Westmorland. Nhưng rõ ràng qua việc đưa ra một đánh giá bi quan, ông hy vọng đẩy chính quyền Mỹ đến chỗ cung cấp một số quân cần thiết để xây dựng lại lực lượng dự bị chiến lược đã bị thui chột và để đối phó với mọi sự cố ở Việt Nam. Đề nghị của ông đã tạo ra cuộc tranh luận còn mạnh mẻ hơn cuộc tranh luận từng kéo dài tại Washington trong suốt năm 1967 (1).

Báo cáo của Wheeler gây choáng váng cho một chính phủ vốn đã lâm vào tình trạng kinh hoàng. Xét về mặt lựa chọn chính sách, nó đặt ra một thế tiến thoái lưỡng nan. Vị tướng này khuyến nghị, nếu từ chối đề nghị xin thêm 206.000 quân thì có thể dẫn đến thất bại quân sự hoặc chí ít dẫn đến chỗ cuộc chiến tranh kéo dài vô tận. Mặt khác,
-------------------------------------
(1) Báo cáo của Wheeler, ngày 27-2-1968, trích trong Neil Sheehan, Văn kiện Lầu Năm góc do Thời báo New York công bố, New York, năm 1971, tr.615-621.
----------------------------------------
chấp nhận đề nghị đó thì sẽ đẩy cuộc chiến tranh leo thang mạnh hơn và đè nặng lên nhân dân Mỹ những đòi hỏi nặng nề mới đúng vào năm bầu cử và lúc nỗi lo lắng của công chúng về cuộc chiến tranh Việt Nam đã được thể hiện ra lời nói. Không muốn đề ra một quyết định vội vã về một vấn đề có rất nhiều khía cạnh trầm trọng, Johnson chuyển vấn đề đó sang tay Clark Clifford, người vừa thay McNamara làm bộ trưởng bộ quốc phòng, kèm theo một chỉ thị nghiêm khắc: "Hãy đưa cho tôi những thứ quỷ quái ít tai hại hơn" (1).

Cho tới nay vẫn chưa rõ Johnson đã chỉ thị cho Clark Clifford đánh giá lại toàn diện chính sách Việt Nam hay tự vị bộ trưởng quốc phòng này làm điều đó. Tầm vóc của đề nghị này lớn đến mức cần phải có sự nghiên cứu cẩn trọng, một điểm mà Johnson nhận thức được dù ông ta không chỉ thị rõ ràng cho Clark Clifford làm theo đường hướng đó.

Clifford trước đây luôn bảo vệ chính sách Việt Nam của tổng thống, nhưng vì mới lên nhậm chức và phải làm sáng tỏ nhiều vấn đề nên ông này đã đi theo hướng đánh giá lại toàn diện. Trong lãnh vực này ông ta được sự khích lệ của nhiều nhân vật dân sự cấp cao trong Lầu Năm góc như Paul Wamke, Townsend Hoopes, Paul Nitze, những người vốn từ lâu không nhất trí với chiến lược của Mỹ và cũng có phần chịu trách nhiệm về việc chuyển hoá McNamara. Do đó Clifford ngay lập tức bắt đầu đệ trình lên cấp cao nhất những câu hỏi đã bị né tránh trong nhiều năm. Ông ta yêu cầu Wheeler và Westmorland cung cấp những thông tin
-----------------------------------------------------------
(1) Lyndon B. Johnson, Lợi điểm, New York, năm 1971, tr.392-393.
-----------------------------------------------------
chính xác về việc triển khai số quân có thể được bổ sung như thế nào và kết quả có thể chờ đợi. Đồng thời ông ta chỉ thị cho các cố vấn dân sự của mình nghiên cứu mọi khía cạnh của đề nghị này và xem xét mọi phương án có thể xảy ra (1).

Chớp thời cơ này, phái dân sự trong Lầu Năm góc phản ứng bằng cáo buộc mạnh mẽ chính sách hiện tại. Alain Enthoven, chuyên gia phân tích hệ thống đã đả kích rằng, yêu cầu xin thêm quân là một đợt "chi tiền mới cho một cam kết vô tận" và phủ nhận lập luận cho rằng tăng quân sẽ rút ngắn cuộc chiến tranh (2). Bắc Việt Nam đã thể hiện rõ khả năng tăng quân nếu Mỹ tăng quân và có thể hạn chế tổn thất nếu họ muốn. Enthoven và những người khác cho rằng thậm chí với 206.000 quân chi viện, chiến lược hiện tại sẽ "không sớm kết thúc được xung đột cũng như không thể tiêu hao được đối phương hoặc cũng không làm cho Hà Nội giảm sút ý chí chiến đấu". Hơn nữa cái giá phải trả sẽ đắt hơn. Việc cung cấp thêm quân ở mức độ lớn có thể dẫn đến việc "hoàn toàn Mỹ hoá cuộc chiến tranh", khuyến khích xu hướng chây lười của quân đội Việt Nam Cộng hoà và càng làm cho giới cầm quyền Nam Việt Nam tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu trong lúc họ lao vào hoạt động chính trị ở hậu trường và để mặc tham nhũng lan ...
--------------------------------------------------------
(1) Những quan điểm khác nhau về một vấn đề, xem Lyndon B. Johnson, Lợi điểm, New York, năm 1971, tr.397; Clark Clifford, "Nhận định mới về Việt Nam", Tạp chí Các vấn đề đối ngoại, số 47, tháng 7-1969, tr.609 và Schandler, "Johnson và Việt Nam", tr.134-137.
(2) văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), Thượng viện, Quốc hội Mỹ, (4 tập) Boston, năm 1971, quyển IV, tr.558.

--------------------------------------------------------

... tràn. Mở rộng chiến tranh sẽ chỉ đem lại thương vong nhiều hơn cho quân Mỹ và đòi hỏi thuế cao hơn, do đó có nguy cơ gây "khủng hoảng trong nước ở thức độ chưa từng thấy". Vì vậy, các cố vấn của Clifford nhất trí là chính quyền Mỹ phải duy trì những giới hạn hiện tại đối với cuộc chiến tranh và chỉ cho Westmorland thêm một số quân tượng trưng (1).

Nhưng các quan chức dân sự của Lầu Năm góc còn tiến xa hơn với đề xuất phải có những thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ. Trong báo cáo cuối cùng, họ yêu cầu chuyển từ chiến lược "tìm và diệt" với mục tiêu "tiêu hao sinh lực địch" sang chiến lược "bảo đảm an ninh cho dân chúng". Đa số lực lượng Mỹ sẽ được triển khai dọc theo "ranh giới dân cư" là một ranh giới tưởng tượng ngay phía Bắc các trung tâm dân cư lớn mà ở đó họ có thể phòng thủ chống những trận đánh lớn của Bắc Việt Nam và để làm cho chủ lực của đối phương mất thăng bằng. Đồng thời Mỹ phải bắt quân đội Việt Nam Cộng hoà gánh vác phần trách nhiệm lớn hơn trong cuộc chiến tranh và buộc chính phủ Sài Gòn phải "chấm dứt mâu thuẫn nội bộ, trừng trị các sĩ quan và quan chức tham nhũng và tiến tới phát triển các lực lượng có hiệu lực". Mục tiêu của kế hoạch mới này là một giải pháp qua thương lượng chứ không phải là một thắng lợi quân sự và về mặt này các quan chức dân sự đòi hạ các mục tiêu của Mỹ xuống "một nền hoà bình trong đó người dân Nam Việt Nam được tự do xây dựng các thể chế
-------------------------------------------------------
(1) Như trên, tr.563-564.
------------------------------
chính trị của họ". Kế hoạch này tương tự với đề nghị của McNamara năm 1967, nhưng nó được nhấn mạnh hơn và đi sâu hơn trong việc phác hoạ những phương án cụ thể (1).

Giới quân sự kịch liệt phản đối những đề nghị của Bộ Quốc phòng. Nhận thấy có sự đe dọa đối với đề nghị xin thêm quân của mình-mà thực chất là đe dọa toàn bộ kế hoạch của mình, Westmorland được sự hỗ trợ của Wheeler, cảnh cáo rằng việc bác bỏ đề nghị này sẽ làm Mỹ mất đi một thời cơ tuyệt vời để chớp lấy những biến chuyển thuận lợi của tình hình chiến lược. Còn Wheeler thì vạch ra những "sai lầm tai hại" trong chiến lược "bảo đảm an ninh cho dân chúng", cảnh báo rằng nó sẽ dẫn đến hậu quả làm tăng cường chiến sự ở gần các trung tâm dân cư, do đó làm tăng thương vong cho dân thường và sẽ để mất thế chủ động vào tay đối phương (2). Đô đốc Grant Sharp, tổng tư lệnh các lực lượng Thái Bình Dương nói: "Nước Mỹ đang đứng trước ngã ba đường, họ phải lựa chọn một trong hai con đường, sử dụng sức mạnh không hạn chế để giành chiến thắng, chấp nhận "chiến lược leo thang từng bước" và một "cuộc đọ sức kéo dài" hoặc "rút khỏi Đông Nam á trong thất bại, để mặc đồng minh một mình chống chọi với chủ nghĩa cộng sản". Cùng với Westmorland, các tham mưu trưởng liên quân tiếp tục chủ trương phải cho phép lực lượng quân sự truy kích đối phương sang Lào và Campuchia, "đánh tơi bời Bắc Việt Nam" từ ngoài biển và từ trên không và sau khi đổ quân theo kiểu nhân xuyên
-----------------------------------------------------
(1) Như trên, tr.564-568.
(2) Như trên, tr. 568.

-------------------------------------------------
(Triều Tiên) sẽ chiếm đóng nhiều phần của Bắc Việt Nam tới tận khu vực cách khu phi quân sự 48 km về phía bắc (1).

Như vẫn thường xuyên xảy ra, Clifford đã khuyến khích chống lại đề nghị của phái quân sự nhưng không giải quyết cuộc tranh luận về chiến lược. Vị bộ trưởng này có vẻ ngả về chiến lược "bảo đảm an ninh cho dân" và hạ thấp mục tiêu của Mỹ. Ngày 4 tháng 3, ông ta phàn nàn: "Tôi thấy chiến sự ngày càng ác liệt và thương vong của Mỹ ngày càng tăng mà chưa nhìn thấy kết cục cuộc chiến"(2). Có lẽ ông ta đã cảm thấy sự thay đổi trong đề nghị bao hàm ý ngầm chính sách của Mỹ đã thất bại, sẽ là cái gì đó lớn hơn mức độ tổng thống có thể chấp nhận và phải chuẩn bị cho Johnson chấp nhận thay đổi dần dần chứ không nên đụng đầu với tổng thống ngay tức khắc. Báo cáo chính thức của Clifford cố gắng giữ cho vấn đề chiến lược sống động bằng cách yêu cầu tiếp tục nghiên cứu các phương án có thể có, nhưng báo cáo này không nói đến những vấn đề mà giới dân sự nêu lên ở Lầu Năm góc. Bộ trưởng quốc phòng chỉ đề nghị bổ sung ngay sang Việt Nam 22.000 quân, động viên quân dự bị ở mức nào đó, chưa nêu cụ thể và "tiếp cận mạnh mẽ hơn" với Thiệu-Kỳ để ép người Việt Nam gánh vác trách nhiệm lớn hơn đối với cuộc chiến tranh(3).
--------------------------------------------------------------
(1) Schandler, Johnson và Việt Nam, tr.166-167, Ghi chép của Clifford tại cuộc họp 18-3-1968, Văn kiện Clifford, Thư viện Lyndon Baines Johnson, Austin, Tex.
(2) Ghi chép trong cuộc họp ngày 4-3-1968, Văn kiện Johnson, Ghi chép của Tom Johnson tại cuộc họp.
(3) Bản thảo hồi ký của Tổng thống, ngày 4-3-1968, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển IV, tr.575-576.

-----------------------------------------------------------

Chính quyền Mỹ chính thức chấp nhận đề nghị của Clifford mà không tranh luận gay gắt. Tổng thống và các cố vấn dân sự chóp bu của ông ta từ lâu đã phản đối mở rộng chiến tranh, ngay từ tháng 11-1967 họ dường như đã nhất trí rằng lực lượng Mỹ không được tăng vượt mức độ hiện tại. Ngay sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, Johnson đã sẵn sàng điều thêm quân nếu thấy cần thiết để trụ vững ở Việt Nam. Nhưng vào lúc ông ta nhận được báo cáo của Clifford thì tình hình quân sự ở Nam Việt Nam dường như đã yên ổn. Westmorland và đại sứ Ellsworth Bunker báo cáo rằng các lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đã hoàn toàn hồi phục sau cú sốc ban đầu khi đối phương mở đợt tấn công và lúc đó đã sẵn sàng phản công.

Trong tình hình như vậy, không cần phải tăng cường lực lượng quy mô lớn ngay, dù Johnson chưa chính thức phê chuẩn đề nghị của Clifford nhưng ông ta đã nhất trí và chuẩn bị để hành động theo đề nghị đó.

Chính quyền Mỹ cũng chấp nhận nguyên tắc chính quyền Việt Nam Cộng hoà phải hành động nhiều hơn để tự bảo vệ mình. Các cố vấn của Johnson nhất trí rằng theo quan điểm dài hạn thì giải pháp để Mỹ đạt được các mục tiêu là khả năng Nam Việt Nam tự đứng vững trên đôi chân của mình. Cuối năm 1967, họ đã đi đến kết luận phải hành động nhiều hơn để thúc đẩy tính tự lập của chính quyền Nam Việt Nam. Khả năng quân đội Việt Nam Cộng hoà "hồi phục nhanh" sau cơn hoảng loạn ban đầu khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nổ ra và hiệu lực chiến đấu bất ngờ của họ trong các trận đánh sau đó càng củng cố thêm quan điểm này vì nó cho thấy "Việt Nam hoá chiến tranh" có thể có hiệu quả thực tế. Thực ra trong các cuộc tranh luận cuối tháng 2 và đầu tháng 3-1968, một số lập luận mạnh mẽ nhất phản đối đưa thêm quân ồ ạt sang Việt Nam cho rằng, việc làm đó sẽ khuyến khích Nam Việt Nam giảm bớt hoạt động vào lúc họ phải hành động nhiều hơn và sẽ tước đi những trang thiết bị mà quân đội Việt Nam Cộng hoà sử dụng thì sẽ tốt hơn. Do vậy vào đầu tháng 3, chính quyền Mỹ đồng ý thông báo cho Thiệu - Kỳ biết rằng Mỹ muốn điều thêm sang Nam Việt Nam một số quân hạn chế và một số lượng trang bị lớn, nhưng việc Mỹ tiếp tục viện trợ như vậy còn tùy thuộc vào khả năng Nam Việt Nam tự dàn xếp các vấn đề của mình và sẵn sàng gánh vác gánh nặng chiến đấu lớn hơn (1). Quyết định này là bước chuyển hướng lớn trong chính sách của Mỹ, chí ít cũng là quay trở lại nguyên tắc đã chi phối sự dính líu của Mỹ trước năm 1965 và ít nhất cũng đã sơ bộ nhất trí với quan điểm "Việt Nam hoá chiến tranh", một việc làm mà sau đó một năm chính quyền Nixon đã rùm beng đưa ra.

Cùng với việc nhất trí về nguyên tắc với những đề nghị của Clifford, chính quyền Mỹ nghiêm túc xem xét việc cắt giảm ném bom và bắt đầu một sáng kiến hoà bình mới.

Trước đó, bộ trưởng quốc phòng Clifford đã đề nghị không tiếp tục những bước vận động hoà bình nữa và để xoa dịu giới quân sự, ông ta còn đề nghị tăng cường ném bom.

Sáng kiến hoà bình là của ngoại trưởng Rusk. Có lúc Rusk đã cảm thấy chiến dịch ném bom chỉ đem lại kết quả không có lợi với chi phí quá cao và ông ta đề nghị chính
----------------------------------------------------
(1) Johnson và Việt Nam, tr.179.
-----------------------------------------------
quyền Mỹ nghiêm túc xem xét khả năng hạn chế hoạt động đó, một cách vô điều kiện, ở những vùng "hoàn toàn liên quan đến chiến trường", tức là các đường tiếp tế, các khu vực xuất phát ngay phía Bắc khu phi quân sự. Ông ta nói một việc làm như vậy chẳng mất gì của Mỹ vì thời tiết xấu trong vài tháng tới sẽ hạn chế các trận oanh tạc trên toàn bộ phần phía bắc của Nam Việt Nam. Bunker suy đoán mục đích của Hà Nội tiến hành cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là để tạo ra một vị thế thuận lợi cho thương lượng. Cuối tháng 2, nhiều nhân vật hoà giải trung lập đã gửi đến Bộ Ngoại giao nhiều đề nghị thăm dò hoà bình.

Rusk ngả sang tin rằng cơ hội cho những cuộc đàm phán có hiệu quả vẫn còn "mờ mịt" nhưng việc nới lỏng công thức San Antonio đầy mập mờ có thể thu hút Hà Nội đến bàn đàm phán và ít nhất có thể dò xét mục đích của họ.

Cho dù Bắc Việt Nam không phản ứng tích cực thì cũng thuyết phục được các nhà phê bình trong nước rằng chính quyền đang thực hiện những bước quan trọng để thúc đẩy thương lượng. Vị bộ trưởng này nêu rõ, sau này Mỹ có thể tiếp tục không kích Hà Nội và Hải Phòng nếu cần thiết khi có sự ủng hộ nhiều hơn của công chúng (1).

Sau "cuộc vận động hoà bình" không thành năm 1965, Johnson kiên quyết chống mọi đề nghị giảm ném bom nhưng ông ta lại bị đề nghị của Rusk cuốn hút. Tổng thống Mỹ tin chắc là Bắc Việt Nam đã chịu tổn thất nặng trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân nên kết luận Mỹ có thể tiến hành thương lượng trên thế mạnh áp đảo. Johnson ...
-----------------------------------------------------
(1) Johnson và Việt Nam, tr.181-193.
-----------------------------------------------
... nhận thấy cần thực hiện điều gì đó để làm dịu đi sự phản đối chiến tranh đang ngày càng tăng ở trong nước. Ông ta đáp ứng ý kiến đó bởi nó được Rusk đề xướng, một nhân vật có lòng trung thành, và đầu óc phán xét đầy thận trọng mà ông ta đã kính trọng từ lâu (1). Sau này, Johnson thừa nhận là đã chấp nhận ý kiến giảm ném bom và thực hiện một sáng kiến hoà bình mới ngay từ ngày 7-3. nhưng ông ta không có ý định hành động vội vã, bề ngoài vẫn tỏ vẻ thờ ơ. Johnson chỉ yêu cầu các cố vấn nghiên cứu vấn đề cẩn thận và đưa ra những đề nghị cụ thể để sau đó có thể đưa vào bài diễn văn chính sẽ đọc vào cuối tháng.

Bằng chứng về sự bất mãn của công chúng đối với cuộc chiến tranh ngày càng tăng đã thúc đẩy thêm chính quyền Mỹ đi theo phương hướng mới. Cuộc thảo luận về chiến tranh Việt Nam trong tháng 2 và 3 năm 1968 diễn ra trong không khí bi quan và vô vọng. Báo chí tiếp tục mô tả các sự kiện bằng những lời lẽ rất bất lợi và đôi khi xuyên tạc.

Những tin tức ban đầu về một thắng lợi to lớn của đối phương vẫn không được chấn chỉnh. Việc Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đã đẩy lùi các cuộc tấn công và nhanh chóng ổn định thế trận hoàn toàn bị chìm trong khung cảnh rối loạn và thất bại (2). Đối với các bình luận viên báo chí và truyền hình đã từ lâu phản đối chiến tranh thì cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cung cấp một bằng chứng rõ rệt về tính ngu
------------------------------------------------------
(1) Johnson đã từng nói về Rusk: "Ông ta có tình thương của một nhà truyền giáo và dũng khí của người Georgia. Ông ta là người mà chúng ta cần bên mình khi đi trên biển." Ghi chép của Max Frankel tại cuộc nói chuyện với Johnson ngày 8-7-1965, Văn kiện Krock, hộp 1.
(2) Câu chuyện lớn (2 tập), NXB Westview, Com, năm 1977.

-------------------------------------------------
xuẩn của cuộc chiến. Nhà báo Joseph Kraft đưa tin: "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam không thể thắng và nó càng kéo dài thì càng có thêm nhiều người Mỹ bị chết và bị hạ nhục". Nhiều nhân vật tạo dựng dư luận trước đây vốn ủng hộ tổng thống hoặc chỉ có ý kiến phê bình nhẹ, thì nay kịch liệt chống chiến tranh. Tờ New week bình luận: "Một chiến lược gần giống như cũ là điều không thể tha thứ".

Trong một buổi phát thanh được quảng cáo ầm ĩ ngày 27- 2, Walter Cronkite tổng hợp lại tình hình bao trùm lúc đó một cách hùng hồn: "Nói rằng chúng ta tiến gần đến thắng lợi là tin một cách bất cẩn hiển nhiên những kẻ lạc quan trước đây đã mắc sai lầm. Nếu nói rằng chúng ta bên bờ vực thẳm thất bại tức là khuất phục trước tư tưởng bi quan phi lý. Nhưng nói rằng chúng ta đang sa lầy vào một thế bế tắc thì có vẻ là một kết luận duy nhất hợp lý tuy vẫn chưa thỏa đáng (1).

Ngày 10-3, Thời báo New York đưa tin chính quyền đang xem xét việc điều thêm 206.000 quân sang Việt Nam càng làm cơn giận dữ bùng lên. Lúc này Johnson đã quyết định bác bỏ đề nghị của Westmoreland nhưng không công khai để lộ ý định do đó bản tin nói trên đã thổi bùng lên một làn sóng phản đối dữ dội (2). Các nhà phê bình chất vấn tại sao cần nhiều quân đến vậy và liệu có cần thêm quân nữa không? Những người đa nghi thì chất vấn kết quả của bước tiếp tục leo thang với lời cảnh cáo rằng Bắc Việt Nam sẽ có thể bám sát mọi bước tăng quân của Mỹ. Nhà quan
-----------------------------------------------------
(1) Oberdorfer, Tết!, tr.251.
(2) Johnson và Việt Nam, tr.200-205.

------------------------------------------------------------------
sát Frank McGee của hãng NBC nhận xét, một điều duy nhất dẫn đến thay đổi là "khả năng huỷ diệt", rồi kết luận, "đã đến lúc chúng ta phải quyết định có ích gì không nếu chúng ta huỷ diệt Việt Nam trong một nỗ lực nhằm cứu họ" (l).

Khả năng có một đợt tăng quân nữa đã gây một phản ứng mạnh mẽ trong quốc hội. Các nghị sĩ cả Dân chủ lẫn Cộng hoà, dù là phái "bồ câu" hay "diều hâu", đều đòi giải thích và nhấn mạnh quốc hội phải được tham gia ý kiến vào bất cứ quyết định mở rộng chiến tranh nào. Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ đã chất vấn Rusk trong suốt 11 giờ đồng hồ các ngày 11 và 12-3, điều đó bộc lộ rõ rệt sự bất mãn ngày càng tăng đối với các chính sách của chính phủ Mỹ và một quyết tâm đòi có tiếng nói trong những quyết định tương lai. Một tuần sau, 139 hạ nghị sĩ đưa ra nghị quyết yêu cầu xem xét lại toàn bộ chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Sự phản đối ầm ĩ tại quốc hội làm cho chính quyền Mỹ thêm tin rằng họ không thể leo thang cuộc chiến tranh mà không gây ra một cuộc tranh cãi kéo dài và gay gắt, một số quan chức, kể cả Clifford, tin rằng phải có những biện pháp tối ưu nhằm giảm mức độ dính líu của Mỹ (2).

Chỉ số về niềm tin của công chúng cũng cho thấy tâm trạng mất ảo tưởng tăng mạnh. Tỷ lệ ủng hộ cuộc chiến tranh trong thời gian từ tháng 11-1967 đến tháng 3-1968 vẫn giữ nguyên một cách đáng chú ý, chỉ dao động ở mức ...
--------------------------------------------------------
(1) Oberdorfer, Tết!. tr.273.
(2) Johnson và Việt Nam, tr.207-217.

----------------------------------------------

... 45% (1). Nhưng tỷ lệ tán thành cách thức Johnson tiến hành chiến tranh (từng lên tới 40% nhờ cuộc vận động xây dựng quan hệ với công chúng năm l967) trong dịp Tết Mậu Thân chỉ còn 26% là mức thấp nhất chưa xảy ra. Vào tháng 3, 78% dân chúng Mỹ, một con số áp đảo, đã khẳng định rằng Mỹ không đạt tiến bộ ở Việt Nam. Những cuộc bỏ phiếu thăm dò cho thấy dư luận không nhất trí đối với cả hai hành động leo thang và rút quân, mà chỉ có niềm tin vững chắc rằng Mỹ đã sa lầy một cách vô vọng cùng với nỗi hoài nghi ngày một tăng đối với khả năng Johnson phá thế nổi bế tắc (2).

Vào giữa tháng 3, sự bất mãn của công chúng đã mang tính chính trị. Thượng nghị sĩ Mccarthỵ bang Minnesota, một nghị sĩ "bồ câu" trực tính, đã táo bạo quyết định thách thức việc tái đề cử Johnson và hoạt động mạnh mẽ đến ngạc nhiên của ông ta trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire ngày 12-3 đã đột nhiên biến cái mà trước đó có vẻ như một cuộc vận động kiểu Đông-ki-sốt trở thành một sự thách thức chính trị quan trọng. Tên của Johnson không có trong danh sách ứng cử viên, nhưng tổ chức đảng dã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ để điền thêm tên ông ta vào và khi Mc Carthy được 42% số phiếu thì điều đó được nhiều người coi là một thất bại của tổng thống. Tài liệu
---------------------------------------------
(1) Sự tán thành hay phản đối chiến tranh được đánh giá bằng câu nói "Bạn có nghĩ rằng Mỹ sai lầm khi đưa quân đến Việt Nam?" - một cách thức không hoàn chỉnh tốt nhất để xét đoán một vấn đề phức tạp.
(2) Louis Harris, "Nỗi thống khổ của những biến đổi", New York, năn 1973. tr.63-64 và Burns W. Roper, "Cuộc thăm dò ý kiến công chúng nói lên điều gì" trong Braestrup. Câu chuyện lớn, quyển 1, tr.674-704.

-------------------------------------------------------
phân tích sau này cho thấy, trong số người ủng hộ Mc Carthy ở New Hampshire thì phái "diều hâu" vượt phái "bồ câu" với đa số áp đảo. Tuy vậy một số bản đánh giá cũ lại nhấn mạnh số phiếu nói trên phản ánh một ý nguyện hoà bình đang lớn mạnh đã xuất hiện trên đấu trường.

Ngày 16-3, sau nhiều tuần lưỡng lự và tự vấn lương tâm, thượng nghị sĩ Robert Kennedy bang New York đã tuyên bố ông ta cũng ra tranh cử tổng thống với cương lĩnh chống chiến tranh. Cùng với danh tiếng lẫy lừng và các mối quan hệ rộng trong Đảng, Kennedy dường như là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc tái đề cử của Johnson. Với tâm trạng lo ngại, những người trung thành với Đảng Dân chủ buộc tổng thống phải làm "điều gì đó náo nhiệt và giật gân để giành giật lại cuộc vận động hoà bình" và chuyển cách diễn đạt từ chỗ chú trọng vào "giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh" sang "giành hoà bình trong danh dự" (1).

Khó mà đánh giá được tác động của dư luận công chúng đối với quá trình đề ra nghị quyết tháng 3-1968.

Westmoreland và một số người khác đã buộc tội rằng một giới truyền thông đại chúng quá thù địch và quá mạnh nhất là các mạng truyền hình đã "cướp lấy thất bại từ nanh vuốt của thắng lợi" bằng cách xúi giục công chúng chống chiến tranh và hạn chế sự tự do hành động của chính phủ vào đúng lúc Mỹ đã đánh kẻ địch sắp gục ngã đến nơi (2). Trên
---------------------------------------------------
(1) James gửi Johnson, ngày l9-3~1968, Văn kiện của Johnson, Hồ sơ Watson Marvin, hộp thứ 32.
(2) Westmoreland, Tin tức về người lính, tr.410: Robert Elegant, "Thất bại của chiến tranh ra sao", quyển LVII , tháng 8-1981, tr.73-90.

----------------------------------------------------
thực tế, từ trước cho đến khi diễn ra cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, các đài truyền hình nhìn chung vẫn đưa tin tức về chiến tranh mang tính trung lập và có lợi cho chính phủ.

Nhưng cách đưa tin trong và sau tổng tấn công Tết Mậu Thân có tính phê phán hơn nhiều. Tuy nhiên, không thể xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa việc đưa tin của đài truyền hình với dư luận công chúng và có nhiều khả năng là vtiệc giới truyền thông chuyển sang phê phán chỉ phản ứng chứ không gây ra sự chuyển tương tự của dư luận công chúng (1). Chắc chắn Việt Nam là cuộc chiến tranh được truyền hình đầu tiên và có thể là việc đêm nào cũng ngồi xem những cảnh đánh nhau đã góp phần gây tâm trạng mệt mỏi vì chiến tranh trong công chúng. Nhưng điều khẳng định này chưa bao giờ được chứng minh và cũng có thể lập luận hợp lý rằng truyền hình có thể tạo nên sự ủng hộ cũng như sự thờ ơ đối với chiến tranh (2).

Hơn nữa, bản thân chính quyền Johnson cũng chịu trách nhiệm trước việc công chúng và giới báo chí vỡ mộng trong dịp tổng tấn công Tết Mậu Thân. Những lời tuyên bố lạc quan quá đáng của họ năm 1967 đã làm cho cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân gây cú sốc lớn hơn bình thường và nới rộng thêm khoảng cách lòng tin vốn đã quá lớn. Tổng thống và các cố vấn của ông ta đáng ra phải ...
-------------------------------------------------------
(1) Michael Mandelbaum, Việt Nam: cuộc chiến truyền hình, Daedalus. quyển III, mùa thu năm 1982, tr.157-168, Daniel C. Hallin, Phương tiện truyền thông cuộc chiến tại Việt Nam, sự trợ giúp chính trị: Sự phê bình về luận điểm phản đối phương tiện truyền thông, Tạp chí Chính trị, số 46, năm 1984, tr.l-23.
(2) Michael J. Arlen, "The Living Room War", New York, năm 1969.

----------------------------------------------------------

... chấn chỉnh những tin tức trên chí, nhưng phản ứng công khai của họ đối với cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cũng ngập ngừng và bối rối, phần nào vì họ cũng chưa biết rõ những gì đang xảy ra và cách đối phó như thế nào.

Luận điểm về hoàn cảnh bị "đâm phía sau lưng" là không có sơ sở để tin tưởng. Việc cho rằng thắng lợi trong tầm tay ngay cả khi Westmoreland đã dược cung cấp toàn bộ số quân theo yêu cầu cũng là điều rất đáng ngờ. Thậm chí ảnh hưởng của công chúng có vẻ không lớn như Westmoreland nhận định. Không ai trong đám cố vấn dân sự của Johnson thích mở rộng chiến tranh và tăng thêm quân ở mức đó lớn. Hơn nữa Johnson đã bác bỏ đề nghị của Westmoreland trước khi sự phản đối của công chúng lên đến đỉnh điểm. Bằng chứng về sự bất mãn tăng lên của dân chúng chỉ khẳng định luận điểm nếu leo thang chiến tranh thì rất tai hại. Nỗi lo sợ của công chúng đã thuyết phục một số quan chức tin rằmg Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Nhưng tổng thống không đi xa đến mức như vậy. Cuối cùng, Johnson kết luận phải có thêm một số động tác hoà giải nữa nhưng về căn bản không thay đổi chính sách cũng như không từ bỏ các mục tiêu của mình.

Ngày 22-3, Johnson chính thức bác bỏ những đề nghị của Westmoreland mở rộng cuộc chiến tranh để tìm thắng lợi. Chắc chắn ông bị ảnh hưởng của dư luận công chúng, nhưng tình hình được cải thiện vững chắc ở Nam Việt Nam dường như đã có tác dụng quyết định. Chính quyền Sài Gòn lúc này phản ứng lại sức ép của Mỹ. Các thành phố đã lấy lại được ổn định và trật tự. Vào cuối tháng 3, Thiệu tuyên bố tăng mức quân dịch do đó sẽ làm tăng quân số Nam Việt Nam lên thêm 135.000 quân. Các trận rốc két của Việt cộng đã giảm dần cường độ. Lực lượng đối phương đang rút khỏi các vị trí đã được họ xây dựng trước Tết Mậu Thân và tách thành các nhóm nhỏ để tránh bị thương vong. Vào giữa tháng 3, Westmorland báo cáo với Johnson kế hoạch về một cuộc phản công lớn ở các tỉnh phía bắc Nam Việt Nam với mục tiêu trọng tâm là giải vây cho Khe Sanh.

Trong hoàn cảnh này, Johnson thấy không cần gia tăng quân Mỹ ở quy mô lớn. Thực tế ông ta thậm chí không cho phép điều 22.000 quân mà Clifford đề nghị mà chỉ đồng ý triển khai 13.500 quân bảo đảm để tăng cường cho số viện quân khẩn cấp đã điều sang vào tháng 2. Đồng thời ông ta quyết định đưa Westmorland về Washington để giữ chức tham mưu trưởng lục quân. Vị tướng này đã bị đả kích dữ dội vì lời tiên đoán thắng lợi và vì không phán đoán được cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và Johnson muốn tránh cho ông ta khỏi số phận giơ đầu chịu báng. Tổng thống cũng có thể đã muốn giải thoát cho ông ta khỏi một cương vị khó khăn là phải tiến hành chiến tranh trong những điều kiện mà ông ta không tán thành. Việc triệu hồi Westmorland thể hiện quyết tâm của chính quyền Mỹ duy trì những giới hạn mà họ áp đặt cho cuộc chiến tranh và ít nhất cũng ngầm ngăn chặn mọi bước leo thang cuộc xung đột thêm nữa.

Trong tuần lễ cuối tháng 3, cuộc tranh luận trong nước về chính sách Việt Nam đã đi đến giai đoạn quyết định và cuộc tranh luận này ngày càng gay gắt. Một số cố vấn của Tổng thống vẫn khăng khăng đòi Mỹ phải thực hiện mọi  biện pháp để "bám trụ ở đó". Có lúc trong thời điểm khủng hoảng Tết Mậu Thân, Rostow đã đề nghị đệ trình quốc hội một nghị quyết mới về Đông Nam Á để tập hợp cả nước hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh và ông ta còn đề nghị tổng thống tiếp tục đứng vững vào thời điểm có thể gọi là bước  ngoặt gay cấn. Rusk kiên trì phấn đấu cho cuộc ngừng ném bom từng phần mà ông ta đã nêu ra vào tháng 3. Ông ta lo lắng về làn sóng phản đối trong nước, nhưng không tuyệt vọng về chiến thắng ở Việt Nam mà cũng không muốn đầu hàng các nhà phê bình đối với chính quyền. Ông biết chắc rằng Bắc Việt Nam sẽ bác bỏ lời đề nghị của mình nhưng một cử chỉ hoà giải sẽ thể hiện với nhân dân Mỹ rằng chính quyền lúc này đang làm mọi việc có thể làm để đi đến thương lượng, do vậy ông có thể tranh thủ thời gian để ổn định trong nước và vực Nam Việt Nam dậy (1).

Vào thời điểm này, Clifford đã có bước dịch chuyển đáng kể vượt xa hơn lập trường của ông ta vào cuối tháng 2. Clifford lo lắng trước thiệt hại hiển nhiên mà cuộc chiến tranh Việt Nam gây ra đối với vị thế tài chính quốc tế của nước Mỹ. Ông ta kinh hoàng về tình hình bất ổn ngày càng tăng ở trong nước, đặc biệt là tình trạng suy giảm nhanh sự ủng hộ của giới kinh doanh và giới luật pháp trong nước.

Ông ta cho biết các nhân vật nói trên nhận thấy nước Mỹ đang lâm vào một "bãi lầy vô vọng" và họ coi ý tưởng "tiếp tục lún sâu hơn vào bãi lầy đó" là "điên rồ". Tuy
-----------------------------------------------------
(1) Rostow gửi Johnson, ngày 15-3-1968, Văn kiện Johnson, Nhật ký hộp 95; Schandler, "Johnson và Việt Nam", tr.243.
------------------------------------------------------
chưa biết chính xác sẽ tiến bước ra sao nhưng ông đã nghĩ đến một chiến lược sẽ đưa nước Mỹ theo một đường hướng không thể đảo ngược là từng bước xuống thang chiến tranh. Không được tăng quân Mỹ lên quá những mức độ hiện tại và phải dùng chúng chủ yếu để bảo vệ dân Nam Việt Nam chống một cuộc tấn công mới từ phía đối phương. Phải ép Thiệu thanh lọc và mở rộng chính phủ.

Clifford cũng đã chuẩn bị có những nhượng bộ lớn để đạt tới một giải pháp qua thương lượng. Ông ta thú nhận rằng Mỹ phải giải quyết theo cách có lợi nhất trong phạm vi khả năng của họ. Sau này ông ta viết: "Không có gì khiến chúng ta phải ở lại đây khi đã đẩy được quân Bắc Việt Nam ra khỏi miền Nam và khi chính quyền Sài Gòn kiểm soát hoàn toàn được Nam Việt Nam". Tại cuộc họp ngày 28-3, ông ta đọc một bài phát biểu dài rất xúc động, trong đó bào chữa cho việc xuống thang. Cùng hoạt động ở hậu trường với trợ lý nhà Trắng Hary McPherson, ông ta tiến hành một chiến dịch liên tục nhằm thắng trong việc tranh thủ sự đồng tình của tổng thống (1).

Tuy các cuộc tranh cãi nổi lên ầm ĩ xung quanh, nhưng Johnson vẫn không can dự vào. Theo bản năng, tổng thống Mỹ ngả về lập trường của Rusk. Ông ta điên đầu trước thái độ bỏ cuộc của Clifford - người mà trước đây ông ta vẫn tranh thủ sự ủng hộ - và trong thâm tâm ông ta chống lại việc từ bỏ một chính sách mà ông ta đã đầu tư rất nhiều
-------------------------------------------
(1) Clifford, Đánh giá mới về Việt Nam, tr.613: ghi chép về cuộc nói chuyện với Clifford, 20-3-1968, Văn kiện Krock: Phỏng vấn Horry McPherson, Văn kiện Johnson.
-----------------------------------------------------------------
vào đó. Johnson vẫn công khai đi theo một đường lối cứng rắn khi tuyên bố rằng: "Chúng ta phải thực hiện những cam kết của mình ở Việt Nam và trên loàn thế giới. Chúng ta phải thắng và sẽ thắng"(1). Mặt khác, ông ta không thể phớt lờ ý kiến phản đối đang bùng lên quanh mình ở trong cũng như ngoài chính phủ, rồi từng bước một ông ta đi đến kết luận là phải có thêm một số hành động hoà giải nữa.

Các cố vấn đáng tin cậy ngoài chính phủ đã giải quyết gần như dứt điểm cuộc tranh cãi cho Johnson. Để đưa tổng thống ra khỏi thế ngồi yên không hành động gì. Clifford đề nghị Johnson triệu lập nhóm cố vấn cao cấp về Washington để họp thêm một buổi nữa về vấn đề Việt Nam. Ngày 26-3, sau nhiều bản thông báo của các quan chức ngoại giao và quân sự, nhóm người này báo cáo những phát hiện của họ với tâm trạng bi quan rõ rệt. Nhóm thiểu số chủ trương giữ vững về mặt quân sự và leo thang nếu cần thiết, nhưng phái đa số lại thiên về những hành động ngay tức khắc tiến tới xuống thang. Sau cuộc họp cuối cùng vào tháng 11, McGeorge Bundy cho biết nhóm cố vấn này hy vọng sẽ có bước tiến bộ chậm nhưng chắc.

Nhưng điều này không xảy ra, theo cựu ngoại trưởng Dean Acheson tóm tắt thì quan điểm của đa số là Mỹ "trong một thời gian còn lại không còn có thể tiến hành công việc mà chúng ta đã lao vào và chúng ta phải bắt đầu những bước để rút ra". Nhóm cố vấn không nhất trí với nhau về những vấn đề cần làm, một số người đề nghị ngừng ném bom
---------------------------------------------
(1) Schandler, Johnson và Việt Nam, tr.248.
---------------------------------------------
hoàn toàn và vô điều kiện, một số người khác đề nghị chuyển hướng chiến lược chiến tranh trên bộ. Phần lớn họ nhất trí mục tiêu về một nước Nam Việt Nam phi cộng sản và độc lập có lẽ không thể đạt được và cần phải hành động để tiến dần đến chỗ rút. Cyrus Vance khuyến cáo: "Trừ phi chúng ta nhanh chóng làm điều gì đó, nếu không tinh thần trên đất nước này có thể dẫn chúng ta đến chỗ rút lui"(1).

Có nguồn tin cho rằng sau buổi họp, tổng thống Johnson với tâm trạng giận dữ và mất tinh thần đã nhận xét: "Lũ khốn trong chính quyền này đều bỏ cuộc hết"(2).

Che dấu đến cùng những ý đồ của mình, ngày 31-3 trong một buổi nói chuyện được truyền hình trực tiếp, tổng thống Johnson đã đột ngột tiết lộ một loạt quyết định quan trọng. Chấp nhận đề nghị của Rusk, tổng thống tuyên bố chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam từ nay trở đi sẽ giới hạn ở phía bắc khu vực phi quân sự. Nhưng để đáp lại những lời yêu cầu khẩn thiết của Clifford và các cố vấn, ông ta còn đi xa hơn. Johnson nhấn mạnh, "thậm chí chiến dịch ném bom miền Bắc hạn chế của chúng ta có thể kết thúc sớm hơn nếu sự kiềm chế của chúng ta được đáp lại bằng bước kiềm chế tương tự của Hà Nội". Ông ta cử nhà ngoại giao kỳ cựu Averell Harriman làm đại diện riêng nếu như các cuộc đàm phán hoà bình trở thành hiện thực. Ông ta nêu rõ Mỹ sẵn sàng đàm phán hoà bình vào bất kỳ thời điểm nào, tại bất cứ đâu. Johnson đã đưa ra một lời tuyên
--------------------------------
(1) Tóm tắt ghi chép, ngày 26-3-1968, Văn kiện Johnson, Hồ sơ biên bản cuộc họp, hộp 2.
(2) Rogger Morris, "Sự bất ổn to lớn: Henry Kissinger và chính sách ngoại giao Mỹ", New York, năm 1977, tr.44.

------------------------------------------------------
bố giật gân khiến cả nước Mỹ kinh ngạc khi ông ta kết luận với lời lẽ kiên quyết: "Tôi sẽ không tìm kiếm và sẽ không chấp nhận việc Đảng tôi đề cử tôi tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai". Sau này Tổng thống tiết lộ là đã có lúc ông ta tính đến việc không ra tái cử. Ông ta cảm thấy kiệt quệ về thể xác và tinh thần do những căng thẳng trong nhiệm sở. Vị tổng thống này nhận thấy mình đã sử dụng hết vốn liếng chính trị do đó một nhiệm kỳ nữa sẽ đầy mâu thuẫn và rất khó hoàn thành nhiệm vụ.

Qua việc không ứng cử, Johnson có thể nhấn mạnh tấm lòng chân thành trong ý nguyện muốn thương lượng và góp phần vào việc phục hồi đoàn kết dân tộc và sự hoà hợp trong nước (1).

Người ta thường coi bài diễn văn của Johnson là bước ngoặt quan trọng trong quá trình dính líu vào Việt Nam, ở một khía cạnh nào đó thì đúng như vậy. Không có giới hạn ấn định đối với các lực lượng bộ binh Mỹ và tổng thống Mỹ cũng không nêu nghĩa vụ phải duy trì những quy định hạn chế đối với chiến dịch ném bom. Thật vậy, khi giải thích với đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn về việc ngừng ném bom từng phần, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ rằng Hà Nội có thể "lên án" việc làm đó, và do đó "làm cho chúng ta sẽ được tự do hành động sau một thời gian ngắn" (2). Tuy nhiên, tình huống mà những quyết định hồi tháng 3 được đưa ra và giọng điệu hoà giải trong bài diễn văn của
-------------------------------------------
(1) Báo cáo trước công luận của Lyndon B.Johnson, 1968-1969, (2 tập), Washington D.C, năm 1970, tập 1, tr.469-476; Hồi ký Christian ngày 31-3-1968, Văn kiện Johnson, Hồ sơ Nhật ký, hộp 96.
(2) "Bài diễn văn 31-3" của Johnson, Hồ sơ quốc gia, Lịch sử Hội đồng An ninh quốc gia, hộp 47.

---------------------------------------------
Johnson cho thấy ông ta rất khó (nếu không muốn nói là không thể) thay đổi đường hướng. Ngày 31-3-1968 đã đánh dấu sự kết thúc không mấy vinh quang của chính sách từng bước leo thang chiến tranh.

Nhưng tổng thống Johnson không thay đổi mục tiêu của mình. Thành công hiển nhiên của Mỹ trong các trận đánh vào dịp Tết Mậu Thân đã củng cố thêm niềm tin vẫn có thể bảo đảm được một miền Nam độc lập phi cộng sản của Johnson, Rusk và Rostow. Sau này, tổng thống Johnson thú nhận: "Nỗi lo lớn nhất của tôi không phải là cuộc chiến tranh Việt Nam mà là sự chia rẽ và bi quan trong nước. Tôi hy vọng bài diễn văn sắp tới là cơ hội để lấy lại cân bâng và tạo nên một cái nhìn khả quan hơn. Tôi biết rõ là sự suy sụp trong lòng nước Mỹ chính là điều Hà Nội trông đợi" (1). Bằng cách bác bỏ những đề nghị xin tăng thêm quân với quy mô lớn, giảm chiến dịch ném bom, chuyển cho Việt Nam Cộng hoà một số trách nhiệm quân sự và rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống, Johnson hy vọng cứu vãn chính sách của mình, ít nhất cho đến cuối nhiệm kỳ. Tổng thống Johnson tin chắc rằng lịch sử rồi sẽ minh chứng là ông ta đã đứng vững ngay cả trong lúc có nhiều ý kiến phê phán dữ dội. Do vậy, bài diễn văn của Johnson không nói lên một thay đổi trong chính sách mà nói lên một sự chuyển hướng sách lược.

Tuy nhiên các sách lược mới vẫn được định nghĩa mập mờ và mẫu thuẫn hơn các sách lược cũ. Những quyết định tháng 3 đánh dấu một chuyển hướng từ quan điểm gây áp
-----------------------------------------
(1) Johnson, "Lợi điểm", tr.422.
----------------------------------------
lực tăng dần từng bước sang quan điểm từ trước năm 1965  là cứu vãn Nam Việt Nam bằng cách không cho đối phương giành thắng lợi. Nhưng người ta chưa công bố một cách chính xác cách thức để đạt được điều này. Cuộc tranh cãi về chiến tranh trên bộ chưa được giải quyết và người kế nhiệm Westmorland là tướng Creighton Abrams không nhận được ý kiến chỉ đạo về mặt chiến lược. Nhìn chung các quan chức trong chính quyền Mỹ đã nhất trí phải giảm bớt các trận đánh trên bộ để giảm số thương vong của quân đội Mỹ, dù vậy vẫn chưa rõ những trận đánh này sẽ đóng góp ra sao vào thực hiện thắng lợi các mục tiên của Mỹ.

Chiến dịch ném bom sẽ tập trung vào các khu vực xuất phát và các đường tiếp tế của Bắc Việt Nam, nhưng trước đây chiến dịch ném bom đã không làm giảm được lưu lượng vận chuyển và không có lý do để tin rằng nó sẽ có hiệu lực lớn hơn trong tương lai. Những yêu cầu cấp bách của tình hình chính trị trong nước đòi hỏi phải chấp nhận quan điểm "Việt Nam hoá chiến tranh" và khả năng đối phó đáng ngạc nhiên của quân đội Nam Việt Nam trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân khiến người ta hy vọng quân độì này sẽ phát huy hiệu lực. Nhưng trong các báo cáo trước đây của chính phủ Nam Việt Nam ít có cơ sở để thấy rằng Thiệu và tay chân của ông ta có thể hoà giải với các đối thủ cộng sản và bình định miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh một cách có hiệu quả. Xét về tình hình chính trị trong nước thì thương lượng vẫn là điều nên làm, nhưng nếu không có nhượng bộ, điều mà chính quyền Mỹ không muốn chấp nhận, thì hoạt động ngoại giao cũng chẳng đem lại hiệu quả gì và thất bại chỉ có thể làm gia  tăng áp lực. Tóm lại, sách lược của năm 1968 kéo dài sự mập mờ và thiếu nhất quán là đặc điểm trong chính sách của Mỹ ngay từ đầu.

Chính sách của Mỹ trong những tháng sau Tết Mậu Thân thể hiện rõ ràng rằng, dù chính quyền Johnson đã sử dụng những lời lẽ hoà giải và có điều chỉnh sách lược nhưng họ vẫn giữ nguyên những mục tiêu ban đầu. Tổng thống Johnson giữ lời hứa thương lượng và sau nhiều lần trì hoãn đã chấp nhận đề nghị của Hà Nội cử đại diện đến Paris để đàm phán lrực tiếp. Nhưng ngay từ đầu, Johnson từ chối thỏa hiệp về những vấn đề cơ bản. Đồng thời ông ta tìm cách tiếp tục gây áp lực tối đa với các lực lượng đối phương ở Nam Việl Nam và hỗ trợ cho Việt Nam Cộng hoà trong cuộc chiến điên cuồng giành kiểm soát vùng nông thôn và có kế hoạch dần chuyển gánh nặng quân sự cho quân đội Việt Nam Cộng hoà. Kết quả là bế tắc càng trở nên bế tắc hơn và một gánh nặng đã được để lại cho chính quyền kế nhiệm.

Trong bài diễn vtăn ngày 31-3, mặc dù có những lời lẽ hoà giải, nhưng Johnson rất thận trọng khi xem xét thực chất của các cuộc thương lượng. Phản ứng tích cực của Hà Nội làm cho Washington kinh ngạc và nhiều quan chức Mỹ nghi ngờ Bắc Việt Nam có mưu mẹo khôn ngoan nhằm khai thác tình cảm chống chiến tranh ở Mỹ. Chính quyền Mỹ không có sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận đề nghị thương lượng trực tiếp của Hà Nội, nhưng họ quyết tâm không vội vã lao vào thương lượng. Tuy đã hứa sẽ đưa đại diện đến "bất kỳ diễn đàn nào vào mọi thời điểm" nhưng Johnson đã liên tiếp bác bỏ những địa điểm  mà Hà Nội đề nghị tại Phnom Penh của Campuchia và Vacsava, những nơi mà ông ta cho rằng là "cỗ bài có hại cho Mỹ" (1).

Hai quốc gia cuối cùng đã đồng ý gặp nhau tại Paris và Mỹ giữ lập trường cứng rắn ngay từ đầu. Hamman và Clifford chủ trương đưa ra một đề nghị hào phóng ban đầu để khởi động các cuộc thương lượng và để rút Mỹ ra khỏi Việt Nam càng nhanh càng tốt. Tuy vậy điều này chưa thuyết phục được các cố vấn khác của Johnson. Westmorland và Bunker tuyên bố thế trận của Mỹ ở Nam Việt Nam đã tốt lên nhiều và chính quyền sẽ thương lượng ở Paris trên thế mạnh. Johnson và các cố vấn không tin là các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến kết quả.

Đương nhiên họ muốn hoà bình nhưng các điều kiện mà họ quyết tâm giữ vững chắc chắn sẽ làm cho đàm phán không đạt được bất kỳ điều gì. Rusk nhấn mạnh rằng, Mỹ phải làm cho Bắc Việt Nam "có nhượng bộ" hoặc "phải chịu trách nhiệm về việc làm tan vỡ các cuộc hoà đàm". Để hưởng ứng một cuộc ngừng ném bom hoàn toàn, các quan chức chính quyền gần như rút khỏi công thức San Antonio. Rusk thậm chí nói đến việc kiên quyết buộc Bắc Việt Nam chấp hành hiệp định Geneve 1962 về Lào và lập lại khu phi quân sự. Mỹ chống lại một cuộc ngừng bắn mà nó sẽ trói tay họ về quân sự ở Nam Việt Nam và xét về giải pháp chính trị, Rusk nói một cách đầy hy vọng đến việc hồi phục lại hiện trạng trước khi xảy ra chiến tranht (2).
-----------------------------------------------
(1) Johnson, "Lợi điểm", tr.505-506.
(2) Ghi chép tại cuộc họp ngày 6-5-1968, Văn kiện Johnson; hồ sơ biên bản cuộc họp các ngày 6,8-5-1968, hộp 3; Ghi chép của Harold Johnson về cuộc họp ngày 6,8-5-1968: Văn kiện Harold Johnson, hộp 127; phỏng vấn Andrew Goodpaster, Viện lịch sử quân sự Mỹ, trại Carlisle, Pa.

---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 13-5, các cuộc đàm phán hoà bình đã khai mạc tại Paris và ngay lập tức rơi vào bế tắc. Bắc Việt Nam đã đồng ý tham gia đàm phán như một phần của chiến lược lớn hơn của họ "Vừa đánh vừa đàm". Có thể họ không quan tâm đến thương lượng thực sự khi thế cân bằng quân sự chưa thuận lợi, cũng có thể họ coi hoà đàm Paris chủ yếu là biện pháp để chấm dứt ném bom và khoét sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà, đồng thời làm lăng sức ép chống chiến tranh ở Mỹ. Bắc Việt Nam tỏ rõ rằng, họ đang kiến lập các cuộc tiếp xúc với Mỹ để bảo đảm Mỹ ngừng ném bom vô điều kiện và ngừng mọi hành động chiến tranh khác sao cho hoà đàm có thể bắt đầu. Chính quyền Johnson sẵn sàng ngừng ném bom, nhưng cũng như trước đây, họ khăng khăng đòi có những bước xuống thang tương ứng. Hà Nội tiếp tục bác bỏ yêu sách có đi có lại của Mỹ và từ chối mọi điều kiện hạn chế khả năng của họ chi viện cho cuộc chiến tranh ở miền Nam trong khi Mỹ được tự do hành động.

Đoàn đại biểu Mỹ đưa ra một đề nghị mới, thực chất là một biến tấu của kế hoạch hai hướng trước đây nhằm phá vỡ thế bế tắc. Mỹ sẽ ngừng ném bom "trên cơ sở nhận định" Bắc Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự và thôi không tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn và các thành phố khác nữa, tiếp đó sẽ là "các cuộc đàm phán nhanh và nghiêm túc". Các quan chức Mỹ phàn nàn là Bắc Việt Nam sẵn sàng ngồi lì ở Paris và "để kéo dài những cuộc đàm phán vô bổ". Trong lúc đó, các tharn mưu trưởng liên quân Mỹ thúc ép không khoan nhượng việc tiếp tục leo thang chiến tranh, kể cả việc dùng B-  52 ném bom các vùng đất thánh của Bắc Việt Nam ở Campuchia (1).

Trưởng đoàn đám phán của Mỹ W.Averell Harriman lo sợ các cuộc đàm phán kéo dài bất tận sẽ kéo theo cuộc chiến tranh triền miên và làm tăng thêm sự chia rẽ.

trong nước, vì vậy ông ta đã yêu cầu tổng thống thỏa hiệp. Tuy Bắc Việt Nam chưa chính thức đáp lại đề nghị của Mỹ, nhưng các trận pháo kích của Việt Cộng giảm đi và có nhiều chứng cớ cho thấy có một số lớn quân Bắc Việt Nam đã rút khỏi miền Nam. Harriman lập luận rằng tình trạng lắng dịu về quân sự có thể được xem là dấu hiệu của bước xuống thang mà Mỹ tìm kiếm. ông ta ép Johnson ngừng ném bom, giảm hoạt động của Mỹ đồng thời nêu rõ bước tiếp theo mà ông ta trông đợi ở Hà Nội. Clifford ủng hộ đề nghị của Harriman. Nhưng giới quân sự lập luận rằng sự lắng dịu nói trên chỉ là bước tập kết cho đợt tấn công tiếp theo và cảnh cáo rằng việc ngừng ném bom sẽ gây nguy hiểm cho quân Mỹ. Johnson bác bỏ đề nghị của Harriman và trong thực tế tại cuộc họp báo ngày 31-7, ông ta đe dọa nếu không có bước đột phá lại Paris, ông buộc phải có những biện pháp quân sự mạnh. Một nhà ngoại giao Mỹ sau nàv than thở: "Những cuộc thương lượng khó khăn nhất của chúng tôi là với Washington chứ không phải với Hà Nội. Vào mùa hè đó chúng tôi
----------------------------------------------------
(1) Biên bản cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia ngày 22-5-1968, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, các cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia, hộp 3, Biên bản cuộc họp ngàv 25,28 tháng 5, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 3.
-----------------------------------------------------------------------------
không thể thuyết phục được, ngay cả tổng thống"(l).

Trong khi giữ thái độ kiên quyết ở Paris, chính quyền Mỹ đã dùng mọi biện pháp có thể để củng cố vị thế của họ ở Nam Việt Nam. Mùa xuân 1968, Mỹ đẩy mạnh nhịp độ tác chiến quân sự. Cuộc không kích ở miền Nam đạt cường độ cao khi B-52 và máy bay chiến đấu ném bom oanh tạc dữ dội vào những con đường vận chuyển, các tuyến giao thông và các địa điểm nghi là doanh trại của đối phương.

Trong năm 1968, số vụ B-52 ném bom tăng gấp 3 lần và số bom ném xuống miền Nam Việt Nam đã lên tới hơn 1 triệu tấn. Tháng 3 và tháng 4, Mỹ và Việt Nam Cộng hoà tiến hành các hoạt động tác chiến "tìm vtà diệt" lớn nhất trong cuộc chiến tranh, với trên 100.000 quân được điều đi chiến đấu ở các tỉnh quanh Sài Gòn. Một sĩ quan Mỹ tuyên bố: "Hiện nay Việt cộng đang bị truy kích ráo riết suốt ngày đêm và bị đánh tơi tả bất kỳ lúc nào chúng tôi tóm được”(2). Quy mô hoạt động quân sự của Mỹ đã có phần giảm vào mùa hè và mùa thu khi Abrams chuyển sang các cuộc “tuần tra đơn vị nhỏ" và các trận đánh cơ động quấy rối đối phương, song trong suốt thời gian còn lại trong năm, Mỹ vẫn tiếp tục gây được áp lực mạnh lên đối phương ở Nam Việt Nam.

Mỹ và Nam Việt Nam còn thực hiện chiến dịch đẩy mạnh bình định nhằm bảo đảm an ninh cho một vùng nông
--------------------------------------------------------
(1) Allan E.Goodman, "Sự bỏ lỡ cơ hội hoà bình: Cuộc tìm kiếm cơ Hội thiết lập đàm phán chiến tranh Việt Nam của Mỹ”, NXB Stanford, Callf, năm 1978, tr.69.
(2) Frank Clay gửi ông bà Lucius Clay, ngày 25-5-1968, Văn kiện Tài liệu Frank Clay, Viện lịch sử quân sự Mỹ, trại Carlistle, Pa.

------------------------------------------

thôn rộng lớn trong trường hợp phải bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc. Abrams đưa một bộ phận đáng kể quân Mỹ và lính Việt Nam Cộng hoà vào chương trình này và các lực lượng phòng thủ địa phương được phát triển và cung cấp trang thiết bị quân sự hiện đại. Để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Mỹ và Nam Việt Nam đã tập trung nỗ lực bình định một số vùng then chốt. Các quan chức Mỹ và Việt Nam Cộng hoà tích cực vận dụng cả "cây gậy lẫn củ cà rốt" để bẻ gãy những lực lượng Việt cộng suy yếu. Chương trình chiêu hồi (tức ân xá và phục hồi cho những kẻ chạy sang hàng ngũ Việt Nam Cộng hoà) cũng như chương trình Phượng Hoàng là những đòn đánh trực tiếp vào các cơ sở cách mạng bằng cách bắt bớ hàng loạt. Vào cuối năm 1968, lần đầu tiên Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đã tập trung phần lớn nguồn nhân lực và vật lực của họ vào việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát vùng nông thôn(1).

Mỹ cũng hối hả thực hiện chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh". Các quan chức Mỹ thành thật thừa nhận rằng, Việt Nam Cộng hoà chưa sẵn sàng gánh vác gánh nặng tự phòng thủ. Abrams thú nhận: "Nếu rút toàn bộ quân Mỹ ra ngay bây giờ thì chính phủ Nam Việt Nam sẽ phải cam chịu nhận trở thành một phần nhỏ của nước Việt Nam"(2).

Các kế hoạch mới vẫn được đề ra để phát triển và nâng cấp quân đội Nam Víệt Nam và dần chuyển cho họ trách
-------------------------------------------
(1) Douglas S. Blaufarb, Kỷ nguyên phản kháng trỗi dậv: Học thuyết và sự thực hiện của Mỹ, New York, năm 1977, tr.264-265.
(2) A.J.Langguth, Tướng Abrallls lắng nghe những hồi trống khác nhau, Thời báo New York ngày 5-5-1968, tr.28.

----------------------------------------------------------------
nhiệm chính trong các trận đánh. Mức quân số đã tăng từ 685.000 lên 850.000, các chương trình huấn luyện được phát triển mạnh và quân đội Nam Việt Nam được cung cấp các trang bị mới nhất. Để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hoà và làm cho quá trình chuyển giao dễ dàng hơn, Abrams đã sử dụng kết hợp các đơn vị Việt Nam Cộng hoà và quân độí Mỹ trong các trận đánh(1).  Tuy nhiên "bình định" và "Việt Nam hoá chiến tranh" đều là những nỗ lực lâu dài của Mỹ, vì thế những nỗ lực điên cuồng trong năm 1968 không thể bù đắp lại cho nhiều năm lãng quên. Phải đến cuối năm 1968 "Chương trình bình định" mới đạt trở lại mức độ trước đó. Việc đưa lực lượng xuống các vùng nông thôn không được sự ủng hộ tích cực của dân. Quân đội Việt Nam Cộng hoà có quy mô lớn hơn và được trang bị tốt hơn, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cơ bản chưa giải quyết được. Năm 1968, nạn đào ngũ lên cao chưa từng thấy; thêm vào đó là tình tạng thiếu trầm trọng các sỹ quan có năng lực. Vào cuối năm đó, các cố vấn Mỹ tiến hành đánh giá và xếp hạng hai sư đoàn Việt Nam Cộng hoà là "cực kỳ kém", 8 sư đoàn chỉ ở mức "tiến bộ" và chỉ có một sư đoàn là "giỏi"(2). Mỹ nhận thấy trong lòng người Việt Nam có một sự chống đối "Việt Nam hoá chiến tranh" thầm lặng nhưng kiên quyết. Sau khi đi Sài
-----------------------------------------------------
(1) J.Lawton Collins, Sự phát triển và quá trình huấn luyện của quân đội Việt Nam cộng hoà giai đoạn 1950-1972, Washington D.C, năm 1975, các tr.85-88,100-101,104-105,117-118.
(2) Robert Shaplen. Con đường dẫn tới cuộc chiến: Việt Nam 1965- 1970, New York, năm 1970, tr.250.

--------------------------------------------------------------------------------
Gòn về, Clifford thấy rất "bức xúc" trước mức độ "Mỹ hoá cuộc chiến tranh". Mỹ lúc này vẫn đang thực hiện phần chính trong cuộc chiến tranh và phải trả mọi chi phí. Ông ta kết luận: "Điều tệ hại nhất là các nhà lãnh đạo Nam Việt Nam có vẻ hài lòng với cách thức tiến hành chiến tranh như vậy"(1).

Mặc dù đã thực hiện chiến dịch "Hồi sức" - một chương trình cấp tốc khắc phục tổn thất mà các trận đánh Tết Mậu Thân đã gây ra cho các thành phố, chính quyền Việt Nam Cộng hoà có hoạt động tốt lên sau tổng tấn công Tết Mậu Thân, nhưng khả năng của họ vẫn chưa đều và chưa ổn định. Theo yêu cầu của Mỹ, Thiệu đã thực hiện một chương trình tân kinh tế để chống lạm phát và đề ra một chương trình chống tham nhũng, một trong những vấn đề kinh niên và lan tràn nhất của Nam Việt Nam. Căn cứ vào những hoạt động này, một số nhà quan sát lạc quan vào cuối năm đó đã kết luận rằng chính quyền Nam Việt Nam lúc đó hoạt động có hiệu quả hơn bất kỳ lúc nào từ giữa những năm 50. Nhưng cứ giải quyết được một vấn đề thì các vấn đề khác vẫn giữ nguyên và lại xuất hiện nhiều vấn đề mới. Cải cách điền địa tiến hành quá chậm. Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã tạo ra hàng ngàn dân tị nạn và các quan chức Mỹ tỏ ý vô cùng lo ngại khi thấy chính quyền có vẻ thờ ơ với hoàn cảnh khốn khó của họ. Triển vọng của các cuộc thương lượng làm cho Thiệu chững lại trong việc mở rộng thành phần của chính quyền Việt Nam
----------------------------------------------------------
(1) Clifford, Đánh giá mới về Việt Nam, tr.614-615; Clifford gửi Johnson các ngày 16,18-7-1968, Văn kiện Clifford, hộp 5.
--------------------------------------------------------------------------
Cộng hoà. Ông ta cũng có một số thay đổi bề ngoài như bổ nhiệm một quan chức dân sự (Trần Văn Hương) làm thủ tướng và hứa tăng cường ảnh hưởng của giới dân sự trong chính quyền. Nhưng ông này càng thu mình lại, chẳng tin ai cả và tự đề ra phần lớn các quyết định. Một người Mỹ phàn nàn: "Chính ông ta là một nhân vật có khác gì Ngô Đình Nhu"(1).

Khả năng Mỹ rút quân càng làm chia rẽ thêm chế độ chính trị vốn đã ly tán của Nam Việt Nam. Vào cuối năm 1968, Robert Shaplen nhận xét: "Tình trạng chia rẽ vẫn như một bệnh dịch và nhiều cuộc ganh đua diễn ra trên khắp mọi lĩnh vực như chính trị, quân đội và trong các tổ chức tôn giáo". Mẫu thuẫn giữa Kỳ và Thiệu tăng lên làm cho chính quyền chia thành nhiều phe phái. Phật tử xa lánh hơn bao giờ hết và họ công khai đưa ra yêu sách đòi thành lập một nội các hòa bình và đòi binh lính hạ vũ khí. Cả phật tử cũng như các phe phái đều mong đợi chính quyền sụp đổ để họ có thể thu hút các bộ phận về phía mình. Sau khi các cuộc đàm phán hoà bình bắt đầu, nhiều nhóm chính trị mới đã nảy nở, nhưng họ bị dằng xé vì tâm trạng bất đồng và không thể phối hợp hành động. Phần lớn đân đô thị vẫn tiếp tục giữ thái độ nghe ngóng. Shaplen kết luận: "Người Nam Việt Nam dường như ngày càng giống những người biết là mình đang mắc một chứng bệnh vô phương cứu chữa"(2).
-------------------------------------------------------
(1) Robert Shaplen, Con đường dẫn tới cuộc chiến: Việt Nam 1965- 1970, New York, năm 1970, tr.248.
(2) Robert Shaplen, Con đường dẫn tới cuộc chiến: Việt Nam 1965- 1970, New York, năm 1970, tr.208.

------------------------------------------------------------------------
Quan hệ Việt Nam - Mỹ căng thẳng lên trong thời gian từ sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Những người Việt Nam trước đây lệ thuộc vào Mỹ nay tỏ ra rất sợ bị Mỹ bỏ rơi vào tay Việt cộng. Trong hàng ngũ lính Mỹ đã công khai bộc lộ những thất vọng dồn nén vì phải chiến đấu trong một cuộc chiến tranh mà họ không thể "thắng" và sự ác liệt của các trận đánh trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cùng những tổn thất nặng mà họ chịu đựng đã thổi bùng tâm trạng chống Việt Nam. Câu chuyện tiếu lâm về một giải pháp theo kiểu "kết tội tử hình" để giải quyết thế bế tắc đã lan truyền khắp các cụm hoả lực và quán rượu của lính Mỹ là một điển hình của thái độ này. Họ nói: "Việc mà anh phải làm là chất toàn bộ những ông bạn này lên những con tàu và đưa họ ra biển Đông, rồi ném bom san bằng nước này sau đó đánh chìm những con tàu đó"(1).

Cuộc thảm sát trên 200 thường dân kể cả phụ nữ và trẻ em ở làng Mỹ Lai dưới bàn tay đao phủ của 1 đại đội Mỹ do trung uý William Calley chỉ huy diễn ra vào tháng 3-1968 cho thấy sự thù hận của một số lính Mỹ đối với tất cả những người Việt Nam.

Năm 1968, sự chia rẽ trong nước Mỹ cũng tăng hẳn lên, mặc dù Việt Nam chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân nhưng ngày càng trở nên quan trọng. Tình trạng rối loạn trong các trường đại học tăng hẳn lên tới mức trong sáu tháng đầu năm đã nổ ra 200 cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại đại học Columbia, New York. Tại đây 1.000 cảnh sát dùng dùi cui để giải tán một cuộc biểu
---------------------------------------------
(1) Michael Hen, Thông điệp, New York, năm 1978, tr.59.
-------------------------------------------------------------------
tình ngồi quy mô lớn. Vụ ám sát Martin Luther King (con) vào tháng 4 đã bộc lộ sự rối loạn bấy lâu nay vẫn âm ỉ, do đó đã làm bùng lên bạo loạn, cướp bóc và nhiều vụ đốt phá trên toàn quốc. Người ta phải điều nhiều đơn vị lục quân Mỹ vào thủ đô để giữ trật tự. Vụ ám sát ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy hồi tháng 6 dường như cho thấy bạo lực đã đạt tới mức cao. Vào tháng 8, đại hội Đảng Dân chủ diễn ra tại Chicago trở thành sự kiện nổi bật đã xé toang bức màn về một quốc gia tự mẫu thuẫn. Trong khi các đại biểu về tham dự đại hội tranh cãi gay gắt về cuộc chiến tranh thì những người phản đối chống chiến tranh đánh nhau dữ dội với cảnh sát đến đổ máu trên đường phố Chicago. Đại hội lựa chọn ứng cử viên mà Johnson mong muốn, đó là phó tổng thống Hubert H. Humphrey, ủng hộ các chính sách của tổng thống, qua đó chứng minh rõ cho nhiều nhà phê bình chiến tranh biết rằng không thể kết thúc chiến tranh theo thông lệ. Quan trọng hơn nữa, sự đổ máu trên các đại lộ của "đêm thành phố dùi cui" đều diễn ra trước mắt mỗi người dân Mỹ qua màn ảnh nhỏ hàng đêm, và nước này "không thể quay lưng lại với thực tế là cuộc chiến tranh ở Đông Nam á đang gây ra một cuộc nội chiến ngay trên đất Mỹ" (1).

Vào cuối năm 1968, Johnson đã cố gắng lần cuối để phá thế bế tắc của các cuộc hoà đàm và việc làm này chủ yếu để đối phó với áp lực trong nước. Đại hội Đảng Dân
----------------------------------------------------------
(1) Nancy Zaroulis và Gerald Sullivan, Ai lớn tiếng hơn? Người Mỹ phản đôí chiến tranh ở Việt Nam, (1963-1975), New York, năm 1984.
----------------------------------------------------------
chủ ở Chicago đã làm mất uy tín các đảng viên của đảng này và sau đó một số lãnh tụ Đảng Dân chủ đã nài xin thực hiện cuộc vận động hoà bình mạnh mẽ để hỗ trợ cho Humphrey, lúc đó ứng cử viên này tụt hậu rất xa so với ứng cử viên Richard M.Nixon của Đảng Cộng hoà trong các cuộc bỏ phiếu thăm dò ban đầu. Tổng thống Johnson đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ông ta sẽ không bị dao động vì những cân nhắc chính trị. Ông ta thông cảm với những nỗi lo ngại của các đảng viên Đảng Dân chủ. Cuối cùng mọi người thuyết phục ông rằng ông có thể phá vỡ thế bế tắc ở Paris mà không gây rủi ro không cần thiết. Harriman tiếp tục lý luận rằng sự yên ắng trên mặt trận quân sự ở Nam Việt Nam là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ Bắc Việt Nam muốn những cuộc thương lượng thực sự và Abrams cam đoan với Johnson là việc ngừng ném bom sẽ không tạo nên mối đe dọa quân sự. Bắc Việt Nam đã bị tổn thất nặng vì chiến dịch mùa xuân. Trong bất cứ tình huống nào thì mùa mưa đang tới sẽ rất hạn chế hiệu quả của hoạt động ném bom trong nhiều tháng. Để làm vừa lòng giới quân sự và tiếp tục ép Bắc Việt Nam, Johnson đã đồng ý trong trường hợp ngừng ném bom, sẽ tiếp tục triển khai lực lượng không quân đánh các đường tiếp tế của Bắc Việt Nam ở Lào.

Cuối cùng, tuy rõ ràng có sự do dự nhưng Johnson đã tự cam kết ngừng ném bom hoàn toàn nếu có thể tranh thủ được một số nhượng bộ của Bắc Việt Nam (1).

Trong vài tuần tiếp theo, Harriman kiên trì thương lượng cho một "thoả thuận ngầm". Đáp lại ý kiến phản
---------------------------------------------
(1) Johnson, Lợi điểm, tr.514-515.
---------------------------------------------
đối của Hà Nội về quan điểm "có đi có lại", ông ta nói sẽ chấm dứt chiến dịch ném bom đơn phương và cuối cùng Bắc Việt Nam thôi không đòi ngừng ném bom vô điều kiện. Nhưng đoàn đại biểu Mỹ nêu rõ họ hy vọng Bắc Việt Nam sẽ chấm dứt nã pháo và đạn cối vào các thành phố Nam Việt Nam và hạn chế đưa quân và hàng tiếp tế qua khu phi quân sự. Thêm nữa, Hà Nội chính thức đồng ý sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc sau khi Mỹ ngừng ném bom 4 ngày. Chính quyền Mỹ hài lòng khi Hà Nội đồng ý cho chính phủ Nam Việt Nam tham gia hoà đàm. Để dàn xếp tình trạng Bắc Việt Nam từ chối thương lượng với chính phủ bù nhìn Sài Gòn còn Thiêụ từ chối tham gia các cuộc thương lượng có Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Harriman đã vạch ra một công thức rất khôn khéo "bên chúng tôi, bên các ông". Các cuộc đàm phán sẽ có hai phía, nhưng mỗi phía đều tự do tạo dựng thành phần của chính mình và hiểu thành phần của bên khi theo cách của mình. Do vậy Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn có thể tham gia mà không cần phải công nhận nhau là một thực thể độc lập. Hà Nội không chịu chính thức cam kết mình vào những "thoả hiệp ngầm này" nhưng trong những lần tiếp xúc riêng, họ cam đoan rằng sẽ "biết phải làm gì" một khi chiến dịch ném bom kết thúc. Tuy do dự cho đến phút chót, nhưng cuối cùng Johnson cũng chấp nhận sẽ đi nốt "những chặng cuối cùng" tiến đến hoà bình, mặc dù các quan chức chính quyền Mỹ nhất trí nếu Bắc Việt Nam lợi dụng cuộc ngừng ném bom và tỏ ra không  thương lượng nghiêm túc thì Mỹ có thể nối lại các trận không kích (1).

Ngay khi vừa hoàn thành những dàn xếp này thì Việt Nam Cộng hoà lập tức gây trở ngại. Kỳ, người đã gay gắt cảnh cáo về hành động "bán rẻ" của Mỹ, kết luận có thể Thiệu đã làm theo các chính trị gia cánh hữu của Nam Việt Nam. Các lãnh tụ Đảng Cộng hoà lo sợ "mánh lới hoà bình" của phái Dân chủ trước bầu cử sẽ gây tác hại đến chiến dịch vận động bầu cử của Nixon nên đã khích lệ thái độ ngang ngược của Thiệu và do đó yêu cầu Việt Nam Cộng hoà kiên trì cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ(2). Là một chính trị gia lắm mưu mẹo, giỏi tính toán, có thể là Thiệu đã đi đến kết luận mà chẳng cần ai nhắc nhở là ông ta sẽ làm ăn tốt với phái "Cộng hoà" hơn phái "Dân
-------------------------------------------------------
(1) Johnsonm, Lợi điểm, tr.518, biên bản cuộc họp ngày 14,31-10- 1968, Văn kiện Johnson, Hồ sơ biên bản cuộc họp, hộp 3.
(2) Những tình tiết của việc nhóm Nixon liên hệ với Thiệu là một câu chuyện "tình báo" có thể tạo nên cốt truyện cho một tiểu thuyết tình báo. Cố vấn an ninh quốc gia tương lai của Nixon là Henry Kissinger có những mối liên hệ rất tốt với chính quyền của Johnson, từng phục vụ cho chính quyền này như là một nhà trung gian trong một sáng kiến hoà bình trong năm trước đó. Với tham vọng giành vị trí đứng đầu trong việc hoạch định chính sách ngoại giao, Kissinger đã cho phái Nixon biết được thông tin về các cuộc đàm phán bí mật của Johnson về việc tạm ngừng ném bom. Nixon đã sử dụng quý bà Anna Chennault, bà quả phụ của nhà sáng lập huyền thoại của chiến tranh thế giới thứ 2 Flying Tigers, thúc giục Thiệu phá hoại chính sách của chính quyền Johnson, khuyến nghị rằng chính quyền Việt Nam Cộng hoà có thể được viện trợ tốt hơn bởi chính quyền Nixon vào tháng 1 so với chính quyền của Johnson trước đó. Xem Scymour M.Hersh, Cái giá của quyền lực: Kissinger trong Nhà trắng của Nixon, New York, năm 1983, tr.15-22.

-----------------------------------------------------------------
chủ" và trì hoãn là điều có lợi. Với lời tuyên bố rằng chính quyền của ông ta không phảỉ là "một toa xe có thể nối với một đầu tàu và để đầu tàu muốn kéo đi đâu thì đi". Thiệu khăng khăng rằng ông ta sẽ không gặp gỡ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và sự "thoả thuận ngầm" do Mỹ dàn xếp là một sự "rõ ràng chấp nhận thất bại". Hà Nội phải đưa ra những cam kết chính thức là họ sẽ xuống thang chiến tranh và thương lượng với chính quyền Sài Gòn (1).

Sự cứng đầu cửa Thiệu tạo cho Mỹ một thế bế tắc, Johnson thừa nhận nếu nhân nhượng cho những yêu sách của Thiệu thì sẽ "làm tan thành mây khói toàn bộ nỗ lực hoà bình" và có thể làm mất đi những cơ hội của Humphrey(2). Mặt khác, ông ta tính rằng nếu thương lượng không có chính quyền Sài Gòn tham gia như Harriman và Rusk yêu cầu, sẽ không chỉ ít có triển vọng đi đến một giải pháp có thể chấp nhận được, mà còn có nguy cơ bị phái "Cộng hoà" buộc tội là bán rẻ đồng minh. Do vậy ngày 31- 10 tổng thống Johnson tuyên bố ngừng ném bom và dù không được Việt Nam Cộng hoà tán thành nhưng vẫn trì hoãn chưa khai mạc các cuộc đàm phán chính thức. Đồng thời Mỹ vẫn tiếp tục cam đoan rằng họ sẽ không công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam hoặc áp đặt một chính phủ liên hiệp ở Nam Việt Nam để gây sức ép riêng và cuối cùng họ công khai đe dọa bắt đầu đàm phán mà không có chính quyền Sài Gòn tham dự nếu chính quyền Sài Gòn không chịu nhân nhượng. Sau hai tuần trì
-----------------------------------------------
(1) Shaplen, Con đường dẫn tới cuộc chiến, tr.243.
(2) Johnson, Lợi điểm, tr.517-519.

---------------------------------------------------------------------
hoãn, trong thời gian đó Nixon đã thắng Humphrey sát nút. Cuối cùng Thiệu đồng ý cử đại biểu đến Paris.

Đến khi ngồi tại Paris, Việt Nam Cộng hoà lại bắt đầu đưa ra nhiều ý kiến phản đối về thủ tục làm vriệc và điều này đã làm mất đi hy vọng đạt một giải pháp hoà bình. Mỹ lúc đầu đề nghị các đoàn đại biểu được bố trí ngồi ở hai chiếc bàn dài để làm rõ tính chất hai phía của cuộc đàm phán, nhưng Bắc Việt Nam đòi ngồi bàn vuông mỗi bên là một đại biểu nhằm nhấn mạnh ý muốn của họ để Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là một phía riêng biệt của cuộc đàm phán. Để giải quyết bế tắc này, Harriman đề nghị một bàn tròn và Bắc Việt Nam đồng ý, nhưng chính quyền Sài Gòn lại không chịu. Có lẽ Thiệu đã cho rằng vấn đề này có tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự đủ để lên tiếng phản đối, hoặc chỉ đơn thuần là ông ta chộp lấy cơ hội này để trì hoãn cuộc đàm phán cho đến khi Nixon, một nhân vật có thể đồng cảm hơn lên cầm quyền. Harriman điên tiết về điều mà sau này ông ta gọi là "việc làm kỳ quặc" của phía Việt Nam Cộng hoà rồi một lần nữa ông ta yêu cầu Johnson tiến hành đàm phán không cần chính quyền Sài Gòn, cùng lúc Clifford đưa ra khả năng bắt đầu rút quân Mỹ(1). Tuy tổng thống Johnson bảo lưu ý kiến phản đối của Thiệu, nhưng Liên Xô lúc này đã thuyết phục được Hà Nội chấp nhận một sự thỏa hiệp: Hai chiếc bàn chữ nhật được đặt tại hai đầu đối diện của chiếc bàn tròn.

Nhưng thời điểm giải quyết xong bất đồng về hình thức chiếc bàn ngồi đàm phán cũng là những ngày cuối cùng
------------------------------------------
(1) Ghi chép của Clifford tại cuộc họp với Johnson, 18-10-1968, Văn kiện Clifford, hộp 6.
------------------------------------------
 của chính quyền Johnson và như thế một cơ hội đi đến những cuộc thương lượng thực sự đã qua đi (1).

Cũng chưa thể tin là thái độ ngang ngược của Nam Việt Nam đã phá vỡ cơ hội cho một giải pháp hoà bình.

Vào cuối năm 1968, quan điểm của Hà Nội đối với các vấn đề thủ tục trở lên linh hoạt hơn, có thể vì Bắc Việt Nam muốn Mỹ ngừng ném bom, cũng có thể họ tranh thủ ở Johnson một giải pháp chấp nhận được trước khi ông ta mãn nhiệm. Tuy vậy, Hà Nội vẫn không thay đổi lập trường các vấn đề cơ bản. Không có gì chứng tỏ Hà Nội có thể chấp nhận những điều thương lượng dưới mức Mỹ rút quân và một chính phủ liên hiệp. Còn phía Mỹ thì không chấp nhận điều này. Dù Johnson chịu ngừng ném bom và rất bực mình với Thiệu nhưng vì tổng thống này vẫn kiên định những mục tiêu mà ông ta đã theo đuổi từ ngày mới nhậm chức. Johnson tỏ rõ với Thiệu là ông ta sẽ không công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, không chấp nhận một chính phủ liên hiệp, và cũng không chấp nhận một giải pháp hình thức nào đó khiến Mỹ rút quân.

Dường như Johnson cảm thấy mình vẫn có thể đạt mục tiêu ban đầu và tin rằng mình đã dồn đối phương đến chỗ gần thất bại(2). Vào ngày ra lệnh ngừng ném bom, Johnson
---------------------------------------
(1) Tạp chí Thời báo New York ngày 24-8-1969, tr.72; Phỏng vấn Harriman, Văn kiện Johnson, Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại, tr.406-407.
(2) Đối phương có thể "vẫn bị nốc ao", Johnson nhấn mạnh vào tháng 11, nhưng họ đã thoát ra khỏi tình huống đó từ tháng 9", Henry Graff, Nội các ngày thứ ba, NXB Englewood, N.J., năm 1970, tr.163, Biên bản cuộc họp với Nixon, ngày 11-11-1968, Văn kiện Johnson, Ghi chép của Tom Johnson, hộp 1.

-----------------------------------------------------
đã chỉ thị cho Abrams "dồn mọi nguồn nhân lực và vật lực với một nỗ lực tối đa" để bắt đối phương phải "căng ra" và thuyết phục ông ta rằng "ông ta không bao giờ có thể thắng trên chiến trường"(1). Do vậy, dù Thiệu có đồng ý thương lượng từ đầu thì cũng rất khó có khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận hoà bình có ý nghĩa nào vào năm 1968, nhất là trong một thời gian biểu hoạt động quá ngắn. Mỗi bên có thể tuyên bố "chiến thắng" của mình trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, nhưng thế trận của mỗi bên đều yếu đi nhiều và không bên nào có đủ ảnh hưởng để ép buộc bên kia đi đến một giải pháp, do vậy phải mất thêm 4 năm "vừa đánh vùa đàm" nữa thì mới phá vỡ được thế bế tắc này.

----------------------
(1) Johnson, Lợi điểm, tr.523.
-----------------------------


Chương VII.
"MỘT CUỘC CHIẾN TRANH VÌ HÒA BÌNH": NIXON, KISSINGER Và VIỆT NAM (1969 - 1973)

Năm 1969, Henry Kissinger tuyên bố về Việt Nam như sau: "Chúng ta (Mỹ) sẽ không mắc lại những sai lầm cũ. Chúng ta sẽ có những quyết định của riêng mình"(1).

Những lời lẽ đó của Kissinger nêu lên quyết tâm của Mỹ tìm những giải pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ, với cách nói khôi hài chơi trội, một kiểu "nhãn hiệu Kissinger", cho thấy thắng lợi là chắc chắn. Nhưng cuối cùng lời tiên đoán này chỉ đúng một phần. Kissinger và Nixon đã cố thử nghiệm một số cách tiếp cận mới, trong đó một số cách tiếp cận có lúc đã gây ra những sai lầm riêng của họ, nhưng chính sách của chính quyền mới cũng có những khiếm khuyết như của các bậc tiền nhiệm. Che đậy bằng những lời lẽ "hoà bình trong danh dự", chính quyền Nixon kiên trì cuộc tìm kiếm theo kiểu phi thực tế
------------------------------------
(1) Roger Morris. Sự bất ổn lớn: Henry Kissinger và chính sách đối ngoại của Mỹ, New York năm 1977, tr.4.
------------------------------
 một nước Việt Nam độc lập, phi cộng sản. Mỹ sẽ đạt tới mục tiêu này chủ yếu bằng con đường tăng cường sức mạnh với quy mô lớn cho quân đội Việt Nam Cộng hoà, và gây sức ép quân sự chống Bắc Việt Nam - những phương pháp mà trước đây người ta đã thử nghiệm dưới nhiều hình thức và đã được xem là cần thiết. Với thêm 4 năm chiến tranh đẫm máu ở Đông Dương, kết quả thu lại chỉ là tình trạng chia rẽ trong lòng nước Mỹ tăng lên rõ rệt cùng một hiệp định hoà bình cho phép Mỹ rút ra nhưng chẳng phải là giải pháp lâu bền và trong danh dự.

Chính sách đối ngoại của Mỹ trong "kỷ nguyên" Nixon Kissinger mang dấu ấn của những người tạo nên nó. Giữa một chính trị gia nhà nghề hạng trung bình của Mỹ và một giáo sư đại học Harvard gốc Đức không thể có sự khác biệt hơn nữa về nguồn gốc, nhưng họ lại cùng có tình yêu quyền lực và một tham vọng cháy bỏng là nhào nặn một thế giới sống động theo cách thức tạo lập cho họ chỗ đứng trong lịch sử. Là những con người cô đơn và xa lạ ngay trong nghề nghiệp của mình, có lẽ họ bị cuốn hút vào nhau theo bản chất, và ít nhất trong những năm đầu họ đã chế ngự được tâm trạng nghi ngờ lẫn nhau do phải dựa vào nhau. Kissinger xem Nixon là phương tiện để vươn tới quyền lực và danh vọng, còn Nixon lại dựa vào Kissinger để tạo dựng và thực hiện những ý tưởng lớn của mình. Tuy cả hai người đều nổi tiếng là những chính trị gia cứng rắn, nhưng họ cùng thực dụng, linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề. Họ cùng có xu hướng thích bí mật và mưu đồ cũng như thích có hành động bất ngờ. Đặc biệt là họ cùng có thái độ xem thường bộ máy chính quyền. Tuy sử dụng các  nhân vật khác trong chính phủ nhưng không bao giờ dựa vào ai, họ tự mình nắm chắc quyền kiểm soát chính sách đối ngoại của Mỹ. Kết quả là một chính sách đối ngoại đôi khi táo bạo, nhận thức giầu tưởng tượng; đôi khi thô bạo và ứng biến; đôi khi lại tuyệt hảo trong thực hiện; và có khi thì vụng về. Đó là một chính sách hiến dâng cho một mục đích cao cả của một "thế hệ hoà bình" nhưng thường tàn bạo và bi quan trong việc sử dụng sức mạnh quân sự.

Trước khi nhậm chức, Nixon và Kissinger đều kiên quyết bảo vệ cam kết của Mỹ ở Việt Nam. Tại đỉnh điểm cuộc tranh cãi nội bộ năm 1967, Nixon đã mạnh mẽ lập luận rằng, sự hiện diện quân Mỹ ở Đông Nam á góp phần kiềm chế một Trung Quốc bành trướng và mang lại cho các quốc gia "tự do" ở Đông Nam á thời gian để phát triển các thể chế ổn định. Ông ta khẳng định: "Dù ta có thể nghĩ về thuyết Đôminô như thế nào đi nữa, nhưng nó sẽ là câu hỏi lớn rằng nếu không có sự cam kết của Mỹ ở Việt Nam, châu á có thể khác xa so với lúc này"(1). Kissinger còn có thái độ nước đôi hơn, một mặt thừa nhận là Mỹ có thể đã thổi phồng tầm quan trọng của Việt Nam vào những giai đoạn đầu khi họ mới dính líu; mặt khác lại nói việc ném vào đó 50 vạn quân đã giải quyết tầm quan trọng của Việt Nam. Bởi vì giờ đây chính niềm tin vào những lời hứa của Mỹ lại là điều liên quan đến cuộc chiến tranh (2).

Vào năm 1969, Nixon Kissinger nhận thấy phải kết
---------------------------------------
(1) Richar Nixon, Châu á phía sau Việt Nam, Tạp chí Các vấn đề đối ngoại, số 46 tháng 10-1967, tr.111.
(2) Henry Kisinger, Những cuộc đàm phán về Việt Nam, Tạp chí Các vấn đề đối ngoại, số 47, tháng 1-1969, tr.219.

-------------------------------------------------------------
thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo lời một trợ lý chuyên chuẩn bị diễn văn cho Nixon thì cuộc chiến tranh Việt Nam đã trở thành "một khúc xương hóc trong họng nước Mỹ", một lực lượng chia cắt đã xé vụn đất nước và cản trở mọi giải pháp xây dựng nhằm giải toả những vấn đề khó khăn trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ(1). Hơn nữa, Nixon nhận thức rõ ràng rằng khả năng đưa được nước Mỹ ra khỏi chiến tranh Việt Nam sẽ ảnh hưởng một cách quyết định đến tương lai chính trị và địa vị của ông ta trong lịch sử. Ông ta từng nói: "Tôi sẽ không kết thúc như Johnson cứ chui lủi trong Nhà trắng không dám ló mặt ra phố. Tôi sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh đó nhanh chóng"(2).

Nhưng cả hai nhân vật này đều nhấn mạnh phải kết thúc chiến tranh "trong danh dự". Chỉ thuần tuý rút khỏi Việt Nam sẽ là hành động nhẫn tâm bỏ rơi những người Nam Việt Nam vốn trước đây đã dựa vào sự bảo vệ của Mỹ và cũng là hành động không xứng với một cường quốc.

Khi còn trẻ, nghị sỹ Nixon đã lãnh đạo cuộc tấn công của phái hữu Đảng Cộng hoà đả kích Truman để "mất" Trung Hoa dân quốc và cũng giống như Johnson trước đây, ông ta sợ có thể xảy ra sự đảo lộn trong lòng nước Mỹ nếu để Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Tháng 5-1969, ông ta nói với một nhà báo: "Phản ứng sẽ rất khủng khiếp, chúng ta sẽ tự hủy diệt mình nếu rút ra theo cách thức không thực
---------------------------------------
(1) William Safire, Tnrớc lúc thất bại, New York, năm 1975, tr.121.
(2) H.R. Haldeman, Sự kết thúc của quyền lực, New York, năm 1978, tr.81.

-------------------------------------
sự giữ được danh dự"(1). Quan trọng hơn cả, Nixon và Kissinger lo sợ hậu quả quốc tế của việc rút quân vội vã.

Thậm chí trước khi nhậm chức họ đã bắt đầu phác thảo những nét cơ bản của một trật tự thế giới mới trên nền tảng địa vị độc tôn của Mỹ. Thiết kế của họ có tính đến cả việc hoà giải có mức độ với Liên Xô và Trung Quốc. Và họ cảm thấy mình phải đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh theo cách thức có thể biểu dương cho những đối thủ cũ biết rõ sự kiên quyết về mục đích và sự vững vàng về hành động, một cách thức thu hút được sự kính trọng của cả bạn lẫn thù. Kissinger nhận định, "dù chúng ta đã nhảy vào Việt Nam như thế nào, dù cho hành động của chúng ta bị phán xét ra sao thì việc kết thúc chiến tranh trong danh dự vẫn là điều thiết yếu cho nền hòa bình thế giới. Mọi giải pháp khác đều có thể làm nảy sinh những lực lượng mà sau này gây phức tạp cho triển vọng của trật tự quốc tế"(2).

Nixon hoàn toàn nhất trí và ngay sau khi lên nắm quyền ông ta khẳng định: "Mục tiêu đích thực của cuộc chiến tranh này là hoà bình, đó là một "cuộc chiến tranh vì hoà bình"(3).

Một giải pháp "danh dự" phải đáp ứng nhiều điều kiện cơ bản. Việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam phải được tiến hành theo cách thức sao cho tránh được mọi biểu hiện thất bại dù là những biểu hiện nhỏ nhất. Kissinger bác bỏ ý tưởng về một chính phủ liên hiệp vì theo ông ta, nó sẽ "phá
------------------------------------------
(1) C.L.Sulzberger. Bảy lục địa và 40 năm, New York, năm 1977, tr.505-507.
(2) Kissinger, Những cuộc đàm phán về Việt Nam, tr.234.
(3) Sulzberger, Bảy lục địa..., tr.507.

----------------------------------------------
hủy cơ cấu chính trị hiện tại và sẽ dẫn đến chỗ cộng sản chiếm quyền".

Nixon và Kissinger nêu mục tiêu tối ưu của mình là "một giải pháp thương lượng công bằng khả dĩ duy trì nền độc lập của Nam Việt Nam". Nhưng họ nhấn mạnh giải pháp đó tối thiểu phải tạo cho Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại (1).

Tuy suốt một thập kỷ Mỹ đã không thể đạt được mục tiêu này, nhưng Nixon và Kissinger tự tin họ có thể thành công ở nơi mà những người khác đã thất bại. Họ nhận thức rằng chính quyền Sài Gòn không thể trụ nổi nếu Mỹ đột ngột rút quân, nhưng vào đầu năm 1969, chính quyền Sài Gòn có vẻ mạnh hơn và nếu Mỹ tiếp tục hậu thuẫn thì Thiệu có thể trụ vững lâu dài. Kissinger lập luận, người Bắc Việt Nam phải thừa nhận rằng họ không thể dùng sức mạnh để đẩy Mỹ ra khỏi Việt Nam, do vậy có thể thuyết phục họ đổi việc Mỹ rút quân lấy giải pháp chính trị mà sau đó Thiệu sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát.

Hơn nữa, Nixon và Kissinger vẫn cho rằng họ có thể buộc Hà Nội chấp nhận các điều kiện mà trước đó họ kiên quyết bác bỏ. Liên Xô đã thể hiện rõ Ià họ rất quan tâm đến việc phát triển mậu dịch và một hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược với Mỹ, vì vậy có thể dùng đòn xeo này để tranh thủ Liên Xô thuyết phục Hà Nội đồng ý với một giải pháp "công bằng". Đường lối ngoại giao nước lớn sẽ được hỗ trợ bằng vũ lực. Nixon cho rằng cho đến thời điểm đó áp lực quân sự đã thất bại vì nó đã
-----------------------------------------
(1) Richard Nixon, RN: Hồi ký của Richard Nixon, New York, năm 1978, tr.349; Safire, Trước lúc thất bại, tr.l34.
-----------------------------------------
được dùng theo cách thức hạn chế và không dứt khoát.

Kissinger nhấn mạnh, "một nước được xếp hạng thứ tư như Bắc Việt Nam ắt phải có điểm yếu" và ông ta cũng như Nixon đều sẵn sàng dùng sức mạnh tối đa, đe dọa chính sự sống còn của Bắc Việt Nam để đạt những điều họ muốn(l). Nixon so sánh tình hình lúc này với tình hình mà Eisenhower đã vấp phải ở Triều Tiên năm 1953 và ông ta cho rằng sự "trả đũa ồ ạt" như đã làm đối với Bắc Triều Tiên sẽ làm cho Bắc Việt Nam run sợ. Nixon tin chắc hình ảnh một nhân vật chống cộng cứng rắn như ông ta sẽ buộc đối phương phải cảm nhận rõ sự đe doạ.

Nixon nói với một cố vấn riêng: "Họ sẽ tin vào mọi lời đe dọa dùng v'ũ lực từ Nixon phát ra vì đó là Nixon.

Chúng ta chỉ cần nói đến tai họ rằng, "vì chúa, các ngài nên biết rằng Nixon luôn bị ám ảnh bởi chủ nghĩa cộng sản và ông ta đã đặt tay lên nút bấm hạt nhân"(2).

Với niềm tự tin thái quá thường thấy ở những kẻ mới lên cầm quyền, Nixon và Kissinger đã sắp đặt việc kết thúc chiến tranh. Thông qua các nhân vật trung gian Pháp, tổng thống Nixon chuyển tín hiệu riêng đến Bắc Việt Nam bày tỏ ý nguyện hoà bình chân thành và đề nghị hai bên, cả quân Mỹ và quân Bắc Việt Nam, cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam và phục hồi khu phi quân sự theo đường biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam. Kissinger thông báo cho đại sứ Liên Xô, ngài Anatoly Dobrynin biết chính quyền Mỹ tha thiết muốn thương lượng với Liên Xô về nhiều vấn
----------------------------------
(1) Morris, Sự bất ổn lớn, tr.16., (2) Haldeman, Kết thúc của quyền lực, tr.83.
------------------------------------
đề khẩn cấp, nhưng lại thẳng thừng báo trước rằng đầu tiên là phải đi đến một giải pháp hoà bình ở Việt Nam.

Như để báo hiệu cho cả Hà Nội và Matxcơva biết rằng Mỹ có ý định thật sự, Nixon ra lệnh ném bom dữ dội vào các căn cứ địa của Bắc Việt Nam ở Campuchia, một hành động mà Hội đồng tham mưu trưởng liên quân từng nhiều lần đề xuất nhưng sau đó đã bị chính quyền Johnson bác bỏ. Mục đích quân sự của nhiều lần ném bom là hạn chế khả năng của Bắc Việt Nam mở những cuộc tấn công ở miền Nam, nhưng động cơ lúc đầu của Nixon muốn thể hiện rằng ông ta sẵn sàng thực hiện những biện pháp mà Johnson né tránh do vậy mà làm cho Hà Nội phải sợ và đi đến thương lương theo điều kiện của ông ta. Trong 15 tháng sau đó, Mỹ đã thực hiện 3.630 trận B-52 ném lrên 100.000 tấn bom xuống Campuchia. Chiến dịch này được mang tên "Thực đơn" (một cái tên rất không thích hợp), trong đó có từng chiến dịch nhỏ mang tên "Điểm tâm", "Bữa trưa", "Quà vặt", "Món tráng miệng". Theo yêu cầu của Nixon chiến địch được giữ kín không thông báo cho dân cũng như chính phủ biết. Số thường dân chết trong các trận không kích được giữ kín. Lúc này quân Bắc Việt Nam đã phải di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Campuchia để tránh bom Mỹ(1).

Biết rõ chiến lược của mình có thành công hay không còn phụ thuộc vào khả năng duy trì được vẻ đoàn kết bề ngoài trong nước, Nixon đã thực hiện một chiến lược ngoại giao
----------------------------------
(1) William Shawcross, Cuộc trình diễn: Kissinger, Nixon rà sự tàn phá ở  Campuchia, New York, năm 1979, tr.26-35.
-----------------------------------
công khai song song với hoạt động ngoại giao mật. Vào tháng năm 1969, ông ta tiết lộ cái mà ông ta mô tả là "một kế hoạch hoà bình toàn diện" nêu rõ những đề nghị đã nói riêng với Bắc Việt Nam và nói thêm rằng ông ta hy vọng toàn bộ quân "ngoại quốc" có thể được rút khỏi Nam Việt Nam trong một năm sau khi ký hiệp định hoà bình. Để làm rõ ý định kết thúc sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh, ông ta bắt đầu vạch kế hoạch rút quân chiến đấu Mỹ theo giai đoạn và sau khi trao đổi với Thiệu tại đảo Midway vào tháng 6, ông ta tuyên bố rút ngay 25.000 quân chiến đấu Mỹ. Để nhấn mạnh cho Bắc Việt Nam và Liên Xô cũng như phái hữu trong nước biết không phải là ông ta mềm yếu, Nixon đã đọc nhiều bài diễn văn cứng rắn và gắn nhãn "những kẻ biệt lập" cho các nhân vật "bồ câu"-những người lập luận cuộc chiến tranh đã làm cho nước Mỹ giảm sự chú ý tới nhiều vấn đề đối nội cấp bách hơn. Ông ta còn nhấn mạnh chính quyền có ý định giữ vững trách nhiệm quốc tế của nước Mỹ.

Hoạt động ngoại giao bí mật cùng những lời đe dọa quân sự bóng gió của Nixon không lay chuyển được Hà Nội. Theo quan điểm của Bắc Việt Nam thì những đề nghị của tổng thống Nixon chẳng hơn gì đề nghị của Johnson và nếu chấp nhận chúng sẽ là từ bỏ những mục tiêu mà họ đã phấn đấu gần 1/4 thế kỷ. Đoàn đại biểu Bắc Việt Nam tham gia đàm phán hoà bình đã công khai miệt thị, gọi đề nghị của Mỹ là "một trò hề và nói nếu cần họ sẽ ngồi lại Paris "cho đến khi gẫy ghế mới thôi"(1). Họ tiếp tục đòi Mỹ
-------------------------------------
(1) Robert Shaplen, Con đường từ chiến tranh: Vỉệt Nam 1965-1970, New York, năm 1970.
------------------------------------
rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam và kêu gọi thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời không có Thiệu. Năm 1969, do còn bị tổn thất vì những thiệt hại trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, nhưng kiên quyết không từ bỏ cuộc chiến đấu, Hà Nội đã chuyển sang một chiến lược chiến tranh phòng ngự, trường kỳ, giảm hẳn hoạt động quân sự ở miền Nam và rút một số quân trở về bên kia khu phi quân sự. Biết chắc dư luận công chúng Mỹ cuối cùng sẽ buộc Nixon rút quân Mỹ khỏi Việt Nam nên Bắc Việt Nam sẵn sàng chờ đợi đến lúc đó cho dù họ sẽ có thể phải chịu đựng nhiều gian khổ thêm nữa.

Những bước đi hoà bình của Nixon cũng không kiềm chế được phe đối lập trong nước. Nhận thấy sẽ không có đột phá trong hoà đàm Paris, mức độ công chúng tán thành cách tổng thống tiến hành cuộc chiến tranh đã giảm hẳn.

Để bày tỏ tâm trạng thất vọng ngày càng lớn của phái "diều hâu", thượng nghị sỹ Richard Russell bang Georgia nhấn mạnh nếu hoà đàm Paris không nhanh chóng đem lại kết quả thì Mỹ phải thực hiện một "hành động đáng kể" chống Bắc Việt Nam(1). Phong trào hoà bình có tổ chức đã yên ắng từ sau Đại hội Đảng Dân chủ năm 1968, lại bắt đầu trỗi dậy và nêu ra những kế hoạch biểu tình quy mô lớn vào mùa thu. Các nghị sĩ "bồ câu" trước đây giữ im lặng trong 100 ngày đầu của chính quyền để tạo cơ hội cho tổng thống kết thúc cuộc chiến tranh, nhưng tới tháng 6, họ lại bắt đầu lên tiếng. Thượng nghị sĩ Cộng hoà Jacob
-------------------------------------
(1) Russell gửi L.M. Thacker, 26-7-1969, Văn kiện Russell M.Russell, Thư viện Đại học Georgia, Athens, George, Hồ sơ tốc ký, hộp IJ7.
-----------------------------------
Javits bang New York buộc tội Nixon đi theo những đường lối vô hiệu quả và không thành công" như Johnson.

Fulbright lên án bài phát biểu về chủ nghĩa biệt lập mới là "mị dân và thể hiện tính hung hăng cá nhân". Các nhân vật "bồ câu" trong thượng nghị viện không thỏa mãn với đề nghị hòa bình của Nixon cũng như với việc rút quân và nhiều đảng viên Đảng Cộng hoà tập hợp sau lời kêu gọi của Clifford đòi rút hoàn toàn quân Mỹ khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970. Vào giữa mùa hè, tuần trăng mật ngắn ngủi giữa Nixon với Quốc hội do Đảng Dân chủ chi phối đã chấm dứt.

Lo sợ sự phản đối trong nước có thể làm tan vỡ hy vọng của mình ép Bắc Việt Nam đi đến thỏa thuận, vào tháng 7 Nixon đã nhanh chóng ứng biến một chiến lược "mạo hiểm hoàn toàn", một ý đồ tổng lực nhằm "chấm dứt chiến tranh bằng cách này hay cách khác - cả việc thỏa thuận đàm phán hoặc dùng vật lực". Lại nhờ Pháp làm trung gian, Nixon gửi cho cụ Hồ một bức điện riêng nhắc lại ý muốn đi đến "một nền hoà bình công bằng" nhưng lại kèm theo một tối hậu thư: nếu không có tiến triển để đi đến thỏa thuận vào ngày 1 tháng 11, ông ta sẽ không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc phải sử dụng đến những biện pháp gây hậu quả lớn và bạo lực". Kissinger lại nói với Dobrynin lời cảnh cáo rằng về vấn đề Việt Nam mà nói, giống như một "con tàu vừa rời ga và bây giờ đang trượt trên đường ray"(1). Theo lệnh Nixon, Kissinger triệu tập nhóm nghiên cứu Hội đồng An ninh Quốc gia tuyệt mật để
--------------------------
(1) Nixon, RN, tr.393-394,399.
-----------------------------------
hoạch địinh kế hoạch cho cái mà ông ta mô tả là "những quả đấm trừng phạt tàn bạo" chống Bắc Việt Nam, kể cả ném bom ồ ạt vào các thành phố lớn, phong toả các cảng biển và thậm chí có thể dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong những tình huống "kiểm soát được". Để lời cảnh cáo có sức mạnh, Nixon tiết lộ cho các nhà báo biết ông ta đang xem xét sự lựa chọn này, và bằng giọng điệu có ý nhấn mạnh, ông ta nói với một nhóm nghị sĩ là ông ta sẽ không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên thua trong chiến tranh (1).

Mặc dù Hà Nội đồng ý đàm phán hoà bình ngoài khuôn khổ Hội nghị Paris, nhưng tối hậu thư của Nixon vẫn không có hiệu quả. Ngày 4-8 diễn ra hàng loạt cuộc họp bí mật đầu tiên, Kissinger đã gặp riêng ông Xuân Thuỷ và nhắc lại những đề nghị hoà bình cùng tối hậu thư của Nixon, nhưng ông Xuân Thuỷ đáp lại bằng đường lối chuẩn mực của Bắc Việt Nam là Mỹ sẽ phải rút quân hoàn toàn và từ bỏ Thiệu để có thể đi đến một thỏa thuận. Câu trả lời chính thức của cụ Hồ (được cụ viết ra ngay trước khi qua đời) cũng truyền đạt một tín hiệu tương tự và theo lời Nixon thì đó là một "sự cự tuyệt lạnh lùng". Theo cách nhìn của Nixon, Bắc Việt Nam không chỉ ương ngạnh mà còn cố ý khiêu khích. Đài phát thanh Hà Nội, sau khi nghe những tuyên bố của tổng thống do phái "bồ câu" trong thượng nghị viện soạn ra, đã chỉ trích là các chính sách của
----------------------------------
(1) Chi tiết về kế hoạch mang mật danh DUCK HOOK xem Seymour Hersh, Giá trị của quyền lực: Kissinger trong Nhà trắng của Nixon, New York, năm 1983, tr.125-130.
-----------------------------------
 Nixon đang kéo dài chiến tranh và bày tỏ với nhân dân Mỹ niềm hy vọng "cuộc tấn công vì hoà bình vào mùa thu của họ sẽ thành công rực rỡ"(1).

Không thể dọa dẫm để Hà Nội có nhượng bộ dù là nhỏ nhất, Nixon phải lựa chọn giữa hai con đường: Một là leo thang chiến tranh quy mô lớn và hai là một cuộc rút lui bẽ mặt. Ông ta không giữ được bình tĩnh trước thái độ kiên quyết của Bắc Việt Nam cùng những ý kiến chỉ trích trong nước mà ông cảm thấy như khuyến khích thêm thái độ của đối phương. Phản ứng tự nhiên của Nixon là đánh trả.

Nhưng bộ trưởng Quốc phòng Melvin và bộ trưởng Ngoại giao William Rogers khẩn cầu ông ta không nên có hành động gì làm bùng lên sự chống đối trong nước. Sau nhiều tuần phân tích cẩn thận, nhóm nghiên cứu của Kissinger kết luận rằng các cuộc không kích và phong toả có thể không buộc được Hà Nội nhượng bộ cũng như không thể hạn chế đáng kể khả năng Bắc Việt Nam tiếp tục chiến đấu giải phóng miền Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị luôn bị săn đuổi bởi nỗi lo sợ gần như ám ảnh về sự thất bại và nhục nhã, Nixon cực kỳ miễn cưỡng khi phải từ bỏ kế hoạch "những cú đấm trừng phạt tàn bạo" và chỉ sau khi bị thuyết phục là kế hoạch này sẽ không có hiệu lực ông ta mới từ bỏ kế hoạch này hoàn toàn. Vì chỉ dựa vào sức ép quân sự để kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng, vào tháng 11-1969, Nixon giật mình khi nhận thấy trong tay mình không có chính sách nào cả.

Không muốn nhượng bộ song không thể dùng sức
---------------------------
(1) Nixon, RN, tr.397-399.
--------------------------
mạnh quân sự để kết thúc chiến tranh, một lần nữa Nixon lại ứng biến và lần này thì quay về với chính sách "Việl Nam hoá chiến tranh" mà ông ta được kế thừa từ Johnson.

Trong lúc Nixon vẫn còn suy tính v'ề cuộc leo thang vào tháng 10, thì chuyên gia chống nổi dậy của Anh là Robert Thompson thông báo rằng Nam Việt Nam đang mạnh lên hàng ngày, và nếu Mỹ tiếp tục vriện trợ quân sự vrà kinh tế quy mô lớn thì trong vòng hai năm nữa, chính quyền Sài Gòn có thể đủ mạnh để chống lại cộng sản mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Không còn lối thoát nào khác, Nixon vội vã tiếp nhận mà không hề xem xét kỹ lưỡng những kết luận của Thompson khi sử dụng chúng làm cơ sở cho một đường hướng mới để đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh. Có lẽ Nixon đã lý giải rằng, nếu ông ta có thể vận động được dư luận nước Mỹ làm hậu thuẫn thuyết phục Hà Nội là ông ta sẽ không bỏ rơi Thiệu và đẩy mạnh xây dựng sức mạnh quân sự cho Nam Việt Nam thì điều đó sẽ buộc Bắc Việt Nam phải đi đến kết luận rằng nếu họ thương lượng với Mỹ bây giờ thì sẽ tốt hơn là thương lượng v'ới Nam Việt Nam sau này, do đó ông ta có thể tranh thủ được sự nhượng bộ cần thiết của họ để giành được hoà bình trong danh dự.

Trong bài diễn vãn quan trọng ngày 3-11, Nixon bắt đầu cô lập các nhà phê bình và huy động quần chúng ủng cho chính sách của mình. ông ta kiên quyết bảo vệ sự cam kết của Mỹ ở Việt Nam với lời cảnh báo, v'iệc Mỹ rút ra sẽ tạo nên một cuộc tắm máu tại Nam Việt Nam cùng một cuộc khủng hoảng lòng tin vào sự lãnh đạo của Mỹ cả ở trong và ngoài nước* Trình bày tương đối chi tiết chính  sách "Việt Nam hoá chiến tranh" của mình, ông ta đưa ra một tnển vọng đầy hấp dân là chính sách này sẽ không chỉ làm giảm thương vong cho Mỹ mà còn có thể kết thúc sự dính líu của Mỹ theo cách thức bảo vệ được danh dự dù cho Bắc Việt Nam có làm gì cũng vậy. Tuy một số thành viên trong ban tham mưu của ông ta có thận trọng đề phòng một cuộc đối đầu với phong trào hoà bình, nhưng Nixon đã bỏ ngoài tai lời khuyên của họ. Ông ta gọi những người phản đối là phần tử vô trách nhiệm và phi lý. Nixon buộc tội họ phá hoại hoạt động ngoại giao của mình và công khai kêu gọi sự ủng hộ của cái gọi là "đa số yên lặng". Ông kết luận bằng một lời cảnh cáo giật gân "Bắc Việt Nam không thể hạ nhục Mỹ, chỉ có Mỹ mới có thể làm điều đó"(1).

Bài diễn văn của Nixon nói về "đa số yên lãng" thật là khôn ngoan và xét trên nhiều phương diện thì đó là một thủ đoạn chính trị thành công. Ông ta đã buộc những kẻ chống đối phải lui về thế phòng ngự. Bằng cách đưa ra một chính sách có thể đạt được hoà bình trong danh dự với con số lính Mỹ thương vong ở mức độ tối thiểu, dường như ông ta đã điều hoà được những yếu tố đối lập trong thái độ của công chúng đối với cuộc chiến tranh. Ông ta khá thông minh khi kêu gọi tinh thần yêu nước trong đám thính giả và đánh vào thái độ lừng khừng không muốn chấp nhận bất kỳ điều gì giống như thất bại. Bằng xác định cụ thể một "đa số yên lặng", Nixon đã huy động được một tập thể ủng hộ ở nơi mà điều đó đã không hề tồn tại.
----------------------------------------
(1) Văn kiện công khai, Richard M.Nixon, 1969, Washington D.C, năm 1971, tr.901-909.
----------------------------------------

"Hai cuộc cầu nguyện vì hoà bình" vào các ngày 15 tháng 10 và tháng 11 thành công và báo hiệu bước ngoặt mới trong tiến triển của phong trào chống chiến tranh. Các cuộc biểu tình do phái tự do tổ chức đã thu hút hàng triệu công dân trung lưu tỉnh táo, "tạo nên sự phản đối lớn nhất của quần chúng từ xưa đến nay ở Mỹ" và cho thấy rõ phong trào hoà bình đang trở nên "đáng tôn trọng"(1). Trái với cảnh rối loạn và bạo lực của sự kiện Chicago trước đây, hai đợt đấu tranh vào mùa thu diễn ra một cách hoà bình và đáng tôn trọng với màu sắc tôn giáo rõ nét. Trên khắp nước Mỹ chuông nhà thờ rung lên, tên các lính Mỹ chết trong cuộc chiến tranh được đọc to tại các buổi lễ trong ánh nến và những người tham gia đã âm thầm cất tiếng cầu nguyện chống chiến tranh, tiếng họ ngân lên: "Hãy cho hoà bình một cơ hội". Trong cuộc diễu hành tại Washington để tưởng niệm những binh sĩ đã tử trận, hàng ngàn người phản đối chiến tranh trong mưa lo, gió lớn đã cầm nến diễu hành từ nghĩa trang Arlington Cemetery đến trụ sở Quốc hội trên đồi Capitol và ở đây họ đặt những tấm bảng viết tên lính Mỹ tử trận ở Việt Nam trong các quan tài bằng gỗ.

Dù vậy, các cuộc bíểu tình mùa thu cũng không đem lại sự thay đổi về chính sách. Tuy sự phản đối này làm Nixon kinh hoàng và tức giận, nhưng ông ta công khai tỏ vẻ thờ ơ và bài diễn văn nói với "đa số yên lặng" của ông ta đã tạm thời vô hiệu hoá tác động của sự phản đối đó.
------------------------------------------------
(1) Charles De Benedelti, Phong trào đòi hoà bình trong lịch sử Mỹ,NXB Bloomington, năm 1984, tr.184-185.
------------------------------------------------
Ngay sau các cuộc cầu nguyện vì hòa bình, phong trào chống chiến tranh lại lắng xuống. Các cuộc bỏ phiếu thăm dò dư luận cho thấy có sự ủng hộ vững chắc đối với chính quyền. Vào cuối tháng 11, các cuộc tập hợp ủng hộ tổng thống Mỹ đã được tổ chức ở một số thành phố. Nixon phấn chấn nói: "Bây giờ chúng ta đã làm cho bọn tạp chủng tự do này phải kiệt sức và chúng ta sẽ tiếp tục làm cho chúng khốn khó"(1).

Làm cho chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh" phát huy hiệu lực là một nhiệm vụ khó khăn hơn là thao túng dư luận công chúng Mỹ. Vào lúc Nixon chính thức tuyên bố kế hoạch "mới" của ông ta nhằm chấm dứt chiến tranh thì chương trình này đã được thực hiện từ một năm rưỡi trước. Trong lúc các lực lượng chiến đấu Mỹ làm cho Bắc Việt Nam và Việt cộng chao đảo với những trận tấn công dữ dội vào các đường tiếp tế và các khu căn cứ của họ, thì các cố vấn Mỹ đang điên cuồng xây dựng và hiện đại hóa quân đội Nam Việt Nam. Số quân Việt Nam Cộng hoà từ 850.000 khi Nixon lên nhậm chức được tăng lên hơn 1.000.000 người và Mỹ bàn giao cho Nam Việt Nam một khối lượng lớn vũ khí tân tiến nhất: hơn 1 triệu súng trường M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu M-79 và 2.000 khẩu cối và lựu pháo hạng nặng. Nam Việt Nam còn được cung cấp tàu biển, máy bay, trực thăng và nhiều xe ô tô, điều này khiến một nghị sĩ phân vân nêu lên rằng liệu mục tiêu Việt Nam hoá chiến tranh có phải là "đặt từng người lính Việt Nam Cộng hoà đằng sau vô lăng
-----------------------------------
(1) Szulc, ảo mộng hoà bình của (?), tr.158.
------------------------------------
hay không"(1). Các trường quân sự mở rộng đến mức có thể tiếp nhận 100.000 học viên một năm. Để cải thiện tinh thần và hạn chế tỷ lệ đào ngũ cho binh lính Việt Nam Cộng hoà, Mỹ đã giúp cải tiến chế độ đề bạt, tăng lương, tăng quyền lợi của cựu chiến binh và có nhiều nỗ lực có hệ thống nhằm cải thiện điều kiện trong các trại lính.

Vào năm 1969-1970, "Chương trình bình định cấp tốc", lúc đầu được xây dựng như một chương trình cấp tốc nhằm mở rộng quyền kiểm soát ở vùng nông thôn trước khi có các cuộc đàm phán, đã được thể chế hoá và mở rộng. Để nâng cao mức độ an ninh ở các xã, do an ninh vốn là điểm rất yếu trong các chương trình cũ, số quân chính quy phối thuộc cho "chương trình bình định" đã lên tới 500.000 người được trang bị M-16 và có sự hỗ trợ của lực lượng dân vệ vừa được thành lập vội vã với quân số lên tới hàng ngàn. Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã cố gắng thổi sinh khí mới vào các chương trình phát triển nông thôn. Các cuộc bầu cử hương xã được tổ chức, khôi phục lại quyền tự quản đã bị tước đoạt dưới thời Diệm. Các chức sắc dân cử được huấn luyện về trách nhiệm công dân vụ tại Trung tâm phát triển nông thôn Vũng Tàu và khi tốt nghiệp họ được phát quần áo bà ba đen do CIA cung cấp.

Chính phủ giao cho từng xã quyền kiểm soát dân vệ và kiểm soát ngân sách sẽ dùng vào các dự án địa phương.

Nhiều nỗ lực được thực hiện để khai thông đường xã, sửa chữa cầu cống, thiết lập trường học, bệnh viện và phát triển
------------------------------------------------
(1) Thomas Buckley, Quân đội Việt Nam cộng hoà sẽ lớn mạnh hơn và tinh nhuệ hơn, nhưng..., Thời báo New York ngày 12-11-1969, tr.132.
------------------------------------------------
sản xuất nông nghiệp. Tháng 3-1970, chính quyền đã thực hiện chương trình cải cách điền địa, qua đó phân phối lại gần một triệu héc ta đất.

Vào đầu năm 1970, chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh" đang ở độ sung mãn nhất và đa số các nhà quan sát đều nhất trí rằng chương trình này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chỉ trong thời gian ngắn quân đội Nam Víệt Nam đã trở thành một trong những lực lượng quân đội lớn nhất và được trang bị tốt nhất thế giới. Hơn nữa khi được chỉ huy tốt, các đơn vị Việt Nam Cộng hoà đã chiến đấu giỏi và một số cố vấn Mỹ bắt đầu thấy rằng có lẽ do tình thế bắt buộc nên khả năng chiến đấu của họ đã tăng hẳn lên khi rút các đơn vị chi viện của Mỹ về. ở một số vùng khả năng chiến đấu của dân vệ còn được cải thiện rõ rệt hơn cả quân đội Việt Nam Cộng hoà. Các chiến thuật "phá hoại của Mỹ cùng với việc Bắc Việt Nam quyết định rút về phòng ngự đã khiến cho vùng nông thôn an toàn hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu (...). ở các cứ điểm cũ của Việt Nam, mọi người có thể qua lại các tuyến đường vào ban ngày và số vụ đột kích giảm hẳn.

Ngay cả những người từ lâu vẫn đa nghi như chuyên gia bình định John Vann đã phải kết luận "lúc này chúng ta đã đi đúng hướng"(1).

Nhưng bước tiến thực sự trong lĩnh vực "Việt Nam hoá" vẫn còn bấp bênh. Các quan chức Mỹ tuyên bố đã "trung lập hoá" được 20.000 người là cơ sở cách mạng của Việt cộng qua chiến dịch Phượng hoàng và sau này đối
---------------------------------------------
(1) Vann gửi tướng Frederick Weyand ngày 22-1-1970, Văn kiện Vann.
---------------------------------------------
 phương cũng thừa nhận chương trình này đã gây cho họ nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nhưng con số nêu trên đã quá phóng đại, tuy các hệ thơng cơ sở bí mật của đối phương bị đánh phá, nhưng nó vẫn nguyên vẹn. Các quan chức Mỹ thừa nhận những thành công về an ninh chủ yếu là nhờ các hoạt động quân sự của Mỹ và do đối phương giảm hoạt động. Tuy nhiên họ không dám chắc có thể duy trì được những thành công này hay không nếu quân Mỹ rút quân và đối phương mở lại các cuộc tấn công. Dấu hỏi lớn nhất vẫn là chính quyền Nam Việt Nam. Mặc dù có hoạt động tích cực ở các làng xã, nhưng chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ là "chương trình bình định" đã khơi dậy được cảm tình thực sự đối với chính quyền Thiệu. Hơn nữa như một quan chức Mỹ nhận xét, ở nhiều vùng đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng chính quyền Việt Nam Cộng hoà vẫn chưa động viên được ý chí và nhiệt tình của dân chúng chống lại Việt cộng và hỗ trợ cho các chương trình quốc gia"(1).

Mỹ cũng chưa biết chắc chắn liệu quân đội Việt Nam cộng hoà có thể lấp được chỗ trống mà việc rút quân Mỹ sẽ tạo ra hay không. Trên lý thuyết thì quân đội này quả là một lực lượng đáng gờm, nhưng thực tế vẫn còn nhiều điểm yếu cơ bản chưa khắc phục được. Mỹ ước đoán rằng quân số ma lên tới 20%; nạn đào ngũ vẫn là một vấn đề kinh niên và tình trạng thiếu nghiêm trọng các sĩ quan có trình độ, năng lực và trung thực ở tất cả các cấp. Thậm chí
-------------------------------------------
(1) Hồi ký của tướng Arthur S.Collins, mùa thu năm 1970, Văn kiện Collins, Xem Báo báo của nhóm nghiên cứu đặc biệt về Việt Nam, ngày 10-1-1979, và Charles S.Whitehouse gửi William Colby, ngày 22-9-1970, và Văn kiện Vann.
------------------------------------------
các đơn vị việt Nam Cộng hoà có chất lượng tốt hơn cũng thường xuyên tỏ ra không muốn giao chiến với đối phương trong những trận đánh kéo dài. Điều này khiến một sĩ quan cao cấp Mỹ phải đặt câu hỏi: Liệu bao giờ Mỹ "có thể tạo ra được một quân đội có tinh thần tấn công và xông xáo mà sau này sẽ rất cần để đối phó với Việt cộng và quân đội Bắc Việt Nam hay không?"(1). Dù muộn màng, Mỹ cũng bắt đầu hiểu rằng Nam Việt Nam đã quá phụ thuộc vào Mỹ. Vào những năm 1968-1969, vấn đề liệu quân đội Việt Nam cộng hoà có thể tự bảo vệ mình khi Mỹ rút quân về hay không luôn là một "câu hỏi khó chịu". Nhiều cố vấn Mỹ thú nhận rằng nếu tốt đẹp ra thì cũng mất rất nhiều thời gian để Nam Việt Nam có thể tự đứng vững trong cuộc chiến đấu với các lực lượng đầy kinh nghiệm và có kỷ luật của Bắc Việt Nam(2).

vào mùa xuân năm 1970, mâu thuẫn trong chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh" của Nixon đã trở nên quá rõ. Bài diễn văn về "đa số yên lặng" đã tạm thời dẹp yên phong trào chống đối nhưng Nixon nhận ra thành công của ông chỉ là thoảng qua. Vào tháng 3, ông ta tuyên bố rút từng bước 150.000 quân trong năm sau nhằm "làm tan trận bão mùa xuân phản đối chiến tranh mà lúc này đang tích tụ"(3). Tuy cần nhìn nhận từ góc độ chính trị trong nước, Nixon đã nhận ra rằng phong trào phản đối chiến
-----------------------------------------
(1) Hồi ký của Collins, ngày 25-4-1970, Văn kiện Collins.
(2) Hồi ký của Collins mùa thu I970, Văn kiện Collins; Phỏng vấn William Rosson, Viện lịch sử quân đội Mỹ, trại Carlistle, Pa.
(3) Nixon, RN, tr.448.

-----------------------------------------
tranh sẽ làm ông ta yếu thế ở nhiều lĩnh vực khác. Abrams từng gay gắt phản đối việc rút thêm quân về nước với lời cảnh báo rằng việc rút quân sẽ làm cho Nam Việt Nam dễ bị tổn thất trước sức ép quân sự của đối phương và có thể phá hoại chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh". Trước đó Nixon đã ngây thơ hy vọng rằng việc ông ta thể hiện quyết tâm ở lại Việt Nam vô thời hạn và những biểu hiện sự ủng hộ của công chúng sau bài diễn văn ngày 3-11 sẽ thuyết phục được Bắc Việt Nam thương lượng. Nhưng Hội nghị Paris lúc đó chẳng đạt được bước đột phá nào, do đó ông ta nhận ra rằng việc tuyên bố rút thêm quân sẽ khuyến khích Hà Nội trì hoãn thêm. Do ngày càng nôn nóng kết quả và vẫn tin chắc có thể kết thúc chiến tranh bằng cách thể hiện sức mạnh mãnh liệt, nên Nixon một lần nữa bắt đầu tìm kiếm "những sáng kiến" mà ông ta có thể thực hiện để tỏ rõ cho đối phương biết rằng, "chúng ta (Mỹ) vẫn nghiêm chỉnh thực hiện cam kết của mình ở Việt Nam (1).

Vào tháng 3, việc phái thân Mỹ ở Campuchia do Lon Nol cầm đầu lật đổ hoàng thân Sihanouk, người theo đường lối trung lập, đã gây nhiều mối nguy hiểm cho chính sách "Việt Nam hoá chiến tranh" và tạo nhiều cơ hội hấp dẫn cho sáng kiến mà Nixon tìm kiếm. Lúc đó Kissinger kiên quyết phủ nhận việc Mỹ đồng loã trong cuộc đảo chính và cũng không có bằng chứng nào chứng minh là Mỹ trực tiếp nhúng tay vào. Tuy vậy, chính quyền Mỹ chẳng mấy ngạc nhiên về hành động của Lon Nol.

Thái độ của Mỹ rõ ràng từ lâu đã ghét Sihanouk, thêm nữa
-----------------------
(1) Nixon, RN, tr.445.
-----------------------------------
việc họ rất muốn đánh vào các căn cứ địa của Bắc Việt Nam ở Campuchia có thể đã khích lệ Lon Nol tin rằng nếu đảo chính thành công thì họ sẽ được Mỹ ủng hộ (1).

Sau này, Kissinger thừa nhận là Mỹ đã can thiệp vào Campuchia với thái độ miễn cưỡng và muộn màng, và họ chỉ can thiệp sau khi tin rằng Bắc Việt Nam tuyên bố tiêu diệt chính phủ Lon Nol. Nhưng lời nói này rõ ràng là giả dối. Không lâu sau cuộc đảo chính mà người ta cho là được Mỹ cho phép, các đơn vị Nam Việt Nam đã vượt biên giới tập kích vào Campuchia, sau đó Mỹ nhanh chóng công nhận chính phủ mới ở Campuchia và bắt đầu viện trợ lén lút. Việc Bắc Việt Nam quyết định chiếm Campuchia sau đảo chính đến nay vẫn là điều chưa chứng minh được và vào lúc đó cũng là điều mà nhiều người nghiêm túc chất vấn. Mặt khác, một số quan chức Mỹ ngay từ đầu đã muốn khai thác những diễn biến ở Campuchia. Giới quân sự nhiều năm đã nôn nóng muốn đánh các căn cứ địa của Bắc Việt Nam tại Campuchia. Sự thay đổi chính phủ ở Phnom Penh đã đã giải toả nối lo ngại vốn có từ lâu về việc vi phạm địa vị trung lập của Campuchia và các trận đánh vào các căn cứ địa lúc này có thể được biện bạch với lý do để duy trì chính phủ Campuchia thân hữu cũng như để giảm mối đe dọa quân sự đối với Nam Việt Nam. Do vậy, Nixon đã nhanh chóng chuẩn y đề nghị của Bộ Quốc phòng cho phép các đơn vị của Nam Việt Nam với máy bay Mỹ yểm trợ đánh vào căn cứ địa của đối phương ở Mỏ Vẹt, một dải
-------------------------------------
(1) Shawcross, Cuộc trình diễn..., tr.112-127 và Henry A. Kissinger, Những năm ở Nhà Trắng, Boston, năm 1979, tr.457-521.
-------------------------------------
đất của Campuchia cách Sài Gòn khoảng 55 km. Thậm chí trước khi hoàn thành các kế hoạch cho trận đánh này, tổng thống Nixon đã thông qua một hành động khác dữ dội hơn và cũng mạo hiểm hơn. Sau gần một tuần nghiên cứu cẩn thận và đấu tranh dằn vặt cũng như vượt qua sự chống đối kịch liệt của Laird và Roger, tổng thống đã phê chuẩn đề nghị của Abram dùng quân Mỹ đánh vào một khu căn cứ của Bắc Việt Nam cách Sài Gòn khoảng 90 km về phía Tây Bắc. Có vẻ như Kissinger đã giấu kín những phân vân của mình đối với việc làm này, chí ít một phần cũng là để tạo lập địa vị cố vấn đối ngoại hàng đầu của Nixon.

Quyết định của Nixon đưa quân Mỹ sang Campuchia, một trong nhiều quyết định quan trọng và gây tranh cãi trong nhiệm kỳ tổng thống đầy sóng gió của ông ta, có thể do nhiều suy tính thúc đẩy. Ông ta đã xiêu lòng vì lập luận của giới quân sự cho rằng cuộc hành quân này sẽ mang lại thêm thời gian cho chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh" và sẽ giúp duy trì chính phủ ở Campuchia. Mặt khác ông ta nhận thức được quyết định của mình sẽ gây "tác động chia rẽ" ở trong nước"(1). Việc Nixon sẵn sàng làm công việc mạo hiểm này vì những kết quả chưa biết ra sao phần nào nói lên cái mà ông ta gọi là "triết lý trò chơi lớn", tức là niềm tin rằng vì chính quyền "sẽ bị rơi xuống địa ngục hoàn toàn nếu làm điều này" thì họ cũng rất có thể "hành động theo lý lẽ chung"(2). Không hề lo sợ về phản ứng trong nước mà biết chắc sẽ xảy ra, Nixon dường như
-----------------------------------
(1) Kissinger, Những năm ở Nhà Trắng, Boston, năm 1979, tr.449.
(2) Safire, Trước lúc thất bại, tr.102-103.

----------------------------------
 đón chờ nó. Mùa xuân năm 1970, Nixon phải chống đỡ với cả trong và ngoài nước. Thượng nghị viện do Đảng Dân chủ chi phối đã bác bỏ lần thứ hai người mà Nixon đề cử vào một ghế trống tại Toà án tối cao và ông ta muốn phô diễn "cho những thượng nghị sĩ... thực sự cứng rắn đó"(1).

Quan trọng hơn, ông ta vẫn tin rằng có thể đi đến hoà bình bằng cách đe dọa Hà Nội. Bực tức vì bị giảm vị thế sau vụ tối hậu thư tháng 11, một việc làm đã chính xác truyền đạt một tín hiệu sai, Nixon đã lý giải rằng mở rộng chiến tranh sang đất Campuchia trước đây nằm ngoài giới hạn cho phép sẽ làm rõ ra là khác với bậc tiền nhiệm, ông ta sẽ không để cho những hạn chế trói buộc. Nixon giải thích cho các trợ lý của mình rằng, đến lúc đó Bắc Việt Nam sẽ phải quyết định "liệu họ có thể quần nhau với chúng ta mãi không" và xét về những áp lực bắt họ thương lượng thì "việc làm đó hoàn toàn cần thiết"(2). Trên con đường sự nghiệp của mình, Nixon luôn bận tâm đến tầm quan trọng của việc đối phó với các cuộc khủng hoảng, nên ông ta rất muốn nắm lấy thời cơ để phô diễn lòng dũng cảm dù bị công kích và để tỏ rõ cho các đối thủ ở trong và ngoài nước biết rằng không ai dọa nạt được ông ta.

Nixon đã giải thích quyết định của mình trong bài diễn văn rất hung hăng và khiêu khích được tường thuật trên truyền hình vào ngày 30-4. Ông ta biện bạch cho việc "đột kích" vào Campuchia là để trả đũa "hành động xâm lược" của Bắc Việt Nam, mặc dù ý đồ của Hà Nội lúc đó vẫn
-------------------------------------
(1) Monis, Sự bất ổn lớn, tr.174-175.
(2) Safire, Trước lúc thất bại, tr.190.

--------------------------------
chưa rõ ràng, cũng như biện minh rằng làm như vậy là cần thiết để bảo vệ các lực lượng Mỹ ở Việt Nam, tuy ông ta không giải thích được tại sao một mối đe dọa cũ rích như vậy bỗng nhiên lại cần một sự trả đũa mạnh đến như thế.

Nixon còn giải thích mục tiêu thực sự của cuộc hành quân là nhằm tiêu diệt Trung ương cục miền Nam Việt Nam, đầu não của các hoạt động tác chiến quân sự của Bắc Việt Nam, mặc dù Bộ Quốc phòng đã trình bày với ông ta rằng họ không biết rõ vị trí của Trung ương cục miền Nam Việt Nam ở đâu và thực sự có tồn tại một tổ chức như vậy hay không. Đoán trước cơn giận dữ trong nước, Nixon nói rõ: Thà làm tổng thống một nhiệm kỳ còn hơn là phải chịu trách nhiệm về thất bại đầu tiên của nước Mỹ. Ông ta kết luận với lời lẽ có phần to tát nghe như sự tồn vong của chính nước Mỹ phụ thuộc vào cuộc phiêu lưu sang đất Campuchia. Nixon cảnh cáo: "Khi đã hết các con bài, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sẽ hành động như một tên khổng lồ tội nghiệp vô dụng, các thế lực của chủ nghĩa chuyên quyền và vô chính phủ sẽ đe dọa 3 (?) quốc gia và các thể chế tự do trên toàn thế giới"(1).

Dưới góc độ quân sự, cuộc phiêu lưu của Nixon sang Campuchia cùng lắm cũng chỉ đem lại những kết quả có mức độ. Bộ chỉ huy Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt được 2.000 quân đối phương, phát quang 1.600 arcres rừng, phá 8.000 công sự và thu được nhiều kho vũ khí làm cho các căn cứ địa này mất giá trị sử dụng trong một thời gian và gây thêm khó khăn cho
----------------------------------------
(1) Văn kiện công khai, Richard M. Nixon, 1970, Washington D.C, năm 1971, tr.405-410.
---------------------------------------
 công tác tiếp tế của đối phương. Do giải toả được mối đe dọa trước mắt từ Campuchia, cuộc hành quân này thực sự tạo thêm thời gian cho chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh".

Tuy nhiên, cuộc đột kích này chỉ tạm thời làm giảm khả năng tấn công của Bắc Việt Nam và thay vì một "Lầu năm góc" châu Á, Trung ương cục miền Nam Việt Nam hoá ra chỉ là "những chiếc lều không người nằm rải rác"(1). Dù cuộc hành quân này có đem lại thuận lợi gì cho chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh" đi nữa thì cũng chẳng bù lại được hậu quả của việc mở rộng một cuộc chiến khu vực. Vào lúc Mỹ đang cố gắng giảm quy mô cuộc chiến thì họ lại phải chuyển những nguồn lực khan hiếm sang hỗ trợ cho một nhà nước yếu kém hơn ở Campuchia.

Ngay ở Campuchia, hành động của Mỹ đã góp phần tạo nên một trong những tấn thảm kịch lớn mới xảy ra. Mỹ quả có khuyến khích chính phủ Lon Nol tiến hành một cuộc chiến tranh mà họ có thể chiến thắng. Cuộc xâm lược của Mỹ buộc các lực lượng Bắc Việt Nam phải di chuyển khỏi các căn cứ địa và chuyển đến vùng trung tâm Campuchia. Dù có phải là hậu quả của hành động xâm lược của Mỹ hay không, Bắc Việt Nam đã bắt đầu chi viện quy mô lớn cho Khơ me đỏ chống Lon Nol. Trong cuộc nội chiến đặc biệt tàn khốc sau đó, Mỹ đã hào phóng chi viện cho chính phủ Campuchia và ném hàng ngàn tấn bom xuống đất nước này. Tấn bi kịch cuối cùng là ở chỗ từ đầu đến cuối, chính quyền Nixon coi đồng minh mới của họ
------------------------------------------
(1) Stanley Kamow Việt Nam: Một thiên lịch sử, New York, năm 1983, tr.610.
-------------------------------------------
chẳng khác gì một quân tốt đen, được dùng để cứu vãn tình thế của Mỹ tại Việt Nam và không quan tâm gì nhiều đến hậu quả đối với nhân dân Campuchia.

Phản ứng trong nước đối với sự kiện Campuchia vượt xa những gì tồi tệ nhất mà Nixon đã dự kiến - theo những cách thức bi thảm. Việc bất ngờ mở rộng một cuộc chiến tranh mà vị tổng thống này đã hứa giảm bớt khiến cho những nhân vật bất đồng quan điểm nổi giận và việc ông ta biện minh cho hành động của mình với thái độ nóng giận, trong đó có những lời nói bừa bãi gán cho những người phản đối là những kẻ "vô trách nhiệm" càng như đổ dầu vào ngọn lửa căm giận.

Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trong các trường đại học trên toàn quốc. Tại trường đại học Tổng hợp quốc gia Kent và trường đại học Quốc gia Jackson, 6 sinh viên đã bị sát hại trong cuộc đụng độ hỗn loạn với lực lượng cảnh vệ quốc gia và cảnh sát. Trên 100.000 người biểu tình tập trung tại Washington trong tuần đầu tháng 5 để phản đối sự kiện Campuchia và sự kiện tại bang Kent. Sinh viên hàng trăm trường đại học bãỉ khoá và một số trường đóng cửa để tránh bạo lực leo thang. Vụ sát hại tại bang Kent đã làm bùng nổ nhiều hoạt động bạo lực, thậm chí khích động cả những tổ chức thông thường mang tính bảo thủ và trầm lặng. Tại trường đại học Tổng hợp Kentucky một ngôi nhà cao tầng bị đốt cháy và các cuộc biểu tình của sinh viên đã bị lực lượng cảnh vệ quốc gia dùng hơi cay đàn áp(1).
---------------------------------------
(1) Mitchell k. Hall, "Một sự phá cách đúng lúc: Phản ứng của sinh viên tại trường đại học Tổng hợp Kentucky đối với vụ sát hại tại trường Đại học Tổng hợp Kent", Sự kiện lịch sử của trường Kentucky, mùa đông 1985, tr.36-63.
---------------------------------------------
Vụ tấn công bất ngờ sang Campuchia cũng làm nảy sinh sự thách thức nghiêm trọng nhất của quốc hội đối với quyền lực của tổng thống Mỹ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh. Tổng thống Nixon trước đó chỉ tham khảo ý kiến một số nghị sĩ đã có tiếng là đồng tình với ông ta.

Lãnh tụ phái đa số Thượng nghị viện Hugh Scott điên tiết vì bị chính quyền che dấu thông tin và một số người khác thì tức giận vì Nixon mở rộng chiến tranh(1). Hành động phản kháng tiêu biểu của họ là vào tháng 6 đã bỏ phiếu áp đảo buộc chấm dứt hiệu lực của nghị quyết Vịnh Bẳc Bộ năm 1964. Các thượng nghị sĩ John Sherman Cooper bang Kentucky và Frank Church bang Idaho đã đề nghị cắt toàn bộ ngân sách cho hoạt động quân sự Mỹ ở Campuchia sau 30-6. Sau đó các thượng nghị sĩ McGovern bang South Dakota và Mark Hatfield bang Oregon đề xướng yêu cầu nghiêm khắc hơn buộc chính quyền Mỹ phải rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Việt Nam vào cuối năm 1971.

Điên đầu vì những ý kiến phản đối, Nixon trả đũa. Ông ta nói với cộng sự của mình: "Không tranh luận thêm gì với các kẻ thù trong Quốc hội nữa. Đừng lo gì về chuyện chia rẽ. Nếu đã tuốt kiếm ra thì đừng bỏ nó xuống mà phải giữ chặt lấy nó"(2). Tổng thống công khai trách cứ các đối thủ trong nước đã kéo dài chiến tranh và thô bạo cảnh cáo các lãnh tụ Quốc hội rằng "nếu Quốc hội có hành động
---------------------------------
(1) Scott gửi Kissinger ngày 21-5-1970, Văn kiện Hugh Scott, Thư viện trường đại học Tổng hơp Virginia, Charlottesville, Va, hộp 65.
(2) Safire, Trước lúc thất bại, tr.190.

--------------------------------
hạn chế tôi thì họ sẽ phải gánh chịu hậu quả"(1). Tổng thống phê chuẩn Kế hoạch Huston, là một trong những đòn dánh vào tự do và sự riêng tư cá nhân trắng trợn nhất trong lịch sử nước Mỹ, cho phép các cơ quan tình báo mở thư, dùng các phương pháp giám sát điện tử và thậm chí cho phép do thám đối với công dân Mỹ. Các cơ quan tình báo không chịu thực hiện kế hoạch này, nhưng họ đã dùng một số biện pháp để xác minh mốt liên hệ giữa các nhóm cực đoan ở Mỹ và các chính phủ ngoại quốc(2).

Cuối cùng chính quyền Mỹ cũng đã thoát khỏi cơn bão Campuchia. Vào cuối tháng 6, Nixon ra lệnh rút quân khỏi Campuchia, tước đoạt của các đối thủ một vũ khí đáng giá nhất, do đó những cuộc phản đối dần dần lắng xuống. Dù có nhiều hoạt động ầm ĩ, nhưng Quốc hội chưa sẵn sàng trực tiếp thách thức tổng thống hoặc gánh vác trách nhiệm kết thúc chiến tranh. Phái Thượng nghị viện "bồ câu" hơn đã thông qua đạo luật sửa đổi Cooper-Church, nhưng Quốc hội đã bác bỏ nó và cho phép chính quyền Mỹ tiếp tục được tiến hành các hoạt động không kích tại Campuchia và cung cấp tiền bạc và hàng viện trợ cho Lon Nol. Đạo luật sửa đổi Hatfield-McGovem chưa bao giờ giành được đa số phiếu trong Thượng nghị viện Mỹ.

Tuy Nixon đã thoát hiểm và quyền lực của ông ta không bị sứt mẻ, nhưng sự kiện Campuchia đã thít chặt
-----------------------------------------
(1) Henry Brandon, Sự tái thiết quyền lực của Mỹ, New York, năm 1974, tr.146-147.
(2) Athan Theoharis, Tình báo Mỹ: Sự giám sát chính trị từ Hooover đến Kế hoạch Huston, Philadelphia, năm 1978, tr.13-39.

------------------------------------
thêm cái bẫy mà ông ta tự dăng cho mình. Phản ứng trong nước càng thúc đẩy quyết tâm của ông ta đi đến "hoà bình trong danh dự", đồng thời hạn chế hẳn những sự lựa chọn để đạt tới hoà bình. Sự kiện Campuchia đã tạo được đôi chút thời gian cho "Việt Nam hoá chiến tranh", nhưng nó cũng đặt ra những hạn chế rõ ràng, tuy ngấm ngầm đối với việc sử dụng các lực lượng chiến đấu Mỹ sau này và làm tăng thêm sức ép đòi đẩy nhanh tốc độ rút quân. Tình trạng chia rẽ trong nước Mỹ đã tăng lên trên mức năm 1968 kèm theo nhiều ảnh hưởng sâu rộng mà lúc đó chưa dự kiến nổi đối với tương lai của Nixon. Vào mùa hè năm 1970, vị tổng thống mang tâm trạng chua xót này đã tuyên chiến thực sự với những người mà ông ta coi là kẻ thù: "Lũ điên ở Quốc hội", giới báo chí tự do, những người đi diễu hành phản đối. Một trợ lý của Nixon sau này kể lại: "Trong cánh cổng sắt của Nhà Trắng từ lúc nào không biết đang rơi vào một thời kỳ tắc bế về tinh thần. Lúc này đây "chúng tôi" chống lại "bọn họ". Dần dần khi chúng tôi kéo vòng vây này thít gần chúng tôi hơn, thì hàng ngũ của họ bắt đầu phình lên"(1).

Hy vọng phá vỡ thế bế tắc ngoại giao đối với việc nhảy vào Campuchia, những hành động của Nixon dường như chỉ khiến cho tình hình thêm khó khăn hơn. Các phái đoàn Bắc Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tẩy chay các cuộc đàm phán chính thức tại Paris cho tới khi quân Mỹ rút khỏi Campuchia, và các cuộc
-----------------------------------
(1) Charles W.Colson, Hồi sinh của, NXB Old Tappan H.J, năm 1976, tr.41.
----------------------------------
đàm phán bí mật đã ngắt quãng trong nhiều tháng. Dường như Hà Nội đang chờ cơ hội và phản ứng trong lòng nước Mỹ có thể đã củng cố thêm lòng tin của họ rằng những áp lực trong lòng nước Mỹ sẽ buộc Mỹ phải rút quân.

Để giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại, vào tháng 10-1970 Nixon đã thực hiện cái mà ông ta gọi ỉà "một sáng kiến hoà bình quan trọng mới". Những đề nghị mà ông ta nêu ra trong bài diễn văn truyền hình với những ngôn từ hết sức khôn ngoan nhưng chẳng hề chứa đựng sự nhượng bộ nào về các vấn đề cơ bản. Hà Nội nhanh chóng bác bỏ đề nghị của Nixon về ngừng bắn tại chỗ, vì theo Hà Nội điều đó sẽ hạn chế quân giải phóng đi đến những khu vực mà họ hiện đang kiểm soát mà vẫn không bảo đảm cho họ bất kỳ một vai trò gì trong một giải pháp chính trị.

Dù gì đi nữa, bài diễn văn này hình như đã được chuẩn bị chủ yếu để phục vụ cho những cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới. Sau bài phát biểu đó, Nixon đi thăm 10 bang và giận dữ lên án những ngươi phản đối chiến tranh, đồng thời dòi cử tri chọn những người sẽ "đứng về phía tổng thống".

Ngay trong việc làm này kết quả cũng đáng thất vọng.

Cũng có một số nhân vật "bồ câu" bị đánh bại, nhưng phái Cộng hoà chỉ giành được 2 ghế trong Thượng viện và mất 9 ghế trong Hạ viện.

Sau hai năm chiến đấu tiếp tục, tiến hành các hoạt động ngoại giao bí mật căng thẳng và vận động chính trị, vị thế của Nixon còn tồi tệ hơn cả khi ông ta mới lên nhậm chức.
Các cuộc thương lượng với Bắc Việt Nam vẫn bế tắc và một nghiên cứu của Hội đồng An ninh quốc gia vào cuối năm 1970 đã kết luận Mỹ không thể thuyết phục mà cũng không thể ép được Hà Nội rút quân khỏi Nam Việt Nam.

Ở trong nước, Nixon đã cố "đi trước một bước", theo cách nói của ông ta, để vật lộn xoay xở tránh những hạn chế đối với quyền hành động của tổng thống. Nhưng ông ta vẫn vấp phải sự chống đối đầy thù địch và quyết tâm hơn trong Quốc hội và một phong trào chống chiến tranh đã hồi sinh trong khi chỉ mới một năm trước đó còn thoi thóp. Tình hình ở Nam Việt Nam vẫn ổn định, nhưng đến cuối năm, giới tình báo cho biết có sự gia tăng lớn về số quân và số hàng hoá thâm nhập vào Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, đe dọa các tỉnh phía Bắc và Huế, nơi quân đội Mỹ đã rút một lực lượng lớn.

Đáng lẽ phải suy tính lại một chính sách vốn chẳng đem lại kết quả gì thì trong phần lớn năm 1971, Nixon cứ ngoan cố bám lấy quan điểm mà ông ta đã ứng tác ra năm trước. Để xoa dịu làn sóng chỉ trích trong nước, ông ta đẩy nhanh thời gian biểu rút quân. Mặc cho Abrams phản đối, tổng thống Nixon đã ra lệnh rút 100.000 quân vào cuối năm đó, để lại 175.000 quân trong đó chỉ có 75.000 quân trực tiếp chiến đấu. Đồng thời, ông ta vẫn quyết tâm giành một nền hoà bình "công bằng" và để chống lại mối đe dọa đối với chương trình "Việt Nam hoá" phát sinh từ việc Hà Nội tăng cường thâm nhập và quân Mỹ rút về, Nixon tăng cường áp lực quân sự chống Bắc Việt Nam. Máy bay Mỹ tiến hành oanh tạc dữ dội các đường tiếp tế và các khu vực xuất phát ở Lào và Campuchia. Lấy cớ là Bắc Việt Nam bắn vào máy bay "trinh sát" của Mỹ, chính quyền ra lệnh thực hiện các trận oanh tạc "phản ứng phòng vệ" đánh cầu đường doanh trại, đường mòn trên khắp khu vực phi quân  sự và ở Hà Nội và Hải Phòng. Tháng 2-1971, Nixon mở rộng chiến tranh cho phép đánh lớn ở Lào. Mục tiêu của cuộc hành quân này cũng giống như cuộc đột kích vào Campuchia nhằm tạo thời gian cho chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh" bằng cách phá các đường tiếp tế của đối phương, nhưng lần này quân đội Việt Nam Cộng hoà gánh vác nhiệm vụ chiến đấu chính, còn Mỹ chỉ chi viện bằng không quân.

Chính sách rút quân kết hợp gây sức ép quân sự chỉ đem lại một thành công hạn chế. Cuộc hành quân vào Lào nếu không là một trận đấu thủ hoà tốn kém thì có thể coi đó là một đại bại. Giới tình báo Mỹ chỉ dự đoán là đối phương sẽ chống cự yếu ớt, nhưng rõ ràng tướng Giáp đã bắt được cơ hội đánh một đòn chí mạng vào chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh" và huy động tới 36.000 quân có xe tăng loại mới nhất của Liên Xô yểm trợ đánh vào 2 sư đoàn Việt Nam Cộng hoà vừa vượt biên giới. Sau 6 tuần giao tranh đẫm máu, quân đội Việt Nam cộng hoà bị đánh tơi tả và kiệt quệ phải rút chạy về Nam Việt Nam. Các phát ngôn viên chính quyền tuyên bố tiêu diệt tới 15.000 quân đối phương và phá huỷ mạng lưới tiếp tế của Bắc Việt Nam ở Lào do vậy trì hoãn được một trận tấn công lớn trong năm. Nhưng dù những tuyên bố này có thật đi chăng nữa thì quân đội Việt Nam Cộng hoà cũng chịu tổn thất lớn với số thương vong tới 50% và khoảng 2.000 quân tử trận. Khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hoà không được như mong đợi và nếu không có không quân Mỹ đã ném tới 48.000 tấn bom yểm trợ thì họ còn chiến đấu kém hơn nhiều. Lời khẳng định của chính quyền Mỹ là quân Bắc Việt Nam đã rút quân có trật tự" quả là lố bịch trong không khí hối hả và hỗn loạn của cuộc rút chạy khỏi Lào và hình ảnh binh lính Việt Nam Cộng hoà tuyệt vọng bám vào càng máy bay trực thăng đang cất cánh lên đã làm nảy sinh nhiều thắc mắc về sự thành công của chương trình "Việt Nam hoá chiến tranh".

Tại Mỹ, các cuộc phản đối và biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra, thu hút nhưng gương mặt mới và ngày càng trở nên thù hận. Vào đầu năm 1971, Tổ chức Cựu chiến binh chống chiến tranh của những người đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam đã tự tiến hành cuộc điều tra của "những người lính mùa đông" về tội ác chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương. Vào tháng 4, một nhóm cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở Việt Nam mặc quân phục bạc màu có đeo quân, huy chương và các biểu tượng hoà bình đã tập hợp trước nhà Quốc hội, điều trần về tội ác chiến tranh của chính họ là vứt hết các huân, huy chương trên người. Vài ngày sau, 30.000 thành viên của Tổ chức ngày Quốc tế lao động đã tới Washington với ý đồ "ngăn cản chính phủ hoạt động" và họ tiến hành các cuộc "biểu tình ngồi" trên những chiếc cầu, những đường phố lớn và ở lối vào các toà nhà của chính phủ. Đám đông tràn ngập các đường phố, gây tắc nghẽn giao thông, phá phách các cửa hàng gây nên mội trong những cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nhiều người Mỹ mong mỏi kết thúc chiến tranh, nhưng vào mùa hè năm 1971 câu chuyện về cuộc xung đột trong đó Mỹ đã dính líu hơn một thập kỷ lại bắt đầu trở lại ám ảnh cả dân tộc này. Sau phiên xử án dài nhất và thu hút sự chú ý của công chúng nhất, toà án binh đã buộc tội trung uý William Calley giết hại "ít nhất 22 mạng người" ở Mỹ Lai năm 1968 và kết án anh ta tù chung thân. Điều này một lần nữa đã phơi bầy trước công chúng sự tàn bạo của cuộc chiến tranh và làm bùng nổ một cuộc tranh cãi gay gắt về trách nhiệm đối với tội ác chiến tranh. Tâm trạng phẫn nộ về vụ Calley vừa dịu xuống thì tờ Thời báo New York lại xuất bản cái gọi là tài liệu Bí mật lầu Năm góc- một câu chuyện về quá trình đề ra chính sách ở Việt Nam dựa trên các tài liệu mật của Bộ Quốc phòng bị cựu quan chức Lầu Năm góc Daniel Ellsberg tiết lộ. Tài liệu này xác nhận những gì mà những người chỉ trích chiến tranh đã tranh luận từ lâu, trong đó có việc Kennedy và Johnson liên tục lừa dối công chúng về ý đồ của họ ở Việt Nam.

Nixon ngày càng lâm vào thế cô lập và bị công kích dữ dội. Ông ta phản ứng kịch liệt với những gì mà ông ta cho là sự đe dọa quyền hành tổng thống. Bộ Tư pháp xin được lệnh cấm cựu chiến binh ngủ ở tầng trệt và chính phủ đã quay sang bỏ tù 12.000 người biểu tình nhân ngày Quốc tế lao động và chẳng hề quan tâm đến việc buộc họ phạm tội cụ thể gì. Cá nhân Nixon thì can thiệp vào vụ Calley trong lúc đang phúc thẩm và ông ra lệnh thả Calley khỏi nhà giam và khẳng định ông ta sẽ xem xét vụ án. Vốn bị ám ảnh bởi vụ rò rỉ tin từ sau tiết lộ về cuộc ném bom bí mật vào Campuchia năm 1969 và biết chắc rằng các nhà phê bình sẽ dùng tài liệu Bí mật lầu Năm góc để "tấn công các mục tiêu và chính sách của mình"(1), Nixon thực hiện một
-----------------------------------
(1) Nixon, RN, tr.509.
------------------------------------
bước mạnh mẽ là đề nghị toà án ra lệnh cấm xuất bản tài liệu đó. Khi toà án tối cao bác bỏ đề nghị này, Nixon tức điên lên và cho phép một "tổ hàn chì" bí mật bịt kín những lỗ rò trong chính phủ và chỉ thị cho họ dùng mọi biện pháp cần thiết để hạ uy tín Ellsberg.

Chính sách rút quân cũng như cuộc phản công mạnh mẽ của Nixon chống phái đối lập đều không thể giải toả được tâm trạng mệt mỏi vì chiến tranh và mất tinh thần lan tràn toàn nước Mỹ vào mùa hè 1971. Cựu Ngoại trưởng Acheson than vãn cho hoàn cảnh khốn khó của "nước Cộng hoà đang chao đảo" này và nhà báo Robert Shaplen gọi Mỹ là "bệnh nhân của Tây bán cầu"(1). Tâm trạng mất tin tưởng về cuộc chiến tranh đã đạt đỉnh điểm hơn bao giờ hết, trong đó tới 71% số dân đều cho rằng Mỹ đã sai lầm khi đưa quân sang Việt Nam, và 58% số dân cho cuộc chiến tranh là "vô đạo đức". Sự ủng hộ của công chúng đối với việc Nixon tiến hành chiến tranh đã giảm chỉ còn 31% và sự chống đối các chính sách của ông ta đã tăng hẳn lên.

Hầu như đa số dân chúng đều cảm thấy rút quân quá chậm và đại đa số nhất trí rút hết quân về vào cuối năm cho dù điều đó dẫn đến chỗ cộng sản giải phóng miền Nam Việt Nam cũng mặc(2). Quốc hội cũng phản ánh tâm trạng ngày càng bất ổn của nhân dân, dù họ vẫn tiếp tục chưa có được hành động quyết định. Thượng nghị viện đã phê chuẩn tới hai lần các bản nghị quyết có nêu cụ thể một thời hạn rút
----------------------------------------------
(1) Acheson gửi Matthew B. Ridgway ngày 5-7-1971 và Shaplen gửi Robert Apsey, Văn kiện Ridgway, Hộp 34B.
(2) Louis Harris, Nỗi thống khổ của sự đổi thay, New York, năm 1973, tr.72-73.

----------------------------------------------
toàn bộ quân Mỹ trong khi chờ Hà Nội thả hết tù binh.

Mỗi lần như thế Hạ nghị viện nếu không gạt bỏ thời hạn thì cũng thay đổi lời lẽ cho đỡ căng thẳng.

Căn bệnh đang ngày càng ảnh hưởng đến đất nước này cũng nhanh chóng lan sang các lực lượng quân đội Mỹ ở Việt Nam. Quân Mỹ đã chiến đấu cho mãi đến 1969, nhưng sau khi bắt đầu thực hiện chính sách rút quân của Nixon thì mục tiêu của cuộc chiến tranh ngày càng trở nên đen tối đối với những người đã được động viên đi chiến đấu, vì thế nhiều lính Mỹ không muốn vứt bỏ mạng sống của mình. Kỷ luật giảm sút ở một số đơn vị và binh lính không chịu tuân lệnh sĩ quan. Hiện tượng đánh các sĩ quan trong thời chiến không phải là hiếm thấy ở Việt Nam, hiện tượng rã đám đạt tới mức chưa từng có trong thời kỳ "Việt Nam hoá chiến tranh", với trên 2.000 vụ đã xảy ra trong năm 1970. Tình trạng ở Đông Nam Á có ma tuý và ma tuý chất lượng cao có nghĩa là nền văn hoá nghiện hút từng thu hút một số lớn thanh niên Mỹ trong nước cũng dễ dàng lây lan sang Việt Nam. Năm 1970, Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ước tính có tới 65.000 lính Mỹ dùng ma tuý. Các quân chủng cũng không thoát được tình trạng căng thẳng chủng tộc vốn đã làm tan nát nước Mỹ trong kỷ nguyên Việt Nam và nhiều vụ xung đột chủng tộc nổ ra ở các đơn vị đóng trên đất Việt Nam cũng như ở các nơi khác đã thu hút sự chú ý ngày càng lớn đến tình trạng xuống cấp về tinh thần và kỷ luật. Lão chiến binh Matthew Ridgway người đã phục hồi tinh thần cho quân đội Mỹ tại Triều Tiên sau trận đánh của Douglas MacArthur than vãn về "những đòn nặng nề" mà cuộc chiến tranh Việt Nam đã đánh vào quân đội thân yêu của ông ta (1).

Tuy đã quyết không để bị đẩy vào tình thế hành động vội vã, nhưng những quan ngại của Nixon và Kissinger đủ khiến họ cố phá vỡ thế bế tắc ở Paris một lần nữa.

Kissinger tỏ ý lo lắng chính quyền không thể qua được năm đó nếu không được Quốc hội ủng hộ(2). Nixon nhận thấy ông ta sẽ cần một giải pháp hoà bình để thắng cuộc bầu cử nhưng lại hy vọng đạt được sớm nhất để tránh biểu hiện của một hành động tuyệt vọng hoặc một sự vận động trắng trợn. Do vậy, vào tháng 5, Kissinger bí mật trình bày với Bắc Việt Nam một đề nghị hoà bình toàn diện nhất từ trước đến giờ. Để đổi lấy việc thả tù binh chiến tranh, ông ta cam kết rút quân trong 7 tháng sau khi ký kết một hiệp định. Mỹ cũng đành từ bỏ quan điểm hai bên cùng rút quân, mà chỉ nhấn mạnh rằng, Bắc Việt Nam ngừng thâm nhập thêm người vào để đổi lấy việc Mỹ rút quân.

Đề nghị này mở màn những cuộc đàm phán hoà bình căng thẳng nhất từ khi chiến tranh bắt đầu. Bắc Việt Nam nhanh chóng bác bỏ đề nghị của Kissinger vì cho rằng đề nghị này đòi hỏi họ phải từ bỏ tù binh chiến tranh là vũ khí mặc cả lợi hại của họ, ngừng chiến đấu và chấp nhận chế độ Thiệu trước khi có bất kỳ một giải pháp chính trị nào.

Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ lập tức đưa ra đề nghị đồng ý
----------------------------------------
(1) Rigway gửi Westmoreland ngày 25-4-1970, Văn kiện Ridway, hộp 34B; Karnow Việt Nam, tr.631-632; Cincinnatus, Tư hủy hoại, New York, năm 1978.
(2) Vermon A. walters, Nhiệm vụ thầm lặng, New York, năm 1978, tr.516.

---------------------------------------
thả tù binh đồng thời với rút quân Mỹ, với điều kiện Mỹ chấm dứt viện trợ cho Thiệu trước khi đi đến giải pháp chính trị. Kissinger thấy đề nghị của Bắc Việt Nam là không chấp nhận được, nhưng ông ta có ấn tượng rất sâu sắc trước thái độ nghiêm túc và hoà giải của nhà ngoại giao Lê Đức Thọ và từ hai đề nghị này đã cảm nhận được "hình thù của một thỏa thuận". Ông ta phấn chấn nói với bè bạn rằng mình gần như có thể "nếm mùi vị của hoà bình"(1).

Nhưng các cuộc đàm phán đó cuối cùng lại tan vỡ vì vấn đề chế độ Thiệu. Ngay từ đầu các cuộc hội đàm bí mật, Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh rằng việc phế bỏ Thiệu là điều kiện tiên quyết cơ bản đối với bất kỳ một thỏa thuận hoà bình nào và nhiều lần họ bóng gió nói rằng Mỹ cần loại bỏ ông ta. Lúc này ở miền Nam đã có kế hoạch tổ chức tuyển cử vào tháng 9 và ông Lê Đức Thọ đề nghị nếu Mỹ thôi ủng hộ Thiệu và cho phép tuyển cử công khai thì Mỹ có thể đi bước đầu tiên đến một giải pháp mà không mất thể diện. Cảm nhận được một thỏa thuận như vậy, Thiệu đã làm cho vấn đề phức tạp thêm rất nhiều bằng cách buộc phải loại bỏ hai ứng viên đối lập là Nguyễn Cao Kỳ và Dương Văn Minh. Việc Thiệu trắng trợn can thiệp vào tiến trình chính trị đã làm cho đại sứ quán Mỹ tức giận đến mức đại sứ Ellsworth Bunker đòi Nixon công khai tách khỏi Thiệu và dùng sức ép riêng để buộc Thiệu chấp nhận một cuộc tuyển cử có tranh đua. Nhưng vào lúc gay cấn đó, Nixon và Kissinger không dám liều lĩnh bỏ Thiệu nên
----------------------------------
(1) Marvin và Bemard Kalb, Kissinger, Boston, năm 1974, tr.180.
-------------------------------------------
đã bác bỏ cả đề nghị của Bắc Việt Nam lẫn lời khuyên của Bunker. Chính quyền chỉ tuyên bố "thái độ trung lập" một điều chẳng có nghĩa lý gì vì Thiệu tranh cử mà không có đối thủ.

Sau khi Thiệu đã được bầu lại yên ổn, Kissinger lại tìm cách duy trì các cuộc đàm phán bí mật bằng cách đưa ra một đề nghị mới kêu gọi tổ chức tuyển cử sau khi đình chiến 60 ngày và bảo đảm là Thiệu sẽ rút lui trước ngày bầu cử 1 tháng. Theo quan điểm của Hà Nội, đề nghị này rõ ràng là tốt hơn những đề xuất trước đây nhưng nó không bảo đảm là Thiệu sẽ không là một ứng cử viên cũng như không ngăn được Thiệu lợi dụng bộ máy chính quyền để tổ chức bầu cử gian lận. Do đó, Hà Nội tức khắc bác bỏ đề nghị của Mỹ. Vào cuối tháng 11, các cuộc đàm phán bí mật lại tan vỡ khiến cho cố vấn Kissinger với tâm trạng tuyệt vọng và chán nản đã tính đến việc xây một chiếc đập qua sông Mekong và "đánh chìm toàn bộ Việt Nam"(1).

Tuy các cuộc đàm phán vào cuối năm 1971 là nghiêm túc nhất từ trước đến lúc đó, nhưng cuối cùng cũng tan vỡ vì nhiều lý do đã khiến cho những nỗ lực trước đó thất bại.

Sau khi đầu tư quá nhiều xương máu, tiền của và uy tín chính trị vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn mười năm, chẳng bên nào muốn có sự nhượng bộ cần thiết để đi đến hoà bình. Điều quan trọng hơn, mỗi bên vẫn cảm thấy có thể đạt được những gì mà họ muốn bằng những biện pháp khác chứ không phải qua thỏa hiệp. Từ năm 1968, Hà Nội vẫn giữ thế phòng ngự và lúc này đang tập trung nguồn
------------------------------------
(1) Marvin và Bemard Kalb, Kisstnger, Boston, năm 1974, tr.185.
--------------------------------
nhân lực và vật lực cho cuộc tấn công quân sự cuối cùng mà họ hy vọng sẽ lật nhào chế độ Thiệu và buộc Mỹ cút khỏi Việt Nam. Năm 1971, trong lúc cố gắng tạm gác vấn đề Việt Nam sang một bên nhưng chẳng mấy thành công, Nixon và Kissinger đã cố gắng tập trung sức lực và sự chú ý vào các cuộc đàm phán nhằm đi đến chỗ xoay chuyển quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô, Trung Quốc để thực hiện lời hứa của họ về "một sự tạo dựng hoà bình". Cuối năm 1971, Nixon và Kissinger đã dự liệu những cuộc họp cấp cao với cả Bắc Kinh và Matcơva nên rất hy vọng sẽ cứu vãn được tình hình, bảo đảm tổng thống được bầu lại và đẩy Việt Nam vào thế cô lập không còn con đường nào khác là phải chấp nhận diều kiện của Mỹ. Nhưng chẳng bên nào đạt được điều họ hy vọng qua những bước đi quân sự và ngoại giao đầy kịch tính năm 1972, mỗi bên đều sẽ phải trả giá đắt cho cố gắng của họ. Chính họ đã đưa cuộc chiến tranh đến giai đoạn cuối cùng đầy tàn phá, mà sau đó mới bước sang một giai đoạn dẫn đến nền hoà bình thỏa hiệp.

Tháng 3-1972, Hà Nội mở chiến dịch đánh vào miền Nam vào lúc Mỹ còn lại 95.000 quân, trong đó 6.000 là quân trực tiếp chiến đấu. Hà Nội đã nhận định đúng đắn rằng sức ép trong nước sẽ ngăn cản Nixon điều thêm quân sang Việt Nam. Cuộc tấn công này được tính toán thời gian để trùng hợp với thời gian bắt đầu chiến dịch vận động bầu cử với hy vọng, cũng như năm 1968, chiến sự leo thang lớn sẽ dẫn đến sức ép đòi hoà bình bất khả kháng ở Mỹ. Đối tượng các cuộc tấn công của Bắc Việt Nam là các đơn vị chủ lực của Việt Nam Cộng hoà với hy vọng hạ uy tín chính sách "Việt Nam hoá chiến tranh" và trói chân càng nhiều lực lượng chính quy của chế độ Nam Việt Nam càng tốt, khiến quân giải phóng có thể tiếp tục tấn công ở các vùng nông thôn, phá "chương trình bình định" và củng cố chỗ đứng của họ trước khi đi đến những cuộc đàm phán hòa bình cuối cùng.

Trong giai đoạn đầu, cuộc tiến công đã thành công. Với lực lượng mũi nhọn là xe tăng, 120.000 quân Bắc Việt Nam đã đánh qua khu phi quân sự xuống Tây Nguyên và qua biên giới Campuchia phía tây bắc Sài Gòn. Tình báo Mỹ đã phán đoán nhầm thời điểm, quy mô và vị trí của cuộc tấn công. Do đạt yếu tố bất ngờ, quân giải phóng dễ dàng đi qua những phòng tuyến mỏng của lực lượng Việt Nam Cộng hoà và nhanh chóng tiến về Quảng Trị, KonTum và An Lộc, nơi chỉ cách Sài Gòn gần 100 km về hướng Bắc. Thiệu buộc phải đưa phần lớn lực lượng dự bị đi bảo vệ các thành phố, do đó quân giải phóng tự do tấn công ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và ở những vùng đông dân quanh Sài Gòn.

Tuy choáng váng trước tốc độ và tầm cỡ của cuộc tiến công, nhưng Washington đã phản ứng nhanh và mạnh mẽ.

Nixon không chịu ngồi yên để cho Việt Nam Cộng hoà sụp đổ ông ta không muốn đưa quân Mỹ trở lại Việt Nam, nhưng quyết tâm làm cho Bắc Việt Nam đổ máu và hình như ông ta nhìn thấy trong cuộc tiến công của Bắc Việt Nam một cơ hội để làm sống lại chiến lược kết thúc chiến tranh mà ông ta đã buộc phải gạt bỏ năm 1969(1). Ông ta nhanh chóng phê chuẩn các cuộc ném bom B-52
---------------------------------------
(1) Elmo R. Zumwalt, Phiên trực, New York, năm 1976, tr.379.
----------------------------------------
trên khắp khu phi quân sự và sau đó là những trận không kích ồ ạt vào các kho xăng dầu ở Hà Nội và Hải Phòng của Bắc Việt Nam. Đồng thời Kissinger bí mật gặp Leonid Brezhnev của Liên Xô. Lần đầu tiên Kissinger tỏ ý sẵn sàng cho phép lực lượng Bắc Việt Nam ở lại Nam Việt Nam sau ngừng bắn. Ông ta cũng mạnh mẽ nêu rõ là Liên Xô phải chịu trách nhiệm về cuộc tiến công và cảnh cáo nếu chiến tranh cứ tiếp tục thì có thể gây tác hại cho quan hệ Xô - Mỹ và gây hậu quả nghiêm trọng cho Bắc Việt Nam. Ngày 1-5, đề nghị và những lời dọa dẫm trên đây được nhắc lại với ông Lê Đức Thọ.

Hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng, Bắc Việt Nam dứt khoát bác bỏ đề nghị của Kissinger khiến cho Nixon chỉ còn trong tay một loạt sự lựa chọn đầy khó khăn. Ngày 8- 5, Abrams đòi tăng cường ném bom Bắc Việt Nam và thả thuỷ lôi cảng Hải Phòng, sau khi báo động rằng nếu Huế và Kom Tum thất thủ nhanh chóng thì "sẽ mất tất cả"(1).

Mặt khác các Bộ trưởng Laird và Rogers cảnh cáo rằng những biện pháp đối phó quá mạnh có thể có hậu quả tai hại trong nước, còn Kissinger thì tỏ ý lo ngại Liên Xô có thể huỷ chuyến viếng thăm Matxcova sắp tới của Nixon.

Không muốn liều đón nhận thất bại ở Việt Nam và tức giận vì sự thách thức của Bắc Việt Nam, Nixon quyết định phản công. Ông ta khẳng định "lũ khốn này chưa bao giờ bị ăn bom như chúng sắp bị lần này"(2). Một số quan chức
-------------------------------------------
(1) Nixon, RN, tr.594.
(2) Bản ghi chép của Nixon ngày 29-6-1972, Thời báo New York ngày 30-6-1974.

-----------------------------------------
ở washington đoán Liên Xô không thể huỷ bỏ cuộc gặp cấp cao vì họ có quá nhiều lợi ích. Và kể cả Liên Xô có làm vậy thì Nixon đã sẵn sàng đặt cược toàn bộ uy tín của mình vào quyết định này. Ông ta nhận xét, "nếu chúng ta thua tại Việt Nam sẽ chẳng có ai tôn trọng tổng thống Mỹ nữa vì chúng ta có sức mạnh nhưng không dùng nó ... chúng ta phải giữ uy tín"(1). Vì thế ngày 8-5, tổng thống đã tuyên bố trước quốc dân một tin vô cùng sửng sốt về bước leo thang ghê gớm nhất trong cuộc chiến tranh kể từ năm 1968: thả thuỷ lôi cảng Hải Phòng, phong toả Bắc Việt Nam bằng hải quân và ném bom ồ ạt kéo dài.

Canh bạc của Nixon ít nhất cũng đã thành công ở một điểm. Giới lãnh đạo Liên Xô không muốn để cuộc chiến tranh Việt Nam gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nước, vì vậy cuộc họp thượng đỉnh không bị huỷ bỏ. Trong chuyến đi của Nixon sang Matxcơva vào cuối tháng 5, Brezhnev và các đồng sự của ông ta cũng thể hiện sự phản đối qua ý kiến phàn nàn rằng hành động của Mỹ là "một hành động xâm lược trắng trợn" và còn so sánh những hành động này với các chính sách của Đức quốc xã(2).

Nhưng cuộc thương lượng cũng đạt được những bước tiến, cuối cùng đã đi đến một thỏa thuận. Liên Xô tiếp tục viện trợ kinh tế cho Bắc Việt Nam nhưng cũng phải cử một nhà ngoại giao cấp cao sang thúc giục Hà Nội tìm kiếm giải pháp hoà bình. Trung Quốc phản đối chiếu lệ chống lại Nixon leo thang chiến tranh, nhưng đằng sau màn kịch này ...
---------------------------------------
(1) Raymond Price, Với Nixon, New York, năm 1977, tr.112.
(2) Kissinger, Những năm ở Nhà Trắng, tr.1226-1227.

----------------------------------------------

... họ cũng gây áp lực buộc Hà Nội phải đàm phán với Mỹ.

Cả hai cường quốc cộng sản này đều coi Việt Nam như một màn phụ không được phép gây nguy hiểm cho trật tự của các thế lực vốn đã được định hình trên thế giới.

Phản ứng trong nước cũng có thể kiềm chế được. Một đợt phản đối và biểu tình mới lại diễn ra. Theo thượng nghị sĩ George Aiken bang Vermont thì các nghị sĩ "bồ câu" trong thượng viện "bị choáng váng", "điên đầu" và "phiền muộn" và một loạt nghị quyết đòi kết thúc chiến tranh được hối hả đưa ra Quốc hội (1). Tuy vậy, công chúng Mỹ luôn luôn coi ném bom là một giải pháp dễ chấp nhận hơn là dùng bộ binh và nhiều người Mỹ cảm thấy rằng cuộc tiến công của Bắc Việt Nam biện minh cho phản ứng của Nixon. Nhưng vào những lần trước, cả công chúng và Quốc hội đều đã tập hợp quanh những sáng kiến của tổng thống và thành công của cuộc họp cấp cao đã làm hẫng hụt những ai cho rằng hành động hấp tấp của Nixon làm hỏng thế hoà hoãn. Không muốn phó thác bất kỳ chuyện gì cho may rủi, các thành viên trong Uỷ ban vận động bầu cử lại tổng thống đã làm giả hàng ngàn bức thư và bức điện gửi đến nhà Trắng bày tỏ sự tán thành các chính sách của Nixon, nhưng dù cho không có những trò hề này thì tổng thống vẫn được sự ủng hộ rộng lớn. Tỷ lệ công chúng ủng hộ ông ta đã tăng hẳn lên. Quốc hội không có ý kiến gì và Nixon ở vào thế mạnh hơn ở trong nước so với trước khi Bắc Việt Nam mở cuộc tấn công(2).
---------------------------------------------
(1) George Aiken, Nhật ký Thượng nghị viện, Brattleboro, năm 1976, tr.55-57.
(2) Louis Harris, Nỗi thống khổ của sự đổi thay, tr.74.

-----------------------------------------
Phản ứng dứt khoát của Nixon dường như cũng chỉ để đẩy lùi thất bại ở Nam Việt Nam. Với mật danh LINEBACKER (tiền vệ), chiến dịch khởi động vào tháng 5 này đã vượt tất cả những đợt oanh tạc trước vào Bắc Việt Nam. Chỉ riêng trong tháng 6, máy bay Mỹ đã trút 112.000 tấn bom lên Bắc Việt Nam, trong đó có loại bom "thông minh" được điều khiển chính xác tới mục tiêu bằng máy tính nhận tín hiệu từ Camera truyền hình và chùm tia laze. Chiến thuật quân sự truyền thống mà Bắc Việt Nam sử dụng vào mùa hè năm 1972 dựa nhiều vào những khối lượng lớn nhiên liệu và đạn dược. Những trận đánh bom cường độ cao song song với cuộc phong toả làm cho việc tiếp tế cực kỳ khó khăn. ở Nam Việt Nam máy bay ném bom của Mỹ thực hiện các phi vụ suốt ngày đêm, đánh dữ dội vào các đường tiếp tế và nơi đóng quân của Bắc Việt Nam. Với sự trợ giúp thiết yếu của không quân Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng hoà đã cố sức ổn định các phòng tuyến phía trước Sài Gòn và Huế và thậm chí còn tiến hành một cuộc phản công nhỏ.

Nhưng phân tích cho đến cùng, các chiến dịch trong mùa hè năm 1972 chỉ đẩy thế bế tắc lên một mức độ bạo lực mới. Cả hai phía đều tổn thất nặng. Bắc Việt Nam đã chứng minh rằng quân đội Việt Nam Cộng hoà vẫn còn yếu kém và quân giải phóng giành được một số thắng lợi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng Thiệu vẫn cầm quyền và NiXon không nhượng bộ. Bắc Việt Nam vẫn có lực lượng lớn ở miền Nam mặc dù không ít thương vong vì những trận bom Mỹ- Tin tình báo mà Washington nhận được vào cuối mùa hè đã tiên đoán Bắc Việt Nam có đủ khả năng để tiếp tục chiến đấu ít nhất 2 năm nữa (1).

Thất vọng vì không phá được thế bế tắc ngoại giao bằng các biện pháp quân sự, mùa thu năm 1972 các bên đều cảm thấy có nhiều lý do thúc ép phải phá vỡ thế bế tắc quân sự bằng con đường ngoại giao. Chắc chắn chính quyền Nixon không liều đi đến giải pháp trước khi bầu cử.

Đảng Dân chủ đã đề cử George McGovern, một nhân vật chủ hoà hay nói thẳng nhưng quan điểm cực đoan. Nixon và Kissinger cũng đã nhận ra nếu tiếp tục cuộc chiến trên không vô thời hạn sẽ gây dư luận trong nước. Họ ngày càng thất vọng khi thấy vẫn dai dẳng kéo dài một cuộc chiến tranh mà họ coi là ngăn cản kế hoạch vĩ đại về một "thế hệ hoà bình". Họ muốn giữ lời hứa trước đây là kết thúc chiến tranh và mong đạt được một giải pháp trước bầu cử nếu như có thể mà không phải mất mặt...

Từ cuối hè trở đi, hai nước nhích dần từng ly tới một thỏa hiệp. Sau khi tỏ ý sẵn sàng cho phép quân đội Bắc Việt Nam ở lại miền Nam sau đình chiến, Mỹ đã lùi một bước lớn sau cam kết ban đầu kiên quyết ủng hộ Thiệu qua việc chấp nhận một Uỷ ban bầu cử ba bên. Uỷ ban này (gồm chính quyền Sài Gòn, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và phái trung lập) sẽ chịu trách nhiệm dàn xếp một giải pháp sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Lúc này Bắc Việt Nam cũng chấp nhận một nguyên tắc đình chiến, cho Thiệu tiếp tục nắm quyền kiểm soát tạm thời và cho phép chính quyền Cách mạng lâm thời (tên chính thức của
-----------------------------------
(1) Szulc, ảo mộng hoà bình, tr.618-619.
-----------------------------------
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1969) có địa vị của một thực thể chính trị ở miền Nam.

Vào cuối tháng 9, người ta đã bàn luận nghiêm túc về một giải pháp theo những đường lối này, trong ba tuần thương lượng căng thẳng Kissinger và Lê Đức Thọ đã phác hoạ ra những nét cơ bản của một hiệp định. Trong 60 ngày sau đình chiến, Mỹ sẽ rút số quân còn lại và Bắc Việt Nam sẽ trả tù binh. Sau đó Hội đồng hoà hợp và hoà giải dân tộc sẽ dàn xếp một giải pháp, điều khiển cuộc tuyển cử và chịu trách nhiệm thi hành hiệp định. Ngày 11-10, toàn bộ các vấn đề (chỉ trừ 2 vấn đề trên) đã được giải quyết xong. Sốt sắng muốn gói gọn lại công việc càng sớm càng tốt, Kissinger và Lê Đức Thọ đồng ý để lại hai vấn đề này. Và sau khi hỏi ý kiến Nixon và Thiệu, Kissinger sẽ xúc tiến cùng Hà Nội ký tắt hiệp ước này vào ngày 22-10.

Do vội vã đi đến một thỏa thuận, Kissinger đã tính toán rất nhầm về mức độ Thiệu sẵn sàng làm những gì Mỹ sai khiến và sự sẵn lòng ủng hộ Thiệu của Nixon. Kissingel phải bỏ ra 5 ngày ở Sài Gòn để kiên trì giải thích những điểm lợi của từng mục trong hiệp định đối với Việt Nam Cộng hoà và đưa ra những lời cảnh cáo thiếu tế nhị là nếu Thiệu từ chối hiệp định có nghĩa là Mỹ sẽ ngừng ủng hộ. Nhưng trong các bên hữu quan, Thiệu là người có lợi ít nhất trong một hiệp định quy định việc Mỹ rút quân, và ông ta thấy các điều khoản đó hoàn toàn không thể chấp nhận được. Ông ta kịch liệt phản đối việc không được tham khảo ý kiến trước về những cuộc thương lượng này và kiên quyết không chịu chấp nhận một thỏa thuận cho phép quân đội Bắc Việt Nam được phép ở lại miền Nam và cho Mặt trận dân tộc giải phóng  miền Nam chủ quyền. Ông ta vạch cho Kissinger thấy trong văn bản có một số từ ngữ cẩu thả cho phép Uỷ ban ba bên có được vị thế một chính phủ liên hiệp. Đòi phải có những thay đổi hoàn toàn trong bản thỏa thuận kể cả việc thiết lập một khu quân sự làm đường biên giới giữa hai nước chủ quyền, Thiệu hiển nhiên bất chấp rủi ro của việc đẩy Mỹ và Bắc Việt Nam ra xa nhau và cản trở hiệp định vô thời hạn đồng thời cho phép cuộc chiến tranh kéo dài. ít nhất Thiệu cũng đã thành công trong một giai đoạn ngắn.

Vô cùng tức giận trước sự đe dọa không lường trước đối với tác phẩm đầy kỳ công của mình, Kissinger ép buộc Nixon hành động mà không cần chính qưyền Sài Gòn đồng ý. Do quan tâm đến việc rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam, ông ta dường như thỏa mãn với Việc đạt tới một "khoảng thời gian vừa phải" giữa lúc Mỹ rút quân và lúc giải quyết cuộc xung đột ở Việt Nam. Nhưng Nixon thì không bao giờ từ bỏ cuộc tìm kiếm "hoà bình trong danh dự". Có vẻ như ông ta cũng chia sẻ một số suy nghĩ phân vân của Thiệu về bản dự thảo tháng 10 và mặc dù đã tán thành thỏa thuận trên với điều kiện Thiệu không phản đối, nhưng ông ta cảm thấy trong ý kiến phản bác của chính quyền Sài Gòn có cơ hội để đạt được những gì mà ông ta tìm kiếm ngay từ đầu. Biết chắc sứ mạng to lớn trong cuộc bầu cử sắp tới ông ta quyết định chờ đợi cho đến sau khi được bầu lại, đến lúc đó ông ta có thể đòi hỏi Bắc Việt Nam phải giải quyết hoặc "gánh chịu hậu quả của những gì mà Mỹ có thể làm đối với họ"(1). Ông ta không muốn để Thiệu ngăn cản vô thời hạn một thỏa thuận, nhưng chỉ cần trì
-------------------------------------
(1) Nixon, RN, tr.701.
---------------------------------
 hoãn một thời gian ngắn là ông ta có thể viện trợ thêm cho Nam Việt Nam, và có thể khắc phục những chỗ khiếm khuyết trong bản hiệp định và làm suy yếu khả năng của Bắc Việt Nam đe dọa hoà bình.

Kissinger có ý đồ giữ vững hy vọng về một giải pháp sớm bằng cách tuyên bố công khai vào ngày 31-10 rằng "hoà bình nằm trong tầm tay", nhưng việc Nixon ủng hộ Thiệu chắc chắn sẽ làm tan vỡ thỏa thuận tháng 10. Khi các cuộc đàm phán bí mật nối tiếp vào đầu tháng 11, Mỹ đã đưa ra xem xét lại khoảng 60 điểm, nhiều điểm chỉ là vụn vặt nhưng một số điểm rất quan trọng đối với sự thỏa hiệp giữa hai bên. Kissinger yêu cầu ít nhất rút một số quân tượng trưng của Bắc Việt Nam ra khỏi miền Nam và đề nghị một số thay đổi trong văn bản để làm yếu vị thế chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, giới hạn quyền lực của Uỷ ban ba bên và thiết lập một khu phi quân sự như một đường ranh giới thực tế. Ông ta còn dọa dẫm thêm rằng vì Nixon đã chiến thắng vang dội trước đối thủ McGavon nên ông ta sẽ không ngần ngại gì trong việc "làm bất kỳ điều gì cần thiết để bảo vệ lợi ích của Mỹ"(1).

Biết chắc bị phản bội và không chịu nhân nhượng trước sự đe doạ, Hà Nội tức giận bác bỏ đề nghị của Kissinger và nêu ra nhiều đề nghị của mình và thậm chí còn nêu lại ý kiến trước đây là phế bỏ Thiệu.  Nhiều tuần lễ, Kissinger và Lê Đức Thọ đấu khẩu tại bàn thương lượng trong bầu không khí căng thẳng và thường có thái độ giận dữ. Sợ rằng nền hoà bình xem ra đã
------------------------------------
(1) Nixon, RN, tr.721.
------------------------------------
đến gần nay lại sắp tuột mất, mỗi bên đều có nhượng bộ, nên - vào giữa tháng 12 họ đã quay lại cái cơ bản của thỏa hiệp ban đầu duy chỉ có vấn đề vị thế khu phi quân sự là chưa giải quyết được. Lúc này Kissinger đã hết kiên nhẫn, không hề nhớ là Mỹ cũng góp phần vào sự lỡ dở này, Kissinger phàn nàn gay gắt rằng Hà Nội "đã dồn chúng ta vào thế không thể chịu nổi và họ đã báo trước với Nixon rằng họ cố tình trì hoãn để gây chia rẽ giữa Mỹ và Thiệu" (1). Thất vọng và nôn nóng muốn đạt kết quả, hai nhà lãnh đạo nước Mỹ đã quyết định ngừng đàm phán và giải quyết vấn đề bằng vũ lực.

Trong tuần tiếp theo, Nixon dùng mọi phương tiện có thể để áp đặt cho cả Bắc lẫn Nam Việt Nam một giải pháp.

Ông ta ra lệnh ngay lập tức viện trợ cho Nam Việt Nam trên 1 tỷ đô la vũ khí quân sự khiến cho Thiệu có được một lực lượng không quân đứng hàng thứ 4 thế giới và còn nhiều thứ khác nữa. Ông ta tuyệt đối bảo đảm với chính quyền Sài Gòn nếu Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định hoà bình thì ông ta sẽ ra lệnh "có hành động trả đũa nhanh chóng và dữ dội" và ông ta hạ lệnh cho Hội đồng tham mưu trưởng liên quân bắt đầu lên kế hoạch ngay nếu tình huống như vậy xảy ra(2). Đồng thời Nixon cảnh báo cho Thiệu biết nếu Thiệu không chấp nhận một hiệp định tốt nhất trong phạm vi khả năng có thể đạt được thì Mỹ sẽ đi đến hoà bình mà không cần có Thiệu. Thiệu tiếp tục chống lại không cho Nixon toàn quyền thương lượng cho mình và
-------------------------------------
(1) Sulzberger, Bảy lục địa, tr.593; Nixon, RN, tr.725-726.
(2) Nixon, RN, tr.718; Zumwalt, Phiên trực, tr.413-414.

------------------------------------
ngang ngược thông báo với báo chí là ông ta gạt bỏ tối hậu thư của Mỹ. Tuy rất điên tiết trước thái độ ngoan cố của Thiệu nhưng Nixon không hoàn toàn phật lòng vì ông ta thấy điều đó tạo cớ để ông ta có thời gian tạm nghỉ nếu như sau này phải đi đến thảo thuận.

Trong lúc cố gắng thúc ép Thiệu phải khuất phục, Nixon dùng chính sách mà Kissinger gọi là "đường lối ngoại giao đánh vào chỗ hiểm" để chống Bắc Việt Nam và ra lệnh một đợt ném bom ồ ạt nữa. Động cơ là để buộc Hà Nội ký một thỏa thuận, nhưng quyết định này phản ánh một nỗi tức giận và thất vọng dồn nén trong suốt 4 năm và nhằm làm cho Bắc Việt Nam suy yếu đi đến mức họ không thể đe dọa Nam Việt Nam sau khi ký một giải pháp hoà bình. Nixon cho giới quân sự thấy rõ quyết tâm của ông ta muốn gây thiệt hại tối đa cho Bắc Việt Nam. Ông ta lên lớp cho đô đốc Thomas Moorer, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân: "Tôi không muốn nghe các ngài nói vớ vẩn là không thể đánh mục tiêu này hay mục tiêu kia.

Đây là cơ hội để các ngài dùng sức mạnh quân sự nhằm chiến thắng cuộc chiến tranh này, nếu các ngài không làm được tôi sẽ quy kết trách nhiệm cho các ngài"(1). Trong 12 ngày sau, Mỹ đã thực hiện những trận đánh bom dữ dội và tàn phá nhất trong cuộc chiến tranh với số lượng bom trút xuống miền Bắc Việt Nam hơn 36.000 tấn, vượt xa số bom trong toàn bộ thời kỳ 1969-1971.

Sau này Nixon và Kissinger tuyên bố đợt ném bom vào lễ Giáng sinh đã buộc Bắc Việt Nam phải chấp nhận một
--------------------------------
(1) Sulzberger, Bảy lục địa, tr.593; Nixon, RN, tr.725-726.
--------------------------------
giải pháp theo đúng ý đồ của Mỹ, nhưng sự thật không đúng như vậy. Trận ném bom không có sức tàn phá như các trận ném bom vào Tokyo, Hiroshima hay Dresden trong Chiến tranh thế giới thứ 2 như lời buộc tội của các nhà phê bình. Phần lớn dân chúng đã được di tản khỏi các thành phố lớn. Nhưng sự tàn phá ở nhiều khu vực của Hà Nội và Hải Phòng vẫn rất nặng nề, có tới 1.600 dân thường vô tội bị thiệt mạng. Chắc chắn đợt ném bom đã tạo cho Hà Nội lý do nối lại thương lượng, đặc biệt khi họ đã cạn kiệt tên lửa đối không vào ngày 30-12.

Đợt ném bom có thể đã tạo cho Nixon nhiều lý do thúc ép hơn để trở lại bàn thương lượng. Lực lượng phòng không Bắc Việt Nam đã bắn rơi 15 máy bay B-52 và 11 máy bay khác gây tổn thất lớn cho Mỹ. Đợt ném bom vào dịp lễ Giáng sinh đã gây ra một làn sóng căm phẫn trên khắp thế giới. Liên Xô và Trung Quốc không còn giữ được thái độ kiềm chế hồi tháng 5 đã tức giận phản đối. Còn phản ứng trong nước thì cực kỳ gay gắt. Các nhà phê bình lên án Nixon là "điên dại" và buộc tội ông ta đã tiến hành "chiến tranh để thỏa mãn cơn giận"(1). Nhiều người trước đây đã từng tán thành các trận ném bom hồi tháng 5 thì lúc đó lại đặt câu hỏi về cả sự cần thiết lẫn độ tàn bạo khác thường của các trận ném bom tháng 12, theo lời thượng nghị sĩ Aiken thì đó là một món quà Giáng sinh đáng buồn cho người dân Mỹ (2). Tỷ lệ dân chúng ủng hộ cho Nixon giảm ngay xuống 39% và phái "bồ câu" trong Quốc hội
----------------------------------
(1) Nixon, RN, tr.738.
(2) Aiken, Nhật ký Thượng nghị viện, tr.136.

----------------------------------
nêu rõ khi họ quay về Washington sau kỳ nghỉ Giáng sinh rằng họ sẵn sàng đấu tranh với tổng thống. Sau này, một phụ tá Nhà Trắng nhận xét: "Chúng tôi nghiêm túc đón nhận những sự đe dọa của Quốc hội, chúng tôi biết mình đang chạy đua với thời gian và nếu Bắc Việt Nam từ chối thương lượng thì chúng tôi phải đối diện với một tình hình nghiêm trọng"(1). Để giữ lối thoát cho những sự lựa chọn của mình, Nixon đã thể hiện cho Bắc Việt Nam thấy rằng ông ta sẽ ngừng ném bom nếu họ đồng ý nối lại cuộc đàm phán, Hà Nội đồng ý và Nixon đã thoát khỏi tình thế hiểm nghèo.

Quan trọng hơn, cuộc ném bom không đem lại một giải pháp khác hẳn mà Mỹ trông đợi. Ngày 8-1, các cuộc thương lượng được nối lại tại Paris. Không khí căng thẳng và lạnh lẽo, nhưng lần này cả hai bên đều nhất quyết đi đến giải pháp, sau 6 ngày họp liên tục với sự nhượng bộ của hai bên, Lê Đức Thọ và Kissinger đã giải quyết những bất đồng của họ. Những thay đổi so với thỏa thuận tháng 10 chủ yếu là hình thức, khiến cho bên nào cũng có thể nói rằng họ không phải nhượng bộ chút nào. Về vấn đề quan trọng-khu phi quân sự, Bắc Việt Nam đồng ý nêu rõ trong hiệp định nhưng Mỹ chấp nhận ý kiến của họ mô tả khu phi quân sự này chỉ là "tạm thời và không phải đường biên giới lãnh thổ", do vậy vẫn giữ được tính chất cơ bản trong lập trường của Hà Nội. Vấn đề đi lại của nhân dân qua khu phi quân sự được để lại giải quyết sau trong các cuộc đàm phán giữa Bắc và Nam Việt Nam.
-------------------------------------
(1) Colson, Hồi sinh, tr.77-79.
-------------------------------------

 Lần này Mỹ áp đặt thỏa thuận này đối với Thiệu. Để cho Thiệu dễ chấp nhận, Nixon nêu rõ nếu Thiệu đồng ý thì ông ta sẽ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt Nam và sẽ "phản ứng với toàn bộ sức mạnh" nếu Bắc Việt Nam vi phạm thỏa thuận. Đồng thời ông ta bộc lộ nếu Thiệu tiếp tục phản đối, ông ta sẽ ngừng viện trợ và ký hiệp định một mình, nếu cần thiết(1). Thiệu trì hoãn nhiều ngày, nhưng khi biết là không còn cách nào khác nên đã nhượng bộ với lời lẽ cam chịu: "Tôi đã làm hết sức mình cho đất nước tôi". Chính quyền Sài Gòn không bao giờ chấp nhận chính thức bản hiệp định nhưng Thiệu bí mật thể hiện ông ta sẽ không chống lại nó.

Chỉ bằng một khái niệm hẹp nhất có thể nói thỏa thuận này đã tạo nên "hoà bình trong danh dự". Hiệp định cho phép Mỹ rút ra khỏi cuộc chiến và bảo đảm trao trả tù binh đồng thời vẫn để nguyên chính quyền Thiệu - ít nhất vào ngay lúc này. Mặt khác, quân đội Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục ở miền Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam có được một vị thế. Vấn đề chủ chốt mà vì nó có cuộc chiến tranh này, tức là tương lai chính trị Nam Việt Nam, được để lại giải quyết sau. Hiệp định ký tháng 1-1973 quy định vấn đề này sẽ được giải quyết bằng biện pháp chính trị. Nhưng cơ chế thiết lập để thực hiện nó rất mập mờ, và tự nó không thể hoạt động được và tất cả các bên liên quan đều nhận thức được là cuối cùng sẽ phải giải quyết vấn đề bằng sức mạnh quân sự. Thực vậy, khi Kissinger và Lê Đức Thọ từ khách sạn Majestic bước ra,
------------------------------------------------
(1) Nixon, RN, tr.737; Thời báo New York ngày 1-5-1975.
------------------------------------------------
miệng cười tươi vì những thành tựu mà họ đạt được thì các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hoà đang bận rộn chuẩn bị cho vòng đấu cuối cùng. "Hòa bình trong danh dự" chỉ là một giai điệu mới của cuộc chiến tranh 30 năm giành giật quyền kiểm soát Việt Nam.

Đối với tất cả những ai liên quan thì "Hòa bình trong danh dự" rất đắt giá. Theo con số ước tính chính thức của Mỹ thì trong thời gian từ năm 1969 đến năm 1973, số quân tử trận của Việt Nam Cộng hoà là 107.504 người và của quân giải phóng là trên 500.000 người. Sẽ không bao giờ có con số chính xác thỏa đáng về số dân thường bị thiệt mạng và bị thương. Số bom trút xuống Đông Dương trong thời kỳ Nixon đã vượt quá con số trong thời kỳ Johnson, gây ra sự tàn phá khủng khiếp, để lại hậu quả lâu dài cho hệ sinh thái ở vùng nông thôn và khiến cho hàng triệu dân không cửa không nhà. Mỹ chịu tổn thất ít hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng cái giá phải trả cũng không kém. Thêm 20.553 tính Mỹ nữa bị chết trong 4 năm cuối của cuộc chiến tranh, nâng tổng số tử trận lên trên 58.000. Việc tiếp tục cuộc chiến tranh đã làm bùng lên tình trạng lạm phát mà Nixon và những người kế nhiệm đều không thể kiểm soát được. Chiến tranh đã phân cực nhân dân Mỹ và đầu độc không khí chính trị nước này ở mức độ chưa từng có từ khi còn chế độ nô lệ của thế kỷ trước. Tuy Nixon đã kiên quyết tìm đến một nền "hoà bình trong danh dự" để duy trì địa vị của Mỹ trên thế giới, nhưng Mỹ đã bước ra khỏi cuộc chiến tranh với hình ảnh vấy bẩn trong con mắt của nhân dân thế giới và chính người dân Mỹ vốn đã chán ghét việc dính líu vào chiến tranh. Đối với Nixon, cái giá cũng  quá cao. Tháng 1-1973, ông ta đã kiệt quệ và bị cô lập, còn chính quyền của ông ta chỉ còn là một "nhúm những kẻ mệt mỏi, mất tinh thần, đôi khi còn mang tính chất nhỏ nhen tầm thường, đấu đá, đề phòng và ghen tị lẫn nhau" (1).

Hơn bất kỳ vấn đề nào khác, chiến tranh Việt Nam đã làm cho nhiệm kỳ tổng thống của Nixon kết thúc sớm. Những biện pháp cực đoan mà ông ta thực hiện để bảo vệ chính sách Việt Nam của mình chống các đối thủ thực sự cũng như tưởng tượng đã trực tiếp dẫn đến vụ bê bối Watergate và cuối cùng dẫn đến chỗ ông ta từ chức. Do vậy khi trận đấu quyết liệt cuối cùng ở Việt Nam diễn ra trong năm 1975, vị kiến trúc sư của nền hoà bình trong danh dự không còn trong Nhà Trắng và nước Mỹ không còn tinh thần để bảo vệ sự thỏa thuận mà ông ta đã xây dựng với cái giá phải trả đắt đến như vậy.
----------------------------------------
(1) Colson, Hồi sinh, tr.80.
-----------------------------------------

Chương VIII
THẤT BẠI CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ

Những thỏa thuận "hoà bình" tháng 1-1973 chỉ tạo dựng một khuôn khổ để tiếp tục cuộc chiến tranh mà không có Mỹ trực tiếp tham gia. Bắc Việt Nam vẫn tìm cách thống nhất đất nước theo điều kiện của họ; Việt Nam Cộng hoà thì gắng sức để tồn tại như một quốc gia độc lập và một số quan chức Mỹ, kể cả tổng thống Nixon, tiếp tục ủng hộ cho tham vọng của họ. Do vậy lệnh ngừng bắn chỉ có hiệu lực trên giấy tờ. Nhưng giai đoạn cuối cùng này của cuộc chiến tranh rất ngắn ngủi.

Chính quyền Sài Gòn phụ thuộc Mỹ từ khi mới ra đời, nên khi phải tự hoạt động nó đã gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn nữa do tác động của vụ bê bối Watergate và tâm trạng mệt mỏi vì chiến tranh của người Mỹ, Nixon không thể giữ những cam kết đã hứa với Thiệu và rồi ông ta đã buộc phải từ chức vào tháng 8-1974. Quốc hội Mỹ đã quyết định cắt giảm hẳn viện trợ cho Nam Việt  Nam, làm xói mòn thêm ý muốn kháng cự vốn đã ngả nghiêng của chính quyền Sài Gòn. Khi Bắc Việt Nam mở đợt tấn công lớn vào mùa xuân năm 1975, chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ nhanh chóng đến kinh ngạc.

Cuộc chiến tranh 30 năm kết thúc một cách đầy kịch tính, đẩy nước Mỹ vào tình trạng thất vọng và hoang mang.

"Cuộc chiến thời hậu chiến" bắt đầu ngay khi "nền hoà bình" vừa được công bố. Mỹ gặp khó khăn khi dàn xếp với Bắc Việt Nam và Việt cộng việc trao trả 587 tù binh chiến tranh và có lúc đã đe dọa trì hoãn việc rút quân vì thiếu sự hợp tác. Vào cuối tháng 3, tù binh Mỹ đã được trả tự do trở về quê hương trong sự đón chào như thể chỉ có họ mới là những người "anh hùng" của cuộc chiến. Toàn bộ quân Mỹ đã được rút về nước.

Nhưng đó chỉ là những thành tích xác thực của những tập thể được giao nhiệm vụ thực hiện hiệp ước hoà bình.

Ngay từ đầu những nỗ lực thực hiện ngừng bắn đã thất bại. Cả hai phía Việt Nam tham chiến đều không từ bỏ mục tiêu của họ và chỉ nhìn nhận hiệp định trong phạm vi phù hợp với lợi ích của mình(1).

Thiệu lập tức tấn công. Trước đó, quân giải phóng đã mở nhiều trận đánh giành đất, nên Thiệu muốn chiếm lại càng nhiều vùng đất bị mất càng tốt. Tuy đã kiểm soát khoảng 75% lãnh thổ và 85% dân số vào thời điểm ký ...
---------------------------------------
(1) Waller Scott Dillard, "60 ngày hoà bình: việc thực hiện Hiệp định hoà bình Paris, Việt Nam năm 1973", Washington, D.C, năm 1982.
----------------------------------------
... kết hiệp định, nhưng Thiệu vẫn muốn củng cố thêm vị thế của mình trong lúc vẫn còn được sự ủng hộ vững chắc của Mỹ. Thiệu định cư dân tị nạn và xây dựng đồn bốt ở vùng tranh chấp để chiếm thêm nhiều đất. Các đơn vị Việt Nam Cộng hoà và máy bay của Nam Việt Nam tấn công vào các căn cứ và đường tiếp tế của Bắc Việt Nam cũng như vào các làng do Chính phủ Cách mạng lâm thời kiểm soát. Thế nhưng quân đội Việt Nam Cộng hoà đã chịu tổn thất hơn 6.000 quân trong 3 tháng "hoà bình" đầu tiên, đó là một trong những thiệt hại lớn nhất họ phải gánh chịu trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến(1).

Bắc Việt Nam thận trọng hơn và cũng có chiến lược đối phó. Do tổn thất và kiệt quệ sau chiến dịch năm 1972 cùng với sự thiếu thốn lương thực, binh lực và khí tài quân sự, nên họ rất cần thời gian để hồi phục. Bắc Việt Nam cũng thiết tha muốn Mỹ rút hết quân và quả là có lợi nếu tránh được những hành động trắng trợn có thể thúc đẩy Mỹ can thiệp một lần nữa vào cuộc xung đột.

Trong năm đầu tiên sau đình chiến, chính phủ Cách mạng lâm thời chủ yếu tìm cách củng cố lãnh thổ mà họ kiểm soát và phá vị thế của Thiệu bằng cách vận động
---------------------------------------
(1) Arnold R.Isaacs, Chẳng còn danh dự: Sự thất bại ở Việt Nam và Campuchia, New York, năm 1984; Maynard Parker, Việt Nam: Cuộc chiến tranh không điểm dừng, Tạp chí Các vấn đề đối ngoại, số 53, tháng 1-1975, tr.365-366; Gareth Porter, Một nền hoà bình bị khước từ: Mỹ, Việt Nam và Hiệp định Paris, NXB Bloomington, năm 1975, tr.174-184,188-196.
----------------------------------------
chính trị. Các lực lượng quân sự được lệnh chỉ đánh các đơn vị Việt Nam Cộng hoà khi có ưu thế rõ ràng. Trong khi đó, Bắc Việt Nam ngầm đưa bộ đội và trang bị vào miền Nam, xây dựng một hệ thống giao thông hiện đại nối liền các khu tập hợp lực lượng tác chiến với các vùng chiến lược ở Nam Việt Nam và thậm chí còn xây dựng một đường dẫn dầu để đảm bảo có đủ xăng dầu cho các lực lượng trên chiến trường.

Mặc dù Hiệp định Paris quy định tương lai của Nam Việt Nam sẽ do người Việt Nam giải quyết, nhưng Mỹ vẫn kiên trì ủng hộ Thiệu. Do quá thất vọng vì những tháng đàm phán nặng nề và sốt ruột muốn chuyển sang những công việc khác, Kissinger dường như chỉ tìm kiếm một "cự ly khuôn khổ" từ lúc ký kết Hiệp định cho đến khi giải quyết xong cuộc chiến tranh Việt Nam. Mặt khác, vào năm 1973, Nixon không còn muốn làm vị tổng thống Mỹ đầu tiên thua trong một cuộc chiến tranh như năm 1969. Mặc dù Hiệp định tháng 1 tạo dựng cho chính phủ Cách mạng lâm thời một vị thế chính trị ở miền Nam, nhưng tổng thống Nixon đã tuyên bố: Mỹ "sẽ tiếp tục công nhận chính phủ Việt Nam Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của Nam Việt Nam"(1).

Nhận thức đầy đủ rằng Hiệp định rất dễ đổ vỡ, Nixon và Kissinger dùng mọi phương tiện có trong tay để củng cố chính quyền Thiệu. Nhằm tranh thủ sự nhất trí của Sài Gòn, Nixon đã bí mật hứa hẹn tiếp tục "viện trợ quân
------------------------------------
(1) Porter, "Một nền hoà bình bị khước từ, tr.186.
------------------------------------
sự và kinh tế đầy đủ" và "phản ứng với toàn bộ sức mạnh nếu Bắc Việt Nam vi phạm Hiệp định"(1). Trong cuộc gặp gỡ Thiệu tại San Clemente vào tháng 3, Nixon khẳng định cam kết của mình và cam đoan với nhà lãnh đạo Nam Việt Nam này rằng: "ông có thể trông cậy vào chúng tôi"(2). Trong suốt những tháng còn lại của năm 1973, chính quyền Mỹ dùng nhiều thủ đoạn để tiếp tục viện trợ quân sự ở mức độ cao mà không lộ liễu vi phạm các điều khoản của Hiệp định Paris. Thay vì triệt thoái các căn cứ của mình, Mỹ đã trao lại cho Nam Việt Nam trước khi Hiệp định có hiệu lực. Trang thiết bị vũ khí viện trợ được dán nhãn "phi quân sự" và "được coi là đủ điều kiện" để chuyển giao. Đoàn cố vấn quân sự được thay thế bằng tổ chức "dân sự" 9.000 người, trong đó rất nhiều người được vội vã cho giải ngũ và đưa vào phục vụ chính quyền Việt Nam(3).

Chính quyền Mỹ mưu đồ tận dụng vai trò của mình để ngăn cản Bắc Việt Nam tạo dựng một thế cân bằng mong manh ở miền Nam. Mỹ đồng ý viện trợ cho Hà Nội 4,75 tỷ USD, một phần trong cả gói Hiệp định Paris, để tái thiết. Mùa xuân năm 1973, Nixon nhiều lần đã dọa giữ lại số tiền đó nếu Bắc Việt Nam không thực hiện triệt để Hiệp định và cuối cùng ông ta đình chỉ đàm
------------------------------------------
(1) Nixon, RN, tr.749-750; Thời báo New York ngày 1-5-1975.
(2) Stephen T.Hosmer, Sự thất bại của Nam Việt Nam, NXB Santa Monica, Calif, năm 1978, tr.11.
(3) Tad Szulc, Ảo mộng hoà bình: Chính sách ngoại giao trong thời kỳ Nixon, New York, năm 1978, tr.672-676.

----------------------------------------
 phán về viện trợ sau chiến tranh để phản đối Bắc Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào miền Nam và tăng cường chiến sự ở Campuchia. Tổng thống và Kissinger còn tìm cách duy trì hiệu lực về mối đe dọa can thiệp của Mỹ.

Kissinger nhận xét, "cách duy nhất để chúng ta tiếp tục kiểm soát Nam Việt Nam là đừng nói chúng ta sẽ rút ra mãi mãi. Chúng ta không muốn làm tiêu tan danh tiếng về sự quyết liệt của tổng thống trước họ"(1). Vào cuối tháng 3, người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn đuy trì một lực lượng hải quân và không  quân ở Vịnh Bắc Bộ, ở Thái Lan và Guam. Cuộc ném bom Campuchia vẫn tiếp tục, một phần là để hỗ trợ cho Lon Nol chống lại một cuộc tấn công đầy quyết tâm của Khơme đỏ và một phần cũng là để duy trì danh tiếng "quyết liệt" của Nixon. Nhiều lần, tổng thống đã đưa ra những lời cảnh cáo không che đậy là ông ta có thể nối lại cuộc ném bom Bắc Việt Nam, và vào tháng 4 ông ta tiếp tục cho các chuyến bay trinh sát ở bắc vĩ tuyến 17.

Nhưng Hà Nội không hề lay chuyển trước những lời cảnh cáo của Mỹ. Vào đầu mùa hè, khả năng đe dọa của Nixon đã giảm hẳn do Quốc hội Mỹ có thái độ nổi loạn.

Sự thách thức của Quốc hội năm 1973 phản ánh một tâm trạng chán ghét chiến tranh và tư tưởng phổ biến trong dân Mỹ là khi đã an toàn rút được quân Mỹ về thì nước Mỹ phải hoàn toàn rút khỏi cuộc xung đột. Chứng cứ ngày một tăng về việc Nhà Trắng dính líu vào vụ
---------------------------------------
(1) William Safire, Trước lúc thất bại, New York, năm 1975, tr.673.
---------------------------------------
Watergate làm cho Nixon ngày càng rơi vào thế yếu.

Quốc hội không nhiệt tình với việc viện trợ cho Bắc Việt Nam, phái "bồ câu" thì nói rằng làm như vậy không bảo đảm hoà bình, còn phái "diều hâư" thì lên án khoản viện trợ đó là "tiền bồi thường chiến tranh". Đảng viên Đảng Cộng hoà cùng với đảng viên Đảng dân chủ lên án cuộc ném bom Campuchia là bất hợp pháp và vào ngày 10-5, Hạ viện đã bỏ phiếu cắt khoản ngân sách dành cho những trận oanh tạc tiếp theo.

Nhận thấy rằng Mỹ đang ngày càng không thể kiểm soát nổi các sự kiện ở Đông Dương, Kissinger đã làm một việc vô ích là đi Paris vào tháng 5 để thuyết phục Lê Đức Thọ thực hiện ngừng bắn. Bắc Việt Nam phản đối việc Mỹ buộc cho họ tội vi phạm Hiệp định, rồi lên án Nam Việt Nam và Mỹ không chịu giữ cam kết. Điều làm cho Kissinger càng thêm bực mình là họ đã gọi những lời cáo buộc của ông ta là "ý đồ lừa dối dư luận công chúng, như các ngài đã làm với vụ Watergate". Các nhà ngoại giao chỉ có thể thỏa thuận được một bản thông cáo vô thưởng vô phạt khẳng định lại bản Hiệp định tháng 1.

Khi trở về Washington, Kissinger lúc này đã quá mệt mỏi nên thông báo cho báo chí là ông ta sẽ giảm dính líu vào các vấn đề Đông Dương "để giữ được sự bình ổn trong tình cảm"(1).

Nhận xét của Kissinger mang tính tiên tri hơn là ông ta tưởng, vì vào tháng 6, Quốc hội đã tước bỏ của chính
---------------------------------------
(1) Marvin và Bemard Kalb, Kissinger, Boston, năm 1974, tr.432.
----------------------------------------
... quyền chút ảnh hưởng ít ỏi cuối cùng mà họ còn giữ được.

Vào lúc này, các cuộc điều tra về vụ Watergate đã làm lộ ra nhiều hiện tượng lạm dụng quyền lực tổng thống. Các đảng viên Đảng Dân chủ vốn từ lâu đã ôm hận nay càng được khích lệ đả kích tổng thống, còn đảng viên Đảng Cộng hoà thì ngày càng không muốn hậu thuẫn cho ông ta.

Nixon và Kissinger quyết liệt bảo vệ hành động ném bom Campuchia và cho đó là hành động cần thiết để giữ vững quyền lực của Lon Nol và duy trì việc đình chiến. Nhưng đại đa số nghị sĩ Quốc hội đồng ý với thượng nghị sĩ George Aiken là hoạt động ném bom đó đã "nhận được ý kiến cố vấn tồi và không có gì đảm bảo", đồng thời nhiều người chấp nhận ý kiến khẳng định thẳng thắn của hạ nghị sĩ Norris Cotton: "Nếu là tôi thì tôi đã rút khỏi cái địa ngục đó"(1). Vào cuối tháng 6, Quốc hội đã phê duyệt một đạo luật bổ sung đòi phải ngừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự ở trong và trên toàn Đông Dương. Hạ viện bảo lưu ý kiến phủ quyết đầy tức giận của Nixon, nhưng cuối cùng tổng thống bị buộc phải chấp nhận một thỏa hiệp kéo dài thời hạn đến 15-8. Lần đầu tiên Quốc hội đã có hành động quyết định để cắt giảm sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh. Kissinger đã nhận xét với lời lẽ giảm nhẹ và đầy thất vọng: "Thật vớ vẩn nếu như nói rằng quyền hạn của ngành hành pháp không bị làm cho suy yếu đi"(2).
------------------------------------------------------
(1) George Aiken, Nhật ký Thượng nghị viện, Brattleboro, Vt, năm 1976, tr.198, Kalb and Kalb, Kissinger, tr.432.
(2) Kalb and Kalb. Kissinger, tr.434.

-------------------------------------------------------
vào cuối năm 1973, Nixon thực sự không còn một chút quyền lực nào. Vụ Watergate đã làm cho tỷ lệ dân ủng hộ ông ta giảm sút đến mức thấp nhất chưa từng có và đẩy vị tổng thống này vào thế phải đấu tranh đầy tuyệt vọng ở hậu trường để cứu vãn sinh mạng chính trị của mình. Tháng 11, Quốc hội bác bỏ một quyền phủ quyết nữa - đó là quyền tiến hành chiến tranh, một phản ứng trực tiếp với việc thực hiện quyền lực của tổng thống ở Việt Nam. Đạo luật này đòi hỏi tổng thống phải thông báo cho Quốc hội trong vròng 48 giờ trước khi đưa quân Mỹ ra nước ngoài và buộc tổng thống phải rút quân trong 60 ngày nếu không được Quốc hội tán thành. Một số nghị sĩ phản bác lại rằng đạo luật đó cho tổng thống được quyền trực tiếp điều quân Mỹ đi tham chiến hơn trước. Nhưng trong tình huống diễn ra tranh luận lúc đó kết hợp với vụ Watergate và cuộc bỏ phiếu chấm dứt mọi hoạt động ở Campuchia khiến cho chắc chắn Mỹ sẽ chấm dứt dính líu trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam.

Lúc này Hiệp định Paris không khác gì mớ giấy lộn.

Nhiều cuộc bàn cãi về giải pháp chính trị đã nổ ra vào đầu năm 1973 và tiếp tục lẻ tẻ trong suốt năm, nhưng vấn đề cơ bản - tức là tương lai của Nam Việt Nam - là điều không thể thương lượng được. Vào đầu năm 1974, các cuộc đàm phán đã tan vỡ. Vẫn tin vào sự giúp đỡ của Mỹ, bất chấp vụ Watergate, Thiệu chính thức tuyên bố bắt đầu "cuộc chiến tranh Đông Dưong lần thứ ba". Vào cuối 1973, ông ta đã tăng cường các trận đánh trên  không và trên bộ vào các căn cứ đối phương, đồng thời mở hàng loạt chiến dịch chiếm lãnh thổ trên vùng đất mà Chính phủ Cách mạng lâm thời chiếm giữ dọc bờ biển phía Đông, trong vùng tam giác sắt và ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lần này Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời phản công và trong vài tháng sau họ liên tục giành thắng lợi, đánh tơi bời các đơn vị quân Việt Nam Cộng hoà ở vùng tam giác sắt, lấy lại được nhiều vùng đã mất và chiếm thêm nhiều vùng trước đây do Nam Việt Nam kiểm soát.

Đến mùa thu năm 1974, cán cân quân sự đã nghiêng về phía có lợi cho Bắc Việt Nam. Hơn nửa triệu quân Việt Nam Cộng hoà đã bị trói chân vào các vị trí phòng thủ tĩnh tại và trên khắp các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam. Lúc này, Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời đã động viên lực lượng xây dựng được những đội quân lớn ở miền Nam. Họ đã tích trữ được nhiều hàng hoá quân nhu dự trữ và xây dựng được một hệ thống hậu cần rất tinh vi giúp họ có thể di chuyển quân chính quy cùng xe tăng và pháo tới bất kỳ mặt trận nào trong vài giờ. Ít nhất ở vùng châu thổ sông Cửu Long họ đã lấy lại được phần lớn vị trí bị mất vào năm trước(1).

cùng lúc đó, phần nào do Mỹ rút quân, những vấn đề kinh tế và chính trị kinh niên của Nam Việt Nam đã trầm trọng lên nhiều: Mỗi năm mất 400 triệu USD tiền quân Mỹ chi tiêu ở Nam Việt Nam; số viện trợ của Mỹ
----------------------------------------
(1) Parker, Việt Nam, tr.366-367.
----------------------------------------
giảm từ 2,3 tỷ USD năm 1973 xuống còn 1 tỷ USD năm 1974; sự gia tăng lạm phát hàng năm ở đây lên tới 90%; nạn thất nghiệp trầm trọng; sự sa sút tinh thần trầm trọng trong quân đội, trong dân đô thị và nạn tham nhũng lên cao hơn bao giờ hết. Nhữnơ kẻ hôi của đã lột cảng Cam Ranh chỉ còn bộ xương trần trụi và các phi công đòi ăn hối lộ rồi mới bay các phi vụ yểm trợ cho lực lượng mặt đất. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1974 làm cho những khó khăn chính trị của Thiệu càng chồng chất. Phật tử hoạt động tích cực hơn bất kỳ lúc nào kể từ năm 1966, với mục tiêu đòi hoà bình và hoà giải với cộng sản. Giáo dân, chỗ dựa quan trọng nhất của chính quyền đã tổ chức một chiến địch chống tham nhũng mà mục tiêu quan trọng của chiến dịch đó lại chính là Thiệu. Tư tưởng chủ bại lan đến cả những kẻ lừng chừng trung dung mà trước đây không ủng hộ, nhưng cũng không tích cực chống chính phủ.

Việc Mỹ từ bỏ Nam Việt Nam đã thể hiện rõ và cuối năm 1974. Nixon bị buộc từ chức vào tháng 8, như vậy người ta đã đánh bật ra khỏi chiếc ghế quyền lực một con người từng hứa hẹn tiếp tục ủng hộ Thiệu. Trong suốt năm đó, Kissinger cầu xin một Quốc hội Mỹ ngang bướng hãy tăng viện trợ quân sự của Mỹ lên 1,5 tỷ USD.

Ông ta nhấn mạnh rằng Mỹ có nghĩa vụ đạo đức với Nam Việt Nam và cảnh báo nếu không giữ nghĩa vụ đó thì sẽ "phá hoaị lợi ích của ta ở bên ngoài Đông Dương".

Những lập luận mà gần 1/4 thế kỷ qua đã được chấp nhận hầu như không có ý kiến phản bác thì bây giờ trở  nên vô nghĩa lý. Nạn lạm phát ở Mỹ đã làm bùng lên những yêu sách đòi giảm chi tiêu và nhiều nghị sĩ Quốc hội đồng ý với thượng nghị sĩ William Proxmire là việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam không cần thiết bằng "bất cứ một mục nào" trong ngân sách nước Mỹ. Các nhà phê bình vạch rõ, chính quyền Thiệu lúc này không bị mối đe dọa nào cận kề và cảnh báo là phần lớn số tiền viện trợ sẽ chui vào túi các quan chức tham nhũng Sài Gòn. Việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự quy mô lớn sẽ khuyến khích Thiệu kéo dài chiến tranh nhưng việc giảm viện trợ có thể giúp ông ta thấy cần phải tìm kiếm giải pháp chính trị. Thượng nghị sĩ Edward Kennedy nói: "Đã đến lúc chấm dứt sự viện trợ vô tận của Mỹ cho một cuộc chiến tranh không có kết thúc". Vào tháng 9-1974, Quốc hội đã phê chuẩn chương trình viện trợ 700 triệu USD, trong đó một nửa dành cho chi phí vận chuyển(1).

Việc cắt viện trợ năm 1974 đã có tác động lớn ở Nam Việt Nam. Không có sự hỗ trợ lớn về tài chính và trang bị từ Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng hoà không thể đánh theo cách Mỹ đã huấn luyện họ. Các cuộc oanh kích đã phải giảm đi 50% do thiếu nhiên liệu và phụ tùng. Đạn dược và các thức tiếp tế khác phải tuân theo chế độ cung cấp chặt chẽ. Những dấu hiệu không thể che đậy về sự giảm sút trong mức độ chi viện của Mỹ đã có tác động đến tinh thần của một đội quân đang tan tác dưới những
------------------------------------------------
(1) Báo cáo của Quốc hội, 93rd Cong, phiên họp thứ 2, tr.29176-29180.
-------------------------------------------------
... "cú đấm" của Bắc Việt Nam. Số quân Việt Nam Cộng hoà đào ngũ tăng lên mức cao chưa từng có với 240.000 người riêng năm 1974. Việc giảm viện trợ làm tăng khó khăn kinh tế và chính trị của Thiệu, khơi dậy trong nhiều người Việt Nam tâm lý hoà giải và rút lui, một tâm lý ngày càng tăng và đôi khi "lên đến mức tuyệt vọng"(1).

Đầu năm 1975, Hà Nội kết luận rằng thời cơ đã ở trong tầm tay. Tháng 12-1974, các đơn vị chủ lực của Bắc Việt Nam và các lực lượng địa phương của Chính phủ Cách mạng lâm thời đánh Phước Long, ở đông-bắc Sài Gòn, và trong 3 tuần đã tiêu diệt và bắt sống 3.000 quân Việt Nam Cộng hoà, thu một số lượng lớn trang thiết bị vũ khí và giải phóng toàn bộ tỉnh nói trên. Thắng lợi dễ dàng này làm nổi bật thế yếu của quân đội Việt Nam Cộng hoà trong năm trước và bộc lộ rõ lúc này Thiệu bị buộc phải tiến hành một cuộc chiến tranh "kiểu con nhà nghèo", điều này về sau đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng đề cập đến. Qua tin tức tình báo, Hà Nội biết rằng chính quyền Sài Gòn không dự kiến một cuộc tấn công lớn năm 1975, nên vào tháng 1, Bắc Việt Nam đã thông qua một kế hoạch hai năm - một loạt các cuộc tấn công quy mô lớn năm 1975 để tạo đíều kiện cho Tổng tấn công năm 1976. Việc Mỹ không hề phản ứng khi Phước Long thất thủ càng khẳng định những điều mà từ lâu các nhà chiến lược Bắc Việt Nam đã nghi ngờ, tức là sau khi
----------------------------------------------
(1) Guenter Lewy, Mỹ tại Việt Nam, New York, năm 1978, tr.208.
-----------------------------------------------
rút khỏi Việt Nam thì Mỹ sẽ không "nhảy vào nữa". Sau nhiều ngày tranh luận sôi nổi, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam kết luận rằng, dù cho Mỹ có dùng không quân và hải quân để đối phó thì họ cũng không thể "cứu được chính quyền Sài Gòn khỏi sự sụp đổ thảm hại"(1).

Sự sụp đổ này đến thật đột ngột. Huy động các lực lượng ưu việt hơn để đánh vào các lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hoà lúc này đang bị kéo căng ra, Quân giải phóng đánh Buôn Ma Thuột ngày 10-3 và chỉ sau 2 ngày đã chiếm được tỉnh này. Để kiểm soát được Tây Nguyên trước khi chấm dứt mùa khô, họ nhanh chóng chuyển quân theo hướng Bắc đánh vào Plâyku và Kontum. Thiệu lúc này do kinh hoàng nên đã sai lầm ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên, nhưng cũng không vạch ra kế hoạch rút quân và quân giải phóng đã cắt mọi con đường quan trọng. Cuộc rút lui cuối cùng đã biến thành một cuộc tháo chạy. Hàng trăm ngàn dân tị nạn đã bỏ chạy cùng với binh lính làm tắc nghẽn những con đường thoát. Phần lớn đội quân này đã bị bắt hoặc bị tiêu diệt và hàng ngàn dân thường đã chết do hỏa lực của hai bên hoặc do đói ăn trên các đoàn xe mà giới báo chí gọi là "đoàn xe nước mắt". Sau một tuần, Plâycu và Kontum đã thất thủ. Cuộc rút bỏ Tây Nguyên đầy tai hại khiến Thiệu mất 6 tỉnh và ít nhất 2 sư đoàn bộ binh cũng như mất cả lòng tin của cả quân đội lẫn nhân dân. Và không
----------------------------------------
(1) Văn Tiến Dũng, Chiến thắng mùa xuân vĩ đại của chúng ta, New York, năm 1977, tr.17,19-20.
-----------------------------------------
chỉ vậy, nó còn mở đường cho những tai hoạ còn lớn hơn ở các tỉnh ven biển của Nam Việt Nam. Lần đầu tiên Hà Nội cảm thấy là có thể giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975 và ngay lập tức thực hiện các kế hoạch khẩn cấp nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Khi quân Bắc Việt Nam tiến đến Huế và Đà Nẵng, cùng với hàng vạn dân, lực lượng phòng thủ đã bỏ chạy về Sài Gòn và lặp lại thảm bại ở Tây Nguyên nhưng với mức độ còn bi đát hơn, và lớn hơn. Lính tráng thì cướp phá và những thị trấn khát tiền đã bắt dân tị nạn phải trả 2 USD một cốc nước. Mười ngày sau khi trận đánh bắt đầu, cũng là lúc gần 10 năm sau ngày hải quân lục chiến Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Đà Nẵng, hai thành phố ven biển đã được giải phóng. Nam Việt Nam bị chia cắt làm đôi, khoảng một nửa số quân bị tan rã mà chẳng đánh chác gì cả. Nha Trang và vịnh Cam Ranh cũng bị bỏ lại trước khi quân đối phương đe doạ. Toàn bộ lực lượng quân giải phóng đã tập trung vào chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn.

Mỹ kinh sợ trước sự sụp đổ của Nam Việt Nam nhưng đành cam chịu kết quả đó. Tình báo Mỹ đã dự đoán đúng rằng phải đến năm 1976 Bắc Việt Nam mới tính đến một trận đánh lớn, nhưng họ một lần nữa lại đánh giá quá cao khả năng chống cự của Việt Nam Cộng hoà và Washington thấy choáng váng khi Tây Nguyên đột nhiên thất thủ. Có thể thấy rõ Mỹ không muốn tiếp tục dính líu, nên vào ngày Buôn Ma Thuột thất thủ, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ đề nghị của tổng thống Ford xin thêm 300 triệu USD viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam. Lá phiếu của các nhà lập pháp đã phản ánh ý nguyện của nhân dân Mỹ. Một số kẻ ngoan cố đã đưa ra lời thỉnh cầu lần cuối cùng đề nghị tôn trọng sự cam kết của đất nước và bảo vệ sự nghiệp tự do và một số người Mỹ khác còn đưa ra bóng ma của cuộc tắm máu trong đó hàng trăm ngàn người Nam Việt Nam sẽ bị cộng sản tàn sát sau chiến thắng. Song những lời thỉnh cầu này dường như rơi vào tai kẻ điếc. Đã mệt mỏi vì sự dính líu dường như vô tận vào Việt Nam và phải chịu thiếu thốn vì suy thoái kinh tế trong nước, nhân dân Mỹ không còn thái độ rộng lượng nữa. Họ chất vấn: Tại sao lại ném tiền vào một việc làm vô bổ khi chính bản thân họ "đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn về tài chính". Họ thấy không có lý do gì để tiếp tục hy sinh cho một chính quyền chẳng những tham nhũng mà còn phung phí và bất hiệu lực". Một người dân quá ngán ngẩm đã kêu lên: "Lạy Chúa, hết thảy chúng ta đều mệt mỏi và ớn cuộc chiến tranh này đến tận cổ. Đã đến lúc người Nam Việt Nam phải được tạo dựng để có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình". Một công dân bang Oregon viết: "55.000 người chết và 100 tỷ USD ném đi, nhưng để làm gì cơ chứ?" (1).

Huế, Đà Nẵng thất thủ và mối đe dọa cận kề đối với Sài Gòn cũng chẳng làm Mỹ thay đổi quan diểm. Dường như
----------------------------------------------
(1) Bà J.S. Mozzanini gửi James J. Kilpatrick ngày 6-2-1975 và rất nhiều lá thư khác trong Văn kiện James J. Kilpatrick, Thư viện đại học Virginia, Charlottesville, Va, hộp 5.
---------------------------------------------
tổng thống Ford không nghĩ đến chuyện dùng hải quân và không quân Mỹ. Để củng cố tinh thần cho chính quyền Nam Việt Nam và giải thoát trách nhiệm cho nước Mỹ (và cho cả chính quyền), vào đầu tháng 4 ông ta đề nghị xin Quốc hội chi 722 triệu USD viện trợ quân sự khẩn cấp và có nhắc lại lập luận ngày xưa rằng nếu không giúp được Nam Việt Nam trong giai đoạn thử thách thì điều đó sẽ làm suy giảm lòng tin vạo cam kết của Mỹ trên thế giới.

Nhưng các nghị sĩ trả lời gay gắt rằng quân đội Việt Nam Cộng hoà đã vứt bỏ lại ở các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam một lượng vũ khí trang bị nhiều hơn mức có thể mua được bằng khoản viện trợ thêm này. Họ còn nói rằng bao nhiêu tiền cũng không thể đủ để cứu một đội quân không còn muốn chiến đấu. Đã đến lúc Mỹ phải chấm dứt dính líu vào "cuộc chiến tranh ghê sợ này"(1). Bóng ma Watergate và vịnh Bắc Bộ vẫn treo lơ lửng trong cuộc tranh luận này và việc để lộ ra những hứa hẹn bí mật của Nixon với Thiệu đã làm cho nhiều người giận dữ lên tiếng.

Cuối cùng, Quốc hội đã thông qua 300 triệu USD dùng vào việc di tản người Mỹ và vào những mục đích "nhân đạo", đồng thời còn chấp nhận đề nghị của Ford cho dùng quân Mỹ để di tản công đân Mỹ khỏi Nam Việt Nam. Nhưng Quốc hội không đi xa hơn nữa. Ngày 17-4, Kissinger nói lời bình luận cuối cùng: "Cuộc tranh luận về chiến lranh Việt Nam đã kết thúc"(2).

Do biết chắc Mỹ sẽ không can thiệp do đó có lẽ niềm ...
-------------------------------------------
(1) Báo cáo của Quốc hội, số 94, phiên họp thứ nhất, tr.10101-10108.
(2) Thời báo New York ngày 18-4-1975.

-------------------------------------------
... hy vọng mỏng manh về khả năng tồn tại của Nam Việt Nam cũng tan biến, nên quân giải phóng tiến từ Đà Nẵng đến ngoại vi Sài Gòn trong chưa đầy 1 tháng và chỉ vấp phải sức kháng cự quyết liệt ở Xuân Lộc, là nơi một bộ phận nhỏ lực lượng Việt Nam Cộng hoà tuyệt vọng chống lại một số lực lượng áp đảo. Với sự kiện thị trấn Xuân Lộc thất thủ ngày 21-4, cùng với việc Quốc hội Mỹ bác bỏ đề nghị của Ford xin viện trợ, nên cuối - cùng Thiệu dù ngoan cố cũng phải miễn cưỡng từ chức và đổ cho Mỹ trách nhiệm gây ra cuộc tháo chạy này.

Thay vào chỗ Thiệu là Trần Văn Hương già cả và bất lực - một nhân vật đã cố thương lượng một giải pháp trên cơ sở Hiệp định năm 1973, nhưng không thành. Sau Hương là Dương Văn Minh - một kiến trúc sư của cuộc đảo chính năm 1963, nhưng cũng là người phải nhận nhiệm vụ nặng nề là đầu hàng vô điều kiện. Ngày 30-4-1975, quân giải phóng đã treo cờ chiến thắng trên thành phố mới được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một vài ngày trước đó, tổng thống Ford đã chính thức tuyên bố một điều đã trở nên rõ ràng: "Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ".

Sự rút lui của Mỹ đã cho thấy mức độ ảo tưởng, thất vọng và bi thảm thể hiện rõ trong trải nghiệm của Mỹ qua cuộc chiến tranh Việt Nam. Các quan chức Mỹ vẫn tin tưởng rằng Nam Việt Nam sẽ tổ chức phòng thủ có hiệu quả cho đến lúc Bắc Việt Nam đánh vào tới cửa ngõ Sài Gòn. Đại sứ Graham Martin ngang bướng ủng hộ Thiệu một thời gian rất lâu sau khi đã biết là ngay cả tổng thống Mỹ cũng không được sự ủng hộ ở trong nước nữa; Martin đã gạt bỏ một số ý đồ đảo chính và thuyết phục Thiệu đừng từ chức nhưng có lẽ từ chức là cơ hội duy nhất để tránh đầu hàng vô điều kiện. Do sợ tâm trạng kinh hoàng sẽ lan khắp Sài Gòn, Marktin đã trì hoãn thực hiện kế hoạch di tản cho đến phút chót. Mỹ tìm cách đưa người của mình cùng với 150.000 người Việt Nam về nước. Nhưng hoạt động này rất rối loạn và gây nhiều nỗi khổ đau cho con người. Nạn tham nhũng hoành hành, việc thoát hiểm thường phải trả giá cao nhất và đại sứ quán Mỹ đã trả những khoản lệ phí cắt cổ để lấy thị thực xuất cảnh cho những người tìm cách trốn chạy. Do thiếu phương tiện nên nhiều người Việt Nam muốn ra đã mà không thể đi được. Cảnh tượng hải quân đánh bộ Mỹ dùng báng súng để cản những người Việt Nam tuyệt vọng gây tắc nghẽn đường thoát và hình ảnh lính Việt Nam Cộng hoà giận dữ nổ súng vào đám người Mỹ ra đi cũng là một cột mốc bi đát của 25 năm Mỹ dính líu vào Việt Nam(2).

Mỹ cũng gánh chịu trách nhiệm với các nhà lãnh đạo chính quyền Nam Việt Nam về vụ tháo chạy tháng 4- 1975. Trong hai năm sau khi ký Hiệp định Paris, Mỹ đã viện trợ cho Thiệu một số lượng đủ để khuyến khích ông ta có thái độ thách thức, nhưng số viện trợ đó vẫn chưa đủ để bảo đảm cho sự tồn tại của Thiệu. Những lời hứa hẹn hão huyền của Nixon đã khiến ông ta từ chối
------------------------------------------------
(1) Alan Dawon, 55 ngày, New York, năm 1977.
-----------------------------------------------
phương án thương lượng mà người ta cho là rủi ro để tiến hành một cuộc chiến tranh không thể giành thắng lợi. Việc Mỹ giảm mức độ dính líu vào chiến tranh và cắt giảm viện trợ đã làm suy yếu khả năng và ý chí kháng cự của Việt Nam Cộng hoà cùng việc Mỹ từ chối can thiệp trong cuộc khủng hoảng cuối cùng đã khiến Việt Nam Cộng hoà cầm chắc sự sụp đổ. Mặt khác thái độ không khoan nhượng của Thiệu, những sai lầm chiến thuật lớn của ông ta và những cố gắng tuyệt vọng nhằm cứu mình trong lúc chính quyền Sài Gòn đang giãy chết cho thấy dù Mỹ có làm gì đi nữa thì kết quả cũng khó có thể khác đi. Chế độ Việt Nam Cộng hoà đã hoàn toàn sụp đổ.

Chính quyền Việt Nam Cộng hoà sụp đổ chỉ sau 55 ngày kể từ khi quân giải phóng bắt đầu tấn công. Điều này cũng chứng minh cho căn bệnh mà chính quyền này đã bị nhiễm phải ngay từ khi thành lập: sự manh mún về chính trị; tình trạng thiếu các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng và có năng lực; một tầng lớp trên mệt mỏi và tham nhũng không có khả năng điều chỉnh cho thích nghi đã tạo nên một cơ sở quốc gia yếu kém đến mức nguy hiểm... Trước những thực tế khắc nghiệt này, nỗ lực nhằm tạo nên một thành trì chống chủ nghĩa cộng sản ở ngay phía nam vĩ tuyến 17 đã có mầm mống thất bại ngay từ đầu. Mỹ không thể đem lại những thay đổi cần thiết trong xã hội Nam Việt Nam mà không làm hại đến cái trật tự mà họ tìm kiếm, chẳng có hy vọng tạo nên sự ổn định lâu dài -nếu không có một sự thay đổi cách mạng. Người Mỹ có thể cung cấp tiền và vũ khí, nhưng họ không thể cung cấp những tố chất cần thiết cho một sự ổn định chính trị và cho sự thành công quân sự. Do sợ Việt Nam Cộng hoà không có khả năng tự cứu mình, Mỹ đã gánh vác gánh nặng đó để rồi vứt trở lại cho các khách hàng của mình khi nhân dân Mỹ chán ghét chiến tranh. Nhưng tính phụ thuộc của những năm trước vẫn dai dẳng kéo dài sau khi Mỹ chuyển sang "Việt Nam hoá" chiến tranh. Để đạt tới đích cuối cùng, mặc dù nhiều chứng cứ cho thấy điều ngược lại, Thiệu và các phụ tá của ông ta đã tuyệt vọng bám lấy niềm tin là Mỹ sẽ không bỏ rơi họ (1).

Sau khi Bắc Việt Nam giành thắng lợi, những quân bài "Đôminô" ở Đông Dương đã nhanh chóng sụp đổ.

Trong thực tế Campuchia đã thất thủ trước cả Nam Việt Nam, chấm dứt một cuộc chiến tranh đặc biệt tàn bạo và bắt đầu một giai đoạn dã man chưa từng có. Từ năm 1970 đến năm 1972, Mỹ đã chi hơn 400 triệu USD để chi viện cho chính phủ và quân đội Lon Nol. Chiến dịch ném bom dữ dội vẫn tiếp tục cho đến khi Quốc hội Mỹ ra đạo luật kết thúc nó vào tháng 8 năm 1973.

Trong 6 tháng đầu năm 1973, số bom ném xuống Campuchia đã vượt 250.000 tấn, nhiều hơn cả số bom đã ném xuống Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Nhưng chính quyền và quân đội Lon Noi vẫn không có dấu hiệu khả quan. Với sự giúp đỡ to lớn của Bắc Việt
----------------------------------------------
(1) Hosmer, đã dẫn, Thất bại của Nam Việt Nam, tr.118-120.
----------------------------------------------
Nam và Trung Quốc, Khơ me đỏ đã tiến về Phnôm Pênh, tấn công ở một số vùng. Chính quyền Lon Nol sụp đổ giữa tháng 4 và Khơme đỏ chiếm thủ đô ngày 17-4. Hàng ngàn người bỏ mạng trong chiến tranh và trên 2 triệu người trở thành dân tị nạn. Toàn đất nước Campuchia lần đầu tiên trong lịch sử đã lâm vào nạn đói. Khơme đỏ đã áp đặt một chế độ chuyên chế cực quyền hà khắc nhất và bắt đầu tái định cư bắt buộc toàn bộ dân cư.

Kết cục ở Lào tuy có gây chấn động nhưng còn đỡ hơn. Giải pháp năm 1962 cho Lào ngay từ đầu chỉ là văn bản vô giá trị. Một chính phủ liên hiệp nhỏ nhoi trên danh nghĩa cố giữ một nền trung lập mong manh (...).

Tuy ủng hộ một chính phủ trung lập, nhưng từ năm 1962 đến năm 1972, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh bí mật đánh các vị trí của Bắc Việt Nam ở Lào. Khi chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam kết thúc vào cuối năm 1968, Lào trở thành mục tiêu chính. Vào năm 1973, Mỹ đã trút xuống đó trên 2 triệu tấn bom khiến cho nhiều vùng đất trở thành hoang mạc. Đồng thời, Mỹ còn đỡ đầu cho một đội quân người Mèo do tướng phỉ Vàng Pao chỉ huy, đội quân này đã tiến hành chiến tranh du kích theo mùa, đánh vào đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào với cái giá phải trả quá đắt: trên 20.000 người đã bị chết khi chiến tranh kết thúc. Việc Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam làm cho chính phủ Lào không còn cơ hội tồn tại nữa. Thỏa thuận tháng 2 - 1973 đã cho ra đời một chính phủ liên hiệp, trong đó pathét Lào có lợi thế hơn. Cùng với sự sụp đổ ...

... của LonNol ở Campuchia và chính quyền Việt Nam Cộng hoà, Pa thét Lào đã lên cầm quyền (...).

Tác động của thất bại của Mỹ tại Việt Nam lên giới chính trị Mỹ là ít quan ngại hơn những gì mà các nhà hoạch định chính sách dự kiến (...). Sài Gòn thất thủ đã gây tác động sâu sắc. Một số người Mỹ bày tỏ hy vọng nước này có thể gạt bỏ một thời kỳ đau khổ ra khỏi quá khứ và tiếp tục công việc của tương lai. Trong những người từng quen với việc đón chào hoà bình với những cuộc diễu hành tung băng giấy thì cuộc chiến tranh vẫn để lại tàn dư sâu sắc của sự thất vọng, giận dữ và hết ảo tưởng. Người Mỹ nhìn chung nhất trí rằng, chiến tranh là một tấn thảm kịch vô nghĩa và một "thời kỳ đen tối" trong lịch sử dân tộc họ. Một số người tự an ủi bằng suy nghĩ cho rằng Mỹ lẽ ra không bao giờ nên dính líu vào Việt Nam. Nhưng đối với những người khác, nhất là những người đã mất người thân yêu thì như vậy chưa đủ. Một người dân có con tử trận ở Việt Nam đặt câu hỏi "bây giờ mọi việc đã trôi qua và nỗi đau vẫn còn. Con tôi nó đã chết vì cái gì đây?". Nhiều người Mỹ bộc lộ sự tức giận vì giới dân sự không cho phép giới quân sự thắng trong cuộc chiến tranh. Những người khác coi thất bại trong chiến tranh là sự phản bội các lý tưởng của Mỹ và là một biểu hiện của sự yếu kém báo điềm xấu cho tương lai. Một người dân bang Virginia than khóc: "Đó là một ngày đáng buồn nhất trong cuộc đời tôi khi thấm sâu nỗi đau chúng ta đã thất bại trong chiến tranh"(1). Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt
-------------------------------------------
(1) Jules Low, Tâm trạng của một quốc gia, Ap Newsfeature, ngày 5-5-1975.
-------------------------------------------
Nam diễn ra đúng vào lúc nước Mỹ đang chuẩn bị 200 năm thành lập, và nghịch cảnh này thật đau lòng. Theo nhận xét của tờ Newsweek thì "tuy vẫn chưa tiêu tan những niềm hi vọng cao cả và chủ nghĩa lý tưởng đầy ước muốn mà từ khi nước Mỹ ra đời đã có, nhưng người dân Mỹ bị dằn vặt vì nước này đã không thể thực hiện âm mưu của họ ở Đông Dương"(1).

Ngay sau chiến tranh Việt Nam, cả nước Mỹ đã mắc chứng lú lẫn. Cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề ai đã để mất Việt Nam trước đây mà Kissinger, John (?), Nixon vô cùng sợ hãi thì nay họ chỉ còn nhớ là một số ý kiến trao đổi gay gắt giữa Nhà Trắng và Quốc hội về trách nhiệm đối với cuộc tháo chạy tháng 4-1975. Có lẽ vì cả hai đảng đều đã dính sâu vào cuộc chiến tranh nên vấn đề Việt Nam không còn là của riêng Đảng nào và vì những ký ức đó quá đớn đau nên không ai muốn khơi dậy chúng làm gì. Trái lại nhiều nhân vật nổi tiếng đã kêu gọi kiềm chế. Mike Mansfield nói; "Lúc này chẳng có lợi ích gì nếu ta cứ làm rối lên về những giả thuyết lẽ ra cái này hay cái kia đã không xảy ra. Cũng chẳng có ích gì nếu cứ ngồi mà chỉ trỏ"(2). Vấn đề việt Nam gần như bị báo chí lãng quên. Trong cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 1976, cuộc chiến tranh này ít được đề cập đến. Nhà báo nhận xét vào cuối năm 1975: "Bây giờ dường như cuộc chiến tranh này chưa từng xảy ra. Dù
----------------------------------------
(1) Sự châm biếm của lịch sử, Newsweek ngày 28-4-1975, tr.17.
(2) Joseph Siracusa, Bài học Việt Nam và tương lai chính sách đối ngoại của Mỹ, Australia Outlook, số 30, tháng 8-1976, tr.236.

-----------------------------------------
sao người Mỹ cũng đã gạt bỏ hình ảnh chiến tranh ra khỏi đầu óc mình. Họ không nói chuyện về cuộc chiến tranh mà cũng không nói về những hậu quả của nó"(1).

Nhưng lòng căm thù và tan vỡ ảo mộng vẫn cứ âm ỉ bên trong, gây ra phản ứng gay gắt trong gần ba thập kỷ của các cuộc khủng hoảng ngoại giao và can thiệp có tầm vóc toàn cầu của Mỹ. Thậm chí trước khi chiến tranh kết thúc, những trải nghiệm đau thương ở Việt Nam với sự cải thiện rõ rệt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc và tình trạng ngày càng bận tâm với các vấn đề nội bộ đã dẫn đến chỗ thay đổi hẳn các thứ tự ưu tiên của quốc gia này. Từ cuối thập kỉ 40 và 60 của thế kỉ, chính sách đối ngoại vẫn luôn đứng đầu danh sách quan tâm của quốc gia, nhưng vào giữa thập kỉ 70, đề tài này xếp hàng thấp hơn hẳn. Cuối năm 1975, nhà phân tích dư luận Burns Roper nhận xét: "Công chúng hầu như lãng quên những khó khăn đối ngoại và các vấn đề ngoại giao"(2). Trải nghiệm ở Việt Nam cũng khơi dậy sự phản đối mạnh mẽ chống can thiệp quân sự ở nước ngoài, thậm chí để bảo vệ những đồng minh lâu đời nhất và kiên trung nhất của Mỹ. Cuộc bỏ phiếu thăm dò ngay trước khi Sài Gòn thất thủ cho thấy chỉ có 36% dân Mỹ thấy việc Mỹ giữ cam kết với các nước khác là cần thiết
-------------------------------------------
(1) Joseph C. Harsch, Bạn có muốn nhắc đến Việt Nam và thế nào là các quân bài Đôminô?, Louisville Tạp chí Người đưa thư, ngày 2-10-1975.
(2) Charles W. Yost, Tại sao người Mỹ dường như vỡ mộng với chính sách ngoại giao?, Louisville, tạp chí Người đưa thư, ngày 26-11-1975.

----------------------------------------------
và chỉ có 34% tỏ ý muốn điều quân Mỹ đi chiến đấu nếu như Liên Xô có ý đồ chiếm Tây Berlin. Đa số người Mỹ chỉ tán thành can thiệp quân sự để bảo vệ Canada. Nhà báo David Broder viết: "Chiến tranh Việt Nam đã để lại dư vị khó chịu mà ta luôn luôn cảm thấy ở mọi ý kiến đề cập đến hành động can thiệp quân sự trực tiếp"(1).

Thuyết chu kỳ trong quan hệ đối ngoại Mỹ dường như càng củng cố: Sau khi trải qua thời kỳ dính líu toàn cầu đầy bão táp, Mỹ dường như quay lại vai trò truyền thống hơn, tức là không có hành động gì cả.

Những người Mỹ đã tham gia cuộc chiến là nạn nhân chính của ý muốn lãng quên này. Tuổi trung bình của họ trẻ hơn lớp người tham gia chiến tranh thế giới lần thứ 2 là bảy tuổi, nhưng đã trải qua một cuộc chiến tranh phức tạp và rối loạn hơn nhiều. Những cựu chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt Nam đã được đưa về nước chỉ trong chớp nhoáng nhờ sự thần kì của kỷ nguyên máy bay phản lực, nhưng họ trở về trong lúc đất nước thù hận chiến tranh hoặc thờ ơ với nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Một số người bỗng cảm thấy mình có tội trước hiện tượng sa đoạ về đạo đức của đất nước, còn một số người khác thì cảm thấy mình có trách nhiệm về sự chiến bại này: Phần lớn họ vấp phải một sự yên lặng.

Buộc phải quay về với nội tâm, nhiều cựu chiến binh rất mất tin tưởng vào một chính phủ mà trước đó đã đưa họ
-------------------------------------------------
(1) David Broder, Quan điểm chủ nghĩa biệt lập không mù quáng với thực tại, Bưu điện Washinglon, ngày 22-3-1975.
------------------------------------------------
vào cuộc chiến và rất căm ghét thái độ của một nước Mỹ thiếu tôn trọng những hi sinh của họ. Đại đa số đã tự điều chỉnh cho thích nghi với hoàn cảnh mới mà họ thường gặp nhiều khó khăn và cũng có nhiều cựu chiến binh tìm đến ma tuý và rượu để lãng quên những khó khăn vì thất nghiệp và gia đình chia lìa. Nhiều người cũng phải chịu đựng những rối loạn căng thẳng hậu chấn thương từ trận chiến, một thuật ngữ hiện đại chỉ những gì trước đó đã trải qua nay được hồi tưởng gây sốc hoặc những mệt mỏi do cuộc chiến. Hình ảnh phổ biến về các cựu chiến binh trở về từ Việt Nam trong những năm đầu sau chiến tranh là những người nát rượu, mang súng và hay sử dụng bạo lực không thể điều chỉnh theo xã hội văn minh. Khi mà nước Mỹ vào năm 1982 đã chào đón quá mức những con tin trở về từ một vụ bắt cóc tại Iran được đưa tin rộng rãi, các cựu chiến binh của chiến tranh Việt Nam đã trút cơn thịnh nộ dồn ép trong gần một nửa thập kỷ. Chính họ đã xây dựng tại Washington một bức tường tưởng niệm hơn 58.000 người lính chết trận tại Việt Nam.

Trong một thời gian ngắn sau chiến tranh, chỗ đứng của Việt Nam trong nhận thức của từng người dân Mỹ đã thay đổi hẳn. Chứng lũ lẫn của những năm ngay sau chiến tranh chỉ là một hiện tượng thoảng qua, vào giữa thập kỉ 80, cuộc chiến tranh được bàn luận đến ở mức độ và theo cách thức mà đã có thời không thể có được. Đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng về đề tài Việt Nam và phần lớn đó là thành quả của các cựu chiến binh. Trong khi ...

... cuộc chiến tranh diễn ra, kinh đô điện ảnh Hollywood dường như lãng quên nó, nhưng sau chiến tranh nhiều nhà làm phim lại chộp lấy đề tài này để làm nên nhiều bộ phim, từ phim "Thợ săn hươu" đầy ám ảnh, phim "Ngày tận thế" siêu thực và ngoạn mục, đến những phim không đáng giá trong đó các nhân vật siêu anh hùng trở lại Việt Nam để tiếp tục công việc còn dang dở. Không có vị lãnh tụ nào trên màn ảnh nhỏ đáng mặt anh hùng nếu anh ta không trở về từ cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Trong thập kỉ 60 người cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam bị quy chụp là tội phạm chiến tranh, nhưng vào thập kỉ 80 đã trở thành vị anh hùng của nền văn hoá đại chúng, đó là hình ảnh một chiến binh kiên cường và tự lập đã vươn lên mặc dù bị chính phủ và đất nước bỏ mặc. Mỗi năm có 2 triệu người Mỹ đến thăm đài tưởng niệm hình chữ V ở Washington, làm cho nơi này trở thành điểm du lịch thu hút nhiều khách ở thủ đô. Sự vớ vẩn đi kèm lần kỷ niệm 10 năm ngày sụp đổ của chế độ Sài Gòn đã cho thấy Việt Nam để lại dấu ấn sâu sắc nhường nào trong tinh thần của nước Mỹ.

Dù người Mỹ muốn nói chuyện về Việt Nam hơn trước thì họ vẫn còn chưa rõ hoặc chưa nhất trí về ý nghĩa của việc làm đó, đặc biệt về ý nghĩa của cuộc chiến tranh đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Sự thờ ơ và xu hướng muốn rút lui thể hiện quá rõ ràng vào năm 1975, nhưng sau đó 10 năm xu hướng này giảm đi hẳn. Những ký ức cay đắng về Việt Nam cộng với tâm trạng thất vọng của vụ khủng hoảng con tin ở Iran đã tạo  nên một tâm trạng ngày càng kiên quyết, một xung lực mang bản sắc dân tộc cao muốn bảo vệ những lợi ích mà người dân cảm nhận được, thậm chí có cả niềm khao khát muốn đưa Mỹ trở lại địa vị cũ trên thế giới. Thế hoà hoãn tan vỡ, sự gia tăng vững chắc trong sức mạnh quân sự của Liên Xô, việc sử dụng sức mạnh đó ở Apganistan tạo nên mối lo ngại rất lớn đối với nền an ninh nước Mỹ.

Vào đầu những năm 80, ngân sách quốc phòng tăng vọt tới mức kỷ lục với mức chi viện cho hành động can thiệp quân sự để bảo vệ các đồng minh truyền thống cao hẳn lên(1).

Tuy nhiên, những ký ức dai dẳng về chiến tranh Việt Nam đã làm dịu đi chủ nghĩa dân tộc mới. Nhiều người Mỹ vẫn rất hoài nghi thứ chủ nghĩa toàn cầu kiểu thập kỷ 60 và không tin vào các thiết chế của chủ nghĩa quốc tế như ngoại viện hoặc Liên hiệp quốc. Mười năm sau khi chiến tranh kết thúc, đa số áp đảo vẫn tin rằng hành động can thiệp vào Việt Nam là sai lầm. Tâm trạng hoài niệm về Việt Nam đã mang lại sự chống đối mạnh mẽ chống can thiệp vào những cuộc khủng hoảng ở thế giới thứ ba như Li Băng và Trung Mỹ. Do vậy, sau thất bại Việt Nam, thái độ của công chúng Mỹ được cấu thành bởi một sự hoà trộn kỳ lạ giữa lòng hoài cổ và chủ nghĩa hiện thực, giữa tính kiên quyết và thận trọng.

Giới lãnh đạo chóp bu trong việc hoạch định chính
--------------------------------
(1) Adam Clymer, Hiện nay Người Mỹ nghĩ gì, Thời báo New York ngày 31-3-1985, tr.34.
---------------------------------
sách đối ngoại của nước Mỹ cũng không còn dám chắc trong những đánh giá về Việt Nam hơn quần chúng.

Thực vậy, nhiều cuộc bỏ phiếu có hệ thống trong nhóm lãnh đạo làm rõ ra rằng, Việt Nam chính là một "sự kiện đánh dấu bước ngoặt" đã để lại những mối chia rẽ sâu sắc và toàn diện. Người dân Mỹ nhận thấy nếu muốn xây dựng một chính sách ngoại giao có sức sống thì phải rút ra bài học từ chiến tranh Việt Nam. Nhưng họ vẫn không nhất trí với nhau về những gì mà họ phải rút ra bài học (1).

Vấn đề cơ bản vẫn là tính đạo đức và khôn ngoan của hành động can thiệp vào Việt Nam. Theo như những hành động thời hậu chiến của Hà Nội, người Mỹ dường như ít muốn quy kết sự can thiệp vào quốc gia này là một sự vô đạo đức, một dấu hiệu quan trọng về sự thay đổi trong tâm trạng của quốc gia này. Những người vẫn tiếp tục cảm thấy hành động can thiệp này là một tranh cãi vô bổ, rằng là không cần thiết hoặc không thực tế, còn những người phái tự do vẫn cho rằng điều đó nếu không thể hiện cho sự cam kết quá mức trong một vấn đề lợi ích ngoại biên của quốc gia này, thì cũng là một hành động đáng ngờ về đạo đức.

Quan điểm của những người theo phái bảo thủ đã có tiếng nói hơn trong những năm gần đây và có hai loại.
-----------------------------------------------
(1) Ole R. Holsti và James N.Rosenau, Vai trò lãnh đạo của Mỹ trong vấn đề quốc tế: Việt Nam và sự đổ vỡ của sự nhất trí, Winchester, năm 1984.
-----------------------------------------------
Một số người, kể cả tổng thống Ronald Reagan, đã tìm thấy trong những sự kiện hậu chiến tại Đông Dương lý do để nói ra một lần nữa điều họ cảm thấy về một thực tế cơ bản là, như Reagan đã liên tục tuyên bố, Việt Nam "thực sự là một cuộc chiến huy hoàng", một "sự cố gắng vì mọi người" của nước Mỹ để cứu nguy cho một "quốc gia tự do" khỏi nạn "ngoại xâm". Những người khác thì thừa nhận rằng Mỹ có thể đã mắc phải sự dính líu ngày một nhiều vào Việt Nam trong giai đoạn đầu, nhưng họ tiếp tục cho rằng thời gian qua đi lợi ích quan trọng đã được thiết lập, đó là đã bảo vệ được uy tín của Mỹ trên toàn thế giới.

Vấn đề lớn thứ hai mà người Mỹ rất bất đồng ý kiến là lý do Mỹ thất bại ở Việt Nam. Nhiều nhà lãnh đạo từng tham chiến đã kết luận thất bại của Mỹ chủ yếu là do biện pháp, một kết quả của việc sử dụng không thỏa đáng những công cụ mà họ có trong tay. Tướng Westmoreland và nhiều người khác cho rằng sai lầm chính là ở chính sách "leo thang dần từng bước" do các nhà lãnh đạo dân sự đề ra và còn lập luận rằng giá như Mỹ đã dùng sức mạnh quân sự nhanh chóng, quyết định và không hạn chế thì đã có thể thắng trong cuộc chiến tranh(1). Một số nhà phê bình khác lại coi sai lầm cơ bản là sự lựa chọn phương tiện chứ không phải là cách sử dụng chúng. Họ lập luận, thay vì rập khuôn theo cách
----------------------------------------------------------
(1) William C. Westmoreland, Ghi chép người lính, Garden City, N.Y, năm 1976, tr.410.
------------------------------------------------------------
đánh trong chiến tranh thế giới thứ 2 và Triều Tiên vào Việt Nam, lẽ ra giới quân sự đã phải điều chỉnh cho phù hợp với một cuộc chiến tranh không quy ước mà họ dính vào và phải hình thành một chỉến lược chống nổi dậy thích hợp để đối phó(1). Rồi còn có nhiều người, kể cả các nhà lý luận quân sự nói rằng các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự cùng có trách nhiệm như nhau đối với thất bại của cuộc chiến tranh. Còn đại tá Harry G. Summers (con) lại lập luận rằng thay vì tiến hành những cuộc hành quân "tìm và diệt" phản tác dụng và tốn kém, Mỹ lẽ ra phải dùng lực lượng của mình chống lại quân chính quy Bắc Việt Nam dọc vĩ tuyến 17 để cô lập Bắc và Nam. Nhiều nhà lãnh đạo quân sự chắc chắn đã khăng khăng đòi tuyên chiến để bảo đảm rằng cuộc chiến tranh không được tiến hành một cách tàn bạo và có thể duy trì sự ủng hộ của dân(2).

Những bài học rút ra rất đa dạng do các lập luận lý giải ngày một phong phú. Những người cảm thấy Mỹ thua vì họ không hành động một cách quyết liệt thì kết luận rằng nếu nước này lại dính vào chiến tranh thì họ phải dùng sức mạnh quân sự để thắng nhanh hơn trước khi sự ủng hộ của công chúng giảm đi. Những người cảm thấy vấn dề cơ bản là ở chỗ hình thành chứ không phải là thực hiện chiến lược thì nhấn mạnh rằng các nhà ...
-----------------------------------------------
(1) Bình luận của Robert Komer trong W.Scott Thompson và Donaldson Frizzell, Bài học Việt Nam, New York, năm 1977, tr.223.
(2) Hany G. Summers, Khía cạnh chiến lược: Chiến tranh Việt Nam trong khuôn khổ, Carlisle Barracks, Pa, năm 1981.

-----------------------------------------------
lãnh đạo quân sự và dân sự phải suy nghĩ theo tầm chiến lược họ phải xem xét cẩn thận hơn nữa bản chất cuộc chiến tranh và đề ra một cách chính xác hơn những biện pháp có thể sử dụng tốt nhất sức mạnh của Mỹ để đạt tới những mục tiêu đã xác định cụ thể.

Tất nhiên, những bài học như vậy phụ thuộc vào các chuẩn mực và lòng tin của những người nêu ra chúng, còn những người chống chiến tranh thì lại có những kết luận hoàn toàn khác. Đối với những nhân vật chủ hoà trước đây thì bài học cơ bản là không bao giờ nên dính vào một cuộc chiến tranh mặt đất ở châu Á. Một số người khác lại cho rằng nên tránh can thiệp vào các điểm nóng quốc tế trừ phi lợi ích sinh tử của quốc gia rõ ràng bị lâm nguy. Một số nhà bình luận cảnh báo những nhà hoạch định chính sách cần phải cảnh giác với những kiểu lý giải giản đơn từng tạo nên thuyết Đôminô và phép loại suy như trường hợp Munich. Một số người khác nêu lên những yếu kém của Việt Nam Cộng hoà và khuyên rằng: "Ngay cả một cường quốc cũng không thể cứu được các đồng minh nếu họ không thể và không muốn tự cứu mình"(1). Đối với những hạn chế rõ rệt và để có hiệu lực thì chính sách đối ngoại của Mỹ phải trung thành với những lý tưởng lịch sử của dân tộc.

Bóng ma Việt Nam ám ảnh một cuộc tranh cãi ngày càng gây chia rẽ về một phản ứng thỏa đáng của Mỹ với các cuộc cách mạng ở Trung Mỹ. Ngay sau khi lên cầm
-----------------------------------------
(1) Louisville, Tạp chí người đưa tin, ngày 28-4-1985.
------------------------------------------
quyền, năm 1981, tổng thống Reagan đã ném uy tín của nước Mỹ vào việc bảo vệ chính phủ El Salvador chống lại một cuộc nổi dậy do phái tả lãnh đạo, với hy vọng phần nào thắng lợi ở đó có thể xua đi cái gọi là hội chứng Việt Nam - tức là thái độ thờ ơ của dân Mỹ không muốn gánh vác trách nhiệm ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Khi thấy không giành được một thắng lợi nhanh chóng, chính quyền Mỹ đã tăng cường viện trợ cho El Salvador, xây dựng nên một căn cứ quân sự lớn ở Honduras và tiến hành lộ liễu một cuộc chiến tranh để lật đổ chính phủ Sandinista ở Nicaragua. Chính quyền Reagan nhấn mạnh rằng, Mỹ phải ủng hộ các lực lượng phi cộng sản để tránh một cuộc đổ máu và thống khổ đã diễn ra sau chiến tranh Việt Nam. Đồng thời, giới quân sự và Bộ quốc phòng đã nêu rõ họ sẽ không tham gia chiến tranh trong những điều kiện giống như Việt Nam.

Mặt khác, các nhà phê bình theo phái "bồ câu" đã khuyến cáo hành động can thiệp của Mỹ vào Trung Mỹ sẽ dẫn nước này đến một vũng lầy tương tự như ở Việt Nam(1).

Cuộc tranh luận về việc Mỹ dính líu vào Việt Nam để lại nhiều câu hỏi chưa giải đáp được. Phải chăng nếu dùng sức mạnh quân sự một cách quyết liệt hơn thì có thể đưa chiến tranh đến một kết cục thỏa mãn? Đây vẫn
---------------------------------------------
(1) George C.Herring, Việt Nam, El Salvador và tiền lệ lịch sử trong Kenneth M.Coleman và George C.Herring, Sự khủng hoảng Trung Mỹ, Wilmington, Del, năm 1985, tr.97-110.
---------------------------------------------
là một câu hỏi đáng ngờ. Cũng không bao giờ có thể biết được rằng nếu thực hiện sớm một chương trình chống nổi dậy mạnh hơn và giàu tưởng tượng hơn thì liệu có thể giành được quyền kiểm soát nông thôn từ tay Việt cộng hay không và cũng chưa rõ liệu Mỹ có khả năng triển khai một chương trình như vậy ở một nơi xa lạ hay không? Theo như ý kiến của phái tự do, có vẻ như Mỹ đã phóng đại tầm quan trọng của Việt Nam. Nhưng lập luận của họ làm nảy sinh câu hỏi: Làm sao có thể sớm xác định tầm quan trọng của một khu vực nhất định và quan trọng hơn là làm sao có thể đánh giá sớm được những cái giá cuối cùng của hành động can thiệp.

Nhiều bài học rút ra cho rằng vẫn cần và vẫn có khả năng thực hiện chính sách kiềm chế, ít nhất là dưới dạng điều chỉnh nào đó, và do đó né tránh hoặc lờ đi toàn bộ những câu hỏi quan trọng nảy sinh từ cuộc chiến. Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam để chặn cuộc hành tiến của chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô "chỉ đạo" trên toàn khu vực châu Á, mở rộng cam kết của mình để chặn đứng một nước Trung Hoa cộng sản có thể theo chủ nghĩa bành trướng và cuối cùng biến Việt Nam thành nơi thử nghiệm quyết tâm của Mỹ giữ vững trật tự thế giới. Do sai lầm quy chụp cuộc xung đột Việt Nam là do nguồn gốc bên ngoài, Mỹ đã đánh giá quá sai về những động lực nội tại của mình. Bằng việc can thiệp vào vấn đề mà về cơ bản là một cuộc xung đột cục bộ nên nước Mỹ đã đẩy mình vào thế chịu sự chi phối của các lực lượng địa phương, một khách hàng yếu kém và một đối thủ đầy   quyết tâm. Mỹ đã nâng một cuộc đấu tranh đáng ra vẫn ở quy mô cục bộ lên thành một xung đột quốc tế lớn. Do nâng những mối rủi ro lên thành một cuộc thử thách uy tín của mình nên nước Mỹ đã thu hẹp những sự lựa chọn của họ tới mức nguy hiểm. Một chính sách đã khiếm khuyết ngay từ cách đặt vấn đề thì không thể không thất bại và trong trường hợp như vậy thì kết quả thật tai hại.

Qua cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng ta thấy rõ chính sách kiềm chế toàn cầu vốn tự nó không thể phát huy được hiệu lực. Trong những năm 40, thế giới có vẻ đầy rẫy nguy hiểm nhưng vẫn kiểm soát được. Mỹ đã có được một vị thế chưa từng có về sức mạnh cũng như mức độ gây ảnh hưởng, đã sớm đạt được những thành công lớn ngay từ những giai đoạn đầu tiên ở châu Âu. Nhưng sức mạnh của Mỹ có được chủ yếu do sự yếu kém của các nước khác chứ không phải là bắt nguồn từ sức mạnh nội tại thực sự, cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm sáng tỏ rằng dù Mỹ có mạnh đến đâu thì sức mạnh đó cũng có hạn chế. Việc Liên Xô và Trung Quốc đã phát triển được những khả năng quân sự to lớn càng làm tăng rủi ro cho Mỹ nếu họ chi viện quân sự ở Việt Nam trên quy mô cần thiết để đạt những kết quả mong muốn. Những điều kiện thực tế ở Việt Nam và những hạn chế do dư luận công chúng tạo nên đã khiến cho Mỹ không thể hoàn thành những mục tiêu này nếu chỉ dùng những biện pháp hạn chế. Chiến tranh Việt Nam có thể đã thể hiện rõ là Mỹ không thể giữ vững quan điểm của mình về trật tự thế giới khi vấp phải một đối thủ cứng đầu và quyết   tâm mặc dù họ yếu hơn. Cuộc chiến tranh không làm suy giảm sức mạnh của Mỹ như ý kiến đề xuất của một số người, nhưng cuộc chiến tranh đó lại báo hiệu nhiều hạn chế trong sức mạnh quốc gia của quốc gia này ở một thời đại có xu thế đa dạng hoá trên trường quốc tế và có vũ khí hạt nhân.

Do đó, nếu cho rằng Mỹ có thể dễ dàng hồi tỉnh sau cơn ác mộng Việt Nam và lấy lại vai trò ngày xưa của mình trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng thì chẳng khác nào mở đường cho một thảm hoạ lớn hơn.

Thế giới của thập kỷ 80 thậm chí nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn thế giới của những năm 40 và 50. Việc phổ biến vũ khí hạt nhân và sự xuất hiện một số lớn quốc gia mới, sự tồn tại nhiều cuộc xung đột khu vực và nội bộ đầy sai lệch đã kết hợp lại, tạo ra một thế giới hỗn loạn hơn và mất trật tự hơn bất kỳ lúc nào trong thời gian trước đó. Quan hệ tam giác đầy mập mờ giữa Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc còn có tác động gây mất ổn định hơn nữa đồng thời tạo nên tâm trạng vô cùng bất an cũng như tạo cho các nước yếu kém có cơ hội và nhiều khả năng hành động. Nếu Mỹ điều chỉnh thành công cho thích ứng với những điều kiện mới thì cần phải bỏ những quan điểm cũ, nhất là phải từ bỏ thái độ dao động truyền thống giữa hai thái cực, một là lao vào cuộc thập tự chinh để cải tạo thế giới, hai là rút lui khỏi thế giới trong tâm trạng giận dữ. Việc chấm dứt một cách logic hội chứng "không bao gìờ lặp lại" và quay lưng lại một "thế giới thù địch và vô ơn" có thể là điều tai hại. Nhưng nếu  coi việt Nam như một sự lầm lỗi và một kinh nghiệm độc đáo mà từ đó không rút ra được bài học gì thì càng dễ dẫn đến thất bại lớn hơn. Để thích nghi với thời đại mới, Mỹ phải nhận rõ chỗ yếu của mình, chấp nhận những hạn chế trong sức mạnh của mình và tự điều chỉnh mình cho thích nghi với nhiều hoàn cảnh không mong muốn. Người Mỹ phải hiểu rằng họ sẽ không thể định đoạt những giải pháp cho các vấn đề thế giới hoặc đạt tất cả các mục tiêu mong muốn. Dù muốn hay không, cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc một kỷ nguyên trong lịch sử thế giới và trong đường lối ngoại giao của Mỹ, một kỷ nguyên được đánh dấu bằng những thành quả đầy tính xây dựng nhưng cũng bị ô nhục vì một thất bại cuối cùng, dù đó không phải là thất bại không thể cứu chữa.

HẾT

Không có nhận xét nào: