LỊCH SỬ VÀ LÀO CAI
Trong kì Bắc thuộc, chống Bắc thuộc 代時北兽 (111 tr.CN-939):
Nước ta từ thuộc nước người,
Khởi từ Đông Hán đến thời Tề Lương.
Dân ta chịu những chiến trường,
Cấy cày chẳng được, muôn đường khó khăn.
(Trích “Việt sử diễn âm”)
Trong thời kì đó, do chính quốc luôn loạn lạc nên Giao Châu cũng không mấy ổn định. Lợi dụng tình hình đó, nước ta có những thời gian ngắn vùng lên, giành quyền tự chủ. Đó là thời: Trưng Vương (徵王, 40-43), Lý Nam Đế (李南帝,544-548), Triệu Việt Vương (趙越王, 549-571), Hậu Lý Nam Đế (571-602) với quốc hiệu Vạn Xuân 萬春. Hoặc những thời kì xây nền tự chủ của cha con họ Khúc (905-923), của Đương Đình Nghệ (931-938). Vạn Xuân là quốc hiệu đầu tiên của nước ta được ghi trong chính sử, nhưng không rõ sự phân chia các cấp hành chính thời đó ra sao. Sự tham gia của dân chúng vùng đất Lào Cai nay đối với các cuộc khởi nghĩa kể trên thế nào cũng chưa tìm thấy cứ liệu. Nhưng chắc chắn trong cuộc nổi dậy của Lương Long 梁攏 chống lại nhà Hán (năm 178) xẩy ra tại vùng rừng núi phía Bắc Giao Châu sẽ có dân Tân Hưng.
Nhưng dù tự chủ tạm thời hay Bắc thuộc, thực ra vùng này vẫn do các thổ hào địa phương cai quản và chưa tìm thấy tư liệu thành văn ghi rõ ràng về địa danh, cương vực vùng Lào Cai khi đó gọi là gì, giới hạn đến đâu. Thực ra dưới thời nhà Đường cai trị, đối với những bộ lạc ở miền núi xa xôi, Đường triều không đặt châu, quận để thống trị trực tiếp mà đặt những phủ, châu ky my để cho các tù trưởng cũ cai quản chịu quyền quản lãnh của các Đô đốc đô hộ biên giới, gồm 40 châu ky my (còn đọc là cơ mi 畸眉̉, ví dụ: Quy Hóa, Cam Đường, Lâm Tây ).
Dưới ách đô hộ tàn bạo của Hán triều phong kiến phương Bắc, nhân dân ta vô cùng cực khổ đã vùng lên, giành lại quyền độc lập. Trong Phong sử có câu:
Nước lã mà vã lên hồ,
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Sau khi giành quyền tự chủ, các vương triều tiến hành công cuộc cai quản, phân lại cương vực thì tên gọi miền đất Lào Cai nay cũng có đổi thay:
Xem lên trăng bạch trời hồng,
Dạo miền sơn thuỷ bẻ bông thái bình.
- Ngô Vương Quyền 吾王權, người làng Đường Lâm vào năm 938 nhận được hung tin: Vạn Vương nhà Nam Hán là Lưu Hoằng Thao chỉ huy 1 đạo quân thủy mượn tiếng giúp Kiều Công Tiễn (nha tướng của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ vào tháng 4/937 đã ám hại chñ để giành chức) sang xâm lược nước ta đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, xây dựng kế hoạch: “trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm” lạp nên Chiến thắng Bạch Đằng (938). ChiÕn th¾ng Êy vµ võ công của Ngô Quyền là chiến công hiển hách, đời đời bất diệt, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, cắm một cái mốc lớn của lịch sử, chấm dứt ách đô hộ hơn nghìn năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc, mở ra một Kỉ nguyên mới-Kỉ nguyên độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ của đất nước, với triều đại đầu tiên- Triều Ngô (吳朝, 939-965) đóng đô ở Loa Thành thuộc Phong Châu.
- Khi dẹp xong loạn 12 xứ quân, lập nước Đaị Cồ Việt 大罛越 đóng đô ở Hoa Lư, chia nước làm 10 đạo (khi đó Lào Cai có lẽ thuộc đạo Phong Châu). Nhưng thực chất Đinh Tiên Hoàng 丁先皇́ và triều Đinh (丁氏, 968-980) cũng như nhà Ngô trước chỉ có thực quyền ở miền trung du, đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ còn vùng miền núi và các châu cơ mi của nhà Đường trước kia vẫn do các tù trưởng bản địa trông giữ.
- Lê Hoàn 藜桓 được tôn lên ngôi vào năm 980. Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi, Lê Đại Hành 藜大行 đổi đạo làm lộ, phủ, châu và nước ta được chai ra lộ phủ châu từ đó (Nhâm Dần, 1002) nhưng mảnh đất biên thuỳ phía Bắc thì nhà Tiền Lê (前藜氏, 980-1009) cũng chưa với tới được. Các châu cơ mi, các động ở miền rừng núi vẫn do các tù trưởng, hậu duệ của người Âu Việt cai quản. Những người phải lên trấn nhiệm thì trong lòng nặng một nỗi:
Măng giang nấu cá đầu nguồn,
Đến đây nên phải bán buồn mua vui.
Thời kì củng cố quyền tự chủ (1009-1407):
- Khi thay nhà Tiền Lê, nhà Lý (李氏,1009-1225) và rời đô ra Đại La (1010) thì việc quản lí toàn bộ đất đai vùng Giao Chỉ xưa được chặt chẽ hơn. Lý Thánh Tông (李聖宗,1054-1072) đổi quốc hiệu là Đại Việt 大越̃, chia cả nước làm 12 lộ, một số phủ, châu. Vùng Tân Hưng xưa được goị là đất Băng Châu, trại Quy Hóa thuộc châu Chân Đăng, đạo Lâm Tây 林西.
Trong thời nhà Lý, xảy ra việc cha con Nùng Tồn Phúc 穠存福 làm loạn, li khai ở vùng núi phiá Bắc (1038), triều đình đã đánh dẹp, con trai Tồn Phúc chạy thoát. Sau đó Lý Thái Tông (李太宗, 1028-1054) đã bắt được rồi tha Nùng Trí Cao (1041) nhưng Trí Cao 穠智高 lại quay ra phản trắc chạy sang cầu quan lại nhà Tống (1048) nên sau này dân gian có câu:
Mở mang, mang chạy lên rừng,
Ta hay mang chạy, ta đừng mở mang.
Tệ hại hơn, Trí Cao và các tù trưởng vùng núi đã cấu kết với quan lại nhà Tống 宋氏 đem một số châu, động vùng núi phía Bắc, Tây Bắc dâng cho Tống triều và Đại Lý 大李̣. Tống nhận đất, đổi tên các động này, nhập vào địa đồ Tống triều. Trong cuộc Nam chinh 1077, thực hiện chiếu của Tống Thần Tông: “Sau khi bình được Giao Châu, sẽ đặt châu, huyện như nội địa”, Quách Quỳ, Triệu Tiết đã chiếm giữ châu Quảng Nguyên (đổi ra Thuận Châu) và các động Vật ác (đổi thành Thuận An, 順安) và Vật Dương (đổi thành Quy Hoá, 歸化). Mặc dù bị Lý Thường Kiệt 李常傑̃ đánh đại bại trên phòng tuyến Như Nguyệt 如月, Quách Quỳ phải rời bỏ Trung Châu nhưng không chụi rút khỏi các châu, động đã chiếm ở phía Bắc. Từ 1078-1086 nhà Lý 6 lần cử sứ giả (Đào Tông Nguyên, Lê Văn Thịnh) đòi lại những châu, động mà quân Tống chiếm giữ. Nhưng vua Tống chỉ trả cho 6 huyện và 2 động còn một số động vẫn bị giữ lại, trong đó có Quy Hoá . Việc này một viên cai trị nhà Tống là Hùng Bảng đã có sớ tâu về triều: "Năm Gia Hữu (1057) Nùng Tông Đản đem các động Vật ác dâng nộp, vua ban tên Thuận An 順安. Đời Trị Bình (1064) Nùng Trí Hội đem động Vật Dương nộp, vua ban tên là châu Quy Hoá 歸化”. Như thế, có lẽ vùng ngã ba sông biên giới mang tên Quy Hoá, với nghĩa đã được cảm hoá quy phục thiên triều) từ đó (1076). Trả lời Vua Lý Nhân Tông trong lần đòi đất lần thứ 6 (4/1087), trong Chiếu trả lời đề ngày 22/8/Mậu Thìn (1088), vua Tống Thần Tông đã trịnh thượng xảo biện: “Thủ lĩnh An Nam nhận nhầm vương thổ, tiên đế lại sai quan biện chính chia cõi...Trẫm vâng theo lời dạy của Tiên đế, cốt làm sao cho bờ cõi yên vui...gián chiếu xuống nhiều lần, giảng cực rõ ràng. Các đất Vật Dương, Vật ác không thể đem bàn trở lại được nữa...”. Tuy bị buộc ép vào địa đồ Tống triều nhưng nhân dân các dân tộc trong vùng vẫn ý thức mình là người Việt và cùng chiến đấu để trở về với ngôi nhà Đại Việt.
- Nhà Trần (陳氏, 1225- 1400) thay Nhà Lý đổi 24 lộ thành 9 lộ, 10 trấn, 5 phủ và tỉnh Lào Cai nay ngày đó thuộc các huyện Thuỷ Vĩ, huyện Văn Bàn (thuộc Châu Quy Hoá , Trấn Thiên Hưng), huyện Ất (Trấn Tuyên Quang) .
Vào tháng 8 Đinh Tỵ Nguyên Phong (丁巳元豐,tức tháng 9/1257), được tin quân Mông chuẩn bị tấn công nyước ta, Trại chủ Quy Húa là Hà Khất đã cho người cấp bỏo về kinh. Nhận tin, Trần Thái Tông đã “xuống chiếu lệnh Tả, Hữu tướng quân thứ bộ ra ngăn giữ biên giới” . Việc này đã được vua Trần sai Sử quan biên vào quốc sử, ghi công cho trại Quy Hoá . Khi Ngột Lương Hợp Thai đã diệt được Đại Lý sai sứ sang bắt vua Trần sang chầu nhưng vua ta không chịu sai Trần Quốc Tuấn 陳國峻 lên trấn giữ biên cương phía Bắc.Tháng 01/1258 quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy từ Vân Nam (雲南,Đại Lý cũ) tràn xuống qua Mông Tự vào Thạch Lung Quan và hữu ngạn sông Thao; một cỏnh theo đường từ Hưng Hóa, một cánh theo đường sông Lô. Năm 1280, giữa lúc Đại Việt đang phải chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lăng lần thứ 2 của nguyên Mông thì Chúa đạo Đà Giang (một vùng phía dưới đất Quy Hoá, thuộc lộ Tam Giang, tức vùng giữa 3 con sông: Lô, Hồng, Đà) là Trịnh Giác Mật âm mưu cự lại triều đình, định cát cứ nhưng không được nhân dân Quy Hoá ủng hộ. Sau khi được Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật 昭文大王陳日燏̀ cảm hoá, phủ dụ, hiểu ra lẽ phải, Trịnh Giác Mật đã quy thuận. Sức mạnh dân tộc được nâng lên. Vì thế mà quân dân thời Trần đã 3 lần đánh tan đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới hồi bấy giờ. Trong đó có đóng góp của đồng bào Quy Hoá.
Trong lần thứ hai, năm 1284, Hốt Tất Liệt lệnh cho Nạp Tốc Lạt Dinh xua quân từ Vân Nam tiến vào Đại Việt theo đường sông Thao và qua lộ Tuyên Quang cùng với cánh quân vùng Đông Bắc và cánh quân của Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ngược lên tạo thế gọng kìm hòng bóp chết quân dân nhà Trần. Lần thứ ba, 1288, đạo quân do ái Lỗ chỉ huy từ Vân Nam theo sông Thao kéo xuống. Như vậy cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, vùng Quy Hoá đều là nơi phát hiện chặn giặc đầu tiên và cũng là nơi tiêu hao truy đuổi khi giặc bại trận rút lui. Các chúa động đem dân binh cùng triều đình dẹp giặc đều được phong hầu. Công trạng của các tù trưởng, thổ hào, dân binh Quy Hoá cũng được chép trong Trung hưng thực lục 中興實錄.
Ghi nhớ những chiến công oai hùng đó, tại cửa ải Lê Hoa 犁花 có Đền Thượng , dựng trên đỉnh Mai Lĩnh của đồi Hỏa Hiệu 火號, nhìn xuống sông Nậm Thi là nơi thờ Quốc công Tiết chế dựng từ đời Lê Hi Tông 藜熙宗, niên hiệu Chính Hòa (正禾, 1680-1705). Trần Quốc Tuấn khi mất (20/8 Canh Tí 1300) được phong là: Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Bình Bắc Đại nguyên soái Hưng Đạo Đại Vương 太粢 尚父上國公平北大元艺興道大王.
- Nhà Hồ (胡氏,1400-1407) soán ngôi nhà Trần đổi quốc hiệu là Đại Ngu 大虞 mải lo củng cố vương quyền, đối phó với Chiêm Thành ở phiá Nam, nhà Minh (đã thay nhà Nguyên) Bắc triều mà chưa đủ sức chỉnh trang đất nước nên không có sự thay đổi lớn về các cấp hành chính.
- Thời Hậu Trần (陳後,1407-1413) chủ yếu cai quản vùng miền Trung nên không có ảnh hưởng đến vùng miền núi Tây Bắc.
- Khi dẹp xong dư đảng nhà Nguyên ở phía Bắc, Minh Thái Tổ đã nhòm ngó An Nam. Khi nhà Minh đánh Vân Nam (1384) đã sức cho nước ta phải cung cấp lương thực. Trần Phế Đế sai Trần Nghiêu Du vận tải 5000 thạch lương đưa sang qua đường Thuỷ Vĩ, làm quân ta thiệt hại rất nhiều. Sau đó bắt đầu từng bước tiến đánh Đại Việt. Do không được lòng dân, nhà Hồ mau chóng bị diệt. Từ đó (1407), quân Minh đặt ách đô hộ (1414-1427) đổi nước ta thành quận Giao Chỉ và chia thành 15 (có sách chép 17) phủ và 5 châu để cai trị. Đất Lào Cai khi đó thuộc một phần phủ Tuyên Hoá và châu Quy Hoá.
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1427), khi ra Đông Đô (1426), Bình Định Vương Lê Lợi 平定王藜利̉ đã chia đất Đông Đô làm 4 đạo và lúc đó vùng Hưng Hoá, Tuyên Quang thuộc Tây đạo. Nhận rõ vị trí xung yếu của vùng Tây Bắc nên khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành chiến tranh giải phóng, từ tháng 9/1426 một trong 3 đạo quân tiến ra Bắc, Lê Lợi đã cho đạo quân thứ nhất gồm 3.000 quân và 1 voi chiến do Phạm Văn Xảo 范文巧̃ chỉ huy đã tiến quân lên vùng Gia Hưng, Quy Hoá, Đà Giang vừa giải phóng đất đai, vừa uy hiếp phiá Tây Bắc Đông Quan lại vừa ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. Tiếp theo, “Mùa Hạ tháng 4 Vua sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa (犁艮花, tức vùng Tf Lào Cai nay). Tháng 10/1427, sau khi đánh bại giặc Minh ở Xương Giang, Phạm Văn Xảo chủ trại Quy Hóa cùng Lê Khả 黎可,Lê Trung, Lê Khuyển từ ải Lê Hoa đã tung quân ra phá giặc ở ngòi Nước Lạnh và Đan Xá. Trong trận này ta đã chém hơn một vạn thủ cấp, bắt sống hơn nghìn tên, nghìn ngựa, còn quân giặc chết đuối không kể xiết; Mộc Thạch phải một mình một ngựa tháo chạy . Quân ta lập công lớn, thúc đẩy cuộc chiến đến toàn thắng. Trận này, trong Bình Ngô Đại cáo 平吳大誥, đã được Nguyễn Trãi nhắc đến cả về phương châm tác chiến cũng như tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng Lê Hoa: “...lại năm nay tháng mười, Mộc Thạch tự Vân Nam kéo đến. Ta đã điều binh giữ hiểm để ngăn lối Bắc quân; ta lại sai tướng chẹn ngang để tuyệt đường lương đạo...Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà mất mật; quân Mộc Thạch tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân...” . Chiến thắng Lê Hoa có tầm cỡ như vậy nhưng thường ít được biết đến so với Chi Lăng, Xương Giang và cho đến nay vùng cửa ải này cũng chưa được xác định đích xác ở vị trí nào (có ý kiến đó là Chu Hoa Thôn?), và cũng có một công trình nào ghi nhận dấu tích của chiến thắng này. Đây có phần thiệt thòi cho hậu duệ của những dân binh vùng cửa ải.
- Gìanh lại độc lập, triều Lê Sơ (藜氏, 1428-1527) lấy lại quốc hiệu Đại Việt, chia cả nước thành 5 đạo, đất Lào Cai thuộc Tây đạo; đến đời Lê Thánh Tông (1460-1497) chia 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. ở nơi hiểm yếu vùng núi đặt chức Thủ ngự Kinh lược sứ để phòng giữ. Lần đầu tiên Địa đồ Đại Việt được lập. Khi đó đất châu Lâm Tây, châu Đăng thời Lý, đạo Đà Giang, trấn Thiên Hưng thời Trần, đất Tây đạo khi Lê Lợi gây nghiệp là các châu, động của đạo thừa tuyên Hưng Hoá (có 3 phủ, 17 châu) và đạo thừa tuyên Tuyên Quang (1 phủ, 2 huyện, 3 châu) từ 1446 :
Lại có thập nhị thừa tuyên,
Tổng binh, kinh lược trấn biên hiểm nghèo.(VSDA)
Về cương vực vùng Lào Cai ngày đó sách Nhất thống chí (Hưng Hóa) chép: Ỏchâu Thủy Vĩ (thuộc phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa) phía đông giáp huyện Vĩnh Tuy tỉnh Tuyên Quang, phiá Tây giáp châu Chiêu Tấn, phía Nam giáp châu Văn Bàn, phía bắc giáp châu Văn Sơn phủ Khai Hóa nước ThanhÕ. Như vậy huyện Thuỷ Vĩ thời Lê là phần lớn đất Lào Cai ngày nay và là phần phiá Tây của châu Thuỷ Vĩ xưa. “Châu Chiêu Tấn (thuộc phủ An Tây, trấn Hưng Hóa) phiá đông giáp châu Văn Bàn, phía tây giáp châu Quảng Lăng nước Thanh, phía Nam giáp châu Quỳnh Nhai, phía bắc giáp châu Thủy Vĩ”.
- Sau khi bắt và giết chết Lê Chiêu Tông (1516-1527), Mạc Đăng Dung thoán ngôi, lập ra triều Mạc (莫氏阤̃, 1527-1592). Do mải tranh giữ vương quyền (thời kì Nam Bắc triều) nên việc củng cố hệ thống chính trị các địa phương chưa được chú ý. Khi Mạc Mậu Hợp (1562-1592) bị Trịnh Tùng bắt và giết, con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng nhờ cậy nhà Minh, Thanh kéo dài được nhiều năm. Để cầu thân, Mạc Kính Khoan (1623-1625) đã không chống đỡ để bọn quan lại Hán tộc ở Hoa Nam tiếp tục lấn chiếm nhiều động ở vùng biên giới phía Bắc nhập vào địa đồ Bắc quốc, trong đó có một số đất thuộc Thủy Vỹ (Hưng Hoá, tức Lào Cai ngày nay). Ngay từ khi Mạc Đăng Dung soán ngôi rồi Minh triều xâm lược, nhiều bề tôi tiết nghĩa của nhà Lê vẫn luôn giữ vững khí tiết:
Ai ơi giữ chí cho bền,
Dầu ai xoay hướng, đổi nền mặc ai !
Vùng Hưng Hoá có Đô Tổng binh sứ Vũ Văn Uyên 都總兵使武文淵 lập căn cứ ở vùng Đại Đồng (Yên Bình, Yên Bái nay). Khi Vũ Văn Uyên mất, em là Vũ Văn Mật 武o文蚵蜜煸̀ thay thống lĩnh quân dân vùng Tuyên Quang, Hưng Hoá cự lại nhà Mạc, chống quân xâm lược nhà Minh, trấn thủ một phương, không quên Chúa cũ xứng với câu:
Kéo quân qua cửa Hùng Quan,
Chim muôn tiếng hót, hoa ngàn thức đưa.
Nhớ ai ngơ gẩn, ngẩn ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
Ngày nay tại Bảo Yên có thành cổ Nghị Lang còn gọi là thành Nhà Bầu và ở Trung Đô (Bắc Hà) còn di tích phản ánh những chiến công này.
- Dưới thời Lê Trung Hưng (1593-1788) chia cả nước làm 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. Khi đó Lào Cai là đại bàn của châu Thủy Vĩ, châu Văn Bàn, một phần châu Chiêu Tấn của đạo thừa tuyên Hưng Hóa (đạo này có 3 phủ, 17 châu) và một phần châu Lục Yên của đạo thừa tuyên Tuyên Quang (đạo này có 1 phủ, 2 huyện, 3 châu). Sau đó đạo thừa tuyên Hưng Hoá được đổi thành ngoại trấn Hưng Hóa do một Thủ ngự Kinh lược sứ 守禦經略使 phòng giữ.
Đây là thời kì mà lợi dụng tình thế còn yếu của Đại Việt trong bối cảnh Trịnh-Nguyễn phân tranh, các thổ ti Khai Hoá, Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc), ngoài những động không chịu trao trả từ thời trước, lại chiếm nhiều động của châu Thuỷ Vĩ thuộc Hưng Hoá và Bảo Lạc, Vị Xuyên, Qùynh Mai của Tuyên Quang nhập vào Vân Nam (6/1688). Nhà Lê trong các năm 1689, 1690, 1697 đã nhiều lần đòi đất nhưng Tuần phủ Vân Nam là Thạch Văn Thạnh không chịu. Đến năm 1726, khi thế và lực của Đại Việt đã khá, chiến tranh Trịnh-Nguyễn tạm dừng, Vua Lê Dụ Tông và Chúa An Đô Vương Trịnh Cương mới tích cực đòi lại chủ quyền những vùng đất bị mất. Vua Thanh lúc đó là Khang Hy đã đồng ý trả lại 2 vùng cửa ải này cho nước ta trong đó có mỏ đồng, mỏ bạc lớn bản Nà Ngọ, Tụ Long . Nhưng rồi thổ mục Vi Liêm Phúc lại đem dâng đất 3 động của Hưng Hoá cho nhà Thanh, nhà Lê đòi không được. Đến năm 1740 Hoàng Công Thủ chiếm 7 châu của Hưng Hoá ở bờ tây sông Đổ Chú là Tung Lăng, Lễ Toàn, Hoàng Nham, Tuỵ Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khêm Châu. Do sự suy vì của nhà Lê mà 7 châu này bị nhập vaò Vân Nam. Tuy đất bị nhập vào đồ bản Thanh triều nhưng, cũng như các lần trước, nhân dân các dân tộc trong vùng vẫn ý thức mình là con dân Đại Việt, luôn hướng về mái nhà chung: 風史có câu:
Dầu ai sang cả mặc ai,
Thân này nước chẩy hoa trôi xá gì.
Để giữ đất biên cương, dẹp loạn, bảo vệ biên giới, khai mỏ, khẩn điền vùng phên dậu tổ quốc triều đình đã cử ông Hoàng Bẩy lên trị nhậm và người đã lập nhiều chiến tích. Để ghi nhớ ơn ông, cách biên giới hơn 60 Km, ven sông Hồng nhân dân đã lập Đền Bảo Hà và tôn thờ ông là "Thần Vệ quốc", "Trấn An Hiển liệt".
- Từ đất Bình Định anh em Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa nhanh chóng diệt được họ Trịnh ngoài Bắc, đánh đuổi họ Nguyễn ra khỏi Phú Xuân. Đến khi chuẩn bị đánh đuổi quân Thanh (1788) do Lê Chiêu Thống rước vào, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ 北平王阮惠 lên ngôi hiệu là Quang Trung 光忠̀, lập ra triều Tây Sơn (1788-1802). Khi đuổi được giặc Thanh (1789), ổn định đất nước, vua Quang Trung vẫn giữ việc phân giới các địa hạt miền núi như cũ. Đồng thời năm 1792 đã dâng biểu đòi đất nhờ Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An chuyển tấu. Đó là Biểu đòi lại 7 châu xứ Hưng Hoá vốn do Đốc bộ Vân Nam-Quý Châu là Ngạc Nhĩ Thái đã dựng bia nhưng sau tù trưởng Hoàng Công Toản, Hoàng Công Thủ (thời tiền Lê) chiếm giữ, phụ thuộc vào Tống triều. Rất tiếc việc này bị lỡ dở do nhà vua đột ngột băng, việc đòi lại các vùng bị xâm lấn (có động thuộc Quy Hóa) bị dừng.
- Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua vào năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn ánh Gia Long xin với nhà Thanh cho đổi tên nước là Nam Việt 南越). Thanh Nhân Tông Ngung Viêm cho rằng như thế sẽ lẫn với tên nước của Triệu Đà xưa (207TCN- 111TCN) và e ngại Gia Long sẽ đòi lại cả vùng Lưỡng Quảng nên đổi thành Việt Nam 越南 . Lần đầu tiên quản lý một đất nước thống nhất, Gia Long chia cả nước thành 23 trấn, 4 doanh. Khu vực Bắc Bộ được gọi là Bắc thành gồm 11 trấn. Đến năm 1831 Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, 1838 định lại quốc hiệu là Đại Việt 大越. Qua nhiều đổi thay, theo Đại Nam nhất thống chí thì từ năm 1864 nước ta có 33 đơn vị lãnh thổ (Kinh đô, Phủ Thừa Thiên, Quần đảo Côn Lôn và 30 tỉnh). Khi đó vùng đất Lào Cai thuộc tỉnh Hưng Hoá 興d化锰.
Như trên đã nói địa danh Hưng Hóa 興d化锰 xuất hiện từ đời Lê (1466); trước đó vùng này từng là đất châu Lâm Tây, châu Đăng, rồi đạo Đà Giang, sau là trấn Thiên Hưng, tiếp là châu (lộ) Gia Hưng, Quy Hóa thuộc Tây Đạo. Đến năm Quang Thuận 光順̀ thứ 7 (1466) đổi là thừa tuyên Hưng Hóa, các đời vua Lê sau đổi làm xứ (1490), trấn (1510). Đến đời Cảnh Hưng (景興, 1740-1780) các châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nam, Hợp Phi, Tuy Phụ, Khiêm bị mất vào tỉnh Vân Nam của nhà Thanh.
Đầu triều Nguyễn vùng này vẫn là trấn (gồm 4 Phủ với 6 huyện, 16 châu) và lệ vào Bắc thành. Tới năm Minh Mạng 明命ỹ thứ 12 (1831) lấy thêm huyện Tam Nông của Sơn Tây làm tỉnh lỵ, lập tỉnh Hưng Hóa. Khi đó, vùng đất Lào Cai nay thuộc châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn của phủ Quy Hoá tỉnh Hưng Hóa và một phần châu Lục Yên (huyện Bảo Yên nay trước thuộc Lục Yên, Phủ Yên Bình) của tỉnh Tuyên Quang. Trong thời gian này, vào năm 1837 quân Thanh xâm lấn động Yên Sơn thuộc châu Thủy Vĩ, triều đình cho quan quân lên, lính Thanh mới rút. Đây cũng là thời kì mà các dư đảng phong trào Thái Bình thiên quốc 太平天國 của Hồng Tú Toàn 洪秀全 bên Trung Quốc tràn sang lánh nạn, như đội quân Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh 黃崇英, Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc 劉永福, hiệu Cờ Trắng của Bàn Văn Nhị 盤文二, Lương Văn Lợi 梁文利 đã chiếm giữ một số thành, đất, gây nhiều nhiễu lọan vùng núi phía Bắc, trong đó có Quy Hóa. Sau đó đội quân Cờ Vàng và đội quân Cờ Đen quay ra đánh nhau, Lưu Vĩnh Phúc về hàng triều đình, được nhà Nguyển bổ dụng làm Bảo Thắng phòng ngự sứ (1869) đảm nhận việc thu thuế, giữ trật tự vùng Quy Hóa, chống lại đảng Cờ Vàng ở Hà Giang. Chính ông là người cho tu sửa thành cổ Lào Cai (1872). Trong cuộc chiến chống quân Pháp đánh Hà Nội, Đô đốc Lưu Vĩnh Phúc hội dân binh Thập đạo châu cùng Hoàng Kế Viêm 黃繼炎 chống Pháp lập công lớn: chặt đầu 2 sĩ quan chỉ huy quân Pháp trong trận phục kích tại Cầu Giấy là Đại uý Francis Garnier (21/12/1873) và Đại tá Henri Rivière (19/5/1883). ở Trung Đô (Bắc Hà) và một số nơi ở Bảo Yên còn dấu tích của quân Cờ Đen chống Pháp khi đánh lên Lào Cai.
Sau khi thành lập (1831), tỉnh Hưng Hóa được điều chỉnh, chia tách nhiều lần: năm 1841 đặt phủ Điện Biên gồm 4 châu và cho các huyện lớn kiêm nhiếp các châu miền núi liền kề. Năm 1886 Sơn La (ban đầu gọi là Vạn Mú) tách ra, 1887 lập tỉnh Hòa Bình (ban đầu gọi là Phương Lâm), 1888 trích Lào Cai lập đạo quan binh, năm 1900 lập tỉnh Yên Bái, 1907 lập tỉnh Lào Cai (ban đầu gọi là Lao Kay) và năm 1910 lập tỉnh Lai Châu. Đây là những tỉnh thuộc vùng Tây Bắc ngày nay.
Mặc dù nổ súng xâm lược nước ta từ 1858 nhưng phải 30 thực dân Pháp mới thiết lập được quyền thống trị của họ trên toàn lãnh thổ Việt Nam (1887). Để dễ bề cai trị, năm Đinh Hợi (17/10/1887) Pháp cho thành lập Liên bang Đông Dương (東洋聯邦, Union Indochinoise), lúc đầu bao gồm Bắc Kì (Tonkin) Trung Kì (Annam), Nam Kì (Cochinchine) và Campuchia với viên Toàn quyền đầu tiên là Constant, đến 19/4/1899 thêm Lào. Xứ Nam kì chúnh đặt chức Thống đốc, Trung kì và Campuchia đặt Khâm sứ còn ở Bắc Kì và Lào chúng đặt chức Thống sứ đứng đầu bộ máy cai trị. Pháp lập Phủ Toàn quyền (với viên Toàn quyền đầu tiên là Constant).Trong 30 năm đánh chiếm đó, đến khi đánh ra Bắc lần thứ 2 (1882-1884) thực dân Pháp mới đánh chiếm được thành Hưng Hoá (17/4/1884) sau đó chiếm thành Tuyên Quang (08/5/1884) và tiến lên đánh chiếm các vùng thượng lưu sông Thao.
Thực ra ý đồ đánh chiếm Bắc Kì nói chung và Lào Cai nói riêng của Pháp đã ấp ủ từ lâu, đặc biệt là sau chuyến khảo sát của Thiếu tướng Dela Grandière ngược sông Mê Công sang Vân Nam (6/1866) sau gần 2 năm mới tới và chết ở đó (4/1868). Khi đi du lịch, buôn bán bên Trung Quốc một thương gia người Pháp là Jean Dupuis biết có sông Thao từ Vân Nam qua Bắc Kì ra biển rất tiện cho việc thông thương hàng hóa nên nẩy ra ý đồ chiếm đất để tiện đường. Y đã bàn với các quan chức có thẩm quyền ở Thượng Hải, Sài Gòn, Hương Cảng, Hà Nội, Bắc Ninh và đã thực hiện được chuyến chở gạo, muối lên Vân Nam theo đường sông Thao (1872) mặc dù có gặp mọt số trục trặc. Thành công của chuyến đi đã "khích lệ" Thiếu tướng Dupré đánh một bức điện về Pari về kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì và thượng lưu sông Thao.
Sau khi hạ thành Hà Nội (1882), chiếm các tỉnh trung du Bắc bộ nhưng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Lao Kay vẫn do quân Thanh chiếm giữ theo kế sách của Tổng đóc Lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh 轊樹襬清螋 nên Pháp đã tìm mọi cách ve vãn nhà Thanh để chấp nhận sự Bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.Kết quả là Pháp và Thanh đã kí Hiệp ước Thiên Tân 1884 ( giữa Fournier và Lý Hồng Chương) cùng Hòa ước Thiên Tân 1885 (giữa Patenotre và Lý Hồng Chương). Quân Thanh phải rút hết về nước, Pháp rảnh tay tấn công lên mạn ngược. Từ 25/3/1886 Pháp bắt đầu tấn công lên Lào Cai với điểm khởi đầu là làng Nhò (nay thuộc xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng). Sau một số trận chiến với nghĩa quân ở ngòi Nhò, bến Đền, làng Lân, Cốc Sâm...ngày 30/3/1886 đội quân của Đại tá Mô Si Ông mới đánh chiếm được đất Lào Cai.
Sau khi toàn chiếm Đông Dương, Pháp cho thành lập Liên bang Đông Dương vào ngày 17/10/1887 và kí với nhà Thanh Hoà ước Thiên Tân 1885, Công ước Constans 1887 và Công ước Gérard 1895. Trong đó, vì muốn mở đường sắt Lào Cai-Vân Nam , buôn bán với vùng Hoa Nam nên Pháp đã cắt 3/4 tổng Tụ Long (750 Km2) của Hà Giang, một phần phía trên Lai Châu vào đất Vân Nam của Trung Quốc.
Ngày 24/5/1886 Thống sứ Bắc kì ra Nghị định tách tỉnh Hưng Hoá thành tỉnh Lào Cai và Sơn La thuộc xứ Tonkin (thường được dịch là Bắc kì) nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp do Phó Công sứ quân sự ( Viec rési dent mil taire) cai quản. Sau đó bằng Nghị định ngày 23/01/1890 của Toàn quyền Đông Dương Richaud, Lào Cai chuyển sang chế độ dân sự do một Công sứ đứng đầu.
Thời Thành Thái 成泰, để đối phó với các cuộc nổi dậy của nghĩa quân địa phương và ra oai với các thế lực bên kia biên giới, ngày 09/9/1891 toàn quyền Đông Dương De Lanessan ra Nghị định đặt Lào Cai là Tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh thứ III gồm 4 hạt là Lao Cai, Bảo Hà (châu Văn Bàn), Nghĩa Lộ (có châu Văn Chấn và châu Tú Lễ), Yên Bái (có huyện Trấn Yên) và 2 châu Chiêu Tấn, Thủy Vĩ.
Đến 03/10/1896 toàn quyền Đông Dương tổ chức lại các Đạo quan binh thì Đạo quan binh thứ IV gồm châu Thủy Vĩ (địa bàn ven sông Hồng từ Trái Hút trở lên), châu Chiêu Tấn (vùng Bình Lư, Tam Đường, Phong Thổ) và châu Văn Bàn đạo lị của Đạo Quan binh số 4 lên đóng ở Lào Cai. Ngày 7/11/1899, đạo quan binh số 4 tổ chức lại thành 2 tiểu quân khu là tiểu quân khu Lào Cai và tiểu quân khu Yên Bái.
Tiểu quân khu Lào Cai có địa bàn khá rộng gồm 4 châu, 13 tổng, 56 xã với 34.800 dân.
- Châu Thuỷ Vỹ gồm 3 tổng 11 xã, phố như tổng Ngọc Uyển (3 xã, 1 phố, 1 vạn chài); tổng Gia Phú (3 xã); tổng Lạc Sơn (3 xã).
- Châu Văn Bàn gồm 2 tổng, 6 xã, 1 trại như tổng Khánh Yên (3 xã, 1 trại), tổng Võ Lao (3 xã).
- Châu Chiêu Tấn có 2 tổng 11 xã trại: Phong Thổ (2 xã, 2 trại), Dương Quỳ (gồm 5 xã, 2 thôn).
- Châu Lục Yên có 6 tổng 27 xã gồm tổng Trúc Lâu (4 xã), tổng Lịch Hạ (6 xã), tổng Lâm Trường Thượng (5 xã), tổng Lâm Trường Hạ (5 xã), tổng Lương Sơn (4 xã), tổng Nghĩa Đô (3 xã).
Đến 1900 trích các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái của tỉnh Lào Cai, châu Lục Yên của Tuyên Quang lập tỉnh Yên Bái. Khi đó vùng Lao Cai chỉ còn châu Thủy Vĩ và châu Chiêu Tấn.
Sau chuyến thị sát phố ngã ba sông biên giới, Toàn quyền Paul Doumer (1897-1902) quyết định thay đổi cách quản lý với vùng cửa ải quan trọng này. Đến 1903, để tạo điều kiện đẩy nhanh việc thi công tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Côn Minh, Toàn quyền Đông Đương Beau lập thêm Tiểu Quân khu Cốc Lếu thì Lão Nhai được chọn làm đạo lỵ và thủ phủ của Đạo quan binh thứ IV.
Khi đó phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Sắc lệnh ngày 20/6/1906 đã xóa bỏ tiểu quân khu Cốc Lếu, Đạo quan binh 4 chỉ còn duy nhất tiểu quân khu Lao Cai, châu Thủy Vĩ, châu Bảo Thắng; sau đó, ngày 28/11/1906 toàn quyền Đông Dương cho thành lập 4 trung tâm hành chính là: Pa Kha (Bắc Hà và Bảo Nhai), Cốc Lếu (gồm Trịnh Tường, Quang Kim, Nhạc Sơn, Thanh Phú, Cam đường, Gia Phú, Sa Pa), Phong Thổ và Bình Lư.
Đến khi hoàn thành việc bình định quân sự, thực dân Pháp phân chia lại khu vực hành chính và cho thành lập các tỉnh dân sự. Các địa phương thuộc tỉnh Hưng Hoá (cũ) liên tiếp được tách ra thành lập tỉnh dân sự: Hoà Bình (18/3/1891), Yên Bái (01/4/1900), Phú Thọ (05/5/1903)¸Sơn La (23/8/1904). Như vậy đến năm 1905, do thực dân Pháp chưa bình định nổi và hệ thống giao thông nối liền các tỉnh với trung tâm chưa được hình thành, chưa tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội nên cả khu vực miền núi phía Bắc chỉ còn Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên chưa được thành lập.
Năm 1906 và đầu năm 1907 các tiền đề thành lập tỉnh Lào Cai đã hình thành và phát triển: hệ thống đường sắt nối liền Lào Cai với Hà Nội - Hải Phòng được khai thông, tạo tiền đề phát triển giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa vùng Bắc Bộ với Vân Nam; vấn đề xây dựng đô thị trung tâm tỉnh lỵ được mở rộng gấp 15 lần trước đây sang khu vực Cốc Lếu và khu Phố Mới. Hình thành các bến cảng, nhà ga, kho bãi, quảng trường, bệnh viện, nhà thờ ....
Chính vì vậy, Toàn quyền Pháp cho tỉnh Lao-Kay bằng Sắc lệnh ngày 12-7-1907, có hiệu lực từ ngày 01/8/1907, đưa Lào Cai về chế độ dân sự nhằm đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên khoáng sản, cạnh tranh thương mại với vùng Tây Nam Trung Quốc. Bản sắc lệnh tiếng Pháp này do Toàn quyền Beau kí (và Tổng Tư lệnh quân đội Đông Dương Piel, Thống sứ Bắc Kì Bonhoure tiếp kí), có trên Công báo Đông Dương số 1053 ra ngày 18/7/1907 và bản có dấu mang kí hiệu N 1053, mã lưu 400 tại Trung tâm lưu trữ quốc gia. Do đó ngày 12/7/1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai, còn vùng đất này đã được người Việt khai phá, làm chủ từ lâu đời như đã minh chứng ở phần trên.
Khu vực tỉnh lị Lào Cai nay nằm đối diện với vùng cửa sông (Hà Khẩu, 河口) bên Trung Quốc, từ xa xưa đã là trung tâm giao thương, có chợ, có đường lớn mở rộng thành phố nên gọi là“Phố cũ”, chữ là “老 街” mà âm Hán Việt đọc là “Lão Nhai” . Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lão Nhai thành Lao-Kay. Danh từ Lao Kay đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày Lao Cai được giải phóng (11-1950), chính quyền ta đã thống nhất gọi là Lào Cai.
Ngay sau khi được thành lập, bộ máy hành chính tỉnh Lào Cai được củng cố và dần dần phát triển. Năm 1930, Lào Cai có 2 châu, 4 đại lý, 1 khu hành chính với 23 xã, 2 khu phố, 585 thôn bản, 5 phố nhỏ.
- Châu Bảo Thắng (bên tả ngạn) có 10 xã và khu tương đương với 34 thôn và 1 khu phố Lào Cai với 3 phố là Tân Bảo, Tân Tèo, Cốc Lếu.
- Châu Thuỷ Vỹ (bên hữu ngạn) có 4 xã là xã Nhạc Sơn (16 thôn bản), xã Xuân Giao (14 thôn bản), xã Cam Đường (37 thôn bản), xã Gia Phú (16 thôn bản). Tổng cộng là 83 thôn bản.
- Đại lý Mường Khương có 3 xã là xã Mường Khương (45 thôn bản), xã Pha Long (39 thôn bản), xã Bản Lầu (57 thôn bản).
- Đại lý Pa Kha (Bắc Hà) có 3 xã là xã Bắc Hà Đông, xã Bắc Hà Tây, xã Si Ma Cai; 149 thôn bản và 1 khu phố với 2 dãy phố.
- Đại lý Phong Thổ có 4 xã là xã Phong Thổ (có 80 thôn bản), xã Giào San (28 thôn bản), xã Tam Đường (có 58 thôn bản), xã Bình Lư (có 28 thôn bản). Tổng cộng có 194 thôn bản.
- Đại lý Bát Xát có 3 xã :Bát Xát (8 thôn bản), Trịnh Tường (20 thôn bản), Mường Hum (4 thôn bản).
- Khu hành chính Sa Pa có 37 thôn bản.
Khi mới thành lập, tên tỉnh chính là tên thị xã được người Pháp viết là Lao-Kay, dân chúng gọi là Lao Cai, có diện tích 5.177 Km2 với 6 vạn dân gồm 15 dân tộc anh em, trong đó người Mông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác...
Viên Tỉnh trưởng đầu tiên của tỉnh: Khi thành lập tỉnh, đã có ý kiến đề xuất bổ nhiệm Đại tá Messager, lúc đó là Tư lệnh Đạo quan binh 4, tạm giữ chức Công sứ Lào Kay. Tuy nhiên, do đại tá Messager đang giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 4 có nhiệm sở ở Yên Bái nên Trung tướng Piel - Tổng chỉ huy tối cao quân đội Pháp ở Đông Dương đề nghị Thống sứ Bắc Kỳ bổ nhiệm một Công sứ tỉnh trưởng mới cho tỉnh dân sự này. Ngày 23/7/1907, Toàn quyền Đông Dương quyết định bổ nhiệm ông Pierre Emmerich làm Tỉnh trưởng tỉnh Lào Kay. Là viên tỉnh trưởng dân sự Lào Kay đầu tiên, nhưng Emmerrich là quan chức hành chính được đào tạo cơ bản, từng nhiều năm ở Đông Dương có nhiều kinh nghiệmtrong cai trị thực dân các vùng dân tộc thiểu số thuộc địa Pháp. Đây cũng là viên tỉnh trưởng ngoại giao giỏi giúp Toàn quyền Đông Dương thúc đẩy việc khai thác nguồn lợi cửa khẩu quốc tế Lào Kay, đặt nền móng cho việc khai thác tài nguyên khoáng sản vùng này.
NHỮNG GIAI THOẠI BÍ ẨN Ở LÀO CAI
1. ĐỀN THƯỢNG VÀ CÂY ĐA LÔNG
Đền Thượng còn có tên khác là Thánh Trần Từ, một trong những danh thắng lịch sử của vùng Đông Bắc. Đền được xây trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay thuộc phường Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai chỉ có 500m.
Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Đây là nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn, lãnh đạo toàn dân và quân Đại Việt 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên xâm luợc hồi thế kỷ 13. Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 1.200m so với mực nước biển, Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy nên rất đường bệ và trang nghiêm. Khu vực Đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền dáng vẻ uy nghi, lộng lẫy.
Ngay khi bước chân vào cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa lông 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán. Cây có nhiều thân và rễ phụ, chiều cao hơn 30m, chu vi 44m. Đây được coi là hiện thân của Thánh mẫu Thượng Ngàn trong tín ngưỡng của người Việt. Hiện dưới gốc cây đa vẫn còn ngôi miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh) với câu đối: Thụ mộc đa sinh sinh thế thế/Tiên cô hóa hiện hiện linh linh. Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Bà chúa Thượng Ngàn đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi nhớ công ơn của bà, nhân dân đã lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá.
Tại khu vực đền chính, bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trước Nghi môn, hai bên có hai câu đối: Việt khí linh đài hoành không lập/Đông A hào khí vạn cổ tồn, nghĩa là: Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời/Nhà Trần hào khí còn muôn thủa. Mặt sau Nghi môn nội có dòng chữ : “Quốc thái dân an” với hai câu đối: Thiên địa dịu y, thiên địa cựu/Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền, nghĩa là: Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ/Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa. Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng... và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền... tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình là hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích “Đức Thánh Trần”. Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành
2. SỰ TÍCH KHU RỪNG CẤM
Đồi núi điệp trùng, đi đến đâu trên dải đất Lào Cai chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những khu rừng cấm bạt ngàn. Điều kỳ diệu, có những câu chuyện nhuốm màu huyền bí về rừng cấm được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Rừng cấm ở thôn Cốc Cáng, xã Dìn Chin (Mường Khương) có những câu chuyện như thế.
Đường từ trung tâm xã Dìn Chin đến thôn Cốc Cáng dài gần chục km. Gọi là đường, nhưng thực ra giống một lối mòn do người dân đi lại thường xuyên mà thành, đất, đá gồ ghề, đầy “ổ trâu, ổ gà”, những hôm trời nắng, đi xe máy phải mất gần một giờ đồng hồ mới tới nơi. Lần đầu đặt chân đến thôn Cốc Cáng, tôi may mắn gặp được Trưởng thôn Nùng Si Hoà. Bên bếp lửa hồng, chén trà nóng, Trưởng thôn Hoà và người dân kể cho tôi nghe những câu chuyện huyền bí về khu rừng cấm nơi đây.
Ông Hoà và những người hàng xóm không biết chính xác khu rừng cấm trong thôn Cốc Cáng có từ bao giờ. Theo suy đoán của người dân trong thôn, khu rừng cấm này ít nhất cũng hàng trăm năm tuổi. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi trước đây, khi các cụ cao niên còn sống cũng đã kể nhiều câu chuyện huyền bí liên quan đến khu rừng cấm này. Không những vậy, trong khu rừng cấm ở thôn Cốc Cáng còn có những cây cổ thụ, đường kính hàng mét, như lát, nghiến, sến… đây là minh chứng rõ nét, chính xác nhất cho tuổi đời lên đến hàng thế kỷ của rừng cấm thôn Cốc Cáng.
Khu rừng cấm thôn Cốc Cáng có diện tích khoảng 5.000 m2, ken đầy trong đó là hàng trăm loại cây gỗ quý lớn, nhỏ. Trong câu chuyện của ông Hoà và người dân khi nói về khu rừng cấm, tôi cảm nhận thấy rõ một sự sùng kính, xen lẫn sợ hãi, âu lo. Mặc dù, rừng cấm thôn Cốc Cáng chỉ cách khu dân cư vài bước chân, nhưng tuyệt nhiên không một bóng người hay gia súc “xâm phạm”, khiến cho khu rừng thêm tĩnh lặng. Hằng năm, khu rừng cấm được người dân ở thôn Cốc Cáng làm lễ cúng thần rừng trong hai ngày cuối tháng Giêng và tháng Sáu âm lịch. Lễ vật cúng thần rừng gồm một con lợn, một con gà, rượu, gạo, vàng mã, hoa, quả… Tất cả chi phí cho buổi lễ cúng rừng đều do người dân tự đóng góp, thường thì mỗi hộ từ 10.000 đồng - 20.000 đồng. Lợn, gà để cúng thần rừng được lựa chọn kỹ và phải mang ra khu rừng cấm mới được giết thịt. Những thanh niên, trai tráng trong làng trực tiếp làm thịt lợn, gà; còn phụ nữ, người già làm những công việc như quét dọn, sắp lễ. Tại buổi lễ, thầy cúng khấn xin thần rừng phù hộ cho dân làng luôn được khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt, mùa màng tốt tươi… Cúng thần rừng xong, tất cả người dân có mặt để cùng thụ lộc. Hàng trăm năm nay, lễ cúng rừng đã thực sự trở thành ngày hội với người dân nơi đây.
Có một điều đặc biệt, sau mỗi lần cúng rừng, tất cả người dân thôn Cốc Cáng phải nghỉ ở nhà ba ngày. Những thực phẩm quan trọng cho bữa ăn hằng ngày như thịt, rau… các gia đình phải chuẩn bị từ trước. Trong ba ngày nghỉ, không ai được cắt rau, cỏ, chặt cây, sát sinh…
Đã có nhiều câu chuyện nhuốm màu huyền bí liên quan đến rừng cấm ở thôn Cốc Cáng, được truyền từ đời này qua đời khác, khiến bất cứ ai khi nghe cũng phải rùng mình. Từ người già, đến trẻ nhỏ trong và ngoài thôn Cốc Cáng đều thể hiện thái độ thành kính, tin vào sự linh thiêng của khu rừng cấm. Anh Nùng Si Phà cùng những người bạn đưa tôi đi “mục sở thị” khu rừng cấm. Trước khi đi, anh Phà dặn chúng tôi, những ngày bình thường không ai được vào khu rừng, đặc biệt là người ngoài thôn. Nghe nói vậy, nên khi tới gần khu rừng, những anh bạn của Phà rụt rè không dám lại gần, đứng cách xa hàng chục mét nghiêng ngó, chỉ trỏ. Thấy tôi có vẻ băn khoăn, anh Phà trấn an: Trước khi vào, anh phải xin phép thần rừng, hơn nữa mình vào thăm rừng, chụp ảnh chứ có chặt phá cây đâu mà sợ. Làm theo lời anh Phà, tôi mạnh dạn xin phép thần rừng để được vào “mục sở thị kho báu”, đồng thời chụp vài kiểu ảnh… Trời mùa đông, khu rừng âm u càng trở nên lạnh hơn, với hàng trăm cây gỗ to, nhỏ, cành lá đan xen chằng chịt vào nhau bằng những dây leo, khiến ánh sáng không thể lọt qua. Ngắm nghía những cây gỗ quý cổ thụ, chụp xong những bức ảnh, anh Phà bảo tôi phải nhanh chóng rời khu rừng. Thấy chúng tôi từ khu rừng cấm đi ra, ông Nùng Chản Thìn, người cao tuổi trong thôn Cốc Cáng lắc đầu ngao ngán. Trò chuyện với tôi, ông Thìn cho biết: “Ngay từ nhỏ, tôi đã bị bố cấm không cho bước chân vào khu rừng, bởi đây là khu rừng linh thiêng, người lạ vào mà không xin phép là có thể bị thần rừng trừng phạt”. Chỉ tay về phía thửa ruộng sát khu rừng, ông Thìn cho biết thêm: “Trước kia, ông Lù Thiên Lùng, ở thôn Lồ Sử Thàng có thửa ruộng ở sát khu rừng cấm. Với bản tính ngang ngược, ông Lùng đã vào rừng cấm chặt cây để làm lán trông coi ngô, lúa. Mặc dù được người dân địa phương khuyên ngăn, nhưng ông Lùng tỏ thái độ “coi trời bằng vung”. Khi lán chưa kịp dựng xong, bỗng dưng con trâu to khỏe, đang cày, bừa hằng ngày của gia đình ông Lùng lăn đùng ra chết… Thấy vậy, ông Lùng vô cùng sợ hãi, vội mời thầy cúng về làm lễ tạ lỗi với thần rừng”. Minh chứng cho điều này, ông Lùng kể cho tôi nghe thêm một trường hợp bị thần rừng phạt: “Cách đây khoảng chục năm, ông Nùng Chín Thàng từng vào rừng chặt củi. Sau khi về nhà, người đang khỏe mạnh bỗng dưng điên điên, dại dại. Nhiều khi đang ngồi ăn cơm hay uống nước với mọi người, ông Thàng đứng dậy chạy ra đồng, luôn miệng kêu có người cầm súng đuổi bắn. Thấy vậy, người thân của ông Thàng cũng phải đi mời thầy cúng về để tạ với thần rừng. Vài hôm sau, ông Thàng khỏi luôn và chẳng nhớ chuyện gì đã xảy ra với mình những ngày trước đó”.
Không chỉ chặt cây tươi trong rừng mới bị thần rừng trừng phạt, kể cả cành củi, hay những cây khô đổ gãy, người dân cũng không dám động đến. “Nhiều hôm, nhà hết củi đun, tôi phải đi hàng chục km xuống tận sông Chảy để lấy củi, chứ không dám vào rừng cấm lấy. Thà đi xa vất vả, còn hơn bị thần rừng trừng phạt, trở thành kẻ điên dại, không khéo mất mạng” - ông Thìn cho biết thêm.
Những câu chuyện huyền bí liên quan đến khu rừng cấm được người dân thôn Cốc Cáng lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chẳng biết thực hư đến đâu, nhưng đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ và phát triển của khu rừng cấm Cốc Cáng.
3. ĐỀN MẪU
Đền Mẫu thuộc tổ 4, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Tỉnh Lào Cai được toạ lạc tại hợp lưu giữa hai dòng sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt huyền thoại và thơ mộng. Nơi đây cũng là cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và cũng là điểm cột mốc 102 đã ghi dấu chân nhiều du khách đến với đền Mẫu và cửa khẩu nơi vùng biên giới Tây Bắc.
Đền Mẫu là nơi thờ đức Thánh mẫu Liễu Hạnh công chúa, một nhân thần giàu lòng nhân ái, trừ tà, diệt ác, cứu giúp dân nghèo, phù giúp cho triều đình chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng biên ải thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, Bà là người Mẹ linh kiệt trong tiềm thức dân gian của dân tộc Việt Nam.
Tục thờ Mẫu ở nước ta đã trải qua trường kỳ lịch sử, đây không những là tục thờ mang đậm bản sắc dân tộc mà nó còn là nhu cầu chung về tâm linh của nhân dân ta từ thời kỳ đầu dựng nước, giữ nước cho đến tận ngày nay. Tín ngưỡng và tục thờ Mẫu khởi nguyên từ ý thức tưởng nhớ tổ tiên, lòng tôn kính, sự biết ơn, tin tưởng và mang ý nghĩa giáo dục đạo đức sâu sắc vẫn còn nguyên giá trị đối với các thế hệ chúng ta ngày nay.
Thánh mẫu Liễu Hạnh trong in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai ta nói riêng từ thế kỷ thứ 16. Trải qua những bước thăm trầm của lịch sử đến ngày nay, dân Việt ta đã phong Bà là Mẫu Nghi Thiên Hạ, luôn ước nguyện Thánh Mẫu giúp cho “Thiên hạ Thái bình - Quốc thái dân an - Phong đăng hoà cốc”. Mẫu Liễu hạnh là một biểu tượng sinh động trong cuộc sống hàng ngày, nhưng lại rất linh thiêng trong đời sống tâm thức của người Việt Nam. Trong tiềm thức Bà là Tiên nên có phép Tiên; là Phật nên mang tư tưởng Phật; là Mẫu nên có phẩm chất của người Mẹ; là Thánh nên Linh thiêng; là con nhà gia thế cho nên được học hành, thông kinh sử, giỏi đàn ca và thơ phú. Trong bà có đức hiếu nghĩa của Nho giáo, có pháp thuật của Đạo giáo. Chính bởi vậy, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là hình tượng, là một trong Tứ Bất Tử, là Mẫu Nghi Thiên Hạ đã được nhắn nhủ, giáo dục chúng ta từ bao đời: “Tháng Tám giỗ cha - Tháng Ba giỗ Mẹ”.
Đền Mẫu được xây dựng từ đầu thế kỷ 18, tọa lạc tại địa phận làng Lão Nhai (nay là thành Phố Lào Cai). Phía sau ngôi đền tựa vào bức tường cổ do nghĩa quân Lưu Vĩnh Phúc xây dựng nhằm chống giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương bờ cõi. Bởi vậy, đền Mẫu đã được các vua nhà Nguyễn ban cho 3 đạo sắc phong: Tự Đức năm thứ sáu (24/9/1853); Tự Đức năm thứ 33 (24/11/1880); Khải Định năm thứ 9 (25/7/1924).
Nằm ở vị trí cửa khẩu biên giới quốc gia, trên trục đường giao thương quốc tế nên mặc dù đã trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đền Mẫu không những trở thành cột mốc biên giới linh thiêng được nhân dân, du khách thập phương trong nước, quốc tế tới viếng thăm, thắp nhang thờ phụng, mà còn là cột mốc văn hóa tâm linh vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
4. CHỢ TRÂU CÁN CẨU
Đó là chợ trâu Cán Cấu của huyện vùng cao Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai). Chợ họp vào ngày thứ bảy hằng tuần ở chân dốc Cán Chư Sử. Chợ này được nhiều du khách quốc tế tìm đến thăm vì vẻ độc đáo chợ phiên miền núi Tây Bắc Việt Nam.
Chợ Cán Cấu có trên dưới 300 con trâu được mua bán và mang lại nguồn thu không nhỏ cho địa phương. Bởi vì mỗi năm chợ này cung cấp cho thị trường hơn một vạn con trâu các loại. Có lẽ vì vậy nhiều người Cán Cấu tự hào nói với du khách khi tới thăm chợ: "Chợ Cán Cấu là chợ trâu duy nhất và lớn nhất của cả miền núi biên giới phía Bắc. Trâu ở đây mấy năm trước còn được xuất khẩu số lượng khá theo đường tiểu ngạch sang châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Còn hiện nay trâu ở đây được thương lái mua gom và được vận chuyển nhiều bằng xe tải lớn chở đi miền xuôi".
Chúng tôi hòa cùng du khách từ vùng du lịch Sa Pa đi chợ trâu Cán Cấu phiên những ngày cuối tuần, ông Tráng A Chảo, cán bộ xã Cán Cấu có nhà ở gần chợ, kể với chúng tôi chuyện không ít gia đình ở Si Ma Cai và cả huyện Bắc Hà, Xín Mần (Hà Giang) thoát được đói nghèo, đang tìm hướng làm giàu từ chăn nuôi trâu sinh sản hoặc nuôi vỗ béo trâu thịt. Còn anh Giàng A Pao, một trong những người buôn bán trâu có thâm niên ở chợ này, thoải mái kể chuyện làm ăn cho chúng tôi.
Theo ông Pao, trâu đực to và dáng đẹp giá mua 17- 20 triệu đồng, gặp khách cần có thể lãi 2-4 triệu mỗi con. Ở chợ Cán Cấu đã có con trâu đực to đẹp nhất vùng được bán cho người Đồ Sơn (Hải Phòng) nuôi để thi chọi với giá 25 triệu đồng.
5. ĐỀN BẢO HÀ
Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) nằm trong "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy" (cùng Đền Cô Tân An) từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh.
Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997. Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60 km về hướng Nam, từ ga Bảo Yên đi xuống khoảng 1km, trong không gian hùng vĩ, thơ mộng bên dòng sông Hồng cuộn chảy, dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách trong phảng phất khói nhang huyền ảo. Những năm gần đây, đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
Đền Bảo Hà thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bờ cõi biên cương. Theo sử sách ghi chép lại, đền được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công đánh giặc ở cửa ải Lào Cai, bảo vệ Tổ quốc.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng trong phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. Đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới.
Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành lũy chống giặc. Đến cuối đời nhà Lê (1740-1786), các châu Thủy Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hóa luôn bị giặc cướp phương Bắc tràn sang quấy nhiễu. Trước tình hình giặc giã biên cương quấy đảo, triều đình cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hóa.
Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây danh tướng đã tổ chức luyện tập binh sỹ, thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Sau đó, quân giặc phương Bắc sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh.
Xác ông bị giặc vứt xuống sông Hồng và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức đã vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ. Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc.” Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng.
Kiến trúc nguyên thủy của đền được giữ lại gần như toàn bộ cho đến ngày nay, thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngà, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.
Hội chính đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm (ngày giỗ tướng Hoàng Bảy), thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự. Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, cùng các hoạt động văn hoá - thể thao khác.
Bên cạnh đó, đền Bảo Hà còn có rất nhiều ngày lễ hội, như Lễ Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), Lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Ngoài những ngày lễ hội, những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp tại đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.
Lễ hội đền Bảo Hà và lễ hội đền Thượng là hai lễ hội đông vui nhất tỉnh Lào Cai vào dịp xuân về. Đó chính là thời điểm hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về no ấm, hòa bình của người dân Lào Cai nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử.
6. HANG NUỐT NGƯỜI
Điều khiến người dân bản địa kinh sợ là không chỉ người mà cả trâu bò khi bị “hút” vào hang "nuốt người" thì đều mất xác một cách bí ẩn.
Con đường từ Quốc lộ 70 về thôn A Nối đầy những đá là đá. Những dốc cao dựng đứng đến lưng chừng trời. Trời về chiều, những ánh nắng yếu ớt dần khuất sau những rặng núi cao, bỗng chốc tối sầm chỉ trong chốc lát. Chính vì thế, chỉ với 8 cây số nhưng chúng tôi cũng vất vả hơn 1 giờ đồng hồ mới vào đến được đầu thôn. Hỏi anh Mà A Mìn, người thanh niên ở đầu thôn về cái hang “hút người”, A Mìn bảo “Giờ tối rồi, muốn đến cái hang “nuốt người” thì phải đi vào ban ngày, tối đi vào đó nguy hiểm lắm, không cẩn thận lại bị nó hút mất xác”(?).
Thôn A Nối về đêm đìu hiu và vắng vẻ. Lác đác từ những nếp nhà của dăm ba hộ đồng bào dân tộc Nùng là những ánh điện hiu hắt xuyên qua mái nhà lợp bằng lá cọ. Mìn bảo: “Thấy cái khó khăn của dân bản mình chưa. Không như ở dưới xuôi đâu”. Nói rồi Mìn rót cốc nước nóng mời những vị khách từ nơi xa đến. Khi những tiếng chim rừng đã im bặt, chúng tôi chìm vào giấc ngủ say cùng với điều ước trời sáng nhanh để còn “mục sở thị” cáihang “hút người” mà đồng bào ở đây kinh sợ.
Sáng sớm, khi ánh mặt trời vừa ló ra khỏi những dãy núi cao chót vót thì A Mìn đánh thức chúng tôi dậy. Vừa đi, A Mìn vừa kể vanh vách những lời đồn thổi xung quanh cái hang nước này. “Ngày xưa dân làng hay gọi là hang thuồng luồng sau nhiều người chết quá thì gọi là hốc “hút người”, hang “hút người” hay hang “ăn thịt người”. Tiếng của những người dân tộc bản địa nơi đây gọi là “Bổ boỏng chang”. Cái hang nước này có nguồn nước tự nhiên và cũng không ai biết nó xuất hiện từ khi nào”, A Mìn bắt đầu câu chuyện.
Theo lời kể của người xưa, trước đây từ hang nước này có những cột nước phun lên cao độ chừng 4 – 5m. Nước từ hốc đá ấy trong vắt như mắt mèo. Nước chảy quanh năm không khi nào cạn. Hang nước không lớn nhưng đây là nơi cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho bà con mấy thôn xung quanh khu vực này. Hang nước sâu đến nỗi không có một ai lặn đến được đáy, phải nối tận mấy cây vầu mới tới đáy hang.
“Theo nhiều người già trong làng kể lại, hang nước bí hiểm và hung dữ lắm, có nhiều ngóc ngách, ngầm đá sâu, nhiều mạch nước ngầm chảy đi khắp nơi nhưng chẳng ai có thể biết được. Nước ở hang này rất lạ. Mùa đông thì ấm, mùa hè nước rất mát. Trong hang nước này ngày xưa có rất nhiều cá, những con cá lạ to bằng cả bắp chân người lớn nhưng dân làng nơi đây cũng không ai đánh bắt được chúng vì loài cá này rất khôn, thường ẩn nấp sâu vào trong các ngầm đá”, A Mìn cho biết.
Theo quan sát của chúng tôi, xung quanh cái hang nước là những tảng đá lớn, trong khu vực hang nước có nổi lên 3 tảng đá dài trông hình dạng rất giống con thuồng luồng. Xung quanh cây cỏ phủ dày, dòng nước chảy ra từ hang trong vắt. Đây chính là nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho người dân thôn A Nối.
Đem thắc mắc tìm hiểu về gốc tích của hang nước, cụ Lù Bà Tỷ năm nay đã gần 90 tuổi bảo rằng, cũng không biết nó có từ đời nào. Chỉ biết hang nước ngày trước rộng bằng một ngôi nhà 3 gian. Nhưng không hiểu lý do vì sao mà hang nước ngày càng bé dần dù không có sự tác động của con người. Theo người dân, cứ 5 năm một lần, nước trong hang đá lại thay đổi. Nước đang trong vắt bỗng dưng đục ngầu như nước sông, nước đục đúng 3 ngày 3 đêm rồi trở lại trạng thái bình thường. Một hiện tượng lạ nữa mà đến nay người dân nơi đây cũng chưa thể lý giải được là khi người ta thấy nước trong hang đá đục ngầu 3 ngày 3 đêm thì đó là sự báo hiệu cho những đợt mưa lớn kéo dài cho những ngày kế cận.
Họ cho rằng, đó là do “thuồng luồng rửa hang”, chúng vùng vẫy mạnh nên nước trong hang đá bị đục ngầu. Những lúc như vậy, người dân lại tránh xa, không dám lại gần hang nước.
Xung quanh cái hang nước này có nhiều điều lạ kỳ mà đến nay người dân nơi đây không thể lí giải nổi. Họ kể lại rằng, hang nước này thiêng và dữ lắm. Cụ Lù Thị Von, năm nay xấp xỉ 90 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn kể rằng, khi cụ còn bé đã nghe chuyện hang nước. Những chú chó của dân bản được xích bằng những sợi dây rất to và chắc chắn, thế nhưng khi dắt chó đi qua đây, về nhà người ta chỉ cầm lại được mỗi sợi dây mà không hề hay biết chó bị mất từ khi nào. Theo cụ Von, từ khi dân bản đến đây sinh sống, đã có không biết bao nhiêu người và bao nhiêu trâu bò, lợn gà bị cái hang này “hút” mất(?).
Câu chuyện mà người dân hay kể là ngày trước, phía bên kia dãy núi của thôn A Nối có rất đông người dân tộc Dao sinh sống. Trong một lần có hai cha con lên đồi làm rẫy. Trời nắng như đổ lửa, vì hết nước uống nên người cha đã sai con trai đi tìm nguồn nước để mang về. Đứa bé đi đến hang nước này nhưng không bao giờ trở lại nữa. Thấy con đi lấy nước lâu không về, người cha đi tìm và phát hiện dụng cụ đựng nước bên hang đá chứ không thấy con. Biết con mình đã bị hang nước “hút” mất nên người cha vô cùng tức giận. Để tìm được xác của con bị mắc kẹt dưới ngầm đá sâu hoắm, người cha đã phải về bản nhờ một người thầy cúng rất giỏi đến để yểm bùa và cúng bái. Ông thầy cúng nọ đã sử dụng lễ cúng là một con lợn, một con gà và hai chiếc chậu bằng đồng, những chiếc chổi rơm lấy từ những nương lúa nếp mới cắt. Sau khi bị “yểm bùa” thì từ trong hang nước không còn phun mạnh như trước nữa
Chúng tôi tìm đến cụ Lù Thị Lành. Cụ Lành là người được chứng kiến tận mắt nghi thức cúng bái hang cách đây đã mấy chục năm. Cụ Lành kể rằng, từ khi ông thầy cúng người Dao yểm long mạch gì đó thì hang nước chảy ra rất ít. Sợ không có nước để dùng nên người dân truyền tai nhau là không lấy chậu bằng đồng để hứng nước vì như lời thầy cúng dặn là nước sẽ chảy ít đi khi sử dụng những vật dụng bằng đồng.
Cụ Lành khẳng định: “Mặc dù bị yểm bùa nhưng những lần sau đó hang nước vẫn “hút” đi nhiều con trâu mộng của dân bản. Nói về chuyện trâu chết đuối chắc chẳng ai có thể tin nổi bởi trâu không những biết bơi mà bơi rất giỏi. Ấy thế mà những con trâu đến chỗ hang nước tắm và đằm mình ở đó bỗng dưng lại bị mất tích một cách đầy bí ẩn, xác trâu không nổi lên mà chìm hẳn. Những lần như vậy, dân làng nơi đây lại phải đi tìm những thầy cúng dân tộc Dao gần đó về làm lễ cúng bái để xác trâu nổi lên”.
Gần đây nhất, vào năm 2007, ở thôn A Nối xảy ra sự việc hết sức đau lòng. Trong một lần đến bên hang nước để câu cá, em Vàng Văn Ngân bị chết đuối. Sự việc trên một lần nữa khiến cả thôn A Nối sống trong sợ hãi và lo lắng. Nhiều người già trong thôn sợ đã đụng chạm đến thần linh khiến cho họ nổi giận, về bắt người, trâu bò để “phạt” dân làng(?). Chính vì thế mà một thời gian dài, hang nước không có người qua lại, thậm chí không ai dám bén mảng tới đó.
Đem những chuyện này đến gặp Trưởng thôn A Nối, ông Nông Văn Lài thì ông phủ nhận hoàn toàn. Ông Lài cũng có được nghe về chuyện cái hang nước nhưng ông không tin đó là sự thật. “Hang nước cung cấp nước sạch cho bà con dân bản. Những trường hợp mà dân làng cho là bị hang nước “hút” người là do nạn nhân không biết bơi. Còn trâu, bò bị chết là do hang nước sâu, thành đá sắc lẹm và dựng đứng nên khi rơi xuống đó không có khả năng lên được. Còn khi nước đục là do nước đầu nguồn mưa lũ tràn về thôi. Những chuyện này tôi đều phải đi tuyên truyền cho mọi người hiểu, tránh chuyện mê tín, dị đoan”, ông Lài cho biết.
7. ĐỀN TRUNG ĐÔ
Trải qua thời gian, ngôi Đền bị tàn phá, chỉ còn 28 viên đá tảng được chạm khắc hình họa như người, vượn, chim công… với những đường nét hết sức tinh vi, độc đáo, 20 bát hương sứ. Đây là những cổ vật vô giá có niên đại từ thế kỷ 18.
Đền Trung Đô được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, thờ gia quốc công Vũ Văn Mật cùng dòng họ Vũ và tướng quân Hoàng Văn Thùng đã có công lao to lớn lãnh đạo nhân dân kiên trì bám trụ, đắp thành, xây lũy chống lại thế lực nhà Mạc ở vùng đông Bắc. Trong “Kiến văn Tiểu Lục” của Lê Quý Đôn đã viết; “… ở vùng Ngọc Uyển (tức là Trung Đô, Bảo Nhai và vùng phụ cận bây giờ) Mật đã cho xây thành, đắp lũy chống nhau với Nhà mạc ngót 20 năm…” tiếp đó tướng quân Hoàng Vần Thùng kế tục sự nghiệp. Để tướng nhớ, nhân dân vùng đất này đã lập đền thờ. Hàng năm, vào ngày thìn tháng 7 âm lịch, nhân dân tổ chức lễ cúng đền.
Cách Đình làng khoảng 2km về hướng bắc là di chứng thành cổ là một dải lũy xếp bằng đá, chén đất cao gần 2m bao bọc lấy một quả đồi bên suối Nậm Thin. Cũng tại vùng đất này, năm 1989, một người dân trong làng khi cày nương đã đào được khẩu súng thần công làm bằng đồng, nặng trên 300kg, dài 8m đã được đem về bảo tàng văn hóa lịch sử Lào Cai trưng bày. Ngay trong khu rừng cấm sau Đình, có 1 tấm bia cao gần 2m được đục bằng đá trắng. Tương truyền đó là nơi tập trung binh lính tuyên thệ khi ra trận: “quyết tử với kẻ thù”. Ở bên trái cách đền khoảng 30, trong khu rừng cấm có một gò đất khá to, xung quanh được xếp đá tảng bảo vệ. Tương truyền đó là ngôi mộ đôi của hai vợ chồng tướng quân Hoàng Vần Thùng. Sau khi gia quốc công Vũ Văn Mật kéo quân về xuôi, Hoàng Vần Thùng được phong làm đại tướng quân, toàn quyền chỉ huy vùng Trung Đô. Đã nhiều lần “đánh giặc Tàu thì thắng, dẹp giặc Mán thì yên”.
Sau này trong một trận đánh giặc phương bắc, mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm song thế giặc quá mạnh, quân của ông bị thua. Quyết không để lọt vào tay giặc, ông và vợ đã quyên sinh ngay sau khu Đình. Những binh lính còn sống sót và dân làng đã dắp đất vào nơi ông bà mất, mối xông lên thành gò lớn. Ngày trước, gò chia đôi rõ rết, dần dần thành một. Hiện truyền thuyết về ông Thùng vẫn được nhân dân nơi đây lưu giữ, truyền tụng. Bên cạnh đó Trung Đô còn các danh lam, di tích như cây gạo Nàng Niến, hòn đá thề, rùa đá, ao chúa bầu, “thác khăm’… với các tục truyền gắn với lịch sử vùng đất Trung Đô.
Nguồn: Sưu tầm (còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét