Người
ta nói Hà Bắc (hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang bây giờ) là đất thần đất
thánh. Có nhiều chùa cổ nằm trên miền đất này: chùa Dâu, chùa Bút Tháp,
chùa Phật Tích,... Chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất ở cố đô Luy Lâu (thế kỷ
thứ 2 sau Công nguyên), và là trung tâm Phật Giáo lớn nhất ở Việt Nam.
Chùa nằm phía nam cổ thành Luy Lâu,
trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên Đức cũ (nay thuộc thôn Khương
Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo sử sách, xa
xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm và cấy
lúa nước. Có lẽ vì vậy mà dân gian xưa gọi là vùng dâu hoặc Kẻ Dâu.
Với ý nghĩa là một trung tâm Phật
giáo từ đầu Công nguyên, ở đây đã đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được
15 bộ kinh, làm được hàng chục bảo tháp. Nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã
đến đây trụ trì như: Mâu Bát, Tì Ni Da Lưu Chi, Khang Tăng Hội, Pháp
Hiền,...
Chùa Dâu ngày nay là kiến trúc tu sửa
của thời Hậu Lê (thể kỷ 17-18). Chùa chính được bố cục theo kiểu "nội
công ngoại quốc", nằm trong khuôn viên hình chữ nhật 30x70 mét) bao gồm
tiền đường, tháp Hòa Phong, tả trường lang, hữu trường lang, đại bái
đường, Phật điện, cung cấm, hậu đường, Thạch Quang am. Dân gian có câu:
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng tư, ngày tám nhớ về hội Dâu
Năm 12 tuổi, Man Nương được bố mẹ đưa
vào chùa Linh Quang (thuộc huyện Tiên Sơn ngày nay) để tu. Một hôm Man
Nương đang nằm ngủ, nhà sư Khâu Đà La vô tình bước ngang qua người. Bà
Man Nương có mang, sau 14 tháng thì sinh ra một cô con gái. Trước khi về
Tây Trúc (Ấn Độ), ông Khâu Đà La đã trao cho Man Nương một cây gậy tầm
xích dặn là khi nào hạn hán mang ra cắm xuống đất sẽ cứu được mọi sinh
linh. Còn em bé gái, nhà sư niệm chú rồi gửi vào một hốc cây dâu bên bờ
sông Thiên Đức.
Sau khi sư về Tây Trúc, hạn hán kéo
dài ba năm. Man Nương liền dùng gậy tầm xích cắm xuống đất. Nước phun
lên tràn ngập. Rồi tiếp đó là một trận mưa to khủng khiếp. Cây dâu bị đổ
trôi về thành Luy Lâu. Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân kéo lên mà không
được. Bà Man Nương ra sông giặt yếm, nhìn thấy cây dâu chợt nhớ đến con
liền gọi: "Có phải con của mẹ thì vào đâỵ" Cây dâu từ từ trôi vào. Bà
Man nương dùng dãi yếm kéo cây lên bờ, cho xẻ tạc thành bốn tượng Phật
gọi là tứ pháp, đặt phật hiệu là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Khi tạc đến khúc giữa, những người
thợ gặp phải hòn đá. Họ ném hòn đá xuống sông. Ban đêm, lòng sông sáng
rực lên. Thì ra đó là người con gái của Khâu Đà La gửi vào cây dâu đã
hóa đá. Bà Man Nương đi thuyền ra sông thì hòn đá nhảy vào thuyền. Bà
đưa lên thờ, gọi là đức Thạch Quang (đá toả sáng). Man Nương sau được
tôn là Phật mẫu, tu ở chù Tổ (Mãn xá), còn tứ pháp được thờ ở bốn chùa
khác nhau trong cùng một khu vực.
Các đời vua của các triều đại xa xưa
đã từng về chùa Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên (Hà Nội) để
cầu đảo (tức cầu mưa cầu gió). Vua Lý Thánh Tông cũng đã về chùa cầu
tự, khi đi thuyền trên sông đã gặp nguyên phi Ỷ Lan. Chùa Dâu được coi
là một ngôi chùa rất thiêng nên được gọi là chùa Diên Ứng (diên là câu,
ứng là hiệu, tức cầu gì được nấy). Du khách đến thăm chùa Dâu thường cầu
khẩn một sự bình yên trong tâm hồn như cái tên bình dị, mộc mạc của
ngôi chùa cổ trên đất Bắc Ninh...
MỘT SỐ ẢNH VỀ NGÔI CHÙA DÂU Ở THUẬN THÀNH, BẮC NINH
CÁC GIAI THOẠI VỀ CHÙA DÂU:
Nhân vật Mạc Đĩnh Chi “Lưỡng quốc Trạng nguyên” có truyền thuyết xây chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp chuộc tội cho mẹ dưới âm phủ. Hai nhân vật bà Trắng bà Đỏ vốn gốc gác người vùng Dâu thì cũng có truyền thuyết riêng. Sau đây là một số truyền thuyết liên quan đến hai nhân vật này.
1. Truyền thuyết Ghênh đẻ Khe nuôi.
Chúa Chiêu tổ Khang vương Trịnh Căn ở ngôi từ 1682 đến 1709 lập con trưởng Lương Mục vương Trịnh Vịnh làm Thế tử. Không may Thế tử mất sớm, chúa lập cháu trưởng Tấn Quang vương Trịnh Bính kế ngôi thái tử. Một lần Thế tử dẫn quân đi Hải Đông, lúc về qua làng Ghênh thấy người con gái vừa cắt cỏ vừa hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang/Hai hàng cây cỏ lai hàng tay ta”. Thấy người con gái trẻ đẹp, lao động nhanh nhẹn Thế tử đem lòng yêu mến liền kén vào cung làm phi. Ít lâu sau phi tử ấy sinh con trai, đó là chúa Trịnh Cương sau này.
Chúa Chiêu tổ Khang vương Trịnh Căn ở ngôi từ 1682 đến 1709 lập con trưởng Lương Mục vương Trịnh Vịnh làm Thế tử. Không may Thế tử mất sớm, chúa lập cháu trưởng Tấn Quang vương Trịnh Bính kế ngôi thái tử. Một lần Thế tử dẫn quân đi Hải Đông, lúc về qua làng Ghênh thấy người con gái vừa cắt cỏ vừa hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang/Hai hàng cây cỏ lai hàng tay ta”. Thấy người con gái trẻ đẹp, lao động nhanh nhẹn Thế tử đem lòng yêu mến liền kén vào cung làm phi. Ít lâu sau phi tử ấy sinh con trai, đó là chúa Trịnh Cương sau này.
Không may bà phi Trương Thị Ngọc Chử bị mất sữa, Trịnh Cương khóc ngằn
ngặt suốt ngày đêm, ai bế dỗ cũng không được khiến phủ chúa cũng mất ăn
mất ngủ theo. Khi ấy bà phi có cô em con dì ruột là Nguyễn Thị Cảo lấy
chồng về làng Khe cũng vừa sinh con nên mời vào cung nuôi con cùng. Bà
Cảo thương chị thương cháu nhận lời. Ai dè bà Cảo vừa đón cháu lên tay
thì Trịnh Cương đã nín khóc đòi bú liền. Từ đó bà Cảo ở lại trong cung
nuôi con nuôi cháu.
Năm Trịnh Cương 17 tuổi thì người cha qua đời. Chúa Chiêu tổ Khang vương
lập chắt làm thế tử, được mở phủ Lý Quốc riêng. Mấy năm sau chúa Chiêu
tổ Khang vương qua đời, thế tử nối ngôi là chúa Hi tổ Nhân vương. Chúa
phong mẹ làm thái phi, tục gọi là “bà chúa Ghênh”. Bà Cảo được phong là
phu nhân, tục gọi là “bà vú Khe”. Vì thế dân gian lưu truyền câu phương
ngôn “Ghênh đẻ Khe nuôi” là từ tích này.
Giai đoạn chúa Trịnh Cương nắm quyền (1709 - 1729) được coi là thịnh trị nhất của thời Hậu Lê.
Giai đoạn chúa Trịnh Cương nắm quyền (1709 - 1729) được coi là thịnh trị nhất của thời Hậu Lê.
2. Truyền thuyết Đường vào phủ chúa
Thời Lê có gia đình phú hộ làng Tướng (nay là Thanh Tương - Thuận Thành) đón thầy địa lí về tìm đất quý đặt mộ mong con cháu vinh hiển. Thầy tìm được đất liền bẻ cành cây đánh dấu, dặn ba ngày sau cành lá vẫn tươi thì táng mộ vào sẽ phát đến công khanh. Không ngờ có người thợ cày ngồi nghỉ giải lao ở bụi cây gần đó nghe được. Chờ mọi người đi khỏi người thợ cày nhổ cành cây cắm ra chỗ khác. Ba ngày sau người phú hộ ra xem cành cây thấy khô héo thì không để ý huyệt đất đó nữa. Người thợ cày bí mật táng hài cốt bố vào nơi thầy địa lí cắm cành cây. Từ đó gia đình này làm ăn khấm khá dần.
Thời Lê có gia đình phú hộ làng Tướng (nay là Thanh Tương - Thuận Thành) đón thầy địa lí về tìm đất quý đặt mộ mong con cháu vinh hiển. Thầy tìm được đất liền bẻ cành cây đánh dấu, dặn ba ngày sau cành lá vẫn tươi thì táng mộ vào sẽ phát đến công khanh. Không ngờ có người thợ cày ngồi nghỉ giải lao ở bụi cây gần đó nghe được. Chờ mọi người đi khỏi người thợ cày nhổ cành cây cắm ra chỗ khác. Ba ngày sau người phú hộ ra xem cành cây thấy khô héo thì không để ý huyệt đất đó nữa. Người thợ cày bí mật táng hài cốt bố vào nơi thầy địa lí cắm cành cây. Từ đó gia đình này làm ăn khấm khá dần.
Đặc biệt, nhà này sinh được một gái tên Nguyễn Thị Cảo xinh đẹp, hát hay
và đã lấy được chồng là cấm quân bảo vệ phủ chúa, tên Nguyễn Gia Đa ở
làng Khe. Ít lâu sau bà sinh con trai, tên Nguyễn Gia Châu, cùng thời
điểm người chị con nhà già là Thái tử phi Trương Thị Ngọc Chử sinh Thế
tử Trịnh Cương nhưng bị mất sữa nên đã được mời vào phủ chúa nuôi cùng.
Khi Thế tử lên ngôi chúa đã phong vú nuôi là phu nhân, phong Nguyễn Gia
Đa là Bỉnh quận công. Đặc biệt người em Nguyễn Gia Châu trở thành tướng
tài thân tín, được phong Siêu quận công, nhiều năm trấn thủ đất phên
giậu Nghệ An bình yên, tước lộc như chúa lưu đồn, lúc mất được phong Ý
Túc đại vương cho dân thờ. Con cháu Siêu quận công nhiều người được
phong quận công và hầu tước, trong đó có cháu nội Ôn Như hầu Nguyễn Gia
Thiều là danh nhân văn hoá. Đúng là huyệt đất quý phát đến công khanh.
Chuyện bà Ngọc Chử vào cung cũng liên quan đến việc đặt mộ. Bấy giờ họ Trương nhà nghèo, bán nước ven đường kiếm sống. Một hôm có vị đạo sĩ vào quán được họ Trương chào mời rất cung kính. Đạo sĩ cảm ơn lòng tốt bằng cách chỉ cho huyệt đất quý. Xong việc đạo sĩ chỉ bảo họ Lã ở đầu ngõ Hàng Nghiên. Họ Trương tìm đến tạ lễ nhưng không có ai họ Lã, chỉ có miếu thờ Thuần Dương tổ sư, tên hiệu của Lã Đồng Tân, mới biết nhà được tiên ông ban phúc. Sau đó họ Trương sinh ra Ngọc Chử rồi duyên may gặp được Tấn Quang vương mê người mê nết và giọng hát hay được kén làm phi.
Chuyện bà Ngọc Chử vào cung cũng liên quan đến việc đặt mộ. Bấy giờ họ Trương nhà nghèo, bán nước ven đường kiếm sống. Một hôm có vị đạo sĩ vào quán được họ Trương chào mời rất cung kính. Đạo sĩ cảm ơn lòng tốt bằng cách chỉ cho huyệt đất quý. Xong việc đạo sĩ chỉ bảo họ Lã ở đầu ngõ Hàng Nghiên. Họ Trương tìm đến tạ lễ nhưng không có ai họ Lã, chỉ có miếu thờ Thuần Dương tổ sư, tên hiệu của Lã Đồng Tân, mới biết nhà được tiên ông ban phúc. Sau đó họ Trương sinh ra Ngọc Chử rồi duyên may gặp được Tấn Quang vương mê người mê nết và giọng hát hay được kén làm phi.
3. Truyền thuyết bà Đỏ bà Trắng chùa Dâu
Hai chị em Trương thái phi và Nguyễn phu nhân khi được vinh hiển liền nghĩ đến quê hương. Gốc phát tích từ vùng Dâu, nơi có ngôi chùa thờ Tứ Pháp linh thiêng nhất nước. Thế là hai bà mua ruộng vùng Nghĩa Trụ cúng chùa hàng trăm mẫu. Hai bà được dân bầu Hậu chùa, có tượng thờ. Tượng Trương thái phi sơn màu trắng điệp gợi da thịt nõn nà quý phái. Cổ tay chạm vòng cườm dấu hiệu hoàng tộc. Tượng Nguyễn phu nhân vẻ phúc hậu, sơn màu nâu đỏ, một quan niệm dân gian biểu hiện tốt sữa. Dân gian quen gọi là bà Trắng bà Đỏ. Trong hội Dâu tượng hai bà được rước ngay sau tượng Pháp Vân, bà cả của Tứ Pháp. Có câu ca:
Tượng cụ Hậu rước sau Tứ Pháp
Dân kéo theo để đáp ơn người.
Hai chị em Trương thái phi và Nguyễn phu nhân khi được vinh hiển liền nghĩ đến quê hương. Gốc phát tích từ vùng Dâu, nơi có ngôi chùa thờ Tứ Pháp linh thiêng nhất nước. Thế là hai bà mua ruộng vùng Nghĩa Trụ cúng chùa hàng trăm mẫu. Hai bà được dân bầu Hậu chùa, có tượng thờ. Tượng Trương thái phi sơn màu trắng điệp gợi da thịt nõn nà quý phái. Cổ tay chạm vòng cườm dấu hiệu hoàng tộc. Tượng Nguyễn phu nhân vẻ phúc hậu, sơn màu nâu đỏ, một quan niệm dân gian biểu hiện tốt sữa. Dân gian quen gọi là bà Trắng bà Đỏ. Trong hội Dâu tượng hai bà được rước ngay sau tượng Pháp Vân, bà cả của Tứ Pháp. Có câu ca:
Tượng cụ Hậu rước sau Tứ Pháp
Dân kéo theo để đáp ơn người.
Sưu tầm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét