Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tháng Tư ác liệt - Olivier Todd

TỰA

Là một trong những phóng viên phương Tây, Olivier Todd trong cuốn Tháng Tư ác liệt đã kể lại 3 tháng cuối cùng của khoảnh khắc lịch sử, làm sống lại những con người và những sự kiện trong bối cảnh chính trị quốc gia và quốc tế.
Trong cuốn sách ta có thể thấy tất cả mọi diễn biến ở Phước Long, Kontum, Pleiku, Huế, Đà Nẵng…c ho đến tận trung tâm Sài Gòn, cũng như ở Washington, Moskva, Paris. Ta cũng có thể gặp ở đây nhữngnhà lãnh đạo và tướng lĩnh về phía VNDCCH như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Văn Tiến Dũng… và về phía ngụy sài Gòn như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, Tổng thống Ford hay Kissinger … cho đến khi tấn thảm kịch tan vỡ.
Tháng Tư ác liệt là câu chuyện kể đầy đủ nhất, chính xác nhất về những ngày lịch sử ấy, để rồi khi Sài Gòn sụp đổ, người Mỹ phải ra đi, nhường tương lai mới cho nhân dân Việt Nam.

Sự sụp đổ của Sài Gòn, không phải là điển hình, nó chỉ còn là sự cảm hóa.
OLIVIER TODD

--

Xưa nay tháng 4 vẫn là tháng ác liệt. Những cây đinh hương, hoa màu tím lẫn lộn với mảnh đất cày. Kỷ niệm và ham muốn cùng thức dậy với những rễ cây đã gần chết dưới cơn mưa rào của mùa xuân

T.S Eliat.



1- HÀ NỘI – SÀI GÒN : 1789 CÂY SỐ

Vào 6 giờ sáng ngày 1-1-1975, năm Dần, tháng Sửu, giờ Mão theo lịch trăng của người Việt Nam, 19 quả rốc-két do Liên Xô sản xuất đã nổ tung trong thành phố Biên Hòa, cách Sài Gòn về Phía đông – bắc độ 20 cây số.
Theo lý thuyết, kể từ ngày 29-1-1973, thỏa ước ở Pris về “chấm dứt chiến tranh, tái kiến thiết hòa bình ở Việt nam”, việc ngừng tiếng súng đã được thực hiện. Đây là cuộc tạm đình chiến đầy chết chóc của thế kỷ : Năm 1974, ở miền Nam VN có 4.000 binh lính VNCH và 7000 người dân thường đã chết trong các cuộc hành binh. Còn về phần Bắc Việt, người ta tính có tớ 57.000 người chết.
Ngày ấy trong năm, ơ đại sứ quán Mỹ, một khối bê tông bên cạnh đại sứ quán Pháp, không có một cú điện thoại quan trọng nào từ Nhà Trắng gọi sang. Tổng thống Gérald Ford cùng phu nhân đang vùng vẫy trên tuyết quanh khu nhà nghỉ xây bằng gỗ ở giữa những ngọn núi đá lởm chởm. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, Henry Kissinger vừa chấm dứt vụ nghỉ hè với ánh nắng mặt trời ở Porto Rico. Ở Sài Gòn, những người làm công việc ngoại giao và những viên chức của CIA còn đang cân nhắc. Có người cho rằng năm nay sẽ yên ổn. Người khác thì lại thấy lo lắng.
Những nhà phân tích tình hình còn đang phân vân với nhiều ý kiến, nhất là ý kiến về thời gian. Từ hàng thế kỷ nay, những trận chiến đấu quyết định ở VN thường diễn ra trước mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5. Lúc này, mặt đất ở các ruộng đầy ắp nước. Ở khắp nơi, các xe tải, trọng pháo, xe tăng… đều lún sâu trong bùn. Trần mây màu xám chì, thấp, ngăn cản các máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu không thể cất cánh được. Từ 30 năm chiến tranh, cả 2 phe đều phải ngừng hoạt động trước mùa mưa.
Patric Hays, cao 1m96, tóc cắt ngắn, mắt xanh nhạt, học sinh tốt nghiệp trường võ bị Saint Cyre, là thiếu úy ở Algérie, đang chỉ huy cuộc hành quân Michelin ở VN. Từ vài hôm nay Hays không có cuộc tiếp xúc qua ridio nào với đơn vị nhỏ nhất của đồn điền cao su rộng 3000 ha, với 1.400.000 gốc cao su và 500 công nhân ở tỉnh Phước Long, cách phía bắc Sài Gòn độ 100 cây số.
Hays cũng như những người Pháp trước đây vẫn gọi những người CS Việt Nam là “Việt Cộng”, và những người Việt Cộng đó đã nhổ được 2 đồn bốt trên đường 311 về phía Nam của đồn điền cao su và của thị xã Phước Bình.

Ở Sài Gòn, Hays ngồi trong phòng làm việc cạnh câu lạc bộ thể thao và đang ghi chép : “Có khả năng Việt Cộng sẽ tấn công vào tỉnh Phước Bình và đường băng cho máy bay hạng nặng… Cuộc chống đỡ sẽ rất phức tạp vì còn có mặt của 25.000 dân thường…”
Đây không phải là lần đầu tiên một bốt này bị thất thủ. Những người VN có tài giải quyết được chuyện đó. Một phần của tỉnh này, dựa vào Campuchia đã bị mất, ban đêm thuộc về Việt Cộng, nhưng ban ngày lại của chính quyền Sài Gòn. Các đội quân của Hà Nội, cũng như của Sài Gòn, gặm nhấm từng mảnh đất. Họ chiếm, rồi để mất và lại tái chiếm từng xóm làng, từng thửa ruộng. Tuy nhiên, đối với quân Mỹ không còn có mặt ở VN thì mức độ của những cuộc chiến như vậy là “chấp nhận được”.
Cũng như ở Sài Gòn, theo đúng nghĩa của nó là vẫn đang có hòa bình. Không có sự đột kích, cũng không có quả Rocket nào nổ tung. Trên các chuyến bay Air France, Thai International, Cathay Pacific Airway đã có từng đoàn khách du lịch đến Sài Gòn. Ở trong đại sứ quán của Hoa Kỳ, người ta lại đang bàn đến 1 vấn đề quan trọng : Nên xây dựng khách sạn Hyatt sang trọng và tương lai ở địa điểm nào?
Ở khách sạn Duc, có kê những bàn ăn bữa sáng nhỏ, trong số các khách mời, Graham Martin đại sứ quý tộc của Hoa Kỳ và các đồng nghiệp ngưới Nhật Bản, người Israel đang cùng dự tiệc. Người ta thấy còn có mặt Thomas Polgar chỉ huy CIA ở VN, một chi nhánh lớn nhất trên thế giới và Frank Snepp, 1 nhà phân tích trẻ của CIA. Người ta đang nói chuyện về kinh tế. Với việc tăng giá dầu như hiện nay thì miền Nam VN vẫn có thể đứng vũng.

Ở khách sạn Givral, có 3 phóng viên báo đang ngồi nhấm nháp vị cà phê ngon tuyệt. Những người này được các phóng viên Sài Gòn gọi là “Ba chàng ngự lâm pháo thủ” : Ông Vượng đẹp trai, ông Phạm Xuân Ẩn đáng kính và Cao Giao có bộ râu giống như Hồ Chí Minh. Giao là phóng viên được trả nhiều tiền nhuận bút theo dòng cột báo của News Week. Ẩn là viên chức hoạt động riêng cho tờ báo Times. Họ trao đổi với nhau. Giao nói – “Người anh em họ của một người bạn thân của tôi đang làm việc ở đồn điền cao su Michlin cho biết là Bắc Việt đã có xe tăng T.72 và T74”. Ẩn tỏ vẻ chưa tin.
Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH đang tiếp vị đại sứ kỳ cụu của Philippine trong Dinh Độc Lập, một kiến trúc trung bình nhưng là một tòa nhà đầy đủ tiện nghi hiện đại. Vi đại sứ Philippine nói dông dài :
- Hiện nay đã có cảm giác lạc quan. Một cuộc dàn xếp có thể chấp nhận được đã ló ra ở chân trời.
Ngày đầu năm dương lịch, dân tộc này không có tiệc tùng, mà chỉ ăn Tết âm lịch vào tháng Hai
Ở trong Nhà Trắng, cách Sài Gòn 22.000 cây số, Gérald Ford trở thành Tổng thống sau khi Richard Nixon xin từ chức, đã phải tiếp nhận nền kinh tế trong tình trạng suy thoái tồi tệ, sự lạm phát dâng cao, một ngân sách thiếu hụt và 5 triệu người thất nghiệp. Ford là nạn nhân của đạo luật Murphy : tất cả điều gì có thể dẫn đến cái xấu sẽ là xấu. Từ đầu năm nay, mục tiểu phẩm đăng thường xuyên trên các báo ở Washington chỉ nói đến những hoạt động bất hợp pháp của CIA. CIA không được phép hoạt động ở Hoa Kỳ, nhưng dù sao nó cũng đã dựng lên được 10.000 hồ sơ về các công dân Mỹ và vẫn thực hiện việc “nghe trộm bằng điện tử” những cuộc nói chuyện qua đường dây điện thoại. Tổng thống thường gặp riêng William Colby, ông chủ của CIA, một con người tế nhị, có khuôn mặt như một mục sư, là anh hùng thời chiến tranh thế giới thứ 2. Colby thường dành nhiều thời gian để giải thích những “tin tức ngoài lề” cho các nhân viên của mình bằng cách phân tích hoàn cảnh ở ở VN. Luận thuyết cuối cùng về công việc tình báo vào cuối tháng 12 đã được Tổng thống Ford đọc là nhập nhằng, nước đôi, thận trọng. Không có gì đáng lo ngại : “… mọi việc đều có cân nhắc, không có dấu hiệu quân Bắc Việt mở cuộc tấn công…”

Không ai chú ý đến tin tức của Wolfgang Lehmann, Bộ trưởng – cố vấn, nhân vật thứ 2 của đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Lehmann nhấn mạnh vào tháng 12 về sự có mặt của tướng Victor Kulikov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Xô Viết ở Hà Nội.
Lehmann không tin rằng nhân vật Xô Viết ấy đến thăm Thủ đô Bắc Việt không đơn thuần chỉ để “hát những bài thánh ca đêm Noel”.
Tin mật này được xếp lại. Đường dây liên lạc của ông Bộ trưởng – cố vấn bị bỏ xó.
Một nhân vật khác của đại sứ quán Hoa Kỳ, không hài lòng vế sự đánh giá về VN của Nhà Trắng. Theo Thomas Polgar, ông chủ CIA ở Sài Gòn cho biết “có nhiều dấu hiệu chỉ rõ sẽ có chiến dịch quân sự với quy mô to lớn…”. Polgar đã dựa vào tin tức vế sự tập trung của các đơn vị quân đội Bắc Việt, những hoạt động của từng đoàn xe suốt trên đường mòn Hồ Chí Minh và việc hỏi cung những người tù.
Kissinger, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ,. không tỏ ra điều gì lo lắng. Ông còn phải tập trung vào những công việc quan trọng hơn. Kissinger quan tâm đến tình hình ở Trung Đông và nền hòa bình không ổn định đã bao trùm khu vực này từ khi có cuộc chiến tranh ở Kippour. Ông không tin vào việc VN sẽ sụp đổ vào năm 1975, và thấy thuyết phục là cả Xô Viết và CS Trung Hoa đều không muốn VN gây lại cuộc chiến tranh ác liệt vào miền Nam VN. Theo biệt ngữ của những nhà biệt ngữ chính trị, thì cuộc xung đột phải “hạ thấp mức cường độ". Người Xô Viết đã muốn bớt căng thẳng về cuộc chiến tranh nhỏ bé khốn khổ của VN. Leonid Brejnev yếu sức khỏe nên từ chối việc viếng thăm Ai Cập. Còn người Trung Hoa lại không muốn có một nước VN thống nhất mạnh ở biên giới phía nam của họ.
Ở vùng ngoại ô Hà Nội, trên con đường thuộc địa số 1 cũ đã thấy dựng lên cột mốc cũ, sơn lại màu trắng đỏ mới, mà không 1 người Pháp nào lại có thể quên được những cột mốc ấy : “Sài Gòn. 1789 km”

Khí hậu ở Hà Nội khắc nghiệt hơn ở Sài Gòn. Ngày 1-1, trời rất rét. Kiều Xuân tiến, 22 tuổi đến rạp xem phim. Vào buổi 20 giờ có chiếu 1 bộ phim của Xô Viết. là con trai của một bác sỹ thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời (Gouvernment Révolutionaire Provisoire – G.R.P) được ra Hà Nội chỉ đạo qua đường dây vô tuyến về cuộc “cầm cự” của người CS ở miền Nam VN. Tiến ra Hà Nội từ 4 năm trước, khi mẹ vẫn còn ở lại miền nam. Tiến đã gặp cha ở Hà Nội, là người yêu thích điện ảnh, đã theo học ở trường điện ảnh và đạt kết quả tốt. Tiến sẽ sang Đông Berlin hay Moskva để thực tập nghề đạo diễn điện ảnh. Anh mơ ước sẽ trở thành một Eisenstein của Việt Nam

Ở gần cuối lông mày trái, dưới vầng trán rộng, Trần Văn Ba có một vết nám màu đỏ trông rất rõ. Bạn bè đùa gọi là “Ba mào gà trống”. Từ năm 1973, Ba là chủ tịch Hiệp hội trung ương sinh viên Việt nam ở Paris. Rất chống cộng và cũng rất công kích chính quyền Sài Gòn, Ba tỏ ra không tin tưởng gì về các tướng lĩnh Sài Gòn, cũng như những người Hà Nội. Khi Ba 21 tuổi, người cha của Ba tên là Trần Văn vân bị ám sát, và người ta cũng không rõ lực lượng nào đã giết cha của Ba : CS hay các tướng lĩnh Sài Gòn? Người ta đã làm cho Ba nản lòng không muốn gia nhập quân đội của Cộng hòa miền Nam. Theo nguyên tắc thì mọi thanh niên đến tuổi trưởng thành thì đều phải gọi nhập ngũ. Những người không đủ tư cách, những sinh viên ở nước ngoài được hoãn tòng quân, đã không bị nhà nước giám sát. Năm 1967, Ba sang Pháp để gặp người anh. Sống trong một gian phòng đầy đủ tiện nghi, Ba đã tốt nghiệp loại C thứ nhất trường Cao đẳng Carnot và đã trải qua sự kiện tháng 5-1968 ở Paris, với vẻ ngạc nhiên thích thú.
Ở Sorbonne và nhiều nơi khác đều có chân dung của Mao Trạch Đông, của Che Ghevara và của Hồ Chí Minh. Còn người anh của ba là sinh viên đại học thống kê quốc gia, chứng kiến những biểu lộ đó, đã nghe Ba nói :
- Nếu ở Sài Gòn chúng ta cũng có thể làm như thế thì sao? Nghĩa la cũng có treo chân dung chúng ta?
Trong căn hộ ở Bourg-la-rine. Ba đã chuyển phòng ngủ của mình để làm nơi cho các bạn bè tạm trú. Trong phòng ngủ ngổn ngang những củ khoai tây và bánh đa có rắc hạt vừng, họ ngồi nhấm nháp các món quà ấy và bàn luận những sự kiện sảy ra hàng ngày ở Việt Nam. Các sinh viên bạn của Ba còn bàn tán về các cuộc thất trận rồi tái chiếm của uq6an đội Sài Gòn bên những cốc bia ở quán giải khát trong công viên Moutsouris. Cũng có lúc Ba cùng người anh, bên bàn Billard ở quán cà phê Le Lion tại Defert – Rochereau, bàn về thời cuộc.

Tháng 1- 1975, Ba cùng các bạn sinh viên chuẩn bị mua sắm thức ăn để đón đêm giao thừa năm mới. Nhưng những người dân Paris, người Pháp, người châu Âu theo quan điểm chính trị của họ, đã không quan tâm gì đến tình hình của Việt Nam
Phước Bình là thị trấn nhỏ đẹp của tỉnh Phước Long nằm sát biên giới Campuchia, ở khuỷu con sông, thuộc vùng cao nguyên. Với những quả đồi, 3 mặt dốc dựng đứng nhìn xuống dòng sông, trông cảnh vật Phước Bình thật nên thơ. Ở đây không có đất làm ruộng. Người dân miền núi sống bằng nghề rừng, trồng sắn và cao su.
Phước Bình ở về phía bắc Sài Gòn, cách 115 cây số. Đối với người Sài Gòn, đây thực sự được coi như “miền tây xa xôi” (giống như ở nước Mỹ). Phố xá nằm 2 bên con đường lớn đồng thời còn dùng làm đường băng cho máy bay hạ cánh. Ở đầu đường băng là nơi trung tâm của chính quyền tỉnh, có một tháp chuông nhỏ xây vượt lên cao. Hai bên đường là các trại quân gồm 3000 lính thường trực của miền Nam VN, và có độ 1000 các vệ binh trú trong những căn nhà gỗ, hay lợp ra tuyềnh toàng.
Con đường dẫn đến trung tâm tỉnh lỵ đã bị chặn lại. Quân đội Bắc Việt chiếm 4 vị trí xung quanh để áp dụng chiến thuật gọng kìm. Việc tiếp tế cho thị xã phải dùng máy bay trực thăng và máy bay cánh quạt. Hàng tháng quân đội miến nam VN chỉ được tiếp tế 500 tấn gồm : gạo, muối, xăng dầu và vũ khí đạn dược.

Bộ chỉ huy của tỉnh cũng như của Sài Gòn đã bị bất ngờ khi vào lúc 7 giờ sáng ngày 1-1, quân đội Bắc Việt đã dùng độ 40 chiến xa T.54 của Liên Xô, mở cuộc tấn công mạnh vào thị xã. Dù bị thiết hại nặng nề nhưng quân đội miền Nam đã chặn được cuộc tấn công ấy.
Tuy nhiên, bộ binh quân đội Bắc Việt đã bao vây chặt thị xã, rồi mở cuộc tấn công xung phong chiếm lấy ngọn núi Ba Ra. Mặc dù bị máy bay của quân đội miền Nam bắn cản đường dữ dội, nhưng quân đội Bắc Việt vẫn tiến chiếm được ngọn núi này và đặt các khẩu trọng pháo 130 ly. Các boong-ke, các hào chiến đấu, và nơi ở của quân đội miền Nam bị đại bác rót xuống liên hồi và sụp đổ. Quân đội Bắc Việt tràn vào chiếm tỉnh lỵ
Ngày hôm sau cuộc tấn công ấy, tổng thống Thiệu ở Sài Gòn đã họp với các tướng lĩnh bàn cách xem có nên tái chiếm Phước Bình hay không?.

Phước Bình thuộc Vùng III chiến thuật, có Bộ chỉ huy đóng ở Biên Hòa, một căn cứ không quân lớn nhất ở đông bắc Sài Gòn, do tướng Dư Quốc Đống chỉ huy. Tướng Đống quyết định phải chiếm lại được Phước Bình và xin Sài Gòn viện trợ quân sự. Đống muốn dùng trực thăng cho quân nhảy dù đổ bộ xuống phía bắc tỉnh lỵ, và tiếp tế cho đám tàn quân còn đang phòng thủ ở một vài vị trí. Thiệu từ chối không cấp viện trợ quân sự. Dư Quốc Đống bực mình liền xin từ chức, nhưng Thiêu không chấp nhận cho Đống từ chức. Thiệu ra lệnh cho Đống, chỉ huy vùng III chiến thuật, lấy 200 quân biệt động tình nguyện của đội biệt động số 81, đang đóng ở Biên Hòa để nhảy dù xuống tái chiếm Phước Bình

Ngày 4-1, trời mưa tầm tã, trần mây thấp như sà xuống tỉnh lỵ và ở chân trời chỉ thấy màu xám chì nặng nề. Hai đợt máy bay trực thăng trở quân biệt động, định liều hạ cánh, nhưng bị thất bại.
Đến 8 giờ ngày 5-1, 120 quân biệt động được máy bay đổ bộ xuống phía đông tỉnh lỵ. Họ cố chiến đấu để gặp được đội quân còn đang phòng thủ, tổ chức chiếm lại các vị trí đã mất. Các súng chống tăng của họ phát huy được tác dụng, và chặn đứng cuộc tấn công của các xe tăng quân đội Bắc Việt. Nhưng đổi lại quân biệt động cũng tổn thất nặng. Vào lúc 21 giờ cùng ngày, Sài gòn đã được tin có tới nửa số quân biệt động đã bị loại khỏi vòng chiến. Hoàn cảnh của quân biệt động hoàn toàn bi đát, nhưng họ vẫn cố gắng trụ lại trong một phạm vi hẹp xung quanh cơ quan đầu não của tỉnh. Suốt ngày hôm 6-1, quân biệt động đã phải chiến đấu ác liệt suốt cả ngày. Đêm hôm ấy, một nhúm quân biệt động sống sót đã phân tán thành từng tốp nhỏ, lợi dụng đêm tối, trốn ra khỏi tỉnh lỵ và chạy vào rừng.
Ngay cả khi ý nghĩa chiến lược của tỉnh này là không quan trọng lắm, nhưng Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũng có bản tổng kết đã mất 5.400 sỹ quan và binh lính, bằng nửa số quân của một sư đoàn.
Đây là một đòn chính trị khi quân đội Bắc Việt đã chiếm gọn cả tỉnh cùng tỉnh lỵ Phước Bìnhvà cũng là lần đầu tiên quân đội miền nam VN không thể tái chiếm lại được.

Tổng thống Thiệu, nhân cuộc thất thủ Phước Bình đã tuyên bố quốc gia cộng hòa miền nam để tang 3 ngày, đóng cửa các hộp đêm, các nhà hát, các rạp chiếu bóng. Thiệu còn cấm cả những trận bóng đá và các cuộc đua ngựa trong 3 ngày quốc tang ấy. Trong khắp thành phố chăng đầy biểu ngữ : “Quân đội chúng ta thề sẽ trả món nợ máu này”.
Có một số nhà buôn, viên chức, và nông dân cùng với 2 nữ tu sỹ người tân tây Lan (New Zeland) đã đưa được 400 trẻ mồ côi về Sài Gòn.
Ở Dinh Độc Lập, Thiệu đã cho triệu tập cuộc họp hội đồng đặc biệt với sự có mặt của phó tổng thống, thủ tướng, 2 phó thủ tướng, chủ tịch của Thượng và Hạ nghị viện, Hội đồng quốc gia, và Ban An ninh của Thiệu.
Khuôn mặt tròn, mái tóc chải mượt như bôi gôm, trán gồ không có nếp nhăn, Thiệu tỏ ra mỏi mệt và vẫn giữ được sự điềm tĩnh. Thiệu có niềm tin tuyệt đối là trong bất kỳ trường hợp nào, Wasington cũng không bỏ rơi ông ta. Thiệu biết rằng những người Mỹ có trách nhiệm đã bỏ rơi Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963. Nhưng Thiệu không hiểu được cách điều hành của chính phủ Mỹ ở Washington. Mặc dầu có mặt tồn tại của 2 viện lập pháp, nhưng Thiệu vẫn có thể theo ý thích riêng, rút ra hàng triệu đồng.
Thiệu đã không tưởng rằng, chính Tổng thống Mỹ cũng đã vượt qua mặt Quốc hội và 2 Thượng, Hạ nghị viện ở Washington, rút ra hàng tri65u đô la để chi viện cho Thiệu. Nhất là trong trường hợp khó khăn như thế này. Việc mất tỉnh Phước Bình là một đòn đau đớn, nên Thiệu tin tưởng rằng Tổng thống Ford sẽ không bỏ rơi ông ta.

Sinh năm 1924, vào giờ, ngày, tháng và năm Tý (chuột), đó là điềm xấu, nhưng Thiệu cũng đã sống tới 52 tuổi. Sống trong một đất nước luôn có những cuộc đảo chính mà Thiệu đã nắm được quyền lực trong tay 8 năm liền. Sự ổn định ấy chứng tỏ tài năng của Thiệu hay do bàn tay sắp xếp khéo léo của người Mỹ?
Thiệu là con út trong số 7 người con của một gia đình trung lưu ở miền Nam VN. Ngay từ khi còn trẻ đã vạch ra con đường tiến thân, rồi leo lên tới vị trí tối cao của quân sự sau khi Tổng thống Diệm bị ám sát. Người tiền nhiệm của Martin ở Sài Gòn, ông Ellworth Bunker, đại sứ Mỹ, đã chọn Thiệu làm ứng cử viên vào phủ tổng thống, thay cho viên phi công bất kham Nguyễn Cao Kỳ.
Thiệu tỏ ra chín chắn và mềm dẻo, can đảm trong chiến đấu, là sỹ quan tham mưu có nhiều tham vọng, tránh mọi tai tiếng để chờ thời cơ. Khi được làm thủ tướng, Thiệu đã chọn tướng Khiêm vào liên danh ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 10-1975 sắp tới. Nhưng Thiệu vẫn tự hỏi : Liệu tướng Khiêm có chống lại ông ta không?

Thiệu liền đề cử tướng Cao Văn Viên làm Chủ tịch Hội đồng các tướng lĩnh của ban tham mưu khối liên binh chủng, bởi vì Viên không tỏ ra có tham vọng về chính trị nào. Thiệu luôn luôn lo sợ về các cuộc đảo chính.
Trước 2 ngả đường hiện nay, nếu Thiệu nêu quá đáng về cuộc tấn công của Bắc Việt vào Phước Long thì sợ các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại, nhất là đối với các nhà đầu tư Mỹ và Nhật sẽ ngừng việc đầu tư kinh doanh ở miền Nam VN.
Nhưng nếu Thiệu không nói đến việc Phước Long bị thất thủ thì dư luận công chúng và Quốc hội ở Washington sẽ không nhìn thấy có điều gì nguy hiểm đang đe doạ tới sự tồn tại của miền Nam VN. Thiệu nói với Hội đồng đặc biệt : “Vùng đấtt ấy (tỉnh Phước Long) được CS chọn ưu tiên, là điều khó khăn cơ bản cho quân đội chúng ta khi muốn chiếm lại”.

Tướng Quang to béo, bệ vệ rất ít khi phát biểu trong các cuộc họp. To lớn như ông tượng Phật, đôi mắt sắc sảo, vừa là cố vấn, vừa là người có tín nhiệm, và cũng là người quan sát chung toàn cuộc chính trị, tướng Quang đã tỏ ra rất trung thành và là người phục vụ thông minh cho ông chủ Thiệu.
Sống tự do theo sở thích trong Dinh Độc lập, Quang đi đến chỗ nào trong Dinh Độc Lập cũng được những người lính gác, mặc quân phục có đeo ngù vàng, đi găng tay trắng, đứng nghiêm chào.
Quang sử dụng các đồ gỗ, bàn ghế, tủ búp-phê sơn mài, các bình pha lê, các bình phong của Trung Quốc khảm, chạm cầu kỳ, các bàn làm việc hiện đại, ghế phô-tơi bọc da, pha lẫn l65n kiểu hiện đại với kiểu cổ mộ cách thiếu thẩm Mỹ.
Quang tuyên bố ngay :
“Tỉnh Phước Long và tỉnh lỵ Phước Bình là không thể bảo vệ được và số phận của 2 thành phố An Lộc và Kon Tum rồi cũng như thế”.
An Lộc ở phía tây và Kon Tum ở phía đông bắc đều là 2 thành phố quan trọng.

Sau đó Quang còn nói thêm một câu tàn ác :
“Cả 2 thành phố này sẽ rơi vào tay CS nếu họ muốn
Không ai trong cuộc họp nói câu gì. Thiệu làm như không nghe đến câu nói của tướng Quang hoặc không coi ý kiến đó là quan trọng, nên nói tiếp :
- “Chúng ta có thể gây ảnh hưởng cho dư luận và kêu gọi những người đã ký kết trong hiệp định ở Paris, để làm áp lực với Quốc hội Mỹ. Trước hết chúng ta phải mời những nghị sỹ và những người đại diện Mỹ được chọn lựa cẩn thận để sang thăm miền Nam VN”.
Sau đó Hội đồng đề cập đến vấn đề kinh tế. Ông thủ tướng nói cần phải tranh thủ thời gian. Năm 1976 miền nam VN sẽ xuất khẩu dầu..
Thiệu lắng nghe, tỏ vẻ khó chịu, so sánh hoàn cảnh đất nước như một người đang chơi bài poker cầu may. Việc xuất khẩu dầu sẽ được tăng mạnh, nhưng việc đối mặt với Hà Nội thì không thể làm theo như thế được.

Ông thủ tướng lại nhấn mạnh thêm :
- Nếu năm 1977, chúng ta xuất khẩu được nhiều dầu hơn thì hoàn cảnh của chúng ta cũng sẽ tốt hơn.
Lao theo câu chuyện của nhà kinh tế này, Hội đồng đã quên mất câu chuyện Phước Long thất thủ.
Ngay tối hôm ấy, Hội đồng này đã lập ra 2 bản báo cáo chi tiết gửi sang đại sứ quán Mỹ
Một bản báo cáo do tham tán đặc biệt về an ninh của Thiệu soạn thảo. Tướng Quang đã báo cáo cho Thiệu biết mọi tình hình sảy ra trong Đinh Tổng thống. Thiệu đã hiểu và động viên Quang nên dựa vào các nhân viên của CIA. Nhờ có CIA tác động tới và người Mỹ trong sứ quán để cho họ làm chủ cuộc diễn biến này.

Còn bản báo cáo thứ hai thì sao? CIA đã cài đặt các máy nghe trộm trong Dinh Tổng thống nên đã biết được trong số những người thân cận của Thiệu, có một nhân viên tình báo của Hà Nội
Ngày 17-1, tướng Viên nhận được báo cáo của tướng Trần Văn Trung, Chủ nhiệm Cục Chiến tranh tâm lý. Bản báo cáo này được chuyển đến Tổng Thống và Thủ tướng, sau đó vào ngày hôm sau đã đến đại sứ Mỹ.
Bản báo cáo nghiên cứu kế hoạch của CS trong năm 1975 :
“Rõ ràng chiến dịch này sẽ kết thúc vào tháng 6, nhằm chiếm giữ một số quân, huyện và các tỉnh”. Những người CS, “trong tháng tới sẽ tìm cách làm yếu nền kinh tế”… Họ sẽ phải thận trọng, bởi vì “họ muốn giữ được hạ tầng cơ sở để khai thác tiềm năng khi họ đã nắm được quyền hành ở những nơi này”. Họ sẽ tạo ra một hoàn cảnh buộc chính quyền Sài Gòn phải “tiếp nhận 1 triệu người di tản”, sẽ dự vào những cuộc vận động chống Thiệu, để Thiệu không được ứng cử vào cuộc bầu Tổng thống tháng 10. Theo bản báo cáo của cơ quan chiến tranh tâm lý thì các tổ chức thanh niên CS, phụ nữ và trí thức của Bắc Việt sẽ làm việc với phong trào của những người Mỹ đòi hòa bình để buộc Ford không viện trợ quân sự giúp Sài Gòn..

Những người xung quanh Thiệu cho rằng, kẻ thù của miền Nam VN còn phải hoạt động hai, thậm chí là ba năm nữa mới đạt được ý định của họ là chiếm lấy toàn miền Nam VN, thống nhất đất nước. Chính quyền miền Nam VN bắt đầu cảm thấy bị đơn độc, nhưng vẫn còn tự tin vào sự vững chắc của mình. Cần phải tìm mọi cách tăng cường hoàn cảnh kinh tế. Việc buôn lậu ngoại hối, chợ đen, buôn lậu các mặt hàng cần phải chấm dứt. Chợ của bọn trộm cắp, một loại như chợ Trời là nơi người ta bán đi, bán lại đủ mọi thứ, từ chiếc đài bán dẫn, chiếc máy đánh chữ, bộ quân phục và áo lót bằng ka ki, máy khoan điện sản xuất ở Formose đưa sang. Xuang quanh chợ, người ta bày bán các thứ thuốc nam bằng lá hay thuốc ma túy. Tuy rằng Sài Gòn so với chợ trời Sigalle ở Paris thì còn kém xa, nhưng vẫn là một thành phố của mọi thói hư tật xấu. Hơn nữa, các công sở chịu trách nhiệm đương đầu với ma túy lại không hoạt động tích cực. Từ khi 500.000 quân Mỹ rút khỏi miền Nam VN thì mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Ở chợ Trời, nơi người ta thấy có đủ mặt các tầng lớp xã hội, tư sản Sài Gòn, những người nông dân, những người làm công, thợ thuyền của hàng ngàn công ty có trụ sở ở trong thành phố, quân đội miền nam VN mặc binh phục, lính và sỹ quan của Ủy ban giám sát quốc tế mặc thường phục.
Người ta còn nói nhiều đến hàng trăm tên cao bồi; những tên trẻ tuổi này đi giày ủng mũi nhọn, ngồi sau chiếc vespa, cướp giật túi hay máy ảnh của những khách du lịch đi trên đường. Hàng trăm ngàn người Sài Gòn lương thiện lo lắng về sự cướp đoạt tài sản trắng trợn của bọn cao bồi này.
Thường các khách du lịch nước ngoài chỉ nhìn thấy bề ngoài tráng lệ với những cảnh ngoại lai và ám muội của thành phố. Ở Sài Gòn chỉ trong một tiệm hút thuốc phiện người ta cũng đã thấy hàng ngàn cách buon bán bình thường. Và ở các quán ăn, các cửa hàng thực phẩm khô, đều là nơi chứa gái bán dâm.
Thường những khách du lịch chỉ dạo ở trung tâm thành phố, quanh Dinh Độc Lập, nhà bưu điện, nhà thờ quét vôi màu hồng, đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi), là cái dạ dày của thành phố chạy thẳng xuống con sông nơi có những nhà hàng ăn nổi.
Các khách thăm thường đi xem chợ Trung tâm Bến Thành và khách sạn cổ Continental nơi có bóng tượng Graham Greene. Nhóm người quốc tế năng lui tới thành phố đã biết đến những khu phố đẹp, những biệt thụ sang trọng có hàng rào sắt hay tường bao quanh. Ở những nơi này có những nhà tư sản lớn lâu đời và những quan chức cao cấp, người châu Âu, người Nhật Bản, người Mỹ đến ở đây

Phần lớn người Sài Gòn sống ở khắp mọi nơi, dọc 2 bên các ngõ nhỏ không rải nhựa và những ngõ cụt lầy lội, hôi thối.
Những người này không thể nào có được một, hai gian nhà ở vùng ven nội thành. Không bao giờ được là chủ nhân một ngôi nhà chắc chắn, mà chỉ có được những túp lều dựng trên cọc, vách bằng ván gỗ hay tấm các tông, mái bằng tôn hay bằng tấm nylon rách nát. Những túp lều này chênh vênh trên các dòng kênh nước hôi thối, đen sì. Có người chỉ có chiếc thuyền nan, mui che bằng cót, dùng làm nơi ở.
Ở khắp nơi đều có nhung nhúc những xưởng thủ công, các hộ gia đình sản xuất xoong nhôm và các đồ dùng bằng nhựa. Trong nơi ở của lớp người bần cùng này, trên những con kênh đào nước đọng đầy ô nhiễm, là nơi trú ẩn của các ổ chuột. Những trẻ em trần trưồng đùa nghịch bên những thùng đựng củi vụn hay thóc gạo, với những thứ rác rưởi như vỏ đồ hộp, các hòm gỗ thu nhặt được. Trong những khu dân nghèo ấy, những đứa trẻ đều đói ăn và các tổ chức y tế sức khỏe không làm sao giúp cho chúng khỏi thiếu vitamine và bệnh sốt rét.
Chiến tranh và người Mỹ đã “thải ra” sự phồn vinh giả tạo và những tác hại lại rơi vào tầng lớp người khốn khổ. Chỉ trừ ở các trại di cư ở miền Nam VN người ta mới không phải chết đói.

Cũng như ở bắc VN, miền Nam VN cũng thấy giăng đầy các băng rôn và ở trên tường cũng còn vẽ nhiều khẩu hiệu, hay dán áp phích với dòng chữ :
“Không có vấn đề bán gạo cho CS”. Câu này được đưa ra liên tục trong việc mà cả với nông thôn.
“Đừng nghe CS nói, mà hãy xem CS làm”
Và để đánh vào tư tưởng tôn sùng đạo Khổng, còn có những khẩu hiệu :
“Cộng tác với CS, có nghĩa là nuốt phải viên đạn bọc đường”.
Đây chỉ là ý nghĩ của Thiệu dùng mua chuộc nhân dân và các khách du lịch.
Nếu không có những lời lẽ tuyên truyền, những thông tin báo chí và trên đài phát thanh, truyền hình, nếu không có những kẻ ngồi lê, đôi mách tán gẫu ở các quán ăn hay bên quang gánh hàng quà bán ở vỉa hè, nếu không có những người lính mặc quân phục, thì hầu như Sài Gòn không biết gì đến chiến tranh đang sảy ra ở khắp nơi ngoài đất Sài Gòn.
Ngay từ khi bình minh vừa ửnh hồng, thành phố đã mở ra những đóa hoa bằng giấy mà người ta đem nhúng xuống nước.
Những người dân ở ngoại ô đổ vào trung tâm thành phố, những cảnh sát mặc cảnh phục màu xám đi đánh thức những người khốn khổ đang nằm ngủ vạ vật ở hè đường hay trong công viên, trên các ghế đá.
Những con chim bồ câu gù gù trên các mái nhà, cành cây.
Những người đàn bà nhóm lửa lò than khói mù mịt – mùi than củi hòa trộn với mùi cháo cay nồng ớt và hạt tiêu, mùi ét-xăng, mùi khắm của nước mắm.
Những người làm công quần dài, áo sơ-mi cộc tay xúm quanh các bà già đội nón xùm xụp mua quà sáng.
Những đứa trẻ hay la hét đang tranh cãi với những người ăn xin què, cụt, ồn ã ở một góc hè phố.
Xe máy, xe đạp chen chúc nhau trên đường phố.
Các chợ, nhất là các chợ trung tâm đã đông chật người. Dâu tây, cam, vải, bưởi, ớt, khoai, rau muống, hành, tỏi, cà rốt đổ xuống như suối chảy. Những người mua mà cả cho đến khi giá thật hạ mới hài lòng.

Buổi sáng và buổi chiều, việc đi lại thật huyên náo. Xe xích lô đạp, xích lô máy, xe mô tô, xe máy bánh nhỏ nổ máy rầm rầm, len lỏi giữa những taxi, là những xe Renault 4 mã lực cổ lỗ sơn màu xanh hay màu kem mà bảng tính tiền không bao giờ thấy chuyển động. Sài Gòn là thành phố của Honda, của Peugeot và của xe Renault. Sai Gòn luôn vang động tiếng còi ô tô. Sài Gòn nhộn nhịp và Sài Gòn ồn ã những câu chửi thề tục tĩu.
Đó là hình ảnh của một Sài Gòn không biết gì đến chiến tranh.
Các sỹ quan với một bộ mặt quan trọng ngồi trên xe Jeep hay xe com-măng-ca, còn những người lính thường đi bộ tay trong tay, hay chỉ nắm hờ một ngón tay đi dạo chơi, cũng như những người lính trơn ở Hà Nội.
Sáng đã rõ, hơi nóng lan tỏa trên các hòn đá lát hè. Đến sau buổi trưa, các rạp chiếu bóng đã đầy ắp người. Thường các rạp chỉ chiếu những bộ phim về chiến tranh.

Tại sao có sự mê hoặc ấy? Có lẽ bởi vì những bộ phim ấy bao giờ cũng có cái kết hậu : Cái tốt chiến thắng cái ác. Người dân Sài Gòn sống ngoài lề cuộc chiến tranh, nhưng người ta không quên được nó. Người nào cũng biết là chiến tranh còn lâu mới kết thúc và không ai nghĩ đến cái kết thúc cuộc đời mình sẽ ra sao?

Một vài nét ghi tạm về biên niên sử trước năm 1975

Sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, tiếp đến là những cuộc xâu xé, tranh chấp quyền lực nội bộ; cho đến năm 1887, nền độc lập trong 1 thế kỷ của VN đã kép lại trong khuôn khổ “Liên bang Đông Dương” của người Pháp. Liên bang gồm có Bắc kỳ, An nam và Cochinchine, một phần của Cao Miên (Campuchia) và đến 1893 thêm Ai-Lao (lào)
1930 : Hồ Chí Minh thành lập Đảng CS Đông Dương ở Hồng Kông.
22-12-1944 : Võ Nguyên Giáp bắt đầu mở các cuộc chiến chống quân Pháp
16-8-1945 : Hồ Chí Minh thành lập Ủy ban giải phóng quốc gia VN. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Hồ Chí Minh thành lập chính phủ lâm thời. (Đúng ra là Bảo Đại thoái vị ngày 30-08-1945 – TLV)
2-9 : Được sự ủng hộ của một số sỹ quan Mỹ, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam ở Hà Nội (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chắc người dịch hơi nguyên tắc – TLV)
24-9 : Tướng Leclerc đến sài Gòn
1946 : Hồ Chí Minh ký hiệp ước với nước Pháp công nhận Cộng hòa Dân chủ Việt Nam trong liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp.
1-6 : Hồ Chí Minh có mặt ở hội nghị tại Fontainebleau để làm cho nội dung hiệp ước rõ ràng hơn và thể chế của nước Việt nam dân chủ. Hiệp ước này không được tiếp tục thảo luận về việc đô đốc Thierry d’ Argenlieu đã lập ra một chính phủ Đông Dương tách rời.
Tháng 11 : “Hòa bình” hay ném bom Hà Nội do Thierry d’ Argenlieu quyết định.
19-12-1946 : Quân đội của Hồ Chí Minh ở Hà Nội tấn công quân Pháp. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu.
5-6-1948 : Thỏa ước ở Vinh Hạ Long. Bảo Đại làm chủ nhà nước VN, nhưng không một chính phủ nào tiếp theo của Bảo Đại được nhân dân ủng hộ.
14-1-1950 : Hồ Chí Minh tuyên bố ở VN chỉ duy nhất có một chính phủ hợp pháp của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam
2-1950 : Trên thực tế Việt nam đã bị chia làm 2 nước.
7-5-1954 : Điện Biên Phủ thất thủ.
8-1954 : hàng triệu người di cư vào Nam, đa số là giáo dân đã chạy trốn khỏi miền Bắc.
20-11 : Bộ chỉ huy quân đội quốc gia VN ở miền nam đã chuyển thành chính phủ miền Nam VN và được Mỹ huấn luyện. Các đơn vị viễn chinh Pháp rút khỏi VN)
26-11-1955 : Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập chính phủ cộng hòa miền nam VN. Diệm làm Tổng thống kiêm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của miền Nam VN
12-1955 : Ngoại trừ các mỏ than và các cơ sở vận chuyển ở hà Nội, hầu hết 150 công ty của Pháp ở Bắc VN đều bị trưng dụng.
28-4-1956 : Người lính Pháp cuối cùng rời khỏi VN
5-1959 : Quân đội miền Nam VN hoan nghênh những cố vấn quân sự Mỹ
11-12-1961 : Những chiếc trực thăng đầu tiên chở 400 người Mỹ đến miền Nam VN.
15-10-1962 : Các đội trực thăng tham dự vào cuộc tiến công Việt Cộng
2-11-1963 : Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Cuộc thanh toán này được sự đồng tình của đại sứ Mỹ Cabot Lodge ở miền Nam VN. Liên tiếp xảy ra các cuộc đảo chính thay đổi chính quyền ở miền Nam VN
18-9-1964 : Hai đại đội Bắc VN xâm nhập vào tỉnh Quảng Trị và phía nam vĩ tuyến 17.
22-2-1965 : Tướng Westmoreland yêu cầu nước Mỹ gửi gấp 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ để bảo vệ cho căn cứ Mỹ ở Đà Nẵng.
27-11-1965 : Lầu Năm Góc đã đề nghị Tổng thống Johnson cần phải gửi sang miền Nam VN từ 120.000 binh sỹ đến 400.000 người, cùng với các vũ khí, khí tài. Như vậy đã có hơn 500.000 binh línhMỹ ở miền Nam VN.
24-1-1967 : theo lệnh của Lầu Năm Góc, các phi công Mỹ không được phép ném bom xuống các vị trí công sự pháo phòng không trong phạm vi 9 km xung quanh Hà Nội.
10-1-1968 : Ngày mồng một Tết, các đơn vị Việt Cộng dựa vào một số lớn đơn vị quân đội ở miền Bắc, tấn công 37 tỉnh thành quan trọng của miền Nam VN. Có 19 chiến sỹ bộ đội đã chiếm giữ một phần của đại sứ quán Hoa Kỳ ở sài Gòn trong 6 giờ. Ngày 10-2, cuộc tổng tấn công của Việt Cộng đã bị chặn lại. Đứng về mặt quân sự là một thất bại của Bắc Việt. Nhưng về mặt chính trị và tâm lý thì đó lại là một thảm họa cho người Mỹ.
5-1968 : Bắc Việt cử phái đoàn đến thương lượng ở Paris.
10-6-1969 : Thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam VN.
30-3-1972 : Bắc Việt mở cuộc tấn công lớn vào miền Nam VN
4-4-1972 : Hoa Kỳ ném bom trở lại Bắc Việt sau cuộc đình chiến 3 năm rưỡi.
8-10-1972 : Ở Paris, Lê Đức Thọ, Trưởng phái đoàn Bắc Việt, lần đầu tiên chấp nhận một kế hoạch không loại bỏ Tổng thống Thiệu.
18-12-1972 : Hoa Kỳ mở lại cuộc tấn công bằng pháo đài bay B-52 và các loại máy bay chiến đấu khác, ném bom xuống Bắc Việt

8-1-1973 : Kissinger và Lê Đức Thọ lại đến Paris thương lượng và đi đến sự thỏa thuận.
15-1-1973 : Hoa Kỳ ngừng ném bom trên toàn Bắc Việt.
15-3-1973 : Hoa Kỳ gửi công hàm đến hà Nội phản đối các đội quân và khí tài của Bắc Việt xâm nhập bất hợp pháp vào miền Nam VN. Kissinger khuyên Nixon ném bom trở lại Bắc Việt nhưng Nixon từ chối lời đề nghị ấy.
16-10-1973 : giải Hòa bình Nobel được trao tặng cho Kissinger và Lê Đức Thọ, nhưng Lê Đức Thọ từ chối không nhận.
3-12-1974 : Các cơ quan tình báo của miền Nam VN đánh giá là CS sẽ mở lại các cuộc chiến đấu.
31-12-1974 : Chính phủ miền Nam VN tuyên bố năm qua có 80.000 người bị chết. Con số này lớn hơn các năm trong cuộc chiến tranh

Các lính chiến đấu Mỹ, các cố vấn của các đơn vị quân đội miền Nam VN, các nhân viên kỹ thuật, các tổ chức bán quân sự Mỹ đã rút khỏi VN từ tháng 3-1973. Hoa Kỳ tôn trọng điều khoản 5 của Hiệp ước Paris quy định Hoa Kỳ phải rút hết lực lượng ra khỏi miền nam VN. Bây giờ chỉ còn 8000 công dân Hoa Kỳ còn ở lại miền Nam VN. Người Mỹ không còn là người cha đỡ đầu và cũng không còn quyền hay bổn phận gì đối với chính quyền Thiệu. Trung tâm đầu não của Dinh Độc Lập nơi Thiệu ở, cũng giống như một pháo đài. Từ việc theo dõi ở tầng gác 2, đại sứ Graham Martin đã chỉ huy mọi công việc qua chính phủ Sài Gòn và qua 4 tòa lãnh sự.
Trong những chi nhánh của Mỹ ở các tỉnh đều có các “phó lãnh sự”, nhân viên của CIA thường xuyên báo cáo mọi tình hình cho ông chủ của họ là Thomas Polgar, có đặt bản doanh ở tầng gác thứ tư trong đại sứ quán Mỹ.
Có 2 chi nhánh của tòa lãnh sự này là rất quan trọng với công việc và với các nhân viên. Đó là CIA và văn phòng của tùy viên quân sự. Chỉ tính riêng ở Sài Gòn, CIA đã dùng tới 300 viên chức, ngoài các nhân viên thư ký và nhân viên mật mã.
Văn phòng tùy viên quân sự là cơ quan to nhất thuộc loại này. Có 50 binh lính và 1200 người viên chức thường dân làm việc dưới quyền của tướng Homer Smith. Là một chuyên gia khoa học về logic, Smith rất đồng tình với Martin, nhưng Alan Carter, người phụ trách hãng thông tin lại lạnh nhạt với vị đại sứ vì ông này đã kết tội Carter… hay nói nhiều với các nhà báo.
Văn phòng của tướng Smith và các bộ phận khác của cơ quan tùy viên quân sự đều đặt trụ sở tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiệm vụ của cơ quan tùy viên quân sự này là rất phức tạp. Smith phải quan tâm đến việc cung cấp khí tài cho quân đội Sài Gòn, cử những phó chỉ huy đi thanh tra các quân đội của miền Nam VN, soạn thảo các báo cáo về những sự vi phạm về đình chiến của cả 2 bên.
Ngày 24-1, có 9 công dân Mỹ gồm 3 phụ nữ và 6 đàn ông đã biểu tình trước sứ quán Mỹ và trương biểu ngữ : “Người Mỹ muốn có hòa bình ở VN – Mỹ phải chấm dứt chiến tranh”. Những người dân qua lại nhìn nhóm người biểu tình với tính tò mò và đùa cợt. Các phóng viên được tin này đã đổ xô đến chụp ảnh, phỏng vấn những người tham dự biểu tình. Sau đó các kênh truyền hình, các hãng thông tấn đã đưa luôn hình ảnh và tin tức về cảnh tượng này. Những người biểu tình này, những người theo phái hòa bình mà đại sứ Martin ghét đến tận gan ruột, đã vào Sài Gòn theo hộ chiếu du lịch có gí trị thời hạn một tuần lễ. Họ phân phát truyền đơn. Cảnh sát chỉ yêu cầu những người hoạt động này giải tán, nhưng họ từ chối. Người chỉ huy cảnh sát không muốn bắt họ giữa đám đông và cũng không ngăn được hãng truyền hình Mỹ quay cảnh này.
Sau đó ít lâu, người ta tập trung cả 9 người này trong khách sạn của họ, buộc lòng phải đối xử lễ độ và dẫn họ ra sân bay đưa họ lên máy bay đi Bangkok vào lúc 21 giờ 30. Martin mừng rối rít. Chuyến du lịch của những người phái hòa bình được tổ chức của Fred Bansmans tài trợ. Fred Bansmans là một đồng giám đốc các nguồn lực Đông Dương, là một tổ chức hòa bình và là con vật bẩn thỉu đối với ông đại sứ Graham Martin. Chính Bansmans đã đến thăm Hà Nội vài ngày trước khi xảy ra sự việc này.
Martin tin là sẽ có những cuộc ẩu đả được quay phim và truyền tin ở Hoa Kỳ. Những người theo phái Hòa bình chứng tỏ rằng chế độ o ép ấy (chỉ chính quyền Thiệu) không xứng đáng được sự giúp đỡ về kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ

Ngày 27-1, kỷ niệm lần thứ hai Hiệp ước Paris được làm dấu diếm ở Sài Gòn. Người Sài Gòn chấp nhận quan điểm không chính thức của Sài Gòn và của Washington, nó diễn ra trong tầng lớp chính trị như một thứ sirô thấm trên miếng Crếp (Crepe – cao su nguyên chất). Việc mất Phước Long không phải là một thảm kịch.
Phạm Xuân Ẩn, người cộng tác viên Việt Nam chủ yếu của tờ báo Time, luôn có được nhiều thông tin, đã nói rằng :
- “Hà Nội muốn dựng lên một sức mạnh mới về quân sự để thương lượng”.
Ẩn đã trình bày sự phân tích lý lẽ của mình cho hai người “Ngự lâm pháo thủ khác” tại quán cà phê Givral. Ẩn đã trình bày rộng rãi nhưng ngắn gọn về vấn đề này trước bà Trần Thị Nga, thu ký hành chính của tờ báo Time. Bà Nga không quan tâm đến vấn đề chính trị. Bà muốn có hòa bình để ra miền Bắc thăm lại thời thơ ấu của bà, nơi bà đã biết đến nạn đói khủng khiếp và sự chiếm đóng của quân Nhật. Bà bị ép buộc làm vợ một viên tướng Quốc Dân Đảng người Tàu và đã có 2 con với người chồng này. Khi viên tướng bị giết chết, bà Nga về sống với người em rể và hiện nay bà đã có 4 đứa con. Sau khi làm việc ở Bộ Lao động xã hội, bà đã chuyển sang làm ở tòa soạn báo Time.
Ông chủ sự văn phòng báo time hỏi bà Nga vì sao bà có vẻ buồn như thế? Bà Nga đã trả lời : “CS sẽ lấn tới” và chợt bà thấy ngạc nhiên khi thốt ra câu : “Tôi tin rằng tôi sẽ tự tử!”.
Ông chủ sự phản ứng nói : “Bà cần phải nghĩ đến một hoàn cảnh khác!”.
- Nhưng đi đâu?
Duyên Anh, một nhà báo cũng là người miền Bắc như bà Nga, đã di tản vào Sài Gòn lại không thấy có hoàn cảnh nào đáng xấu. Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng, chịu trách nhiệm về kinh tế đã đề nghị với Duyên Anh giữ chức vụ Tổng Biên tập 3 tờ báo. Ông này được đề cao là “nhà văn của lớp trẻ”, đã xuât bản độ 50 cuốn tiểu thuyết và đang thử sức vào thơ ca. Nhà văn này không ưa chuyện chính trị. Trong các bài báo cáo, ông thường tả những sự rối loạn và cô đơn của lớp trẻ Việt Nam

Nhà sư Thiện Huệ, 23 tuổi, sống với những tín đồ trẻ tuổi quanh ngôi chùa ở Đông Bắc Sài Gòn cách sân bay chừng 20 phút đi bằng ô tô. Thiện Huệ được tin Phước Long thất thủ qua các báo chí. Phần lớn các nhà sư không thích nói đến chuyện chính trị.
Kỹ sư Vân lại cho rằng sự thất thủ trong cuộc chiến này không quan trọng lắm. Kỹ sư Vân gặp những binh lính miên Nam VN và cả người dân chạy trốn khỏi Phước Long. Binh lính, hạ sỹ quan, sỹ quan đều kể là họ thiếu các vũ khí để đánh chiếm lại tỉnh lỵ Phước Long. Họ chỉ có những binh khí hỗn hợp. Kỹ sư Vân chỉ tin ở họ có một nửa. Trong khi theo học ở Paris, chuyên về các công trình công cộng, kỹ sư Vân đã gặp một người CS phụ trách hội sinh viên VN đang tuyển mộ các cán bộ tốt nghiệp cho Bắc Việt. kỹ sư Vân mơ ước đến việc tái xây dựng cho một xã hội công bằng, nên đã về Hà Nội. Có bộ phim tuyên truyền của người miền Bắc về cải cách ruộng đất, thể hiện qua những phiên tòa nhân dân. Kỹ sư Vân hoang mang, vội trốn vào Sài Gòn. Đối với nhiếu người Việt Nam, trong những năm 50, việc chọn lựa sống ở miền Bắc hay miền Nam không phải là chuyện to tát
Khi làm viên chức cho Bộ Công chính, kỹ sư Vân hy vọng, mong cho những người yêu nước trở lại với đạo đức Khổng Tử chính thống. Trong các tầng lớp trung lưu có nhiều người miền Nam có họ hàng ở miền Bắc và ngược lại. Và theo đúng tinh thần thì người dân Việt nam chỉ cần đến vấn đề kinh tế : Người miền Bắc cần có ruộng lúa ở miền Nam, và người miền Nam lại cần có các mỏ khoáng chất của miền Bắc.

Phần lớn những người làm chuyên môn của Bộ Ngoại giao ở Washington lại tin rằng : Chuyện Phước Long thất thủ sẽ không sảy ra nữa, mà đó chỉ là một chiến dịch quân sự hạn chế. Chắc chắn là sự kháng cự của miền Nam VN có thể năng động hơn. Tổng thống Ford, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang được Quốc hội trao quyền tối cao theo đúng luật pháp. Tổng thống không có thể gửi các đội quân sang VN một thời hạn dài nữa để tuyên bố thêm một cuộc chiến tranh. Và trong trường hợp chính xác, việc làm đó có nghĩa là tấn công chống lại Hoa Kỳ, đất đai và các lực lượng quân đội. Quốc hội cần phải được thông báo trong 48 giờ về mọi sự can thiệp của quân sự do Tổng thống quyết định. Thời hạn của chiến dịch sẽ được hạn chế trong 60 ngày.
Kissinger muốn gửi các tàu chiến đến vùng biển VN để ngầm báo cho Hà Nội rằng : Người CS phải ngừng ngay những cuộc tiến công bằng quân sự vào miền Nam VN. Tổng thống Ford sau nhiều cân nhắc đã chống lại sự gợi ý của Kissinger. Tổng thống vẫn thường có mặt trên nhiều kênh truyền hình và ngày 13-1 đã đọc bài diễn văn theo đúng nghi lễ với các bang của Hoa Kỳ.
Các cố vấn của Ford đã gợi ý : Việt Nam luôn là một “nhân tố tiêu cực”. Và Ford không nói câu nào về vấn đề này. Chiến lược của các cố vấn là rõ ràng : Vụ việc đen tối của một tỉnh ở miền Nam VN rơi vào tay CS sẽ tự nó mờ nhạt đi, và như vậy cần phải im lặng. Hay là hoàn cảnh của VN đã sa sút vậy thì cứ để cho Kissinger thử trát thêm lần vữa nữa xem sao.
Ford chú ý tơi hoàn cảnh của Quốc hội và những sự phản ứng của báo chí. Bộ Ngoại giao tập hợp các dư luận của 36 tờ báo hàng ngày và đã chứng tỏ là có 16 trong số các báo này đã tỏ ra cương quyết phản đối việc mỹ can thiệp một lần nữa vào VN bằng cách giúp đỡ viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Và chỉ có 13 báo là đồng tình việc cần phải giúp cho Sài Gòn, nếu không vì chế độ ấy thì cũng nên giúp đỡ họ.
Từ gần 6 tháng nay, ngẫu nhiên Tổng thống lại trở thành con người can đảm. Nhưng người ta còn không hiểu có thực ông là người can đảm không. Gérald Ford, người cao lớn, đồ sộ, mũi gãy, hàm vuông, tính trung thực, có sức khỏe và thích nhai kẹo cao su. Trông bề ngoài ông không đến cái tuổi 62. Người ta chờ đợi ở Tổng thống một nhiệm kỳ bằng “cách nhìn thiển cận”, hay ngược lại bằng một nhiệm kỳ huy hoàng từ Roosevelt đến Johnson, từ Kennedy đến Nixon.
Là người tán thành chiến tranh ở VN, nhưng Ford đã phê bình cách điều hành cuộc chiến tranh này dưới thời của Johnson, nhất là về cách thức của ông này. Ford chấp nhận trong gia đình mình có sự ly khai. 2 con trai của Ford đã chiến đấu để chống lại cuộc chiến tranh của Mỹ ởp VN. Vì vậy Ford không muốn để mình lại bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh lần nữa.
Việc Quốc hội hạn chế quyền lực về lĩnh vực này đã giúp Ford thu xếp việc này ổn thỏa. Ford chỉ đề nghị Quốc hội duyệt chi 300 triệu đô-la giúp đỡ về quân sự thêm cho miền Nam VN.

Tối 23-1, Tổng thống bị chất vấn trên kênh truyền hình của đài N.B.C. Người ta đề cập đến vấn đề VN. Người dẫn chương trình đặt một câu hỏi đơn giản :
- Thưa ông Tổng thống, mục tiêu của ngài về Đông Nam Á và nhất là VN sẽ là gì?
Tổng thống tỏ ra vụng về nhưng đã thật thà :
- Ở VN, sau khi chúng ta đã mất hơn 50.000 người, và sau khi đã có những khoản chi phí đặc biệt theo đồng đô-la của Mỹ, thường là mỗi năm phải hơn 30 tỷ… ờ… Theo tôi hiểu thì chúng ta phải thử giúp cho miền Nam VN có thêm khả năng bằng viện trợ quân sự, ờ!... ờ!… bảo vệ cách sống của họ… Thực tế là ông đại sứ Hoa Kỳ vẫn có mặt ở đó, ông Graham Martin, cũng như ông Kissinger, đã nói với tôi là, nếu có một số lượng đô-la Mỹ thích đáng chuyển thành vũ khí và viện trợ kinh tế… ờ!... rằng nếu miền Nam VN được sử dụng số viện trợ ấy thì trong 2 hay 3 năm, họ có thể vượt qua được sự khó khăn như hoàn cảnh hiện nay…
Đối với các chuyên gia về chính trị trong các bộ máy của nhà nước các bang thì sự bàn cãi, phản bác, sự căng thẳng luôn diễn ra sôi nổi. Đối với Hà Nội cũng vậy. Ngày 28-1, theo một nguồn tin đặc biệt của Quốc hội, Ford đề nghị 300 triệu đô-la gửi cho miền Nam VN. Tổng thống cũng không nói trước được là, với sự viện trợ ấy, miền Nam VN có thắng được hay không. Nhưng theo ông, thì người ta có thể buộc địch thủ phải trở lại ngồi vào bàn thương lượng.
Ngày 30-1, Ford tiếp các nhà lãnh đạo của Quốc hội để yêu cầu các ông này chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ tài chính thêm cho miền nam VN. Nhưng người lãnh đạo Quốc hội lắng nghe nhưng không cam kết một điều gì.

Bộ máy pháp luật nặng nề chuyển động. Ngày 30-1 ấy, đã có cuộc triệu tập các thành viên của ủy ban sử dụng các quỹ. Ủy ban này nắm độc quyền thực hiện các điều luật về tài chính. Những nhân vật của Ủy ban này to béo phục phịch, tỉ mỉ, ngồi trong những gian phòng trang hoàng lộng lấy bằng đá hoa và bằng gỗ lát tường, sau những chùm micro hỏi các viên chức cao cấp.
Ủy ban sử dụng các quỹ đã nghe nhiều các nhân chứng như Eric Von Marbod, cộng tác với phó thư ký của Bộ Quốc phòng. Von Marbod khẳng định là Lầu Năm Góc đã đoán trước cuộc tấn công của CS trong 6 tháng trở lại đây. Tướng Graham, chỉ huy cơ quan tình báo của Lầu Năm Góc nói :
- Chúng tôi không nghĩ rằng Hà Nội sẽ thu được thắng lợi hoàn toàn trong 6 tháng tới và chúng tôi cũng đoán trước là người miền nam VN sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng.
Tất cả các đại sứ quán CS ở Washing ton theo dõi sát sao những cuộc tranh luận ở Quốc hội Hoa Kỳ. Họ đã có những bản báo cáo khi cuộc tranh luận ấy được đưa ra công khai, và khi những cuộc tranh cãi được họp kín thì sự rò rỉ tin tức cũng đã làm cho người cố tình tò mò được thỏa mãn. Như vậy Hà Nội đã được báo trước. Một xã hội quá công khai không? Nó không còn có điều gì bí mật ngay cả ở mức độ phải có sự quyết định. Ở Hoa Kỳ, hấu như không thể tiến hành một hành động bí mật có tầm quan trọng nào.
Cũng như bà Nga ở báo Time, nhà văn Duyên Anh và nhà sư Huệ, cũng như tất cả mọi người ở sài Gòn, mọi người VN, kỹ sư Vân cũng đang chuẩn bị cho cái Tết – thời khắc để nói đến tướng lai. Năm ấy ngày Tết của VN vào ngày 11-2 năm Mão sẽ thay cho năm Dần.
Từ tổng thống đến người nông dân, từ nhà buôn đến binh lính, sinh viên hay người lái xe taxi, người thợ thủ công hay một nhà giáo, được sinh ra và lớn lên ở phương Đông hay chưa bao giớ rời khỏi đất nước của mình, nói chung là người VN thường tin vào những sự thần bí với vẻ thành kính nghiêm trang đến mức làm cho người châu Âu phải ngạc nhiên, và làm cho người Mỹ phải ngờ vực.
Muốn biết được tương lai, hậu vận, người ta thường đi xem bói, thày bói xúc xắc lên rồi ngắm nghía các mặt của đồng tiền, rồi phán bảo những lời tiên tri về tương lai của khách hàng.
Trước khi xây thêm một gian phòng cho ngôi biệt thự hay lợp lại mái nhà bằng rạ, người ta không được quên là ngôi nhà của mình khi làm không được cắt đứt vào long mạch đang nằm ngủ dưới mặt đất.
Người ta thường đón nhận những lời khuyên của những nhà thông thái và những lời thân tình mách bảo của những nhà chiêm tinh. Chính Tổng thống Thiệu cũng năng lui tới gặp những người này để hỏi ý kiên biết được điềm tốt, xấu cho mỗi quyết định của mình về một vấn đề gì.
Nếu một người phương Tây hỏi Thiệu vì sao, dù rằng là người công giáo, ông lại phải đi hỏi các nhà chiêm tinh, Tổng thống Thiệu phá lên cười :
- Tôi không đi hỏi các nhà chiêm tinh, mà chỉ đi xem số tử vi. Tư vi là một môn khoa học rất chính xác.
Trước khi mở một chiến dịch quân sự, các tướng cũng thường xem số tử vi. Điều này làm cho các cố vấn Mỹ không hài lòng. Các sỹ quan Bắc Việt không bao giờ xem số tử vi nhưng lại không ngần ngừ hỏi các ông thày bói để làm sai lạc các tin tức.

Trước Tết, các cơ quan chính quyền hoạt động tới tấp trong thành phố bình yên này. Ngày 1-1, Bộ Bưu chính viễn thông tuyên bố là họ đã đặt được đường dây liên lạc bằng vô tuyến điện đến Paris và đến Cộng hòa Nam Phi. Đây là uy tín cần thiết và chỉ trong vài ngày nữa, người ta có thể dễ dàng gọi tới Pretoria (thủ đô Nam Phi) cũng như đến Paris.
Những khách du lịch dạo chơi loăng quăng khắp thành phố. Người ta tin rằng sang năm tớisẽ còn nhiều khách du lịch đến thành phố này hơn. Ban Giám đốc vườn thú Sài Gòn kiêu hãnh ghi nhận có “137.200 khách đến thăm vườn thú, trong đó có 98.000 người lớn và 38.400 trẻ em”. Chắc có thể 800 người đã bị các sấu ăn thịt. Ở Việt nam, con số và thống kê thường đáng ngờ.
Tổng thống Thiệu chuẩn bị đọc lời chúc mừng đầu năm tới nhân dân, được phát đi lúc giao thừa. Ông nhấn mạnh 3 điểm : Phải dựa tối đa vào mặt trận quân sự, tăng cường sản xuất, và cuối cùng Thiệu chúc mừng sự hợp tác và thống nhất về chính trị.
Pháo đốt theo cổ truyền đã bị cấm (vì sợ lẫn lộn với tiếng súng tấn công bất ngờ của Việt cộng), nhưng đó đây vẫn lác đác có tiếng pháo nổ. Một sự vui mừng đã bị kiềm chế. Không có người VN nào lại không nghĩ đến ngày Tết 1968 (Năm Mậu Thân, Mặt trận dân tộc Giải phóng đã tổng tấn công 37 tỉnh, thành quan trọng của miền Nam VN). Trái với thường lệ, CS đã mở cuộc tấn công trong toàn miền Nam. Vì vậy vào mỗi ngày mồng một tết, người ta lại nghĩ đến câu hỏi : “Liệu năm nay Việt Cộng có tái diễn cuộc tổng tấn công nữa không?”.
Đề phòng xa, chính phủ miền Nam đã cấm các viên chức kghông được nghỉ ngày Tết và các quân nhân không được đi phép dài hạn. Mọi người đều bàng hoàng với một ngày rưỡi nghỉ ăn Tết
Thiệu và các bộ trưởng của ông rất sốt ruột chờ đợi phái đoàn của đại diện và nghị sỹ Mỹ tới miền nam VN.
Để cắm mốc địa giới và giải thích về hoàn cảnh của sài Gòn, một phái đoàn của miền nam VN phải chầu trực chờ đợi ở Bộ Ngoại giao Mỹ và ngoài hành lang của nhà Quốc hội. Trưởng đoàn này là Trần Văn Lắm, chủ tịch nghị viện, một con người tế nhị và có tài ngoại giao.
Tổng thống Ford tiếp và đã nói với Lắm :
“Tôi xin ngỏ ý với ông về sự khâm phục của tôi đối với cuộc chiến đấu dũng cảm mà ông và các nhà yêu nước của ông đã theo đuổi để được tự do… Tôi tin chắc rằng ông đã hiểu được vài sự cố gắng mà tôi đã cung cấp sự viện trợ giúp đỡ và là chỗ dựa đầy đủ cho đất nước của ông… Tôi monh rằng miền bắc VN thấy rõ tính kiên trì và sự quyết định của miền Nam VN để cuối cùng họ phải chấp nhận thi hành hiệp định ở Paris”.
Ford có tin vào lời nói của ông không? Đại biểu của Thiệu và các đồng nghiệp có cảm giác là hầu hết những người đối thoại với họ ở Washington không còn muốn nghe nói đến VN nữa – mệt mỏi và buồn phiền, những ý định mơ hồ của họ về thái độ của người Mỹ đã không sai chút nào.
Ngày hôm sau, Gérald Ford viết lá thư gửi cho Thiệu để trả lời bức thư của Thiệu đã được chuyển đi từ ngày 24 và 25-1. Tổng thống Thiệu muốn tìm biết ý định của người Mỹ sau khi tỉnh Phước Long thất thủ.
Ford chỉ trả lời chung chung mà không đề cập đến vấn đề gì :
“… Tôi chia sẻ sự lo lắng với ngài… Tôi xin đảm bảo với ngài là chính phủ của tôi tiếp tục được duy trì sự thỏa hiệp ở Paris phải được áp dụng đầy đủ…”
Nói đến việc áp dụng thỏa ước sau khi cả một tỉnh của miền Nam bị mất về tay Việt Công đã chứng tỏ sự đạo đức giả ngây thơ hay là sự dốt nát của một người không thực tế. Ford viết thêm :
“Hơn một lần nữa miền Nam VN và lực lượng quân đội của họ đã chứng tỏ quyết tâm đương đầu với mọi cuộc tấn công của Hà Nội. Mặc dù ngài còn đang thiếu thốn về mọi khí tài… nhưng tôi vẫn rất tin tưởng vào những hiệu quả của các đội quân của ngài…”
Ford đã giải thích cho Thiệu :
“Nếu chiến tranh kéo dài thì tôi vẫn tin rằng mọi lỗi lầm là thuộc về miền bắc VN. Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào việc áp dụng thỏa ước ở Paris qua sự thương lượng trực tiếp giữa 2 bên của VN, là cách nhanh chóng nhất, cách thực dụng nhất và tác dụng nhất để chấm dứt cuộc đổ máu…”
Bức thư của Ford còn lặp lại một cách mơ hồ :
“Chúng tôi sẽ làm mọi sự cố gắng để cung cấp viện trợ với sự cần thiết cho cuộc chiến đấu của ngài cho đến khi hòa bình được lập lại”.
Không có vấn đề sẽ gửi pháo đài bay B52 hay những máy bay Con Ma, Thần Sấm, và cũng không có một đội quân nào được đưa sang miền Nam VN, Ford chỉ có một điều cam đoan là xin tiền của Quốc hội. Thiệu như đang ở trong cuộc chiến tranh mà không nhìn thấy sự kết thúc.
Ford còn viết thêm như thể hòa bình đã chớm nở ở một góc phố nào :
“Con đường đến hòa bình không bao giờ dễ dàng. Ở VN con đường này sẽ còn kéo dài và rất khó khăn”.
Có thể xảy ra được như thế không? Ông ta biết gì hơn nữa?

Ngày 27-1, những người có trách nhiệm ở Nhà Trắng đã có trong tay bản tổng hợp hàng ngày của các cơ quan tình báo : “Hình như Bắc Việt đã chuyển vào miền Nam một trong những sư đoàn dự bị của họ”.
Từ 3 tuần nay, Bắc Việt đã làm rất nhiều công việc. Họ đã cử tướng Dũng “xâm nhập” vào miền Nam. Tướng Dũng đã rời bỏ căn nhà số 33 phố Phạm Ngũ Lão vào lúc 10 giờ ngày 5-2 để ra sân bay.
Trước khi đi, tướng Dũng còn ký những thông điệp gửi đến Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Đức, Liên Xô chúc mừng nhân dịp ngày kỷ niệm quân đội của họ. Sau khi tướng Dũng đã đi, các báo chí ở Hà Nội vẫn đưa tin về mọi hoạt động của ông như thanh tra, dư hội nghị với các sỹ quan. Hàng ngày vào lúc 7 giờ sáng và 14 giờ chiều, bức màn gió được kéo lên, chiếc xe Volga của tướng Dũng vẫn rời khỏi nhà để đến Bộ Tổng Tham mưu. Và đến 12 giờ và 17 giờ xe Volga lại trở về nhà của tướng Dũng.
Ngay sáng hôm tướng Dũng ra đi, ông Tổng bí thư chính thức hay không rõ – đã bị cảm cúm. Trước tháng 4, người Mỹ cũng không biết được rằng tướng tham mưu trưởng của quân đội Bắc Việt đã có mặt ở miền Nam VN. Máy bay của ông hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới (thuộc Bắc Việt). Từ đó đoàn người đi cùng với tướng Dũng, đã hợp thành những đơn vị chỉ huy dưới quyền của Tư lệnh, đi theo con đường mòn Hồ Chí Minh.
Theo khoa logic, con đường này rất tốt. Có vài đoạn đường sau tháng 4 đã trở nên khó sử dụng vì mùa mưa. 2 con đường mạch máu lớn song song tiến sâu vào miền nam VN. Những chiếc xe tải quân sự đã vượt qua 3 hay 4 mặt trận. Để duy trì hạ tầng kiến trúc này, theo tướng Dũng nói thì “miền Bắc VN phải dùng đến hàng chục ngàn quân đội, công nhân, kỹ sư và những thanh niên xung phong tình nguyện”, khối đông những người làm đường, lính công binh, thợ điện đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn… Bom của máy bay B52 rải thảm, gió mùa, tiếp tế thiếu thốn, sốt ré mà miền Bắc lại thiếu ký ninh.
Với sự bền bỉ và lòng kiên nhẫn phi thường, những người lao động tình nguyện ấy, đã san bằng những ngọn núi, phạt cây mở những lối đi tưởng như không thể vượt qua được, di chuyển các tảng đá, đẵn bỏ các cây cối, xây dựng nhiều cây cầu, làm các con phà, đào hầm trú ẩn. Tất cả những người Việt Nam đều bền bỉ chịu đựng mọi khó nhọc.
Được huấn luyện, được cổ vũ, được tuyển vào quân đội hay thanh niên xung phong, chịu đựng một kỷ luật chặt chẽ; những con người ở Bắc Việt có tính kiên trì, miệt mài và dễ bảo hơn những người ở miền Nam. Với sự tận tâm thần kỳ ấy, nam nữ trên đường Hồ Chí Minh là những người kế tục của những con người đi xuyên qua rừng, gùi trên lưng những bộ phận của các khẩu đại bác đến tận Điện Biên Phủ. Chiều dài của con đường chiến lược này đã đặt ống dẫn cung cấp chất đốt cho hàng ngàn xe cộ cần thiết phải có.
Ngược đời là quân đội của một nước nhỏ bé kém phát triển, thiếu thốn đủ mọi thứ lại có thể đặt được đường ống dẫn dầu quân sự qua mọi địa hình phức tạp, giỏi nhất thế giới. Với người Mỹ, đây là sự thất bại to lớn nhất về chiến lược. Họ đã không vô hiệu hóa được con đường mòn Hồ Chí Minh, ngay cả khi sử dụng các dụng cụ điện tử để chỉ điểm. Như vậy thì người Việt Nam ở miền Nam VN làm sao có thể làm được chuyện ấy? Tướng Dũng và đoàn tùy tùng dùng xuồng máy vượt qua con sông Hiền Lương chia đôi Nam – Bắc ở vĩ tuyến 17, tiến lên và vượt qua rất nhiều đoàn xe trên những con đường gồ ghề, lầy lội và bị bom phá nát.
Cảnh tượng làm cho tướng Dũng phấn khởi : “Không có gì động viên hơn khi nhìn đến các chiến sỹ của chúng ta đã được chuểyn quân bằng xe cơ giới”.
Tướng Dũng nói :
“Miền Bắc Việt Nam đã tiết kiệm chắt chiu ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác những dự trữ để chi viện cho toàn bộ các mặt trận ở miền Nam để chờ thời cơ lớn”.
Từ 10 năm nay, Bắc Việt đã tập trung các kho hàng và thành công trong việc phân tán còn tốt hơn Mỹ và miền Nam VN, cũng như đối với cả Liên Xô và Trung Quốc trong công việc này. Các sỹ quan của Liên Xô và Trung Quốc đi lại thật khó khăn ở miền Bắc nhưng không phải là ở miền nam. Sự đánh giá của họ phần nhiều là không chắc chắn vì CS Bắc Việt đã thực hiện kế hoạch phân tán rất có kỹ thuật. Họ ưu tiên cho việc cất giấu 1 tấn vũ khí đạn dược ở nơi này, 2 tấn ở nơi khác, trong những xóm thôn nhỏ bé, những làng mạc được ngụy trang kín đáo. Họ có rất nhiều kho hàng có thể xác định được vị trí dễ dàng. Nhưng với những người Liên Xô, Trung Quốc cũng như kẻ thù ở miền Nam VN, người ta khó có thể che dấu được hàng ngàn tấn hàng bằng cách phân tán ở khắp nơi, hoặc đơn giản chỉ vì họ nghĩ là không cần thiết.
Đến đại bản doanh, tướng Dũng ở trong ngôi nhà lợp gianh và không làm sao ngủ được. Có 1 câu hỏi cứ nhảy nhót trong đầu ông : Làm thế nào để thực hiện bằng hành động ý đồ của Bộ Chính trị để giải phóng miền Nam? Trong các đơn vị chiến đấu đang ở tại miền Nam và trong các báo chí ở Hà Nội, người ta cũng không nói trước được sự chiến thắng.
Tờ báo Nhân dân của Đảng luôn nhắc lại :
“Năm 1975 là năm đánh dấu một giai đoạn quan trọng của Cách mạng Việt Nam : Đảng của chúng ta đã 45 tuổi, nhà nước ta đã 30 tuổi, và năm nay chúng ta tổ chức ngày sinh lần thứ 85 của Hồ Chủ tịch, người đã đặt nền móng cho sự ra đời của Đảng CS và nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa”.
Người ta không nhìn thấy ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh treo la liệt khắp nơi như người ta vẫn thường thấy ở Moskva và ở Bắc Kinh theo cách sùng bái cá nhân.
Những câu châm ngôn và những bài thơ của Bác Hồ thường được phổ biến khắp nơi và việc sùng bái chỉ là ở trong nội tâm người Bắc Việt. tất cả các chiến sỹ, hạ sỹ quan, sỹ quan thường được nghe đến hàng ngàn lần lời dạy của Bác Hồ :
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Bác Hồ sinh vào tháng 5.
Gèrald Ford ấp ủ một niềm tin rất Mỹ : Có thể thuyết phục được nếu người ta đưa ra được những công việc dưới một ánh sáng mới, nhất là đối với các nghị sỹ của Quốc hội. Những cong việc này có thể lúc đầu làm dịu bớt dư luận và sau đó sẽ tiến hành bầu cử. Ford tin vào phái đoàn của nghị sỹ và những người đại diện đến Sài Gòn, có thể làm thay đổi suy nghĩ của đa số các cử tri.
Những lời mời được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách về châu Á và miền Đông – Nam đưa ra. Philip Habib, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã nghĩ đến cần phải mời độ 20 nghị sỹ. Thông thường, các đại diện và các nghị sỹ Mỹ, cũng như những người trúng cử trên toàn thế giới, vẫn thích các cuộc “đi dạo như vậy” bằng tiền của người dân nộp thuế. Nhưng sau nhiều cuộc thương lượng người ta chỉ mời được một toán đúng 10 người. Đối với Nhà Trắng thì con số hợp thành này chưa phải là lý tưởng. Trong đoàn có 6 người thuộc phe dân chủ, 4 người đã ký vào một lá thư, cũng như 78 nghị sỹ khác của Quốc hội nêu lên việc hết sức giảm bớt sự viện trợ của Mỹ cho miền Nam VN.

Tại lâu đài sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, người ta thấy sự may mắn cuối cùng về số tiền 300 triệu đô-la được phái đoàn đề nghị với Ford, để cung cấp giúp đỡ cho miền Nam VN. Philip Habib và đại sứ Martin vốn không có cảm tình với nhau. Vì vậy Graham Martin không cảm thấy vui sướng khi được tin Habib cùng đi với phái đoàn và với Eric Von Marbod, người cộng tác với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cuộc thăm hỏi diễn ra hờ hững ở toà đại sứ. Những luồng tư tưởng không hợp va đập nhau. Có độ 12 người tùy tùng đi theo phái đoàn. Những người trẻ tuổi này sục sạo khắp Sài Gòn, tìm tòi, lục lọi. Có vài người đã gặp những nhân viên của toà đại sứ và thấy họ không tỏ ra lạc quan về việc này. Còn những người của CIA như Fank Snepp lại đã từ lâu nghĩ rằng Hiệp định Paris đối với Hoa Kỳ chỉ là sự thất bại trá hình.
Ông đại sứ Martin nhận thấy rõ nhiều người trong phái đoàn không có “tư tưởng cởi mở”. Ngay cả những người đại diện trong phái đoàn cũng nhận thấy Martin có sắc sảo nhưng ít thực tế.
Có vài đại biểu của phái đoàn quan tâm đến tù chính trị. Nhưng Martin không nao núng khẳng định ngay :
“Ở miền nam VN không có tù chính trị”. Ông nói : “Toà án ở Sài Gòn cũng có hiệu lực, nếu không nói là còn hơn cả toà án ở new York”
Người ta hỏi ông đại sứ về những “chuồng cọp” ở Côn Đảo ra sao? Trong đó đã giam hãm rất nhiều tù nhân? Martin nói rằng :
“Với khí hậu ở miền nhiệt đới thì những nơi giam giữ ấy là rất trong lành, thoáng đãng hơn các xà lim".
Đại sứ Martin mở tiệc chiêu đãi danh dự phái đoàn. Có vài người tẩy chay, số khác lảng đi lấy cớ là được các nhà báo đến thăm, nên không dự bữa tiệc ấy được
Buổi tối ngày 1-3, Tổng thống cũng mở tiệc chiêu đãi danh dự các đại biểu của phái đoàn. Trong khi nâng cốc chúc mừng, Thiệu nhắc lại có nhiều tổng thống Mỹ trước đây đã đảm bảo là chỗ dựa vững chắc cho thiêu.
Thiệu nói thong thả :
“Sự cam kết long trọng ấy lại một lần nữa được nhắc đến vào đúng lúc ký Hiệp ước Paris. Người ta có thể tin vào lời hứa của Hoa Kỳ được không? Đây là thông điệp mà tôi mong muốn nhờ các ngài chuyển giúp tôi đến Hội nghị đại biểu lần thứ 94 của Hoa Kỳ”
Trước khi đến Washington Chủ nhật ngày 2-3, nghị sỹ thuộc phe dân chủ đã có cuộc họp báo ở ngay sân bay. Sau khi đã ngừng chiến tranh, các đại biểu đã góp ý với Tổng thống Ford là thúc đẩy Kissinger tiếp tục thương lượng với Bắc Việt. Ông nghị sỹ này không biết rằng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng không hào hứng lắm với việc thương lượng dưới thế yếu của Hoa Kỳ khi phải đối mặt với người CS Bắc Việt.
Khi các đại biểu chuẩn bị lên máy bay để về Mỹ, thì ông đại sứ Graham Martin vội vã lao ra :
- Tôi có thể đi cùng các ông về Washington được không?
Ông nghị sỹ và các đại diện đã gặp ông Martin nhiều lần vào những ngày cuối sửa soạn ra về Mỹ, nên không ai còn muốn gặp ông Martin, dù rằng trong vài giờ nữa – Nhưng làm thế nào để từ chối được điều yêu cầu ấy của ông Martin.
Đến Washington, Martin nhận được ngay không khí lạnh nhạt của Bộ Ngoại giao. Tờ thông tin tình báo cuối cùng của CIA và của Bộ Ngoại giao khẳng định “những đội quân của Bắc Việt ở phía nam vùng phi quân sự đang mạnh hơn bao giờ hết”, nhưng những đội quân này “sẽ không có đủ khả năng đánh bại quân đội của chính phủ cộng hòa miền Nam VN một cách quyết định”
Martin ở lại nhà riêng của con gái ở phố số 42 và lao vào việc chạy chọt gây sức ép. Bộ Ngoại giao đã cử một chiếc xe ô tô để phục vụ cho Martin tùy ý sư dụng. Những viên chức trẻ tuổi ở Ban châu Á và Đông Nam Á đã thường nhận được những lời mời hẹn của Martin. Ở Sài Gòn, sau Thiệu thì Martin là nhân vật có thế lực thứ 2. Ở Washington thì Martin chỉ là ông đại sứ không còn có vẻ long trọng gì nữa.
Ở Bộ Ngoại giao, Martin cảm thấy ngay lề lối làm việc quan liêu bàn giấy, và hiểu ngay rằng “người ta sẽ không tiến bộ được khi dính vào vấn đề Việt Nam” – Ngay cả các nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa cũng hoàn toàn phải theo những luận thuyết của họ. Martin vấp phải những điều không nói ra được. Ông đã bơi ngược dòng và hiểu rằng nhiều thành viên trong phái đoàn đã lan truyền và phê bình gay gắt về vấn đề của ông. Có 1 người trong số các thành viên của phái đoàn còn nói công khai :
- Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn sẽ còn phải đi tiếp, tay trong tay với chính phủ của Thiệu, sẽ thật khó khăn để phân biệt được bản chất của sự thật về quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam.
Graham Martin thấy hầu như bị sỷ nhục ở Washington và cảm thấy phẩm giá và đặc quyền của mình không còn ra gì nữa. Giữ trách nhiệm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn từ tháng 3-1973, Martin đã đến chậm vài ba ngày và đòi hỏi phải có riêng 1 máy bay để cho ông toàn quyền sử dụng ở thủ đô của miền Nam VN. Điều đó được thỏa thuận cho ông đại sứ của Hoa Kỳ, đại diện cho cá nhân tổng thống.

Martin 63 tuổi, đôi mắt sắc sảo, tóc màu xám, sức khỏe yếu, hút rất nhiều thuốc, có dáng vẻ quý tộc, rất kiêu căng đối với người này, nhưng lại hòa nhã với người khác. Martin có nguồn gốc gia đình tầm thường, sinh ra ở bắc Caroline. Người cha linh mục của ông đã thường dạy con luôn nhớ 1 điều là : “Có nhiều cách để nói lên sự thật và điều đó tốt hơn là nói dối”. Trước các nghị sỹ hay những người đại diện, Martin sẵn sàng tỏ ra sự liêm khiết và luôn để lộ ra sự hiểu biết sáng suốt của mình.
Ông chưa bao giờ theo học ở các trường đại học Harvard, Princeton hay Yale, mà chỉ theo học ở trường cao đảng Wake. Martin nghĩ rằng theo học về môn lịch sử, học về Latin và Hy Lạp sẽ giúp ông có được những “ý nghĩ về quá khứ”. Ông dễ dàng kể lại câu chuyện lịch sử về Thucydide.
Khi lên Washington, Martin đã trở thành một nhà báo khá lâu, nhưng lại ghét nghề nghiệp này nên ít hiểu về nghề đó. Martin cho rằng : Một nhà báo giỏi không được hại gì đến lợi ích của Hoa Kỳ. Nếu sự thật được nói ra mà không có lợi thì nên im lặng là hơn. Martin thấy rằng khối đông các nhà báo ở Washington và ở Sài Gòn, dù rằng không đồng nhất, cũng tỏ ra “ủng hộ Hà Nội” và sớm muộn gì cũng chống lại Thiệu. Điều đó thật khác nhau.
Martin tiếp tục nghề làm báo và chịu trách nhiệm về mục bảo hiểm xã hội dưới thời tổng thống Roosevelt. Ông tự tuyên bố mình là phe dân chủ, bởi vì ông là sỹ quan tình báo rồi là đại tá và chuyên gia về châu Á, và Đông Nam Á trong thời chiến tranh thế giới thứ 2. Và cũng bởi vì Martin luôn quan hệ với Alan Dulles, người thành lập ra tổ chức CIA. Ông tự phụ cho rằng mình hiểu rõ trong lĩnh vực “sáng - tối”về tình báo hơn cả Polgar hay Frank Snepp.
Tất cả những báo cáo mập mờ về những ý định của Bắc Việt làm ông đại sứ khó chịu. Chịu trách nhiệm công việc của đại sứ quán của Hoa Kỳ tại Paris từ năm 1947 đến 1955, Martin hiểu rõ người Bắc Việt. Martin là một trong những người phó của Kissinger ở Paris trong những cuộc thương lượng rồi dẫn đến có sự hiệp ước. Martin thường thấy chính phủ Pháp thương lượng riêng với Việt Minh và phải nhượng bộ
Martin làm đại sứ ở Thái Lan từ 1963 đến 1967, đã sử dụng ở Bangkok 1 hải cảng và 6 sân bay quân sự, mà không bao giờ ký chính thức với Thái Lan một hiệp ước hay một tạm ước. Martin thường tỏ ra khinh bỉ “ý nghĩ quân sự hẹp hòi” nên chống lại Lầu Năm Góc dự định đưa các đội quân vào Thái Lan. Martin đã gặp Thiệu ở Bangkok.
Là phi công lái máy bay trực thăng, là con nuôi một ông đại sứ bị ám sát ở Việt Nam, và đã từ lâu có vài người đoán trước là Martin sẽ trở nên cứng rắn. Thuyết phục được Hoa Kỳ không gửi đội quân lính thủy đến Thái lan, vào thời kỳ đó, Martin đã gửi đến Bộ Ngoại giao những bức điện tín cay độc mà ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dean Rusk thấy khó có thể chấp nhận được. Bộ Ngoại giao đã cách chức đại sứ của Martin ở Thái Lan và cử làm tùy viên chuyên trách vấn đề người di tản và việc di cư. Một chức vụ chỉ coi như nằm trong một hốc tường, chẳng có tác dụng gì. May mắn là khi ở Bangkok, vào một ngày đẹp trời ông đại sứ Martin đã trải thảm đỏ cho một luật sư của hãng nước giải khát Coca-Cola, một nhà chính trị “đã hết thời”, đó là ông Richard Nixon.

Khi trở thành tổng thống, Nixon lại nghĩ đến sự chú ý của Martin đối với mình, nên đã cử Martin đến Rome. Tại đây, Martin đã làm bóng kinh nghiệm của mình với vai trò đứng đầu 1 nhiệm vụ. Tháng 12-1972, người ta đã thông báo cho Martin biết là tổng thống Nixon muốn cử ông làm đại sứ ở Sài Gòn. Lúc đầu Martin còn ngần ngừ muốn chấm dứt sự nghiệp của mình. Ở Sài Gòn luôn xảy ra các cuộc lật đổ nhau. Nhưng Haig đã gợi ý cho Martin về bổn phận và danh dự. Cuối cùng Martin chấp nhận làm đại sứ của Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Trong khi Quốc hội khẳng định vai trò của Martin vào tháng 6-1973, thì ông đã tuyên bố :
“Chúng ta phải nhanh chóng chấm dứt đến mức có thể sự dính líu của người Mỹ vào Việt Nam, nhưng cách làm như thế nào thì chúng ta phải hết sức thận trọng… Chúng ta phải chấm dứt và để cho nền kinh tế của Việt Nam tự sống được…”
Ở Washington, Martin cũng nhắc lại lời đó nhưng không có kết quả lớn. Những lời xì xào bàn tán do các nhà báo và những nhà ngoại giao đã loan truyền từ trước, đã làm cho Martin tê liệt. Người ta không kết tội Martin không chịu làm việc, mà chỉ kết tội ông đại sứ đã làm cho công việc của mình ở Sài Gòn trở nên tồi tệ.
Có người còn nói : “ông chỉ nhìn thấy những cái cây mà không nhìn thấy cả cánh rừng”, hay “Martin đã bảo vệ Thiệu cùng với chính phủ của Thiệu quá đáng”.
Có phải là người ta đã gây sự chia rẽ! Ông đại sứ gợi ý rằng : “Chính nhờ có dầu trong quá trình mở mang nền kinh tế… nhưng với chiến tranh thì thật nguy hại…” Ông dựa vào việc xuất khẩu dầu, cá sẽ tạo cho miền nam VN “một sự may mắn sống sót”.
Ở Washington, đại sứ Martin mở cuộc chiến tụt hậu về số tiền 300 triệu đô la viện trợ thêm cho thiệu. Mệt mỏi, không còn có thể chống cự lại được và chịu bệnh xưng tấy răng nên Martin đành trở về nhà mình ở bắc Caroline để chữa bệnh đau răng.
Lúc này Martin đã xa Washinton và còn cách Sài Gòn quá xa hơn nữa.
Đánh chặn, tiêu diệt địch trên đường số 7 là Sư đoàn 320
Theo tư liệu của Tỉnh ủy Kak Lak :
...Triển khai ý định truy kích, Bộ Tư lệnh đã giao nhiệm vụ cho đại tá Kim Tuấn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 và đại tá Bổng, chính ủy Sư đoàn nhanh chóng tổ chức cho Sư đoàn 320 truy kích quân địch rút chạy trên đường số 7. Sư đoàn được phối thuộc Trung đoàn 95B, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh, 110 xe ô tô vận tải chở quân và vũ khí, đạn dược.
Lúc nhận lệnh truy kích, Sư đoàn 320 đang triển khai tiến công địch trên đường số 14, từ Thuần Mẫn tới Đạt Lý.
Con đường tỉnh lộ số 1, từ Thuần Mẫn (Ea H’Leo) đến Cheo reo khoảng 50 km, đi bộ nhanh cũng mất 1 ngày đêm. Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 64 / Sư đoàn 320) đang triển khai ở phía đông đường số 14, nhận lệnh tiến trước về hướng Cheo reo. Ban đêm, Tiểu đoàn 9 đốt đuốc, băng rừng chạy bộnhằm hướng đường số 7 lao tới. Cuộc bôn tập diễn ra nhanh chóng. Đến 16 giờ ngày 17-3, đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 9 đã đến được đường số 7. Anh em đã vượt qua cầu Sông Bờ, Đông thị xã khoảng 4 km, chặn địch lại. Như mũi tên lao cắm vào giữa đội hình quân địch, đại đội đã chiến đấu kiên cường giữa bốn bề quân địch dày đặc. Trong đêm 17-3, toàn bộ Tiểu đoàn 9 đã đến đầy đủ trên đường số 7 để ngăn chặn quân địch…
Ngày 18-3, Trung đoàn 64 đã vượt qua cầu Sông Bờ, hình thành các chốt ngăn chặn địch trên đường số 7. Cầu sông bờ là cầu sắt, trọng tải thấp, xe của địch tranh nhau qua, xe tăng cũng dành đường để vượt khiến cầu bị sập, xe bị dồn lại. Một số xe của địch liều mạng, tranh nhau lội qua sông, bị lún xuống cát, hàng loạt xe nằm chết giữa sông. Một số địch vượt qua sông trước đã bị Trung đoàn 64 chặn lại.
Trong khi đó Trung đoàn 9 của Sư đoàn 320 làm nhiệm vụ đuổi đánh phía sau đội hình rút chạy của địch. Sau khi đánh chiếm Phú Nhơn, Trung đoàn 9 đã theo đường số 14, đánh chiếm ngã 3 Mỹ Thạnh, tiếp đó tiến đến đường số 7.
Trên đèo Ban B’lek, Trung đoàn 9 tiến công tiêu diệt tiểu đoàn bảo an và 1 bộ phận của liên đoàn biệt động 23 của địch
Phối hợp với Trung đoàn 64 chặn đầu và Trung đoàn 9 đuổi đánh ở phía sau. Hồi 11 giờ ngày 18-3, Trung đoàn 48 bắt đầu tấn công vào giữa đội hình địch ở Cheo reo. Đến 18 giờ cùng ngày, Trung đoàn 48 chiếm xong thị xã Cheo Reo...

2 –TIẾNG CHUÔNG BÁO TỬ Ở ĐÀ NẴNG
-------
Tướng Dũng, tổng chỉ huy ở miền Nam, đặt bản doanh trong khu rừng âm u và rậm rạp cách 35 km về phía Tây thành phố Ban Mê Thuột, cách biên giới Campuchia có 10 km. Ở vùng cao nguyên này nơi nào cũng có những con sông, hồ và thác nước. Người ta có thể dễ dàng giấu quân trong vùng này, 1 đội, 1 trung đội, thậm chí cả 1 sư đoàn. Quân đội quốc gia đi theo các thung lũng. Họ thấy cần thiết phải kiểm soát, phải giữ được những con đường quốc lộ thời thuộc Pháp, vì đó đều là những con đường chiến lược. Vùng này giàu nguyên liệu gỗ tre, rộng lớn và hiểm trở. Những công dân Việt Nam, những người miền núi không biết nói tiếng Việt Nam, đã sống trên cao nguyên này hàng thế kỷ. Họ làm ruộng, săn bắn và chăn nuôi nhưng vẫn thành lập những bản làng khác lạ với quốc gia. Dù là người miền Nam hay người miền Bắc, người Việt Nam luôn có những “vấn đề” với người dân tộc miền núi.
Để che dấu 3 sư đoàn tập trung trong vùng này mà không bị phát hiện, tướng Dũng đã ra lệnh chỉ được liên lạc với nhau bằng điện thoại, tuyệt đối không được dùng vô tuyến. Tướng Dũng ca ngợi những phong cảnh hoành tráng lộng lẫy, thích nghe những tiếng lá khô vàng ròn vỡ dưới chân của mình. Những chiếc lá “khộp” đẹp đẽ, chỉ cần một tia lửa nhỏ đã bùng cháy. Những người lính ít quan tâm đến cảnh vật điền viên mơ mộng như tướng Dũng. Sau mỗi lần xảy ra những đám cháy ở đây, họ lại phải đi sửa những đường dây điện thoại.
Người ta phải mắc dây điện thoại thật cao ở trong rừng, vì voi rứng có thể phá hoại các đường dây điện thoại, nhiều khi tới vài trăm mét.
Năm 1975, Bộ tham mưu quân đội Bắc Việt đã sử dụng thứ khi tài rất hiện đại của Liên Xô, nhưng họ lại thiếu những bản đồ. Tướng Dũng muốn biết tường tận vùng Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đác Lắc. Ông cử một sỹ quan và vài người giả làm thường dân, thâm nhập vào thành phố. Họ đã hốt hoảng quay trở lại, viên sỹ quan đã choáng người, nói :
- Thành phố to rộng lắm, gần như thành phố Hải Phòng của miền Bắc.
Những người của toán tuần tra đã thấy thật ấn tượng về những vùng ngoại thành, những ngôi nhà “sáng rực ánh đèn néon”. Ở Bộ tham mưu ngoài miền Bắc, người ta cho rằng Ban Mê Thuột không đáng kể gì. Vì Ban Mê Thuột chỉ có 150.000 dân là cùng, làm sao so được với Hải Phòng có gần 1 triệu dân.
Với số quân vượt trội của mình, tướng Dũng muốn làm tăng thêm sự bất ngờ. Ông hạn chế các toán tuần tra và lo lắng đến “nhiều chướng ngại vật” như ruộng đồng và các vị trí tăng cường mạnh, mà các vũ khí nặng và các đơn vị chiến xa phải vượt qua. Ông muốn các đơn vị cơ giới tấn công của mình phải được tiến lên nhanh chóng.
Với một tầm vóc khiêm tốn, nhưng lần đầu tiên chiến lược “bão táp” (Blitzkrieg) được áp dụng ở Việt Nam
Về chuyện CIA biết nhưñg gì về ý định chiến lược của ta thì Frank Snepp cũng tả như sau :
"Quân đội Bắc Việt Nam mở đầu cuộc tiến công Buôn Mê Thuột trên Tây Nguyên ngày 1 tháng 3, bằng việc đánh chiếm làng nhỏ Đức Lập, một đồn duy nhất của Nam Việt Nam đóng ở xa, giữa biên giới CPC và thị xã. Nhiều đơn vị quân đội Bắc Việt Nam đánh các vị trí tiền tiêu dọc đường số 19 giữa Pleiku và bờ biển, cắt hẳn con đường này. Ngày 4 tháng 3, việc duy nhất còn lại để hoàn thành giai đoàn đầu cuộc tiến công của ông Văn Tiến Dũng, đó là việc đánh cắt đường số 14 giữa Pleiku và Buôn Mê Thuột. Trong khi đó ở Sài Gòn, tôi làm xong một bản nhận định về chiến lược của quân đội Bắc Việt Nam cho Hoa Thịnh Đốn, trong đó tôi nêu rõ tất cả những gì tôi biết về ý định của Bắc Việt Nam. Tôi dự kiến, ít nhất sẽ có 4 sư đoàn Bắc Việt Nam định cô lập Huế và Đà Nẵng trong những tuần tới, còn những đơn vị khác sẽ đánh lấn những vùng ở bờ biển, phía nam quân khu I. Có thể đồng thời họ sẽ tiến công Quân khu II vào hệ thống đường sá ở phía Nam, phía Đông các thị xã Kon Tum, Pleiku và chung quanh Buôn Mê Thuột. Và tôi đã hoàn toàn lầm lẫn. Tôi đã không dự kiến được cộng sản sẽ đánh vào nơi nào đầu tiên. Ở sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, chúng tôi không hề biết Đại tướng Văn Tiến Dũng đang ở miền Nam Việt Nam, lại càng không biết việc ông đặt sở chỉ huy ở phía Tây Nam Buôn Mê Thuột đang chuẩn bị tiến công thị xã. Quân tiếp, viện của cộng sản kéo vào vùng này mà không hề có ai biết. Nếu đúng là cộng sản chuẩn bị mở một chiến dịch mùa khô mới thì không một ai trong chúng tôi biết rõ mục tiêu chính của họ".
(…)"Trưa ngày 10 tháng 3, cộng sản tiến công thị xã từ phía Bắc và phía Tây...Trận đánh đã kết thúc sau 30 giờ chiến đấu mà chính phụ Sài Gòn vẫn chưa có một ý niệm rõ ràng về những sự kiện đang xảy ra. Mãi tới ngày 14 tháng 3 họ mới biết được tin thị xã Buôn Mê Thuột đã mất. Nguồn tin tức duy nhất họ biết là những bức ảnh do không quân Mỹ và do người Nam Việt Nam chụp. Những bức ảnh ấy hầu như không nói với chúng tôi điều gì cả. Tôi nhớ có xem một vài tập ảnh một, hai ngày sau khi Bắc Việt Nam mở cuộc tấn công, thấy khói và đổ vỡ ở sân bay, phần còn lại trong thị xã có vẻ yên tĩnh. Một vài xe tăng đổ ở chợ chính, gần "ba" Bạch Thử. Một vài người từ từ đi xe đạp chung quanh. Từ những chứng cứ nghèo nàn ấy, chúng tôi cho rằng lực lượng chính phủ đã đẩy lùi được trận tiến công. Nhưng điều ngược lại mới là sự thật. Thị xã đã nằm trong tay quân Bắc Việt Nam".
(…)"Cuộc tiến công Buôn Mê Thuột cũng bất ngờ đối với Tổng lãnh sự Mỹ ở Nha Trang là Moncrieff Spear. Ngày 13 tháng 3, sau khi nghe Howard Archer, trùm CIA ở Quân khu II, báo cáo Pleiku đã nhanh chóng biến thành một thị xã ma, Spear đã cho di tản ngay các nhân viên không cần thiết".
(…)"Vào ngày 15 tháng 3, chỉ 4 ngày sau cuộc tấn công, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu thống báo với các tướng lĩnh là cao nguyên miền Trung phải bị bỏ rơi. Vậy là ông ta bỏ luôn cả quân khu I và II. Hầu như chỉ qua một đêm, ông ta phải nhượng mất nửa đất nước...
Suốt buổi chiều dài vô tận (15/3), quân của Phú (Tư lệnh Quân khu II) rút chạy khỏi Pleiku và Kon Tum hết sức lộn xộn. Bản thân cuộc rút chạy như một trò trẻ con. Tướng Tất, người điều khiển cuộc rút chạy đã quên cả việc chuẩn bị sơ đẳng nhất. Không có ai đi điều tra tình hình đường 7B đến Phú Bổn và ra bờ biển. Không có phương tiện gì để chở hàng nghìn người dân chắc chắn sẽ kéo theo quân đội. Do đó lính và dân chen chúc, trộn lẫn với nhau, còn xe tăng và xe bọc thép chở nặng thì lại dẫn đầu. Không chịu nổi sức nặng, đường bộ lún, bị phá. Một đoàn gồm hai nghìn xe hơi, xe gíp, xe vận tải nhanh chóng ngập trong một con sông bùn...".
(…)"Ngày 16 tháng 3, buổi chiều, tôi dự thảo cho Polga (người phụ trách CIA ở Sài Gòn) một bản tường trình về hậu quả của việc rút bỏ Tây Nguyên. Về mặt lịch sử, cuộc rút chạy này không để lại một điều gì tốt. Nó làm nhớ lại cuộc rút lui của quân Pháp khỏi Kon Tum năm 1954 đánh dấu bước đầu việc chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở phía Nam nước Việt Nam, cũng như chiến thắng của cộng sản ở Điện Biên Phủ, mấy tháng sau, mở đầu cho sự cáo chung này ở phía Bắc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chiến lược bậc thầy của Việt Minh trước đây đã từng viết rằng: Người nào kiểm soát được Tây Nguyên thì nắm được chìa khóa của Đông Dương. ý kiến này được thực hiện. Thật vậy, hệ thống đường sá ở vùng này là những con đường lý tưởng cho việc đi lại giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đồng thời vùng này cũng là một bậc nhảy hoàn hảo cho một cuộc chiến tranh chớp nhoáng tiến ra bờ biển".

(…)"Ngày 25 tháng 3 chính phủ nam Việt Nam báo tin Huế thất thủ. Tôi làm cho Polga một bản báo cáo, trong đó tôi cố gắng tả cuộc rút lui chiến lược hỗn loạn bằng những tử dễ hiểu. Tôi viết: Tám tỉnh đã mất trong ba tuần qua, bốn tỉnh khác đang bị uy hiếp.
(..)"Quá trưa ngày 28 tháng 3, sư đoàn 3 của Nam Việt Nam không còn nữa. Tin thất thiệt bay về bộ tư lệnh của tưởng Trưởng. Trưởng gọi cho Thiệu ở Sài Gòn đề nghị dành cho ông ta một sự "linh động" nào đó. Thiệu không thèm hỏi gì vì biết rằng "linh động" có nghĩa là di tản ngay và triệt để bằng đường biển!"
(…)"Ngày 29 tháng 3, không rõ giờ nào, tướng Ngô Quang Trưởng, từng được coi là sĩ quan ưu tú nhất của quân đội Nam Việt Nam đang bơi và trôi giữa những con sóng nguy hiểm ở ngoài khơi Đà Nẵng. Ông không phải là người bơi giỏi, người ta phải vớt ông ta lên tầu tuần tra của Việt Nam đang đón".
(…)"Quân đội Việt Nam tan rã. Số quân bị loại khỏi vòng chiến đấu trong giai đoạn này của cuộc chiến tranh lên tới 150.000 người. Phương tiện chiến tranh bị phá hủy hay bi đối phương thu đáng giá một tỷ đô-la".
Ban Mê Thuột là thủ phủ của 1 trong 12 tỉnh thuộc Vùng II chiến thuật của miền nam VN, và hầu như đây là vùng chiến thuật quá rộng rãi hơn cả 3 vùng chiến thuật khác hợp nhất lại. Đây là vùng có dân cư thua thớt. Điều an ủi nhẹ bớt cho Sài Gòn là những dân cư ở vùng này là rất thất thường, không tin vào ai. Một đạo luật về chiến tranh VN vừa mới được đưa ra, người dân đã lánh xa ngay thành phố. Những người nông dân chờ thời, đã có thói quen là đào các hố để cắt đường vào ban đêm theo lệnh của Việt Cộng, và ban ngày lại theo lệnh của quân đội miền Nam VN phải lấp đầy các hố ấy.
Nhưng tất cả điều đó lại làm thuận lợi cho tướng Dũng. Với địa hình lồi lõm, những ngọn núi cao, những thung lũng chật hẹp, những khe ngòi ẩn giấu dưới rừng rậm, rất khó khăn cho việc chiến đấu ở mặt đất và việc phản công của không quân miền nam VN. Người ta có thể dễ dàng ém quân trong khung cảnh như thế này hơn là ở vùng đồng ruộng miền Nam VN. Một công trình tuyệt vời cho tướng Dũng. Trước mặt ông chỉ có Sư đoàn 23 của miến Nam và 6 đoàn biệt kích. Còn tướng Dũng đã dàn ra 3 sư đoàn, thắt gọng kìm Ban Mê Thuột.
Ông gọi chiến thuật này bằng cái tên đẹp đẽ là “Hoa sen nở”.
Để làm cho kẻ địch càng tin tưởng thêm là ông sẽ tấn công Pleiku, là nơi đặt đại bản doanh chỉ huy quân sự ở Vùng II chiến thậut. Tướng Dũng đã cho mở 3 chiến dịch nghi binh :
- Cảnh sát miền Nam VN đã thu được tin tình báo giả là, quân du kích đã chuẩn bị cuộc mít tinh ở Pleiku và Kontum đón chào những “quân giải phóng tương lai”.
- Chiến dịch thứ hai của tướng Dũng là tung tin, Sư đoàn 968 ở Lào đang tiến về Pleiku. Tướng Dũng ra lệnh cho các sỹ quan “làm chuyện chuyển quân này thật rầm rộ để thu hút sự chú ý của kẻ địch”.
- Chiến dịch thứ ba, tổ chức ngay gần Pleiku có một đài phát tuyến, làm nửa úp, nửa mở về việc sư đoàn tinh nhuệ 320 đang có mặt ở vùng này : Một máy phát tin, một nhóm phát điện và vài ba người đủ gây ra được một đài vô tuyến quan trọng.

Ở Sài Gòn, CIA đã ghi tình hình này lên bản đồ. Nhà chuyên gia phân tích Frank Snepp theo dõi sát từng hoàn cảnh, đã hiểu rằng Bắc Việt đang chuyển quân lớn ở vùng Tây và bắc Ban Mê Thuột. Nhưng Snepp lại chỉ đoán rằng ý đồ của Bắc Việt làm như vậy là để cô lập thành phố này.
Trong lúc đó CIA lại ít có tinh tình báo tác chiến ở vùng cao nguyên. Một năm rưỡi trước đây, một trong những nhân viên của CIA, chịu trách nhiệm về vùng này đã lạm tiêu công quỹ, vì thế không có tiền để trả công cho các gián điệp. Hơn nữa, để hạn chế kinh tế, người ta đã bỏ tổ chức CIA ở Ban Mê Thuột. Ngay cả Snepp và một số nhân viên CIA khác đều không để ý đến tin một kẻ đào ngũ Bắc Việt đã khai chắc chắn là Sư đoàn 320 đang di chuyển từ Pleiku đến Ban Mê Thuột.
Trong số những nhân viên CIA ở VN, Frank Snepp là con người rất thú vị. Cũng như đại sứ Martin, Snepp sinh ra ở Bắc Caroline. Còn trẻ, đẹp trai, lại có trí nhớ tuyệt vời, về mặt chính trị thì khiêm tốn. Frank Snepp nói và viết đều có tài, đến nỗi Thomas Polgar, người chỉ huy của minh và Graham Martin, ông chủ của Snepp đều thấy hài lòng. Martin thường mời Snepp đến đàm thoại. Snepp đã “đưa trình” với ông chủ một trong những cô con gái tên là Ginette, xinh đẹp và đã ly dị chồng
Đối lại với những hoạt động của các đoàn quân Bắc Việt, quân đội miền Nam VN lại lúng túng và chia rẽ nội bộ.
Cũng như những người Mỹ ở Sài Gòn, tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2, Chỉ huy trưởng Vùng II chiến thuật nghĩ rằng Pleiku mới là mục tiêu chính của Bắc Việt. Phú cho rằng Bắc Việt đang cố gắng tập trung mở mặt trận vào điểm thần kinh này. Vì ở đây, quân đội miền Nam VN đã thừa hưởng trụ sở Bộ chỉ huy của người Mỹ. Và từ ngày xưa, quân Pháp cũng đã đặt bộ chỉ huy quân sự cao nguyên ở Ban Mê Thuột và coi Pleiku là trung tâm..
Không chú ý đến những điều kiện về địa lý, người Mỹ cũng thích Pleiku, thành phố trung tâm của vùng cao nguyên, nằm chếch cao về phía bắc. Người Mỹ ỷ lại vào một đội trực thăng lớn, nên có thể không cần chú ý tới khoảng cách.

Nhưng còn Phú?
Phạm Văn Phú chỉ huy tưởng Vùng II chiến thuật từ năm 1974. Xuất thân từ quân đội Pháp, Phú đã từng bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ. Ý nghĩ về quân đội Bắc Việt có thể lại bắt được mình, nên Phú vẫn thấy lo sợ một cách mơ hồ.
Phú cảm thấy kẻ thù đang nghi binh.
Nhưng ở đâu là chính thì Phú không tài nào đoán ra được?
Trưa ngày 9-3 tướng Dũng đã báo ra Hà Nội cho biết :
“Chúng tôi sẽ tấn công Ban Mê Thuột vào ngày 10-3”. Ông nói : “Quân số, lương thực, vũ khí đều đầy đủ. Tinh thần của các đạo quân là tuyệt vời. Chúng tôi chỉ còn xem xét lại lần cuối các vấn đề về chiến thuật cho thật logic”.
Để vượt qua con sông Srê-Pok, người ta sẽ cho chuyển các pháo hạng nặng bằng bè mảng tre rộng lớn.
Trước hết tướng Dũng cho cắt mọi con đường dẫn đến Ban Mê Thuột và nhất là con đường số 14 nối liền thành phố này với Pleiku.
Để tránh sự can thiệp có hiệu quả của máy bay miền Nam VN, và lợi dụng đêm tối làm tan rã rối loạn quân địch, tướng Dũng đã ra lệnh mở cuộc xung phong vào lúc 2 giờ sáng.
Dựa vào dàn pháo bắn cấp tập, bộ binh và xe tăng của Sư đoàn 1 sẽ tiến quân dễ dàng hơn. Tướng Dũng đã bố trí 25.000 quân, trong khi đó quân phòng thủ ở Ban Mê Thuột chỉ có 1200 người.
Vào lúc 7 giờ 30 phút, đợt xe tăng đầu tiên của Bắc Việt đã chiếm và phá hủy một phần của kho đạn và một nhà gara để các xe tăng và xe bọc thép.
45 phút sau các xe tăng của tướng Dũng đã ở tước mặt trụ sở Bộ chỉ huy quân sự Vùng II chiến thuật của miền Nam VN. Một bộ phận của Trung đoàn 53 của Nam VN đã bảo vệ quyết liệt sân bay chính thuộc phía tây thành phố. Áp dụng chiến thuật “Hoa sen nở”, tướng Dũng cho bao vây sân bay này rồi đánh chiếm một mảng nhỏ ở phía Bắc sân bay.
Máy bay của miền Nam VN xung trận. Pháo phòng không của quân đội Bắc Việt rất mạnh. Các phi công của miền Nam phải cho bay rất cao, và tác hại hơn là chính các quả bom của bọn họ lại rơi đúng vào trung tâm truyền phát tin của Sở chỉ huy quân sự Sư đoàn 23, làm rối loạn cuộc phòng thủ Ban Mê Thuột.
Không còn ai liên lạc được với Bộ chỉ huy quân sự Vùng II chiến thuật ở Pleiku và lúc này người ta mới biết mục tiêu tấn công chính của Bắc Việt.
Phú quyết định tăng viện cho Ban Mê Thuột. Nhưng khi muốn chuyển 2 tiểu đoàn, Phú mới phát hiện chỉ sử dụng được 7 trực thăng lớn Chinook. Mỗi trực thăng này trở được 40 người. Nhưng nhanh chóng có 2,3 rồi 5 trực thăng đã bị hỏng hóc.

Tại đại sứ quán Mỹ ở sài Gòn, nơi đang có bầu không khí rất căng thẳng, người ta đã nghĩ đến việc cho Phú mượn các máy bay trực thăng của CIA để đổ quân thay cho không quân Mỹ. Nhưng điều đó lại là sự vi phạm quả tang về Hiệp ước Paris.
Không thể gửi quân viện trợ cho Ban Mê Thuột bằng đường bộ, và càng khó khăn khi phải đổ quân chỉ bằng 2 trực thăng. Vấn đề theo logic của Phú hấu như không giải đáp được.
Tổng tư lệnh Bắc Việt dự đoán phải mất một tuần lễ mới có thể chiếm hoàn toàn được Ban Mê Thuột. Nhưng qua thực tế, vào lúc 17 giờ 30, thành phố đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của quân đội Bắc Việt.
Hà Nội đã phát ngay tin tức về việc giải phóng thành phố :
“Các đường phố đỏ rợp màu cờ, các băng rôn khấu hiệu, các hình ảnh và áp phích…”
Nhân dân đón tiếp chính quyền mới. Các thầy giáo và học sinh các trường tập trung, vui vẻ nói với nhau :
“Vui quá! Đúng là Sài Gòn đã xuyên tạc, thực tế rõ ràng như ngày và đêm! “
Nhiều học sinh, nhân dân các thôn xóm đã xóa bỏ tất cả những tàn tích văn hóa của Mỹ… và đi lùng sục những kẻ thù còn ngoan cố ẩn nấp để pháp hoại trật tự
Thiệu ra lệnh cho Phú phải chiếm lại Ban Mê Thuột. Tổng thống miền Nam VN còn yêu cầu giám đốc Đài truyền hình Sài Gòn cử 1 đội đi cùng với Phú để quay phim cảnh quân đội miền nam tái chiếm thành phố Ban Mê Thuột. Nhưng Phú lại có những ý định khác.
Chỉ riêng có hãng thông tin AFP ở phương Tây là có đặt trụ sở cả ở Sài Gòn và Hà Nội. Hãng thông tin AFP ở thủ đô của miền Nam VN do Jean – Louis Arnaud phụ trách. Trong khi xảy ra cuộc chiến ở Ban Mê Thuột thì Arnaud lại đang ở Bangkok. Bức điện của AFP ở Sài Gòn do Jean Léandri ký lại giải thích rằng những người dân miền núi đã dẫn đường cho quân đội CS.
Hãng thông tấn quốc tế nắm được bức tin nhanh ấy đã khích làm cho Thiệu tức giận. Theo con mắt của Thiệu thì ở trên cao nguyên đã có những hoạt động chống đối quốc gia và cộng tác với các đội quân của CS.

Đã từ hơn 1 năm nay, Léandri cũng như nhiều nhà báo khác ở miền nam VN vẫn thường bình phẩm về chế độ Sài Gòn. Léandri đã nhận được thông tin của 1 người VN muốn được giấu tên để đưa những tin về Ban Mê Thuột thất thủ lên đài của AFP.
Hai đại úy cảnh sát đã xuất hiện tại văn phòng của hãng AFP, nhưng Léandri từ chối không nói rõ nguồn tin này được cung cấp từ đâu. Những người cảnh sát truyền đạt cho Léandri lệnh phải có mặt ở văn phòng Ban di cư. Léandri đã báo cho các bạn bè và đại sứ Pháp biết việc này để đề phòng chuyện xấu có thể xảy ra.
Léandri 38 tuổi, khuôn mặt khá điển trai nhưng không chau chuốt, người gốc đảo Coise, tính tình bướng bỉnh, hay nổi nóng. Cuối cùng vào sau lúc buổi trưa, Léandri cũng dùng xe của hãng AFP do người tài xế lái, đến văn phòng di cư.
Ở đây, Léandri thấy có mặt đầy đủ Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia. Một trong 2 viên đại úy sáng nay đã đến gặp Léandri yêu cầu Léandri phải nói rõ tên người đã cung cấp tin Ban Mê Thuột thất thủ. Léandri không trả lời và yêu cầu gặp người chỉ huy cao cấp. Đại tá Phạm Văn Quý, Giám đốc cảnh sát có thể gặp Léandri? Thực tế là như vậy, tại sao không được.
Nhưng đại tá Quý lại không có mặt ở trụ sở làm việc, mà ở tận phía đầu bên kia thành phố. Léandri đi vòng quanh khắp nơi, qua văn phòng của hãng AFP, rồi quay lại văn phòng Ban di cư. Nhưng đại tá Quý vẫn không có mặt.
Léandri cho xe ô tô đỗ vào một lối đi của Sở chỉ huy cảnh sát, kiên nhẫn chờ đợi ở trên sân. Nhưng rồi Léandri cũng nòng ruột và nổi giận. Người ta có bắt giữ Léandri suốt đêm hôm nay không?
Vào lúc 21 giờ, bất chợt Léandri vào xe của mình, mở máy cho xe lao ra cổng. Trong bóng tối, những nhân viên cảnh sát kêu lên chạy lộn xộn. Léandri tăng tốc cho xe chạy nhanh hơn. Người lính gác cổng đã nổ súng bắn vào chiếc xe Peugeot của Léandri làm nó đâm vào tường bẹp dúm.
Léandri bị trúng đạn vào thái dương, chết ngay lập tức
Tin này lan nhanh chóng khắp nơi. Ở tòa đại sứ Mỹ, mọi người đều nhận được lệnh không dính vào câu chuyện “tệ hại này”.
Cảnh sát miền Nam VN thề là họ đã hô buộc Léandri dừng lại, và người gác chỉ định bắn vào bánh lốp, nhưng không may đạn lạc.
Cái chết của Léandri làm cho Washington, Paris và Sài Gòn đều thấy khó chịu. Có người cho rằng đây là sự thanh toán của cảnh sát miền Nam VN đối với Léandri. Hay có thể là đòn cảnh cáo với các hãng tin tức báo chí nói chung. Hay cũng có thể là đòn đánh vào uy tín nước Pháp.
Cánh nhà báo tỏ tình đoàn kết với Léandri đã đăng nhiều bài bình luận về vụ này, làm cho Thiệu phải bối rối. Có rất nhiều phóng viên báo chí, truyền hình đã chết ở Đông Dương, nhưng đây là lần đầu tiên cảnh sát miền Nam VN bắn hạ một nhà báo nước ngoài.
Ông đại sứ Pháp yêu cầu có cuộc gặp gỡ ở Dinh Độc Lập. Thiệu đã đón tiếp Jean Marie Mérillon, người đại diện của sứ quán Pháp và tỏ ra làm tiếc về chuyện này. Thiệu nói cũng gần như là lời xin lỗi. Thiệu không có ý đồ gì làm hại đến nước Pháp. Ông đại sứ cũng nhìn nhận rằng Thiệu là người rất có cảm tính. Không bao giờ Thiệu lại có thể giải quyết việc như thế bằng cách ra lệnh xử người bị kết tội phải chết.
Báo chí và đài phát thanh ở Hà Nội bình luận về vụ Léandri đã viết :
“Cảnh sát miền nam VN là những tên “phát xít””.

Vào lúc ăn điểm tâm ngày 11-3, Thiệu đã triệu tập cuộc họp ở Dinh Độc Lập gồm có : Thủ tướng Trần Thiệm Khiêm, Tổng Tham mưu trưởng liên quân Cao Văn Viên. Cố vấn an ninh quốc gia Đặng Văn Quang và chỉ huy trưởng Vùng II chiến thuật Phạm Văn Phú. Những người hầu bàn phục vụ bữa ăn sáng tại hành lang của lầu 3.
Theo Tổng thống Thiệu thì ở nơi này mới tránh được máy ghi âm cài nghe trộm của Mỹ vì tiếng xe máy chạy dưới lòng đường sẽ át tiếng người nói chuyện. Thiệu không tỏ ra buồn phiền về diễn biến cuộc chiến ở Ban Mê Thuột.
Thủ tướng Khiêm hỏi tướng Phú :
- Vào giờ này, người ta có thể chiếm lại BMT được không?
Phú trả lời quanh co, yêu cầu tăng viện quân, các phương tiện chuyển quân, các lương thực và vũ khí.
Thiệu quay hỏi tướng Viên nhưng ông Tổng Tham mưu trưởng liên quân báo cáo là không sử dụng được các thứ dự trữ ấy và rất thiếu trực thăng. Trên giấy tờ, quân đội Cộng hòa miền Nam VN có 430 máy bay trực thăng, nhưng có đến nửa số đó đã bị bắn rơi hoặc không còn dùng được nữa vì thiếu các phụ tùng thay thế.
Một cuộc tranh cãi lộn xộn đã mở ra. Thiệu kết luận và ra lệnh cho Phú tái chiếm lại BMT. Phú đã bị thuyết phục là bởi phần nhiều người dự cuộc trao đổi này đã yêu cầu thiệu cho rút quân ở Pleiku và Kontum. Người ta vẫn thường thấy những cuộc trao đổi với Thiệu luôn thiếu sự quyết đoán. Tổng thống thường trả lời những câu hỏi ấy theo thói quen cũ và rất mơ hồ, người ta sẽ xem xét, tại sao không thể được, vì điều đó là không có thể.
Chắc chắn việc Pleiku phải di tản đã được quyết định; kể cả thủ tướng Khiêm và Tổng Tham mưu trưởng liên quân, đều không phản đối việc đó. Thiệu chấp nhận mất Pleiku để cứu BMT. Phú lại thấy mất Pleiku để cứu lấy Sở chỉ huy Vùng II chiến thuật, mà Phú sẽ cho chuyển dời đến nơi khác.
Còn thủ tướng Khiêm không đả động gì đến chuyện này, vẫn nghiêm chỉnh ngồi im với bộ âu phục quen thuộc màu xanh xẫm, áo sơ mi xanh nhạt và cà vạt đỏ, mà theo lời vợ ông thì mặc bộ âu phục như vậy để có được mọi sự may mắn. Trông Khiêm giống như một ông phụ trách kế toán đáng kính. Như thường lệ, Khiêm tỏ ra như hờn dỗi, rầu rĩ ủ ê, thực ra Khiêm chỉ thân trọng, ít khi đưa ra chính kiến của mình hay áp đặt những mệnh lệnh. Người ta cho rằng Khiêm ấp ủ mộng tổng thống. Khiêm hài lòng đóng vai trò thứ 2 đứng sau tổng thống Thiệu.

Khiêm luôn có 2 câu trả lời thường dùng là :
“Ông hãy nói trực tiếp với tổng thống!”

“Hãy hỏi người Mỹ về việc đó xem như thế nào”

Cả đại sứ quán Mỹ và Dinh Độc Lập đều thích Khiêm
Ông Tổng Tham mưu trưởng giải trình những kho dự trữ. Viên nhắc lại hồi Pháp ở Đông Dương, chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn khi quân đội của họ phải rút lui… Phú đã cãi lại ngay. Đúng thế! Điều này thì đến 1 trung úy cũng rõ, việc rút lui là 1 hành động quân sự cực kỳ khó khăn. Nhưng người ta không còn cách lựa chọn nào khác. Tướng Phú quyết định cho Sở chỉ huy vùng II chiến thuật rút về Nha Trang.
Những người Mỹ quân sự hay dân sự ở Sài Gòn đều không tính đến quyết định của Thiệu là cho Pleiku rút lui. Khi họ biết được tin này thì coi như việc đã xong rồi. Tướng Homer Smith, tùy viên quân sự cay đắng, than phiền với Viên. Ông Tổngf Tham mưu trưởng liên quân của miền Nam VN lấy lại uy tín chỉ nói :
“Đây là mệnh lệnh của tổng thống. Ông muốn mọi hành động này phải hết sức giữ bí mật”.
Dự định tài chính của chính phủ Mỹ muốn chi viện giúp theo đề nghị của VN đã không được Washington phê duyệt. Điều này đã làm cho phe ủng hộ Sài Gòn phải thất vọng. Theo cuộc thăm dò cuối cùng có tới 78% công dân Mỹ phản đối chi viện thêm cho VN. Thư của nhiều cử tri chất đống trên bàn làm việc của các nghị sỹ và các đại biểu. Từ hội nghị này đến hội nghị khác, người ta trao đổi qua điện thoại với nhau, người ta viết thư, và người ta tự thăm dò. Người ta vẫn không muốn bỏ rơi đồng minh của họ ở Đông Dương, và người ta cũng không muốn rời bỏ chức nghị sỹ của mình.
Những yêu cầu của tổng thống vẫn diễn tiến theo thường lệ. Để 1 dự định của tổng thống được chấp nhận cần phải thông qua Hội đồng, các ủy ban và thứ ủy ban của Hội đồng. Ngay cả ở Quốc hội, nếu có sự không đồng ý giữa Quốc hội và Hội đồng nghị viện thì phải có 1 ủy ban hỗn hợp để giải quyết tháo gỡ cho một thỏa hiệp. Sáng 12-03, một nhóm nghị sỹ đại diện cho Đảng Dân chủ đã đưa ra 1 giải pháp, tỏ rõ sự phản đối “mọi việc viện trợ quân sự cho VN cho năm thuế khóa 1975” Bản kiến nghị này có 189 tiếng nói đồng tình chống lại 49 phiếu.
Tổng thống Hoa Kỳ, người già đời trong nghị viện, đã am hiểu tất cả những thủ đoạn này nên đã tiếp tục tấn công. Ông yêu cầu 300 triệu USD viện trợ, nhưng chỉ đưa ra con số 82,5 triệu USD viện trợ quân sự ngay cho miền Nam VN. Để tạo thuận lợi cho moi, vũ khí và đạn dược được lấy ra từ kho dự trữ. Như vậy ngân sách quốc gia trong năm cũng không phải chi vượt kế hoạch.
Ở Sài Gòn, sau một thời gian ngắn, kỹ sư Vân mới biết quân đội Bắc Việt đã tấn công Ban Mê Thuột. Trước cái tin sốt rẻo ấy, kỹ sư Vân nghĩ rằng người Mỹ sẽ không giữ vai trò bàng quan.
Nhà sư Thiên Huệ không lo lắng gì đến việc các tỉnh thành sụp đổ mà ít ngày sau đó báo chí và đài truyền hình mới đưa tin về việc này. Đã tư lâu, người ta quen với các cuộc chiến lớn. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc di tản Ban Mê Thuột, cũng như ở Phước Bình chỉ là 1 phần của toàn bộ chiến lược. Quân đội quốc gia miền Nam VN sẽ chiếm lại tất cả những tỉnh, thành ấy.
Nhà văn Duyên Anh lạinghĩ rằng Sài Gòn sẽ kết thúc bằng sự thỏa thuận với CS. Người ta dựng lên khu vực đệm giữa vùng đất đai mà Bắc Việt đã chiếm được và với 1 vùng mà Sài Gòn còn giữ. Sau đó người ta bàn đến chuyện 1 chính phủ hòa hợp theo đúng công thức như Hiệp ước Paris. Nhà văn tin rằng người Mỹ đã đổ rất nhiều tiền của đầu tư cho miền nam VN không phải là để bỏ rơi VN.

Đà Lạt : Cách Sài Gòn 300 km về phía bắc. Phần lớn người dân ở đây lại không tỏ vẻ gì lo sợ.
Ở trung tâm thanh phố, trên đỉnh 1 ngọn đồi, các quán cà phê, các cửa hàng ăn, rạp chiếu bóng Hòa Bình vẫn đầy ắp người. Sau khi tan lớp, sinh viên, học sinh lại vội vã xúm quanh bàn billard hay các hàng quà bán cho trẻ em với đủ các thứ trái cây.
Có nhiều thanh niên Sài Gòn sống ở đây theo học các trường lớp và đại học. Người ta nhận thấy có các cô gái của tu viện, mặc váy màu xanh nước biển, áo sơ mi màu xanh da trời. Những cậu ấm con nhà giàu ở Sài Gòn, trọ học ở trường Cao đẳng Yersin kéo nhau đi nghỉ cuối tuần. Những học sinh, sỹ quan mặc quân phục màu be của Học viện quân sự liên quân và của trường Chiến tranh tâm lý cũng đi nghỉ cuối tuần. Tất cả mọi người dạo chơi quanh hồ, chơi tenis, thuê các thuyền đạp nước, bơi trên mặt hồ.
Đến tối, mọi người lại đổ về trung tâm Đà Lạt, xúm quanh các ki-ốt của các dàn nhạc, nghe những bài hát. Cả khu vực đắm mình trong mùi phở, mùi cháo cay nồng hạt tiêu, mùi cá nước, mùi trái dâu tây. Các cửa hiệu nhộn nhịp người ra vào mãi tới tận khuya, nhất là các cửa hiệu của người Ấn Độ bán các loại nước hoa và những tấm vải óng ánh màu sặc sỡ.
Có thân hình nhỏ bé như hấu hết người Việt nam, Jean Mais, 40 tuổi, lông mày rậm, là linh mục phụ trách các nhiệm vụ ở nước ngoài, dạy ở trường đại học Thiên chúa giáo nằm ngay trên đỉnh đồi. Khoa kinh tế chính trị ở Đà Lạt thu hút các sinh viên ở mọi nơi đến. Jean Mais ở Đà Lạt từ 7 năm nay, chịu trách nhiệm đào tạo cử nhân tiếng Pháp, có thể nói thành thạo tiếng Việt nam và ở trọ ngay trong khu học xá
Mais có quan hệ tốt với các sinh viên trong mọi cuộc xưng tội. Cha Jean Mais thường nhận được ở những người đến làm lễ xưng tội những lời tâm tư thầm kín. Một giáo sư cần khuyên nhủ và một giáo sư người nước ngoài càng không được có sự xét đoán. Nhưng với Mais thì các sinh viên lại bỏ qua điều đó cho ông, ngay cả khi có vài sinh viên đã tự hỏi làm sao người Pháp ấy lại có thể hiểu được tất cả mọi việc. Đa số các sinh viên quan tâm tới phong trào đấu tranh chống lại mọi sa đọa, mua chuộc để cứu lấy đất nước và xây dựng nền hòa bình. Người giáo sư cần phải tránh đứng về phe phái nào.
Nhưng chắc chắn Jean Mais vẫn kể lại lịch sử của những năm 50 ở miền Bắc, về cuộc di cư của những người công giao, về việc cải cách ruộng đất… Ông muốn làm cho các sinh viên hiểu được những lo lắng và những chuyện đau lòng cắt ruột. Ông cũng tự hỏi xem ý định của các học sinh cao đẳng của ông ra sao.
Người trợ lý tiếng Pháp cho Jean Mais là Ngữ đã tâm sự với Mais là gia đình có cảm tình với những người du kích của mặt trận giải phóng quốc gia. Mặt trận giải phóng quốc gia do Hà Nội chỉ đạo, nhưng theo lý thuyết thì nó độc lập điều hành cuộc chiến giải phóng miền Nam từ năm 1960.
Sau những ngàu nghỉ Tết, các sinh viên lại tập trung đúng hẹn ở Đà Lạt. Từ khi các bậc cha mẹ hầu hết là người Sài Gòn luôn gửi điện tín theo các con đang theo học ở Đà Lạt yêu cầu phải về nhà ngay thì đối bvới 1 số thanh niên con những nhà khá giả, ngày càng có nhiều người nảy ra ý định ra nước ngoài để học tập. Nhiều sinh viên đã đến chào cha Mais.
Ngày 1-3, Mais lên lớp nói về phép ẩn dụ trước gian phòng hầu như trống vắng. Mais nghĩ rằng Ban Mê Thuột chỉ cách Đà Lạt 100 km đường rừng, không lâu nữa sẽ nằm trong sự kiểm soát của Bắc Việt.
Cha Darricault, chịu trách nhiệm về truyền giáo, đã tập trung các tu sỹ tại một căn nhà ở trong khu vực giáo dân. Cách đây ít lâu có 2 tu sỹ trẻ VN đã nhận được lệnh đi về Pháp. Các cha xứ khác được tự do hành động theo ý của mình. Phần đông trong số họ đã muốn ra đi.
Dần dần những người có địa vị của chính quyền cũng biến mất. Có vài giáo viên trở về trung tâm văn hóa Mỹ. Sau đó những người Mỹ cũng thoái thác và tự biến đi hết. Khi ông trưởng khu giáo dục của trường đại học hỏi người đứng đầu tỉnh cho phép ông được đóng cửa trường học, đã nhận được câu trả lời : “Ông muốn làm gì thì làm”.
Những nhà chức trách rũ bỏ trách nhiệm của họ. Ông chủ khu giáo dục cho “tạm thời” đóng cửa trường. Ở đây, từ “tạm thời” cũng có nghĩa gần như chấm dứt theo từ Mãnana của tiếng Tây Ban Nha.
Ông trưởng khu giáo dục triệu tập ông Jean Mais và nói :
- Ông là người Pháp. Đất nước của ông có quan hệ tốt với Hà Nội. Nếu có thể ông cứ ở lại đây để giữ vai trò của ông ở trường đại học này.
Các sinh viên đã sửa soạn hành lý. Những người được che chở hay những người tháo vát đã di tản trên các máy bay quân sự. Sân bay của quân sự cách trung tâm thành phố độ 15 phút. Có vài người mua vé của hãng máy bay VN, đến sân bay dân sự, cách Đà Lạt xa hơn một ít, độ nửa giờ xe ô tô. Đa số các sinh viên khác lèn nhau lên ô tô, chạy về phía bờ biển. Chiếc Citroen 3 mã lực của Mais luôn xếp chặt người.
Người trợ lý tiếng Pháp cho Mais là Ngữ vẫn ở lại Đà Lạt mà không di tản. Bà chủ tịch hội sinh viên Pháp, cũng là người đứng đầu liên hiệp sinh viên theo đạo Phật, cũng không đi di tản.
Phần đông những người không thuộc tầng lớp trung lưu hay đại tư bản, đang làm việc cho chính quyền, những người làm công, người lao công, thợ thủ công ở Đà Lạt cũng như ở mọi nơi khác vẫn ở nguyên tại chỗ.

Đã từ 30 năm nay họ có thói quen chờ đợi.
Thomas Polgar, trợ lý đặc biệt của ông đại sứ 1 chức vụ hữu danh vô thực. Khi Polgar đến câu lạc bộ thể thao thì mọi người, ai cũng đều cảm nhận được ngay là Polgar vừa đảm nhận 1 chức vụ “quan trọng”. Vì khi Polgar đi vòng quanh bàn tiệc tiếp đón và lúc chạm cốcthường cố tỏ cho mọi người biết chức vụ mới của mình.
Một nhà báo Hungari, là thành viên chính thức của Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát, đã nói :
“Polgar, nếu ông là người Mỹ thì thích hợp hơn!”
Polgar 53 tuổi, béo tròn, đầu hói phía trước, mang kính gọng đồi mồi to tướng, sinh ở Budapest, nên vẫn giữ vài âm sắc của người Hungari trong khi nói tiếng Anh. Polgar nói “vas” thay cho từ “was”, “tink” thay cho từ “think”, “anyting” thay cho “anything”. Người ta có cảm tưởng như Polgar cố dùng giọng nói như Kissinger.
Cha của Polgar làm giám đốc 1 nhà băng ở Budapest, đã gửi Thomas Polgar đến Hoa Kỳ từ lúc 16 tuổi. Ơ đây, Polgar theo học tại 1 trường đại học nhỏ, chuyên đào tạo cho các sinh viên thế giới về khoa thương mại. Ngoài giờ học, Polgar giúp việc giao hàng cho ông chú – người chuyên đóng các cuốn bìa mỏng. Thời gian sau Thomas Polgar tiếp tục học thêm khoa vẽ địa hình.
Lúc 20 tuổi, Polgar trở thành người lính của quân đội Hoa Kỳ. Nói được tiếng Đức, Polgar cũng như trung sỹ Kissinger đã hướng về công việc tình báo. Khi quân đồng minh chiếm đóng nước Đức thì ở Berlin, Polgar đang làm việc dưới quyền của Alan Dulles, phụ trách cơ quan tình báo Mỹ.
Giải ngũ năm 1946 khi chưa đến 30 tuổi, Polgar vốn phục vụ trong lĩng vực tình báo với cấp hàm tương đương đại tá và ông lấy làm thích thú cho rằng mình là 1 nhà thực tế, không ảo ảnh gì về bản chất con người.
Polgar thích kể về Kissinger :
“Những người độc thân trong trại lính, hiếm khi sống như những ông thánh nặn bằng thạch cao”.
Tháng 7-1971, Polgar được cử làm chỉ huy đơn vị tình báo ở VN. Bà vợ Polgar không vui thích lắm. Đứa con lớn trong 3 con trai phải vào 1 trường đại học ở Hoa Kỳ. Nhưng lúc này Polgar lại có cấp hàm tương đương với viên tướng của 1 quân đoàn.
Vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy ngày 15-3, Polgar đang ở trong phòng làm việc tại đại sứ quán Mỹ thì 1 nhân viên ở Pleiku đã gọi dây nói cho Polgar báo tin :
- Quân đoàn II đã rút lui !
Ông củ CIA vẫn tự hào vì thường cho rắng luôn biết trước những hoạt động của quân đội miền Nam VN. Choáng váng, Polgar vội cử 1 trong số các trợ lý của mình tới Dinh Độc Lập, và 1 người đến Bộ Tổng tham mưu ở Dinh Độc Lập. Tướng Quang tuyên bố :
- Không có chuyện gì xảy ra ở Pleiku.
Ở văn phòng Bộ Tổng tham mưu, 1 cộng tác viên của Polgar tìm được 1 viên tướng của lữ đoàn.
- Có điều gì xảy ra ở Pleiku thế?
Viên tướng khẳng định ngay :
- Không có gì!
Polgar nghiền ngẫm những ý tưởng đen tối. Vắng Graham Martin, đã có Wolfgang Lehman chỉ huy đại sứ quán. Người ta đi tìm Lehman thì ông này đang ở chỗ bác sỹ chữa răng. Trong vùng II chiến thuật vẫn còn người Mỹ. Người ta không thể bỏ mặc họ rơi vào tay CS được.
Wolfgang Lehman đánh điện tới Bộ Ngoại giao ở Washington :
“Tôi đã ra lệnh cho ông tổng lãnh sự ở Nha Trang cho rút tất cả người Mỹ ở Kontum và Pleiku”
Những tin tức là chính xác : Những đội biệt động Bắc Việt đã làm nổ tung 1 kho đạn ở Kontum. Các đạn rốckét đã làm cho sân bay của thành phố không còn sử dụng được nữa.

Cùng ngày hôm ấy, Bộ Chính trị và Hội đồng quân sự trung ương ở Hà Nội đã nhận được đề nghị của tướng Dũng :
“Cần phải giải quyết mọi việc mau lẹ trước mùa mưa
Trong 3 ngày từ 15 đến 18-3, ở Pleiku, cuộc rút lui của các đội quân miền Nam VN diễn ra khá thuận lợi. Việc di chuyển cả 1 quân đoàn không phải là chuyện đơn giản với quân số, xe vận tải, xe bọc thép và 20.000 tấn vũ khí trọng pháo, 1 lượng xăng dự trữ cho 1 tháng rưỡi, và 2 tháng khẩu phần cho binh sỹ và các sỹ quan. Cần phải chuyển tất cả về mạn ven biển ở Nha Trang.
Và từ đây người ta sẽ trụ lại để chuẩn bị phản công tái chiếm Ban Mê Thuột.
Ở đại bản doanh Bắc Việt, người ta theo dõi diễn biến tình hình ở Pleiku cho đến ngày 16-3. Các hãng thông tin phương tây cung cấp những tin hết sức quan trọng. Có những chi tiết đã báo động cho Bắc Việt, như hãng thông tấn Mỹ U.P.I đã tuyên bố : “Giá vé máy bay từ Pleiku về Sài Gòn đã lên tới 40.000 đồng”.
Tại sao lại có việc đổ xô về phi trường với cái gia vé cao vọt đến như thế?
Tướng Dũng được tin 450 người Mỹ ở Pleiku và 1 số viên chức Việt Nam đã rời khỏi nơi này. Một cầu hàng không trực thăng được tổ chức từ trung tâm thành phố đến sân bay. Những máy bay còn lại đã lập con thoi từ sân bay này về Nha Trang. Đối với những người dân ở Pleiku và các trinh sát của tướng Dũng thì mọi việc đã hiển hiện rõ ràng :
"Họ đang di tản".
Ở Pleiku, các nhân viên của CIA không còn đủ bình tĩnh – Họ đã “bỏ rơi” một số viên chức người miền Nam VN làm công cho họ. Trong đó có 1 trong những người cung cấp thông tin chính thức. Hầu hết, người ta không còn kịp tiêu hủy, đốt hết các tài liệu, giấy tờ.
Thành phố đã bỏ trống nhiều giờ.

Các đơn vị của tướng Dũng vội vàng cắt rừng chuẩn bị xung phong vào đoàn quân rút chạy của miền Nam VN. Tướng Dũng ra lệnh tiến vào Pleiku, vượt qua thành phố và tiến xuống phía Đông đánh tạt sườn đoàn quân của miền Nam VN đang rút chạy
Trong thành phố Pleiku, bầu trời đầy ánh lửa xanh và màu da cam. Quân đội miền Nam đốt tất cả những gì còn lại ở phía sau họ, kể cả số lượng lớn dự trữ xăng dầu.
Trên đường xe ô tô và xe vận tải va chạm vào nhau, chạy lẫn lộn cùng với đoàn xe của quân đội miền Nam VN, làm cho đoàn xe này phải tan rã. Những chiếc xe vận tải quân sự Dodge chất đầy binh lính và gia đình của họ, cùng với đồ đạc hòm xiểng, thúngmủng, gà lợn. Xe tăng và xe bọc thép bị xa lầy. Các sỹ quan không còn liên lạc, chỉ huy được với binh lính của họ. Những tin truyền đạt thất thường không rõ ràng lan từ đầu này đến đầu kia của con sâu róm khổng lồ càng làm cho đoàn xe phải chậm lại. các đài radar truyền tin đều hỏng hóc.
Ngày 18-3, qua đài radio, các sỹ quan của đoàn quân tháo chạy này được tin An Lộc đã mất vào tay CS. Đây là 1 thành phố cách phía Bắc Sài Gòn có 100 km. Cuộc rút lui trở thành cuộc tháo chạy, cuộc di tản, cuộc băng tan, mạnh ai người ấy chạy không còn ai chỉ huy ai được nữa. cả ngày hôm ấy, những người chạy trốn càng ùn lên trong khối bụi đỏ mù mịt và hơi nóng khô rang.
Ban đêm họ mới thấy lại được hơi ẩm ướt và mùi mốc của rừng mà ở đấy đang có những đội quân tuần tiễu của Bắc Việt. Đàn ông thì mệt nhoài, đàn bà thì mỏi mệt kiệt sức, trẻ em và người già thì ngây dại đến đờ đẫn. Họ thiếu thức ăn và nước uống. Người ta phải dẫm lên những xác người chết đầy các con côn trùng. Muỗi tấn công ngững người còn sống. Hơi nóng của nòng thép súng, xe cộ, mùi mỡ, mùi dầu, xăng ngột ngạt cả đoàn người..
Những khuôn mặt hốc hác vì mệt nhọc, vì đói, khát. Mọi người chỉ mong chạy nhanh được về phía bờ biển. Còn sau đó? Chạy đến tận Sài Gòn, và rồi sau đó sẽ ra sao?
Tiếng đạn đại bác và các khẩu súng cối đã đến gần.
Để chỉnh tầm bắn cho chính xác, quân đội Bắc Việt đã bố trí người quan sát ngay trên đường. Trong từng đoạn của đoàn xe, người ta thấy có những cuộc tấn công chia cắt. Quân đội Bắc Việt muốn tạo ra sự ùn tắc lâu hơn nữa, để họ càng làm phình lên các nút cổ chai, để họ đánh tiêu diệt số lớn quân đội miền Nam VN
Trong đoàn xe kéo dài vô tận phần lớn là những người dân của các thành phố, nhưng cũng có cả người nông thôn.
Tại sao họ phải chạy trốn?
Chỉ vì họ lo sợ.
Họ không tin vào kỷ luật của những người thuộc phe xã hội.
Các viên chức cho rằng họ sẽ bị trừng phạt về tội cộng tác, dù tự nguyện hay không với người Mỹ
Những người buôn bán thì sợ các cửa hiệu của họ bị quốc hữu hóa.
Người khác lại nghe nói đến tài sản của họ bị tịch thu, đất đai bị cưỡng đoạt, những cuộc nổi dậy đàn áp của người nông dân, những tòa án nhân dân và những cuộc hành quyết công khai đơn giản. Trong số những người này có một số người đã phải bỏ những thành phố công giáo ở miền Bắc, di cư vào miền nam từ năm 1954, nay lại lao vào cuộc di thiên lần thứ 2.
Số người khác theo đạo Phật đã không tin vào lời hứa của người CS để cho họ được tự do thờ cúng theo tín ngưỡng.

Ở Sài Gòn, Polgar tự hỏi diễn biến cuộc rút lui này ra sao?

Không có một nguồn thông tin nào từ người VN. Polgar cũng không còn nhận được những tin tức tình báo qua vệ tinh. Đã từ lâu những vệ tinh tình báo này kiểm soát ở Washington, và VN không phải là địa điểm được ưu tiên. Polgar không thể đòi hỏi 1 máy bay SR-71, loại máy bay do thám ở trên độ cao, thuộc loại máy bay U2 cải tiến. Tùy viên quân sự Mỹ ở đại sứ quán cũng không thể cử 1 trong số những máy bay của họ giúp cho Polgar, vì làm như vậy là vi phạm vào hiệp ước Paris đã quy định cấm mọi sự can thiệp thuộc kiểu đó. Polgar đành cử một máy bay của hãng hàng không Mỹ “Air America” trực thuộc CIA.
Khi máy bay trở về đã có những tấm ảnhv thể hiện rõ cuộc rút chạy mà người ta thấy không thể sai lầm được nữa.
Ngày 21-3, những đại đội của một sư đoàn Bắc Việt đã đánh chia cắt đoàn xe, cô lập những chiến binh miền Nam ngoan cố chống cự nhất.
Để tiến quân thật nhanh, quân đội Bắc Việt đã chặn đánh đoàn xe cách bờ biển 40 km.
Trong đoàn người, xe rút chạy này có khoảng 200.000 thường dân, có 60.000 người đã đến được Tuy Hòa. Vài đơn vị quân đội miền Nam đã mất tới nửa quân số.
Bộ Tham mưu ở Sài Gòn đã tổng kết tổn thất nặng :
“Họ đã mất 1 binh đoàn thiết giáp và 7 trung đoàn bộ binh”
Thiệu đã đổ tội cho tướng Phú làm tổn thất nghiêm trọng lực lượng quân đội miền Nam VN. Tổng thống khẳng định Phú không nhận được lệnh di tản. Nhưng tướng tham mưu ở sài Gòn đã phân tích có lý lẽ hơn là Phú chỉ có 48 giở để triển khai các lực lượng. Người ta đã không lường trước được khối nhân dân to lớn đã đeo bám vào lực lượng quân đội và những trang bị vũ khí, khí tài đã làm tê liệt cuộc phản công.
Tướng Dũng đã viết :
“Chiến thắng trên cao nguyên của chúng ta thật to lớn, nó vượt qua cả những dự đoán của chúng ta”.
Trước hết, Thiệu muốn giữ Sài Gòn. Vị tổng tư lệnh cùng với những cơ quan tình báo của miền Nam VN và của Mỹ đã chờ đợi trong nhiều tuần lễ 1 cuộc tấn công vào mạn Tây – Bắc thành phố, ở vùng Tây Ninh. Cuộc tấn công này có thể là mũi nhọn của cuộc tổng tấn công. Thường đôi khi, quân đội Bắc Việt chỉ sử dụng đến đại đội hay tiểu đoàn để tấn công thăm dò Sài Gòn ở vùng ngoại vi độ 50 km.
Thiệu là tổng chỉ huy nên muốn giữ lại lực lượng dự bị cho mình. Những đội quân thiện chiến nhất là Sư đoàn Thủy quân lục chiến, và Sư đoàn Dù được viên tướng xuất sắc là Lê Quang Lương chỉ huy, đã từ lâu đóng tại Vùng 1 chiến thuật thuộc mạn Bắc của miền Nam VN.
Vùng 1 chiến thuật được đặt dưới sự chỉ huy của viên tướng nổi tiếng nhất là Ngô Quang Trưởng.
Trưởng 46 tuổi, vừa có khả năng lại có uy tìn, người nhỏ nhắn, mảnh dẻ, khuôn mặt mỏng và hốc hác, nước da đỏ sẫm, có cái nhìn xa xăm hầu như trống rỗng. Tính được lòng dân và sự huyền thoại của Trưởng dựa trên những hành động.
Trong cuộc chiến ở Huế năm 1972, Trưởng đã cầm cự trong nhiều tuần lễ. Khi quân đội miền Nam VN nổi lên cướp bóc, Trưởng đã lên tiếng trên đài phát thanh :
“Binh sỹ và công dân Vùng 1 chiến thuật! Tướng Trưởng muốn nói với các người. Tôi nắm quyền chi huy ra lệnh : Ngày mai những binh lính đào ngũ phải trở về đơn vị. Việc cướp bóc phải chấm dứt…”
Và sau đó mọi việc đã ngừng lại. Trưởng đã sử dụng 3 sư đoàn chống lại 6 sư đoàn của quân đội Bắc Việt và đã tái chiếm lại được Quảng Trị.

Bị thách thức từ tuần lễ thứ 2 của tháng 3, Trưởng tion rằng ông ta có thể giữ được Vùng 1 chiến thuật, nơi ông ta đã bố trí tới 5 sư đoàn. Trưởng tin rằng lực lượng quân dù và hải quân sẽ chống lại được mọi cuộc tấn công, ngau cả khi Hà Nội, tung hết quân dự bị vào cuộc chiến tranh
Tổng thống Thiệu yêu cầu Trưởng củ đơn vị lính dù về bảo vệ vùng Sài Gòn. Trưởng nổi giận đã dùng máy bay bay về Sài Gòn để biện hộ về nguyên nhân này. Thiệu không chịu từ bỏ ý kiến và không cho Trưởng biết điều gì sẽ sảy ra và việc lấy của Trưởng Sư đoàn Thủy quân lục chiến.
Quay trở về bản doanh ở Đà nẵng, Trưởng đã nghĩ đến việc xin từ chức, nhưng sau đó đã tổ chức lại việc phòng thủ. Trưởng được tin là lực lượng CS tham gia tấn công là rất quan trọng không như dự đoán trước. Nếu người ta lấy đi lực lượng lính thủy đánh bộ và lính dù thì Trưởng thấy phải đối mặt tương đương với 6 sư đoàn CS, trong khi đó trong tay Trưởng chỉ có 3 sư đoàn ứng dụng. Kẻ địch của Trưởng “được tập trung vào chiều sau” có thể tấn công quân miền Nam ngay – Vì thế Trưởng buôc phải duy trì những sư đoàn đã bị căng ra và bị yếu đi.
Ngày 15-3, khi cuộc rút lui của Pleiku bắt đầu, binh đoàn lính thủy số 369 đã rút khỏi Quảng Trị.
Ở biên giới trên cao nguyên, những người lính thủy đánh bộ, tượng trưng cho sức mạnh. Họ có kỷ luật, cứng rắn và họ không đem theo gia đình và đồ đạc. Phần lớn những đơn vị bình thường ở miền Nam VN, từ lính hạ sỹ quan đến sỹ quan đều có thói quen là mang theo gia đình ở gần họ. Chỉ duy nhất các đội quân xung kích khi di chuyển từ vùng này đến tỉnh khác là không mang theo gia đình. Trước hết vì tiền lương của binh lính là ít ỏi. Các cố vấn Mỹ lại chấp nhận cho họ được mang theo gia đình, dù rằng lương của 1 lính trơn có 20.000 đồng / tháng. Để cho họ tự lo liệu lấy bản thân, cung cấp cho họ những khẩu phần quân sự hay tự nuôi những cô bồ “kiếm được” trong các cuộc hành quân tác chiến, thì cần phải cho họ tùy tiện hành động. Vì vậy, mỗi cuộc hành quân của đội xung kích này đi đến đâu là gây cho nhân dân mọi nỗi kinh hoàng đến đó.
Trong toàn tỉnh, những người dân đều nghe tin qua đài nước ngoài. Bắt đầu từ ngày 16-3, các đài phát thanh này truyền đi những câu chuyện rùng rơn xảy ra trên dọc con đường rút chạy về Tuy Hòa. Từ đó, người dân Quảng Trị chạy về Huế và người dân Huế lại chạy về Đà Nẵng. Chỉ trong vài ngày thành phố Đà Nẵng đã vượt quá từ 600.000 lên đến 1.000.000 người dân.
Tại đại sứ quán Mỹ, Wolfgang Lehman lúc này đang nắm vai trò vhỉ huy thay Martin, đã phải nghĩ đến những con chiên của mình (người dân Mỹ). Những viên chức Mỹ đang làm việc tại Huế không ngủ trong thành phố nữa. Đến tối, họ tập trung lại gần sân bay để ngủ. Sân bay này cách phía Nam thành phố hàng chục cây số. Ở đây, khi trường hợp cần kíp, họ có thể di tản ngay được. Những người Quarkers, thuộc tổ chức từ thiện, được biết là nếu có xảy ra chuyện gì thì họ vẫn ở nguyên tại chỗ. Các nhà chức trách Mỹ phải trông nom cho các công dân này của họ, nhưng khi những người này không phải là viên chức thì họ không ra lệnh được cho những người Quarkers này.
Polgar đánh 1 bức điện cho giám đốc CIA ở Washington, giải thích hoàn cảnh đã sụp đổ “thảm hại” ở Vùng 1 chiến thuật cũng như ở Vùng 2 chiến thuật. Polgar tiên đoán : Thiệu sẽ mất cả Huế. Polgar chán ghét cuộc tranh cãi của Quốc hội ở Washington về việc viện trợ cho miền Nam VN. Ông ta muốn cung cấp tình trạng vũ khí đạn dược của quân đội miền Nam cho ông giám đốc CIA biết.
William Colby buộc lòng phải bày tỏ ý kiến chính thức trước các ủy ban và trong câu chuyện trao đổi với các nghị sỹ và các đại biểu quan trọng :

“… Sự sống còn của miền nam VN là tùy thuộc phần lớn vào hành động của Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ thiếu sự quyết định thì sẽ giết chết 1 quốc gia mà… Hoa Kỳ đã giúp đỡ để sinh ra nó… Những khoản kinh phí là rất cần thiết, không thể thiếu được…”
Ở Washington, người ta không chú ý quá mức tới Việt Nam. Những người quan liêu bàn giấy đã chỉ theo những ý nghĩ của họ, yêu sách đạt kết quả khi nó phát triển trong trường hợp khó khăn hay thất bại thì : Đó là việc của Nhà Trắng và của Bộ Ngoại Giao, hay là quyền hạn của Ban thư ký Hội đồng Quốc phòng.

Viên đại tá, bác sỹ, nhà phẫu thuật Jean Fourré, một người thẳng tính, đã làm việc 3 năm ở Đông Dương – Lào, nhận trách nhiệm phụ trách nhà thương Grall và là sự có mặt của Pháp ở Sài Gòn. Grall tự cấp vốn và chỉ có các thầy thuốc người Pháp do Paris cử sang.
Fourré ngạc nhiên khi thấy thuộc địa của Pháp đang mất dần và Pháp vẫn giữ thái độ im lặng.
Ở tòa soạn đại sứ Mỹ, Fourré chỉ thích quan hệ với tùy viên quân sự là đại tá Yves Gras. Ông này giải thích cho Fourré là quân đội Bắc Việt đang tập trung và chờ đôi. Họ có thể chiếm được thủ đô của Nam VN. Nhưng họ không làm thế. “Ông có biết là ở chấu Á, người ta không thể làm mất mặt nhau. Hà Nội không muốn làm nhục Sài Gòn. Có thể những người Việt ấy sẽ mở cuộc tấn công nhưng nó chỉ đến vào sau mùa mưa”.
Fourré tự nghị dù thế nào thì những người của tòa đại sứ chúng ta cũng đều phải biết được tình hình này.

Tổng thống Thiệu hiểu là phải chiến đấu cả về mặt chính trị. Ngày thừ ba 25-3, ông triệu tập họp Hội đồng, hỏi thủ tướng Khiêm :
- Ông Khiêm! Tôi nghĩ rằng đây là lúc cần phải thay đổi lại nội các của các ông để đương đầu với hoàn cảnh mới. Cần phải có nội các đấu tranh gồm những người yêu nước vũng vàng, năng động và quyết đoán.
Những thành viên của chính phủ hiện nay chưa được như vậy?
Tổng thống không có 1 ám chỉ nào về hoàn cảnh quân sự!
Có thể cho rằng hoàn cảnh này sẽ làm cho Khiêm bị bãi bỏ chức vụ. Nhưng ít khi Khiêm dám chống lại Thiệu. Lần này Khiêm đã lớn tiếng, phát biểu là tất cả các ông bộ trưởng hiện tại đều nghĩ rằng : cần phải kìm ngay lại mọi cuộc tấn công của CS, củng cố lại mặt trận và cần giúp những người di tản.
Phó thủ tướng Hảo cũng reo lên :
- Thưa ngài tổng thống, người ta sẽ không được rút lui như hiện nay nữa. Cần phải chặn đứng cuộc tấn quân của Bắc Việt. Ngài nghĩ xem nên làm như thế nào?
Thiệu đến chỗ bản đồ Việt nam lớn treo trên tường, nói 1 cách quả quyết :
- Người ta không được lui một bước nào nữa. Ở Vùng 1 chiến thuật, chúng ta có 1 thế đất vững chắc ở Đà Nẵng. Các ông sẽ thấy Đà Nẵng sẽ là Stalingrad của chúng ta. Ở đây có điều kiện thuận lợi là dễ dàng phòng thủ và tiếp tế quân dụng.
Thiệu đã lẫn lộn trong việc so sánh của mình quên rằng quân Đức bao vây Stalingrad đã bị đánh bại.
Tổng thống ngồi xuống nói tiếp :
- Vả lại, tôi sẽ ra lệnh cho quân đội cầm cự tại chỗ cho đến lúc cuối cùng.
Thiệu tỏ ra tin tưởng vào lời tuyên bố của mình. Dùng chiếc bút máy, Thiệu ghi vội vài dòng của bản diễn thuyết – tuyên bố sẽ đọc cao giọng. Phó tổng thống Hương nguyên là một nhà giáo nên đề nghị Thiệu thay đổi vài ý nghĩa.
Ngay tối hôm ấy, đài phát thanh truyền hình đã đưa tin về sự cương quyết của tổng thống :
“Động viên tất cả lực lượng hiện có của đất nước… Chặn đứng cuộc tấn công của CS… Cứu giúp ngay những người di tản…”
Huế, thủ đô của miền Trung, nơi có nền văn hóa cao, là 1 thành phố nổi tiếng của toàn cõi VN sau Hà Nội và Sài Gòn.
Trong 1 đất nước bị chiến tranh tàn phá và theo chủ nghĩa hiện đại, nhà cửa hiện nay chỉ lợp bằng mái tôn và chất dẻo, thì Huế vẫn giữa được nét cổ kính của kinh đô hoàng gia. Ngay cả trong mùa khô, sương mù vẫn bao phủ các ngọn núi Ngự Bình, trên mặt nước yên lặng, lững lờ của dòng sông Hương. Thành phố được xây dựng 2 bên bờ con sông Hương. Ở bờ bên trái là kinh thành hoàng gia hình vuông và có công sự tháp canh theo kiểu Vauban. Bao quanh các lăng tẩm, mộ của các hoàng đế VN, là những lâu đài, đền tạ bị đạn pháo súng cối phá lỗ chỗ. Ở bờ bên trái con sông Hương, thành phố cổ đầy ắp những người di tản, ngắm nhìn những chiếc thuyền khách sạn, nơi mà khi cuộc sống diễn ra bình thường thì ban đêm lại trở thành những con thuyền đi chơi đêm của khách làng chơi.

Những đợt sóng xe tải nhà binh, xe hơi của tư nhân và của quân đội, mô tô, xe bò, xích lô, xe đạp ùn tắc trên cầu, đổ tràn ra làn sóng người về Dinh Độc Lập. Ở đây đã thấy có mặt của các lãnh sự nước ngoài. Người thấy những người di tản nằm, ngồi ngổn ngang trên các thảm cỏ, lẫn lộn với những người lính mà người ta không biết rõ họ là đội tuần tra bình thường hay những toán quân chạy trốn.
Về việc mất Ban Mê Thuột, Phước Long cũng như sự thảm bại về cuộc rút lui ở Kontum và Pleiku thì Thiệu còn chưa phải chịu trách nhiệm. Nhưng Huế thất thủ thì rõ ràng trách nhiệm là của Thiệu. Sau khi tướng Trưởng gặp tổng thống Thiệu ở Sài Gòn, trở về bản doanh ở Đà Nẵng cách phía Nam Huế 75 km, thì tình hình đã xấu lắm rồi. Những chiếc xe tăng của CS đã quét sạch các lực lượng quân sự ở vùng Quảng Trị, cách phía Bắc Huế 50 km, tướng Trưởng vội đến huế và ra lệnh cho tướng Lâm Quang Thi chuẩn bị lực lượng bảo vệ Huế và cho sơ tán các đơn vị trọng pháo 175 có máy kéo và các xe tăng M-48 về Đà Nẵng.
Lúc 13 giờ 30, Trưởng nghe được bài diễn văn của Thiệu ra lệnh phải bảo vệ Huế bằng tất cả mọi giá.
Lúc 19 giờ 30, ở bản doanh tại đà Nẵng, Trưởng nhận được bức điện của Tổng tham mưu trưởng Cao văn Viên :
“Sẽ không phải phòng thủ Huế”
Nhưng cùng lúc đó đài phát thanh quốc gia tiếp tục phát đi bài diễn văn lịch sử của Thiệu kêu gọi tử thủ ở Huế.
Phủ Tổng thống chắc quên không truyền lệnh cho giám đốc đài phát thanh và truyền hình những mệnh lệnh mới của Thiệu.
Trưởng ra lệnh cho quân đội ở Huế di tản và đã đề ra 1 kế hoạch can đảm. Ở phía Đông thành phố cách khoảng 30 km là hòn đảo lớn Vĩnh Lộc. Quân của Sư đoàn 1 sẽ tiến về bờ biển, vượt qua đảo, bỏ lại các vũ khí nặng không có thể vận chuyển bằng phà, xe lửa hay bằng tàu, Khoảng giữa phía Nam đảo và đất liền, công binh sẽ lập chiếc cầu tạm có thể dẫn tới bờ biển Đà Nẵng. Đồng thời cùng lúc đó, các đội quân sẽ rút lui theo đường biển. Ở sài Gòn, đô đốc cang đã cử 1 đại đội lớn đển tiếp đón.
Mặc dù bị trọng pháo của Bắc Việt nã như giã gạo, cuộc rút lui lúc đầu vẫn diễn ra suôn sẻ. Nhưng đến ngày 25-3, những người dân thường và quân đội trong khi rút khỏi Pleiku đã hòa trộn lẫn lộn làm đảo tung cả trật tự hành quân rút lui của các lực lượng ở Huế. Ở ven bờ hòn đảo, nhiều người chờ đón tàu đang đi lại ở ngoài khơi, nhiều người khác tiến về phía Nam nơi lính công binh đang xây dựng cầu. Biện động mạnh. Kỷ luật trở nên vô kỷ luật. Nhiều người sốt ruột lại lội xuống biển vào bờ để chạy trốn bằng đường bộ, gặp lúc thủy triều lên nên đã có người chết đuối. Số lớn khác định bơi ra tàu đậu ở ngoài khơi cũng bị chết đuối.
Ở Hà Nội, ngày 25-3, Bộ Chính trị Đảng CS đưa ra 1 tuyên bố quan trọng :

“Cuộc tổng tấn công của chúng ta đã bắt đầu từ chiến dịch trên cao nguyên. Thờ cơ chiến lược đã đến. Tất cả mọi điều kiện đều tập trung cho việc thực hiện càng nhanh càng tốt việc giải phóng miền nam. Bộ Chính trị hứa sẽ thực hiện, trong thời hạn ngắn nhất, sẽ tập trung mọi vũ khí, lương thực và vật chất, khí tài để giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”.
Tổ chức chính trị quân sự đã được thành lập. Toàn bộ chiến dịch sẽ do đồng chí Lê Đức Thọ và tướng Dũng chỉ huy, cuộc tấn công vào Sài Gòn sẽ do Phạm Hùng, Bí thư Đảng Trung ương Cục miền Nam VN và tướng Trần Văn Trà phụ trách. Tất cả các sư đoàn dự bị của Bắc VN sẽ được đưa vào tham gia cuộc chiến.
Ở Hà Nội, người ta tin vào các nhà quân sự; ở Washinhton, Nhà Trắng đang tìm 1 lối thoát bằng ngoại giao và người ta xun xoe Quốc Hội, đang nghỉ hè 10 hôm từ 27-3.
Kissinger khá bi quan, xuất hiện trược công chúng trong 1 cuộc họp báo :
"Chúng ta không được bỏ rơi đồng minh của chúng ta. Điều đó sẽ có nhiều hậu quả nghiêm trọng đ8ối với khắp thế giới”
“Điều đó sẽ có’ mà không phải là “điều ấy đã có”. Đây là lối nói nhịu của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao? Đối với Kissinger, cuộc chơi đã tiến hành. Đối với Ford vẫn tiếp tục khuyến khích Quốc hội cần có sự giúp đỡ phụ cho thiệu.
Một nhà báo đã hỏi Kissinger :
“Nếu không phải đơn giản đang cần phải tranh thủ thời gian”
Kissinger ấp úng trả lời :
“… Có vài vấn đề không có 1 thời hạn dứt khoát… Hoàn cảnh này còn tùy thuộc vào hành động của Bắc Việt”.
Trong cuộc họp ở Nhà Trắng có mặt Kissinger, tướng Frederic Weyand, Tham mưu trưởng bộ binh và Graham Martin vừa được yêu cầu trở về Washington. Một thính giả bất ngờ là David Kennerly, nhân viên nhiếp ảnh đặc biệt của Tổng thống Ford, đề nghị với Kissinger là cứ ở lại trong phòng.
Người ta ý thức được tầm nghiêm trọng của hoàn cảnh trong toàn cõi Đông Dương. Dù sao Martin cũng khuyên : “Cần có liều lượng về sự hoài nghi” về những thông tin cuối cùng gần đây, nhân vật số 2 của tòa đại sứ là Wolfgang Lehmann đã tò ra rất bi quan. Nhưng Lehmann không yêu cầu có sự trợ giúp về máy bay Mỹ. ông ta hiểu rằng Tổng thống Ford không thể chấp nhận được yêu cầu đó, và đã đề nghị 1 “mẹo lừa” tung ra đến tối đa công khai về số phận của những người VN chạy trốn để gây xúc động cho dư luận Mỹ và làm ảnh hưởng tới các nghị sỹ và các đại biểu. Nhưng Washington không trả lời cho Lehmann.

Tướng Weyand sẽ đến Sài Gòn với 2 nhiệm vụ : Soạn thảo 1 báo cáo về tình hình quân sự, và nói với tổng thống Thiệu là chính phủ Hoa Kỳ sẽ ủng hộ miền Nam VN với khả năng có thể, nhưng người Mỹ không tham chiến ở VN, kể cả các mặt, trên không, trên biển và trên đất liền.
Cuối cuộc họp, nhân viên nhiếp ảnh Kennerly xin phép tổng thống được đi cùng với tướng Weyand. Ford nuông chiều Kennerly với vẻ trìu mến như tình cha con nên đã cho phép Kennerly được làm việc đó.
Kissinger cười nói với Martin :
- Ông có đồng ý đi cùng với Weyand không? Nếu mọi điều kết thúc tồi tệ thì người ta sẽ có thể chỉ rõ thêm một người phạm tội là ông.
Martin không thích chuyện cợt nhả kỳ cục như vậy
Sau buổi trưa ngày 26-3, trong hầm của đại bản doanh, tướng Dũng xem xét các kế hoạch của ông. Trược khi tấn công Sài Gòn, ông muốn xóa sổ mọi cuộc chống cự trong Vùng 1chiến thuật của miền Nam VN. Vị chỉ huy trưởng Bắc Việt không muốn để lại phía sau những mảnh đất còn nằm trong tay quân đội miền Nam VN, kể cả vùng bờ biển.
Ngay hôm ấy, người ta khẳng định với ông tin “giải phóng” Huế. Mọi cuộc chống cự đã chấm dứt. Tướng Dũng châm điếu thuốc nói : “Tôi đã cai hút thuốc lá từ lâu rồi, nhưng mỗi lần có 1vấn đề gay go, khó khăn được giải quyết xong, hay có 1 chiến thắng mới… tôi mới lại đốt 1 điếu thuốc để đánh dấu thắng lợi ấy”.

Ở Nha Trang, tướng Phú đã có bản tường trình về Vùng 2 chiến thuật. Phú không nắm chắc được thực tại :
- Những chiến binh của Vùng 2 chiến thuật đã hoàn toàn loại bỏ danh tiếng của 2 sư đoàn Bắc Việt. Nhưng giá trị hơn là các sư đoàn của Phú cũng bị loại bỏ. Phú dài dòng nói về sự thất bại của mình trong những dòng chữ theo đúng công thức của những ông tướng bại trận : “Sự vận động của các đội quân”, “ngăn chặn bước tiến của các lực lượng mạnh”…
Phù hợp với những thông tin làm thỏa mãn về sự “thắng lợi” do tướng Phú cung cấp, đài phát thanh truyền hình miền Nam VN đã chuyển đổi sự tan vỡ rút lui bằng việc khá thắng lợi
Phú xuất hiện trên đài vô tuyến nói chi tiết về những gì xảy ra như là 1 chiến thắng :
- Đoàn người chạy trốn khỏi họa chủ nghĩa CS đã lợi dụng được sự giúp đỡ đến tối đa của các chiến binh. Trên suốt chặng đường, các đơn vị công binh đã làm quang đường và xây dựng 28 cây cầu đủ các kích thước
Viên tướng như tin tưởng vào những chủ định quyết tâm của mình. Nhưng ở đại bản doanh tại Đà Nẵng, tướng Trưởng lại ít thấy lạc quan. Cuộc di tản ở Huế đã diễn ra rất xấu. Có rất ít binh sỹ về được Đà Nẵng với nguyên vẹn 1 đơn vị. Trưởng không còn thời gian và cũng không có biện pháp cần thiết để tổ chức lại cuộc phòng thủ.
Ngẫm nghĩ về hiện tượng 1 cuộc rút lui sau cuộc chiến thất bại, Clausewitf đã viết :
“Cuộc thất trận đã làm tan vỡ sức mạnh tinh thần của quân đội ghê gớm hơn là sự tan vỡ về thể chất. Nếu không có sự thay đổi thậun lợ về hoàn cảnh, thì cuộc chiến thứ 2 cũng sẽ kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn, thậm chí đến tiêu diệt. Đó mới là 1 tiền đề về quân sự… Để không mất thêm 1 tấc đất nào nữa, trước hết cần phải duy trì được tinh thần với mức độ cao có thể, sau đó cần thiết phải lui quân từ từ, thận trọng và chống lại mọi cuộc truy kích bằng tinh thần anh dũng và quả cảm, để thu được tối đa lợi ích. Những cuộc rút lui của các vị tướng vĩ đại và của những đội quân thiện chiến đều giống như những con sư tử bị thương phải rút lui, nhưng vẫn còn rất nguy hiểm cho người đuổi theo. Và đó là lý thuyết tốt nhất, không thể tranh cãi được”.
Vậy thì có vị tướng nào của miền Nam VN đã trở thành con sư tử như vậy?

Sau Sài Gòn, Đà Nẵng, mà người Pháp gọi là Jourane, là thành phố lớn thứ 2 của miền nam. Không có thành phố nào khắp nơi trên toàn cõi Đông Dương lại không có dấu ấn của chiến tranh. Đà Nẵng là nơi tập trung chiến lược có 2 cảng quân sự, 3 sân bay có thể tiếp nhận hàng ngàn máy bay và trực thăng. Vẻ đẹp của thành phố đã bị biến mất dưới sự lộn xộn của các kho quân nhu đạn dược và chất đốt, những trại lính, nhà thương. Cần phải có nơi giải trí cho binh lính và trong cái mớ bòng bong ấy mọc lên các phòng ăn, các rạp chiếu bóng và bên ngoài phạm vi quân sự còn có các quán rượu, phòng nhảy, các quán ăn rẻ tiền và những nhà chứa gái.
Đà Nẵng có 600.000 người dân và cũng có thêm chừng ấy người di tản đang trú lại trong thành phố. Những đoàn người cứ từ từ thâm nhập vào Đà Nẵng, và trong vài ngày, Đà Nẵng như miếng bọt xốp đã hút hết những người chạy trốn. Nhiều người trú chân trong các trường học (may thay Đà Nẵng có tới 100 trường học). Những người di tản, được sự giúp đỡ của các hiệp hội từ thiện, đã tự tổ chức lấy đời sống. Người ta mang gạo, quần áo, chăn, màn, nhưng không bao giờ cung cấp đủ cho hàng ngàn đàn bà, đàn ông và trẻ em vẫn đang đổ về thành phố.
Những người lính từ Huế chạy về, trà trộn trong nhân dân với cái nhìn buồn thảm. Không còn kỷ luật gì nữa. Có nhiều binh sỹ không muốn tìm đến nhập vào các đơn vị cũ của họ. Binh lính, hạ sỹ quan và sỹ quan đều tìm về gia đình của họ.

Trưởng có 2 gánh nặng : Toàn bộ những người di tản không phải chỉ ở mạn Bắc chạy xuống, mà còn có nhiều người dân từ mạn Nam chạy lên. Đường ven biển đã bị cắt ở khắp nơi. Những người dân và binh sỹ muốn thoát ra khỏi Đà Nẵng chỉ còn có con đường biển. Người ta loan tin là những đội quân Bắc Việt đã có mặt cả ở phía bắc, phía tây, và phía nam thành phố. Lương thực thiếu. Để sống được, người ta đã phải cướp bóc. Các kho lương thực bị cướp phá, các cửa hàng bị vơ vét sạch sành sanh. Giữa người lính và người dân đã sảy ra những cuộc đánh lộn, tranh giành nhau các vật cướp được.
Người ta báo tin là vẫn còn vài chuyến bay của hãng máy bay Việt Nam, cất cánh từ sân bay dân dụng. Vé máy bay về sài gòn từ 50$ đã tăng lên 140$.
Ngày 27-3, đại bác của quân đội Bắc việt đã bắn vào Đà Nẵng tới tấp, gây nên sự hoảng loạn. Lúc này tướng Trưởng có 2 công việc không thể cáng đáng nổi là :
- Duy trì trật tự trong thành phố, và
- Tổ chức lại các đơn vị chiến đấu.
Vào lúc 12 giờ, cơ quan tình báo của Bộ Tham mưu ở Sài Gòn gửi đến thông báo cho Trưởng biết : Quân đội Bắc Việt sẽ mở cuộc tấn công vào thành phố ban đêm.
14 giờ, lực lượng quân đội địa phương ở vành ngoài xung quanh Đà Nẵng đã tự giải tán. Người trông coi các kho quân nhu, đạn dược và chất đốt đã bỏ trốn.
Sài gòn lại có lệnh mới :
“Sơ tán ngay các máy bay quân sự và trực thăng ra khỏi Đà Nẵng”
May ra người ta có thể cứu được những chiếc máy bay ấy, còn không có thể sử dụng để kìm cho cuộc rút lui bằng đường biển.

Những con tàu đã tập hợp ở ngoài khơi. Pháo của quân đội Bắc Việt đã bắn trả vài khẩu đại bác 175 của quân đội miền nam VN và bắn tập trung vào bản doanh của sở chỉ huy binh đoàn 1 và của căn cứ hải quân.
Dưới làn đại bác rất ác liệt, trong căn hầm boong-ke rộng độ 100 m2, các sỹ quan đã tập hợp quanh tướng Trưởng. Vào lúc 20 giờ 30, Trưởng ra lệnh cho phó chỉ huy, tướng Lâm Quang Thi ra chiếc tàu của hải quân đang đậu ở ngoài khơ để tổ chức 1sở chi huy mới. Trưởng không còn người để tổ chức mặt trận chia cắt trong thành phố. Có thể chỉ còn ít thời giờ để cứu các đơn vị tác chiến. Trưởng đã dự đoán cuộc tháo chạy vào lúc 6 giờ sáng.
Thi đứng lên trên hầm boong-ke nhìn thấy căn cứ hải quân chính cũng đã tràn ngập những người dân chạy trốn. Họ hy vọng là lên được tàu chiến. Trong số những người dân ấy họ phát hiện có 3 quan sát viên đội quân Bắc Việt, có trang bị máy radio. Ho chỉ tầm bắn cho các khẩu trọng pháo
Trưởng gọi dây nói về Dinh Độc Lập ở Sài Gòn đề nghị cho bắt đấu tháo chạy bằng đường biển. Thiệu còn ngần ngừ. Trong khi họ còn đang trao đổi truyện trò thì đạn pháo của quân đội Bắc Việt đã bắn trúng vào trung tâm Đà Nẵng. Việc tiếp xúc với Sài Gòn bị cắt.
Từ Sài Gòn, ông Phó thủ tướng miền Nam VN đã gửi thông điệp tới Liên Hiệp Quốc, tới Cao ủy di cư và Hội chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi sự giúp đỡ để di tản 100.000 người mỗi ngày. Ở Liên Hiệp Quốc, ông Tổng thư ký Kurt Waldheim không tiếp người quan sát của miền Nam VN. Đối mặt với VN, Liên Hiệp Quốc đã đứng ngoài cuộc về về việc không có khả năng to lớn như vậy. Có phải ông Tổng thư lý Liên Hiên Hiệp Quốc cố tình làm theo cách chơi của Hà Nội
Ở ngoài khơi Đà Nẵng, 1hạm đội của miền Nam VN, của Hàn Quốc, của Đài Loan đã tập trung sẵn sàng. Úc, Anh và Phillippine cũng đã tham dự vào chiến dịch này. 6 máy bay của úc chở lương thực và thuốc men đang chờ đợi ở sân bay Malaisia.
Tổng thống Ford đã phái gấp các tàu của Mỹ, các đơn vị lính thủy và các tàu chở hàng đến giúp miền Nam VN. Washington tuyên bố những con tàu dân sự ấy không hề có trang bị vũ khí. Hơn nữa những con tàu chỉ đổ bộ vài đơn vị lính thủy để duy trì trật tự. Không có vấn đề khiêu khích quân đội Bắc Việt mà chỉ có chiến dịch cứu vớt nhân đạo.
Hà Nội tố cáo :
“Có sự can thiệp quân sự mới của Mỹ”.
Ở Washington, người ta tuyên bố :
“Chúng tôi hoạt động hết sức thận trọng”.
Điều đó có nghĩa là những con tàu của Mỹ không cập vào bờ mà chỉ đậu ở ngoài hải phận của Việt nam. Lầu năm Góc khẳng định là chỉ có những viên chức dân sự hoạt động.
Ở Đà Nẵng, hầu hết mọi gia đình không muốn các quân nhân ra đi mà không có họ. Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định 1 binh sỹ tách rờ khỏi đơn vị, không mang theo vũ khí thì coi như 1 người dân thường. Nhưng trong nội bộ người ta nói với nhau, những con tàu của Mỹ có thể chở vài đại đội binh sỹ miền Nam VN trong khi những con tàu của miền Nam không đủ sức vận chuyển hết binh sỹ quân đội miền Nam.
Trừ tàu Mỹ, còn những con tàu của miền Nam VN được quyền cập vào bờ. Bình minh ngày 28-3, 1 màn sương dày bao phủ cả vùng ven biển đã gây ra nhiều khó khăn, nếu không nói là làm cho các con tàu không thể cập vào bờ.

Ở Đà Nẵng đã bao trùm sự hỗn loạn. Có nhiều toán binh sỹ tự tách rời ra khỏi đơn vị, nổ súng bắn vào nhân dân, tranh cướp những thứ thực phẩm còn lại trong các cửa hiệu. 3 người lính quan sát của quân đội Bắc Việt bị bắt làm tù binh đã gây ra hội chứng về “đội quân thứ 5”. Những binh lính của miền Nam VN săn đuổi những người lính quan sát của Bắc Việt thực tế hay chỉ là tưởng tượng.
Trong tòa nhà lớn màu trắng của lãnh sự Mỹ, từng cá nhân đã tự hỏi làm thế nào để ra đi được. Ở sân bay dân sự, ông tổng lãnh sự Al Francis định cùng với vài viên chức của mình lên máy bay cùng với quân đội miền Nam VN. Có 2 người Anh làm việc trong tổ chức nhân đạo đã can thiệp và cứu được ông tổng lãnh sự Mỹ. Al Francis đã không thuyết phục được tòa đại sứ Mỹ ở sài Gòn là hoàn cảnh cực kỳ thảm hại.
Khi Graham Martin trở lại Sài Gòn cùng với tướng Frederick Weyand và vài viên chức cao cấp Mỹ khác, đã nói vẩn vơ :
“Không nên quan trọng hóa vấn đề”
Wolfgang Lehman, nhân vật thứ 2 sau Graham Martin của tòa đại sứ, yêu cầu thủ tướng miền Nam VN phải can thiệp :
“Cần phải ổn định lại trật tự ở sân bay dân sự tại Đà Nẵng”
Khiêm đã gọi dây nói cho tướng Trưởng là sẽ gửi đến Đà Nẵng 2 tiểu đoàn biệt động quân, những người Mỹ ở tòa lãnh sự tại Đà Nẵng đã phân tán trong các xe vận tải để đến bến cảng. Họ bỏ rơi lại nhiều viên chức làm công và cả những nhân viên của CIA. Người Mỹ hứa với họ là sẽ quay trở lại.
Ở Sài Gòn có 1 người Mỹ khác to béo và thô bạo là Ed Daly, chủ 1 hãng máy bay cho thuê riêng “Word Airways” ra lệnh tổ chức 1 cầu hàng không ở Đà Nẵng. Là người mở đường cho hãng máy bay thuê, có 1 cơ đội máy bay Boeing 727.
Những tin tức từ Đà Nẵng về là dứt khoát, rõ ràng : sân bay chính có thể hạ cánh theo đường băng dài là không còn sử dụng được nữa. Khắp nơi trên các đường băng, người dân chạy trốn và các binh sỹ thất trận cứ đi lang thang, ngăn cản không còn chỗ cho máy bay hạ cánh.
Người ta cấm các máy bay của hãng Word Airways không được cất cánh. Daly vội vàng xông tới đại sứ quán, chạy vào văn phòng của ông đại sứ, rống lên :
- Có việc gì xảy ra ở sân bay Tân Sơn Nhất không, nếu tôi cho máy bay cất cánh?
Martin trả lời : “Chắc chắn họ sẽ bắn”
- Thế còn ông! Ông làm gì?
- Tôi sẽ vỗ tay hoan nghênh
Ông đại sứ rất ghét tính bừa bãi và thô tục của Daly, nhất là con người này lại hay nốc rượu quá nhiều. Và Martin không ưa gì những tổ chức tư nhân như hãng máy bay Word Airways của Daly dính vào các công việc theo thẩm quyền của tòa đại sứ của ông.
Mặc dù thế nào, Daly cũng quyết định tự mình cho cất cánh 2 chiếc Boeing 727. Trong chuyến “đi dạo” này Daly đã mang theo 2 nhà báo là Mike Marriolt, người quay camera của hãng C.B.S và Tom Aspell, người quay camera của hãng I.T.N và 1 người Tân Tây Lan làm cho hãng A.B.C. Như vậy có 2 trong 3 kênh truyền hình lớn của Mỹ đã có mặt.
Sau 45 phút bay, 2 chiếc Boeing 727 đã ở trên bầu trời Đà Nẵng và đội kiểm soát sân bay đã cho phép 2 máy bay này hạ cánh. Các đường băng ngổnm ngang các xe Jeep, xe tải, đàn bà, trẻ em và binh lính. Chỉ duy nhất 1 máy bay Boeing 727 hạ cánh được. Những đám đông người xúm đến vây quanh chiếc máy bay. Họ đánh nhau để tranh giành lên máy bay.
Binh sỹ nổ những tràng đạn dài của súng M-16. Để muốn làm cho ấn tượng thêm đối với những người này, Daly cũng nổ vài phát súng ngắn lên trời. 1 người phóng viên quay camera xuống máy bay, đã không trở lên được nữa.
Trong 10 phút, máy bay đã đầy ắp người. Trong khi máy bay cất cánh đã có nhiều binh lính bám vào bánh xe. Lúc máy bay lên độ cao độ 200 mét, 1 người trong số họ đã buông tay rời tay rơi xuống đất. một người khác bị kẹt vào bánh xe.
Máy bay bay về hướng Sài Gòn, cùng với chiếc Boeing thứ 2 không thể hạ cánh xuống sân bay được.
Khi máy bay về đến sân bay Tân Sơn Nhất đã đổ xuống 256 binh sỹ, 1 người đàn bà và 3 đứa trẻ. 40 người “hành khách” lộ ra trong khoang hầm máy bay. Daly vội vàng đến đại sứ quán Mỹ, lao vào phòng làm việc của Martin, mở lấy lối đi và vô ý đã chạm vào hệ thống báo động, và khi ông đại sứ hỏi đến Daly thì hắn đã ngủ mê mệt

Ở Phước Bình, Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku hay Huế không có nhiều phòng sự bằng hình ảnh. Nhờ có 2 người quay camera, nhờ có những tấm ảnh của của 1 người Việt Nam là Viễn Hương và 1 bài phóng sự của 1 nhà báo U.P.I là Paul Vogle, nên toàn thế giới đã được nhìn thấy những mẩu đoạn của “chuyến đi vào địa ngục” ở Đà Nẵng. Năm 1975, những sự kiện ở VN thường thấy ở khắp nơi. Dư luận công chúng Mỹ đã hiểu được những sự việc mất phẩm giá như vậy. Và bây giờ, họ đã nhìn thấy rõ sự hỗn loạn.
Trước chuyến bay cuối cùng bị cấm ấy, đại sứ quán Mỹ đã hủy bỏ hợp đồng ký với Daly. Đối với chuyến bay đã thực hiện và tất cả những chuyến sau này, Daly sẽ phải tự bỏ tiền túi cho mọi chi phí.
Việc tháo chạy ở Đà nẵng vượt qua mọi điều mà người ta đã tả, ảnh chụp, truyền hình cho đến lúc đó mới chỉ là những cảnh tàn bạo. Lúc này, kể cả binh lính và dân thường đều không còn chạy trốn được bằng đường biển.
Trên bến cảng, người ta gào thét, khóc lóc, đánh nhau lẫn lộn để dành chỗ trèo lên những con thuyền gỗ, thuyền nam, xuồng để có thể ra được tới những con tàu.
Trên bến cảng, bãi cát, và các vũng cạn, ngổn ngang đủ loại vũ khí, những chiếc xe tăng lún trong cát, những hòm đạn dược vứt lăn lóc, những chiếc va li bị rạch toang trống hoác, và những chiếc máy bay trực thăng đã hết tác dụng nằm ngổn ngang.
Trên mặt biển dập dềnh những chiếc thùng rỗng, phao bơi, nhiều binh lính đang cố bám vào những chiếc phao tiêu cuối cùng. Tiếng chó sủa. Khắp nơi nồng nặc mùi nước tiểu, cứt và xác chết. Có những chiếc thuyền nan nhỏ chở nặng người chạy trốn đã lật úp ngoài biển. Đàn ông, đàn bà, trẻ con chới với rồui chìm nghỉm dưới những làn sóng biển. Có vài lính thủy đánh bộ cũng tranh chỗ của những người chạy trốn, đã bắn chết họ để giữa được chỗ trên thuyền.
Không còn có chỉ huy, không còn có đạo đức, tinh thần, không còn có kỷ luật, vài trăm binh lính say mềm, hoặc quá hoảng sợ đã gây nên những thảm họa.
Những người chạy trốn lèn chặt trên các con tàu, đôi khi mỗi con tàu phải chở đến 8000 người, không có nhà vệ sinh, lương thực không đủ. Trong các khoang hầm, binh lính áp bức người dân, lột hết tiền bạc, tài sản của họ, các đồ trang sức, lấy cắp, hãm hiếp, giết người. Một linh mục thấy những chuyện bỉ ổi như vậy, đã can thiệp liền bị số binh lính chạy trốn tàn sát rất dã man. Những trẻ sơ sinh, các trẻ nhỏ và cả những thanh thiếu niên đã có nhiều người bị chết ngạt.
Người chụp ảnh của tổng thống Ford, David Kennerly, cũng đến Việt Nam trên chuyến bay cùng với tướng Weyan, sau đó đã dùng trực thăng lượn trên hạm đội để chụp ảnh, liền bị binh lính miền Nam VN nổ súng bắn vào trực thăng. Tướng Trưởng đã dùng canô riêng chạy ra biển đến 1 con tàu của Việt Nam. Có vài người chạy trốn đã phải mất 3 ngày mới đổ bộ lên được những hòn đảo đón tiếp.
Thiệu đã ra lệnh không để cho những người chạy trốn, kể cả binh lính và dân thường đoể về Sài Gòn, vì như vậy sẽ làm mất tinh thần của nhân dân và binh sỹ.
Người ta đã tổng kết : 50.000 dân thường và 16.000 binh sỹ đã thoát được khỏi Đà Nẵng. Trong thành phố lúc đó vẫn còn 1 triệu người dân và những người chạy trốn chưa đi thoát khỏi Đà Nẵng.
Chủ nhật ngày 30-3, đúng ngày lễ phục sinh, quân đội Bắc Việt đã hoàn toàn chiếm được Đà Nẵng. Quân đội Bắc Việt bắt hàng ngàn tù binh. Họ không có khó khăn gì khi phát hiện ra những cảnh sát hay các viên chức ở những cơ quan đặc biệt là người miền Nam VN. Danh sách này được chính cảnh sát trưởng Đà Nẵng cung cấp.
Người này có phải nhân viên tình báo của Việt Cộng không?
Câu trả lời để lại cho lịch sử.

Để đón tiếp phái đoàn của tướng Weyand tới Sài Gòn, tổng thống Thiệu đã cho may và treo những băng-rôn khẩu hiệu mới. Những khẩu hiệu bằng tiếng Anh được ghi : “Nhân dân Việt nam sẵn sàng chiến đấu nếu được người Mỹ giúp đỡ”.
Weyand đến Sài Gòn vào ngày 27-3, cùng với đại sứ Graham Martin, Eric Von Marbod, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ted Shackley và Geoge Caver là 2 nhân vật quan trọng của CIA, 1 đám người giúp việc. Có 1vài người đã tưởng được dự vào cuộc vũ ba lê nhỏ nên bắt bẻ nhau tỉ mẩn về chức vụ của mình. Martin nằn nì với Weyand nhường cho mình xuống máy bay đầu tiên. Martin thấy bị người ta báo cáo “thổi phồng đến quá mức” hoàn cảnh về Đà Nẵng
- Tôi sẽ tự đi xem xét Đà Nẵng.
Nhưng Lehmann đã trả lời ngay :
- Không có chuyện đó nữa.
Tướng Weyand đã gặp Tham mưu trưởng quân đội miền Nam VN. Cao Văn Viên đã giữ chức vụ này lâu rồi. Frderic Weyand đã chỉ huy miền Nam nhiều năm, nên nói được tiếng Việt, hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của các cấp bậc quân sự sài Gòn. Đồng thời, Weyand cũng thấy hầu như Hoa Kỳ không có thể bị đánh bại thay cho Việt Nam được.
Viên đã giải thích những khó khăn :
“Hoa Kỳ cần gửi máy bay B52 sang VN lần nữa, phải tiêu diệt các đội quân tập trung của Bắc Việt”
Nhưng Weyand đã trả lời là :
“Tất cả mọi việc can thiệp bằng quân sự của Mỹ vào VN đều phải do Quốc hội cho phép và có ít may mắn cho lời thỉnh cầu ấy”.
Những cuộc họp giữa người Mỹ và người Việt Nam được tiếp tục tiến hành. Weyand muốn gặp riêng Thiệu, nhưng Martin vẫn dự vào cuộc hội kiến riêng ấy. tầm quan trọng nhất đã diễn ra trong phòng lớn mà cả 4 bức tường đều treo đầy những tấm bản đồ.
Thiệu mặc bộ đồ đi săn chủ trì cuộc họp, có Martin ngồi ở bên phải và phó tổng thống Hương ngồi ở bên trái. Cả Martin và Hương đều mặc âu phục may bằng vải Paka, tướng Weyand, Von Marbod, và Carver ngồi đối diện với Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên và Thủ tướng Khiêm.

Báo chí đã đưa nhiều tin ngay từ đầu cuộc họp này làm cho nhân dân hiểu rõ là tổng thống Ford quan tâm tới số phận của miền Nam VN.
Đầu tiên, người ta đề cập đến vấn đề dân sự và quân đội.
Người Mỹ đã nhấn mạnh :
“Cần phải giải quyết vấn đề những người chạy trốn, và nhất là về vấn đề gia đình của binh lính. Những gia đình này không được ở trong những vùng chiến sự”.
Viên đã phản kháng ngay :
“Không thể buộc các quân nhân phải tách rời gia đình của họ. Nếu như vậy binh lính sẽ không còn tinh thần chiến đấu”.
Đoàn đại biểu Mỹ muốn chính phủ Sài Gòn giải thích rõ hơn về hoàn cảnh của nhân dân. Cần phải tránh cho họ trở thành nạn nhân của những lời đồn đại sai trái đang lan truyền bởi những người CS. Đoàn đại biểu yêu cầu Sài Gòn phải có 1 chiến thắng, dù rằng rất khiêm tốn. Điều đó sẽ giúp thêm cho họ có được vài trăm triệu USD.
Chính phủ Sài Gòn thấy cũng cần phải có 1 chiến thắng để gây ấn tượng đối với những nhà lập pháp và dư luận công chúng Mỹ, nhất là để ngăn được cuộc tiến quân của Bắc Việt. Khốn thay, bộ tham mưu lại không có trong tay những đơn vị dự bị. Cần phải rút bớt những đơn vị phòng thủ Sài Gòn. Người ta lại nói đến máy bay B52. Người Mỹ có mặt tại hội nghị đều thấy tình hình hiện nay những pháo đài bay ấy là không đủ để cứu vãn được tình hình, vả lại cũng không thể có vấn đề đó…
Von Marbod yêu cầu các đội quiân của miền Nam VN không thể phân phối đạn dược theo hạn định. Được Martin khuyến khích, Marbod cam đoan nếu Quốc hội chấp nhận những dự định của tổng thống, thì các thứ phụ sẽ được nhanh chóng gửi sang ngay cho VN.
- Chúng tôi có những kho dự trữ vũ khí đạn dược quan trọng có thể sử dụng ngay được ở Okinawa và ở Nam Triều Tiên.
Marbod cũng thấy ngay, trong việc sơ tán các phương tiện vật chất, đã tổn thất rất nhiều trong những cuộc rút lui vừa qua của quân đội miền Nam VN
Người Việt muốn có thứ vũ khí thần diệu. Có thể chuyển nhượng cho họ loại bom khủng khiếp “Daisy Cutter”.
Người Mỹ thường sử dụng loại bom này để phá bỏ, san bằng rừng rú và sửa sang các sân để cho máy bay hạ cánh. Hiệp ước Paris lại cấm việc dùng các loại vũ khí mới khác ở Việt Nam.
Không cần! Weyand hứa sẽ cho chuyển đến Việt Nam loại bom “Daisy Cutter” và các nhân viên kỹ thuật cần thiết để sử dụng những quả bom ấy.
Carver, người thấp nhỏ, béo tròn, trông như con cú sau cặp kính to lớn, đã đối chiếu song song giữa quân đội nước Anh năm 1940 và quân đội miền Nam VN năm 1975, nói :
“Một trận Dunkerque đã thấy thấp thoáng ở chân trời”
Carver hay chọc tức đại sứ Martin. Nhưng trước mặt Thiệu, người ta cố tránh 1 vấn đề nóng bỏng, thấy cần thiết phải chấp nhận vai trò quyết định cho Bộ tham mưu miền Nam VN. Bộ tham mưu này phải có quyền hành và không thể để nó cứ bị tổng thống chặn ngang ngăn cản. Trong cuộc gặp gỡ lần này, hầu hết các thành viên của đoàn Weyand đếu có cảm nghĩ là Thiệu không có ý thức gì về hoàn cảnh nghiêm trọng hiện nay của miền Nam VN.

Trong 1 cuộc họp khác, Thiệu đã hùng hồn giải thích, sau cuộc bầu tổng thống vào tháng 10 năm 1975 này, Chắc chắn Thiệu sẽ được bầu làm tổng thống, và chắc chắn Thiệu sẽ cho nhiều đảng chính trị mới được phép thành lập. Lần này người ta sẽ thực sự mở rộng thể chế dân chủ.
Thomas Polgar cho rằng tất cả những việc đó là rất hay, nhưng trước hết lúc này là cần quân tâm đến vấn đề quân sự. Thomas Polgar nhấn mạnh đến những cuộc tiến công của Bắc Việ và yếu đuối của bộ máy miền Nam VN, đến sự hỗn loạn ở Đà Nẵng.
Bất chợt ông tổng thống của Cộng hòa miền Nam VN chảy nước mắt khóc.
Còn có nhiều cuộc họp khác giữa người Mỹ và VN rất căng thẳng và gay gắt. Người Mỹ cho rằng người VN thiếu chủ nghĩa hiện thực. Người VN cho rằng người Mỹ thiếu hiểu biết về các vấn đề của họ
Tướng Weyand đã soạn thảo bản báo cáo dày 28 trang. Trong bức giác thư mở đầu vụ khai kiện, Weyand viết :
“Hoàn cảnh quân sự hiện nay là đáng phê phán và khả năng đứng về sự sống sót của miền Nam VN cũng như vận mệnh đất nước…, bên ngoài lề… người Mỹ phải giúp đỡ họ… Có 1 đề tài khác mà chúng ta phải chú ý, Hoa Kỳ phải chuẩn bị di tản khoảng 6.000 công dân Mỹ và vài chục ngàn người miền Nam VN… đối với những công việc đó, chúng ta bắt buộc phải có biện pháp bảo vệ những người đó”.
Weyand cũng yêu cầu phải cho Hà Nội biết rõ ràng “vào lúc thích hợp”. Hoa Kỳ cũng đã có “ý định dùng sức mạnh để di tản những người của họ khỏi miền Nam VN không gặp trắc trở gì”.
Weyand kết thúc lời mào đầu bằng những tiếng “thanh la” thông dụng :
“Ở Việt Nam, tính đáng tin cậy của Hoa Kỳ và đồng minh đều có liên quan với nhau”.
Kissinger còn gì vui lòng hơn nữa.
Theo Weyand, quân đội Bắc Việt có mặt ở miền Nam là rất mạnh, gồm có :
152.000 người, tổ chức thành :
74 trung đoàn bộ binh
5 trung đoàn xe thiết giáp
14 trung đoàn trọng pháo, và
33 trung đoàn pháo cao xạ.
Còn ở miền nam VN chỉ tập hợp có :
59.000 người
19 trung đoàn bộ binh
5 lữ đoàn xe thiết giáp
5 đội biệt động quân
4 lữ đoàn quan dù, và
2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ

Tóm lại, quân CS Bắc Việt chiếm ưu thế tối đa về người, lấy 3 chọi 1.
Weyand giải thích rằng, mọi mức độ về các mặt xã hội dân chúng và quân sự, người miền Nam Vn đều tin chắc là họ “đã bị bỏ rơi và cả sự phản bội” bởi Hoa Kỳ. ý nghĩ này càng càng ở cấp cao càng thấy mạnh hơn.

Những người lính đã bắn vào máy bay trực thăng trong đó có người chụp ảnh của tổng thống Ford. Những dư luận bàn tán cuối cùng ở Sài Gòn là : Các sỹ quan miền Nam VN sẽ bắn hạ máy bay trực thăng nếu Hoa Kỳ chỉ chở sơ tán những người của họ.
Weyand nghĩ rằng cần phải có 722 triệu USD giúp đỡ quân sự. Nhưng trong những tuần lệ gần đây tình hình đã chuyển biếntheo sự mất mát như sau :
Theo giá trị bằng triệu USD :
- Vũ khí đạn dược (chỉ tính riêng ở các kho) : 107,0
- Vũ khí cá nhân và tập thể : 24,6
- Pháo đại bác : 16,1
- Xe kéo : 85,6
- Xe bình thường : 67,0
- Các trang bị về liên lạc : 15,6
- Chất đốt : 4,8
- Thuốc men và dụng cụ y tế : 7,9
- Công binh : 1,8
- Dự trữ toàn bộ : 67,4
---------------------------------------------------------------------------
Tổng cộng : 397,2
Hơn nữa lực lượng máy bay của miền Nam VN đã để lại phía sau là 628 máy bay, 66,8 triệu USD các mảnh rời và 48 triệu USD đạn dược. Hải quân miền nam VN đã mất 3 tầu chiến. Những con số mà Weyand đưa ra, đã không kể đến giá trị của những vũ khí đạn dược bị các đơn vị tháo chạy, các vị trí quân sự, các hải cảng và các sân bay phải bỏ lại.
Kết luận của bản báo cáo gửi cho tổng thống Ford là có sự thận trọng tuyệt vời. Weyand không thể bảo đảm cho “một hay tất cả các biện pháp khác”, mà Weyand chỉ đề xuất là “như vậy sẽ đủ để ngăn chặn hay là làm chậm lại một chiến thắng hoàn toàn của Bắc Việt”.
Khi tướng Weyand rời Sài Gòn về Washington để báo cáo cho Bộ trưởng Quốc phòng thì nhận được điện đến thẳng Palm Springs để phúc trình thẳng với tổng thống Ford. Vào lúc bi khịch như thế này, Gerald Ford vẫn thản nhiên đến Palm Springs để chơi Golf với ánh nắng mặt trời. Những người đồng hương với Ford lại thấy ông vụt quả banh nhỏ, và vài giây sau ông lại cùng các đồng hương ngồi xem mục thời sự của đài truyền hình, truyền đi cảnh tượng di tản của các thành phố Việt Nam.
Ron Nessen, tùy viên báo chí của tổng thống, cho biết rằng Ford không xem xét đến khả năng dùng biện pháp ném bom để trợ giúp cho quân đội miền Nam VN, vì luật đã cấm. Và những khuynh hướng của tổng thống cũng chống lại điều đó.
Nessen nói thêm :
- Tổng thống có nhiều cảm tình và lòng trắc ẩn tới dân tộc Việt Nam.
Trong hoàn cảnh này, lòng trắc ẩn liệu có ích gì?
Vì vậy Hà Nội đã vui mừng báo trước và tin tưởng là : Những máy bay B 52 sẽ không trở lại nữa.

Những người tham dự cuộc họp ca tụng ý nghĩa có sự giúp đỡ để cung cấp cho Sài Gòn 744 khẩu trọng pháo, 100.000 súng bộ binh, 6.000 súng máy, 11.000 súng phóng lựu đạn, 1.300 đại bác và 120.000 tấn đạn dược.
Kissinger không có ảo tưởng gì. Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, người ta cũng cần phải hành động như cách đã nắm được những hoàn cảnh đó. Như vậy nếu muốn cứu miền Nam VN thì chúng ta phải đề nghị với Quốc hội duuyệt chi 722 triệu USD. Dù là thành thật hay chỉ là đạo đức giả thì chiến thuật này cũng có cái lợi. Nếu Quốc hội từ chối, không chấp nhận sự giúp đỡ cho miền Nam VN, và nều mọi việc trở nên rất xấu ở Đông Dương, người ta có thể trách các ông nghị sỹ và các ông đại biểu. Điều mà người đã bắt đầu làm là “meffa voce” – (những cách làm tốn tránh và bí mật).
Các cố vấn của Ford không đồng tình với cách làm như vậy. Họ không muốn cứu Việt nam, mà muốn bảo vệ Ford khỏi mọi chuyện ở Việt Nam.l Còn Kissinger thì thúc đẩy, tổng thống sẽ yêu cầu 722 triệu USD giúp đỡ về quân sự và 250 triệu giúp đỡ về kinh tế và nhân đạo; Kissinger đã nhấn mạnh đến số phận cay đắng của nhân dân Việt Nam.

David Kennerly đã mang về nhiều ảnh chụp ở Đông Dương và đưa trình cho Ford xem bằng cách treo, dán lên tường các lối hành lang của Nhà Trắng.
Kennerly nói với tổng thống :
- Bất kể các vị tướng nói với ngài như thế nào… Họ sẽ kể cho ngài nghe về những điều ngu ngốc, kể cả việc họ nói rằng Việt Nam chỉ còn hơn 3 hay 4 tuần lễ nữa để sống
Ở Hà Nội, Tiến, 1 thanh niên có tham vọng về nghề điện ảnh, Tiến đã đi xem tất cả những bộ phim và các vở kịch ở nhà Hát mà Tiến có thể dự được. Phần lớn những bộ phim dài được trình chiếu vẫn là của Liên Xô. Chàng thanh niên này luôn nghĩ đến việc được sang Liên Xô hay Cộng hòa dân chủ Đức để theo đuổi việc học tập về nghề điện ảnh. Không ai nói đến việc động viên Tiến. Tiến theo các lớp học của mình, tận dụng những đặc quyền của mình, không phải lo nghĩ về những điều hạn chế trong sinh hoạt. Khẩu phần ăn của tháng 3 đã kém hơn khẩu phần ăn của tháng 1.
Chính phủ đưa ra cuộc vận động mới :
“Dành thực phẩm cho miền Nam. Những người con ở miền Nam ra miền Bắc chia khẩu phần làm 2 để có một nửa giúp cho miền Nam”.
Phần đông các công dân mỗi tháng chỉ được 250 gram đường. Thanh niên được cấp 1 kg đường và 1 hộp sữa đặc. Ở Thủ đô, tùy theo các chuyến hàng đến, mà rất thất thường, mỗi công dân được phép mua 120 gram thịt của Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc không chuyển hàng sang thì mọi người được phân phối thứ bột trứng. Người trẻ tuổi được 1 kg thịt tươi, phần lớn là thịt lợn.
Tháng 1 và tháng 2, Chính phủ vẫn lo sợ Mỹ cho máy bay ném bom trở lại, nên càng ngày càng có nhiều người lao động khơi lại các hầnm trú ẩn và các hố cá nhân đào trên các hè đường. Người ta vẫn nghĩ rằng sẽ vẫn phải dùng đến các hầm, hố này. Nhưng rõ ràng với các thanh niên, thì họ lại cho rằng không cần phải dùng đến các hầm hố ấy nữa. Tiến không có quan niệm về chính trị chắc chắn, mà trước hết chỉ muốn được về Sài Gòn, thăm người mẹ và tìm lại các bạn thân cũ. Chiến thắng đang báo tin gần đến ngày trở về Sài Gòn của Tiến.
Một hôm đang ở trong lớp học, thì Tiến được báo ra khỏi lớp. Một đại úy đang chờ Tiến.
- Anh có 1 nhiệm vụ đặc biệt.
Chàng thanh niên nhận được lệnh chuẩn bị 1 vài vật dụng. Người ta đưa Tiến đến Bộ Tham mưu bằng xe Jeep. Ở nơi “tập trung đặc biệt”, Tiến thấy có độ 50 thanh niên đều là người miền Nam. Hồi tháng 4-1971, có vài người đã cùng đi với Tiến trên con đường mòn Hồ Chí Minh.
Người ta đưa cho Tiến xem bản đồ sài Gòn và hỏi anh có thấy người Sài Gòn đã thay đổi, vẽ lại vài đường phố hay vài đại lộ không? Sài Gòn có xây dựng thêm những ngôi nhà lớn nào không? Chàng thanh niên nói là anh biết khá rõ khu phố ở sân bay.
Trong 4 hôm, Tiến học kỹ các đường phố Sài Gòn trên các tấm bản đồ và bình luận về khoa đo vẽ địa hình của thành phố. Người ta phát cho tiến bộ quân phục. tiến sẽ làm trinh sát và cảm thấy phấn khởi vì sắp được nhìn lại miền Nam.
Tiến cùng với 17 người đồng hành trèo lên xe buýt đi qua cầu Doumer cũ (Long Biên). Ở sân bay Gia Lâm, nhóm người nhỏ này có các sỹ quan vây quanh đã gặp nhà thơ Tố Hữu, nhà thi sỹ có chức trách của chế độ và là ủy viên Trung ương Đảng. Các thi sỹ nổi tiếng cũng như các vị tướng xuất sắc đều nhập vào bộ máy nhà nước và họ trở thành quan trọng.
Với giọng nói nặng, tình cảm và xúc động, Tố Hữu nói với các thanh niên :
- Nhiệm vụ của các cháu rất quan trọng. Chúc may mắn!
Những nhà nhiếp ảnh chụp ảnh từng người. Tiến tự nhủ : “Nếu mình chết, người ta sẽ đăng ảnh mình lên báo, một tấm ảnh của người anh hùng”.
Người ta phát cho Tiến 1 khẩu súng ngắn và 1 khẩu AK-47. Tiến đi cùng với những người đứng tuổi, im lặng, ít nói. Nhóm thanh niên này lên chiếc máy bay của quân đội miền nam VN.
Khi đêm xuống, máy bay mới cất cánh. Nhiều giờ trôi qua. Máy bay đỗ xuống 1 nơi để lấy thêm chất đốt. Nhiều hành khách xuống máy bay. Tiến nghĩ rằng mình đã đặt chân lên vùng cao nguyên vì thấy đất đỏ.
Người ta cũng không nói gì với Tiến, mà chỉ đưa Tiến đi bằng xe ô tô. Tiến không hỏi gì và người ta cũng không cho Tiến biết mọi thông tin, mà anh chỉ biết mỗi việc là đã đặt chân xuống miền Nam Việt Nam

3- KHÔNG CÓ MỘT SỢI CHỈ,
CŨNG KHÔNG CÓ MỘT CHIẾC KIM
.

Cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn giữ thái độ im lặng, họ sống tập trung ở những đại độ lớn và ầm thầm chuẩn bị. Patrick Hays, ông chủ hãng Michelin ở Việt nam – Một cựu sỹ quan giải ngũ, không có một chút e ngại gì về xuất thân quân sự của mình. Để thoát ra khỏi tình thế này, Thiệu phải tìm ra 1 giải pháp chính trị. Phần đông những người Pháp ở Sài Gòn đều sống hòa hợp với Patrick Hays. Họ có tới vài ngàn người ở Sài Gòn, làm các nghề : chủ quán ăn, chủ khách sạn, người bảo hiểm, đã sống ở đây từ lâu rồi> Những người hợp tác với chính quyền Sài Gòn đã không còn. ố người khác sống ở đây từ 3 đến 5 năm, là người làm thuê, hay chủ các công ty Pháp như Michelin, đồn điền trồng cây ở miền đất đỏ, hãng rượi bia hay sản xuất nước đá ở Đông Dương.
Người ta nói chính xác là nhà máy và các kho hàng của hãng rượu bia ở Đà Nẵng đã bị cướp hết và hủy hoại. Các nhà máy thuốc lá, xe Peugeot, xe Renault, xe Citroen, nhà băng Pháp ở châu Á, hãng France – Chinoise (Pháp – Trung Quốc), cửa hàng Chargeurs Réunis (chủ hãng cung cấp tổng hợp), hãng Messageries Maritimes (vận tải biển) có thuê rất nhiều người làm công. Vậy thì số phận của các hãng pháp sẽ ra sao, nếu CS chiếm lấy? Cóp nên cho đàn bà và trẻ em trở về chính quốc không?
Ông đại sứ Pháp liền triệu tập Patrick Hays, Jean Marie Mérillon chịu trách nhiệm về những người làm công trong các hãng của họ, những người chủ đồn điền từ các tỉnh trở về Sài Gòn cùng với những người buôn bán và các linh mục, tu sỹ.
Mérillon đã nói với ông đại sứ :
“Chúng ta phải hình dung ra 1 giải pháp liên tục giữa việc quân đội miền Nam VN tháo chạy tán loạn và việc thiết lập trật tự của CS. Mọi chuyện ở Sài Gòn có thể lại xảy ra giống như ở Đà Nẵng. Chúng ta phải nghĩ đến có những toán binh lính đào ngũ và cướp bóc lang thang ở Sài Gòn sẽ tấn công cướp phá cả những người Pháp. Chúng ta phải hình dung thành phố này chỉ còn máu và lửa. Vậy thì chúng ta sẽ tập trung các đồng hương của chúng ta ở đâu? Ở bệnh viện Grall à, hay ở trường Saiut – Exupéry? Chúng ta sẽ phải tổ chức những trung tâm đón tiếp người Pháp và làm thế nào để chúng ta bảo vệ tất cả mọi người được? Có vài người lính ở Pháp đã sang để tăng cường bảo vệ an ninh cho tòa đại sứ, nhưng như thế cũng không đủ để có thể làm được việc này. Chúng ta còn phải chuẩn bị những kho đồ hộp thực phẩm, gạo, nước uống
Hays là cựu trung úy Trung đoàn Dù lê dương số 1, nhưng vấn đề là liệu ông ta có chịu nhận chăm sóc bảo vệ những trung tâm đón tiếp người Pháp không? Một ông đại sứ không thể cho phép mình tổ chức riêng 1 đội cảnh binh. Hays sẽ được rảnh rỗi hơn, đã cùng với Mérillon nghĩ đến một số người được xác định là có thể giúp cho Sài Gòn tránh được thảm cảnh như Đà Nẵng. Hays tập hợp độ 15 người tốt và có tín nhiệm là chủ đồn điền trồng cây, là giáo sư trung tâm văn hóa đã qua chế độ quân sự vũng vàng, và nhất là người phụ tá của Hays, ông Michel Hamiaux, 1 người cao lớn không thể lay chuyển, nao núng, đã có 27 tháng trong quân ngũ ở Algéria và đã xứng đáng được Bắc đẩu bội tinh.

Người ta cần phải có những chiếc xe cộ chạy trân đường không có khó khăn gì. Hays lấy 4 xe jeep ở đồn điền, sơn thành màu trắng và in hình chữ thập đỏ lên xe, may những lá cờ đỏ của Hồng thập tự. Dù trong hoàn cảnh nào thì xe của Hồng thập tự vẫn di chuyển được dễ dàng hơn các loại xe khác về vấn đề vũ khí, Hays đã giải thích công việc của mình cho người bạn thân là tướng Lê Quang Lương, chỉ huy sư đoàn lính dù mà phần lớn các đơn vị này đã được rút về Sài Gòn.
Lương đã cung cấp cho Hays số vũ khí cần thiết. Cùng với nhóm người can thiệp của mình, hays không có ý định chống lại đội quân Bắc Việt. Đơn giản nếu chỉ có sự hỗn loạn trong thành phố, nếu chỉ là những nhân tố không kiểm soát được tấn công vào trung tâm đón tiếp người Pháp, thì qua máy liên lạc vô tuyến, Hays sẽ cùng với 1 số người của mình đi xe Jeep đến ngay “để giải quyết hậu quả xảy ra” trong khả năng có thể.
Hays tổ chức luân chuyển số người trong nhóm của mình tập trung, chờ đợi tình hình xấu xảy ra. Trong kho đó họ chỉ ngồi đánh bài để giết thời giờ. Tất cả những người Pháp ở Việt Nam, tất cả những người nước ngoài, ở Sài Gòn hay ở đâu đó đều trông chờ vào Hays.

Người Việt Nam cũng hết sức căng thẳng. trong sân và vườn của những căn biệt thự cho người Mỹ thuê đều chất đống các va li kiểu hãng Samsonite và Vuilton của người Mỹ. Các gói hàng bằng các-tông, các gói bọc bằng chất dẻo ít nhiều đều được chằng buộc cẩn thận.
Các cơ quan của đại sứ quán Mỹ đã lên danh sách những người Việt nam có thế lực được di tản, theo những chuẩn mực khó khăn để ngừng lại và hạn chế. Nhưng làm sao để quyết định ai sẽ là người được ưu tiên di tản?
Đứng đầu bản danh sách này là những người có nguy cơ bị chết, nếu CS đến. Hầu hết những người làm việc cho Mỹ và cả gia đình của họ sẽ có con số là 100.000, 200.000 hay 300.000 người? Ở Sài Gòn và ở Washington người ta cũng đã gợi ra con số 1 triệu người phải di tản.
Sau đó đến những người Việt nam có thể tái định cư ở Hoa Kỳ như kỹ sư, bác sỹ, kế toán viên, tất cả những người nói tiếng Anh có thể gọi là chấp nhận được.
Và cuối cùng là những người nào muốn ra đi.
Người Mỹ cũng tự hỏi có 1 số viên chức Mỹ làm việc ở đại sứ quán hay những người đã phục vụ cho quân sự lâu nămb ở đây, họ không có thể hình dung ra sụ sụp đổ. Họ đã gắn bó sâu sắc với Việt Nam, qua hương vị của “phở”, hay mùi vị của đường phố, 1 phong cảnh ruộng đồng, rừng rú, và ở cao nguyên. Đất nước này thật là hấp dẫn.
Đối với những người Mỹ ấy dù là dân sự hay quân sự, già hay trẻ, tốt bụng hay vô sỷ, đều đã có những người bạn thân ở Việt Nam, đôi khi là 1 phụ nự hay người tình. Đất nước Việt Nam kỳ lạ và thân thiết, thủ đô quyến rũ đến nay đang trở thành cột mốc cho thời tuổi trẻ của họ, và là 1 chân trời xa lạ đối với tuổi già.

Lịch sử tiến rất nhanh. Chỉ mới 2 năm nay, người ta còn cảm thấy sự thán phục đối với kẻ thù. Họ có thể tàn bạo, nhưng chỉ trong cách đối xử với báo chí nước ngoài hay tỏ ra kín đáo hơn đối với những “tội ác” của người miền Nam VN hay của người Mỹ. Các nhà quân sự và ngoại giao đều tức đến điên người vì Bắc Việt không gây cho họ 1 hoen ố nào, 1 sự tàn bạo hay 1 ngôi làng bị đốt cháy. Báo chí có mặt ở khắp nơi, trừ trong vùng của Việt Cộng. Các phóng viên chiến trường cũng có lúc rơi vào tay các đội quân Mỹ, hay miền Nam VN. Tưởng họ nếu bị CS bắt sẽ bị hành hạ, đóng đanh câu rút hay bị thiến… nhưng các phóng viên lại chỉ chứng kiến và thuật lại hầu hết những sự kinh hoàng của cuộc chiến tranh mà Mỹ và của miền Nam VN gây ra.
Những người phóng viên này đã tả lại những cuộc ném bom, những chất độc làm cho cây rừng và cây cối trong làng mạc phải rụng lá. Ai cũng kể lại những vụ bắt cóc hay xử tử những người đứng đầu các làng mạc, thôn xóm chống lại người Mỹ. Từ năm 1957 đến 1973 đã có hơn 36.000 người bị giết và hơn 58.000 người bị bắt đi…
Tất cả những điều đó đã qua lâu rồi. Ngày nay, ở Sài Gòn, người ta chỉ nói đến Việt Cộng là hiện giờ có tới 10, 15 sư đoàn Bắc Việt ở miền Nam VN. Hay cũng có thể là 20 sư đoàn. Con số đó lên tới 200.000 người. Quân đội Bắc Việt khi ra trận, nếu có người bị bắt làm tù binh, họ đều nhất quyết giấu tên nên không thể nắm biết được gì về họ. Điều đó khiến họ là người chiến thắng.
Trong nhiều năm, người Mỹ ở Sài Gòn, ở Pleiku, Huế, Đà Nẵng, trong các tỉnh thành và thị trấn, họ đã phải sống trong cảnh bị tấn công, rồi phản công. Người ta mất đi, giành lại rồi lại mất đi 1 thôn xóm, 1 đồn điền, 1 quả đồi, 1 thung lũng, hay 1 vạt rừng rậm không rõ ràng nào, để đánh dấu vào những điểm đó trên bản đồ quân sự. Không có ai có thể biết đúng sự thật. Thời kỳ ấy đã qua rồi. Có những tỉnh hoàn toàn, những thành phố mà người ta tưởng rằng không thể mất được thì nay đã chiếm tất cả. Đà Nẵng, Huế đã ở trong tay Việt Cộng. Người Mỹ cũng như những người VN ở Sài Gòn đều hiểu rằng, lần này, họ không có thể tái chiếm lại những thành phố ấy được.
Người ta không lường đến thảm họa, người ta không có thể thống kê được sự thèm muốn của những người Việt Nam chạy chốn. Dù sao cũng có cuốn sách chỉ dẫn, định lượng được sự sợ hãi ấy bằng 1 cách không thể bác bỏ. Đó là giá của tờ $ ở chợ đen Sài Gòn. Ngày 29-3, tờ 100$ bằng 5.000 đồng của miền Nam VN. Vài ngày trước, người ta chỉ đổi chác hết 4.000 đồng. Nỗi sợ hãi in đậm trong cái giá leo thang ấy. Người ta có thể thấy được ý định của người mua $ để chuẩn bị cho việc ra đi. Còn những ai mua vàng là người đó có ý định ở lại Sài Gòn
Ngày thứ hai đúng vào ngày lễ Phục sinh (Pâques) nhưng ông giáo sư cuối cùng của trường đại học vẫn còn ở lại, và đang chuẩn bị rời bỏ thành phố. Ngày hôm kia, cách Sài Gòn 60 km, gần 1 đồn điền trồng chè, người ta đã bị bại trận. Người ta kể có 1 linh mục người Pháp bị đạn đại bác làm gẫy 1 bên đùi. 1 bác sỹ Bắc Việt đã mổ không có thuốc gây tê. Người Bắc Việt không dễ dàng như thế đối với người Mỹ.

Con đường ở phía Nam về Sài Gòn cũng đã bị cắt. Người ta phải qua Phan Rang. Cha Jea Mais chở các giáo sư bằng chiếc xe Citroen của ông. Đi cùng với họ là 1 thanh niên mồ côi người Việt Nam 18 tuổi, được họ nhận đỡ đầu. Cha Mais cho xe xhạy về đèo Bellevue. Ông đuổi kịp những người chạy trốn trên chiếc xe Peugeot 203 gia nua cũ kỹ chở độ 10 hành khách, bắt gặp những chiếc Honda chở cả gia đình, nồi niêu, xoong chảo, chăn chiếu… Bên cạnh đường có vài người lính miền Nam đang muốn bán da con hổ bị trúng mìn chết. Da con hổ ấy chắc sẽ khó có thể tìm kiếm được, nhưng không ai muốn dừng lại trong lúc này.
Khi đã đổ các giáo sư xuống Phan Rang, cha Mais lại đi ngược lên theo dọc bờ biển, ngược lại chiều các đội quân đang chạy trốn, về phía Nha Trang để nắm được tin về các linh mục khác trong các phái đoàn của người nước ngoài. Ở Nha Trang nhiều cha còn ngần ngừ. Có vài người đã về Sài Gòn ngay tối hom ấy. Còn số khác cho rằng họ không thể bỏ các giáo dân sứ đạo.
Đến tối, Mái lại đánh xe trở về Phan Rang cùng với người thanh niên được đỡ đầu, và dừng lại ở xứ đạo Sông Pha, trong 1thung lũng âm u. Suốt đêm linh mục Mais không ngủ được. Ông ra khỏi nhà để hóng mát. Bất chợt ở phía đèp Belllevue, Mais thấy có hàng trăm ánn đèn pha ô tô. Một đoàn xe xuất hiện. Những người lính đóng quân ở Đà Lạt và cả gia đình họ đã bỏ chạy.
Một chiếc xe Jeep dừng lại. 1 viên đại tá xuống xe, bắt tay cha Jean Mais, nói :
- Chúng tôi vừa nhận được lệnh phải bỏ Đà Lạt.
Một sỹ quan khác nói :
- Chúng tôi đang cố tập hợp quân tại Phan Rang.
Cũng như Đài Truyền hình và các báo chí, những sỹ quan này luôn nói đến việc “tập hợp lại quân”. Nhưng đây chì cách “nói khéo”, để che dấu sự thất bại không thể chống lại được.
Linh mục Mais trở về nhà ngủ. Sáng hôm sau, một ban an ninh của CS đã được thành lập trong làng. Viên cựu chỉ huy quân đồn trú miền Nam VN ở đây đã bỏ trốn.
Jean Mais lại ra đi. Ở đèo Bellevue, những ủy viên của ban an ninh khác hỏi giấy tờ của ông. Sau cuộc thương lượng dài dòng, có một người phụ tá của môn khoa học tại trường đại học ở Đà Lạt biết linh mục Mais. Nhờ có người này nên cha Mais lại có thể đi tiếp con đường của mình.
Các cửa hiệu ở Đà Lạt đều đóng cửa. Các quán hàng ở trong chợ vẫn bày các hoa quả, rau, các tảng thịt và cá đã ôi thiu. Ở thư viện của những phái đoàn nước ngoài, đã có vài sự cướp phá làm các ngăn đựng sách tan hoang, các tủ lạnh bị cậy mất hộp máy trống rỗng. Cha Mais nhặt lên vài cuốn sách. Trong thành phố Đà Lạt. Mais lại gặp người phụ tá Pháp của ông. Cùng đi với 1 toán thanh niên, người trai trẻ mồ côi đi cùng Mais đã thu dọn lại chợ.
Người phụ ta Pháp của Mais nói :
- Chúng ta chờ họ (Bắc Việt) đến. Cần phải làm cho thành phố sạch sẽ.
Ở trường đại học, Jean Mais lại gặp chủ nhiệm khoa văn. Ông này không muốn ra đi cùng với những người khác mà ông cho là hèn nhát. Cả linh mục Jean Mais cũng thế. Ông là nhà truyền giáo nên sẽ lại làm việc ở trường đại học được mở lại. Ông tự nhủ : “Đối với Đà Lạt như thế là thành công rồi!”.
Ở Sài Gòn, nhà văn Duyên Ánh nhắc đi nhắc lại mãi một câu hỏi : có phải ra đi không? Nếu quân đội Bắc Việt đến, người Mỹ đã báo trước là sẽ có cuộc tắm máu. Có nhiều bài của Duyên Ánh đã chống lại CS. Nhà văn sẽ bị xử tội chết. Duyên Ánh xin ghi tên vào bản danh sách những người ra đi của các cơ quan thông tin Mỹ. Chắc chắn là Duyên Ánh sẽ ghi thêm cả tên người vợ và 3 đứa con. Việc mất nhiều tỉnh, thành của miền Nam VN không làm cho kỹ sư Vân bối rối. Ông nghĩ rằng khó có thể dẫn đến 1 giải pháp chính trị!

Cùng với 9 cụ già đáng kính và 20 ông sư của chùa Quan Thế Âm, sư Thiện Huệ đã chăm sóc cho gần 60 người di tản. Họ thường tụ trong các đền chùa. Đàn bà bận bịu về bếp nước. Trẻ em khóc lóc và la hét. Những nhà sư thường có những vấn đề về vệ sinh kín. Các vật phẩm của những người khách thập phương tín ngưỡng có thể nuôi được những người chạy trốn. Họ lo lắng về ruộng đồng, về nhà cửa và những người thân đã mất tích. Họ chỉ là người dân bình thường, không quan tâm đến việc mở mang chính trị. Họ chỉ muốn nhanh chóng được trở về thôn xóm của họ..
Nhà sư trẻ chăm chú đến tình hình thời sự. 2 người anh lớn của sư Thiện Huệ đều là sỹ quan trong quân đội miền Nam VN. Nếu Bắc Việt đến đây thì 2 người anh của sư Thiện Huệ có phải là nạn nhân của sự trả thù?
Người ta đồn rằng những người CS vô thần sẽ bắt buộc các nhà sư phải vào quân đội. Ở miền Bắc người ta cấm việc xin ở chùa để làm chú tiểu học việc nhà chùa và bắt họ phải vào bộ đội. Nhà sư trẻ Thiện Huệ nghĩ rằng : “Khi Bắc Việt đến đó là nghiệp chướng cho hành động của chúng ta!”
Cha mẹ Thiện Huệ khuyên nhà sư nên ra đi. Một trong số người anh rể của Thiện Huệ là 1 trung tá không quân, công nhận là các sỹ quan cao cấp được phép đưa cả gia đình ra nước ngoài, nhưng nhà sư trẻ từ chối. Nhà sư không thể nào bỏ được cái nghiệp tu hành của mình. Nhà sư phải chấp hành những đau khổ khi nó xảy ra.
Tầu chở dầu không ngược sông sài Gòn. Ét-xăng đã khan hiếm. Người ta xếp hàng dài ở những câu bán xăng. Trong thành phố có đến hàng ngàn những lời đồn đại khác nhau.
Thiệu xuất hiện trên truyền hình để biện bạch :
“Người Mỹ không muốn bán vũ khí cho chúng ta. Chúng ta phải tiết kiệm từng viên đạn”.
Đôi khi tổng thống còn kỳ cục tỏ ra khôi hài :
“Trên chiến trường, dù sao chúng ta cũng không đến nỗi phải bám vào Việt Cộng để cắn họ!”
Patrick Hays ghi :
“Lúc này tình hình diễn biến như thế nào? Bản báo cáo mới của quân đội thấy rõ : Lối thoát bằng quân sự rõ ràng là không có thể làm được. Ngay cả khi họ phải chiến đấu trước cửa ngõ Sài Gòn. Cần phải có người như ông De Lattre hay đức thánh bà Geneviève… may ra mới cứ được hoàn cảnh bại trận này…”
Sau khi Vùng 2 chiến thuật cũng sụp đổ, tướng Phú chạy về Nha Trang, 1 thành phố yên ổn.
Một sáng, ông tỉnh trưởng Nha Trang, không cần báo trước cho tướng Phú và cả người Mỹ đã ra lệnh đóng cửa các phòng làm việc. Phú đã lập bản doanh trú tạm trong 1 ngôi nhà lớn để làm việc. Trước hết, Phú không nhận được tin gì về các viên chức dân sự đã ra đi. Đến lúc sau buổi sáng, bất chợt Phú chạy khắp các tầng gác do quân đội của mình chiếm đóng, gào lên :
- Chạy đi! Chạy đi!
Phú hớt hơ hớt hải tìm người lái máy bay trực thăng riêng của mình và bảo :
- Chúng ta phải đi ngay.
Vào lúc 13 giờ, Phú đã bay đi thoát 1 mình trong nỗi hoảng hốt, và cả kinh ngạc và tin lan truyền. Nha Trang chưa bị tấn công, nhưng nhiều người thề rằng họ đã thấy những đơn vị quân đội Bắc Việt đang ở cửa ngõ thành phố! Người dân đổ xô về sân bay hy vọng kiếm được 1 chỗ trên máy bay, hay đến được bến cảng, tìm một chiếc thuyền hay chiếc xuồng máy.

Trong thành phố, binh lính đập phá các cửa hiệu để xông vào cướp bóc, tay cầm vũ khí bắn vào những người qua lại để chiếm đoạt thực phẩm, vàng bạc, đồ trang sức. Trên cảng, nhiều người chờ đợi đã lội cả xuống nước đến nửa người. Nhiều trẻ em, người già chết ngạt. Lại thêm 1 phiên bản nữa như đã từng xảy ra ở Đà Nẵng…
Sự hoảng sợ lan rộng. Với ông Phó lãnh sự Pháp Henri Strahleim, ông tổng lãnh sự Mỹ Moncrieff Spear đã thổ lộ là không có vấn đề gì để trả lời. Những người Pháp di tản bằng máy bay do sứ quán của họ thuê. Chỉ có 3 linh mục và 1 bà tín đồ trong ban nhiệm vụ của nước ngoài đã tự nguyện ở lại. Phụ thuộc vào lãnh sư Hoa Kỳ, có 2 công dân Mỹ và còn có nhiều viên chức người Việt đã cùng với gia đình họ chen chúc nhau ở trong sân. Họ muốn nhận được tiền lương để ra đi. Khốn thay, cô thủ quỹ đã 1 mình di tản cùng với hòm tiền. Để ngăn chặn những người Việt Nam khác đang xin đang ký ra đi tấn công lãnh sự quán, vài lính thủy đánh bộ đã va chạm và làm bị thương 1 số người. Cần phải lập 1 đường con thoi trực thăng để chở những người chạy trốn đến sân bay cách đấy 6 km.
Howrard Archer, nhân viên của CIA cùng với 4 đồng nghiệp chạy suốt các phòng ở tầng 4 để tháo rỡ các máy móc truyền tin. Mặc dầu có nhiều sự cố gắng của những người này, nhưng CIA vẫn phải bỏ lại nhiều hồ sơ, nhiều tài liệu và các viên chức Việt Nam làm công.
Cuộc di tản không có tổ chức không có tổ chức nên rất hỗn loạn. Và chuyến máy bay cuối cùng cất cánh khỏi sân bay đã vắng đến 1 nửa số người. Một nhân viên CIA khác, John Lerwis đã can đảm và bền bỉ cố đi tìm những người Việt Nam cộng tác với họ trong thành phố Nha Trang. John Lerwis đã bị bỏ quên lại ở trong thành phố và bị quân đội Bắc Việt bắt làm tù binh.
Chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời bỏ lãnh sự quán. Có 1 ông già, chìa đứa cháu nhỏ khẩn nài người Mỹ bên cạnh chiếc máy bay. Một hành khách trên máy bay đã dùng chân đạp vào mặt ông già. Đứa bé ngã lăn ra đất.
Ở Nha Trang, người phụ trách cơ quan CIA chỉ chịu trách nhiệm về những người Mỹ. và vì thế nên người này có quyền đạp vào mặt ông già Việt Nam? Từ nhiều tuần lễ nay, những người Việt Nam chạy trốn cũng đã bỏ rơi những người Mỹ.
Sự di tản ấy là vô ích. Và trong trường hợp này cũng là quá sớm. Không có quân đội Bắc Việt nào đang ở cửa ngõ Nha Trang.
Vị chỉ huy trưởng quân đội Bắc Việt quyết định bao vây thành phố. Ông ra lệnh cho Sư đoàn 316 và 320 tiến thẳng từ cảng Cam Ranh, cách phía Nam thành phố 35 km vào Nha Trang. Căn cứ Hải quân Cam Ranh cách Sài Gòn 260 km
Trong các phòng làm việc của CIA ở Sài Gòn, người ta tiêu hủy các tấm phích và hồ sơ mà quên rằng cảnh sát quốc gia Việt Nam cũng có những bản sao của những tấm phích và hồ sơ mật ấy.
Thomas Polgar rất bối rối. Để đề phòng, Polgar đã để vợ chạy sang Bangkok. Sau đó Polgar viết thư thông báo cho vợ biết là hoàn cảnh không đáng lo ngại. Tin tưởng như vậy nên bà vợ Polgar lại trở về Sài Gòn mà không báo cho chồng biết. Bà này bắt gặp Polgar đang vui vẻ với 1 cô gái Việt Nam. Khi chứng kiến cảnh này, bà Feudeau cảm thấy bị xúc phạm nên quyết định ly dị với chồng. Polgar bối rối về chuyện gia đình nên không còn tâm trí nào kiểm soát công việc ra đi của người Mỹ.
Có nhiều cơ quan khác của Mỹ cũng đã có những cuộc di tản chính thức. Vì thế bà vợ của người đứng đầu cơ quan tình báo miền Nam VN cũng được ông đại sứ Mỹ thỏa thuận cho chạy ra đảo Hawaii. Nhiều người VN năn nỉ nhờ vả những bạn bè quen biết ở đại sứ quán Mỹ để xin được di tản cùng với người Mỹ. Các chuyến bay quốc tế vẫn hoạt động đều đặn, nhưng những chuyến bay nội địa của hãng Air Việt Nam đã phải cất cánh thay từ 4 lần cho 40 lần trong 1 ngày. Miền đất của Cộng hòa VN đang teo lại dần dần.
Có hàng dài người nối đôi nhau chờ đợi ở trước các tòa nhà của nhà bank VN to lớn nhất đất nước. Người ta muốn có ngoại hối, có vàng. Giá đồng $ cao vọt. Giá gạo rau, các đồ gia vị cũng tăng gấp đôi. Các chợ đều thiếu mặt hàng chè, cà phê… những thứ hàng này đến từ vùng cao nguyên, nay không còn nữa. Các luật sư cũng từ Ban Mê Thuột đổ về Sài Gòn.
Thiệu ra lệnh thiết lập 1 hành lang y tế vệ sinh vững chắc quanh Sài Gòn. Những người chạy trốn ở các nơi đổ về Sài Gòn đã bị hàng rào chắn giữa lại. Nỗi ám ảnh về gián điệp lan đi khắp nơi. Người ta thấy đâu cũng có các trinh sát của Bắc Việt. Chính quyền quân sự tuyên bố tất cả mọi người chống lại mọi vỉệc bắt bớ sẽ bị bắn ngay tại chỗ.

Người ta kể rằng những người Úc đã tùy tiện phân phát các hộ chiếu nên mọi người đổ xô về đây. Ông lãnh sự Úc phải nhờ đến cảnh sát để giải tán đám đông đang vây quanh các phòng làm việc của lãnh sự quán. Các chuyến bay đi châu Âu và Hoa Kỳ lúc nào cũng đầy người. Không còn chỗ nào đi Bangkok, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan.
Ông đại sứ Martin ra những thông cáo phải ngừng lại mọi sự hoảng hốt. Các hãng kinh doanh của Mỹ muốn giúp đỡ Martin. Họ thận trọng chỉ đưa đàn bà và trẻ con đi di tản và cuối tháng 3, nhưng họ lại tuyên bố chính thức là không hoạt động nữa.
Công ty thương mại American Trading Company tuyên bố :
“Chúng tôi đang theo dõi sự kiện”
IBM tuyên bố :
“Chúng tôi sẽ ở lại đây lâu chừng nào có thể”.
Mobil Oil tiếp tục các công việc khoan thăm dò vỉa dầu ở ngoài biển Trung Hoa.
Trên báo chí, những tin quảng cáo cho biết, có vài người VN đã muốn bán các tài sản của họ, như trong báo Sài Gòn Post có đăng :
“Cần kíp bán 6 ngôi nhà lớn biệt lập (rộng 1000m2, kể cả 2 gian nhà làm việc, sân trời, bể bơi và nhà để xe ô tô) vùng yên tĩnh. Giá trên 100 triệu đồng. Liên hệ 315/21 Hai Bà Trưng”.
Đối với bất động sản, cung đã vượt quá cầu. Dù sao đến tháng 3, người ta vẫn đua nhau xây dựng. Ở đại sứ quán, người ta đã bỏ những cuộc họp kéo dài dành cho vấn đề chủ yếu là xây dựng khách sạn Hyatt ở địa điểm nào.

Thủ đô của miền Nam VN có những tin đồn trái ngược nhau, cải chính rồi lại phải đưa tin. Người ta nói đến cuộc đảo chính quân sự. Người ta chăm chú nghe tin từ Washington đến.
Trong cuộc phát hình vào buổi sáng của kênh CBS ông đại sứ của miền Nam VN đã tuyên bố :
“Hoa Kỳ không đương đầu được với Hiệp ước Paris”
Thế giới đã kết luận chắc là đã có sự liên minh giữa người CS với người Mỹ.
Bình luận về những ý kiến này, ông Bộ trưởng ngoại giao Mỹ tỏ ra thông cảm:
“Cần phải có lòng thương xót đối với miền Nam VN”
Trong bộ máy nhà nước miền Nam VN đã có sự chia rẽ. Quốc hội đã bỏ phiếu về bản kiến nghị chống lại chính phủ, kết tội Thiệu “ đã có lạm dụng quyền lực để tham nhũng, sa đọa”. Nhưng chức sắc về tín ngưỡng đứng hàng đầu trong việc chống lại Thiệu. Tổng giám mục ở Sài Gòn yêu cầu thiệu phải từ chức

Ngày 4-4, tổng thống Thiệu tiếp thủ tướng Khiêm và tiến sỹ Viên, thứ trưởng không bộ. Khiêm tuyên bố rằng để đương đầu với những vấn đề này, 1 sự tu chỉnh lại chính phủ là chưa đủ.
Còn tiến sỹ Viên nói:
- Thưa ngài tổng thống! Nếu bây giờ ngài ra đi, sẽ sảy ra ngay sự rối loạn. Nếu ngài ở lại và vẫn giữ đường lối chính trị cũ thì chính phủ sẽ bị cô lập… Nếu được ngài cho phép, chúng tôi xin đưa ra 3 biện pháp :
+ Để chặn ngay những lời đồn đại, ngài nên tuyên bố sẽ không ra ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
+ Để củng cố lại sự tin tưởng trong quân đội, xin ngài cho triệu tập 1 hội đồng các tướng lĩnh, trao cho họ mọi quyền hành, và để cho hội đồng này chỉ huy các chiến dịch quân sự!
+ Cuối cùng để làm cho chính phủ có hiệu lực, ngài nên thỏa thuận cho chính phủ được quyền tực trị.
Thiệu đã bình tĩnh trả lời :
- Chúng ta sẽ bàn đến chuyện đó trong trật tự. Người ta muốn tôi ra đi. Tôi được nhân dân bầu ra và tôi sẽ chỉ ra đi khi nhân dân yêu cầu tôi phải làm như vậy. Một hội đồng các tướng lĩnh chỉ gây thêm mọi chuyện rắc rối. Và chính quyền dân sự cũng vẫn có mọi quyền hành của họ. Họ không biết cách xử dụng quyền hành đó thôi. Họ không có được những biện pháp gì rõ ràng để thực hiện.
Ông thủ tướng phát biểu :
- Thưa ngài tổng thống! Chúng ta đã mất 14 tỉnh, không 1 chính phủ nào còn chống lại được với tai biến này. Không 1 sự trừng phạt nào đối với chính phủ và cả với Bộ Tham mưu. Tôi chỉ muốn là 1 kẻ bung xung…
Thiệu không ngần ngừ nói ngay :
- Ông muốn xin từ chức? Tôi chấp nhận… Tôi sẽ công bố điều đó trên truyền hình vào tối hôm nay. Chúng ta sẽ kiểm lại ai có thể là thủ tướng?
Ngay tối hôm ấy, Thiệu công bố trên truyền hình việc bổ nhiệm Cận, 1 nhân vật bất ngờ, 1 nhân cách lu mờ, làm thủ tướng thay Khiêm. Thiệu hứa với nhân dân sẽ cho chiếm lại các tỉnh đã mất. Những cuộc bại trận quân sự trong những tuần lễ vừa qua là do sự hèn nhát và do chủ nghĩa thất bại trong quân đội, và do những mưu đồ của những người CS… (Thiệu nói thêm) và cả những người Mỹ không tôn trọng lời cam kết của họ đối với việc giúp đỡ chúng ta…
2 giờ 45 phút sau cuộc gặp gỡ của ông thủ tướng mới với tổng thống đã có 1 sự kiện bi thảm được nêu ra vàođiểm thứ 2 của việc tu chỉnh lại nội các. Một trong những bức thư chính thức cuối cùng mà nguyên thủ tướng Khiêm đã nhận được do những người phụ tá về công việc sứ khỏe của Khiêm gửi đến :
Vấn đề: Di cư 1.400 trẻ mồ côi sang Hoa Kỳ
Thưa ông thủ tướng!
Hiện nay ở Sài Gòn có 1.400 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ do những tổ chức từ thiện quốc tế bảo trợ đang chờ đợi cho số trẻ này đi sang các nước ngoài, mà ở đây có những người bố, mẹ nuôi sẵn sàng nhận chăm sóc những đứa trẻ này… Hiện giờ đã có 2 máy bay Boeing 727 của hãng Word Air way đã sẵn sàng. Ông Daly, chủ tịch hãng máy bay này đã cho chúng tôi rõ là việc di tản (những trẻ mồ côi) sẽ gây ra cú sốc cho thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ, và sẽ làm cho cộng hòa miền Nam được hưởng lợi.
Do những hậu quả ấy, tôi xin ông thủ tướng chính phủ chấp nhận lời đề nghị này…
.
Theo đúng luật pháp thì không có người trưởng thành nào, 1 em nhỏ hay trẻ sơ sinh nếu không có hộ chiếu ra đi, thì không có quyền được rời bỏ đất nước. Những trẻ mồ côi cần thiết có sự quyết định đặc biệt của tập thể.

Chán nản về những “sáng kiến” của Daly, đại sứ Martin tự thu xếp với quân lực Mỹ để mượn chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới là loại C.5A “Gelaxy” (Thiên hà). Khi máy bay đến Sài Gòn sẽ dỡ xuống các loại vũ khí và đạn dược.
Ở sân bay Tân Sơn Nhất, 243 trẻ mồ côi, có vài trẻ bị tàn tật đang ngồi chờ trong xe buýt nóng nực để có quyết định chính thức cho phép chúng được ra đi. Giấy phép chính thức là lá thư của thủ tướng có giá trị như 1 hộ chiếu tập thể.
Báo chí được mời đến để chứng kiến. Thất là 1 câu chuyện hấp dẫn, và với đầu bài chữ to của 1 trong những tờ báo ở Sài Gòn : “Chiến dịch bay của các trẻ em” (Opération baby – lift). Đại sứ quán Mỹ đã gửi gấp nhân viên y tế và vợ của các viên chức Mỹ đi cùng với số trẻ em mồ côi này.
Nhưng để tìm cách cho cả gia đình ra đi dấu diếm, người ta tìm đủ mọi thứ lý do như: bệnh tật, được nghỉ… Hơn 60 người lớn được lên máy bay. Còn 160 trẻ em dồn lên khoang sau, cứ 2 em ngồi vào 1 ghế được buộc lại cho chắc, và số trẻ em khác được chùm chăn gần kín, xếp chen chúc nhau trong hầm để hành lý. Các trẻ em này bị nóng nực quá đã khóc và la hét ầm ĩ. Những người đàn ông và đàn bà Mỹ đi theo đoàn trẻ em mồ côi vội vàng lên máy bay
Camera quay liên tục. hiện lên màn đầu của màn hình là chiếc đầu bé nhỏ đáng yêu của trẻ mồ côi. Chiếc máy bay Galaxy cất cánh nặng nề. 10 phút sau, người ta nghe thấy một tiếng nổ. Một nhân viên trong phi hành đoàn cho biết cánh cửa phía sau chiếc máy bay vận tải to lớn đã bị bung ra. Những chiếc mặt nạ phòng độc từ trên trần máy bay được vứt xuống khoang hầm đựng hành lý. Nhưng làm sao có đủ được cho số trẻ em sơ sinh ở dưới đó, và làm sao cho 1đứa bé mới sinh biết cách tự sử dụng mặt nạ phòng độc? Máy bay phải quay lại Sài Gòn, nhưng chưa kịp hạ cánh đã đâm đầu xuống khu ruộng, vỡ tan.
Những chiếc trực thăng được cử bay đến nơi thảm họa. Một số trẻ em bị văng ra rơi vào vũng bùn của khu ruộng. Người ta chỉ cứu được độ 60 trẻ em còn sống sót. Còn tất cả đều bị chết.
Qua mục thời sự trên màn hình được truyền về Hoa Kỳ. Những người Mỹ đã được nhìn cảnh tượng ghê gớm này. Họ cũng còn được xem những chuyến bay khác chở trẻ em mồ côi sang Mỹ. Tổng thống Ford đã ra sân bay ở San Francisco đón số trẻ em này. Ở Sài Gòn, người ta cay đắng vô sỉ. Có 1 người Việt Nam đã nói với những người Mỹ :
- Những trẻ em ấy là những kỷ niệm đẹp đẽ, như những con voi bằng sứ mà các ông yêu thích. Khốn thay có vài con đã bị vỡ. Các ông đừng làm như thế nữa, vì còn những đứa trẻ mồ côi khác
Đại sứ Graham Martin nói với Jim Eckes giám đốc hãng máy bay Continental Air Services – Sẽ không có cuộc di cư nào nữa, nếu không có lệnh của tôi.
Nhưng mặc dù có chỉ thị của ông đại sứ như vậy, nhưng có những người dân thường hay binh lính Mỹ vẫn tổ chức hàng chục chuyến bay đưa người Mỹ di cư về Hoa Kỳ. Có vài người cho rằng, lấy cớ tránh những thảm họa, nên ông đại sứ trốn tránh trách nhiệm này.
Ở sân bay, Jim Eckecs thấy 1 chiếc xe vận tải nhỏ sơn màu đen mà người lái xe khu đất của hãng Continental Air Services. Trên ghế phía trước, 1 đại úy không quân Mỹ tuyên bố với vẻ kiêu ngạo :
- Tôi được phép đến bất cứ nơi nào tôi muốn
Eckes nói ngay :
- Nhưng ông đang ở trên đất của tôi
Hai người mắng chửi nhau. Eckes ghi lấy tên của đại úy, sau đó lấy xe riêng đuổi theo chiếc xe vận tải nhỏ đang chạy về phía chiếc máy bay C130 ở cách đường băng 1 quãng. Độ 2 chục cô gái đánh phấn, tô son, mắt xanh mỏ đỏ, không phải là người của tu viện Oislaux (những con chim) chen chúc nhau trên chiếc xe tải nhỏ, nhảy ào xuống đất và trèo lên chiếc máy bay C130
Biết được tin này do Eckes báo về, đại sứ Martin đã gặp tùy viên quân sự về hàng không. Lúc đầu, tùy viên này chối tội. Nhưng sau đó được người ta cung cấp đầy đủ các chứng cớ cho người tùy viên quân sự hàng không này và theo yêu cầu của ông đại sứ, hắn ta được chính thức di tản.
Cái nồi chính trị của Sài Gòn sôi lên sùng sục. Ông thủ tướng mới, không có ấn tượng gì với ai, đã để ra 10 hôm để thành lập nội các mới. Trong 10 hôm ấy Cộng hòa Việt Nam chỉ có 1 tổng thống mà chưa có nội các. Trong lúc thiếu vắng chính quyền, những người chống đối là những nhà chính trị kỳ cựu đã họp ở trong 1 nhà trường Pháp và những thanh niên ở đây cũng đã gần như Mỹ hóa. Họ tìm kiếm, cãi cọ nhau, dựng nên những dự kiến mà trong thời bình thì nó tỏ ra là không hiện thực. Phe chống đối không có CS của tổng thống Thiệu là mờ mịt, với 1 trung tâm là tướng Dương Văn Minh, biệt hiệu “Minh lớn”, 59 tuổi, cao lớn và to béo, có vai trò khá lạ lùng. Ông ta buộc mọi người phải kính nể. Nhưng dù sao những người thân cận quanh “Minh lớn” lại cho rằng ông này chẳng có đầu óc chính trị gì. Ông ta không bao giờ tự đứng ra tranh cử chức tổng thống.

Là con 1 nhà giáo, “Minh lớn” chỉ mơ ước trở thành 1 viên chức nhà nước, hiểu biết về châu Âu, thường qua lại Sorborne và Saint-Maixent. Đã tham dự ngay từ đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, bị Nhật Bản bắt làm tù binh và sau đó lại rơi vào tay Việt Minh. Sau khi được tha lại nhập ngũ và phục vụ cho thế hệ thứ tư của Cộng hòa Pháp, đến năm 1954, Minh được phong là trung tá, được Ngô Đình Diệm che chở, và đến năm 1957 phong cho “Minh lớn” lên 4 ngôi sao (đại tá). Nhưng đến năm 1963, Minh đã tham gia vào cuộc nổi loạn chống lại Diệm do người Mỹ giật dây. Diệm bị ám sát phải chăng do lệnh của cá nhân Minh?
Bất chợt trở thành người đứng đầu của Ủy ban Cách mạng và tự mình xung là người đứng đầu danh dự của nhà nước. Nhưng Minh lại là nạn nhân của cuộc đảo chính do những “chú sói con” (loại quân nhân cấp thấp hơn Dương Văn Minh gây ra), và họ đã “đẩy” Minh sang Bangkok. Tháng 10-1968, Dương Văn Minh trở về Sài Gòn. Nguyễn Văn Thiệu – người phụ tá cũ của Minh, giờ đã trở thành tổng thống, nên cử Minh vào chức vụ cố vấn đặc biệt. Có thể đây là thủ đoạn của Thiệu để vô hiệu hóa “Minh lớn” và làm cho Minh phải liên lụy với mình khi đã gắn bó với Thiệu? Minh đã suy tàn trong hoàn cảnh sa lầy này. Trong nơi ở sang trọng xứng đáng với viên tướng 4 sao, “Minh lớn” thường tiếp những người có chức vụ cao của chế độ, và thường thổ lộ với họ những công việc bí mật của mình.
Năm 1971, trong dịp bầu cử tổng thống, đại sứ quán Mỹ tỏ ra công khai ủng hộ Minh ra tranh cử chức tổng thống chống lại Thiệu.
Nhưng Minh lớn đã từ chối và chỉ nói lẩm bẩm :
“Tôi không có tham vọng ấy”
Hình như người ta nghe thấy Minh nói như vậy. Minh đã nhắc lại :
“Đối với tôi chính trị trước hết phải là đạo đức. Đạo đức của tôi lại theo đạo Khổng Tử”.
Người ta thán phục Minh lớn. Còn người Mỹ không thấy có 1 chương trình hành động nào và không có 1 tham vọng gì ở con người theo đạo Khổng này. Họ cho là Dương Văn Minh thiếu năng lực. Có nhiều người ca tụng những ý kiến của Minh, và trước khi ra đi đã tự hỏi như kiểu Staline đối mặt với Vatican : Lực lượng thứ 3 có bao nhiêu binh đoàn? Câu hỏi này cũng được Minh sử dụng. Tuy nhiên người ta vẫn vui lòng chấp nhận Minh, cho đến lúc này vẫn chưa xóa đi được mối thiện cảm ấy. Có thể là Minh lớn đã chờ thời cơ thuận lợi?
Có thể nhiều toán và cả những toán nhỏ biểu thị sự chống đối Thiệu nhưng không có ảnh hưởng gì to lớn ở các tỉnh. Vào những ngày cuối cùng ấy, có vài đảng mới ra đời đã đặt ra điều lệ của họ.
Trong số những đối thủ của Thiệu có mặt những người theo đạo Công giáo, rất chống cộng, đã không tin vào lực lượng thứ 3. Tổng giám mục ở Sài Gòn yêu cầu Thiệu phải ra đi. Đa số những người theo đạo Phật giữ thái độ phi chính trị, thận trọng hay chờ thời cơ – những người chống đối hăng hái nhất yêu cầu Thiệu phải từ chức tổng thống. Minh lớn không lo lắng về Thiệu mà còn trêu chọc Thiệu.
Theo con mắt của Thiệu thì địch thủ nguy hiểm và có thế lực nhất là viên cựu chỉ huy không quân, đã từng là phó tổng thống và thủ tướng của Thiệu, là thống chế không quân hoạt bát Nguyễn Cao Kỳ. Đó là 1 địch thủ nặng ký.
Kỳ sống trong căn cứ sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng 1 biệt thự gần trung tâm hoạt động không quân. Hàng ngày Kỳ vẫn tiếp các viên phi công đến nhâm nhi với Kỳ vào cốc rượu. Hắn đã giữ mọi quan hệ trong cái nhóm tướng lĩnh mafia và những nhà chính trị là người sinh ra ở Bắc Kỳ. Kỳ luôn ấp ủ 1 cuộc đảo chính. Từ tháng 1 hắn đã nhấp nhổm tỏ ra sốt ruột.
Khi quân đội Bắc Việt tấn công Ban Mê Thột, Kỳ đang ở trong trại thực nghiệm của hắn gần thành phố này. Cái hư vinh hào nhoáng cuối cùng của Cao Kỳ là hắn được sử dụng riêng 1 chiếc máy bay trực thăng. Hắn đến gặp tướng Phú ở Nha Trang, rồi gặp tướng Cao Văn Viên ở Sài Gòn.

Với cái vẻ phù hoa như diễn viên điện ảnh Hollywood, Kỳ tuyên bố với tướng Tham mưu trưởng :
- Cho tôi 20 chiến xa M48 và 2 tiểu đoàn lính thủy hay biệt động quân, có sự trợ lực của pháo binh và máy bay, tôi sẽ giải phóng Ban Mê Thuột.
Không có thể tự mình quyết định được việc này, tướng Viên phải gọi dây nói đến tổng thống Thiệu. Nhưng Thiệu chỉ nói với Viên là chuyển lời khen ngợi của mình đến viên phi công ấy và nói thêm : “Tôi sẽ cân nhắc và hỏi lại các cố vấn của tôi!”.
Một sự tòng phạm và một sự thù địch tích cực đã liên kết 2 người lại với nhau. Kỳ đã phục vụ dưới thời của Thiệu. Hay bốc đồng, can đảm, có những hành động ngốc nghếch và mọi người đều không quên Kỳ tự coi mình là 1 Hitler của Việt Nam.
Kỳ còn hơn Thiệu trong việc ngờ vực những người nước ngoài, ngay cả khi người vợ đầu tiên của hắn là 1 phụ nữ Pháp. Được đào tạo ở Pháp và ở Maroc, Kỳ ghét cay ghét đắng người nào coi hắn như loại Gaullo – Commuisme (theo kiểu De Gaulle – với chủ nghĩa CS) rất ghét người Mỹ. Hắn căm ghét hầu hết người Mỹ, thái độ kiêu căng của họ, thực tế hay chỉ là giả tưởng làm như vậy. Kỳ bất mãn với người Mỹ vì đã từ chối hắn không để cho hắn đưa chiến tranh ra miền Bắc.
Theo cách của mình, Thiệu đã căn cứ vào mọi thành phần của xã hội Việt Nam. Đối với viên thống chế không quân, và trước hết là đẳng cấp quân sự của hắn, Thiệu vẫn tỏ ra tin tưởng ở Cao Kỳ mà không coi hắn là địch thủ của mình
Giữa Bắc và Nam VN, nhưng mối dây quan hệ gia đình là to lớn. Nhưng trước hết là những liên kết chính trị - quân sự và chủ nghĩa quân phiệt. Chính trị thường được thiết lập qua những mối dây liên kết gia đình.
Vào lúc đó ai đã có, hay muốn có 1 vai trò ở Sài Gòn đều phải cùng nhau có 1 quá khứ, và nhất là có cùng 1 âm mưu chung với nhau. Và mặc dầu có những sự nghi ngờ, ghen ghét lẫn nhau, nhưng đã gắn bó tất cả những nhân vật ấy vào với nhau như: Thiệu và Kỳ, Khiêm, Minh “lớn” và những người khác để cùng lật đổ Diệm từ 12 năm trước. Năm 1963, Nguyễn Cao Kỳ, một người thông minh, nhưng ít có văn hóa đã được Minh “lớn” phong là chỉ huy không quân.
Sốt ruột, mệt mỏi, cay đắng vì bị bỏ rơi, viên thống chế không quân Nguyễn Cao Kỳ đã nổi giận đôi khi nghĩ rằng các tướng lĩnh ấy chỉ chăm chú vào chính trị (tìm cách lật đổ, kèn cựa nhau) hơn là quan tâm đến quân sự. Nhưng từ đáy lòng Kỳ vẫn có âm mưu muốn làm cuộc đảo chính hay là cuộc cách mạng. Đầu tháng 4 ấy, Kỳ cho rằng trước khi khoác cho mình bộ cánh chính trị thì hắn phải thắng được cuộc chiến tranh hay ổn định được mặt trận. Chủ trương chủ yếu của hắn là chống lại Mỹ. Ít lâu nay Kỳ tin rằng Thiệu sẽ phải ra đi nên hắn đã thăm dó 1 số quân nhân. Thiệu biết việc làm của Kỳ, nhưng không thể bắt được Kỳ. Những báo cáo giữa nhưng kẻ đồng mưu năm 1963 (lật đổ Diệm) đều đã được mã hóa. Thiệu báo động cho Kỳ biết bằng cách bắt giữ những người thân cận của Kỳ và vài sỹ quan cao cấp.
Bộ Nội vụ đã giải thích về những vụ bắt bớ này như sau:
“Có vài tư tưởng hẹp hòi đã lợi dụng tình trạng lộn xộn này mà nhân dân đang phải chị đựng để nổi dậy, tạo thêm sự mất trật tự, ủng hộ ý định về 1 cuộc đảo chính quân sự, để thỏa mãn tham vọng cá nhân của họ. Những nhân tố này đã bị bắt và được các cơ quan an ninh giam giữ. Cuộc điều tra còn đang tiếp tục.”
Việc bắt giữ 1 số người ấy, khiến tình hình chính trị của Sài Gòn càng trở nên căng thẳng. Khả năng về 1 cuộc đảo chính là hoàn toàn có thể. Kỳ không đạt được ý định của hắn, các tướng lĩng của Kỳ đều lảng tránh. Hơn nữa, Kỳ cũng thấy là người Mỹ không ủng hộ chuyện này. Người ta đã biết được hiện có nhiều những nhân viên mật thám ở khắp nơi trong Sài Gòn được trả công hay không có thù lao gì. Được các đường dây CIA trong thành phố báo động, William Colby, giám đốc CIA vội vàng gửi thông báo về Washington vào ngày 6-4. CIA muốn tránh việc Thiệu bị lật đổ.

Colby đã gửi điện tín về Mỹ:
“Nếu CIA tham gia vào sự mất ổn định của Thiệu, thì đó là 1 thảm bại cho thể chế và quốc gia miền Nam VN”
Lúc này cần phải liệu trước điều xấu nhất là việc loại bỏ Thiệu, nên Colby đã nói:
- Nếu mọi việc càng rắc rối thêm, thì công việc của ông (giám đốc CIA ở Washington) cần phải có những chỉ dẫn. Về phần tôi, thấy rằng cần phải làm đủ mọi công việc để Thiệu và gia đình có thể đi thoát trong sự an toàn…
Từ năm 1963, tất cả các ông chủ của CIA đều bị ám sát bởi bóng ma Ngô Đình Diệm đã bị ám sát và có sự đồng lõa của CIA. Đại sứ quán Mỹ cũng đã công nhận về sự mất ổn định của họ.
Hoàn cảnh đã chứng minh rằng người Mỹ ở Sài Gòn đã vi phạm Hiệp ước Paris và 1 lần nữa lại trở thành “cố vấn quân sự”. Các sỹ quan bên cạnh tướng Homer Smith cuống cuồng vội soạn thảo tỉ mỉ những kế hoạch giúp đỡ của miền Nam VN tổ chức lại các đội quân của họ. Họ rút ra các biểu đồ vào ngày 20-5 và ngày 30-9 trước đây để nghiên cứu lại cách vực dậy những đội quân của miền Nam VN. Tướng Viên bị phụ thuộc vào tùy viên quân sự Mỹ, 1 dự án không thực tế và vô hy vọng. Tất cả mọi việc trên giấy tờ được dựng lại như kiểu tự phát. Những thứ cần dùng đề được gạch dưới dòng, nhưng không có phương pháp nào để thực hiện.
Viên đã thản nhiên viết rằng:
“Các đơn vị lính bảo an của các lực lượng địa phương và các lực lượng tự vệ của quần chúng đều bị giải tán để bổ xung cho sự thiếu hụt người của các sư đoàn bộ binh”.
Đa số các sư đoàn này đã bị tan rã trong cuộc rút chạy ở Kontum, Pleiku và những đoàn xe, người lộn xộn bỏ chạy khỏi Huế và Đà Nẵng. Những đơn vị nào đã chạy thoát nay đang phân tán cùng với gia đình của họ, sống xung quanh Sài Gòn. Tài liệu này quy định việc tổ chức lại các đơn vị bộ binh phải hoàn thành “trong 2 tuần lễ”!
Graham Martin nghĩ rằng, nếu quân đội miền Nam VN được thắt chặt lại thì có thể giữ vững và mở cuộc phản công. Nhưng những sỹ quan Mỹ bên cạnh tướng Smith lại bi quan hơn. Viên chỉ huy cơ quan tình báo đánh giá rằng : Dù có viện trợ thêm do Quốc hội bầu thống nhất thì cũng là “quá muộn” rồi. Họ thấy có cùng quan điểm như tướng Weyand. Ngay cả những cuộc tấn công rải thảm của máy bay B52 cũng không kìm chân được Bắc Việt.
Những đoàn quân Bắc Việt ngày càng có mặt nhiều ở trên các trục đường lớn, vượt qua các thị trấn và các thành phố. Nếu những máy bay ném bom chiến lược can thiệp thì sẽ có hàng chục ngàn dân thường Nam VN bị chế.
Cũng như Thiệu, Bắc Việt, trên thế mạnh về quân sự vừa chiến đấu ở mặt trận quân sự và mặt trận chính trị - ngoại giao. Chiến lược rõ ràng của Hà Nội, là phải chiến thắng về quân sự trước mùa mưa và đồng thời đưa ra ý định là sẵn sàng thương lượng. Mặt trận quân sự diễn ra ở Việt nam, còn mặt trận ngoại giao diễn ra trên toàn thế giới, nhưng trước hết vẫn là ở Paris
Những ngày ấy thật khó khăn để khẳng định “những lực lượng cách mạng” và trên thực tế các sư đoàn quân đội Bắc Việt lại là những công cụ của hòa bình. Trên truyền hình Pháp và trong rất nhiều thông tấn và báo chí, bà Nguyễn Thị Bình, 1 phụ nữ vừa quyến rũ, vừa cương quyết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Giải phóng miền Nam đã giải thích về những địch thủ ở sài Gòn… đều đang ở thế thủ :
- Nếu lúc này chúng tôi tấn công miền Nam VN (thực tế khó chấp nhận) đó là chúng tôi bắt buộc phải vi phạm Hiệp ước Paris, do các hành động của Hoa Kỳ và chính quyền của tổng thống Thiệu. Chúng tôi muốn rằng Hoa Kỳ phải chấm dứt ngay việc can dự vào những công việc nội bộ ở miền Nam VN.

Ngày 15-3, 1 đơn vị đặc biệt được cử ra Hà Nội để tiến hành “cuộc tấn công về ngoại giao” và quyết định đường lối của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam VN. Các đại sứ của nước Dân chủ Cộng hòa Việt Nam và các đại biểu của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam VN đã phải nói thẳng ra 1 chính phủ hợp tác mang tính chất thời sự và đồng ý đóng ởp Sài Gòn. Chính phủ này phải có 1 số quyền độc lập.
Cuộc vận động rộng rãi này đã có hiệu quả. Trong mấy tuần lễ sau, ở Hà Nội và ở Sài Gòn đã liên tục diễn ra những cuộc tiếp xúc chính thức và không chính thức, và cả ở thủ đô các nước Đông Berlin, Varsovie, Prague… đặc biệt là ở Thụy Điển, 1 đất nước luôn đứng đầu tán thành cuộc chiến đấu phòng thủ của hà Nội. Thủ tướng Olof Palme đã tham dự vào các cuộc diễu hành “chống lại cuộc chiến tranh của Mỹ”.
Trong các trụ sở, quanh chén nước chè hay trong các quán ăn của người Việt Nam, những nhà ngoại giao, phóng viên báo chí, đều lao vào 1 vấn đề nổi trội, nhắc lại là họ sẵn sàng trả lời phỏng vấn những vấn đề mà những người này muốn nghe :
- Chúng tôi hiểu rằng còn có rất nhiều khác biệt to lớn giữa 2 miền Nam Bắc, và cần phải lưu ý đến những vấn đề đó.
Những nhà ngoại giao, phóng viên báo chí đối chiếu những thông tin và tóm tắt những câu chuyện của họ xong rồi mới đánh điện tín các bài báo về cho tòa soạn của họ ở nước ngoài. Có những người có đôi chút kinh nghiệm đã thấy tất cả những nguồn tin này từ các nước phương Tây và phương Đông đều cùng giống như những thông tin của Hà Nội đưa ra.
Trong khi cuộc tấn công về mặt trận ngoại giao được mở rộng, thì ở Hà Nội, các cán bộ CS đã quyết định 1 thời gian cần phải vượt qua : những bài diễn văn dưới hình thức của chính phủ về sự hợp tác Bắc Nam chỉ là 1 “màn khói”.
Việc nắm lấy quyền lực nhất định phải bằng bạo lực cách mạng.
Có vài người Mỹ ở Sài Gòn cũng thấy thông tin của Bắc Việt chỉ là 1 “màn khói”. Từ 7-4, một nhân viên tình báo của CIA đã nhiều lần báo cho Frank Snepp về nhận định này. Nhân viên này hoạt động ở trong Bộ chỉ huy của CS miền Nam, luôn cung cấp những thông tin chính xác. Thật rõ ràng: Những người CS không chịu thương lượng trong bất kỳ trường hợp nào. Kể cả Polgar, ông chủ của CIA, kể cả ông đại sứ Martin, đều không chú ý đến thông tin ấy.
Những người Mỹ hầu như cũng không chú ý tới những bất đồng giữa các ông đại sứ Pháp ở Sài Gòn và ở Hà Nội. CIA có tất cả những tài liệu trong tay, không phải do các nhà ngoại giao báo cho các đồng nghiệp người Mỹ, mà do “những nhà ngoại giao này” đã phá vỡ mật mã của người Pháp và đưa công khai lên các thông tin, báo chí.
Ông đại sứ Mérillon (đại sứ Pháp ở miền Nam) nghĩ rằng người ta có thể chơi con bài là tướng “Minh lớn” đề đạt một chính phủ hợp tác vào qũy đạo và để Bắc Việt chấp nhận được.
Philippe Richer, người bị đi đày trước đây ở trại tập trung của Đức Quốc xã Cuchenwald, 1 cựu sỹ quan tại ngũ đã có 2 năm phục vụ trong các đội quân ở Lào, lại đại sứ Pháp ở Hà Nội, đã không có cách nhìn như vậy, theo như ông Mérillon. Trước nữa, Richer đã từng là sinh viên, là ngoại giao nên ông biết rõ Maskva và Budapest, và đến tháng 1-1973 ông làm đại sứ Pháp ở Hà Nội, không có ảo ảnh gì về những khả năng điều hành chính trị của miền Nam VN.
Mặc dầu những lời tuyên bố của các viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Bắc Việt với những lời lẽ xoa dịu, Phillippe Richer vẫn tin chắc Đảng CS có sức mạnh về chính trị và sẽ chiếm lấy miền Nam. Richer đã viết: “Chỉ có 1 khối đá mà người ta cần phải bám lấy chính trị, đó là ĐCS VN”. Nhưng Mérillon lại đánh giá là người ta có thể tránh được điều xấu.

Ngày 8-4, ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt đã tiếp ông Richer. Ông tán thành những việc mà người Pháp đã “làm ở miền Nam VN” là muốn đẩy Thiệu ra ngoài. Ông Phạm Văn Đồng, 1 người hoạt bát đã gợi lại những mối quan hệ thân thiện có thể xây dựng được giữa Paris và Hà Nội. Với qua khứ là thực dân và nay là cộng đồng nói tiếng Pháp, chính phủ Pháp ở Quai d’Orsay có thể nhấm nháp từng ngụm sữa ngọt.
Ông Phạm Văn Đồng hứa:
- Chúng tôi sẽ còn làm nhiều chuyện to lớn khác.
Ông thủ tướng giải thích là các nhân viên kỹ thuật và các nhà đầu tư Pháp có thể giúp đỡ người miền Bắc chúng tôi khai thác những vỉa dầu. Chính phủ Pháp thấy viễn cảnh và hình dung ra những công ty của Pháp sẽ tiếp nhận ở những công ty của Mỹ thăm dò các vỉa dầu ở ngoài khơi vùng biển miền Nam VN. Ông Phạm Văn Đồng đã mở rộng nền kinh tế đến tận chân trời.
Richer không bị lừa, nhưng vẫn nghĩ ở ông thủ tướng có 1 phần thành thực, bởi vì ông nói tiếng Pháp rất giỏi, có những mối liên lạc văn hóa với nước Pháp.
Ở cung điện Elysée, nơi mà nguyên thủ quốc gia luôn quan tâm tới vấn đề chính trị ở nước ngoài, nên người ta nghe cả tiếng nói của đại sứ quán ở miền Bắc và cả ở miền Nam VN. Ông Valéry Giscard d’Estaing luôn có cảm nghĩ là có thể có được cuộc dàn xếp giữa những người lãnh đạo ở cả 2 miền Việt Nam.
Hà Nội đưa ra công khai trên báo chí “tuyên bố về 10 điểm” gồm đường lối chính trị trong các vùng mới được giải phóng. Điểm cuối cùng có đầy hứa hẹn là “đảm bảo đời sống và mọi của cải của người nước ngoài”. Cuối cùng, người ta hứa có đường lối chính trị tái hòa hợp, bình đẳng giữa các dân tộc đa số và thiểu số, giữa nam giới và nữ giới, kể cả tự do tín ngưỡng. Người ta sẽ giúp đỡ các nông dân, ngư dân “những nghề nghiệp về rừng và nghề sản xuất muối”. Còn các sỹ quan và binh lính miền Nam VN “nếu ai bỏ hàng ngũ kẻ địch ra vùng giải phóng” sẽ được giúp đỡ tìm công ăn việc làm. Nhưng sự có mặt của Thiệu thì không thể thương thuyết. Thiệu phải ra đi.
Ở câu lạc bộ thể thao Sài Gòn, người ta khẳng định là CS muốn gặp “Minh lớn” để thương lượng, thành lập 1 chính phủ liên minh. Thật? Hay giả? Điều ước nguyện chân thành người ta không thể biết được. tất cả những người Sài Gòn không đến các câu lạc bộ thể thao nữa mà người ta chăm chú nghe đài giải phóng của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam VN kêu gọi sỹ quan và binh lính miền Nam hãy hạ vũ khí và không tương tàn: “Bởi vì tất cả chúng ta đều là người Việt Nam… Chính phủ sẽ không lấy một sợi chỉ, một cái kim của mọi người dân”.
Đà Lạt nhanh chóng được thiết lập lại trật tự. Một người thợ cắt tóc lãnh đạo ủy ban quân sự lâm thời quản lý Đà Lạt, đặt trụ sở ở rạp chiếu bóng phía trên chợ. Bởi vì cha Mais nói được tiếng Việt Nam nên ông hiệu trưởng trường cao đẳng Pháp đã yêu cầu ông quan hệ với ủy ban quân quản.
Một cô sinh viên năm thứ 4 là ủy viên của ban quân quản đã trả lời Jean Mais:
- Chúng tôi còn nhiều việc phải làm.
Các hiệp hội được mở rộng: Phụ nữ giải phóng, trí thức yêu nước… nếu người ta không tán thành các hiệp hội ấy sẽ bị coi như chống đối. Ông trưởng khu giáo dục Dương tham dự vào việc soạn thảo bài diễn văn chào mừng những chiến sỹ cách mạng. Theo thủ tục Việt Nam người ta hay dùng chữ “vui mừng” và “hoan nghênh”. Ông trưởng khu giáo dục đã thay từ “vui mừng” thành “đau khổ” và đã bị mọi người phê bình dữ dội.
Ông trưởng khu giáo dục đã giải thích:
- Tôi có nhiều bạn thân là các sỹ quan ở miền Nam VN nên tôi tiếp đón những người cách mạng trong một nước bị chia cắt.
Sau những việc làm điên rồ khác nữa, người ta đã bắt ông trưởng khu giáo dục Dương.

Ngày 7-4, lần đầu tiên từ đầu năm đến nay, những viên đạn đại bác đã trút xuống Sài Gòn. Có khoảng 60 viên đạn đại bác, súng cối và rốckét đã nổ trúng vào nhà máy lọc dầu ở Nhà Bè, cách trung tâm thành phố 15 km
Những cuộc hoạt động này thể hiện khả năng một trong một chu kỳ cổ điển văn học được tôn trọng từ lâu là: Tháng 12, tháng 3 và tháng 4, những người CS thường bố trí một số lượng người và vũ khí đạn dược tại chỗ để tung ra cuộc tấn công chính trị của họ trong năm. Ở Lào, trời đã bắt đầu mưa. Tháng 4, người thăm dò sự phòng thủ của Sài Gòn. Tất cả mọi cuộc tấn công lớn nhỏ đều phải chấm dứt vào tháng 7. Vì lúc đó phần lớn đất đai ở miền Nam đã chìm trong nước lũ. Những chiến xa, thứ vũ khí tấn công của Bắc Việt cần có mặt đất khô ráo.
Có 1 số người nghĩ rằng Sài Gòn có thể chống đỡ và đứng vũng, nhất là vì có lực lượng không quân. Sài Gòn có thể cầm cự đến tháng 7. Sau tháng 10 thì chu kỳ chiến đấu sẽ lại xảy ra.
Vào lúc 8 giờ 25 ngày 8-4, đại sứ Nhật Bản đã có cuộc tiếp xúc với đại sứ Pháp Jean – Marie Mérillon ở đại sứ quán Pháp. Cuộc trao đổi diễn ra khó khăn: người Nhật không hiểu gì về những chuyện lớn và người Pháp lại không muốn nghe.
Ông Mérillon không hứa hẹn điều gì nhưng người Nhật vẫn hy vọng là “nước Pháp sẽ đứng ra dàn xếp mọi chuyện.
Những tiếng nổ lớn và những đám cháy bùng lên! Những quả bom rơi cách nhà thờ có vài trăm mét – những tràng súng máy và súng cá nhân nổ vang ầm.
Mérllon đã cho đặt ở ngay bên cạnh bàn làm việc một bồn to đựng cốc. Nếu các cốc và bồn này này vỡ tan từng mảnh thì tình hình là nguy hiểm.
Giới ngoại giao và những người có phẩm cách hoạt động sôi nổi. Các ông đại sứ các nước tiếp tục nói chuyện với nhau về tình hình mới. Người Nhật bình tĩnh theo kiểu võ sỹ đạo (Samourai)
Từ phía Nam, 1 chiếc F-5E của không lực miền Nam VN bay lướt trên sông, lao xuống từ trên độ cao 300m, thả 2 quả bom 250 livres (1 livres = ½ kg) xuống dinh Độc Lập. 2 quả bom nổ trong sân của dinh, giết chết 2 người làm vườn, làm hư hại nặng ngôi nhà. Máy bay vọt lên cao 900m rồi lại lao xuống 1 lần nữa, nhưng 2 quả bom sau này không nổ. Chiếc F-5E bay đi và xả 1 tràng súng máy xuống kho dầu ở Nhà Bè của hãng Shell, trúng 2 bồn chứa nhiên liệu. Máy bay lấy độ cao và hướng về phía Bắc Đông Bắc bay đi mất.
Ở trong thành phố, người ta tự hỏi vụ ném bom vào dinh Độc Lập có phải bắt đầu cuộc đảo chính. Thống chế Nguyễn Cao Kỳ âm mưu làm vụ này và theo vài quan điểm thì chính hắn đã lái chiếc máy bay đó. Những người CS hiểu rõ Kỳ lại 1 lần nữa yêu cầu Thiệu phải ra đi. Người ta đoán là Kỳ muốn thương thuyết với CS. Và nếu hắn loại bỏ được Thiệu thì đã làm thỏa mãn được điều kiện của họ.
Có vài người lại thề rằng đã nhận ra 1 chiếc Mig. Và như vậy đây là sự can thiệp của Bắc Việt. Nhiều người khác giàu tưởng tượng và tai ác lại khẳng định chính Thiệu sắp đặt ra vụ này. Nó giúp cho Thiệu lấy cớ để bắt giữ những kẻ chống đối. Cái xe ô tô có gắn máy phóng thanh chạy khắp thành phố, công bố lệnh giới nghiêm được bắt đầu từ trưa hôm nay và ra rả những bài hát yêu nước.
Đến trưa, các đường phố đã vắng tanh. Các cửa hiệu đều đóng cửa. trong tất cả mọi khu phố, người ta gọi điện thoại cho nhau. Cuộc chiến tranh ở Sài Gòn đã bắt đầu. Quân đội Bắc Việt đã đến. Thiệu đã chết. Các tướng lĩnh nắm lấy quyền hành. Tướng Minh lớn sẽ là tổng thống.
Thiệu đã lên đài truyền hình tuyên bố mình còn sống và khẳng định không 1 người nào trong gia đình Thiệu bị thương. Quân đội miền Nam Vn vẫn trung thành với Thiệu. Không có cuộc đảo chính nào.

Nhưng đến sau buổi trưa thì sự thực đã được rõ ràng. Xuất phát từ căn cứ sân bay Biên Hòa, Nguyễn Thành Trung, trung uý phi công của miền Nam VN, có nhiệm vụ đi bắn phá các vị trí của Bắc Việt, đã báo là máy bay trục trặc nên quay về căn cứ sửa chữa. Nhưng chính Nguyễn Thành Trung đã ném bom xuống dinh Độc Lập. Sau đó Thành Trung cho máy bay hạ cánh xuống 1 sân bay đã nằm trong tay của Bắc Việt. Các nhà lãnh đạo CS khẳng định sỹ quan này là của Bắc Việt được cài vào hàng ngũ phi công của miến Nam từ lâu rồi.
Đến 18 giờ, chính quyền Thiệu bãi bỏ lệnh giới nghiêm.
Vụ mưu sát này gây cho Washington cảm giác bực bội. Người ta thấy rằng, lực lượng phòng không của Sài Gòn đã quá kém, và sẽ phải được củng cố vững mạnh hơn. Cũng qua vụ này làm cho các ông chủ nhà băng của Mỹ vội vàng bay sang các chi nhánh ở miền Nam VN như nhà băng Firet National City Bank, nhà băng Chase Manhattan, vì đã từ lâu, những nhà băng này không dự kiến trước việc thỏa thuận về vấn đề tiền tệ ở nước ngoài. Đại sứ Martin đã tỏ ra không bằng lòng về cách làm ăn ấy của các nhà băng Mỹ. Các bộ phận công việc của đại sứ quán đã báo cho Martin biết là các chủ nhà băng này thường vắng mặt và không lo nghĩ về mọi vấn đề sẽ phát sinh khi có tình hình mới xảy ra.
Buổi tối hôm dinh Độc Lập bị ném bom, trong bữa ăn do Tổng tham mưu trưởng miền Nam VN mời, Wolfgang Lehmann đến dự lắng nghe Viên phát biểu xa xôi ý muốn biết vụ mưu sát này có được Hoa Kỳ chấp thuận hay không?
Thôi! Hãy xếp những trò trẻ con này lại!
Lehmann đã cho Viên biết:
- Không! Hoa Kỳ phản đối và căm ghét đối với những hành động kiểu ấy
.
Hạm đội tàu chiến của Mỹ lại lên đường sang bờ biển Việt Nam. Được tin này, người Sài Gòn đã lạc quan: Nhưng liệu những tàu sân bay này có bảo vệ cho miền Nam VN không?
Ở đại sứ quán Hoa Kỳ, người ta đều hiểu rõ nhiệm vụ của hạm đội tàu chiến sang Việt Nam chỉ duy nhất có 1 nhiệm vụ không hơn, không kém là bảo vệ cho cuộc di tản. Và các viên chức của chính quyền Thiệu, càng ở cấp bậc cao thì họ lại càng lạc quan hơn.
Trong bức điện gửi về CIA ở Washington, Thomas Polgar đã không cần phải thông qua đại sứ Martin, có nội dung:
“Tôi, Polgar, phụ trách CIA ở miền Nam VN đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để bàn cãi về hiệu lực của những tin tình báo về những tình hình xấu đang diễn ra ở đây, và tranh cãi về sự cần thiết của chính phủ và của đại sứ quán phải có những quyết định của lý do này hay lý do khác mà người ta không muốn sử dụng”.
Cũng như Martin đã báo cáo:
"Tôi, đại sứ đã mất rất nhiều thì giờ để gợi ra việc viện trợ về kinh tế và quân sự cho miền Nam VN để duy trì lại trật tự, đối phó với hoàn cảnh đang hết sức tồi tệ của Sài Gòn”.
Nếu Martin cũng gửi bức điện này cho Washington thì Thomas Polgar rất đồng tình. Nhưng theo Polgar thì việc đó phát triển đến đâu? Và theo như tin tình báo mà CIA đã thu thập được cho thấy Bắc Việt đã quyết định đeo đuổi sức ép về quân sự nhằm cô lập Sài Gòn và với mục đích quân sự duy nhất là phải có cuộc chiến thắng hoàn toàn giải phóng miền Nam VN trong năm 1975.
Mặc dầu có những nhân viên CIA của Snepp cài vào trong hàng ngũ CS, Polgar thấy CS vẫn có thể làm cô lập được thủ đô của miền Nam VN. Polgar có tâm hồn triết lý, đã nói trịnh trọng:
“Người đứng đầu cớ quan CIA phải hoàn toàn tự hiểu là rất hiếm có lịch sử phát triển qua những sự việc xảy ra lại chỉ theo 1 con đường thẳng. Lúc này chúng tôi đã nhận rõ sự tan vỡ có tầm vóc lịch sử, nếu những thay đổi cần thiết không được thực hiện kịp thời”.
Vào đầu tuần lễ thứ 2 của tháng 4, Polgar vẫn không từ bỏ về những việc thay đổi để cứu nguy:
“Quan điểm của người phụ trách cơ quan này là thấy rõ hoàn cảnh quân sự của miền Nam VN không thể ổn định được vững, nếu không có hành động quyết định. Nếu Mỹ không có 1 hành động nào, chúng tôi thấy 1 cuộc “tắm máu quan trọng” sẽ không thể tránh được khi Thiệu phải ra đi và có 1 chính phủ thống nhất quốc gia mà theo Hiệp ước Paris đề nghị áp dụng, cũng như những người CS đã xác định”.
Ông chủ CIA ở Sài Gòn đành chịu 1 kế hoạch không có Thiệu.
Polgar cũng đã không quan tâm tới sự phân tích của người cộng sự Frank Snepp, đã gửi bức điện tín:
“Mọi sự việc đã chỉ rõ Bắc Việt đã điều chỉnh kế hoạch, và thời gian quyết định tấn công Sài Gòn vào giữa tháng Tư”
Snepp quả quyết:
“Không có 1 ảo tưởng nào về việc thương lượng hay về 1 chính phủ có 3 bên (miền Nam VN – Chính phủ Cách mạng lâm thời và Chính phủ miền Bắc”
Polgar và Martin cùng đọc bản báo cáo này. Cả 2 người cùng thấy Snepp đã quá lo sợ. Snepp sẽ chuyển về Washington bản báo cáo này và đã được Polgar sửa chữa lại câu văn.
Snepp ghi:
"Những cuộc tấn công chống Sài Gòn”
Thì Polgar viết lại:
“Những cuộc tấn công bên trong và vùng xung quanh Sài Gòn”
Ở Washington, trong cuộc trình bày trước Hội đồng An ninh Quốc gia, William Colby, người phụ trách cao nhất của CIA đã trình bày về hoàn cảnh quân sự ở Việt Nam là rất nguy kĩch. Những người sao chép lại và những nhà phân tích của CIA ở Washington đã chú ý tới bản báo cáo của Frank Snepp. Họ cũng đã nói thẳng ra rằng: “Tất cả những câu chuyện tào lao xung quanh chuyện thương lượng” về phần của CS “sẽ chỉ là một mưu mẹo”.

Những cơ quan tình báo và những nhà báo, ai sẽ ca tụng những nguy hiểm và sự quan trọng việc sao chép lại của sự quan liêu bàn giấy về việc ngoại giao? Với đẳng cấp quan trọng của đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thì tư tưởng chính vẫn là việc tiếp tục đeo đuổi về 1 giải pháp thương lượng.
Học viện Pháp ở Sài Gòn đã trình chiếu cuốn phim có những hoàn cảnh tình tiết “Les yeux Fermés” (Những con mắt nhắm). Cả những người ở miền Nam VN cũng đã tin hay thấy tự tin về những cuộc thương lượng chính trị có thể xảy ra tùy tình hình. Trong giới báo chí, Ẩn, 1 trong 3người lính Ngự Lâm pháo thủ, tỏ ra mẫu mực, tuyên bố với 2 người bạn thân là Vượng và Cao Giao:
- Những người CS muốn thương lượng.
Ẩn, người cao lớn, có những nét đặc biệt, lịch sự, nhã nhặn, xử sự như 1 người Anh không chê vào đâu được, và như 1 người Pháp tuyệt vời - Ẩn rất nhạy cảm. Là thành viên đương thời của tòa soạn báo Times ở Sài Gòn, đã có được sự nể nang của những ban tham mưu quân sự và ngoại giao. Ẩn đã cộng tác với báo Christian Science monitor (người hướng dẫn khoa học Thiên chúa giáo) và làm việc cả cho hãng Reuter. Ẩn yêu quý những con chó và các giống chim. Ẩn đã cung cấp ít ra cho 80% bài từ Việt nam gửi về cho báo Time ở Mỹ.
Những thông tin và những sự phân tích do Ẩn thu được qua nhiều phóng viên báo chí nước ngoài. Trong quá khứ, Ẩn luôn tỏ ra là người biết nhìn xa trông rộng.
Còn với bà Nga, cũng làm việc ở tòa soạn báo Time, Ẩn lại thường đôi khi tỏ ra không yêu thích gì người Mỹ. Ẩn khuyên bà Nga nên rời bỏ đất nước để ra đi. Ẩn cũng mong bà mẹ của mình được di tản. Vào lúc này, tòa soạn báo Time cũng đã chuẩn bị cho các đôi vợ chồng và con cái của những người cộng sự với tuần báo được ra đi. Lúc này Ẩn đã giải thích cho Cao Giao là không nên hoảng hốt.
Ngườp Sài Gòn chen nhau đến các nhà băng rút số tiền của họ để đổi thành đồng USD. Họ phải chịu đựng các thủ tục, nếu muốn ra đi thì người Việt Nam phải có hộ chiếu quá cảnh, một tấm hộ chiếu được ra đi và phải làm mọi thủ tục với cảnh sát. Để có vài tấm hộ chiếu được phép ra đi họ phải thương lượng với 10 triệu đồng VN hay 14.000 USD đổi theo giá chính thức. Những người có thể bị động viên vào lính không được phép rời bỏ Việt Nam.
Muốn tiến hành lập các hồ sơ, một vài viên chức Mỹ đã đặt ra những vấn đề thiết thực: Dự kiến về quân sự và chính trị của Hà Nội là vấn đề gì? Tình hình Campuchia ra sao? Tổng thống Ford có đạt được những khoản tiền phụ?
Vào tuần lễ thứ 2 của tháng Tư, đã có 9 sư đoàn của Bắc Việt đang hướng về Sài Gòn. Tham mưu trưởng quân đội miền Nam VN không còn nghi ngờ gì về việc 9 sư đoàn Bắc Việt sẽ mở cuộc tấn công vào Sài Gòn. Tướng Viên, kể cả tổng thống Thiệu đều không tin vào 1 giải pháp chính trị nào. Viên không còn tự hỏi liệu quân đội Bắc Việt có tấn công Sài Gòn hay không, mà chỉ cần biết là họ sẽ tấn công khi nào và bắt đầu từ đâu?
Bộ tham mưu Bắc Việt đã chủ động làm 1 vài động tác giả trong việc nghi binh, áp dụng châm ngôn của Mao Trạch Đông trong mọi chiến lược là: “Nếu anh muốn tấn công phía Tây, thì phải quấy động ở phía Đông”.
Các cơ quan tình báo đánh giá là Bắc Việt sẽ tấn công Xuân Lộc, 1 thủ phủ đẹp của 1 tỉnh có 100.000 dân cư, nằm giữa rừng cao su, lọt giữa 2 rặng đồi cách phía đông Sài Gòn độ 100 km.
Quân đội miền Nam VN đoán chiến thuật cổ điển của Bắc Việt là đánh theo gọng kìm. Tướng Trà sẽ tung 3 sư đoàn của quân đoàn số 4 vào cuộc chiến trận. Sư đoàn 341 tiến theo hướng Tây Bắc, Sư đoàn 7 sẽ đánh xuống từ mạn Bắc Đông Bắc, và Sư đoàn 6 sẽ xuất hiện ở hướng Tây Nam.
Sư đoàn 341 tiến công trước, gồm có rất nhiều tân binh trẻ. Có nhiều người lính còn chưa đến 17 tuổi, họ làm liên lạc giữa các tiểu đoàn. Sư đoàn này sẽ tiến vào thành phố Xuân Lộc, chiếm lấy vị trí theo mũi tên nhà thờ đạo, sau đó phát triển sâu vào khu chợ và bến xe ca. Những bộ binh của Sư đoàn 18 miền Nam VN, do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy đã đẩy lùi được quân của Sư đoàn Bắc Việt 341. Sau những cuộc chiến giáp lá cà ác liệt, quân của Trung đoàn 43 miền Nam VN đã buộc những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 6 Bắc Việt phải rút lui.
Cuộc chiến đấu diễn ra ở Xuân Lộc rất khủng khiếp. Quân Bắc Việt đã trút xuống ngoại ô thành phố này 10.000 viên đại bác trong 24 giờ. Từ tháng 1, đây là lần đầu tiên khoa chiến thuật logic của Bắc Việt đã gặp những khó khăn nghiêm trọng. Tướng Trà phải gọi các trung đoàn dự bị của những sư đoàn 6 và 7 ra tham chiến.
Quân đội miền Nam VN đứng vững trong thành phố đã bị tàn phá nghiêm trọng. Nhưng lúc này họ bị vướng bận vì những người chạy trốn là dân cư của Xuân Lộc và những vùng xung quanh muốn chạy trốn về Sài Gòn. Con đường về thành phố Sài Gòn đã bị pháo binh Bắc Việt băm nát không còn có thể vượt qua được. Những người dân lại chạy đổ dồn vào trong thành phố Xuân Lộc.
Ngày 10-4, Bộ tham mưu quân đội miền Nam VN buộc lòng phải có quyết định quan trọng. Những người bảo vệ Xuân Lộc đang cần được viện trợ. Người ta không có thể rút được quân phòng thủ ở Sài Gòn và luận chứng đã được dùng như ở Huế và Đà Nẵng cũng không chấp nhận được, vì Xuân Lộc là 1 phần của vị trí phòng thủ Sài Gòn. Viên Tổng tham mưu trưởng đã phải sử dụng đến quân dù.
Patrick Hays ở gần nhà máy Michelin đã chứng kiến việc xuất quân của quân dù bằng con mắt của người am hiểu. Họ là những người lính đầy nhiệt tình hăng hái, can đảm và cũng có cả sự yêng hùng khoác lác. Những người lính dù này không đội mũ sắt mà đội mũ nồi màu đỏ. Những đội quân này có kỷ luật tốt. Có gần 2 binh đoàn quân dù đã bị “thiệt hại nặng” trước Nha Trang và Phan Thiết khi kìm chân quân đội Bắc Việt. Họ đã có tới 30% số quân tử trận.

Những sỹ quan Mỹ vây quanh tướng Holmer Smith đã nghĩ rằng cuộc chiến ở Xuân Lộc không quyết định được sự kìm giữ cuộc tiến quân của Bắc Việt và ổn định mặt trận. Ai biết được điều gì có thể xảy ra? Đây có thể là 1 chiến thắng để có thể kích thích những ủy viên trong phái đoàn của tướng Weyand. Những người lính miền Nam VN đã chứng tỏ họ có thể phòng thủ và phản công, và như vậy họ xứng đáng được sự viện trợ giúp đỡ của người Mỹ. Người ta đã cử những máy bay trực thăng để cho những nhà báo nước ngoài toàn quyền sử dụng để họ có thể chứng kiến được 1 chiến thắng của miền Nam VN.
Tham mưu trưởng Viên thấy rằng ông không thiếu mọi vật chất và đạn dược. Người ta có thể trang bị cho mỗi người của 2 tiểu đoàn thuộc binh đoàn số 1 được di chuyển bằng máy bay loại vũ khí nhẹ chống chiến xa là súng Law. Người ta sẽ phá vỡ được gọng kìm bao vây Xuân Lộc. Những máy bay tiêm kích ném bom F-5, những máy bay Skyraiders A-1 sẽ phá tan những trung đoàn thuộc sư đoàn 341. Những chiếc máy bay vận tải C-130 đã thả những quả bom nặng 375 kg qua cửa phía sau của máy bay ở tầm thấp.
Nhưng 1 tin không vui đã tới với Bộ tham mưu quân đội miền Nam VN là Bộ Chỉ huy tối cao của Bắc Việt đã quyết định tung các sư đoàn 325 và 312 vào cuộc chiến ở Xuân Lộc
Ý chí của những người phòng thủ Xuân Lộc tỏ ra rất cao. Đội quân dù và biệt động quân đã được điều lên Xuân Lộc. Con đường về Sài Gòn đã được giải tỏa. Những lực lượng tăng viện đã đi qua con đường này. Những máy bay trực thăng chở những người bị thương. Có những máy bay trực thăng tấn công cũng bị tham dự vào cuộc chiến trận. Quân đội miền Nam Vn phải chống cự 1 với 3 người, nhưng kẻ địch củ họ không có được sự trợ lực của không quân. Pháo binh Bắc Việt lại nã đạn liên hồi vào căn cứ sân bay Biên Hòa, là nơi xuất phát của phần lớn máy bay của miền nam VN. Nhưng người ta đã vội chuyển các máy bay tiêm kích ném bom về phi trường Tân Sơn Nhất, và ở đây các máy bay này đã được tiếp thêm bom đạn và chất đốt.
Trong các cánh rừng cao su xung quanh Xuân Lộc, những căn cứ hậu cần của Bắc Việt đã được tiếp tế đầy đủ và được chỉ huy chặt chẽ. Những máy bay trực thăng của quân miền Nam đã chỉ định chính xác nơi đặt pháo và chiến xa của Bắc Việ. Các sỹ quan bộ binh của miền nam đã dễ dàng dựa vào sự chi viện của pháo binh và của máy bay. Người ta có thể trở lại thời kỳ đẹp đẽ của cuộc chiến thời Mỹ tham dự. Tính lạc quan dễ lây lan đến nỗi Homer Smith ở Sài Gòn đã gửi điện tín cho tướng Browe, chủ tịch Hội đồng ban tham mưu ở Washgton, là 1 sỹ quan cao cấp nhất trong ngành quân sự Mỹ:
“Quân đội miền Nam VN đã thu được thắng lợi đầu tiên… Lòng quả cảm và tính hăng hái của các đội quân miền Nam VN đã hình như giải quyết được 1 câu hỏi: Lực lượng quân sự của Cộng hòa Việt nam có thể tự chiến đấu được không?”
Ngày 10-4, bản tổng hợp của các cơ quan tình báo ở Washgton đã cho rằng bắc Việt sẽ không còn đủ sức mạnh trong vài tuần tới “để tiếp tục mở cuộc tổng tấn công vào Sài Gòn.”
Một mặt trận ổn định cộng với ý muốn thương lượng của cả phe này và bên kia sẽ là 1 giải pháp chính trị. Bà Nguyễn Thị Bình, sau chuyến đi thăm châu Phi trở về đã tuyên bố Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ thực hiện những mục tiêu của mình ở miền Nam VN “nếu có thể bằng biện pháp quân sự
Quốc hội Hoa Kỳ đã bắt đầu họp lại từ ngày 7-4. Trong các bang và các khu ngoại vi, những nghị sỹ và đại biểu đã thăm những cử tri có ác ý đối với chế độ Sài Gòn. Có cuộc thăm dò đánh giá ý nghĩ của các cử tri. Có 2 người Mỹ trong số 3 người đã phản đối sự giúp đỡ về quân sự của Mỹ cho miền Nam VN, ngay cả khi điều đó tránh được cuộc tắm máu của dân chúng nước này. Các ban và thứ ban đã tiến hành huy động bộ máy nặng nề về dân chủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Schlesinger tuyên bố sự tin cậy của thế giới đối với Hoa Kỳ đã chăm chú: “Chúng tôi không phải là 1 đất nước bỏ rơi bạn bè của mình, phản bội lại các đồng minh và giữ lại lời hứqa của mình”.
Ở Washington, càng ngày người ta càng nói đến những thỏa thuận bí mật đã được tổng thống Nixon thông qua. Có còn không việc nuốt lời hứa cam đoan “bằng miệng”? Nghị sỹ Henry Jackson đòi Kissinger phải ra trước Quốc hội trình bày 7 điểm về những đảm bảo mà ông ta tiến hành “không báo cáo với Quốc hội". Hơn bao giờ hết, tổng thống Ford và chính phủ của ông bị coi như thủ phạm.
Qua những cuộc trao đổi công khai hay bán công khai kéo dài, các nghị sỹ và đại biểu đã chất vấn những người chịu trách nhiệm của Bộ ngoại giao và Bộ Quốc phòng, của cơ quan CIA và của tất cả những cơ quan hành pháp. Các ban đã phân tích rõ ràng việc trợ giúp quân sự chỉ càng gây thêm thù địch và việc cần phải giúp đỡ nhân đạo.
Nghị sỹ Hubert Humphrey, cựu phó tổng thống nói trong hành lang:
- Tất cả mọi người đi dạo chơi với những lời ngọt ngào trong tai để tuyên bố là mọi việc sẽ diễn ra rất tốt. Điều đó không phải như thế đâu. Đó chỉ là 1 thảm họa. Tôi không sẵn sàng thẳng thắn chấp nhận những người mà họ không muốn dừng lại và muốn chống cự để sống sót.
Trong bầu không khí hội họp trang nghiêm, tổng thống Ford đã nói với các ông nghị sỹ và đại biểu về vấn đề giúp đỡ cho miền Nam VN. Đa số với lòng tin và cũng có người sợ làm phật lòng các nghị sỹ, nên có nhiều người trong Quốc hội cho biết là họ sẵn lòng bầu cho việc giúp đỡ nhân đạo và đồng ý với số tiền chi cho việc di tản, nhưng không chi thêm 1 đồng USD nào cho chiến tranh. Ford phải thể hiện kịp thời cho việc đó.
Tổng thống đã nhắc lại là 3 tháng trước đây ông đã đề nghị sự giúp đỡ thêm. Nhưng tối hôm nay thì “điều đó sợ là đã quá muộn”. Ông nhắc lại những luận chứng của chính phủ trước đây: Quốc hội đã từ chối việc bầu hàng loạt những sự giúp đỡ cho miền Nam VN, và như vậy đã khuyến khích cho Hà Nội gia tăng các cuộc tấn công của họ.
Các nghị sỹ không chấp nhận cách gán cho họ trách nhiệm về sự tan vỡ của miền nam VN.
Tổng thống còn nghĩ đến nhiều cách giải quyết, mà trong đó có 2 cách được coi là tốt nhất: Không làm gì hoặc lại tuyên bố chiến tranh để đòi áp dụng các điều khoản của Hiệp ước Paris.
Hai cách khác dung hòa hơn: Chấp nhận 300 triệu USD giúp đỡ quân sự theo yêu cầu từ ban đầu, hoặc tăng cường sự giúp đỡ về quân sự và kinh tế.
Ford thấy nên làm theo giải pháp cuối cùng. Tốt nhất là sẽ giúp đỡ cho miền Nam VN ổn định được hoàn cảnh về quân sự và có được 1 thủ tục về chính trị. Còn xấu nhất là có thể cho phép di tản 6 ngàn người Mỹ vẫn còn ở lại miền Nam VN và 1 số người Việt Nam khác.
Ford khẩn nài các nhà lập pháp chấp thuận số tiền ấy và sẽ quyết định vào trước 19-4

Ford còn nêu lên 1 vấn đề rắc rối nữa: Quyền hạn của tổng thống sẽ được như thế nào khi phải dùng đến sức mạnh quân sự để di tản những người Mỹ ở Việt Nam và “nếu điều đó là cần thiết”.
Ford nghĩ đến mọi thứ luật pháp được mở rộng dưới thời Nixon, để hạn chế quyền hành của tổng thống. Ford mong người ta cho phép gủi các đội quân Mỹ để “bảo vệ và họ tống” các công dân Mỹ. Nhưng Ford cũng không muốn dù trong trường hợp nào bị kết tội là mở lại cuộc chiến tranh. Theo hiến pháp, Quốc hội “sẽ có quyền… tuyên bố chiến tranh”. Không 1 tổng thống nào, kể cả Kennedy, Jhonson, Nixon không kêu gọi các nghị sỹ về ý nghĩa này.
Thực tế Quốc hội Mỹ chưa bao giờ tuyên bố chiến tranh kể từ cuộc chiến thế giới lần thứ 2. Điều đó không cấm các ông tổng thống gửi đội quân Mỹ đến Hy Lạp, đến Triều Tiên (dưới cái danh nghĩa của Liên Hợp Quốc), đến Cộng hòa Dominique và đến Libăng. Trong vài trường hợp, người ta có thể nói chắc là chỉ có hành động của cảnh sát được mở rộng mà không phải là lực lượng quân sự để chiến đấu. Nhưng từ năm 1965, mặc nhiên các nghị sỹ và đại biểu chấp nhận tổng thống có quyền mở ra cuộc chiến tranh mà không cần tuyên bố. Và hàng năm, lập lại chuyện các nghị sỹ đã bỏ phiếu bầu cho những quỹ ngân sách cần phải chi tiêu. Cách ấy được thông qua. Tháng 7-1973, Quốc hội đã bầu 1 đạo luật xóa bỏ mọi chi phí cho tất cả “hoạt động về chiến tranh” ở Đông Dương.
Mặc dầu có sự phủ quyết của tổng thống Nixon, cũng Quốc hội ấy đã tán thành “giải pháp về những quyền về chiến tranh”, và đến tháng 11 tiếp theo giải pháp này đã chính thức thành 1 đạo luật. Người ta đã thấy theo đạo luật ấy, mỗi khi tổng thống dùng các đạo quân đưa ra nước ngoài đều phải phụ thuộc vào 1 lý do thuyết phục, để lấy cớ đó gây ra cuộc chiến.
Nhưng luật pháp nước Mỹ lại không lường trước được trường hợp như trong việc di tản ở Việt Nam.
“Quyền hạn như thế nào” cho tổng thống để “đưa lực lượng quân sự của Hoa Kỳ” vào những việc thù địch, hay trong những hoàn cảnh mà môi trường đã thể hiện rõ ràng là người ta đã có qua nhiều hệ lụy vào trong sự thù địch ấy.
Các giải pháp và luật pháp (về quyền gây ra cuộc chiến tranh) không phải là những công trình kỷ niệm về sự trong sáng của pháp lý. Ford monh muốn làm sáng tỏ vài điểm, và tự làm… một vấn đề khác: Luật pháp không lường trước việc di tản của người Việt Nam mà họ không phải là công dân Mỹ. Những nhà lập pháp chắc chắn phải chấp nhận giúp đỡ những người Mỹ trong lúc nguy hiểm, và cả người Việt Nam – Nhưng có bao nhiêu người Việt Nam muốn được di tản?
Để chấm dứt sự cam kết bí mật của Nixon, Ford đã triệu tập họp[ những người nổi tiếng và là lãnh tụ của Quốc hội, ở Nhà Trắng vào ngày 11-4.
Tóm lại Ford đã tuyên bố:
“Những cuộc trao đổi riêng giữa Nixon và Thiệu không khác gì với những việc đã được nói công khai”.
Thật là 1 luận án tuyệt vời của học vị tiến sỹ, vấn đề vẫn được giữ nguyên vẹn: Sự cam kết riêng của cựu tổng thống có buộc cho tổng thống hiện nay, và nhất là Quốc hội phải tuân theo không? Cả tổng thống và Quốc hội đều không có thời gian cho những luận đề đẵ sắp xếp như vậy.
Yêu cầu tài chính của Ford đã phải huy động tới 8 ban của Thượng nghị viện và Hội đồng dân biểu. mệt mỏi hơn nữa là việc đối chất giữa chính phủ và Quốc hội được đưa lên đài truyền hình và báo chí. Trong cuộc họp báo, Ford lại định làm cho những ye7u cầu của mình mang tính tương đối. ông đã đòi hỏi bớt ít, chỉ độ chưa đến 1 tỷ USD. Vậy thì “so sánh thế nào với 150 tỷ USD mà chúng ta đã phải chi trước đây?”.
Hiển nhiên, mặc dầu có ý tốt và có sự thiện cảm với Gérald Ford, đa số các nghị sỹ của Quốc hội cũng không sẵn sàng chấp nhận kế hoạch giúp đỡ về quân sự của Ford cho miền Nam VN. Nhưng tất nhiên Ford đã có được ngân sách cần thiết để di tản những người Mỹ. Người ta còn đồng ý với tổng thống chi 1 số tiền phụ cho việc giúp đỡ nhân đạo và để cho những người VN đã cộng tác với Mỹ không rơi vào tay CS
Ford đã tiếp tất cả các uỷ viên của Quốc hội phụ trách về vấn đề đối ngoại trong 1 giờ rưỡi. Cả người của Cộng hòa và Dân chủ đều muốn tổng thống phải hứa đưa được nhanh chóng những người Mỹ ra khỏi VN. Còn người VN di tản phải thuộc vào kế hoạch thứ 2.
Nhưng có bao nhiêu người VN mà Mỹ phải đưa đi?
Ford đã trả lời:
“Nói chung, phải có từ 175.000 đến 200.000 người. Chúng tôi phải có trách nhiệm về đạo đức và phải giúp đỡ những người mà trước đây họ đã giúp chúng ta”.
Tổng thống không muốn ấn định rõ thời hạn với các nghị sỹ. Rút những nghị sỹ ra khỏi miền Nam VN vào lúc này sẽ gây ra sự hoảng hốt và cũng gây nguy hiểm đến đời sống của những đồng hương đang còn lại tại miền Nam VN.
- Chúng tôi cần phải tranh thủ thời gian. Việc làm đó sẽ phải mất vài ngày.
Ở Washington có người đã nói đến con số người VN di tản có thể lên đến 1 triệu người và sẽ chuyển họ đi bằng tàu biển. Nhưng cần phải có bao nhiêu lính bộ binh và lính thủy Mỹ để bảo vệ cho 1 chiến dịch di cư lớn như vậy? Cần phải có nhiều sư đoàn?... Các nghị sỹ chỉ mong có 1 con số là 200.000 người VN được di tản.
Ban của thượng nghị viện đã yêu cầu tạm thời 1 sự hợp pháp cần kíp. Ban này đã đồng ý cho tổng thống có quyền khi cần thiết sử dụng sức mạnh vào việc di tản những người Mỹ và 1 số người VN ra khỏi miền Nam VN.Có bao nhiêu người VN mà người ta có thể đưa họ ra đi và làm sao cho họ được di tản theo con đường hợp pháp của nước Mỹ? Người ra khỏi Hoa Kỳ không cần phải trình 1 thẻ căn cước. Nhưng khi người ta vào Hoa Kỳ thì rất khó khăn, nhất là về thủ tục và Quotas áp dụng đối với người VN cũng như đối với mọi người di cư khác. Bộ ngoại giao đã tranh cãi về vấn đề này. Riêng trong ngày 14-4 cần phải biết ở đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn có bao nhiêu người và Việt Nam sẽ được vào được Hoa Kỳ “theo lời thề”. Điều này không phải thuần tuý là lòng vị tha. Người ta muốn “loại bỏ” 1 trong các lý do đã đẩy vài người Mỹ từ chối không chịu rời bỏ VN. Đó là sự tồn tại những người vợ của họ hay những đứa con có nguồn gốc là người VN. Bộ Tư pháp Mỹ chịu trách nhiệm về các công việc di cư đã ra quyết định về những tiêu chuẩn.

Muốn di cư vào Hoa Kỳ cần phải có:
1- Kết hôn hợp pháp với 1 người đàn ông hay người đàn bà là công dân Mỹ.
2- Con là của người chồng hay người vợ là công dân Mỹ
3- Có cha hay mẹ là công dân Mỹ
(ví dụ: 1 người phụ nữ VN qua hôn nhân đã trở thành người phụ nữ Mỹ)
4- Có cha hay mẹ chỉ có tính liên kết của người nước ngoài với 1 công dân Mỹ
(ví dụ: 1 phụ nữ VN lấy chồng là người Mỹ nhưng người này chưa phải là công dân Mỹ).
5- Con còn nhỏ không qua hôn nhân mà chỉ có quan hệ với người nước ngoài
(ví dụ: Con trai hay con gái của 1 phụ nữ VN đã có con riêng trước khiu lấy 1 công dân Mỹ).
Mỗi một người ra đi phải có những tài liệu chứng nhận mối dây họ hàng với 1 công dân Mỹ.
Những người làm thủ tục ở Washington có cảm tưởng như đã lên được những quy định rõ ràng, hợp pháp, và độ lượng về vấn đề di cư vào Hoa Kỳ. Nhưng khốn thay, họ chẳng hiểu gì về thực tại của người VN. 1 con số chưa chính xác về những công dân Mỹ ở VN là thợ, là đốc công, là kỹ sư làm việc cho hãng tư nhân, là phóng viên, nhiếp ảnh đã sống từ lâu ở VN với người vợ không có cưới xin là phụ nữ VN và đôi khi họ đã có với nhau nhiều đứa con. Có người đơn giản còn tự cưới nhau hẳn hoi mà không qua thủ tục của chính quyền sở tại.
Những người làm việc ở Washington theo cách bàn giấy quan liêu chỉ đơn giản nghĩ đến những thành phần của gia đình Mỹ gồm có chồng, vợ, 1 hay 2 đứa con hay thêm nữa là 1 hay 2 ông bà đi cùng. Nhưng 1 gia đình người VN đã đến trình với các cơ quan của lãnh sự thường có từ 15 đến 30 người. Trong trường hợp gia đình Mỹ - Trung Hoa lại có tới 50 người.
May mắn thay, ở Sài Gòn có những viên chức Mỹ đã hiểu rất rõ chuyện này nên giải quyết mọi vấn đề mềm dẻo hơn. Hàng ngày, những chuyến máy bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đều hạn chế số ghế ngồi. Vì người ta còn nghi ngờ về quyết định số người được di tản hay phải ở lại. Đây là sự lựa chọn đáng ghê sợ, bởi vì hầu như những người VN đề nói với các viên chức ở lãnh sự quán:
- Tùy các ông muốn lựa chọn thế nào cũng được. Khi người ta không thể chấp nhận cho cả 1 gia đình ra đi, người ta phải theo 1 nguyên tắc: Không được để lại ở Sài Gòn những ông bà già bà cả phải sống 1 mình mà không có 1 con trai hay con gái sống chung để giúp đỡ cho bố mẹ già sống được.
Để điều chỉnh hoàn cảnh của 1 số phụ nữ VN, người ta soạn thảo và thêm vào “tài liệu của đôi vợ chồng”. Những ông chồng tương lai người Mỹ phải ký vào 1 bản tuyên bố hứa hẹn sẽ cưới người phụ nữ VN ấy. Ở thành phố, cái giá chó ông chồng đã cưới hay mới đính hôn là người Mỹ, người Pháp, người Đức… đã lên giá rất cao. Những gia đình của 1 số phụ nữ trẻ phải nộp bằng tiền mặt ngay là 150.000 USD. Trên các báo chí đang đầy những tin quảng cáo tìm chồng là người nước ngoài.
Còn có những người VN tìm đến những người Mỹ mà họ quen biết để nhờ vả can thiệp giúp cho họ được ra đi. Nhưng người Mỹ nào có thể đảm bảo được cho họ và giúp đỡ cho họ được đi khỏi Sài Gòn trong tình hình này? Về phía các cấp trên và theo lý thuyết, trước khi cấp hộ chiếu cho việc ra đi, lãnh sự Mỹ phải tin chắc người sẽ được cấp hộ chiếu sẽ phải qua thủ tục của các nhà chức trách VN.
Để có được tấm hộ chiếu không phải là 1 việc đơn giản, chưa nói gì đến các thủ tục hải quan. Người Mỹ lại thường vi phạm các thủ tục của người VN dễ dàng hơn theo luật pháp nước Mỹ. Từ đầu tháng 4, lãnh sự đã chấp nhận 1 loại giấy phép cho đi do Bộ Nội vụ VN cấp, có thể là làm giả, hay được cấp bình thường, hay bỏ tiền mua giấy phép đó.
Để làm cho mọi công việc tiến hành trơn tru, người ta hứa với các viên chức của Bộ Nội vụ hay các viên chức ở Sở di cư là cho họ di tản với cả gia đình của các viên chức ấy nếu họ muốn chứng tỏ sự cộng tác. Ở Sài Gòn vào thời kỳ bình thường ngay cả khi người ta muốn câu kết với các viên chức cũng phải mất hàng tuần, đôi khi hàng tháng mới có được tấm hộ chiếu chính thức. Có tới hàng chục ngàn người đã nộp đơn xin ra đi, nhưng họ mất công hy vọng hão huyền về những tấm hộ chiếu, giấy thông hành qua cửa khẩu, các tài liệu về hải quan, thuế khóa được cấp nhanh chóng. Lập tức kỹ nghệ làm giả các giấy tờ này nảy nở ở khắp nơi. Người Mỹ cũng hiểu ngay rằng không nên so đo, tằn tiện trong việc cấp các giấy phép ra đi. Ở Washington người ta đã nói đến có khả năng đến 1 triệu người di cư, trong khi tổng thống chỉ đưa ra con số 200.000 có thể được di cư. Ở đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn không nhận được 1 chỉ thị nào về con số được ra đi. Chỉ riêng có ngày 26-4 người ta cho phép Graham Martin được thu xếp cho 25.000 người VN ra đi.

Bên cạnh đường dây di tản đã tràn đầy, còn có những mạng di cư chính thức được thành lập song song do các hãng của Mỹ, các sỹ quan hàng không của Mỹ, do cơ quan CIA hay do 1 cơ sở đặc biệt nào đó, tự đứng ra tổ chức việc di cư. Cũng như 2 viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao là Lrry Johntone và Lionel Rosenblatt độ 30 tuổi làm việc ở Washington sau khi đã thực hiện xong 1 vai trò đứng đầu 1 vị trí ở Sài Gòn đều thấy ngạc nhiên về sự chậm trễ của cơ quan hành chính. Họ xin nghỉ và dùng tiền riêng của họ bay đến thủ đô của miền Nam VN. Trong 6 ngày, 2 người này đã dùng chiếc Citroen cổ lỗ đi ngang dọc khắp nơi trong Sài Gòn. Họ đã nắm được những giấy tờ giả, hẹn đến nơi bí mật trước nhà bưu điện hay nhà thờ để tập hợp các người chạy trốn của họ.
Larry Johnstone nói:
- Thật như là đóng kịch mà không có trong kiểu của Bộ Ngoại giao (ý muốn nói về việc tổ chức di cư lậu).
Khó khăn chủ yếu là làm sao đưa được những hành khách lậu này ra được sân bay khi mà cảnh sát và các đội tuần tra quân sự làm việc rất nghiêm ngặt. Có vài người chạy trốn đã chui vào trong thùng đựng hành lý của xe Citroen để vượt qua các vọng gác ra được sân bay. Bằng cách đó Johntone và Rosenblatt cùng với Jim Eckes làm việc ở hãng máy bay Continental Air Services đã đưa chót lọt 200 người VN ra đi mà theo 2 viên chức cao cấp này cho biết, thì trong đó có 20 người thấy lo sợ bị nguy hại nếu họ bị rơi vào tay Bắc Việt
Trong ngôi chùa của mình, sư Thiện Huệ cũng đã có quyết định dù có xảy ra chuyện gì, cũng nhất định ở lại Sài Gòn. Người anh cả của sư Thiện Huệ là thiếu uý đi hộ tống dẫn giải những người lính của Bắc việt bị bắt làm tù binh ở Xuân Lộc. Viên thiếu uý này khi dẫn giải tù binh đi qua Sài Gòn đã gặp cha mẹ khuyên nên ra đi. Cha mẹ thiếu uý khuyên anh nên đào ngũ, nhưng viên sỹ quan này đã từ chối.
Cộng đồng người châu Âu và người Mỹ thường lui tới các câu lạc bộ thể thao hàng ngày, và ở đây họ đã áp dụng được các thể lệ: cấm mặc áo lót đi dạo chơi trong thành phố, trừ trường hợp ở gần các bể bơi, bắt buộc phải đi giày trắng dùng cho người chơi quân vợt khi vào sân chơi. Người ta đi dạo thong thả bên các hàng cây me, dự vào 1 trò chơi nào đó. Cách đây vài tuần lễ còn có 1 số ít phụ nữ trát lên người thứ kem có màu hổ phách. Những chàng trai trẻ mặc áo vét màu trắng phục vụ khách những chai Wisky hay rượi Gin. Những khu phố nhỏ bé sáng nhấp nháy trên những chiếc đĩa bằng thủy tinh. Những chiếc quạt máy chạy vù vù vừa tạo ra 1 sự vui vẻ giả tạo và 1 sự lo lắng cụ thể. Những người Mỹ, người Pháp và người Úc trao đổi với nhau những tin tức cuối cùng. Đôi khi họ lại phá lên cười thoải mái.
Ed Daly, chủ tịch hãng máy bay World Airways đã mời các nhà báo đến khách sạn của ông ta ở Tokyo và đọc cho họ nghe bức điện gửi đến tổng thống Ford và nói sẽ cử chiếc máy bay DC-8 và chiếc Boeing-727 chở đầy người chạy trốn khỏi Sài Gòn. Nhưng có lệnh không ai được phép lên máy bay nữa. 2 chiếc máy bay của Ed Daly lại phải trở về Tokyo mà không đón được người nào. Người ta không biết là tổng thống Ford có đọc bức điện của Ed Daly hay không: “Ngài hãy ngăn cấm các nhân viên CIA không được can thiệp vào việc này. Xin cử tới đây vài người tận tâm và trung thực của ngài và thực sự làm được việc. Với danh nghĩa cá nhân và danh nghĩa nghề nghiệp của 1 trong những người có công đóng góp to lớn, tôi có quyền được biết 1 ý kiến của ngài và chúng ta hãy bắt tay vào công việc”.
Các cơ quan ở sài Gòn thấy lời lẽ của bức điện ấy chướng tai, nhưng qua tính cách dung tục của Ed Daly hắn đã biểu lộ 1 thực tế: Ông đại sứ Graham Martin để tránh 1 thảm họa đã cho dừng lại việc di btản.
Gần câu lạc bộ thể thao và trên những thảm cỏ của Dinh Độc Lập, binh lính đã bố trí những khẩu pháo phòng không, họ đào các hầm hào, dựng các ụ có xếp bao cát và đặt những khẩu trọng liên. Việc làm này có thể là để chống lại quân đội Bắc Việt, nếu họ tấn công đến đây, và cũng có thể để chống lại những binh lính miền nam VN nổi loạn hay trong trường hợp xảy ra cuộc đảo chính?
Về phần Dinh Độc Lập cũng đã phát đi những tuyên bố chung chung và những câu khuyến khích như kiểu niệm thần chú. Tổng thống Thiệu cho biết là đoàn người của ông luôn mong muốn và sẵn sàng thương lượng với CS. Còn chính phủ “sẽ không bao giờ đầu hàng”
Cuối cùng nội các mới của Cẩn cũng đã được thành lập. Những thành phần dân sự của nội các đã công khai bày tỏ là không tin vào giải pháp quân sự, và họ đã thấy chán nản về chiến tranh cũng như phần lớn đồng bào của họ. Nhiều người muốn Thiệu phải từ chức nhưng không dám nói thẳng điều đó với Thiệu. Còn tất cả các tướng lĩnh đều đồng ý là nếu người ta không làm 1 việc gì thì miền Nam VN sẽ bại trận. Nhưng tất cả mọi người lại lẩn tránh “làm 1 việc gì đó”.
Chính phủ được thành lập 1 cách khó khăn đã giữ 1 khoảng cách trong quan hệ với tổng thống Thiệu. Trong nỗ lực cuối cùng, Thiệu đã yêu cầu mọi người phải chiến đấu, chuẩn bị 1 cuộc phản công, và ổn định ở hậu phương cũng như ở mặt trận.

Đóng góp vào sự cố gắng chiến tranh, tòa thị chính Sài Gòn đã ban bố những luật lệ mới bao gồm… sự đi lại: Chắc là để tránh các vụ mưu hại nên toà thị chính đã ấn định xe chạy trong thành phố không được phóng tối đa, với xe đạp là 15km/giờ, xe vận tải và xe buýt là 25km/giờ, xe ô tô và cảnh sát là 40km/giờ…
Trong trường hợp có báo động thì “nhân dân không được hoảng sợ…”

4- LẤY ĐÁ LẤP BIỂN
.
Ở Quai d’Orsay, người ta nhấn mạnh không phải ai cũng biết được những vấn đề nghiêm trọng. Việc ngoại giao của Pháp diễn ra kín đáo, nhưng không phải là bí mật. Ở Sài Gòn, mọi người đều biết đến vị trí của Pháp: Ông đại sứ Mérillon muốn sử dụng đến cùng con bài của lực lượng thứ 3 và Minh “lớn”. Đối với người Pháp thì miền nam VN sẽ bại trận, nhưng chế độ Sài Gòn chưa đến nỗi sụp đổ trong vài tuần lễ nữa. Cần phải đảm bảo cho sự sống sót phần nào của miền Nam VN. Bắc Việt chưa phải vội vàng và họ sẽ chấp nhận hình thức 1 chính phủ trung gian với Minh “lớn” là người đứng đầu.
Đó là điều nhận xét về tình thế của Pháp mà Pierre Brochand đã nói với Thomas Polgar ngày 13-4 ở bên cạnh bể bơi của câu lạc bộ thể thao. Brochand là cố vấn thứ 2 của đại sứ quán Pháp và là chuyên gia về các việc ở Đông Dương. Brochand da nâu và đẹp trai, nói giọng của người miền nam nước Pháp, là trợ lý chính của Mérillon về những vấn đề chính trị. Đã từ lâu Brochand nhẹ nhàng trách móc đại sứ Mérillon là không nhìn nhận đến những con người thuộc lực lượng thứ 3 trong chính quyền của Thiệu. Mérillon hiểu rằng nếu ông thuờng xuyên lui tới Minh “lớn” sẽ làm cho Thiệu không hài lòng.
Còn Brochand và Polgar thì thời gian gần đây đã thường xuyên gặp Minh “lớn”. Lúc này Polgar cũng nghĩ đến 1 giải pháp chính trị là Thiệu phải ra đi và thay thế bằng 1 người khác.
Hơn nữa cố vấn Pháp đã chứng tỏ 1 thực tế là nước Pháp sẵn sàng tiếp nhận 50.000 người VN di tản. Việc làm này là Brochand đã áp dụng đường lối chính trị của Mérillon. Mérillon người khá nhỏ nhắn, cận thị, cự sinh viên, ăn nói lưu loát, được Georger Pompidou chỉ định làm đại sứ ở Sài Gòn. Khi Mérillon trình quốc thư tới Thiệu đã được nghe bài quốc ca La Marseilaise được cử lên để chào mừng ông đại sứ. 10 năm rồi, Sài Gòn mới cử lại bài quốc ca của Pháp. Mérillon có nhiều mục tiêu. Phải lo đến sự an ninh của người Pháp hiện có khoảng 10.000 người đang có mặt tại miền Nam VN. Mérillon đã cho dùng những máy bay riêng của Pháp đón 300 người Pháp ở cao nguyên về Sài Gòn.
Trong viễn cảnh Bắc Việt sẽ chiếm được Sài Gòn nên Mérillon phải có biện pháp bảo vệ cho cộng đồng, nhất là ở thời kỳ biến động phức tạp như thế này. Mérillon cần phải chơi con bài có lợi nhất cho nước Pháp. Trong 2 miền Việt Nam, đường lối chính trị của Pháp chỉ là 1 mớ pha trộn giữa những kỷ niệm não nùng và những ước mong không rõ ràng.
Đối với Quai d’Oray thì Việt Nam không phải là đối tượng được ưu tiên. Có nnhiều người Việt Nam ở Sài Gòn, nhất là ở những người đã trên 40 tuổi, vẫn nhắc lại việc họ gần gũi với người Pháp hơn là đối với người Mỹ. Người Pháp có tình cảm hơi tỏ ra quá mức về tầm quan trọng: về lịch sử mà trước đây họ đã làm tất cả mọi việc ở Đông Dương. Về ngoại giao, mà hiệp ước năm 1973 đã ký ở Paris.
Khi Mérillon rời Paris đến Sài Gòn đã xin chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Michel Robert đã trả lời:
- Không cần có chỉ thị gì đối với ông đại sứ - Tự ông phải đưa ra quyết định của mình.
Sau đó Michel Robert còn nói thêm:
- Một thành phố nhỏ tồi tàn như Sài Gòn thì sao? Ông đã co đại sứ quán và thế đã là quá đủ (Tỏ ý coi thường Sài Gòn).
Đại sứ quán Pháp ở Sài Gòn rất đẹp. Trong dinh cơ của mình, Mérillon ngắm nhìn những chiếc cầu thang xoáy trôn ốc chạy lên các tháp canh phòng thủ, và nhớ đến thời kỳ những ông đô đốc làm toàn quyền sống ở đây. Trên các bức tường quét vôi trắng treo những bức tranh sưu tập về Huế với màu xanh và những dòng thác im lặng. Có 1 số đĩa bằng bạc được dán tem hình vòng nguyệt quế của hoàng gia.
Trong đại sứ quán xinh đẹp của mình, Mérillon muốn làm 1 vụ chính trị lớn. Ông đại sứ tiếp nhiều người, lắng nghe và động viên họ. Mérillon là 1 trong những ông đại sứ hiếm hoi được Graham Martin mời ăn. 2 người này tự đánh giá cao nhau. Theo lời khuyên của Polgar, Martin đã không chấp nhận chi nhiều tiền vào công việc thu thập tình báo về quân sự và chính trị của người Pháp. Những người Pháp này là những chủ đồn điền, là thầu khoán, là linh mục, sống phân tán trong tỉnh, thành ở miền Nam VN nhưng không thể so sánh được với mạng lưới mạnh của CIA.
Nhưng ngược lại Martin sẵn sàng nghe kế hoạch về chính trị của Mérillon. Người ta có thể dùng những người Pháp đến mức tối thiểu. – 2 tòa nhà đại sứ quán đều gần đại lộ Thống Nhất. 2 ông đại sứ đã cho lắp đặt đường dây điện thoại đỏ trực tiếp giữa 2 văn phòng của 2 ông đại sứ Mỹ và Pháp. Về phía người Pháp, máy điện thoại liên hợp được đặt ở phòng làm việc của Mérillon. Trong 1 lần đến thăm ông đại sứ Pháp, sứ thần của tòa thánh đã ngao ngán khi nhìn thấy ông vội vàng chạy ra khỏi phòng làm việc, và cho rằng Mérillon bị cơn đau bụng.
Martin đang muốn tìm lối thoát về chính trị nên ngày càng thiên về ý kiến của ông ngoại giao Pháp. Vào giữa tháng 4, Martin và Mérillon cùng thỏa thuận thấy Thiệu đúng là 1 vật cản.

Ngày 16-4 ấy, vào lúc 16 giờ 50, Martin cùng với đô đốc Hugh Benton, được chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương cử đến để nghiên cứu kế hoạch di tản cho 200.000 người VN. Đô đốc Benton đề xuất là nên cho họ đi từ Cap Saint Jacqques. Từ đó sẽ để cho họ cập vào các bếbn Thái lan, Philipines, Singapore. Martin tỏ ra hoài nghi về kế hoạch này và đã giải thích mối nghi ngờ của mình cho Benton thấy.
Là cựu sỹ quan tình báo trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2, Martin không cần khiêm nhường, tự cho mình có thẩm quyền hơn bất kỳ 1 ông tướng hay ông đô đốc hải quân nào. Và Martin càng cho mình có thẩm quyền hơn trong việc giải quyết di tản. Khi còn ở Paris (thời chiến tranh thế giới lần thứ 2) Martin đã lên kế hoạch di tản cho những người Mỹ ở trường hợp Liên Xô sẽ tấn công vào Tây Âu. Bản thân Martin đã đi đến Bruxelles, ngược lại với làn sóng người đang di tản chạy xuống phía Nam. Và Martin cũng không nghĩ đến việc đưa người Mỹ hay số người VN của mình chạy ngược về Hà Nội. Theo Martin, kế hoạch của đô đốc Benton khó đứng vững và rất đắt tiền. Cần phải thuê tàu chở hàng độ 16 chuyến mỗi ngày với giá là 250.000 USD cho mỗi chuyến. Được 1 số cộng tác của mình gánh đỡ trách nhiệm, Martin bắt đầu quan tâm tới vấn đề di tản hơn.
Sau đó thấy tâm hồn như đã chết không còn muốn làm việc gì nữa, Martin đã có ý nghĩ xin về hưu. Ngày 17-4, Martin nhận được bức điện của Kissinger mà chỉ có ông đại sứ thấy được sự bối rối trong nội dung bức điện ấy:
“Ông phải biết rằng, hầu như không có người nào ủng hộ ý kiến cho người VN di tản hay sử dụng sức mạnh để bảo vệ cuộc di tản. Theo giới quân sự và Bộ Quốc phòng và cơ quan điều hành của CIA thì ý nghĩ chủ yếu của họ là phải thi hành ngay lập tức việc di tản các công dân Mỹ khỏi Sài Gòn”
Chính Kissinger đã thảo bức điện ấy sau khi đã họp với những người có trách nhiệm cao cấp của các bộ và các đơn vị phụ thuộc. nhưng Kissinger cũng đồng ý với Martin là cần thiết phải tránh những phản ứng hoảng hốt theo dây chuyền. Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết đến thời hạn ngày 24-4, ở miền Nam VN chỉ còn hơn 2000 người Mỹ.
Những người lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời ở Hà Nội đã tổ chức chuyến thăm Đà Nẵng đã được giải phóng vào ngày 22-4. Họ mời Alexandre Casella, 1 công dân Thụy Sỹ, nửa với tư cách là nhà báo, nửa là nhân viên quốc tế và lãnh sự của cao uỷ về vấn đề di tản, đang có trụ sở đặt tại Hà Nội, cùng sáp nhập vào đoàn cán bộ cao cấp của Chính phủ cách Mạng lâm thời. Người ta bảo Casella:
- Ông có thể cùng đi với chúng tôi vì ông cũng là nhà báo mà không chỉ là đại diện của Cao uỷ về vấn đề di tản.
Đoàn này gồm có cả các phóng viên của báo Le Monde của hãng IFP và của báo Pravda, của hãng Chine Nouevelle, các nhóm vô tuyến truyền hình của Thụy điển và Pháp. Máy bay Yak-40 chở họ đã hạ cánh xuống sân bay lớn của Đà nẵng. Phòng đón tiếp của nhà ga sân bay đã có treo bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thành phố tỏ ra yên tĩnh. Trên đường phố có rất ít bóng dáng quân đội Bắc Việt. những người của Chính phủ Cách mạng lâm thời điều khiển giao thông. Các cửa hiệu của người Trung Hoa đều treo cờ của nước CHND Trung Hoa. Điều này làm cho đại diện của hãng Chine Nouevelle rất vui lòng.
Cuộc đi thăm các nơi được hướng dẫn chu đáo. Cảm giác chung của mọi người đều thấy là tốt. Khi đoàn đến thăm 1 trại trẻ mồ côi do các tu sỹ VN phụ trách, 1 bà tu sỹ tuyên bố:
- Ở Đà Nẵng không có cuộc chiến trận nào. Chúng tôi được quân đội Bắc Việt để tự do. Chúng tôi đang chăm sóc các trẻ mồ côi của chúng tôi.
Khi quay trở về Hà Nội. Casella đã viết bản báo cáo gửi về Liên Hợp Quốc và được ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã cho công bố công khai. Bản báo cáo này khẳng định chắc chắn là kế hoạch về thực phẩm ở Đà Nẵng diễn ra bình thường. Những người dân di tản đã trở về nhà của họ, khu dân nghèo hầu như vắng vẻ, thiếu thốn: Người ta cần có sự giúp đỡ khẩn cấp với thời hạn sớm nhất. Cần phải có sự cứu tế nhiều mặt để người dân có thể trở về làng xóm của họ sinh sống được.
Các báo chí ở Hà Nội vui mừng đăng những bài với tít lớn: "Một viên chức của Liên Hợp Quốc đã đến Đà Nẵng. Cuộc sống ở thành phố này đã trở lại bình thường.”
Casella từ Đà Nẵng trở về trong chuyến đi thú vị, và đối với người Bắc Việt thì sự kiện này là tuyệt vời.
Ở vùng ngoại ô Sài Gòn, Frank Snepp đã gặp 1 gián điệp cừ khôi của ông.
Người này nói dứt khoát:
“Bắc Việt đã quyết định chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. Không có vấn đề về giải pháp ngoại giao – chính trị”.
Nhưng Martin và Polgar lại không thấy sự quan trọng của báo cáo đó.
Còn đại sứ Pháp ở Sài Gòn Jean – Marie Mérillon lại theo chiến lược chính trị của mình là làm áp lực với Minh “lớn” và với Martin.
Nhà ngoại giao Pháp đã gặp Minh “lớn” vào ngày 17-4, đảm bảo với Minh “lớn” tin dựa vào nước Pháp. Mérillon liến thoắng trình bày 1 kế hoạch lớn về công việc chính trị. Ở tại nhà của mình, Minh “lớn” đồng tình với Mérillon là phải tránh không để cho Sài Gòn xảy ra chiến sự và đẫm máu. Nếu những người CS chiếm được thành phố thì hầu như chắc chắn sẽ không còn tồn tại vài kiểu sống như trước đây. 2 người nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, và cùng thấy xúc động.
Minh “lớn” đã rơm rớm nước mắt, nắm lấy tay Mérillon, bắt rất chặt và lâu:
“Thưa ông đại sứ! Ông là người có tâm huyết. Tôi sẽ thử làm việc này…”
Mérillon đã nhận được chỉ thị ở Quai d’Orsay 1 bức điện thật lạ lùng và ngông cuồng:
“Tóm lại: Phải cho Thiệu ra đi và đưa Minh lên làm tổng thống!”.
Chính quyền miền Nam đã cho đăng trên các báo chí lời tuyên bố:
“Đã đẩy lùi được những cuộc tấn công ồ ạt của CS ở Xuân Lộc. Lực lượng quân đội CHVN đã chứng tỏ sự quyết tâm của họ bảo vệ đất nước và khả năng chiến thắng được quân xâm lược CS”.
Nhưng rõ ràng việc nói “khả năng chiến thắng” là không thể tin được, vì cùng trong lúc này chính phủ đã chuyển hết số vàng dự trữ sang Hoa Kỳ. Nếu Quốc hội Mỹ không bầu cho việc viện trợ thì Thiệu sẽ nói rằng số vàng đó dùng để mua vũ khí và đạn dược.
Thiệu đã rút lui về sống ở nhà riêng trong căn hầm bằng bê tông ngầm dưới mặt đất ở ngay trong Dinh Độc Lập. Thiệu được tin là lính thủy và biệt động quân đã san bằng tất cả mồ mả tổ tiên của mình ở ngôi làng gần 1 thành phố ven biển Phan Rang. Mệt mỏi và rã rời về điềm xấu này, Thiệu đã từ chối không trả lời cú điện thoại của đại sứ quán Mỹ gọi sang.
Martin đã ý thức được sự lo lắng của nhân dân Sài Gòn nên thấy cần phải làm cho nhân dân yên lòng. Martin đã ra lệnh cho Alan Carter phụ trách các công việc về thông tin, lên đài vô tuyến truyền hình để nói về việc này. Martin không ưa gì anh chàng rậm râu, người đã không có cùng quan niệm với ông đại sứ trong vấn đề phải làm sao ổn định được tư tưởng cho người dân Sài Gòn. Có thể Martin lại cảm thấy vui thích khi buộc Alan Carter làm công việc khó khăn này.
Carter tỏ ra không thoải mái khi phải ra mặt trên truyền hình và có 1 ngưới VN hỏi Carter:
- Hiện nay có lời đồn đại là nếu không có được sự tích cực giúp đỡ cho chính phủ miền Nam VN, thì người Mỹ sẽ phải di tản vào ngày 19-4…
Carter kiêu hãnh trả lời:
- Lời đồn đại ấy là không có căn cứ. Nếu ông đến thăm toà đại sứ và bà vợ vẫn còn có mặt ở đó, ông sẽ thấy chẳng có biểu hiện gì về việc di tản. Ngay cả ở nhà tôi cũng vậy.
Một câu hỏi khác:
- Theo lời đồn đại khác, lãnh sự của các ông đã cấp giấy phép di tản cho vài người VN nếu như vậy… người ta sẽ xếp hàng rồng rắn trước các cơ quan của lãnh sự.
Carter phản ứng ngay:
Lại có tin đồn nữa à! Lãnh sự quán chỉ đảm bảo những công việc bình thường của họ. Người ta làm đầy các thủ tục về hôn nhân cấp giấy khai sinh và các hộ chiếu.
Này! Người ta có biết được không, con số người theo quốc tịch Mỹ trong cộng đồng người VN đã tăng lên rất đáng kể đấy. Nhưng Carter cũng thấy rõ có nhiều người xem vô tuyến truyền hình đã nhìn thấy hàng dẫy người Mỹ đang xếp hàng chờ đợi trước sứ quán Mỹ nên carter phải nhùn nhường xác nhận.
Đúng là có 1 số người Mỹ sẽ ra đi. Khi họ trình bày hoàn cảnh thì việc người ta đi sớm trước 1 thời gian cũng là chuyện bình thường.
Tóm lại! Những người Mỹ ấy đã ra đi sớm trước kỳ nghỉ hè của họ…

Việc trình bày của người phụ trách các công việc về thông tin không thuyết phục nổi người dân Sài Gòn. Những người xem vô tuyến thấy cảnh đó hiểu rằng việc di tản đang bắt đầu. Martin gửi cho Kissinger 1 văn bản về sự can thiệp trên vô tuyến truyền hình như vậy là lần đầu tiên.
Nội dung bức điện:
“Tôi thấy hình như quá trình thương lượng không có thể tiến hành được nếu Thiệu vẫn nắm quyền lực”.
Bức điện này là sự khôn khéo tuyệt vời về ngoại giao. Martin đã gủi về cho ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao “nếu không có chỉ thị tái ngược nào” thì cho phép đẩy Thiệu ra đi, nhưng tránh không làm liên lụy trách nhiệm về việc này cho Kissinger và cho tổng thống Ford. Đây là đạo đức giả hay là chuyện “thay ngựa giữa dòng”?
Sau đó Martin lại quay lại vấn đề di tản của người Mỹ, cần phải có “những đội quân của Mỹ đến đây tham dự vào những hoàn cảnh hiện nay, sau đó họ lại rút, nhưng họ sẽ phải chống lại những toán quân của miền nam VN bất mãn với việc bị người Mỹ bỏ rơi”. Ngược lại, nếu Washington có được sự bình tĩnh thì Martin có thể cho số người của ông di tản “bằng cách không ai can thiệp vào chuyện này, tôi xin nhắc lại lần nữa, đừngc ó thêm vào 1 sai lầm khủng khiếp khác trong số hàng ngàn sai lầm mà người Mỹ đã phạm phải ở VN. Thân ái kính chào!”
Bức điện số 710 này là “mật”. Ở Sài Gòn chỉ có cô nữ thư ký và người đánh điện của Martin là được biết nội dung của bức điện ấy.
Sau đó Kissinger đã trả lời Martin:
“Tôi đã bàn giao với tổng thống về nội dung bức điện của ông. Không có ý kiến bắt bẻ gì về việc ông cứ tiến hành theo chỉ dẫn của khoản 9”.
Đây là bài điếu văn ngăn và mật cho Thiệu. Trong 1 bức điện khác của Kissinger được công bố rộng rãi từ Washington đến Honolulu và Sài Gòn, thì Kissinger lại nói:
“Hôm nay chúng tôi đã có cuộc họp rất dè dặt với 1 số người của các cơ quan khác để xem xét kế hoạch của ông về việc di tản người Mỹ và người VN… Dư luận công chúng và quốc hội đều đồng tình là chúng ta phải có sự yêu tiên trước hết cho việc đảm bảo an toàn của người Mỹ… Nhưng việc đưa mọi người di tản ồ ạt theo đường biển ở Cap Saint – Jacques có thực tế không?
Ông có tin được ở vài đơn vị quân đội miền nam VN sẽ bảo vệ an toàn cho khu vực di tản được không?...”
Ngày 18-4, Kissinger lại ra 1 chỉ thị khác:
“Mặc dầu tất cả những dự định của ông và bản năng của tôi, theo cách của Washington về hoàn cảnh quân sự đang diễn biến quanh Sài Gòn và những ý định của Hà Nội thì tôi yêu cầu ông phải giảm bớt sự có mặt của người Mỹ ở Sài Gòn là 1.100 người vào tối thứ Năm này (24-4). Theo chúng ta đây là số người có thể di tản ngay trong 1 chiến dịch bằng trực thăng”.
Kissinger sợ rằng người Mỹ sẽ kết tội ông và martin là cứ chần chừ việc để cho người Mỹ được di tản sớm
Ngày 18-4, ở Hà Nội, ông thủ tướng Phạm Văn Đồng có tiếp bác sỹ Rousel, người Pháp để nhờ chuyển những ý định của ông tới tới ông đại sứ của Pháp.
Ông Đồng tuyên bố:
- Ít có may mắn tìm được lối thoát về chính trị.
Ở hầu khắp nước Mỹ đã thấy có những điều trái ngược lại. Không ai nói một cách nghiêm túc về việc để cho 1 triệu người VN di tản. Sự ước tính của Kissinger chỉ xoay quanh con số 200.000 người.

Người ta dự kiến phải di tản cho 50.000 người VN trong 90 ngày. Martin cãi lại là không có thể để cho người VN chạy trốn từ Sài Gòn. Và Martin nghĩ đến con số 200.000 người di tản mà Ford đã gợi ý. Đối với các viên chức làm việc cho các công sở của Mỹ thì Martin đã chỉ rõ không úp mở là có vài địa điểm ven biển để cho người Việt Nam di tản bằng tàu biển là: “Sẽ có rất nhiều người không thể đến chố ấy được
Ngày 18-4, báo Sài Gòn có đăng 1tin quảng cáo:
“Nữ sinh cao đẳng khá xinh đẹp, đã tốt nghiệp tú tài, biết chơi đàn piano, gia đình tốt, tìm hôn nhân với người nước ngoài là quốc tịch Mỹ, Pháp, Anh, Đức hay nước khác, sẽ đưa tôi ra nước ngoài bằng con đường hợpp pháp để tôi được tiếp tục theo học đại học ở nước ngoài và chịu mọi phí tổn cho tôi ra đi.
Yêu cầu gọi điện thoại số 45.470.”
Nhưng tất cả mọi người đều không thể hình dung ra cuộc sống ở Hoa Kỳ theo chi phí của cô gái.
Cũng trong tờ báo ấy, ra ngày hôm ấy, có tin quảng cáo khác:
“Một đầu bếp người Việt, biết làm bữa ăn theo phong cách người Mỹ và làm bánh…
Tình nguyện đi bất cứ nơi nào xa khỏi nơi đây…”
Các nhà chức trách tiếp tục cho trẻ em di tản. Phần lớn là các trẻ em mồ côi. Số trẻ khác là của các gia đình viên chức miền nam VN muốn cho con của họ đến được nơi an toàn. Ngày 18-4, ở Geneva, 121 nước đã bàn cãi về những biện pháp đảm bảo và mở rộng những thỏa ước về Hồng thập tự.
Hai đại diện của 2 chính phủ Việt Nam đã đối chất với nhau.
Đại diện Hà Nội tuyên bố cầu hàng không đã cướp đem đi các trẻ em việt Nam ra khỏi tổ quốc của chúng ta là 1 sự “lừa lọc về các điều luật của nmhân quyền”
Đại diện Sài Gòn đã cãi lại là trong vùng của Chính phủ Cách mạng lâm thời thường ngày đã có những vụ “giết người” và những vụ “tàn sát tập thể”.
Bộ máy của Quốc hội Hoa Kỳ chuyển động. Kissinger đã trình diện trước 34 uỷ viên của uỷ ban các công việc đối ngoại của nghi viện. Kissinger đã nhắc lại những từ mà Martin thích dùng như: “thảm bại”. Người ta muốn tránh từ này bằng mọi giá.
Câu hỏi:
- Thưa ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, có vài ủy viên của Quốc hội biện hộ nên chiếu cố che chở cho việc Thiệu xin từ chức… Vậy ông nghĩ thế nào
Kissinger:
-… Hoa Kỳ giúp đỡ chính phủ miền Nam VN chứ không phải giúp đỡ cho cá nhân nào. (Kissinger bỏ rơi Thiệu mà chỉ nói là bảo vệ cho chính phủ miền Nam VN)… Hôm nay, ở Sài Gòn người ta đang chuẩn bị thương lượng bằng những cách mềm rẻo nhất.
Nhưng Kissinger lại không đưa ra được 1 chứng cớ nào về những cách sắp đặt tốt nhất ấy. Thực tế ở Sài Gòn có rất nhiều người muốn thương lượng, nhưng chắc là không có Thiệu trong số người đó. Đại biểu Donall Frasser mà vài tuần lễ trước đây đã có mặt trong đoàn của Quốc hội đến Sài Gòn:
- Cảm giá chung là… miền Nam VN đã mất…
Kissinger:
-… Giữa kết quả thắng lợi về quân sự và sự hoàn toàn sụp đổ còn có rất nhiều chặng trung gian… Đối với những chặng trung gian ấy, để thực hiện 1 chung cuộc được kiểm soát thì việc bỏ phiếu bầu cho vài việc can thiệp quân sự là rất cần thiết.
Các đại biểu lại xoay sang vai trò của Martin. Kissinger nhận xét rằng: “Một ông đại sứ không được bình phẩm công khai chính phủ mà chính phủ này đã uỷ nhiệm cho ông chức đại sứ.”
Frasser chen ngang:
- Rất nhiều người trong chúng tôi không tín nhiệm ông đại sứ. Chính vì chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm đối với ông này.
Kissinger bảo vệ Martin:
- Đồng ý, nhưng đây không phải là dư luận chung, nếu không thì ông ấy không còn là đại sứ của chúng ta nữa… Trong những điều kiện hiện nay thì rõ ràng nếu Hoa Kỳ thay đổi đại sứ và quyền lãnh đạo của miền Nam VN, đó sẽ không phải là cách kiểm soát hoàn cảnh tốt nhất… Ông đại sứ Martin là 1 nhà ngoại giao có khuôn phép, đã thi hành mọi chỉ thị với khả năng cao nhất của ông.
Fraster đã gặp 1 đại biểu của chính phủ cách mạng giải phóng ở Geneva, đã nói:
- Theo cảm tưởng của tôi, ông Martin đã dần dần đòi hỏi thêm những yêu cầu… người ta cho tôi biết là ông Martin có vai trò quan trọng trong việc để Thiệu ra đi. Người ta cũng còn cho tôi biết đến sự ngừng mọi cuộc tấn công quân sự.
Kissinger:
- Đã từ lâu, họ (Bắc Việt) nói đến ngừng mọi sự viện trợ cho miền Nam VN.
Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng) lại muốn có sự di tản thật nhanh. Martin thì lại muốn có sự di tản từ từ. Kissinger tin rằng cách tốt nhất di tản người VN ra khỏi VN, là làm chậm lại 1 thời gian việc di tản người Mỹ. Nếu người ta để cho tất cả người Mỹ di tản, như nhiều người mong muốn như vậy, và người ta không cứu người VN họ sẽ thấy ngay binh lính miền Nam Vn sẽ nổ súng vào người Mỹ. Và thế thì người ta không còn có thể di tản được người Mỹ, nhưng tổng thống Ford lại thấy trước khi đưa 200.000 người VN di tản, phải được phép chuẩn y của Quốc hội.
Trong khi đó, Martin ở Sài Gòn đã kháng nghị:
- Điều đó không dễ dàng gì cho người Mỹ ở Sài Gòn.
Ngày 18-8, đài vô tuyến Mỹ đã công bố trên truyền hình rằng ủy ban quân sự của nghị viện đã bác bỏ yêu cầu tham dự phụ bằng quân sự ở VN. Uỷ ban đối ngoại quốc tế của thượng nghị viện lại chấp nhận để Ford sử dụng lực lượng quân sự Mỹ với cách hạn chế và thận trọng để đưa những người Mỹ đi di tản.
Mọi việc làm đều đã được thực hiện.
Đại sứ Martin không biết có chính xác bao nhiêu người Mỹ ở VN cần di tản. Ông muốn có 1 kỳ hạn để người Mỹ ra đi tất cả: Những người buôn bán, các kỹ sư, các đốc công… nhưng còn có những ngoài lề là những người Mỹ đào ngũ không có liên hệ gì với lãnh sự Mỹ khác mà Martin gọi họ là những kẻ “ăn phải bả hoa sen” (có ý nói không quan tâm tới thời sự).

Theo Martin thì có rất nhiều người dân Mỹ coi mọi chuyện là bình thường và tin là sẽ có cuộc phản công của quân lực miền Nam VN. Martin vừa mớn trớn, vừa đe dọa những người “ăn phải bả hoa sen”. Trong 3 tuần lễ, Martin sẽ cho 750 kiều dân Mỹ ra đi, nên đã giữa lại những phi công của hãng hàng không Air America, vì theo Martin thì những người dân Mỹ chưa có gì bị nguy hiểm. Người ta còn có thời gian là “1 tháng hay 6 tuần lễ” để ra đi. Martin cũng còn chờ xem tổng thống Thiệu có ra được 1 quyết định quan trọng nào không. Nếu Martin thấy Thiệu “bướng bỉnh” và có tư tưởng “muốn bỏ trốn” thì lúc đó Martin sẽ thúc đẩy nhanh việc di tản những người Mỹ. Martin triệu tập bộ tham mưu của mình để có nhận xét và đánh gia chung tình hình thời sự. Hà Nội có thể sẽ đánh chiếm Sài Gòn vào dịp kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh 19-5, nhưng cũng có khả năng đúng là nếu bắt được Thiệu, hà Nội sẽ thiết lập ở Sài Gòn 1 chính phủ trung lập, sau đó sẽ loại bỏ dần những người không thuộc của chính phủ cách mạng..
Mặc dầu đã có những ý kiến đóng góp của những người dưới quyền, Frank Snepp và Polgar, cũng như Martin, tin là khả năng sẽ có sự thương lượng. Ông chủ CIA chợt nhận được điện thoại của đại tá người Hung là Toth. Snepp và Polgar có thể tiếp Toth được không? Và cuối cùng họ đồng ý mời Toth ăn bữa trưa ở nhà Polgar.
Đại tá Toth hỏi:
- Các ông có chấp nhận ý nghĩ là miền Nam VN đã bại trận và sẽ kéo theo những hậu quả xấu về chính trị không thể tránh khỏi?
Polgar nhượng bộ:
- Có chứ!
- Nếu các ông chấp nhận, chúng tôi sẽ có thể thu xếp được cuộc dàn xếp để tránh những cuộc chiến đấu trên đường phố Sài Gòn…
Polgar nói tiếp:
- Ông nói như vậy là nhân danh bạn bè của ông đấy chứ? (chỉ Việt Cộng)
- Không! Nhưng qua bao nhiêu lần trao đổi chuyện trò với họ, tôi có cảm nghĩ là họ không muốn làm nhục Hoa Kỳ.
Nói chung Toth còn phụ thuộc vào những tin tức từ hà Nội gửi về, mà không chỉ đơn thuần là tin tức từ Chính phủ Cách mạng lâm thời. Toth hiểu rằng Chính phủ Cách mạng lâm thời chỉ là 1 hư cấu của Polgar. Toth muốn chuyển những điều kiện tiên quyết thành 1 cuộc thương lượng. Từ “tiên quyết” được Toth dùng thường xuyên. Polgar dè chừng việc làm của Toth và biết được những tin tức sai lạc của Toth. Nhưng về kế hoạch quân sự thì rõ ràng là bỏ đi rồi. Cần phải tìm lối thoát bằng chính trị. Những người quan sát như Malcolw Browne, phóng viên của báo New York Time, mà Polgar vẫn có quan hệ, đã khẳng định la Chính phủ Cách mạng lâm thời muốn thương lượng. Đây là 1 hợp xướng đáng khuyến khích.
Polgar nói ngay:
- OK. Vậy thì bắt đầu tiến hành từ đâu?
Toth liệt kê ra những điều kiện tiên quyết:
- Thiệu phải xin từ chức không có điều kiện gì cả
- Cần phải thành lập 1 chính phủ gồm những người mà Bắc Việt chấp nhận được.
- Hoa Kỳ không được có 1 sự viện trợ về quân sự cho chính phủ ấy.
- Đại sứ quán Mỹ phải hoạt động hoạt chế…
Tất cả những điều này không mơi mẻ gì, nhưng nếu không có thì kẻ địch sẽ có dự kiếnm về sự tồn tại của đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.
Polgar rất bị kích thích đã báo cáo lại việc này cho Martin vào lúc 10 giờ ngày 19-4, và Martin đã gửi điện tín về ngay cho Kissinger. Tất cả mọi việc đều đáng quan tâm. Nhưng còn động cơ của Toth thì sao? Martin đã bị mê hoặc bởi ý nghĩ về việc tồn tại đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Martin phàn nàn về người này, người khác trong bức điện gửi về Mỹ. Những sỹ quan chịu trách nhiệm về việc di tản, tuyên bố là họ cần ngay 800 lính thủy. Martin lại chỉ muốn có hơn 300 lính thủy vì vẫn bị ám ảnh bởi cách làm việc bàn giấy quan liêu của Washington. Theo ông thì qua các tin tức tình báo đã “hình dung ra điều xấu tệ hại. Đó không phải là điều thực tế, nhưng vẫn cần phải bảo vệ những tin tức ấy”. Các quân nhân của Bộ Quốc phòng đã sẵn sàng máy bay của họ - “và nếu tình hình xấu xảy ra thì Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện tất cả mọi việc mà họ có thể làm, và nếu có xảy ra điều gì cho những người Mỹ thì đó không phải là lỗi ở họ…”
Martin ra lệnh cho Polgar phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với đại tá người Hung, mà không cần để ý đến những dư luận của hạ cấp như Frank Snepp…
Kissinger lại không chú ý đến những cuộc gặp gỡ bí mật giữa những người đứng đầu CIA ở Sài Gòn với đại tá người Hung. CS không có thói quen tham dự vào các cuộc thương lượng nghiêm túc qua những nhân vật trung gian.

Cuộc chiến ở Xuân Lộc đã kết thúc xấu đối với miền Nam VN và hoàn cảnh về quân sự càng tỏ ra thảm hại. CS có thể đập tan những đội quân phòng ngự xung quanh Sài Gòn. Ở phía Bắc thành phố họ không chỉ tập trung các sư đoàn mà là các quân đoàn. Họ đã có mặt ngày càng nhiều ở vùng châu thổ. Tướng Nguyễn Văn Toàn được Thiệu chỉ định là Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật gồm Sài Gòn và Xuân Lộc.
Toàn to lớn, béo đẫy và có tư cách của 1 quân nhân tốt, đã xác nhận trước Tổng tham mưu trưởng:
- Chúng ta không còn quân dự bị. Chúng ta không còn có thể chiến đấu được nữa. Về mặt quân sự thì như vậy chiến tranh đã chấm dứt. Cần phải thương lượng với CS.
Sáng 20-4, Martin đến Dinh Độc Lập, phân tích cho Thiệu rõ về tương quan các lực lượng quân sự hiện tại và tình hình này dù cho Mỹ có giúp thì Sài Gòn vẫn sẽ đi đến những kết cục thảm hại. Nếu Hà Nội muốn tiêu diệt quân lực miền Nam VN thì Sài Gòn cũng sẽ không có thể cầm cự được trong 1 tháng, mặc dù có sự phòng thủ tích cực.
Chắc là Hà Nội mong chiếm được nguyên vẹn Sài Gòn, còn nếu sự thương lượng không được tiến hành thì người ta chỉ có thể thấy Bắc Việt chiếm được thành phố tàn hại.
Thiệu hỏi ngay Martin:
- Vậy thì những viễn cảnh về sự viện trợ ra sao?
Martin trả lời:
- Còn mờ mịt lắm.
Thiệu tỏ ra bình tĩnh đúng mực khi Martin phác họa những nét lớn của sự thất bại tan nát. Martin nói với Thiệu về tất cả mọi việc trong tình thế như hiện nay của Thiệu ở Sài Gòn thì từ số 10 phố Downing Street ở London, đến điện Elysée, Kremlin hay Nhà Trắng (đều là nơi chủ tịch của các nước trên ở đều có 1 vấn đề chung là: không bao giờ người ta hiểu được rõ sự tình ra sao, bởi vì người ta không nói rõ sự thực của tình thế cho họ biết. Người ta thường nói dối họ, ngụy trang trong những bản báo cáo chỉ để rút ra những mối lợi cho cá nhân hay cho tệ bàn giấy quan liêu, và cũng để không làm tổn thương tới vai trò của những người giữ quyền lực tối cao. Cũng có thể là vì họ sợ và không muốn bị coi như kẻ mang đến những tin xấu.
Thiệu kiên nhẫn chăm chú nghe.
Martin nói với Thiệu là việc gợi ý ấy không phải là ở cương vị ông đại sứ Hoa Kỳ, mà chỉ là lời góp ý của cá nhân Martin, là người đã làm việc lâu dài và hiểu được những phức tạp của mọi vấn đề về VN. Hoàn cảnh quân sự hiện nay là đáng lo ngại và nhân dân miền nam VN đã cho rằng Thiệu phải chịu trách nhiệm về việc này. Martin cho rằng nếu Thiệu không hành động nhanh chóng thì các tướng ta của Thiệu cũng yêu cầu thiệu phải ra đi.
Thiệu đặt ra những câu hỏi chứng tỏ là có lúc cũng như ông đại sứ, đã mất tiếp xúc với thực tế. Vậy thì nếu Thiệu từ chức có ảnh hưởng gì tới Quốc hội và việc bầu cử của mình vào chức vụ này?
Martin trả lời:
- Có thể ảnh hưởng trong vài tháng
Nhưng lúc này Martin không tin chắc vào điều gì. Sự quan trọng sẽ là kết quả của việc Thiệu ra đi “thuộc về mặt khác”. Đại sứ cho rằng Hà Nội sẽ phản đối bất kỳ người nào có nghị lực của chế độ miền nam VN. Tất cả những đồng nghiệp, những ủy viên trong chính phủ của Thiệu đều có cảm nghĩ là việc ra đi của thiệu phải khẩn trương, Martin cho rằng niềm hy vọng ấy là có ít, nhưng người ta lại có thể dựa vào sự sống còn của 1 nước VN độc lập.
Thiệu trả lời sẽ có quyết định tốt nhất vì lợi ích của đất nước. Martin không tin ở Thiệu dẽ còn suy nghĩ.
Cuộc nói chuyện của 2 người diễn ra trong 1 giờ rưỡi.
Đến lúc sau buổi trưa, đại sứ quán Pháp lại một mình tới Dinh Độc lập. Thiệu đón tiếp Mérillon và chỉ có 2 người nói chuyện với nhau.
Mérillon liệt kê ra những việc làm mà Thiệu bắt đầu hiểu ra. Có ¾ đất nước của Thiệu đã mất mà không thể khôi phục lại được.
Nếu không có những hoàn cảnh nghiêm trọng như vậy, Mérillon sẽ không được phép… Xin ngài hãy thấy rõ hoàn cảnh hiện nay của ngài. Đó là rõ ràng vi…
Đại sứ Mérillon gợi ý lại về ý nghĩa lịch sử, danh dự - Tổng thống có thể phục vụ nhân dân bằng 1 việc làm xuất sắc. Qua những cuộc thương lượng không thể tránh khỏi, người ta có thể hy vọng 1 vài sự đặc thù của miền Nam VN có thể sẽ được bảo vệ.
Thiệu chỉ nghe mà không có phản kháng – Cuộc tiếp xúc kết thúc bằng 1 nhận xét nhàm cán:
- Muốn ra sao thì ra.
Mérillon cũng như Martin, rời khỏi Dinh Độc Lập và tin chắc là điều gì sẽ xảy ra. May thay là Thiệu đã không yêu cầu nước Pháp việc được cứ trú chính trị.
Vào lúc 8 giờ 20 phút ngày 21-4, Polgar lại tiếp xúc với đại tá Toth. Polgar nói với Toth người ta đã hiểu và sẽ xem xét kỹ những nhận định của Toth. Trước khi bình luận đến nội dung chính, người Mỹ mong muốn được làm sáng tỏ về hoàn cảnh của phe bên kia. Nhất là CS đã chờ đợi gì ở lời tuyên bố của Hoa Kỳ? Và ở đâu, bao giờ có thể tiến hành việc thương lượng?
Trong khi Toth và Polgar muốn dựng lại cho VN thì đại tá Võ Văn Cẩn, tham mưu đặc biệt của tổng thống Thiệu đã đến trụ sở của Đài vộ tuyến truyền hình, mang lệnh của Thiệu đến cho giám đốc Đài phát thanh truyền hình Lê Vinh Hoa, tồ chức cuộc phát sóng trực tiếp.
Lê Vinh Hoa cùng 1 số người độ 20 kỹ thuật viên của đài đã đến ngay Dinh Độc Lập.
Sau mấy ý kiến ngắn gọn, báo cho các ông bộ trưởng biết Thiệu đã có quyết định. Vào lúc 14 giờ, Thiệu đến gặp Lê Vinh Hoa, giám đốc Đài phát thanh truyền hình lúc này đã chuẩn bị xong mọi dụng cụ tại chỗ, bảo Hoa:
- Có thể phát sóng vào lúc 18 giờ tối nay được không? Để điều chỉnh ống kính, ông hãy chọn 1 người nào có khổ người như tôi.
Vào lúc 15 giờ, Tư lệnh cảnh sát quốc gia thông báo rằng tổng thống sẽ nói trước màn hình vào tối hôm nay. Đến 17 giờ, thiệu triệu tập Lê Vinh Hoa đến phòng làm việc của mình.
- Tôi sẽ nói vào lúc 19 giờ 30. khi kết thúc ông hãy lưu lại trên màn hình hình ảnh của tôi 1 lúc. Và phát lại liên tiếp lời tuyên bố của tôi trong 2 giờ.

Thiệu đã triệu tập các nghị sỹ và các thượng nghị sỹ vào phòng lớn ở tầng dưới của Dinh Độc Lập. 2 máy camera đặt trên bục gỗ. Công chúng lo lắng, bối rối và thấy nhẹ mình. Thiệu nắm quyền hành từ gần 10 năm nay. Thiệu đã vững vàng, chống lại mọi kẻ thù muốn lật đổ mình. Đến nay Thiệu sẽ ra đi. Có phải đây là 1 cuộc “thay ngựa giữa dòng” của Người Mỹ?
Thiệu nói trước:
Thưa các bà, thưa các ông, các anh chị em thân mến, đây là chiến lược của CS: Có sức mạnh về quân sự, họ chiến đấu quyết liệt và những cuộc thương lượng và yếu ớt. nếu về mặt quân sự bị yếu thì họ sẽ càng lớn tiếng…
Thiệu tô vẽ thêm cho lịch sử trước đây. Tiếng nói của Thiệu cao giọng. Đôi lúc cử chỉ của Thiệu như bị sai khớp
… Có sự thỏa hiệp giữa CS và Hoa Kỳ để đi đến Hiệp ước Paris năm 1973. vào thời kỳ đó, tôi đã thẳng thắn nói với ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kissinger: nếu ông chấp nhận Hiệp ước ấy thì ông cũng đã chấp nhận bán miền Nam VN cho CS ở Bắc Việt. Còn tôi, nếu tôi chấp nhận Hiệp ước ấy, tôi sẽ là 1 tên phản bội…
Thiệu đã từ chối không chịu ký vào Hiệp ước Paris trong 3 tháng. Lần đầu tiên Nixon tuyên bố công khai: Mọi việc chống lại việc ký vào Hiệp ước sẽ dẫn đến việc cắt toàn bộ mọi viện trợ.
Thiệu đọc và ứng khẩu dài dòng, quanh co, người dự thấy khó chịu, nhưng vẫn nghe lời tuyên bố của Thiệu nói về lịch sử với vẻ trịnh trọng.
Thi thoảng, Thiệu lại tỏ ra bịo kích động, thể hiện sự giận dữ của mình, rồi im lặng 1lúc như để tìm lại dòng của bài diễn văn. Bài diễn văn sao dài đến thế! Những giây phút im lặng vẫn được chiếu trên màn hình. Thiệu tỏ ra cứng rắn đối với người Mỹ.
- Tôi đã nói với người Mỹ: Mấy ông bảo chúng tôi làm những việc mà chính mấy ông với nửa triệu lính binh hùng tướng mạnh xài gần 300 tỷ USD trong 6 năm trời, nhưng không muốn nói là bị CS đánh bại ở VN thì cũng phải nói 1 cách khiêm nhường là mấy ông không có thắng lợi ở VN mà mấy ông tìm 1 cái lối ra danh dự. Thì bây giờ với cái quân đội này, súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B-52 lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 Mỹ kim: tôi cho ông 3 Mỹ kim mà tôi bảo ông đi máy bay hạng nhất, qua ở phòng ngủ 1 ngày 30 Mỹ kim, ăn 1 ngày 4-5 miếng thịt bò, uống 1 ngày 7-8 ly rượu. Không làm được, phi lý…
Những người xem truyền hình cảm thấy đây không phải là bài diễn văn mang tính cách ngoại giao, mà chỉ như là 1 bài chúc thư. Thiệu tỏ ra bồn chồn, mồ hôi vã ra trên trán. Thiệu diễn đạt không tốt, nhưng lại tỏ ra thành thật, nói:
Tôi công nhận có vài người chỉ huy quân sự, mà không phải là tất cả, đã tỏ ra hèn yếu trong những cuộc chiến trận mới xảy ra gần đây. Nhưng trong vài vùng, các chiến binh của chúng ta đã chiến đấu thật dũng cảm… Tôi có thể tiếp tục công việc tổng thống của mình để tự đứng đầu chỉ huy cuộc chống cự. Nhưng tôi không thể cung cấp cho các chiến binh phương tiện để chiến đấu… Nhân dân có thể hiểu lầm tôi, coi tôi như 1 vật cản cho hòa bình… Giải pháp thứ 2 là từ chức. Sự từ chức của tôi chỉ là 1 hy sinh nhỏ nhoi…
Thiệu yêu cầu mọi người hãy giúp đỡ phó tổng thống Trần Văn Hương, người sẽ thay Thiệu tiếp tục nhận vai trò tổng thống.
Hương tỏ ra rất xúc động sau cặp kính đen của ông. Thiệu nói tiếp:
… Đây không phải là do sức ép của đồng minh chúng ta, hay do những khó khăn trong cuộc chiến chống CS, mà tôi rời bỏ nhiệm vụ. Trong 10 năm ấy, tất cả những tháng, năm, tất cả những ngày và giờ của cuộc đời tôi đếu rất khó khăn như trong lá số tử vi đã tiên đoán.
Những cử tọa muốn Thiệu kết thúc bài diễn văn dài dòng ấy, nhưng Thiệu vẫn tiếp tục:
… Tôi đã sẵn sàng đón nhận những lời xét đoán và những lời kết tội của đồng bào của tôi. Người ta không đòi hỏi cuộc sống của cả 1 dân tộc như cuộc sống của con cá ngoài chợ.
Cuối cùng Thiệu tuyên bố:
… Tôi xin từ chức mà không phải đào ngũ
Đến tổng thống mới Trần văn Hương phát biểu. Người ta phải đỡ ông Hương đi đến trước micro. Hương, 72 tuổi, lưng còng như bị suy bại do thấp khớp, nói với các quân nhân:
- Dù các vị có chiến đấu lâu dài đến đâu, tôi vẫn luôn ở bên cạnh các vị. Đau khổ đã rơi xuống đất nước chúng ta, xương cốt của tôi sẽ an nghỉ bên cạnh các thui hài của các anh em chiến binh. Đây là khát vọng thân thiết nhất của tôi.
Nói với nhân dân, Hương tuyên bố:

- Đoàn kết là sống! Chia rẽ là chết!
Nhà văn Duyên Ánh đã nghe lời phát biểu của Thiệu tự nghĩ thầm: “Thiệu không phải là thiên tài, nhưng được Mỹ tin dùng. Nếu người Mỹ bỏ rơi Thiệu thì tất nhiên phải là cuộc ra đi.”

Nhà sư Thiện Huệ đứng giữa đám người chạy trốn đang trú ngụ trong chùa, nghe Thiệu phát biểu trên truyền hình. Mọi người đều hoan hỷ. Thiệu đã mất hết tín nhiệm đối với công dân của mình. Thiệu ra đi là hợp lòng dân. Với người lãnh đạo khác, hoàn cảnh của đất nước có thể được cải thiện.
Kỹ sư Vân không tỏ ra hài lòng. Làm sao những người miền Nam VN đang ở thế yếu kém lại có thể thương lượng được? Ông Hương là tổng thống mới, là 1 người chống cộng từ đầu đến chân. Để có cuộc thương lượng thì cần có người mềm dẻo hơn.
Ở Đà Lạt, cha Jean Mais chúi đầu trong nhà ăn tập thể của trường đại học, nghe Thiệu phát biểu trên vô tuyến truyền hình; tất cả các cánh cửa nhà ăn được đóng kín. Linh mục Mais thấy lòng mình trào lên sự tức giận. Thiệu đã tuyên bố là sẽ nắm lại nghề nghiệp tướng lĩnh của mình. Nhưng cha Jean Mais nghĩ rằng: Chắc chắn Thiệu đã có trong túi chiếc vé máy bay để đi ra nước ngoài.
Hai giờ sau buổi lễ bàn giao quyền lực của Thiệu, Đài Giải phóng và Đài Hà Nội đã công bố:
“Đây chỉ là chế độ Thiệu mà không có Thiệu. Một chế độ bù nhìn khác sẽ tiếp theo…”
Mặc dù Thiệu không còn ở cương vị chèo lái, nhưng vẫn không chịu rời bỏ con tàu. Thiệu không hình dung ra việc rời bỏ Việt Nam
Trong khi Thiệu từ chức, thì những đơn vị cuối cùng của Sư đoàn 18 miền Nam VN đã rút khỏi Xuân Lộc. Chỉ huy Sư đoàn 18 đã được giúp đỡ để rút lui bằng cuộc ném bom dữ dội loại bom “Gặt hái hoa cúc mùa thu” (loại bom nặng hơn 350 kg) xuống Sư đoàn 341 của Bắc Việt đang vây quanh vị trí ban chỉ huy của Sư đoàn, trong suốt cả đêm.
Những làn sóng tấn công làm rung động cả thành phố Xuân Lộc như trong trận động đất. Có nhiều bộ đội và sỹ quan của quân đội Bắc Việt đã hy sinh trong đợt ném bom ấy. Những quả bom đã làm mất hết khí oxygene trong bán kính là 250 mét, giết tại trận những người này do ngạt thở mà không để lại thương tích nào.
Eric Von Marbod đã hứa cho ném 27 quả bom “Gặt hái hoa cúc mùa thu”. Ngày 16-4, ba quả bom loại này được chuyển sang miền Nam VN cùng với người thợ kỹ thuật Mỹ để hướng dẫn cho người miền Nam VN cách móc và thả bom trên chiếc máy bay C-130. Người ta đã rất khó khăn tìm được 1 phi công của miền nam biết cách thả lần đầu tiên loại bom này. Phi công Mỹ lại hứa không VN, nên sau đó người ta không thả loại bom này nữa.
Cuộc rút lui ở Xuân Lộc được tiến hành khá thuận lợi. Những đơn vi cuối cùng của Sư đoàn 18, binh đoàn lính dù số 1 đã được thả xuống trong đêm 23-4. các lính dù tập trung trên đường để bảo vệ lối vào cảng Cap Saint – Jacques.
Bộ chỉ huy Bắc Việt quyết định đi vòng qua Xuân Lộc tiếp tục tiến về Biên Hòa nằm ở giữa Xuân Lộc và Sài Gòn. Trong cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc, tướng Dũng đã mất 34 xe tăng T54
Ở Sài Gòn, những nhà ngoại giao Pháp hoạt động gấp. Họ muốn tránh cho Sài Gòn khỏi bị đốt phá v2 đưa quân bài Minh “lớn” cho Bắc Việt nếu hà Nội chấp nhận ông này? Sài Gòn thành phố không còn ý chí, bối rối, không còn hy vọng, hầu như rơi vào sự trống rỗng. Mérillon và Brochand thấy cần phải ổn định tâm lý và chính trị cho người dân. Người Pháp tin rằng người Mỹ chỉ muốn cứu lấy động sản của họ.
Sau khi Thiệu từ chức, nước Pháp đề nghị có sự can thiệp hòa giải. Tổng thống Haléry Gicard d’ Estaing chào mừng “tinh thần trách nhiệm” của ông cụu tổng thống miền Nam VN. Còn tại đại sứ quán Pháp ở sài Gòn thì sơ đồ của việc “thay thầy, đổi chủ” như thế là bình thường: cần thiết phải đưa Minh lớ`n vào quỹ đạo chính trị để đạt được việc thương lượng.
Ở Nhà Trắng, người ta không nao núng, khẳng định là họ không yêu cầu Thiệu phải ra đi. Đúng thế, họ sợ có người nào ở Sài Gòn đã nói điều đó với Thiệu.

Vẫn còn lại vấn đề di tản. Vấn đề để cho người VN ra đi chưa thu xếp xong. Ở Sài Gòn, các đơn từ xin di tản không được xem xét nữa mà phải đình chỉ lại. Người VN đến trước cổng đại sứ quán Mỹ chỉ được đọc 1 ghi chú đánh bằng máy chữ, sao chụp lại:
“Vì còn phải ứng xử với nhiều việc quan trọng, tạm thời chúng tôi phải ngừng việc tiếp nhận đơn xin cho cha mẹ, anh chị em được ra đi. Đề nghị mọi người không đứng xếp hàng ở đây vì mục đích ấy. Chúng tôi mong sớm lại được phép nhận đơn xin cho cha mẹ, anh chị em được di cư…”
Kissinger điện cho Martin:
“Khi sân bay Tân Sơn Nhất nằm dưới hỏa lực của quân địch các cơ quan tuỳ viên quân sự (đang đóng ở khu vực sân bay) phải di tản ngay bằng máy bay. Tôi nhắc lại: Không được di tản bằng máy bay trực thăng…”
Kissinger nhấn mạnh ông ta không dính líu với các công việc hoạt động của những người ngoại giao Pháp đang tiến hành.
Ở Honolulu, đô đốc Noel Gayler chỉ huy toàn bộ hạm đội Thái Bình Dương quyết định thành lập 1 cầu hàng không tới Sài Gòn. Hàng ngày, những máy bay C.141 bay đi, bay lại như con thoi. Còn ban đêm là nhiệm vụ của máy bay C.130. Ở Quốc hội Mỹ lại xảy ra cuộc chiến mới về tài chính và cuối cùng chính phủ đã đạt được sự thỏa thuận của Quốc hội cho phép chi 165 triệu USD giúp đỡ về kinh tế và nhân đạo cho miền Nam VN.
Ở Sài Gòn, binh lính đào các hố cá nhân, rải các hàng rào chạy theo chữ chi, đổ đầy cát vào các bao tải, tổ chức các ụ súng máy, súng cối. Dinh Độc Lập và các khu vườn vẫn sáng rực ánh đèn. Các vòi nước phun vẫn hoạt động
Nhân danh Bộ chính Trị, hà Nội đã điện cho tướng Dũng:
“Hàng ngày… phải liên tiếp mở các cuộc tấn công ở tất cả mọi phía… mọi sự chậm chễ sẽ kép theo hậu quả tồi tệ kể cả kế hoạch quân sự lẫn chính trị.”
Đảng CS lo sợ 1 kế hoạch chính trị sẽ tước đi cho Bắc Việt thời cơ chiến thắng hoàn toàn. Không có nhà lãnh đạo lịch sử quên được năm 1954 đã phải lập biên giới ở vĩ tuyến để phân chia thành 2 nước VN.
Tiến, một người say mê về điện ảnh, rất hài lòng. Một sỹ quan chỉ cho tiến biết lúc này nhiệm vụ của anh là gì.
- Anh sẽ phải hướng dẫn đoàn chiến xa khi chúng ta tiến vào Sài Gòn
Ở Sài Gòn, Hương đảm nhiệm chức vụ tổng thống 1 cách chậm chạp. Hương thấy khó nhọc vì mắc bệnh huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Điều Hương quan tâm trước hết là việc chỉ định người vào nội các và bầu cử nghị viện. tát6 cả mọi việc phải được đâu vào đấy trước khi Hương chọn người làm thủ tướng. Hương tỏ ra chăm chú đến việc hình thành chính phủ hơn là quan tâm tới tình hình chính sự và những hành động của chính quyền mới trong tương lai. Còn Thiệu vẫn ở lại trong dinh Độc Lập để bàn giao các cố vấncủa mình cho tổng thống mới.
Hương tỏ ra cho thấy sự lẫn lộn giữa lời nói và hành động. Hương đọc bài diễn văn trên vô tuyến truyền hình và chỉ nói đơn giản là cho phép đàn bà và trẻ em được phép rời bỏ đất nước nếu họ muốn. Còn đàn ông phải ở lại VN để chiến đấu.

Các máy bay vận tải ở Tân Sơn Nhất liên tục cất cánh. Ngày 22-4 chính thức có 3.300 người chạy trốn đi từ Sài Gòn trên các máy bay quân sự Mỹ. Ở Washington, Kissinger đã nhận được 1 đạo luật bỏ mọi thứ cản trở về việc di cư của 50.000 người VN “có nguy cơ bị trả thù cao”. Đây là sự nhượng bộ phi thường vì theo hệ thống quota, không có nước nào có quyền cấp hơn 20.000 hộ chiếu trong 1 năm. Lúc này Kissinger thay Martin đã cố kìm hãm việc di tản. Kissinger yêu cầu Martin phải giải quyết số người Mỹ ở VN là 800 người trong 4 ngày.
Ở Paris, tổng thống Giscard d’Estaing triệu tập Paul d’ Ornano, nghị sỹ Pháp chịu trách nhiệm về người nước ngoài, là chủ đồn điền cũ ở Đông Dương sẽ phải đến Sài Gòn. Tổng thống Cộng hòa Pháp nghĩ rằng phải duy trì sự có mặt của người Pháp ở miền Nam VN. Và Ornano phải nói với mọi người Pháp là cứ ở yên tại chỗ.
Tổng thống muốn đưa ra các mệnh lệnh cho mọi viên chức và những lời khuyên cho mọi công dân.
Kissinger và Martin trao đổi tình hình với nhau rất sôi nổi. Ngày 23-4, Kissinger giải thích cho đại sứ Martin là có “2 cách tiến hành theo dự kiến về hoàn cảnh chính trị ở Sài Gòn. Chúng ta có thể duy trì 1 tổ chức chính phủ có thể đứng vững được, nghĩa là người ta phải ngăn chặn 1 chính phủ mà khi dựng lên có thể nhìn thấy sự tan rã. Chúng ta phải tìm cách đạt được 1 người có quan hệ và tình cảm gần gũi với ngừơi Pháp. Phải đưa ra được sự thay đổi cho tới khi chúng ta tìm được 1 tổ chức chính phủ để miền Bắc chấp nhận được… Trong khi chờ đợi, tôi gợi ý là ông hãy làm tất cả mọi việc để giúp cho Hương và nội các của ông ta…
Về việc di cư, lầu Năm Góc vẫn tiến hành gấp rút. Trogn trường hợp Sài Gòn bị tấn công thì không được để các vật chất và đạn dược rơi vào tay CS”
Người của Thiệu chuẩn bị ra đi. Cựu thủ tướng Khiêm cũng đã gửi đi hàng tấn hòm xiểng ra nước ngoài. Vài giờ sau đó, vào cuối buổi sáng bngày 23-4, thống chế không quân Nguyễn Cao Kỳ đã dùng máy bay trực thăng hạ cánh xuống dinh Độc Lập mà tổng thống Hương đang chờ đón. Kỳ nói:
- CS có thể đến Sài Gòn trong vài ngày hay vài giờ.
Hương:
- Cần phải thương lượng với họ. Mérillon và nhiều người khác thúc đẩy tôi trao lại quyền hành cho Minh. Quân đội không còn có thể chống cự lại được nữa. Có phải đúng là họ thiếu thốn đạn dược không?
Kỳ nghĩ rằng cần thiết phải có người dẫn dắt kiên quyết có năng lực, nên nói với Hương:
- Chỉ cần những gì chúng ta hiện đang có, chúng ta vẫn có thể cầm cự được 1 hay 2 năm. Hãy xin cử tôi ra làm Tổng tham mưu trưởng liên quân.
Hương quanh co từ chối:
- Một người đã từng là thủ tướng và phó tổng thống như ông không thể trở thành 1tham mưu trưởng bình thường được. Trong ít lâu nữa, tôi sẽ bổ nhiệm ông làm cố vấn đặc biệt cho chính phủ.
- Nhưng thưa tổng thống, thời gian còn rất ít.
Kỳ bực tức ra về cho rằng mọi người là yếu đuối, mọi người là chần chừ. Người Pháp và người Mỹ tin vào Minh cũng đều yếu đuối. Nếu Minh lên nắm quyền hành, hay sau này họ sẽ giao quyền hành ấy cho ông, bởi vì Minh không bao giờ tự ý làm mọi việc mà tất cả là do người ta giao cho ông, người ta bảo gì thì ông làm việc đó. Kỳ tiếc là không tổ chức ngay cuộc đảo chính. Vài ngày trước khi Thiệu ra đi, 1 viên chỉ huy phi đội đã đề nghị với Kỳ cho ném loại bom “Gặt hái hoa cúc mùa xuân” xuống dinh Độc Lập.

Người Pháp khuyến khích Minh ít ra lúc đầu hãy nhận chức thủ tướng. Vào lúc buổi tối, Minh họp với các cố vấn của mình, nói:
“Việc đề cử này “không hợp” nên chỉ làm cho tôi trở thành thủ tướng miễn cưỡng. Tôi muốn nhận chức vụ này trước nhân dân. Ví dụ như, phải có sự đồng tình của những nhóm tôn giao lớn có uy tín và những người khác…”
Minh hình dung ra có nhiều nhóm khác nhau sẽ chấp nhận vai trò thủ tướng của Minh qua sự uỷ quyền của nhân dân. Minh nói với 1 cố vấn của mình là cần phải liên hệ với những hiệp hội chuyên ngành như: Luật sư, giáo sư, các nhà kinh doanh, các nhà báo. Về phía quân sự thì Minh cảm thấy yên tâm hơn vì vài giờ trước đây, các tướng lĩnh đã họp ở Bộ thyam mưu có mặt của viên tổng tham mưu trưởng, đã đánh giá cho rằng thể chế này phải bãi bỏ và Minh phải được đề cử làm người đứng đầu nhà nước. Nhưng ai sẽ đề cử? Minh đã trả lời ngay:
- Nhân dân sẽ đề cử tôi! Những người đứng đầu tôn giáo, các hiệp hội chuyên ngành và trời sẽ phù hộ cho tôi.
Minh hiểu rằng ông tổng tham mưu trưởng đã sẵn sàng để tuỳ Minh sử dụng trong mọi trường hợp. Nếu người ta thuyết phục được Minh lên nắm quyền lực tối cao thì nhiều tướng lĩnh và các sỹ quan cao cấp đang định chạy trốn sẽ ở lại và tuân theo lời chỉ đạo của Minh.
Minh thở dài: Muốn thương lượng thì cũng phải có một vài toán có kỷ luật.
Ở Đà Lạt, uỷ ban thị trấn đã cấp giấy phép cho linh mục Jean Mais được đi lại. Mais đi chiếc xe Honda màu đỏ cùng với 1 người bảo vệ xuống đường quốc lộ số 1, giữa các làn sóng người chạy trốn và các đoàn xe của Bắc Việt. Vào giữa trưa đến Can Chu, 1 làng cách thị xã Xuân Lộc độ 20km thì mais và người bảo vệ bị các công dân đeo băng đỏ ở cánh tay giữ lại:
- Ông đi đến đâu?
- Đến Già Kiệm thăm 1 cha xứ bị ốm.
Mais đã trả lời người dân quân bằng tiếng Việt rất sõi.
Có vài người dân mặc thường phục đeo súng lục và 2 bộ đội Bắc Việt đã xem kỹ lưỡng thẻ căn cước Pháp, và tấm thiếp của tòa xứ linh mục. Một vài người mặc thường phục mời Mais và người bảo vệ vào 1 ngôi nhà khác và ở đây họ để cho Mais và người bảo vệ phải đứng. Một người dân độ 50 tuổi tự giới thiệu là người chịu trách nhiệm về an ninh, lạnh lùng hỏi Mais. Người này đứng cách xa 1 khoảng với Mais và gọi là ông (Monsieur).
- Ông là ai? Ông từ đâu đến? Ông định đi đến đâu? Ông không cần thiết phải đi nữa. Tôi không đảm bảo an toàn cho tính mạng của ông được.
Một người thứ hai đến, gọi Mais là giáo sư (professeur). Mais và người bảo vệ chờ đợi và được mời ngồi xuống ghế đẩu. Một người thứ 3 đến lễ phép gọi Mais là cha (Père).
Người ta thu lại các giấy tờ của 2 người và đưa họ lên gác 2 gặp người đứng đầu của làng là 1 nông dân, dạy giáo lý Cơ đốc. Đêm xuống, người ta đem cơm nguội, và canh rau, cho 2 người an, và chiếu cho 2 người nằm. Những người gác mặc quần áo ka ki hay bộ bà ba màu đen đều là những thiếu niên độ 15 tuổi. Qua giọng nói của những người gác trẻ tuổi này, Mais nhận ra họ đều là người miền Trung. Mais đưa ra những câu hỏi, người ta trả lời:
- Trường hợp của ông chưa giải quyết xong.
Ở Sài Gòn, nhân dân đang chờ mong sẽ có 1 thỏa thuận ngừng bắn. Một dự án, một ảo ảnh đang lượn trong không khí với hình ảnh: 3 người Việt nam: 1 ở miền Bắc là CS, 1 ở miền Trung với chế độ liên hiệp, và 1 ở miền Nam thành lập 1 chính phủ mở rộng để thương lượng với Hà Nội.

Sáng ngày 24-4, tổng thống Hương và Minh “lớn” đã bí mật tới sân bay Tân Sơn Nhất. Bí mật thật không? Nhưng tất cả Sài Gòn đều đã được biết tin này chỉ sau vài giờ.
Hương vẽ nên bức tranh ảm đạm về hoàn cảnh quân sự. Chính phủ chỉ còn tổng cộng có hơn 5 sư đoàn phải đối chọi với 5 quân đoàn của bộ đội Bắc Việt. Tốt nhất là người ta vẫn phải đưa ra 1 trận đánh danh dự. Hương định thuyết phục Minh “lớn” ra làm thủ tướng. Minh từ chối bình tĩnh. CS đã kết tội Minh là nắm quyền hành và được hợp pháp hóa là thành viên của bọn “Thiệu” Điều đó làm giảm hiệu lực của Minh trong việc thương lượng. Minh gợi ý là Hương nên tự nguyện từ chức.
Nhưng ông tổng thống già yếu này không chịu nhượng bộ, còn nói đùa:
- Việc đơn giản nhất để gạt tôi đó là cuộc đảo chính. Điều ấy là tự nhiên.
Khi Hương chống chiếc gậy lụ khụ ra đi thì như có vẻ ngả nghiêng cânh nhắc, nhưng chưa có quyết định nào dứt khoát.
Lúc 17 giờ, Minh đã họp với vài nhà báo.
- Tôi từ chối chức vụ thủ tướng mà ngài tổng thống của miền Nam cộng hòa đã mời tôi. Nếu tôi chấp nhận việc này thì tôi không có thể ngồi bàn thương lượng với phía bên kia mà họ đang đòi tôi phải ra đi.
Những người cộng tác với Minh chen vào nói với các nhà báo:
- Ông già Hương sẽ sớm từ chức. Đó là giải pháp duy nhất
Tại đại sứ quán Mỹ, Martin và Polgar xem xét cái “mê cung” này trong việc trao đổi và thương lượng của người Sài Gòn từng giờ, từng phút. (ý nói các người trong phe phái của chính quyền Sài Gòn). Polgar tin vào Minh “lớn” hơn là Martin.
Cuối cùng, ngày 24-4, Martin chính thức cho phép những cá nhân người VN làm việc cho đại sứ quán Mỹ được di tản. Người ta dự kiến sẽ có 1 khối đông lượng người VN ra đi ở Cap Saint – Jacques. Polgar vẫn giữ mối liên hệ với tư lệnh hải quân VN và được họ đảm bảo sẵn sàng bảo vệ cho cuộc di tản về cho Washington biết là hải quân miền Nam VN đã cộng tác với người Mỹ.
Để duy trì trật tự, đề phòng những người lính miền Nam VN có thể đụng độ. Polgar đã điện về Mỹ là: “cho phép lính thuỷ Mỹ được dùng mọi biện pháp cần thiết”. Nếu bất ngờ những người chạy trốn bị đánh chết trong sự tranh dành hỗn loạn thì tốt nhất là nên dùng lính thuỷ của miền Nam VN can thiệp vào chuyện này.

Jim Eckes ra vào tự do sân bay Tân Sơn Nhất. Đã từ lâu, giới quân sự vào cảnh sát canh gác đã quen biết chiếc Volkswagen sơn màu trắng của ông giám đốc hãng máy bay Continental Air Services.
Cứ nửa giờ cách nhau, máy bay lại liên tục cất cánh, chở theo những người chạy trốn hoặc không có thứ giấy tờ nào. Trên 1 đường băng, chiếc máy bay của hãng hàng không Pan Am chở chuyến cuối cùng gồm 600 người là những viên chức của công ty hàng không này cùng với gia đình của họ.
Eckes gặp 1 toán đàn bà VN đều mặc đồng phục tiếp viên của hãng Pan Am. Có vài người lụng thụng trong chiếc váy, vài người khác lồng chân vào những đội giày cao gót, nhăn nhó vì đau chân. Bất ngờ, từ dưới cầu thang 1 phụ nữ trong số này, tụt đôi giày ở chân ra và bước 4 bậc một lên máy bay. Eckes hiểu ngay có 1 số chiêu đãi viên thực thụ của hãng Pan Am đã cho những người phụ nữ này mượn đồng phục có thể là chị em hay bạn bè để đi khỏi sài Gòn. 600 hành khách chen nhau ngồi trong số 350 ghế. Bên cạnh có 1 thanh tra người Mỹ của hãng hàng không liên bang đứng nhìn mà không nói gì. Người ta đóng cửa máy bay. Có 2 tiếp viên người Mỹ vẫn còn ở trong nhà ga sân bay. Người ta lại phải đi tìm họ.
Máy bay vẫn đỗ chờ trên đường băng. Đài kiểm soát chưa cho máy bay cất cánh. Jim Eckes gặp 1 sỹ quan miền nam VN, tay cầm máy bộ đàm, chìa ra cho sỹ quan này 200 USD. Người sỹ quan nói qua máy bộ đàm với đài kiểm soát. Máy bay được phép cất cánh.
Eckes nghĩ “Bây giờ tất cả các bạn thân và những người quen biết của tôi mới được ra đi”.
Eckes rơm rớm nước mắt.
Phạm văn Ba, đại diện cho Chính phủ Cách mạng lâm thời ở Paris báo cho Quai biết: Một thể thức chính trị đưa tướng Minh lên đứng đầu nhà nước là có thể chấp nhận được, với điều kiện Minh phải thể hiện 1 chính phủ có tư tưởng tái hòa hợp quốc gia. Mình cần phải tìm những người vào chức trách trong chính phủ có thể khiến “Chính phủ cách mạng lâm thời chấp nhận được. Như vậy cũng có nghĩa là Hà Nội chấp nhận được”?
Trong vài người của nhóm ngoại giao người Paris, người ta tin là có sự bất đồng giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời với Hà Nội, và ngay cả trong nội bộ Chính phủ Cách mạng lâm thời.
.
Lúc đầu Mérillon còn tưởng là chuyện đùa nhả khi nghe người phụ nữ coi tổng đài điện thoại ở sài Gòn nói:
- Ngài tổng thống cộng hòa muốn nói chuyện với ông. Không phải là tổng thống của chúng tôi mà là tổng thống của ông.
Valéry Giscard khuyến khích Mérillon:
- Điều ông làm là rất tốt. Tôi gửi lời khen ngợi đến ông. Nhưng ông đừng quan tâm nhiều tới những bất trắc…
Giscard thân mật nói thêm:
- Tất cả những sáng kiến của ông đều là những sáng kiến tốt.
- Tôi không có sáng kiến gì mà chỉ làm theo chỉ thị của ngài.
Một sự trung gian hòa giải chính trị: Ở Paris hay ở Sài Gòn, người ta đã chính thức tuyên bố cuộc gọi điện thoại ấy của tổng thống Pháp chứng tỏ Paris muốn chơi quân bài Minh “lớn”. Công tác ngoại giao của Pháp đã tự đặt lên hàng đầu.
Ông già Hương đã tiếp Mérillon, và Mérillon đã kiên quyết khuyên Hương nên nhường chức tổng thống cho Minh. Miền Nam VN chỉ còn là 1 người hấp hối chờ chết. cần phải mổ xẻ nó. Ông già khó nhọc vin vào cớ những trở ngại của thể chế. Tổng thống muốn từ chức nhưng không thể trao lại quyền hành cho bất kỳ ai. Nếu ông trao quyền cho tướng Minh thì sẽ gây ra sự khinh nhờn hiến pháp.

Ở Washington, Quốc hội lại đưa ra tranh cãi về VN, đã chấp thuận duyệt chi 327 triệu USD để viện trợ nhân đạo, cao hơn 7 triệu so với Thượng nghị viện. Các nghị sỹ và đại biểu cho phép Toth dùng quân lực Mỹ để bảo vệ cuộc di tản.
Ở đại sứ quán Mỹ, Martin ngả về Hương, còn Polgar lại thêin về Minh hơn. Bộ trưởng cố vấn Lehmann đảm bảo với các khách đến thăm là mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi. Người Canada phụ trách về thương mại đến chào vĩnh biệt Lehmann. Ngày mai ông ta sẽ ra đi. Lehmann cam kết:
- Không, ông không nên ra đi. Còn chúng tôi vẫn còn ở lại đây. Người Bắc Việt sẽ không chiếm Sài Gòn. Sẽ có sự dàn xếp.
Sau đó Lehmann hơi có chút ngần ngừ:
- Trong mọi trường hợp, nếu có diễn biến xấu xảy ra thì vẫn còn chỗ cho ông. (ý ngầm nói là trong máy bay của chúng tôi vẫn dành cho ông 1 ghế).
Polgar lại thấy phấn khởi vì mới gặp người Hung ưa thích đại tá Toth.
Theo Toth thì người của Chính phủ Cách mạng lâm thời và Bắc Việt đã đánh giá việc mở rộng chính trị trong mấy ngày qua “về bản chất một sự xây dựng”. Họ lạc quan đánh giá là người ta sẽ tìm ra được những giải pháp “cũng có ý tốt cho cả 2 bên”.
Nắm được tin về cuộc tranh luận này, Kissinger chỉ ghi lại những lời nói đó nhưng ông không tin về sự thật. Việc ngừng bắn của CS Việt Nam đâu chỉ tuỳ thuộc vào những cuộc tiến trình vận động của 1 ông đại tá người Hung.
Đối với một số người như Jean – Marie Mérillon thấy vụ Minh tiến triển khá tốt. Martin cũng bắt đầu vuốt ve giải pháp này. Ông đại sứ Mỹ nghĩ đơn giản rằng sứ quán Pháp muốn “thay thế vai trò của mình ở Đông Dương”, nhưng dù sao Martin cũng có chút tin tưởng vào Mérillon. Tại sao lại không chơi quân bài Minh? Martin nghĩ rằng tướng Minh “lớn” chỉ thích nghỉ ngơi. Trong những năm qua, con người khôn ngoan này đã làm gì? Minh chỉ chơi quân vợt, chăm chút sưu tập các loài hoa phong lan và các loài cá ở miền nhiệt đới. Hừ! Muốn thu được thắng lợi trên trường chính trị thì việc phải hết sức thông minh chưa phải là điều cần thiết. Lúc này còn cần phải có lòng kiên quyết và có tính cách. Minh có tính cách tốt ư? Có đúng là ông ta có tính cách không? Có vài người cho rằng ông ta chỉ là “con voi có bộ óc con chim sẻ”. Martin và Rérillon chỉ đồng tình với nhau về 1 điểm: 100% giải pháp CS đều là tai hại. Nếu quân đội Bắc Việt chiếm được Sài Gòn thì sau đó họ sẽ chiếm lấy tất cả miền Nam VN và tất cả sẽ rơi vào tay CS.
Người Pháp có sự cảm tình thực thụ với tướng Minh. Khác hẳn với những tướng lĩnh khác do Minh đào tạo, tướng Minh là thân Pháp. Trong trò chơi chính trị, Minh có nhiều mánh khóe. Tại sao lại không dựa tối đa vào Minh? Những nhà ngoại giao Pháp thấy vui mừng sau sắc là Polgar và ngay cả “con chim cắt” Martin đã dần dần nghiêng về giải pháp của người Pháp. Tệ hại hơn là 1 giả định chính phủ liên minh xảy ra vào hoàn cảnh thương lượng để tránh cuộc chiến trong Sài Gòn. Người Pháp tin vào tính hợp lý của VN là: Theo lợi ích của Hà Nội, ít ta trong thời kỳ chuyển đổi, họ sẽ chấp nhận 1 chính phủ mang màu sắc của lực lượng thứ 3, mà CS không chế ngự hoàn toàn. Một chế độ “coi được” ở Sài Gòn, còn dân chủ hơn là ở Bắc Việt sẽ có giá trị về những điểm tốt cho phương Tây.
Thượng nghị sỹ Paul Ornano đã tới Sài Gòn. Tham dự vào lệnh của tổng thống Pháp Giscard, Paul Ornano đã nói với mọi người là hãy “ở yên vị trí”. Cộng đồng Pháp ở Sài Gòn loan báo vài tin lạc quan. Với những người Mỹ như Snepp đều có cảm tưởng thái độ lạc quan của người Pháp ảnh hưởng rấy nhiều tới người VN. Nếu những người Pháp không ra đi thì điều đó có nghĩa là việc dàn xếp có thể đã là cái mầm mống một Nhà nước miền Nam VN không có CS. Đại sứ quán Pháp ở Sài Gòn vẫn làm việc ở trụ sở. Còn đại sứ quán Pháp ở Hà Nội lại không tin vào việc này.

Tổng thống Hương mời đại sứ Martin đến cho biết là Thiệu vẫn gây phức tạp cho chính phủ. Cựu tổng thống Thiệu vẫn tiếp tục gủi thư dồn dập phá hoại hội đồng mới. Hương có cảm nghĩ là sự có mặt của Thiệu đã ngăn cản ông thương lượng. Hương muốn Thiệu phải ra đi.
- Người Mỹ có chấp nhận để Thiệu ra đi không?
Martin nói:
- Có, Tôi tin chắc như vậy.
Đêm 25-4, Martin gọi chiếc máy bay cánh quạt vẫn giành riêng cho ông đại sứ sử dụng, từ Bankok về. Theo lệnh của Martin, tướng Charles Times của CIA ,chịu trách nhiệm về quan hệ với tất cả các vị tướng VN đề xuất việc Thiệu phải ra đi. Thiệu chấp nhận, sẽ đến Formose, nơi người em làm đại sứ ở đấy.
Vào lúc đêm xuống, cựu tổng thống lên chiếc xe Mercédes ra sân bay. Vợ Thiệu đã ra đi từ mấy hôm trước rồi. Thiệu đi cùng với khoảng 15 sỹ quan. Thẻ ngoại giao của họ đã giúp họ dễ dàng vượt qua những rào chắn. Martin đã chờ Thiệu bên cạnh máy bay. Ông đại sứ nhận xét là các hành khách này không mang theo hành lý.
Thiệu trèo lên máy bay. Martin đi theo tiễn Thiệu.
Thiệu bình tĩnh nói: “Xin cảm ơn!”.
Martin sử dụng câu nói cổ lỗ của người VN: “Cầu trời phù hộ cho ông!”.
May bay cất cánh, Martin nhẹ người, lên xe trở về đại sứ quán.
Tóm lại, vào một buổi sớm hơn 1000 người Mỹ có đủ giấy tờ hay không, cùng với vợ con hay các cô vợ lẽ, đã ra đi.
Còn với một ông tổng thống… Để hoàn chỉnh cho việc ông này (Thiệu) ra đi, Martin đã phải chờ đợi 1 thời gian.
Cha Jean Mais bị giữ lại trong 1 căn nhà và nghe cô giáo trẻ kêu lên:
- Ngày nào mụ ta (chỉ vợ Thiệu) cũng tắm trong bồn đổ đầy rượu bia 33. Nó đi ra nước ngoài mang theo hàng tấn vàng. Thật là đẹp khi bọn này đã thay cho bọn kia. Chúng ta sẽ chiếm được Sài Gòn.
Cô giáo trẻ này nói về vợ Thiệu. Thiệu và những người kế vị chức tổng thống. Lúc này người ta gọi cho Mais là anh (Frère) để chứng tỏ cho ông biết ông không còn là cấp trên của những người đối thọai.
- Này anh! Tôi buộc phải trói tay anh lại.
- Vì sao?
Người ta không trả lời Mais. Có 2 người ngồi trên 1tấm ván bên cạnh Mais. 1 người 2 tay đã bị trói, còn người kia thì không. Các chiếu đã được mang đi như tỏ ra tiếng nói tôn kính. Tất cả mấy người cùng chờ đợi. Một ngày, 2 đêm… Họ nghe thấy tiếng kính sắt của xe tăng nghiến trên mặt đường. Qua khe các tấm ván, Mais quan sát việc đi lại, thấy có nhiều tên lửa SAM được kéo trên rơ moóc chiếc Camion Molotova. Bắc Việt mở cuộc công kích về phía Nam.

Mặc dầu có nhiều lời đồn đại, nhưng Thiệu không ra đi với toàn bộ số vàng của nhà băng.
Tất cả mọi người đều quan tâm tới việc này. Các nhà chức trách ở sài Gòn cũng như ở Washington nghĩ rằng, nếu CS chiếm được thành phố, họ mong muốn CS không chiếm lấy số vàng này. Ngày 26-4, hai người được cử ra theo sát việc náy là: Nguyễn Văn Hảo, cụu phó thủ tướng, phụ trách kinh tế và 1 cố vấn của sứ quán Mỹ, Dan Ellerman. Số vàng này có thể được gửi sang Thụy Sỹ hay nhà băng dự trữ của Liên bang Hoa Kỳ. Hảo không muốn số vàng này chịu dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Nhưng Martin nhấn mạnh là các thỏi vàng này phải được chuyển đi. Nó sẽ trả về cho ông tổng thống. Người Mỹ hình dung việc chuyển các hòm đựng các khối vàng bằng máy bay quân sự. Hành động đó sẽ được thực hiện vào ban đêm.
Hương tỏ ra lơ đãng việc này.
Martin tin chắc vào Hương đã tán thành việc chuyển số vàng này. Còn Hảo chịu trách nhiệm chuyển dời số vàng này, nhưng đã có sự nghi ngờ nên vội báo cho tổng thống Hương biết. Nếu số vàng này được chuyển đi thì một là Hương vẫn còn làm tổng thống, hai là Minh sẽ lên nắm quyền hành, vì người này, người kia đều có thể bị kết tội là phản bội. Vì vậy cần phải suy nghĩ. Hảo đã gọi dây nói cho đại sứ quán Mỹ cho biết Hương không có quyền ra lệnh xuất số vàng ấy. các thỏi vàng được đóng hòm vẫn nằm ở tầng hầm của nhà băng.
Bị ngả nghiêng bởi ý kiến của người này, người khác, tổng thống Hương là người tôn trọng luật pháp, đã hỏi ý kiến của thượng và hạ nghị viện của miền nam và họp ở Thượng nghị viện.
Hương đặt câu hỏi quan trọng với mọi người:
- Tôi có thể xin từ chức và trao lại quyền hành cho tướng Dương Văn Minh để tướng Minh bắt đầu những cuộc thương lượng với đối phương?
Những ông nghị sỹ của 2 viện đã tranh luận trong 10 giờ, cuối cùng bầu ra 1 giải pháp: Họ tái khẳng định là vẫn tin tưởng vào tổng thống Hương và để cho Hương hãy thận trọng tự quyết định điều mà Hương đưa ra, kể cả việc Hương có thể trao lại quyền hành cho “cá nhân nào mà Hương lựa chọn”. Giải pháp này đã vi phạm hiến pháp, nhưng nó lại vẫn còn 1 chút hương vị về pháp lý.
CIA được tin chiếc máy bay Ilyouchine, trong vài giờ nữa sẽ hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất để đưa 280 người Ba Lan di tản. Điều đó cũng không có nghĩa lý gì, vì người Ba Lan dự kiến có cuộc tấn công vào Sài Gòn và không có điều gì mong ước chờ đợi ở những người giải phóng.

Cuộc di tản vẫn tiếp diễn, và được tổ chức khá tốt và có kỷ luật. Tư lệnh hải quân ở Thái Bình Dương cho Martin biết cảm nghĩ cuối cùng của ông:
“Tinh thần của lực lượng quân đội miền Nam VN đã xuống thấp bởi vì gia đình họ không được di tản cùng với những người chạy trốn khác. Ở Đà Nẵng, có 10 người thuộc bộ phận tình báo của Sư đoàn không quân số 1 miền Nam VN, đã bị xử tử… Mọi người VN đều cho rằng họ sẽ bị Bắc Việt giết nếu không để cho họ ra đi.”
Martin đã nổi giận:
“Các cơ quan tình báo ở Honolulu cứ làm công việc của họ. Còn Martin không cần thiết điều gì mà người ta ở tận xa đâu lại nói về những điều xảy ra ở VN ngay ở bên cạnh mình”.
Kissinger lo lắng, Martin tin tưởng, đã trả lời cho Kissinger biết là càng ngày ông càng có những chứng cớ cho thấy Hà Nội “đồng ý mặc nhiên cho người di tản… trong khi việc mở rộng đường lối chính trị ở Sài Gòn diễn trình theo hướng mà họ thấy là thuận lợi…”
Một chứng cớ khác về thiện ý của Bắc Việt họ có thể chiếm được Cap Saint – Jacques cách thành phố 80 km về phía Nam, nhưng họ không đánh chiếm vị trí này. Tướng Homer Smith đã thừa nhận việc này ở Cap Saint – Jacques.
Người ta sẽ yêu cầu 2 máy bay C.130 để di tản những gia đình của 250 lính thuỷ miền Nam VN. Các thủ tục được tiến hành nhanh chóng và đầy đủ. Các máy bay hạ cánh và cất cánh trong vài phút. Chiến dịch này được thực hiện coi như để thử nghiệm.
Báo chí miền Nam VN đã thay đổi từ ngữ. Họ chỉ nói ” đối thủ” hay “những người anh em” mà không nói “kẻ thù CS” nữa.
Các hãng máy bay nước ngoài không được hạ cánh xuống Sài Gòn. Ngược lại, hãng Air France và hãng U.T.A đã nghiên cứu khả năng tiến hành các chuyến bay phụ vào ngày Chủ nhật 27 và thứ Hai 28-4. Hai nhà băng Mỹ là Chase Manhahan và Firit National City Bank đã đóng cửa các ghi-xê (cửa giao dịch) mà không báo cho các khách hàng biết. Người ta không nghĩ rằng nhà băng Bank of America cũng sẽ đóng cửa tiếp theo.
Một chỉ dẫn khác cho người dân Sài Gòn càng hiểu rõ thêm là siêu thị lớn nhất là Post Exchange cũng tuyên bố là họ sẽ đóng cửa. Người ta thu dọn hết các giá hàng hoá, đóng từ các chai rượu Gin, Pluem, Whisky vào hòm. Tất cả mọi thứ từ tút thuốc lá, gói khoanh khoai tây rán ròn, hộp thực phẩm, máy ghi âm từ bán có nửa giá tiền. Ở trong thành phố người ta thấy có mặt nhiều lính thuỷ Mỹ mà những người này không phải lính gác đại sứ quán. Họ đổ bộ xuống sân bay Tân Sơn Nhất từ sáng sớm.

5- TẮT ĐÈN

Eric Von Marbod chịu trách nhiệm về tư biện (khoa logic) của Bộ Quốc phòng Mỹ, đến VN với mục đích cố cứu lấy các thiết bị vật chất được chừng nào hay chừng ấy, và khi đã không có thể đem đi hết các thiết bị ấy thì phá huỷ hết, không để lọt vào tay Việt Cộng. Những thiết bị điện tử để chỉ huy máy bay VN, các xưởng sửa chữa máy móc và điện tử, các xí nghiệp radio, các máy móc đo lường hoàn thiện nhất. Marbod cần phải có nhiều ngày để đóng hòm các thiết bị, dụng cụ này để chuển về Mỹ. Marbod thấy công việc tiến hành chậm trễ, rất tức giận, đã quay lại Sài Gòn kiên quyết yêu cầu tướng Đặng Văn Khuyến mới thay tướng Viên, giữ chức tổng tham mưu trưởng liên quân. Viên đã xin từ chức và được Hương chấp nhận. Sợ bị ám sát nên Viên đã cải trang mặc thường phục và bỏ trốn. Von Marbod tiếp xúc với các phi công miền Nam VN, như Kỳ. Các phi công này có thể phá huỷ hết các thiết bị dụng cụ bỏ lại được không? Pháo phòng không của Bắc Việt đã bắn rát lên các máy bay của không lực miền Nam VN, và nhất là loại hỏa tiễn Strella đã có hiệu lực bắn chính xác đến kinh hồn. Muốn phá huỷ các mục tiêu của pháo phòng không Bắc Việt, các máy bay phải bay thật thấp và như vậy càng dễ bị hạ.
Ngày hôm sau Von Marbod đã gặp Martin. Đại sứ không tin vào các hoạt động của Marbod. Martin cho rằng lại thêm 1kẻ gây tăng thêm sự hoảng loạn. Martin thổ lộ cho Marbod biết là người ta đang hướng đến sự ngừng bắn tại chỗ và 1 chính phủ liên minh do Minh đứng đấu. Martin tin rằng người Mỹ còn có thời giờ ít ra là 1 tháng nữa để kiểm kê xếp lại các vật dụng, niêm phong và đóng hòm các thiết bị quân sự, đưa đến nơi an toàn nhất sau khi có cuộc ngừng bắn.
Von Marbod không tin 1 chút nào về cảm nghĩ của Martin. Marbod yêu cầu Hoa Kỳ ở Thái Lan sửa soạn chuẩn bị cho sân bay của Thái Lan tiếp nhận 1 số lớn các máy bay trực thăng hay máy bay chiến đấu của miền Nam VN… Sẽ có 200 máy bay đỗ xuống đường băng của sân bay Thái Lan
Những mệnh lệnh giữa Mỹ và VN ngày càng trái ngược nhau. Ở sân bay Tân Sơn Nhất có 20.000 người VN chạy trốn đã sẵn sàng ra đi. Trong số này có nhiều viên chức và các quân nhân mặc thường phục. Nhưng dù sao tổng thống Hương cũng cấm những chuyện ra đi của họ và còn đòi hỏi những quân nhân và viên chức VN đã ra đi nước ngoài phải quay về VN trong hạn 30 ngày. Tỉ mỉ hơn, Hương còn cho biết những người VN ra đi, sẽ mất quốc tịch và tài sản của họ sẽ bị xung công.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng miền Nam VN, có tướng lĩnh vây xung quanh đã họp các thượng nghị sỹ và các đại biểu phân tích tỉ mỉ bản tường trình về quân sự trong cuộc họp kín. Các tin tức tình báo đều rất chính xác là người ta có thể tự hỏi nếu Bộ Tổng tham mưu Bắc Việt đã chuyển những tin trao đổi không có mã hóa là để gây hoang mang cho Bộ tham mưu miền Nam VN, thì có nghĩa là cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Ông Bộ trưởng Quốc phòng chỉ trên bản đồ các trục tấn công của CS và khả năng chống cự của quân đội miền Nam VN.
Bản tổng kết thật thảm hại: 5 sư đoàn của miền Nam chống lại ít ra là 18 sư đoàn của Bắc Việt. Con đường đi đến Cap Sait – Jacques đã bị mất. Người ta không thể điều quân đến đây được nữa. Ngay cả đến các đoàn xe chở người chạy trốn cũng không đi qua được. Tối hôm trước, đạn rốckét đã bắn xuống các vùng ngoại vi của thành phố.
Trong hội đồng lại có cuộc tranh cãi mới. các đại biểu và thượng nghị sỹ có thỏa thuận được với nhau về tổng thống cộng hòa VN chuyển quyền lực cho tướng Dương Văn Minh? Có 136 thành viên bỏ phiếu thuận, 2 người bỏ phiếu trống. Giải pháp đã được chấp nhận. Có 1 khó khăn nhỏ nhưng mất nhiều thì giờ. Hương mong muốn việc chuyển giao quyền lực của tổng thống sẽ diễn ra ngày mai chứ không phải là ngay lúc này. Hương muốn nói rằng ông ta đã làm tổng thống được 1 tuần lễ.
Ngoại giao Pháp đã đạt được mục đích. Martin đã điện ngay cho Kissinger:
“Tất cả những viên chức cao cấp của sứ quán đều thống nhất nghĩ rằng: Sài Gòn sẽ không bị tấn công”.
Điều đó chỉ rõ rằng những viên chức cấp thấp trong số các nhà ngoại giao không tin chắc vào điều đó. Hơn nữa các cơ quan tình báo ở Honolulu tuyên bố là họ đã thu được những thông điệp của Bắc Việt đã phát lên không trung rất rõ ràng về những mệnh lệnh cho pháo binh nhằm vào sân bay Tân Sơn Nhất. Điều này không làm cho Martin phải quan tâm. Vì các chuyên gia về sự can thiệp của radio đã nói với Martin trong 15 năm qua là 1 mệnh lệnh quan trọng như vậy không bao giờ được truyền vào không trung.
Vậy nên Martin đã ra lệnh: Đã có 1 hành động hăm dọa của Bắc Việt.
Đại sứ thấy việc di tản có tiến bộ. Tóm lại nó diễn ra khá suôn sẻ. Trưa ngày 27-4 đã có 35.245 người được di tản. bay giờ chỉ còn chờ việc đưa Minh lên chức tổng thống
Lầu Năm Góc ở Washington cũng như ở Tư lệnh Bộ chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương ở Honolulu, người ta không tự ru ngủ về 1 ảo tưởng nào về những ý định của Hà Nội. Chỉ có những người như Martin mới tin vào việc ngừng bắn.
Không cần phải hỏi ý kiến ông đại sứ, Lầu Năm Góc đã có quyết định căn bản. Khi sân bay Tân Sơn Nhất bị tấn công thì mọi việc di tản bằng máy bay sẽ ngừng lại. Người ta sẽ dùng máy bay trực thăng chở những người chạy trốn ra các tàu biển đậu ở ngoài khơi.
Đây là quyền tối cao của tướng Homer Smith ra lệnh di tản các nhân viên quân sự Mỹ còn ở Sài Gòn, mà không do quyền của Martin quyết định được. Martin không chấop nhận ý nghĩ 1 việc tan vỡ về quân sự. Còn người Pháp giữ thái độ im lặng. Những người Mỹ có ở nguyên tại chỗ không?

Tối 27-4, Eric Von Marbod đã uống nước chè và rượu Cognac ở nhà thống chế Kỳ. Người ta nghe thấy tiếng súng đại bác nổ từ xa và tiếng còi báo động trong thành phố. Kỳ đã hình dung việc tập hợp lại các đơn vị quân đội.
- Chúng ta có thể chiến đấu ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và có thể cầm cự được trong vài tháng. Chính phủ Mỹ sẽ giúp chúng tôi không phải bằng quân số, mà bằng vũ khí được không?
Von Marbod sầu não bảo Kỳ: Không được. Marbod khuyên Kỳ nên rời khỏi VN cùng với ông ta trong 2 hay 3 ngày nữa. Kỳ có thể ở lại Hoa Kỳ và cần đưa cả gia đình đi ngay lập tức.
Đúng thật là tệ bàn giấy quan liệu vẫn không thay đổi được. Văn phòng thư ký của tổng thống Hoa Kỳ vẫn tin là chính phủ miền Nam VN tiếp tục thay đổi được tình hình, nên đã tuyên bố là: “Các cơ quan dân sự sẽ lại làm việc vào ngày 1-5”. Một đồng USD đổi được 4000 đồng của miền Nam VN.
Trước nửa đêm một lúc, có độ 20 viên chức chịu trách nhiệm ở đại sứ quán Mỹ, đã họp với nhau. Người ta phải xem lại danh sách những người VN nhất định phải cho di tản, họ là những người sẽ gặp nguy hiểm khi trường Bắc Việt chiếm được Sài Gòn. Ngay ngày mai phải cho ít ra là 10.000 người di tản. Con số này là không thể được? Vậy thì 2000 người được không? Không biết người ta lấy từ đâu bản danh sách mà CS đã ghi tên những người cần phải thanh toán, có đến 1 triệu người? Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy rõ ràng là cần phải cho những người VN đã làm việc với Mỹ, nhất là các nhân viên của CIA, càng phải được di tản. Nhưng còn những người làm việc trong các cơ quan thông tin báo chí vẫn chưa có điều gì được báo trước. Alan Carter lo lắng đến số phận của 150 người VN làm việc cho các cơ quan thông tin, báo chí Mỹ.
Ở Washington cũng như ở Sài Gòn, người ta đã gợi lên 1 cuộc tắm máu. Ở Đà Nẵng hình như các nhân viên cảnh sát đều bị chặt đầu. Còn ở Ban Mê Thuột, các viên chức đều bị xử bắn. Đó đây còn có những sỹ quan miền Nam VN, chân tay đều bị trói chặt và bị thanh toán bằnh lựu đạn. các viên chức của Mỹ và sài Gòn còn nhận thấy trong những năm 50, khi CS đã nắm được quyền lực ở miền Bắc đã cho hành hình 50.000 người. Có nhiều tin đồn về sự thanh toán của Bắc Việt và những tin đồn thì thường sống dai.
Các đại sứ quán các nước khác đều đã trống trơn, phần nhiều theo cách di tản bằng máy bay. Chỉ riêng có đại sứ quán Pháp vẫn bình tĩnh ở lại. Nhiều đại sứ quán nước khác đã đối xử không công bằng với những người VN đã làm việc cho họ với 1 vài công ty tư nhân. Các hãng thông tấn, các kênh truyền hình radio và vô tuyến, các báo hàng ngày, hàng tuần đều tỏ ra quan tâm tới số phận của các nhân viên người Việt. Trách nhiệm của họ đã phải có sự phòng xa từ tháng 2. Cá nhân ông phó chủ tịch hãng N.B.C đã quan tâm tới người lái xe của ông và cả gia đình người này.
Ở sân bay, tất cả những ý định tốt đều đáng hoan nghênh. Những người lính tình nguyện như Jim Eckes của hãng máy bay Continental Air Services đã lên danh sách những người chạy trốn bắng máy bay. Cứ 45 phút lại có 1 chuyến cất cánh. Trong suốt cả ngày 28-4 các toán lính thủy Mỹ đã bảo vệ việc di tản đều có cảm nghĩ là sứ quán thấy việc này là rất quan trọng. Nhưng từ khi các lính thủy Mỹ tới VN họ đã bị thất vọng. Vài ngày trước họ thấy việc chuẩn bị cho sự di tản là “mù mịt, không rõ ràng”. Có nhiều cuộc thương lượng cần thiết giữa người dân với quân đội để họ có thể chuẩn bị những sân bãi hạ cánh cho máy bay trực thăng ở Tân Sơn Nhất như tháo dỡ các sân chơi quần vợt, gỡ bỏ các rào dây kẽm gai. Nhưng Martin đã phá rối ngăn cản chuyện này, cốt để tránh gây ra sự hoảng loạn.
Lính thủy đành phải chuẩn bị cho cuộc di tản dựa trên việc sử dụng máy bay trực thăng. Kế hoạch đã lập ra 13 điểm tập kết cho những người Mỹ trong thành phố và đưa hết các người Mỹ ra sân bay. Các lính thủy đã có chuyên môn nên đặt những cọc tiêu bằng ánh sáng trên nóc các nhà cao tầng của 13 điểm tập kết ấy. Nhưng Martin vẫn phản đối chỉ vì lý do duy nhất, sợ có sự hoảng loạn.

Tướng Richard Carey, chỉ huy nhóm lính thủy được đưa sang VN bảo vệ cuộc di tản đã tế nhị viết trong bản báo cáo gửi về Washington: “Có rất nhiều việc được thực hiện mà không có sự đồng ý chính thức”.
Một chi tiết quan trọng nữa trong kế hoạch di tản là người ta sẽ dự kiến cho máy bay trực thăng loại lớn hạ cánh xuống nóc tòa đại sứ. Người ta tiến hành việc này như thể vẫn sử dụng từ lâu đường băng hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất, như các máy bay khác. Người ta có cảm tưởng là Martin tin vào ý nghĩ của mình là sẽ có cuộc ngừng bắn, và hình dung ra cuộc di tản sẽ được 1 cơ quan về trật tự dễ dàng bảo vệ, và tại sao lại không có cả những cảnh sát và quân đội Bắc Việt tham gia vào việc này? Tất cả mọi người kể cả Bắc Việt và miền Nam đều được sử dụng phục vụ cho việc di tản.
Việc chuyển giao quyền lực từ Hương sang Minh sẽ được bố trí vào lúc 9 giờ. Nhưng theo yêu cầu của Hương sẽ lui lễ bàn giao quyền lực lại vào sau buổi trưa. Hương muốn làm việc này được long trọng:
“Người ta không thể trao quyền hành to tát như vậy như cách trao cho nhau chiếc khăn lau”.
Cả Hương và Minh đều hoạt động như kiểu họ còn trước mặt nhiều tuần lễ để nắm quyền hành.
Ở các vùng ngoại ô Sài Gòn, binh lính vẫn tiếp tục lập các ụ súng bằng bao cát, bố trí các ổ đặt súng máy và súng cối ở các vị trí thuận lợi. Đã có hàng ngàn người chạy trốn ở những nơi khác đổ về Sài Gòn. Các đoàn xe quân sự, xe của các tư nhân đều mắc kẹt không di chuyển được nữa. Trong đó có lẫn cả những chiếc xe bò kéo.
Các cửa hàng bán đồ nữ trang ở phố Catinat đều đã đóng cửa. Việc tìm đổi ra vàng càng ngày càng khó khăn. Ở sân bay, có những người Mỹ đủng đỉnh đi dạo trong tay có hàng tập tiền đô la và đồng bạc của miền nam để đút lót, mua chuộc các vọng gác và cảnh sát.
Vào lúc 15 giờ, Minh nói với tướng Charles Times rằng ông ta nghĩ CS sẽ thương lượng với ông. Ít lâu sau. Minh nhận được điện thoại từ Bankok do ông Ngô Công Đức, giám đốc báo Tia Sáng vừa từ Paris về, nhưng không trở về được Sài Gòn: “Ông không nên nhận chức tổng thống. Muộn rồi. CS không có 1 chút ý định nào về việc thương lượng”.
Việc chuyển giao quyền lựcv vẫn diễn ra vào lúc 17 giờ. Cánh cổng sắt của Dinh Độc Lập được mở rộng, khôpng cần phải canh gác cẩn mật. các đại biểu, thượng nghị sỹ, quân đội, nhà báo vào Dinh không phải kiểm tra. Trên những chiếc ghế tựa hàng đầu kê trước bục là các sỹ quan cao cấp quân đội, các cựu bộ trưởng và viên chức cao cấp, các giáo sỹ đứng đầu tôn giáo và các chức sắc đạo phật, người thì mặc quân phục, người mặc âu phục, bên cạnh những bộ quần áo đẹp rực rỡ của các cha cố và các hòa thượng. Trời nóng nực bắt đầu thấy ẩm ướt. Gió mạnh báo trước 1 cơn bão làm ngả nghiêng các cây cọ trên bãi cỏ và làm cho những tấm màn gió che cửa sổ ở phòng họp lớn, bay tung.
Hương tay chống gậy, được 1 người nâng đỡ đứng ra phát biểu đầu tiên:
“Tuổi tác và những bệnh tật của tôi không cho phép tôi lãnh đạo được đất nước trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay…”
Trời bắt đầu mưa. Hương nói với Minh:
“Cần phải tìm được hòa bình mà không làm mất danh dự của đất nước”.
Hương vừa khóc vừa nói:
“Thưa tướng quân! Trách nhiệm của ông là rất nặng nề”
Minh đứng lên nói với giọng rắn rỏi hơn là giọng của Hương đã run run:
“Chúng ta không có 1 ý định trả thù và cũng không có 1 lý do nào mà người anh em cùng 1 nhà của chúng ta lại không muốn hòa hợp… Tôi có trách nhiệm tìm kiếm 1 cuộc ngừng bắn. Các công dân, những người anh em của tôi, trong những ngày qua và trong hoàn cảnh nghiêm trọng như thế này, cũng đã xuât hiện nhiều nhóm tôn giáo và có nhiều các tướng lĩnh đã yêu cầu tôi có trách nhiệm của tổng thống… “
(Minh cất cao tiếng nói để át đi tiếng sét và những giọt mưa nặng hạt bắn vào trong cửa sổ mở rộng).
“Kết quả của chính phủ này còn tùy thuộc vào nghị lực và sự ủng hộ của nhân dân. Tôi kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tôn giáo tín ngưỡng hãy quên hết mối hiềm thù và lòng nghi ngờ, đoàn kết nhau lại… Các binh sỹ, các bạn thân mến… các bạn có bổn phận mới là bảo vệ lãnh thổ còn lại và đấu tranh cho hòa bình…
Bây giờ tôi xin có vài lời gửi cho các người bạn ở phía bên kia…”
(Minh tránh nói đến từ “Hà Nội” hay “các sư đoàn Bắc Việt”, bởi vì CS chưa bao giờ biết đến sự có mặt của Minh ở miền Nam VN. Vì vậy không nên xúc phạm họ).
“… Chân thành mà nói, chúng tôi muốn có sự tái hòa hợp. các ông đã hiểu… việc hòa giải đòi hỏi mỗi bên, trong cùng 1 nước, phải tôn trọng quyền của phía bên kia…
Hỡi các công dân, các anh em… hãy can đảm… Tôi xin khẩn cầu mọi người như vậy. hãy ở lại đây và chấp nhận số phận do trời đã định… tái xây dựng lại 1 miền Nam VN độc lập, dân chủ và phồn thịnh… để cho người VN có thể sống với người VN trong tình anh em…”
Tổng thống Minh phát biểu trong 20 phút

Đối với rất nhiều những nhà quay phim và khán giả VN thì cơn mưa có sấm chớp trước mùa là 1 điềm xấu.
Có vài người lấy lại lòng can đảm. Kỹ sư Vân tự nhủ: “Về mặt quân sự, chúng ta ở thế yếu, nhưng người CS chiến thắng sẽ tỏ ra nhân đạo”.
Kết thúc bài diễn văn lúc 17 giờ 48 phút, 1 giờ sau, các nhà ngoại giao, nhà chính trị và các phóng viên báo chí đã phân tích tỉ mỉ bài phát biểu của Minh. Đài Giải phóng cũng bình luận về việc chuyển giao quyền hành tổng thống này. Đây là lần đầu tiên, Đài Giải phóng đã công khai rõ ràng tuyên bố Minh và các đồng nghiệp của ông ta không phải là những người lãnh đạo chấp nhận được của lực lượng thứ 3: “Những người theo lực lượng thứ 3 cần phải suy nghĩ cẩn thận đến lời kêu gọi của Chính phủ Cách mạng lâm thời… và xác định những cạm bẫy của những tên tay sai của chính phủ Hoa Kỳ… Họ phải tự gia nhập vào lực lượng cách mạng…”.
Tất cả mọi người đều hiểu rõ bản tin này của Đài Giải phóng. Không có người nào ở miền Nam VN có thể dựa vào Minh coi như 1người đối thoại với Chính phủ Cách mạng lâm thời hay của Hà Nội.
Vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 28-4, 5 máy bay tiêm kích ném bom A-37 của không lực miền Nam VN, xuất hiện trên trục đường băng chính của sân bay tân Sơn Nhất trên cao độ 5000 bộ. Đài kiểm soát không lưu thấy lạ liền hỏi:
- Các anh thuộc phi đội nào?
Một phi công trả lời rất lạ lùng:
- Máy bay Mỹ chế tạo đây.
Rồi bổ nhào, thả bom xuống đường băng chính của phi trường, phá hủy 3 chiếc AC-119 và nhiều máy bay vận tải C-47. Té ra là máy bay của CS. Vụ tấn công này được tung đi từ sân bay Phan Rang với những chiếc máy bay mà họ đã đoạt được của không lực miền Nam VN. Trên sân bay ngổn ngang các mảnh đổ nát.
Jim Eckes đứng cạnh nhà để máy bay của hãng Continental Air Services, Eckes mới điều từ Bankok sang VN chiếc máy bay nhỏ kiểu Baron để sửa soạn ra đi. Những đạn pháo phòng không nổ ran xung quanh Eckes. Jim Eckes trốn xuống 1 hố đầy nước. Khắp nơi vang những tiếng súng và những tràng đạn của trọng liên. Viên phi công lái chiếc Baron giục Eckes lên máy bay mau. Họ trèo vào trong chiếc xe ô tô lao về phía chiếc máy bay Baron. Những người lính miền Nam bắn về phía họ. Máy bay cất cánh được lên bầu trời. Những quả đạn của pháo phòng không nổ xung quanh máy bay. 2 phi công miền Nam cất cánh 2 chiếc F5A để đuổi theo những chiếc máy bay tấn công, nhưng họ đã bay xa.
Minh vừa đề nghị 1 cuộc ngừng bắn thì Bắc Việt đã mở cuộc chiến tranh và tỏ ra nấc thang cao hơn vì bây giờ đã sử dụng đến máy bay chiến đấu. Phi đội tấn công do chính những phi công của miền Nam VN thực hiện – Những người đã được Bắc Việt cài vào hoặc cảm hóa. Vài người trong số họ trước đây đã thả bom xuống Dinh Độc Lập. Hành động này có 2 tác động chính trị và quân sự. Đối với những ai còn nghi ngờ thì rõ ràng không có chuyện thương lượng. Lúc này viên chỉ huy máy bay của miền Nam VN đã đồng ý với Eric Von Marbod ra lệnh cho các máy bay của miền Nam sang tránh nạn ở Thái Lan. Ở phía Bắc Sài Gòn, các kho đạn dược, vũ khí và xăng dầu bốc cháy với những ngọn lửa màu tím hoa cà, màu nâu và màu đỏ.

Buổi tối, Martin quyết định ngày mai phải cho 10.000 người di tản. Ông đại sứ mới nhận được điện tín của Kissinger:
“Trong cuộc họp của nhóm hành động đặc biệt vào sáng hôm sau tất cả mọi người của các cơ quan khác nhau cho rằng chúng ta chỉ còn có 1 hay 3 ngày trước khi sự sụp đổ về quân sự của miền Nam VN và trước khi để cho sân bay Tân Sơn Nhất trở thành vô dụng”.
Kissinger mong rằng cá nhân Martin sẽ rời bỏ Sài Gòn trên chiếc máy bay cuối cùng.
Mãi đến khuya tối, những chiếc máy bay C-130 chất đầy các vũ khí đạn dược mới hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Khi máy bay ra đi đã mang theo 180 hành khách phần lớn là người VN chạy trốn..
Khi tới Bankok, Jim Eckes vẫn còn nghĩ rất lâu đến VN. Ông nhớ đến tất cả người VN, có đến hàng trăm người mà Eckes đã không thể đưa họ đi di tản kịp. Cũng như hàng ngàn , hàng chục ngàn người Mỹ dân sự và quân sự đã sang VN. Jim Eckes tự hỏi làm sao bây giờ có thể đưa 1 vài người bạn VN ra đi mà theo Eckes họ không thể tự thoát khỏi được.
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 29-4, pháo Bắc Việt bắn ngày càng chính xác, tập trung vào căn cứ sân bay Tân Sơn Nhất. Các kho đạn dược và dầu xăng, các xe tải, xe Jeep và các xe dân sự bốc cháy trên sân bay. Pháo binh của quân đội Bắc Việt chắc không còn ở xa, bởi vì những quả đạn rốckét, đạn súng cối đã nổ với những ánh lửa màu đỏ, màu xanh lam và xanh da tời chói lòa khu sân bay. Tướng Homer Smith và các tướng tá cao cấp Mỹ đều bị ném ra khỏi giường nằm. Trong số 1500 người VN đang ở trong nhà tập thể dục của đại bản doanh đã có nhiều người bị thương.
Bình minh rạng dần. Những phi công của những chiếc máy bay F-5 và A-37 cuối cùng đã cất cánh để không bao giờ trở lại nữa. Những người này cũng như vài phi công khác đã không muốn tiếp tục chiến đấu, đang bị lúng túng trong khoang lái bởi có hàng trăm lính miền Nam VN đứng đầy trên đường băng. Các kiểm soát viên không lưu không còn có thể làm việc được nữa. Một viên phi công miền Nam VN lái chiếc máy bay AC-119 cứng đầu cứng cổ, đã cất cánh lên làm nhiệm vụ tấn công vào các vị trí đặt hỏa tiễn của CS đang vây quanh Sài Gòn. Vào lúc 6 giờ 46, chiếc AC-119 này đã bị bắn hạ bởi hỏa tiễn Strella.
Các đường bắn của súng đại bác được bố trí cách 4 km ở phía bắc sân bay do các lính quan sát Bắc Việt hướng dẫn đã bắn rất chính xác.
Với tướng Dũng, hoàn cảnh này là tuyệt vời. Mặt khác cũng nên để cho người Mỹ được ra đi không gây cản trở nhiều cho việc di tản. Hơn nữa có 2 nhà lãnh đạo CS, theo sự chỉ đạo của Hà Nội, muốn duy trì sức ép để cho người Mỹ ở Sài Gòn cũng như ở Washington hiểu rằng không có chuyện thương lượng. Các đội quân Bắc Việt nhận được lệnh không chiếm giữ các máy bay và trực thăng, có thể kích thích Lầu năm Góc can thiệp ồ ạt vào chiến sự. các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã thấy được ở vài điểm nào đó quyền lực quân sự của Hoa Kỳ nhiều khi phải phụ thuộc vào quyền lực dân sự.
Vào lúc 5 giờ 45 phút, giờ Sài Gòn, Graham Martin đã rời nhà ở để đến tòa sứ quán. Có rất nhiều bức điện tín và cú gọi dây nói liên tục giữa Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc ở Washington, tòa đại sứ và các cơ quan tuỳ viên quân sự ở Sài Gòn. Nhưng các sự kiện đã diễn ra còn nhanh hơn cả bức điện tín.
Vào lúc 7 giờ, giờ Sài Gòn và là 19 giờ, giờ Washington, Hội đồng An ninh quốc gia đã họp do Gérald Ford chủ trì. Lúc này thì tất cả mọi người đều đồng ý với nhau, nhưng bây giờ ra lệnh gì cho Sài Gòn? Kissinger ngần ngừ. Theo ông ta, lúc này cần phải tiếp tục đưa những người Mỹ và người VN di tản. Và còn cá nhân ông đại sứ thì sao? Trong ngày hôm ấy phải thu nhặt 150 người, trong đó có 1/3 người Mỹ và người làm thuê của CIA. Frank Snepp hiểu rằng mình sẽ là người cuối cùng rời khỏi sân thượng tòa đại sứ, nơi có máy bay trực thăng hạ cánh để chở người di tản.

Ở Honolulu, đô đốc Noen Gayler đã đánh điện:
“Theo lời khuyên của tôi thấy rằng ông phải ra quyết định ngay cho tất cả người Mỹ phải đi di tản trừ 1 số người có nhiệm vụ mà ông giữ lại phải thường trực có mặt tại chỗ…”
Tướng Smith đã được phép của đô đốc Gayer chở những người Mỹ và VN bằng máy bay ra các tàu của Mỹ ở ngoài khơi. Đô đốc Gayer nhấn mạnh: “Hoàn cảnh quân sự là nghiêm trọng”. Ông đã đọc các bức điện của Polgar bao gồm khả năng về 1 cuộc thương lượng chính trị: “Những tin tình báo mà tôi không thấy dựa vào 1 điểm nào về quan niệm sảng khoái của ông Polgar”.
Theo tin tức của đô đốc thì quân đội Bắc Việt chỉ còn cách sân bay Tân Sơn Nhât có 2 cây số. Họ sử dụng có hiệu quả lớn các tên lửa SAM. Trong 2 giờ vừa qua “họ đã hạ được 3 máy bay của miền Nam VN”.
Một phái viên của tổng thống Minh đã đem lá thư chuyển tới đại sứ quán Mỹ:
Thưa ngài đại sứ.
Tôi xin trân trọng yêu cầu ngài ra lệnh cho người của văn phòng tướng Smith rời ngay khỏi VN trong 24 giờ bắt đầu từ ngày 29-4-1975 để cho vấn đề VN có thể được dàn xếp nhanh chóng…
Martin bị di chứng viêm phổi đã đọc câu trả lời bằng giọng khàn khàn:
Thưa ngài tổng thống thân mến.
Tôi đã nhận được… tình thế hiện tại và tôi xin báo tin với ngài là tôi đã ra những mệnh lệnh một cách thích đáng…
Những thông tin từ sân bay Tân Sơn Nhất cho rõ đó đây đã có vài người lính miền Nam VN bắn hú họa vào những người Mỹ.
Martin liền viết thêm:
Tôi không thể tin là ngài đã ra lệnh cho lực lượng quân đội của chính phủ hợp tác trong mọi cách có thể, để tạo dễ dàng cho cuộc ra đi được đảm bảo an toàn cho cá nhân ông tùy viên quân sự.
Xin chào ngài
Graham Martin, đại sứ Mỹ
Martin ra lệnh cho tướng Homer Smith được sử dụng những phương tiện hiện có để đưa di tản tất cả những người của Homer, tránh không để cho các sỹ quan cấp tướng hay những nhân vật cao cấp người Mỹ sa vào tay CS. Chỉ bố trí lính thủy ở sân bay chịu trách nhiệm việc bảo vệ cuộc di tản. Martin khẩn nài xin Kissinger được nán lại Sài Gòn “ít ra là 1 hay 2 ngày để làm tăng thêm gia trị cho cuộc ra đi của chúng ta”. Kissinger đã cùng với người trợ lý đặc biệt nghiên cứu về hoàn cảnh này. Người trợ lý đã soạn thảo 1 văn bản không có nước đôi.Nếu người ta để lại cá nhân ông ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn, người ta sẽ có vẻ hiểu rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ ở lại đây như nó vẫn tồn tại.
Kinssinger liền ra quyết định: Đóng cửa đại sứ quán.
8 giờ 15, giờ Sài Gòn, Martin liền triệu tập cuộc họp những người cùng làm việc chính với mình như Wolfgang Lehman, Thomas Polgar, Alan Carter và đại tá George Jacobson, 1 trợ lý của ông đại sứ. Polgar tỏ ra ý nghĩ là chưa phải mất tất cả kế hoạch về chính trị. Polgar nói với Snepp việc ném bom xuống sân bay đã có 1 “dấu hiệu quan trọng” tích cực.
Ô! Đã có vài viên chức của CIA, như Snepp lại nghĩ rằng: “Đó là dấu hiệu quan trọng và cũng là dấu hiệu của 1 viên đạn bắn vào đầu”.
Lúc này người ta chỉ nghĩ đến hoàn cảnh của kế hoạch quân sự. Sáng sớm hôm nay, người ta ước tính phải có 10.000 người di tản trong ngày và phải có hơn 50 chuyến bay C.130. Làm sao cung cấp đủ được như vậy?
Từ Tân Sơn Nhất, tướng Homer Smith cho biết từ nay các đường băng ở sân bay đã không còn sử dụng được nữa. Martin không chấp nhận lời giải thích của tuỳ viên quân sự của ông. Những người quân nhân này luôn thấy bi quan. Martin quyết định tự mình ra sân bay kiểm tra lại các đường băng. Ông yêu cầu 1 trực thăng của CIA, nhưng Polgar cho biết:
- Thưa ông đại sứ. Hiện nay chúng tôi không còn 1 chiếc máy bay nào.
Martin đưa mắt lạnh lùng nhìn Polgar:
- Tôi sẽ ra sân bay bằng đường bộ. Qua đó tôi mới thấy rõ được bầu không khí của thành phố. Gọi người lái xe của tôi đến đây.
Đại tá Jacobson nói xen vào:
- Thưa ông đại sứ! Rất nguy hiểm.
Ngay cả những người không ưa gì Martin đã thấy được Martin phải chịu trách nhiệm về sự di tản chậm trễ này. Họ nghị: “Ông già lẩm cẩm!”.

Chiếc Chevrolet chạy trên đường không cắm cờ hiệu – Hai bên có 2 chiếc xe chở đầy lính thủy, súng cầm tay. Xe dừng lại bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhât. Một ông đại sứ Mỹ của Hoa Kỳ cũng phải chờ đợi. Các sỹ quan và hạ sỹ quan miền Nam VN nhộn nhịp chạy đi chạy lại, dùng máy bộ đàm hỏi xin chỉ thị. Đoàn xe đi vào trong sân bay. Trong sân bay ngổn ngang các mảnh vỡ của máy bay và các xe vận tải. Vài toán lính miền Nam VN đang gây ra những cuộc cãi lộn.
Ở đại bản doanh quân miền Nam, không có ai trả lời. Eric Von Marbal, mặc quần áo bay xuất hiện, vai đeo khẩu tiểu liên. Bộ quân phục này hơi cũ đối với 1 trợ lý của Bộ Quốc phòng.
- Ông Eric! Ông có những người bạn ở đại bản doanh không lực số 7 ở Thái Lan! Ông có thể hỏi họ cử cho 1 máy bay để chở vợ tôi được không?
Von Marbod nổi giận, nạt nộ.
- Không có chuyện gì về máy bay nữa! Nếu họ hạ cánh xuống sân bay lúc này, thì tất cả mọi người VN đang có mặt ở sân bay sẽ xông đến ngay.
Martin vào phòng làm việc của tướng Smith. Với chiếc điện thoại đặc biệt có kèm theo máy nhiễu, Martin gọi về Nhà Trắng, nói chuyện với Kissinger:
- Washington yêu cầu chúng tôi phải nhanh chóng đưa hết người Mỹ ra khỏi Sài Gòn và để người VN ở lại. Chúng tôi ở đây có tới hàng ngàn người VN có nguy cơ bị hại. Cần phải đưa họ đi khỏi đây với mọi khả năng có thể.
Trong thành phố, chiến dịch “bốc người tại chỗ” bằng máy bay trực thăng đang tìm điểm tập hợp trong Sài Gòn, vẫn đang tiến hành chậm trễ. Các máy bay trực thăng không được sẵn sàng. Có 4 máy bay đã bị lính dù VN chiếm mất. Còn 16 chiếc trực thăng phải bay đi bay lại nhiều lần rất bị vướng víu vì đường băng của sân bay đã bị bom phá nặng nề.
Ở đại sứ quán Mỹ, các viên chức đang đốt hết tài liệu sau khi đã đưa qua máy nghiền, phá hủy các máy chữ, các đài radio, thu và phát tin. CIA có những hồ sơ cất ở phòng làm việc của Frank Snepp, trong phòng phá nhiễu các đài radio và ở 1 ngôi nhà bên ngoài. Không ai nghĩ rằng những hồ sơ ấy còn có bản thứ 2 lưu ở các cơ quan tình báo của miền Nam VN tại bản doanh của Cảnh sát quốc gia.
Trong sân tòa đại sứ, những người VN cứ vón lại với nhau. Trong số đó có những nhân vật có tiếng tăm, nhưng cũng có nhiều người ở làm công và gia đình họ, lái xe, bồi bếp, con ở và người trông trẻ.
Martin yêu cầu những người phụ trách các cơ quan của Mỹ đến ngay tòa đại sứ. Alan Carter không muốn hay không thể quay lại cơ quan thông tin Mỹ. Tại đây, những người viên chức VN đang chờ bản danh sách người di tản, mà không thấy có. Các viên chức Mỹ phát hiện người ta đã sử dụng các xà lan chạy bằng máy đang đậu ở bến cảng Sài Gòn. Lúc này những người VN ấy không còn thì giờ chạy bộ ra bến cảng ra bến cảng, nơi đã có vài chiếc xà lan nổ máy chạy rồi, nhưng không chở người. Một không khí kỳ lạ về dáng điệu thong dong, lại vừa mất trật tự, bất tài và hèn nhát, lan ra khắp nơi. Đây là sự hoảng loạn mà Martin lo sợ nhất từ nhiều tuần trước.
10 giờ 10, giờ Sài Gòn, 1 USD đổi từ 4500 đã tăng lên 5000 đồng trong có 2 giờ. Nhân dân ở thủ đô miền Nam VN đã nghe ông thủ tướng mới nhận chức, cũng như tổng thống Minh công bố người Mỹ ra đi. Việc có mặt của ông đại sứ ở sân bay đã loan tin khắp nơi. Người ta cho rằng Martin đã bỏ chạy. Đám đông người tụ tập quanh tòa đại sứ ngày càng đông.
Trên con tàu Blue Ridge đậu ở ngoài khơi VN, đô đốc Donal Whitmire, chỉ huy 50 tàu chiến Mỹ đậu đan nhau trong vùng hải phận VN và 6000 lính thủy có mặt trên những con tàu ấy, cũng đang có nhiều vấn đề. Người ta sử dụng 85 máy bay trực thăng. Người ta cần phải có sự chọn lọc như thói quen cũ, như thể họ không phải tất cả đều được ở cùng 1 con tàu nên phải chuyển số lính thủy bằng máy bay trực thăng từ tàu này sang tàu khác, rồi lại chuyển máy bay trực thăng của lính thủy này sang cho số lính thủy khác.
11 giờ 13 phút, giờ Sài Gòn, đài phát thanh Mỹ, như đã dặn trước, cất bài ca I’m Dreaming of o White Christmas (Tôi mơ về 1 đêm Noel đầy tuyết trắng). Giám đốc đài truyền hình VN là đại tá Hòa nhìn thấy tất cả các nhân viên kỹ thuật Mỹ cùng với nhiều người phụ trách các cơ quan của VN ra đi. Đại tá Hòa quyết định vẫn ở lại tại chỗ. Có 1 đại đội lính dù đóng vị trí quanh đài truyền hình.
11giờ 30 pghút, lúc này Polgar không còn tin vào 1 giải pháp chính trị được nữa. Polgar nhận được rất nhiều cú điện thoại có ý nghĩa, mà trong số đó do cá nhân Minh gọi đến.
- Tôi muốn yêu cầu ông 1 ân huệ cuối cùng là cho những người trong gia đình tôi di tản.
Polgar trả lời: “Rất sẵn sàng”.
Nhiều cuộc gọi dây nói khác của những người Hung cho biết: Có hàng tá người của họ đã phải chịu bó tay ở sân bay. Bom của Bắc Việt đã cản trở những chiếc xe của họ. Số xe khác đã bị lính miền Nam VN lấy cắp hết.

Trong sứ quán, người ta thấy mặt những nhân vật có danh tiếng của VN như: Cưụ cố vấn Ban An ninh quốc gia của Thiệu, tướng Quang to lớn đang đi dạo ở tầng trệt, khoác chiếc áo đi mưa rộng thùng thình. Quang ngồi xuống cách vài mét cạnh đại tá Toth, người Hung, đến để nhờ sứ quán Mỹ giúp cho người của ông đang chờ ở sân bay được di tản sớm.
Polgar dễ tính và độ lượng đã áp dụng 1 nguyên tắc: Ai đề nghị tôi giúp đỡ sẽ được đáp ứng. Wolfgang Lehman đã có tâm hồn ít nhậy cảm hay vì lo xa hơn là ông chủ CIA, Polgar. Nhân vật thứ 2 này của sứ quán từ chối can thiệp ưu tiên cho những người Ba Lan cuối cùng được rời Sài Gòn nhanh nhất, đang cầu cứu đến mình. Còn Polgar đã tổ chức 1 đoàn xe gồm 3 xe ô tô buýt đưa những người Hung ra sân bay.
Snepp luôn ở vị trí của mình, đang được tin của đài radio. Hình như Bắc Việt đã nhận được lệnh nổ súng và dinh Độc Lập vào lúc 18 giờ. 200 loạt đạn đại bác! Nếu như vậy thì phải phá hủy hết trung tâm Sài Gòn cùng với Sứ quán Mỹ và Pháp! Snepp vội vàng đến gặp Polgar báo tin này và được Polgar nói:
- Ông báo tin này ngay cho Martin biết.
Ông đại sứ lại chuyển tin này sang cho Minh may ra ông tổng thống này có thể can thiệp với người CS không ném bom xuống Sài Gòn?.
Cũng được tin này, Kissinger đã gọi tới Martin – Tất cả các ông phải di tản ngay… Tất cả. Đây là mệnh lệnh của chính tổng thống Ford truyền ra. Phải rời khỏi Sài Gòn trước khi đêm xuống.
12 giờ, giờ Sài Gòn, không còn thấy chiếc trực thăng di tản nào trên bầu trời thành phố.
Các xe ô tô buýt của Mỹ, chạy khắp nơi trong thành phố, thu nhặt mọi người. Để làm cho các cảnh sát và viên chức trong sân bay yên lòng, Mỹ đã hứa sẽ đưa tất cả họ cùng gia đình di tản. Những chuyến xe buýt đầu tiên đã tới được sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 12 giờ 10 phút. Không khí ở sân bay rất căng thẳng, trước các nhà để máy bay mà lúc này lại chỉ còn ít người. Có vài thuyền trưởng VN đã lợi dụng bán vé ra tàu tới 4000 và 12000 USD / người.
12 giờ 15 phút, thông tin về quân sự càng ngày càng xấu. 2 sư đoàn Bắc Việt đã đập tan Sư đoàn 25 của miền Nam VN cách phía tây Sài Gòn gần 30 km. 3 sư đoàn quân Bắc Việt khác đã bao vây, cô lập Sư đoàn 22 của Sài Gòn. Sư đoàn này chống đỡ khá kiên cường, nhưng không thể rút về cố thủ ở Sài Gòn được. Chiến lược của tướng Dũng là rõ ràng và uyển chuyển. Ông chỉ để vài sư đoàn của ông bao vây những đơn vị của miền Nam VN, kìm giữ chân họ lại, còn tung các sư đoàn khác đánh chiếm Sài Gòn.
12 giờ 30, có 36 máy bay trực thăng vận tải hạng nặng cất cánh khỏi con tàu Hancock, có những chiếc máy bay tiêm kích Cobra (Rắn độc) và trực thăng chiến đấu đi kèm. Những chiếc máy bay chở người di tản bay về phía Sài Gòn. Lệnh cho các phi công là phải làm con thoi giữa hạm đội và sân bay Sài Gòn để chở hết các lính thủy Mỹ sang làm nhiệm vụ bảo vệ trước đây. Tướng Richard Carey, chỉ huy hải quân đã thỏa thuận với tướng Homer Smith, cần phải tranh thủ thời gian. Tất cả các máy bay trực thăng sẽ quay lại trở những người chạy trốn. tất cả các đơn vị tàu giăng hàng ngang cách bờ biển VN 12 dặm. Hạm động hùng mạnh trải rộng thành hình vòng cung dài 160 km. Con tàu chở đô đốc đậu ven biển cách 17 dặm. Người ta chưa bao giờ thấy 1 chiến dịch to lớn như vậy từ thời Dunkerque năm 1940. 35 con tàu lớn có hàng chục con tàu nhỏ tiếp tế và các tàu tuần thám vây quanh. Suốt dọc các bờ biển có rất nhiều người chạy trốn. Họ dùng những con tàu của ngư dân, dùng ca nô, thuyền buồm để chạy ra khơi tới hạm đội của Mỹ và miền Nam VN.
Những phi công lái máy bay trực thăng đã vấp phải những khó khăn không lường trước được. Người ta báo cho họ biết là khí tượng rất tốt, nhưng thời gian đã làm hỏng tất cả. Người ta phải tính toán đến hoạt động của trực thăng vào ban đêm. Hiển nhiên việc bay đêm với những chiếc trực thăng ấy, đòi hỏi người phi công phải thật khéo léo. Từ 3 hôm nay, tầm nhìn đã bị hạn chế.
Người ta báo động là có nhiều đơn vị quân đội Bắc Việt, trang bị những trọng liên phòng không và cả những tên lửa SAM, đang bố trí dưới hành lang của các đường bay ấy. Vào lúc cuối cùng, người ta thấy những quả bom nặng 200 livres (1000 kg) điều khiển bằng laser được trang bị cho các máy bay tiêm kích – ném bom Mỹ. Những chiếc máy bay tiêm kích – ném bom này rất có tác dụng chống lại các dàn pháo đại bác 130 ly nhưng lại kém tác dụng khi đối mặt đối với trọng liên và các tên lửa. Tốt hơn là phải sử dụng đến máy bay trực thăng chiến đấu AH-IJ với những quả rốckét và những đại bác 20 ly rất mạnh. Để chỉ điểm các vị trí pháo phòng không của Bắc Việt bằng chất lân tinh người ta đã cho máy bay ném bom A-7. May thay tất cả các phi công lái máy bay Cobra, đều đã là những người kiểm soát không lưu suất sắc. Điều đó cho phép họ bay tuần tra và hướng dẫn cho các máy bay trực thăng vận tải bay đêm được.
Từ sáng sớm, người miền Nam VN đã cướp lấy nhiều máy bay, nhồi nhét người của gia đình họ lên máy bay để ra hạm hội. Chiếc trực thăng Chinook CH-47 hạ cánh xuống thượng tầng mũi sau con tàu Blue Ridge. Viên phi công Trương Mã Quới đã tuyên bố với 1 phóng viên báo Newsweek:
- Các ông tướng, ông tá, các trung tá, đại uý đều đã phải ra đi. Tôi tự nhủ là đến lúc này các trung uý cũng sẽ phải làm như vậy.

Xung quanh hạm đội Mỹ, chong chóng của các máy bay trực thăng quay tít. Ngay cả khi người ta ra lệnh là phải chờ đợi để các máy bay trực thăng tuần tự hạ cánh, nhưng các phi công miền Nam VN vẫn cứ hạ cánh bừa phứa không kể nguy hiểm là gì. Họ trút những người chạy trốn gồm binh lính và dân thường, đàn bà, người già, trẻ em, thúng mủng chất đầy hoa quả và cả vũ khí xuống tàu. Viên thuyền trưởng chính mắt trông thấy những người trên máy bay bước xuống với những con gà gió buộc chặt 2 chân. 2 máy bay trực thăng đã đâm mạnh vào con tàu Blue Ridge. Chiếc thứ 3, hạ cánh hụt, đã “chúi đầu” xuống con tàu.
Theo những người lập kế hoạch, số lượng người Mỹ chạy trốn to lớn sẽ được di chuyển từ sân bay. Nhưng dần dần tướng Carer hiểu rằng phải “bốc đi” khỏi đại sứ quán giữa 1000 đến 2000 người. Trước đây người ta tin là chỉ có 200 người thì chỉ cần 3 hay 4 trực thăng nhẹ của không lực Air America cũng đủ đảm bảo cho chiến dịch này. Nhưng đến nay họ đã phải dùng đến trực thăng hạng nặng CH-53 để hạ cánh xuống sứ quán cũng như xuống sân bay.
13 giờ 12 phút, tướng Trưởng rút về Sài Gòn sau khi Đà Nẵng thất thủ, đã dùng trực thăng bay ra tàu Midway. Còn vợ đại sứ Martin đã hạ cánh sau đó 1 lúc xuống tàu Denver.
15 giờ, lính thủy ở sân bay bảo vệ 3 bãi hạ cánh cho trực thăng đã được dọn quang trên bãi chơi bóng chày, sân quần vợt và 1 vườn hoa. Có khoảng 3000 người chạy trốn. Những người lính thủy theo đúng phương pháp chia họ ra thành từng nhóm 50-70 người. Chiếc máy bay trực thăng đầu tiên cất cánh chở các hành khách. Cánh quạt của trực thăng vận hành tốt. Những tin tức đến từ sứ quán Mỹ là đáng lo ngại. Để đảm bảo công việc bảo vệ di tản này chỉ có 1 toán 44 người lính thủy, vì vậy tướng Carey quyết định rút ngay 130 người trong số 840 người lính thủy bảo vệ sân bay, tăng cường cho nhóm 44 người.
Thiếu tá thuyền trưởng William Melton, 38 tuổi có 5 con, khắc chàm con bươm bướm với đầu của thầ chết trên cánh tay, là người California, làm thủy thủ từ năm 20 tuổi, đã đứng ra khỏi hàng, là người có mặt đầu tiên trong số lính thủy đã đổ bộ vào Đà Nẵng 10 năm trước đây. Ông cho rằng, những nhà chính trị phải chịu trách nhiệm về “tất cả những chuyện thối tha này”. Người của Melton đang ở trên con tàu gần con tàu độc lập của tướng Homer Smith. Thi thoảng người ta lại nghe thấy tiếng súng và đạn súng cối nổ tung. Mệnh lệnh ra nghiêm khắc: Không được nổ súng bắn trả, trừ trường hợp thật hế sức cần thiết. Melton nhìn những người dân và binh lính miền Nam VN xoay quanh đường kính mà lính của ông đang trấn giữ. Melton nghĩ rằng: “Chúng tôi đến đây chỉ để đóng cửa, tắt đèn và trở về nhà mình, thế là xong. – Ai ngờ!”
Martin có vài người lính thủy bao quanh đã trở về nhà ở lấy các hồ sơ cất trong tủ. Những người lính thủy ném quả lự đạn hỗn hợp nhiệt nhôm để đốt hết các hồ sơ ấy. Sau đó Martin về đại sứ quán.
15 giờ 30, để đưa những người Mỹ và VN còn tụ tập xung quanh sứ quán đi di tản, Martin đưa ra 1 nguyên tắc đơn giản: Ai đến trước, đi trước.
Tướng Carey thấy rằng những biện pháp di tản và bảo vệ sứ quán chưa đủ. 6ng đã cho sửa soạn bãi đáp của máy bay trực thăng ngay trên nóc sứ quán, 1 bãi hạ cánh khác là ở vườn hoa đã được dọn quang. – Nếu đám đông có đổ xô đến thì việc di tản vẫn đáp ứng được. Nhưng những báo cáo quân sự thường nói lịch sự là: “tham số đã được thay đổi”. các máy bay trực thăng vẫn tiếp tục làm con thoi, bay trong đêm. Đây là những ngày thật khó khăn cho phi công. Bộ máy quân sự khủng khiếp của Mỹ đã lơ là 1 điểm: Ở mỗi máy bay được dùng, người ta chỉ có 1 người phi công mà không ai nghĩ đến phải có 3 đến 8 người phụ sức. Các phi công và những người phụ trách súng máy trên các trực thăng đã phải làm việc liên tục, không được nghỉ.
Trong những ngôi nhà của sứ quán, những người chạy trốn, những nhà ngoại giao, các phóng viên báo chí nhốn nháo. Vài người đã đập vỡ những hòm đựng rượu Scoth và rượu Cognac, người khác vơ vét số thức ăn đựng trong tủ lạnh và các thứ thuốc. Ở khắp các gian gác, chuông điện thoại luôn reo vang. Nhiều tiếng xì xào lan truyền. Những đoàn xe ô tô buýt đã bị tấn công ở ngay trong thành phố. Đến lúc 16 giờ trong sứ quán đã có từ 5.000 đến 10.000 người VN. Họ phá vỡ cả hàng rào sắt, chen nhau vào sâu trong sân tới 30 mét cùng với những túi, valy các gói buộc hàng lỏng lẻo. Lính thủy Mỹ cố đẩy những người chạy trốn đang định leo qua hàng rào bên ngoài sứ quán. Trong số những người bị lính thủy đánh đuổi, người ta thấy có cả người Nhật Bản, người Hàn Quốc. Nếu là người da trắng thì lính thủy để mặc cho họ leo qua hàng rào. Những người cảnh sát VN của Sở cảnh sát đóng gần ở đấy cũng vượt qua hàng rào. Từ nhiều ngày trưiớc người ta đã thỏa thuận mà cả với họ là nếu họ chịu tham gia cùng lính thủy giữ gìn trật tự thì họ cũng sẽ được di tản. Người Mỹ có mặt lúc đó hiểu rằng nếu họ cũng ra đi thì sự thể sẽ xảy ra như thế nào? Dưới sức mạnh của cánh quạt trực thăng đang quay tít, vẫn có người chui được vào trong sứ quán. Thường thì, cha mẹ hay vợ của họ vẫn còn phải ở lại bên ngoài sứ quán. Người này người nọ gọi nhau, kêu khóc, van lạy lính thủy và các viên chức Mỹ cho họ vào.
16 giờ 30, những người có trách nhiệm của cơ quan CIA cho biết có 250 người VN là nhân viên của CIA đã bị bỏ rơi tại Trung tâm khoa logic ở xa đây, và còn có 100 người ở khách sạn Duc. 70 người phiên dịch không đến được sứ quán. Có vài trực thăng của hãng Air América không cất cánh được vì bộ pin của may bay đã bị lấy cắp. Người ta không còn tìm đâu ra xe buýt để sử dụng. Những người làm việc cho CIA, những người phiên dịch và gia đình họ không còn có phương tiện nào và cả thời gian để được ra cảng.
Đến 17 giờ 15 phút, đêm bắt đầu xuống, tướng Homer Smith ở sân bay và tướng Carey ở bản doanh của lính thủy đã làm hết sức mình. Nhưng ở Tân Sơn Nhất vẫn còn độ 1.300 người chờ được di tản. Người ta cần phải có 2 hay 3 giờ nữa mới “bố” đi được hết những người này, kể cả số lính thủy đang làm nhiệm vụ bảo vệ. Trong 1 giờ, 1 đồng USD đã từ 6000 đồng VN tăng lên thành 7000 đồng VN. Ở đại sứ quán mọi việc đều mờ mịt. Đô đốc hạm đội đề nghị cho biết con số ngưới chính xác. Martin chỉ còn biết trả lời: “Có độ 1500 đến 2000 người”.
Tướng Times gọi điện thoại cho Minh hỏi CS có đồng ý không bắn vào dinh tổng thống vào lúc 18 giờ không? Không có ai trả lời.
Xung quanh những ngôi nhà của tướng Homer Smith, trên sân bay, nhiều lính miền Nam VN đã thâm nhập vào chu vi do lính thủy canh gác, làm cảnh trở việc di tản. Họ đã bị lính thủy Mỹ đẩy lùi ra ngoài.
Cùng lúc này, trước sứ quán Mỹ đã nổi lên những đám cháy. Người ta tưởng là đạn đại bác đã bắn vào trong đường phố. Thực ra là 1 người VN đã vứt que diêm đang cháy vào bầu đựng xăng của chiếc xe Volkswagen làm chiếc xe này nổ tung.

Gần phòng làm việc của tướng Smith trong sân bay, những viên chức Mỹ đang đốt những buộc tioền gồm hàng triệu USD. Làn sóng người chạy trốn tiếp tục dập vào tường của sứ quán ỹ. Những người Mỹ và chính Polgar đã phải giúp đỡ cho vài người chạy trốn vào được sứ quán. Polgar khóc nức nở vì không tìm được người lái xe của mình. Trong ngày hôm ấy, trực thăng của hãng Air América đã bốc đi được hơn 1000 người với khoảng 100 người trốn lên được máy bay. Quân đội Mỹ thấy ngày càng có nhiều người chạy trốn cần phải “bốc” khỏi sứ quán.
Mỗi chuyến bay, các trực thăng phải nhờ có đèn pha của ô tô chiếu sáng và chỉ trở được 60-80 người di tản. Người VN vẫn xếp hàng dài trong sân sứ quán, trên các cầu thang và lên tới tận nóc sân thượng. Máy điều hòa không khí không còn hoạt động được nữa. Cái nóng ngột ngạt. Đó đây thấy mùi khai nước tiểu và khói giấy đốt.
19 giờ 15 phút, tai nạn hay là 1 vụ khủng bố. Trong các ngôi nhà ở sân bay đã tắt hết điện. Tướng Smith quyết định: “Đi thôi!”.
Smith chuẩn bị ra chiếc trực thăng riêng của mình thì thấy xuất hiện toán người chạy trốn cuối cùng. Họ đã trèo vào trong máy bay của Smith làm tướng Smith phải chờ chiếc máy bay trực thăng khác.
Ngoài khơi Cap Saint Jacques, đại uý Cyril Moyer cùng với 52 lính thuỷ chở những người chạy trốn ra tàu Pioneer Commander, là con tàu dân sự chở hàng to lớn nhất. các lính thuỷ bố trí các hố xí và thùng nước ngọt ở khắp nơi trên con tàu. Moyer cho những người lính thuỷ trẻ tuổi của mình biết:
- Các anh giúp đỡ những người chạy trốn không được cảm tình với ai. Các anh phải tôn trọng những người già, hãy giữ khoảng cách với họ, đừng có sa vào cảnh yêu đương tình ái. Các anh là lính thuỷ, những người giỏi nhất.
Lính thủy được huấn luyện bảo vệ cho con tàu Pioneer Commander trong trường hợp những người lính Bắc Việt hay miền Nam định tấn công con tàu. Các khoang hầm tàu đầy ắp các bao gạo, sữa bột, cá ngừ và cá Sardines đóng hộp. Ở cửa tàu chỗ gần cầu thang, 2 lính thuỷ đang khám xét những người chạy trốn trên mạn tàu. Những người lính thuỷ đều có đầu óc và rất kỷ luật. Việc gì phải làm, việc gì không được làm. Cần phải duy trì trật tự trong số những người di tản, họ luôn ý thức được trách nhiệm về vấn đề an ninh. Cần phải tìm được những người di tản biết nói tiếng Anh và cả những người đáng ngờ vực. cần phải tịch thu các loại vũ khí, các chất nổ. Không được để cho người di tản đánh lộn nhau
Những ngườichạy trốn bị lục soát, nhưng lính thuỷ chỉ phát hiện được những khẩu súng ngắn và dao găm. Các hành khách này đến từ những cầu tầu khác. Có 1 số người đến từ bãi biển Cap Sain – Jacques, có người lại từ sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đến – nhiều người khác đã phải đi vòng vèo, từ Đà Nẵng rồi chuyển qua hết tầu này đến tầu khác. Lính thuỷ tìm được trong đám đông 3 bác sỹ, 7 đầu bếp và 1viên tướng tự xưng là tư lệnh hải quân và 1 thượng nghị sỹ. 2 người là viên tướng và thượng nghị sỹ không muốn dính vào 1 trách nhiệm nào, mặc dù Moyer còn phải trông nom hàng ngàn người chạy trốn khác..
Quanh con tầu Pioneer Commander còn có nhiều chiếc thuyền và những con tầu nhỏ lượn quanh. Vài chiếc đã bốc cháy.
Người Mỹ đã đưa được những người cuối cùng ở lãnh sự quán Mỹ tại Cần Thơ. Ông lãnh sự Francis Mc Namara chở người của mình bằng con tầu. Các cơ quan tình báo khẳng định là có những toán quân của Bắc Việt, trang bị đại bác đã bố trí dọc con sông. Mc Namara tập trung người của mình ở các kho bến cảng. Mc Namara đội chiếc mũ cát-két có hàng chữ to: “Thiếu tướng hải quân của câu lạc bộ thuyền buồm ở Cần Thơ”. Khi đến bến cảng, Mc Namara không tìm thấy những phi công mà Mc Namara đang chờ đợi, kể cả những nhân viên của CIA.
Những người này đã được trực thăng của hãng Air América cứu thoát khi họ bị lính của miền Nam VN tấn công.
Trên đường, hạm đội nhỏ của Mỹ đã có những toán lính thuỷ tuần tiễu của miền Nam VN cập vào mạn tầu. Chỉ huy của họ đề nghị với Mc Namara là có thể chở theo những người ở độ tuổi phải động viên vào lính được không? Chắc chắn là được! Mc Namara đã chở theo 298 người VN trong đó có nhiều người là sỹ quan mặc thường phục. Không cần chờ ông lãnh sự trả lời, viên chỉ huy của toán tuần tiễu cười nói ngay:
- Tôi thấy mọi việc đều ổn thỏa, trật tự. Xin các ông cứ tiếp tục đi. Thượng lộ bình an và may mắn.
Đây là lúc cảm động thật sự, bất tử qua những tấm ảnh vì 1 ông già đứng bên cạnh lãnh sự đã nhận ra con trai của ông trong số những nười lính thuỷ tuần tiễu của miền Nam VN. 2 bố con ôm chặt lấy nhau. Người này ra đi, người kia còn ở lại…

21 giờ, trên nóc đại sứ quán Mỹ sáng rực ánh đèn người ta thấy xa xa những viên đạn rạch sáng lên bầu trời đêm, những đám cháy trong làn khói màu da cam. Người ra thấy những tiếng đạbn đại bác nổ ầm vang. Những chiếc trực thăng lớn CH-46 hạ cánh trên nóc tòa đại sứ. những viên phi công đội chiếc mũ to lớn, chắng chịt những dây và các khóa móc, trông giống như người ở Sao Hỏa. Alan Carter không thể đưa di tản các viên chức của cơ quan thông tin Mỹ và cô thư ký Eva Kim của đại sứ Martin trèo lên được trực thăng. Lúc này ở sứ quán còn độ 10 người làm công của CIA đang sửa soạn phá huỷ hết các máy móc truyền tin liên lạc.
Polgar đi đi lại lại, bên hông thắt lưng đeo khẩu súng lục, lẩm bẩm: “Toàn bộ máy móc này mất tới 5 triệu USD!”
Frank Snepp đến gặp tướng Times ở 1 máy bay khác. Họ cùng cất cánh – Khi máy bay lượn trên bầu trời Sài Gòn, Snepp chợt thấy đinh tai nhức óc, choáng váng khi nhận thấy trên đường từ Xuân Lộc về có hàng ngàn đèn pha các loại xe bật sáng chưng.
Đây là đoàn xe Camion và xe tăng của quân Bắc Việt chiến thắng đang tiến về Sài Gòn.
22 giờ, giờ Sài Gòn và 10 giờ, giờ Washington, ở Lầu năm Góc đã đạt tới đỉnh điểm (hết sức bối rối). Còn ở Cap Saint – Jacques mọi việc lại diễn ra khá tốt. Ở Cần Thơ cũng như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger lại nghĩ là mọi việc ở Sài Gòn đã bị phá tan hoang. Trước hết, người ta phải đưa di tản quá nhiều người VN. Cần phải chấm dứt việc này với sự có mặt của người Mỹ để ngừng việc đưa người đi di tản vào lúc nửa đêm, theo giờ Sài Gòn.
Người ta đã đánh điện cho Martin:
“Ông có hiểu là trong đại sứ quán còn độ 400 người. Ông phải đảm bảo cho tất cả những người đó. Tôi nhắc lại là những người Mỹ phải được di tản ngay”
Martin nổi giận trả lời ngay:
“Các ông có thể bảo cho tôi cách làm thế nào để ép buộc những người Mỹ phải bỏ lại những đứa con của họ đã có nửa là người Mỹ?’
Martin báo cho biết là bên cạnh mình còn có 1 linh mục, phụ trách các cơ quan tương trợ của nhà thờ Mỹ. Người linh mục này không muốn ra đi 1 mình mà không có những người VN đã từng giúp ông trong mọi công việc. Martin hỏi lại những người có quan hệ với tổng thống Ford và các giám mục Mỹ xem có thể bỏ lại linh mục này được không?
Ở đại sứ quán Pháp, qua dây nói, Pierre Brochand yêu cầu Minh cho ngừng các cuộc chiến đấu. Tướng Minh trả lời là để ông còn suy nghĩ. Brochand được báo cáo là những thùng dầu ma dút dự trữ còn để ở chỗ tường chung giữa 2 tòa đại sứ Mỹ và Pháp, dùng cho máy phát điện đã không thể lấy ra được. Brochand kêu gọi những thanh niên “ngớ ngẩn” (nhà quê), cái khối bòng bong của họ với đàn vịt, đàn gà… Brochand đã vận động được độ 10 thanh niên chuyển các thùng phuy đựng dầu ra giữa vườn, lấy tấm vải bạt nhúng nước phủ lên trên.
Vào lúc 23 giờ 6 phút, Nhà Trắng lại báo cho Martin biết phải chăm lo cho 150 người làm việc cho hãng IBM đang sống đó đây ở Sài Gòn cùng với gia đình của họ.
Martin nói:
“Họ phải tự giải quyết lấy thôi”.
Lúc 23 giờ 30 phút, ở sân bay, các lính thuỷ đã phá huỷ các ngôi nhà, những dụng cụ, thiết bị về liên lạc, gồm 200 máy, 60 máy điện toán, một kho chứa các dữ liệu, một vị sửa chữa các vệ tinh, máy điện toán lớn nhất của quân đội miền Nam VN mà vô tình lại được đặt trong những ngôi nhà thuộc về quân đội Mỹ. Người ta xóa rất nhiều tài liệu trong máy điện toán này. Điều đó diễn ra thuận lợi. Sỹ quan phụ trách nhiệm vụ này đã cài các chất nổ vào máy từ 6 hôm trước. Người này đã kiểm tra lần cuối công việc, đặt các khối thuốc nổ theo giờ chậm phát nổ. Sau đó các lính tuỷ vội vàng chạy đến chỗ sân chơi quần vợt nơi có những chiếc trực thăng cuối cùng đang chờ đón họ.
23 giờ 45 phút, Martin điện về Nhà Trắng:
“Kể từ bức điện cuối cùng vừa qua, đã có 19, tôi nhắc lại, 19 trực thăng nhẹ đã đến và đã đi… Tôi cần tương đương có 30 chuyến bay của loại CH-53 nữa. Tôi vẫn còn đang cần thiết. Ông có thể thông tin cho tôi biết được không?...”
15 phút trôi qua:
“… Chưa có gì xảy ra trong 20 phút vừa qua… Hình như tôi có thể để lại một số người ra đi vào ngày 30-4, và một bộ phận rất nhỏ vào ngày 1-5, nhưng tôi chưa tin chắc việc ra đi của số người này vào ngày hôm đó…”
Martin cho Kissinger biết là nếu tình hình xấu diễn ra quá nhanh thì Martin sẽ phải trèo qua tường sang sứ quán Pháp xin Mérillon cho trú ẩn.
Những người lính thuỷ cuối cùng đã rời khỏi sân bay vào sau giữa đêm. Vì họ đã phá huỷ các phương tiện máy móc liên lạc nên lúc này họ phải nhờ sứ quán với các phương tiện truyền tin của họ để liên lạc ra hạm đội.

Đại tá Hòa ra lệnh chấm dứt các buổi phát tin trên Đài truyền hình VN vào lúc nửa đêm. Các lính dù gác xung quanh Đài truyền hình cũng đã rút đi hết. ông thủ tướng chính phủ bảo giám đốc đài vô tuyến truyền hình:
- Ngày mai tổng thống Minh sẽ đầu hàng. Chúng ta không muốn có mặt lính dù ở trong thành phố.
Bản doanh của quân đội bắc Việt đã ra lệnh cho các khẩu pháo của họ ngừng bắn. Tướng Dũng viết:
“Nửa đêm 29-4, toàn bộ lực lượng của chúng tôi đã sẵn sàng tiến vào Sài Gòn…”.

Ngày 30-4
Mọi người ở Lầu Năm Góc vẫn không yên tâm. Hiện còn bao nhiêu người cần phải di tản vẫn còn lại trong sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.
2 giờ 30 phút, giờ Sài Gòn, ông đại sứ cho biết ở sứ quán hiện còn 726 người Mỹ, 500 người VN, 53 công dân Mỹ và 173 lính thuỷ. Các nhà quân sự đã tính toán cần phải có 9 chuyến trực thăng CH-53 để đưa hết mọi người ra khỏi sứ quán. Ít phút sau Martin gọi điện thoại về Nhà Trắng sửa lại con số:
- Số người VN tăng lên gấp đôi so với lời báo trước.
Như vậy thực tế có 1.100 người VN đang chờ đợi di tản, 1 linh mục Đức và khoảng 12 nhà ngoại giao của Hàn Quốc…
Những người chịu trách nhiệm ở Washington thấy bực tức:
- Martin đã cho mọi người di tản quá chậm và bây giờ ông ấy cũng chưa muốn kết thúc. Người ta đã nói dối với chúng ta việc ở sân bay. Lúc đầu họ nói chỉ có 500 người chạy trốn, rồi tăng lên 1.000, rồi lại 2.000 người…
Những cân nhắc về chính trị lại được nghĩ tới, ở Washington người ta thấy cần phải đưa tất cả những người Mỹ di tản ngay lập tức.
2 giờ, giờ Sài Gòn, ông bộ trưởng Bộ ngoại giao Kissinger lại tiến hành hội nghị vào lúc 16 giờ.
Cuối cùng, vào lúc 3 giờ 15 phút, giờ Sài gòn chiếc trực thăng CH-46 đã hạ cánh xuống nóc tòa sứ quán.
Viên phi công đưa ra 1 thông báo:
“Dựa trên báo cáo với con số tổng cộng là 726 người được di tản, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương được phép cử ngay 9 máy bay trực thăng, không được quá con số này”.
Những từ “không được quá” đã được nhấn mạnh tới 2 lần.
“Tổng thống chờ đợi ông đại sứ Martin sẽ đi chuyến trực thăng cuối cùng… Thân ái!”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mong chuyến trực thăng cuối cùngsẽ cất cánh vào lúc 3 giờ 45 phút. Martin được yêu cầu phải biểu thị hết trách nhiệm đối với bức điện của tổng thống Hoa Kỳ. Polgar báo trước là ông ta sẽ ngừng tất cả mọi giao dịch vào lúc 3 giờ 20 phút. Lạ lùng là cũng đúng vào giờ ấy, ông chủ của CIA (Polgar) lại lao vào việc xem xét kỹ lại các vấn đề chính. Sau đó Polgar đã gửi điện về Washington:
“Kinh nghiệm này chỉ duy nhất có trong lịch sử Hoa Kỳ, và điều đó chứng tỏ là Hoa Kỳ không còn là 1 sức mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, sự thực về thất bại này và những điều kiện mà trong đó Hoa Kỳ đã gợi lên được sự thử thách mới về đường lối chính trị…”.
Để nắm đúng thời hạn ngừng phát tin, trong bức điện ấy Polgar cũng nói thêm về sự hà tiện của Quốc hội:
“… Những ai không rút ra được về những bài học của lịch sử thì chắc chắn lại phải mắc vào chuyện sai lầm ấy. Chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ không còn mắc phải 1 kinh nghiệm khác như ở Việt nam mà chúng ta đã học được bài học của chúng ta…”
Vào lúc 3 giờ 30 phút máy bay dùng để chỉ huy là chiếc C-130 bay lượn vòng quanh Sài Gòn và đã gửi bức mật mã… Từ bây giờ người ta sẽ chỉ đưa người Mỹ đi di tản nữa mà thôi. Ông đại sứ Matrtin sẽ lên chiếc máy bay đầu tiên sử dụng cho ông.
Kissinger cũng gọi điện thoại cho Martin:
“Ông và các anh hùng của ông bắt buộc phải về nhà ngay”.
3 giờ 45 phút, Martin đưa mắt nhìn đám đông người tụ tập trong sân sứ quán, nói:
“Từ lúc này, máy bay trực thăng hạ cánh trên nóc đại sứ quán chỉ dành cho người Mỹ”.
Sau đó Martin tuyên bố:
“Tất cả người VN đang ở trong ngôi nhà của sứ quán đều phải ra sân. Họ sẽ được trực thăng CH-53 chở đi”.
Nhà Trắng nhận được bức điện của Martin:
“Chúng tôi đề nghị được chấm hết nhiệm vụ vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 30-4 giờ địa phương, cần thiết phải phá huỷ các máy móc giao dịch liên lạc. Đây là bức điện cuối cùng của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn”.
Vào lúc 4 giờ 42, chiếc trực thăng CH-46 mang tên “Lady Ace 09”, có ghi ở 2 bên sườn mày bay, đã hạ cánh xuống nóc tòa đại sứ. Viên phi công đưa trình 1 mệnh lệnh của tổng thống:
“Ông đại sứ phải lên ngay chiếc Lady Ace 09”
Martin cùng với người tuỳ viên thông tấn, Polgar và đại tá Jacobson, lên máy bay. Nếu ông đại sứ từ chối không chịu ra đi vào lúc đó thì lại đã có 1 mệnh lệnh khác là đô đốc hải quân hạm đội Thái Bình Dương ký là:
“Phải bắt ngay Martin đưa lên máy bay”.
sứ quán còn nhiều người Mỹ như Wolgang Lehman. Viên chỉ huy đơn vị lính thuỷ cũng đã nhận được lệnh phải rút, nên đã yêu cầu các lính thuỷ lên hết cả trên nóc sứ quán.

Đằng sau những bức tường của sứ quán, những người VN chen đẩy nhau, dẫm đạp lên nhau gào lên:
- Yêu cầu mang đưa con của tôi đi
- Tôi có vàng, có đôla…
- Vợ và con tôi đã ra đi rồi… Hãy cho tôi đi…
Họ van nài, khóc lóc… Đối với vài người Mỹ thấy tình trạng đôi ngả này thật là tàn bạo, cay đắng. Nếu người ta đã để cho những người này vào trong sứ quán thì những người đã ở trong đó nhất định không chịu rời bỏ. Các lính thuỷ phải dùng roi da để trấn áp và phải khó khăn lắm mới giữ được chu vi cách xa bức tường rào một quãng. Nhiều người VN liều lĩnh đã leo qua hàng rào. Vài người lại dùng xe tải cho lao vào cổng. Lúc này trong sân sứ quán còn độ 400-500 người, phần lớn là người VN và là những người làm công cho sứ quán, như các nhân viên phòng cháy, chữa cháy. Những người chạy trốn này được tổ chức thành 6 toán. Họ hiểu rằng người Mỹ đã bỏ rơi họ. các lính thuỷ rút hết lên cầu thang của sứ quán.
Khi đã xuống đến con tàu Okinawa, 1 đại tá Mỹ yêu cầu xin cử 6 trực thăng để đưa hết những người VN còn ở lại trong sân này. Những nhà ngoại giao khi đã đến được những con thoi của hạm đội Thái Bình Dương, lại “đã quên” nói là còn 420 người chạy trốn đang tụ tập ở sân sứ quán, trước khi còn nhiều người VN khác tràn đầy cả vào sân sứ quán.
5 giờ 30 phút, 200 người Mỹ, trong đó có 170 lính thuỷ còn chờ ở sứ quán. Nhiều giờ trôi qua. Người lính thuỷ cuối cùng trèo lên cầu thang. Họ đã đóng chặt cửa còn chốt thêm các thanh sắt ở phía sau họ. trong các khoảng trống của cầu thang và trong thang máy, họ vứt tất cả những đồ đạc, bàn, tủ, tất cả những gì rơi vào tay họ để lập hàng rào chặn những người chạy trốn đang đuổi theo bám sát họ. các lính thuỷ phải mất hàng giờ mới vượt qua được tầng gác cuối cùng. Họ thả xuiống những quả lựu đạn cay làm chảy nước mắt. Có 1 người trong số họ ném theo quả lựu đạn tấn công. Những người VN không thể trèo cầu thang được.
Xung quanh sứ quán có những người lính của miến Nam VN, mang súng, đi lang thang. Trên nóc sứ quán, người ta phải đặt khẩu liên thanh để canh chừng xung quanh.
5 giờ 47 phút, chiếc trực thăng Lady Ace 09, Martin kiệt sức, nhưng cảm thấy nhẹ người, cho rằng mình đã tránh được 1 thảm kịch và đã qua mắt được Bắc Việt. Tất cả người Mỹ đã được ra đi. Các lính thuỷ đã bị bắt phải chiến đấu. Martin có thể ở yên vị trí của mình lâu hơn, nhưng khi đã 45 tuổi, Martin cần phải tỏ ra có kỷ luật.
Súng cối đã nổ gần sứ quán Mỹ. Lúc bình minh không có sương mù. Chuến trực thăng cuối cùng đã đến. cánh quạt của nó hút phải làn khói của lựu đạn cay làm cho các lính thuỷ ngạt hơi mở mắt không được. các lính thuỷ chập choàng trèo lên máy bay. Người lính Juan Valder đẩy những người khác lên trước. Viên đội trưởng có cảm giác là những người lính của mình ai củng muốn lên máy bay để sau đó họ có thể tự hào nói là: “Tôi là người cuối cùng rút khỏi Sài Gòn… ”
7 giờ 53 phút, chiếc trực thăng cuối cùng bay lên, có những máy bay tiêm kích Cobra hộ tống. đây là lần đầu tiên, kể từ 10 năm nay, không còn bóng 1 người lính Mỹ trên đất VN.
Khi đáp xuống con tàu chỉ huy Blue Ridge, martin vội vào nagy buồng thông tin, nơi Polgar đang nói chuyện với các nhà báo, tuyên bố ngay:
- Nếu chúng ta giữ đúng mọi lời cam kết như 1 quốc gia xứng đáng với tên của nó (Hoa Kỳ) thì tất cả mọi việc sẽ không diễn ra như thế này.
Câu ngắn gọn này của Martin đã được các hãng thông tấn đưa lên truyền hình. Ông đại sứ nhận được ngay điện của Kissinger gợi ý là nên kiên quyết giữ vững ý nghĩ này với tổng thống Hoa Kỳ.
Martin ăn vội chút điểm tâm. Khi ông ngẫm nghĩ lại toàn bộ sự việc vừa qua, đã nói:
“Tôi thấy việc diễn ra như vậy không phải là danh dự của nước Mỹ”.
Trong 3 ngày 28, 29, 30 tháng Tư, 8 tàu đã chở 29.783 người chạy trốn, phần lớn là từ Cap Saint – Jacques. Con tàu Pioneer Commander đã tiếp nhận 4.669 người ở cửa sông sài Gòn.
Kết quả việc di tản bằng đường biển là tốt. các phi công của lực lượng không quân của hải quân đã phải bay trung bình mỗi ngày 13 giờ, họ gắng sức để có 689 chuyến bay, trong đó có 160 chuyến bay đêm và chỉ tính riêng cho các máy bay trực thăng chở người di tản, không kể đến những chuyến bay của các máy bay tiêm kích hộ tống. Có 2 nngười lính thuỷ bị chết trên sân bay. 1 chiếc CH-46 định đỗ xuống con tàu Hancock, đã rơi xuống biển và bị lật nhào, nhưng không chở người di tản. Viên phi công và phụ lái chết đuối. Người ta chỉ cứu được 2 người phụ trách súng máy. Như vậy tổng cộng có 4 người Mỹ bị chết.
Những chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, gần trụ sở của tuỳ viên quân sự, các lính thuỷ đã “bốc đi” được 5.600 người di tản. ở trong sân và nóc tòa đại sứ đã đưa được 2206 người chạy trốn, trong đó có 1373 công dân Mỹ.
Kể cả các tàu biển, máy bay và trực thăng, người ta đã đưa đi được toàn bộ là 130.000 người VN. Nhưng chắc con số này con hơn do các chuyến bay lậu.

6- ĐẬP ĐÁ VÁ TRỜI

Đại tá Lê Vinh Hòa không muốn rời bỏ Sài Gòn. Vào lúc 6 giờ 30-4, Hòa vẫn ở nguyên vị trí của vai trò Giám đốc Đài truyền hình, Hòa muốn đi ra ngoài nhưng bị cảnh sát ngăn lại.
- Ông bị giữ ở đây.
- Ai ra lệnh.
- Theo lệnh của tổng thống Minh.

Ra đi tức là đào ngũ. Tổng thống đã cấm tất cả các sỹ quan không được rời bỏ Sài Gòn.
Ở căn cứ tại tân Sơn Nhất, binh lính chăm chú nghe đài – Transifars. Trung sỹ Thương cùng các bạn bè chờ đợi tin tức của chính phủ mới.
Các cố vấn của Minh tụ tập trong các văn phòng của thủ tướng đang bàn tán. Có nên giữ thế kiên quyết? Nhưng dựa vào ai bây giờ? Theo tin tức quân sự, cuối cùng thì những sư đoàn ở tiền duyên đã bị đánh tả tơi. Vài người cố vấn ngả về việc đầu hàng. Tổng thống Minh còn đang lưỡng lự. Những nhà ngoại giao Pháp thừa nhận là không hiểu ý đồ của CS muốn gì. Bất ngờ tường Francois Vanuxem xuất hiện trong bộ âu phục dân sự từ đầu đến chân, trông như kẻ quá khích của Algeria – Pháp, và như 1 thác sỹ triết học. Ông đã đưa ra quá nhiều kế hoạch, nên lúc này lại đề nghị thêm 1 kế hoạch khác: Người ta phải yêu cầu Trung Hoa mở cuộc xâm chiếm vào phía Bắc Việt nam, lúc đó Paris sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải. Người ta có thể để cho 1 Đông Dương trung lập hóa.
Minh đã soạn 1 văn bản, sau đó được ghi lại. vào lúc 10 giờ 24, đài vô tuyến đã phát đi bài này:
“Đường lối chính trị của chúng ta là hòa hợp. Tôi quả quyết tin rằng việc hòa hợp của người VN sẽ tránh được những cuộc đổ máu vô ích… Tôi yêu cầu các binh sỹ của VNCH hãy ngừng ngay những hành động thù địch và bình tĩnh tĩnh ở yên tại chỗ… Chúng tôi đang chờ ở đây để cùng nhau bàn về buổi lễ chuyển giao quyền lực và tránh đổ máu vô ích cho nhân dân”
Trong lời tuyên bố này, Minh đã tỏ ra rõ ràng là không tham quyền cố vị, không có 1 hình thức bề ngoài nào về quyền hành. Ông sẽ “chuyển giao” lại quyền hành ấy.
Ông thủ tướng cũng có 1 lời tuyên bố ngắn gọn:
“Trong ý nghĩa hòa hợp và hòa giải, tôi kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân sẽ vui sướng chào mừng ngày hòa bình hôm nay của dân tộc VN. Tôi kêu gọi tất cả các viên chức của chính phủ: hãy quay về nơi làm việc và hoạt động bình thường trở lại”.
Ở sân bay, trung sỹ Thương đã khóc.
Kỹ sư Vân muốn thấy sự khoan hồng của những người chiến thắng nên đã trở lại văn phòng làm việc của mình. Phần lớn các đồng nghiệp của kỹ sư Vân tuy đã đáp ứng lời kêu gọi của ông thủ tướng, nhưng họ vẫn sợ.
Xúm quanh nhà sư Thiện Huệ, phần lớn là những người chạy trốn vào nhà chùa, đã nói:
- Thế là xong. Chúng ta trở về nhà thôi.
Bộ chỉ huy Bắc Việt nghe trên đài vô tuyến lời tuyên bố của tướng Minh, tướng Dũng nói:
“Không có vấn đề tước đoạt chiến thắng này bằng mánh khóe lừa bịp khôn khéo”.
Bộ Chíonh trị đã chỉ thị cho tướng Dũng:

“Tiếp tục tấn công vào Sài Gòn theo đúng kế hoạch đã ấn định từ trước. Cấp tốc và tăng cường đến tối đa việc tiến quân lên phía trước. Giải phóng toàn bộ thành phố. Bắt kẻ địch phải hạ vũ khí. Đập tan tận gố những ý định muốn chống cự”.
Ơ khắp nơi trong Sài Gòn và nhất là ở những công sở và biệt thự của Mỹ đã bỏ lại, người ta đã cướp phá sạch sành sanh. Những đàn ông, đàn bà, trẻ con mang vác những chiếc đèn, chiếc radio, máy chữ, bàn ghế, đi văng, đệm, thậm chí cả đến những chiếc vòi máy nước. Trong sứ quán Mỹ, người ta tháo gỡ các máy điều hòa không khí, khiêng đi cả tủ lạnh. Có vài người còn muốn phá các két sắt. Từ 30 năm nay, người VN kiên nhẫn và khéo léo đã thu hồi, hàn gắn và sử chữa lại các vật dụng ấy để dùng. Họ tiếp tục củng cố lại cuộc sống. Những chủ đồn điền cũ đã ra đi, nhưng những người thay thế thì chưa có.
Ở dinh tổng thống liên tục có chuông điện thoại reo vang. Nguyễn Văn hảo, cụu Bộ trưởng Bộ Kinh tế nói với giọng to lớn:
- Dù có việc gì xảy ra cũng phải ở yên tại chỗ… Người Bắc Việt hiểu họ muốn gì. Họ đấu tranh từ 30 năm nay, họ xứng đáng lãnh đão đất nước VN… với 1 đất nước thống nhất và độc lập, tương lai sẽ được đảm bảo. Miền nam giàu có về nông nghiệp và dầu khí. Miền Nam có thể trợ giúp cho miền Bắc.
Ông bộ trưởng Bộ Thông tin mới tuyên bố:
- Chúng ta không có 1 phức tạp gì về sự đầu hàng… Không nên nói đến lực lượng thứ 3 nữa. Nó không có tư thế chính trị trong sạch. Nó chỉ đại diện cho 1 dân tộc muốn có đất nước thống nhất thống nhất và không đối địch.
Đại uý Phạm Thìn làm việc ở Tổng nha cảnh sát, những cấp chỉ huy của Thìn như tướng Bình Tư lệnh trưởng quốc gia và giám đốc cơ quan phản gián, cùng với 3 viên tướng khác, 4 đại tá cùng nhiều sỹ quan đã ra đi. Thìn còn ở lại với nhiệm vụ “duy trì trật tự và danh dự…”. Thìn đã đưa vợ và các con sang Pháp 2 ngày trước đây. Thìn đã từng làm việc khá lâu cho văn phòng hãng Air France nên người ta đồng ý giảm bớt 50% tiền vé máy bay. Thìn yêu cầu huỷ bỏ hết các hồ sơ tài liệu. Nhưng không ai tuân theo Thìn làm việc này. Thìn quyết định trốn vào nhà Thương Grall vì cho rằng mình sẽ được che chở bởi lá cờ của nước Pháp trồng trên đỉnh nóc nhà. Đại uý Thìn luôn nghĩ đến còn nhiều hồ sơ vẫn nguyên vẹn tại ban tham mưu, kể từ những tờ giấy đã ố vàng và đầy bụi bặm cho đến những bản báo cáo thứ 2 của CIA mới gần đây nhất. Thìn không thích những người CS nhưng phải công nhận những người CS rất thân tình. Họ nói đến chuyện hòa giải và hòa hợp… Chế độ nào cũng cần phải có cảnh sát. Thìn nghĩ vậy. Có thể họ sẽ hạ bớt cấp bậc của mình, nhưng sau này Thìn sẽ lấy lại được các lon cấp bậc ấy.

Những toán quân lính miền Nam VN đi lang thang trong thành phố. Nhiều người đã vứt bỏ súng và quân phục. Có vài người còn vứt bỏ cả áo vét, quần bằng vải gai thô, ủng đi rừng, mũ và bao đựng đạn. lại thêm có những lời đồn đại trái ngược nhau. Có người Sài Gòn đoán rằng CS sẽ “trừng phạt” thành phố bằng cách ném bom tàn sát mọi người. Có nhiều người tin chắc như vậy. Có người lại khẳng định xe tăng của CS sẽ không tiến vào thành phố. Sài Gòn sẽ trở thành nơi yên ổn, như kiểu Hồng Kông vì Hà Nội cần có 1 cửa sổ mở ra phương Tây.
Ở quảng trường Lam Sơn, dưới chân tượng đài 1 người lính VN, có 1 xác chết nằm ở đó. Sau khi lời tuyên bố đầu hàng của của Minh được loan trên đài, 1 trung tá cảnh sát đã đến đây, đứng nghiêm chào tượng đài một lúc, sau đó rút súng tự bắn vào đầu để tự tử.
Ngày 30-4 ấy có nhiều sỹ quan tự tử, trong đó có tướng Phú, cựu tư lệnh Quân đoàn 2. Cũng như mọi khi trước đây, những ông quan đã thất bại trong 1 nhiệm vụ quan trọng đều phải tự tử.
Người ta báo động là các đơn vị của Bắc Việt đã tiến vào ngoại ô Sài Gòn. Những đơn vị của Quân đoàn 3 Bắc Việt đã đến gần sân bay. Tướng Dũng tung 150.000 quân vào chiếm Sài Gòn
Ở sân bay, trung sỹ Thương và độ 20 người lính đã nhận được lệnh của tư lệnh Lê Xuân Huyên:
- Xong rồi! Các anh hãy hạ vũ khí và trở về nhà. Không có người nào ra đi.
Ở dinh tổng thống, Minh mệt mỏi, những nét nhăn trên má, nói với các nhà báo:
- Tôi đang chờ những người anh em của chúng tôi ở “phía bên kia”.
Minh tâm sự với Jean – Luis Arnaul, giám đốc hãng AFP.
- Cần phải có người nào làm việc đó.
Khi quân đội Bắc Việt xuất hiện, những nhân viên do CIA bỏ quên lại tại khách sạn Duc đã bắn vài phát súng lục và tiểu liên. Lập tức những trọng liên và rốckét đã buộc họ phải im lặng. Đằng sau nhà thờ, 1 đội lính dù định ngăn cản các xe tăng. Tất cả những người này đều bị bắn chết hoặc bị bắt làm tù binh.
Người Sài Gòn ngắm nhìn những người chiến thắng thấy khuây khỏa, nhẹ mìnmh, vừa lo sợ, vừa ngạc nhiên. Có nhiều bộ đội rất trẻ và có kỷ luật. Các sỹ quan thì hình như đã hơn 40 tuổi.
11 giờ 45 phút trung sỹ miền Nam VN Thương nghe những bộ đội Bắc Việt, hỏi to bằng giọng Bắc:
- Ai chỉ huy ở đây?
Tư lệnh Huyên bước lên trước nói:
- Tôi!
Những bộ đội Bắc Việt ra lệnh cho tất cả binh sĩ miền Nam VN cởi bỏ quân phục. Binh lính vâng lệnh, đứng nghiêm trên mình chỉ còn mặc chiếc quần đùi, chờ đợi. Những người lính Bắc Việt nói với họ, trừ người chỉ huy:
- Các anh về nhà đi.
Trung sỹ Thương cũng ra đi.
Chàng thanh niên Tiến, người say mê điện ảnh từ Hà Nội vào đi cùng với 6 xe tăng đến trước Bộ Tổng tham mưu quân đội miền nam VN. Các xe tăng dàn hàng ngang, nòng pháo chĩa thẳng vào Bộ Tổng tham mưu. Tiến rất vui vì chiến tranh đã hết, anh sẽ được gặp lại gia đình và người em trai.
Xe tăng 879 do Bùi Đức mai lái đã đi vào đại lộ Thốngf Nhất, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Không có người nào chống cự, xe tăng 879 đã húc đổ cánh cổng sắt nặng nề tiến đến trước ngôi nhà lớn. Bùi Quang Thuận chỉ huy đại đội xe tăng, xuống xe tăng, bước lên bậc thềm, xuất hiện trên ban công. Một bộ đội đã leo ra ngoài mặt trước, vứt bỏ lá cờ của miền Nam VN và lá cờ nửa đỏ, nửa xanh của Chính phủ Cách mạng lâm thời đã tung bay trước dinh. Lúc này là 12 giờ 15 phút, giồ Sài Gòn. Các bộ binh tản ra trên các bãi cỏ - xung quanh bộ đội và xe tăng có rất nhiều người dân, nhiều nhất vẫn là trẻ em và các nhà báo. Bộ đội và các sỹ quan trèo lên tầng gác thứ nhất thấy tổng thống Minh và những người thân cận của ông.
Những người Bắc Việt đầu tiên đã cứng cáp ra lệnh:
- Ai có vũ khí hãy vứt xuống đất.
Minh có quyền được 2 cách đối xử. 1 sỹ quan bậc cao nhất, tỏ ra có thiện cảm tiếp nhận sự đầu hàng nói ngay:
- Các ông không có việc gì phải sợ. Giữ người Việt Nam không có ai là người chiến bại. Chỉ có bọn Mỹ là thất bại thôi. Nếu các ông là những người yêu nước thì coi đây là dịp vui mừng. Chiến tranh ở đất nước chúng ta đã chấm dứt.
Minh đã trả lời người sỹ quan Bắc Việt:
- Chúng tôi đang chờ các ông để trao lại quyền hành.
Một trung uý hay thiếu uý tên là Tùng phản đối gay gắt:
- Ông không còn gì để bàn giao lại. Ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện. mời ông đến đài truyền hình để tuyên bố.
Minh cúi đầu bước xuống bậc thềm của dinh tổng thống đi đến đài phát thanh truyền hình. Ở đây Minh đã đọc 1 bản văn do 1 sỹ quan Việt nam soạn thảo:
- Tôi tuyên bố chính phủ sài Gòn hoàn toàn giải tán từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Chính phủ đã đầu hàng vô điều kiện chính phủ cách mạng.
Minh quay trở lại dinh cùng với những người của ông ăn bữa cơm. Một bữa cơm cho tổng thống có cua rán và mì dẹt đã sẵn sàng. Nhưng người ta lại đề nghị ông ăn theo khẩu phần ăn của quân đội có cơm và thịt hộp.

Tướng Dũng ở đại bản doanh vô cùng mừng rỡ. Sau này ông đã viết trong hồi ký:
“Trên bản đồ của chúng tôi, 5 đạo quân như 5 cánh hoa sen đã nở tung. Quân đoàn 1 chiếm Bộ Tổng tham mưu. Quân đoàn 3 chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất. Quân đoàn 4 đóng ở Bộ Quốc phòng. Binh đoàn 232 kiểm soát Tổng nha cảnh sát. Quân đoàn 2 chiếm các khu quanh Dinh Độc Lập, nơi đã chứng kiến những kẻ đã bán rẻ nền độc lập của chúng ta cho bọn Mỹ…”
Tướng Dũng đã tìm hình ảnh cổ tích về hoa sen, loài hoa đứng đầu các loài hoa, mọc từ bùn lầy nước đục., nhưng lại là loài hoa đẹp và trong trắng nhất.
Tướng Dũng nghĩ rằng Sài Gòn và miền Nam cũng như Hà Nội và miền Bắc xứng đáng được hưởng “hòa bình và hạnh phúc”. Đơn giản chỉ vì họ chưa được biết đến hạnh phúc như thế nào mà họ đang tha thiết mong đợi. Người ở Hà nội thì đã biết đến điều này. Trong thành phố rối loạn và đầy những nghi ngờ có nhiều người dân và binh sỹ đã biết chuộc tội. Niềm hạnh phúc chung của mọi người, của tập thể đã át đi những khao khát nhỏ nhen của cá nhân, những con người ích kỷ và tư sản.
Ở Sài Gòn, trên quảng trường rợp bóng cây trước Dinh Độc Lập, lúc này có độ 2000 bộ đội miền Bắc, tươi cười, lễ phép. Khi họ mới đến đã không nhận thấy những biểu lộ vui mừng của đám đông nhân dân có từ trước.
Patrick Hays, giám đốc công ty Michelin đi một lượt vòng quanh Sài Gòn. Thời gian này thật là tuyệt vời. Hays đến nhà thương Grall, ở đây có rất nhiều người dân và nhiều binh sỹ mặc thường phục đi quanh các ngôi nhà. Trong nhà thương có đầy đủ những người chạy trốn. Đàn ông, đàn bà, trẻ con ngồi la liệt trên các bãi cỏ, bên tường các ngôi nhà những tấm tôn che làm mái nhà được dựng lên. Có nhiều người lo xa đã đến đây trú ngụ hàng tuần lễ từ trước.
Patrick hays nghe những điều đầu tiên do đài Giải phóng loan báo: Từ nay Sài Gòn gọi là thành phố Hồ Chí Minh. Theo tiếng Việt Nam, Hồ Chí Minh là “điều sáng suốt”. Phụ nữ phải ăn mặc chỉnh tề, đoan trang, mang quần áo giản dị của nông dân màu đen hay màu nâu.
Đài phát thanh thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố trong đám đông nhân dân nồng nhiệt chào đón những người giải phóng đã có vài cuộc nổi dậy chống đối. Các xe tải đi khắp các phố, qua máy phóng thanh nói to:
- Lực lượng của mặt trận giải phóng dân tộc đã làm chủ thành phố. Yêu cầu mọi người không phải lo sợ gì. Nếu mọi người biết giữ gìn trật tự và kỷ luật sẽ được đối xử tử tế.
Ít lâu, dần dần những người bộ đội trẻ miền Bắc đã nắm tay nhau đi dạo chơi trên đường phố. Ở xa, thi thoảng lại có kho đạn nổ tung. Những cột khói đen bốc lên trời cao.
Cha Jean Mais biết được tin Sài Gòn đã sụp đổ do những người gác cho biết.
- Trường hợp của “anh” là nặng đấy – Anh là tên gián điệp quốc tế. Anh sẽ bị giam giữ lâu dài.
- Nhưng tôi phạm tội gì?
- Anh không biết à?
- Không!
- Thế nào! Anh còn có thể nói là anh không phạm tội mà cách mạng lại bắt anh vào tù!
-Mais phải chờ đợi và hết chuyển từ nơi giam giữ này sang nhà giam giữ khác. ở đây người ta chụp cho Mais cái túi choàng chỉ để hở 2 con mắt, chân phải xíach lại. Một hôm người gác bảo mais về thể lệ:
- Bây giờ anh mang “số 31”. Cấm anh không được nói ra tên của anh và cũng không được nói quá trình cũ của anh. Anh đã phạm vào tội chính trị.
Ở Sài Gòn, đại sứ Pháp Jean – Marie Mérillon đã điện về Quai d’ Orsay:
“Sài gòn đã không còn những cuộc chiến đấu. lẻ tẻ có vài người lính bắn lén, nhưng bị trừng phạt ngay…”
Thường do không nắm được thông tin về việc chính phủ của Minh đã đầu hàng vô điều kiện nên vẫn có vài lính dù và quân biệt động vẫn chưa chịu hạ vũ khí… Ở phía bên kia tường sứ quán Hoa Kỳ vẫn thấy những tràng tiểu liên nổ ròn rã…

Một việc mà ngoại giao Pháp và ông đại sứ không thấy Sài Gòn có cảnh tượng hỗn loạn như Đà Nẵng – Tuy chỉ có trong 48 giờ trước khi quân giải phóng vào thành phố đã xảy ra những chuyện dân hôi của tại các đại sứ quán bỏ trống và những biệt thự của người nước ngoài đã chạy trốn.
Chịu trách nhiệm an toàn cho công dân nước mình, Mérillon đã điện về Pháp:
“Tôi có thể biết được là cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn không phải chịu cảnh đau đớn. Người của chúng ta đều vô sự, không thiệt hại gì…”
Mérillon định gọi dây nói sang sứ quán Mỹ nhưng đường dây đã bị cắt.
Hà Nội, nhân dân cũng như các người lãnh đạo nghe đài báo tin về sự đầu hàng của Minh “lớn”. Người ta đang tổ chức ngày lễ Quốc tế lao động 1-5. Ngày lễ này sẽ cùng tổ chức với ngày lễ mừng chiến thắng. Các viên chức đổ ra đường, niềm vui nổ tung kéo dài cho đến tận tối. Có vài người nước ngoài cũng đã làm lễ mừng sự kiện to lớn này cùng với các công dân Việt Nam. Những chuyên gia và sứ quán Cuba đã dùng ô tô đi diễu qua các phố với dàn nhạc và tiếng hò reo suốt dọc các phố Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Gai và các phố trong khu phố cổ. Tất cả các đại sứ quán và đoàn ngoại giao nước ngoài đều treo cờ 2 nước để chào mừng sự kiện vinh quang này.
Sứ quán Thuỵ Điển vừa mừng lễ ngày sinh của nhà vua nước họ, vừa mừng chiến thắng của người Việt Nam đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ở Lầu Năm Góc, những quân nhân chuyên nghiệp im lặng không nói được lời nào. Nếu có nhà báo nào muốn hỏi, họ đểu đẩy sang gặp người phát ngôn của Bộ Quốc phòng. Đa số những sỹ quan đều đổ trách nhiệm to lớn này cho giới chính trị. Thường thì các nhà chính trị phải chịu trách nhiệm trả lời cho báo chí về sự tan vỡ này.
Tổng thống Ford khẳng định với thông tấn của Nhà Trắng là đợt trực thăng cuối cùng đã đưa những người Mỹ còn sót lại vào những phút còn lại. Sự khẳng định này đã được thông tin ngay cho hội nghị gặp gỡ những người chăn cừu và nuôi gà tây. Những “chó sói đồng cỏ” (Chỉ những người chăn cừu) đặt ra nhiều vấn đề.
Ford phải đưa ra một văn bản vô hại cho báo chí:
“Cuộc di tản đã làm xong. Những người lính thuỷ và ông đại sứ đã làm đầy đủ và rất tốt bổn phận của họ trong những điều kiện khó khăn”.
Henry Kissinger cho đưa cuộc họp báo của mình lện truyền hình. Kissinger nói:
- Cho đến tối chủ nhật (27-4), chúng tôi còn đang nghĩ đến một giải pháp có thể chấp nhận được. Nhưng vào lúc tối chủ nhật ấy, người Bắc Việt bất ngờ thay đổi chủ định của họ. Và thế họ chọn giải pháp quân sự chớp nhoáng… Chúng tôi đã hoàn thành việc di tản cho 55000 người ở miền Nam.
Ông bộ trưởng Ngoại giao muốn chứng tỏ là do “kẻ địch” đã thay đổi vị trí của họ trong lĩng vực ngoại giao.
Trước hết, theo những người CS sẽ không thể có thương lượng nếu Thiệu không ra đi. Sau đó lại đến Hương cũng phải ra đi.. Sau đó lại đến Hương cũng phải ra đi… Sau này thì hình như Minh thì họ có thể chấp nhận được. Cuối cùng Minh cũng bị họ bác bỏ.
“Chi bộ Đảng trong việc tấn công ngoại giao” ở Hà Nội đã làm việc có hiệu quả.
Ngày 30-4, Kissinger đã viết một lá thư gửi cho bà Lioanaes, thư ký của giải Nobel về hòa bình. Ông bộ trưởng Bộ ngoại mong được trả lại giải thưởng, danh hiệu, và tiền thưởng. Hội đồng người Na Uy đã từ chối việc này. Có những sự kiện khác đã thể hiện là “không đánh giá thấp những cố gắng của Kissinger về việc ngừng bắn vào năm 1973…”.
Nhưng với Kissinger thì sự sụp đổ của Sài Gòn đã thể hiện to lớn nhất, nặng nhọc nhất và rõ ràng nhất về sự thất bại trong nghề nghiệp của ông.
Từ tháng 5-1968, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt nam đã có trụ sở là một biệt thự ở Verrières – le – Buisson, gần Paris. Ở đây, bà Nguyễn Thị Bình, được những người du kích trọng vọng đã gây ấn tượng và làm vui lòng các nhà báo quốc tế - Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp các nhà báo. Một nhà báo Pháp nêu vấn đề yêu cầu giải thích về miền Nam VN. Bà Bình đã trả lời:
- Không có chuyện phải thu xếp ở miền Nam VN. Kẻ thù của chúng tôi đã phạm nhiều tội ác đẫm máu. Họ tra tấn, hành hạ, bắt bớ cả gia đình những nạn nhân. Điều cần phải thu xếp trước hết là những người cách mạng. Chúng tôi hiểu rằng dân tộc của chúng tôi sẽ không sa vào chuyện trả thù. Dân tộc chúng tôi là nhân hậu.
Còn về những điểm hoài nghi, bà đã nói thêm:
- Trong suốt 30 năm qua, chúng tôi đã phải hy sinh rất nhiều hơn là việc nhịn nhục trả thù vì đó không có gì đáng để so sánh. Nhất là về cái giá của sự hòa hợp quốc gia. Chúng tôi đã gạch một nét ngang về quá khứ (không tính toán nữa)…
.
Trần Văn Ba cùng với những người bạn thân trong liên hiệp sinh viên Việt Nam ở Paris, đã đến sứ quán của Cộng hòa miền Nam tại đại lộ De Villiers. Ông đại sứ sắp từ bỏ chức vụ của mình. Ba đã nói với ông:
- Tôi tiếp tục chiến đấu cùng với các sinh viên của tôi. Ông hãy giúp chúng tôi.
Ông đại sứ đưa cho Ba tấm sec… (tài khoản này không còn dùng được nữa)… Ba hiểu rằng sứ quán này sẽ trao vào tay các nhà chức trách ở Hà Nội. Ba cùng các bạn sinh viên chạy lên tầng gác lựa chọn các tài liệu lưu trữ, đốt hết các hồ sơ. Ba nói sẽ đấu tranh mà không chịu chấp nhận sự thất bại.
Đây là hành động chống đối đầu tiên của Ba. Ba không chịu chấp nhận sự sụp đổ của Sài Gòn. Ba không muốn bị tước hết tương lai của mình.

Từ 4 giờ sáng ngày 1-5-1975, người Sài Gòn đã tụp tập đông đủ trước Dinh Độc Lập. Các nhà chức trách mới quyết định tổ chức lễ “mừng chiến thắng của dân tộc Việt Nam” vào ngày hôm nay.
Nhà văn Duyên Ánh đi dạo quanh khắp nơi. Những người lính Bắc Việt nói chuyện thân mật với người dân. Xa hơn nữa ở chỗ Liên hiệp các nhà văn, có trương tấn biểu ngữ: “Hội báo chí yêu nước”.
Kỹ sư Vân đến nơi làm việc của mình. Vân nhận thấy có sự thay đổi là nhiều viên chức cũ vắng mặt và có nhiều bộ đội mang vũ khí, nhất là sự có mặt của những cán bộ của Bắc Việt. Một cán bộ và nhiều bộ đội vây quanh từng người phụ trách các công việc hay giám đốc của Bộ giao thông công chính. Những cán bộ nói giọng miền Bắc tự giới thiệu mình là kỹ sư hay tiến sỹ của ngành đặc biệt. Họ hỏi Bộ Giao thông công chính cũ hoạt động như thế nào? Người ta lại bắt tay vào công việc.
Nhiều cán bộ khác đã đến chùa Quan Thế Âm. Họ nói với những người chạy trốn:
- Các ông, các bà hãy trở về nhà đi.
Nhà sư Thiện Huệ nhận thấy các bộ đội rất lễ phép. Khi Thiện Huệ hỏi những người lớn tuổi, họ đều tỏ ra cung kính xưng là “con” (Enfant). Trung sỹ Thương đạp xe đến Cap Saint – Jacques. Có một cô gái trẻ ngồi ở chỗ đèo hàng phía sau xe và một em trẻ lạ mặt. Thương tự hỏi làm gì bây giờ. Anh đã trả 500 đồng cho tách cà phê và 500 đồng cho cốc sữa để cho đứa bé uống. Trung sỹ Thương vừa lĩnh tiền lương tháng cuối cùng là 18.000 đồng.
Đại tá Hòa đã tập trung được gần 50 người làm việc. Trong buồng của mình. Hòa gặp người chỉ huy cũ của Vùng II chiến thuật là Phạm Đình Thu. Thu đã nói và làm cho Hòa phải ngạc nhiên:
- Tôi đã tham gia vào Uỷ ban cách mạng Sài Gòn.
Hòa đã cho phát buổi truyền hình đầu tiên kéo dài nửa giờ vào lúc 19 giờ tối: Có vài hình ảnh của những người trong Chính phủ cách mạng lâm thời dưới nền của bài quốc ca mới. Người ta không chấp nhận các cô phát thanh viên mà đại tá Hòa đã bố trí. Họ nói với Hòa:
- Bây giờ anh là cố vấn kỹ thuật. Anh sẽ đến đây hàng ngày.
Ở đại bản doanh miền Bắc, tướng Dũng và Bộ Tham mưu đã dự lễ mừng giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động. Người ta đã bày ra các bánh ngọt, mứt và nước sô đa cùng si rô. Vị chỉ huy trưởng lên xe chạy vào Sài Gòn. Ông thích thú với các khẩu hiệu viết trên tường các đoanh trại quân đội: “Vinh quang với trách nhiệm của Tổ quốc”.
Ở trụ sở Bộ Tham mưu ở Sài Gòn cũng như ở Tổng nha cảnh sát cũ, tướng Dũng đã ghi nhận:
“Chúng ta đã tìm thấy những hồ sơ tuyệt mật. Máy tính đã ghi lại căn cước và lý lịch quan trọng của hơn 1 triệu quân nhân, vẫn còn hoạt động tốt. Nhờ có sự thông minh và năng lực của dân tộc ta, những máy tính này sẽ còn phát hiện ra được nhiều điều”.
Ở Sở chỉ huy, tướng Trầnh Văn Trà tiếp tục chỉ huy chiến dịch quét sạch những toán quân của miền Nam VN cũ đã tập hợp thành đại đội và ở nơi nào đó thành từng tiểu đoàn và các đội du kích đang hoạt động quanh Sài Gòn. Tướng Trà làm Chủ tịch Uỷ ban quân quản Sài Gòn, nên phải vào thành phố. Khi ông tới thành phố Hồ Chí Minh, đã đến ngay Dinh Độc Lập. Qua chỉ thị của Bộ Chính trị, tướng Trà ra lệnh thả những người trong bộ máy chính phủ cuối cùng ngắn ngủi của chế độ miền Nam cũ như: tổng thống Minh, phó tổng thống và thủ tướng. tướng Trà nói với họ, răn bảo ngắn gọn, nêu bật đường lối chính trị về “cách mạng là xứng đáng và công bằng, khiêm tốn và tha thứ. Cách mạng đã dùng lẽ phải công bằng để chiến thắng sự tàn bạo, thay sự độc ác bắng tính nhân đạo”.

Quá khứ là quá khứ. Tướng Trà cảm thấy những người đối thoại với mình rất xúc động. Theo ông, Minh đã nói:
- Tôi sung sướng được là một công dân Việt Nam độc lập.
Sau đó, Minh nói giản dị:
- Mặt trận xứng đáng để chiến thắng. Chúng tôi cũng đã làm tất cả mọi việc về cớ đó, như việc hòa hợp và hòa giải dân tộc Việt Nam và cho nước Việt Nam được hòa bình.
Nhưng các nhà chức trách mới không tin hẳn vào những lời phát biểu nồng nhiệt của ông tổng thống cuối cùng nên đã buộc ông phải quản chế tại nhà. Không một nhà báo nào được phép vào gặp Minh. Các phó tổng thống và thủ tướng cũ cũng bị quản thúc theo chế độ này.
Bộ đội đã đóng quân rải khắp trong thành phố. Họ đi mua bút bi, đồng hồ, đài transitor, đi tìm các cửa hàng bán đồ tiêu dùng. Người Sài Gòn thấy yên tâm vì những anh bộ đội đều đáng yêu, và có đôi lúc còn ngây thơ. Các viên chức từ Hà Nội vào thu hồi và sắp xếp lại các xí nghiệp, nhà máy.
Một sỹ quan miền Bắc đã tự giới thiệu với ông đại tá bác sỹ là Fourré, ở nhà thương Grall.
- Tôi là tướng Hùng. Ông có chấp nhận chữa cho người bệnh của chúng tôi không?
- Chắc chắn là có
- Với chúng tôi thì giá tiền chữa bệnh là bao nhiêu.
- Với các ông là miễn phí.
Tướng Hùng vui vẻ yêu cầu để cho những bộ đội bị thương nằm phòng riêng trong một ngôi nhà đặc biệt và có bác sỹ quân y của quân đội cùng hợp tác chăm sóc bệnh binh, và thương binh.
Đài phát thanh đã công bố rằng:
“Thành phố Sài Gòn phải trở thành một thành phố cách mạng, văn minh, lành mạnh, sạch sẽ, vui vẻ và râm mát”.
Theo nguyên tắc tự nguyện và bắt buộc, các sinh viên phải trang bị: Xẻng, sô, chổi lúa để làm tổng vệ sinh đường phố hàng tuần. Những khẩu hiệu cũ phải được thay bằng những băng biểu ngữ mới như: “Sài Gòn giải phóng muôn năm”, “Hoà bình, độc lập, dân chủ và phồn thịnh”, “Nhân dân và quân đội đoàn kết xây dựng XHCN”.
Trong sự hoan hỉ quân sự hóa của việc giải phóng ấy, có một số người Sài Gòn đã coi đây là sự chiếm đóng, người ta không nhận thấy đây là những triệu chứng đầu tiên của việc nắm lại quyền hành. Vì thế một số thành viên của lực lượng thứ 3 như linh mục Chân Tinh đã thông báo cho hội “Amnesty International” về những hồ sơ trong nhà tù của miền Nam VN đã được cất đến một nơi khác.

Từ từ, tỉ mỉ các quận của Sài Gòn cũ đã được phân chia thành quận, phường, liên gia. Tuỳ theo cấpbậc có một người được chỉ định phụ trách các quận, phường và liên gia. Nhân dân cũng được chia ra thành từng loại từ 9 – 12 tuổi, từ 13 – 16 tuổi, từ 17 – 33 tuổi, từ 34 – 60 tuổi, từ 61 – 80 tuổi… Tất cả mọi người từ nơi khác đến thành phố Hồ Chí Minh đều phải khai báo. Nếu người đó ngủ lại qua đêm ở nhà nào đều phải được phép.. Chiến thuật kẻ ô vuông của sở cảnh sát đặt thành phố như chiếc bàn cờ.
Các “cơ sở của giải phóng” đã đến gặp cán bộ từ Hà Nội vào để tiếp quản các khách sạn, các biệt thự, che vải xung quanh bể bơi của câu lạc bộ thể thao. Chính phủ Cách mạng lâm thời đã bỏ 2 chữ “lâm thời”, nhưng nó cũng chưa thể hiện việc cầm quyền. Ở hầu hết các nơi trung tâm điện lực đến nhà bưu điện, nhưng đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời đều có 2 người so với 1 người, đôi khi là 3 người chính thức của miền Bắc cùng lãnh đạo. Vì thiếu tiền nên không ai được rút quá 10.000 đồng mà họ đã gửi vào nhà băng. Giá 1 cân đường là 2000 đồng. Người miền Bắc đã phát hiện ra 4 kho chưa các xe đạp, máy vô tuyến truyền hình, quạt máy, tủ lạnh… Các con tầu đậu trong cảng Sài Gòn chất đầy các đồ đạc bằng gỗ, máy móc, xe xích lô máy, xe mô tô, máy điều hòa nhiệt độ…
Nữ nghệ sỹ Kim Cương, xuất hiện với bộ quân phục đại tá. Ẩn, phóng viên của báo Time hoàn toàn thoải mái, giao thiệp với những người có chức vụ cao của Uỷ ban quân quản đang lãnh đạo thành phố. Những người nước ngoài, nhà ngoại giao, nhà báo, uỷ viên các tổ chức cứu trợ tìm kiếm không thấy người của Chính phủ Cách mạng lâm thời mà chỉ thấy chính quyền quân sự đóng tại Tổng nha cảnh sát miền Nam Việt Nam cũ, do những người của cơ quan an ninh với bộ sắc phục vàng cam. Tòa đại sứ của Graham Martin đã trở thành bản doanh của Uỷ ban cách mạng quận 1. Người ta tuyên bố quốc hữu hóa các cơ sở cũ của chế độ Sài Gòn và đề ra những thể lệ chặt chẽ cho mọi người dân.
Miền Bắc đã chinh phục miền Nam, và miền nam sẽ từ từ, nhẹ nhàng theo cách sống của miền Bắc.
Hoa Kỳ đã đề nghị nước Pháp giới thiệu người của họ với Việt Nam. Chính quyền ở thành phố Hồ Chí Minh buộc tội Algérie đã chiếm đoạt tài sản của miền Nam Việt Nam ở Hoa Kỳ.
Nhà nước Hoa Kỳ đã chia ra 3 loại vấn đề cần giải quyết ngay:
1- 900 quân nhân chở bằng xe đã mất tích và 1400 người Mỹ chết chưa tìm thấy xác.
2- Có khoảng 50 người Mỹ còn lại ở miền nam Việt nam, trong đó có 9 người dân Mỹ bị bắt ở ban Mê Thuột và ở Phan Rang, cùng với những giáo sỹ, nhà báo, thầy thuốc, nữ y tá tình nguyện ở lại Việt Nam.
3- Chính phủ Mỹ và các hãng kinh doanh ở miền nam Việt Nam còn có tài sản khoảng 100 triệu đôla.
.
Ngày 19-5 và là kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh 85 tuổi, ngày hội giải phóng thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành. Lễ hội này phải kéo dài vài ngày. Một lễ đài danh dự được dựng lên trước Dinh Độc Lập, xung quanh có để các chậu hoa và cây xanh cùng những lá cờ nhiều màu sắc.
Dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ, người ta đã đọc bài diễn văn nêu rõ chính quyền mới ở miền Nam là chính quyền dân chủ, sẽ liên kết mối quan hệ bạn bè thân mật với tất cả các nước, ý kiến của nhân dân và mọi tín ngưỡng sẽ được tôn trọng.
Một cuộc diễu binh hùng hậu, những chiếc xe tăng T-54 và T-56, những chiếc xe tăng lội nước PT-76, những tên lửa SAM được kéo trên các xe xích. Có nhiều người dân nói:
- Người Việt Nam ở Hà Nội đều là đồng bào của chúng ta. Chúng ta sẽ đi đến chỗ hòa hợp với nhau.
Có số người khác lại thấy chờ thời:
- Phải chờ xem sao đã. Cần phải thấy không bao giờ người ta tráng trứng lại không đập vỏ trứng. (Ý muốn nói sẽ có sự trấn áp).
Có người lại nhắc đến Thiệu với khẩu hiệu của ông ta: “Đừng nghe người CS nói, mà hãy nhìn xem việc làm của họ…”
Nhiều người miền Nam cảm thấy “người mẹ nào cũng thấy đau khổ khi bắt chợt đưa con của mình chết vì tai nạn”.

Ở vùng ngoại ô đã có vài bộ đội bị ám sát. Đội tuần tra của người miền Bắc được tăng cường. Đôi khi họ bắt được một kẻ cắp đã xử bắn ngay để làm gương. Văn học phương Tây được bày bán trong các hiệu sách và cả trên vỉa hè, đều đã bị mất, thay vào đó là những tập sách của Mark và Engels, của Lénine và cả của Staline. Các trường học đã mở. Trong mỗi lớp có treo 5 điều dạy của “Bác Hồ”.
Gửi các em:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào;
Học tập tốt, lao động tốt;
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt;
Giữ gìn vệ sinh thật tốt;
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Các viên chức của chế độ cũ như quân đội, cảnh sát được triệu tập đến khai báo và được chia ra từng loại đến các trung tâm học tập hay các nhà cải tạo. Người ta tuyên bố chính thức là các binh lính thường phải qua 3 ngày học tập, các hạ sỹ quan là 2 tuần lễ, các sỹ quan là 3 tháng. Các nhân viên của cơ quan an ninh, những kẻ tra tấn và vài vị tướng có thể cải tạo đến 3 năm.
Cho đến tháng 7-1975, kỹ sư Vân bất chấp những người theo chủ nghĩa Staline và Lénine, hy vọng là những người trung lập sẽ đứng ra nắm quyền hành ở thành phố Hồ Chí Minh.
Người ta phải đưa Vân vào trại tập trung như các viên chức chống đối khác. Năm 1977, Vân được tha và đã chạy sang Paris.
Nhà văn Duyên Ánh được người CS “coi như 10 tác giả nguy hiểm nhất” đã bị cấm xuất bản sách, rồi bị bắt và bị giam không cần xét xử. Duyên Ánh đã được trả tự do vào năm 1981 nhờ có sự cố gắng can thiệp của “Pen Clup” và của “Amnesty international” (Hội nhà văn và Hội Ấn xá quốc tế).
Khi tới Pháp, Duyên Ánh cùng nhà sư Thiên Huệ đã xuất bản cuốn sách vào năm 1986: “Một người Nga ở Sài Gòn”, cuốn sách đầu tiên được dịch ra ở phương Tây. Sau đó đến năm 1989 Duyên Ánh cho ra mắt cuốn sách “Ngọn đồi ở Fanta”.
Sách của Ánh do Jean Mais dịch ra tiếng Pháp. Cha cố này bị giam 9 tháng với tội danh là: “Đi trên đường không có giấy phép”. Sau đó như những cha cố người ngoại quốc khác ở miến Nam, Jean Mais đã bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.
Vào cái ngày đó đã có đến 1 triệu người Việt nam là thuyền nhân, trong số đó có một số người là tiểu thương hay thợ thuyền, đã làm cho cuộc thiên di không lường trước trong lịch sử Việt Nam. Đối với người Việt Nam việc gắn bó với đất đai, làng mạc và cái “hàng rào bụi tre” là có giá trị căn bản hàng đời nay của họ.
Cũng có 1 thuyền nhân riêng lẻ là trung sỹ Thương. Trước đây Thương đã học nghề thuyền chài, sau đó lấy vợ và năm 1976 đã trốn đi bằng thuyền. Trên biển, Thương đã lạc cả vợ con. Nhưng sau đó lại tìm thấy gia đình ở Thuỵ Sỹ.
2 trong 3 người “ngự lâm pháo thủ” thì Cao Giao trốn sang Bỉ, Vương định cư ở Hoa Kỳ. Còn người “ngự lâm pháo thủ” thứ 3 làm nghề phóng viên cho báo Time rất xuất sắc; nhưng sau đó người ta biết Ẩn là tình báo của Bắc Việt. Sau này thì việc đó đã được khẳng định chắc chắn.
Báo Time lại nhận bà Trần Thị Nga vào làm việc ở New York. Năm 1986, bà Nga làm bài thơ bằng 2 thứ tiếng, làm xúc động cho những người Việt Nam di tản. bà Nga kể lại cuộc đời mình ở Việt nam và ở Hoa Kỳ.
Đại ý: Chúng tôi đã tìm được công việc làm, con rể tôi bán máy hút bụi cho hãng Electrolux đem hàng đến tận nhà. Người Mỹ vẫn sợ người châu Á nên không muốn để cho họ vào nhà…
*
Những người Việt nam di cư đã hòa nhập nhanh và tốt với cuộc sống mới, hơn là người Campuchia và người Lào. Họ theo nghề nghiệp mà không làm việc chung của xã hội. hầu hết người di cư đều ám ảnh về việc quay trở về quê hương.
Trong cộng đồng người Việt nam di cư, đã nhanh chóng có người CS, người phi chính trị và cả người quốc gia.
Graham Martin thì hình như còn cay đắng hơn. Sau khi rời khỏi Việt nam, Martin không còn được bố trí làm một công việc gì. Hiện nay Martin sống ở Winston – Salem thuộc bang Virgina. Martin chỉ còn biết ấp ủ với những kỷ niệm cũ và vẫn tin là mình có lý.
Có một lần Martin đã gặp lại Kissinger trong nửa giờ. Martin nói với giọng hài hước lạc điệu: “Ông Kissinger đã phải để 25 trong 30 phút ấy để gọi giấy nói”
(Ý muốn nói là ở phút chạy trốn cuối cùng của người Mỹ, mọi việc đều do Kissinger quyết định. Và như vậy sự đổ vỡ này là do Kissinger chịu trách nhiệm mà không phải do Graham Martin).
Ngày Noel năm 1985, Thiệu đã gọi điện đến Martin chúc mừng năm mới và vẫn khẳng định tình bạn thân thiết với Martin.
Thiệu sống cuộc sống trưởng giả ở London và vẫn luôn giữ tấm card là tổng thống. Người Mỹ nói Thiệu có cái mặt cắt ngắn (bần tiện). Khi Thiệu đến Anh, một nhân viên điều tra của Anh thuộc cơ quan đặc biệt đã điều tra tài sản và thấy của cải của Thiệu có tới 200.000 USD, không những thế vợ Thiệu còn có rất nhiều đồ trang sức quý giá. Thiệu đi du lịch sang Mỹ, Pháp để định mở rộng ảnh hưởng chính trị trong cộng đồng người Việt Nam di cư. Những người cộng tác của Thiệu sống tản mác khắp nơi trên thế giới…
Phần lớn các tướng của miền Nam Việt nam đều sống ở Hoa Kỳ. Cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH Cao Văn Viên không phải lo gì đến cuộc sống, trái với trường hợp của đa số các sỹ quan cao cấp và các tướng như Chung Tấn Cang – đô đốc hải quân cuối cùng và tướng Lê Quang Lương – tư lệnh lính dù, đã sống giản dị ở California. Họ chỉ giữ những chức vụ đốc công trong xí nghiệp dầu lửa.
Nguyễn Cao Kỳ, con người sôi động, lúc này đã biết bình tĩnh hơn, đã không thành công trong việc kinh doanh, nhưng Kỳ lại có vài người bạn ở Ả rập ân cần chăm nom Kỳ.
Trần Văn Lắm, Chủ tịch thượng nghị viện cuối cùng sống ở Úc.

Và còn rất nhiều người dân thường hay quân nhân là đàn ông hay đàn bà, vô danh hay nổi tiếng đã chấp nhận số phận của họ một cách xứng đáng.
Như một viên đại tá có trách nhiệm quan trọng, nay chỉ là người gác đêm.
Những vấn đề chính trị pha trộn với những vấn đề của từng con người thường là đau khổ.
Có nhiều người miền Nam Việt Nam sau 10 năm giam giữ ở các trại tập trung, được thả tự do, đã biết tin là vợ đã… ly dị mình.
Thomas Polgar làm việc ở Rome, Bonn, Mehico và Washington, đã kết thúc 38 năm nghề làm CIA như là ông chủ của cá nhân mình (không có nhân viên và những người công tác). Polgar chỉ làm công việc “tham vấn” của cơ quan CIA tại Washington. Polgar được giao công việc điều tra vụ Irangate năm 1987.
Wolfgang Lehmann làm việc tại lãnh sự quán ở Tây Đức.
CIA đã gây khó khăn với Frank Snepp khi Snepp xuất bản cuốn sách “Decent Interval”. Snepp đã vi phạm vào việc phải giữ gìn bì mật và đã đưa ra nhiều lời buộc tội chống lại các nhà chức trách Mỹ. Với thái độ tuỳ tiện điển hình mà không có hành động xét xử nào, CIAS đã tự dàn xếp viêc này để người ta không động đến quyến tác giả. Sau đó Snepp làm nghề dạy học ở một tỉnh nhỏ.
Tất cả những người Mỹ ở đại sứ quán liên luỵ tới việc sụp đổ của Sài Gòn, được nghỉ hè thêm 2 tuần lễ. Phần lớn họ lại tiếp tục nghề cũ. Có người là đại sứ. Có nhiều người vẫn giữ quan hệ với những người Việt Nam ở nước ngoài. Có người can thiệp cố đưa vài bạn bè hay người quen biết ra khỏi Việt Nam CS bằng cách hợp pháp.
Philippe Richer đại sứ của Pháp ở lại Hà Nội cho đến tháng 5-1976. Richer không hài lòng với tổng thống Pháp Valiry Giscard d’ Estaing, đã nói:
“Loại người ấy là cái gì mà lúc nào cũng chỉ nhắc lại một vấn đề cũ?”.
Richer chuyển sang làm cố vấn cho nhà nước và đã xuất bản những tác phẩm quan trọng nói về châu Á.
Người cùng là đại sứ Pháp ở Sài Gòn Jean Marie Mérillon đã rời khỏi Việt Nam trong tháng 5-1975. Khi ra đi, Mérillon đã bị khám xét. Sau đó Mérillon lại giữ chức vụ ở sứ quán Pháp tại Athènes, Alger, Berne, vẫn luôn nhớ đến Piere Brochand, lúc này đã trở thành Bộ trưởng cố vấn, giữ nhiệm vụ của Pháp tại Liên Hợp Quốc. Ngày nay Mérillon lại là đại sứ ở Moskva, một vị trí tuyệt vời.
Lúc này ở Singapore, Patrick Hays đảm bảo việc cung cấp nguyên chất cho tập đoàn Michelin…
Ai chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Sài Gòn; nhất là trong 4 tháng đầu năm 1975?
Một cuộc thất bại đáng kể hơn là sự thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954. Bởi vì lần này, toàn nước Việt nam đã thuộc về những người thực hiện ý nguyện của Hồ Chí Minh
Những sự kiện lịch sử to lớn nhất luôn là sản phẩm của nhiều lực lượng, của nhiều nguyên nhân cần phải được kết hợp với nhau. Từ 45 năm nay, những người CS Việt Nam chỉ có một mục đích duy nhất là thống nhất đất nước. Họ được Liên Xô và Trung Hoa cung cấp trang bị vũ khí tốt. Mặc dù giữa Moskva – Bắc Kinh và Hà Nội đôi lúc có những khỏang cách gay gắt, nhưng mục tiêu của người Việt nam vẫn giữ nguyên…
Người Mỹ đã đẩy người miền Nam thành lập một đội quân theo cổ truyền từ 1954 đến 1960 là chiến đấu du kích. Sau đó vẫn những người lính này lại trở thành đội quân chống du kích, trong khi những người ở miền Bắc đã có thêm những sư đoàn mới. Hơn nữa, quân đội miền Nam Việt nam không bao giờ được độc lập nên cũng chưa bao giờ tự tin được vào sức mạnh của họ.
Ở Washington, Quốc hội Mỹ chỉ chần chừ tránh né, làm tê liệt ngành hành pháp. Những thông tin báo chí đã tỏ ra những điều xấu trong chiến tranh, làm nản lòng dư luận Mỹ, trước hết là tạo thuận lợi cho sự can thiệp vào Việt nam.
Còn Hà Nội, tự thấy mình như một David chống lại Goliath đã thao tác tốt dư luận thế giới và reo rắc sự bất đồng trong nội bộ kẻ thù. Những người dân chủ (phe dân chủ của Mỹ cầm quyền) đã tổ chức lực lượng quân sự tồi tệ để tiếp tục theop đuổi theo kiểu du kích. Chế độ cực quyền của họ luôn sẵn sàng không muốn để mất tính nhân đạo..
Clausewitz đã nói:
“Tai họa và sự may mắn cùng diễn ra… với sự tình cờ, đã giữ vai trò lớn trong chiến tranh”.
Năm 1974 ở Mỹ đã sảy ra vụ Watergates đã truất quyền tổng thống, như chế diễu vào mặt Cléopatres. Nếu Nixon vẫn còn cầm quyền thì rõ ràng Liên Xô sẽ gây căng thẳng chống lại lợi ích Bắc Việt, và dù cho Bắc Việt không từ bỏ mục đích cuối cùng của họ, thì cũng làm giảm bơt ý định của họ. và như thế Sài Gòn sẽ không thất thủ vào năm 1975.
Hoa Kỳ có thể thay người Pháp ở Việt nam được không? Rõ ràng là không được. và cũng rõ ràng là không chỉ có Hoa Kỳ. Những chế độ dân chủ khác không ủnmg hộ Hoa Kỳ và cái nửa dân chủ của chế độ miền nam Việt Nam.
Hoa Kỳ đã phải đi theo cuộc chiến tranh khác thường. Họ cấm không được ném bom Hà Nội và đổ quân ra miền Bắc, và phải ngừng bắn đơn phương, ngừng dùng không quân ném bom, và Hoa Kỳ tự dẫn mình đến thất bại. Chỉ tính từ năm 1963 đến 1965, tổng thống Lydon Johnson đã ra lệnh 9 lần ngừng bắn đơn phương và 10 lần ngừng ném bom.
Những nhà lãnh đạo CS ở Hà Nội đã tuyên bố là họ đã “đánh bại” người Mỹ. Theo đúng nghĩa thì người Mỹ đã tự đánh bại mình. Đường lối chính trị quân sự ở Washington đã có những sai lầm về việc phân tích chính trị. Những nhà địa lý chính trị Mỹ đã tin là nếu lực lượng quân sự Mỹ và miền nam Việt Nam đưa quân ra Bắc thì Trung Hoa và Liên Xô sẽ hành động tức thời. Nhưng đến nay thì người ta đã thấy khá rõ là kể cả Moskva và Bắc Kinh chẳng ai muốn mạo hiểm gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3, chỉ vì Hà Nội.
Trong 19 năm của cuộc chiến tranh lần thứ 2 ở Việt Nam (trước là chống Pháp, sau là chống Mỹ), người ta vẫn coi địch thủ của Sài Gòn chỉ là những quân du kích. Nhưng không phải là những quân du kích chân đất ấy lại chiếm được Sài Gòn, mà al2 những sư đoàn của Bắc Việt được hòan toàn trang bị tối tân với hàng trăm xe tăng và xe thiết giáp.

Người ta nói rằng quân đội miền nam Việt Nam luôn để mất đất chỉ vì thiếu lòng can đảm. Nhưng người ta cũng nói rằng, khi đối mặt với quân đội miền Bắc rất có dũng khí thì quân đội miền Nam lại chia rẽ tha hóa… Có thể là như vậy…
*
Ở trung tâm Washington, không xa con sông Potomac đã có một tượng đài về những người chết xúc động hơn tất cả các tượng đài liệt sỹ khác. Nó không hiện ra lồ lộ hay khoa trương mà chìm sâu đến một nửa trên bãi cỏ rộng. Những con sóc nhảy tung tăng đó đây. Đến mùa xuân, quanh tượng đài ấy nở đầy hoa tulip, hoa thuỷ tiên và hoa anh đào của Nhật Bản. Trên 70 tấm đá hoa cương đã khắc tên 58.022 tên người Mỹ chết ở Việt Nam và còn mất tích. Đơn giản và hầu như kín đáo, đài tưởng niệm ấy không nói lên sự vinh quang của chiến tranh. Nó chỉ gợi lại và nhấn mạnh trước hết rằng nó đã chết.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, tượng đài người lính Việt Nam gần nhà hát đã bị phá bỏ. Những nhà chức trách CS đã dựng lên ở đó đây những đài tưởng niệm liệt sỹ.
*
Sau 5 năm suy nghĩ và chuẩn bị, Trần Văn Ba, cụu chủ tịch liên hiệp sinh viên Việt Nam ở Paris, thấy mệt mỏi về những cuộc tranh luận trong phòng khách của cộng đồng người Việt di cư ở Paris, ở Washington và ở nhiều nơi khác. Ba quyết định đi xa hơn, để chống phá ngay tại Việt Nam.
Ngày 6-6-1980, Ba bay sang Thái lan. Bắt đầu từ Bangkok, Ba lao vào hoạt động bí mật ở ngay trong nước Việt nam. Ba cho rằng, tương lai của Việt Nam là kết quả của những người chiến đấu ngay trong đất nước Việt Nam. Ba để ra thời hạn dài phân tích về Đảng CS Việt Nam và các danh mục của mình.
Nói với một dúm người du kích của mình, Ba cho biết:
“Sự chống cự không thể nào giải quyết được tất cả mọi việc mà nó chỉ giúp cho chúng ta biết cách đối mặt mà không chịu quỳ gối. Đây chỉ là việc dùng một ngọn nến làm ra ngọn lửa của hoa đăng”.
Ba mỉm cười, buồn rầu nói với người em:
- Anh đang làm một công việc đập đá để vá trời.
Do mất cảnh giác hay do bị phản bội nên Ba bị bắt vào tháng 9-1984.
Ba bị kết tội phản bội Tổ quốc và bị kết án tử hình.
Qua tháng ác liệt, tháng 4-1975, cho đến ngày này, người CS hay người quốc gia, người phe tả hay phe hữu, không bao giờ mất niềm tin, ho hy vọng vào chủ nghĩa anh hùng

Oliver Todd - Lời nói đầu cho cuốn Cruel Avril

1975- SÀI GÒN SỤP ĐỔ

Cuốn sách này tả lại những thảm kịch của con người, những cách điều hành ngoại giao, chiến lược quân sự và những biểu lộ chính trị từ Hà Nội đến Washington, rồi qua Moskva, Paris và một số thành phố khác, để dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30-4-1975, 21 năm sau cuộc chiến ở Điện Biên Phủ.
Câu chuyện bao quanh 4 tháng đầu của cái năm ác liệt ấy.
 
Thường thì trong trí nhớ của tập thể và những câu chuyện của nhân dân, đôi khi nhìn sự việc với những con mắt lạnh lùng, điều đó đòi hỏi các nhà sử học phải giải thích rõ về sự chiếm đóng, thất bại hay tái chiếm của một thành phố đã mất. Khi thành phố trở thành một thủ phủ, trung tâm của đất nước, có đầy đủ các mạng lưới cai trị, tài chính, văn hóa và quân sự, thì đó là việc chiếm lấy quyền hành.
 
Sự cướp phá thành phố Corinthe do quân Romanh vào năm 116 trước Thiên chúa giáng sinh, đã đánh dấu sự chấm hết của nền độ lập, tính ưu việt của người Hy Lạp trong thế giới của người Moditerranéen cổ đại.
 
Còn như sự cướp phá ở Rome do những đội quân Visigotho vào năm 410 sau Thiên chúa giáng sinh thì vương quốc này đã từ lâu phân hóa giống như cái mốc giữa 2 thời đại. Những đội quân chữ thập đi chiến đấu để giành lại mộ chúa Jesu bị người Venise đánh đuổi vào năm 1294 đã cướp bóc, phá sạch thành phố Constantrinople, một thành phố tuyệt vời của đạo Cơ đốc ở thời kỳ đó; một cuộc thay đổi kỳ lạ khởi đầu từ đó.
 
Đến năm 1492, thành trì Grenade lại bị người Maures tranh giành nhau; Một nền văn minh khác đã quay trở lại.
 
Năm 1812 Napoleon đã phải rút lui khỏi Moskva thì sự thất bại của Pháp coi như hoàn toàn. Một vài thủ phủ thường bị chiếm đóng như Paris vào năm 1914 hay 1940 đã làm hồi sinh một sử thi khi người ta đã bảo vệ, chống đỡ có kết quả và khi quân thù đã phải bỏ chạy.
Năm 1939 Madrid thất thủ thì cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha chấm dứt và là cuộc dạo đầu hay sự nhắc trở lại sự đối đầu lần thứ 2 của thế giới.
 
Đối với châu Âu tượng trưng cho sự kết thúc của chiến tranh chính là khi những người lính của Stalin giương cao ngọn cờ đỏ trên nóc tòa nhà quốc hội Đức Quốc xã ở Berlin. Phương Tây dường như đã tự cúi mình trước phương Đông, và châu Âu cúi mình trước châu Á vào năm 1942, khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng Singapore
 
Hơn 10 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, đến nay Sài Gòn đã thể hiện một khuôn mặt mới.
 
Là một đất nước nhỏ bé, năm 1975, nước Việt Nam đã trở thành một nền dân chủ có sức mạnh và Hoa Kỳ đã phải rút lui. Đây là một chiến thắng của một xã hội khép kín, chưa có quan hệ rộng rãi với thế giới, chống lại một xã hội mở rộng, ngoại giao với thế giới và các nước dân chủ. Đây có phải là một chiến thắng quyết định không? Người ta thấy còn có nhiều điều nghi ngờ; nhưng dân tộc Việt nam với lịch sử của mình đã làm rối tung mọi chuyện. Đến ngày nay, một khi đã ổn định thì chủ nghĩa CS chính thống tỏ ra là không thể lay chuyển.
 
Ngày nay có vài dự định rời rạc về đường lối chính trị đối với nước ngoài của Mỹ đã bị tróc bật rễ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
 
Không có một sử biên niên nào là không khờ dại. Những hành động không thể hoàn toàn quy định được rõ bời những từ ngữ - Ngay cả khi căn cứ vào những bản tài liệu, những nhân chứng, những bản báo cáo, các bức điện tín, những bản tin nhanh của các hãng thông tấn, những bài phát thanh, phim ảnh, thư từ, những tờ báo hàng ngày, một phóng viên ghi lại chuyện một ngày, hay một nhà sử học chép lại một sự kiện đã xảy ra trong một năm qua, thì cũng không thể bỏ qua mọi sự chủ quan của họ, khi họ chọn lọc và đưa ra những sự kiện, đặt những sự kiện ấy vào phối cảnh để kể lại một lịch sử trong lịch sử. Điều đó không có nghĩa là “không” mà còn có tính khách quan, tuỳ theo một ý nghĩa hơi có vẻ theo mốt ngày nay.
 
Cuộc vận động báo chí và phương pháp lịch sử không khác nhau về điều chủ yếu. Nhà sử học biết lui lại để lấy đà và phải sử dụng rất nhiều thời gian. Các nhà báo thì họ có thể phỏng vấn, hỏi những người đương thời để nắm bắt sự kiện. Cả người này và người kia đều làm việc theo sự nhạy cảm của họ và họ phải biết và kiểm tra lại các sự kiện đó.
Ông Raymond Aron đã viết rằng:
“Mỗi con người có bản tính rioêng, đôi lúc vừa rất gần gũi và cũng rất bí ẩn”.
 
Tại sao tôi lại có ý muốn xem lại một loạt các sự kiện phức tạp của năm 1975?
Tôi đã xem xét toàn bộ cuộc chiến tranh từ năm 1965 đến 1973, hơn bao giờ hết, cuộc chiến tranh ấy đã gây ấn tượng cho tôi, cũng như những đồng nghiệp của tôi qua tất cả ý nghĩa các sự kiện. Được ưu tiên vì là phóng viên, tôi đã đến rất nhiều nơi, đối với Hà Nội thì còn có khó khăn, nhưng đối với Sài Gòn thì dễ dàng hơn và nhất là, cùng với người bạn thân Ron Moreau, đại diện báo New Week ở Sài Gòn, chúng tôi đã lọt vào được vùng của Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam vào năm 1973 ở vùng Cà Mau.
 
Chúng tôi không được báo trước mà chỉ được phép thăm viếng với sự hướng dẫn cẩn thận của Chính phủ cách mạng. Ông Ron Maureau nói tiếng Việt khá giỏi, với những cách dùng từ ngữ của mình đã làm cho những chiến binh du kích cách mạng phải bật cười. Tôi đã biết đến miền Bắc Việt Nam và thế là cả 2 chúng tôi cùng làm việc với nhau. Quan điểm về chiến tranh của tôi đã thay đổi từ gốc rễ. Những cảm giác khó chịu mà tôi gặp phải trong cuộc thăm viếng miền Bắc Việt Nam vào năm ngoái đã biến mất như một phản ứng hóa học.
 
Tôi đã trở lại Việt Nam vì tin chắc là tôi đã lầm; với vài điều dự trữ nhạt nhẽo, tôi đã từng tin đây chỉ là một phong trào giải phóng quốc gia và là một giai đoạn duy nhất của cuộc đấu tranh chống thực dân. Ít lâu sau, tôi phát hiện thấy Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam chính là cánh tay pháp quyền thế tục và lý tưởng của Chính phủ CS ở Hà Nội.
 
Qua mối thiện cảm của tôi trước hết với Chính phủ lâm thời Cách mạng miền Nam và sau đó với Hà Nội, chúng tôi đã có vài tiếp xúc với cánh hữu.
 
Sự nhận thức của tôi vế hệ thống chủ nghĩa CS, trước hết là của người miền Bắc Việt Nam đã gần đúng như thứ chủ nghĩa thoát tục.
 
Sự nhận xét đánh giá của chúng tôi về những chế độ chống CS và trước hết là Chính phủ miền Nam Việt Nam, đã quay ngoắt về thần học. Chúng tôi không coi “Bác Hồ” như là một ông thánh, nhưng Thiệu thì đúng là một Lucifer “ma vương”. Chúng tôi đều coi Bác Hồ như một “chủ nghĩa xã hội có khuôn mặt của con người” ở miền Đông Nam châu Á.
 
Hai chữ Việt Nam với bao nhiêu hình ảnh và khuôn mặt đã trở lại trong trí nhớ của tôi, lộn xộn nhưng ấn tượng. Người ta sẽ thấy lại trong cuốn sách này những nhân vật mà tôi không thể nào quên, bời vì trước hế họ là những con người. Tôi muốn hiểu rõ và cũng mong được tha thứ mà không phải xá tội.
Dù sao tôi cũng không làm giảm vai trò của người miền Bắc Việt Nam. Vẫn phải trả lại cho César những gì thuộc về con người ở Hà Nội.

Về phía bên này, sự lãnh đạo tập thể ở Hà Nội đã điều hành mọi việc bằng “sự thông minh của một nhà nước đã được nhân cách hóa” theo đúng kiểu của Clausewitz, làm chủ cả 3 mặt trận cùng cộng sinh của chiến tranh là ngoại giao, chính trị và quân sự.
 
Về phía bên kia, ở Sài Gòn, người ta thấy rõ sự rối loạn của một chế độ què quặt và côi cút mà ở đó những diễn viên chính, đôi khi thống thiết, lại thường không có ý thức, đã bị mắc vào muôn vàn cái bẫy của những mánh khóe chính trị và bàn giấy của nền dân chủ Mỹ.
 
Có thể người ta tự thấy ngạc nhiên khi xem đến những miêu tả của vài cuộc thảo luận, hầu như luôn bí mật, theo tôn ti thứ bậc về dân sự và quân sự ở Hà Nội. Những câu trao đổi, những phần quyết định, những bất đồng đều được các tác giả là người CS kể lại, và nhất là với các tướng lĩnh của Bắc Việt Nam như Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà. Khi 2 ông này ra khỏi cách nói ở rừng núi, đều có tài viết lách, đôi khi vừa thực thà lại có chút châm biếm hiếm hoi của những người CS có trách nhiệm, ít ra trong khi nói với công chúng hay trong những tác phẩm được in và phát hành.
 
Tôi đã luôn phác qua được hầu như mọi nguồn tài liệu của tôi. Có vài người thông tin đã yêu cầu tôi giữ kín tên. Có rất nhiều người Việt Nam như vậy, vì họ sợ những khiển trách hay sự trả thù người thân trong gia đình họ; họ là những người Ba Lan, một vài người Mỹ, người Pháp và một số nước khác. Họ buộc phải khiêm tốn, giữ gìn, muốn giấu tên hay phòng xa cho nghề nghiệp của họ, nên buộc phải làm như vậy.
 
Theo các tên, họ của một số người đã rời xa người Việt Nam, hòa nhập lối sống phương Tây thì tôi không thể tổng hợp được đầy đủ theo hệ thống. Chúng tôi đã nói đến Thiệu, đến Minh Lớn, đến Phạm Văn Đồng… Trong tên họ đầy đủ của người Việt Nam, thì chữ sau cùng là tên người như tên của Thiệu, Minh, Đồng… Khi người ta nói đến Thiệu gần giống như viết Charles để gọi tướng De Gaule, hay viết Margaret để chi bà Thacher. Một khó khăn thêm cho cái tai và con mắt của người phương Đông. Họ và tên có khá nhiều ở Việt Nam. Người ta gặp ở đây một Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh không quân đỏm dáng của miền Nam Việt Nam thì cũng lại có Nguyễn Kỳ, tù chính trị ở miền Bắc. 

Tôi đã làm dễ dàng cho việc đọc bằng cách luôn nói đúng họ tên của những người này. Khi có một nhân vật lần đầu tiên xuất hiện, tôi viết đầy đủ cả họ và tên người đó như Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa. Các độc gỉa người Việt Nam hiểu rõ: Tôi không có thể sử dụng đầy đủ được cả 5 dấu của tiếng Việt: Nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nên tôi tránh viết rõ để khỏi làm thêm trò cười cho số bạn đọc.
 
Sự sụp đổ của Sài Gòn, không phải là điển hình, nó chỉ còn là sự cảm hóa.
 
OLIVIER TODD

HẾT

Không có nhận xét nào: