Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Điện Biên Phủ cuộc đối đầu lịch sử mà nước Mỹ muốn quên đi - Howard R.Simpson

 LỜI NÓI ĐẦU

Trận đánh Điện Biên Phủ, trong đó cộng sản lãnh đạo các lực lượng Việt Minh đã đè bẹp các đơn vị của quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dương, sánh vai với các trận Agincourt, Waterloo và Gettysburg là một trong những trận giao tranh quân sự vĩ đại trong lịch sử. Điều đó đồng nghĩa với việc kết thúc chế độ thực dân đổ nát của Pháp ở châu Á và cũng là khi không ai thấy trước được khả năng dọn đường cho sự can thiệp của quân Mỹ vào khu vực này nhiều năm sau đó. Vì thế đó là một giai đoạn quan trọng gián tiếp mở màn cho một tiến trình đã gây ra cho Mỹ những hậu quả sâu sắc và kéo dài. Cho tới ngày nay, kinh nghiệm bi đát về Việt Nam vẫn còn ám ảnh người Mỹ khi họ dự tính tới các ưu thế toàn cầu của quốc gia.

Không người Mỹ nào có phẩm chất tốt hơn Howard R. Simpson để nói về câu chuyện Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó. Anh ta không chỉ tới thăm chiến trường lúc đó mà còn là một thành viên của phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Đông Dương, chứng kiến tình trạng rối ren của các sự kiện đã dẫn tới cuộc đụng độ này. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, vì những quan sát đầu tiên chưa đủ, anh đã quay lại Pháp và Việt Nam để nghiên cứu thêm qua các cuộc phỏng vấn và các tài liệu sẵn có. Ngoài ra, đây còn được coi là khả năng tự thuật của anh ta. Kết qủa là một cuốn sách đáng tin cậy cũng như đáng để đọc và chắc chắn là một tác phẩm kinh điển về đề tài này đã ra đời.

Như Simpson khẳng định, lẽ ra Pháp không thất bại ở Điện Biên Phủ nhưng vì cuộc đấu tranh chống lại Việt Minh đã kéo dài 8 năm và người Pháp đã suy yếu trước những nỗ lực không hiệu quả nên đã đầu độc xã hội và chia rẽ chính phủ của họ. Chỉ huy Pháp, Tướng Henri Navarre đã tính toán sai lầm. Ông gạt bỏ các báo cáo tình báo không phù hợp với những phán đoán của ông, như một bản nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Pháp của một trường đại học cho biết mọi việc đều được thực hiện trên cơ sở những ý kiến đã có sẵn của ông. Ông không tin vào đối thủ của mình, Tướng Võ Nguyên Giáp với khả năng tập hợp hỏa lực cần thiết để tấn công quân đồn trú của Pháp, lại có thể thực hiện hành động một cách chính xác đến như vậy.

Tướng Giáp đã chuẩn bị cho đợt thử sức cuối cùng hàng tháng trời. Giống như những đàn kiến, Việt Minh đi bộ, đẩy xe thồ qua các khu rừng để tới nơi đóng quân, chất lên xe mọi thứ từ vũ khí, đạn dược tới những bao gạo khổng lồ phải được đưa vào trong những vùng hẻo lánh. Với sức mạnh siêu nhân, họ đã đẩy được những khẩu đại bác lên các sườn núi, tới các đỉnh cao có thể quan sát được quân Pháp – những người đã ngốc nghếch tự triển khai quân trong một vùng thung lũng rộng lớn với lý lẽ rằng, họ phải bảo vệ tuyến đường sang Lào. Tướng Giáp trả lời tôi khi ông nói về trận đánh trong một cuộc phỏng vấn ở Hà Nội tháng 3 năm 1990: “Thật là khó, rất khó, chỉ có động viên khích lệ binh lính mà có thể thực hiện đuợc một sự nghiệp vĩ đại đến như vậy”.

Cả Pháp và Việt Minh đang chạy đua chống lại một điểm chết (giới hạn không được vượt qua). Một cuộc họp quốc tế ở Geneve đã bắt đầu sớm hơn, có kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương vào ngày 7 tháng 5 và mọi người đều biết, là Trưởng đoàn đại biểu Mỹ, Tướng Walter Bedell Smith nhận xét: “Các ngài không giành được trên bàn đàm phán những gì các ngài đã đánh mất ngoài chiến trường”.

Mặc dù chạy theo thời gian, song Tướng Giáp vẫn thận trọng. Không tán thành đề nghị của các cố vấn Trung Quốc, những người luôn thúc giục ông tiến hành một cuộc tấn công vào chính diện, ông ra lệnh cho binh lính đào các đường hầm tới các vị trí của Pháp. Họ đào trong 8 tuần tới tận trưa ngày 13 tháng 3. Bị các pháo lớn của Việt Minh tấn công, mục tiêu đầu tiên của Pháp sụp đổ nhanh chóng, ngày hôm sau là mục tiêu khác. Trước đó, Đại tá Charles Piroth, chỉ huy lục lượng pháo binh của Pháp đã hứa với Navarre rằng, anh ta có thể dễ dàng làm câm họng pháo của đối phương. Nhưng giờ đây, anh ta bị hạ nhục. Rạng sáng ngày 15 tháng 3, anh ta rút chốt an toàn của một qủa lựu đạn và tự sát. Anh ta nói đêm hôm trước rằng: “Tôi hoàn toàn mất hết danh dự”.

Nước Pháp đã không có những công dân la hét đòi hoà bình. Người ta thường quên rằng sau thắng lợi, những người Cộng sản Việt Nam có thể công bố với toàn thể người dân Việt Nam là không có Liên Xô hay Trung Quốc gây áp lực buộc họ phải chấp nhận một sự chia cắt trong lúc chờ các cuộc bầu cử vì những lý do riêng của họ. Nhưng được sự tán thành của chính quyền Eisenhower, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt tổng tuyển cử thì cả Moscow và Bắc Kinh đều phản đối - một dấu hiệu cho thấy cả hai đều hi vọng cải thiện mối quan hệ của họ với phương Tây.

Hà Nội không từ bỏ hi vọng thống nhất Việt Nam. Vì thế một cuộc chiến tranh mới bắt đầu được tăng tốc và cuối cùng nó đã nhấn chìm nước Mỹ.

Không có trận đánh nào trong cuộc chiến tranh của Mỹ có thể sánh ngang được với Điện Biên Phủ cho dù Tổng thống Lyndon B.Johnson, Tướng Westmoreland, và những người khác đã nhận thức sai lầm về sự tái diễn của trận đánh ở Khe Sanh đầu năm 1968. Trận đánh này là một trận nghi binh của Tướng Giáp nhằm lôi kéo quân Mỹ ra xa các thành phố ven biển để có thể tiến hành cuộc tổng tấn công Tết. Tướng Giáp biết rằng người Mỹ và người Pháp hoàn toàn khác nhau, rằng ông ta không đủ mạch để có thể thách thức với sức mạnh ồ ạt của quân Mỹ trong một trận đối đầu trục tiếp.

Lần này, Tướng Giáp đã theo đuổi một chiến lược không giống với chiến lược đã dùng để chống lại người Pháp. Ông tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao và tin rằng dần dần sẽ làm suy sụp được ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ. Mối quan tâm chính của ông là thắng lợi và ít thương vong. Tôi đã hỏi ông trong cuộc nói chuyện ở Hà Nội: “Ngài sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại Mỹ trong bao lâu?”. Ông trả lời không chút do dự: “20 năm nữa, có thể hàng trăm năm miễn là giành được thắng lợi và ít tổn thất”.

Vì thế, Mỹ cũng như Pháp phải chống lại một kẻ thù mà luôn coi sự nghiệp đấu tranh của họ là thiêng liêng và sẵn sàng hi sinh để giành được mục tiêu. Cần rút ra bài học đó trước khi quá muộn.
STANLEY KARNOW
_______________________________________
1. Nhà sử học Mỹ, từng đạt giải Pulitzer. Tác giả cuốn: Vietnam A History.


GIỚI THIỆU

Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) là một cuộc đấu tranh lâu dài và đẫm máu. bằng việc đưa một quân đội thử nghiệm cửa thực dân Pháp vào đọ sức với Việt Minh, một quân đội nhân dân của Cộng sản luôn tận trung với việc giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của Pháp. Trận đánh quyết định là trận đánh năm 1954 ở Điện Biên Phủ, một làng miền núi nhỏ thuộc đất đai của người Thái ở phía Tây Bắc Việt Nam.

Điện Biên Phủ không phải là một cuộc giao chiến lớn theo các điều khoản quy ước nhưng đó là một cuộc đấu trí quân sự quan trọng và là một thế giới vĩ mô của những va chạm chính trị - quân sự quốc tế nổi lên sau Thế chiến II. Đó còn là nơi thể hiện lòng dũng cảm, sự đánh giá sai lầm, sự ngoan cố và thất bại. Điều đó đã được báo trước cho quân đồn trú từ trước khi trận tấn công cuối cùng diễn ra. Khói bụi của chiến trường che lấp đi những sai lầm về chiến thuật cũng góp một phần không nhỏ vào sự thất bại này. Cuộc giao tranh quân sự đã làm thay đổi bộ mặt của Đông Nam Á và được coi như một điềm báo đối với những trận đánh tốn kém mà lực lượng Mỹ sau này sẽ thực hiện ở các khu rừng và cánh đồng lúa của miền Nam Việt Nam.

Lần đầu tiên tôi tới Điện Biên Phủ vào cuối tháng 11 năm 1953 trên chiếc máy bay vận tải “Dakota” C-47 của không quân Pháp hạ cánh xuống đường băng mới sửa chữa sau khi bị đóng cửa trong một chiến dịch không quân ngày 20 tháng 11. Ba tiểu đoàn dù của Pháp đã bảo vệ khu làng và đường băng cho dù có sự kháng cự mạnh của một đơn vị đồn trú Việt Minh được tăng cường. Tôi đã theo dõi cuộc xung đột Đông Dương từ tháng 2 năm 1952 khi là phóng viên chiến tranh thuộc một Hãng Thông tin của Mỹ (USIA) và đã biết một số sĩ quan, binh lính ở Điện Biên Phủ từ các chiến dịch trước ở Bắc Việt và Lào. Trong thời gian ở Điện Biên Phủ, tôi quan sát được công việc xây dựng căn cứ và sự có mặt của quân tăng cường, tới thăm các vị trí công sự của các tiểu đoàn thu thập thông tin từ các sĩ quan cao cấp ở bốt chỉ huy cùng với Thiếu tá Marcel Bigeard và tiểu đoàn dù số 6 đi tuần tra thăm dò các đơn vị Việt Minh ở các khu đồi xung quanh. Vào giữa tháng 12, các lực lượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải nằm im trong công sự không dám liều mạng ra xa thung lũng nếu không liên lạc được với quân chính quy Việt Minh. Trước khi tôi rời Điện Biên Phủ, một sĩ quan viễn chinh khẳng định: “Lần này Việt Minh sẽ vào đông, đó sẽ là một cuộc chiến thực sự”. Tôi đang trên đường từ San Francisco về nhà ngày 7 tháng 5 năm 1954 thì được tin Điện Biên Phủ bị thất bại sau một trận bao vây 57 ngày. Dẫu sao những người am hiểu tình hình vẫn rất khó khăn khi đánh giá về phạm vi thắng lợi của Cộng sản.

Hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 đã chấm dứt cuộc chiến tranh và người Pháp đang chuẩn bị rời Đông Dương thì tôi quay trở lại Sài Gòn. Nhiều bạn bè bị bắt ở Điện Biên Phủ đã được Việt Minh phóng thích. Nhiều người khác đã chết trên đường hành quân dài ngày hoặc trong các trại tù. Những người sống sót kể lại sự thật về trận đánh.

Tôi rời Việt Nam năm 1955, được giao nhiệm vụ quay lại Sài Gòn năm 1964 làm cố vấn cho Thủ tướng và đã thăm lại đất nước này trong chuyến công tác ngắn ngày năm 1971. Năm 1991 tôi trở lại Việt Nam, với tư cách là một nhà báo, được phép thực hiện một cuộc phỏng vấn dài với Đại tướng Giáp và thảo luận về chiến tranh Đông Dương, về Điện Biên Phủ với các cựu chiến binh Việt Minh. Gần đây hơn, tôi được tiếp cận với những tài liệu về Điện Biên Phủ trong các kho lưu trữ của Quân đội Pháp. Sở chỉ huy quân Viễn chinh nước ngoài ở Aubagne cho phép tôi sao chụp những thống kê cá nhân về trận đánh này của các lính Lê dương sau khi bị bắt trở về.

Đáng giá nhất là các cuộc phỏng vấn những người sống sót sau trận Điện Biên Phủ. Mặc dù nhiều năm đã trôi qua, cuộc chiến vẫn khắc sâu vào ký ức của những người tham chiến. Một số đã chết trong thời gian đó hoặc không thể tiếp cận được. Tuy nhiên, nhờ vào những cuộc tiếp xúc riêng, tôi đã gặp được một bộ phận tiêu biểu những người đã phải chịu đựng cảnh bao vây. Những người khác hợp tác bằng cách điền vào mẫu câu hỏi trắc nghiệm để giải thích phần việc của họ trong cuộc chiến này.

Mùa xuân năm 1992, tôi đang ăn trưa ở Montparnasse với Đại tá Bùi Tín, một cựu chiến binh Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Ông nhớ lại các trận đánh trước đây. Và nói với tôi: “Điện Biên Phủ là sự tái diễn hoàn hảo cuộc chiến tranh của Việt Nam với người Mỹ. Tất cả chỉ huy của các quân đoàn, sư đoàn trong cuộc chiến với Mỹ đều đã chiến đấu ở Điện Biên Phủ”.

Nếu Điện Biên Phủ đã dạy cho Việt Minh - những người tiên phong của quân đội Bắc Việt và Việt Cộng - những bài học có giá trị, thì những nhà vạch kế hoạch quân sự Mỹ lại không thể có được.

Mỹ đã ủng hộ cho nỗ lực của Pháp bằng những vũ khí, trang thiết bị và nguồn tài chính khổng lồ nhằm cản trở sự thống trị của Cộng sản ở Đông Nam Á. Các nhà ngoại giao sĩ quan quân sự Mỹ đã và đang theo dõi cuộc chiến tranh Đông Dương, Nhóm trợ lý cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) đã và đang gián tiếp tham gia như những cố vấn không tham chiến. Khi cuộc chiến ở Điện Biên Phủ mở rộng, các sĩ quan Mỹ đã tới thăm các pháo đài trên núi như những nhà quan sát, những chỉ huy cao cấp của Mỹ từ Hawaii và Tokyo đã tới Sài Gòn và Hà Nội để bàn về khả năng can thiệp trực tiếp của Mỹ dưới sự ủng hộ của Pháp. Tiếp theo sự thất bại của Pháp và mặc cho chính quyền Mỹ đã ngay lập tức can thiệp trực tiếp vào Việt Nam thì các nhà vạch kế hoạch và chiến lược Mỹ đã làm ngơ trước những kinh nghiệm của Pháp. Pháp đã thua. Chúng tôi với sức mạnh công nghệ vượt trội sẽ thắng. Tinh thần hăng hái và triết lý khảng khái của chúng tôi đã che lấp đi những bài học của lịch sử.

Tháng 1 năm 1968, 40.000 quân chính quy Bắc Việt đã bao vây đơn vị quân đồn trú gồm 6.000 quân thuộc quân đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Khe Sanh. Các cứ điểm trên đồi gần biên giới Lào và phía dưới khu phi quân sự chia cách miền Bắc và miền Nam Việt Nam cũng đáng lo ngại giống như Điện Biên Phủ. Chiến dịch bao vây căn cứ của Mỹ ở Khe Sanh 2 tháng rưỡi là sự thất bại bao trùm lên Pháp, gây ra nỗi buồn phiền cho Tổng thống Johnson và làm nảy sinh các vấn đề phức tạp trong tiến trình chiến tranh của Tướng Westmoreland. Cuối cùng, pháo binh, máy bay B-52 và sự ngoan cường của lính thủy đánh bộ đã phá vỡ được vòng vây. Gần 500 lính thủy đánh bộ bị chết ở Khe Sanh, quân đội Bắc Việt ước tính hy sinh gần 10.000 người. Lực lượng của Tướng Giáp bị thiệt hại nặng, các sĩ quan tình báo quân sự Mỹ công bố thắng lợi nhưng thực tế tình hình ở Khe Sanh thường xuyên gây bất lợi cho phía Mỹ. Mãi tới sau này mới có sự quan tâm trở lại với Điện Biên Phủ và với cuộc chiến tranh Đông Dương nhưng sự quan tâm đó cũng dần bị mờ đi như chính cuộc chiến tranh tiêu hao của chúng tôi.

Những bài học có giá trị liên quan tới kinh nghiệm riêng của chúng tôi về Việt Nam mà chúng tôi đã cố tình lờ đi là gì? Tôi đã liệt kê ra một số bài học được coi là quan trọng nhất.

1. Đánh giá thấp các đơn vị không chính quy hoặc lực lượng du kích và lực lượng chính quy là một sai lầm cơ bản.

Tư lệnh Pháp và nhiều sĩ quan tham mưu ở các sở chỉ huy khác nhau không thừa nhận giá trị thực của các sư đoàn chính quy, quân địa phương, quân tự vệ làng xã có mặt ở mọi nơi. Quân Viễn chinh Pháp được đào tạo và điều hành theo các chuẩn mực của châu Âu. Chỉ có các chỉ huy chiến trường, các sĩ quan tiểu đoàn - đại đội phổ thông, những người lính có kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở Đông Dương, nếu miễn cưỡng mới bày tỏ mối quan tâm thường xuyên tới Việt Minh.

Điện Biên Phủ là một ví dụ điển hình về việc làm thế nào mà một giấc mơ quân sự có thể vượt qua được thực tế bằng những kết quả bi đát. Người ta nói khả năng pháo binh của Việt Minh là hạn chế. Tư lệnh Pháp không thể ngờ rằng liệu Tướng Giáp có thể vận chuyển được các loại súng ống qua các cánh rừng. Nếu ông ta làm việc này thì Việt Minh có thể bị tiêu diệt bởi hoả lực phản pháo và tấn công bằng không quân của Pháp trước khi họ có thể gây ra bất cứ sự thiệt hại nào. Nhưng pháo binh của Tướng Giáp chẳng hề bị hạn chế. Ông ta đã chuyển súng ống qua rừng, hoả lực phản pháo kích và các đợt tấn công bằng không quân của Pháp bị thất bại thảm hại. Hơn nữa Pháp còn đánh giá thấp khả năng hậu cần của đối phương, khả năng chịu đựng về mặt tinh thần cũng như sự ngoan cường của binh lính, và chuyên môn cao về chiến lược, chiến thuật của phòng tham mưu Việt Minh. Thái độ tương tự đối với Bắc Việt, Việt Cộng và những khác nhau tương tự về quan điểm giữa những người vạch kế hoạch và những người chỉ huy chiến đấu thường được tái diễn vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Nhưng lần này, những người điều hành là người Mỹ.

2. Qúa phụ thuộc vào sự hỗ trợ của không quân có thể dẫn tới thảm hoạ trước một chiến dịch kiểu du kích trong địa hình phức tạp hoặc trong những điều kiện bất lợi.

Bất chấp những cảnh báo từ phía các tướng lĩnh thuộc lực lượng không quân, Tư lệnh Pháp vẫn tiến hành bố trí một pháo đài lớn trong một vùng núi tách biệt mà sẽ buộc phải cung cấp lương thực và tăng cường quân bằng không quân trên những đoạn đường khá xa. Có lần pháo binh của đối phương đã làm vô hiệu hoá đường băng và tất cả nguồn cung cấp phải phân phát bằng dù và dưới làn hỏa lực chống tăng dày đặc của đối phương. Việt Minh có đồng minh thường trực là thời tiết. Những đợt mưa phùn, mưa rào lớn, sương mù dày đặc ở miền Bắc đã phá hủy và cản trở các đợt cung cấp và các đợt không kích của Pháp. Núi rừng yểm hộ các sư đoàn và các ụ súng khỏi sự quan sát của các máy bay ném bom. Những cam kết của lực lượng không quân Pháp không bao giờ cho ra những kết quả như mong đợi. Ngược lại, thực tế này đã tạo ra một tác động tâm lý tiêu cực tới lực lượng bộ binh, những người đã phải học để dựa vào sự ủng hộ có hiệu quả của không quan ở vùng đồng bằng và rộng hơn ra cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. Xác định mục tiêu ở các vùng núi là rất khó khăn vì vậy quyết định chớp nhoáng của phi công xem liệu một khu làng là bạn, là thù hay là vùng đối phương tạm chiếm có thể sẽ dẫn tới bi kịch.

Rõ ràng khả năng không quân của Pháp ở Đông Dương là hạn chế so với việc triển khai ồ ạt máy bay của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những lại một lần nữa cho dù tốn nhiều bom đạn và vũ khí nhưng kết quả hạn chế và tổn thất lớn. Trong một cuộc chiến tranh mà thắng hay thua ở các làng, xóm của miền Nam Việt Nam, nơi lòng trung thành và sự hợp tác của những người nông dân là điều cơ bản để dẫn tới sự thành công, thì bom đạn lại làm cho người dân phải xa lánh và đi tới chỗ tăng cường ủng hộ cho Việt Cộng mặc dù Mỹ có ưu thế hoàn toàn về không quân. Đường mòn Hồ Chí Minh cũng làm theo mẫu các tuyến đường của Việt Minh tới Điện Biên Phủ, vẫn tiếp tục vận chuyển quân chính quy Bắc Việt, vũ khí, lương thực và thậm chí xe tăng vào miền Nam Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh.

3. Trận đánh này là sự thể hiện rõ ràng tính linh hoạt của một đối phương là du kích và khả năng thay đổi các biện pháp cho phù hợp với tình hình chiến thuật cụ thể của họ.

Tướng Giáp coi “cuộc chiến tranh nhân dân của ông như một sự kết hợp, trong đó quân chính quy, quân địa phương và tự vệ hoạt động riêng rẽ hoặc kết hợp để giành một mục tiêu chung”. Trong một cuộc phỏng vấn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1991, Tướng Giáp nói với tôi rằng: “Chiến tranh nhân dân” không chỉ có nghĩa là các hoạt động của du kích mà hơn thế nữa còn bao quát mọi việc từ hành động của một đơn vị nhỏ tới hành động của toàn quân”. Ông phản đối sự biện minh của tôi nhằm tách các sư đoàn chính quy khỏi các lực lượng du kích và nói: “Lính chính quy đều chiến đấu tốt như những người du kích, thích ứng với những thay đổi khi được chuyển vào các đơn vị du kích”.

Tính linh hoạt tương tự nêu ra trong đoạn trích được thể hiện rất sớm trong trận bao vây Điện Biên Phủ khi Tướng Giáp huỷ bỏ một cuộc tấn công lớn. Pháo binh và bộ binh đã vào vị trí, tinh thần binh lính đã chuẩn bị sẵn sàng cho một đợt tấn công lớn thì nhận được lệnh rút ra. Một cựu giáo viên phổ thông, giờ là nhà chiến thuật đã tính toán tới những thương vong mà anh ta phải chịu đựng trong các cuộc tấn công vào chính diện, sức mạnh của quân đồn trú được tăng cường của Pháp và việc mở rộng các pháo đài mới trước khi quyết định rằng sự mạo hiểm này là quá lớn. Thay vào đó anh ta huy động hàng nghìn chiếc xẻng, và Việt Minh bắt đầu đào những giao thông hào chằng chịt dẫn tới vành đai phía ngoài của các khu căn cứ của Pháp.

4. Cảnh giác trước sự khắc nghiệt của môi trường nhiệt đới.

Người ta nói rằng rừng là trung hoà. Thực tế, nó vẫn có sự thiên lệch. Những khu rừng núi quanh Điện Biên Phủ đều khó khăn với cả hai phía lực lượng Việt Minh và lực lượng Pháp. Nhưng lính trẻ của Việt Minh luôn là những người sống sót. Dù cho người thành phố đã phải chịu đựng những căn bệnh địa phương, những gian khổ đôi khi còn có tình trạng kém dinh dưỡng chung ở khu vực miền Bắc, Việt Minh bị bệnh dịch vì những căn bệnh ở vùng nhiệt đới như sốt rét rừng nhưng tình trạng suy nhược của họ cũng không thể so sánh với những gì mà người châu Âu đang phục vụ trong quân đội Viễn chinh của Pháp phải chịu đựng. Binh lính hành quân qua rừng đã phải chịu say nắng, mệt mỏi và tình trạng xuống súc. Bệnh lỵ và sốt rét là phổ biến, những vết cắt nhỏ nếu không chữa trị có thể bị nhiễm trùng và nhanh chóng trở thành nguy hiểm. Quân đội Việt Minh điều động từ Lào về tháng 12 năm 1953 đã bị ốm yếu mệt mỏi và gầy mòn nhưng chứng tỏ rằng vẫn có thể đi bộ tới pháo đài và có mặt tại điểm hẹn gần Điện Biên Phủ.

Các mũi tên màu vạch ra tiến trình hoạt động của một đơn vị trên tấm bản đồ ở sở chỉ huy đã không chỉ rõ những khó khăn cần phải đối mặt trên chiến trường. Mệt mỏi, ốm yếu, thiếu nước, núi cao, thung lũng sâu, rừng rậm, dòng chảy xiết chưa được đánh dấu. Nhưng những trận phục kích chết người đã kết hợp để tạo nên một lễ rửa tội thực sự với những người lính. Một số chỉ huy có kinh nghiệm đều hiểu được những hạn chế của quân lính viễn chinh trong môi trường nhiệt đới.

Khả năng không quân của Mỹ và đặc biệt là trực thăng đã tạo ra một sự khác biệt lớn trong cuộn chiến tranh Việt Nam. Sơ tán nhanh những người bị thương đã cứu được nhiều mạng sống, những chiếc máy bay lên thẳng đã kéo pháo từ vị trí này sang vị trí khác và bộ binh được phân tán tới các vùng hạ cánh gần các mục tiêu của họ. Bắc Việt bị gây ấn tượng bởi khả năng vận chuyển bằng đường không của Mỹ, thậm chí tới nước cũng được vận chuyển bằng máy bay. Nhưng đối với lính Mỹ, những người không thể qua nổi khu rừng rậm hay qua vùng châu thổ sình lầy thì môi trường vẫn còn là một kẻ thù tiềm ẩn.

5. Quá nhiều ảnh hưởng của phương Tây có thể gây tai hoạ cho một quân đội gồm binh lính vốn là người ở các nước thuộc thế giới thứ ba, tạo ra những áp lực tâm lý tiêu cực, làm xói mòn đạo đức, giảm tính chiến đấu và gây ra những rạn nứt trong các đội quân đồng minh.

Quân đội Viễn chinh Pháp của những năm 50 có thể là một cỗ máy chiến đấu nhà nghề có hiệu quả. Nhưng vào năm 1953 nó nhanh chóng trở thành một cỗ máy sai niên đại. Như một trong những quân đội thực dân cuối cùng còn tồn tại, nó đang chỉ ra những căng thẳng và rạn nứt do những khuynh hướng mới trên thế giới sau chiến tranh tạo ra. Sự thay đổi chính trị đang chống lại tư tưởng của đám tân binh và chủ nghĩa gia trưởng đang trở thành lạc hậu. Binh lính Bắc Phi và Tây Phi, những người đã chiến đấu cho Pháp trong Thế chiến II vẫn đang làm tốt nhiệm vụ ở Đông Dương, nhờ vào phẩm chất của các sĩ quan Pháp và các sĩ quan cựu chiến binh không tham chiến. Nhưng, cuộc chiến tranh dường như không bao giờ kết thúc ở một vùng đất xa xôi và chiến dịch tuyên truyền của Việt Minh đang gây ra những tổn thất lớn. Những lá truyền đơn, những lời kêu gọi của loa phóng thanh với các bốt bị cô lập và các chiến dịch tuyên truyền bằng miệng trong các quán bar tồi tàn gần các trại quân sự thường đưa ra các câu hỏi: “Bạn đang làm gì ở đây? Tại sao bạn lại tới đây để chết? Tại sao bạn lại đánh chúng tôi khi đáng ra bạn nên ở lại trong nước để giải phóng cho đất nước của bạn?” Nhiều binh lính thực dân đã bắt đầu suy nghĩ tới những câu trả lời, đặc biệt khi những lời đồn gây sự lo lắng và sự chống đối lại chế độ thống trị của Pháp trong nước đã lan tới Đông Dương.

Mặc dù các quân đội thực dân giờ chỉ còn là một vấn đề của quá khứ, nhưng di chứng của chúng còn kéo dài. Quân đội Việt Nam cộng hoà không bao giờ có thể tỏa sáng bản chất của nó như một lực lượng quân Viễn chinh châu Âu đã được đào tạo. Khi các cố vấn Mỹ thay thế vai trò của Pháp thì sự pha trộn chủ nghĩa thực dân còn tồn tại tạo ra một đề tài liên tiếp đối với những người tuyên truyền cho Việt cộng, những người luôn coi Quân đội Việt Nam cộng hoà là một “con rối”. Ngày nay, là một siêu cường trên thế giới, Mỹ đứng trước những trách nhiệm không tính trước và sự can thiệp vào các cuộc chiến có tính chất địa phương cũng như các cuộc xung đột căng thẳng. Với chúng tôi, “chủ nghĩa thực dân” là một cái mác lịch sử. Với nhiều nước của thế giới thứ ba, nó vẫn còn là một biểu tượng có giá trị tiêu cực.

6. Tính hiệu quả và đạo đức của một lực lượng quân sự có liên quan trực tiếp tới sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân của quốc gia có liên quan.

Cuộc chiến đấu trường kỳ và khốc liệt của quân đồn trú Pháp ở Điện Biên Phủ là một hiện tượng. Rõ ràng, có nhiều binh lính nhà nghề với những nguyên tắc truyền thống và sự hy sinh riêng. Họ biết rằng họ đang chiến đấu trong một cuộc chiến, ở một nước khác, mà trong nước ít biết đến. Thực tế đó ban đầu đã làm tăng lên tinh thần đoàn kết trong họ và tạo ra một ước nguyện giành chiến thắng để biện minh cho nỗ lực của họ ở Đông Dương. Nhưng bánh xe lịch sử vẫn quay và họ vẫn đang đi trên con đường đó. Pháp đang muốn tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh này khi họ tham gia vào trận đánh và sự ủng hộ của chính phủ với nỗ lực chiến tranh lại đang giao động. Thêm vào đó, bất cứ cơ hội can thiệp nào của đồng minh Mỹ đều sôi lên rồi vụt tắt như ngòi nổ bị ướt. Những người tham chiến ở Điện Biên Phủ đang trong một tình thế quân sự hoàn toàn bi đát.

Mặt khác, những chiến sĩ của Việt Minh biết rằng sau họ toàn dân tộc đã được cổ vũ động viên bằng một cuộc chiến tranh nhân dân giành độc lập. Với chúng tôi, những lời lẽ ngôn ngữ bản địa của Cộng sản và lời lẽ tuyên truyền đều vô tác dụng nhưng với họ những khẩu hiệu định ra các mục tiêu cho họ chiến đấu.

Có một ví dụ được nhắc tới nhiều trong thời kỳ Johnson. Việt Cộng, với sự ủng hộ của Bắc Việt, cũng có lòng quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình như cha ông họ. Binh lính của chúng tôi, không rõ mục đích của chiến tranh và thiếu sự ủng hộ của công chúng trong nước cũng đã chiến đấu giỏi nhưng với nhiều người mục tiêu chính là phải sống cho qua trách nhiệm. Những thất bại trong cuộc chiến đơn lẻ đã dẫn họ tới chỗ nghiện ma túy, xung đột sắc tộc và suy đồi đạo đức.

Khó có thể tưởng tượng lại có sự lặp lại của Điện Biên Phủ ngày nay nhưng dù sao vẫn có cảnh báo. Bất cứ quân đội hiện đại nào tham gia chiến đấu ở nước ngoài trong đó cá nhân chiến sĩ đặc biệt là lính mới đều có những nghi ngờ về mục đích tham chiến của anh ta là không có lợi. Sự bất lợi này không có ở đối phương là những người có lòng tin kiên định vào sự nghiệp của họ. Nó có thể trở nên rõ ràng hơn khi phải đối mặt với những tổn thất nặng nề, những khẩu phần ăn đạm bạc và sự gian khổ kéo dài.

NHẢY ĐI! NHẢY ĐI! NHẢY!
Giá như ngày hôm đó trời mưa!”
   
Thiếu tá Marcel Bigeard, Chỉ huy Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6

Ngày 20 tháng 11 năm 1953, từ sáng sớm sương mù đã che phủ kín bầu trời Hà Nội. Tia nắng đầu tiên làm lộ ra những chiếc máy bay C-47 của lực lượng không quân Pháp đứng xếp thành hàng trên sân bay quân sự Bạch Mai. Những chiếc xe tải, xe jeep đi giữa những chiếc máy bay để chuyển quân, chuyển những bức điện tín và xếp những vũ khí nặng lên máy bay. Tiếng mở cửa đuôi máy bay đánh “rầm”, tiếng băng tải hàng kêu ken két, tiếng bước chân đi ủng lạo xạo và thỉnh thoảng lại có tiếng quát ra lệnh bị nhoà đi nhanh chóng, bị méo mó đi do đập vào những thân máy bay sơn màu bạc. Những đoàn lính dù đội mũ sắt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu loạng choạng bước lên các máy bay C-47 trông giống như những người thợ lặn biển sâu, chất nặng trên lưng với những chiếc dù, vũ khí và trang thiết bị. Quang cảnh tương tự cũng lặp lại ở Gia Lâm, sân bay dân sự của Hà Nội.

Lính dù tham gia vào chiến tích nhảy dù lớn nhất trong cuộc chiến tranh Đông Dương là đội quân tinh nhuệ của đội quân Viễn chinh Pháp. Các đơn vị mũi nhọn, Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 của Thiếu tá Marcel Bigeard và Tiểu đoàn 2 Trung đoàn dù tiêm kích số 1 của Thiếu tá Jean Bréchignac là các đơn vị đã được thử thách trong chiến đấu do các sĩ quan có kinh nghiệm đánh ở Việt Nam chỉ huy. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 của Thiếu tá Jean Souquet dự tính nhảy dù đợt 2 trong cùng ngày cũng nổi tiếng có trình độ chuyên nghiệp cao tương tự. Sở chỉ huy của nhóm dù chiến đấu số 1 của Trung tá Fourcade - một trong những người thành lập ra đội Biệt kích Đông Dương dự tính nhảy dù cùng với tiểu đoàn của Souquet cho dù bản thân Fourcade đã chọn nhảy sớm hơn cùng với Bréchignac. Các công binh dù, các đại đội trọng pháo và các đội phẫu thuật cũng sẽ tham gia vào chiến dịch. Những lính dù này - hay còn gọi là “lính chữa cháy” chiến tranh Đông Dương - thường chạy từ điểm nóng này tới điểm nóng khác nhảy từ từ trên trời xuống giải vây cho các cứ điểm bị đối phương cô lập và tấn công, hỗ trợ các đơn vị bộ binh trong các cuộc càn quét trên mặt đất và thực hiện các cuộc đột kích và các nhiệm vụ tình báo cho Tư lệnh tối cao Pháp.

Những người lính đang được các nhân viên phi hành đoàn giúp đỡ bước qua những cái cửa chật hẹp của máy bay C-47, họ chỉ biết lờ mờ về những gì chờ đợi họ ở cuối chuyến bay. Nhưng sự tăng cường chiến dịch với số lượng máy bay tham gia và thông báo tin tức giờ chót trước khi lên đường đã khiến những người lính này hiểu rằng họ đang sắp sửa tham gia vào một trận đánh mà họ từng được huấn luyện từ trước đó là một cuộc tập kích dù.

Cứ 25 người trên một chiếc máy bay như những tổ kén vỏ kim loại mỏng phục vụ vận tải, các lính dù tán gẫu với nhau và với đám nhân viên hàng không để thoát thỏi tình trạng căng thẳng và chật chội. Kẻ ngồi tựa vào những túi hàng trên lưng để ngủ bù, một số nhai kẹo cao su, người thì ngồi lặng lẽ, cô đơn theo đuổi những suy nghĩ riêng của mình. Những người từng trải hiểu rõ chuyến bay cao và xa sẽ lạnh giá thế nào đã tán tỉnh các xếp phi hành đoàn để được đắp chung chiếc chăn nhỏ.

Đây là một đội quân hỗn hợp về nguồn gốc và chủng tộc: những thanh niên từ các vùng ngoại ô của Paris và Lyon: những chàng trai Breton lạnh lùng, những binh lính từ mọi miền của Pháp từ Artois tới Provence và từ Poitou tới Savoy. Nhiều người trong số lính dù là người Việt Nam thấp bé ít nói hoặc người Campuchia da đen được lựa chọn tham gia cùng các đơn vị thuộc địa. Khi công việc kiểm tra quân số và trang bị xong, các lính dù đành phải chờ đợi chung với tất cả các đội quân.

Khoảng 300 km về phía Tây Bắc Hà Nội, một chiếc C-47 đã bay hết một chặng đường dài, giờ đây bắt đầu lượn vòng, vượt qua dãy núi hình vòng nhẫn để tiến vào thung lũng Mường Thanh. Với sự hăng hái của người Pháp và dường như bất chấp nguy hiểm, chiếc máy bay này chở một chuyến hàng đặc biệt, đó là những người ra quyết định: Trung tướng không quân Pierre Bodet (Phó tư lệnh ở Đông Dương), Chuẩn tướng Jean Dechaux (chỉ huy Nhóm không quân chiến thuật miền Bắc) và Chuẩn tướng Jean Gilles (chỉ huy các lực lượng dù ở Đông Dương) cùng với một nhóm phi công dù dẫn đường và các thiết bị radio chuyên dụng. Tất cả điều đó đã biến chiếc máy bay C-47 thành một chỉ huy sở bay. Quyết định mà họ phải đưa ra phụ thuộc vào thời tiết. Nếu có mưa trên các vùng núi hoặc nếu sương mù còn trên thung lũng thì cuộc hành quân Castor (Beaver) sẽ phải huỷ bỏ.

Khu rừng phía dưới lúc ẩn lúc hiện sau những dải sương mù. Những núi đá lởm chởm nhô lên khỏi đám lá dày đặc giống như những chiếc răng bị gẫy, còn những đỉnh cao đang vươn tới dấu hiệu đầu tiên của buổi hoàng hôn. Máy bay 2 động cơ gầm lên khi nó bay vòng quanh thung lũng dài 16km, rộng 9km. Sương tan để lộ ra dòng sông Nậm Rốm lấp lánh ánh bạc chạy ngoằn ngoèo trong thung lũng. Những túp lều mái cao rải rác, hai bên bờ sông là bản Mường Thanh của dân tộc Thái. Trên tấm bản đồ trải rộng trước mặt các tướng lĩnh, một vùng mang tên Việt Nam Điện Biên Phủ, hay còn gọi là tiền đồn chính.

Một cơn gió bấc làm tan những đám mây và bóc lớp sương ra khỏi những vách đá khi chiếc C-47 đã bắt đầu lượn vòng tốc độ chậm lần nữa. Các bản làng khác đang hiện ra, người ta có thể nhìn thấy những làn khói bếp mỏng bay lên. Trung tướng Bodet rút điếu thuốc lá và liếc nhìn đồng hồ. Mặc dù chiếc C-47 có thùng nhiên liệu phụ nhưng đã đến lúc phải có một quyết định trước khi máy bay hết nhiên liệu. Chuẩn tướng Gilles, kéo chiếc mũ nồi lính dù sụp xuống trán, tiếp tục quan sát quang cảnh. Ngay cả lúc thuận lợi nhất, Gilles cũng không phải là người hay nói và giờ dường như ông ta đang suy ngẫm. Ông biết rằng 1.500 lính dù trong chuyến nhảy dù đầu tiên của ông đều đã sẵn sàng. Tình báo còn cho biết rằng đơn vị ông có thể đụng phải sự phản kháng mạnh mẽ dưới mặt đất.

Được biết hai đại đội của tiểu đoàn 920 thuộc trung đoàn 148 Việt Minh đã đóng quân ở Điện Biên Phủ để bảo vệ sở chỉ huy của họ. Ngoài ra, một đại đội trọng pháo của Sư đoàn 351 được trang bị cối 120 ly đã tới thung lũng. Nhưng không ai trên chiếc máy bay chỉ huy hoặc ở sở chỉ huy Pháp tại Hà Nội biết rằng các đơn vị của tiểu đoàn 920 được lệnh thực hiện các bài tập chiến thuật vào sáng ngày hôm đó trên vùng đất được gọi là “Natasha”, chính là khu vực nhảy dù đã được giao cho tiểu đoàn của Thiếu tá Bigeard.

Những tia nắng đầu tiên bỗng sáng rực lên xuyên qua những đám mây. Dechaux cùng với Bodet và Gilles đi xem xét địa hình. Có một chút nghi ngờ - sương đang tan và bầu trời càng hiện rõ. Lúc 6 giờ 52, các tướng lĩnh gửi một bức điện mật mã tới sở chỉ huy của Thiếu tướng Cogny - chỉ huy các lực lượng mặt đất ở Bắc Bộ: “Sương đang tan ở Điện Biên Phủ”. Lúc 8 giờ 15, những chiếc C-47 đầu tiên của phi đội 65 lăn bánh trên đường băng của sân bay Bạch Mai và Gia Lâm rồi cất cánh, bay qua sông Hồng và các vùng ngoại thành Hà Nội tiến thẳng về Tây Bắc.

Thật may cho tinh thần của họ, những lính dù không biết rằng 2 vị tướng trên chiếc máy bay chỉ huy, Gilles và Dechaux cũng như Chuẩn tướng René Masson, người được uỷ quyền của Tướng Cogny ở Hà Nội đã bị công khai dẫn lời là những người phản đối cuộc hành quân Castor. Đoạn trích ngắn gọn từ bản báo cáo mật về cuộc họp ngày 17 tháng 11 ở Hà Nội do Tướng Navarre, Tổng tư lệnh ở Đông Dương chủ trì đã nhấn mạnh sự phản đối của họ.

“… Trong cuộc họp này Tướng Navarre hỏi Tướng Masson, Dechaux và Gilles xem họ có phản đối gì với việc thực thi chiến dịch nhảy dù vào Điện Biên Phủ mang tên Castor.

Tất cả đều khuyên là không nên tiến hành cuộc hành quân đó và đưa ra những lý do phản đối về chiến thuật.

Đặc biệt, Tướng Dechaux chỉ ra rằng việc duy trì căn cứ dù mới này sẽ tạo ra một gánh nặng lên khả năng làm việc của máy bay vận tải vì thời tiết ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và trên lòng chảo Điện Biên Phủ thường khác biệt nhau, nên chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn tiếp viện cho căn cứ.

Tướng Navarre vẫn giữ quyết định của ông là tiến hành cuộc hành quân Castor bằng cách đưa ra lý do:

- Về chiến lược: bảo vệ Lào

- Về kinh tế: tịch thu gạo, đặc biệt là ở thung lũng Điện Biên Phủ”.


Trước đó 13 ngày một báo cáo chuẩn bị cho Tư lệnh tối cao của Đại tá Dominique Bastiani, một cựu sĩ quan dù và là một nhà chiến thuật chín chắn phục vụ như một tham mưu cho Cogny, đã nêu ra các kẽ hở trong cuộc hành quân Castor. Bastiani chỉ ra rằng Lai Châu, thủ đô của người Thái gần biên giới Trung Quốc, chắc chắn rơi vào tay Việt Minh. Quan trọng hơn, ông ta thách thức lý do của Tư lệnh tối cao là sự có mặt của Pháp ở Điện Biên Phủ sẽ ngăn chặn Việt Minh sang Lào bằng việc giải thích rằng: “Ở nước này, người ta không thể ngăn chặn được đối phương chỉ bằng một hướng. Việt Minh đi qua khắp nơi như chúng ta thường thấy ở đồng bằng”. Đại tá còn cho biết vụ mùa của Điện Biên Phủ sẽ cung cấp lương thực cho Việt Minh trong 3 tháng vì thế sẽ thuận lợi cho một cuộc xâm lấn Lào và cảnh báo Điện Biên Phủ có thể trở thành một cái hố không đáy thu hút các tiểu đoàn của Pháp và chỉ cần một trung đoàn Việt Minh là có thể đóng được miệng hố. Ông nói: đối phó với một nguy cơ gia tăng ở vùng đồng bằng, Tư lệnh tối cao Pháp phải cố thủ 3 nhóm cơ động cách Hà Nội khoảng 300 km để chống lại một nguy cơ mang tính giả thuyết sang Lào. Bastiani kết luận hậu quả của một quyết định như vậy có thể rất nghiêm trọng. (Trong cuốn Đông Dương hấp hối 1953-1954 xuất bản 3 năm sau ở Paris, Tướng Navarre nói: “Trái ngược với những gì đã từng nói, quan điểm của mọi người trước trận đánh đều phù hợp với vị trí chiến thuật của Điện Biên Phủ”.)

Mặc cho có những cảnh báo từ các chỉ huy chiến trường có kinh nghiệm, phòng tham mưu của Tướng Navarre ở Sài Gòn đã đi thẳng tới kế hoạch cho cuộc hành quân Castor. Cách xa với thực tế của cuộc chiến tranh trong sở chỉ huy có điều hoà, họ đã di chuyển các đơn vị và các mũi tên trên chiếc bản đồ treo tường như thể không còn tồn tại các dãy núi nguy hiểm, các vùng đầm lầy, rừng rậm, mưa, gió mùa, sương mù nặng và cái nắng cháy da ở đó.

Tướng Masson, Dechaux và Gilles đang thực hiện các mệnh lệnh của Tướng Navarre với những lo ngại nên khó có được không khí thuận lợi khi thực hiện một chiến dịch quyết định tới hậu quả của cuộc chiến.

Tướng Navarre tới Sài Gòn ngày 19 tháng 5 năm 1953, người đã gánh vác trách nhiệm của đội quân Viễn chinh Pháp từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương vào cuối năm 1946. Nghiệp quân sự của Navarre - năm 55 tuổi - đã từng bị căng thẳng và rất đa dạng. Là một sinh viên tốt nghiệp khoa quân sự của trường võ bị Pháp, giống như các sĩ quan cao cấp khác phục vụ ở Đông Dương, ông đã chiến đấu như một kỵ binh trong Thế chiến I và trong các chiến dịch Bắc Phi trong chiến tranh của Pháp. Trong Thế chiến II, sau khi hoạt động bí mật trong mạng lưới tình báo chống Đức ở Pháp ông đã chỉ huy một trung đội thiết giáp của các lực lượng tự do Pháp cho tới khi người Đức đầu hàng. Đi theo cuộc chiến tranh, Navarre giữ nhiều các vị trí tham mưu và đã chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 5 của Pháp. Khi tới Đông Dương ông là tham mưu trưởng cho Thống chế lục quân Alphonse Juin tại trụ sở của NATO.

Navarre nổi tiếng là có một tư duy quân sự chính xác. Ông có mái tóc hoa râm và luôn chỉnh tề trong bộ quân phục đẹp. Tính cách lạnh lùng của ông thường tạo ra một khoảng cách với người cấp dưới.

Vị Tổng tư lệnh mới tới Đông Dương sau một chỉ thị vừa hư vừa thực của Chính phủ, nhằm tạo ra các điều kiện quân sự cho một “giải pháp chính trị danh dự”. Cụm từ “chiến thắng” biến mất khỏi đám từ vựng của Chính phủ. Navarre đang hành động mà không hề có sự ủng hộ thực sự của một cơ sở nào ở Paris. Chính phủ của Thủ tướng René Mayer, người đã cử Navarre tới Đông Dương, bị sụp đổ. Nước Pháp kiệt quệ vì cuộc chiến tranh tiêu hao dường như không kết thúc, làm hủy hoại toàn bộ các tiểu đoàn của Pháp, đã yêu cầu các đợt tăng cường quân, gây ra những tổn thất nạng nề cho đội ngũ sĩ quan và phá hoại cả một sự nghiệp quân sự. Chiến tranh chưa làm chết nhiều chính trị gia của Pháp nhưng cũng đủ để dập tắt những sáng kiến táo bạo và làm cho nhiều người phải thận trọng khi nhận vai trò giải quyết vấn đề Đông Dương.

Chiến tranh Đông Dương đã thay đổi đáng kể từ khi Navarre tới. Lực lượng du kích Việt Minh của Cụ Hồ Chí Minh từng tấn công các đơn vị của Pháp năm 1946 chỉ bằng những súng trường bị bỏ đi và những quả lựu đạn tự tạo nay đã phát triển thành một quân đội có kỷ luật có thể làm chủ các sư đoàn chính quy có pháo binh và trọng pháo yểm trợ. Thắng lợi của cộng sản Trung Quốc cuối năm 1949 đã mở đường biên giới Trung Quốc cho phép Việt Minh tiếp cận trực tiếp với các vũ khí, cố vấn và các phương tiện huấn luyện của Trung Quốc. Tổng tư lệnh Việt Minh, Tướng Võ Nguyên Giáp, một cựu giáo viên lịch sử, từng nghiên cứu các chiến dịch của Napoleon và Kutuzov cũng như của những người anh hùng Việt Nam như Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ, đã đánh cho Pháp thất bại dọc theo biên giới Trung Quốc ở Đông Khê, Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1950.

Sự có mặt của Thống chế Jean De Lattre de Tassigny cùng năm đó đã lấy lại tinh thần cho Tập đoàn Viễn chinh Pháp khi họ đang mệt mỏi vì những thất bại. “Roy Jean” đã xây dựng niềm tin mới cho đám binh lính và đánh bại đối phương vào đầu năm 1951. Ông còn có ấn tượng với chính quyền Truman trong một chuyến thăm Washington để tìm thêm nguồn viện trợ quân sự của Mỹ. Chiến tranh Triều Tiên xoá sạch đi những nuối tiếc của Mỹ về việc giúp đỡ Pháp. Đông Dương không còn là một cuộc chiến tranh thuộc địa giản đơn. Người Pháp giờ đang chiến đấu chống lại sự phát triển của cộng sản ở châu Á. Năm 1951, viện trợ quân sự của Mỹ đã lên tới 50 triệu đôla và nhóm vận động của De Lattre ở Washington đã đạt được viện trợ lên tới 60 triệu đôla năm 1952. Bệnh ung thư chết người đã làm cho De Lattre phải kết thúc quyền lực của mình ở Đông Dương cùng năm ấy.

Tướng Raoul Salan, Tư lệnh tiếp theo được uỷ quyền của De Lattre. Ông là một người đã ở Đông Dương, từng trải ở Tây Bắc Việt Nam và là một chuyên gia trong lĩnh vực tình báo. Vào cuối mùa mưa tháng 8 năm 1952, Salan buộc phải tin rằng Tướng Giáp đang lên kế hoạch cho một đợt tấn công khác vào các vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Cuối năm 1952, Salan thành lập một Tập đoàn cứ điểm có căn cứ không quân ở thung lũng Nà Sản để bảo vệ Lào và khu vực của người Thái. Ông còn thấy thung lũng có các dãy núi bao quanh là điểm hẹn lý tưởng cho các đơn vị Pháp buộc phải từ bỏ các căn cứ ngoài biên giới. Với việc xây dựng căn cứ Nà Sản bằng đường hàng không - 50 phút bay từ Hà Nội - ông hy vọng lôi kéo Tướng Giáp vào một cái bẫy nơi các cuộc tấn công trực diện của Tướng Giáp sẽ bị pháo binh và máy bay của Pháp đè bẹp. Salan đã lựa chọn một sĩ quan dù một mắt Jean Gilles sau đó là đại tá để chỉ huy Nà Sản.

Ở một chừng mực nào đó thì Nà Sản đã là một thành công. Cầu hàng không từ Hà Nội đã thực hiện chức năng các pháo đài đã được xây dựng đúng tiến độ, sự có mặt hùng hậu của người Pháp đã đảm bảo cho quân đồng minh người dân tộc và quân đồn trú của Salan được phục hồi. Sư đoàn 308 và 312 Việt Minh đã tấn công các khu phòng thủ vào ngày 30 tháng 11 và ngày 1 tháng 12. Sáng ngày 2 tháng 12, một hồi còi đã báo hiệu sự rút lui của Việt Minh. Xung quanh hàng rào phòng ngự của Pháp là trên 500 xác chết. Ở Hà Nội, vui mừng trước thắng lợi của Nà Sản nên Pháp đã không thấy được thực tế rằng đám quân đồn trú ở Điện Biên Phủ phải sơ tán vì áp lực từ các đợt tấn công vào Nà Sản của Tướng Giáp.

Những mặt tiêu cực của Nà Sản đã không được cụ thể, xác thực như việc đếm xác mà chỉ như là thực tế. Cho dù việc tiếp viện bằng đường không của khu phòng thủ “con nhím” là ổn thoả nhưng chiến dịch từng ngày một của nó đã lộ ra những yếu kém về khả năng của lực lượng không quân. Những chuyến bay tiếp viện đều đặn từ Hà Nội đã vắt kiệt sức của đám nhân viên và máy bay nếu phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong vùng đồng bằng Bắc Bộ trọng yếu. Sự rút lui của Việt Minh cho thấy những cản trở của Nà Sản với các hoạt động của Việt Minh thực tế chỉ là con số không. Binh lính của Tướng Giáp xuyên qua các khu rừng như dòng thuỷ ngân có điều khiển, chọn ra những đường mòn của riêng họ, tránh hoặc đi đường vòng qua Nà Sản.

Việt Minh có lẽ “đã làm gãy chiếc răng của mình” ở các khu phòng thủ của Nà Sản, vì thế mà Đại tá Gilles được thăng quân hàm Chuẩn tướng, con người tham gia chiến dịch kỳ cựu vẫn còn chưa được ghi dấu ấn. Đối với ông một thực tế phiền phức là đối phương đã chiếm một trong các vị trí pháo đài trên đồi trong một cuộc tấn công vào ban đêm và duy trì trong 12 tiếng đồng hồ dưới làn hoả lực của pháo binh và cuộc tấn công bằng bom napan đã yêu cầu xem xét lại giá trị thực của các cứ điểm được tiếp viện bằng đường hàng không.

Chỉ huy của Nà Sản không phải chỉ có một mình đưa ra các kết luận thích đáng từ trận đánh. Tướng Giáp cũng rút ra được một số bài học có giá trị. Sau này ông cho biết Nà Sản đã giúp ông hiểu rằng không thể chiếm được một cứ điểm được tiếp viện bằng đường hàng không nếu không dùng hoả lúc pháo binh tấn công đường băng.

Trước khi Tướng Navarre tới, các sư đoàn Việt Minh đã đánh đòn nghi binh sang Lào, buộc Salan phải thiết lập một đầu cầu hàng không phòng thủ ở Cánh Đồng Chum, một vùng cao nguyên ở Bắc Lào và đưa quân tăng cường tới Luang Prabang. Sau khi phá hủy một số đồn bị cô lập của Pháp ở Lào, lực lượng chính quy của Tướng Giáp đã kéo về Tây Bắc Việt Nam. Nỗ lực của họ không hoàn toàn bị uổng phí. Việt Minh đã tuyển thêm lính mới là người địa phương, hợp tác với quân Pathét Lào thân Cộng và rút ra những bài học quý trong việc di chuyển và tiếp tế cho các sư đoàn trên những đoạn đường dài. Họ còn thu hoạch vụ mùa thuốc phiện của người địa phương, một mặt hàng tạo ra tiền mặt để mua bán vũ khí, thuốc men ngoài chợ đen ở Hồng Kông, Băng Cốc và Manila.

Phản ứng với sự thay đổi đột ngột của Tướng Giáp, Tướng Salan sau đó đã chuẩn bị bàn giao quyền chỉ huy cho Tướng Navarre. Trong đám hồ sơ báo cáo để lại cho người kế nhiệm có một bản nhận xét chi tiết rằng một công sự vững chắc sẽ được hình thành ở Điện Biên Phủ, Salan coi đó như một điểm chính để bảo đảm sự an toàn cho Luang Prabang. Tướng Navarre đang vạch ra những nét chính của một chiến lược quân sự ở Đông Dương. Ông ta cho rằng phải giành cho được thế chủ động từ Việt Minh, một mực đòi tăng thêm quân từ Pháp và phát triển các đội quân quốc gia ở Việt Nam, Lào và Campuchia để thay thế các lực lượng Pháp ở các vị trí cố định. Giống như những người đi trước, ông ta buộc phải quan tâm tới việc bảo vệ Lào, nước liên kết chống cộng và trung thành nhất ở Đông Dương (Việt Nam, Campuchia và Lào). Lào còn được coi là tuyến đường thích hợp nhất cho Việt Minh tiến dọc theo phía nam của sông Mê Kông vào miền Nam Việt Nam và Campuchia. Đánh giá của Salan về Điện Biên Phủ hợp với những gì sớm được biết là “Kế hoạch Navarre”.

Navarre chỉ ra kế hoạch của mình cho đội quân Viễn chinh Pháp trong lá thư đầu tiên. Ông tuyên bố: “Người ta chỉ có thể chiến thắng bằng cách tấn công”. Washington đã nhận được lời kêu gọi thúc giục hành động này và chính quyền Eisenhower đang xem xét tới chi phí viện trợ quân sự cho Đông Dương đi ngược với các kết quả và lo rằng liệu việc làm của chỉ huy Pháp có ngang bằng được với việc làm của De Lattre.

Ngày 17 tháng 7 năm 1953, 3 tiểu đoàn dù của Pháp đã nhảy dù xuống một huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn, do Việt Minh chiếm giữ một trung tâm tiếp nhận hàng tiếp viện chính từ Trung Quốc. Lính dù đã rút lui sau khi phá hủy một kho vũ khí đạn dược lớn. Lạng Sơn đã từng là một ví dụ thực tiễn về việc đẩy chiến tranh về phía đối phương, làm tổn thương đối phương nhưng không có ý định chiếm giữ một khu cơ sở hạ tầng vô dụng. Thành công đó được xem như một ví dụ hoàn hảo khi thực hiện kế hoạch Navarre và thậm chí những kẻ hoài nghi cũng tạm thời bớt lời chỉ trích. Tướng Navarre ra lệnh sơ tán khỏi Nà Sản vào tháng 8. Cứ điểm này đang ở vào tình trạng trì trệ kể từ sau các đợt tấn công của Việt Minh tháng 11 và 12 năm 1952, một biểu tượng quyền lực trống rỗng mà đối phương không nhận ra. Đối với một chỉ huy quý trọng từng đơn vị, từng máy bay chiến đấu thì việc sơ tán này có một ý nghĩa thực tế. Nhưng nó cũng đã loại bỏ lời khuyến cáo của Tướng Salan rằng Nà Sản và Điện Biên Phủ được coi là hai căn cứ hỗ trợ cho nhau.

Phi đội C-47 vẫn tiếp tục các chuyến bay 3 cái một lên xuống trong luồng khí gổ ghề phía trên bàn cờ màu xanh xám của những cánh đồng lúa. Những ngọn núi đầu tiên nơi người Thái sinh sống sớm hiện ra, vách núi cao dựng đứng không theo quy tắc nào, bên dưới là thung lũng sâu thẳm được bao phủ bằng những đám mây bay chậm. Thiếu tá Bigeard thấy một số lính của ông mặt tái xanh, một số khác bị say. Quan sát cảnh đẹp của nùi rừng từ trên máy bay, ông thấy cuộc sống sẽ thật yên ả làm sao nếu đám lính dù của ông cứ luôn ở mãi trên cao. Nhưng ông không có cảm giác về những gì đang chờ đợi họ phía dưới. Trung tướng Bodet nói với Bigeard và Bréchignac rằng họ phải kéo sang Lào với những tổn thất tối thiểu nếu mọi việc không diễn ra thuận lợi trên mặt đất. Quyết định sẽ phải là ở họ. Những năm sau này, đánh giá về kết quả của cuộc hành quân Castor, Bigeard nói: “Giá như hôm đó trời mưa?”

Bigeard 37 tuổi được coi là biểu tượng linh hồn của lính dù ở Đông Dương. Anh ta cao lớn, có cái mũi diều hâu, là người không quan tâm tới sự nguy hiểm và là một món quà trời phú cho ban lãnh đạo. Anh ta vào quân đội Pháp năm 1939, là một hạ sĩ quan và chiến đấu trong trận đánh chống lại sự xâm chiếm của người Đức năm 1940. Anh bị bắt và sau vài lần bỏ trốn anh đã thoát khỏi nhà tù năm 1941. Năm sau anh lại vào quân đội Pháp ở châu Phi. Năm 1944, sau khi được người Anh huấn luyện nhảy dù anh đã tham gia nhảy dù xuống Ariège với chức danh tạm thời là chỉ huy tiểu đoàn đứng đầu một tổ chức kháng chiến địa phương. Ở Đông Dương từ năm 1945, Bigeard đã tận dụng thời gian làm việc lâu dài trong khu vực của người Thái để trở thành chuyên gia trong cuộc chiến tranh đòi hỏi phải có mưu kế để tồn tại và giành thắng lợi trong vùng rừng núi. Anh còn nghiên cứu các chiến thuật của đối phương và rút ra một số phương pháp để làm hoàn hảo cho phương pháp riêng của mình. Hiện tại, sau 8 năm kinh nghiệm chiến đấu liên tiếp, Thiếu tá Bigeard nổi tiếng với biệt danh “Bruno” và đã trở thành một huyền thoại sống. Đám lính dù theo anh lao vào những tình huống khó khăn nhất không một chút do dự, luôn nhận thức rằng Bruno sẽ không bao giờ đòi hỏi người khác hơn những gì chính anh ta đã làm.

Sáng ngày 20 tháng 11, ngoại trừ những buổi tập quân sự cách khá xa làng bản, Điện Biên Phủ là một bức tranh đồng quê yên tĩnh. Đường băng, chìa khoá cho các mục tiêu của cuộc hành quân Castor bị Việt Minh cố tình làm hỏng. Người dân đang làm công việc của họ trong không khí mát mẻ của núi rừng, trên những cánh đồng lúa lấy nước vào những cái ống bương từ sông Nậm Rốm, cho lợn, gà ăn dưới những túp lều. Những ông già mặc bộ quần áo màu đen khuy bấm bạc, đội mũ sẫm màu ngồi dưới gốc cây hút thuốc. Phụ nữ Thái trong chiếc áo tối màu bó sát người, váy dài và khăn đội đầu vấn chặt cùng nhau ra bờ sông để giặt quần áo và tán gẫu trong khi đám trẻ con chơi gần đó. Một số người dân thấy chiếc máy bay kêu ù ù trên cao. Nhưng con chim bạc này chẳng có gì là kỳ lạ với họ. Dù sao những chuyến bay hiếm thấy như vậy thường ở xa và vô hại mà họ đã quen sống với qua nhiều năm nay. Với bộ đội Việt Minh hoặc lính bộ binh đang diễn tập trong đám cỏ cao, dùng tay điều khiển các loại vũ khí vào vị trí thì một chiếc C-47 bay cao đã trở thành một trò tiêu khiển trong chốc lát. Các sĩ quan của họ thì quan tâm hơn. Sau khi đảm bảo rằng đó không phải là một máy bay ném bom, họ không cần đề phòng.

Phi đội C-47 đầu tiên đã tới Điện Biên Phủ lúc 10 giờ 30. Đám lính dù giờ đã đứng cả lên, những chiếc mũ sắt buộc chặt dưới cằm. Họ lắc lư và cố giữ thăng bằng khi máy bay đổi hướng và chao đảo. Mệnh lệnh được phát ra “hook up”. Một số lính kiểm tra lại các khẩu tiêu liên MAT-49; một số khác chỉnh lại những túi đạn và lựu đạn nặng trĩu. Một cơn gió mạnh gầm rú ngoài cửa khoang hàng để ngỏ như kêu gọi những tay dù vào vị trí. Mỗi người đều cảnh giác và chờ đợi. 10 giờ 35, tiếng ù ù của tín hiệu nhảy đã cắt qua tiếng rít của gió và các động cơ.

“Xuống đi!” Lính dù đầu tiên rời cửa khoang hàng và rơi vào không trung. “Nhảy đi! Nhảy đi! Nhảy!” Người cuối cùng nhảy theo lao vào khoảng không: một luồng gió, một cú lao xuống và cái giật mạnh làm dù mở ra; sau đó là một phút giây yên lặng bất ngờ và một cơn gió cuốn nhanh về phía khu vực thả dù.

Mọi hoạt động trong thung lũng dường như đứng sững lại trong giây lát. Những người dân tộc nhìn cảnh dù mở khi chiếc máy bay đổ ra không ngớt những tốp người. Một số chiếc dù đã xuống tới gần mặt đất. Việt Minh chỉ bị giật mình nhưng kỷ luật và sự huấn luyện của họ đã làm giảm đi cú sốc. Mệnh lệnh được truyền đi qua các cánh đồng lúa khi quân chính quy của Tướng Giáp thi nhau chạy đua để bảo vệ sở chỉ huy của họ. Hoả lực của vũ khí tự động kêu lách cách, những viên đạn bay vút lên trời chọc thủng những chiếc dù và đốt cháy những lính dù đang rơi xuống. Trong vài phút hầu hết người dân ở Điện Biên Phủ đang chạy trốn vào những quả đồi hoặc các làng lân cận, đồ đạc treo vào 2 đòn gánh trên vai hoặc chất lên lưng những chú ngựa.

Vào thời điểm này, luật lệ tuỳ tiện của trận đánh cho thấy sự mong manh của những kế hoạch được sắp đặt kỹ lưỡng. Tiểu đoàn của Thiếu tá Bréchignac đang được thả xuống đoạn đèo cách khu vực nhảy dù “Simone” 4 km về phía nam. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng để chặn đường rút lui của đối phương. Tới khi Bréchignac rơi vào khu vực nhảy dù anh ta mới biết rằng tốc độ của máy bay và thời gian cần thiết để lính dù nhảy xuống đã kết hợp lại làm phân tán việc chỉ huy của anh trên một khu vực quá rộng lớn.

Lính của Bigeard cũng bị phân tán nhưng ít ra phần lớn số họ đều rơi xuống vùng thả dù hoặc gần đó. Ở đây “sương mù của trận đánh” đã trở thành một bức rèm dày kín. Một số nơi cỏ cao che khuất tầm nhìn tới vài feet. Tiếng nổ lốp bốp của hỏa lực từ đằng xa mà đám lính dù nghe thấy khi rơi xuống đất giờ là một mối đe dọa lớn. Những viên đạn làm cháy xém cả cỏ cây kêu lách cách sát đầu họ. Các loạt trọng pháo nổ làm tung lên cột khói đen xám. Những mảnh kim loại sắc lởm chởm nóng bỏng văng vào không khí. Binh lính đang bắn pháo, ngã xuống và cố gắng thoát ra khỏi đám hỗn độn. Một số lính dù bị rơi vào phòng tuyến của đối phương. Trước khi họ có thể xác định được hướng hoặc tìm thấy các đồng đội của mình thì họ đã phải tham gia vào một cuộc chiến đấu giáp lá cà ác liệt.

Thiếu tá Bigeard cùng với cái radio đi về phía làng, đang cố gắng thoát ra khỏi những gì mà sau này anh mô tả như một “mớ hỗn độn”. Súng không giật DKZ-57 của Việt Minh, trọng pháo và hoả lực tiểu liên tập trung vào một đơn vị của anh và các báo cáo thương vong ngắn gọn mà anh nhận được không có gì lấy làm bảo đảm. Phục hồi lại các khẩu cối 81 ly và đạn dược được máy bay thả xuống là điều rất khó khăn. Kế hoạch chính xác của trận đánh giờ đã bị huỷ hoại. Tình hình đòi hỏi sự ứng biến nhanh và hành động xông xáo. Bigeard là người từng trải với biến cố trên chiến trường và tiểu đoàn được huấn luyện tốt của ông cũng là một cỗ máy chiến đấu đầy kinh nghiệm.

11 giờ 30, Bigeard thành lập bốt chỉ huy cách làng 250 mét. Hiện ông đang làm việc với 4 chiếc đài phát mới có được. Với sự giúp đỡ của một máy bay phát hiện mục tiêu ông yêu cầu các máy bay B-26 tấn công vào những tay lính canh phòng cứng đầu, cố gắng liên lạc với Bréchignac hoặc nhóm chỉ huy đã nhảy dù cùng ông. Ông ta mất liên lạc với Chuẩn tướng Gilles, người đang bay vòng quanh thung lũng nhưng vẫn giữ được liên lạc với Hà Nội. 13 giờ 30, một số pháo hỏng đã kịp thời được phục hồi để bắn chặn vào làng trước đợt tấn công. Những chiếc B-26 bay thấp gầm rú để bắn phá các đơn vị đối phương đã bắt đầu rút về phía Nam. Trận đánh giữ làng quả là một cuộc chiến đấu dữ dội chống lại một đội quân ở phía sau có lòng quyết tâm cao. Khi trận đánh kết thúc, nhiều túp lều còn đang cháy, những thanh tre khô kêu lách tách như những phát bắn tỉa của súng trường.

Trung tá Fourcade chỉ huy nhóm dù chiến đấu số 1, người nhảy dù cùng với Bréchignac không thể giữ được bình tĩnh, đã đi theo tiếng súng nổ, tới khu làng khi Tiểu đoàn số 6 đang tiến hành càn quét. Bigeard tức giận vì Bréchignac không đến đúng giờ để cắt đường rút quân của đối phương nên đã trút giận lên người bạn và người sĩ quan cấp trên của ông ta. Ông nói với Fourcade rằng tốt hơn là anh ta nên thực hiện chức năng chỉ huy của mình bằng cách luôn ngồi cạnh chiếc radio.

Lúc 15 giờ, Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1 của Thiếu tá Souquet nhảy dù xuống khu vực thả dù Natasha giờ đã được an toàn. Bréchignac và lính của ông ta phải có mặt để liên kết với các tiểu đoàn khác. Ông tức giận vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Đợt nhảy dù diễn ra tồi tệ, vì địa hình gồ ghề và trách nhiệm bảo vệ nhóm chỉ huy đã làm chậm bước tiến của ông ta. Các lính dù của Bigeard bắt đầu một nhiệm vụ đau thương là thu thập xác chết và chăm sóc thương binh. Trong cuộc hành quân Castor, Pháp chết 11 người và 52 người bị thương. Việt Minh nằm lại trên chiến trường 115 người và 4 người bị thương.

Khi màn đêm buông xuống, một vành đai phòng thủ được dựng lên để bảo vệ các hướng tới khu làng bị bỏ hoang. Nhiệt độ ở thung lũng hạ thấp, một trận mưa bắt đầu đổ xuống. Những lính dù đào công sự tự phải bằng lòng với những khẩu phần ăn nguội lạnh. Tiếng loẹt xoẹt của radio và thỉnh thoảng có tiếng súng nổ đã phá tan sự im lặng đáng sợ. Các tổ tuần tra đi lại thận trọng trong đêm tối đề phòng những người thâm nhập hoặc đi lang thang phía đối phương. Xác chết được gói trong những chiếc dù sẵn sàng đem chôn vào ngày hôm sau. Những thương binh nặng được sơ tán về Lai Châu bằng trực thăng.

Sáng hôm sau Chuẩn tướng Gilles bay tới Điện Biên Phủ. Ông ta cùng nhảy dù với nhóm dù chiến đấu số 2 do Trung tá Pierre Chales Langlais chỉ huy. Langlais từng là sĩ quan ở sa mạc Sahara, tính tình nhanh nhẹn và hết mực thương yêu binh lính.

Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 do Thiếu tá Maurice Guiraud chỉ huy cũng có kế hoạch nhảy dù vào buổi sáng. Tiểu đoàn này nổi danh là một đơn vị bất kham ở Đông Dương gồm nhiều người Đức, những người đã lựa chọn kỷ luật sắt đá của lính Lê dương thay vào cuộc sống bấp bênh của họ ở nước Đức sau chiến tranh, một số là cựu chiến binh của Thế chiến II.

Đội quân Lê dương của Pháp do Sắc lệnh hoàng gia của Vua Louis Philippe thành lập năm 1831, yêu cầu hình thành “một đội Lê dương gồm toàn bộ những người nước ngoài” từ nhiều quốc gia, nhiều chủng tộc. Từ khi thành lập, đội quân Lê dương đã chiến đấu trong các cuộc chiến tranh của Pháp và của nước ngoài bao gồm các cuộc chiến tranh thế giới I và II, Đông Dương, Algeria và Zaire. Gần đây hơn, các đơn vị Lê dương đã ngăn chặn các nỗ lực xâm chiếm Chad của người Libi, tham gia vào cuộc tấn công của quân đồng minh chống lại các lực lượng của Saddam Hussein trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh và cùng tham gia vào Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp quốc ở Bosnia, Campuchia và Somalia. Đội ngũ chiến binh tinh nhuệ này đã cung cấp cho nước Pháp một lực lượng tình nguyện đáng tin cậy trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương một lực lượng mà sự hi sinh của họ gần như không gây ra sự xôn xao trong nước cũng như các cuộc tấn công của công chúng và các chính trị gia vào chính sách của Chính phủ.

Cũng có nhiều lính dù người Việt trong Tiểu đoàn dù Lê dương số 1. Những tân binh người địa phương này được quyền đội mũ nồi xanh của lính Lê dương chứ không phải mũ képi màu trắng truyền thống, dù sao đi nữa họ vẫn coi họ là lính Lê dương và rất tự hào với nét độc đáo này.

Chuẩn tướng Gilles rất lo lắng cho việc tập hợp binh lính của ông trên mặt đất. Có nhiều việc phải làm trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng sửa chữa đường băng phải được ưu tiên hàng đầu. Đường băng càng xong sớm thì đám lính dù của ông sẽ được vào vị trí và rời thung lũng lòng chảo càng sớm. Việc hình thành hệ thống phòng ngự vững chắc cũng quan trọng không kém. Gilles biết đối phương có thể di chuyển nhanh thế nào và ông ta muốn sẵn sàng chờ đón họ nếu một lúc nào đó họ xuất hiện trước các vị trí của ông.

Vị tướng này còn có nhiều mối bận tâm khác. Những gián đoạn trên hệ thống phát thanh của Việt Minh cho thấy Sư đoàn 316 Việt Minh đang di chuyển về hướng Lai Châu cách Điện Biên Phủ 70km về phía Bắc. Thủ phủ của Liên bộ tộc người Thái ẩn mình dưới một thung lũng sâu trên hai bờ sông Đà, xung quanh là những dãy núi cao. Máy bay sử dụng đường băng phải bay qua một hành lang chật hẹp giữa các đỉnh núi, với những điều kiện như vậy thì các khẩu tiểu liên của đối phương cũng có thể trở thành vũ khí phòng không hiệu quả.

Trước cuộc hành quân Castor, Gilles đã nhận được 2 chỉ thị tối mật. Chỉ thị thứ nhất vạch ra những hoạt động chính trị và hành chính được thực hiện ở Điện Biên Phủ liên quan tới các đồng minh của Pháp là người Thái trắng và Thái đen. (Danh pháp này gồm ca người Thái đỏ, bắt nguồn chính từ màu sắc quần áo của phụ nữ dân tộc). Liên bộ tộc người Thái dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Đèo Văn Long, vẫn trung thành với người Pháp, cung cấp binh lính cho Pháp để chiến đấu với Việt Minh. Chỉ thị đề cập tới thái độ trung thành của người Thái với Pháp, nhấn mạnh nhu cầu cần đối xử tốt với những người dân tộc và chu ý tới quyền hành quan trọng của Đèo Văn Long trong khu vực. Chỉ thị còn yêu cầu tuyển thêm lực lượng người dân tộc và cho rằng người Thái sẽ hoạt động như quân du kích tự trị và cơ động, nằm yên trong vùng lãnh thổ quen thuộc của họ. Chỉ thị thứ hai cho riêng Gilles, thông báo với ông ta rằng trong trường hợp Lai Châu phải sơ tán, ông ta phải nhận trách nhiệm chỉ huy các lực lượng trong Khu vực tác chiến Tây Bắc bao gồm cả các đơn vị người Thái. Cho dù có tầm quan trọng về chính trị song đều có sự thống nhất chung ở cả Hà Nội và Sài Gòn rằng sẽ phải từ bỏ vì không thể bảo vệ được Lai Châu. Phần lớn người Thái, những người cảm thấy phấn chấn trước sự xuất hiện đột ngột của người Pháp ở Điện Biên Phủ vẫn còn không quan tâm tới số phận đã được định sẵn cho thủ phủ của họ.

Tướng Gilles vẫn còn bị đeo đuổi bởi việc triển khai quân trên địa hình khó khăn của vùng Tây Bắc Việt Nam. Địa hình này rất thuận lợi cho tham mưu của Navarre khi tính tới các cuộc càn quét bắt đầu từ Điện Biên Phủ nhưng thực tế là rất ít các đơn vị của Pháp có khả năng chịu đựng và những kỹ năng chiến đấu trong rừng để đáp ứng cho những chiến dịch như vậy. Trong báo cáo về một chiến dịch trước do Navarre ký, Gilles dự đoán rằng nếu bộ binh Pháp vượt quá phạm vi yểm trợ của hoả lực pháo binh 10km sẽ bị Việt Minh đánh bại. Gilles có một lòng tin đúng mực vào đám lính dù của ông nhưng vẫn còn một chút hoài nghi rằng sự tổn thất nặng nề, sự huấn luyện vội vàng cho những binh lính thay thế ở Pháp, thiếu thời gian huấn luyện trước trận đánh sẽ làm tác động tới hiệu quả tổng thể của một số tiểu đoàn dù.

Gần 8 giờ, chiếc máy bay đã sẵn sàng cho đợt thả quân, Gilles bỏ cặp kính và cất cẩn thận vào túi áo. Lẽ ra ông ta có thể bố trí một chuyến trực thăng để bay tới thung lũng nhưng vị tướng 49 tuổi này lại quyết định nhảy dù cùng với đám lính của ông.

THẮT CHẶT CÁC NGẢ ĐƯỜNG
Các ngả đường bừng tỉnh và chuyển động!”

Robert Blondeau GCMA

Tướng Gilles nhảy xuống tới mặt đất, gấp lại chiếc dù, nhét vào ba lô và đi bộ vào làng, chiếc ba lô đung đưa trên vai, ông còn cất cả kính và thay mũ nhảy dù bằng một chiếc mũ nồi của lính dù. Le Patron đã theo cuộc chiến giành lại khu vực thả dù “Natsha”, nhưng cho tới giờ ông ta mới có thể thực sự đánh giá được công việc chỉ huy của mình và có được cảm giác về vùng đất này. Ông có thể thấy được mức độ căng thẳng của công việc sửa chữa đường và chuẩn bị các khu phòng thủ đầu tiên của lính dù. Gilles biết rằng họ chán ghét những công việc như vậy. Giống như những lính xung kích, họ thích các hoạt động trong phạm vi tự do hoặc các cuộc xung kích bất ngờ và coi công việc đào bới không xứng với vị trí đồng minh của họ.

Ông nhìn thấy lá cờ nhỏ 3 màu trên một cái sào dài cắm trên nghĩa trang tạm thời nơi xác chết đầu tiên được chôn cất. Tiếng nổ xa của những khối bộc phá, những lớp khói đen trùm lên đã xác định được vị trí của các máy bay B-26 trực tiếp chống lại các ổ Việt Minh còn lại dưới chân đồi. Những chiếc C-119 đang đổ dây thép gai trông như thác bạc xuống khu vực thả dù và các đại đội của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 vẫn đang nhảy xuống khu vực thả dù Natasha. Trung tá Fourcade ra đón Gilles bằng một chiếc mô tô bánh nhỏ của Mỹ và đưa ông ta tới bốt chỉ huy tác chiến xây dựng phía dưới chiếc nhà sàn của người Thái. Trung tá Langlais đã ở trong đám thương vong khi nhảy dù. Nguyền rủa vận may của mình, vì ông ta sẽ phải quay về Hà Nội ngày hôm sau với một mắt cá chân bị dập.

Bầu trời Điện Biên Phủ trở thành cơn ác mộng cho những người điều khiển chuyến bay. Những thùng hàng tiếp tế tiếp tục được thả xuống khi những chiếc C-47 thả hết Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và quay về Hà Nội. Cho tới khi nào đường băng đi vào hoạt động, mọi thứ vẫn phải tới bằng đường thả dù hoặc rơi tự do. Dây thép gai, đạn dược, các vũ khí hạng nặng, máy phát điện, bếp ga, bộc phá, chăn màn, bao cát rỗng, bình lọc nước, thịt, rau quả tươi, nước mắm rượu, bia... mọi thứ đều được đổ dồn từ máy bay xuống đất. Trưa hôm đó một chiếc xe ủi nhỏ dành cho các công binh sửa đường băng được đưa xuống từ phía cửa sau của chiếc C-119. Nó rơi tự do xuống đất bị chệch hướng và hư hỏng. Thay vào đó là một chiếc máy đủ độ an toàn hơn được đưa đến sau 48 giờ. Những chiếc dù của Tiểu đoàn dù xung kích số 8 của Thiếu tá Pierre Tourret và của một đại đội trọng pháo lính dù Lê dương cũng đã mở tung trên khắp thung lũng trưa ngày hôm đó.

Trưa hôm sau chờ cho mưa ngớt, Tiểu đoàn dù ngụy số 5 của Quân đội quốc gia Việt Nam hay Bawouan (cái tên người Pháp đặt cho Tiểu đoàn này) cùng với các sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp do Thiếu tá Leclerc chỉ huy đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Bawouan - gồm các cựu chiến binh của bộ binh thuộc địa, một số cựu Việt Minh, một số tân binh - đã chứng tỏ sự lộn xộn và mâu thuẫn trong chính quyền người Việt chống cộng do Pháp điều khiển. Đêm 22 tháng 11 năm 1953 đội quân đồn trú mới thành lập có 4.560 tên.

Ngày hôm sau 2 chiếc “Beaver” cánh cao, trục đơn hạ cánh xuống đường băng hỏng do đám công binh dù bỏ lại. Những chiếc máy bay này do người Canada chế tạo rất phù hợp cho việc cất cánh và hạ cánh xuống những đường băng ngắn và gồ ghề ở Đông Dương. Chiếc Beaver đầu tiên chở toàn xe đạp, chiếc thứ 2 chở Thiếu tướng Cogny - Tư lệnh lực lượng mặt đất Bắc Bộ, tới thanh sát Điện Biên Phủ lần đầu tiên.

Cogny 49 tuổi là một lính pháo binh, cao to và dễ gây ấn tượng, sau khi trốn khỏi nhà tù của Đức năm 1941, ông tham gia kháng chiến. Ông bị Gestpo (Cảnh sát mật của Đức Quốc Xã - ND) bắt năm 1943 và đưa tới các trại giam Buchenwald và Dora. Năm 1945 ông được tự do. Ông tới Đông Dương năm 1950 với vai trò là một thành viên tham mưu của De Lattre, sau đó là chỉ huy một sư đoàn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thời gian làm việc ở vùng đồng bằng đã cho ông thấy đồng bằng với mật độ dân số đông, sản xuất chủ yếu là lúa lại gần với Hà Nội, nên là vùng trọng yếu của chiến tranh. Ông cảnh báo với Tướng Navarre về những nguy hiểm khi chuyển các đơn vị từ đồng bằng tới chiến đấu ở một nơi khác. Thái độ của Cogny đối với cuộc hành quân Castor hoàn toàn khác. Cho dù Đại tá Bastiani phản ứng với chiến dịch này nhưng Cogny vẫn thúc giục tái chiếm Điện Biên Phủ để làm điểm tập kết các “đơn vị du kích” chống Việt Minh trong vùng. Song việc tập kết quá nhiều quân về phía Tây Bắc - đặc biệt là lính dù mà ông coi là một lực lượng dự bị cơ động đáng tin cậy - đã trở thành một mối lo thường trực. Hình ảnh của Cogny gắn liền với một cái roi tre và điếu thuốc luôn trên miệng. Navarre, người mà Cogny coi là vị tướng dung hoà không khí, lại là hai kẻ trái ngược nhau không bao giờ nhìn mặt nhau, sự kiện tạo ra sự bất hoà giữa họ sẽ tiếp diễn còn dài sau chiến tranh.

Những tin tức về cuộc tấn công của Pháp vào Điện Biên Phủ sớm đến được sở chỉ huy của Tướng Giáp ở vùng núi hiểm trở Bắc Cạn, nơi có núi đá vôi yểm trợ và tạo ra chỗ trú ẩn thuận lợi. Trung tâm tác chiến này cách Điện Biên Phủ 600 km về phía Đông Bắc, là một điểm tập trung các hoạt động của Ban tham mưu của Tướng Giáp khi theo dõi cuộc hành quân của Sư đoàn 316 tiến về Lai Châu và chuẩn bị mở 2 Sư đoàn khác sang hướng Lào. Các thành viên của Uỷ ban Trung ương Việt Minh, trong đó Tướng Giáp là một thành viên, gần đây đã tập trung ở một căn hàm nhỏ trong núi để thực hiện những chỉ thị của Hồ Chí Minh và kế hoạch chiến lược cho chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Uỷ ban được lệnh giải phóng Lai Châu và toàn bộ khu vực Tây Bắc: mở cuộc tấn công vào Trung Lào, ém kín một phần lực lượng chính quy và sẵn sàng chiến đấu tăng cường các cuộc tấn công du kích ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắt đầu một cuộc tấn công vào Nam Trung Bộ để bảo vệ các vùng vừa giải phóng ở các địa bàn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền bù nhìn Sài gòn.

Dự tính trước sự phản ứng của Tướng Navarre với các cuộc hành quân tới Lai Châu và Lào, Tướng Giáp đã phải giải quyết vấn đề về biên chế tổ chức lực lượng. Ông trực tiếp chỉ huy quân chủ lực đề phòng nguy cơ một cuộc tấn công của Pháp từ phía bắc vùng đồng bằng vào hậu cứ của Việt Minh. Phương án này đồng nghĩa với một cuộc đụng độ với đối phương ở vùng đồng bằng, nơi pháo binh, xe tăng và máy bay của quân Pháp có thể phát huy được tính năng và tác dụng. Phương án thứ hai là chọn một địa hình thích hợp hơn nơi có ít quân Pháp vì thế chúng sẽ phải tăng cường sức mạnh bằng cách rút các đơn vị từ vùng đồng bằng. Các vùng lãnh thổ Tây Bắc là một chiến trường lý tưởng cho các hoạt động thuộc phương án thứ 2 này. Ở đó bản làng trong rừng sâu sẽ làm giảm tính cơ động của đối phương, tạo ra khó khăn trong việc tiếp tế và làm giảm hiệu quả của đạn pháo và máy bay. Rừng rậm sẽ có tác dụng che chở cho các sư đoàn của Tướng Giáp khi các cuộc tấn công du kích tập trung vào các điểm yếu của đối phương ở đồng bằng Bắc Bộ. Tướng Giáp, Ban tham mưu và các cố vấn Trung Quốc đã chọn phương án thứ 2.

Năm 1950, theo lời đề nghị của Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông đồng ý cho một nhóm cố vấn quân sự người Trung Quốc sang miền Bắc Việt Nam. Lãnh đạo cộng sản Trung Quốc cảnh báo với Hồ Chí Minh rằng các sĩ quan ông ta gửi sang toàn là gia đình nông dân, ít học hành do vậy có thể cản trở tới yêu cầu của Việt Minh là cần những người hướng dẫn có kinh nghiệm. Tướng Vi Quốc Thanh, người tỉnh Quảng Tây là một cựu chiến binh của Vạn lý Trường chinh vượt qua biên giới vào miền Bắc Việt Nam ngày 12 tháng 8 năm 1950 với 79 sĩ quan và 250 lính. Sáng kiến tối mật này là sự khởi đầu của một chương trình gửi các trung đoàn Việt Minh sang Trung Quốc để đào tạo và tái võ trang, đưa các cố vấn người Trung Quốc vào các sở chỉ huy của các trung đoàn và tiểu đoàn Việt Minh, tiếp nhận các chuyên gia Trung Quốc như nhân viên phòng không, chuyên gia pháo binh và công binh phục vụ cho một số đơn vị Việt Minh.

Quy mô bao vây Điện Biên Phủ của quân Pháp cho Tướng Giáp thấy đây chính là những gì mà ông đang chờ đợi. Nó có thể xảy ra sớm hơn dự tính và các vấn đề còn sơ sài, tuy nhiên có tới 6 tiểu đoàn nhảy dù chứng tỏ một đợt chuyển quân chiến thuật lớn. Dù sao vẫn có một số vấn đề nảy sinh và còn tồn tại: ý đồ của đối phương là gì? Đối phương có kế hoạch ở lại không? Đối phương sẽ bảo vệ Lai Châu, sẽ đưa quân tăng cường tới hay sẽ thực hiện kế hoạch một Nà Sản khác ở Điện Biên Phủ? Chính vì thế mà một quyết định khẩn cấp phải được phê chuẩn. Tướng Giáp ra lệnh Sư đoàn 316 tấn công Lai Châu ngay, cản đường rút lui về phía Nam của quân đồn trú và ngăn chặn bất kể đội quân nào tới từ Điện Biên Phủ. Cùng lúc 3 sư đoàn khác là 308, 312 và 351 đang chuẩn bị tiến về Điện Biên Phủ. Giải thích phản ứng của mình với cuộc hành quân Castor, Tướng Giáp sau này viết: “Với chúng tôi, việc nhảy dù vào Điện Biên Phủ vẫn còn là một thời cơ thuận lợi”.

Ngày 23 tháng 11, lính dù của Gilles đẩy các đội tuần tra cấp tiểu đoàn từ Điện Biên Phủ xuống phía Bắc và phía Nam. Những đợt xuất kích vào vùng đất thù địch tỏ ra rất nguy hiểm và mệt mỏi. Lính dù phải hành quân vất vả qua vùng đất cằn cỗi, lội qua những dòng nước chảy xiết, xuyên qua khu rừng nhiệt đới um tùm, lục soát các bản làng bị bỏ không và chạy nước rút qua các vùng đất luôn thay đổi. Rừng vẫn tiềm ẩn những bí mật của nó và phục kích là mối nguy hiểm thực sự. Những con bướm trắng bay trong bóng tối, những con vắt ngo ngoe chui vào ủng tìm chỗ để hút máu. Đám lính dù luôn cảm nhận thấy mình rất dễ bị tấn công. Chỉ có những âm thanh - tiếng kêu của dụng cụ, tiếng loẹt xoẹt của đài phát thanh và tiếng nện gót của ủng - là phá tan đi sự yên lặng xung quanh. Các máy bay lượn trên đầu đám lính tuần tra như những đàn muỗi sẵn sàng hợp tác với hoả lực pháo binh và hỏa lực của máy bay B-26 để tấn công bất cứ khi nào đối phương phản ứng. Các máy bay hạng nhẹ vẫn bảo đảm nhưng lính tuần tra biết rằng sự có mặt của họ chỉ là để thí mạng.

Báo cáo từ các đội tuần tra đưa về không mấy khả quan. Tiểu đoàn của Bréchignac theo tuyến đường mòn - tuyến đường thuộc địa cũ nối cứ điểm tới Lai Châu đã vào tới vùng kháng chiến của đối phương cách không xa Điện Biên Phủ. Đây là tuyến đường được quân đồn trú ở Lai Châu và những người Thái sử dụng cho chiến dịch Pollux, mật danh của đợt rút quân sắp tới về Điện Biên Phủ. Sự áp đảo và hiếu chiến của quân chính quy Việt Minh ở phía Bắc thung lũng là một dấu hiệu chỉ rõ rằng đối phương cho dù bị thất bại trong cuộc hành quân Castor nhưng vẫn không hoảng sợ. Ngày 25 tháng 11, đã phát hiện thấy Trung đoàn 148 Việt Minh và các đơn vị của Sư đoàn 316 đang trên đường tới các đồi bao quanh, đây là một thông tin nghiêm trọng vì nó báo trước một đợt phát triển quân của Tướng Giáp trong những tháng tới. Thông tin này đặc biệt quan trọng với các sĩ quan và binh lính của GCMA (Nhóm biệt kích dù hỗn hợp); sau là GMI (Nhóm can thiệp hỗn hợp). Kế hoạch cho cuộc hành quân Castor yêu cầu quân du kích bộ tộc do người Pháp lãnh đạo, sử dụng Điện Biên Phủ như một căn cứ tác chiến và nơi ẩn náu. Kế hoạch này sẽ không thực hiện được nếu Việt Minh kiểm soát các ngả đường tới doanh trại có công sự.

GCMA luôn chứng tỏ khả năng hoạt động ở các vùng núi của họ. Người Mông, Mán, Dao, Lolo, Thái trắng, Thái đen và Thái đỏ hoạt động trên vùng đất riêng của họ, đã trở thành một mối đe doạ thường trực đối với sự xâm nhập của Việt Minh. Những trận oanh tạc, phục kích và thu thập tin tức tình báo buộc Tướng Giáp phải đưa vài tiểu đoàn giỏi của ông vào tăng cường cho nỗ lực truy quét. Việc sơ tán khỏi Nà Sản đã hoàn thành mà không phải giao tranh hay tổn thất nhờ phần lớn vào sự che chở của 3.500 người Mông do một Đại uý Pháp và một số hạ sĩ quan của Pháp chỉ huy. Người Mông với những khu làng cao trên núi có truyền thống đấu tranh và kiếm sống bằng việc buôn bán thuốc phiện. Việc bố trí cán bộ, không thể tìm thấy một trung sĩ hay hạ sĩ nào đang chỉ huy một đơn vị cấp tiểu đoàn trong quân đội Pháp.

GCMA đang chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh kiểu đặc biệt nên yêu cầu cần phải có một đội ngũ chiến sĩ đặc biệt. Đại uý Puy Montbrun là một trong số họ, 4 lần bị thương, 19 lần nhận huân huy chương và là một chỉ huy lúc 36 tuổi. Puy-Montbrun lãnh đạo đội biệt kích hỗn hợp trong nhiều đợt tác chiến nguy hiểm phía sau chiến tuyến của đối phương. Lẻn đi vào những đêm không trăng sao với những loại vũ khí giảm thanh, ống nhòm nhìn ban đêm, súng lục và dao chiến đấu, đội biệt kích của Puy-Montbrun phục kích các đội tuần tra của đối phương, bắt cóc hoặc tiêu diệt các cán bộ và sĩ quan chính trị Việt Minh, khi trở ra yểm trợ cho các đợt tác chiến điển hình hơn. Sự nguy hiểm của GCMA đã tạo ra sự bực tức thường xuyên cho Tướng Giáp và những người vạch kế hoạch của ông.

Trong các vùng núi, chỉ huy GCMA sống cùng với những người dân tộc để biết về ngôn ngữ, văn hoá cũng như nhiều điều khác. Họ sống nhờ vào đồ ăn của dân địa phương gồm chủ yếu là cơm nếp, đôi khi có thịt lợn hoặc thịt gà. Trong các chuyến đi dài ngày vào lãnh thổ của đối phương, rắn, khỉ, lợn rừng hoặc hươu rừng góp phần làm cho bữa ăn của họ thêm phong phú, còn đài bán dẫn nối với thế giới bên ngoài chỉ mang lại cho họ rất ít đồ tiếp viện.

Một số sĩ quan và hạ sĩ quan GCMA ở nhiều năm trong rừng, dạy cho người dân tộc các chiến thuật nhỏ và làm thế nào để sử dụng đài phát thanh và các loại vũ khí hiện đại. Họ học các kỹ thuật chiến tranh du kích cổ truyền từ những người dân tộc. Lấy phụ nữ dân tộc làm vợ (đặc biệt là con gái của một tộc trưởng) thì mối quan hệ với quân đồng minh càng được tăng cường. Binh lính của GCMA sống ở một khu tách biệt nên sốt rét, sốt dịch và bệnh lỵ là điều thường xuyên. Những vết cắt, vết xước thường bị mưng mủ nhanh hơn khi ở trong rừng, hơn nữa chăm sóc y tế không có sẵn nên những vết thương đôi khi còn gây nguy hiểm tới cả tính mạng.

Hạ sĩ Blondeau – Trưởng nhóm GCMA, nhân viên điều khiển đài phát thanh cùng với 3 chỉ huy đại đội người Thái ở khu vực Lai Châu nhắc lại người đội trưởng một cách say sưa.

Trung uý David có mối quan hệ rất tốt với Đèo Văn Long, ông là người ưa mạo hiểm, uống rượu giỏi, hút 2, 3 tẩu thuốc phiện một ngày nhưng là một người lãnh đạo thực sự được binh lính kính trọng. Ông nói được tiếng Thái và 3 tiếng dân tộc khác, không đeo quân hàm, mặc quần sóc và thường đi chân đất. Ông thường đội mũ nồi đỏ của lính dù và đó là quân trang duy nhất mà người ta có thể nhận ra chất lính ở ông.

Có lần Tướng Cogny triệu tập một cuộc họp với một số sĩ quan người Anh từ Malaysia tới thăm. David ra chào họ trong chiếc quần soóc kẻ sọc ở thắt lưng và đi chân đất. Người Anh nhìn chằm chằm vào ông ta với vẻ không tin và cuối cùng một trong số họ hỏi: “Giầy của anh đâu?”…


Đơn vị do Blondeau chỉ huy, tác chiến trên phạm vi rộng vì thế cho phép họ có điều kiện thích hợp để ứng biến.

Nhiệm vụ của chúng tôi là đưa đám người Thái trở lại Lai Châu và thành lập đội biệt kích chống Việt Minh. Tôi ở trong vùng núi 2 năm rưỡi, đó là một cuộc sống mạo hiểm, chúng tôi cảm thấy mình đang làm một điều gì đó đáng giá và có mối quan hệ rất tốt với tộc người Thái. Các mệnh lệnh đến từ sở chỉ huy Cogny ở Hà Nội và từ Đèo Văn Long, không ngày nào giống ngày nào. Chúng tôi luôn trong trạng thái động và không bao giờ ở lại đâu quá 15 ngày. Chúng tôi có nhận lương thực tiếp viện nhưng phần lớn sống như người Thái. Muối và thuốc phiện trao đổi như tiền, người Thái được trả lương bằng muối thả dù xuống.

Đó là một cuộc chiến không ranh giới. Việt Minh gọi các thành viên của GCMA là “hải tặc”. Nếu bị bắt, điều tốt nhất họ có thể mong chờ là một cái chết nhanh chóng sau cuộc chất vấn thô bạo, nhưng sự công bằng ở trong rừng lại không phải tất cả ở một phía.

Đầu năm 1953, Blondeau đóng quân ở phía Tây Bắc Điện Biên Phủ cùng với một đội biệt kích người Mông.

Chúng tôi bị tấn công, Việt Minh đã bắt mẹ của một tù nhân người Mông. Trưa hôm đó, người Mông bỏ tất cả vũ khí. Khi tôi hỏi họ tại sao họ nói: “Chúng tôi không muốn để mất vũ khí của Pháp khi giải quyết một vấn đề riêng”. Đêm hôm đó, họ ngồi quanh đống lửa, mài sắc dao, tiếng mài dao đã làm tôi thức dậy. Họ đi trước khi trời sáng, vài ngày sau trở về với 5 cái đầu của Việt Minh gói trong một mảnh vải đầy máu.

Sự trừng phạt ở các vùng núi thật nhanh chóng và không có sự trì hoãn. Blondeau giải thích: “Chúng tôi bắt được 2 tù binh Việt Minh người địa phương”, “2 đứa trẻ chừng 10 và 12 tuổi mang cơm cho họ đựng vào trong một cái túi, chúng tôi lục soát túi thấy có 1 quả lựu đạn, rồi cả 4 đều bị bắn chết tại chỗ”.

Những vụ việc như vậy rất khó tới được sở chỉ huy yên bình của Navarre ở Sài Gòn. Những người theo truyền thống quân sự với sự hiểu biết về các đợt tác chiến đặc biệt nắm giữ các vị trí trọng yếu trong quân đội Viễn chinh Pháp, còn các sĩ quan GCMA thường phải tự duy trì và tự ứng biến. Trong một lần Đại uý Puy-Montbrun thu hồi được một số súng tiểu liên Sten, vì mục đích của GCMA nên anh ta cần các bộ phận giảm thanh cho các khẩu Sten. Những bộ phận không chính quy như vậy thường không có sẵn nên Puy nói vấn đề của mình với một người bạn là M.Perier, trưởng ty cảnh sát Sài Gòn. Bộ phận giảm thanh được sản xuất tại phân xưởng sản xuất vũ khí của cảnh sát và tiếng ồn của các khẩu Sten được giảm đáng kể. Binh lính của Puy có lúc phải luồn lách nên phải sử dụng cả những chiếc nỏ. Puy nhớ lại: “Hãy tưởng tượng nếu tôi nói với sở chỉ huy tác chiến sư đoàn về điều đó!”. Puy, sau này được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó của một đơn vị trực thăng mới, cho rằng các máy bay trực thăng có vũ trang mang lại hiệu quả tốt. Nhưng người ta nói với anh ta rằng bắn từ trực thăng là không thể được và không thực tế. Puy nói: “Không một ai trong Bộ Tư lệnh tối cao của Pháp có thể nhìn xa hơn cái bút chì của tôi”.

Cũng như nhiều kế hoạch chiến đấu khác, các mệnh lệnh cụ thể cho cuộc hành quân Pollux thể hiện rõ nỗ lực tốt nhất của sở chỉ huy. Đợt rút lui 3 giai đoạn từ Lai Châu được thực hiện từ sớm ngay 15 tháng 11, khi một phân đội người Thái bắt đầu cuộc hành quân 80 km về phía Nam dọc theo tuyến đường mòn về Điện Biên Phủ ngày 24 tháng 11. Ngày hôm sau chiếc máy bay C-47 đầu tiên hạ cánh xuống đường băng khai trương tuyến đường vận tải hàng không đều đặn từ Lai Châu tới Điện Biên Phủ. Toán người Thái đi phía sau có kế hoạch thoát ra ngoài bằng đường bộ nhưng đã không may mắn. Việt Minh đã tới Lai Châu sớm hơn nhiều so với dự tính trong kế hoạch cuộc hành quân Pollux. Họ cũng có trinh sát người Thái trung thành dẫn đường qua rừng núi và một số quân chính quy của đối phương được tuyển dụng từ các bộ tộc trong rừng.

Những người theo toán quân đi sau ra khỏi Lai Châu theo từng tốp nhỏ qua vùng đất có nhiều đối phương bám trụ. Cuộc hành quân dài ngày về phía Nm là một thử thách gay go, một trò chơi trốn tìm nguy hiểm dọc theo các đường rừng chật hẹp, nơi một tiếng động của cành cây có thể phá vỡ sự yên lặng ngột ngạt và bóng tối luôn làm hiện lên những mối đe doạ bất ngờ. Còn những mối đe doạ thường xuyên là tiếng nổ khi bị phục kích hoặc tiếng kêu của những thanh đỡ khi pháo bắn đi. GCMA nhận được lệnh yểm trợ cho những người theo toán quân đi sau rút lui, nhưng họ cũng đã trở thành người bị săn tìm. Sư đoàn 316 Việt Minh đuổi theo để chặn các đường rút.

Robert Blondeau bị bắt trong một cuộc tấn công của Việt Minh, nhưng sau đó anh ta cố trốn với 2 người bị thương khác. Blondeau nhớ lại: “Chúng tôi trốn khỏi tổ tuần tra Việt Minh chừng 12 tiếng. Khi đối phương đang đuổi theo quân đồn trú Lai Châu ở hướng Nam, tôi quyết định đi thẳng về hướng Bắc. 3 người vượt rừng trong ngày không hề có nước uống và gần như chết vì khát”.

Một buổi sáng, khi Blondeau nghỉ tạm dưới một tán cây cuối đường 41, anh ta phát hiện thấy một số hoạt động ngoài mong đợi. “Toàn bộ con đường bừng tỉnh và chuyển động”. Anh ta mò mẫm tới chỗ một tiểu đoàn Việt Minh được ngụy trang rất kỹ. Tim đập mạnh, anh ta thấy bộ đội được trang bị nặng trĩu đã hết giờ nghỉ và tiếp tục hành quân về hướng Điện Biên Phủ. Mệt mỏi, đói và khát đang cào cấu 3 kẻ bỏ trốn. Họ mất nhiều nước vì bị sốt và mê sảng. Blondeau tỉnh lại vào giữa đêm và tự thấy mình đang la hét ú ớ. Cuối cùng họ tới một trạm gác của Pháp nhưng không có cờ cũng chẳng có dấu hiệu của sự sống. Họ không biết liệu trạm gác này đã bị đối phương chiếm chưa, cho tới khi một chiếc máy bay quan sát xuất hiện và thả xuống một bức thông điệp. Phấn chấn vì trạm gác này vẫn trong tay người Pháp, Blondeau dẫn những người bị thương ra khỏi rừng chạy dưới làn hoả lực của quân đồn trú đang hoang mang. Thật may, một trong 3 người bị thương là người da đen. Sự có mặt của một người châu Phi trong nhóm 3 người đã làm cho chỉ huy trạm gác nhận ra rằng anh ta đang đối mặt với các thành viên của Tập đoàn Viễn chinh Pháp và ra lệnh ngừng bắn.

Một chiếc trực thăng hạ xuống phía trên các ngọn cây để sơ tán những người bị thương tới Điện Biên Phủ, nhưng thử thách của Blondeau còn chưa kết thúc. Chiếc trực thăng rời đi để lại một vệt sáng trên bầu trời. Không muốn từ bỏ các vị trí của mình, Việt Minh cho phép những kẻ bỏ trốn chạy qua phòng tuyến và trực thăng tới lui trước khi tiến hành một đợt tấn công cỡ 2 tiểu đoàn vào trạm gác. Quân đồn trú, gồm cả Blondeau, cố thoát ra, bỏ lại trạm gác và bắt đầu chuyến đi dài ngày về phía Nam theo dấu chân của những người Việt.

May mắn cho quân đồn trú, một hạ sĩ quan người Thái, trưởng nhóm biệt kích đã ở đó để dẫn họ qua rừng. Lương Văn Ùi, sĩ quan quản trị tiểu đoàn được huấn luyện như một lính dù, một lính điều khiển phát thanh và một bác sĩ, anh ta là cựu chiến binh của nhiều phái đoàn đặc biệt ở Tây Bắc Việt Nam. Người lính nhỏ bé, rắn rỏi này rất tự tin và khiêm tốn với sự sống còn của mình. Việc bỏ trốn của một đội quân giờ phụ thuộc vào các khả năng theo dấu vết và khả năng đoán trước đối phương. Anh ta đã dẫn phân đội hỗn hợp này qua rừng trong 7 ngày không ăn uống. Lương Văn Ùi giải thích: “Chúng tôi sắp chết đói”.

Lúc 11 giờ vào một buổi sáng 1 chiếc C-47 (Dokota) xuất hiện và thả hàng tiếp tế xuống cho chúng tôi. Việt Minh ở đồi cao bên cạnh thấy hàng thả xuống, họ cũng không được ăn trong nhiều ngày, và thế là một cuộc chạy đua tới khu vực thả hàng đã diễn ra và chúng tôi đã tới cùng một lúc. Chúng tôi đánh nhau để giành lấy đồ ăn, kéo, giật các thùng hàng, đấm đá nhau. Mọi người vì quá mệt và đói nên quên cả việc dùng vũ khí. Cuối cùng họ bỏ đi. Chúng tôi ăn và ngủ cả đêm hôm đó. Họ tấn công chúng tôi vào sáng hôm sau. Đó là trận phục kích đầu tiên trong 11 trận. Lương Văn Ùi lắc đầu nhớ lại cuộc ẩu đả để giành đồ ăn trên khu vực thả dù: “Tôi nói câu chuyện đó với mọi người nhưng họ không tin”.

Khi Lương Văn Ùi dẫn quân tiến về phía Nam, họ nhận thêm những người Pháp, Marốc, Algeri lang thang từ các đơn vị bị bại trận, họ đi cả ngày lẫn đêm, chống chọi với những đợt tấn công liên tiếp của đối phương. Thảm kịch tương tự cũng đang diễn ra trên các tuyến đường mòn khác nơi cũng có những đội quân đang cố gắng tới Điện Biên Phủ. Những ngày gian khổ thiếu thốn và cái chết đang chờ họ phía trước.

Ở Điện Biên Phủ, cứ điểm quân sự có phòng vệ như một con nhím đang dựng đứng những chiếc lông. Cầu hàng không từ Hà Nội đang làm nhiệm vụ. Những chiếc C-47, máy bay chở hàng Bristol 170, máy bay dân sự được trưng dụng đang nối đuôi nhau hạ cánh xuống đường băng theo sự điều khiển của radio trên một cái tháp tạm thời ở góc đường băng. Các nhân viên hàng không dùng tay kéo các thùng hàng trên các xe tải đang chờ ở đó, đưa vào máy bay để chuẩn bị cất cánh. Mặc dù không thích công việc cuốc xẻng nhưng thật đáng khen các lính dù khi họ đào và đặt thêm hàng rào thép gai. Các sĩ quan công binh giám sát công việc và thực hiện kế hoạch một cách chu đáo hơn như đào boong ke, nơi trú ẩn, các bệ hỏa lực và các hào giao thông. Họ luôn quan tâm tới số lượng gỗ để xây dựng và thời gian nhận các cung cấp vật liệu xây dựng từ Hà Nội. Các khẩu đội pháo binh thuộc địa đã tới để đặt các khẩu đại bác 105 ly vào vị trí các bao cát cách không xa đường băng.

Ngày 8 tháng 12, 3 tiểu đoàn dù của Chuẩn tướng Gilles là Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1, số 6 và Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Lê dương 1 bắt đầu lên máy bay ra khỏi thung lũng. Bawouan 5 dự định khởi hành sau. Gilles không bằng lòng khi phải để lại Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Tiểu đoàn dù xung kích số 8 phía sau nhưng cuối cùng ông vẫn phải rời Điện Biên Phủ và trao nhiệm vụ chỉ huy cho người thay thế mình. Đại tá De Castries được Tướng Navarre lựa chọn tới chỉ huy cứ điểm này. Cũng như Navarre, De Castries là một sĩ quan kỵ binh, ông chiến đấu xuất sắc trong Đại chiến Thế giới II, bị quân Đức bắt và đã trốn thoát. Sau này ông chỉ huy các đơn vị pháo theo lệnh của Navarre ở Pháp và Đức. Sự bổ nhiệm đầu tiên của ông tới Đông Dương năm 1946 và 1951 đã làm ông nổi danh hơn với nghị lực và lòng dũng cảm. Các vết thương chiến đấu và các huân huy chương chứng tỏ rằng ông không phải là một nhà quân sự công tử bột. Trước khi được bổ nhiệm tới Điện Biên Phủ, De Castries đã chỉ huy một nhóm cơ động tại một khu vực nóng bỏng của vùng đồng bằng.

Đại tá De Castries tới thung lũng mang theo một cây gậy ghế, một khăn lụa mỏng và một mũ vải đỏ của trung đoàn kỵ binh Bắc Phi trước đây. Sau bài phát biểu ngắn gọn ở bốt chỉ huy, Tướng Gilles dẫn De Castries đi thăm cơ sở chỉ huy mới, chỉ cho ông ta biết địa hình, vị trí công sự và các kho chứa hàng tiếp viện. Họ không có nhiều điểm chung nhưng có một điểm chung đó là đều không thích một cuộc chiến đấu phòng ngự. Navarre chọn De Castries để thực hiện kế hoạch của mình là tấn công Việt Minh, dùng Điện Biên Phủ làm căn cứ. Ông ta còn hứa với De Castries sẽ gửi xe tăng tới làm mũi nhọn tấn công trong các đợt tác chiến cơ động. Thực tế, lính dù đang phải đổ máu (kể cả trong các cuộc tuần tra thường ngày) bên ngoài vành đai phòng thủ cho thấy sự kém hiệu lực của các kế hoạch phù phiếm. Nỗ lực lớn để cứu một đơn vị người Thái đang rút khỏi Lai Châu đã sớm có những dấu hiệu nguy hiểm.

Đại tá Langlais trở lại Điện Biên Phủ ngày 8 tháng 12 với De Castries để chỉ huy các tiểu đoàn dù chiến đấu còn lại. Ông vẫn còn bị vướng với cái mắt cá chân bị dập nhưng ông đã đề nghị các bác sĩ điều trị theo cách riêng của mình. Mặc dù đã cố gắng che dấu sự đau đớn nhưng đám nhân viên vẫn buộc ông phải trú trong núi để giảm bớt các hoạt động. Hai ngày sau khi tới Điện Biên Phủ, Langlais được lệnh tiến về phía Bắc cùng với 3 tiểu đoàn dù để cứu một đại đội người Thái bị bao vây ở Mường Pồn, cách Điện Biên Phủ 18 km về phía Bắc.

Sáng hôm sau, khi Tiểu đoàn xung kích số 8 quyết tâm thực hiện một chuyến vào rừng, chuyến đi này sẽ đưa họ tới hậu cứ của đối phương, thì Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Bawouan 5 bắt đầu cuộc hành quân dọc theo tuyến đường mòn. Việt Minh đang chờ sẵn ở vị trì cách trạm quan sát của Pháp khoảng 300 mét. Trung uý Roux, trung đội trưởng chưa hề nghe về một trận hoả chiến lớn đến như vậy.

Họ có nhiều súng tiểu liên như chúng tôi, hơn nữa tôi nghĩ súng của họ là loại Skodas hiệu quả cao hơn. Không có dấu hiệu của việc diễn tập. Trung đội đã đẩy lùi được Việt Minh. Chúng tôi nằm sấp xuống đất chờ trên đường mòn, tầm nhìn không quá 10 mét. Chúng tôi không biết đâu là bạn, đâu là Việt Minh. Lúc đó không thể bắn cũng không thể làm được gì. Tôi phải trấn tĩnh một số lính dù người Việt đã lên cò súng và bắn mấy phát vào bụi rậm xung quanh để lấy lại tinh thần.

Khi Việt Minh rút lui, Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 sơ tán những người bị thương và tiếp tục tiến về Mường Pồn. Sự xuất hiện của đối phương buộc tiểu đoàn phải ra khỏi tuyến đường và Langlais quyết định tiến dọc theo các ngọn núi. Đám lính dù bắt đầu một cuộc đua chống lại thời gian để cứu lấy đại đội bị bao vây. Khi Trung đội của Trung uý Roux đang vật lộn ở một sườn đồi dốc thì một nhóm nhỏ lính dù Pháp đi tuần tra trở về, họ thông báo: “Việt Minh ở ngay sau chúng ta, hãy tự bảo vệ mình”. Lại một lần nữa chứng tỏ họ là một kẻ thù ngoan cố. Tình hình khó khăn đan xen nhau, cây đổ, cỏ rậm um tùm và những rừng tre dầy đặc làm chậm thêm bước tiến của họ, nhưng Langlais vẫn tiếp tục cho lính phát rừng bằng dao rựa và các dụng cụ đào hầm để tiến lên.

Sáng 13 tháng 12, Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 tới gần Mường Pồn thì đã mệt nhoài. Khi lính dù vào làng, họ thấy làng trống không, những túp lều đang cháy âm ỉ, Việt Minh đã kéo đi, đem theo cả các xác chết, những người bị thương và các tù nhân. Ngày 14 tháng 12, Tiểu đoàn dù xung kích số 8 tới để sát nhập với tiểu đoàn này. Langlais và binh lính của ông quá thất vọng, cho tới giờ họ mới đến nơi cố gắng hết sức mà không hoàn thành nhiệm vụ.

Giờ đây, các tiểu đoàn bị cô lập phải đối mặt với một chuyến đi quay về Điện Biên Phủ. Việt Minh nhận thức rõ sự có mặt của lực lượng giải vây ở Mường Pồn, ngay lập tức tiến hành các cuộc tấn công nhằm đánh tan đội quân này. Vách đá, hẻm núi vang lên tiếng hoả lực chói tai khi lính dù chiến đấu để mở đường về phía Nam. Bawouan 5 gần như bị đánh úp. Một trận đánh giáp lá cà kết hợp với người Việt chống lại Việt Minh diễn ra ác liệt. Langlais cố gắng nhắc lại yêu cầu tới tuyệt vọng viện trợ của không quân qua chiếc trực thăng quan trắc đang bay lượn phía trên và một chuyến bay ném bom đang gầm rú phía trên những ngọn cây để rải một lớp bom napan màu vàng úa lên những kẻ tấn công. Cuộc đụng độ giữa đám lính dù người Việt và Việt Minh sát nhau tới mức Bawouan số 5 đã bị hy sinh mất mấy người trong trận ném bom rải thảm này.

Sau khi đánh mở đường lên tới đỉnh đồi Trung đội của Trung uý Roux thuộc Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 phát hiện thấy chính họ đang phải đối mặt với một đại đội mới tăng cường của đối phương. Roux báo cáo có nghe thấy tiếng chặt tre, có thể đối phương đang làm cáng để chở những người bị thương. Mặc dù anh ta muốn tin vào nhận định này nhưng Trung uý vẫn yêu cầu pháo binh phóng hoả lực vào các vị trí của đối phương. Pháo gần như nằm ngoài phạm vi trận oanh tạc theo yêu cầu bị xoá bỏ. Khi trung đội của Roux rời đồi, Việt Minh đã rời khỏi chỗ ẩn nấp cách đồi khoảng 500 mét và truy đuổi ráo riết. Tiếng chặt tre mà anh ta nghe thấy là công việc chuẩn bị cho cuộc tấn công. Roux dùng tiểu liên bắn thẳng vào làn sóng những kẻ tấn công. Anh ta nói: “Chúng tôi không phải ngắm, mỗi phát súng đều trúng mục tiêu”. Các tiểu đoàn lính dù cắt phiên nhau trông nom căn cứ và đám quân đi phía sau, cố gắng giữ cho đợt rút lui có trật tự và làm cho đối phương phải trả giá đắt cho mỗi đợt tấn công. Hai khẩu đội đại bác 105 ly hỗ trợ cho chiến dịch quay nòng về phía sau đám quân đi phía sau và nã đạn vào rừng và những quả đồi xung quanh đường mòn.

Trong giờ tạm nghỉ vị linh mục cầu nguyện vội cho những người chết mới chôn của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1, Trung uý Roux và lính của anh ta phát hiện thấy một nhóm tù binh Lê dương ở quả đồi đối diện, họ đang bị Việt Minh dẫn đi, hai tay buộc ra sau. Đi vào ban đêm với đám quân đi phía sau qua một rừng tre, nên Roux bị mất liên lạc với sĩ quan chỉ huy phía trước anh ta. “Tôi bị ám ảnh bởi luôn nghĩ rằng chính mình sẽ chạm trán với Việt Minh khi chờ đợi ở quả đồi tiếp theo”. Vượt qua một hẻm núi cao, đám lính dù bẻ cây phát huỳnh quang thành nhiều đoạn rồi giắt chúng vào sau các gói đồ vì thế mọi người có thể nối theo nhau. Vào tới thung lũng Mường Thanh, họ dừng lại bên bờ sông để lấy mũ sắt uống nước, sau đó vượt qua 2km cánh đồng lúa và vào tới vành đai phòng thủ của Điện Biên Phủ. Sau khi được đón chào bằng rượu và bít tết, Roux trải giường gấp và lăn ra ngủ. Roux nói: “Trong giấc ngủ tôi thấy mình vẫn đang hành quân. Chuyến đi dài đêm hôm đó thực sự mệt mỏi. Trong ít giờ chúng tôi quay lại đúng chỗ mà chúng tôi đã lẩn trốn trong 2 ngày và cứ như thế hành quân tới tận khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau”.

Đại tá Langlais tập tễnh bước về Điện Biên Phủ với nét mặt tái nhợt và tức giận, và phải thừa nhận rằng lính dù của ông đã tiến quá gần tới thảm hoạ. Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 bị chết và mất tích 28 người, 24 người bị thương. Một người mà không được đào tạo trong trường quân sự ra thì đều thấy kế hoạch của Navarre là lạc quan, nhưng Tư lệnh tối cao Pháp dường như không thấy được điều đó. Những chiếc xe tăng của Đại tá De Castries đang được chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới chứng tỏ rằng cứ điểm Điện Biên Phủ chưa bị cô lập.

Những người sống sót của đám quân đi phía sau từ Lai Châu sẽ tới thung lũng trong ít tuần tới. Ba sĩ quan Pháp, 34 hạ sĩ quan và trên 2000 người theo đám quân đi sau bắt đầu cuộc hành quân. Một sĩ quan Pháp, 9 hạ sĩ quan và 175 người theo đám quân đi sau đã tới Điện Biên Phủ an toàn. Những người còn lại của các tiểu đoàn chính quy người Thái và những người đi theo rất thất vọng. Mặc dù có những cam kết trước đây của Pháp nhưng họ vẫn buộc phải rời bỏ đất đai của mình. Một số người sống phụ thuộc phải chịu đựng cuộc hành quân khủng khiếp này nhưng toàn bộ gia đình của họ lại bị bỏ lại phía sau trong những ngôi làng không còn người bảo vệ. Nhiều người bộ tộc được báo là mất tích đã quyết định quay về rừng để cố bảo vệ vợ và con họ. Những người trốn theo Lương Văn Ùi tới tận ngày 1 tháng 1 năm 1954 mới tới được Điện Biên Phủ.

Việc xiết chặt vòng vây quanh Điện Biên Phủ của Tướng Giáp càng khẳng định thêm sự phụ thuộc của cứ điểm này vào nguồn cung cấp bằng đường không. Từ ngày 8 tháng 12, 4 máy bay chiến đấu F8F “Bearcat” đã có mặt trên đường băng cùng với 1 trực thăng và 6 máy bay quan sát khác. Các máy bay này đã góp phần vào sự sống còn của đám lính dù của Trung tá Langlais và sự có mặt của chúng đã làm cho mọi người có cảm giác thêm an toàn. Một số máy bay “Bearcat” khác sẽ sớm nhập vào căn cứ không quân 195. Các chỉ huy không quân ở Việt Nam không nhiệt tình với cuộc hành quân Castor ngay từ đầu, lại không được tái bảo đảm. Việc thiếu các báo cáo về thời tiết từ vùng lục địa của Trung Quốc và các bản đồ khu vực đề ngày không chính xác đã làm giảm hiệu quả tác chiến. Các đợt mưa phùn vùng Bắc Bộ thường làm chậm các chuyến bay cất cánh tới tận trưa hoặc muộn hơn nữa đã trở thành mối lo ngại. Lực lượng không quân báo cáo: “Điều kiện khí hậu ở sườn đồi bên nay của dãy núi Trường Sơn An Nam không bao giờ giống với sườn đồi phía đối diện. Hiếm khi cả hai vùng cất cánh và vùng tác chiến đều có được thời tiết tốt”. Sự thực đơn giản này cũng đủ nghiêm trọng đối với các phi cơ vận tải, nhưng nếu không có chuyến bay nào thì có thể gây ra những hậu quả bi đát hơn. Nếu các máy bay ném bom và chiến đấu không cất cánh được cần phải nhờ tới sự cứu trợ của không quân ngay.

Việc tăng cường khả năng phòng không của đối phương trở nên phiền phức hơn: Trong một báo cáo tác chiến bí mật gửi tới Paris hồi tháng 12, Tướng Henri Charles Lauzin, Tư lệnh trưởng lực lượng không quân Pháp ở Viễn Đông cho biết: “Theo dự đoán vào cuối tháng 10, số vũ khí AA của đối phương tăng lên đáng kể, vẫn giới hạn ở loại súng 20 ly, loại AA này đặc biệt chủ động và chính xác”. Một báo cáo tương tự cho biết đối phương đã đưa tới 24 máy bay chiến đấu, 4 máy bay ném bom, 16 máy bay vận tải và 9 máy bay quan sát. Lauzin chỉ ra rằng những sửa chữa theo yêu cầu đã làm mất 470 giờ bay. Tổ bay chiến thuật miền Bắc của Tướng Dechaux vốn đã bị căng ra lại còn phải đáp ứng yêu cầu cung cấp không quân ở Điện Biên Phủ, ở Bắc Lào, ở đồng bằng Bắc Bộ và phía Bắc Hà Nội. Các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom B-26 của không quân được tăng viện là của hải quân từ hàng không mẫu hạm Arromanches đang hoạt động ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.

Nhu cầu can thiệp vào hoạt động của Việt Minh, cắt các nguồn hàng tới Điện Biên Phủ và tấn công các đoàn công binh, dân công hoặc các phân đội lao động dân thường đang làm việc trên các tuyến đường 13 và 41 giờ đã là quá sức đối với khả năng không quân của hải quân và của lực lượng không quân Pháp. Pháp chính thức đưa tới 173 máy bay chiến đấu và gần 80 máy bay vận tải. Thực tế, hỏng hóc về cơ khí hoạt động của đối phương, sửa chữa thông thường tổn thất về người ốm đau đã làm giảm quân số lính dù tới gần một nửa. Các bác sĩ luôn trong tình trạng khẩn cấp, các nhân viên kỹ thuật có quá nhiều việc. Các phi công không phải bám đuổi nhau hoặc bay lượn trên trời thì số phận của họ còn ở phía sau. Một khu rừng rậm, đầy thách thức, với tán lá xanh xám kéo dài tới tận chân trời đã che dấu hết các mục tiêu và các khẩu đội pháo phòng không của đối phương.

Cuối tháng 12, Tư lệnh tối cao Pháp thực hiện nỗ lực cuối cùng để chứng tỏ rằng Điện Biên Phủ vẫn có thể tới được bằng đường bộ. Ngày 21 tháng 12, Trung tá Langlais và đám lính dù được lệnh chuyển về phía Tây Nam Điện Biên Phủ, qua biên giới Lào để sát nhập với một đội quân Franco - Lào ở làng Sốp Nào. Cuộc hành quân của Langlais được  gọi là “Régate” và cuộc hành quân của lực lượng khác về phía bắc gọi là “Ardèche”. Ngày 23 tháng 12, người Lào, Marốc và lính Lê dương của cuộc hành quân Ardèche và lính dù của cuộc hành quân Régate gặp nhau ở Sốp Nào. Một nhóm nhà báo đặc biệt được đi theo và đưa tin về sự sát nhập của họ. Đại tá De Castries cũng có mặt, hạ cánh ngày hôm trước trên một chuyến đi ngắn ngày ra khỏi khu rừng để kịp giúp cho máy bay liên lạc được. Chiếc camera lách cách và kêu vù vù nhưng sự thật của buổi lễ ngắn gọn thì không thể che dấu nổi.

Chuyến đi 200 km của đội quân trong cuộc hành quân Ardèche trở thành một thử thách gay go. Bị bộ đội Pathet Lào quấy nhiễu nên họ buộc phải chiến đấu trong một trận đánh quyết liệt với một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 148 Việt Minh để giành lại bản làng quan trọng Mường Khoa, những binh lính bị mệt mỏi trông giống như những người còn sống sót hơn là những người chiến thắng. Nhiều người bị sốt, thương hàn, bệnh lỵ. Brigitte Friang, một phóng viên chiến tranh trong chính phủ Pháp, một cựu thành viên kháng chiến đã nhảy dù xuống và nhập với đội quân. Thực tế, sự ốm yếu, gầy rạc của binh lính đã gợi lại cho cô về hình ảnh những người tù ở các trại tập trung Nazi trong Thế chiến II.

Mặc dù con đường chỉ có 50 km nhưng lính dù của Langlais nhận thấy cuộc hành quân qua rừng thậc khó khăn vất vả. Khi buổi lễ kết thúc, De Castries và các nhà báo bỏ đi, hai đội quân tách ra. Lính dù theo một tuyến đường khác trở về Điện Biên Phủ và liên tiếp bị đối phương theo sát. Dixie Reese, một nhà nhiếp ảnh của Phái đoàn viện trợ Mỹ ở Sài Gòn, người luôn muốn thử sức làm một phóng viên chiến tranh, đã nhập vào đội lính dù ở Sốp Nào. Xuống từ một máy bay y tế, anh ta vào rừng với bộ trang phục bảnh bao có nơ thắt cổ và đôi giầy bóng nhoáng, mang 2 chiếc camera với một cái túi đầy dụng cụ chụp ảnh và một chai rượu wisky. Cuộc hành quân 2 ngày trở về với đám lính dù buộc Reese tin rằng phải có cách gì đó dễ hơn để quan sát cuộc chiến. Đội quân phải lê bước qua hàng rào thép gai phòng thủ quanh Điện Biên Phủ vào ngày sau lễ giáng sinh.

Các sĩ quan thông tin quân đội ở Sài Gòn và Hà Nội thông báo về sự phối hợp nhịp nhàng của binh lính, giá như cuộc diễn tập này là một thắng lợi. Nhưng không một bài diễn thuyết nào khẳng định với những người lính đã từng tham gia trong cuộc hành quân Régate và Ardèche rằng sự cố gắng của họ là xứng đáng. Từ giờ trở đi, lính dù sẽ phải chiến đấu trong thung lũng của Điện Biên Phủ có các đồi bao quanh.

HOẠT ĐỘNG Ở CÁC VÙNG NÚI

Chúng ta có thể chọn thời điểm đánh hoặc nghỉ ngơi trong khi đối phương vẫn còn phái đào nơi trú ẩn, sống trong nỗi sợ hãi bị tấn công và chịu sự khổ sở trong vòng vây”

Tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn Điện Biên Phủ

Tướng Giáp cho rằng mọi sự điều động quân của Pháp đã khẳng định ý đồ trụ lại ở Điện Biên Phủ của Navarre và đây là cơ hội để ta tiêu diệt một số tiểu đoàn tinh nhuệ nhất của đối phương bằng một tình thế chiến thuật phù hợp. Những con đường mòn bỗng nhiên tràn ngập các hoạt động. Âm thanh của tiếng bước chân bằng dép cao su, tiếng leng keng của kim loại va chạm vào nhau; những đoàn người phu rồng rắn qua những hẻm núi, những túp lều kiểm soát mới được dựng lên. Một số người áo quấn ngang thắt lưng, mồ hôi nhễ nhại trên cổ, những bao hàng nặng đè lên miếng đệm cao su lót tạm trên vai, các cơ bắp chân phồng lên rồi xẹp xuống theo bước đi của họ. Họ đi một mình và đi thành đoàn 2 hoặc 4 người. Một người thì vác một tấm lót pháo trên vai; 2 người thì khiêng một bánh xe, bùn lầy tới mắt cá chân... Những túp lều kiểm soát sụt xuống ướt sũng, mái tranh lợp tả tơi rủ xuống các lối vào không có cửa. Người thay phiên ngồi xổm cạnh đó, ăn cơm nắm và chờ lệnh để vác hàng. Các sĩ quan công binh Việt Minh trong bộ đồng phục bạc màu, đội mũ cối, đứng cạnh đường mòn với các cán bộ chính trị mặc bộ đồ đen của nông dân và chiếc khăn rằn quấn cổ. Những nòng đại bác 75 ly hoặc ống pháo được đặt trên những chiếc xe trượt bằng gỗ do các chú ngựa kéo đi. Những đoàn xe đạp dài, mỗi xe chở tới 200 kg gạo, rồi xe thồ chất mọi thứ từ đài phát thanh tới rau quả được đẩy dọc theo các tuyến đường mòn quanh co.

Đây là một cuộc tổng động viên và vận động theo câu nói cổ xưa của người Việt: “Khi có giặc ngoại xâm đe doạ thì bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ đều sẽ trở thành những chiến sĩ”. Đợt tiếp tế cho cuộc hành quân vào Điện Biên Phủ đã tới phía Tây Bắc Việt Nam. Gạo của vùng đồng bằng được chuyển tới bằng thuyền 3 lá, thuốc y tế được trao đổi trên thị trường đen ở Hồng Kông và Băng Cốc rồi chuyển vào Việt Nam qua các đường biên giới và đường biển, thậm chí cả các tuyến mòn bị bom đánh phá vừa sửa chữa lại. Một vị tướng người Pháp không rõ tên, viết một bản báo cáo mật về Đông Dương theo yêu cầu của Tư lệnh tối cao Viễn Đông (chịu trách nhiệm về các lực lượng Pháp ở châu Á), cho biết: “Việt Minh đã sử dụng các xe cút kít do người phu chạy bộ đẩy, ngoài ra Việt Minh còn dùng ngựa, thuyền 3 lá, xe bò và xe đạp”.

Tuyến đường cung cấp chính bắt đầu từ biên giới Trung Quốc, chạy dọc Đường 13 tới sông Hồng và có tuyến rẽ vào Đường 41 tới kho cung cấp chính của Việt Minh ở Tuần Giáo, cách Điện Biên Phủ 80 km về phía Đông Bắc. Các đường mòn nhỏ hơn cũng được sử dụng để đưa người, trang thiết bị và vật chất vào Điện Biên Phủ. Các bộ phận của Sư đoàn 308 đã chuyển về phía Nam, Sư đoàn 312 và 351 có pháo binh và công binh đi theo đang hành quân với tốc độ 30 km một ngày và nhanh hơn vào ban đêm. Khi hành quân, quân chính quy của Tướng Giáp sử dụng những đôi giầy và dép cao su rẻ tiền, đội mũ lưới và ngụy trang bằng những cành cây nhỏ. Họ mang theo các loại vũ khí cá nhân: súng tiểu liên thu được của Pháp và Trung Quốc, súng cabin của Trung Quốc hoặc của Liên Xô và các loại súng trường tự động hiện đại của Séc; những ngăn nhỏ trên ba lô hở miệng để lộ ra những trái lựu đạn dính của Trung Quốc; những túi vải gạo dài hình xúc xích đung đưa trên vai; những bi đông nước đeo ngang hông và những chiếc ca tráng men trang trí bằng cờ đỏ của Trung Quốc và của Liên Xô. Việt Minh rất chú ý tới hàng hoá của họ. Tuổi trung bình của bộ đội từ 18 đến 20. Phần lớn các sĩ quan ở vào độ tuổi giữa hoặc cuối 20. Trong giờ nghỉ giải lao, binh lính ra khỏi đường mòn đi tìm những lá cây còn xanh để ngụy trang. Bộ binh Việt Minh cũng rất chú ý tới khả năng huỷ diệt của máy bay tuần tra Pháp, họ cúi thấp đầu, chỉ để hở mỗi cái chóp mũ có ngụy trang. Nghệ thuật ngụy trang của Việt Minh đã phát triển tới trình độ cao và có phương pháp. Một sĩ quan Pháp viết trong báo cáo: “Gần tới khu vực nguy hiểm, mỗi bộ đội lại nhặt những chiếc lá cùng màu và giắt chúng vào ba lô của người đi trước”. Một sĩ quan không quân cũng phải thừa nhận kỹ năng ngụy trang tài tình của đối phương. “Trong đời làm phi công, tôi đã từng bay trên bầu trời của Marốc, Ý, Đức thậm chí là Anh, nhưng tôi chưa hề có cảm giác bay trên một vùng đất nào trống trải như bay trên vùng đất của Việt Minh đến vậy”.

Mặc dù số binh lính của Tướng Giáp là cựu chiến binh của cuộc chiến tranh rừng núi hoặc xuất thân từ các vùng núi nhưng cũng có nhiều người tới từ các thành phố hoặc vùng đồng bằng. Họ cũng phải đối mặt với những khó khăn gian khổ trong rừng nhiệt đới như những binh lính của Pháp. Trên đường hành quân, các trạm kiểm soát có cung cấp thuốc men nhưng rất chậm, sốt rét, thương hàn, bệnh lỵ và những trận sốt rừng làm sự mệt mỏi của họ nhân đôi và đã gây tổn thất nặng nề cho những người thành phố. Các sĩ quan chính trị liên tục phải kiểm tra tinh thần của binh lính, nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của nhiệm vụ cao cả, nhắc nhở họ về mục tiêu chính và hướng dẫn họ hát những khúc quân hành: “Trời mưa, quần áo ướt sũng nhưng không làm chúng ta nản lòng”.

Để đề phòng đến mức tối đa, Tướng Giáp đề ra các mệnh lệnh đặc biệt về vệ sinh phòng dịch rồi phân tới các đơn vị: Uống nước đun sôi, phải sử dụng tất sạch sau khi rửa chân bằng nước muối ấm. Họ sẽ được ăn cơm nóng cùng với thịt và rau ít nhất một ngày một bữa và ngủ ít nhất 6 tiếng một đêm. Tướng Giáp còn ra lệnh phải cắt tóc ngắn, móng tay cắt ngắn và quân phục thay 2 tới 3 ngày/1 lần.

Nếu nỗ lực tiếp tế của Pháp dựa chủ yếu vào lực lượng không quân thì những chuẩn bị tấn công của Tướng Giáp phụ thuộc vào các phân đội công binh Việt Minh các đơn vị dân công lao động và một lượng lớn những người phu khuân vác. Một trong những nhiệm vụ chính của các sĩ quan công binh là lập kế hoạch và tiến hành mở rộng đường, và mở thêm nhiều tuyến đường phục vụ xe tải kéo pháo và đạn lên. Tướng Giáp chỉ huy gần 600 xe tải Molotova của Liên Xô trọng tải 2 tấn rưỡi, nhiều xe tải của Mỹ mà Trung Quốc thu được ở Triều Tiên và một số xe kéo lớn. Xe tải thu được của Mỹ không phải là trang bị duy nhất có trong tay Việt Minh vì rất nhiều pháo có nguồn gốc từ Mỹ. Nhiều đại bác 75 ly thu của quân đội quốc gia Tưởng Giới Thạch được chuyển qua cho Việt Minh từ khi mở cửa đường biên giới. Những vũ khí này đã được dùng để chống lại Pháp từ cuối năm 1950. Đại bác 105 ly thu được của Mỹ ở Triều Tiên sẽ tạo thêm sức mạnh cho hoả lực của Việt Minh.

Công binh còn có nhiệm vụ nâng cấp những chiếc cầu cũ và xây dựng những chiếc mới. Những chiếc cầu gỗ bắc qua suối che chở cho họ khỏi máy bay của Pháp. Ngọn cây được buộc với nhau bằng dây và cáp để phủ kín các tuyến đường đường mòn và cầu. Xe tải được phủ bằng cành cây, lá mới cắt. Đường rãnh của bánh xe được lấp đầy bằng lá dừa khi có xe tải đi qua. Các vị trí pháo phòng không có ngụy trang được đào vào sâu vào trong để lấp đi những chỗ khó của tuyến đường gồm những đoạn đèo chật hẹp và những đoạn có suối chảy qua. Một hệ thống cảnh báo trên không có hiệu quả nhưng còn thô sơ vì chỉ đặt các máy quan trắc lên trên cây hoặc trên các mũi đất cao. Tín hiệu có thể tràn ngập các đường mòn bằng tiếng kêu leng keng của kẻng báo động hoặc bằng những tiếng sáo lanh lảnh. Những tuyến đường chính được phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn được phân từ 30 đến 40 xe tải. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ mà người phu được cử tới các đoạn đường này như: đội khuân vác, đội sửa đường, đội cửu vạn đặc biệt, lấp các đoạn đường bị phá hỏng cho xe tải đi qua.

Các cuộc không kích của quân Pháp là mối nguy hiểm thường xuyên. Khi các chuyến bay trinh sát hoặc các tổ tuần tra GCMA báo cáo tình hình, lực lượng không quân và máy bay hải quân dùng bộc phá công suất cao, mìn sát thương, bom napan tấn công liên hồi vào các mục tiêu. Các phi công nhằm vào những đoạn đường khó sửa chữa, đặc biệt dọc theo các sườn đồi, nơi chỉ cần một hoặc hai quả bom thả xuống là có thể làm sụt lở hết đất cát. Một phái đoàn trinh sát đi chụp ảnh 2, 3 ngày sau đó, thường báo cáo là những đoạn sụt lở đã được sửa chữa đã làm cho họ hết sức bất ngờ và thất vọng. Các phi công thấy rõ sự tiến bộ vững chắc về khả năng phòng không của Việt Minh và các báo cáo vắn tắt cũng đề cập tới sự leo thang của hoả lực đối phương. Pháo phòng không 37 ly được tăng cường cho đại liên của Liên Xô thường tạo ra nhiều nguy hiểm đáng kể. Một số phi công khẳng định rằng họ bị khống chế bằng hoả lực của loại vũ khí 40 ly, vũ khí tự động và hỏa lực súng trường. Việt Minh được huấn luyện cách hướng hoả lực vào máy bay bay ở tầm thấp, học cách ngắm các mục tiêu cho phù hợp với tốc độ. Cho dù, không hiệu quả ở độ bay bình thường, song chiến thuật này cũng có thể tạo ra nguy hiểm ở những đợt ném bom và tàn phá. Nhiều đoạn đường bị tấn công liên tiếp nên thương vong trong đám dân công thường rất cao. Tuy thiếu bác sĩ lành nghề trên các đường mòn nhưng các sinh viên y khoa và những người phục vụ cũng cố gắng hết sức mình, làm việc với trang thiết bị phẫu thuật tối thiểu và lượng thuốc men rất hạn chế để lấp đầy chỗ trống.

Cán bộ chính trị tăng cường chiến dịch tuyên truyền để duy trì tinh thần binh lính. Tướng Giáp rất cẩn trọng khi nhắc tới cả lực lượng dân công trong các bức thông điệp của ông gửi tới binh lính. Mỗi dân công bị chết trong khi làm nhiệm vụ đều được ca ngợi như những người anh hùng cách mạng. Nhiều người bộ tộc không có may mắn được tham gia vào đội tiến quân của Tướng Giáp cũng được ghi tên vào cuộc chiến tranh nhân dân như những công nhân làm đường hay dân phu. Từ 35.000 dân phu hồi đầu chiến dịch đã tăng lên trên 70.000 trước khi trận đánh kết thúc, còn tính cả các đơn vị vận tải, hậu cần thì lên tới gần 300.000. Nhiệm vụ của họ là phải hoàn thành công việc tiếp tế cho lực lượng tấn công gần 47.500 người của Tướng Giáp trong chiến dịch 6 tháng trên địa hình hiểm trở vào loại nhất thế giới và dưới sự quấy nhiễu thường xuyên của đối phương. Họ đã hoàn thành việc bí mật chuyển 144 bộ phận của pháo, 36 pháo phòng không, nhiều bệ phóng 12 nòng Kachusa và đạn dược vào rừng. Tư lệnh tối cao Pháp từng tuyên bố Việt Minh không thể vận chuyển được như thế vì lý do địa hình rừng núi, thiếu đường qua lại và hậu cần đơn giản. Còn nếu điều kỳ diệu đó xảy ra thì Pháp tin rằng bất cứ pháo nào của Việt Minh xuất hiện ở Điện Biên Phủ đều sẽ bị vô hiệu hoá nhanh chóng bằng hoả lực pháo và các cuộc không kích của họ.

Từ giữa tháng 12, Việt Minh cùng với những người quan sát và lính trinh sát, nấp trong bãi cỏ cao và rừng tre trên đồi, liên tiếp giám sát vùng thung lũng. Họ thấy cầu hàng không chuyển quân tăng cường và pháo binh tới nhiều hơn, điều đó đã khẳng định ý đồ duy trì Điện Biên Phủ của Navarre. Họ còn thấy công việc phát quang đang diễn ra trên thung lũng khi quân đồn trú cắt cây và bụi rậm xung quanh các vị trí công sự. Đối với người Pháp, đó là quá trình chuẩn hoá quân sự để mở rộng phạm vi bắn và cản tầm quan sát gần của đối phương. Đối với Việt Minh, nó có nghĩa là người Pháp đang tự mò mẫm, bỏ qua sự bí mật và để lộ ra những chùm ăng ten radio cao giúp cho Việt Minh dễ dàng xác định được chính xác vị trí các đồn chỉ huy trọng yếu.

Ở thung lũng phía dưới, Đại tá De Castries tập trung vào công việc phát quang. Nhận xét của một sĩ quan trong Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn súng trường Algeri số 7 cho thấy không phải tất cả mọi người đều đồng ý với mệnh lệnh phát quang: “De Castries trong chuyến đi thăm cứ nằng nặc cho rằng mọi tán cây bụi rậm đều phải được phát quang ngay lập tức vì ở khoảng cách gần 2 km Việt Minh sẽ dễ quan sát được vị trí của toàn bộ cứ điểm và xác định được vị trí các bốt chỉ huy của tiểu đoàn, đại đội và các vị trí vũ khí của ta”. Anh ta còn đưa ra quan điểm riêng của mình về vụ việc này: “Sự lựa chọn một lính kỵ binh để bảo vệ một nhóm đào hào là không chính đáng, những ngày của mệnh lệnh đã qua rồi”.

Cuối tháng 12, 3 chiếc xe tăng M-24 đầu tiên của Mỹ được chở tới Điện Biên Phủ bằng cầu hàng không để sẵn sàng chiến đấu. Chúng được tháo rời thành 2 phần - khung gầm và tháp pháo. Một tiểu đội gồm 10 chiếc M-24 sớm được hình thành. Đại tá De Castries đã có được những gì mà cấp trên hứa cho, mặc dù phần đất tác chiến của ông giờ đang bị co lại từng ngày.

Điện Biên Phủ đang dần trở thành một thành phố quân sự với những đặc điểm nguyên tắc và thủ tục riêng của nó. Đó là một công trường xây dựng khổng lồ khi các cứ điểm có tầm quan trọng xung yếu được bố trí và hình thành. Phần lớn các cứ điểm này nằm ở các đồi thấp trong thung lũng. Khi thời tiết tốt, các hoạt động trên công trường tạo ra những lớp bụi sạn lửng lơ trong không trung, khi gió to sẽ đẩy những bụi sạn đó vào các trang thiết bị cơ khí và làm tắc các phần động cơ. Những trận mưa bất chợt tràn xuống toàn đất sét, tạo thành bùn nhoét và biến những đường đi thành đường trượt, làm nhốn nháo các hoạt động và gây ra sự lo lắng cho các chỉ huy về các trận mưa của tháng 2 và 3. Các công binh tập trung vào những việc được ưu tiên rõ ràng như bốt chỉ huy trung tâm, bệnh viện, trung tâm thông tin liên lạc và đơn vị lọc nước được xây dựng ngầm trong các hầm chống bằng gỗ và các bao cát đắp xung quanh. Mỗi tiểu đoàn bộ binh làm việc trong các hầm hào đều do công binh hướng dẫn và ủng hộ, nhiều công việc khó dành cho Việt Minh bị bắt (gọi là PIM) đảm nhiệm. PIM, chủ yếu là những người bị bắt từ các chiến dịch truớc, cho dù họ thuộc về lực lượng lao động tập trung hay lực lượng dư thừa của đơn vị đã bắt họ, đều thể hiện một sự thống nhất về mối quan hệ con người trong thời chiến. Họ xuất hiện để xoá bỏ học thuyết biện chứng của các cán bộ cộng sản đó là chấp nhận bản sắc của riêng họ và một nguyện vọng được sống. Công việc thường lâu dài và nguy hiểm nhưng PIM vẫn tồn tại. Một số phân đội PIM sống lâu cùng với một đơn vị Pháp nên gần như đã trở thành một phần quân của Pháp. Nhiều người được biết đến với cái tên của các sĩ quan và hạ sĩ quan người Pháp qua những cuộc hành quân dài ngày và những cuộc đụng độ đẫm máu. Một số bộ đội Việt Minh trước đây được giao quyền hạn không chính thức trong cộng đồng PIM, một cộng đồng có vai trò quan trọng trong trận đánh sắp tới.

Các sĩ quan công binh phải nín thở mỗi khi các đội tuần tra và các chuyến bay đưa binh lính chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ ra ngoài, điều này đã làm chậm trễ công việc xây dựng đang cấp bách. Vật liệu xây dựng tới chậm và còn thiếu nhiều so với nhu cầu của quân đồn trú. Một số đơn vị vừa không có kỹ thuật lại vừa không có kinh nghiệm vẫn phải trưng dụng. Hầu hết các binh lính này từ lâu đã có được sự ưu tiên của hoả lực và sự yểm trợ của không quân trong những vụ đụng độ với Việt Minh nên rất ít trận bị lộ. Công việc triển khai vũ khí và các đơn vị chiến đấu ở Điện Biên Phủ có xu hướng tạo ra một cảm giác giả về sự an toàn.

Pierre Schoendoerffer, một nhà quay phim quân đội trẻ, người đã tới Điện Biên Phủ hồi đầu tháng 12 bị choáng ngợp bởi quang cảnh của những công sự. Anh ta tự nói: “Thật không thể tưởng tượng Việt Minh lại có thể tiến đánh ở một nơi như thế này”. Nhưng một số cựu chiến binh ngay lập tức lại gạt bỏ ý tưởng lạc quan của anh ta, chỉ ra những yếu điểm trong các khu phòng thủ và mô tả Điện Biên Phủ như một sự sắp đặt không ngẫu nhiên. Sau này, Schoendoerffer viết: “Chúng tôi phải phát quang mặt đất, đào hố, đào rồi lại đào. Chắc chắn rất mệt mỏi: Chúng tôi đã đào rất nhiều ở Hoà Bình năm 1951, ở Nà Sản, Sầm Nưa, Lai Châu năm 1952 và giờ đây chúng tôi lại phải tiếp tục đào”.

Còn những chiến sĩ già lại chẳng có những lo lắng như vậy. Trung sĩ Bleyer của đội Lê dương được lệnh làm lễ rửa tội cho trung đội của anh ta ở cứ điểm Béatrice trên một dãy đồi phía đông bắc của Điện Biên Phủ.

Chúng tôi đi làm ngay, phát bụi rậm, chặt cây và dụng lán, mỗi trung đội đều tích cực tranh đua với nhau, đặc biệt là với lính Lê dương. Tôi chỉ có thể động viên binh lính của mình và với chút ít kinh nghiệm trong chiến dịch của người Nga, tôi biết pháo có thể gây ra nhiều thiệt hại. Lính Lê dương của tôi cũng nhận thức rất rõ về những mạo hiểm mà chúng tôi đang làm.

Một số đơn vị Lê dương sử dụng súng phun lửa để đốt bụi rậm làm mùi dầu cháy bay vào các công sự. Khi các hầm trú ẩn được đào xong, công việc lao động lại tiếp tục. Những hàng rào thép gai mở rộng được dựng lên để bẻ gãy các đợt tấn công và dồn những kẻ tấn công vào các vùng hoả lực đã chuẩn bị trước. Mìn, bẫy sát thương được cài đặt trước, bom napan vào vị trí sẵn sàng phát nổ khi đối phương tấn công.

Ngày 20 tháng 12, Tổ cơ động số 9 (GM-9) tới Điện Biên Phủ. GM-9 gồm 2 tiểu đoàn thuộc Bán lữ đoàn Lê dương số 13 (Tiểu đoàn 1 và 3) và một tiểu đoàn từ Trung đoàn Algeri số 3. Sự có mặt của Bán lữ đoàn Lê dương số 13 là một sự kiện giống với sự có mặt của đội quân Napoleon trên chiến trường trước đây. Cho dù, lính dù của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 vẫn trong thung lũng, thì sự có mặt của Bán lữ đoàn 13 này cũng khẳng định lại sự vững chắc của pháo đài ở vùng rừng núi. Quân Lê dương đã trở thành một phần của lịch sử quân sự Đông Dương kể từ cuối những năm 1800. Quân Lê dương tập trung chủ yếu vào cuộc chinh phục thuộc địa Đông Dương của Pháp và tham gia vào các chiến dịch thời kỳ đầu chống lại nạn hải tặc ở Bắc Bộ. Trong đó có chiến dịch bao vây Tuyên Quang năm 1884, khi 2 đại đội Lê dương cầm cự trong 4 tháng chống lại một lực lượng tấn công khoảng 20.000 người Trung Quốc. Danh tiếng gần đây hơn của Bán lũ đoàn 13 là các trận đánh trong Thế chiến II của Narvik ở Na Uy và Bir Hakeim ở sa mạc Libi và ở Đông Dương cũng rất tốt. Những người Algeri thuộc Trung đoàn súng trường số 3 cũng là những binh lính đáng tin cậy với một bề dày thành tích chiến đấu.

Trung tá Jules Gaucher - 48 tuổi, sĩ quan Lê dương chỉ huy GM-9 là một huyền thoại về sự ngay thẳng, một sinh viên tốt nghiệp đại học ở Đông Dương từ năm 1940, Gaucher đã chiến đấu với quân Nhật, Việt Minh, bọn cướp biển và một lực lượng cướp bóc của binh lính quốc gia Trung Quốc. Anh ta không còn lạ gì Điện Biên Phủ, và đã thực hiện một trận chặn đánh ở đó năm 1945 chống lại quân Nhật trước khi dẫn quân vượt qua biên giới Trung Quốc an toàn. Nhân viên của ông ta có tiếng là hiếu chiến trong các cuộc ẩu đả ở các quán bar và các sàn nhẩy của Hà Nội và Sài Gòn trong những lúc rảnh.

Mỗi ngày quân lại được tăng cường thêm tới Điện Biên Phủ: lính Lê dương, Algeri và các tiểu đoàn bộ binh Marốc, các khẩu đội pháo thuộc địa với nhiều tay súng da đen người châu Phi; các đơn vị công binh, thông tin, hậu cần, các đoàn phẫu thuật; các phân chi đội lực lượng không quân và các đơn vị tình báo, thậm chí còn có cả các đội hiến binh tập trung ở sở chỉ huy trung tâm. Vào đêm Giáng sinh có 10.910 quân liên hiệp Pháp trong thung lũng. Tất cả số binh lính này ăn nghỉ trong hệ thống phòng ngự 8 cứ điểm mới thiết lập được nối với nhau bằng radio và điện thoại. Gabrielle (Đồi Độc Lập) ở phía bắc là nơi xa nhất khu dân làng và đường băng; Anne-Marie (Đồi Bản Kéo) nằm phía Tây Bắc của đường băng; Béatrice (Đồi Him Lam) nằm phía Đông Bắc đường băng, phía góc của khu rừng nơi có tuyến đường 41 đi qua; Huguette1 nằm phía Tây đường băng và Dominique2 phía Đông. Claudine, bốt chỉ huy trung tâm được đặt trong làng phía Tây Nam đường băng và Eliane3 phía Đông ở giữa là đường 41. Isabelle (Phân khu Hồng Cúm) và một sân bay nhỏ dùng trong trường hợp khẩn cấp được xây dựng tách biệt với các công sự khác cách 6 km về phía nam. Cứ điểm Francoise (Cứ điểm 311 còn gọi là Căng Na), phía Tây của Claudine4; các vị trí thứ yếu như Opéra và Junon sẽ được hình thành theo yêu cầu của trận đánh. Mặc dù các cứ điểm yểm trợ lẫn nhau nhưng theo hình ảnh thông lệ thì chúng không tạo nên một vành đai phòng thủ vững chắc quanh Điện Biên Phủ. Nguồn gốc của những cái tên con gái vẫn còn là một bí ẩn. Có người cho rằng Đại tá De Castries có tiếng về những cuộc phiêu lưu ái tình nên đã coi trọng những cái tên nữ giới. Có người cho rằng sở chỉ huy của De Castries, muốn thay đổi cách sắp xếp theo bảng chữ cái nên đã dùng các ký hiệu đó để dễ phân biệt hơn và độc đáo hơn. Cho dù lý do nào đi nữa thì khi tới thăm sở chỉ huy, các sĩ quan Mỹ và Anh đều nhận thấy sự thú vị trong cách đặt tên như vậy.

Tuy nhiên, thực sự cũng có một phụ nữ xuất hiện ở Điện Biên Phủ đó là Pauline Bourgeode, thư ký của De Castries. Một số thành viên của đoàn diễn viên ba lê hoàng gia Thái từ Lai Châu không may bị nhỡ chuyến bay tới Hà Nội đã ở chung trại với các phân đội người Thái. Vợ và con của các điệp viên tình báo người Mông và Thái được ở trong căn cứ của GCMA. Lính Lê dương đã chở rất nhiều gái điếm người Algeri, người Việt và các thành viên của 2 nhà chứa cơ động (BMC). Tình trạng này xuất hiện trong những đợt phục vụ lâu dài của quân Viễn chinh ở những pháo đài và công sự bị cô lập ngoài sa mạc Bắc Phi nơi nỗi buồn tạo ra sự cô đơn, chán nản, thất vọng và dẫn tới bạo loạn hoặc điên loạn. Từ đó BMC trở thành niềm vui của đám lính Lê dương. Phụ nữ ở BMC cũng như PIM bị buộc phải ở lại Điện Biên Phủ trong suốt chiến dịch.
__________________________________
1. Gồm 6 cứ điểm Huguette 1, 2, 4, 5, 6, 7 tương ứng với các cứ điểm 206, 208, 311B, 311A, 105, 106.
2. Gồm 5 cứ điểm Dominique 1, 2, 3, 5, 6 tương ứng với các cứ điểm E1, D1, 505-505A, D3, D2 và vị trí pháo binh 210.
3. Gồm 6 cứ  điểm Eliane 1, 2, 3, 4, 10, 12 tương ứng với các cứ điểm C1, A1, A3, C2, 506-507, 508-508A-509.
4. Gồm 5 cứ điểm Claudine 1, 2, 3, 4, 5 thuộc phân khu Trung tâm gần sở chỉ huy của De Castries.

Tướng Navarre quyết định đi thăm quân đồn trú ở Điện Biên Phủ vào mùa Giáng sinh. Mỗi tiểu đoàn đều tổ chức lễ đón riêng quanh cây thông Noel tạm bợ được trang trí bằng giấy màu, bông và bất cứ thứ gì có thể để gây ấn tượng. Thông báo về sự có mặt của Navarre đã lan truyền từ cứ điểm này sang cứ điểm khác, một số binh lính rất hài lòng với cử chỉ này của vị tổng chỉ huy, còn một số lại không mấy nhiệt tình. Navarre xuất hiện vẫn với vẻ lạnh nhạt xa cách và bận rộn như xưa. Bài phát biểu ngắn gọn của ông trước những sĩ quan và binh lính tiêu biểu không hề gây cảm hứng. Pierre Schoendoerffer, người quay phim chuyến thăm đó, phải luồn lách để vào được phòng họp báo ở sở chỉ huy của De Castries. Trước khi bị các sĩ quan tham mưu đuổi ra ngoài, anh ta đã nghe thấy Đại tá Piroth, chỉ huy pháo binh của De Castries khẳng định với Tướng Navarre rằng: “Không khẩu pháo nào của Việt Minh có khả năng bắn 3 loạt mà không bị phát hiện”. Navarre vẫn còn nghi ngờ và bày tỏ mối lo ngại của ông ta về số lượng xe tải chở hàng tiếp viện của Việt Minh trên các tuyến đường theo như báo cáo. Ông nói: “Chúng ta không thể cắt đứt được các tuyến đường mòn”, nhưng nhiều sĩ quan đã không đồng tình với ý kiến đó.

Người ta hơi nghi ngờ vì Navarre đã đưa ra quá nhiều ý kiến. Các chiến dịch Régate và Ardèche chứng tỏ khả năng không thể duy trì một tuyến đường bộ nối với Điện Biên Phủ, lời kêu gọi Paris cho quân tăng cường và tăng tiếp viện vẫn chưa được trả lời, các báo cáo tình báo đang vẽ ra một bức tranh chuẩn bị u ám và những khả năng của đối phương. 4 ngày sau chuyến thăm Điện Biên Phủ, Navarre lệnh cho Thiếu tướng Cogny chuẩn bị các kế hoạch tối mật cho khả năng sơ tán khỏi Điện Biên Phủ. Navarre nêu ra hai tình huống có thể buộc phải sơ tán: sự sụp đổ của các khu phòng thủ trước những đợt tấn công lớn của đối phương hoặc sự nghẹt thở của các cứ điểm do hoả lực phòng không và pháo binh của đối phương thâm nhập vào đường băng. Navarre nhấn mạnh trong cả hai trường hợp, Điện Biên Phủ sẽ không được sơ tán cho tới phút chót. Hai kế hoạch - chiến dịch Ariane nhằm cứu quân đồn trú đang rút lui và chiến dịch Xenophon nhằm đưa quân đồn trú về phía Nam - không được tiết lộ cho các chỉ huy ở Điện Biên Phủ. Cùng lúc Navarre nhận được một bức điện mật từ Thiếu tướng Cogny thông báo các đơn vị của Sư đoàn 308 và 316 Việt Minh đã lập các chòi quan sát và các vị trí phòng ngự để ngăn cản bất cứ đợt rút quân nào của Pháp từ Điên Biên Phủ và chống lại các chuyến bay tuần tra trinh sát thâm nhập vào sâu bên trong. Rõ rằng sự thành lập các vị trí mới của đối phương là rất nghiêm trọng. Các đơn vị Việt Minh gồm “4 tiểu đoàn bộ binh và 2 đại đội phòng không hướng về phía đông”. Một bức điện khác tới sở chỉ huy Hà Nội hồi đầu tháng một yêu cầu hỗ trợ của không quân đã để lộ sự tăng cường các hoạt động tiếp cận công sự của đối phương.

Từ: Tổ tác chiến phía Tây Bắc

Tới: Các lực lượng mặt đất miền Bắc Việt Nam

Mật

Cho các sư đoàn tác chiến

Yêu cầu ngày 12 tháng 1 năm 1954: ngay khi thời tiết thích hợp, ném bom ồ ạt có lợi cho G.O.N.O (Tổ tác chiến phía Bắc). 2000 Việt Minh đóng quân và đào hào ở khu vực trồng rừng cách bản Tấu 3 km về phía Tây Bắc.


Bức điện tiếp tục liệt kê ra các toạ độ và cảnh báo các vị trí đóng quân cách mục tiêu 4 km về phía Nam. Bức điện của một sĩ quan ở sở chỉ huy Hà Nội cho biết: “Đợt ném bom này được thực hiện vào buổi sáng nay bằng 3 chiếc B-26 cùng với 500 pound (22.680 tấn) bom và theo sau là các máy bay ném bom từ Điện Biên Phủ và Xiêng Khoảng (Lào)”.

Trong chuyến thăm các sĩ quan cao cấp từ sở chỉ huy pháo binh ở Hà Nội, các quan chức dân sự và một số phóng viên chiến tranh dày dạn kinh nghiệm đã tỏ ra lo lắng về việc thiếu pháo ở Điện Biên Phủ. Chỉ huy pháo binh Đại tá Charles Piroth đã trả lời hết sức lạc quan. Piroth, 48 tuổi là một xạ thủ nhiều kinh nghiệm, bị mất cánh tay trong một trận đánh ở Italy nhưng đã hồi phục và có thể chỉ huy một trung đoàn pháo binh trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Anh ta là một sĩ quan vui tính, anh ta có mặt ở đâu là làm cho không khí ở đó tăng thêm phần sinh động. Mặc dù, các nơi pháo vẫn chưa tới vị trí nhưng Piroth đã sớm có 25 khẩu đại bác 105 ly, 4 khẩu 155 ly và 16 cối 120 ly theo lời đề nghị.

Các báo cáo vẫn đưa thêm tin về sự lạc quan của Piroth trong việc vận chuyển pháo và các thùng đạn lớn vào vị trí. Các vị trí pháo, các hầm để ngỏ cao tới ngang vai, các đồn nhỏ xếp bằng bao cát có tác dụng cho các chiến dịch thuộc địa cũ chống lại sự nổi loạn của các bộ tộc có vũ trang tốt hơn là để chống lại một lực lượng của đối phương được trang bị pháo binh và được huấn luyện kỹ. Hoả lực phản pháo của Piroth có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào sự vững chắc của các đài quan sát và 6 máy bay quan sát đứng trên đường băng. Vì thế, một sĩ quan cao cấp đóng vai trò quan trọng trong công sự phòng thủ của Pháp tới sẽ không thấy được những yếu điểm của một kịch bản tồi. Khả năng các đài quan sát có thể bị tàn phá và đường băng trát vữa không thể sự dụng được dường như không có trong suy nghĩ của anh ta. Mà nếu có suy nghĩ như thế thì anh ta vẫn thẳng tiến mà không hề có ý biến đổi tình hình. Dù sao đi nữa, đánh giá thấp đối phương không phải là lỗi của một mình Piroth mà là lỗi chung của nhiều người.

Đại tá De Castries và đám tham mưu cảm thấy đã bỏ quá nhiều thời gian quý giá vào các cuộc thanh tra và các chuyến viếng thăm VIP. Các quan khách quân sự và dân sự sẽ bay tới Điện Biên Phủ vào buổi sáng để họp báo và thăm quan các cứ điểm sau đó ăn trưa nhanh chóng trước khi bay trở về Hà Nội trong đó có Trung tướng John O’daniel, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, sau đó phụ trách phái đoàn MAAG của Mỹ ở Sài Gòn. Ông ta tạo cho công chúng tin tưởng vào công việc xây dựng căn cứ của Pháp nhưng lại tự lắc đầu không tin vào các công sự trong thung lũng.

Điện Biên Phủ trở thành điểm tập trung chú ý của thế giới như một cuộc kháng chiến của “thế giới tự do” chống lại sự xâm lược của Cộng sản. Chính phủ Pháp, đang đối mặt với một phong trào chống chiến tranh lan rộng trong nước lại đang phải uốn nắn tin tức báo chí cho phù hợp và quân đội đang làm hết sức mình để tiến những bước chắc. Thật may cho các sĩ quan thông tin quân đội, hầu hết các chuyến thăm của giới nhà báo tới Điện Biên Phủ đều ngắn và tương đối đơn giản. Nhiều nhà báo phương Tây lần đầu tiên tới thăm Đông Dương, những người cũ không dễ gì có được ấn tượng. Một số với kinh nghiệm ở Triều Tiên cũng như Việt Nam cho biết nguyên tắc của cuộc chiến tranh Triều Tiên là “chiếm lĩnh các vùng đất cao” đã bị lờ đi ở Điện Biên Phủ. Họ cho rằng các cứ điểm được đặt trên các đỉnh đồi nên Việt Minh sẽ phải tấn công các vị trí của Pháp từ dưới chân thung lũng. Lý luận này đã không thuyết phục được các phóng viên chiến tranh dày dạn kinh nghiệm, những người luôn coi những dãy núi bao quanh thực sự là mối đe doạ. Với tất cả những điều nói trên, họ nêu ra vấn đề lô gíc trong việc thực hiện một chiến dịch tấn công chống lại Việt Minh bằng cách đào vào các vị trí phòng thủ. Để tránh sự kiểm soát của quân đội Pháp, nhiều phóng viên Anh và Mỹ đã đệ trình những báo cáo ngắn gọn sau khi rời Đông Dương.

Một nhóm nhà báo, nhà văn, nhiếp ảnh và quay phim mặc đồng phục như những thành viên của Trung tâm báo chí và thông tin quân đội trong đó có nhà quay phim André Lebon và nhà nhiếp ảnh Daniel Camus đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ cùng với một lực lượng tấn công. Pierre Schoendoerffer, Jean Péraud và Jean Martinoff còn rất trẻ và ưa mạo hiểm, sau này cùng tham gia với họ. Họ ghi lại cuộc chiến tranh ngay tại các mặt trận. Những hình ảnh sinh động của Điện Biên Phủ vẫn còn là những thông tin quân sự hấp dẫn và gây cảm động nhất kể từ Thế chiến II.

Việc chăm sóc ăn uống cho tất cả quân đồn trú ở Điện Biên Phủ và các chuyến viếng thăm VIP cũng như các nhà báo đều phải dựa vào những đầu bếp chăm chỉ của quân đội. Từ khi bắt đầu, cuộc chiến ở Đông Dương đã bộc lộ một số vấn đề về hậu cần cũng như đầu bếp. Sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo trong lực lượng Liên hiệp Pháp đòi hỏi phải có sự nhận và phân phát cụ thể. Nhiệm vụ này khó có thể hoàn thành bằng phương tiện vận chuyên đường không. Lính súng trường Bắc Phi có thói quen ăn thịt cừu nên họ cần ngũ cốc, nước chấm cay và tiền để mua trà. Binh lính từ Tây Phi lại ăn củ mài, lạc và hồ tiêu cay. Ngươi Việt của quân đội quốc gia và những người đang phục vụ các đơn vị của Pháp thích ăn thịt lợn, cơm, mì và nước mắm. Các đầu bếp của lính Lê dương rất vất vả trong công việc nấu nướng nhưng vẫn cố cung cấp cho lính Lê dương nguồn dinh dưỡng đa dạng và ổn định. Các vấn đề trở nên phức tạp khi có nhiều các ngày lễ tôn giáo hoặc lễ quân sự truyền thống đòi hỏi những thực đơn đặc biệt. Lính Lê dương yêu cầu được ăn loại xúc xích trong lễ kỷ niệm hàng năm có tên Camerone - một trận đánh nổi tiếng của lính Lê dương ở Mexico năm 1863. Lính Bắc Phi trông chờ vào một loại thịt cừu nướng vào bữa cuối của tháng ăn chay Ramadan của người đạo Hồi.

Quân Viễn chinh Pháp là một đội quân nghiện rượu, một chút rượu khai vị là chuyện bình thường trước bữa ăn, rượu và bia thường uống trong khi ăn. Rượu cô-nhắc, rum, vang thường sẵn có trong các bữa ăn của sĩ quan. Mặc dù, chỗ ăn uống ở Điện Biên Phủ rất giản đơn và hành động không cho phép quá thỏa mãn nhưng cầu hàng không tới Hà Nội vẫn giữ được truyền thống và đặt rượu trên bàn.

Lính dù của Đại tá Langlais vẫn tiếp tục công việc thăm dò phía ngoài vành đai phòng ngủ. Ngụy trang và kỷ luật trên đường mòn của Việt Minh làm cho tầm quan sát của De Castries và máy bay quan trắc gần như không thấy gì. Để xác định được Việt Minh đánh giá sức mạnh của họ và tìm kiếm dấu hiệu của một cuộc tấn công sắp tới, bộ binh phải theo dấu đối phương, đụng độ và bắt tù binh. Đoạn trích từ một bản báo cáo của tổ tuần tra trinh sát ngày 12 tháng 1 năm 1954 của một sĩ quan thuộc Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 miêu tả trò chơi trốn tìm chết người này.

Isabelle bị đối phương quấy nhiễu, trinh sát của ta khống chế khu vực phía Tây của Isabelle, một tuyến đường mở tới chỗ của Việt Minh. Chúng tôi rời Điện Biên Phủ lúc 4 giờ để vào vị trí lúc rạng đông. 9 giờ sáng Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 di chuyển vào tới bản Phủ. 10 giờ tiểu đoàn này tới bản Cò Hèn và 11 giờ tới bản Lung Con. Không thấy người dân nào. Bản làng bỏ hoang bị phá huỷ, đốt cháy và không có dấu hiệu của sự giao tranh. Vùng đồng bằng giữa Điện Biên Phủ và Isabelle Việt Minh không kiểm soát ít ra là cho tới sáng.

Lúc 13 giờ 30, đại đội 3 tới bản Huoi Phuc, bản này cũng bị bỏ lại như các làng bản khác, Trung uý Brando cho quân tạm nghỉ và cầm la bàn định phương hướng. Một đầu đạn sượt qua la bàn làm trung uý bị thương vào tay và phá hỏng cả chiếc nhẫn cưới. Việt Minh phóng hoả lực làm một lính Lê dương là Bruck bị tllương vào cánh tay... Việt Minh bố trí một đơn vị nhỏ đóng quân ở gần cánh đồng lúc được một đại đội yểm trợ bám sát các sườn đồi cách 400 mét về phía trước. Súng không giật 57 ly tập trung vào mục tiêu phía xa trong khi các đại đội 2 và 3 đi càn quét cánh đồng lúa. Cùng lúc Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 bị trúng hỏa lực cối 81 và bị thiệt hại nặng. Khi một qủa pháo nổ cách đó gần 2 mét, Thiếu tá Verguet biến mất trong đám khói, sau đó người ta tìm thấy anh bị đen nhẻm, đứng như trời trồng, nhưng không bị thương. Cách đó 30 mét, những mảnh đạn tung ra đã giết chết Thiếu úy Nenert và làm bị thương Thiếu úy Thibout.

Danh sách thương vong do hỏa lực pháo cối lần này cho ta hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1.

Trung đội 2 Đại đội 4: sĩ quan giúp việc cho Martin, Thượng sĩ Zivkovic, Hạ sĩ Đỗ Văn Kính, lính Lê dương Larensac, Mlekusch, Ahlgrin; lính tình nguyện Việt Nam Nguyễn Văn Mùi, Đỗ Văn Phòng, Trần Văn Thay, Nguyễn Văn Ngải bị  thương; Đại đội 1 lính Lê dương Pittak chết, lính tình nguyện Thân Trọng Phong và Phạm Văn Vinh bị thương.

Trực thăng sơ tán những người bị thương nặng và tiểu đoàn này bắt đầu cuộc hành quân quay trở lại. Trinh sát thấy nghi ngờ có các hoạt động phía trước nên đã ra hiệu cảnh báo. Bất ngờ, một đội tuần tra người Thái trắng xuất hiện trên đường mòn, họ rời các vị trí ở Điện Biên Phủ mà không thông báo cho sở chỉ huy biết. Từ khi lính dù được biết không có lực lượng đồng minh nào trong khu vực thì sự bất cẩn của người Thái gần như bị xoá sạch.

Gần Điện Biên Phủ, tiểu đoàn này bị trúng hoả lúc súng trường tự động, một viên đạn nhỏ làm rách miệng một lính Lê dương và sượt qua gáy. “Mặc dù vậy nhưng anh ta cũng không bị thương nghiêm trọng”. 2 trung uý và 1 hạ sĩ cũng bị trúng đạn. Việt Minh rút lui để lại một người bị thương phía sau. Rõ ràng họ đã chuẩn bị phục kích người Thái trên đường trở về Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 trở về vành đai phòng ngự an toàn lúc 23 giờ 40. Trung uý nhớ lại: “Đại tá Langlais tiếp nhận chúng tôi một cách lạnh nhạt, anh ta coi sự trở về của chúng tôi là quá ồn ào”. Đội tuần tra khẳng định Việt Minh đã có mặt ở phía tây Isabelle. Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 bị chết 5 người (trong đó có 1 sĩ quan), 33 người bị thương (trong đó có 5 sĩ quan). Việt Minh chết 16 người, 1 bị thương và 1 tù binh. Theo biệt ngữ quân sự thì Pháp phải chịu thương vong nhẹ nhưng sự tiêu hao dần các đơn vị chóp bu sẽ làm mất đi tính hiệu quả tổng thể làm tác động tới tinh thần của binh lính.

Khi lực lượng chính quy tới sát Điện Biên Phủ và nguồn tiếp viện cho một đợt tấn công lớn vẫn tiếp tục, Tướng Giáp đã di chuyển quân để đẩy Pháp vào thế bấp bênh và vắt kiệt các nguồn quân sự của chúng. 7 tiểu đoàn từ các Sư đoàn 304 và 325 Việt Minh chuyển hướng sang Trung Lào, liên kết với quân đồng minh Pathet Lào. Như vậy, đã xuất hiện một nỗ lực lớn chia đôi Lào tại điểm hẹp nhất. Với những người tập trung vào Điện Biên Phủ thì việc di chuyển quân này đã làm cho Pháp bất ngờ và phải sơ tán tỉnh Thà Khẹt. Tướng Gilles và lực lượng dù của ông được đưa sang Lào và bắt đầu công việc sục sạo tại căn cứ của Pháp ở Sênô cách không xa Savanakhẹt. Thiếu tá Bigeard và Bréchignac ngay lập tức dẫn các tiểu đoàn vào rừng để truy tìm đối phương. Họ phát hiện đối phương ở bản Som Hong ngày 5 tháng 1. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, Việt Minh chết 400 người, lính dù quay trở lại căn cứ. Không lâu sau, cuộc tấn công của Tướng Giáp bị suy yếu nhưng ông cố gắng giải phóng các khu vực ở Lào và kéo quân Pháp ra khỏi vùng châu thổ.

Tướng Giáp không phải là vị tướng duy nhất đưa ra kế hoạch hành động tấn công. Vào giữa tháng 12, mặc dù có những dấu hiệu ban đầu về việc chú trọng của Việt Minh vào Điện Biên Phủ, Navarre vẫn đưa ra các lệnh thực hiện chiến dịch Atlante. Cuộc tấn công vào vùng lãnh thổ miền Trung và Nam Việt Nam do Việt Minh cai quản bao gồm một đợt đổ bộ lên bờ biển ở Tuy Hoà ngày 20 tháng 1 và một đợt càn quét của hơn 30 tiểu đoàn bộ binh với sự yểm trợ của pháo binh và thiết giáp qua vùng Liên khu V. Mục tiêu là gây thương vong cho 30.000 quân Việt Minh đang bảo vệ khu vực này, đảm bảo an toàn cho vùng thuộc miền Trung cao nguyên và cho phép các tiểu đoàn mới thành lập của Quân đội quốc gia Việt Nam được thử nghiệm chiến đấu. Chiến dịch Atlante lại một lần nữa chứng minh sự thiếu khả năng của Tư lệnh tối cao Pháp trong việc hiểu và giải quyết cuộc chiến tranh du kích. Sau một vài va chạm nhẹ, Việt Minh tuân theo giáo lý cơ sở của các chiến thuật du kích và giấu mình trong các quả đồi, đặt mìn, bẫy để tiêu diệt đối phương. Chiến dịch Atlante trở thành một buổi dạo chơi dài và khát khô họng dưới ánh nắng chói trang của bầu trời. Cuối cùng Việt Minh sẽ phản công vào vùng cao nguyên, phục kích và quét sạch toàn bộ tổ cơ động. Navarre thậm chí buộc phải cắt giảm lực lượng lính dù dự bị của Điện Biên Phủ để ngăn chặn đường tiến của đối phương.

Thiếu tướng Cogny, người có kế hoạch tấn công các kho chứa hàng và các tuyến đường cung cấp phía tây bắc vùng châu thổ của Việt Minh bị Navarre từ chối, đã phản đối mạnh mẽ chiến dịch Atlante. Hai ngày trước khi binh lính đầu tiên của Pháp cập cảng ở Tuy Hoà, Cogny đã gửi một bức điện khẩn cho Navarre yêu cầu tiếp sức cho các đợt chặn đánh mới đây nhất của Việt Minh. Vấn đề đầu tiên đề cập tới 2000 quả pháo 105 ly và 3000 cối 82 ly trên đường tới trung tâm tiếp tế của Việt Minh ở Tuần Giáo phía đông bắc Điện Biên Phủ. Bức điện sau thậm chí chứa đựng cả những tin tức báo trước điềm gở.

Khẩn cấp

Cogny gửi cho Navarre.

Về vấn đề hậu cần, chuyến vận tải chở 130.000 đầu đạn có kế hoạch tới Tuần Giáo. Cho đến giờ, từ 13 tháng 1, 7000 cối 82 ly (gồm cả 3000 quả nói trong bức điện truớc), 3000 viên đạn cho pháo phòng không 37 ly và 9 tấn thuốc nổ vẫn đang trên đường tới. Sư đoàn 316 Việt Minh yêu cầu trung đoàn 98 gửi cho họ những số liệu cụ thể trước ngày 20 tháng 1. Chắc chắn rằng điều này đã đề cập tới báo cáo phân tích bản nghiên cứu các căn cứ của ta ở Điện Biên Phủ được yêu cầu trước ngày 18 tháng 1.

MỘT ĐỒNG MINH CẨN TRỌNG

Navarre nói cho dù mất Diện Biên Phủ hay mất mười tiểu đoàn chiến đấu đi chăng nữa thì cũng sẽ không ngăn cản ông ta đi tới thắng lợi cuối cùng”

Đại sứ Mỹ Donald Heath, trong bức điện mật gửi cho Bộ Ngoại giao ngày 3 tháng 1 năm 1954

Nếu thế giới đang dõi theo công cuộc chuẩn bị cho cuộc chiến ở Điện Biên Phủ với những mức độ quan tâm khác nhau thì Chính phủ Mỹ đang từng ngày phân tích tình hình bằng mọi phương tiện. Chính quyền Eisenhower có được một lợi ích chính trị và quân sự trực tiếp từ kết quả cuối cùng của trận đánh. Điện Biên Phủ đang nổi lên như một cuộc thử nghiệm quan trọng về khả năng duy trì Đông Dương của Pháp và né tránh cuộc tấn công chính của Cộng sản vào Đông Nam Á. Thành công hay thất bại ở Đông Dương sẽ phá giải được một phán quyết về chính sách viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ trong suốt thời gian 4 năm (ở mức 80% chi phí cho chiến tranh) để ủng hộ những nỗ lực của Pháp. Tác động nhẹ của cuộc chiến tranh Đông Dương khích lệ trực tiếp chính sách ngoại giao của Mỹ ở châu Âu, nơi chiến tranh lạnh giờ đây đã nguội dần. Washington coi tư cách thành viên của Pháp trong đồng minh NATO là điều cơ bản cho sự sống còn của Tây Âu nên đã theo dõi chính quyền Pháp đang cố gắng giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Nước Pháp mệt mỏi với vai trò là người phòng thủ chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Dưới những áp lực chính trị và công chúng trong nước, chính sách của Pháp đang tiến tới một giải pháp đàm phán không thể tránh khỏi. Các nhà hoạch định chính sách ở Washington, đang cân nhắc tới một hậu quả không mong đợi và nguy hiểm vẫn tiếp tục hy vọng cho một giải pháp quân sự phù hợp và đang làm hết sức mình để bảo đảm rằng người Pháp sẽ nhận được bất cứ thứ gì mà họ cần ở Điện Biên Phủ và bất cứ đâu ở Đông Dương.

Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và CIA yêu cầu báo cáo chính xác, kịp thời và đánh giá thực tế từ chiến trường để dựa vào đó làm cơ sở cho các chính sách và kế hoạch. Đại sứ quán, Cố vấn, Phái đoàn viện trợ Mỹ và cơ quan CIA ở Sài Gòn, toà lãnh sự ở Hà Nội là những nhà cung cấp thông tin chính này. Trước sự phát triển của truyền thông vệ tinh, diễn tiến của chiến dịch ngoại giao con thoi của các tổng thống, các ngoại trưởng, chính phủ Mỹ đã dựa chủ yếu vào các báo cáo tin cẩn của các chuyên gia ở nước ngoài. Thông tin khẩn cấp và quan trọng chuyển đi bằng mật mã. Các bản thảo chi tiết hơn và kém sự cấp bách hơn đã tới bằng đường của người đưa tin ngoại giao hay bằng đường hàng không tới Washington.

Doald Heath là đại sứ ở Sài gòn, với danh nghĩa là trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ yêu cầu ngừng mọi cuộc truyền thông. Ngài đại sứ cùng nhóm chính trị của ông ta và Paul Sturm - lãnh sự của Mỹ ở Hà Nội cung cấp cho Ngoại trưởng J.F.Dulles một loạt các thông tin chính xác về Điện Biên Phủ. Trưởng ban CIA bổ sung vào báo cáo này bằng các bức thông điệp riêng cho cấp trên của ông ta, Allen Dulles. Một số sĩ quan tình báo mật, chạy đua với các vị tiền bối ở Đông Dương cũng đang tiến gần tới hành động.

Sau đây là các đoạn trích từ bức điện tín của đại sứ quán, lưu hành trong tháng 1 năm 1954 thể hiện rõ mức độ báo cáo chính thức của Mỹ lúc đó.

Ngày 5 tháng 1, một bức điện mật tới Bộ Ngoại giao báo cáo về cuộc nói chuyện của đại sứ Heath với Maurice Dejean Cao uỷ Pháp ở Sài Gòn về Điện Biên Phủ. “Về tình hình ở miền Bắc, Dejean vừa trở về sau chuyến thăm Điện Biên Phủ nơi ông ta cho là mạnh hơn nhiều lần so với Nà Sản đã từng dưới sự chỉ huy của Đại tá De Castries - người ông ta coi là một trong những sĩ quan giỏi nhất trong toàn quân đội Pháp”. Sau khi dự tính những tổn thất nặng nề của Việt Minh trong một trận tấn công và thảo luận về khả năng xâm nhập của Việt Minh sang Lào, Dejean kết luận: “Để tiến nhanh tới thắng lợi phải tăng quân Lê dương lên 6 trung đoàn mới lấy từ Dức”. Dejean nói với Heath: “Phải có các nguồn tài chính để chi trả cho các đơn vị Lê dương mới và cơ sở vật chất để trang bị cho họ và sẽ hoàn toàn không khó khăn gì trong việc tuyển chọn các sư đoàn Lê dương mới nếu Adenauer nhìn theo cách khác”. Sau đó, Dejean nói tiếp ông ta sẽ thực hiện ý đồ này trước cả Navarre, người luôn cho rằng điều này cũng thú vị nhưng vẫn muốn để cân nhắc thêm”.

Ngày 8 tháng 1, một bức điện mật (không gửi) từ Heath cho Ngoại trưởng đề cập tới một yêu cầu thăm dò của Pháp về Thiếu tướng Thomas Trapnell (cựu chiến binh của Bataan sau đó là trưởng phái đoàn MAAG Mỹ). Người Pháp đang tính tới việc yêu cầu các phi công Mỹ lái 12 máy bay C-119 thực thi nhiệm vụ cung cấp”. Bức điện cho rằng “đúng vào lúc này, Mỹ đã cho Pháp mượn 17 chiếc C-119” và thông báo với Washington rằng Dejean đã mời một vị tướng không quân Mỹ từ Tokyo tới thăm Đông Dương vào cuối tháng.

Ngày 15 tháng 1, một bức điện mật từ Hà Nội gửi cho ngoại trưởng và đại sứ quán ở Sài Gòn nêu chi tiết cuộc nói chuyện giữa lãnh sự Paul Sturm với Thiếu tướng Cogny về Điện Biên Phủ. Cogny nói với Sturm rằng ông ta hy vọng Việt Minh sẽ không tấn công cho tới tận cuối tháng 1 và giải thích về tình hình chiến thuật.

Các tổ tuần tra cho thấy Điện Biên Phủ bị các lực lượng đối phương nằm ngay ngoài phạm vi pháo binh bao vây mọi phía. Trinh sát bất cứ hướng nào đều đụng phải phản ứng dữ dội của đối phương. Cogny nói chắc chắn Sư đoàn 308 và 316 đã vào các vùng lân cận cứ điểm, có những dấu hiệu rõ ràng nhưng không có bằng chúng về sự có mặt của Sư đoàn 312 trong khu vực và về pháo phòng không của Việt Minh, và các phi công báo cáo rằng các loạt đạn bắn vào họ có thể là pháo 37 hoặc 40 ly.

Cuộc thảo luận giữa vị tướng của Pháp và nhà ngoại giao của Mỹ tập trung vào vấn đề cung cấp cho Điện Biên Phủ (60 DC-4, 20 chuyến hàng, hàng ngày), sự có mặt của xe tăng và pháo binh Pháp, các kế hoạch của Việt Minh ở Lào và việc thiếu quân dự bị đã làm cho Cogny tiếp tục đánh sâu vào các pháo đài của đối phương ở quanh Yên Bái và Thái Nguyên. Sturm kết luận rõ ràng: Cogny tỏ ra thiếu tự tin trong cuộc nói chuyện có liên quan tới hậu quả cuả cuộc tấn công cuối cùng vào Điện Biên Phủ, và cố ý hạn chế lời tuyên bố của mình bằng những câu như “ít ra là tôi nghĩ như vậy”... Rõ ràng nếu các sư đoàn của đối phương được pháo binh và pháo phòng không hỗ trợ thì tình thế của cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ rất nguy kịch.

Ngày 21 tháng 1, một bức điện mật gửi tới Ngoại trưởng thông báo lại thực tế của cuộc gặp giữa Đại sứ Heath và Marc Jacquet – Ngoại trưởng các nước Liên hiệp Đông Dương.

Hôm qua Jacquet nói với tôi rằng, theo quan điểm của ông ta thì Navarre cần phải giành được một số thắng lợi trong ít tháng tới hoặc tranh thủ áp lực của phe đối lập trong Quốc hội Pháp để tiếp tục các nỗ lực của Pháp ở Đông Dương, điều này sẽ buộc bất cứ một chính phủ có quyền lực nào cũng phải đi đến chỗ khởi xướng các cuộc đàm phán với Hồ Chí Minh... Jacquet nói, điều tốt nhất xảy ra sẽ có lợi cho Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ trong lúc họ đang mong đợi đồng thời giáng cho Pháp một đòn thất bại nặng nề, và điều đó cũng sẽ làm giảm vị thế của Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.


Sau đó Jacquet nói về sự tham gia cuối cùng của Mỹ trong cuộc chiến

Ông ta cho rằng nếu không có sự can thiệp của Mỹ, sự hình thành quân Lê dương với những chuyên gia lái máy bay, chuyên gia cơ khí, kỹ thuật chiến tranh của Mỹ... thì Việt Minh không thể thất bại. Chính phủ Pháp rất coi trọng việc thành lập cái gọi là “quân Lê dương” của Chính phủ Mỹ mà từ trước tới nay họ bị hạn chế bởi một lý do cho rằng làm như thế sẽ gây ra những khó khăn cho Chính phủ Mỹ và ngược lại.

Bên cạnh những cuộc nói chuyện cấp cao đại sứ quán, lãnh sự quán USIA và các sĩ quan phái đoàn viện trợ Mỹ đang đi du lịch Việt Nam, Campuchia và Lào đã thu thập các tin tức từ sản lượng mùa màng tới các quan điểm của sĩ quan Pháp, của chính trị gia Đông Dương và của các biên tập viên báo chí. Là một phóng viên chiến tranh của USIA, tôi đã chứng kiến 7 chiến dịch quân sự chính, tôi đã ở Điện Biên Phủ trong cuộc hành quân Castor và cũng đã quan sát chiến dịch Atlante và sự đánh trả của Pháp trước sự xâm nhập vào Trung Lào của Tướng Giáp. Các sĩ quan từ đoàn MAAG của Mỹ ở Sài Gòn đang thực thi nhiệm vụ thăm các đơn vị người Pháp và người Việt trên chiến trường với mục đích kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị của Mỹ cung cấp. Họ còn báo cáo về tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị này. Các chuyên gia quân sự và các chuyên viên tình báo từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ có những chuyến thăm thường xuyên tới Đông Dương. Một số sĩ quan quân đội Mỹ dành thời gian ở Điện Biên Phủ như những nhà quan sát, và đưa ra lời khuyên khi cần thiết. Họ phải rời đi một cách kín đáo khi trận đánh thực sự diễn ra. Theo gợi ý của một trong những du khách tới Điện Biên Phủ, thì cần có một khẩu đội pháo phòng không Mỹ (4 súng máy cỡ 50). Sau một vài vụ cãi lộn về việc sử dụng các loại vũ khí phòng không cho cuộc chiến mặt đất, Navarre đồng ý chấp thuận. Những khẩu pháo cỡ 50 thực sự có hiệu quả khi chống lại các đợt tấn công trên bộ của Việt Minh giống như khi chúng chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc ở Triều Tiên.

Ngay từ đầu tháng 1 các cứ điểm ở Điện Biên Phủ đã được bố trí dày kín: Tiểu đoàn ngụy Thái số 3 và một đại đội pháo Lê dương ở “Anne-Marie”; Tiểu đoàn 3 Bán lữ đoàn Lê dương số 13 ở Béatrice; Tiểu đoàn 1 Bán lữ đoàn Lê dương số 13, Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Tiểu đoàn dù xung kích số 8, pháo binh, hai trung đội tăng, một đại đội trọng pháo Lê dương, các đơn vị an ninh, tình báo, y tế, hậu cần của sở chỉ huy ở Claudine; Tiểu đoàn 3 trung đoàn Algeri số 3, pháo binh và pháo phòng không cỡ 50 ở “Dominique”; Tiểu đoàn 5 trung đoàn Algeri số 7 và một đại đội pháo Lê dương ở Gabrielle; Tiểu đoàn 1 trung đoàn Marốc số 4 ở Eliane; Các đơn vị của Tiểu đoàn ngụy Thái số 2 và nhóm biệt kích người Thái số 1 ở Francoise; Tiểu đoàn 1 trung đoàn Lê dương số 2 và pháo phòng không cỡ 50 ở Huguette; Tiểu đoàn 3 trung đoàn Lê dương số 3, Tiểu đoàn 2 trung đoàn Algeri số 1, một trung đội tăng, pháo binh và một đại đội biệt kích người Thái ở Isabelle.

Biệt hiệu cứ điểm có thể là sự đánh lừa khi mô tả những căn cứ phòng thủ này. Thực tế, chúng thường bao gồm một vài vị trí có đánh số yểm trợ lẫn nhau trong quần thể một nhóm những quả đồi hoặc các gò đất cao. Một số có những đặc điểm vật lý riêng biệt. Gabrielle mọc lên từ vùng đồng bằng giống như một chiếc tàu chiến sau làn hơi nước dày đặc nhanh chóng nhận được tín hiệu của “tàu khu trục”. Sở chỉ huy ở Eliane được đào trong những đống đổ nát của khu nhà thống sứ thuộc địa do các công binh san phẳng bằng những khối thuốc nổ khi làm nhiệm vụ phát quang. Một cây lớn mọc lên cách không xa sở chỉ huy của Trung tá Gaucher ở Claudine. Quân số của các cứ điểm này sẽ tăng lên theo các đợt tăng quân và theo nhu cầu của trận đánh.

Ngày 5 tháng 1, Tướng Giáp và tham mưu trưởng Tướng Hoàng Văn Thái chuyển sở chỉ huy tới cái hang gần một thác nước cách Điện Biên Phủ 20 km. Cái hang này có rừng bao quanh và những tảng đá mòn khổng lồ che khuất đường vào. Một cái lều có ngụy trang được dựng gần khu vực làm việc ngoài trời, nơi có những phiến đá mặt phẳng lớn đôi khi dùng làm bàn để trải bản đồ. Vị chỉ huy Việt Minh này đang lên kế hoạch cho một đợt tổng tấn công vào ngày 25 tháng 1. Một trong những mối quan tâm chính của ông là thấy được pháo binh của mình đã vào vị trí và sẵn sàng nhả đạn. Các đơn vị pháo binh đã tới gần Điện Biên Phủ bằng 5 tuyến đường mới mở, nhưng những chiếc xe tải có thể kéo chúng xa hơn đều phải làm cho quân đồn trú chú ý tới. Mỗi khẩu trọng pháo giờ phải được kéo lên các sườn đồi dốc và đưa vào các vị trí bằng tay cùng với những sợi dây thừng lớn và những vật chèn để giữ cho chúng khỏi lăn xuống vực. Tiến độ công việc được đo bằng yard trong 7 ngày đêm lao động vất vả không nghỉ ngơi. Tướng Trần Độ, một tư lệnh sư đoàn đã viết về cuộc chiến thầm lặng của công việc kéo pháo.

Lính bộ binh tìm mọi cơ hội tiếp cận lính pháo binh để nói chuyện và học thêm về cách kéo pháo bằng xe tải. Khi quay về đơn vị họ truyền nhau bằng một giọng rất nhỏ “Xe mẹ kéo xe con”.

10km đường chật hẹp tới mức nếu bánh xe bị chệch nhẹ, pháo sẽ lăn xuống vực sâu. Đường mới mở nhanh chóng bị lầy tới mắt cá chân. Bằng những cơ bắp chúng tôi phải thay các xe tải để kéo pháo vào vị trí. Chúng tôi chỉ ăn cơm, đôi khi sống hoặc khê; những bếp lửa không được bốc khói vào ban ngày và không được sáng vào ban đêm. Để leo lên một sườn đồi, hàng trăm người phải bò trườn trước pháo, khoác lên vai những chiếc dây thừng và kéo lên từng inch một. Vào những chỗ dốc cao chiếc tời kêu cót két; càng khó hơn khi xuống dốc; lái và chặn những chiếc bánh xe là công việc của lính pháo binh. Lính bộ binh chỉ dùng dây và tời. Ban đêm toàn dùng bằng đèn pin để duy trì độ sáng từ 500 tới 1000 mét.


Mặc dù, đường mòn được ngụy trang cẩn thận, Tướng Trần Độ vẫn phát hiện ra rằng lá cây thường quá cũ.

Cành và lá cây héo đi và rối tung lên, đôi khi làm cho đối phương nghi ngờ. Ban ngày, các máy bay trinh sát gầm rú trên đầu, liên tiếp bổ nhào xuống trong khi các máy bay chiến đấu ném bom và tàn phá. Ban đêm pháo binh của đối phương rất năng động, có khi pháo của nó gây cho ta nhiều thương vong. Mỗi lần pháo của đối phương bắn ra, lại kéo theo một trận mưa mảnh đạn, tiếng nổ inh tai và những cây to bị chẻ ra. Những người kéo pháo anh dũng phải nằm xuống trong vài giây, không được rời tay khỏi dây kéo cho dù tay bị bật máu. Khi những khẩu pháo cuối cùng được vào vị trí, lại phải khiêng vác đạn lên.

Đây là những ngày thử thách gay go với Tướng Giáp. Ông hy vọng tấn công trước khi các căn cứ phòng thủ của Pháp hoàn thành, trung thành với phương châm “cơ động, linh hoạt và bất ngờ”. Nhưng báo cáo tình báo về các pháo đài của Pháp cho thấy không mấy thuận lợi. Đại tá Bùi Tín nhớ lại:

Tướng Giáp nói với tôi, suốt đêm 24 tháng 1 ông ấy không thể nào ngủ được, ông cố gắng để đánh giá tình hình và tự hỏi “Chúng ta có thể thắng được hay không?” Ông nói, ông phải đối mặt với 3 vấn đề chính:

Một là, mở rộng chiến trường: Nà Sản tương đối nhỏ nhưng Điện Biên Phủ lớn hơn gấp 15 lần. Chúng ta có thể giải quyết thế nào? Các lực lượng của ta không được huấn luyện để tác chiến trên một phạm vi rộng lớn đến như vậy.

Hai là, biên chế các lực lượng Việt Minh: cho tới lúc đó, trận đánh lớn nhất mới có sự tham gia của một sư đoàn tăng cường và hai trung đoàn, giờ chúng ta có thêm năm sư đoàn, liệu chúng ta có khả năng điều khiển tới mức cần thiết?

Ba là, vấn đề về thời gian: Trước đây trận đánh dài nhất kéo dài 20 giờ, phần lớn bắt đầu vào ban đêm và kết thúc vào sáng sớm. Liệu chúng ta có thể duy trì được một trận đánh kéo dài hơn?

Chúng ta hy vọng đánh nhanh nhưng sau ba tháng, tình hình ở Điện Biên Phủ đã thay đổi. Thật ngớ ngẩn khi cho rằng các chiến thuật áp dụng trong tháng mười hai có thể được sử dụng vào tháng một, khi các lực lượng của Pháp tăng lên gấp đôi về người và các căn cứ được nâng cấp với nhiều hàng rào thép gai và pháo binh hơn. Tấn công lúc này sẽ là một sự mạo hiểm. Tướng Giáp phản ánh lại những gì Hồ Chí Minh đã nói với ông ta: “Đồng chí, tôi cho đồng chí toàn quyền quyết định - với một điều kiện - nếu đánh ta phải thắng. Nếu đồng chí không chắc thắng thì không đánh” Nghĩ về trách nhiệm của mình với Hồ Chí Minh, với nhân dân và với quân đội, Tướng Giáp quyết định hoãn đánh vì cho rằng nếu sử dụng các chiến thuật cũ thì chắc chắn sẽ thất bại. Thay vào đó, ông ra lệnh huy động hàng ngàn cuốc xẻng và mai thuổng.

Ngày 18 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc phỏng vấn ở thành phố Hồ Chí Minh, Tướng Giáp nói với tôi về cái đêm vận mệnh ấy.

Tôi có thể nói quân đội mà tôi chỉ huy hoàn toàn giữ kỷ luật tốt. Nhiệm vụ của chúng tôi là vào vị trí ở Điện Biên Phủ và sẵn sàng phóng hoả lực nhưng tôi ra lệnh rút lui. Quyết định này được đưa ra vì tình hình lúc đó đã thay đổi. Tôi quyết định thay đổi phương pháp chiến đấu và rút lui ngay lập tức. Vì thế chúng tôi đã rút về. Binh lính của tôi không vui, hoàn toàn không vui chút nào.

Phản ứng, của họ rất dễ hiểu. Bộ đội của Tướng Giáp và dân công đã làm việc vượt mức để chuẩn bị cho trận đánh tháng một và cán bộ chính trị đã diễn thuyết kêu gọi anh em vì tầm quan trọng của trận đánh sắp tới và cả lòng quyết tâm cũng như những hy sinh đang chờ họ. Nhưng binh lính Việt Minh đã không có thời gian để suy nghĩ về nỗi thất vọng của họ. Giờ đây họ phải đối mặt với một nhiệm vụ gay go là chuyển những khẩu pháo xuống đồi. Tướng Giáp chỉ thị các vị trí pháo binh sẽ phải chuẩn bị kỹ hơn, đạn sẽ phải chuyển bằng tay nhiều hơn, ưu thế về người và hoả lực sẽ là cơ bản trước khi phát lệnh đánh phù hợp với phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.

Tướng Giáp thảo ra giai đoạn một của kế hoạch tấn công, yêu cầu phá huỷ Beatrice, cứ điểm chi phối tuyến đường 41 tới Tuần Giáo, Gabrielle và Anne Marie bảo vệ hướng Tây Bắc tiến vào Điện Biên Phủ.

Nhiều pháo 75 ly và 105 ly giờ lại phải đưa xuống các đồi quanh thung lũng. Thực tế này trái ngược với những nguyên tắc cơ bản của việc triển khai pháo binh cổ truyền. Vị trí này sẽ cho phép pháo của Việt Minh bắn vào các mục tiêu đóng quân của Pháp. Một số vị trí pháo được đặt vào chỗ sâu và hẹp đủ để cho phép lắp xong đạn pháo, bảo vệ sự nguyên vẹn của đá cũng như bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công không quân và hỏa lực pháo binh của đối phương. Chỉ có nòng pháo nhô ra khỏi bệ bắn được nguỵ trang khi cần bắn. Các sĩ quan pháo binh và cố vấn Trung Quốc dành hàng tuần đánh dấu trên bản đồ các vị trí bị lộ của Pháp. Các pháo thủ ở khẩu đội được giao công việc phối hợp các mục tiêu cụ thể. Các đợt hoả lực yểm trợ cho các điểm trong thung lũng như: các cứ điểm, các sở chỉ huy; các bệ pháo, hai chiếc cầu nhỏ bắc qua sông Nậm Rốm, một trong hai cái là cầu Bailey do công binh xây dựng; và các đường băng. Các khẩu pháo nghi binh được đặt và sẵn sàng ở các bệ nhử để kéo hoả lực của đối phương và các cuộc tấn công không quân.

Ngày 26 tháng 1, Việt Minh bắt đầu bắn pháo ở các điểm khác nhau trong thung lũng với những gì xuất hiện chỉ là một khẩu đại bác 75 ly. Các đợt oanh tạc lẻ tẻ vào cuối giờ trưa hoặc đầu giờ chiều thường rất nhanh và không hiệu quả. Có người cho rằng sự quấy rối rụt rè này thể hiện mức độ khả năng pháo binh của Việt Minh. Quân đồn trú đang bối rối vẫn có thể hình dung ra các tay súng đối phương đã phải mất một số đạn trước khi điên cuồng bắn phá. Các cựu chiến binh cẩn thận hơn thì cho rằng pháo binh đáp trả của Pháp và các máy bay chiến đấu có thể hạ gục được đợt khiêu khích đầy tiềm năng. Thúc tế, pháo 75 ly xuất phát từ một pháo đại bác và đang hoạt động như một bài diễn tập.

Trưa ngày 3 tháng 2, một khẩu đội pháo 75 ly mở màn năm Tết âm lịch của Việt Nam bằng một trận oanh tạc 30 phút vào các vị trí của Pháp. Các khẩu đội pháo của Đại tá Piroth nhanh chóng tiếp ứng thử thách này, giáng vào các quả đồi bằng những khối nổ công suất cao. Các máy bay B-26 và máy bay chiến đấu được triệu tập, các xe tăng tiến về phía trước để phóng hoả vào các vị trí pháo bị nghi ngờ. Nhà sử học quân sự Jules Roy tiết lộ Pháp đã bắn hết 1.650 quả pháo 105 ly và 180 quả bom trong đợt đánh trả đó. Khi hoả lực, bom và đợt oanh tạc kết thúc, De Castreis và tham mưu của ông ta được biết họ đã phá huỷ được nhiều pháo của đối phương. Thực tế, hầu hết các mục tiêu được xác định đều là các bệ pháo giả. Tướng Giáp lệnh cho các khẩu đội 105 ly nằm im bất động để dành cho ngày hôm sau.

Ngày 7 tháng 2, Tướng Giáp tới thăm các đơn vị pháo và chúc mừng họ với thành tích đưa được pháo vào vị trí, nhắc nhở họ không chịu khuất phục trước sự hăm doạ của pháo binh và máy bay đối phương và nhấn mạnh tầm quan trọng của trận đánh sắp tới và các vấn đề về chỉ huy. Ông nói với các xạ thủ: “Chủ nghĩa anh hùng và sự tuân thủ nghiêm các mệnh lệnh là hai bản chất chủ yếu của bộ đội ta trong chiến đấu”. “Gần đây, nhờ vào sự tuân thủ nghiêm mệnh lệnh của các đồng chí nên chúng ta đã thành công, điều đó rất tốt. Tuy nhiên, một số đồng chí vẫn còn do dự phải đối mặt với những khó khăn và đã không hoàn toàn thực hiện các mệnh lệnh với sự nghiêm túc và khẩn trương. Hãy để họ sửa chữa những thiếu sót để tiến lên”. Sau khi khen ngợi nhiều sĩ quan, những người vẫn còn sát cánh bên binh lính, giúp di chuyển pháo và nêu gương, Tướng Giáp nói dẫu sao nhiều sĩ quan còn chưa thực sự thương yêu binh lính của mình, đã rời vị trí chiến đấu vào lúc khó khăn nhất. Ông kết tội những cá nhân như vậy là trốn tránh nhiệm vụ và yêu cầu họ sửa chữa. Với thời gian tấn công giờ lùi lại vào cuối tháng hai hoặc tháng ba, Tướng Giáp tách Sư đoàn 308 đang làm nhiệm vụ bao vây, cử họ tiến thẳng sang Luang Prabang.

Được cảnh báo bằng những tin tức gián đoạn trên đài phát thanh và số liệu thu thập được từ các cuộc hỏi cung tù nhân, Pháp chờ đợi Việt Minh tấn công vào khoảng ngày 25 tháng 2. Với họ, sự di chuyển quân của Sư đoàn 308 là một sự bất ngờ làm họ bối rối và là dấu hiệu chắc chắn rằng trận đánh đã bị hoãn lại. Bát cứ sự trì hoãn nào cũng đều làm giảm sút ý chí của con người. Giống như Việt Minh, binh lính Pháp đã lên dây và sẵn sàng chiến đấu. Binh lính trong các hầm hào công sự đều tin tưởng và chờ đón trận đánh với hy vọng kết thúc sự chờ đợi dai dẳng. Với tất cả những điều nói trên, họ mong muốn được thử sức mình. Nếu lính súng trường và các xạ thủ ở Điện Biên Phủ cảm thấy bị lừa đối, thì các thành viên của Tư lệnh Pháp còn bị thất vọng lớn hơn. Trận đánh mà họ mong đợi quá lâu, trận đánh sẽ lộ ra các sư đoàn của Tướng Giáp và những gì diễn ra mà họ đã nói với các du khách cao cấp từ Paris có thể là bước ngoại của cuộc chiến tranh với những người ủng hộ Pháp giờ đây lại là con số không.

Một lần nữa, binh lính ở nơi khác lại phải bay sang để tăng cường cho các khu phòng thủ ở thủ đô của Lào. Một số nhà quan sát cho rằng Luang Prabang luôn là mục tiêu chính của Tướng Giáp và phần lớn các sư đoàn của ông sẽ nối theo ngay Sư đoàn 308, còn một lực lượng nhỏ kiềm chế Điện Biên Phủ và quân đồn trú bị bao vây. Nhiệm vụ chính của Sư đoàn 308 là ngăn cản khả năng rút lui của quân Pháp từ Điện Biên Phủ sang Lào và cản trở những nỗ lực hình thành một dải đất liền nối với các pháo đài. Sư đoàn 308 quét sạch quân đồn trú ở Mường Khao, căn cứ mà Pháp đã lấy lại trong chiến dịch “Ardèche” và giải tán một số đồn nhỏ trước khi quay về Điện Biên Phủ.

Trong khi đó, đáp lại những mệnh lệnh của Tư lệnh Pháp, De Castries tiếp tục thúc giục các đội tuần tra chiến đấu đưa tiểu đoàn lùng sục các làng xung quanh để tìm ra các căn cứ của đối phương, xác định và phá huỷ các vị trí pháo ở các đồi về phía Đông. Những cuộc tuần tra này không tránh khỏi các cuộc đụng độ với địa phương ở khoảng cách rất gần từ Điện Biên Phủ. Sự mệt mỏi của đội quân khi quay về cũng có nghĩa làm chậm hơn nhiệm vụ củng cố các vị trí phòng thủ. Trước đây, các đội tuần tra đã va chạm với các đơn vị cơ động của đối phương ở các vị trí phục kích tạm thời. Giờ họ đang lao đầu vào chống lại lính bộ binh Việt Minh ở những công sự bê tông ngầm vững chắc và các hệ thống hầm hào. Các bệ súng này được ngụy trang tốt tới mức các đội trinh sát và lính canh qua lại thường xuyên mà cũng không phát hiện ra. Việt Minh đã tận dụng tối đa yếu tố bất ngờ, giấu hoả lực tới khi thuận lợi nhất mới lia đạn vào đội tuần tra của Pháp với các vũ khí tự động, DKZ, súng không giật 57 ly và cơn mưa lựu đạn.

Trong một đợt tác chiến không thành, Langlais dẫn lính dù và một tiểu đoàn người Marốc cùng Tiểu đoàn ngụy Thái số 2 tiến về Đồi 781 nhằm đúng hướng Điện Biển Phủ, họ hy vọng tìm được pháo binh đối phương ở sườn đồi phía sau để tiêu diệt. Langlais mang theo một phân đội súng phun lửa Lê dương và một bộ phận công binh chiến đấu để giúp giải quyết các công sự của Việt Minh trên đường tuần tra. Ở đây, một lần nữa các bài học về việc sử dụng vũ khí lại không phù hợp với thực tế. Không phát hiện được khẩu pháo nào ở sườn đồi phía sau và trước khi đội tuần tra có thể leo lên được các độ cao để xem xét sườn đồi phía sau hướng Điện Biên Phủ, chúng đã bị đánh dập gót bằng một trận tấn công dữ dội của đối phương. Người Marốc, đúng như tiếng tăm của họ, đã chiến đấu dũng mãnh như những con hổ, nhưng tiểu đoàn người Thái lại dao động và bắt đầu tan rã. Langlais phải ra lệnh rút lui. Đội tuần tra kéo về Điện Biên Phủ chẳng có gì trong tay để chứng minh cho những nỗ lực của họ mà còn bị thương vong nhiều hơn. Đội đã mất 96 sĩ quan và binh lính.

Những thất bại như thế đang gặm nhấm lòng tin của quân đồn trú Pháp. Họ còn bộc lộ những yếu kém trong các đơn vị. Các tiểu đoàn người Thái thường quen với các trận phục kích và các trận đánh nhỏ trong rừng không có nghĩa là họ được sử dụng như các đơn vị chính quy. Mặc dù các binh lính người Thái thường chiến đấu bằng lòng dũng cảm nhưng họ không thể ngang bằng với các lính chính quy Việt Minh trong một trận đánh quyết liệt, kéo dài. Binh lính Bắc Phi, những người đã chiến đấu với những đặc trưng riêng trong Đại chiến thế giới II và đã chiến đấu rất tốt ở Đông Dương trước Điện Biên Phủ, cũng chỉ ra những dấu hiệu giảm sút hiệu quả. Lính Marốc đã bị dao động hồi đầu năm vì chính phủ Pháp đã truất ngôi và trục suất quốc vương của họ do các quan điểm chủ nghĩa quốc gia. Đây là hành động xúc phạm tôn giáo và chính trị đối với người Marốc, từ đó quốc vương cũng là người lãnh đạo tôn giáo đáng kính của tất cả mọi người tin vào đạo Hồi trong nước. Mặc dù các chiến sĩ của các trung đoàn thuộc địa này thường có truyền thống bàng quan với chính trị, nhiều người cũng đã bị sốc bởi hành động của chính phủ Pháp. Các đơn vị người Algeri không còn có cán bộ lành nghề như đã từng tạo ra những cỗ máy chiến đấu hiệu quả trong Đại chiến thế giới II. Những tổn thất đã nặng nề, cán bộ thay thế lại không có phẩm chất giống như những người đi trước. Cùng như người Marốc, người Algeri cần các sĩ quan, người mà họ biết và tôn trọng và người biết tôn trọng họ. Hơn nữa, nhiều người trong các đơn vị này đang phải chịu đựng sự mệt mỏi và thất vọng khi phải chiến đấu trong một cuộc chiến tranh dường như không bao giờ chấm dứt ở một vùng đất thù địch.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi người Pháp đang phải đối mặt với các vấn đề về phát triển chủ nghĩa quốc gia và sự khao khát giành độc lập ở các thuộc địa Bắc Phi. Các tân binh tới Đông Dương mang theo sự bất hoà với nguyên tắc của Pháp trong nước và với các biện pháp hà khắc mà cảnh sát dùng để đàn áp các phong trào dân tộc. Việt Minh từng cảnh báo tầm quan trọng của chiến tranh tâm lý đã dùng biện pháp truyền bá cho các tù nhân Bắc Phi bằng việc nhấn mạnh những thói xấu của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa tư bản quốc tế, những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa cách mạng Mác xít theo Hồ Chí Minh. Các tù binh mẫn cảm nhất của Bắc Phi sau đó được giao nhiệm vụ giáo dục cho những tù nhân mới bị bắt dưới sự hướng dẫn của một cán bộ chính trị Việt Minh. Bởi vậy mà cuộc chiến tranh cách mạng vốn đã nóng nay lại làm bùng lên nhiệt huyết cách mạng đang dần nguội đi ở những người khác.

De Castries tiếp tục các nỗ lực tìm và diệt các bệ pháo của Việt Minh ở các đồi phía đông nhưng kém hiệu quả. Giữa tháng 2, một đợt tác chiến lớn của Pháp gồm 6 tiểu đoàn tiếp tục diễn ra trong vài ngày. Các lực lượng đạc nhiệm của Langlais như lính dù, lính Lê dương, lính súng trường người Algeri, người Thái mở đường ra ngoài để đẩy lui đối phương khỏi các boongke và giao thông hào của họ. Một số sườn đồi đã bị trúng bom napan, những đống tro cao tới mắt cá chân, cháy âm ỉ vẫn còn đỏ rực ở giữa. Những thân cây cháy đen thành than, những thi hài của Việt Minh nằm trên những đống tro còn nóng, toả vào không trung mùi thơm của thịt cháy. Những khối thuốc nổ, những súng phun lửa được sử dụng ở các bệ pháo của đối phương. Tiếng còi inh ỏi làm Việt Minh từ những vị trí yểm trợ kéo lên ùn ùn và hô “Tiến lên”. Cuộc chiến giáp lá cà diễn ra ác liệt và đẫm máu giữa binh lính Pháp với những người trong tay chỉ có dao, lưỡi lê, báng súng và các công cụ đào hào. Trong một trận leo đồi để tìm các boongke của Việt Minh, lính bộ binh người Việt làm một đại đội Lê dương bất ngờ vì giấu các vị trí pháo ở sườn đồi phía sau và chờ tới khi những kẻ tấn công lên tới đỉnh đồi mới bắn. Ở đó, mặt trời chiếu, rọi bóng xuống và đám lính Lê dương bị tàn sát bằng hoả lực của các loại vũ khí tự động ở phạm vi rất gần. Các báo cáo về thương vong được phát đi trên các đài cho biết 18 người chết trong một tiểu đoàn, 14 người chết ở một tiểu đoàn khác và số lượng bị thương còn gấp đôi.

Bốn quả đồi bị đối phương xoá sạch, nhiều nhà và boong ke bị phá huỷ và tổn thất của Việt Minh cũng nặng nề. Nhưng xoá sạch các đồi cũng không có ý nghĩa gì nếu chúng không được bảo đảm an toàn. Một lần nữa thiệt hại về người chết và người bị thương là cái giá quá cao cho một trận đánh tầm thường tới như vậy, đặc biệt khi các khẩu pháo của Tướng Giáp chưa bị phá huỷ. Ngày 15 tháng 2, Langlais nhận lệnh đưa các tiểu đoàn bại trận của ông quay về Điện Biên Phủ, trả lại những quả đồi về tay đối phương. Một ít trong số lính từ Tiểu đoàn ngụy Thái số 3 bị liệt vào danh sách những kẻ đào ngũ. Đó là điều cảnh báo cho những việc sắp xảy ra.

Những người bị thương trong trận đó đang được phân đội phẫu thuật cơ động số 29 điều trị đóng tại khu liên hợp bờ tây sông Nậm Rốm. Mỗi tiểu đoàn có một đội phẫu thuật theo sau bằng một nhóm bác sĩ để chữa trị tạm thời cho những người bị thương và phẫu thuật khẩn cấp cho các ca cấp cứu. Một đoàn phẫu thuật bị chết trong cuộc hành quân “Castor”. Những người bị thương nặng được chuyển tới bệnh viện để phẫu thuật và đưa về Hà Nội bằng máy bay y tế C-47 được thiết kế để chuyển những chiếc cáng cứu thương và được bố trí các y tá không quân. Bệnh viện gồm: phòng mổ, phòng X-quang và phòng phục hồi được nằm chìm trong lòng đất và lính công binh bảo vệ bên trên. Một loạt các đường ngầm và các hào giao thông lộ nối các hầm trú ẩn chính. Một phi đội nhỏ 2 chiếc xe cứu thương và 2 chiếc xe jeep đỗ gần một chiếc boongke để kịp thời đưa các bệnh nhân được điều trị ra đường băng để sơ tán. Một phần của hầm trú ẩn gần GCMA được đánh dấu làm nơi chứa khoảng một trăm người bị thương đi lại trong trường hợp khẩn cấp. Phát hiện một đệm của máy bay trực thăng gần bờ sông, một nhà xác cách đó không xa và tiến hành đào bới thì chỉ thấy những chiếc quan tài gỗ trống không.

Chỉ huy bệnh viện và trưởng nhóm phẫu thuật là Thiếu tá Paul Grauwin, một chuyên gia lạnh lùng, thu dọn chiến trường đẫm máu của cuộc chiến tranh trong suốt gần 10 năm nay. Từ ngày ông tới Điện Biên Phủ ngày 17 tháng 2, ông gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn cơ sở vật chất. Những người đi trước cảnh báo với De Castries rằng các phương tiện ít ỏi sẽ không thể giải quyết được hết các thương vong trong một trận đánh lớn. Một số hầm trú ẩn và boongke cần chống đỡ thêm; sự bảo vệ bên trên rõ ràng cần các lớp đất cát dầy hơn; các giao thông hào không ngụy trang có thể trở thành những cái bẫy chết người sau làn hỏa lực của pháo binh. Grauwin đặc biệt thấy phiền phức khi mà sự thành công của toàn bộ hoạt động y tế ở Điện Biên Phủ lại phụ thuộc vào những sợi dây thừng mỏng manh và dễ đứt trong quá trình sơ tán thương binh.

Mối lo ngại này càng tăng thêm vào đầu tháng ba với một loạt các cuộc tấn công của lính Việt Minh vào các sân bay của Pháp gần Hà Nội. Chỉ một cuộc tấn công ở sân bay Gia Lâm đã làm 11 máy bay của Pháp bị tiêu diệt. Trong chuyến thăm Điện Biên Phủ, Tổng thanh tra Tập đoàn y tế Tướng Jeansotte hứa sẽ điều động cho Grauwin một phân đội phẫu thuật khác. Jeansotte xem xét các phương tiện của Grauwin bằng một ánh mắt phê phán và chất vấn anh ta về độ dày của các trạm y tế.

Không chỉ mình Thiếu tá Grauwin lo lắng cho khả năng không quân của Pháp ở Điện Biên Phủ, đầu tháng hai, Tướng Henri Charles Lauzin, Tư lệnh không quân Pháp ở Đông Dương nói với Đại sứ Heath rằng ông ta có ý thúc giục Chính phủ Pháp xem xét lại vị trí của mình trong NATO và cố gắng thuyết phục các đồng minh trong khối liên minh cho phép giao nhiệm vụ tạm thời cho các lực lượng của Pháp hiện đang bị ràng buộc bởi các thoả thuận của NATO với nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường này.

Mấy ngày sau, trong một bữa ăn trưa do Heath tổ chức chiêu đại Tướng Weyland - Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ ở Viễn Đông, sau đó là trong một chuyến thăm chính thức tới Sài Gòn, một cuộc va chạm nho giữa Tướng Fay - Tham mưu trưởng lực lượng không quân Pháp và Tướng Navarre xảy ra. Theo như Heath báo cáo về Washington:

Tướng Fay phàn nàn về tổn thất của các sĩ quan Pháp trong cuộc chiến tranh này và khẳng định rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của Pháp trong Đại chiến thế giới II là những tổn thất về sĩ quan trong cuộc chiến đầu tiên, và vấn đề tương tự đang diễn ra đối với quân đội Pháp ở Đông Dương. Ông thẳng thắn cho rằng Pháp chỉ có thể chịu đựng được những tổn thất đó thêm một năm nữa. Navarre bác bỏ ngay lập tức điều này. Ông nói nếu đó thực sự là tinh thần tham gia vào cuộc chiến này của Pháp thì tốt hơn là rút ra ngay bây giờ.

Các du khách người Mỹ khác lại quan trọng hoá nhiệm vụ ngoại giao của Đại sứ Heath. Trung tướng John O’Daniel tới thăm Sài Gòn để họp bàn với Tướng Navarre rất sớm từ 12 tháng 11 năm 1953. Trong cuộc họp này, O’Daniel khởi đầu bằng một loạt những giả thiết mà nhiều người Pháp đã lờ đi. Đó là sự tham gia của các sĩ quan Mỹ trong việc huấn luyện Quân đội quốc gia Việt Nam, việc hình thành Trung tâm huấn luyện Thủy quân lục chiến và việc củng cố lại toàn bộ khu vực châu thổ đồng bằng Bắc Bộ.

O’Daniel cũng chất vấn Navarre về các kế hoạch cho đợt tấn công và cho rằng các đơn vị người Việt chiếm vai trò năng động hơn trong cuộc chiến đấu với Cộng sản. Navarre đáp lại một cách tế nhị rằng những thực tế về các vùng hoạt động ở Đông Dương, và giải thích về lợi nhuận đáng ngờ của một dự án công sự khổng lồ và những khó khăn trong việc tìm được một cán bộ tin cậy để chỉ huy các tiểu đoàn mới người Việt. Ông nêu ra một sự kiện gần đây ở Trường Y khoa Hà Nội trong đó 60 sinh viên y phải tham gia kỳ thi cuối năm được biết những người đỗ sẽ trở thành các bác sĩ quân đội. 40 sinh viên ngay lập tức bỏ thi và nộp đơn xin vào khoá học nha khoa trong vài năm.

Ngày 28 tháng 1 năm 1954, chuyến thăm khác của Tướng O’Daniel có nguy cơ vượt quá mức khoan dung của Navarre. O’Daniel và tháp tùng của ông ta đã tới Sài Gòn. Navarre đồng ý chấp nhận vị tướng người Mỹ nhưng lại nói thẳng với O’Daniel rằng ông ta không thiện chí với sự có mặt của O’Daniel vào đúng lúc ông ta đang triển khai bốn chiến dịch quân sự và phải tiếp đón hai vị khách quan trọng từ Paris. Rõ ràng không hề bực tức trước sự đón tiếp này, O’Daniel đề xuất mỗi tháng ông ta có thể tới thăm Việt Nam trong một vài ngày và với tư cách là người liên lạc trực tiếp giữa Navarre với Tham mưu trưởng Liên quân, vì thế bỏ qua cả thói quan liêu của Lầu Năm góc. Navarre khó có thể thay đổi sau đó đã phải nhận xét rằng “Việt Minh thật may mắn ở một điều là: họ không phải giải quyết với Lầu Năm góc”.

Vài ngày sau, Đại sứ Heath gửi một lá thư tối mật cho Philip W.Bonsal ở Vụ quan hệ Viễn Đông của Bộ ngoại giao, cho rằng Tướng O’Daniel không hoàn thành vai trò cố vấn quân sự và đã châm chọc Tướng Navarre. Trong bức thư Heath đã tả lại một cuộc gặp mặt trong đó O’Daniel gợi ý một giải pháp cho toàn bộ vấn đề:

Phải xây dựng thêm các khu nhà quanh vành đai đồng bằng Bắc Bộ, có hàng rào thép gai bao quanh. Ông nói điều này sẽ giải quyết toàn bộ vấn đề bình định vùng châu thổ, vì thế Việt Minh vừa không thể vào cũng không thể ra. Gợi ý này về mặt cán cân lực lượng giữa Việt Minh và các lực lượng người Việt vô lý tới mức tôi chỉ biết nhìn chằm chằm vào mặt ông ta và cuối cùng nói Tư lệnh Pháp không có lực lượng cần thiết để cho quân đồn trú ở các khu nhà như vậy và để hoàn thành các nhiệm vụ khác của mình.

Heath cho rằng những đề nghị của O’Daniel nghe có vẻ không thực tế và cảnh báo: “Nếu lời khuyên của O’Daniel được chấp nhận và chứng minh được sự sai sót thì Chính phủ Pháp có thể tìm cách đổ lỗi lên chúng tôi vì tội để cho những sai sót chồng chất qua nhiều năm”.

Trong lúc đó, cuộc chiến thực sự vẫn còn tiếp diễn. Sự khởi hành của Sư đoàn 308 Việt Minh từ Điện Biên Phủ đã tạo ra nhiều bức điện trao đổi giữa Navarre và Cogny trong đó họ tranh luận về sự thông thái của việc giam quân đồn trú ở Điện Biên Phủ dẫn tới mối đe doạ cũng đã giảm. Cogny nhắc lại với Navarre lời đề nghị của De Castries cho rút lui tạm thời một tiểu đoàn Lê dương khỏi Điện Biên Phủ. Đây sẽ là một mưu kế để lôi kéo Việt Minh vào tấn công với quân đồn trú đã bị yếu. Điều kiện được đặt ra là tiểu đoàn được rút đó phải nhảy dù trở lại thung lũng trong vòng 24 giờ nếu trận đánh bắt đầu. Navarre trốn tránh câu trả lời, chỉ ra nhu cầu cần thiết bắt thêm tù binh Việt Minh vì việc thông tin thêm về các ý đồ của Tướng Giáp và lời đề nghị đó đã bị xoá bỏ. Sau đó Cogny đề nghị giảm quân đồn trú Điện Biên Phủ xuống 6 tiểu đoàn nếu Sư đoàn 312 Việt Minh có ý rời vị trí đi theo Sư đoàn 308 sang Lào. Kế hoạch này cũng bị Navarre bác bỏ. Ngoài các mục tiêu chiến thuật ông ta nghi ngờ Cogny muốn dùng các đơn vị được sơ tán khỏi Điện Biên Phủ vào mục đích riêng. Ngày 28 tháng 2, các báo cáo tình báo đã xác định Sư đoàn 308 đang quay trở lại các vị trí cũ ở phía tây của Điện Biên Phủ.

Mặc dù Cogny nói với lãnh sự Sturm, ông ta tin rằng Tướng Giáp đã từ bỏ các kế hoạch cho một cuộc tấn công đồng loạt, và bắt đầu thay đổi ý định. Một bức điện tín tối mật từ Cogny gửi cho Navarre cuối tháng 2 đã chuyển tải ý chính một bức điện của Việt Minh:

Bức điện mới từ cơ sở của Việt Minh ở Tuần Giáo yêu cầu nhận được (trước 15 tháng 3) 2 tấn dược liệu. Ngày này trùng với ngày đã định để gửi hàng cung cấp và đạn dược tới Điện Biên Phủ. Vì thế rõ ràng rằng một trận đánh lớn có thể được thực hiện ở Điện Biên Phủ vào nửa cuối tháng 3, có thể giữa ngày 20 và 25. Cơ sở của Tuần Giáo nói trong thời gian từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4, nhu cầu lên tới 2.900 tấn gạo, trung bình 55 tấn một ngày để nuôi 70.000 người.

Sturm đã có thể báo cáo trong một bức điện gửi Washington ngày 8 tháng 3 rằng: “Tướng Cogny nói những dấu hiệu xuất hiện cho thấy Việt Minh sẽ tấn công Điện Biên Phủ, vì Sư đoàn 308 Việt Minh đã rút khỏi vị trí ở Lào”.

Trong khi những bức mật mã giải quyết vấn đề số phận của họ được phát trên sóng radio thì quân đồn trú Pháp đang phải học để sống dưới tầm hoả lực của pháo binh. Pháo 75 ly của Việt Minh tập trung chủ yếu vào đường băng. Nhiều máy bay đã bị phá huỷ hoặc hư hỏng, tháp điều khiển bay cũng bị trúng đạn. Máy bay cất cánh giống như những trò chơi chạy trốn vì những phi công phải bay lượn để tránh những mảnh đạn. Ngày 11 tháng 3, một chiếc C-119 bị kẹt cả đêm ở Điện Biên Phủ để sửa chữa động cơ đã bị phá huỷ toàn bộ.

Bây giờ Tướng Giáp mới trưng dụng các khẩu đội pháo 105 ly mới nhất. Sự có mặt của họ như báo trước một đợt leo thang mới. Pháo của đối phương rà soát trên đường băng và bắt đầu tìm kiếm các máy bay tiêm kích còn máy bay quan sát được các lớp phủ bên ngoài bảo vệ. Hoả lực phóng ra từ các khẩu đội pháo của Đại tá Piroth đối nghịch với đạn của Việt Minh nhưng chúng bắn vu vơ và không có hiệu quả. Cũng chẳng có thời gian nghỉ ban đêm. Các xạ thủ Việt Minh tự động bám theo phạm vi có các lều trại của binh sĩ và một ánh lửa đã giúp họ bám sát mục tiêu liên tục trong đêm tối. Với lính bộ binh trong công sự, những quả pháo nổ trên đường băng phía xa đã rất có tác dụng. Mặc dù lính súng trường nhận ra ý nghĩa thê thảm của trận oanh tạc nặng nề nhưng họ còn có nhiều vấn đề trước mắt cần phải quan tâm hơn. Có lúc các trạm của Pháp đã báo cáo về những tiếng đập mạnh rồi những tiếng đào bới, nạo vét. Những đường hào mới đào của Việt Minh đã xuất hiện ngay sáng hôm sau. Chúng không phải là những vị trí phòng thủ mà là các đường hào tấn công, chạy vào tận các vị trí của Pháp. Các đội tuần tra mang xẻng đã được đưa đến vào mỗi buổi sáng để lấp đầy các đường hào...

Nhưng lần này đó là đối phương, những người đang làm công việc đào bới. Sáng ngày 12 tháng 3, các sĩ quan Lê dương ở cứ điểm Béatrice cho biết tình hình đã thay đổi. Hiện tại Việt Minh đang đào mở rộng vào ban ngày dưới sự bảo vệ của các tổ canh gác. Những đường hào giống như địa đạo đang bò trườn về phía cứ điểm của Pháp như những chiếc “xúc tu” của một số loài vật đã được định sẵn.

TIẾNG SẤM TỪ NHỮNG NGỌN ĐỒI

Tôi cảm thấy như đang giáp mặt với Việt Minh, những người luôn chào đón chúng tôi bằng những phát súng”.
   
Trung sĩ Bleyer, Tiểu đoàn 3, Bán Lữ đoàn 13 Lê dương

Các đường hào của Việt Minh sớm hình thành một mạng lưới 100 km bao quanh các công sự. Lính công binh của Tướng Giáp đào đường hầm dưới lòng đất trong khi cối và pháo binh của Pháp ra sức bắn phá các đường hào vừa mới đào. Báo cáo về lính bắn tỉa cho thấy bất cứ bộ đội nào không cẩn thận để nhô mũ sắt lên trên đường hào đều bị bắn chết hoặc bị thương. Nhưng công việc vẫn cứ tiếp diễn, đất cát bắn tung toé lên các ụ phía trước hào. Việt Minh bị chết và bị thương được đưa ra từ các đường hào chật hẹp. Các ngã 3 của hai hoặc ba đường hào được ngụy trang các chỗ trú ẩn nhỏ được khoét sâu vào trong các tường hào.

Trước khi bắt đầu giai đoạn một của cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ, Tướng Giáp đã tìm cách giảm các khả năng không quân của đối phương. Tiếp theo cuộc tấn công thành công vào Gia Lâm, ông ra lệnh nhóm lính khác tấn công sân bay quân sự Cát Bi gần Hải Phòng. Kết quả là 4 máy bay ném bom B-26 và 6 máy bay quan sát đã bị phá huỷ trên đường băng. Những tổn thất máy bay sẽ lớn hơn nếu Tướng Cogny không cử Bigeara và tiểu đoàn dù số 6 tới tăng cường cho các khu phòng thủ. Một cuộc tranh luận với chỉ huy sân bay đã đẩy tiểu đoàn Bigeard ra phía ngoài vành đai phòng thủ cách rất xa đường băng.

Mặc dù cơ bắp chân bị đau, Bigeard vẫn phản ứng rất nhanh. Nhiều máy bay C-119 vẫn còn nguyên và một số lính Việt Minh bị chết. Đêm 12 tháng 3, một nhóm lính khác trườn qua các khu phòng thủ của Điện Biên Phủ phá huỷ một số đoạn thép lộ ra trên đường băng. Những người thâm nhập cũng chỉ rõ các vị trí mục tiêu cụ thể cho pháo binh.

Trong vài ngày, các báo cáo tình báo của Pháp đã đủ đoán một cuộc tấn công lớn của đối phương vào khoảng 15 tháng 3. Cũng có những dấu hiệu cho thấy các đợt tấn công của Việt Minh vào tuyến đường xe lửa và đường bộ Hà Nội - Hải Phòng sẽ tăng lên. Trong khi đó, Tướng Navarre lại ra một chỉ thị từ sở chỉ huy ở Sài Gòn ca ngợi chiến lược “công sự phòng thủ kiên cố” với sự hỗ trợ của không quân. Navarre công bố. “Khi đối phương đưa ồ ạt các lực lượng quan trọng vào họ buộc phải tham gia các chiến dịch lâu dài, khó khăn và tốn kém của một cuộc chiến tranh bao vây thực sự, đòi hỏi một lượng lớn số quân thực tế mà không thể tránh khỏi không có sự chú ý của không quân phía ta và vì thế mà đe doạ tới các mục tiêu dễ bị tổn thương”. Các chỉ huy chiến trường phải thừa nhận khả năng của Đại tá Louis Berteil, người đại diện của Navarre trong các chiến dịch. Berteil, người có cái tai của Navarre đã bảo vệ cho luận điểm “công sự phòng thủ kiên cố” trước mọi sự phản đối. Trước tình hình bấp bênh ở thung lũng Mường Thanh, chỉ thị chỉ nhấn mạnh tới không khí chia rẽ ở Tư lệnh tối cao. Nhưng nguy cơ thực mà các báo cáo tình báo khẳng định thì không thể bị lờ đi. Navarre lệnh cho lực lượng không quân làm chủ những chiếc C-47 sẵn sàng để thả 3 tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ.

Ngày 12 tháng 3 là ngày bận rộn ở sân bay Điện Biên Phủ, biệt danh mà một số phi hành đoàn của lực lượng không quân đã đặt cho đường băng. Một máy bay tiêm kích, 2 chiếc C-47 và một máy bay chiến đấu đã bị pháo của Việt Minh phá huỷ. André Lebon, một nhà quay phim nhảy dù xuống Điện Biên Phủ trong đợt đầu tiên của cuộc hành quân Castor, đã quay trở lại Điện Biên Phủ cùng với Jean Martinoff, một nhiếp ảnh gia. Chiếc C-47 của họ lượn vòng qua lửa đạn để hạ cánh an toàn. Lebon từng bị thương hai lần có cảm giác một trận đánh lớn sắp xảy ra ở đây và không muốn bỏ lỡ. Cả anh ta và Martinoff sớm đưa cảnh bắn phá đường băng lên phim. Đó là cảnh cuối cùng mà cả hai người đã hoàn thành ở Điện Biên Phủ. Một loạt pháo 105 ly làm Martinoff chết ngay tại chỗ. Trong vòng mấy phút, Lebon đã phải nằm trên bàn mổ của bệnh viện. Thiếu tá Grauwin cắt bỏ những gì còn lại của bàn chân phải của Lebon, cắt một ít xương bị trồi ra, lau sạch vết thương và băng một miếng garô cầm máu. 15 phút sau, Lebon được đưa về Hà Nội trên chiếc C-47. Thiếu tướng Cogny cũng bất chấp hoả lực pháo binh ngày hôm đó để tới thăm Đại tá De Castries. Trong cuộc họp vội ở sở chỉ huy, sĩ quan tình báo của De Castries, với sự giúp đỡ của đài phát thanh và các báo cáo phỏng vấn tù binh, đã dự tính trước một cuộc tấn công của Việt Minh lúc 17 giờ ngày 13 tháng 3. Khi Cogny nói lời tạm biệt thì đạn pháo đã tấn công vào đường băng. Đó là chuyến thăm cuối cùng của ông tới Điện Biên Phủ. Lúc 16 giờ tháp điều khiển đường băng bị trúng pháo đã hủy bỏ tất cả các chuyến hạ cánh ngày hôm đó.

Tướng Giáp quyết định tập trung các đợt tấn công lớn đầu tiên vào các cứ điểm phía bắc: Béatrice, Gabrielle, Anne-Marie. Béatrice là mục tiêu đầu tiên. Lực lượng bộ binh từ Sư đoàn 312 đã tập trung cho đợt tấn công lớn hơn gấp 3 lần sức mạnh của tiểu đoàn Lê dương bị cắt giảm đang nắm giữ Béatrice. Các đơn vị Việt Minh tăng cường đang ở vị trí dự bị. Ngoài ra, Tướng Giáp còn chuyển một số khẩu đại bác 75 ly và cối hạng nặng tới sát cứ điểm này. Các tổ hoả lực với súng không giật 57 ly chỉ cách các công sự 100 mét được giao nhiệm vụ trực tiếp yểm trợ hoả lực. 48 giờ trước khi tấn công, bộ binh Việt Minh đã đào các đường hào vào sát chân hàng rào thép gai của Pháp. Vòng vây của đối phương quanh Béatrice hoàn toàn thắt chặt. Chuyến đi gần đây nhất tới sông Nậm Rốm để lấy nước uống đã yêu cầu tăng viện thêm một tiểu đoàn và 2 xe tăng khác.

Suốt trưa ngày 13 tháng 3, 6 tiểu đoàn tấn công Việt Minh chiếm đóng các vị trí trong đường hào. Họ được cung cấp thông tin về địa hình nghiên cứu mô hình của các mục tiêu. Một số đoạn hàng rào thép gai được các lính trinh sát Việt Minh cắt sẵn. Cán bộ và sĩ quan chính trị đọc các bức điện động viên khích lệ của Tướng Giáp của chính phủ và chỉ huy sư đoàn. Một bức điện của chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôi đang chờ tin các đồng chí. Ôm hôn các đồng chí.” Các đội quân nhạc động viên binh lính bằng các bản nhạc “hành quân ra mặt trận”.

Lính Lê dương ở Béatrice theo dõi việc xây dựng căn cứ của đối phương theo sự báo trước. Họ là những chiến sĩ nhà nghề với niềm tin vào sĩ quan chỉ huy của họ là Thiếu tá Paul Pégot. Họ coi ba vị trí hỗ trợ lẫn nhau này tạo thành một khu phòng thủ vững chắc. Béatrice được coi là hành trình của De Castries khi ông ta muốn chỉ cho các quan chức tới thăm sức mạnh của hệ thống các công sự của ông. Nhiều lính Lê dương nghĩ rằng Việt Minh hoàn toàn điên khi tính tới một cuộc tấn công vào cứ điểm của họ. Nhưng họ lại bị lúng túng bởi sự quyết tâm thực sự của đối phương. Pháo của Đại tá Piroth vẫn nã đạn vào các hướng tới Béatrice, tạo ra những cột khói xám trên mặt đất và đôi khi xé nát một thi hài của đối phương hoặc làm tung những phần cơ thể vào không trung. Mặc dù vậy, Việt Minh trên các sườn đồi đối diện vẫn tiến hành các công tác chuẩn bị với một tinh thần bình tĩnh đến ngạc nhiên.

17 giờ ngày 13 tháng 3, một tiếng sấm từ xa, giống như báo trước một cơn mưa rào, vọng ra từ những quả đồi. Trong vòng vài giây, tiếng sấm này giáng xuống Điện Biên Phủ. Tiếng nổ chói tai của những khối bộc phá lớn làm rung chuyển mặt đất. Súng đại bác 105 ly, 75 ly và cối 120 ly của Sư đoàn 351 Việt Minh đang nhả hàng trăm quả đạn pháo vào các mục tiêu đã định trước. Béatrice biến mất dưới một lớp khói và bụi dày đặc. Nòng pháo xác định chính xác và nã đạn vào Gabrielle, Dominique, làm sụt các hầm trú ẩn và các đường hào làm chết và bị thương các tổ pháo binh và cối ở các cửa hầm. Một khẩu đội pháo 105 ly của Tướng Giáp đã bắn vào Isabelle nhằm hạn chế hỏa lực yểm trợ của pháo binh. Các khẩu đội khác thì bắn vào Eliane, tập trung chủ yếu vào các vị trí đặt pháo và các khu vực sở chỉ huy. Rất ít người trong số 12.000 quân đồn trú ở Điện Biên Phủ đã trải qua cú sốc của một biến cố bất ngờ đến thế này.

Lính Lê dương ở Béatrice phải bám sát các công sự vì cơn bão lửa giận dữ vây quanh họ. Những tiếng nổ đẩy tới tấp đất đá và những đống đổ nát vào các đường hào. Mảnh bom đạn nóng bỏng văng vào không trung rồi cắm phập vào các bao cát. Một vùng sáng lờ mờ trên các vị trí như đám bụi che khuất cả ánh nắng mặt trời. Trận oanh tạc làm sập các boongke, các vị trí pháo, để lại những đống trang thiết bị đang bốc khói và những cơ thể biến dạng. Đường dây điện thoại liên lạc giữa Tiểu đoàn dù Lê dương số 3 với các đại đội và các cứ điểm khác bị đứt thành từng đoạn, nhiều đài phát thanh bị bẹp nát. Mùi thuốc nổ và mùi xác thối bốc ra từ những thi hài - một loại mùi chiến trường mà hiếm khi được nói tới trong các sách lịch sử quân sự - đã bay tới chỗ những lính canh ở đó. Các lớp người tấn công của Việt Minh đổ ra từ các đường hào, lao qua đám sương mù dày đặc được các lính tình nguyện đi tiền trạm. Lính công binh vác những quả bộc phá để mở các lỗ thủng trong hàng rào thép gai. Những người khác đặt các khối nổ vào vị trí để phá các cửa hầm súng máy và các vị trí pháo.

Đại uý Nocolas, chỉ huy Đại đội 10 tiểu đoàn Lê dương số 3 đã nhớ lại sự căng thẳng và lộn xộn của trận đánh.

Lúc 17 giờ 30 ngày 13 tháng 3, công việc chuẩn bị của pháo binh Việt Minh đã bắt đầu. Chúng tôi đã dành cả ngày hôm đó để cố gắng san lấp các đường hào của Việt Minh. Trong suốt quá trình chuẩn bị, Việt Minh đã mở lại các đường hào và mở thẳng tới hàng rào thép gai dưới sự yểm trợ của đám bụi dày đặc do các khối bộc phá nổ tạo ra.

Trong giờ oanh tạc đầu tiên, một quả pháo 120 ly có ngòi nổ chậm bay vào bốt chỉ huy cùng lúc giết chết Thiếu tá Pegot, Đại uý Pardi và Trung uý Pungier, phá huỷ tất cả các trạm phát thanh. Trung uý Carriere, chỉ huy đại đội 9 bị chết, Trung uý Turpin và Lemoine của đại đội 11 và 12 bị thương và buộc phải bỏ vị trí chỉ huy...

Khi trận oanh tạc phá huỷ hoàn toàn hệ thống phát thanh và điện thoại, tôi chỉ kịp thông báo về cái chết của Thiếu tá Pégot và Đại uý Pardi. Tôi vội tới bốt chỉ huy tiểu đoàn để nhận nhiệm vụ chỉ huy chính vì thế mà đại đội của tôi không có người chỉ huy. Trong thời gian đó, các cuộc tấn công của đối phương diễn ra đồng thời nhằm vào các Đại đội 9 và 11. Đại đội 11 nhanh chóng bị đánh bại. Vì không có chỉ huy, không có một sĩ quan nào, mỗi lính Lê dương phải chiến đấu đơn lẻ và cuối cùng đã bị đối phương tấn công từ phía sau.


Đại uý Nicolas báo cáo các đợt tấn công tới từ nhiều hướng, tổn thất nhiều hơn và thực tế là các đường thông tin liên lạc với bên ngoài đều phụ thuộc vào một đài phát còn sót lại. Việt Minh thực hiện hết đợt tấn công này đến đợt khác, tràn qua những lỗ thủng của hàng rào thép gai, la hét, reo hò và để lại những đống người chết và bị thương phía sau. Các nòng trung liên bị quá tải nóng rực lên trong đêm tối. Hoả lực cối yểm trợ làm đứt đoạn trong hàng ngũ của những người tấn công, pháo binh của Pháp sau một đợt chậm trễ khó giải thích đã bắt đầu gây thiệt hại. Chiến trường lại có thêm một cái nhìn kỳ dị khi một chiếc C-47 bay lượn làm bừng lên khung cảnh với những chiếc dù rực rỡ sắc màu.

22 giờ một lệnh ngừng bắn không chính thức được đưa ra để thu dọn những người bị thương. Đại uý Nicolas giải thích: “Việt Minh đã lợi dụng cơ hội đó để đưa binh lính mới đến. Còn phía ta, chúng ta đã tiếp thêm đạn cho các đơn vị”. Một tiếng rưỡi sau một đợt tấn công mới lại bắt đầu.

Đợt tấn công bị chặn lại bằng một khẩu trung liên của đại đội 12 và gây cho Việt Minh thương vong lớn. Việt Minh đưa một súng không giật vào vị trí để vô hiệu hoá và khẩu trung liên đã bị phá huỷ hoàn toàn. Với một lỗ thủng đã mở, đối phương ồ ạt lao lên đỉnh đồi và giai đoạn cuối của trận đánh đã bắt đầu, đánh giáp lá cà trong các đường hào trong khi các túp lều đã bị gài lựu đạn một cách có hệ thống.

Binh lính của Trung sĩ Bleyer vừa mới được ăn thì cuộc tấn công lại bắt đầu.

Hoả lực trọng pháo đè bẹp mọi thứ và khó có thể ngăn chặn nổi khi Việt Minh đã ở bên trong hàng rào thép gai. Tôi tới để nhận lệnh thì khu nhà của Trung uý Carriere đã bị sập vì hoả lực trực tiếp của bazôca và súng không giật. Trung uý chết và các trạm điều khiển hiệu lệnh ngừng hoạt động. Tôi cố gắng một cách vô vọng để liên lạc được với Trung uý Jego. Sau đó tôi thấy chính mình đang đối mặt với Việt Minh, những người đã chào đón tôi bằng những phát súng. Một quả lựu đạn đã nổ giữa 2 chân tôi.

Bleyer bị thương nhưng cố tới được bốt chỉ huy tiểu đoàn, chạy đua với các lính Lê dương khác trên đường. Hàng rào thép gai của họ cản họ lại nhưng cuối cùng họ cũng tới được chỗ những người sống sót của Đại đội 10 đúng lúc để giúp họ chống lại đợt tấn công khác của đối phương trước khi vị trí này bị đánh bại.

Tướng Trần Độ viết về quan điểm của Việt Minh trong trận đánh giành lại cứ điểm Béatrice qua những hành động của một tấm gương: Nguyễn Hữu Oanh - một chiến sĩ kiểu mẫu:

Hai quả rốc-két đánh tín hiệu bay thẳng lên không trung. Oanh chỉnh lại lá cờ dắt sau lưng lao lên, nhảy vào hào giao thông của đối phương. Anh ta trườn qua hàng rào thép gai rồi lại lao tới, nằm sát mặt đất, ném một quả lựu đạn và dùng trung liên bắn vào khu nhà ở, làm mất tác dụng lỗ châu mai của đối phương. Sau đó nhanh chóng lợi dụng chỗ đất mấp mô để tránh hoả lực bắn trả, anh ta bò sát tới khu nhà và cắm lên đó lá cờ. đồng đội theo sát phía sau anh ta.

Trần Độ cho biết trung đội phó chỉ huy Hội, người mặc dù bị thương nhưng đã yểm trợ cho Nguyễn Hữu Oanh bằng khẩu tiểu liên của mình. Ông còn nói tới chỉ huy trung đội Tuệ, người đã ném 10 kg thuốc nổ vào chỗ ở của Thiếu tá Pégot làm cháy xém cơ thể của anh ta.

Người Pháp không phải là những người duy nhất chịu ảnh hưởng của những thông tin liên lạc sai sót. Trần Độ viết:

Không có sự yểm trợ của pháo binh từ tiểu đoàn. Đường dây liên lạc tới trung đoàn không thể nối được, radio ngừng hoạt động. Chúng tôi phải dựa vào hoả lực của đại đội. Nhưng 2 khẩu trung liên của chúng tôi khó có thể đưa vào vị trí vì pháo binh của đối phương đã phát hiện ra chúng. Xạ thủ bị chết, súng bị chôn vùi dưới những lớp đất.

Một trung đội trọng pháo Lê dương ở Dominique đang yểm trợ cho Béatrice mặc cho pháo đạn của đối phương tập trung vào các vị trí bị lộ. Một quả pháo rơi trực tiếp vào kho đạn làm nổ 1/4 số đạn của pháo 120 ly và loại khỏi vòng một nửa số lính Lê dương. Trung đội bị chết 11 người và 3 người bị thương nặng.

Trung tá Langlais đang tắm dưới chiếc contennơ do binh lính trang bị tạm thời thì trận oanh tạc bắt đầu. Mặc vội quần áo, anh ta lao thẳng tới bốt chỉ huy, liên lạc với chỉ huy của các Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 và Tiểu đoàn dù xung kích số 8 để nhắc họ sẵn sàng chiến đấu. Sau đó một cú đánh trực tiếp làm sập hầm chỉ huy của Langlais. Ông ta và đám tham mưu phải tự đào bới để chui ra khói đống đổ nát. Một tiếng rú lanh lảnh báo hiệu quả pháo thứ hai. Suýt nữa thì nó cướp đi một sĩ quan tham mưu của Langlais trước khi nó lao vào vách đất bùn của bốt chỉ huy nhưng không nổ.

Trung tá Gaucher đang đi theo để bảo vệ Béatrice từ boong ke của mình, bốt chỉ huy của tổ cơ động số 9 ở Claudine. Mặc dù được giao nhiệm vụ chỉ huy Tiểu khu trung tâm nhưng Bán lữ đoàn Lê dương số 13 vẫn là đơn vị, gia đình thứ hai và là cuộc sống của anh ta. Sự gián đoạn bất ngờ của đường liên lạc bằng radio với bốt chỉ huy của Thiếu tá Pégot ở Béatrice vừa làm cho người ta phải nản chí vừa báo trước một điềm gở sắp xảy ra nhưng những trục trặc đã không kéo dài. Tin tức về cái chết của Pégot và sĩ quan tham mưu của anh ta đã lọt ra ngoài từ Béatrice. Gaucher giờ sẽ phải duy trì liên lạc với các đại đội của Tiểu đoàn số 3 và trực tiếp phòng thủ tới khi nào có người thay thế Pégot. Anh ta triệu tập một cuộc họp tại bốt chỉ huy để chọn ra người thay thế Pégot trong số các chỉ huy đại đội ở Béatrice, nhưng lại không biết rằng hầu hết số đó đã bị chết hoặc bị thương. Anh ta đang diễn thuyết trước một nhóm nhỏ các sĩ quan thì một cú đánh trực tiếp vào bốt chỉ huy đã biến đêm thành ngày, làm bắn tung toé máu và thịt quanh căn phòng nhỏ bé. Trung tá nằm bất động, ngực rách toạc ra và khuôn mặt bị biến dạng. Hai sĩ quan khác nằm chết thẳng cẳng bên cạnh. Một người bị mất đầu. Một sĩ quan phụ tá còn sống sót cố sức tới gần để nghe lệnh. Gaucher yêu cầu: “Lau mặt cho tôi và cho tôi uống”. Anh ta được đưa ngay tới bệnh viện. Sau khi một người tới xem các vết thương của Gaucher, Thiếu tá Grauwin cho gọi linh mục Père Heinrich tới để làm các nghi lễ cuối cùng.

Được biết về cái chết của Gaucher, Đại tá De Castries lệnh cho Trung tá Langlais tiếp tục nhiệm vụ chỉ huy của Gaucher và thông báo rằng Thiếu tá De Séguin Pazzis, Tham mưu trưởng của De Castries sẽ chỉ huy đội quân dự bị trong đó có cả lính dù của Langlais. Khi Langlais lao qua bom đạn tới hầm của Gaucher, một tiếng nổ lớn đã làm vang dội cả không trung. Những ngọn lửa đỏ cuồn cuộn trong đêm phản chiếu những cái bóng méo mó trên mặt đất bị đạn pháo cày xới. Pháo binh của Việt Minh giành phần thắng khi một quả pháo rơi vào kho chứa nhiên liệu và Napan của Điện Biên Phủ.

Tại phòng phẫu thuật của bệnh viện Thiếu tá Grauwin đếm có tới 60 quả pháo trong một phút của đối phương rơi vào trong và xung quanh sở chỉ huy. Nhưng ngay lúc đó, anh ta đã không có thời gian để ngồi đếm. Điện thoại đổ chuông inh ỏi liên tiếp với những yêu cầu xe cứu thương và các báo cáo thương vong từ các tiểu đoàn. Trong ít phút, khu vực tiếp nhận của bệnh viện, nơi trú ẩn, phòng ăn, chỗ ngủ của sĩ quan đã chất đầy các thương vong đang rên rỉ. Đó là một cơn ác mộng cho đoàn phẫu thuật: những vết thương vào bụng, đầu và ngực, tay chân bị xé toác... Bị ngập đầu bởi những người bị thương, Grauwin ngờ rằng các đội phẫu thuật của các tiểu đoàn đã đưa quá nhiều bệnh nhân tới bệnh viện của anh ta. Một số vội gọi điện thoại cho biết trạm y tế của họ cũng đã quá tải. Họ không có sự lựa chọn nào khác nên đành đưa tới chỗ của anh ta. Trước khi phẫu thuật Grauwin liên lạc với De Castries yêu cầu một tổ phẫu thuật cần phải nhảy dù vào Isabelle. Anh ta sẵn sàng tiếp nhận thương binh từ cứ điểm bị cô lập đó và e rằng Việt Minh sẽ sớm cắt đứt tuyến đường nối Isabelle với các cứ điểm chính.

Hiện có khoảng 150 thương binh trong bệnh viện. Một số nằm trên cáng, một số nằm trên đất bùn. Mùi tanh của máu, nước tiểu và mùi chua của ói mửa nồng nặc trong căn hầm chật chội dưới lòng đất. Nhân viên của Grauwin băng bó, tiêm móc phin và quyết định ai được ưu tiên trước. Người Pháp, lính Lê dương, lính Algeri, lính Marốc, lính châu Phi da đen, lính người Việt; các sĩ quan và binh lính; PIM và những người phu - tất cả phải chờ đợi đến lượt. Grauwin làm việc trong trang phục một cái tạp dề phẫu thuật, cặp kính không dây đôi khi bị bắn đầy máu. Làm việc suốt đêm, chỉ ngừng một lúc để uống một chút cà phê hoặc một chút rượu, đội phẫu thuật đã mổ cho 10 người bị thương vào bụng, 15  người bị thương vào chân tay, 2 người bị thương vào sọ, 10 người bị thương vào ngực. Grauwin chiến đấu để cứu lấy những cánh chân, tay và tránh được nguy cơ hoại thư. Với một số người thì đã quá muộn và chân tay họ bị cắt bỏ. Trước khi màn đêm buông xuống, Grauwin và Trung uý Gindrey, người tới vào tháng 2 cùng với Đoàn phẫu thuật cơ động số 44 của Quân đội Việt Nam cộng hoà, đã phẫu thuật được 14 ca cắt bỏ chân tay.

Thiếu tá Crauwin sau này tả lại nhà xác của bệnh viện vào cái đêm bị bắn pháo và bộc phá dữ dội đầu tiên.

Cái hố rộng chất đầy xác chết; phía ngoài giữa cái hố và hàng rào thép gai có hàng trăm thi hài trên cáng, trên mặt đất, cứng đờ trong các vị trí. Một số được gói buộc trong mảnh vải bạt; số khác trong bộ quân phục chiến đâu, không cử động được trong tư thế mà cái chết tới bất ngờ với họ.

Cuộc chiến đấu về đêm để giành lấy Béatrice đã trở thành một trận đánh của những hạ sĩ quan. Tất cả các sĩ quan của Tiểu đoàn số 3 đều bị chết hoặc bị thương, các trung sĩ và hạ sĩ đã tiếp quản. Sự thất bại, trận bắn pháo ác liệt, các đợt tấn công kiên quyết của đối phương và việc thiếu vắng sự phản công của chiến hữu hoặc quân tăng cường luôn làm tiêu tan ý chí của các đơn vị ít người. Nhưng đây là lính Lê dương. Sự thống nhất trong kỷ luật, nhà nghề, truyền thống và tình bạn đã giúp họ còn sống sót. Sự u ám không mong chờ của các đợt tấn công và một đợt hoả lực có tổ chức hơn từ pháo binh của Piroth đã giúp cho một số trung đội bị tan tác tái hợp lại, lấy thêm đạn và chuẩn bị cho đợt tàn sát tiếp theo. Một lính Lê dương: “Tới gần cuối trận, chúng tôi đã bắn vào những người chết nhiều hơn là những người sống”. Trên 500 Việt Minh bị chết trong các đợt tấn công vào Béatrice. Các radio của đại đội, từng cái từng cái một bị phá huỷ. Bức điện cuối cùng từ Béatrice nhận được lúc 0 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3. Sĩ quan điều khiển radio của Đại đội 9 đang yêu cầu hoả lực của pháo binh tới boong ke chỉ huy và tới chính chỗ anh ta.

Ngày 14 tháng 3 thời tiết u ám, ẩm ướt, nỗ lực cho một đợt phản công từ sáng sớm của đám lính dù thuộc Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Tiểu đoàn dù xung tích số 8 với sự yểm trợ của xe tăng bị huỷ bỏ. Việt Minh đã chờ đợi dọc Đường 41 và lính dù bị chặn lại vì hoả lực dữ đội. Trong khi họ tái nhập lại và chờ đợi lệnh mới thì một sĩ quan bị thương từ Béatrice xuất hiện trên đường. Trong tình trạng đẫm máu và đi không vững, anh ta mang tới một bức điện. Chỉ huy của Sư đoàn 312 Việt Minh đề nghị một lệnh ngừng bắn trong vòng 4 tiếng, bắt đầu từ 8 giờ cho phép quân Pháp thu lượm người chết và thương binh. Sau mấy phút chờ đợi, khi De Castries nhận được lệnh từ Thiếu tướng Cogny là đồng ý với lệnh ngừng bắn, một tổ công tác dẫn đầu là Đại uý Le Damany - bác sĩ phẫu thuật của Tiểu đoàn số 3 cùng vị linh mục đã lái xe có cắm cờ chữ thập đỏ tới Béatrice. Xe jeep, xe tải và xe cứu thương chậm chạp tiến vào theo Đường 41 qua một vùng nông thôn bí hiểm đáng sợ.

Một sĩ quan Việt Minh tham gia với họ trước khi những chiếc xe tới được chân đồi phía dưới bốt chỉ huy của Tiểu đoàn 3. Cứ điểm bị trúng pháo tạo ra quang cảnh của những hố bom, những boong ke, ụ súng bị phá hủy. Sau trận đánh những vũ khí bị bẹp, các vỏ pháo rỗng, radio bị thải và những chiếc mũ sắt bị bỏ lại đã biến Béatrice thành một đống phế thải khổng lồ. Những bộ quần áo y tế dính đầy máu bay phấp phới trên hàng rào thép gai giống như những lá cờ trong đám tang. Việt Minh chuyển hết người chết và thương binh của phía họ cùng với tù binh, vũ khí và đạn dược thu được. Hàng trăm xác chết lính Lê dương nằm rải trên vùng đất bị cày xới tan nát. Những con nhặng xanh bâu đầy lên đám thi hài bị trương phồng, biến dạng. Một tổ cáng Việt Minh xuất hiện với một vài lính Lê dương bị thương nặng lê bước theo sau là một đoàn người bị thương. 1 giờ 30 Đại uý Le Damany dẫn đơn vị của anh ta quay về Điện Biên Phủ. Có một số phán đoán về lý do của lệnh ngừng bắn ngày 14 tháng 3. Tư lệnh tối cao Pháp ở Sài Gòn nói với báo chí rằng điều đó được dàn xếp theo một yêu cầu của phía Việt Minh. Việt Minh không đi vào chi tiết mà chỉ cho rằng đó là một cử chỉ nhân đạo. Một số nhà quan sát thấy lệnh ngừng bắn này như một mưu đồ chiến tranh tâm lý được đưa ra nhằm làm suy giảm tinh thần của quân đồn trú. Họ cho rằng Việt Minh chắc chắn những câu chuyện về cảnh tượng ảm đạm ở Béatrice sẽ lan khắp Điện Biên Phủ một khi tổ công tác và những lính Lê dương bị thương quay về.

Dù sự thật nào đi chăng nữa thì toàn bộ quân đồn trú đều sửng sốt bởi sự thất bại ở Béatrice và cái chết của Đại tá Gaucher. “Le Vieux” - biệt danh được lính Lê dương biết tới của đại tá đã trở thành một biểu tượng vô địch, một sự kết nối giữa lính Lê dương trước đây và lính Lê dương hiện nay. Hơn nữa thông tin là chỉ có 2 trung uý và 192 lính của Tiểu đoàn số 3 còn sống sót trong các cuộc tấn công và đang trên đường quay về Điện Biên Phủ đã gây thêm một cú sốc nữa. Bán lữ đoàn 13 đã từng chiến đấu tới cùng ở Bir Hakeim giờ đây là một trong các tiểu đoàn của nó lại bị Việt Minh đánh úp. Thật không thể tin nổi. Những lời đồn xấu về sự thất bại đấy đủ lan tới quân đồn trú giống như những ngòi nổ được đốt cháy.

Có sự phán đoán khá tiêu cực về việc thực thi mệnh lệnh của Đại tá De Castries trong đêm 13 tháng 3. Nhiều người cho rằng ông ta và đám tham mưu của ông đã không rời khỏi vị trí an toàn trong bốt chỉ huy và thà đi tiểu vào những chiếc can rỗng còn hơn phải liều mạng trước hỏa lực của đạn pháo. Sự chỉ trích như vậy có thể không công bằng, vì với bất cứ vị chỉ huy nào trong những hoàn cảnh như vậy đều sẽ mong muốn ở lại cạnh những chiếc bản đồ và điện đài để liên lạc với Thiếu tướng Cogny ở Hà Nội. Nghiêm trọng hơn là ấn tượng về sự do dự và không quyết đoán của De Castries trong việc ra lệnh một đợt phản công sớm. Điều đó đã làm cho quân đồn trú không biết rằng thư ký của De Castries đã được đưa về Hà Nội ngày 14 tháng 3. Cô ta cùng với một số thương binh nặng được đưa lên chiếc Beaver bất chấp sự cản trở của pháo binh để trả lại 6 chiếc cáng cho Thiếu tá Grauwin.

Sự thất bại của Béatrice có một ý nghĩa tức thời đối với binh lính của Tiểu đoàn số 5 Trung đoàn Algeri số 7 đang chiếm giữ Gabrielle. Vì là những người chiếm giữ cứ điểm phía Bắc trong khu phòng thủ nên họ đã trực tiếp chứng kiến trận đánh. Họ nghe thấy một loạt pháo dồn dập bắn vào Béatrice. Những tay súng này người Algeri và Oran từ Blida và từ những dãy núi Aurès đã lớn lên trên mảnh đất nơi mà lính Lê dương với tất cả những lỗi lầm đã trở thành truyền thuyết. Luôn có sự kình địch giữa các trung đoàn người Algeri với lính Lê dương. Họ chiến đấu cạnh nhau ở châu Âu trong Thế chiến II. Cùng với người Marốc và lính Lê dương, họ tạo ra một nòng cốt vững chắc trong các lực lượng mặt đất của Pháp ở Đông Dương. Các cựu hạ sĩ quan người Algeri đã bị sốc bởi sự thất bại của Béatrice. Chỉ huy Tiểu đoàn số 5, Thiếu tá Roland de Mecquenem và người thay thế ông ta là Thiếu tá Kah đã có thể ghi lại được một số thông tin trao đổi trên đài giữa Béatrice và bốt chỉ huy của Gaucher. Hiện tại, trước sự ra đi của Béatrice, Gabrielle thậm chí còn bị cô lập và dễ bị tổn thương hơn. Dù sao binh lính của Tiểu đoàn số 5 cũng tự hào với những khu nhà, hầm trú ẩn và lều được dựng bằng gỗ Tếch mà họ đã làm ở Gabrielle để sẵn sàng trước mọi đợt tấn công.

Lệnh ngừng bắn kết thúc vào trưa ngày 14 tháng 3, cơn mưa tầm tã ở Điện Biên Phủ đã làm nước trên vào các đường hào, hầm trú ẩn và biến mặt đất thành bùn lầy. Pháo binh Việt Minh đã hoạt động trở lại, tập trung vào đường băng và sở chỉ huy. Trưa hôm đó, 30 chiếc C-47 vượt qua những đám mây của cơn mưa để thả đợt quân tăng cường đầu tiên theo đề nghị của De Castries. Tiểu đoàn dù ngụy số 5 (hay còn gọi là Bawouan) do đại uý André Botella - cựu sĩ quan dù vẫn còn tập tễnh vì một vết thương trong Thế chiến II – chỉ huy đã trở lại Điện Biên Phủ. Thời tiết và hoả lực pháo binh đã làm cho đợt nhảy dù hết sức khó khăn. Một số đại đội của Bawouan 5 chịu nhiều thương vong trước khi tới được vị trí định trước ở Eliane, đã rất mệt mỏi với cuộc hành quân 10 km từ khu vực nhảy dù.

15 giờ, một chiếc C-47 thả một tổ phẫu thuật theo yêu cầu của Thiếu tá Grauwin vào gần bốt chỉ huy trung tâm mà không vào Isabelle như theo chỉ dẫn. Grauwin theo dõi thấy 8 chiếc dù rơi xuống khu có tiếng đạn nổ nhưng thật may là không một ai bị trúng đạn. Họ vội vã ra khỏi khu vực đó để tới Isabelle bằng một chiếc xe tải đã đợi sẵn từ trước. Sau đó, một cú điện thoại từ Gabrielle thông báo cho Grauwin rằng bác sĩ Dechelotte của tổ phẫu thuật Bawouan 5 đã bị thương. Bác sĩ này tới được bệnh viện và cho biết đợt tấn công vào Gabrielle sắp diễn ra. Không có sẵn bác sĩ, một sinh viên y người Áo được cử tới Tiểu đoàn Algeri số 5 để thay bác sĩ Dechelotte.

Trong khi những lính Algeri ở Gabrielle chuẩn bị tinh thần cho một đợt tấn công của đối phương thì lính cơ khí của lực lượng không quân đang phải làm việc ngày đêm để sửa chữa những chiếc máy bay chiến đấu Bearcat còn lại. Hoả lực pháo của đối phương làm cho đường băng không còn người bảo vệ. Vấn đề bây giờ là cứu lấy những gì còn lại của máy bay ở Điện Biên Phủ. Mặc dù họ sử dụng cờ lê, mỏ lết hơn là súng trường và tiểu liên, nhưng thợ cơ khí đã không rút ra được bài học nào từ lính bộ binh. Nơi làm việc của họ đã trở thành một mục tiêu thường trực. Những mảnh pháo chém vào thân máy bay khi họ chỉ sửa chữa tạm động cơ điều chỉnh lại cần số. Trời tối rất nhanh, lúc nhá nhem là một cơ hội gấp 3 lần bình thường. Các phi công của 3 máy bay Bearcat nổ máy, lao ra khỏi những chiếc lều như những con ong bay ra khỏi tổ, đập ầm ầm trên đường băng và bay vượt lên những đám mây thấp. Bị bất ngờ, Việt Minh trút cơn tức giận bằng cách tập trung hoả lực vào 6 chiếc máy bay chiến đấu còn lại. Chiếc máy bay lớn ngay lập tức bị bốc cháy. Mọi đường viện trợ giờ phải tới bằng không quân từ Hà Nội, Lào hoặc hàng không mẫu hạm Arromanches. Khi chiếc máy bay Bearcat trốn thoát và bay tới nơi an toàn, quân đồn trú của Gabrielle phát hiện thấy 2 trung đoàn Việt Minh đang tập trung cho một đợt tấn công. Một sĩ quan của bốt chỉ huy Tiểu đoàn Algeri số 5 nhớ lại cảnh tượng lúc đó:

Họ bò lên các đồi 604 và 702 như những con mối. Mỗi người trong 4 đại đội chúng tôi đều nắm vững vị trí chiến đấu. Lúc 18 giờ, công việc chuẩn bị pháo binh… thật là một địa ngục! Điều này có gì đó mới... sự bất ngờ của Tướng Giáp! Cuộc chiến tranh thực sự hiện đại với cối 81, 105, 120 ly... không hề có quân du kích. Pháo của chúng tôi đều ngừng hoạt động. Binh lính cố gắng rời các hố để đưa các bộ phận vào vị trí nhưng hoả lực của đối phương tới từ khắp nơi. Lúc 20 giờ, trạm phát sóng bị trúng đạn. 2 trong 4 lính bị chết và không còn chiếc radio nào.

Đại đội 4 bị ảnh hưởng của đợt tấn công đầu tiên. Các khẩu trọng pháo của đối phương đã đánh sập bốt chỉ huy, giết chết Trung uý Moreau, chỉ huy đại đội. Vị trí phòng thủ được đặt trên một sườn đồi dốc và được bảo vệ bằng một rừng hàng rào thép gai, nhưng cho dù hoả lực của Pháp dữ dội, bộ đội vẫn không hề do dự.

Việt Minh tiến thẳng lên như những người leo núi: 10 người bị ngã xuống nhưng 50 người khác vẫn đang leo. Những bức điện tới chỗ thiếu tá: “Việt Minh đã tới hàng rào thép gai, Việt Minh đang tràn qua hàng rào, Việt Minh đang trong vị trí của chúng ta”. Hỏa lực can thiệp của ta lẫn với hoả lực của đối phương. Một đợt trình diễn như đàn đom đóm. Sau đó, ngừng lại một lát rồi họ chờ cho tới khi mặt trời lên.

Thiếu tá De Mecquennem thông báo với De Castries rằng lính của ông ta đang duy trì và chờ đợi đợt tấn công tiếp theo.

Sự lắng dịu rất ngắn ngủi. Hỏa lực pháo binh của đối phương giờ thậm chí còn tập trung hơn, tìm kiếm những gì còn lại của các loại vũ khí hạng nặng ở Gabrielle. Pháo binh Việt Minh rõ ràng đã bỏ đi nhiều cuộc tấn công ồ ạt vì mục tiêu chắc chắn và thận trọng hơn. Lính Algeri sử dụng các loại vũ khí tự động, lựu đạn, lưỡi lê để đẩy lùi Việt Minh. Súng phun lửa bắn vào những Việt Minh đang cố giữ lấy những gì họ đã chiếm được. Lính Algeri chiến đấu với lòng quyết tâm cao độ, làm hết sức mình lờ đi những loạt đạn liên tiếp và tập trung vào các mục tiêu năng động.

Lúc 2 giờ, Gabrielle yên lặng đến bất ngờ. Lính phòng thủ đã dùng thời gian này để đưa thêm đạn vào các vị trí và tranh thủ ăn chút đồ ăn nguội lạnh. Mặc dù mong muốn không nói ra được, nhiều người hy vọng rằng Việt Minh sẽ từ bỏ nỗ lực của họ. Nhưng dù tổn thất cũng không ngăn cản được Tướng Giáp, đặc biệt trong một cuộc đấu có quá nhiều mạo hiểm. Sư đoàn 308 của ông đang bị suy giảm. Một trung đoàn mới của Sư đoàn 312 đang triển khai để tiến hành cuộc tấn công tiếp theo.

Không ai nghĩ điều đó có thể xẩy ra nhưng trận nã pháo đã bắt đầu lúc 3 giờ 30 thậm chí còn tồi tệ hơn trận trước. Các khẩu đội pháo tăng cường của đối phương đã tham gia vào trận. Một quả pháo trực tiếp quét sạch trung đội pháo Lê dương và phá huỷ hết các vũ khí. Lúc 4 giờ, Thiếu tá De Mecquenem nói với De Castries: người ta hứa đảm bảo cung cấp thêm pháo binh và một cuộc phản kích bằng xe tăng nếu đối phương tăng cường áp lực. Lính Algeri chuẩn bị chiến đấu trong đợt tấn công mới đã tới hàng rào thép gai. Cũng như ở Béatrice, sĩ quan Pháp đã bị thương vong nặng. Các hạ sĩ quan người Algeri đã chiếm đóng các vị trí. Thật mỉa mai, một số hạ sĩ quan đã chiến đấu dũng cảm ở Gabrielle lại trở thành các sĩ quan của phong trào giải phóng dân tộc Algeri trong cuộc chiến tranh giành độc lập sắp tới với nước Pháp.

Sau cuộc nói chuyện với De Castries, De Mecquenem và các sĩ quan cao cấp được triệu tập nhanh chóng trong hầm chỉ huy của anh ta. Đúng lúc đó, một quả pháo có ngòi nổ chậm đã rơi xuống hầm và nổ tung. Đó là sự tái diễn của thảm hoạ ở Béatrice. Thiếu tá De Mecquenem bị thương nặng và nằm bất tỉnh, một chân của Thiếu tá Kah bay mất và nhiều sĩ quan khác bị thương nặng. Đường dây liên lạc của bốt chỉ huy với các đại đội của Tiểu đoàn 5 và hầm chỉ huy của De Castries bị cắt đứt. Gabrielle tạm thời như một chiếc tàu khu trục không người lái. Sau mấy phút, đài phát của Đại uý Gendre Đại đội 3 đã liên lạc được với sở chỉ huy. Gendre giải thích những gì đã xảy ra và yêu cầu cho tăng cường quân. Sở chỉ huy hứa mở một đợt phản kích vào lúc hoàng hôn và yêu cầu đơn vị anh ta canh giữ vị trí cho tới lúc đó.

Các sĩ quan của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Tiểu đoàn dù xung kích số 8 đã mong chờ để được tham gia vào cuộc phản kích cứu Gabrielle. Thiếu tá Séguin-Pazzis đã chuẩn bị kỹ một kế hoạch chi tiết cho đợt phản công này. Nó tính tới khả năng các cuộc hành quân của đối phương để ngăn chặn lực lượng giải vây từ phía bắc dọc theo đường mòn. Các chỉ huy lính dù đã xác định chỗ cạn của sông Nậm Rốm ở bản Kê Phai, nơi lính công binh đã dựng tạm một chiếc cầu phao, như một vị trí thích hợp cho lực lượng ngăn chặn của Việt Minh. Nhưng lính dù với sự hộ tống của 3 xe tăng M-24 đã rất tự tin mở đường tiến lên.

Sự thay đổi đột ngột ở phút cuối của Trung tá Langlais đã làm cho kế hoạch bị đảo ngược. Đòn nghi binh của đối phương vào Dominique làm cho ông ta phải cân nhắc tới tính khả thi của một cuộc tấn công qui mô lớn vào khu phòng thủ bên trong của Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 đang chiếm giữ các vị trí bảo vệ cho phía Nam của Junon và phía Tây của Claudine. Tiểu đoàn dù xung kích số 8 đang bảo vệ đường băng. Langlais có lẽ phải nhờ tới họ nếu có một cuộc tấn công vào Dominique. Vì thế, ông ta đã quyết định giao đợt phản kích này cho Bawouan 5.

Mặc dù Langlais đã nói rõ đợt chuyển quân này với De Castries nhưng các chỉ huy lính dù và Séguin- Pazzis vẫn phản đối. Họ đã phải thực hiện những chuyến đi vất vả để khảo sát địa hình và thăm dò chiến trường. Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Tiểu đoàn dù xung kích số 8 được tác chiến cùng nhau. Đợt nhảy dù của Bawouan 5 dưới làn hoả lực đã trở thành một thử thách gay go. Tồi tệ hơn, vì lính dù Việt Nam đã ở Điện Biên Phủ từ trước nên cả quang cảnh và tình hình chiến thuật đã thay đổi và hiện tại họ đang ở Eliane, cứ điểm phía Nam của vành đai phòng thủ bên trong. Điều này nghĩa là Bawouan 5 bị mất phương hướng, mệt mỏi sau khi đào các vị trí mới sẽ cần được yểm trợ trên một đoạn đường khá xa trước khi tới điểm xuất phát lúc hoàng hôn. Đại tá Langlais không thay đổi kế hoạch mà đồng ý cho hai đại đội của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 yểm trợ cho lính dù Việt Nam. Thừa nhận rằng Langlais luôn đánh giá thấp về khả năng của Bawouan 5 và quyết định sử dụng Bawouan 5 của ông cho đợt phản kích là một vấn đề đáng ngờ.

Đại uý Botella tập trung binh lính của Bawouan 5 và các đại đội đầu tiên đã bắt đầu hành quân. Họ qua sông Nậm Rốm, tới đầu đường băng phía Bắc nơi họ hy vọng gặp được những người hướng dẫn của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1. Còn lính dù Lê dương vẫn tiếp tục tiến lên theo lời kêu gọi cứu viện của Gabrielle. Như dự tính, Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 đụng độ phải một lực lượng chặn đánh ở chỗ cạn của sông Nậm Rốm. Trung uý Desmaizieres của Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 kể lại:

Trận đánh bắt đầu rất ác liệt. Đại đội 4 bị tổn thất nghiêm trọng. Norbert, chỉ huy đại đội bị thương vào bắp đùi làm anh ta la hét dữ dội, vừa mặc áo vừa thở hổn hển và yêu cầu yểm trợ. Sau đó anh ta được bác sĩ Body chữa trị vết thương. Trung uý Boisbouvier và Bertrand đã vượt qua chỗ sông cạn nhưng lại bị lính Lê dương kiềm chế. Tiến về phía trái của đường mòn, được hỏa lực và xe tăng yểm trợ, Đại đội 3 đã phá vây thành công và tiến về phía mục tiêu.

Đại đội của Desmaizieres và những người còn lại của Đại đội 4 đã tới Gabrielle. Chỉ còn lại quang cảnh bị phá huỷ. Cho dù sức mạnh giờ chỉ còn không đến trăm người nhưng lính dù Lê dương vẫn chuẩn bị để phản kích. Desmaizieres nhớ lại những gì đã xảy ra lúc đó: “Chúng tôi ngạc nhiên với những gì nhìn thấy: lăn xuống đồi trong một chiếc túi, lính súng trường người Algeri đang rời vị trí theo mệnh lệnh”. Sau khi chứng kiến cảnh vội vã của Thiếu tá Séguin-Pazzis ra lệnh rút lui. Trung uý Desmaizieres và đại đội của anh ta đã lên đường quay về Điện Biên Phủ. Anh ta nhớ lại: “Gabrielle đã kết thúc. Thực tế, một số lính người Algeri đã ở vị trí tới khi trời tối trước khi bị sụp đổ. Các đại đội còn lại của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 rút lui dưới làn hoả lực của súng ca nông Việt Minh. “Họ dường như đang tổ chức mừng thắng lợi”. Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 chết 9 người, 46 người bị thương. Một trong 3 xe tăng đi cùng bị trúng đạn và chỉ huy bị chết.

Sự thất bại của Gabrielle là do lỗi truyền sóng. Đại uý Jean Lucciani của Tiểu đoàn dù lê dương số 1 kể lại những gì đã diễn ra:

Trận đánh thực sự bị thất bại do một lỗi đó là hiểu lầm. Cuộc phản kích của chúng tôi vào Gabrielle là muốn giải vây cho những người Algeri, chiếm lấy cứ điểm chứ  không phải để nhận những người còn sống sót mà họ để lại ở vị trí. Người Algeri đã chiến đấu anh dũng để chống lại điều kỳ cục này còn lời nói sai lầm bị bỏ qua và cứ điểm này bị bỏ lại.

Thiếu tá Maurice Guiraud của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 đã liên lạc với De Castries yêu cầu tăng quân. Đại tá nói với ông ta phục hồi những người sống sót còn khỏe mạnh ở Gabrielle như một biện pháp lấp chỗ trống. Đại uý Gendre vẫn đang chiếm giữ cứ điểm, đã nghe được đoạn hội thoại trên đài phát thanh. Đoạn duy nhất là: “Phục hồi các đại đội còn lại ở Gabrielle”. Thấy thế đại uý lệnh cho binh lính nối liên lạc và nhờ tới lính dù.

Bị chậm lại vì những đống thép gai chắn đường ở Huguette, thiếu người dẫn đường, Bawouan 5 tới chậm một tiếng sau 2 đại đội của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1. Hoả lực pháo binh đối phương cũng làm đội quân này tiến chậm hơn. Một số lính dù người Việt không tiến lên được cho dù các sĩ quan chỉ huy quát tháo và đe doạ. Bawouan 5 tới sau Gabrielle đúng lúc các xe tăng rút ra mang theo những người chết và bị thương, quân đồn trú còn sống sót đi thành dòng xuống đồi. Đại uý Botella chẳng còn gì để làm nên lệnh cho tiểu đoàn tham gia cùng đợt rút lui. Lính Algeri chết 501 người khi đang bao vệ Gabrielle. Theo quan điểm thực tế thì tiểu đoàn này đã không còn tồn tại. Hai cứ điểm của Điện Biên Phủ giờ đã bị xoá sạch trên bản đồ.

Trong trận đánh giành Gabrielle. Đại tá Piroth đi lang thang qua sở chỉ huy giống như người mộng du. Mặc dù Đại tá De Castries chú ý thấy thái độ lạ lùng của viên chỉ huy pháo binh và yêu cầu một linh mục chú ý tới anh ta, song hầu hết các sĩ quan đều rất lo lắng về trạng thái tinh thần của Piroth. Piroth ở trong bốt chỉ huy cứ lẩm bẩm một mình rằng lẽ ra anh ta phải sử dụng hoả lực phản pháo sớm hơn để giành thắng lợi, rồi với hai hàng nước mắt anh ta xin lỗi những người còn sống sót ở Gabrielle vì không cung cấp đủ pháo binh cho họ rồi lịm dần đi. Thi hài của đại tá sau này người ta tìm thấy trên một chiếc giường nhỏ trong hầm. Rõ ràng anh ta đã dùng răng kéo chốt lựu đạn, ôm chặt nó vào người và thả chốt ra. Đại tá De Castries cố giữ bí mật chuyện này và chỉ báo cáo về cái chết của Piroth ngoài chiến trường nhưng tin tức về vụ tự sát nhanh chóng lan truyền tới các đơn vị ngày hôm sau. Ngày 15 tháng 3 đã trở thành một ngày u ám cho những lính phòng thủ của Điện Biên Phủ.

NHỮNG ĐIỀU ẢO TƯỞNG Ở VÙNG LÒNG CHẢO

Dưới những trận bom napan của đối phương thì dù là đất đá cũng phải toé lửa”

Tướng Trần Độ


Ngày 14 tháng 3, Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 6 của Thiếu tá Bigeard nhận được lệnh khẩn cấp rời bỏ nhiệm vụ bảo đảm an ninh ở sân bay Cát Bi để quay trở về Hà Nội. Đúng 8 giờ ngày 15 tháng 3, Bigeard báo cáo cho Thiếu tướng Cogny và được lệnh đưa tiểu đoàn dù quay lại Điện Biên Phủ. Khi kể lại trong cuốn sách của mình Bigeard nói đã phát hiện thấy không khí ảm đạm khó hiểu bao trùm lên sở chỉ huy sau sự thất bại của hai căn cứ. Cogny nói với anh ta: “Tình hình đang trở nên tồi tệ, Việt Minh làm chúng ta bất ngờ, hai cứ điểm Béatrice và Gabrielle thất bại, chúng ta mất 2 tiểu đoàn, pháo binh tê liệt. Báo cáo từ Hà Nội vào cho biết trận đánh nảy sinh nhiều yếu điểm, chúng ta chưa giành một thắng lợi nào và các cuộc phản công của chúng ta đều không hiệu qủa”.

Bigeard chấp nhận mệnh lệnh và chỉ ra rằng tiểu đoàn của anh ta cần được nghỉ ngơi. Tiểu đoàn 6 đã tham gia vào tất cả các chiến dịch trong 20 tháng qua và cần có thời gian để thở. Cogny hiểu nhưng vẫn kiên quyết. Tiểu đoàn của Bigeard không thể thiếu đối với sự sống còn của Điện Biên Phủ và những chiếc máy bay C-47 đang chờ đợi họ.

Trong khoảng thời gian ít ỏi để chuẩn bị, Bigeard chỉ có thể thăm dò thái độ ở sở chỉ huy. Chuyến thăm của anh ta tới bộ phận tác chiến đã làm cho binh lính ở đó coi sự thất bại của căn cứ này là điều tất yếu. Họ nói với anh ta rằng: “Chúng ta đã nhúng một ngón tay vào giải quyết, giờ chúng ta buộc phải dùng cả cánh tay”. Cơ bắp chân của Bigeard vẫn bị sưng lên và đau nhói. Mặc cho bác sĩ khuyên ở lại Hà Nội để điều trị nhưng anh ta vẫn quyết định đi. Không thể tin rằng Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 6 sẽ tham gia chiến đấu mà không có Bigeard.

Sự ảm đạm ở sở chỉ huy Hà Nội lan truyền tới Điện Biên Phủ. Hành động tàn sát của các tiểu đoàn lính Lê dương, lính Algeri và vụ tự sát của Đại tá Piroth là đòn giáng mạnh vào tinh thần của quân đồn trú. Thực tế việc De Castries và Trung tá Keller không chịu nổi sự vất vả của chiến trường là một điềm gở được báo trước. Đó là một giai đoạn căng thẳng và mệt mỏi. Đại tá De Castries xuất hiện là để giải toả thái độ tò mò mà chính nó sẽ tác động tới vai trò chỉ huy của ông ta trong những ngày sắp tới. Trung tá Langlais không chịu nhượng bộ khi ông ta cố gắng ngăn chặn các đợt tấn công của Việt Minh và triển khai quân dự bị để lấp những chỗ trống trong phòng thủ. Sự phối hợp giữa các tổ đội, đơn vị đang phải căng ra vì các sĩ quan chủ chốt bị thương nhiều và sở chỉ huy của De Castries lại không bổ nhiệm kịp thời ban lãnh đạo.

Lính súng trường và các xạ thủ, những người đang phải chịu đựng đòn chủ lực của các đợt tấn công có thể đã không là điều bí mật đối với cấp trên của họ nhưng họ biết rằng cầu hàng không tới Hà Nội sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề của quá khứ. Đường băng liên tục bị bom oanh tạc, chỉ có những chiếc máy bay y tế C-47 là vẫn hạ cánh và đôi khi có cả những chuyến máy bay liên lạc. Các phi công đang phải đương đầu với làn hoả lực phòng không chính xác và dày đặc của Việt Minh. Họ nghĩ rằng đồ tiếp tế thả xuống sẽ được cung cấp liên tiếp cho quân đồn trú và đảm bảo một phần cho cuộc chiến đấu. Cũng như tất cả binh lính chiến đấu, binh lính trong các công sự luôn nghĩ tới điều gì sẽ xảy ra nếu họ bị thương. Cho tới giờ, những người bị thương nặng đã được chuyển đi kịp thời, và phải thừa nhận sự nỗ lực dũng cảm của những chiếc máy bay y tế. Sự lựa chọn duy nhất là bệnh viện đẫm máu và hôi hám đã bị quá tải của Điện Biên Phủ.

Pierre Schoendoerffer, nhà quay phim quân đội bị thương nhẹ trên Đồi 781 trong trận đánh ngày 5 tháng 3, đang điều dưỡng ở Sài Gòn nhận được một bức điện khẩn từ Hà Nội của một đồng nghiệp - nhà nhiếp ảnh Jean Péraud gửi thông báo rằng cả hai cần có mặt ở Điện Biên Phủ. Cái chết của Jean Martinoff và việc sơ tán André Lebon bị thương để lại một mình nhà nhiếp ảnh Daniel Camus bao quát trận đánh. Schoendoerffer vội vã tìm một chỗ trên máy bay để tới Hà Nội. Điều đó không dễ dàng vì các sĩ quan tham mưu và quân tăng cường đã đầy kín các chuyến bay. Trong tình thế như vậy thì một lính súng trường có quyền ưu tiên cao hơn một người quay camera. Vào ngày 16 tháng 3, Péraud đi cùng với tiểu đoàn của Bigeard. Hai ngày sau, sau một trận tranh giành quyết liệt ở Hà Nội để tìm một chỗ trên máy bay nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Schoendoerffer tụ họp được với các đồng đội của mình. Camus, Péraud và Sehoendoerffer phải ở lại Điện Biên Phủ trong suốt trận đánh.

Ngày 16 tháng 3 quân đồn trú nhận được những thùng hàng cứu trợ lớn được thả xuống 2 khu vực thả hàng tiếp viện. Chuyến hàng gần đường băng chính gồm đạn dược, một điện dài phát tín hiệu hướng dẫn máy bay và nhiều hàng y tế. Chuyến hàng xuống khu vực Octavie gần cứ điểm Isabelle thả các xạ thủ thay thế cho 8 người bị chết hoặc bị thương do hoả lực địch, các súng đại bác cỡ 105 ly thay thế cho 6 khẩu súng bị phá hủy, quân thay thế cho Tiểu đoàn dù xung kích số 8 và hơn 600 lính của Tiểu đoàn 6 do Thiếu tá Bigeard chỉ huy.

Mưa và sương mù làm chậm các đợt hàng tiếp viện tới tận sau 11 giờ. Cuối cùng, tiếng ồn của động cơ và tiếng nổ của vũ khí phòng không cho thấy sự có mặt của chuyến bay dẫn đầu. Pháo của đối phương đang bắn về phía khu vực thả hàng tiếp viện Octavie khi lính Pháp và lính Việt Nam thuộc Tiểu đoàn số 6 đang nhẩy xuống. Bigeard lao mạnh xuống đất và phải nhờ tới sự giúp đỡ. Hiện tại anh ta bị bong gân mắt cá và đau bắp chân. Bắt liên lạc với các chỉ huy đại đội, anh ta yêu cầu báo cáo thương vong và lệnh cho quân dàn ra trong khi di chuyển tới Điện Biên Phủ. Sau đó anh ta đi tập tễnh tới cứ điểm Isabelle, của Đại tá André Lalande, gọi điện về sở chỉ huy yêu cầu cho một xe jeep tới để đưa Bigeard về cứ điểm chính.

“Bigeard quay lại!” Tin tức quay về của anh ta lan truyền khắp Điện Biên Phủ như một nguồn cổ vũ tinh thần. Chỉ huy và binh lính Tiểu đoàn 6, với sự hiếu chiến và lạnh lùng dưới làn hoả lực là biểu tượng tốt đẹp nhất của Tập đoàn Viễn chinh Pháp. Nếu Bruno (biệt danh của Bigeard) quay trở lại để cùng chung số phận, quân đồn trú có lý trí thì vẫn còn có hy vọng. Về phần mình Bigeard nhanh chóng cảm nhận thấy sự thất vọng và ý thức đạo đức kém xung quanh anh ta. Mặc dù được báo trước nhưng anh ta vẫn bị sốc bởi những gì thấy được. Câu chuyện của Đại uý Botella về việc anh ta đuổi một số lính dù người Việt khỏi Bawouan 5 vì tội tác chiến kém trong trận phản công ở cứ điểm Gabrielle đã gây ấn tượng đối với Bigeard vì yêu cầu cấp bách lúc đó là tăng thêm sinh lực cho quân đồn trú. Các vấn đề trở nên tồi tệ hơn, Bigeard và Trung tá Langlais đã va chạm nhau ngay khi anh ta quay trở về. Vì Langlais đã lệnh cho một đại đội thuộc Tiểu đoàn 6 tiến hành tuần tra mà không thông qua Bigeard. Đi tập tễnh vào bốt chỉ huy của Langlais bằng chiếc nạng gỗ, Bigeard tức giận nói với Langlais rằng bất cứ mệnh lệnh nào cho Tiểu đoàn 6 đều phải thông qua anh ta. Thậm chí anh ta còn nhắc lại lời của Thiếu tướng Cogny rằng dường như sẽ không có gì là thuận lợi ở Điện Biên Phủ và anh ta phải chú ý tới tình hình thay đổi. Sau đó Bigeard tả lại việc Langlais đã phá vỡ sự bế tác như thế nào. “Anh nói với tôi anh là một Lorrain còn tôi là một Breton. Cả hai chúng ta đều cứng đầu. Chúng ta hãy đập mạnh vào cái cột này thì sẽ thấy ngay ai cứng đầu hơn!” Lúc đó cả hai cùng phá lên cười. Từ đó Langlais và Bigeard hiểu nhau hơn. Họ đã tạo ra một đơn vị đoàn kết, một sự cố kết trong đám binh lính để cùng thực hiện các nỗ lực của Pháp ở Điện Biên Phủ.

Ngày 17 tháng 3, sương mù tan chậm, nó bao trùm lên các căn cứ trong thung lũng giống như một bức màn phong cho phép những toán quân có đủ thời gian để ăn uống. Sương mù còn yểm trợ cho binh lính của hai đại đội thuộc Tiểu đoàn ngụy Thái số 3 ở căn cứ Anne-Marie. Ngoài yếu tố ở trong môi trường thành luỹ và lo lắng về các gia đình bỏ theo Việt Minh, lòng trung thành của người Thái đã bị dao động vì sự thất bại của căn cứ Béatrice và Gabrielle. Nếu những đội quân lính Lê dương cao to, lạnh lùng và những tay lính người Algeri không thể chịu đựng được các đợt tấn công của đối phương thì làm sao họ có thể hy vọng tiếp tục chiến đấu. Người Thái từ lâu đã trở thành mục tiêu của chiến dịch chiến tranh tâm lý của đối phương do những người Thái ủng hộ Việt Minh và những dân làng hoạt động cho Cộng sản thực hiện. Những lá truyền đơn tuyên truyền của Việt Minh bằng ngôn ngữ dân tộc được tìm thấy trong các vị trí của tiểu đoàn người Thái. Nhưng chủ yếu các đợt oanh tạc pháo của đối phương là yếu tố quyết định trong việc đào ngũ của họ. Chiến tranh trong các vùng lãnh thổ của người dân tộc có những nguyên tắc riêng của nó. Bạn tấn công khi bạn đang khoẻ và rút nhanh chóng vào rừng nếu đối phương có lợi thế hơn. Với người Thái, lúc đó dường như vẫn bất động trong một đường hào trên một ngọn đồi trọc. Lặng lẽ và thận trọng đám người Thái hạ vũ khí và trườn qua hàng rào thép gai, bỏ lại hai căn cứ ở phía Bắc của Anne-Marie cho Việt Minh. Các sĩ quan Pháp và một ít người Thái không tham chiến cùng các binh lính không trốn được phải nhờ tới một đại đội người Thái đang cố thủ ở đó. Sau đó, một đại đội từ tiểu đoàn của Bigeard đã cố gắng lấy lại các vị trí bị mất nhưng hoả lực của Việt Minh quá mạnh và cuộc tấn công phải huỷ bỏ. Hai bốt còn lại của căn cứ Anne-Marie sau đó được hợp lại thành một phần của khu vực phòng thủ “Huguette”.

Tổng cộng 254 người Thái được ghi vào danh sách những kẻ đào ngũ ngày 31 tháng 3. Cũng không phải chỉ có người Thái rời bỏ vị trí chiến đấu. Một bài báo của Hãng tin Trung Quốc công bố những kẻ đào ngũ trong quân đồn trú ở Điện Biên Phủ đã gây ra một rắc rối cho Navarre ở Paris. Navarre phải báo cáo sự việc đào ngũ của 2 lính Lê dương ngày 17 tháng 3 và sau đó là 12 lính Lê dương trong tháng 4. Một số binh lính người Việt và người Bắc Phi cũng liều mạng đầu hàng để trốn khỏi vùng lòng chảo Điện Biên Phủ. Trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, một số lẻ đào ngũ đã trở thành những kẻ phản bội và phục vụ trong hàng ngũ Việt Minh. Với một số, Điện Biên Phủ trở thành trận chiến cuối cùng của họ. Một bức điện tối mật từ Điện Biên Phủ đã thông báo cho sở chỉ huy ở Hà Nội:

Cuốn phim tài liệu của phóng viên cho biết hôm nay phát hiện thấy 6 bức ảnh và 7 thi hài người châu Âu trong số thương vong của Việt Minh. Những dấu hiệu phân biệt: hình xăm: đầu của một phụ nữ bên cánh tay phải... Yêu cầu nhận dạng nếu có thể.

Một số pháo phòng không 37 ly của Liên Xô hiện đã được di chuyển gần hơn tới đường băng, độ chính xác của hoả lực này đã làm cho việc cứu thương càng thêm khó khăn. Súng máy cỡ lớn của Việt Minh và pháo thu ở các vị trí của căn cứ Gabrielle, Anne-Marie cũng là một nguy cơ. Những chiếc máy bay cứu thương C-47 ầm ầm đổ xuống đường băng và theo sau là một xe cứu thương chở đầy thương binh. Khi máy bay hạ cánh, động cơ vẫn chạy, nhân viên y tế phải mất 5 phút để thả những chiếc cáng để vận chuyển những người bị thương. Vài phút sau một tiếng chuông thông báo sắp tới giờ cất cánh. Những chiếc máy bay thường bị buộc phải cất cánh khi mới chỉ đưa được ít thương binh lên. Sau đó xe cứu thương lại đưa những người thương binh còn lại về phía sau. Trong cảnh vội vã và lộn xộn của việc chuyển thương binh, nhiều người không bị thương đã cố gắng rời Điện Biên Phủ bằng cách luồn lách để lên được những chiếc máy bay cứu thương C-47. Một bộ phận quân cảnh từ tiểu đoàn Lê dương đã phải làm nhiệm vụ hướng dẫn công việc sơ tán.

Hoả lực phòng không càng quyết liệt, yêu cầu các chuyến bay của Pháp làm nhiệm vụ ngăn cản hoả lực càng cấp bách. Mà ở đây các phi công và các nhân viên của lực lượng không quân – hải quân phải nhận ra nhau. Từ những trận oanh tạc dữ dội đầu tiên của ngày 13 tháng 3, hai máy bay Helldivers và Hellcats từ hàng không mẫu hạm Arromanches đã được đưa lên bờ để tác chiến từ sân bay Cát Bi và Bạch Mai. Điều này cho phép máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bổ nhào rút ngắn thời gian bay tới Điện Biên Phủ và thực hiện các đợt tấn công mở đầu vào các vị trí súng của đối phương. Các máy bay chiến đấu cũng được gọi tới để bảo vệ những chiếc C-119 khi chúng thả hàng xuống thung lũng. Khi hoàng hôn bao trùm lên Điện Biên Phủ, máy bay từ hàng không mẫu hạm Arromanches lại quay hướng chú ý vào các đường dây liên lạc của Việt Minh, bắn phá trung tâm tiếp tế và những đoàn hộ tống trên Đường 41.

6 chiếc máy bay hải quân có võ trang đóng ở Cát Bi nay đang phải thực hiện các đợt bay suốt ngày đêm làm nhiệm vụ chống lại các căn cứ của Việt Minh trong và quanh Điện Biên Phủ. Giống như những chiếc máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bổ nhào những chiếc có võ trang đang bị đẩy vào tình trạng bế tắc. Công việc sửa chữa và kiểm tra thông thường được gác lại dành cho các biện pháp tạm thời để máy bay có thể tiếp tục bay và tấn công mục tiêu. Một nhân viên trên máy bay có võ trang phải bay 4 chuyến trong đó có 2 chuyến trong đêm và tổng cộng là 13 giờ bay trong một ngày.

Khi cuộc chiến căng thẳng, sự phiêu lưu của các phi công hải quân đã trở thành huyền thoại với quân đồn trú ở Điện Biên Phủ. Mối quan hệ đặc biệt giữa nhân viên bay hải quân và các tiểu đoàn dù được tăng lên. Cho dù lực lượng không quân Pháp có cùng chung những mạo hiểm nhưng lính dù vẫn nhận ra lòng nhiệt tình, táo bạo khác thường trong đám phi công hải quân. Bất cứ viên phi công hải quân nào hạ cánh xuống Điện Biên Phủ đều mong chờ một sự đón tiếp nồng ấm từ phía lính dù, một chút rượu thịnh soạn chúc mừng sự sống sót của họ.

Do đảm bảo an toàn hơn cho việc tiếp tế nên đã giúp những sĩ quan không quân Pháp và các đối tác người Mỹ cùng nhau vạch kế hoạch sử dụng máy bay C-119 để ném bom napan các điểm đặt súng của Việt Minh. Nỗ lực này đòi hỏi sự can thiệp đáng kể của người Mỹ trong đó có việc xuất các nguồn napan từ các kho dự trữ của Mỹ ở Viễn Đông, thảo ra các chi tiết trong tác chiến, huấn luyện nhân viên bay theo kỹ thuật hoàn toàn mới và các chuyến bay thử nghiệm. Dự án này đầu tiên phải được sự đồng ý của Pháp và Mỹ. Sự tán đồng đã làm nảy sinh một vấn đề tế nhị ở Washington vì hiện tại trong 29 lần bay làm nhiệm vụ chiến đấu của C-119 trên bầu trời Điện Biên Phủ đều có các nhân viên người Mỹ. Những nhân viên dân sự này do Hãng vận tải hàng không dân sự - Civil Air Transport Corporation (CAT) của Đài Loan cung cấp theo một hợp đồng do CIA sắp xếp. Quyết định cung cấp phi công Mỹ đã được ký sớm ở Washington ngày 29 tháng 1 trong một cuộc họp của Uỷ ban đặc biệt của Tổng thống Eisenhower về Đông dương. Thoả thuận cử 200 lính cơ khí thuộc lực lượng không quân Mỹ hiện đang làm việc tại các căn cứ không quân của Pháp ở Bắc Việt tới Điện Biên Phủ cũng được ký trong cuộc họp đó. Và Tướng O’Daniel được cử làm Trưởng phái đoàn MAAG của Mỹ ở Sài gòn. Một ghi chú của cuộc họp ghi lại lời từ chối của Uỷ ban về việc cung cấp một khí cầu nhỏ cho Pháp để dùng vào các mục đích trinh sát. Các máy bay có võ trang của Pháp đang bị hoả lực phòng không của Việt Minh hạ bệ ở độ cao 3000 mét, bởi vậy yêu cầu này chắc chắn không thực tế và lời từ chối được biện minh. Các nhân viên bay thuộc lực lượng không quân Pháp chỉ bay trong 5 chiếc của tổng số 29 máy bay C-119, Washington thấy không yên tâm về hợp đồng can thiệp của phi công trong bất kể chuyến bay tiếp tế nào đặc biệt từ khi Lầu Năm góc tách một số phi công không quân Mỹ cho đoàn CAT ở Hà Nội. Tướng Trapnell - Trưởng phái đoàn MAAG Mỹ đã bày tỏ mối quan tâm của ông ta tới sự an toàn của lính cơ khí thuộc lực lượng hàng không Mỹ đang làm việc tại các căn cứ của Pháp bị lính biệt kích Việt Minh tấn công; cuối cùng khẳng định lại rằng phi hành đoàn của Pháp sẽ điều khiển các đợt thả bom napan khi người Mỹ đồng ý.

Ngày 24 tháng 3 năm 1954, Đại sứ Haeth thông báo cho Bộ Ngoại giao biết Navarre rất hài lòng với sự cho phép đó có nghĩa là thừa nhận bắt đầu chiến dịch ném bom napan. Maurice Dejean - Cao uỷ Pháp nói vị tướng này đã mong chờ bom napan hủy diệt khu rừng bao quanh các căn cứ, mang lại những tổn thất nặng về giời, phá huỷ và làm hỏng các điểm pháo binh của Việt Minh. Nhưng những việc diễn ra ở Điện Biên Phủ rõ ràng đã dạy cho Navarre không được quá lạc quan. Ông ta cũng nói với Dejean rằng từ khi súng của đối phương được đưa vào núi, họ đã rất khó khăn khi tiến quân do các đợt bắn pháo và hoả lực trực tiếp.

Trước sự gián đoạn của các chuyến bay sơ tán bệnh viện của Thiếu tá Grauwin ngày càng tồi tệ. Ngày 17 tháng 3, Việt Minh đã trả lại 86 người bị thương cho các vị trí còn lại của Pháp ở căn cứ Anne-Marie, sức chứa của bệnh viện càng tăng thêm. Gần 500 thương binh bị nhồi nhét vào những chỗ trú ẩn. Máu, mủ, nôn mửa... trộn lẫn với bùn thành một loại đất nhoét. Những con giòi bò thành từng đàn chen chúc nhau trên tường đất và sinh sản nhanh dưới các đống đồ ăn thải và những bộ quần áo bốc mùi. Công việc vệ sinh thông thường phải hủy bỏ vì đội quân của Grauwin đã quá mệt mỏi khi phải chiến đấu để giành lại các mạng sống, chuyển các xác chết và chuẩn bị sơ tán những thương binh nặng.

Một đoạn trích trong bức điện gửi cho Hà Nội báo cáo thương vong trong một đơn vị lính Lê dương cho thấy mức độ thương vong và chết chóc mà quân đồn trú hàng ngày phải đối mặt:

Lính Lê dương Albus Jean bị chết do pháo bắn vào đầu. Poualin Pierre bị thương vào bụng. Vaucher George bị chết. Ba người bị thương vào ngực, người bị thương vào chân, hai người bị thương vào bắp chân, người bị thương bắp đùi, người bị thiêu cháy...

Ngày 19 tháng 3, trận oanh tạc pháo diễn ra không ngớt. Một cuộc chạy đua chống lại cái chết lại diễn ra dưới làn hoả lực ác liệt khi những xe cứu thương và xe tải đang phải lao qua những hố bom trên đường để tới điểm hẹn làm nhiệm vụ sơ tán. Những quả pháo của đối phương đánh vào khu bệnh viện làm nổ tung đám thi hài đang nằm phơi trong nhà xác, những mảnh thịt văng vào các hào giao thông và bắn tung ra phía ngoài các khu trú ẩn.

Một đoàn phẫu thuật tăng cường do Trung uý Vidal chỉ huy đã nhảy dù xuống thung lũng và bắt đầu vượt sông Nậm Rốm. Trong giây phút hiếm hoi lặng tiếng súng, một chuyến hàng chở máu, thuốc peniciline, mocphin... đã được thả xuống mà không hề bị hư hại. Những quả pháo nổ chậm từ súng đại bác 105 ly của Việt Minh đã rơi vào các khu vực bệnh viện. Một quả cối 120 ly bắn thẳng vào khu trú ẩn của đám binh lính cùng 50 người đã bị thương. 14 người bị chết ngay lập tức và hầu hết những người sống sót đều bị thương nặng lần thứ hai.

Tình trạng của những người bị thương đã trở thành mối quan tâm chính của Tư lệnh Pháp. Ngày 20 tháng 3, Paul Sturm ở Hà Nội đã gửi một bức điện mật cho Washington thông báo tình hình:

Người phát ngôn của Tướng Cogny sáng nay cho biết bức thông điệp phát trên đài gửi cho Việt Minh nêu rõ những máy bay hiệu chữ thập đỏ đang tới Điện Biên Phủ để sơ tán thương binh, hôm qua một chiếc C-47 của Pháp đã hạ cánh. Máy bay này đã bị hoả lực bám sát khi đang đưa người lên, nhưng đã cố gắng cất cánh với khoảng 30 người. Hai máy bay chữ thập đỏ khác chưa thể hạ cánh. Việt Minh đã không chấp nhận bức thông điệp trên đài của Pháp, có lẽ họ không nhận được. Suốt cả ngày, 5 chiếc trực thăng ở căn cứ Mường Sài, Lào đã sơ tán thương binh theo khả năng cho phép: người cung cấp tin không có số liệu về số thương binh được sơ tán. Một trong những trực thăng này bị trúng hoả lực của đối phương nhưng đã cất cánh thành công. Đêm hôm trước sau khi trời tối 5 chiếc C-47 đã hạ cánh xuống Điện Biên Phủ và sơ tán an toàn cho khoảng 100 thương binh về Hà Nội. Với tư cách cá nhân, người phát ngôn cho rằng kế hoạch vạch ra đã không tính hết được vấn đề sơ tán thương binh và ông ta e rằng vấn đề đó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi các đợt tấn công vẫn đang tiếp diễn.

Các sĩ quan đưa tin ở Hà Nội và Sài Gòn đã nhấn mạnh việc vi phạm Công ước Geneve của Việt Minh khi bắn vào máy bay chữ thập đỏ. Nhưng các sĩ quan Việt Minh theo dõi hoạt động trên đường băng qua ống nhòm hoặc các phạm vi hoạt động pháo binh lại có quan điểm khác. Họ thấy các nhân viên bay của Pháp lên các trực thăng y tế khởi hành từ tiểu đội bay chiến đấu ở Điện Biên Phủ còn sĩ quan tham mưu lại lên thay vào các máy bay chữ thập đỏ. Thực tế này cũng vi phạm Công ước Geneve. Đài của Việt Minh cũng công bố rằng người Pháp có mang đạn dược lên các máy bay y tế. Dù là những công bố hay những tố giác thì tình hình thương vong là rất tuyệt vọng.

Sau đó các phi công thuộc lực lượng không quân đã đưa ra một mẹo để lừa các tay súng Việt Minh. Hai máy bay y tế C-47 sẽ xuống đường băng vào nửa đêm. Một chiếc sẽ bay trên đường băng ở độ cao 200 mét, gầm rú động cơ như đang thả hàng tiếp tế. Chiếc kia tắt động cơ, lướt nhanh trong đêm tối theo các đèn hiệu để hạ cánh. Việc này tỏ ra có hiệu quả trong vài đêm với tỉ lệ 40 thương binh trên một chuyến. Một kế hoạch hạ cánh 6 máy bay một lúc đã bắt đầu quen... tới tận lần hạ cánh thứ 4. Đúng lúc đó một quả pháo sáng từ một vị trí của Pháp tại căn cứ Huguette bắn vào không trung làm sáng rực đường bay để lộ ra vùng trú ẩn. Những quả pháo bắt đầu nã liên tục vào đường băng gần chiếc C-47. Thương binh được đưa lên vội vã, phi công nổ máy và máy bay cất cánh vào bầu trời tối đen. Không ai dám chắc rằng liệu Việt Minh có phát hiện ra chiến thuật của Pháp hay việc oanh tạc chỉ là một phản ứng vu vơ đối với pháo sáng. Vì thế họ đã quyết định thử lại vào đêm hôm sau. Lần này, không nghi ngờ gì nữa một chiếc C-47 vào đúng vùng phục kích của tổ tuần tra Việt Minh. Các vũ khí tự động đã nhả đạn vào máy bay, giết chết người điều khiển radio và làm bị thương nặng người phụ lái. Từ đó, mọi đợt hạ cánh - dù là chữ thập đỏ hay không chắc chắn đều cuốn hút hoả lực.

Mặc dù có những thành công nhưng Việt Minh cũng đang gặp phải những khó khăn riêng. Bệnh dịch và thiếu thuốc men vẫn là một vấn đề nan giải. Đảm bảo đạn dược và lương thực đến đúng nơi, đúng lúc có thể cho thấy sự mệt mỏi và tổn thất của binh lính. Những tuyến đường tiếp tế qua rừng làm trong tháng mười hai và tháng một, được sửa chữa nhanh chóng sau khi bị sử dụng liên tục và những trận mưa nhiệt đới đòi hỏi phải thường xuyên duy trì việc sửa chữa. Bom đạn và những đợt bắn phá của Pháp có thể không cắt đứt được các tuyến đường tiếp tế của Việt Minh nhưng cũng gây một tổn thất lớn đối với các công binh, tài xế xe tải và những dân công. Những quả bom sát thương do Mỹ cung cấp mới đây hiện đã được đưa vào kho chứa vũ khí của Pháp.

Những tổn thất nặng nề mà các đơn vị của Tướng Giáp phải chịu cũng đã gây ra một tác động tới Việt Minh. Vai trò của các sĩ quan chính trị cộng sản trở nên quan trọng hơn trong việc động viên ý chí và tinh thần chiến đấu của binh lính. Những bài diễn thuyết, thảo luận và bài phát biểu về lòng yêu nước đã giúp cho bộ đội chú trọng vào nhiệm vụ của mình. Hai ngày sau, cuộc tấn công vào căn cứ Beatrice thành công, bức thông điệp đặc biệt của Tướng Giáp gửi cho binh lính thông báo: “Tinh thần của đối phương bị tác động mạnh, gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta không được đánh giá thấp đối phương. Nếu chúng ta đánh giá thấp đối phương, chúng ta sẽ thất bại...” Nhưng sau đó, Tướng Giáp lại cảnh báo: “Khó khăn đầu tiên đã xuất hiện vì chắc chắn các đồng chí không nhận thức được tình hình thực tế và các lực lượng liên quan, tỏ ra chủ quan và coi thường đối phương, từ đó thấy được sự yếu kém của tổ chức chiến đấu phía ta mà có thể dễ dàng dẫn tới thất bại”.

Việc tăng thêm quân Pháp ở Điện Biện Phủ đã không thể kết thúc. Khi Việt Minh tiến gần tới các công sự chính, một số thùng hàng tiếp viện đã rơi vào khu vực họ đóng quân vì thế đã trực tiếp cung cấp cho Việt Minh mọi thứ từ đạn dược tới quần áo ngụy trang. Cho dù phần lớn những thùng hàng rơi vào bên trong vành đai phòng thủ nhưng cũng cần phải có sự cố gắng lớn, vượt nguy hiểm mới lấy được và đem phân phát cho mọi người. Những gói hàng ban đêm có thể tránh được hoả lực phòng không còn những gói lớn rất khó có thể xác định được trong đêm tối và hoả lực pháo binh của Việt Minh đã làm cho mọi việc trở nên khó khăn hơn. Điều này đặc biệt đúng với những gói hàng lớn được thả xuống từ những chiếc C-119. Cuộc trao đổi qua điện tín giữa De Castries và sở chỉ huy Hà Nội đã di đến quyết định những gói hàng lớn thả từ máy bay C-119 phải chia thành từng gói nhỏ hơn.

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới thì ở Hà Nội đã diễn ra một chiến dịch bao vây tinh thần. Vì các trận oanh tạc của lính biệt kích Việt Minh vào các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm, Cát Bi và Đồ Sơn, Navarre đã lệnh cho dân các làng xung quanh buộc phải sơ tán. Điều này được thực hiện cho dù có sự phản đối mạnh mẽ của thủ lĩnh Bắc Việt. Cùng lúc đó Thiếu tướng Cogny đang theo dõi việc tập trung lực lượng của đối phương vào sát Hà Nội và Hải Phòng. Các báo cáo tình báo đã xác định vị trí của 36 tiểu đoàn chính quy Việt Minh ở châu thổ sông Hồng được các lực lượng địa phương và dân quân tự vệ làng xã ủng hộ. Ngày 17 tháng 3, Sturm đã gửi một bức điện mật từ Hà Nội cho ngài Đại sứ Heath, phàn nàn rằng quyết định sơ tán các nữ nhân viên người Mỹ và du khách về Sài Gòn của ông ta đã trực tiếp liên quân tới quân dự bị của Pháp ở Điện Biên Phủ và làm cho vấn đề an ninh ở miền Bắc tồi tệ hơn. Chỉ ra tình hình lúc đó vẫn chưa thay đổi, Sturm nói:

Dù sao các nhà chức trách dân sự và quân sự đều khuyên không nên sử dụng các tuyến đường dẫn ra ngoài thành phố, vì tất cả hiện đều đang phải chịu các đợt tấn công lẻ tẻ. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chỉ mở cho qua lại vào các buổi trưa. Đường tàu bị phá hoại nặng, 12 tuyến đã được khôi phục để phục vụ. Sự thâm nhập của Việt Minh gồm cả quân chính quy và quân địa phương có võ trang từ trước tới nay chưa hề cao tới mức như vậy gần các khu đông dân cư.

Thông báo cho ngài đại sứ rằng Pháp đang tính tới việc sơ tán phụ nữ và trẻ em ra khỏi Bắc Bộ nếu Điện Biên Phủ thất bại, Sturm đã cảnh báo về một chiến dịch tổng lực có thể xảy ra và hứa giữ lời khuyên của ngài đại sứ. Bức điện của ông ta kết luận: “Vào lúc đó làm ơn đưa tất cả phụ nữ và du khách ra xa Hà Nội ngoại trừ bản thân ngài”.

Ngày 24 tháng 3, hành động đầu tiên đã được thực hiện trong đợt ném bom napan tập trung vào các vị trí của Việt Minh 1 km về phía Tây của các công sự phòng ngự Điện Biên Phủ. 3 chiếc C-119 có các nhân viên của Pháp đã thả một loạt bom napan với các ngòi nổ chậm 10 giây trên một khu vực dài 3km, rộng 1 km. Khu mục tiêu thứ 2 do các máy bay C-47 đảm nhiệm. Những đợt ném bom napan cuối cùng đã tiêu diệt nhiều vị trí của Việt Minh và gây ra nhiều thương vong. Nhưng thời tiết xấu, hoả lực phòng không kém, thiếu kinh nghiệm... kết hợp lại đã làm giảm hiệu quả của chiến dịch. Tướng Trần Độ sau này đã viết một đoạn mô tả rất lãng mạn về các đợt tấn công.

Dưới những trận bom napan của địch thì dù là đất đá cũng phải toé lửa; nhưng mặc cho những vết cháy trên da thịt, bộ đội của chúng ta vẫn chiến đấu, súng đạn của ta vẫn liên tiếp bắn vào kẻ thù những kẻ đang lợi dụng khói thuốc để không ngừng mở các đợt tấn công. Băng lại những vết bỏng, bộ đội của ta vẫn có thể đè bẹp các đợt tấn công của chúng.

Khi những người bảo vệ Điện Biên Phủ phải ngồi chờ đợi trong công sự, phải tiết kiệm từng chút súng đạn thì lòng tin của quân đồn trú bị bao vây lại đang được bàn bạc sôi nổi. Tướng Paul Ely – Tổng tham mưu trưởng liên quân Pháp đã tới Washington ngày 22 tháng 3 năm 1954 để bàn việc tăng cường viện trợ của Mỹ và bảo đảm về sự can thiệp của Mỹ nếu Trung Quốc tham gia vào. Pháp đã sẵn liên tưởng tới hậu quả của Hội nghị Geneve sắp diễn ra về Đông Dương với việc thắng hay bại của họ ở Điện Biên Phủ và được biết rằng Hồ Chí Minh và Giáp có cùng chung quan điểm.

Radford, Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đề xuất với Ely một kế hoạch cứu vãn Điện Biên Phủ bằng một đợt không kích ồ ạt của Mỹ mang mật danh “Vulture”. Kế hoạch này yêu cầu 60 máy bay B-29 từ các căn cứ của Mỹ ở Clark Field ở Philippin và Okinawa tiến hành ném bom rải thảm vào ban đêm xuống các căn cứ của Việt Minh quanh Điện Biên Phủ. Những máy bay ném bom cỡ lớn sẽ được bảo vệ bằng 150 máy bay chiến đấu từ hàng không mẫu hạm số 7 của Mỹ để chống lại sự can thiệp của không quân Trung Quốc có thể xẩy ra. Ely đưa kế hoạch của Radford trở lại Paris và được chính phủ hoàn toàn chấp nhận. Tuy nhiên Tướng Navarre đã có nghi ngờ về chiến dịch Vulture này. Nguy cơ can thiệp của Trung Quốc vào cuộc chiến tranh đã làm cho ông mất nhiều thời gian hơn. Tình báo Pháp đã báo cáo việc máy bay chiến đấu MIG được tăng cường tại các sân bay ở phía Nam Trung quốc và bộ binh Trung Quốc ủng hộ cho Việt Minh cũng tăng lên. Chiến dịch ném bom ồ ạt của Mỹ có thể quét sạch lực lượng chiến đấu của Tướng Giáp nhưng cũng có thể lôi kéo các sư đoàn của Trung Quốc vào Bắc Bộ và tiêu diệt sạch đoàn quân Viễn chinh của Pháp.

Khi việc cứu vãn Điện Biên Phủ đang được bàn bạc ở Washington, thì quân đồn trú ở Điện Biên Phủ đang phải duy trì sự sống, chờ đợi đợt hành quân tiếp theo của Tướng Giáp. Giống như hầu hết những người làm chiến dịch trước đây, binh lính đang phải tính từng ngày và phải học để sống với những xác chết. Để giữ các xác chết ở một khoảng cách tương đối, mọi lúc yên lặng đều được sử dụng tối đa để cải tiến và tăng cường các vị trí có độ dốc. Tình hình khác thường ở Điện Biên Phủ đã làm quay ngược trở lại thời gian 38 năm trước. Những nơi trú ẩn được thắp nến, các công sự được đắp bằng những bao cát, hoả lực pháo và dây thép gai đã làm cho binh lính hình dung tới những bức ảnh không rõ ràng của cuộc Đại chiến thế giới I. Còn các sĩ quan Pháp, binh lính Đức trong đội Lê dương lại được nhắc nhở về mặt trận phía Tây và Verdun. Điện Biên Phủ hoàn toàn khác, chiến tuyến ở mọi nơi và không có vùng sau chiến tuyến.

Giữ cho tuyến đường nối từ căn cứ Isabelle tới các vị trí chính thông suốt đã trở thành cơn ác mộng. Việt Minh đã thành công trong việc đào các đường hào ở một làng nhỏ của bản Kho Lai, và ngăn chặn hiệu quả các tuyến đường. Ngày 22 tháng 3, một tổ chiến đấu từ Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 với một trung đội tăng yểm trợ đã cố gắng chiến đấu để tới Isabelle nhưng không thành công. Lính Algeri và lính súng trường người Thái từ Isabelle được lệnh tiến lên phía Bắc của tuyến đường để trợ giúp cho Tiểu đoàn dù Lê dương số 1. Những gì được coi là một trận đánh quyết liệt ngắn gọn giờ đã phát triển thành một trận đánh đỉnh cao. Lính Lê dương của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 phải chiến đấu gian khổ để tiến từng bước, vận động qua các cánh đồng lúa, trườn dưới cơn mưa hoả lực bắn ra từ các loại vũ khí tự động và các loại cối hạng nhẹ. Mặc cho các cuộc không kích và những đợt hoả lực phóng ra từ súng xe tăng, Việt Minh vẫn không ra khỏi các đường hào. Sở chỉ huy của Đại tá De Castries đã phải cho phép trung đội tăng còn lại can thiệp trước khi có thể chiếm được vị trí của đối phương. Sau gần 5 giờ chiến đấu, 2 đại đội của Trung đoàn 57 Việt Minh thuộc Sư 304 đã bị quét sạch. Phía Pháp 151 người bị chết, 72 người bị thương. Cái giá phải trả để duy trì tuyến đường giao thông huyết mạch giữa Điện Biên Phủ và căn cứ Isabelle trở nên quá cao.

Tình hình ngày một xấu đi ở Điện Biên Phủ được phản ánh bằng không khí tại trại báo ở Hà Nội, nơi các phóng viên đang thu thập từng ngày để có tin về diễn biến của trận đánh. Nói là trại vì thực tế đó là một toà nhà trong khu vực định cư của Pháp ở một thành phố thuộc địa cũ. Toà nhà gồm các khu vực để ngủ cho một số lượng hạn chế các nhà báo, một quán ba, một phòng chờ lấy tin và một khu ăn uống. Nó còn có văn phòng của nhân viên kiểm duyệt quân sự Báo chí chuyển qua, người kiểm duyệt nhận và dán một con tem vào sau khi những đoạn không hợp lệ đã được xoá bỏ. Một số bản thảo bị xoá bỏ hoàn toàn. Vào thời điểm quân sự thành công, văn phòng này tương đối yên tĩnh nhưng khi mọi việc trở nên xấu đi thì đó là cảnh tranh cãi của những đại diện báo chí quốc tế và nhóm nhân viên kiểm duyệt.

Cuộc đấu tranh lâu dài ở Đông Dương đã dạy cho quân đội Pháp thấy tầm quan trọng về chính trị của phương tiện thông tin đại chúng trong việc gây tác động tới công luận Pháp và công luận quốc tế. Các sự kiện ở Điện Biên Phủ đang làm căng thêm mối quan hệ vốn đã mong manh giữa phương tiện thông tin đại chúng và các sĩ quan báo chí. Các kí giả kiểm tra dữ liệu được cung cấp một cách chính thức thay cho các thống kê và những tin tức rò rỉ ban đầu mà họ nhận được từ các phi công, những người bị thương và những sĩ quan tham mưu lắm điều trở về. Ví dụ như việc Tiểu đoàn dù Lê dương khai thông đường tới Isabelle đã được cho biết như một thành công đáng kể trong khi các phóng viên lại tập trung nhiều vào phí tổn của đợt tác chiến này và thực tế Isabelle đã trở nên bị cô lập. Các phóng viên Anh và Mỹ đã làm ầm lên vì việc để lộ tin từ Điện Biên Phủ.

Các sĩ quan cao cấp Pháp thường bị lợi dụng để xuất hiện trên các tin không chính thức. Một cuộc họp như vậy đã làm Chuẩn tướng Dechaux, chỉ huy nhóm bay chiến thuật miền Bắc phải phủ nhận việc một chiến C-119 bị bắn rơi ở Điện Biên Phủ là do người Mỹ lái. Tin đồn rằng tổ lái này hiện đang bị mắc kẹt trong pháo đài. Dechaux đã phủ nhận tin đồn này. Mặc cho sự phủ nhận của ông ta, nhiều phóng viên đã vội vã chuyển tin này thành các bản tin chỉ ra rằng tổ lái của Mỹ hiện đang phải hứng chịu hoả lực ở Điện Biên Phủ. Những bức điện báo như thế này không bao giờ được chuyển qua phòng nhân viên kiểm duyệt. Trận đánh đang gây ra căng thẳng hơn ở Hà Nội. Thiếu tướng Cogny, người nổi danh với việc nói quá nhiều về sự có mặt của các nhà báo, có vẻ như muốn tránh xa những gì rất có thể trở thành một thảm hoạ. Các phóng viên nhanh chóng ghi chép lại sự khác nhau giữa phòng tham mưu của Tướng Navarre và phòng tham mưu của Tướng Cogny. Trong khi các sĩ quan của Navarre tỏ ra lạc quan thì các sĩ quan làm việc cho Cogny lại không giấu được sự bi quan. Consul Sturm báo cáo: “Những người đứng đầu nội các của Cogny trước đây và hiện nay đã nói với tôi tuần trước rằng Cogny không bao giờ đưa ra quan điểm về Điện Biên Phủ nhưng lại chấp nhận nó như một kế hoạch may rủi khi Navarre ra lệnh thực thi”. Hơn nữa các thông điệp của Cogny gửi cho De Castries đã trở nên không thực tế khi giải thích về tình hình hiện tại. Yêu cầu tăng quân và những lo lắng về một kế hoạch trốn chạy của Đại tá De Castries nếu pháo đài bị tàn phá, bị gác bỏ bằng những lời hứa sẽ huy động một nhóm lính dù và sẽ nghiên cứu một kế hoạch ứng cứu lực lượng bị bao vây. Cogny thúc giục De Castries tiếp tục theo dõi thành công của chiến trường. Ông ta viết thêm một đoạn nhấn mạnh rằng công sự nào bị đối phương chiếm sẽ ngay lập tức được lấy lại, giá như De Castries không hạn chế lực lượng dự bị theo lời đề nghị của ông ta. Thậm chí một quan sát viên trung lập cũng sẽ không khó khăn gì trong việc nhận thấy hơi hướng tự biện hộ mạnh mẽ cho tương lai trong một đoạn viết như vậy.

Điều đã xẩy ra tiếp theo ở Điện Biên Phủ là cái gì đó mà rất ít cựu chiến binh muốn bàn tới. Sự kiện này đã phản ánh bằng việc làm của một sĩ quan cao cấp và thách thức nguyên tắc kỷ luật của quân đội Pháp. Sáng sớm ngày 24 tháng 3, Trung tá Keller, Trưởng phòng tham mưu của De Castries được đưa về Hà Nội. Sau đó Trung tá Langlais đảm nhiệm chức chỉ huy không chính thức ở Điện Biên Phủ với sáng kiến riêng của anh ta. Trách nhiệm vạch kế hoạch và thực thi các đợt phản công được giao cho Thiếu tá Bigeard. Mặc dù việc thay đổi chỉ huy chưa công bố, nhưng nó vẫn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày 24 tháng 3, việc không tham chiến của De Castries không còn là một bí mật nữa. Ông ta ở im trong bốt chỉ huy có lính bảo vệ, tập trung liên lạc với Cogny hàng ngày qua đài bán dẫn, ký vào các bức điện được chuyển tới và hiếm khi ra ngoài.

Langlais và các chỉ huy lính dù của ông trên thực tế đã chỉ huy trận đánh, luân phiên các đơn vị, chỉ đạo các cuộc phản công và phối hợp sự yểm trợ của pháo binh và không quân. Thực tế, việc điều động Langlais sau này đã trở thành cuộc bạo loạn của một số sĩ quan không phải lính dù, và chỉ là đối phó với tình hình hiện tại. Thật lạ lùng, De Castries rõ ràng đã chấp nhận việc sắp xếp mới không hề phản đối nhưng đã giữ lại chức tổng chỉ huy chính thức của mình để kiềm chế tính bốc đồng của Langlais bằng những lời khuyên và tiếp tục đóng vai là người liên lạc giữa Điện Biên Phủ với sở chỉ huy của Cogny. Như Bernard Fall chỉ ra trong cuốn sách “Điện Biên Phủ, Một góc địa ngục” của ông ta rằng: Quả thực các lực lượng ở Điện Biên Phủ cuối cùng là do một Trung tá người Pháp (Langlais) chỉ huy - người trên thực tế đã chỉ huy một sư đoàn còn phía bên kia là một giáo sư sử học người Việt Nam (Tướng Giáp) - người đã chỉ huy cả một quân đội.

CỐI XAY THỊT

Cho dù 3000 binh lính của tôi bị thương ở Điện Biên Phủ, thì thực tế đó cũng sẽ không buộc tôi phải đầu hàng”.

Tướng Henri Navarre
nói với Sturm ở Hà Nội



Những đường pháo sáng đan chéo nhau qua đường băng, phản âm với những tiếng nổ lớn của những quả đại bác. Hoả lực phòng không rền vang khắp thung lũng làm thủng lỗ chỗ các thân máy bay và cản trở những đợt thả hàng tiếp viện của Pháp. 3 chiếc C-47 bị phá huỷ trong 48 giờ, các nhân viên phi hành đoàn bị thiêu cháy trong những thân máy bay bị xoắn lại. Cuối tháng 3, những chuyến bay y tế và những thùng hàng tiếp viện trở thành một cuộc tập bắn cho các tay súng Việt Minh. Quân đồn trú sớm hân hoan khi biết rằng toàn bộ các khẩu pháo 75 ly của đối phương đã bị pháo binh ở Điện Biên Phủ đè bẹp. Giờ đây sự hân hoan đó dần biến mất vì những đám lửa vàng thiêu cháy các phương tiện vận chuyển đang thắp sáng cả bầu trời. Tối ngày 27 tháng 3, Đại tá Nicot, sĩ quan không quân chịu trách nhiệm việc sơ tán thương binh và tiếp thêm hàng tiếp viện thông báo với sơ chỉ huy không quân Viễn đông của Pháp rằng ông ta ra lệnh tạm ngừng thả hàng ở tầm thấp. Ông ta còn cho biết cuộc chém giết đang diễn ra và nhấn mạnh tới cú sốc tâm lý mà các phi hành đoàn đang phải hứng chịu bên cạnh sự mệt mỏi về tinh thần vốn đã sẵn có.

Mệnh lệnh của Nicot nghĩa là độ cao để thả hàng tiếp viện bằng dù trước đây ấn định không quá 2000 feet (khoảng 700 m), giờ sẽ tăng lên ở độ cao tối thiểu là 8000 feet (khoảng 2.800 m). Với độ cao như thế thì khó có thể thả hàng một cách chính xác vào bên trong khu vực vành đai phòng thủ đang ngày càng co lại. Từ đó, việc thả hàng sẽ là trở thành một canh bạc thực sự. Không quân đang thử nghiệm các biện pháp dùng ngòi nổ, dù mở chậm trên không để thực hiện các chuyến thả hàng tiếp viện. Những ngòi nổ nhỏ cho phép những chiếc dù mở ở độ cao chọn trước bỗng chốc đã trở thành quan trọng đối với sự sống còn của Điện Biên Phủ.

Câu trả lời của Navarre với lời đề nghị khẩn cấp của Cogny yêu cầu tiếp viện thêm 50.000 dù mở chậm thể hiện sự bất đồng sâu sắc hơn trong mối quan hệ giữa hai vị tướng này. Navarre nói: “Tôi thật ngạc nhiên vì ông - một người chịu trách nhiệm trong việc chỉ huy và yểm trợ cho chiến trường Điện Biên Phủ lại đợi tận tới ngày 26 tháng 3 để phải đối mặt với vấn đề phải thả hàng tiếp viện ở độ cao và những khó khăn có liên quan tới việc này”. Tuy có bực dọc nhưng Navarre vẫn quyết định thực thi ngay lời đề nghị. Lực lượng không quân của Mỹ ở Nhật Bản đang sục sạo tìm kiếm trên thị trường để cung cấp cho Pháp những chiếc dù thay thế kể cả nguồn dự trữ cho Hà Nội. Trong khi đó, các nhân viên kỹ thuật không quân Pháp ở miền Bắc Việt Nam đang làm việc cả ngày lẫn đêm để sản xuất ra những sản phẩm của riêng họ. Thật không may, khi đưa ra thử sản phẩm lại thường bị hỏng, những chiếc dù chỉ mở một chút hoặc đôi khi không mở hoàn toàn.

Cuối tháng 3, Sturm đánh điện về Washington báo cáo về một cuộc nói chuyện với Tướng Navarre ở Hà Nội. Navarre nói với Sturm rằng ông ta không mong chờ Giáp trả lời bức thông điệp yêu cầu ngừng bắn vào máy bay y tế của ông ta. Nhưng Navarre hy vọng rằng việc chuyển đi bức thông điệp sẽ buộc đối phương phải đối mặt với những trách nhiệm về thương vong của quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Sturm báo cáo:

Navarre nói Việt Minh dường như tin rằng thương vong của binh lính Pháp ở Điện Biên Phủ tăng nhiều mà các phương tiện y tế lại không sẵn có, nên có thể buộc Navarre phải chấm dứt giao tranh vì các lý do nhân đạo. Tuy nhiên Navarre nói: “Cho dù 3000 binh lính của tôi bị thương ở Điện Biên Phủ, thì thực tế đó cũng sẽ không buộc tôi phải đầu hàng”.

Không có đủ thời gian cho những thái độ khoác lác như vậy ở Điện Biên Phủ. Rõ ràng cần phải làm điều gì đó để giảm bớt hoả lực phòng không của Việt Minh đang cản trở các đợt hàng tiếp viện và gây một ảnh hưởng lớn với các chuyến bay y tế. Mặc dù Việt Minh đang chuẩn bị cho một đợt tấn công lớn khác nhưng Thiếu tá Bigeard vẫn chỉ ra niềm hy vọng lại đang trỗi dậy trong đám binh lính. Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 cố gắng đánh qua Isabelle một lần nữa, làm 100 quân của đối phương bị chết trên đường. Tiểu đoàn của Bigeard loại khỏi vòng chiến đấu 50 Việt Minh khác. Bigeard lệnh cho các tay súng đại bác không giật và cối 81 ly di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, phóng hoả lực vào các điểm tập trung của đối phương để phân tán hoả lực đối phương, cứu viện cho Eliane đang bị trọng pháo tấn công.

Tối 25 tháng 3, Bigeard được triệu tập tới hầm chỉ huy của De Castries. Mặc cho Langlais nắm quyền kiểm soát, trên danh nghĩa De Castries vẫn là một chỉ huy pháo đài, vì thế hầu hết các quyết định tác chiến quan trọng đều phải có sự tán thành của ông ta. Ngài đại tá qúy tộc và ngài thiếu tá là một điển hình về những điều tương phản và là một tấm gương của quân đội Pháp sau Thế chiến II. Trong thời đại Napoleon, De Castries đã có thể được cưỡi ngựa cạnh thống soái Ney trong khi Bigeard đã có thể lên tới quân hàm trung sĩ. Nhưng thời đại và quân đội ngày nay đã đổi thay. Bigeard mô tả cuộc gặp mặt thật thân tình và thực tế.

Xin chào Bruno, anh uống một chút whisky chứ? De Castries hỏi, cứ như Bigeard là một vị khách trong lâu đài của ông ta.
Được thôi, thưa ngài đại tá
Mọi việc ở Eliane thế nào rồi?
Tinh thần 5/5..., mọi thứ đều tốt thưa đại tá.


Sau đó De Castries giải thích lý do vì sao cho triệu tập Bigeard, vì ông ta nhận được mệnh lệnh từ Hà Nội phải vô hiệu hoá tất cả các vị trí phòng không của Việt Minh về phía Tây của pháo đài.

Ngày mai hãy đi giải quyết cho tôi. Anh có toàn quyền hành động. Hãy lấy bất cứ cái gì anh cần để điều hành công việc.

Đồng ý thưa đại tá. Tôi sẽ được thưc hiện ngay. Nhưng Bigeard không rời sở chỉ huy trước khi chắc chắn rằng người chỉ huy cao cấp của anh ta đã hiểu rõ hai vấn đề không lấy gì làm dễ chịu. Anh ta nói với De Castries có sự chuẩn bị trước vì sẽ có nhiều thương vong nghiêm trọng xẩy ra cho dù có những cơ hội thành công. Anh ta còn giải thích rằng anh ta chỉ có được một chút thời gian để tổ chức một đợt tác chiến mà phải chính xác, thận trọng và nhanh chóng, trong đó mỗi người phải hiểu được đầy đủ phận sự của mình trong nhiệm vụ ấy.

De Castrics nói: Tôi biết, Bruno nhưng tôi đặt niềm tin ở anh.


Sau đó Bigeard bắt tay vào công việc chạy đua, làm việc liên tục trong 6 giờ trên một chiếc bàn tạm thời trong công sự cạnh sở chỉ huy của Langlais. Các mệnh lệnh được đánh máy rất đơn giản và rõ ràng. Họ vạch ra nhiệm vụ của đơn vị tác chiến, cung cấp một bản tóm tắt tình hình xác định vị trí của một trung đoàn thuộc Sư đoàn 308 Việt Minh trong vùng tác chiến với hai tiểu đoàn đang bảo vệ các đơn vị phòng không. Hai tiểu đoàn dù là Tiểu đoàn dù xung kích số 8, tiến về phía bản Ban và Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 6 của Bigeard tiến về phía bản Ong Pét - sẽ là lực lượng tấn công chủ yếu. Tiểu đoàn dù Lê dương sẽ ở vị trí quân dự bị, sẵn sàng can thiệp khi được báo trước 5 phút, trong khi một tiểu đoàn bộ binh Lê dương sẽ tác chiến như một lực lượng yểm trợ (dự phòng). Pháo binh yểm trợ sẽ được triển khai theo các mệnh lệnh phát sinh, bằng 12 ca nông 105 ly, 12 ca nông 155 ly và 12 pháo 120 ly.

Cuối cùng, Bigeard cũng có được súng đại bác và pháo 105 ly, nhưng chỉ có 2 khẩu đại bác 155 ly là sẵn có cho công việc. Các mệnh lệnh yêu cầu sự sẵn sàng yểm trợ của không quân ở mức tối đa. Điều này thường phụ thuộc vào thời tiết. Một trung đội tăng được giao nhiệm vụ áp sát hoả lực yểm trợ. Đại uý Yves Hervouet, chỉ huy đội tăng, đang dẫn đầu đoàn tăng và Thiếu tá Jacques Guérin - sĩ quan liên lạc thuộc lực lượng không quân đang phải chịu mệt mỏi khi vừa bị bệnh. Cả hai đều dự cuộc nói chuyện cung cấp thông tin cần thiết của Bigeard. Sự có mặt của họ tượng trưng cho nguyên tắc không thành văn của Điện Biên Phủ.

Bigeard biết rằng bất ngờ và thần tốc là yếu tố quan trọng cho sự thành công của đợt tác chiến. Ông ta chuẩn bị một lực lượng pháo binh lớn để mở đợt tấn công lúc 6 giờ và tin chắc rằng các tiểu đoàn tấn công lúc đó chỉ cách các mục tiêu trong vòng 300 mét. Ông ta còn chỉ dẫn cho các đơn vị làm thế nào để đánh lạc hướng tuần tra của đối phương khi chạm trán với họ trong lúc tiến quân vào ban đêm. Với tất cả các việc trên và để tránh một cuộc chiến kéo dài gây tổn thất, tránh các đợt tăng cường quân của Việt Minh, ông ta nhấn mạnh vào yêu cầu rút quân nhanh một khi công việc đã hoàn thành.

Trong màn đêm yên tĩnh, không trăng sao, các bộ phận của lực lượng tác chiến đặc biệt tập kết tại các điểm xuất phát: Tiểu đoàn số 6 từ căn cứ Elian qua sông Nậm Rốm, Tiểu đoàn dù xung kích số 8 ra khỏi đồn, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Lê dương số 2 ra khỏi căn cứ Huguette và Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 ra khỏi các vị trí ở Claudine và Junon. Bigeard lệnh cho đài phát thanh ngừng phát và cho phép các đơn vị đúng 5 giò 30 ra ngoài để báo cáo quân số có mặt tại vị trí. Một trung đội 3 xe tăng do Trung sĩ Aristide Carette chỉ huy lặng lẽ tiến lên phía trước, các tay lái đang phải chú ý tới tiếng động cơ đang rì rầm tiến và tránh những cú vào ga đột ngột. Bigeard đang trong vị trí của mình. Thông thường thì một thiếu tá hiếm khi có cơ hội để vạch kế hoạch và chỉ huy một đợt tác chiến lớn có liên quan tới bốn tiểu đoàn và một đội tăng với sự yểm trợ của không quân và pháo binh, mà không có người gánh vác hoặc cân nhắc các quyết định cùng anh ta.

Trận oanh tạc bắt đầu đúng giờ quy định phá tan buổi bình minh yên ả bằng những tiếng nổ long trời lở đất làm cho Việt Minh bất ngờ đang phải tìm kiếm sự yểm trợ. Lúc 6 giờ 30, khi một loạt pháo bắn ra, lực lượng tấn công lao vào màn khói làm bụi trùm lên các vị trí của đối phương và làm cho dân làng phải hoảng loạn. Các lính dù biết rằng cuộc tấn công này không có gì là dễ dàng. Việt Minh bị trúng trọng pháo và sự xuất hiện của các lính dù rất gần với các vị trí của họ, mà bộ đội của Sư đoàn 308 lại không phải là những người xa lạ với chiến trường. Pháo và cối của Việt Minh ngay lập tức bắn trả những kẻ tấn công, các nòng súng máy của hoả lực phòng không được hạ xuống thấp để bắn những lính dù đang nhảy xuống. Các trung đội dù dẫn đầu đã rơi vào các chiến hào và các điểm đặt súng của Việt Minh giữa những tiếng nổ inh tai của lựu đạn và tiếng nổ ngắt quãng của những vũ khí tự động.

Bigeard bò dài ra chỉ huy đợt tấn công từ một nơi trú ẩn gần nơi tác chiến, la hét vào những chiếc đài khi nghe thấy tiếng nổ inh ỏi của những quả đạn pháo. Thời tiết xấu làm chậm đợt hàng tiếp tế của không quân trong suốt một giờ. Khi đã tới, máy bay tấn công như những phản ứng thù địch để ngăn cản hoả lực địch, cản trở việc tăng quân của Việt Minh. Những người lính dù có quyết tâm chiến đấu hết ụ súng này tới ụ súng khác, phá huỷ các khẩu 20 ly và súng máy cỡ 50 với những ngòi kích nổ. Thương vong tăng vì cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Một trung uý dù chết vì đạn trúng đầu khi đang báo cáo việc thu giữ thành công một đường hào của đối phương. Một sĩ quan trẻ khác bị mất cổ tay khi đang ra hiệu cho lính của anh ta tiến lên.

Các thống kê về chiến trường có chiều hướng biến động khi họ vạch ra hướng tiến quân của các tiểu đoàn, đại đội và trung đội. Với những người có liên quan, là lính dù của Pháp và của Việt Minh, lính Lê dương hoặc bộ đội Việt Minh, thì cuộc chiến đấu ở bản Ban và bản Ong Pét đều vượt quá dự tính. Mỗi đầu đạn hoặc mảnh đạn vỡ đều đe doạ tới sự sống còn của mỗi người tham chiến, sự căng thẳng làm khô cổ họng và làm tim đập dồn dập... Sự khích lệ, tình đồng đội và việc huấn luyện đã đóng góp vào sự thành công hoặc thất bại của một hành động nhỏ. Binh lính của cả hai bên chiến đấu với một tinh thần đoàn kết gắn bó ở cấp trung đội và tiểu đội. Kết quả cuối cùng thường phụ thuộc vào sự mạnh hay yếu của mối quan hệ đó.

Khi trận đánh đang diễn ra, một trong những đại đội của Bigeard đã phải chịu những tổn thất lớn từ một loạt đạn pháo cối của đối phương làm viên chỉ huy của đại đội bị chết. Bộ binh Việt Minh nhanh chóng tiến theo đường hào vào tấn công những tên còn sống sót đang bị choáng váng. Cho dù có hoài nghi việc đến đúng giờ thì một đại đội nữa cũng đã được điều động tăng cường. Quang cảnh cuộc sống bỗng chốc diễn ra như có sự xuất hiện một kịch bản phim Hollywood. Trung đội tăng ở Isabelle được triệu tập có mặt đúng giờ quy định. 3 chiết M-24 đánh tan một tiểu đoàn đối phương trên đường tới Điện Biên Phủ và tăng tốc để vượt qua vùng đồng bằng trống trải. Họ tới đúng vào thời điểm quan trọng, những chiếc cannon của họ bắn thẳng vào quân Việt Minh đang lao tới, những khẩu súng máy kéo theo một mô hình xác chết dọc theo các giao thông hào, vết nghiến của xích xe tăng đang đẩy quân của đối phương vào bùn lầy. 2 chiếc tăng bị hoả lực của bazôka bắn vào nhưng không bị hư hỏng. Lúc 15 giờ 30, Việt Minh rút quân và trận đánh của các khẩu đại pháo đã kết thúc. Đó là thời điểm cho lực lượng đặc nhiệm rút lui trước khi đối phương tổ chức lại lực lượng và tăng cường quân.

Ngày 28 tháng 3 đánh dấu sự chờ đợi cơ hội mới đối với Thiếu tá Grauwin và những người bị thương thuộc phần trách nhiệm của ông ta. Từ sáng sớm, một chiếc C-47 trượt trên đường băng vào sáng sớm chạm phải pháo binh của Việt Minh. Chiếc máy bay đó do tổ phó tổ vận tải - Thiếu tá Maurice Blanchet lái trong chuyến bay đêm đầu tiên vào Điện Biên Phủ. Chiếc C-47 của Blanchet là chiếc máy bay y tế cuối cùng hạ cánh xuống Điện Biên Phủ và cũng là chuyến bay cuối cùng bị hoả lực Việt Minh tiêu diệt. Phi công và phi hành đoàn trong đó có Trung uý Terraube 28 tuổi y tá lực lượng không quân, đã tránh được bị thương và gia nhập quân đồn trú.

Giống như những phi công bị kẹt khác, Blanchet đã sớm tìm được nơi trú ẩn trên mặt đất, một bộ phận kỹ thuật viên hàng không đang phải chiến đấu như những lính bộ binh cùng với Tiểu đoàn dù Lê dương số 1. Các bộ phận khác đảm nhiệm việc cung cấp đạn dược cho các căn cứ của Pháp. Blanchet lập tức bố trí người ở đài phát thanh VHF, hướng dẫn các phi công lái các chuyến bay thả hàng tiếp tế. Trung uý Galard-Terraube được giao nhiệm vụ ở bệnh viện của Thiếu tá Grauwin để cùng chia sẻ những hiểm nguy, những đêm thức trắng và nỗi sợ hãi trong các hầm trú ẩn bị chuột quấy phá. Sự điềm đạm và kinh nghiệm chuyên môn trên chiến trường của Terraube đã có tác động xoa dịu sự đau đớn của những người bị thương và những người đang hấp hối. Đầu tiên, các bệnh nhân của Grauwin gọi cô ta là “Mademoiselle” nhưng sau đó cô ta được biết đến như “Genevieve”. Cô ta không chỉ chăm lo cho những thương binh nặng mà còn bất chấp nguy hiểm tới thăm các trạm thương binh ở các cứ điểm khác. Mặc dù huyền thoại về “thiên thần của Điện Biên Phủ” là một sản phẩm của chiến dịch quảng cáo tuyên truyền nhưng Genevieve khiêm tốn sẽ không bao giờ phai mờ trong trí óc những người đã qua bệnh viện này.

Ngày 29 tháng 3 gió mùa bắt đầu tràn vào Điện Biên Phủ. Ngày hôm sau, mưa to làm ngập các đường hào tới mắt cá chân. Đất đỏ tràn từ trên tường xuống và các ụ nước hào giống như những dòng dung nham chảy chậm lấn vào các hầm trú ẩn và hầm chứa vũ khí. Cùng với đó là những xác chết chưa được chôn và các chất thải của con người đã tạo ra một loại đất bùn hôi thối. Mưa rào làm lung lay các cột gỗ đang chống đỡ căn hầm trú ẩn và có nguy cơ làm sập mái. Các phân đội đang phải di chuyển súng đạn và lương thực lên trên khu đất cao hơn đề tránh nước. Ngày 13 tháng 3 công việc chuẩn bị cho các bữa ăn đã trở nên rất khó khăn. Nước chảy xối xuống các bức tường của bệnh viện làm dâng cao mực nước trên sàn.

Một kế hoạch tạm thời được đưa ra để giải quyết các vấn đề trong đợt gió mùa. Đó là di chuyển các đơn vị và nguồn tiếp tế tới chỗ cao hơn. Các nhà vạch kế hoạch đã dự kiến trước một quy trình theo thứ tự dưới sự trợ giúp của các lực lượng công binh, xe tải, các đơn vị có liên quan. Kế hoạch này đã không tính tới hoả lực pháo binh liên tiếp của đối phương. Dưới những trận mưa không ngớt, việc bố trí lại trật tự ở các cứ điểm đã trở thành một giấc mộng hão huyền.

Từ giữa tháng 3, Tướng Giáp đã lên các kế hoạch cho “giai đoạn 2 của cuộc tấn công”. Các mục tiêu sẽ là:

Chiếm các đồi phòng thủ phía Đông khu vực trung tâm, thúc đẩy công việc đào hào để nhanh chóng bao vây đối phương, bố trí xung quanh một mạng lưới các hướng tấn công, cô lập sau đó chiếm đóng sân bay chính, ngăn chặn và cắt đứt hoàn toàn tuyến đường tăng quân và tiếp tế của đối phương, tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch, giới hạn phạm vi và không gian, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành một cuộc tổng tấn công.

Kế hoạch này đòi hỏi phải tiến vào được các khu cứ điểm Dominique và Eliane của Pháp, chiến đấu ngày đêm không nghỉ ngơi bằng hoả lực, bằng các cuộc tấn công xe tăng và các cuộc không kích cho tới khi chiếm được các cứ điểm đó. Tướng Giáp thừa nhận những khó khăn và nguy hiểm của một kế hoạch như vậy. Cho tới giờ, các cuộc tấn công của ông vẫn thường diễn ra vào ban đêm. Yếu tố này cho phép quân lính của ông tiếp cận các mục tiêu trong đêm tối, giao tranh với địch và rút ra trước khi trời sáng, cũng có nghĩa là giảm bớt hiệu quả của việc trợ giúp bằng không quân của Pháp.

Để giảm bớt những quấy nhiễu của cuộc chiến ban ngày, Giáp ra lệnh xây dựng mạng lưới đường hào mới quanh Dominique và Eliane. Mạng lưới này gồm các đường hào giao thông chạy từ đỉnh đồi phía Đông tới hàng rào thép gai phía ngoài các đơn vị của Pháp và các đường hào tiếp viện bên cạnh để trợ giúp cho việc di chuyển và ngăn cản các đợt phản công của địch. Những công sự chiến đấu này phải gồm các hầm xây cuốn cho các vũ khí tự động, súng không giật, các hầm đạn, các hầm trú ẩn cho cứu thương và các chỗ để ngủ. Có một khẩu hiệu đó là “Đào xong rồi đánh”. 100 km đường hào được đào trong 10 ngày vào cuối tháng 3. Tướng Trần Độ viết:

Trong một ngày, bộ đội chỉ được ngủ khoảng 3 giờ hoặc ít hơn thế. 7h hoặc 8h giờ họ từ chiến trường trở về, sau khi ăn họ tham gia một cuộc họp để điểm lại công việc, ngủ từ 9h đến 12h, sau đó đi đốn và trở củi về. Từ 3h trở đi sinh hoạt tập thể, ăn cơm sau đó vác cuốc chim và xẻng ra đi tới tận sáng hôm sau.

Mặc dù pháo binh và các trận không kích của Pháp là mối nguy thường trực nhưng mô tả của Trần Độ vẫn chỉ ra sự trái ngược giữa lực lượng bao vây và lực lượng bảo vệ còn lại ở Điện Biên Phủ. Hơn nữa việc đào hào vẫn còn là một công việc phải trả giá đắt. Trần Độ viết:

Tuy đã chuẩn bị xong cơ bản cho cuộc tấn công vào bốt ở phía Đông, nhưng đại đội của Phùng vẫn tiếp tục đào thêm được khoảng 10m để củng cố lại các lều trại, chất gỗ xung quanh và xây các đường hầm để bảo vệ chúng khỏi đạn pháo của đối phương. Công việc này làm nhiều người phải hy sinh do vậy đã làm tăng thêm lòng căm thù, sôi sục của hàng trăm người khác.

Công việc chuẩn bị trước khi tấn công của hai căn cứ hoả lực Bald Mountain và Phony Mountain là kế hoạch chính cho các công binh chiến đấu của Tướng Giáp. Từ khi Pháp bắt đầu chiếm đóng Điện Biên Phủ, Đại tá Piroth và đám lính của ông ta đã khẳng định với De Castries rằng Tướng Giáp sẽ không bao giờ đưa được khẩu đội pháo vào những quả đồi trọc phía Đông Nam của Eliane 2 (Cứ điểm A1) - một trong những vị trí quan trọng của cứ điểm. Ở một chừng mực nào đó họ đã đúng. Không một chỉ huy Việt Minh nào có kinh nghiệm lại liều mình đưa pháo vào những vị trí lộ liễu như vậy. Nhưng Pháp đã không tính tới khả năng của đối phương là đào các địa đạo các đường hầm xuyên qua đồi. Vì Tướng Giáp đã đưa lực lượng tấn công vào vị trí, nên giờ đây ông ta có thể yên tâm về vấn đề tiếp viện hoả lực từ một số súng không giật và súng máy hạng nặng được phóng hoả từ những sào huyệt mới đào, được ngụy trang kỹ của Phony Mountain. Cả hai quả đồi này đều là nơi trợ giúp đắc lực cho các hoạt động của Việt Minh cũng như hoạt động của các căn cứ hoả lực.

Với Trung tá Langlais, mọi dấu hiệu chỉ ra một cuộc tấn công lớn của Việt Minh vào các vị trí đồi phía đông. Những chuyến thăm chớp nhoáng tới Dominique và Eliane buộc ông ta tin rằng cần thiết phải tăng cường lính dù cho cả hai cứ điểm. Ông ta đặc biệt lo ngại về điều kiện xuống sức của tiểu đoàn súng trường Algeri đang nắm giữ Dominique. Con mắt thực tế của ông ta thấy được những dấu hiệu mệt mỏi và suy giảm tinh thần của đám lính. Đại uý Jean Garandeau, chỉ huy tiểu đoàn, lại không đủ khả năng chỉ huy vì bị cảm cúm nặng, nhiều sĩ quan và lính không tham chiến của tiểu đoàn đã được sơ tán vì bị sốt rét, bị bệnh lỵ hoặc bị thương, vì thế làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Yêu cầu chiếm được các vị trí bên trong Dominique đã gây chia rẽ trong đám chỉ huy của Garandeau. Nếu Langlais bị lúng túng trong việc chiếm lại những vị trí do nguồn nhân lực nghèo nàn chiếm giữ, ông ta sẽ bị sốc khi biết rằng một trong những vị trí ở Dominique 2 được bảo vệ chỉ bằng một đại đội dân quân địa phương với những khẩu súng trường bắn tỉa 303 lỗi thời và không có một sĩ quan nào. Ông ta chỉ hơi yên lòng trước sự sẵn sàng chiến đấu của đại đội pháo Lê dương với sự yểm trợ của lính Algeri. Cho dù tiểu đoàn súng trường người Marốc đang chiếm giữ Eliane có điều kiện tốt hơn đám lính Algeri, Langlais vẫn nghi ngờ sức chịu đựng dẻo dai của tiểu đoàn người Thái ở Eliane. Ông ta ra lệnh rút một đại đội thuộc Bawouan số 5 và một đại đội của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 để tăng cường cho tiểu đoàn người Marốc ở Eliane 2. Ngoài ra 2 đại đội và một tiểu đội thuộc Bawouan số 5 của Đại uý Botella ở Eliane 4 (Cứ điểm C2) cùng với một đại đội thuộc Tiểu đoàn dù xung kích số 8 đã chiếm được Eliane 10 (Cứ điểm 506, 507). Các bộ phận thuộc Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 của Thiếu tá Bigeard đã vào vị trí lực lượng dự bị và một trung đội tăng cũng đã sẵn sàng.

Việc giải vây một vị trí tiền tiêu dưới những điều kiện căng thẳng không bao giờ là dễ dàng, đặc biệt khi bị đối phương giám sát mọi hoạt động. Lúc 18h ngày 30 tháng 3, một đại đội thuộc Tiểu đoàn Bawouan số 5 đang chui qua các lỗ thủng trên hàng rào để giải vây cho đại đội súng trường Algeri ở Dominique 1 (Cứ điểm E1). Lính Algeri đã dời chuyển các vũ khí tự động và tập hợp các kiện hàng cùng trang thiết bị. Vì phải tập trung trong các hầm hào nhỏ, nên binh lính Bắc Phi phải nói thì thầm với nhau và buộc phải rời khỏi vị trí bị lộ cũng chẳng vui vẻ gì vì họ đã thấy các mũ sắt nhấp nhô của lính dù Việt Nam đang tiến tới. Bỗng nhiên, mọi góc địa ngục thoát khỏi sự kìm hãm. Bầu trời dường như rộng mở. Pháo của Tướng Giáp đã bắt đầu tấn công vào Dominique và Eliane, và đang vươn ra để dập tắt các hoạt động và tạo ra cảnh hỗn loạn ở bốt chỉ huy trung tâm. Pháo đạn của súng đại bác và cối hạng nặng bắn tới tấp để lại những thi thể biến dạng, đẫm máu đang lồm cồm bò trong các hầm hào và những lính bảo vệ còn sống sót đang lần mò cào bới để yểm trợ nhau. Những gì sẽ trở thành nổi tiếng như “trận đánh giành 5 cứ điểm” đã bắt đầu. Cứ điểm Dominique 1, 2 (Cứ điểm E1, D1) và Eliane 1, 2, 4 (Cứ điểm A1, C1, C2) đã biến mất sau màn khói dày đặc với những mảnh vỡ bay tứ tung.

Quá trình giải vây cho Dominique 1 trở thành một cảnh hỗn loạn: các sĩ quan dù buộc những binh lính bị chất nặng hàng tiến về vị trí; cán bộ của đại đội súng trường Algeri cố gắng ra lệnh để dẹp đám hỗn độn và giữ binh lính của mình ở nguyên vị trí. Thông thường, những người bảo vệ sẽ chịu đựng các trận oanh tạc dưới bất kể sự yểm trợ sẵn có nào, chờ đợi để giao đấu với đối phương mà họ đã dự tính trước bằng súng máy cũ kỹ và hoả lực cầm tay một khi cuộc tấn công chấm dứt, nhưng lần này thì hoàn toàn khác, những đợt sóng bộ đội đầu tiên dường như mọc lên từ dưới lòng đất bên trong các hàng rào phòng thủ thép gai. Họ tiến thẳng lên vượt qua hàng loạt lượt đạn, nhổ những cụm thép gai mà họ đã cắt trước trong đêm. Các đơn vị đầu tiên làm nhiệm vụ lăn những cuộn thảm tới cạnh đường và đặt những quả mìn kích nổ, đặt bẫy sát thương. Việt Minh đột nhập qua hàng rào phòng thủ nhanh tới mức làm cho đại đội pháo Lê dương không kịp điều chỉnh tầm nhìn và điều chỉnh hoả lực pháo binh yểm trợ của Pháp. Quyết tâm giành chiến thắng, Tướng Giáp đã điều động 2 Sư đoàn Việt Minh 312 và 316, 2 trung đoàn thuộc Sư đoàn 308 cho cuộc tấn công. Quan sát cuộc tấn công từ trên xuống qua lớp khói của đạn pháo thấy được những lớp người tấn công đang toả ra từ các công sự và lao tới các vị trí của Pháp cứ như sức hút của các nam châm khổng lồ.

Rõ ràng là quá khó khăn với các lính Algeri ở Dominique 1. Binh lính trong đại đội chạy nháo nhác, mỗi người đều vì bản thân mình khi họ chạy trốn xuống chân đồi qua đám lính dù. Chỉ huy đại đội dù lệnh cho binh lính phóng hoả lực vào đám người chạy trốn và đã chặn được một số nhưng phần lớn vẫn tiếp tục chạy. Hơn 10 người chọi 1, lính dù Việt Nam, những người còn sống sót của đại đội pháo Lê dương và một số lính không tham chiến Algeri đã giữ vững vị trí được thêm 3 giờ trước khi bị thất thủ.

Rất giống với Dominique 2 (Cứ điểm D1), vị trí trọng yếu, hầu hết lính súng trường của Đại uý Garandeau đã bỏ chạy về phía sau, bốt chỉ huy bị san phẳng trong vòng một giờ. Binh lính Marốc ở Eliane 1 đã nhập vào và Thiếu tá Nicolas, chỉ huy tiểu đoàn ở Eliane 2 hầu như không liên lạc được với trung tâm của tiểu đoàn.

Đây là một cuộc chiến trên bộ tồi tệ nhất, một cuộc đấu kinh hoàng, không khoan nhượng của những đợt pháo sáng thường hay bị gián đoạn theo những tiếng nổ không ngớt của pháo binh và của hoả lực vũ khí tự động. Những người tham chiến phải chiến đấu trong bùn lầy, qua hàng rào thép gai,... cũng bị thiệt hại lớn như đối phương của họ. Các nhóm lính nhỏ tập trung quanh một chiếc súng trường tự động đang kêu lạch cạch sẽ ngăn chặn một cuộc tấn công từ phía đối phương. Liên lạc bằng radio thường xuyên bị cắt đứt và gây ra nhiều nhầm lẫn, những mệnh lệnh được thét ra đã biến mất trong tiếng ồn ào chói tai.

Ở Eliane 4, Bigeard vẫn duy trì liên lạc với Langlais qua đài, ghi thông cáo các bức điện từ Thiếu tá Nicolas. Có lúc Langlais mất liên lạc với Nicolas và đoán là vị trí đã bị mất, liền ra lệnh cho pháo lệnh bắn vào Eliane 2. Thật may, Bigeard đã can thiệp kịp thời để xoá bỏ lệnh và cho rằng Langlais thường xuyên điều chỉnh radio. Bigeard bị một mảnh đạn sượt qua cổ. Ông ta chứng kiến sự thất bại hoàn toàn của binh lính Algeri và Marốc nên đã củng cố vị trí bằng cách tiếp nhận toàn lực lượng tấn công vào căn cứ của mình. Phía Tây, Sư đoàn 308 Việt Minh đã bắt đầu tấn công vào Huguette.

Một khẩu đội súng 105 ly do các xạ thủ da đen châu Phi đảm nhiệm đã vào vị trí gần tuyến đường 41 trên vùng đất tương đối bằng phẳng giữa Dominique và Eliane. Trung uý Brunbrouck, một sinh viên tốt nghiệp năm 1952 của trường Võ bị Pháp và là chỉ huy khẩu đội pháo đã theo dõi sự tan rã của các cứ điểm. Đám xạ thủ súng trường rút lui chạy vòng quanh căn cứ để tìm cách trốn về phía sông Nậm Rốm. Với Brunbrouck rõ ràng rằng các khẩu pháo và gần 100 lính của khẩu đội pháo sẽ sớm trở thành lực lượng đảm bảo duy nhất cho việc ngăn chặn cuộc rút lui giữa hai cứ điểm, một tuyến đường trực tiếp dẫn tới các công sự phòng thủ bên trong của Điện Biên Phủ. Một đại đội lính súng trường Algeri đã đào hào xung quanh khẩu đội của anh ta, mìn được đặt trong một con suối cạn đã tạo thành một công sự cho các bệ súng đắp bằng các bao cát. Quan sát những gì đã xảy ra ở Dominique, Brunbrouck không dám chắc rằng lính Algeri có thể giữ vững được trận địa. Ông ta lệnh cho tất cả các vũ khí tự động phải trong tư thế sẵn sàng để hỗ trợ cho đợt rút lui của ông ta. Các khẩu đại bác được nạp đạn đầy đủ và nòng súng hạ thấp để sẵn sàng phóng hoả trực tiếp.

Brunbrouck và các xạ thủ của ông được thử thách khi phải chờ đợi lâu. Hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 312 Việt Minh được khích lệ bằng thành công của họ ngay lập tức tăng lên từ đợt rút quân dọc theo đường 41. Họ đang tiến về phía chiếc cầu bắc qua sông Nậm Rốm dẫn tới Claudine và đồn chỉ huy của De Castries. Súng cannon 105 ly gầm rú, những quả đạn nổ inh tai, khói hơi cay bốc ra từ những chiếc cannon bị quá nóng... Cùng lúc Tiểu đoàn dù xung kích số 8 được giao thêm một vị trí mới. 8 nòng súng của họ phóng hoả lực vào đối phương giống như những lưỡi dao của máy tuốt lúa. Cuộc tấn công chậm lại, dao động và tan vỡ. Trong sự tuyệt vọng, gần 200 Việt Minh phải tìm chỗ ẩn náu trên con suối cạn. Phần lớn số họ chết ở đó khi lính Algeri - những người kiểm soát khu vực đó cho nổ bãi mìn. Trong thời gian lắng dịu, khẩu đội pháo oanh tạc các vị trí bị đối phương chiếm lĩnh ở Dominique và Eliane và nã pháo vào tuyến Đường 41.

Yêu cầu thay thế các xạ thủ bị thương và bị chết của Trung uý Brunbrouck bị từ chối và đã hai lần anh ta được lệnh phá huỷ các khẩu pháo rồi rút lui. Nhưng Brunbrouck vẫn ở nguyên vị trí vì biết rằng khẩu đội của anh ta là vật cản duy nhất giữa Sư đoàn 312 và căn cứ trung tâm. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra qua đêm. Hoả lực pháo rơi xuống, đám xạ thủ còn lại của đối phương tập hợp để cố đột nhập qua sông Nậm Rốm, nhưng không ai hay hoạt động nào có thể đứng vững trước sự tàn sát trực tiếp của hoả lực cannon 105 ly. Vào lúc rạng sáng, lực lượng tấn công đã rút hết, để lại những đống xác người trên mặt đất. Một đại đội dù xuất hiện lờ mờ trong sương mù tạo thành một màn phòng ngự phía trước khẩu đội pháo. Theo sau là những chiếc xe kéo pháo của Brunbrouck về phía căn cứ chính. Lại một lần nữa, kết cục của một trận đánh quan trọng được quyết định bởi số phận, cơ hội và cách cư xử của một số ít cá nhân.

Cũng không có gì khác với các vị trí bị bao vây trên đồi, Trung tá Langlais lôi kéo các đại đội Lê dương từ Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Bán Lữ đoàn số 13 vào trận đánh giành lấy Eliane 2. Từ một vị trì ở Eliane 4, Bigeard có thể nghe thấy tiếng hò reo của lính Lê dương và một bài hát diễu binh khi họ tới được mục tiêu. Trung uý Lucciani dẫn một lực lượng hỗn hợp lính dù và lính Marốc vừa thành công trong một trận phản công, về phía các điểm cao của Eliane 2. Đó là một cuộc chiến đấu giáp lá cà bằng lưỡi lê, dao, bia bắn súng trường và các dụng cụ đào hào. Khi nó kết thúc, binh lính của Lucciani sát nhập với những binh lính Marốc còn lại của Thiếu tá Nicolas vẫn đang bám trụ ở cứ điểm.

Vùng đất bị phá tan quanh Eliane 2 chất đầy xác chết. Xác chết của lính Lê dương, Marốc và Việt Minh nằm lẫn lộn với nhau. Những người bảo vệ kéo một số xác chết đối phương vào một chỗ tạo thành các ụ bảo vệ chắn trước hào, những đầu đạn và bom mìn bắn tới tấp vào những thi thể không hồn này. Giờ đây những người sống sót của đại đội Lucciani được tăng cường thêm từ Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Tiểu đoàn số 6 của Bigeard nhưng họ lại chạm trán với Việt Minh trên đường.

Cả bộ phận tham mưu của De Castries tương đối an toàn trong chiếc hầm chỉ huy ẩm thấp. Những lính dù kiệt sức ở Eliane 2 biết rằng các vị trí đồi có lỗ châu mai đều là vấn đề trọng yếu cho sự sống còn của Điện Biên Phủ. Langlais và Bigeard lên kế hoạch lấy lại Dominique 2 và Eliane 1 bằng một cuộc phản công lớn với xe tăng yểm trợ của các tiểu đoàn tốt nhất sẵn có, đó là Tiếu đoàn dù xung kích số 8, Tiểu đoàn số 6 của Bigeard, các đơn vị của Bawouan số 6 và sự yểm trợ của Tiểu đoàn bộ binh Lê dương từ căn cứ Isabelle. Thực tế, sự tín nhiệm tiểu đoàn đã có từ lâu. Nhưng tổn thất đã làm giảm sinh lực của các đơn vị chiến đấu. Những thương vong là sĩ quan cao tới mức các sĩ quan cấp dưới phải đứng ra nhận trách nhiệm chỉ huy và hạ sĩ quan đã phải thay vào để lấp những chỗ trống. Một số sĩ quan vẫn ở lại các bốt của họ, nếu bị thương sẽ được phân cấp và gửi về địa phương trong điều kiện chiến đấu bình thường. Những tổn thất về pháo binh cả người và pháo đã làm giảm hiệu quả đi một nửa. Những xạ thủ còn sống sót đang phải chịu đựng sự mệt mỏi và tra tấn về tinh thần vì đứng ở vị trí các khẩu pháo cả ngày lẫn đêm và dưới làn hoả lực ác liệt đã trở thành một thử thánh gay go. Phải thừa nhận rằng tập trung nhiều hoả lực cũng không hạ được pháo của đối phương và việc cung cấp đạn chậm là một yếu tố làm mất tinh thần của binh lính.

Langlais và Bigeard hoàn tất kế hoạch bằng việc hy vọng sự trợ giúp đó đang trên đường tới. Lời yêu cầu tăng quân liên tiếp của De Castries giờ đã tới Hà Nội. Sở chỉ huy của Cogny gửi một bức điện tới Điện Biên Phủ hứa rằng nếu tới đây ngài tổ chúc một đợt tấn công lớn thì một nhóm dù chiến đấu (2 hoặc 3 tiểu đoàn) sẽ được tăng cường tới ngay lập tức. Lực lượng giải vây bước đầu gồm tiểu đoàn dù số 2 của Thiếu tá Brechignac, Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 của Thiếu tá Hubert Liesenfelt và Tiểu đoàn dù thuộc địa do Đại uý Guy de Bazin de Bezon chỉ huy. Tất cả các đơn vị này đều đã sẵn sàng và chờ đợi tín hiệu đèn xanh để bay tới trợ giúp cho các lính dù ở Điện Biên Phủ.

Bigeard tiến hành cuộc phản công lúc 13h30 ngày 31 tháng 3 với Tiểu đoàn dù xung kích số 8 của Thiếu tá Tourret tấn công mục tiêu Dominique 2, Tiểu đoàn số 6 của Bigeard và các bộ phận thuộc Bawouan số 5 của Botella tấn công vào Eliane 1. Tiểu đoàn yểm trợ Lê dương và một trung đội tăng chờ sẵn ở Isabelle được lệnh không tham gia tác chiến. Một chuyến đi dài 6 km tính từ cứ điểm đã bị một trung đoàn Việt Minh đang án ngự trên đoạn đường ở bản Kho Lai chặn lại. Sau đó lính Lê dương đã phải chiến đấu để bảo đảm an toàn cho Isabelle và phải chịu tổn thất lớn (15 người bị chết và 50 người bị thương).

Lực lượng tấn công của Pháp tiến lên đồi phải đối mặt với hỏa lực mạnh trong cảnh tượng hãi hùng của hàng rào thép gai xoắn và phá huỷ hoàn toàn các công sự. Mùi hôi thối của những xác chết bốc lên từ các vị trí pháo. Những lính dù nhăn nhó và chửi bới khi họ vô tình giẫm chân lên đó. Mưa đã tạnh, máy bay chiến đấu đã phối hợp với pháo binh để tấn công các vị trí của Việt Minh. Lúc 15h, Bigeard đã báo cáo: Dominique 2 và Eliane 1 lại về tay người Pháp. Nhưng chẳng vui vẻ gì với thành công của đợt phản công này vì cái giá phải trả quá đắt. Khi các lính dù đào chỗ ẩn nấp để chờ đợi phản ứng của đối phương họ đã nhìn lên tìm kiếm trên bầu trời quang đãng, hy vọng quân tăng cường sẽ tới như lời hứa của Cogny. Bigeard viết trong báo cáo của ông ta miêu tả lại thời điểm quan trọng với một chút giọng chua cay:

Tinh thần của binh lính thật tuyệt với, bầu trời rất dẹp, thời tiết tốt. Chúng tôi chờ đợi tới 16h cũng chẳng thấy gì. Sau đó Việt Minh phản công và lấy lại Eliane 1 cùng Dominique 2. Tinh thần giảm sút, màn đêm buông xuống thật đáng sợ. Chắc chắn sự có mặt của 2 tiểu đoàn dù ngày hôm đó sẽ gây một ảnh hưởng nghiêm trọng về sau này.

18 giờ ngày 31 tháng 3, cùng lúc Tiểu đoàn đột kích số 8 của Tourret rời khỏi các vị trí ở Dominique 1, một thư ký mật mã trong phòng thông tin của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn chuyển một bức điện mật tới Washington. Bức điện tờ Đại sứ Heath phác thảo bằng thông tin từ các nguồn tư liệu của Pháp và trợ lý tuỳ viên quân sự của ông bằng một phân tích ngắn gọn, cô đọng tình hình ở Điện Biên Phủ.

Thật không may, thời tiết sáng nay rất xấu và người Pháp không thể cất cánh từ Hà Nội tới tận 11h kể cả các máy bay ném bom hạng nặng có thể tác chiến trên mọi địa hình chiến trường và đêm hôm trước cả B26 và các chỉ huy đều bị tấn công. Không thể tới đó để thả tiếp viện là vấn đề quan trọng vì đó là ý định rõ ràng của Navarre hôm đó. Trong trận đánh đêm qua Pháp mất 7 khẩu pháo ở vị trí trung tâm và 6 trong 12 khẩu ở Isabelle. Nếu hôm nay khi màn đêm buông xuống, các lực lượng tăng cường này chưa tới chỗ De Castries thì phía quân sự chúng tôi cho rằng đêm nay Việt Minh có thể chiếm được Eliane và đang ở tư thế sẵn sàng cho đợt tấn công cuối cùng. Tiếp đó Navarre sẽ phải đối mặt với quyết định quan trọng liệu có tăng thêm quân hay tiếp tục chiến đấu tới người cuối cùng với những gì còn lại ở Điện Biên Phủ. Thời tiết vẫn là yếu tố quan trọng trong chương trình này. Ký tên Heath.

Một bức điện khác từ Sài Gòn thông báo về tình hình thảm hại của Điện Biên Phủ, gửi qua các kênh quân sự và tình báo phát vào trung tâm điện tín ở Lầu Năm góc và cơ quan CIA. Tình hình khẩn cấp đã đặt Washington trong tình trạng khủng hoảng. Đô đốc Radford, với sự ủng hộ của Phó Tổng thống Richard Nixon, tiếp tục vận động sự ủng hộ đối với chiến dịch Vultue. Nhưng Tổng thống Eisenhower, người gần đây đã kết thúc sự can thiệp của Mỹ trong cuộc xung đột Triều Tiên và hứa giảm cả ngân sách quốc phòng và thuế, đã không hài lòng với bất cứ mạo hiểm quân sự mới nào ở châu Á. Tướng Matthew B. Ridgway, Tham mưu trưởng liên quân, người thay thế Tướng Douglas MacArthur ở Triều Tiên, cũng phản đối chiến dịch Vulture. Cũng như nhiều cựu bộ binh, ông ta nghi ngờ tính hiệu quả của các cuộc không kích như vậy. Ông ta dự đoán rằng sự tham gia của Mỹ cuối cùng có nghĩa là can thiệp trên bộ. Nhớ lại kinh nghiệm đầu tiên của ông khi chiến đấu với lính tình nguyện Trung Quốc ở Triều Tiên, Ridgway cho rằng ít nhất sẽ cần 7 sư đoàn Mỹ tăng viện cho Pháp và nhiều hơn nữa nếu quân Trung Quốc tham gia vào cuộc xung đột. Ông ta mạnh mẽ cho rằng Mỹ không nên lại can thiệp vào một cuộc chiến trên bộ ở châu Á.

Ngày 29 tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles công khai kêu gọi “hành động thống nhất” để ngăn chặn sự lan tràn của Cộng sản ở Đông Nam Á. Hành động như vậy sẽ phải dựa trên sự hợp tác của Mỹ, Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines và 3 nước liên kết của Đông dương (Việt Nam, Campuchia và Lào). Lời kêu gọi của Dulles chỉ ra sự tiếp tục can thiệp của Mỹ vào Đông Nam Á và cung cấp cho Cộng sản tài liệu để tư duy khi họ chuẩn bị cho Hội nghị Geneve sắp tới, nhưng sáng kiến này kém hiệu lực vì thiếu chi tiết về sự can thiệp quân sự.

Các cuộc họp cấp cao đưa ra các kế hoạch tạm thời làm nóng lên những phản đối ở Washington khác xa với những thực tế của “5 cứ điểm”. Đêm 31 tháng 3 ở Eliane được thắp sáng bằng những quả đạn pháo, ở Eliane 4, Thiếu tá Bigeard cố tình nghe một bức điện phát ra từ radio của Trung tá Langlais.

Bruno”, Langlais nói với anh ta, “nếu anh thấy không thể trụ vững, hãy gia nhập với chúng tôi ở đồn chính”.

“Anh chẳng hiểu gì tình hình cả, gars Pierre (mật danh của Langlais)”, Bigeard đáp lại. Trừ khi tôi còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ cuộc. Hơn nữa, Điện Biên Phủ đã kết thúc!” Tướng Trần Độ sau đó đã khái quát quan điểm chiến đấu của Việt Minh bằng một câu ngắn gọn: “Pháp đã chịu những tổn thất lớn nhưng lại không thừa nhận chính mình bị thất bại”.

CẦU CỨU SỰ GIÚP ĐỠ

Giờ đây sự can thiệp vũ trang của hàng không mẫu hạm Mỹ là cần thiết để cứu vãn tình hình ở Điện Biên Phủ”

George Bidault - Ngoại trưởng Pháp


Cuộc tấn công dữ dội đầu tiên của các đơn vị thuộc Sư đoàn 308 Việt Minh vào vị trí trọng điểm ở Huguette bị chặn lại bởi một trung đội từ Đại đội số 1 của Bawouan 5 do Đại uý Bizard chỉ huy. Từ khi tiến hành cuộc phản công vào vị trí Gabrielle và sa thải những binh lính còn do dự trong hàng ngũ, những người Việt Nam kiên cường đã chiến đấu rất tốt. Những lính dù người Việt ở vị trí Huguette đã kịp sánh ngang với đối tác của họ ở “5 cứ điểm”. Sau cái chết của chỉ huy - Trung uý Thélot, trung đội phải chịu đựng mũi dùi của cuộc tấn công do trung sĩ Tournayre chỉ huy. Vào đêm 31 tháng 3, Việt Minh lại tấn công, bộ đội tràn qua hàng rào thép gai với những tiếng kêu “mau lên” khi các sĩ quan của họ kêu họ tiến lên phía trước. Lần này Tournayre được lệnh rời vị trí, rút trung đội về sau, bỏ lại boongke và các hầm hào trống rỗng. Trong phút chốc bất ngờ và chưa có quyết định thì quân tấn công đã tràn vào vị trí bị bỏ trống, Bizard rút về trong tình trạng hoả lực bay tới tấp. Một khi các súng máy hoạt động thì các lính dù lại tập trung phản công và tất cả vị trí Huguette lại một lần nữa rơi vào tay quân Pháp.

Sáng 31 tháng 3 đánh dấu một loạt các hoạt động thù địch theo một kiểu khác ở Hà Nội. Tướng Navarre phải bay từ Sài gòn ra Hà Nội vì gặp nhiều phiền phức bởi các báo cáo về những thành công của Việt Minh. Ông ta tới Hà Nội lúc 1 giờ 15, Đại tá Bastiani ra đón, đã xin lỗi vì sự vắng mặt của Tướng Cogny và giải thích rằng Cogny rất mệt và đã đi nghỉ. Sự vắng mặt của Cogny ở sân bay chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng còn tồn tại giữa 2 vị tướng này. Sau đó, theo nhà sử học quân sự Jules Roy, Navarre gọi điện tới đồn chỉ huy của Cogny và được thông báo rằng vị tướng này đã để lại lời nhắn không được làm phiền. Cogny chắc chắn rất mệt mỏi vì phải chịu áp lực trước tránh nhiệm của một sĩ quan cao cấp đối với Điện Biên Phủ. Nhưng cho dù mệt mỏi thế nào thì cũng không thể sánh ngang với sự mệt mỏi của các binh lính đang chiến đấu để giành lại Dominique, Eliane và Huguette.

Cogny vắng mặt, Navarre với sự trợ giúp của Đại tá Bastiani phác thảo ra một chỉ thị đặc biệt, gửi tới cho Cogny. Chỉ thị gồm 2 trang yêu cầu đồn Claudine và cứ điểm Isabelle có sự chuẩn bị vì thế họ phải bám trụ càng lâu càng tốt dưới những điều kiện khó khăn. Để cho giảm bớt sự bực dọc. Navarre khẳng định quân đồn trú phải được thông báo tình hình. “Ông ta giải thích rằng miễn là cuộc kháng cự kéo dài, mọi hy vọng sẽ không bị mất và thời cơ sẽ đến khi mùa mưa tới, rằng Việt Minh sẽ phải nới lỏng vòng vây”. Như vậy Navarre lại để lộ thái độ lạc quan u ám, không biện minh được mà chính điều này đã gây ra tai hoạ cho toàn chiến dịch. Chỉ thị nhấn mạnh yêu cầu động viên tinh thần quân lính bằng việc nói rằng “quân đồn trú đang bảo vệ danh dự của Pháp và Việt Nam, rằng cả thế giới đang đổ dồn con mắt vào họ”. Điểm được nhấn mạnh là cuộc chiến đấu của họ phải có giới hạn, những tổn thất mà họ giáng cho Việt Minh, thời gian họ làm chậm lại để 30 tiểu đoàn và nhiều đơn vị pháo hiện đang nằm im một chỗ sẽ lại có mặt”. Sau khi tuyên bố không bàn tới bất cứ ý kiến nào về việc đầu hàng, Navarre đi thẳng vào thực tế vấn đề. “Ông ta ra lệnh dùng mọi biện pháp tuy nhiên không ca nông, không xe tăng nào rơi vào tay địch mà không bị phá huỷ hoàn toàn và các kho dự trữ (đặc biệt là đạn) phải được phá huỷ trước khi bị địch chiếm”.

Trang sau của chỉ thị liên quan tới quân đồn trú bị bao vây, Navarre chỉ rõ:

Phải thông báo cho Đại tá De Castries rằng mọi việc sẽ được tiến hành để sơ tán thương binh và chuyển lính tới để thay thế cho các tiểu đoàn dù của ông ta, quân tăng cường giới hạn ở mức một tiểu đoàn dù và một khẩu đội súng không giật 75 ly nhưng nên cảnh báo trước với ông ta (De Castries) rằng tình hình chung có thể cho phép tôi (Navarre) chuyển từ cuộc chiến có giới hạn thành duy trì một cuộc chiến đấu lâu dài. Tôi không thể cung cấp cho ông ta tất cả quân của tôi đặc biệt một số hoặc toàn bộ đơn vị dù số 1, trừ phi tôi tin rằng sự can thiệp của họ sẽ mang lại thắng lợi cho chúng ta.

Sau đó Navarre nhắc lại lòng tin của ông ta với Đại tá De Castries và khẳng định rằng binh lính dưới sự chỉ huy của De Castries sẽ theo gương ông ta. Câu kết của Navarre là một lời tái khẳng định: “Chỉ huy cứ điểm Isabelle sẽ được thông báo những chỉ dẫn này trong điều kiện còn một mình ông ta vẫn có khả năng kháng cự”.

Thiếu tướng Cogny tới sở chỉ huy chỉ trước 8h để tìm Tướng Navarre. Các báo cáo cho rằng liệu có phải cuộc tranh cãi của họ đã diễn ra ở đâu đó hay ở một cuộc họp sau này. Cho dù có phối hợp thế nào thì mọi sự phẫn nộ được giữ kín bấy lâu nay đã lộ rõ. Navarre sau này đã nói với Jules Roy: “Tôi đã tiêu tan mọi hy vọng”, “Tôi bàn bạc với ông ta nhưng ngược lại ông ta lại nói vào mặt tôi tất cả những gì ông ta đã nói với những người khác”. Sự va chạm đã có thể tránh được nếu Cogny chịu ra đón ngài sĩ quan cao cấp của ông ta ở sân bay. Được biết lúc trước khi nghỉ hưu, Cogny vì bận tham dự một công việc xã hội nên đã vắng mặt ở sở chỉ huy và điều này đã làm cho Navarre càng thêm tức giận.

Sự bất hoà chưa được giải quyết nên hai vị sĩ quan cao cấp này vẫn phải duy trì khả năng xã giao bề ngoài. Do bức thư của Navarre gửi cho Cogny ngày 29 tháng 3 tới chậm nên mọi khả năng về một lệnh ngừng bắn đều bị xoá bỏ. Trong bức thư này Tư lệnh đều từ chối yêu cầu tăng quân, tăng viện trợ của Cogny và chỉ rõ rằng: “Các lực lượng hiện nay của anh hoàn toàn đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao”. Bằng một giọng điệu lên lớp cho sĩ quan cấp dưới hơn, liên quan tới khả năng có thể diễn ra tình hình ác liệt, Navarre cảnh báo Cogny: “... Anh sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với một tình hình như vậy vì đó là kết quả của việc sử dụng quân không thích hợp”. Navarre buộc tội Cogny đã không tạo ra một động lực mạnh mẽ hơn trong việc “chuẩn bị và tiến hành” trận đánh. Navarre nói tiếp: Phòng tham mưu của Cogny đã không hề tăng cường sự chú ý tới tuyến đường của vùng châu thổ hướng tới Điện Biên Phủ. Thiếu sự liên lạc giữa sở chỉ huy của Cogny với phòng tham mưu không quân chịu trách nhiệm tiếp tế, thiếu sự chuẩn bị cho pháo binh và thiếu vắng các chỉ thị có liên quan tới công việc tổ chức ở Điện Biên Phủ.

Không lâu sau Cogny đã chính thức trả lời Navarre. Ông ta tranh luận từng điểm nêu trong lá thư của Navarre và không chấp nhận “chịu trách nhiệm hoàn toàn” về khả năng thất bại của Điện Biên Phủ. Chỉ ra việc thiếu lòng tin của Navarre đối với khả năng của ông ta, Cogny nói ông ta không muốn phục vụ dưới sự chỉ huy của Navarre nữa. Vì không muốn bỏ dở công việc chỉ huy giữa chừng nên Cogny đã để lại quyết định và thời hạn ra đi cho Navarre. Bộ phận lưu trữ của quân đội Pháp cũng giữ một bức thư thứ hai của Cogny gửi cho Navarre (không ký tên, không gửi) tiếp tục đi vào chi tiết lớn hơn để biện hộ cho quan điểm của ông ta. Trong khi hai vị tướng này đang buộc tội lẫn nhau thì cuộc giao tranh đẫm máu vẫn tiếp tục diễn ra ở Điện Biên Phủ.

Tiểu đoàn của Thiếu tá Bréchignac tới Điện Biên Phủ lúc 20h30 ngày 1 tháng 4. Đây là tiểu đoàn tăng cường mà Navarre đã nói trong chỉ thị đặc biệt của ông ta cho De Castries. Vì lo sợ hoả lực phòng không của Việt Minh lớn mạnh, đang xé rách bầu trời để tìm kiếm các chuyến hàng nên các phi công cố giữ lộ trình tới vùng thả hàng tiếp viện. Vùng này ở đầu phía Nam của đường băng bị co lại và thời gian thả phải rút ngắn tới mức các lính dù phải nhảy thành từng nhóm nhỏ. Điều này có nghĩa là máy bay phải bay trên thung lũng không dưới một lần.

Claude Sibille người Paris, một trong những người đứng ngay cạnh của của chiếc C-47 đã nhập quân đội từ khi 18 tuổi, thấy không có ai nhận vào đội quân Marốc, nên anh ta tình nguyện tham gia vào đội lính dù. Sau 5 năm phục vụ ở Madagascar, Sibille đã tham gia vào 6 đợt nhảy dù tác chiến ở Đông Dương.

Sibille nhớ lại: “Công việc đó giống như trò chơi cây bông với những đường đạn lướt qua người. Chúng tôi phải đeo những túi nặng ở chân, những thùng hàng tiếp tế, súng máy và cối 60 ly. Điều đó làm chúng tôi chùn bước nhưng chúng tôi biết chúng tôi vẫn phải đi”. Có tín hiệu là anh ta nhảy vào trong đêm tối. Trong khi rơi xuống, anh ta có thể nhìn thấy những đường đạn hình vòng cung vút lên lao vào những tán dù đang chao đảo. Anh ta đã rất khó khăn mới hạ được cánh an toàn. “Tôi thấy lưng mình chạm vào hàng rào thép gai sau đó bị một mảnh đạn găm vào chân. Có một túi cứu thương gần dó, tôi có thể thấy dấu chữ thập đỏ qua ánh sáng của hoả lực. Một lính Việt Minh bị thương và tôi đã rơi xuống đó cùng lúc... chúng tôi cùng an ủi lẫn nhau”.

Chỉ một đại đội của tiểu đoàn, một bộ phận chỉ huy và một đội súng 75 ly tới được mặt đất đêm hôm đó. Thời gian thả dù bị chậm lại tới mức những chiếc C-47, với số còn lại của tiểu đoàn buộc phải quay trở về Hà Nội, nhường lại vùng thả hàng tiếp viện cho các đợt thả đạn dược và lương thực trong diện ưu tiên. Phải mất thêm 2 đêm mới thả hết Tiểu đoàn thứ 2 thuộc Trung đoàn kỵ binh số 1. Mỗi đợt đều mang lại nhiều thương vong, nhiều người bị thương trong khi còn đang ở trên không. Bản chất của việc tăng quân nhỏ giọt này khó có thể là một sự khích lệ tinh thần cho đám binh lính. Việc đón tiếp Bréchignac và lính của anh ta trong một boongke được xem là một sự kiện. Nhưng theo quan điểm của quân đồn trú thì tiểu đoàn này nên được thả xuống sớm hơn. Sau đó Bigeard đã ghi lại những cảm giác thường thấy ở Điện Biên Phủ:

Thật đáng tiếc, họ công được cử tới ngày 31 tháng 3 vào lúc chúng tôi đang phản công vào Eliane và Dominique. Chắc có trục trặc gì ngoài Hà Nội!... Những tổn thất không cần thiết đã có thể tránh được nếu họ được đưa đến ngày hôm đó! Chúng tôi có cảm giác mơ hồ rằng chẳng có việc gì diễn ra ở Hà Nội. Thật may, chúng tôi chưa biết việc Navarre và Cogny đang cấu xé nhau khi chúng tôi đang ở đó.

Bréchignac tới đồn chỉ huy với vết thâm tím trên người và bộ quân phục rách toác vì rơi vào hàng rào thép gai. Anh ta cũng là một truyền thuyết ở Đông Dương và là một nhà lãnh đạo được binh lính tôn thờ. Tiểu đoàn của anh ta giống như tiểu đoàn của Bigeard luôn được hy vọng để hoàn thành những công việc mà các đơn vị khác không thể làm được. Hai tiểu đoàn này thường chiến đấu cạnh nhau, bao vây Điện Biên Phủ và ngăn chặn cuộc tấn công của Tướng Giáp vào trung Lào. Hiện tại, quên đi sự thù địch sẵn có từ lâu giữa 2 người, Bigeard đã chào hỏi Bréchignac với cánh tay rộng mở.

Mặc dù thất vọng với sự có mặt chậm trễ của tiểu đoàn Bréchignac, Bigeard vẫn vui vẻ với những nhiệm vụ mới. Vai trò của anh ta trong chỉ huy trực tiếp các cuộc phản công đã chính thức được khẳng định. Hiện tại anh ta đang chủ trì một cuộc họp giao ban hàng ngày lúc 9 giờ ở bốt chỉ huy lính dù. Anh ta viết trong bản báo cáo về trận đánh: “Cuộc họp này là sự động viên tinh thần rất có giá trị. Tình đồng đội thật tuyệt vời... chúng tôi chiến đấu cho sự sống còn của chúng tôi. Chúng tôi bàn về các chỉ thị, về tình báo phía đối phương và về sự chờ đợi tiếp viện của không quân. Đạn được phân chia cho từng người... 20 đến 30 viên đạn mỗi bộ phận”. Câu cuối phản ánh sự thiếu đạn nghiêm trọng ở Điện Biên Phủ. Từ ngày 30 tới ngày 31 tháng 3, chỉ một khẩu pháo 105 ly đã bắn tới 9.500 loạt đạn, vì thế vào ngày 1 tháng 4, chỉ còn lại 10.500 viên của pháo 105 ly.

Sự quấy nhiễu của hoả lực phòng không và các vùng thả hàng tiếp viện bị co lại cho thấy nhiều thùng đạn thả xuống đã rơi vào tay đối phương. Một bức điện mật của De Castries gửi cho Cogny ngày 13 tháng 4 cho biết không phải mọi thứ thả xuống Điện Biên Phủ đều nhận được hết:

Trong 24 giờ chúng tôi phải chịu đựng tới 3 đợt tấn công trong khu vực vành đai phòng thủ. Mặt khác, hàng tiếp viện thả từ 5 chiếc C-119 hoặc một khối lượng tối thiểu là 800 viên đạn đã rơi vào tay đối phương. Không bình luận. De Castries.

Những thùng hàng thả nhầm trở thành nguồn cung cấp đáng kể cho hệ thống tiếp tế của Tướng Giáp. Chỉ một trung đoàn Việt Minh đã thu được trên 50 tấn hàng gồm pháo đạn và lương thực. Bộ đội rất vui khi bắt được những hàng đồ hộp như cá hộp, thuốc lá, rượu rum, cô-nhắc...

Ngày 3 tháng 4, Navarre gửi một bức điện tới Paris với nội dung thông báo về việc tăng thêm sự ủng hộ của Trung Quốc cho Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Bức điện còn thông báo với chính phủ Pháp rằng có 14 cố vấn kỹ thuật người Trung Quốc trong sở chỉ huy của Tướng Giáp và nhiều người khác nữa gồm các chuyên gia hậu cần cấp trung, sư đoàn. Các cố vấn đang sử dụng một mạng điện thoại đặc biệt do Trung Quốc lắp đặt và duy trì. Mọi cố vấn đều dưới sự chỉ huy của Tướng Ly Chen Hou người có sở chỉ huy tác chiến bên cạnh Tướng Giáp. Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Minh 40 khẩu súng 37 ly và 1.000 xe tải với các tay lái của Trung Quốc - 500 xe đã tới từ 1/3. Công việc phân phát 40 khẩu pháo và xe tải sắp được tiến hành.

Các nguồn cung cấp quân sự khác gồm 395 súng máy, 1.200 súng trường tự động, 4.000 súng tiểu liên, 4.000 súng trường, 44.000 đạn pháo 37 ly, 15.000 đạn pháo 105 ly, 10.000 đạn pháo 75 ly, 60.000 đạn pháo cối và 5.000.000 viên đạn trong đó có 1.500.000 viên cho súng đại liên, 4.000 m3 dầu lửa và 4.300 tấn gạo. Báo cáo cho biết 24 khẩu pháo 105 ly cho Điện Biên Phủ đã tới từ Trung Quốc theo đường biên giới của tỉnh Lào Cai trong tháng 4 năm 1953. Báo cáo kết luận lượng thông tin tình báo này được thu thập từ nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất.

Ngày 5 tháng 5, Đại sứ Mỹ ở Paris, Douglas Dillon gửi một bức điện khẩn cho ngoại trưởng John Foster Dulles kể lại cuộc họp mặt khẩn cấp với Georges Bidault - Ngoại trưởng Pháp và Joseph Laniel - Thủ tướng Pháp. Dillon được triệu tập tới nhà riêng của thủ tướng sau đó vào một tối chủ nhật và thủ tướng cho biết: “Giờ đây sự can thiệp vũ trang của hàng không mẫu hạm Mỹ vào Điện Biên Phủ là cần thiết để cứu vãn tình hình”. Báo cáo của Navarre về phạm vi can thiệp của Trung Quốc ở Điện Biên Phủ được chuyển tới cho Dillon. Dillon cũng chuyển lời cảnh báo của Bidault rằng tham mưu trưởng không quân Pháp cho biết sự can thiệp của Mỹ ở Điện Biên Phủ có thể dẫn tới các cuộc tấn công bằng không quân của Trung Quốc vào các sân bay của Pháp ở Đồng bằng Bắc Bộ. Bất chấp chính phủ Pháp đang yêu cầu viện trợ, Dillon vẫn trích dẫn câu kết luận của Ngoại trưởng Pháp rằng: “Cho dù tốt hay xấu thì số phận của Đông Nam Á giờ chỉ còn lại ở Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneve thắng hay bại đều phụ thuộc vào kết quả ở Điện Biên Phủ”. Dillon bình luận: “Đây là lý do để Pháp yêu cầu viện trợ”. Ông ta còn thông báo cho Dulles rằng theo Bidault, Đô đốc Radford đảm bảo với Tướng Ely rằng nếu Pháp yêu cầu sự trợ giúp của không quân hải quân Mỹ ở Điện Biên Phủ, ông ta sẽ làm hết sức để có được sự giúp đỡ đó từ chính phủ Mỹ.

Bức điện của Dillon tới Washington hai ngày sau khi Ngoại trưởng Dulles và Đô đốc Radford đệ trình bản thảo của chiến dịch “Vulture” lên các lãnh đạo quốc hội trong một cuộc họp có hạn định. Các nghị sĩ, những người có phản ứng tiêu cực cho rằng không một hành động đơn phương nào được thực hiện nhưng hãy để cho mọi người được biết và họ sẽ phải xem xét lại vị trí của họ nếu Anh đồng ý tham gia. Nhưng đáng tiếc Thượng nghị sĩ L.B. Johnson của Texas sau này là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam. Sự tuyệt vọng trong lời yêu cầu mới đây của Pháp đã gây ấn tượng cho chính quyền Eisenhower vì sự cấp bách của tình hình yà sự cần thiết có một quyết định. Nó còn làm tăng lên sự tranh cãi nội bộ trong chính phủ. Báo cáo chi tiết về sự can thiệp của Trung Quốc đã cung cấp lý do cho cả hai vấn đề tranh luận. Đô đốc Radford xem nó như bằng chứng thực tế về ý đồ mở rộng sự thống trị của Cộng sản trên toàn Đông Nam Á của Trung Quốc. Tướng Ridgway coi sự có mặt của Trung Quốc ở Điện Biên Phủ là một dấu hiệu mà bất kể sự can thiệp nào của Mỹ đều sẽ tạo ra cái cớ cho sự can thiệp rộng lớn của Trung Quốc theo kiểu Triều Tiên, và không thể tránh khỏi sự leo thang vào cuộc chiến trên bộ không cần thiết ở châu Á.

Những chiếc xe đen bóng chở các quan chức của Bộ Ngoại giao tới Nhà Trắng, các đại diện của Lầu Năm góc và Hội đồng An ninh quốc gia tập hợp các thông tin cần thiết để cung cấp cho Tổng thống Eisenhower. Trong khi đó, lực lượng quân sự Mỹ đã sẵn sàng tiến hành chiến dịch “Vulture”. Kể từ khi ngừng trệ các hoạt động sau Thế chiến II, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã thức tỉnh các lực lượng quân sự Mỹ. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, thiếu đi tinh thần sẵn sàng chiến đấu ngay từ đầu đã gây ra nhiều thương vong và dẫn tới hình thức chiến đấu nghèo nàn. Hậu quả của sự can thiệp của quân Trung Quốc tới giờ vẫn còn là một hồi ức sống động. Vì thế giờ đây sẵn sàng và tiấn công là hai kế hoạch ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm góc.

Đầu tháng 4, Trung tướng E.E.Partridge, Tư lệnh không quân Mỹ ở Viễn Đông và chỉ huy trưởng Chuẩn tướng J.D Caldera tới Sài Gòn để tham dự một loạt các cuộc họp với Navarre và bộ phận tham mưu không quân của ông ta. Ngay từ đầu, rõ ràng Pháp đã không chuẩn bị cho một đợt tác chiến lớn như chiến dịch Vulture và cũng không hiểu được mức độ hủy diệt của việc sử dụng B-29. Các chỉ huy Mỹ bị sốc với thái độ dường như rất thờ ơ của các đối tác Pháp đối với nguy cơ thương vong từ một chiến dịch như vậy. Chuẩn tướng Caldera quyết định dứt khoát ngay khi trực tiếp xem xét tình hình. Ông ta bay khảo sát quanh thung lũng hai lần bằng máy bay riêng B-17 và một lần bằng máy bay C-47 của lực lượng không quân Pháp. Mặc dù người Mỹ có những nghi ngờ về các hệ thống chỉ dẫn và định hướng sẵn có nhưng họ vẫn quyết định tiến hành chiến dịch Vulture vào ban ngày. Tất cả những gì Caldera cần lúc này là tín hiệu xuất phát từ Washington.

Việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật theo đề nghị để cứu vãn Điện Biên Phủ vẫn còn là sự mơ hồ. Các tài liệu liên quan vẫn chưa được giải mã nhưng cũng đủ rò rỉ ra ngoài bằng những lời bình luận cá nhân và những hồi ký để chỉ ra rằng một lời đề nghị như vậy phải được cân nhắc thận trọng. Thật may cho quân đồn trú ở Điện Biên Phủ, chương trình được bãi bỏ. Các vũ khí hạt nhân tương đối thô sơ của năm 1954 chắc sẽ huỷ diệt toàn bộ những người phòng thủ cũng như những kẻ tấn công nhưng việc sử dụng vũ khí hạt nhân lần thứ hai này của Mỹ ở châu Á sẽ gây ra thảm hoạ khôn lường và những hậu quả chính trị lâu dài.

Trong khi Mỹ còn do dự trong việc lôi Pháp ra khỏi chảo lửa thì một cuộc tranh luận về việc phân bổ lực lượng lính dù tăng cường lại đang diễn ra giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ. Đại tá Sauvagnac và Chuẩn tướng Gilles - thay thế chỉ huy lực lượng dù, quyết định tiến hành huấn luyện cho những binh lính không có chuyên môn về nhảy dù. Từ khi có nhu cầu cấp bách thì lính pháo binh, lính xe tăng và lính điều hành đài phát, những người đã tình nguyện nhảy dù xuống Điện Biên Phủ đều không qua huấn luyện nhảy dù. Sauvagnac còn được hứa rằng những đợt thả dù sẽ được đưa vào các khu vực đã xác định và tương đối an toàn nhưng điều kiện này giờ đã trở thành một điều không có khả năng thực tế. Đại tá Langlais cho rằng binh lính nhảy dù xuống Điện Biên Phủ đơn giản là đang tới các vị trí chiến đấu của họ bằng một loại phương tiện khác mà thôi. Tuy không tương xứng với các cuộc đối đầu giữa Navarre và Cogny, nhưng cuộc tranh cãi giữa Langlais và Sauvagnac đã đạt tới một đỉnh cao trong suốt các đợt nhảy dù vào ban đêm của tiểu đoàn Bréchignac. Khi những chiếc C-47 bay vòng quanh để chờ một chút yên lặng của hoả lực gần khu vực nhảy dù, Langlais nhận ra rằng thời gian đã hết và yêu cầu lực lượng không quân thả dù xuống vị trí chính. Khi sĩ quan không quân chịu trách nhiệm đợt tác chiến này còn do dự, Langlais đã lệnh cho anh ta thực hiện và nói sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với hành động này. Sự phản đối của Sauvagnac đã làm cho Langlais đáp lại bằng một giọng điệu cay độc:

Tôi đã nhận được bức điện của anh. Nó chỉ cho tôi thấy rằng anh vẫn chẳng hiểu gì về tình hình ở Điện Biên Phủ. Tôi nhắc lại không còn cái gì ở đây, kể cả nhóm không quân, lính Lê dương hoặc lính Marôc, mà chỉ có 3000 binh lính chiến đấu trong đó lính dù là trụ cột, đang phải cố đứng vững trước sự tấn công của 4 sư đoàn của Tướng Giáp. Số phận của Hà Nội và cuộc chiến tranh Đông Dương sẽ được quyết định ở Điện Biên Phủ. Anh phải hiểu rằng cuộc chiến này chỉ có thể được duy trì bằng việc tăng cường thêm số lính dù có khả năng tốt hay không. Đại tá De Castries sẽ yêu cầu đối với những người mà tôi đã chỉ ra trong bức điện gửi cho anh và nhận được từ Tổng tư lệnh tất cả những gì mà anh từ chối tôi. Ký tên: Langlais và các chỉ huy Tiểu đoàn 6.

Vài ngày sau Thiếu tướng Cogny với một báo cáo mật gửi cho Tướng Navarre đã tham gia vào cuộc tranh luận này. Giải thích nhu cầu cấp bách của việc tăng quân và sự thiếu vắng những lính dù có chuyên môn, Cogny chỉ ra rằng 200 lính dù không chuyên tình nguyện gần đây đã được thả xuống Điện Biên Phủ và gợi ý rằng đợt huấn luyện lính dù sẽ được giảm xuống 10 hoặc 12 ngày. Sau đó ông ta yêu cầu Navarre chỉ thị cho Đại tá Sauvagnac sắp xếp ngay công việc huấn luyện càng sớm càng tốt và chỉ thêm những người đã hoàn thành đợt huấn luyện ngắn ngày có thể được nhận một khoảng tiền thưởng đặc biệt.

Thung lũng Mường Thanh trở thành nơi hội tụ của những hố pháo và chất phế thải: những vỏ pháo, những hộp thức ăn, đường băng bị xoắn lại, những cuộn dây thép gai chưa sử dụng và những xác máy bay bị cháy đen. Những chiếc dù bị bỏ lại trên mặt đất giống như những chiếc nấm khổng lồ bị xẹp xuống. Những người bảo vệ Điện Biên Phủ từng sẵn sàng lao ra để yểm trợ giờ đã di chuyển từ hầm hào vào nơi trú ẩn. Giống nhu đàn kiến vỡ tổ, Việt Minh liên tiếp tràn lên. Hỏa lực pháo binh không ngớt, một tiếng nổ inh tai làm rung chuyển cả mặt đất. Những gì con lại của ngôi làng giờ đã biến mất, bị quét sạch bởi những bộc phá lớn. Gần 1.500 xác chết Việt Minh và 300 xác quân Pháp nằm ngổn ngang xung quanh Eliane. Những người bị chết gần đây đã bị trương phềnh trong các bộ quân phục. Còn những người khác bị chết trước đó đã khô, co lại và nhăn nheo. Phụ thuộc vào chiều gió, mùi hôi thối bốc ra không thể nào chịu đựng được, nhắc nhở những người đang sống của cả hai bên về những người đã chết. Những người bảo vệ, lợi dụng giây phút lắng dịu của bom đạn để tự giải vây cho bản thân bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu.

Vùng đất bằng phía Đông Nam của Eliane 2 nay đã trở thành một vùng đất chết, một quang cảnh của những cuộc tấn công và phản công. Trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 316 Việt Minh tự ý tấn công và đều không giành được thành công trước sự quyết tâm của các lính dù, lính Marốc và những người Thái còn lại. Sáng sớm ngày 4 tháng 4, bộ đội lại di chuyển, những chiếc mũ sắt có ngụy trang đang nhấp nhô dọc theo các đường hào. Nhưng lần này, giống như một đợt thuỷ triều xuống, họ đang rời khỏi Eliane 2.

Người Pháp hy vọng rằng đối phương sẽ tạm ngừng để lấy lại sức sau những tổn thất nặng nề trong trận đánh để giành “5 cứ điểm”. Nhưng Tướng Giáp giống như một võ sĩ quyền anh đang tìm kiếm điểm yếu của đối phương đã chọn Huguette cho trận đánh tiếp theo. Đêm 4 tháng 4, Tướng Giáp cử 4 tiểu đoàn của Sư đoàn 312 và một đại đội có các vũ khí hạng nặng tấn công Huguette 6 sau một đợt oanh tạc bằng pháo binh. Căn cứ này ở đầu phía Bắc của đường băng chỉ do 86 lính Lê dương và 2 sĩ quan bảo vệ. Nhiều người trong số họ là những người sống sót của Bán Lữ đoàn 13 từ căn cứ Béatrice. Trung sĩ Bleyer là người chịu trách nhiệm. Kinh nghiệm của anh ta dường như không có giá trị trong trận đánh để giữ căn cứ Huguette.

Lúc 22 giờ, lực lượng lính Lê dương đã tới. Sau những trận tấn công ồ ạt để lại những xác chết của Việt Minh mắc kẹt vào hàng rào thép gai. Số lính Lê dương còn sống sót đã ngăn cản tốc độ của các đợt tấn công bằng cách bắn thẳng vào đối phương đang tràn lên trong khi nhiều đồng đội của họ đang hoảng loạn tại các điểm đặt hoả lực. Lo lắng tới tầm quan trọng của Huguette cũng như nơi trú ẩn phía Tây Bắc của các căn cứ phòng thủ ở Điện Biên Phủ, Langlais cử một đại đội lính dù từ Tiểu đoàn dù xung kích số 8 và 2 xe tăng tới để trợ giúp cho lính Lê dương. Tiến dọc theo rãnh nước ở phía Đông của đường băng, đám lính dù bị một lực lượng của Việt Minh chặn lại và 2 chiếc xe tăng cũng dừng lại đột ngột vì trúng hoả lực bazôca và pháo binh tấn công.

Sáng sớm ngày 5 tháng 4, một đại đội thuộc tiểu đoàn Bréchignac tiến hành một cuộc tấn công qua đường băng để đánh đối phương từ phía sau và tiến thẳng tới Huguette mà hiện tại chỉ có 20 lính canh phòng. Sau đó Langlais lệnh cho Bigeard phải ổn định tình hình. Khi binh lính của Bréchignac đã đẩy lùi được Việt Minh thì Bigeard lại kéo theo được một lực lượng đặc nhiệm của 2 đại đội thuộc tiểu đoàn riêng của ông ta ở Eliane, tổng cộng 160 lính cùng với quân dự bị của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1. Ông ta bố trí pháo binh và không quân yểm trợ và nói với lính Lê dương: “Chờ một chút, chúng tôi đang tới”. Cuộc phản công bắt đầu lúc 6 giờ. Lính dù đẩy lùi Việt Minh khỏi các vị trí chặn đánh quanh đường rãnh nước và bao vây họ xung quanh Huguette 6 (cứ điểm 105). Một lần nữa, nó lại trở thành một cuộc đọ sức tay đôi đẫm máu khi các lính dù bắn giết đâm chém và gây rối trên đường tiến quân. Mặc dù Việt Minh đưa tiểu đoàn dự bị vào cuộc tấn công nhưng sự phản ứng quyết liệt của Pháp đã gây ra một cú sốc. Đầu tiên là từng cá nhân, sau là các tiểu đội, trung đội, đại đội bắt đầu nao núng, phản bội và rút lui.

Sự phối hợp trong rút lui của Việt Minh không thể tồi tệ hơn. Pháo binh và cối hạng nặng của Pháp buộc họ phải chui luồn qua đám thép gai. Khi mặt trời lên, các máy bay chiến đấu đáp lại yêu cầu của Bigeard. Những lo lắng của Tướng Giáp về cuộc tấn công trên vùng đất bằng và trống trải, không có lợi thế yểm trợ của rừng và đồi, giờ đã hoàn toàn được chứng minh. Máy bay quay chậm cảnh các tiểu đoàn rút quân, hàng ngũ bị tan vỡ vì trúng pháo súng máy và bom sát thương. Những quả bom napan hình thoi rơi xuống và trượt trên mặt đất trước khi nổ tạo ra ngọn lửa đặc quánh và đám khỏi đen mù mịt. 4 đại đội lính dù và những gì còn lại của lính Lê dương ở Huguette 6 đã quét sạch những người tụt lại phía sau của đối phương và chiếm lại toàn bộ căn cứ. Đó là một quang cảnh ảm đạm dễ sợ.

Những tổn thất nặng nề ở Dominique, Eliane và Huguette làm tổng số binh lính chết và bị thương của Tướng Giáp lên tới gần 10.000 người. Bị Pháp kháng cự lại, Tướng Giáp yêu cầu tăng thêm quân và quyết định từ bỏ các đợt tấn công ồ ạt. Ông lệnh cho các chỉ huy tập trung thăm dò các vị trí của Pháp bằng chiến thuật ít tốn kém đó là đào các hào tấn công sát hơn tới các pháo đài của Pháp. Tướng Giáp giải thích, công việc này sẽ cho phép binh lính của ông chặn đứng hoàn toàn việc tăng quân và tăng tiếp viện của Pháp.

Chiếm lại Huguette 6 đã gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị của Pháp vốn bị kiệt sức từ trước. Trên 200 binh lính bị thiệt mạng trong đó gồm cả 4 sĩ quan quan trọng. Cán cân lực lượng đóng vai trò chính trong việc chống lại những người phòng thủ của Điện Biên Phủ. Trong khi Tướng Giáp có thể triệu tập những tân binh từ các vùng hậu phương thì chiến trường đã làm tiêu hao số quân tăng cường ít ỏi của Pháp vừa nhảy dù xuống. Đạn pháo binh đã sụt giảm; chỉ còn 3 xe tăng hoạt động theo mệnh lệnh ở vị trí trung tâm; các đường hào của Tướng Giáp càng tiến gần thì các vùng thả hàng tiếp viện càng bị thu gọn lại. Việt Minh còn tăng áp lực đối với phía Nam của căn cứ Isabelle đang bị cô lập, nơi các đợt mưa gió mùa đã làm tăng thêm phần khó khăn cho vùng đất sình lầy này.

Khi lính dù đem một số xác chết đi chôn trong các đường hào bỏ không ở Huguette và lấy thêm đạn dược cũng như khẩu phần ăn, thì Tướng Navarre nhận được một bức điện mật có mã số đặc biệt từ Paris của Marc Jacquet, Chủ tịch Hội các nước Liên hiệp Đông Dương thông báo:

Hai tiểu đoàn dù mà Chính phủ Pháp quyết định gửi tới để tăng cường là Tiểu đoàn dù thuộc địa số 7 và Tiểu đoàn dù Lê dương số 3. Đoàn thứ nhất sẽ được chuyển tới bằng máy bay của không quân Mỹ và sẽ tới vào ngày 25 tháng 4. Đoàn thứ hai sẽ tới vào ngày 22 tháng 5. Một chuyến máy bay của Mỹ sẽ đưa tới khoảng 400 lính tình nguyện. Các máy bay chuyên chở tiểu đoàn và lính mới có thể được sử dụng để vận chuyển lính hoặc hàng hoá trở về...

Điều này chắc sẽ là tin tốt lành nhưng với điều kiện hoàn cảnh và ngày tháng nói trên thì nó thích hợp với việc chuyển quân luân phiên thông thường hơn là một yêu cầu tăng quân chiến đấu khẩn cấp. Navarre quyết định chuyển tiểu đoàn thứ hai thuộc quân lính dù dự bị của ông ta tới chiến trường. Đêm 9 tháng 4, các đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 do Thiếu tá Hubert Liesenfelt chỉ huy đã nhảy dù xuống đồn trung tâm ở Điện Biên Phủ. Sự có mặt của đám lính dù gồm lính Đức, Tây Ban Nha, Đông Âu và Việt Nam chứng tỏ rằng Điện Biên Phủ không bị bỏ quên. Thiết nghĩ sự trợ giúp quan trọng từ bên ngoài cuối cùng đã tới cho phép quân đồn trú nắm lấy những cơ hội mong manh. Pierre Schoendoerffer nhớ lại:

Chúng tôi muốn và hy vọng một đợt không kích chiến lược của Mỹ. Khi một chiếc B-26 thả một quả bom vào Tiểu đoàn dù xung kích số 8 chúng tôi nghĩ đó là không quân Trung Quốc tấn công... và đó sẽ có nghĩa là sự can thiệp của Mỹ đã bắt đầu. De Castries dập tắt lời đồn đại này, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng một lệnh ngừng bắn do Liên Hiệp quốc công bố. Một số người trong chúng tôi biết rằng thế là hết nhưng các bạn biết đấy, thanh niên luôn luôn nói “không”. Các phi công rất bi quan nhưng Bigeard lại cho rằng chúng tôi có thể đứng vững.

Trong vài ngày, không có các cuộc tấn công hoặc phản công lớn. Việt Minh tiếp tục bắn hoả lực gây rối, các đội tuần tra xô xát nhau, lựu đạn nổ, bẫy sập và những người cứu thương mang cáng lao về phía bệnh viện. Việt Minh còn đào thêm hầm hào trong đêm tối và Pháp thì tiến hành các đợt đột nhập ban ngày để lấp chúng lại. Nhưng không phải tất cả các công việc đào bới này đều do Việt Minh làm. Bigeard quyết định lấy lại Eliane 1. Vị trí bị mất này chi phối các vị trí còn lại của Pháp ở Eliane và gây ra một mối lo thường trực. Hoạt động nhẹ nhàng nhất đối với quân của Bigeard là có thể lôi kéo hoả lực bắn tỉa của đối phương hoặc những cơn mưa lựu đạn và những quả pháo cối. Một trong những sĩ quan dưới quyền Bigeard bị chết ngay cạnh Bigeard vì trúng đạn của Việt Minh trong khi họ đang quan sát các vị trí của đối phương từ một lô cốt.

Langlais và De Castries đồng ý kế hoạch của Bigeard và ông bắt đầu tiến hành công việc. Trong suốt thời gian phục vụ ở Đông Dương, Bigeard tự nghiên cứu và rút ra những bài học chiến thuật thành công của đối phương cho các mục đích riêng của mình. Giờ đây ông cho binh lính làm việc bằng cuốc, xẻng, đua tranh với những lính công binh Việt Minh, đào đường trong đêm thẳng tới tiểu đoàn đối phương đang nắm giữ Eliane 1. Đội hình của cuộc tấn công được triển khai một cách chính xác: 4 đại đội thuộc Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 của Bigeard với số quân 320 sẽ tạo thành một lực lượng tấn công; tiểu đoàn của Bréchignac sẽ ở yên tại chỗ làm quân dự bị sẵn sàng ứng chiến; Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Tiểu đoàn dù xung kích số 8 sẽ tập trung các loại vũ khí bộ binh vào mục tiêu. 12 khẩu 105 ly, 12 cối 120 ly từ Điện Biên Phủ, 8 khẩu 105 ly từ Isabelle và 3 xe tăng còn lại sẽ yểm trợ cho pháo binh. Cối 81 ly của Tiểu đoàn thuộc địa số 6 đứng chặn trên tuyến đường Việt Minh dùng để tiếp tế và tăng quân vào Eliane 1.

6 giờ ngày 10 tháng 4, 1.800 loạt hoả lực pháo binh bắt đầu giáng xuống Eliane 1 như những cú giáng động trời. Các xe tăng tham gia bắn hoả lực trực tiếp từ những khẩu pháo 75 ly. 6 giờ 10 Bigeard tăng thêm một đợt tấn công bằng pháo binh và lệnh cho một trong các đại đội tiến lên phía trước. Hoả lực đạn pháo tạo ra những màn khói đen yểm trợ cho hoạt động của họ. Những chiếc máy bay của hải quân Pháp gầm rú trên bầu trời để ngăn chặn đối phương đưa quân tiếp cận tới Eliane 1. Đại đội đầu tiên bị hỏa lực kiềm chế, Bigeard phải đưa ra đại đội thứ 2 cùng với một đội súng phun lửa. Chốt cò tay của súng phun lửa bật ra tạo thành một luồng lửa phóng vào các boongke của Việt Minh, thiêu cháy những người phòng thủ ở đó. Những cố gắng để chạy thoát đã trở thành những ngọn đuốc sống từ từ ngã xuống và co lại giống nhu những con côn trùng va vào đám lửa. Mặc dù 1/3 tiểu đoàn đối phương bị quét sạch nhưng Việt Minh vẫn đứng vững và chiến đấu tới người cuối cùng. Bigeard mãi sau này mới viết: “Không một ai rút lui, những người lính được Tướng Giáp huấn luyện thật tuyệt vời!”.

Khi đợt tác chiến 10 tiếng kết thúc, Việt Minh mất 600 người. Tiểu đoàn của Bigeard mất 100 lính. Ông ta kéo 2 đại đội đóng vai trò mũi nhọn tấn công của mình về và thay vào đó là những người lính từ tiểu đoàn của Bréchignac. Nhá nhem tối một đợt oanh tạc của đối phương báo hiệu sự quyết tâm lấy lại Eliane 1 của Tướng Giáp. Tướng Giáp đưa trước một trung đoàn vào trận. Langlais đang kiểm lại đám lính dự bị ít ỏi của ông ta, đã đáp ứng yêu cầu tăng quân của Bigeard bằng cách ra lệnh cho 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 tham gia tác chiến.

Lúc này một trong những sự kiện hiếm hoi đã xảy ra làm đọng mãi trong trí óc những người lính. Hồi ức ấy giờ vẫn còn gây ra một ức chế với những cựu chiến binh ở Điện Biên Phủ. Trung uý (giờ là đại tá) Lucciani của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1, nói về đợt tập kích vào sườn của Eliane 1, nhớ lại: “Những người lính Lê dương chúng tôi đã hát bài hát của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1”. Bài hát làm tan biến tiếng ồn của những đợt sóng âm thanh bị ngắt quãng và lại bị dập tắt khi chạm phải quân đối phương.

Biết rằng những người lính tuyệt vời nhất của mình đang chiến đấu để giữ lấy mạng sống của họ, Bigeard đưa các đơn vị cuối cùng vào tham chiến, 2 đại đội từ Tiểu đoàn số 6 Bawouan của Botella. Một trong 2 đại đội do Trung úy Phạm Văn Phú, sĩ quan dù duy nhất của Quân đội quốc gia Việt Nam ở Điện Biên Phủ chỉ huy. Lính dù người Việt gồm những người không tham chiến của các đơn vị thuộc địa cũ được huấn luyện; những lính của trung đoàn thiết giáp từ Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình và Phủ Lý, một số tân binh từ miền Trung, miền Nam Việt Nam; và lác đác những người Campuchia, đã bắt đầu chuyến đi dài ngày tới Eliane 1. Không làm được như lính Lê dương họ tự sáng tác ra một bài hát cho mình. Những chất giọng cao của họ không thể hợp với âm thanh vang dội của đám lính Lê dương nhưng họ đã hát với hết sức mình. Và lần đầu tiên trong nhiều năm, “La Marseillaise” được hát trên chiến trường.

Lúc 20 giờ, Trung đoàn Việt Minh rút khỏi Eliane 1. Sau này, một bức điện trên đài phát thanh của Việt Minh để lộ rằng Tướng Giáp đã tha thứ cho viên đại tá, người đã không chiếm lại được cứ điểm này.

Nếu Tướng Giáp thất vọng với việc chỉ huy chiến đấu của một trong những sĩ quan dưới cấp thì Tướng Navarre lại không bằng lòng với sự yểm trợ của lực lượng không quân ở Điện Biên Phủ. Đại tá Jean-Louis Nicot, chỉ huy các chuyến vận chuyển hàng không, cố gắng đảm bảo cho 50 chuyến bay một ngày tới khu vực chiến đấu. Nhưng thời tiết xấu, hoả lực phòng không của Việt Minh mạnh, sự yếu kém về kỹ thuật và mệt mỏi của nhân viên phi hành đoàn làm cho mục tiêu này không thực hiện được. Các báo cáo liên tiếp về việc hàng hoá bị thả nhầm vị trí và những yêu cầu tăng thêm các chuyến bay tiếp viện của De Castries làm cho Navarre thêm tức giận; cùng lúc, Việt Minh công bố bắn hạ được máy bay thứ 50 của Pháp, gửi một bức điện tới Thiếu tướng Henri Charles Lauzin, tư lệnh không quân ở Đông Dương. Biết được Navarre đang đe doạ tiến hành biện pháp răn đe các thành viên trong bộ phận của ông, Lauzin đã nhận toàn bộ trách nhiệm về mình và đề nghị cho biết các sĩ quan của ông đã phạm vào những lỗi gì. Lauzin còn nói với Navarre rằng việc thông báo cho ông ta về “sự thù địch và ngờ vực không thể bỏ qua được” trong đám nhân viên của ông ta là hoàn toàn cần thiết. Lauzin tiết lộ Đại tá Nicot đã đề nghị truy cứu đám lính chỉ huy dưới quyền của Navarre vì những đối xử không thể chấp nhận được của họ. Trong một lá thu gửi cho Lauzin, Navarre cho biết ông ta sẽ không trừng phạt bất cứ ai nhưng nói: “Tuy nhiên tôi cho rằng có vấn đề trong khâu tổ chức của anh vì sau khi điều tra vẫn không thể khẳng định trách nhiệm nằm ở khâu nào”. Navarre tiếp tục phủ nhận việc nói là có “sự nghi ngờ hoặc thù địch” trong đám nhân viên của Lauzin nhưng lại buộc tội họ vì đã không có mặt trong trận đánh. Cuộc tranh cãi này lẽ ra không đáng có trong một không khí vốn đã căng thẳng của Hà Nội. Người ta cho rằng Tư lệnh Pháp đã không xem xét kỹ vấn đề trong khi ở Hà Nội, thực tế những sự kiện ấy chỉ chứng tỏ rằng Chuẩn tướng Dechaux rất khôn ngoan khi đưa ra lời nhận xét ngày 17 tháng 11 năm 1953 trong kế hoạch tác chiến cho cuộc hành quân Castor. Ông ta chỉ ra mục tiêu của mình đối với đợt tác chiến và cảnh báo Navarre về những khó khăn sắp tới trong việc tiếp tế cho Điện Biên Phủ bằng đường không.

Hầu hết các phi hành đoàn của Đại tá Nicot đều không nhận thức được sự hận thù sâu sắc này. Họ đang dựa vào khả năng chịu đựng áp lực hàng ngày của riêng mình. Trước hết, họ đặt lòng tin vào những chiếc Dacota (C-47) mà họ đang bay. Họ thả lính dù và hàng tiếp viện, vận chuyển thương binh, tấn công vào đội hình đối phương bằng bom napan, rải truyền đơn tâm lý chiến vào khu vực của Việt Minh và thực hiện các nhiệm vụ tình báo. Mặc dù mọi chú ý giờ đều được tập trung vào Điện Biên Phủ, nhưng các đoàn Dacota ở miền Trung Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long, Lào và Campuchia đều tham gia tác chiến đầy đủ để đảm bảo cho sự sống còn của các căn cứ của Pháp và giải quyết mọi việc từ phân phát thư tới sơ tán những người dân làng bị thương.

Những người phòng thủ ở Điện Biên Phủ không có nhiều thời gian cũng như sự lựa chọn để lo lắng về những điều thề thốt của đám phi công hoặc hiểu các vấn đề khúc mắc của họ. Thiếu tá Grauwin đang gặp phải khó khăn vì bệnh viện quá tải lại còn phải phân bổ các bác sĩ phẫu thuật cùng với thuốc men viện trợ nhận được tới các tiểu đoàn. Vùng thả hàng tiếp viện giảm xuống tới mức cứ 30 thùng hàng được thả xuống Grauwin chỉ nhận được 10 thùng mà còn bị hỏa lực đe doạ. Nhu cầu cần 1000 lọ thuốc kháng sinh thì may mắn mới lấy lại được 1 thùng khoảng 100 lọ. Cần 500 lít cồn trong khi chỉ lấy được có 50 lít. Ngày 13 tháng 4, Đại tá De Castries thông báo với Hà Nội rằng việc chuẩn bị thả hàng tiếp viện bằng đường không có nhiều sai sót. Ông ta phàn nàn: “Máy phát điện không được gói cẩn thận, tới được nơi thì đã bị vỡ và không sử dụng được. Xăng được thả xuống cho chúng tôi trong những chiếc can đầy, chúng đã phát nổ khi rơi xuống đất. Vì thế chúng tôi không có đủ xăng để đổ đầy các bình chứa trong xe tăng”.

Sớm hơn 2 ngày, những hàng không mẫu hạm đồ sộ của Mỹ đã cắt sóng ngoài Vịnh Bắc Bộ tới để cứu vãn cho tình hình ở Điện Biên Phủ.

MỘT CÚ NHẢY VÀO ĐỊA NGỤC

Điều kỳ lạ là không có nhiều tiếng la hét hay than khóc trên chiến trường”

Pierre Schoendoerffer, nhà quay phim
Trung tâm thông tin Quân đội Pháp.



Sự bất đồng quan điểm giữa Đại tá Langlais với Hà Nội về việc tăng cường lính dù vẫn tiếp tục được trao đổi qua các bức điện trên vô tuyến điện và ngày một thêm nghiêm trọng. Mặc dù đã biết một đơn vị dù người Việt Nam đang được chuẩn bị, Langlais vẫn đe doạ tước vũ khí toàn bộ tiểu đoàn một khi họ đến Điện Biên Phủ và bắt họ lao động như những người phu. Một bức điện tối mật nữa của De Castries gửi cho Tướng Cogny chỉ rõ nhu cầu bức thiết đối với việc phòng thủ và với các đơn vị ưu tiên. Ông ta lấy dẫn chứng về một số chuyến bay của lính dù Việt Nam dưới làn lửa đạn và cho rằng sự việc này “một lần nữa cho thấy sự thiếu suy xét của họ đối với cuộc chiến đấu gay go đang diễn ra ở đây”. De Castries còn cho biết:

Trong tấn công cũng như phòng thủ, tôi chỉ có thể hy vọng vào những người lính dù người Âu, lính Lê dương và một số ít lính Bắc Phi, chỉ có các tiểu đoàn dù đã nhận được sự tăng cường binh lực. Tôi cho rằng lính tình nguyện Lê dương trong quân đội Viễn chinh sẽ được nhảy dù mà không cần phải trang bị đầy đủ. Thiết nghĩ việc nhảy dù không có vũ khí, trang bị sẽ ít nguy hiểm hơn. Kết quả sẽ có tác động đáng kể đến tinh thần và giảm bớt gánh nặng của nhiệm vụ khó khăn hiện nay của phần đông lính dù.

Những tranh luận về việc huấn luyện cho những ngươi tình nguyện, song chưa biết nhảy dù, đã sớm được dẹp lại trước sự khẩn cấp của tình hình. Trước tiên lính tình nguyện phải trải qua một đợt huấn luyện tối thiểu, sau đó một số phải thực hiện các cú nhảy thực hành. Nhưng thời hạn sắp hết, tất cả các máy bay đều được sử dụng cho mục đích sẵn sàng chiến đấu. Đại tá Langlais và các chỉ huy đều muốn được tăng cường những lính dù có đủ khả năng và tư cách nhưng khó khăn hiện tại là vấn đề lấp chỗ trống bằng bất cứ ai, chỉ cần người đó có thể sử dụng được các loại vũ khí và biết tuân lệnh.

Lời kêu gọi (đến Điện Biên Phủ) được truyền tới tất cả những người lính. Những thông cáo được đính tạm trên bảng tin của các đơn vị trên toàn Đông Dương. Mặc dù binh sĩ của quân đội Viễn chinh Pháp biết được rằng việc thất thủ Điện Biên Phủ là điều có thể xảy ra, nhưng sự hưởng ứng thật đáng ngạc nhiên. Các cựu chiến binh dù đang làm việc trong các cơ quan hoặc bị thương trước đây đều được chọn vào đội quân sẽ đến Điện Biên Phủ. Nhân viên trong các đơn vị hậu cần, lái xe, nuôi quân, tân binh, nhân viên tổng hành dinh, lính bộ binh... cũng ghi tên đăng ký. Niềm hy vọng cuối cùng vào lính tình nguyện đã thay đổi hẳn. Tướng Navarre trong cuốn Đông Dương hấp hối 1953-1954 đã ghi lại một số lính tình nguyện gồm có 800 lính Pháp, 450 lính Lê dương, 400 lính Bắc Phi và châu Phi, 150 lính Việt, nhảy xuống Điện Biên Phủ để tăng cường cho lực lượng phòng thủ ở đây. Sau khi sàng lọc chỉ còn lại 681 lính được đưa đi tham chiến ở Điện Biên Phủ.

Quân tình nguyện chưa biết nhảy dù đã dời đơn vị tới Hà Nội và báo cáo tình hình cho các thành viên chỉ huy mới để chuẩn bị cho cuộc nhảy mạo hiểm này. Một số người tới với vũ khí trang bị đầy đủ. Những khẩu súng trường lập tức được thay bằng một loại súng dễ gấp hay bằng một khẩu tiểu liên MAT-49. Trang phục đi trận được đổi bằng những chiếc áo nhảy jacket có túi và quần cũng có túi lớn. Giày nhảy đều được đổi, nếu có sẵn. Một số lính tình nguyện đã phải chịu đựng đợt huấn luyện từ 8 đến 10 ngày với những cú đập vào gót đau điếng của viên chỉ huy, nhằm tạo ra những tình thế như trong một trận chiến thực sự. Một số khác chỉ có một chút thời gian để kịp làm quen với công việc trong một chiếc C47 không có cánh hoặc trong một chiếc boongke vận tải. Họ cần biết hình dạng chung của chiếc máy bay, chức năng của đường tĩnh học, một loạt các mệnh lệnh khi nhảy dù như: Đứng lên !... nhảy! Tư thế phù hợp, nguyên tắc gập gối...

Thêm vào đó, họ còn đồng ý nhảy dù lần đầu tiên từ một chiếc máy bay tới dưới làn lửa đạn và trong tình trạng khó có thể sống sót nổi khi tới mặt đất. Nếu họ làm thế thì họ sẽ có một cơ hội tốt để nhảy dù vào bên trong các chiến tuyến của đối phương. Liệu lính tình nguyện của Điện Biên Phủ lập lại hành động mà De Gaulle thường đưa ra như một “ý tưởng kiên định của Pháp”? Điều này cũng dường như rất khó, đặc biệt là với lính Lê dương, lính Bắc Phi và lính ngụy Việt Nam. Hay đó có thể là sự tìm kiếm vinh quang gắn liền với thói cao ngạo thái quá? Điều đó thật đáng ngờ. Phần lớn những người lính ở Đông Dương đều có đủ thời gian để họ không còn có những ảo tưởng về bản chất khốc liệt của cuộc chiến tranh. Thậm chí khi so sánh với những người mới đến thì những khoảng trời ảm đạm, những cơn mưa sập sùi của Bắc Kỳ đều đưa đến cho họ sự bi quan hơn là những giấc mơ vinh quang.

Có thể, đối với nhiều người, đó là tình bằng hữu giản đơn, không tô điểm và một tinh thần đồng đội, giống như tất cả những người lính đang chiến đấu ở những góc độ khác nhau. Những bạn chiến đấu của họ đứng ở trong tình trạng rất tồi tệ và cần được giúp đỡ. Một số người không nhận thức đầy đủ về tình trạng tuyệt vọng này, đã hành động như thể ngăn chặn sự tận thế cũng như sự sụp đổ của niềm kiêu hãnh của quân đội thuộc địa, với những truyền thống và quy tắc của nó. Một số khác, những người tình nguyện tới từ các đơn vị không trực tiếp chiến đấu, dường như đã nhận ra vài điều gì đó đối với bản thân họ, còn một số kẻ gây rắc rối thì đơn giản là đang tìm cách hành động. Dù cho cách giải thích cuối cùng là thế nào đi nữa, mỗi người đều có lý do riêng bảo vệ cho việc tình nguyện của mình đến cái nơi mà sau này người ta mô tả như là “một cú nhảy vào địa ngục” (A jump into hell).

Báo cáo của một nhân chứng về một chuyến bay ban đêm cất cánh từ sân bay Gia Lâm (đăng trong cuốn Tạp chí Caravelle của Quân đoàn Viễn chinh Pháp) đã mô tả lại công việc huấn luyện nhảy dù cho lính tình nguyện như là việc của các “cha nội” dạy con cái. Nhiều người vẫn còn muốn đi giầy đinh hơn là đôi giầy của lính dù khi tập. Để khỏi trượt chân trên sàn sắt của máy bay hay khỏi ngã nhào qua các cửa để ngỏ, họ phải cẩn thận đi tất trùm qua các đầu đinh của giầy.

Chiếc máy bay chỉ huy C.47 cất cánh sớm và hoạt động như một “xe cảnh giới lưu động” trên không và sẽ dừng ở thung lũng Mường Thanh ở độ cao 10.000 feet đến 12.000 feet (3.048-3.657 mét) vào khoảng 7-8 tiếng. Trong khi máy bay chỉ huy rà quanh thung lũng thì phi hành đoàn và nhân viên chia nhau ăn uống. 

Trong các khoang chở lính, tiếng hát hò, những câu chuyện gẫu nhạt dần khi ánh đèn của Hà Nội khuất khỏi tầm nhìn. Những chai rượu rum được chuyền tay nhau. Những “ổ gà” không khí đầu tiên và sự hỗn loạn đã tác động tới những tân binh, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm bay nên đã ăn uống quá nhiều trước khi xuất phát. Tiếng nôn oẹ của họ bị lẫn đi trong tiếng ầm ầm của động cơ.

Đến gần Điện Biên Phủ, những chiếc C.47 bắt đầu hạ dần độ cao. Tác giả bài báo đăng trên Tạp chí Caravelle nhớ lại: Có một khối đen lớn che lấp hết các cửa sổ. Đó là những ngọn núi. Chúng bao quanh toàn bộ chiếc Dacota và cắt mất tầm nhìn của nó. Bây giờ chỉ có radio hướng dẫn phi công hạ cánh dần xuống cái địa ngục mà thời gian tưởng chừng như kéo dài vô tận. Chỉ cần mắc một lỗi nhỏ là anh ta sẽ lao vào những ngọn núi cao vút.

Đợt thả dù này quả thực là cơn ác mộng của những nhà vạch kế hoạch, những trái pháo cao xạ 37 ly nổ toé xung quanh, những mảnh đạn văng vào cánh máy bay, đôi khi làm thân máy bay bị vết thủng lỗ chỗ.

Những chiếc C-47 thường quay về với khoang trống rỗng trừ đội bay cùng một hai hay ba chú lính tình nguyện ngồi thu lu trong những chiếc ghế, còn phần lớn đã lần lượt nhảy. Họ hy vọng hạ cánh xuống gần toạ độ đánh dấu khu vực thả dù, nhưng toạ độ thường bị trượt khỏi tầm nhìn khi bị các luồng gió bất thường ập tới. Những người nhảy chệch hướng sang phòng tuyến đối phương hoặc rơi vào khu vực pháo phòng không đều hiểu rằng số phận của họ sẽ rất bi đát. Đối với nhiều người, cú nhảy đầu tiên và cú nhảy cuối cùng cũng đồng nghĩa với cái chết hoặc bị bắt làm tù binh. Có người rơi đúng vào mớ dây thép gai phòng thủ hỗn độn, để rồi bị những chiếc dù không hạ xuống nổi, kéo lê qua các hàng rào dây kẽm gai, cào xước cơ thể. Một số khác lại rơi vào các mái hầm hay các ụ pháo; không may hơn là số bị rơi vào các khu hầm hôi hám của nhà xác ngoài trời buộc phải trườn qua các xác chết để thoát ra. Trong cuốn Tôi là thầy thuốc ở Điện Biên Phủ, Thiếu tá Grauwin miêu tả sự khôi hài trên chiến trường nổi bật lên giữa những mớ hỗn độn. Nhìn thấy chiếc huân chương thập tự trên ngực của một lính dù mới đến Grauwin hỏi bằng giọng Pháp bồi: “Anh là ngươi Thiên chúa giáo?” “Tôi ấy à, không, tôi không phải là người Thiên chúa giáo”, người lính ngụy đáp lại, “Me colonial”, nghĩa là “Tôi thuộc tiểu đoàn dù thuộc địa”.

Có lần, nguyên tắc của đơn vị dù khi tiến về phía khu vực thả dù đã không thực hiện được. Viên sĩ quan thông báo vắn tắt với họ: “Đây là khu vực thả dù. Hãy tiến về phía có đèn sáng. Quân Việt Minh đang ở phía bên kia... Cẩn thận, không được di chuyển về hướng đó”. Nguyên tắc này chứng tỏ nói dễ hơn làm khi mà hoả lực, lựu đạn và địa hình mới kết hợp với nhau làm rối trí những kẻ mới đến. Các tổ tìm kiếm, có trang bị đèn pha, theo dõi chặt chẽ những lính dù nhảy xuống vào ban đêm và hướng dẫn họ đến nơi an toàn. Trong một số trường hợp, khi các lính dù rơi vào giữa hai chiến tuyến thì lập tức diễn ra một cuộc chạy đua để ứng cứu và bắt sống quân dù giữa các đội tuần tra của Pháp và Việt Minh.

Không phải tất cả những lính tình nguyện tham gia nhảy dù là đều do tự cá nhân xung phong. Ngày 20 tháng 4, Thiếu tướng Cogny thông báo cho Đại tá Sauvagnac biết toàn bộ Tiểu đoàn số 2 (Trung đoàn bộ binh Lê dương số 3) đã tình nguyện tập nhảy dù. Ông ta yêu cầu có một sự dự tính cần bao nhiêu thời gian để huấn luyện cho một tiểu đoàn có thể nhảy xuống khu vực an toàn và khi nào thì bắt đầu tập luyện. Sauvagnac cho biết một tiểu đoàn tình nguyện nhảy dù lần đầu tiên sẽ có thể có tới 20% bị thương vong nếu trong điều kiện thời tiết tốt và 30-40% nếu tốc độ gió từ 4-5 m/s. Ông ta nêu ra một ví dụ trong đợt huấn luyện gần đây của 60 lính dù, kết quả “12 người bị tai nạn trong đó có 8 người phải vào viện”. Ngày hôm sau, một bức điện khẩn của Tướng Cogny gửi cho Tướng Navarre đề nghị bãi bỏ ngay tức khắc kế hoạch tập luyện và nêu ra sự cần thiết tiếp tục cuộc chiến đấu ở những nơi khác chứ không chỉ tập trung cho Điện Biên Phủ với nội dung: Dành riêng cho Tổng chỉ huy. Về vấn đề: đợt nhảy dù cuối cùng của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn bộ binh Lê dương số 3. Hôm nay, số lính dù của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn bộ binh Lê dương số 3 đã bị 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 42 Việt Minh tấn công trên quốc lộ 5. Thống kê sơ bộ thiệt hại cho thấy có 23 người chết trong đó có 3 sĩ quan, Thiếu tá Carabiere, Đại uý Pernet, Trung uý Rignebault. 50 người bị thương trong đó có 3 sĩ quan. Do phải chịu đựng những tổn thất và ảnh hưởng do cái chết của viên chỉ huy tiểu đoàn đối với tinh thần của những người sống sót thuộc đơn vị này, tôi cho rằng kế hoạch này cần được chấm dứt.
Ký tên: Cogny

Kể cả những người lính từng trải cũng nhận thấy sự có mặt của họ ở Điện Biên Phủ thật là một bi kịch. Trung sĩ Robert Mallet, người cùng nhảy với một trong số các đại đội thuộc Tiểu đoàn dù số 2 nhớ lại:

Tuy đã ở Viễn đông từ năm 1951, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tràn ngập pháo đạn như vậy. Đêm hôm sau, Trung sĩ Braun và tiểu đội của anh ta bị giết hoàn toàn chỉ bởi một viên đạn pháo khi đang cố gắng tập hợp lại quanh một khẩu pháo cũ. Vài ngày sau, một quả bom lạc từ một trong những số máy bay của đơn vị chúng ta lại dội vào chúng tôi, gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Một người bị thương nằm trên cáng, những người khiêng vác và một quân y đang đi theo họ, tất cả đều bị xoá sạch trước mắt tôi. Trong một cái rãnh đó, tôi nhặt được vài mảnh thịt vụn của những số phận bất hạnh.

Câu chuyện về những người lính tình nguyện và những kẻ thay thế được ném xuống Điện Biên Phủ trong những chiếc máy bay nhỏ cho thấy sự mập mờ thiếu quyết đoán vẫn tiếp tục ngự trị trong Bộ chỉ huy tối cao Pháp trong cuộc chiến ở đây. Để yêu cầu quân đồn trú chiến đấu đến cùng, nhằm gây ra những thương vong lớn cho Việt Minh và tận dụng thời gian là một hành động quân sự có thể hiểu được nhằm duy trì số quân ở chiến trường, nhưng chỉ với số lượng nhỏ đến mức họ không thể tác động được tới diễn biến thuận lợi của cuộc chiến thì cũng đồng nghĩa với phạm một tội ác.

Một lỗi dễ hiểu đối với những cuộc thử nghiệm pháo bộ binh vào các cứ điểm của Điện Biên Phủ là thường coi nhẹ các đơn vị phục vụ: tiếp tế, thông tin, sửa chữa và y tế, những người có nhiệm vụ duy trì chức năng của pháo đài và cứu chữa cho thương binh. Binh lính cấp thấp phải chịu đựng nhiều khó khăn, mạo hiểm hơn những người từng trải trong các cuộc chiến khác. Những công binh Pháp trung thành với phương châm “Xây đôi khi phải phá” đang phải thực hiện nhiệm vụ dưới bom đạn và trong điều kiện ngày càng tồi tệ hơn. Liên tiếp chịu đựng sự thiếu thốn về vật chất và thương vong tăng cao họ phải củng cố lại các hầm trú ẩn, đào thêm công sự mới, đặt thêm mìn, bẫy, sửa chữa hàng rào thép gai và chống đỡ các ụ súng bị sập... Họ còn đảm nhiệm vai trò của những công binh chiến đấu, phòng thủ các vị trí và tham gia vào các đợt phản công như lính bộ binh.

Nhà nhiếp anh quân sự Camus và Peraud, nhà quay phim Schoendoerffer đi cùng với Tiểu đoàn xung kích số 8 và tiểu đoàn của Bigeard trong các đợt phản công để tiếp tục quan sát tình hình cuộc chiến. Khi không đi với các tiểu đoàn thì họ nghỉ lại trong các boongke tình báo gần bệnh viện mà người Mông vừa chiếm được. Schoendoerffer nhớ lại cuộc chiến đấu giáp lá cà để giành lại cứ điểm Eliane và Huguette “Các vị trí pháo chất đầy xác chết của các xạ thủ”. Trong một chuyến thăm cứ điểm Eliane 1 ông đã thấy mùi khó chịu bốc ra từ những xác chết và tiếng vo ve ghê người của lũ ruồi. Ông kể lại: “Thời tiết rất nóng, chúng tôi lại khát và một tổ được cử đi lấy nước đã bị chết do trúng đạn pháo cối. Khi xuống đồi tôi đã thấy xác của họ, 6 thi hài xác xơ trong bùn đỏ”. Vì khu vực vành đai chật hẹp nên Schoendoerffer và các đồng nghiệp được yêu cầu giúp đỡ bảo vệ các boongke tình báo cạnh người Mông. Ông nói: “Người Mông bắn rất giỏi và đã giúp chúng tôi ngăn chặn các đợt tấn công của Việt Minh”. Ngừng lại nhìn ra của sổ trong màn đêm của Paris nhiều năm sau Schoendoerffer nói tiếp: “Điều kỳ lạ là không có nhiều tiếng la hét hay than khóc trên chiến trường”.

Ở Washington, các nhà hoạch định chính sách Lầu Năm góc đang bàn về các chiến thuật của cuộc hành quân Vulture. Họ cho rằng máy bay B-29 của Mỹ nên sơn màu đỏ, trắng và phù hiệu xanh của lực lượng không quân Pháp. Để tránh việc tìm kiếm sự yểm trợ họ quyết định: Yêu cầu không quân Mỹ sẽ không mang theo bất kể giấy tờ tuỳ thân hay những dấu hiệu chỉ quốc tịch hoặc cấp bậc. Nhưng những chuẩn bị về quân sự để cứu vãn Điện Biên Phủ giờ đây phải phụ thuộc vào một quyết định ngoại giao. Ngoại trưởng Dulles bay tới London và Paris ngày 10 tháng 4 để nêu kế hoạch hành động thống nhất trước khi Mỹ đứng ra dẫn đầu phe đồng minh.

Ngày 14 tháng 4, cả Anh và Pháp đồng ý xem xét các nguyên tắc nêu ra trong kế hoạch. Tuy nhiên, có một vấn đề quan trọng giữa việc xem xét một kế hoạch mở rộng cho hành động thống nhất và việc phải đưa máy bay ném bom của Mỹ tới để cứu viện cho Điện Biên Phủ.

Sự lo lắng của một số nghị sĩ quốc hội, một số nhà lãnh đạo quân sự cao cấp và thái độ thờ ơ của Tổng thống Eisenhower với kế hoạch của Dulles về cuộc hành quân Vulture bị kém hiệu lực bởi vậy Dulles như bị “va phải bức tường đá ở London”. Thủ tướng Churchill và Ngoại trưởng Anthony Eden đang đấu tranh để cùng nhau giữ được chính phủ cộng hoà Anh sau chiến tranh đã không gì phải vội để bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh thuộc địa này với những ý đồ chính trị nghiêm trọng. Họ còn phải bận rộn chuẩn bị cho Hội nghị Geneve về Đông Dương sắp diễn ra. Churchill khẳng định chính phủ Anh sẽ không bị lôi kéo vào bất cứ hành động nào trước khi kết quả của Hội nghị chưa được công bố. Mặc dù hoạt động ngoại giao vẫn diễn ra hàng tuần, các kế hoạch chiến thuật mới được nêu ra nhưng tất cả dự định và mục tiêu của cuộc hành quân Vulture giờ đã không còn hiệu lực.

Tướng Giáp tiếp tục tập trung nỗ lực vào các cứ điểm của Pháp ở Huguette, một trọng điểm để kiểm soát được đường băng. Cho dù đường băng đã hoàn toàn bị tê liệt nhưng mất nó cũng có nghĩa là pháo binh và các vũ khí hạng nặng của Việt Minh có thể tiến gần hơn vào khu trung tâm phòng thủ Điện Biên Phủ. Quan trọng hơn, pháo phòng không 37 ly được đặt vào vị trí mới sẽ có thể rút ngắn khoảng cách với các máy bay viện trợ khi chúng trên phạm vi khu vực thả dù. Việt Minh nhận thức rõ về những khó khăn mà đối phương đang phải đối mặt với khi tiếp nhận quân tăng cường và hàng tiếp tế. Tướng Giáp nhận định về khu vực mà Pháp vừa chiếm được: “Các máy bay vận chuyển không dám bay thấp vì sợ hoả lực phòng không và sợ các thùng hàng lương thực, súng đạn rơi vào các chiến hào của ta. Vì vậy chúng ta phải đánh địch bằng chính pháo đạn của chúng”. Ông còn đề cập tới “cái gọi là những người tình nguyện - những người đã rơi vào phòng tuyến của ta và bị bắt khi đang đặt chân xuống mặt đất”. Khẩu phần ăn mà quân đồn trú đang phải chia nhau với những người bắt chúng có cả những hộp hành tươi, rau và hoa quả. Những đồ hộp này đã cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho quân đồn trú để họ có thể chống lại căn bệnh phù nề và các bệnh dịch khác do thiếu vitamin gây ra.

Ngày 16 tháng 4, khi De Castries đang xin Hà Nội cho tăng thêm pháo binh thì được biết ông ta được thăng chức thiếu tướng nhưng không phải chỉ một mình ông ta mà cả Langlais, Bigeard, De Séguin - Pazzis và nhiều sĩ quan khác nữa. Nhiều phần thưởng như huân huy chương được thả xuống. Tướng Cogny thông báo ông ta đã thả một hộp đựng quân hàm mà trước đây ông ta đã đeo khi còn là thiếu tướng cho De Castries cùng với rượu cô nhắc và thuốc lá để chúc mừng. Hộp đựng quân hàm đó sẽ không bao giờ tới được tay De Castries vì nó đã rơi vào chiến hào của Việt Minh. Theo nhà văn Ervan Bergot - người đang phục vụ cho Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 thì Đại đội 4 thuộc tiểu đoàn của ông ở cứ điểm Huguette 5 đã lấy được chiếc hộp đó nhưng các chai rượu bị vỡ hết, họ hút hết thuốc lá còn sao thì đem chôn xuống đất. Cuối cùng người ta phải dùng những mảnh kim loại để làm thành các ngôi sao tạm thời cho De Castries. Sau một thời gian, đài phát thanh của Việt Minh lại thông báo chiếc hộp đựng nhiều huân huy chương của Pháp đã rơi vào tay họ.

Ngày trước khi hộp đựng quân hàm được thả xuống Điện Biên Phủ, cố vấn Mỹ Paul Sturm tổ chức một bữa tiệc chia tay với Thiếu tướng Cogny tại trụ sở của ông ở Hà Nội. Sturm đã hết thời hạn và phải chuyển giao nhiệm vụ cho người khác và phải báo cáo lại cuộc gặp mặt về cho Washington. Sturm nói: “Tướng Cogny một lần nữa đã nghĩ lại nhưng vẫn có những bất đồng với Tướng Navarre, đặc biệt về việc tiến hành cuộc chiến ở Điện Biên Phủ”.

Cogny ca ngợi kế hoạch tác chiến ở Điện Biên Phủ của Việt Minh và nêu rõ chiến lược trọng tâm của Việt Minh trong chiến dịch. Ông nói: “Các hoạt động của Việt Minh ở Lào, các trận đánh vào tuyến đường bộ và đường xe lửa ở Hà Nội, Hải Phòng và các hoạt động tự phát của quân du kích khắp vùng châu thổ đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới trận đánh ở Điện Biên Phủ. Còn câu trả lời của Pháp với Điện Biên Phủ chỉ là một chiến thuật”. Cogny còn chỉ trích sự lơ là và cẩu thả trong việc tiếp tế bằng không quân. Cogny nói với Sturm: “Khi họ đề nghị Mỹ tăng thêm máy bay và Mỹ đồng ý thì họ lại không đủ phi công và cơ sở hạ tầng.” Câu cuối của bức điện viết: “Cogny vẫn tin rằng Bộ Tư lệnh Pháp không bao giờ nên chấp nhận cuộc chiến trong rừng núi xa xôi hẻo lánh của người Thái, vì cuộc chiến ở Điện Biên Phủ để giành lấy vùng châu thổ sông Hồng rất có thể sẽ bị thất bại”.

Sturm còn yêu cầu Bộ ngoại giao chuyển bức điện của Langlais tới chị gái của ông ta bà Jim Corbett ở trường Đại học Notre Dame để cảm ơn đồng bào, đặc biệt là những người Mỹ gốc Pháp về những lá thư động viên của họ gửi tới Điện Biên Phủ.

Chủ nhật ngày 18 tháng 4 là một ngày bất thường ở Điện Biên Phủ. Bầu trời trong xanh, ánh nắng tràn ngập, bỗng nhiên một chiếc máy bay ném bom xuất hiện, phá tan màn không khí yên bình, dọn đường cho một đợt nhảy dù khác thường. Những chiếc C-47 và C-119 xuống thấp để thả hàng. Phần lớn những chiếc dù sặc sỡ vẫn còn bay lơ lửng bên trong vành đai. Mặc cho hoả lực đối phương quấy nhiễu, những tay lính canh vẫn lao ra thu nhặt các thùng lương thực và đạn dược. Ngoài lương thực và đạn dược họ còn thấy có cả thịt hộp sôcôla, hoa quả và thuốc lá. Rượu rum và rượu cô nhắc đã làm tăng thêm niềm vui cho quân đồn trú vào ngày lễ Phục sinh rất đặc biệt này.

Tình hình nguy hiểm của Đại uý Bizard và binh lính của ông ở cứ điểm Huguette 6 đã không cho phép họ có thời gian để tổ chức tiệc. Hệ thống hầm hào của Việt Minh vây quanh cứ điểm đã xiết chặt họ lại. Không chỉ những hầm hào của đối phương hướng về cứ điểm Huguette 6 mà một số cái thậm chí đã được đào hướng về phía đồn trung tâm để ngăn chặn các cuộc phản công của Pháp. Một tuyến đường hào của Việt Minh hiện cắt đôi đường băng. Lực lượng tác chiến đặc biệt đem nước vào cứ điểm mỗi đêm đều phải giải phóng những khối vật cản của Việt Minh để lại trên đường từ đợt tác chiến trước đã gây ra một tổn thất lớn. Đêm 17 tháng 4, Bigeard kết hợp cùng một đơn vị dù hỗn hợp và một đơn vị Lê dương với 2 xe tăng yểm trợ đã phá vòng vây ở cứ điểm Huguette 6. Sau 6 giờ chiến đấu ác liệt với những đợt tăng quân ít ỏi, quân của Bigeard đã qua được vòng vây thứ 2 (ra khỏi mục tiêu 800 mét). Khi bình minh lên, rõ ràng những nỗ lực tấn công vào cứ điểm Huguette 6 đã phải trả giá quá đắt.

Thiếu tá Clémencon liên lạc với Bizard qua đài phát thanh, nói bằng giọng tiếng Anh để phía đối phương có nghe trộm cũng bị nhầm lẫn, rằng hiện tại chỉ còn anh và 200 lính của anh là đang chiến đấu. Sự dũng cảm và bình tĩnh của Bizard ở Huguette 6 đã gây ấn tượng cho nhiều người ở Điện Biên Phủ. Một huân chương danh dự rất có ý nghĩa với một sĩ quan của anh ta giờ lại rơi vào chiến hào của đối phương. Đây là thời điểm quyết định đối với Bizard nên anh ta chẳng hề do dự. Đánh tới cùng để lấy lại vị trí đã bị mất hoặc đầu hàng, Bizard lựa chọn lối đánh. Kế hoạch bắt đầu lúc 8 giờ ngày chủ nhật, Bizard triển khai quân dọc theo đường hào phía Nam của cứ điểm Huguette 6 cách vị trí gần nhất của Việt Minh 30m. Sau khi trấn an cho thương binh và phá huỷ tất cả các vũ khí hạng nặng, Bizard lệnh cho binh lính tự vũ trang bằng lựu đạn và yêu cầu họ chia đôi bao cát đeo ra phía trước và sau để tránh các mảnh đạn bắn vào người. Một trung sĩ bị thương vẫn đang dùng khẩu súng trường tự động để bắn yểm trợ cho đồng đội và đã chết ngay tại chỗ vì trúng đạn.

Vào thời điểm quyết định và dưới màn sương mù bao phủ, Bizard lệnh cho quân lính trườn qua các ụ đất phòng thủ dọc theo chiến hào và cuộc chạy nước rút bắt đầu diễn ra. Phần lớn bộ đội đã quay về hướng Nam, tập trung ngăn chặn lực lượng phá vây cách khoảng 300m. Dưới những trận mưa lựu đạn, quay lại họ thấy đám lính dù và lính Lê dương tại cứ điểm Huguette 6 đang rất mệt mỏi nhảy qua các chiến hào chạy về phía đội quân cứu trợ. Ốm đau, thiếu lương thực, bị thương đã làm giảm tốc độ rút quân của đám lính và gây thêm nhiều thương vong. Cú điện đầu tiên gọi về sau khi quân của Bizard tới được cứ điểm an toàn cho biết 60 người mất tích (trong đó có cả bị chết, bị thương và bị bắt). Trong 300 người của đơn vị đồn trú thì 106 người bị chết, 49 người bị thương, 79 người mất tích. Trong 16 sĩ quan làm nhiệm vụ tại cứ điểm Huguette 6 chỉ có 5 người sống sót.

Ngày 20 tháng 4, Langlais và các chỉ huy lính dù đưa ra một bản đánh giá chi tiết về sức mạnh trên chiến trường. Bizard nhớ lại trong số 13.000 quân ban đầu thì khoảng 2.400 quân (không tính tới quân đồn trú bị cô lập ở Isabelle) có thể được coi là chiến đấu tốt. Tiểu đoàn 6 của Bigeard là 150; Tiểu đoàn 2 của Bréchignac: 200; Tiểu đoàn dù xung kích số 8 của Tourret: 250; Bawouan 5 của Botella: 200; Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và 2: 550; bộ binh Lê dương: 400; lính súng trường Marốc, pháo binh, công binh và các nhóm người Thái: 650. Sau này Bigeard viết tiếp: “Chỉ có “lực lượng chủ lực” là còn đang chiến đấu, các lực lượng khác đều đã thất bại. Ban đêm, họ trốn việc đi cướp hàng tiếp viện được thả xuống. Lúc này Langlais đang xem xét một phương án trừng phạt những người trốn việc này. Nhưng đã có quá nhiều người chết và bị thương vậy nên làm gì đây? Chúng tôi sẽ quan tâm tới vấn đề này nếu chúng tôi thoát khỏi đây”.

Đêm 20 tháng 4, một nhóm khoảng 100 lính tình nguyện nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Mỗi đợt nhảy thành công đều được ghi bằng điện mật gửi từ Hà Nội vào sở chỉ huy của De Castries. Trong một bức điện Hà Nội nhấn mạnh việc tăng cường quân: “Có thể gửi cho ngài thêm 100 lính Pháp, lính Lê dương và lính Bắc Phi tình nguyện nhảy dù - những người đã bị toà án quân sự kết án hoặc bị ngồi tù. Hãy gửi điện báo nếu ngài chấp nhận những lính tình nguyện này”. Điện Biên Phủ trả lời: “Isabelle mong muốn nhận được binh lính đã được tuyển chọn kỹ”.

Tình hình ở bệnh viện ngày càng xấu đi, Thiếu tá Grauwin đang phải đối mặt với nạn dịch ấu trùng. Ruồi bay khắp nơi kêu vo ve quanh đám thi hài mục nát trong nhà xác. Grauwin viết: “Đêm đến, thật kinh hoàng khi nhìn thấy cảnh rùng rợn này: những con giun trắng nhỏ bé bò qua tay, mặt, chui vào tai những người bị thương đang ngủ”. Để trấn an bệnh nhân Grauwin giải thích: những con ấu trùng ăn các tế bào chết để giữ sạch cho các vết thương.

Thật kỳ lạ, bệnh viện lúc đó trở thành một nơi tăng quân. Trong bữa ăn trưa vội vã với Langlais và Bigeard, Langlais cho rằng Grauwin nên kiểm tra xem liệu có ai đáng ra phải nằm trong bệnh viện lại bị tụt về phía sau. Do dự một lúc rồi bắt đầu đi kiểm tra quân số bị thương, Grauwin nói với một số bệnh nhân từ tiểu đoàn của Bigeard rằng chỉ huy của họ đang tìm kiếm người để thành lập một đại đội mới. Những từ “lính tình nguyện”... “Tiểu đoàn 6”.... “ Bigeard” lan truyền nhanh qua các hầm trú ẩn. Trong cuốn sách của mình, Grauwin tả lại cảnh này như việc ông ta bất ngờ phải đối phó với một cuộc họp của những người thương binh tình nguyện: “Tôi thấy một chân tôi được các đồng đội (những người còn cả 2 chân) chăm sóc; tay tôi bị quấn băng đeo trước ngực; nhưng người mù nói với tôi rằng họ có thể nhìn rất rõ...”. Cảm động trước sự đoàn kết đó nhưng bị kẹt vì sợ có lỗi với những người bị thương, Grauwin phản ứng: “Không, không phải tất cả mọi người”. Họ trả lời thật đơn giản và thẳng thắn: “Những người bạn thân đang chờ chúng tôi, chúng tôi biết chắc điều đó. Nếu họ phải chết, chúng tôi muốn chết cùng họ”. Hướng về phía đồn trung tâm, một số thương binh trong trạm dưỡng thương tiểu đoàn đã sẵn sàng bước tập tễnh quay lại các vị trí của họ.

Việt Minh chuyển hướng sang cứ điểm Huguette 1 (cứ điểm 206) phía Nam của Huguette 6, chếch phía Tây của đường băng. Cứ điểm này cách không xa chiếc máy bay Curtiss của lính đặc công mà từ lâu đã làm nơi hội ý kế hoạch tuần tra và phản công của Pháp. Thân máy bay làm nơi trú cho một xạ thủ súng máy Việt Minh đóng vai trò cốt tử trong cuộc đấu tranh giành lại đường băng. Trước sự thất bại của Huguette 6, Việt Minh đào thêm 2 đường hào cắt nhau giáp với Huguette 1. Hiện tại hệ thống đó được cải tiến và mở rộng. Nhìn từ trên không, các đường hào quanh cứ điểm đã phân chia mặt đất thành nhiều phần giống như chiếc mền bông.

Đêm 18 tháng 4, một đại đội mới của Tiểu đoàn 1 bán lữ đoàn Lê dương số 13 dưới sự chỉ huy của Đại uý Chevalier được lệnh chuyển từ cứ điểm Claudine tới Huguette 1 để tăng cường cho một đại đội Lê dương đã quá mệt mỏi của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn bộ binh Lê dương số 2. Quá nửa đêm đại đội của Chevalier bị quân Việt Minh từ các chiến hào và công sự phòng thủ quanh cứ điểm chặn đánh. Lính Lê dương đang phải chống đỡ lại đợt chặn đánh của 1,5 tiểu đoàn bộ đội trên đường. Chevalier yêu cầu xin thêm pháo binh. 10 giờ ngày 19 tháng 4, đại đội của Chevalier vào tới được cứ điểm Huguette 1 thì đã mất 1/3 đại đội. Lính Lê dương phải mất 14 giờ để vượt qua 1.500 yard (961m). Tại cứ điểm này Việt Minh cũng đang chờ quân của Chevalier tới.

Cứ điểm Isabelle đang bị pháo đạn của Việt Minh tấn công, các chiến hào của đối phương được mở rộng sát vào vành đai phòng thủ phía ngoài của quân Pháp. Trong số 11 đại bác 105 ly chỉ còn 8 khẩu đang hoạt động, xe tăng chỉ còn 2. Địa hình bằng phẳng, lầy lội của Isabelle không tạo ra được sự bao quát thực và cũng không có chỗ ẩn nấp, chu vi đo được 1/4 dặm vuông vì vậy nó là vị trí rất khó thả dù.

Đại tá Lalande chỉ huy cứ điểm cùng với một cựu chiến binh quân đội Viễn chinh trong thế chiến II đang có một đội quân hỗn hợp gồm lính Lê dương, lính súng trường Algeri, lính súng trường người Thái... chiếm giữ các vị trí của cứ điểm Isabelle. Mặc dù chức năng chính của cứ điểm này là phải cung cấp pháo binh cho Điện Biên Phủ nhưng giờ nó lại bị đẩy vào cuộc chiến bộ binh và pháo binh để tồn tại.

Hồi đầu trước khi con đường nối Isabelle với cứ điểm chính bị cắt đứt, Isabelle đã nhận quân tăng cường từ Điện Biên Phủ. Đội quân này gồm những tay súng trường người Thái những người đã trốn khỏi trận đánh ở Anne-Marie. Ngày 20 tháng 4, một cuộc đọ sức giành lại cứ điểm Wieme do Trung tá Wieme và đơn vị 219 người Thái thực hiện. Vị trí này mở rộng về phía Đông Bắc của Isabelle. Đường băng phụ kéo dài từ Wieme về phía Bắc hiện do Việt Minh kiểm soát và hoàn toàn mất tác dụng với Pháp. Cứ điểm Wieme là một bãi lầy lớn, các đường hào sâu nối với vị trí trung tâm bằng một chiếc cầu nhỏ bắc qua sông Nậm Rốm. Lực lượng nhỏ bé của Wieme và toàn bộ quân đồn trú của Isabelle đang phải chịu cảnh thiếu thốn lương thực. Với mục tiêu chiếm được Isabelle, Việt Minh đã đưa vào Trung đoàn 57 (Sư đoàn 304) và Tiểu đoàn 888 (Sư 316), tổng cộng quân số là 3800. Ngày 20 tháng 4 tổng số quân của Đại tá Lalande lên tới 1400 quân. Các cuộc tấn công và phản công của Việt Minh đã tiêu diệt hết các đơn vị của Pháp ở “5 cứ điểm và Huguette” và bắt đầu chuyển hướng sang Isabelle.

Quân của Chevalier ở Huguette 1 liên tiếp phải chịu các cuộc tấn công của Việt Minh. Hoả lực pháo của Việt Minh mạnh tới mức cứ điểm này giống như ngọn núi lửa đang hoạt động. Các xạ thủ Việt Minh từ các công sự vừa chiếm được ở Dominique 2 phóng thẳng hoả lực về phía địch tạo thành một dòng chảy không gì ngăn cản được. Trong khi luân chuyển vị trí, Chevalier được cảnh báo rằng có tiếng đào bới dưới lòng đất tại các cứ điểm của Pháp. Ngày 22 tháng 4 Chevalier tập hợp 60 người còn lại trong các chiến hào quanh sở chỉ huy để dốc lực vào trận cuối. Đêm đó, Việt Minh từ lòng đất chui lên trong các cứ điểm giống như những bóng ma gây hoạ. Chevalier lệnh cho súng 120 ly tập trung hoả lực vào Huguette 1. Nhiều bộ đội chui lên đã trúng pháo đạn của lính Lê dương. Lúc trời sáng thì lính Lê dương cũng dọn sạch xác Việt Minh. Erwan Bergot, trong cuốn “170 ngày ở Diện Biên Phủ” đã tả lại hệ thống hào dưới lòng đất của Việt Minh: “Lính Pháp đã giết người đầu tiên chui lên khỏi mặt đất rồi lấp vào đó bằng một bọc thuốc nổ và lấy xác chặn lại”. Nhưng mỗi lẫn bộc phá nổ thì lại một người mới xuất hiện. Bức điện cuối cùng từ Huguette 1 yêu cầu tăng quân được ghi lại lúc 23h. Đóng quân trên một khu đất mấp mô, Đại uý Chevalier và một số quân của ông đang bị tấn công dữ dội. Nếu Điện Biên Phủ với dây thép gai, hầm hào lầy lội giống như Verdun thì sự thất bại của Huguette 1 đã gợi lại cảnh các trận đánh ở thế kỷ 19 từng làm Quân Viễn chinh nổi danh.

Tướng De Castries quyết định lấy lại Huguette 1. Cả Langlais và Bigeard đều chống lại quyết định trên vì Bigeard cho rằng sức mạnh bị giảm cùng với sự mệt mỏi chung là dấu hiệu của sự thất bại. Nhưng De Castries biết sự có mặt của Việt Minh ở Huguette 1 cũng có nghĩa là sẽ mất đi khu vực nhảy dù còn lại nên yêu cầu tấn công là trên hết. Ông ta hy vọng sẽ giành lại vị trí này trong vòng 16 giờ.

Sở chỉ huy của Cogny muốn biết cần phải làm gì để chuyển các đơn vị và hàng tiếp viện khi mùa mưa và gió mùa tới. Vấn đề là liệu De Castries có chỉ huy được một đơn vị đồn trú bình thường tiến hành một đợt tái triển khai lớn đến như vậy? Hà Nội cho rằng nên đưa quân ở Isabelle vào để tăng cường cho khu trung tâm. Các nhà chiến thuật dường như lờ đi thực tế là Isabelle luôn sẵn sàng chiến đấu để giành lấy sự sống còn của nó.

De Castries giải thích: việc chuyển quân khỏi khu vực lầy lội sẽ ảnh hưởng tới việc chiếm lại Dominique 1 và 2. Sau đó ông ta liệt kê ra các khu vực bị ngập lụt và nói không thể lấy lại các vị trí Dominique với một lực lượng mỏng như vậy và khẳng định rằng ông ta muốn duy trì Isabelle như một căn cứ cung cấp hoả lực. Ông giải thích việc sơ tán khỏi Isabelle có nghĩa là sẽ xoá bỏ vị trí trung tâm đang dần co lại và còn là yêu cầu tiến hành một đợt tác chiến lớn để mở đường tới Isabelle và bảo vệ nó trong suốt thời gian sơ tán thương binh cùng tất cả trang thiết bị, đạn dược, pháo binh và nhân sự. Tình hình chung cho thấy không đủ xe tải và dự đoán sẽ có những thiệt hại nặng cả về người và của khi rút khỏi Isabelle. Ông kết luận: chỉ cần thả 3 tiểu đoàn dù xuống gần bản Noọng Cóng vào ngày 30 tháng 4 thì ông ta sẽ chiếm lại được các vị trí ở Dominique và có thể ở cả Anne-Marie 1 và 2, đảm bảo một khu vực thả dù an toàn và di chuyển quân đồn trú lên vùng đất cao.

Trong khi đó Bigeard vẫn phải miễn cưỡng chuẩn bị các công việc cho cuộc phản công. Ông chọn Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 mới đến của Thiếu tá Liesenfelt để giao nhiệm vụ và chuẩn bị cho cuộc tiền trạm vào cứ điểm Huguette 1 bằng các máy bay B-26 và máy bay ném bom. Pháo binh của Pháp ở bên cạnh để phóng hoả lực nghi binh vào các cứ điểm Dominique và Anne-Marie. Bigeard rất tin tưởng vào đội Lê dương của Tiểu đoàn dù số 2 và coi họ là đơn vị dù giỏi nhất Đông Dương. Và cũng tin rằng tiểu đoàn của Liesenfelt có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thiếu ngủ và sự căng thẳng của trận đánh đã gây cho đối phương tổn thất lớn. Lúc này Bigeard quá mệt mỏi và đã lăn ra ngủ. Nhưng không được lâu, ông bị đánh thức vì nghe thấy giọng nói của De Castries kể lại cuộc phản công vào Huguette 1 thiếu mất đòn quyết định. De Castries lệnh cho Bigeard kiểm tra xem “điều gì đang diễn ra”. Mọi hành động chuẩn bị kỹ càng đã bị đổ bể. Sau chút thành công chớp nhoáng ban đầu giơ đây các đại đội của Liesenfelt đang bị cầm chân và phải chịu nhiều thương vong. Việt Minh đang tận dụng triệt để lợi thế của con đường dẫn vào cứ điểm Huguette 1. Khẩu đại liên được giấu trong đầu chiếc máy bay Curtiss đã phát hiện thấy hai đại đội địch khi họ đi ngang qua đường băng. Mặc dù khói lửa dày đặc, pháo binh của Việt Minh vẫn nã đạn về phía đám lính dù.

Bigeard nhảy vào một chiếc xe jeep, lao thẳng tới sở chỉ huy của Liesenfelt ở Huguette 2 (cứ điểm 208), thấy chỉ huy của Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 đang ngồi cạnh chiếc radio, Bigeard hỏi mọi việc thế nào, Liesenfelt đáp lại mọi việc chắc hẳn vẫn tốt vì anh ta không thấy có báo cáo từ các đại đội. Sau đó Bigeard phát hiện ra rằng radio của Liesenfelt không bắt được sóng xa. Những bức điện từ các đơn vị bị cầm chân của Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 đã không tới được sở chỉ huy của Liesenfelt. Bigeard tức giận, ngay lập tức đứng ra chỉ huy. Tới nay, một sĩ quan Lê dương cho rằng Bigeard đã quá nghiêm khắc với Liesenfelt cả trong và sau trận đánh. Một số khác cho rằng chỉ huy của Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 đã có thể thấy được hoàn cảnh bi đát của đám binh lính nếu ông ta đứng trên một vị trí để quan sát đợt tác chiến này. Tuy nhiên tất cả những tranh luận đó sau này đều được rõ ràng.

Đánh giá tình hình, Bigeard khẳng định cuộc phản công hoàn toàn bị thất bại. Mục tiêu của ông ta bây giờ là cứu vãn những gì còn lại từ thảm hoạ đó. Ông lệnh cho Tiểu đoàn dù số 2 rút quân và yêu cầu pháo binh, không quân yểm trợ cho đợt rút lui. Hai đại đội kéo về đã mất 80% quân số. Trong cuộc phản công chiếm lại Huguette 1, Tiểu đoàn dù số 2 mới tới đã mất 154 người.

Nhiều năm sau khi cắt nghĩa cuộc tranh luận xung quanh những gì đã xảy ra ngày hôm đó, Bigeard viết: “Mặc dù rất mệt mỏi, tôi vẫn phải đứng ra chỉ huy đợt tác chiến. Những người lính tuyệt vời của Tiểu đoàn dù 2 đều giỏi như lính của tôi nhưng ngày hôm đó người chỉ huy của họ lại vắng mặt. Bởi vậy tôi tự thấy có trách nhiệm với sự thất bại này”.

Điện mừng của Tướng Giáp tới binh lính được lan truyền đi khắp nơi vì bộ đội đã đoàn kết giữ vững Huguette 1 và tiếp tục gây áp lực với Isabelle. Việt Minh mất 300 người và nhiều người bị thương trong trận Huguette 1. Tướng Giáp động viên binh lính thi đua “truy kích địch” tới cùng. Chính vì vậy quân đồn trú Pháp luôn phải sống trong sự sợ hãi. Ông kêu gọi: “Tất cả các xạ thủ súng máy, súng trường, pháo binh, hoả lực tiêu diệt từng tên địch ở Điện Biên Phủ”. Giống như hầu hết các mệnh lệnh, Tướng Giáp đưa ra một khẩu hiệu đơn giản và dễ nhớ: “Mỗi viên đạn một quân thù”. Binh lính thi nhau ngắm bắn chính xác và đếm từng phát súng. Sau đó ông hỏi: “Ai sẽ là người bắn giỏi nhất ở Điện Biên Phủ? Xạ thủ súng máy, súng cối hay pháo thủ? Bộ Tư lệnh đang chờ chiến công của các bạn và các đơn vị để trao tặng phần thưởng”.

SỐNG VỚI NHỮNG XÁC CHẾT

Họ có 3000 người chống lại 80 người chúng tôi”

Đại uý Jean Lucciani,
Tiểu đoàn dù Lê dương số 1,
miêu tả cuộc tấn công ở “Huguette 4”



Trong khi Tướng Giáp đang kêu gọi mọi người hãy chiến đấu thì binh lính đang bảo vệ Điện Biên Phủ lại có chung một hy vọng rằng họ có thể rút khỏi thung lũng này mà vẫn bảo toàn tính mạng. Đây là hy vọng không thể nói ra bằng lời vì những lý do mang tính đạo đức mà họ phải tâm niệm hàng ngày. Người ta chờ đón những tin tức lạc quan như chờ đón một bao thuốc lá khan hiếm và chai rượu được dành dụm lâu ngày. Ngay cả khi những cuộc bỏ chạy hỗn loạn nhất trong trí tưởng tượng của người ta cũng có khả năng xảy ra và được nhắc đến một cách nghiêm túc trong các câu chuyện của thương binh mình đầy băng bó và lởm chởm râu tóc do lâu ngày không được cạo sửa, nằm ngổn ngang trong những giao thông hào lầy lội: Cogny cử một lực lượng tác chiến tới để chặn đứng nguồn tiếp tế của Tướng Giáp. Cuối cùng thì người Mỹ cũng quyết định can thiệp vào. Trên đầu là một đội lính dù tới từ Pháp; một đội quân cứu viện hành quân từ Lào sang trong vòng một ngày. Chỉ có những lời đồn đại là sẽ đến cuối cùng và ngày càng đúng với thực tế.

Tướng Navarre và nhân viên của ông triển khai một kế hoạch dự phòng là cử một đội quân từ Lào sang Điện Biên Phủ. Trên báo chí, cuộc hành quân có tên là “Condor” được gọi là cuộc càn quét đầy tham vọng để làm quang khu vực biên giới Tây Bắc của lực lượng Việt Minh đang chao đảo rút chạy từ một thất bại ở Điện Biên Phủ. Một ngày đầy hy vọng của tháng 12 năm 1953 và phù hợp với đường lối của cuộc hành quân mang tên “Ardèch” và “Régate”, thì các cuộc chiến mong manh đó chứng tỏ rằng khu rừng nhiệt đới có thể được coi là kẻ thù nguy hiểm như Việt Minh. Kế hoạch ban đầu kêu gọi sự tham gia của 4 tiểu đoàn từ Lào sang để dọn sạch khu vực Mường Khoa và phía Tây của sông Nậm Rốm. Sau đó những người lính này sẽ hành quân về phía Đông Bắc để sát nhập với lực lượng gồm 4 tiểu đoàn lính dù ở Nga Na Son và tiến về để chiếm khu vực đèo đá vôi, đèo dẫn tới thung lũng Mường Thanh và các đường phía Nam dẫn tới Isabelle. Thời gian trôi đi và các sự kiện ở Điện Biên Phủ đã làm thay đổi diện mạo chiến trường. Các tiểu đoàn dù và tiểu đoàn vận tải không quân cần cho một nỗ lực trên quy mô lớn như vậy không còn sẵn nữa.

Ngày 13 tháng 4, Tướng Navarre lệnh cho Đại tá Boucher de Crèvecoeur, Tư lệnh các lực lượng Pháp tại Lào thực hiện cuộc hành quân Condor. 3 tiểu đoàn người Lào (trong đó có một tiểu đoàn dù), một tiểu đoàn Lê dương và một nhóm biệt kích “Mollat” gồm người Mông và Lào dưới sự chỉ huy của Trung tá Mollat, bắt đầu cuộc hành quân dài ngày tới Điện Biên Phủ. Các nhóm biệt kích GCMA hiện đang hoạt động trong vùng, sẽ yểm trợ phía trước cho đội quân. Sau đó, đại tá - người chỉ huy 4 tiểu đoàn hy vọng kéo được lực lượng chính quy Việt Minh ra xa Điện Biên Phủ, kìm chân họ bằng các chiến thuật tấn công chớp nhoáng của lính biệt kích và quay sang phía Nam đèo đá vôi để tới Mường Nhạ. Ở đó, sau khi được tăng cường thêm 4 tiểu đoàn, anh ta sẽ bắt đầu lên đường tới Isabelle.

Kế hoạch này có quá nhiều tham vọng. Chỉ có hai tiểu đoàn lính dù là chuẩn bị sẵn sàng và họ thuộc Quân đội Quốc gia Việt Nam. Danh tiếng của họ không được đề cao vì Langlais đã từ chối không chấp nhận sự tham gia của họ tại Điện Biên Phủ. Người ta vẫn còn nghi ngờ về chất lượng của các tiểu đoàn kỵ binh người Lào thuộc Đội quân Cơ động miền Bắc. Mặc dù một số người Lào chiến đấu rất tốt trên lãnh thổ của họ, nhưng phong cách uể oải cũng như truyền thống ưa an nhàn của họ không thể đáp ứng được các yêu cầu hà khắc của một trận đánh kéo dài liên tục. Kế hoạch tiếp viện bộ binh bằng máy bay của Đại tá Thanh có vẻ lạc quan trong điều kiện có sẵn một số đường băng để máy bay có thể hạ cánh. Các vướng mắc khác đối với sự thành công là thiếu người phu và động vật để vận chuyển hàng tiếp viện và yêu cầu đầu tiên của Điện Biên Phủ là sự hỗ trợ bằng không quân cả về hàng tiếp viện và hàng chiến lược.

Địa hình mặt đất là một vấn đề lớn. Những ngọn núi của vùng nhiệt đới và thung lũng sâu là những rào cản đầy khó khăn đòi hỏi phải có sự nỗ lực phi thường. Những cơn mưa gió mùa có thể làm tê liệt mọi sự trợ giúp bằng không quân, trong ít phút có thể biến một đường mòn dốc thành một rãnh bùn và biến những con suối nhỏ thành những dòng nước lũ chảy xiết không thể vượt qua. Sau một cơn mưa bất thình lình như trút nước là một trận nắng khủng khiếp có thể hút hết hơi ẩm của vùng đất đá vôi này và biến bùn thành bụi và phải mang theo một lượng nước khổng lồ mới cứu các đoàn quân ở đây khỏi bị khát. Tiến độ của cuộc chiến thường phụ thuộc vào tiến độ chậm chạp của đội quân đi mở đường bằng dao nhựa, một quá trình vòng vèo làm cho người ta kiệt quệ vì nóng. Giờ đây, đội quân Crèvecoeur sẽ phải đối mặt với các tiểu đoàn Việt Minh chính quy và các đơn vị địa phương không bị ảnh hưởng trong cuộc đổ máu ở thung lũng Mường Thanh và đang rất phấn chấn vì những thắng lợi của Việt Minh. Lực lượng không chính quy người dân tộc làm việc cho Việt Minh đang theo dõi người Pháp và báo cáo quân số, hướng đi và tốc độ của họ. Ngày 21 tháng 4, các đơn vị của đội quân này đang bị gián đoạn liên lạc với đối phương. Sở chỉ huy của Tướng Giáp đang theo dõi cẩn thận diễn biến của chiến dịch “Condor” và chuẩn bị cho việc ngăn chặn đoàn quân này tiến vào Điện Biên Phủ.

Trong khi lính bộ binh, công binh và pháo binh của Việt Minh tiếp tục gây áp lực lên các cứ điểm của Pháp vào ban đêm thì một số cán bộ chính trị của Tướng Giáp lại không ngừng bận rộn với một chiến dịch tuyên truyền địch vận. Làm suy yếu tinh thần của đối phương từ lâu đã được coi là một phần không thể tách rời của cuộc đấu tranh cách mạng. Giờ đây, cùng với việc co lại hàng rào phòng thủ và tiến lại gần các lực lượng đối địch, cố gắng đã được tăng lên. Các loa phóng thanh được bắc gần hàng rào thép gai của thực dân Pháp để tuyên truyền các thông điệp nhằm vào những đơn vị cụ thể và các nhóm dân tộc thiểu số. Đội quân “bù nhìn” người Việt và người Thái được thuyết phục rời bỏ các “ông chủ” Pháp của mình và cùng đồng bào mình tham gia cuộc đấu tranh giải phóng. Lính Lê dương, Marốc, Algeri rời bỏ quân ngũ hoặc bị bắt giữ đã viết thư cho đồng đội mình bằng tiếng Đức hoặc tiếng Arập để thuyết phục họ rời bỏ quân ngũ. Đâu đó nhịp điệu chậm rãi của bài hát Chant des Partisans (Bài ca du kích) vang lên từ loa phóng thanh của Việt Minh. Bài hát này xuất phát từ Phong trào kháng chiến của Pháp với nội dung đề cập tới việc nhân dân vùng dậy lật đổ kẻ áp bức bóc lột, chắc chắn là nhằm mục đích giáo dục chính trị. Tuy nhiên, nhiều sĩ quan và binh lính ở Điện Biên Phủ đã từng chiến đấu với phát xít Đức trong Phong trào kháng chiến hoặc trong thời kỳ giải phóng nước Pháp. Đối với nhiều người trong số họ, giai điệu của bài hát giúp họ nhớ lại những thời kỳ khó khăn trong quá khứ và truyền cho họ một niềm cảm hứng hơn là sự suy yếu về tinh thần.

Các chiến binh tâm lý của Pháp cũng rất bận rộn. Hàng ngàn truyền đơn được thả bằng máy bay xuống các vị trí đóng quân của Việt Minh và các tuyến đường tiếp tế. Rất nhiều phần trong nội dung của các tờ truyền đơn đó đề cập tới vai trò của Trung Quốc trong cuộc xung đột và Trung Quốc đã sử dụng Việt Minh như vết thử nghiệm để thúc đẩy quá trình biến động của chủ nghĩa đế quốc trong khu vực. Tuy việc tuyên truyền này dựa trên lịch sử, nhưng khó có thể ứng dụng được vào tình hình thực tế. Ví dụ: Một anh bộ đội xuất thân từ tầng lớp nông dân có thể không nhận thức sâu sắc về lịch sử nhưng có thể nhận ra rằng người Trung Quốc ở đó là để giúp đỡ và nhiều người trong số họ đang chia xẻ rủi ro trên chiến trường cùng với các đồng chí Việt Nam của anh ta. Anh ta cũng biết rằng vũ khí mà anh ta đang sử dụng, đồ tiếp tế giúp duy trì sự sống của anh ta và những chiếc xe chuyên chở các vật dụng đó đều của Trung Quốc. Cho nên anh ta suy nghĩ rằng: kẻ thù của kẻ thù của anh ta lại chính là bạn của anh ta.

Cán bộ chính trị Việt Minh cũng rất lo lắng tới tinh thần của quân lính. Mặc dù Tướng Giáp - không giống như người Pháp - thường xuyên luân chuyển các đơn vị ở chiến tuyến, thì một số đơn vị Việt Minh rõ ràng có khá hơn so với các đơn vị khác. Điều này có nghĩa rằng các đơn vị khá hơn này liên tục được yêu cầu làm những điều vượt trội. Họ khắc phục được hậu quả đã gây ra những tổn thất nặng nề mà những người Cộng sản gọi là “những xu hướng hữu khuynh”. Các hình thức tuyên truyền cổ động được đem ra áp dụng đối với những người hay dao động này như các bài giảng chính trị, những buổi họp tự phê bình, các buổi nói chuyện của những sĩ quan cao cấp và của những anh hùng cách mạng Việt Nam. Các băng rôn đỏ cổ động, loa đài và các bài hát tập thể cùng với những khoảng thời gian nghỉ ngơi, những tấm huy chương và lương thực đầy đủ đều là các hình thức giải quyết vấn đề. Một nhuệ khí mạnh mẽ là yếu tố cần thiết cho giai đoạn cuối của chiến dịch, vì thế nhiều gương mặt mới được tuyển mộ đã lần đầu được thử sức trên chiến trường. Chính vì vậy, Tướng Giáp chắc chắn rằng trong những gương mặt mới này có một đội ngũ cựu chiến binh dày dạn kinh nghiệm đóng vai trò là những người cố vấn cho họ.

Người Pháp đã tùng chiến đấu trên chiến trường vì trái tim và khối óc của những người dân tộc. Việc từ bỏ Lai Châu là một cú đánh vào những mối liên kết lâu đời của người Pháp với các dân Thái. Việt Minh cũng đang cố gắng để giành được sự ủng hộ của người Thái, Mông, Lôlô và Dao. Tuy nhiên, các sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp thuộc GCMA (GMI), những người vẫn đang lãnh đạo đội quân không chính quy thuộc các bộ tộc chống lại Việt Minh đã có một chỗ dựa vững chắc trong khu vực. Giống như người Trung Quốc ở Điện Biên Phủ, sự hiện hữu của họ là sự bảo đảm về mặt hỗ trợ từ bên ngoài. Thật không may cho những bộ tộc miền núi này, đây chỉ là một sự bảo đảm không có thực.

Ngày 26 tháng 4 năm 1954, các nhà ngoại giao đang chuẩn bị cho Hội nghị Geneve để quyết định vận mệnh của Việt Nam. Hai ngày trước đó, các Ngoại trưởng của Pháp, Anh đã gặp gỡ với Ngoại trưởng Mỹ. Các ông Georges Bidault, Anthony Eden và John Foster Dulles đã xem xét lại lần cuối về khả năng tiến hành một cuộc can thiệp liên minh vào Đông Dương. Lúc đó, việc này đã trở thành một lời tuyên bố. Dulles tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ không thể làm được việc gì nếu không có sự phê chuẩn của Quốc hội và công việc này chỉ có thể tiến hành được nếu có sự tham gia của Anh. Thực ra Quốc hội Mỹ đang theo đuổi một phi vụ lớn hơn. Ngoài sự tham gia của Anh, các nhà lập pháp đã kêu gọi sự ủng hộ từ “các quốc gia tự do của Đông Nam Á” như Philippines và khối Liên hiệp Anh. Người Mỹ cũng đang yêu cầu người Pháp phải cố gắng đem lại độc lập thực sự cho các nước liên kết của Đông Dương và cam kết không tiến hành chiến tranh. Người Pháp quyết tâm cứu lấy những gì còn có thể trong hoàn cảnh này, đã không đáp lại các đề nghị đó. Ông Phạm Văn Đồng, đại diện của Việt Minh biết rằng sự thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ có thể đem lại cho ông những lợi thế ngoại giao rõ rệt. Tuy nhiên, ông cũng cảnh giác với những mục đích của Trung Quốc và Liên Xô và sẽ không chịu áp lực của các cường quốc đồng minh đó. Mặc dù, sinh mạng của hàng ngàn người đang bị đe doạ nhưng mãi tới ngày 8 tháng 5 Hội nghị mới bắt đầu. Bị cản trở bởi các nghi thức ngoại giao và sự bất tin cẩn lẫn nhau, Hội nghị diễn ra trong bầu không khí đầy nghi hoặc và soi mói. Các cuộc họp bí mật, các bản tường thuật nửa sự thật và những cự tuyệt ngoại giao là chương trình làm việc hàng ngày vì mỗi thành viên tham gia đều muốn giành lợi thế về mình một cách không chính đáng. Trước đó, ngày 27 tháng 4, Thủ tướng Churchill đã thông báo cho Hạ nghị viện rằng nước Anh phản đối bất kỳ hành động liên minh quân sự nào tại Đông Dương. Hai ngày sau, Tổng thống Eisenhower phát biểu tại cuộc họp báo rằng Mỹ sẽ không tiến hành bất kỳ hành động đơn phương nào tại Đông Dương. Vận mệnh của quân đồn trú tại Điện Biên Phủ bây giờ tuỳ thuộc vào các vị tướng.

Các phi công thuộc đơn vị hải quân Pháp đã thực hiện công việc tiếp tế một cách xuất sắc trong đợt thử sức không thành để lấy lại cứ điểm Huguette 1. Họ cũng như các phi công CAT của Mỹ lái những chiếc máy bay C-119 đã lấy lại sự kính trọng của quân đồn trú tại Điện Biên Phủ vì sự sẵn sàng nhận lấy rủi ro về mình. Theo dõi các trận không kích của những chiếc máy bay thả bom đã trở thành một trò chơi thú vị. Những người lính bộ binh hàng ngày liều mạng với cái chết phải kinh ngạc vì sự dũng cảm đến kỳ diệu của các phi công. Khi máy bay chiến đấu gầm rú trên các vị trí pháo của đối phương, các đội quân bị bao vây phải lắc đầu ngán ngẩm và cho rằng những phi công này “chắc chắn là bị điên”.

Từ cứ điểm Eliane 2, Trung sĩ Bleyer của đội Lê dương đã theo dõi trận đánh giành lấy cứ điểm Huguette 1. Anh ta bị thương vì trúng mảnh đạn trong khi hộ tống một phân đội chở nước về Huguette mấy ngày trước. Đó là lần bị thương thứ hai. Hiện tại, anh ta nhìn thấy một chiếc Hellcat của hải quân đang dang rộng cánh trước hoả lực pháo phòng không để thực hiện một chuyến ném bom. Bleyer và lính Lê dương phải nín thở khi một chiếc máy bay lớn bắt đầu phun khói. Dù bị trúng đạn nhưng chiếc máy bay này cũng đã thả được 2 quả bom 500 pound xuống mục tiêu. Viên trung uý phi công Bernard Klotz nhận ra rằng máy bay của anh ta đã xong nhiệm vụ nên đã đẩy vòm kính buồng lái và nhảy dù xuống. Bleyer nhớ lại: “Anh ta rơi vào vùng đất chết giữa chúng tôi và Việt Minh. Gniewek, Quinard, Frocchi, Dufour và tôi tạo thành một đội biệt kích nhỏ và chúng tôi đã đưa được Klotz về nơi an toàn”. Hành động mạo hiểm của Bleyer được thể hiện bằng một câu nói khiêm tốn: “Tôi đã thu được một đầu đạn trong trận này”. Mặc dù bị đau một số dây chằng, song Trung uý Klotz vẫn tham gia cùng với các sĩ quan của lực lượng không quân để hướng dẫn liên lạc giữa không trung và mặt đất.

Hàng ngày, pháo binh của đối phương vẫn tiếp tục phóng hoả lực và nã pháo vào các vị trí phòng thủ. Như một phản xạ, lính phòng ngự chui hết vào đường hào gần nhất và cúi lom khom chỉ có cái mũ sắt bảo vệ. Không phải tất cả thương vong đều là lính chiến đấu. Robert Blondeau, lính biệt kích GCMA, hiện được điều động tới Tiểu đoàn xung kích số 8 nhớ lại: “Những cô gái Thái múa ba lê theo Đèo Văn Long được ăn ở tại một khu nhà ở Claudine. Một cô bị trúng đạn của pháo binh, chúng tôi đã phải dùng xẻng và chổi để gom xác cô ta lại và chỉ còn sót một đám tóc”.

Khi tình báo Pháp khẳng định sự có mặt của 25.000 bộ đội ở Điện Biên Phủ thì lính Lê dương đang chuẩn bị cho một buổi lễ kỷ niệm Camerone, một trận đánh nổi tiếng ngày 30 tháng 4 năm 1863. Trong trận này, một phân đội 62 lính Lê dương phải chiến đấu với 2000 lính chính quy Mêhicô ở Camerone. Sau một ngày chiến đấu dai dẳng, 5 lính Lê dương đã bị lưỡi lê của người Mêhicô đâm chết. Từ đó, làm “lễ kỷ niệm Camerone” nghĩa là phải chiến đấu đến cùng để chống lại sự chênh lệch quá lớn. Đối với lính Lê dương ở Điện Biên Phủ ý nghĩa đặc biệt đó của Camerone không hề bị mất đi. Ngày 30 tháng 4, viên sĩ quan Lê dương cấp cao đã đọc thống kê chính thức về trận đánh trên đài phát thanh. Mỗi vị trí của lính Lê dương ở Điện Biên Phủ đều tổ chức kỷ niệm ngày này theo cách riêng của họ. Thông thường, là một bữa tiệc ăn uống thịnh soạn. Còn ở Điện Biên Phủ là các khẩu phần ăn của lính và có thêm thịt rán với rượu vang. Khi lính Lê dương đang hồi tưởng về quá khứ thì Việt Minh đang đào hào tới Huguette 5 và 4 (cứ điểm 311 A và 311 B) và những chuyến thả hàng vẫn diễn ra. Suốt 4 đêm, 300 lính tình nguyện đã nhảy dù xuống thung lũng nhưng sức mạnh của các lực lượng đối phương giờ chắc chắn có lợi cho Tướng Giáp.

Suốt đêm 30 tháng 4, các bốt canh của Pháp liên tiếp báo cáo về sự gia tăng các hoạt động của đối phương. Ngày 1 tháng 5, Việt Minh tổ chức kỷ niệm ngày Lao động quốc tế bằng các cuộc diễu binh rầm rộ qua loa phóng thanh. Các đơn vị bộ binh cũng đang di chuyển vào vị trí. Nhóm quan sát thấy pháo thủ của đối phương đang chuyển các bộ phận tới vị trí mới cứ như biết rằng các xạ thủ của Pháp vừa được lệnh tích trữ những thùng đạn ít ỏi còn lại.

17 giờ, pháo binh của Việt Minh bắt đầu hoạt động. Đại bác, trọng pháo, súng không giật đều tham gia vào cơn bão hoả lực không ngớt để đổ 2 tấn thuốc nổ vào Điện Biên Phủ. Các boongke và đường hào ướt sũng bị sập đổ hoặc biến mất. Nhiều người bị chết và què cụt. Những người sống sót bị ù tai vì sự chấn động làm rung chuyển cả mặt đất phải cố thở trong mùi khét của thuốc súng và lớp khói mù mịt. Hai Sư đoàn 312 và 316 của Tướng Giáp đang chuẩn bị tấn công các vị trí đồi phía Đông của Dominique 3 và Eliane 1 trong khi Sư 308 đang tấn công vào Huguette 5. Các đơn vị tấn công cần sự động viên tinh thần nhiều hơn là cảnh tượng phá huỷ mà pháo của họ đang gây ra. Sau 3 giờ tấn công liên tiếp, hỏa lực dịu đi và bộ đội đã ùa ra khỏi các đường hào.

Toàn bộ một trung đoàn Việt Minh tấn công lăn xả vào đại đội 80 người thuộc tiểu đoàn của Bréchignac đang chiếm giữ Eliane 1. Hoả lực pháo binh của quân đồn trú đã chặn được nhiều kẻ tấn công nhưng vì quá gián đoạn và cách quãng nên không thể bẻ gãy được đợt tấn công. Vào nửa đêm, tới gần 12 người đang canh giữ vị trí và chỉ huy của họ bị thương vào đầu, Bréchignac mới đưa đại đội cuối cùng của anh ta ra. Người chỉ huy bị chết ngay sau đó nhưng các lính dù vẫn tiếp tục kháng cự tổ chức các đợt tấn công theo từng nhóm nhỏ để chống lại sự tràn vào của đối phương. Lúc 2 giờ, Eliane 1 bị thất bại. Claude Sibine của Tiểu đoàn dù kỵ binh miêu tả đêm hôm đó là đêm tồi tệ nhất của anh ta ở Điện Biên Phủ. Anh ta nhớ lại những người bị thương ở Eliane 1 ùn ùn tới vị trí của anh ta. “Họ tới suốt đêm, người Pháp và người Việt hoàn toàn bị chấn động thần kinh. Đạn 105 ly của Việt Minh đang bay tới: những đám nổ trên không, những ngòi nổ tiếp xúc, ngòi nổ chậm đã chôn vùi họ trong bùn lầy để rồi sau đó nổ tung. Chúng tôi đã sống cùng với người chết. Đó là một phần cuộc sống của chúng tôi”.

Đợt tấn công vào Dominique 3 chỉ như một sự căng thẳng. Vị trí này do một lực lượng hỗn hợp lính Algeri và người Thái canh giữ. Đề cập tới cách cư xử trước đây của các đơn vị này, sở chỉ huy Điện Biên Phủ không hề có ảo tưởng gì về việc canh giữ vị trí này. Lòng tin đối với người Algeri và người bộ tộc Thái là rất ít. Nhưng những điều kỳ diệu của trận đánh lại hay thay đổi và khó đoán trước. Dưới sự tấn công của các trung đoàn Việt Minh, lính Algeri và một ít người Thái vẫn bám chắc vị trí và chiến đấu hết sức dũng cảm. Không hy vọng gì vào việc tăng quân và thiếu sự yểm trợ của pháo binh, lính Algeri và người dân tộc bảo vệ vị trí của mình bằng các loại vũ khí tự động, lựu đạn, lưỡi lê làm cho đối phương phải trả giá đắt cho mỗi đoạn đường hào. Sau nửa đêm, lực lượng này bị hết đạn và chịu những tổn thất nặng nề. 4 giờ ngày 2 tháng 5, sau 6 giờ chiến đấu liên tiếp, Thiếu tá Maurice Chenel, chỉ huy cứ điểm đã thông báo cho trung tâm Điện Biên Phủ rằng ở Dominique 3 không còn một ai có thể đứng vững để chiến đấu. Sau đó anh ta cắt dây liên lạc với bên ngoài và phá hủy đài phát của mình.

Ở phía Tây, Sư đoàn 308 Việt Minh đã tấn công Huguette 4 và Lily - một căn cứ bổ sung sau thất bại của Huguette 1. Lính dù Lê dương ở Huguette 4 đã phản kích thành công, lính Marốc ở Lily vẫn còn duy trì chiến đấu. Một cuộc tấn công lớn sau đó đã diễn ra ở Huguette 5. Hai Trung đoàn Việt Minh tấn công cứ điểm này từ phía Bắc và phía Tây trong khi vẫn còn 1/3 số quân dự bị. Trung uý De Stabenrath bị thương ngày 17 tháng 4 đã chỉ huy Huguette 5. Trung uý hải quân Boisbouvier - bị thương 3 lần cùng với 3 hạ sĩ và 25 lính dù Lê dương đang chiếm giữ vị trí này. Với hàng nghìn bộ đội tham gia vào đợt tấn công thì một người quan sát mục tiêu có thể được tha thứ vì cho rằng công việc canh giữ này sẽ kết thúc trong ít phút. Thay vào đó, lính Lê dương đã phải canh giữ trong một tiếng rưỡi năm sau, Trung uý De Stabenrath và lính của anh ta đã phải chiến đấu với Camerone riêng của họ.

Giờ đây tất cả mọi người ở Điện Biên Phủ đều rõ rằng họ đang chứng kiến một cuộc tấn công lớn của đối phương nhằm đè bẹp các pháo đài và đưa trận đánh tới hồi kết thúc. Các đợt tấn công ban đêm đã làm mất sức mạnh của toàn bộ một tiểu đoàn quân đồn trú. Thất vọng vì các đợt tăng cường quân, Điện Biên Phủ chờ đợi đợt nhảy dù theo kế hoạch của Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1 - đội quân dù dự bị cuối cùng của Cogny. Đêm ngày 3 tháng 5, chỉ thấy sự có mặt của một đại đội thuộc tiểu đoàn này.

Một trung đoàn và 4 tiểu đoàn đã tấn công Huguette 4 ngay sau đêm 4 tháng 5. Đại uý Jean Lucciani của Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 chỉ huy và cùng với lực lượng hỗn hợp lính dù và lính Marốc quyết tâm kháng cự. Một lần nữa, xác chết Việt Minh chất thành đống cao ở hàng rào thép gai. Lucciani bị thương nặng vào đầu kể lại thảm kịch đêm hôm đó bằng một câu nói đơn gian: “3000 người bọn họ chống lại 80 người chúng tôi”. Lúc 3 giờ 35, De Castries và tham mưu của ông ta là những nhân chứng hiếm hoi cho sự thất bại của Huguette 4. Một bức điện trên đài phát thanh của một sĩ quan còn sống sót thông báo với Trung tâm chỉ huy rằng chỉ còn mấy người là đang chiến đấu. Sau đó người nghe đài biết anh ta chết và anh ta còn bắn vào đài phát khi Việt Minh đánh vào tới đường hào.

Lúc 9 giờ ngày 4 tháng 5, Chuẩn tướng De Castries gửi một bức điện mật cho Thiếu tướng Cogny thông báo về sự thất bại của Huguette 4 và thương vong nặng nề của đối phương. Ông ta còn cho biết những tổn thất của ông ta là nghiêm trọng và chỉ ra rằng mặc dù ông ta đã lại yêu cầu nhưng người còn lại của Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1 vẫn không được thả xuống. Toàn bộ đoạn còn lại của bức điện, một phân tích cụ thể của tình hình đã được trích lại:

Đồ dự trữ của chúng tôi còn rất ít. Trong 15 ngày chúng bị giảm dần từng ít một. Chúng tôi không có đủ đạn để ngăn chặn các đợt tấn công hoặc hoả lực quấy nhiễu của đối phương. Rõ ràng rằng không một nỗ lực nào được thực hiện để cứu vãn tình hình. Các chuyến thả dù ban đêm phải bắt đầu lúc 20 giờ thay vì 23 giờ. Buổi sáng do sương mù lên phải có kế hoạch thả dù vào ban đêm. Tôi cần dựa hoàn toàn vào các nguồn dụ trữ với số lượng lớn. Thực tế, các đơn vị của chúng tôi không thể rời căn cứ của mình mà không chịu ảnh hưởng hỏa lực của lính bắn tỉa và của súng không giật nghĩa là ngày càng nhiều trường hợp không hồi phục lại được. Thiếu xe chở, thiếu phu khuân vác buộc tôi phải sử dụng các đơn vị còn đang rất mệt mỏi cho các mục đích hồi phục. Kết quả thật tồi tệ. Nó còn gây ra nhiều tổn thất. Tôi không thể hy vọng khôi phục lại một nửa những gì đã được thả xuống. Nhưng số lượng gửi tới cho tôi hiện tại chỉ là một phần rất nhỏ so với yêu cầu. Tình hình này không thể tiếp tục như thế. Tôi cho rằng, một lần nữa về vấn đề tuyên dương, tôi lại không có gì để động viên tinh thần binh lính của mình, những người đang phải hoàn thành công việc siêu nhân. Tôi không dám nhìn họ mà trong tay chẳng có gì.

Lời đề nghị này đã tới Hà Nội vài ngày sau khi hàng không mẫu hạm Belleau Wood tới Vịnh Bắc Bộ. Hàng không mẫu hạm này do hải quân Mỹ cho Pháp mượn và do một người Pháp lái chở các máy bay ném bom phi đội 14-F hiệu Corsair do Mỹ chế tạo. Những máy bay cánh cụp này đã chứng tỏ hiệu quả của nó trong những chuyến yểm trợ mặt đất cho Tập đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ trong Thế chiến II và trong chiến tranh Triều Tiên. Mặc dù các phi công Pháp đã quen với Corsair, song sở chỉ huy của Cogny vẫn mong chờ họ ủng hộ cho nỗ lực không quân ở Điện Biên Phủ và tạo thêm sức mạnh hiệu quả của hải quân. Điều này là không thể vì phi đội 11-F hiệu Hellcats từ hàng không mẫu hạm Arromanches đã thực hiện mọi hoạt động của hải quân trên khắp Điện Biên Phủ. Phi đội này đang phải chịu đựng sự quá tải của trận đánh. 6 trong 20 phi công đã bị chết, những người còn lại hoặc đã lao máy bay của họ xuống đất hoặc đưa chúng trở về với những thiệt hại do hoả lực phòng không gây ra. Thừa nhận sự căng thẳng về cả phi công và máy bay, tư lệnh không quân đã phải dựa cả vào phi đội này. Cho dù thế nào thì vấn đề này cũng không thể tới vào đúng lúc tồi tệ nhất được.

Ngày 3 tháng 5, các sĩ quan của phòng tham mưu của Tướng Cogny được yêu cầu chuẩn bị một kế hoạch tối mật cho nỗ lực phá vây của quân đồn trú ở Điện Biên Phủ. Sự nhạy cảm của vấn đề, hậu quả nghiêm trọng của bất kể sơ hở nào tạo ra đòi hỏi một nỗ lực an toàn đặc biệt. Kế hoạch, với một mật danh không may là cuộc chiến Albatross, cũng thể hiện đủ sự giản đơn. Những người sống sót còn khả năng phải vượt qua phòng tuyến của đối phương về hướng Đông Nam lúc nhá nhem tối, dưới sự yểm trợ của hoả lực pháo binh, không quân và súng lục của những người bị thương nặng. Những người bị thương nặng và nhân viên bệnh viện sẽ được để lại phía sau. Mỗi người chỉ mang theo vũ khí cá nhân và khẩu phần ăn trong 4 ngày. Những người bỏ trốn sẽ vượt qua rừng tới một điểm hẹn với lực lượng của Cuộc hành quân Condor gần Mường Nhạ vào khoảng ngày 20 tháng 5. Các nhóm biệt kích sẽ trợ giúp cho chiến dịch. Kế hoạch này cảnh báo lính biệt kích GCMA (GMI) không được chỉ dẫn cho quân đồn trú rút về phía các vùng có các nhóm quân du kích khác chiếm đóng ở khu vực Tây Bắc vì như thế sẽ làm cho đối phương phát hiện ra vị trí. Ngoài ra, còn phải hình thành các kho nhỏ chứa đồ dự trữ dọc tuyến đường rút lui như chứa đồ ăn, thuốc men. Những kho chứa này phải được lính biệt kích và người bộ tộc - những người có thể dẫn đường, bảo vệ.

Thời gian phá vây do Chuẩn tướng De Castries quyết định. Có một phút nghi ngờ rằng vị chỉ huy của Điện Biên Phủ sẽ là người tốt nhất để quyết định thời khắc cho nỗ lực này. Nhưng vào thời điểm này của trận đánh thì một trách nhiệm như thế lại thực sự là một Albatross. Được chỉ định chống lại đến phút cuối cùng mà không được phép nghĩ tới thất bại, De Castries giờ đây đang phải đối mặt với việc chuẩn bị cho một đợt phá vây thử nghiệm mà không làm hoảng loạn tới tinh thần của binh lính.

Đại tá De Crèvecoeur được Tướng Navarre thông báo rằng thời tiết xấu và các như cầu của Điện Biên Phủ đã làm tiêu tan các cơ hội của đội quân trong Cuộc hành quân Condor khi đang nhận quân tăng cường theo cam kết trước 8 ngày. Sau đó, Navarre để lại đợt hành quân tiếp theo cho Đại tá De Crèvecoeur. Trong một tình hình bất ổn như vậy đội quân phá vây phải ngừng lại và tiếp tục vị trí phòng thủ ở bờ Bắc của sông Nậm Rốm.

Ngày 5 tháng 5, Đại tá Langlais ở Isabelle được thông báo về kế hoạch phá vây. Quân đồn trú ở Isabelle đã phải tham gia vào trận đánh giành cứ điểm Wieme cho tới khi các cuộc phản kích phải trả giá đắt. Pháo binh Việt Minh hiện đang tập trung để hạ bệ pháo binh của Isabelle. Lalande cho rằng cuộc chiến phá vây Albatross yêu cầu quân đồn trú ở Isabelle cầm cự đủ thời gian để bảo vệ cho đợt rút lui, sau đó tạo thành một đội quân phía sau. Sức nặng để quyết định thời điểm cuối cùng đang đè nặng lên vai Lalande.

Không phải tất cả các sĩ quan tham mưu, những người thảo ra kế hoạch phá vây trong các văn phòng có trần cao của pháo đài đều tán thành với kế hoạch. Trong tiếng lách cách của máy chữ, tiếng chuông điện thoại reo và tiếng chạy vội của những người đưa điện, họ nhìn ra ngoài của sổ có vệt nước mưa dưới ánh đèn của Hà Nội và suy nghĩ về số phận của Điện Biên Phủ. Họ biết rõ những gì mà đồng đội của họ đang phải chịu đựng. Hầu hết đều đau đớn nhận thấy khoảng trống rộng lớn giữa những gì đang diễn ra trên chiến trường và những hàng chữ ngay ngắn họ vừa đánh trên trang giấy. Sự lo ngại của Đại tá Bastiani, Tham mưu trưởng của Cogny, người đã phản đối cuộc hành quân Castor hồi tháng 11 năm 1953, đã thể hiện rõ trong một chú thích ngày 3 tháng 5:

Đại tá Bastiani, Tham mưu trưởng lực vượng mặt đất miền Bắc Việt Nam cho rằng Cuộc hành quân này liên quan tới mạng sống của 8000 binh lính và danh dự của quân đội Viễn chinh, Viễn Đông.

Vấn đề thực đã không phải đối mặt là đợt phá vây từ lòng chảo Điện Biên Phủ. Đợt phá vây lần này có thể được quan niệm vừa lớn lại vừa nhỏ.

Tuy nhiên, đánh giá về sự mệt mỏi của quân đồn trú, bản chất của địa hình, và lực lượng sẵn có của đối phương, ông ta tin rằng dù trong trường hợp nào thì đợt phá vây này sẽ được biến thành một chuyến lao vào rùng rợn, một sự thất bại mà chỉ ít người trốn được.

Cho tới giờ, những lính phòng thủ của Điện Biên Phủ vẫn phủ lên người họ bằng một “thắng lợi”, họ nhận được lời tán dương của Thế giới Tự do. Chúng ta không có quyền làm ô danh thắng lợi đó.

Vì lý no đó, ông ta kiên quyết phản đối việc thực thi một kế hoạch như vậy.


Không chỉ có một mình Bastiani phản đối cuộc chiến. Nhưng bất chấp sự phản đối của Bastiani, cuộc chiến Albatross xuất hiện là niềm hy vọng cuối cùng của quân đồn trú.

Bệnh viện của Thiếu tá Grauwin giờ đã trở thành một địa ngục. Hoả lực pháo binh bắn trực tiếp vào các hầm và boongke của bệnh viện làm cho nó không thể nào sạch được mùi hôi thối của đám chất thải. Lính dù, lính Lê dương, lính Algeri, lính Marốc, Senegal, Việt Nam và Việt Minh bị thương cùng chung những chỗ ở chật chội, chân gác lên nhau. Một số người nằm trên những chiếc cáng ngoài trời, dưới mưa chờ xác chết được dọn đi. Bùn lầy của sàn bệnh viện cao tới bắp chân đã làm cản trở công việc của các y, bác sĩ. Một đống tay, chân, bàn tay bị rời ra được phủ lớp vôi giống như công việc của một số nhà điêu khắc điên loạn. Từ khi bắt đầu có gió mùa, mưa càng làm tăng độ ẩm ướt, Grauwin và nhân viên của anh ta đang phải chiến đấu với một loại bệnh dịch hoại thư. Sau này, anh phát hiện ra một hiện tượng mới: những người không bị thương tham gia mang vác hàng tiếp tế và đạn dược tới các cứ điểm đang suy sụp bị chết mà không có triệu chứng gì khác ngoài mệt mỏi - một tình huống đã tạo ra một thực tế rùng rợn với cụm từ “chết vì mệt”. Grauwin, miêu tả tình trạng những người bị thương và điều kiện quá tải không thể chấp nhận được của bệnh viện, đã cầu xin Bigeard chấm dứt sự tàn sát này. Tuy nhiên, Bigeard nói với Grauwin phải làm quen với công việc này trong khi Bigeard và lính của anh ta vẫn đang tiếp tục công việc.

Hoả lực trọng pháo thường là yếu tố quyết định trong việc phá vỡ các cuộc tấn công của đối phương và tạo sự yểm trợ cho các đơn vị của Pháp. Một số binh lính chiến đấu của Pháp đang mặc những chiếc áo giáp phòng đạn của Mỹ cung cấp. Nặng nề và khó chịu, những chiếc áo này tạo cho người ta cảm giác an toàn về tâm lý hơn là bảo vệ cơ thể. Người ta có thể đoán được bảo nhiêu cái đã rơi vào tay Việt Minh nhờ vào những thùng hàng rơi sai vị trí.

Ngày 5 tháng 5, Đại uý De Bazin de Bezon, chỉ huy Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1 đã nhảy xuống Điện Biên Phủ cùng với nhóm của sở chỉ huy và một đại đội (-). Sốt ruột vì bị chậm ở Hà Nội do thời tiết và sự xáo trộn mà tiểu đoàn của anh ta đang bị đẩy vào một trận đánh nhỏ giọt anh ta đang trong một trạng thái không lối thoát. Bigeard đã miêu tả sự có mặt của De Bazin ở bốt chỉ huy của Langlais:

De Bazin nói với chúng tôi: “Họ đưa chúng ta tới đây làm cái quái quỷ gì thế này? Mọi thứ đều mất và binh lính của tôi đã rất mệt mỏi”. Tôi trả lời - “Câm đi!” Langlais chồm lên và chửi mắng – “Chúng tôi không hỏi ý kiến của anh, nhưng anh phải chiến đấu với những người con lại của chúng tôi”. Sáng hôm đó, De Bazin bị một viên đạn sượt vào bắp đùi. Tốt nhất hãy lạc quan!

Ngày 5 tháng 5, binh lính của De Bazin nhận quyền kiểm soát các khu phòng thủ của Eliane 2 từ lính Lê dương của Tiểu đoàn số 1 Bán Lữ đoàn 13. Vì thế đám lính dù đã kế nhiệm một số vấn đề phiền phức. Trong nhiều ngày, Việt Minh đã đào đường hầm dưới Eliane 2. Công việc diễn ra thường xuyên. Lính Lê dương, những người đã nghe được tiếng nện thình thịch, tiếng cào đất hàng ngày, đã hiểu rõ rằng một sự yên lặng bất chợt có nghĩa là mìn sắp nổ. Họ không ngần ngại chuyển giao công việc cho những người kế tiếp. Giờ đây những lính dù không dễ gì trở thành những người chỉ biết nghe trong khi đang cố gắng một cách vô vọng để tìm lối vào của các công binh.

Các chi tiết của cuộc chiến Albatross đang được thảo luận ở hầm chỉ huy của De Castries. Vị tướng này đã quyết định ở lại Điện Biên Phủ với những người bị thương. Langlais, Bigeard và những người chỉ huy chiến đấu khác phải vượt qua chiến tuyến của Việt Minh và tiến thẳng sang Lào với sự dẫn đường của một số lính dù. 50 km về phía Đông Nam, đội quân Crèvecoeur vẫn đang trong vị trí. Đó là một sự chờ đợi căng thẳng. Các nhóm biệt kích báo cáo sự đụng độ với đối phương và các tin tức về các hoạt động của Việt Minh với quy mô lớn trên hướng tiến của họ ngày càng tăng. Để đánh lạc hướng Việt Minh nghe trộm sóng phát, cuộc chiến phá vây đã được làm lễ đặt lại tên là cuộc chiến Ariège và Cuộc hành quân Condor đã đi vào lịch sử.

Trong khi bộ phận tham mưu của De Castries đang chuẩn bị cho kế hoạch phá vây Cogny nhận được một bản báo cáo tối mật 4 trang từ Trung tá Levain, sĩ quan tình báo của ông ta, báo cáo dự đoán trước phản ứng của đối phương với kế hoạch phá vây và phân tích các biện pháp đối phó.

Levain chỉ ra rằng việc phá huỷ các khẩu canon, cối và xe tăng trước khi tiến hành phá vây sẽ kéo theo sự tập trung của các lực lượng Việt Minh quanh Điện Biên Phủ và cũng sẽ làm cho quân đồn trú không có phương tiện tự vệ nếu cuộc phá vây không thành. Trong trường hợp đó, Việt Minh sẽ có lợi từ ưu thế về hoả lực cộng với sự quen biết địa hình, điều kiện thể trạng và tinh thần. Levain thận trọng cho rằng nếu việc rút lui không được điều khiển tốt thì binh lính sẽ tràn qua hàng rào thép gai và có thể sẽ nhanh chóng chuyển thành bại. Trong trường hợp đó, Việt Minh sẽ sớm đưa ra chiến dịch tuyên truyền bằng việc sử dụng những binh lính bị bắt để làm to chuyện. Levain còn cảnh báo nếu có một số sĩ quan cao cấp trong đám người trốn chạy, Việt Minh sẽ công bố rằng những sĩ quan này đã bỏ rơi binh lính của mình và họ sẽ được phía Việt Minh tin tưởng. Ông ta còn nhấn mạnh rằng báo chí Pháp sẽ được thông báo chi tiết về những gì đã diễn ra và sẽ “đưa tin về câu chuyện ấy không chút thiện ý”. Trung tá nhớ lại chủ nghĩa anh hùng mà quân đồn trú đã thể hiện cho tới giờ và kết luận “Sẽ thật đau lòng khi chứng kiến một thắng lợi quân sự như thế bị ô danh bằng một sự kiện đáng buồn như vậy”. Nhưng sự phân tích thẳng thắn của Levain đã tới quá muộn. Thiếu tướng Cogny đã khẳng định lại rằng De Castries sẽ ra quyết định cuối cùng về cuộc chiến Albatross. Sau đó bức điện tương tự đã tới Điện Biên Phủ xoa dịu vấn đề bằng cách nói rằng giá trị của cuộc kháng cự trường kỳ tại chỗ vẫn còn là nhiệm vụ vinh quang của De Castries.

Tướng Giáp viết:

Những dấu hiệu rõ ràng buộc chúng ta phải tin rằng bằng bất cứ giá nào đối phương đều muốn phá vây và mở đường rút lui... Chúng ta sẽ theo sát những kế hoạch và sự chuẩn bị của đối phương, giao cho các đơn vị chiếm giữ các phòng tuyến phía Tây, kiểm soát chặt chẽ mọi tuyến đường và đường mòn nối Điện Biên Phủ với đường biên giới Lào - Việt Nam.

Ngày 6 tháng 5, gần 3000 bính lính chiến đấu vẫn đang đi lại trên các tuyến đường. Họ mệt mỏi vì thiếu lương thực. Họ thực hiện những gì mà các cựu chiến binh Mỹ đã làm trong các cuộc hành quân bình định trong Thế chiến II được gọi là “cái nhìn 457 mét”, một cài nhìn căm thù, tập trung vào các phòng tuyến của đối phương. Ở Điện Biên Phủ, cái nhìn tương tự đã giảm xuống còn 9 hoặc 15 mét. Họ nhúng mũ xuống dòng nước sông bị ô nhiễm, bốc mùi để chống lại cơn buồn ngủ nặng trĩu đầu. Mặc cho điều kiện cơ thể kém và những gian khổ triền miên, họ vẫn chiến đấu với lòng kiên cường. Lúc hoàng hôn, họ lặng lẽ nhìn 91 binh lính của Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1 được thả xuống các vị trí. Những lính dù này sẽ là đợt tăng cường quân cuối cùng tới Điện Biên Phủ.

Ngày 6 tháng 5 cũng là ngày được chứng kiến cái chết của một huyền thoại James. B. Mc Govern - một trong những phi công CAT điều khiển các chuyến bay C-119 chở hàng tiếp viện tới Điện Biên Phủ. Người phi công này rất nổi tiếng ở Viễn Đông vì những chiến công bay của anh, anh còn có tài về ăn uống vì thế cái tên của anh đã rất quen thuộc với những nữ tiếp tấn quán bay từ Đài Loan tới Sài Gòn. Trước Điện Biên Phủ, người ta thường thấy anh ta diễn thuyết ở các bàn ăn trong một nhà hàng ở Hồng Kông, ngồi xung quanh là những nhân viên kỹ thuật CAT, những nhân viên CIA và nhiều nhân vật khác. Từ khi lái những chuyến bay tiếp viện dưới làn hoả lực, anh ta thường mắng chửi một số phi công Pháp vì tính do dự và không hiệu quả khi tấn công lại các khẩu đội pháo phòng không của Việt Minh.

Sáng ngày 6 tháng 5, bầu trời Điện Biên Phủ sáng trong và có rất nhiều máy bay. Máy bay chiến đấu ném bom và vận tải đang tận dụng cơ hội thời tiết đẹp để tấn công Việt Minh và phân phát các thùng hàng được thả xuống. Mc Govern đang lái một chuyến bay chở đầy đạn. Khi anh ta bắt đầu thả hàng, chiếc C-119 rung lên vì trúng phải một quả đạn phòng không 37 ly và một trong 2 động cơ bị chết. Phát thứ hai làm chiếc máy bay vận tải quay tròn và lao thẳng xuống đất cạnh phòng tuyến của Việt Minh, 6 tấn đạn nổ tung tạo ra một cột khói khổng lồ. Ngày 7 tháng 5, một bức điện từ Hội đồng tư vấn của Mỹ ở Hà Nội thông báo với Bộ ngoại giao rằng đoàn đại biểu của Pháp cho biết “một chiếc C-119 bị hỏa lực phía Nam của Điện Biên Phủ bắn rơi ngày hôm qua. Toàn bộ nhân viên trên máy bay gồm cả 2 phi công CAT người Mỹ (không biết tên) và 2 người Pháp đã thiệt mạng”. Mc Govern và Wallace Buford (phi công phụ) sẽ là những người Mỹ duy nhất chết ở Điện Biên Phủ.

KHÔNG CÓ CỜ TRẮNG

“… Tôi không nghĩ rằng thế giới tự do này phải xoá bỏ Đông Dương”.

Tổng thống Dwight D. Eisenhower



Một tiếng động bất ngờ vang lên dữ dội làm người ta hoảng loạn tinh thần. Tiếng động ấy tắt ngấm khi có những tiếng nổ phát ra. Trong vòng vài giây tiếng động ấy lại tiếp diễn và một loạt bom kế tiếp nhau rơi xuống các khu phòng thủ của Điện Biên Phủ. Cuối trưa ngày 6 tháng 5, Việt Minh đã không che giấu kế hoạch “Stalin Organ” của họ. Những bệ phóng rốc két Kachusa 12 nòng làm người ta phải kinh ngạc, đó là những vũ khí được Liên Xô sử dụng có hiệu quả để chống lại quân Đức trong Thế chiến II, những cỗ máy tử thần mà các cựu chiến binh Wehrmacht của chiến tuyến miền đông còn bị ám ảnh trong những cơn ác mộng.

Binh nhất Blondeau nhớ lại: “Kinh nghiệm tồi tệ nhất của tôi ở Điện Biên Phủ là loạt bom đầu tiên từ “Stalin Organ”. Nó như một chuyến tàu vụt qua. Những quả rốc két rơi xuống sở chỉ huy”. Những tên lửa có sức công phá lớn này lao vào không trung, gây thêm nhiều thương vong, phá huỷ hoàn toàn các công sự bằng đất, làm nổ tung những kho trữ đạn và làm mất phương hướng của lính canh phòng còn lại ở Điện Biên Phủ. Không được sự trợ giúp của các khẩu đội rốc két mới đến, pháo binh của Việt Minh đã tham gia vào đợt tấn công ồ ạt. Màn trình diễn kế hoạch “Giai đoạn 3” của Tướng Giáp đã bắt đầu: Chiếm cứ điểm cuối cùng phía Đông và các căn cứ mới hình thành, giảm bớt phạm vi và không gian của đối phương, gây áp lực lớn lên cứ điểm trung tâm, tiến hành một cuộc tổng tấn công và tiêu diệt hoàn toàn đối phương.

Sáng sớm hôm đó, quân đồn trú của Điện Biên Phủ nhận ra rằng thời gian của họ đã hết. Pháo binh ở vị trí trọng yếu thiếu đạn tới mức 7 khẩu đại bác 105 ly còn lại không tới 1.000 viên đạn. Các chỉ huy cứ điểm được cảnh báo rằng không có quân tăng cường để đẩy lui các đợt tấn công mới và binh lính trong các hầm hào vẫn bị thiếu đạn, lựu đạn. Đúng là mọi việc không thể tồi tệ hơn. Hiện tại, đang cố tìm kiếm chỗ trú ẩn vì một cơn bão đột ngột, những người lính mới biết rằng họ đã bị sai lầm.

Sau 2 giờ bắn pháo và hoa tiễn, Việt Minh bắt đầu tấn công. Bộ đội tiến lên phía trước theo các nhóm lớn cùng với những tiếng hô “tiến lên!”, “mau lên!” của các cán bộ và sĩ quan. Đầu tiên họ tấn công vị trí then chốt của Eliane 2. Ở đó, Đại uý Jean Pouget triệu tập đủ pháo binh để ngăn chặn cuộc tấn công có khoảng 200 quân của đối phương không tính tới những người phân tán quanh cứ điểm. Sau đó đến lượt Claudine 5. Một cuộc phản công của lính bắn tỉa Lê dương đã đẩy lui được đoàn quân đối phương đang tràn tới. Lính canh giữ Eliane 2 báo cáo công việc đào đất dưới vị trí của họ tạm ngừng lại. Cuộc tấn công giờ đã trở thành cuộc tổng tấn công. Một nhóm nhỏ người Việt sống sót từ Bawouan 5 đang ngăn chặn một trung đoàn bộ đội tiến vào Eliane 4 và những người còn lại của tiểu đoàn Bigeard đang phải chịu áp lực lớn ở Eliane 10. Langlais và Bigeard đang cố hết sức để giải quyết những vấn đề xáo trộn nguồn nhân lực còn lại và chống đỡ lại sức mạnh dữ dội của đối phương. Các trung đội và đại đội bị tàn sát đang cố gắng để tới được các cứ điểm. Chỉ còn một nhóm pháo binh là đang chiến đấu ở Isabelle.

Lúc 23 giờ, 2 tấn thuốc nổ chôn dưới Eliane 2 phát nổ, làm rung chuyển mặt đất. Đi cùng với nó là các loại vũ khí trang thiết bị, các bộ phận cơ thể con người, đất đá và hàng đống rác thải. Toàn bộ đại đội từ Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1 dường như biến mất cùng tiếng nổ. 5 người sống sót tiếp tục kháng cự, phóng thẳng hoả lực về phía đối phương đang tiến lên. Chờ đợi một số quân tăng cường như đã được hứa, Đại uý Pouget cùng với đám lính còn lại của mình thực hiện đợt phản công để đẩy đối phương tới bờ vực của các hố bom. Rạng sáng, còn có 30 người ở Eliane 2, Pouget cố gắng bắt liên lạc để xem điều gì đã xảy ra với đám quân xin tăng cường và xin phép được lập tức rút về Eliane 3 (cứ điểm A3). Cuối cùng anh ta đã gặp Michel Vadot ở sở chỉ huy của De Castries và được biết số quân tăng cường mà anh ta yêu cầu đã bị điều động tới vị trí khác. Vadot không đồng ý với yêu cầu rút quân của Pouget. Anh ta nói với Pouget: “Rốt cuộc, là một lính dù anh phải chiến đấu tới hơi thở cuối cùng... hoặc ít ra cho tới tận sáng mai”.

Pouget trả lời: Tôi hiểu. Sau khi thông báo với Vadot rằng anh ta sẽ phá huỷ máy thu của mình, Pouget nhận được một thông điệp của Việt Minh cho biết họ đã nghe được cuộc nói chuyện của anh ta. Một giọng nói bằng tiếng Pháp nói anh ta khoan hãy phá huỷ để nghe một chương trình hoà nhạc có nói tới Chủ tịch Hồ Chí Minh. Pouget tức giận ném chiếc máy thu vào lửa để kết thúc chương trình hoà nhạc không hề mong muốn. Sau khi ném quả lựu đạn cuối cùng, anh ta bị ngã xuống bất tỉnh vì một tiếng nổ gây chấn động và bị bắt. 2 trung sĩ đang điều khiển một súng máy hạng nặng ở Eliane 2 đã phải chiến đấu tới khi mệt lả.

Bi kịch tương tự như thế đã diễn ra trên toàn pháo đài. Dưới đây là một đoạn trong phần báo cáo tình hình của văn phòng Cogny:

Điện Biên Phủ - Đêm ngày 6-7 tháng 5
22h15

Pháo 105 ly, 75 ly và cối oanh tạc dữ dội toàn bộ cứ điểm, đặc biệt là Eliane, khu vực pháo binh và bốt chỉ huy.

Hoả lực tăng cường quấy nhiễu ở Isabelle (3 súng bị hỏng, ngừng hoạt động)

Việt Minh tấn công vào toàn bộ phía đông của Điện Biên Phủ.
24h00

Đạn hết, còn lại 500 viên của pháo 120 ly.

Tình hình ở Eliane 2 hỗn độn

Claudine 5 (cứ điểm 310 - Nà Noọng) bị tấn công

Juno bị tấn công

Pháo binh    - Ở Điện Biên Phủ: 7 thẩu 105 ly vẫn đang hoạt động

- Ở Isabelle: 1 khẩu còn hoạt động
2h00

Đạn: đạn cho cối 120 ly thiếu

Một số đơn vị vẫn chiếm giữ Eliane 2 và một phần của Eliane 10

Claudine cần phải được sơ tán - một lực lượng chặt đánh đang chiếm giữ các đường hào gần hàng rào thép gai

Pháo binh ở Isabelle và Điện Biên Phủ mất tác dụng

Cố gắng chặn đứng các hoạt động ở Eliane 10
4h00

Tình hình không có gì thay đổi

Chiến đấu giáp lá cà bên trong Eliane 2 và 10

Pháo binh quấy nhiễu Điện Biên Phủ và Isabelle

Các dấu hiệu chỉ ra Việt Minh lại thực hiện các đợt tấn công vào phía đông của Điện Biên Phủ
6h00

Eliane 2 thất thủ lúc 4h00. Các đơn vị cuối cùng không được cung cấp đạn pháo

Chuẩn bị cuộc phản công vào Eliane

Tóm tắt tình hình lúc rạng đông

Eliane 2, Claudine 5 thất bại

Chiến đấu tiếp tục diễn ra ở Eline 10

Việt Minh bị đuổi khỏi Eliane 4 nơi họ tự thiết lập căn cứ

Triển khai phản công để chiếm lại Eliane 2

Cả hai phía đều biết rằng các vị trí Eliane là chìa khoá để tới Điện Biên Phủ. Sự nhận biết này không chỉ là của các sĩ quan tham mưu hay các chỉ huy chiến trường mà còn là cả lính dù, lính Lê dương cũng như bộ đội. Các cán bộ chính trị Việt Minh đã chuẩn bị cho binh lính của họ mọi thứ trong cuộc tấn công cuối cùng cũng như lòng quyết tâm chiến đấu để giành thắng lợi. Quân Pháp, mặc dù bị thiếu người, thiếu đạn dược và luôn nghĩ rằng không thể phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, đều quyết tâm tiếp tục chiến đấu. 48 giờ cuối cùng của cuộc chiến là điều ác liệt nhất ở Điện Biên Phủ. Tướng Trần Độ tả lại tình hình đêm ngày 6 tháng 5:

Mọi hào giao thông dẫn tới các vị trí của đối phương đều thám đẫm máu của các binh lính. Trong cơn hấp hối, đối phương đã thực hiệp đợt kháng cự ác liệt nhất, tập trung hoả lực vào các nút giao nhau của các đường hào. Đối phương huy động mọi trung đội, mọi tổ nhóm có thể để chống lại cuộc tấn công của chúng tôi, nhưng binh lính và sĩ quan của chúng tôi ở Điện Biên Phủ đều đã thấm nhuần quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, của Chính phủ và của Bộ tư lệnh tối cao.

Các đơn vị của 2 trung đoàn Việt Minh tấn công Eliane 10 và 4. Đại uý Botella và những người còn lại của Bawouan 5 đã tận dụng toàn bộ lực lượng của các đợt tấn công trước. Như thường lệ, Việt Minh đang tìm điểm yếu trong phòng thủ của Pháp, họ đã lựa chọn tấn công vào những lính dù của Quân đội quốc gia Việt Nam. Chỉ khi lực lượng bộ binh đe doạ tràn lên tiêu diệt đám lính dù thì mới làm cho Botella ra lệnh cho đám lính dù rút quân.

Toàn bộ quang cảnh giờ là một cuộc trình diễn khổng lồ. Ánh sáng của những chiếc dù lập loè như bóng ma trong đêm tối rồi tắt ngấm, nhường lại bóng đêm cho tia chớp của lựu đạn pháo và hoả lực. Các quả rốc két Kachusa gầm rú như những chùm sao băng rơi xuống tạo ra các hố lớn và trùm lên những người lính canh phòng ở các căn cứ. Âm thanh hỗn độn căng thẳng tới mức nhiều người nghĩ rằng họ đã bị điếc. Binh lính đang chiến đấu để duy trì các hướng tới cầu Bailey bắc qua sông Nậm Rốm có thể nhìn thấy con sông này chất đầy xác chết. Xác người trôi nổi thành từng đám giống như đám vật cản bị chặn lại.

Rạng sáng ngày 7 tháng 5 có dấu hiệu cho thấy phía đối phương đang chuẩn bị cho một đợt tuần tra khác. Nhưng nếu những người lính canh phòng của Pháp giống như một đấu thủ quyền Anh dũng cảm nhưng bị bại thì các tướng lĩnh của Việt Minh lại trên cương vị những người quản lý có thể cử người thay thế mới vào trận. Các đơn vị mới của Việt Minh tiến lên phía trước dưới sự yểm trợ của đêm tối giờ đã sẵn sàng tiếp tục các cuộc tấn công.

Trung tá Bigeard ghi lại những cảm giác về buổi sáng hôm đó:

Thật là một ảo giác! Sau 56 ngày chiến đấu không ngủ được và ăn công rất kém, chúng tôi đã sụt cân, lều trại bị sập đổ trong bùn lầy, xác chết ở mọi nơi... những người bị thương nằm trong các đường hào xin được đưa về trạm cứu thương, những người còn sống sót như đang sống trong một giấc mơ. Dù sao thì đêm ngày 6-7 tháng 5 cũng thật tuyệt vời. Chúng tôi vẫn trụ vững, vẫn hy vọng. Chúng tôi bị choáng váng nhưng đã tránh được một cú “knock out”.

Ngày 7 tháng 5, lực lượng không quân đã cố gắng hết sức nhưng thời tiết xấu, đối phương tác chiến gần tới mức khó có thể tìm được một mục tiêu chính xác. Tướng Trần Độ nhớ lại: “Các đợt máy bay từ Hà Nội và Thượng Lào vội vã ném bom và bắn phá nhưng pháo phòng không của chúng tôi rất năng động. Hơn nữa những đoàn máy bay này không có sự kết hợp với lực lượng bộ binh phía dưới nên trông giống như những chiếc lá vàng trước một cơn gió mạnh”.

Sở chỉ huy trung tâm vẫn đang liên lạc với các vị trí còn lại. Eliane 4 đã trở thành khu trú ẩn cho đám lính dù từ các tiểu đoàn của Bréchignac. Nó còn là nơi che chở cho những thương binh đang được các bác sĩ và y tá của 3 trạm cứu thương tiểu đoàn chữa trị. Lúc 9h30, Eliane 4 bị tàn phá, Eliane 10 bị tấn công mạnh. Bigeard sau này đã viết về việc nhận được thông điệp cuối cùng của Bréchignac:

Bréchignac gửi cho Bruno: “Họ đang ồ ạt tiến lên. Tôi sẽ phá huỷ các đài thu phát của mình. Vĩnh biệt Bruno”. Sau đó Botella nói: “Lần này thế là hết. Vĩnh biệt Bruno. Hãy nói với Langlais tôi rất thích anh ta”. Bigeard lau nhưng giọt nước mắt đang lăn trên má và tự nhủ: “Không, không thể như thế”. Cùng lúc những thành viên còn lại của tiểu đoàn Bigeard ở Eliane 10 đang bị nhấn chìm bởi những đợt sóng tấn công đồng tràn lên.

Tại boongke GMI gần bệnh viện, Pierre Schoendoerffer cho biết các gián điệp người Mông tới giờ đã trốn hết vào rừng. Như những người tham gia vào cuộc chiến trong bóng tối họ không hề có ảo tưởng gì về các cơ hội sống còn sau khi bị đối phương bắt giữ. Một số người Thái còn lại cũng đang rời vị trí, mặc những bộ quần áo rách nát với hy vọng sẽ được coi như những thành viên của bộ tộc bất hạnh sau khi rời Điện Biên Phủ. Một số lính súng trường Marốc ra hiệu sẵn sàng ra hàng đối phương.

Sáng ngày 7 tháng 5, Tướng De Castries liên lạc trực tiếp với Thiếu tướng Cogny. De Castries đề cập tới tình hình bi đát ở Điện Biên Phủ và đi thẳng vào các chi tiết đáng chú ý là thay quân, tăng cường sức mạnh cho các đơn vị với ý đồ duy trì cuộc chiến đấu. Với mỗi yêu cầu của De Castries, Cogny đều trả lời vẻn vẹn một câu đồng ý “Oui”. Khi De Castries nêu ra vấn đề thảo luận về chiến dịch Albatross và giải thích kế hoạch thực hiện chiến dịch vào ban đêm, Cogny đã đồng ý. Cuộc nói chuyện khép lại với kế hoạch giải quyết vấn đề thương binh. Không lâu sau đó, Cogny gửi một bức điện cho Đại tá Lalande ở Isabelle nói lại rằng mọi quyết định tham gia vào chiến dịch Albatross đều phải được thực hiện theo yêu cầu của đại tá.

Đến trưa việc huy động quân cho chiến dịch Albatross được thảo luận ở sở chỉ huy của Langlais. Theo kế hoạch cần 2 đội quân: một đội quân dù và một đội quân Lê dương phá vỡ phòng tuyến của đối phương, tiến thẳng sang Lào. Nhưng các sự kiện tiến triển quá nhanh, báo cáo tình báo cho biết các hào giao thông mới của Việt Minh đang xuất hiện dọc theo vành đai phía Tây. Rõ ràng một đội quân hướng về phía Tây Nam để sát nhập với đội quân của chiến dịch Condor sẽ có ít cơ hội hơn đội quân tiến thẳng về phía Tây để vào rừng. Với việc cân nhắc lựa chọn từ ngữ, Bigeard đã đặt tên cho nỗ lực phá vây lần này là chiến dịch “Bloodletting” và nói tới khả năng sẽ phải chịu 80% thương vong. Lúc 13h00, cuộc chiến Albatross không thực hiện được vì các chỉ huy thông báo với Bigeard rằng binh lính của họ quá mệt mỏi. 16h00, Điện Biên Phủ thừa nhận sự thất bại của Eliane 3, báo cáo tình hình chiến đấu giáp lá cà ở xung quanh Eliane 11, 12 (cứ điểm 508, 508 A, 509) và “sự thâm nhập ồ ạt của Việt Minh vào toàn bộ mặt trận phía Tây của căn cứ trung tâm”.

Thương binh đã tới được bệnh viện. Xác chết nhiều tới mức Thiếu tá Grauwin phải ra lệnh chất đống các thi hài mới lên mái của bệnh viện. Grauwin viết:

Trong các hào dẫn tới sở chỉ huy, thương binh xếp thành hàng dài không hết, kẻ đứng người ngồi và hàng người này kết thúc tại nơi có cuộc đụng độ với Việt Minh. Một số người bị chết vì chìm trong bùn lầy. Những người đang lao tới từ các căn cứ lại giẫm lên họ làm họ chìm sâu hơn. Không cáng khiêng, không lều trại, chẳng có gì.

Một nhóm thương binh từ Eliane 4 kéo vào túp lều chật ních làm nhiều người chết hơn. Việt Minh bắt được họ đã chuyển lên phía trước và nói với bác sĩ rằng họ phải sớm được chuyển tới bệnh viện.

Cuộc liên lạc bằng điện đài cuối cùng với Hà Nội diễn ra ngắn ngủi trước 17h00 ngày 7 tháng 5. Có nhiều quan điểm khác nhau trong cuộc nói chuyện nhưng chắc chắn Cogny đã khẳng định với De Castries: Điện Biên Phủ không được đầu hàng. Sau lệnh ngừng bắn lúc 17h00, De Castries cho phép trận đánh kết thúc. Cogny nêu bật thành tích tuyệt vời của quân đồn trú và khẳng định không thể để mất Điện Biên Phủ. Với tất cả những gì nêu trên, Cogny khẳng định “không thể có chuyện kéo cờ trắng”. Quy định này được nhắc đi nhắc lại. Tướng De Castries thông báo cho Cogny rằng ông ta đã ra lệnh phá huỷ tất cả vũ khí đạn dược và cơ sở vật chất. Những xạ thủ châu Phi của Binh đoàn thuộc địa đang kéo những khối khoá nòng hạng nặng vào sông Nậm Rốm.. Những quả lựu đạn bằng phốt pho làm cháy các nòng súng, còn các xạ thủ pháo và cối đang đập tan các ống kính ngắm. Binh lính thiết giáp cũng đang phá huỷ hết các vũ khí của họ. Đó là lúc phải nói lời tạm biệt với Điện Biên Phủ. Theo phần lớn các nguồn tư liệu thì De Castries đã ra lệnh ngừng phát tín hiệu bằng một từ đơn giản “tạm biệt” và Cogny cũng chỉ trả lời “tạm biệt”. Ngày 7 tháng 5, trung tâm tình báo của Thành cổ Hà Nội đã tổng kết tình hình bằng một câu ngắn gọn: “17h30 - không còn liên lạc với Điện Biên Phủ”.

Vị trí chính giờ đã do dân chúng chiếm đóng. Lác đác có tiếng hoả lực và tiếng lựu đạn nổ từ đằng xa nhưng rồi dần dần cũng hết. Mặc dù một số lính tham chiến vẫn còn trong các hào giao thông chờ lệnh để tiến xa hơn nhưng một số đã liều mạng nhảy ra ngoài. Bởi có sự bình tĩnh đến bất ngờ mà họ đã dũng cảm đứng dậy để nhìn vào đống đổ nát xung quanh với những cột khói đen dày đặc bốc lên từ những kho vũ khí bị phá huỷ. Ngắm nhìn những tia nắng cuối ngày, họ thả hồn trong yên lặng. Một số người đi giúp đỡ thương binh, một số khác tìm kiếm đồ ăn. “Những con chuột của sông Nậm Rốm” đã ngập ngừng chui ra khỏi nơi ẩn náu dọc bờ sông, chưa xác định rõ phản ứng của các bạn mình.

Bộ đội đầu tiên đã xuất hiện, thận trọng tiến theo từng nhóm nhỏ, vũ khí sẵn sàng trong tay. Sau đó bộ đội rời khỏi nơi ẩn nấp nhiều hơn, tập hợp thành các tiểu đội, đại đội tiến thẳng về phía các khu trú ẩn của Pháp. Bỗng nhiên, các công sự tràn ngập quân Việt Minh, những người đã trinh sát các đường hào, các lều trại, đang la hét lính phòng ngự bước ra ngoài và làm cho một số cựu chiến binh Pháp bạc đầu phải hoảng sợ. Lúc đầu do sợ Bigeard sẽ phải gánh chịu một số hành động trả thù nên De Castries yêu cầu Bigeard trốn còn ông ta vẫn ở đó. Nhưng Bigeard đã quyết định ở lại. Lúc Việt Minh bắt đầu tập hợp tù binh thành hàng, De Castnes đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Khi Đại uý Tạ Quang Luật dẫn lính vào hầm, De Castries đang chờ ở đó. Sau một cuộc trao đổi ngắn gọn liên quan tới lệnh ngừng bắn, De Castries và nhân viên của ông ta được tập hợp bên ngoài hầm chỉ huy. Thiếu tá Grauwin liếc nhanh nhìn vị chỉ huy khuôn mặt tái xanh đang bị dẫn đi.

Liệu có phải một lá cờ trắng hay những lá cờ đã từng bay trên nóc hầm chỉ huy của Pháp ở Điện Biên Phủ giờ vẫn còn là vấn đề tranh cãi? Trong thống kê các trận đánh xuất bản năm 1963, Tướng Trần Độ đề cập tới sự xuất hiện của những lá cờ trắng không dưới một lần. Miêu tả sự thất bại của hầm chỉ huy trung tâm, ông ta viết: “Cờ đỏ sao vàng của Việt Minh tung bay khắp nơi. Những tia nắng vàng làm tăng thêm sắc màu diện mạo của chúng trong khi lại che khuất đi màu trắng của những lá cờ của đối phương bị thất bại”. Một nhà quân sự, một cựu chiến binh của Điện Biên Phủ Erwin Bergot nhớ lại một chiếc dù thả hàng màu trắng, lớn vướng vào thân cây gần hầm chỉ huy của De Castries có thể đã là một lý do trong lời đồn về lá cờ trắng. Nhà nghiên cứu Bernard Fall cho biết không ai trong những người sống sót mà ông ta đã phỏng vấn nói tới một lá cờ trắng và khi Việt Minh dựng lại sự thất bại của pháo đài này những ngày sau đó cho người Liên Xô Lazarevich Karmen quay camera cũng đã bỏ qua mọi cảnh của lá cờ trắng.

Một số cá nhân mệt mỏi vì chiến đấu hoặc những người không tham chiến đã tập hợp dọc sông Nậm Rốm có thể đã ra hiệu sẵn sàng đầu hàng, nhưng các cuộc phỏng vấn riêng của tôi với các cựu chiến binh Điện Biên Phủ cho thấy họ đều thừa nhận không có lá cờ trắng nào vào ngày 7 tháng 5. Bigeard sau này đã viết phản ứng của ông ta về việc những lá cờ trắng ở Điện Biên Phủ và tỏ ý không bằng lòng với cách đề cập tới trận đánh đó của Hà Nội. “De Castries chỉ ra rằng Hà Nội quyết định kết thúc trận đánh lúc 17h00 để phá huỷ mọi thứ chứ không phải để đầu hàng; không có lá cờ trắng nào... không ai được đầu hàng nhưng cũng không có thêm trận đánh nào nữa... điều cần thiết là đeo vũ khí bên mình và chờ Việt Minh tới”. Cuối cùng, mọi sự dũng cảm của các lính phòng ngự Điện Biên Phủ để bảo vệ cho quan điểm không có những lá cờ trắng đều là vô bổ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng lá cờ lúc đó đang bay trên nóc hầm De Castries là màu đỏ có một sao vàng và khẩu hiệu thêu chữ vàng “Quyết chiến quyết thắng”.

Thời gian chờ đợi trong hầm chỉ huy của Langlais thật ngắn ngủi nhưng chua xót. Lính dù và đám chỉ huy ngờ rằng những người chiến thắng sẽ đối xử với họ theo những nguyên tắc đã được nêu ra trong công ước Geneve. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương, họ đã trở thành kẻ thù của đối phương, làm cản trở các kế hoạch của Việt Minh, đánh bại các đơn vị của đối phương trên chiến trường và gây ra nhiều thương vong. Giờ đây, trong một thung lũng đầy xác chết của đối phương, những lính dù không cảm thấy lạc quan về số phận của họ. Những lời nói qua lại cho biết sẽ loại bỏ những chiếc mũ nồi đỏ để tránh giống với lính dù. Langlais mặt tái mét đã đốt chiếc mũ nồi của mình và thay vào đó bằng một chiếc mũ vải rộng vành. Bigeard đang thông báo về sự thất bại của tiểu đoàn do chính anh ta chỉ huy. Anh ta đã giữ lại chiếc mũ và quyết định đội nó, coi nó như một biểu tượng tôn trọng binh lính của mình.

Pierre Schoendoerffer nhớ lại lúc chờ đợi Việt Minh trong hầm chỉ huy của Langlais:

Tôi cảm thấy bực tức và cay đắng vì bị bỏ rơi. Tôi không có cảm giác lá mình đang bị chỉ huy vì trong suốt trận đánh tôi không có thời gian để nghĩ về điều đó. Sau đó có những tiếng quát tháo bằng tiếng Việt ngay phía ngoài hầm chỉ huy. Một lính dù không tham chiến nói: “Họ ở đây”. Bigeard tuyên bố, “tôi không giơ tay hàng!” Không ai trong chúng ta làm điều đó. Không có lá cờ trắng nào. Tôi tự nói, hãy quan sát mọi thứ, không bỏ sót điều gì.

Các chỉ huy lính dù xếp thành một hàng tù binh đang ì ạch qua những vũng bùn lầy tiến về phía vành đai. Schoendoerffer nhớ lại:

Chúng tôi để lại đống đổ vỡ của chiến trường và bỗng nhiên thấy cỏ cây và hương thơm của hoa lá. Một cảnh hoàng hôn yên lặng, trên cao chiếc Dakota cuối cùng đang thả một chuyến hàng y tế. Việt Minh còn rất trẻ. Cho dù bị tổn thất nặng nhưng không hề có sự thô bạo. Chúng tôi trèo lên tới đỉnh đồi, có thể nhìn thấy toàn bộ thung lũng tràn ngập Việt Minh vẫn sẵn sàng tấn công. Họ nhìn chằm chằm vào chúng tôi khi chúng tôi đi qua.

Khi hàng tù binh dừng lại, Schoendoerffer chạm trán lần đầu với đối phương. Anh ta nhớ lại:

Một lính Việt Minh tiến lại, quát thẳng vào mặt tôi, trông anh ta rất tức giận và tôi đã chờ đợi phiền phức trút xuống. Sau đó anh ta rút tay ra, cầm một điếu thuốc cháy dở, hất đầu và bảo tôi hút. Tôi làm theo, anh ta và những người khác đã phá lên cười.

Binh nhất Claude Sibille, một người còn sống sót của tiểu đoàn Bréchignac nhớ lại khi rời nơi trú ẩn theo lệnh ngừng bắn với cái quần soóc, mũ sắt, áo gilê tránh đạn và vác theo một khẩu cabine. “Một Việt Minh tước khẩu cabine và lột bỏ áo tránh đạn của tôi, tôi nghĩ tôi sắp bị bắn. Chúng tôi đã ăn rất ít trong 8 ngày, không thuốc lá và hết cả lương thực. Khi được đưa đi tôi đã nghe thấy tiếng chim hót và đó là ngày đẹp nhất của tôi ở Điện Biên Phủ”.

Sau khi bệnh viện bị san bằng, Thiếu tá Ctrauwin nói với Terraube đi sát với anh ta trong đoàn tù binh. Họ qua cầu Bailey và đi về hướng “five hills”. Terraube nói bộ đội ở khắp mọi nơi, hàng trăm xác chết ở Eliane 2. Sau đó một sĩ quan Việt Nam chặn đoàn tù binh lại và sự tuyệt vọng của Grauwin bỗng được thay bằng niềm hy vọng. Anh ta kể lại phút giây đó trong cuốn sách của mình:

Một giọng nói bằng tiếng Pháp: “Anh có phải là Thiếu tá Grauwin?”

“Đúng”.

“Anh phải quay về bệnh viện và tiếp tục chăm lo cho thương binh. Đó là mệnh lệnh từ Tư lệnh của chúng tôi”.


Đại tá Lalande ở Isabelle đã không đủ sức để cứu Trung tâm của Điện Biên Phủ. Căn cứ của anh ta bị hàng loạt pháo binh liên tiếp cô lập. Không thể liên lạc với Điện Biên Phủ, không nhận được các chỉ thị từ Hà Nội anh ta quyết định thực hiện một đợt phá vây về phía Tây Nam. Lúc 21 giờ ngày 7 tháng 5, quân đồn trú ở Isabelle, một lực lượng hỗn hợp 2 tiểu đoàn lính Lê dương, Algeri, người Thái, lính xe tăng, lính pháo binh đã liều lĩnh trườn qua hàng rào thép gai để tới các vùng núi phía xa. Nỗ lực của họ đã trở thành một thảm hoạ. Việt Minh đang đợi họ, trận rút lui có kế hoạch ngay lập tức trở thành hỗn loạn. Trong sự hỗn loạn, binh lính Việt Minh đã lẫn lộn với các đội quân của Lalande. Hỏa lực tấn công các ngả, tới nửa đêm thì kết thúc. Cả Lalande và Trung uý Wieme đều bị bắt làm tù binh. Chỉ khoảng 100 người trốn được sang Lào. Cuộc chiến giành Điện Biên Phủ đã kết thúc.

Gần 8000 Việt Minh đã hy sinh cho thắng lợi này, trên 2000 lính của lực lượng liên quân Pháp đã trả giá cho thất bại của họ. 6452 lính liên quân Pháp bị thương trong chiến dịch, 1500 người được cứu sống trong bệnh viện của Grauwin và các trạm y tế của tiểu đoàn. 15000 người bị thương trong các công sự của Việt Minh không kể số người bị chết chưa thống kê hết của cả hai phía, đó là những người Pháp chạy trốn và bị chết trong rừng; các đội tuần tra bị mai phục; những người bị chết vì trúng hoả lực pháo binh; dân phu bị trúng bom khi đang làm việc trên Tuyến đường 41 và cán bộ chính trị Việt Minh và những người tuần tra bị các thổ dân trung thành với Pháp giết chết. Người dân tộc ở phía Tây Nam đã phải trả một giá quá đắt khi phải sống ở các vùng lân cận Điện Biên Phủ. Bom đạn, bắn phá, hoả lực pháo binh đã gây tổn thất nặng nề cho người dân. Số phận và các vấn đề chính trị quốc tế đã buộc nhiều làng phải lựa chọn đứng về các phía và với một số thì sự lựa chọn đồng nghĩa với việc huỷ diệt và chết chóc. Ngày 8 tháng 5, một bức điện thông báo cho các chỉ huy chiến dịch rằng Điện Biên Phủ đã thất bại. Vì thế, đội quân cứu viện được lệnh rút sang Lào. Trận rút đó đã làm một tiểu đoàn người Lào bị tổn thất nặng nề.

Cùng ngày, các nhà ngoại giao đã tập trung tại một bàn hội thảo ở Geneve để quyết định tương lai của Đông Dương. Ở Điện Biên Phủ, Việt Minh đang phân loại tù binh, phân thành những nhóm nhỏ 50 người và bắt đầu đưa họ hành quân tới những trại giam lớn phía sông Đà và tỉnh Thanh Hoá. Việt Minh đã bắt được trên 10.000 tù binh và đang vội vã chuyển họ ra khỏi khu vực mà người Pháp có thể tập trung ứng cứu. Phần lớn tù binh vẫn đang cố phải đối mặt với thực tế rằng cuộc chiến đã kết thúc, rằng họ vẫn còn sống và họ đã phải chịu đựng những giờ giam giữ đầu tiên. Họ đã phải học để tồn tại từng ngày và chẳng quan tâm tới tương lai. Phía trước họ là một cuộc hành quân qua rừng dài 500 dặm. Một số người quyết tâm trốn nếu có cơ hội. Bigeard đã nhét một bản đồ vùng Bắc Bộ bằng lụa vào trong giầy và sẵn sàng cùng Bréchignac bỏ trốn.

Ngày 8 tháng 5 cũng đánh dấu một thành công đỉnh cao của GMI (lính biệt kích thuộc người dân tộc) đang hoạt động dưới sự chỉ huy của Trung tá Roger Trinquier. Lợi dụng lúc Việt Minh đang tập trung nỗ lực vào Điện Biên Phủ, hàng ngàn người Pháp do đám biệt kích dẫn đầu đã từ rừng lao ra để giải phóng cho dân làng bị các lực lượng lãnh đạo tạm thời của đối phương quản thúc. Trước sự ngạc nhiên đó, Bộ Tư lệnh tối cao Pháp đã nhận được báo cáo khẳng định rằng Lào Cai, một tỉnh quan trọng ở biên giới Trung Quốc đã bị lực lượng biệt kích người Mông và người Thái chiếm. Thậm chí kỳ diệu hơn là họ tái chiếm được Lai Châu, phía Bắc của Điện Biên Phủ mà người Pháp đã bỏ lại hồi tháng 12 năm 1950. Phía Tây Bắc, một lực lượng du kích từ các tộc người Mông và người Dao đang bao vây Cao Bằng, một tỉnh biên giới khác và là lối vào của các nguồn tiếp viện từ Trung Quốc. Lực lượng Cardamom đang di chuyển từ phía Nam Lai Châu tới Điện Biên Phủ khi pháo đài ở đây bị thất thủ. Hiện tại mọi việc họ có thể hy vọng là cứu thoát những người bị cô lập và báo trước tình hình cho nhóm tù binh muốn trốn thoát.

Những thành công của đám biệt kích này chứng minh rằng Đại tá Trinquier và nhiều sĩ quan dù cùng lính biệt kích đã đúng khi tăng cường sử dụng rộng rãi các lực lượng không chính quy ở Đông Dương. Bên cạnh đó, Bộ tư lệnh tối cao Pháp, bị chủ nghĩa bảo thủ giới quân sự và những truyền thống khắt khe của nó che mắt, đã thấy việc sử dụng quân của bộ tộc trong một cuộc chiến đã định là hợp lý. Thật không may, mọi bài học được rút ra từ những thành công của người bộ tộc ở vùng núi đều không được áp dụng. Nhờ có lệnh ngừng bắn mà một số quân biệt kích đã trốn được sang Lào, nhưng phần lớn bị chết và bị quân du kích Việt Minh bắn chết. Nhiều tháng sau khi ký Công ước Geneve, các nhóm du kích bị cô lập dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Pháp và các binh lính không tham chiến vẫn đang sống sót và chiến đấu trong rừng. Bức điện cuối cùng yêu cầu tiếp tế đạn mãi tới 2 năm sau khi Điện Biên Phủ thất bại mới tìm lại được.

Khi các đoàn tù binh hành quân qua rừng tới các trại mới thấy hết điều kiện tồi tệ về tâm lý của quân đồn trú và những hậu quả nghiêm trọng của nó. Khẩu phần ăn hàng ngày là 800 gam gạo và chút quả lạc hoặc thỉnh thoảng có quả chuối không đủ chất và làm cho năng lượng cũng như cơ thể cường tráng của đám tù binh nhanh chóng bị cạn kiệt. Những người sống sót mất đi trọng lượng tối thiểu mà họ đã giữ được trong suốt chiến dịch, vì thế mà họ mất đi khả năng đề kháng của cơ thể. Sốt rét, bệnh lỵ, viêm họng... không chữa khỏi là tình trạng chung. Thời gian mà một tù binh có thể vác một cáng tre chở một đồng đội của mình bị ốm ngày càng ngắn hơn.

Cán bộ Việt Minh hoặc các sĩ quan chính trị đã chia tách thành nhóm các sĩ quan tham chiến và các sĩ quan không trực tiếp tham chiến, các sĩ quan không trực tiếp tham chiến và các chiến sĩ. Số tù binh bị bại trận là một đề tài chống chiến dịch tuyên truyền cho cán bộ. Chiến dịch chiến tranh tâm lý của Việt Minh luôn căng thẳng và thường xuyên diễn ra. Không mấy ngày kết thúc mà không có các bài quán triệt và các phần tự phê bình và phê bình. Tù binh được nhắc đi nhắc lại rằng họ là những tội phạm chiến tranh và có thể chuộc lỗi bằng cách thừa nhận đường lối sai lầm của mình và tìm tới lòng nhân từ độ lượng của “Cụ Hồ”. Một chiến dịch tuyên truyền làm cho các tù binh đánh lại lẫn nhau đó là những khác nhau về sắc tộc và những cuộc nói chuyện về bản chất xấu xa của chủ nghĩa đế quốc. Lính dù thường bị theo dõi sát sao vì họ không chịu tham gia vào việc tái diễn lại cảnh của trận chiến đấu.

Robert Mallet một sĩ quan không trực tiếp tham chiến của Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 đã viết một đoạn mô tả chính xác những kinh nghiệm của anh ta trong cuộc hành quân dọc Tuyến đường 41 theo hướng Tuần Giáo:

Cùng với Coalan, Maioli và 2 sĩ quan không tham chiến khác của Tiểu đoàn dù Lê dương số 2, chúng tôi cố gắng trốn tới 3 lần. Lần cuối chúng tôi bị đám dân làng có vũ trang bắt giữ. Họ đang chuẩn bị cho chúng tôi một trận thì vào giây phút cuối chúng tối đã được cứu do có một tiếng súng bắn vào không trung của một lính du kích Việt Minh cách đó không xa. Sau đó chúng tôi được trao trả vào đoàn tù binh cuối cùng của Điện Biên Phủ.

Mallet tới trại số 73 ở Thanh Hoá sau một chuyến đi 4 tuần. Người Pháp, Đức, Việt và Thái được tách ra theo các quốc tịch. Mallet và nhóm của anh ta được phân làm 4 ở một ngôi chùa bỏ không. Theo thông báo của một y sĩ Lê dương thì Mallet không phù hợp với công việc lao động vì anh ta bị thoát vị cột sống...

Thường xuyên có những cuộc họp chính trị trong đó có cả những người dân địa phương tổ chức kỷ niệm một việc gì đó hoặc vinh quang của một ai đó. Các tù binh được lệnh tham gia vào các lễ hội bằng tiết mục hát. Sự tham gia của nhóm Mallet là một thất bại vì họ đã hát bài hát của quân đội Pháp làm cho sĩ quan chính trị chủ trì phải tức giận.

Binh nhất Robert Blondeau nhớ lại những ngày trong trại khi các tù binh được tập trung xem một bộ phim tuyên truyền của Liên Xô với tiêu đề Gặp nhau trên sông Elbe, tái dựng cảnh gặp nhau của 2 đạo quân Mỹ-Liên Xô năm l945: “Một sĩ quan Mỹ đang đi về phía những người Xô-viết với một chai rượu whisky lôi từ trong túi ra, sau đó chỉ vào cái ống nhòm đang đeo trước ngực một sĩ quan Xô-viết và hỏi: “Đây là cái gì?”.

… Bigeard, Bréchignac và 2 sĩ quan khác đã cố bỏ trốn nhưng đều bị quân địa phương bắt lại. Schoendoerffer và Péraud quyết định thử vận may trong khi đang trên đường được chuyển tới trại. Họ cho biết chiếc xe tải Molotova đi trong đêm tối được vài giây thì tới một chỗ đường vòng và tiếp tục tiến theo ánh đèn pha của chiếc xe tải. Sau một lúc căng thẳng và luồn lách, Péraud đã moi được con dao từ túi của Schoendoerffer và cắt dây trói. Họ đợi tới chỗ tối rồi cùng nhau nhảy xuống và lao thẳng vào rừng. Sau đó họ bị lạc nhau. Schoendoerffer rơi xuống một cái hố nước. Anh ta có thể nghe thấy tiếng quát tháo của những lính gác đang đuổi theo và nhìn thấy ánh sáng của những chiếc đèn pha. Khi một lính gác tiến lại, anh ta lặn xuống nước, lính gác đã bước lên cái đầu của anh ta và phản ứng tự nhiên đã làm anh ta bị lộ rồi bị đưa trở lại thùng xe. Còn Péraud từ đó đã không ai nhìn thấy hay nghe thấy điều gì về anh ta.

Nếu một số tù binh chống lại chiến dịch tuyên truyền của đối phương thì những người khác cũng làm theo. Đó là vấn đề chủ yếu của sự sống còn. Một hệ thống thưởng phạt công minh đã được áp dụng. Những người có ý hợp tác đã nhận được thêm một chút khẩu phần ăn hoặc một chút thịt trâu hay thịt lợn rang. Còn những người không thì khẩu phần ăn của họ bị cắt bớt. Nhiều binh lính bại trận ốm yếu, xa nhà cảm thấy rằng họ đã bị quân đội Pháp bỏ rơi. Họ đã tạo ra một vùng đất màu mỡ để nuôi dưỡng những mầm mống phản bội, đối địch. Sự trừng phạt nhóm mà nhiều người phải chịu đựng từ sự không phục tùng của một thành viên trong nhóm đã trở thành một biện pháp hữu hiệu của cán bộ chính trị Việt Minh. Việc không tuân thủ đường lối của Đảng của một tên lính thực dân ngang ngạnh đồng nghĩa với việc để cho đồng đội bị ốm nặng của mình sẽ chết mà không có thuốc chữa.

Điều kiện tâm lý của tù binh trong cuộc chiến tranh Đông Dương chẳng hề bị hạn chế. Lính Bắc Phi, châu Phi được hỏi những vấn đề đơn giản về việc tại sao họ lại tới chiến đấu ở Việt Nam khi Tổ quốc của họ vẫn bị thực dân đô hộ. Lính Liên quân Pháp bị bắt lâu ngày, được cán bộ Việt Minh do người Trung Quốc huấn luyện bằng các kỹ thuật tuyên truyền của Cộng sản đã đưa vào sống với đám tù binh như những người đáng tin cậy nhất. Những kẻ phản bội này nói bằng ngôn ngữ của tù binh để giải thích thêm cho những luận cứ của cán bộ và khuyên những người bạn đấu tranh để giải phóng cho đất nước của họ. Cuộc nổi loạn của người Algeri chống lại sự cai trị của Pháp đã nổ ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1954. Cuộc xung đột đẫm máu này là dấu hiệu sụp đổ của Đế chế Pháp và làm chia rẽ nước Pháp. Do sự đa dạng của tù binh, nên các kỹ thuật giống nhau được áp dụng sẽ cho những kết quả xáo trộn. Những người tiến bộ trong số họ sẽ được đưa về nước bằng máy bay của Liên Xô theo như lời hứa.

Mặc dù mọi tù binh gồm cả người Pháp phải chịu những biện pháp cân não của Việt Minh và phải chịu căng thẳng trong các trại. Báo cáo của các đợt tác chiến của tình báo và của các đơn vị đặc biệt đều chưa được phép tiếp cận. Một số người sống sót thừa nhận rằng những người bắt họ đôi khi còn không được ăn bằng các tù binh. Nhưng Việt Minh đã được tôi luyện bởi kinh nghiệm sống trong rừng lâu ngày với khẩu phần ăn đạm bạc. Họ đã được nghe nhiều về các tù binh - những tay lính đánh thuê và những tên thực dân đáng ghét. Việt Minh không có tôn chỉ võ sĩ đạo của người Nhật là coi tù binh như những chiến binh bị ruồng bỏ thà chết còn hơn sống.

Vì những cuộc thương lượng quanh co và những công tác tuyên truyền của Việt Minh nên công việc sơ tán thương binh của Pháp ra khỏi Điện Biên Phủ bị chậm lại. Vấn đề chính là có cả thương binh của phía Quân đội quốc gia Việt Nam trong chiến dịch. Việt Minh coi họ như những kẻ phản bội cần được giải quyết riêng. Vấn đề này được đưa ra thảo luận trên bàn đàm phán ở Geneve. Ngày 18 tháng 5, Ngoại trưởng Pháp, Georges Bidault chỉ ra rằng sự phân chia như vậy là vi phạm nguyên tắc không phân biệt chủng tộc và đề nghị trao trả số Việt Minh bị thương tương ứng với bất cứ điểm nào mà chỉ huy Việt Minh đề ra. Một bức điện mật từ đoàn đại biểu Mỹ ở Geneve gửi về Washington nhấn mạnh giọng điệu tuyên truyền của Việt Minh đáp lại lời phát biểu của Ngoại trưởng Bidault:

Đoàn đại biểu Bắc Việt nhắc lại lời chấp nhận nguyên tắc không phân biệt chủng tộc nhưng cho rằng số thương binh người Việt rất thấp vì Tư lệnh Pháp đã tập trung hết ở Điện Biên Phủ những binh lính giỏi nhất của Quân đoàn Viễn chinh và rằng số người Việt trong quân đồn trú chính gốc chỉ bảo gồm 1/8 và nhiều người trong số đầu hàng đã từ bỏ Pháp ngay trong cuộc chiến.

Sau nhiều cuộc thương lượng bảo gồm cả Hội chữ thập đỏ Pháp và Bộ Tư lệnh tối cao Pháp ở Việt Nam, Việt Minh cho phép những thương binh của Quân đội quốc gia Việt Nam nhập vào quá trình sơ tán. Một trong những cái giá mà Pháp phải trả cho sự thương lượng này là hứa không tấn công Tuyến đường 41 từ Điện Biên Phủ tới khi nào công việc sơ tán hoàn thành. Với vật cản trở đã được chuyển đi, những thương vong nghiêm trọng cuối cùng được đưa ra khỏi Điện Biên Phủ vào đầu tháng 6 năm 1954.

Thời gian có hiệu lực này đã cho phép Việt Minh tăng tốc tái triển khai các sư đoàn vào vùng châu thổ. Một báo cáo tuần của tuỳ viên quân sự ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đánh giá tình hình từ 23 tháng 5 đến 29 tháng 5: “Các sư đoàn Việt Minh 304, 308, 312, 316 và 351 đang tiến nhanh hơn cuộc hành quân của quân Pháp vào vùng châu thổ và phía Pháp dự tính các sư đoàn này có thể sẵn sàng tấn công vùng châu thổ từ ngày 15 đến 20 tháng 6”.

Mặc dù trò chơi quân số nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng khó có thể được áp dụng. Ước tính gần 11.000 lính Liên quân Pháp - cả khỏe mạnh và bị thương - bị bắt ở Điện Biên Phủ, gần 3.300 quân phải quay trở về vào tháng 9 năm 1954 theo các điều khoản của Hiệp định Geneve.

Khi các đoàn đại biểu của Hội nghị Geneve đi sâu vào các vấn đề, các cuộc thương lượng qua lại và hướng tới một thoả thuận vào tháng 7 là ra lệnh ngừng bắn, tạm thời chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17, rút quân Pháp khỏi miền Bắc và quân Việt Minh khỏi miền Nam, tiến hành các bước bầu cử theo kế hoạch trong 2 năm, thì Mỹ lại đang tiến tới can thiệp sâu vào Đông Dương.

Tại cuộc họp báo 4 ngày sau thất bại của Điện Biên Phủ, Tổng thống Eisenhower được hỏi liệu Đông Dương có được phép gia nhập Liên minh phòng thủ Đông Nam Á do Ngoại trưởng Dulles đề xướng và liệu có phải “Nó vẫn là yếu tố không thể thiếu trong khu vực phòng thủ Đông Nam Á”. Tổng thống đã trả lời một cách mập mờ và chính vì thế ông ta đã trở thành người nổi tiếng:

Tất nhiên, thành lập một tổ chức là ý tưởng hay và quan trọng nhằm đánh bại quân bài đôminô. Khi mỗi vật đứng tách riêng, một cái đổ nó sẽ tác động tới cái bên cạnh và cuối cùng cả hàng bị đổ. Mặc dù có sụ tác động thống nhất nhưng nếu bạn thử xây dựng hàng rào đôminô như vậy, nếu cần thiết một cái bị đổ cũng không gây ảnh hưởng gì tới cái kia. Còn với tôi, tôi không cho rằng thế giới tự do này phải xoá bỏ Đông Dương, chúng ta phải nhìn vào tất cả mọi việc với sự lạc quan và quyết tâm. Tôi cần nhắc lại các vấn đề phức tạp đó và chủ nghĩa thất bại sẽ không giành được thắng lợi.

Rõ ràng, Eisenhower đã xác định Đông Dương như một quân bài đôminô sắp sụp đổ mà sự sụp đổ của nó do Cộng sản chi phối sẽ đe doạ các quốc gia khác ở Đông Nam Á và chỉ ra rằng Mỹ không có ý muốn xoá bỏ Đông Dương.

Ngày 14 tháng 5, Ngoại trưởng Dulles đã gửi một bức điện mật cho đoàn đại biểu Mỹ ở Geneve. Một đoạn trích trong bức điện cho thấy Dulles đã sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam:

Tình hình chính trị và quân sự lộn xộn ở Việt Nam được phản ánh trong bức điện số 2372 của Sài Gòn cho thấy yêu cầu có các biện pháp khẩn cấp từ phía Mỹ mà bước đầu tiên là thúc giục Bảo Đại quay về Việt Nam ngay. Nếu Bảo Đại tỏ ra không chấp nhận sự có mặt của Đại sứ Heath, các ngài nên bàn với Bidault có thể tiến hành các bước tiếp theo. Nếu Bảo Đại không thẳng thắn chấp nhận gợi ý ban đầu, có thể nói với Bảo Đại rằng trừ phi ông ta sẵn sàng chấp nhận gợi ý của chúng ta, chính sách của Pháp và Mỹ có liên quan tới ông ta và chế độ của ông ta sẽ được xem xét lại.

Sáu ngày sau một bản đánh giá tình hình tình báo quốc gia của CIA về “hoạt động chính trị và quân sự ở Đông Dương trong 30 ngày tới” cảnh báo: “Tình hình ổn định chính trị ở Việt Nam sẽ có thể bất ổn trong thời gian này. Sự vắng mặt của Bảo Đại... chủ nghĩa bè phái trở nên cực đoan và chính quyền miền trung Việt Nam gần như bị tê liệt. Có thể chính quyền này sẽ tan rã trong 30 ngày tới”. Ngày 26 tháng 6, Ngô Đình Diệm đã tới Sài Gòn để nhận chức thủ tướng. Dưới những áp lực ngày càng tăng của người Mỹ, Bảo Đại phải miễn cưỡng chỉ định người của đám công giáo gây tình trạng hỗn độn ở miền Nam Việt Nam. Đại tá Lansdale và nhóm của ông ta ở CIA đang chờ đợi để giúp Bảo Đại một tay. Với Diệm, cuối cùng Mỹ đã có một tay sai riêng ở Sài Gòn.

Những đêm ở Điện Biên Phủ trở nên yên tĩnh hơn. Dân công và dân phu đã làm việc suốt ngày để dọn những đống đổ nát của chiến tranh, chôn gần 10.000 xác chết của Pháp và Việt Minh, sửa lại cầu, đường dưới ánh trăng sao. Phần lớn những chiếc dù đã bị tả tơi nhưng một số vẫn loé sáng trong đêm tối giống như những tấm vải liệm. Người Thái trốn vào núi đã bắt đầu kéo về, sửng sốt bởi quang cảnh trơ trụi của thung lũng và không thể tưởng tượng nổi con người lại có thề sống sót được trước sự huỷ diệt như vậy. Dây thép gai xoắn lại lấp lánh dưới ánh trăng. Các công sự bị sập và những hào giao thông bị cày xới đều trống rỗng và yên lặng nhưng họ vẫn ngửi thấy mùi của những xác chết.

PHỤ LỤC
BẢNG ĐỐI CHIẾU TÊN GỌI CÁC VỊ TRÍ
THEO TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP


Phân khu Bắc (theo quan niệm của ta lúc đó gồm ba trung tâm đề kháng Gabrielle, Béatrice và Anne-Marie), được gọi như sau:

Đồi Độc Lập --> Gabrielle

Him Lam --> Béatrice

Bản Kéo gồm Anne-Marie 1 và Anne-Marie 2 nằm tại Bản Kéo


Phân khu Trung tâm.

Những cứ điểm ở phía đông:

A1 --> Eliane 2.

C1 --> Eliane 1

C2 --> Eliane 4

A3 --> Eliane 3.

E1 --> Dominique 1.

D1 --> Dominique 2

D2 và vị trí pháo binh 210 --> Dominique 6.

D3 --> Dominique 5

505, 505A --> Dominique 3

506, 507 --> Eliane 10

508, 508A, 509 --> Eliane 12


Những cứ điểm ở phía tây:

105 --> Huguette 6, trước là Anne-Marie 3

106 --> Huguette 7, trước là Anne-Marie 4

206 --> Huguette 1

208 --> Huguette 2

310 --> Claudine 4

311, còn gọi là Căng Na --> Huguette F, còn gọi là Francoise

311A --> Huguette 5

311B --> Huguette 4


Phân khu Hồng Cúm --> Isabelle.


Chú thích: Có một số cứ điểm nằm sát sở chỉ huy (PC) của Đờ Cát ở phía tây-nam và đông-nam khu Trung tâm (thuộc Claudine và Junon) ta chỉ đánh dấu trên bản đồ tham mưu, chưa đánh số.

HẾT

Không có nhận xét nào: