Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Giải mã việc đóng cọc ở trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo

GIẢI MÃ VIỆC ĐÓC CỌC TRẬN THUỶ CHIẾN SÔNG BẠCH ĐẰNG 1288

Thứ nhất, nếu nói về trận thuỷ chiến trên Sông Bạch Đằng thì chúng ta đề cập trước về cái hiện trạng ở khu vực. Để có thể hiểu tầm nhìn của Trần Quốc Tuấn, như chúng ta đã biết thì trận thủy chiến giữa Đại Việt và bọn Mông Cổ là ở vị trí trên Sông Bạch Đằng, được nằm giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km, cách Vạn Kiếp nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30 km, theo ngược dòng sông Kinh Thầy.

Sơ đồ trận Bạch Đằng
Hiện trạng thượng lưu Bạch Đằng và thủy trình của nó đã được ghi rõ và được Trần Quốc Tuấn lấy làm nơi giáo chiến và thủy chiến với bọn Mông Cổ. Ông chọn chỗ giao chiến là một khúc sông không dài quá 5 km nhưng có năm dòng nước đổ về và có ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Để làm rõ cái này, tài liệu về địa chí như Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi đã chép lại thì:

- Nước Bạch Đằng theo thủy triều lên xuống, khi triều lên cao, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều nước xuống rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 đến 11 mét. Nếu đi từ sông Đá Bạc xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh thì sẽ thấy sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Chính là vì nó là nơi tập trung dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về.

- Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này bây giờ đã bị lấp, hiện chỉ còn những di trỉ được tìm thấy sau khi khai quật thôi) và sông Rút (còn gọi là sông Nam) là chi lưu bên tả ngạn Bạch Đằng chia nước chảy ra vịnh Hạ Long.

- Ở lòng sông Bạch Đằng từ bên hữu ngạn (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một dải còng đá ngầm chạy qua vào quãng giữa sông Chanh và sông Rút, nhân dân địa phương gọi đó là Ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có năm cồn đá chắn ngang ba phần tư sông Bạch Đằng. Khi triều xuống thấp nhất, nơi cạn là 0,40 mét, nơi sâu là 3,70 mét, thuyền nhẹ đi trên sông có thể thấy được cồn đá. Ghềnh Cốc là dải đá gốc của chân núi Tràng Kênh kéo dài ra. Khi chuẩn bị chiến trường, Ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn chú ý. Ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này sử dụng nó như là chiến lũy làm chỗ dựa cho thuyền ta lao nhanh ra ngay sông chặn địch.

- Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông núi tiếp liệu nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô ở vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi liền với lạch nước ra tận bờ sông mà dân địa phương gọi là áng núi như Áng Hồng, Áng Lác, Áng Chậu, Áng Táu;

- Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Thái, sông Giá, sông Gia Đước bên hữu ngạn Bạch Đằng chạy theo các áng, len qua các dãy núi, là đường giao thông thuận lợi cho quân thủy. Ở đây thì có nhiều ngọn núi chắn tầm mắt nhìn nên không dễ quan sát tý nào.

Thứ hai: Tại sao Trần Quốc Tuấn chọn chỗ này mà không chọn chỗ khác để phục kích thì nó có nhiều lý do. Các nhà khoa học cũng đã phân tích nhiều lý do liên quan đến việc chọn cửa Sông Bạch Đằng làm nơi phục kích.

- Trần Quốc Tuấn lợi dụng Ghềnh Cốc như một chướng ngại thiên nhiên. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Đằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh rất thuận tiện cho việc sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Còn thủy quân của Đại Việt thì mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Đồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Đước, Điền Công; còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Đằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Đằng, núi Đá Vôi v.v... Đại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) để làm phương án hai khi oánh nhau căng thẳng hơn.

- Không những Trần Quốc Tuấn chỉ làm bão cọc ở đấy chỉ để phục vụ trận đánh đấy mà còn xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc vững vàng, quy mô lớn phục vụ cho về lâu về dài của việc chống ngoại xâm. Nên công cuộc đấy không chỉ là những năm thái bình mà cả về lâu về dài nữa. Vì vậy cái việc cắm cọc còn diễn ra cả sau khi thắng giặc nguyên mông. Do vậy bãi cọc ngày nay còn rộng hơn nhiều với bãi cọc ngày trước khi xảy ra thủy chiến. Sau khi đóng cọc xong thì phủ cỏ lên trên nhằm nguỵ trang bãi cọc đấy.

- Trần Quốc Tuấn hiểu rõ vấn đề ở Sông Bạch Bằng nên đã thấy là lòng sông Bạch Đằng rất rộng và sâu, khó có thể dựng được những hàng cọc chắn ngang sông. Ở Ghềnh Cốc cạn hơn nhiều nhưng là đá gốc kéo dài từ Tràng Kênh nên cũng không thế nào cắm cọc được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,26 mét.

- Còn ở Cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút cạnh nhau dẫn thuyền từ Bạch Đằng xuôi biển. Những tài liệu gần đây đã xác định trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được cắm ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cửa sông Chanh cửa sông Kênh.

- Vị trí địa lý xung quanh khu vực cử sông Bạch Đằng nó rất thuận tiện. Như Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Mai phục quân rất tốt. Nếu Thủy quân thằng Mông Cổ mà rút lui theo đường Bạch Đằng thì buộc phải qua đây. Dù có đề phòng cẩn thận, chuẩn bị sẳng sàng, binh thuyền của chúng cũng tự nhiên phải dàn hàng qua khúc sông hiểm yếu này. Đối với ta, thủy binh và bộ binh mai phục từ các nhánh sông đổ ra phối hợp chiến đấu dễ dàng, thuận lợi.

Còn việc tại sao có nhiều cọc đóng như vậy. Đến nay nhiều con số mà các nhà khoa học thắc mắc thì có nhiều cách giải thích khác nhau. Đây là một lí giải:

Nguồn gỗ lim lấy làm cọc được xác định mấy chỗ:
Trần Quốc Tuấn đã huy động tất cả các loại gỗ lim, gỗ tàu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông. Cái này đạo quân của Trần Quốc Tuấn đã phải chấp nhận hy sinh khá nhiều thuyền bè để làm bãi cọc này. Chính vì thế lực lượng thuỷ quân chỉ còn một số lượng nhỏ các thuyền lớn, còn đâu lôi ra tận dụng hết để làm cọn. Thời đấy gọi là tận thu, tổng kiểm kê các loại gỗ lim trên toàn Đại Việt để phục vụ đánh Mông Cổ. 

Nguồn thứ hai là chính là Hải Dương. Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ngày đấy vùng này là một trong những vùng có rừng lim lớn nhất Đại Việt. Bao phủ toàn bộ khu vực. Nếu chặt hết mà làm cọc cũng phải 3 lần số cọc ở Bạch Đằng cũng đủ chứ chưa nói là baĩ cọc vừa rồi. Thế nên hiện trạng bây giờ ở đây đã không còn rừng lim nữa. Nhưng phế tích của nó vẫn còn ở đền Cao, Chí Lin Hải Dương. Ở đền này vẫn còn cụm cây lim cổ thụ để chứng minh sự tồn tạ vè rừng lim ở Hải Dương.

Còn về việc đóng cọc thì theo nhiều tài liệu còn lại mà mình lưu trư thì Trần Quốc Tuấn đã giao việc đóng cọc này cho một đạo quân. Nói hẳn là một đạo quân vì nó quan trong hơn việc phục quân đánh giặc. Nếu cọc đóng thành công thì 90% là thắng lợi. Nên gọi là đạo quân vì thê. Trần Quốc Tuấn đã vận dụng kế khích quân khi thăng hàm cho người chỉ huy đóc cọc này. Theo những gì còn lại mà lưu trữ ở Hải Phòng và một số các giấy tờ cổ thì Trần Quốc Tuấn giao cho một ông họ Vũ tên là Vũ Minh Thắng và thăng hàm Điện tiền đô uý sư quân ngang hàm với Nguyễn Khoái là tổng chỉ huy vụ này. Ông xuất thân từ một gia đình lao động, quen với sông nước và có được học tập chữ nghĩa. Biết chữ, ông hay tìm đọc sách vở, nhất là loại binh pháp binh thư. Ông lại có một thói quen đặc biệt, hay đi chơi trên bộ, dạo thuyền dưới nước và đi đến đâu cũng ghi chép tên núi, tên sông, tên khe, tên vực, rồi trở về cặm cụi vẽ thành một bản đồ.

Hồi đấy, ông xin gia nhập quân ngũ, được Trần Hưng Đạo tin dùng làm tả hữu, giữ chức chỉ huy sứ. Khi Trần Hưng Đạo chủ trương mở trận Bạch Đằng, ông này đã xin nhận công việc quan sát địa hình, vì ông vốn quê quán ở đây, lại thành thạo nghề sông nước. Sau đó ông đã đưa cho cụ Trần Quốc Tuấn một bản đồ chi tiết, đánh dấu rõ những điểm cao, chỗ thấp, khúc sâu, khúc nông của quãng sông Bạch Đằng dự kiến làm nơi chiến đấu. Tiếp đó, Trần Quốc Tuấn đã tin dùng ông và giao toàn bộ trọng trách đóng cọc và chỉ huy đóng cọc cho ông Thắng. Sau đó, quan sỹ dùng để đóng cọc được huy động từ lính bản bộ và các đội dân quân, chở cọc ra đóng giữa dòng sông.

Một nơi lấy làm nơi cất giữ số cọc đấy là động ở Vịnh Hạ Long. Chính nơi này Vũ Minh Thắng đã cho thuyền chở đến đấy và cất giữ ở đấy để dùng dần. Món này đã được mình phát hiện khi khai phá ra Vịnh Hạ Long

Việc này đến nay vẫn còn tồn tại ở đền Từ Vũ thờ Phúc Thần Vũ công ở An Dương, Hải Phòng ngày nay. Những gì ông ấy đã làm được lưu và viết thành Phúc thần vũ công phải chỉ miêu tả lại những cách thức đóng cọc và công cuộc đóng bãi cọc đấy cho Trần Quốc Tuấn. Những ai ở Hải Phòng sẽ biết rõ đền này. 

Thời điểm đánh trận này là vào tháng 3, 1288. Vì mất hết lương thực trong trận Vân Ðồn, địch cạn lương, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, nên Thoát Hoan quyết định lui binh. Thoát Hoan lệnh cho Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp rút về theo đường biển, Thoát Hoan sẽ rút theo đường bộ. Khi nước thuỷ triều lên, giả đò ra khiêu chiến và thua chạy, dụ cho địch vượt qua khá xa vùng đóng cọc. Khi nước rút thì lập tức đốc quân phản công đẩy chiến thuyền địch lui vào vùng cọc nhọn. Sau đó mọi diễn tiến đã xẩy ra đúng kế hoạch của Trần Quốc Tuấn

Ðúng vào lúc Nguyễn Khoái dồn được chiến thuyền địch vào vùng tử địa thì đại quân của Hưng đạo đại vương cũng kịp thời kéo tới tiến công như vũ bão. Nhiều chiến thuyền địch vướng cọc nhọn bị chìm. Quân Nam lợi dụng thời cơ, đã tiêu diệt gọn địch quân. Các tướng địch Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt. Hưng đạo vương toàn thắng. Thoát Hoan được tin thất trận Bạch Ðằng, liền kéo quân rút chạy. Về tới ải Nội Bàng bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, tướng giặc Trương Quân bị Phạm Ngũ Lão chém chết. Quân Nam tiếp tục truy kích, thêm hai tướng giặc là A Bát Xích và Trương Ngọc bị tử trận. Riêng Thoát Hoan được tùy tướng Trình Bằng Phi hết lòng phò nguy, mới chạy thoát được về khựa.

Trên đây là một phân tích dựa trên những tài liệu tham khảo. Còn lịch sử thì vẫn là bí ẩn của con người hiện nay

Không có nhận xét nào: