Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Những bí ẩn về thành nhà Hồ ở Thanh Hóa


 
 THÀNH NHÀ HỒ

Thành nhà Hồ được xây dựng cách đây hơn 600 năm ( 1397), là bức thành bằng đá, có quy mô lớn nhất ở nước ta, với nhiều tên gọi khác nhau như: Tây Đô, Tây Giai, An Tôn, Tây Kinh…thành nằm trên địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa do Hồ Quý Ly cho xây dựng, để dời từ Thăng Long về đây, nhằm chuẩn bị đối phó với quân Minh xâm lược vào đầu thế kỷ XIV.


Từ xưa đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều sách báo giới thiệu, nhưng thành nhà Hồ vẫn còn không ít bí ẩn, mà đến nay chưa giải đáp hết! Nhìn bức thành hình chữ nhật, hai mặt Nam Bắc dài hơn 900m. Đông Tây dài hơn 700m, cao trung bình từ 5 – 6 m, có nơi tới 10m, được ốp bằng những phiến đá rất lớn, có phiến dài tới 5m, rộng 1,7m, nặng gần 30 tấn, không ít người đã tự đặt câu hỏi: “ Đá dùng để xây thành lấy ở đâu?”.


Trước đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng người xưa lấy đá ở mấy ngọn núi Xuân Đài, An Tôn, Trác Phong… quanh vùng để xây thành? Có người lại cho rằng phải lấy đá tận núi An Hoạch ( núi Nhồn) cách địa điểm xây thành hàng chục cây số. Song, khi phân tích đá theo phương pháp của thạch học, thì thấy hàm lượng CaO, MgO, SiO2, SO3…của đá dùng xây thành không hoàn toàn giống đá những núi trên.


Nếu ai để ý quan sát thì sẽ nhận thấy cách cổng thành phía Tây vài trăm mét, hiện còn dấu vết mấy ngọn đồi đất đỏ trộn lẫn với đá dăm, người địa phương cho hay thủa trước đó là các quả núi có tên gọi Kim Ngọ ( Ngựa vàng) và Kim Ngưu ( Trân vàng). Vậy có thể người xưa đã lấy đá của mấy quả núi này để xây thành, mà các ngọn đồi hiện nay dấu vết của công trường khai thác đá thủa đó chăng? Vả lại những tảng đá lớn nhất đều được xây ở thành phía Tây, gần nơi khai thác đá để đỡ công vận chuyển? Điều đáng chú ý là dãy thành phía Đông xa nơi lấy đá nhất, nay còn khá hoàn chỉnh, đá được đẽo đục, sắp xếp cẩn thận, cân đối. Ngược lại dãy thành phía Tây còn dang dở, đá không đẽo gọt, phải chăng người xưa đã tính toán dãy thành này gần công trường khai thác đá sẽ làm sau, nhưng vì lúc đó giặc Minh đã rục rịch xâm lược nước ta, nên dãy thành này xây vội vàng và chưa kịp hoàn thất?.

Việc người xưa lấy đá của mấy ngọn núi để xây thành là một kinh nghiệm quý giá hậu thế chúng ta học tập, đó là nên tính toán khai thác gọn từng trái núi, không nên lấy đá nham nhở như hiện nay, vừa có tác dụng xấu đối với môi trường sinh thái, vừa làm mất vẻ đẹp của cảnh quang tự nhiên.

Câu hỏi thứ hai được đặt ra là thủa xưa người ta đã dùng cách gì để vận chuyển và nâng hàng vạn khối đá chồng lên nhau cao tới 5, 6 mét? Ngày nay nếu để ý chúng ta sẽ thấy một số tảng đá được đẽo, mài thành khối chữ nhật khá bằng phẳng, song bị mất một góc. Sở dĩ làm vậy là để có thể buộc dây và nêm thật chắc từng khối đá, rồi dùng voi, trâu bò, sức người kéo trượt chúng trên mặt đường lát đá, hoặc trên những viên đá bi, hiện còn thấy vứt rải rác quanh thành.

Thành nhà Hồ có 4 cổng: Đông, Tây, Nam , Bắc cũng làm toàn bằng đá khối. Cổng phía Nam gọi là cổng Tiền, có 3 cửa, là cổng lớn nhất. Cửa giữa rộng 5,8m, cao 8m. Hai cửa bên rộng 5m, cao 7,8m. Các cửa của cả 4 cổng đều hình vòm cuốn , do nhiều tảng đá hình múi bưởi, tự nêm khít vào nhau, với độ cong cân đối đến kỳ lạ.

Vừa xây người xưa đã dùng cách gì để tạo được các vòm cuốn nói trên. Một câu chuyện dân gian địa phương cho biết thủa đó Hồ Quý Ly đã bắt dân nộp giấy bản để xây thành? Ban ngày thấy có đoạn thành dán bằng giấy, qua đêm, giấy đã biến thành đá, như thể họ Hồ được thần linh giúp sức xây thành!.

Đi sâu tìm hiểu thì thấy việc Hồ Quý Ly bắt dân nộp giấy bản là có thật. Ngoài mục đích họ Hồ lợi dụng sự mê tín của người dân để nâng cao uy tín, quyền lực mình, thì giấy bản đã được các kiến trúc sư thời đó sử dụng và việc xây thành. Trước hết, họ dùng giấy trộn với mật, vôi và trấu làm thành một loại vữa tương tự như xi măng ngày nay, để trát vào kẽ hở giữa các phiến đá.

Hiện nay phân tích những mẩu vữa trát còn lại cũng phát hiện được các thành phần trên, trong đó có giấy bản.


Ngoài ra, nhân dân địa phương còn truyền lại, rằng lúc đầu việc xây dựng các vòm cổng không thành công. Về sau viên quan phụ trách đã có sáng kiến dùng giấy dán thành hình vòm cổng thật, rồi cắt ra từng mảnh rồi sai thợ đẽo, gọt, mài các tấm đá trùng khớp với từng mảnh cắt, nên khi ghép lại đá lại đã được hình cổng vòm khít khao cân đối một cách lạ lùng như hiện nay chúng ta vẫn thấy.

Trải qua hơn 6 thế kỷ, thành nhà Hồ đã bị thời gian, mưa nắng và con người tàn phá, nên không còn giữ được vẻ xưa. Nhưng ngày nay, đứng trước một công trình kiến trúc với hàng vạn khối đá, mấy chục vạn khối đất, được hoàn thành trong một thời gian ngắn bằng sức người, khiến chúng ta phải ngạc nhiên, thán phục người xưa về kỹ thuật xây dựng, về cách tổ chức điều phân phối công lao động. Một nhà nghiên cứu người Pháp đã nhận xét thành nhà Hồ là “ một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam trước đây” ( Louis Bezacier – L’ Art Vietnamien – Paris 1954).

Ngày nay đến thành nhà Hồ, chúng ta chỉ thấy có hai bài thơ hay chữ Hán khắc trên vách cổng phía Tây, làm dưới triều Bảo Đại, nhằm lên án Hồ Quý Ly cho xây thành và thoán đoạt ngôi vua nhà Trần. xin giới thiệu một trong hai bài nói trên:

HỒ THÀNH CỔ TÍCH

Hưng vong Trần tích kim cổ lai
Thạch triệt Hồ thành thử cựu đôi
Sầu trúc lâu đài thiểu lực
Cung Sơn, Thạch Lộ chí thương đài.

Dịch:

DẤU CŨ THÀNH NHÀ HỒ

Dấu Trần hưng thịnh vẫn còn đây
Mấy bức thành hoàng đá ghép xây
Buồn dựng lâu đài hoa kiệt sức
Hoa Nhai, núi Đốn phủ rêu đày.

Nhiều người đứng trước thành nhà Hồ, đã đặt câu hỏi: Chả nhẽ Hồ Quý Ly – một ông vua hay chữ, có những tư tưởng và hành động táo bạo, bị giới nho sĩ lên án, lại không để lại bút tích gì, nhắn nhủ người đời trên một tấm đá nào đó của công trình trường cửu này chăng? Và đây cũng là một bí ẩn nữa của thành nhà Hồ mà chưa có lời giải đáp.


CÁI GIẾNG BÍ ẨN Ở TRONG THÀNH NHÀ HỒ

Giếng được cho là hàng trăm năm tuổi nằm gần cổng nam thành nhà Hồ (Thanh Hóa), đường kính khoảng 2 m, thành được xây bằng gạch bìa dày có nhiều chữ Hán trên bề mặt…
Ngày 2/1, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ cho biết, mới đây, trong quá trình khảo sát, nghiên cứu di sản thành nhà Hồ, cán bộ trung tâm đã phát hiện giếng cổ tại làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).
Giếng nằm ở trung tâm làng Xuân Giai, cách thành nhà Hồ 300 m về phía đông nam, đường kính rộng 2 mét, sâu 6 mét, thành giếng tính từ mặt đất cao một mét. Toàn bộ thành, lòng và sân giếng đều được kè, lát bằng gạch bìa thành nhà Hồ. Nhiều năm bỏ hoang không có người sử dụng khiến quanh giếng rong rêu, cỏ dại mọc um tùm.
Cụ Trịnh Văn Hiềng (82 tuổi, làng Xuân Giai) cho biết, không nhớ chính xác giếng có từ năm nào, chỉ nghe cụ thân sinh kể giếng có từ thời nhà Hồ định đô ở đây. “Ngày xưa người làng thường đến đây tắm gội, rồi gánh nước về nấu ăn. Nước giếng rất trong, có vị ngọt nên các dịp hội hè làng đều lấy nước hãm chè. Trai gái lấy cớ đi gánh nước, đi tắm gội để hẹn hò, nên duyên”, cụ Hiềng kể và cho biết, xưa dưới đáy giếng còn có rất nhiều mạch nước ngầm phun lên.

Toàn bộ thành và sân giếng được lát bằng gạch thành nhà Hồ có chữ Hán cổ trên bề mặt.

Cụ Phạm Thế Vinh (90 tuổi, làng Xuân Giai) kể, những năm 1946-1947, giếng được dân làng cải tạo lại trên cơ sở giếng cũ bằng gạch bìa lấy về từ trong thành nhà Hồ. Gạch kè giếng dài 50 cm, rộng 25 cm, cao 9 cm. Dù có niên đại hơn 600 năm nhưng hầu hết số gạch này đều giữ được màu hồng tươi, chín đều, cho thấy kỹ thuật nung gạch thời xưa của người dân là rất cao. Trên bề mặt nhiều viên gạch có khắc chữ Hán Nôm ghi nguồn gốc làng quê sản xuất như: Đại An, Kẻ Nưa, Cổ Lôi (huyện Thọ Xuân ngày nay).

NHỮNG HIỆN VẬT CỔ ĐƯỢC TÌM THẤY Ở TRONG THÀNH NHÀ HỒ

Hiện vật được chế tác từ đá, hình thang, phần đầu có lỗ tròn xuyên qua, trọng lượng hàng tấn. Các nhà khoa học nhận định có thể vật này được sử dụng trong kỹ thuật súng bắn đá chống lại kẻ thù…
Ngày 7/1, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa) cho biết, trong cuộc khai quật khảo cổ tại đường Hoàng Gia và khu vực hào thành mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ba hiện vật rất kỳ bí. Chúng đều được chế tác từ đá vôi xanh, chủng loại tương tự đá dùng xây thành nhà Hồ, mang dáng dấp kiểu quả cân theo (dạng hình thang), có lỗ tròn xuyên qua phần thân phía trên, trọng lượng viên to lên tới hàng tấn.
Theo Viện trưởng Viện Khảo cổ học PGS.TS.Tống Trung Tín, đây có thể là đối trọng của đòn bẩy bắn đá (súng bắn đá cơ học) được dùng để bắn các viên bi đá phục vụ quân sự của nhà Hồ. Vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, đây có thể xem là loại vũ khí cơ học đóng góp vào công tác phòng thủ của nhà Hồ và công cụ này còn được các triều đại phong kiến về sau sử dụng.

Nhiều người dân địa phương cho rằng hiện vật này dùng để cột voi, còn các nhà khoa học thiên về giả thuyết nó được dùng trong kỹ thuật quân sự (súng bắn đá) hoặc là một bộ phận của chiếc ròng rọc vận chuyển đá xây thành. 

Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng hiện vật được tìm thấy chính là đối trọng của ròng rọc kéo đá lên xây thành. Vào cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, khi kỹ thuật xây dựng còn chưa phát triển, đa phần dựa vào sức lao động thủ công thì việc phát minh ra ròng rọc kéo đá lên cao được xem là sự sáng tạo tài tình của những thợ xây dựng thời Hồ. Tùy thuộc vào khối lượng của khối đá lớn hay nhỏ cần kéo lên mà những người thợ có thể dùng kết hợp một hoặc nhiều dụng cụ này để làm đối trọng cho ròng rọc.
Nhiều cụ cao niên ở địa phương thì cho rằng qua câu chuyện cha ông kể lại thì đây là công cụ được nhà Hồ sử dụng vào việc cột voi, một trong những loại động vật được nhà Hồ sử dụng phổ biến trong việc vận chuyển đá.
Theo ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, những luận điểm lý giải về công năng sử dụng của hiện vật này đang còn là bí ẩn, cần tiếp tục được nghiên cứu.

CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC ĐÁ CỔ ĐỂ XÂY DỰNG THÀNH NHÀ HỒ 

BÃI ĐÃ CỔ THỨ NHẤT

Công trình đá cổ đồ sộ, độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á – Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) từ lâu đã ẩn chứa những câu hỏi chưa lời đáp với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cách đây hơn 600 năm các bậc tiền nhân đã xây dựng nó như thế nào, vận chuyển ra sao một khối lượng khổng lồ khoảng hơn 25.000 m³ đá, trọng lượng trung bình mỗi khối nặng từ 10 – 20 tấn, trong vòng 3 tháng về xây thành?

Tháng 7 vừa qua, chỉ sau 1 tháng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã phát hiện công trường khai thác đá cổ, những ẩn số cùng những huyền tích kỳ bí đang dần hé lộ.

Kỳ tích siêu phàm

Nằm ở giữa vùng đất rộng lớn - một cảnh quan có giá trị phong thủy, sông núi bao quanh, nơi giao thoa giữa sông Mã và sông Bưởi, Thành nhà Hồ nổi bật uy nghiêm bởi những phiến đá khổng lồ, nhuốm rêu phong cổ kính.

Những tảng đá sừng sững giữa mây trời, là một chứng tích về những giá trị kiến trúc, lịch sử có một không hai, đã tồn tại hơn 6 thế kỷ trước bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Từ lâu, di sản này đã trở thành niềm tự hào không chỉ người dân xứ Thanh, mà còn là của chung mỗi người con đất Việt.

Theo sử sách để lại: Năm 1397 trước nguy cơ bị giặc Minh xâm lăng từ phương Bắc, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (Vĩnh Lộc), một nơi địa hình vùng núi, thế đất chật hẹp, hẻo lánh để xây dựng kinh thành, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Kinh đô được xây dựng nằm trên 2 xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc). Đây đã từng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Việt.

Dù tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (7 năm) dưới triều Hồ, nhưng đây là một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu tượng kiệt xuất của những công trình thành cổ. Thành gồm 3 bộ phận: La Thành, Hào Thành và Hoàng Thành, bên ngoài xây đá, bên trong chủ yếu đắp bằng đất. Thành được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, chiều Bắc-Nam dài 870,5 m, chiều Đông-Tây dài 883,5 m, độ cao trung bình 7-8 m, có nơi cửa Nam cao 10 m.

Bốn cổng theo hướng Nam - Bắc- Đông - Tây, các cổng được xây theo kiến trúc hình mái vòm, những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. 2 cánh cửa dày, nặng và chắc được thể hiện qua dấu vết để lại của những lỗ đục vào đá và những chỗ lắp ngưỡng cửa.

Toàn bộ tường thành và 4 cổng chính được xây bằng những phiến đá dài khoảng 1,5m, có tấm dài 6m, trọng lượng trung bình mỗi khối nặng từ 10- 20 tấn, cá biệt tường thành phía Tây có khối đá khổng lồ 26,7 tấn, với tổng khối lượng khoảng 25.000 m³ đá và gần 100.000 m³ đất được đào đắp công phu.

Qua hơn 600 năm, hệ thống tường thành gần như vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù những phiến đá nặng hàng chục tấn chỉ xếp chồng lên, không có chất kết dính. Điều làm “đau đầu” các nhà nghiên cứu là công trình vĩ đại đó hoàn thành trong vòng chỉ có 3 tháng vừa thiết kế lẫn thi công.

Mặc dù, triều đại nhà Hồ chỉ tồn tại ngắn ngủi nhưng đã để lại 1 di sản quý báu trong lịch sử dân tộc, thể hiện trình độ xây dựng độc đáo, bàn tay tài hoa, sức lao động sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân thời bấy giờ.

Những phát hiện mang tính đột phá
 Với kết quả của việc khảo sát và phát hiện công trường khai thác đá, bước đầu giải mã được huyền thoại xây thành, mở ra hướng nghiên cứu về khai thác, kỹ thuật khai thác, phương thức vận chuyển trong thời gian tới.

Cùng với Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, di sản thành nhà Hồ một lần nữa lại được vinh dự xướng tên trên bản đồ di sản văn hóa thế giới. Thành đá cổ đang từng bước được trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên ghi về sự kiện nhà Hồ cho xây dựng kinh đô Tây Đô như sau: “Mùa xuân, tháng Giêng 1397 Quý Ly sai Thượng thư bộ Lại kiêm Thái Sử lệnh Đỗ Tỉnh về xem xét, đo đạc động An Tôn, phủ Thanh Hóa đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, mở đường phố, dựng đàn Xã Tắc có ý muốn dời kinh đô về đó, 3 tháng thì công việc hoàn tất”
Cụm từ “3 tháng thì công việc hoàn tất” như thách đố hậu thế? Từ trước tới nay có rất nhiều ý kiến, giả thuyết khác nhau về nguồn gốc đá được sử dụng để xây thành. Câu hỏi đặt ra với các nhà khoa học là khối lượng đá khổng lồ ấy được lấy từ đâu? Vận chuyển như thế nào? Bằng con đường giao thông nào?
Qua công tác nghiên cứu, khảo sát vùng đệm cảnh quan của di sản thành nhà Hồ, Trung tâm Bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phát hiện công trường khai thác đá cổ, ở núi Phù Lưu thuộc hệ thống dãy núi An Tôn, thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, cách cổng phía Bắc thành khoảng 2 km.
Các viên đá phát hiện được phân bố trên một phạm vi rất rộng, chạy dọc chân và sườn Đông-Nam của dãy núi Phù Lưu, bắt đầu từ Kênh Nam (kênh tưới tiêu), đến tận đầu làng Phù Lưu, song song với con đường chống bão lụt của làng. Đây là núi đá vôi. Đá ở đây được chia thành những vỉa, theo kiểu đoạn tầng từng lớp, từng lớp rất thuận lợi cho việc bóc tách.
Cho đến thời điểm hiện nay, đã phát hiện được 21 phiến đá lớn, các phiến đá này do những phần lỗi kỹ thuật như vỡ cạnh, góc nên đã bị bỏ lại và không sử dụng. Qua khảo sát ở bề mặt sườn và chân núi, phát hiện được rất nhiều mảnh dăm đá, ken dày đặc lẫn với đất, chìm sâu trong lòng đất.
Điều này chứng tỏ sau khi được bóc tách khỏi núi, nhà Hồ đã cho chế tác đá tại chỗ sau đó mới vận chuyển về xây thành. Một số viên đá được phát hiện có hình dạng, kích thước rất vuông vắn, kỹ thuật tương đồng với các phiến đá tại thành nhà Hồ. Các viên đá này được ghè, đẽo hết sức công phu, được chế tác từ 3-4 mặt phẳng, dấu vết đục đá vẫn còn khá rõ.
Khu vực phát hiện nhiều các phiến đá cổ tại thung lũng có tên gọi dân gian là Thung Chẹt, Đản Hót hay Thung Án Ngựa với 10 phiến đá lớn. Bằng quan sát trực quan, có thể nhận thấy tại thung lũng này, nhà Hồ đã cho khai thác rất nhiều đá tại đây. Các phiến đá đã được lấy đi còn để lại dấu vết bóc tách trên các vách núi, với nhiều khích thước, hình dạng khác nhau, trong đó có nhiều viên được sơ chế, tu chỉnh với hình dạng tương đối vuông vắn.
Tiến sĩ Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Phát hiện này đặc biệt quan trọng nhằm tôn vinh tính xác thực của kỹ thuật xây dựng đá lớn rất khéo léo và kỳ công. Bên cạnh đó, đã trả lời được câu hỏi “đá xây thành được lấy ở đâu” mà từ nhiều năm nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Cho đến nay, chưa có căn cứ khoa học hay thực nghiệm để khẳng định: Nhà Hồ sử dụng con đường giao thông nào (đường bộ, đường thủy hay kết hợp cả hai) để vận chuyển đá. Tuy nhiên, căn cứ vào những tư liệu dân gian như truyền thuyết con đường Cống Đá, bi đá, con lăn, Bến đá tại sông Mã nơi tập kết đá... và đặc biệt là vị trí thuận lợi của khu vực núi An Tôn so với sông Mã và núi An Tôn so với thành nhà Hồ, các nhà khoa học tạm thời đưa ra 2 giả thuyết về việc vận chuyển đá về xây thành:
Đá được vận chuyển từ núi An Tôn xuống sông Mã đưa lên bè và chở xuôi dòng xuống khu vực Bến Đá. Từ đây, đá được vận chuyển theo đường Cống Đá để xây thành.
Giả thuyết thứ hai: Rất có thể nhà Hồ đã vận chuyển đá trực tiếp từ núi An Tôn bằng đường thủy.Theo như truyền thuyết thì trước đây khu vực phía Bắc của Hoàng thành là một vùng đầm lầy. Phải chăng ý tưởng nhà Hồ cho đào kênh An Tôn, ngoài mục đích là muốn nối thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng giữa khu vực Hoàng thành với sông Mã, còn có ý tưởng cho việc phục vụ vận chuyển đá xây thành bằng đường thủy?
“Những phiến đá có trọng lượng lớn, bề mặt có nhiều vết xước, vết dăm do chế tác thủ công, bước đầu cho thấy, nhà Hồ đã khai thác đá ở đây để xây thành. Đây là phát hiện mới đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý, bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ”.


BÃI ĐÁ CỔ THỨ HAI

Công trường khai thác đá cổ này có diện tích khoảng 23km2 nằm ở sườn phía Đông- Bắc núi Xuân Đài. Đây là núi đá vôi được kiến tạo vào kỷ Trias, cách ngày nay khoảng 250 triệu năm. Núi có độ cao trung bình trên 100m, chia thành những vỉa theo kiểu đoạn tầng, rất tiện lợi cho việc bóc tách.


Núi Xuân Đài ở xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)- nơi phát hiện công trường khai thác đá cổ để xây dựng Thành Nhà Hồ.

Tại khu vực núi này, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ phát hiện những dấu vết của một công trường khai thác đá cổ; thống kê được 16 phiến đá được bóc tách, chế tác tương đối công phu. Nhiều phiến đá có kích thước tương đối lớn, ước tính hàng chục tấn. Các dấu vết kỹ thuật chế tác đá rất rõ nét. Các phiến đá được chế tác từ 4 đến 5 cạnh; bề mặt tương đối nhẵn.
Khi đem so sánh, kỹ thuật chế tác đá ở đây giống như những phiến đá được dùng để xây dựng Thành Nhà Hồ. Ngoài ra, tại sườn phía Đông của núi Xuân Đài có rất nhiều phiến đá đổ ngổn ngang. Dù chưa thấy dấu vết chế tác đá ở đây, nhưng các phiến đá trên núi này có hình dạng khá vuông vức, tu chỉnh.
Theo tiến sĩ Đỗ Quang Trọng- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, các phiến đá tại núi Xuân Đài đã được những người thợ đá thời Hồ bóc tách, rồi đưa xuống chân núi để tiến hành sơ chế trước khi đưa về xây dựng thành Tây Đô (một tên gọi khác của Thành Nhà Hồ).
Việc phát hiện công trường khai thác đá cổ xây dựng Thành Nhà Hồ tại núi Xuân Đài là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học. Đánh dấu một bước tiến trong tiến trình thực hiện các cam kết bảo tồn, quản lý Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Điều đó chứng tỏ để xây dựng thành Tây Đô, nhà Hồ đã huy động một khối lượng khổng lồ về sức lực, vật lực trong cả nước để khai thác, vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi khác nhau về xây dựng công trình kiến trúc bằng đá độc đáo này.
Được biết, sau sự kiện Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào cuối tháng 6/2011, đến tháng 7/2011 qua quá trình khảo sát, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện ra công trường khai thác đá cổ thứ nhất tại núi An Tôn, trên địa bàn xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. Qua tiến hành khai quật khảo cổ học, các nhà khoa học khẳng định đây là công trường khai thác đá phục vụ xây dựng Thành Nhà Hồ.

ĐẦU RỒNG ĐÁ CỔ Ở THÀNH NHÀ HỒ

Đầu rồng bằng đá có niên đại vào cuối thế kỷ 14, cao 0,6 m, dài 0,55 m, đầu ngẩng cao có màu xanh xám trang trí một mặt, mặt ngoài bị vỡ, đầu to, bờm tóc thô dày, răng sắc nhọn, mắt tròn lộ, hoa văn tinh xảo, rõ nét.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) vừa tiếp nhận một hiện vật quý là chiếc đầu rồng đá liên quan đến triều nhà Hồ do ông Vũ Văn Bằng trao tặng.
Được biết, chiếc đầu rồng đá này do ông Bằng (ở xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) phát hiện khi đang canh tác tại khu vực quần thể di sản Thành nhà Hồ.

Đầu rồng đá vừa được phát hiện tại Thành nhà Hồ

Theo các nhà khảo cổ học, đầu rồng bằng đá có niên đại vào cuối thế kỷ 14, cao 0,6 m, dài 0,55 m, đầu ngẩng cao có màu xanh xám trang trí một mặt, mặt ngoài bị vỡ, đầu to, bờm tóc thô dày, răng sắc nhọn, mắt tròn lộ, hoa văn tinh xảo, rõ nét.
Đây là đầu rồng bằng đá duy nhất được tìm thấy cho đến nay ở Thành nhà Hồ. Cũng theo các nhà khảo cổ, đây là rồng thềm bậc.
Trước đây, vào năm 1938, trong quá trình đào đất làm đường xuyên từ cửa Nam sang cửa Bắc Thành nhà Hồ, người dân đã phát hiện một đôi rồng đá bị mất đầu với thân mình uốn lượn dài 3,8 m, mình phủ vẩy hoa, bờm dài, bốn chân có móng sắc nhọn.
Đây cũng được xem là cặp rồng kiến trúc hoàng cung sớm nhất của Việt Nam được phát hiện cho đến nay.
Việc phát hiện đầu rồng bằng đá tại Thành nhà Hồ là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu, phục dựng lại đầu đôi rồng đá bị mất đầu trong khu vực nội thành.

ĐÀN TẾ NAM GIAO TRONG THÀNH NHÀ HỒ

Trong đó, khu di tích đàn tế Nam Giao tọa lạc trong tay ngai Đún Sơn (còn gọi là núi Đún), cách hoàng thành được xây bằng đá khoảng 2,5km về phía Nam. 


Đàn Nam Giao - một loại hình di tích cực kỳ quý hiếm, là một mặt bằng tổng thể đàn tế còn tương đối nguyên vẹn cổ nhất Việt Nam.

Đó cũng là một đàn tế vừa có đặc điểm chung của đàn tế giao phương Đông, cũng là một đàn tế vừa có những nét đặc sắc riêng có của Việt Nam, khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc rất cao của Vương triều Hồ cuối thế kỷ XIV đầu XV.” Chính điều này đã góp phần làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản Thành Nhà Hồ


Đây là nơi được Vương triều Hồ sử dụng để tế Trời, tế Thượng đế, tế Thần Đất và tất cả các loại thần khác nhằm cho quốc thái dân an, quốc gia trường tồn, muôn vật phồn thịnh để từ đó người dân được hưởng phúc lợi của trời.

Đàn Nam Giao được xây vào 1402 dưới thời Vua Hồ Hán Thương. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi “Nhâm Ngọ 1402, tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao ở núi Đún Sơn để làm lế tế Giao, đại xá thiên hạ. Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi trên kiệu Vân Long đi từ cửa Nam đi ra.”

Do nhiều điều kiện khách quan, trải hơn sáu thế kỷ cho đến trước 2004, di tích đàn tế Nam Giao đã bị hủy hoại hoàn toàn. Từ 2004 đến nay, sau 4 đợt khai quật khảo cổ, diện mạo mặt bằng tổng thể của khu di tích đàn tế Nam Giao đang ngày càng dần lộ rõ: đó là nền đàn và các mặt bằng tổng thể của đàn. Dấu tích kiến trúc đàn tế đã xuất lộ chạy theo hướng Bắc-Nam là 250m, hướng Đông-Tây là 150m với tổng diện tích 35.000m2.

Tính từ chân núi Đún, di tích đàn tế được xây dựng trên 5 tầng nền giật cấp cao dần lên, nền 1 là nền cao nhất với độ cao 21,7m so với mực nước biển; nền 5 là nền thấp nhất có độ cao 12m so với mực nước biển.

Vật liệu chính để xây dựng đàn là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung (gạch ngói...). Một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua hay còn gọi là Ngự Dục, Ngự Duyên có hình vuông được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng.../.

BÍ MẬT VỀ ĐÔI RỒNG ĐÁ MẤT ĐẦU TRONG THÀNH NHÀ HỒ

- Một cách lý giải lưu truyền trong dân gian là do làng Xuân Giai thường xuyên bị cháy nhà, người dâncho rằng do rồng quay đầu về làng, đêm đêm phun lửa gây ra nên đã chặt đầu rồngtrừ hậu họa...
3 tháng xây xong kinh thành đá độc nhất vô nhị
Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tạiViệt Nam, một di sản biểu tượng tiêu biểu của những công trình thành cổ. Được HồQuý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay TâyGiai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long- Hà Nội).

Đôi rồng đá bị cụt đầu hiện nay vẫn được đặt ở trung tâm tòa thành. Hai con rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc.

Sử cũ chép, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước đứng trước mưu đồ xâm lược củanhà Minh, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long,huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiếnlâu dài.

Vùng đất được chọn có địa thế rất hiểm yếu, có đường đi từ Bắc vào Nam và sangLào, xung quanh được án ngữ bởi nhiều ngọn núi cao, hai mặt Nam, Bắc có Sông Mãvà sông Bưởi chảy qua.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, Lathành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khánguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành.
Toàn bộ mặt ngoài tường thành vàbốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinhxảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ nhữngkhối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6m, trọng lượng ước nặng hơn 20 tấn. Tổng khốilượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đàođắp công phu.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của Thành nhà Hồ là rất khoa học,với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh động đất. Điều đặc biệt là giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng toà thành vẫn đứng vững hơn600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và chiến tranh bom đạn tàn phá.

Một điều đáng ngạc nhiên nữa là một công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc nhưvậy mà quá trình xây dựng chỉ vỏn vẹn trong vòng ba tháng (từ tháng 1/1397 đếntháng 3/1397).

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng đá này thuộc loại tượng rồng lớn nhất và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.

Thời ấy chưa có công nghệ ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành vẫn được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp những người thợ thuở xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xâynên những bức tường thành bằng những phiến đá khổng lồ? Câu trả lời được hé lộ phần nàokhi người ta tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả bóng tennis) trong nhiều lần khai quật khảo cổ.
Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết rằng, người thợ khi xưa đã dùng chúng như những con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành hàng chục km). Kết hợp với tời, đắp đất người ta đã đưa những phiến đá này lên cao để xây thành.

Ai chặt đầu rồng?

Thành Tây Đô ẩn chứa quá nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Trong những bí ẩn đó là đôi rồng đá bị mất đầu. Đôi rồng đá bị cụt đầu hiện nay vẫnđược đặt ở trung tâm tòa thành.
Hai con rồng đá nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Nhà Hồ thất thủ, đôi rồng đá cũng mất tích bí ẩn lúc nào không ai hay.
Vào năm 1938, tượng rồng đầu tiên được một nông dân phát hiện khi đang cày ruộng trong thành. Cho rằng, đã là tượng rồng ở cung vua thì nhất thiết phải có cặp nên các chức dịch trong làng đã cho đào bới khắp vùng mới tìm được tượng rồng đá thứ hai.
Ai đã chặt đầu rồng? Đó là câu hỏi chưa có lời giải đáp thoả đáng.

Cặp rồng được chạm khắc rất tỉ mỷ, trau chuốt. Thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, vây lưng nhỏ, đều.
Rồng có bốn chân, mỗi chân 3 móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn lại phần bờm dài lượn chín nếp. Các khoảng trống dưới bụng và các ô tam giác ghép thành bậc đều được chạm hoa cúc và các móc hoa lượn mềm.
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng này là loại rồng chạm khắc trên thềm bậc của cáccung điện như hiện thấy ở điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long), chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa).

Ai đã chặt đầu rồng? Cho đến nay có khá nhiều lý giải về việc này. Người thì cho rằng, sau khi xâm lược được nước ta, quân Minh đã chặt đầu rồng, biểu tượng quyền lực của nhà Hồ để thể hiện sự diệt vong của vương triều này.
Lại có người cho rằng việc này là do những người bất đồng chính kiến với nhà Hồ gây ra. Một ý kiến khác nhận định,thời kỳ mới chiếm đóng nước ta, người Pháp bắt dân trong vùng hàng tháng, hàng năm phải trải chiếu hoa trên con đường dẫn tới đôi rồng đá.
Người dân bức xúc mà chặt đầu rồng? Còn có một cách lý giải lưu truyền trong dân gian khá thú vị. Một cụ ôngcao niên trong làng kể rằng, có một thời kỳ làng Xuân Giai (nằm ở cổng Nam,thuộc xã Vĩnh Tiến) thường xuyên bị cháy nhà, người dân cho rằng do rồng quayđầu về làng mình phun lửa gây ra cháy nhà nên đã chặt đầu rồng!?

Người dân xứ Thanh còn truyền tai nhau câu chuyện, tương truyền trong mắt rồng ởcung cấm thường có yểm rất nhiều vàng ngọc châu báu. Một đêm, lợi dụng lúc trời sầm sập đổ mưa, trong thành hoang vắng không bóng người qua lại, hàng chục tên đạo tặc bịt mặt với đao trên tay đã chặt đầu đôi rồng mang đi xa rồi đập nát để tìm ngọc quý. Cũng chẳng ai nhớ nổi đó là năm nào?

Tiến sỹ Phạm Văn Đấu (Hội sử học Thanh Hoá) cho biết, đôi rồng đá ở thành Tây Đô thuộc loại tượng rồng lớn nhất và đẹp nhất hiện còn lại ở Việt Nam. “Sử cũ không ghi chép cũng không ai biết đôi rồng đá bị mất đầu từ bao giờ, nhưng giả thiết cho rằng, sau khi xâm lược được nước ta, quân Minh đã cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận”.

 HIỆN VẬT LẠ BÍ ẨN 


Hiện vật lạ vừa được phát hiện.
Hiện vật lạ vừa được phát hiện.
Tháng 12 vừa rồi các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra những hiện vật lạ nằm trong di sản Thành Nhà Hồ khi khai quật tại đường Hoàng Gia, khu vực Hào thành phía Đông và khu vực cổng bắc của di sản.
Các hiện vật này đều được chế tác từ đá vôi xanh có chủng loại tương tự đá dùng để xây Thành Nhà Hồ, kiểu dáng dạng quả cân hình thang, có lỗ tròn xuyên qua phần thân phía trên, trọng lượng lên tới hàng tấn.
Bước đầu, có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu cũng như trí thức địa phương về công năng sử dụng của hiện vật này.
Có nhà khoa học cho rằng đây có thể là đối trọng của đòn bẩy bắn đá được dùng để bắn các viên bi đá phục vụ quân sự của nhà Hồ và thời điểm cuối thế kỷ 14- đầu thế kỷ 15.
Nhiều người lớn tuổi ở địa phương cho rằng đây là công cụ để cột voi (một loại động vật được nhà Hồ sử dụng để vận chuyển đá).
Trong khi đó, theo TS. Đỗ Quang Trọng- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ thì đây chính là đối trọng của ròng rọc kéo đá lên xây thành. Vào cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, kỹ thuật xây dựng chưa phát triển, đa phần dựa vào sức lao động thủ công thì việc phát minh ra ròng rọc kéo đá lên cao được xem là sáng tạo tài tình của những thợ xây dựng thời Hồ.
Tùy thuộc vào khối lượng của những khối đá lớn hay nhỏ cần kéo lên để xây dựng mà những người thợ kết hợp một hoặc nhiều dụng cụ này để làm đối trọng cho ròng rọc.
Hiện vật này đã được đưa vào trưng bày tại khu di sản. Những cách lý giải khác nhau khiến nhiều phát hiện tại di sản Thành Nhà Hồ đang là bí ẩn cần được tiếp tục nghiên cứu.

 Sưu tầm.

Không có nhận xét nào: