Chó đá trấn trạch -
một tín ngưỡng Việt
Các làng quê
vùng đồng bằng Bắc Bộ cách đây ít năm thôi còn thấy nhiều đôi chó đá “canh gác”
cổng làng, cổng xóm, cổng nhà và cổng đình đền chùa. Chúng dõi đôi mắt vào xa
xăm, mặt mũi hếch lên như đang đánh hơi một điều gì, như trẻ con ngóng mẹ về
chợ cho quà hoặc “trầm tư mặc tưởng” bên gốc tre, gốc duối cổ thụ. Ngay những
lăng mộ lâu đời cũng không vắng bóng thạch cẩu. Hồn vía của “người bạn trung
thành” luôn lẩn quất bảo vệ cả cõi dương lẫn cõi âm.
Có lẽ không đâu nảy sinh huyền thoại ly kỳ
về chó như xứ Kinh Bắc và Thăng Long. Dân gian truyền tụng: Ban đầu, An Dương
Vương đóng đô ở Uy Nỗ nhưng đàn chó của vua cứ chạy sang Cổ Loa. Một con chó
quý của vua đã lót ổ đẻ trên gò đống bên đó. “Điềm giời dẫn dắt”, vua bèn rời
đô đến Cổ Loa lập nên thành ốc kỳ diệu. Cho tới bây giờ, dân Cổ Loa vẫn coi
“đất chó đẻ là đất quý”.
Bóc tách lớp vỏ huyền thoại sẽ rõ: Hàng
mấy ngàn năm trước, người Việt đã biết sử dụng chó vào việc phát hiện địa dư vì
tính định hướng nhạy bén và sự ưa thích nơi cao ráo của chúng. Nhờ đó mà vua đã
cho chuyển dịch kinh đô từ Uy Nỗ sang Cổ Loa là cách tránh chỗ úng ngập lầy lội
để định cư khu vực thoáng đãng, sạch sẽ, an lành phù hợp với môi trường sinh sống
của cộng đồng.
Một lần nữa chó lại gắn với chuyện sáng
nghiệp đế vương và “thiên đô” của vị vua triều Lý (thế kỷ XI). Khi Lý Công Uẩn
giữ chức Tả thân vệ uý thời Tiền Lê, thì chó mẹ ở chùa Ứng Thiên Tâm sinh một
chó con sắc trắng trên lưng có đốm đen đọc thành chữ “Thiên tử”. Người ta đoán
rằng: nhân vật sinh năm Tuất sẽ lên ngôi. Soi vào thực tế Lý Công Uẩn ra đời
năm Giáp Tuất (ngày 10 tháng 2 âm lịch, năm 974).
Huyền thoại khác kể rằng: Chó mẹ hương Cổ
Pháp vượt sông sang lót ổ đẻ chó con trên đỉnh núi Nùng. Do đấy, vua Lý quê Cổ
Pháp đã rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào năm Canh Tuất (1010), lấy Nùng Sơn
làm “chính điện đài” và lập đền Cẩu Nhi ở cái gò ven hồ Trúc Bạch.
Qua huyền thoại, có thể thấy vua Lý Thái
Tổ đã tổ chức nghi lễ an trạch Thăng Long có sự tính toán chí tình thuận lý.
Vốn theo đạo
Phật, ngài không “sát sinh” chó thật để làm lễ trấn trạch
trừ tà mà dùng chó đá đặt những địa điểm được thuật phong thuỷ coi là linh
thiêng, ngầm biểu hiện dấu ấn văn hóa tâm linh của triều đại trong đời sống xã
hội: khẳng định chủ quyền của dân Việt trên lãnh thổ quốc gia và kinh đô Thăng
Long. Chó đá chính là một dạng cột mốc (khác với Cao Biền dùng bát vạn “ngọn
tháp đất nung” yểm ở núi Dạm, núi Phật Tích và Mã Viện dùng cột đồng trên biên
ải).
Sở dĩ người Việt dùng chó đá để trấn trạch
bởi nó được chế tác từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên bản địa sẵn có
và nó còn bền vững trước mưa nắng thời gian như vua Lê Thánh Tông đã
đề cập đến trong bài thơ “chó đá” (trích “Hồng Đức quốc âm thi tập”).
“Lần kể xuân thu biết
mấy mươi
Cửa nghiêm thăm thẳm một
mình ngồi
... Phỏng trong
sức có ngàn cân nặng
Dấu nhẫn ai lay cũng
chẳng dời.
Theo thuật phong thủy thì người ta thường
trấn trạch chó đá theo từng đôi (1con đực,1 con cái) và chúng đều ở tư thế ngồi,
mặt ngước lên cao hướng ra phía trước. Tùy theo khu vực Dương
cơ hay Âm phần to lớn hoặc nhỏ hẹp mà người ta mua đôi
chó đá có kích cỡ thích hợp để trấn yểm(loại trừ năng lượng xấu và nâng cao
sinh khí). Ở những đền to phủ lớn hay dinh thự cao sang hoặc lăng mộ vua quan
thì đều xuất hiện đôi chó đá “khủng” có chiều cao hơn một mét, vòng
thân khoảng 70cm, y hệt như chó săn thật. Cổ chúng đeo khánh hoặc lục lạc từ 1-
3 chiếc được chạm khắc rất đẹp. Ở đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ (thuộc thành phố
Bắc Ninh) cũng có đôi chó đá như thế mặt hướng ra phía Bắc sông Cầu (chẳng biết
bây giờ chúng còn không?!).
Tại sao chó đá Cổ Mễ lại “khủng” vậy? Có
nhiều giả thiết lý giải liên quan đến tên gọi của làng? Có người
bảo: Cổ Mễ là chữ Cô Mễ (tên một giống lúa chiêm hạt tím trồng ruộng nước) do
dân gian nói chệch đi. Có ý kiến: xa xưa tên làng là Cẩu Mễ với sự tích chó săn
canh giữ kho binh lương.
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, lịch sử đã bị
phủ tầng tầng lớp lớp huyền thoại lên nhân vật Bà Chúa Kho khiến hậu thế không
tránh khỏi tranh luận.
Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng: khởi
thuỷ khu đền Cổ Mễ thờ nữ thần nông nghiệp (trồng lúa nước), nhưng đến thời Lý,
di tích lại tôn vinh thêm công đức của bà chúa Nhà Lý cai quản hậu
cần Quân đội trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Đền Bà Chúa Kho chính
là nơi tưởng niệm một phụ nữ Đại Việt đã khéo tổ chức sản xuất, tích
trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời Lý.
Bao đời nay trong vùng lưu truyền sự tích:
Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo ở làng Quả Cảm. Thấy ruộng đất nơi
đây màu mỡ nhưng bị bỏ hoang nên xin vua cho chiêu dân lập ấp. Lúc đó tháng 8,
tháng 9 nước ngập trắng đồng, tay đeo bị trấu, bà đi dọc từ Quả Cảm xuống vùng
núi Bài, vãi trấu xuống mặt nước. Gió đông bắc đưa trấu tới đâu bà cắm địa giới
trại ấp đến đấy. Nhà vua đã đặt ở Cổ Mễ và Thượng Đồng những kho lương lớn (núi
Kho, Cầu Gạo) giao cho bà trông nom. Ngoài việc coi sóc kho tàng, bà còn phải
điều hành số tù binh, do nhà Lý bắt được sau mỗi cuộc chiến tranh, đưa họ về
làm ở 72 trang ấp…,
Qua đây, có thể thấy sự tích Thác Đao điền
đã được dân gian hoá một kiểu thức hấp dẫn khác vào sự tích Bà Chúa Kho.
Sử sách ghi rằng: Danh tướng Lê Phụng Hiểu
đứng trên ngọn núi Xứ Thanh phóng ngọn đao tới chỗ nào rơi xuống
thì vua Lý cho hưởng đất đai đúng giới hạn đó. Đến làng
Cổ Mễ thì sự tích Thác Đao điền được thi vị hoá thành hình tượng phụ nữ vãi
trấu.
Cả hai sự tích hé mở cho người đời biết về
chế độ ban thưởng (phong Hầu kiến ấp) của triều Lý đối với các bậc công thần
khanh tướng.
Phàm đã là kho binh lương hay kho vũ khí
thuộc trang ấp của giới quý tộc quản lý thì họ phải nuôi hàng đàn chó để yểm
trợ khi tình thế cấp thiết xảy ra. Trong cuộc chống Tống do danh tướng Lý
Thường Kiệt chỉ huy, triều đình Nhà Lý đã phải huy động một số lớn lương thực, thuốc
men, vũ khí, thuyền bè ra chiến tuyến Như Nguyệt mà làng Cổ Mễ lại là một trọng
điểm chiến lược quân sự thì phải có một đội chó săn cũng là lẽ đương nhiên.
Chúng được huấn luyện thuần thục làm nhiệm vụ báo động, canh giữ kho tàng, khi
cần thì sẵn sàng lao vào cắn xé quân giặc.
Trên vùng đất Kinh Bắc-Thăng Long việc
dùng chó đá trấn trạch còn khơi gợi niềm tự hào chiến thắng giặc ngoại xâm và
tạo tâm thế an bình cho cộng đồng cư dân sinh sống. Quả là một tín ngưỡng dân
gian chứa đựng sự thâm thúy, minh triết của người Việt .
Câu chuyện bí ẩn chó đá trấn
yểm báo ứng, người chết ‘có chu kỳ’ liên tiếp ở Hưng Yên
Từ bao
đời nay nhân dân Làng Phục Lễ (hay còn gọi là Làng Lựa, xã Lương Tài, Văn Lâm,
Hưng Yên) không ngớt lời đồn thổi về những câu chuyện ly kỳ xung quanh hai con
chó đá yên vị ngay ở cổng làng. Chó đá được người ta ví như “thần”
giữ của, dùng để yểm bùa nơi mảnh đất linh thiêng.
Làng Phục Lễ có lịch sử hàng trăm năm với nhiều giai thoại nổi tiếng. Nơi đây có tướng Quận Công đóng đô chiêu binh lập nhiều công trạng. Sử sách đó nay còn được ghi nhớ, khắc chép lại trên những tấm bia đá đặt ngay ở cổng làng và 7 đạo sắc phong có giá trị lịch sử văn hoá hiện vẫn còn được người dân ra sức gìn giữ.
Dịch lược những gì ghi trên bia đá, những năm 70 của thế kỷ trước, cả làng làm lễ khai quật ngôi mộ được cho là thê thiếp của tướng Quận Công vì ngôi mộ nằm án ngữ ngay ở đường đi vào cổng làng.
Sau khi khai quật ngôi mộ lên thì một điều lạ lùng xảy ra khiến những ai có mặt chứng kiến ngày hôm đó không tin vào mắt mình. Hết lớp đất cỏ được đào đi, một lớp thành quách được xây chắc chắn và kiên cố khó phá vỡ. Họ hì hục đào bới, phải mất nửa buổi mới phá được lớp thành quách phía ngoài.
Một chiếc quan tài bằng gỗ ngọc am được đóng bằng nguyên cả thân cây còn nguyên vẹn cùng với những mùi thơm cả rễ cây, chè toả ra từ ngôi mộ. Mọi người xúm lại, tranh nhau xem.
Khi bật nắp quan tài, điều lạ lùng chưa bao giờ dân làng Phục Lễ được nhìn thấy thi thể là một người phụ nữ có mái tóc dài như đang ngủ say. Áo quần và màu sơn trên móng tay, móng chân người phụ nữ vẫn còn nguyên vẹn. Biết đây là vùng đất linh thiêng, người dân làm lễ và mang thi thể của người phụ nữ đó an táng tại một vị trí khác cách đó không xa.
Lại nói
về hai con chó ngay ở đầu cổng, cạnh một ngôi miếu và bãi đất với nhiều ngôi
mộ. Chiến tranh loạn lạc, hai con chó đá bị thất lạc, vùi lấp trong các lớp đất
đá, bụi cây nên chẳng ai ngó ngàng tới.
Khi hoà bình lập lại, người ta chỉ tìm thấy được một con chó đá nhưng không còn nguyên vẹn nữa. Con chó được tạc bằng khối đá xanh óng ánh trông rất đẹp mắt, ngồi trên bệ đá liền khối, nó cao chừng 80cm, nặng khoảng 5-7 tạ.
Dưới cổ, chó đá được đeo một vòng hạt cườm bằng đá, có một bát nhang bằng đá, lưỡi noa' thè ra, hai cái tai vểnh ngược lên như đang nghe ngóng hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào.
Ngày ấy, làng Phục Lễ có mấy người làm nghề nung vôi để bán. Vùng đồng bằng thì lấy đâu ra nhiều đá để nung. Hết nguyên liệu, người ta lại nghĩ đến con chó và khối đá khổng lồ. Hám lợi, gia đình ông Tảo ở làng khiêng chó đá để nung vôi.
Nhưng nung mãi đến 5 ngày 5 đêm mà con chó đá vẫn nguyên vẹn. Sực nhớ đến chuyện người già kể lại, cả gia đình họ hú vía khiêng chó đá ra trả về chỗ cũ. Sau sự việc ấy, ông Tảo gặp phải một trận ốm và bỏ ngay nghề nung vôi.
Rồi chuyện những đứa trẻ chăn trâu hay viết, vẽ bậy, thậm chí còn ngồi trên lưng con chó đá cũng bị “chó thần" phạt. Hễ có đứa trẻ nào xâm phạm đến chó đá thì y rằng tối đó lại bị đau bụng và hay khóc về đêm. Người nhà biết được họ lại phải ra thắp hương cầu khấn thì đứa trẻ mới khỏi.
Rồi con chó đá bị lăn xuống cái ao cạnh đó, nó được vớt lên nhưng bị sứt đầu, gãy tai. Người ta lại tìm đầu, tai và một số bộ phận khác, dùng xi măng gắn lại nguyên vẹn. Dân làng cất công tìm kiếm con chó đá còn lại nhưng không hề thấy một dấu vết gì.
Sau những sự kiện ấy, cả dân làng nói với nhau rằng chó đá là “thần" đã được trấn yểm, bùa ngải ở mảnh đất này. Từ đó, dân Phục Lễ cứ đến ngày Rằm, mồng Một, ngày tết là đến làm lễ, thắp hương khấn vái cầu cho bình an vô sự, mùa màng bội thu.
Cuộc sống người dân yên bình, nhà nhà no ấm hoà thuận. Họ tin chắc rằng, không phải ngẫu nhiên mà có hai con chó đá ngồi “canh” ngay ở cổng làng, mặt hướng về phía những ngôi mộ các bậc tiền nhân đang yên nghỉ.
Khi những câu chuyện ly kỳ quanh con chó đá còn chưa hiểu rõ thực hư thì nay lại đến sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất, khiến cho người dân Phục Lễ bán tin bán nghi. Cụ Nguyễn Đại Tài (77 tuổi) người làng Phục Lễ kể về chuyện mất con chó đá cách đây hơn một năm.
Đó là vào tháng giáp tết của năm 2011, đêm hôm đó rét như cắt da cắt thịt, tiết trời mưa phùn nên chẳng ai ra khỏi nhà. Vào nửa đêm, người dân nghe thấy tiếng xe ôtô chạy vào cổng làng rồi dừng lại ngay bên ngôi miếu có con chó đá. Rồi xe nổ máy, rú ga. Không ai quan tâm bởi trời lạnh đang chui trong chăn ấm nên chẳng muốn ra ngoài.
Khi hoà bình lập lại, người ta chỉ tìm thấy được một con chó đá nhưng không còn nguyên vẹn nữa. Con chó được tạc bằng khối đá xanh óng ánh trông rất đẹp mắt, ngồi trên bệ đá liền khối, nó cao chừng 80cm, nặng khoảng 5-7 tạ.
Dưới cổ, chó đá được đeo một vòng hạt cườm bằng đá, có một bát nhang bằng đá, lưỡi noa' thè ra, hai cái tai vểnh ngược lên như đang nghe ngóng hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào.
Ngày ấy, làng Phục Lễ có mấy người làm nghề nung vôi để bán. Vùng đồng bằng thì lấy đâu ra nhiều đá để nung. Hết nguyên liệu, người ta lại nghĩ đến con chó và khối đá khổng lồ. Hám lợi, gia đình ông Tảo ở làng khiêng chó đá để nung vôi.
Nhưng nung mãi đến 5 ngày 5 đêm mà con chó đá vẫn nguyên vẹn. Sực nhớ đến chuyện người già kể lại, cả gia đình họ hú vía khiêng chó đá ra trả về chỗ cũ. Sau sự việc ấy, ông Tảo gặp phải một trận ốm và bỏ ngay nghề nung vôi.
Rồi chuyện những đứa trẻ chăn trâu hay viết, vẽ bậy, thậm chí còn ngồi trên lưng con chó đá cũng bị “chó thần" phạt. Hễ có đứa trẻ nào xâm phạm đến chó đá thì y rằng tối đó lại bị đau bụng và hay khóc về đêm. Người nhà biết được họ lại phải ra thắp hương cầu khấn thì đứa trẻ mới khỏi.
Rồi con chó đá bị lăn xuống cái ao cạnh đó, nó được vớt lên nhưng bị sứt đầu, gãy tai. Người ta lại tìm đầu, tai và một số bộ phận khác, dùng xi măng gắn lại nguyên vẹn. Dân làng cất công tìm kiếm con chó đá còn lại nhưng không hề thấy một dấu vết gì.
Sau những sự kiện ấy, cả dân làng nói với nhau rằng chó đá là “thần" đã được trấn yểm, bùa ngải ở mảnh đất này. Từ đó, dân Phục Lễ cứ đến ngày Rằm, mồng Một, ngày tết là đến làm lễ, thắp hương khấn vái cầu cho bình an vô sự, mùa màng bội thu.
Cuộc sống người dân yên bình, nhà nhà no ấm hoà thuận. Họ tin chắc rằng, không phải ngẫu nhiên mà có hai con chó đá ngồi “canh” ngay ở cổng làng, mặt hướng về phía những ngôi mộ các bậc tiền nhân đang yên nghỉ.
Khi những câu chuyện ly kỳ quanh con chó đá còn chưa hiểu rõ thực hư thì nay lại đến sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất, khiến cho người dân Phục Lễ bán tin bán nghi. Cụ Nguyễn Đại Tài (77 tuổi) người làng Phục Lễ kể về chuyện mất con chó đá cách đây hơn một năm.
Đó là vào tháng giáp tết của năm 2011, đêm hôm đó rét như cắt da cắt thịt, tiết trời mưa phùn nên chẳng ai ra khỏi nhà. Vào nửa đêm, người dân nghe thấy tiếng xe ôtô chạy vào cổng làng rồi dừng lại ngay bên ngôi miếu có con chó đá. Rồi xe nổ máy, rú ga. Không ai quan tâm bởi trời lạnh đang chui trong chăn ấm nên chẳng muốn ra ngoài.
Sáng
hôm sau tỉnh dậy, người dân phát hiện con chó đá đã bị đánh cắp. Cụ Tài khẳng
định với chúng tôi: “Chỉ có người trong làng mới biết rõ về con chó đá. Vì thế
họ mới kêu người đến lấy cắp đi. Chó đá nặng như thế chục người khiêng không
nổi. Kẻ gian chỉ có dùng xe cẩu thì mới mang đi đuợc”.
Chuyện con chó đá bị mất khiến dân làng ăn không ngon, ngủ không yên. Một cuộc họp tại đình Mậu Lương của đông đảo bà con với mục đích là nhanh chóng tìm ra được con chó đá để trả về chỗ cũ.
Khi nhiều người trong làng đang cùng nhau “dò" hỏi tại một số người chuyên mua bán đồ cổ ở thành phố Hưng Yên, Hà Nội để tìm con chó đá nhưng chưa có manh mối. Đúng một tuần sau, ở làng có một sự kiện khiến dân chúng quan tâm là có anh Trần Mạnh T bỗng dưng “mất tích" đầy bí ẩn.
Hỏi vợ con và gia đình thì được biết anh T mới đi vác hàng lậu ở vùng cửa khẩu biên giới Lạng Sơn độ một tuần nay. Họ lại bán tín bán nghi. Rồi anh T bất ngờ trở về nhà mang trên mình đầy thương tích do tai nạn. Tay T bị gãy tay và bó bột, khuôn mặt bị trầy xước.
Người cho rằng, không ai khác, thủ phạm cùng đánh cắp con chó đá chính là T. Những nghi ngờ có sự trùng hợp khi nghe được thông tin về một vụ tai nạn hy hữu xảy ra ở địa phận huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) là cả người và xe ô tô tự lao xuống vực sông sâu.
May mắn người ngồi trên xe thoát chết. Riêng tài xế bị nước cuốn đi. Đội cứu hộ chỉ cẩu được chiếc xe lên, người ta còn phát hiện dưới dòng sông cạnh đó có một con vật bằng đá nhưng không làm cách nào vớt lên được.
Gắn kết, xâu chuỗi các sự kiện xảy ra có sự trùng hợp và logic, dân làng Phục Lễ cho rằng, chính chiếc xe lao xuống vực là xe đã chở con chó đá định bán sang Trung Quốc, nhưng giữa đường gặp nạn. Người ta còn nghe được câu chuyện con chó đá bị đánh cắp và bán với giá 20 triệu đồng.
Sự kiện con chó đá bị lấy cắp rồi sau đó liên tiếp những chuyện lạ khiến cả làng hoang mang. Khi con chó đá bị mất, dân làng xôn xao bàn tán. Họ bảo rằng trước đây nhà bà Vấn nơi có con chó đá ở cạnh nhà đã phù hộ cho gia đình.
Từ ngày chó đá bị đánh cắp thì gia đình cũng có nhiều thay đổi. Một người dân nói với chúng tôi: “Trước đây nhà bà Vấn thuộc dạng khá giả nhất trong làng. Tuy nhiên, từ ngày con chó đá bị mất thì gia đình bà có phần lục đục. Kinh tế gia đình suy kém, nhiều người trong nhà thường hay ốm đau bệnh tật"...
Chó đá là “thần" canh giữ làng, muốn giải hạn thì phải tìm lại chó đá bị mất. Nhưng tìm làm sao được con chó đá cũ. Được một số thầy địa lý, thầy phong thuỷ mách nước là nếu không tìm lại được con chó đá thì chỉ còn cách là mua con chó đá mới về thay thế vào đấy.
Thế là người dân thôn Mậu Lương đành phải góp tiền để đi mua hai con chó đá mới về thay hai con chó đá đã bị mất. Người ta phải vào tận làng chế tác đá ở Ninh Bình để đặt mua hai con chó đá.
Anh Quả cho biết: “Cán bộ thôn xóm phải đứng lên trấn an tinh thần cho bà con. Mình không cấm và không tuyên truyền đến vấn đề tâm linh, đấy là tín ngưỡng của dân làng. Sau nhiều lần được sự thống nhất đồng thuận, làng phải góp tiền mua hai con chó đá hết 5 triệu đồng. Dân làng tiến hành mời các thầy địa lý, thầy cúng về làm lễ để “trả" lại hai con chó đá.
Hai con chó đá bé, có chiều cao chừng hơn 40cm, nặng chừng 50kg được đặt ở hai bên cổng làng chứ không phải trả về chỗ con chó đá bị mất".
Đôi chó đá đã được người dân mua về trả lại, từ đó làng không có những cái chết trẻ nữa nhưng chưa có dấu hiệu mang lại những điều may mắn. Anh Quả dẫn chứng với chúng tôi: “Mấy năm gần đây, thanh niên trong làng thường hay sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, trộm cắp, cờ bạc”... Khi tết Nguyên đán đang đến gần, người dân thôn Mậu Lương lại sực nhớ đến chuyện mất con chó đá, họ lại bắt đầu cảm thấy lo lắng.
Chuyện con chó đá bị mất khiến dân làng ăn không ngon, ngủ không yên. Một cuộc họp tại đình Mậu Lương của đông đảo bà con với mục đích là nhanh chóng tìm ra được con chó đá để trả về chỗ cũ.
Khi nhiều người trong làng đang cùng nhau “dò" hỏi tại một số người chuyên mua bán đồ cổ ở thành phố Hưng Yên, Hà Nội để tìm con chó đá nhưng chưa có manh mối. Đúng một tuần sau, ở làng có một sự kiện khiến dân chúng quan tâm là có anh Trần Mạnh T bỗng dưng “mất tích" đầy bí ẩn.
Hỏi vợ con và gia đình thì được biết anh T mới đi vác hàng lậu ở vùng cửa khẩu biên giới Lạng Sơn độ một tuần nay. Họ lại bán tín bán nghi. Rồi anh T bất ngờ trở về nhà mang trên mình đầy thương tích do tai nạn. Tay T bị gãy tay và bó bột, khuôn mặt bị trầy xước.
Người cho rằng, không ai khác, thủ phạm cùng đánh cắp con chó đá chính là T. Những nghi ngờ có sự trùng hợp khi nghe được thông tin về một vụ tai nạn hy hữu xảy ra ở địa phận huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) là cả người và xe ô tô tự lao xuống vực sông sâu.
May mắn người ngồi trên xe thoát chết. Riêng tài xế bị nước cuốn đi. Đội cứu hộ chỉ cẩu được chiếc xe lên, người ta còn phát hiện dưới dòng sông cạnh đó có một con vật bằng đá nhưng không làm cách nào vớt lên được.
Gắn kết, xâu chuỗi các sự kiện xảy ra có sự trùng hợp và logic, dân làng Phục Lễ cho rằng, chính chiếc xe lao xuống vực là xe đã chở con chó đá định bán sang Trung Quốc, nhưng giữa đường gặp nạn. Người ta còn nghe được câu chuyện con chó đá bị đánh cắp và bán với giá 20 triệu đồng.
Sự kiện con chó đá bị lấy cắp rồi sau đó liên tiếp những chuyện lạ khiến cả làng hoang mang. Khi con chó đá bị mất, dân làng xôn xao bàn tán. Họ bảo rằng trước đây nhà bà Vấn nơi có con chó đá ở cạnh nhà đã phù hộ cho gia đình.
Từ ngày chó đá bị đánh cắp thì gia đình cũng có nhiều thay đổi. Một người dân nói với chúng tôi: “Trước đây nhà bà Vấn thuộc dạng khá giả nhất trong làng. Tuy nhiên, từ ngày con chó đá bị mất thì gia đình bà có phần lục đục. Kinh tế gia đình suy kém, nhiều người trong nhà thường hay ốm đau bệnh tật"...
Chó đá là “thần" canh giữ làng, muốn giải hạn thì phải tìm lại chó đá bị mất. Nhưng tìm làm sao được con chó đá cũ. Được một số thầy địa lý, thầy phong thuỷ mách nước là nếu không tìm lại được con chó đá thì chỉ còn cách là mua con chó đá mới về thay thế vào đấy.
Thế là người dân thôn Mậu Lương đành phải góp tiền để đi mua hai con chó đá mới về thay hai con chó đá đã bị mất. Người ta phải vào tận làng chế tác đá ở Ninh Bình để đặt mua hai con chó đá.
Anh Quả cho biết: “Cán bộ thôn xóm phải đứng lên trấn an tinh thần cho bà con. Mình không cấm và không tuyên truyền đến vấn đề tâm linh, đấy là tín ngưỡng của dân làng. Sau nhiều lần được sự thống nhất đồng thuận, làng phải góp tiền mua hai con chó đá hết 5 triệu đồng. Dân làng tiến hành mời các thầy địa lý, thầy cúng về làm lễ để “trả" lại hai con chó đá.
Hai con chó đá bé, có chiều cao chừng hơn 40cm, nặng chừng 50kg được đặt ở hai bên cổng làng chứ không phải trả về chỗ con chó đá bị mất".
Đôi chó đá đã được người dân mua về trả lại, từ đó làng không có những cái chết trẻ nữa nhưng chưa có dấu hiệu mang lại những điều may mắn. Anh Quả dẫn chứng với chúng tôi: “Mấy năm gần đây, thanh niên trong làng thường hay sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, trộm cắp, cờ bạc”... Khi tết Nguyên đán đang đến gần, người dân thôn Mậu Lương lại sực nhớ đến chuyện mất con chó đá, họ lại bắt đầu cảm thấy lo lắng.
Chó đá bảo vệ làng
Thôn Thượng (xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, TP. Hà
Nội), nằm sát con đường lớn trải nhựa. Ở ngay lối vào làng là một cặp chó đá án
ngữ sừng sững hai bên, hướng nhìn thẳng ra đường. Nhìn cặp chó đá rất oai phong
và hùng dũng, đứng gác ở cổng làng nhiều người qua đây không khỏi thắc mắc về
lai lịch của cặp chó đá này. Tuy nhiên điều khiến du khách tò mò nhất là câu
chuyện bí ẩn xảy ra xung quanh đôi chó đá ấy.
Trong làng lâu nay vẫn truyền nhau câu chuyện về nguồn gốc của cặp chó đá này là do một người đem từ trong Thanh Hóa ra hiến tặng để ở đình làng cách đây khoảng 300 năm. Ban đầu, cặp chó đá này được chạm khắc cực kỳ công phu với đầy đủ các hoa văn, chi tiết trang trí rất tinh xảo như đuôi, mắt, tai… nhưng trải qua thời gian, nhiều chỗ đã bị sứt vỡ, hư hại. Không chỉ bị thời gian bào mòn mà cặp chó đá này còn bị con người phá hoại rất nhiều lần, đáng kể nhất là vào khoảng tháng 4-1950, khi giặc Pháp kéo về chiếm đóng tại đồn Ba Thá. Trong một lần đi càn, một tên lính Pháp khi nhìn thấy cặp chó đá đã giương súng bắn và làm hư hỏng nặng phần đầu của một trong hai con.
Cặp chó đá ở đầu thôn Thượng xã Viên Nội được tạc bằng đá xanh nguyên khối, mỗi con cao khoảng 90cm, nặng khoảng 300kg. Theo nhiều người có kiến thức và am hiểu trong làng thì cặp chó này được tạc với lối kiến trúc, điêu khắc thời Lê. Trước đây cặp chó đá được đặt trước lối vào đình làng ở ngoài đê, sau khi đình chuyển vào trong làng thì cặp chó đá cũng được đem theo. Tuy nhiên, phải trải qua một biến cố thì đôi chó đá mới được đem ra đặt ở đầu làng như hiện nay. Câu chuyện theo cụ Duyên cho biết, thì cách đây hơn 70 năm về trước, khi đó quyền cách mạng có sơ tán một kho bí mật về cất giữ tại làng.
Biết được tin đó nên tháng 3-1946, một toán cướp đã đánh ô tô về làng với ý định cướp kho. Khi đó, lực lượng bảo vệ kho yếu thế hơn so với đám cướp vừa đông vừa hung hãn lại được vũ trang đầy đủ nên đã đánh kẻng báo động. Nhận được tin báo, người dân trong làng đã nhanh chóng mang vũ khí kéo ra đầu làng bao vây toán cướp, đồng thời huy động người khiêng cặp chó đá lên đặt trên đường ngay trước ô tô và thiết lập các chướng ngại vật khác nhằm ngăn cản không cho toán cướp tháo chạy đem theo kho tàng của chính quyền cách mạng. Sau đó thấy rằng ở đầu làng đồng thời cũng là đầu xã cần phải có vật gì trấn giữ nên người dân đã thống nhất để cặp chó đá từ đó đến nay.
Xung quanh cặp chó đá này người dân đồn đại nhiều chuyện ly kỳ, bí ẩn như chúng có khả năng ngăn chặn tai ương, xua đuổi tà ma không cho xâm nhập vào làng. Tuy nhiên, đối với người dân nơi đây thì kỳ lạ nhất đó chính là chuyện cặp chó đá này dù bị trộm lấy đi nhưng vẫn tự... biết đường quay về. Cụ Nguyễn Thị Hạ người thôn Thượng, cho biết: Vụ trộm chó đá xảy ra cách đây đã 6 năm nhưng đến giờ nhiều người vẫn nhớ như in.
Đó là vào khoảng tháng 3-2006, lợi dụng đêm tối, kẻ gian đã đánh hẳn xe ô tô dừng ở đầu làng, hì hục đào bới rồi “bắt trộm” một “cụ” chó đá của làng mang đi. Sáng hôm sau, một người dân trong làng đi chợ sớm đã tá hỏa khi thấy con chó đá nằm phía bên phải của làng đã “không cánh mà bay”. Tin động trời ấy chẳng mấy chốc lan khắp cả làng trên xóm dưới, ai cũng hoang mang vì xưa nay chuyện như vậy chưa từng xảy ra. Vụ việc nhanh chóng được báo lên chính quyền địa phương bủa đi khắp nơi truy tìm nhưng tất cả mọi nỗ lực tìm kiếm đều không đem kết quả khiến nhiều người trong làng đinh ninh rằng “cụ” chó đá vừa có giá trị tâm linh, lại vừa là cổ vật của làng mình đã mất hẳn rồi, nên mất ăn, mất ngủ vì tiếc.
Bẵng đi khoảng gần một năm sau, có một chị lấy chồng ở huyện bên khi về làng chơi, nghe mọi người kể lại chuyện làng bị “mất trộm chó đá” thì giật mình chị cho biết ở xã nơi chị đang ở có gia đình trưng một con chó đá khá giống “cụ” chó đá của làng. Nghe tin này, các cụ bô lão trong làng liền tất tả tới nơi để xem và nhận ra đó đúng là “cụ” chó đá của làng bị lấy trộm. Hỏi ra mới biết chủ của “cụ” chó đá vì thấy con chó đá đẹp nên đã bỏ ra một số tiền khá lớn để mua lại để đem về trưng tại nhà.
Sau khi biết được gốc tích của con chó đá này, ông ta đã ngỏ lời xin được làm lễ trả chó đá về lại vị trí cũ. Sau này, nhiều người cho rằng từ khi ông ta mua con chó đá đó, gia đình liên tục xảy ra những chuyện lục đục không hay, việc làm ăn buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn, trắc trở và những điều đó là do “cụ” chó đá trừng phạt nên. Sau khi hoàn thành việc đưa chó đá về vị trí cũ, mọi chuyện trong gia đình ông ta đã êm ấm trở lại, việc làm ăn buôn bán cũng thuận lợi hơn.
Chuyện ly kỳ về cặp chó đá vẫn chưa hết. Cách đây hơn một năm, có hai thanh niên khi đi đến đoạn đường ngay phía trước cặp chó đá thì tử vong vì bị ngã xe. Khi xem tuổi của hai thanh niên xấu số này, mọi người đều bất ngờ vì cả hai đều tuổi Tuất, nên nhiều người đồn đoán cho rằng vì cùng tuổi, “hợp vía” nên hai thanh niên kia đã bị hai “cụ” chó đá “rước đi”. Từ đó, vào những ngày lễ, ngày tết mỗi khi đi qua đoạn đường này, có người dừng lại thắp hương, cắm hoa trước hai “cụ” chó đá để khấn cầu. Cứ thế, những câu chuyện truyền từ miệng người này qua miệng người khác chẳng biết đúng sai thế nào nhưng mỗi người lại thêm thắt vào một vài tình tiết trong việc trở về của “thần khuyển” và cái chết của hai thanh niên kia lại càng khiến nhiều người tin vào sự bí ẩn, linh thiêng của cặp chó đá.
Tuy nhiên, cụ Trần Văn Biên - Hội trưởng Hội người cao tuổi xã Viên Nội khẳng định những câu chuyện mang đậm yếu tố ly kỳ, bí ẩn xung quanh cái chết của hai thanh niên tuổi Tuất ngay cạnh nơi đặt cặp chó đá chẳng qua chỉ là sự ngẫu nhiên. Bởi đoạn đường đê này trước đây toàn đá sỏi rất khó đi nhưng sau khi trải nhựa, nâng cấp thành đường tỉnh lộ 429, đường bằng phẳng, rộng rãi hơn, vì thế xảy ra và tình trạng nhiều thanh niên phóng nhanh vượt ẩu, gặp đoạn đường cua ngay đầu làng, lại không chú ý quan sát nên bị lạc tay lái, tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi. Theo cụ Biên về câu chuyện chó đá sau khi bị mất trộm rồi người mua đem trả lại thì hoàn toàn không có gì là kỳ lạ, bí ẩn cả bởi người chủ đó đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn lại vô tình mua phải đồ ăn trộm mà có, khi biết rõ nguồn gốc cặp chó đá và lại có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cặp chó đá bị mất nữa thì chả ai muốn giữ lại làm gì người mua chả dại gì tiêu thụ đồ gian, dính dáng tới pháp luật, nên đem trả lại là chuyện đương nhiên.
Từ câu chuyện về cặp chó đá ở thôn Thượng, theo nhiều nhà nghiên cứu, trong văn hóa của người Việt tín ngưỡng dân gian thờ cúng tự nhiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Và trong các tín ngưỡng dân gian ấy, phải kể đến tín ngưỡng thờ động vật, mà cụ thể là tục thờ chó đá. Tục thờ chó của người Việt được thể hiện dưới hai hình thức. Một là chôn chó đá trước cổng nhà như một linh vật để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc. Hai là đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, phụng thờ. Một số nơi gọi chó đá một cách kính cẩn là quan lớn Hoàng Thạch. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy hình thức chó đá giữ vai trò canh gác là khá phổ biến ở Việt Nam. Trong dân gian Việt Nam, cũng từng lưu truyền những câu chuyện về tích thờ chó đá của người Việt mà nổi tiếng là câu chuyện truyền thuyết về “ông Hoàng Thạch” ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội)
Trong tâm thức của người Việt, những con chó bình thường thì chỉ coi giữ được phần dương, còn muốn canh giữ phần âm thì phải “nuôi” chó đá. Những gia đình giàu có chôn chó đá để canh giữ cửa nhà và thể hiện sự quyền uy, phú quý của gia chủ. Nhà phong thuỷ chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần, tránh được những hiểm họa do thế đất xấu gây ra. Còn dân gian chôn chó đá để xua đuổi tà ma, quỷ quái. Có thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ chó đá đã có từ rất lâu và cho đến nay vẫn còn được gìn giữ trong văn hóa của người Việt. Rất khó để chứng minh sự màu nhiệm của tín ngưỡng này, nhưng chắc chắn rằng khi có niềm tin, con người sẽ thoải mái, an tâm và cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đây cũng chính là giá trị đích thực của tín ngưỡng thờ chó đá trong tâm thức người Việt.
Thần cẩu xứ Mường
Một ngôi mộ sừng sững to như một gian nhà nằm
giữa núi rừng xanh thẳm của vùng quê nghèo huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ngôi
mộ ấy lạ kỳ ở chỗ là của một con chó được người dân xứ Mường nói chung và dòng
họ Đinh Công nói riêng rất coi trọng. Họ gọi chó là thần cẩu và những truyền
thuyết dân gian xung quanh nó đã thôi thúc chúng tôi lên đường đi tìm lời giải.
Những truyền thuyết dân gian tại xóm Gằn, xã Tân Minh, huyện Thanh
Sơn, Phú Thọ, nơi mà dân tình đồn đại hơn 14 năm nay tồn tại một ngôi mộ chó
rất đặc biệt.
Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm vào nhà ông Đinh Công
Dự- trưởng họ của đại gia tộc Đinh Công danh giá và có tiếng trong vùng. Hiện
nay ông Dự cũng là người được toàn họ giao cho chức trách trông nom, bảo vệ cẩu
mộ. Biết chúng tôi tò mò muốn tìm hiểu về thần cẩu, ông Dự bắt đầu kể ngay câu
chuyện truyền thuyết dân gian trong vùng từ xa xưa niềm tự hào vô hạn.
Thời Sơn Tinh, Thủy Tinh gây chiến với nhau. Thủy Tinh dâng nước ngập hết
làng trên, xóm dưới ở vùng đất Thanh Sơn này. Tất cả dân chúng đều bị nước của
Thủy Tinh cuốn trôi, chết trong biển nước, chỉ còn một đứa bé của gia đình nọ
còn sống sót vì đứng trên mô đất cao.
Rồi mô đất ấy được Sơn Thần bốc lên cao dần, cao dần nên Thủy Thần dâng
nước đến đâu cũng không để cuốn được đứa bé này. Đứa bé thoát chết, và rồi
chẳng biết từ đâu xuất hiện một con chó đã cứu và nuôi đứa bé khôn lớn. Sau này
người ta đồn rằng con chó ấy là thần cẩu trời phái xuống để cứu giúp dân làng.
Còn đứa bé kia chính là ông tổ của người Mường ở vùng đất Thanh Sơn này”.
Chính vì lí do ấy, sau khi kể xong, ông Dự bảo: “Đáng ra tất cả người Mường
ở đất Thanh Sơn đều phải thờ thần cẩu, và mộ thần cẩu của chúng đã được công
nhận là di tích lịch sử văn hóa?. Nhưng khi hỏi về tấm bằng công nhận ấy thì
ông Dư bảo dòng tộc chúng tôi chưa mang về nhà nên không có ở đây?”.
Vừa chăm chú nghe truyền thuyết ly kỳ mà ông Dự đang kể, chúng tôi vừa ngó
lên khu bàn thờ gia tiên. Quả thực rất kỳ lạ, đáng lẽ ra với mỗi gia đình người
Việt Nam, bàn thờ gia tiên thường có ảnh của ông bà, cha mẹ và bên cạnh đó là
thờ ảnh Bác Hồ, rồi sau đó mới là thờ Long, Ly, Quy, Phụng. Nhưng bàn thờ gia
tiên nhà ông Dự là một bức ảnh mộ thần cẩu được đóng khung cẩn thận treo chính
giữa ban thờ, rồi hai bên mới là di ảnh của ông bà, tổ tiên.
Như để minh chứng cho những gì mình nói, ông Dự đi vào nhà trong lấy từ tủ
ra một cuốn sổ chép tay về những truyền thuyết về thần cẩu của gia tộc nhà
mình.
Một truyền thuyết nữa lại được ông kể: “Thời nhà Nguyễn, có một gia
đình ở vùng đất này phải chạy loạn để tránh giặc cờ đen. Kể đến đây ông dừng
lại nói ngọn ngành cho chúng tôi hiểu thế nào là giặc cờ đen. Ông cho biết đây
là một đạo quân xâm lược nước ta giữa thế kỉ XIX do Lưu Vĩnh Phúc (1837-1917) -
một viên tướng của triều đình Mãn Thanh, Trung Quốc cầm đầu. Quân giặc đã tấn
công các tỉnh miền núi phía Bắc mà ngày nay là các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ.
Nhà Nguyễn đã từng muốn hợp tác với Lưu Vĩnh Phúc để đánh Pháp, nhưng phía
quân Mãn Thanh đòi hỏi quá nhiều lương thực nên kế hoạch hợp tác bất thành. Lưu
Vĩnh Phúc đã cho quân đi tàn sát cướp bóc, dân chúng đau khổ lầm than khắp nơi.
Chính vì vậy trong dân chúng mới lưu truyền nhau tên gọi quân Mãn Thanh là giặc
cờ đen. Nhưng khi chạy loạn, gia đình ấy đã vô tình bỏ lại đứa trẻ mới được 3
tháng tuổi (đứa trẻ ấy chính là tổ tiên của dòng họ Đinh Công. Ông Dự dừng lại
và nhấn mạnh vậy).
Nghe tiếng khóc thảm thiết, có con chó trong nhà chạy ra kéo đứa trẻ vào ổ
của mình và cho bú. Hơn một tuần sau, gia đình ấy quay lại ngôi nhà thì thấy
một cảnh tượng rất kỳ lạ, đứa bé đang được con chó ủ trong bụng cho bú sữa. Từ
đó, gia đình này đã coi con chó ấy như ân nhân của mình, chăm nuôi rất chu đáo.
Đến khi chó chết họ đã tổ chức đám ma và cho vào nồi đồng chôn cất cẩn thận như
người”.
Cứ lưu truyền như vậy, 7-8 đời nay người của dòng họ Đinh Công vẫn ngày
ngày hương hỏa cho ngôi mộ thần cẩu... Và toàn thể dòng họ còn nhắc nhau: “Đừng
có ai động mồ, động mả thần cẩu sẽ sống không lành, kiểu gì cũng ốm đau, cuộc
sống không khá lên được đâu”.
Sau đó, ông Đinh Công Dự đưa chúng tôi đi thăm mộ cổ cực lớn thờ thần cẩu.
Ngôi mộ vô cùng hoành tráng, oai nghiêm nằm sát sườn đồi, phía dưới là một màu
xanh bạt ngàn của cánh đồng lúa và núi rừng bao quanh. Bên trên ngôi thần cẩu
của dòng tộc Đinh Công còn có những dòng chữ nho đầy bí ẩn.
Trước đây, ngôi cẩu mộ này chỉ là một mô đất nhô lên cao với truyền thuyết
mà ông Dự kể rằng khi con chó chết đã được gia đình của đứa bé cho vào nồi đồng
chôn cất cẩn thận như người ở trên. Ngôi mộ ấy sau này được dòng tộc Đinh Công
tìm thấy nhờ một thầy mo am thông phong thủy, địa lý trong vùng giúp.
Đến năm 2002, dòng họ Đinh Công đã họp và nhất trí mỗi hộ phải góp
100.000-150.000 đồng, tùy vào điều kiện kinh tế của các hộ trong dòng tộc để
lấy kinh phí xây mộ to đẹp cho thần cẩu. Trong quá trình xây này, thanh niên
trai tráng trong các hộ còn phải bỏ thêm sức lao động, đồng thời nhà nào có sẵn
gạch thì chuyển tới sung công…
Dòng họ Đinh Công cứ thế xây ốp vào mô đất nhô lên mà ông thầy địa lý đã
tìm cho, chứ không ai dám động cuốc, xẻng để xem bên dưới thực sự có nồi đồng
chôn thần cẩu hay không? Chi phí cho xây mộ cũng hết 20 triệu đồng (nếu quy ra
giá trị ở thời điểm hiện nay là trên 100 triệu).
Sau 2 tuần xây dựng khẩn trương, mộ thần cẩu đã được hoàn thành với chiều
dài 3m90, chiều rộng 3m80 và chiều cao nếu tính từ tầng thấp nhất lên đến tận
chọp mộ thì phải đến 4m. Như vậy, diện tích ngôi mộ thần cẩu đã lên đến gần
15m2, cao bằng căn nhà cấp bốn.
Nói đến những dòng chữ nho bí ẩn trên mộ, ông Dự dịch và giải nghĩa như
sau: Vạn thế triệu bồi nhân nghĩa chỉ (Hàng vạn năm, triệu đời bồi đắp nhân
nghĩa) – Ức niên hương hỏa tụ ca đường (Nhớ hàng năm hương hỏa tại mộ này). Ông
Dự bảo: “Khi xây mộ, chính tôi đã viết những dòng chữ này để nhắc nhở con cháu.
Dù có đi đâu xa khi qua đây thì nên tìm mộ mà thắp hương”.
Ông Dự còn đưa ra vài minh chứng cho cái thiêng của ngôi mộ như: Trước đây
có người đến gần mộ thần cẩu làm gỗ, sau đó nhà ông ta suýt cháy nên phải
vội ra cúng tạ. Hay như một ông trồng chuối ở khu mộ về bị ốm liền 3 ngày, 3
đêm. Người nhà phải ra nhổ bỏ chuối, rồi làm lễ gồm một lợn, một gà cầu xin
thần cẩu tha cho thì mới hết bệnh...
Thậm chí người ta còn đồn nhau, trong dòng họ Đinh Công, ai mà ăn thịt chó
sẽ bị rụng răng, mù mắt,… Nhưng thực tế ông Dự bảo cũng có người trong dòng họ
đi chơi xa, ăn thịt chó nhưng chưa thấy làm sao cả. Còn riêng cỗ bàn trong dòng
tộc thì cấm ai được thịt chó làm cỗ.
Tìm đến một gia đình khác trong dòng tộc để hỏi chuyện, chúng tôi đã gặp
anh Đinh Công Danh ở xã Văn Miếu, Thanh Sơn. Anh Danh cho biết: “Thần cẩu dòng
tộc chúng tôi thiêng lắm đó. Chính vì thế mọi người đã bàn nhau xây mộ thần cẩu
cho chu đáo, không lại bị thần linh trách. Từ khi mộ xây xong, không biết
có phải được lộc mà tôi thấy nhiều người trong họ làm ăn khấm khá, xây được nhà
to, nhưng gia đình tôi thì vẫn thế, kể cũng buồn…”. Chính từ những lời đồn đại
theo các truyền thuyết từ trong dòng họ Đinh Công lan ra ngoài mà đến hôm nay
những người Mường ở đây đều nể sợ, không ai dám có lời lẽ và xâm hại đến phần
mộ của thần cẩu.
Ngôi mộ mà người ta cho là thần cẩu đồ sộ giữa đại ngàn cùng với những
truyền thuyết hết sức thần bí ly kỳ của dòng họ Đinh Công nói riêng, của người
Mường ở Thanh Sơn nói chung đã khiến chúng tôi quyết đi tìm bằng được lời giải.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì dòng họ Đinh Công có xin phép UBND xã Tân Minh
để xây cẩu mộ nhưng chưa được đồng ý. Chính vì thế bà Đinh Thị Nhữ, vợ ông Dự
cho biết: “Họ ngăn cản nhưng việc nhà chúng tôi, chúng tôi cứ làm”.
Khi chúng tôi tìm đến Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ thì cơ quan chức năng ở
đây đều ngơ ngác, bó tay không hể biết gì về ngôi mộ thần cẩu của dòng tộc Đinh
Công. Theo Phòng Di tích, Di sản, Danh thắng của Sở VHTT&DL Phú Thọ khẳng
định chưa có bất cứ một văn bản nào của các cơ quan chức năng nói đến mộ thần
cẩu của dòng họ Đinh Công ở Thanh Sơn. Cơ quan chức năng Phú Thọ khẳng định,
ngôi mộ đó chưa bao giờ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và cũng không
hề có trong danh mục những địa danh liên quan đến lịch sử, văn hóa của vùng đất
tổ Phú Thọ.
Theo những nhà nghiên cứu cùng một số tài liệu chúng tôi có được thì hầu
hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không có tục thờ chó, bởi chó là biểu tượng
của thế giới bên dưới, của ban đêm, bóng tối. Chó cũng tượng trưng cho điều
không may mắn, nên người ta thường giải đen bằng cách ăn thịt chó…
Hiếm hoi như ở Hà Nội có đền Cẩu Nhi, nhưng cũng đã từng gây tranh cãi vì
nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đó là sự bịa đặt lịch sử thời Lý. Ở một
số làng quê vẫn còn những con chó đá, nhưng nó cũng chỉ đứng canh ngoài cửa
đền, đình, miếu, nghĩa trang… Qua đó chúng tôi có thể đi đến một điều rằng việc
xây một ngôi mộ đồ sộ và thờ trang trọng một con chó và cho nó là thần cẩu ở họ
Đinh Công ở Thanh Sơn là trường hợp độc đáo, dị thường. Việc làm này cũng không
vi phạm pháp luật, bởi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ghi rõ mọi công dân đều có
quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, ở đây việc dòng họ Đinh Công dựa vào các câu chuyện dân gian
thiếu cơ sở lịch sử, văn hóa để thêu dệt ra những chuyện thần bí, linh thiêng
cho ngôi mộ thần cẩu. Đặc biệt họ nói mộ thần cẩu đã được công nhận di
tích lịch sử văn hóa là không đúng sự thật.