Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ - L.Johnson và Việt Nam (H.Y.Schandler) - Phần 1


NHẬP ĐẾ

Trận tấn công Tết năm 1968 là một trong những biến cố quan trọng của chiến tranh Việt Nam, là một đỉnh cao của hoạt động quân sự và có thể nói là trận đánh duy nhất người ta nhớ đời. Sự kiện ấy đã được nhiều người xem như là một khúc quanh lịch sử đã làm cho Hoa Kỳ phải lao vào một đường lối hoạt động mới tại Việt Nam và đã đưa đến việc chấm dứt sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại nước này. Dù sao chắc chắn nó cũng đã làm cho chính phủ Hoa Kỳ phải tiến hành nhận định lại về mọi mặt và chi tiết về các mục đích lẫn mục tiêu của họ tại Việt Nam.

Những quyết định xuất phát từ việc nhận định lại này đã thay đổi triệt để khung cảnh chính trị nội bộ của Hoa Kỳ, đã đưa đến chỗ đặt ra những giới hạn cho sự tham gia của Hoa Kỳ và đã mở màn cho việc Hoa Kỳ rút quân tại Việt Nam.

Những quyết định đưa ra trong tháng 3-1968 dính líu đến các yếu tố không chỉ thuần túy chiến lược quân sự mà cả đến dư luận của quần chúng và của Quốc hội, đến tính chất và kỹ thuật thu thập tin tức, đến tâm lý của cả nước, đến các cá tính của những nhân vật trong nội bộ bộ máy làm quyết định cả vòng trong lẫn vòng ngoài các giới cao cấp nhất trong chính quyền. Nó còn dính líu đến cả các chương trình xây dựng xã hội to lớn, ổn định đồng đô la Mỹ và đến số phận của đảng Dân chủ.

Giai đoạn này có lẽ đã tạo được một cơ hội có một không hai để tìm hiểu về các sự phức tạp trong việc ra quyết định tại các cấp cao nhất trong chính phủ khi phải chịu ảnh hưởng của tất cả các nhân tố này.

Những sự phân hóa và bất đồng ý kiến về việc Hoa Kỳ tham gia vào chiến tranh Việt Nam vẫn chưa phai mờ trong trí nhớ và các nguy cơ về "lịch khác" nhất là khi tác giả nhìn vào việc tường thuật đồng thời với giải thích, cũng thường được người ta chứng minh và rất thuyết phục (1) (Xin xem các chú thích ở cuối mỗi chương).

Một số người chủ trương rằng mọi nỗ lực nhằm hiểu thấu thâm ý của một sự biến mới xảy ra quá lớn cũng chỉ là lời lẽ báo chí quá đáng mà thôi. Điều này có thể xác đáng vì nhiều lý do. Thường thì các tài liệu có thể rất thiếu sót hoặc sai lạc và một số có thể vẫn còn trong vòng bảo mật chưa được phổ biến.

Những tình cảm, những thành kiến, những thanh danh và những quan niệm của người thủ một vai trò trong vụ ấy đâu có liên hệ tức thì và những kẻ từng góp phần trong các sự biến đều vừa biết quá nhiều về phần trách nhiệm của họ trong các quyết định đã được đưa ra và quá ít về phần của những người khác (2). Quả là cực kỳ khó mà khách quan cho được về những thành quả của các quan niệm và ảnh hưởng của chính mình.

Đã có nhiều cách trả lời rõ ràng của những lập luận chống lại việc tìm hiểu kỹ lưỡng về những sự biến xảy ra mới đây. Tất cả các tư liệu lịch sử đều có những gò bó cố hữu của chúng. Người viết sử chẳng mấy khi gặp dịp nắm đủ tất cả các tin tức liên quan. Phần lớn những gì anh ta nắm được đều đã bị chiến tranh hoặc ảnh hưởng của thời gian làm sai lạc trầm trọng. Cho nên không nên kết luận rằng cần phải đình hoãn việc viết sử cho đến khi biết đủ tất cả các sự việc, thu thập đủ các tư liệu có liên quan (3).

Quả thật, một người từng tham dự các sự biến có thể cho biết một vài sự hiểu biết tường tận có ích. Có một điều là anh ta thấy rõ hơn về các khó khăn trong việc điều hành và trong thủ tục đang gò bó các cấp làm quyết định ở cấp cao nhất khi phải đặt tên và thực hiện các chính sách và kế hoạch. Ngoài ra không có một tác phẩm soạn thảo nào có thể thành hình trong khi đầu óc trống rỗng và người nào làm công việc tìm hiểu cũng bước vào công việc với những ức đoán hiểu biết và những thành kiến của chính mình bắt nguồn phần lớn lừ kinh nghiệm bản thân, văn hóa và thời đại của chính người ấy. Trên phương diện này, mọi lịch sử chẳng qua cũng chỉ là phản ảnh của các thời đại lúc viết (4).

Việc nghiên cứu và phân tích những sự biến xảy ra mới đây một khi được tiến hành có hệ thống với đầy đủ sự hiểu biết và ý thức về các ức đoán tiềm tàng và công khai của những người tham dự sẽ càng thích đáng hơn về chỗ là chúng có thể ảnh hưởng vào chiều hướng của chính sách sắp đến chính vì lẽ chúng phải đương đầu với các vấn đề hiện có của thế giới có thật".

Như một nhà học giả đã nói: "Tôi muốn chủ trương rằng việc chứng minh sau cùng của công trình nghiên cứu các sự việc hiện đại tại đại học cũng không có gì khác biệt nhiều so với việc chứng minh các công trình nghiên cứu lịch sử. Những công trình nghiên cứu như vậy liên quan đến các vấn đề tri thức - thiết yếu không những cho việc giải quyết các vấn đề thông thường mà còn cho những mối quan tâm trọng đại lâu bền hơn nữa...”

Quả thật chính vì tình trạng liên quan này với các vấn đề tri thức trọng đại và lâu bền hơn nữa nên rốt cuộc mới chứng minh nhu cầu nghiên cứu cái hiện tại mới xuất hiện trong khuôn khổ học viện (5).

Chính vì các sự biến tại Việt Nam còn quá nóng hổi trong trí nhớ và những bài học rút tỉa được từ việc chúng ta can dự ở đấy có thể liên quan đến chính sách hiện tại và tương lai cho nên lại thấy rất cần đừng nên phó mặc việc nghiên cứu thảm cảnh quan trọng này cho các nhà báo và nhà bình luận. Không nên chờ đợi quá lâu mới tiến hành việc nghiên cứu kỹ lưỡng các chứng cớ sẵn có để rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc Hoa Kỳ can dự vào chiến tranh Việt Nam.

Các quyết định trong tháng 3-1968 đã thật sự trở thành một giai đoạn đầy mâu thuẫn trong lịch sử hiện đại. Chúng đã được trình bày trên nhiều khía cạnh thuận lợi khác nhau với đủ kẻ xấu người tốt. Những người tham dự đã có nhiều nỗ lực khác nhau để trình bày và chứng minh vai trò cá nhân của họ. Đến tháng 4-1971 đã có khoảng 10 quyển sách được xuất bản đều tường thuật theo cách này hay cách khác về việc thành hình của các quyết định đã có sau trận Tết Mậu Thân (6).

Tất cả các sách này cùng có chung một vấn đề, đó là các quyết định đã đánh dấu một sự chuyển hướng của chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam và là kết thúc một cuộc tranh chấp thủ tục quan trọng trong nội bộ các cấp cao nhất của Chính phủ giữa phe chủ trương cứ tiếp tục chính sách Việt Nam của chúng ta và phe những người tán thành thương lượng chấm dứt chiến tranh.

Tất cả những tường thuật này đều nói rằng việc thay đổi chiến lược. việc chuyển hướng về chính sách như thế này sở dĩ mà có là do chủ trương của Clark Clifford một người bạn lâu đời của Tổng thống mới được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, đã tranh đấu và gây ảnh hưởng trực tiếp. một cách quả là quá mạnh như đã được biết.

Clifford dưới ảnh hưởng của những người cộng tác dân sự đã đi đến chỗ tin rằng với đường hướng mà đất nước đang theo đuổi trong việc tiến hành chiến tranh tại Việt Nam thì không thể nào đạt được chiến thắng. Ông đã thuyết phục Tổng thống rằng cần phải có một đường lối giải quyết khác, một đường lối sẽ hạn chế bớt nỗ lực của Hoa Kỳ trong chiến tranh và sẽ tích cực tạo điều kiện tìm ra một giải pháp thương lượng ổn thỏa.

Một số các tường thuật này cũng nhấn mạnh về tác động về dư luận quần chúng vào các quyết định của Tổng thống, đặc biệt vì năm ấy là năm có cuộc bầu cử Tổng thống.

Trong tháng 4-1971, một luận án danh dự giữa khóa của John. B. Henry đệ trình tại Trường Đại học Harvard đã toan bác bỏ luận điểm này. Henry qua một loạt phỏng vấn những người tham dự, đã phân chia các cố vấn của Tổng thống thành hai loại: "diều hâu’ và “bồ câu”.

Trong lập luận độc đáo và hoàn hảo này tuy có phần quá giản đơn. Henry chủ trương rằng vì lẽ phe diều hâu đang muốn giữ nguyên đường lối như cũ đông hơn và ảnh hưởng mạnh hơn đối với Tổng thống so với phe bồ câu muốn thay đổi đường lối nên phe diều hâu thắng thế.

Vì thế theo quan niệm của Henry "nếu nhìn lại thì có thể xem các quyết định hồi tháng 3-1968 không phải là một sự chuyển hướng quan trọng trong chính sách về Việt Nam mà như là bước đầu của chính quyền Johnson tham gia vào một cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém mà vẫn không biết chắc được kết cuộc" (7).

Nhiều cố vấn của Tổng thống gồm có Clifford, Tướng Maxwell Taylor, Walt W.Rostow, George Christian, Harry Mc. Pherson và mới gần đây hơn Jack Valenti và Tướng William C Westmoreland cũng đã có xuất bản các bản tường thuật của họ về các sự biến từ tháng 2 đến hết tháng 3-1968 (8).

Đa số những hồi ký cá nhân này có phần không đồng ý với kiểu trình bày sự việc thời kỳ này của số lớn người đã thành phổ biến vì đã có nhiều tác phầm giải thích theo kiểu nghe nói lại đã được xuất bản. Clifford tuy cho thấy rằng đã quan niệm khác đi nhiều trong thời kỳ này vẫn khiêm tốn nhìn nhận rằng: “đi đến một kết luận là một chuyện, mà đưa nó ra thực hiện được lại là một chuyện khác, nhất là khi mình không nắm được quyền quyết định cuối cùng" (9).

McPherson cũng nghĩ rằng phải có một cái gì mạnh hơn là thông thái và tài thuyết phục của Clifford mới có thể làm cho những nhân vật như là Walt Rostow - những người tin tưởng mạnh mẽ rằng “chiến tranh là chính đáng và cần thiết - phải đồng ý" (10).

Ngoài ra còn có hai sự cố quan trọng và bất thường trong lĩnh vực sách báo càng làm cho thấy rõ thêm về quá trình lấy quyết định đúng như "đã được tiến hành tại Washington trong thời kỳ sau Tết 1968. Ngày chủ nhật 13-6-1971 báo New York Times bắt đầu đăng một loạt bài báo liên quan đến quá trình ra quyết định trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ trong thời kỳ diễn tiến của chiến tranh Việt Nam".

Những bản phân tích này đều căn cứ trên một tài liệu lịch sử tối mật chứng minh về chiến tranh đã được một nhóm đặc biệt Lầu Năm Góc soạn thảo do Bộ trưởng Quốc phòng Robert phát động và chủ trì viếc đăng tải các tài liệu này sau được mệnh danh là tài liệu Lầu Năm Góc dù sao cũng là một sự biến quan trọng trong lĩnh vực báo cáo.

Bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc vạch trần quá trình điều hành của một bộ phận quan trọng trong bộ máy làm quyết định của Chính phủ về một vấn đề riêng rẽ trong suốt thời kỳ 20 năm dài. Loạt bài báo ấy đã đưa đón việc giải mật bản nghiên cứu sau đó đã được chính quyền phổ biến thành 12 tập dưới nhan đề "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 1965-1967” (12).

Bản nghiên cứu của Bộ quốc phòng là một trong những nguồn cung cấp tài liệu phong phú nhất chưa hề có cho những người nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và đã làm sáng tỏ thêm về việc ra quyết định ở cấp cao nhất của chính quyền ngay trong cuộc tấn công Tết 1968. nhất là trong phần dính líu đến Bộ Quốc phòng.

Quả thật những tập nói về thời gian sau Tết đã nổi tiếng vì đã được kể như là đặc sắc nhất trong lịch sử, chí ít là về mức độ tỉ mỉ mà các tác giả áp dụng đối với các tư liệu của họ (13).

Một sự biến quan trọng thứ hai trong lĩnh vực sách báo là việc xuất bản quyển "The Vantage Point" (Vị trí ưu thế) của Lyndon B.Johnson một hồi ký về việc Tổng thống nhận thức như thế nào về các vấn đề khi đứng trên vị trí ưu thế của tôi" (14). Trong tác phẩm này có chương đề cập về thời kỳ sau Tết 1968 đặc biệt là rất đầy đủ chi tiết.

Cứ tin đúng như lời Tổng thống trình bày về các nguyên nhân và lý do của quyết định về chính sách của ông dĩ nhiên không phải là một phương pháp đứng đắn về phương diện sử học nhất là khi Tổng thống muốn cho thấy rằng mọi người đều nhất trí và đồng ý với ông ta. Nhưng những ký sự này có thể trở thành đáng tin cậy hơn khi ta có thể đem kiểm chứng đối chiếu lại với hồi ký của những người khác đã có tham dự trong quá trình ra quyết định và với các tư liệu trong tài liệu Lầu Năm Góc (15).

Ngoài ra tác phẩm của Tổng thống còn cung cấp được rất nhiều sự kiện, những trích dẫn, những chú giải và những tường thuật về các cuộc họp và thảo luận tại Nhà Trắng chưa hề được công bố. Mặc dù các tài liệu của Tổng thống về thời kỳ này vẫn còn được giữ kín chưa được phổ biến và mặc dù những gì không được đề cập đến cùng có thể có giá trị như những điều đã được nói đến mọi sự kiện trong tác phẩm đều có những tài liệu bằng chứng để chứng minh (16).

Hơn nữa việc phát hiện những tài liệu Nhà nước và những hồi ký cá nhân này đã làm cho những người khác đã tham gia vào trong quá trình ra quyết định càng thêm dễ muốn phổ biến những ký ức riêng của họ về thời ấy.

Cho nên, có thể nói là bây giờ kể như đã sẵn sổ đầy đủ các tài liệu để có thể dễ cố gắng nghiên cứu chính xác tỉ mỉ cả những cái gọi là "thế nào" và "tại sao" của các quyết định đã được đưa ra trong thời kỳ rất sôi nổi đầy mâu thuẫn từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 1968. Việc nghiên cứu này sẽ có thể cho ta có phần thấy rõ thêm về quá trình làm quyết định trong một thời kỳ tích cực tranh cãi và thảo luận cả trong nội bộ lẫn ngoài chính quyền về đường hướng thích ứng của chính sách Hoa Kỳ.

Rất cần phải nghiên cứu về các ý định của những người đã đóng một vai trò trong ấy và quả thật rất có thể cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá các tác dụng chung cuộc của các quyết định mà Tổng thống Johnson đã loan báo ngày 31-3-1968 vào chính sách và vào các hoạt động chính trị của Hoa Kỳ sau đó.

Tuy nhiên việc tìm hiểu về các ý định là một việc khó khăn nhất trong tất cả mọi chuyện. Ngay như những người đóng vai chính cũng chưa chắc đã ý thức được hay đã hiểu rõ về những ý định cuối cùng của họ, điều nguy hiểm là trong hồi tưởng, các ý định được gắn cho một con người của ta thật sự chưa có thời bấy giờ.

John F.Kennedy đã mô tả rất khéo léo các khó khăn ấy: trong quá trình làm quyết định luôn luôn có những đoạn đường đen tối và rắc rối - bí ẩn đối ngay với những người có thể có liên hệ mật thiết với quá trình ấy... Và nó bí ẩn vì người đứng bên ngoài nhìn vào khó lòng lĩnh hội được bản chất của quyết định - và đôi khi cho cả chính người quyết định" (17).

Tuy thế vẫn phải cố gắng nhận thức méo mó vì thời gian, vì tự ái cá nhân và vì trí nhớ sai lạc cũng có thể được khắc phục tối đa nhờ các tài liệu và nhờ đối chiếu các kỷ yếu tích lũy của tất cả những người đã đóng một vai trò trong việc ấy để đạt được một nhận thức chung nào đó về quá trình làm quyết định - để biết nó tiến hành như thế nào và được hình dung như thế nào qua nhãn quan của những người dự phần chủ yếu trong việc ấy.

Phần lớn tập tài liệu này đã được soạn thảo lúc tác giả được nghỉ phép 6 tháng không làm việc tại Văn phòng Tham mưu trưởng Lục quân. Hưởng được thời gian này tôi rất mang ơn Đại tướng William C.Westmoreland. Trung tướng Warren K.Bernett và cố đại tá James K.Fatchell. Tôi cũng xin cảm ơn nghị si Tom Felay và phu nhân đồng thời là người phụ tá Heather đã giúp tôi được phép sử dụng phương tiện của Thư viện Quốc hội trong thời gian 6 tháng ấy.

Tôi cũng xin ghi ơn đại tá James Jannon đã giúp đỡ trong việc đọc các băng ghi tài liệu, cô Carolyn Newlin vừa là bạn vừa là thư ký trung thành của tôi đã có lòng tốt đánh máy hộ tôi bản thảo sơ khởi, cô Patricia A. Crees đã giúp đỡ rất hiệu quả trong việc sưu tầm và đánh máy. Annette Lovecchis về việc giúp đỡ đánh máy và Sharron Kimbl đã có công cố vấn, khuyến khích và trợ giúp tôi.

Hồ sơ đầy đủ gọn gàng các bài trích cắt ở các báo trong thời kỳ do khối sưu tầm nghiên cứu thuộc văn phòng Bộ trưởng Không quân phụ trách, cũng rất là bổ ích và tôi xin cảm ơn Harry Sudkelt và Bộ tham mưu của ông giúp tôi được vào sử dụng các hồ sơ này. 

Ngoài các tác phẩm đã được đề cập, xuất xứ của các tài liệu trong tập sách này gồm có các báo chí, các tạp chí xuất bản trong thời kỳ ấy và các tài liệu của Chính phủ và các cuộc phỏng vấn những nhân vật chính tham dự trong quá trình làm quyết định. Thiết tưởng nhắc qua về xuất xứ tình trạng dễ sử dụng, nội dung và tính cách xác đáng của các tài liệu và các cuộc phỏng vấn này cũng không phải là một chuyện vô ích.

Như đã trình bày, xuất xứ duy nhất và phong phú nhất về tài liệu của Chính phủ dĩ nhiên vẫn là bộ sách 12 tập “Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 1945 - 1967" mệnh danh là tài liệu Lầu Năm Góc. Trong các tập này, các đoạn đề cập đến trận tấn công Tết 1968: Đoạn IV c6 (b) và IV c6 (c) đã được chính quyền công bố trừ các lời ghi chú cuối trang đã được giữ kín. Theo lời yêu cầu của tác giả và để nhằm đáp ứng nhu cầu công trình nghiên cứu này, Bộ Quốc phòng đã cho giải tỏa các ghi chú cuối trang này. Các tài liệu được đề cập trong các lời ghi chú đã được dẫn chứng thích ứng trong tác phẩm này.

Trong lúc được bổ nhiệm tại văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng - Vụ An ninh quốc tế (OASD/ISA) hồi 1968 - 1969, tác giả là người chủ yếu biên soạn hai đoạn của tài liệu Lầu Năm Góc đề cập giai đoạn có cuộc tấn công Tết. Tác giả đã bổ sung công trình sưu tầm được thực hiện cho dự án này với những bài nghiên cứu bổ túc các tài liệu mà lúc ấy chưa có, nhất là tập Command History 1968 (Lịch sử Bộ Tư lệnh) Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và rất nhiều văn bản trao đổi giữa Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (Đại tướng Wheeler) và Tư lệnh quân đội tại Việt Nam (Đại tướng Westmoreland) và các điện văn giữa Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn và Bộ Ngoại glao.

Về phần quyển Lịch sử Bộ Tư lệnh và nhiều tài liệu linh tinh khác trong văn khố của trung tâm quân sự quân đội Hoa Kỳ, tôi xin ghi ơn đại tá Reamer W.Argo Jr. Charles B. Macdonald và Vincent H.Dcmma. Về những liên lạc giữa Wheeler và Westmoreland, tôi xin ghi ơn Đại tướng Westmoreland và một cựu nhân viên tham mưu của Đại tướng là Trung tá Paul Miles.

Nhằm có lợi cho học thuật và cho tính cách chính xác về lịch sử, các tài liệu này đã được coi là thích ứng và vì lý do một số lớn các tài liệu này còn trong phạm vi bảo mật nên bản thảo đã được trình Bộ Lục quân để được chính thức cho phép phổ biến.

Việc giải mật các tài liệu kiểu ấy để được dùng trong khuôn khổ tác phẩm này đã được chuẩn y. Nhiều đoạn trong Lịch sử Bộ Tư lệnh 1968 đã được giải mật từ trước và đã được Đô đốc Sharp và Đại tướng Westmoreland sử dụng trong bản Phúc trình về Chiến tranh tại Việt Nam.

Các tài liệu trong Thư viện của Lydon B.Johnson liên quan đến các vấn đề đối ngoại trong thời kỳ chính quyền Johnson vẫn chưa được giải tỏa cho các nhà học giả nghiên cứu vì còn phải chờ đợi chính thức sắp xếp và các thủ tục giải mật. Cũng trong chiều hướng tương tự, tiếp theo đấy tất cả các bản thảo, các diễn văn của Tổng thống ngày 31-3-1968 cùng với các giấy tờ ghi chép của những người đã tham dự vào các cuộc hội họp tại Nhà Trắng đều được giao trả lại Tổng thống. Tuy thế các tài liệu này cũng đã được sử dụng trong quyển sách của Tổng thống Johnson: "Vị trí ưu thế”.

Hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao rất là hiếm hoi. Trong thời kỳ hình thành các quyết định của Tổng thống ngày 3l-3-1968 Bộ này cũng chẳng soạn thảo được bao nhiêu tài liệu trên phương diện kế hoạch. Những điều hiểu biết về những vấn đề được thảo luận đã được giữ rất kín và chỉ được Bộ trưởng Rusk thông báo cho Thứ trưởng Katzenbach, trợ lý Bộ trưởng Buildy và Philip Habid.

Các tài liệu, các bài trích trong báo chí và các văn kiện tư liệu khác được sử dụng cho tác phẩm này đã được bổ sung thêm với các cuộc phỏng vấn và các thư từ trực tiếp với đa số những người đã giữ một vai trò chính trong quá trình làm quyết định đã được trình bày. Danh tính và vai trò của họ đã được liệt kê trong bản thư mục.

Tôi xin cảm ơn rất nhiều về việc họ đã dành rất nhiều thời gian quan tâm giúp đỡ tôi, rất lịch sự khi tôi xen vào chương trình làm việc rất bận rộn của họ.

Sau các cuộc phỏng vấn này, bản dự thảo đã làm xong của tác phẩm đã được đệ trình đa số những vị ấy nhằm bảo đảm được mức độ chính xác và nội dung xác đáng các lời trích dẫn.

Bản thảo này dưới hình thức dự thảo đã được trình bày cho các vị sau đây đọc và họ đã đồng ý về sự chính xác của những lời trích dẫn: Clark Clifford, Dan Rusk, Walt W. Rostow, Wilham Bundy và các tướng Maxwell D.Taylor, William C.Westmoreland và Robert N. Ginsbergh.

Tôi xin đặc biệt cảm ơn Clark Clifford, Walt W.Rostow và các tướng về những lời chỉ dẫn lời khuyên và gợi ý giúp ích rất nhiều ngoài phạm vi bảo đảm mức độ chính xác của lời phát biểu của họ.

Tôi cũng xin cảm ơn Robert W.Komer, Henry Fairlie, Timothy Dicinson và đại tá George K.Osborne đã bỏ công duyệt bản thảo và đưa ra nhiều điều gợi ý bổ ích.

Tác phẩm này được khởi soạn thảo trên phương diện luận văn Tiến sĩ tại Trường Đại học Harvard. Tôi rất biết ơn các giáo sư Samuel P.Huntington và Graham T.Allison của viện này đã duyệt bản thảo và đã giúp tôi những lời khuyên khôn ngoan và chỉ dẫn bổ ích.

Tôi rất mang ơn Elten Hanson cũng thuộc Trường Harvard đã có công chuyển hướng việc soạn thảo tác phẩm này đi trót lọt quá trình thủ tục hành chính có liên quan đến việc tốt nghiệp. Sanford G.Thatoher và Barbara Westergaard thuộc Vụ Xuất bản Viện đại học Princeton cũng đã có công trong việc khẳng định rằng điều gì mà tôi nhận thức hoàn toàn rõ ràng thì cũng sẽ khá rõ ràng đối với người đọc.

Dĩ nhiên chỉ cá nhân tôi chịu trách nhiệm về các quan điểm và nhận xét được trình bày và về tất cả điều sai sót có thể xảy ra.

CHÚ THÍCH PHẦN NHẬP ĐỀ

(1) Barbara TUCHMAN "History by the Cunca" (Lịch sử theo cân lạng). C.W.Wedgewood "The Sense of the Past” (Ý nghĩa của quá khứ). Henri Stuard Rughes "History as Art and Science” (Lịch sử trên khía cạnh nghệ thuật và khoa học) Barbara TUCHMAN "The Historian's Opportunity" (Dịp may của người viết sử) (trang 29).

(2) John P.Roche "The Jigsaw puzzle of History" (Cái trò chắp vá của lịch sử). 

(3) Henri Pirenne "What are Historians trying to do ?" (Các nhà viết sử đang muốn làm gì ?)

(4) Has Meyerhoff biên soạn “the Philosophy of History in Our Time" (Triết lý của lịch sử trong thời đại chúng ta). Các trang 21, 212; Barbara Tuchman "Can history be served up hot” (Liệu lịch sử có ứng dụng được ngay tức thì không?”, trang 28.

(5) Benjamin I. Schwarts: Communism and Chia: Ideology in Flux (Chủ nghĩa Cộng sản và Trung Quốc - Tư tưởng đang biến đổi) (trang 3,4).

(6) Townsend Hoopes; The Limits of Intervention (các giới hạn của việc can thiệp); The Tet offensive (Trận tấn công Tết Mậu Thân). Marvin Kalb và Elie Abel: Roots of Involvement: The United States in Asia 1784 -1971 (Cội rễ của việc can thiệp: Vai trò của Hoa Kỳ tại châu Á từ 1784 đến 1971); Henry Branden: Anatomy of Error: The inside Story of The War on the Potomac 1954-1969 (Phân tích sự sai lầm: Câu chuyện thật sự về chiến tranh tại Thủ đô) 1954 -1969; Theodore H.White: The Making of the President 1968 (Con đường sự nghiệp của Tổng thống 1968); Chester L.Sooper: The Lost Crusade, America in Vietnam (Cuộc thập tự chinh thất bại. Hoa Kỳ tại Việt Nam). David Kraslew và Stunrt R.Leory: The beout search for Peace in Vietnam (Cuộc vận động hòa bình bí mật tại Việt Nam). Henry F.Graff: The Tuesday Cabinet: Deliberation and Decision on Peace and War under Lyndon B.Johnson (Phiên họp Nội các ngày thứ Ba: Bàn luận và quyết định về Hòa Bình và Chiến tranh đối với sự chỉ đạo của Lyndon B.Johnson); Sam Houston Johnson: My Brother, Lyndon (Anh Lyndon của tôi); Phill. G.Goulding: Confirm or Deny: Informing the People on National Security (Xác nhận hay phủ nhận: Thông báo cho dân chúng biết về An ninh quốc gia).

(7) John B. Henry: March 1968: Continuity or Change? (Tháng Ba 1968: Tiếp tục hay thay đổi ?); Luận án danh dự không công bố, trang 186 của Trường Đại học Harvard. Một phần của luận văn này đã được phổ biến dưới nhan đề "Tháng 2-1968" trong tập san Foreign Policy (Chính sách đối ngoại). 

(8) Clark M.Clifford "A Việt Nam Reappraisal: The Personal History or one Man's view and How it Evolved (Nhận định lại tình hình Việt Nam: Câu chuyện riêng về quan niệm của một người và quá trình chuyển biến của nó); Tướng Maxwell D.Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và Lưỡi cày). Walt Rostow: The Diffusion of Power: An Essay in Recent History (San sẻ quyền lực: một tiểu luận trong lịch sử hiện đại); Harry G.Mc.Pherson Jr: Political Education (Một cuộc rèn luyện chính trị); George Christian: The Precident step down (Tổng thống từ chức); A Personal Memoir of the Transfer of Power (Hồi ký cá nhân về việc chuyển giao quyền lực); Jack Valenti: A very Human President (Một Tổng thống đầy nhân tính); Tướng William C Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân), nên đọc cả của Đô đốc U.S.G Sharp thuộc Hải quân Hoa Kỳ: Report on the war in Vietnam: Section 1, Report on Air and Naval campaigns Against North Viet Nam and Paciric command wide Support of the War June 1964 - July 1968 (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam đoạn I, Phúc trình về các chiến dịch không quân và Hải quân đánh Bắc Việt Nam và về việc yểm trợ chiến tranh trong toàn thể Bộ tư lệnh Thái Bình Dương từ tháng 6-1964 đến tháng 7-l968) và cả của Tướng William C.Westmoreland thuộc Quân đội Hoa Kỳ: Report on the war in Viet Nam: Section II, Report on Operations in South Viet Nam January 1964 - June 1968 (Phúc trình về chiến tranh lại Việt Nam: Đoạn II, Phúc trình về các cuộc hành quân tại Nam Việt Nam từ tháng 1 1964 đến tháng 7 1968); cả của Rubert H.Humphrey: The Education of a Publíc: My life and Politics (Việc rèn luyện của một nhân vật công quyền: Đời tôi và công việc chính trị); Doris Kearns: Lyndon Johnson and the American Dream (Lyndon Johnson và giấc mơ của người Mỹ).

(9) Clifford "A Việt Nam Reappraisal" (Việc nhận định lại về tình hình Việt Nam) trang 613.

(10) Mc Pherson: A Political Education (Một cuộc rèn luyện chính trị) trang 435.

(11) Neil Sheehan, Herick Smith. E.W.Kenworthy và Fox Butterworth đồng xuất bản The Pentagon Papers as Published by the New York Times (Tài liệu Lầu Năm Góc đăng trên báo New York Times). Muốn biết rõ về việc soạn thảo tài liệu này và vụ tranh chấp pháp lý và chính trị liên quan đến việc công bố tài liệu ấy thì hãy xem Sanford J.Ungar The Papers and the Paper: An Account of the Legal and Political Battle on the Pentagon Papers (Tài liệu và tài liệu: Tường thuật về vụ tranh chấp pháp lý và chính trị về vụ tài liệu Lầu Năm Góc) và "The First Amendment on trial (Đạo luật Bổ sung thứ nhất gặp thử thách). Muốn biết phản ứng của Quốc hội về việc đăng các tài liệu, hãy xem Batricia A Krause xuất bản Anatomy of an Undeclared war: Congressional Conference on the Pentagon Papers (Phân tích một cuộc chiến tranh không tuyên chiến: Hội nghị của Quốc hội về vụ Tài liệu Lầu Năm Góc).

(12) Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ: Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 1945 - 1957 (từ đây về sau sẽ viết là quan hệ HK - VN). Còn một bản khác do Thượng nghị sĩ Mike Gravel biên soạn: The Senator Gravel Edition: The Pentagon Paper (Ấn bản của Thượng nghị sĩ Gravel: Tài liệu Lầu Năm Góc) gồm có một số tư liệu trích lược lấy trong bản của Chính phủ. Theo lời Trung tướng Robert N.Ginsburgt trợ lý quân sự của Walt W Rostow, khi tiến hành soạn thảo tài liệu nghiên cứu này Mc.Namara không có tham khảo ý kiến của Nhà Trắng: "Tôi đã có sáng kiến đề nghị sự giúp đỡ của Nhà Trắng trên căn bản không chính thức nhưng Bộ Quốc phòng không muốn nắm lấy cơ hội. Tôi đã cho Rostow biết là công trình nghiên cứu này đang được tiến hành và đã bày tỏ mối lo ngại rằng nó sẽ được xem như một văn kiện về đường lối có triển vọng gây khó khăn cho Tổng thống. Bộ Quốc phòng ngăn cấm không cho bên ngoài được biết về bản nghiên cứu. Rốt cuộc cũng có một bản được chuyển tới Nhà Trắng trong khoảng từ 19-20 tháng 1-1969". Trực tiếp phỏng vấn Trung tướng Robert N.Ginsburgh ngày 25-8-1975.

(13) Ernest R.May, Samuel R.Williamson Jr. và Alexander B.Woodside "The Pentagon Papers: An Assessment" (Tài liệu Lầu Năm Góc: Một sự nhận định), một tài liệu trình bày trong Hiệp hội sử học Hoa Kỳ, trang 6. Xem luôn cả Richard H.Willman "The Pentagon's History as History (Lịch sử của Lầu Năm Góc trên phương diện lịch sử); Noam Chomsky "The Pentagon Papers as Propaganda and as History" (Tài liệu Lầu Năm Góc trên phương diện tuyên truyền và trên phương diện lịch sử) trang 179-197. George Mc. Kelin "The Pentagon Papers: A Critical Evaluation (Tài liệu Lầu Năm góc: Một bản phê bình đánh giá)". Bradford Westerfleld "What use are Three Versions of the Pentagon Papers?" (Ba kiểu tài liệu Lầu Năm Góc có công dụng gì?)

(14) Lyndon B.Johnson, The Vantage Point: Perspective of the President 1967-1969 (Vị trí ưu thế: Những nhận thức về Tổng thống).

(15) Leslie G.Gelb "The Pentagon Papers" and "the Vantage point" (Tài liệu Lầu Năm Góc và quyển Vị trí ưu thế) tr.30-31.

(16) Trực tiếp phỏng vấn Walt W. Rostow ngày 4-10-1972. Ngay một Tổng thống rất cởi mở như Truman cũng đã đề tựa bản hồi ký đã xuất bản của ông với câu: "Tôi đã bỏ qua một vài tài liệu. Còn phải đợi nhiều năm nữa hoặc nhiều thế hệ nữa mới có thể phổ biến một số các tài liệu này” "Truman Memoirs" (Hồi ký) tập I trang 10. Muốn biết về một kiểu sắp hạng mật độ các tài liệu đề cập trong tác phẩm của Tổng thống Johnson, nên xem David Niac - "The Politics of lying, Goverment Deception": Secrecy and Power ("Các chính sách nói dối: việc đánh lừa của chính quyền": Bảo mật và quyền lực) các trang 88-97. 

(17) Theodore Sorensen "Decision Making in the White House" (Quyết định tại Nhà Trắng) do John F.Kennedy đề tựa trang XIII, XI. Về quan điểm tương tự, xem “Truman Memoir" (Hồi ký) tập 1, trang II.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AID Agency for International Development (Cơ quan phát triển Quốc tế Viện trợ Mỹ)

CHICOM (Cộng sản Trung Ouốc)

CINCPAC Commander in chief - US Forces Pacific (Tổng tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương - TTL/TBD)

CJCS Chairman Joint Chiefs of Staff (Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân - CT/TMT/LQ)

COMUSMACV Commander United States Military Assistance Command Viel Nam (Tư lệnh, Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam)

CONUS Continental United States (Hoa Kỳ lục địa).

CTZ Corps Tactical Zone (Vùng chiến thuật) (VCT)

DMZ Demilitarized Zone (Khu phi quân sự) (KPQS)

DRV Democratic Republic of (North) Vietnam (Việt Nam dân chủ cộng hòa (Miền Bắc) (VNDCCH)

FY Fiscal Year (năm tài chính).

GVN Government of (South) Vietnam (CP/VNCH)

ISA lnternational Security Affairs (Assistant Secretary of Defense (Vụ An ninh Quốc tế)

JCS Joint Chiefts of Staff (United States) Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (HĐ/TMT/LQ)

KIA Killed in Action (Tử trận)

LCC Line (s) of Communication (Các) tuyến giao thông)

MACV Military Assistance Command Vietnam (Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự tại Việt Nam)

NLP National Liberation Front (Việt Cộng) (Mặt trận giải phóng dân tộc) (MTGPDT)

NSC National Security Council (Hội đồng an ninh quốc gia) (HĐANQG)

NVA North Vietnamese Army (Quân đội Bắc Việt)

NVN North Vietnam (Bắc Việt Nam)

RD Revolutionary Development (Phát triển cách mạng) (PTCM)

RVNAR Republic of (South) Vietnam Armed Forces (QĐVNCH)

SVN South Vietnam (Nam Việt Nam) (VNCH)

SEA South East Asia (Đông Nam Á) (ĐNA

VC Việt Cộng (VC)

Ghi chú: Trong nội dung bản dịch, người lịch sẽ áp dụng các chữ tắt nào thông dụng trong tiếng Việt như liệt kê trên đây, ngoài ra sẽ giữ nguyên chữ viết tắt tiếng Anh theo yêu cầu của mạch văn.

CHƯƠNG MỘT
QUYẾT ĐỊNH CAN THIỆP
1964-1965

"Chuyện ấy đến rất nhẹ nhàng và chúng ta nhúng tay vào như thế nào, hầu như cũng không ai để ý. Có thể nói là không xảy ra một hành động nào gọi là quyết định hay không thể đảo ngược, ngay cả với khá nhiều những loại hành động mà ta có thể phản đối nếu tính riêng rẽ đơn độc, ấy thế mà khi đem kết hợp chúng lại, lại làm cho chúng ta lâm vào tình trạng chiến tranh tại lục địa châu Á mà chẳng có ai thật sự lên tiếng phản đối khi chúng ta đang làm việc ấy" (1).

Năm 1965 là năm xảy ra những quyết định chính và lịch sử liên quan đến mức độ nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam làm biến đổi tính chất của chiến tranh và vai trò của Hoa Kỳ trong đó. Tứ 1965 trở đi việc can thiệp của Hoa Kỳ gia tăng theo những giai đoạn chậm chạp và cứ mỗi khi sắp bước thêm một bước khác nữa lại có những lần khắc khoải duyệt lại chính sách, ở những cấp cao nhất trong chính quyền.

Tuy nhiên xuyên suốt quá trình cuộc can thiệp này chẳng có mấy ai trong giới làm chính sách liên quan đến việc duyệt chính sách và việc quyết định này có vẻ có khả năng nhìn xa thấy rộng trong tương lai, đề ra được một chiến lược toàn diện mạch lạc dài hạn để thực hiện được các mục tiêu đặc biệt của Hoa Kỳ.

Từ ngày lật đổ chính quyền Diệm hồi tháng 11-1963 cho đến cuối mùa Đông, trong tháng 2 và 3-1964, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã bắt đầu thấy rõ thêm mà trước đây chưa thấy rằng tình hình tại Việt Nam đang suy sụp quá tồi tệ đến mức nỗ lực Hoa Kỳ đầu tư vào đấy từ trước đến nay không thể thay đổi được chiều hướng.

Cũng trong thời kỳ này người ta càng thấy rõ thêm rằng những bài báo đã quá lạc quan đến mức độ cường điệu về sự tiến triển khả quan trong việc tiến hành chiến tranh và mặc dù đã có Hoa Kỳ thực hiện tình trạng ổn định chính trị. Washington càng lo ngại Hoa Kỳ bất lực trong khả năng chặn đứng sự sụp đổ sắp xảy ra của Chính phủ Nam Việt Nam một khi càng nhận thức rằng nước đồng minh mà Hoa Kỳ đã tăng sự gắn bó đang bước vào tình trạng sắp sụp đổ về chính trị và quân sự. Vì thế Tổng thống đã phải cương quyết duyệt lại đường lối sắp tới của Hoa Kỳ trong chiến tranh. 

Ngày 8-3-1964 Tổng thống Johnson đã phái Bộ trưởng Quốc phòng Robert G.Mc.Namara và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Đại tướng Maxwell D.Taylor qua Việt Nam để đích thân xem xét tình hình tại chỗ và phúc trình của họ đã được đệ trình lên Tổng thống ngày 1-5-1964 rồi được chấp thuận ngay ngày hôm sau.

Kế hoạch được đề cập trong văn kiện này mang ký hiệu NSAN 288. (Bị vong lục 288 của Hội đồng An ninh quốc gia) đòi hỏi phải gia tăng rất nhiều sự cam kết của Hoa Kỳ viện trợ cho Nam Việt Nam. Kế hoạch này chủ yếu nhấn mạnh vào việc tăng cường quân lực Nam Việt Nam bằng cách gia tăng cung cấp thêm cho họ những vũ khí mới để họ có thể tăng lực lượng vũ trang thêm 50.000 quân nữa và bằng cách tăng cường sự ủng hộ của Hoa Kỳ trên phương diện tài chính và chính trị cho Chính phủ Nam Việt Nam.

Tuy nhiên bản phúc trình Mc.Namara - Taylor hồi tháng 5-1964 đã đặc biệt bác bỏ những giải pháp sau đây:

1) Chấp nhận trung lập Việt Nam bằng cách phong tỏa không đưa thêm viện trợ.

2) Gây sức ép quân sự đối với Bắc Việt Nam.

3) Cung cấp thêm quân để nắm vững Sài Gòn; và

4) Nắm lấy trọn vẹn quyền chỉ huy quân sự tại Nam Việt Nam.

Tuy thế Mc.Namara vẫn khuyến cáo rằng nên có kế hoạch để Hoa Kỳ nắm quyền chủ động gây sức ép gia tăng từng bước về quân sự đối với Bắc Việt Nam nếu trong tương lai thấy cần đến.

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (ngoài Đại tướng Taylor) tỏ ra nghi ngờ những biện pháp giúp đỡ có phần hạn chế nay sẽ đủ sức thích ứng để đảo ngược tình hình và đã khuyên Tổng thống nên có ngay những biện pháp quân sự chống Bắc Việt Nam. Khi bác bỏ lời khuyên của các cố vấn quân sự. Tổng thống đã nói rõ hai lý do chính tại sao ông chống lại một đường lối như vậy:

1) Cơ sở chính trị và quân sự tại Nam Việt Nam quá mong manh nên nếu Hoa Kỳ trực tiếp tham dự vào thì càng làm cho địch gia tăng hoạt động; và

2) Đánh vào miền Bắc có nguy cơ gây ra sự trả đũa của Liên Xô hay của Trung Quốc hoặc của cả hai.

Tuy nhiên ngay từ lúc đầu hình như đã thấy rõ ràng chương trình hạn chế này chắc sẽ không đủ. Tình hình chính trị biến động hầu như bất tận tại Sài Gòn đã phản ảnh qua việc tinh thần quân đội suy sụp dần dần tại nông thôn suốt mùa xuân qua cho đến tháng 7, khi kế hoạch của Hoa Kỳ được đem ra thực hiện. Cuộc tranh chấp giữa Công giáo và Phật giáo càng gia tăng. Chính quyền dân sự tại Nam Việt Nam vẫn tiếp diễn trong tình trạng xáo trộn và bất lực. Các đơn vị quân đội càng lùi về thế thụ động và càng mất tinh thần, nạn đào ngũ gia tăng và các hoạt động tác chiến hầu như ở trong tình trạng bế tắc.

Trong cùng một lúc ấy, quân Cộng sản càng củng cố các căn cứ yểm trợ của họ tại Lào một cách rõ rệt, gia tăng việc đưa binh lính và tiếp tế xâm nhập vào Nam Việt Nam và phát động thêm nhiều trận tấn công quy mô hơn, thường xuyên hơn và táo bạo hơn vào các tiền đồn của Chính phủ.

Ngoài các trung tâm đông dân cư và các địa phương có truyền thống quyền lực tôn giáo, phần nhân dân còn lại dần dần phải ngả sang phía Việt Cộng. “Vì phần lớn kể như bị bỏ mặc. Vụ rắc rối Vịnh Bắc Bộ đầy mâu thuẫn xảy ra ngày 4, 5 tháng 8 năm 1964 đã đẩy Hoa Kỳ vào cuộc trả đũa đầu tiên chống Bắc Việt Nam và đã tạo cơ hội cho Tổng thống đạt được một nghị quyết ủng hộ rộng rãi của Quốc hội (2).

Cuộc trả đũa nhanh chóng và sự ủng hộ hầu như nhất trí của Quốc hội đã chứng minh một cách hùng hồn sự gắn bó của Hoa Kỳ đối với Nam Việt Nam, một sự gắn bó được tiến hành mà chẳng bị chỉ trích hay thắc mắc nhiều trong nội bộ. Ngoài ra, việc Hoa Kỳ sử dụng vũ lực đối với Bắc Việt Nam đã thành tiền lệ.

Phấn chấn vớt việc trả đũa này và bất bình với tình trạng chính trị rối loạn tại Nam Việt Nam và sự bất lực hiển nhiên của các chương trình của Hoa Kỳ, nhiều quan chức và cơ quan trong nội bộ chính quyền chủ trương việc tiếp tục dùng vũ lực đối với miền Bắc cần phải được tiến hành với một nhịp độ gia tăng nhanh hơn nếu muốn đạt được kết quả bền vững trong việc chặn đứng tình hình suy sụp.

Tuy nhiên Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao vẫn liêp tục cảm thấy rằng những biện pháp ấy không bõ công mạo hiểm lôi cuốn Liên Xô hoặc Trung Quốc trả đũa và cũng không chắc gì có hiệu quả hơn nếu không có một chính quyền ồn định ở một mức đó nào đó tại Việt Nam (3). 

Tuy thế, những sức ép đòi hỏi phải hành động mạnh hơn đã lên đến tột đỉnh trong một loạt các phiên họp chiến lược của quan chức chính quyền tại Washington hồi đầu tháng 6 năm 1964. Các đề nghị của các tư lệnh không quân và Hải quân yêu cầu mở ngay chiến dịch ném bom miền Bắc đều bị Tổng thống bác bỏ.

Tuy thế ông vẫn chấp thuận các công tác chuẩn bị trả đũa Bắc Việt Nam trên căn bản ăn miếng trả miếng nếu còn xảy ra trường hợp các lực lượng hay cơ sở của Hoa Kỳ bị tấn công. Hình như lúc ấy mọi người đều nhất trí nhấn mạnh nhu cầu cần phải củng cố thêm cho cơ cấu chính quyền Nam Việt Nam (4).

Nhưng trong số các cố vấn thân cận của Tổng thống hình như mọi người đều tán thành rằng sau khi đã cải thiện tình trạng ổn định chính trị của chính quyền Nam Việt Nam thì có lẽ Hoa Kỳ sẽ phải công khai dùng đến sức ép quân sự đối với Bắc Việt Nam vì nếu không có sức ép trực tiếp thì khó lòng ngăn chặn Bắc Việt Nam đỡ đầu cho việc nổi dậy tại miền Nam. Việc dự kiến có thể có nhu cầu dùng đến lực lượng Hoa Kỳ trong việc này càng thêm vững chắc trong thời gian còn lại của năm 1964 với sự suy sụp của cơ cấu chính trị tại Nam Việt Nam, với những bằng chứng cho thấy mức độ gia tăng của quân lính Bắc Việt xâm nhập vào Nam Việt Nam và với các hoạt động của các lực lượng Bắc Việt và Việt cộng tại miền Nam.

Tuy nhiên Hoa Kỳ cũng đã tự kiềm chế không trực tiếp dùng vũ lực trong lúc này. Tổng thống Johnson đang dính líu trong một cuộc vận động bầu cử, trong đó ông tự phô trương mình như là một ứng cử viên tiêu biểu cho lẽ phải và thận trọng tương phản với Harry Goldwater là con người hiếu chiến, tiền hậu bất nhất và vô trách nhiệm. Suốt thời kỳ vận động Johnson đã nói rõ ý định của ông không muốn lôi cuốn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn tại lục địa châu Á

Thuyết trình tại Manchester, New Hampshire hồi cuối tháng 9 ông còn nhắc lại “Tôi chưa nghĩ rằng đã sẵn sàng để cho những thanh niên Hoa Kỳ ra chiến trường chiến đấu thế cho thanh niên châu Á. Việc mà tôi muốn tiến hành là làm sao cho những thanh niên ở Việt Nam đứng ra tự chiến đấu cho chính họ - chúng tôi sẽ không ném bom Bắc Việt Nam trong giai đoạn này của cuộc chiến". Vì thế người ta không để cho các quyết định gay go, kể cả những hoạt động của Hoa Kỳ sau đó tại Việt Nam có thể ảnh hưởng vào cuộc vận động.

Trong khi chưa hết năm 1964 đã có hai lần các lời khuyên đã được đưa ra yêu cầu bắt đầu các cuộc ném bom trả đũa Bắc Việt. Ngày 1-11 căn cứ không quân Hoa Kỳ tại Biên Hòa đã bị Việt cộng tấn công gây nhiều thương vong và phá hủy nhiều máy bay. Việc nhằm riêng vào căn cứ không quân chính của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam là mục tiêu tấn công tàn phá là một biến cố chống Mỹ ngoạn mục và cố tình nhất từ trước tới nay trong cuộc chiến tranh.

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cùng với đại tướng Maxwell D.Taylor bấy giờ là đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam nghĩ rằng cuộc tấn công này tạo lý do để trả đũa ngay Bắc Việt, một việc từng được xem xét trong hội nghị tháng 9 nên họ đã đề nghị việc ấy. Nhưng việc oanh kích này là một việc thực tế không thuận tiện ngay vào lúc sắp có cuộc bầu cử tổng thống nên đề nghị này đã bị bác bỏ.

Cũng tương tự, một vụ đánh bom vào một nơi trú quân của Hoa Kỳ tại Sài Gòn trước đêm Giáng sinh cũng đã gợi đề nghị ấy song cũng bị Tổng thống bác bỏ với lý do tương tự (5). Tuy rằng đại khái hồi tháng 9 mọi người cũng đã nhất trí về ý kiến gia tăng áp lực quân sự đối với Bắc Việt Nam. Tổng thống vẫn ngần ngại trong việc ra lệnh mở rộng chiến tranh theo chiều hướng này trước khi đạt được một mức độ nào đó về ổn định chính trị tại Nam Việt Nam. Ngoài ra theo thói quen. Tổng thống Johnson chưa chịu đi đến cái quyết định gay go này trước khi cân nhắc kỹ lưỡng đầy đủ tất cả các giải pháp sẵn có.

Do đó sau cuộc pháo kích vào Biên Hòa. nhưng trước cuộc bầu cử Tổng thống đã bổ nhiệm một toán công tác để tiến hành một cuộc xem xét toàn diện khác về chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam nhằm giúp ông những giải pháp và lời khuyên về hành động tại Việt Nam trong tương lai.

Sau gần một tháng thảo luận các cố vấn vẫn không tìm ra được một giải pháp hứa hẹn nào cả và trong cuộc hẹn ngày 4-12 với Tổng thống, họ chỉ lặp lại các lời khuyên cũ nhưng bây giờ buộc chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một chỉ bao hàm tiếp tục các hoạt động hiện tại trả đũa kiểu ăn miếng trả miếng đối vớt Bắc Việt khi họ tấn công vào các lực lượng Hoa Kỳ tại miền Nam và những nỗ lực gia tăng cải tổ và củng cố chính quyền Nam Việt Nam. Chỉ khi nào việc này được hoàn thành hoặc trên chiều hướng tiến triển tốt thì mới tiến hành giai đoạn hai, một chiến dịch gia tăng dần dần các cuộc oanh tạc Bắc Việt để làm cho họ bỏ ý định yểm trợ cho chiến tranh tại miền Nam.

Đây không phải là những ý kiến mới được đề xuất và cũng không thấy có viễn ảnh kết quả nhanh chóng. Tổng thống lại nhấn mạnh vì nhu cầu củng cố chính quyền Sài Gòn trước khi mở màn bất cứ hành động quân sự nào đánh Bắc Việt Nam. Ông chuẩn y giai đoạn hai và tán thành giai đoạn hai tối thiểu trên nguyên tắc. Tuy thế cũng thấy rõ ràng cho đến đấy Tổng thống cũng chưa có gì là gắn bó trong việc mở rộng chiến tranh qua những hoạt động quân sự chống Bắc Việt trong tương lai (6).

Trong cuộc duyệt lại chính sách này, người ta cũng có xét qua giải pháp Hoa Kỳ thôi không ủng hộ chính quyền Sài Gòn bất lực hiển nhiên trong việc tự củng cố lực lượng và tổ chức một chính quyền ổn định để tự bảo vệ. Tuy nhiên các đại diện Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã mạnh mẽ bác bỏ giải pháp này và lời phản kháng của họ đã có kết quả trong việc đặt nhẹ vấn đề này cho nên vấn đề này không được trình lên Tổng thống.

Tuy thế Johnson đã nghĩ đến giải pháp này và trong cuộc duyệt lại chính sách trong tháng 9, ông cũng đã hỏi các cố vấn xem phải chăng đã có vị nào nghi ngờ về việc "Việt Nam còn xứng cho ta cố gắng như thế”. Mọi người đều nhất trí rằng mất Nam Việt Nam thì tất cả Đông Nam Á sẽ mất theo (7) và Đại sứ Taylor nhìn nhận rằng trong tâm trí ông chưa bao giờ thoáng qua ý nghĩ đề nghị triệt thoái bằng cách có phần khôn khéo trút hết trách nhiệm cho Quốc hội trong việc Hoa Kỳ tham dự tại Việt Nam: “Quốc hội đã chẳng tuyên bố với vỏn vẹn hai phiếu chống rằng: "Hoa Kỳ coi việc duy trì hòa bình và an nình quốc tế tại Đông Nam Á rất thiết yếu cho quyền lợi quốc gia của họ và cho hòa bình thế giới?", một khi tính chất thiết yếu của nhiệm vụ chúng ta đã được xác nhận đầy uy tín như thế không một quan chức cấp cao nào đó có thể đang tâm nuôi dưỡng ý nghĩ rút lui".

Mặc dù hồi năm 1964 các Cố vấn của Tổng thống đã đi đến chỗ nhất trí rằng sẽ phải cần đến việc gia tăng áp lực quân đội đối với Bắc Việt Nam; sự nhất trí này cũng chưa phản ảnh được một chiến lược được xác định chính xác trên phương diện đường hướng sẽ được dùng sau đó cho hoạt động quân sự tại Việt Nam hoặc giả một mong ước của chung mọi người về kết quả mà việc gây sức ép sẽ đem lại.

Nói chung các nhà lãnh đạo quân sự tán thành biện pháp mạnh: dùng đến vũ lực một cách sôi động và hùng hậu vì chỉ còn cách ấy mới có thể gây sức ép đáng kể đối với Bắc Việt Nam. Như đã được đề cập biện pháp quân sự này sẽ ngăn chặn các đường xâm nhập vào Nam, phá hủy toàn bộ khả năng của miền Bắc trong việc cung cấp viện trợ cho quân nổi dậy trong ấy, bẻ gãy ý chí của Bắc Việt Nam trong việc tiếp tục viện trợ cho quân du kích Việt Cộng, khuyến khích chính quyền và dân chúng Nam Việt Nam và cuối cùng trừng phạt chính quyền Bắc Việt Nam về các hoạt động của họ tại miền Nam.

Các quan chức Bộ Ngoại giao và các quan chức quân sự Bộ Quốc phòng chủ trương một đường lối giải quyết từ từ và thận trọng hơn “với qui mô và cường độ tăng dần" trong đó triển vọng dùng áp lực mạnh hơn chắc tối thiểu cũng không kém phần quan trọng so với sự thiệt hại thật sự gây ra.

Như đã được dự kiến. Bộ Ngoại giao cũng lo nghĩ về các hệ quả của chính trị quốc tế do các biện pháp vũ lực này gây ra. Các quan điểm này hình dung việc gia tăng sức ép quân sự đối với Bắc Việt Nam như là cơ hội tạo cho Hoa Kỳ có thêm nhiều điểm thuận lợi trong việc thương thuyết sắp đến và như là biểu hiện làm cho Bắc Việt, cho các nước cộng sản khác và cho các đồng minh của chúng ta thấy rõ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc cam kết chiến đấu chống lại các cuộc tấn công do bên ngoài hỗ trợ.

Chính cái "biểu hiện" này của quyết tâm của Hoa Kỳ đi cùng với bất cứ thiệt hại nào có thể thực sự gây ra cho Bắc Việt Nam là điểm đã được các nhà lãnh đạo dân sự nhấn mạnh.

Dù sao cũng không thiếu gì lý do để tấn cộng Bắc Việt Nam một khi việc Hoa Kỳ cam kết gắn bó với Nam Việt Nam đã được xác định. Rốt cuộc quyết định sử dụng vũ lực đối với miền Bắc sở dĩ mà có được hoàn toàn chẳng phải là có một lý lẽ thúc bách nào đã được đưa ra đòi hỏi việc ấy mà cũng chính vì chẳng có ý kiến nào khác được đề nghị. Mục tiêu chính là làm sao Bắc Việt Nam thôi không yểm trợ và chỉ đạo việc nổi dậy tại miền Nam nữa nhưng chưa thấy ai đồng ý về triển vọng của một kết quả như vậy hay về một chiến lược để đạt được kết quả ấy.

Và sự ngần ngại của Tổng thống trong việc chấp thuận các hành động này là vì đã dựa trên một sự tin tưởng rằng chính quyền Nam Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn và nhờ đó sẽ khỏi phải cần Hoa Kỳ gia tăng quân tham chiến và hoạt động quân sự.

Nhưng sự cải tiến để ổn định chính trị của chính quyền Sài Gòn không thành hình được. Cuộc tranh chấp quyền lực chính trị tại Sài Gòn đã gây trở ngại cho các cuộc hành quân vì lẽ rất nhiều đơn vị mạnh của quân đội Nam Việt Nam đã bị lưu giữ tại trung tâm Sài Gòn hay gần đó để đề phòng đảo chính.

Một sự thất bại rất nồi bật đã xảy ra trong thời kỳ 26-12-1964 và 2-1-1965 khi Việt Cộng hầu như tiêu diệt hai tiểu đoàn Nam Việt Nam tại Bình Giã. Đây là lần đầu tiên lực lượng địch dám quyết định lưu lại chiến trường và đương đầu với các lực lượng chính quyền trong những trận đánh kéo dài.

Lúc mới bước sang năm mới, chính quyền đã chìm đắm trong nỗi chán chường và lo âu nặng nề về nguy cơ sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Nam Việt Nam. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn tại Washington về các phương thức và phương tiện phát sinh ra được các biện pháp quân sự càng tích cực hơn, mạnh mẽ hơn chống Bắc Việt Nam - và đáng lưu ý nhất là về tính cách thích đáng và hiệu quả có thể có của các cuộc oanh kích trà đũa miền Bắc trong giai đoạn 2.

Tuy sự phấn khởi mong muốn các hoạt động này đang trên đà gia tăng nhưng vẫn còn rất hạn chế. Giới tình báo vẫn tỏ ra ít tin tưởng rằng các áp lực quân sự này sẽ có khá ảnh hưởng vào các đường lối hoặc các hành động của Hà Nội.

Thời gian xây dựng kế hoạch đầy do dự, những cuộc nghiên cứu và tranh cãi khắc khoải kéo dài hàng tháng đã đột ngột lên tiếng đến tột đỉnh hồi hộp lúc 2 giờ sáng ngày 7-1-1965 khi Việt cộng tiến hành nhiều cuộc tiến công đồng bộ và cực kỳ tai hại vào doanh trại các cố vấn Mỹ và một căn cứ trực thăng Hoa Kỳ gần Pleiku ở Nam Việt Nam. Các lính Mỹ đã tử trận trong hai cuộc tấn công và các thiệt hại về vật chất được kể như rất quan trọng.

Đây là một cuộc tấn công hùng mạnh nhất của cộng sản từ trước tới nay đánh vào các cơ sở quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam và cuộc tấn công đã xảy ra ngay vào lúc mới khởi đầu việc thủ tướng Liên Xô Kôsơghin đến thăm Hà Nội, một cuộc viếng thăm làm cho chính quyền cảm thấy Liên Xô sắp gia tăng viện trợ cho Hà Nội như đã dự kiến.

Cố vấn Tổng thống Ms. George Bundy lúc ấy đang có mặt tại Việt Nam. Từ bộ chỉ huy của Đại tướng Westmoreland ở Sài Gòn điện thoại về. Ông khuyến cáo thông qua Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng lúc ấy trả lời điện thoại trong phòng trực ban vùng ngoài các cuộc oanh kích trả đũa ngay tức khắc chống miền Bắc. Hoa Kỳ cần phải phát động giai đoạn của biện pháp quân sự đã dự định trước đây để chống Bắc Việt Nam.

Lần này Tổng thống cũng tỏ ra dứt khoát tương tự như đã từng biểu lộ 6 tháng trước đây trong vụ rắc rối Vịnh Bắc Bộ. Việc trả đũa Bắc Việt Nam đã được quyết định trong phiên họp 75 phút tại phòng họp nội các tối ngày 6-2 (giờ Washington) với sự hiện diện của lãnh tụ khối đa số thượng viện Ni ke Mansfield và Chủ tịch Hạ viện John Mac Cormick. Vị đại diện cao cấp nhất lúc ấy của Bộ Ngoại giao đã trình cho Tổng thống thấy rằng mọi người đều nhất trí rằng phải có biện pháp đối phó (9).

Các cuộc oanh kích trả đũa được máy bay của hải quân Hoa Kỳ tiến hành ngay 14 giờ đồng hồ tiếp theo sau đó đánh vào các doanh trại và các khu vực tập trung quân Bắc Việt ở Đồng Hới ngay phía Bắc khu phi quân sự. Hành động quan trọng này được hình dung lừ lâu trong các bản dự thảo của các nhà kế hoạch đã xúc tiến một loạt các sự cố chuyển biến nhanh chóng, đã thay đổi hẳn bản chất của chiến tranh Việt Nam và vai trò của Hoa Kỳ trong ấy.

Đồng thời nó cũng biến thành một hành động mở màn cho cái mà chẳng mấy chốc đã biến thành một giai đoạn hoàn toàn khác lạ của chiến tranh, đó là nỗ lực oanh tạc trường kỳ của Hoa Kỳ chống Bắc Việt Nam, như đại sứ Taylor đã trình bày “những điều kiềm tỏa từng hạn chế việc sử dụng ưu thế không quân của chúng ta đánh vào đất nước địch đã được giải tỏa và một giai đoạn mới trong chiến tranh đã mở màn" (10).

Các biến chuyển bắt đầu tiếp diễn nhanh chóng hơn tại Washington. Sau khi từ Việt Nam về ngày 8-2, ông Mc George Bundy đã đệ trình Tổng thống các kết luận mà nhóm ông đã đạt được liên quan đến tình hình Nam Việt Nam.

Bản phúc trình ấy viết: "Tình hình tại Việt Nam đang suy sụp và nếu Hoa Kỳ không có hoạt động thì chắc không thể tránh khỏi việc bại trận - có lẽ không phải trong vòng vài tuần lễ hay ngay cả vài tháng mà trong vòng năm sau hay đại khái như vậy! (11).

Bundy không thấy có cách gì "trút gánh nặng cho người Việt Nam" hoặc "thương lượng cho chúng ta rút ra khỏi Việt Nam", từ đó ông cho thấy rằng việc khai triển và thực thi một chính sách trường kỳ trả đũa Bắc Việt Nam là đường lối hành động đầy hứa hẹn nhất mà Hoa Kỳ có thể dùng được.

Ông nói tiếp: "Đây là quan điểm chung của tất cả mọi người từng đi chung với tôi từ Washington và tôi nghĩ rằng cũng là của mọi thành viên của toán Country (12) (Quê nhà).

Trong số những Cố vấn Tổng thống tại Washington chỉ có Phó Tổng thống Humphrey biểu lộ quan tâm về việc thực hiện điều khuyên chính đề cập trong phúc trình Bundy là việc oanh tạc trường kỳ trả đũa Bắc Việt Nam. Sự chống đối của Humphrey chính yếu căn cứ trên điều kiện chính trị nội bộ và ông đã dùng một biện pháp bất thường là nói rõ ý nghĩ của ông trong một bị vong lục trình Tổng thống (13).

Mặc dù các cố vấn của Tổng thống hầu như nhất trí tán thành việc trả đũa nhưng vẫn có bất đồng ý kiến về nhịp độ và qui mô. Runây và Đại sứ Taylor quan niệm theo một kế hoạch mềm dẻo, trong đó các hành động sắp xếp theo một lớp lang có chừng mực để đối phó tương xứng theo mức độ bạo lực và khủng bố của Việt Cộng tại miền Nam, áp lực quân sự chống miền Bắc có thể sẽ được giảm bớt nếu sự khủng bố của Việt cộng có thể thấy giảm bớt tại miền Nam. Mục đích không phải là thắng lợi trong trận chiến tranh bằng không lực chống Hà Nội mà là để ảnh hưởng vào đường hướng của cuộc chiến đấu tại miền Nam.

Mặt khác, giới quân sự nhấn mạnh rằng chương trình phải là một chương trình rất mạnh mẽ, một chương trình “áp lực gia tăng từng cấp" hơn là một “trả đũa theo từng mức độ" nói lên được xu hướng vững chắc và liên tục muốn đi đến chỗ thuyết phục Hà Nội cho họ thấy "sự hao tốn quá lớn... về các chương trình lật đổ, nổi dậy và xâm lược tại Đông Nam Á", nhu cầu viện cớ trả đũa cho các cuộc oanh kích sẽ giảm dần đi theo đà gia tăng của cường độ các cuộc oanh kích (14).

Nhờ địch mà Tổng thống lại có phần dễ dàng hơn trong việc quyết định. Trong một việc được một số người xem như là một hành động thách thức có tính toán, Việt Cộng lạt tiến hành một cuộc đột kích quan trọng khác đánh vào doanh trại binh sĩ Hoa Kỳ tại Qui Nhơn, Nam Việt Nam ngày 10-2-1965, gây cho Hoa Kỳ một tổn thất nhân mạng nặng nề nhất từ trước đến đây (23 quân nhân Mỹ chết).

Nội trong 24 giờ đồng hồ, quân Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đã tiến hành một cuộc tập kích trả đũa lớn nhất chưa từng có (15). Ý nghĩ của Tổng thống trong lúc này đã được bộc lộ trong bản tin họp báo của Nhà Trắng ngày 11-2. Việc loan báo ném bom trả đũa lần này rất đáng để ý là các cuộc oanh tạc không còn được kể như là một việc trả đũa về vụ mới xảy ra, nhưng như là phản ứng thông thường hơn về một loạt dài "các hành động xâm lăng liên tục" đã từng xảy ra từ ngày 8-2 và đã từng được coi như những tiết mục bình thường của chiến tranh tại miền Nam (16).

Sự thay đổi này trong ngôn từ, từ "trả đũa" biến thành "phản ứng đối với việc xâm lăng liên tục". Rõ ràng là có dụng ý và đã phản ánh được quyết định tuy không công bố nhưng có ý muốn nới rộng khái niệm trả đũa đúng theo lời yêu cầu của các cố vấn và thực hiện việc ấy dần dần và càng êm thấm càng tốt.

Cho nên mặc dù cuộc oanh tạc ngày 11-2 mở màn cho chương trình ném bom kéo dài và liên tục mà bây giờ là lúc phát động, cuộc tấn công của Việt Cộng đã tạo điều kiện cho việc thay đổi đường lối này được tiến hành ít gây xúc động như thể đấy là một chuỗi dài hợp lý các biện pháp không thể tránh được để đáp ứng các thách thức của đối phương. 

Ngày 13-2 Tổng thống Johnson chính thức chấp thuận một chương trình hành động cho Hoa Kỳ tại Việt Nam trong đó bao gồm các hoạt động "chừng mực và hạn chế” của không quân đánh phá các mục tiêu quân sự đã được lựa chọn tại Bắc Việt Nam. Chi tiết những cuộc oanh kích này mà Hoa Kỳ sẽ phải tiến hành chung với không quân Nam Việt Nam rất là sơ sài, cho thấy rằng Tổng thống vẫn muốn duy trì được thế linh động tối đa trên khía cạnh qui mô và tính chất của hoạt động này (17).

Mặc dù cuộc oanh kích của kế hoạch mới mang danh hiệu Rolling Thunder (Sấm Rền) đã được dự định vào ngày 30-5-1965, nhưng những vụ xáo trộn chính trị tại Nam Việt Nam đã gây trở ngại trong thủ tục đồng ý của chính phủ Nam Việt Nam và các cuộc oanh kích đành phải được hoãn hoài.

Tuy thế tình trạng xáo trộn chính trị lại Nam Việt Nam chưa phải là lý do độc nhất trong việc làm đình hoãn việc ném bom. Liên Xô dùng ngoại giao đưa ra đề nghị triệu tập lại hội đồng chủ tịch trong tinh thần Hiệp định Genève về Việt Nam để nghiên cứu giải quyết tình hình khủng hoảng hiện hành tại Việt Nam đã làm cho Washington hoãn lại các vụ ném bom để tránh gây khó khăn cho nỗ lực này.

Sáng kiến này rốt cuộc cũng vô bổ, chính quyền Nam Việt Nam đã có phần được ổn định và các cuộc ném bom đầu tiên của chiến dịch "Sấm Rền" đã được tiến hành đánh vào Bắc Việt Nam ngày 2-3-1965 (18). Cuộc oanh tạc kế tiếp xảy ra 11 ngày sau đó và chương trình này đã biến thành một loạt các cuộc tấn công bằng không quân có chừng mực và cách khoảng. Đánh vào miền Bắc thực hiện mỗi tuần một lần.

Phương thức được áp dụng nhằm để cho Tổng thống dễ dàng trong việc lựa chọn muốn xúc tiến gia tăng nhịp độ hay không tùy theo phản ứng của Bắc Việt Nam. Việc mơn trớn ngừng ném bom cũng có vẻ quan trọng không kém gì đòn tiếp diễn ném bom.

Tổng thống hình như vẫn nghĩ rằng việc oanh tạc toàn diện chắc sẽ đem lại nhiều nguy cơ làm lan rộng chiến tranh hơn, sẽ tỏ cho Hà Nội cùng với cả thế giới thấy những triệu chứng chiến tranh vượt hẳn ra ngoài các mục tiêu và ý đồ có giới hạn của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, có thể đem lại những hậu quả chính trị tai hại không thể chấp nhận được trong nội bộ, có thể cản trở triển vọng thực hiện các mục tiêu của Hoa Kỳ tương đối khỏi dùng đến nhiều vũ lực và sẽ không chắc gì làm Bắc Việt Nam giảm bớt ủng hộ cuộc nổi dậy tại miền Nam.

Tuy nhiên hầu như ngay tức thì sau khi phát động các cuộc oanh kích Sấm Rền, trong nội bộ chính quyền đã bắt đầu có nhiều cố gắng để làm cho chương trình này thêm phần mạnh bạo và liên tục hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara đã tỏ ra chưa vừa lòng với những thiệt hại quân sự do các cuộc oanh tạc gây ra và Đại sứ Taylor đã biểu lộ sự bất bình về cái mà ông xem như cách thức quá dè dặt không cần biết trong việc tiến hành các cuộc oanh lạc về khoảng cách quá xa giữa các cuộc oanh tạc và hiệu quả mập mờ lấp lửng. Ông khuyến cáo nên gia tăng cường độ và nhịp độ các cuộc oanh tạc ấy (19).

Tham mưu trưởng lục quân, Đại tướng Harold K.Johnson sau khi đi theo một chuyến công tác của Tổng thống nghiên cứu có thể làm gì để cải thiện tình hình tại Nam Việt Nam trở về ngày 14-3 cũng đã khuyên nên gia tăng qui mô và nhịp độ các cuộc oanh tạc và bãi bỏ các điều tự gò bó làm giảm hiệu lực việc oanh tạc. Theo lời báo cáo của Tướng Johnson: "Nhịp dộ các cuộc oanh kích trừng phạt không đủ để làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấy rõ ý nghĩa các mục đích của Hoa Kỳ.

Tổng thống đã chấp thuận phần lớn kế hoạch của tướng Johnson và đến ngày 15-3-1965, chiến dịch Sấm Rền chống miền Bắc đã từ một công việc rời rạc ngập ngừng chuyển biến thành một nỗ lực điều hòa liên tục có ý nghĩa về quân sự (20).

Tuy thế Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng vẫn tiếp tục nắm vững công cuộc oanh tạc trong tầm tay một cách rất kỹ lưỡng. Chỉ tiến hành các cuộc oanh kích với các máy bay chiến đấu ném bom, bay thấp, áp dụng được các kỹ thuật ném bom chính xác. Việc lựa chọn mục tiêu đều do Washington quyết định cuối cùng và các nơi đông dân cư đều được tránh né kỹ lưỡng.

Bộ trưởng Quốc phòng đã qui định mức tối đa các phi vụ, ấn định các khu vực hoạt động của các phi vụ ấy và xác định các loại mục tiêu cần phải đánh phá.

Việc sử dụng các máy bay B-52 ném bom tại miền bắc cũng được đề cập nhưng không được chấp thuận. Các chương trình ném bom dài hạn có triển vọng làm cho hoạt động tại chiến trường đỡ bị gò bó hơn cũng không được chấp thuận.

Các đề nghị ném bom của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đệ trình cũng chỉ được chấp thuận theo từng nhóm mục tiêu còn phải được thông qua một loạt hệ thống chuẩn y tại Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng, trong hệ thống này thường có cả Tổng thống và hai vị bộ trưởng.

Kế hoạch Sấm Rền đã được nới rộng về cường độ, phạm vi khu vực hoạt động và cách lựa chọn mục tiêu. Đến giữa năm 1965, số lượng các cuộc oanh tạc đã gia tăng từ số lượng vài vụ mỗi tuần lên đến 10-12 vụ mỗi tuần và số phi xuất đã lên đến số lượng 900 hàng tuần tăng gấp 4 hay 5 lần lúc ban đầu (21)

Trong những ngày cuối tháng 2 và suốt tháng 3, Chính quyền đã tiến hành vừa công khai vừa kín đáo việc biện hộ cho những lý do buộc phải oanh tạc Bắc Việt Nam. Cũng dễ tiên liệu được phản ứng của chính giới và của công chúng đối với các cuộc oanh kích lúc đầu. Đa số báo chí coi việc oanh tạc như là cần thiết và chính đáng, nhưng số đông đã phải lâm vào cảnh lầm lẫn hoặc hoài nghi một cách trầm trọng ngay trong việc không biết đường lối của Hoa Kỳ tại Việt Nam đang muốn gì và đang đi về đâu.

Tổng thống đã giành khá nhiều thì giờ với các nghị sĩ dân biểu quốc hội, thảo luận với họ tại văn phòng nhắc lại rằng ông vẫn tiếp tục chính sách của những vị tiền nhiệm và nhấn mạnh rằng ông đã phải tỏ ra rất tự kiềm chế và nhẫn nại (22).

Nhưng mặc dù đã đem hết tài thuyết phục ra sử dụng, ông vẫn không ngăn được làn sóng đả kích đang lên. Phong trào lên án cuộc ném bom đã lan sang các trường đại học và vào giới danh sĩ dân biểu quốc hội mỗi ngày một mạnh hơn lên. 

Ngoài ra, mặc dù chính quyền vẫn mong ước chiến dịch ném bom Sấm Rền sẽ thuyết phục Hà Nội phải đi đến chỗ thương thuyết để chấm dứt chiến tranh hoặc ủng hộ cuộc nổi dậy ở miền Nam để đánh đổi lấy việc ngừng ném bom nhưng nỗi mong ước cũng không thể thực hiện được.

Sau một tháng ném bom liên tục và đều đặn mà vẫn không thấy phản ứng của miền Bắc, thái độ lạc quan của chính quyền bị phai mờ. Mặc dù hoạt động quân sự địch tại miền Nam có giảm sút. Bắc Việt Nam tỏ vẻ đang tìm cách chống lại chiến dịch ném bom hạn chế và đang chuẩn bị đối phó với cuộc phong tỏa lâu dài trong khi vẫn tiếp tục yểm trợ cho Việt Cộng tại Việt Nam.

Bắc Việt Nam còn tỏ thêm thái độ ương ngạnh không chịu thương thuyết của họ bằng cách bác bỏ các đề nghị giảng hòa đưa ra trong một diễn văn đọc ngày 7-6 tại Trường Đại học John Hopbins và bằng cách không đáp ứng được một cách đầy đủ ý nghĩa cho các lời đề nghị đã được đưa ra trong thời gian ngưng ném bom suốt một tuần lễ từ 12-5 đến 18-5 (23). Cho nên đến khoảng giữa tháng 4-1965 thì đại khái người ta đã phải chịu nhận rằng muốn thu hút được Hà Nội đến bàn hội nghị, thì phải có một dấu hiệu gì chứng tỏ rằng Việt Cộng không thể thắng được tại miền Nam.

Nhưng chính quyền đã thôi không còn đặt nặng vấn đề chiến tranh bằng không quân nữa để chuyển sang các hoạt động của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Khoảng 9 giờ sáng ngày 8-4-1965. một bộ phận cỡ tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đã đổ bộ lên bờ tại Đà Nẵng ở Nam Việt Nam. Một tiểu đoàn khác cũng đổ bộ bằng đường không cuối ngày hôm ấy.

Tuy tại Nam Việt Nam đã có sẵn hơn 80.000 quân nhân Hoa Kỳ hiện diện nhưng đây là lần đầu tiên có nguyên một đơn vị đánh bộ được bố trí nhiệm vụ giao phó cho hai tiểu đoàn bao gồm việc bảo đảm an ninh cho sân bay cùng với các cơ sở và tiện nghi yểm trợ của Hoa Kỳ, chỉ thị đã được nói rõ lực lượng lính thủy đánh bộ sẽ không, xin nhấn mạnh là không, tiến hành các cuộc hành quân thường ngày chống Việt Cộng (24).

Việc đổ bộ và nhiệm vụ giao phó cho các lực lượng này đều do lời đề nghị của đại tướng Westmeroland hôm 22-2-1965, ông đã tỏ ra lo ngại về khả năng của quân đội Nam Việt Nam trong việc bảo vệ căn cứ, từ đó căn cứ này các máy bay Hoa Kỳ xuất phát oanh tạc miền Bắc và tiến hành các phi vụ yểm trợ tại miền Nam.

Mặc dù đại sứ Taylor ủng hộ lời yêu cầu được đưa lính thủy đánh bộ đến Đà Nẵng của Đại tướng Westmeroland nhưng ông cũng đã tỏ ra rất dè dặt nghi ngờ khá nhiều về lợi ích của đường lối này, ông nghĩ rằng các căn cứ khác cũng có nhu cầu không kém gì về an ninh và một khi đã thấy rõ các lực lượng Hoa Kỳ đảm trách được nhiệm vụ này thì tiếp theo đó sẽ có thêm các công việc khác cho các đơn vị đánh bộ này. Mặc dù đã có những điểm dè dặt lưu ý như thế, đến ngày 26-2 đại sứ vẫn được thông báo là đoàn quân lính thủy đánh bộ sắp đến.

Việc các đơn vị đánh bộ của Hoa Kỳ đổ bộ vào Nam Việt Nam biểu hiện một sự biến làm điểm mốc quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ can thiệp tại Việt Nam. Đấy là một quyết định quan trọng hình thành không cần ầm ĩ, chẳng cần bàn cãi, hay trù tính gì nhiều. Trong khi phải mất cả một năm bàn cãi mới đưa ra được quyết định ném bom Bắc Việt Nam thì quyết định này về việc sẽ dùng lính thủy đánh bộ đã được đưa ra mà chẳng cần thảo luận gì nhiều tại các cấp cao nhất của chính quyền.

Đúng như lời Đại sứ Taylor đã dự kiến, việc sứ dụng lính thủy đánh bộ và việc bảo vệ các căn cứ cũng chẳng tồn tại được bao lâu. Lính thủy đánh bộ vừa mới lên bờ chưa xong thì đã có nhiều đề xuất được đưa ra muốn cho lính thủy đánh bộ thực sự tham gia vào cuộc chiến đấu trên bộ.

Đề xuất đầu tiên trong số này xuất phát từ Đại tướng Harold K.Johnson, Tham mưu trưởng lục quân sau khi tham quan tại Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 12-3 trở về. Mục đích của chuyến tham quan này là để xem có thể làm gì hơn nữa trong nội bộ Việt Nam và Tướng Johnson đã đề nghị bố trí thêm nguyên một sư đoàn Hoa Kỳ nữa để bảo vệ các căn cứ. Đến ngày 17-3, Tướng Westmoreland lại xin thêm một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ nữa để bảo vệ Phú Bài, một căn cứ nằm ở phía Bắc Đà Nẵng.

Khi chuyển tiếp yêu cầu của Westmoreland, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cũng khuyên nên bố trí thêm một tiểu đoàn nữa ở Đà Nẵng. Ngoài ra ngày 20-3 Hội đồng tham mưu trưởng liên quân còn đệ trình một kế hoạch yêu cầu trển khai một lực lượng ba sư đoàn, hai của Hoa Kỳ và một của Nam Tiều Tiên (25).

Ngày 1 và 2-8-1965, Tổng thống đã họp với các cố vấn để duyệt lại toàn bộ các loại biện pháp quân sự và không quân sự có thể được tiến hành tại cả Nam lẫn Bắc Việt Nam. Nhưng trọng tâm các cuộc thảo luận rõ ràng đã chú trọng vào các hoạt động tại Nam Việt Nam và mối quan tâm chính của các nhà vạch ra chính sách là triển vọng triển khai thêm các lực ượng trên bộ của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam và nhiệm v sẽ được giao phó cho các lực lượng này.

Tuy đồng ý với vệc đưa thêm lính thủy đánh bộ vào Việt Nam nhưng Đài sứ' Taylor vẫn chống đốiviệc đưa thêm một sư đoàn Hoa Kỳ mà không tìm hiểu thêm về triển vọng,hiệu quả của đơn vị cấp ấy với những nhiệm vụ sẽ được giao phó. Theo lời Tổng thống Johnson,có nhiều vị cố vấn, mà Tông thống không cho biết tên, không tán thành cho thêm quân khá nhiều vào cuộc chiến tranh trên bộ (26).

Các quyết định của Tổng thống đã được công bố trong bị vong lục Hội đồng an ninh quốc gia 32 (NSAN 388) ngày 6-4-165, chuẩn y việc triển khai thêm hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một ở Đà Nẵng, một ở Phú Bài và việc tăng thêm 18.000 - 20.000 quân cho các lực lượng hậu cần và yểm trợ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đáng lưu ý hơn có lẽ là vụ NSAN 388 chấp nhận một sự thay đổi trong nhiệm vụ của lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ, tuy sẽ dùng một lời lẽ hết sức thận trọng: “Tổng thống chuẩn y một sự thay đổi trong nhiệm vụ của tất cả các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ triển khai tại Việt Nam để tiện cho việc đã sử dụng tích cực hơn trong những điều kiện sẽ được bộ trưởng quốc phòng xác định và chấp nhận sau khi đã hội ý với Bộ trưởng Ngoại giao" (27).

Quyết định tuy không xác định rõ rệt nhiệm vụ sắp tới cũng vẫn là một quyết định then chốt Nó đã nói lên việc Tổng thống chấp nhận khái niệm binh lính Hoa Kỳ sẽ phải đương đáu trên đất liền với một địch thủ châu á. Muốn cho chắc chắn, lời lẽ trong ấy còn cho thấy mong muốn tiến hành từ từ và thận trọng. Cái mà người ta không thấy' đề cập đến trong NSAN 388 là việc nói về khát niệm một chiến lược đồng nhất hợp lý về việc sử dụng các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ. Đại sứ Taylor cùng với một số khác đã đưa ra thắc mác liệu các bính lính phương Tây có chiến đau được một cách có hiệu quả tại Việt Nam không ? Tổng thống hình như đã đồng ý ràng trước khi đề ra một chiến lược trong việc sứ dụng các lực lượng này thí cũng cần thí nghiệm xem chúng có hiệu quả như thế nào trong môi trường mới ấy.

Nhưng lại có chuyện phải cố gắng làm sao quần chúng Hoa Kỳ càng ít nhận thấy sự thay đổi càng tốt. Bản bị vong lục mang chữ ký của Mc George Bundy, cho biết Tổng thống mong muốn tránh việc làm cho quần chúng lưu ý quá sớm về các quyết định này và rằng: "ngay cả các biện pháp cũng nên được tiến hành càng sớm chừng nào càng tốt chừng nấy, song phải làm sao cố gắng tối đa cho thấy ít có sự thay đổi đột ngột trong đường lối... Ý của Tổng thống muốn các vụ chuyển quân và thay đổi này phải làm sao hình thành từng bước một và hoàn toàn phù hợp với chính sách hiện hành".

Vì thế việc thay đổi trong nhiệm vụ, một bước tiến quan trọng đi đến chỗ làm cho các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ phải tham gia chiến đấu tại Nam Việt Nam, đã được giữ kín không để cho dân chúng Hoa Kỳ biết, tin này đã lọt ra ngoài hầu như một cách bất ngờ hai tháng sau đó trong bản tin họp báo của Bộ Ngoại giao, ngày 8-6 với nội dung nói rằng: "Các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ được dùng vào việc chiến đấu chung với các lực lượng của Việt Nam khi nào xét thấy cần đến".

Các bài xã luận trong báo chí ngày hôm sau đã vạch rõ ý nghĩa trong lời công bố có vẻ như vô thưởng vô phạt: "Nhân dân Hoa Kỳ đã được một quan chức không quan trọng thuộc Bộ Ngoại giao thông báo hôm qua rằng trên thực tế họ đang ở trong tình trạng chiến tranh trên bộ tại lục địa châu Á. Cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích của chính quyền về hành động đã thay đổi hoàn toàn tính chất của việc Hoa Kỳ can thiệp tại Việt Nam... (nước nhà) đã phải dính líu vào một cuộc chiến tranh trên bộ do Tổng thống đơn phương quyết định trong khi chưa hẳn đã là một trường hợp khẩn cấp không kịp cho Quốc hội thảo luận" (28).

Nhưng, cũng trong ngày ấy, Nhà Trắng ôn tồn phủ nhận việc đã có một quyết định như vậy. George E.Roedy, Tùy viên báo chí của Tổng thống. đã đọc lời tuyên bố sau đây trong một cuộc họp báo: "Không có gì thay đổi trong nhiệm vụ của các đơn vị tác chiến trên bộ của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong những ngày hay những tuần lễ mới đây. Tổng thống không có ban hành bất cứ một chỉ thị nào cả trên phương diện này cho đại tướng ... mới đây hoặc trong bất cứ một thời gian nào khác (29)

Các quyết định ngày 16-4-1965 của Tổng thống cũng không làm giảm bớt áp lực đòi tăng cường lực lượng của Hoa Kỳ. Từ ngày 30-4 trở đi, Đại sứ Taylor đã nhận tới tấp những thư tín chỉ thị của Washington biểu lộ sự nóng lòng xúc tiến việc đưa vào miền Nam một số lực lượng tác chiến trên bộ vượt xa số lượng đã được chấp thuận trong khi...đại sứ Taylor đã tỏ ra cho Washington thấy được sự bực bội của ông đối với các áp lực đang lên này. Ông đã buộc phải đình việc triển khai lữ đoàn 173 không vận từ Okinawa sang đến Việt Nam, một việc đã được quyết định mà không hỏi ý kiến ông.

Liên lạc giữa Washington và Sài Gòn càng thêm căng thẳng và sự bực bội của Đại sứ Taylor đã biến thành bất bình và phản đối công khai ngày 15-4, khi ông tiếp nhận một chỉ thị khác mà theo như người ta được biết đã được chức quyền tối cao duyệt y, trong đó, cùng với nhiều chuyện khác nữa, có những đề nghị sau đây: 

1. Thí nghiệm việc lồng quân nhân Hoa Kỳ trong hệ thống cán bộ của Olvnor hoặc bằng cách bổ nhiệm 50 quân nhân Hoa Kỳ vào mỗi tiểu đoàn trong số 10 tiểu đoàn QĐVNCH hoặc bằng cách "kết hợp" các tiểu đoàn QĐVNCH chung với các tiểu đoàn Hoa Kỳ thành các đại đơn vị để tác chiến.

2. Đưa thêm một lực lượng cỡ lữ đoàn vào vùng Biên Hòa, Vũng Tàu để đảm trách an ninh cơ sở rồi sau đó sẽ nới rộng ra đảm nhiệm công tác chống nổi dậy...

3. Đưa thêm nhiều tiểu đoàn vào các căn cứ lõm vùng duyên hải.

Đứng trước cảnh Washington thay đổi ý muốn quá nhanh chóng, Đại sứ Taylor nói rằng ông cần được chính phủ cho thấy rõ ràng hơn về các ý định và mục đích để rồi ông mới có thể trình bày trường hợp của những vụ triển khai này cho chính phủ Nam Việt Nam. Trong điện văn gửi về Washington ông có nêu: “trước khi tôi có thể trình bày sự việc của chúng ta với chính phủ VNCH, tôi cần phải biết rõ sự việc ấy như thế nào và tại sao. Chắc sẽ không dễ ép được người ta đồng ý cho việc đưa quân nước ngoài vào một cách đại qui mô trừ khi đã thấy rõ ràng là có nhu cầu và không có gì úp mở” (30).

Nhằm san bằng các vấn đề trục trặc và lặp lại một phần nào đó trong việc thống nhất ý chí một cuộc hội nghị đã được vội và triệu tập tại Honolulu qui tụ phần đông những nhân vật then chốt có trách nhiệm về chính sách tại Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Đại tướng Wheeler, Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara, đại tướng Westemoreland, Đô đốc Sharp, Đại sứ Taylor và các Trợ lý bộ trưởng William Band và John Mc Naughton.

Hội nghị này đã thuyết phục được Đại sứ Taylor thôi không chống đối việc gia tăng các lực lượng Hoa Ky và đã làm cho việc gia tăng lên tổng số 13 tiểu đoàn và 82.000 quân được mọi người đồng ý. Hội nghị Honolulu mở màn cho việc tương đối giảm bớt sức ép bằng không quân đối với Bắc Việt Nam để chuyển về hoạt động mạnh mẽ hơn tại miền Nam.

Các cố vấn tổng thống đã nhất trí rằng từ nay trở đi, ưu tiên dùng các phương tiện không quân cho các mục tiêu tại Nam Việt Nam. Bây giờ đã đến lúc người ta nói rằng bí quyết thành công không phải là chỗ gây áp lực quá mức chịu đựng cho đối phương mà chính là làm trở ngại cho chiến lược của họ, bẻ gãy ý chí của VNDCCH bằng cách không để cho họ chiến thắng" (31).

Các khuyến cáo của hội nghị Honolulu trên thực tế đã đề ra một chiến lược vùng lõm - nghĩa là sẽ tập trung các hoạt động tại các vùng duyên hải nhằm bảo vệ dân chúng và triệt đường không địch sử dụng tài nguyên các khu vực chiến lược này. Lúc đầu do Đại tướng Harold K.Johnson đề xướng hồi tháng 6 nhưng về sau đã được Đại sứ Taylor kiên trì chủ trương trong suốt thời kỳ này. Taylor thấy chiến lược này có nhiều điểm lợi.

Cái vai trò từng được đề xướng cho các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ là việc chiếm cứ và phòng thủ của các khu vực lõm dọc bờ biển như là Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang. Bố trí như vậy sẽ lợi thế, lực lượng của chúng ta được bố trí tại những khu vực rất tiện việc đi lại, đòi hỏi rất ít vấn đề hậu cần trên phương diện tu bổ và bảo dưỡng. Sự có mặt của các lực lượng Hoa Kỳ sẽ giúp vào việc phòng vệ các khu vực quan trọng then chốt này và làm cho một số lực lượng của VNCH rảnh tay để sử dụng ở nơi khác. Các đơn vị sẽ không được sử dụng trong các cuộc hành quân chống nổi dậy trừ trường hợp phải tự bảo vệ vị ta, nhờ đó sẽ ít bị tổn thất hơn.

Do đó chiến lược vùng lõm, đã hình dung được việc triệt đường chiến thắng của địch thì họ dù có thắng lợi đến đâu đi nữa trên phần lãnh thổ cũng sê không thể nào chiếm lĩnh được các khu vực quan trọng quyết định vì đã có lực lượng Hoa Kỳ đóng giữ. Đồng thời lực lượng Hoa Kỳ, không cần nhiều về số lượng, sẽ được vận chuyển và tiếp tế một cách dễ dàng bằng đường biển, tuyệt đối dưới quyền kiểm soát của hải quân Hoa Kỳ, và cũng sẽ được rút đi một cách dễ dàng hơn. Nếu vạn nhất tình hình đòi hỏi vượt ra ngoài các vùng lõm, quân sĩ VNCH sẽ được dự kiến tiếp tục tiến hành chiến tranh chống lại các quân chủ lực địch.

Song, cũng như Đại sứ Taylor đã từng nêu lên chiến lược vùng lõm là một nhiệm vụ phòng thủ không vinh quang, thiếu hấp dẫn, đối với họ, lực lượng Hoa Kỳ và không gây uy tín đối với người Việt Nam (32). Theo quan niệm các nhà cầm quân thì đây là một chiến lược tiêu cực, nhường thế chủ động và chỉ nhằm gây thiệt hại chứ không đánh được địch.

Tuy việc bảo đảm an ninh không còn đơn độc là nhiệm vụ qui định của các đơn vị Hoa Kỳ nhưng vẫn là nhiệm vụ chính và họ đã củng cố cùng mở mang các vùng căn cứ của họ tại duyên hải. Khu vực tuần tiễu đã được nới rộng và việc phòng thủ chủ động đã được tiến hành, mặc dù có nhiều vấn đề gai góc trong phạm vi kiểm soát và phối hợp giữa các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam không giải quyết được đã gây trở ngại cho việc hành quân tiến công yểm trợ cho quân đội Việt Nam trong một vài tháng.

Tình trạng chiến sự tương đối lắng dịu tại miền Nam đến tháng 5 thì chấm dứt. Trong những ngày cuối tháng 5, quân đội Nam Việt Nam đã bị tổn thất nặng nề trong một loạt trận đánh tại Ba Gia gần thị xã Quảng Ngãi. Đầu tháng 6, hai trung đoàn Việt Cộng lại đánh bại quân Nam Việt Nam tại Đồng Xoài gây nhiều thương vong (33).

Mặc dù trong cả hai trường hợp đều có quân đội Hoa Kỳ ở gần đấy, họ cũng không được giao phó nhiệm vụ ngăn cản sự thất trận của quân đội Nam Việt Nam.

Ngày 7-6-1965, một thời gian rất ngắn sau trận Ba Gia, Đại tướng Westmoreland đã chuyển đến vị Tổng tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (CINCRAC) một bản duyệt lại qui mô nhu cầu lực lượng... chiếu theo tình hình đang biến chuyển tại Đông Nam Á và trong nội bộ CHVN, nói về quân đội Nam Việt Nam như là gần tan rã với số lượng đào ngũ lên cao bất thường và sức chịu đựng hỏa lực đáng hoài nghi.

Westmoreland nhận thấy chúng ta không còn cách gì hơn là gia tăng nỗ lực của chúng ta tại Nam Việt Nam bằng cách đem thêm quân của Hoa Kỳ và quân của nước thứ ba càng được nhanh chừng nào tốt chừng ấy trong những tuần lễ nguy ngập sắp đến. Ông còn nói thêm ngoài ra cũng nên chuẩn bị để sẵn sàng triển khai thêm những lực lượng mạnh hơn nếu cần để đạt được các mục tiêu của chúng ta hay để chống lại thế chủ động của đối phương.

Tuy thế các lực lượng này sẽ không dính líu vào chiến lược an ninh hoặc chiến lược vùng lõm theo như quan niệm của Đại tướng Westmoreland: "Tôi tin chắc rằng, với sức sống động khả năng cơ động và hỏa lực của họ, quân đội Hoa Kỳ có thể thành công trong việc buộc Việt Cộng phải chấp nhận chiến đấu, mục đích cơ bản của các việc triển khai thêm quân là để tạo cho ta một khả năng tấn công quan trọng và nhiều kết quả tại chiến trường" (34). Trong điện văn này Westmoreland yêu cầu được tăng cường tổng số lên đến 35 tiểu đoàn cơ động và thêm 9 tiểu đoàn nữa sẵn sàng chờ triển khai sẵn nếu cần.

Trong những chuyến liên lạc sau đó, vị Tư lệnh Hoa Kỳ đã trình bày rõ quan niệm của ông về cách sử dụng các lực lượng này, gạt bỏ các vết tích cuối cùng của chiến lược vùng lõm. Westmoreland đưa ra các kế hoạch của ông để lấy thế công và đánh bại địch. Ông hình dung chiến tranh diễn tiến thành ba giai đoạn rõ rệt như sau :

Giai đoạn 1, cần phải có sự tham chiến của các lực lượng Hoa Kỳ (hoặc các nước thế giới tự do khác) để chặn đứng chiều hướng thất trận đang lên ở cuối 1965.

Giai đoạn 2, các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành các hoạt động tấn công quan trọng giành thế chủ động nhằm tiêu diệt các lực lượng du kích và chính qui địch. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi địch bị hao mòn lui về thế thủ và bị đánh lui ra khỏi các khu vực đông dân cư quan trọng.

Giai đoạn 3, nếu địch kiên trì chống cự sẽ cần thêm một thời kỳ một năm hoặc một năm rưỡi để diệt tận gốc các lực lượng địch còn lại tại các vùng căn cứ địa xa xôi hẻo lánh (35).

Những lời đề đạt của Đại tướng Westmoreland trình lên tổng thống đã khuấy động rất mạnh tại Washington. Việc ông yêu cầu tăng quân đại qui mô, cùng với ý muốn sử dụng lực lượng ấy vào thế công trong khắp nước vượt hẳn ra ngoài các khuôn khổ để chấp nhận đã từng được đưa vào trong các chiến lược được bàn luận từ trước tới nay và trên thực tế đã làm cho người ta linh cảm Hoa Kỳ sắp sửa thực sự đảm nhận việc chiến đấu. Sự lo ngại về viễn ảnh các lực lượng quân sự quan trọng của Hoa Kỳ dính líu vào một cuộc chiến tranh trên bộ tại lục địa châu Á quả thật đã trở thành một chuyện có thể xảy ra. Người ta không thể không nghĩ đến các hệ quả đối với Hoa Kỳ trên phương diện sinh mạng và tiền bạc.

Trước hết ngày 26-6 Đại tướng Westmoreland đã được phép sử dụng lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ ở bất cứ nơi nào trong nước mà ông xét thấy cần thiết trong việc tăng cường lực lượng Nam Việt Nam. Do đó, thoát khỏi các sự gò bó của các vùng lõm, cuộc hành quân quan trọng đầu tiên của lực lượng Hoa Kỳ trong khuôn khổ này đã được tiến hành ngày 27 tháng 6 tại chiến khu Đ phía tây bắc Sai Gòn (36).

Tuy nhiên trước khi có quyết định khác để triển khai thêm quân, Tổng thống Johnson lại muốn duyệt lại hết các đường lối lựa chọn. Ngày 16-7 Bộ trưởng Mc Namara đã được phái sang Sài Gòn để nghiên cứu các giải pháp và nhận định về các nhu cầu lực lượng cho những ngày sắp đến và cho năm 1966.

Đại tướng Westmoreland đã cho Mc. Namara thấy rằng đến cuối năm 1965 sẽ cần đến một sự tăng quân lên đến 44 tiểu đoàn (bây giờ đã được lồng vào các lực lượng giai đoạn 1 và tổng cộng 175.000 quân) tại Nam Việt Nam. Tuy nhiên ông cần nói thêm rằng lực lượng này theo kế hoạch tấn công mới chỉ đủ sức để dọn đường đưa thêm quân vào giúp ông lấy lại thế chù động của Việt Cộng. Ông dự kiến nhu cầu cần thêm khoảng 24 tiểu đoàn tác chiến cùng với các đơn vị yểm trợ tác chiến và đơn vị hậu cần vào cuối năm 1966,(các lực lượng giai đoạn 2 tổng cộng 100.000 quân). Lực lượng này sẽ giúp ông mở được cuộc tấn công trong năm ấy và với viện binh thích ứng chứ không nói rõ số lượng (giai đoạn III) sẽ đánh bại được địch vào cuối năm 1967 (37). 

Mc Namara đã báo cáo nhu cầu này lên Tổng thống ngày 20-7, ông đề nghị nên đáp ứng yêu cầu giai đoạn I của Westmoreland với điều kiện sẽ tăng thêm quân trong năm 1966 và cũng yêu cầu quốc hội chấp thuận cho việc gọi 235.000 quân nhân dự bị nhập ngũ. Báo cáo của Mc. Namara đã phát động việc xem xét về các mục tiêu và chiến lược cho Việt Nam tại cấp cao nhất trong chính quyền. Có lẽ là lần duy nhất đại qui mô trước cuộc tấn công Tết 1968.

Tổng thống Johnson đã tiếp xúc với nhiều cố vấn và với nhiều người cầm đầu các nhóm trong quốc hội hầu như liên miên trong thời kỳ từ 21-7 đến 27-10-1965. Các Cố vấn của Tổng thống không nhất trí với nhau và đây là lần đầu tiên đã nói lên mối lo ngại của họ.

Đại sứ Taylor và vị phụ tá là U.Alexix Johnson nhìn nhận tình hình tuy có nghiêm trọng song cũng ít tin tưởng vào triển vọng thắng lợi mặc dù đã phải đem nhiều quân vào. Cả hai người đều lo ngại về hậu quả của việc tăng quân đối với người Việt Nam. Tuy không trực tiếp chống đối việc dùng đến lực lượng Hoa Kỳ để trợ lực cho quân Nam Việt Nam, họ muốn công việc được tiến hành từ từ để tránh làm cho Nam Việt Nam mất uy tín và quyền điều khiển trong việc tiến hành chiến tranh (38).

Thứ trưởng Ngoại giao Georges Ballon cả trong các lần họp với Tổng thống cũng như trong các bị vong lục mà ông đã đệ trình đều đã trực tiếp phản đối việc tăng cường lực lượng. Theo ông quan niệm, chưa rõ gì tuyệt đối đảm bảo được rằng sự tăng thêm lực lượng trên bộ là Hoa Kỳ có thể đạt được các mục tiêu của mình tại Việt Nam. Ông thấy có nguy cơ dính líu vào một cuộc chiến đấu không rõ kết cục mà lại hao tổn quá nhiều chưa ai định trước được và ông nghĩ rằng Hoa Kỳ không nên mạo hiểm đi vào con đường ấy (39).

Bộ trưởng Ngoại giao Dan Rusk cực lực chống đối quan niệm đã được vị Thứ trưởng của ông bày tỏ. Trong một bị vong lục ít khi được viết tay, gửi Tổng thống và sau đó trong những lần thảo luận về vấn đề này, ông đã cho thấy ông nghĩ rằng Hoa Kỳ tuyệt đối cần phải tôn trọng lời hứa hẹn của mình tại Nam Việt Nam: "Việc giữ được trọn vẹn lời cam kết của Hoa Kỳ là trụ cột chủ yếu của hòa bình trên khắp thế giới. Nếu lời cam kết này không còn đáng tin tưởng được nữa, thế giới cộng sản sẽ đi đến những kết luận đem lại sự suy tàn cho chúng ta và hầu như chắc chắn là phải đi đến một cuộc chiến tranh tai hại". Chừng nào người Nam Việt Nam còn sẵn sàng chiến đấu theo họ, chúng ta không thể bỏ rơi họ và khỏi gây thảm bại cho hòa bình và cho quyền lợi chúng ta trên khắp thế giới" (40).

Những vị khác như là Phụ tá Bộ trưởng ngoại giao William Bundy và Clark Clifford đều có ý kiến tương đối lưng chừng. Họ muốn triển khai thêm lực lượng chỉ vừa đủ để tránh khỏi bị đánh bại và vẫn đủ tư thế dẫn tới việc giải quyết bằng đường lốt ngoại giao (41).

Trong số các giới lãnh đạo trong quốc hội được tham khảo ý kiến chỉ có thượng nghị sĩ là có đôi chút chống đối, theo như quan niệm của trưởng nhóm đa số chúng ta chẳng cam kết gì hơn là giúp đỡ Nam Việt Nam trong việc tự bảo vệ từ bấy đến nay chưa có chính quyền hợp pháp. Chúng ta không có gì ràng buộc với chính quyền này cả vì không có cam kết gì hết... Chúng ta đang đi sâu vào chiến tranh. Chúng ta không thể trông chờ nhân dân chúng ta phải đài thọ một cuộc chiến tranh từ ba đến năm năm. Cái mà chúng ta sắp đạt được là một cuộc thập tự chinh chống cộng kéo dài triền miên, hết cuộc leo thang này đến cuộc leo thang khác (42).

Rốt cuộc Tổng thống Johnson đã phải đồng ý theo các lập luận của vị Bộ trưởng ngoại giao của ông. Như sau này ông đã cho biết:
“Nếu chúng ta rút khỏi Đông Nam Á, tôi có thể tiên đoán là chúng ta sẽ gặp rắc rối khắp nơi trên thế giới - không những chỉ nội châu Á mà còn tại Trung Đông và tại châu Âu, tại châu Phi và ở châu Mỹ Latinh. Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta rút lui khỏi cuộc thách thức này thì sẽ mở rộng con đường đưa đến chiến tranh thế giới thứ ba... Tôi biết khá rõ nhân dân chúng ta để nhận thức được rằng nếu chúng ta rút khỏi Việt Nam và bỏ rơi cho Đông Nam Á sụp đổ thì sẽ kéo theo một cuộc tranh chấp phân hóa tai hại trong nội bộ nước ta... Theo tôi một cuộc tranh chấp về việc ai đã để mất Việt Nam, tai hại cho chúng ta trong sinh hoạt quốc gia hơn vụ tranh cãi về Trung Quốc rất nhiều. Chắc chắn là nó sẽ làm tăng thêm các sức ép chủ trương sống biệt lập của cánh tả cũng như cánh hữu và gây ra một sự rút lui trong những cam kết  của chúng ta tại châu Âu và Trung đông cũng như tại châu Á" (43). 

28-7-1965, Tổng thống Johnson triển khai các lực lượng của giai đoạn I tổng cộng 175.000 quân (sau này tăng lên 219.000) tại Nam Việt Nam. Ông từ chối không gọi nhập ngũ những quân nhân dự bị và không có quyết định gì về việc triển khai các lực lượng giai đoạn II (lúc ấy chưa cần có quyết định). Khi loan báo những việc tăng quân cho các lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, Tổng thống đã nhấn mạnh về tính cách liên tục trong việc Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Nam Việt Nam và cho thấy dự kiến khó lòng có được một giải pháp nhanh chóng ở đấy (44).

Chưa biết mỗi người nghĩ như thế nào về tính cách xác đáng của quyết định tháng 7-1965 rất quan trọng này nhưng mọt người tham dự đều nhận thức rằng đã bước qua một ngưỡng cửa quan trọng. Đã bước vào một đường hướng mới mà kết cuộc như thế nào vẫn chưa rõ.

Theo lời của Westmoreland nói rõ "trong đề nghị của tôi xin 44 tiểu đoàn và trong lời Tổng thống phê chuẩn đề nghị ấy có điều khoản cho phép các đơn vị Hoa Kỳ và đồng minh được tự do hoạt động trên khắp Nam Việt Nam. Do đó chiến lược vùng lõm quá gò bó mà tôi đã phản kháng ngay từ lúc đầu rốt cuộc cũng phải bị bãi bỏ" (45). Và đúng như Johnson đã nói sau này, bây giờ, chúng ta đã phải nhúng tay vào một cuộc chiến đấu quan trọng tại Việt Nam (46).

Tiếp theo sau sự thay đổi này từ thế phòng thủ vùng lõm, chuyển qua các cuộc hành quân chủ động mang tên "tìm và diệt" như sau này người ta thường gọi còn có thêm một sự thay đổi nữa, tuy tinh tế, nhưng cực kỳ quan trọng về mục đích: Thay vì nhằm vào mục tiêu giới hạn trong việc chỉ lo ngăn chặn đừng để địch chiến thắng và làm cho địch thấy rằng họ không thể thắng được, trọng tâm sức mạnh của chính sách Hoa Kỳ bây giờ hướng vào việc cung cấp đầy đủ lực lượng để đánh bại địch quân tại miền Nam.

Việc quyết định tăng cường lực lượng Hoa Kỳ và sử dụng các lực lượng ấy trong một chiến lược tiến công không còn giới hạn trong việc Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Nam Việt Nam. Số lượng binh sĩ cần thiết trong việc đánh bại đối phương hoàn toàn tùy thuộc vào sự phản ứng của địch đối với việc tăng cường của Hoa Kỳ và ý muốn của địch trong việc gia tăng phần tham dự vào cuộc chiến. Do đó số lượng binh lính từng được Tổng thống Johnson chấp thuận hồi tháng 7-1965 đã được coi như chỉ đủ để ngăn ngừa sự sụp đổ của Nam Việt Nam trong khi dọn đường cho việc triển khai thêm nhiều lực lượng Hoa Kỳ hơn nữa.

Nhưng việc lấy việc đánh bại địch làm mục tiêu hơn là triệt đường chiến thắng của địch, theo như George Ball từng nêu lên, sẽ có triển vọng kéo theo việc tăng thêm quân một cách bất tận. Mặc dù các lực lượng Hoa Kỳ có thể nắm được thế chủ động chiến lược từ đầu đến cuối nhờ sẵn sàng tung thêm lực lượng vào cuộc chiến đấu. Do đó nhịp độ và cường độ chiến cuộc sẽ tùy thuộc vào địch chứ không phải vào Hoa Kỳ.

Rốt cuộc sự chấp nhận việc tăng cường các lực lượng Hoa Kỳ sử dụng các lực lượng ấy vào vai trò thế công trên khắp nước Việt Nam đã công khai nói lên việc hoàn toàn mất tin tưởng vào quân lực VNCH (QLVNCH) và thái độ do đó mà có của các cấp chỉ huy quân sự Hoa Kỳ muốn gánh vác lấy phần chính trong nỗ lực chiến tranh.

Điều mỉa mai là ở chỗ người Mỹ chiến đấu cho một quân đội (và một chính quyền) mà họ đối xử một cách khinh rẻ miệt thị. Người Nam Việt Nam mà Hoa Kỳ đã lấy danh nghĩa để tham gia vào một cuộc chiến tranh trên bộ tại châu Á đã bị đối xử như thểkhông đáng cứu vớt. Do đó đã xảy ra một chuyện mâu thuẫn hiển nhiên giữa các mục tiêu chính trị của chiến tranh và tình trạng thực sự hầu như không đếm xỉa đến chính quyền và quân đội Nam Việt Nam trong việc hình thành chiến lược của Hoa Kỳ.

Việc Hoa Kỳ dính líu vào một cuộc chiến trên bộ tại châu Á là một chuyện đã thành sự thực. Nội sự kiện hồi cuối năm 1967, thời kỳ mà Đại tướng Westmoreland ước lượng đánh bại được đối phương, Hoa Kỳ đã có 107 tiểu đoàn và tổng cộng 523.000 quân tại Việt Nam mà chưa thấy triển vọng chiến thắng cũng đủ để làm bằng chứng cho các hệ quả lạ thường của các quyết định đã có trong mùa hè 1965...

CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG MỘT

(1) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 62-66; Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 308-311, US -Vietnam Relations (Quan hệ HK-VN) IVc (1), trang 1-55.

(2) Eugene G.Windcily: Tonkin Gulf (Vụ Vịnh Bắc Bộ) trang 317; Joseph C.Goulden: Truth is the First Casualty (Sự thật là tổn thất trước tiên). The Gulf of Tonkin Atfair: Illusion and Reality (Hư và thực trong vụ Vịnh Bắc Bộ) trang 38, 48-79. Ủy ban ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ: The Gulf of Tonkin, the 1964 Incident (Sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964).

(3) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 119; US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam IVc (1) trang 97. IVc (2) (b) trang 32. Hiện diện trong các phiên họp tại Washington có Bộ trưởng Rusk, Mc.Namara, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Đại tướng Wheeler, Giám đốc cục tình báo trung ương Mc. Cone, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng John T.Mc Naughton, Đại tướng Maxwell D.Taylor được bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn hồi tháng 7-1964.

(4) Jack Shephero và Christopher S. Wren, Quotations From Chairman IBC (Những lời trích dẫn chủ tịch IBC) tr.65; "Tổng thống lo ngại lính Mỹ phải chiến đấu chống với hàng triệu quân Trung Quốc". Muốn biết về các lời tường thuật về vấn đề Việt Nam trong cuộc tranh cứ năm 1964 hãy xem cuốn sách của Theodore E.White "The Making of the President 1964" (Việc xây dựng một Tổng thống) trang 132-133, 443-445; Gayélin: Lyndon B.Johnson and the World (Lyndon B.Johnson và thế giới) trang 193-198; Lilton C.Cummings Jr soạn The National Election of 1964 (Cuộc bầu cử toàn quốc năm 1964); Stephen C. Shadegg: What Happens to Goldwater? The Inside story of the Republican Campaign in 1964 (Chuyện gì đã xảy ra cho Goldwater? Chuyện thực của cuộc vận động bầu cử năm 1964 của Đảng Cộng hòa) trang 124-125; Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân).

(5) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 121; Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 523-525, 332-333; US - Việt Nam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (2) (c) trang 3-5, 72-73 ; IVc (3) trang 4-9.

(6) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 120.

(7) Westmoreland : Report on the war in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 95. Muốn biết về tình hình rối loạn chính trị tại Nam Việt Nam trong giai đoạn này hãy xem Dennis J.Duncanse: Government and Revolution in Vietnam (Chính quyền và cách mạng tại Việt Nam) trang 342-351; Robert Shaplen - The lost Revolution (Cuộc cách mạng thất bại) trang 266-322; Westmoreland: A Soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 62-65, 71-74. 77-81, 90-95.

(8) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 124; Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 335. US - Vietnam relation IVc (I) trang VI; IV (c) (3) tr.23; Westmoreland: A Soldìer's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 115-116.

(9) Còn có thêm sự hiện diện của những vị khác như là Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mc Namara, Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Cyrus Vance, Đại tướng Earle Wheeler, William Bundy, Bộ trưởng tài chính Douglas Dillon, Can Rowan thuộc USIA và Marshall Carter thuộc Cục tình báo trung ương. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 124.

(10) Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 335. Cuộc oanh kích Đồng Hới có thể kể như là một sự thất bại, ít ra là trên khía cạnh quân sự, khi lệnh thi hành đã được ban bố chỉ có một trong 3 chiếc tàu sân bay có mặt tại hiện trường. Hai chiếc kia đang trên đường đi ở một nơi nào đó. Họ đã được lệnh khẩn cấp phải trở về tham dự trận đánh, trận này phải hoãn đến lúc họ về đến chỗ mà máy bay của họ có thể bay đến mục tiêu ấn định. Tuy thế ngay lúc ấy thời tiết xấu làm trở ngại cho việc tấn công vào hai mục tiêu và chỉ có một mục tiêu bị tấn công mạnh mẽ. Nhằm mục đích làm cho việc trả đũa càng thêm cứng rắn và cho thấy đấy là một phản ứng chung liên quân Hoa Kỳ Nam Việt Nam, ngày hôm sau (8-11) lại có một cuộc công kích khác do các máy bay trên các tàu sân bay Hoa Kỳ không đến được mục tiêu ngày hôm trước tiến hành, đánh vào mục tiêu (Đồng Hới) và một trận oanh kích khác của không quân Nam Việt Nam đánh vào doanh trại Vu Sơn cũng trong khu vực ấy. US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (3) trang 23. 

(11) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 186. US - Vietnam Relation IVc (3) trang 191. Thành phần của phái đoàn gồm có John Mac Naughton phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng, Unger phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao, Đại tướng Goodpaster, phụ tá Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Chester Cooper thuộc thành phần Hội đồng An ninh quốc gia.

(12) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 126-127. Nội dung bản phúc trình của Bundy có dùng trong US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam).

(13) Humphrey: The Education of Public (Giáo dục công chúng). Xem bài của ‘Humphrey Early Critic Vietnam" (Lời chỉ trích đầu tiên của Humphley về chiến tranh Việt Nam).

(14) US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (3) trang 33-47. Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 112-113.

(15) US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (5) trang 27.

(16) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Department of State Bulletin (Tập san Bộ ngoại giao) tập 52 trang 290-294. Xem cả Geyelin: Lyndon B.Johnson and the World (Lyndon B.Johnson và Thế giới) trang 214, 219-220.

(17) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 130. Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 337. US - Vietnam Relations IVc (3) trang 45-51.

(18) US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (3) trang 52-59.

(19) Như trên - trang 64-69.

(20) Như trên - trang 69-73

(21) Như trên, trang 79 IVc (7) (a) trang 1-2, cả của Kearvs: Lyndon Johnson and the American Dream (Lyndon Johnson và giấc mơ của người Mỹ) trang 269-272.

(22) US -Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) trang 56-59.

(23) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 139-141. US - Vietnam Reiations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (3) trang 25-93; IVc (5) trang 56-52.

(24) US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (5) tr 126.

(25) Ground war in ASIA (Chiến tranh trên bộ tại châu Á)

(26) Bộ ngoại giao Hoá Kỳ: Department of State Bulletin (Tập san Bộ Ngoại giao) tập 52 trang 1041; Taylor: Swards and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 344-345; Westmoreland: A Soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 125-136, 138-139.

(27) Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 341-342; US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (3) trang 7.

(28) US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam); Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 342-343.

(29) Như trên, trang 58. Westmoreland: A Soldier’s Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 129-130.

(30) Westmoreland: Report on the war in Vietnam (Tường trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 109.

(31) MACV 19110, 0703352 tháng VI 1968 MACV gởi CINCPAC.

(32) Westmoreland: Report on the war in Vietnam (Tường trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 100. US - Vietnam Rlations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (3) tr. 118-119.

(33) US - Vietnam Relations IVc trang 7. Westmoreland: A Soldier Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 141

(34) US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam IV (c) (a) trang 5-10; IVc (5) trang 117-119. Taylor: Swords and Plowshares. (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 348-349.

(35) US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVc (5) trang 104-105; Taylor: Swords and Plowshares trang 346.

(36) US -Vietnam Relations IVc (5) trang 105; IVc (7) (a) trang 6-8; Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) tr. 147; Valenti: A very Human President (Một Tổng thống đầy nhân tính) trang 323-330; 333-334.

(37) US - Vietnam Relations IVc (4) (a) trang 8 - Johnson: The Vantage Point - trang 147.

(38) US - Vietnam Relations IVc (7) (a) trang 106.

(39) Trích trong Valenti: A very Human President (Một Tổng thống đầy nhân tính) trang 354-355.

(40) Johnson : The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 146-151-152. Johnson and The American Dream (Lyndon Johnson và giấc mơ của người Mỹ) trang 252-253.

(41) Public Papers of Lyndon Johnson 1965 (Tài liệu công quyền của Lyndon Johnson 1965) trang 794-799.

(42) Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 144-146-151.

(43) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) tr.153.

CHƯƠNG HAI
THỜI KỲ ĐI TÌM KIẾM MỘT QUAN NIỆM CHIẾN LƯỢC
1965-1967
(The Search for a Strategic concept. 1965-1967)

Mặc dù Đại tướng Westmorsland đã đề ra một quan niệm chiến thuật hành quân để áp dụng cho các lực lượng sắp được triển khai tại Nam Việt Nam, người ta thấy cần phải có một kế hoạch chiến lược toàn diện để làm rõ ý nghĩa các chủ định và mục tiêu quốc gia sắp cần đến về việc tăng quân này.

Trong thông điệp gửi nhân dân Hoa Kỳ, Tổng thống Johnson đã nói rõ rằng các lực lượng này sẽ được dùng vào việc chống lại việc xâm lược tại Nam Việt Nam. "Và" để làm cho Cộng sản thấy rằng chúng ta không thể bị đánh bại bằng vũ lực hay thế lực mạnh hơn, Đại tướng Westmoreland, như đã từng được đề cập, còn nhắm vào mục tiêu đầy cao vọng hơn, đó là việc đánh bại và tiêu diệt lực lượng địch tại Nam Việt Nam.

Do đó, trên tổng quát nhằm đề ra một cơ sở cho các nhu cầu tăng quân trong tương lai và cho việc tiến hành chiến tranh trên bộ, các giới lãnh đạo quân sự đã phát động việc triển khai một quan niệm chiến lược để áp dụng cho các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.

Đến cuối tháng 8-1965 họ đã triển khai được một quan niệm bao hàm đủ các dự kiến và mục đích cơ bản và họ đã nhất quán nài ép giới lãnh đạo dân sự chấp nhận quan niệm này trong những năm sắp đến.

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã hình dung có ba công tác quân sự quan trọng ngang nhau cần phải thực hiện được tại Việt Nam:

(1) Phải làm cho VNDCCH ngừng lãnh đạo và yểm trợ cho công cuộc nổi dậy của Việt Cộng. 

(2) Đánh bại Việt Cộng và mở rộng quyền kiểm soát của Chính phủ VNCH ra toàn cõi Nam Việt Nam.

(3) Ngăn ngừa Trung Cộng trực tiếp can thiệp và đánh bại sự can thiệp ấy nếu có xảy ra.

Mục tiêu thứ ba này, ngăn ngừa sự can thiệp trực tiếp của Trung Cộng là một đường hướng từng được đề cập trong suốt cuộc thảo luận về việc ném bom Bắc Việt Nam hồi 1965. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân luôn luôn nhắc đến khả năng Trung Cộng trực tiếp can thiệp để tăng thêm lý do cho việc triển khai các lực lượng tại Việt Nam và để làm một lý do quan trọng cho việc gọi nhập ngũ quân nhân dự bị nhằm bổ sung lực lượng dự bị chiến lược của Hoa Kỳ sau khi tiến hành các việc triển khai này.

Tổng thống và các cố vấn dân sự của ông lại luôn viện lý do khả năng này để giới hạn các hoạt động quân sự chống Bắc Việt Nam. Các bản ước tính tình báo quốc gia cũng luôn luôn không tin tưởng sẽ có khả năng một cuộc can thiệp như vậy (1).

Các hành động quân sự được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề nghị để thực hiện các mục tiêu do họ tự đưa ra rất bao quát, vượt hẳn ra ngoài những điều đã được Đại tướng Westmoreland đề nghị. Các giới cầm quân nói rằng các hoạt động quân sự tiến công và trường kỳ sẽ giúp cho Hoa Kỳ nắm được thế chủ động tại cả Bắc lẫn Nam Việt Nam. Khả năng yểm trợ chiến tranh của Bắc Việt Nam sẽ dần dần bị tiêu diệt và Việt Cộng sẽ bị đánh bại. Để đạt được việc này, họ hình dung sẽ cần đến các hoạt động quân sự như sau:

…Tăng cường áp lực quân sự đối với VNDCCH bằng không quân và hải quân, tiêu diệt các mục tiêu quân sự đáng kể của VNDCCH, cản trở các tuyến đường giao thông tiếp tế tại VNDCCH, ngăn chặn các đường xâm nhập và tiếp tế vào VNCH, gia tăng khả năng tác chiến của QLVNCH, xây dựng và bảo vệ các căn cứ, làm giảm bớt việc tăng viện của địch, đánh bại Việt Cộng

... Cần phải làm giảm bớt khả năng vật chất của VNDCCH trong việc di chuyển người và hàng tiếp tế theo hành lang Lào, dọc theo bờ biển, xuyên qua khu phi quân sự và xuyên qua Campuchia... bằng các hoạt động của các lực lượng hải quân, lục quân và không quân... cuối cùng... phải có một sự tăng cường lực lượng tại Thái Lan nhằm xây dựng cho Hoa Kỳ và Thái Lan có đủ tư thế ngăn chặn sự tấn công của Trung Cộng và tạo điều kiện cho lực lượng Hoa Kỳ ở vào thế thuận lợi về hậu cần nếu vạn nhất xảy ra một cuộc tấn công như vậy.

Dĩ nhiên là Bộ trưởng Quốc phòng không chấp thuận một chương trình quá nhiều tham vọng như vậy, gây thêm nhiều vấn đề mâu thuẫn về chính sách và có ảnh hưởng sâu rộng như kiểu phong tỏa Bắc Việt Nam, dùng đến lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ tại Lào và Campuchia và tăng cường lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Lan. Nhưng ông cũng không bác bỏ hẳn chương trình này và thấy rõ ràng không cần phải có một sự chấp thuận trên toàn bộ ngay trong lúc ấy, ông Bộ trưởng chỉ đồng ý đại khái rằng cần đưa ra những đề xuất cho các hoạt động trong tương lai tại Đông Nam Á khi có dịp cần đến" (2).

Không được các cấp trên của họ phía dân sự giúp thêm ý kiến chỉ đạo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân vẫn tiếp tục đưa ra những đề xuất cho các hoạt động trong tương lai cũng trên các đường hướng tương tự. Suốt thời kỳ chiến tranh các đề xuất của họ cũng vẫn tiếp tục được đưa ra dưới hình thức xin Hoa Kỳ tăng thêm quân tại Nam Việt Nam và xin được nới rộng thẩm quyền hoạt động ra ngoài phạm vi Nam Việt Nam.

Vì lẽ Bộ trưởng Mc.Namara hoặc các giới chức dân sự cấp cao hơn khác, đã không giúp cho họ thấy thêm được những mục tiêu và nhiệm vụ quốc gia hoặc các quan niệm chiến lược nào khác hơn là những chuyện quá tổng quát như là chống lại xâm lăng hoặc giữ cho được Nam Việt Nam không thành Cộng sản. Các giới lãnh đạo quân sự hầu như bị bắt buộc phải tự tạo cho mình một quan niệm riêng trong việc tiến hành chiến tranh và cố nài ép để được chuẩn y.

Đến tháng 9-1965 các đơn vị từ Bắc Việt Nam đã xâm nhập một cách đáng kể và đã vượt hơn sức tăng cường của các lực lượng Hoa Kỳ. Hơn nữa, với những lực lượng đã được gia tăng của họ, địch càng tỏ ra sẵn sàng chấp nhận giao tranh trong những trận đánh qui mô lớn. Các lực lượng mới đến của Hoa Kỳ càng thấy rõ hơn về các hệ quả trong tương lai của việc địch tăng cường lực lượng.

Đã có trận đánh ác liệt trong thung lũng Ia Drang vào giữa tháng 11, trong đó có hơn 300 lính Mỹ tử trận.

Ngày 22-11-1965. Đại tướng Westmoreland đã vạch cho Washington thấy rằng địch đã tăng cường lực lượng gấp đôi mức dự trù cho lực lượng Hoa Kỳ trong giai đoạn II. Ông yêu cầu được tăng thêm quân đã được dự trù vì cho đấy là thiết yếu để đối phó với nguy cơ cấp bách và cho thấy rằng ngay với số lượng ông đang yêu cầu (sẽ nâng tổng số lực lượng giai đoạn II lên đến khoảng 154.000 người và đưa tổng số lính Mỹ tại Việt Nam lên gần 375.000 người vào giữa năm 1967) cũng không đuổi kịp sự tăng cường của địch. Theo Đại tướng Westmoreland, nếu muốn có một mức độ lực lượng đủ sức tiến qua thế công, chắc là cuối cùng sẽ cần phải triển khai thêm nhiều hơn nữa (3).

Do đó điều bất lợi của chính sách được chính quyền áp dụng hồi tháng 7-1965 đã được Bắc Việt Nam làm nổi bật lên trong tháng 11. Sẵn sàng đuổi kịp hoặc vượt qua sự tăng cường của Hoa Kỳ. Bắc Việt Nam đã chứng tỏ rõ ràng cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thấy rằng việc đưa quân vào Nam Việt Nam của Hoa Kỳ đã phát động bằng cách tham dự vào cuộc chiến tranh trên bộ, hiện có tính cách bất tận không biết đến đâu là hết.

Đứng trước thế tiến thoát lưỡng nan này, Tổng thống phái Bộ trưởng Mc. Namara sang Sài Gòn để nghiên cứu tình hình. Mc Namara đã ở lại Sài Gòn hai ngày 28 đến 30-11-1965 và đã trở về đề trình lên Tổng thống những nhận xét bi quan của ông. Ông nói rằng các kế hoạch hiện tại về việc triển khai các lực lượng giai đoạn I và giai đoạn II chắc cũng chưa đủ.

Nhằm cung cấp đủ số lính và vũ khí cần thiết... để thực hiện đúng các mục tiêu chúng ta đã đề ra, Mc.Namara đề nghị triển khai thêm quân để làm cho tổng số các tiểu đoàn cơ động Hoa Kỳ lên đến số 74 và tổng số nhân viên Hoa Kỳ tại Việt Nam lên khoảng 400.000 vào cuối 1966 với triển vọng có thể tăng thêm 200.000 nữa năm 1967 (4).

Ông Bộ trưởng đã cảnh cáo rằng ngay với các việc triển khai này cũng không chắc gì bảo đảm được thắng lợi. Ngược lại ông còn dự kiến rằng ngay với các việc triển khai được đề nghị, chúng ta sẽ phải đương đầu vào đầu năm 1967 với một sự bế tắc về quân sự ở mức độ cao hơn nhiều với công cuộc bình định vẫn bị đình đốn và với viễn cảnh không dễ gì chiến thắng vì triển vọng là Trung cộng sẽ ra mặt can thiệp" (5).

Tương lai mà Tổng thống đang phải đối phó không phải là một viễn cảnh thuận lợi. Trước khi phê chuẩn việc sử dụng nhiều quân như vậy của lực lượng Hoa Kỳ, Johnson lại tìm kiếm thêm các giải pháp thay thế khác như đã đề cập trước mùa hè 1965 việc ném bom Bắc Việt Nam đã bị loại vào hàng thứ yếu trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ.

Từ lúc Tổng thống có quyết định hồi tháng 7 phái thêm quân sang tham chiến ở Nam Việt Nam, chiến dịch Sấm Rền tại miền Bắc được xem như có ích và cần thiết nhưng chỉ là một việc hỗ trợ chứ không phải để thay thế cho các hoạt động tại Việt Nam. Nhưng việc ném bom cũng được xem như là một giải pháp để thương thuyết, một điều kiện để mặc cả vì có thể bãi bỏ để đánh đổi lấy việc Bắc Việt Nam giảm bớt hay ngưng các nỗ lực quân sự tại miền Nam.

Hồi tháng 5-1965 đã có một cuộc ngừng ném bom 5 ngày để xem liệu chính quyền Bắc Việt Nam sẽ có một hành động đáp ứng nào không. Song việc ngưng ném bom này đã được sắp xếp quá vội và không kịp loan báo sâu rộng trước khi phát động nên trong lĩnh vực ngoại giao không có sự chuẩn bị thích ứng. Hơn nữa khoảng cách thời gian của nó quá ngắn ngủi (13 đến 18-5) không thuận lợi cho một phản ứng có ý nghĩa.

Hồi tháng 7 Mc.Namara đã từng gợi ý cho Tổng thống thấy rằng tiếp theo việc triển khai các lực lượng Hoa Kỳ dự định trong giai đoạn I, một cuộc ngưng ném bom khác lâu hơn có lẽ sẽ rất thích hợp. Bây giờ Mc.Namara lại nhắc đến vấn đề ấy nữa, nói rằng biết đâu một cuộc ngưng ném bom trong 3 hay 4 tuần lễ sẽ có lợi trước khi có một cuộc triển khai thêm rất nhiều quân ở Việt Nam (6).

Tổng thống Johnson lúc đầu hoàn toàn không tin tưởng vào hiệu quả của đề nghị ấy và Dan Rusk, Mc Georgc Bundy, Đại sứ Lodge (vừa mới thay thế Taylor hồi tháng 7) và các giới chỉ huy quân sự cùng quan điểm hoài nghi ấy. Tuy nhiên đứng trước viễn ảnh cần triển khai thêm nhiều quân, dư luận dần dần ngả về phía chủ trương cho việc ngưng ném bom là đáng giá.

Cuộc ngưng ném bom vì vậy đã kéo dài 37 ngày từ 25-12-1965 đến 31-1-1966 và đã được tiếp nối bằng một cuộc vận động ngoại giao sâu rộng của Hoa Kỳ để thuyết phục Hà Nội đáp ứng bằng một hành động nào đó để tiến đến hòa bình. Song cuộc ngưng ném bom còn có một mục tiêu khác không nói ra, đó là việc tạo cho quần chúng thấy rằng Hoa Kỳ sẵn sàng dùng đến những việc ngoài khuôn khổ trong công cuộc tìm kiếm một giải pháp hòa bình tại Nam Việt Nam trước khi gia tăng việc sử dụng quân đội tại Nam Việt Nam.

Theo như lởi Bộ trưởng Ngoại giao Rusk đã thành thật nói trong một điện văn gửi Đại sứ Lodge: “viễn cảnh tăng cường đại qui mô quân số và gia tăng ngân sách quân sự khoảng gần hai chục tỷ cho thời gian 18 tháng sắp đến đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng tinh thần quần chúng Hoa Kỳ. Điều cực kỳ cần thiết trong việc này là chúng ta phải chứng minh được rõ là chúng ta đã tìm đủ mọi giải pháp nhưng quân địch đã không dễ cho ta làm được cách gì khác hơn nữa" (7).

Tuy nhiên các sáng kiến ngoại giao của Hoa Kỳ cũng chẳng được việc và Hà Nội đã lợi dụng lúc ngưng ném bom để tuồn lính và quân dụng vào Nam Việt Nam, đến ngày 31-1 Tổng thống đã chỉ thị ném bom trở lại.

Bây giờ là lúc đã phải nghĩ đến việc quyết định triển khai thêm rất nhiều quân Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong khi các cố vấn quân sự của ông đang tính toán lại các nhu cầu về binh lính, Tổng thống Johnson đã hội kiến lần đầu tiên với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nam Việt Nam ngày 7 - 8-2-1966 tại Honolulu. Tại đây cuộc thảo luận đã chú trọng chính yếu vào công cuộc bình định và các biện pháp phi quân sự có triển vọng được xúc tiến lại Nam Việt Nam. Tổng thống Johnson tỏ ý muốn thấy các chương trình này đem lại nhiều kết quả. Muốn thấy các kết quả cụ thể nắm chắc trong tay" (8)

Lúc đầu việc tăng cường các lực lượng Hoa Kỳ đã bị gò bó vì không kịp chuẩn bị cho các đơn vị sẵn sàng lên đường và tại Việt Nam chưa có đủ các phương tiện tiếp nhận và yểm trợ các đơn vị này. Một khi đã vượt qua được các khó khăn này, một việc mà người ta đã làm được vào đầu năm 1966 (9) lại đến lúc gặp trở ngại hoặc trong mức độ số lượng quân dự bị phải gọi nhập ngũ hoặc trong thời gian cần thiết để thành lập và huấn luyện các đơn vị mới.

Nhu cầu về các đơn vị mới càng thêm thúc bách hơn khi các yêu cầu của Tướng Westmoreland về số lượng binh lính và về nhịp độ triển khai vượt quá khả năng của các ngành phụ trách lấy từ trong các lực lượng hiện ra để cung ứng.

Nhưng Tổng thống Johnson vì đặt nặng vấn đề duy trì bầu không khí bình thường và vì e ngại không muốn đặt đất nước vào tình trạng thời chiến nên đã chống lại việc gọi quân dự bị nhập ngũ. Vì thế vấn đề này đã trở thành mối quan tâm chính yếu của các giới lãnh đạo quân sự và chính trị trong thời gian hai năm sau đó về sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Sau cuộc hội kiến tại Honolulu, đã có một phương thức trù hoạch được phát động nhằm tính toán lại các yêu cầu về số lượng binh lính Hoa Kỳ hầu có thể cung ứng các lực lượng cần thiết mà khỏi phải gọi các quân dự bị nhập ngũ. Phương thức trù hoạch này đã được áp dụng trong cả việc xem xét triển khai thêm quân Hoa Kỳ tiếp theo sau:

"Tôi thường dự thảo các kế hoạch để xin thêm binh lính mà tôi cho là cần thiết căn cứ trên các ước tính tình hình của tôi. Việc này thường được thực hiện trên cơ sở từng năm một của niên lịch. Yêu cầu này đã được Bộ Quốc phòng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và các quân chủng nghiên cứu, phân tích và đánh giá.

Sau khi đã qua được thủ tục này thì luôn luôn có một cuộc hội kiến trực tiếp giữa Bộ trưởng Mc Namara và tôi, trong đó chúng lôi đã đem vấn đề ra thảo luận tỉ mỉ, nghiên cứu đủ các đường lối hành động và đã đi đến chỗ nhất trí về số lượng binh lính cần phải tổ chức và chuẩn bị triển khai. Rồi vấn đề sẽ được chúng tôi đưa ra thảo luận với Tổng thống là người sẽ đưa ra quyết định (10).

Phương thức trù hoạch và tính toán này vẫn tiếp diễn trong suốt thời gian phần còn lại của năm ấy và đặc biệt lưu ý nhất là vấn đề khả năng đài thọ các việc triển khai thêm mà không phải gọi thêm quân dự bị nhập ngũ. Đến ngày 10-4-1966, Tổng thống Johnson đã phê chuẩn kế hoạch tăng cường quân số các lực lượng Hoa Kỳ sau đó mà không đòi hỏi phải gọi thêm quân dự bị nhập ngũ.

Kế hoạch này dự tính đến cuối năm 1968 lực lượng Hoa Kỳ lại Nam Việt Nam sẽ có 70 tiểu đoàn tổng cộng 583.500 người. Đến cuối tháng 6-1967 tổng số lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam được dự trù là 425.000 người.

Trong thời kỳ 3 tháng tiếp theo sau đó sẽ có sự sắp xếp lại trong các khả năng triển khai và nhờ đó đã đưa tổng số lên 79 tiểu đoàn cơ động vào cuối năm 1966 và 82 tiểu đoàn vào tháng 6-1967. Tuy kế hoạch này được mệnh danh là chương trình 3 (xin đừng lầm lẫn với giai đoạn III) đầy tham vọng nhưng cũng vẫn dùng đến ít quân hơn là các đề nghị của Tướng Westmoreland lúc đầu.

Ngay cả trước khi Bộ Quốc phòng công bố các số liệu này, các vị chỉ huy quân đội (ngày 8-1966) coi các lực lượng tăng thêm như là những “lực lượng bổ túc" để có thêm khả năng cân xứng. Trong trường hợp yêu cầu này được thỏa mãn, quân số tại Việt Nam sẽ tăng lên 90 tiểu đoàn cơ động và 542.589 quân vào cuối năm 1967 (11).

Lại phát động thủ tục trù hoạch và tính toán, Bộ trưởng Mc Namara không thắc mắc về các nhu cầu mới này. Ông đã đưa ra những lời hướng dẫn như sau cho Hội đồng tham mưu trưởng liên quân:

"Như các ông đã biết, chính sách của chúng ta là cung cấp binh lính, vũ khí và tiếp liệu do Đại tướng Weslmoteland yêu cầu đúng vào thời điểm ông ta muốn tới mức tối đa khả năng của chúng ta. Các nhu cầu của TTL/TBD (Tổng tư lệnh/Thái Bình Dương) đã được duyệt xét mới đây nhất... cũng phải được thỏa mãn tương tự. Các yêu cầu chính đáng cho Nam Việt Nam phải được cố gắng triển khai cho đúng tối đa theo nhịp độ TTL/TBD. Tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam yêu cầu. Tuy thế tôi vẫn muốn và hi vọng sẽ có một sự nghiên cứu tỉ mỉ từng chi tiết một của các yêu cầu này để xác định từng món thật sự cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch chiến tranh của chúng ta" (12).

Dĩ nhiên, khi đề cập đến kế hoạch chiến tranh của chúng ta, Mc Namara muốn nói đến các kế hoạch chiến tranh do Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và các vị chỉ huy quân sự này, vì không được các giới có thẩm quyền cao cấp hơn hướng dẫn, đã tự đặt ra một chiến lược Hoa Kỳ tại Việt Nam và đã tự ấn định các nhu cầu về lực lượng.

Bộ trưởng Quốc phòng đã hạn chế vai trò của ông và bộ của ông vào việc chỉ duyệt xét các yêu cầu của các vị chỉ huy quân sự để biết chắc rằng họ không đòi hỏi quá đáng và có thể thỏa mãn được khi cần gọi quân dự bị nhập ngũ.

Cho đến giờ phút ấy, các giới chức dân sự Bộ Quốc phòng đã từ bỏ khá nhiều, không dự một tí nào trong việc chỉ đạo về chiến lược hoặc chính sách của chiến tranh và trên thực tế đã phó mặc cho các vị chỉ huy quân sự toàn quyền giành chiến thắng theo quan niệm riêng của họ trong giới hạn địa lý đã được đề ra để tránh sự can thiệp của Trung Quốc hay của Liên Xô.

Nhưng bây giờ đã có nhiều tý do khác bắt đầu xen vào để chẳng mấy chốc buộc Bộ trưởng Quốc phòng và các cố vấn của ông ta phải xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu của lực lượng này và bắt đầu thắc mắc về kế hoạch chiến tranh của Hoa Kỳ.

Các chi phí của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam đầu mùa thu năm 1966 đã gây lạm phát nghiêm trọng tại nước này. Theo tường trình của Tòa đại sứ thì trong năm tài chính 1966, chỉ số giá sinh hoạt của giới lao động Sài Gòn đã tăng 92%. Một số vụ phá giá đồng bạc đã ổn định được tình hình, nhưng như Đại sứ Lodge cho biết thì “các chi phí dự trù của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam cho đến hết 1967 sẽ gặp khó khăn cho nỗ lực ổn định và sẽ làm cho vụ lạm phát gia tăng nhanh chóng chặn đường các tiến bộ chính trị và quân sự của chúng ta" (1).

Để giải quyết vấn đề này, Đại sứ Lodge đề nghị nên có một giới hạn tối đa cho các chi phí quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam đến hết năm 1967. Khuyến cáo này sẽ có tác dụng quan trọng vào việc quyết định để triển khai thêm quân trong năm 1967. Như lời Đại tướng Westmoreland đã nêu ra khi phản kháng khuyến cáo của Lodge, nếu giới hạn tối đa e chi phí này được chấp thuận thì sẽ có nghĩa là việc triển khai quân theo chương trình 3 của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam sẽ phải đình chỉ vào khoảng giữa tháng 12-1966.

Còn một yếu tố khác nữa ảnh hưởng vào chiến lược của Hoa Kỳ, đó là vấn đề phân vân do dự liệu có nên gọi quân dự bị nhập ngũ để thỏa mãn việc triển khai quân được đề nghị của Hoa Kỳ và, như Hội đồng tham mưu trưởng liên quân quan niệm, cũng không kém phần quan trọng để tái lập khối dự bị chiến lược đã bị hao hụt trầm trọng vì vụ tăng quân tại Việt Nam.

Các giới chỉ huy quân sự trong khi duyệt xét tình hình nhu cầu quân số năm 1967 đã phân tích cho Bộ trưởng Quốc phòng thấy về tình hình quân sự của Hoa Kỳ trên toàn cầu nếu phải thỏa mãn các yêu cầu số quân này. Đặt giả thuyết rằng sẽ không gọi các quân dự bị nhập ngũ, đồng thời sẽ không thay đổi trong chính sách luân phiên (nhiệm kỳ một năm đối với thành phần người Mỹ) và sẽ lấy người trong cơ cấu lực lượng thường trực để thỏa mãn các yêu cầu tăng quân thì sẽ thấy việc thỏa mãn yêu cầu tăng quân năm 1967 sẽ có một hậu quả tai hại.

Theo như Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cho thấy, nếu không có việc gọi quân dự bị nhập ngũ vào các quân chủng thì khó lòng đáp ứng đúng kỳ hạn các yêu cầu quân số được đề ra. Trên thực tế, nếu chậm trễ trong việc cung ứng số quân này sẽ làm suy yếu thêm tư thế quân sự và khả năng của Hoa Kỳ trong việc duy trì việc triển khai quân ra phía trước để ngăn chặn các cuộc xâm lược trên khắp thế giới. Nó còn làm giảm bớt rất nhiều về khả năng nhanh chóng tăng cường cho NATO, tăng cường lực lượng đáp ứng các vụ bất trắc khác và duy trì được một cơ sở luân phiên và huấn luyện đầy đủ.

Đặc biệt đáng lưu ý trong trường hợp lục quân, việc rút bớt các quân dụng của các thành phần quân dự bị sẽ làm suy yếu các cơ cấu dự bị của lục quân rất đáng kể". Chung qui hình như đến đây Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đang nói cho Bộ trưởng Quốc phòng biết rằng đã đến lúc không còn có thể tiến hành chiến tranh ở Việt Nam đúng theo chiến lược của họ nữa, nếu không đồng thời gọi khá nhiều quân dự bị nhập ngũ.

Ý thức được vững vàng các sự kiện và khuyến cáo này, Bộ trưởng Mc Namara lại phải sang Sài Gòn đã thảo luận với vị tư lệnh chiến trường và để biết rõ hơn về những gì thật sự cần đến. Sau khi trở về ngày 10-8-1966. Mc Namara đã nói một cách đáng kinh ngạc rằng theo ông thấy các điều kiện mà dựa theo đó Hoa Kỳ đã phải sử dụng các lực lượng chiến đấu quan trọng sẽ không còn vững chắc nữa.

Trong bản báo cáo trình Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng đồng ý rằng tình hình quân sự đã có phần sáng sủa hơn năm 1965 nhưng trong tương lai lâu dài thì không có gì đáng lạc quan. Quả thật Mc Namara có vẻ có phần chán nản khi ông cho biết rằng ông không thể thấy có cách gì hợp lý để sớm kết thúc được chiến tranh (14).

Căn cứ vào các nhận xét, ông Bộ trưởng liền đề nghị nên thay đổi trọng tâm của chiến lược Hoa Kỳ. Thay vì đánh bại địch quân bằng các hoạt động tiến công như các vị tư lệnh quân sự thường kiên trì đề nghị, Mc Namara chủ trương giải pháp nên trở về một tư thế có phần là thế thủ bằng cách thu xếp cho chúng ta vào một tư thế quân sự có thể tin rằng chúng ta có thể duy trì vô hạn định - một tư thế có thể làm cho Bắc Việt Nam/Việt Cộng thấy việc ngồi chờ cho chúng ta chán và bỏ đi không còn hấp dẫn nữa.

Để đạt được việc này. Ông Bộ trưởng đã đề nghị một chương trình 5 điểm khác hẳn kế hoạch chiến tranh do các vị tư lệnh quân sự của ông đưa ra:

1) Loại trừ trường hợp chiến tranh đột biến, chúng ta nên... thôi đừng vượt quá tổng số 470.000 quân (lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ)

2) Nên dựng một hàng rào chống xâm lược ngang vùng eo biển Nam Việt Nam gần vĩ độ 17 và chặn ngang các đường mòn xâm nhập ở Lào.

3) Giữ nguyên chương trình Sấm Rền đánh miền Bắc ở mức độ hiện tại.

4) Xúc tiến một chương trình bình định tích cực.

5) Gia tăng các triển vọng đàm phán chấm dứt chiến tranh (ở đây Mc Namara đã đưa ra nhiều giải pháp có thể sử dụng được).

Tuy nhiên, theo như Mc Namara dự kiến thì dù cho có áp dụng các giải pháp này, cũng khó có triển vọng thắng lợi ngay trong tương lai gần đây. Theo như ông hình dung được lúc bấy giờ, chỉ có cách là chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh lâu dài hơn nhằm chứng minh rõ ràng rằng đối với nhân dân Hoa Kỳ, các phí tổn và nguy cơ kéo dài vẫn còn trong giới hạn chấp nhận được đã có giải pháp để thắng lợi và việc kết thúc chiến tranh chỉ là một vấn đề thời gian mà thôi (15).

Tài liệu khá đen tối và bi quan này rốt cuộc đã trả lời cho các đòi hỏi của các vị tư lệnh quân sự muốn có một quan niệm chiến lược được chuẩn y cho các hoạt động của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tuy nhiên câu trả lời này rõ ràng là một sự từ chối hẳn các đề nghị của họ muốn đánh bại các lực lượng Bắc Việt Nam bằng cách gia tăng mạnh mẽ cho các lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam và bằng cách nới rộng việc ném bom miền Bắc. Nhưng không phải chỉ từ chối suông, quan niệm của Mc Namara còn đưa thêm một chiến lược và một tiêu chuẩn khác để chiến thắng cùng với nhiều khái niệm mới và ý nghĩa của việc chiến thắng để lấy đó làm tiêu chuẩn cho các đề nghị khác trong tương lai của giới quân sự.

Sau khi các giải pháp thay thế này đã được đặt ra, thủ tục trù hoạch và chọn lọc đã được tiếp tục trên một cơ sở mới. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đúng như dự kiến, không đồng ý với giải pháp chiến lược thay thế của Mc Namara. Họ lại đưa ra một lần nữa quan niệm chiến lược đã được triển khai trước đây nhưng không được chuẩn y về việc gây sức ép tối đa cho đối phương ở bất cứ chỗ nào, không bị gò bó về chính trị nhằm có thể thực hiện được các mục tiêu của Hoa Kỳ trong thời gian ngắn nhất mà ít tổn hao nhân mạng nhất (16).

Họ chứng minh có hai lý do để gọi nhập ngũ quân dự bị: thứ nhất chúng ta không thể đáp ứng các yêu cầu thêm quân tại Việt Nam và đồng thời làm tròn bổn phận của chúng ta trong việc giúp quân cho NATO và các nơi khác bị uy hiếp mà không gọi quân dự bị nhập ngũ; thứ hai việc thực hiện được các mục tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ không thể nào thành hình được mà không gọi quân dự bị nhập ngũ.

Luôn luôn bị ám ảnh vì việc gọi quân dự bị nhập ngũ, Tổng thống không thấy đắc ý với viễn cảnh phải gia tăng nhiều quân rất tốn kém. Sau một loạt các lần thảo luận với Tổng thống, Mc Namara đã chính thức thông báo Hội đồng tham mưu trường liên quân ngày 11-11-1966 rằng một chương trình triển khai thêm quân. Chương trình 4 đã được chuẩn y để đưa lực lượng Hoa Kỳ lên đến số 470.000 quân là mức cao nhất, phải thực hiện được vào tháng 6-1968 (với nhu cầu đầu tiên xin khoảng 542.000 quân vào cuối năm 1967).

Khi giải thích cái lập luận đưa đón các quyết định chương trình 4, Mc Namara đã nêu lên mối phân vân về chiến lược cuối cùng có vẻ đã giải quyết được như sau:

Bây giờ chúng ta phải lựa chọn giữa hai đường lối giải quyết mối đe dọa của các lực lượng chính quy BVN/VC. Theo đường lối thứ nhất thì trong năm 1967 cứ tiếp tục gia tăng lực lượng bạn càng nhanh càng tốt và không hạn chế đồng thời chủ yếu sử dụng các lực lượng ấy một cách đại quy mô trong các cuộc hành quân "tìm và diệt" để tiêu diệt các đơn vị chủ lực VC/BVN...

Theo đường lối thứ hai thì cũng xúc tiến một chiến lược chủ động “tìm và diệt" tương tự nhưng chỉ tăng cường các lực lượng bạn đến mức độ cần thiết để phân tán các đơn vị định tại Bộ Quốc phòng đã bắt đầu nghi ngờ hiệu quả của khái niệm do các vị cầm đầu quân đội đề ra, một khái niệm đã từng đưa đến các chương trình càng ngày càng hao tổn thêm mà lại không tạo được lấy một kết quả nào. Ảo tưởng chiến thắng một cách nhanh chóng đã tan biến khá mạnh mà rồi đến lúc ấy cũng chẳng có việc thắc mắc hoặc đánh giá lại toàn bộ các mục tiêu Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Khái niệm chiến lược lúc đầu đã phát xuất từ ước tính cơ bản là tình hình quân sự và chính trị tại Nam Việt Nam trong mùa xuân và đầu mùa hè 1965 kể như thất bại vô phương cứu chữa, nếu Hoa Kỳ đưa thêm nhiều lực lượng tác chiến nữa vào và nếu có cách gì thuyết phục Hà Nội ngưng yểm trợ Việt Cộng.

Các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ không thấy cách gì khác hơn là Mỹ hóa chiến tranh và đánh bại địch ngay trên bộ. Muốn làm được việc này, đúng như thông lệ thì phải dùng sức mạnh tối ưu tác động vào đối phương và vào khả năng tiến hành chiến tranh của họ. Nhưng các nhà lãnh đạo dân sự Hoa Kỳ, mặc dù không chê trách gì chiến lược này hoặc công khai chủ trương một chiến lược khác, vẫn cố gắng hạn chế sự can dự của Hoa Kỳ. 

Cho nên giới quân sự đã bị triệt mất các phương tiện trong việc sử dụng tối đa sức mạnh để nhanh chóng khống chế đối phương tại Bắc và Nam Việt Nam, tạo điều kiện trong tương lai cho họ có lý do chỉ trích “chủ trương dần dần từng mức độ và các gò bó chính trị" cản đường chiến thắng.

Nhưng ngay cả việc sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ theo lối dần dần từng mức độ, một đường lối đã cản trở ý muốn đạt được những kết quả nhanh chóng với quyết định của giới quân sự, chẳng bao lâu cũng tỏ ra quá hao tốn đối với một chính phủ quyết tâm duy trì nền kinh tế trong tư thế thời bình và nhất quyết không gọi nhập ngũ quân dự bị. Hơn nữa chiến lược này khi phải đương đầu với một sự tăng cường tương ứng của Bắc Việt Nam không thể đem lại những kết quả cụ thể cho một Tổng thống cứ muốn có những kết quả cụ thể “nắm chắc trong tay”.

Cho nên trong thời kỳ này, người ta đã cố tìm những giải pháp thay thế để có thể làm giảm bớt sức ép đòi hỏi các tài nguyên của Hoa Kỳ, nhất là về nhân lực, trong khi vẫn giúp sức cho nỗ lực quân sự. Trong số các giải pháp, người ta thấy gồm có một kế hoạch làm hàng rào ngăn chặn theo đề xuất của Mc Namara, các cuộc vận động các nước trong “thế giới tự do" đổ thêm quân để bổ sung cho lực lượng Hoa Kỳ và các hoạt động gia tăng về ngoại giao nhằm vào việc lôi cuốn Bắc Việt Nam đi đến chỗ thương thuyết (18).

Sắp bước sang năm mới mà cuộc tranh luận về đường lối của các chiến thuật cơ bản của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam vẫn tiếp diễn trong khi người ta càng thấy rõ thêm rằng tính chất các mục tiêu của chúng ta, các cơ sở chính trị trong quyết tâm của chúng ta, tầm vóc thiết ứng của sự hiện diện của chúng ta và các chiến lược trên bộ và trên không cần xúc tiến vẫn chưa thành hình được, hoặc được xác định cẩn thận trong nội bộ chính quyền.

Giới dân sự trong Bộ Quốc phòng vẫn tiếp tục nhấn mạnh lập luận cần thiết lập an ninh và ổn định mức độ quân số và ném bom trong thời gian lâu dài. Các giới chức quân sự vẫn tiếp tục khẳng định khái niệm chiến lược của họ nhằm "đánh bại hoạt động lật đổ và tấn công của Cộng sản được bên ngoài chỉ đạo và yểm trợ”. Họ đả kích điều kiện tiên quyết cho rằng việc phục hồi tình trạng ổn định về kinh tế tại Nam Việt Nam là điều quan trọng hàng đầu và cho rằng giới hạn tối đa là 470.000 quân là không thích ứng và quá gò bó.

Cho nên, Bộ trưởng Quốc phòng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và tư lệnh chiến trường vẫn chưa nhất trí được trong việc quan niệm về chiến lược và về các mục tiêu của đất nước tại Nam Việt Nam. Sự kiện này có khuynh hướng không những tăng thêm phần gay gắt trong vấn đề cảm thông vẫn luôn luôn gây trở ngại trong việc thiết kế chính trị - quân sự mà còn đặt giới quân sự vào thế thụ động.

Mối bất đồng giữa chính sách của Washington và việc chỉ đạo chiến tranh về mặt quân sự, trước khi được xóa bỏ cũng đã có một thời rất quan trọng. Tuy nhiên lúc bấy giờ tình trạng nhập nhằng và mơ hồ cứ vẫn tiếp diễn, Tổng thống hình như nghĩ rằng muốn duy trì được hòa hợp và lôi cuốn các lãnh đạo quân sự của ông liên tục ủng hộ thì tốt hơn hết là cứ giữ cho khái niệm chiến lược tiếp tục nhập nhằng hoặc không rõ rệt.

Tính chất cơ bản của mối bất đồng này về khái niệm chiến lược đã được cả báo chí lẫn quốc hội đề cập khi quần chúng bắt đầu bớt ảo tưởng về lối tiến hành chiến tranh. Việc quần chúng bớt ảo tưởng này gồm cả diều hâu lẫn bồ câu đã nói lên được sự tranh chấp trong nội bộ chính quyền.

Về phía diều hâu, những nhân vật chính trị có truyền thống thiện cảm đối với giới quân sự đã được lôi cuốn lên tiếng đả kích việc hạn chế ném bom và hạn chế số lượng binh khí.

Thượng nghị sĩ Stennis. Chủ tịch ủy ban Quân lực tuyên bố rằng phải thỏa mãn các yêu cầu thêm quân của Tướng Westmoreland dù rằng phải động viên gọi nhập ngũ hoặc động viên gọi nhập ngũ từng phần. Stennis sau này còn lên án thêm rằng “các vị tư lệnh quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam không được cung ứng đầy đủ quân lính cần thiết và việc ném bom miền Bắc lại bị hạn chế quá đáng".

Và Chủ tịch Menden Rivers của Ủy ban Quân lực Hạ nghị viện còn kêu gọi Hoa Kỳ "nên đánh tan Hà Nội nếu cần, bất chấp dư luận thế giới".

Về mặt trái của vấn đề, “khủng hoảng tín nhiệm" giữa các lời tuyên bố của chính quyền và các hành động tại hiện trường ở Việt Nam ngày càng thêm sâu rộng. Một loạt các bài báo tường thuật các thương vong do việc Hoa Kỳ ném bom gây ra trong đám thường dân của Harrison Salisbury, phóng viên tờ New York Times từ Hà Nội gửi về, đã gây ra một loạt tranh cãi về vấn đề đạo đức và hiệu quả của chiến dịch đánh Bắc Việt Nam bằng không quân.

Các thủ lĩnh sinh viên ôn hòa trong một bức thư gửi Tổng thống đã ghi nhận - có sự khác biệt giữa các lời tuyên bố của Hoa Kỳ về Việt Nam và những hành động của Hoa Kỳ tại đây, cho thấy có sự lầm lẫn trong các mục đích cơ bản của Hoa Kỳ và cảnh giác đề phòng chiều hướng "đi từ chỗ lầm lẫn qua chỗ chống đối".

Quần chúng và báo chí càng ngày càng cảnh giác thận trọng đối với các thống kê và các lời tuyên bố do Washington đưa ra. Trong tháng 5-1967, một cuộc thăm dò dư luận của viện Harris cho thấy quần chúng có vẻ trách cứ Hoa Kỳ vi phạm đình chiến không khác gì đối phương. Hồi đầu tháng Lầu Năm Góc đã nhìn nhận tổn thất 1.800 máy bay tại Việt Nam so với số 622 "máy bay chiến đấu” họ đã thông báo trước đấy

Ngay như tờ Chicago Tribune (Diễn đàn Chicago) cũng đã ước đoán rằng hoặc các số liệu về Việt Nam không đúng hoặc Lầu Năm Góc muốn đánh lạc hướng. Tờ báo đã nhắc lại một cuộc họp báo liên bộ của các Bộ trưởng Mc Namara và Rusk trong đó họ loan báo các lực lượng quân sự Cộng sản tại Việt Nam đã bị nhiều tổn thất nặng nề trong vài tháng vừa qua, do đó đã mất đi khá nhiều hiệu quả, nhưng trong câu sau đó lại loan báo rằng nhiều hoạt động quan trọng của Cộng sản tại Nam Việt Nam đã gia tăng đáng kể và ngay Bob Hoe cũng đã nhìn nhận rằng vài diễn viên đã từ chối không muốn tham gia chuyến đi biểu diễn hằng năm của ông trong dịp Giáng sinh để giúp vui cho binh sĩ tại vùng chiến tranh,  lý do họ không tán thành chính sách của Hoa Kỳ (20).

Các chi phí chiến tranh cũng đã được đưa ra trước dư luận quần chúng Hoa Kỳ với sự quan tâm ngày càng gia tăng. Hồi giữa tháng 5, Ủy ban chuẩn chi Hạ nghị viện đã chấp thuận một đạo luật chuẩn chi bổ túc 12 tỷ đô la cho quốc phòng và một tuần lễ sau, Thượng nghị viện với đa số áp đảo đã chấp thuận chuẩn chi 20.8 tỷ đô la để mua sắm quân dụng.

Tổn thất của Hoa Kỳ được loan báo ngày 10-3-1967 là sự tổn thất nặng nề nhất của Hoa Kỳ trong một tuần của bất cứ thời nào trong chiến tranh... tử trận 1.381 và bị thương lẫn mất tích trong khi chiến đấu, tổng cộng 1.617. Người ta càng nhận thức thêm rằng chiến tranh chắc sẽ kéo dài và sẽ rất tốn kém.

Mối tranh chấp cơ bản trong nội bộ Lầu Năm Góc về chiến lược để tiến hành tại Việt Nam chẳng mấy chốc đã được đưa ra công khai trở lại. Ngày 18-3-1967 Đại tướng Westmoreland đã đệ trình Tổng tư lệnh Thái Bình Dương một bản danh sách nhu cầu tăng thêm quân của ông được dự liệu đến hết tháng 6-1967, Westmoreland cho biết mặc dù ông đã không thẳng thắn phản đối giới hạn 470.000 quân được ấn định trước đây, nhưng việc nhận định lại tình hình đã cho thấy rõ ràng lực lượng này tuy có thể giúp cho Hoa Kỳ nắm được thế chủ động song vẫn không tạo được khả năng tiến hành các hoạt động bền bỉ với quy mô và cường độ cần thiết để tránh một cuộc chiến tranh kéo dài không hợp lý.

Do đó Tướng Westmoreland cho thấy lực lượng tối thiểu cần thiết để khai thác các thắng lợi và nắm quyền kiểm soát thực sự trên các khu vực đã thanh toán hết ảnh hưởng của địch cần phải có thêm hai sư đoàn và 1/3 nữa, tổng cộng là 21 tiểu đoàn cơ động. Ông cho rằng lực lượng cần đến tốt nhất sẽ là bốn sư đoàn và 2/3, cộng với các lực lượng yểm trợ sẽ lên đến tổng số khoảng 220.000 quân, sẽ được tăng thêm vào mức tối đa 470.000 quân năm 1967 (21).

Sau khi triển khai thêm nhiều chứng minh chi tiết cho các số liệu này. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã trình lên Bộ trưởng Quốc phòng ngày 20-4-1967 cần có thêm lực lượng nữa để thực hiện các mục tiêu mà họ nghĩ rằng Hoa Kỳ đang theo đuổi tại Việt Nam.

Lời yêu cầu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã tái xác nhận các mục tiêu và chiến lược cơ bản đã từng được đề cập trong những lần yêu cầu thêm quân từ năm 1965, nhưng đã trở thành vấn đề tranh chấp trong nội bộ chính quyền. Các nhà lãnh đạo quân sự đã lập lại quan niệm của họ cho rằng mục tiêu quốc gia của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam vẫn là việc xây dựng được một chính quyền ổn định, độc lập và chống Cộng.

Họ cho thấy các nhiệm vụ chính yếu của quân đội để thực hiện mục tiêu này là:

a) Gây khó khăn và hao tổn càng nhiều càng tốt cho quân đội Bắc Việt trong việc yểm trợ có hiệu quả cho Việt Cộng (VC), và làm cho Bắc Việt Nam (BVN) thôi chỉ đạo cuộc nổi dậy của VC.

b) Đánh bại quân đội VC/BVN và buộc các lực lượng quân đội Bắc Việt phải rút lui.

c) Khuếch trương quyền lực, quyền lãnh đạo và kiểm soát của chính phủ.

d) Ngăn chặn không để Trung Cộng can thiệp trực tiếp tại Đông Nam Á (29)

Rồi họ đề ra ba lĩnh vực tổng quát cần phải phấn đấu trong nỗ lực quân sự nhằm thực hiện được những nhiệm vụ này: 

1. Hoạt động chống các lực lượng quân đội VC/BVN tại Nam Việt Nam đồng thời với việc trợ giúp chính quyền Nam Việt Nam trong nỗ lực xây dựng quốc gia của họ.

2. Hoạt động để chặn đứng và làm giảm bớt nguồn xâm nhập binh lính và quân dụng từ Bắc Việt Nam vào Nam Việt

3. Hoạt động để chặn đứng và làm giảm bớt việc nhập khẩu vật dụng nuôi dưỡng chiến tranh vào Bắc Việt Nam (22).

Các giới lãnh đạo quân sự nghĩ rằng nỗ lực trong từng lĩnh vực này chưa được thích ứng. Tại Nam Việt Nam vì thiếu lực lượng nên chưa tạo được một môi trường an toàn cho dân chúng. Tại Bắc Việt Nam cần phải mở rộng chiến dịch ném bom để làm giâm bớt sự xâm nhập người và đồ tiếp tế vào miền Nam và trong lĩnh vực thứ ba, nhưng nỗ lực tương đối đã bị hạn chế.

Do đó ngoài việc triển khai thêm quân cho lực lượng trên bộ tại Nam Việt Nam, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề nghị gia tăng nỗ lực chống các đường tiếp tế chiến lược vào Bác Việt Nam. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân một lần nữa lại cho thấy họ nghĩ rằng việc gọi nhập ngũ quân dự bị và việc gia hạn nhiệm kỳ nghĩa vụ quân sự là những việc có thể làm được để đáp ứng các nhu cầu thêm trong năm tài chính 1968, đúng trong khuôn khổ thời hạn quy định và trong một lời yêu cầu khác muốn có một chiến lược được chấp nhận trong việc liến hành chiến tranh, một việc mà họ đã từng vận động ngay từ khi mới triển khai quân lần đầu tiên năm 1965, các giới lãnh đạo quân sự đề nghị chiến lược quân sự của họ trong việc tiến hành chiến tranh tại Đông Nam Á cần được chấp thuận trên nguyên tắc (23).

Vì thế các vấn đề đã được thẳng thắn đặt ra với Tổng thống và quả thật trong trường hợp này ông có vẻ như đã tham gia vào việc dự trù khá sớm hơn các loạt dự trù lực lượng trước đây.

Ngày 25-4-1967, Đại tướng Westmoreland trở về Hoa Kỳ bề ngoài có vẻ là để thuyết trình trong đại hội hàng năm của thông tấn xã Associated, đã hội kiến với Tổng thống ngày 27-4. Westmoreland đã nói cho Tổng thống biết rằng nếu yêu cầu tăng quân của ông không được đáp ứng, không nhất thiết phải thua trận, nhưng chắc chắn là sẽ không tiến triển nhanh chóng được.

Ông cũng nhìn nhận rằng chắc chắn có thể địch cũng sẽ tăng thêm quân mặc dù ông cho rằng chúng ta đã đạt được mức độ làm cho địch tăng quân không kịp bù trừ sự tiêu hao. Đại tướng Westmoreland kết luận rằng nếu dự trù với 565.000 quân, chiến tranh rất có thể tiếp diễn trên 3 năm, song nếu có được tổng số 665.000 như ông đã yêu cầu, rất có thể kể ... trong vòng 2 năm. Đại tướng Wheeler nhắc lại ... không thấy mối lo ngại của ông về khả năng các nguy cơ quân sự tại các nơi khác trên thế giới (24).

Trong khi ấy tại Bộ Quốc phòng, người ta đã tích cực cố gắng tìm cách giải quyết yêu cầu tăng quân của Westmoreland. Quan niệm chiến lược làm cơ sở cho yêu cầu tăng quân này đã gặp phải sự chống đối trực tiếp của các viên chức dân sự quốc phòng. Các viên chức này thiên nhiều hơn về chiến lược đã được Mc Nạmara đề ra hồi tháng 11-1966. Họ chủ trương cần phải quy định một giới hạn cho số lượng binh sĩ Hoa Kỳ, nhờ đó ổn định được cuộc chiến tranh trên bộ.

Dĩ nhiên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phản đối, tuyên bố rằng tình trạng này sẽ làm cho không dễ gì kết thúc chiến tranh trong điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ, sẽ ít có khả năng để phát động thêm các hoạt động mới hoặc duy trì được thế đang lên và tiêu biểu cho một đường hướng đáng ngại trong việc Hoa Kỳ thay đổi chiều hướng của mình trong các mục tiêu và ý định tại Đông Nam Á (25). 

Các cuộc tranh luận về chiến lược vẫn tiếp diễn suốt mùa hè. Nhưng lại một lần nữa, đáng lý phải là một cuộc tranh luận cơ bản về các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam thì nay chỉ còn là một vấn đề bàn luận duy nhất về cách thức thỏa mãn nhu cầu tăng quân như thế nào để khỏi gọi quân dự bị nhập ngũ.

Vấn đề này đã xuất hiện công khai ngày 23-6-1967 trước khi Bộ trưởng Mc Namara sắp đi một chuyến khác qua Sài Gòn. Trên tờ báo Washington News (Tin tức Washington) Jim Lucas nhận xét rằng đang có nạn thiếu hụt nhân lực tại Việt Nam và khó lòng đáp ứng được yêu cầu mới nhất của Đại tướng Westmoreland xin thêm quân mà đại khái không có gọi nhập ngũ quân dự bị. Lucas còn thêm rằng người ta thấy rất rõ ràng việc Nhà trắng cố làm hết sức để khỏi gọi nhập ngũ quân dự bị nếu có thể được trước cuộc bầu cử năm sắp tới. Bài báo đã nêu lên tình trạng thiếu hụt quân số hiện có trong các đơn vị trên bộ của Lục quân và Lính thủy đánh bộ và còn nói thêm là các đơn vị này hiện đang hoạt động với một số quân dưới mức chấp nhận được.

Một bài báo tương tự của Weil Sherman trong tờ báo New York Times (Thời báo New York) ngày 3-7-1967 đã tường thuật chính xác về các yêu cầu tối thiểu và trong điều kiện thuận lợi nhất. Đại tướng Westmordand xin thêm quân đã cho thấy chính quyền không thể đáp ứng yêu cầu tăng quân của tư lệnh chiến trường mà không phải gọi nhập ngũ từng phần quân dự bị và gia tăng đáng kể trong chi phí chiến tranh và đã nêu lên tình trạng quân số thiếu hụt trầm trọng gây ra trong các đơn vị lục quân khắp thế giới để đáp ứng các yêu cầu hiện thời của chiến trường Việt Nam.

Việc tìm kiếm các biện pháp thay thế vẫn liếp tục diễn ra. Vào khoảng giữa tháng 7, Tổng thống phái Maxwell Taylor và Clark Clifford qua Viễn Đông hình như để tiếp xúc với các đồng minh và để trình bày về chính sách của Hoa Kỳ, mục đích thực sự của họ để đốc thúc các nước đã từng cung cấp tượng trưng lực lượng tác chiến trên bộ cho nỗ lực tại Việt Nam bây giờ phải đưa thêm quân không còn là chuyện bí mật nữa.

Cố gắng của họ, mà báo chí coi như là một việc có tính cách bức bách, các đồng minh không sẵn lòng, kể như đã thất bại. Tổng thống Marcos của Philippine (26) từ chối không gặp các đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ. Thái độ của Nam Triều Tiên, Ôxtrâylia, Niu Dilân và của Thái Lan miễn cưỡng như thể không muốn quan tâm nhiều về tình hình Việt Nam đã tác động mạnh mẽ vào Clifford. Sau này ông nói rằng chuyến đi với phản ứng của các nước này đã làm cho ông phải bắt đầu nghi ngờ về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Trong khi ấy các chuyên gia nghiên cứu đã kết luận có thể đưa ra triển khai thêm tại Việt Nam một tổng số 51.249 quân trong các tiểu đoàn cơ động mà không cần thay đổi nhiệm kỳ một năm phục vụ tại Việt Nam, không cần động viên quân dự bị và không cần triển khai đến các đơn vị tăng cường NATO hiện đang ở Hoa Kỳ.

Trong bức thông điệp ngân sách gửi Quốc hội ngày 3-8-1967, Tổng thống Johnson đã tiết lộ dự kiến "phải thêm tối thiểu là 45.000 quân nữa sang Nam Việt Nam trong năm tài chính này để nâng tổng số quân Hoa Kỳ được phép tại khu vực chiến trường lên đến 525.000 quân” (26). Đây là chương trình chính thức được Bộ Quốc phòng công bố ngày 14-8.

Báo chí và quần chúng đã đón nhận lởi loan báo này với một thái độ khá nhẫn nhục gần như hờ hững. Ngày 7-8-1967 trong một bài báo dài từ Sài Gòn gửi về, John Apple của tờ New york Times nói sở dĩ cứ thường xuyên xin tăng thêm quân là vì Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đào tạo một quân đội có hiệu lực cho Nam Việt Nam. Ông coi là chiến tranh đã lâm vào tình trạng “bế tắc" và cho thấy không thể nào chiến thắng được "trừ phi biến đổi được sự kiện chính yếu trong nỗ lực chiến tranh của đồng minh - tình trạng xã hội Nam Việt Nam quá thờ ơ một cách nguy kịch trong việc phấn đấu cho sự sống còn của mình".

Cũng trong ngày ấy, Đại tướng Harold M.Johnson, Tham mưu trưởng lục quân hình như đã tuyên bố tại Sài Gòn rằng tại khắp các khu vực chính yếu của chiến trường nơi nào cũng có khả năng thắng lợi. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược, càng khó biết tin ai và quần chúng Hoa Kỳ thường có vẻ dễ ngả theo quan điểm bi quan hơn.

Các mâu thuẫn về chính sách trong nội bộ chính quyền đã được phơi bày với những chi tiết chua cay trong các buổi điều trần về chiến tranh bằng không quân tại Bắc Việt trước tiểu ban điều tra về tình trạng sẵn sàng chiến đấu của Thượng nghị sĩ Stennis thuộc ủy ban Quân lực Thượng viện trong tháng 5-1967.

Các thành viên của tiểu ban, nổi tiếng có cảm tình tốt với giới quân đội, rất lo ngại các hạn chế về việc ném bom tại miền Bắc là không cần thiết, đi ngược lại ý kiến của quân đội và đang làm cho chiến tranh càng thêm kéo dài.

Các viên chức dân sự Bộ Quốc phòng chủ yếu là Bộ trưởng Quốc phòng, người đã quy định những hạn chế này đi ngược lại ý kiến hợp lý của quân đội quả là chủ đích của cuộc điều tra này. "Vấn đề thực sự là liệu chúng ta có đang làm những gì chúng ta có thể làm và phải làm theo như quan niệm các chuyên gia quân sự của chúng ta (nhất định về điểm này) để đánh địch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và bằng bất cứ cách nào để có thể kết thúc chiến tranh một cách mau chóng nhất và để nhờ đó đỡ tổn hại sinh mạng lính Mỹ" (27).

Tiểu ban để cho các giới chỉ huy quân sự có trách nhiệm trong chiến tranh bằng không quân điều trần trước tiên. Họ đều chủ trương rằng việc ném bom còn có thể hiệu nghiệm hơn hiện nay rất nhiều - và chuyện này vẫn có thể làm được - nếu các nhà lãnh đạo dân sự chịu nghe lời khuyến cáo của giới quân sự và giải tỏa các quyền kiểm soát quá gò bó.

Lúc Bộ trưởng Mc Namara ra điều trần trước Tiểu ban ngày 25-8, ông trực tiếp chống đối quan niệm này. Ông đã biện hộ cho chiến dịch ném bom, cho rằng chiến dịch này đã được trù hoạch thận trọng rất phù hợp với các mục đích hạn chế của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Ông Bộ trưởng chủ trương rằng những người chỉ trích tính chất hạn chế của việc ném bom đang chạy theo những mục đích không thực tế như là việc bẻ gãy ý chí của Bắc Việt Nam và cắt đứt đường xâm nhập vật dụng chiến tranh vào miền Nam. Ông Bộ trưởng quả quyết rằng không thể lấy chiến tranh bằng không quân để thay thế cho cuộc chiến tranh gay go đang được tiến hành tại miền Nam" (28).

Ngày 31-8-1967 Tiểu ban đã công bố bản phúc trình đúng như người ta đã tiên đoán trong đó tán thành hầu hết tất cả những điều chỉ trích của giới quân sự và khuyên chính quyền rằng "Lôgic và khôn ngoan bắt buộc là nên quyết định theo ảnh hưởng của nhận định nhất trí của giới quân sự nhà nghề".

Phúc trình Stennis đã công khai vạch trần mối rạn nứt về đường lối trong nội bộ chính quyền. Trong một cuộc họp báo ngày 1-9-1967, phần lớn dành để đề cập đến vấn đề ném bom, Tổng thống đã đề cao ý kiến mà các nhà lãnh đạo quân đội đã giúp ông (29).

Ấy thế mà Mc Namara còn sẽ phải nhức nhối với cái quyết định ném bom về sau này hơn là vụ gần như là chối bỏ này. Chẳng hạn ngày 10-9-1967 hải cảng thứ ba của Bắc Việt Nam ở Cẩm Phả, một mục tiêu mà Mc Namara đã khuyên đừng ném bom và đã đặc biệt trình bày trong lời điều trần đã bị ném bom lần đầu tiên (30). Hình như đang có sự xung đột giữa Bộ trưởng quốc phòng và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân mà Tổng thống có vẻ như muốn thiên vị các cố vấn quân sự của mình.

Tuy nhiên như đã nói. nội dung của cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ chính quyền năm 1967 là vấn đề phương thức tiến hành cuộc chiến tranh trên bộ và cuộc tranh cãi này quy tụ vào một điểm chính yếu - vấn đề động viên. Khi nào Tổng thống bắt đầu nghĩ đến vấn đề khó nắm vững được như là vấn đề sự hao tổn của chiến tranh Việt Nam đã vượt quá mức chịu đựng được của quần chúng Hoa Kỳ là luôn luôn ông gặp phải vấn đề động viên, trong đó có chuyện phải gọi nhập ngũ quân dự bị để yểm trợ một cuộc chiến tranh đang bắt đầu càng ngày càng đáng chán ghét đối với quần chúng Hoa Kỳ.

Chính điểm ức chế này cùng với các ảnh hưởng chính trị và xã hội của nó chứ chẳng phải bất cứ một lý lẽ nào cả của các quan niệm chiến lược hoặc triết lý chiến tranh, đã chi phối chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân lại thất bại trong việc làm cho người ta chấp nhận được quan niệm chiến lược trong việc tiến hành chiến tranh.

Thật ra ngay như một sự thay đổi trong quan niệm cũng như trong các mục tiêu cũng không thấy đề cập trong quyết định phân phối thêm một số quân hạn chế lực lượng tác chiến trên bộ cho chiến tranh. Nhưng với số quân được phân phối ít hơn nhiều so với số lượng có thể là cần thiết cho quân dội thực hiện quan niệm chiến thuật của họ, chắc bắt buộc sẽ phải có một sự thay đổi trong phương thức tiến hành chiến tranh tại chiến trường.

Nhân cơ hội này Bộ trưởng Mc Namara có vẻ càng tin tưởng một cách mạnh mẽ hơn trong quá khứ rằng đường lối chiến tranh tại Việt Nam cần phải được cấp cao nhất duyệt lại và phê chuẩn. Bộ trưởng Quốc phòng đã trực tiếp trình lên Tổng thống một bị vong lục đề ngày 1-11-1967 nói lên cảm nghĩ của ông ta cho rằng “nếu cứ tiếp diễn đường lối hành động hiện nay tại Việt Nam thì sẽ nguy hại, tổn hao và không đúng ý đối với nhân dân ta".

Trong bản bị vong lục, Mc Namara đã đề nghị các biện pháp thay thế hướng về việc ổn định các hoạt động quân sự của chúng ta tại miền Nam... và các hoạt động không quân của chúng ta tại miền Bắc đồng thời với việc chứng tỏ rằng các cuộc tấn công miền Bắc bằng không quân không gây trở ngại cho việc thương thuyết để đi đến một sự giải hòa".

Mc Mamara đã kết luận bị vong lục bất thường của ông ta với ba đề nghị tương tự kỳ lạ với những đề nghị ông đã đưa ra hồi tháng 8-1966. Thứ nhất ông đề nghị Hoa Kỳ nên loan báo rằng họ sẽ không nới rộng thêm các hoạt động không quân tại miền Bắc hoặc quy mô các lực lượng tác chiến tại miền Nam quá mức hiện đã được dự liệu. Thứ hai, Mc Namara đề nghị nên ngừng ném bom trước khi kết thúc năm 1967. Cuối cùng ông chủ trương nên nghiên cứu lại hoạt động quân sự tại miền Nam nhằm làm giảm bớt số thương vong của Hoa Kỳ và làm cho Nam Việt Nam phải đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm hơn nữa việc tự bảo vệ an ninh cho chính họ" (31).

Tổng thống Johnson đã nghiên cứu bị vong lục của Mc Namara khá lâu và khá kỹ lưỡng. Ông đã cho áp dụng chiến lược thay thế do Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề xướng. Trong một bữa ăn trưa tại Nhà Trắng ngày 12-9, Tổng thống đã yêu cầu các cố vấn quân sự của ông đề nghị thêm những hoạt động mà trong khuôn khổ có hạn chế của đường lối hiện hành có thể gia tăng sức ép đối với Bắc Việt Nam và xúc tiến nhanh chóng việc thực hiện các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Tuy nhiên ở đây các tướng chỉ huy quân sự cũng chẳng có gì là tỏ ra linh hoạt và sáng tạo. Trong lời phúc đáp của họ ngày 17-10-1967. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã cho thấy với một luận điệu có phần ẩn nhẫn rằng họ cảm thấy công việc đã và đang tiến triển chậm chạp phần lớn là do sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đã bị gò bó đến mức đã làm mất đi khá nhiều tác dụng và hiệu quả của nó. Họ chủ trương rằng các hoạt động quân sự đã gặp trở ngại với 4 trường hợp sau đây:

a) Việc tấn công vào các mục tiêu quân sự của địch đã được thực hiện theo kiểu kéo dài và chừng mực nên địch đã kịp thích ứng trên phương diện tâm lý, kinh tế và quân sự nghĩa là đã làm quen với khó khăn và gian khổ do chiến tranh đem lại, đã phân tán được hệ thống hậu cần yểm trợ của họ và đã mở được các đường vận chuyển thay thế và một hệ thống phòng không đáng kể.

b) Các khu vực đất thánh an toàn bao gồm nhiều mục tiêu quân sự quan trọng đã được dành cho địch.

c) Các hoạt động biệt kích tại Campuchia và Lào đã bị hạn chế.

d) Nhiều vụ nhập khẩu để tiếp tế quan trọng bằng đường biển vào Bắc Việt Nam đã được thực hiện không bị trở ngại

Với một giọng bi quan, Hội đồng tham mưu trường liên quân đã cho thấy rằng chừng nào còn tiếp tục gò bó các hoạt động quân sự trong khuôn khổ các hạn chế này thì vẫn không thể nào có tiến triển nhanh chóng được.

Hồi lúc ấy, các nhà lãnh đạo quân sự đã kể ra một loạt các biện pháp mà họ cho rằng cần phải áp dụng. Những đề nghị của họ bao gồm những việc như giải tỏa các hạn chế đối với chiến dịch không quân, đánh phá tất cả các mục tiêu quân sự đáng kể tại Bắc Việt Nam, gài thủy lôi vào tất cả các cảng biển sâu, các đường sông nội địa và các cửa sông của Bắc Việt Nam trên vĩ độ 20 Bắc, nới rộng các hoạt động trên mặt biển lên quá vĩ độ 20 Bắc, gia tăng các hoạt động ngăn chặn của không quân tại Lào và dọc biên giới Bắc Việt Nam, nới rộng và chuyển hướng các chương trình hoạt động biệt kích tại Bắc Việt Nam.

Tổng thống duyệt lại các khuyến cáo của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nhưng đã cho thấy rằng một số các khuyến cáo ấy đã từng bị bác bỏ trước đây và bây giờ không thể chuẩn y được (32).

Rốt cuộc người ta đã thấy rằng các nhà lãnh đạo quân sự đã phải chấp nhận các hạn chế chính trị mà vị tổng tư lệnh đã áp đặt cho họ. Đến ngày 27- 11-1967, đáp ứng một lời kêu gọi khác của Tổng thống yêu cầu giúp thêm ý kiến trong việc hành quân tại Đông Nam Á trong 4 tháng tới, các nhà lãnh đạo quân sự đã nhắc lại bản phân tích bi quan của họ.

Trong khuôn khổ các đường lối chỉ đạo của chính sách hiện hành không thể nào tiến hành được các kế hoạch mới để có thể tạo được một sự gia tăng nhanh chóng hay đáng kể có thể thấy được trong mức độ tiến triển trong tương lai gần đây (33) Do đó Tổng thống càng ý thức được khoảng cách sâu rộng giữa các đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng và các khuyến cáo của các nhà lãnh đạo quân sự của ông.

Tuy thế cũng khá ngạc nhiên là các giới lãnh đạo quân sự không có vẻ gì đe dọa, ngay cả nghĩ đến sẽ từ chức để làm nổi bật sự bất đồng ý kiến và sự chống đối của họ đối với các hạn chế trong việc tiến hành chiến tranh mà Tổng thống cùng với các cố vấn dân sự cứ nhất định muốn có (34).

Tổng thống Johnson cũng đã ý thức được về những hậu quả chính trị có thể có của một cuộc rút lui như vậy của phe quân sự và ông đã biết dung hòa phần tránh đẩy các nhà lãnh đạo quân sự của mình vào thế bất đắc dĩ như vậy. Tuy ông chưa bao giờ phê chuẩn chiến lược mà Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cứ tiếp tục khuyến cáo song ông cũng chưa bao giờ bác bỏ hẳn.

Ông đã để cho các nhà lãnh đạo quân sự được gia tăng dần dần trong các lực lượng tác chiến của họ nhưng lại không để cho họ có khả năng nới rộng thêm sức mạnh tác chiến trong tương lai. Ông đã thành công trong việc vạch ra các gò bó chính trị làm cho ông không thể thỏa mãn lời yêu cầu của họ và kết cuộc vẫn tránh được việc bãi bỏ các yêu cầu ấy

Nhưng bây giờ con đường lựa chọn đã lóe ra rõ ràng. Tổng thống Johnson cân nhắc về các đề nghị của Mc Namara trong mấy tuần sau đó cùng với việc tham khảo ý kiến các quan chức chính quyền, bạn bè thân thiết và các nghị sĩ quốc hội.

Chiếu vào biến chuyển sau này, thiết tưởng nay cũng nên biết về phản ứng của một số người đã cố vấn cho Tổng thống. Dan Rusk đồng ý với các đề nghị của Mc Namara trong việc giữ nguyên nỗ lực của chúng ta và để cho Nam Việt Nam gánh vác nhiều hơn nữa trong trách nhiệm tự bảo vệ nền an ninh của họ, nhưng ông lại nghi ngờ hiệu quả của việc kéo dài việc ngưng ném bom.

Tuy nhiên ông cho rằng chúng ta nên "làm giảm bớt tính chất quan trọng trong cuộc ném bom của chúng ta" bằng cách giảm bớt các hoạt động tại vùng Hà Nội, Hải Phòng. Mặt khác Clark Clifford lại nghĩ rằng kế hoạch của Mc Namara có thể trì hoãn khả năng kết thúc chiến tranh hơn là làm cho nó xúc tiến nhanh hơn; ông nghĩ rằng các đề nghị của Mc Namara có thể làm cho Hà Nội coi đây như là "một cố gắng nhịn nhục và chán nản để tìm cách rút chân ra khỏi cuộc xung đột mà chúng ta đã mất hết ý chí và hăng say".

Walt Rostow, bấy giờ là Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống tán thành việc duy trì số lượng binh lính ở mức độ đã được phê chuẩn nhưng lại chống đối việc ngừng ném bom vô điều kiện vì đấy là một ghi nhận yếu kém đốt với Hà Nội và cho cả nhân dân Hoa Kỳ (35).

Trong một hành động hầu như chưa từng có, Tổng thống ngày 11-1-1967 đã đích thân soạn thảo một bị vong lục dành cho hồ sơ lịch sử giải thích quan niệm của ông về các đề nghị của Mc Namara. Tổng thống đã kết luận rằng một cuộc đơn phương ngưng ném bom sẽ được "cả Hà Nội lẫn Hoa Kỳ xem như một biểu hiện suy yếu ý chí", mặc dù ông đồng ý với Rusk là chúng ta cần "cố gắng làm cho giảm bớt tính chất quan trọng và sự chú ý của quần chúng đối với cuộc ném bom Bắc Việt Nam".

Tổng thống đã đắn đo khá lâu rồi mới cho áp dụng quan niệm chiến lược trên bộ của Mc Namara. Mặc dù ông cho rằng việc loan báo một đường lối đại khái không tăng không giảm cường độ chiến tranh như vậy sẽ có nhiều hậu quả chính trị bất lợi. Ông cũng cho thấy rằng trong lúc này chưa có cơ sở tăng cường lực lượng Hoa Kỳ lên trên mức độ được phê chuẩn.

Rốt cuộc Tổng thống đã chuẩn y đề nghị của Mc Namara là chúng ta sẽ nghiên cứu các hoạt động quân sự của chúng ta tại Nam Việt Nam trong chiều hướng để giảm bớt thương vong cho Hoa Kỳ và để nhanh chóng xúc tiến việc chuyển bớt trách nhiệm cho chính phủ VNCH (36).

Trước đó không lâu, Johnson đã loan báo Mc Namara sắp rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng và sẽ được bồ nhiệm làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên quyết định thay thế Mc Namara đã có từ trước khá lâu. Theo lời Trung tướng Robert N.Ginsburgh: “Việc Mc Namara bị thay thế không phải là do cái bị vong lục của ông ta. Tổng thống đã quyết định việc phải thay thế Mc Namara hồi tháng 8 ngay khi Mc Namara điều trần trước Tiểu ban Hạ viện. Lúc ấy Mc Namara và Hột đồng tham mưu trưởng liên quân đang trực tiếp tranh chấp về cuộc ném bom của chúng ta tại Bắc Việt Nam. Tổng thống rất bất bình. Ông ta quyết định ủng hộ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và bỏ rơi Mc Namara" (37).

Nhưng đến đây trong tháng 12, Tổng thống lại không ủng hộ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Mặc dù họ có thể đã được vừa ý với sự thay thế Mc Namara và đang hi vọng chiến lược của họ chắc sẽ được người kế nhiệm ông chấp nhận. Tổng thống đã đồng ý phần lớn với chiến lược trên bộ do Mc Namara đề nghị.

Tổng thống đã có thảo luận các đề nghị của Mc Namara với nhiều người và đặc biệt với Đại tướng Westmoreland, Tư lệnh trên bộ tại Việt Nam được triệu hồi cùng một lúc với Đại sứ Bunker để trình bày trên truyền hình và trước quốc hội nhằm nhấn mạnh về tiến triển đã thực hiện được tại Việt Nam.

Westmorcland đã tự thấy mình bắt đầu lo ngại về triển vọng một cuộc chiến tranh kéo dài dai dẳng. Đối với Westmoreland, việc từ chối không thỏa mãn một phân lớn số quân mới xin lần sau cùng có vẻ như đã cho thấy Tổng thống đã chọn đường lối ấy và ông đã bắt đầu hình dung một quan niệm để tiến hành được một cuộc chiến tranh có thể dễ được nhân dân Hoa Kỳ chấp nhận và trong dài hạn có triển vọng đem lại nhiều kết quả khả quan.

Theo như lời Westmoreland “nếu chúng ta không gọi nhập ngũ quân dự bị thì sẽ có giới hạn dứt khoát về số lượng binh lính có thể cung ứng cho chiến trường Việt Nam. Tôi đã bằng lòng với con số đại khái là 500.000 trên dưới 10%. Tôi đã thảo luận với Mc Namara về việc này và tôi cũng đã tham khảo ý kiến Đại tướng Johnson, Tham mưu trưởng lục quân trong nỗ lực dứt khoát về cái có thể gọi là số lượng tối đa có thể cung ứng nếu trường hợp không thay đổi đường lối" (38).

Westmoreland đã trình bày chiến lược của ông cho Tổng thống khi ông trở về Hoa Kỳ hồi tháng 11 và theo lệnh của Tổng thống giải thích quan niệm của ông với Thượng viện và Hạ viện (39). Trong một bài thuyết trình quan trọng tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia ngày 21-11-1967, Westmoreland giải thích chiến lược của ông trước tiên cho quần chúng. Khi trình bày nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam ông cho biết rằng:

"Công cuộc sắp đến hồi kết thúc, giai đoạn cuối cùng của chiến tranh sẽ là giai đoạn chúng ta hoàn tất kế hoạch làm suy yếu địch và củng cố đồng minh của chúng ta đến mức không còn cần đến chúng ta nữa".

Đáp lại một câu chất vấn, Westmoreland con nói thêm: “tôi cũng sẽ hình dung rằng trong vòng 2 năm nữa hoặc ít hơn, rất có thể chúng tôi sẽ giảm bớt được mức độ tham chiến của chúng ta và sẽ chuyền bớt gánh nặng chiến tranh nhiều hơn nữa cho quân lực Việt Nam Cộng hòa đang được cải tiến và tôi nghĩ rằng họ sắp sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm nặng nề hơn này" (40).

Westmoreland còn nói lại thêm rằng: “đấy là chiến lược duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra, tạm dùng được nếu không có thay đổi trong đường lối, nếu chúng ta sẽ không phải nới rộng chiến tranh và nếu chúng ta sẽ không phản đối quân dự bị nhập ngũ.

Một trong những điều làm cho tôi lo nghĩ là việc tôi đã kết luận rằng chiến lược này đã đem lại một cuộc chiến tranh lâu dài và số thương vong tại chiến trường chắc sẽ phải nặng nề. Đấy là chiến lược của tôi và tôi hình dung nó như vậy. Chính quyền hoàn toàn không gắn bó với việc ấy. Họ tự ý ngần ngừ, nhưng không phản đối hẳn. Họ chỉ lắng nghe rồi không làm gì cả” (41).

Do đó Tổng thống có vẻ đồng ý nghiên cứu chuyển thêm gánh nặng chiến đấu cho người Việt Nam trong khi không phái lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ sang Việt Nam thêm nữa và với lời tuyên bố đặc biệt và công khai của Đại tướng Westmoreland về chính sách "Việt Nam hóa" chiến tranh như thế đấy, cuộc tranh luận về các quan niệm chiến lược trong nội bộ chính quyền có vẻ như đã kết thúc.

Số lượng binh lính Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ nằm yên ở đó 525.000 và người Việt Nam sẽ đảm trách một phần lớn hơn trong gánh nặng chiến tranh. Chiến lược này đã cho thấy có triển vọng giới hạn số lượng binh lính Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, đồng thời đặt nặng vấn đề vai trò thiết yếu của người Việt Nam trong công tác bảo vệ đất nước của họ.

Lời tiên đoán của Đại tướng Westmoreland đã tỏ ra khá xác đáng. Tuy có nhiều hoàn cảnh khác biệt khá nhiều với những điều ông đã dự kiến. những binh sĩ Hoa Kỳ đầu tiên đã bắt đầu rút khỏi Việt Nam khoảng hai mươi tháng sau khi ông thuyết trình.

CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG HAI


1. Bị vong lục số 652-65 ngày 27-8-1965 của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Đề tài quan niệm cho Việt Nam đề trong US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IV.C (6) (a) tr.14.

2. US. Viet Nam Relations IVC (6) (a) trang 15.

3. Command History 1965 (Lịch sử Bộ tư lệnh) đề cập trong US - Viet Nam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (a) trang 18-19.

4. US - Vietnam Relations IVC (6) (a) trang 21-22. Westmoreland: Report on the war in Vietnam (Tường trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 100.

5. US - Vietnam Relations IVC (6) (a) trang 24-25.

6. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 253, 234 - 522 cả "US - Việtnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (7) (a) trang 20-57.

7. "US - Vietnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (7) (a) trang 3.

8. Weslmoreland: A Soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 159-160.

9. Muốn biết các chi tiết việc tăng cường hậu cần nên xem: Việt Nam Studies: Logistic Support (Nghiên cứu về Việt Nam: Việc yểm trợ hậu cần) trang - 34 của Thượng tướng Joseph M.Heiser.

10. Trực tiếp phỏng vấn, Đại tướng William C. Westmoreland ngày 15-9-1973.

11. "US Vietnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (a) trang 46-50.

12. Như trên, trang 70

13. Như trên, trang 80-81

14. Như trên, trang 83-88

15. Như trên, trang 93

16. Như trên, trang 93-100

17. Như trên, trang 108-110 .

18. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 250-256.

Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 375-376.

Cooper: The Lost Crusade (Cuộc Thập tự chinh thất bại) trang 320-368.

Kraslow Locry: The Beout Search for Peace in Vietnam (Cuộc vận động bí mật cho hòa bình tại Việt Nam).

Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 200.

19. Các bài báo của Salisbury đã được sưu tập trong tài liệu của Harrison E.Salisbury: Behind the Lines Hanoi December 23, 1966, 7-7-1967), xem cả của Terence Smith "Thủ lĩnh sinh viên lưu ý Tổng thống về nghi vấn về Việt Nam”; James Hashins: The War and the Protest: Việt Nam (Chiến tranh và sự phản đối: Việt Nam).

Muốn biết về phản ứng đối với tác phẩm của Salisbury, hãy xem James Arenson: The Press and the Cold war (Báo chí và Chiến tranh lạnh) trang 181-245. Các trang tư liệu này cũng đã được đăng tải dưới nhan đề "Làm giảm giá trị của giải thưởng Pulitser" trong nguyệt san The Washingtonian Monthly.

20. Tom Buckley "Hope nói có vài diễn viên từ chối không tham gia chuyến đi biểu diễn tại Việt Nam".

21 . US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (b) trang 61-64.

22. Như trên, trang 74.

23. Như trên, trang 76.

24. Như trên, trang 82-86.

25. Như trên, trang 77-78. 105-136, 146-165, 178, 214.

26. Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 375-376.

Muốn biết về các phần tham gia của đồng minh vào chiến tranh xin xem: Việt Nam Studies: Allied Participation in Vietnam (Nghiên cứu chiến trường Việt Nam, sự tham gia của các đồng minh tại Việt Nam). Tướng Stanley R. Larsen. Thiếu tướng James L.Collins Jr. và N.Scott Thom son: Unequal Partners: Philippines and Thai Relations with the United States 1966-1976 (Lực lượng đồng minh không đồng đều: Quan hệ giữa Philippines và Thái Lan với Hoa Kỳ 1966-1976) trang 75-112.

27. Ủy ban quân lực, Quốc hội Hoa Kỳ: Air War Against North Vietnam (Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam) phần I trang 3 (Từ đây về sau sẽ đề cập dưới nhan đề Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam).

28. Như trên, phần 4.

29. Public papers of Lyndon Johnson 1967 (Tài liệu công quyền của L.Johnson) trang 816-825.

30. Air War Against North Vietnam (Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam) phần 4 trang 279-282. US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (7) (b) trang 101.

31. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 32. "US - Vietnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (b) trang 222-223.

33. Như trên, trang 225-226

34. Một nhà bình luận đã phong thanh cho biết có tin đồn rằng vài thành phần trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã hăm dọa từ chức trong thời kỳ có cuộc điều trần về không lực hồi tháng 5?. Xem Hooper: The Limit of Intervention (Giới hạn của việc can thiệp) trang 50.

35. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 573-377

36. Như trên trang 377-378, 600-601

37. Trực tiếp phỏng vấn Trung tướng Robert N.Cinsburgh ngày 25-8-1975. Xem cả Kearus: Lyndon Johnson and the American Dream (L.Johnson và giấc mơ của người Mỹ) trang 320-321; Charles W.Corddry: Mc Namara sẽ nhận chức tại Ngân hàng Thế giới khi dứt khoát ngân sách quốc phòng; Max Frankel: "Mc Namara nhận nhiệm vụ tại Ngân hàng Thế giới: không có chuyển hướng trong chiến tranh"; Glayton Fritchey: "Một kinh nghiệm về nội các trong vụ của Mc Namara": "Lối thoát kiểu Mc Namara".

38. Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C. Westmoreland ngày 16-9-73.

39. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 376. Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C. Westmoreland ngày 15-9-1973.

40. Thuyết trình của Đại tướng William C.Westmoreland lại Câu lạc bộ báo chí quốc gia; Chalmers M. Roberts: "Đại tướng đâu có chương trình chiến thắng sau cuộc bầu cử 1968". George C.Wilson “Đại tướng đang có kế hoạch vĩ đại: Binh sĩ Nam Việt Nam sẽ tham gia chiến đấu tại Khu phi quân sự".

41. Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C. Westmoreland ngày 16-9-1973. Xem cả Westmoreland "A Soldier's Reports" (Tường trình của một quân nhân) trang 235.

CHƯƠNG BA
NHỮNG NGÀY TRƯỚC TẾT NĂM 1968
(The Eve of Tet)

Hoa Kỳ đã mở màn năm 1968 với một tâm trạng thận trọng lạc quan về đường hướng chiến tranh tại Việt Nam. Mặc dù báo chí và Quốc hội càng thêm hoài nghi quy mô và kết quả về nỗ lực của Hoa Kỳ. Tổng thống và những cố vấn chính yếu của ông vẫn lạc quan. Trong số các cố vấn thân cận của ông chỉ có Mc Namara là tỏ ra hoài nghi về đường hướng mà Hoa Kỳ đang nỗ lực theo đuổi và trong các giới cao cấp nhất của chính quyền cũng chẳng có mấy ai tán thành thái độ hoài nghi của ông (1).

Các giai đoạn mở màn cho cuộc tấn công Đông Xuân của Cộng sản đã gặp thảm bại, gây nhiều tổn thất nặng nề cho địch trong một loạt trận giao tranh ác liệt dọc biên giới Nam Việt Nam trong tháng 10 và 11-1967 (2).

Tổng thống Johnson càng thêm vững bụng với lời trấn an của một nhóm tư nhân tiếng tăm thỉnh thoảng vẫn được ông tham khảo ý kiến về chính sách đối ngoại. Nhóm này, về sau được mệnh danh là các vị "lịch duyệt", đã tập trung tại Washington ngày 2-11-1967 và đã được hàng loạt quan chức chính quyền thuyết trình về tình hình Nam Việt Nam.

Nhóm này chưa lây nhiễm mối hoài nghi của Mc Namara nên đại khái đã tỏ ra hài lòng với đường lối tiến hành chiến tranh và các thắng lợi trên phương diện quân sự của nó. Tuy nhiên cũng đã tỏ ra lo ngại về vấn đề dư luận quần chúng mà chính quyền phải đương đầu và cũng đã đề nghị nên có kế hoạch làm cho quần chúng nhận thức rõ ràng hơn về các vấn đề và về sức nỗ lực của Hoa Kỳ lại Việt Nam (3).

Để chia sẻ nỗi lạc quan của ông với đất nước, Johnson đã triệu hồi Đại tướng Westmoreland và Đại sứ Bunker về Hoa Kỳ sau này vào tháng 11. Trong những chuyến xuất hiện trình bày được các ủy ban Quốc hội và trong các chương trình truyền hình “trả lời báo chí" cả hai người đều đề cao "các tiến triển đang thực hiện được tại Việt Nam". Nhưng lần trình bày này cũng như bài thuyết trình của Westmoreland tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia và thái độ lạc quan mà các thành viên khác trong chính quyền đã phô trương, hình như cũng làm cho người ta hi vọng rằng tối thiểu cũng có triển vọng chấm dứt chiến tranh được. 

Tổng thống cũng tin tưởng vững chắc người Việt Nam đã gia tăng được phần tự tin, quyết tâm và khả năng thực hiện một chính quyền ổn định tại Sài Gòn. Tuy nhiên bản nhận định cuối năm về tình hình quân sự của Đại tướng Westmoreland lại tiết lộ rằng các thắng lợi này khá hời hợt và khá mỏng manh. Bản nhận định này được phổ biến vào ngày 26-1-1968 và không được chú ý nhiều trong không khí phấn chấn tiếp theo sau đó, đã đưa ra một hình ảnh lạc quan về tình hình quân sự nhưng lại không phấn khởi về các tiến triển chính trị.

"Chính phủ VNCH chưa phải là một đồng minh sẵn lòng và hiệu nghiệm ngay với chính dân chúng của họ. Đại tướng Westmoreland đã cho biết". Trên cơ bản, hạ tầng cơ sở Chinh phủ ấy vẫn còn nguyên vẹn và tệ nạn tham nhũng vừa xói mòn vừa lan rộng thêm ra! (4).

Nhưng không khác gì trong quá khứ, các tiến triển của Hoa Kỳ hầu như hoàn toàn tùy thuộc vào việc Hà Nội sẽ làm gì vào các tài nguyên mà Bắc Việt Nam sẽ dành cho chiến tranh và vào chiến lược mà họ sẽ tiến hành. Và Hà Nội đã từ lâu bắt đầu áp dụng một chiến lược mà chỉ nội trong vòng một tháng sau khi mở màn năm mới đã làm tiêu tan mối lạc quan của Hoa Kỳ và đã bắt buộc chính quvền Johnson và người dân Hoa Kỳ phải trải qua một cuộc kiểm điểm chính trị sâu rộng. Cuộc tấn công ồ ạt trong dịp Tết Mậu Thân vào các đô thị và thành phố Nam Việt Nam sẽ tạo nên một cuộc tranh luận khắc khoải nhất của chính quyền trong toàn bộ cuộc chiến tranh.

Khoảng tháng 12-1967. Bắc Việt Nam đã quyết định duyệt lại toàn bộ chiến lược để chuyển từ thế chiến tranh trường kỳ qua cái mà người ta mệnh danh là “tổng tấn công và nổi dậy". Theo quan điểm của Hà Nội thì chiến tranh tại miền Nam tiến hành chưa khả quan. Lực lượng của họ không thắng được một trận nào đáng kể trong hai năm qua. Hỏa lực hùng hậu của Hoa Kỳ đã làm cho dự trữ của họ về người và quân dụng bị tiêu hao khá nhiều. Hà Nội cần có một chuyển hướng quyết định để tạo các điều kiện thuận lợi về quân sự, chính trị và tâm lý trong việc phá hoại cả cái nền tảng chính trị của chính quyền Sài Gòn lẫn sự ủng hộ chính trị mà nội bộ Hoa Kỳ dành cho chiến tranh (5).

Trên phương diện hành quân, Hà Nội có kế hoạch đánh lạc hướng và phân tán lực lượng Hoa Kỳ bằng những cuộc tấn công ồ ạt tại các vùng biên giới xa các khu vực đông dân cư. Nhờ đánh lạc hướng quan tâm với những trận đánh lớn, gây nhiều thiệt hại nhưng có tính cách đánh lừa, các cuộc tấn công quan trọng sẽ nhằm vào các cơ cấu hành chính của chính quyền tại các đô thị.

Với sự sụp đổ của chính quyền và cuộc tổng nổi dậy được dự kiến của nhân dân, Hoa Kỳ sẽ phải đối phó với một việc đã rồi - một chính quyền và một quân đội đang tan vỡ tại Nam Việt Nam. Hoa Kỳ không còn chạy chữa gì được nữa ngoại trừ việc ngồi vào bàn đàm phán hòa bình để đưa đến việc thành lập một chính phủ liên hiệp và việc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ (6).

Nên từ tháng 10, kế hoạch của Cộng sản đã được thực hiện với một loạt các trận đánh ác liệt tại các vùng xa xôi hẻo lánh dọc biên giới Nam Việt Nam. Những lực lượng mà người ta biết rõ là của Bắc Việt Nam đã tấn công căn cứ lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ tại Cồn Tiên gần khu phi quân sự. Sau đó các lực lượng Cộng sản tấn công Lộc Ninh và Sông Bé xa hơn về phía Nam dọc biên giới Campuchia.

Phát động ngày 3-11, luôn trong 22 ngày, tiếp đấy lực lượng Bắc Việt Nam tấn công mãnh liệt vào Dakto tại vùng Cao nguyên trung phần và trong tháng 12 thì chiến cuộc lan tràn xuống đồng bằng sông Cửu Long (7).

Tháng 1, địch đưa lực lượng hùng hậu đánh vào tiền đồn lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ tại Khe Sanh gần khu phi quân sự, người ta liền nhận ra có hai sư đoàn Bắc Việt Nam trong vùng kế cận đó là sư đoàn 325 và sư đoàn 304 một đơn vị ưu tú từng tham dự chiến thắng Điện Biên Phủ (8).

Đứng trước việc tăng cường ồ ạt của địch, Đại tướng Westmorland đã quyết định cố thủ Khe Sanh thay vì rứt bỏ. Ông cho rằng căn cứ này bảo vệ cho thị xã Quảng Trị và hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên của phía Bắc. Ngoài ra vì thấy quyết tâm rõ rệt của địch muốn chiếm lấy căn cứ này nên mới có chủ trương cố thủ nhằm cầm chân nhiều lực lượng Bắc Việt Nam đỡ đòn cho các vùng đông dân (cư (9).

Chiến cuộc tại vùng biên giới như thế rất hợp lý. Đại tướng Westmoreland rất muốn chiến đấu tại vùng biên giới dù sao cũng xa các vùng đông dân cư. Ông cho rằng tại các vùng này, có thể dùng sức mạnh của hỏa lực hiệu quả hơn bởi không bị gò bó vì lý do chính trị hoặc vì sự có mặt của dân thường.

Ông đã chủ trương chiến lược này trong một điện văn gửi chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân: “Khi chúng ta giao chiến với địch gần biên giới thì thường chúng ta phủ đầu các kế hoạch đánh địch, buộc phải chấp nhận giao tranh trước khi họ kịp tổ chức vị trí và có thể gây ra nguy hại. Mặc dù những chiến cuộc này rất nổi bật trên báo chí nhưng lại ít được dân chúng Nam Việt Nam chú ý vì lẽ không diễn tiến ngay trước mắt họ" (10).

Những điểm tương tự giữa Khe Sanh và Điện Biên Phủ là trên phương diện địa lý và lẫn hoạt động địch chẳng mấy chốc đã thu hút được sự chú ý của báo chí và quần chúng Hoa Kỳ. Tổng thống đã theo dõi chiến sự rất kỹ càng và đã cho lập một sa bàn khu vực chiến trường ngay trong phòng tình hình của Nhà Trắng (11).

Một khi đã quyết định bảo vệ Khe Sanh, Đại tướng Westmorland không thể xem thường để cho vị trí này bị mất. Westmoreland tuyên bố: “Vấn đề là liệu chúng ta có quân để tăng cường, có thể tiếp tế cho họ bằng đường không và đánh bại địch đông quân hơn nhiều được hay không trong khi chờ đợi thời tiết quang đãng, xây dựng các căn cứ tiền tiêu và làm các công tác chuẩn bị cho một cuộc viện binh cứu trợ bằng đường bộ. Tôi tin rằng chúng ta đủ sức làm tất cả những việc này" (12).

Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Nam Triều Tiên đã từ phía Nam chuyển ra vùng Đà Nẵng để thế cho lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ để họ có thể chuyển về hướng Bắc nếu có nhu cầu. Chiến dịch Niagara, một kế hoạch thám sát và pháo kích để yểm trợ cho căn cứ đã được phát động với việc Westmoreland đích thân chỉ huy tác vụ ném bom của các B52 để yểm trợ tiền đồn đang bị vây hãm.

Lúc Việt cộng bắt đầu xâm nhập quy mô vào các đô thị Việt Nam, trước khi tấn công vào đấy thì đã có nhiều dấu hiệu của kế hoạch Việt cộng đã lọt vào tầm hay biết của các tổ chức Hoa Kỳ. Một bản sơ yếu tình báo được soạn thảo tại Sài Gòn ngày 8-12 đã tiên đoán chính xác sẽ có một cuộc tổng phản công và tổng nổi dậy, nhằm dụ các đơn vị đồng minh ra các vùng biên giới để cho cộng sản chi phối quân lực và chính quyền của nước này đồng thời buộc Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Nam Việt Nam trong một thời gian ngắn" (13).

Quả thật, chỉ thị tấn công ban hành cho lực lượng cộng sản đã lọt vào tay quân đội Hoa Kỳ ngày 19-11-1967. Chỉ thị này nhấn mạnh sẽ tiến hành các cuộc tiến công mạnh mẽ phối hợp với cuộc tổng nổi dậy của dân chúng để chiếm các đô thị. Tuy nhiên khi phổ biến văn kiện này cho báo chí ngày 5-1, bản tin, báo chí của Hoa Kỳ đã dè dặt lưu ý rằng đừng nên xem đấy là bằng chứng quả thực đã có chỉ thị ấy và có thể đây là chỉ là một văn kiện tuyên truyền nội bộ "nhằm kích động các bộ đội chiến đấu” (14). Các nhà nghiên cứu tình báo Hoa Kỳ có xu hướng nghĩ rằng chiến cuộc sắp đến cũng chỉ là sự tiếp diễn của chiến lược cũ của Cộng sản" (15).

Đến ngày 10-12. Đại tướng Westmoreland báo cáo về Washington ý nghĩ của ông cho rằng "Địch đã có một quyết định quan trọng dứt khoát về việc tiến hành chiến tranh. Do đó họ đã quyết định là phải tiến hành một cố gắng gia tăng trên toàn quốc, có thể là một cố gắng tối đa trong một thời gian tương đối ngắn" (16).

Tuy vậy. một số người tại các cấp chỉ huy cao hơn vẫn chưa chịu tin. Ngày 26-12 Đô đốc Sharp, Tư lệnh Thái Bình Dương báo cho Washington biết rằng "đa số những bằng chứng của chúng ta có được đều cho thấy sắp đến một giai đoạn quan trọng chứ chưa hẳn đã là chung cuộc của hoạt động địch. Có thể là địch đang nghĩ đến việc thay đổi nhiều hơn nữa lối tiến hành chiến tranh trong tương lai. Không loại bỏ hẳn khả năng một cố gắng quyết liệt trong trận tấn công Đông Xuân một ngày nào đó sau Tết nhưng vẫn phải kể là còn xa vời" (17).

Tuy nhiên Westmoreland vẫn tin chắc rằng địch sẽ dồn nỗ lực chính của họ vào 2 tỉnh phía Bắc của vùng I chiến thuật. Ngày 19-1 ông báo cáo về Washington rằng: "Thực tiễn là từ 10 đến 90% là địch sẽ mở chiến dịch đã được dự định trước Tết. Ông cho biết rằng ông đang di chuyển lữ đoàn thuộc sư đoàn 1 kỵ binh và hai tiểu đoàn dù quân đội Việt Nam cộng hòa ra vùng 1 và rằng ông dám chấp nhận một sự rủi ro có dự tính tại khu vực vùng III (18).

Đến ngày 21 ông lại xác định tin chắc rằng "địch dự tính một cuộc tấn công hiệp đồng nhằm chiếm và giữ các mục tiêu then chốt tại hai tỉnh phía Bắc".

Đến ngày 23 ông báo có bằng chứng rằng địch sẽ dùng nhiều tiểu đoàn để tấn công vào thành phố Huế và có thể từ căn cứ trong vùng rừng núi xông ra đánh vào thị xã Quảng Trị... Tôi nghĩ rằng địch sẽ cố gắng một cuộc phô trương lực lượng trên toàn quốc ngay trước Tết. Sau đó ông cho thấy rằng "như đã dự kiến ngày 25-1 đang có triển vọng hình thành ngày các hoạt động tiên công rộng lớn trước Tết của các lực lượng VC.

Tuy người ta có linh tính rằng cuộc tấn công sắp xảy ra cấp kỳ nhưng ngay lúc đầu cố vấn chỉ huy Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không cho rằng chiến cuộc sẽ xảy ra trong những ngày nghỉ Tết.

Tết là một lễ nghỉ của Việt Nam để mừng năm mới âm lịch. Nhưng hơn thế nữa ngày ấy được kể như một ngày tưởng nhớ tất cả những vong hồn quá cố, một ngày lễ gia đình, một hội mùa xuân, một ngày lễ dân tộc, một biểu hiện tổng quát của một lối sống. Tại Bắc Việt Nam cũng như tại Nam Việt Nam, đây là một ngày lễ quan trọng và thiêng liêng nhất của cả nước, được mọi giới tôn giáo và tầng lớp xã hội đồng loạt sùng bái (19).

Tính chất độc đáo và hòa bình của ngày lễ Tết luôn luôn được nhấn mạnh xuyên suốt quá trình chiến tranh Việt nam. Bắt đầu từ 1963, Cộng sản đã từng tuyên bố những vụ đình chiến hàng năm vào các dịp lễ Giáng sinh, ngày đầu năm dương lịch, Phật đản và Tết. Chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ cũng bắt chước theo, bắt đầu với lễ Giáng sinh 1965 (2o)

Những vụ đình chiến định kỳ theo những ngày lễ này chẳng mấy chốc đã trở thành điều mong muốn tại Việt Nam mặc dù Bộ tư lệnh Hoa Kỳ thường phàn nàn về việc cộng sản thường lợi dụng các thời gian đình chiến để vi phạm ồ ạt và vận chuyển tiếp tế. Không mấy người Mỹ được biết rõ ra rằng chiến công nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam là trận đánh hào hùng của Nguyễn Huệ (Quang Trung) bất thần tấn công vào quân Thanh chiếm đóng Thăng Long Tết năm 1789 (21).

Khoảng đầu tháng 1, với sự tăng cường quá rõ rệt của địch, Đại tướng Westmoreland nghĩ rằng nên hủy bỏ đình chiến ngày Tết. Nhưng người Việt Nam ngần ngừ. Quân đội cũng như cả nước đều mong muốn có cuộc nghỉ ngơi là sẽ hạn chế thời gian đình chiến chỉ còn 36 giờ (18 giờ ngày 29-1 đến 06 giờ ngày 31-1) thay vì 48 giờ như đã dự định trước đó (22).

Khoảng ngày 24 cả Đại sứ Bunker lẫn Đại tướng Westmoreland trong một điện văn chung gửi Tổng thống đã nêu lên việc bất lợi khi đình chiến tại Quảng Trị, khu phi quân sự và tối thiểu ở một phần Bắc Việt Nam (23).

Tổng thống đồng ý không áp dụng đình chiến cho vùng 1 chiến thuật. khu phi quân sự và Bắc Việt Nam từ Vinh trở vào Nam (24). Tổng thống đồng ý nhưng cho biết không công bố các điểm ngoại trừ này trước khi cuộc đình chiến bắt đầu sáu giờ đồng hồ (25)

Nhưng Việt Nam không hề công bố Sài Gòn đang trong không khí tưng bừng của những ngày trước Tết, đối với dân chúng đô thị chiến tranh có vẻ xa vời, ít ra đã có phân nửa binh sĩ QĐVNCH bỏ về nhà ăn Tết (26). Tổng thống Thiệu cũng ăn Tết tại quê vợ ở thị xã Mỹ Tho thuộc đồng bằng sông Cửu Long (27).

Theo âm lịch thì năm con khỉ sẽ bắt đầu ngày thứ ba 30-1-1968. Tuy thế trong một hành động hầu như không ai để ý, chính quyền Bắc Việt Nam loan báo sẽ ăn Tết sớm hơn một ngày. Nhờ đó các gia đình Bắc Việt Nam đã có thể mừng ngay đầu năm trong hòa bình. Trước khi có các cuộc oanh kích trả đũa của Hoa Kỳ đã được dự kiến (28)

CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG BA

(1) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 372-378. 600-601, Air War Against North Vietnam (Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam) phần 4 trang 274. 343; xem cả Goulding: Continuation or Deny (Tiếp tục hay phủ nhận) trang 1068-213.

(2) Westmoreland: Report on the War in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 138-139. Cho đến mãi sau này người ta mới ý thức được về toàn bộ chiến lược địch làm cơ sở cho những trận đánh tuy ác liệt nhưng có vẻ bất phân thắng bại này. Xem chú thích 30, chương 4.

(3) Thành phần của nhóm ấy trong phiên họp này gồm có: Dean Acheson; Georof Ball; Mc George Bundy, Clark Clifford, Douglas Dillon, Arthur Dean, Henry Cabot Lodge, Robert Murphy, Abe Fortas và các Đại tướng Omar Bradley và Maxwrell D. Taylor. Xem Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 377-378. Cả những bài trực tiếp phỏng vấn đại tướng Maxwell D.Taylor ngày 28-12-1972.

(4) Hãng truyền thanh truyền hình National Broadcasting Company: Meet the Press (Trả lời báo chí) ngày chủ nhật 19-11-1967.

Về các bình luận khác xem Public Papers of Lyndon Johnson 1967 (Tài liệu công quyền của Lyndon Johnson 1967) II trang 1045-1055. Roy Reed “Bunker yết kiến Tổng thống", tiên đoán sẽ có thắng lợi tại Sài Gòn trong năm 1968"; "Westmoreland đã có mặt tại đây và nói về các thắng lợi tại Việt Nam". Carroll Kilpatrick "Westmoreland dự kiến Hoa Kỳ thôi không cam kết vào năm 1969". Jerry Grênè "Bài thuyết trình của Westy làm cho Johnson có vẻ thỏa mãn". Peter Grese: "Westmoreland cho là chiến tranh tiêu hao là hiệu quả”; "Philip Dodd Lyndon yêu cầu thảo luận về chính sách Việt Nam"; Jamês Reston: "Washington: Tại sao Westmoreland và Bunker lại lạc quan". Jack Bell: "Đại tướng không làm cho những người bất đồng ý kiến lay chuyển được". Johnson: "Một Tổng thống tình cờ nhờ tiết lộ hay nhờ bịp tin tức". Lovis Harris: "Johnson lấy lại uy tín". Johnson: "The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 282-376.

Muốn biết về thái độ của cấp chỉ huy Hoa Kỳ tại Sài Gòn, hãy xem David: "Trở lại Việt Nam".

(5) (Sự chia sẻ quyền lực). Xem cả của Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam 1967 (Tổng kết năm 1965: một năm thắng lợi). War Relly “Chiến tranh đã đến hồi sắp kết thúc - Theo khía cạnh quân sự"; Boward Handleman: "Thời cơ đã ngả về ta".

Về các quan điểm tương phản hoặc ít lạc quan hơn. Xin xem Bernard B.Fall "Last reflection on a war" (Những cảm nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến tranh) trang 163-171; Richard Critchifield: "The Long Charade: Political Subvertion in the Việt Nam" (Chuyện phải suy nghĩ lâu dài: Vấn đề khuynh đảo chính trị trong chiến tranh Việt Nam); Robert Shaplen: "Timeout of hand: Revolution and reaction in Southest Asia" (Không nắm vững được thời gian: Cách mạng và phản động lại Đông Nam Á) trang 394-391; William R.Corson "The Betrayal" (Sự phản bội) trang 71-82; William A.Nighswongger “Rural Pacirication in vietnam" (Bình định nông thôn Việt Nam); Dennis Bloodworth: “William trong quan điểm của các nhà báo không tương ứng với thái độ lạc quan của Hoa Kỳ"; Ward Just: “Sự khác biệt giữa tình và lý trong chiến tranh Việt Nam".

(6) Trung tá Phạm Văn Sơn: The Viet Cong Tet orfensive 1968 (Trận tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng) trang 44-46. Cả của Robert J.O’neill: The Strategy of General Giáp since 1964 (Chiến lược của Đại tướng Giáp từ năm 1964) trang 15-16; Oberdorfer: Tết, trang 52-54; Streplen: Timeout of hand (Không nắm vững được thời gian) trang 391-392; Rostow: Diffusion of Power (Sự chia sẻ quyền lực) trang 460; Trung tá Dave R.Palmer “the Summons of the Trumpet: A Soldier's View of Viet Nam" (Tiếng kèn thúc quân: quan niệm của một quân nhân về Viet Nam) bản thảo chưa xuất bản. Warser “Hơn và thực tại Sài Gòn" trang 22; Joseph Aldap "Các tài liệu tịch thu được cho thấy có sự chuyển hướng quan trọng chiến lược của Cộng sản"; Charles Nohk “Chiến thắng chấm dứt chiến tranh được xem như là mục đích cố gắng của địch"; Robert Thompson "Cuộc tấn công quyết liệt của Việt cộng là một thế cờ bất hủ của Giáp"; Donglas Pi ke “Trận tấn công Tết Mậu Thân: một sự thất bại của Giáp nhưng đến mức độ nào?" trang 51-67; Donglas Pike: War. Peace and the Viet Cong (Chiến tranh, Hòa bình và Việt Cộng) trang 124-126; Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Big Victory, Great Task (Chiến thắng to, nhiệm vụ lớn).

(6) Hanson W.Balwin "Dư luận quần chúng tại Hoa Kỳ và tại Nam Việt Nam được kể như là mục tiêu chính yếu của cuộc tấn công mới đây của Việt Cộng"; Nancy Kcraev (Việt Cộng hình như có mục đích làm tăng giá trị vai trò của họ trong vụ thương thuyết"; Richard Wilson: "Hà Nội năm phần là họ có thể áp đặt một giải pháp chính trị", Pi ke: War, Peace and Việt Cong" (Chiến tranh, hòa bình và Việt Cộng) trang 127.

(7) Westmoreland: Report on the War in Việt Nam (Phuc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 138, 139. 155-156. Xem cả của Oberdorfer: "Tet" trang 107-108. Palmer “the soldier's View of Vietnam" (Quan niệm của quân nhân về Việt Nam) trang 232-233. Phần lớn các điều nói về Westmoreland đều tính trong quyển Command History. 1968 (Lịch sử Bộ Tư lệnh) của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

(8) Đại úy Mogers S.Shorn: The Battle for Khe Sanh (Trận đánh giành Khe Sanh) trang 29; Westmoreland: Report on the war in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 182.

(9) Westmoreland: Report on the war in Vietnam: trang 163. Shorn: The Battle for Khe Sanh (Trận đánh giành Khe Sanh) trang 6; Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 335-337.

(10) Bàn vào MACV 11956 ngày 10 tháng 12-1967: Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 146.

(11) Westmorland "Report on the War in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt nam) trang 163. Muốn biết rõ về các điểm khác biệt nhau giữa Khe Sanh và Điện Biên Phủ và về các bình luận của báo chí, xem chú thích 37 và 38 chương 4.

(12) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C Westmoreland ngày 16-9-1973. Westmoreland hướng chỉ đạo mọi cuộc ném bom của B-52 tại Việt Nam, trong trận Khe Sanh là lần đầu tiên có sự kết hợp mật thiết với các hoạt động của không quân chiến thuật. Trực tiếp phỏng vấn Trung tướng Robert N.Ginsburgh ngày 25-8-1975.

(13) Phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam: Captured Document Indicates Final Phase of Revolution at Hand (Tài liệu tịch thu được cho thấy sắp đến giai đoạn cuối cùng của cách mạng).

(14) Rostow: Diffusion of Power (Sự chia sẻ quyền lực) trang 463.

(15) Văn kiện MAC 12997 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler ngày 20-6-09Z tháng 12-1967.

(16) Đô đốc Sharp gửi Đại tướng Wheeler ngày 261858Z tháng 12 -1967.

(17) Văn kiện AC 00682 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 21-1-1968.

(18) Văn kiện MAC 01049 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 21-1-1968: Văn kiện MAC 01108 của Đại tướng Wetsmoreland gửi Đô đốc Sharp và Đại tướng Wheeler ngày 23-10-28Z tháng 1-1968; Văn kiện MAC C4218 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 251421Z của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 251421Z tháng 1-1968.

(19) Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ann Caddell Crangord: Customs and Culture of Vietnam (Phong tục và văn hóa của Việt Nam) trang 189-190.

(20) Westmoreland: Report on the War in Vietnam (Phúc trình về Chiến tranh tại Viet Nam) trang 111.

(21) Command History (Lịch sử Bộ lệnh. 1968) trang 175-376.

(21) Duncanson: Government and Revolution in Vietnam (Chính quyền và cách mạng tại Việt Nam) trang 53. Nguyễn Văn Thái và Nguyễn Văn Sung: A Short History of Vietnam (Lịch sử Viet Nam vắn tắt) trang 210-211: Joseph Buttinger: The Small Dragon. A Political History of Vietnam (Con Rồng nhỏ bé. Lịch sử chính trị Việt Nam) trang 265; Helen B.Lam: Vietnamese will to Live: Resistance to Foreign Aggression From Early Times Through The Ninetenth Century (Ý chí sinh tồn của Việt nam: Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thời xa xưa cho đến hết thế kỷ XIX) trang 56.

(22) Văn kiện MAC 00338 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 090331Z tháng 1-1968: Văn kiện MAC 00764 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 0208240 tháng 1-1968; Văn kiện CINCDAC 100523 tháng 1-1968.

(23) Sài Gòn 16851 Điện văn chung của sứ quán và Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ lại Việt Nam. tháng 1-1968. Đề tài: Tet ceasefire (Hưu chiến Tết).

(24) Văn kiện Bộ Ngoại giao 104215 của Bộ trưởng Ngoại giao gửi sứ quán Hoa Kỳ Sài Gòn ngày 250109 Z tháng 1-1968; Văn kiện JCS828Z của Hội đồng Tham mưu trưởng gửi Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương và Tổng tư lệnh Bộ tư lệnh tối cao đồng minh (CINCSAC) 261714 Z tháng 1-1968. Đề tài Tet Ceasefire (Hưu chiến Tết).

(25) Văn kiện JCS8282 tháng 1-1968.

(26) Phạm Văn Sơn: The Vietcong Tet offensive (Trận tiến công Tết Mậu Thân của Việt Cộng) trang 25-26; Westmoreland: Report on the War in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 159; Command History 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh) trang 891.

(27) Oberdorfer: Tet. trang 153.

(28) Như trên. trang 73. 74.

CHƯƠNG BỐN
CUỘC TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN VÀ PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ

Khuya ngày 31-1-1968 địch tung ra một loạt các cuộc tấn công cùng một lúc và có kết hợp đánh vào các trung tâm dân cư chính yếu các vùng III và IV chiến thuật. Các thành phố lớn các vùng I và II chiến thuật đã bị tấn công đêm trước đó (1). Trong thời gian 30 và 31-1-1968, 39 trong số 41 tỉnh lị, 5 trong 6 thị xã biệt lập và tối thiểu 71 trong số 245 quận lị đã bị pháo kích và bị đột kích (2). Cuộc tấn công chủ yếu nhằm vào các trung tâm chính quyền hành chính và các cơ sở chỉ huy quân sự. Đến 9 giờ 45 sáng thứ ba, 30-1-1968 các chính phủ Hoa Kỳ và Sài Gòn đã hủy bỏ cuộc đình chiến Tết mà lúc đó đã hết ý nghĩa (3).

Tại Sài Gòn, địch đã khởi đầu trận đánh bằng một cuộc tấn công của đặc công vào Tòa đại sứ Hoa Kỳ liền sau đó là bằng những trận tấn công vào căn cứ không quân, Dinh tổng thống, Bộ tổng tham mưu quân lực Việt Nam cộng hòa và các cơ sở khác của chính quyền. Nhiều lực lượng địch đã đột nhập vào Huế, chiếm được thành nội và phần lớn thành phố Huế đã lọt vào quyền kiểm soát của địch cho đến 25-2-1968 (4).

Mặc dù các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam đã được tăng cường hùng hậu, trận giao tranh vẫn tiếp diễn trên toàn quốc và giảm dần dần cho đến ngày 13-2.

Một tài liệu huấn luyện nói về chiến tranh Việt Nam được soạn thảo và sử dụng tại trường võ bị Hoa Kỳ có nói rằng: "Điều cần biết đầu tiên về cuộc tấn công Tết Mậu Thân của tướng Giáp là tình báo đồng minh đã bị bất ngờ không khác gì trong trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) năm 1941 hoặc trận tấn công Ardennes năm 1944. Bắc Việt Nam đã lợi dụng được bất ngờ hoàn toàn" (5).

Tuy điều này có thể hơi quá đáng nhưng rõ ràng là các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã không tiên liệu được các cuộc tấn công của Việt Cộng thật sự xảy ra như thế nào. Đại tướng Westmoreland đã phải nhìn nhận: "chúng ta không biết trước được quy mô của cuộc tấn công này mặc dù chúng tôi đã linh tính rằng sẽ phải là rộng lớn. Chúng tôi cũng thực tình cho rằng họ sẽ không dám liều đi ngược lại tâm lý quần chúng tấn công ngay trong những ngày Tết, cho nên tôi nghĩ rằng họ sẽ đánh hoặc trước hoặc sau Tết. Tôi cũng không dự kiến là họ sẽ đánh lại các đô thị và lấy đấy tàm mục tiêu tấn công" (6).

Đến khoảng giữa vụ Tết, Tổng thống Johnson đã chỉ thị cho ủy ban tư vấn tình báo nước ngoài điều tra về điểm chỉ trích cho rằng cuộc tấn công của Bắc Việt Nam đã làm cho giới chỉ huy quân sự Hoa Kỳ hoàn toàn bị bất ngờ.

Một nhóm công tác của các nhà nghiên cứu tình báo (với đại diện của cơ quan tình báo trung ương, cơ quan tình báo quốc phòng, bộ ngoại giao. cơ quan an ninh quốc gia, và bộ tham mưu liên quân) đã được thành lập để yểm trợ cho ủy ban tư vấn tình báo nước ngoài trong công tác điều tra. Nhóm này đã có mặt tại Sài Gòn từ 16 đến 23-3-1968. Họ đã phỏng vấn các nhà nghiên cứu tình báo và đã xem xét tất cả các báo cáo tình báo đã được trình cho cấp chỉ huy Hoa Kỳ. Nhóm công tác này đã đưa ra các kết luận như sau:

… Người ta không hoàn toàn đoán trước được cường độ, sự phối hợp và thời điểm của cuộc tấn công của địch. Đại sứ Bunker và Đại tướng Westmoreland đều xác nhận việc này. Yếu tố quan trọng nhất là vấn đề thời điềm. Rất ít người trong các quan chức Hoa Kỳ và chính phủ VNCH có thể tin rằng địch sẽ tấn công trong dịp Tết và quần chúng Việt Nam cũng thế.

Điều bất ngờ chính yếu thứ hai là số lượng các cuộc tấn công đã được tiến hành cùng một lúc. Tình báo Hoa Kỳ cho rằng địch có khả năng tấn công hầu hết tất cả các vị trí mà họ đã thực sự tấn công và cũng có khả năng mở những cuộc tấn công hiệp đồng tại một số khu vực. Tuy nhiên người ta không nghĩ rằng đích thực sự có khả năng hiệp đồng tấn công cùng một lúc ở khắp mọi nơi. Điều quan trọng hơn nữa là người ta không biết trước được về tính chất của các mục tiêu

Càng làm nổi bật thêm các vấn đề đặc biệt này, còn có một vấn đề cơ bản hơn nữa: phần đồng các cấp chỉ huy và sĩ quan tình báo ở các cấp không hình dung được rằng địch lại có khả năng thực hiện các mục tiêu như họ đã đề ra trong lời lẽ tuyên truyền hoặc trong các tài liệu tịch thu được. Thường các bản ước tính về sự tiêu hao xâm nhập và tuyển mộ tại chỗ, các báo cáo về việc địch mất tinh thần cũng như một loạt những vụ họ bị đánh bại đã làm cho ta coi thường địch" (7).

Về sau đã có những lời chỉ trích rằng các viên chức tình báo Hoa Kỳ đã cố tình giảm giá trị một cách rất hệ thống các ước tính về quân số của các lực lượng Việt cộng vì ngại khi công bố việc địch tăng cường quân số sẽ gây nhiều phản ứng trong quần chúng. Người ta còn nói thêm rằng sự kiện này đã đưa đến việc xem thường các khả năng của địch. Người ta đã phủ nhận những điều chỉ trích này nhưng dù sao, y như lời James R.Schlesinger đã tuyên bố: "Tình báo lúc ấy có sơ sót” (8).

Các nhà lãnh đạo cộng sản quả đã từ bỏ hẳn chiến lược chiến tranh trường kỳ của họ. Họ nhắm vào các mục tiêu quyết định được coi như khá quan trọng đáng để phải trả một giá rất đắt. Họ có hai mục đích trong việc thay đổi chiến lược như thế. Mục tiêu thứ nhất của họ là xóa bỏ quyền kiểm soát quân sự của chính phủ VNCH, mở đường cho một cuộc tự động nổi dậy hoặc cảm tưởng là có một cuộc tự động nổi dậy chống chính phủ VNCH và gây ra sự chống đối của QĐVNCH (9).

Để đạt được các mục đích này, các cuộc tấn công sơ khởi đều do các lực lượng Việt cộng tiến hành trong khi các lực lượng quân đội Bắc Việt Nam được giữ lại để dành cho việc tiếp sức và khai thác thắng lợi. Tuy nhiên đối với các mục tiêu này, địch đã gặp thất bại... Quả thật, quân đội VNCH đã chiến đấu dũng cảm trong hầu hết mọi trường hợp mặc dù đã bị bất ngờ khi đang mải lo ăn Tết với gần phân nửa quân số về phép và rất lỏng lẻo trong vấn đề an ninh (10).

Mục đích thứ nhì của cuộc tấn công của Cộng sản có tính cách tâm lý. Các cuộc tấn công hình như có mục đích làm cho Hoa Kỳ nản chí, lung lạc lòng tin của dân chúng Nam Việt Nam vào khả năng của Hoa Kỳ và của chính phủ họ trong việc bảo vệ cho họ và làm cho những ai quan tâm sẽ phải thán phục sức mạnh của Việt cộng được nhân dân ủng hộ, nhờ vậy Hà Nội sẽ ở được vào thế mạnh, giúp họ có thể thương lượng ngừng bắn và có thể đưa đến việc Hoa Kỳ sẽ phải rút quân.

Đại sứ Bunker có nêu lên rằng, căn cứ trên sự phân tích lên đây, ông nghĩ rằng là mục đích chính yếu của hành động này có phần nặng về tâm lý hơn là quân sự (11). Nhằm vào mục đích ấy. Cộng sản có phần đã thắng lợi nhiều hơn.

Đại tướng Westmoreland đã báo cáo về các hậu quả tâm lý bất lợi đối với dân chúng Việt Nam kể cả việc làm tăng thêm lo ngại và sự kính nể đối với các khả năng của Cộng sản. Nhưng người bàng quan càng thêm thờ ơ và người ta càng chán ngán chiến tranh thêm.

Trên khía cạnh thực tế chúng ta phải nhìn nhận là địch đã giáng cho chính phủ VNCH một đòn choáng váng. Địch đã đem chiến tranh vào các thành phố và đã gây nhiều thiệt hại và thương vong cho dân chúng. Mặt khác Westmoreland cũng cho biết về vài yếu tố thuận lợi trên khía cạnh tâm lý (12). Do đó, mặc dù chẳng mấy chốc Bộ tư lệnh Hoa Kỳ tại Saigon đã thấy rõ ràng địch đã thất bại nặng nề về quân sự và đã phải trả một giá rất đắt về việc họ thay đổi chiến lược và mất đi rất nhiều quân ưu tú nhưng vẫn phải thắc mắc là mặc dù tổn thất nhưng liệu địch có đã đạt được một thắng lợi tâm lý quyết định cả tại Saigon lẫn ở Hoa Kỳ hay không ?

Quần chúng, giới thông tin và chính quyền đã bị chấn động vì các cuộc tấn công bất ngờ. Tổng thống Johnson đã nhận được nhiều báo cáo tình báo của các tư lệnh chiến trường và bộ tham mưu Nhà trắng dự kiến là sẽ có một cuộc tấn công mùa đông của Việt cộng và ông rất quan tâm đến các báo cáo này.

Theo như lời tướng hai sao Robert L.Ginsburgh, phụ tá quân sự của Walt Rostow đã nói lại: “Vào cuối tháng 11, Rostow càng thêm bực bội với số lượng rất nhiều tài liệu thu được của địch mà ông cho rằng đã không được khai thác đúng đắn. Ông đã sắp xếp cho các bản dịch được gửi thẳng về Nhà trắng cũng như về Cục tình báo quốc phòng. Ngay từ hồi đầu tháng 12 trước cả giới tình báo một tuần lễ, Rostow đã tin tưởng rằng sắp có một cuộc tấn công và đã đề cập với Tổng thống về cuộc tấn công Đông Xuân sắp đến. Trong khi các giới ở Washington sửng sốt về vụ Tết thì Tổng thống và Rostow lại không lấy gì làm lạ. Trong quá khứ họ đã coi thường phản ứng của chúng. Nhưng thực sự họ biết rằng cái gì địch đã nói là tất xảy ra" (13).

Tại Canberra, Australia khi dự lễ tang Thủ tướng Harold Holt, ngày 21-12, Tổng thống Johnson đã tuyên bố với Hội đồng bộ trưởng Australia và sau đó ngày 23-12 đã nhắc lại với Đức Giáo Hoàng rằng ông dự kiến Bắc Việt Nam sẽ áp dụng các chiến thuật thần phong (Người dịch: thần phong: Kamikase chỉ những phi công Nhật, thế chiến thứ hai đã lái máy bay tự đâm vào mục tiêu). Tuy vậy chẳng mấy ai đã làm được gì nhiều để cảnh giác quần chúng Hoa Kỳ về triển vọng những cuộc tấn công kiểu ấy và do đó quần chúng chưa được chuẩn bị tinh thần trước những chấn động vì vụ Tết.

Trong cái mà sau này ông nhìn nhận là sai lầm, Tổng thống đã xén bớt một đoạn dài nói về Việt Nam trong thông điệp gửi Quốc hội. Trong diễn văn này tổng thống chỉ lại nhấn mạnh đến các tiến triển đã đạt được tại Việt Nam trong năm qua và cũng cho thấy những cố gắng hiện đang được tiến hành để đi đến đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam (14).

Vì vậy cho nên qui mô, cường độ cùng sức vũ bão của các cuộc tấn công của Việt cộng đã gây kinh ngạc và chấn động tột độ tại khắp nước. Quá nhiều chương trình truyền hình trình bày về cuộc tấn công đã làm cho trong các gia đình người Mỹ thấy ngay quang cảnh máu lửa chết chóc và tàn phá của chiến trường và đã là nhân tố chính yếu làm cho dân chúng hình dụng được những gì đã thực sự xảy ra tại chiến trường trong cuộc tấn công của Việt cộng.

Cảnh tấn công vào tòa đại sứ Hoa Kỳ và cảnh tướng Loan, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Việt Nam công khai xử tử một phần tử khủng bố Việt cộng, đặc biệt đã làm cho người ta phải hoang mang (15). Các bài báo hằng ngày từ khắp nước Việt Nam gửi về đều đã làm tăng thêm ý thức về sự thảm họa. Các bài này chỉ nhằm tường thuật sự tàn phá do các cuộc tấn công sơ khởi của cộng sản trên toàn Việt Nam gây ra.

Nội một câu trích dẫn trong một bài báo cũng đã có một tác động dữ dội: "Càng thấy cần phải tàn phá một thị trấn để cứu nơi này!" Đó là lời mà người ta kể lại là một thiếu tá Mỹ đã nói với các nhà báo như vậy để giải thích lý do cần phải đánh bật Việt cộng đang chiếm thị xã Bến Tre thuộc đồng bằng sông Cửu Long (16).

Câu nói được nhắc đi nhắc lại rất phổ biến này hình như đã nói lên được cái oái oăm và các mâu thuẫn trong việc sử dụng sức mạng của Hoa Kỳ tại Việt Nam và đã làm cho nhiều người phải thắc mắc về lý do sự có mặt của chúng ta tại đây. Nếu chúng ta phải tiêu diệt các bạn ta để cứu họ thì chẳng biết công việc ấy có nên làm hay không, dù cho ta hay cho các bạn ta cũng vậy?

Các tin điện chính thức từ Sài Gòn gửi về đã sớm cho thấy tính chất thật sự của cuộc phản công quân sự trước các cuộc tấn công của địch. Việt cộng đang bị tổn thất nặng nề. Quân đội Việt Nam đang phản ứng đúng đắn và quần chúng thường dân đã không nổi dậy để tiếp đón và làm hậu thuẫn cho Việt cộng tại các thành phố.

Tình trạng này lại không được phản ảnh trên các bài báo và các chương trình truyền hình. Những bản tin này vẫn cứ tiếp tục nhấn mạnh về sự chấn động về cái bất ngờ, qui mô và sức mạnh của cuộc tấn công xuất kỳ bất kỳ của địch. Ngay cả một số quan chức thuộc chính quyền mặc dù đã được biết rõ nhờ các bản báo cáo này của Sài Gòn nhưng họ cũng lại vẫn phản ảnh tâm trạng của cả nước.

Harry Mc Pherson một cố vấn đặc biệt chuyên viết diễn văn cho Tổng thống đã kể lại phản ứng của ông ta như sau: "Tôi có cảm tưởng là chúng ta đã gặp phải một cách gay go chưa từng thấy và tôi rất bối rối. Mỗi tuần ba buổi, tôi bắt tay vào việc nghiên cứu các điện văn, tiếp xúc với Rostow và hỏi ông ta về nhưng việc đã xảy ra ngày hôm trước, và những điều ông nói, tôi thấy như có vẻ rất hoang mang so với quan điểm tôi đã thấy được trên truyền hình đêm trước... Phải, phải nhìn nhận là tôi không tin những lời ông nói mặc dù tôi không dám nói chắc rằng tôi có lý khi tin ông ta, vì cũng như hàng triệu người khác cũng đã xem truyền hình đêm trước. Tôi có cảm giác rằng cả nước đều đã chán ngán rồi, chỉ còn muốn đừng phải lãnh thêm nữa mà thôi... Tôi ngại rằng về mặt khoa học xã hội, có điều đặc biệt đáng chú ý là những người như tôi - những người có trách nhiệm phần nào trong việc diễn đạt những quan điểm của Tổng thống - lại có thể bị ảnh hưởng của giới thông tin y như mọi người thường, trong khi mà ở dưới nhà chỉ cách bàn giấy tôi chưa đầy 50 thước có đầy đủ vô số các thứ máy móc thu thập tin tức tình báo - máy điện báo, đài vô tuyến, các tin điện từ chiến trường gửi về. Tôi thiết nghĩ lý do của việc ấy, là vì tôi đã không dùng đến khả năng hiểu biết của tôi về các tin tức mật mã lại dễ tin vào những gì đã thấy trên truyền hình và trên báo chí cũng chẳng khác gì mọi người khác đã từng tìm cách giải thích các đường lối của chiến tranh và đang cố tìm hiểu các đường lối ấy để đưa ra vài điều nhận xét, tôi đã chán ngấy với các lối giải thích “ánh sáng đã lóe lên ở cuối đường hầm". Tôi đã chán ngấy với cái lạc quan không ngớt tuôn từ Sài Gòn về (17)

William Bundy cũng không kém bi quan: "Tôi đã sớm có quan niệm rằng các cuộc tấn công đã có tác hại đối với miền Bắc nhưng cũng đã gây đổ vỡ cho miền Nam nhất là trong lĩnh vực bình định, cho nên muốn cân nhắc cho đúng phải tùy thuộc vào điểm liệu cả nước có đoàn kết được hay không. Quan niệm của tôi về tình hình đã hình thành theo các báo cáo của những người có mặt tại chỗ ở Việt Nam. Tôi còn nhớ đặc biệt về một quan điểm đã làm cho tôi lưu ý. Leroy Kearle đã có thời phục vụ tại văn phòng của cơ quan phát triển quốc tế (AID) tại Washington là một người đáng tin cậy có nhiều kinh nghiệm về Việt Nam. Ông đã viết một tài liệu ngày 5-2 cho rằng Nam Việt Nam đã hết thời rồi, rằng trong xã hội của họ có quá nhiều tệ trạng nên khó mà vượt qua khỏi được trận đòn này. Đây là một tài liệu thấm thía đã nói hẳn ra rằng “họ đã tới số rồi". Bản tài liệu ấy đã phản ảnh được quan điềm của tôi trong một thời gian” .

Phản ứng đầu tiên của Tổng thống là phủ nhận lời tường thuật bất lực này của báo chí và truyền hình và trấn an quần chúng Hoa Kỳ. Đến ngày 31-1-1968 lúc chiến sự trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã lên đến cao độ, Đại tướng Westmoreland đã nhận được những chỉ thị như sau của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân: "Tổng thống muốn rằng ông sẽ đích thân đưa ra cho báo chí một bản bình luận vắn tắt ít ra mỗi ngày một lần trong thời kỳ đang có hoạt động gia tăng của quân đội Việt cộng Bắc Việt, mục đích của những lời tuyên bố ấy là để truyền đạt cho quần chúng Hoa Kỳ thấy rằng ông tin tưởng là chúng ta có đủ khả năng bẻ gãy các hành động địch và để trấn an quần chúng ở đây cho họ thấy rằng ông đang nắm vững được tình hình" (18).

Để cho mọi người khỏi phải thắc mắc, các chỉ thị này đã được George Christian tùy viên báo chí của Tổng thống lập lại sau đó cũng trong ngày này cho cả Đại tướng Westmoreland lẫn Đại sứ Bunker: "Trong vài ngày nữa đây chúng ta sẽ phải đối phó với một giai đoạn gay go liên quan đến việc quần chúng Hoa Kỳ sẽ hiểu biết và tin tưởng nỗ lực của chúng ta tại Việt Nam... Xin nói trắng ra rằng muốn đối phó lại cho thực hữu hiệu với các cảnh tàn phá của Việt cộng, không gì sánh kịp với niềm tự tin võ nghiệp của vị tướng tư lệnh. Cũng tương tự như vậy, kinh nghiệm và sự khôn ngoan của vị đại sứ của chúng ta cũng đã làm cho tiên đoán kinh khủng của những nhà bình luận chắc chắn tan mờ... Ngay mỗi khi có chuyện gì xảy ra, nếu quý vị xuất hiện lên tiếng thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tại trong nước hơn là những gì mà chúng tôi có thể nói lên được" (19).

Sau đó Rostow đã nhắc lại cho Đại sứ Bunker và Đại tướng Westmoreland biết ý Tổng thống muốn "Westmoreland phải mỗi ngày ít nhất một lần đưa ra một bản đánh giá nghiêm chỉnh tình hình quân sự và Bunker phải đưa ra đúng vào lúc thích ứng một bản bình luận có thẩm quyền về các khía cạnh của các biến cố và không thuộc lĩnh vực quân sự”.

Rostow cho biết “Nếu không có sự hướng dẫn có thẩm quyền này thì các thông tín viên sẽ bừa bãi làm công việc ấy thiếu hẳn sự bình tĩnh, thiếu hẳn lối nhìn và uy tín mà chỉ hai quý vị mới có được mà thôi"(20).

Vì không đủ dữ kiện vững vàng, Đại sứ Bunker chỉ trình bày về bối cảnh tình hình, cốt để người ta khỏi trích dẫn lời trình bày của ông. Buổi thuyết trình của ông không được mấy ai quan tâm. Đúng theo phận sự. Đại tướng Westmoreland đã tiếp xúc với báo chí ngày 1-2. Tuy nhiên lời trình bày của ông cũng chẳng có gì làm trấn tĩnh tinh thần được khi ông nhấn mạnh vào giai đoạn sắp đến trong chiến dịch của địch nhưng chưa đến và chắc nó sẽ là giai đoạn sôi nổi nhất có thể sẽ gồm cả những vụ đánh vào các khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên" (21). 

Westmoreland và Bunker đều nhất trí rằng nếu cả hai người cứ phải họp báo hằng ngày thì quả là một chuyện vừa không cần thiết vừa thiếu khôn ngoan vì như thế sẽ tạo cho báo chí có cảm tưởng là họ đang bị dao động hoang mang. Cho nên đã có quyết định là sẽ có một giới chức cao cấp mỗi ngày sẽ trình bày về một khía cạnh đặc biệt nào đó của tình hình.

Tiếp theo cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Tổng thống đã tiến hành cuộc họp báo đầu tiên, ngày 2-2. Ông cho biết là "cuộc tổng nồi dậy đã thất bại không đạt được các mục tiêu đã được đề ra" (22). Ông đã tranh thủ Hội đồng bộ trưởng của ông đề cao quan điểm của chính quyền và đã phủ dụ cùng trấn an dân chúng Hoa Kỳ.

Trong những tuần lễ tiếp theo sau đó Bộ trưởng ngoại giao Rusk và Bộ trưởng quốc phòng đã xuất hiện trên chương trình đặc biệt kéo dài cả giờ đồng hồ của đài truyền hình NBC: Meet the Press (Tiếp xúc báo chí); thứ trưởng ngoại giao Nicholas Katzenbach đã xuất hiện trên chương trình Pace the Nation (Trả lời quốc dân) của đài CBS và Phụ tá Tổng thống Wait M. Rostow đã có mặt trong chương trình Issues and Answers (các vấn đề và lời giải đáp) của đài ABC.

Mặc dù chính quyền đã có những cố gắng đề cao các khía cạnh quân sự thuận lợi trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân nhưng đối với dân chúng Hoa Kỳ và đối với báo chí thì đó là một thảm họa. Một tâm trạng thất vọng và buồn nản đã đè nặng lên giới chính quyền Washington. Chính quyền bị chấn động không những vì cuộc tấn công Tết Mậu Thân mà còn vì các việc làm chủ động khác của Cộng sản.

Tại các nơi khác trên thế giới: tại Nam Triều Tiên, một âm mưu của Bấc Triều Tiên nhằm ám sát Tổng thống Park của Nam Triều Tiên đã bị bẻ gãy vào giờ phút chót; rồi chiếc tàu do thám của Hoa Kỳ cùng với đoàn thủy thủ đã bị Bắc Triều Tiên bắt giữ. Các báo cáo tình báo cho biết tình hình khủng hoảng có thể xảy ra chung quanh Berlin. Chính quyền không dám nói chắc rằng các biến cố này không phải là một biểu hiện Cộng sản mưu toan hiệp đồng tấn công nhiều nơi hòng gây khó khăn và đánh bại Hoa Kỳ không nhưng ở Việt Nam mà còn tại các nơi khác trên thế giới nữa (23).

Ngay như Rusk là con người bình thường rất điềm tĩnh cũng bắt đầu tỏ ra bị căng thẳng và mệt mỏi. Trong một cuộc họp báo “trình bày bối cảnh" tại Bộ ngoại giao ngày 9-2 Rusk đã nổi nóng khi cứ bị chất vấn liên miên về vụ thất bại của tình báo Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông Bộ trưởng đã trách mắng anh chàng phóng viên và anh này đã phát hoảng lên: “Đã đến lúc cần biết rõ anh đứng theo phe nào ?"... "Tôi không hiểu tại sao... người ta lại cứ muốn đi tìm hiểu về những chuyện mà ta có thể bỏ qua" (26).

Dựa trên tình hình này, Đại tướng Westmoland dự kiến cộng quân sẽ hoạt động một đợt thứ ba nữa đánh vào các lực lượng đang bị vây hãm tại Khe Sanh. Ngay từ 31-1 trong khi phần đông các thành phố lớn đang bị tấn công, Westmoreland đã báo cáo rằng những vụ tấn công này chỉ là những nỗ lực đánh lạc hướng trong khi địch chuẩn bị tấn công chính yếu vào phía Bắc vùng I chiến thuật (24). Trong khi họp báo ngày 1-2 ông đã nhấn mạnh rằng trong trận tấn công sắp đến sẽ có việc địch sẽ dùng đến một số lượng binh lính đông nhất từ trước đến nay và còn cho Washington thấy có triển vọng các lực lượng không được sử dụng ở các nơi khác sẽ tiến hành các hoạt động tiến công bổ túc hỗ trợ (25).

Westmoreland có linh tính mục đích cuối cùng của địch là chiếm cứ hai tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam. Theo ông thì riêng Khe Sanh cũng chẳng có gì là đặc biệt quan trọng, song đấy là cửa ngõ dẫn vào, địch sẽ tìm cách đi vòng tránh né. Vị trí kiên cố này, nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu của họ xa hơn về phía đông.

“Tôi bố trí tại Khe Sanh một số quân tối thiểu để giữ lấy khu vực còn số quân tối đa thì tôi giữ lại để tiếp viện bằng đường không nếu cần. Lý luận này là có cơ sở có thể lấy thắng lợi mà địch đã đạt được năm 1972 để chứng minh điều đó. Hồi ấy họ tiến vào Khe Sanh, không gặp sức kháng cự, nên đã chiếm trọn toàn bộ tỉnh Quảng Trị nhưng trong lúc này, tôi nghĩ rằng địch không dại gì sẽ phí sức tại Khe Sanh. Tôi nghĩ rằng có lẽ họ sẽ đi vòng tránh chỗ ấy” (26).

Liệu địch có dự định tấn công và chiếm lấy hai tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam như Westmoreland dự kiến hay liệu địch có tập trung các lực lượng Hoa Kỳ ra xa các thành phố hay không, điều ấy chưa ai dám quả quyết. Theo “Lịch sử Bộ tư lệnh 1968” (Command History 1968) của Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam thì địch tiến đánh Khe Sanh nhằm dụ một phần lớn các lực lượng của ta ra các vùng hẻo lánh xa xôi để trong khi họ tấn công vào các thành phố lớn của VNCH (27).

Khe Sanh chẳng bao giờ phải chống trả một cuộc tấn công đại quy mô của địch, nhưng chưa ai dám quả quyết rằng sự kiện này là do kế hoạch của địch hay là vì không quân Hoa Kỳ đã ồ ạt yểm trợ cho Khe Sanh và đã phá vỡ các cuộc chuẩn bị cho một cuộc tấn công như thế (28). 

Westmoreland có thể đã nghĩ rằng ông không cần quá chú trọng đến Khe Sanh, xét về mặt riêng của căn cứ này nhưng Washington lại có một quan niệm khác ngược lại. Đối với Nhà Trắng hình như đã thấy được các điểm tương đồng giữa Khe Sanh và Điện Biên Phủ khi Khe Sanh đã bị bao vây từ đầu tháng 1.

Ý nghĩ về một Điện Biên Phủ xảy ra cho Hoa Kỳ tiếp theo cuộc tấn công Tết Mậu Thân cũng đủ để làm cho chính quyền phải hết sức dao động. Như lời Tướng Gingburgh đã nhắc lại: “Tổng thống rất lo ngại về Khe Sanh. Bắt đầu từ cuối tháng 12, Rostow đã cho ông biết rằng căn cứ vào các tài liệu tịch thu được thì địch có ý định diễn lại một Điện Biên Phủ khác. Tổng thống đã nêu lên vấn đề hiện có nên cố thủ Khe Sanh hay không. Ông tỏ ý muốn biết Đại tướng Westmorelend và Đại tướng Wheeler nghĩ như thế nào về ý kiến của ông. Westmoreiand cho biết là ông đề nghị nên bảo vệ Khe Sanh và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cũng theo quan điểm của ông” (29).

Trong một phiên họp tại Nhà Trắng ngày 29-1, Đại tướng Wheeler, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã trình lên Tổng thống theo lời yêu cầu của ông một bản văn trình bày rằng Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ủng hộ quan điểm của Westmoreland tin tưởng rằng có thể giữ được Khe Sanh (30).

Nhưng mối lo ngại của Tổng thống vẫn không giảm bớt được dù có bản văn trình bày chưa từng có này của các cố vấn quân sự của ông. Thật ra nỗi lo ngại này lại còn tăng thêm do vị cố vấn quân sự khác của ông là Đại tướng Maxwell D.Taylor. Từ ngày từ chức Đại sứ tại Việt Nam. Taylor đã phục vụ tại Nhà Trắng với tư cách là một cố vấn đặc biệt. Ngày 30-1 ông đã đến thăm bộ chỉ huy Cục tình báo trung ương để nghiên cứu kỹ lưỡng bản đồ tình hình địch tăng cường bao vây Khe Sanh và đã bắt đầu lo ngại về tình thế nguy hiểm của các lực lượng Hoa Kỳ.

Ông đã bày tỏ mối lo âu của ông với Tổng thống và với Rostow: "Tôi rất ngại là địch sẽ lợi dụng được thời tiết xấu. Tôi lo rằng sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tế cho các lực lượng và việc đưa viện binh và lương thực vào bằng máy bay lên thẳng khi gặp hỏa lực pháo binh mà ta có thể tin rằng sẽ gặp phải với những dàn súng nặng mà địch đã bố trí sắn. Tôi thiết nghĩ không chắc gì các đại bác 175mm đặt ở phía đông sẽ có hiệu quả trong việc yểm trợ quân đóng tại Khe Sanh và tôi sợ rằng pháo binh lính thủy đánh bộ cũng sẽ không được liên tục tiếp tế đầy đủ đạn dược cần thiết để phát huy trọn vẹn khả năng của họ" (31).

Rostow và Tổng thống cũng băn khoăn không kém Taylor và sự kiện này đã được chuyển đến Đại tướng Westmoreland ngày 1-2, đặt giả thuyết thời tiết xấu sẽ bao trùm vùng Khe Sanh và khu phi quân sự và địch phát động cuộc tấn công như đã dự kiến thì ông sẽ làm cách nào để có thể tiếp viện cho quân đồn trú tại Khe Sanh" (32).

Westmoreland đã chỉ thị cho bộ tham mưu của ông hôm 27-1 phải có một cuộc nghiên cứu toàn bộ trên phương diện quân sự về trận Điện Biên Phủ và đưa ra một sự so sánh với Khe Sanh để có thể dự liệu có đủ mọi cách để đối phó (33).

Tin tưởng rằng mình có đủ khả năng đánh bại quân địch. Ông liền cố gắng trấn an Tổng thống. Như Westmoreland đã nêu ra trước hết ông nắm được sức mạnh về không quân cả chiến thuật lẫn của B.52 mạnh gấp bội hồi ở Điện Biên Phủ. Hơn nữa ông đã tăng cường pháo binh và cải tiến rất nhiều các kỹ thuật tiếp tế đường không bằng máy bay lên thẳng nếu cần. Westmoreland đã tuyên bố: "Chỉ khả năng tăng viện hỏa lực này không thôi có lẽ cũng đã có thể thay đổi chiều hướng của trận đánh tại Điện Biên Phủ rồi” (34).

Nhưng tổng thống cũng chưa được yên tâm. Đại tướng Wheeler đã thuật lại cho Westmoreland việc Tổng thống lo ngại tình hình có thể là rất trầm trọng đến mức ông sẽ phải cân nhắc quyết định có nên dùng đến các vũ khí hạt nhân chiến thuật đã cứu vãn tình hình hay không, một quyết định mà ông không muốn lâm vào thế không tránh khỏi (35).

Lời phúc đáp của Westmoreland cũng đã không đủ sức làm cho vững lòng. Có lẽ không nên đòi hỏi phải sử dụng đến các vũ khí hạt nhân chiến thuật trong tình hình hiện nay. Đại tướng Westmoreland đã trả lời như vậy bởi vì ông đã được phép sử dụng loại đạn pháo đặc biệt với khả năng sát thương cao. Tuy nhiên, liệu tình hình ở vùng phi quân sự sẽ có gì thay đổi quan trọng không? “Chúng ta nên chuẩn bị đưa vào loại vũ khí có hiệu quả sát thương cao chống tấn công biển người. Trong tình hình hiện đại, tôi nghĩ rằng cả vũ khí hạt nhân lẫn vũ khí hóa học thực sự có thể sử dụng hữu hiệu được" (36).

"Bởi vì địch có nhiều sư đoàn chưa tham chiến còn ở miền Bắc, tôi có linh cảm địch có khả năng tấn công qua vùng phi quân sự bằng biển người. Đó là trường hợp nguy hại nhất có thể xảy ra" (37). Đại tướng Westmoreland sau đó lưu ý như vậy.

Khe Sanh là đề tài thảo luận trong bữa ăn trưa kéo dài tại Nhà Trắng ngày 3-2, vẫn còn có lo âu về lực lượng Mỹ có thể bắt buộc phải rút khỏi Khe Sanh do đó sẽ tạo cho địch thắng lợi lớn lao về tâm lý cả ở Hoa Kỳ lẫn ở Việt Nam. Người ta cũng đã thảo luận những đường lối hành động khác để giải tỏa áp lực địch tại Khe Sanh.

Một đề nghị được đưa ra là mở cuộc hành quân hiệp đồng thủy bộ để đánh lạc hướng. Ở phía Bắc Khu phi quân sự nhằm cắt đứt đường tiếp tế của địch (38). Các đề nghị khác gồm có việc mở cuộc tấn công vào vùng phía đông khu phi quân sự, tiến quân qua khu phi quân sự để bắt tay với lực lượng giải vây cho quân đồn trú tại Khe Sanh. Nhưng hội nghị đã đi đến kết luận là lúc đó không có cách gì để đánh lạc hướng địch, hầu tạo được ảnh hưởng đến trận chiến đấu xảy ra trong tương lai trước mắt.

Đại tướng Taylor tóm tắt tâm trạng những người dự hội nghị như sau: “Không khí buồn nản bao trùm hội nghị, khi những người tham dự xét đến tính chất trầm trọng của tình hình và sự thiếu bảo đảm về khả năng của chúng ta giữ được Khe Sanh mà không bị tổn thất nặng. Trong khi không ai đề cập đến vấn đề là đáng lý ra chúng ta không nên đóng quân ở đó (Khe Sanh) nhưng thật hiển nhiên là trong thâm tâm đa số chúng tôi đều mong rằng chúng ta chẳng nên ở đó. Tuy nhiên không ai trong chúng tôi đề nghị rút lui cả vì rõ ràng sự thể đã như vậy rồi và chúng ta chỉ còn cách là phải chiến đấu theo đường hướng đó mà thôi. Tôi gắng gượng trình bày rằng Khe Sanh chỉ là một tiền đồn và chẳng ai lại muốn nghĩ rằng tiền đồn này sẽ là một Verdun. Thực ra, những người dự hội nghị đều nhìn nhận rằng chính chúng ta đã làm rùm beng quan trọng hóa vụ Khe Sanh trong đầu óc dân chúng Mỹ và thật rất khó mà giải thích cho họ hoặc bất cứ ai khác rằng Khe Sanh chỉ là một tiền đồn nhỏ và kết quả của trận chiến tại đó thực chẳng có gì là quan trọng" (39).

CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG BỐN

(1) Văn kiện MAC 01438 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 301235 Z tháng 5-1965: Command History 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh 1968) trang 376, 386, 390, 397, 884, 890, 894, 895, 902.

(2) Bị vong lục của Cơ quan tình báo trung ương "Những đơn vị Cộng sản tham dự các trận đánh trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân từ 30-1 đến 13-2-1968" đề ngày 21-2-1968 trang 3-4. Lúc đầu có vài sự sai lầm về số lượng các tỉnh lị và quận lị thật sự bị tấn công. Tài liệu Command History (Lịch sử Bộ Tư lệnh) trang 123 liệt kê 27 tỉnh lị và 58 quận. Trong Vanlage Point (Vị trí ưu thế) trang 382. Tổng thống Johnson liệt kê có 36 tỉnh lị và khoảng 1/4 trong số 242 (đúng nguyên văn) quận lị".

(3) Điện văn CÔMUSMACV tháng 1-1968.

(4) Command History 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh 1968) trang 129-131.

Muốn biết thêm các chi tiết khác của cuộc giao tranh xem trang 376-400, 883-904;

Muốn biết về luận thuyết của Nam Việt Nam thì xem Phạm Văn Sơn: Việt cộng Tết offensive (Trận tấn công Tết Mậu Thân):

Về các chi tiết trận đánh Huế, xem Oberdorfer: Tet, trang 198-235. Xem cả Douglas Pike: The Viet Cong Strategy of Terror (Chiến lược khủng bố của Việt Cộng) trang 41-64; Stephen P.Hosmer: Vietcong Repression and Its Implications in the future (Sự trấn áp của Việt Cộng và các hệ quả của nó đối với tương lai) trang 45-51; Tướng ba sao Pearsen: "Vietnam Studies: The War in the Northern Provinces 1966-1968 (Nghiên cứu chiến tranh Việt Nam: Chiến sự tại các tỉnh phía Bắc 1966-1968) trang 29-72:

Về chi tiết chiến sự tại Sài Gòn, Huế, Đà Lạt xem Palmer: Quan điểm của một quân nhân về Việt Nam, trang 270-273; cả của Denis Warmer: Việc bảo vệ Sài Gòn: Cuộc chiến đấu tại.vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã được đề cập trong Harvey Mayersen: Vinh Long. trang 128-199; Tướng hai sao William B.Fulton: Việt Nam Studies: River arm - Operations 1966-1967 (Nghiên cứu chiến trường Việt Nam: Hoạt động giang lực 1966-l969) trang 148-155.

Về luận thuyết của Bắc Việt Nam xem South Viet Nam: A Month of Unprecidented Attacking and Uprising (Nam Việt Nam : một tháng tấn công và nổi dậy chưa từng có) và “Các quang cảnh tổng tấn công và tổng nổi dậy".

(5) Trung tá Dave R.Palmes: Readings in Current Military History (Những bài trong lịch sử quân sự hiện thời) trang 103. Xem cả Warner "Hơn và Thiệt hại ở Sài Gòn" trang 23-24.

(6) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C Westmoreland ngày 23-10-1972. Xem thêm Westmoreland; Report on the war in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 157.

(7) Intelligence warning of the Tet Offensive in South Việt Nam April 11-1968 (Triệu chứng tình báo của cuộc tấn công Tết Mậu Thân lại Nam Việt Nam 11-4-1968) trang 3-5, giải mật ngày 3-12-1975 cho ủy ban đặc biệt về tình báo của Hạ nghị viện. Xem cả của Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 383.

Muốn biết về chuyện cuộc tấn công không được biết trước tại vùng IV chiến thuật hãy xem Meyerson: Vĩnh Long trang 103-l04 và Danald Kirl "Đại tá Mỹ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phủ nhận được lời cảnh báo về các cuộc đột kích". Tại vùng III chiến thuật thì lại được biết trước về vụ đột kích nên đã có quân bố trí xung quanh Sài Gòn để đối phó. Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Fred C.Weyand ngày 27-12-1973. Nên xem luôn Command History 1968 (Lịch sử bộ tư lệnh 1968) trang 894-895; Westmoreland: Report on the War in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 157; Rostow: Diffusion of Power (Sự chia sẻ quyền lực) trang 464.

(8) Muốn biết các ý kiến của Đại tướng Abrams về phản ứng bất lợi có thể có của báo chí đối với việc loan báo việc địch tăng cường quân số hãy xem văn kiện MAC 7840 ngày 20 0251 Z tháng 6-1967. Xem cả của Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân), trang 416; Lon Cannon: “người ta nói rằng các dữ kiện năm 1967 về địch đã bị che giấu”. Lời tuyên bố của Samuel A.Adams trước ủy ban đặc biệt về tình báo của hạ nghị viện; Georges Larmer Sen. “Vụ bất ngờ Tết 1968 bị quy trách cho dữ kiện sai lầm", Johnson M.Crowdson: ‘Có trường hợp tin tức sai lầm về quân số địch tạt Việt Nam"; David S.Zroden "Ford yêu cầu có một quan niệm tương ứng về vụ Tết"; Norman Keepster "Cựu trợ lý cơ quan tình báo Trung ương tranh luận về các lời chỉ trích vụ tấn công Tết Mậu Thân"; Jack Anderson và Las Whitten “thao túng của các con số trong vụ tấn công Mậu Thân". Hệ thống truyền hình Columbia “Face The Nation September 21. 1975; Guest James R. Schlesinger" (Trả lời quốc dân, ngày 21-9-1975 khách thuyết trình James R.Schlesinger" trang 1); lời tuyên bố của tướng ba sao Saniel O Graham, Cục trưởng Cục Tình báo quốc phòng trước ủy ban đặc biệt về tình báo của Hạ nghị viện; lời tuyên bố của William E.Colby, Chủ nhiệm cơ quan tình báo trung ương trước Ủy ban đặc biệt về tình báo của hạ nghị viện; Don Oberdorler "Vì tình báo mà mất thắng lợi trong vụ đánh Tết".

(9) Văn kiện 01592 của Đại tướng Weslmoreland gửi Đại tướng Wheeler ngày 031512 Z tháng 2-1-1968. Xem cả tài liệu lình báo của CIA ngày 21-2-1968 trang 3-4; Command History 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh 1968) trang 70-72.

(10) Văn kiện Sài Gòn 17326 tòa đại sứ Hoa Kỳ Sài Gòn gửi Bộ trưởng Ngoại giao ngày 041108 Z tháng 2-1968. Đề tài Zhiray Seventh Weekly Message (Bức tin hàng tuần thứ 7). Muốn có một sự nhận định về Bắc Việt Nam, xin xem Oriana Rallasi “Tư lệnh Bắc Việt Nam nhìn nhận đã thiệt hại 500.000 quân, nguyện sẽ chiến thắng". Xem cả Command History 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh l968) trang 281; Pi ke: War, peace and the Vietcong (Chiến tranh, Hòa Bình và Việt Cộng) tr 127.

(11) Văn kiện Saigon 17908 tòa đại sứ Hoa Kỳ Sài Gòn gửi Bộ trưởng ngoại giao ngày 040905 Z tháng 2-1968, đề tài Motives behind Current VC/NVA Offensive (Động cơ đứng đàng sau các cuộc tấn công của quân đội VC/Bắc Việt Nam): trong bản văn này Đại sứ Bunker đã trích dẫn Đài phát thanh Giải phóng (EB 0649) và của các bài báo của Joseph Cabames thông tín viên Hãng Thông tấn France Press ở Hà Nội. Xem văn kiện Sài Gòn 21321 của Đại sứ Bunker gửi Tổng thống ngày 6-3-1968. Đề tài Second Weekly Message (Bức tin hàng tuần thứ 2). Pi ke: War, Peace and the Vietcong (Chiến tranh, Hòa bình và Việt Cộng) trang 129-130 C'neill, The Strategy of General Giáp (Chiến lược của Đại tướng Giáp) trang 17.

(12) Văn kiện 01614 ngày 040959 Z tháng 2-1968 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler; xin xem cả của Tom Buckley “người ta cho rằng cuộc tấn công đã làm lộ quân số của địch"; Murray Marder "Các chuyên gia Hoa Kỳ nhìn nhận VC có thắng lợi?"; Newbold Noyes "Cuộc tấn công làm cho nhân dân Hoa Kỳ và Nam Việt Nam phải suy nghĩ". Stanley Karnow: "Việt Cộng khoe đã giáng cho đồng minh một đòn đích đáng". Everett G.Martin "Hậu quả tai hại đối với dân chúng".

(13) Trực tiếp phỏng vấn tướng ba sao Robert N.Gingburgh ngày 25-8-1975. Xem cả của Harry Kelly "Tiết lộ có một sự chậm trễ 8 ngày trong một vụ theo dõi điệp viên Việt Cộng của quân đội".

(14) Public Papers of Lyndon Johnson 1978-1969 (Tài liệu công quyền của L.Johnson) I trang 25: Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 372-381; Albert H.Cantril: The American People, Việt Nam and the Presidency (Nhân dân Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam và hoạt động của tổng thống) trang 5.

(15) Oberdorfer: Tet. trang 159-161, 163-171; Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 384-385.

(16) Hoa Kỳ ném bom một thành phố Việt Nam để "cứu thành phố này"; Bernard Weinraub: "Những người còn sống sót đi tìm những người chết ở Bến Tre đã bị biến thành đống gạch vụn vì các cuộc oanh kích của Đồng Minh"; Oberdorfer: Tet. trang 184-185.

(17) Trực tiếp phỏng vấn Harry Mc Phersen Jr ngày 21-12-1972. Xem cả của Tom Wieker "Cuộc tấn công của Việt cộng làm chấn động Washington"; Hugh, Sidey "Những giả thuyết bị lung lay về chiến tranh"; Hurray Marder và Shalmers S.Roberts "Cuộc tấn công của Cộng sản đã đưa Hoa Kỳ vào mê hồn trận".

(18) Văn kiện JCS 8691 ngày 311401 Z tháng 1-1968 của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân gửi cho Tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.

(19) Văn kiện CAP 80383 ngày 31215 Z tháng 1-1968 của Georges, Đại sứ Bunker và Đại tướng Westmoreland.

(20) Nói với Đại sứ Bunker và Đại tướng Westmoreland ngày 5-2-1968.

(21) Cuộc họp báo của Đại tướng William C. Westmoreland tại cơ quan Giao tế liên vụ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 1-2-1965.

(22) Public Papers of Lyndon Johnson 1968-69 (Tài liệu công quyền của L.Johnson 1968-69) I trang 155-163.

(23) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 385. Chalmer M.Roberts "First Rough Drart: A Journalist Journal of our Times" (Sơ thảo đầu tiên: Nhật ký của một nhà báo thời đại chúng ta) trang 261-262. Oberdorter: Tet. trang 170, 360-367.

(24) Văn kiện MAC 01448 ngày 310918 Z tháng 1-1968 của Tướng Westmoreland gửi Tướng Wheeler.

(25) Văn kiện MAC 0152 ngày 031512 Z tháng 2-1968 của đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.

(26) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C Westmoreland ngày l6-9-1973.

(27) Command History 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh 1968) trang 883; Shore: "The Battle for Khe Sanh (Trận đánh Khe Sanh) trang 54; Heepes: The Limits of Intervention (Các giới hạn của sự can thiệp) trang 144; Xem cả của Lee Lescaze "Khe Sanh: một ám ảnh cho Hoa Kỳ"; Joseph Kralt "Khe Sanh cho thấy địch quân ở Việt Nam biết áp dụng chiến lược"; Tom Buchley "Các tướng cân nhắc về các mục tiêu của địch tại Dakto". Trong bài báo của ông. Buckley đã viện dẫn Tướng ba sao Wilham B.Rosson như sau: "Họ đã khó thành công trong việc dụ chúng ta rút bớt lực lượng vùng bờ biển, nếu quả đấy là ý định của họ". Xem cả của tướng Giáp: Big victory. Great Task (Chiến thắng to, nhiệm vụ lớn) trang 60-70.

(28) Sennard C.Nally: Air Power and the Fight for Khe Sanh (Sức mạnh không quân và cuộc chiến đấu giành Khe Sanh) trang 10; Oberdorfer: Tet - trang 110-111; Shore: Thc Battle for Khe Sanh (Trận Khe Sanh) trang 71; O'neill: Thc Strategy of General Giáp (Chiến lược của Đại tướng Giáp) trang 15-16.

(29) Trực tiếp phỏng vấn Tướng hai sao Robert H.Gingburgh ngày 25-8-1975

(30) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Maxwell D.Taylor ngày 21-12-1972. Xem luôn bản văn JOS 01316 ngày 041642 Z tháng 2-1968 của Đại tướng Wheller gửi Đại tướng Westmoreland: “Hội đồng tham mưu trưởng liên quân tán thành việc bảo vệ Khe Sanh".

(31) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Maxwell B.Taylor ngày 12-1972.

(32) Văn kiện JOS 01147 ngày 010391 Z tháng 2-1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland, đề tài Khe Sanh.

(33) Command Historv 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh 1968). Bản phúc trình cuối cùng đã được công bố ngày 10-3-1968 và đã được phổ biến rộng rãi. Một phần của bản phúc trình đã được trích dẫn trong tài liệu Rostow: "Diffusion of Power" trang 694-696. Xem luôn của Westmoreland: A Soldier's Report. (Tường trình của một quân nhân) trang 337-338 và của Shore “the Battle for Khe Sanh" (Trận đánh Khe Sanh) trang 145-146.

Muốn có các lời tường thuật xác đáng về trận Điện Biên Phủ, hãy đọc của Jules Roy: La Bataille de Điện Biên Phủ (trận Điện Biên Phủ); Bernard B.Pall “Hell in very small place: The siege of Điện Biên Phủ" (Địa ngục tại một trận địa nhỏ: Điện Biên Phủ bị bao vây); Paul Grauwin: Doctor at Dienbienphu (Bác sĩ tại Điện Biên Phủ), muốn biết luận cứ của Bắc Việt Nam hãy đọc "Chiến tranh nhân dân - Quân đội nhân dân" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

(34) Bản văn NAC 01586 ngày 0312254 Z tháng 2-1960 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler, đề tài Khe Sanh.

Muốn biết về phản ứng của báo chí đối với tình hình Khe Sanh đọc bài của Roland Evans và Robert Novak, nhan đề “Những người làm chính sách và tướng lĩnh lo lắng về địch tập trung đông quân tại Khe Sanh"; Ward Just "Khe Sanh giữ vững tuyến cuối”; Orr Kelly “4 sư đoàn đe dọa vị trí do lính thủy đánh bộ đóng giữ"; Joseph C.Gouiden "Đột kích và rút nhanh của địch rất khó chống trả". William Mc Gatfin "Giao tranh tại Khe Sanh sắp có thể diễn ra nhưng không có viễn ảnh thành một Điện Biên Phủ, đó là quan điểm của Lầu Năm góc"; Bernard Weinraub "56 lính thủy đánh bộ chết trong nhưng trận giao chiến tại khu phía Bắc sôi động"; Edward Mortimer "Cựu chiến binh Điện Biên Phủ nhận định về Khe Sanh"; Peter Braestrup; "Khe Sanh chờ đợi và dò dẫm về chiến lược"; Orr Kelly "Hoa Kỳ có thể đạt được gì ở Khe Sanh?"; Neil Sheehan: "Khe Sanh, tại sao Hoa Kỳ đang cầm cự ở đấy"; Beverly Deepe: "Khe Sanh di sản của Đại tướng Westmoreland".

(35) Văn kiện Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân số 01272, số 030332, tháng 2-1968. gởi Đại tướng Westmoreland, đề tài: Khe Sanh.

(36) Văn kiện của Bộ tư lệnh yểm trợ quân sự Hoa Kỳ số 01386. Trong thời gian này có nhiều bàn luận trên báo chí về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để giữ Khe Sanh tránh bị quân địch tràn ngập. Xem Marquis W.Chiles "Tin đồn bom nguyên tử dự trữ tại Việt Nam"; Ceerges G.Wilson: “Theo Hoa Kỳ, không có yêu cầu sử dụng vũ khí nguyên tử tại Việt Nam"; Redrick Smith “Wilson lưu ý thận trọng về việc sử dụng vũ khí nguyên tử trong chiến tranh". "Mc Carthy ghi rằng, đã có thể nghiên cứu sử dụng bom nguyên tử tại Việt Nam"; John "Điện thoại không rõ xuất xứ mở màn cho những tin đồn về vũ khí hạt nhân cần sử dụng tại Việt Nam"; John "Wheeler không tin Khe Sanh cần đến vũ khí nguyên tử". Tổng thống Johnson cố gắng chấm dứt sự bàn luận, thoạt tiên, ông cho tùy viên báo chí loan báo ngày 9 tháng 2 rằng Tổng thống chưa nhận được đề nghị sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam và trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 2, Tổng thống Johnson tuyên bố "Không có khuyến cáo nào gởi tới tôi cả. Ngoài ra chúng ta cần phải chấm dứt thảo luận vấn đề này". Tài liệu công quyền của Lynson Johnson, 1968-1969. 1 trang 234. Mặc dầu Tổng thống đã tuyên bố như vậy, sự bàn luận vẫn chưa chấm dứt ngay. Xem Johnson Lederberg. “Vũ khí nguyên tử phải được hạn chế nếu sử dụng tại Nam Việt Nam"; James Cahill “Scott chống đối sử dụng vũ khí nguyên tử trong chiến tranh Việt Nam"; Murruy Maroer "Sử dụng vũ khí nguyên tử tại Việt Nam bị ngăn chặn vì hiệp ước".

(37) Trực tiếp phỏng vấn Tướng Westmoreland ngày 16 tháng 9-1973, cũng như xem Westmoreland "Phúc trình của một quân nhân". trang 338.

(38) Quan niệm hành quân hợp đồng thủy bộ nghi binh ở Bắc khu phi quân sự do Đại tướng Westmoreland đề nghị ngày 24-7-68. Mục tiêu chính nhằm buộc địch rút về thế phòng thủ do giảm được áp lực tại Khe Sanh và khu phía bắc vùng 1 chiến thuật. Kế hoạch được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân chấp nhận với những hạn chế chính xác. "Kế hoạch mang tên Pacific Grove" (Khu rừng Thái Bình Dương) giữ mật và có thể thực hiện trong tương lai. Command History (Lịch sử Bộ Tư lệnh) 1962, trang 781-782.

(39) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Maxwell B.Taylor ngày 28-7-1972. có cùng quan điểm với tướng Taylor, xem Denis Warner “Khe Sanh và Điện Biên Phủ” trang 18 và Denis Warner "Báo cáo từ Khe Sanh"; Max Frankel “Hoa Kỳ chuẩn bị tại Khe Sanh để tránh một Điện Biên Phủ”.

CHƯƠNG NĂM
TĂNG QUÂN KHẨN CẤP

Phản ứng quân sự đầu tiên của Washington sau cuộc tấn công vào dịp Tết đã chủ yếu nhằm vào việc tăng cường những phương tiện cho cuộc chiến tranh trên không. Ngày 3 tháng 2, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nhắc lại một đề nghị cũ liên quan đến việc thu hẹp các vùng hạn chế xung quanh Hà Nội và Hải Phòng (1).

Tuy nhiên đối với Tổng thống đề nghị của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân dường như không giúp đỡ gì cấp thời cho Đại tướng Westmoreland cả. Mặc dầu Bộ trưởng Rusk và ông Clark Clifford ủng hộ tăng áp lực ở miền Bắc. Tổng thống vẫn quyết định tại buổi họp tại Nhà Trắng ngày 13-2. không tăng thêm hoạt động gì chống Bắc Việt Nam cả (2).

Tập trung sự chú ý vào Khe Sanh, vào khả năng quân đội Mỹ có thể bị thua trận ở đó. Tổng thống quyết định thỏa mãn mọi nhu cầu lực lượng mà Tướng Westmoreland đã xin để ngăn chặn một cuộc thất trận.

Ngày 3-2, Tướng Wheeler thông báo với Tướng Westmoreland "Tổng thống hỏi tôi có gì để tăng cường hoặc giúp đỡ Đại tướng không". Westmoreland tin tưởng là có thể nắm vững được tình hình ở Khe Sanh, nhưng lại lo lắng về việc phải tăng cường yểm trợ cho các lực lượng Hoa Kỳ tại vùng I chiến thuật, nên đã trả lời là nhu cầu chính của ông là cần có thêm 1 phi đoàn máy bay chở hàng C130 và một số thiết bị nặng để thả từ máy bay, ông cũng xin cấp phát thay thế gấp máy bay lên thẳng.

Trong một điện văn sau đó. Đại tướng Westmoreland ghi rõ nhu cầu quân dụng xin thêm "để trả lời theo gợi ý giúp đỡ của Tổng thống" (4).

Vào khoảng ngày 8 tháng 2, Bộ tham mưu của Đại tướng Westmoreland bắt tay vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng đề xác định thêm nhu cầu cần cho năm tới. Trong điện văn gửi Đại tướng Wheeler, thông báo kết quả nghiên cứu. Đại tướng Westmoreland cho biết ưu tiên số 1 để hiện đại hóa nhanh chóng quân đội Việt Nam Cộng hòa để họ có thể đảm trách một phần gánh nặng lớn hơn trong cuộc chiến tranh. Đại tướng Westmoreland cũng dự kiến ần phải có thêm 1 sư đoàn Hoa Kỳ và 1 sư đoàn Nam Triều Tiên. vào cuối năm 1968, “đặc biệt nếu các cuộc hành quân tại Lào được phép tiến hành" (5). 

Mặc dầu bản nghiên cứu này cho biết về căn bản. các nhu cầu về quân số của Sài Gòn để được gửi về vào cuối tháng, nhưng vào thời điểm này, Washington lại không quan tâm đến các nhu cầu dài hạn. Khe Sanh và khả năng mở các cuộc tấn công của địch đợt hai vương vấn trong đầu óc của các người làm kế hoạch tại Washington.

Tâm trạng khác biệt giữa Washington về Sài Gòn biểu hiện qua lời phúc đáp có phần như bực bội của đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland, liên quan đến những nhu cầu dài hạn này. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nói về nhu cầu dài hạn phải đình chỉ đến cuối năm nhấn mạnh rằng "Chúng tôi chỉ giải quyết được một lúc một khó khăn chính mà thôi".

“Tướng Wheeler lưu ý Tướng Westmoreland rằng ông e ngại cho đến khi chúng tôi đã sắp xếp và thỏa mãn được những nhu cầu tức thời của Đại tướng, phát xuất từ tình hình hiện tại ở Việt Nam, sự thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu ấy có thể sẽ bị nguy hại nếu Đại tướng lại đưa thêm các nhu cầu dài hạn khác trong thời điểm đặc biệt này" (6).

Nhu cầu trước mắt, dĩ nhiên là ngăn chặn Khe Sanh khỏi bị thất thủ. Trong đêm 5 tháng 2. căn cứ chiến đấu Khe Sanh bị hỏa tiễn pháo và cối pháo kích nặng nề. Một đợt xung phong của địch vào căn cứ bị đẩy lui (7).

Gần rạng sáng 7 tháng 2, lần đầu tiên Bộ đội Bắc Việt sử dụng chiến xa tràn ngập trại lực lượng đặc biệt làng Vây, cách Khe Sanh 5 dặm về phía tây Nam. Trong đêm 7 tháng 2, lực lượng địch cũng tiếp tục tiến quân về Đà Nẵng, trong khi đó giao tranh khốc liệt tiếp diễn ở Huế (8).

Đại tướng Westmoreland đã tiên liệu cần phải có thêm lực lượng Hoa Kỳ tại vùng I chiến thuật để đương đầu với mối đe dọa của địch. Một bộ chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt nam đã được thiết lập tại Phú Bài (cách Huế không xa về phía Nam) ngày 9-2, một lữ đoàn của Sư đoàn 101 dù cũng được điều động từ khu vực Sài Gòn đã được phối tới để yểm trợ cho lực lượng tăng viện khi họ di chuyển đến khu vực (9).

Đại tướng Westmoreland làm một việc mạo hiểm có tính toán khi ông phân tán mỏng lực lượng Mỹ khắp miền Nam Việt Nam khả dĩ đối phó với mối đe dọa chính của địch tại 2 tỉnh phía cực Bắc, theo như ông nhận thấy nhưng ông cảm thấy sự mạo hiểm này không đáng lo ngại. Như Đại tướng Westmoreland nhận định: “Về phương diện quân sự, sự điều quân tài giỏi nhất là cách chuyển lực lượng để đối phó với mọi đột biến. Chúng ta chuyển lực lượng quân sự đúng lúc đến một số khu vực mà không để cho địch có lợi thế ở các khu vực khác”.

“Khi địch tham chiến ở một khu vực và bị thua trận, chúng ta có thể tái triển khai lực lượng để tiếp tục phản công và bảo vệ an ninh tối đa cho khu vực đó. Yếu tố thời gian phải được ấn định kỹ lưỡng đề có thể vận dụng được tối đa lợi thế của lực lượng chúng ta” (10).

Nhưng Washington không tin tưởng là Đại tướng Westmoreland có thể nắm vững được tình hình với lực lượng ông hiện có trong tay. Nếu sự vây hãm Khe Sanh nhằm mục đích buộc các lực lượng Mỹ phải phân tán mỏng để Việt Cộng có thể mở những cuộc tấn công đợt II vào các thị trấn thì rất có thể quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ bị tan rã và một chính phủ liên hiệp có cơ sở được hình thành.

Đại tướng Wheeler bày tỏ những mối lo âu đó với Đại tướng Westmoreland ngày 2 tháng 2 như sau: “Có một thuyết có thể là hợp lý là toàn bộ chiến lược của địch là tấn công và làm tiêu hao nhân lực Việt Nam Cộng hòa, như vậy sẽ tiêu diệt được họ và cuối cùng dân chúng sẽ chấp nhận một chính phủ liên hiệp và chính phủ này sẽ đòi quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Nói cách khác, tập trung quân đe dọa Khe Sanh tức là họ đã lựa chọn tạo mối đe doạ để buộc ta phải đưa quân từ miền Nam ra tăng viện, do đó giảm khả năng bảo vệ an ninh cho dân chúng và tạo cho địch có cơ hội để tiêu diệt các đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa. Ngoài ra. chiến lược rồi cũng có thể tạo cơ hội cho địch mở các cuộc tấn công với qui mô lớn dọc theo khu phi quân sự nếu Đại tướng không đáp ứng bằng cách tăng lực lượng quân sự ở phía Bắc vùng I chiến thuật (11).

Trong đoạn kết của công điện, Đại tướng Wheeler đã đưa ra những lời khuyên thẳng thắn cho thấy Washinglon đã rất lo ngại về tình hình chính phủ Hoa Kỳ không chuẩn bị để chấp nhận thua trận ở Nam Việt Nam. Tóm lại. nếu Đại tướng cần thêm quân cứ xin”

Rồi bắt đầu những bước tiến thoái về quân sự làm rõ nét một lần nữa quan điểm khác biệt giữa Sài Gòn và Washington đối với tình hình ở Nam Việt Nam. Bây giờ, Đại tướng Westmoreland tin tưởng hơn nữa vào khả năng đối đầu với bất cứ cuộc tấn công mới của Cộng sản, dù lực lượng của ông ta đã phân tán mỏng. Ông chỉ còn lo ngại chủ yếu về khả năng hậu cần để yểm trợ cho lực lượng Hoa Kỳ đông đảo tại phía Bắc Nam Việt Nam.

Mặt khác, Tổng thống không lạc quan lắm. Một sự thua trận ở Nam Việt Nam để tại Khe Sanh hay tại những thị trấn nào khác, cũng sẽ gây âm vang to lớn, mà theo Tổng thống thì không thể chấp nhận được (12). Tổng thống Johnson quyết định gửi đến tướng Tư lệnh Chiến trường của ông những phương tiện gì để tùy nghi sử dụng ngăn chặn khỏi xảy ra một sự thua trận như thế.

Đáp lại công điện của Đại tướng Wheeler, Đại tướng Westmoreland trình bày mặc dầu ông cảm thấy có thể giữ vững được Khe Sanh nhưng ông cũng nghĩ rằng Khe Sanh có thể bị thất thủ và đã cần phải được chiếm lại. Một cuộc hành quân tái chiếm sẽ khó khăn và đắt giá. “Chỉ cần thận trọng dự trù cho những trường hợp bất ngờ tai hại nhất trong trường hợp đã dứt khoát là tôi cần đến tăng viện... Những đơn vị tăng viện đó sẽ rất cần thiết, đặt giả thuyết chúng ta bị thất bại tại các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên”

Tại khu vực này chắc hẳn là sự thất bại không có khả năng xảy ra, tuy nhiên cũng vẫn có thể nghĩ đến điều đó được (13). Tiếp đó, Đại tướng Westmoreland nói rõ, hiện tại ông chưa cần đến những lực lượng này, tuy nhiên cũng cần có kế hoạch triển khai các lực lượng đó trong trường hợp không chắc gì là sẽ xảy ra, là ông bị thua trận.

Trong trường hợp như thế, ông đề nghị là sư đoàn 82 dù và một nửa sư đoàn lính thủy đánh bộ, những đơn vị mà Đại tướng Wheeler đã đề nghị cho ông, sẽ đổ bộ lên bờ trong những điều kiện sóng biển cho phép, có thể là vào khoảng tháng 4 (14).

Nhưng Tổng thống không quan tâm đến việc gửi quân vào tháng 4 để tái chiếm Khe Sanh. Trong công điện tiếp theo, Đại tướng Wheeler nêu rõ khó khăn của Tông thống: “Về quan điểm chính trị và tâm lý, sẽ rất khó khăn cho những ai quan tâm đến, nếu Việt Cộng củng cố được sự kiểm soát lâu dài để cho ra mắt dù chỉ một vài tổ chức được gọi là liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ hòa bình đi nữa. Lại xét đến khả năng có thể có một số đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ bị dao động, thì có lẽ điều đó dường như sẽ đặt thêm nhu cầu cần phải sử dụng đến lực lượng quân sự Hoa Kỳ" (15).

Vì vậy Đại tướng Wheeler gợi ý "Tốt hơn nên triển khai thêm lực lượng trước tháng 4 "xin hiểu rằng tôi không cố gắng thuyết phục đại tướng triển khai thêm lực lượng, điều đó trong mọi trường hợp, tôi không bảo đảm được. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ thì giai đoạn nghiêm trọng của cuộc chiến tranh tùy thuộc ở chúng ta và tôi không tin rằng đại tướng lại phải tự kiềm chế không cho xin những gì mà Đại tướng thấy cần thiết trong những hoàn cảnh hiện nay" (16).

Tới lúc đó, Đại tướng Westmoreland đã bắt đầu hoan nghênh lập luận của Washington. Ông có nhắc lại "Theo tôi dường như vì những lý do chính trị hay gì gì khác, Tổng thống và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân rất lo lắng muốn gởi quân tăng cường cho tôi. Chúng tôi đã thảo luận qua. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là không muốn xin gì hết, nhưng những lệnh từ Washington đã được gửi tới càng lúc càng quyết liệt hơn" (17).

Vì vậy phúc đáp của Đại tướng Westmortland ngày 8 tháng 2 đã dứt khoát hơn: ‘khỏi phải nói, tôi rất hoan nghênh lực lượng tăng cường bất cứ lúc nào có thể gửi đến được". Đại tướng Westmoreland dự kiến rằng có thêm quân, ông sẽ có khả năng mở các cuộc tấn công ngay sau khi các cuộc tấn công của địch bị đánh bại.

Có thể nghĩ rằng ông viết tiếp: “Nếu được tăng, phải cho các đơn vị có trong vòng 6 tháng thì tình hình sẽ có thể đảo ngược khiến cho địch phải mở mắt ra, chúng ta có thể đẩy họ trở về… Tóm lại thì không thích thả mồi bắt bóng" (18).

Đến ngày 10-2, Đại tướng Westmoreland báo cáo về Washington là quân tăng cường có thể sẽ được sử dụng tại khu mà chính quyền lo lắng nhất đó là Khe Sanh và 2 tỉnh cực Bắc. Đại tướng Westmoreland cho đại tướng Wheeler biết là “Quân tăng cường từ lục địa Hoa Kỳ tới sẽ giúp chúng ta nhiều để ổn định nhanh chóng tình hình hiện nay... Địch tăng quân ở phía Bắc gây đe dọa lớn cho Nam Việt Nam, để đương đầu với mối đe dọa lớn đó, cần phải tăng lực lượng tương đương và đáng kể tại hai tỉnh phía Bắc. Hiện tại chúng tôi đang triển khai lực lượng đến vùng đó... Tuy nhiên, xét thấy địch tiếp tục mở rộng các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ, các trung tâm dân cư và các vị trí then chốt trong phần còn lại của đất nước, nên rút thêm lực lượng bạn khỏi các khu vực này là một sự mạo hiểm mà tôi chưa đủ chuẩn bị để chấp nhận trong lúc này" (19).

Những công điện của Đại tướng Westmoreland được đem ra thảo luận rất lâu tại Nhà Trắng vào buổi chiều ngày 11-2 (20).

Như Đại tướng Wheeler tiết lộ, điện văn của Đại tướng Westmoreland đã được giải thích như có nội dung sau đây: ‘Đại tướng có thể sử dụng thêm các đơn vị quân sự Mỹ nhưng Đại tướng không cho rằng những đơn vị này là nhu cầu thiết yếu, tóm lại, Đại tướng sợ bị thua trận nếu không được tăng cường. Tăng thêm lực lượng Đại tướng sẽ tăng khả năng nắm lại thế chủ động và tiếp tục mở các cuộc tấn công vào thời gian thuận lợi" (21).

Theo sự thúc đẩy khéo léo của Đại tướng Wheeler, phúc đáp của Đại tướng Westmoreland ngày 12-2 đã có tính chất kiên quyết và thẳng thắn: "Tôi trình bày nhu cầu tăng quân không phải bởi vì tôi sợ thua trận nếu không được tăng cường. Nhưng bởi lẽ tôi không cảm thấy có thể hoàn toàn nắm thế chủ động bởi vì địch vừa mới tăng cường lực lượng của họ. Mặt khác một sự thất bại có thể xảy ra nếu tôi không được tăng cường lực lượng và rất có thể chúng ta sẽ bị lấn chiếm ở các khu vực khác nếu tôi buộc phải thực sự tăng quân vào vùng 1 chiến thuật" (22).

Cũng ngày hôm đó, tức là 12-2, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân gửi kế hoạch tăng cường lực lượng lên Bộ trưởng Quốc phòng. Hội đồng nhấn mạnh rằng sự triển khai sư đoàn 82 và 2/3 sư đoàn lính thủy đánh bộ phi đội, mà không gọi nhập ngũ ngay khoảng 128.000 quân dự bị thuộc lục quân và thủy quân lục chiến, thì sẻ làm vơi trầm trọng lực lượng tác chiến có sẵn của chúng ta.

Tuy nhiên, Đại tướng Wheeler lo nghĩ không phải chỉ riêng cho Việt Nam. Ông thấy đấy là cơ hội để phục hồi khả năng quân sự Hoa Kỳ để đối phó với những đột biến có thể xảy ra ở các nơi khác, không phải ở Việt Nam.

Thay vì trình lên sự đánh giá tình hình của Đại tướng Westmoreland mà Đại tướng Wheeler đã phải khôn khéo vận động lắm mới có được, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã trình lên Bộ trưởng quốc phòng sự đánh giá tình hình của riêng Hội đồng: 

“Vào thời điểm này, không rõ địch có khả năng mở và duy trì hàng loạt các cuộc tấn công quan trọng đợt II trong khắp cả nước hay không, cũng không rõ quân đội Việt Nam cộng hòa có khả năng đương đầu với hàng loạt các cuộc tấn công đó ra sao, nếu việc đó xảy ra. Trước những điều chưa được xác định đó, một sự nhận định chính xác hơn của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam về nhu cầu thủy quân nếu có sẽ phải chờ những tiến triển thêm nữa của tình hình. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân không loại trừ khả năng là những tiến triển thêm của tình hình sẽ có thể đòi hỏi phải triển khai thêm lực lượng nữa".

Căn cứ trên sự nhận định tình hình đó. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề nghị :

a) Quyết định triển khai lực lượng tăng cường đến Việt Nam phải hoãn lại trong thời điểm này.

b) Cần có ngay biện pháp để chuẩn bị cho sư đoàn dù và 1/3 sư đoàn lính thủy đánh bộ với phi đội để làm triển khai đến Việt Nam.

c) Vấn đề nên dự phòng là gọi nhập ngũ thêm một đơn vị dự bị ngay từ bây giờ. Triển khai lực lượng tăng cường khẩn cấp đến Nam Việt Nam không nên thực hiện khi không gọi nhập ngũ lực lượng dự bị đầy đủ, ít ra, đủ để thay thế lực lượng đã triển khai và bổ sung quân số theo nhu cầu cơ sở của mọi quân binh chủng. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ số quân cho các đơn vị dự bị được lựa chọn và tăng tình trạng sẵn sàng chiến đấu cho những đơn vị này (23).

Như vậy, có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử ở Hoa Kỳ dính líu vào Việt Nam, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân không đề nghị triển khai quân ngay tức khắc theo đề nghị của vị Tư lệnh chiến trường, một đề nghị mà Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã cẩn thận khuyến dụ mới nhận được.

Trong nhiều năm, những sự triển khai đến Nam Việt Nam không căn cứ vào nhu cầu quân sự của tình hình mà căn cứ vào lực lượng có sẵn của Hoa Kỳ, không nhất thiết phải gọi nhập ngũ quân dự bị vì e ngại sẽ có tác dụng nghiêm trọng đến chính trị. Sự kiện này gây ảnh hưởng to lớn không những Tổng lực lượng dự bị chiến lược trên lục địa Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến lực lượng Mỹ đã triển khai khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt tại Nam Triều Tiên và tại châu Âu. Phải rút ra bớt một số cấp chỉ huy và binh sĩ có năng lực đặc biệt của các đơn vị trên đây, để bổ sung cho lực lượng Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam (24).

Tổng thống lo lắng về việc gửi thêm bất cứ lực lượng gì mà vị tư lệnh chiến trường của ông ở Nam Việt Nam cần đến để ngăn chặn một sự thất bại nguy hại đến chính trị. Trước sự kiện này cùng với các mối đe dọa của Cộng sản tại Triều Tiên, Beclin và có thể tại một nơi nào khác trên thế giới nữa; sau cùng Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã phải khẳng định là các tài nguyên đang bị hao mòn. Nếu Tổng thống muốn gửi lực lượng nếu ông cảm thấy các vị Tư lệnh chiến trường cần lực lượng, thì đó sẽ là lúc thuận lợi bắt buộc phải quyết định gọi nhập ngũ quân dự bị.

Đại tướng Wheeler và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân coi cuộc tấn công của địch vào dịp Tết là một cơ hội để buộc Tổng thống phải ký lệnh gọi quân dự bị, đó chính là mục tiêu họ vẫn từng mong đạt được đã từ lâu rồi. Họ đã khó nhọc nài xin một nhu cầu “khẩn cấp" về tăng quân cho vị Tư lệnh chiến trường, xem như là bị vây hãm và bây giờ chỉ còn tùy thuộc vào Tổng thống để cung cấp lực lượng nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp của chiến trường, cũng như để đối phó với những tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Tuy nhiên, Tổng thống lại chưa sẵn sàng để ra quyết định và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phải lâm vào ngõ bí. Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 12-2. hội nghị đã “nhất trí" mở ngay cho Đại tướng Westmoreland một lữ đoàn của Sư đoàn 22 dù và 1 trung đoàn đổ bộ của lính thủy đánh bộ. Dĩ nhiên là Đại tướng Wheelcr ủng hộ, còn Bộ trưởng McNamara thì chống đối. Tổng thống chỉ thị không nghiên cứu vấn đề kỹ lưỡng và cùng thảo luận để trình lên một đề nghị (25).

Lực lượng được chấp thuận để triển khai đã nhận được ngay chỉ thị của Hột đồng tham mưu trưởng liên quân và sự kiện này được loan báo công khai. Lữ đoàn thuộc Sư đoàn 82 dù, quân số khoảng 4.000 được bắt đầu chuyển bằng máy bay đến ngày 14-2, và lữ đoàn phải được đưa đến Việt Nam hạn cuối cùng là ngày 20-2-1968.

Trung đoàn lính thủy đánh bộ cũng phải đưa đến Nam Việt Nam, hạn cuối cùng là ngày 26 tháng 2-1968. Trung đoàn (tăng cường) trừ 1 tiểu đoàn, quân số khoảng 3.000 người được triển khai bằng đường không từ bang California. Một tiểu đoàn (tăng cường) quân số khoảng 1600 người được triển khai bằng tầu thủy cùng với các bộ phận yểm trợ hậu cần cho cả 2 lực lượng nâng Tổng số lực lượng triển khai lên đến 10.500 quân (26).

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân hầu như đã phản ứng ngay tức khắc trước quyết định của Tổng thống về việc triển khai các lực lượng này mà lại không đồng thời gọi nhập ngũ các lực lượng dự bị.

Ngày 13 tháng 2 năm 1968. Hội đồng Tham mưu. trưởng liên quân gửi Bộ trưởng quốc phòng đề nghị gọi nhập ngũ ngay khoảng 46.000 quân dự bị và đặt khoảng 140.000 quân dự bị khác ở tình trạng sẵn sàng cao để nhập ngũ tức khác "để có thế đáp ứng nhu cầu tăng thêm quân nữa của Tư lệnh Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam... Trước đó, vị tư lệnh này đã có trình bày là có thể sẽ phải cần đến các đơn vị dự bị" (27).

Mặt khác Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cũng bày tỏ mong muốn nên ban hành pháp chế để kéo dài hạn kỳ phục vụ của chuyên viên có kỹ năng đặc biệt, kéo dài thời gian tòng quân bắt buộc của một hạ sĩ quan và binh sĩ và quân đội có thể gọi nhập ngũ quân nhân dự bị được lựa chọn.

Việc gọi nhập ngũ lực lượng dự bị lại được đem ra thảo luận tại Nhà Trắng ngày 13-2, đã không thuyết phục được Tổng thống vì ông nhớ lại dư luận phàn nàn về lệnh gọi nhập ngũ quân dự bị khi xảy ra vụ khủng hoảng Béc-ln dưới thời kỳ Tổng thống Kennedy và gần đây nhất, những lời phàn nàn về sự thất bại trong vấn đề sử dụng có hiệu quả quân dự bị gọi nhập ngũ trong vụ khủng hoảng tàu Tueblo hồi tháng giêng.

Tổng thống hỏi: "Tại sao gọi nhập ngũ các đơn vị quân dự bị trong lúc này là cần thiết? Nếu chúng ta quyết định gọi nhập ngũ, phải gọi bao nhiêu? Có thể giảm quân số lấy từ lực lượng đóng tại châu Âu hay Nam Triều Tiên không? Chúng ta liệu có thể tránh được việc này nếu chúng ta rút hết lực lượng ở châu Âu và Nam Triều Tiên. Liệu có thể nào tránh được hay ít ra cũng dời lại được việc gọi nhập ngũ quân nhân dự bị hay không? Nếu gọi nhập ngũ lực lượng dự bị sẽ biên chế họ ở đâu? Họ phải làm nghĩa vụ bao nhiêu lâu? ảnh hưởng đến ngân sách ra làm sao? Hành động của Quốc hội có cần thiết không?”

Tổng thống nói sẽ không làm gì đến khi nào ông nhận được những câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi này và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Như vậy, vấn đề gọi nhập ngũ quân dự bị lại trì hoãn nữa.

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nghĩ rằng sự trì hoãn làm suy yếu trầm trọng khả năng của Hội đồng trong việc điều khiển cuộc chiến tranh ở Việt Nam và gây khó khăn nếu không nói là không thể làm được trong việc đương đầu với những đột biến quân sự trên các khu vực khác của thế giới đó là một vấn đề cần phải thảo luận lại.

Với quyết định tăng quân “khẩn cấp" cho Đại tướng Westmoreland, quá trình làm chính sách ở Washington lại kéo dài thêm đối với các binh sĩ mà ông đã cho lệnh đến Việt Nam. Để nói lời tạm biệt với từng người một, thoạt tiên ông đến căn cứ Bragg bang Bắc Carolina, để thăm lính dù của sư đoàn 82 dù ngày 17-2. Từ đấy, ông đáp máy bay đến El Tore, bang California để thăm lính thủy đánh bộ sắp sang Việt Nam và sau đó nghỉ đêm trên tàu sân bay Constellation vừa trở về sau một thời hạn định kỳ phục vụ lần thứ hai ở ngoài khơi Việt Nam về. Ông cũng đến thăm Đại tướng Eisenhower tại bang California.

Cuộc đến thăm căn cứ Bragg cho Tổng thống thấy đấy là một cuộc đến thăm gây đau lòng và xúc động nhiều nhất trong một cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ông nói chuyện với binh sĩ và cố bắt tay từng người, càng nhiều càng tốt. Lính dù phần đông vừa mới trở về sau thời hạn định kỳ chiến đấu ở Việt Nam, nét mặt cương quyết.

Những đoạn phim quay Tổng thống bắt tay những người lính dù nghiêm nghị nhưng cương quyết tại chân cầu thang máy bay chở họ đã cho thấy Tổng thống đang vô cùng bối rối. Ông chạm trán với những người mà ông đòi hỏi họ phải hi sinh, và họ đã tỏ ra không nhiệt tình (28);

"Những cuộc viếng thăm của quân nhân dũng cảm phải kể đó là trong số những cuộc tiếp xúc cá nhân đau thương nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của tôi". Ông Johnson sau đó đã thú nhận như vậy!

Những người mà tôi nói chuyện và bắt tay đều cường tráng và nghiêm nghị. Tôi nói với họ là tôi hối tiếc có lẽ hơn là họ tưởng về sự cần thiết phải ra lệnh cho họ đến Việt Nam. Tôi nói chuyện với từng người, càng được nhiều càng tốt. Tôi còn nhớ một câu chuyện tôi đã nói với một binh sĩ. Tôi hỏi anh ta, trước đó đã phục vụ tại Việt Nam chưa? Anh trả lời: “thưa ngài có, đã 3 lần rồi". Tôi hỏi anh có vợ chưa. Anh đáp: “thưa ngài có rồi". Anh có con chưa? – “thưa ngài một con”. Trai hay gái ? -"Thưa ngài trai". Con anh bao nhiêu tuổi?. “Thưa ngài con tôi mới sinh sáng hôm qua". Anh nói một cách bình thản. Đó là câu cuối cùng tôi hỏi anh ta. Tim tôi đau nhói vì phải gửi lại chiến trường một binh sĩ vừa mới sinh đứa con đầu lòng (29).

Rất có thể những quyết định đến dồn dập trong vòng một tháng rưỡi tiếp theo đó đã được hình thành theo ảnh hưởng của các cuộc tiếp xúc dao động đầy băn khoăn này.

CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG NĂM

(1) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngày 05-02-1968 nêu vấn đề quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam IVC (7) tr. 144-145.

(2) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngày 3-2-1968 nêu vấn đề quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam IVC (7) tr.144-145.

(3) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01560.

(4) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01717-070236 Z

(5) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01812, 081557 Z tháng 2 -1968 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.

(6) Văn kiện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 01598. 090020 Z tháng 2-1968 của Tướng Wheeler gửi Tướng Westmoreland. Văn bản đã xác nhận của Tướng Westmoreland, Bộ tư lệnh viện trợ quân sự số 01810, 091220 Z tháng 2-68 của Tướng Westmoreland gửi Tướng Wheeler.

(7) Zhore “trận chiến cho Khe Sanh" tr.63-66.

(8) Lịch sử Bộ chỉ huy 1968. tr.885-887.

(9) Như trên tr.378. Cũng như trực tiếp phòng vấn Đại tướng William C.Westmoreland ngày 16-81973

(10) Phỏng vấn trực tiếp Đại tướng Westmoreland ngày 16 9-73.

(11) Văn kiện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân tháng 2-1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland lệnh của “N" Việt cộng ở Miền Nam phổ biến ngày 1-2, sau đó sư đoàn 9 Hoa Kỳ tịch thu được cho biết chiến lược của Việt cộng gần giống như "lập luận" của Tướng Wheeler.

Tài liệu phân tích sự triển khai trong ngày đầu và chỉ thị tiếp tục tấn công theo chiến lược 2 phần.

Phần thứ nhất, địch gây áp lực tại nhiều thị trấn. (Khe Sanh, Huế, Đắc Tô, Sài Gòn). Nếu quân đội Mỹ đưa quân tham chiến vào một khu vực, địch sẽ tấn công vào khu vực khác. Hay là địch tấn công vào một khu vực với cố gắng dụ quân đội Mỹ đến tham chiến cả rồi chuẩn bị phương án tấn công ở các điểm khác.

Phần thứ hai của chiến lược, nhằm tận dụng áp lực tâm lý đối với quân lực Việt Nam Cộng hòa là dẫn chứng bằng cách khai quân đến gần thị trấn và tỉnh lị rồi tấn công bằng hỏa tiễn và pháo và thăm dò địa thế.

Như vậy, những tấn công đợt II không ấn định rõ thời gian, nhưng tùy thuộc vào sự phát triển tình hình.

Tài liệu được tóm tắt số 02701 và số 260731 Z của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự tháng 2-1968 của Tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp. Bản văn của tài liệu phổ biến tại Sài Gòn dưới số 20925, tòa đại sứ Hoa Kỳ Sài Gòn gửi Bộ trưởng ngoại giao ngày 1 tháng 3-1968. Đề tài "R" ở Nam, 1 tháng 2, nhận định tình hình.

(12) Rostow “Sự chia sẻ quyền lực" tr.19.

(13) Văn kiện của BTL viện trợ quân sự số 01810 và 081340Z tháng 2-1968 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.

(14) Như trên.

(15) Điều này đã xảy ra tại Huế, khi Việt cộng chiếm đóng nơi đây kéo dài khoảng 26 ngày. Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình, ngày 2-2-1968, qua đài phát thanh Giải phóng đã kêu gọi dân chúng Huế nổi dậy chống Mỹ và tay sai đã lâm vào đường cùng rồi. Pike “Chiến tranh hòa bình và Việt cộng" tr.22. Xem thêm R.N.Shackford “Hà Nội Tổng tấn công chính trị".

(16) Văn kiện Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 01590, 09002 Z tháng 2-1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland.

(17) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Westmoreland 16-9-1973.

(18) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ số 01858-091533Z tháng 2-68 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.

(19) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01921, 110308Z tháng 1-1968 của Đại tướng Weslmoreland gửi Đại tướng Wheeler.

(20) Những viên chức tham dự gồm có các Bộ trưởng Rusk và Mc Namara, Richard Helns, các Đại tướng Taylor và Wheeler. Ông Clark Clifford và Walt Rostow; Johnson: “Vị trí ưu thế” tr. 386-387.

(21) Văn kiện của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân số 01645, 120108Z tháng 2-1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland.

(22) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 02018, 121823Z tháng 2 năm 1968, của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.

(23) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân 91 ngày 12-2-1968, đề tài: Tăng quân khẩn cấp của tư lệnh. Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam, trích trong quan hệ Mỹ - Việt Nam, IVC (6) (c) tr.2-6.

(24) Trung tá John D.Bruan "ảnh hưởng của quyết định động viên vì chiến tranh Việt Nam"; Hanson W.Beldin "Một trường hợp để động viên"; Juan Camerca "Quân lực miễn cưỡng làm nhiệm vụ”. tr. 17-174; Harison K.Balowin "Chiến lược cho ngày mai" tr.11-21; Harison J.Baldwin “nhân lực Hoa Kỳ cần cho chiến tranh".

(25) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.360.

(26) Văn kiện Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 01724, 1210172 tháng 2-1968, của Đại tướng Wheeler gửi Đô đốc Sharp. Văn kiện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 9911, 1218202 tháng 2-1968. đề tài: Triển khai lực lượng lục quân và lính thủy đánh bộ đến Nam Việt Nam.

(27) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân 13-2-1968, đề tài: Tăng quân nổi bật của Tư lệnh Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam trích trong “quan hệ Hoa Kỳ -Việt Nam" IVC (5)(c). tr.6-12.

(28) Luận điệu cho rằng Tổng thống Johnson đã tiếp xúc tại căn cứ Bragg những binh sĩ đã được thế vào chỗ những binh sĩ thực sự sẽ được đưa đến Việt Nam, đang bận dự tiệc rượu chia tay vì thông báo gấp, không đến kịp được. Do đó người ta khẳng định là Tổng thống đã bị "lừa" đến chia tay với những binh sĩ khác, không được dự trù đưa đến Việt Nam. Xem Benjanen F.Fchermer "Ngày Tổng thống bị lừa".

Về câu chuyện này, tướng một sao Donald D.Blackburn đã tuyên bố: "Không có ý định đánh lừa Tổng thống", chúng tôi thay thế và bổ khuyết đầy đủ binh sĩ để trình diễn đẹp mặt. Vì thế, chúng tôi đã đưa một tiểu đoàn lấp khoảng trống. Họ là những binh sĩ đại diện xứng đáng. Tất cả những binh sĩ có mặt trên thực tế đã đến phục vụ tại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Về phía binh sĩ, không hề có dấu hiệu là họ không đáp ứng, họ đều rất có tinh thần. Trực tiếp phỏng vấn tướng một sao Donald D.Blackburn, ngày 9-3-1976.

Xem Fred S.Maffma "ông Lyndon Johnson không bị lừa bịp tại căn cứ Bragg". Don Airst: "ông Lyndon Johnson có bị bịp tại căn cứ Bragg không?"; Phin Stevens: "Thay đổi binh sĩ? Câu chuyện vô lý” 

(29) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.387-388 và Tài liệu công quyền của Lyndon Johnson 1968-69, 1 tr.316-317.

Về phản ứng của binh sĩ trên tàu bay Constellatlon, xem Mc Pherson: “Một sự giáo dục chính trị" tr.126-127.

Về bài nói của Tổng thống tại căn cứ Bagg, Eltore và trên tàu sân bay Constellation, xem tài liệu Công quyền của Tổng thống Lyndon Johnson 1968-1969. 1 tr.238-243.

Về bài nói của Rostow tại cuộc họp báo ở California, xem: Quốc hội Hoa Kỳ. Hồ sơ Quốc hội, tập 114. phần 3, tr.3760-3761.

CHƯƠNG SÁU
XIN THÊM QUÂN

Ngày 12 tháng 2 năm 1968, Đại tướng Wheeler thông báo cho Tướng Westmoreland biết rằng ông đang nghĩ đến một cuộc hành trình sang Việt Nam trong vài ngày tới để "trực tiếp lấy ý kiến của Đại tướng về tình hình và những biện pháp sưa đổi cần thiết" (1).

Bây giờ lực lượng tăng cường đã được gửi đi và nhịp độ ban hành quyết định ở Washington đã chậm lại, dường như trạng thái bình thường đang trở lại với tổ chức lãnh đạo công quyền tại Hoa Kỳ. Tổng thống đồng ý với Đại tướng Wheeler là ông phải đến Việt Nam để tìm hiểu xem Đại tướng Westmoreland phải cần những gì để thỏa mãn nhu cầu hiện tại cũng như ông ta có thể cần gì trong năm tới về lực lượng, thiết bị và các mặt yểm trợ khác (2).

Trong điện văn gửi Đại tướng Weslmoreland thông báo cuộc tham quan của ông, Đại tướng Wheeler cho biết mục tiêu rộng lớn của chuyến đi: “Như Đại tướng phỏng đoán, Chính phủ đang đứng trước những quyết định gay go trong tương lai gần liên quan đến khả năng tăng quân cho Đại tướng, bù đắp lực lượng dự bị chiến lược tại lục địa Hoa Kỳ và tranh thủ sự yểm trợ cần thiết của lập pháp và mặt ngăn cách và ấn định quyền hạn. Tổng thống và Bộ trưởng McNamara quyết định hoãn xem xét các vấn đề quan trọng đang tiến hành cho đến khi trở về" (3)

Đại tướng Westmoreland quan tâm đến ý nghĩa quan trọng của đoạn văn này trong công điện. Theo ông, đó là dấu hiệu của chính phủ sẵn sàng từ bỏ chiến lược tăng dần đã theo đuổi và cho ông quân và quyền hạn mà ông hằng mong muốn để chấm dứt chiến tranh trong hạn định hợp lý".

Đại tướng Westmoreland cảm thấy ông đã thấy được vài chứng cớ là “Tổng thống và các cố vấn của ông tiếp thu những đề nghị về một chiến lược mới. Có những dấu hiệu của Washington và cả Bộ Tổng tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ở Hawaii cho thấy đã có một nhận định mới về chính sách quốc gia, có thể đưa đến hậu quả là sẽ tăng mức số quân tối đa lên trên mức đã được ấn định trước (4).

Ngày 4 tháng 2. Đại tướng Wheeler cho biết Nhà Trắng đang xem xét các cuộc tấn công đánh lạc hướng địch, hoặc ở phía Bắc vùng phi quân sự hoặc ở phía đông nước Lào để giải tỏa áp lực tại Khe Sanh (5)

Ngày 5 tháng 2, Đô đốc Sharp thông báo Đại tướng Westmoreland là có thể có vài chiều hướng ở Washington muốn “đưa đi mức số quân tối đa" trong cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Mc Namara nhân dịp gặp gỡ báo chí ngày hôm qua. Đô đốc Sharp cho biết ông Bộ trưởng không loại trừ khả năng tăng thêm lực lượng ở Nam Việt Nam, nhưng tuyên bố là các vị chỉ huy quân sự chưa bày tỏ nhu cầu đó... có thể bây giờ là lúc phải ước tính những nhu cầu xin thêm” (6).

Ý nghĩa trên đây cho rằng một sự thay đổi chiến lược là cần thiết, lại đã rất phù hợp với ý nghĩ của chính Đại tướng Westmoreland: “tôi dự tính một đường lối mới để giải quyết chiến tranh nhằm nắm lợi thế đúng vào lúc địch suy yếu rõ ràng,trong khi sự thất bại của ta trên chiến trường là tạm thời, thì tình hình của địch theo như diễn tiến trong tháng 2 đã chứng tỏ sự thất bại của địch là thảm bại” (7).

Trong lần nhận định đầu tiên về nhu cầu tương lai ngày 2 tháng 2, Đại tướng Westmoreland tuyên hố ưu tiên số 1 của ông là hiện đại hóa nhanh chóng quân lực Việt Nam cộng hòa để họ có thể đảm trách phần lớn hơn trong cuộc chiến đấu xếp vấn để xin thêm một sư đoàn Hoa Kỳ và một sư đoàn Nam Triều Tiên vào ưu tiên thứ ba. Ở thời điểm này, như đã trình bày ở trên, chính phủ đã không chấp thuận nhu cầu dài hạn của ông vì chính phủ quá dao động sau vụ tấn công Tết và vụ vây hãm Khe Sanh.

Khoảng 12-2, Đại tướng Westmoreland đã dự kiến xa hơn và đã đưa ra những quan điểm của ông về nhu cầu cho một chiến lược mới:

Từ trước đến nay vẫn được quan niệm là một cuộc chiến tranh hạn chế với những mục tiêu hạn chế, chiến đấu với những phương tiện hạn chế và cũng đã đặt ra mọi chương trình để sử dụng những tiềm lực hạn chế. Đó là điều được đề ra và có thể tiến hành được đặt giả thuyết là địch chiến đấu trường kỳ.

Bây giờ thì chúng ta lại gặp một trận đấu mới, phải đương đầu với một kẻ địch có quyết tâm, có kỷ luật cao độ, cơ động đầy đủ để có thể đạt một chiến thắng nhanh gọn. Họ đang muốn tung hết vào chiến trường "mọi vốn liếng quân sự để được ăn cả ngã về không".

Tôi cũng cần phải nhấn mạnh là chúng ta đang đứng trước một tình thế có nhiều thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên ở đây thời gian cũng là một điều chính yếu. Tôi chưa thể tưởng tượng được trong bao lâu nữa địch có thể chịu đựng được những tổn thất nặng nề mà chúng ta có thể gây ra cho họ do việc họ áp dụng chiến lược mới này. Do đó, tăng cường lực lượng thích đáng sẽ cho phép tôi lợi dụng sự tổn thất của địch để nắm quyền chủ động ở các khu vực khác. Khai thác được cơ hội này sẽ có thể rút ngắn chiến tranh một cách cụ thể 7).

Đại tướng Wheeler và phái đoàn của ông gồm có Phụ tá Thứ trưởng ngoại giao Philip Habib và tướng hai sao William E.Dupay, Phụ tá đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trường liên quân. đặc trách chống nổi loạn và các hoạt động đặc biệt (SACSA) đến Sài Gòn lúc 10 giờ ngày thứ sáu 23-2. Phái đoàn liền tham dự hàng loạt các cuộc thuyết trình do Bộ tham mưu của Đại tướng Westmoreland trình bày. Các cuộc thuyết trình về tình hình quân sự hiện thời tại Nam Việt Nam và nhu cầu về quân số và quân dụng cho tương lai.

Đại tướng Wheeler không lạc quan về tình hình chiến trận như Đại tướng Westmoreland. Ngày đến Sài Gòn, Đại tướng Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã nhận được bản đánh giá tình hình bi quan của ông Rostow như sau:

"Địch chuẩn bị tấn công ở Tây Nguyên (Pleiku, Kontum. Đắc Tô). Thấy rõ là họ đang đưa vào nhiều đơn vị lớn hướng về Sài Gòn. Dĩ nhiên, họ đang ở thế có thể tấn công cả Khe Sanh và Quảng Trị. Họ có lực lượng chung quanh Huế và Đà Nẵng. Đặc biệt ở vùng đồng bằng, và cả các nơi khác cũng vậy, địch đang chuyển quân nhanh chóng để khai thác những vùng do ta tương đối bỏ ngỏ ở nông thôn. Có tin tình báo là dường như có thêm quân chính qui Bắc Việt đang được đưa vào Nam, có thể thêm 2 sư đoàn. Rất có thể là địch sẽ thực sự tận lực ra tay với lực lượng có sẵn" (8).

Sự trấn tĩnh của Đại tướng Wheeler không khỏi bị dao động do địch phục kích vào Sài Gòn ngay đêm đầu ông đến đây. Một hỏa tiễn rơi gần chỗ ở của ông và sợ nơi này là mục tiêu của các xạ thủ Việt Cộng, ông đã di chuyển đến gần bên phòng của Đại tướng Westmoreland trong trung tâm hành quân.

Cả Đại tướng Wheeler cũng không tin tưởng gì là Washington sẽ có thể thay đổi ý kiến đối với những hạn chế về mặt địa lý trong cuộc chiến tranh. Bởi vì ngay từ lúc ban đầu đưa quân vào Việt Nam với qui mô lớn, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã liên tiếp xin được quyền mở rộng cuộc chiến tranh sang lãnh thổ Lào để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh và vượt biên giới Việt Nam - Campuchia để triệt hạ căn cứ địa của Cộng sản.

Tổng thống và Bộ trưởng quốc phòng đã liên tiếp bác bỏ những đề nghị này. Và vào lúc đó, có ít dấu hiệu cho thấy là Tổng thống và Bộ trưởng quốc phòng sẽ cứu xét thuận lợi vấn đề này, trừ phi, trước mắt Hoa Kỳ là sắp phải thua trận.

Thậm chí trong một cuộc họp bàn tại Nhà Trắng ngày 12 tháng 2 đã có ý kiến nêu lên là phải quay về chiến lược “không bỏ những phần đất có giá trị nhưng tránh giao chiến với địch trên đa thế và trong thời tiết thuận lợi cho họ" có thể tập trung phòng thủ của chúng ta xa về hướng đông (9).

Mối lo lắng chính của Đại tướng Wheeler trong lúc này không phải là ngăn chặn một cuộc thua trận ở Việt Nam mà lại lo âu về tình hình các lực lượng Hoa Kỳ ở trên khắp thế giới.

Vì không gọi lực lượng dự bị nhập ngũ, tiềm lực quân sự lại phân tán quá mỏng và theo quan điểm của Đại tướng Wheeler, cần phải có một quyết định mới về tài nguyên nhân lực quốc gia. Lực lượng lính thủy đánh bộ không thể thỏa mãn nhu cầu triển khai đến Việt Nam. Các đơn vị lục quân khắp thế giới đều giảm quân số để thỏa mãn nhu cầu về cấp chỉ huy và các năng lực cần thiết cho việc tăng quân tại Việt Nam. Sư đoàn 82 dù là đơn vị tác chiến duy nhất trên đất Hoa Kỳ ở thế sẵn sàng triển khai, và 2 lữ đoàn thứ ba đã triển khai đến Việt Nam (10).

Trước sự thiếu hụt về lực lượng quân sự Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên lại cứ như muốn sẵn sàng gây chiến tranh. Lại có thêm nhiều dấu hiệu biến động ở Béc lin và ở Trung Đông. Đại tướng Wheeler nhận định rất đúng là nếu có một biến động nghiêm trọng xuất hiện cần đến sự can thiệp của lực lượng quân sự Hoa Kỳtại một khu vực khác hơn là Việt Nam thì Hoa Kỳ có thể không có khả năng để hành động.

Như vậy, căn cứ vào sự lạc quan của Đại tướng Westmoreland và sự suy giảm rõ rệt của Cộng sản không còn khả năng đánh bại lực lượng Nam Việt Nam và Hoa Kỳ nữa nên thật khó mà có cơ sở để xin tăng quân trong tình hình hiện thời ở Việt Nam. Thế nên một khi Chính phủ đã ngần ngại không muốn chấp thuận mở rộng chiến tranh trên khắp lãnh thổ Đông Dương thì rõ ràng là không nên đưa ra những cơ sở để đề nghị một chiến lược mới và có sức thuyết phục.

Nhu cầu về lực lượng mà Đại tướng Westmoreland và Đại tướng Wheeler nhất trí với nhau chủ yếu là nhằm đáp ứng các lợi ích toàn cầu và các lợi ích khu vực. Nhu cầu trên đây đã đề cập đến một loạt những tình trạng đột biến sẽ cần phải có những lực lượng dự bị mà tùy theo tình hình, để cho hai vị tư lệnh sử dụng.

“Chúng tôi xem xét lại kỹ càng nhiều đột biến có ảnh hưởng đến nhu cầu về số quân trong tương lai tại Nam Việt Nam” Đại tướng Westmoreland đã nhắc lại như vậy “và chúng tôi đã chuẩn bị những nét chính cho một kế hoạch triển khai thêm lực lượng". Ông nói tiếp :

“Hơn thế nữa chúng tôi đã ý thức được trách nhiệm của chúng tôi, để đối phó với mọi tình trạng đột biến từ xấu nhất đến tốt nhất, dù cho chúng tôi tự biết được là có thể có những quyết định về chính sách sẽ ngăn chặn không cho chúng tôi thực hiện một số ít lựa chọn này là một số chiến lược khác nào đó. Trường hợp xấu nhất là sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là việc Bắc Việt có thể đưa thêm nhiều lực lượng vào Nam và Nam Triều Tiên sẽ rút quân... 

Mặt khác, trường hợp tốt nhất sẽ là có được một chính phủ Nam Việt Nam ổn định, năng động, có thể tiến ngay đến việc động viên nhân lực phát động phục hồi mạnh mẽ được mọi nỗ lực có tính chủ động. Nếu trường hợp tốt này thực hiện được và có được thêm lực lượng thì chúng tôi có thể, với lực lượng này, yểm trợ cho một chiến lược mới là “củng cố thắng lợi" và gây cho địch rất nhiều áp lực nặng nề (11).

Các Đại tướng Wheeler và Westmorrland và các phụ tá về tham mưu nhất trí với nhau về ba "nhu cầu đợt tăng quân". Đợt đầu tiên triển khai khoảng tháng 5-1968, gồm độ 100.000 quân. Hai đợt sau, sẵn sàng để triển khai vào ngày 1 tháng 9 năm 1968 và 31 tháng 12 năm 1968, độ 42.000 quân cho đợi II và 55.000 quân cho đợt III, nâng tổng số lên khoảng 205.000 quân. Những con số này sau đó được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân điều chỉnh căn cứ trên những danh sách chi tiết của Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Nam Việt Nam.

Có sự “thỏa thuận rõ rệt" giữa hai vị tư lệnh là chỉ có đợt đầu tăng quân là được dành cho Việt Nam. Hai đợt tăng quân tiếp theo chỉ sẽ triển khai nếu Bắc Việt đạt được thắng lợi hoặc nêu chiến lược mới, nới rộng phạm vi cuộc chiến được chấp thuận. Bằng không, thì số quân của 2 đợt tăng quân sau sẽ là lực lượng dự bị chiến lược tại lục địa Hoa Kỳ (12).

"Vấn đề là có lực lượng dự bị để dự phòng". Đại tướng Westmoreland nói rõ, “việc đầu tiên là phải có sẵn lực lượng đã rồi mới đến việc triển khai lực lượng cho phù hợp với nhu cầu và những gì mà chiến lược cho phép. Nói cách khác các nhu cầu sẽ chỉ được thỏa mãn nếu nhận định mới của Washington về chính sách quốc gia sẽ đưa đến kết quả là chấp nhận các mục tiêu chiến lược mới" (13).

Đại tướng Wheeler về phái đoàn theo ông rời Sài Gòn ngày 25-2, ông và Tướng Dupuy viết và sửa chữa lại báo cáo trên đường đi đến Honolulu. Tại đây, phái đoàn ghé lại để thông báo cho Đô đốc Sharp, Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, về những quyết định mới. Theo lý thuyết, Bộ tư lệnh của Đô đốc Sharp nằm trong hệ thống chỉ huy giữa Sài Gòn và Washington, nhưng trong tháng trước, người ta đã thường vượt qua hệ thống này vì đã có những liên lạc trực tiếp giữa Đại tướng Wheeler và Đại tướng Westmoreland. Theo yêu cầu của Tổng thống, báo cáo của Đại tướng Wheeler được điện từ Honolulu về Washington. 

Trong báo cáo gửi về Washington, Đại tướng Wheeler nhấn mạnh đến sự trầm trọng của tình hình Nam Việt Nam và không đề cập đến một chiến lược mới, cũng như những đột biến đưa đến việc xác định mức nhu cầu lực lượng ở đó, hoặc xây dựng lực lượng dự bị chiến lược để có thể sử dụng ở các nơi khác không liên quan gì đến Việt Nam. Thực vậy. báo cáo của ông đã đưa ra một hình ảnh tối tăm và bi quan về chính phủ và quân đội Nam Việt Nam (14).

- Địch đang hoạt động tương đối tự do ở nông thôn, có thể gia tăng tuyển quân và không còn nghi ngờ gì nữa là các đơn vị Bắc Việt và nhân viên đang xâm nhập. Dường như địch đã phục hồi được nhanh chóng, tiếp tế thích ứng và địch đang cố gắng duy trì đà lấn công Đông Xuân.

- Quân lực Việt Nam Cộng hòa chống đỡ rất đáng khen với những trận tấn công đầu tiên, và có khi kém lực lượng nhưng chiến đấu dũng cảm. Tuy nhiên, quân lực Nam Việt Nam đang ở thế phòng thủ xung quanh thành phố và thị trấn và người ta đang quan tâm lo chống đỡ trước áp lực kéo dài của địch.

- Những trận tấn công đầu của địch gần như thành công ở 12 địa điểm và bị đẩy lùi chính là do phản ứng đúng lúc của lực lượng Hoa Kỳ. Tóm lại, là đã suýt thành công.

- Không nghi ngờ gì nữa về chương trình bình định phát triển đã bị cản trở thảm hại.

- Quân lực Việt Nam cộng hòa không bị thiệt hại nặng về vật chất - có thể khôi phục quân số và trang bị nhanh chóng (về trang bị trong vòng từ 2 đến 3 tháng - về quân số từ , đến 6 tháng). Những thất bại của họ về tâm lý lại nhiều hơn là vật chất... Thế phòng thủ của quân đội Việt Nam cộng hòa cho phép Việt Cộng xâm nhập nhanh chóng vào vùng nông thôn trước đó đã bình định xong.

Quân đội Việt Nam cộng hòa, theo lời họ, ở trong thế tiến thoái lưỡng nan, vì không thể chống lại một sự tấn công khác của địch vào đô thị và thành phố và do đó nếu duy trì tư thế phòng thủ để chống bất ngờ này thì nông thôn sẽ bị lấn chiếm để vắng không. Bộ tư lệnh Viện trợ Hoa Kỳ bắt buộc phải đòi nhiều lực lượng Mỹ để giải quyết khó khăn này.

Cho đến nay, riêng về lực lượng Hoa Kỳ, Đại tướng Wheeler báo cáo rằng mặc dầu họ vẫn giữ được khả năng chiến đấu như trước Tết, Bộ Tư Lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam buộc phải triển khai 50% số tiểu đoàn tác chiến Hoa Kỳ vào vùng 1 chiến thuật. Với kẻ địch đang chuẩn bị tấn công Khe Sanh, Huế, Quảng Trị và đồng thời đặt kế hoạch tấn công vào miền Trung Cao Nguyên và chung quanh Sài Gòn trong khi đó vẫn duy trì áp lực trong khắp cả lãnh thổ còn lại của Nam Việt Nam. Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam bị thúc ép đối đầu thích đáng với mọi đe dọa. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải chuẩn bị chấp nhận một vài thất bại
Nhưng Đại tướng Wheeler thừa biết rằng Tổng thống không “muốn chấp nhận một vài thất bại". Như vậy. Ông nói tiếp, mũi nhọn chính của chiến lược Hoa Kỳ phải là đánh bại những trận tấn công của địch. Nếu làm được như vậy, tình hình đã tốt đẹp hơn nhiều so với tình hình trước Tết. Những mục tiêu quân sự trong tương lai được mô tả như sau:

Thứ nhất, phản công địch và tiêu diệt hoặc đẩy quân Bắc Việt xâm lược trở về miền Bắc.

Thứ hai, phục hồi an ninh ở thị xã và thị trấn.

Thứ ba, phục hồi an ninh tại các khu đông dân cư ở nông thôn. 

Thứ tư, nắm lại thế chủ động bằng những cuộc hành quân tấn công.

Nhưng muốn hoàn thành nổi một trong những nhiệm vụ kể trên lại cần phải có nhiều quân Mỹ:

1. An ninh cho thành phố và chính quyền - Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ thừa nhận là lực lượng Hoa Kỳ sẽ dần dần tăng cường và yểm trợ quân lực Việt Nam cộng hòa bảo vệ an ninh thành phố, thị trấn và cơ quan chính quyền thời điểm này, 10 tiểu đoàn Hoa Kỳ đang hoạt động trong những vùng phụ cận Sài Gòn. Thật rõ ràng là nhiệm vụ này cần sử dụng một phần quan trọng lực lượng Hoa Kỳ.

2. An ninh ở nông thôn, Việt Cộng đang kiểm soát phần lớn ở nông thôn. Hầu hết số 54 tiểu đoàn, trước kia bảo vệ an ninh cho công tác bình định, bây giờ đang phòng thủ quận và tỉnh lỵ. Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ ước tính là lực lượng Mỹ cần phải có mặt ở một số địa điểm để trợ giúp và khuyến khích quân đội Nam Việt Nam để cho họ rời thành phố và thị trán để về hoạt động tại nông thôn, điều này đặc biệt thiết thực ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3. Phòng thủ ở biên giới ở khu phi quân sự và ở các tỉnh cực Bắc. Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ cho rằng cần phải đối đầu với sự hăm dọa của địch tại vùng 1 chiến thuật nên đã triển khai đến đây hơn 50 số tiểu đoàn chiến đấu Hoa Kỳ. Các lực lượng Hoa Kỳ đã bị phân tán mỏng ở Cao Nguyên, dù cho địch có thể mở các trận tấn công ở đó trong tương lai gần.

4. Hành quân tấn công. Cùng với nhu cầu gia tăng về phòng thủ các thị trấn và tiếp theo là tái hoạt động tại vùng nông thôn về nhu cầu quan trọng phòng thủ vùng I Chiến thuật. Ở thời điểm này. Bộ Tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ không còn có lực lượng thích ứng để hành quân tấn công váo các khu vực khác của Nam Việt Nam và cũng không có lực lượng trừ bị để chống lại sự bất ngờ về hoạt động tấn công cùng một lúc của địch với qui mô lớn trong khắp nước.

Kết luận thật rõ ràng và tất yếu là "lực lượng hiện tại đã thuộc quyền sử dụng của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, cộng với lực lượng còn lại của chương trình số 5 hiện chưa được điều động đến Nam Việt Nam, không đáp ứng được về số quân và tương quan lực lượng để thực hiện chiến lược và hoàn thành những nhiệm vụ mô tả ở trên theo đúng thứ tự ưu tiên được ấn định".

Đại tướng Wheeler cho là những lực lượng mà ông ta và Đại tướng Westmoreland xét là cần thiết để đối đầu và đánh bại mọi hăm dọa của địch phải bao gồm như sau:

1, Tăng quân ngay. Ưu tiên 1: Triển khai khoảng 1-5-1968. Những đơn vị chính gồm một lữ đoàn của sư đoàn 5 cơ giới với sự phối hợp của một tiểu đoàn bộ binh. Một tiểu đoàn xe bọc thép và 1 tiểu đoàn cơ giới, sư đoàn 5 lính thủy đánh bộ (trừ toán đổ bộ trung đoàn 20), một trung đoàn kỵ binh thiết giáp, tám phi đoàn máy bay chiến đấu và một liên đoàn đơn vị hải quân đề tăng thêm vào chương trình (Tổng số).

2. Tăng quân ngay. Ưu tiên 2: Triển khai càng sớm càng tốt, nhưng trước ngày... tháng.... năm 1968. Những đơn vị chính gồm thành phần còn lại của sư đoàn 5 cơ giới và 1 phi đoàn máy bay chiến đấu. Sư đoàn khinh chiến Nam Triều Tiên cũng nên được triển khai trong thời gian này (Tổng số 11.796).

3. Tiếp tục tăng quân: Triển khai vào cuối năm dương lịch 1968. Những đơn vị chính gồm có 1 sư đoàn bộ binh, 5 phi đoàn máy bay chiến đấu và những đơn vị tăng thêm trong chương trình hải quân.

Danh sách các đơn vị do 2 vị tư lệnh quân sự liệt kê tại Việt Nam nhằm phục vụ nhiều mục đích. Trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất như vậy sẽ có thể có thêm quân cho Vị tư lệnh tại Việt Nam, nhưng điều quan trọng hơn hết là sẽ cho phép thành lập được lực lượng dự bị chiến lược. Nhưng lực lượng này dĩ nhiên, sẽ sẵn sàng để cho vị Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam sử dụng nếu có một quyết định chính trị chấp nhận 1 chiến lược mới, mở rộng chiến tranh. Trong hoàn cảnh xấu nhất có thể xảy ra là sự sụp đổ của Chính phủ Nam Việt Nam. thì những đơn vị này sẽ dùng để Mỹ hóa chiến tranh.

Nhưng trong báo cáo gửi Tổng thống, Đại tướng Wheeler không đề cập đến tình trạng đột biến thuận lợi nhất, tức là sự ổn định tình hình ở Việt Nam và chỉ cần tăng ít quân mà thôi. Ông cũng không đề cập đến việc thành lập lực lượng dự bị chiến lược, để việc có thể áp dụng một chiến lược mở rộng, cùng sự kiện là ba đợt tăng quân chỉ cần thiết tại Việt Nam, khi nào một chiến lược mở rộng được áp dụng. Đại tướng Wheeler ghi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra lên hàng đầu tưởng đó như là tình hình đang xảy ra tại Nam Việt Nam.

Đại tướng Wheeler, quả vậy đã có nhắc lại tính chất và chiều hướng của bản báo cáo của ông: “tôi nhấn mạnh đến cách thức lực lượng của Đại tướng Westmoreland được phân tán quá mỏng, do đó ông không có khả năng để đối đầu với những mối đe dọa của địch, trừ khi phải di chuyển tới lui các đơn vị: Tôi nhấn mạnh đến mối đe dọa của địch tại Vùng I chiến thuật. Có thể sẽ có thêm nhiều trận tấn công vào thành phố, tôi đã nói vậy. Tôi lập luận là Đại tướng Westmoreland cần phải linh hoạt và có đủ khả năng. Tôi bàn về việc cần tiếp tục tấn công và mở những cuộc hành quân tấn công, nhưng nhất thiết tôi không thể đưa ra những lựa chọn về chiến lược" (15).

Như vậy, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân trong khi nhấn mạnh đến những mặt tiêu cực của tình hình ở Việt Nam đã cho thấy một lần nữa. vụ tấn công Tết và phản ứng về vụ này là một cơ hội, có thể là cơ hội cuối cùng, để thuyết phục chính phủ gọi nhập ngũ lực lượng dự bị và xây dựng lại khả năng quân sự tại Hoa Kỳ, nhằm tạo được phần nào sự linh hoạt về quân sự có đối phó được với mọi tình huống bất ngờ khác có thể xảy ra. Việt Nam là lý do, chứ không phải nhất thiết là nơi chủ yếu được thụ hưởng trong việc gọi nhập ngũ các lực lượng dự bị.

Người ta cũng đã bàn tán cái gì đã có thể xảy ra nếu như Đại tướng Wheeler đến Việt Nam sớm hơn, hoặc nếu ông McNamara đi Việt Nam thay vì Đại tướng Wheeler. Theo tướng Cinburgn: “Lý do chuyến đi của Đại tướng Wheeler đổi lại là vì Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara được mời ra điều trần trước Quốc hội và vụ rắc rối Vịnh Bắc Bộ năm 1968. Tổng thống muốn Đại tướng Wheeler đi Việt Nam nhưng ông trì hoãn cho đến khi điều trần xong. Đầu tháng 2 Tổng thống rất nôn nóng và quan tâm đặc biệt đển việc giúp đỡ Đại tướng Westmoreland. Nếu Đại tướng Wheeler đi Việt Nam và về sớm với báo cáo của ông, Tổng thống có thể đã hành động nhanh chóng hơn và lịch sử có lẽ đã đổi khác" (16).

Và ông Roopes lúc đó là Thứ trưởng Bộ không quân suy đoán là nếu ông McNamara đi Việt Nam thay vì Đại tướng Wheeler thì có thể ông đã thuyết phục được vị Tư lệnh quân sự như ông đã từng làm trong quá khứ, để vị này rút đì nhu cầu về số quân (17).

Ông McNamara chỉ còn 3 ngày ở chức Bộ trưởng quốc phòng. Nhưng vẫn bận rộn đến phút cuối. Trong khi Tổng thống đang ở bang Texas, ông McNamara triệu tập hội họp vào một buổi ăn trưa tại Lầu Năm góc ngày 26-2 để thảo luận về báo cáo của Đại tướng Wheeler và xác định cách thức tiến hành.

Tham dự hội nghị có các vị Bộ trưởng các quân chủng và các Tham mưu trưởng. Tầm quan trọng của nhu cầu tăng quân làm kinh ngạc nhiều người tham dự hội nghị. Ông Bộ trưởng Hải quân và ông Townsend Hoopes, Đại diện Bộ trưởng không quân đều bày tỏ sự ngờ vực về sự cần thiết phải tăng quân quá nhiều ở Việt Nam.

Ông McNamara trình bày quan điểm của ông là muốn thỏa mãn được đề nghị của Đại tướng Wheeler thì phải có 480.000 quân và phải tốn 10 tỉ đô la trong năm đầu. Mặc dầu từ lâu ông đã quyết định là mức lực lượng ở Việt Nam phải được ổn định lâu dài, ông McNamara vẫn yêu cầu mỗi quân chủng phân tích nhu cầu theo 3 sự lựa chọn:

1. Ưng thuận hoàn toàn

2. Ưng thuận từng phần

3. Nghiên cứu lựa chọn những chiến lược chính trị và quân sự về Việt Nam. Nhưng để tiến hành nhanh chóng, ông yêu cầu các quân chủng tập trung nghiên cứu sự lựa chọn thứ nhất, tức là xét thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về số quân (18).

Những cố vấn chính của Tổng thống họp ngày 27 tháng 2 thảo luận về báo cáo của Đại tướng Wheeler. Ông Mc Namara bày ra sự lựa chọn mà ông đã hình thành hôm trước và nói rõ nhu cầu về người và tiền bạc. Ông giải thích rõ ràng sự lựa chọn thứ ba của ông, tuy nhiên, về chiến lược thì ông đã có đề nghị trước rồi.

Theo sự lựa chọn này, chúng ta sẽ duy trì hiện trạng về số quân tham chiến, và chỉ bảo vệ những khu vực "xung yếu", sẽ giảm bớt những cuộc hành quân tấn công tại những vùng không có dân cư. Cảm tưởng riêng của ông McNamara là dù cho hoạt động thật nhiều hay hoạt động ít hơn nữa thì cả hai điều đó đều có thể hiểu được rõ ràng nhưng quả thực ông không hiểu được chiến lược đưa thêm vào 206.000 người. Ông cho rằng điều đó, hoặc không đủ để hoàn thành nhiệm vụ hoặc cũng chẳng phải là một dấu hiệu cho thấy là nhiệm vụ của chúng ta tại Việt Nam phải thay đổi (19).

Nhưng ông Mc Namara nghĩ rằng không nên có quyết định hấp tấp. Bộ trưởng ngân khố Dowler đề nghị cung cấp lực lượng theo yêu cầu của Đại tướng Wheeler có thể sẽ khai thông được bế tắc tại Quốc hội, liên quan đến yêu cầu của Tổng thống và việc đánh thuế phụ. Nói như vậy tức là toàn bộ vấn đề lực lượng tại Việt Nam, toàn bộ lực lượng trừ bị, thuế má phải được trình bày cho nhân dân Hoa Kỳ coi đó như là một "hành động tỏ rõ ý chí của quốc gia, vượt lên trên cả phạm vi Việt Nam và Đông Nam Á” (20).

Phản ứng đầu của ông Rostow, Phụ tá đặc biệt của Tổng thống về an ninh quốc gia và yểm trợ nhu cầu tăng quân, ông cảm thấy có một sự cân bằng giữa tâm lý chủ chiến ở trong nước và một nỗi mong ước về phía quần chúng, muốn làm một việc gì đó để giải quyết tình hình. Ông cũng cảm thấy lực lượng quân sự của chúng ta, nhìn chung, đã quá phân tán và cần phải sửa đổi điều đó (21).

Tuy nhiên. Ông Rostow đồng ý còn có nhiều khúc mắc cần được xem xét trước khi ra quyết định. Trong khi trình Tổng thống về kết quả hội nghị, ông không nêu lên phản ứng của riêng ông mà chỉ trình bày là các cố vấn đều hoàn toàn “nhất trí" là "vấn đề số quân đặt ra nhiều câu hỏi mà Tổng thống phải cần nghe các câu trả lời dứt khoát trước khi ra quyết định cuối cùng". Trong số các câu hỏi cần phải trả lời do ông Rostow trình lên Tổng thống gồm có những câu hỏi như sau:

"Những đề nghị tăng quân đặt cơ sở cho chiến lược quân sự và các chiến thuật gì? Những đề nghị tăng quân gây khó khăn gì cho ngân sách và cán cân chi phí? Làm sao có thể biện hộ trước quần chúng Hoa Kỳ về sự tăng quân này? Châu Âu và các thủ đô Cộng sản phản ứng ra sao? Tổng thống sẽ có những đề nghị hòa bình ra sao trong các lời tuyên bố? Nhân dân miền Nam Việt Nam có khả năng gì để gánh vác cuộc chiến trong những ngày tới? (22).

Ông Rostow đề nghị sau khi nghe báo cáo của Đại tướng Wheeler, Tồng thống nên thành lập "một nhóm công tác tích cực do ông Clark Clifford điều khiển để "tranh thủ làm việc tìm ra những sự lựa chọn và những tác động của các lựa chọn ấy” (23).

Lúc 6 giờ sáng ngày 28 tháng 2, Đại tướng Wheeler đáp máy bay tại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland và đi thẳng đến Nhà Trắng. Ông đến ăn sáng với Tổng thống và các vị cố vấn của Tổng thống và trình bày tóm tát báo cáo của ông (24).

Ông nói "Cuộc tấn công này hẳn chưa chấm dứt. Phạm vi và mức độ khốc liệt của những trận tấn công của địch và qui mô tăng cường của chúng đặt chúng ta trước những khó khăn nghiêm trọng và khẩn cấp". Ông nói rõ là Đại tướng Westmoreland còn một lực lượng trù bị “khoảng 2 sư đoàn". Đại tướng nói “theo ý kiến của ông, nếu không gửi quân theo số đề nghị, chúng ta có thể phải bỏ đất đai, có thể là 2 tỉnh cực Bắc của Nam Việt Nam.

Ông Mc Namara trong buổi họp từ biệt, với tư cách là Bộ trưởng trong chính phủ tỏ ý không đồng ý. Ông cảm thấy rằng tăng thêm 100.000 quân cũng không hơn gì và không tạo được sự khác biệt quan trọng. Bắc Việt như trong quá khứ, chỉ đơn giản tăng quân để cân bằng với sự tăng quân của chúng ta.

Ông Bộ trưởng quốc phòng nói ông không đề nghị gì thêm ngoài lực lượng tăng khẩn cấp đã lên đường đến Việt Nam. Ông tin tưởng là chìa khóa cho vấn đề là quân đội Nam Việt Nam. Ông đề nghị tăng tiềm lực quân sự về trách nhiệm của họ. Một đường lối như vậy có thể chịu mất một số lãnh thổ, một vài ấp, nhưng sẽ hạn chế được sự mất mát về tài lực và nhân lực của Hoa Kỳ và giúp làm dịu sự bất đồng quan điểm đang tăng lên ở trong nước (25).

Đại tướng chỉ rõ là mặc dầu không thỏa mãn được đề nghị của ông triển khai khoảng 100.000 quân vào tháng 5 đợt tăng quân mà ông đã vạch ra có thể được chấp nhận như là một kế hoạch dài hạn (26).

“Báo cáo của Đại tướng Wheeler thực sự có ngụ ý điều gì đáng lo ngại lắm”, ông Clifford nhắc lại như vậy. "Đối với tôi, dường như ông ấy nói là toàn bộ tình hình ở Nam Việt Nam không ổn định và chúng ta phải có thêm quân ở đó. Tôi nghĩ rằng (và mọi người khác cũng vậy) ông ấy nói phải cần thêm 200.000 quân ở Nam Việt Nam. Ông đã đem về một câu chuyện đáng kinh sợ. Chúng ta không biết chúng ta có bị tấn công nữa không, nhiều đơn vị Nam Việt Nam đã bị tan rã và đất nước đó có thể sẽ bị sụp đổ chưa nói gì đến vấn đề chính trị nữa" (27).

Những sự lựa chọn mà Đại tướng Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã trình lên Tổng thống thực ra không có gì là hấp dẫn lắm. Chấp nhận về thỏa mãn nhu cầu tăng quân của Đại tướng Wheeler sẽ có nghĩa là Hoa Kỳ phải dính líu toàn diện về quân sự vào Nam Việt Nam, phải Mỹ hóa chiến tranh, phải gọi nhập ngũ các lực lượng dự bị với qui mô lớn và phải đặt nền kinh tế trên căn bản nửa chiến tranh mới có thể thỏa mãn được những chi phí sẽ tăng lên đáng kể.

Và phải làm tất cả những việc đó vào năm bầu cử Tổng thống và ở vào thời điểm đang nảy sinh ra nhiều bất đồng ý kiến ở trong nước như bất mãn và thất vọng về những mục đích của chiến tranh, về việc điều khiển cuộc chiến cùng những tổn phí do cuộc chiến tranh gây ra. Mặt khác, nếu từ chối nhu cầu tăng quân hoặc cố gắng cắt giảm đến mức mà các lực lượng đang hoạt động dù phân tán mỏng cũng có thể thỏa mãn được,thì chắc chắn đó là dấu hiệu cho thấy việc Hoa Kỳ dính líu quân sự vào Việt nam đã lên đến mức quá cao rồi và việc chấm dứt chiến tranh một cách thỏa đáng đã bị đẩy xa về tương lai.

Cũng dễ hiểu là Tổng thống chưa muốn đưa ra một nhận định gì, khi chưa có một sự nghiên cứu đầy đủ về những hậu quả của nhận định ấy. Ông yêu cầu ông Clifford, một người bạn lâu năm, vừa là cố vấn và cũng là tân Bộ trưởng Quốc phòng hướng dẫn một nhóm để nghiên cứu những khó khăn sẽ gặp phải

"Ông chưa từng hàng ngày phải lo lắng về vấn đề Việt Nam như những người khác", Tổng thống ghi lại như vậy "và tôi nghĩ rằng cần phải có một cặp mắt mới và một cái nhìn mới để hướng dẫn cuộc nghiên cứu này". Điều cuối cùng Tổng thống nói với ông Clifford tại buổi họp nặng nề này, ngày 26-2 là: "Hãy tìm cho tôi những tai họa nhỏ nhất. Cho tôi những lời khuyến nghị của ông" (28).

Đây là một nhiệm vụ thực khó khăn, mà cuối cùng sẽ gây ra những cuộc tranh luận gay cấn nhất trong chính phủ suốt trong lịch sử chiến tranh, để tìm ra lẽ phải và đường lối hành động nào cần phải chọn lựa, đây sẽ là một trong những thời kỳ có nhiều tranh luận nhất trong lịch sử gần của Hoa Kỳ.

CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG SÁU

(1) Văn kiện Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số tháng 2-1968.

(2) Johnson "Vị trí ưu thế”, tr.388 và hệ thống thông tấn.

(3) Văn kiện của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân số 01974, 172017Z năm 1968, của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland.

(4) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Westmoreland ngày 23-10-1972

(5) Văn kiện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 01316, 041642Z tháng 2-1968.

(6) Văn kiện của Tư lệnh Thái Bình Dương ở của Đô đốc Sharp gửi Đại tướng Westmoreland.

(7) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Westmoreland.

(8) Văn kiện của BTL Viện trợ số 01975, 12062Z. Hai - 1968.

(9) Văn kiện của Văn phòng Bộ trưởng quốc phòng số 02375, tháng 2-68 của ông Rostow gửi Đại tướng Wheeler.

(10) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số ngày 12-2-1968.

(11) Trực liếp phỏng vấn Đại tướng William C Westmoreland ngày 23-10-1972.

(12) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Wheeler ngày 8-11-1972.

(13) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C.Westmoreland ngày 23-10-1973. Xem thêm "Kế hoạch chuyện bên trong".

(14) Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng, 17-2-68.

(15) Phỏng vấn Đại tướng Wheeler đã trích dẫn ở Henry. 2-68. tr.24.

(16) Trực tiếp phỏng vấn tướng hai sao Robert D., xem thêm "ủy ban đối ngoại".

(17) Roopes "Những giới hạn của sự can thiệp" tr.163-164.

(18) Roopes "Những giới hạn của sự can thiệp": tr. 159-163.

(19) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.380.

(20) Trực tiếp phỏng vấn ông Henry R.Dowler. Xem thêm Rostow: “Sự chia sẻ quyền lực".

(21) Trực tiếp phỏng vấn ông Walt W.Rostow, 4-12-1972. Ông Rostow viết một bị vong lục để làm chứng tỏ ý nghĩ của ông về vấn đề. nhưng không gửi trình Tổng thống. Rostow: “Sự chia sẻ phối quyền lực" tr.703-704.

(22) Johnson “Vị trí ưu thế” tr.380.

(23) Như trên.

(24) Bữa ăn sáng tại tòa nhà Hành pháp sáng hôm ấy ngoài Đại tướng Wheeler còn có phó Tổng thống, các bộ trưởng Rusk và Mc Namara, ông Clifford, Bộ trưởng quốc phòng vừa được chỉ định, Đại tướng Taylor.

(25) Như trên, tr.391-392.

(26) Như trên. tr.392.

(27) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 16-11-72.

(28) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.92-93.

CHƯƠNG BẢY
NHÓM ĐẶC NHIỆM CLIFFORD:
TỪ A ĐẾN Z

Ông Clifrord không phải là người xa lạ đối với cơ quan chính quyền hoặc cả với những cuộc tranh luận về chính sách tại Việt Nam. Ông phục vụ tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Truman từ tháng 5-1945 đến tháng 2-1950 với tư cách là một cố vấn đặc biệt hãy còn trẻ tuổi. Rời chính quyền. Ông hành nghề luật sư tư tại Washington. Khôn ngoan về chính trị, hùng biện và giao thiệp rộng với chính quyền, tất cả đã giúp ông thành công mỹ mãn trong nghề nghiệp và sau đó không lâu. Ông nổi danh là người kiếm được nhiều thù lao nhất trong giới chuyên nghiệp trong cả nước.

Năm 1950 Clifford được Tổng thống đắc cử Kennedy giao phó cho nhiệm vụ đặt kế hoạch và liên lạc trong thời kỳ chuyển tiếp với chính phủ từ lúc bầu cử đến ngày lễ nhậm chức Tổng thống. Sau đó, Kennedy bổ nhiệm ông làm thành viên và kế sau đó là Chủ tịch hội đồng tư vấn tình báo đối ngoại (1).

Mặc dù ông đã không muốn phục vụ công quyền nữa, nhưng nhờ những sự giao thiệp rộng rãi của ông với các nhà kinh doanh lớn của Hoa Kỳ cũng như sự nhạy bén về chính trị của ông. Ông đã được ông Kennedy đánh giá cao và tín nhiệm. Ông Lyndon Johnson tiếp tục tín nhiệm ông sau khi Tổng thống Kcnnedy bị ám sát.

Cả hai Tổng thống thườg nhờ ông Clifford thăm dò ý kiến của giới điều khiển kinh doanh về chính sách của chính phủ. Vì không phải là thành viên của chính phủ nên ông Clifford có thể nhận xét về những chính sách ấy một cách vô tư và đưa ra được những khuyến nghị chín chắn dựa theo nhưng hiểu biết của ông về những nhận xét mà phần lớn các nhà kinh doanh và tài phiệt có uy thế trong nước có thể đã có đối với các chính sách ấy (2).

Đặc biệt Johnson đã đánh giá cao khuyến nghị của ông Clifford về mọi vấn đề. Ông trở thành một “người bạn lâu năm và đáng tin cậy và lời khuyến nghị của ông lúc nào cũng có sức thuyết phục, rõ ràng và có kết quả" (3).

Năm 1966, ông tháp tùng Johnson đi dự hội nghị Manila. Tổng thống mời ông giữ chức Bộ trưởng, nhưng ông thích độc lập và hành nghề luật sư hơn, quan hệ của ông với Johnson là một quan hệ bình đẳng, đó có thể là điều duy nhất đã xảy ra trong thời kỳ chính phủ Johnson: “tổng thống và tôi có mối quan hệ thẳng thắn từ đầu đến cuối”, ông Clilford xác nhận như vậy. "Tôi chả cần gì của Tổng thống cả. Tôi lớn tuổi hơn ông ấy. Mối quan hệ của chúng tôi đặt trên một căn bản hoàn toàn khác biệt với một số các cố vấn khác" (4).

Sau khi rời chức vụ Johnson xác nhận là ông Clifford (cùng với Abe Portan) đã được hỏi ý kiến về mọi quyết định quan trọng trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Thực vậy, Tổng thống rất hãnh diện là ông Clifford bằng lòng nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng vào đầu năm 1968. Tổng thống coi ông như một chỗ dựa vững chắc để ủng hộ cho chính sách của Tổng thống sau khi có sự bất đồng với ông Mc Namara (5). Ông Clifford đã giải thích tại sao ông đã quyết định phục vụ cho chính quyền Johnson như sau:

“Trước kia tôi đã được Tổng thống Johnson mời giữ nhiều chức vụ trong chính phủ, một trong những chức vụ đó là chức Bộ trưởng. Lập trường của tôi là thực ra những chức vụ đó không thuộc vào những sở trường của tôi, vả lại tôi cũng không thành thạo lắm. Tôi nghĩ rằng chả dại gì mà dấn thân vào.

Một trong những chức vụ là Bộ trưởng Tư pháp. Tôi không muốn giữ chức vụ này, tôi có nói là có lẽ nên để tôi phục vụ trong những lĩnh vực mà tôi thích thú và thành thạo. Tôi đã dùng lý lẽ nào để từ chối những chức vụ khác trong chính phủ. Tôi nghĩ rằng tôi có thể góp phần trong những lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.

Tôi vẫn giữ vững lập trường đó. Nó quả là một lập trường cứng rắn của tôi. Tuy nhiên, trong thời gian này, Tổng thống vời tôi vào mời ngồi và bảo là ông muốn tôi giữ Bộ quốc phòng. Quả vậy ông đã đặt tôi vào thế "gậy ông đập lưng ông". Tôi đã có lần nói với ông đó là lĩnh vực mà tôi muốn hoạt động. Ông nói đó chính là lĩnh vực của tôi và đó cũng là cơ hội tốt để phục vụ đắc lực cho tổ quốc! Tôi lâm vào thế không thể nào cưỡng lại được.

Vả lại tôi cũng có một số kiến thức về quốc phòng. Một trong những công việc đầu tiên tôi được giao phó dưới thời kỳ Tổng thống Truman, vào năm 1945 trước kia là vấn đề thống nhất các binh chủng. Tôi phụ trách công việc này đến 4 hoặc 5 năm. Tôi góp phần soạn thảo Đạo luật Thống nhất năm 1947 và các luật lệ kế tiếp vào năm 1949. Đó thực sự là những thành tựu tốt.

Năm 1960, Tổng thống Kennedy bổ nhiệm một nhóm phụ trách đặt kế hoạch thống nhất các lực lượng vũ trang nhiều hơn nữa. Tôi là một thành viên của nhóm này. Cho nên vấn đề quốc phòng đối với tôi chính đã là một mối quan tâm liên tục trong suốt nhiều năm. Buổi đầu tiên Tổng thống Johnson đề cập với tôi vấn đề này, tôi đã đồng ý ngay. Chúng tôi đã thỏa thuận về nhiệm vụ của tôi ngay từ buổi chiều hôm ấy" (6).

Ông Clifford nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng làm cho Tổng thống hài lòng, nhưng các giới chức dân sự cao cấp của Lầu Năm Góc đón nhận ông không nhiệt tình lắm. Họ là người của ông McNamara và không một ai có thể là, trừ ông Cyrus Vance ra, thực sự lại sẽ có thể được hoan nghênh để kế nhiệm cho ông McNamara.

Ông Clifford được các viên chức dân sự cao cấp này xem như là một bạn chí thân của Tổng thống, được tiến cử vì có quan hệ chính trị chứ không phải vì hiểu biết về các lĩnh vực quốc phòng, một người chưa khi nào nắm quyền điều khiển một tổ chức nào cả trừ một văn phòng luật nhỏ bé. Những tay chân của ông McNamara tại Lầu Năm Góc không muốn có chính khách tài tử, một ông Smooth nào đó, nổi tiếng là thích tiền bạc và phè phỡn ăn diện.

Đặc biệt họ không muốn có một người cứng rắn, một người từng nổi tiếng ủng hộ việc ném bom Bắc Việt coi đó như là một giải đáp cho cuộc chiến tranh. Hơn thế nữa, họ sợ là ông chỉ được bổ nhiệm xử lý thường vụ trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhất của ông Johnson, cốt để xoa dịu quốc hội và quần chúng cho đến khi bầu cử Tổng thống xong (7).

Những phụ tá dân sự chính yếu trong phục vụ dưới thời kỳ ông McNamara tại Bộ quốc phòng đã cùng chia sẻ với ông và thực sự cũng đã giúp ông hình thành một quan niệm về sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam khác hẳn với quan niệm của giới quân sự cũng như của Bộ Ngoại giao. Quan niệm này đã được trình bày trong bị vong lục của ông McNamara gửi Tổng thống ngày 1 tháng 11 năm 1967.

Khi ông Clifford được bổ nhiệm rồi thì nhiều người trong số các viên chức cao cấp này đã dự tính muốn nghỉ việc, họ không hoan nghênh sự bổ nhiệm cũng như hướng tâm họ không thể cho phép họ phục vụ một vị bộ trưởng mà quan điểm hoàn toàn khác biệt với quan điểm của họ, một vị bộ trưởng đặt tin tưởng vào cái mà họ nghĩ là chính sách như thế chấp nhận được, chính sách ném bom Bắc Việt, coi đó như là một giải pháp cho cuộc chiến.

Lối thoát cho những viên chức này, mà đa số đã phục vụ nhiều hơn và đã giúp tạo nên chính sách của chúng ta về Việt Nam, là hoặc có thể tiếp tục cộng tác với vị Bộ trưởng mới hoặc có thể làm chuyển biến quan điểm của Bộ trưởng cho phù hợp với quan điểm của họ.

Paul Warnke, Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, có lẽ là viên chức gần gũi nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với ông tân Bộ trưởng. Có lẽ ông đã thường gặp ông Clifrord nhiều hơn các người khác. Còn những người khác cũng có tiếng nói quan trọng và thường gặp được ông Clifford thì gồm có Paul Nitze. Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng về những vấn đề công cộng.

Những cuộc họp hàng ngày của ông Clifford với các viên chức này có thể là quan trọng hơn là các cuộc họp với nhóm đặc nhiệm chính thức để làm sáng tỏ quan điểm của ông Bộ trưởng về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong những ngày đầu ông mới đảm nhiệm chức vụ.

Ông Nitze là viên chức vừa có kinh nghiệm vừa có tư tưởng độc lập. Ông kiên quyết cho rằng những cố gắng của chúng ta tại Việt Nam đã làm sai lệch chính sách của Hoa Kỳ tại các khu vực quan trọng khác trên thế giới. Ông đã nhận định tình hình như sau:

"Hồi ấy đối với tôi, dường như rõ ràng là chúng ta đang gặp phải nhiều khó khăn to lớn ở những khu vực ngoài Việt Nam, có liên quan đến chính sách của chúng ta cũng như toàn bộ chính sách đối với các đồng minh thuộc khối Bắc Đại Dương, để những lực lượng thuộc chương trình 1 và quan trọng hơn hết là liên quan đến sự ủng hộ ở trong nước Hoa Kỳ, đối với một chính sách ngoại giao hướng ra thế giới bên ngoài. Người ta không nên coi việc loại cuộc chiến tranh lật đổ tại Việt Nam bầng nỗ lực là một mục tiêu tuyệt đối. Rõ ràng đó là một mục tiêu quan trọng, nhưng cần phải được xem xét trong khuôn khổ tương quan với toàn bộ những mục tiêu và chính sách khác của chúng ta” (8).

Ông Nitze nghĩ rằng chúng ta chưa định rõ được một liên hệ giữa các mục tiêu của chúng ta ở Việt Nam và những mục tiêu khác của đất nước. Rõ ràng phải có giới hạn cho những lực lượng có thể gửi đi và thời gian hoạt động tại đó, nhưng những giới hạn này đã không được xác định dứt khoát.

Theo ông những mục tiêu của chúng ta về Việt Nam như đã được công bố, đã đưa đón sự dính líu không hạn định và lịch sử của cuộc dính líu vào Việt Nam chỉ là diễn lại vấn đề tăng cường sự yếu kém để khỏi phải “chịu nhục phải thương lượng để đạt những kết quả ít hơn là các mục tiêu của chúng ta đã đề ra". Nhưng ông nghĩ rằng, bây giờ đã đến lúc phải duyệt xét lại chính sách ở Việt Nam trong khuôn khổ toàn bộ chiến lược về chính trị và quân sự của chúng ta" (9).

Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Hải quân, ông Nitze đã đinh ninh rằng dội bom Bắc Việt Nam có thể sẽ không buộc được Hà Nội phải đến bàn hội nghị, cũng như sẽ không cắt đứt được nguồn tiếp tế ít ỏi và chuyển lực lượng cần thiết để nuôi dưỡng chiến tranh miền Nam. Ngoài ra, dội bom Bắc Việt sẽ gây hiểm họa leo thang xa hơn nữa. Ông có nhắc lại:

“Khi tôi giữ chức Bộ trưởng Hải quân và Harold Brown, Bộ trưởng Không quân, Ông Mc Namara yêu cầu chúng tôi xem xét đến hiệu quả của một cuộc tấn công bằng không quân tại Bắc Việt Nam để ngăn chặn nguồn tiếp tế vào miền Nam Việt Nam, và nếu cần thì sẽ có thể làm được gì để tăng thêm hiệu quả cho cuộc không kích ấy trong phạm vi đó. Tôi họp Bộ Tham mưu hải quân. Ông Harold Brown họp Bộ Tham mưu không quân. Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy dù làm cách gì đi nữa thực sự không có thể nào tăng hiệu quả cuộc oanh kích tới mức độ mà Bắc Việt không còn có thể tiếp tế đủ cho những nỗ lực của họ ở miền Nam nữa trừ phi phải không kích gây áp lực cho toàn bộ miền Bắc. Mãi đến khi tôi giữ chức Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng tôi cũng vẫn giữ quan điểm đó về vấn đề này” (10).

Vì thế cho nên ông Nitze nghĩ rằng chúng ta nên ngưng hoàn toàn ném bom tại Bắc Việt và nhờ đó sẽ giảm được hiểm họa leo thang. Làm như thế, ông nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được sự cam kết của Bắc Việt Nam sẽ không vi phạm vĩ tuyến 17 bằng pháo hoặc chuyển lực lượng vào nữa (11). Đây là một quan điểm mà sau này ông Clifford nhận thấy rất là hấp dẫn.

Cùng với việc hạn chế về tiềm lực kinh tế và quân sự được đưa vào Nam Việt Nam và việc ngưng ném bom miền Bắc, ông Nitze thấy còn phải ban hành một chỉ đạo chiến lược mới cho vị tư lệnh tại Nam Việt Nam. Nói chung, chỉ đạo này sẽ chỉ thị vị tư lệnh tập trung vào việc giúp đỡ chính phủ Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa khôi phục lại hiệu lực của họ như lúc trước Tết, trong khi vẫn phải bảo vệ an ninh tối đa cho các khu vực đông dân tại Nam Việt Nam. Điều này tất nhiên đòi hỏi phải bớt chú trọng đến việc cấp những phương tiện dành cho việc phòng thủ biên giới, cũng như giảm bớt các cuộc hành quân tìm diệt địch tại những vùng hẻo lánh (12).

Ông Nitze nghĩ rằng vấn đề then chốt ở Việt Nam trong thời gian trước mắt là xem "ai là người sẽ rút ra khỏi được vũng lầy này trước" và do đó những việc gì có thể làm được ngay sẽ là vấn đề tối ư quan trọng. Điều này khiến ông tin tưởng là cần phải gửi thêm 50.000 quân cho Đại tướng Westmoreland trước tháng 6 "để đáp ứng sự củng cố rất cần thiết cho những nỗ lực của chính quyền Nam Việt Nam".

Ông cũng nhận thấy cần gọi nhập ngũ lực lượng dự bị chiến lược. "Tôi nghĩ rằng thực là thiển cận nếu tiếp tục rút bớt lực lượng dự bị chiến lược ở Hoa Kỳ khiến ta không còn khả năng linh hoạt để tăng cường nữa” (13).

Ông Paul Warnke, Trợ lý bộ trưởng quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, có nhiều quan điểm khác xa với ông Nitze nhưng vì nhiều vấn đề chủ yếu lại có cùng một ý kiến như nhau. Ông Warnke cho rằng Hoa Kỳ đã phạm lỗi lầm, là đã dính líu trước tiên vào Việt Nam. Ông có cảm tưởng rằng những lời tuyên bố về những tiến bộ do các tư lệnh chiến trường dựa chỉ là hão huyền và chúng ta chỉ đi tới chỗ bế tắc mà thôi.

Về tình hình quân sự đến cuối năm 1967, ông có nói: "Theo ý kiến riêng tôi, về căn bản tình hình đó không thích đáng bởi vì chúng ta chẳng thực hiện được bất cứ một tiến bộ nào về chính trị cả. Tôi tưởng như là chúng ta chỉ đang tập trung vào một việc làm sai trái. Tôi cũng tưởng như là chúng ta đang thắng, chúng ta có thể tiếp tục thắng, chúng ta có thể thắng hàng năm nhưng có lẽ tình thế cuối cùng sẽ chẳng có gì thay đổi, trừ phi là chúng ta thực hiện được những tiến bộ về chính trị. Tôi vẫn phán đoán là vào cuối một năm, chúng ta cũng sẽ vẫn dậm chân tại chỗ, ngoại trừ là lại mất thêm 10.000 người Mỹ thương vong nữa" (14).

Ông Warnke lúc đó đã giúp thuyết phục ông McNamara là cần có một chiến lược mới cho Việt Nam. Căn bản chiến lược mà tôi nghĩ là cần phải theo đuổi đã được trình bày trong bị vong lục mà Bộ trưởng McNamara đã gửi Tổng thống Johnson hồi tháng 11.

Trong giai đoạn đó, chúng tôi nghĩ là cần phải giảm bớt sự tham dự của Hoa Kỳ, phải xuống thang dội bom, phải cố gắng đi vào thương lượng và, nếu thất bại thì phải ở trong tư thế nên duy trì mức chiến đấu thấp cho một thời kỳ dài hơn (15).

Lúc đó vào đầu tháng 3, ông Warnke nghĩ rằng nhiệm vụ ông phải đương đầu là làm sao chuyển biến được ông Clifford, một diều hâu từ lâu nổi tiếng đã ủng hộ việc dội bom ồ ạt tại Bắc Việt để ông này thuận theo quan điểm của ông, ông cũng biết rõ là nếu ông Bộ trưởng mới chấp nhận những đề nghị của các tướng Wheeler, Westmoreland thì hầu hết những hạn chế và hạn định mà ông và ông McNamara đã dày công tranh đấu để ấn định cho các cuộc hành quân tại Đông Dương sẽ chẳng mấy chốc mà bị hủy bỏ.

Như ông Warnke khẳng định tình hình: "Mối quan tâm của tôi là vấn đề liệu tôi có thể làm việc hay không với ông Bộ trưởng quốc phòng đặc biệt này, liệu chính sách và đường lối của ông ấy phù hợp với tôi hay không. Trong trường hợp ông thì rõ ràng là rất ăn ý với nhau. Trường hợp ông Clark tôi hi vọng cũng sẽ như vậy Nếu không được như vậy chắc chắn tôi sẽ không đả kích, có lẽ tôi sẽ nghỉ việc" (16).

Ông Clifford không có một quan niệm chiến lược thâm sâu và bao quát về vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Nhận định của ông và lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở phần đất này của thế giới, đã được hình thành trong thời kỳ chuyển tiếp giữa nhiệm kỳ Eisenhower và Kennedy.

Trong buổi gặp mặt cuối cùng giữa Tổng thống ra đi và Tổng thống mới đến, ông Clifrord có mặt lúc ấy, Eisenhower đã nhấn mạnh với tân Tổng thống về tầm quan trọng của nước Lào trong việc phòng thủ Đông Nam Á. Ông Clifford đã đồng quan điểm như vậy, ông cũng đã ủng hộ ông Kennedy đang bắt đầu tin rằng Việt Nạm là rất quan trọng đối với việc phòng thủ Đông Nam Á (17).

Ông được Tổng thống Johnson hỏi ý kiến về việc tăng quân Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam hồi 1965. Ông tỏ ra không nhiệt tình về hành động này, nhưng một khi mà quân Mỹ đã tham chiến thì ông Clifford đã cương quyết chống đối việc tạm ngưng ném bom từ Noen 1965 đến Tết Dương lịch 1969 (18).

Đến cuối tháng 11 năm 1967, bình luận với Tổng thống về đề nghị ngưng ném bom của ông McNamara, ông Clifford đã nói rõ những lời phản đối của ông: "Việc ngưng ném bom không điều kiện mà không có cố gắng nào để đòi hỏi một sự đáp ứng tương xứng, liệu có làm cho Hà Nội tin rằng chúng ta đủ kiên quyết và không nhân nhượng trong niềm tin bắt buộc họ phải từ bỏ những ý đồ xâm lược không? Câu trả lời lớn tiếng và đanh thép sẽ là "không". Hà Nội có thể giải thích sự kiện ấy như là:

a) Bằng chứng cho thấy chúng ta đã chán nản và thất vọng.

b) Chúng ta đã thừa nhận sai lầm và vô nhân đạo khi ném bom miền Bắc.

c) Bước đầu cho việc sau này chúng ta sẽ phải rút hoàn toàn khỏi cuộc chiến tranh" (19).

Về sau này ông Clifford cũng đã đưa ra những lý lẽ đó để bảo vệ cho lập trường của ông:

"Tôi ủng hộ Tổng thống Johnson về vấn đề Việt Nam. Tôi tin tưởng ở chính sách của chúng ta. Tôi thừa nhận thuyết đôminô như thuyết này đã được đưa ra lúc ban đầu mô tả thuyết này cũng đơn giản thôi và tôi nghĩ rằng chúng ta phải chống lại. Tôi đã hiểu rõ thế nào là đường lối bành trướng xâm lược của Liên Xô trong thời gian tôi làm việc với chính quyền Truman. Tôi so sánh sự việc đó với tình hình hiện nay ở Đông Nam Á.

Chính sách của chúng ta dường như là đang đưa chúng ta ra khỏi nơi mà chúng ta muốn rút khỏi. Chừng nào tôi còn nghĩ rằng chúng ta đã thực hiện được tiến bộ và chúng ta rút khỏi được những nơi mà chúng ta muốn rút thì chừng đó tôi còn ủng hộ chính sách. Người ta có thể thấy rõ điều này trong một buổi họp giữa những vị được mệnh danh là những Nhà lão thành với Tổng thống vào tháng 11 năm 1967. Hội nghị đều nhất trí không có bất đồng quan điểm, có lẽ chỉ trừ ông George Ball là không đồng ý đối với chính sách của Tổng thống. Chúng tôi nói với Tổng thống là ông đang đi đúng đường và Tổng thống rất hài lòng. Chúng tôi cảm thấy như vậy là vì chúng ta đang thực hiện được những tiến bộ để đi đến những mục tiêu đã được đề ra. Chúng ta đang thắng cuộc và không nên thay đổi. Dường như chúng ta sẽ chiếm ưu thế, do đó nên duy trì áp lực” (20)

Những hoài nghi đã bắt đầu đến với ông Clifford. Vào cuối hè năm 1967, theo yêu cầu của Tổng thống, ông và Đại tướng Taylor đã tới châu Á để thuyết phục các chính phủ liên hệ về khả năng sẽ tham chiến hoặc tăng quân của họ ở Việt Nam. Điều người ta đã thấy rõ ràng, là các quốc gia này cũng quan tâm như Hoa Kỳ đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Như Clifford nhắc lại: “tôi trở về với nhiều sự nghi ngờ. Thật bực mình khi thảo luận về thuyết, tôi nhận thấy về phía các nhà lãnh đạo các nước mà chúng tôi đến thăm đều có cùng chung một quan điểm là họ không chấp nhận thuyết đó, điều này đã xảy ra nhiều sự ngờ vực nhưng những sự ngờ vực này vẫn chưa đủ để làm thay đổi ý nghĩ của tôi cũng như không làm thay đổi được quan điểm căn bản của tôi. Tôi vẫn ủng hộ chính sách của Tổng thống" (21).

Cảm nghĩ của ông Clifford đã được biểu lộ trong buổi điều trần xác nhận của ông trước Thượng Viện. Ngày 29 tháng 9 năm 1967, trong diễn văn đọc tại San Antonio, Tổng thống Johnson đã đưa ra một cơ sở mới cho việc ngưng dội bom Bắc Việt, một cơ sở với ít điều kiện và kém nghiêm khắc hơn so với bất kỳ đề nghị nào trước đó đã được đưa ra cho Hà Nội:

“Như tôi đã nói với Hà Nội lần trước, lần qua và lần này nữa, trọng tâm của vấn đề là thế này: “Hoa Kỳ sẵn sàng ngưng mọi cuộc oanh tạc của không quân và của hải quân tại Bắc Việt, khi mà việc này sẽ đưa đến nhanh chóng những cuộc hột đàm có ích. Dĩ nhiên, chúng tôi cho rằng trong khi tiến hành hội đàm, Bắc Việt sẽ chẳng nên lợi dụng việc ngưng hoặc hạn chế ném bom" (22).

Đề nghị này đã được nhắc tới như là "công thức San Antonio” và cũng đã được giải thích theo nhiều cách trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ. Ông Dan Rusk nói rằng công thức được để lững lờ cố ý để cho mơ hồ như cốt để muốn moi một câu trả lời nào đó của Hà Nội (23).

Ông Cliìford, trong buổi thuyết trình tại Bộ ngoại giao trước buổi điều trần xác nhận của ông tại Quốc hội đã tỏ ra nản chí khi được biết rằng công thức San Antonio đã được Bộ ngoại giao giải thích như là: đáp lại việc tạm ngưng ném bom miền Bắc, Bắc Việt phải chấm dứt đưa người và dụng cụ chiến tranh vào Nam Việt Nam. Ông Clifford thấy là sự giải thích như vậy đã làm cho công thức San Antonio trở thành gần như vô nghĩa, không thể đưa đến con đường đàm phán, bởi vì thật là hoàn toàn không thực tế, nếu người ta mong đợi Bắc Việt sẽ bỏ rơi người của họ tại miền Nam và không cung cấp áo quần, thực phẩm, đạn dược và các nguồn tiếp tế khác cho những người này (24).

Vì thế, trong lời xác nhận trước ủy ban quốc phòng Thượng viện, ông Clifford đã trình bày lối giải thích rộng rãi của riêng ông về công thức San Antonio, một lối giải thích mà ông chỉ cho là thực tế hơn và có thể đưa ra điều kiện thích hợp để đàm phán. Phần chính yếu ở lời xác nhận ấy như sau:

Thượng nghị sĩ Thurmond:

- Khi ông nói đến đàm phán và trong trường hợp như vậy, có lẽ ông cũng muốn có sự chấm dứt ném bom, tôi nghĩ rằng có lẽ ông cũng dự tính là họ cũng sẽ ngừng một hoạt động quân sự để đáp lại việc ngừng ném bom chứ.

Ông Clifford :

- Không, tôi không nói như vậy. Tôi không mong rằng họ chấm dứt mọi hoạt động quân sự. Tôi hi vọng là chỉ nói theo lời của Tổng thống. Khi ông nói rằng nếu họ đồng ý bắt đầu đàm phán nhanh chóng và không lợi dụng thời gian tạm ngừng ném bom...

Thượng nghị sĩ Thurmond:

- Ý ông muốn nói gì về lợi dụng? Nếu họ vẫn tiếp tục những hoạt động quân sự.
Ông Clifford :

- Tôi cho rằng những hoạt động quân sự của họ vẫn sẽ tiếp diễn tại Nam Việt Nam cho đến khi thỏa thuận được ngừng bắn. Tôi thừa nhận là họ vẫn tiếp tục vận chuyền số lượng thực phẩm, đạn dược và người vào Nam Việt Nam như bình thường. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiếp tục duy trì lực lượng Hoa Kỳ và yểm trợ lực lượng của chúng ta trong thời gian đó. Vậy nên điều mà tôi đề nghị theo đúng như ngôn từ của Tổng thống là Tổng thống có lẽ đã nhấn mạnh là Bắc Việt không được lợi dụng sự ngừng oanh tạc (26).

Nhiều ngày sau đó, lời xác nhận của ông Clifford mặc dầu có nhiều mong đợi về tác dụng của nó, đã được Bộ ngoại giao xác nhận như là lập trường của chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi sự kiện trên đã đem lại được một sự xoa dịu đáng kể, thì việc ngưng ném bom vô điều kiện là một điều kiện mà Bắc Việt đang đòi hỏi vẫn chưa được thực hiện.

Việc rắc rối này chính đã là đầu mối cho tâm trạng mà ông Clifford đã mang theo không đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng quốc phòng: “Sự việc đã xảy ra như vậy, Bộ ngoại giao đã nhượng bộ theo quan điểm của tôi thay vì đặt thêm vấn đề, họ đã chịu theo. Nhưng có cái gì thôi thúc trong tôi cho thấy là tôi đang tìm kiếm một giải pháp thương lượng" ông Clifrord đã nhận ra được rằng giữa quan điểm và nhận định của vị cố vấn ở bên ngoài và của người cầm quyền cai trị và người làm chính sách có trách nhiệm đã khác biệt nhau biết bao nhiêu.

Nếu chỉ là một nông dân thường. Ông chả cần phải nghiên cứu sâu sắc để biện hộ cho những chính sách của chúng ta tại Việt Nam. Với cương vị Bộ trưởng quốc phòng, ông đã phải hoàn toàn và bù đầu ngay với những quyết định chua xót khó khăn và phức tạp do báo cáo của Đại tướng Wheeler đòi hỏi phải ban hành.

Ngay trước khi nhậm chức, khi nói chuyện với McNamara ông Clifford đã được biết là ông McNamara không tin tưởng vào chiến dịch ném bom (27). Ông Nitze cũng đã muốn thuyết phục ông bộ trưởng nói theo những quan điểm cua ông ta và ông Roopes, Thứ trưởng Bộ không quân đã viết thư riêng gửi ông Clifford đề nghị tạm ngưng ném bom cũng như khi áp dụng chiến lược giảm tiến công trên bộ đã gây ít thương vong hơn.

Ông Clifford lắng nghe và đọc kỹ nhưng chưa tỏ dấu hiệu là ông đã nhất trí việc ông tìm hiểu thông tin và những hậu quả vô cùng phức tạp của cuộc chiến tranh Việt Nam xét về mặt chiến lược và chính trị chỉ mới bắt đầu từ lúc ấy.

Sự hiểu biết này đã tăng lên nhanh chóng. Buổi chiều ngày 28-2, ông Clifford đã chủ tọa một buổi họp đầu tiên với nhóm người đã được cử ra để giúp ông nghiên cứu những đề nghị của Đại tướng Wheeler. Tham dự buổi họp, ngoài ông Clifford ra còn có các bộ trưởng Rusk, McNamara và ông Fowler, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nitze, ông Richard Helms thuộc Cục tình báo trung ương, ông Walt Rostow và Đại tướng Maxwell Taylor. Đại tướng Wheeler không có mặt trong buổi họp. vì Tổng thống yêu cầu ông báo cáo với hội đồng chính phủ về kết quả chuyến đi Sài Gòn của ông (28).

Tại buổi họp đầu tiên này ông Clirford trình bày với nhóm trên đây. sau này được gọi là "nhóm đặc nhiệm Clifford” nhận thức của ông về trách nhiệm mà Tổng thống đã giao phó cho họ. Trong số những người tham dự buổi họp đã có một vài khác biệt liên quan đến mục đích của những chỉ thị đã được Tổng thống gửi cho ông Clifford.

Ngày 28-2, Tổng thống nói rõ là căn cứ trên những ý kiến của ông, ông Rostow sẽ soạn một bản hướng dẫn cho nhóm đặc nhiệm làm việc. Bản hướng dẫn này là bản dự thảo theo đề nghị của ông McNamara, có thể thay đổi khi việc nghiên cứu diễn tiến, và được gửi đến những thành viên của Nhóm đặc nhiệm để hướng dẫn công việc. Khi nhóm đặc nhiệm hoàn tất công việc, bản phúc trình được ký tên và gửi đến ông Clifford và ông Rusk để lưu hồ sơ. Chỉ thị của Tổng thống như ông còn nhớ, đã yêu cầu phân tích thật rộng rãi, đề cập đến nhiều sự lựa chọn. Chỉ thị nêu rõ:

“Như tôi đã nói rõ trong buổi điểm tâm sáng nay. Tôi mong muốn đến sáng thứ hai, ngày 1 tháng 3, quí vị sẽ trình bày cho tôi những khuyến nghị để đối phó với tình hình do Đại tướng Wheeler nêu ra cũng như đối với những đề nghị sơ khởi của ông. Tôi mong rằng những giải pháp để cho chúng ta lựa chọn sẽ được nghiên cứu và càng tốt nếu nhất trí đưa được những khuyến nghị khả dĩ dung hòa được những khó khăn về các mặt quân sự, ngoại giao, kinh tế, quốc hội, dư luận đó liên quan đến việc này. Đặc biệt trong số các vấn đề này, tôi mong muốn quí vị xem xét đến những vấn đề đặc biệt sau đây:

- Vì mục tiêu quân sự gì hay vì những mục tiêu nào khác ở Việt Nam mà cần phải tăng thêm lực lượng Hoa Kỳ?

- Việc tăng quân, dự trù muốn tránh được những nguy cơ đặc biệt nào?

- Việc tăng quân, nếu có đề nghị, sẽ cốt để thực hiện những mục tiêu đặc biệt nào trong vòng 6 tháng tới hay trong năm tới?

- Quý vị dự kiến là Cộng sản sẽ có thể có những phản ứng như thế nào liên quan đến mỗi giải pháp quí vị đang xem xét?

- Nói chung, chúng ta phải đưa ra những lập trường đàm phán như thế nào?

- Quý vị có thể đề nghị những thay đổi gì, nếu có liên quan đến công thức San Antonio?

- Có thể dự kiến được những khó khăn chính yếu nào về phía quốc hội và nên giải quyết ra sao?

- Có thể dự kiến được những khó khăn gì về phía dư luận ở Hoa Kỳ và nên đối phó ra sao?

Quí vị có thể thoải mái tham khảo ý kiến với các viên chức có những hiểu biết nhất trong chính phủ, để nghiên cứu các khía cạnh đặc biệt của vấn đề để lập báo cáo, tuy nhiên quí vị cần phải đảm bảo giữ bí mật đến mức cao độ nhất cho đến khi nào quyết định của Tổng thống về các vấn đề trên đã được công bố'' (29).

Tuy nhiên, ông Clifford có ghi lại là ông không hiểu biết gì và cũng không hề nhận được chỉ thị đó. Theo sự hiểu biết của ông thì mục tiêu của ông là "Xác định xem nhu cầu mới này có thể thỏa mãn bằng cách nào. Chúng tôi không nhận được chỉ thị phải ước định nhu cầu tăng thêm một số quan trọng về người và phương tiện vật chất là bao nhiêu, chúng tôi chỉ nghĩ cách tìm ra những phương tiện để cung cấp được số lượng đó mà thôi” (30).

“Khi nhóm đặc nhiệm bắt tay vào việc, tôi bảo đảm là không có chỉ thị gì cả. Tôi hoàn toàn không thấy có chỉ thị nào". Ông Clifford nhắc lại như vậy. "Chúng tôi nhớ thật rõ là chúng tôi không nhận được chỉ thị viết nào cả. Cho đến khi hoàn thành nghiên cứu và nộp báo cáo, chúng tôi cũng không nhận được gì cả. Thường thường khi đệ trình một báo cáo thì phải tham chiếu chỉ thị theo đó công việc đã được tiến hành. Đó là cơ sở để tham khảo của báo cáo. Vậy mà trong báo cáo gửi Tổng thống tôi không có tham chiếu chỉ thị nào cả" (31).

Bầu không khí chính trị tại Nhà trắng trong những ngày tiếp theo vụ tấn công Tết càng khiến Clifford nhận định là nhiệm vụ của ông chỉ là làm thế nào để cung cấp quân cho Đại tướng Westmoreland theo như ông này yêu cầu. Như ông Clifford đã nhắc lại việc ấy:

"Từ khi địch bắt đầu tấn công vào dịp Tết, đã có hàng loạt những buổi họp với giới quân sự. Tổng thống luôn luôn hỏi họ có chắc là họ đã có tất cả những gì cần thiết để ngăn chặn khỏi thua trận chưa. Trong thời gian đó, Tổng thống thường nhắc đến Lincoln và Mc Cellan. Nói đến việc ông Mc Cellan đã thưa là ông không được cung cấp đủ phương tiện để hoàn thành các nhiệm vụ quân sự.

Không còn nghi ngờ gì nữa. Tổng thống đã cho chúng tôi biết có thể là ông sẽ cấp cho Đại tướng Westmoreland những gì cần đến. Tâm trí tôi không cần ngần ngại gì nữa, rõ ràng ý muốn của Tổng thống là chúng tôi cần phải xem Đại tướng Westmoreland đã có mọi thứ ông cần chưa và chúng tôi phải làm sao để có thể gửi tới ông những gì đã được yêu cầu và phải xem việc đó sẽ có thể gây ra những hậu quả gì đối với chính phủ và đất nước. Nhưng toàn bộ việc phải làm là: “chúng ta phải làm gì để gửi cho Đại tướng Westmoreland những gì ông cần" (31).

Thực vậy, sau này Tổng thống đã có phản ánh thái độ ấy như sau:

"Đầu năm 1965, tôi lo lắng chúng ta có thể đóng góp gì nhiều hơn nữa cho Việt Nam. Thêm người, thêm thiết bị, thêm tiền. Nếu Tướng Westmoreland cố nài rằng chỉ có lực lượng tăng viện đông đảo mới ngăn chặn được mối nguy hiểm đối với binh sĩ của ông thì có thể tôi đã cố xoay sở để tìm cho được rồi" (32).

Rõ ràng là thực sự chỉ thị của Tổng thống có được gửi đến Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng. Tuy nhiên, dường như chỉ thị này không ra lệnh phải ước định lại toàn bộ những chiến lược có thể được lựa chọn đối với vấn đề Việt Nam, cũng như không hề ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động của nhóm đặc nhiệm Clifford.

Ông William Bundy sẽ căn cứ vào một chỉ thị của Tổng thống trong bản bị vong lục do ông viết để vạch ra nét chính cho các tài liệu đặc biệt để Nhóm đặc nhiệm Clifrord sẽ soạn thảo. Bị vong lục này nêu rõ: 

"Bộ trưởng quốc phòng và Bộ trưởng ngoại giao trong khi chờ đợi sẽ nghiên cứu trước bản thảo chỉ thị của Nhà trắng. Chỉ thị sẽ phải được soạn thảo lại trước buổi họp ngày thứ bảy, để thích ứng với đường hướng mà Nhóm đặc nhiệm đang làm việc" (33).

Nhưng bây giờ ông Bundy không còn nhớ gì về chỉ thị ấy, ông có nhắc lại: "Tôi không nghĩ rằng có người nào trong buổi họp nêu lên chỉ thị của chúng ta là gì? Chỉ thị của chúng ta là phải xem xét thấu đáo đề nghị ấy. Chiều hướng rõ ràng của buổi họp là xem xét đầu tiên và trước nhất đến số 206.000 quân và những lực lượng đề nghị tăng thêm và cân nhắc kỹ lưỡng, tôi không nói là xem xét đề nghị ấy với ý tốt. Nhưng ít ra, ngay lúc đầu cũng nên coi đó như là một kiến nghị trước tòa án, ngày đầu người ta có cảm tưởng là có thể sự việc sẽ được tiến triển theo chiều hướng đó” (34).

Theo ông Morton Halperin, Trợ lý Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng và là một trong người phụ tá chính của ông Warnke, thì sự việc là như sau:

“Tôi nghĩ, hầu như đúng là có một chỉ thị nhưng chỉ thị này không chi phối Nhóm đặc nhiệm. Chỉ thị không hề khai chiếu đến buổi họp nào của Nhóm đặc nhiệm. Chỉ thị không gắn liền với tài liệu, đó là thủ tục thông thường nếu ta làm việc trên chỉ thị của Tổng thống. Tôi nghĩ rằng, cơ bản mà nói điều mà ông Clifford nghĩ rằng ông đang làm chỉ là để phân tích yêu cầu của ông Westmoreland xem có thể thực hiện toàn bộ hay một phần nhu cầu ấy.

Nếu ta nhìn vào chỉ thị thì tôi nghĩ ràng chỉ thị này phù hợp với vấn đề là phải lựa chọn các giải pháp, tức là lựa chọn xem sẽ gửi cho ông Westmoreland bao nhiêu quân. Trong hồi ký, Tổng thống không đề cập đến vấn đề hoặc trong chỉ thị ông cũng không có hàm ý muốn tìm kiếm một sự tái ước định căn bản về chính sách của chúng ta.

Như vậy tôi nghĩ rằng trong một chiều hướng nào đó, ông Clifford có lý khi ông nói rằng nhiệm vụ của chúng ta là xem xét cách nào đó để thi hành, tức là hoặc đáp ứng toàn bộ nhu cầu hoặc một phần của nhu cầu. Tổng thống nói đúng khi ông nói rằng ông không bảo ông Clifford thi hành mà Tổng thống chỉ thị cho ông ta xem xét các giải pháp để lựa chọn mà thôi” (35).

Vì thế đối với những viên chức dân chính trong Bộ Quốc phòng, rất thành thạo về những cuộc tranh luận và mức số quân phải đưa vào Nam Việt Nam, việc Tổng thống yêu cầu tìm ra những giải pháp để lựa chọn cũng chỉ là yêu cầu nghiên cứu như những lần xin tăng quân trước đây mà thôi, nghĩa là sẽ có thể định mức cho nhu cầu xin tăng quân dựa vào những gì có thể có sẵn mà không cần gọi nhập ngũ các lực lượng dự bị.

Con số này sẽ do Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân chuyển đến cho vị tư lệnh chiến trường. Sau đó nhu cầu của vị tư lệnh chiến trường sẽ được gửi đi để cho phù hợp với số lượng có thể thỏa mãn được và như vậy sẽ cho phép Tổng thống thật sự xác nhận theo đúng sự thật là ông đã thỏa mãn được mọi đề nghị của vị tư lệnh chiến trường. Đó là thủ tục áp dụng trong quá khứ, với chương trình lực lượng số 4 năm 1966 và cả với nhu cầu của chương trình lực lượng số 5 năm 1967. Đó là thủ tục mà giới quân sự mong muốn sẽ được áp dụng trong trường hợp này.

Ông Warnke còn xem đề nghị của ông Wheeler như là một nhu cầu về số quân theo như thường lệ và có thể được giải quyết theo cùng một thể thức như trong quá khứ. Ông có nhắc lại việc này:

“Sự hướng dẫn mà chúng tôi nhận của ông Clifford là phải xem xét đề nghị của ông Westmoreland, và xác định phương thức nên thỏa mãn như thế nào. Tôi nghĩ rằng ấy việc cũng giống như công việc mà ông Mc Namara vẫn cùng giải quyết với ông Westmoreland. Ông Westmoreland gửi đề nghị, đề nghị đó được xem xét sắp xếp chu đáo và rồi được McNamara và ông Westmoreland sẽ có thể nhất trí số lượng nào đó, bao giờ cũng ít hơn là số lượng do ông westmoreland đã xin, nhưng luôn luôn là nhu cầu được thỏa mãn.

Những cái gì mà ông ấy nêu xin trong nhu cầu hiện nay thì đó chính là số lượng đã bị cắt giảm của đề nghị cũ. Như vậy là đã thỏa mãn được hoàn toàn nhu cầu như đã được xin trước. Tôi không coi đó là một tình trạng khẩn cấp và tôi nghĩ rằng cũng chẳng thể có ai trong giới lãnh đạo dân chính ở Lầu Năm góc lại coi đó như là một tình trạng khẩn cấp. Hầu hết chúng tôi đều đã làm việc tại Lầu Năm góc trước thời gian này và đều coi đó không có gì khác hơn là đã thỏa mãn một nhu cầu đã được xin trước, chẳng khác gì việc mà ông Westmoreland và Wheeler đã xin từ lâu nay" (36).

Tuy nhiên. có một số khác biệt giữa nhu cầu xin thêm quân lần này với các lần khác trước đó đã được Lầu Năm góc xem xét đến. Tất cả những nhu cầu về số quân trước đó luôn luôn chỉ xoay quanh vấn đề quan trọng là phải lấy lực lượng nào để tăng cường yểm trợ mà không cần phải động viên đến các lực lượng dự bị.

Nhưng chính là để chống lại sự hạn chế nội bộ này mà ông Chủ tịch lẫn Hội đồng tham mưu trưởng liên quân muốn tranh đấu. Ông đã lợi dụng sự chấn động do cuộc tấn công dịp Tết gây ra, để cố gắng một lần nữa xóa bỏ những cản trở của vấn đề động viên, nhờ đó các chỉ huy trưởng quân sự sẽ có thể thành lập được lực lượng dự bị chiến lược và cuối cùng sẽ có thể tiến hành chiến tranh theo đường lối mà họ nghĩ là tốt nhất.

Sự khác biệt thứ nhì là lần này lại có một ông Bộ trưởng quốc phòng mới. Vì không quen với phương pháp làm việc do Bộ trưởng Mc Namara và giới quân sự đề lập ra và cũng không quen với sự kiện là chính mức độ động viên, chưa kể đến một luận cứ nào khác về các quan niệm chiến lược đi nữa, đã vạch ra chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ nên ông Clifford tưởng rằng nhiệm vụ của ông không phải là nghiên cứu nhu cầu tăng quân mà chỉ là tìm kiếm phương tiện để thỏa mãn nhu cầu ấy mà thôi. 

Trong buổi họp đầu tiên, buổi họp duy nhất của nhóm đặc nhiệm có ông Dan Rusk tham dự, cả ông Walt Rostow và Bộ trưởng ngân khố Henry đều chủ trương chấp thuận một vài phần đề nghị của ông Wheeler. Ông Rostow nhấn mạnh cần phân biệt rõ giữa số quân có thể có sẵn ngay cho ông Westmoreland và số quân chỉ có thể được cung cấp trong tương lai. Ông Rostow lập luận là nên cung cấp lực lượng có sẵn, trong khi lực lượng dự trù sẽ thành lập phải được nghiên cứu thật kỹ lưỡng, để tìm hiểu những hậu quả do việc ấy gây ra.

Như ông Rostow đã nhắc lại: "Một việc mà tôi đã đóng góp rất có chất lượng là đã nêu rõ tầm quan trọng là phải phân biệt khi ước tính các lực lượng, và phải chia thành hai phần, xem lực lượng nào có thể được gửi cho ông Westmoreland, khoảng tháng 6, để đáp ứng cho chiến trường hiện nay và lực lượng nào sẽ chỉ được gửi tới vào cuối năm và sẽ được sử dụng về lâu về dài" (37).

Bộ trưởng Fowler đã trình bày rất rõ những tổn phí nghiêm trọng về mặt kinh tế có liên hệ với việc đáp ứng những nhu cầu tăng quân của ông Wheeler và sự đánh giá thẳng thắn về các phí tổn này đã trấn tĩnh được các đồng nghiệp của ông. Nhu cầu tăng những chi phí quân sự trong những năm tài chính 1968 và 1969 kết hợp với việc đáp ứng nhu cầu tăng quân của ông Wheeler, ông Bộ trưởng nêu rõ, chỉ có thể giải quyết được bằng cách lấy tiền thuế để cung ứng vào đó hoặc bằng cách thi hành ngân sách để tránh hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trong nước và giữ vững được giá trị đồng đô la.

Để cho đạo luật dự thảo về thuế của Tổng thống được thông qua, ông Fowler cho biết, Quốc hội có thể sẽ nhấn mạnh là ít nhất từ 25% đến 30% chi phí phụ trội quân sự phải do tiền cắt giảm từ các chương trình trong nước, hoặc từ các chi phí khác về quốc phòng, và có thể cả từ các khoản viện trợ cho nước ngoài nữa. Ông Bộ trưởng cần nghi ngờ rằng ngay cả trong những điều kiện này đi nữa, chưa chắc đã có thể tăng đủ thuế để đài thọ các chi phí phụ trội đó.

Như vậy trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ có những ảnh hưởng tai hại đáng kể đối với nền kinh tế và đồng đô la. Hơn thế nữa, ông Fowler cũng không tin rằng Quốc hội lại chịu ngừng việc cắt giảm ở mức 25% đến 30% mà chính quyền có thể vui vẻ chấp nhận được. Ông cũng còn dự kiến được cả những hành động sau đây của Quốc hội hứa:

Các chương trình trứng nước chủ yếu quan trọng đối với chương trình xã hội vĩ đại, những vấn đề về nghèo đói và các thành thị sẽ bị cắt bớt, mặc dầu có thể ít hơn, ngân sách viện trợ cho bên ngoài thực sự sẽ bị sút giảm 50% hoặc hơn nữa. Ông Fowler khẳng định rằng chỉ có một "hành động thiện chí của cả nước" trong năm bầu cử là mới có thể tránh được những hậu quả này mà thôi. Ông kết luận là sự việc dù được trình bày khéo léo cách nào đi nữa cũng không chắc gì sẽ được đáp ứng bằng một hành động như vậy (38)

Buổi họp đầu tiên này của nhóm đặc nhiệm, do đó, đã nêu nhiều vấn đề cơ bản ngay từ lúc đầu. Có thể có đủ quân để gửi đến Việt Nam trong kỳ hạn hợp lý để làm nghiêng thế cân bằng lực lượng không? Nền kinh tế có thể đứng vững do hậu quả của sự động viên quan trọng không? Lấy nhân lực ở đâu ra? Những mục tiêu chính trị thiết yếu của chúng ta ở Việt Nam là gì? Lực lượng tăng thêm có thể giúp thực hiện các mục tiêu đó như thế nào? Lực lượng này có thể thực hiện được những mục tiêu gì trong sáu tháng tới, trong năm tới? Quần chúng sẽ có phản ứng gì đối với việc tăng quân quan trọng tại Việt Nam đi đôi với việc động viên và những biện pháp kiểm soát kinh tế? Có một giới hạn rõ rệt nào cho sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam không?

Sự tìm hiểu của ông Clifford còn tiếp tục. Như ông đã nhắc lại sau đó: "Cho mãi đến khi có các buổi họp kéo dài suốt ngày hồi tháng 3, tôi vẫn chưa hề có cơ hội để phân tích sâu sắc và tìm hiểu rõ các sự kiện thực tế. Bây giờ những người am hiểu nhiều nhất về vấn đề đã thúc đẩy tôi phải nhận định thẳng thắn và dứt khoát về tình hình, làm công việc này, chúng tôi phải dừng lại nghiên cứu đó, tìm ra những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu của giới quân sự và những câu hỏi chủ yếu đã bắt đầu nêu lên nhiều lần" (39).

Phản ứng của ông Clifford là cả một đột biến. Do các viên chức trong Bộ quốc phòng thúc đẩy, hỏi về công tác nghiên cứu của ông, ông đã bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản, mà nhiều năm trước đó chưa hề được đặt ra, những câu hỏi không dễ gì có câu trả lời. Như ông có nhắc lại, toàn bộ đối tượng của công tác nghiên cứu tìm hiểu đã bắt đầu thay đổi.

Khi chúng tôi bắt đầu nói đến ảnh hưởng của việc gửi 206.000 quân, đến việc gọi nhập ngũ lực lượng dự bị cần thiết, đến tính cách bấp bênh của đồng đô la, chúng tôi thấy là đang đứng trước sự kiện là hậu quả của việc ấy đối với đất nước sẽ thực là vô cùng to lớn. Chỉ riêng các vấn đề tài chính đã là khủng khiếp rồi. Khi chúng tôi đi vào các cuộc thảo luận và thấy nhiều khó khăn phức tạp xuất hiện thì câu hỏi nêu lên đã được nhanh chóng đổi từ "Chúng ta có thể gửi quân cho ông Westmorland như thế nào?" thành "Điều gì là thông minh nhất phải làm để phục vụ cho tổ quốc?” (40).

Thế nên, đến khi nhóm đặc nhiệm họp lại ngày 29 tháng 2, trọng tâm hoạt động đã được thay đổi. Tới lúc đó, vấn đề thực sự cần phải giải quyết không phải là làm cách nào để gửi được 206.000 quân nữa hay không? Trả lời cho những câu hỏi này và đưa ra một công thức cho phương pháp hành động cho Hoa Kỳ lựa chọn, giờ này đã trở thành điểm trọng tâm sơ khởi cho việc xem xét lại.

Ông Clifford cho biết là một số giải pháp quân sự cũng cần được xem xét đến. Những giải pháp này bao gồm từ việc tăng thêm 206.000 quân và bãi bỏ hạn chế những việc hành quân trên bộ và trên không đến việc không thay đổi mức tổng số lực lượng đã chấp thuận (41).

Ông Clifford còn yêu cầu Đại tướng Wheeler yêu cầu Đại tướng Westmoreland trả lời hàng loạt những câu hỏi mà trong cuộc thảo luận ngày hôm trước, đã chưa được trả lời thích đáng. Những câu hỏi này được điện đến cho Đại tướng Westmoreland vào hôm đó, gồm có:

1. Các lực lượng xin tăng thêm nhằm mục đích tiến hành mục tiêu quân sự gì và các mục tiêu gì khác?

2. Gửi lực lượng tăng cường đến Nam Việt Nam sẽ tránh được những hiểm họa đặc biệt nào và nếu được nhóm đặc nhiệm đề nghị, thì lực lượng tăng cường ấy nhằm thực hiện những mục tiêu đặc biệt nào trong vòng 6 tháng tới, trong năm tới?

3. Cần có sự thay đổi gì trong các mục tiêu chính trị của chúng ta ở Nam Việt Nam?

4. Ông Habib tuyên bố là ông Thiệu tin rằng quân lực Việt Nam có thể mở rộng trong năm tăng thêm 30.000 quân nhiều hơn số 65.000 hiện được ghi trong chương trình của Đại tướng, điều đó có thực hiện được không?

5. Đại tướng có thành công trong việc yêu cầu chính phủ Nam Việt Nam tung quân lực Việt Nam Cộng hòa từ các khu vực thành thị ra vùng nông thôn để tấn công địch không?

6. Freduy Weyane và tướng Khánh đã có khả năng bắt đầu kế hoạch hoạt động phối hợp chống các đơn vị địch triển khai đến xung quanh Sài Gòn chưa?

7. Đại tướng có thể chấp nhận và thực hiện sự lựa chọn về các chiến lược quân sự này với chương trình các lực lượng số 5, cộng với 6 tiểu đoàn vừa mới triển khai thêm, để sức phòng thủ khu vực trọng yếu và đông dân cư tại Nam Việt Nam.

8. Nếu rút Khe Sanh và thành lập tuyến phòng thủ xa về hướng đông thì sẽ làm tốt hơn lên hoặc làm xấu hơn tình hình quân sự phía Bắc vùng 1 chiến thuật, không kể đến các yếu tố chính trị khác?

9. Có thể giao cho quân đội Nam Việt Nam càn quét về phòng thủ trọn vẹn đồng bằng sông Cửu Long không? (42)

Nhiều tài liệu do nhóm đặc nhiệm hoàn thành và thảo luận ngày thứ bảy, mồng 2 tháng 3 đã được phân công trong buổi họp này. Sự phân công tổng quát và nét đại cương về các đề tài đem ra nghiên cứu đã được ông William Bundy ghi trên biên bản như sau:

a) Hoa Kỳ có thể lựa chọn đường lối hành động nào? Phân công cho: Bộ quốc phòng - Đại tướng Taylor, Bộ ngoại giao (Bộ trưởng).

b) Địch có thể theo đuổi quá trình diễn biến nào? Phân công cho: Bộ quốc phòng và Cục tình báo trung ương.

c) Phân tích những hậu quả do việc đề nghị của ông Westmoreland xin thêm quân sẽ gây ra.

Hàng loạt các tài liệu như sau:

- Hậu quả quân sự - Hội đồng tham mưu trưởng liên quân.

- Hậu quả chính trị - Bộ ngoại giao.

(Những hậu quả về chính trị ảnh hưởng rộng rãi trong nước và ở nước ngoài kể cả những khó khăn nội bộ của Nam Việt Nam).

- Những kết quà về ngân sách: Bộ quốc phòng.

- Những hậu quả về kinh tế: Bộ Ngân khố.

- Những hậu quả đối với Quốc hội: Bộ quốc phòng.

- Những hậu quả đối với dư luận - trong nước và trên trường quốc tế: Bộ Ngoại giao (43).

Công việc chính yếu soạn thảo tài liệu để ông Bộ trưởng Clifford trình Tổng thống là do Bộ quốc phòng phải tiến hành. Về các tài liệu khác soạn thảo ngoài phạm vi Lầu Năm góc chỉ có những tài liệu và đàm phán về các chính sách nội bộ của miền Nam Việt Nam do ông Bundy và ông Habib thuộc Bộ ngoại giao soạn thảo cùng vấn đề lựa chọn chiến lược do Đại tướng Taylor soạn thảo là được gửi thẳng đến Nhà Trắng mà thôi.

Những tài liệu khác do Cục tình báo trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ ngân khố và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đóng góp, bổ túc cho quá trình thảo luận của Lầu Năm Góc, chứ không kể như là tài liệu riêng biệt của bản đúc kết cuối cùng. Thế nên, tiếng nói có ảnh hưởng lớn, trong việc xem xét những giải pháp để lựa chọn trong khi xúc tiến việc tái nhận định tình hình là thuộc về các giới chức dân chính trong Bộ quốc phòng.

Ông Clifford đã được các vị phụ tá của ông đưa ra một nhận định bi quan và chán chường về tình hình cùng những triển vọng về Việt Nam rất khác biệt với nhận thức của ông trước khi ông giữ chức Bộ trưởng quốc phòng.

Mặc dù những tài liệu này không lọt ra khỏi Lầu Năm Góc và có nhiều tài liệu không được trình cho các thành viên cao cấp của nhóm đặc nhiệm biết, trừ ông Clifford, nhưng những tài liệu ấy càng tạo nên hình ảnh thất bại đen tối của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ sau này của ông, đến những mục tiêu và chính sách của Hoa Kỳ.

Chiều hướng chính của những tài liệu tại Bộ Quốc phòng là nhằm cho thấy rằng nếu cứ càng tiếp tục nhiều hơn nữa như vậy tại Việt Nam thì có thể cũng sẽ chẳng đạt được kết quả quyết định nào cả và đúng ra chỉ sẽ tốn kém quá nhiều cho Hoa Kỳ mà thôi nên một chính sách như vậy không thể nào tồn tại được.

Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng về phân tích các hệ thống, trong khi xem xét các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, ông Alaln Enthoven đã phác họa cho các ông bộ trưởng thấy một hình ảnh thất bại đen tối.

Lúc đầu vào năm 1965, từ khi lực lượng Hoa Kỳ đưa quân vào ồ ạt những mục tiêu đã được công bố của chúng ta

1. Gây khó khăn và tốn kém càng nhiều càng tốt cho Bắc Việt nếu họ muốn tiếp tục yểm trợ có hiệu quả cho Việt cộng và buộc Bắc Việt phải chấm dứt việc chỉ đạo cuộc nổi dậy của Việt cộng.

Trong khi chúng ta buộc Bắc Việt Nam phải trả giá đắt hơn về hành vi xâm lược và việc họ yểm trợ cho Việt cộng, thì người ta vẫn thấy là họ không thiếu khả năng chỉ để đối chọi với mỗi lần leo thang mới của Hoa Kỳ. Chiến lược "tiêu hao" của chúng ta đã không hiệu nghiệm. Gửi thêm 206.000 quân Mỹ vào lực lượng 525.000, 17 tiểu đoàn và 70 máy bay chiến đấu rõ ràng phí thêm cho Hoa Kỳ là 10 tỷ đô la mỗi năm, sự kiện đó sẽ nêu lên câu hỏi là ai sẽ gây tốn kém cho ai.

2. Mở rộng uy quyền sự điều khiển và kiểm soát toàn cõi Nam Việt Nam của chính phủ Việt Nam.

Mục tiêu này chỉ có thể do chính phủ Việt Nam thực hiện qua các tiến triển về chính trị và kinh tế với sự yểm trợ cần thiết của một quân lực Việt Nam Cộng hòa có khả năng. Cuộc tấn công vào dịp Tết không những đã chứng minh là Hoa Kỳ không bảo vệ được một cách hữu hiệu mà còn chứng nhận rằng chính phủ và quân lực Việt Nam Cộng hòa không thực hiện được những tiến bộ thực sự trong công tác bình định bước đầu thiết yếu trên con đường mở rộng uy quyền, sự điều khiển và kiểm soát của chính phủ Việt Nam.

3. Đánh bại Việt cộng và các lực lượng Bắc Việt ở Nam Việt Nam và bắt buộc họ phải rút lui.

Cuộc tấn công vào dịp Tết chứng tỏ rằng chúng ta còn ở xa đích hơn là chúng ta tưởng. Còn xa bao nhiêu thì đó là điều cần phải xem xét đến.

4. Ngăn chặn Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào Đông Nam Á.

Điều này đến nay chúng ta đã thành công, tuy nhiên trong trường hợp lực lượng Hoa Kỳ quá nhiều, có thể đưa đến kết quả trái ngược.

Mặc dù ồ ạt đưa vào 500.000 quân Hoa Kỳ, 1,2 triệu tấn bom mỗi năm, 400.000 phi xuất hàng năm, 200.000 quân địch thương vong trong 3 năm và Hoa Kỳ tử thương 20.000 v v , nhưng chúng ta biết là sự kiểm soát của chúng ta ở nông thôn và việc phòng thủ ở các khu vực thành thị trong lúc này lại chủ yếu ở mức trước tháng 8 năm 1965. Càng dính líu sâu chúng ta chỉ đã đi đến chỗ bế tắc mà thôi. Vậy phải tìm kiếm một chiến lược mới (44).

Trong khi xem xét nhiều chiến lược, đã xác định chiến lược nào, nếu có, có thể đem lại nhiều thắng lợi nhất trong tương lai, ông Enthoven và bộ tham mưu của ông chỉ tìm ra được có một, khả dĩ mang lại nhiều hứa hẹn:

1. Không thay đổi gì nhưng tăng thêm tiềm lực.

Giải pháp chiến lược này nằm trong các đề nghị của Bộ Tư lệnh viện trợ Hoa Kỳ và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Nói vắn tắt, những khuyến nghị này gồm việc tăng thêm lực lượng để chiếm lại đất đai bị mất kể từ tháng giêng năm 1968. Không hề đề cập đến việc có nên tăng thêm lực lượng Hoa Kỳ để hoàn thành nhiệm vụ hay không sẽ phải chi phí thêm nữa cho việc dính líu không giới hạn này.

2. Mở rộng chiến tranh.

Nếu chọn lựa giải pháp này, sẽ có thêm nhiều lực lượng hơn là mức đang nghiên cứu và sẽ đem lại hiểm họa là đẩy Trung Quốc và Liên Xô vào vòng chiến. Chiều hướng các diễn tiến đã xảy ra có thể đưa đến giải pháp này, tăng cường lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, chắc chắn sẽ làm tăng thêm các khả năng đó.

3. Rút khỏi cuộc chiến.

Cái giá của sự “chạy làng" bây giờ sẽ đưa đến sự phá sản các vụ cam kết khác của chúng ta trên toàn cầu, sẽ là một chia rẽ cay đắng trong nước và có thể làm cho những tham vọng bành trướng lãnh thổ tích cực của Trung Quốc - Liên Xô được phục hồi lại. Trước vụ Tết, chúng ta có thể làm việc này với ít hiểm họa hơn là bây giờ.

4. Làm sống lại chính phủ Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Lựa chọn giải pháp này tức là trở lại quan niệm chiến tranh là của Việt Nam với sự trợ giúp của Hoa Kỳ thay vì như tình hình hiện tại là cuộc chiến của Hoa Kỳ với sự trợ giúp không đáng tin cậy của chính phủ Nam Việt Nam. Lựa chọn giải pháp này để đòi hỏi phải:

a) Cương quyết triển khai lực lượng Hoa Kỳ đến mức tối đa ấn định. Số quân triển khai phải được thông báo cho các cấp cao nhất của chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng hòa và các vị lãnh đạo quân sự của chúng ta.

b) Phải ước định khôn khéo đúng mức dư luận Hoa Kỳ và thế giới về sự cam kết có giới hạn của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam về quyền rút lui của chúng ta nếu chính phủ và quân đội Việt Nam cộng hòa tỏ ra thiếu quyết tâm và không đạt được thành quả.

c) Phải tuyên bố mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam là phát triển khả năng của chính quyền Nam Việt Nam và đánh bại Việt cộng và lực lượng quân đội Bắc Việt tại Nam Việt Nam và buộc họ phải rút lui (45).

Vì vậy các nhà phân tích này kết luận ràng ưu tiên hàng đầu là "phải giúp cho quân đội Việt Nam Cộng hòa phát triển được, đặc biệt hơn cả là phải trang bị các vũ khí mới", việc hiện đại hóa quân lực Việt Nam Cộng hòa còn được thực hiện trước cả việc trang bị cho tất cả lực lượng triển khai đến các vùng có chiến sự" (46).

Những tài liệu phân tích của các hệ thống khác cho thấy rằng "Các cuộc tấn công của địch hiện nay cho thấy chương trình bình định đã dứt khoát thất bại" về những thống kê trích dẫn đã chứng tỏ, trong quá khứ, là Bắc Việt có khả năng tăng lực lượng để đối phó vớt việc Hoa Kỳ tăng quân ở Nam Việt Nam”.

“Các thống kê cũng đều được dùng để ước định những tổn thất mà Hoa Kỳ phải chịu về thương vong tùy theo những lựa chọn trong việc triển khai quân khác nhau và các chiến lược khác nhau trên đất liền gây ra. Những đề án này cho thấy rằng việc chuyển sang chiến lược nhằm kiểm soát dân, không phải đối đầu với địch, sẽ có thể ổn định được mức độ thương vong của Hoa Kỳ" (47).

Ông Phin. G. Goulding, Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng về các vấn đề công cộng, nhấn mạnh với ông Clifford rằng dường như không có hành động nào khả dĩ thống nhất được ý chí của đất nước. Về phản ứng của quần chúng, ông cảm thấy, câu hỏi cần phải trả lời là sự lựa chọn nào sẽ có hiệu lực nhất để đoàn kết những người từng ủng hộ những việc làm của Tổng thống tại Việt Nam, và cô lập được phe chống đối. Trong khi phân tích các sự lựa chọn khác nhau. Ông Goulding chia quần chúng thành diều hâu, bồ câu và những người ôn hòa.

Ông cảm thấy chương trình do Đại tướng Wheeler đề nghị, hoặc một hình thức đã được sửa đổi của chương trình này, về tăng thêm quân đến Việt Nam, kéo theo việc gọi nhập ngũ lực lượng dự bị, các chi phí trội và tăng thuế, sẽ gặp phải một phản ứng vô cùng tiêu cực của mọi thành phần kể trên. Những biện pháp đó, ông tuyên bố:

"… Sẽ làm cho giới bồ câu bất mãn vì chúng ta sẽ càng ngày càng vướng sâu vào chiến tranh. Những biện pháp đó sẽ làm cho giới diều hâu bất mãn bởi vì chúng ta vẫn bị ngăn cản không phô trương được các giới quân sự của chúng ta, đặc biệt tại miền Bắc Việt Nam. Và giới ôn hòa, về căn bản đã ủng hộ Tổng thống vì tin tưởng và vì lòng yêu nước, họ sẽ bất mãn bởi vì thấy cứ đổ quân vào nhiều bằng nhiều cách mà không cho biết thời hạn nào mới đạt được thắng lợi, cũng như không biết được hoặc một lập luận nào mà họ có thể chấp nhận được đã nghĩ rằng tất cả những sự kiện này đều là nhằm mưu cầu lợi ích quốc gia, (rồi đây, họ sẽ được đọc những mục bất đồng quan điểm và những bài xã luận cho là từ nay đến 18 tháng nữa, khi Bắc Việt tăng thêm được 38.000 quân, rồi thì chúng ta sẽ trở lại mức như lúc khởi đầu)" (48).

Thế nhưng, theo ông Goulding, quyết định triển khai thêm quân với bắt cứ số lượng đáng kể nào đều phải kèm theo vài "chuyển biến" mới. Có thể xem xét đến hai chuyển biến mới là hoặc triển khai lực lượng cộng với mở rộng ném bom ở miền Bắc hoặc là triển khai lực lượng cộng với một chiến dịch hòa bình rõ ràng, dựa trên sự ngừng ném bom miền Bắc.

Ông Goulding cho biết, chiều hướng thứ hai có thể giúp đoàn kết được quần chúng. Theo ông nếu lựa chọn "chiến dịch hòa bình" thì sẽ được cả nước đón nhận thuận lợi hơn là triển khai leo thang miền Bắc. Bởi vì theo suy nghĩ của quần chúng, điều này sẽ đưa đến nhiều triển vọng hơn cho một giải pháp chấm dứt được cuộc chiến tranh.

Theo ông Goulding, sự lựa chọn thứ tư, nghĩa là từ chối yêu cầu của Tướng Westmoreland và tiếp tục cuộc chiến tranh như "hiện trạng” sẽ không làm vừa lòng ai cả. "Phe diều hâu (về giới quân sự) sẽ phản đối kịch liệt. Họ sẽ không được hài lòng mấy về phe bồ câu vì sự từ chối này tạo điều kiện cho nhiều sáng kiến mới dẫn đến hòa bình" (49).

Những thuận lợi của sự lựa chọn thứ 5, từ chối những yêu cầu của Đại tướng Westmoreland và thay đổi chiến lược ở Nam Việt Nam, theo quan điểm của Goulding, thì đó là tốt hơn hết, và tài liệu kết luận:

“Sẽ có thể không còn phải khổ tâm vì phải triển khai thêm lực lượng, gọi nhập ngũ lực lượng dự bị, tăng thương vong và kéo dài nhiệm kỳ phục vụ của binh sĩ. Những nguy cơ leo thang oanh tạc cũng có thể được loại trừ. Những mối đe dọa của việc ngưng ném bom sẽ không còn nữa. Nỗi thất vọng chán nản vì cứ phải hành động thêm nữa, thêm nữa và thêm nữa một cách vô tận sẽ chấm dứt.

Điều mà dân chúng mong mỏi hơn hết là làm sao có được vài dấu hiệu cho thấy là chúng đang đạt tiến bộ, là có thể tìm ra được một lối chấm dứt nào đó. Không nhất thiết là cần phải có tiến bộ nhưng sự việc đã cho thấy là có thay đổi rồi. Vấn đề cho thấy là người ta đang tìm kiếm những cách giải quyết mới... và sẽ ngăn cản được không cho phe ôn hòa theo phe bồ câu.

Giới bồ câu muốn tạm ngưng chiến, nhưng tôi nghĩ rằng họ thích tình trạng này hơn là phải triển khai lực lượng, động viên thêm và cộng với việc tạm ngưng chiến. Trong khi giới diều hâu muốn leo thang ra miền Bắc. nhưng hầu hết (chứ không phải toàn thể) cũng muốn chấm dứt việc tăng lực lượng trên bộ ở Nam Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công thuyết phục được những thành viên trong quốc hội sẽ lên tiếng để ủng hộ giải pháp này” (50).

Nói tóm lại, bài thuyết trình của ông Goulding đã đi đến kết luận là cách lựa chọn thứ năm bao gồm việc không triển khai thêm quân nhưng phải thay đổi chiến lược một cách nào đó chưa được nói rõ (mặc dù không phải là một cuộc leo thang ném bom hoặc là một cuộc tạm ngừng ném bom) sẽ rất có thể được quần chúng Mỹ chấp nhận và có thể sẽ củng cố được tình đoàn kết, thống nhất đất nước.

Điều cũng có thể được quần chúng chấp nhận, nhưng theo ý ông thì cũng chẳng nên mong mỏi lắm, sẽ là một sự triển khai thêm quân đi đôi với một sáng kiến hòa bình mới có thể là một cuộc tạm ngưng ném bom miền Bắc.

Mặc dù cả ông Enthoven lẫn Goulding đều đã chủ trương một sự thay đổi chiến lược nào đó ở Việt Nam, nhưng chính tại văn phòng phụ trách an ninh quốc tế của ông Warnke người ta lại mới chú ý rất nhiều đến một chiến lược đổi mới như thế và chiến lược này đang được soạn thảo rất tỉ mỉ.

Ông Warnke đã không đồng ý với tâm trạng bi quan của những viên chức quốc phòng khác cho rằng ông Clifford có lẽ là một kẻ hiếu chiến không thể nào có thể sửa đổi được. Một trong những Phó trợ lý Bộ trưởng của ông Warnke là ông Richard Steadman, người đã tháp tùng ông Clifford và Tướng Taylor trong chuyến đi của hai ông này sang Viễn Đông vào mùa hè 1967 cũng có thuật lại những hoài nghi của ông Clifford sau chuyến đi này.

Ông Warnke cũng đã giải thích những nhận xét của ông Clifford liên quan đến công thức San Antonio trong các buổi điều trần xác nhận có ý như muốn để cho người ta tùy ý lựa chọn đường lối hành động đối với chiến dịch ném bom miền Bắc. Ông đã nhắc lại như sau:

“Tôi công nhận ông ta là một người thông minh và đã có một vài nghi ngờ nào đó về chính sách Việt Nam của chúng ta. Điều mà tôi thấy được khá rõ ràng là sau những buổi họp khai mạc, tôi đã coi ông Clark như là một đồng minh thật sự. Vấn đề không phải là làm cho ông ta nghe theo chúng tôi mà là vấn đề phải cung cấp cho ông những lý lẽ và sự kiện để làm công việc mà tất cả chúng tôi nghi rằng cần phải làm" (51)

Ông Warnke đã tập hợp được một nhóm viên chức trẻ tuổi có kinh nghiệm rộng rãi và đa dạng về Việt Nam. Hầu hết những người này đều ở cấp thấp ít thâm niên nhưng họ hiểu biết sâu sắc về tình hình chính trị và quân sự ở Việt Nam dựa trên cơ sở đã từng phục vụ lâu năm tại đó.

Từ lâu họ đã cảm thấy thất vọng vì người ta đã chú trọng quá nhiều đến mặt quân sự trong các chương trình của Hoa Kỳ. Họ cảm thấy là quá chú trọng đến vai trò quân sự, theo nhận xét của họ sẽ làm thiệt hại và quả vậy có thể cản trở mọi tiến bộ, trong các lãnh vực chính trị không phải là quân sự mà những lãnh vực này cũng không kém phần quan trọng ở Việt Nam.

Làm việc dưới quyền nơi Phó trợ lý bộ trưởng của ông Warnke là các ông Morton Halperin và Richard Steadman, nhóm chuyên viên này đã soạn một dự thảo bị vong lục trình lên Tổng thống trong đó họ đã xem xét đến những chiến lược có thể được lựa chọn để áp dụng tại Việt Nam khả dĩ đem lại được những thắng lợi lớn hơn trong tương lai.

Làm việc trực tiếp dưới quyền ông, quyền giám đốc Bộ tham mưu đặt kế hoạch về chính sách vào các lúc ấy nhón này gồm có các ông Franks Seatton, Richard. Như vậy ông Halperin và những người cùng cộng tác với ông đã nhận thấy chính công việc này đã đem lại cho họ một cơ hội mà ta đã tìm kiếm từ lâu. Theo họ nhận định về tình hình, thì vào lúc đó đã có rất ít hoặc hầu như không có một hạn chế nào đối với việc xem xét lại toàn bộ chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ.

Sau này ông Halperin đã nhắc lại như sau: "Chúng tôi từng làm việc dưới quyền ông McNamara, và chúng tôi đã đặt tin tưởng vào những gì mà ông McNamara đang làm dở và vấn đề cần phải quyết định là liệu chúng tôi có thể thật sự cùng làm việc được với ông Clifford hay không. Thật sự, chúng tôi cần phải - không phải là giáo dục ông ta mà là làm cho ông ta phải thay đổi hẳn quan điểm. Và điều này hẳn là phải suy tính kỹ.

Ông Cliìrord quả vậy đã ném cho chúng tôi đang sắp sửa phải viết lên những gì mà chúng tôi đã suy nghĩ dù cho điều đó có nghĩa là tất cả chúng tôi sẽ bị mất việc. Tôi nghĩ là hầu hết chúng lôi đều cảm thấy rằng nếu ông Clifford không muốn để cho chúng tôi tiếp tục đấu tranh theo như đường lối chúng tôi đã đề ra từ trước tới nay thì trong trường hợp ấy không còn lý do gì để chúng tôi ở lại nữa. Bản báo cáo của chúng tôi là bị vong lục đầu tiên được chuyển đến khắp các cơ quan trong chính phủ và thật sự đã công kích những động cơ cơ bản trong cuộc chiến tranh Việt Nam và phía quân đội đã không đáp lại" (52).

Tài liệu được những người trẻ tuổi nêu lên soạn thảo và được ông Warnke phê chuẩn đã đưa ra một nhận xét bi quan về tình hình Nam Việt Nam cùng một nhận định đen tối về việc gì sẽ có thể xảy ra, nếu cứ phải tiếp tục tiến hành chiến lược hiện nay của chúng ta. Chiến lược hiện hành của chúng ta sẽ không giúp cho Hoa Kỳ đánh đuổi được quân địch ra khỏi Nam Việt Nam hoặc tiêu diệt họ, dù cho có tăng thêm các lực lượng Mỹ đi chăng nữa, địch quân có thể sẽ gia tăng lực lượng của họ để đáp ứng lại.

Vì thế, tài liệu đã đi đến kết luận như sau: "Như vậy chiến lược hiện nay đang áp dụng không thể hứa hẹn sớm chấm dứt cuộc chiến tranh cũng như không đem lại bất cứ một kết quả nào nhằm tiêu hao địch hoặc làm xói mòn ý chí chiến đấu của Hà Nội. Hơn nữa, chiến lược này sẽ gây ra những tổn phí lớn lao ở Nam Việt Nam, ở Hoa Kỳ và tại các nơi khác trên thế giới".

Những tồn phí lớn lao nêu trên quả thực có thể sẽ gây cản trở khiến không thể đạt được những mục tiêu của Hoa Kỳ. Ở Nam Việt Nam, sự có mặt của trên 700.000 quân nhân Mỹ không thể có nghĩa gì khác hơn là việc Mỹ hóa toàn bộ cuộc chiến tranh. Không có dấu hiệu nào cho thấy là quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ gia tăng hiệu lực và cũng sẽ không có một áp lực nào từ phía Hoa Kỳ hoặc chính phủ Việt Nam để buộc Quân đội Việt Nam cộng hòa phải có hiệu lực, nếu như Hoa Kỳ vẫn tỏ ra muốn gia tăng thêm mức số quân của họ đủ để duy trì một tình trạng không có lối thoát tại nước này".

Tại Hoa Kỳ những hậu quả của sự kiện trên đây sẽ không kém phần tai hại:

Chúng ta sẽ bắt buộc phải gọi động viên quân dự bị, tăng ngân sách của chúng ta lên hàng tỷ đô la và sẽ thấy số thương vong của Hoa Kỳ tăng lên 1.300 - 1.400 mỗi tháng. Cán cân chi phí của chúng ta sẽ càng trở nên tồi tệ và chúng ta sẽ phải tăng thuế nhiều hơn nữa - phải chứng minh đó là thuế chiến tranh, nay là phải áp dụng những biện pháp kiểm soát tiền lương và giá cả...

Sẽ khó mà thuyết phục được những người chỉ trích khi đưa ra lý lẽ rằng chúng ta không phải chỉ tàn phá Nam Việt Nam để "cứu vớt" nước này mà thực tình chúng ta còn hoặc muốn đi đến đàm phán hòa bình nữa. Sự bất mãn mỗi lúc một tăng thêm sẽ đi liền với - chắc chắn là như vậy - việc bất chấp lệnh gọi nhập ngũ và tâm trạng hoang mang dao động tại các thành phố vì người ta cho rằng chúng ta đang xao lãng những vấn đề ở trong nước, sự bất mãn ấy có nguy cơ to lớn sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng trong nước trên với quy mô lớn lao chưa từng thấy.

Như thế, nếu chiến lược hiện nay của chúng ta ngay cả với việc triển khai thêm quân đi nữa cũng sẽ không thể hứa hẹn kết thúc sớm được cuộc chiến tranh thì liệu chúng ta còn có những đường lối nào khác để lựa chọn không? Không một chiến lược trên bộ nào cũng như không nửa số quân Hoa Kỳ nào lại có thể đơn phương hoàn thành được mục tiêu của chúng ta tại Nam Việt Nam.

Bản dự thảo bị vong lục đã nói rõ như sau: “Chúng ta chỉ có thể đạt được mục tiêu của chúng ta nếu chính phủ Nam Việt Nam bắt đầu đưa ra được những biện pháp càn thiết để tranh thủ niềm tin của nhân dân và tạo được khả năng lãnh đạo có hiệu quả cho mọi phe nhóm trong dân chúng. Quân đội Việt Nam cộng hòa cũng cần phải được cải biến để trở thành một lực lượng chiến đấu giỏi. Nếu chúng ta không thực hiện nổi những mục tiêu này thì một chiến thắng quân sự đánh bại những lực lượng chủ lực của Bác Việt Nam và Việt Cộng rồi kèm theo việc rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, sẽ chỉ là để dọn đường cho một sự tiếp quản của Mặt trận Giải phóng miền Nam mà thôi”.

‘Sự có mặt về quân sự của chúng ta ở Nam Việt Nam phải nhằm kéo thêm thời gian để cho quân đội Việt Nam cộng hòa và chính phủ Nam Việt Nam có thể phát triển khả năng thật sự của họ, để có thể thực hiện được việc này, chúng ta cần phải ngăn cản không để cho địch tới gần những khu vực đông dân cư trong nước và không để cho họ đạt được những mục tiêu của họ nhằm kiểm soát dân chúng và tiêu diệt chính phủ Nam Việt Nam”.

Bị vong lục đã đi đến kết luận rằng Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam cần phải được lưu ý là nhiệm vụ của cơ quan này là bảo đảm an ninh cho các khu vực đông dân cư và ngăn chặn không để cho địch tới gần dân chúng, ngoài ra họ không nên tìm cách để tiêu diệt địch và đánh đuổi địch ra khỏi đất nước. Cần phải yêu cầu Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam đề nghị một chiến lược thích hợp và xác định những nhu cầu về lực lượng để thực hiện mục tiêu này với số thương vong càng ít càng tốt (53).

Tuy nhiên, trong đoạn kế tiếp của bị vong lục, các tác giả đã làm nhẹ bớt trách nhiệm cho Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam và đã phác họa ra một chiến lược có thể được đem áp dụng (lẽ dĩ nhiên là một chiến lược được họ ưa thích hơn cả) và khả dĩ tiến hành được “mà không cần phải gia tăng đáng kể mức số quân của chúng ta ở Nam Việt Nam, và như thế sẽ tránh được nhưng hậu quả bất lợi ở trong nước và ở nước ngoài như đã được phác họa ở trên".

Chiến lược mà những nét chính được vạch ra trong bị vong lục là nhằm mục đích đạt thế chủ động dọc theo ranh giới nhân khẩu (Demographic frontier). Nội dung như sau: Những lực lượng hiện thời đang đóng vị trí ở trong hoặc gồm những khu vực đông dân cư dọc theo bờ biển phải ở lại tại chỗ.

Những lực lượng hiện nay đang đóng vị trí dọc theo biên giới nhân khẩu (54) phải tiếp tục hoạt động từ những vị trí ấy, không phải đã thực hiện những nhiệm vụ tìm diệt dài hạn mà là để yểm trợ cho vùng biên giới. Từ tám đến mười tiểu đoàn đóng tại vùng phi quân sự sẽ được bố trí lại và trở thành lực lượng dự bị chiến lược ở vùng I. 6 tiểu đoàn đóng ở bên trong lãnh thổ vùng II sẽ được bố trí lại ở tỉnh Bình Định, lực lượng này được coi là lực lượng dự bị chiến lược để bảo vệ những tỉnh lỵ của các tỉnh trên vùng cao nguyên. Khi an ninh đã được phục hồi lại những khu vực đông dân cư của vùng bờ biển Việt Nam trước đây từng bị xao lãng thì các tiểu đoàn Hoa Kỳ bổ sung sẽ di chuyển đến vùng biên giới nhân khẩu..

Đóng căn cứ ở ngay bên ngoài những khu vực đông dân cư, các lực lượng tại vùng biên giới sẽ tiến hành những cuộc đột kích phá hoại, những cuộc tuần tra trinh sát dài ngày và một khi đã xác định được vị trí của những mục tiêu thích đáng thì sẽ mở những cuộc hành quân tìm diệt tại vùng hoạt động của địch ở những khu vực không có dân cư giữa những ranh giới nhân khẩu và chính trị.

Những lực lượng này sẽ sẵn sàng được sẻ dụng như là một lực lượng phản ứng nhanh để yểm trợ cho quân lực Việt Nam cộng hòa khi lực lượng này bị tấn công ở trong vùng đông dân cư. Ở nơi nào mà hoạt động tuần tra của quân lực Việt Nam cộng hòa tại khu vực đông dân cư xét thấy không được đầy đủ thì các lực lượng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng có thể yểm trợ cho họ.

Những thuận lợi của chiến lược nhân khẩu nhằm đem lại an ninh cho dân chúng được xem là gồm có nhiều mặt :

1. Chiến lược này có thể luôn luôn đặt các lực lượng Việt cộng và Bắc Việt Nam vào một tình trạng mất thăng bằng tại vùng hoạt động hiện nay của họ. Hiện nay vùng này trên quy mô lớn đang được họ sử dụng để vận động và tập trung quân, hành quân tới đây từ bất cứ một thành phố quan trọng nào ở phía Bắc Sài Gòn thì không mất quá một ngày đường.

2. Chiến lược nếu kéo dài các tuyến giao thông của địch từ những khu đất thánh của họ ở Lào và Campuchia. Các căn cứ địa và tuyến giao thông nằm trong lãnh thổ Nam Việt Nam sẽ dễ bị tấn công và phá vỡ mà không cần phải mở rộng chiến tranh sang các nước láng giềng.

3. Quân lực Việt Nam cộng hòa. một khi biết được các lực lượng phản ứng của Hoa Kỳ có khả năng yểm trợ họ, có thể sẽ thi hành nhiệm vụ một cách hăng hái hơn.

4. Việc này sẽ cho phép giao việc tuần tra và bảo vệ an ninh những khu vực đông dân cư để chủ yếu cho các lực lượng Nam Việt Nam phụ trách.

5. Các lực lượng Hoa Kỳ sẽ luôn luôn hoạt động được tích cực trong khu vực mà hiện nay là vùng hoạt động của địch quân, không còn giữ những vị trí cố định để cho địch có thể tập trung quân và tấn công. Việc này cộng thêm với những khó khăn gia tăng của địch về hậu cần sẽ làm giảm bớt số thương vong của Hoa Kỳ, trong khi đó thì số thương vong của địch sẽ tăng lên. Thực vậy. chúng ta sẽ có thể buộc địch phải xuất đầu lộ diện, phải giao chiến trên địa thế do chúng ta chọn.

6. Việc tăng cường tuần tra vùng đông dân cư do quân lực Việt Nam cộng hòa phụ trách cũng kết hợp với những hành động của Hoa Kỳ tại vùng hoạt động của địch sẽ gây khó khăn hơn cho địch quân để có thể tập trung quân chống lại hoặc tấn công những mục tiêu nằm trong những khu vực đông dân cư. Việc này sẽ làm giảm bớt số thương vong thường dân và sẽ không còn gây ra nhiều những vụ tỵ nạn nữa.

7. Việc đóng quân của các lực lượng Hoa Kỳ sát cạnh quân lực Việt Nam cộng hòa sẽ làm cho những cuộc hành quân hỗn hợp được dễ dàng ở cấp vận động (tiểu đoàn, đại đội), thêm nữa việc này sẽ làm tăng thêm tinh thần hăng say chiến đấu của quân lực Việt Nam cộng hòa.

8. Với việc Quân lực Việt Nam cộng hòa được các lực lượng Hoa Kỳ yểm trợ như thế, người ta có thể hi vọng là họ sẽ vẫn ở lại trong quân ngũ và mở những cuộc hành quân chừng nào họ vẫn còn được trả lương và được nuôi ăn (55).

Trong bị vong lục người ta đã không ghi nhận một bất lợi nào trong chiến lược này. Việc bố trí quân với đầy đủ chi tiết cần để thực hiện đầy đủ chiến lược này đã được liệt kê theo từng vùng chiến thuật (56).

Căn cứ vào lối tự phân tích này về những nhược điểm của chiến lược hiện nay của chúng ta và niềm mong muốn có một chiến lược nhằm bảo vệ vùng biên giới nhân khẩu, tài liệu trên đây đã khuyến cáo Tổng thống nên có những hành động như sau:

1) Tuyên bố rõ mục tiêu chính trị của chúng ta là tìm kiếm một nền hòa bình để giúp cho nhân dân Nam Việt Nam tự mình hình thành những thể chế chính trị của họ, và vai trò chủ yếu của các lực lượng quân sự Hoa Kỳ là lo bảo đảm an ninh tại những vùng đông dân cư ở Nam Việt Nam thay vì tiêu diệt các lực lượng Việt cộng và Bắc Việt Nam hoặc đánh đuổi họ ra khỏi Nam Việt Nam. Chúng ta cần phải đặt kế hoạch để có thể duy trì tư thế cần thiết nhằm đạt được mục tiêu này trong thời gian lâu dài.

2) Chấp thuận việc gởi ngay thêm 10.500 nhân viên quân sự sang Nam Việt Nam.

3) Chấp thuận một chương trình được đẩy mạnh và mở rộng nhằm tăng thêm hỏa lực và tính cơ động cho quân đội Việt Nam cộng hòa và những thành phần khác của lực lượng vũ trang Chính phủ Nam Việt Nam.

4) Phái tướng Taylor đi Sài Gòn để giải thích cho Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam và chính phủ Nam Việt Nam hiểu rõ chiến lược và yêu cầu Tướng Westmoreland phải triển khai một chiến lược cùng những nhu cầu về số quân để thực hiện đầy đủ những mục tiêu quân sự được nói rõ trên.

5) Phái một hoặc hai viên chức dân sự cấp cao đi Sài Gòn với Tướng Taylor để khuyến nghị chính phủ Nam Việt Nam yêu cầu họ phải được ủng hộ rộng rãi hơn nữa về mặt chính trị (nguyên văn) chấm dứt cuộc cãi vã nội bộ, thanh trừng những sĩ quan và viên chức tham nhũng thối nát và tiến tới phát triển một chính quyền có khả năng và những lực lượng có hiệu lực. Ngoài ra, họ nên bắt đầu thảo luận về vấn đề đàm phán, cùng lúc sẽ thông báo cho chính phủ Nam Việt Nam rõ về việc quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ được Mỹ yểm trợ thêm cho họ.

6) Tổng thống cũng sẽ đọc một bài diễn văn trước công chúng Mỹ để giải thích chiến lược mới của chúng ta xuất phát từ các chiến thuật mới của địch.

Như thế nói tóm lại, theo sự đánh giá lại chiến lược của chúng ta ở Nam Việt Nam thì không có một chiến lược trên bộ nào và không có một sự tăng thêm mức số quân nào của Mỹ lại có thể đơn phương chấm dứt sớm cuộc chiến tranh được. Chỉ có thể thực hiện được điều đó nếu chính phủ Nam Việt Nam tiến hành được những biện pháp cần thiết để tạo được một khả năng lãnh đạo quân sự và chính trị có hiệu quả đối với nhân dân của họ.

Để có thể đẩy mạnh quá trình tiến hành việc này, bị vong lục đã đề nghị thực hiện một sự thay đổi bao quát chiến lược trên bộ của Mỹ căn cứ vào quyết định không tăng thêm các lực lượng Hoa Kỳ một cách đáng kể như Tướng Westmoreland và các tham mưu trưởng trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân mong muốn.

Hoa Kỳ sẽ hạn chế cho những mục tiêu của họ ở Nam Việt Nam và chấp nhận thực hiện một chiến lược bảo đảm an ninh cho dân chúng dọc theo vùng biên giới nhân khẩu, thôi không mở những cuộc hành quân tìm và diệt rất tốn kém tại những vùng hẻo lánh nữa. Việc này sẽ giúp cho chính phủ Nam Việt Nam có đủ thời gian để tổ chức và phát triển những thể chế dân chủ và sẽ tạo cho quân lực Việt Nam cộng hòa có đủ thời gian để lớn mạnh thêm và hữu hiệu hơn, trong khi đó các lực lượng Hoa Kỳ sẽ là một lá chắn bảo vệ được những khu vực đông dân cư, mà chỉ tốn kém rất ít về tài nguyên và số thương vong.

Tài liệu trên đây đã tác động mạnh đến Bộ trưởng Clifford và đã gây thêm nhiều thắc mắc trong tâm trí ông mà trước kia các cấp chỉ huy quân sự của đất nước đã không giải thích cho ông rõ. Những vấn đề mà trước đây được ông Mc Namara đã nêu lên có liên quan đến vấn đề liệu có thể gửi bao nhiêu quân sang Việt Nam mà sẽ không gây xáo trộn cho nền kinh tế và cũng không cần phải gọi nhập ngũ quân dự bị.

Nhưng bây giờ những vấn đề cơ bản hơn đã được nêu lên và toàn bộ chiến lược đã được các quan chức dân sự trong bộ quốc phòng đưa ra để tranh luận. Việc tăng thêm lực lượng sẽ đem lại hiệu quả như thế nào đối với cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam. Liệu những lực lượng gia tăng này có thể giúp cho đạt được chiến thắng hơn không? Cần bao nhiêu thời gian để đạt được những kết quả dứt khoát? Cuối cùng sẽ phải cần đến bao nhiêu quân mới đủ?

Những vấn đề được nêu lên trong tài liệu của ông Warnke đã được thảo luận trong buổi họp 9 giờ 30 tại văn phòng Bộ trưởng Clifford ngày 1-3. Chính là trong những buổi họp hàng ngày này, thay vì trong những buổi họp phức tạp hơn của nhóm đặc nhiệm, ông Clifford đã duyệt xét lại với bộ tham mưu của ông những vấn đề quan trọng nhất là ông phải đương đầu mỗi ngày.

Thường thường có mặt tại những buổi họp này là các ông Nitze, Warnke. ... một phụ tá đặc biệt của ông Clifford và Đại tá Roberl Purslay, sĩ quan tùy tùng của ông Clifford. Buổi họp ngày 1-3 Tướng Wheeler cũng đã có mặt. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã tỏ ra kinh ngạc trước sự việc người ta đã đương nhiên bác bỏ chính sách quân sự của Mỹ ở Nam Việt Nam như nội dung bị vong lục đã ghi rõ điều đó. Ông đã phát hiện ra hai sai lầm tai hại trong chiến lược bảo đảm an ninh cho dân chúng như sau:

1. Áp dụng chiến lược được đề nghị, sẽ có nghĩa là chiến đấu sẽ gia tăng ở bên trong hoặc ở sát cạnh những trung tâm dân cư và vì lý do đó, sẽ đưa đến hậu quả làm tăng thêm số thương vong trong dân chúng.

2. Nếu chấp nhận tư thế phòng thủ tĩnh, chúng ta sẽ cho phép quân địch có thêm khả năng tập trung quân gồm các trung tâm dân cư, đặc biệt là phía bắc Sài Gòn.

Tướng Wheeler cũng đã không kém phần kinh ngạc trước lời phát biểu nói rằng Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam không nêu rõ họ sẽ sử dụng số quân tăng thêm do họ yêu cầu như thế nào trừ việc họ chỉ trình bày sơ qua là số quân xin thêm ấy sẽ cung cấp cho họ một lực lượng dự bị ở chiến trường và một khả năng tiến công. Theo ông, chính là khả năng tiến công này mới rất là cần thiết và ông đã nêu rõ điểm này trong báo cáo trình lên Tổng thống để khôi phục lại an ninh ở Nam Việt Nam và để lợi dụng những thiệt hại nặng nề của quân địch.

Cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra trong văn phòng của ông Clifford vào ngày hôm sau. Ông Warnke đã đưa ra lời giải đáp Tướng Wheeler đối với hai sai lầm tai hại trong chiến lược kiểm soát dân như sau :

1. Vấn đề làm gia tăng chiến đấu trong các thành phố:

Tướng Wheeler đã quan tâm đến điều cho rằng chiến lược được để nghị sẽ có nghĩa là làm cho chiến sự gia tăng ở bên trong hoặc sát cạnh những trung tâm dân cư và do đó sẽ gây hậu quả làm cho số thương vong của thường dân tăng thêm... Nếu địch quân tiếp tục chọn sự đụng độ nhau trong các thành phố, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác hơn là giao chiến với họ trong những khu vực ấy dù phải chịu trả giá với những thương vong của thường dân.

Chiến lược được đề xuất thật sự có thể làm giảm bớt số thương vong của thường dân nếu chúng ta có thể thành công trong việc tấn công các nơi tập trung quân của địch trước khi đối phương có thể tấn công các thành phố... Bằng cách rút những lực lượng hiện nay đang giao chiến dọc theo khu phi quân sự và tại những vùng cao nguyên ít dân cư ra khỏi các vùng này, để tiến hành những hoạt động tấn công gần các trung tâm dân cư, chúng ta sẽ làm cho nỗ lực của địch chống các thành phố sẽ ít có hiệu quả hơn. 

2. Khả năng của địch tập trung quân gần các trung tâm dân cư. 

Tướng Wheeler tỏ ra lo lắng là theo như chiến lược được đề xuất địch quân sẽ có nhiều khả năng tập trung quân gần các trung tâm dân cư ở phía Bắc Sài Gòn hơn, đây là điều khó có thể hiệu được. Trên thực tế, trước vụ tết, vì chúng ta đang hoạt động chủ yếu dọc theo bờ biển, dọc theo khu phi quân sự và tại vùng cao nguyên, chúng ta sẽ cho giúp địch tập trung quân dọc theo đường biên giới nhân khẩu như họ đã làm trước khi xảy ra vụ tấn công Tết.

Thực tế là, một trong những thuận lợi của chiến lược mới là chúng ta sẽ có thể làm cho địch bị mất tháng bằng trong khu vực này.
Tướng Wheeler có thể cho rằng chúng ta chủ trương một thế phòng thủ. Điều này không đúng. Trong chiến lược được phác họa trong tài liệu một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các lực lượng Hoa Kỳ sẽ là mở các cuộc hành quân trong khu vực này, vẫn duy trì tính cơ động ở mức độ cao và thực hiện những cuộc tấn công vào những nơi bị nghi ngờ là căn cứ đóng quân của địch.

Tướng Wheeler đã phản kích lại với những lý lẽ đã được nêu trong hai tài liệu. Tài liệu thứ nhất là một bức công điện của Tướng Westmoreland trả lời những câu hỏi riêng biệt được đặt ra cho ông vào ngày 29-2 về kế hoạch sử dụng số quân xin tăng thêm. Câu hỏi thứ nhất có liên quan đến mục tiêu quân sự và các mục tiêu khác mà số quân xin gia tăng sẽ được sử dụng để đạt tới được. Thực ra, Tướng Westmoreland đã tỏ ra có quá nhiều tham vọng và đã tuyên bố rằng những mục tiêu này là:

1. Đánh bại và đẩy lui những đơn vị mới xâm nhập của quân đội Bắc Việt Nam hiện nay đang có mặt ở phía tây tỉnh Quảng Trị và ở khu vực giữa tỉnh Thừa Thiên kể cả thung lũng A Sầu và các căn cứ địa 131 và 114, ra khỏi Nam Việt Nam.

2. Duy trì quyền kiểm soát có hiệu quả của chính phủ và quân đội đối với các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên đặc biệt là các khu vực đông dân cư tại các vùng duyên hải và khu phi quân sự. Sẵn sàng chặn đứng hoặc ngăn chặn các đường xâm nhập, xâm lược từ Bắc Việt Nam đi qua ngả Lào.

3. Tiêu diệt các đơn vị chủ lực Việt cộng, quân đội Bắc Việt Nam và các căn cứ địa tại phần còn lại của vùng I chiến thuật. tại miền duyên hải về hướng Đông Bắc và tại vùng biên giới ở phía Tây Bắc vùng II chiến thuật.

4. Giảm bớt "nguy cơ được dự tính trước" mà chúng ta phải chấp nhận để tiết kiệm lực lượng của chúng ta đang đóng ở vùng II và III chiến thuật tạo thêm tính linh hoạt và "sức mạnh" với một trung đoàn ky binh thiết giáp.

5. Tiến hành những cuộc tấn công dũng mãnh và liên tục tại khắp vùng duyên hải của vùng II chiến thuật và vào tận những căn cứ địa và những khu đất thánh của địch trong vùng III chiến thuật dọc theo biên giới Campuchia đặc biệt là tại chiến khu "C" và "D". Phục hồi lại đà tiến công và bình định đã phải ngừng do hậu quả của cuộc tấn công Tết của địch quân và cần phải chuyển sư đoàn 101 không vận đến vùng 1 chiến thuật để ngăn chặn sự đột nhập của quân đội Bắc Việt Nam vào tỉnh Quảng Trị.

6. Sẵn sàng để tham gia nhưng cuộc hành quân bất ngờ nếu xét cần.

Câu hỏi thứ hai được Tướng Wheeler yêu cầu giải đáp là: "Việc gửi thêm quân tăng viện sang Nam Việt Nam là để nhằm mục đích tránh những nguy cơ riêng biệt nào? Và với số lực lượng tăng thêm là cốt để giành được những mục tiêu riêng biệt nào, trong thời gian sáu tháng tới? trong năm tới?"

Trong công điện giải đáp, Tướng Westmoreland đã trình bày dài dòng và có phần mập mờ đối với những nhiệm vụ có tính cách riêng biệt được dự trù giao cho những lực lượng này như:

Lực lượng được cấp thêm sẽ dùng để chặn trước khỏi xảy ra những sự bại trận tại địa phương do sự thoái hóa về mặt chiến thuật hoặc sự tan rã tạm thời của một số đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa gây ra, trong trường hợp xảy ra một cuộc Tổng tấn công khác của địch đi đôi với một cuộc xâm lược ồ ạt qua khu phi quân sự.

Sự cần thiết phải sẵn sàng yểm trợ hoặc tăng cường cho các đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa bị bất ngờ trước tính chất và cường độ của các trận tấn công của Việt cộng và quân đội Bắc Việt Nam, đã được nhận rõ trong cuộc tấn công quyết liệt vào dịp Tết của quân địch và cần phải ghi rõ điều có trong các kế hoạch lập nhu cầu số quân và triển khai lực lượng trong tương lai có thể dự kiến được...

Việc cung cấp thêm lực lượng cần ngay trước mắt sẽ có thể giúp gây được sức ép liên tục tới một mức độ nào đó tại tất cả các vùng chiến thuật và như vậy có thể làm giảm bớt nguy cơ không cho địch có cơ hội vận động dân chúng cung cấp tiếp tế cho họ, không cho họ có cơ hội để tổ chức lại, trang bị lại và bổ sung số thương vong, nhờ vậy có thể sớm đưa lại chiến trường những đơn vị đã được phục hồi sức mạnh, dù cho đã bị những thiệt hại nặng nề trong cuộc tấn công Tết. Các lực lượng này còn có thể vẫn duy trì được mức linh hoạt và sẵn sàng phản ứng nhanh chóng, rất cần thiết để đối phó với chiến thuật mới quá rõ ràng của địch đang nhằm phát hiện những điểm yếu kém trong cơ cấu tổ chức hoặc dàn lực lượng của chúng ta, để mở những trận tấn công ồ ạt bằng lối đánh biển người...

Trong năm tới lực lượng được cấp thêm sẽ có thể giúp để:

A. Tăng thêm dần dần từ Bắc đến Nam hàng loạt những trận tấn công, đánh những đòn thật nặng và liên tục để tràn vào các căn cứ địa, ngăn chặn và cắt đứt các đường xâm nhập và tiêu diệt hoặc đẩy các lực lượng Việt cộng/quân đội Bắc Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam.

B. Đồng thời, lực lượng khai thác có tính cơ động rất cao (hai sư đoàn) sẵn có được dùng để chống lại sự xâm lược của địch, hoặc để khai thác mọi cơ hội, nhằm đạt những thắng lợi chiến thuật ở bất cứ nơi nào ở Nam Việt Nam, mở lại không phải giảm bớt số lực tượng tối thiểu cần thiết để bảo đảm duy trì an ninh trong những khu vực và tại đó nhưng cuộc hành quân thắng lợi sẽ được tiến hành rồi...

C. Với tổng số lực lượng chiến đấu tăng thêm theo lời yêu cầu số quân này sẽ giúp để có thể đương đầu với quân xâm lược từ miền Bắc xuống và cho phép đối phó để chống lại với một niềm tin tưởng mạnh mẽ hơn, mối đe dọa tiềm tàng của xe tăng, rốc két và không quân chiến thuật cũng như đối phó với khả năng thường xuyên của đối phương có thể được tăng cường thêm những thành phần mới thuộc bộ đội địa phương của họ. 

Tài liệu thứ hai được Tướng Wheeler sử dụng là một bản phân tích của Bộ tham mưu liên quân về những hệ quả quân sự của việc triển khai những mức số quân khác nhau của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Các lựa chọn này là những lựa chọn mà Bộ trưởng quốc phòng đã cho biết và cần phải được đem ra trình bày trong buổi họp của Nhóm đặc biệt vào ngày 29-2.

Tuy nhiên lại một lần nữa, những kết luận của Bộ tham mưu liên quân vẫn mập mờ và không chính xác. Bộ tham mưu liên quân cho biết là nếu gửi thêm cho Tướng Westmorland khoảng 206.000 quân và hạn chế các cuộc hành quân ở Campuchia, Lào và Bắc Việt Nam thì sẽ có thể thực hiện được những điều như sau:

a) Giả thử không bố trí thêm quân nữa, sẽ bẻ gãy được cuộc tấn công của địch và cho phép tiến hành sớm những cuộc hành quân kéo dài nhằm chống quân địch.

b) Sẽ cho phép mở cùng lúc những cuộc hành quân chống lực lượng chủ lực, những căn cứ địa của địch và những khu đất thánh của họ ở vùng biên giới.

c) Sẽ cho phép tiếp tục trở lại các chương trình nhằm phát triển hiệu lực của quân lực Việt Nam cộng hòa.

d) Sẽ cho phép sử dụng nhiều hơn khả năng quý giá của không quân để tiến hành các cuộc không kích mở rộng chống Bắc Việt Nam, Lào, Campuchia.

Trong trường hợp nếu gửi số quân sang ít hơn con số yêu cầu và nếu không giảm bớt những hạn chế hành quân thì việc này có thể sẽ làm cho đà tiến bộ chậm đi. Nếu chỉ cấp thêm 50.000 quân thì số này có lẽ chỉ sẽ cho phép bảo vệ an ninh cho các thành phố và sẽ không đủ để phục hồi an ninh tại nông thôn. Nếu không cấp thêm một lực lượng nào cả thì việc này sẽ có nghĩa là các lực lượng đồng minh sẽ vẫn ở trong tư thế phòng ngự và sẽ không thể nào đạt được các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam" (57).

Ông Bộ trưởng Clifford đã bị bối rối trước tính chất mập mờ và thiếu chính xác của các kế hoạch của Tướng Westmoreland và thiếu chính xác của và Tướng Wheeler. Ông đã nhắc lại sự việc như sau:

“Tôi không tài nào nắm được một kế hoạch để chiến thắng, đã không có một kế hoạch nào để chiến thắng cả. Tôi cảm thấy giống như ánh thủy ngân vậy. Nếu nhặt một quả bóng lên thì lại sẽ có hai ba quả khác nảy lên chung quanh rồi. Kế hoạch của chúng ta hình như là cứ gây tiêu hao liên tục như vậy sẽ có cơ hội buộc địch vào một thời điểm nào đó không rõ trong tương lai phải đi tới chỗ thỏa thuận. Nhưng khi tôi cố tìm hiểu sẽ phải cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu của chúng ta thì không một ai đã giải đáp được. Khi tôi hỏi cần thêm bao nhiêu quân nữa, liệu 260.000 quân có thể hoàn thành nhiệm vụ không thì sẽ không một ai có thể dám đoan chắc cả. Tôi đã không sao biết nổi là phải cần thêm bao nhiêu khẩu pháo và máy bay nữa và còn cần phải thêm bao nhiêu thời gian nữa. Thật là một tình trạng không có lối thoát” (58).

Những thành viên cao cấp trong Nhóm đặc nhiệm Clifford đã họp trở lại vào ngày 2 và 3 tháng Ba. Các buổi họp này, theo như Tướng Taylor nhớ lại "đúng ra chỉ là những lời phát biểu ý kiến cá nhân, loạn xạ và mất trật tự" (59).

Ông Nitze đã nhắc lại các buổi họp này như sau: "Mỗi người trong chúng tôi đã viết những quan điểm của chúng tôi lên giấy và tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có 15 mảnh giấy do các thành viên của Nhóm đặc nhiệm hoặc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phác thảo ý kiến. Nhưng trong những mảnh giấy này các tác giả đã cố gắng hết sức để trình bày càng rõ ràng càng tốt các quan điểm của họ đồng thời cũng đưa ra những luận chứng cho những quan điểm ấy" (60).

Ông Bộ trưởng Fowler vẫn tiếp tục tỏ ra cứng rắn khi ông nêu ra những hệ quả về tài chính do một sự gia tăng những chi phí quân sự gây ra. Trong bị vong lục của ông, ông đã vạch rõ là những biện pháp quân sự nhằm đáp ứng với tình hình sẽ gây ra một sự tăng thêm chi tiêu ngân sách 2.5 tỷ đô la trong năm tài chính 1968 và 10 tỷ đô la trong năm tài chính 1969 cùng với ảnh hưởng bất lợi đối với cán cân chi phí, thiếu hụt khoảng 500 triệu đô la.

Như vậy, nếu tiến hành một chương trình quốc phòng loại này thì tất nhiên cũng sẽ phải đưa ra những nhận định phải mong sao ổn định được nền kinh tế kể luôn cả việc cần phải ban hành những biện pháp kiểm soát tín dụng hạn định tạm thời tiền công, tiền lương và giá cả (61).

Trong một bị vong lục được gửi thẳng cho Nhà Trắng cũng như cho Nhóm đặc nhiệm, Tướng Taylor đã lặp lại quan điểm của ông là cần phải gửi 25.000 quân cho Tướng Westmoreland, cần phải thành lập lại lực lượng dự bị chiến lược và theo ông, Tướng Westmoreland cũng cần nhận được chỉ đạo mới về chiến lược “để giúp ông ta ấn định những ưu tiên cho mọi nỗ lực của ông, rất cần để hoàn thành nhiệm vụ trong khuôn khổ khả năng các lực lượng mà ông được cấp thêm".

Tướng Taylor đã cho rằng sự chỉ đạo mới này “cần phải nói thật rõ là nhiệm vụ của Tướng Westmoreland chủ yếu là triệt hẳn những tấn công vào các thành phố, lập lại trật tự tại những khu vực bị tấn công hồi tết và thành lập một lực lượng dự bị cơ động sẵn sàng chuyển sang thế tiến công mãnh liệt khi thời tiết thuận lợi trở lại vào mùa xuân" (62).

Sau này ông Rostow có nhắc lại là ông đã kinh ngạc trước tài liệu của ông Warnke và xem đó là quá ư bi quan. Ông như cảm thấy là tài liệu đã phản ánh khá nhiều giọng điệu và lời lẽ của một tài liệu không thuộc loại mật được ông Daniel Ellsberg, một cựu quan chức Bộ quốc phòng thảo và đã phổ biến trong phạm vi chính phủ. “Thật là trơ tráo, họ dùng ngôn ngữ đã được dùng trong bị vong lục của Ellsberg". Ông đã nhắc lại như thế và Ellsberg cũng thừa nhận là đã “không tham khảo được những tin tức chính thức" (63).

Trong khi những cuộc bàn cãi của Nhóm đặc nhiệm tiếp diễn thì đã không hề ngạc thấy một lời phản đối nào chống lại việc gửi lập tức sang cho Tướng Westmoreland 25.000 quân và cũng rất ít hoặc chẳng còn ai hăng hái muốn gửi số 206.000 quân cho Tướng Wheeler yêu cầu nữa. Cuộc bàn cãi thật sự đã đề cập đến việc đưa ra đường lối chỉ đạo chiến lược mới cho Tướng Westmoreland và chiều hướng mà sự chỉ đạo này cần phải theo.

Không một ai vào lúc này đã thật sự quan tâm đến việc mở rộng quyền hạn cho giới quân sự và cho phép mở những cuộc hành quân ở Lào, Campuchia và Bắc Việt Nam. Mặc dù ông Rostow vẫn đinh ninh rằng cuộc chiến tranh chỉ có thể được rút ngắn một cách cụ thể bằng cách đưa những lực lượng trên bộ đáng kể của Hoa Kỳ vượt qua Đường mòn Hồ Chí Minh tiến vào Lào hoặc tiến vào phần đất phía Nam của Bắc Việt Nam, nhưng ông đã không nhấn mạnh đến quan điểm này (64).

Hầu hết các thành viên của Nhóm đặc nhiệm đều cảm thấy rằng bất cứ một sự chỉ đạo chiến lược mới nào cũng sẽ phải tiến tới một chiến lược kiểm soát dân, việc này sẽ đòi hỏi thêm một số ít lực lượng Mỹ, sẽ cần nâng cao hơn nữa vai trò của quân đội Nam Việt Nam và sẽ phải ở lại trong một thời gian lâu dài.

Tướng Wheeler thấy là một điều chẳng lành và đã gợi ý khác về chiến lược này với Tướng Westmoreland, báo cho ông này biết là Ủy ban đã có một cuộc thảo luận dài về tình trạng hiện nay của quân đội Nam Việt Nam. Ông yêu cầu Tướng Westmoreland hãy cung cấp cho ông những tài liệu sẵn có và có ý nghĩa về vấn đề này càng nhiều càng tốt và gửi ngay lập tức (65).

Ông Clifìord nhận thấy là bản dự thảo của ông Warnke “quả là quá đúng" và ông thấy nôn nóng cần phải đưa ra đường lối chỉ đạo chiến lược mới cho Tướng Westmoreland. Ông cũng đã nhận ra được rằng chiến lược hiện đang được áp dụng vào thời ấy và chiến lược mới đang được phía quân đội chủ trương có thể sẽ dẫn đến việc phải đem quân tham chiến không biết đến bao giờ và sẽ đẩy xa hơn nữa việc chính Hoa Kỳ phải gánh lấy chiến tranh, và vì thế ông đã phải nói lên sự quan tâm của ông về vấn đề này.

Nhưng những nghi ngờ của ông Clifford vào lúc ấy chỉ mới được biểu lộ ra một cách nhẹ nhàng. Ông nghĩ rằng báo cáo của ông trình lên Tổng thống không nên quá bi thảm, nhưng lời lẽ cần phải khéo léo để tỏ rõ được những hoài nghi ban đầu, khả dĩ có thể thay đổi sau này được (66).

Tướng Taylor mặc dù đã bênh vực cho sự chỉ đạo chiến lược mới nhưng đã nghi ngại không hiểu rằng một sự chỉ đạo như thế có thể được công bố vào lúc ấy mà lại không gây tai hại nghiêm trọng về mặt quân sự và tâm lý cho đất nước ấy không.

Ông Rostow đã cho rằng bất cứ một thay đổi nào trong đường lối chỉ đạo chiến lược đều đòi hỏi phải duyệt xét lại mọi khía cạnh của tình hình với Tướng Westmoreland và ông cũng nghi ngờ chẳng biết vấn đề an ninh của dân chúng có thật sự đòi hỏi phải có một sự thay đổi về chiến lược hay không (67).

Cuộc thảo luận vẫn tiếp diễn nhưng đã không đạt được một sự nhất trí nổi bật nào về hình thức chỉ đạo chiến lược tốt nhất mà hầu hết những người tham dự buổi họp đều cho thấy là cần thiết. Sau cùng, vào cuối buổi họp đã kéo quá dài, ông William Bundy đề nghị phải có một người nào đó để tóm lược những kết luận đã đạt được trong cuộc thảo luận và viết thành một báo cáo trình lên Tổng thống. Ông và ông Warnke đã đảm nhiệm công việc này (68).

Trong lúc ấy, lời bàn tán về nội dung những cuộc bàn cãi của Nhóm đặc nhiệm đã đến tai "Các bộ tư lệnh quân sự ở Thái Bình Dương" và các tư lệnh quân sự cao cấp đã cố gắng đưa ra những đề nghị vào giờ chót để bênh vực cho các lý lẽ của họ muốn đưa ra một chiến lược mạnh chủ động hơn.

Đô đốc Sharp, Tư lệnh Thái Bình Dương đã luôn luôn chủ trương một chiến dịch không kích mạnh hơn chống Bắc Việt Nam, việc này thuộc phần trách nhiệm đặc biệt của ông. Ngày 1 tháng 3 ông lại đưa ra một yêu cầu xin bỏ mọi kiềm chế đối với chiến dịch này, những kiềm chế này đã "cản trở không cho các lực lượng chúng ta đạt được đầy đủ hiệu quả".

Ông đã trình bày lời thỉnh cầu này căn cứ vào sự đánh giá lại toàn bộ chiến lược bỏ Việt Nam và đã phát biểu như sau:

"Cho phép địch tiến hành cuộc chiến tranh theo đường lối của họ tức là cho phép địch thực hiện thế tiến công chiến lược trong khi đó thì các lực lượng Hoa Kỳ và Thế giới tự do vẫn ở thế phòng thủ chiến lược…”.

Chiến dịch Sấm Rền là phương tiện duy nhất mà các lực lượng Hoa Kỳ có thể áp dụng đề tiến hành một cuộc tấn công chiến lược chống lại những kẻ mà chúng ta phải thừa nhận là một kẻ thù có quyết tâm cao. “Đô đốc đã mạnh mẽ đề nghị tất cả những sự kiềm chế đối với các hoạt động không quân trên lãnh thổ Bắc Việt Nam trừ những hoạt động chống các tàu hàng hải nước ngoài, các nhà thương, trường học và dân chúng cần phải được bãi bỏ" (69).

Ngày 2 tháng 3, Tướng Westmoreland một lần nữa lại đã cố gắng nài xin cho các lực lượng Hoa Kỳ được phép đánh vào đất Lào để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ngay khi có đầy đủ các lực lượng cần thiết. Ngày hôm sau ông đã báo cáo là hoạt động của cộng sản ở Lào đã đạt đến điểm rất đáng lo ngại và xin nghiên cứu đúng đắn kế hoạch cho phép lực lượng Hoa Kỳ can thiệp xuyên qua ngả Thái Lan và dựa vào danh nghĩa của Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) (70).

Ngày 1 tháng 3, Đô đốc Sharp lại đưa ra một lần nữa những lựa chọn như ông đã quan niệm: "Tôi có cảm tưởng là chúng ta đang ở một ngã ba đường. Chúng ta có thể lựa chọn đường lối dùng sức mạnh quân sự của chúng ta đem lại hiệu quả lối đa với điều kiện là phải cung cấp đầy đủ các lực lượng cần thiết, hoặc là chúng ta có thể tiếp tục tiến hành một chiến dịch tăng dần dần từng nấc và chấp nhận một trận giao tranh kéo dài, hoặc là chúng ta có thể phải bại trận rút ra khỏi vùng Đông Nam Á và để mặc cho các Đồng minh của chúng ta phải đơn độc đương đầu với Cộng sản"

Dường như đối với Đô đốc Sharp, sự lựa chọn này quả là điều hiển nhiên. Tôi đề nghị là chúng ta cần phải suy nghĩ và hành động một cách xông xáo, kiên quyết và trong thế tiến công. Bây giờ chúng ta cần phải tỏ ra cứng rắn trong lời nói cũng như trong việc làm, đó là chính sách duy nhất làm cho Cộng sản hiểu được.

“Đô đốc Sharp đã đề nghị được phép thực hiện một chiến dịch phối hợp đổ bộ và không quân đánh vào Bắc Việt Nam và chiến dịch này sẽ được tiến hành, khi nào thời tiết và tình hình hiện nay cho phép" (71).

Nhưng những đòi hỏi của phe quân sự cần phải có một chiến lược mạnh và mở rộng vào lúc đó đã đi ngược lại trào lưu dư luận ở Washington. Nhưng tất cả những kế hoạch này lại đòi hỏi phải có một quyết định chính trị cho mở rộng cuộc chiến tranh và gia tăng các lực lượng Mỹ và lúc đó lại là lúc mà hầu hết các viên chức đã tham dự những buổi họp kín tại Lầu Năm Góc, đã đều nhận thấy rằng sự cam kết của Mỹ đã vượt quá mức các lợi ích dân tộc của chúng ta.

Bản báo cáo chính thức của Nhóm đặc nhiệm Clifford đã được sửa đổi cho gọn gàng và tế nhị hơn tại Lầu Năm Góc. Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống do ông Warnke và ông Bundy soạn thảo đã khác biệt rất nhiều về lời lẽ so với bị vong lục đầu tiên trình cho nhóm Clifford vào đầu tuần.

Bất cứ một cuộc thảo luận nào về chiến lược lớn cũng đều bị loại bỏ hết. Bị vong lục đã tóm tắt lại lời yêu cầu xin tăng thêm quân và nói rõ là Tướng Wheeler cho rằng nên thỏa mãn lời yêu cầu này và cũng cần đưa ra biện pháp để gia tăng và cải thiện lực lượng dự bị chiến lược tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, để có thể đạt được những mục tiêu này, sẽ cần phải tăng lực lượng vũ trang lên khoảng 511.000 người vào 30 tháng sáu 1969. Có thể thực hiện việc này được nếu gọi nhập ngũ 262.000 quân dự bị, gọi động viên thêm các thanh niên đến tuổi thi hành quân dịch và gia hạn thêm thời hạn phục vụ (72).

Trong một bị vong lục trình Tổng thống, Bộ trưởng quốc phòng đã khuyến nghị nên:

1. Quyết định ngay việc triển khai sang Việt Nam một tổng số ước chừng 22.000 nhân viên quân sự để tăng thêm lực lượng (khoảng 50% trong số này sẽ là quân tác chiến). Quyết định ngay việc triển khai ba phi đoàn máy bay chiến đấu chiến thuật đã bị trì hoãn thuộc chương trình 5 (khoảng một nghìn người). Như vậy sẽ phải vượt quá và trên bốn tiểu đoàn (khoảng 3.700 người) như đã dự trù triển khai vào tháng tư, với tất cả số này chúng ta sẽ vượt quá một chút mức số quân được phép thực hiện là 525.000.

2. Hoặc qua Đại sứ Bunker, hoặc qua một chuyến đi thăm vào ngày gần đây của Bộ trưởng Clifford sẽ tiếp xúc mật thiết với chính phủ Nam Việt Nam (Thiệu và Kỳ) để biết chắc được họ sẽ chủ yếu cam kết những gì nhằm cải thiện tình hình để kết hợp với cố gắng gia tăng của chính chúng ta và với việc Hoa Kỳ tăng thêm yểm trợ cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa...

3. Sớm chấp thuận động viên quân dự bị và gia tăng số quân cuối cùng đủ để đáp ứng với số quân mà Tướng Westmoreland yêu cầu và khôi phục lại lực lượng dự bị chiến lược tại Hoa Kỳ, đủ để đối phó với những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trên toàn thế giới... (Khoảng 245.000 người).

4. Hạn chế quyết định cho thỏa mãn đầy đủ lời yêu cầu của Tướng Westmoreland. Trong lúc chúng ta có thể phải nghiên cứu để thực hiện việc triển khai thêm quân thì quyết định được đưa ra trong tương lai nhằm hoàn thành việc ấy còn tùy thuộc vào:

a) Việc hàng tuần phải xem xét lại để quyết định có nên triển khai thêm quân nữa hay không, theo sự diễn biến của tình hình.

b) Các thành quả chính trị của chính phủ Nam Việt Nam góp phần gia tăng và tích cực các hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam cộng hòa.

c) Kết quả của việc nghiên cứu theo chiều sâu và cần phải được tiến hành ngay, để có thể đưa ra đường lối chỉ đạo chính trị và chiến lược mới hầu hướng dẫn những hoạt động của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam và chính sách Việt Nam của chúng ta trong khuôn khổ của chiến lược chính trị và quân sự toàn cầu của chúng ta...

5. Không đưa ra sáng kiến hoà bình mới về Việt Nam. Lập lại lời tuyên bố của chúng ta về những điều kiện để đi đến hòa bình và tiến hành một số hành động ngoại giao hạn chế nào đó để nói lên tính chất nghiêm trọng của vấn đề Lào và để mọi người phải chú ý đến mối đe dọa toàn bộ đối với Đông Nam Á...

6. Một quyết định chung về chính sách ném bom không loại bỏ việc có thể thay đổi trong tương lai nhưng đủ để tạo thành cơ sở để thảo luận với Quốc hội về khía cạnh chủ yếu này. Ở điểm này các cố vấn của Tổng thống đã có những ý kiến bất đồng:

a) Tướng Wheeler và nhiều người khác có lẽ đã chủ trương mở rộng nhiều hơn nữa những mục tiêu và quyền hạn ở ngay bên trong và gần Hà Nội, Hải Phòng, thả mìn cảng Hải Phòng.

b) Còn những người khác có lẽ đã chủ trương đẩy mạnh các hoạt động theo từng mùa suốt mùa Xuân, nhưng lại không chủ trương áp dụng thêm các biện pháp nêu trên (73).

Đính kèm bản báo cáo ấy là 8 phụ lục ghi chép đầy đủ chi tiết về những lý lẽ đã dẫn đến những khuyến nghị này. Bảng A đã duyệt xét lại việc chứng minh tại sao phải gửi ngay thêm một số lực lượng sang Việt Nam. Nhu cầu quả là cấp bách, như đã được nêu rõ, vừa về mặt thực tế, và về mặt tâm lý cần phải gửi số lực lượng như có thể tìm kiếm được để cho sang Việt Nam đúng lúc hầu như tác động đến tình hình trong vòng bốn hoặc năm tháng sắp tới (74).

Bảng B đề cập đến việc gì sẽ cần phải làm để tăng thêm hiệu lực cho các cố gắng của phía Nam Việt Nam đi đôi với việc gia tăng quân của Hoa Kỳ. Có thể dự kiến được hai phản ứng của chính phủ Nam Việt Nam đối với việc triển khai thêm các lực lượng Hoa Kỳ. Sự khẳng định lại lời cam kết của Mỹ có thể sẽ được hoan nghênh sẽ làm tăng thêm niềm tin và có thể làm cho chính phủ Nam Việt Nam củng cố thêm được quyết tâm vào lúc mà "họ phải đương đầu với những nhiệm vụ quả là khá lớn lao".

Mặt khác, cũng luôn luôn có nguy cơ là người Việt Nam sẽ có thể có xu hướng buông lơi, ỷ vào sức mạnh của Hoa Kỳ và nỗi lo âu cũng như tình hình khẩn trương do cuộc tấn công tết gây ra có thể không còn giữ được trọn vẹn ý nghĩa nữa.

Tuy nhiên bị vong lục có nêu rõ là chính phủ Nam Việt Nam đã có đủ khả năng để tiến hành những hoạt động dân sự và quân sự khả dĩ cải thiện được một cách cụ thể bầu không khí chính trị và ý niệm về an ninh trong phạm vi Nam Việt Nam, cũng như làm cho hình ảnh của họ được hoan nghênh hơn tại Hoa Kỳ. Có lẽ Hoa Kỳ sẽ cần phải sẵn sàng đưa ra những đòi hỏi đặc biệt để yêu cầu chính phủ Nam Việt Nam ban hành những quyết định và những biện pháp gồm đủ các loại.

Một bản liệt kê những đòi hỏi đặc biệt và cứng rắn, từ vấn đề động viên cho đến việc cấp lãnh đạo phải thay đổi cơ bản về thái độ và tinh thần phục vụ đều đã được bao gồm trong đó. Bản phụ lục cũng khuyến nghị nên đưa một phái bộ cấp cao, trưởng phái đoàn có thể là ông Bộ trưởng quốc phòng sang Sài Gòn để nhấn mạnh với Việt Nam là vấn đề cải thiện các hoạt động của chính phủ là điều tối cần thiết, nói cho họ hiểu là bất cứ một sự tăng thêm yểm trợ nào của Hoa Kỳ cũng cần phải được đáp ứng bằng hành động tương xứng của phía Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ việc gì xét thấy cần thiết để cải thiện khả năng của quân lực Việt Nam cộng hòa (75)

Bảng C là bản chứng minh vắn tắt cho việc tăng thêm lực lượng dự bị chiến lược. Lý lẽ cơ bản là có như vậy chúng ta mới sẽ có thể sẵn sàng cung cấp được lực lượng trên bộ, trên biển và trên không do Tướng Westmoreland xin thêm trong trường hợp tình hình quân sự đòi hỏi. Thêm nữa, tình hình không ổn định tại nhiều vùng trên thế giới hiện nay lại càng làm cho việc tăng số quân này trở thành "một việc làm phải hết sức thận trọng, hoàn toàn không liên hệ gì đến những trường hợp bất trắc có thể xảy ra tại Việt Nam" (76).

Bảng D đã được dành riêng cho việc nêu lên những cố gắng lớn lao của Nhóm đặc nhiệm đã đưa ra những lý lẽ tại sao lại cần một cuộc nghiên cứu về sự cần thiết phải có sự thay đổi trong việc chỉ đạo chiến lược cho Tướng Westmoreland. Phụ lục này phản ánh quan điểm của ông Warnke và đã dứt khoát bác bỏ những khuyến nghị của phía quân sự chủ trương tăng quân ồ ạt và mở rộng cuộc chiến tranh.

Kế hoạch ấy, theo tài liệu của Nhóm đặc nhiệm, đã chẳng đưa ra được một giải đáp nào thỏa đáng cho vấn đề ở Việt Nam: “Không thể có một bảo đảm chắc chắn nào là việc triển khai thêm số quân lớn lao này lại có thể, trong vòng một năm đạt được, đặt chúng ta vào một tư thế quân sự thuận lợi hơn. Chỉ có thể nói được là với số quân tăng thêm như vậy sẽ cho phép chúng ta diệt thêm được nhiều địch hơn và sẽ củng cố được an ninh nếu địch không bổ sung nổi số thương vong với số quân tăng cường ít hơn của họ.

Không có dấu hiệu nào cho thấy là số quân tăng viện sẽ đem lại một giải pháp nhanh chóng cho Việt Nam, và trong trường hợp nếu chính phủ Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam cộng hòa không hoàn toàn tốt hơn nữa nhiệm vụ của họ, thì việc tăng thêm sức hủy diệt và đẩy mạnh thêm việc Mỹ hóa cuộc chiến tranh, trên thực tế sẽ có thể trở nên bất lợi" (77).

Cũng còn có nhiều lý do khác khiến phải tiến hành một cuộc nghiên cứu về chính sách Việt Nam của chúng ta trong khuôn khổ chiến lược chính trị và quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Không cần biết kết quả ở Việt Nam là như thế nào, nhưng chúng ta sẽ không đạt được mục đích của chúng ta, bị vong lục đã khẳng định như vậy, nếu:

a. Cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng tới mức mà một cuộc xung đột quan trọng có thể dẫn tới cuộc chạm trán quân sự trực tiếp với Liên Xô hoặc Trung Quốc.

b. Cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng tới mức mà chúng ta phải mất quá nhiều về tài nguyên khiến cho các cam kết khác của chúng ta trên khắp thế giới đặc biệt là NATO không còn được người ta tin tưởng nữa.

c. Thái độ của người Mỹ đối với vấn đề sẽ “còn thêm nhiều Việt Nam nữa" khiến người ta phải xét lại những cam kết khác của chúng ta được coi đó như là vấn đề ý chí của Hoa Kỳ

d. Các nước khác sẽ chẳng còn mong muốn có được sự cam kết của Hoa Kỳ vì sợ rằng họ sẽ phải chuốc lấy những hậu quả để trở thành một bãi chiến trường giữa Đông và Tây.

Mặc dù bị vong lục trình bày là hiện nay khó có thể nói trước được là bản chất chính xác của đường lối chủ dạo chiến lược sẽ được chấp nhận và thực hiện sẽ như thế nào, những văn kiện nào đã có chiều hướng lưu ý tới một chiến lược nhằm bảo đảm an ninh cho dân chúng, và nói rõ là không thể hy vọng có một giải pháp quân sự nhanh chóng đối với cuộc xâm lược ở Nam Việt Nam và nghiên cứu về vấn đề này có thể cho thấy là người ta chẳng nên mong Đại tướng Westmoreland có thể tiêu diệt được các lực lượng địch hoặc đánh đuổi địch hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam. Thậm chí Mỹ phải cam kết không giới hạn như thế nào để đạt được những mục tiêu quân sự nêu trên, điều đó cũng khó có thể ước tính được (78).

Vì thế chiến lược hiện nay nhằm “tiêu diệt các lực lượng địch ở Nam Việt Nam" và chiến lược mới chủ trương sẽ mở rộng những giới hạn địa lý của cuộc chiến tranh rõ ràng là đã bị bác bỏ vì đã phải cần đến những tài nguyên vượt quá khả năng, hoặc đã vượt quá mức mà Hoa Kỳ có thể cam kết được. Lần đầu tiên người ta đã kiên quyết ấn định một mức cao nhất cho số quân Mỹ được đưa sang tham chiến ở Việt Nam.

Bảng B đã được ông William Bundy soạn thảo và đã bàn về những lực lượng chọn trong cuộc đàm phán và những hành động ngoại giao có thể được tiến hành đi đôi với sự tăng cường các lực lượng Hoa Kỳ. Đây là một lý luận dài dòng chủ trương sẽ không làm bất cứ việc gì nếu trước đó đã chưa làm. Tài liệu đã trình bày là công thức San Antonio đã là “mức thấp nhát" được coi như điều kiện để ngừng ném bom và bắt đầu tiến hành đàm phán.

Lập trường này đã tiêu biểu cho niềm tin tưởng của dư luận rộng rãi vào lúc mà các cuộc thương lượng mặc dù đang có những cuộc tiếp xúc liên tục thông qua các phía thứ ba, vẫn chưa thực hiện được. Ngay sau những trận tấn công tàn bạo ở Nam Việt Nam, mà đưa ra những sáng kiến nói sẽ chỉ có thể làm cho Hà Nội tin đó là bằng chứng tỏ rõ sự yếu kém của phía đồng minh và “đó sẽ là hết sức thiếu khôn ngoan vào lúc này". Dù đó đã không hề có một sáng kiến mới nào được đề nghị (79).

Bảng F gồm có hai quan điểm đối địch nhau liên quan đến chiến dịch ném bom chống Bắc Việt Nam. Như đã nhận thấy ở trên, Nhóm đặc nhiệm của ông Clifford đã chia rẽ về chính sách ném bom. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân như họ thường hay làm trước đây đã khuyến nghị tiến hành "một chiến dịch không quân phối hợp và kéo dài" chống Bắc Việt Nam gồm cả việc phong tỏa cảng Hải Phòng. Nhưng Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã thận trọng tránh không trả lời thẳng là có thể hy vọng đạt được những kết quả như thế nào, và cũng nói rõ là trong nhiều tháng tới thời tiết xấu sẽ phần nào cản trở việc tiến hành những biện pháp mới.

Tài liệu thứ hai do ông Warnke thảo ra đã bác bỏ một cách ngắn gọn và dứt khoát tất cả các khuyến nghị của hội đồng tham mưu trưởng liên quân đòi mở rộng chiến tranh bằng không quân, ông Warnkc đã lý luận rằng một chiếu dịch mở rộng sẽ không có hiệu quả về mặt quân sự và sẽ còn có thể gây thêm những nguy cơ chính trị không thể chấp nhận được. Thay vì làm như vậy, ông đã dùng lý lẽ để nêu lên một cách lạc quan giá trị chính trị của các cuộc tấn công nếu triệt phá được những mục tiêu quân sự và kinh tế thực sự quan trọng mà không gây thiệt hại quá đáng cho dân chúng" (8()).

Căn cứ vào những diễn biến xảy ra sau này, điều đáng chú ý là không một phe nào đã xem xét đến vấn đề giảm ném bom một phần, tạm ngừng hoặc ngừng hẳn ném bom miền Bắc. Công thức San Antonio đã được xem như là rất hợp lý và người ta đã coi việc Bắc Việt Nam đã không đáp ứng chỉ là bằng chứng cho thấy nói chung họ chưa muốn thương thuyết vào lúc ấy.

Do vậy mà suy ra, vì lẽ việc hứa ngừng ném bom hoàn toàn đã được thực hiện rồi nếu những điều kiện được đề ra trong công thức San Antonio đã được thi hành, nên người ta đã có cảm tưởng là một việc làm nào đó kém quan trọng hơn là một cuộc ngưng ném bom hoàn toàn, tất sẽ cũng chẳng đem lại hiệu quả gì để đưa Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán.

Hai bảng cuối cùng trong bị vong lục của ông Clifford, bảng C. và B. đã bao gồm phần phân tích của ông Goulding về điều mà phản ứng của công chúng đã biểu lộ đối với việc đưa thêm quân tham chiến và việc gọi động viên các lực lượng dự bị (81).

Như vậy bị vong lục được Bộ trưởng quốc phòng chuyển đến Tổng thống, kết quả của một giai đoạn tham khảo rầm rộ, biên soạn và đánh giá lại, về nhiều mặt, vẫn lại chỉ giống như tất cả những công trình nghiên cứu khác do nhu cầu tăng viện cua Tư lệnh chiến trường ở Việt Nam gây nên. Giọng điệu có vẻ rất quen thuộc: “chúng tôi sẽ cung cấp những gì mà hiện nay chúng tôi có thể cung cấp được mà không làm gián đoạn đời sống chính trị và kinh tế của đất nước, trong khi đó chúng tôi vẫn nghiên cứu tình hình theo các diễn biến xảy ra".

Những lý do khác khiến không thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu của Tướng Westmoreland cũng đã được viện dẫn và chứng minh rõ. Tình hình ở Nam Việt Nam quả là không rõ ràng. Liệu chính phủ và quân đội có thể thoát khỏi cơn nguy nan và cải thiện được hay không, điều nay đã được đặt thành vấn đề nghiêm trọng.

Người ta đã không thấy là Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu của họ ở Nam Việt Nam bằng sức mạnh quân sự dù bất cứ với số lượng nào. Vì thế bản báo cáo của Nhóm đặc nhiệm hình như đã khuyến nghị là chúng ta cứ nên tiếp tục chập choạng theo con đường cũ, đồng thời cũng cần tham khảo bản đồ thường xuyên và tỉ mỉ hơn nữa, để biết chắc chắn là chúng ta đang đi đúng đường.

Nhưng lần này đã có một sự khác biệt, mặc dù đã khuyến nghị một chiến lược mới, nhưng lần đầu tiên người ta đã thừa nhận và dứt khoát nêu rõ là cần phải đưa ra một đường lối chỉ đạo chiến lược, phải có một sự đánh giá lại chiến lược của chúng ta ở Việt Nam và phải ấn định một giới hạn cho sự dính líu của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam và phải khẳng định rằng dù bất cứ một số quân Mỹ nào chăng nữa cũng không thể đạt được các mục tiêu của chúng ta, nếu không có sự cải thiện quan trọng khả năng của chính phủ Nam Việt Nam nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng và đấu tranh hăng hái cho nền an ninh của chính họ.

Được sự yêu cầu xác định xem có thể chọn mức số quân tăng cường nào đó gửi sang Việt Nam, các quan chức cao cấp, những người đã soạn thảo và tán thành bị vong lục ngày 4 tháng 5 đã lại đi đến một vấn đề cơ bản hơn nhiều. Thực vậy, vấn đề cơ bản đước nêu lên là số quân mà các cấp tư lệnh quân sự xin tăng thêm sẽ thực sự đem lại sự khác biệt gì trong cuộc chiến tranh, và sẽ đạt được tiến bộ như thế nào để đi đến chiến thắng?

Các nhà lãnh đạo dân sự đã sẵn sàng tìm đủ mọi cách nhằm đáp ứng lời yêu cầu của phía quân đội xin tăng thêm quân và xin gọi động viên một phần hầu có thể đối phó được với những trường hợp bất ngờ khác có thể xảy ra. Tuy nhiên có điều quan trọng hơn nữa là các quan chức này cuối cùng đã nhận được ra rằng không có một chiến lược quân sự nào lại có thể đạt được thắng lợi trừ phi có được sự kiện chính trị và quân sự là Nam Việt Nam đã có thể tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân họ.

Vì thế đây là lần đầu tiên, cần phải đặt các cố gắng của Hoa Kỳ tùy thuộc vào những cải cách mà người Nam Việt Nam có thể thực hiện được và Hoa Kỳ cần phải dùng thế đòn bẩy để thúc đẩy việc thực hiện những cải cách ấy. Cũng cần phải thông báo trước cho Nam Việt Nam biết là .... sự cam kết của Hoa Kỳ cũng đã gần tới mức rồi.

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã nhận thấy có những sai lầm tai hại trong chiến lược này. Ông không thể chấp nhận lời chỉ trích ngụ ý trong đề nghị đối với chiến lược đã được áp dụng trước đây và cho rằng các quan chức dân sự trong Bộ quốc phòng không nên dính dáng đến việc ban hành đường lối chỉ đạo riêng biệt cho tư lệnh chiến trường là một giới quân nhân và ông đã ủng hộ lời yêu cầu của vị tư lệnh chiến trường xin thêm quân khả dĩ giúp cho vị này giành lại được thế chủ động.

Dĩ nhiên sự thỏa hiệp đã đạt được là mặc dù việc chỉ đạo chiến lược mới là cần thiết, nhưng quyết định về đường lối chỉ đạo này cần phải được hoãn lại trong khi chờ đợi một sự đánh giá lại về mặt chính trị và quân sự toàn bộ chiến lược và các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong khuôn khổ những cam kết của chúng ta trên toàn thế giới.

Ông William Bundy đã nhận thấy mục đích của bản báo cáo như sau:

"Chúng tôi nghĩ là chúng tôi chỉ nên đưa ra những lởi khuyến nghị phải chăng với đầy đủ những lời lưu ý trước và những phụ lục như thế để cho quan niệm được thông suốt và không nên đưa ra một quyết định nào trước khi quan niệm này được hiểu một cách thấu đáo...

Những vấn đề lớn vẫn còn y nguyên. Đã có nhiều dấu chấm - dấu lưu ý cần thận trọng - trên toàn thể bản dự thảo hoàn toàn đều là có cố ý. Chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh đã ủy thác cho chúng tôi nhưng vẫn còn tồn tại đủ mọi loại vấn đề… Bất cứ ai cũng có thể thấy rất rõ việc này tức là không một Tổng thống nào lại có thể quyết định đưa vào những khuyến nghị này được" (82).

Những khuyến nghị thật sự chỉ đã chiếm được một phần nhỏ trong bản báo cáo ông Warnke có nhắc lại như thế và phần còn lại của bản báo cáo đã là cả một cố gắng để các Tổng thống phải chú ý, làm cho ông tập trung vào những vấn đề rộng lớn hơn (83).

Một điều nữa không kém phần quan trọng là mầm mống nghi ngờ liên quan đến chiến lược và sự chỉ đạo của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã được gieo vào tâm trí ông Clifford. Mầm mống ấy sẽ phát triển nhanh chóng trong những tuần kế tiếp.

CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG BẢY

(1) Joseph C.Goulden, Những luật sư thượng thặng, thế giới nhỏ và đáy quyền lực của văn phòng luật sư lớn tại Washington. Clifford “tái nhận định tình hình ở Việt Nam".

(2) Goulden, Những luật sư thượng thặng, tr.90-100, 102-104. Trực tiếp phỏng vấn ông Harry C.Mcpherson Jr. ngày 21-12-1972.

(3) Johnson “Vị trí ưu thế” tr.325-237.

(4) Trực tiếp phỏng vấn Clark ngày 16 tháng 11 năm 1972

(5) Trực tiếp phỏng vấn ông Harry C.Mcpherson Jr. ngày 21 thá ng 12 năm 1972.

(6) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 28-11-72

(7) Goulding "Xác nhận hay đính chính". John "Clifford phủ nhận ông chỉ là xử lý thường vụ”.

(8) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitze.

(9) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitze. Xem “Bị vong lục và sự hướng dẫn chiến lược" của Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng.

(10) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitze ngày 6-10-72.

(11) Như trên.

(12) Như trên, và xem thêm Bị vong lục của Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng tr.1-3.

(13) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitzé ngày 6-10-72.

(14) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Warnke ngày 17-11-72.

(15) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Wamke ngày 17-11-72.

(16) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Warnke ngày 17-11-72.

(17) Clifford: Một sự nhận định mới về Việt Nam, tr.603604. D.Eisenhower "Những năm ở Nhà Trắng: Tiến hành hòa bình 1956-1961". tr.607-612.

(18) Johnson “Vị trí ưu thế”: tr. 148-149. 256-257. Xem thêm Clifrord “Sự nhận định mới về Việt Nam".

(19) Johns "Vị trí ưu thế” tr.375.

(20) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clirford ngày 16-11-72.

(21) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clirford ngày 16-11-72; xem thêm Clark Clifford “Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.606-607. Để có cái nhìn lạc quan hơn, xem Taylor “Thanh kiếm và lưỡi cày" tr.375-376.

(22) Tài liệu công quyền của Lyndon Johnson. 1967 II. tr.879; xem thêm Johnson “Vị trí ưu thế” tr.267-268. "Những quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam" IVC (7)(b) tr.101-103.

(23) Trực tiếp phỏng vấn ông Dan Rusk ngày 22-1-1973.

(24) Clifford “Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.608.

(25) Ủy ban quốc phòng, Thượng viện, Quốc hội Hoa Kỳ bổ nhiệm ông Clifford làm Bộ trưởng quốc phòng. tr.50-21; xem thêm Chalmer M.Robert “Công thức của ông Clifford định nghĩa về thời gian ngừng ném bom".

(26) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford. Tuy nhiên, theo tướng hai sao, Tổng thống không hài lòng về lời giải thích của ông Clifford. Tổng thống biết là ông bị mắc kẹt. Ông không thể không công nhận vị Bộ trưởng quốc phòng do ông chỉ định nhưng sự thất vọng của Tổng thống đối với ông Clark Clifford bắt đầu từ đây. Trực tiếp phỏng vấn tướng Robert...

(27) "Xác nhận hoặc đính chính".

(28) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.395.

(29) Hãng thông tấn và truyền hình CBB phỏng vấn L B.Johnson tr.17019. Về bản văn của dự thảo chỉ thị, xem Johnson "Vị trí ưu thế” tr.397.

(30) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 16-11-72. Xem thêm Hoopes "Sự đánh giá của ông Johnson" tháng 3 năm 1968.

(31) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford tháng 11.72.

(32) Johnson "Vị trí ưu thế”, tr.415-432.

(33) Nghiên cứu về Đại cương các đề tài và phân công nghiên cứu công tác tại Việt Nam: Bị vong lục của ông William Bundy gửi Nhóm đặc nhiệm Clifford ngày 29-8-68. Trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c), tr.16-17.

(34) Trực tiếp phỏng vấn ông William Bundy.

(35) Trực tiếp phỏng vấn ông Morton H.Halperin, 27-12-72.

(36) Trực tiếp phỏng vấn Paul Warnke ngày 17-11-1972.

(37) Trực tiếp phỏng vấn ông Walt Rostow ngày 1-12-1972. "Sự chia sẻ quyền lực” tr.502. 702-704.

(38) Ghi chú viết tay của ông William Bundy ngày 10-1-68. Rostow : "Sự chia sẻ quyền lực".

(39) Clifford "Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.609-610.

(40) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 10-11-72.

(41) Ghi chú viết tay của ông nhân cuộc đàm thoại với ông Paul, năm 1968, trích dẫn trong “Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam” IVC ( 6)(c) tr. 16. 17.

(42) Văn kiện của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân số 02430, 292339Z tháng -1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland.

(43) Bị vong lục của ông William gửi Nhóm đặc nhiệm.

(44) Văn phòng trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng/các vấn đề an ninh, bản thảo bị vong lục, đề tài: Sự lựa chọn về chiến lược ngày 29-2-68, trích dẫn "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr. 27-28.

(45) Như trên.

(46) Văn phòng trợ lý Bộ trưởng quốc phòng/về các vấn đề an ninh, bản thảo bị vong lục, đề tài: tình trạng quân lực Việt Nam cộng hòa, không đề ngày tháng, trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr.22-29.

(47) Văn phòng trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng/về các vấn đề an ninh, không đề ngày tháng, trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr.26.

(48) Phin. G.Goulding, bản thảo bị vong lục, đề tài: Có thể có những phản ứng của quần chúng về nhiều giải pháp khác nhau, không đề ngày tháng trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr.30-32.

(49) Như trên.

(50) Như trên.

(51) Phỏng vấn riêng ông Paul Warnke ngày 17-11-1972.

(52) Phỏng vấn riêng ông Morton Halperin. 27-12-1972.

(53) Bản dự thảo bị vong lục trình Tổng thống. Đề mục: Những chiến lược để lựa chọn ở Nam Việt Nam, dự thảo thứ ba 1-3-68. Phụ lục II những đường lối hành động quân sự được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam". IVC (6)(c) tr36-37. ..

(54) Biên giới này chạy dọc theo chân núi phía đông của dãy núi Trường Sơn từ tỉnh Quảng Trị đến Phan Thiết ở Bình Thuận, cắt ngang Việt Nam dọc theo ranh giới phía Bắc của vùng đồng bằng từ Phước Tuy đến biên giới Campuchta ở Tây Ninh. Những vị trí đóng quân sẽ được thiết lập như ở Bằng Sơn và An Khê.

(55) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 1-3-1968, phụ bản III. Vấn đề an ninh của dân chúng, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam” IVC (6)(c), tr.38-39.

(56) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 1-3-1968, phụ lục chiến lược theo từng vùng chiến thuật được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)© tr.39-41.

(57) Tổ chức Hội đồng TETIS. Nha kế hoạch và chính sách, Sở kế hoạch ngắn hạn, phòng 5, đề mục: Phân tích của TL Bộ TL viện trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam về nhu cầu số quân và các đường lối hành động để lựa chọn. 1-2-68 được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam” IVC (6)(c) tr48, 49.

(58) Phỏng vấn riêng ông Clark Clirrord ngày 18- 11-72. Tham khảo cả Clifford "Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.510-512.

(59) Taylor “Thanh kiếm và lưỡi cày" tr.88.

(60) Phỏng vấn riêng ông Paul Nitze ngày 6-10-1972.

(61) Phỏng vấn riêng ông Henry Fowler 28-10-72.

(62) Bị vong lục không đề ngày, đề mục “những đường lối hành động để lựa chọn" ký tên M.J.T. được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" ICV (6)(c) tr.22-24. Xem cả Taylor "Thanh kiếm và lưỡi cày" tr.377-389.

(63) Phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow ngày 1-12-72. Đọc cả Rostow "Sự chia sẻ quyền lực", tr.495-519-580-700-702 và Daniel Ellsberg. bị vong lục để ghi hồ sơ: Đề mục: "Hậu quả của cuộc tấn công Đông Xuân" 28-2-68. Bản dự thảo của Cơ quan an ninh quốc tế quả đã có sử dụng một vài lời lẽ trong bị vong lục của Ellsberg để diễn tả tình hình đang diễn ra ở Việt Nam và đã nghiên cứu kỹ cuộc tấn công Tết hơn là như các quan sát viên khác đã ghi nhận.

Đoạn sau đây trong tài liệu của Cơ quan an ninh quốc tế đã được trích nguyên văn từ trang 4 của bị vong lục do ông Ellsberg thảo:

“Không chắc chính phủ Nam Việt Nam sẽ có đủ khả năng đối phó với sự thách thức. Chính phủ này sẽ không hành động theo chiều hướng Chính phủ đoàn kết quốc gia. Những cuộc bắt bớ những người đối lập càng cô lập và làm mất uy tín chính phủ này và có lẽ báo trước việc Quốc hội sẽ suy yếu đi và sẽ làm cho những diễn biến chính trị đầy hứa hẹn của năm trước phải tiêu ma.

Hơn nữa, rất có thể là cuộc tấn công vừa xảy ra này đã được tiến hành dễ dàng chính là vì dân thành thị đã có một thái độ mới hoặc thân thiện hoặc thờ ơ và cũng vì cơ sở tổ chức rộng rãi ở cấp thấp đã sẵn sàng cộng tác mà trước đây chưa từng thấy ở một quy mô lớn như vậy.

Nếu trên thực tế, những trận tấn công cho thấy rõ những cơ hội và khả năng mới của Việt Cộng trong các thành phố thì như vậy hậu quả của chính những trận tấn công này, sức phản ứng quân sự tại khắp nơi và phản ứng yếu kém về mặt chính trị của chính phủ Nam Việt Nam có thể vẫn sẽ làm cho Việt Cộng nắm được chính nghĩa hơn tại các thành phố cũng như ở vùng nông thôn, mà dù cho nỗ lực chính trị của chính phủ Nam Việt Nam có thay đổi để cải thiện chăng nữa, nhưng rất có thể là sự xâm nhập của Việt Cộng tại các thành phố như họ đã thực hiện hay thậm chí còn có thể tiến xa hơn nữa sẽ không còn cho phép mở rộng được nữa cuộc vận động chính trị thật sự phi Cộng sản.

Đọc "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.31.

Tuy nhiên ông Rostow đã sai khi ông xác nhận là phần kết luận của cả hai tài liệu giống nhau. Bị vong lục của ông Ellsberg đã dự đoán một kết luận tai hại cho các mục tiêu của Hoa Kỳ. Bị vong lục này đã nói ró là "sự việc sẽ còn trở nên tệ hại hơn nhiều và rồi sẽ chẳng bao giờ tốt được... Tôi nghĩ rằng cuộc chiến tranh được coi như đã kết thúc".

Mặt khác, tài liệu của cơ quan an ninh quốc tế (XSA) đã nhấn mạnh đến những mặt không phải là quân sự của chúng ta và đã đi đến kết luận là chúng ta đã lâm vào tình trạng bế tắc ở Việt Nam. nhưng chúng ta có thể "đạt được mục tiêu... nếu Chính phủ Nam Việt Nam bắt đầu tiến hành được những biện pháp cần thiết để tranh thủ sự tin cậy của nhân dân và tạo được khả năng lãnh đạo có hiệu quả đối với các phe nhóm trong nhân dân.

Đọc "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.370.

Ngoài ra, "Phỏng vấn riêng ông Perlie Belb ngày 5-l-73". Về những ý kiến khác trong kết luận bi quan của ông Ellsberg, đọc John P.Roche "Những ký ức của Ellsberg".

(64) Rostow “Sự chia sẻ quyền lực" tr.704; Walt W.Rostow "Hậu quả: thua to. một sự trả lời" tr.110; "Phỏng vấn riêng ông Walt W. Rostow" ngày 4-12-72. Đọc cả "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam " IVC (3) tr. 131-133.

(65) Công điện JOS 02506Z tháng Ba 1968 của Tướng Wheeler gửi Tướng Westmoreland.

(66) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 19-11-72.

(67) William Bundy, "Những ghi chép viết tay ngày 2-3-68”

(68) Phỏng vấn riêng ông William Bundy, 11-10-1972.

(69) Công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương gửi Hội đồng tham mưu trưởng liên quân 010823Z tháng 3-1968. Đề mục "Chiến dịch không quân Sấm Rền ở Bắc Việt Nam, suốt từ tháng 4 đến tháng 9-1968; đọc cả Oberdorfer "Tet", tr.288.

(70) Oberdorfer "Tet" tr.288.

(71) Công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương gửi Tướng Wheeler tháng 3-1968, xem cả Oberdorfer "Tet" tr.100.

(72) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 1-3-68 được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.52-53.

(73) Như trên.

(74) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng A chứng minh cho việc tăng thêm lực lượng ngay ở Nam Việt Nam được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.53-54.

(75) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng B, làm tăng hiệu lực của những cố gắng của người Việt Nam đi đôi với việc tăng thêm quân của Hoa Kỳ, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.56-58. Những đoạn được xét đi trong sách in của Chính phủ có thể tìm thấy trong "Tài liệu Lầu Năm Góc" sách in của Gravel IV tr.578-579.

(76) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng C, chứng minh việc gia tăng việc gia tăng LL dự bị chiến lược được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.58.

(77) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng D sự cần thiết có một cuộc nghiên cứu theo chiều sâu chính sách Việt Nam và sự chỉ đạo chiến lược, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.58-60. Những đoạn bị xén bỏ xuất hiện trong "Tài liệu Lầu Năm Góc" ấn bản của Gravel IV tr.58.

(78) Như trên.

(79) Dự thảo Bị vong lục trình Tổng thống 4-3-68. Những lựa chọn về tư thế đàm phán và những hành động ngoại giao có thể được áp dụng, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (b) tr.171-172.

(80) Dự thảo Bị vong lục trình Tồng thống 4-3-68. Hành động quân sự chống Bắc Việt Nam, bảng F-1 chiến dịch chống Bắc Việt Nam, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.62. Đọc cả "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (7)(b) tr.169-170, 173-180.

(81) Dự thảo Bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68 bảng B: những khó khăn và những nhân tố tiêu cực trong đường lối hành động , bảng B: những vấn đề chúng ta có thể dự đoán trước trong dư luận quần chúng Hoa Kỳ, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.62-63.

(82) Phỏng vấn riêng ông William Bundy ngày 11-10-1972.

(83) Phỏng vấn riêng ông Paul Warnke ngày 17-11-1972.


Không có nhận xét nào: